SlideShare a Scribd company logo
1 of 101
HÀ NỘI - NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
…………/………… ……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN THỊ THÙY LINH
XỬ PHẠTVI PHẠMHÀNHCHÍNH TRONG LĨNHVỰC
XÂY DỰNG Ở ĐÔ THỊ – TỪ THỰC TIỄN
QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
MÃ TÀI LIỆU: 80428
ZALO: 0917.193.864
Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
HÀ NỘI - NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
…………/………… ……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN THỊ THÙY LINH
XỬ PHẠTVI PHẠMHÀNHCHÍNH TRONG LĨNHVỰC
XÂY DỰNG Ở ĐÔ THỊ – TỪ THỰC TIỄN
QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 60 38 01 02
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS Vũ Trọng Hách
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sỹ ngành Luật Hiến pháp và Luật
Hành chính: “Xửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị
- từ thực tiễn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội” là công trình nghiên cứu
của riêng tôi, dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS. Vũ Trọng Hách.
Các tài liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực,
nguồn gốc rõ ràng và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ một luận văn nào
trƣớc đây.
TÁC GIẢ
Nguyễn Thị Thùy Linh
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn Thạc sỹ này, em xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới các thầy, cô giáo Học viện Hành chính Quốc gia đã tận tình chỉ dạy,
giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Học viện.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên PGS.TS. Vũ
Trọng Hách đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình nghiên
cứu và hoàn thiện luận văn này.
Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới cán bộ, côngchức đang công
tác tại UBND quận Cầu Giấy đã tạo điều kiện cho em đƣợc nghiên cứu, khảo
sát thực tế và thu tập tài liệu để thực hiện luận văn này.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn tới gia đình, ngƣời thân và bạn
bè đã quan tâm, hỗ trợ, và động viên em trong suốt quá trình hoàn thiện Luận
văn Thạc sỹ.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng và nỗ lực trong việc nghiên cứu,
tìm hiểu tài liệu nhƣng cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất
mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo để Luận văn của
em đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ
Nguyễn Thị Thùy Linh
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CCHC Cải cáchhành chính
CBCC Cán bộ công chức
GPMB Giải phóng mặt bằng
GPXD Giấy phép xây dựng
HTKT Hạ tầng kỹ thuật
QĐ Quyết định
TTHC Thủ tục hành chính
UBND Ủy ban nhân dân
VPHC Vi phạm hành chính
XHCN Xã hội chủ nghĩa
MỤC LỤC
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn................................... 2
3. Mục đíchvà nhiệm vụ của luận văn ......................................................... 4
4. Đốitƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ........................................ 5
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn..................... 5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn................................................. 6
7. Kết cấu của luận văn ............................................................................... 6
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ XỬ PHẠT
VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG Ở ĐÔ THỊ ... 7
1.1. Những khái niệm cơ bản....................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm về xây dựng...................................................................... 7
1.1.2. Khái niệm về đô thị............................................................................ 8
1.1.3. Khái niệm vi phạm hành chính..........................................................10
1.1.4. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính .............................................13
1.1.5.Kháiniệm xửphạtviphạmhànhchínhtronglĩnhvựcxâydựngở đôthị....15
1.2. Cơ sở pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở
đô thị........................................................................................................ 16
1.2.1. Hành vi vi phạm trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị bị xử phạt..............16
1.2.2.Hìnhthức xửphạtviphạmhànhchínhtronglĩnhvựcxâydựngở đôthị.....18
1.2.3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở
đô thị.........................................................................................................20
1.2.4. Trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng
ở đô thị......................................................................................................24
1.3. Những yếu tố bảo đảm cho xử phạt vi phạm hành chính....................... 26
1.3.1. Yếu tố chính trị.................................................................................26
1.3.2. Yếu tố pháp lý..................................................................................27
1.3.3. Độingũ công chức trong thực thi côngvụ..........................................28
1.3.4. Yếu tố kinh tế...................................................................................29
Tiểu kết chƣơng 1......................................................................................32
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI..............................................................................33
2.1. Khái quát chung................................................................................. 33
2.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội..................................................................33
2.1.2. Thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị trên
địa bàn quận Cầu Giấy, Hà Nội..................................................................35
2.2. Thực trạng công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng
trên địa bàn quận Cầu Giấy, Hà Nội........................................................... 41
2.2.1. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị......................................41
2.2.2. Đội ngũ cán bộ công chức thực thi nhiệm vụ .....................................45
2.2.3. Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng
ở đô thị trên địa bàn quận Cầu Giấy............................................................49
2.2.4. Đánh giá chung ................................................................................59
Tiểu kết chƣơng 2......................................................................................67
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM XỬ PHẠT
VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG Ở ĐÔ THỊ ..68
3.1. Phƣơng hƣớng bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây
dựng ở quận Cầu giấy, Hà Nội.................................................................. 68
3.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực xây dựng ở đô thị................................................................................ 71
3.2.1. Nhóm giải pháp chung..................................................................... 71
3.2.1.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về đất đai, quy hoạch, cấp
phép xây dựng, xử lý vi phạm hành chính,...tạo cơ sở cho việc xác định vi
phạm và xử lý nghiêm minh .......................................................................71
3.2.1.2. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quản lý
đô thị nói chung và xử phạt vi phạm trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị nói
riêng 77
3.2.1.3. Tăng cƣờng công tác chỉ đạo, điều hành, thanh tra, kiểm tra xử lý
vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị...................................78
3.2.1.4. Nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức cho công chức,
ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xử lý vi phạm trong lĩnh vực
xây dựng ở đô thị.......................................................................................80
3.2.2.Nhómgiải pháp cụthể........................................................................82
Tiểu kết chƣơng 3......................................................................................85
KẾT LUẬN...............................................................................................86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................87
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng2.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế quận Cầu Giấy giai đoạn 2011-2016.. 33
Bảng2.2:Biến độngdiệntíchđấtcủaQuậnCầuGiấygiaiđoạnnăm2005-2016. 37
Bảng 2.3: Thống kê số vụ vi phạm trật tự xây dựng giai đoạn 2011-2016 38
Bảng 2.4: Chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức tại Phòng Quản lý đô thị 45
Bảng 2.5: Kết quả cấp phép xây dựng giai đoạn năm 2011-2016..................49
Bảng 2.6: Kết quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng
(2011 -2016) .............................................................................................56
Bảng 2.7: Tổng số tiền phạt thu đƣợc từ năm 2011 – 2016..........................58
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong xu thế phát triển của xã hội, quá trình đô thị hóa mạnh mẽ ngày
càng khẳng định đô thị luôn có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân.Thời gian qua, nhờ chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nƣớc, trật tự xây
dựng đô thị của nƣớc ta đã có nhiều thay đổi trên mọi phƣơng diện của đời
sống kinh tế, xã hội. Các đô thị phát triển mạnh về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ
tầng xã hội hình thành nên các khu đô thị mới, các khu công nghiệp cùng với
sự phát triển của các dịch vụ phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu của đời
sống nhân dân các khu đô thị.
Quản lý đô thị nói chung và xử phạt vi phạm trật tự xây dựng đô thị nói
riêng là lĩnh vực vô cùng quan trọng, nhạy cảm, có ảnh hƣởng trực tiếp và lâu
dài đối với đời sống kinh tế, xã hội. Thực tế cho thấy, công tác này ở nƣớc ta,
tuy từng bƣớc đã đi vào nề nếp, nhƣng vẫn còn rất nhiều những hạn chế, bất
cập, gây bức xúc trong xã hội.
Thủ đô Hà Nội - trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm
lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế của cả nƣớc. Trong xu thế phát
triển chung của đất nƣớc, trong những năm gần đây công tác xây dựng, phát
triển và quản lý đô thị của Thủ đô Hà Nội diễn ra rất mạnh mẽ, diện mạo đô
thị đã thay đổi rõ nét và có sự phát triển vƣợt bậc.
Quận Cầu Giấy nằm ở cửa ngõ phía Tây của Thành phố, là một trong
những khu vực phát triển chính của Thành phố Hà Nội. Trong quận có Sông
Tô Lịch chạy dọc theo chiều dài phía Đông của quận, có các đƣờng vành đai
2, vành đai 2,5, vành đai 3; các đƣờng trục chính đô thị nhƣ đƣờng Cầu Giấy,
đƣờng Xuân Thuỷ, đƣờng Hồ Tùng Mậu, đƣờng Trần Duy Hƣng, đƣờng
Hoàng Quốc Việt và các đƣờng chính đô thị. Quận có tốc độ đô thị hoá
nhanh, công tác xây dựng phát triển tích cực theo hƣớng văn minh, hiện đại,
2
diện mạo đô thị của quận có bƣớc thay đổi lớn, đƣờng phố ngày càng khang
trang, sạch đẹp.
Tuy nhiên, công tác quản lý đô thị nói chung và xử phạt vi phạm trật tự
xây dựng ở đô thị nói riêng của Quận Cầu Giấy còn nhiều tồn đọng, hạn chế.
Công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch, tình hình vi phạm trật tự xây dựng
đô thị diễn biến phức tạp, còn hiện tƣợng công trình xây dựng sai phép, trái
phép, không phép; vi phạm các quy định về chất lƣợng công trình, an toàn lao
động, vệ sinh môi trƣờng. Kỷ cƣơng và việc tuân thủ pháp luật về xây dựng
đô thị của một bộ phận dân cƣ, ý thức trách nhiệm với cộng đồng còn hạn
chế. Việc xử phạt vi phạm của các cấp chính quyền, cơ quan chức năng nhiều
trƣờng hợp chƣa nghiêm, thiếu dứt điểm, còn biểu hiện né tránh, đùn đẩy, gây
bức xúc cho ngƣời dân. Vì vậy, tôi cho rằng, việc nghiên cứu vấn đề xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn quận Cầu
Giấy trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa sâu sắc về mặt lý luận và thực tiễn.
Hiện nay, có nhiều đề tài nghiên cứu quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng;
quản lý nhà nƣớc về quy hoạch đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội nói
chung và quận Cầu Giấy nói riêng… Tuy nhiên, việc nghiên cứu vấn đề xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị trên địa bàn quận
Cầu Giấy thì chƣa có đề tài nào đề cập tới.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề: “Xử phạt vi
phạm hànhchính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Quận Cầu
Giấy, Thành phố Hà Nội” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp chƣơng trình sau
đại học chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành Chính tại Học viện Hành
Chính Quốc gia.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Hiện nay, các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận văn đƣợc
tác giả nghiên cứu gồm:
3
- Nguyễn Kim Hoàng (2009), Quản lý nhà nước về xây dựng nhà ở đô
thị trên địa bàn thành phố Cần Thơ, Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính
công, Học viện Hành chính Quốc gia.
Luận văn đã nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về trật tự xây
dựng nhà ở đô thị, thực trạng quản lý nhà nƣớc về xây dựng nhà ở đô thị ở
thành phố Cần Thơ, đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm cho hoạt động quản
lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng trên địa bàn TP. Cần Thơ.
- Đặng Thanh Sơn (2010), Cơ chế bảođảm thi hành Luậtxử lý vi phạm
hành chính, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.
Đề tài đã đề cập một cách toàn diện về hệ thống cơ chế bảo đảm cho
việc thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính. Từ đó, đề tài làm nền tảng, xác
định các yếu tố đảm bảo cho hoạt động xử phạt vi phạm hành chính ở nhiều
lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực xây dựng ở đô thị.
- Nguyễn Ngọc Vân (2013), Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
xây dựng ở quận TâyHồ, Thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành
chính công, Học viện Hành chính Quốc gia.
Luận văn đã nghiên cứu một cách hệ thống cơ sở lý luận về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở quận Tây Hồ; phân tích, đánh giá
thực trạng hoạt động này tại quận Tây Hồ và đề ra những giải pháp hữu hiệu;
là cơ sở để tác giả có những so sánh, vận dụng, đề ra các giải pháp nhằm đảm
bảo công tác xử phạt vi phạm hành chính tại quận Cầu Giấy, Thành phố Hà
Nội.
- Nguyễn Thanh Hải (2014), Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
trật tự đô thị từ thực tiễn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc
sĩ Luật Hành Chính, Học viện Khoa học xã hội.
Luận văn Thạc sĩ Luật Hành Chính đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý
luận và pháp lý về xử lý vi phạm hành chính nói chung và xử phạt vi phạm
4
hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị nói riêng từ thực tiễn quận Hà Đông;
có những đánh giá về kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ hạn chế của hoạt động này;
từ đó đƣa ra phƣơng hƣớng và các giải pháp trong thời gian tới.
Trên đây là một số công trình nghiên cứu quản lý nhà nƣớc về trật tự
xây dựng, xử phạt vi phạm hành chính và các vấn đề liên quan. Các công
trình có giá trị khoa học cao, là nguồn tài liệu tham khảo hữu hiệu cho đề tài
luận văn. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị không có nhiều và đặc biệt trên địa bàn quận
Cầu Giấy thì chƣa có công trình nào.
Do vậy, luận văn “ Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây
dựng ở đô thị - Từ thực tiễn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội” sẽ kế thừa
một phần cơ sở lý luận của các nghiên cứu trên, đồng thời sẽ phản ánh thực
trạng vi phạm trong lĩnh vực xây dựng tại quận Cầu Giấy, là căn cứ khoa học
cho việc hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính, nâng cao hiệu quả xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ cả về phƣơng diện lý luận
và thực tiễn vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô
thị; đánh giá thực trạng hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
xây dựng ở đô thị trong điều kiện hiện nay, chỉ ra những bất cập của hoạt
động này, nguyên nhân của nó để trên cơ sở đó, đƣa ra các quan điểm và giải
pháp nhằm nâng cao chấtlƣợng củahoạtđộngxử phạtvi phạmhành chínhtrong
lĩnh vực xây dựng ở đô thịtừ thực tiễn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Đề hoàn thành mục tiêu đã đặt ra, luận văn tập trung giải quyết các
nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
5
Một là, nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý về xử phạt vi
phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở
đô thị.
Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng tình hình vi phạm hành chính và
hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị từ
thực tiễn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội trong thời gian qua. Từ đó rút ra
đƣợc những ƣu điểm và hạn chế của công tác này.
Ba là, đề xuất một số giải pháp góp phần làm nâng cao hiệu lực, hiệu
quả của công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị
tại quận Cầu Giấy trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là công tác xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị từ thực tiễn quận Cầu Giấy, thành phố
Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian: nghiên cứu trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố
Hà Nội.
Về mặt thời gian: thời gian nghiên cứu từ năm 2011 – 2016.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
- Phương pháp luận:
Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật lịch sử
và duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lenin; tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và
các chủ trƣơng, quan điểm, đƣờng lối của Đảng về vi phạm pháp luật và xử lý
vi phạm pháp luật.
6
- Phương pháp nghiên cứu:
Ngoài ra, để hoàn thành mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn sử
dụng phƣơng pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, hệ
thống hóa,…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa lý luận, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần hệ
thống và hoàn thiện cơ sở lý luận về xử phạt vi phạm hành chính nói chung và
trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị nói riêng.
- Ý nghĩa thực tiễn, luận văn góp phần đánh giá thực trạng hoạt động xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị tại quận Cầu Giấy,
thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2011 – 2016. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu
của luận văn là tìm ra những tồn tại, hạn chế trong công tác xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị hiện nay. Trên cơ sở đó đề xuất
một giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực xây dựng ở đô thị tại quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
- Luận văn còn có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu,
học tập trong các cơ sở đào tạo.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
đƣợc kết cấu gồm 03 chƣơng:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị
Chương 2: Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây
dựng trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phốHà Nội
Chương 3: Phương hướng và giải pháp bảođảm xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị
7
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG Ở ĐÔ THỊ
1.1. Những khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm về xây dựng
Xây dựng là một quy trình thiết kế và thi công nên các cơ sở hạ tầng
hoặc công trình, nhà ở. Hoạt động xây dựng khác với hoạt động sản xuất ở
chỗ sản xuất tạo một lƣợng lớn sản phẩm với những chi tiết giống nhau, còn
xây dựng nhắm tới những sản phẩm tại những địa điểm dành cho từng đối
tƣợng khách hàng riêng biệt. Tại những nƣớc phát triển, ngành công nghiệp
xây dựng đóng góp từ 6-9% tổng sản phẩm nội địa. Hoạt động xây dựng bắt
đầu bằng việc lên kế hoạch, thiết kế, lập dự toán và thi công tới khi dự án
hoàn tất và sẵn sàng đƣa vào sử dụng. [12, tr.8-10]
Mặc dù hoạt động này thƣờng đƣợc xem là riêng lẻ, song trong thực tế,
đó là sự kết hợp của rất nhiều nhân tố. Đầu tiên, một nhà quản lý dự án chịu
trách nhiệm quản lý công việc chung, sau đó những nhà thầu, kỹ sƣ tƣ vấn
thiết kế, kỹ sƣ thi công, kiến trúc sƣ, tƣ vấn giám sát... chịu trách nhiệm điều
hành, thực hiện và giám sát hoạt động của dự án. Một dự án thành công đòi
hỏi một kế hoạch xây dựng hiệu quả, bao gồm việc thiết kế và thi công đảm
bảo phù hợp với địa điểm xây dựng và đúng với ngân sách đề ra trong dự
toán; tổ chức thi công hợp lý, thuận tiện cho việc chuyên chở, lƣu trữ vật liệu
xây dựng; đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trƣờng, an toàn lao động; giảm
thiểu những ảnh hƣởng tới cộng đồng... [12], [47]
Hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tƣ
xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi
công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự
8
án đầu tƣ xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng
và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình. [31], [32]
1.1.2. Khái niệm về đô thị
Xã hội ngày càng văn minh và hiện đại thì nhu cầu về cuộc sốngcủa con
ngƣời càng đa dạng. Dƣới tác động của phân công lao động xã hội, một bộ
phận ngƣời lao động đã tách ra khỏi sản xuất nông nghiệp để chuyên làm nghề
thủ công buôn bán, dịch vụ. Những ngƣờinày cùng gia đình họ hình thành nên
các điểm dân cƣ sống tập trung trên một địa bàn hẹp. Họ lao động và sinh hoạt
theo những hình thức khác so với sinh hoạt truyền thống ở nông thôn. Đây
chính là mầm mống đầu tiên của những đô thị và lối sống đô thịhiện nay.
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về đô thị:
- Theo quan niệm quốc tế:
Đô thị là một khu định cƣ đƣợc hình thành bởi quá trình tập trung dân
cƣ từ nông thôn ra thành thị và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang
phi nông nghiệp. [11, tr.7]
- Theo Luật Quy hoạch đô thị năm 2015
Đô thị là khu vực tập trung dân cƣ sinh sống có mật độ cao và chủ yếu
hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành
chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành, có vaitrò thúc đẩy sự phát triển kinh
tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phƣơng, bao gồm nội
thành, ngoạithành của thành phố; nộithị, ngoạithị của thịxã; thị trấn.[32, tr.2-3]
- Theo Giáo trình quản lý nhà nước về đô thị (2005)
Đô thị là điểm tập trung dân cƣ với mật độ cao chủ yếu là lao động phi
nông nghiệp; họ sống và làm việc theo phong cách văn minh, hiện đại hơn,
khoa học và có hiệu quả kinh tế, văn hóa cao. [13, tr.6]
Nhƣ vậy, từ những quan niêm trên, để phù hợp với cách tiếp cận của
luận văn, cần nghiên cứu đô thị theo định nghĩa: “ Đô thị là điểm tập trung
9
dân cư với mật độ cao chủ yếu là lao động phinông nghiệp; có cơ sở hạ tầng
thích hợp; là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội của một nước, một vùng lãnh thổ, một tỉnh, một huyện
hoặc một vùng trong tỉnh, huyện”. Với cách tiếp cận này, có một số điểm cần
lƣu ý nhƣ sau:
- Đô thị là nơi có mật độ dân số cao hơn rất nhiều khu vực nông thôn.
Tùy theo quy mô lãnh thổ, theo quốc gia mà dân số trong một đô thị có thể từ
hàng nghìn ngƣời đến hàng triệu ngƣời. Ở nƣớc ta, quy mô dân số nội thị của
một đô thị thƣờng không nhỏ hơn 4000 ngƣời, riêng miền núi không nhỏ hơn
2000 ngƣời.
Do tập trung dân số với mật độ cao trên một diện tích đất đai hẹp, nên
vấn đề bố trí không gian cho các loại hoạt động khác nhau, vấn đề bảo vệ môi
trƣờng và vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng trong đô thị luôn là các vấn đề
thƣờng trực của cơ quan quản lý đô thị.
- Đô thị có thể là trung tâm tổng hợp, hoặc trung tâm chuyên ngành,
nhƣng bao giờ đô thị cũng là động lực phát triển kinh tế, xã hội, khoa học, kỹ
thuật và văn hoá của vùng lớn bao quanh nó. Một đô thị có thể là trung tâm
tổng hợp của một vùng, một tỉnh, cũng có thể là trung tâm chuyên ngành của
một vùng liên tỉnh hoặc toàn quốc. Việc xác định một đô thị là trung tâm tổng
hợp hay chuyên ngành phải căn cứ vào vị trí của đô thị đó trong một vùng
lãnh thổ nhất định.
- Lãnh thổ đô thị bao gồm: Nội thành hoặc nội thị (gọi chung là nội thị)
và ngoại ô.
- Dân cƣ trong đô thị chủ yếu sinh sống bằng nghề phi nông nghiệp.
Nhìn chung, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong nội thị của một đô thị
thƣờng không thấp hơn 60%.
10
- Cơ sở hạ tầng đô thị, bao gồm hạ tầng kỹ thuật (giao thông, thông tin
liên lạc, cấp điện, cấp nƣớc, cấp năng lƣợng, thoát nƣớc, xử lý rác thải, vệ
sinh môi trƣờng) và hạ tầng xã hội (nhà ở, các công trình thƣơng mại, dịch vụ
công cộng, y tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, thể dục thể thao, công viên cây
xanh và các công trình phục vụ lợi íchcông cộng khác) quy định trình độ phát
triển của đô thị.
1.1.3. Khái niệm vi phạm hành chính
Để thực hiện chức năng quản lý xã hội, nhà nƣớc đã ban hành hệ thống
các quy tắc xử xử buộc mọi công dân phải thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tế,
tình trạng vi phạm các quy tắc này vẫn thƣờng xuyên diễn ra và chúng đƣợc
gọi chung là vi phạm pháp luật.
Vi phạm pháp luật là hành vi nguy hiểm cho xã hội do chủ thể có năng
lực trách nhiệm pháp lý thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm hại đến các
quan hệ xã hội đƣợc pháp luật bảo vệ. Căn cứ vào khách thể vi phạm, mức độ,
tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm, vi phạm pháp luật chia ra
các loại sau: vi phạm hình sự, vi phạm dân sự, vi phạm hành chính, vi phạm
kỷ luật. [14, tr.110-113].
Nhƣ vậy, vi phạm hành chính là một loại vi phạm pháp luật, cá nhân
hoặc tổ chức thực hiện những hành vi đi ngƣợc lại với ý chí nhà nƣớc đƣợc
quy định trong pháp luật. Tuy mức độ nguy hiểm cho xã hội của nó thấp hơn
so với tội phạm hình sự, nhƣng vi phạm hành chính là những hành vi gây thiệt
hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho lợi ích của nhà nƣớc, của tập thể, cá nhân
cũng nhƣ lợi ích chung của toàn thể cộng đồng là nguyên nhân dẫn đến tình
trạng phạm tội nảy sinh trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, nếu nhƣ không
đƣợc ngăn chặn và xử lý kịp thời.
Ở một số nƣớc trên thế giới, vi phạm hành chính thƣờng đƣợc hiểu
chung là các hành vi vi phạm pháp luật mà không phải là tội phạm, bị xử phạt
11
bằng các chế tài hành chính. Ví dụ Pháp lệnh của Hội đồng bang Milaca,
Minnesota, định nghĩa VPHC là “hành vi vi phạm quy định của Pháp lệnh
này và phảichịu các hình thức xử phạt hành chính theo quy định…”. Luật về
xử phạt hành chính của Cộng hòa nhân dân Trung hoa năm 1996 (Điều 3)
định nghĩa vi phạm hành chính là “hành vi vi phạm trật tự hành chính của
công dân và pháp nhânhoặccác tổ chức khác, bị áp dụng các hình thức phạt
hành chính được quy định bởi pháp luật theo quy định của Luật này và các
hình thức xử phạt này được giao cho các cơ quan hành chính áp dụng theo
thủ tục do Luật này quy định”. Trong khi đó, theo quy định của Bộ luật xử
phạt vi phạm hành chính của Cộng hòa liên bang Nga thì vi phạm hành chính
đƣợc định nghĩa là “hành động (không hành động) của thể nhân hoặc pháp
nhân, tráipháp luật, có lỗi và bị Bộ luật này hoặc các luật của Cộng hòa liên
bang Nga quy định phải chịu trách nhiệm hành chính”.
Trong pháp luật Việt Nam, khái niệm “vi phạm hành chính” lần đầu
tiên đƣợc định nghĩa một cách chính thức tại Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành
chính ngày 30/11/1989, Điều 1 của Pháp lệnh này quy định “vi phạm hành
chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm
phạm quy tắc quản lý Nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo
quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”. Định nghĩa này sau đó
đã đƣợc áp dụng rộng rãi trong thực tiễn thi hành pháp luật và đƣa vào các
giáo trình giảng dạy về pháp luật. Theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
năm 1995 và sau đó là Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 thì khái
niệm vi phạm hành chính không đƣợc định nghĩa riêng biệt nữa mà đƣợc đƣa
“lẩn” vào trong khái niệm “xử lý vi phạm hành chính”, nếu trích dẫn từ định
nghĩa về “xử lý vi phạm hành chính” đƣợc quy định tại khoản 2 Điều 1 Luật
Xử lý vi phạm hành chính năm 2002. Khoản 2 Điều 1 Pháp lệnh xử lý vi
phạm hành chính quy định “Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối
12
với cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có
hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà
nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử
phạt hành chính” thì vi phạm hành chính đƣợc hiểu là : hành vi cố ý hoặc vô
ý của cá nhân, tổ chức, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà
nƣớc mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử
phạt vi phạm hành chính. Về ngôn ngữ thể hiện, có thể thấy có đôi chút khác
nhau giữa định nghĩa về vi phạm hành chính đƣợc quy định trong các Pháp
lệnh về xử phạt/xử lý vi phạm hành chính 1989, 1995 và 2002, tuy nhiên về
bản chất hành vi vi phạm hành chính thì các định nghĩa trong các văn bản
pháp luật này, về cơ bản, không có gì khác nhau. [46, tr.3-10]
Trong Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đƣa ra khái niệm: “Vi
phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm các
quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và
theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”.[29, tr.3]
Định nghĩa trên đã đƣa ra các dấu hiệu cơ bản của một vi phạm
hành chính:
Thứ nhất, vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật, vi phạm các
quy định của pháp luật về quản lý nhà nƣớc; tác hại (tính nguy hiểm) do hành
vi gây ra ở mức độ thấp, chƣa hoặc không cấu thành tội phạm hình sự và hành
vi đó đƣợc quy định trong các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành
chính. Đây chính là dấu hiệu “pháp định” của vi phạm.
Thứ hai, hành vi đó phải là một hành vi khách quan đã đƣợc thực hiện
(hành động hoặc không hành động), phải là một việc thực, chứ không phải chỉ
tồn tại trong ý thức hoặc mới chỉ là dự định, đây có thể coi là dấu hiệu “vật
chất” (material) của vi phạm.
13
Thứ ba, hành vi đó do một cá nhân hoặc pháp nhân (tổ chức) thực
hiện, đây là dấu hiệu xác định”chủ thể” của vi phạm.
Thứ tƣ, hành vi đó là một hành vi có lỗi, tức là ngƣời vi phạm nhận
thức đƣợc vi phạm của mình, hình thức lỗi có thể là cố ý, nếu ngƣời vi phạm
nhận thức đƣợc tính chất trái pháp luật trong hành vi của mình, thấy trƣớc hậu
quả của vi phạm và mong muốn hậu quả đó xảy ra hoặc ý thức đƣợc hậu quả
và để mặc cho hậu quả xảy ra; hình thức lỗi là vô ý trong trƣờng hợp ngƣời vi
phạm thấy trƣớc đƣợc hậu quả của hành vi nhƣng chủ quan cho rằng mình có
thể ngăn chặn đƣợc hậu quả hoặc không thấy trƣớc hậu quả sẽ xảy ra dù phải
thấy trƣớc và có thể thấy trƣớc đƣợc hậu quả của vi phạm. Đây có thể coi là
dấu hiệu “tinh thần” của vi phạm.
1.1.4. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính
Nhƣ đã phân tích ở trên, vi phạm hành chính cũng nhƣ mọi vi pham
pháp luật khác đều là hành vi trái pháp luật , gây nguy hại cho xã hội và xâm
hại đến quy định quản lý nhà nƣớc trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Bởi
vậy, xử phạt vi phạm hành chính là một nội dung quan trọng trong hoạt động
quản lý nhà nƣớc, góp phần xử lý sai phạm, lập lại trật tự xã hội. Ta có thể
hiểu “xử phạtvi phạm hành chính”:“là việc người có thẩm quyền xử phạt áp
dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ
chức thực hiện hành vi vi phạm hànhchính theo quyđịnh của pháp luật về xử
phạt vi phạm hành chính”. [47, tr.15]
Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính phản ánh những đặc điểm cơ
bản sau:
Thứ nhất, xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động áp dụng pháp luật.
Việc tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đòi hỏi phải đúng trình tự, thủ tục
đã đƣợc pháp luật quy định. Kết quả xử phạt vi phạm hành chính phải thể
hiện bằng quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực pháp luật.
14
Thứ hai, xử phạt vi phạm hành chính chỉ đƣợc tiến hành khi có vi phạm
hành chính xảy ra. “Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính khi
có vi phạm hành chính do pháp luật quy định” [29, tr.4]. Nhƣ vậy, để thực
hiện hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trƣớc hết đòi hỏi các chủ thể có
thẩm quyền xử phạt phải xem xét đã có vi pham hành chính xảy ra hay chƣa.
Thứba, xửphạtvi phạm hành chínhlà hoạt độngcƣỡngchế nhà nƣớc do
các chủthểcó thẩm quyềntiến hành và đƣợc đảmbảo bằngquyềnlực nhà nƣớc.
Mối quan hệ trong xử phạt vi phạm hành chính là mối quan hệ pháp luật giữa
một bên là Nhà nƣớc – một bên là cá nhân tổ chức viphạm hành chính.
Thứ tư, mục đích của xử phạt vi phạm hành chính là nhằm truy cứu trách
nhiệm hành chính đối với một hành vi vi phạm cụ thể nhằm ngăn chặn những
hành vi vi phạm và quan trọng hơn là răn đe, giáo dục, lập lại trật tự xã hội.
Xử phạt vi phạm hành chính gồm các hình thức:
- Cảnh cáo;
- Phạt tiền;
- Tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc
đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Tịch thu tang vật viphạm hành chính, phƣơng tiện đƣợc sử dụng để vi
phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phƣơng tiện vi phạm hành
chính);
- Trục xuất.
Hình thức xử phạt cảnh cáo và phạt tiền chỉ đƣợc quy định và áp dụng
là hình thức xử phạt chính.
Hình thức xử phạt quy định về Tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng
chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang
vật vi phạm hành chính, phƣơng tiện đƣợc sử dụng để vi phạm hành chính;
15
Trục xuất có thể đƣợc quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức
xử phạt chính.
1.1.5.Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị
Từ khái niệm “xử phạt vi phạm hành chính” trên, ta có thể rút ra khái
niệm “xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị” nhƣ sau:
“Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị là hoạt động
của cơ quan nhà nước, ngườicó thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt, biện
pháp khắcphục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm
hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị theo quy định của pháp luật về
xử phạt vi phạm hành chính”. [47, tr.16]
Bên cạnh những đặc điểm chung của hoạt động xử phạt vi phạm hành
chính, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị mang
những đặc điểm riêng nhƣ sau:
Thứ nhất, hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng
ở đô thị xuất phát từ những công trình vi phạm đƣợc thi công xây dựng thuộc
địa bàn dân cƣ hoặc ở một khu đất có vị trí rõ ràng. Mỗi địa bàn dân cứ đều
mang những đặc điểm về: địa hình, mật độ dân cƣ, trình độ dân trí, văn
hóa,… khác nhau nên quá trình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
này cần phải gắn liền với thực tế đặc điểm tình hình của địa bàn dân cƣ đó.
Thứ hai, cũng chính từ đặc thù trên, hoạt động xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị chủ yếu đƣợc thực hiện trên cơ sở
kiểm tra, kiểm soát phát hiện hành vi vi phạm. Tuy nhiên, do tính chất phức
tạp của hoạt động xây dựng, đồng thời, nơi diễn ra hoạt động xây dựng là các
khu đất có chủ sở hữu, có không gian riêng nên những hành vi vi phạm
thƣờng khó bị phát hiện. Vì vậy mà nhất thiết phải trải qua thủ tục kiểm tra,
thẩm định để xác định vi phạm.
16
Thứ ba, việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị
liên quan trực tiếp đến quyền lợi của chủ thể vi phạm. Do đó, vấn đề xử phạt
vi phạm trong lĩnh vực này luôn gắn liên với việc đảm bảo an ninh trật tự,
đảm bảo đời sống sinh hoạt của ngƣời dân,… Bởi vậy, quá trình xử lý vi
phạm hành chính cần phải đƣợc lập kế hoạch chi tiết, tỉ mỉ, cần có sự tham
gia phối hợp của các cơ quan chức năng có liên quan cũng nhƣ cần đảm bảo
về nguồn kinh phí thực hiện. Đặc biệt là đối với những trƣờng hợp phải xử lý
cƣỡng chế dỡ bỏ công trình vi phạm trật tự xây dựng.
1.2. Cơ sở pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây
dựng ở đô thị
1.2.1. Hànhvi vi phạm trong lĩnh vực xâydựng ở đô thị bị xử phạt
1.2.1.1. Nhóm các hành vi vi phạm đốivới chủ đầu tư xây dựng
Chủ đầu tƣ xây dựng công trình là ngƣời sở hữu vốn hoặc là ngƣời
đƣợc giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tƣ xây dựng công trình. Chủ đầu tƣ
có thể là tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nƣớc ngoài. [5, tr.3-5]
Những hành vi gồm có:
- Hành vi vi phạm về khảo sát xây dựng;
- Hành vi vi phạm về lƣu trữ, điều chỉnh quy hoạch xây dựng;
- Hành vi vi phạm về lập dự án đầu tƣ xây dựng côngtrình;
- Hành vi vi phạm về thiết kế, dự toán xây dựng công trình;
- Hành vi vi phạm về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng côngtrình;
- Hành vi vi phạm về đầu tƣ phát triển đô thị;
- Hành vi vi phạm về khởi công xây dựng công trình;
- Hành vi vi phạm về tổ chức thi công xây dựng;
- Hành vi vi phạm về giải phóng mặt bằng xây dựng công trình;
- Hành vi vi phạm về giám sát thi công xây dựng côngtrình;
- Hành vi vi phạm về quản lý chất lƣợng công trình;
17
- Hành vi vi phạm về bảo hành, bảo trì công trình xây dựng;
- Hành vi vi phạm về nghiệm thu, thanh toán khối lƣợng hoàn thành và
quyết toán côngtrình xây dựng đốivới công trình sửdụng vốn nhà nƣớc;
- Hành vi vi phạm về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật
xây dựng;
- Hành vi vi phạm về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình của nhà
thầu tƣ vấn quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình.
1.2.1.2. Nhóm các hành vi vi phạm đốivới nhà thầu
- Hành vi vi phạm về điều kiện hoạt động xây dựng, năng lực hành
nghề xây dựng;
- Hành vi vi phạm về nội dung hồ sơ dự thầu;
- Hành vi vi phạm về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn đƣợc áp
dụng, sử dụng số liệu, tài liệu trong hoạt động xây dựng;
- Hành vi vi phạm về khảo sát xây dựng;
- Hành vi vi phạm về công tác lập quy hoạch xây dựng;
- Hành vi vi phạm về lập thiết kế, dự toán xây dựng công trình;
- Hành vi vi phạm về thi công xây dựng;
- Hành vi vi phạm về an toàn trong thi công xây dựng công trình;
- Hành vi vi phạm về quản lý chất lƣợng công trình xây dựng;
- Hành vi vi phạm về giám sát thi công xây dựng côngtrình;
-Hành viviphạm vềnghiệm thu, thanh toán khối lƣợng công trình xây dựng;
- Hành vi vi phạm của nhà thầu nƣớc ngoài tham gia hoạt động xây
dựng tại Việt Nam.
1.2.1.3. Nhóm các hành vi vi phạm đốivới tổ chức, cá nhân khác
- Hành vi vi phạm về quy định ngừng cung cấp điện, cung cấp nƣớc đối
với công trình vi phạm trật tự xây dựng;
18
- Hành vi vi phạm về thẩm tra, kiểm định, thí nghiệm, đào tạo trong
hoạt động xây dựng.
1.2.2.Hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị
Nghị định số 121/2013/NĐ-CP quy định có hai hình thức xử phạt
chính là: cảnh cáo và phạt tiền; các hình thức phạt bổ sung nhƣ: tƣớc quyền
sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt
động từ 06 tháng đến 24 tháng; tịch thu tang vật, phƣơng tiện sử dụng để
thực hiện vi phạm hành chính. Ngoài ra, Nghị định này cũng quy định các
biện pháp khắc phục hậu quả có thể áp dụng một hoặc nhiều lần nhƣ: buộc
khôi phục lại tình trạng ban đầu; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục
tình trạng ô nhiễm môi trƣờng, buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc
gây nhầm lẫn; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có đƣợc do thực hiện vi
phạm hành chính; buộc phá dỡ công trình xây dựng, bộ phận công trình
xây dựng vi phạm và biện pháp khác. [10, tr.50-60]
1.2.2.1. Hình thức phạt chính
- Cảnh cáo: là hình thức xử phạt áp dụng đối với các nhà cá nhân, tổ
chức có hành vi vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc
đối với với các hành vi vi phạm hành chính do ngƣời chƣa thành niên từ đủ
14 tuổi đến dƣới 16 tuổi thực hiện. Mục đích của việc áp dụng hình thức xử
phạt này không nhằm gây thiệt hại về mặt vật chất mà chỉ nhằm ngăn chặn
kịp thời, xử lý tại chỗ cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính, từ đó
giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về xây dựng ở đô thị đối với ngƣời có
hành vi vi phạm
- Phạt tiền: là hình thức xử phạt có tính chất nghiêm khắc, bởi lẽ hình
thức xử phạt này gây thiệt hại về vật chất với ngƣời bị xử phạt. Đây là hình
thức xử phạt đƣợc áp dụng phổ biến nhất để xử phạt hầu hết các hành vi vi
phạm hành chính nói chung và vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở
19
đô thị nói riêng. Trên thực tế, hình thức xử phạt này có tác dụng rất lớn trong
việc phòng chống, chống vi phạm hành chính cũng nhƣ răn đe, giáo dục ý
thức chấp hành pháp luật trong xã hội.
Khi áp dụng hình thức phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành
vi vi phạm hành chính là mức trung bình trong khung tiền phạt quy định đối
với hành vi đó, nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể
giảm xuống thấp hơn mức trung bình nhƣng không giảm quá mức tối thiểu
của khung tiền phạt. Nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có
thể tăng lên cao hơn mức trung bình nhƣng không vƣợt quá mức tối đa của
khung tiền phạt. [29, tr.78-80]
1.2.2.2. Các hình thức xử phạt bổ sung
- Tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề:
Giấy phép, chứng chỉ hành nghề là những loại giấy tờ pháp lý do cơ
quan nhà nƣớc có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức nhằm cho phép hoặc
công nhận cá nhân, tổ chức đó đƣợc quyền thực hiện một hoạt động nhất
định. Tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc
đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 24 tháng tùy thuộc vào tính chất, mức độ
của vi phạm.
- Tịch thu tang vật, phƣơng tiện sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm
hành chính:
Bản chất của hình thức xử phạt này là tƣớc bỏ quyền sở hữu của cá
nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính đối với vật, tiền hoặc phƣơng
tiện đƣợc sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính và chuyển thành
sở hữu Nhà nƣớc. Hình thức xử phạt này không áp dụng trong trƣờng hợp
tang vật, phƣơng tiện thuộc quyền sở hữu, quản lý, sử dụng của ngƣời khác
nhƣng bị chủ thể vi phạm hành chính chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép.
Trong trƣờng hợp tang vật, phƣơng tiện đó phải đƣợc trả lại cho ngƣờichủ sở
20
hữu hoặc ngƣời quản lý, ngƣời sử dụng hợp pháp vì họ không có trách nhiệm
pháp lý gì đối với việc tang vật, phƣơng tiện đó bị sử dụng vào mục đích vi
phạm pháp luật. Tang vật này chỉ bị sung vào công quỹ nếu nhƣ không xác
định đƣợc ngƣời chủ sở hữu, quản lý, sử dụng hợp pháp hoặc những ngƣời
này không đến nhận lại. Trƣờng hợp nếu nhƣ là văn hóa phẩm độc hại, hàng
giả không có giá trị sử dụng, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con ngƣời, vật
nuôi, cây trồng thì bị tịch thu để tiêu hủy. Việc thu tang vật, phƣơng tiện đƣợc
sử dụng để vi phạm trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị chỉ đặt ra khi tang vật,
phƣơng tiện đó trực tiếp liên quan đến hành vi vi pham hành chính và hành vi
vi pham đó đƣợc quy định trong Nghị định 180/2007/NĐ-CP và Nghị định
121/2013/NĐ-CP của Chính Phủ.
1.2.2.3. Các biện pháp khắc phục hậu quả
Ngoài các hình thức trách nhiệm hành chính mang tính chất xử phạt nói
trên, pháp luật còn quy định những biện pháp trách nhiệm hành chính mang
tính chất khôi phục những quyền, lợi ích hợp pháp bị vi phạm hành chính xâm
hại. Các biện pháp khắc phục hậu quả này gồm có:
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
- Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi
trƣờng, buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
- Buộc nộplạisố lợibấthợpphápcóđƣợcdothựchiệnviphạmhànhchính;
- Buộc phádỡcôngtrìnhxâydựng,bộphậncôngtrìnhxâydựngviphạm;
- Biện pháp khác theo quy định của Chính phủ. [29,tr.45-65]
1.2.3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở
đô thị
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô
thị đƣợc quy định tại: Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Nghị định
21
121/2013/NĐ-CP, Nghị định 64/2010/NĐ-CP về cấp giấy phép xây dựng, cụ
thể. [7], [10]
1.2.3.1. Thẩm quyền của Thanhtra viên xây dựng:
- Cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 1.000.000 đồng;
- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp
luật.
1.2.3.2. Thẩm quyền xử phạtcủa Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành
a. Trƣởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Sở Xây dựng có
thẩm quyền xử phạt nhƣ sau:
- Cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
- Tƣớc quyền sử dụng giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận, chứng chỉ
hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
b. Trƣởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ Xây dựng có
thẩm quyền xử phạt nhƣ sau:
- Cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 500.000.000 đồng đối với lĩnh vực xây dựng;
- Tƣớc quyền sử dụng giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận, chứng chỉ
hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
1.2.3.3. Thẩm quyền xử phạtcủa Chánh thanhtra Sở Xâydựng
- Cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
- Tƣớc quyền sử dụng giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận, chứng chỉ
hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
22
- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
1.2.3.4. Thẩm quyền xử phạtcủa Chánh thanhtra Bộ Xây dựng
- Cảnh cáo;
- Phạt tiền: Đến 1.000.000.000 đồng đốivới lĩnh vực xây dựng;
- Tƣớc quyền sử dụng giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận, chứng chỉ
hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
1.2.3.5. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
Quyết định đình chỉ thi công xây dựng, quyết định cƣỡng chế phá dỡ
đối với công trình xây dựng vi phạm thuộc địa bàn mình quản lý trừ những
công trình theo quy định của pháp luật.
Tổ chức thực hiện cƣỡng chế tất cả các công trình xây dựng vi phạm
theo Quyết định cƣỡng chế của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch ủy
ban nhân dân cấp Huyện và Chánh Thanh tra Sở Xây dựng.
Xử lý cán bộ dƣới quyền đƣợc phân công quản lý trật tự xây dựng đô
thị để xảy ra vi phạm mà không xử lý kịp thời, dung túng bao che cho hành vi
vi phạm.
Kiến nghị Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện xử lý các trƣờng hợp vi
phạm trật tự xây dựng đô thị vƣợt thẩm quyền của Chủ tịch ủy ban nhân dân
cấp xã, xử lý cán bộ làm công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị thuộc thẩm
quyền quản lý của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
1.2.3.6. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
Quyết định cƣỡng chế phá dỡ đối với công trình xây dựng vi phạm do
ủy ban nhân dân cấp Huyện cấp Giấy phép xây dựng hoặc Sở Xây dựng cấp
23
Giấy phép xây dựng mà công trình xây dựng đó đã bị ủy ban nhân dân cấp xã
quyết định đình chỉ thi công xây dựng.
Chỉ đạo Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện cƣỡng chế
phá dỡ những công trình xây dựng vi phạm theo quyết định của Chủ tịch ủy
ban nhân dân cấp Huyện và của Chánh Thanh tra Sở Xây dựng.
Xử lý Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã và những cán bộ dƣới quyền
đƣợc phân công quản lý trật tự xây dựng đô thị để xảy ra vi phạm mà không
xử lý kịp thời hoặc dung túng, bao che cho hành vi vi phạm.
- Cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
- Tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc
đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
1.2.3.7. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Ban hành những quy định, quyết định nhằm ngăn chặn, khắc phục tình
trạng vi phạm trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn.
Ban hành quyết định xử lý đối với Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp Huyện
và những cán bộ dƣớiquyền đƣợc phân công quản lý trật tự xây dựng đô thịđể
xảy ra vi phạm, không xử lý kịp thời, dung túng bao che cho hành viviphạm.
- Cảnh cáo;
- Phạt tiền: Đến 1.000.000.000 đồng đối với lĩnh vực xây dựng;
- Tƣớc quyền sử dụng Giấy phép xây dựng, chứng chỉ hành nghề có
thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
1.2.3.8. Thẩm quyền xử phạt của Chánh Thanh tra Sở Xây dựng:
Quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình, Quyết định cƣỡng
chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị đối vối những công
24
trình do Sở Xây dựng hoặc ủy ban nhân dân cấp Huyện cấp Giấy phép xây
dựng trong trƣờng hợp ủy ban nhân dân cấp Huyện buông lỏng quản lý,
không ban hành quyết định kịp thời.
Kiến nghị Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp Tỉnh xử lý Chủ tịch ủy ban
nhân dân cấp Huyện, các tổ chức, cá nhân đƣợc phân công quản lý trật tự xây
dựng đô thị để xảy ra vi phạm. [10, tr.10-15]
1.2.4. Trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây
dựng ở đô thị
Trình tự xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng gồm các bƣớc:
Lập biênbảnngừng thi côngxâydựngcông trình, đìnhchỉthicôngxâydựngcông
trình, xử phạt hành chính vi phạm và cƣỡng chế phá dỡ công trình vi phạm.
1.2.4.1. Lập biên bản ngừng thi công xây dựng
Thanh tra viên xây dựng hoặc cán bộ quản lý xây dựng cấp xã có trách
nhiệm phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật xây dựng trên địa bàn;
lập biên bản vi phạm ngừng thi công xây dựng công trình và yêu cầu chủ đầu
tƣ thực hiện các nội dung đƣợc ghi trong biên bản.
Biên bản ngừng thi công xây dựng phải ghi rõ nội dung vi phạm và
biện pháp xử lý, đồng thời gửi ngay cho Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã để
báo cáo.
Trƣờng hợp chủ đầu tƣ vắng mặt hoặc cố tình vắng mặt thì biên bản
vẫn có giá trị thực hiện.
1.2.4.2. Đình chỉ thi công xây dựng
Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản ngừng thi công xây dựng
mà chủ đầu tƣ không ngừng thi công xây dựng để thực hiện các nội dung
trong biên bản thì Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã ban hành Quyết định đình
chỉ thi công xây dựng công trình, buộc chủ đầu tƣ thực hiện các nội dung
trong biên bản ngừng thi công xây dựng.
25
Trong thời hạn 24 giờ, kể từ thời điểm ban hành Quyết định đình chỉ thi
công xây dựng công trình thì chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lực
lƣợng cấm các phƣơng tiện vận chuyển vật tƣ, vật liệu, công nhân vào thi
công xây dựng công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị. Ngƣời có thẩm
quyền ký kết hợp đồng dịch vụ cung cấp điện, nƣớc và các dịch vụ liên quan
ngừng cung cấp các dịch vụ đối với công trình xây dựng vi phạm.
Trƣờng hợp chủ đầu tƣ vắng mặt hoặc cố ý vắng mặt thì Quyết định
đình chỉ thi công xây dựng vẫn có hiệu lực.
1.2.4.3. Cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm
Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành Quyết định cƣỡng chế phá dỡ và
tổ chức phá dỡ sau thời hạn 03 ngày (kể cả ngày nghỉ) kể từ khi ban hành
Quyết định đìnhchỉ thi công xây dựng đối với công trình xây dựng không phải
lập phƣơng án phá dỡ. Sau 10 ngày (kể cả ngày nghỉ) kể từ khiban hành Quyết
định đìnhchỉ thicông xây dựng đốivớicông trình xây dựng phảilập phƣơng án
phá dỡ mà chủ đầu tƣ không tự thực hiện các nộidung ghitrong biên bản ngừng
thi công xây dựng. [5], [7], [10]
Chủ đầu tƣ phải chịu toàn bộ chi phí lập phƣơng án phá dỡ và chi phí tổ
chức cƣỡng chế phá dỡ.
Đốivới công trình xây dựng vi phạm mà do ủy ban nhân dân cấp Huyện
hoặc Sở Xây dựng cấp Giấy phép xây dựng, trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ủy
ban nhân dân cấp xã ban hành Quyết định đình chỉ thi công xây dựng, ủy ban
nhân dân cấp xã có trách nhỉệm gửi hồ sơ lên Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp
Huyện. Trong thờihạn 03 ngày kể từ khinhận đƣợc hồ sơ, Chủ tịch ủy ban nhân
dân cấp Huyện phải ban hành Quyết định cƣỡng chế phá dỡ. Chủ tịch ủy ban
nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm tổ chức cƣỡng chế phá dỡ.
Trƣờng hợp chủ đầu tƣ vắng mặt hoặc cố tình vắng mặt thì Quyết định
cƣỡng chế phá dỡ vẫn phảiđƣợc tổ chức thực hiện.
26
1.2.4.4. Cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trong lĩnh vực xây dựng đô thị
Việc phá dỡ công trình phải có phƣơng án nhằm bảo đảm an toàn trong
quá trình phá dỡ. Đối với những công trình xây dựng yêu cầu phải phê duyệt
phƣơng án phá dỡ thì phƣơng án phá dỡ phải do chủ đầu tƣ tổ chức lập.
Trƣờng hợp không đủ điều kiện lập phƣơng án phá dỡ, chủ đầu tƣ phảithuê tổ
chức tƣ vấn đủ điều kiện năng lực để lập. Trƣờng hợp bị cƣỡng chế phá dỡ thì
ngƣờicó thẩmquyền banhành Quyếtđịnh cƣỡngchếphádỡ chỉ định tổ chức tƣ
vấn lập phƣơng án phá dỡ, chủ đầu tƣ phảichịu mọichiphí lập phƣơng án phá
dỡ. [47, tr.30]
Phƣơngán phá dỡ phảithể hiện các biện pháp, quytrìnhphádỡ, các trang
thiết bị, máy móc phục vụ phá dỡ, biện pháp che chắn để đảm bảo an toàn về
tính mạng và tài sản, an ninh trật tự, vệ sinh môi trƣờng. Trình tự, tiến độ, kinh
phí phádỡ. phƣơngánphádỡ phảiđƣợc cơ quanchuyênmônthuộc ủyban nhân
dân cấp Huyện phê duyệt trừ trƣờng hợp quy định tại Nghị định số
121/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
Tổ chức phá dỡ phải đủ điều kiện năng lực theo quy đinh của pháp luật.
Trƣờng hợp không phải lập phƣơng án phá dỡ thì việc phá dỡ phảiđảm bảo an
toàn về ngƣời, tài sản và vệ sinh môi trƣờng.
1.3. Những yếu tố bảo đảm cho xử phạt vi phạm hành chính
1.3.1. Yếu tố chính trị
Yếu tố chínhtrịlà toànbộ các yếutố tạo nênđờisốngchínhtrịcủa xã hộiở
từng giai đoạn lịch sử nhất định, bao gồm môi trƣờng chính trị, hệ thống các
chuẩn mực chínhtrị, chủ trƣơng, đƣờnglối, chínhsáchcủaĐảngvà quá trình tổ
chức thực hiện chúng; các quan hệ chính trịvà ý thức chính trị; hoạt động của hệ
thống chính trị. Yếu tố chính trị có ảnh hƣởng mạnh mẽ tới hiệu quả của hoạt
độngthực hiện pháp luật củacác chủthểpháp luật, trong đó có hoạtđộngxửphạt
vi phạm hành chính.
27
Môitrƣờngchínhtrị- xã hộicủađấtnƣớc tatrongnhững năm qualuôn ổn
định, phát triển bền vững chính là điều kiện thuận lợiđốivớihoạt động xử phạt vi
phạmhànhchính, vì nó củngcốýthức vàniềm tin chínhtrịcủacánbộ, đảng viên,
và quần chúng nhân dân đốivớisự lãnh đạo của đảng, gia tăng lập trƣờng chính
trị - tƣ tƣởng của các cá nhân có thẩm quyền áp dụng pháp luật.
Ở nƣớc ta, sự vận hành của hệ thống pháp luật trên các phƣơng diện xây
dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật luôn đƣợc đặt dƣớisự lãnh đạo của Đảng
cộngsảnViệt Nam. Đảng tanhận thức sâusắc rằngmuốnxây dựng đƣợc bộmáy
nhà nƣớc trong sạch, vững mạnh, vận hành trên cơ sở các nguyên tăc, quy định
của pháp luật thì vấn đề thực hiện pháp luật một cách nhất quán, nghiêm minh từ
phía cán bộ, đảng viên và nhân dân luôn đƣợc đặt lên vịtrí hàng đầu. Muốn cho
pháp luật đƣợc tôn trọng và thƣc hiện nghiêm túc thì cán bộ đảng viên phải là
những ngƣờiđitrƣớc, gƣơngmẫuthực hiện và có “nănglực tổ chức vàvậnđộng
nhân dân thực hiện đƣờng lối của đảng pháp luật của nhà nƣớc, công tâm, thạo
việc, tận tụy vớidân, biết pháthuy sức dân”. Chínhvì vậy, đảng ta luôn quan tâm
và chỉ đạo sâusátđốivớicác mặt hoạtđộngpháp luật nói chung, và đảm bảo cho
hoạt động xử phạt viphạm hành chính.
1.3.2. Yếu tố pháp lý
Yếu tố pháp lý là hệ thống quy phạm pháp luật chứa đựng nguyên lý tổ
chức vận hành của toàn bộ cơ chế thực hiện pháp luật. Hệ thống các quy
phạm pháp luật này điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong hoạt động quản lý
hành chính nhà nƣớc, trong đó có xử phạt vi phạm hành chính. Yếu tố này có
tính chất “là môi trƣờng pháp lý” ràng buộc các chủ thể hoạt động trong
khuôn khổ pháp luật.
Hiến pháp 2013 có quy định: Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật
và không ngừng tăng cường pháp chế. Nhƣ vậy, pháp luật về xử lý vi phạm
hành chính là công cụ quan trọng để Nhà nƣớc, xã hội đấu tranh phòng ngừa
28
và chống vi phạm hành chính, góp phần giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã
hội, bảo về lợi ích của Nhà nƣớc, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ
chức, tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu quả quản lý của
Nhà nƣớc. [30, tr.1-2]
Để thực hiện đƣợc mục đíchđó, có nhiều yếu tố chi phối, nhƣng yếu tố
chất lƣợng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính là yếu tố quan trọng nhất,
tạo cơ sở pháp lý cho toàn bộ quá trình xử phạt vi phạm hành chính. Ví du
nhƣ: có nhiều trƣờng hợp công trình xây dựng trái phép, sai phép nhƣng sau
khi nộp tiền phạt thì vẫn đƣợc tồn tại, điều này làm giảm tính răn đe của quy
định pháp luật, tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức tiếp thục thực hiện hành vi
vi phạm pháp luật. Nhƣ vậy, việc hoàn thiện pháp luật nói chung, và Luật Xử
lý vi phạm hành chính nói riêng có tác động to lớn trong việc đảm bảo cho xử
phạt vi phạm hành chính.
1.3.3. Đội ngũ công chức trong thực thi công vụ
Công vụ là một loại hoạt động nhân danh quyền lực nhà nƣớc, nói đến
công vụ là
nghĩa quan trọng nhƣ vậy, bất kỳ nhà nƣớc nào cũng phải xây dựng một nền
công vụ hiệu lực, hiệu quả và nhấn mạnh đến vấn đề trách nhiệm công vụ.
Đặc biệt, trong hoạt động xử phạt vi phạm hành chính nói chung, với tƣ
cách là ngƣời đại diện của cơ quan hành chính nên khi bố trí, sử dụng cán bộ,
công chức đòi hỏi cán bộ, công chức phải có phẩm chất và năng lực, có trình
độ văn hoá, vững vàng về chính trị, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, gƣơng
29
mẫu về đạo đức, lối sống, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tƣ, trung thực,
không cơ hội, có ý thức tổ chức kỷ luật, có tác phong dân chủ, khoa học, thái
độ lễ phép, tận tuỵ phục vụ nhân dân, phải thấm nhuần nền hành chính nƣớc
ta là nền hành chính phục vụ, dân chủ, minh bạch, góp phần thúc đẩy kinh tế -
xã hội phát triển bền vững. [11], [33]
Đối với cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nƣớc
cần thấm nhuần tƣ tƣởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “cán bộ là những ngƣời
đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và
thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cho Đảng, cho Chính
phủ rõ, để đặt chính sách cho đúng”. Do vậy, cán bộ công chức trong bộ máy
hành chính nhà nƣớc cần thƣờng xuyên trau dồi phẩm chất đạo đức tốt, có lối
sống giản dị, đoàn kết, khi giải quyết công việc với dân cần tôn trọng, lịch sự,
tránh thái độ tự cao, tự đại. Mỗi cán bộ công chức cần học tập, nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ của mình. Cần gắn chế độ trách nhiệm nghiêm ngặt
đối với cán bộ, công chức trong thực thi công vụ, vì họ chính là chủ thể quản
lý hành chính nhà nƣớc. Đây cũng là một trong những yếu tố góp phần nâng
cao hơn nữa hiệu quả thực hiện hoạt động xử phạt vi phạm hành chính.
1.3.4. Yếu tố kinh tế
Yếu tố kinh tế hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tổng thể các điều kiện,
hoàn cảnh về kinh tế xã hội, hệ thống chính sách kinh tế, chính sách xã hội và
việc triển khai thực hiện, áp dụng chúng trong lĩnh vực xã hội. Nền kinh tế xã
hội phát triển năng động, bền vững sẽ tác đồng tích cực tới việc nâng cao hiểu
biết pháp luật, ý thức pháp luật của tầng lớp xã hội, tạo điều kiện thuận lợi
cho hoạt động thực hiện pháp luật, trong đó có hoạt động xử phạt vi phạm
hành chính. Ngƣợc lại, nền kinh tế xã hội chậm phát triển, kém năng động và
kém hiệu quả sẽ có thể ảnh hƣởng tiêu cực tới hoạt động này của các chủ thể
pháp luật. Điều này đƣợc thể hiện rõ ở những mặt sau:
30
Thứ nhất, điều kiện kinh tế - xã hội có ảnh hƣởng rất quan trọng đến lợi
íchvà do đó, tác động đến tƣ tƣởng, quan điểm, thái độ, niềm tin của các tầng
lớp nhân dân đối với pháp luật. Khi nền kinh tế - xã hội phát triển, đời sống
vật chất của các tầng lớp dân cƣ đƣợc cải thiện, lợi ích kinh tế đƣợc đảm bảo
thì nhân dân sẽ phấn khởi tin tƣởng vào đƣờng lối kinh tế, chính sách pháp
luật, sự lãnh đạo của Đảng và hoạt động điều hành, quản lý của Nhà Nƣớc.
Khi đó, niềm tin của các chủ thể đối với pháp luật đƣợc củng cố. Hoạt động
thực hiện pháp luật sẽ mang tính tích cực, thuận chiều, phù hợp với các giá trị,
chuẩn mực pháp luật hiện hành. Cụ thể hơn, chủ thể vi phạm hành chính sẽ tự
giác thực hiện các biện pháp xử phạt hành chính của cơ quan nhà nƣớc có
thẩm quyền.
Thứ hai, khi kinh tế phát triển, đời sống vật chất, tinh thần đƣợc cải
thiện, các cán bộ, công chức nhà nƣớc, các tầng lớp nhân dân có điều kiện
mua sắm các phƣơng tiện nghe, nhìn, có điều kiện thỏa mãn các nhu cầu
thông tin pháp luật đa dạng và cập nhật. Các chƣơng trình phổ biến, giáo dục
pháp luật sẽ dễ dàng đến đƣợc với đông đảo cán bộ và nhân dân. Điều đó giúp
cho hoạt động thực hiên pháp luật của các chủ thể mang tính tích cực, tự giác.
Còn khi kinh tế chậm phát triển, thu nhập thấp, tình trạng thất nghiệp gia tăng,
lợi ích kinh tế không đƣợc đảm bảo, đời sống của cán bộ công chức và nhân
dân gặp khó khăn thì tƣ tƣởng sẽ diễn biến phức tạp, cái xấu có cơ hội nảy
sinh, tác động tiêu cực tới việc thực hiện pháp luật. Đây chính là mảnh đất lý
tƣởng cho sự xuất hiện các loại hành vi đi ngƣợc lại với giá trị, chuẩn mực
pháp luật nhƣ tệ quan liêu, cửa quyền, nhũng nhiễu, tham nhũng trong cán bộ,
viên chức nhà nƣớc. Nhƣ vậy, khi có xảy ra vi phạm hành chính, vì một lợi
ích nào đó mà có thể những hành vi sai phạm lại không bị xử lý nghiêm minh,
trật tự xã hội không đƣợc bảo đảm và đặc biệt pháp luật mất đi giá trị vốn có
của nó.
31
Xem xét ở một khía cạnh khác, ta có thể hiểu yếu tố kinh tế ở đây là chỉ
những điều kiện vật chất khác nhƣ: phƣơng tiện kỹ thuật, công cụ,… để đảm
bảo cho việc thực hiện hoạt động xử phạt vi phạm hành chính . Thực tế chứng
minh rằng, có một hệ thống pháp luật toàn diện, đầy đủ, phù hợp với thực
tiễn; một đội ngũ cán bộ công chức có đủ năng lực cũng nhƣ trách nhiệm là
vô cùng cần thiết, nhƣng đôi khi trong quá trình thực hiện còn phải đòi hỏi
một nguồn chi phí rất lớn về sức ngƣời và trang bị vật chất- kỹ thuật.
32
Tiểu kết chƣơng 1
Thông qua cơ sở lý luận và những nội dung cơ bản về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị, có thể thấy: vi phạm hành chính
trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị là một hoạt động phức tạp với nhiều nhóm
hành vi vi phạm hành chính. Việc xử lý vi phạm hành chính nói chung, và xử
lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị nói riêng phải tuân
theo trình tự, thủ tục nhất định; đúng thẩm quyền, tránh tình trạng đùn đẩy
trách nhiệm hoặc vƣợt quyền trong thực thi công vụ. Trong khi thực hiện hoạt
động này, hình thức xử phát chủ yếu đƣợc áp dụng là phạt tiền và áp dụng các
biện pháp khắc phục hậu quả đƣợc pháp luật quy định.
Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô
thị là công tác còn nhiều khó khăn, phức tạp; nhƣng lại có ý nghĩa quan trọng
trong việc duy trì kỉ cƣơng, trật tự trong quản lý nhà nƣớc về xây dựng, đảm
bảo cho hoạt động xây dựng đƣợc diễn ra nghiêm minh, đúng quy định của
pháp luật, xử lý những hành vi vi phạm, hạn chế những tác động tiêu cực đến
môi trƣờng sống; góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của ngƣời dân trong
lĩnh vực xây dựng ở đô thị. Muốn thực hiện tốt điều này, chúng ta cần phải có
nhận thức đầy đủ những vấn đề lý luận chung trong lĩnh vực xây dựng ở đô
thị. Đây là cơ sở, là căn cứ khoa học hết sức quan trọng để trên cơ sở đó
chúng ta có thể tiến hành nghiên cứu, đánh giá công tác xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị một cách khoa học, logic. Qua đó đề
xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xử phạt về
lĩnh vực này trong thực tiễn một cách hiệu quả.
33
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC
XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Khái quát chung
2.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội
QuậnCầuGiấy có cơ cấukinhtế chuyểndịchtheo hƣớngtăng tỷ trọngcác
nghành thƣơngmại,dịchvụvàcôngnghiệp,xâydựngcơbản.Dịchvụ-thƣơng mại là
ngành có giá trị gia tăng lớn, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, góp phần thúc
đẩy tăng trƣởng chung của kinh tế Quận, trong 05 năm qua, tốc độ tăng giá trị tăng
thêm bình quân là 95,25%. Sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản có tốc độ
tăng của giá trị tăng thêm là 30,75%, chú trọng phát triển công nghiệp theo hƣớng có
chọnlọc, tập trung vào các ngành có trìnhđộ côngnghệ cao. Ngành nông nghiệp
chiếm một tỷ trọng nhỏ và có xu hƣớng giảm mạnh còn 0,09% trong tổng số giá trị
cácngànhkinhtếtoànquận. Đâylà sự chuyểndịchcơ cấukinhtế theo hƣớng tích cực
và phù hợp với xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thích ứng với đặc điểm và yêu
cầucủa kinh tếxãhộicủamộtQuận đang pháttriển.[15], [16], [17]
Bảng2.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế quận Cầu Giấy giai đoạn 2011-2016
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Ngành Nông nghiệp 1029 958 0 0 0 0
Ngành Công
nghiệp, XD cơ bản
298.150 318.816 391.865 449.677 492.663 854.710
Ngành Thƣơng mại,
dịch vụ
400.105 459.394 590.833 618.676 662.808 1.925.457
(Nguồn: Báo cáo qua các năm của phòng Kinh tế Quận cầu Giấy)
34
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật của quận không những tác động đến tốc độ
kinh tế của quận Cầu Giấy mà còn ảnh hƣởng lớn tới sự phát triển kinh tế của
toàn Thành phố. Quận Cầu Giấy nằm ở cửa ngõ phía Tây Thành phố, là đầu
mối giao thông quan trọng. Trong những năm qua quận Cầu Giấy đã tập trung
đầu tƣ xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung, làm cơ sở để phát triển kinh
tế xã hội. Các tuyến đƣờng lớn, quan trọng đã đƣợc đầu tƣ xây dựng nhƣ
tuyến đƣờng Vành đai 2,5, đƣờng Bảo tàng dân tộc học-Yên Hòa-Phú Đô,
đƣờng Lê Đức Thọ kéo dài, đƣờng Trần Quốc Hoàn... Tổng diện tích đất sử
dụng làm mục đích giao thông trên địa bàn Quận là 210,39ha, đạt tỷ lệ đất
dành cho giao thông 12%.
- Về hệ thống cấp nƣớc: Nhà máy nƣớc đầu tiên và duy nhất của Thành
phố đƣợc xây dựng trên địa bàn quận là nhà máy nƣớc Mai Dịch. Đến nay
trong tổng số 18 giếng khoan đang hoạt động của nhà máy nƣớc Mai Dịch có
14 giếng nằm trong địa bàn quận. Tuy nhiên, hiện nay do nguồn nƣớc ngầm
bị suy giảm nên nhà máy nƣớc Mai Dịch không vận hành đủ công suất thiết
kế (công suất chỉ đạt 50000 m3/ngày). Bên cạnh đó có hệ thống cung cấp
nƣớc của nguồn nƣớc Sông Đà đã đáp ứng nhu cầu sử dụng nƣớc sạch của
nhân dân trên địa bàn quận. Hiện nay Xí nghiệp kinh doanh nƣớc sạch Cầu
Giấy đang cấp nƣớc sạch cho 100% hộ dân,lƣợng tiêu thụ 1.136.265m3/tháng
đạt 185lít/ngƣời/ngày.
- Hệ thống cấp điện và thông tin bƣu điện đƣợc đầu tƣ xây dựng khá
đồng bộ và đáp ứng đƣợc yêu cầu hiện tại của dân số trên địa bàn. Hiện nay
Điện lực Cầu Giấy đã tiếp nhận quản lý và bán điện trực tiếp cho 57.069 hộ
dân, công suất tiêu thụ 335.587.000KW/h, cung cấp điện ổn định không để
xảy ra sự cố.
- Hệ thống thoát nƣớc của quận còn nhiều bất cập vì là hệ thống thoát
nƣớc chung giữa nƣớc mƣa và nƣớc thải sinh hoạt với hệ thống tiêu thuỷ
35
nông. Các khu vực xây dựng mới (các khu đô thị mới) thƣờng có hệ thống
thoát nƣớc đồng bộ, hoàn chỉnh và cốtcao độ cao hơn so với khu vực dân cƣ
cũ có hệ thống thoát nƣớc còn nhỏ hẹp, chắp vá thiếu đồng bộ, gây ra tình
trạng úng ngập cục bộ. Để giải quyết tình trạng trên trong những năm qua,
quận Cầu Giấy đã tập trung đầu tƣ xây dựng mới và cảo tạo hệ thống đƣờng,
thoát nƣớc ngõ xóm, duy tu, duy trì hệ thống thoát nƣớc đảm bảo đời sống
dân sinh.
- Về hạ tầng xã hội gồm các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, y tế, vệ sinh
môi trƣờng, quận đã làm tốt vấn đề này. Chất lƣợng giáo dục đƣợc nâng cao
với hệ thống cơ sở vật chất trƣờng học các cấp đƣợc đầu tƣ xây dựng khang
trang, sạch đẹp, đạt chuẩn Quốc gia. Các phƣờng đề có trạm y tế, nhà văn hóa
phục vụ tốt đời sống dân sinh.
2.1.2. Thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị trên
địa bàn quận Cầu Giấy, Hà Nội
Quận Cầu Giấy đƣợc thành lập 20 năm trên cơ sở tách từ Huyện Từ
Liêm cũ, tổng diện tích đất tự nhiên là 1.204ha phân bổ trên địa bàn 08
phƣờng. Dân số hiện nay trên toàn quận khoảng 250.000 ngƣời.
Là một trong các quận có tốc độ đô thị hoá nhanh, thể hiện rõ nét nhất
là tốc độ gia tăng dân số, khi thành lập dân số của quận là 82.990 ngƣời, đến
nay dân số của quận khoảng hơn 25 vạn ngƣời. Khi đƣợc Thành phố công bố
Quy hoạch chi tiết 1/2000 quận Cầu Giấy, diện tích đất nông nghiệp còn
nhiều chiếm 33% so với tổng diện tích đất tự nhiên, năm 2005 diện tích đất
nông nghiệp còn 7,28%, đến nay diện tích đất nông nghiệp chỉ còn 3,96% và
cũng không còn canh tác đƣợc mà năm trong quy hoạch các dự án phát triển
kinh tế xã hội. Nhƣ vậy tốc độ phát triển xây dựng đô thị theo quy hoạch của
Quận đã đạt kết quả khả quan. Nhiều dự án và khu đô thị lớn của Trung ƣơng
và Thành phố đã và đang đƣợc triển khai xây dựng.
36
Cùng với sự phát triển chung của đất nƣớc, đời sống nhân dân đã đƣợc
cải thiện rõ rệt nên nhu cầu về nhà ở của nhân dân ngày càng cao. Việc các hộ
gia đình tự cải tạo nhà cũ, xây dựng nhà ở mới gia tăng với tốc độ rất nhanh.
Ngoài các công trình nhỏ lẻ của nhà dân là những công trình khu chung cƣ và
khu đô thị mới đang đƣợc xây dựng. Năm 1997, trên địa bàn quận chỉ có 2
khu tập thể cũ là Nghĩa Tân và Mai Dịch, đến nay nhiều khu chung cƣ và Khu
đô thị đã đƣợc hình thành nhƣ:
- Khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính.
- Khu đô thị mới Trung Yên.
- Khu đô thị Yên Hoà.
- Khu đô thị mới Nghĩa Đô - Dịch Vọng.
- Dự án Khu đô thị mới Đông Nam Trần Duy Hƣng.
- Dự án Khu đô thị mới Cầu Giấy.
- Khu tái định cƣ Nam Trung Yên ...[20, tr.2]
Dựa vào bảng biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng, chúng ta
có thể thấy rõ sự biến độngnày:
37
Bảng2.2:BiếnđộngdiệntíchđấtcủaQuậnCầuGiấygiaiđoạnnăm2005-2016
Đơn vị: Ha
Thứ tự Mục đích sử dụngđất Mã
Diện tích
năm 2016
So với năm 2005 So với năm 2010
Diện tích
năm 2005
Tăng(+)
giảm(-)
Diện tích
năm 2010
Tăng(+)
giảm(-)
(1) (2) (3) (4) (5) (6) = (7) (8) =
Tổng diện tích tự nhiên 1202.98 1202.98 1202.98
1 Đất nông nghiệp NNP 67.54 82.88 -15.34 69.16 -1.62
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 56.87 64.03 -7.16 58.49 -1.62
1.1.1 Đất trồng cây hàngnăm CHN 55.60 62.76 -7.16 57.22 -1.62
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 21.52 31.85 -10.33 21.52
1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chănnuôi COC
1.1.1.3 Đất trồng cây hàngnămkhác HNK 34.08 30.91 3.17 35.70 -1.62
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 1.27 1.27 1.27
1.2 Đất nuôitrồng thuỷsản NTS 6.71 14.89 -8.18 6.71
1.3 Đất nông nghiệpkhác NKH 3.96 3.96 3.96
2 Đất phi nông nghiệp PNN 1126.78 1111.44 15.34 1125.16 1.62
2.1 Đất ở OTC 422.65 420.43 2.22 421.69 0.96
2.1.1 Đất ở tại đô thị ODT 422.65 420.43 2.22 421.69 0.96
2.2 Đất chuyên dùng CDG 588.01 574.08 13.93 587.07 0.94
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan,côngtrình sự CTS 70.92 67.21 3.71 70.06 0.86
2.2.2 Đất quốc phòng CQP 46.40 46.40 46.40
2.2.3 Đất an ninh CAN 2.62 2.62 2.62
2.2.4 Đất sản xuất,kinh doanh phinông CSK 69.81 70.01 -0.20 70.01 -0.20
2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 398.26 387.84 10.42 397.98 0.28
2.3 Đất tôn giáo,tín ngƣỡng TTN 5.29 5.52 -0.23 5.52 -0.23
2.4 Đất nghĩa trang,nghĩa địa NTD 12.37 12.37 12.37
2.5 Đất sông suốivà mặt nƣớc chuyên SMN 16.39 16.44 -0.05 16.44 -0.05
2.6 Đất phinông nghiệpkhác PNK 82.07 82.60 -0.53 82.07
3 Đất chƣasử dụng CSD 8.66 8.66 8.66
3.1 Đất bằng chƣa sử dụng BCS 8.66 8.66 8.66
(Nguồn: Báo cáo của Phòng Tài nguyên môi trường Quận Cầu Giấy)
Theo thống kê đất nông nghiệp và đất chƣa sử dụng giảm xuống, đất
chuyên dùng và đất ở tăng lên một cách đáng kể. Điều này phản ánh tốc độ đô
thị hoá và nhu cầu sử dụng đất vào xây dựng, cơ sở hạ tầng và nhà ở tăng lên.
Mật độ xây dựng lớn nhƣng không đồng đều giữa các phƣờng và các
khu vực. Mật độ xây dựng cao ở các phƣờng Quan Hoa, Nghĩa Đô, Dịch
Vọng, còn các phƣờng nhƣ Mai Dịch, Yên Hòa, Trung Hòa... nằm trong khu
làng xóm, nhiều hồ ao, các công trình di tích, Đình, Chùa nằm xen lẫn với
38
khu dân cƣ có mật độ xây dựng thấp hơn. Khu vực ở gần đƣờng giao thông
chính nhƣ đƣờng Cầu Giấy, Trần Duy Hƣng, Hoàng Quốc Việt có mật độ xây
dựng lớn, dày đặc.
- Cùng với tốc độ xây dựng phát triển nhanh, mật độ xây dựng lớn là
hiện tƣợng vi phạm trật tự xây dựng diễn ra ngày càng phổ biến. Các trƣờng
hợp vi phạm diễn ra dƣới nhiều hình thức và khá phức tạp chiếm tỷ lệ cao
trong tổng số các công trình xây dựng trên địa bàn quận. [20, tr.3-5]
Bảng 2.3: Thống kê số vụ vi phạm trật tự xây dựng giai đoạn 2011-2016
Đơn vị: Vụ
Nội dung
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Tổng số công trình kiểm tra 310 364 450 480 520 610
Số công trình không có vi
phạm
270 282 360 338 451 565
1.
Xây dựng sai phép,
hoặc sai quy hoạch,
thiết kế
12
(30%)
36
(44%)
48
(53%)
68
(48%)
34
(49%)
21
(46,7%)
2.
Xây dựng không
phép
24
(60%)
32
(39%)
26
(29%)
50
(35%)
23
(33,3%)
16
(35,6%)
3.
Xây dựng ảnh hƣởng
đến công trình lân
cận, VSMT
4
(10%)
14
(17%)
16
(18%)
24
(17%)
12
(17,7%)
8
(17,7%)
(Nguồn: Báo cáo của Thanh tra xây dựng Quận Cầu Giấy)
Từ bảng trên ta có thể thấy, số công trình có vi phạm bị phát hiện trong
năm 2011 là thấp nhất với 40 trƣờng hợp vi phạm; đến năm 2014 con số này
đã tăng lên 142 trƣờng hợp, đạt số lƣợng lớn nhất. Có thể thấy qua các năm,
số trƣờng hợp vi phạm bị phát hiện ngày một tăng lên. Đặc biệt, từ khi có
39
Luậtxử lý vi phạm hành chính 2012 và Nghịđịnh 121/2013/NĐ-CP quy định
xử phạtvi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động
sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ
tầng kỹ thuật;quản lý pháttriển nhà và công sở đã tạo điều kiện thuận lợi cho
hoạt động xử phạt vi phạm hành chính. Nhờ vậy mà các vi phạm cũng đã
giảm hẳn qua các năm.
Các trƣờng hợp vi phạm phổ biến nhƣ: xây dựng lấn ra ngõ đi chung, ra
hè phố, đua ban công, lôgia lấn chiếm không gian chung, mở cửa sổ sang phía
đất của các hộ liền kề. Nghiêm trọng là những trƣờng hợp xây dựng lấn chiếm
đất lƣu không, vi phạm hành lang an toàn lƣới điện và các công trình hạ tầng
kỹ thuật, chỉ giới đƣờng đỏ...
Đa số các công trình nhà ở riêng lẻ của nhân dân đƣợc UBND quận cấp
giấy phép xâydựng thƣờngxây dựngkhông đúngtheo giấy phép xâydựngđƣợc
cấp, đasố xâysaitầng cao, saimật độ xâydựng, saimục đíchsửdụng, saivớihồ
sơ thiết kế đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phê duyệt.
Ngoàira, tỷ lệ côngtrìnhsaiphép trêntổng số côngtrìnhxâydựng trên địa
bànquậnCầuGiấy luônđạttỷ lệ cao hơnso vớicác viphạmkhác và có xu hƣớng
tăng lên. Trƣớc năm 2013, các chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ
côngtrìnhxâydựngkhông phép, saiphép cònthấp vàchƣaphù hợp vớinhu cầu
thực tế. Xử lý chủ côngtrìnhxây dựngvới nộidungsai phép chỉ ở mức cảnhcáo.
Bởi vậy, tỷ lệ xây dựng sai phép không giảm, tăng mạnh vào năm 2014. Những
năm gần đây, do nhu cầu nhà ở tăng cao, trong khi những quy định về cấp phép
xây dựng lại khắt khe hơn, dẫn đến tình trạng công trình xây dựng sai phép có
giảm, nhƣng chỉ giảm nhẹ. [24], [25]
Từ năm 2011 đến nay, số công trình xây dựng không phép, công trình vi
phạm gây ảnh hƣởng đến công trình lân cận, vệ sinh môi trƣờng đạt tỷ lệ vi phạm
thấp hơn so vớicôngtrìnhsaiphép vàcó chiềuhƣớnggiảm dần. Có thểthấy, việc
40
áp dụng những quy định mới trong quản lý đô thị, trật tự xây dựng cùng với sự
quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp Ủy Đảng, chính quyền quận Cầu Giấy đối với
công tác quản lý đô thị nói chung và đặt biệt là công tác xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực xây dựng nói riêng.
Trênthực tế, vẫn cònnhữngtrƣờng hợp vi phạmkhông phép, sainộidung
giấy phép xây dựng, vi phạm vệ sinh môitrƣờng chƣa bịphát hiện do Thanh tra
xây dựng vô ý hoặc cố ý chƣa kiểm tra, phát hiện lập hồ sơ xử lý vi phạm.
Chính việc vi phạm này đã dẫn đến tình trạng xây dựng lộn xộn, khó
kiểm soát. ảnh hƣởng đến bộ mặt mỹ quan đô thị, phá vỡ quy hoạch, xâm hại
nghiêm trọng đến hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, hơn nữa còn gây lãng phí
nhiều tiền của công sức của nhân dân, hiệu quả đầu tƣ không cao, ảnh hƣởng
rất lớn đến môi trƣờng sống của cộng đồng và trật tự an toàn xã hội.
Trong tình hình xây dựng trên địa bàn Quận còn nhiều vấn đề tồn đọng
khó giải quyết, không đảm bảo đƣợc trật tự kỷ cƣơng pháp luật. Nhiều trƣờng
hợp xây dựng vi phạm đã gây nên những tranh chấp gay gắt, kéo dài về quyền
sử dụng đất, những vụ khiếu kiện về xây dựng gây hƣ hỏng, lún nứt các công
trình liền kề, về an toàn chất lƣợng công trình...
Là quận có tốc độ đô thị hoá nhanh, số lƣợng các dự án đầu tƣ xây
dựng rất lớn. Hàng năm trên địa bàn quận có khoảng 40 dự án xây dựng của
Trung ƣơng và Thành phố, gần 200 công trình xây dựng của quận, phƣờng và
khoảng 500-1000 hộ dân xây dựng nhà ở. Do đó hệ thống hạ tầng kỹ thuật và
hạ tầng xã hội của quận (đặc biệt là các khu dân cƣ cũ) không đáp ứng kịp
nhu cầu. [22], [23], [26], [27]
Với điều kiện hiện nay việc chăm lo, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ
thuật và hạ tầng xã hội đáp ứng nhu cầu đời sống dân sinh là rất khó khăn,
bên cạnh đó quận còn phải quan tâm đầu tƣ phát triển các khu đô thị hiện đại.
41
2.2. Thực trạng công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây
dựng trên địa bàn quận Cầu Giấy, Hà Nội
Xử phạt vi phạm nói chung và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực xây dựng ở đô thị nói riêng là công cụ hữu hiệu để quản lý nhà nƣớc
nhằm duy trì trật tự, kỷ cƣơng trong quản lý hành chính về xây dựng của Nhà
nƣớc, góp phần quan trọng trong công tác phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả
đối với các vi phạm hành chính, bảo đảm trật tự quản lý nhà nƣớc, an toàn xã
hội để phát triển kinh tế - xã hội.
Quá trình thực hiện các quy định của phát luật, đƣợc sự quan tâm rất
lớn của các cấp ủy, chính quyền địa phƣơng quận Cầu Giấy nhằm hiện thực
hóa các chủ trƣơng, chính sách của Đảng về cải cách hành chính đƣợc xác
định trong các nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thức XI, các nghị quyết
của Thành ủy Hà Nội.
2.2.1. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị
Xác định công tác quản lý trật tự xây dựng, quản lý đất đai, quy hoạch
kiến trúc liên quan đến trật tự xây dựng là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác
xây dựng, phát triển và quản lý đô thị của quận, lãnh đạo quận ủy, HĐND-
UBND quận đã trực tiếp chỉ đạo sát sao, quyết liệt, toàn diện các nội dung để
hoàn thành nhiệm vụ và kế hoạch đề ra; tăng cƣờng đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ
tầng, đặc biệt chú trọng quan tâm công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm
trật tự đô thị, bộ mặt đô thị có nhiều chuyển biến tích cực, cụ thể:
Quận ủy, UBND quận Cầu Giấy thƣờng xuyên ban hành các văn bản
chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị, UBND các phƣờng tăng cƣờng công tác quản
lý trật tự xây dựng nói chung và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây
dựng ở đô thị nói riêng trên địa bàn quận:
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

More Related Content

What's hot

Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương  - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương  - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...OnTimeVitThu
 

What's hot (20)

Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật trên tỉnh Quảng Ninh, HOT
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật trên tỉnh Quảng Ninh, HOTLuận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật trên tỉnh Quảng Ninh, HOT
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật trên tỉnh Quảng Ninh, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, HOT
 
Luận văn: Vi phạm pháp luật đất đai trên tỉnh Nam Định, HAY
Luận văn: Vi phạm pháp luật đất đai trên tỉnh Nam Định, HAYLuận văn: Vi phạm pháp luật đất đai trên tỉnh Nam Định, HAY
Luận văn: Vi phạm pháp luật đất đai trên tỉnh Nam Định, HAY
 
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo Luật Hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo Luật Hình sự Việt NamLuận văn: Tội cướp giật tài sản theo Luật Hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo Luật Hình sự Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về Thi hành án dân sự, HOT
Luận văn thạc sĩ:  Pháp luật về Thi hành án dân sự, HOTLuận văn thạc sĩ:  Pháp luật về Thi hành án dân sự, HOT
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về Thi hành án dân sự, HOT
 
Luận văn thạc sĩ: Quy trình xây dựng pháp lệnh ở Việt Nam, HOT
Luận văn thạc sĩ: Quy trình xây dựng pháp lệnh ở Việt Nam, HOTLuận văn thạc sĩ: Quy trình xây dựng pháp lệnh ở Việt Nam, HOT
Luận văn thạc sĩ: Quy trình xây dựng pháp lệnh ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuấtLuận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
 
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng tỉnh Đắk LắkLuận văn: Xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng tỉnh Đắk Lắk
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng BìnhLuận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
 
Bài mẫu Luận văn xử lý vi phạm hành chính, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn xử lý vi phạm hành chính, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn xử lý vi phạm hành chính, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn xử lý vi phạm hành chính, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí Minh
Luận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí MinhLuận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí Minh
Luận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí Minh
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về chứng thực tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về chứng thực tại Hà Nội, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về chứng thực tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về chứng thực tại Hà Nội, HAY
 
Đề tài: Thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở Thị xã Hà Tiên
Đề tài: Thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở Thị xã Hà TiênĐề tài: Thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở Thị xã Hà Tiên
Đề tài: Thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở Thị xã Hà Tiên
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương  - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương  - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương - Gửi miễn phí qu...
 
Luận văn: Hoạt động thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh, HOT
Luận văn: Hoạt động thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh, HOTLuận văn: Hoạt động thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh, HOT
Luận văn: Hoạt động thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh, HOT
 
Luận văn: Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát và Cơ quan cảnh sát điều tra
Luận văn: Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát và Cơ quan cảnh sát điều traLuận văn: Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát và Cơ quan cảnh sát điều tra
Luận văn: Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát và Cơ quan cảnh sát điều tra
 
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOTLuận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, 9 ĐIỂM
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, 9 ĐIỂMLuận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, 9 ĐIỂM
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị tại Hà NộiLuận văn: Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị tại Hà Nội
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...
 

Similar to Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...
Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...
Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...luanvantrust
 
Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...
Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...
Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...luanvantrust
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi - Gửi miễn phí ...Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai- Từ thực tiễn huyện Thanh Trì, thàn...
Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai- Từ thực tiễn huyện Thanh Trì, thàn...Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai- Từ thực tiễn huyện Thanh Trì, thàn...
Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai- Từ thực tiễn huyện Thanh Trì, thàn...hieu anh
 

Similar to Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội (20)

Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...
Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...
Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...
 
Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...
Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...
Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Ban Tiếp công dân, HOT
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Ban Tiếp công dân, HOTLuận văn: Tổ chức và hoạt động của Ban Tiếp công dân, HOT
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Ban Tiếp công dân, HOT
 
Luận văn: Hoạt động của Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận, HAY
Luận văn: Hoạt động của Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận, HAYLuận văn: Hoạt động của Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận, HAY
Luận văn: Hoạt động của Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận, HAY
 
Luận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
Luận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủLuận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
Luận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
 
Đề tài: Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
Đề tài: Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủĐề tài: Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
Đề tài: Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở, tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở, tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở, tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở, tỉnh Quảng Ngãi
 
Đề tài: Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở tỉnh Quảng Ngãi
Đề tài: Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở tỉnh Quảng NgãiĐề tài: Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở tỉnh Quảng Ngãi
Đề tài: Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở tỉnh Quảng Ngãi
 
Đề tài: Pháp luật về hòa giải ở cơ sở tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về hòa giải ở cơ sở tại tỉnh Quảng Ngãi, HAYĐề tài: Pháp luật về hòa giải ở cơ sở tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về hòa giải ở cơ sở tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Luận văn:Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông
Luận văn:Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thôngLuận văn:Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông
Luận văn:Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông
 
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại Ủy ban...
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại Ủy ban...Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại Ủy ban...
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại Ủy ban...
 
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông, HAY
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông, HAYCải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông, HAY
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông, HAY
 
Đề tài: Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở Hà Nội
Đề tài: Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở Hà NộiĐề tài: Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở Hà Nội
Đề tài: Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở Hà Nội
 
Luận văn: Hoạt động của Văn phòng UBND TP Vinh, HAY
Luận văn: Hoạt động của Văn phòng UBND TP Vinh, HAYLuận văn: Hoạt động của Văn phòng UBND TP Vinh, HAY
Luận văn: Hoạt động của Văn phòng UBND TP Vinh, HAY
 
Luận văn: Hoạt động của Văn phòng HĐND TP Vinh, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua za...
Luận văn: Hoạt động của Văn phòng HĐND TP Vinh, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua za...Luận văn: Hoạt động của Văn phòng HĐND TP Vinh, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua za...
Luận văn: Hoạt động của Văn phòng HĐND TP Vinh, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua za...
 
Đề tài: Hoạt động của chính quyền huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh
Đề tài: Hoạt động của chính quyền huyện miền núi tỉnh Quảng NinhĐề tài: Hoạt động của chính quyền huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh
Đề tài: Hoạt động của chính quyền huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núiLuận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi - Gửi miễn phí ...Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi - Gửi miễn phí ...
 
Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai- Từ thực tiễn huyện Thanh Trì, thàn...
Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai- Từ thực tiễn huyện Thanh Trì, thàn...Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai- Từ thực tiễn huyện Thanh Trì, thàn...
Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai- Từ thực tiễn huyện Thanh Trì, thàn...
 
Đề tài: Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai ở Hà Nội, HAYĐề tài: Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai ở Hà Nội, HAY
 

More from luanvantrust

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...luanvantrust
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...luanvantrust
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...luanvantrust
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chileluanvantrust
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Namluanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Namluanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...luanvantrust
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...luanvantrust
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMluanvantrust
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...luanvantrust
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửluanvantrust
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdomluanvantrust
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...luanvantrust
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...luanvantrust
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viênluanvantrust
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...luanvantrust
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conandoluanvantrust
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Langluanvantrust
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...luanvantrust
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffeeluanvantrust
 

More from luanvantrust (20)

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
 

Recently uploaded

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

  • 1. HÀ NỘI - NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ THÙY LINH XỬ PHẠTVI PHẠMHÀNHCHÍNH TRONG LĨNHVỰC XÂY DỰNG Ở ĐÔ THỊ – TỪ THỰC TIỄN QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI MÃ TÀI LIỆU: 80428 ZALO: 0917.193.864 Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
  • 2. HÀ NỘI - NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ THÙY LINH XỬ PHẠTVI PHẠMHÀNHCHÍNH TRONG LĨNHVỰC XÂY DỰNG Ở ĐÔ THỊ – TỪ THỰC TIỄN QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 60 38 01 02 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS Vũ Trọng Hách
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sỹ ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: “Xửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS. Vũ Trọng Hách. Các tài liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực, nguồn gốc rõ ràng và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ một luận văn nào trƣớc đây. TÁC GIẢ Nguyễn Thị Thùy Linh
  • 4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn Thạc sỹ này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo Học viện Hành chính Quốc gia đã tận tình chỉ dạy, giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Học viện. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên PGS.TS. Vũ Trọng Hách đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này. Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới cán bộ, côngchức đang công tác tại UBND quận Cầu Giấy đã tạo điều kiện cho em đƣợc nghiên cứu, khảo sát thực tế và thu tập tài liệu để thực hiện luận văn này. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn tới gia đình, ngƣời thân và bạn bè đã quan tâm, hỗ trợ, và động viên em trong suốt quá trình hoàn thiện Luận văn Thạc sỹ. Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng và nỗ lực trong việc nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu nhƣng cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo để Luận văn của em đƣợc hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ Nguyễn Thị Thùy Linh
  • 5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CCHC Cải cáchhành chính CBCC Cán bộ công chức GPMB Giải phóng mặt bằng GPXD Giấy phép xây dựng HTKT Hạ tầng kỹ thuật QĐ Quyết định TTHC Thủ tục hành chính UBND Ủy ban nhân dân VPHC Vi phạm hành chính XHCN Xã hội chủ nghĩa
  • 6. MỤC LỤC 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.................................................. 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn................................... 2 3. Mục đíchvà nhiệm vụ của luận văn ......................................................... 4 4. Đốitƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ........................................ 5 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn..................... 5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn................................................. 6 7. Kết cấu của luận văn ............................................................................... 6 CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG Ở ĐÔ THỊ ... 7 1.1. Những khái niệm cơ bản....................................................................... 7 1.1.1. Khái niệm về xây dựng...................................................................... 7 1.1.2. Khái niệm về đô thị............................................................................ 8 1.1.3. Khái niệm vi phạm hành chính..........................................................10 1.1.4. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính .............................................13 1.1.5.Kháiniệm xửphạtviphạmhànhchínhtronglĩnhvựcxâydựngở đôthị....15 1.2. Cơ sở pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị........................................................................................................ 16 1.2.1. Hành vi vi phạm trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị bị xử phạt..............16 1.2.2.Hìnhthức xửphạtviphạmhànhchínhtronglĩnhvựcxâydựngở đôthị.....18 1.2.3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị.........................................................................................................20 1.2.4. Trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị......................................................................................................24 1.3. Những yếu tố bảo đảm cho xử phạt vi phạm hành chính....................... 26 1.3.1. Yếu tố chính trị.................................................................................26 1.3.2. Yếu tố pháp lý..................................................................................27 1.3.3. Độingũ công chức trong thực thi côngvụ..........................................28 1.3.4. Yếu tố kinh tế...................................................................................29
  • 7. Tiểu kết chƣơng 1......................................................................................32 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI..............................................................................33 2.1. Khái quát chung................................................................................. 33 2.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội..................................................................33 2.1.2. Thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị trên địa bàn quận Cầu Giấy, Hà Nội..................................................................35 2.2. Thực trạng công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn quận Cầu Giấy, Hà Nội........................................................... 41 2.2.1. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị......................................41 2.2.2. Đội ngũ cán bộ công chức thực thi nhiệm vụ .....................................45 2.2.3. Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị trên địa bàn quận Cầu Giấy............................................................49 2.2.4. Đánh giá chung ................................................................................59 Tiểu kết chƣơng 2......................................................................................67 CHƢƠNG 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG Ở ĐÔ THỊ ..68 3.1. Phƣơng hƣớng bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở quận Cầu giấy, Hà Nội.................................................................. 68 3.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị................................................................................ 71 3.2.1. Nhóm giải pháp chung..................................................................... 71 3.2.1.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về đất đai, quy hoạch, cấp phép xây dựng, xử lý vi phạm hành chính,...tạo cơ sở cho việc xác định vi phạm và xử lý nghiêm minh .......................................................................71 3.2.1.2. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quản lý đô thị nói chung và xử phạt vi phạm trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị nói
  • 8. riêng 77 3.2.1.3. Tăng cƣờng công tác chỉ đạo, điều hành, thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị...................................78 3.2.1.4. Nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức cho công chức, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xử lý vi phạm trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị.......................................................................................80 3.2.2.Nhómgiải pháp cụthể........................................................................82 Tiểu kết chƣơng 3......................................................................................85 KẾT LUẬN...............................................................................................86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................87
  • 9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng2.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế quận Cầu Giấy giai đoạn 2011-2016.. 33 Bảng2.2:Biến độngdiệntíchđấtcủaQuậnCầuGiấygiaiđoạnnăm2005-2016. 37 Bảng 2.3: Thống kê số vụ vi phạm trật tự xây dựng giai đoạn 2011-2016 38 Bảng 2.4: Chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức tại Phòng Quản lý đô thị 45 Bảng 2.5: Kết quả cấp phép xây dựng giai đoạn năm 2011-2016..................49 Bảng 2.6: Kết quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng (2011 -2016) .............................................................................................56 Bảng 2.7: Tổng số tiền phạt thu đƣợc từ năm 2011 – 2016..........................58
  • 10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trong xu thế phát triển của xã hội, quá trình đô thị hóa mạnh mẽ ngày càng khẳng định đô thị luôn có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.Thời gian qua, nhờ chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nƣớc, trật tự xây dựng đô thị của nƣớc ta đã có nhiều thay đổi trên mọi phƣơng diện của đời sống kinh tế, xã hội. Các đô thị phát triển mạnh về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội hình thành nên các khu đô thị mới, các khu công nghiệp cùng với sự phát triển của các dịch vụ phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu của đời sống nhân dân các khu đô thị. Quản lý đô thị nói chung và xử phạt vi phạm trật tự xây dựng đô thị nói riêng là lĩnh vực vô cùng quan trọng, nhạy cảm, có ảnh hƣởng trực tiếp và lâu dài đối với đời sống kinh tế, xã hội. Thực tế cho thấy, công tác này ở nƣớc ta, tuy từng bƣớc đã đi vào nề nếp, nhƣng vẫn còn rất nhiều những hạn chế, bất cập, gây bức xúc trong xã hội. Thủ đô Hà Nội - trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế của cả nƣớc. Trong xu thế phát triển chung của đất nƣớc, trong những năm gần đây công tác xây dựng, phát triển và quản lý đô thị của Thủ đô Hà Nội diễn ra rất mạnh mẽ, diện mạo đô thị đã thay đổi rõ nét và có sự phát triển vƣợt bậc. Quận Cầu Giấy nằm ở cửa ngõ phía Tây của Thành phố, là một trong những khu vực phát triển chính của Thành phố Hà Nội. Trong quận có Sông Tô Lịch chạy dọc theo chiều dài phía Đông của quận, có các đƣờng vành đai 2, vành đai 2,5, vành đai 3; các đƣờng trục chính đô thị nhƣ đƣờng Cầu Giấy, đƣờng Xuân Thuỷ, đƣờng Hồ Tùng Mậu, đƣờng Trần Duy Hƣng, đƣờng Hoàng Quốc Việt và các đƣờng chính đô thị. Quận có tốc độ đô thị hoá nhanh, công tác xây dựng phát triển tích cực theo hƣớng văn minh, hiện đại,
  • 11. 2 diện mạo đô thị của quận có bƣớc thay đổi lớn, đƣờng phố ngày càng khang trang, sạch đẹp. Tuy nhiên, công tác quản lý đô thị nói chung và xử phạt vi phạm trật tự xây dựng ở đô thị nói riêng của Quận Cầu Giấy còn nhiều tồn đọng, hạn chế. Công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch, tình hình vi phạm trật tự xây dựng đô thị diễn biến phức tạp, còn hiện tƣợng công trình xây dựng sai phép, trái phép, không phép; vi phạm các quy định về chất lƣợng công trình, an toàn lao động, vệ sinh môi trƣờng. Kỷ cƣơng và việc tuân thủ pháp luật về xây dựng đô thị của một bộ phận dân cƣ, ý thức trách nhiệm với cộng đồng còn hạn chế. Việc xử phạt vi phạm của các cấp chính quyền, cơ quan chức năng nhiều trƣờng hợp chƣa nghiêm, thiếu dứt điểm, còn biểu hiện né tránh, đùn đẩy, gây bức xúc cho ngƣời dân. Vì vậy, tôi cho rằng, việc nghiên cứu vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn quận Cầu Giấy trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa sâu sắc về mặt lý luận và thực tiễn. Hiện nay, có nhiều đề tài nghiên cứu quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng; quản lý nhà nƣớc về quy hoạch đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và quận Cầu Giấy nói riêng… Tuy nhiên, việc nghiên cứu vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị trên địa bàn quận Cầu Giấy thì chƣa có đề tài nào đề cập tới. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề: “Xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp chƣơng trình sau đại học chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành Chính tại Học viện Hành Chính Quốc gia. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Hiện nay, các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận văn đƣợc tác giả nghiên cứu gồm:
  • 12. 3 - Nguyễn Kim Hoàng (2009), Quản lý nhà nước về xây dựng nhà ở đô thị trên địa bàn thành phố Cần Thơ, Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia. Luận văn đã nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về trật tự xây dựng nhà ở đô thị, thực trạng quản lý nhà nƣớc về xây dựng nhà ở đô thị ở thành phố Cần Thơ, đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm cho hoạt động quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng trên địa bàn TP. Cần Thơ. - Đặng Thanh Sơn (2010), Cơ chế bảođảm thi hành Luậtxử lý vi phạm hành chính, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội. Đề tài đã đề cập một cách toàn diện về hệ thống cơ chế bảo đảm cho việc thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính. Từ đó, đề tài làm nền tảng, xác định các yếu tố đảm bảo cho hoạt động xử phạt vi phạm hành chính ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực xây dựng ở đô thị. - Nguyễn Ngọc Vân (2013), Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở quận TâyHồ, Thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia. Luận văn đã nghiên cứu một cách hệ thống cơ sở lý luận về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở quận Tây Hồ; phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động này tại quận Tây Hồ và đề ra những giải pháp hữu hiệu; là cơ sở để tác giả có những so sánh, vận dụng, đề ra các giải pháp nhằm đảm bảo công tác xử phạt vi phạm hành chính tại quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội. - Nguyễn Thanh Hải (2014), Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị từ thực tiễn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Luật Hành Chính, Học viện Khoa học xã hội. Luận văn Thạc sĩ Luật Hành Chính đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và pháp lý về xử lý vi phạm hành chính nói chung và xử phạt vi phạm
  • 13. 4 hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị nói riêng từ thực tiễn quận Hà Đông; có những đánh giá về kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ hạn chế của hoạt động này; từ đó đƣa ra phƣơng hƣớng và các giải pháp trong thời gian tới. Trên đây là một số công trình nghiên cứu quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng, xử phạt vi phạm hành chính và các vấn đề liên quan. Các công trình có giá trị khoa học cao, là nguồn tài liệu tham khảo hữu hiệu cho đề tài luận văn. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị không có nhiều và đặc biệt trên địa bàn quận Cầu Giấy thì chƣa có công trình nào. Do vậy, luận văn “ Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - Từ thực tiễn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội” sẽ kế thừa một phần cơ sở lý luận của các nghiên cứu trên, đồng thời sẽ phản ánh thực trạng vi phạm trong lĩnh vực xây dựng tại quận Cầu Giấy, là căn cứ khoa học cho việc hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính, nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ cả về phƣơng diện lý luận và thực tiễn vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị; đánh giá thực trạng hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị trong điều kiện hiện nay, chỉ ra những bất cập của hoạt động này, nguyên nhân của nó để trên cơ sở đó, đƣa ra các quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao chấtlƣợng củahoạtđộngxử phạtvi phạmhành chínhtrong lĩnh vực xây dựng ở đô thịtừ thực tiễn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Đề hoàn thành mục tiêu đã đặt ra, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
  • 14. 5 Một là, nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị. Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng tình hình vi phạm hành chính và hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị từ thực tiễn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội trong thời gian qua. Từ đó rút ra đƣợc những ƣu điểm và hạn chế của công tác này. Ba là, đề xuất một số giải pháp góp phần làm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị tại quận Cầu Giấy trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị từ thực tiễn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. - Phạm vi nghiên cứu Về mặt không gian: nghiên cứu trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Về mặt thời gian: thời gian nghiên cứu từ năm 2011 – 2016. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lenin; tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và các chủ trƣơng, quan điểm, đƣờng lối của Đảng về vi phạm pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật.
  • 15. 6 - Phương pháp nghiên cứu: Ngoài ra, để hoàn thành mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, hệ thống hóa,… 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần hệ thống và hoàn thiện cơ sở lý luận về xử phạt vi phạm hành chính nói chung và trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị nói riêng. - Ý nghĩa thực tiễn, luận văn góp phần đánh giá thực trạng hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị tại quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2011 – 2016. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu của luận văn là tìm ra những tồn tại, hạn chế trong công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị hiện nay. Trên cơ sở đó đề xuất một giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị tại quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. - Luận văn còn có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, học tập trong các cơ sở đào tạo. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc kết cấu gồm 03 chƣơng: Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị Chương 2: Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phốHà Nội Chương 3: Phương hướng và giải pháp bảođảm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị
  • 16. 7 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG Ở ĐÔ THỊ 1.1. Những khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm về xây dựng Xây dựng là một quy trình thiết kế và thi công nên các cơ sở hạ tầng hoặc công trình, nhà ở. Hoạt động xây dựng khác với hoạt động sản xuất ở chỗ sản xuất tạo một lƣợng lớn sản phẩm với những chi tiết giống nhau, còn xây dựng nhắm tới những sản phẩm tại những địa điểm dành cho từng đối tƣợng khách hàng riêng biệt. Tại những nƣớc phát triển, ngành công nghiệp xây dựng đóng góp từ 6-9% tổng sản phẩm nội địa. Hoạt động xây dựng bắt đầu bằng việc lên kế hoạch, thiết kế, lập dự toán và thi công tới khi dự án hoàn tất và sẵn sàng đƣa vào sử dụng. [12, tr.8-10] Mặc dù hoạt động này thƣờng đƣợc xem là riêng lẻ, song trong thực tế, đó là sự kết hợp của rất nhiều nhân tố. Đầu tiên, một nhà quản lý dự án chịu trách nhiệm quản lý công việc chung, sau đó những nhà thầu, kỹ sƣ tƣ vấn thiết kế, kỹ sƣ thi công, kiến trúc sƣ, tƣ vấn giám sát... chịu trách nhiệm điều hành, thực hiện và giám sát hoạt động của dự án. Một dự án thành công đòi hỏi một kế hoạch xây dựng hiệu quả, bao gồm việc thiết kế và thi công đảm bảo phù hợp với địa điểm xây dựng và đúng với ngân sách đề ra trong dự toán; tổ chức thi công hợp lý, thuận tiện cho việc chuyên chở, lƣu trữ vật liệu xây dựng; đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trƣờng, an toàn lao động; giảm thiểu những ảnh hƣởng tới cộng đồng... [12], [47] Hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tƣ xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự
  • 17. 8 án đầu tƣ xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình. [31], [32] 1.1.2. Khái niệm về đô thị Xã hội ngày càng văn minh và hiện đại thì nhu cầu về cuộc sốngcủa con ngƣời càng đa dạng. Dƣới tác động của phân công lao động xã hội, một bộ phận ngƣời lao động đã tách ra khỏi sản xuất nông nghiệp để chuyên làm nghề thủ công buôn bán, dịch vụ. Những ngƣờinày cùng gia đình họ hình thành nên các điểm dân cƣ sống tập trung trên một địa bàn hẹp. Họ lao động và sinh hoạt theo những hình thức khác so với sinh hoạt truyền thống ở nông thôn. Đây chính là mầm mống đầu tiên của những đô thị và lối sống đô thịhiện nay. Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về đô thị: - Theo quan niệm quốc tế: Đô thị là một khu định cƣ đƣợc hình thành bởi quá trình tập trung dân cƣ từ nông thôn ra thành thị và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang phi nông nghiệp. [11, tr.7] - Theo Luật Quy hoạch đô thị năm 2015 Đô thị là khu vực tập trung dân cƣ sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành, có vaitrò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phƣơng, bao gồm nội thành, ngoạithành của thành phố; nộithị, ngoạithị của thịxã; thị trấn.[32, tr.2-3] - Theo Giáo trình quản lý nhà nước về đô thị (2005) Đô thị là điểm tập trung dân cƣ với mật độ cao chủ yếu là lao động phi nông nghiệp; họ sống và làm việc theo phong cách văn minh, hiện đại hơn, khoa học và có hiệu quả kinh tế, văn hóa cao. [13, tr.6] Nhƣ vậy, từ những quan niêm trên, để phù hợp với cách tiếp cận của luận văn, cần nghiên cứu đô thị theo định nghĩa: “ Đô thị là điểm tập trung
  • 18. 9 dân cư với mật độ cao chủ yếu là lao động phinông nghiệp; có cơ sở hạ tầng thích hợp; là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của một nước, một vùng lãnh thổ, một tỉnh, một huyện hoặc một vùng trong tỉnh, huyện”. Với cách tiếp cận này, có một số điểm cần lƣu ý nhƣ sau: - Đô thị là nơi có mật độ dân số cao hơn rất nhiều khu vực nông thôn. Tùy theo quy mô lãnh thổ, theo quốc gia mà dân số trong một đô thị có thể từ hàng nghìn ngƣời đến hàng triệu ngƣời. Ở nƣớc ta, quy mô dân số nội thị của một đô thị thƣờng không nhỏ hơn 4000 ngƣời, riêng miền núi không nhỏ hơn 2000 ngƣời. Do tập trung dân số với mật độ cao trên một diện tích đất đai hẹp, nên vấn đề bố trí không gian cho các loại hoạt động khác nhau, vấn đề bảo vệ môi trƣờng và vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng trong đô thị luôn là các vấn đề thƣờng trực của cơ quan quản lý đô thị. - Đô thị có thể là trung tâm tổng hợp, hoặc trung tâm chuyên ngành, nhƣng bao giờ đô thị cũng là động lực phát triển kinh tế, xã hội, khoa học, kỹ thuật và văn hoá của vùng lớn bao quanh nó. Một đô thị có thể là trung tâm tổng hợp của một vùng, một tỉnh, cũng có thể là trung tâm chuyên ngành của một vùng liên tỉnh hoặc toàn quốc. Việc xác định một đô thị là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành phải căn cứ vào vị trí của đô thị đó trong một vùng lãnh thổ nhất định. - Lãnh thổ đô thị bao gồm: Nội thành hoặc nội thị (gọi chung là nội thị) và ngoại ô. - Dân cƣ trong đô thị chủ yếu sinh sống bằng nghề phi nông nghiệp. Nhìn chung, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong nội thị của một đô thị thƣờng không thấp hơn 60%.
  • 19. 10 - Cơ sở hạ tầng đô thị, bao gồm hạ tầng kỹ thuật (giao thông, thông tin liên lạc, cấp điện, cấp nƣớc, cấp năng lƣợng, thoát nƣớc, xử lý rác thải, vệ sinh môi trƣờng) và hạ tầng xã hội (nhà ở, các công trình thƣơng mại, dịch vụ công cộng, y tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, thể dục thể thao, công viên cây xanh và các công trình phục vụ lợi íchcông cộng khác) quy định trình độ phát triển của đô thị. 1.1.3. Khái niệm vi phạm hành chính Để thực hiện chức năng quản lý xã hội, nhà nƣớc đã ban hành hệ thống các quy tắc xử xử buộc mọi công dân phải thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng vi phạm các quy tắc này vẫn thƣờng xuyên diễn ra và chúng đƣợc gọi chung là vi phạm pháp luật. Vi phạm pháp luật là hành vi nguy hiểm cho xã hội do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm hại đến các quan hệ xã hội đƣợc pháp luật bảo vệ. Căn cứ vào khách thể vi phạm, mức độ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm, vi phạm pháp luật chia ra các loại sau: vi phạm hình sự, vi phạm dân sự, vi phạm hành chính, vi phạm kỷ luật. [14, tr.110-113]. Nhƣ vậy, vi phạm hành chính là một loại vi phạm pháp luật, cá nhân hoặc tổ chức thực hiện những hành vi đi ngƣợc lại với ý chí nhà nƣớc đƣợc quy định trong pháp luật. Tuy mức độ nguy hiểm cho xã hội của nó thấp hơn so với tội phạm hình sự, nhƣng vi phạm hành chính là những hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho lợi ích của nhà nƣớc, của tập thể, cá nhân cũng nhƣ lợi ích chung của toàn thể cộng đồng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phạm tội nảy sinh trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, nếu nhƣ không đƣợc ngăn chặn và xử lý kịp thời. Ở một số nƣớc trên thế giới, vi phạm hành chính thƣờng đƣợc hiểu chung là các hành vi vi phạm pháp luật mà không phải là tội phạm, bị xử phạt
  • 20. 11 bằng các chế tài hành chính. Ví dụ Pháp lệnh của Hội đồng bang Milaca, Minnesota, định nghĩa VPHC là “hành vi vi phạm quy định của Pháp lệnh này và phảichịu các hình thức xử phạt hành chính theo quy định…”. Luật về xử phạt hành chính của Cộng hòa nhân dân Trung hoa năm 1996 (Điều 3) định nghĩa vi phạm hành chính là “hành vi vi phạm trật tự hành chính của công dân và pháp nhânhoặccác tổ chức khác, bị áp dụng các hình thức phạt hành chính được quy định bởi pháp luật theo quy định của Luật này và các hình thức xử phạt này được giao cho các cơ quan hành chính áp dụng theo thủ tục do Luật này quy định”. Trong khi đó, theo quy định của Bộ luật xử phạt vi phạm hành chính của Cộng hòa liên bang Nga thì vi phạm hành chính đƣợc định nghĩa là “hành động (không hành động) của thể nhân hoặc pháp nhân, tráipháp luật, có lỗi và bị Bộ luật này hoặc các luật của Cộng hòa liên bang Nga quy định phải chịu trách nhiệm hành chính”. Trong pháp luật Việt Nam, khái niệm “vi phạm hành chính” lần đầu tiên đƣợc định nghĩa một cách chính thức tại Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính ngày 30/11/1989, Điều 1 của Pháp lệnh này quy định “vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm quy tắc quản lý Nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”. Định nghĩa này sau đó đã đƣợc áp dụng rộng rãi trong thực tiễn thi hành pháp luật và đƣa vào các giáo trình giảng dạy về pháp luật. Theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 và sau đó là Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 thì khái niệm vi phạm hành chính không đƣợc định nghĩa riêng biệt nữa mà đƣợc đƣa “lẩn” vào trong khái niệm “xử lý vi phạm hành chính”, nếu trích dẫn từ định nghĩa về “xử lý vi phạm hành chính” đƣợc quy định tại khoản 2 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2002. Khoản 2 Điều 1 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định “Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối
  • 21. 12 với cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính” thì vi phạm hành chính đƣợc hiểu là : hành vi cố ý hoặc vô ý của cá nhân, tổ chức, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nƣớc mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Về ngôn ngữ thể hiện, có thể thấy có đôi chút khác nhau giữa định nghĩa về vi phạm hành chính đƣợc quy định trong các Pháp lệnh về xử phạt/xử lý vi phạm hành chính 1989, 1995 và 2002, tuy nhiên về bản chất hành vi vi phạm hành chính thì các định nghĩa trong các văn bản pháp luật này, về cơ bản, không có gì khác nhau. [46, tr.3-10] Trong Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đƣa ra khái niệm: “Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”.[29, tr.3] Định nghĩa trên đã đƣa ra các dấu hiệu cơ bản của một vi phạm hành chính: Thứ nhất, vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nƣớc; tác hại (tính nguy hiểm) do hành vi gây ra ở mức độ thấp, chƣa hoặc không cấu thành tội phạm hình sự và hành vi đó đƣợc quy định trong các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Đây chính là dấu hiệu “pháp định” của vi phạm. Thứ hai, hành vi đó phải là một hành vi khách quan đã đƣợc thực hiện (hành động hoặc không hành động), phải là một việc thực, chứ không phải chỉ tồn tại trong ý thức hoặc mới chỉ là dự định, đây có thể coi là dấu hiệu “vật chất” (material) của vi phạm.
  • 22. 13 Thứ ba, hành vi đó do một cá nhân hoặc pháp nhân (tổ chức) thực hiện, đây là dấu hiệu xác định”chủ thể” của vi phạm. Thứ tƣ, hành vi đó là một hành vi có lỗi, tức là ngƣời vi phạm nhận thức đƣợc vi phạm của mình, hình thức lỗi có thể là cố ý, nếu ngƣời vi phạm nhận thức đƣợc tính chất trái pháp luật trong hành vi của mình, thấy trƣớc hậu quả của vi phạm và mong muốn hậu quả đó xảy ra hoặc ý thức đƣợc hậu quả và để mặc cho hậu quả xảy ra; hình thức lỗi là vô ý trong trƣờng hợp ngƣời vi phạm thấy trƣớc đƣợc hậu quả của hành vi nhƣng chủ quan cho rằng mình có thể ngăn chặn đƣợc hậu quả hoặc không thấy trƣớc hậu quả sẽ xảy ra dù phải thấy trƣớc và có thể thấy trƣớc đƣợc hậu quả của vi phạm. Đây có thể coi là dấu hiệu “tinh thần” của vi phạm. 1.1.4. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính Nhƣ đã phân tích ở trên, vi phạm hành chính cũng nhƣ mọi vi pham pháp luật khác đều là hành vi trái pháp luật , gây nguy hại cho xã hội và xâm hại đến quy định quản lý nhà nƣớc trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Bởi vậy, xử phạt vi phạm hành chính là một nội dung quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nƣớc, góp phần xử lý sai phạm, lập lại trật tự xã hội. Ta có thể hiểu “xử phạtvi phạm hành chính”:“là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hànhchính theo quyđịnh của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính”. [47, tr.15] Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính phản ánh những đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động áp dụng pháp luật. Việc tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đòi hỏi phải đúng trình tự, thủ tục đã đƣợc pháp luật quy định. Kết quả xử phạt vi phạm hành chính phải thể hiện bằng quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực pháp luật.
  • 23. 14 Thứ hai, xử phạt vi phạm hành chính chỉ đƣợc tiến hành khi có vi phạm hành chính xảy ra. “Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính khi có vi phạm hành chính do pháp luật quy định” [29, tr.4]. Nhƣ vậy, để thực hiện hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trƣớc hết đòi hỏi các chủ thể có thẩm quyền xử phạt phải xem xét đã có vi pham hành chính xảy ra hay chƣa. Thứba, xửphạtvi phạm hành chínhlà hoạt độngcƣỡngchế nhà nƣớc do các chủthểcó thẩm quyềntiến hành và đƣợc đảmbảo bằngquyềnlực nhà nƣớc. Mối quan hệ trong xử phạt vi phạm hành chính là mối quan hệ pháp luật giữa một bên là Nhà nƣớc – một bên là cá nhân tổ chức viphạm hành chính. Thứ tư, mục đích của xử phạt vi phạm hành chính là nhằm truy cứu trách nhiệm hành chính đối với một hành vi vi phạm cụ thể nhằm ngăn chặn những hành vi vi phạm và quan trọng hơn là răn đe, giáo dục, lập lại trật tự xã hội. Xử phạt vi phạm hành chính gồm các hình thức: - Cảnh cáo; - Phạt tiền; - Tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; - Tịch thu tang vật viphạm hành chính, phƣơng tiện đƣợc sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phƣơng tiện vi phạm hành chính); - Trục xuất. Hình thức xử phạt cảnh cáo và phạt tiền chỉ đƣợc quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính. Hình thức xử phạt quy định về Tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phƣơng tiện đƣợc sử dụng để vi phạm hành chính;
  • 24. 15 Trục xuất có thể đƣợc quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính. 1.1.5.Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị Từ khái niệm “xử phạt vi phạm hành chính” trên, ta có thể rút ra khái niệm “xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị” nhƣ sau: “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị là hoạt động của cơ quan nhà nước, ngườicó thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắcphục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính”. [47, tr.16] Bên cạnh những đặc điểm chung của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị mang những đặc điểm riêng nhƣ sau: Thứ nhất, hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị xuất phát từ những công trình vi phạm đƣợc thi công xây dựng thuộc địa bàn dân cƣ hoặc ở một khu đất có vị trí rõ ràng. Mỗi địa bàn dân cứ đều mang những đặc điểm về: địa hình, mật độ dân cƣ, trình độ dân trí, văn hóa,… khác nhau nên quá trình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này cần phải gắn liền với thực tế đặc điểm tình hình của địa bàn dân cƣ đó. Thứ hai, cũng chính từ đặc thù trên, hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị chủ yếu đƣợc thực hiện trên cơ sở kiểm tra, kiểm soát phát hiện hành vi vi phạm. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của hoạt động xây dựng, đồng thời, nơi diễn ra hoạt động xây dựng là các khu đất có chủ sở hữu, có không gian riêng nên những hành vi vi phạm thƣờng khó bị phát hiện. Vì vậy mà nhất thiết phải trải qua thủ tục kiểm tra, thẩm định để xác định vi phạm.
  • 25. 16 Thứ ba, việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị liên quan trực tiếp đến quyền lợi của chủ thể vi phạm. Do đó, vấn đề xử phạt vi phạm trong lĩnh vực này luôn gắn liên với việc đảm bảo an ninh trật tự, đảm bảo đời sống sinh hoạt của ngƣời dân,… Bởi vậy, quá trình xử lý vi phạm hành chính cần phải đƣợc lập kế hoạch chi tiết, tỉ mỉ, cần có sự tham gia phối hợp của các cơ quan chức năng có liên quan cũng nhƣ cần đảm bảo về nguồn kinh phí thực hiện. Đặc biệt là đối với những trƣờng hợp phải xử lý cƣỡng chế dỡ bỏ công trình vi phạm trật tự xây dựng. 1.2. Cơ sở pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị 1.2.1. Hànhvi vi phạm trong lĩnh vực xâydựng ở đô thị bị xử phạt 1.2.1.1. Nhóm các hành vi vi phạm đốivới chủ đầu tư xây dựng Chủ đầu tƣ xây dựng công trình là ngƣời sở hữu vốn hoặc là ngƣời đƣợc giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tƣ xây dựng công trình. Chủ đầu tƣ có thể là tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nƣớc ngoài. [5, tr.3-5] Những hành vi gồm có: - Hành vi vi phạm về khảo sát xây dựng; - Hành vi vi phạm về lƣu trữ, điều chỉnh quy hoạch xây dựng; - Hành vi vi phạm về lập dự án đầu tƣ xây dựng côngtrình; - Hành vi vi phạm về thiết kế, dự toán xây dựng công trình; - Hành vi vi phạm về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng côngtrình; - Hành vi vi phạm về đầu tƣ phát triển đô thị; - Hành vi vi phạm về khởi công xây dựng công trình; - Hành vi vi phạm về tổ chức thi công xây dựng; - Hành vi vi phạm về giải phóng mặt bằng xây dựng công trình; - Hành vi vi phạm về giám sát thi công xây dựng côngtrình; - Hành vi vi phạm về quản lý chất lƣợng công trình;
  • 26. 17 - Hành vi vi phạm về bảo hành, bảo trì công trình xây dựng; - Hành vi vi phạm về nghiệm thu, thanh toán khối lƣợng hoàn thành và quyết toán côngtrình xây dựng đốivới công trình sửdụng vốn nhà nƣớc; - Hành vi vi phạm về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng; - Hành vi vi phạm về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình của nhà thầu tƣ vấn quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình. 1.2.1.2. Nhóm các hành vi vi phạm đốivới nhà thầu - Hành vi vi phạm về điều kiện hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng; - Hành vi vi phạm về nội dung hồ sơ dự thầu; - Hành vi vi phạm về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn đƣợc áp dụng, sử dụng số liệu, tài liệu trong hoạt động xây dựng; - Hành vi vi phạm về khảo sát xây dựng; - Hành vi vi phạm về công tác lập quy hoạch xây dựng; - Hành vi vi phạm về lập thiết kế, dự toán xây dựng công trình; - Hành vi vi phạm về thi công xây dựng; - Hành vi vi phạm về an toàn trong thi công xây dựng công trình; - Hành vi vi phạm về quản lý chất lƣợng công trình xây dựng; - Hành vi vi phạm về giám sát thi công xây dựng côngtrình; -Hành viviphạm vềnghiệm thu, thanh toán khối lƣợng công trình xây dựng; - Hành vi vi phạm của nhà thầu nƣớc ngoài tham gia hoạt động xây dựng tại Việt Nam. 1.2.1.3. Nhóm các hành vi vi phạm đốivới tổ chức, cá nhân khác - Hành vi vi phạm về quy định ngừng cung cấp điện, cung cấp nƣớc đối với công trình vi phạm trật tự xây dựng;
  • 27. 18 - Hành vi vi phạm về thẩm tra, kiểm định, thí nghiệm, đào tạo trong hoạt động xây dựng. 1.2.2.Hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị Nghị định số 121/2013/NĐ-CP quy định có hai hình thức xử phạt chính là: cảnh cáo và phạt tiền; các hình thức phạt bổ sung nhƣ: tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 24 tháng; tịch thu tang vật, phƣơng tiện sử dụng để thực hiện vi phạm hành chính. Ngoài ra, Nghị định này cũng quy định các biện pháp khắc phục hậu quả có thể áp dụng một hoặc nhiều lần nhƣ: buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trƣờng, buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có đƣợc do thực hiện vi phạm hành chính; buộc phá dỡ công trình xây dựng, bộ phận công trình xây dựng vi phạm và biện pháp khác. [10, tr.50-60] 1.2.2.1. Hình thức phạt chính - Cảnh cáo: là hình thức xử phạt áp dụng đối với các nhà cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với với các hành vi vi phạm hành chính do ngƣời chƣa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dƣới 16 tuổi thực hiện. Mục đích của việc áp dụng hình thức xử phạt này không nhằm gây thiệt hại về mặt vật chất mà chỉ nhằm ngăn chặn kịp thời, xử lý tại chỗ cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính, từ đó giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về xây dựng ở đô thị đối với ngƣời có hành vi vi phạm - Phạt tiền: là hình thức xử phạt có tính chất nghiêm khắc, bởi lẽ hình thức xử phạt này gây thiệt hại về vật chất với ngƣời bị xử phạt. Đây là hình thức xử phạt đƣợc áp dụng phổ biến nhất để xử phạt hầu hết các hành vi vi phạm hành chính nói chung và vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở
  • 28. 19 đô thị nói riêng. Trên thực tế, hình thức xử phạt này có tác dụng rất lớn trong việc phòng chống, chống vi phạm hành chính cũng nhƣ răn đe, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật trong xã hội. Khi áp dụng hình thức phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình trong khung tiền phạt quy định đối với hành vi đó, nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống thấp hơn mức trung bình nhƣng không giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt. Nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên cao hơn mức trung bình nhƣng không vƣợt quá mức tối đa của khung tiền phạt. [29, tr.78-80] 1.2.2.2. Các hình thức xử phạt bổ sung - Tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề: Giấy phép, chứng chỉ hành nghề là những loại giấy tờ pháp lý do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức nhằm cho phép hoặc công nhận cá nhân, tổ chức đó đƣợc quyền thực hiện một hoạt động nhất định. Tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 24 tháng tùy thuộc vào tính chất, mức độ của vi phạm. - Tịch thu tang vật, phƣơng tiện sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính: Bản chất của hình thức xử phạt này là tƣớc bỏ quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính đối với vật, tiền hoặc phƣơng tiện đƣợc sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính và chuyển thành sở hữu Nhà nƣớc. Hình thức xử phạt này không áp dụng trong trƣờng hợp tang vật, phƣơng tiện thuộc quyền sở hữu, quản lý, sử dụng của ngƣời khác nhƣng bị chủ thể vi phạm hành chính chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép. Trong trƣờng hợp tang vật, phƣơng tiện đó phải đƣợc trả lại cho ngƣờichủ sở
  • 29. 20 hữu hoặc ngƣời quản lý, ngƣời sử dụng hợp pháp vì họ không có trách nhiệm pháp lý gì đối với việc tang vật, phƣơng tiện đó bị sử dụng vào mục đích vi phạm pháp luật. Tang vật này chỉ bị sung vào công quỹ nếu nhƣ không xác định đƣợc ngƣời chủ sở hữu, quản lý, sử dụng hợp pháp hoặc những ngƣời này không đến nhận lại. Trƣờng hợp nếu nhƣ là văn hóa phẩm độc hại, hàng giả không có giá trị sử dụng, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con ngƣời, vật nuôi, cây trồng thì bị tịch thu để tiêu hủy. Việc thu tang vật, phƣơng tiện đƣợc sử dụng để vi phạm trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị chỉ đặt ra khi tang vật, phƣơng tiện đó trực tiếp liên quan đến hành vi vi pham hành chính và hành vi vi pham đó đƣợc quy định trong Nghị định 180/2007/NĐ-CP và Nghị định 121/2013/NĐ-CP của Chính Phủ. 1.2.2.3. Các biện pháp khắc phục hậu quả Ngoài các hình thức trách nhiệm hành chính mang tính chất xử phạt nói trên, pháp luật còn quy định những biện pháp trách nhiệm hành chính mang tính chất khôi phục những quyền, lợi ích hợp pháp bị vi phạm hành chính xâm hại. Các biện pháp khắc phục hậu quả này gồm có: - Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; - Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trƣờng, buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn; - Buộc nộplạisố lợibấthợpphápcóđƣợcdothựchiệnviphạmhànhchính; - Buộc phádỡcôngtrìnhxâydựng,bộphậncôngtrìnhxâydựngviphạm; - Biện pháp khác theo quy định của Chính phủ. [29,tr.45-65] 1.2.3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị đƣợc quy định tại: Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Nghị định
  • 30. 21 121/2013/NĐ-CP, Nghị định 64/2010/NĐ-CP về cấp giấy phép xây dựng, cụ thể. [7], [10] 1.2.3.1. Thẩm quyền của Thanhtra viên xây dựng: - Cảnh cáo; - Phạt tiền đến 1.000.000 đồng; - Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật. 1.2.3.2. Thẩm quyền xử phạtcủa Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành a. Trƣởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Sở Xây dựng có thẩm quyền xử phạt nhƣ sau: - Cảnh cáo; - Phạt tiền đến 100.000.000 đồng; - Tƣớc quyền sử dụng giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; - Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả. b. Trƣởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ Xây dựng có thẩm quyền xử phạt nhƣ sau: - Cảnh cáo; - Phạt tiền đến 500.000.000 đồng đối với lĩnh vực xây dựng; - Tƣớc quyền sử dụng giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; - Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả. 1.2.3.3. Thẩm quyền xử phạtcủa Chánh thanhtra Sở Xâydựng - Cảnh cáo; - Phạt tiền đến 100.000.000 đồng; - Tƣớc quyền sử dụng giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
  • 31. 22 - Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả. 1.2.3.4. Thẩm quyền xử phạtcủa Chánh thanhtra Bộ Xây dựng - Cảnh cáo; - Phạt tiền: Đến 1.000.000.000 đồng đốivới lĩnh vực xây dựng; - Tƣớc quyền sử dụng giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; - Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả. 1.2.3.5. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã Quyết định đình chỉ thi công xây dựng, quyết định cƣỡng chế phá dỡ đối với công trình xây dựng vi phạm thuộc địa bàn mình quản lý trừ những công trình theo quy định của pháp luật. Tổ chức thực hiện cƣỡng chế tất cả các công trình xây dựng vi phạm theo Quyết định cƣỡng chế của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp Huyện và Chánh Thanh tra Sở Xây dựng. Xử lý cán bộ dƣới quyền đƣợc phân công quản lý trật tự xây dựng đô thị để xảy ra vi phạm mà không xử lý kịp thời, dung túng bao che cho hành vi vi phạm. Kiến nghị Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện xử lý các trƣờng hợp vi phạm trật tự xây dựng đô thị vƣợt thẩm quyền của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, xử lý cán bộ làm công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị thuộc thẩm quyền quản lý của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện. - Cảnh cáo; - Phạt tiền đến 10.000.000 đồng; - Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả. 1.2.3.6. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện Quyết định cƣỡng chế phá dỡ đối với công trình xây dựng vi phạm do ủy ban nhân dân cấp Huyện cấp Giấy phép xây dựng hoặc Sở Xây dựng cấp
  • 32. 23 Giấy phép xây dựng mà công trình xây dựng đó đã bị ủy ban nhân dân cấp xã quyết định đình chỉ thi công xây dựng. Chỉ đạo Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện cƣỡng chế phá dỡ những công trình xây dựng vi phạm theo quyết định của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp Huyện và của Chánh Thanh tra Sở Xây dựng. Xử lý Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã và những cán bộ dƣới quyền đƣợc phân công quản lý trật tự xây dựng đô thị để xảy ra vi phạm mà không xử lý kịp thời hoặc dung túng, bao che cho hành vi vi phạm. - Cảnh cáo; - Phạt tiền đến 100.000.000 đồng; - Tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; - Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả. 1.2.3.7. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Ban hành những quy định, quyết định nhằm ngăn chặn, khắc phục tình trạng vi phạm trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn. Ban hành quyết định xử lý đối với Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp Huyện và những cán bộ dƣớiquyền đƣợc phân công quản lý trật tự xây dựng đô thịđể xảy ra vi phạm, không xử lý kịp thời, dung túng bao che cho hành viviphạm. - Cảnh cáo; - Phạt tiền: Đến 1.000.000.000 đồng đối với lĩnh vực xây dựng; - Tƣớc quyền sử dụng Giấy phép xây dựng, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; - Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả. 1.2.3.8. Thẩm quyền xử phạt của Chánh Thanh tra Sở Xây dựng: Quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình, Quyết định cƣỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị đối vối những công
  • 33. 24 trình do Sở Xây dựng hoặc ủy ban nhân dân cấp Huyện cấp Giấy phép xây dựng trong trƣờng hợp ủy ban nhân dân cấp Huyện buông lỏng quản lý, không ban hành quyết định kịp thời. Kiến nghị Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp Tỉnh xử lý Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp Huyện, các tổ chức, cá nhân đƣợc phân công quản lý trật tự xây dựng đô thị để xảy ra vi phạm. [10, tr.10-15] 1.2.4. Trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị Trình tự xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng gồm các bƣớc: Lập biênbảnngừng thi côngxâydựngcông trình, đìnhchỉthicôngxâydựngcông trình, xử phạt hành chính vi phạm và cƣỡng chế phá dỡ công trình vi phạm. 1.2.4.1. Lập biên bản ngừng thi công xây dựng Thanh tra viên xây dựng hoặc cán bộ quản lý xây dựng cấp xã có trách nhiệm phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật xây dựng trên địa bàn; lập biên bản vi phạm ngừng thi công xây dựng công trình và yêu cầu chủ đầu tƣ thực hiện các nội dung đƣợc ghi trong biên bản. Biên bản ngừng thi công xây dựng phải ghi rõ nội dung vi phạm và biện pháp xử lý, đồng thời gửi ngay cho Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã để báo cáo. Trƣờng hợp chủ đầu tƣ vắng mặt hoặc cố tình vắng mặt thì biên bản vẫn có giá trị thực hiện. 1.2.4.2. Đình chỉ thi công xây dựng Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản ngừng thi công xây dựng mà chủ đầu tƣ không ngừng thi công xây dựng để thực hiện các nội dung trong biên bản thì Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã ban hành Quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình, buộc chủ đầu tƣ thực hiện các nội dung trong biên bản ngừng thi công xây dựng.
  • 34. 25 Trong thời hạn 24 giờ, kể từ thời điểm ban hành Quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình thì chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lực lƣợng cấm các phƣơng tiện vận chuyển vật tƣ, vật liệu, công nhân vào thi công xây dựng công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị. Ngƣời có thẩm quyền ký kết hợp đồng dịch vụ cung cấp điện, nƣớc và các dịch vụ liên quan ngừng cung cấp các dịch vụ đối với công trình xây dựng vi phạm. Trƣờng hợp chủ đầu tƣ vắng mặt hoặc cố ý vắng mặt thì Quyết định đình chỉ thi công xây dựng vẫn có hiệu lực. 1.2.4.3. Cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành Quyết định cƣỡng chế phá dỡ và tổ chức phá dỡ sau thời hạn 03 ngày (kể cả ngày nghỉ) kể từ khi ban hành Quyết định đìnhchỉ thi công xây dựng đối với công trình xây dựng không phải lập phƣơng án phá dỡ. Sau 10 ngày (kể cả ngày nghỉ) kể từ khiban hành Quyết định đìnhchỉ thicông xây dựng đốivớicông trình xây dựng phảilập phƣơng án phá dỡ mà chủ đầu tƣ không tự thực hiện các nộidung ghitrong biên bản ngừng thi công xây dựng. [5], [7], [10] Chủ đầu tƣ phải chịu toàn bộ chi phí lập phƣơng án phá dỡ và chi phí tổ chức cƣỡng chế phá dỡ. Đốivới công trình xây dựng vi phạm mà do ủy ban nhân dân cấp Huyện hoặc Sở Xây dựng cấp Giấy phép xây dựng, trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ủy ban nhân dân cấp xã ban hành Quyết định đình chỉ thi công xây dựng, ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhỉệm gửi hồ sơ lên Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp Huyện. Trong thờihạn 03 ngày kể từ khinhận đƣợc hồ sơ, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp Huyện phải ban hành Quyết định cƣỡng chế phá dỡ. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm tổ chức cƣỡng chế phá dỡ. Trƣờng hợp chủ đầu tƣ vắng mặt hoặc cố tình vắng mặt thì Quyết định cƣỡng chế phá dỡ vẫn phảiđƣợc tổ chức thực hiện.
  • 35. 26 1.2.4.4. Cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trong lĩnh vực xây dựng đô thị Việc phá dỡ công trình phải có phƣơng án nhằm bảo đảm an toàn trong quá trình phá dỡ. Đối với những công trình xây dựng yêu cầu phải phê duyệt phƣơng án phá dỡ thì phƣơng án phá dỡ phải do chủ đầu tƣ tổ chức lập. Trƣờng hợp không đủ điều kiện lập phƣơng án phá dỡ, chủ đầu tƣ phảithuê tổ chức tƣ vấn đủ điều kiện năng lực để lập. Trƣờng hợp bị cƣỡng chế phá dỡ thì ngƣờicó thẩmquyền banhành Quyếtđịnh cƣỡngchếphádỡ chỉ định tổ chức tƣ vấn lập phƣơng án phá dỡ, chủ đầu tƣ phảichịu mọichiphí lập phƣơng án phá dỡ. [47, tr.30] Phƣơngán phá dỡ phảithể hiện các biện pháp, quytrìnhphádỡ, các trang thiết bị, máy móc phục vụ phá dỡ, biện pháp che chắn để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản, an ninh trật tự, vệ sinh môi trƣờng. Trình tự, tiến độ, kinh phí phádỡ. phƣơngánphádỡ phảiđƣợc cơ quanchuyênmônthuộc ủyban nhân dân cấp Huyện phê duyệt trừ trƣờng hợp quy định tại Nghị định số 121/2013/NĐ-CP của Chính phủ. Tổ chức phá dỡ phải đủ điều kiện năng lực theo quy đinh của pháp luật. Trƣờng hợp không phải lập phƣơng án phá dỡ thì việc phá dỡ phảiđảm bảo an toàn về ngƣời, tài sản và vệ sinh môi trƣờng. 1.3. Những yếu tố bảo đảm cho xử phạt vi phạm hành chính 1.3.1. Yếu tố chính trị Yếu tố chínhtrịlà toànbộ các yếutố tạo nênđờisốngchínhtrịcủa xã hộiở từng giai đoạn lịch sử nhất định, bao gồm môi trƣờng chính trị, hệ thống các chuẩn mực chínhtrị, chủ trƣơng, đƣờnglối, chínhsáchcủaĐảngvà quá trình tổ chức thực hiện chúng; các quan hệ chính trịvà ý thức chính trị; hoạt động của hệ thống chính trị. Yếu tố chính trị có ảnh hƣởng mạnh mẽ tới hiệu quả của hoạt độngthực hiện pháp luật củacác chủthểpháp luật, trong đó có hoạtđộngxửphạt vi phạm hành chính.
  • 36. 27 Môitrƣờngchínhtrị- xã hộicủađấtnƣớc tatrongnhững năm qualuôn ổn định, phát triển bền vững chính là điều kiện thuận lợiđốivớihoạt động xử phạt vi phạmhànhchính, vì nó củngcốýthức vàniềm tin chínhtrịcủacánbộ, đảng viên, và quần chúng nhân dân đốivớisự lãnh đạo của đảng, gia tăng lập trƣờng chính trị - tƣ tƣởng của các cá nhân có thẩm quyền áp dụng pháp luật. Ở nƣớc ta, sự vận hành của hệ thống pháp luật trên các phƣơng diện xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật luôn đƣợc đặt dƣớisự lãnh đạo của Đảng cộngsảnViệt Nam. Đảng tanhận thức sâusắc rằngmuốnxây dựng đƣợc bộmáy nhà nƣớc trong sạch, vững mạnh, vận hành trên cơ sở các nguyên tăc, quy định của pháp luật thì vấn đề thực hiện pháp luật một cách nhất quán, nghiêm minh từ phía cán bộ, đảng viên và nhân dân luôn đƣợc đặt lên vịtrí hàng đầu. Muốn cho pháp luật đƣợc tôn trọng và thƣc hiện nghiêm túc thì cán bộ đảng viên phải là những ngƣờiđitrƣớc, gƣơngmẫuthực hiện và có “nănglực tổ chức vàvậnđộng nhân dân thực hiện đƣờng lối của đảng pháp luật của nhà nƣớc, công tâm, thạo việc, tận tụy vớidân, biết pháthuy sức dân”. Chínhvì vậy, đảng ta luôn quan tâm và chỉ đạo sâusátđốivớicác mặt hoạtđộngpháp luật nói chung, và đảm bảo cho hoạt động xử phạt viphạm hành chính. 1.3.2. Yếu tố pháp lý Yếu tố pháp lý là hệ thống quy phạm pháp luật chứa đựng nguyên lý tổ chức vận hành của toàn bộ cơ chế thực hiện pháp luật. Hệ thống các quy phạm pháp luật này điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc, trong đó có xử phạt vi phạm hành chính. Yếu tố này có tính chất “là môi trƣờng pháp lý” ràng buộc các chủ thể hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Hiến pháp 2013 có quy định: Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế. Nhƣ vậy, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính là công cụ quan trọng để Nhà nƣớc, xã hội đấu tranh phòng ngừa
  • 37. 28 và chống vi phạm hành chính, góp phần giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo về lợi ích của Nhà nƣớc, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nƣớc. [30, tr.1-2] Để thực hiện đƣợc mục đíchđó, có nhiều yếu tố chi phối, nhƣng yếu tố chất lƣợng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính là yếu tố quan trọng nhất, tạo cơ sở pháp lý cho toàn bộ quá trình xử phạt vi phạm hành chính. Ví du nhƣ: có nhiều trƣờng hợp công trình xây dựng trái phép, sai phép nhƣng sau khi nộp tiền phạt thì vẫn đƣợc tồn tại, điều này làm giảm tính răn đe của quy định pháp luật, tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức tiếp thục thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Nhƣ vậy, việc hoàn thiện pháp luật nói chung, và Luật Xử lý vi phạm hành chính nói riêng có tác động to lớn trong việc đảm bảo cho xử phạt vi phạm hành chính. 1.3.3. Đội ngũ công chức trong thực thi công vụ Công vụ là một loại hoạt động nhân danh quyền lực nhà nƣớc, nói đến công vụ là nghĩa quan trọng nhƣ vậy, bất kỳ nhà nƣớc nào cũng phải xây dựng một nền công vụ hiệu lực, hiệu quả và nhấn mạnh đến vấn đề trách nhiệm công vụ. Đặc biệt, trong hoạt động xử phạt vi phạm hành chính nói chung, với tƣ cách là ngƣời đại diện của cơ quan hành chính nên khi bố trí, sử dụng cán bộ, công chức đòi hỏi cán bộ, công chức phải có phẩm chất và năng lực, có trình độ văn hoá, vững vàng về chính trị, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, gƣơng
  • 38. 29 mẫu về đạo đức, lối sống, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tƣ, trung thực, không cơ hội, có ý thức tổ chức kỷ luật, có tác phong dân chủ, khoa học, thái độ lễ phép, tận tuỵ phục vụ nhân dân, phải thấm nhuần nền hành chính nƣớc ta là nền hành chính phục vụ, dân chủ, minh bạch, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững. [11], [33] Đối với cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nƣớc cần thấm nhuần tƣ tƣởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “cán bộ là những ngƣời đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cho Đảng, cho Chính phủ rõ, để đặt chính sách cho đúng”. Do vậy, cán bộ công chức trong bộ máy hành chính nhà nƣớc cần thƣờng xuyên trau dồi phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống giản dị, đoàn kết, khi giải quyết công việc với dân cần tôn trọng, lịch sự, tránh thái độ tự cao, tự đại. Mỗi cán bộ công chức cần học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình. Cần gắn chế độ trách nhiệm nghiêm ngặt đối với cán bộ, công chức trong thực thi công vụ, vì họ chính là chủ thể quản lý hành chính nhà nƣớc. Đây cũng là một trong những yếu tố góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện hoạt động xử phạt vi phạm hành chính. 1.3.4. Yếu tố kinh tế Yếu tố kinh tế hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tổng thể các điều kiện, hoàn cảnh về kinh tế xã hội, hệ thống chính sách kinh tế, chính sách xã hội và việc triển khai thực hiện, áp dụng chúng trong lĩnh vực xã hội. Nền kinh tế xã hội phát triển năng động, bền vững sẽ tác đồng tích cực tới việc nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức pháp luật của tầng lớp xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thực hiện pháp luật, trong đó có hoạt động xử phạt vi phạm hành chính. Ngƣợc lại, nền kinh tế xã hội chậm phát triển, kém năng động và kém hiệu quả sẽ có thể ảnh hƣởng tiêu cực tới hoạt động này của các chủ thể pháp luật. Điều này đƣợc thể hiện rõ ở những mặt sau:
  • 39. 30 Thứ nhất, điều kiện kinh tế - xã hội có ảnh hƣởng rất quan trọng đến lợi íchvà do đó, tác động đến tƣ tƣởng, quan điểm, thái độ, niềm tin của các tầng lớp nhân dân đối với pháp luật. Khi nền kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất của các tầng lớp dân cƣ đƣợc cải thiện, lợi ích kinh tế đƣợc đảm bảo thì nhân dân sẽ phấn khởi tin tƣởng vào đƣờng lối kinh tế, chính sách pháp luật, sự lãnh đạo của Đảng và hoạt động điều hành, quản lý của Nhà Nƣớc. Khi đó, niềm tin của các chủ thể đối với pháp luật đƣợc củng cố. Hoạt động thực hiện pháp luật sẽ mang tính tích cực, thuận chiều, phù hợp với các giá trị, chuẩn mực pháp luật hiện hành. Cụ thể hơn, chủ thể vi phạm hành chính sẽ tự giác thực hiện các biện pháp xử phạt hành chính của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Thứ hai, khi kinh tế phát triển, đời sống vật chất, tinh thần đƣợc cải thiện, các cán bộ, công chức nhà nƣớc, các tầng lớp nhân dân có điều kiện mua sắm các phƣơng tiện nghe, nhìn, có điều kiện thỏa mãn các nhu cầu thông tin pháp luật đa dạng và cập nhật. Các chƣơng trình phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ dễ dàng đến đƣợc với đông đảo cán bộ và nhân dân. Điều đó giúp cho hoạt động thực hiên pháp luật của các chủ thể mang tính tích cực, tự giác. Còn khi kinh tế chậm phát triển, thu nhập thấp, tình trạng thất nghiệp gia tăng, lợi ích kinh tế không đƣợc đảm bảo, đời sống của cán bộ công chức và nhân dân gặp khó khăn thì tƣ tƣởng sẽ diễn biến phức tạp, cái xấu có cơ hội nảy sinh, tác động tiêu cực tới việc thực hiện pháp luật. Đây chính là mảnh đất lý tƣởng cho sự xuất hiện các loại hành vi đi ngƣợc lại với giá trị, chuẩn mực pháp luật nhƣ tệ quan liêu, cửa quyền, nhũng nhiễu, tham nhũng trong cán bộ, viên chức nhà nƣớc. Nhƣ vậy, khi có xảy ra vi phạm hành chính, vì một lợi ích nào đó mà có thể những hành vi sai phạm lại không bị xử lý nghiêm minh, trật tự xã hội không đƣợc bảo đảm và đặc biệt pháp luật mất đi giá trị vốn có của nó.
  • 40. 31 Xem xét ở một khía cạnh khác, ta có thể hiểu yếu tố kinh tế ở đây là chỉ những điều kiện vật chất khác nhƣ: phƣơng tiện kỹ thuật, công cụ,… để đảm bảo cho việc thực hiện hoạt động xử phạt vi phạm hành chính . Thực tế chứng minh rằng, có một hệ thống pháp luật toàn diện, đầy đủ, phù hợp với thực tiễn; một đội ngũ cán bộ công chức có đủ năng lực cũng nhƣ trách nhiệm là vô cùng cần thiết, nhƣng đôi khi trong quá trình thực hiện còn phải đòi hỏi một nguồn chi phí rất lớn về sức ngƣời và trang bị vật chất- kỹ thuật.
  • 41. 32 Tiểu kết chƣơng 1 Thông qua cơ sở lý luận và những nội dung cơ bản về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị, có thể thấy: vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị là một hoạt động phức tạp với nhiều nhóm hành vi vi phạm hành chính. Việc xử lý vi phạm hành chính nói chung, và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị nói riêng phải tuân theo trình tự, thủ tục nhất định; đúng thẩm quyền, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm hoặc vƣợt quyền trong thực thi công vụ. Trong khi thực hiện hoạt động này, hình thức xử phát chủ yếu đƣợc áp dụng là phạt tiền và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đƣợc pháp luật quy định. Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị là công tác còn nhiều khó khăn, phức tạp; nhƣng lại có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì kỉ cƣơng, trật tự trong quản lý nhà nƣớc về xây dựng, đảm bảo cho hoạt động xây dựng đƣợc diễn ra nghiêm minh, đúng quy định của pháp luật, xử lý những hành vi vi phạm, hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trƣờng sống; góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của ngƣời dân trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị. Muốn thực hiện tốt điều này, chúng ta cần phải có nhận thức đầy đủ những vấn đề lý luận chung trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị. Đây là cơ sở, là căn cứ khoa học hết sức quan trọng để trên cơ sở đó chúng ta có thể tiến hành nghiên cứu, đánh giá công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị một cách khoa học, logic. Qua đó đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xử phạt về lĩnh vực này trong thực tiễn một cách hiệu quả.
  • 42. 33 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Khái quát chung 2.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội QuậnCầuGiấy có cơ cấukinhtế chuyểndịchtheo hƣớngtăng tỷ trọngcác nghành thƣơngmại,dịchvụvàcôngnghiệp,xâydựngcơbản.Dịchvụ-thƣơng mại là ngành có giá trị gia tăng lớn, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trƣởng chung của kinh tế Quận, trong 05 năm qua, tốc độ tăng giá trị tăng thêm bình quân là 95,25%. Sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản có tốc độ tăng của giá trị tăng thêm là 30,75%, chú trọng phát triển công nghiệp theo hƣớng có chọnlọc, tập trung vào các ngành có trìnhđộ côngnghệ cao. Ngành nông nghiệp chiếm một tỷ trọng nhỏ và có xu hƣớng giảm mạnh còn 0,09% trong tổng số giá trị cácngànhkinhtếtoànquận. Đâylà sự chuyểndịchcơ cấukinhtế theo hƣớng tích cực và phù hợp với xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thích ứng với đặc điểm và yêu cầucủa kinh tếxãhộicủamộtQuận đang pháttriển.[15], [16], [17] Bảng2.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế quận Cầu Giấy giai đoạn 2011-2016 Đơn vị: Triệu đồng Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Ngành Nông nghiệp 1029 958 0 0 0 0 Ngành Công nghiệp, XD cơ bản 298.150 318.816 391.865 449.677 492.663 854.710 Ngành Thƣơng mại, dịch vụ 400.105 459.394 590.833 618.676 662.808 1.925.457 (Nguồn: Báo cáo qua các năm của phòng Kinh tế Quận cầu Giấy)
  • 43. 34 - Hệ thống hạ tầng kỹ thuật của quận không những tác động đến tốc độ kinh tế của quận Cầu Giấy mà còn ảnh hƣởng lớn tới sự phát triển kinh tế của toàn Thành phố. Quận Cầu Giấy nằm ở cửa ngõ phía Tây Thành phố, là đầu mối giao thông quan trọng. Trong những năm qua quận Cầu Giấy đã tập trung đầu tƣ xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung, làm cơ sở để phát triển kinh tế xã hội. Các tuyến đƣờng lớn, quan trọng đã đƣợc đầu tƣ xây dựng nhƣ tuyến đƣờng Vành đai 2,5, đƣờng Bảo tàng dân tộc học-Yên Hòa-Phú Đô, đƣờng Lê Đức Thọ kéo dài, đƣờng Trần Quốc Hoàn... Tổng diện tích đất sử dụng làm mục đích giao thông trên địa bàn Quận là 210,39ha, đạt tỷ lệ đất dành cho giao thông 12%. - Về hệ thống cấp nƣớc: Nhà máy nƣớc đầu tiên và duy nhất của Thành phố đƣợc xây dựng trên địa bàn quận là nhà máy nƣớc Mai Dịch. Đến nay trong tổng số 18 giếng khoan đang hoạt động của nhà máy nƣớc Mai Dịch có 14 giếng nằm trong địa bàn quận. Tuy nhiên, hiện nay do nguồn nƣớc ngầm bị suy giảm nên nhà máy nƣớc Mai Dịch không vận hành đủ công suất thiết kế (công suất chỉ đạt 50000 m3/ngày). Bên cạnh đó có hệ thống cung cấp nƣớc của nguồn nƣớc Sông Đà đã đáp ứng nhu cầu sử dụng nƣớc sạch của nhân dân trên địa bàn quận. Hiện nay Xí nghiệp kinh doanh nƣớc sạch Cầu Giấy đang cấp nƣớc sạch cho 100% hộ dân,lƣợng tiêu thụ 1.136.265m3/tháng đạt 185lít/ngƣời/ngày. - Hệ thống cấp điện và thông tin bƣu điện đƣợc đầu tƣ xây dựng khá đồng bộ và đáp ứng đƣợc yêu cầu hiện tại của dân số trên địa bàn. Hiện nay Điện lực Cầu Giấy đã tiếp nhận quản lý và bán điện trực tiếp cho 57.069 hộ dân, công suất tiêu thụ 335.587.000KW/h, cung cấp điện ổn định không để xảy ra sự cố. - Hệ thống thoát nƣớc của quận còn nhiều bất cập vì là hệ thống thoát nƣớc chung giữa nƣớc mƣa và nƣớc thải sinh hoạt với hệ thống tiêu thuỷ
  • 44. 35 nông. Các khu vực xây dựng mới (các khu đô thị mới) thƣờng có hệ thống thoát nƣớc đồng bộ, hoàn chỉnh và cốtcao độ cao hơn so với khu vực dân cƣ cũ có hệ thống thoát nƣớc còn nhỏ hẹp, chắp vá thiếu đồng bộ, gây ra tình trạng úng ngập cục bộ. Để giải quyết tình trạng trên trong những năm qua, quận Cầu Giấy đã tập trung đầu tƣ xây dựng mới và cảo tạo hệ thống đƣờng, thoát nƣớc ngõ xóm, duy tu, duy trì hệ thống thoát nƣớc đảm bảo đời sống dân sinh. - Về hạ tầng xã hội gồm các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, y tế, vệ sinh môi trƣờng, quận đã làm tốt vấn đề này. Chất lƣợng giáo dục đƣợc nâng cao với hệ thống cơ sở vật chất trƣờng học các cấp đƣợc đầu tƣ xây dựng khang trang, sạch đẹp, đạt chuẩn Quốc gia. Các phƣờng đề có trạm y tế, nhà văn hóa phục vụ tốt đời sống dân sinh. 2.1.2. Thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị trên địa bàn quận Cầu Giấy, Hà Nội Quận Cầu Giấy đƣợc thành lập 20 năm trên cơ sở tách từ Huyện Từ Liêm cũ, tổng diện tích đất tự nhiên là 1.204ha phân bổ trên địa bàn 08 phƣờng. Dân số hiện nay trên toàn quận khoảng 250.000 ngƣời. Là một trong các quận có tốc độ đô thị hoá nhanh, thể hiện rõ nét nhất là tốc độ gia tăng dân số, khi thành lập dân số của quận là 82.990 ngƣời, đến nay dân số của quận khoảng hơn 25 vạn ngƣời. Khi đƣợc Thành phố công bố Quy hoạch chi tiết 1/2000 quận Cầu Giấy, diện tích đất nông nghiệp còn nhiều chiếm 33% so với tổng diện tích đất tự nhiên, năm 2005 diện tích đất nông nghiệp còn 7,28%, đến nay diện tích đất nông nghiệp chỉ còn 3,96% và cũng không còn canh tác đƣợc mà năm trong quy hoạch các dự án phát triển kinh tế xã hội. Nhƣ vậy tốc độ phát triển xây dựng đô thị theo quy hoạch của Quận đã đạt kết quả khả quan. Nhiều dự án và khu đô thị lớn của Trung ƣơng và Thành phố đã và đang đƣợc triển khai xây dựng.
  • 45. 36 Cùng với sự phát triển chung của đất nƣớc, đời sống nhân dân đã đƣợc cải thiện rõ rệt nên nhu cầu về nhà ở của nhân dân ngày càng cao. Việc các hộ gia đình tự cải tạo nhà cũ, xây dựng nhà ở mới gia tăng với tốc độ rất nhanh. Ngoài các công trình nhỏ lẻ của nhà dân là những công trình khu chung cƣ và khu đô thị mới đang đƣợc xây dựng. Năm 1997, trên địa bàn quận chỉ có 2 khu tập thể cũ là Nghĩa Tân và Mai Dịch, đến nay nhiều khu chung cƣ và Khu đô thị đã đƣợc hình thành nhƣ: - Khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính. - Khu đô thị mới Trung Yên. - Khu đô thị Yên Hoà. - Khu đô thị mới Nghĩa Đô - Dịch Vọng. - Dự án Khu đô thị mới Đông Nam Trần Duy Hƣng. - Dự án Khu đô thị mới Cầu Giấy. - Khu tái định cƣ Nam Trung Yên ...[20, tr.2] Dựa vào bảng biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng, chúng ta có thể thấy rõ sự biến độngnày:
  • 46. 37 Bảng2.2:BiếnđộngdiệntíchđấtcủaQuậnCầuGiấygiaiđoạnnăm2005-2016 Đơn vị: Ha Thứ tự Mục đích sử dụngđất Mã Diện tích năm 2016 So với năm 2005 So với năm 2010 Diện tích năm 2005 Tăng(+) giảm(-) Diện tích năm 2010 Tăng(+) giảm(-) (1) (2) (3) (4) (5) (6) = (7) (8) = Tổng diện tích tự nhiên 1202.98 1202.98 1202.98 1 Đất nông nghiệp NNP 67.54 82.88 -15.34 69.16 -1.62 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 56.87 64.03 -7.16 58.49 -1.62 1.1.1 Đất trồng cây hàngnăm CHN 55.60 62.76 -7.16 57.22 -1.62 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 21.52 31.85 -10.33 21.52 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chănnuôi COC 1.1.1.3 Đất trồng cây hàngnămkhác HNK 34.08 30.91 3.17 35.70 -1.62 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 1.27 1.27 1.27 1.2 Đất nuôitrồng thuỷsản NTS 6.71 14.89 -8.18 6.71 1.3 Đất nông nghiệpkhác NKH 3.96 3.96 3.96 2 Đất phi nông nghiệp PNN 1126.78 1111.44 15.34 1125.16 1.62 2.1 Đất ở OTC 422.65 420.43 2.22 421.69 0.96 2.1.1 Đất ở tại đô thị ODT 422.65 420.43 2.22 421.69 0.96 2.2 Đất chuyên dùng CDG 588.01 574.08 13.93 587.07 0.94 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan,côngtrình sự CTS 70.92 67.21 3.71 70.06 0.86 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 46.40 46.40 46.40 2.2.3 Đất an ninh CAN 2.62 2.62 2.62 2.2.4 Đất sản xuất,kinh doanh phinông CSK 69.81 70.01 -0.20 70.01 -0.20 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 398.26 387.84 10.42 397.98 0.28 2.3 Đất tôn giáo,tín ngƣỡng TTN 5.29 5.52 -0.23 5.52 -0.23 2.4 Đất nghĩa trang,nghĩa địa NTD 12.37 12.37 12.37 2.5 Đất sông suốivà mặt nƣớc chuyên SMN 16.39 16.44 -0.05 16.44 -0.05 2.6 Đất phinông nghiệpkhác PNK 82.07 82.60 -0.53 82.07 3 Đất chƣasử dụng CSD 8.66 8.66 8.66 3.1 Đất bằng chƣa sử dụng BCS 8.66 8.66 8.66 (Nguồn: Báo cáo của Phòng Tài nguyên môi trường Quận Cầu Giấy) Theo thống kê đất nông nghiệp và đất chƣa sử dụng giảm xuống, đất chuyên dùng và đất ở tăng lên một cách đáng kể. Điều này phản ánh tốc độ đô thị hoá và nhu cầu sử dụng đất vào xây dựng, cơ sở hạ tầng và nhà ở tăng lên. Mật độ xây dựng lớn nhƣng không đồng đều giữa các phƣờng và các khu vực. Mật độ xây dựng cao ở các phƣờng Quan Hoa, Nghĩa Đô, Dịch Vọng, còn các phƣờng nhƣ Mai Dịch, Yên Hòa, Trung Hòa... nằm trong khu làng xóm, nhiều hồ ao, các công trình di tích, Đình, Chùa nằm xen lẫn với
  • 47. 38 khu dân cƣ có mật độ xây dựng thấp hơn. Khu vực ở gần đƣờng giao thông chính nhƣ đƣờng Cầu Giấy, Trần Duy Hƣng, Hoàng Quốc Việt có mật độ xây dựng lớn, dày đặc. - Cùng với tốc độ xây dựng phát triển nhanh, mật độ xây dựng lớn là hiện tƣợng vi phạm trật tự xây dựng diễn ra ngày càng phổ biến. Các trƣờng hợp vi phạm diễn ra dƣới nhiều hình thức và khá phức tạp chiếm tỷ lệ cao trong tổng số các công trình xây dựng trên địa bàn quận. [20, tr.3-5] Bảng 2.3: Thống kê số vụ vi phạm trật tự xây dựng giai đoạn 2011-2016 Đơn vị: Vụ Nội dung Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng số công trình kiểm tra 310 364 450 480 520 610 Số công trình không có vi phạm 270 282 360 338 451 565 1. Xây dựng sai phép, hoặc sai quy hoạch, thiết kế 12 (30%) 36 (44%) 48 (53%) 68 (48%) 34 (49%) 21 (46,7%) 2. Xây dựng không phép 24 (60%) 32 (39%) 26 (29%) 50 (35%) 23 (33,3%) 16 (35,6%) 3. Xây dựng ảnh hƣởng đến công trình lân cận, VSMT 4 (10%) 14 (17%) 16 (18%) 24 (17%) 12 (17,7%) 8 (17,7%) (Nguồn: Báo cáo của Thanh tra xây dựng Quận Cầu Giấy) Từ bảng trên ta có thể thấy, số công trình có vi phạm bị phát hiện trong năm 2011 là thấp nhất với 40 trƣờng hợp vi phạm; đến năm 2014 con số này đã tăng lên 142 trƣờng hợp, đạt số lƣợng lớn nhất. Có thể thấy qua các năm, số trƣờng hợp vi phạm bị phát hiện ngày một tăng lên. Đặc biệt, từ khi có
  • 48. 39 Luậtxử lý vi phạm hành chính 2012 và Nghịđịnh 121/2013/NĐ-CP quy định xử phạtvi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật;quản lý pháttriển nhà và công sở đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xử phạt vi phạm hành chính. Nhờ vậy mà các vi phạm cũng đã giảm hẳn qua các năm. Các trƣờng hợp vi phạm phổ biến nhƣ: xây dựng lấn ra ngõ đi chung, ra hè phố, đua ban công, lôgia lấn chiếm không gian chung, mở cửa sổ sang phía đất của các hộ liền kề. Nghiêm trọng là những trƣờng hợp xây dựng lấn chiếm đất lƣu không, vi phạm hành lang an toàn lƣới điện và các công trình hạ tầng kỹ thuật, chỉ giới đƣờng đỏ... Đa số các công trình nhà ở riêng lẻ của nhân dân đƣợc UBND quận cấp giấy phép xâydựng thƣờngxây dựngkhông đúngtheo giấy phép xâydựngđƣợc cấp, đasố xâysaitầng cao, saimật độ xâydựng, saimục đíchsửdụng, saivớihồ sơ thiết kế đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phê duyệt. Ngoàira, tỷ lệ côngtrìnhsaiphép trêntổng số côngtrìnhxâydựng trên địa bànquậnCầuGiấy luônđạttỷ lệ cao hơnso vớicác viphạmkhác và có xu hƣớng tăng lên. Trƣớc năm 2013, các chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ côngtrìnhxâydựngkhông phép, saiphép cònthấp vàchƣaphù hợp vớinhu cầu thực tế. Xử lý chủ côngtrìnhxây dựngvới nộidungsai phép chỉ ở mức cảnhcáo. Bởi vậy, tỷ lệ xây dựng sai phép không giảm, tăng mạnh vào năm 2014. Những năm gần đây, do nhu cầu nhà ở tăng cao, trong khi những quy định về cấp phép xây dựng lại khắt khe hơn, dẫn đến tình trạng công trình xây dựng sai phép có giảm, nhƣng chỉ giảm nhẹ. [24], [25] Từ năm 2011 đến nay, số công trình xây dựng không phép, công trình vi phạm gây ảnh hƣởng đến công trình lân cận, vệ sinh môi trƣờng đạt tỷ lệ vi phạm thấp hơn so vớicôngtrìnhsaiphép vàcó chiềuhƣớnggiảm dần. Có thểthấy, việc
  • 49. 40 áp dụng những quy định mới trong quản lý đô thị, trật tự xây dựng cùng với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp Ủy Đảng, chính quyền quận Cầu Giấy đối với công tác quản lý đô thị nói chung và đặt biệt là công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng nói riêng. Trênthực tế, vẫn cònnhữngtrƣờng hợp vi phạmkhông phép, sainộidung giấy phép xây dựng, vi phạm vệ sinh môitrƣờng chƣa bịphát hiện do Thanh tra xây dựng vô ý hoặc cố ý chƣa kiểm tra, phát hiện lập hồ sơ xử lý vi phạm. Chính việc vi phạm này đã dẫn đến tình trạng xây dựng lộn xộn, khó kiểm soát. ảnh hƣởng đến bộ mặt mỹ quan đô thị, phá vỡ quy hoạch, xâm hại nghiêm trọng đến hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, hơn nữa còn gây lãng phí nhiều tiền của công sức của nhân dân, hiệu quả đầu tƣ không cao, ảnh hƣởng rất lớn đến môi trƣờng sống của cộng đồng và trật tự an toàn xã hội. Trong tình hình xây dựng trên địa bàn Quận còn nhiều vấn đề tồn đọng khó giải quyết, không đảm bảo đƣợc trật tự kỷ cƣơng pháp luật. Nhiều trƣờng hợp xây dựng vi phạm đã gây nên những tranh chấp gay gắt, kéo dài về quyền sử dụng đất, những vụ khiếu kiện về xây dựng gây hƣ hỏng, lún nứt các công trình liền kề, về an toàn chất lƣợng công trình... Là quận có tốc độ đô thị hoá nhanh, số lƣợng các dự án đầu tƣ xây dựng rất lớn. Hàng năm trên địa bàn quận có khoảng 40 dự án xây dựng của Trung ƣơng và Thành phố, gần 200 công trình xây dựng của quận, phƣờng và khoảng 500-1000 hộ dân xây dựng nhà ở. Do đó hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của quận (đặc biệt là các khu dân cƣ cũ) không đáp ứng kịp nhu cầu. [22], [23], [26], [27] Với điều kiện hiện nay việc chăm lo, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đáp ứng nhu cầu đời sống dân sinh là rất khó khăn, bên cạnh đó quận còn phải quan tâm đầu tƣ phát triển các khu đô thị hiện đại.
  • 50. 41 2.2. Thực trạng công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn quận Cầu Giấy, Hà Nội Xử phạt vi phạm nói chung và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị nói riêng là công cụ hữu hiệu để quản lý nhà nƣớc nhằm duy trì trật tự, kỷ cƣơng trong quản lý hành chính về xây dựng của Nhà nƣớc, góp phần quan trọng trong công tác phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả đối với các vi phạm hành chính, bảo đảm trật tự quản lý nhà nƣớc, an toàn xã hội để phát triển kinh tế - xã hội. Quá trình thực hiện các quy định của phát luật, đƣợc sự quan tâm rất lớn của các cấp ủy, chính quyền địa phƣơng quận Cầu Giấy nhằm hiện thực hóa các chủ trƣơng, chính sách của Đảng về cải cách hành chính đƣợc xác định trong các nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thức XI, các nghị quyết của Thành ủy Hà Nội. 2.2.1. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị Xác định công tác quản lý trật tự xây dựng, quản lý đất đai, quy hoạch kiến trúc liên quan đến trật tự xây dựng là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác xây dựng, phát triển và quản lý đô thị của quận, lãnh đạo quận ủy, HĐND- UBND quận đã trực tiếp chỉ đạo sát sao, quyết liệt, toàn diện các nội dung để hoàn thành nhiệm vụ và kế hoạch đề ra; tăng cƣờng đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt chú trọng quan tâm công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm trật tự đô thị, bộ mặt đô thị có nhiều chuyển biến tích cực, cụ thể: Quận ủy, UBND quận Cầu Giấy thƣờng xuyên ban hành các văn bản chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị, UBND các phƣờng tăng cƣờng công tác quản lý trật tự xây dựng nói chung và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị nói riêng trên địa bàn quận: