SlideShare a Scribd company logo
1 of 252
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN VĂN HƢƠNG
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC TRÌNH BÀY LẠI
BÁO CÁO TÀI CHÍNH SAU KIỂM TOÁN TRONG CÁC
CÔNG TY NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM
Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn
Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN VĂN HƢƠNG
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC TRÌNH BÀY LẠI
BÁO CÁO TÀI CHÍNH SAU KIỂM TOÁN TRONG CÁC
CÔNG TY NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 934 03 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS. TS. NGUYỄN VIỆT
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
i
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả, tất cả các
số liệu, dữ liệu và kết quả trong luận án là trung thực, nội dung và kết quả của luận
án chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Những
nội dung trong luận án có sự kế thừa và tham khảo từ nguồn tài liệu khác, đƣợc tác
giả trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2019
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Văn Hƣơng
ii
LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, tác giả xin kính trọng và cảm ơn Thầy PGS.TS Nguyễn Việt,
ngƣời hƣớng dẫn khoa học của tác giả. Thầy đã hƣớng dẫn cho tác giả trong quá
trình thực hiện luận án, những định hƣớng, nhận xét, góp ý của Thầy, giúp tác giả
hoàn thành luận án của mình.
Tác giả trân trọng cảm ơn quý Thầy/Cô ở Khoa Kế toán, trƣờng Đại học
Kinh tế TP. HCM, đã có những nhận xét, góp ý cho tác giả trong suốt thời gian học
tập và thực hiện luận án, nhờ đó, giúp tác giả hoàn thiện luận án của mình.
Tác giả xin chân thành cảm ơn những đồng nghiệp của tác giả ở Khoa Kế
toán tài chính, Khoa Kinh tế - Trƣờng Đại học Nha Trang, đã có những góp ý chân
thành trong quá trình thực hiện luận án của tác giả.
Tác giả tỏ lòng biết ơn đến quý Thầy/Cô Viện Đào tạo Sau đại học - Trƣờng
Đại học Kinh tế TP.HCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong thời gian học
tập và thực hiện luận án tại trƣờng.
Tác giả xin cảm ơn chân thành đến quý Lãnh đạo và Anh/chị Kế toán ở các
công ty niêm yết, quý Anh/Chị ở các công ty kiểm toán độc lập, đã tạo điều kiện
cho tác giả có đƣợc dữ liệu, thông tin để thực hiện luận án.
Cuối cùng, tác giả bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến gia đình của tác giả. Thời
gian qua, gia đình đã động viên khích lệ và tạo mọi điều kiện để tác giả hoàn thành
luận án này.
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Văn Hƣơng
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC................................................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH ...............................................................................xi
DANH MỤC PHỤ LỤC.......................................................................................... xii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ xiii
PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
1. Sự cần thiết của nghiên cứu ....................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ...........................................................4
2.1. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................4
2.2. Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................5
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................5
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ..........................................................................................5
3.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................5
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................5
5. Dữ liệu dùng cho nghiên cứu ..................................................................................6
6. Đóng góp của luận án..............................................................................................7
6.1. Về mặt học thuật ..................................................................................................7
6.2. Về mặt thực tiễn...................................................................................................8
7. Kết cấu của luận án .................................................................................................9
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRÌNH BÀY LẠI BCTC VÀ CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC TRÌNH BÀY LẠI BCTC TRONG CÁC CÔNG TY
NIÊM YẾT TỪ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC. ......................................................11
Giới thiệu...................................................................................................................11
1.1. Trình bày lại BCTC và những nguyên nhân dẫn đến trình bày lại BCTC.........11
iv
1.2. Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài về những nhân tố ảnh hƣởng đến việc trình bày
lại BCTC sau kiểm toán ............................................................................................13
1.2.1. Những nghiên cứu về ảnh hƣởng của đặc điểm HĐQT và cơ cấu sở hữu vốn
công ty đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC......................................................15
1.2.2. Những nghiên cứu đề cập đến ảnh hƣởng của những đặc điểm liên quan đến
kiểm toán BCTC ở các công ty niêm yết đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC.19
1.2.3. Những nghiên cứu về ảnh hƣởng của đặc điểm kinh tế và những đặc điểm
khác của công ty đến khả năng xảy ra việc trình bày lại BCTC ...............................21
1.3. Các nghiên cứu trong nƣớc về ảnh hƣởng của các nhân tố đến trình bày lại
BCTC ........................................................................................................................23
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc các nghiên cứu trƣớc tiếp cận..........................26
1.5. Những đóng góp của các nghiên cứu trƣớc .......................................................26
1.5.1. Những đóng góp của các nghiên cứu ở nƣớc ngoài........................................26
1.5.2. Những đóng góp của các nghiên cứu ở trong nƣớc ........................................27
1.6. Hạn chế của các nghiên cứu trƣớc .....................................................................27
1.7. Khe hổng nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu của luận án...................................28
Kết luận chƣơng........................................................................................................30
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU......................31
Giới thiệu...................................................................................................................31
2.1. Các khái niệm.....................................................................................................31
2.1.1. Báo cáo tài chính.............................................................................................31
2.1.2. Trình bày lại báo cáo tài chính........................................................................32
2.2. Các lý thuyết nền tảng cho việc xây dựng mô hình nghiên cứu ........................33
2.2.1. Lý thuyết đại diện............................................................................................33
2.2.2. Lý thuyết cổ đông............................................................................................38
2.2.3. Lý thuyết tam giác gian lận.............................................................................39
2.2.4. Lý thuyết tín hiệu ............................................................................................41
2.3. Những nhân tố ảnh hƣởng đến trình bày lại BCTC từ cơ sở lý thuyết và các
nghiên cứu trƣớc .......................................................................................................42
v
2.3.1. Đặc điểm của HĐQT và khả năng xảy ra trình bày lại BCTC........................42
2.3.2.Đặc điểmcơ cấu vốn chủ sở hữu và khả năng xảyra trình bàylại BCTC.............45
2.3.3. Những đặc điểm liên quan đến kiểm toán BCTC ở các công ty niêm yết và
khả năng trình bày lại BCTC ....................................................................................46
2.3.4. Đặc điểm kinh tế và các đặc điểm khác của công ty và khả năng xảy ra trình
bày lại BCTC.............................................................................................................48
2.4. Tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng dùng để xem xét trong nghiên cứu này ........52
2.5. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm ......................................................................53
Kết luận chƣơng........................................................................................................56
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................57
Giới thiệu...................................................................................................................57
3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................57
3.1.1. Tiếp cận phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................57
3.1.2. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................................58
3.1.3. Sự phù hợp của phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................59
3.2. Nghiên cứu định lƣợng ......................................................................................61
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu định lƣợng......................................................................62
3.2.2. Nội dung nghiên cứu định lƣợng ....................................................................64
3.2.2.1. Trình bày lại BCTC và sự đo lƣờng.............................................................64
3.2.2.2. Phát triển các giả thuyết nghiên cứu ............................................................66
3.2.3. Mô hình hồi quy..............................................................................................80
3.2.4. Các biến và thang đo.......................................................................................81
3.2.5. Trình tự nghiên cứu.........................................................................................84
3.2.6. Mẫu và sự lựa chọn mẫu .................................................................................85
3.2.6.1. Lựa chọn mẫu...............................................................................................85
3.2.6.2. Quy mô mẫu.................................................................................................86
3.2.7. Dữ liệu cho nghiên cứu ...................................................................................87
3.2.7.1. Mô tả dữ liệu nghiên cứu .............................................................................87
3.2.7.2. Dữ liệu thu thập............................................................................................87
vi
3.2.7.3. Xử lý dữ liệu và gán thang đo cho từng biến...............................................91
3.2.8. Công cụ và phƣơng pháp phân tích dữ liệu ....................................................95
3.2.8.1. Công cụ sử dụng...........................................................................................95
3.2.8.2. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu ....................................................................95
3.3. Nghiên cứu định tính..........................................................................................96
3.3.1. Phƣơng pháp và công cụ nghiên cứu ..............................................................97
3.3.2. Chọn mẫu cho nghiên cứu...............................................................................98
3.3.3. Thu thập và xử lý dữ liệu ..............................................................................100
3.3.3.1. Kỹ thuật thu thập số liệu ............................................................................100
3.3.3.2. Xử lý dữ liệu ..............................................................................................102
Kết luận chƣơng......................................................................................................103
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................104
Giới thiệu.................................................................................................................104
4.1. Trình bày lại BCTC ở Việt Nam......................................................................104
4.1.1. Vấn đề về trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở
Việt Nam .................................................................................................................104
4.1.2. Xu hƣớng trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở
Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015 ............................................................................105
4.2. Kết quả nghiên cứu định lƣợng........................................................................107
4.2.1. Kết quả thống kê về việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty
niêm yết ở Việt Nam, giai đoạn 2011 - 2015..........................................................107
4.2.1.1. Những chỉ tiêu của BCTC thƣờng trình bày lại sau kiểm toán..................107
4.2.1.2.Kết quả thống kê thực tế trình bàylại một số chỉ tiêu ở BCTC sau kiểm toán.....108
4.2.1.3. Kết quả thống kê quy mô số tiền trình bày lại ở chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế
trên BCKQHĐKD sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam ............111
4.2.1.4. Kết quả thống kê trình bày lại BCTC sau kiểm toán theo lĩnh vực ngành
nghề kinh doanh ......................................................................................................112
4.2.1.5. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu..................................114
4.2.2. Kết quả hồi quy binary logistic xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến trình bày
vii
lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết...............................................116
4.2.2.1. Kết quả kiểm tra hệ số tƣơng quan của các biến trong mô hình................116
4.2.2.2. Kết quả tóm tắt xử lý trƣờng hợp của quá trình hồi quy binary logistic....116
4.2.2.3. Kết quả kiểm định mức độ phù hợp của mô hình ......................................117
4.2.2.4. Kết quả kiểm định mức độ giải thích của mô hình ....................................118
4.2.2.5. Kết quả kiểm định mức độ dự báo của mô hình ........................................118
4.2.2.6. Kết quả kiểm định WALD .........................................................................119
4.2.2.7. Kết quả kiểm định vai trò ảnh hƣởng của các nhân tố...............................125
4.3. Kết quả của phần nghiên cứu định tính............................................................128
4.4. Thảo luận những nhân tố ảnh hƣởng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán
trong các công ty niêm yết ở Việt Nam...................................................................130
Kết luận chƣơng......................................................................................................142
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN, CÁC HÀM Ý VÀ KIẾN NGHỊ..................................143
Giới thiệu.................................................................................................................143
5.1. Kết luận ............................................................................................................143
5.1.1. Những nhân tố thuộc về đặc điểm kinh tế và những đặc điểm khác của công
ty 146
5.1.2.Những nhân tố thuộc về đặc điểm HĐQT và cơ cấu sở hữu vốn của công ty..... 147
5.1.3. Những nhân tố thuộc về đặc điểm liên quan đến việc kiểm toán BCTC ở các
công ty niêm yết......................................................................................................148
5.2. Những hàm ý từ kết quả nghiên cứu................................................................151
5.3. Những đóng góp của luận án............................................................................153
5.4. Những hạn chế của luận án và hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai ..................155
5.5. Những kiến nghị đối với các bên liên quan .....................................................156
5.5.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc................................................................156
5.5.2. Đối với công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán BCTC các công ty
niêm yết...................................................................................................................159
5.5.3. Đối với các đối tƣợng sử dụng BCTC ..........................................................159
5.5.4. Đối với công ty niêm yết...............................................................................161
viii
5.6. Kết luận chung .................................................................................................163
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ..............................................165
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................167
PHỤ LỤC
ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng đến trình bày lại BCTC sau kiểm toán
suy ra từ cơ sở lý thuyết dùng xem xét trong nghiên cứu này................52
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu.................................................78
Bảng 3.2: Các biến và sự đo lƣờng các biến.............................................................82
Bảng 3.3: Bảng kê số lƣợng công ty niêm yết có BCTC đƣợc thu thập...................86
Bảng 3.4: Bảng kê quy mô mẫu dùng cho xử lý hồi quy binary logistic..................87
Bảng 3.5: Mô tả những khoản mục của BCTC đƣợc thu thập và nguồn thu thập dữ liệu
dùng để phân tích thực trạng trình bày lại BCTC sau kiểm toán..................88
Bảng 3.6: Mô tả dữ liệu đƣợc thu thập dùng để đo lƣờng cho các biến và nguồn thu
thập..........................................................................................................89
Bảng 3.7: Mô tả dữ liệu và sự đo lƣờng biến phụ thuộc...........................................92
Bảng 3.8: Mô tả dữ liệu và sự đo lƣờng của các biến độc lập có thang đo tỷ lệ.......92
Bảng 3.9: Mô tả dữ liệu và gán thang đo của các biến độc lập có thang đo nhị phân ......93
Bảng 3.10: Danh sách kế toán, nhà quản lý của các công ty niêm yết thuộc lĩnh vực
ngành nghề kinh doanh dùng để phỏng vấn. ..........................................99
Bảng 3.11: Quy mô mẫu dùng để khảo sát ý kiến KTV. ........................................100
Bảng 4.1: Thực tế trình bày lại từng chỉ tiêu ở BCTC sau kiểm toán trong các công
ty niêm yết, giai đoạn 2011 – 2015.......................................................110
Bảng 4.2: Bảng kê quy mô số tiền trình bày lại ở chỉ tiêu lợi nhuận của các công ty
niêm yết, giai đoạn 2011 -2015 ............................................................111
Bảng 4.3: Thống kê trình bày lại BCTC sau kiểm toán theo ngành nghề, lĩnh vực
kinh doanh.............................................................................................112
Bảng 4.4: Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ..............................115
Bảng 4.5: Tóm tắt xử lý trƣờng hợp .......................................................................116
Bảng 4.6: Kiểm tra tổng quát của các hệ số mô hình..............................................117
Bảng 4.7: Tóm tắt mô hình (Model Summary).......................................................118
Bảng 4.8: Bảng phân loại........................................................................................118
Bảng 4.9: Các thông số của các biến trong mô hình hồi quy binary logistic trong
bƣớc 1...................................................................................................119
x
Bảng 4.10: Tên các biến trong phƣơng trình hồi quy binary logistic .....................120
Bảng 4.11: Vai trò ảnh hƣởng của các nhân tố .......................................................125
Bảng 4.12: Tổng hợp kết quả khảo sát ý kiến kiểm toán viên ................................129
Bảng 4.13: Tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng xảy ra trình bày lại
BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam từ kết quả
hồi quy binary logistic ..........................................................................130
Bảng 5.1: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đƣợc chấp nhận 145
xi
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH
Sơ đồ 1.1: Các hƣớng tiếp cận nghiên cứu của các nghiên cứu trƣớc về những nhân
tố ảnh hƣởng đến việc trình bày lại BCTC. ..............................................................14
Sơ đồ 2.1: Mô hình nghiên cứu thực nghiệm............................................................55
Sơ đồ 3.1: Phƣơng pháp nghiên cứu.........................................................................57
Sơ đồ 3.2: Thiết kế nghiên cứu .................................................................................58
Sơ đồ 3.3: Thiết kế nghiên cứu định lƣợng...............................................................62
Sơ đồ 3.4: Các bƣớc thực hiện nghiên cứu định lƣợng ............................................63
Sơ đồ 3.5: Trình tự thực hiện nghiên cứu định tính..................................................96
Sơ đồ 5.1: Các nhân tố ảnh hƣởng đến trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các
công ty niêm yết ở Việt Nam ..................................................................................150
Hình 4.1: Xu hƣớng trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở
Việt Nam, giai đoạn 2011 – 2015 ...........................................................................106
Hình 4.2: Thực tế các chỉ tiêu của BCTC thƣờng trình bày lại sau kiểm toán trong
các công ty niêm yết giai đoạn 2011 – 2015...........................................................107
xii
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng tổng hợp các nghiên cứu trƣớc
Phụ lục 02: Danh sách các công ty niêm yết, nghiên cứu thực hiện phỏng vấn kế
toán, nhà quản lý
Phụ lục 03: Bảng phỏng vấn nháp và những sự góp ý
Phụ lục 04: Dàn bài phỏng vấn kế toán, nhà quản lý ở các công ty niêm yết
Phụ lục 05: Bảng câu hỏi khảo sát ý kiến của KTV
Phụ lục 06: Tƣơng quan của các biến trong mô hình
Phụ lục 07: Kết quả của quá trình hồi quy binary logistic
Phụ lục 08 : Danh sách các công ty niêm yết, nghiên cứu thực hiện phỏng vấn kế
toán, nhà quản lý
Phụ lục 09: Những thông tin thu đƣợc từ phỏng vấn kế toán, nhà quản lý của các
công ty niêm yết
Phụ lục 10: Những chủ đề và các nhóm về những nhân tố ảnh hƣởng đến trình bày
lại BCTC sau kiểm toán
Phụ lục 11: Bảng tổng hợp kết quả xử lý dữ liệu của phần nghiên cứu định tính
Phụ lục 12: Kết quả của phần nghiên cứu định tính về các nhân tố ảnh hƣởng đến việc
trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam
Phụ lục 13: Dữ liệu thu đƣợc từ khảo sát ý kiến KTV
Phụ lục 14: Danh sách KTV đƣợc khảo sát ý kiến
xiii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AMEX : Sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ (American Stock
Exchange)
BCĐKT : Bảng cân đối kế toán
BCKQHĐKD : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
BCTC : Báo cáo tài chính
BRC : Blue Ribbon Committee
CEO : Tổnggiámđốc,hoặcgiámđốcđiềuhành(ChiefExecutiveOfficer)
FASB : Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (The International
Accounting Standard Board)
GAAP : Các nguyên tắc và những thông lệ kế toán đƣợc chấp nhận
(Generally Accepted Accounting Principles)
HĐQT : Hội đồng quản trị
HNX : Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
HOSE : Sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh
NASDAQ : Sàn Giao dịch Chứng khoán NASDAQ
NYSE : Sở giao dịch chứng khoán New York
(The New York Stock Exchange)
KTV : Kiểm toán viên
PCAOB : Ban giám sát kế toán công ty đại chúng (Public Company
Accounting Oversight Board)
SFAC : Các khái niệm kế toán tài chính
(Statement of Financial Accounting Concepts)
TTCK : Thị trƣờng chứng khoán
UBCKNN : Ủy ban chứng khoán nhà nƣớc
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của nghiên cứu
TTCK Việt Nam trải qua hơn 15 năm với những bƣớc phát triển thăng trầm
của nó, các yếu tố góp phần vào việc phát triển bền vững của thị trƣờng không thể
không kể đến yếu tố về sự minh bạch thông tin trên thị trƣờng, đặc biệt là thông tin
tài chính của các công ty niêm yết cung cấp (Trần Thị Phƣợng, 2017). Những năm
gần đây, TTCK Việt Nam nổi lên vấn đề về sự khác biệt giữa thông tin tài chính
trên báo cáo tài chính (BCTC) đƣợc kiểm toán với BCTC do chính công ty niêm yết
tự lập và công bố trƣớc đó; hay nói cách khác có việc trình bày lại BCTC sau kiểm
toán xảy ra trong các công ty niêm yết. Việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán
không chỉ xảy ra ở một số công ty, mà chiếm phần lớn các công ty niêm yết, một số
công ty sau kiểm toán có số tiền lợi nhuận lệch so với số tiền lợi nhuận đƣợc công
ty công bố trƣớc đó lên tới vài trăm tỷ đồng.
Theo số liệu thống kê của Vietstock cho thấy, tỷ lệ công ty niêm yết trình
bày lại (điều chỉnh lại) chỉ tiêu lợi nhuận trên BCTC sau kiểm toán từ năm 2012 đến
năm 2014 lần lƣợt là 82%, 77% và 72%; riêng 6 tháng của năm 2015, tỷ lệ này là
52% (Minh An, 2015). Một số công ty có số tiền trình bày lại lên tới vài trăm tỷ
đồng, nhƣ Công ty cổ phần Địa Ốc Dầu Khí, sau kiểm toán lỗ của năm 2013 tăng
thêm 156 tỷ đồng so với công bố trƣớc; hoặc Tổng công ty cổ phần Xây Lắp Dầu
Khí Việt Nam, sau kiểm toán lỗ ở năm 2013 giảm 487 tỷ đồng; không ít công ty
niêm yết khiến cho nhà đầu tƣ phải bất ngờ từ chỗ kết quả kinh doanh báo lãi trƣớc
kiểm toán chuyển thành lỗ sau kiểm toán và ngƣợc lại. Việc công ty niêm yết có sự
trình bày lại BCTC sau kiểm toán rõ ràng cho thấy, BCTC do công ty tự lập và công
bố trƣớc đó không đáng tin cậy và có chất lƣợng tƣơng đối thấp.
Trình trạng các công ty niêm yết công bố BCTC đƣợc kiểm toán có việc
trình bày lại so với trƣớc, làm ảnh hƣởng đến quyết định kinh tế của ngƣời sử dụng
BCTC, vì thông tin trên BCTC đƣợc nhà đầu tƣ sử dụng để xác định giá trị công ty
(Ball & Brown,1968). Một khi công ty công bố lại BCTC có thông tin khác biệt so
với trƣớc, giá cổ phiếu của công ty trên thị trƣờng thay đổi nhanh chóng
2
(Fama,1970). Nhà đầu tƣ sẽ phản ứng tích cực lên giá cổ phiếu của công ty, khi
công ty công bố thông tin tốt và phản ứng tiêu cực lên giá cổ phiếu của công ty, khi
công ty công bố thông tin xấu (Palmrose & cộng sự, 2001; Anderson & Yohn,
2002; GAO, 2007).
BCTC của các công ty niêm yết có ảnh hƣởng nhiều đến cổ đông và tác động
đến các giao dịch chứng khoán hàng ngày, điều gì xảy ra với nhà đầu tƣ, khi công ty
niêm yết công bố BCTC đƣợc kiểm toán có sự thay đổi kết quả kinh doanh từ lãi
chuyển thành lỗ và ngƣợc lại; Callen và cộng sự (2002) cho rằng, những sự trình bày
lại trong kế toán là tin xấu cho nhà đầu tƣ; hậu quả của việc các công ty niêm yết
công bố lại BCTC có sự sụt giảm số tiền lợi nhuận so với BCTC đƣợc công bố trƣớc
đó, làm cho giá cổ phiếu của công ty trên thị trƣờng suy giảm, dẫn đến làm giảm giá
trị vốn hóa của công ty trên thị trƣờng (Anderson & Yohn, 2002; GAO, 2007).
Khi các công ty niêm yết ở Việt Nam công bố BCTC đƣợc kiểm toán có sự
trình bày lại số tiền ở chỉ tiêu lợi nhuận so với trƣớc, giá cổ phiếu của công ty trên
thị trƣờng suy giảm (Nguyễn Công Phƣơng, 2015); sự kiện công ty cổ phần Hùng
Vƣơng ở năm 2017 minh chứng cho điều đó; cụ thể khi công ty công bố BCTC
đƣợc kiểm toán có sự sụt giảm lợi nhuận gần 309 tỷ so với BCTC đƣợc công bố
trƣớc đó, giá cổ phiếu của công ty giảm sàn liên tiếp trong 4 phiên giao dịch của thị
trƣờng (ở các ngày 2, 3, 6, 7 của tháng 2 năm 2017); điều này đã gây tổn hại cho
những nhà đầu tƣ đã mua cổ phiếu của công ty cổ phần Hùng Vƣơng ở những ngày
trƣớc khi công ty này công bố BCTC đƣợc kiểm toán.
Việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết, không
những gây thiệt hại cho nhà đầu tƣ, mà còn gây thiệt hại cho bản thân công ty niêm
yết. Nếu tần suất của việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán xuất hiện ở nhiều năm,
sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến niềm tin của nhà đầu tƣ đối với thông tin trên BCTC của
các công ty niêm yết và đến cả thị trƣờng chứng khoán. Vấn đề đặt ra, tại sao việc
trình bày lại BCTC sau kiểm toán lại xảy ra phổ biến trong các công ty niêm yết ở
Việt Nam trong những năm qua, những nhân tố nào ảnh hƣởng đến việc trình bày
3
lại BCTC sau kiểm toán? vấn đề này cần đƣợc nghiên cứu và chỉ ra đối với các
công ty niêm yết ở Việt Nam.
Nghiên cứu về trình bày lại BCTC đã đƣợc thực hiện ở nhiều nƣớc trên thế
giới, một số nghiên cứu tìm thấy một số nhân tố có ảnh hƣởng đến việc trình bày lại
BCTC (bao gồm cả gian lận và sai sót), cụ thể nhƣ: Do ảnh hƣởng bởi các đặc điểm
của HĐQT công ty (Beasley, 1996; Srinivasan, 2005; Agrawal & Chadha, 2005;
Chen và cộng sự, 2006; Lobo & Zhao, 2013); hoặc do ảnh hƣởng bởi đặc điểm liên
quan đến kiểm toán BCTC ở các công ty niêm yết (Lazer và cộng sự, 2004; Kinney
và cộng sự, 2004; Vivek & Myungsoo, 2013; Tompson & McCoy, 2008; Francis &
Yu, 2009; Lobo & Zhao, 2013 ); hoặc do ảnh hƣởng của đặc điểm kinh tế và những
đặc điểm khác của công ty (Kinney & McDaniel, 1989; Ahmed & Goodwin, 2007;
Rezaei & Mahmoudi, 2013).
Ở Việt Nam, theo tác giả chƣa có nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh
hƣởng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán. Gần đây, có những nghiên cứu
xem xét sự ảnh hƣởng của một số nhân tố đến khả năng xảy ra việc trình bày lại
BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết, nhƣ: Nghiên cứu của Nguyễn Văn
Hƣơng (2016) về ảnh hƣởng của áp lực lợi nhuận; hoặc nghiên cứu của Nguyễn
Việt và Nguyễn Văn Hƣơng (2017) về ảnh hƣởng của các đặc điểm công ty; hoặc
nghiên cứu ảnh hƣởng của một số đặc tính của HĐQT đến sai sót trọng yếu trên
BCTC của Trần Thị Giang Tân và Trƣơng Thùy Dƣơng (2016). Những bài viết
khác chỉ mới dừng lại ở việc thống kê một số công ty có sự trình bày lại BCTC sau
kiểm toán, hoặc chỉ ra những khoản mục trình bày lại sau kiểm toán ở một số công
ty niêm yết ở Việt Nam (Minh An, 2015; Mỹ Hà và Công Lý, 2014; Minh An,
2015; Vị Xuyên, 2015).
Việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán gây hậu quả cho ngƣời sử dụng
BCTC, đặc biệt là cho nhà đầu tƣ trên TTCK và bản thân công ty niêm yết; tuy
nhiên nghiên cứu về vấn đề này chƣa nhiều ở Việt Nam; từ thực tế đó cần thiết phải
có nghiên cứu đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về các nhân tố ảnh hƣởng đến việc trình bày
lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam.
4
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng xảy ra việc trình bày lại
BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam, giúp trả lời câu hỏi
việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết chịu tác động bởi
những nhân tố nào, qua đó giúp kế toán có những giải pháp khắc phục, hạn chế
những sai sót trong việc lập và trình bày BCTC khi chƣa đƣợc kiểm toán, góp phần
giảm thiểu việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong tƣơng lai.
Việc xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm
toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam có ý nghĩa rất lớn trong việc nhận diện,
dự báo những công ty có khả năng xảy ra việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán;
kết quả của nghiên cứu này không chỉ giúp cho nhà đầu tƣ trên thị trƣờng chứng
khoán, mà còn giúp cho các đối tƣợng khác sử dụng BCTC có cơ sở đƣa ra các
quyết định kinh tế phù hợp, góp phần làm giảm thiệt hại do hậu quả của việc trình
bày lại BCTC sau kiểm toán gây ra.
Từ sự phân tích trên, việc nghiên cứu những nhân tố ảnh hƣởng đến việc
trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam, giai đoạn
2011 – 2015, là thật sự cần thiết ở Việt Nam; do đó, tác giả chọn vấn đề “Các nhân
tố ảnh hƣởng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty
niêm yết ở Việt Nam” để làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sỹ.
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến việc trình bày lại
BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam, giai đoạn 2011 –
2015.
Để đạt mục tiêu trên, luận án thực hiện các mục tiêu cụ thể sau:
+ Mục tiêu thứ nhất: Xác định mô hình các nhân tố ảnh hƣởng đến việc trình
bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam, và mức độ ảnh
hƣởng của từng nhân tố.
+ Mục tiêu thứ hai: Khám phá và phân tích các nhân tố mới có ảnh hƣởng
đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam.
5
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Để hoàn thành luận án, luận án cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
(1) Những nhân tố nào đƣợc xác định có ảnh hƣởng đến việc trình bày lại
BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam, mức độ ảnh hƣởng
của từng nhân tố nhƣ thế nào?
(2) Ngoài các nhân tố đƣợc xác định qua kiểm định, có những nhân tố mới
nào đƣợc khám phá có ảnh hƣởng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong
các công ty niêm yết ở Việt Nam?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu trên, cho thấy đối tƣợng nghiên cứu là trình
bày lại BCTC sau kiểm toán và các nhân tố ảnh hƣởng đến việc trình bày lại BCTC sau
kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí
Minh (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) của Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Các công ty niêm yết ở HOSE và HNX, loại trừ những đơn vị kinh doanh
trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng.
- Thời gian: Nghiên cứu cho những công ty có BCTC đƣợc công bố ở giai
đoạn từ 2011 đến 2015.
- Nghiên cứu xem xét việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán đối với các chỉ
tiêu tài chính.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu hỗn hợp gắn kết, trong đó
phƣơng pháp định lƣợng là chính, còn phƣơng pháp định tính là phụ gắn kết vào
phƣơng pháp định lƣợng; phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng đƣợc sử dụng là
phƣơng pháp nghiên cứu chính trong luận án này, phƣơng pháp này nhằm giúp tác
giả đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, cụ thể nhƣ: Xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến
việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán từ các lý thuyết và các nghiên cứu trƣớc,
thiết kế mô hình nghiên cứu và phát triển các giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố
6
ảnh hƣởng đến trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt
Nam; theo sau đó, phƣơng pháp hồi quy binary logistic đƣợc sử dụng để kiểm định
mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu, nhằm xác định các nhân tố ảnh
hƣởng và vai trò ảnh hƣởng của chúng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán
trong các công ty niêm yết ở Việt Nam.
Phƣơng pháp nghiên cứu định tính đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này, nhƣ
là một phần nghiên cứu phụ, gắn kết vào phƣơng pháp định lƣợng, nhằm giúp tác
giả khám phá thêm những nhân tố mới có ảnh hƣởng đến khả năng xảy ra việc trình
bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam, hoặc những
nhân tố không thể kiểm chứng bằng phƣơng pháp thực nghiệm; theo đó, phƣơng
pháp nghiên cứu tình huống và phƣơng pháp phỏng vấn bán cấu trúc đƣợc sử dụng,
đối tƣợng đƣợc phỏng vấn là kế toán, nhà quản lý của các công ty niêm yết; đồng
thời nghiên cứu thực hiện khảo sát ý kiến của các KTV thực hiện kiểm toán BCTC
của các công ty niêm yết; kết quả của phần nghiên cứu định tính kết hợp với kết quả
của phần nghiên cứu chính, giúp tác giả xác định những nhân tố ảnh hƣởng đến việc
trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam.
5. Dữ liệu dùng cho nghiên cứu
Việc thu thập dữ liệu dùng cho nghiên cứu là rất quan trọng, có liên quan đến
kết quả nghiên cứu. Dữ liệu tác giả sử dụng cho nghiên cứu phần định lƣợng là dữ
liệu thứ cấp, bao gồm dữ liệu tài chính và dữ liệu phi tài chính. Những dữ liệu này
đƣợc chính các công ty niêm yết công bố ở HOSE và HNX.
Dữ liệu tài chính: Thu thập từ BCTC năm chƣa đƣợc kiểm toán và BCTC
năm đƣợc kiểm toán.
+ Tác giả thu thập dữ liệu BCTC năm chƣa đƣợc kiểm toán và dữ liệu BCTC
năm sau khi đƣợc kiểm toán của tất cả các công ty niêm yết ở HOSE và HNX của
Việt Nam. Tất cả dữ liệu này đƣợc thu thập cho giai đoạn từ năm 2011 đến 2015.
Dữ liệu này đƣợc các công ty niêm yết công bố trên trang web của chính công ty,
hoặc trên trang web của HOSE và HNX.
7
Số lƣợng BCTC năm chƣa kiểm toán và BCTC năm đƣợc kiểm toán, đƣợc
thu thập cho từng công ty và cho từng năm. Kết quả nghiên cứu sẽ thu đƣợc số
lƣợng BCTC năm chƣa đƣợc kiểm toán và cùng số đó là số BCTC năm đã đƣợc
kiểm toán của tất cả các công ty niêm yết ở cả HOSE và HNX, loại trừ các đơn vị
kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
+ Về dữ liệu giá trị thị trƣờng của từng công ty, tác giả thu thập dữ liệu từ bảng
giá đóng cửa của ngày giao dịch kết thúc năm đƣợc công bố bởi HOSE và HNX.
- Đối với dữ liệu phi tài chính:
Tất cả các dữ liệu phi tài chính liên quan đến đặc điểm của hội đồng quản trị,
đặc điểm khác của công ty đƣợc thu thập cho tất các công ty niêm yết ở HOSE và
HNX của Việt Nam. Dữ liệu thu thập cho giai đoạn 2011 đến 2015. Dữ liệu này đƣợc
thu thập trên các báo cáo thƣờng niên hàng năm của các công ty từ 2011 - 2015. Tất
cả nguồn dữ liệu này đƣợc các công ty niêm yết công bố trong báo cáo thƣờng niên
của các công ty ở mỗi năm, cũng nhƣ trên trang web của HOSE và HNX.
- Cuối cùng, những dữ liệu thu thập đƣợc từ phỏng vấn kế toán, nhà quản lý ở
các công ty niêm yết và dữ liệu thu đƣợc từ hỏi ý kiến của KTV, những ngƣời thực
hiện kiểm toán BCTC của các công ty niêm yết.
6. Đóng góp của luận án
Nghiên cứu này sau khi thực hiện xong, sẽ có những đóng góp về mặt học thuật
và thực tiễn nhƣ sau:
6.1. Về mặt học thuật
Thứ nhất, luận án này tiếp cận nghiên cứu theo hƣớng, có hay không việc
trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam; với
hƣớng tiếp cận này, trình bày lại BCTC đƣợc đo lƣờng trực tiếp, và phân tích bằng
hồi quy logistic; đóng góp này làm cơ sở cho các nghiên cứu sau này về hƣớng tiếp
cận nghiên cứu liên quan đến công bố thông tin trên BCTC của các công ty niêm
yết, nhƣ: Có hay không, công ty niêm yết trình bày sai sót trọng yếu BCTC; hoặc có
hay không, công ty niêm yết quản lý lợi nhuận; cũng nhƣ nghiên cứu về chất lƣợng
BCTC của các công ty niêm yết ở Việt Nam.
8
Thứ hai, dữ liệu sử dụng cho nghiên cứu đủ lớn (2.412 BCTC), xem xét cho
cả tổng thể nghiên cứu; do vậy, kết quả nghiên cứu phản ánh đúng bản chất vấn đề
nghiên cứu của tổng thể đƣợc nghiên cứu; vì vậy, kết quả này là cơ sở đáng tin cậy
để sử dụng cho các nghiên cứu sau này về trình bày lại BCTC và các nhân tố ảnh
hƣởng.
Thứ ba, mƣời một (11) nhân tố đƣợc xác định thông qua kiểm định, một
nhân tố (1) đƣợc xác định bằng phƣơng pháp thống kê và ba (3) nhân tố mới đƣợc
khám phá trong nghiên cứu này, tác giả đã xây dựng đƣợc mô hình các nhân tố ảnh
hƣởng đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty
niêm yết ở Việt Nam; đóng góp này làm cơ sở cho những nghiên cứu trong tƣơng
lai về mô hình các nhân tố ảnh hƣởng đến việc trình bày lại BCTC.
Cuối cùng, kết quả của nghiên cứu đƣa ra các hàm ý liên quan đến quản trị
công ty, cơ cấu sở hữu vốn, cũng nhƣ cơ sở nhận diện những đặc điểm của công ty
có khả năng xảy ra việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm
yết ở Việt Nam.
6.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả của nghiên cứu này cung cấp những bằng chứng về thực trạng việc
trình bày lại BCTC sau kiểm toán, cũng nhƣ những nhân tố ảnh hƣởng đến khả
năng xảy ra việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở
Việt Nam, giai đoạn 2011 – 2015, qua đó giúp cho:
- Thứ nhất: Cơ quan quản lý TTCK nhận thấy thực trạng việc trình bày lại
BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam, cũng nhƣ những nhân
tố ảnh hƣởng, từ đó có những giải pháp nhằm làm suy giảm khả năng xảy ra việc
trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết.
- Thứ hai: Nhà quản lý các công ty niêm yết có cơ sở nhận diện những nhân tố có
ảnh hƣởng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán; nhờ vậy trả lời đƣợc câu hỏi tại
sao việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán lại xảy ra ở công ty; qua đó giúp nhà quản lý
công ty niêm yết có những hƣớng khắc phục trong quản trị công ty để làm giảm thiểu
9
khả năng xảy ra việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong tƣơng lai, chính điều này
góp phần làm tăng niềm tin của ngƣời sử dụng BCTC của công ty.
- Thứ ba: Những nhà đầu tƣ chứng khoán, ngân hàng và những ngƣời sử dụng
BCTC khác, có cơ sở để nhận diện những BCTC của những công ty niêm yết có
khả năng trình bày lại sau kiểm toán; qua đó giúp họ thận trọng hơn trong việc sử
dụng thông tin trên BCTC chƣa đƣợc kiểm toán và có những quyết định kinh tế phù
hợp.
- Cuối cùng, kết quả của nghiên cứu này cung cấp thêm bằng chứng làm cơ sở
nhận diện những công ty có khả năng trình bày lại BCTC, giúp KTV có kế hoạch
kiểm toán phù hợp.
7. Kết cấu của luận án
Để đạt đƣợc mục tiêu của luận án, ngoài phần mở đầu, nội dung của luận án
đƣợc trình bày ở 5 chƣơng nhƣ sau:
- Chƣơng 1: Tổng quan về trình bày lại BCTC và các nhân tố ảnh hƣởng đến
việc trình bày lại BCTC trong các công ty niêm yết từ các nghiên cứu trƣớc.
Chƣơng này nhằm tổng quan các nghiên cứu trƣớc về trình bày lại BCTC và
những nguyên nhân dẫn đến, cũng nhƣ các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng xảy ra
việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết. Vì vậy, chƣơng
này trình bày những nội dung nhƣ sau: Trình bày lại BCTC và các nguyên nhân dẫn
đến trình bày lại BCTC; những hƣớng nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về các nhân
tố ảnh hƣởng đến việc trình bày lại BCTC trong các công ty niêm yết, những phát
hiện của các nghiên trƣớc, cũng nhƣ những phân tích, đánh giá về những đóng góp
và hạn chế của các nghiên cứu trƣớc liên quan đến vấn đề nghiên cứu, cuối cùng là
khe hổng nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu của luận án.
- Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chƣơng này, trình bày những cơ sở lý thuyết làm nền tảng cho việc xác định
các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng xảy ra việc trình bày lại BCTC trong các công
ty niêm yết; cũng nhƣ những khái niệm trong nghiên cứu. Trên cơ sở các lý thuyết
đã đƣợc tổng hợp, kết hợp với kết quả của các nghiên cứu trƣớc đƣợc trình bày ở
chƣơng 1, chƣơng này trình bày các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng xảy ra việc
10
trình bày lại BCTC sau kiểm toán rút ra từ cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trƣớc,
làm cơ cở cho nghiên cứu này; cuối cùng là mô hình nghiên cứu thực nghiệm của
luận án.
- Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu.
Luận án sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu hỗn hợp gắn kết, trong đó nghiên
cứu định lƣợng là phƣơng pháp chính; vì vậy, chƣơng này sẽ trình bày nội dung và
thiết kế nghiên cứu định lƣợng, mô hình nghiên cứu, các biến và thang đo của các
biến. Mặt khác, quy mô mẫu, phƣơng pháp thu thập dữ liệu sử dụng cho nghiên cứu
định lƣợng và phƣơng pháp xử lý số liệu cũng đƣợc trình bày trong chƣơng này;
cuối cùng trình bày trình tự thực hiện phần nghiên cứu định tính.
- Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Những kết quả đạt đƣợc từ nghiên cứu của luận án đƣợc trình bày ở chƣơng
này, cụ thể nhƣ: Thực trạng việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công
ty niêm yết ở Việt Nam qua các năm; những kết quả đạt đƣợc từ nghiên cứu định
lƣợng và định tính về những nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng xảy ra việc trình bày
lại BCTC trong các công ty niêm yết ở Việt Nam; cũng nhƣ mức độ ảnh hƣởng của
từng nhân tố. Mặt khác, chƣơng này còn trình bày phần thảo luận kết quả đạt đƣợc,
cũng nhƣ phân tích những điểm tƣơng đồng và khác biệt của kết quả nghiên cứu
này với những phát hiện của các nghiên cứu trƣớc về các nhân tố ảnh hƣởng đến
khả năng xảy ra việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán.
- Chƣơng 5: Kết luận, các hàm ý và kiến nghị
Chƣơng này trình bày những kết luận rút ra từ việc thực hiện toàn bộ luận án,
những mục tiêu đạt đƣợc và chƣa đạt đƣợc, cũng nhƣ những đóng góp và những
hạn chế của luận án; bên cạnh, chƣơng này còn trình bày những hàm ý và những gợi
ý chính sách đƣợc đƣa ra, nhằm làm giảm khả năng xảy ra việc trình bày lại BCTC
sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam, cũng nhƣ những kiến nghị
đối với các đối tƣợng sử dụng thông tin trên BCTC khi chƣa đƣợc kiểm toán.
11
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ TRÌNH BÀY LẠI BCTC VÀ CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC TRÌNH BÀY LẠI BCTC TRONG CÁC CÔNG TY
NIÊM YẾT TỪ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC.
Giới thiệu
Việc tìm hiểu những nghiên cứu trước liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm
giúp tác giả nhận thấy những nguyên nhân dẫn đến trình bày lại BCTC, những
nhân tố ảnh hưởng đến việc trình bày lại BCTC được các nghiên cứu trước phát
hiện, cũng như những nhân tố chưa được các nghiên cứu trước phát hiện; qua đó
giúp tác giả tìm thấy được khe hổng nghiên cứu và xác định vấn đề nghiên cứu của
luận án. Vì vậy, chương này tập trung trình bày những nội dung chính như sau:
Trình bày lại BCTC và những nguyên nhân dẫn đến trình bày lại BCTC; các nghiên
cứu trước về những nhân tố ảnh hưởng đến việc trình bày lại BCTC; cũng như
những phân tích, đánh giá, những đóng góp từ việc tổng hợp các nghiên cứu trước;
cuối cùng, trình bày khe hổng cho nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu của luận án.
1.1. Trình bày lại BCTC và những nguyên nhân dẫn đến trình bày lại BCTC
Theo FASB, một sự trình bày lại BCTC nhƣ là một bản sửa đổi của BCTC đã
ban hành trƣớc đó để sửa lỗi. Việc các công ty niêm yết phát hành lại BCTC có sự
sửa đổi so với BCTC phát hành trƣớc đó, xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia và đƣợc
nhiều nghiên cứu đề cập.
Nguyên nhân dẫn đến trình bày lại BCTC có nhiều nguyên nhân, đƣợc một số
nghiên cứu trƣớc ở các nƣớc chỉ ra nhƣ: Plumlee & Yohn (2010), GAO (2007) và
DeZoort (2011). Plumlee & Yohn (2010) cho rằng việc trình bày lại BCTC do bốn
nguyên nhân nhƣ: Lỗi hệ thống nội bộ, cố ý thao túng (gian lận), do các giao dịch
phức tạp và cuối cùng là do một số đặc điểm của chuẩn mực kế toán. GAO (2007)
cho rằng trình bày lại BCTC có thể do nhầm lẫn và cũng có thể do gian lận.
DeZoort (2011) nêu bật một số nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến việc trình bày lại
BCTC nhƣ: Sự phức tạp của chuẩn mực kế toán, hoặc các giao dịch; sự yếu kém
trong kiểm soát và quản lý tài chính; gia tăng sự bảo thủ của kiểm toán và ủy ban
kiểm toán; áp dụng mức trọng yếu rộng; thiếu minh bạch và cuối cùng là gian lận.
12
Tompson & McCoy (2008) cho rằng những sự trình bày lại là do lỗi kế toán
và sự thay đổi kiểm toán. Cụ thể, những sự trình bày lại là do mua bán, sáp nhập, sự
thay đổi phƣơng pháp kế toán, các hoạt động bị ngừng hoạt động, hủy bỏ; do sai
sót, do thay đổi trong sự trình bày và thay đổi các ƣớc tính kế toán.
Nhìn chung trình bày lại BCTC bao gồm cả lý do gian lận, nhƣng hầu hết là
do nhầm lẫn của kế toán và áp dụng sai các nguyên tắc kế toán đƣợc chấp nhận. Sau
đây, nghiên cứu làm rõ một số nguyên nhân dẫn đến trình bày lại BCTC:
+ Lỗi trong kế toán: Khi một công ty trình bày lại BCTC đã phát hành trƣớc
đó để sửa những lỗi kế toán; kế toán viên mắc phải sai lầm trong quá trình ghi sổ và
lập BCTC khi không tuân thủ các tiêu chuẩn kế toán hoặc không hiểu chúng; nói
khác đi, nhầm lẫn về kế toán có thể bắt nguồn từ sự thiếu hụt trình độ của nhân viên
hoặc sự khác biệt giữa các tiêu chuẩn nghề nghiệp.
+ Hệ thống kiểm soát nội bộ yếu: Khi một công ty có thể trình bày lại
BCTC phát hành trƣớc đó, nếu KTV độc lập phát hiện ra những điểm yếu trong thủ
tục, cơ chế kiểm soát BCTC; PCAOB định nghĩa yếu điểm trong kiểm soát nội bộ
nhƣ là một sự thiếu hụt dẫn tới nhiều hơn một khả năng từ xa, mà một lỗi trong
BCTC của công ty sẽ không bị phát hiện. Kiểm soát là tập hợp các hƣớng dẫn mà
lãnh đạo cấp cao thiết lập để ngăn ngừa tổn thất hoạt động do lỗi, sự cố công nghệ,
sự bỏ sót của nhân viên hoặc bất cẩn và trộm cắp. Kiểm soát nội bộ yếu làm gia
tăng khả năng trình bày lại BCTC.
+ Gian lận: Là hành vi cố ý do một hay nhiều ngƣời trong Ban quản trị, Ban
Giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện bằng các hành vi gian dối để thu
lợi bất chính hoặc bất hợp pháp (Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, 2017). Có hai
loại gian lận; đó là lập BCTC gian lận và hành vi biển thủ tài sản; trong nghiên cứu
này gian lận đƣợc đề cập chủ yếu là lập BCTC gian lận. Lập BCTC gian lận là hành
vi cố ý, có chủ đích của Ban Giám đốc khi điều chỉnh BCTC nhằm làm ngƣời sử
dụng hiểu sai về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh, khả năng sinh lời, các
luồng tiền của đơn vị kiểm toán (Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, 2017). Do vậy,
việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam đƣợc
13
xem xét trong nghiên cứu này bao gồm cả lý do lập BCTC gian lận; liệu rằng Ban
giám đốc có cố tình điều chỉnh BCTC quý 4 để đánh lừa ngƣời sử dụng BCTC, dẫn
đến công ty phải trình bày lại BCTC sau kiểm toán.
+ Những đặc điểm của chuẩn mực kế toán: Plumlee & Yohn (2010) cho
rằng những đặc điểm của chuẩn mực kế toán có đóng góp đến trình bày lại BCTC;
các đặc điểm của chuẩn mực kế toán đƣợc Plumlee & Yohn (2010) đề cập nhƣ: Sự
thiếu rõ ràng trong việc áp dụng các chuẩn mực kế toán; hoặc sự gia tăng của nhiều
tài liệu, vì chuẩn mực ban đầu thiếu sự rõ ràng; hoặc sử dụng các phán đoán trong
việc áp dụng chuẩn mực, hoặc áp dụng sai các nguyên tắc chi tiết và phức tạp.
+ Sự phức tạp của các giao dịch: Plumlee & Yohn (2010) đề cập sự trình
bày lại BCTC do đóng góp của các giao dịch phức tạp; sự phức tạp có nhiều khả
năng liên quan đến vốn chủ sở hữu, các vấn đề mua/đầu tƣ. Những trƣờng hợp sau
cũng có thể dẫn đến công ty phát sinh các giao dịch phức tạp nhƣ: Hợp nhất kinh
doanh, các công cụ tài chính phái sinh, thuế thu nhập tƣơng lai, hợp nhất báo cáo tài
chính, các giao dịch nội bộ.
Trình bày lại BCTC đề cập trong nghiên cứu này, là sau kiểm toán công ty
niêm yết có việc trình bày lại BCTC, bất kể là việc trình bày lại này là do sự nhầm
lẫn của kế toán, hay do gian lận, hay do bất kỳ những lý do khác. Vì vậy, những
nghiên cứu trƣớc có liên quan đến những nhân tố ảnh hƣởng đến gian lận BCTC,
hoặc trình bày sai sót trọng yếu BCTC, hoặc quản lý lợi nhuận, hoặc trình bày lại
BCTC đều là đối tƣợng đƣợc tác giả tổng hợp, nhằm giúp tác giả xác định các nhân
tố ảnh hƣởng đến việc trình bày lại BCTC; qua đó, có cơ sở để phát triển các giả
thuyết và kiểm định sự ảnh hƣởng của chúng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm
toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam.
1.2. Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài về những nhân tố ảnh hƣởng đến việc trình
bày lại BCTC sau kiểm toán
Nghiên cứu về trình bày lại BCTC, hoặc gian lận BCTC đƣợc nhiều nghiên
cứu thực hiện ở nhiều quốc gia khác nhau nhƣ: Mỹ, Úc, Canada, Trung quốc, Iran,
Malaysia …(Beasley, 1996; Chen và cộng sự, 2006; Ahmed & Goodwin, 2007;
14
Trình bày lại BCTC
Hƣớng 3
Hƣớng 2
Hƣớng 1
GAO, 2007; Abdullah và cộng sự, 2010; Zhizhong và cộng sự, 2011; COSO, 2010;
Francis và cộng sự, 2012; Rezaei & Mahmoudi, 2013; Abdoli & Nazemi, 2013;
Srinivasan, 2013; Ahmadabadi và cộng sự, 2014;…); những nghiên cứu kể trên cố
gắng tìm kiếm bằng chứng về việc trình bày lại BCTC, hoặc gian lận BCTC trong
các công ty niêm yết chịu ảnh hƣởng bởi các nhân tố nào; có nhiều hƣớng tiếp cận
nghiên cứu khác nhau để tìm kiếm những nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng xảy ra việc
trình bày lại BCTC; căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu đƣợc các nghiên cứu trƣớc hƣớng
đến, tác giả tổng hợp theo ba hƣớng tiếp cận nghiên cứu nhƣ sơ đồ 1.1.
Đặc điểm của
HĐQT và cơ cấu
sở hữu vốn công
ty
Những đặc điểm liên
quan đến kiểm toán
BCTC ở các công ty
niêm yết
Đặc điểm
kinh tế và những
đặc điểm khác
của công ty
Sơ đồ 1.1: Các hƣớng tiếp cận nghiên cứu của các nghiên cứu trƣớc về những
nhân tố ảnh hƣởng đến việc trình bày lại BCTC. (Nguồn: Tác giả tổng hợp).
- Hƣớng tiếp cận nghiên cứu thứ nhất, là đặc điểm của HĐQT và cơ cấu sở hữu
vốn công ty, hoặc chỉ đặc điểm của HĐQT công ty ảnh hƣởng đến việc trình bày lại
BCTC, hoặc gian lận BCTC; hƣớng nghiên cứu này có các nghiên cứu nhƣ: Beasley
(1996), COSO (2010), Lobo & Zhao (2013), Srinivasan (2005), Abbot và cộng sự
(2004), Agrawal & Chadha (2005), Abdullah và cộng sự (2010).
15
- Hƣớng tiếp cận nghiên cứu thứ hai, là những đặc điểm có liên quan đến
kiểm toán BCTC ở công ty niêm yết; hƣớng nghiên cứu này có một số tác giả nhƣ:
Lazer và cộng sự (2004), Vivek & Myungsoo (2013), Tompson & McCoy (2008),
Stanley & DeZoort (2007).
- Hƣớng tiếp cận nghiên cứu cuối cùng là những đặc điểm kinh tế và những
đặc điểm khác của công ty niêm yết. Theo hƣớng này có các nghiên cứu nhƣ:
Kinney & McDaniel (1989), GAO (2007), COSO (2010), Ahmed & Goodwin
(2007), Rezaei & Mahmoudi (2013).
Nhìn chung ba hƣớng nghiên cứu kể trên có những khác biệt so với khung
nghiên cứu về chất lƣợng kiểm toán của Defond & Zhang (2014). Trong khi khung
nghiên cứu về chất lƣợng kiểm toán xem xét những nhân tố ảnh hƣởng đến chất
lƣợng kiểm toán, và chất lƣợng của kiểm toán đƣợc đo lƣờng bởi nhiều cách khác
nhau, trong đó có sử dụng trình bày lại BCTC, chính sự đo lƣờng chất lƣợng kiểm
toán khác nhau, nên các mô hình nghiên cứu về chất lƣợng kiểm toán cũng khác
nhau và ít nhiều khác với mô hình nghiên cứu về trình bày lại BCTC; cụ thể, các
hƣớng nghiên cứu về trình bày lại BCTC nêu trên, xem xét cụ thể việc trình bày lại
BCTC ở các công ty niêm yết chịu ảnh hƣởng bởi những nhân tố nào; ở những khía
cạnh xem xét khác nhau, nên có những hƣớng nghiên cứu khác nhau về các nhân tố
ảnh hƣởng; tuy nhiên, các hƣớng nghiên cứu về trình bày lại BCTC cùng chung
mục đích, đó là tìm kiếm câu trả lời về những nhân tố ảnh hƣởng đến việc trình bày
lại BCTC ở các công ty niêm yết.
Dƣới đây, tác giả khảo lƣợc những nghiên cứu đề cập đến những nhân tố ảnh
hƣởng đến việc trình bày lại BCTC:
1.2.1. Những nghiên cứu về ảnh hƣởng của đặc điểm HĐQT và cơ cấu sở hữu
vốn công ty đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC
Những nghiên cứu trƣớc ở các nƣớc nhƣ: Mỹ, Úc, Trung quốc, Malaysia xem
xét ảnh hƣởng của đặc điểm HĐQT và cơ cấu sở hữu vốn của công ty đến trình bày
lại BCTC, hoặc gian lận BCTC. Trong đó nổi lên nghiên cứu của Beasley (1996),
Abbott và cộng sự (2001), Agrawal & Chadha (2005), Chen và cộng sự (2006),
16
GAO (2007), COSO (2010), Abdullah và cộng sự (2010), Zhizhong và cộng sự
(2011), Abdoli & Nazemi (2013)…Những nghiên cứu trên tập trung vào tìm kiếm
bằng chứng về ảnh hƣởng của đặc điểm HĐQT công ty đến trình bày lại BCTC,
hoặc gian lận BCTC. Họ thiết kế nghiên cứu dựa vào những đặc điểm của HĐQT
công ty, hoặc đặc điểm của HĐQT và cấu trúc vốn chủ sở hữu của công ty; những
đặc điểm nhƣ: Quy mô HĐQT, sự kiêm nhiệm của chủ tịch HĐQT, sự độc lập của
HĐQT, tỷ lệ sở hữu công ty của ban giám đốc, tỷ lệ sở hữu công ty của ban giám
đốc và HĐQT, giám đốc điều hành thuộc về gia đình…). Cụ thể nhƣ sau:
Sự độc lập của HĐQT đƣợc xác định dựa vào tỷ lệ các thành viên bên ngoài
trong HĐQT, kết quả của một số nghiên cứu tìm thấy sự độc lập của HĐQT có ảnh
hƣởng đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC (Zhizhong và cộng sự, 2011), hoặc
gian lận BCTC (Beasley,1996; Chen và cộng sự, 2006); kết quả nghiên cứu của họ
cho thấy, những công ty có tỷ lệ các thành viên bên ngoài trong HĐQT cao, khả
năng xảy ra trình bày lại BCTC, hoặc gian lận BCTC sẽ ít hơn. Trong khi các
nghiên cứu khác lại chƣa tìm thấy sự độc lập của HĐQT thông qua tỷ lệ thành viên
bên ngoài trong HĐQT có ảnh hƣởng đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC
(Abbott và cộng sự, 2001; Agrawal & Chadha, 2005; Abdullah và cộng sự, 2010;
Ahmadabadi và cộng sự, 2014).
Quy mô HĐQT thể hiện qua số thành viên của HĐQT, kết quả nghiên cứu của
Beasley (1996) tìm thấy quy mô HĐQT có ảnh hƣởng đến khả năng gian lận BCTC,
sự gia tăng quy mô HĐQT làm gia tăng khả năng xảy ra gian lận BCTC; kết quả
của Beasley (1996) phù hợp với lập luận của Jensen (1993), đó là vi mô HĐQT nhỏ
hơn cung cấp chức năng kiểm soát tốt hơn HĐQT có quy mô lớn; trong khi các
nghiên cứu khác chƣa phát hiện quy mô HĐQT có ảnh hƣởng đến khả năng xảy ra
trình bày lại BCTC (Agrawal & Chadha, 2005; GAO, 2007; Abdullah và cộng sự,
2010; COSO, 2010), hoặc sai sót trọng yếu BCTC (Abbott và cộng sự, 2001)
Đặc điểm thành viên của HĐQT, hoặc thành viên của ủy ban kiểm toán có
chuyên môn tài chính, nhiều nghiên cứu tìm thấy những công ty có thành viên trong
HĐQT, hoặc ủy ban kiểm toán có chuyên môn tài chính, khả năng xảy ra trình bày
17
lại BCTC sẽ giảm (Abbott và cộng sự, 2004; Agrawal & Chadha, 2005; Lary, &
Taylor, 2012). Vì một khi trong HĐQT có thành viên có chuyên môn về tài chính,
họ sẽ giám sát tốt hơn quá trình lập và trình bày BCTC của công ty, do vậy góp
phần làm giảm khả năng xảy ra trình bày lại BCTC.
Đặc điểm về số cuộc họp của HĐQT đƣợc xác định thông qua số lần họp của
HĐQT trong một năm, một số nghiên cứu tìm thấy số cuộc họp của HĐQT trong
năm có ảnh hƣởng đến gian lận BCTC (Chen và cộng sự, 2006), hoặc sai sót trọng
yếu BCTC (Abbott và cộng sự, 2001); Chen và cộng sự (2006) tìm thấy số cuộc họp
của HĐQT có mối tƣơng quan thuận với khả năng gian lận BCTC, trong khi Abbott
và cộng sự (2001) tìm thấy những công ty có số cuộc họp của HĐQT trong năm
càng nhiều, khả năng xảy ra sai sót trọng yếu BCTC ít hơn.
Đặc điểm về sự kiêm nhiệm của chủ tịch HĐQT, sự kiêm nhiệm của chủ tịch
HĐQT đƣợc nhiều nghiên cứu xác định đó là một cá nhân đồng thời kiêm cả chủ
tịch HĐQT và giám đốc, hoặc tổng giám đốc điều hành của một công ty; Efendi và
cộng sự (2007) tìm thấy sự trình bày sai trọng yếu BCTC xảy ra ở những công ty,
mà ở đó CEO kiêm chủ tịch HĐQT. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu khác đều
chƣa tìm thấy sự kiêm nhiệm của chủ tịch HĐQT có ảnh hƣởng đến việc trình bày
lại BCTC, hoặc gian lận, hoặc sai sót trọng yếu BCTC (Beasley, 1996; Abbott và
cộng sự, 2001; Agrawal & Chadha, 2005; Chen và cộng sự, 2006; Abdullah và cộng
sự, 2010; Zhizhong và cộng sự, 2011).
Đặc điểm giám đốc điều hành thuộc về gia đình, nghiên cứu của Agrawal &
Chadha (2005) tìm thấy những công ty có giám đốc điều hành thuộc về công ty gia
đình sáng lập, có nhiều khả năng xảy ra trình bày lại BCTC hơn các công ty khác.
Đặc điểm về ủy ban kiểm toán độc lập, Abbott và cộng sự (2001) tìm thấy công
ty có ủy ban kiểm toán độc lập, góp phần làm giảm khả năng xảy ra sai sót trọng yếu
BCTC; trong khi nghiên cứu của Agrawal & Chadha (2005) không tìm thấy sự ảnh
hƣởng của ủy ban kiểm toán độc lập đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC. Tuy
nhiên Abbott và cộng sự (2001) và Agrawal & Chadha (2005) có điểm phát hiện
giống nhau ở chỗ những công ty có HĐQT, hoặc ủy ban kiểm toán có một giám đốc
độc lập có chuyên môn về tài chính, ít có khả năng xảy ra trình bày lại BCTC.
18
Đặc điểm về sở hữu của cổ đông lớn bên ngoài, một số nghiên cứu tìm thấy tỷ
lệ sở hữu của cổ đông lớn bên ngoài có thể giúp ngăn chặn việc trình bày sai trọng
yếu, vì vậy khả năng xảy ra trình bày lại BCTC sẽ ít hơn (Abdullah và cộng sự,
2010; Zhizhong và cộng sự, 2011); Wang & Wu (2011) tìm thấy những công ty có
sự trình bày lại BCTC là những công ty có tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tƣ tổ chức
tƣơng đối thấp, có cổ đông nhà nƣớc kiểm soát.
Đặc điểm về tỷ lệ sở hữu vốn của ban giám đốc và hội đồng quản trị, mặc dù có
nhiều nghiên cứu trƣớc xem xét đến sự ảnh hƣởng của yếu tố này đến gian lận
BCTC, hoặc trình bày lại BCTC (Beasley, 1996; Agrawal & Chadha, 2005; Chen và
cộng sự, 2006; Abdullah và cộng sự, 2010; Ahmadabadi và cộng sự, 2014; Aziz và
cộng sự, 2017), tuy nhiên rất ít nghiên cứu tìm thấy bằng chứng tỷ lệ sở hữu công ty
bởi ban giám đốc và HĐQT có ảnh hƣởng đến việc trình bày lại BCTC, hoặc gian lận
BCTC. Mặc dù, Aziz và cộng sự (2017) tìm thấy bằng chứng chủ sở hữu quản lý có
ảnh hƣởng đáng kể đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC; tuy nhiên phát hiện của
họ là chủ sở hữu quản lý làm giảm khả năng xảy ra trình bày lại BCTC, hay nói cách
khác chủ sở hữu quản lý có hiệu quả trong việc giám sát và kỷ luật các nhà quản lý để
đảm bảo các khoản mục của BCTC đƣợc trình bày không bị sai.
Tóm lại, có nhiều nghiên cứu tìm thấy bằng chứng một số đặc điểm của
HĐQT công ty có ảnh hƣởng đến trình bày lại BCTC (gồm cả gian lận và sai sót
trọng yếu BCTC) (Beasley, 1996; Chen và cộng sự; 2006; Zhizhong và cộng sự,
2011). Tuy nhiên, cũng có nhiều nghiên cứu khác chƣa tìm thấy bằng chứng về
những đặc điểm của HĐQT có ảnh hƣởng đến việc trình bày lại BCTC (Agrawal &
Chadha, 2005; Abdullah và cộng sự, 2010; Abdoli & Nazemi, 2013; Ahmadabadi
và cộng sự, 2014; Abbott và cộng sự, 2002). Cũng có sự tƣơng đồng của nhiều
nghiên cứu trong việc phát hiện một số đặc điểm của HĐQT có ảnh hƣởng đến việc
trình bày lại BCTC, những đặc điểm đó nhƣ: Tỷ lệ giám đốc bên ngoài trong
HĐQT, thành viên của HĐQT hoặc ủy ban kiểm toán có chuyên môn tài chính.
Ở Việt Nam, một nền kinh tế mới nổi, đặc điểm môi trƣờng kinh tế - xã hội có
khác so với các nƣớc có nền kinh tế phát triển. Đặc biệt về quản trị doanh nghiệp ở
Việt Nam còn yếu, liệu rằng những đặc điểm của HĐQT, cơ cấu sở hữu vốn của các
19
công ty có ảnh hƣởng đến khả năng các công ty niêm yết trình bày lại BCTC sau
kiểm toán? Nghiên cứu ảnh hƣởng của những đặc điểm này đến việc trình bày lại
BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam, là thật sự cần thiết.
1.2.2. Những nghiên cứu đề cập đến ảnh hƣởng của những đặc điểm liên quan
đến kiểm toán BCTC ở các công ty niêm yết đến khả năng xảy ra trình bày lại
BCTC
Lý thuyết đại diện đề cập công ty nhƣ là một hợp đồng của các nhóm khác
nhau, đó là giữa ngƣời quản lý và cổ đông, giữa cổ đông và chủ nợ. Ngƣời đại diện
luôn có xu hƣớng hành động vì lợi ích tốt nhất cho ngƣời chủ sở hữu. Vì vậy, cần
thiết lập những cơ chế khác nhau để ngƣời đại diện bảo vệ lợi ích của các bên liên
quan khác, một trong những cơ chế đó là kiểm toán BCTC (Jensen & Meckling,
1976; Chow & Rice, 1982; Watts & Zimmerman, 1986). Sự hiệu quả của cơ chế
này, tùy thuộc vào chất lƣợng của kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán BCTC.
Có nhiều nghiên cứu tập trung vào xem xét ảnh hƣởng của những đặc điểm
liên quan đến kiểm toán BCTC ở các công ty niêm yết nhƣ: Vivek & Myungsoo
(2013), Lobo & Zhao (2013), Blankley và cộng sự (2013), Kinney và cộng sự
(2004), Lazer và cộng sự (2004),….Những nghiên cứu trên xem xét ảnh hƣởng của
phí kiểm toán, phí các dịch vụ khác mà công ty kiểm toán cung cấp cho công ty
niêm yết, BCTC của công ty niêm yết có đƣợc kiểm toán bởi công ty kiểm toán có
uy tín, cuối cùng công ty niêm yết có sự thay đổi công ty kiểm toán thực hiện
BCTC.
Kết quả của các nghiên cứu trƣớc tìm thấy bằng chứng một số đặc điểm liên quan
đến kiểm toán BCTC ở các công ty niêm yết có ảnh hƣởng đến khả năng công ty trình
bày lại BCTC nhƣ: Uy tín của công ty kiểm toán thực hiện kiểm toán BCTC, phí kiểm
toán, sự nổ lực kiểm toán, các dịch vụ khác mà công ty niêm yết nhận sự cung cấp từ
công ty kiểm toán, công ty niêm yết có sự thay đổi công ty kiểm toán. Cụ thể ảnh
hƣởng của một số nhân tố đƣợc các nghiên cứu trƣớc phát hiện nhƣ sau:
Thứ nhất, đề cập đến phí kiểm toán: Có những nghiên cứu gần đây nhƣ:
Blankley và cộng sự (2012), Lobo & Zhao (2013) cho rằng phí kiểm toán có ảnh
20
hƣởng đến trình bày lại BCTC. Blankley và cộng sự (2012) tìm thấy phí kiểm toán
có mối tƣơng quan nghịch đến khả năng trình bày lại BCTC; họ cho rằng phí kiểm
toán thấp bất thƣờng dẫn đến có nhiều khả năng xảy ra trình bày lại BCTC trong
tƣơng lai.
Thứ hai, đề cập đến phí các dịch vụ khác mà công ty niêm yết trả cho công ty
kiểm toán độc lập: Nghiên cứu của Kinney và cộng sự (2004) đề cập đến phí dịch
vụ thuế mà công ty kiểm toán đƣợc nhận khi cung cấp dịch vụ thuế cho khách hàng.
Kết quả nghiên cứu của Kinney và cộng sự (2004) tìm thấy bằng chứng phí dịch
thuế có mối tƣơng quan nghịch đến sự trình bày lại BCTC của các công ty.
Thứ ba, công ty niêm yết có sự thay đổi công ty kiểm toán BCTC: Lazer và
cộng sự (2004) cho rằng những công ty niêm yết có sự thay đổi công ty kiểm toán,
có nhiều khả năng xảy ra trình bày lại BCTC hơn những công ty không thay đổi
công ty thực hiện kiểm toán BCTC. Từ đó, họ thiết kế nghiên cứu để xem xét mối
tƣơng quan giữa sự thay đổi công ty kiểm toán và khả năng công ty trình bày lại
BCTC. Kết quả họ tìm thấy bằng chứng sự trình bày lại BCTC ở các công ty có sự
thay đổi công ty kiểm toán cao hơn các công ty không có sự thay đổi công ty kiểm
toán. Điều đó cho thấy, sự thay đổi công ty kiểm toán BCTC có ảnh hƣởng đến sự
trình bày lại BCTC ở các công ty. Lazer và cộng sự (2004) cho rằng, những kiểm
toán viên mới đến thƣờng thực hành kiểm soát chặt chẽ cho những khách hàng kiểm
toán mới hơn là những khách hàng đang kiểm toán từ trƣớc giờ.
Vivek & Myungsoo (2013) cũng tìm thấy có sự tƣơng quan thuận giữa sự
trình bày lại BCTC và sự thay đổi công ty kiểm toán; nếu KTV mới đến không xác
định đƣợc, hoặc nghi ngờ những sự lựa chọn các chính sách kế toán của khách hàng
đƣợc sử dụng dƣới thời KTV tiền nhiệm, những KTV này sẽ gặp những ngƣời chủ
sở hữu của nó (Lys & Watts, 1994; Whitman, 2002), do vậy khả năng xảy ra trình
bày lại BCTC cao hơn.
Cuối cùng, đề cập đến quy mô của công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm
toán BCTC ở các công ty niêm yết: Nghiên cứu về quy mô của công ty kiểm toán
có ảnh hƣởng đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC, Zhizhong và cộng sự (2011)
21
và Francis và cộng sự (2012) cung cấp bằng chứng có mối tƣơng quan nghịch giữa
BCTC đƣợc kiểm toán bởi nhóm Big 4 và khả năng xảy ra trình bày lại BCTC.
Điều đó cho thấy những công ty đƣợc nhóm Big 4 kiểm toán BCTC, khả năng xảy
ra trình bày lại BCTC ít hơn ở những công ty khác.
Tóm lại, một số đặc điểm liên quan đến kiểm toán BCTC ở các công ty niêm
yết có ảnh hƣởng đến việc trình bày lại BCTC nhƣ: Công ty niêm yết có sự thay đổi
công ty kiểm toán, BCTC của công ty niêm yết đƣợc kiểm toán bởi công ty kiểm
toán độc lập có uy tín, phí kiểm toán, cũng nhƣ phí các dịch vụ khác mà công ty
niêm yết trả cho công ty kiểm toán BCTC; do vậy việc xem xét ảnh hƣởng của
những đặc điểm này đến khả năng xảy ra việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán
trong các công ty niêm yết ở Việt Nam là cần thiết.
1.2.3. Những nghiên cứu về ảnh hƣởng của đặc điểm kinh tế và những đặc
điểm khác của công ty đến khả năng xảy ra việc trình bày lại BCTC
Khi đề cập đến đặc điểm kinh tế và những đặc điểm khác của công ty, không
thể không kể đến những đặc điểm sau: Quy mô công ty, kết quả kinh doanh (lãi/lỗ)
qua các năm, tốc độ tăng trƣởng, tỷ số nợ của công ty, chất lƣợng BCTC ở những
năm trƣớc, số năm niêm yết, ngành nghề kinh doanh,…. Nhiều nghiên cứu trƣớc
cung cấp bằng chứng những đặc điểm sau của công ty có ảnh hƣởng đến khả năng
xảy ra trình bày lại BCTC nhƣ: Những công ty có quy mô nhỏ, tình hình kinh doanh
thua lỗ, hoặc lợi nhuận thấp, khả năng xảy ra trình bày lại BCTC cao hơn (Kinney
& McDaniel, 1989; Ahmed & Goodwin, 2007; Rezaei & Mahmoudi, 2013). Ảnh
hƣởng của các đặc điểm kinh tế và những đặc điểm khác của công ty đƣợc các
nghiên cứu phát hiện nhƣ sau:
- Xem xét ảnh hƣởng của tình hình kinh doanh thua lỗ đến khả năng xảy ra
công ty trình bày lại BCTC ở năm hiện tại, đã đƣợc Kinney & McDaniel (1989),
Ahmed & Goodwin (2007), và Rezaei & Mahmoudi (2013) tìm thấy. Cụ thể, nghiên
cứu của Kinney & McDaniel (1989) phát hiện những công ty kinh doanh không có
lợi nhuận, hoặc lợi nhuận thấp có khả năng trình bày lại BCTC cao hơn những công
ty khác. Nghiên cứu của Rezaei & Mahmoudi (2013) cung cấp thêm bằng chứng về
22
mối tƣơng quan thuận giữa sự kinh doanh thua lỗ ở năm trƣớc và sự trình bày lại
BCTC ở năm hiện tại. Wang & Wu (2011) cũng tìm thấy những công ty có sự trình
bày lại BCTC là những công ty có khả năng sinh lời yếu.
- Đề cập đến ảnh hƣởng của quy mô công ty, nhiều nghiên cứu trƣớc tìm thấy
quy mô công ty có ảnh hƣởng đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC nhƣ: Rezaei
& Mahmoudi (2013), Kinney & McDaniel (1989); Ahmed & Goodwin (2007).
Trong đó, Kinney & McDaniel (1989) phát hiện, trình bày lại BCTC xảy ra ở những
công ty có quy mô nhỏ; Ahmed & Goodwin (2007) cũng tìm thấy những công ty
nhỏ hơn, khả năng xảy ra việc trình bày lại lợi nhuận cao hơn. Đến nghiên cứu của
Rezaei & Mahmoudi (2013) cũng phát hiện quy mô công ty có mối tƣơng quan
nghịch đến sự trình bày lại BCTC; kết quả này phù hợp với Kinney & McDaniel
(1989) và Ahmed & Goodwin (2007).
- Đề cập đến tốc độ tăng trƣởng của công ty cũng có nhiều nghiên cứu xem
xét nhƣ: Loebbecke và cộng sự (1989), Bell và cộng sự (1991), Ahmed & Goodwin
(2007); Richardson và cộng sự (2002). Trƣớc hết, Richardson và cộng sự (2002) tìm
thấy bằng chứng những công ty tăng trƣởng cao có khuynh hƣớng trình bày sai lợi
nhuận. Mặt khác, Loebbecke và cộng sự (1989), Bell và cộng sự (1991) cho rằng
nếu công ty biết mình tăng trƣởng nhanh, nhà quản lý sẽ trình bày sai BCTC ở năm
hiện tại, để chuyển cho những giai đoạn suy giảm, nhằm đánh lừa mọi ngƣời rằng
công ty đang phát triển ổn định; qua đó cho thấy sự tăng trƣởng công ty có mối
tƣơng quan thuận đến sự trình bày lại BCTC.
- Xem xét ảnh hƣởng của đòn bẩy tài chính (tình hình nợ) công ty đến khả năng
xảy ra trình bày lại BCTC, nhiều nghiên cứu phát hiện những công ty có nợ cao, khả
năng xảy ra trình bày lại BCTC cao hơn các công ty khác (Wang & Wu, 2011;
Abdullah và cộng sự, 2010; Ahmed & Goodwin, 2007; Kinney & McDaniel, 1989).
- Đề cập ảnh hƣởng của giá trị thị trƣờng so với giá trị sổ sách, Ahmed &
Goodwin (2007) tìm thấy sự khác nhau giữa hai nhóm công ty có trình bày lại
BCTC và không trình bày lại BCTC có liên quan đến giá trị thị trƣờng so với giá trị
sổ sách, trong khi nghiên cứu của Rezaei & Mahmoudi (2013) tìm thấy mối liên hệ
giữa giá trị sổ sách so với giá trị thị trƣờng và sự trình bày lại BCTC, trong đó nổi
23
lên, công ty có tỷ số giá trị sổ sách/giá trị thị trƣờng càng cao, sự trình bày lại
BCTC càng nhiều.
Tóm lại, một số đặc điểm kinh tế và những đặc điểm khác của công ty có ảnh
hƣởng đến khả năng xảy ra việc trình bày lại BCTC đƣợc nhiều nghiên cứu ở các
nƣớc tìm thấy; do vậy, việc xem xét sự ảnh hƣởng của các đặc điểm này đến khả
năng xảy ra trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt
Nam là cần thiết.
Bảng tổng hợp các nghiên cứu trƣớc về ảnh hƣởng của các nhân tố đến trình
bày lại BCTC đƣợc trình bày ở Phụ lục 1.
1.3. Các nghiên cứu trong nƣớc về ảnh hƣởng của các nhân tố đến trình bày lại
BCTC
Ở Việt Nam, tác giả nhận thấy có một số bài viết đề cập đến sự chênh lệch số
liệu giữa trƣớc và sau kiểm toán ở các công ty niêm yết. Nhƣng các bài viết này chỉ
dừng lại ở chỗ thống kê một số công ty có BCTC trình bày lại sau kiểm toán, hoặc
chỉ ra những khoản mục trình bày lại và có những nhận định chủ quan về những
nguyên nhân dẫn đến sự trình bày lại đó (Mỹ Hà và Công Lý, 2014; Minh An, 2015;
Vị Xuyên, 2015).
Gần đây, có những nghiên cứu định lƣợng đƣợc thực hiện để xác định những
nhân tố ảnh hƣởng đến sai sót trọng yếu trên BCTC, hoặc trình bày lại BCTC sau
kiểm toán; cụ thể nhƣ: Nghiên cứu của Trần Thị Giang Tân và Trƣơng Thùy Dƣơng
(2016) tìm thấy bằng chứng một số đặc tính của HĐQT (Quy mô HĐQT, tỷ lệ thành
viên không điều hành, số thành viên có quan hệ gia đình,….) có ảnh hƣởng đến sai
sót trọng yếu trên BCTC; hoặc, nghiên cứu của Nguyễn Công Phƣơng và Lâm Xuân
Đào (2016) tìm thấy sự kiêm nhiệm của chủ tịch HĐQT và giám đốc, số công ty con
có ảnh hƣởng đến sai phạm trên BCTC của các công ty niêm yết; hoặc nghiên cứu
của Nguyễn Văn Hƣơng (2016) tìm thấy những công ty bị áp lực lợi nhuận, khả năng
xảy ra trình bày lại BCTC sau kiểm toán cao hơn những công ty không bị áp lực lợi
nhuận. Nghiên cứu gần nhất của Nguyễn Việt và Nguyễn Văn Hƣơng (2017) tìm thấy
24
những công ty gặp khó khăn về kinh tế nhƣ: Kinh doanh thua lỗ ở năm trƣớc, tỷ số nợ
cao, bị áp lực lợi nhuận ở năm hiện tại, giá trị thị trƣờng so với giá trị sổ sách thấp,
khả năng xảy ra điều chỉnh lại chỉ tiêu lợi nhuận trên BCTC sau kiểm toán cao hơn
các công ty khác.
Xem xét về ảnh hƣởng của những đặc tính của HĐQT đến sai sót trọng yếu
trên BCTC (Trần Thị Giang Tân và Trƣơng Thùy Dƣơng, 2016); kết quả của họ cho
thấy rằng, quy mô HĐQT có mối tƣơng quan thuận đến sai sót trọng yết trên BCTC,
trong khi tỷ lệ thành viên không điều hành trong HĐQT có mối tƣơng quan nghịch
đến sai sót trọng yết trên BCTC; họ cũng tìm thấy những công ty có thành viên
HĐQT có quan hệ gia đình, khả năng xảy ra sai sót trọng yếu cao hơn, trong khi
thành viên HĐQT có chuyên môn tài chính, khả năng xảy ra sai sót trọng yếu trên
BCTC ít hơn, cuối cùng họ tìm thấy, nhiệm kỳ của HĐQT có ảnh hƣởng đến sai sót
trọng yếu trên BCTC. Tuy nhiên kết quả nghiên cửu của Nguyễn Công Phƣơng và
Lâm Xuân Đào (2016) không tìm thấy sự ảnh hƣởng của nhân tố sự độc lập của hội
đồng quản trị đến sai phạm trên BCTC. Trong khi, kết quả nghiên cứu của Nguyễn
Trọng Nguyên (2015) tìm thấy, một số đặc tính của HĐQT có ảnh hƣởng đến chất
lƣợng BCTC nhƣ: Sự độc lập của HĐQT, trong HĐQT có thành viên có chuyên môn
tài chính và số cuộc họp của HĐQT; tuy nhiên nghiên cứu của Nguyễn Trọng
Nguyên (2015) đo lƣờng biến phụ thuộc (chất lƣợng BCTC) gián tiếp, không giống
nhƣ nghiên cứu của Trần Thị Giang Tân và Trƣơng Thùy Dƣơng (2016), hoặc
Nguyễn Công Phƣơng và Lâm Xuân Đào (2016).
Nghiên cứu của Bùi Thị Mai Hoài và Nguyễn Thị Tuyết Hoa (2015) về hành
vi điều chỉnh thu nhập làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp; họ tìm thấy
các yếu tố nhƣ: Ƣu đãi thuế, ghi nhận doanh thu chƣa thực hiện, doanh thu theo tiến
độ, ghi nhận các khoản dự phòng và ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
hoãn lại có ảnh hƣởng đến hành vi điều chỉnh thu nhập; tuy nhiên, họ không tìm
thấy tỷ lệ sở hữu cổ phần của CEO có ảnh hƣởng đến hành vi điều chỉnh thu nhập.
25
Xem xét ảnh hƣởng của những đặc điểm kinh tế và những đặc điểm khác của
công ty niêm yết đến khả năng trình bày lại BCTC có một số nghiên cứu nhƣ
Nguyễn Văn Hƣơng (2016), Nguyễn Việt và Nguyễn Văn Hƣơng (2017); những
công ty bị áp lực lợi nhuận ở năm hiện tại, khả năng xảy ra trình bày lại chỉ tiêu lợi
nhuận trên BCTC sau kiểm toán cao hơn các công ty không bị áp lực lợi nhuận
(Nguyễn Văn Hƣơng, 2016), hoặc những công ty có tỷ số nợ cao, khả năng xảy ra
sai sót trọng yếu trên BCTC, hoặc trình bày lại lợi nhuận trên BCTC sau kiểm toán
cao hơn các công ty khác (Trần Thị Giang Tân và Trƣơng Thùy Dƣơng, 2016).
Không giống nhƣ Trần Thị Giang Tân và Trƣơng Thùy Dƣơng (2016), kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Công Phƣơng và Lâm Xuân Đào (2016) không tìm thấy sự
ảnh hƣởng của nhân tố đòn bẩy tài chính (tỷ số nợ) đến sai phạm trên BCTC.
Nhìn chung các nghiên cứu trong nƣớc đứng trên những khía cạnh khác nhau
để xem xét ảnh hƣởng của những nhân tố đến sai sót trọng yếu trên BCTC, hoặc
trình bày lại BCTC; có nghiên cứu tập trung xem xét ảnh hƣởng của những đặc tính
của HĐQT đến sai sót trọng yếu trên BCTC (Trần Thị Giang Tân và Trƣơng Thùy
Dƣơng, 2016), trong khi nghiên cứu khác xem xét ảnh hƣởng của những đặc điểm
kinh tế và đặc điểm khác của công ty đến trình bày lại BCTC sau kiểm toán
(Nguyễn Văn Hƣơng, 2016); chƣa thấy có nghiên cứu trong nƣớc xem xét đầy đủ
sự ảnh hƣởng của tất cả các nhân tố sau đến trình bày lại BCTC: Những đặc điểm
của HĐQT và cơ cấu sở hữu vốn của công ty niêm yết, những đặc điểm kinh tế và
những đặc điểm khác của công ty niêm yết, những đặc điểm liên quan đến kiểm
toán BCTC ở các công ty niêm yết; do vậy, việc xem xét sự ảnh hƣởng của các
nhân tố kể trên đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các
công ty niêm yết ở Việt Nam là cần thiết.
Hƣớng tiếp cận của nghiên cứu, là xem xét các nhân tố ảnh hƣởng đến khả
năng xảy ra trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt
Nam; hay nói cách khác, nghiên cứu này tìm xác suất xảy ra trình bày lại BCTC,
hoặc không trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết; do vậy,
việc đo lƣờng trình bày lại BCTC trong nghiên cứu này là xảy ra, hoặc không xảy
ra; qua đó cho thấy, hƣớng tiếp cận này có khác với hƣớng tiếp cận nghiên cứu về
chất lƣợng thông tin trên BCTC của các công ty niêm yết ở Việt Nam, đƣợc nhiều
26
nghiên cứu trong nƣớc đề cập, vì vậy nghiên cứu này không thực hiện tổng hợp các
nghiên cứu trƣớc ở trong nƣớc về ảnh hƣởng của các nhân tố đến chất lƣợng BCTC
của các công ty niêm yết.
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc các nghiên cứu trƣớc tiếp cận
Tất cả các nghiên cứu đƣợc lƣợc khảo ở trong và ngoài nƣớc liên quan đến
vấn đề nghiên cứu đều sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng để thực hiện
nghiên cứu. Trên cơ sở các lý thuyết có trƣớc, họ phát triển các giả thuyết nghiên
cứu và đƣa ra mô hình nghiên cứu thực nghiệm; họ xây dựng các giả thuyết nghiên
cứu và đƣợc kiểm định dựa trên cơ sở nguồn dữ liệu định lƣợng trong quá khứ. Tất
cả các nghiên cứu trƣớc đều dùng phƣơng pháp hồi quy logistic để kiểm định các
giả thuyết nghiên cứu; mục tiêu nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu và phƣơng
pháp xử lý dữ liệu của các nghiên cứu trƣớc đƣợc trình bày ở phụ lục 1.
1.5. Những đóng góp của các nghiên cứu trƣớc
1.5.1. Những đóng góp của các nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Nhiều nghiên cứu trƣớc cung cấp bằng chứng về những nhân tố ảnh hƣởng
đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC (bao gồm cả gian lận BCTC và sai sót
BCTC), cụ thể nhƣ sau:
- Những nghiên cứu tìm thấy bằng chứng một số đặc điểm HĐQT của công
ty có ảnh hƣởng đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC, hoặc gian lận BCTC
(Dechow và cộng sự, 1995; Beasley, 1996; Chen và cộng sự; 2006).
- Nhiều nghiên cứu cung cấp bằng chứng khả năng xảy ra trình bày lại
BCTC có liên quan đến đặc điểm kiểm toán BCTC ở các công ty niêm yết nhƣ: Uy
tín của công ty kiểm toán thực hiện kiểm toán BCTC, phí kiểm toán, sự nổ lực kiểm
toán, các dịch vụ phi kiểm toán và công ty niêm yết có sự thay đổi đơn vị kiểm toán
(Lazer và cộng sự, 2004; Kinney và cộng sự, 2004; Francis & Yu, 2009;
Ahmadabadi và cộng sự (2014).
- Một số nghiên cứu chỉ ra những đặc điểm kinh tế và đặc điểm khác của
công ty niêm yết có ảnh hƣởng đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC nhƣ: Công
ty có quy mô nhỏ, ít lợi nhuận, tỷ số nợ cao, giá trị thị trƣờng/giá trị sổ sách thấp, lỗ
27
ở năm trƣớc (Kinney & McDaniel, 1989; Ahmed & Goodwin, 2007; Rezaei &
Mahmoudi, 2013).
Nhìn chung, tất cả các nghiên cứu đều sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định
lƣợng và sử dụng hồi quy logistic để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu về những
nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC.
1.5.2. Những đóng góp của các nghiên cứu ở trong nƣớc
Các bài viết trong nƣớc đã phản ánh thực trạng trình bày lại BCTC sau kiểm
toán ở một số công ty niêm yết tại Việt Nam trong những năm qua. Những nghiên
cứu định lƣợng gần đây cũng có những hƣớng tiếp cận khác nhau trong nghiên cứu
để tìm ra những nhân tố ảnh hƣởng đến trình bày lại BCTC sau kiểm toán. Chính
những hƣớng tiếp cận nghiên cứu đó và phƣơng pháp nghiên cứu của họ là cơ sở
cho nghiên cứu của luận án. Hƣớng tiếp cận về ảnh hƣởng của những đặc tính của
hội đồng quản trị công ty (Trần Thị Giang Tân và Trƣơng Thùy Dƣơng, 2016), hoặc
nghiên cứu về sai phạm trong BCTC của Nguyễn Công Phƣơng và Lâm Xuân Đào
(2016); hƣớng tiếp cận về ảnh hƣởng của đặc điểm kinh tế của công ty (Nguyễn
Việt và Nguyễn Văn Hƣơng, 2017). Những nghiên cứu định lƣợng này đều sử dụng
phƣơng pháp hồi quy logistic để xử lý dữ liệu; các nghiên cứu này đóng góp về
phƣơng pháp xử lý số liệu cho nghiên cứu của luận án.
1.6. Hạn chế của các nghiên cứu trƣớc
Có nhiều nghiên cứu chƣa tìm thấy bằng chứng về những đặc điểm của HĐQT
và cơ cấu sở hữu vốn của công ty có ảnh hƣởng đến trình bày lại BCTC (Agrawal &
Chadha, 2005; Abdullah và cộng sự, 2010; Abdoli & Nazemi, 2013; Ahmadabadi và
cộng sự, 2014; Abbott và cộng sự, 2002). Cũng có thể do các nghiên cứu trên thực hiện
ở các quốc gia khác nhau và thời gian nghiên cứu cũng khác nhau. Tuy nhiên, có sự
tƣơng đồng của nhiều nghiên cứu trong việc tìm thấy bằng chứng về tỷ lệ giám đốc bên
ngoài, thành viên của HĐQT hoặc ủy ban kiểm toán có chuyên môn tài chính có ảnh
hƣởng đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC.
Chƣa có sự thống nhất cao trong việc tìm thấy bằng chứng về những đặc điểm
của HĐQT công ty có ảnh hƣởng đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC. Sự khác
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán

More Related Content

Similar to Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán

Similar to Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán (20)

Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh một thành viên đầu tư và phát ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh một thành viên đầu tư và phát ...Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh một thành viên đầu tư và phát ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh một thành viên đầu tư và phát ...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh một thành viên đầu tư và phát ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh một thành viên đầu tư và phát ...Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh một thành viên đầu tư và phát ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh một thành viên đầu tư và phát ...
 
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG...
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG...THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG...
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG...
 
Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Phục Vụ Kiểm Soát Và Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Đ...
Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Phục Vụ Kiểm Soát Và Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Đ...Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Phục Vụ Kiểm Soát Và Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Đ...
Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Phục Vụ Kiểm Soát Và Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Đ...
 
Báo Cáo Thực Tập Khai Thác Kênh Thông Tin Báo Chí Để Làm Truyền Thông Nội Bộ ...
Báo Cáo Thực Tập Khai Thác Kênh Thông Tin Báo Chí Để Làm Truyền Thông Nội Bộ ...Báo Cáo Thực Tập Khai Thác Kênh Thông Tin Báo Chí Để Làm Truyền Thông Nội Bộ ...
Báo Cáo Thực Tập Khai Thác Kênh Thông Tin Báo Chí Để Làm Truyền Thông Nội Bộ ...
 
Đề tài: Hoạt động tư vấn và định giá trong thương vụ M&A, HOT
Đề tài: Hoạt động tư vấn và định giá trong thương vụ M&A, HOTĐề tài: Hoạt động tư vấn và định giá trong thương vụ M&A, HOT
Đề tài: Hoạt động tư vấn và định giá trong thương vụ M&A, HOT
 
Hoạt động tư vấn và định giá trong thương vụ M & A tại công ty cổ phần chứng ...
Hoạt động tư vấn và định giá trong thương vụ M & A tại công ty cổ phần chứng ...Hoạt động tư vấn và định giá trong thương vụ M & A tại công ty cổ phần chứng ...
Hoạt động tư vấn và định giá trong thương vụ M & A tại công ty cổ phần chứng ...
 
Đề tài phân tích cấu trúc tài chính công ty địa ốc Sài Gòn, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài  phân tích cấu trúc tài chính công ty địa ốc Sài Gòn, HOT, ĐIỂM 8Đề tài  phân tích cấu trúc tài chính công ty địa ốc Sài Gòn, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích cấu trúc tài chính công ty địa ốc Sài Gòn, HOT, ĐIỂM 8
 
Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gòn
Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gònPhân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gòn
Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gòn
 
Đề tài nhân tố tác động đến giá cổ phiếu công ty dầu khí
Đề tài nhân tố tác động đến giá cổ phiếu công ty dầu khíĐề tài nhân tố tác động đến giá cổ phiếu công ty dầu khí
Đề tài nhân tố tác động đến giá cổ phiếu công ty dầu khí
 
Phân tích các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu thường của các công ty cổ phầ...
Phân tích các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu thường của các công ty cổ phầ...Phân tích các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu thường của các công ty cổ phầ...
Phân tích các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu thường của các công ty cổ phầ...
 
Luận văn: Mua bán – sáp nhập danh nghiệp ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Mua bán – sáp nhập danh nghiệp ở Việt Nam, HAYLuận văn: Mua bán – sáp nhập danh nghiệp ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Mua bán – sáp nhập danh nghiệp ở Việt Nam, HAY
 
Luận Văn Các Nhân Tố Bên Trong Đơn Vị Ảnh Hưởng Đến Minh Bạch Thông Tin Kế To...
Luận Văn Các Nhân Tố Bên Trong Đơn Vị Ảnh Hưởng Đến Minh Bạch Thông Tin Kế To...Luận Văn Các Nhân Tố Bên Trong Đơn Vị Ảnh Hưởng Đến Minh Bạch Thông Tin Kế To...
Luận Văn Các Nhân Tố Bên Trong Đơn Vị Ảnh Hưởng Đến Minh Bạch Thông Tin Kế To...
 
Phân tích tình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại nam hải
Phân tích tình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại nam hảiPhân tích tình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại nam hải
Phân tích tình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại nam hải
 
Phân tích tình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại nam hải
Phân tích tình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại nam hảiPhân tích tình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại nam hải
Phân tích tình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại nam hải
 
Tác động của của phát triển tài chính đến bất bình đẳng thu nhập
Tác động của của phát triển tài chính đến bất bình đẳng thu nhậpTác động của của phát triển tài chính đến bất bình đẳng thu nhập
Tác động của của phát triển tài chính đến bất bình đẳng thu nhập
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế PsLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh hùng loan
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh hùng loanPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh hùng loan
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh hùng loan
 
Luận Văn Phân Tích Tài Chính Khách Hàng Doanh Nghiệp Trong Hoạt động Cho Vay
Luận Văn Phân Tích Tài Chính Khách Hàng Doanh Nghiệp Trong Hoạt động Cho VayLuận Văn Phân Tích Tài Chính Khách Hàng Doanh Nghiệp Trong Hoạt động Cho Vay
Luận Văn Phân Tích Tài Chính Khách Hàng Doanh Nghiệp Trong Hoạt động Cho Vay
 
Luận Văn Phát Trển Nguồn Nhân Lực Trong Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Tp Cầ...
Luận Văn Phát Trển Nguồn Nhân Lực Trong Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Tp Cầ...Luận Văn Phát Trển Nguồn Nhân Lực Trong Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Tp Cầ...
Luận Văn Phát Trển Nguồn Nhân Lực Trong Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Tp Cầ...
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com (20)

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
 
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi ĐấtLuận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
 
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng ĐìnhKhóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 

Recently uploaded

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 

Recently uploaded (20)

TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 

Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN HƢƠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC TRÌNH BÀY LẠI BÁO CÁO TÀI CHÍNH SAU KIỂM TOÁN TRONG CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN HƢƠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC TRÌNH BÀY LẠI BÁO CÁO TÀI CHÍNH SAU KIỂM TOÁN TRONG CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 934 03 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN VIỆT TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tác giả cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả, tất cả các số liệu, dữ liệu và kết quả trong luận án là trung thực, nội dung và kết quả của luận án chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Những nội dung trong luận án có sự kế thừa và tham khảo từ nguồn tài liệu khác, đƣợc tác giả trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo. TP. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2019 Nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Hƣơng
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Trƣớc tiên, tác giả xin kính trọng và cảm ơn Thầy PGS.TS Nguyễn Việt, ngƣời hƣớng dẫn khoa học của tác giả. Thầy đã hƣớng dẫn cho tác giả trong quá trình thực hiện luận án, những định hƣớng, nhận xét, góp ý của Thầy, giúp tác giả hoàn thành luận án của mình. Tác giả trân trọng cảm ơn quý Thầy/Cô ở Khoa Kế toán, trƣờng Đại học Kinh tế TP. HCM, đã có những nhận xét, góp ý cho tác giả trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận án, nhờ đó, giúp tác giả hoàn thiện luận án của mình. Tác giả xin chân thành cảm ơn những đồng nghiệp của tác giả ở Khoa Kế toán tài chính, Khoa Kinh tế - Trƣờng Đại học Nha Trang, đã có những góp ý chân thành trong quá trình thực hiện luận án của tác giả. Tác giả tỏ lòng biết ơn đến quý Thầy/Cô Viện Đào tạo Sau đại học - Trƣờng Đại học Kinh tế TP.HCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong thời gian học tập và thực hiện luận án tại trƣờng. Tác giả xin cảm ơn chân thành đến quý Lãnh đạo và Anh/chị Kế toán ở các công ty niêm yết, quý Anh/Chị ở các công ty kiểm toán độc lập, đã tạo điều kiện cho tác giả có đƣợc dữ liệu, thông tin để thực hiện luận án. Cuối cùng, tác giả bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến gia đình của tác giả. Thời gian qua, gia đình đã động viên khích lệ và tạo mọi điều kiện để tác giả hoàn thành luận án này. Nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Hƣơng
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC................................................................................................................. iii DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................ix DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH ...............................................................................xi DANH MỤC PHỤ LỤC.......................................................................................... xii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ xiii PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1 1. Sự cần thiết của nghiên cứu ....................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ...........................................................4 2.1. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................4 2.2. Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................5 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................5 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ..........................................................................................5 3.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................5 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................5 5. Dữ liệu dùng cho nghiên cứu ..................................................................................6 6. Đóng góp của luận án..............................................................................................7 6.1. Về mặt học thuật ..................................................................................................7 6.2. Về mặt thực tiễn...................................................................................................8 7. Kết cấu của luận án .................................................................................................9 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRÌNH BÀY LẠI BCTC VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC TRÌNH BÀY LẠI BCTC TRONG CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TỪ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC. ......................................................11 Giới thiệu...................................................................................................................11 1.1. Trình bày lại BCTC và những nguyên nhân dẫn đến trình bày lại BCTC.........11
  • 6. iv 1.2. Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài về những nhân tố ảnh hƣởng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán ............................................................................................13 1.2.1. Những nghiên cứu về ảnh hƣởng của đặc điểm HĐQT và cơ cấu sở hữu vốn công ty đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC......................................................15 1.2.2. Những nghiên cứu đề cập đến ảnh hƣởng của những đặc điểm liên quan đến kiểm toán BCTC ở các công ty niêm yết đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC.19 1.2.3. Những nghiên cứu về ảnh hƣởng của đặc điểm kinh tế và những đặc điểm khác của công ty đến khả năng xảy ra việc trình bày lại BCTC ...............................21 1.3. Các nghiên cứu trong nƣớc về ảnh hƣởng của các nhân tố đến trình bày lại BCTC ........................................................................................................................23 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc các nghiên cứu trƣớc tiếp cận..........................26 1.5. Những đóng góp của các nghiên cứu trƣớc .......................................................26 1.5.1. Những đóng góp của các nghiên cứu ở nƣớc ngoài........................................26 1.5.2. Những đóng góp của các nghiên cứu ở trong nƣớc ........................................27 1.6. Hạn chế của các nghiên cứu trƣớc .....................................................................27 1.7. Khe hổng nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu của luận án...................................28 Kết luận chƣơng........................................................................................................30 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU......................31 Giới thiệu...................................................................................................................31 2.1. Các khái niệm.....................................................................................................31 2.1.1. Báo cáo tài chính.............................................................................................31 2.1.2. Trình bày lại báo cáo tài chính........................................................................32 2.2. Các lý thuyết nền tảng cho việc xây dựng mô hình nghiên cứu ........................33 2.2.1. Lý thuyết đại diện............................................................................................33 2.2.2. Lý thuyết cổ đông............................................................................................38 2.2.3. Lý thuyết tam giác gian lận.............................................................................39 2.2.4. Lý thuyết tín hiệu ............................................................................................41 2.3. Những nhân tố ảnh hƣởng đến trình bày lại BCTC từ cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trƣớc .......................................................................................................42
  • 7. v 2.3.1. Đặc điểm của HĐQT và khả năng xảy ra trình bày lại BCTC........................42 2.3.2.Đặc điểmcơ cấu vốn chủ sở hữu và khả năng xảyra trình bàylại BCTC.............45 2.3.3. Những đặc điểm liên quan đến kiểm toán BCTC ở các công ty niêm yết và khả năng trình bày lại BCTC ....................................................................................46 2.3.4. Đặc điểm kinh tế và các đặc điểm khác của công ty và khả năng xảy ra trình bày lại BCTC.............................................................................................................48 2.4. Tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng dùng để xem xét trong nghiên cứu này ........52 2.5. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm ......................................................................53 Kết luận chƣơng........................................................................................................56 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................57 Giới thiệu...................................................................................................................57 3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................57 3.1.1. Tiếp cận phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................57 3.1.2. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................................58 3.1.3. Sự phù hợp của phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................59 3.2. Nghiên cứu định lƣợng ......................................................................................61 3.2.1. Thiết kế nghiên cứu định lƣợng......................................................................62 3.2.2. Nội dung nghiên cứu định lƣợng ....................................................................64 3.2.2.1. Trình bày lại BCTC và sự đo lƣờng.............................................................64 3.2.2.2. Phát triển các giả thuyết nghiên cứu ............................................................66 3.2.3. Mô hình hồi quy..............................................................................................80 3.2.4. Các biến và thang đo.......................................................................................81 3.2.5. Trình tự nghiên cứu.........................................................................................84 3.2.6. Mẫu và sự lựa chọn mẫu .................................................................................85 3.2.6.1. Lựa chọn mẫu...............................................................................................85 3.2.6.2. Quy mô mẫu.................................................................................................86 3.2.7. Dữ liệu cho nghiên cứu ...................................................................................87 3.2.7.1. Mô tả dữ liệu nghiên cứu .............................................................................87 3.2.7.2. Dữ liệu thu thập............................................................................................87
  • 8. vi 3.2.7.3. Xử lý dữ liệu và gán thang đo cho từng biến...............................................91 3.2.8. Công cụ và phƣơng pháp phân tích dữ liệu ....................................................95 3.2.8.1. Công cụ sử dụng...........................................................................................95 3.2.8.2. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu ....................................................................95 3.3. Nghiên cứu định tính..........................................................................................96 3.3.1. Phƣơng pháp và công cụ nghiên cứu ..............................................................97 3.3.2. Chọn mẫu cho nghiên cứu...............................................................................98 3.3.3. Thu thập và xử lý dữ liệu ..............................................................................100 3.3.3.1. Kỹ thuật thu thập số liệu ............................................................................100 3.3.3.2. Xử lý dữ liệu ..............................................................................................102 Kết luận chƣơng......................................................................................................103 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................104 Giới thiệu.................................................................................................................104 4.1. Trình bày lại BCTC ở Việt Nam......................................................................104 4.1.1. Vấn đề về trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam .................................................................................................................104 4.1.2. Xu hƣớng trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015 ............................................................................105 4.2. Kết quả nghiên cứu định lƣợng........................................................................107 4.2.1. Kết quả thống kê về việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam, giai đoạn 2011 - 2015..........................................................107 4.2.1.1. Những chỉ tiêu của BCTC thƣờng trình bày lại sau kiểm toán..................107 4.2.1.2.Kết quả thống kê thực tế trình bàylại một số chỉ tiêu ở BCTC sau kiểm toán.....108 4.2.1.3. Kết quả thống kê quy mô số tiền trình bày lại ở chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên BCKQHĐKD sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam ............111 4.2.1.4. Kết quả thống kê trình bày lại BCTC sau kiểm toán theo lĩnh vực ngành nghề kinh doanh ......................................................................................................112 4.2.1.5. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu..................................114 4.2.2. Kết quả hồi quy binary logistic xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến trình bày
  • 9. vii lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết...............................................116 4.2.2.1. Kết quả kiểm tra hệ số tƣơng quan của các biến trong mô hình................116 4.2.2.2. Kết quả tóm tắt xử lý trƣờng hợp của quá trình hồi quy binary logistic....116 4.2.2.3. Kết quả kiểm định mức độ phù hợp của mô hình ......................................117 4.2.2.4. Kết quả kiểm định mức độ giải thích của mô hình ....................................118 4.2.2.5. Kết quả kiểm định mức độ dự báo của mô hình ........................................118 4.2.2.6. Kết quả kiểm định WALD .........................................................................119 4.2.2.7. Kết quả kiểm định vai trò ảnh hƣởng của các nhân tố...............................125 4.3. Kết quả của phần nghiên cứu định tính............................................................128 4.4. Thảo luận những nhân tố ảnh hƣởng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam...................................................................130 Kết luận chƣơng......................................................................................................142 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN, CÁC HÀM Ý VÀ KIẾN NGHỊ..................................143 Giới thiệu.................................................................................................................143 5.1. Kết luận ............................................................................................................143 5.1.1. Những nhân tố thuộc về đặc điểm kinh tế và những đặc điểm khác của công ty 146 5.1.2.Những nhân tố thuộc về đặc điểm HĐQT và cơ cấu sở hữu vốn của công ty..... 147 5.1.3. Những nhân tố thuộc về đặc điểm liên quan đến việc kiểm toán BCTC ở các công ty niêm yết......................................................................................................148 5.2. Những hàm ý từ kết quả nghiên cứu................................................................151 5.3. Những đóng góp của luận án............................................................................153 5.4. Những hạn chế của luận án và hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai ..................155 5.5. Những kiến nghị đối với các bên liên quan .....................................................156 5.5.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc................................................................156 5.5.2. Đối với công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán BCTC các công ty niêm yết...................................................................................................................159 5.5.3. Đối với các đối tƣợng sử dụng BCTC ..........................................................159 5.5.4. Đối với công ty niêm yết...............................................................................161
  • 10. viii 5.6. Kết luận chung .................................................................................................163 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ..............................................165 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................167 PHỤ LỤC
  • 11. ix DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng đến trình bày lại BCTC sau kiểm toán suy ra từ cơ sở lý thuyết dùng xem xét trong nghiên cứu này................52 Bảng 3.1: Bảng tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu.................................................78 Bảng 3.2: Các biến và sự đo lƣờng các biến.............................................................82 Bảng 3.3: Bảng kê số lƣợng công ty niêm yết có BCTC đƣợc thu thập...................86 Bảng 3.4: Bảng kê quy mô mẫu dùng cho xử lý hồi quy binary logistic..................87 Bảng 3.5: Mô tả những khoản mục của BCTC đƣợc thu thập và nguồn thu thập dữ liệu dùng để phân tích thực trạng trình bày lại BCTC sau kiểm toán..................88 Bảng 3.6: Mô tả dữ liệu đƣợc thu thập dùng để đo lƣờng cho các biến và nguồn thu thập..........................................................................................................89 Bảng 3.7: Mô tả dữ liệu và sự đo lƣờng biến phụ thuộc...........................................92 Bảng 3.8: Mô tả dữ liệu và sự đo lƣờng của các biến độc lập có thang đo tỷ lệ.......92 Bảng 3.9: Mô tả dữ liệu và gán thang đo của các biến độc lập có thang đo nhị phân ......93 Bảng 3.10: Danh sách kế toán, nhà quản lý của các công ty niêm yết thuộc lĩnh vực ngành nghề kinh doanh dùng để phỏng vấn. ..........................................99 Bảng 3.11: Quy mô mẫu dùng để khảo sát ý kiến KTV. ........................................100 Bảng 4.1: Thực tế trình bày lại từng chỉ tiêu ở BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết, giai đoạn 2011 – 2015.......................................................110 Bảng 4.2: Bảng kê quy mô số tiền trình bày lại ở chỉ tiêu lợi nhuận của các công ty niêm yết, giai đoạn 2011 -2015 ............................................................111 Bảng 4.3: Thống kê trình bày lại BCTC sau kiểm toán theo ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh.............................................................................................112 Bảng 4.4: Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ..............................115 Bảng 4.5: Tóm tắt xử lý trƣờng hợp .......................................................................116 Bảng 4.6: Kiểm tra tổng quát của các hệ số mô hình..............................................117 Bảng 4.7: Tóm tắt mô hình (Model Summary).......................................................118 Bảng 4.8: Bảng phân loại........................................................................................118 Bảng 4.9: Các thông số của các biến trong mô hình hồi quy binary logistic trong bƣớc 1...................................................................................................119
  • 12. x Bảng 4.10: Tên các biến trong phƣơng trình hồi quy binary logistic .....................120 Bảng 4.11: Vai trò ảnh hƣởng của các nhân tố .......................................................125 Bảng 4.12: Tổng hợp kết quả khảo sát ý kiến kiểm toán viên ................................129 Bảng 4.13: Tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam từ kết quả hồi quy binary logistic ..........................................................................130 Bảng 5.1: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đƣợc chấp nhận 145
  • 13. xi DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH Sơ đồ 1.1: Các hƣớng tiếp cận nghiên cứu của các nghiên cứu trƣớc về những nhân tố ảnh hƣởng đến việc trình bày lại BCTC. ..............................................................14 Sơ đồ 2.1: Mô hình nghiên cứu thực nghiệm............................................................55 Sơ đồ 3.1: Phƣơng pháp nghiên cứu.........................................................................57 Sơ đồ 3.2: Thiết kế nghiên cứu .................................................................................58 Sơ đồ 3.3: Thiết kế nghiên cứu định lƣợng...............................................................62 Sơ đồ 3.4: Các bƣớc thực hiện nghiên cứu định lƣợng ............................................63 Sơ đồ 3.5: Trình tự thực hiện nghiên cứu định tính..................................................96 Sơ đồ 5.1: Các nhân tố ảnh hƣởng đến trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam ..................................................................................150 Hình 4.1: Xu hƣớng trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam, giai đoạn 2011 – 2015 ...........................................................................106 Hình 4.2: Thực tế các chỉ tiêu của BCTC thƣờng trình bày lại sau kiểm toán trong các công ty niêm yết giai đoạn 2011 – 2015...........................................................107
  • 14. xii DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bảng tổng hợp các nghiên cứu trƣớc Phụ lục 02: Danh sách các công ty niêm yết, nghiên cứu thực hiện phỏng vấn kế toán, nhà quản lý Phụ lục 03: Bảng phỏng vấn nháp và những sự góp ý Phụ lục 04: Dàn bài phỏng vấn kế toán, nhà quản lý ở các công ty niêm yết Phụ lục 05: Bảng câu hỏi khảo sát ý kiến của KTV Phụ lục 06: Tƣơng quan của các biến trong mô hình Phụ lục 07: Kết quả của quá trình hồi quy binary logistic Phụ lục 08 : Danh sách các công ty niêm yết, nghiên cứu thực hiện phỏng vấn kế toán, nhà quản lý Phụ lục 09: Những thông tin thu đƣợc từ phỏng vấn kế toán, nhà quản lý của các công ty niêm yết Phụ lục 10: Những chủ đề và các nhóm về những nhân tố ảnh hƣởng đến trình bày lại BCTC sau kiểm toán Phụ lục 11: Bảng tổng hợp kết quả xử lý dữ liệu của phần nghiên cứu định tính Phụ lục 12: Kết quả của phần nghiên cứu định tính về các nhân tố ảnh hƣởng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam Phụ lục 13: Dữ liệu thu đƣợc từ khảo sát ý kiến KTV Phụ lục 14: Danh sách KTV đƣợc khảo sát ý kiến
  • 15. xiii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AMEX : Sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ (American Stock Exchange) BCĐKT : Bảng cân đối kế toán BCKQHĐKD : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BCTC : Báo cáo tài chính BRC : Blue Ribbon Committee CEO : Tổnggiámđốc,hoặcgiámđốcđiềuhành(ChiefExecutiveOfficer) FASB : Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (The International Accounting Standard Board) GAAP : Các nguyên tắc và những thông lệ kế toán đƣợc chấp nhận (Generally Accepted Accounting Principles) HĐQT : Hội đồng quản trị HNX : Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội HOSE : Sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh NASDAQ : Sàn Giao dịch Chứng khoán NASDAQ NYSE : Sở giao dịch chứng khoán New York (The New York Stock Exchange) KTV : Kiểm toán viên PCAOB : Ban giám sát kế toán công ty đại chúng (Public Company Accounting Oversight Board) SFAC : Các khái niệm kế toán tài chính (Statement of Financial Accounting Concepts) TTCK : Thị trƣờng chứng khoán UBCKNN : Ủy ban chứng khoán nhà nƣớc
  • 16. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của nghiên cứu TTCK Việt Nam trải qua hơn 15 năm với những bƣớc phát triển thăng trầm của nó, các yếu tố góp phần vào việc phát triển bền vững của thị trƣờng không thể không kể đến yếu tố về sự minh bạch thông tin trên thị trƣờng, đặc biệt là thông tin tài chính của các công ty niêm yết cung cấp (Trần Thị Phƣợng, 2017). Những năm gần đây, TTCK Việt Nam nổi lên vấn đề về sự khác biệt giữa thông tin tài chính trên báo cáo tài chính (BCTC) đƣợc kiểm toán với BCTC do chính công ty niêm yết tự lập và công bố trƣớc đó; hay nói cách khác có việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán xảy ra trong các công ty niêm yết. Việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán không chỉ xảy ra ở một số công ty, mà chiếm phần lớn các công ty niêm yết, một số công ty sau kiểm toán có số tiền lợi nhuận lệch so với số tiền lợi nhuận đƣợc công ty công bố trƣớc đó lên tới vài trăm tỷ đồng. Theo số liệu thống kê của Vietstock cho thấy, tỷ lệ công ty niêm yết trình bày lại (điều chỉnh lại) chỉ tiêu lợi nhuận trên BCTC sau kiểm toán từ năm 2012 đến năm 2014 lần lƣợt là 82%, 77% và 72%; riêng 6 tháng của năm 2015, tỷ lệ này là 52% (Minh An, 2015). Một số công ty có số tiền trình bày lại lên tới vài trăm tỷ đồng, nhƣ Công ty cổ phần Địa Ốc Dầu Khí, sau kiểm toán lỗ của năm 2013 tăng thêm 156 tỷ đồng so với công bố trƣớc; hoặc Tổng công ty cổ phần Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam, sau kiểm toán lỗ ở năm 2013 giảm 487 tỷ đồng; không ít công ty niêm yết khiến cho nhà đầu tƣ phải bất ngờ từ chỗ kết quả kinh doanh báo lãi trƣớc kiểm toán chuyển thành lỗ sau kiểm toán và ngƣợc lại. Việc công ty niêm yết có sự trình bày lại BCTC sau kiểm toán rõ ràng cho thấy, BCTC do công ty tự lập và công bố trƣớc đó không đáng tin cậy và có chất lƣợng tƣơng đối thấp. Trình trạng các công ty niêm yết công bố BCTC đƣợc kiểm toán có việc trình bày lại so với trƣớc, làm ảnh hƣởng đến quyết định kinh tế của ngƣời sử dụng BCTC, vì thông tin trên BCTC đƣợc nhà đầu tƣ sử dụng để xác định giá trị công ty (Ball & Brown,1968). Một khi công ty công bố lại BCTC có thông tin khác biệt so với trƣớc, giá cổ phiếu của công ty trên thị trƣờng thay đổi nhanh chóng
  • 17. 2 (Fama,1970). Nhà đầu tƣ sẽ phản ứng tích cực lên giá cổ phiếu của công ty, khi công ty công bố thông tin tốt và phản ứng tiêu cực lên giá cổ phiếu của công ty, khi công ty công bố thông tin xấu (Palmrose & cộng sự, 2001; Anderson & Yohn, 2002; GAO, 2007). BCTC của các công ty niêm yết có ảnh hƣởng nhiều đến cổ đông và tác động đến các giao dịch chứng khoán hàng ngày, điều gì xảy ra với nhà đầu tƣ, khi công ty niêm yết công bố BCTC đƣợc kiểm toán có sự thay đổi kết quả kinh doanh từ lãi chuyển thành lỗ và ngƣợc lại; Callen và cộng sự (2002) cho rằng, những sự trình bày lại trong kế toán là tin xấu cho nhà đầu tƣ; hậu quả của việc các công ty niêm yết công bố lại BCTC có sự sụt giảm số tiền lợi nhuận so với BCTC đƣợc công bố trƣớc đó, làm cho giá cổ phiếu của công ty trên thị trƣờng suy giảm, dẫn đến làm giảm giá trị vốn hóa của công ty trên thị trƣờng (Anderson & Yohn, 2002; GAO, 2007). Khi các công ty niêm yết ở Việt Nam công bố BCTC đƣợc kiểm toán có sự trình bày lại số tiền ở chỉ tiêu lợi nhuận so với trƣớc, giá cổ phiếu của công ty trên thị trƣờng suy giảm (Nguyễn Công Phƣơng, 2015); sự kiện công ty cổ phần Hùng Vƣơng ở năm 2017 minh chứng cho điều đó; cụ thể khi công ty công bố BCTC đƣợc kiểm toán có sự sụt giảm lợi nhuận gần 309 tỷ so với BCTC đƣợc công bố trƣớc đó, giá cổ phiếu của công ty giảm sàn liên tiếp trong 4 phiên giao dịch của thị trƣờng (ở các ngày 2, 3, 6, 7 của tháng 2 năm 2017); điều này đã gây tổn hại cho những nhà đầu tƣ đã mua cổ phiếu của công ty cổ phần Hùng Vƣơng ở những ngày trƣớc khi công ty này công bố BCTC đƣợc kiểm toán. Việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết, không những gây thiệt hại cho nhà đầu tƣ, mà còn gây thiệt hại cho bản thân công ty niêm yết. Nếu tần suất của việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán xuất hiện ở nhiều năm, sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến niềm tin của nhà đầu tƣ đối với thông tin trên BCTC của các công ty niêm yết và đến cả thị trƣờng chứng khoán. Vấn đề đặt ra, tại sao việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán lại xảy ra phổ biến trong các công ty niêm yết ở Việt Nam trong những năm qua, những nhân tố nào ảnh hƣởng đến việc trình bày
  • 18. 3 lại BCTC sau kiểm toán? vấn đề này cần đƣợc nghiên cứu và chỉ ra đối với các công ty niêm yết ở Việt Nam. Nghiên cứu về trình bày lại BCTC đã đƣợc thực hiện ở nhiều nƣớc trên thế giới, một số nghiên cứu tìm thấy một số nhân tố có ảnh hƣởng đến việc trình bày lại BCTC (bao gồm cả gian lận và sai sót), cụ thể nhƣ: Do ảnh hƣởng bởi các đặc điểm của HĐQT công ty (Beasley, 1996; Srinivasan, 2005; Agrawal & Chadha, 2005; Chen và cộng sự, 2006; Lobo & Zhao, 2013); hoặc do ảnh hƣởng bởi đặc điểm liên quan đến kiểm toán BCTC ở các công ty niêm yết (Lazer và cộng sự, 2004; Kinney và cộng sự, 2004; Vivek & Myungsoo, 2013; Tompson & McCoy, 2008; Francis & Yu, 2009; Lobo & Zhao, 2013 ); hoặc do ảnh hƣởng của đặc điểm kinh tế và những đặc điểm khác của công ty (Kinney & McDaniel, 1989; Ahmed & Goodwin, 2007; Rezaei & Mahmoudi, 2013). Ở Việt Nam, theo tác giả chƣa có nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán. Gần đây, có những nghiên cứu xem xét sự ảnh hƣởng của một số nhân tố đến khả năng xảy ra việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết, nhƣ: Nghiên cứu của Nguyễn Văn Hƣơng (2016) về ảnh hƣởng của áp lực lợi nhuận; hoặc nghiên cứu của Nguyễn Việt và Nguyễn Văn Hƣơng (2017) về ảnh hƣởng của các đặc điểm công ty; hoặc nghiên cứu ảnh hƣởng của một số đặc tính của HĐQT đến sai sót trọng yếu trên BCTC của Trần Thị Giang Tân và Trƣơng Thùy Dƣơng (2016). Những bài viết khác chỉ mới dừng lại ở việc thống kê một số công ty có sự trình bày lại BCTC sau kiểm toán, hoặc chỉ ra những khoản mục trình bày lại sau kiểm toán ở một số công ty niêm yết ở Việt Nam (Minh An, 2015; Mỹ Hà và Công Lý, 2014; Minh An, 2015; Vị Xuyên, 2015). Việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán gây hậu quả cho ngƣời sử dụng BCTC, đặc biệt là cho nhà đầu tƣ trên TTCK và bản thân công ty niêm yết; tuy nhiên nghiên cứu về vấn đề này chƣa nhiều ở Việt Nam; từ thực tế đó cần thiết phải có nghiên cứu đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về các nhân tố ảnh hƣởng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam.
  • 19. 4 Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng xảy ra việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam, giúp trả lời câu hỏi việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết chịu tác động bởi những nhân tố nào, qua đó giúp kế toán có những giải pháp khắc phục, hạn chế những sai sót trong việc lập và trình bày BCTC khi chƣa đƣợc kiểm toán, góp phần giảm thiểu việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong tƣơng lai. Việc xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam có ý nghĩa rất lớn trong việc nhận diện, dự báo những công ty có khả năng xảy ra việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán; kết quả của nghiên cứu này không chỉ giúp cho nhà đầu tƣ trên thị trƣờng chứng khoán, mà còn giúp cho các đối tƣợng khác sử dụng BCTC có cơ sở đƣa ra các quyết định kinh tế phù hợp, góp phần làm giảm thiệt hại do hậu quả của việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán gây ra. Từ sự phân tích trên, việc nghiên cứu những nhân tố ảnh hƣởng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam, giai đoạn 2011 – 2015, là thật sự cần thiết ở Việt Nam; do đó, tác giả chọn vấn đề “Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam” để làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sỹ. 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam, giai đoạn 2011 – 2015. Để đạt mục tiêu trên, luận án thực hiện các mục tiêu cụ thể sau: + Mục tiêu thứ nhất: Xác định mô hình các nhân tố ảnh hƣởng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam, và mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố. + Mục tiêu thứ hai: Khám phá và phân tích các nhân tố mới có ảnh hƣởng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam.
  • 20. 5 2.2. Câu hỏi nghiên cứu Để hoàn thành luận án, luận án cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: (1) Những nhân tố nào đƣợc xác định có ảnh hƣởng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam, mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố nhƣ thế nào? (2) Ngoài các nhân tố đƣợc xác định qua kiểm định, có những nhân tố mới nào đƣợc khám phá có ảnh hƣởng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam? 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu trên, cho thấy đối tƣợng nghiên cứu là trình bày lại BCTC sau kiểm toán và các nhân tố ảnh hƣởng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) của Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Các công ty niêm yết ở HOSE và HNX, loại trừ những đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng. - Thời gian: Nghiên cứu cho những công ty có BCTC đƣợc công bố ở giai đoạn từ 2011 đến 2015. - Nghiên cứu xem xét việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán đối với các chỉ tiêu tài chính. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu hỗn hợp gắn kết, trong đó phƣơng pháp định lƣợng là chính, còn phƣơng pháp định tính là phụ gắn kết vào phƣơng pháp định lƣợng; phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng đƣợc sử dụng là phƣơng pháp nghiên cứu chính trong luận án này, phƣơng pháp này nhằm giúp tác giả đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, cụ thể nhƣ: Xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán từ các lý thuyết và các nghiên cứu trƣớc, thiết kế mô hình nghiên cứu và phát triển các giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố
  • 21. 6 ảnh hƣởng đến trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam; theo sau đó, phƣơng pháp hồi quy binary logistic đƣợc sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu, nhằm xác định các nhân tố ảnh hƣởng và vai trò ảnh hƣởng của chúng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này, nhƣ là một phần nghiên cứu phụ, gắn kết vào phƣơng pháp định lƣợng, nhằm giúp tác giả khám phá thêm những nhân tố mới có ảnh hƣởng đến khả năng xảy ra việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam, hoặc những nhân tố không thể kiểm chứng bằng phƣơng pháp thực nghiệm; theo đó, phƣơng pháp nghiên cứu tình huống và phƣơng pháp phỏng vấn bán cấu trúc đƣợc sử dụng, đối tƣợng đƣợc phỏng vấn là kế toán, nhà quản lý của các công ty niêm yết; đồng thời nghiên cứu thực hiện khảo sát ý kiến của các KTV thực hiện kiểm toán BCTC của các công ty niêm yết; kết quả của phần nghiên cứu định tính kết hợp với kết quả của phần nghiên cứu chính, giúp tác giả xác định những nhân tố ảnh hƣởng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam. 5. Dữ liệu dùng cho nghiên cứu Việc thu thập dữ liệu dùng cho nghiên cứu là rất quan trọng, có liên quan đến kết quả nghiên cứu. Dữ liệu tác giả sử dụng cho nghiên cứu phần định lƣợng là dữ liệu thứ cấp, bao gồm dữ liệu tài chính và dữ liệu phi tài chính. Những dữ liệu này đƣợc chính các công ty niêm yết công bố ở HOSE và HNX. Dữ liệu tài chính: Thu thập từ BCTC năm chƣa đƣợc kiểm toán và BCTC năm đƣợc kiểm toán. + Tác giả thu thập dữ liệu BCTC năm chƣa đƣợc kiểm toán và dữ liệu BCTC năm sau khi đƣợc kiểm toán của tất cả các công ty niêm yết ở HOSE và HNX của Việt Nam. Tất cả dữ liệu này đƣợc thu thập cho giai đoạn từ năm 2011 đến 2015. Dữ liệu này đƣợc các công ty niêm yết công bố trên trang web của chính công ty, hoặc trên trang web của HOSE và HNX.
  • 22. 7 Số lƣợng BCTC năm chƣa kiểm toán và BCTC năm đƣợc kiểm toán, đƣợc thu thập cho từng công ty và cho từng năm. Kết quả nghiên cứu sẽ thu đƣợc số lƣợng BCTC năm chƣa đƣợc kiểm toán và cùng số đó là số BCTC năm đã đƣợc kiểm toán của tất cả các công ty niêm yết ở cả HOSE và HNX, loại trừ các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. + Về dữ liệu giá trị thị trƣờng của từng công ty, tác giả thu thập dữ liệu từ bảng giá đóng cửa của ngày giao dịch kết thúc năm đƣợc công bố bởi HOSE và HNX. - Đối với dữ liệu phi tài chính: Tất cả các dữ liệu phi tài chính liên quan đến đặc điểm của hội đồng quản trị, đặc điểm khác của công ty đƣợc thu thập cho tất các công ty niêm yết ở HOSE và HNX của Việt Nam. Dữ liệu thu thập cho giai đoạn 2011 đến 2015. Dữ liệu này đƣợc thu thập trên các báo cáo thƣờng niên hàng năm của các công ty từ 2011 - 2015. Tất cả nguồn dữ liệu này đƣợc các công ty niêm yết công bố trong báo cáo thƣờng niên của các công ty ở mỗi năm, cũng nhƣ trên trang web của HOSE và HNX. - Cuối cùng, những dữ liệu thu thập đƣợc từ phỏng vấn kế toán, nhà quản lý ở các công ty niêm yết và dữ liệu thu đƣợc từ hỏi ý kiến của KTV, những ngƣời thực hiện kiểm toán BCTC của các công ty niêm yết. 6. Đóng góp của luận án Nghiên cứu này sau khi thực hiện xong, sẽ có những đóng góp về mặt học thuật và thực tiễn nhƣ sau: 6.1. Về mặt học thuật Thứ nhất, luận án này tiếp cận nghiên cứu theo hƣớng, có hay không việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam; với hƣớng tiếp cận này, trình bày lại BCTC đƣợc đo lƣờng trực tiếp, và phân tích bằng hồi quy logistic; đóng góp này làm cơ sở cho các nghiên cứu sau này về hƣớng tiếp cận nghiên cứu liên quan đến công bố thông tin trên BCTC của các công ty niêm yết, nhƣ: Có hay không, công ty niêm yết trình bày sai sót trọng yếu BCTC; hoặc có hay không, công ty niêm yết quản lý lợi nhuận; cũng nhƣ nghiên cứu về chất lƣợng BCTC của các công ty niêm yết ở Việt Nam.
  • 23. 8 Thứ hai, dữ liệu sử dụng cho nghiên cứu đủ lớn (2.412 BCTC), xem xét cho cả tổng thể nghiên cứu; do vậy, kết quả nghiên cứu phản ánh đúng bản chất vấn đề nghiên cứu của tổng thể đƣợc nghiên cứu; vì vậy, kết quả này là cơ sở đáng tin cậy để sử dụng cho các nghiên cứu sau này về trình bày lại BCTC và các nhân tố ảnh hƣởng. Thứ ba, mƣời một (11) nhân tố đƣợc xác định thông qua kiểm định, một nhân tố (1) đƣợc xác định bằng phƣơng pháp thống kê và ba (3) nhân tố mới đƣợc khám phá trong nghiên cứu này, tác giả đã xây dựng đƣợc mô hình các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam; đóng góp này làm cơ sở cho những nghiên cứu trong tƣơng lai về mô hình các nhân tố ảnh hƣởng đến việc trình bày lại BCTC. Cuối cùng, kết quả của nghiên cứu đƣa ra các hàm ý liên quan đến quản trị công ty, cơ cấu sở hữu vốn, cũng nhƣ cơ sở nhận diện những đặc điểm của công ty có khả năng xảy ra việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam. 6.2. Về mặt thực tiễn Kết quả của nghiên cứu này cung cấp những bằng chứng về thực trạng việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán, cũng nhƣ những nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng xảy ra việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam, giai đoạn 2011 – 2015, qua đó giúp cho: - Thứ nhất: Cơ quan quản lý TTCK nhận thấy thực trạng việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam, cũng nhƣ những nhân tố ảnh hƣởng, từ đó có những giải pháp nhằm làm suy giảm khả năng xảy ra việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết. - Thứ hai: Nhà quản lý các công ty niêm yết có cơ sở nhận diện những nhân tố có ảnh hƣởng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán; nhờ vậy trả lời đƣợc câu hỏi tại sao việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán lại xảy ra ở công ty; qua đó giúp nhà quản lý công ty niêm yết có những hƣớng khắc phục trong quản trị công ty để làm giảm thiểu
  • 24. 9 khả năng xảy ra việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong tƣơng lai, chính điều này góp phần làm tăng niềm tin của ngƣời sử dụng BCTC của công ty. - Thứ ba: Những nhà đầu tƣ chứng khoán, ngân hàng và những ngƣời sử dụng BCTC khác, có cơ sở để nhận diện những BCTC của những công ty niêm yết có khả năng trình bày lại sau kiểm toán; qua đó giúp họ thận trọng hơn trong việc sử dụng thông tin trên BCTC chƣa đƣợc kiểm toán và có những quyết định kinh tế phù hợp. - Cuối cùng, kết quả của nghiên cứu này cung cấp thêm bằng chứng làm cơ sở nhận diện những công ty có khả năng trình bày lại BCTC, giúp KTV có kế hoạch kiểm toán phù hợp. 7. Kết cấu của luận án Để đạt đƣợc mục tiêu của luận án, ngoài phần mở đầu, nội dung của luận án đƣợc trình bày ở 5 chƣơng nhƣ sau: - Chƣơng 1: Tổng quan về trình bày lại BCTC và các nhân tố ảnh hƣởng đến việc trình bày lại BCTC trong các công ty niêm yết từ các nghiên cứu trƣớc. Chƣơng này nhằm tổng quan các nghiên cứu trƣớc về trình bày lại BCTC và những nguyên nhân dẫn đến, cũng nhƣ các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng xảy ra việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết. Vì vậy, chƣơng này trình bày những nội dung nhƣ sau: Trình bày lại BCTC và các nguyên nhân dẫn đến trình bày lại BCTC; những hƣớng nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về các nhân tố ảnh hƣởng đến việc trình bày lại BCTC trong các công ty niêm yết, những phát hiện của các nghiên trƣớc, cũng nhƣ những phân tích, đánh giá về những đóng góp và hạn chế của các nghiên cứu trƣớc liên quan đến vấn đề nghiên cứu, cuối cùng là khe hổng nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu của luận án. - Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chƣơng này, trình bày những cơ sở lý thuyết làm nền tảng cho việc xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng xảy ra việc trình bày lại BCTC trong các công ty niêm yết; cũng nhƣ những khái niệm trong nghiên cứu. Trên cơ sở các lý thuyết đã đƣợc tổng hợp, kết hợp với kết quả của các nghiên cứu trƣớc đƣợc trình bày ở chƣơng 1, chƣơng này trình bày các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng xảy ra việc
  • 25. 10 trình bày lại BCTC sau kiểm toán rút ra từ cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trƣớc, làm cơ cở cho nghiên cứu này; cuối cùng là mô hình nghiên cứu thực nghiệm của luận án. - Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu. Luận án sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu hỗn hợp gắn kết, trong đó nghiên cứu định lƣợng là phƣơng pháp chính; vì vậy, chƣơng này sẽ trình bày nội dung và thiết kế nghiên cứu định lƣợng, mô hình nghiên cứu, các biến và thang đo của các biến. Mặt khác, quy mô mẫu, phƣơng pháp thu thập dữ liệu sử dụng cho nghiên cứu định lƣợng và phƣơng pháp xử lý số liệu cũng đƣợc trình bày trong chƣơng này; cuối cùng trình bày trình tự thực hiện phần nghiên cứu định tính. - Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Những kết quả đạt đƣợc từ nghiên cứu của luận án đƣợc trình bày ở chƣơng này, cụ thể nhƣ: Thực trạng việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam qua các năm; những kết quả đạt đƣợc từ nghiên cứu định lƣợng và định tính về những nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng xảy ra việc trình bày lại BCTC trong các công ty niêm yết ở Việt Nam; cũng nhƣ mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố. Mặt khác, chƣơng này còn trình bày phần thảo luận kết quả đạt đƣợc, cũng nhƣ phân tích những điểm tƣơng đồng và khác biệt của kết quả nghiên cứu này với những phát hiện của các nghiên cứu trƣớc về các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng xảy ra việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán. - Chƣơng 5: Kết luận, các hàm ý và kiến nghị Chƣơng này trình bày những kết luận rút ra từ việc thực hiện toàn bộ luận án, những mục tiêu đạt đƣợc và chƣa đạt đƣợc, cũng nhƣ những đóng góp và những hạn chế của luận án; bên cạnh, chƣơng này còn trình bày những hàm ý và những gợi ý chính sách đƣợc đƣa ra, nhằm làm giảm khả năng xảy ra việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam, cũng nhƣ những kiến nghị đối với các đối tƣợng sử dụng thông tin trên BCTC khi chƣa đƣợc kiểm toán.
  • 26. 11 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ TRÌNH BÀY LẠI BCTC VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC TRÌNH BÀY LẠI BCTC TRONG CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TỪ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC. Giới thiệu Việc tìm hiểu những nghiên cứu trước liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm giúp tác giả nhận thấy những nguyên nhân dẫn đến trình bày lại BCTC, những nhân tố ảnh hưởng đến việc trình bày lại BCTC được các nghiên cứu trước phát hiện, cũng như những nhân tố chưa được các nghiên cứu trước phát hiện; qua đó giúp tác giả tìm thấy được khe hổng nghiên cứu và xác định vấn đề nghiên cứu của luận án. Vì vậy, chương này tập trung trình bày những nội dung chính như sau: Trình bày lại BCTC và những nguyên nhân dẫn đến trình bày lại BCTC; các nghiên cứu trước về những nhân tố ảnh hưởng đến việc trình bày lại BCTC; cũng như những phân tích, đánh giá, những đóng góp từ việc tổng hợp các nghiên cứu trước; cuối cùng, trình bày khe hổng cho nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu của luận án. 1.1. Trình bày lại BCTC và những nguyên nhân dẫn đến trình bày lại BCTC Theo FASB, một sự trình bày lại BCTC nhƣ là một bản sửa đổi của BCTC đã ban hành trƣớc đó để sửa lỗi. Việc các công ty niêm yết phát hành lại BCTC có sự sửa đổi so với BCTC phát hành trƣớc đó, xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia và đƣợc nhiều nghiên cứu đề cập. Nguyên nhân dẫn đến trình bày lại BCTC có nhiều nguyên nhân, đƣợc một số nghiên cứu trƣớc ở các nƣớc chỉ ra nhƣ: Plumlee & Yohn (2010), GAO (2007) và DeZoort (2011). Plumlee & Yohn (2010) cho rằng việc trình bày lại BCTC do bốn nguyên nhân nhƣ: Lỗi hệ thống nội bộ, cố ý thao túng (gian lận), do các giao dịch phức tạp và cuối cùng là do một số đặc điểm của chuẩn mực kế toán. GAO (2007) cho rằng trình bày lại BCTC có thể do nhầm lẫn và cũng có thể do gian lận. DeZoort (2011) nêu bật một số nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến việc trình bày lại BCTC nhƣ: Sự phức tạp của chuẩn mực kế toán, hoặc các giao dịch; sự yếu kém trong kiểm soát và quản lý tài chính; gia tăng sự bảo thủ của kiểm toán và ủy ban kiểm toán; áp dụng mức trọng yếu rộng; thiếu minh bạch và cuối cùng là gian lận.
  • 27. 12 Tompson & McCoy (2008) cho rằng những sự trình bày lại là do lỗi kế toán và sự thay đổi kiểm toán. Cụ thể, những sự trình bày lại là do mua bán, sáp nhập, sự thay đổi phƣơng pháp kế toán, các hoạt động bị ngừng hoạt động, hủy bỏ; do sai sót, do thay đổi trong sự trình bày và thay đổi các ƣớc tính kế toán. Nhìn chung trình bày lại BCTC bao gồm cả lý do gian lận, nhƣng hầu hết là do nhầm lẫn của kế toán và áp dụng sai các nguyên tắc kế toán đƣợc chấp nhận. Sau đây, nghiên cứu làm rõ một số nguyên nhân dẫn đến trình bày lại BCTC: + Lỗi trong kế toán: Khi một công ty trình bày lại BCTC đã phát hành trƣớc đó để sửa những lỗi kế toán; kế toán viên mắc phải sai lầm trong quá trình ghi sổ và lập BCTC khi không tuân thủ các tiêu chuẩn kế toán hoặc không hiểu chúng; nói khác đi, nhầm lẫn về kế toán có thể bắt nguồn từ sự thiếu hụt trình độ của nhân viên hoặc sự khác biệt giữa các tiêu chuẩn nghề nghiệp. + Hệ thống kiểm soát nội bộ yếu: Khi một công ty có thể trình bày lại BCTC phát hành trƣớc đó, nếu KTV độc lập phát hiện ra những điểm yếu trong thủ tục, cơ chế kiểm soát BCTC; PCAOB định nghĩa yếu điểm trong kiểm soát nội bộ nhƣ là một sự thiếu hụt dẫn tới nhiều hơn một khả năng từ xa, mà một lỗi trong BCTC của công ty sẽ không bị phát hiện. Kiểm soát là tập hợp các hƣớng dẫn mà lãnh đạo cấp cao thiết lập để ngăn ngừa tổn thất hoạt động do lỗi, sự cố công nghệ, sự bỏ sót của nhân viên hoặc bất cẩn và trộm cắp. Kiểm soát nội bộ yếu làm gia tăng khả năng trình bày lại BCTC. + Gian lận: Là hành vi cố ý do một hay nhiều ngƣời trong Ban quản trị, Ban Giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện bằng các hành vi gian dối để thu lợi bất chính hoặc bất hợp pháp (Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, 2017). Có hai loại gian lận; đó là lập BCTC gian lận và hành vi biển thủ tài sản; trong nghiên cứu này gian lận đƣợc đề cập chủ yếu là lập BCTC gian lận. Lập BCTC gian lận là hành vi cố ý, có chủ đích của Ban Giám đốc khi điều chỉnh BCTC nhằm làm ngƣời sử dụng hiểu sai về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh, khả năng sinh lời, các luồng tiền của đơn vị kiểm toán (Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, 2017). Do vậy, việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam đƣợc
  • 28. 13 xem xét trong nghiên cứu này bao gồm cả lý do lập BCTC gian lận; liệu rằng Ban giám đốc có cố tình điều chỉnh BCTC quý 4 để đánh lừa ngƣời sử dụng BCTC, dẫn đến công ty phải trình bày lại BCTC sau kiểm toán. + Những đặc điểm của chuẩn mực kế toán: Plumlee & Yohn (2010) cho rằng những đặc điểm của chuẩn mực kế toán có đóng góp đến trình bày lại BCTC; các đặc điểm của chuẩn mực kế toán đƣợc Plumlee & Yohn (2010) đề cập nhƣ: Sự thiếu rõ ràng trong việc áp dụng các chuẩn mực kế toán; hoặc sự gia tăng của nhiều tài liệu, vì chuẩn mực ban đầu thiếu sự rõ ràng; hoặc sử dụng các phán đoán trong việc áp dụng chuẩn mực, hoặc áp dụng sai các nguyên tắc chi tiết và phức tạp. + Sự phức tạp của các giao dịch: Plumlee & Yohn (2010) đề cập sự trình bày lại BCTC do đóng góp của các giao dịch phức tạp; sự phức tạp có nhiều khả năng liên quan đến vốn chủ sở hữu, các vấn đề mua/đầu tƣ. Những trƣờng hợp sau cũng có thể dẫn đến công ty phát sinh các giao dịch phức tạp nhƣ: Hợp nhất kinh doanh, các công cụ tài chính phái sinh, thuế thu nhập tƣơng lai, hợp nhất báo cáo tài chính, các giao dịch nội bộ. Trình bày lại BCTC đề cập trong nghiên cứu này, là sau kiểm toán công ty niêm yết có việc trình bày lại BCTC, bất kể là việc trình bày lại này là do sự nhầm lẫn của kế toán, hay do gian lận, hay do bất kỳ những lý do khác. Vì vậy, những nghiên cứu trƣớc có liên quan đến những nhân tố ảnh hƣởng đến gian lận BCTC, hoặc trình bày sai sót trọng yếu BCTC, hoặc quản lý lợi nhuận, hoặc trình bày lại BCTC đều là đối tƣợng đƣợc tác giả tổng hợp, nhằm giúp tác giả xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến việc trình bày lại BCTC; qua đó, có cơ sở để phát triển các giả thuyết và kiểm định sự ảnh hƣởng của chúng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam. 1.2. Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài về những nhân tố ảnh hƣởng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán Nghiên cứu về trình bày lại BCTC, hoặc gian lận BCTC đƣợc nhiều nghiên cứu thực hiện ở nhiều quốc gia khác nhau nhƣ: Mỹ, Úc, Canada, Trung quốc, Iran, Malaysia …(Beasley, 1996; Chen và cộng sự, 2006; Ahmed & Goodwin, 2007;
  • 29. 14 Trình bày lại BCTC Hƣớng 3 Hƣớng 2 Hƣớng 1 GAO, 2007; Abdullah và cộng sự, 2010; Zhizhong và cộng sự, 2011; COSO, 2010; Francis và cộng sự, 2012; Rezaei & Mahmoudi, 2013; Abdoli & Nazemi, 2013; Srinivasan, 2013; Ahmadabadi và cộng sự, 2014;…); những nghiên cứu kể trên cố gắng tìm kiếm bằng chứng về việc trình bày lại BCTC, hoặc gian lận BCTC trong các công ty niêm yết chịu ảnh hƣởng bởi các nhân tố nào; có nhiều hƣớng tiếp cận nghiên cứu khác nhau để tìm kiếm những nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng xảy ra việc trình bày lại BCTC; căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu đƣợc các nghiên cứu trƣớc hƣớng đến, tác giả tổng hợp theo ba hƣớng tiếp cận nghiên cứu nhƣ sơ đồ 1.1. Đặc điểm của HĐQT và cơ cấu sở hữu vốn công ty Những đặc điểm liên quan đến kiểm toán BCTC ở các công ty niêm yết Đặc điểm kinh tế và những đặc điểm khác của công ty Sơ đồ 1.1: Các hƣớng tiếp cận nghiên cứu của các nghiên cứu trƣớc về những nhân tố ảnh hƣởng đến việc trình bày lại BCTC. (Nguồn: Tác giả tổng hợp). - Hƣớng tiếp cận nghiên cứu thứ nhất, là đặc điểm của HĐQT và cơ cấu sở hữu vốn công ty, hoặc chỉ đặc điểm của HĐQT công ty ảnh hƣởng đến việc trình bày lại BCTC, hoặc gian lận BCTC; hƣớng nghiên cứu này có các nghiên cứu nhƣ: Beasley (1996), COSO (2010), Lobo & Zhao (2013), Srinivasan (2005), Abbot và cộng sự (2004), Agrawal & Chadha (2005), Abdullah và cộng sự (2010).
  • 30. 15 - Hƣớng tiếp cận nghiên cứu thứ hai, là những đặc điểm có liên quan đến kiểm toán BCTC ở công ty niêm yết; hƣớng nghiên cứu này có một số tác giả nhƣ: Lazer và cộng sự (2004), Vivek & Myungsoo (2013), Tompson & McCoy (2008), Stanley & DeZoort (2007). - Hƣớng tiếp cận nghiên cứu cuối cùng là những đặc điểm kinh tế và những đặc điểm khác của công ty niêm yết. Theo hƣớng này có các nghiên cứu nhƣ: Kinney & McDaniel (1989), GAO (2007), COSO (2010), Ahmed & Goodwin (2007), Rezaei & Mahmoudi (2013). Nhìn chung ba hƣớng nghiên cứu kể trên có những khác biệt so với khung nghiên cứu về chất lƣợng kiểm toán của Defond & Zhang (2014). Trong khi khung nghiên cứu về chất lƣợng kiểm toán xem xét những nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng kiểm toán, và chất lƣợng của kiểm toán đƣợc đo lƣờng bởi nhiều cách khác nhau, trong đó có sử dụng trình bày lại BCTC, chính sự đo lƣờng chất lƣợng kiểm toán khác nhau, nên các mô hình nghiên cứu về chất lƣợng kiểm toán cũng khác nhau và ít nhiều khác với mô hình nghiên cứu về trình bày lại BCTC; cụ thể, các hƣớng nghiên cứu về trình bày lại BCTC nêu trên, xem xét cụ thể việc trình bày lại BCTC ở các công ty niêm yết chịu ảnh hƣởng bởi những nhân tố nào; ở những khía cạnh xem xét khác nhau, nên có những hƣớng nghiên cứu khác nhau về các nhân tố ảnh hƣởng; tuy nhiên, các hƣớng nghiên cứu về trình bày lại BCTC cùng chung mục đích, đó là tìm kiếm câu trả lời về những nhân tố ảnh hƣởng đến việc trình bày lại BCTC ở các công ty niêm yết. Dƣới đây, tác giả khảo lƣợc những nghiên cứu đề cập đến những nhân tố ảnh hƣởng đến việc trình bày lại BCTC: 1.2.1. Những nghiên cứu về ảnh hƣởng của đặc điểm HĐQT và cơ cấu sở hữu vốn công ty đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC Những nghiên cứu trƣớc ở các nƣớc nhƣ: Mỹ, Úc, Trung quốc, Malaysia xem xét ảnh hƣởng của đặc điểm HĐQT và cơ cấu sở hữu vốn của công ty đến trình bày lại BCTC, hoặc gian lận BCTC. Trong đó nổi lên nghiên cứu của Beasley (1996), Abbott và cộng sự (2001), Agrawal & Chadha (2005), Chen và cộng sự (2006),
  • 31. 16 GAO (2007), COSO (2010), Abdullah và cộng sự (2010), Zhizhong và cộng sự (2011), Abdoli & Nazemi (2013)…Những nghiên cứu trên tập trung vào tìm kiếm bằng chứng về ảnh hƣởng của đặc điểm HĐQT công ty đến trình bày lại BCTC, hoặc gian lận BCTC. Họ thiết kế nghiên cứu dựa vào những đặc điểm của HĐQT công ty, hoặc đặc điểm của HĐQT và cấu trúc vốn chủ sở hữu của công ty; những đặc điểm nhƣ: Quy mô HĐQT, sự kiêm nhiệm của chủ tịch HĐQT, sự độc lập của HĐQT, tỷ lệ sở hữu công ty của ban giám đốc, tỷ lệ sở hữu công ty của ban giám đốc và HĐQT, giám đốc điều hành thuộc về gia đình…). Cụ thể nhƣ sau: Sự độc lập của HĐQT đƣợc xác định dựa vào tỷ lệ các thành viên bên ngoài trong HĐQT, kết quả của một số nghiên cứu tìm thấy sự độc lập của HĐQT có ảnh hƣởng đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC (Zhizhong và cộng sự, 2011), hoặc gian lận BCTC (Beasley,1996; Chen và cộng sự, 2006); kết quả nghiên cứu của họ cho thấy, những công ty có tỷ lệ các thành viên bên ngoài trong HĐQT cao, khả năng xảy ra trình bày lại BCTC, hoặc gian lận BCTC sẽ ít hơn. Trong khi các nghiên cứu khác lại chƣa tìm thấy sự độc lập của HĐQT thông qua tỷ lệ thành viên bên ngoài trong HĐQT có ảnh hƣởng đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC (Abbott và cộng sự, 2001; Agrawal & Chadha, 2005; Abdullah và cộng sự, 2010; Ahmadabadi và cộng sự, 2014). Quy mô HĐQT thể hiện qua số thành viên của HĐQT, kết quả nghiên cứu của Beasley (1996) tìm thấy quy mô HĐQT có ảnh hƣởng đến khả năng gian lận BCTC, sự gia tăng quy mô HĐQT làm gia tăng khả năng xảy ra gian lận BCTC; kết quả của Beasley (1996) phù hợp với lập luận của Jensen (1993), đó là vi mô HĐQT nhỏ hơn cung cấp chức năng kiểm soát tốt hơn HĐQT có quy mô lớn; trong khi các nghiên cứu khác chƣa phát hiện quy mô HĐQT có ảnh hƣởng đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC (Agrawal & Chadha, 2005; GAO, 2007; Abdullah và cộng sự, 2010; COSO, 2010), hoặc sai sót trọng yếu BCTC (Abbott và cộng sự, 2001) Đặc điểm thành viên của HĐQT, hoặc thành viên của ủy ban kiểm toán có chuyên môn tài chính, nhiều nghiên cứu tìm thấy những công ty có thành viên trong HĐQT, hoặc ủy ban kiểm toán có chuyên môn tài chính, khả năng xảy ra trình bày
  • 32. 17 lại BCTC sẽ giảm (Abbott và cộng sự, 2004; Agrawal & Chadha, 2005; Lary, & Taylor, 2012). Vì một khi trong HĐQT có thành viên có chuyên môn về tài chính, họ sẽ giám sát tốt hơn quá trình lập và trình bày BCTC của công ty, do vậy góp phần làm giảm khả năng xảy ra trình bày lại BCTC. Đặc điểm về số cuộc họp của HĐQT đƣợc xác định thông qua số lần họp của HĐQT trong một năm, một số nghiên cứu tìm thấy số cuộc họp của HĐQT trong năm có ảnh hƣởng đến gian lận BCTC (Chen và cộng sự, 2006), hoặc sai sót trọng yếu BCTC (Abbott và cộng sự, 2001); Chen và cộng sự (2006) tìm thấy số cuộc họp của HĐQT có mối tƣơng quan thuận với khả năng gian lận BCTC, trong khi Abbott và cộng sự (2001) tìm thấy những công ty có số cuộc họp của HĐQT trong năm càng nhiều, khả năng xảy ra sai sót trọng yếu BCTC ít hơn. Đặc điểm về sự kiêm nhiệm của chủ tịch HĐQT, sự kiêm nhiệm của chủ tịch HĐQT đƣợc nhiều nghiên cứu xác định đó là một cá nhân đồng thời kiêm cả chủ tịch HĐQT và giám đốc, hoặc tổng giám đốc điều hành của một công ty; Efendi và cộng sự (2007) tìm thấy sự trình bày sai trọng yếu BCTC xảy ra ở những công ty, mà ở đó CEO kiêm chủ tịch HĐQT. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu khác đều chƣa tìm thấy sự kiêm nhiệm của chủ tịch HĐQT có ảnh hƣởng đến việc trình bày lại BCTC, hoặc gian lận, hoặc sai sót trọng yếu BCTC (Beasley, 1996; Abbott và cộng sự, 2001; Agrawal & Chadha, 2005; Chen và cộng sự, 2006; Abdullah và cộng sự, 2010; Zhizhong và cộng sự, 2011). Đặc điểm giám đốc điều hành thuộc về gia đình, nghiên cứu của Agrawal & Chadha (2005) tìm thấy những công ty có giám đốc điều hành thuộc về công ty gia đình sáng lập, có nhiều khả năng xảy ra trình bày lại BCTC hơn các công ty khác. Đặc điểm về ủy ban kiểm toán độc lập, Abbott và cộng sự (2001) tìm thấy công ty có ủy ban kiểm toán độc lập, góp phần làm giảm khả năng xảy ra sai sót trọng yếu BCTC; trong khi nghiên cứu của Agrawal & Chadha (2005) không tìm thấy sự ảnh hƣởng của ủy ban kiểm toán độc lập đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC. Tuy nhiên Abbott và cộng sự (2001) và Agrawal & Chadha (2005) có điểm phát hiện giống nhau ở chỗ những công ty có HĐQT, hoặc ủy ban kiểm toán có một giám đốc độc lập có chuyên môn về tài chính, ít có khả năng xảy ra trình bày lại BCTC.
  • 33. 18 Đặc điểm về sở hữu của cổ đông lớn bên ngoài, một số nghiên cứu tìm thấy tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn bên ngoài có thể giúp ngăn chặn việc trình bày sai trọng yếu, vì vậy khả năng xảy ra trình bày lại BCTC sẽ ít hơn (Abdullah và cộng sự, 2010; Zhizhong và cộng sự, 2011); Wang & Wu (2011) tìm thấy những công ty có sự trình bày lại BCTC là những công ty có tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tƣ tổ chức tƣơng đối thấp, có cổ đông nhà nƣớc kiểm soát. Đặc điểm về tỷ lệ sở hữu vốn của ban giám đốc và hội đồng quản trị, mặc dù có nhiều nghiên cứu trƣớc xem xét đến sự ảnh hƣởng của yếu tố này đến gian lận BCTC, hoặc trình bày lại BCTC (Beasley, 1996; Agrawal & Chadha, 2005; Chen và cộng sự, 2006; Abdullah và cộng sự, 2010; Ahmadabadi và cộng sự, 2014; Aziz và cộng sự, 2017), tuy nhiên rất ít nghiên cứu tìm thấy bằng chứng tỷ lệ sở hữu công ty bởi ban giám đốc và HĐQT có ảnh hƣởng đến việc trình bày lại BCTC, hoặc gian lận BCTC. Mặc dù, Aziz và cộng sự (2017) tìm thấy bằng chứng chủ sở hữu quản lý có ảnh hƣởng đáng kể đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC; tuy nhiên phát hiện của họ là chủ sở hữu quản lý làm giảm khả năng xảy ra trình bày lại BCTC, hay nói cách khác chủ sở hữu quản lý có hiệu quả trong việc giám sát và kỷ luật các nhà quản lý để đảm bảo các khoản mục của BCTC đƣợc trình bày không bị sai. Tóm lại, có nhiều nghiên cứu tìm thấy bằng chứng một số đặc điểm của HĐQT công ty có ảnh hƣởng đến trình bày lại BCTC (gồm cả gian lận và sai sót trọng yếu BCTC) (Beasley, 1996; Chen và cộng sự; 2006; Zhizhong và cộng sự, 2011). Tuy nhiên, cũng có nhiều nghiên cứu khác chƣa tìm thấy bằng chứng về những đặc điểm của HĐQT có ảnh hƣởng đến việc trình bày lại BCTC (Agrawal & Chadha, 2005; Abdullah và cộng sự, 2010; Abdoli & Nazemi, 2013; Ahmadabadi và cộng sự, 2014; Abbott và cộng sự, 2002). Cũng có sự tƣơng đồng của nhiều nghiên cứu trong việc phát hiện một số đặc điểm của HĐQT có ảnh hƣởng đến việc trình bày lại BCTC, những đặc điểm đó nhƣ: Tỷ lệ giám đốc bên ngoài trong HĐQT, thành viên của HĐQT hoặc ủy ban kiểm toán có chuyên môn tài chính. Ở Việt Nam, một nền kinh tế mới nổi, đặc điểm môi trƣờng kinh tế - xã hội có khác so với các nƣớc có nền kinh tế phát triển. Đặc biệt về quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam còn yếu, liệu rằng những đặc điểm của HĐQT, cơ cấu sở hữu vốn của các
  • 34. 19 công ty có ảnh hƣởng đến khả năng các công ty niêm yết trình bày lại BCTC sau kiểm toán? Nghiên cứu ảnh hƣởng của những đặc điểm này đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam, là thật sự cần thiết. 1.2.2. Những nghiên cứu đề cập đến ảnh hƣởng của những đặc điểm liên quan đến kiểm toán BCTC ở các công ty niêm yết đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC Lý thuyết đại diện đề cập công ty nhƣ là một hợp đồng của các nhóm khác nhau, đó là giữa ngƣời quản lý và cổ đông, giữa cổ đông và chủ nợ. Ngƣời đại diện luôn có xu hƣớng hành động vì lợi ích tốt nhất cho ngƣời chủ sở hữu. Vì vậy, cần thiết lập những cơ chế khác nhau để ngƣời đại diện bảo vệ lợi ích của các bên liên quan khác, một trong những cơ chế đó là kiểm toán BCTC (Jensen & Meckling, 1976; Chow & Rice, 1982; Watts & Zimmerman, 1986). Sự hiệu quả của cơ chế này, tùy thuộc vào chất lƣợng của kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán BCTC. Có nhiều nghiên cứu tập trung vào xem xét ảnh hƣởng của những đặc điểm liên quan đến kiểm toán BCTC ở các công ty niêm yết nhƣ: Vivek & Myungsoo (2013), Lobo & Zhao (2013), Blankley và cộng sự (2013), Kinney và cộng sự (2004), Lazer và cộng sự (2004),….Những nghiên cứu trên xem xét ảnh hƣởng của phí kiểm toán, phí các dịch vụ khác mà công ty kiểm toán cung cấp cho công ty niêm yết, BCTC của công ty niêm yết có đƣợc kiểm toán bởi công ty kiểm toán có uy tín, cuối cùng công ty niêm yết có sự thay đổi công ty kiểm toán thực hiện BCTC. Kết quả của các nghiên cứu trƣớc tìm thấy bằng chứng một số đặc điểm liên quan đến kiểm toán BCTC ở các công ty niêm yết có ảnh hƣởng đến khả năng công ty trình bày lại BCTC nhƣ: Uy tín của công ty kiểm toán thực hiện kiểm toán BCTC, phí kiểm toán, sự nổ lực kiểm toán, các dịch vụ khác mà công ty niêm yết nhận sự cung cấp từ công ty kiểm toán, công ty niêm yết có sự thay đổi công ty kiểm toán. Cụ thể ảnh hƣởng của một số nhân tố đƣợc các nghiên cứu trƣớc phát hiện nhƣ sau: Thứ nhất, đề cập đến phí kiểm toán: Có những nghiên cứu gần đây nhƣ: Blankley và cộng sự (2012), Lobo & Zhao (2013) cho rằng phí kiểm toán có ảnh
  • 35. 20 hƣởng đến trình bày lại BCTC. Blankley và cộng sự (2012) tìm thấy phí kiểm toán có mối tƣơng quan nghịch đến khả năng trình bày lại BCTC; họ cho rằng phí kiểm toán thấp bất thƣờng dẫn đến có nhiều khả năng xảy ra trình bày lại BCTC trong tƣơng lai. Thứ hai, đề cập đến phí các dịch vụ khác mà công ty niêm yết trả cho công ty kiểm toán độc lập: Nghiên cứu của Kinney và cộng sự (2004) đề cập đến phí dịch vụ thuế mà công ty kiểm toán đƣợc nhận khi cung cấp dịch vụ thuế cho khách hàng. Kết quả nghiên cứu của Kinney và cộng sự (2004) tìm thấy bằng chứng phí dịch thuế có mối tƣơng quan nghịch đến sự trình bày lại BCTC của các công ty. Thứ ba, công ty niêm yết có sự thay đổi công ty kiểm toán BCTC: Lazer và cộng sự (2004) cho rằng những công ty niêm yết có sự thay đổi công ty kiểm toán, có nhiều khả năng xảy ra trình bày lại BCTC hơn những công ty không thay đổi công ty thực hiện kiểm toán BCTC. Từ đó, họ thiết kế nghiên cứu để xem xét mối tƣơng quan giữa sự thay đổi công ty kiểm toán và khả năng công ty trình bày lại BCTC. Kết quả họ tìm thấy bằng chứng sự trình bày lại BCTC ở các công ty có sự thay đổi công ty kiểm toán cao hơn các công ty không có sự thay đổi công ty kiểm toán. Điều đó cho thấy, sự thay đổi công ty kiểm toán BCTC có ảnh hƣởng đến sự trình bày lại BCTC ở các công ty. Lazer và cộng sự (2004) cho rằng, những kiểm toán viên mới đến thƣờng thực hành kiểm soát chặt chẽ cho những khách hàng kiểm toán mới hơn là những khách hàng đang kiểm toán từ trƣớc giờ. Vivek & Myungsoo (2013) cũng tìm thấy có sự tƣơng quan thuận giữa sự trình bày lại BCTC và sự thay đổi công ty kiểm toán; nếu KTV mới đến không xác định đƣợc, hoặc nghi ngờ những sự lựa chọn các chính sách kế toán của khách hàng đƣợc sử dụng dƣới thời KTV tiền nhiệm, những KTV này sẽ gặp những ngƣời chủ sở hữu của nó (Lys & Watts, 1994; Whitman, 2002), do vậy khả năng xảy ra trình bày lại BCTC cao hơn. Cuối cùng, đề cập đến quy mô của công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán BCTC ở các công ty niêm yết: Nghiên cứu về quy mô của công ty kiểm toán có ảnh hƣởng đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC, Zhizhong và cộng sự (2011)
  • 36. 21 và Francis và cộng sự (2012) cung cấp bằng chứng có mối tƣơng quan nghịch giữa BCTC đƣợc kiểm toán bởi nhóm Big 4 và khả năng xảy ra trình bày lại BCTC. Điều đó cho thấy những công ty đƣợc nhóm Big 4 kiểm toán BCTC, khả năng xảy ra trình bày lại BCTC ít hơn ở những công ty khác. Tóm lại, một số đặc điểm liên quan đến kiểm toán BCTC ở các công ty niêm yết có ảnh hƣởng đến việc trình bày lại BCTC nhƣ: Công ty niêm yết có sự thay đổi công ty kiểm toán, BCTC của công ty niêm yết đƣợc kiểm toán bởi công ty kiểm toán độc lập có uy tín, phí kiểm toán, cũng nhƣ phí các dịch vụ khác mà công ty niêm yết trả cho công ty kiểm toán BCTC; do vậy việc xem xét ảnh hƣởng của những đặc điểm này đến khả năng xảy ra việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam là cần thiết. 1.2.3. Những nghiên cứu về ảnh hƣởng của đặc điểm kinh tế và những đặc điểm khác của công ty đến khả năng xảy ra việc trình bày lại BCTC Khi đề cập đến đặc điểm kinh tế và những đặc điểm khác của công ty, không thể không kể đến những đặc điểm sau: Quy mô công ty, kết quả kinh doanh (lãi/lỗ) qua các năm, tốc độ tăng trƣởng, tỷ số nợ của công ty, chất lƣợng BCTC ở những năm trƣớc, số năm niêm yết, ngành nghề kinh doanh,…. Nhiều nghiên cứu trƣớc cung cấp bằng chứng những đặc điểm sau của công ty có ảnh hƣởng đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC nhƣ: Những công ty có quy mô nhỏ, tình hình kinh doanh thua lỗ, hoặc lợi nhuận thấp, khả năng xảy ra trình bày lại BCTC cao hơn (Kinney & McDaniel, 1989; Ahmed & Goodwin, 2007; Rezaei & Mahmoudi, 2013). Ảnh hƣởng của các đặc điểm kinh tế và những đặc điểm khác của công ty đƣợc các nghiên cứu phát hiện nhƣ sau: - Xem xét ảnh hƣởng của tình hình kinh doanh thua lỗ đến khả năng xảy ra công ty trình bày lại BCTC ở năm hiện tại, đã đƣợc Kinney & McDaniel (1989), Ahmed & Goodwin (2007), và Rezaei & Mahmoudi (2013) tìm thấy. Cụ thể, nghiên cứu của Kinney & McDaniel (1989) phát hiện những công ty kinh doanh không có lợi nhuận, hoặc lợi nhuận thấp có khả năng trình bày lại BCTC cao hơn những công ty khác. Nghiên cứu của Rezaei & Mahmoudi (2013) cung cấp thêm bằng chứng về
  • 37. 22 mối tƣơng quan thuận giữa sự kinh doanh thua lỗ ở năm trƣớc và sự trình bày lại BCTC ở năm hiện tại. Wang & Wu (2011) cũng tìm thấy những công ty có sự trình bày lại BCTC là những công ty có khả năng sinh lời yếu. - Đề cập đến ảnh hƣởng của quy mô công ty, nhiều nghiên cứu trƣớc tìm thấy quy mô công ty có ảnh hƣởng đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC nhƣ: Rezaei & Mahmoudi (2013), Kinney & McDaniel (1989); Ahmed & Goodwin (2007). Trong đó, Kinney & McDaniel (1989) phát hiện, trình bày lại BCTC xảy ra ở những công ty có quy mô nhỏ; Ahmed & Goodwin (2007) cũng tìm thấy những công ty nhỏ hơn, khả năng xảy ra việc trình bày lại lợi nhuận cao hơn. Đến nghiên cứu của Rezaei & Mahmoudi (2013) cũng phát hiện quy mô công ty có mối tƣơng quan nghịch đến sự trình bày lại BCTC; kết quả này phù hợp với Kinney & McDaniel (1989) và Ahmed & Goodwin (2007). - Đề cập đến tốc độ tăng trƣởng của công ty cũng có nhiều nghiên cứu xem xét nhƣ: Loebbecke và cộng sự (1989), Bell và cộng sự (1991), Ahmed & Goodwin (2007); Richardson và cộng sự (2002). Trƣớc hết, Richardson và cộng sự (2002) tìm thấy bằng chứng những công ty tăng trƣởng cao có khuynh hƣớng trình bày sai lợi nhuận. Mặt khác, Loebbecke và cộng sự (1989), Bell và cộng sự (1991) cho rằng nếu công ty biết mình tăng trƣởng nhanh, nhà quản lý sẽ trình bày sai BCTC ở năm hiện tại, để chuyển cho những giai đoạn suy giảm, nhằm đánh lừa mọi ngƣời rằng công ty đang phát triển ổn định; qua đó cho thấy sự tăng trƣởng công ty có mối tƣơng quan thuận đến sự trình bày lại BCTC. - Xem xét ảnh hƣởng của đòn bẩy tài chính (tình hình nợ) công ty đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC, nhiều nghiên cứu phát hiện những công ty có nợ cao, khả năng xảy ra trình bày lại BCTC cao hơn các công ty khác (Wang & Wu, 2011; Abdullah và cộng sự, 2010; Ahmed & Goodwin, 2007; Kinney & McDaniel, 1989). - Đề cập ảnh hƣởng của giá trị thị trƣờng so với giá trị sổ sách, Ahmed & Goodwin (2007) tìm thấy sự khác nhau giữa hai nhóm công ty có trình bày lại BCTC và không trình bày lại BCTC có liên quan đến giá trị thị trƣờng so với giá trị sổ sách, trong khi nghiên cứu của Rezaei & Mahmoudi (2013) tìm thấy mối liên hệ giữa giá trị sổ sách so với giá trị thị trƣờng và sự trình bày lại BCTC, trong đó nổi
  • 38. 23 lên, công ty có tỷ số giá trị sổ sách/giá trị thị trƣờng càng cao, sự trình bày lại BCTC càng nhiều. Tóm lại, một số đặc điểm kinh tế và những đặc điểm khác của công ty có ảnh hƣởng đến khả năng xảy ra việc trình bày lại BCTC đƣợc nhiều nghiên cứu ở các nƣớc tìm thấy; do vậy, việc xem xét sự ảnh hƣởng của các đặc điểm này đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam là cần thiết. Bảng tổng hợp các nghiên cứu trƣớc về ảnh hƣởng của các nhân tố đến trình bày lại BCTC đƣợc trình bày ở Phụ lục 1. 1.3. Các nghiên cứu trong nƣớc về ảnh hƣởng của các nhân tố đến trình bày lại BCTC Ở Việt Nam, tác giả nhận thấy có một số bài viết đề cập đến sự chênh lệch số liệu giữa trƣớc và sau kiểm toán ở các công ty niêm yết. Nhƣng các bài viết này chỉ dừng lại ở chỗ thống kê một số công ty có BCTC trình bày lại sau kiểm toán, hoặc chỉ ra những khoản mục trình bày lại và có những nhận định chủ quan về những nguyên nhân dẫn đến sự trình bày lại đó (Mỹ Hà và Công Lý, 2014; Minh An, 2015; Vị Xuyên, 2015). Gần đây, có những nghiên cứu định lƣợng đƣợc thực hiện để xác định những nhân tố ảnh hƣởng đến sai sót trọng yếu trên BCTC, hoặc trình bày lại BCTC sau kiểm toán; cụ thể nhƣ: Nghiên cứu của Trần Thị Giang Tân và Trƣơng Thùy Dƣơng (2016) tìm thấy bằng chứng một số đặc tính của HĐQT (Quy mô HĐQT, tỷ lệ thành viên không điều hành, số thành viên có quan hệ gia đình,….) có ảnh hƣởng đến sai sót trọng yếu trên BCTC; hoặc, nghiên cứu của Nguyễn Công Phƣơng và Lâm Xuân Đào (2016) tìm thấy sự kiêm nhiệm của chủ tịch HĐQT và giám đốc, số công ty con có ảnh hƣởng đến sai phạm trên BCTC của các công ty niêm yết; hoặc nghiên cứu của Nguyễn Văn Hƣơng (2016) tìm thấy những công ty bị áp lực lợi nhuận, khả năng xảy ra trình bày lại BCTC sau kiểm toán cao hơn những công ty không bị áp lực lợi nhuận. Nghiên cứu gần nhất của Nguyễn Việt và Nguyễn Văn Hƣơng (2017) tìm thấy
  • 39. 24 những công ty gặp khó khăn về kinh tế nhƣ: Kinh doanh thua lỗ ở năm trƣớc, tỷ số nợ cao, bị áp lực lợi nhuận ở năm hiện tại, giá trị thị trƣờng so với giá trị sổ sách thấp, khả năng xảy ra điều chỉnh lại chỉ tiêu lợi nhuận trên BCTC sau kiểm toán cao hơn các công ty khác. Xem xét về ảnh hƣởng của những đặc tính của HĐQT đến sai sót trọng yếu trên BCTC (Trần Thị Giang Tân và Trƣơng Thùy Dƣơng, 2016); kết quả của họ cho thấy rằng, quy mô HĐQT có mối tƣơng quan thuận đến sai sót trọng yết trên BCTC, trong khi tỷ lệ thành viên không điều hành trong HĐQT có mối tƣơng quan nghịch đến sai sót trọng yết trên BCTC; họ cũng tìm thấy những công ty có thành viên HĐQT có quan hệ gia đình, khả năng xảy ra sai sót trọng yếu cao hơn, trong khi thành viên HĐQT có chuyên môn tài chính, khả năng xảy ra sai sót trọng yếu trên BCTC ít hơn, cuối cùng họ tìm thấy, nhiệm kỳ của HĐQT có ảnh hƣởng đến sai sót trọng yếu trên BCTC. Tuy nhiên kết quả nghiên cửu của Nguyễn Công Phƣơng và Lâm Xuân Đào (2016) không tìm thấy sự ảnh hƣởng của nhân tố sự độc lập của hội đồng quản trị đến sai phạm trên BCTC. Trong khi, kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nguyên (2015) tìm thấy, một số đặc tính của HĐQT có ảnh hƣởng đến chất lƣợng BCTC nhƣ: Sự độc lập của HĐQT, trong HĐQT có thành viên có chuyên môn tài chính và số cuộc họp của HĐQT; tuy nhiên nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nguyên (2015) đo lƣờng biến phụ thuộc (chất lƣợng BCTC) gián tiếp, không giống nhƣ nghiên cứu của Trần Thị Giang Tân và Trƣơng Thùy Dƣơng (2016), hoặc Nguyễn Công Phƣơng và Lâm Xuân Đào (2016). Nghiên cứu của Bùi Thị Mai Hoài và Nguyễn Thị Tuyết Hoa (2015) về hành vi điều chỉnh thu nhập làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp; họ tìm thấy các yếu tố nhƣ: Ƣu đãi thuế, ghi nhận doanh thu chƣa thực hiện, doanh thu theo tiến độ, ghi nhận các khoản dự phòng và ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại có ảnh hƣởng đến hành vi điều chỉnh thu nhập; tuy nhiên, họ không tìm thấy tỷ lệ sở hữu cổ phần của CEO có ảnh hƣởng đến hành vi điều chỉnh thu nhập.
  • 40. 25 Xem xét ảnh hƣởng của những đặc điểm kinh tế và những đặc điểm khác của công ty niêm yết đến khả năng trình bày lại BCTC có một số nghiên cứu nhƣ Nguyễn Văn Hƣơng (2016), Nguyễn Việt và Nguyễn Văn Hƣơng (2017); những công ty bị áp lực lợi nhuận ở năm hiện tại, khả năng xảy ra trình bày lại chỉ tiêu lợi nhuận trên BCTC sau kiểm toán cao hơn các công ty không bị áp lực lợi nhuận (Nguyễn Văn Hƣơng, 2016), hoặc những công ty có tỷ số nợ cao, khả năng xảy ra sai sót trọng yếu trên BCTC, hoặc trình bày lại lợi nhuận trên BCTC sau kiểm toán cao hơn các công ty khác (Trần Thị Giang Tân và Trƣơng Thùy Dƣơng, 2016). Không giống nhƣ Trần Thị Giang Tân và Trƣơng Thùy Dƣơng (2016), kết quả nghiên cứu của Nguyễn Công Phƣơng và Lâm Xuân Đào (2016) không tìm thấy sự ảnh hƣởng của nhân tố đòn bẩy tài chính (tỷ số nợ) đến sai phạm trên BCTC. Nhìn chung các nghiên cứu trong nƣớc đứng trên những khía cạnh khác nhau để xem xét ảnh hƣởng của những nhân tố đến sai sót trọng yếu trên BCTC, hoặc trình bày lại BCTC; có nghiên cứu tập trung xem xét ảnh hƣởng của những đặc tính của HĐQT đến sai sót trọng yếu trên BCTC (Trần Thị Giang Tân và Trƣơng Thùy Dƣơng, 2016), trong khi nghiên cứu khác xem xét ảnh hƣởng của những đặc điểm kinh tế và đặc điểm khác của công ty đến trình bày lại BCTC sau kiểm toán (Nguyễn Văn Hƣơng, 2016); chƣa thấy có nghiên cứu trong nƣớc xem xét đầy đủ sự ảnh hƣởng của tất cả các nhân tố sau đến trình bày lại BCTC: Những đặc điểm của HĐQT và cơ cấu sở hữu vốn của công ty niêm yết, những đặc điểm kinh tế và những đặc điểm khác của công ty niêm yết, những đặc điểm liên quan đến kiểm toán BCTC ở các công ty niêm yết; do vậy, việc xem xét sự ảnh hƣởng của các nhân tố kể trên đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam là cần thiết. Hƣớng tiếp cận của nghiên cứu, là xem xét các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam; hay nói cách khác, nghiên cứu này tìm xác suất xảy ra trình bày lại BCTC, hoặc không trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết; do vậy, việc đo lƣờng trình bày lại BCTC trong nghiên cứu này là xảy ra, hoặc không xảy ra; qua đó cho thấy, hƣớng tiếp cận này có khác với hƣớng tiếp cận nghiên cứu về chất lƣợng thông tin trên BCTC của các công ty niêm yết ở Việt Nam, đƣợc nhiều
  • 41. 26 nghiên cứu trong nƣớc đề cập, vì vậy nghiên cứu này không thực hiện tổng hợp các nghiên cứu trƣớc ở trong nƣớc về ảnh hƣởng của các nhân tố đến chất lƣợng BCTC của các công ty niêm yết. 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc các nghiên cứu trƣớc tiếp cận Tất cả các nghiên cứu đƣợc lƣợc khảo ở trong và ngoài nƣớc liên quan đến vấn đề nghiên cứu đều sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng để thực hiện nghiên cứu. Trên cơ sở các lý thuyết có trƣớc, họ phát triển các giả thuyết nghiên cứu và đƣa ra mô hình nghiên cứu thực nghiệm; họ xây dựng các giả thuyết nghiên cứu và đƣợc kiểm định dựa trên cơ sở nguồn dữ liệu định lƣợng trong quá khứ. Tất cả các nghiên cứu trƣớc đều dùng phƣơng pháp hồi quy logistic để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu; mục tiêu nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu và phƣơng pháp xử lý dữ liệu của các nghiên cứu trƣớc đƣợc trình bày ở phụ lục 1. 1.5. Những đóng góp của các nghiên cứu trƣớc 1.5.1. Những đóng góp của các nghiên cứu ở nƣớc ngoài Nhiều nghiên cứu trƣớc cung cấp bằng chứng về những nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC (bao gồm cả gian lận BCTC và sai sót BCTC), cụ thể nhƣ sau: - Những nghiên cứu tìm thấy bằng chứng một số đặc điểm HĐQT của công ty có ảnh hƣởng đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC, hoặc gian lận BCTC (Dechow và cộng sự, 1995; Beasley, 1996; Chen và cộng sự; 2006). - Nhiều nghiên cứu cung cấp bằng chứng khả năng xảy ra trình bày lại BCTC có liên quan đến đặc điểm kiểm toán BCTC ở các công ty niêm yết nhƣ: Uy tín của công ty kiểm toán thực hiện kiểm toán BCTC, phí kiểm toán, sự nổ lực kiểm toán, các dịch vụ phi kiểm toán và công ty niêm yết có sự thay đổi đơn vị kiểm toán (Lazer và cộng sự, 2004; Kinney và cộng sự, 2004; Francis & Yu, 2009; Ahmadabadi và cộng sự (2014). - Một số nghiên cứu chỉ ra những đặc điểm kinh tế và đặc điểm khác của công ty niêm yết có ảnh hƣởng đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC nhƣ: Công ty có quy mô nhỏ, ít lợi nhuận, tỷ số nợ cao, giá trị thị trƣờng/giá trị sổ sách thấp, lỗ
  • 42. 27 ở năm trƣớc (Kinney & McDaniel, 1989; Ahmed & Goodwin, 2007; Rezaei & Mahmoudi, 2013). Nhìn chung, tất cả các nghiên cứu đều sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng và sử dụng hồi quy logistic để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu về những nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC. 1.5.2. Những đóng góp của các nghiên cứu ở trong nƣớc Các bài viết trong nƣớc đã phản ánh thực trạng trình bày lại BCTC sau kiểm toán ở một số công ty niêm yết tại Việt Nam trong những năm qua. Những nghiên cứu định lƣợng gần đây cũng có những hƣớng tiếp cận khác nhau trong nghiên cứu để tìm ra những nhân tố ảnh hƣởng đến trình bày lại BCTC sau kiểm toán. Chính những hƣớng tiếp cận nghiên cứu đó và phƣơng pháp nghiên cứu của họ là cơ sở cho nghiên cứu của luận án. Hƣớng tiếp cận về ảnh hƣởng của những đặc tính của hội đồng quản trị công ty (Trần Thị Giang Tân và Trƣơng Thùy Dƣơng, 2016), hoặc nghiên cứu về sai phạm trong BCTC của Nguyễn Công Phƣơng và Lâm Xuân Đào (2016); hƣớng tiếp cận về ảnh hƣởng của đặc điểm kinh tế của công ty (Nguyễn Việt và Nguyễn Văn Hƣơng, 2017). Những nghiên cứu định lƣợng này đều sử dụng phƣơng pháp hồi quy logistic để xử lý dữ liệu; các nghiên cứu này đóng góp về phƣơng pháp xử lý số liệu cho nghiên cứu của luận án. 1.6. Hạn chế của các nghiên cứu trƣớc Có nhiều nghiên cứu chƣa tìm thấy bằng chứng về những đặc điểm của HĐQT và cơ cấu sở hữu vốn của công ty có ảnh hƣởng đến trình bày lại BCTC (Agrawal & Chadha, 2005; Abdullah và cộng sự, 2010; Abdoli & Nazemi, 2013; Ahmadabadi và cộng sự, 2014; Abbott và cộng sự, 2002). Cũng có thể do các nghiên cứu trên thực hiện ở các quốc gia khác nhau và thời gian nghiên cứu cũng khác nhau. Tuy nhiên, có sự tƣơng đồng của nhiều nghiên cứu trong việc tìm thấy bằng chứng về tỷ lệ giám đốc bên ngoài, thành viên của HĐQT hoặc ủy ban kiểm toán có chuyên môn tài chính có ảnh hƣởng đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC. Chƣa có sự thống nhất cao trong việc tìm thấy bằng chứng về những đặc điểm của HĐQT công ty có ảnh hƣởng đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC. Sự khác