SlideShare a Scribd company logo
1 of 89
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THÙY LINH
TÁC ĐỘNG CỦA VỐN CHỦ SỞ HỮU ĐẾN
RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn
Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THÙY LINH
TÁC ĐỘNG CỦA VỐN CHỦ SỞ HỮU ĐẾN
RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. THÂN THỊ THU THỦY
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế: “Tác động của vốn chủ sở hữu đến
rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam” là công trình của việc học tập
và nghiên cứu khoa học thật sự nghiêm túc của bản thân dưới sự hướng dẫn khoa học
của TS. Thân Thị Thu Thủy. Những kết quả nêu ra trong luận văn này là trung thực và
chưa được công bố rộng rãi trước đây. Các số liệu trong luận văn có nguồn gốc rõ
ràng, được tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin đáng tin cậy.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2019
Tác giả
Nguyễn Thị Thùy Linh
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT - ABSTRACT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................................ 1
1.1. Lý do thực hiện đề tài ................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 3
1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.......................................................................... 3
1.7. Kết cấu luận văn............................................................................................ 4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA VỐN CHỦ SỞ HỮU ĐẾN
RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ....................................... 5
2.1. Vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại ............................................... 5
2.1.1. Khái niệm.................................................................................................... 5
2.1.2. Thành phần của vốn chủ sở hữu.................................................................. 5
2.1.3. Vai trò của vốn chủ sở hữu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng
thương mại .............................................................................................................. 7
2.2. Rủi ro tín dụng............................................................................................... 7
2.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng............................................................................ 7
2.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng.............................................................................. 8
2.2.3. Đặc điểm rủi ro tín dụng ............................................................................. 9
2.2.4. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng .......................................................... 10
2.2.5. Hậu quả của rủi ro tín dụng....................................................................... 11
2.2.6. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng ngân hàng....................................... 12
2.3. Các nghiên cứu trước đây về tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín
dụng tại các NHTM................................................................................................. 13
2.3.1. Nghiên cứu của Louzis và cộng sự (2010)................................................ 14
2.3.2. Nghiên cứu của Curak và cộng sự (2013)................................................. 14
2.3.3. Nghiên cứu của Tehulu và cộng sự (2014) ............................................... 14
2.3.4. Nghiên cứu của Hasna Chaibi và Zied Ftiti (2014) .................................. 15
2.3.5. Nghiên cứu của Hasan Ayaydin và Aykut Karakaya (2014).................... 15
2.3.6. Nghiên cứu của Bùi Duy Tùng và Đặng Thị Bạch Vân (2015)................ 16
2.3.7. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015)....................................... 16
2.3.8. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Vinh và Lê Phan Thị Diệu Thảo (2016)
................................................................................................................... 17
Kết luận chương 2 ....................................................................................................... 22
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỐN CHỦ SỞ HỮU VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM................................................... 23
3.1. Giới thiệu các Ngân hàng thương mại Việt Nam ..................................... 23
3.2. Thực trạng vốn chủ sở hữu tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam ......
....................................................................................................................... 25
3.3. Thực trạng rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam .......
....................................................................................................................... 26
3.4. Vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt
Nam 30
Kết luận chương 3 ....................................................................................................... 32
CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 33
4.1. Mô hình nghiên cứu và các giả thiết.......................................................... 33
4.2. Dữ liệu nghiên cứu ...................................................................................... 38
4.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 39
4.4. Kết quả nghiên cứu ..................................................................................... 42
4.4.1. Phân tích thống kê mô tả........................................................................... 43
4.4.2. Phân tích tương quan giữa các biến .......................................................... 44
4.4.3. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến........................................................... 45
4.4.4. Kết quả mô hình hồi quy........................................................................... 45
4.4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu ................................................................... 54
Kết luận chương 4 ....................................................................................................... 56
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ............................................ 58
5.1. Kết luận........................................................................................................ 58
5.2. Gợi ý chính sách hạn chế tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín
dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam .................................................... 59
5.3. Gợi ý các chính sách giảm thiểu rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam
....................................................................................................................... 61
5.3.1. Tăng cường xử lý nợ quá hạn.................................................................... 61
5.3.2. Tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh ........................................................ 63
5.3.3. Kiểm soát tăng trưởng tín dụng................................................................. 64
5.3.4. Kiểm soát tăng quy mô ngân hàng............................................................ 65
5.3.5. Tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát............................. 66
5.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo................................... 66
Kết luận chương 5 ....................................................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC NGHIÊN CỨU
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CP Chính phủ
MTV Một thành viên
NĐ Nghị định
NHTM Ngân hàng thương mại
NHNN Ngân hàng nhà nước
QĐ Quyết định
TCTD Tổ chức tín dụng
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TMCP Thương mại cổ phần
TT Thông tư
VAMC Công ty Quản lý tài sản Việt Nam VAMC
VBHN Văn bản hợp nhất
VCBS Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam
VCSH Vốn chủ sở hữu
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tổng hợp và tóm tắt các nghiên cứu trước đây về tác động của vốn chủ sở
hữu đến rủi ro tín dụng tại các NHTM.......................................................................... 17
Bảng 3.1: Số lượng các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 - 2017................................ 23
Bảng 4.1: Danh sách các NHTM Việt Nam trong mẫu nghiên cứu.............................. 38
Bảng 4.2: Đo lường và kỳ vọng của các biến trong mô hình nghiên cứu..................... 37
Bảng 4.3: Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu .................................... 43
Bảng 4.4: Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu...................... 44
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến ................................................................. 45
Bảng 4.6: Kết quả hồi quy theo OLS ............................................................................ 46
Bảng 4.7: Kết quả hồi quy theo FEM ........................................................................... 47
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy theo REM........................................................................... 48
Bảng 4.9: Tổng hợp kết quả hồi quy theo OLS, FEM, REM........................................ 49
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định Hausman....................................................................... 50
Bảng 4.11: Kiểm định phương sai thay đổi................................................................... 50
Bảng 4.12: Kết quả hồi quy theo GLS .......................................................................... 51
Bảng 4.13: Kiểm định tự tương quan............................................................................ 52
Bảng 4.14: Kết quả hồi quy theo GMM hệ thống......................................................... 52
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Mức tăng vốn chủ sở hữu của 30 NHTM Việt Nam năm 2017 so với năm
2007............................................................................................................................... 26
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ nợ xấu tại 30 NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 – 2017.................. 27
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ nợ xấu bình quân của 30 NHTM trong giai đoạn 2007 – 2017. ..... 28
Biểu đồ 3.4: Vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng tại 30 NHTM Việt Nam giai đoạn 2007
- 2017............................................................................................................................. 31
Tiêu đề: Tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương
mại Việt Nam.
TÓM TẮT
Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu: Trong hoạt động kinh doanh, các NHTM
luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro gây ra những thiệt hại lớn và có nguy cơ dẫn đến
phá sản. Ngân hàng có thể sử dụng vốn chủ sở hữu để bù đắp thiệt hại và bảo vệ quyền
lợi người gửi tiền. Vốn chủ sở hữu của các NHTM Việt Nam không ngừng tăng lên
trong khi tỷ lệ nợ xấu toàn ngành có những biến động mạnh mẽ. Bài nghiên cứu nhằm
tìm hiểu tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam.
Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín
dụng tại các NHTM Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu định lượng, mô hình
GMM hệ thống xử lý hiện tượng nội sinh, phương sai thay đổi và tự tương quan.
Kết quả nghiên cứu: Vốn chủ sở hữu tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng.
Các biến kiểm soát bao gồm tỷ lệ nợ xấu kỳ trước, quy mô ngân hàng, tỷ lệ lạm phát
tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng, biến hiệu quả hoạt động, tăng trưởng tín dụng
và tốc độ tăng trưởng kinh tế tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng.
Kết luận và hàm ý: Kết quả nghiên cứu giúp nhà quản trị ngân hàng tham khảo
tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng, từ đó có những chính sách và chiến
lược riêng từng ngân hàng để hạn chế tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng
đồng thời giảm thiểu rủi ro tín dụng.
Từ khóa: vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng, ngân hàng thương mại…
Title: The impact of shareholder equity on credit risk at Vietnamese commercial banks
ABSTRACT
Reasons for writing: The operating businesses of commercial banks are at
enormous risk coming from a variety of sources. These inherent risks exposure those
banks in potential losses and insolvency which finally lead to bankruptcy. Thus, in an
attempt to protect the depositors' interests, commercial banks may use shareholder
capital to offset the losses. While the amount of shareholder capital at commercial
banks is continuing to increase, the bad debt ratio of the banking industry is strongly
volatile. Therefore, this research paper aims to offer an insight into the effects of
shareholder equity on credit risk in Vietnamese commercial banks.
Problem: Analyzing how shareholder equity may greatly impact on credit risk
in Vietnamese commercial banks.
Research methods: This research paper employs quantitative research
methods, GMM model system to treat endogenous phenomena, variance change and
autocorrelation.
Research results: The findings from this research indicate that shareholder
equity and credit risk move in the same direction. The control variable includes bad
debt ratio in the previous period, the bank size, the positive correlation between
inflation rate and credit risk, credit growth, the negative correlation between economic
growth rate and credit risk.
Conclusions and implications: The findings from this research provide the
management of commercial banks with an understanding of the potential impact of
shareholder equity oncredit risks, thereby being able to implement policies and
strategies to limit the negative effect of shareholder equity on credit risk while
minimizing credit risk.
Keywords: equity, credit risks, commercial banks...
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do thực hiện đề tài
Trải qua hơn 65 năm xây dựng, củng cố và phát triển, ngành ngân hàng Việt
Nam đã có những bước tiến vượt bậc và đóng góp tích cực cho sự phát triển của nền
kinh tế. Ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và hệ thống NHTM Việt Nam nói riêng
ngày càng thể hiện chức năng và vai trò thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển.
Trong hoạt động kinh doanh, các NHTM luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro gây
ra những thiệt hại lớn cho nội tại từng ngân hàng cũng như ảnh hưởng đến toàn hệ
thống NHTM. Trường hợp thiệt hại lớn, ngân hàng nếu không đủ dự phòng để bù đắp
tổn thất và có nguy cơ dẫn đến phá sản thì cũng có thể sử dụng tấm đệm cuối cùng là
vốn chủ sở hữu để bù đắp được những thiệt hại và bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền.
Các cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã nhấn mạnh sự cần thiết việc xác
định các yếu tố tác động đến rủi ro ngân hàng trong điều kiện vốn của ngân hàng ngày
càng khan hiếm hơn (Festic và cộng sự, 2011) để từ đó nhà quản trị ngân hàng càng
tăng cường quản trị rủi ro và khả năng tài chính để có thể trụ vững trước tình hình biến
động của thị trường tài chính.
Đã có rất nhiều nghiên cứu về tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng
tại các NHTM và kết quả nghiên cứu cho thấy rằng vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng
có mối quan hệ khá phức tạp. Một số nghiên cứu cho thấy mối quan hệ ngược chiều
giữa vốn chủ sở hữu với rủi ro tín dụng, tức là tăng vốn chủ sở hữu sẽ làm giảm rủi ro
tín dụng như nghiên cứu của Louzis và cộng sự (2010), Tehulu và cộng sự (2014), Bùi
Duy Tùng và Đặng Thị Bạch Vân (2015), Nguyễn Thị Hồng Vinh và Lê Phan Thị
Diệu Thảo (2016). Ngược lại, Curak và cộng sự (2013), Hasna Chaibi và Zied Ftiti
(2014), Hasan Ayaydin va Aykut Karakaya (2014) lại tìm thấy bằng chứng mối quan
hệ củng chiều, tức tăng vốn chủ sở hữu thì làm tăng rủi ro tín dụng.
Những năm gần đây, với những áp lực chính sách về việc tăng vốn pháp định
theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 về ban hành Danh mục mức vốn
pháp định của các tổ chức tín dụng, Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016
của NHNN Việt Nam quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đối với ngân hàng cũng như
2
áp lực đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo tiêu chuẩn Basel II, vốn chủ
sở hữu của các NHTM Việt Nam không ngừng tăng lên. Trong khi đó, theo báo cáo
của NHNN giai đoạn 2007 - 2017, tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành ngân hàng có nhiều
biến động, tỷ lệ nợ xấu cao nhất năm 2012 với 4,08% và thấp nhất là 1,99% vào năm
2017. Câu hỏi đặt ra việc tăng vốn chủ sở hữu có tác động đến rủi ro tín dụng tại các
NHTM Việt Nam hay không?
Để trả lời câu hỏi đó, tác giả chọn “Tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín
dụng tại các NHTM Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu để tìm mối quan hệ giữa vốn
chủ sở hữu và rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam từ đó có những gợi ý cho nhà
quản trị ngân hàng kiểm soát và giảm thiểu được rủi ro tín dụng cho các NHTM Việt
Nam.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Phân tích tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng
tại các NHTM Việt Nam
- Mục tiêu cụ thể:
Mục tiêu tổng quát được thể hiện qua từng mục tiêu cụ thể sau:
+ Phân tích thực trạng về vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt
Nam.
+ Đo lường và đánh giá mức độ tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng
tại các NHTM Việt Nam.
+ Gợi ý những chính sách nhằm hạn chế tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro
tín dụng tại các NHTM tại Việt Nam.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt mục tiêu nghiên cứu cần trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau:
- Vốn chủ sở hữu có tác động đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam hay
không?
- Mức độ tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt
Nam như thế nào?
3
- Những chính sách nào có thể hạn chế tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín
dụng tại các NHTM Việt Nam?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt
Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: nghiên cứu 30 NHTM Việt Nam.
+ Phạm vi thời gian: dữ liệu được thu thập trong giai đoạn 2007 – 2017. Nghiên
cứu khoảng thời gian này vì đây là giai đoạn đánh giá toàn diện trước và sau cuộc
khủng hoảng toàn cầu và trong thời gian Đề án 254 “Tái cơ cấu lại các tổ chức tín
dụng” giai đoạn 2011 – 2015 cũng như Thông tư 41 ngày 30/12/2016 của NHNN quy
định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đối với ngân hàng. Đây chính là thời gian cuộc chạy
đua vốn chủ sở hữu cũng như giai đoạn có những biến động mạnh mẽ của rủi ro tín
dụng tại các NHTM Việt Nam.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích định lượng để kiểm định tác động của
vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam. Để lựa chọn mô hình phù
hợp, luận văn sử dụng mô hình bình phương bé nhất OLS, mô hình hồi quy có tác
động cố định FEM, mô hình hồi quy có tác động ngẫu nhiên REM sau đó sử dụng
kiểm định Hausman để kiểm tra mô hình phù hợp. Trường hợp mô hình bị vi phạm, sử
dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát GLS để khắc phục hiện tượng
phương sai thay đổi và phương pháp dữ liệu bảng động GMM hai bước bằng ước
lượng GMM hệ thống để khắc phục hiện tượng nội sinh tiềm ẩn, phương sai thay đổi,
tự tương quan bậc cao giữa các sai số nhằm đảm bảo ước lượng thu được vững và hiệu
quả, đưa ra kết quả nhất quán và chính xác.
1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài nghiên cứu về vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt
Nam, từ đó phân tích thực trạng về tình hình vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng cũng
như mối quan hệ của vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng tại 30 NHTM Việt Nam trong
4
giai đoạn 2007 – 2017. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng sử dụng mô hình hồi
quy phù hợp, đề tài nghiên cứu đánh giá tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín
dụng tại các NHTM Việt Nam từ đó gợi ý những chính sách nhằm hạn chế tác động
của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng đồng thời cũng gợi ý những chính sách giảm
thiểu rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các nhà
quản trị ngân hàng xác định được mức độ tác động vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng
để từ đó đưa ra những chính sách, chiến lược cụ thể nhằm hạn chế tác động của vốn
chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng cũng như giảm thiểu rủi ro tín dụng phù hợp cho từng
ngân hàng.
1.7. Kết cấu luận văn
Kết cấu của luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan về tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng tại
ngân hàng thương mại
Chương 3: Thực trạng vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng
thương mại Việt Nam
Chương 4: Mô hình, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách
5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA VỐN CHỦ SỞ HỮU ĐẾN
RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1. Vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại
2.1.1. Khái niệm
Cũng như bất cứ doanh nghiệp nào, muốn kinh doanh được thì phải có vốn, hay
nói cách khác vốn là tiền đề cho khởi sự kinh doanh. Trong hoạt động kinh doanh ngân
hàng, nguồn vốn phản ánh thông qua kết cấu nguồn vốn của ngân hàng gồm vốn chủ
sở hữu, vốn huy động, vốn đi vay và vốn khác.
Theo Peter S. Rose (2012), vốn chủ sở hữu ngân hàng là nguồn tiền được chủ
sở hữu ngân hàng đóng góp bao gồm chủ yếu là cổ phiếu, các khoản dự trữ và lợi
nhuận không chia. Vốn chủ sở hữu ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động
kinh doanh và đảm bảo cho hoạt động dài hạn của một tổ chức tài chính.
Theo Nguyễn Đăng Dờn và cộng sự (2010), vốn tự có còn được gọi là vốn chủ
sở hữu, là vốn riêng của ngân hàng thương mại. Đây là số vốn ban đầu và được gia
tăng không ngừng trong quá trình phát triển của ngân hàng thương mại.
Theo Trần Huy Hoàng (2011), vốn tự có là vốn riêng của ngân hàng do các chủ
sở hữu đóng góp và được tạo ra trong quá trình kinh doanh dưới dạng lợi nhuận giữ
lại.
Vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng
nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng nhưng giữ vai trò rất quan trọng vì vốn chủ sở
hữu vừa là cơ sở hình thành nên các nguồn vốn khác vừa tạo nên uy tín ban đầu và duy
trì niềm tin của công chúng vào ngân hàng. Vốn chủ sở hữu là nền tảng cho sự tăng
trưởng của ngân hàng vì đây nguồn vốn ổn định, luôn tăng trưởng trong quá trình hoạt
động của ngân hàng và có thể sử dụng với kỳ hạn dài mà không phải hoàn trả.
2.1.2. Thành phần của vốn chủ sở hữu
Theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài, thành phần vốn tự có hay vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại bao gồm
vốn cấp 1 và vốn cấp 2.
6
Vốn cấp 1 bao gồm vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp); các quỹ bao
gồm quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, quỹ dự phòng tài
chính; vốn đâu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định; lợi nhuận chưa phân
phối; thặng dư vốn cổ phần. Các khoản loại trừ khỏi vốn cấp 1 bao gồm: lợi thế thương
mại; lỗ lũy kế và cổ phiếu quỹ.
- Vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp): là nguồn vốn ban đầu ngân hàng có
được khi mới hoạt động và được ghi vào bảng điều lệ hoạt động của ngân hàng. Đây là
vốn do các thành viên, cổ đông đóng góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất
định. Vốn điều lệ được sử dụng chủ yếu vào mục đích như xây dựng trụ sở, chi nhánh
ngân hàng, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh, góp vốn liên doanh...
và có thể điều chỉnh tăng lên trong quá trình hoạt động của ngân hàng.
- Các quỹ được hình thành từ lợi nhuận ròng hàng năm của ngân hàng.
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định: được hình thành từ
việc trích khấu hao tài sản cố định và từ các nguồn hợp lý khác để sử dụng cho nhu cầu
đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định của ngân hàng.
- Lợi nhuận chưa phân phối: là phần lợi nhuận được giữ lại để bổ sung vốn cho
ngân hàng, được xác định qua kiểm toán của tổ chức kiểm toán độc lập sau khi đã nộp
thuế và trích lập các quỹ theo quy định của pháp luật.
- Thặng dư vốn cổ phần: là khoản tiền các cổ đông đã góp khi mua cổ phiếu với
giá trị lớn hơn mệnh giá của mỗi cổ phiếu. Thặng dư vốn cổ phần xuất hiện khi ngân
hàng cổ phần phát hành thêm cổ phiếu nhằm tăng thêm vốn kinh doanh.
Vốn cấp 2 bao gồm các quỹ được trích từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp theo quy định của pháp luật (không bao gồm quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ
thưởng ban điều hành); 50% phần chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản cố định theo
quy định của pháp luật; 45% phần chênh lệch tăng do đánh giá lại các khoản góp vốn
đầu tư dài hạn theo quy định của pháp luật; 80% dự phòng chung theo quy định của
NHNN về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích dự phòng rủi ro và sử
dụng dự phòng rủi ro đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
công cụ vốn chủ sở hữu có tính chất nợ do ngân hàng phát hành; nợ thứ cấp do ngân
7
hàng phát hành. Các khoản giảm trừ khỏi vốn cấp 2 bao gồm phần chênh lệch dương
giữa dự phòng chung và 1.25% của “Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng”; phần
chênh lệch dương giữa nợ thứ cấp do ngân hàng phát hành và 50% vốn tự có cấp 1;
mua, đầu tư nợ thứ cấp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác
phát hành đáp ứng đầy đủ các điều kiện để tính vào vốn cấp 2 của tổ chức tín dụng, chi
nhành ngân hàng nước ngoài (không bao gồm nợ thứ cấp nhận làm tài sản bảo đảm,
chiết khấu, tái chiết của khách hàng).
2.1.3. Vai trò của vốn chủ sở hữu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng
thương mại
 Bảo vệ lợi ích của người gửi tiền
Trong hoạt động kinh doanh, các NHTM luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro gây
ra những thiệt hại lớn cho nội tại từng ngân hàng cũng như ảnh hưởng đến toàn hệ
thống ngân hàng. Trong trường hợp thiệt hại lớn, ngân hàng nếu không đủ dự phòng
để bù đắp tổn thất và có nguy cơ dẫn đến phá sản thì cũng có thể sử dụng tấm đệm
cuối cùng là vốn chủ sở hữu để bù đắp được những thiệt hại và bảo vệ quyền lợi của
người gửi tiền.
 Duy trì hoạt động của ngân hàng
Vốn chủ sở hữu có thể sử dụng để cho vay, hùn vốn hoặc đầu tư nhằm tạo lợi
nhuận cho ngân hàng. Vai trò duy trì hoạt động của ngân hàng là thứ yếu do vốn chủ
sở hữu chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn kinh doanh nên lợi nhuận mà vốn
chủ sở hữu mang lại cũng không cao.
 Điều chỉnh các hoạt động của ngân hàng
Vốn chủ sở hữu thường được các cơ quan quản lý ngân hàng dùng để xác định
các tỷ lệ an toàn, xác định mức độ an toàn vốn, ban hành những quy định về hoạt động
của các ngân hàng nhằm xác định và điều chỉnh các giới hạn hoạt động kinh doanh của
ngân hàng.
2.2. Rủi ro tín dụng
2.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng
Theo từ điển bách khoa toàn thư (Wikipedia) rủi ro tín dụng liên quan đến rủi ro
8
theo đó con nợ mất khả năng trả bất cứ khoản nợ nào theo yêu cầu.
Rủi ro tín dụng là khả năng bên vay hay đối tác của ngân hàng không thực hiện
nghĩa vụ theo các điều khoản thỏa thuận (Theo Basel II).
Theo Trần Huy Hoàng (2011), rủi ro tín dụng là rủi ro do khách hàng không trả
được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng phát sinh trong quá trình cấp tín
dụng.
Theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 thì rủi ro tín dụng là rủi ro
do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn
bộ nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng.
2.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng
Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro
Theo Trần Huy Hoàng (2011), căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro
tín dụng được phân thành rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục.
- Rủi ro giao dịch: là rủi ro phát sinh do những hạn chế trong quá trình giao dịch
và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch bao gồm rủi ro lựa chọn,
rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.
+ Rủi ro lựa chọn: là rủi ro phát sinh trong quá trình đánh giá, phân tích tín
dụng hoặc lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ngân hàng quyết định
cho vay.
+ Rủi ro bảo đảm: là rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều
khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, cách thức
đảm bảo và mức cho vay trên trị giá của tài sản đảm bảo.
+ Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt
động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các
khoản vay có vấn đề.
- Rủi ro danh mục: là rủi ro phát sinh do những hạn chế trong quản lý danh mục
cho vay của ngân hàng. Rủi ro danh mục bao gồm: rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
+ Rủi ro nội tại: là rủi ro xuất phát từ các yếu tố, đặc điểm riêng có, mang tính
riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Rủi ro nội tại
9
xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn.
+ Rủi ro tập trung: là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều
đối với một số khách hàng, doanh nghiệp trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế hoặc
trong cùng một vùng địa lý nhất định, hoặc cùng loại hình cho vay có rủi ro cao.
Căn cứ vào mức độ tổn thất của rủi ro tín dụng
Theo Đinh Xuân Hạng và Nguyễn Văn Lộc (2012), căn cứ vào mức độ tổn thất
rủi ro tín dụng chia làm hai loại rủi ro mất vốn và rủi ro đọng vốn.
- Rủi ro mất vốn: Là rủi ro khi khách hàng không có khả năng trả được nợ bao
gồm gốc và lãi theo hợp đồng và ngân hàng chỉ trông chờ vào giá trị thanh lý tài sản
của doanh nghiệp.
- Rủi ro đọng vốn: là rủi ro xảy ra trong trường hợp đến hạn mà ngân hàng vẫn
chưa thu hồi vốn vay, dẫn đến các khoản vốn bị đông cứng và ảnh hưởng đến ngân
hàng trên hai phương diện kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng và gặp khó khăn cho
việc thanh toán cho ngân hàng.
Căn cứ vào phạm vi của rủi ro tín dụng
Theo Đinh Xuân Hạng và Nguyễn Văn Lộc (2012), căn cứ vào phạm vi của rủi
ro tín dụng, có thể phân chia rủi ro tín dụng thành rủi ro cá biệt và rủi ro hệ thống.
- Rủi ro tín dụng cá biệt: là rủi ro tín dụng xảy ra đối với một khoản vay của một
khách hàng cụ thể, thuộc một nhóm ngành cụ thể. Rủi ro cá biệt xảy ra do một số
nguyên nhân như: đặc điểm ngành và loại hình kinh tế của khách hàng; tình hình tài
chính của khách hàng; khả năng quản trị của khách hàng; đạo đức của khách hàng…
- Rủi ro tín dụng hệ thống: là rủi ro tín dụng xảy ra không chỉ với một ngân hàng
mà mang tính chất hệ thống, lan truyền đến cả khu vực ngân hàng. Nguyên nhân của
rủi ro hệ thống bao gồm: sự thay đổi chính sách thể hiện ở chính sách tiền tệ, chính
sách thuế, chính sách xuất nhập khẩu…
2.2.3. Đặc điểm rủi ro tín dụng
Theo Nguyễn Văn Tiến (2015), rủi ro tín dụng có những đặc điểm như mang
tính bị động, đa dạng và phức tạp, có tính chất tất yếu.
Rủi ro tín dụng mang tính bị động: những tổn thất trong hoạt động tín dụng
10
thường chỉ xảy ra sau khi ngân hàng giải ngân cho khách hàng. Do là người trực tiếp
sử dụng vốn vay nên chính khách hàng mới là người có đầy đủ thông tin về sự hiệu
quả của việc sử dụng vốn vay. Điều này dẫn đến tình trạng thông tin bất cân xứng
khiến cho ngân hàng rơi vào thế bị động làm cho ngân hàng chậm trễ ứng phó.
Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng, phức tạp: do hoạt động tín dụng của ngân
hàng đa dạng về đối tượng vay, loại hình tín dụng… nên rủi ro tín dụng có tính chất đa
đạng và phức tạp. Chính sự đa dạng và phức tạp của rủi ro tín dụng buộc ngân hàng
phải chú trọng nhiều hơn đến công tác quản trị rủi ro tín dụng, từ việc thiết lập chính
sách tín dụng, sử dụng các công cụ quản trị rủi ro đến quy trình quản trị trong khâu
nhận diện, đánh giá, đo lường, xử lý và kiểm soát rủi ro tín dụng.
Rủi ro tín dụng có tính chất tất yếu: bất kì hoạt động kinh doanh nào cũng gắn
liền với rủi ro, trong đó hoạt động tín dụng ngân hàng cũng không là ngoại lệ. Lợi
nhuận đạt được tương ứng với mức độ rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận được và
nằm trong khả năng kiểm soát, nguồn lực tài chính cũng như năng lực kinh doanh của
ngân hàng.
2.2.4. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng
Theo Nguyễn Đăng Dờn và cộng sự (2010), nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín
dụng rất đa dạng, có thể xét ở góc độ từ phía khách hàng vay, từ phía ngân hàng và
những nguyên nhân chủ quan.
- Nguyên nhân từ phía khách hàng vay
Những nguyên nhân xuất phát từ nội tại từ phía khách hàng như tình hình sản
xuất kinh doanh thiếu ổn định, khả năng tự chủ tài chính kém, năng lực điều hành yếu
cũng như hệ thống quàn trị kinh doanh không hiệu quả, trình độ quản lý của khách
hàng yếu kém dẫn đến hoạt động kém hiệu quả hoặc gây thất thoát vốn vay ảnh hưởng
đến khả năng trả nợ của khách hàng. Bên cạnh đó, rủi ro tín dụng có thể xảy ra do
khách hàng thiếu thiện chí và bất hợp tác trong việc trả nợ vay ngân hàng cũng như cố
ý, cố tình lừa đảo nhằm chiếm đoạt sử dụng vốn vay của ngân hàng.
- Nguyên nhân từ bản thân ngân hàng
11
Ngân hàng có chính sách tín dụng chưa hợp lý, quy trình cho vay chưa chặt chẽ,
không có đủ thông tin để phân tích và đánh giá khách hàng dẫn đến việc đánh giá sai
phương án cho vay, thời hạn cho vay, thời gian trả nợ không phù hợp với phương án
kinh doanh của khách hàng.
Năng lực chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng còn
yếu đồng thời lơi lỏng trong quá trình giám sát trước, trong và, sau khi cho vay làm
cho ngân hàng không phát hiện được các khoản vay sai mục đích.
Trong môi trường cạnh tranh quá gay gắt, các ngân hàng thường chạy theo quy
mô, thành tích và kế hoạch mà bỏ qua các tiêu chuẩn cho vay, chất lượng tín dụng
đồng thời quá tin tưởng vào phương án kinh doanh của khách hàng.
- Nguyên nhân khách quan
Những nguyên nhân khách quan gây ra rủi ro tín dụng như những nguyên nhân
bất khả kháng tác động tới người vay làm họ mất khả năng thanh toán cho ngân hàng
như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, hoặc do sự biến động của môi trường kinh tế,
những bất cập trong cơ chế chính sách của nhà nước… vượt quá tầm kiểm soát của
người đi vay và ngân hàng.
2.2.5. Hậu quả của rủi ro tín dụng
Theo Trần Huy Hoàng (2011), khi ngân hàng gặp rủi ro tín dụng sẽ gây ra hậu
quả nghiêm trọng không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà
còn ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế xã hội.
Khi rủi ro tín dụng xảy ra, ngân hàng không thu được các khoản tín dụng đã cấp
nhưng vẫn phải trả các khoản gốc và lãi cho các khoản huy động khi đến hạn, điều này
làm cho ngân hàng bị mất cân đối trong việc thu chi, vòng quay vốn tín dụng giảm từ
đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và có thể mất khả năng thanh
khoản gây mất lòng tin của người gửi tiền. Tâm lý người gửi tiền hoang mang lo sợ
dẫn đến việc ồ ạt kéo nhau đi rút tiền, không chỉ ở chính ngân hàng gặp sự cố mà còn
hiện tượng kéo theo ảnh hưởng đến những ngân hàng khác, gây ảnh hưởng đến toàn hệ
thống ngân hàng. Hệ thống ngân hàng gặp khó khăn sẽ tác động nghiêm trọng đến nền
12
kinh tế xã hội như nền kinh tế bị suy giảm, lạm phát tăng làm sức mua giảm, thất
nghiệp tăng…
2.2.6. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng ngân hàng
- Nợ quá hạn
Theo Thông tư 02/2013/NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam, nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc hoặc lãi đã quá hạn.
Các khoản nợ quá hạn trong hệ thống NHTM Việt Nam được phân loại thành các cấp
độ quá hạn như sau:
Nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày – Nợ cần chú ý
Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày – Nợ dưới tiêu chuẩn
Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày – Nợ nghi ngờ
Nợ quá hạn trên 361 ngày – Nợ có khả năng mất vốn
Nợ quá hạn được phản ánh qua hai chỉ tiêu sau: tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ khách
hàng có nợ quá hạn trên tổng số khách hàng có dư nợ.
 Tỷ lệ nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn được sử dụng để đánh giá mức độ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn
cho biết cứ trên 100 đồng dư nợ hiện có bao nhiêu đồng đã quá hạn.
Tỷ lệ nợ quá hạn =
Dư nợ quá hạn
X100%
Tổng dư nợ
 Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn trên tổng số khách hàng có dư nợ
Tỷ lệ khách hàng
có nợ quá hạn trên
tổng khách hàng
=
Số khách hàng có nợ quá hạn
X100%
Tổng số khách hàng có dư nợ
có dư nợ
Tỷ lệ này cho biết cứ 100 khách hàng vay vốn thì có bao nhiêu khách hàng đã
quá hạn. Nếu tỷ lệ này cao, phản ánh chính sách tín dụng của ngân hàng là không hiệu
quả.
- Nợ xấu
13
Theo Quyết định số 22/VBHN-NHNN ngày 04/06/2014 của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam, nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 trong phân loại nợ của
ngân hàng.
- Tỷ lệ nợ xấu
Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ giữa nợ xấu so với tổng nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5.
Tỷ lệ nợ xấu được đo lường như sau:
Tỷ lệ nợ xấu =
Nợ xấu
X100%
Tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ xấu cho biết 100 đồng tổng dư nợ thì có bao nhiêu đồng nợ xấu và
được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu càng cao
cho thấy chất lượng tài sản của ngân hàng càng kém, rủi ro tín dụng càng lớn.
- Trích lập dự phòng và bù đắp rủi ro tín dụng
Do các khoản vay có thể bị giảm giá trị nên việc trích lập dự phòng là cần thiết.
Trích lập dự phòng là biện pháp ngân hàng sử dụng để ghi nhận tổn thất các khoản vay
đã cấp cho khách hàng.
Trích lập dự phòng rủi
ro tín dụng
=
Dự phòng rủi ro tín dụng trích lập
X100%
Tổng dư nợ bình quân
Theo Quyết định số 22/VBHN-NHNN ngày 04/06/2014 của Ngân hàng nhà
nước, việc trích lập dự phòng rủi ro bao gồm: dự phòng chung và dự phòng cụ thể. Dự
phòng chung là khoản tiền trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định
được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể trong các trường hợp
khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm.
Dự phòng chung là dự phòng trích lập cho tất cả các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4
và bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ. Dự phòng cụ thể được trích lập trên cơ sở
phân loại cụ thể các khoản nợ để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra. Tỷ lệ
trích lập dự phòng cụ thể với năm nhóm nợ lần lượt là: 0%, 5%, 20%, 50% và 100%.
2.3. Các nghiên cứu trước đây về tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín
dụng tại các NHTM
14
2.3.1. Nghiên cứu của Louzis và cộng sự (2010)
Louzis và cộng sự (2010) nghiên cứu “ Các yếu tố vĩ mô và nội tại ngân hàng
tác động đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng tại Hy Lạp” - một nghiên cứu trong
ngành ngân hàng tại Hy Lạp giai đoạn 2003 đến 2009. Bài nghiên cứu sử dụng phương
pháp dữ liệu bảng động để kiểm tra các biến độc lập bao gồm các yếu tố vĩ mô bao
gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất cho vay và các biến nội
tại ngân hàng bao gồm tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên vốn
chủ sở hữu, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ cho vay trên tiền gửi, tỷ suất
hoạt động, tăng trưởng tín dụng, quy mô ngân hàng ảnh hưởng đến biến phụ thuộc rủi
ro tín dụng thông qua biến tỷ lệ nợ xấu. Kết quả cho thấy các biến vĩ mô bao gồm
GDP, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất cho vay tác động mạnh mẽ đến rủi ro tín dụng, các biến
nội tại của ngân hàng bao gồm tỷ suất lợi nhuận trên tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên
tổng tài sản có quan hệ nghịch biến với rủi ro tín dụng thông qua biến phụ thuộc tỷ lệ
nợ xấu.
2.3.2. Nghiên cứu của Curak và cộng sự (2013)
Curak và cộng sự (2013) nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng
tại 69 ngân hàng của 10 nước khu vực Đông Nam Châu Âu giai đoạn 2003 – 2010”.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp dữ liệu bảng động đã xác định các biến độc lập là
các yếu tố vĩ mô bao gồm các biến tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất cho vay, tỷ
giá và các biến nội tại ngân hàng bao gồm các biến quy mô ngân hàng, tăng trưởng tín
dụng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản tác động đến
biến độc lập rủi ro tín dụng thông qua biến tỷ lệ nợ xấu. Kết quả nghiên cứu cho thấy
biến rủi ro tín dụng đại diện là tỷ lệ nợ xấu bị tác động bởi các yếu tố vĩ mô và các yếu
tố nội tại ngân hàng. Biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có tác động cùng chiều
với rủi ro tín dụng thông qua biến tỷ lệ nợ xấu tức là với mức vốn hóa cao cho phép
các ngân hàng chấp nhận rủi ro cao hơn vì nhu cầu tạo ra lợi nhuận ngày càng cao.
2.3.3. Nghiên cứu của Tehulu và cộng sự (2014)
Tehulu và cộng sự (2014) khi nghiên cứu “Các yếu tố nội tại trong ngân hàng
ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng – Bằng chứng thực nghiệm từ các ngân hàng Ethiopian”
15
cho rằng trong khi rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro chính của các ngân hàng
và ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống tài chính nhưng rất ít nghiên cứu thực
hiện để kiểm tra các yếu tố quyết định đến rủi ro tín dụng. Nghiên cứu sử dụng phương
pháp định lượng bằng mô hình GLS để kiểm tra tác động của các yếu tố nội tại ngân
hàng đến rủi ro tín dụng tại 10 ngân hàng thương mại Ethiopian (bao gồm ngân hàng
thuộc sở hữu nhà nước và tư nhân) trong giai đoạn 2007 – 2011. Kết quả nghiên cứu
cho thấy tăng trưởng tín dụng và quy mô ngân hàng có tác động tiêu cực và ý nghĩa
thống kê đối với rủi ro tín dụng. Hiệu quả hoạt động ROA, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên
tổng tài sản, khả năng thanh khoản của ngân hàng có mối quan hệ ngược chiều với rủi
ro tín dụng nhưng không có ý nghĩa thống kê.
2.3.4. Nghiên cứu của Hasna Chaibi và Zied Ftiti (2014)
Hasna Chaibi và Zied Ftiti (2014) nghiên cứu “ Các yếu tố quyết định rủi ro tín
dụng – Bằng chứng từ nghiên cứu xuyên quốc gia”. Bài nghiên cứu áp dụng dữ liệu
bảng động GMM hai bước để kiểm tra các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các
ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường đại diện là Pháp và Đức trong thời
gian 2005-2011. Bài nghiên cứu kiểm định tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô và
nội tại ngân hàng đến rủi ro tín dụng giữa hai hệ thống ngân hàng khác nhau. Biến phụ
thuộc là rủi ro tín dụng đại diện là biến tỷ lệ nợ xấu, các biến độc lập bao gồm dự
phòng rủi ro tín dụng, tỷ suất hoạt động, tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản, tỷ lệ vốn
chủ sở hữu trên tổng tài sản, thu nhập ngoài lãi, quy mô ngân hàng, tỷ suất lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu đại diện cho các biến nội tại ngân hàng và các biến tỷ lệ lạm phát,
tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ giá. Kết quả cho thấy rằng
ngoài tỷ lệ lạm phát, các biến kinh tế vĩ mô bao gồm biến tốc độ tăng trưởng kinh tế
GDP, lãi suất, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ giá ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Kết quả nghiên
cứu tìm thấy mối quan hệ cùng chiều của tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản với rủi
ro tín dụng tại các ngân hàng Đức.
2.3.5. Nghiên cứu của Hasan Ayaydin và Aykut Karakaya (2014)
Hasan Ayadin và Aykut Karakaya (2014) nghiên cứu về “Tác động của vốn chủ
sở hữu đến hiệu quả hoạt động và rủi ro tín dụng tại các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ”. Bài
16
nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng động áp dụng kỹ thuật GMM hai bước cho 23
NHTM của Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn 2003 -2011 cho các biến độc lập vốn chủ sở
hữu trên tổng tài sản, các biến kiểm soát bao gồm tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, lãi
suất cho vay, tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ sở hữu nước ngoài và các biến vĩ mô bao gồm tỷ
lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP tác động đến biến phụ thuộc rủi ro tín
dụng và hiệu quả hoạt động ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy biến độc lập vốn
chủ sở hữu trên tổng tài sản tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng tức là các ngân
hàng tăng vốn tương ứng với mức độ rủi ro, các biến kiểm soát có tác động cùng chiều
với rủi ro tín dụng, biến tỷ lệ lạm phát tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng và
biến tốc độ tăng trưởng kinh tế có tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng.
2.3.6. Nghiên cứu của Bùi Duy Tùng và Đặng Thị Bạch Vân (2015)
Nghiên cứu của Bủi Duy Tùng và Đặng Thị Bạch Vân (2015) về “Ảnh hưởng
của các yếu tố nội tại đến nợ xấu các ngân hàng thương mại Việt Nam”. Nghiên cứu sử
dụng phương pháp dữ liệu bảng động để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố nội tại đến
nợ xấu của 25 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2004 – 2014. Sử dụng các biến nội tại
ngân hàng bao gồm lợi nhuận sau thuế trên vốn cổ phần, chi phí hoạt động trên doanh
thu, vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, thu nhập ngoài lãi trên tổng doanh thu và biến tỷ
lệ sở hữu vốn cổ phần làm biến độc lập và các biến vĩ mô bao gồm tốc độ tăng trưởng
kinh tế, lãi suất cho vay, tỷ lệ lạm phát làm biến kiểm soát. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có tác động ngược chiều và có ý nghĩa
thống kê với tỷ lệ nợ xấu, các ngân hàng thương mại có tỷ lệ vốn tự có thấp sẽ chấp
nhận tăng trưởng tín dụng nóng khi khả năng thanh khoản giảm xuống.
2.3.7. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015)
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015) về “Yếu tố tác động đến nợ xấu
các ngân hàng thương mại Việt Nam” khi nghiên cứu 22 NHTM Việt Nam trong giai
đoạn 2007 – 2014. Ba mô hình ước lượng với dữ liệu bảng là mô hình tác động cố
định, phương pháp dữ liệu bảng động GMM dạng sai phân và GMM hệ thống được sử
dụng để kiểm định ảnh hưởng của các yếu tố đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam. Kết
quả nghiên cứu cho thấy các biến độc lập vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, khả năng
17
sinh lời, tăng trưởng kinh tế có tác động ngược chiều đến tỷ lệ nợ xấu của các NHTM
Việt Nam. Biến độc lập nợ xấu trong quá khứ, quy mô ngân hàng, tăng trưởng tín
dụng, tỷ lệ lạm phát có tác động cùng chiều đến tỷ lệ nợ xấu.
2.3.8. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Vinh và Lê Phan Thị Diệu Thảo (2016)
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Vinh và Lê Phan Thị Diệu Thảo (2016) về
“Tác động của vốn chủ sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro tín dụng: Trường hợp
các ngân hàng thương mại Việt Nam” khi nghiên cứu 30 NHTM Việt Nam giai đoạn
2007 - 2014. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng động GMM hai bước bằng ước lượng
GMM hệ thống giữa các biến phụ thuộc là tỷ lệ nợ xấu, khả năng sinh lời và các biến
độc lập gồm vốn chủ sở hữu, dư nợ trên vốn huy động, quy mô ngân hàng và các biến
vĩ mô tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát. Kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh
hưởng của vốn chủ sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro tín dụng tại các ngân hàng
thương mại Việt Nam. Trong đó, vốn chủ sở hữu tác động khác nhau đến các biến khả
năng sinh lời của ngân hàng. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng tìm được mối quan
hệ ngược chiều của vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng tức là tăng vốn chủ sở hữu sẽ
làm giảm rủi ro tín dụng của NHTM. Các NHTM nào có mức vốn hóa thấp thì rủi ro
danh mục cho vay gia tăng do thiếu sự đa dạng hóa các khoản vay mà chỉ tập trung
vào một số đối tượng do đó làm tăng nợ xấu và ngược lại các NHTM có mức vốn hóa
cao có khả năng đa dạng hóa các khoản vay tốt hơn và làm giảm rủi ro tín dụng.
Điểm kế thừa các bài nghiên cứu trước đây:
Dựa trên các bài nghiên cứu trước đây, tác giả tổng hợp và tóm tắt thành bảng:
Bảng 2.1: Tổng hợp và tóm tắt các nghiên cứu trước đây về tác động của vốn chủ
sở hữu đến rủi ro tín dụng tại các NHTM
Tác giả Dữ liệu nghiên cứu Phương pháp
nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu
Louzis
và cộng
sự
(2010)
Số liệu các yếu tố vĩ mô bao
gồm các biến tốc độ tăng
trưởng kinh tế GDP, tỷ lệ
thất nghiệp, lãi suất cho vay
Sử dụng dữ
liệu bảng động
GMM hai
bước.
Rủi ro tín dụng đại diện là
biến tỷ lệ nợ xấu NPL có
mối quan hệ cùng chiều
với tỷ lệ thất nghiệp, lãi
18
và dữ liệu các yếu tố nội tại
ngân hàng bao gồm các biến
tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài
sản ROA, tỷ suất lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu ROE, tỷ
lệ vốn chủ sở hữu trên tổng
tài sản, tỷ lệ cho vay trên
huy động vốn, tỷ suất hoạt
động, tăng trưởng tín dụng,
quy mô ngân hàng tại Hy
Lạp giai đoạn 2003 – 2009.
suất cho vay, tỷ lệ cho vay
trên huy động vốn, tỷ suất
hoạt động ngân hàng, tăng
trưởng tín dụng và ngược
chiều với tốc độ tăng
trưởng kinh tế, tỷ suất lợi
nhuận trên tổng tài sản, tỷ
suất lợi nhuận trên vốn chủ
sở hữu, tỷ lệ vốn chủ sở
hữu trên tổng tài sản.
Curak và
cộng sự
(2013)
Các yếu tố vĩ mô bao gồm
tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm
phát, lãi suất cho vay, tỷ giá
hối đoái và các yếu tố nội tại
ngân hàng bao gồm quy mô
ngân hàng, tăng trưởng tín
dụng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu
trên tổng tài sản, tỷ suất lợi
nhuận trên tổng tài sản, rủi
ro tín dụng năm trước cho 69
ngân hàng của 10 nước khu
vực Đông Nam Châu Âu giai
đoạn 2003 – 2010.
Sử dụng dữ
liệu bảng động
GMM hai
bước.
Rủi ro tín dụng đại diện là
biến tỷ lệ nợ xấu tác động
cùng chiều với rủi ro tín
dụng năm trước, tỷ lệ lạm
phát, lãi suất cho vay, tỷ
giá hối đoái, tỷ lệ vốn chủ
sở hữu trên tổng tài sản và
tác động ngược chiều với
tốc độ tăng trưởng kinh tế,
quy mô ngân hàng, tỷ suất
lợi nhuận trên tổng tài sản,
tăng trưởng tín dụng.
Tehulu
và cộng
sự
(2014)
Các yếu tố nội tại ngân hàng
bao gồm biến quy mô ngân
hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu
trên tổng tài sản, tỷ suất lợi
Sử dụng mô
hình bình
phương nhỏ
nhất tổng quát
Rủi ro tín dụng lấy biến tỷ
lệ nợ xấu làm biến phụ
thuộc tác động ngược
chiều với quy mô ngân
19
nhuận trên tổng tài sản, tỷ lệ
cho vay trên huy động vốn,
tăng trưởng tín dụng, tỷ suất
hoạt động, quyền sở hữu nhà
nước của 10 NHTM
Ethiopian giai đoạn 2007 –
2011.
GLS sau khi
chạy mô hình
tác động ngẫu
nhiên REM
hàng, tỷ suất lợi nhuận
trên tổng tài sản, tỷ lệ vốn
chủ sở hữu trên tổng tài
sản, tỷ lệ cho vay trên huy
động vốn, tăng trưởng tín
dụng và tác động cùng
chiều với tỷ suất hoạt động
và quyền sở hữu nhà nước.
Hasna Các yếu tố nội tại ngân hàng Sử dụng dữ Rủi ro tín dụng sử dụng
Chaibi bao gồm rủi to tín dụng năm liệu bảng động biến tỷ lệ nợ xấu làm biến
và Zied trước, tỷ lệ dự phòng rủi ro GMM hai phụ thuộc. Rủi ro tín dụng
Ftiti tín dụng, tỷ suất hoạt động, bước. tác động cùng chiều với
(2014) tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài rủi ro tín dụng năm trước,
sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu quy mô ngân hàng, tỷ lệ
trên tổng tài sản, thu nhập thất nghiệp và tác động
thuần, quy mô ngân hàng, tỷ ngược chiều với tỷ suất lợi
suất lợi nhuận trên vốn chủ nhuận trên vốn chủ sở hữu,
sở hữu và các yếu tố vĩ mô tốc độ tăng trưởng kinh tế,
bao gồm tốc độ tăng trưởng tỷ lệ lạm phát trong cả hai
kinh tế, tỷ lệ lạm phát, lãi nước Đức và Pháp. Riêng
suất cho vay, tỷ lệ thất biến vốn chủ sở hữu trên
nghiệp, tỷ giá hối đoái của tổng tài sản tác động cùng
các NHTM Đức và Pháp giai chiều với rủi ro tín dụng
đoạn 2005 – 2011. tại các NHTM Đức và có ý
nghĩa thống kê.
20
Hasan
Ayaydin
và Aykut
Karakaya
(2014)
Sử dụng các yếu tố nội tại
ngân hàng bao gồm các biến
tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên
tổng tài sản, dự phòng rủi ro
tín dụng, tỷ lệ cho vay trên
tổng tài sản, tỷ lệ thanh
khoản, sở hữu nước ngoài,
biến cạnh tranh và các biến
vĩ mô bao gồm tỷ lệ lạm
phát, tốc độ tăng trưởng kinh
tế và biến giả thể hiện thời
gian trước khủng hoảng
2009 và sau khủng hoảng
2009 cho 23 NHTM của Thổ
Nhĩ Kỳ giai đoạn 2003 –
2011.
Sử dụng dữ
liệu bảng động
GMM hai
bước.
Rủi ro tín dụng tác động
cùng chiều với rủi ro tín
dụng năm trước, tỷ lệ vốn
chủ sở hữu trên tổng tài
sản, dự phòng rủi ro tín
dụng, tỷ lệ cho vay trên
tổng tài sản, tỷ lệ thanh
khoản, sở hữu nước ngoài,
tốc độ tăng trưởng kinh tế
và tác động ngược chiều
với tỷ lệ lạm phát, biến
cạnh tranh.
Bùi Duy
Tùng và
Đặng Thị
Bạch
Vân
(2015)
Sử dụng các biến nội tại
ngân hàng bao gồm tỷ suất
lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu, tỷ lệ chi phí trên doanh
thu, tỷ lệ vốn tự có trên tổng
tài sản, thu nhập ngoài lãi, tỷ
lệ sở hữu cổ phần làm biến
độc lập khi nghiên cứu 25
NHTM giai đoạn 2004 –
2014.
Sử dụng
phương pháp
dữ liệu bảng
động GMM
hai bước
Biến phụ thuộc là tỷ lệ nợ
xấu tác động cùng chiều
với tỷ lệ chi phí trên doanh
thu và mức độ kiểm soát
của chủ sở hữu và tác động
ngược chiều với tỷ suất lợi
nhuận trên vốn chủ sở hữu,
tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên
tổng tài sản, tỷ lệ thu nhập
ngoài lãi.
21
Nguyễn
Thị
Hồng
Vinh
(2015)
Sử dụng các biến độc lập bao
gồm tỷ lệ nợ xấu năm trước,
tỷ suất lợi nhuận trên vốn
chủ sở hữu, quy mô ngân
hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu
trên tổng tài sản, tỷ lệ dư nợ
cho vay trên huy động vốn,
dư nợ ngắn hạn, tốc độ tăng
trưởng tín dụng, tốc độ tăng
trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm
phát cho 22 NHTM giai
đoạn 2007 – 2014.
Sử dụng
phương pháp
dữ liệu bảng
động GMM
dạng sai phân
và GMM hệ
thống
Biến phụ thuộc là tỷ lệ nợ
xấu tác động cùng chiều
với tỷ lệ nợ xấu năm trước,
quy mô ngân hàng, tăng
trưởng tín dụng, tỷ lệ lạm
phát và tác động ngược
chiều đến tỷ suất lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ
vốn chủ sở hữu trên tổng
tài sản, tỷ lệ dư nợ trên
vốn huy động, dư nợ ngắn
hạn và tốc độ tăng trưởng
kinh tế.
Nguyễn
Thị
Hồng
Vinh và
Lê Phan
Thị Diệu
Thảo
(2016)
Sử dụng các biến nội tại
ngân hàng bao gồm vốn chủ
sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ
dư nợ cho vay trên vốn huy
động, quy mô ngân hàng và
biến kiểm soát vĩ mô gồm
tốc độ tăng trưởng kinh tế và
tỷ lệ lạm phát làm biến độc
lập khi nghiên cứu 30
NHTM Việt Nam giai đoạn
2007 – 2014.
Sử dụng dữ
liệu bảng động
thông qua ước
lượng GMM
hệ thống
Biến phụ thuộc đại diện
cho biến rủi ro tín dụng là
tỷ lệ nợ xấu và dự phòng
rủi ro tín dụng. Kết quả
nghiên cứu cho thấy rủi ro
tín dụng tác động cùng
chiều với rủi ro tín dụng
năm trước, quy mô ngân
hàng, tỷ lệ lạm phát và tác
động ngược chiều với tỷ lệ
vốn chủ sở hữu trên tổng
tài sản, tỷ lệ dư nợ cho vay
trên vốn huy động và tốc
độ tăng trưởng kinh tế.
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
22
Các bài nghiên cứu trước đây giúp tác giả xác định được ưu điểm và nhược
điểm của từng bài nghiên cứu để có cơ sở trong việc lựa chọn và sử dụng phương pháp
nghiên cứu trong đề tài của tác giả nhằm đảm bảo tính khả thi của bài nghiên cứu.
Đồng thời dựa trên kết quả của các bài nghiên cứu trước đã giúp tác giả có cơ
sở lựa chọn biến phụ thuộc đại diện cho biến rủi ro tín dụng là tỷ lệ nợ xấu cũng như
nhận định được mức độ hay chiều hướng tác động của biến vốn chủ sở hữu và lựa
chọn các biến kiểm soát tác động đến rủi ro tín dụng. Từ đó tác giả có thể kiểm định
mô hình và lựa chọn mô hình hồi quy cho bài nghiên cứu của mình một cách phù hợp
nhất nhằm xác định được mức độ tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng tại
các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Kết luận chương 2
Trong chương 2 đã trình bày những khái niệm cơ bản về vốn chủ sở hữu và
rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó cũng trình bày tóm tắt các
nghiên cứu trước đó về tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng tại các NHTM.
Phần lớn các nghiên cứu cũng đã chỉ ra vốn chủ sở hữu có tác động đến rủi ro tín dụng
tại các NHTM. Đây là cơ sở để nghiên cứu tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín
dụng tại các NHTM Việt Nam.
23
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỐN CHỦ SỞ HỮU VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
3.1. Giới thiệu các Ngân hàng thương mại Việt Nam
Trải qua hơn 65 năm xây dựng, củng cố và phát triển, ngành ngân hàng Việt
Nam đã có những bước tiến vượt bậc và đóng góp tích cực cho sự phát triển của nền
kinh tế. Ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và hệ thống NHTM Việt Nam nói riêng
ngày càng thể hiện chức năng và vai trò thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển. Hệ
thống ngân hàng Việt Nam trong những năm qua đã phát triển nhanh và cung cấp một
lượng vốn khá lớn cho các nhu cầu đầu tư và tiêu dùng. Các hoạt động dịch vụ ngân
hàng đã ngày càng đa dạng, phong phú và tiện ích hơn. Nhiều cơ chế chính sách tiền
tệ, tín dụng đã đi vào cuộc sống, nhiều đổi mới về tổ chức và công nghệ đã được triển
khai.
Bảng 3.1: Số lượng các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2017
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước giai đoạn 2007 – 2017)
Giai đoạn 2007 – 2010 là thời gian phát triển vượt bậc của hệ thống NHTM
Việt Nam so với những năm trước đây. Đánh dấu cho giai đoạn này là làn sóng các
chuyển đổi các NHTM nông thôn lên các NHTM thành thị diễn ra một cách ồ ạt. Từ
những ngân hàng nông thôn với quy mô vốn chỉ vài tỉ đồng tưởng chừng như sắp giải
thể đã được các tập đoàn kinh tế đầu tư, nâng cấp mở rộng mạng lưới, đưa vốn lên
hàng nghìn tỷ đồng trở thành những ngân hàng với diện mạo hoàn toàn mới. Tính đến
hết năm 2010, hệ thống NHTM Việt Nam có 05 NHTM nhà nước, 37 NHTM cổ phần.
Ngày 22/11/2006, Chính phủ ban hành Nghị định 141/2006/NĐ-CP quy định
các NHTM nhà nước phải tăng mức vốn pháp định tối thiểu là 3.000 tỷ đồng vào năm
2010 và các NHTM cổ phần phải tăng vốn pháp định lên mức tối thiểu là 1.000 tỷ
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
NHTM
Nhà
Nước
5 5 5 5 5 5 5 5 5 7 7
NHTM
Cổ
Phần
34 39 40 37 37 34 34 27 25 28 28
24
đồng vào cuối năm 2008 và 3.000 tỷ đồng cuối năm 2010. Các NHTM bắt đầu tiến
hành tăng vốn thông qua nhiều hình thức, tính đến thời điểm 31/12/2010, mới chỉ có
27/37 NHTM cổ phần có vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng trở lên, 10 ngân hàng còn lại có
vốn điều lệ từ 1.500 – 2.800 tỷ đồng. (Theo báo cáo ngành ngân hàng Việt Nam –
tháng 9/2011 – VCBS).
Giai đoạn cuối năm 2011, trước những khó khăn của nền kinh tế, những yếu
kém, rủi ro tích lũy nhiều năm trước của hệ thống ngân hàng đã bộc lộ. Không ít tổ
chức tín dụng đã gặp khó khăn về thanh khoản, nợ xấu cao, có nguy cơ đổ vỡ, đe dọa
sự an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng. Yêu cầu đặt ra là phải tái cơ cấu nhằm
khắc phục những yếu kém nội tại của ngành ngân hàng, lành mạnh hóa tình trạng tài
chính và củng cố năng lực hoạt động của toàn hệ thống. Đề án “Tái cơ cấu lại các tổ
chức tín dụng” giai đoạn 2011 – 2015 ban hành theo Quyết định số 254/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ ngày 01/03/2012 ra đời với các nội dung cơ bản sau: bảo đảm
thanh khoản và khả năng chi trả; giám sát các TCTD mất thanh khoản tạm thời và
TCTD yếu kém; sáp nhập, hợp nhất, mua lại các TCTD; xử lý nợ xấu; tăng vốn tự có;
lành mạnh hóa quản trị của các ngân hàng.
Các vụ sáp nhập, hợp nhất ngân hàng: Ngày 6/12/2011, ba ngân hàng TMCP là
Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa và Ngân hàng
TMCP Đệ Nhất được hợp nhất lấy tên Ngân hàng TMCP Sài Gòn; ngày 7/8/2012,
Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Hà Nội sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn –
Hà Nội; Ngân hàng TMCP Phương Tây được tái cơ cấu và hợp nhất với Tổng công ty
Tài chính Cổ phần Dầu khí (PVFC) thành Ngân hàng TMCP Đại chúng (PVcomBank)
ngày 13/9/2013; Ngân hàng TMCP Đại Á sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Phát triển
Thành phố Hồ Chí Minh (18/11/2013); Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng
sông Cửu Long sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
(25/5/2015); Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông sáp nhập vào Ngân hàng TMCP
Hàng Hải Việt Nam (12/8/2015); và Ngân hàng TMCP Phương Nam sáp nhập vào
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (1/10/2015). Các Ngân hàng bị mua lại giá 0
25
đồng: Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (5/3/2015), Ngân hàng TMCP Đại
Dương (6/5/2015) và Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu (7/7/2015).
Đến hết năm 2017, hệ thống NHTM Việt Nam có 7 NHTM Nhà nước và số
lượng NHTM cổ phần giảm xuống còn 28 ngân hàng.
3.2. Thực trạng vốn chủ sở hữu tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam
Mặc dù việc tăng trưởng về quy mô có thể tùy thuộc vào chiến lược của mỗi
ngân hàng trong cạnh tranh mở rộng thị phần, nhưng việc tăng vốn chủ sở hữu quá
nhanh sẽ gây áp lực đối với các ngân hàng về việc chi trả cổ tức cho các cổ đông do đó
trong những năm vừa qua nhằm ổn định thu nhập, các NHTM đã cố gắng đồng thời
tăng trưởng tín dụng và tổng tài sản. Áp lực tăng trưởng tín dụng trong khi trình độ
quản lý của các ngân hàng không theo kịp với tốc độ tăng tài sản dẫn đến chất lượng
tín dụng kém từ đó nợ xấu gia tăng gây ảnh hưởng trực tiếp đến vốn chủ sở hữu của
các ngân hàng. Các ngân hàng đều phải tuân thủ trong việc tính toán các tài sản có rủi
ro cũng như đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo các quy định của NHNN tuy nhiên các
ngân hàng chỉ dừng lại ở mức lý thuyết mà chưa đưa ra những ứng dụng thực tiễn.
Năm 2017, vốn chủ sở hữu của toàn hệ thống ngân hàng theo báo cáo thường
niên của NHNN là 714.106 tỷ đồng tăng 11,6% so với cuối năm 2016. Trong đó, vốn
chủ sở hữu của NHTM nhà nước là 254.655 tỷ đồng chiếm 35,66% tổng vốn chủ sở hữu
toàn hệ thống và vốn chủ sở hữu NHTM cổ phần là 290.626 tỷ đồng chiếm 40,70 %
tổng vốn chủ sở hữu toàn hệ thống. Vốn chủ sở hữu của 30 NHTM Việt Nam năm 2017
trong mẫu nghiên cứu là 488.111 tỷ đồng chiếm 68,35% tổng vốn chủ sở hữu toàn hệ
thống ngân hàng.
Theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn của
TCTD phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản
“Có” rủi ro của TCTD. Trong bối cảnh dư nợ tăng trưởng mạnh, huy động vốn cũng có
xu hướng ổn định, nợ xấu có xu hướng vượt ngưỡng an toàn thì vấn đề an toàn vốn luôn
được các ngân hàng chú trọng. Theo báo cáo thường niên của NHNN, hệ số an toàn vốn
tối thiểu của toàn hệ thống ngân hàng năm 2017 là 12,23% trong khi đó NHTM nhà
26
nước và NHTM cổ phần có hệ số an toàn vốn tối thiểu đạt tương ứng 9,52% và
11,47%.
Biểu đồ 3.1: Mức tăng vốn chủ sở hữu của 30 NHTM Việt Nam
năm 2017 so với năm 2007
(Nguồn: Bankscope)
Vốn chủ sở hữu của các NHTM Việt Nam không ngừng tăng lên trong giai
đoạn 2007 – 2017, không chỉ những NHTM nhà nước mà NHTM cổ phần cũng tăng
lên nhanh chóng. Có thể kể đến như Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam,
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Phát
triển Thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Ngân hàng TMCP Quân
đội, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương
tín và Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam.
Năm 2017, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam có mức vốn chủ sở hữu
cao nhất đạt 63.765,283 tỷ đồng, tiếp sau đó là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam (52.557,959 tỷ đồng), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
(48.834,010 tỷ đồng), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (44.325,490 tỷ
đồng).
3.3. Thực trạng rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam
70.000,00
60.000,00
50.000,00
40.000,00
30.000,00
20.000,00
10.000,00
(tỷ đồng-)
Năm 2007 Năm 2017
ABB
ACB
AGRB
BID
BVB
CTG
EAB
EIB
HDB
KLB
LPB
MBB
MSB
NAB
NVB
OCB
PGB
SCB
SEAB
SGB
SHB
STB
TCB
TPB
VAB
VCB
VIB
Vietbank
VIETCAPTAL
VPB
27
3,74%
3,30%
2,83%
2,42%
2,12%
1,68%
1,98% 1,95% 2,05%
1,63% 1,75%
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Tăng trưởng tín dụng quá nóng thường gây ra hậu quả cho ngân hàng trong
tương lai làm cho tỷ lệ nợ xấu các ngân hàng tăng cao. Số lượng ngân hàng tăng nhanh
về số lượng cũng như quy mô tài sản nhưng thiếu chất lượng, nhiều ngân hàng còn yếu
kém về công tác quản trị, bộc lộ nhiều bất cập và nguy cơ về rủi ro cho ngân hàng ảnh
hưởng đến toàn bộ hoạt động tài chính của ngân hàng.
Tỷ lệ nợ xấu tại 30 NHTM Việt Nam có những biến động mạnh mẽ trong giai
đoạn 2007 – 2017. Tỷ lệ nợ xấu thấp nhất vào năm 2007 với tỷ lệ 1,68% và cao nhất
vào năm 2012 với tỷ lệ 3,74%.
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ nợ xấu tại 30 NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 – 2017
(Nguồn: Bankscope)
Giai đoạn 2007 – 2009, ảnh hưởng tiêu cực bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu cũng như tăng trưởng nóng của tín dụng và quản lý tín dụng không hiệu quả, tỷ lệ
nợ xấu của 30 NHTM Việt Nam tăng mạnh từ 1,68% năm 2007 lên 2,12% năm 2008
và giảm xuống còn 1,63% năm 2009 do các ngân hàng hạn chế cho vay và tích cực thu
hồi nợ.
Điều kiện kinh tế khó khăn, số lượng doanh nghiệp thua lỗ và phá sản gia tăng
cùng với việc ngân hàng có xu hướng thận trọng hơn với việc cho vay trong năm 2012
làm cho tỷ lệ nợ xấu gia tăng, đạt mức 3,74% cao nhất trong giai đoạn 2007 – 2017.
Nợ xấu gia tăng do ảnh hưởng từ những khó khăn chung của nền kinh tế, tình
trạng sản xuất kinh doanh đình trệ, hàng tồn kho ở mức cao trong những năm qua.
Trước tình hình đó, NHNN đã đưa ra một số chính sách và biện pháp kiềm chế và xử
28
lý nợ xấu như yêu cầu các TCTD triển khai các giải pháp xử lý nợ xấu, cơ cấu lại nợ
để hỗ trợ doanh nghiệp, kiểm soát chặt chẽ và tiết giảm chi phí hoạt động, tích cực
trích lập dự phòng và xử lý nợ xấu bằng dự phòng rủi ro, thực hiện các biện pháp nâng
cao chất lượng tín dụng và hạn chế nợ xấu phát sinh mới, đặc biệt là việc thành lập và
đưa vào hoạt động Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng VAMC. Tỷ lệ nợ xấu
của 30 NHTM Việt Nam năm 2013 giảm so với năm 2012 và giảm còn 3,30%.
Kinh tế dần phục hồi cùng với việc đẩy mạnh các giải pháp tái cơ cấu, xử lý nợ
xấu đã giúp rủi ro tín dụng có chiều hướng giảm, nợ xấu các NHTM Việt Nam đã
được kiềm chế và xử lý một khối lượng đáng kể. Tỷ lệ nợ xấu năm 2014 là 2,42%,
năm 2015 giảm còn 1,95% đặc biệt khi Nghị định 34/2015/NĐ-CP và thông tư
14/2015/TT-NHNN đã tăng vốn điều lệ của VAMC lên 2000 tỷ đồng và tạo điều kiện
để VAMC mua bán nợ theo giá thị trường, việc mua bán nợ xấu của VAMC diễn ra
thuận lợi hơn. Đến năm 2017, tỷ lệ nợ xấu giảm còn 1,75%.
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ nợ xấu bình quân tại 30 NHTM Việt Nam
giai đoạn 2007 – 2017.
(Nguồn: Bankscope)
Ta có thể thấy các ngân hàng như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam, Ngân hàng TMCP Bản Việt, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam,
5,00%
4,50%
4,00%
3,50%
3,00%
2,50%
2,00%
1,50%
1,00%
0,50%
0,00%
ACB
BID
CTG
EIB
HDB
MBB
NVB
SHB
STB
VCB
VPB
ABB
AGRB
VAB
BVB
EAB
OCB
KLB
LPB
MSB
NAB
PGB
SCB
SEAB
SGB
TCB
TPB
VIB
Vietbank
VIETCAPTAL
29
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á, Ngân hàng TMCP An Bình có tỷ lệ nợ xấu trên 3%
trong đó Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam có tỷ lệ nợ xấu
bình quân cao nhất 4,47%. Các ngân hàng TMCP có tỷ lệ nợ xấu bình quân thấp có thể
kể đến Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Tiên phong với
tỷ lệ nợ xấu bình quân rất thấp dưới 1,5%.
Diễn biến nợ xấu ở Việt Nam trong giai đoạn vừa qua cho thấy các ngân hàng
còn hạn chế trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng và chưa đáp ứng được yêu cầu ngày
càng cao của thực tế. Những biến động khôn lường trong bối cảnh hiện nay thì quản lý
rủi ro của các NHTM càng phải được quan tâm hàng đầu. Nợ xấu của các NHTM tăng
mạnh khi năng lực quản trị rủi ro không tương xứng với tốc độ quy mô tín dụng hoặc
trường hợp các khoản nợ xấu chưa được NHTM nhận diện, ghi nhận, phân loại, trích
lập dự phòng cũng như chưa có kế hoạch xử lý kịp thời. Trước tình hình đó, nhiều giải
pháp đã được NHNN xây dựng và triển khai nhằm xử lý nợ xấu bảo đảm chất lượng
tín dụng, bảo đảm an toàn hiệu quả cho toàn hệ thống ngân hàng. Quyết định số
780/QĐ/NHNN ngày 23/04/2012 cho phép các tổ chức tín dụng được điều chỉnh kỳ
hạn trả nợ, gia hạn nợ cho những doanh nghiệp khó khăn trong việc trả nợ. Đây vừa là
công cụ giúp các tổ chức tín dụng giảm tỷ lệ nợ xấu thực tế vừa hỗ trợ các doanh
nghiệp trong tình trạng khó khăn. Bên cạnh đó, sự ra đời của Thông tư 02/2013/TT-
NHNN là một bước tiến trong việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế về phân loại nợ và
trích lập dự phòng cho hệ thống NHTM Việt Nam, hướng tới bảo đảm chất lượng tín
dụng một cách bền vững.
Tỷ lệ nợ xấu đang là vấn đề trăn trở không chỉ của các NHTM yếu kém mà còn
là của toàn hệ thống NHTM Việt Nam. Nhiều ngân hàng đã xây dựng chiến lược quản
lý rủi ro tín dụng nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu, nhưng thực tế những chiến lược quản lý rủi
ro tín dụng lại không được thực hiện một cách nghiêm chỉnh vì một số lý do như: các
thông tin công bố trong hệ thống ngân hàng còn nhiều vấn đề về tính minh bạch và
chính xác; quản lý rủi ro cũng tạo ra những chi phí đáng kể trong việc xây dựng hệ
thống quản lý, đào tạo cán bộ nhân viên, nâng cấp công nghệ thông tin để có những
công cụ quản lý và kiểm soát rủi ro. Ngoài ra, vấn đề tìm kiếm nhân sự có chuyên môn
30
tốt cho quản lý rủi ro tín dụng cũng là một vấn đề lớn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng
nợ xấu tăng cao, trích lập dự phòng tăng, tín nhiệm của ngân hàng giảm là do môi
trường kinh tế vĩ mô khó khăn làm giảm khả năng trả nợ của người vay khiến chất
lượng tài sản của hệ thống ngân hàng suy giảm. Trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam
vẫn đối diện với tình trạng lạm phát cao, đồng thời chịu tác động tiêu cực của cuộc
khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, tái lặp lạm phát cao làm cho tốc
độ tăng trưởng kinh tế suy giảm, thị trường bất động sản đóng băng, tình trạng thất
nghiệp tràn lan, khả năng tiêu thụ sản phẩm cũng như sức cầu tiêu dùng của nền kinh
tế đang ở mức rất yếu dẫn đến đọng vốn trong sản xuất kinh doanh và làm tăng nợ xấu
của các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác như tình trạng tăng
trưởng tín dụng quá mức và tập trung vào một số ngành, sự phụ thuộc quá nhiều vào
nguồn vốn từ bên ngoài quốc gia, hiệu quả của hoạt động giám sát hệ thống, ảnh
hưởng từ những cú sốc bên ngoài cũng khiến nợ xấu ngân hàng tăng cao. Nhiều doanh
nghiệp đã phán đoán không chính xác xu hướng phát triển của thị trường, dẫn đến mở
rộng quy mô sản xuất trong các ngành đang phát triển quá nóng mà không có sự đánh
giá kỹ lưỡng. Nhiều doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính thiếu hiệu quả, hoạt động
kinh doanh yếu kém, thua lỗ.
Mặc dù tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam thấp, tuy nhiên với tăng trưởng
tín dụng cao thì tổng dư nợ, trong đó có nợ xấu cũng sẽ tăng tương ứng. Bên cạnh đó,
nhiều tổ chức tín dụng, ngân hàng và người đi vay thực hiện phương thức đáo hạn, đảo
nợ, xử lý, tái cơ cấu lại nợ để chuyển từ nợ quá hạn thành chưa đến hạn. Qua nhiều lần
tái cơ cấu và đảo nợ như vậy, những khoản nợ thuộc nhóm nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần
chú ý có nguy cơ trở thành nợ xấu trong giai đoạn tiếp theo.
3.4. Vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam
31
Biểu đồ 3.4: Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và tỷ lệ nợ xấu tại 30 NHTM Việt
Nam giai đoạn 2007 - 2017
(Nguồn: Bankscope)
Giai đoạn năm 2007 – 2008, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của 30
NHTM Việt Nam tăng mạnh từ 10,80% năm 2007 tăng lên 15,02% năm 2008. Đây là
giai đoạn các NHTM Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh mẽ về vốn chủ sở hữu theo
Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006. Cũng trong giai đoạn này, tỷ lệ nợ xấu
trung bình cũng có chiều hướng tăng từ 1,68% năm 2007 lên 2,12% năm 2008.
Giai đoạn 2008 – 2010, trong khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của 30
NHTM Việt Nam có xu hướng giảm mạnh từ 15,02% năm 2008 xuống còn 10,03%
năm 2010 thì tỷ lệ nợ xấu trung bình có xu hướng giảm từ 2,12% năm 2008 còn 1,63%
năm 2009 sau đó tăng nhẹ lên 1,98% năm 2010.
Giai đoạn 2010 – 2012, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và tỷ lệ nợ xấu
trung bình của 30 NHTM Việt Nam cùng có xu hướng tăng. Tỷ lệ nợ xấu tăng từ
1,98% năm 2010 tăng lên 3,74% năm 2012 và tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản
tăng từ 10,03% năm 2010 lên 11,74% năm 2012.
Giai đoạn từ 2012 – 2017, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và tỷ lệ nợ xấu
trung bình của 30 NHTM Việt Nam có xu hướng giảm đều qua các năm. Tỷ lệ vốn chủ
sở hữu trên tổng tài sản giảm từ 11,74% năm 2012 xuống còn 6,99% năm 2017 và tỷ lệ
Tỷ lệ nợ xấu VCSH/ Tổng TS
15,02%
11,24% 11,74%
10,29% 10,33%
10,80%
9,06% 8,66%
10,03% 7,96%
6,99%
1,68%
2,83%
3,74% 3,30%
2,12% 1,63% 1,98% 2,42% 1,95% 2,05%
1,75%
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
32
nợ xấu giảm từ 3,74% năm 2012 giảm còn 1,95% năm 2015 sau đó tăng nhẹ lên 2,05%
năm 2016 và giảm xuống còn 1,75% năm 2017.
Kết luận chương 3
Chương 3 đã giới thiệu tổng quan về hệ thống NHTM Việt Nam, thực trạng về
vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 – 2017.
Luận văn cũng cho thấy diễn biến của tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và rủi ro
tín dụng tại các NHTM Việt Nam thông qua lấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản
trung bình và tỷ lệ nợ xấu trung bình của 30 NHTM Việt Nam để có cái nhìn trực quan
về vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam. Từ đó sẽ phân tích cụ
thể tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam trong
chương 4.
33
CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Mô hình nghiên cứu và các giả thiết
Dựa trên lược khảo các nghiên cứu trước đây, bài nghiên cứu dựa trên mô hình
nghiên cứu thể hiện mối quan hệ giữa vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng của Hansan
Ayaydin & Aykut Karakaya (2014) có dạng như sau:
σi,t = β0 + β1σi,t−1 + β2capi,t + β3Xi,t + µi + εi,t
Trong đó, i và t lần lượt là ngân hàng thứ i và năm t; σ là biến rủi ro tín dụng
của ngân hàng i năm t; cap là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của ngân hàng i
năm t; Xi,t là bao gồm các biến kiểm soát của ngân hàng i năm t, µi là ảnh hưởng của
các yếu tố đặc thù đến ngân hàng; εi,t là sai số.
Biến phụ thuộc đại diện cho biến rủi ro tín dụng là tỷ lệ nợ xấu (NPL) được đo
lường bằng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. Đây là một trong những chỉ tiêu đo lường rủi
ro tín dụng và thường được các nhà nghiên cứu sử dụng để đánh giá rủi ro tín dụng
ngân hàng. Đã có rất nhiều nghiên cứu sử dụng biến NPL để phân tích rủi ro tín dụng
ngân hàng như Curak và cộng sự (2013), Hasna Chaibi và Zied Ftiti (2014), Nguyễn
Thị Hồng Vinh và Lê Phan Thị Diệu Thảo (2016).
Biến độc lập chính của mô hình là biến vốn chủ sở hữu (ETA) được đo lường
bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản nhằm xác định mức độ tác động của vốn
chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam (Hansan Ayaydin & Aykut
Karakaya, 2014; Nguyễn Thị Hồng Vinh và Lê Phan Thị Diệu Thảo, 2016).
Các biến kiểm soát được lựa chọn là các yếu tố vĩ mô bao gồm tốc độ tăng
trưởng kinh tế GDP, tỷ lệ lạm phát INF (Louzis và cộng sự, 2010; Curak và cộng sự,
2013; Hasan Ayaydin và Aykut Karakaya, 2014; Hasna Chaibi và Zied Ftiti, 2014;
Nguyễn Thị Hồng Vinh và Lê Phan Thị Diệu Thảo, 2016) và các biến nội tại ngân
hàng bao gồm quy mô ngân hàng SIZE (Louzis và cộng sự, 2010; Curak và cộng sự,
2013; Hasna Chaibi và Zied Ftiti, 2014; Nguyễn Thị Hồng Vinh và Lê Phan Thị Diệu
Thảo, 2016), tăng trưởng tín dụng LG (Louzis và cộng sự, 2010; Curak và cộng sự,
2013; Tehulu và cộng sự, 2014; Nguyễn Thị Hồng Vinh và Lê Phan Thị Diệu Thảo,
2016), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROA (Louzis và cộng sự, 2010; Curak và
34
cộng sự, 2013; Tehulu và cộng sự, 2014) để áp dụng nghiên cứu tác động của vốn chủ
sở hữu đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 – 2017.
Tỷ lệ nợ xấu năm trước: Bằng chứng của các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng
tỷ lệ nợ xấu năm trước có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu hiện tại một cách đáng kể.
Rủi ro tín dụng ngân hàng trong quá khứ không hoàn toàn bị xóa bỏ mà có thể chuyển
sang và ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng những năm tiếp theo. Marijana Curak và cộng sự
(2013), Hasna Chaibi và Zied Ftiti (2014), Bùi Duy Tùng và Đặng Thị Bạch Vân
(2015), Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015), Nguyễn Thị Hồng Vinh và Lê Phan Thị Diệu
Thảo (2016) đã tìm thấy mối quan hệ cùng chiều của tỷ lệ nợ xấu năm trước đến tỷ lệ
nợ xấu hiện tại. Do đó, bài nghiên cứu giả thiết rằng tỷ lệ nợ xấu năm trước có tác
động cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu hiện tại.
Giả thiết H1: Rủi ro tín dụng năm trước tác động cùng chiều rủi ro tín dung
năm hiện tại.
Vốn chủ sở hữu: Được đo lường bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản.
Các nghiên cứu trước đây chứng minh vốn chủ sở hữu có mối quan hệ cùng chiều hay
ngược chiều với rủi ro tín dụng. Hasna Chaibi và Zied Ftiti (2014) nghiên cứu tìm ra
mối quan hệ cùng chiều của vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng và khẳng định vốn chủ
sở hữu càng cao thì ngân hàng càng có xu hướng chấp nhận rủi ro cao hơn vì nhu cầu
tạo ra lợi nhuận ngày càng cao. Đồng thời, theo lý thuyết về quản lý (Regulatory
Hypotheses), các nhà quản lý khuyến khích các ngân hàng tăng vốn tương ứng với
mức độ rủi ro. Kết quả này cũng được tìm thấy bởi Curak và cộng sự (2013), Hasan
Ayaydin và Aykut Karakaya (2014). Ngược lại, theo giả thuyết “Rủi ro đạo đức” của
Keeton và Morris (1987) cho rằng mức vốn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc xác
định mức độ rủi ro tín dụng. Mức vốn hóa càng thấp của ngân hàng làm tăng rủi ro của
các danh mục cho vay từ đó tăng rủi ro tín dụng ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho
thấy rủi ro tín dụng gia tăng đối với các ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài
sản tương đối thấp. Mối quan hệ ngược chiều giữa rủi ro tín dụng và vốn chủ sở hữu
cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Louzis và cộng sự (2010), Bùi Duy Tùng và
35
Đặng Thị Bạch Vân (2015), Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015), Nguyễn Thị Hồng Vinh
và Lê Phan Thị Diệu Thảo (2016).
Giả thiết H2: Vốn chủ sở hữu có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng.
Hiệu quả hoạt động: Các ngân hàng có hiệu quả hoạt động cao hơn dẫn đến
các nhà quản lý ít bị áp lực trong việc tạo doanh thu từ các hoạt động tín dụng và từ đó
ít rủi ro tín dụng hơn. Các ngân hàng hoạt động kém hiệu quả dẫn đến các ngân hàng
kém hiệu quả trong phân tích, chấm điểm tín dụng, thẩm định tài sản đảm bảo và cam
kết giám sát khách hàng do đó rủi ro tín dụng ngày càng gia tăng. Hiệu quả hoạt động
có mối quan hệ ngược chiều với rủi ro tín dụng, mối quan hệ này được tìm thấy bởi
Louzis và cộng sự (2012), Curak và cộng sự (2013), Tehulu và cộng sự (2014).
Giả thiết H3: Hiệu quả hoạt động có tác động ngược chiều đối với rủi ro tín
dụng.
Quy mô ngân hàng: Quy mô ngân hàng có thể tác động đối với rủi ro tín dụng
theo cùng chiều (Hasna Chaibi và Zied Ftiti, 2014; Nguyễn Thị Hồng Vinh, 2015;
Nguyễn Thị Hồng Vinh và Lê Phan Thị Diệu Thảo, 2016) hay ngược chiều (Curak và
cộng sự, 2013). Các nghiên cứu trước đó đã chứng minh rằng ngân hàng lớn hơn sẵn
sàng chấp nhận rủi ro cao do được bảo vệ bởi chính phủ bởi vì nếu các ngân hàng lớn
phá sản sẽ dẫn đến một số ngân hàng khủng hoảng, do đó quy mô ngân hàng càng lớn
thì dẫn đến rủi ro tín dụng càng cao. Ngược lại, những ngân hàng lớn hiệu quả hơn
trong việc quản lý rủi ro tín dụng nhờ vào sự đa dạng hóa các danh mục cho vay của
họ, do đó quy mô ngân hàng lớn hơn sẽ làm giảm rủi ro tín dụng. Ở Việt Nam, các
ngân hàng có quy mô lớn thường tập trung cho các doanh nghiệp nhà nước và các tập
đoàn lớn vay vốn và thường đơn giản hóa các thủ tục xét duyệt cho vay, điều nay có
nguy cơ ẩn chứa rủi ro tín dụng cho các khoản vay này (Võ Ngọc Quý và Bùi Ngọc
Toản, 2014).
Giả thiết H4: Quy mô ngân hàng tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng.
Tăng trưởng tín dụng: Trong quá trình cạnh tranh để phát triển, các ngân hàng
hoặc giảm lãi suất trên mỗi khoản vay hoặc nới lỏng điều kiện cấp tín dụng để phát
triển mạnh mẽ ở thị phần cho vay từ đó dẫn đến mức tăng trưởng tín dụng cao. Việc
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng

More Related Content

Similar to Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng

Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...huyendv
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch Gia
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch GiaLuận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch Gia
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch GiaHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Người Dân Trong Việc Bồi Thường, Giả...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Người Dân Trong Việc Bồi Thường, Giả...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Người Dân Trong Việc Bồi Thường, Giả...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Người Dân Trong Việc Bồi Thường, Giả...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Giải Pháp Tạo Động Lực Làm Việc Cho Công Nhân Cao Su Tại Công Ty Cổ ...
Luận Văn Giải Pháp Tạo Động Lực Làm Việc Cho Công Nhân Cao Su Tại Công Ty Cổ ...Luận Văn Giải Pháp Tạo Động Lực Làm Việc Cho Công Nhân Cao Su Tại Công Ty Cổ ...
Luận Văn Giải Pháp Tạo Động Lực Làm Việc Cho Công Nhân Cao Su Tại Công Ty Cổ ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá NhânLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá NhânViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdfNghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdfMan_Ebook
 
Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...
Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...
Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minhluanvantrust
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Người Dân Trong Việc Bồi Thường, Giả...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Người Dân Trong Việc Bồi Thường, Giả...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Người Dân Trong Việc Bồi Thường, Giả...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Người Dân Trong Việc Bồi Thường, Giả...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Đề tài: Ảnh hưởng của biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái đến lợi...
Đề tài: Ảnh hưởng của biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái đến lợi...Đề tài: Ảnh hưởng của biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái đến lợi...
Đề tài: Ảnh hưởng của biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái đến lợi...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...Le Tran
 
Ảnh Hưởng Của Môi Trường Làm Việc, Công Việc Căng Thẳng Đến Sự Thoả Mãn Công ...
Ảnh Hưởng Của Môi Trường Làm Việc, Công Việc Căng Thẳng Đến Sự Thoả Mãn Công ...Ảnh Hưởng Của Môi Trường Làm Việc, Công Việc Căng Thẳng Đến Sự Thoả Mãn Công ...
Ảnh Hưởng Của Môi Trường Làm Việc, Công Việc Căng Thẳng Đến Sự Thoả Mãn Công ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 

Similar to Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng (20)

Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
 
Những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận và ý định mua đất nền dự án của k...
Những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận và ý định mua đất nền dự án của k...Những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận và ý định mua đất nền dự án của k...
Những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận và ý định mua đất nền dự án của k...
 
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch Gia
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch GiaLuận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch Gia
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch Gia
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Người Dân Trong Việc Bồi Thường, Giả...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Người Dân Trong Việc Bồi Thường, Giả...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Người Dân Trong Việc Bồi Thường, Giả...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Người Dân Trong Việc Bồi Thường, Giả...
 
Gian Lận Trong Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Thị T...
Gian Lận Trong Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Thị T...Gian Lận Trong Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Thị T...
Gian Lận Trong Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Thị T...
 
Luận Văn Giải Pháp Tạo Động Lực Làm Việc Cho Công Nhân Cao Su Tại Công Ty Cổ ...
Luận Văn Giải Pháp Tạo Động Lực Làm Việc Cho Công Nhân Cao Su Tại Công Ty Cổ ...Luận Văn Giải Pháp Tạo Động Lực Làm Việc Cho Công Nhân Cao Su Tại Công Ty Cổ ...
Luận Văn Giải Pháp Tạo Động Lực Làm Việc Cho Công Nhân Cao Su Tại Công Ty Cổ ...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá NhânLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
 
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdfNghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
 
Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...
Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...
Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Người Dân Trong Việc Bồi Thường, Giả...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Người Dân Trong Việc Bồi Thường, Giả...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Người Dân Trong Việc Bồi Thường, Giả...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Người Dân Trong Việc Bồi Thường, Giả...
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 
Đề tài: Ảnh hưởng của biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái đến lợi...
Đề tài: Ảnh hưởng của biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái đến lợi...Đề tài: Ảnh hưởng của biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái đến lợi...
Đề tài: Ảnh hưởng của biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái đến lợi...
 
Đề tài: Ảnh hưởng của biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái đến lợi...
Đề tài: Ảnh hưởng của biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái đến lợi...Đề tài: Ảnh hưởng của biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái đến lợi...
Đề tài: Ảnh hưởng của biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái đến lợi...
 
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
 
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
 
Ảnh Hưởng Của Môi Trường Làm Việc, Công Việc Căng Thẳng Đến Sự Thoả Mãn Công ...
Ảnh Hưởng Của Môi Trường Làm Việc, Công Việc Căng Thẳng Đến Sự Thoả Mãn Công ...Ảnh Hưởng Của Môi Trường Làm Việc, Công Việc Căng Thẳng Đến Sự Thoả Mãn Công ...
Ảnh Hưởng Của Môi Trường Làm Việc, Công Việc Căng Thẳng Đến Sự Thoả Mãn Công ...
 
Luận Văn HOÀN THIỆN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP THEO BA CẤP ĐỘ
Luận Văn HOÀN THIỆN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP THEO BA CẤP ĐỘLuận Văn HOÀN THIỆN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP THEO BA CẤP ĐỘ
Luận Văn HOÀN THIỆN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP THEO BA CẤP ĐỘ
 
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com (20)

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
 
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi ĐấtLuận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
 
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng ĐìnhKhóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 

Recently uploaded

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 

Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THÙY LINH TÁC ĐỘNG CỦA VỐN CHỦ SỞ HỮU ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THÙY LINH TÁC ĐỘNG CỦA VỐN CHỦ SỞ HỮU ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. THÂN THỊ THU THỦY TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế: “Tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam” là công trình của việc học tập và nghiên cứu khoa học thật sự nghiêm túc của bản thân dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Thân Thị Thu Thủy. Những kết quả nêu ra trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố rộng rãi trước đây. Các số liệu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, được tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin đáng tin cậy. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2019 Tác giả Nguyễn Thị Thùy Linh
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC BIỂU ĐỒ TÓM TẮT - ABSTRACT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................................ 1 1.1. Lý do thực hiện đề tài ................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 2 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 3 1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.......................................................................... 3 1.7. Kết cấu luận văn............................................................................................ 4 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA VỐN CHỦ SỞ HỮU ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ....................................... 5 2.1. Vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại ............................................... 5 2.1.1. Khái niệm.................................................................................................... 5 2.1.2. Thành phần của vốn chủ sở hữu.................................................................. 5 2.1.3. Vai trò của vốn chủ sở hữu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại .............................................................................................................. 7 2.2. Rủi ro tín dụng............................................................................................... 7 2.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng............................................................................ 7 2.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng.............................................................................. 8
  • 5. 2.2.3. Đặc điểm rủi ro tín dụng ............................................................................. 9 2.2.4. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng .......................................................... 10 2.2.5. Hậu quả của rủi ro tín dụng....................................................................... 11 2.2.6. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng ngân hàng....................................... 12 2.3. Các nghiên cứu trước đây về tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng tại các NHTM................................................................................................. 13 2.3.1. Nghiên cứu của Louzis và cộng sự (2010)................................................ 14 2.3.2. Nghiên cứu của Curak và cộng sự (2013)................................................. 14 2.3.3. Nghiên cứu của Tehulu và cộng sự (2014) ............................................... 14 2.3.4. Nghiên cứu của Hasna Chaibi và Zied Ftiti (2014) .................................. 15 2.3.5. Nghiên cứu của Hasan Ayaydin và Aykut Karakaya (2014).................... 15 2.3.6. Nghiên cứu của Bùi Duy Tùng và Đặng Thị Bạch Vân (2015)................ 16 2.3.7. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015)....................................... 16 2.3.8. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Vinh và Lê Phan Thị Diệu Thảo (2016) ................................................................................................................... 17 Kết luận chương 2 ....................................................................................................... 22 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỐN CHỦ SỞ HỮU VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM................................................... 23 3.1. Giới thiệu các Ngân hàng thương mại Việt Nam ..................................... 23 3.2. Thực trạng vốn chủ sở hữu tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam ...... ....................................................................................................................... 25 3.3. Thực trạng rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam ....... ....................................................................................................................... 26 3.4. Vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam 30 Kết luận chương 3 ....................................................................................................... 32 CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 33
  • 6. 4.1. Mô hình nghiên cứu và các giả thiết.......................................................... 33 4.2. Dữ liệu nghiên cứu ...................................................................................... 38 4.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 39 4.4. Kết quả nghiên cứu ..................................................................................... 42 4.4.1. Phân tích thống kê mô tả........................................................................... 43 4.4.2. Phân tích tương quan giữa các biến .......................................................... 44 4.4.3. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến........................................................... 45 4.4.4. Kết quả mô hình hồi quy........................................................................... 45 4.4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu ................................................................... 54 Kết luận chương 4 ....................................................................................................... 56 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ............................................ 58 5.1. Kết luận........................................................................................................ 58 5.2. Gợi ý chính sách hạn chế tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam .................................................... 59 5.3. Gợi ý các chính sách giảm thiểu rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam ....................................................................................................................... 61 5.3.1. Tăng cường xử lý nợ quá hạn.................................................................... 61 5.3.2. Tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh ........................................................ 63 5.3.3. Kiểm soát tăng trưởng tín dụng................................................................. 64 5.3.4. Kiểm soát tăng quy mô ngân hàng............................................................ 65 5.3.5. Tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát............................. 66 5.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo................................... 66 Kết luận chương 5 ....................................................................................................... 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC NGHIÊN CỨU
  • 7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT CP Chính phủ MTV Một thành viên NĐ Nghị định NHTM Ngân hàng thương mại NHNN Ngân hàng nhà nước QĐ Quyết định TCTD Tổ chức tín dụng TNHH Trách nhiệm hữu hạn TMCP Thương mại cổ phần TT Thông tư VAMC Công ty Quản lý tài sản Việt Nam VAMC VBHN Văn bản hợp nhất VCBS Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam VCSH Vốn chủ sở hữu
  • 8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tổng hợp và tóm tắt các nghiên cứu trước đây về tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng tại các NHTM.......................................................................... 17 Bảng 3.1: Số lượng các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 - 2017................................ 23 Bảng 4.1: Danh sách các NHTM Việt Nam trong mẫu nghiên cứu.............................. 38 Bảng 4.2: Đo lường và kỳ vọng của các biến trong mô hình nghiên cứu..................... 37 Bảng 4.3: Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu .................................... 43 Bảng 4.4: Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu...................... 44 Bảng 4.5: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến ................................................................. 45 Bảng 4.6: Kết quả hồi quy theo OLS ............................................................................ 46 Bảng 4.7: Kết quả hồi quy theo FEM ........................................................................... 47 Bảng 4.8: Kết quả hồi quy theo REM........................................................................... 48 Bảng 4.9: Tổng hợp kết quả hồi quy theo OLS, FEM, REM........................................ 49 Bảng 4.10: Kết quả kiểm định Hausman....................................................................... 50 Bảng 4.11: Kiểm định phương sai thay đổi................................................................... 50 Bảng 4.12: Kết quả hồi quy theo GLS .......................................................................... 51 Bảng 4.13: Kiểm định tự tương quan............................................................................ 52 Bảng 4.14: Kết quả hồi quy theo GMM hệ thống......................................................... 52
  • 9. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Mức tăng vốn chủ sở hữu của 30 NHTM Việt Nam năm 2017 so với năm 2007............................................................................................................................... 26 Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ nợ xấu tại 30 NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 – 2017.................. 27 Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ nợ xấu bình quân của 30 NHTM trong giai đoạn 2007 – 2017. ..... 28 Biểu đồ 3.4: Vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng tại 30 NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 - 2017............................................................................................................................. 31
  • 10. Tiêu đề: Tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam. TÓM TẮT Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu: Trong hoạt động kinh doanh, các NHTM luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro gây ra những thiệt hại lớn và có nguy cơ dẫn đến phá sản. Ngân hàng có thể sử dụng vốn chủ sở hữu để bù đắp thiệt hại và bảo vệ quyền lợi người gửi tiền. Vốn chủ sở hữu của các NHTM Việt Nam không ngừng tăng lên trong khi tỷ lệ nợ xấu toàn ngành có những biến động mạnh mẽ. Bài nghiên cứu nhằm tìm hiểu tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu định lượng, mô hình GMM hệ thống xử lý hiện tượng nội sinh, phương sai thay đổi và tự tương quan. Kết quả nghiên cứu: Vốn chủ sở hữu tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng. Các biến kiểm soát bao gồm tỷ lệ nợ xấu kỳ trước, quy mô ngân hàng, tỷ lệ lạm phát tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng, biến hiệu quả hoạt động, tăng trưởng tín dụng và tốc độ tăng trưởng kinh tế tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng. Kết luận và hàm ý: Kết quả nghiên cứu giúp nhà quản trị ngân hàng tham khảo tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng, từ đó có những chính sách và chiến lược riêng từng ngân hàng để hạn chế tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng đồng thời giảm thiểu rủi ro tín dụng. Từ khóa: vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng, ngân hàng thương mại…
  • 11. Title: The impact of shareholder equity on credit risk at Vietnamese commercial banks ABSTRACT Reasons for writing: The operating businesses of commercial banks are at enormous risk coming from a variety of sources. These inherent risks exposure those banks in potential losses and insolvency which finally lead to bankruptcy. Thus, in an attempt to protect the depositors' interests, commercial banks may use shareholder capital to offset the losses. While the amount of shareholder capital at commercial banks is continuing to increase, the bad debt ratio of the banking industry is strongly volatile. Therefore, this research paper aims to offer an insight into the effects of shareholder equity on credit risk in Vietnamese commercial banks. Problem: Analyzing how shareholder equity may greatly impact on credit risk in Vietnamese commercial banks. Research methods: This research paper employs quantitative research methods, GMM model system to treat endogenous phenomena, variance change and autocorrelation. Research results: The findings from this research indicate that shareholder equity and credit risk move in the same direction. The control variable includes bad debt ratio in the previous period, the bank size, the positive correlation between inflation rate and credit risk, credit growth, the negative correlation between economic growth rate and credit risk. Conclusions and implications: The findings from this research provide the management of commercial banks with an understanding of the potential impact of shareholder equity oncredit risks, thereby being able to implement policies and strategies to limit the negative effect of shareholder equity on credit risk while minimizing credit risk. Keywords: equity, credit risks, commercial banks...
  • 12. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do thực hiện đề tài Trải qua hơn 65 năm xây dựng, củng cố và phát triển, ngành ngân hàng Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc và đóng góp tích cực cho sự phát triển của nền kinh tế. Ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và hệ thống NHTM Việt Nam nói riêng ngày càng thể hiện chức năng và vai trò thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển. Trong hoạt động kinh doanh, các NHTM luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro gây ra những thiệt hại lớn cho nội tại từng ngân hàng cũng như ảnh hưởng đến toàn hệ thống NHTM. Trường hợp thiệt hại lớn, ngân hàng nếu không đủ dự phòng để bù đắp tổn thất và có nguy cơ dẫn đến phá sản thì cũng có thể sử dụng tấm đệm cuối cùng là vốn chủ sở hữu để bù đắp được những thiệt hại và bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền. Các cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã nhấn mạnh sự cần thiết việc xác định các yếu tố tác động đến rủi ro ngân hàng trong điều kiện vốn của ngân hàng ngày càng khan hiếm hơn (Festic và cộng sự, 2011) để từ đó nhà quản trị ngân hàng càng tăng cường quản trị rủi ro và khả năng tài chính để có thể trụ vững trước tình hình biến động của thị trường tài chính. Đã có rất nhiều nghiên cứu về tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng tại các NHTM và kết quả nghiên cứu cho thấy rằng vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng có mối quan hệ khá phức tạp. Một số nghiên cứu cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa vốn chủ sở hữu với rủi ro tín dụng, tức là tăng vốn chủ sở hữu sẽ làm giảm rủi ro tín dụng như nghiên cứu của Louzis và cộng sự (2010), Tehulu và cộng sự (2014), Bùi Duy Tùng và Đặng Thị Bạch Vân (2015), Nguyễn Thị Hồng Vinh và Lê Phan Thị Diệu Thảo (2016). Ngược lại, Curak và cộng sự (2013), Hasna Chaibi và Zied Ftiti (2014), Hasan Ayaydin va Aykut Karakaya (2014) lại tìm thấy bằng chứng mối quan hệ củng chiều, tức tăng vốn chủ sở hữu thì làm tăng rủi ro tín dụng. Những năm gần đây, với những áp lực chính sách về việc tăng vốn pháp định theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng, Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của NHNN Việt Nam quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đối với ngân hàng cũng như
  • 13. 2 áp lực đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo tiêu chuẩn Basel II, vốn chủ sở hữu của các NHTM Việt Nam không ngừng tăng lên. Trong khi đó, theo báo cáo của NHNN giai đoạn 2007 - 2017, tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành ngân hàng có nhiều biến động, tỷ lệ nợ xấu cao nhất năm 2012 với 4,08% và thấp nhất là 1,99% vào năm 2017. Câu hỏi đặt ra việc tăng vốn chủ sở hữu có tác động đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam hay không? Để trả lời câu hỏi đó, tác giả chọn “Tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu để tìm mối quan hệ giữa vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam từ đó có những gợi ý cho nhà quản trị ngân hàng kiểm soát và giảm thiểu được rủi ro tín dụng cho các NHTM Việt Nam. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát: Phân tích tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam - Mục tiêu cụ thể: Mục tiêu tổng quát được thể hiện qua từng mục tiêu cụ thể sau: + Phân tích thực trạng về vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam. + Đo lường và đánh giá mức độ tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam. + Gợi ý những chính sách nhằm hạn chế tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng tại các NHTM tại Việt Nam. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt mục tiêu nghiên cứu cần trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau: - Vốn chủ sở hữu có tác động đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam hay không? - Mức độ tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam như thế nào?
  • 14. 3 - Những chính sách nào có thể hạn chế tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: nghiên cứu 30 NHTM Việt Nam. + Phạm vi thời gian: dữ liệu được thu thập trong giai đoạn 2007 – 2017. Nghiên cứu khoảng thời gian này vì đây là giai đoạn đánh giá toàn diện trước và sau cuộc khủng hoảng toàn cầu và trong thời gian Đề án 254 “Tái cơ cấu lại các tổ chức tín dụng” giai đoạn 2011 – 2015 cũng như Thông tư 41 ngày 30/12/2016 của NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đối với ngân hàng. Đây chính là thời gian cuộc chạy đua vốn chủ sở hữu cũng như giai đoạn có những biến động mạnh mẽ của rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp phân tích định lượng để kiểm định tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam. Để lựa chọn mô hình phù hợp, luận văn sử dụng mô hình bình phương bé nhất OLS, mô hình hồi quy có tác động cố định FEM, mô hình hồi quy có tác động ngẫu nhiên REM sau đó sử dụng kiểm định Hausman để kiểm tra mô hình phù hợp. Trường hợp mô hình bị vi phạm, sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát GLS để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi và phương pháp dữ liệu bảng động GMM hai bước bằng ước lượng GMM hệ thống để khắc phục hiện tượng nội sinh tiềm ẩn, phương sai thay đổi, tự tương quan bậc cao giữa các sai số nhằm đảm bảo ước lượng thu được vững và hiệu quả, đưa ra kết quả nhất quán và chính xác. 1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đề tài nghiên cứu về vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam, từ đó phân tích thực trạng về tình hình vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng cũng như mối quan hệ của vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng tại 30 NHTM Việt Nam trong
  • 15. 4 giai đoạn 2007 – 2017. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng sử dụng mô hình hồi quy phù hợp, đề tài nghiên cứu đánh giá tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam từ đó gợi ý những chính sách nhằm hạn chế tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng đồng thời cũng gợi ý những chính sách giảm thiểu rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các nhà quản trị ngân hàng xác định được mức độ tác động vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng để từ đó đưa ra những chính sách, chiến lược cụ thể nhằm hạn chế tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng cũng như giảm thiểu rủi ro tín dụng phù hợp cho từng ngân hàng. 1.7. Kết cấu luận văn Kết cấu của luận văn gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu Chương 2: Tổng quan về tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại Chương 3: Thực trạng vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam Chương 4: Mô hình, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách
  • 16. 5 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA VỐN CHỦ SỞ HỮU ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1. Vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại 2.1.1. Khái niệm Cũng như bất cứ doanh nghiệp nào, muốn kinh doanh được thì phải có vốn, hay nói cách khác vốn là tiền đề cho khởi sự kinh doanh. Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, nguồn vốn phản ánh thông qua kết cấu nguồn vốn của ngân hàng gồm vốn chủ sở hữu, vốn huy động, vốn đi vay và vốn khác. Theo Peter S. Rose (2012), vốn chủ sở hữu ngân hàng là nguồn tiền được chủ sở hữu ngân hàng đóng góp bao gồm chủ yếu là cổ phiếu, các khoản dự trữ và lợi nhuận không chia. Vốn chủ sở hữu ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh và đảm bảo cho hoạt động dài hạn của một tổ chức tài chính. Theo Nguyễn Đăng Dờn và cộng sự (2010), vốn tự có còn được gọi là vốn chủ sở hữu, là vốn riêng của ngân hàng thương mại. Đây là số vốn ban đầu và được gia tăng không ngừng trong quá trình phát triển của ngân hàng thương mại. Theo Trần Huy Hoàng (2011), vốn tự có là vốn riêng của ngân hàng do các chủ sở hữu đóng góp và được tạo ra trong quá trình kinh doanh dưới dạng lợi nhuận giữ lại. Vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng nhưng giữ vai trò rất quan trọng vì vốn chủ sở hữu vừa là cơ sở hình thành nên các nguồn vốn khác vừa tạo nên uy tín ban đầu và duy trì niềm tin của công chúng vào ngân hàng. Vốn chủ sở hữu là nền tảng cho sự tăng trưởng của ngân hàng vì đây nguồn vốn ổn định, luôn tăng trưởng trong quá trình hoạt động của ngân hàng và có thể sử dụng với kỳ hạn dài mà không phải hoàn trả. 2.1.2. Thành phần của vốn chủ sở hữu Theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, thành phần vốn tự có hay vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại bao gồm vốn cấp 1 và vốn cấp 2.
  • 17. 6 Vốn cấp 1 bao gồm vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp); các quỹ bao gồm quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, quỹ dự phòng tài chính; vốn đâu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định; lợi nhuận chưa phân phối; thặng dư vốn cổ phần. Các khoản loại trừ khỏi vốn cấp 1 bao gồm: lợi thế thương mại; lỗ lũy kế và cổ phiếu quỹ. - Vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp): là nguồn vốn ban đầu ngân hàng có được khi mới hoạt động và được ghi vào bảng điều lệ hoạt động của ngân hàng. Đây là vốn do các thành viên, cổ đông đóng góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định. Vốn điều lệ được sử dụng chủ yếu vào mục đích như xây dựng trụ sở, chi nhánh ngân hàng, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh, góp vốn liên doanh... và có thể điều chỉnh tăng lên trong quá trình hoạt động của ngân hàng. - Các quỹ được hình thành từ lợi nhuận ròng hàng năm của ngân hàng. - Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định: được hình thành từ việc trích khấu hao tài sản cố định và từ các nguồn hợp lý khác để sử dụng cho nhu cầu đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định của ngân hàng. - Lợi nhuận chưa phân phối: là phần lợi nhuận được giữ lại để bổ sung vốn cho ngân hàng, được xác định qua kiểm toán của tổ chức kiểm toán độc lập sau khi đã nộp thuế và trích lập các quỹ theo quy định của pháp luật. - Thặng dư vốn cổ phần: là khoản tiền các cổ đông đã góp khi mua cổ phiếu với giá trị lớn hơn mệnh giá của mỗi cổ phiếu. Thặng dư vốn cổ phần xuất hiện khi ngân hàng cổ phần phát hành thêm cổ phiếu nhằm tăng thêm vốn kinh doanh. Vốn cấp 2 bao gồm các quỹ được trích từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật (không bao gồm quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ thưởng ban điều hành); 50% phần chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật; 45% phần chênh lệch tăng do đánh giá lại các khoản góp vốn đầu tư dài hạn theo quy định của pháp luật; 80% dự phòng chung theo quy định của NHNN về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; công cụ vốn chủ sở hữu có tính chất nợ do ngân hàng phát hành; nợ thứ cấp do ngân
  • 18. 7 hàng phát hành. Các khoản giảm trừ khỏi vốn cấp 2 bao gồm phần chênh lệch dương giữa dự phòng chung và 1.25% của “Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng”; phần chênh lệch dương giữa nợ thứ cấp do ngân hàng phát hành và 50% vốn tự có cấp 1; mua, đầu tư nợ thứ cấp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành đáp ứng đầy đủ các điều kiện để tính vào vốn cấp 2 của tổ chức tín dụng, chi nhành ngân hàng nước ngoài (không bao gồm nợ thứ cấp nhận làm tài sản bảo đảm, chiết khấu, tái chiết của khách hàng). 2.1.3. Vai trò của vốn chủ sở hữu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại  Bảo vệ lợi ích của người gửi tiền Trong hoạt động kinh doanh, các NHTM luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro gây ra những thiệt hại lớn cho nội tại từng ngân hàng cũng như ảnh hưởng đến toàn hệ thống ngân hàng. Trong trường hợp thiệt hại lớn, ngân hàng nếu không đủ dự phòng để bù đắp tổn thất và có nguy cơ dẫn đến phá sản thì cũng có thể sử dụng tấm đệm cuối cùng là vốn chủ sở hữu để bù đắp được những thiệt hại và bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền.  Duy trì hoạt động của ngân hàng Vốn chủ sở hữu có thể sử dụng để cho vay, hùn vốn hoặc đầu tư nhằm tạo lợi nhuận cho ngân hàng. Vai trò duy trì hoạt động của ngân hàng là thứ yếu do vốn chủ sở hữu chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn kinh doanh nên lợi nhuận mà vốn chủ sở hữu mang lại cũng không cao.  Điều chỉnh các hoạt động của ngân hàng Vốn chủ sở hữu thường được các cơ quan quản lý ngân hàng dùng để xác định các tỷ lệ an toàn, xác định mức độ an toàn vốn, ban hành những quy định về hoạt động của các ngân hàng nhằm xác định và điều chỉnh các giới hạn hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 2.2. Rủi ro tín dụng 2.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng Theo từ điển bách khoa toàn thư (Wikipedia) rủi ro tín dụng liên quan đến rủi ro
  • 19. 8 theo đó con nợ mất khả năng trả bất cứ khoản nợ nào theo yêu cầu. Rủi ro tín dụng là khả năng bên vay hay đối tác của ngân hàng không thực hiện nghĩa vụ theo các điều khoản thỏa thuận (Theo Basel II). Theo Trần Huy Hoàng (2011), rủi ro tín dụng là rủi ro do khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng phát sinh trong quá trình cấp tín dụng. Theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 thì rủi ro tín dụng là rủi ro do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng. 2.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro Theo Trần Huy Hoàng (2011), căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phân thành rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục. - Rủi ro giao dịch: là rủi ro phát sinh do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch bao gồm rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ. + Rủi ro lựa chọn: là rủi ro phát sinh trong quá trình đánh giá, phân tích tín dụng hoặc lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ngân hàng quyết định cho vay. + Rủi ro bảo đảm: là rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên trị giá của tài sản đảm bảo. + Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề. - Rủi ro danh mục: là rủi ro phát sinh do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng. Rủi ro danh mục bao gồm: rủi ro nội tại và rủi ro tập trung. + Rủi ro nội tại: là rủi ro xuất phát từ các yếu tố, đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Rủi ro nội tại
  • 20. 9 xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn. + Rủi ro tập trung: là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, doanh nghiệp trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định, hoặc cùng loại hình cho vay có rủi ro cao. Căn cứ vào mức độ tổn thất của rủi ro tín dụng Theo Đinh Xuân Hạng và Nguyễn Văn Lộc (2012), căn cứ vào mức độ tổn thất rủi ro tín dụng chia làm hai loại rủi ro mất vốn và rủi ro đọng vốn. - Rủi ro mất vốn: Là rủi ro khi khách hàng không có khả năng trả được nợ bao gồm gốc và lãi theo hợp đồng và ngân hàng chỉ trông chờ vào giá trị thanh lý tài sản của doanh nghiệp. - Rủi ro đọng vốn: là rủi ro xảy ra trong trường hợp đến hạn mà ngân hàng vẫn chưa thu hồi vốn vay, dẫn đến các khoản vốn bị đông cứng và ảnh hưởng đến ngân hàng trên hai phương diện kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng và gặp khó khăn cho việc thanh toán cho ngân hàng. Căn cứ vào phạm vi của rủi ro tín dụng Theo Đinh Xuân Hạng và Nguyễn Văn Lộc (2012), căn cứ vào phạm vi của rủi ro tín dụng, có thể phân chia rủi ro tín dụng thành rủi ro cá biệt và rủi ro hệ thống. - Rủi ro tín dụng cá biệt: là rủi ro tín dụng xảy ra đối với một khoản vay của một khách hàng cụ thể, thuộc một nhóm ngành cụ thể. Rủi ro cá biệt xảy ra do một số nguyên nhân như: đặc điểm ngành và loại hình kinh tế của khách hàng; tình hình tài chính của khách hàng; khả năng quản trị của khách hàng; đạo đức của khách hàng… - Rủi ro tín dụng hệ thống: là rủi ro tín dụng xảy ra không chỉ với một ngân hàng mà mang tính chất hệ thống, lan truyền đến cả khu vực ngân hàng. Nguyên nhân của rủi ro hệ thống bao gồm: sự thay đổi chính sách thể hiện ở chính sách tiền tệ, chính sách thuế, chính sách xuất nhập khẩu… 2.2.3. Đặc điểm rủi ro tín dụng Theo Nguyễn Văn Tiến (2015), rủi ro tín dụng có những đặc điểm như mang tính bị động, đa dạng và phức tạp, có tính chất tất yếu. Rủi ro tín dụng mang tính bị động: những tổn thất trong hoạt động tín dụng
  • 21. 10 thường chỉ xảy ra sau khi ngân hàng giải ngân cho khách hàng. Do là người trực tiếp sử dụng vốn vay nên chính khách hàng mới là người có đầy đủ thông tin về sự hiệu quả của việc sử dụng vốn vay. Điều này dẫn đến tình trạng thông tin bất cân xứng khiến cho ngân hàng rơi vào thế bị động làm cho ngân hàng chậm trễ ứng phó. Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng, phức tạp: do hoạt động tín dụng của ngân hàng đa dạng về đối tượng vay, loại hình tín dụng… nên rủi ro tín dụng có tính chất đa đạng và phức tạp. Chính sự đa dạng và phức tạp của rủi ro tín dụng buộc ngân hàng phải chú trọng nhiều hơn đến công tác quản trị rủi ro tín dụng, từ việc thiết lập chính sách tín dụng, sử dụng các công cụ quản trị rủi ro đến quy trình quản trị trong khâu nhận diện, đánh giá, đo lường, xử lý và kiểm soát rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng có tính chất tất yếu: bất kì hoạt động kinh doanh nào cũng gắn liền với rủi ro, trong đó hoạt động tín dụng ngân hàng cũng không là ngoại lệ. Lợi nhuận đạt được tương ứng với mức độ rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận được và nằm trong khả năng kiểm soát, nguồn lực tài chính cũng như năng lực kinh doanh của ngân hàng. 2.2.4. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng Theo Nguyễn Đăng Dờn và cộng sự (2010), nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng rất đa dạng, có thể xét ở góc độ từ phía khách hàng vay, từ phía ngân hàng và những nguyên nhân chủ quan. - Nguyên nhân từ phía khách hàng vay Những nguyên nhân xuất phát từ nội tại từ phía khách hàng như tình hình sản xuất kinh doanh thiếu ổn định, khả năng tự chủ tài chính kém, năng lực điều hành yếu cũng như hệ thống quàn trị kinh doanh không hiệu quả, trình độ quản lý của khách hàng yếu kém dẫn đến hoạt động kém hiệu quả hoặc gây thất thoát vốn vay ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Bên cạnh đó, rủi ro tín dụng có thể xảy ra do khách hàng thiếu thiện chí và bất hợp tác trong việc trả nợ vay ngân hàng cũng như cố ý, cố tình lừa đảo nhằm chiếm đoạt sử dụng vốn vay của ngân hàng. - Nguyên nhân từ bản thân ngân hàng
  • 22. 11 Ngân hàng có chính sách tín dụng chưa hợp lý, quy trình cho vay chưa chặt chẽ, không có đủ thông tin để phân tích và đánh giá khách hàng dẫn đến việc đánh giá sai phương án cho vay, thời hạn cho vay, thời gian trả nợ không phù hợp với phương án kinh doanh của khách hàng. Năng lực chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng còn yếu đồng thời lơi lỏng trong quá trình giám sát trước, trong và, sau khi cho vay làm cho ngân hàng không phát hiện được các khoản vay sai mục đích. Trong môi trường cạnh tranh quá gay gắt, các ngân hàng thường chạy theo quy mô, thành tích và kế hoạch mà bỏ qua các tiêu chuẩn cho vay, chất lượng tín dụng đồng thời quá tin tưởng vào phương án kinh doanh của khách hàng. - Nguyên nhân khách quan Những nguyên nhân khách quan gây ra rủi ro tín dụng như những nguyên nhân bất khả kháng tác động tới người vay làm họ mất khả năng thanh toán cho ngân hàng như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, hoặc do sự biến động của môi trường kinh tế, những bất cập trong cơ chế chính sách của nhà nước… vượt quá tầm kiểm soát của người đi vay và ngân hàng. 2.2.5. Hậu quả của rủi ro tín dụng Theo Trần Huy Hoàng (2011), khi ngân hàng gặp rủi ro tín dụng sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế xã hội. Khi rủi ro tín dụng xảy ra, ngân hàng không thu được các khoản tín dụng đã cấp nhưng vẫn phải trả các khoản gốc và lãi cho các khoản huy động khi đến hạn, điều này làm cho ngân hàng bị mất cân đối trong việc thu chi, vòng quay vốn tín dụng giảm từ đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và có thể mất khả năng thanh khoản gây mất lòng tin của người gửi tiền. Tâm lý người gửi tiền hoang mang lo sợ dẫn đến việc ồ ạt kéo nhau đi rút tiền, không chỉ ở chính ngân hàng gặp sự cố mà còn hiện tượng kéo theo ảnh hưởng đến những ngân hàng khác, gây ảnh hưởng đến toàn hệ thống ngân hàng. Hệ thống ngân hàng gặp khó khăn sẽ tác động nghiêm trọng đến nền
  • 23. 12 kinh tế xã hội như nền kinh tế bị suy giảm, lạm phát tăng làm sức mua giảm, thất nghiệp tăng… 2.2.6. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng ngân hàng - Nợ quá hạn Theo Thông tư 02/2013/NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc hoặc lãi đã quá hạn. Các khoản nợ quá hạn trong hệ thống NHTM Việt Nam được phân loại thành các cấp độ quá hạn như sau: Nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày – Nợ cần chú ý Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày – Nợ dưới tiêu chuẩn Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày – Nợ nghi ngờ Nợ quá hạn trên 361 ngày – Nợ có khả năng mất vốn Nợ quá hạn được phản ánh qua hai chỉ tiêu sau: tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn trên tổng số khách hàng có dư nợ.  Tỷ lệ nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn được sử dụng để đánh giá mức độ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn cho biết cứ trên 100 đồng dư nợ hiện có bao nhiêu đồng đã quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn = Dư nợ quá hạn X100% Tổng dư nợ  Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn trên tổng số khách hàng có dư nợ Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn trên tổng khách hàng = Số khách hàng có nợ quá hạn X100% Tổng số khách hàng có dư nợ có dư nợ Tỷ lệ này cho biết cứ 100 khách hàng vay vốn thì có bao nhiêu khách hàng đã quá hạn. Nếu tỷ lệ này cao, phản ánh chính sách tín dụng của ngân hàng là không hiệu quả. - Nợ xấu
  • 24. 13 Theo Quyết định số 22/VBHN-NHNN ngày 04/06/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 trong phân loại nợ của ngân hàng. - Tỷ lệ nợ xấu Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ giữa nợ xấu so với tổng nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5. Tỷ lệ nợ xấu được đo lường như sau: Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu X100% Tổng dư nợ Tỷ lệ nợ xấu cho biết 100 đồng tổng dư nợ thì có bao nhiêu đồng nợ xấu và được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu càng cao cho thấy chất lượng tài sản của ngân hàng càng kém, rủi ro tín dụng càng lớn. - Trích lập dự phòng và bù đắp rủi ro tín dụng Do các khoản vay có thể bị giảm giá trị nên việc trích lập dự phòng là cần thiết. Trích lập dự phòng là biện pháp ngân hàng sử dụng để ghi nhận tổn thất các khoản vay đã cấp cho khách hàng. Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng = Dự phòng rủi ro tín dụng trích lập X100% Tổng dư nợ bình quân Theo Quyết định số 22/VBHN-NHNN ngày 04/06/2014 của Ngân hàng nhà nước, việc trích lập dự phòng rủi ro bao gồm: dự phòng chung và dự phòng cụ thể. Dự phòng chung là khoản tiền trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm. Dự phòng chung là dự phòng trích lập cho tất cả các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 và bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ. Dự phòng cụ thể được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể với năm nhóm nợ lần lượt là: 0%, 5%, 20%, 50% và 100%. 2.3. Các nghiên cứu trước đây về tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng tại các NHTM
  • 25. 14 2.3.1. Nghiên cứu của Louzis và cộng sự (2010) Louzis và cộng sự (2010) nghiên cứu “ Các yếu tố vĩ mô và nội tại ngân hàng tác động đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng tại Hy Lạp” - một nghiên cứu trong ngành ngân hàng tại Hy Lạp giai đoạn 2003 đến 2009. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp dữ liệu bảng động để kiểm tra các biến độc lập bao gồm các yếu tố vĩ mô bao gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất cho vay và các biến nội tại ngân hàng bao gồm tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ cho vay trên tiền gửi, tỷ suất hoạt động, tăng trưởng tín dụng, quy mô ngân hàng ảnh hưởng đến biến phụ thuộc rủi ro tín dụng thông qua biến tỷ lệ nợ xấu. Kết quả cho thấy các biến vĩ mô bao gồm GDP, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất cho vay tác động mạnh mẽ đến rủi ro tín dụng, các biến nội tại của ngân hàng bao gồm tỷ suất lợi nhuận trên tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có quan hệ nghịch biến với rủi ro tín dụng thông qua biến phụ thuộc tỷ lệ nợ xấu. 2.3.2. Nghiên cứu của Curak và cộng sự (2013) Curak và cộng sự (2013) nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại 69 ngân hàng của 10 nước khu vực Đông Nam Châu Âu giai đoạn 2003 – 2010”. Nghiên cứu sử dụng phương pháp dữ liệu bảng động đã xác định các biến độc lập là các yếu tố vĩ mô bao gồm các biến tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất cho vay, tỷ giá và các biến nội tại ngân hàng bao gồm các biến quy mô ngân hàng, tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản tác động đến biến độc lập rủi ro tín dụng thông qua biến tỷ lệ nợ xấu. Kết quả nghiên cứu cho thấy biến rủi ro tín dụng đại diện là tỷ lệ nợ xấu bị tác động bởi các yếu tố vĩ mô và các yếu tố nội tại ngân hàng. Biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng thông qua biến tỷ lệ nợ xấu tức là với mức vốn hóa cao cho phép các ngân hàng chấp nhận rủi ro cao hơn vì nhu cầu tạo ra lợi nhuận ngày càng cao. 2.3.3. Nghiên cứu của Tehulu và cộng sự (2014) Tehulu và cộng sự (2014) khi nghiên cứu “Các yếu tố nội tại trong ngân hàng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng – Bằng chứng thực nghiệm từ các ngân hàng Ethiopian”
  • 26. 15 cho rằng trong khi rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro chính của các ngân hàng và ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống tài chính nhưng rất ít nghiên cứu thực hiện để kiểm tra các yếu tố quyết định đến rủi ro tín dụng. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng bằng mô hình GLS để kiểm tra tác động của các yếu tố nội tại ngân hàng đến rủi ro tín dụng tại 10 ngân hàng thương mại Ethiopian (bao gồm ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước và tư nhân) trong giai đoạn 2007 – 2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trưởng tín dụng và quy mô ngân hàng có tác động tiêu cực và ý nghĩa thống kê đối với rủi ro tín dụng. Hiệu quả hoạt động ROA, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, khả năng thanh khoản của ngân hàng có mối quan hệ ngược chiều với rủi ro tín dụng nhưng không có ý nghĩa thống kê. 2.3.4. Nghiên cứu của Hasna Chaibi và Zied Ftiti (2014) Hasna Chaibi và Zied Ftiti (2014) nghiên cứu “ Các yếu tố quyết định rủi ro tín dụng – Bằng chứng từ nghiên cứu xuyên quốc gia”. Bài nghiên cứu áp dụng dữ liệu bảng động GMM hai bước để kiểm tra các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường đại diện là Pháp và Đức trong thời gian 2005-2011. Bài nghiên cứu kiểm định tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô và nội tại ngân hàng đến rủi ro tín dụng giữa hai hệ thống ngân hàng khác nhau. Biến phụ thuộc là rủi ro tín dụng đại diện là biến tỷ lệ nợ xấu, các biến độc lập bao gồm dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ suất hoạt động, tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, thu nhập ngoài lãi, quy mô ngân hàng, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đại diện cho các biến nội tại ngân hàng và các biến tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ giá. Kết quả cho thấy rằng ngoài tỷ lệ lạm phát, các biến kinh tế vĩ mô bao gồm biến tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP, lãi suất, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ giá ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Kết quả nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ cùng chiều của tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản với rủi ro tín dụng tại các ngân hàng Đức. 2.3.5. Nghiên cứu của Hasan Ayaydin và Aykut Karakaya (2014) Hasan Ayadin và Aykut Karakaya (2014) nghiên cứu về “Tác động của vốn chủ sở hữu đến hiệu quả hoạt động và rủi ro tín dụng tại các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ”. Bài
  • 27. 16 nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng động áp dụng kỹ thuật GMM hai bước cho 23 NHTM của Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn 2003 -2011 cho các biến độc lập vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, các biến kiểm soát bao gồm tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, lãi suất cho vay, tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ sở hữu nước ngoài và các biến vĩ mô bao gồm tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP tác động đến biến phụ thuộc rủi ro tín dụng và hiệu quả hoạt động ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy biến độc lập vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng tức là các ngân hàng tăng vốn tương ứng với mức độ rủi ro, các biến kiểm soát có tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng, biến tỷ lệ lạm phát tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng và biến tốc độ tăng trưởng kinh tế có tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng. 2.3.6. Nghiên cứu của Bùi Duy Tùng và Đặng Thị Bạch Vân (2015) Nghiên cứu của Bủi Duy Tùng và Đặng Thị Bạch Vân (2015) về “Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại đến nợ xấu các ngân hàng thương mại Việt Nam”. Nghiên cứu sử dụng phương pháp dữ liệu bảng động để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố nội tại đến nợ xấu của 25 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2004 – 2014. Sử dụng các biến nội tại ngân hàng bao gồm lợi nhuận sau thuế trên vốn cổ phần, chi phí hoạt động trên doanh thu, vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, thu nhập ngoài lãi trên tổng doanh thu và biến tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần làm biến độc lập và các biến vĩ mô bao gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất cho vay, tỷ lệ lạm phát làm biến kiểm soát. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có tác động ngược chiều và có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ nợ xấu, các ngân hàng thương mại có tỷ lệ vốn tự có thấp sẽ chấp nhận tăng trưởng tín dụng nóng khi khả năng thanh khoản giảm xuống. 2.3.7. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015) Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015) về “Yếu tố tác động đến nợ xấu các ngân hàng thương mại Việt Nam” khi nghiên cứu 22 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2014. Ba mô hình ước lượng với dữ liệu bảng là mô hình tác động cố định, phương pháp dữ liệu bảng động GMM dạng sai phân và GMM hệ thống được sử dụng để kiểm định ảnh hưởng của các yếu tố đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến độc lập vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, khả năng
  • 28. 17 sinh lời, tăng trưởng kinh tế có tác động ngược chiều đến tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam. Biến độc lập nợ xấu trong quá khứ, quy mô ngân hàng, tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ lạm phát có tác động cùng chiều đến tỷ lệ nợ xấu. 2.3.8. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Vinh và Lê Phan Thị Diệu Thảo (2016) Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Vinh và Lê Phan Thị Diệu Thảo (2016) về “Tác động của vốn chủ sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro tín dụng: Trường hợp các ngân hàng thương mại Việt Nam” khi nghiên cứu 30 NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 - 2014. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng động GMM hai bước bằng ước lượng GMM hệ thống giữa các biến phụ thuộc là tỷ lệ nợ xấu, khả năng sinh lời và các biến độc lập gồm vốn chủ sở hữu, dư nợ trên vốn huy động, quy mô ngân hàng và các biến vĩ mô tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát. Kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Trong đó, vốn chủ sở hữu tác động khác nhau đến các biến khả năng sinh lời của ngân hàng. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng tìm được mối quan hệ ngược chiều của vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng tức là tăng vốn chủ sở hữu sẽ làm giảm rủi ro tín dụng của NHTM. Các NHTM nào có mức vốn hóa thấp thì rủi ro danh mục cho vay gia tăng do thiếu sự đa dạng hóa các khoản vay mà chỉ tập trung vào một số đối tượng do đó làm tăng nợ xấu và ngược lại các NHTM có mức vốn hóa cao có khả năng đa dạng hóa các khoản vay tốt hơn và làm giảm rủi ro tín dụng. Điểm kế thừa các bài nghiên cứu trước đây: Dựa trên các bài nghiên cứu trước đây, tác giả tổng hợp và tóm tắt thành bảng: Bảng 2.1: Tổng hợp và tóm tắt các nghiên cứu trước đây về tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Tác giả Dữ liệu nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Kết quả nghiên cứu Louzis và cộng sự (2010) Số liệu các yếu tố vĩ mô bao gồm các biến tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất cho vay Sử dụng dữ liệu bảng động GMM hai bước. Rủi ro tín dụng đại diện là biến tỷ lệ nợ xấu NPL có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ thất nghiệp, lãi
  • 29. 18 và dữ liệu các yếu tố nội tại ngân hàng bao gồm các biến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROA, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ cho vay trên huy động vốn, tỷ suất hoạt động, tăng trưởng tín dụng, quy mô ngân hàng tại Hy Lạp giai đoạn 2003 – 2009. suất cho vay, tỷ lệ cho vay trên huy động vốn, tỷ suất hoạt động ngân hàng, tăng trưởng tín dụng và ngược chiều với tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản. Curak và cộng sự (2013) Các yếu tố vĩ mô bao gồm tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, lãi suất cho vay, tỷ giá hối đoái và các yếu tố nội tại ngân hàng bao gồm quy mô ngân hàng, tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, rủi ro tín dụng năm trước cho 69 ngân hàng của 10 nước khu vực Đông Nam Châu Âu giai đoạn 2003 – 2010. Sử dụng dữ liệu bảng động GMM hai bước. Rủi ro tín dụng đại diện là biến tỷ lệ nợ xấu tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng năm trước, tỷ lệ lạm phát, lãi suất cho vay, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và tác động ngược chiều với tốc độ tăng trưởng kinh tế, quy mô ngân hàng, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, tăng trưởng tín dụng. Tehulu và cộng sự (2014) Các yếu tố nội tại ngân hàng bao gồm biến quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ suất lợi Sử dụng mô hình bình phương nhỏ nhất tổng quát Rủi ro tín dụng lấy biến tỷ lệ nợ xấu làm biến phụ thuộc tác động ngược chiều với quy mô ngân
  • 30. 19 nhuận trên tổng tài sản, tỷ lệ cho vay trên huy động vốn, tăng trưởng tín dụng, tỷ suất hoạt động, quyền sở hữu nhà nước của 10 NHTM Ethiopian giai đoạn 2007 – 2011. GLS sau khi chạy mô hình tác động ngẫu nhiên REM hàng, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ cho vay trên huy động vốn, tăng trưởng tín dụng và tác động cùng chiều với tỷ suất hoạt động và quyền sở hữu nhà nước. Hasna Các yếu tố nội tại ngân hàng Sử dụng dữ Rủi ro tín dụng sử dụng Chaibi bao gồm rủi to tín dụng năm liệu bảng động biến tỷ lệ nợ xấu làm biến và Zied trước, tỷ lệ dự phòng rủi ro GMM hai phụ thuộc. Rủi ro tín dụng Ftiti tín dụng, tỷ suất hoạt động, bước. tác động cùng chiều với (2014) tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài rủi ro tín dụng năm trước, sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu quy mô ngân hàng, tỷ lệ trên tổng tài sản, thu nhập thất nghiệp và tác động thuần, quy mô ngân hàng, tỷ ngược chiều với tỷ suất lợi suất lợi nhuận trên vốn chủ nhuận trên vốn chủ sở hữu, sở hữu và các yếu tố vĩ mô tốc độ tăng trưởng kinh tế, bao gồm tốc độ tăng trưởng tỷ lệ lạm phát trong cả hai kinh tế, tỷ lệ lạm phát, lãi nước Đức và Pháp. Riêng suất cho vay, tỷ lệ thất biến vốn chủ sở hữu trên nghiệp, tỷ giá hối đoái của tổng tài sản tác động cùng các NHTM Đức và Pháp giai chiều với rủi ro tín dụng đoạn 2005 – 2011. tại các NHTM Đức và có ý nghĩa thống kê.
  • 31. 20 Hasan Ayaydin và Aykut Karakaya (2014) Sử dụng các yếu tố nội tại ngân hàng bao gồm các biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ thanh khoản, sở hữu nước ngoài, biến cạnh tranh và các biến vĩ mô bao gồm tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế và biến giả thể hiện thời gian trước khủng hoảng 2009 và sau khủng hoảng 2009 cho 23 NHTM của Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn 2003 – 2011. Sử dụng dữ liệu bảng động GMM hai bước. Rủi ro tín dụng tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng năm trước, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ thanh khoản, sở hữu nước ngoài, tốc độ tăng trưởng kinh tế và tác động ngược chiều với tỷ lệ lạm phát, biến cạnh tranh. Bùi Duy Tùng và Đặng Thị Bạch Vân (2015) Sử dụng các biến nội tại ngân hàng bao gồm tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ chi phí trên doanh thu, tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản, thu nhập ngoài lãi, tỷ lệ sở hữu cổ phần làm biến độc lập khi nghiên cứu 25 NHTM giai đoạn 2004 – 2014. Sử dụng phương pháp dữ liệu bảng động GMM hai bước Biến phụ thuộc là tỷ lệ nợ xấu tác động cùng chiều với tỷ lệ chi phí trên doanh thu và mức độ kiểm soát của chủ sở hữu và tác động ngược chiều với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi.
  • 32. 21 Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015) Sử dụng các biến độc lập bao gồm tỷ lệ nợ xấu năm trước, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ dư nợ cho vay trên huy động vốn, dư nợ ngắn hạn, tốc độ tăng trưởng tín dụng, tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát cho 22 NHTM giai đoạn 2007 – 2014. Sử dụng phương pháp dữ liệu bảng động GMM dạng sai phân và GMM hệ thống Biến phụ thuộc là tỷ lệ nợ xấu tác động cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu năm trước, quy mô ngân hàng, tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ lạm phát và tác động ngược chiều đến tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động, dư nợ ngắn hạn và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nguyễn Thị Hồng Vinh và Lê Phan Thị Diệu Thảo (2016) Sử dụng các biến nội tại ngân hàng bao gồm vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ dư nợ cho vay trên vốn huy động, quy mô ngân hàng và biến kiểm soát vĩ mô gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát làm biến độc lập khi nghiên cứu 30 NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 – 2014. Sử dụng dữ liệu bảng động thông qua ước lượng GMM hệ thống Biến phụ thuộc đại diện cho biến rủi ro tín dụng là tỷ lệ nợ xấu và dự phòng rủi ro tín dụng. Kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro tín dụng tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng năm trước, quy mô ngân hàng, tỷ lệ lạm phát và tác động ngược chiều với tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ dư nợ cho vay trên vốn huy động và tốc độ tăng trưởng kinh tế. (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
  • 33. 22 Các bài nghiên cứu trước đây giúp tác giả xác định được ưu điểm và nhược điểm của từng bài nghiên cứu để có cơ sở trong việc lựa chọn và sử dụng phương pháp nghiên cứu trong đề tài của tác giả nhằm đảm bảo tính khả thi của bài nghiên cứu. Đồng thời dựa trên kết quả của các bài nghiên cứu trước đã giúp tác giả có cơ sở lựa chọn biến phụ thuộc đại diện cho biến rủi ro tín dụng là tỷ lệ nợ xấu cũng như nhận định được mức độ hay chiều hướng tác động của biến vốn chủ sở hữu và lựa chọn các biến kiểm soát tác động đến rủi ro tín dụng. Từ đó tác giả có thể kiểm định mô hình và lựa chọn mô hình hồi quy cho bài nghiên cứu của mình một cách phù hợp nhất nhằm xác định được mức độ tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Kết luận chương 2 Trong chương 2 đã trình bày những khái niệm cơ bản về vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó cũng trình bày tóm tắt các nghiên cứu trước đó về tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng tại các NHTM. Phần lớn các nghiên cứu cũng đã chỉ ra vốn chủ sở hữu có tác động đến rủi ro tín dụng tại các NHTM. Đây là cơ sở để nghiên cứu tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam.
  • 34. 23 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỐN CHỦ SỞ HỮU VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 3.1. Giới thiệu các Ngân hàng thương mại Việt Nam Trải qua hơn 65 năm xây dựng, củng cố và phát triển, ngành ngân hàng Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc và đóng góp tích cực cho sự phát triển của nền kinh tế. Ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và hệ thống NHTM Việt Nam nói riêng ngày càng thể hiện chức năng và vai trò thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển. Hệ thống ngân hàng Việt Nam trong những năm qua đã phát triển nhanh và cung cấp một lượng vốn khá lớn cho các nhu cầu đầu tư và tiêu dùng. Các hoạt động dịch vụ ngân hàng đã ngày càng đa dạng, phong phú và tiện ích hơn. Nhiều cơ chế chính sách tiền tệ, tín dụng đã đi vào cuộc sống, nhiều đổi mới về tổ chức và công nghệ đã được triển khai. Bảng 3.1: Số lượng các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2017 (Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước giai đoạn 2007 – 2017) Giai đoạn 2007 – 2010 là thời gian phát triển vượt bậc của hệ thống NHTM Việt Nam so với những năm trước đây. Đánh dấu cho giai đoạn này là làn sóng các chuyển đổi các NHTM nông thôn lên các NHTM thành thị diễn ra một cách ồ ạt. Từ những ngân hàng nông thôn với quy mô vốn chỉ vài tỉ đồng tưởng chừng như sắp giải thể đã được các tập đoàn kinh tế đầu tư, nâng cấp mở rộng mạng lưới, đưa vốn lên hàng nghìn tỷ đồng trở thành những ngân hàng với diện mạo hoàn toàn mới. Tính đến hết năm 2010, hệ thống NHTM Việt Nam có 05 NHTM nhà nước, 37 NHTM cổ phần. Ngày 22/11/2006, Chính phủ ban hành Nghị định 141/2006/NĐ-CP quy định các NHTM nhà nước phải tăng mức vốn pháp định tối thiểu là 3.000 tỷ đồng vào năm 2010 và các NHTM cổ phần phải tăng vốn pháp định lên mức tối thiểu là 1.000 tỷ Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 NHTM Nhà Nước 5 5 5 5 5 5 5 5 5 7 7 NHTM Cổ Phần 34 39 40 37 37 34 34 27 25 28 28
  • 35. 24 đồng vào cuối năm 2008 và 3.000 tỷ đồng cuối năm 2010. Các NHTM bắt đầu tiến hành tăng vốn thông qua nhiều hình thức, tính đến thời điểm 31/12/2010, mới chỉ có 27/37 NHTM cổ phần có vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng trở lên, 10 ngân hàng còn lại có vốn điều lệ từ 1.500 – 2.800 tỷ đồng. (Theo báo cáo ngành ngân hàng Việt Nam – tháng 9/2011 – VCBS). Giai đoạn cuối năm 2011, trước những khó khăn của nền kinh tế, những yếu kém, rủi ro tích lũy nhiều năm trước của hệ thống ngân hàng đã bộc lộ. Không ít tổ chức tín dụng đã gặp khó khăn về thanh khoản, nợ xấu cao, có nguy cơ đổ vỡ, đe dọa sự an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng. Yêu cầu đặt ra là phải tái cơ cấu nhằm khắc phục những yếu kém nội tại của ngành ngân hàng, lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của toàn hệ thống. Đề án “Tái cơ cấu lại các tổ chức tín dụng” giai đoạn 2011 – 2015 ban hành theo Quyết định số 254/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 01/03/2012 ra đời với các nội dung cơ bản sau: bảo đảm thanh khoản và khả năng chi trả; giám sát các TCTD mất thanh khoản tạm thời và TCTD yếu kém; sáp nhập, hợp nhất, mua lại các TCTD; xử lý nợ xấu; tăng vốn tự có; lành mạnh hóa quản trị của các ngân hàng. Các vụ sáp nhập, hợp nhất ngân hàng: Ngày 6/12/2011, ba ngân hàng TMCP là Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa và Ngân hàng TMCP Đệ Nhất được hợp nhất lấy tên Ngân hàng TMCP Sài Gòn; ngày 7/8/2012, Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Hà Nội sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội; Ngân hàng TMCP Phương Tây được tái cơ cấu và hợp nhất với Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí (PVFC) thành Ngân hàng TMCP Đại chúng (PVcomBank) ngày 13/9/2013; Ngân hàng TMCP Đại Á sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (18/11/2013); Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (25/5/2015); Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (12/8/2015); và Ngân hàng TMCP Phương Nam sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (1/10/2015). Các Ngân hàng bị mua lại giá 0
  • 36. 25 đồng: Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (5/3/2015), Ngân hàng TMCP Đại Dương (6/5/2015) và Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu (7/7/2015). Đến hết năm 2017, hệ thống NHTM Việt Nam có 7 NHTM Nhà nước và số lượng NHTM cổ phần giảm xuống còn 28 ngân hàng. 3.2. Thực trạng vốn chủ sở hữu tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam Mặc dù việc tăng trưởng về quy mô có thể tùy thuộc vào chiến lược của mỗi ngân hàng trong cạnh tranh mở rộng thị phần, nhưng việc tăng vốn chủ sở hữu quá nhanh sẽ gây áp lực đối với các ngân hàng về việc chi trả cổ tức cho các cổ đông do đó trong những năm vừa qua nhằm ổn định thu nhập, các NHTM đã cố gắng đồng thời tăng trưởng tín dụng và tổng tài sản. Áp lực tăng trưởng tín dụng trong khi trình độ quản lý của các ngân hàng không theo kịp với tốc độ tăng tài sản dẫn đến chất lượng tín dụng kém từ đó nợ xấu gia tăng gây ảnh hưởng trực tiếp đến vốn chủ sở hữu của các ngân hàng. Các ngân hàng đều phải tuân thủ trong việc tính toán các tài sản có rủi ro cũng như đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo các quy định của NHNN tuy nhiên các ngân hàng chỉ dừng lại ở mức lý thuyết mà chưa đưa ra những ứng dụng thực tiễn. Năm 2017, vốn chủ sở hữu của toàn hệ thống ngân hàng theo báo cáo thường niên của NHNN là 714.106 tỷ đồng tăng 11,6% so với cuối năm 2016. Trong đó, vốn chủ sở hữu của NHTM nhà nước là 254.655 tỷ đồng chiếm 35,66% tổng vốn chủ sở hữu toàn hệ thống và vốn chủ sở hữu NHTM cổ phần là 290.626 tỷ đồng chiếm 40,70 % tổng vốn chủ sở hữu toàn hệ thống. Vốn chủ sở hữu của 30 NHTM Việt Nam năm 2017 trong mẫu nghiên cứu là 488.111 tỷ đồng chiếm 68,35% tổng vốn chủ sở hữu toàn hệ thống ngân hàng. Theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn của TCTD phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro của TCTD. Trong bối cảnh dư nợ tăng trưởng mạnh, huy động vốn cũng có xu hướng ổn định, nợ xấu có xu hướng vượt ngưỡng an toàn thì vấn đề an toàn vốn luôn được các ngân hàng chú trọng. Theo báo cáo thường niên của NHNN, hệ số an toàn vốn tối thiểu của toàn hệ thống ngân hàng năm 2017 là 12,23% trong khi đó NHTM nhà
  • 37. 26 nước và NHTM cổ phần có hệ số an toàn vốn tối thiểu đạt tương ứng 9,52% và 11,47%. Biểu đồ 3.1: Mức tăng vốn chủ sở hữu của 30 NHTM Việt Nam năm 2017 so với năm 2007 (Nguồn: Bankscope) Vốn chủ sở hữu của các NHTM Việt Nam không ngừng tăng lên trong giai đoạn 2007 – 2017, không chỉ những NHTM nhà nước mà NHTM cổ phần cũng tăng lên nhanh chóng. Có thể kể đến như Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Ngân hàng TMCP Quân đội, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín và Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam. Năm 2017, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam có mức vốn chủ sở hữu cao nhất đạt 63.765,283 tỷ đồng, tiếp sau đó là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (52.557,959 tỷ đồng), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (48.834,010 tỷ đồng), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (44.325,490 tỷ đồng). 3.3. Thực trạng rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam 70.000,00 60.000,00 50.000,00 40.000,00 30.000,00 20.000,00 10.000,00 (tỷ đồng-) Năm 2007 Năm 2017 ABB ACB AGRB BID BVB CTG EAB EIB HDB KLB LPB MBB MSB NAB NVB OCB PGB SCB SEAB SGB SHB STB TCB TPB VAB VCB VIB Vietbank VIETCAPTAL VPB
  • 38. 27 3,74% 3,30% 2,83% 2,42% 2,12% 1,68% 1,98% 1,95% 2,05% 1,63% 1,75% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tăng trưởng tín dụng quá nóng thường gây ra hậu quả cho ngân hàng trong tương lai làm cho tỷ lệ nợ xấu các ngân hàng tăng cao. Số lượng ngân hàng tăng nhanh về số lượng cũng như quy mô tài sản nhưng thiếu chất lượng, nhiều ngân hàng còn yếu kém về công tác quản trị, bộc lộ nhiều bất cập và nguy cơ về rủi ro cho ngân hàng ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động tài chính của ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu tại 30 NHTM Việt Nam có những biến động mạnh mẽ trong giai đoạn 2007 – 2017. Tỷ lệ nợ xấu thấp nhất vào năm 2007 với tỷ lệ 1,68% và cao nhất vào năm 2012 với tỷ lệ 3,74%. Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ nợ xấu tại 30 NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 – 2017 (Nguồn: Bankscope) Giai đoạn 2007 – 2009, ảnh hưởng tiêu cực bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng như tăng trưởng nóng của tín dụng và quản lý tín dụng không hiệu quả, tỷ lệ nợ xấu của 30 NHTM Việt Nam tăng mạnh từ 1,68% năm 2007 lên 2,12% năm 2008 và giảm xuống còn 1,63% năm 2009 do các ngân hàng hạn chế cho vay và tích cực thu hồi nợ. Điều kiện kinh tế khó khăn, số lượng doanh nghiệp thua lỗ và phá sản gia tăng cùng với việc ngân hàng có xu hướng thận trọng hơn với việc cho vay trong năm 2012 làm cho tỷ lệ nợ xấu gia tăng, đạt mức 3,74% cao nhất trong giai đoạn 2007 – 2017. Nợ xấu gia tăng do ảnh hưởng từ những khó khăn chung của nền kinh tế, tình trạng sản xuất kinh doanh đình trệ, hàng tồn kho ở mức cao trong những năm qua. Trước tình hình đó, NHNN đã đưa ra một số chính sách và biện pháp kiềm chế và xử
  • 39. 28 lý nợ xấu như yêu cầu các TCTD triển khai các giải pháp xử lý nợ xấu, cơ cấu lại nợ để hỗ trợ doanh nghiệp, kiểm soát chặt chẽ và tiết giảm chi phí hoạt động, tích cực trích lập dự phòng và xử lý nợ xấu bằng dự phòng rủi ro, thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế nợ xấu phát sinh mới, đặc biệt là việc thành lập và đưa vào hoạt động Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng VAMC. Tỷ lệ nợ xấu của 30 NHTM Việt Nam năm 2013 giảm so với năm 2012 và giảm còn 3,30%. Kinh tế dần phục hồi cùng với việc đẩy mạnh các giải pháp tái cơ cấu, xử lý nợ xấu đã giúp rủi ro tín dụng có chiều hướng giảm, nợ xấu các NHTM Việt Nam đã được kiềm chế và xử lý một khối lượng đáng kể. Tỷ lệ nợ xấu năm 2014 là 2,42%, năm 2015 giảm còn 1,95% đặc biệt khi Nghị định 34/2015/NĐ-CP và thông tư 14/2015/TT-NHNN đã tăng vốn điều lệ của VAMC lên 2000 tỷ đồng và tạo điều kiện để VAMC mua bán nợ theo giá thị trường, việc mua bán nợ xấu của VAMC diễn ra thuận lợi hơn. Đến năm 2017, tỷ lệ nợ xấu giảm còn 1,75%. Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ nợ xấu bình quân tại 30 NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 – 2017. (Nguồn: Bankscope) Ta có thể thấy các ngân hàng như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng TMCP Bản Việt, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, 5,00% 4,50% 4,00% 3,50% 3,00% 2,50% 2,00% 1,50% 1,00% 0,50% 0,00% ACB BID CTG EIB HDB MBB NVB SHB STB VCB VPB ABB AGRB VAB BVB EAB OCB KLB LPB MSB NAB PGB SCB SEAB SGB TCB TPB VIB Vietbank VIETCAPTAL
  • 40. 29 Ngân hàng TMCP Đông Nam Á, Ngân hàng TMCP An Bình có tỷ lệ nợ xấu trên 3% trong đó Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam có tỷ lệ nợ xấu bình quân cao nhất 4,47%. Các ngân hàng TMCP có tỷ lệ nợ xấu bình quân thấp có thể kể đến Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Tiên phong với tỷ lệ nợ xấu bình quân rất thấp dưới 1,5%. Diễn biến nợ xấu ở Việt Nam trong giai đoạn vừa qua cho thấy các ngân hàng còn hạn chế trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng và chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thực tế. Những biến động khôn lường trong bối cảnh hiện nay thì quản lý rủi ro của các NHTM càng phải được quan tâm hàng đầu. Nợ xấu của các NHTM tăng mạnh khi năng lực quản trị rủi ro không tương xứng với tốc độ quy mô tín dụng hoặc trường hợp các khoản nợ xấu chưa được NHTM nhận diện, ghi nhận, phân loại, trích lập dự phòng cũng như chưa có kế hoạch xử lý kịp thời. Trước tình hình đó, nhiều giải pháp đã được NHNN xây dựng và triển khai nhằm xử lý nợ xấu bảo đảm chất lượng tín dụng, bảo đảm an toàn hiệu quả cho toàn hệ thống ngân hàng. Quyết định số 780/QĐ/NHNN ngày 23/04/2012 cho phép các tổ chức tín dụng được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ cho những doanh nghiệp khó khăn trong việc trả nợ. Đây vừa là công cụ giúp các tổ chức tín dụng giảm tỷ lệ nợ xấu thực tế vừa hỗ trợ các doanh nghiệp trong tình trạng khó khăn. Bên cạnh đó, sự ra đời của Thông tư 02/2013/TT- NHNN là một bước tiến trong việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế về phân loại nợ và trích lập dự phòng cho hệ thống NHTM Việt Nam, hướng tới bảo đảm chất lượng tín dụng một cách bền vững. Tỷ lệ nợ xấu đang là vấn đề trăn trở không chỉ của các NHTM yếu kém mà còn là của toàn hệ thống NHTM Việt Nam. Nhiều ngân hàng đã xây dựng chiến lược quản lý rủi ro tín dụng nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu, nhưng thực tế những chiến lược quản lý rủi ro tín dụng lại không được thực hiện một cách nghiêm chỉnh vì một số lý do như: các thông tin công bố trong hệ thống ngân hàng còn nhiều vấn đề về tính minh bạch và chính xác; quản lý rủi ro cũng tạo ra những chi phí đáng kể trong việc xây dựng hệ thống quản lý, đào tạo cán bộ nhân viên, nâng cấp công nghệ thông tin để có những công cụ quản lý và kiểm soát rủi ro. Ngoài ra, vấn đề tìm kiếm nhân sự có chuyên môn
  • 41. 30 tốt cho quản lý rủi ro tín dụng cũng là một vấn đề lớn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ xấu tăng cao, trích lập dự phòng tăng, tín nhiệm của ngân hàng giảm là do môi trường kinh tế vĩ mô khó khăn làm giảm khả năng trả nợ của người vay khiến chất lượng tài sản của hệ thống ngân hàng suy giảm. Trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam vẫn đối diện với tình trạng lạm phát cao, đồng thời chịu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, tái lặp lạm phát cao làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm, thị trường bất động sản đóng băng, tình trạng thất nghiệp tràn lan, khả năng tiêu thụ sản phẩm cũng như sức cầu tiêu dùng của nền kinh tế đang ở mức rất yếu dẫn đến đọng vốn trong sản xuất kinh doanh và làm tăng nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác như tình trạng tăng trưởng tín dụng quá mức và tập trung vào một số ngành, sự phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn từ bên ngoài quốc gia, hiệu quả của hoạt động giám sát hệ thống, ảnh hưởng từ những cú sốc bên ngoài cũng khiến nợ xấu ngân hàng tăng cao. Nhiều doanh nghiệp đã phán đoán không chính xác xu hướng phát triển của thị trường, dẫn đến mở rộng quy mô sản xuất trong các ngành đang phát triển quá nóng mà không có sự đánh giá kỹ lưỡng. Nhiều doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính thiếu hiệu quả, hoạt động kinh doanh yếu kém, thua lỗ. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam thấp, tuy nhiên với tăng trưởng tín dụng cao thì tổng dư nợ, trong đó có nợ xấu cũng sẽ tăng tương ứng. Bên cạnh đó, nhiều tổ chức tín dụng, ngân hàng và người đi vay thực hiện phương thức đáo hạn, đảo nợ, xử lý, tái cơ cấu lại nợ để chuyển từ nợ quá hạn thành chưa đến hạn. Qua nhiều lần tái cơ cấu và đảo nợ như vậy, những khoản nợ thuộc nhóm nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý có nguy cơ trở thành nợ xấu trong giai đoạn tiếp theo. 3.4. Vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam
  • 42. 31 Biểu đồ 3.4: Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và tỷ lệ nợ xấu tại 30 NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 - 2017 (Nguồn: Bankscope) Giai đoạn năm 2007 – 2008, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của 30 NHTM Việt Nam tăng mạnh từ 10,80% năm 2007 tăng lên 15,02% năm 2008. Đây là giai đoạn các NHTM Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh mẽ về vốn chủ sở hữu theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006. Cũng trong giai đoạn này, tỷ lệ nợ xấu trung bình cũng có chiều hướng tăng từ 1,68% năm 2007 lên 2,12% năm 2008. Giai đoạn 2008 – 2010, trong khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của 30 NHTM Việt Nam có xu hướng giảm mạnh từ 15,02% năm 2008 xuống còn 10,03% năm 2010 thì tỷ lệ nợ xấu trung bình có xu hướng giảm từ 2,12% năm 2008 còn 1,63% năm 2009 sau đó tăng nhẹ lên 1,98% năm 2010. Giai đoạn 2010 – 2012, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và tỷ lệ nợ xấu trung bình của 30 NHTM Việt Nam cùng có xu hướng tăng. Tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,98% năm 2010 tăng lên 3,74% năm 2012 và tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tăng từ 10,03% năm 2010 lên 11,74% năm 2012. Giai đoạn từ 2012 – 2017, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và tỷ lệ nợ xấu trung bình của 30 NHTM Việt Nam có xu hướng giảm đều qua các năm. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản giảm từ 11,74% năm 2012 xuống còn 6,99% năm 2017 và tỷ lệ Tỷ lệ nợ xấu VCSH/ Tổng TS 15,02% 11,24% 11,74% 10,29% 10,33% 10,80% 9,06% 8,66% 10,03% 7,96% 6,99% 1,68% 2,83% 3,74% 3,30% 2,12% 1,63% 1,98% 2,42% 1,95% 2,05% 1,75% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
  • 43. 32 nợ xấu giảm từ 3,74% năm 2012 giảm còn 1,95% năm 2015 sau đó tăng nhẹ lên 2,05% năm 2016 và giảm xuống còn 1,75% năm 2017. Kết luận chương 3 Chương 3 đã giới thiệu tổng quan về hệ thống NHTM Việt Nam, thực trạng về vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 – 2017. Luận văn cũng cho thấy diễn biến của tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam thông qua lấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản trung bình và tỷ lệ nợ xấu trung bình của 30 NHTM Việt Nam để có cái nhìn trực quan về vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam. Từ đó sẽ phân tích cụ thể tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam trong chương 4.
  • 44. 33 CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Mô hình nghiên cứu và các giả thiết Dựa trên lược khảo các nghiên cứu trước đây, bài nghiên cứu dựa trên mô hình nghiên cứu thể hiện mối quan hệ giữa vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng của Hansan Ayaydin & Aykut Karakaya (2014) có dạng như sau: σi,t = β0 + β1σi,t−1 + β2capi,t + β3Xi,t + µi + εi,t Trong đó, i và t lần lượt là ngân hàng thứ i và năm t; σ là biến rủi ro tín dụng của ngân hàng i năm t; cap là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của ngân hàng i năm t; Xi,t là bao gồm các biến kiểm soát của ngân hàng i năm t, µi là ảnh hưởng của các yếu tố đặc thù đến ngân hàng; εi,t là sai số. Biến phụ thuộc đại diện cho biến rủi ro tín dụng là tỷ lệ nợ xấu (NPL) được đo lường bằng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. Đây là một trong những chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng và thường được các nhà nghiên cứu sử dụng để đánh giá rủi ro tín dụng ngân hàng. Đã có rất nhiều nghiên cứu sử dụng biến NPL để phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng như Curak và cộng sự (2013), Hasna Chaibi và Zied Ftiti (2014), Nguyễn Thị Hồng Vinh và Lê Phan Thị Diệu Thảo (2016). Biến độc lập chính của mô hình là biến vốn chủ sở hữu (ETA) được đo lường bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản nhằm xác định mức độ tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam (Hansan Ayaydin & Aykut Karakaya, 2014; Nguyễn Thị Hồng Vinh và Lê Phan Thị Diệu Thảo, 2016). Các biến kiểm soát được lựa chọn là các yếu tố vĩ mô bao gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP, tỷ lệ lạm phát INF (Louzis và cộng sự, 2010; Curak và cộng sự, 2013; Hasan Ayaydin và Aykut Karakaya, 2014; Hasna Chaibi và Zied Ftiti, 2014; Nguyễn Thị Hồng Vinh và Lê Phan Thị Diệu Thảo, 2016) và các biến nội tại ngân hàng bao gồm quy mô ngân hàng SIZE (Louzis và cộng sự, 2010; Curak và cộng sự, 2013; Hasna Chaibi và Zied Ftiti, 2014; Nguyễn Thị Hồng Vinh và Lê Phan Thị Diệu Thảo, 2016), tăng trưởng tín dụng LG (Louzis và cộng sự, 2010; Curak và cộng sự, 2013; Tehulu và cộng sự, 2014; Nguyễn Thị Hồng Vinh và Lê Phan Thị Diệu Thảo, 2016), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROA (Louzis và cộng sự, 2010; Curak và
  • 45. 34 cộng sự, 2013; Tehulu và cộng sự, 2014) để áp dụng nghiên cứu tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 – 2017. Tỷ lệ nợ xấu năm trước: Bằng chứng của các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng tỷ lệ nợ xấu năm trước có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu hiện tại một cách đáng kể. Rủi ro tín dụng ngân hàng trong quá khứ không hoàn toàn bị xóa bỏ mà có thể chuyển sang và ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng những năm tiếp theo. Marijana Curak và cộng sự (2013), Hasna Chaibi và Zied Ftiti (2014), Bùi Duy Tùng và Đặng Thị Bạch Vân (2015), Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015), Nguyễn Thị Hồng Vinh và Lê Phan Thị Diệu Thảo (2016) đã tìm thấy mối quan hệ cùng chiều của tỷ lệ nợ xấu năm trước đến tỷ lệ nợ xấu hiện tại. Do đó, bài nghiên cứu giả thiết rằng tỷ lệ nợ xấu năm trước có tác động cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu hiện tại. Giả thiết H1: Rủi ro tín dụng năm trước tác động cùng chiều rủi ro tín dung năm hiện tại. Vốn chủ sở hữu: Được đo lường bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản. Các nghiên cứu trước đây chứng minh vốn chủ sở hữu có mối quan hệ cùng chiều hay ngược chiều với rủi ro tín dụng. Hasna Chaibi và Zied Ftiti (2014) nghiên cứu tìm ra mối quan hệ cùng chiều của vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng và khẳng định vốn chủ sở hữu càng cao thì ngân hàng càng có xu hướng chấp nhận rủi ro cao hơn vì nhu cầu tạo ra lợi nhuận ngày càng cao. Đồng thời, theo lý thuyết về quản lý (Regulatory Hypotheses), các nhà quản lý khuyến khích các ngân hàng tăng vốn tương ứng với mức độ rủi ro. Kết quả này cũng được tìm thấy bởi Curak và cộng sự (2013), Hasan Ayaydin và Aykut Karakaya (2014). Ngược lại, theo giả thuyết “Rủi ro đạo đức” của Keeton và Morris (1987) cho rằng mức vốn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mức độ rủi ro tín dụng. Mức vốn hóa càng thấp của ngân hàng làm tăng rủi ro của các danh mục cho vay từ đó tăng rủi ro tín dụng ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro tín dụng gia tăng đối với các ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tương đối thấp. Mối quan hệ ngược chiều giữa rủi ro tín dụng và vốn chủ sở hữu cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Louzis và cộng sự (2010), Bùi Duy Tùng và
  • 46. 35 Đặng Thị Bạch Vân (2015), Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015), Nguyễn Thị Hồng Vinh và Lê Phan Thị Diệu Thảo (2016). Giả thiết H2: Vốn chủ sở hữu có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng. Hiệu quả hoạt động: Các ngân hàng có hiệu quả hoạt động cao hơn dẫn đến các nhà quản lý ít bị áp lực trong việc tạo doanh thu từ các hoạt động tín dụng và từ đó ít rủi ro tín dụng hơn. Các ngân hàng hoạt động kém hiệu quả dẫn đến các ngân hàng kém hiệu quả trong phân tích, chấm điểm tín dụng, thẩm định tài sản đảm bảo và cam kết giám sát khách hàng do đó rủi ro tín dụng ngày càng gia tăng. Hiệu quả hoạt động có mối quan hệ ngược chiều với rủi ro tín dụng, mối quan hệ này được tìm thấy bởi Louzis và cộng sự (2012), Curak và cộng sự (2013), Tehulu và cộng sự (2014). Giả thiết H3: Hiệu quả hoạt động có tác động ngược chiều đối với rủi ro tín dụng. Quy mô ngân hàng: Quy mô ngân hàng có thể tác động đối với rủi ro tín dụng theo cùng chiều (Hasna Chaibi và Zied Ftiti, 2014; Nguyễn Thị Hồng Vinh, 2015; Nguyễn Thị Hồng Vinh và Lê Phan Thị Diệu Thảo, 2016) hay ngược chiều (Curak và cộng sự, 2013). Các nghiên cứu trước đó đã chứng minh rằng ngân hàng lớn hơn sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao do được bảo vệ bởi chính phủ bởi vì nếu các ngân hàng lớn phá sản sẽ dẫn đến một số ngân hàng khủng hoảng, do đó quy mô ngân hàng càng lớn thì dẫn đến rủi ro tín dụng càng cao. Ngược lại, những ngân hàng lớn hiệu quả hơn trong việc quản lý rủi ro tín dụng nhờ vào sự đa dạng hóa các danh mục cho vay của họ, do đó quy mô ngân hàng lớn hơn sẽ làm giảm rủi ro tín dụng. Ở Việt Nam, các ngân hàng có quy mô lớn thường tập trung cho các doanh nghiệp nhà nước và các tập đoàn lớn vay vốn và thường đơn giản hóa các thủ tục xét duyệt cho vay, điều nay có nguy cơ ẩn chứa rủi ro tín dụng cho các khoản vay này (Võ Ngọc Quý và Bùi Ngọc Toản, 2014). Giả thiết H4: Quy mô ngân hàng tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng. Tăng trưởng tín dụng: Trong quá trình cạnh tranh để phát triển, các ngân hàng hoặc giảm lãi suất trên mỗi khoản vay hoặc nới lỏng điều kiện cấp tín dụng để phát triển mạnh mẽ ở thị phần cho vay từ đó dẫn đến mức tăng trưởng tín dụng cao. Việc