SlideShare a Scribd company logo
1 of 96
Download to read offline
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐỖ NGỌC HUY
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH
HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
HÀ NỘI, 2021
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐỖ NGỌC HUY
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH
HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Ngành: Chính sách công
Mã số: 8340402
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN THỊ TUYẾT
HÀ NỘI, 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa
từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng 3 năm 2021
Tác giả luận văn
Đỗ Ngọc Huy
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên
của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc TS. Trần Thị Tuyết đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Khoa Chính sách
công - Học viện Khoa học xã hội đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập,
thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức
UBND huyện Hoài Đức đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn
thành luận văn./.
Hà Nội, ngày ... tháng 3 năm 2021
Học viên
Đỗ Ngọc Huy
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
Chương 1:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT...............................8
1.1. Khái niệm thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt ........................8
1.2. Vai trò của thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt .....................16
1.3. Quy trình thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt........................17
1.4. Các nhân tố tác động đến thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt........19
1.5. Kinh nghiệm thực tiễn...............................................................................22
Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ
RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC
THÀNH PHỐ HÀ NỘI..........................................................................................31
2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu ............31
2.2. Các hoạt động quản lý rác thải sinh hoạt tại khu vực nghiên cứu............39
2.3. Tổ chức thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt tại khu vực
nghiên cứu........................................................................................................48
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách quản lý rác thải
sinh hoạt...........................................................................................................55
2.5. Đánh giá thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn
huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.................................................................64
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...................................................................70
3.1. Quan điểm thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt trên địa
bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội..........................................................70
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách ............................72
KẾT LUẬN .............................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................80
PHỤ LỤC ................................................................................................................82
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
BVMT Bảo vệ môi trường
MT Môi trường
CNH Công nghiệp hóa
HĐH Hiện đại hóa
XHH Xã hội hóa
CTR Chất thải rắn
CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt
HTX Hợp tác xã
HĐND Hội đồng nhân dân
MTTQ Mặt trận Tổ quốc
UBND Ủy ban nhân dân
VSMT Vệ sinh môi trường
VSMTNT Vệ sinh môi trường nông thôn
RTSH Rác thải sinh hoạt
QLRTSH Quản lý rác thải sinh hoạt
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, HỘP
Danh mục bảng
Bảng 1.1. Nguồn phát sinh của rác thải sinh hoạt......................................................9
Bảng 1.2. Định nghĩa thành phần rác thải sinh hoạt ................................................10
Bảng 1.3. Phân loại rác thải theo đặc tính tự nhiên..................................................11
Bảng 2.1. Dân số trung bình của Huyện Hoài Đức giai đoạn 2018 – 2020.............34
Bảng 2.2. Tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện giai đoạn 2018 - 2020...............35
Bảng 2.3. Cơ cấu kinh tế huyện Hoài Đức giai đoạn 2018 - 2020 ..........................36
Bảng 2.4. Nguồn phát sinh và thành phần rác thải sinh hoạt tại huyện Hoài Đức .........39
Bảng 2.5. Tình hình phân loại rác thải sinh hoạt của các hộ điều tra ......................40
Bảng 2.6. Hình thức thu gom rác thải sinh hoạt của hộ dân ....................................43
Bảng 2.7. Thực trạng số tổ thu gom và trang thiết bị phục vụ công tác thu gom
rác thải sinh hoạt của huyện Hoài Đức và 3 xã điều tra...........................................44
Bảng 2.8. Số lượt công nhân vệ sinh môi trường theo ý kiến về khó khăn trong
thu gom rác thải sinh hoạt ở huyện Hoài Đức..........................................................45
Bảng 2.9. Tình hình vận chuyển rác thải sinh hoạt từ bãi tập kết đến bãi rác
tập trung của Thành phố trên địa bàn huyện Hoài Đức ...........................................48
Bảng 2.10. Tình hình triển khai hướng dẫn phân loại rác thải sinh hoạt tại
huyện Hoài Đức........................................................................................................50
Bảng 2.11. Đặc điểm của công nhân vệ sinh môi trường .......................................56
Bảng 2.12. Đánh giá của công nhân vệ sinh môi trường về mức độ hài lòng
với công việc thu gom rác thải sinh hoạt và mức lương nhận được ........................57
Bảng 2.13 Mức thu phí vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện Hoài Đức..............60
Bảng 2.14. Nhận thức của hộ dân về tác hại của rác thải sinh hoạt.........................62
Bảng 2.15. Phản ứng của hộ dân khi gặp phải tình trạng vứt rác không đúng
nơi quy định..............................................................................................................63
Bảng 2.16. Ý kiến của công nhân vệ sinh môi trường nhận thức của hộ dân
với công tác quản lý rác thải sinh hoạt.....................................................................63
Bảng 2.17. Ý kiến đánh giá của cán bộ về hệ thống quản lý ...................................67
Danh mục hình
Hình 1.1. Hệ thống quản lý ......................................................................................12
Hình 2.1. Giá trị sản xuất của huyện Hoài Đức Hà Nội...........................................36
Hình 2.2. Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế trên địa bàn huyện Hoài Đức
giai đoạn 2018 - 2020...............................................................................................37
Hình 2.3. Hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt huyện Hoài Đức...........................42
Hình 2.4. Công tác vận chuyển rác thải sinh hoạt huyện Hoài Đức ........................47
Hình 2.5. Quản lý rác thải sinh hoạt huyện Hoài Đức .............................................52
Hình 2.6. Hệ thống tổ chức quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Hoài
Đức ...........................................................................................................................56
Hình 2.7. Ý kiến của người dân về trách nhiệm quản lý rác thải sinh hoạt .................58
Hình 2.8. Ý kiến của công nhân vệ sinh môi trường về mức lương được chi trả....60
Hình 2.9. Đánh giá của người dân về mức thu phí vệ sinh môi trường...................62
Danh mục hộp
Hộp 2.1. Tình hình thu gom rác thải sinh hoạt tại một số trường học, công sở…...46
Hộp 2.2 Ý kiến của công nhân vệ sinh môi trường về trang thiết bị phục vụ trong
công việc...............................................................................................................…59
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quản lý rác thải sinh hoạt được xem là hoạt động giữ vai trò quan trọng
trong tiến trình phát triển của mỗi lãnh thổ. Trong giai đoạn hiện nay, công tác này
ngày càng cấp thiết bởi sự gia tăng dân số, áp lực của tăng trưởng kinh tế xã hội
không đi kèm với điều kiện cơ sở hạ tầng đã tác động lớn đến môi trường sống dân
cư, nhất là tại các khu vực có quá trình đô thị hóa nhanh.
Để quản lý hiệu quả rác thải nói chung, rác thải sinh hoạt nói riêng, các cơ
quan quản lý đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các
mối quan hệ xã hội liên quan đến quản lý rác thải, bảo vệ môi trường; tuy nhiên,
bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác quản lý vẫn còn nhiều tồn tại, khó
khăn, ảnh hưởng đến cảnh quan, sức khỏe, điều kiện sống của dân cư.
Huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội là một đơn vị hành chính ngoại thành,
có tốc độ đô thị hóa nhanh với mật độ dân số cao, tập trung nhiều làng nghề, thu
nhập được cải thiện kéo theo gia tăng các nhu cầu sinh hoạt; do đó, rác thải sinh
hoạt tăng theo nhưng công tác quản lý vẫn còn nhiều bất cập do phân bổ các nguồn
lực triển khai thực hiện chính sách quản lý chưa hợp lý; chưa phát huy được trách
nhiệm của các chủ thể.
Trên thực tế, rác thải sinh hoạt hiện đang là vấn đề bức xúc, nhiều gia đình
đã phản ánh tình trạng vứt xả rác bừa bãi đã và đang diễn ra ở khắp nơi, ở trên
đường, ao hồ, sông ngòi, mương máng… Lượng rác thải này tập trung nhiều gây ô
nhiễm môi trường trầm trọng, ách tắc dòng chảy, ảnh hưởng đến đời sống, sinh
hoạt hàng ngày của người dân. Vì vậy, để từng bước khắc phục những thách thức,
cần thiết phải có những giải pháp mang tính đồng bộ, khả thi hơn; qua đó, tạo
chuyển biến trong triển khai thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt có tính
hiệu quả hơn.
Xuất phát từ thực trạng nêu trên tác giả lựa chọn đề tài: “ Thực hiện chính
sách quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà
Nội” làm đề tài luận văn thạc sỹ ngành Chính sách công. Kết quả nghiên cứu sẽ là
cơ sở khoa học để các nhà quản lý có những kế hoạch triển khai chính sách hợp lý,
tiến đến quản lý hiệu quả môi trường, phát triển bền vững lãnh thổ.
2
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Các khía cạnh liên quan đến vấn đề môi trường, chính sách môi trường đã có
nhiều công trình nghiên cứu; trong đó, có công tác quản lý rác thải sinh hoạt. Một
số công trình nghiên cứu có liên quan:
Tác giả Nguyễn Thế Bình và cộng sự (2020): ”Đánh giá thực trạng quản lý
rác thải sinh hoạt tỉnh Bắc Giang” [1], đã áp dụng các phương pháp điều tra xã hội
học, kết hợp với phân tích, xử lý dữ liệu nhằm làm rõ thực trạng quản lý rác thải
sinh hoạt ở tỉnh Bắc Giang; tác giả cho rằng: lượng rác thải sinh hoạt phát sinh ở
khu vực nông thôn cao hơn khu vực đô thị; tuy nhiên tỷ lệ thu gom lại có chiều
ngược lại, khu vực đô thị thu gom đạt 86%; nông thôn khoảng 85%. Hình thức xử
lý chủ yếu là chôn lấp và đốt nên gây ô nhiễm bởi mùi hôi và sinh vật; từ kết quả
nghiên cứu thực trạng, nhóm tác giả đã đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả
quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; trong đó, nhấn mạnh đến
việc đầu tư công nghệ xử lý rác và đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức của
người dân về phân loại rác và không vứt rác bừa bãi.
Tác giả Nguyễn Thị Kim Nhung (2014) nghiên cứu về:“Ảnh hưởng của các
bên liên quan đến mức độ tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải
ở Hà Nội”,Tạp chí Khoa học Đại học Quốc Gia HN: Khoa học xã hội và Nhân văn,
tập 30, số 2 (2014) 16-27 [9], tập trung phân tích những ảnh hưởng của các bên
liên quan đến sự tham gia của người dân trong hoạt động phân loại, thu gom và xử
lý rác thải, bao gồm: công nhân vệ sinh môi trường, nhóm tự quản cơ sở trưởng
thôn/tổ trưởng tổ dân phố, đoàn thể xã hội, nhóm thu mua phế liệu phi chính thức
và chính quyền cấp quận/huyện, phường/xã. Từ đó đề xuất một số khuyến nghị
tăng cường sự tham gia của các bên liên quan nhằm nâng cao sự tham gia của
người dân trong quản lý rác thải ở Hà Nội.
Tác giả Nguyễn Thị Hương (2017) Giải pháp quản lý và thu gom rác thải
sinh hoạt trên địa bàn xã Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội [8]; đã sử
dụng phương pháp điều tra xã hội, phỏng vấn 60 hộ nhằm nghiên cứu, phân tích
công tác quản lý nguồn rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã; làm rõ được các yếu tố
ảnh hưởng tới lượng rác thải ra bình quân trên địa bàn. Từ đó, để đề xuất ra một số
các giải pháp nâng cao hệ thống quản lý rác thải sinh hoạt.
Tác giả Phạm Hữu Giáp (2015) Nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn
sinh hoạt trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đến năm 2030 [3], đã tổng
3
hợp, phân tích, đánh giá công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn TP Phủ Lý. Đề
xuất các giải pháp về quản lý chất thải rắn trên địa bàn TP Phủ Lý nhằm nâng cao
hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà
Nam bền vững. Theo đó, để thực hiện tốt công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt
cần triển khai mô hình xã hội hóa trong công tác quản lý CTRSH : (i) Mô hình
phân loại CTRSH tại nguồn; (ii) Mô hình quản lý công tác thu gom, vận chuyển và
xử lý CTRSH; (iii) Mở rộng dịch vụ thu gom, vận chuyển CTRSH phủ kín địa bàn
thành phố với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế; và (iv) Tổ chức các hình
thức vận động, tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức cộng đồng đối với quá
trình sử dụng, công tác thu gom, phân loại và góp phần tham gia vào công tác quản
lý CTRSH; Đề xuất bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách trong lĩnh vực quản lý
CTRSH trên địa bàn TP Phủ Lý gồm có: (i) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ
chế, chính sách cho phân loại CTR tại nguồn; (ii) Xây dựng và hoàn thiện cơ chế
chính sách huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc thu gom và xử lý CTR
sinh hoạt và (iii) Đề xuất hoàn thiện và ban hành quy định về phí thu gom, xử lý
chất thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố
Tác giả Trần Minh Trường (2015) Nghiên cứu, đề xuất quy hoạch các điểm
tập kết thu gom rác thải sinh hoạt quận Ba Đình, Hà Nội [11]. Tác giả đã thực hiện
điều tra, đánh giá hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận Ba Đình;
xây dựng cơ sở khoa học, mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt; từ đó, đề xuất
quy hoạch các điểm tập kết, thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn.
Tác giả Lê Thanh Sơn (2016) Thực hiện chính sách thu gom và xử lý
rác thải từ thực tiễn huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi [10], tập trung phân tích
những vấn đề luận về thực hiện chính sách thu gom và xử lý rác thải. Đồng thời,
phân tích một số kết quả triển khai thực tiễn tại một số địa phương; kết hợp với
phân tích thực trạng thực hiện chính sách trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng
Nam; từ đó, đề xuất một số giải pháp tăng cường thực hiện chính sách.
Từ những công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến công tác quản lý rác
thải rắn sinh hoạt ở các địa phương đều khẳng định: rác thải sinh hoạt là một khía
cạnh của cuộc sống, với việc gia tăng dân số kết hợp với quá trình đô thị hóa, công
nghiệp hóa rác thải sinh hoạt đang ngày càng gia tăng, đòi hỏi phải có giải pháp
khả thi, phù hợp với từng bối cảnh, lãnh thổ cụ thể để đảm bảo tính hài hòa của môi
4
trường sống. Các công trình nghiên cứu đã làm rõ hơn về mặt cơ sở lý luận, kết hợp
với phân tích thực trạng ở cách tiếp cận chuyên ngành khác nhau; từ đó, làm cơ sở
giúp các nhà quản lý nhìn nhận được vấn đề có liên quan, rút ra bài học để triển
khai ngoài thực tiễn ở các địa phương. Đối với khu vực huyện Hoài Đức, thành phố
Hà Nội, tác giả chưa tiếp cận được công trình nghiên cứu có liên quan đến thực
hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt. Vì vậy, để có cái nhìn toàn diện, khách
quan về thực hiện chính sách ở khu vực nghiên cứu, tác giả sẽ vận dụng, kế thừa
các kết quả nghiên cứu từ các công trình trên để làm rõ cả về mặt lý luận, thực tiễn
những vấn đề có liên quan đến thực hiện chính sách dưới tiếp cận chính sách công;
từ đó, đề xuất các giải pháp triển khai hiệu quả việc “Thực hiện chính sách quản lý
rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ các vấn đề về lý luận và thực trạng thực hiện chính sách
quản lý rác thải sinh hoạt; từ đó, đề xuất một số giải pháp tăng cường thực hiện chính
sách sách quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích được những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách
quản lý rác thải sinh hoạt;
- Phân tích được thực trạng thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt
trên địa bàn huyện Hoài Đức thành phố Hà Nội;
- Đề xuất được một số giải pháp tăng cường thực hiện chính sách quản lý rác
thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Hoài Đức thành phố Hà Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Hoài
Đức, thành phố Hà Nội
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung liên quan
đến thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt.
Phạm vi về không gian: Đề tài tiến hành tại địa bàn huyện Hoài Đức, thành
phố Hà Nội.
Phạm vi về thời gian: Từ năm 2015 đến 2020, giải pháp đến năm 2025
5
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Để giải quyết nhiệm vụ đặt ra, đề tài luận văn vận dụng tổng hợp các phương
pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; các quan điểm của Đảng và chính sách
của Nhà nước để nhận thức tiến trình hình thành, triển khai các vấn đề liên quan
đến thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Chọn điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành ở các cơ quan hành chính nhà nước của thành
phố Hà Nội và tại địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Với phạm vi nghiên
cứu của đề tài, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu, nâng cao hiệu quả thực hiện chính
sách quản lý rác thải sinh hoạt tại Dương Liễu, Minh Khai, Cát Quế.
5.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin
5.2.2.1. Thu thập tài liệu thứ cấp
Đề tài thực hiện thu thập dữ liệu thứ cấp từ các cấp quản lý và công trình công
bố để làm rõ khía cạnh về phương pháp luận, cách tiếp cận. Xây dựng khung lý
thuyết nghiên cứu; phân tích thực trạng các đặc trưng lãnh thổ; các giải pháp thực
hiện chính sách góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý rác thải sinh hoạt.
5.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được tiến hành thu thập thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn
và thảo luận nhóm với đội ngũ cán bộ, công chức quản lý rác thải sinh hoạt.
Số phiếu điều tra cho các nhóm đối tượng được tổng hợp tại Bảng 1.
Bảng 1. Số lượng mẫu điều tra dự kiến
TT Đối tượng phỏng vấn
Số lượng
(người)
1 Hộ dân, chợ, trung tâm thương mại… 60
2
Người lao động trong công tác thu gom, xử lý rác (mỗi xã 7
người)
21
3 Cán bộ quản lý (gồm cán bộ cấp xã và cấp huyện) 20
Cộng 101
Nguồn: Tác giả tổng hợp ( 2020)
6
5.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu, thông tin
Các dữ liệu sau khi thu thập được kiểm tra, nếu phát hiện sai sót tác giả loại
bỏ phiếu điều tra không bảo đảm chất lượng và thực hành hiệu chỉnh về mã hóa,
nhập vào máy tính điện tử với sự trợ giúp của phần mềm Excel. Quá trình này được
thực hiện theo một trình tự nhất định, đảm bảo tính khoa học, được xử lý bằng
phương pháp phân tổ theo tiêu thức nghiên cứu. Kết quả xử lý được trình bày ở
bảng số liệu, sơ đồ, hộp ý kiến.
5.2.4. Phương pháp thống kê
Phương pháp thống kê để đánh giá thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt của
huyện Hoài Đức. Thông qua các chỉ tiêu tổng hợp như số tuyệt đối, số tương đối,
số bình quân để mô tả thực trạng, nhận dạng đặc điểm của quản lý chất thải sinh
hoạt, những thuận lợi và khó khăn của việc quản lý chất thải sinh hoạt trong quá
trình làm việc.
5.2.5. Phương pháp so sánh
Được áp dụng để so sánh giữa thực trạng quản lý chất thải sinh hoạt của
huyện với tình hình phát triển kinh tế trong tương lai để đáp ứng yêu cầu quản lý
chất thải sinh hoạt. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao công tác
quản lý chất thải sinh hoạt trong thời gian tới.
5.2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
- Số điểm đổ rác trong các khu vực dân cư;
- Khối lượng RTSH từ các hộ gia đình có nguồn thu nhập khác nhau;
- Tình hình phân loại RTSH của các hộ gia đình;
- Tỷ lệ các loại chất thải trong nguồn RTSH;
- Tình hình lao động công ty VSMT;
- Trang thiết bị thu gom vận chuyển RTSH;
- Ý kiến đánh giá của người thu gom RTSH;
- Mô hình thu gom RTSH khu vực huyện Hoài Đức ;
- Số hộ được thu gom RTSH qua 3 năm (2018 đến 2020);
- Khối lượng RTSH thu gom hàng năm;
- Đánh giá một số chỉ tiêu của các hộ được thu gom RTSH;
- Mức thu gom phí VSMT;
7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Về mặt lý luận
Kết quả nghiên cứu góp phần làm rõ nội dung nghiên cứu về thực hiện chính
sách quản lý rác thải sinh hoạt theo tiếp cận của khoa học chính sách công; Giúp có
một cách nhìn cụ thể hơn về chính sách công trong một lĩnh vực cụ thể.
6.2. Về mặt thực tế
Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh
hoạt trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội được đề xuất dựa trên các kết
quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đảm bảo tính khoa học, khách quan, có giá trị
tham khảo đối với các cấp chính quyền.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, kết luận, Luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện quản lý rác thải
sinh hoạt
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt tại
huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
Chương 3: Một số giải pháp tăng cường thực hiện chính sách quản lý rác
thải sinh hoạt tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
8
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT
1.1. Khái niệm thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt
1.1.1. Rác thải sinh hoạt và quản lý rác thải sinh hoạt
1.1.1.1. Rác thải sinh hoạt
Rác là một phần tất yếu của cuộc sống, xã hội càng phát triển, lượng rác thải ra
ngày càng nhiều. Trong xã hội ngày nay, quá trình đô thị hóa, kết hợp với gia tăng dân
số kéo theo lượng rác thải lớn, không có khả năng đồng hóa trong môi trường tự nhiên,
trở thành mối đe dọa sự sinh tồn của chúng ta. Chính vì nguy cơ đó, nên nhiều công
trình nghiên cứu liên quan đã được triển khai và thuật ngữ: “rác”; “rác thải sinh hoạt”
cũng được đề cập, làm rõ. Một số khái niệm phổ biến, như:
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, 2003 định nghĩa: Rác thải sinh hoạt là tất cả
các loại chất, vật liệu, đồ vật được tạo ra không theo ý muốn từ các hoạt động sống của
con người, như ăn, ở, vui chơi, giải trí, các loại vật liệu dùng làm túi bao gói, … [Error!
eference source not found.].
Theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 6705-2009 - Chất thải rắn không nguy
hại - Phân loại), chất thải sinh hoạt: bao gồm chất thải phát sinh từ các hộ gia đình,
cơ sở kinh doanh thương mại và các cơ quan. Chất thải rắn sinh hoạt hay còn gọi là
rác thải sinh hoạt sinh ra từ hoạt động hàng ngày của con người. Rác sinh hoạt thải
ra ở mọi nơi, mọi lúc trong phạm vi thành phố hoặc khu dân cư, từ các hộ gia đình,
khu thương mại, chợ và các tụ điểm buôn bán, nhà hàng, khách sạn, công viên, khu
vui chơi giải trí, trường [12].
Theo quy định pháp luật: Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là
chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người [2].
Từ các khái niệm trên cho thấy: Mặc dù, khái niệm về rác thải sinh hoạt
được tiếp cận theo các chiều hướng khác nhau nhưng đều thống nhất, đó là: toàn bộ
các loại rác thải rắn được con người loại bỏ trong hoạt động sống. Đây cũng là
khái niệm được đề tài vận dụng trong quá trình phân tích.
Nguồn phát sinh rác thải
Khối lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày càng nhiều do tác động của dân
số, sự phát triển kinh tế - xã hội, sự thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng của người
9
dân ở cả khu vực đô thị và nông thôn. Trong đó nguồn phát sinh rác thải sinh
hoạt bao gồm:
Bảng 1.1. Nguồn phát sinh của rác thải sinh hoạt
Nguồn phát sinh Ví dụ
Khu dân cư (các hộ gia đình,
căn hộ chung cư, khu tập thể)
Thực phẩm thừa, bìa cacton, nhựa, vải, gỗ, thủy
tinh, vỏ chai/lon..
Khu thương mại (chợ, nhà
hàng, khách sạn…)
Dầu mỡ, lốp xe, vỏ chai, giấy, nhựa, thực phẩm
thừa, kim loại, chất nguy hiểm…
Cơ quan cơ sở (trường học,
bệnh viện, công ty…)
Giấy, nhựa, đồ dùng văn phòng, kim loại, bìa
cacton, gỗ, thủy tinh, đồ điện tử…
Khu công cộng (đường phố,
khu vui chơi giải trí, công
viên…)
Vỏ thực phẩm, chất thải chung tại khu vui chơi,
giải trí..
Công trình xây dựng Gỗ, bê tông, thép, gạch, đất, bụi, thạch cao..
Nông nghiệp Thực phẩm thừa bị hỏng, sản phẩm nông nghiệp
không được tiêu dùng, chất độc hại
Nhà máy xử lý chất thải đô thị Bùn, tro..
Công nghiệp (công nghiệp
nặng, nhẹ…)
Chất thải do quá trình chế biển công nghiệp, phế
liệu và rác thải sinh hoạt
Nguồn: Đào Duy Anh (2013)
Thành phần rác thải sinh hoạt
Việc xác định được thành phần rác thải sinh hoạt tạo nhiều điều kiện thuận
lợi cho phân loại, thu gom và xử lý rác thải. Góp phần tiết kiệm được những loại
rác thải có thành phần có thể tái chế được, tiết kiệm được thêm chi phí xử lý chúng
(Trần Thị Mỹ Diệu, 2007).
Rác thải sinh hoạt có thành phần rất đa dạng, khác với rác thải công nghiệp;
đó là một hỗn hợp không đồng nhất. Sư không đồng nhất này tạo ra một số đặc tính
rất khác biệt trong thành phần của rác thải sinh hoạt, mỗi thành phần khác nhau thì
có những tính chất khác nhau.
Ta có thể phân tích các thành phần này theo tính chất là rác thải cháy được
và không cháy được. Dưới đây là bảng tổng hợp thành phần rác thải sinh hoạt và
định nghĩa của chúng:
10
Bảng 1.2. Định nghĩa thành phần rác thải sinh hoạt
Thành phần Định nghĩa Ví dụ
1. Các chất cháy được
a, Giấy
b, Hàng dệt
c, Thực phẩm
d, Cỏ, gỗ, củi,
rơm...
e, Chất dẻo
f, Da và cao su
Các vật dụng làm từ giấy bột và
giấy
Có nguồn gốc từ sợi
Các chất thải từ đồ ăn thực phẩm
Các vật liệu và sản phẩm được chế
tạo từ gỗ, tre, rơm
Các vật phẩm và sản phẩm được chế
tạo từ chất dẻo
Các vật liệu và sản phẩm được chế
tạo từ da và cao su
Túi giấy, giấy vệ sinh
Vải, len..
Cọng rau, vỏ quả..
Bàn ghế, tủ đồ
Phim cuộn, túi chất dẻo,
dây điện
Giày, ví, áo da
2. Các chất không cháy
a, Các kim loại
sắt
b, Các kim loại
phi sắt
c, Thủy tinh
d, Đá và Sành sứ
e, Các chất hỗn
hợp
Các vật liệu và sản phẩm được chế
tạo từ sắt mà dễ bị nam châm hút
Các vật liệu và sản phẩm không bị
nam châm hút
Các vật liệu và sản phẩm được chế
tạo từ thủy tinh
Bất kì các loại vật liệu khác không
cháy khác ngoài kim loại và thủy
tinh
Tất cả các loại vật liệu khác không
phân loại trong bảng này.
Hàng rào, dao..
Vỏ nhôm, đồ đựng..
Chai lọ, bóng đèn..
Đá, gốm…
Đất, cát…
Nguồn: Nguyễn Trung Việt và Trần Thị Mỹ Diệu (2007)
Phân loại rác thải sinh hoạt
Phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn nhằm tách các loại chất thải nguy hại
ra khỏi thành phần chất thải rắn hữu cơ tạo nguồn hữu cơ sạch để sản xuất compost
và chế biến phân hữu cơ có chất lượng cao phục vụ cho nông nghiệp và tái sinh
năng lượng một cách có hiệu quả từ chất thải rắn hữu cơ. Ngoài ra, phân loại tại
nguồn nhằm giảm thiểu khối lượng chất thải lên bãi chôn lấp khối lượng nước rỉ rác
sẽ giảm. Nhờ đó, các tác động tiêu cực đến môi trường cũng sẽ giảm đáng kể như:
giảm rủi ro trong quá trình xử lý nước rỉ rác, giảm ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước
mặt… và phân loại chất thải rắn tại nguồn còn để nâng cao hiệu quả của hệ thống
tái chế, sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn tài nguyên và năng lượng. Hơn
nữa, nâng cao ý thức của tất cả cộng đồng là một trong những mục đích quan trọng
của chương trình để thay đổi thói quen và ý thức của cộng đồng trong việc phân
loại và thải bỏ chất thải đúng quy định.
11
Bảng 1.3. Phân loại rác thải theo đặc tính tự nhiên
Loại Nguồn gốc Ví dụ
Rác hữu cơ - Các vật liệu làm từ giấy
- Có nguồn gốc từ các sợi
- Các chất thải từ thực
phẩm
- Các vật liệu, sản phẩm
được chế tạo từ gỗ, tre,
cao su, da,..
- Các vật liệu và sản phẩm
được chế tạo từ chất dẻo.
- Các túi giấy, giấy vệ sinh, bìa,…
- Vải, len, bì tải, bì nilon
- Thực phẩm dư thừa, ôi thiu: rau,
củ, quả,…
- Bàn ghế, đồ chơi, giầy dép, ví,…
- Túi chất dẻo, chai lọ chất dẻo,…
Rác vô cơ - Các vật liệu và sản phẩm
được làm từ thủy tinh,
kim loại.
- Các vật liệu không cháy
ngoài kim loại và thủy
tinh.
- Vỏ hộp nhôm. Chai lọ, dao, dây
điện,…
- Vỏ trai, gạch, đá, gốm,…
Rác hỗn hợp - Tất cả các loại vật liệu
khác không phân loại ở
hai mục trên. Loại này có
thể được chia thành 2 loại:
kích thước lớn hơn 5mm
và kích thước nhỏ hơn
5mm
- Đá cuội, cát, đất,…
Nguồn: Viện CNMT – viện KH và CNVN (2007)
Theo Điều 5, Nghị định 38/2015/NĐ-CP quản lý chất thải và phế liệu ngày
24/04/2015 [2], CTRSH được phân loại tại nguồn phù hợp với mục đích quản lý,
xử lý thành 3 nhóm như sau:
- Nhóm hữu cơ dễ phân hủy (thức ăn thừa, lá cây, rau, củ, quả, xác động vật);
- Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế (giấy, nhựa, kim loại, cao su, ni
lông, thủy tinh);
- Nhóm còn lại.
Ngoài ra, nếu phân chia theo tính chất độc hại của chất thải rắn sinh hoạt thì
chia ra làm 2 loại: CTRSH nguy hại bao gồm: Đồ điện, điện tử hư hỏng, nhựa, túi
nylon, pin, săm lốp xe, sơn thừa, đèn neon hỏng, bao bì thuốc diệt chuột/muỗi/ruồi,
bao bì thuốc bảo vệ thực vật và CTRSH thông thường bao gồm: rác thực phẩm,
giấy, vải, da, rác vườn, gỗ, thủy tinh, kim loại, lá cây, rơm rạ, chất thải chăn
12
nuôi…. Với mỗi cách phân loại khác nhau, sẽ có những đặc điểm khác nhau về
lượng và thành phần chất thải rắn sinh hoạt.
Thành phần vật lý, hóa học của chất thải rắn sinh hoạt rất khác nhau tùy
thuộc vào từng địa phương vào các mùa khí hậu, vào điều kiện kinh tế và nhiều yếu
tố khác. Có rất nhiều thành phần chất thải rắn trong các rác thải có khả năng tái chế,
tái sinh; vì vậy, cần nghiên cứu để tận dụng những thành phần có thể tái chế, tái
sinh phục vụ bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế.
1.1.1.2. Quản lý rác thải sinh hoạt
Các nguồn lực thực hiện quản lý đều có giới hạn và phải đáp ứng các điều
kiện ràng buộc, nên các tiến trình cần được hoạch định có tính khoa học để không
dư thừa, điều khiển để thực hiện đúng, giám sát để phát hiện bất thường, đo lường
để biết mức độ hoàn thành được gọi chung là quản lý.
Theo Hồ Văn Vĩnh (2013) quản lý là sự tác động có tổ chức, hướng tới đích
của chủ thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra [7].
Theo Fayol: “Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh
nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo
điều chỉnh và kiểm soát ấy” [14].
Theo Harold Koontz: “Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường tốt
giúp con người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định” [15].
Theo Peter F Druker: Suy cho cùng, quản lý là thực tiễn. Bản chất của nó
không nằm ở nhận thức mà nằm ở hành động, kiểm chứng nó không nằm ở sự logic
mà ở thành quả; quyền uy duy nhất của nó là ở thành tích”. Quản lý được giới hạn
bởi môi trường bên ngoài nó. Theo đó, quản lý bao gồm 3 chức năng chính là:
Quản lý doanh nghiệp, quản lý giám đốc, quản lý công việc và nhân công” [16].
Hình 1.1. Hệ thống quản lý
Chủ thể quản lý
Đối tượng quản lý
Cơ chế quản lý:
 Nguyên tắc
 Phương pháp
 Công cụ
Mục tiêu xác định
13
Quản lý rác thải là hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng quản lý
chất thải, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái
chế và xử lý chất thải nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại tới môi
trường và sức khỏe của con người (Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của
chính phủ về quản lý rác thải rắn).
Theo nghị định 38/2015/NĐ-CP: Quản lý rác thải sinh hoạt là việc thu gom,
vận chuyển, xử lý, tái chế, loại bỏ hay thẩm tra các vật liệu chất thải. Quản lý chất
thải thường liên quan đến những vật chất do hoạt động của con người sản xuất ra,
đồng thời đóng vai trò giảm bớt ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe con người, môi
trường hay tính mỹ quan. Khái niệm theo Nghị định này sẽ được tác giả vận dụng
trong triển khai các nội dung của đề tài.
1.1.2. Thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt
1.1.2.1. Chính sách công và thực hiện chính sách công
Chính sách công
Thuật ngữ “chính sách”, theo Từ điển tiếng Việt, là “sách lược và kế hoạch
cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình
hình thực tế mà đề ra”. Chính sách khác với đường lối. Nếu như đường lối chỉ
những định hướng chung, mang tính chất chiến lược thì chính sách chỉ là “…một
tập hợp biện pháp được thể chế hóa, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản
lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi cho một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào
động cơ hoạt động của họ, định hướng hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục
tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội”. Nói cách
khác, chính sách “là giải pháp cùng các biện pháp cụ thể thực hiện giải pháp ấy
được một chủ thể quyền lực lựa chọn và thể hiện bằng văn bản có giá trị pháp lý
nhằm điều chỉnh hành vi của xã hội hoặc cộng đồng để giải quyết một hoặc một số
vấn đề lớn liên quan đến nhiều đối tượng trong một giai đoạn xác định” [13].
Theo Peter Aucoin, chính sách công bao gồm các hoạt động thực tế do
Chính phủ tiến hành. Chính sách có thể là hành động riêng biệt của Chính phủ,
song nó có thể là kết quả của hàng loạt quyết định, lựa chọn của chính phủ [188].
William Jenkins (năm 1978) đưa ra định nghĩa cụ thể hơn, chính sách công
“là một tập hợp các quyết định liên quan với nhau được ban hành bởi một hoặc một
nhóm các nhà hoạt động chính trị cùng hướng đến lựa chọn mục tiêu và các
14
phương thức để đạt mục tiêu trong một tình huống xác định thuộc phạm vi thẩm
quyền”; đó là một quá trình chứ không chỉ đơn giản là một sự lựa chọn; đồng thời,
định nghĩa này cũng cho thấy một cách rõ ràng chính sách công là “một tập hợp
các quyết định có liên quan với nhau” [19].
B. Guy Peters (năm 1990) định nghĩa: “Chính sách công là toàn bộ các hoạt
động của nhà nưóc có ảnh hưởng một cách trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống
của mọi người dân”. Quan niệm này của B. Guy Peters đã bổ sung thêm một khía
cạnh quan trọng của chính sách công, đó là tác động của chính sách công đến đời
sống của mọi người dân hay cộng đồng xã hội, thay vì tác động lên một cá nhân
hoặc một tổ chức cụ thể.
TS. Đặng Ngọc Lợi cho rằng chính sách công là chính sách của nhà nước, của
chính phủ (do nhà nước, do chính phủ đưa ra), là một bộ phận thuộc chính sách
kinh tế và chính sách nói chung của mỗi nước; PGS.TS. Lê Chi Mai nghiên cứu
cho rằng chính sách công có những đặc trưng cơ bản nhất như: chủ thể ban hành
chính sách công là nhà nước; chính sách công không chỉ là các quyết định (thể hiện
trên văn bản) mà còn là những hành động, hành vi thực tiễn (thực hiện chính sách);
chính sách công tập trung giải quyết những vấn đề đang đặt ra trong đời sống kinh
tế - xã hội theo mục tiêu xác định; chính sách công gồm nhiều quyết định chính
sách có liên quan lẫn nhau [4].
Như vậy, chính sách công có nhiều khái niệm nhưng tựu chung là định hướng,
giải pháp của Nhà nước để giải quyết vấn đề của thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu
nhất định. (Điều 2, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 về quy định chi
tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
[5])
Chính sách là chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ; chính sách
được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể. Bản chất, nội
dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm
vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội …Muốn đặt ra chính sách đúng phải căn cứ vào
tình hình thực tiễn trong từng lĩnh vực, từng giai đoạn, phải vừa giữ vững mục tiêu,
15
phương hướng được xác định trong đường lối, nhiệm vụ chung, vừa linh hoạt vận
dụng vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể (Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam) [6].
Thực hiện chính sách công
Thực hiện chính sách công là một giai đoạn trong chu trình chính sách; quá
trình đưa chính sách công vào thực tiễn đời sống xã hội thông qua việc ban hành
các văn bản, chương trình, dự án thực hiện chính sách công và tổ chức thực hiện
chúng nhằm hiện thực hóa mục tiêu chính sách công; theo đó, định nghĩa về thực
hiện chính sách công có nhiều cách tiếp cận khác nhau:
Đó là thực hiện một quyết định chính sách cơ sở, chứa đựng các vấn đề cần
được giải quyết, mục tiêu cần đảm bảo và các phương thức thực thi (Mazmanian &
Sabatier, 1989) [173]. Hay thực hiện chính sách công thể hiện một tiến trình thay đổi
của Nhà nước nhằm đạt được mục đích về điều chỉnh và phân bổ nguồn lực theo các
nguyên tắc thị trường thông qua các chương trình dự án (William N.D., 2007) [20].
Như vậy, thực hiện chính sách là một quá trình phức tạp, bao gồm nhiều hoạt
động khác nhau từ ban hành văn bản triển khai đến phương thức thực thi các
chương trình, dự án để đạt được mục tiêu đặt ra theo từng giai đoạn, phù hợp với
bối cảnh cụ thể.
1.1.2.2. Chính sách quản lý rác thải sinh hoạt và thực hiện chính sách quản
lý rác thải sinh hoạt
Từ lý luận về chính sách công và quản lý rác thải sinh hoạt được phân tích,
làm rõ ở các nội dung trên có thể định nghĩa chính sách quản lý rác thải sinh hoạt,
như sau: Chính sách quản lý rác thải sinh hoạt là chính sách công, là một chuỗi các
quyết định của nhà nước được thực thi trên thực tế nhằm giải quyết vấn đề liên
quan đến rác thải sinh hoạt đang đặt ra trong đời sống kinh tế – xã hội theo mục
tiêu xác định. Nội hàm của chính sách, gồm:
- Là chính sách do Nhà nước ban hành; công cụ quản lý được Nhà nước sử
dụng để tạo động lực, quản lý các hoạt động về rác thải sinh hoạt;
- Phản ánh tính định hướng của Nhà nước trong giải quyết vấn đề liên quan
đến quản lý rác thải sinh hoạt;
- Luôn xác định mục tiêu cần đạt được; cũng như các điều kiện bảo đảm thực thi.
Thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt là quá trình hiện thực hóa
chính sách, được thực hiện bởi Nhà nước thông qua việc tổ chức thực thi các văn
16
bản, chương trình nhằm quản lý rác thải sinh hoạt trên một không gian cụ thể và
thời gian nhất định.
1.2. Vai trò của thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt
Thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt sẽ góp phần phòng ngừa,
kiểm soát, hạn chế về cơ bản mức độ phát sinh chất thải rắn gia tăng, giảm thiểu tối
đa ô nhiễm môi trường do chất thải rắn gây ra, góp phần bảo vệ sức khỏe con
người, môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và hướng tới mục tiêu phát triển
bền vững đất nước.
Thông qua thực hiện chính sách sẽ góp phần đánh giá được tính hiện thực,
tính hiệu quả, tính đúng đắn; sẽ giúp cho chính sách ngày càng hoàn thiện hơn, phù
hợp với thực tiễn đời sống xã hội luôn biến động. Thực tế chất thải không chỉ là vật
được loại bỏ hoặc xử lý mà có thể được sử dụng trong tương lai. Chất thải có thể là
một nguồn tài nguyên có giá trị nếu được giải quyết một cách đúng đắn thông qua
chính sách và biện pháp thực thi phù hợp. Thực tiễn đã minh chứng: hoạt động
quản lý chất thải hợp lý và nhất quán sẽ tạo ra những giá trị nhất định ở cả khía
cạnh kinh tế, xã hội và môi trường
Vai trò kinh tế: Nâng cao hiệu quả kinh tế thông qua sử dụng tài nguyên, xử lý,
tiêu hủy và tạo ra thị trường cho tái chế có thể dẫn đến các hành hiệu quả trong sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm. Các vật liệu sản phẩm có giá trị được thu hồi để tái sử dụng
tạo mới khả năng việc làm và cơ hội kinh doanh. Điều này sẽ giúp tiết kiệm và bảo vệ
môi trường sống đang ngày một đe dọa bởi sự ô nhiễm từ rác thải.
Vai trò xã hội: Tăng cường sức khỏe người dân bằng cách giảm thiểu các
bệnh có liên quan đến môi trường nhờ cải thiện và nâng cao vệ sinh môi trường.
Tạo cảnh quan thôn xóm và góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng, nhận thức và
trách nhiệm của cán bộ địa phương. Lợi thế xã hội tốt hơn có thể dẫn đến các
nguồn việc làm mới giảm được một lượng lớn tỉ lệ lao động thất nghiệp, giảm được
các tệ nạn xã hội và có khả năng nâng cộng đồng thoát khỏi đói nghèo. Đặc biệt là
ở một số nước đang phát triển.
Vai trò môi trường: Rác thải được quản lý, phân loại và xử lý hiệu quả sẽ
giúp giữ gìn vệ sinh môi trường, giảm hoặc loại bỏ tác động xấu đến môi trường
thông qua việc giảm, việc tái sử dụng và tái chế, giảm thiểu và khai thác tài nguyên.
Có thể cung cấp được cải thiện không khí, chất lượng nước, giúp đỡ trong việc
giảm lượng khí thải nhà kính. Các hợp chất trong rác thải nếu không được xử lý mà
17
đổ thẳng trực tiếp ra môi trường sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường sống của các
loại động vật, thực vật, vi sinh vật.
Đối với sức khỏe con người: Những hợp chất trong chất thải nếu không được
xử lý sẽ là mầm mống của các dịch bệnh nguy hiểm như: nhiễm khuẩn, viêm da,
biến đổi gen, ung thư,… Vì vậy việc phân loại , xử lý rác thải trước khi thải ra môi
trường chính là bảo vệ sức khỏe của mọi người và của chính chúng ta.
Thế hệ tương lai: Thực thi quản lý chất thải hiệu quả có thể cung cấp các thế
hệ tiếp theo một nền kinh tế mạnh mẽ hơn, một xã hội công bằng hơn, toàn diện
hơn và một môi trường sạch hơn.
Thực tế đã minh chứng, thực hiện chính sách thông qua các biện pháp, giải
pháp, công cụ sẽ góp phần điều chỉnh các quan hệ xã hội, luôn có tác động và ảnh
hưởng rất mạnh mẽ tới các quan hệ xã hội. Trong đó, các quy định của pháp luật về
công cụ kinh tế, như: phí, lệ phí,… giúp tạo nguồn tài chính; các công cụ về tuyên
truyền góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân để đảm bảo cho
họ được hưởng quyền sống trong môi trường không ô nhiễm.
1.3. Quy trình thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt
1.3.1. Xây dựng Kế hoạch thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt
Tổ chức thực thi chính sách quản lý rác thải sinh hoạt là quá trình phức tạp
diễn ra trong một thời gian dài với sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau. Do đó,
cần thiết phải lập kế hoạch nhằm đảm bảo tính chủ động, tính thực tiễn trong quá
trình triển khai thực hiện với các nội dung cụ thể:
- Kế hoạch về tổ chức, điều hành với các nội dung dự kiến về hệ thống các
cơ quan chủ thể và phối hợp triển khai thực hiện chính sách; số lượng và chất lượng
nhân sự tham gia tổ chức thực thi, cơ chế thực thi,...;
- Kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực, như: Nguồn lực về tài chính, trang
thiết bị hỗ trợ,...;
- Kế hoạch về thời gian triển khai thực hiện với các giai đoạn mục tiêu khác
nhau nhằm duy trì chính sách, dự kiến các bước tổ chức triển khai thực hiện từ
tuyên truyền chính sách đến tổng kết rút kinh nghiệm;
- Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực thi chính sách, gồm những dự kiến về tiến
độ, hình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát tổ chức thực thi chính sách. Dự kiến,
18
xây dựng nội quy, quy chế hoạt động, tổ chức điều hành, quy trách nhiệm, nhiệm
vụ đối với tổ chức, cá nhận tham gia thực hiện chính sách…
1.3.2. Tổ chức phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách
Để chính sách đi vào thực tiễn, phổ biến, tuyên truyền là bước tiếp theo của
xây dựng kế hoạch triển khai. Đó là quá trình tuyên truyền, vận động cán bộ, nhân
dân tham gia thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt - hoạt động giữ vai trò
quan trọng để giúp các đối tượng tham gia thực thi chính sách và người dân hiểu
về mục đích, yêu cầu của chính sách, về tính đúng đắn của chính sách trong điều
kiện hoàn cảnh của từng địa phương; qua đó, phát huy được tính tự giác, tính dân
chủ cơ sở của người dân và nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ
trong thực hiện mục tiêu chính sách và triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch tổ
chức thực hiện chính sách được giao bằng các hình thức phù hợp. Tiến trình này
phải diễn ra thường xuyên, liên tục để thay đổi nhận thức, hành vi kết hợp với các
biện pháp quản lý khác để đạt được mục tiêu.
1.3.3. Phân công phối hợp thực hiện chính sách:
Trong thực hiện chính sách, công tác phân công phối hợp giữ vai trò cấp
thiết, ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, phân công
cơ quan, đơn vị chủ trì công tác quản lý rác thải sinh hoạt; các cơ quan, địa phương
liên quan có trách nhiệm phối hợp thực hiện chính sách; tiến trình phân công phối
hợp phải được thực hiện một cách chặt chẽ, diễn ra ở nhiều cấp độ: phối hợp theo
chiều dọc tức là giữa các cơ quan ngành với địa phương, giữa cấp trên với cấp
dưới; phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành trong cùng khu vực hành chính; trong
phân công cần chú ý đến năng lực của từng tổ chức, cá nhân để tránh chồng chéo .
1.3.4. Theo dõi, đôn đốc, đánh giá thực hiện chính sách
Quá trình thực thi chính sách được thực hiện đồng bộ, có nhiều cơ quan, tổ
chức và nhân dân tham gia; Điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở từng nơi
khác nhau, trình độ tổ chức thực thi của cán bộ công chức không đồng đều; trong
quá trình triển khai chính sách quản lý rác thải sinh hoạt các cơ quan nhà nước phải
thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện chính sách, qua kiểm tra, đôn đốc
các mục tiêu và biện pháp chủ yếu của chính sách lại được khẳng định để nhắc nhở
mỗi cán bộ công chức cũng như đối tượng thực thi chính sách tập trung chú ý
19
những nội dung ưu tiên trong quá trình thực hiện; kiểm tra thường xuyên việc thực
hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt sẽ giúp cho từng cấp, từng ngành, từng
địa phương kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc; Từ đó, có cơ sở đánh
giá được mặt mạnh, yếu của công tác tổ chức thực thi chính sách để điều chỉnh.
Công tác kiểm tra, đôn đốc này còn giúp cho từng ngành, từng địa phương
thực thi chính sách biết được những hạn chế của mình để điều chỉnh, bổ sung, hoàn
thiện. Thực hiện tốt vấn đề trên vừa kịp thời hoàn thiện, bổ sung chính sách vừa
chấn chỉnh công tác tổ chức thực thi chính sách góp phần nâng cao hiệu lực hiệu
quả việc thực thi chính sách quản lý rác thải sinh hoạt.
1.3.5. Tổng kết, đánh giá thực hiện chính sách
Tổ chức thực thi chính sách được tiến hành liên tục trong thời gian duy trì
chính sách, trong thời gian đó việc tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện chính
sách là để đánh giá từng phần hay toàn bộ kết quả thực hiện chính sách; trong đó,
đánh giá toàn bộ được thực hiện sau khi kết thúc chính sách, đánh giá tổng kết từng
bước thực thi chính sách được hiểu là quá trình xem xét, kết luận về chỉ đạo, điều
hành và chấp hành chính sách của các đối tượng thực thi chính sách; quá trình
nhằm kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước về thực hiện mục tiêu chính sách.
Việc tổ chức đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm sẽ rút ra được những bài học
kinh nghiệm, nhằm điều chỉnh, bổ sung việc thực hiện chính sách; đồng thời, xem
xét vai trò, chức năng của các tổ chức, cá nhân trong việc tham gia thực thi chính
sách; cơ sở để tổng kết công tác chỉ đạo điều hành thực thi chính sách trong các cơ
quan nhà nước là kế hoạch được giao, những nội quy, quy chế được xây dựng,
đồng thời có kết hợp việc sử dụng các văn bản có liên quan giữa cơ quan nhà nước
với các tổ chức xã hội và các văn bản quy phạm khác để xem xét tình hình phối
hợp, chỉ đạo điều hành thực thi chính sách của các tổ chức chính trị và xã hội với
nhà nước; đánh giá thực hiện chính sách là một nội dung mà các bên liên quan cần
đưa ra những nhận định khách quan về tính hiệu quả, hiệu lực, phù hợp và ổn định
của chính sách
1.4. Các nhân tố tác động đến thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt
1.4.1. Các yếu tố về chính sách
Công tác quản lý rác thải sinh hoạt trong những năm qua của nước ta được
chính phủ và nhà nước hết sức quan tâm, thể hiện bằng các văn bản chính sách, pháp
20
luật quản lý rác thải, quy chế bao bì hay sử dụng các công cụ kinh tế như giấy phép rác
thải,… đã được phát triển nhằm hướng tới hạn chế phát thải ra môi trường.
Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 bao gồm một số điều sửa đổi, bổ
sung của Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua và ban hành ngày 23
tháng 06 năm 2014; quy định về hoạt động bảo vệ môi trường: Chính sách, biện
pháp, nguồn lực để bảo vệ môi trường; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ
quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ đất nước. Luật tạo điều kiện bảo
tồn đa dạng sinh học; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên;
phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng và
giảm thiểu chất thải. Gắn kết các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên
với ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh môi trường.
Nghị định 59/2007/NĐ-CP về các quy định liên quan đến vấn đề quản lý chất
thải rắn như tất cả mọi người dân, đơn vị, tổ chức, xã hội phải chấp hành thực hiện các
quy định quản lý CTR, về việc quy hoạch quản lý CTR, đầu tư quản lý CTR, các yêu
cầu trong quá trình phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý CTR.
Nghị định 147/2007/NĐ-CP của chính phủ: Về phí bảo vệ môi trường đối
với chất thải rắn. Nghị định này quy định về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải
rắn; mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với
chất thải rắn.
Với những kết quả đã đạt được trong thời gian qua cho thấy các chính sách
thường xuyên được điều chỉnh nhằm quản lý hiệu quả trong môi trường luôn biến
động. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế, như: Một số chính sách được ban
hành thiếu cơ chế triển khai cũng như hướng dẫn cụ thể dẫn đến việc triển khai
không hiệu quả hoặc không phù hợp với thực tế. Ngoài ra, hiện nay các văn bản
quy phạm pháp luật quy định về một số vấn đề then chốt đối với quản lý rác thải
như nhân lực, trình độ, hướng dẫn kỹ thuật,… vẫn còn thiếu, làm ảnh hưởng đến
các hoạt động, khó khăn khi triển khai đặc biệt là đối với các chất độc hại.
1.4.2. Tổ chức bộ máy thực hiện chính sách
Bộ máy quản lý rác thải sinh hoạt gồm các cấp lãnh đạo, UBND huyện chỉ
đạo tổ chức thực hiện cùng các tổ vệ sinh môi trường, tổ trưởng tổ dân phố thực
hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt,
21
tăng cường tuyên truyền giáo dục, động viên, khuyến khích nhân dân thực hiện
công tác thu gom và phân loại rác thải.
Đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác quản lý RTSH. Năng
lực của tổ VSMT bao gồm nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ
cho công tác quản lý rác thải. Tùy vào từng địa bàn và khối lượng rác thải phát sinh
mà đòi hỏi năng lực của tổ VSMT phải phù hợp, đảm bảo cho công tác thu gom,
vận chuyển và xử lý rác thải để tình hình môi trường trên địa bàn luôn được sạch sẽ
(Văn Hữu Tập, 2014).
1.4.3. Nguồn lực thực hiện chính sách
Để thực hiện chính sách cần đảm bảo các điều kiện về nguồn lực, như:
nguồn nhân lực, nguồn lực vật chất,… Trong đó, nguồn lực tài chính được xem là
một trong những điều kiện quan trọng.
Nguồn lực tài chính giữ vai trò quyết định tới sự thành công hay thất bại đối với
mọi hoạt động. Đối với công tác quản lý RTSH thì nguồn lực tài chính bao gồm mức
đầu tư kinh phí cho hoạt động quản lý rác thải, mức chi trả của hộ cho việc thu gom
rác thải và mức tiền, lương được nhận của công nhân VSMT. Tất cả các nguồn lực
trên phải thu chi hiệu quả thì mới đảm bảo cho công tác quản lý rác thải hoạt động tốt
(Văn Hữu Tập, 2014).
Mức thu phí vệ sinh cũng sẽ ảnh hưởng đến công tác quản lý rác thải sinh
hoạt trên địa bàn. Nếu mức thu phí không hợp lý, công tác quản lý rác thải sinh
hoạt lại không đạt được như người dân mong muốn sẽ gây nên bức xúc, gặp nhiều
sự phản ảnh. Người dân sử dụng dịch vụ nhưng dịch vụ lại không thể đáp ứng yêu
cầu trong khi mức phí lại có thể quá cao hay quá thấp mà không phù hợp với người
dân. Những mức phí này cần được chia ra hoặc phân loại trước khi áp dụng với
người dân.
Quản lý RTSH cần phải có sự góp sức chung của cả cộng đồng, để đảm bảo
điều đó cần phải tập trung vào một số nội dung: Về cơ chế, chính sách; Về tổ chức,
quản lý; Kinh phí cho công tác quản lý thu gom RTSH; Về công nghệ, kỹ thuật;
Huy động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý RTSH. Nhất là đẩy mạnh xã
hội hóa, tạo cơ chế ưu đãi thu hút các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước tham gia
22
vào thực hiện quản lý rác thải sinh hoạt; qua đó, sẽ giảm gánh nặng cho ngân sách,
đồng thời, đảm bảo nguồn lực để thực hiện đồng bộ.
1.4.4. Sự tham gia của người dân
Nhận thức của người dân
Nhận thức của người dân về môi trường giữ vai trò quan trọng. Khi người
dân trực tiếp tham gia vào bảo vệ môi trường thì mới thực sự ý thức được quyền lợi
và nghĩa vụ của mình trong công tác quản lý bảo vệ môi trường. Các kết quả
nghiên cứu đã nhận định: Mặc dù, nhận thức của người dân đã được cải thiện; đã
nhận thức được hậu quả của rác thải đối với tình hình ô nhiễm môi trường nhưng
để thực hiện tốt còn gặp nhiều thách thức. Ý thức của người dân về đổ rác đúng nơi
quy định và ý thức tham gia thu gom của người dân còn chưa cao. Vẫn còn tình
trạng vứt rác bừa bãi xuống ao hồ, sông ngòi, đường phố,… làm ô nhiễm nguồn
đất, nước, không khí quanh chúng ta.
Nhiều người còn nghiễm nhiên cho rằng họ đóng phí môi trường hàng tháng
cho công nhân VSMT để họ đi thu gom rác thải thì họ có quyền vứt rác bừa bãi;
mà không nghĩ rằng việc vứt rác đúng nơi quy định là trách nhiệm của mỗi người
để bảo vệ môi trường sống. Vì vậy, nhà nước và chính quyền địa phương cần thắt
chặt hơn và xử lý nghiêm khắc đối với những người có hành vi vi phạm để tạo điều
kiện cho công tác thu gom và xử lý rác thải đạt hiệu quả.
Mức sống người dân
Mức thu nhập của người dân cũng gây ảnh hưởng đến việc gia tăng lượng
rác thải sinh hoạt. Khi thu nhập của người dân tăng lên thì nhu cầu tiêu dùng của
cũng tăng lên. Khi nhu cầu tiêu dùng tăng thì thành phần rác thải sinh hoạt càng đa
dạng và phong phú như: túi nilon, hộp nhựa, cao su, giấy,…. Ảnh hưởng rất lớn
đến tình hình ô nhiễm môi trường.
1.5. Kinh nghiệm thực tiễn
1.5.1. Kinh nghiệm về quản lý rác thải sinh hoạt trên thế giới
1.5.1.1. Kinh nghiệm Singapore
Singapore là một nước đô thị hoá 100% và cũng được coi là một trong
những đô thị sạch nhất trên thế giới. Để làm được việc này, Singapore đã chú trọng
đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải, đồng thời xây dựng một hệ
thống pháp luật nghiêm khắc làm tiền đề cho quá trình xử lý rác thải tốt hơn. Rác
23
thải ở Singapore được thu gom và phân loại bằng túi nilon. Các chất thải có thể tái
chế được đưa về các nhà máy tái chế lại, còn các chất thải khác được đưa về nhà
máy để thiêu huỷ.
Ở Singapore có hai thành phần tham gia chính vào đầu tư cho thu gom và xử
lý rác thải là: tổ chức thuộc Bộ Khoa học công nghệ và môi trường chủ yếu thu
gom rác thải sinh hoạt từ các khu vực dân cư và các công ty; và hơn 300 công ty tư
nhân của Singapore chuyên thu gom rác thải công nghiệp và thương mại. Tất cả các
công ty đều được cấp giấy phép hoạt động và chịu sự giám sát, kiểm tra trực tiếp
của Bộ khoa học công nghệ và môi trường.
Ngoài ra các hộ dân và các công ty ở Singapore được khuyến khích tự
nguyện thu gom và xử lý rác thải để có thể giảm được chi phí. Bộ Khoa học công
nghệ và môi trường quy định cụ thể phí thu gom và vận chuyển rác thải cho các hộ
dân và các công ty. Chẳng hạn, đối với các hộ dân, thu gom rác trực tiếp tại nhà
phải trả phí 17 đôla Singapore/tháng, thu gom rác gián tiếp tại các khu dân cư thì
phải trả 7 đôla Singapore/tháng (Thùy Phương, 2007).
1.5.1.2. Kinh nghiệm Nhật Bản
Theo số liệu của Cục Y tế và Môi sinh Nhật Bản thì hàng năm quốc đảo này
thải ra khoảng 450 triệu tấn (không tính rác thải phóng xạ) trong đó: rác công
nghiệp chiếm 397 tấn; rác thông thường 52,2 tấn; rác gia đình 957 nghìn tấn. Trong
tổng số trên 36% là tái chế được. Số còn lại được xử lý bằng cách đốt hoặc chôn tại
các nhà máy xử lý rác.
Ý thức được vấn đề này, người dân Nhật rất coi trọng bảo vệ môi trường,
đặc biệt là vấn đề xử lý rác thải nên đã ban bố luật: “Xúc tiến sử dụng những tài
nguyên tái chế” từ năm 1992, góp phần làm tăng các sản phẩm tái chế. Sau đó, luật
“Xúc tiến thu gom, phân loại, tái chế các loại bao bì” được thông qua năm 1997, đã
nâng cao hiệu quả sử dụng những sản phẩm tái chế bằng cách định rõ trách nhiệm
của các bên liên quan.
Về thu gom chất thải rắn sinh hoạt, các hộ gia đình được yêu cầu phân chia
rác thành 3 loại: Rác hữu cơ dễ phân hủy, rác khó tái chế nhưng có thể cháy và rác
có thể tái chế. Rác hữu cơ được thu gom hàng ngày để đưa đến nhà máy sản xuất
phân compost; loại rác khó tái chế, hoặc hiệu quả tái chế không cao, nhưng cháy
được sẽ đưa đến nhà máy đốt rác thu hồi năng lượng; rác có thể tái chế thì được
24
đưa các nhà máy tái chế. Các loại rác này được yêu cầu đựng riêng trong những túi
có màu sắc khác nhau và các hộ gia đình phải tự mang ra điểm tập kết rác của cụm
dân cư vào giờ quy định, dưới sự giám sát của đại diện cụm dân cư. Công ty vệ
sinh thành phố sẽ cho ô tô đến đem các túi rác đó đi. Nếu gia đình nào không phân
loại rác, để lẫn lộn vào một túi thì ban giám sát sẽ báo lại với Công ty và ngay hôm
sau gia đình đó sẽ bị công ty vệ sinh gửi giấy báo đến phạt tiền. Với các loại rác
cồng kềnh như tivi, tủ lạnh, máy giặt,... thì quy định vào ngày 15 hàng tháng đem
đặt trước cổng đợi ô tô đến chở đi, không được tuỳ tiện bỏ những thứ đó ở hè phố.
Sau khi thu gom rác vào nơi quy định, công ty vệ sinh đưa loại rác cháy
được vào lò đốt để tận dụng nguồn năng lượng cho máy phát điện. Rác không cháy
được cho vào máy ép nhỏ rồi đem chôn sâu trong lòng đất. Cách xử lý rác thải như
vậy vừa tận dụng được rác vừa chống được ô nhiễm môi trường. Túi đựng rác là do
các gia đình bỏ tiền mua ở cửa hàng.
1.5.1.3. Kinh nghiệm California
Những nhà quản lý rác thải cung cấp đến từng hộ gia đình nhiều thùng
rác khác nhau. Kế tiếp rác sẽ được thu gom, vận chuyển, xử lý hoặc tái chế, rác
được thu gom 3 lần/tuần với chi phí phải trả là 16,39USD/thùng. Nếu có những
phát sinh khác như: khối lượng rác thải gia tăng hay các xe chở rác phải phục
vụ tận sâu trong các tòa nhà lớn, giá phải trả sẽ tăng thêm 4,92 USD/thùng. Phí
thu gom rác được tính dựa trên khối lượng rác, kích thước rác, theo cách này
có thể hạn chế được đáng kể lượng rác phát sinh. Tất cả chất thải rắn được
chuyển đến bãi rác với giá 32,38USD/tấn. Để giảm giá thành thu gom rác,
thành phố cho phép nhiều đơn vị cũng đấu thầu việc thu gom và chuyên chở
rác (Trần Hiếu Nhuệ và nhóm tác giả, 2011).
1.5.1.4. Kinh nghiệm Đan Mạch
Các chính quyền địa phương chịu trách nhiệm thu gom và xử lý chất thải.
Luật của Đan Mạch cấm đốt những chất thải có thể tái chế được. Các địa phương
có thể đổ chất thải có thể tái chế được ở những trung tâm tái chế, mà không phải trả
lệ phí. Tuy nhiên, họ sẽ bị phạt nặng nếu đưa chất thải có thể tái chế được vào lò
đốt. Tại nhà máy Vestforbraending ở Copenhagen, nhà máy xử lý chất thải kiểu
mới lớn nhất của Đan Mạch, xe tải chở chất thải phải dừng lại ở trạm cân xe trước
khi vào nhà máy đổ rác. Rác được kiểm tra ngẫu nhiên để phát hiện chất thải có thể
tái chế được và những người vi phạm bị phạt rất nặng. Morten Slotved, thị trưởng
25
thành phố Horsholm, địa phương có thu nhập tính theo đầu người cao nhất Đan
Mạch, cho biết nhà máy này đã giúp làm giảm chi phí sưởi ấm và nâng cao giá trị
các ngôi nhà của người dân địa phương.
Ở thành phố Horsholm (Đan Mạch), chỉ có 4% rác thải được đưa tới bãi rác
và 1%, gồm hoá chất, sơn và chất thải điện tử, được chuyển tới bãi chôn rác đặc
biệt. 61% chất thải của thành phố được tái chế và 34% được đốt trong nhà máy biến
chất thải thành năng lượng. Những nhà máy này đã sử dụng nhiều thiết bị sàng lọc
mới, để loại ra những chất có thể gây ô nhiễm trước khi đưa rác vào lò đốt. Mức ô
nhiễm trong khói của các nhà máy này thấp hơn tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt
của châu Âu từ 10 đến 20%. Những chất thải có thể gây ô nhiễm được xử lý theo
phương pháp riêng, chứ không phải đem chôn.
1.5.2. Kinh nghiệm về quản lý rác thải sinh hoạt ở Việt Nam
1.5.2.1. Tỉnh Thái Bình
Thái Bình là một tỉnh đất chật, người đông, với hơn 90% dân số sống ở khu
vực nông thôn có nghề chính là làm ruộng. Trong chính sách mở cửa để phát triển
kinh tế theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, hàng trăm làng nghề, xã
nghề được khôi phục và hoạt động trở lại, cùng nhiều trung tâm thương mại, chợ
lớn nhỏ mọc lên tại các thị trấn, thị tứ, vùng nông thôn đã thu hút hàng vạn lao
động. Đời sống người dân nông thôn được cải thiện, bộ mặt nông thôn có nhiều
thay đổi. Bên cạnh những mặt tích cực, quá trình phát triển cũng làm nảy sinh
nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng ở nông thôn như: cung cấp nước sinh hoạt,
rác thải, nước thải tại các làng nghề, thị trấn, thị tứ...
Hiện tại nông thôn Thái Bình do tập trung dân số với mật độ cao, chủ yếu
hoạt động sản xuất nông nghiệp, một số kết hợp sản xuất làng nghề, dịch vụ nông
nghiệp, nông thôn. Phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp ngoài một phần làm thức
ăn gia súc, phân bón, chất đốt, phần còn lại bị vương vãi trong đường làng, ngõ
xóm rất cần thiết phải thu gom chuyển đến nơi tập trung để có biện pháp xử lý phù
hợp bảo đảm vệ sinh môi trường (VSMT). Việc xây dựng chuồng trại chăn nuôi
chưa hợp lý, chăn thả gia súc tự do, cho nên chất thải từ chăn nuôi cũng là nguyên
nhân gây ô nhiễm môi trường nông thôn hiện nay. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực
và thải ra một lượng đáng kể vỏ bao bì gồm: túi ni-lông, chai lọ thuỷ tinh, chai nhựa,
bị vứt bỏ bừa bãi trên đồng ruộng, kênh mương, ao hồ sau khi sử dụng. Bên cạnh đó,
thực trạng hoạt động sản xuất của phần lớn làng nghề, xã nghề đều ở quy mô nhỏ,
26
công nghệ sản xuất lạc hậu và chưa được quan tâm vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường.
Khối lượng chất thải rắn không được thu gom hoặc thu gom đạt tỷ lệ thấp gây tình
trạng chất đống bừa bãi ra trục đường giao thông, kênh mương, ao hồ... Ngoài ra, do
đời sống của người dân nông thôn ngày càng được nâng cao, sản phẩm tiêu thụ ngày
càng nhiều dân đến lượng chất thải tăng và chưa được thu gom và xử lý triệt để. Vì
vậy, môi trường nói chung và chất thải rắn tại các vùng nông thôn Thái Bình nói riêng
đang là vấn đề rất cần được sự quan tâm của các cấp, các ngành và nhân dân.
Từ thực trạng nêu trên, Thái Bình đưa ra một mô hình thu gom và xử lý chất
thải rắn đã được một số cơ sở trong tỉnh áp dụng hiệu quả, góp phần vào công tác
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững địa phương.
Mô hình được áp dụng theo quy mô nhỏ ở cấp thôn hoặc xã. Thành lập một
tổ thu gom rác thải từ năm đến bảy người có quy chế hoạt động cụ thể và chịu sự
quản lý của chính quyền xã hoặc thôn. Tổ thu gom rác được trang bị xe chở rác, các
vật dụng cần thiết gồm: cuốc, xẻng, quần áo bảo hộ lao động, khẩu trang, chổi... Tổ
thu gom hoạt động hằng ngày vào các giờ quy định (thường từ 15 đến 16 giờ),
trong khoảng thời gian này, các nhân viên thuộc tổ thu gom có trách nhiệm thu
gom rác và vệ sinh đường làng, ngõ xóm trong thôn hoặc xã. Rác thải sau khi thu
gom được vận chuyển đến bãi rác đã được quy hoạch thuộc địa giới hành chính của
thôn, xã. Tại bãi rác, các nhân viên tiếp tục thực hiện các công đoạn xử lý tiếp theo.
Đối với chất thải rắn nông thôn hiện nay nên lựa chọn phương pháp xử lý bằng
cách chôn lấp dễ thực hiện và đạt hiệu quả kinh tế.
Vị trí bãi chôn lấp phải nằm trong tầm khoảng cách hợp lý tới nguồn phát
sinh phế thải, tại khu đất trống, không phá hoại cảnh quan, xa khu vực dân cư và
nên khuất gió. Diện tích bãi chôn lấp tuỳ theo khối lượng rác thải và điều kiện của
từng địa phương. Bố trí bãi chôn lấp cách xã nguồn nước mặt, các dòng chảy. Ngăn
chặn sự rò rỉ của nước bãi rác thải với nước ngầm bằng các lớp lót chống thấm và
thành đê bao của bãi chôn lấp. Các yêu cầu thiết kế về mặt bằng, đường vào ra, rào
chắn, biển hiệu phải tuân thủ đúng quy định, chú ý lớp lót chống thấm, hệ thống đê
kè chung quanh bãi rác. Lớp lót chống thấm có thể được sử dụng bằng đất sét có độ
dày từ 0,5 m trở lên. Bãi chôn lấp được chia thành các ô nhỏ và có độ sâu trung
bình hơn 1m.
Các chỉ dẫn khi chôn lấp rác thải: khu vực chôn lấp rác cần chia thành những
ô nhỏ thường bắt đầu chôn lấp từ các ô phía cuối bãi chôn lấp ra Rác thải sau khi
27
được đổ vào vị trí quy định được trải thành những lớp dày 20-40 cm lên đáy bãi
chôn lấp và tiếp tục trải những lớp khác lên trên. Mỗi lớp rác thải phải được đầm
nén 5-6 lần. Cuối ngày cần phủ lên một lớp đất dày 5-10 cm rồi lại đầm nén. Mỗi ô
hoàn chỉnh phải kết thúc trước khi bắt đầu ô tiếp theo. Phun hoá chất diệt côn trùng
và rắc vôi bột vào lớp rác thải đã đầm nén trước khi phủ đất lên trên. Khi đóng bãi
cần có lớp phủ đất cuối cùng. Đây là phương pháp chôn chất thải rắn có kiểm soát,
dễ thực hiện và tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường. Thu từ nhân dân theo
đơn vị gia đình bằng tiền mặt hoặc thóc để mọi người dân đều có ý thức, trách
nhiệm gìn giữ vệ sinh môi trường và có nguồn tài chính trả công cho nhân viên lao
động trực tiếp thu gom và xử lý chất thải rắn.
1.5.2.2. Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Các bước tiến hành xây dựng mô hình
Điều tra, khảo sát tình trạng ô nhiễm do rác thải sinh hoạt của địa phương.
Tuyên truyền vận động người dân và chính quyền hưởng ứng việc thu gom,
xử lý rác.
Lên phương án khả thi về xây dựng và tổ chức thực hiện.
Dựa trên phương án khả thi, phân bổ nguồn kinh phí do Tổ chức ủng hộ và
phần kinh phí do tỉnh, huyện và nhân dân cần phải đóng góp để thực hiện dự án.
Địa phương dành 1.500m2 tương lai 3.000m2) để xây dựng mô hình tại địa điểm
thích hợp xa nhà dân.
Tổ chức đội thu gom, vận chuyển và xử lý rác.
Tuyên truyền, tập huấn cho người dân từ khâu phân loại khi bỏ rác vào
thùng và có thói quen đổ rác như ở các thành phố.
Việc phân loại rác được tiến hành từ các gia đình, tại trạm tiếp tục lựa chọn,
phân loại tiếp trong quá trình tập kết, đổ rác.
Xây dựng trạm xử lý rác cho nông thôn theo quy trình công nghệ của các
nhà khoa học Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Quy trình xử lý
Rác thải của các hộ dân được phân loại sơ bộ ngay tại gia đình, mỗi gia đình
có 2 thùng rác, một thùng đựng rác hữu cơ (thực phẩm thừa, lá cây...), một thùng
đựng rác vô cơ các loại không phân hủy được (thủy tinh, nilon, vỏ sò, vỏ ốc...). Hàng
ngày công nhân của đội thu gom đi thu gom đưa về sân tập kết. Ở đây, rác được tiếp
28
tục phân loại để loại bỏ các chất vô cơ. Phần hữu cơ được trộn lẫn với chế phẩm vi
sinh BioMicromix rồi đưa vào bể ủ. Chế phẩm vi sinh BioMicromix là chế phẩm vi
sinh vật ưa nhiệt, có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ, làm
nhanh mất mùi hôi, không có ruồi muỗi. Mỗi bể ủ có thể tích từ 30-40m3.
Đây là mô hình tương đối hoàn chỉnh phục vụ cho việc xử lý rác ở quy mô
nhỏ. Một mô hình xử lý rác sạch, không gây ô nhiễm môi trường, không tốn diện
tích chôn lấp và tận dụng được nguồn phế thải hữu cơ để sản xuất phân bón phục vụ
cho nông nghiệp. Mô hình trên có thể triển khai và nhân rộng ra nhiều địa phương
trong cả nước, tạo cho nông thôn có cảnh quan vào môi trường trong sạch. Mô hình
trên đã được nhân dân địa phương ủng hộ trong việc thu gom rác thải, giữ gìn vệ sinh
làng xã sạch đẹp, không còn cảnh rác vứt bừa bãi. Kinh phí đầu tư tương đối rẻ, phù
hợp cho điều kiện nông thôn nay ở nước ta. Với chi phí khoảng 400- 500 triệu đồng
có thể xây dựng được một cơ sở xử lý rác với công suất từ 3-5tấn/ngày.
1.5.2.3. Mô hình thu gom chất thải rắn sinh hoạt ở tỉnh Phú Yên
Tháng 6/2016, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND huyện Tuy
An tỉnh Phú Yên triển khai đề án Thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt nông
thôn tại xã An Mỹ. UBND huyện Tuy An chọn xã An Mỹ làm mô hình điểm cho toàn
huyện, bởi từ trước đó, nhiều hộ dân trong xã đã hùn nhau thuê xe bục bịch thu gom
rác đi đổ. Tuy nhiên, bà con làm tự phát nên việc xử lý rác chưa đúng quy trình. Trong
khi đó, tại xã An Mỹ, mỗi ngày có từ 15-20 tấn rác không được thu gom, làm mất cảnh
quan, gây ô nhiễm môi trường. Trước nhu cầu của người dân, UBND huyện đã đầu tư
kinh phí khoảng 200 triệu đồng giúp xã triển khai mô hình này.
Mô hình được thực hiện trên địa bàn 3 thôn Phú Long, Hòa Đa, Giai Sơn theo
hình thức tự quản cộng đồng do Hội Liên hiệp phụ nữ xã đảm nhiệm. Trong quá trình
thực hiện, Sở Tài nguyên và môi trường đã hỗ trợ 26 xe thu gom rác, 4 bộ đồ bảo hộ
lao động và 6 tháng lương đầu tiên cho 5 người trong tổ thu gom rác, mỗi người 1,5
triệu đồng/tháng. Xã An Mỹ có 5 thôn. Phong trào xây dựng nông thôn mới đã giúp xã
hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, từ đây đẩy mạnh hoạt động dịch vụ
thương mại, phát triển kinh tế hộ và đời sống của người dân ngày một nâng cao. Để
đảm bảo phát triển bền vững, chính quyền xã quan tâm đến công tác vệ sinh, giữ gìn
cảnh quan môi trường sống bằng cách đưa mô hình thu gom rác thải đi vào hoạt động.
UBND xã đặt ra mục tiêu khoảng 65% lượng rác thải tại đây được thu gom, xử lý. Các
29
hộ dân được nâng cao ý thức sinh hoạt, hình thành thói quen tập hợp rác sinh hoạt vào
một chỗ, không vứt rác bừa bãi ra kênh mương, đường làng…
Mô hình thu gom và xử lý rác thải ở huyện Tuy An không chỉ mang lại lợi
ích về kinh tế, xã hội, môi trường mà còn mang lại lợi ích mọi mặt về lâu dài. Từ
đó có thể tác động lên ý thức, hành vi của mỗi người dân và trách nhiệm của chính
quyền các cấp, góp phần xây dựng nông thôn mới văn minh, xanh - sạch - đẹp .
1.5.3. Bài học kinh nghiệm cho huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
Từ nghiên cứu kinh nghiệm một số nước trên thế giới và một số địa phương
ở Việt Nam, ta thấy được một số bài học cần lưu ý cho huyện Hoài Đức trong quản
lý RTSH như sau:
Xây dựng mô hình thu gom và xử lý rác thải phù hợp với địa phương: thành
lập tổ thu gom, trang bị đầy đủ dụng cụ cần thiết, bố trí bãi xử lý rác thải xa khu
dân cư và nguồn nước mặt có dòng chảy, có chỉ dẫn chôn lấp.
Quản lý rác thải dựa vào chính cộng đồng đó, chúng ta phải huy động và phát
huy nội lực chính địa phương dưới sự hỗ trợ của các cơ quan chính quyền địa phương.
Để công tác quản lý rác thải thành công thì công tác tuyên truyền cho dân
thay đổi thói quen vắt rác và công tác tổ thu gom là hết sức quan trọng.
Nâng cao năng lực quản lý của cán bộ địa phương, cần có sự phối hợp chặt
chữ giữa các đơn vị, ban ngành đặc biệt trong việc quản lý rác thải.
Nâng cao năng lực cộng đồng trong việc quản lý rác thải sinh hoạt.
Xây dựng mô hình thu gom và xử lý rác thải phải phù hợp với địa phương.
Quản lý rác thải phải dựa vào chính cộng đồng đó, phát huy được vai trò sức mạnh
của các tổ chức quần chúng và chính quyền các cấp trong việc quản lý rác thải sinh
hoạt tại địa phương.
Để đảm bảo việc thu gom và xử lý rác thải được thuận lợi hơn cần tuyên
truyền giáo dục vận động người dân ý thức tự phân loại rác thải và giữ gìn vệ sinh
chung. Việc tuyên truyền phải được thực hiện một cách rộng rãi và phổ biến trên
các phương tiện truyền thông và gây được sự chú ý của người dân.
Nâng cao năng lực quản lý của cán bộ địa phương, cần có sự phối hợp chặt chẽ
giữa các đơn vị, các ban ngành trong việc quản lý rác thải sinh hoạt ở địa phương.
30
Tiểu kết chương 1
Chương 1 tập trung hệ thống hóa các khái niệm và nội hàm có liên quan đến
thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt; đồng thời, làm rõ quy trình và nhân
tố tác động đến thực hiện chính sách. Kinh nghiệm triển khai thực tiễn ở trong và
ngoài nước cũng được đề tài phân tích; từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm để triển
khai chính sách cho khu vực nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của chương 1 đã làm
rõ được khung lý thuyết của đề tài, là cơ sở thực hiện các nhiệm vụ đã đặt ra.
31
Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI
SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Huyện Hoài Đức nằm về phía Tây trung tâm thành phố Hà Nội; Phía Bắc
giáp huyện Đan Phượng; Phía Nam giáp quận Hà Đông; Phía Tây giáp huyện Quốc
Oai; Phía Đông giáp quận Nam Từ Liêm, quận Bắc Từ Liêm. Huyện có 20 đơn vị
hành chính trực thuộc bao gồm 01 thị trấn và 19 xã, với 129 thôn và 01 tổ dân phố.
Nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng và sông Đáy, có quy mô diện tích đất
đai 8.246,77 ha với đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành 4 mùa khá rõ nét
trong năm; Nhiệt độ trung bình năm từ 23,1- 23,5 0
C, lượng mưa trung bình năm là
1.600 - 1.800 mm, độ ẩm không khí trung bình năm là 83% - 85%.
Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên đã tạo những thuận lợi cho tiến trình phát triển
đô thị hóa. Theo đó, huyện được quy hoạch là đô thị trung tâm của TP Hà Nội với
hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ; các Quy hoạch phân khu đô thị S2, S3,
S4 và GS đều đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt; đồng thời, là cửa ngõ
phía Tây Thủ đô nên gần thị trường tiêu thụ lớn của nội thành, góp phần gia tăng
sản xuất và lưu thông hàng hóa trên địa bàn.
Trong những năm qua, tận dụng lợi thế, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của TP
Hà Nội, huyện Hoài Đức có tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh. Nhiều dự án hạ tầng kỹ
thuật, hạ tầng xã hội, nhiều khu đô thị được đầu tư xây dựng, kinh tế tăng trưởng khá,
cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng công nghiệp, thương mại, dịch vụ.
2.1.2. Hạ tầng kỹ thuật
Huyện Hoài Đức chỉ có loại hình vận tải chính là đường bộ, gồm có các trục
đường lớn đi qua địa bàn như: trục đại lộ Thăng Long, Quốc lộ 32, Tỉnh lộ 423,
422, 70. Hiện tại trên địa bàn huyện có 816,8 km đường giao thông (273 km đường
đô thị; 579,8 km các tuyến đường trục xã, ngõ, xóm).
Đường tỉnh lộ do Thành phố quản lý đã được đầu tư xây dựng nâng cấp, cải
tạo tạo và nhựa hóa đảm bảo nhu cầu giao thông và đi lại thuận tiện cho nhân dân
với chiều dài 30,8 km gồm: Đại Lộ Thăng Long; Quốc lộ 32; Đường tỉnh 422;
32
Đường tỉnh 422B; Đường tỉnh 423; Đường đê Tả đáy phục vụ vào mục đích giao
thông.
Đường huyện: 19,9 km gồm đường Sơn Đồng - Song Phương, đường Sơn
Đồng - Đắc Sở - Tiền Yên, đường Song Phương - Vân Côn, đường Lại Yên - An
Khánh, đường Lại Yên - Vân Canh, đường Lại Yên - Tiền Yên.
Hệ thống đường trong các khu đô thị mới: Khu đô thị mới Bắc Quốc lộ 32,
Khu đô thị mới Vân Canh, Khu đô thị Nam An Khánh, Khu đô thị Bắc An Khánh
chiều dài 104 km.
Đường giao thông trong các khu đất đấu giá, dịch vụ, công nghiệp, tái định
cư chiều dài 82,3 km.
Đường xã: Các tuyến đường giao thông trục xã, liên xã, ngõ xóm đã cứng
hóa 579,8 km.
Về chiếu sáng: Hệ thống chiếu sáng các tuyến đường Quốc lộ, Tỉnh lộ,
đường huyện, các tuyến trục xã, liên xã, các tuyến đường trong các khu đô thị cơ
bản đã được đầu tư xây dựng hệ thống điện chiếu sáng công cộng đạt 95%; Hệ
thống chiếu sáng các tuyến đường trục xã, liên xã, trục thôn, đường ngõ xóm hầu
hết đã được chiếu sáng bằng hệ thống bóng đèn compac do nhân dân đóng góp
đầu tư và duy trì.
Bến bãi đỗ xe: Hệ thống các bãi đỗ xe tập trung trên địa bàn huyện được quy
hoạch theo các đồ án Quy hoạch phân khu đô thị và quy hoạch Nông thôn mới, tuy
nhiên chưa được đầu tư xây dựng.
Về thủy lợi: Huyện có hệ thống tưới tiêu gồm 76 trạm bơm có tổng công
suất bơm là 65.400 m3/h; hệ thống kênh mương dài 115 km, đảm bảo được tưới
tiêu trên địa bàn.
Về cấp điện: Huyện Hoài Đức hiện đang sử dụng lưới điện quốc gia. Mạng
điện hạ thế đã vươn tới tất cả các khu vực trên địa bàn huyện. Hệ thống điện của
huyện cơ bản được đầu tư đồng bộ theo quy hoạch, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của
cả hệ thống.
Về Mạng lưới giao thông liên lạc: Huyện Hoài Đức có 01 Trung tâm viễn
thông, 01 Bưu điện trung tâm; 20/20 xã, thị trấn có điểm bưu điện văn hóa, có các
cột Anten trạm BTS phủ sóng di động và cáp quang Internet. 100% các hộ dân đều
sử dụng điện thoại, dịch vụ Internet trong cuộc sống hàng ngày.
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149

More Related Content

What's hot

Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện hữu nghị việt đức.pdf
Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện hữu nghị việt đức.pdfĐánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện hữu nghị việt đức.pdf
Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện hữu nghị việt đức.pdfMan_Ebook
 
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ...
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ...Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ...
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn thực trạng quản lý và đề xuất mô hình quản lý chất thải y tế của các...
Luận văn thực trạng quản lý và đề xuất mô hình quản lý chất thải y tế của các...Luận văn thực trạng quản lý và đề xuất mô hình quản lý chất thải y tế của các...
Luận văn thực trạng quản lý và đề xuất mô hình quản lý chất thải y tế của các...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại trên địa bà...
Công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại trên địa bà...Công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại trên địa bà...
Công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại trên địa bà...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty Cổ phần Truyền thông quả...
Hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty Cổ phần Truyền thông quả...Hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty Cổ phần Truyền thông quả...
Hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty Cổ phần Truyền thông quả...luanvantrust
 
Khoá luận công tác quản lý môi trường tại công ty môi trường
Khoá luận công tác quản lý môi trường tại công ty môi trườngKhoá luận công tác quản lý môi trường tại công ty môi trường
Khoá luận công tác quản lý môi trường tại công ty môi trườngLuanvantot.com 0934.573.149
 
Thuyết minh dự án Phân phối nhập khẩu và gia công hàng hóa trên toàn lãnh thổ...
Thuyết minh dự án Phân phối nhập khẩu và gia công hàng hóa trên toàn lãnh thổ...Thuyết minh dự án Phân phối nhập khẩu và gia công hàng hóa trên toàn lãnh thổ...
Thuyết minh dự án Phân phối nhập khẩu và gia công hàng hóa trên toàn lãnh thổ...LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
PHẦN MỀM KẾ TOÁN TONY ACCOUNTING
PHẦN MỀM KẾ TOÁN TONY ACCOUNTING PHẦN MỀM KẾ TOÁN TONY ACCOUNTING
PHẦN MỀM KẾ TOÁN TONY ACCOUNTING lephuc111
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
 
Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện hữu nghị việt đức.pdf
Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện hữu nghị việt đức.pdfĐánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện hữu nghị việt đức.pdf
Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện hữu nghị việt đức.pdf
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt của quận Đồ Sơn, HOT
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt của quận Đồ Sơn, HOTLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt của quận Đồ Sơn, HOT
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt của quận Đồ Sơn, HOT
 
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ...
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ...Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ...
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ...
 
Luận văn thực trạng quản lý và đề xuất mô hình quản lý chất thải y tế của các...
Luận văn thực trạng quản lý và đề xuất mô hình quản lý chất thải y tế của các...Luận văn thực trạng quản lý và đề xuất mô hình quản lý chất thải y tế của các...
Luận văn thực trạng quản lý và đề xuất mô hình quản lý chất thải y tế của các...
 
Công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại trên địa bà...
Công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại trên địa bà...Công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại trên địa bà...
Công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại trên địa bà...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
 
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOT
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOTĐề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOT
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOT
 
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
 
Hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty Cổ phần Truyền thông quả...
Hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty Cổ phần Truyền thông quả...Hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty Cổ phần Truyền thông quả...
Hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty Cổ phần Truyền thông quả...
 
Khoá luận công tác quản lý môi trường tại công ty môi trường
Khoá luận công tác quản lý môi trường tại công ty môi trườngKhoá luận công tác quản lý môi trường tại công ty môi trường
Khoá luận công tác quản lý môi trường tại công ty môi trường
 
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đLuận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
 
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải PhòngLuận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng
 
Thuyết minh dự án Phân phối nhập khẩu và gia công hàng hóa trên toàn lãnh thổ...
Thuyết minh dự án Phân phối nhập khẩu và gia công hàng hóa trên toàn lãnh thổ...Thuyết minh dự án Phân phối nhập khẩu và gia công hàng hóa trên toàn lãnh thổ...
Thuyết minh dự án Phân phối nhập khẩu và gia công hàng hóa trên toàn lãnh thổ...
 
Luận văn: Pháp luật về Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp, 9đ
Luận văn: Pháp luật về Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp, 9đLuận văn: Pháp luật về Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp, 9đ
Luận văn: Pháp luật về Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp, 9đ
 
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty Đầu tư Hồng Bàng
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty Đầu tư Hồng BàngĐề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty Đầu tư Hồng Bàng
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty Đầu tư Hồng Bàng
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAYLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAY
 
PHẦN MỀM KẾ TOÁN TONY ACCOUNTING
PHẦN MỀM KẾ TOÁN TONY ACCOUNTING PHẦN MỀM KẾ TOÁN TONY ACCOUNTING
PHẦN MỀM KẾ TOÁN TONY ACCOUNTING
 
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Chất Thải Y Tế Thực Trạng Tại Tỉnh Bình Thuận
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Chất Thải Y Tế Thực Trạng Tại Tỉnh Bình ThuậnLuận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Chất Thải Y Tế Thực Trạng Tại Tỉnh Bình Thuận
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Chất Thải Y Tế Thực Trạng Tại Tỉnh Bình Thuận
 
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOTLuận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
 

Similar to THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149

VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...hanhha12
 
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng YênLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng YênViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149 (20)

Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Rác thải, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Rác thải, 9đLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Rác thải, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Rác thải, 9đ
 
Giải quyết việc làm, sử dụng tối đa tiềm năng lao động xã hội
Giải quyết việc làm, sử dụng tối đa tiềm năng lao động xã hộiGiải quyết việc làm, sử dụng tối đa tiềm năng lao động xã hội
Giải quyết việc làm, sử dụng tối đa tiềm năng lao động xã hội
 
Luận văn: Đề xuất mô hình quản lí chất thải rắn sinh hoạt, HAY
Luận văn: Đề xuất mô hình quản lí chất thải rắn sinh hoạt, HAYLuận văn: Đề xuất mô hình quản lí chất thải rắn sinh hoạt, HAY
Luận văn: Đề xuất mô hình quản lí chất thải rắn sinh hoạt, HAY
 
Luận văn: Công tác xã hội đối với người lao động nhập cư, HAY
Luận văn: Công tác xã hội đối với người lao động nhập cư, HAYLuận văn: Công tác xã hội đối với người lao động nhập cư, HAY
Luận văn: Công tác xã hội đối với người lao động nhập cư, HAY
 
Luận văn: Công tác giảm nghèo tại quận Đống Đa, Hà Nội, HAY
Luận văn: Công tác giảm nghèo tại quận Đống Đa, Hà Nội, HAYLuận văn: Công tác giảm nghèo tại quận Đống Đa, Hà Nội, HAY
Luận văn: Công tác giảm nghèo tại quận Đống Đa, Hà Nội, HAY
 
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
 
Đề tài: Ứng dụng dữ liệu Modis chiết xuất lúa tại ĐB sông Hồng
Đề tài: Ứng dụng dữ liệu Modis chiết xuất lúa tại ĐB  sông HồngĐề tài: Ứng dụng dữ liệu Modis chiết xuất lúa tại ĐB  sông Hồng
Đề tài: Ứng dụng dữ liệu Modis chiết xuất lúa tại ĐB sông Hồng
 
Đề tài: Giải pháp cho nguồn rác thải sinh hoạt tại huyện Vĩnh Bảo
Đề tài: Giải pháp cho nguồn rác thải sinh hoạt tại huyện Vĩnh BảoĐề tài: Giải pháp cho nguồn rác thải sinh hoạt tại huyện Vĩnh Bảo
Đề tài: Giải pháp cho nguồn rác thải sinh hoạt tại huyện Vĩnh Bảo
 
Đề tài: Giải pháp đối với nguồn rác thải sinh hoạt tại huyện Vĩnh Bảo
Đề tài: Giải pháp đối với nguồn rác thải sinh hoạt tại huyện Vĩnh BảoĐề tài: Giải pháp đối với nguồn rác thải sinh hoạt tại huyện Vĩnh Bảo
Đề tài: Giải pháp đối với nguồn rác thải sinh hoạt tại huyện Vĩnh Bảo
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND phường
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND phườngLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND phường
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND phường
 
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà NộiĐề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
 
Luận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng Bình
Luận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng BìnhLuận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng Bình
Luận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng Bình
 
Đề tài: Chính sách giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Bình, HOT
Đề tài: Chính sách giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Bình, HOTĐề tài: Chính sách giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Bình, HOT
Đề tài: Chính sách giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Bình, HOT
 
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...
 
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng HớiĐề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây BắcLuận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng YênLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng YênLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
 
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng YênĐề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ NGỌC HUY THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, 2021
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ NGỌC HUY THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành: Chính sách công Mã số: 8340402 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN THỊ TUYẾT HÀ NỘI, 2021
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày… tháng 3 năm 2021 Tác giả luận văn Đỗ Ngọc Huy
  • 4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc TS. Trần Thị Tuyết đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Khoa Chính sách công - Học viện Khoa học xã hội đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức UBND huyện Hoài Đức đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./. Hà Nội, ngày ... tháng 3 năm 2021 Học viên Đỗ Ngọc Huy
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU....................................................................................................................1 Chương 1:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT...............................8 1.1. Khái niệm thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt ........................8 1.2. Vai trò của thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt .....................16 1.3. Quy trình thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt........................17 1.4. Các nhân tố tác động đến thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt........19 1.5. Kinh nghiệm thực tiễn...............................................................................22 Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC THÀNH PHỐ HÀ NỘI..........................................................................................31 2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu ............31 2.2. Các hoạt động quản lý rác thải sinh hoạt tại khu vực nghiên cứu............39 2.3. Tổ chức thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt tại khu vực nghiên cứu........................................................................................................48 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt...........................................................................................................55 2.5. Đánh giá thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.................................................................64 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...................................................................70 3.1. Quan điểm thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội..........................................................70 3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách ............................72 KẾT LUẬN .............................................................................................................78 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................80 PHỤ LỤC ................................................................................................................82
  • 6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BVMT Bảo vệ môi trường MT Môi trường CNH Công nghiệp hóa HĐH Hiện đại hóa XHH Xã hội hóa CTR Chất thải rắn CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt HTX Hợp tác xã HĐND Hội đồng nhân dân MTTQ Mặt trận Tổ quốc UBND Ủy ban nhân dân VSMT Vệ sinh môi trường VSMTNT Vệ sinh môi trường nông thôn RTSH Rác thải sinh hoạt QLRTSH Quản lý rác thải sinh hoạt
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, HỘP Danh mục bảng Bảng 1.1. Nguồn phát sinh của rác thải sinh hoạt......................................................9 Bảng 1.2. Định nghĩa thành phần rác thải sinh hoạt ................................................10 Bảng 1.3. Phân loại rác thải theo đặc tính tự nhiên..................................................11 Bảng 2.1. Dân số trung bình của Huyện Hoài Đức giai đoạn 2018 – 2020.............34 Bảng 2.2. Tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện giai đoạn 2018 - 2020...............35 Bảng 2.3. Cơ cấu kinh tế huyện Hoài Đức giai đoạn 2018 - 2020 ..........................36 Bảng 2.4. Nguồn phát sinh và thành phần rác thải sinh hoạt tại huyện Hoài Đức .........39 Bảng 2.5. Tình hình phân loại rác thải sinh hoạt của các hộ điều tra ......................40 Bảng 2.6. Hình thức thu gom rác thải sinh hoạt của hộ dân ....................................43 Bảng 2.7. Thực trạng số tổ thu gom và trang thiết bị phục vụ công tác thu gom rác thải sinh hoạt của huyện Hoài Đức và 3 xã điều tra...........................................44 Bảng 2.8. Số lượt công nhân vệ sinh môi trường theo ý kiến về khó khăn trong thu gom rác thải sinh hoạt ở huyện Hoài Đức..........................................................45 Bảng 2.9. Tình hình vận chuyển rác thải sinh hoạt từ bãi tập kết đến bãi rác tập trung của Thành phố trên địa bàn huyện Hoài Đức ...........................................48 Bảng 2.10. Tình hình triển khai hướng dẫn phân loại rác thải sinh hoạt tại huyện Hoài Đức........................................................................................................50 Bảng 2.11. Đặc điểm của công nhân vệ sinh môi trường .......................................56 Bảng 2.12. Đánh giá của công nhân vệ sinh môi trường về mức độ hài lòng với công việc thu gom rác thải sinh hoạt và mức lương nhận được ........................57 Bảng 2.13 Mức thu phí vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện Hoài Đức..............60 Bảng 2.14. Nhận thức của hộ dân về tác hại của rác thải sinh hoạt.........................62 Bảng 2.15. Phản ứng của hộ dân khi gặp phải tình trạng vứt rác không đúng nơi quy định..............................................................................................................63 Bảng 2.16. Ý kiến của công nhân vệ sinh môi trường nhận thức của hộ dân với công tác quản lý rác thải sinh hoạt.....................................................................63 Bảng 2.17. Ý kiến đánh giá của cán bộ về hệ thống quản lý ...................................67
  • 8. Danh mục hình Hình 1.1. Hệ thống quản lý ......................................................................................12 Hình 2.1. Giá trị sản xuất của huyện Hoài Đức Hà Nội...........................................36 Hình 2.2. Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế trên địa bàn huyện Hoài Đức giai đoạn 2018 - 2020...............................................................................................37 Hình 2.3. Hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt huyện Hoài Đức...........................42 Hình 2.4. Công tác vận chuyển rác thải sinh hoạt huyện Hoài Đức ........................47 Hình 2.5. Quản lý rác thải sinh hoạt huyện Hoài Đức .............................................52 Hình 2.6. Hệ thống tổ chức quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Hoài Đức ...........................................................................................................................56 Hình 2.7. Ý kiến của người dân về trách nhiệm quản lý rác thải sinh hoạt .................58 Hình 2.8. Ý kiến của công nhân vệ sinh môi trường về mức lương được chi trả....60 Hình 2.9. Đánh giá của người dân về mức thu phí vệ sinh môi trường...................62 Danh mục hộp Hộp 2.1. Tình hình thu gom rác thải sinh hoạt tại một số trường học, công sở…...46 Hộp 2.2 Ý kiến của công nhân vệ sinh môi trường về trang thiết bị phục vụ trong công việc...............................................................................................................…59
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quản lý rác thải sinh hoạt được xem là hoạt động giữ vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của mỗi lãnh thổ. Trong giai đoạn hiện nay, công tác này ngày càng cấp thiết bởi sự gia tăng dân số, áp lực của tăng trưởng kinh tế xã hội không đi kèm với điều kiện cơ sở hạ tầng đã tác động lớn đến môi trường sống dân cư, nhất là tại các khu vực có quá trình đô thị hóa nhanh. Để quản lý hiệu quả rác thải nói chung, rác thải sinh hoạt nói riêng, các cơ quan quản lý đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội liên quan đến quản lý rác thải, bảo vệ môi trường; tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác quản lý vẫn còn nhiều tồn tại, khó khăn, ảnh hưởng đến cảnh quan, sức khỏe, điều kiện sống của dân cư. Huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội là một đơn vị hành chính ngoại thành, có tốc độ đô thị hóa nhanh với mật độ dân số cao, tập trung nhiều làng nghề, thu nhập được cải thiện kéo theo gia tăng các nhu cầu sinh hoạt; do đó, rác thải sinh hoạt tăng theo nhưng công tác quản lý vẫn còn nhiều bất cập do phân bổ các nguồn lực triển khai thực hiện chính sách quản lý chưa hợp lý; chưa phát huy được trách nhiệm của các chủ thể. Trên thực tế, rác thải sinh hoạt hiện đang là vấn đề bức xúc, nhiều gia đình đã phản ánh tình trạng vứt xả rác bừa bãi đã và đang diễn ra ở khắp nơi, ở trên đường, ao hồ, sông ngòi, mương máng… Lượng rác thải này tập trung nhiều gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, ách tắc dòng chảy, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt hàng ngày của người dân. Vì vậy, để từng bước khắc phục những thách thức, cần thiết phải có những giải pháp mang tính đồng bộ, khả thi hơn; qua đó, tạo chuyển biến trong triển khai thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt có tính hiệu quả hơn. Xuất phát từ thực trạng nêu trên tác giả lựa chọn đề tài: “ Thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sỹ ngành Chính sách công. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học để các nhà quản lý có những kế hoạch triển khai chính sách hợp lý, tiến đến quản lý hiệu quả môi trường, phát triển bền vững lãnh thổ.
  • 10. 2 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Các khía cạnh liên quan đến vấn đề môi trường, chính sách môi trường đã có nhiều công trình nghiên cứu; trong đó, có công tác quản lý rác thải sinh hoạt. Một số công trình nghiên cứu có liên quan: Tác giả Nguyễn Thế Bình và cộng sự (2020): ”Đánh giá thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt tỉnh Bắc Giang” [1], đã áp dụng các phương pháp điều tra xã hội học, kết hợp với phân tích, xử lý dữ liệu nhằm làm rõ thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt ở tỉnh Bắc Giang; tác giả cho rằng: lượng rác thải sinh hoạt phát sinh ở khu vực nông thôn cao hơn khu vực đô thị; tuy nhiên tỷ lệ thu gom lại có chiều ngược lại, khu vực đô thị thu gom đạt 86%; nông thôn khoảng 85%. Hình thức xử lý chủ yếu là chôn lấp và đốt nên gây ô nhiễm bởi mùi hôi và sinh vật; từ kết quả nghiên cứu thực trạng, nhóm tác giả đã đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; trong đó, nhấn mạnh đến việc đầu tư công nghệ xử lý rác và đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về phân loại rác và không vứt rác bừa bãi. Tác giả Nguyễn Thị Kim Nhung (2014) nghiên cứu về:“Ảnh hưởng của các bên liên quan đến mức độ tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải ở Hà Nội”,Tạp chí Khoa học Đại học Quốc Gia HN: Khoa học xã hội và Nhân văn, tập 30, số 2 (2014) 16-27 [9], tập trung phân tích những ảnh hưởng của các bên liên quan đến sự tham gia của người dân trong hoạt động phân loại, thu gom và xử lý rác thải, bao gồm: công nhân vệ sinh môi trường, nhóm tự quản cơ sở trưởng thôn/tổ trưởng tổ dân phố, đoàn thể xã hội, nhóm thu mua phế liệu phi chính thức và chính quyền cấp quận/huyện, phường/xã. Từ đó đề xuất một số khuyến nghị tăng cường sự tham gia của các bên liên quan nhằm nâng cao sự tham gia của người dân trong quản lý rác thải ở Hà Nội. Tác giả Nguyễn Thị Hương (2017) Giải pháp quản lý và thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội [8]; đã sử dụng phương pháp điều tra xã hội, phỏng vấn 60 hộ nhằm nghiên cứu, phân tích công tác quản lý nguồn rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã; làm rõ được các yếu tố ảnh hưởng tới lượng rác thải ra bình quân trên địa bàn. Từ đó, để đề xuất ra một số các giải pháp nâng cao hệ thống quản lý rác thải sinh hoạt. Tác giả Phạm Hữu Giáp (2015) Nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đến năm 2030 [3], đã tổng
  • 11. 3 hợp, phân tích, đánh giá công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn TP Phủ Lý. Đề xuất các giải pháp về quản lý chất thải rắn trên địa bàn TP Phủ Lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Nam bền vững. Theo đó, để thực hiện tốt công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt cần triển khai mô hình xã hội hóa trong công tác quản lý CTRSH : (i) Mô hình phân loại CTRSH tại nguồn; (ii) Mô hình quản lý công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH; (iii) Mở rộng dịch vụ thu gom, vận chuyển CTRSH phủ kín địa bàn thành phố với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế; và (iv) Tổ chức các hình thức vận động, tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức cộng đồng đối với quá trình sử dụng, công tác thu gom, phân loại và góp phần tham gia vào công tác quản lý CTRSH; Đề xuất bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách trong lĩnh vực quản lý CTRSH trên địa bàn TP Phủ Lý gồm có: (i) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách cho phân loại CTR tại nguồn; (ii) Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc thu gom và xử lý CTR sinh hoạt và (iii) Đề xuất hoàn thiện và ban hành quy định về phí thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Tác giả Trần Minh Trường (2015) Nghiên cứu, đề xuất quy hoạch các điểm tập kết thu gom rác thải sinh hoạt quận Ba Đình, Hà Nội [11]. Tác giả đã thực hiện điều tra, đánh giá hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận Ba Đình; xây dựng cơ sở khoa học, mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt; từ đó, đề xuất quy hoạch các điểm tập kết, thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn. Tác giả Lê Thanh Sơn (2016) Thực hiện chính sách thu gom và xử lý rác thải từ thực tiễn huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi [10], tập trung phân tích những vấn đề luận về thực hiện chính sách thu gom và xử lý rác thải. Đồng thời, phân tích một số kết quả triển khai thực tiễn tại một số địa phương; kết hợp với phân tích thực trạng thực hiện chính sách trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam; từ đó, đề xuất một số giải pháp tăng cường thực hiện chính sách. Từ những công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến công tác quản lý rác thải rắn sinh hoạt ở các địa phương đều khẳng định: rác thải sinh hoạt là một khía cạnh của cuộc sống, với việc gia tăng dân số kết hợp với quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa rác thải sinh hoạt đang ngày càng gia tăng, đòi hỏi phải có giải pháp khả thi, phù hợp với từng bối cảnh, lãnh thổ cụ thể để đảm bảo tính hài hòa của môi
  • 12. 4 trường sống. Các công trình nghiên cứu đã làm rõ hơn về mặt cơ sở lý luận, kết hợp với phân tích thực trạng ở cách tiếp cận chuyên ngành khác nhau; từ đó, làm cơ sở giúp các nhà quản lý nhìn nhận được vấn đề có liên quan, rút ra bài học để triển khai ngoài thực tiễn ở các địa phương. Đối với khu vực huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, tác giả chưa tiếp cận được công trình nghiên cứu có liên quan đến thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt. Vì vậy, để có cái nhìn toàn diện, khách quan về thực hiện chính sách ở khu vực nghiên cứu, tác giả sẽ vận dụng, kế thừa các kết quả nghiên cứu từ các công trình trên để làm rõ cả về mặt lý luận, thực tiễn những vấn đề có liên quan đến thực hiện chính sách dưới tiếp cận chính sách công; từ đó, đề xuất các giải pháp triển khai hiệu quả việc “Thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội”. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu làm rõ các vấn đề về lý luận và thực trạng thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt; từ đó, đề xuất một số giải pháp tăng cường thực hiện chính sách sách quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích được những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt; - Phân tích được thực trạng thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Hoài Đức thành phố Hà Nội; - Đề xuất được một số giải pháp tăng cường thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Hoài Đức thành phố Hà Nội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung liên quan đến thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt. Phạm vi về không gian: Đề tài tiến hành tại địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Phạm vi về thời gian: Từ năm 2015 đến 2020, giải pháp đến năm 2025
  • 13. 5 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Để giải quyết nhiệm vụ đặt ra, đề tài luận văn vận dụng tổng hợp các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; các quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước để nhận thức tiến trình hình thành, triển khai các vấn đề liên quan đến thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn nghiên cứu. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Chọn điểm nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành ở các cơ quan hành chính nhà nước của thành phố Hà Nội và tại địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Với phạm vi nghiên cứu của đề tài, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu, nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt tại Dương Liễu, Minh Khai, Cát Quế. 5.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin 5.2.2.1. Thu thập tài liệu thứ cấp Đề tài thực hiện thu thập dữ liệu thứ cấp từ các cấp quản lý và công trình công bố để làm rõ khía cạnh về phương pháp luận, cách tiếp cận. Xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu; phân tích thực trạng các đặc trưng lãnh thổ; các giải pháp thực hiện chính sách góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý rác thải sinh hoạt. 5.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp Số liệu sơ cấp được tiến hành thu thập thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn và thảo luận nhóm với đội ngũ cán bộ, công chức quản lý rác thải sinh hoạt. Số phiếu điều tra cho các nhóm đối tượng được tổng hợp tại Bảng 1. Bảng 1. Số lượng mẫu điều tra dự kiến TT Đối tượng phỏng vấn Số lượng (người) 1 Hộ dân, chợ, trung tâm thương mại… 60 2 Người lao động trong công tác thu gom, xử lý rác (mỗi xã 7 người) 21 3 Cán bộ quản lý (gồm cán bộ cấp xã và cấp huyện) 20 Cộng 101 Nguồn: Tác giả tổng hợp ( 2020)
  • 14. 6 5.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu, thông tin Các dữ liệu sau khi thu thập được kiểm tra, nếu phát hiện sai sót tác giả loại bỏ phiếu điều tra không bảo đảm chất lượng và thực hành hiệu chỉnh về mã hóa, nhập vào máy tính điện tử với sự trợ giúp của phần mềm Excel. Quá trình này được thực hiện theo một trình tự nhất định, đảm bảo tính khoa học, được xử lý bằng phương pháp phân tổ theo tiêu thức nghiên cứu. Kết quả xử lý được trình bày ở bảng số liệu, sơ đồ, hộp ý kiến. 5.2.4. Phương pháp thống kê Phương pháp thống kê để đánh giá thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt của huyện Hoài Đức. Thông qua các chỉ tiêu tổng hợp như số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để mô tả thực trạng, nhận dạng đặc điểm của quản lý chất thải sinh hoạt, những thuận lợi và khó khăn của việc quản lý chất thải sinh hoạt trong quá trình làm việc. 5.2.5. Phương pháp so sánh Được áp dụng để so sánh giữa thực trạng quản lý chất thải sinh hoạt của huyện với tình hình phát triển kinh tế trong tương lai để đáp ứng yêu cầu quản lý chất thải sinh hoạt. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý chất thải sinh hoạt trong thời gian tới. 5.2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu - Số điểm đổ rác trong các khu vực dân cư; - Khối lượng RTSH từ các hộ gia đình có nguồn thu nhập khác nhau; - Tình hình phân loại RTSH của các hộ gia đình; - Tỷ lệ các loại chất thải trong nguồn RTSH; - Tình hình lao động công ty VSMT; - Trang thiết bị thu gom vận chuyển RTSH; - Ý kiến đánh giá của người thu gom RTSH; - Mô hình thu gom RTSH khu vực huyện Hoài Đức ; - Số hộ được thu gom RTSH qua 3 năm (2018 đến 2020); - Khối lượng RTSH thu gom hàng năm; - Đánh giá một số chỉ tiêu của các hộ được thu gom RTSH; - Mức thu gom phí VSMT;
  • 15. 7 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Về mặt lý luận Kết quả nghiên cứu góp phần làm rõ nội dung nghiên cứu về thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt theo tiếp cận của khoa học chính sách công; Giúp có một cách nhìn cụ thể hơn về chính sách công trong một lĩnh vực cụ thể. 6.2. Về mặt thực tế Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội được đề xuất dựa trên các kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đảm bảo tính khoa học, khách quan, có giá trị tham khảo đối với các cấp chính quyền. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, kết luận, Luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện quản lý rác thải sinh hoạt Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội Chương 3: Một số giải pháp tăng cường thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
  • 16. 8 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT 1.1. Khái niệm thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt 1.1.1. Rác thải sinh hoạt và quản lý rác thải sinh hoạt 1.1.1.1. Rác thải sinh hoạt Rác là một phần tất yếu của cuộc sống, xã hội càng phát triển, lượng rác thải ra ngày càng nhiều. Trong xã hội ngày nay, quá trình đô thị hóa, kết hợp với gia tăng dân số kéo theo lượng rác thải lớn, không có khả năng đồng hóa trong môi trường tự nhiên, trở thành mối đe dọa sự sinh tồn của chúng ta. Chính vì nguy cơ đó, nên nhiều công trình nghiên cứu liên quan đã được triển khai và thuật ngữ: “rác”; “rác thải sinh hoạt” cũng được đề cập, làm rõ. Một số khái niệm phổ biến, như: Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, 2003 định nghĩa: Rác thải sinh hoạt là tất cả các loại chất, vật liệu, đồ vật được tạo ra không theo ý muốn từ các hoạt động sống của con người, như ăn, ở, vui chơi, giải trí, các loại vật liệu dùng làm túi bao gói, … [Error! eference source not found.]. Theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 6705-2009 - Chất thải rắn không nguy hại - Phân loại), chất thải sinh hoạt: bao gồm chất thải phát sinh từ các hộ gia đình, cơ sở kinh doanh thương mại và các cơ quan. Chất thải rắn sinh hoạt hay còn gọi là rác thải sinh hoạt sinh ra từ hoạt động hàng ngày của con người. Rác sinh hoạt thải ra ở mọi nơi, mọi lúc trong phạm vi thành phố hoặc khu dân cư, từ các hộ gia đình, khu thương mại, chợ và các tụ điểm buôn bán, nhà hàng, khách sạn, công viên, khu vui chơi giải trí, trường [12]. Theo quy định pháp luật: Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người [2]. Từ các khái niệm trên cho thấy: Mặc dù, khái niệm về rác thải sinh hoạt được tiếp cận theo các chiều hướng khác nhau nhưng đều thống nhất, đó là: toàn bộ các loại rác thải rắn được con người loại bỏ trong hoạt động sống. Đây cũng là khái niệm được đề tài vận dụng trong quá trình phân tích. Nguồn phát sinh rác thải Khối lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày càng nhiều do tác động của dân số, sự phát triển kinh tế - xã hội, sự thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng của người
  • 17. 9 dân ở cả khu vực đô thị và nông thôn. Trong đó nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt bao gồm: Bảng 1.1. Nguồn phát sinh của rác thải sinh hoạt Nguồn phát sinh Ví dụ Khu dân cư (các hộ gia đình, căn hộ chung cư, khu tập thể) Thực phẩm thừa, bìa cacton, nhựa, vải, gỗ, thủy tinh, vỏ chai/lon.. Khu thương mại (chợ, nhà hàng, khách sạn…) Dầu mỡ, lốp xe, vỏ chai, giấy, nhựa, thực phẩm thừa, kim loại, chất nguy hiểm… Cơ quan cơ sở (trường học, bệnh viện, công ty…) Giấy, nhựa, đồ dùng văn phòng, kim loại, bìa cacton, gỗ, thủy tinh, đồ điện tử… Khu công cộng (đường phố, khu vui chơi giải trí, công viên…) Vỏ thực phẩm, chất thải chung tại khu vui chơi, giải trí.. Công trình xây dựng Gỗ, bê tông, thép, gạch, đất, bụi, thạch cao.. Nông nghiệp Thực phẩm thừa bị hỏng, sản phẩm nông nghiệp không được tiêu dùng, chất độc hại Nhà máy xử lý chất thải đô thị Bùn, tro.. Công nghiệp (công nghiệp nặng, nhẹ…) Chất thải do quá trình chế biển công nghiệp, phế liệu và rác thải sinh hoạt Nguồn: Đào Duy Anh (2013) Thành phần rác thải sinh hoạt Việc xác định được thành phần rác thải sinh hoạt tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho phân loại, thu gom và xử lý rác thải. Góp phần tiết kiệm được những loại rác thải có thành phần có thể tái chế được, tiết kiệm được thêm chi phí xử lý chúng (Trần Thị Mỹ Diệu, 2007). Rác thải sinh hoạt có thành phần rất đa dạng, khác với rác thải công nghiệp; đó là một hỗn hợp không đồng nhất. Sư không đồng nhất này tạo ra một số đặc tính rất khác biệt trong thành phần của rác thải sinh hoạt, mỗi thành phần khác nhau thì có những tính chất khác nhau. Ta có thể phân tích các thành phần này theo tính chất là rác thải cháy được và không cháy được. Dưới đây là bảng tổng hợp thành phần rác thải sinh hoạt và định nghĩa của chúng:
  • 18. 10 Bảng 1.2. Định nghĩa thành phần rác thải sinh hoạt Thành phần Định nghĩa Ví dụ 1. Các chất cháy được a, Giấy b, Hàng dệt c, Thực phẩm d, Cỏ, gỗ, củi, rơm... e, Chất dẻo f, Da và cao su Các vật dụng làm từ giấy bột và giấy Có nguồn gốc từ sợi Các chất thải từ đồ ăn thực phẩm Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ gỗ, tre, rơm Các vật phẩm và sản phẩm được chế tạo từ chất dẻo Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ da và cao su Túi giấy, giấy vệ sinh Vải, len.. Cọng rau, vỏ quả.. Bàn ghế, tủ đồ Phim cuộn, túi chất dẻo, dây điện Giày, ví, áo da 2. Các chất không cháy a, Các kim loại sắt b, Các kim loại phi sắt c, Thủy tinh d, Đá và Sành sứ e, Các chất hỗn hợp Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ sắt mà dễ bị nam châm hút Các vật liệu và sản phẩm không bị nam châm hút Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ thủy tinh Bất kì các loại vật liệu khác không cháy khác ngoài kim loại và thủy tinh Tất cả các loại vật liệu khác không phân loại trong bảng này. Hàng rào, dao.. Vỏ nhôm, đồ đựng.. Chai lọ, bóng đèn.. Đá, gốm… Đất, cát… Nguồn: Nguyễn Trung Việt và Trần Thị Mỹ Diệu (2007) Phân loại rác thải sinh hoạt Phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn nhằm tách các loại chất thải nguy hại ra khỏi thành phần chất thải rắn hữu cơ tạo nguồn hữu cơ sạch để sản xuất compost và chế biến phân hữu cơ có chất lượng cao phục vụ cho nông nghiệp và tái sinh năng lượng một cách có hiệu quả từ chất thải rắn hữu cơ. Ngoài ra, phân loại tại nguồn nhằm giảm thiểu khối lượng chất thải lên bãi chôn lấp khối lượng nước rỉ rác sẽ giảm. Nhờ đó, các tác động tiêu cực đến môi trường cũng sẽ giảm đáng kể như: giảm rủi ro trong quá trình xử lý nước rỉ rác, giảm ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước mặt… và phân loại chất thải rắn tại nguồn còn để nâng cao hiệu quả của hệ thống tái chế, sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn tài nguyên và năng lượng. Hơn nữa, nâng cao ý thức của tất cả cộng đồng là một trong những mục đích quan trọng của chương trình để thay đổi thói quen và ý thức của cộng đồng trong việc phân loại và thải bỏ chất thải đúng quy định.
  • 19. 11 Bảng 1.3. Phân loại rác thải theo đặc tính tự nhiên Loại Nguồn gốc Ví dụ Rác hữu cơ - Các vật liệu làm từ giấy - Có nguồn gốc từ các sợi - Các chất thải từ thực phẩm - Các vật liệu, sản phẩm được chế tạo từ gỗ, tre, cao su, da,.. - Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ chất dẻo. - Các túi giấy, giấy vệ sinh, bìa,… - Vải, len, bì tải, bì nilon - Thực phẩm dư thừa, ôi thiu: rau, củ, quả,… - Bàn ghế, đồ chơi, giầy dép, ví,… - Túi chất dẻo, chai lọ chất dẻo,… Rác vô cơ - Các vật liệu và sản phẩm được làm từ thủy tinh, kim loại. - Các vật liệu không cháy ngoài kim loại và thủy tinh. - Vỏ hộp nhôm. Chai lọ, dao, dây điện,… - Vỏ trai, gạch, đá, gốm,… Rác hỗn hợp - Tất cả các loại vật liệu khác không phân loại ở hai mục trên. Loại này có thể được chia thành 2 loại: kích thước lớn hơn 5mm và kích thước nhỏ hơn 5mm - Đá cuội, cát, đất,… Nguồn: Viện CNMT – viện KH và CNVN (2007) Theo Điều 5, Nghị định 38/2015/NĐ-CP quản lý chất thải và phế liệu ngày 24/04/2015 [2], CTRSH được phân loại tại nguồn phù hợp với mục đích quản lý, xử lý thành 3 nhóm như sau: - Nhóm hữu cơ dễ phân hủy (thức ăn thừa, lá cây, rau, củ, quả, xác động vật); - Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế (giấy, nhựa, kim loại, cao su, ni lông, thủy tinh); - Nhóm còn lại. Ngoài ra, nếu phân chia theo tính chất độc hại của chất thải rắn sinh hoạt thì chia ra làm 2 loại: CTRSH nguy hại bao gồm: Đồ điện, điện tử hư hỏng, nhựa, túi nylon, pin, săm lốp xe, sơn thừa, đèn neon hỏng, bao bì thuốc diệt chuột/muỗi/ruồi, bao bì thuốc bảo vệ thực vật và CTRSH thông thường bao gồm: rác thực phẩm, giấy, vải, da, rác vườn, gỗ, thủy tinh, kim loại, lá cây, rơm rạ, chất thải chăn
  • 20. 12 nuôi…. Với mỗi cách phân loại khác nhau, sẽ có những đặc điểm khác nhau về lượng và thành phần chất thải rắn sinh hoạt. Thành phần vật lý, hóa học của chất thải rắn sinh hoạt rất khác nhau tùy thuộc vào từng địa phương vào các mùa khí hậu, vào điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác. Có rất nhiều thành phần chất thải rắn trong các rác thải có khả năng tái chế, tái sinh; vì vậy, cần nghiên cứu để tận dụng những thành phần có thể tái chế, tái sinh phục vụ bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế. 1.1.1.2. Quản lý rác thải sinh hoạt Các nguồn lực thực hiện quản lý đều có giới hạn và phải đáp ứng các điều kiện ràng buộc, nên các tiến trình cần được hoạch định có tính khoa học để không dư thừa, điều khiển để thực hiện đúng, giám sát để phát hiện bất thường, đo lường để biết mức độ hoàn thành được gọi chung là quản lý. Theo Hồ Văn Vĩnh (2013) quản lý là sự tác động có tổ chức, hướng tới đích của chủ thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra [7]. Theo Fayol: “Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy” [14]. Theo Harold Koontz: “Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúp con người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định” [15]. Theo Peter F Druker: Suy cho cùng, quản lý là thực tiễn. Bản chất của nó không nằm ở nhận thức mà nằm ở hành động, kiểm chứng nó không nằm ở sự logic mà ở thành quả; quyền uy duy nhất của nó là ở thành tích”. Quản lý được giới hạn bởi môi trường bên ngoài nó. Theo đó, quản lý bao gồm 3 chức năng chính là: Quản lý doanh nghiệp, quản lý giám đốc, quản lý công việc và nhân công” [16]. Hình 1.1. Hệ thống quản lý Chủ thể quản lý Đối tượng quản lý Cơ chế quản lý:  Nguyên tắc  Phương pháp  Công cụ Mục tiêu xác định
  • 21. 13 Quản lý rác thải là hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng quản lý chất thải, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại tới môi trường và sức khỏe của con người (Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của chính phủ về quản lý rác thải rắn). Theo nghị định 38/2015/NĐ-CP: Quản lý rác thải sinh hoạt là việc thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế, loại bỏ hay thẩm tra các vật liệu chất thải. Quản lý chất thải thường liên quan đến những vật chất do hoạt động của con người sản xuất ra, đồng thời đóng vai trò giảm bớt ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe con người, môi trường hay tính mỹ quan. Khái niệm theo Nghị định này sẽ được tác giả vận dụng trong triển khai các nội dung của đề tài. 1.1.2. Thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt 1.1.2.1. Chính sách công và thực hiện chính sách công Chính sách công Thuật ngữ “chính sách”, theo Từ điển tiếng Việt, là “sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra”. Chính sách khác với đường lối. Nếu như đường lối chỉ những định hướng chung, mang tính chất chiến lược thì chính sách chỉ là “…một tập hợp biện pháp được thể chế hóa, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi cho một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ, định hướng hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội”. Nói cách khác, chính sách “là giải pháp cùng các biện pháp cụ thể thực hiện giải pháp ấy được một chủ thể quyền lực lựa chọn và thể hiện bằng văn bản có giá trị pháp lý nhằm điều chỉnh hành vi của xã hội hoặc cộng đồng để giải quyết một hoặc một số vấn đề lớn liên quan đến nhiều đối tượng trong một giai đoạn xác định” [13]. Theo Peter Aucoin, chính sách công bao gồm các hoạt động thực tế do Chính phủ tiến hành. Chính sách có thể là hành động riêng biệt của Chính phủ, song nó có thể là kết quả của hàng loạt quyết định, lựa chọn của chính phủ [188]. William Jenkins (năm 1978) đưa ra định nghĩa cụ thể hơn, chính sách công “là một tập hợp các quyết định liên quan với nhau được ban hành bởi một hoặc một nhóm các nhà hoạt động chính trị cùng hướng đến lựa chọn mục tiêu và các
  • 22. 14 phương thức để đạt mục tiêu trong một tình huống xác định thuộc phạm vi thẩm quyền”; đó là một quá trình chứ không chỉ đơn giản là một sự lựa chọn; đồng thời, định nghĩa này cũng cho thấy một cách rõ ràng chính sách công là “một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau” [19]. B. Guy Peters (năm 1990) định nghĩa: “Chính sách công là toàn bộ các hoạt động của nhà nưóc có ảnh hưởng một cách trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của mọi người dân”. Quan niệm này của B. Guy Peters đã bổ sung thêm một khía cạnh quan trọng của chính sách công, đó là tác động của chính sách công đến đời sống của mọi người dân hay cộng đồng xã hội, thay vì tác động lên một cá nhân hoặc một tổ chức cụ thể. TS. Đặng Ngọc Lợi cho rằng chính sách công là chính sách của nhà nước, của chính phủ (do nhà nước, do chính phủ đưa ra), là một bộ phận thuộc chính sách kinh tế và chính sách nói chung của mỗi nước; PGS.TS. Lê Chi Mai nghiên cứu cho rằng chính sách công có những đặc trưng cơ bản nhất như: chủ thể ban hành chính sách công là nhà nước; chính sách công không chỉ là các quyết định (thể hiện trên văn bản) mà còn là những hành động, hành vi thực tiễn (thực hiện chính sách); chính sách công tập trung giải quyết những vấn đề đang đặt ra trong đời sống kinh tế - xã hội theo mục tiêu xác định; chính sách công gồm nhiều quyết định chính sách có liên quan lẫn nhau [4]. Như vậy, chính sách công có nhiều khái niệm nhưng tựu chung là định hướng, giải pháp của Nhà nước để giải quyết vấn đề của thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu nhất định. (Điều 2, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật [5]) Chính sách là chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ; chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội …Muốn đặt ra chính sách đúng phải căn cứ vào tình hình thực tiễn trong từng lĩnh vực, từng giai đoạn, phải vừa giữ vững mục tiêu,
  • 23. 15 phương hướng được xác định trong đường lối, nhiệm vụ chung, vừa linh hoạt vận dụng vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể (Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam) [6]. Thực hiện chính sách công Thực hiện chính sách công là một giai đoạn trong chu trình chính sách; quá trình đưa chính sách công vào thực tiễn đời sống xã hội thông qua việc ban hành các văn bản, chương trình, dự án thực hiện chính sách công và tổ chức thực hiện chúng nhằm hiện thực hóa mục tiêu chính sách công; theo đó, định nghĩa về thực hiện chính sách công có nhiều cách tiếp cận khác nhau: Đó là thực hiện một quyết định chính sách cơ sở, chứa đựng các vấn đề cần được giải quyết, mục tiêu cần đảm bảo và các phương thức thực thi (Mazmanian & Sabatier, 1989) [173]. Hay thực hiện chính sách công thể hiện một tiến trình thay đổi của Nhà nước nhằm đạt được mục đích về điều chỉnh và phân bổ nguồn lực theo các nguyên tắc thị trường thông qua các chương trình dự án (William N.D., 2007) [20]. Như vậy, thực hiện chính sách là một quá trình phức tạp, bao gồm nhiều hoạt động khác nhau từ ban hành văn bản triển khai đến phương thức thực thi các chương trình, dự án để đạt được mục tiêu đặt ra theo từng giai đoạn, phù hợp với bối cảnh cụ thể. 1.1.2.2. Chính sách quản lý rác thải sinh hoạt và thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt Từ lý luận về chính sách công và quản lý rác thải sinh hoạt được phân tích, làm rõ ở các nội dung trên có thể định nghĩa chính sách quản lý rác thải sinh hoạt, như sau: Chính sách quản lý rác thải sinh hoạt là chính sách công, là một chuỗi các quyết định của nhà nước được thực thi trên thực tế nhằm giải quyết vấn đề liên quan đến rác thải sinh hoạt đang đặt ra trong đời sống kinh tế – xã hội theo mục tiêu xác định. Nội hàm của chính sách, gồm: - Là chính sách do Nhà nước ban hành; công cụ quản lý được Nhà nước sử dụng để tạo động lực, quản lý các hoạt động về rác thải sinh hoạt; - Phản ánh tính định hướng của Nhà nước trong giải quyết vấn đề liên quan đến quản lý rác thải sinh hoạt; - Luôn xác định mục tiêu cần đạt được; cũng như các điều kiện bảo đảm thực thi. Thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt là quá trình hiện thực hóa chính sách, được thực hiện bởi Nhà nước thông qua việc tổ chức thực thi các văn
  • 24. 16 bản, chương trình nhằm quản lý rác thải sinh hoạt trên một không gian cụ thể và thời gian nhất định. 1.2. Vai trò của thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt Thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt sẽ góp phần phòng ngừa, kiểm soát, hạn chế về cơ bản mức độ phát sinh chất thải rắn gia tăng, giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường do chất thải rắn gây ra, góp phần bảo vệ sức khỏe con người, môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đất nước. Thông qua thực hiện chính sách sẽ góp phần đánh giá được tính hiện thực, tính hiệu quả, tính đúng đắn; sẽ giúp cho chính sách ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội luôn biến động. Thực tế chất thải không chỉ là vật được loại bỏ hoặc xử lý mà có thể được sử dụng trong tương lai. Chất thải có thể là một nguồn tài nguyên có giá trị nếu được giải quyết một cách đúng đắn thông qua chính sách và biện pháp thực thi phù hợp. Thực tiễn đã minh chứng: hoạt động quản lý chất thải hợp lý và nhất quán sẽ tạo ra những giá trị nhất định ở cả khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường Vai trò kinh tế: Nâng cao hiệu quả kinh tế thông qua sử dụng tài nguyên, xử lý, tiêu hủy và tạo ra thị trường cho tái chế có thể dẫn đến các hành hiệu quả trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Các vật liệu sản phẩm có giá trị được thu hồi để tái sử dụng tạo mới khả năng việc làm và cơ hội kinh doanh. Điều này sẽ giúp tiết kiệm và bảo vệ môi trường sống đang ngày một đe dọa bởi sự ô nhiễm từ rác thải. Vai trò xã hội: Tăng cường sức khỏe người dân bằng cách giảm thiểu các bệnh có liên quan đến môi trường nhờ cải thiện và nâng cao vệ sinh môi trường. Tạo cảnh quan thôn xóm và góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng, nhận thức và trách nhiệm của cán bộ địa phương. Lợi thế xã hội tốt hơn có thể dẫn đến các nguồn việc làm mới giảm được một lượng lớn tỉ lệ lao động thất nghiệp, giảm được các tệ nạn xã hội và có khả năng nâng cộng đồng thoát khỏi đói nghèo. Đặc biệt là ở một số nước đang phát triển. Vai trò môi trường: Rác thải được quản lý, phân loại và xử lý hiệu quả sẽ giúp giữ gìn vệ sinh môi trường, giảm hoặc loại bỏ tác động xấu đến môi trường thông qua việc giảm, việc tái sử dụng và tái chế, giảm thiểu và khai thác tài nguyên. Có thể cung cấp được cải thiện không khí, chất lượng nước, giúp đỡ trong việc giảm lượng khí thải nhà kính. Các hợp chất trong rác thải nếu không được xử lý mà
  • 25. 17 đổ thẳng trực tiếp ra môi trường sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường sống của các loại động vật, thực vật, vi sinh vật. Đối với sức khỏe con người: Những hợp chất trong chất thải nếu không được xử lý sẽ là mầm mống của các dịch bệnh nguy hiểm như: nhiễm khuẩn, viêm da, biến đổi gen, ung thư,… Vì vậy việc phân loại , xử lý rác thải trước khi thải ra môi trường chính là bảo vệ sức khỏe của mọi người và của chính chúng ta. Thế hệ tương lai: Thực thi quản lý chất thải hiệu quả có thể cung cấp các thế hệ tiếp theo một nền kinh tế mạnh mẽ hơn, một xã hội công bằng hơn, toàn diện hơn và một môi trường sạch hơn. Thực tế đã minh chứng, thực hiện chính sách thông qua các biện pháp, giải pháp, công cụ sẽ góp phần điều chỉnh các quan hệ xã hội, luôn có tác động và ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới các quan hệ xã hội. Trong đó, các quy định của pháp luật về công cụ kinh tế, như: phí, lệ phí,… giúp tạo nguồn tài chính; các công cụ về tuyên truyền góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân để đảm bảo cho họ được hưởng quyền sống trong môi trường không ô nhiễm. 1.3. Quy trình thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt 1.3.1. Xây dựng Kế hoạch thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt Tổ chức thực thi chính sách quản lý rác thải sinh hoạt là quá trình phức tạp diễn ra trong một thời gian dài với sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau. Do đó, cần thiết phải lập kế hoạch nhằm đảm bảo tính chủ động, tính thực tiễn trong quá trình triển khai thực hiện với các nội dung cụ thể: - Kế hoạch về tổ chức, điều hành với các nội dung dự kiến về hệ thống các cơ quan chủ thể và phối hợp triển khai thực hiện chính sách; số lượng và chất lượng nhân sự tham gia tổ chức thực thi, cơ chế thực thi,...; - Kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực, như: Nguồn lực về tài chính, trang thiết bị hỗ trợ,...; - Kế hoạch về thời gian triển khai thực hiện với các giai đoạn mục tiêu khác nhau nhằm duy trì chính sách, dự kiến các bước tổ chức triển khai thực hiện từ tuyên truyền chính sách đến tổng kết rút kinh nghiệm; - Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực thi chính sách, gồm những dự kiến về tiến độ, hình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát tổ chức thực thi chính sách. Dự kiến,
  • 26. 18 xây dựng nội quy, quy chế hoạt động, tổ chức điều hành, quy trách nhiệm, nhiệm vụ đối với tổ chức, cá nhận tham gia thực hiện chính sách… 1.3.2. Tổ chức phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách Để chính sách đi vào thực tiễn, phổ biến, tuyên truyền là bước tiếp theo của xây dựng kế hoạch triển khai. Đó là quá trình tuyên truyền, vận động cán bộ, nhân dân tham gia thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt - hoạt động giữ vai trò quan trọng để giúp các đối tượng tham gia thực thi chính sách và người dân hiểu về mục đích, yêu cầu của chính sách, về tính đúng đắn của chính sách trong điều kiện hoàn cảnh của từng địa phương; qua đó, phát huy được tính tự giác, tính dân chủ cơ sở của người dân và nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ trong thực hiện mục tiêu chính sách và triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách được giao bằng các hình thức phù hợp. Tiến trình này phải diễn ra thường xuyên, liên tục để thay đổi nhận thức, hành vi kết hợp với các biện pháp quản lý khác để đạt được mục tiêu. 1.3.3. Phân công phối hợp thực hiện chính sách: Trong thực hiện chính sách, công tác phân công phối hợp giữ vai trò cấp thiết, ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, phân công cơ quan, đơn vị chủ trì công tác quản lý rác thải sinh hoạt; các cơ quan, địa phương liên quan có trách nhiệm phối hợp thực hiện chính sách; tiến trình phân công phối hợp phải được thực hiện một cách chặt chẽ, diễn ra ở nhiều cấp độ: phối hợp theo chiều dọc tức là giữa các cơ quan ngành với địa phương, giữa cấp trên với cấp dưới; phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành trong cùng khu vực hành chính; trong phân công cần chú ý đến năng lực của từng tổ chức, cá nhân để tránh chồng chéo . 1.3.4. Theo dõi, đôn đốc, đánh giá thực hiện chính sách Quá trình thực thi chính sách được thực hiện đồng bộ, có nhiều cơ quan, tổ chức và nhân dân tham gia; Điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở từng nơi khác nhau, trình độ tổ chức thực thi của cán bộ công chức không đồng đều; trong quá trình triển khai chính sách quản lý rác thải sinh hoạt các cơ quan nhà nước phải thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện chính sách, qua kiểm tra, đôn đốc các mục tiêu và biện pháp chủ yếu của chính sách lại được khẳng định để nhắc nhở mỗi cán bộ công chức cũng như đối tượng thực thi chính sách tập trung chú ý
  • 27. 19 những nội dung ưu tiên trong quá trình thực hiện; kiểm tra thường xuyên việc thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt sẽ giúp cho từng cấp, từng ngành, từng địa phương kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc; Từ đó, có cơ sở đánh giá được mặt mạnh, yếu của công tác tổ chức thực thi chính sách để điều chỉnh. Công tác kiểm tra, đôn đốc này còn giúp cho từng ngành, từng địa phương thực thi chính sách biết được những hạn chế của mình để điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện. Thực hiện tốt vấn đề trên vừa kịp thời hoàn thiện, bổ sung chính sách vừa chấn chỉnh công tác tổ chức thực thi chính sách góp phần nâng cao hiệu lực hiệu quả việc thực thi chính sách quản lý rác thải sinh hoạt. 1.3.5. Tổng kết, đánh giá thực hiện chính sách Tổ chức thực thi chính sách được tiến hành liên tục trong thời gian duy trì chính sách, trong thời gian đó việc tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện chính sách là để đánh giá từng phần hay toàn bộ kết quả thực hiện chính sách; trong đó, đánh giá toàn bộ được thực hiện sau khi kết thúc chính sách, đánh giá tổng kết từng bước thực thi chính sách được hiểu là quá trình xem xét, kết luận về chỉ đạo, điều hành và chấp hành chính sách của các đối tượng thực thi chính sách; quá trình nhằm kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về thực hiện mục tiêu chính sách. Việc tổ chức đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm, nhằm điều chỉnh, bổ sung việc thực hiện chính sách; đồng thời, xem xét vai trò, chức năng của các tổ chức, cá nhân trong việc tham gia thực thi chính sách; cơ sở để tổng kết công tác chỉ đạo điều hành thực thi chính sách trong các cơ quan nhà nước là kế hoạch được giao, những nội quy, quy chế được xây dựng, đồng thời có kết hợp việc sử dụng các văn bản có liên quan giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức xã hội và các văn bản quy phạm khác để xem xét tình hình phối hợp, chỉ đạo điều hành thực thi chính sách của các tổ chức chính trị và xã hội với nhà nước; đánh giá thực hiện chính sách là một nội dung mà các bên liên quan cần đưa ra những nhận định khách quan về tính hiệu quả, hiệu lực, phù hợp và ổn định của chính sách 1.4. Các nhân tố tác động đến thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt 1.4.1. Các yếu tố về chính sách Công tác quản lý rác thải sinh hoạt trong những năm qua của nước ta được chính phủ và nhà nước hết sức quan tâm, thể hiện bằng các văn bản chính sách, pháp
  • 28. 20 luật quản lý rác thải, quy chế bao bì hay sử dụng các công cụ kinh tế như giấy phép rác thải,… đã được phát triển nhằm hướng tới hạn chế phát thải ra môi trường. Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 bao gồm một số điều sửa đổi, bổ sung của Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua và ban hành ngày 23 tháng 06 năm 2014; quy định về hoạt động bảo vệ môi trường: Chính sách, biện pháp, nguồn lực để bảo vệ môi trường; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ đất nước. Luật tạo điều kiện bảo tồn đa dạng sinh học; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải. Gắn kết các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên với ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh môi trường. Nghị định 59/2007/NĐ-CP về các quy định liên quan đến vấn đề quản lý chất thải rắn như tất cả mọi người dân, đơn vị, tổ chức, xã hội phải chấp hành thực hiện các quy định quản lý CTR, về việc quy hoạch quản lý CTR, đầu tư quản lý CTR, các yêu cầu trong quá trình phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý CTR. Nghị định 147/2007/NĐ-CP của chính phủ: Về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn. Nghị định này quy định về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn; mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn. Với những kết quả đã đạt được trong thời gian qua cho thấy các chính sách thường xuyên được điều chỉnh nhằm quản lý hiệu quả trong môi trường luôn biến động. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế, như: Một số chính sách được ban hành thiếu cơ chế triển khai cũng như hướng dẫn cụ thể dẫn đến việc triển khai không hiệu quả hoặc không phù hợp với thực tế. Ngoài ra, hiện nay các văn bản quy phạm pháp luật quy định về một số vấn đề then chốt đối với quản lý rác thải như nhân lực, trình độ, hướng dẫn kỹ thuật,… vẫn còn thiếu, làm ảnh hưởng đến các hoạt động, khó khăn khi triển khai đặc biệt là đối với các chất độc hại. 1.4.2. Tổ chức bộ máy thực hiện chính sách Bộ máy quản lý rác thải sinh hoạt gồm các cấp lãnh đạo, UBND huyện chỉ đạo tổ chức thực hiện cùng các tổ vệ sinh môi trường, tổ trưởng tổ dân phố thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt,
  • 29. 21 tăng cường tuyên truyền giáo dục, động viên, khuyến khích nhân dân thực hiện công tác thu gom và phân loại rác thải. Đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác quản lý RTSH. Năng lực của tổ VSMT bao gồm nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý rác thải. Tùy vào từng địa bàn và khối lượng rác thải phát sinh mà đòi hỏi năng lực của tổ VSMT phải phù hợp, đảm bảo cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải để tình hình môi trường trên địa bàn luôn được sạch sẽ (Văn Hữu Tập, 2014). 1.4.3. Nguồn lực thực hiện chính sách Để thực hiện chính sách cần đảm bảo các điều kiện về nguồn lực, như: nguồn nhân lực, nguồn lực vật chất,… Trong đó, nguồn lực tài chính được xem là một trong những điều kiện quan trọng. Nguồn lực tài chính giữ vai trò quyết định tới sự thành công hay thất bại đối với mọi hoạt động. Đối với công tác quản lý RTSH thì nguồn lực tài chính bao gồm mức đầu tư kinh phí cho hoạt động quản lý rác thải, mức chi trả của hộ cho việc thu gom rác thải và mức tiền, lương được nhận của công nhân VSMT. Tất cả các nguồn lực trên phải thu chi hiệu quả thì mới đảm bảo cho công tác quản lý rác thải hoạt động tốt (Văn Hữu Tập, 2014). Mức thu phí vệ sinh cũng sẽ ảnh hưởng đến công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn. Nếu mức thu phí không hợp lý, công tác quản lý rác thải sinh hoạt lại không đạt được như người dân mong muốn sẽ gây nên bức xúc, gặp nhiều sự phản ảnh. Người dân sử dụng dịch vụ nhưng dịch vụ lại không thể đáp ứng yêu cầu trong khi mức phí lại có thể quá cao hay quá thấp mà không phù hợp với người dân. Những mức phí này cần được chia ra hoặc phân loại trước khi áp dụng với người dân. Quản lý RTSH cần phải có sự góp sức chung của cả cộng đồng, để đảm bảo điều đó cần phải tập trung vào một số nội dung: Về cơ chế, chính sách; Về tổ chức, quản lý; Kinh phí cho công tác quản lý thu gom RTSH; Về công nghệ, kỹ thuật; Huy động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý RTSH. Nhất là đẩy mạnh xã hội hóa, tạo cơ chế ưu đãi thu hút các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước tham gia
  • 30. 22 vào thực hiện quản lý rác thải sinh hoạt; qua đó, sẽ giảm gánh nặng cho ngân sách, đồng thời, đảm bảo nguồn lực để thực hiện đồng bộ. 1.4.4. Sự tham gia của người dân Nhận thức của người dân Nhận thức của người dân về môi trường giữ vai trò quan trọng. Khi người dân trực tiếp tham gia vào bảo vệ môi trường thì mới thực sự ý thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong công tác quản lý bảo vệ môi trường. Các kết quả nghiên cứu đã nhận định: Mặc dù, nhận thức của người dân đã được cải thiện; đã nhận thức được hậu quả của rác thải đối với tình hình ô nhiễm môi trường nhưng để thực hiện tốt còn gặp nhiều thách thức. Ý thức của người dân về đổ rác đúng nơi quy định và ý thức tham gia thu gom của người dân còn chưa cao. Vẫn còn tình trạng vứt rác bừa bãi xuống ao hồ, sông ngòi, đường phố,… làm ô nhiễm nguồn đất, nước, không khí quanh chúng ta. Nhiều người còn nghiễm nhiên cho rằng họ đóng phí môi trường hàng tháng cho công nhân VSMT để họ đi thu gom rác thải thì họ có quyền vứt rác bừa bãi; mà không nghĩ rằng việc vứt rác đúng nơi quy định là trách nhiệm của mỗi người để bảo vệ môi trường sống. Vì vậy, nhà nước và chính quyền địa phương cần thắt chặt hơn và xử lý nghiêm khắc đối với những người có hành vi vi phạm để tạo điều kiện cho công tác thu gom và xử lý rác thải đạt hiệu quả. Mức sống người dân Mức thu nhập của người dân cũng gây ảnh hưởng đến việc gia tăng lượng rác thải sinh hoạt. Khi thu nhập của người dân tăng lên thì nhu cầu tiêu dùng của cũng tăng lên. Khi nhu cầu tiêu dùng tăng thì thành phần rác thải sinh hoạt càng đa dạng và phong phú như: túi nilon, hộp nhựa, cao su, giấy,…. Ảnh hưởng rất lớn đến tình hình ô nhiễm môi trường. 1.5. Kinh nghiệm thực tiễn 1.5.1. Kinh nghiệm về quản lý rác thải sinh hoạt trên thế giới 1.5.1.1. Kinh nghiệm Singapore Singapore là một nước đô thị hoá 100% và cũng được coi là một trong những đô thị sạch nhất trên thế giới. Để làm được việc này, Singapore đã chú trọng đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải, đồng thời xây dựng một hệ thống pháp luật nghiêm khắc làm tiền đề cho quá trình xử lý rác thải tốt hơn. Rác
  • 31. 23 thải ở Singapore được thu gom và phân loại bằng túi nilon. Các chất thải có thể tái chế được đưa về các nhà máy tái chế lại, còn các chất thải khác được đưa về nhà máy để thiêu huỷ. Ở Singapore có hai thành phần tham gia chính vào đầu tư cho thu gom và xử lý rác thải là: tổ chức thuộc Bộ Khoa học công nghệ và môi trường chủ yếu thu gom rác thải sinh hoạt từ các khu vực dân cư và các công ty; và hơn 300 công ty tư nhân của Singapore chuyên thu gom rác thải công nghiệp và thương mại. Tất cả các công ty đều được cấp giấy phép hoạt động và chịu sự giám sát, kiểm tra trực tiếp của Bộ khoa học công nghệ và môi trường. Ngoài ra các hộ dân và các công ty ở Singapore được khuyến khích tự nguyện thu gom và xử lý rác thải để có thể giảm được chi phí. Bộ Khoa học công nghệ và môi trường quy định cụ thể phí thu gom và vận chuyển rác thải cho các hộ dân và các công ty. Chẳng hạn, đối với các hộ dân, thu gom rác trực tiếp tại nhà phải trả phí 17 đôla Singapore/tháng, thu gom rác gián tiếp tại các khu dân cư thì phải trả 7 đôla Singapore/tháng (Thùy Phương, 2007). 1.5.1.2. Kinh nghiệm Nhật Bản Theo số liệu của Cục Y tế và Môi sinh Nhật Bản thì hàng năm quốc đảo này thải ra khoảng 450 triệu tấn (không tính rác thải phóng xạ) trong đó: rác công nghiệp chiếm 397 tấn; rác thông thường 52,2 tấn; rác gia đình 957 nghìn tấn. Trong tổng số trên 36% là tái chế được. Số còn lại được xử lý bằng cách đốt hoặc chôn tại các nhà máy xử lý rác. Ý thức được vấn đề này, người dân Nhật rất coi trọng bảo vệ môi trường, đặc biệt là vấn đề xử lý rác thải nên đã ban bố luật: “Xúc tiến sử dụng những tài nguyên tái chế” từ năm 1992, góp phần làm tăng các sản phẩm tái chế. Sau đó, luật “Xúc tiến thu gom, phân loại, tái chế các loại bao bì” được thông qua năm 1997, đã nâng cao hiệu quả sử dụng những sản phẩm tái chế bằng cách định rõ trách nhiệm của các bên liên quan. Về thu gom chất thải rắn sinh hoạt, các hộ gia đình được yêu cầu phân chia rác thành 3 loại: Rác hữu cơ dễ phân hủy, rác khó tái chế nhưng có thể cháy và rác có thể tái chế. Rác hữu cơ được thu gom hàng ngày để đưa đến nhà máy sản xuất phân compost; loại rác khó tái chế, hoặc hiệu quả tái chế không cao, nhưng cháy được sẽ đưa đến nhà máy đốt rác thu hồi năng lượng; rác có thể tái chế thì được
  • 32. 24 đưa các nhà máy tái chế. Các loại rác này được yêu cầu đựng riêng trong những túi có màu sắc khác nhau và các hộ gia đình phải tự mang ra điểm tập kết rác của cụm dân cư vào giờ quy định, dưới sự giám sát của đại diện cụm dân cư. Công ty vệ sinh thành phố sẽ cho ô tô đến đem các túi rác đó đi. Nếu gia đình nào không phân loại rác, để lẫn lộn vào một túi thì ban giám sát sẽ báo lại với Công ty và ngay hôm sau gia đình đó sẽ bị công ty vệ sinh gửi giấy báo đến phạt tiền. Với các loại rác cồng kềnh như tivi, tủ lạnh, máy giặt,... thì quy định vào ngày 15 hàng tháng đem đặt trước cổng đợi ô tô đến chở đi, không được tuỳ tiện bỏ những thứ đó ở hè phố. Sau khi thu gom rác vào nơi quy định, công ty vệ sinh đưa loại rác cháy được vào lò đốt để tận dụng nguồn năng lượng cho máy phát điện. Rác không cháy được cho vào máy ép nhỏ rồi đem chôn sâu trong lòng đất. Cách xử lý rác thải như vậy vừa tận dụng được rác vừa chống được ô nhiễm môi trường. Túi đựng rác là do các gia đình bỏ tiền mua ở cửa hàng. 1.5.1.3. Kinh nghiệm California Những nhà quản lý rác thải cung cấp đến từng hộ gia đình nhiều thùng rác khác nhau. Kế tiếp rác sẽ được thu gom, vận chuyển, xử lý hoặc tái chế, rác được thu gom 3 lần/tuần với chi phí phải trả là 16,39USD/thùng. Nếu có những phát sinh khác như: khối lượng rác thải gia tăng hay các xe chở rác phải phục vụ tận sâu trong các tòa nhà lớn, giá phải trả sẽ tăng thêm 4,92 USD/thùng. Phí thu gom rác được tính dựa trên khối lượng rác, kích thước rác, theo cách này có thể hạn chế được đáng kể lượng rác phát sinh. Tất cả chất thải rắn được chuyển đến bãi rác với giá 32,38USD/tấn. Để giảm giá thành thu gom rác, thành phố cho phép nhiều đơn vị cũng đấu thầu việc thu gom và chuyên chở rác (Trần Hiếu Nhuệ và nhóm tác giả, 2011). 1.5.1.4. Kinh nghiệm Đan Mạch Các chính quyền địa phương chịu trách nhiệm thu gom và xử lý chất thải. Luật của Đan Mạch cấm đốt những chất thải có thể tái chế được. Các địa phương có thể đổ chất thải có thể tái chế được ở những trung tâm tái chế, mà không phải trả lệ phí. Tuy nhiên, họ sẽ bị phạt nặng nếu đưa chất thải có thể tái chế được vào lò đốt. Tại nhà máy Vestforbraending ở Copenhagen, nhà máy xử lý chất thải kiểu mới lớn nhất của Đan Mạch, xe tải chở chất thải phải dừng lại ở trạm cân xe trước khi vào nhà máy đổ rác. Rác được kiểm tra ngẫu nhiên để phát hiện chất thải có thể tái chế được và những người vi phạm bị phạt rất nặng. Morten Slotved, thị trưởng
  • 33. 25 thành phố Horsholm, địa phương có thu nhập tính theo đầu người cao nhất Đan Mạch, cho biết nhà máy này đã giúp làm giảm chi phí sưởi ấm và nâng cao giá trị các ngôi nhà của người dân địa phương. Ở thành phố Horsholm (Đan Mạch), chỉ có 4% rác thải được đưa tới bãi rác và 1%, gồm hoá chất, sơn và chất thải điện tử, được chuyển tới bãi chôn rác đặc biệt. 61% chất thải của thành phố được tái chế và 34% được đốt trong nhà máy biến chất thải thành năng lượng. Những nhà máy này đã sử dụng nhiều thiết bị sàng lọc mới, để loại ra những chất có thể gây ô nhiễm trước khi đưa rác vào lò đốt. Mức ô nhiễm trong khói của các nhà máy này thấp hơn tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt của châu Âu từ 10 đến 20%. Những chất thải có thể gây ô nhiễm được xử lý theo phương pháp riêng, chứ không phải đem chôn. 1.5.2. Kinh nghiệm về quản lý rác thải sinh hoạt ở Việt Nam 1.5.2.1. Tỉnh Thái Bình Thái Bình là một tỉnh đất chật, người đông, với hơn 90% dân số sống ở khu vực nông thôn có nghề chính là làm ruộng. Trong chính sách mở cửa để phát triển kinh tế theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, hàng trăm làng nghề, xã nghề được khôi phục và hoạt động trở lại, cùng nhiều trung tâm thương mại, chợ lớn nhỏ mọc lên tại các thị trấn, thị tứ, vùng nông thôn đã thu hút hàng vạn lao động. Đời sống người dân nông thôn được cải thiện, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi. Bên cạnh những mặt tích cực, quá trình phát triển cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng ở nông thôn như: cung cấp nước sinh hoạt, rác thải, nước thải tại các làng nghề, thị trấn, thị tứ... Hiện tại nông thôn Thái Bình do tập trung dân số với mật độ cao, chủ yếu hoạt động sản xuất nông nghiệp, một số kết hợp sản xuất làng nghề, dịch vụ nông nghiệp, nông thôn. Phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp ngoài một phần làm thức ăn gia súc, phân bón, chất đốt, phần còn lại bị vương vãi trong đường làng, ngõ xóm rất cần thiết phải thu gom chuyển đến nơi tập trung để có biện pháp xử lý phù hợp bảo đảm vệ sinh môi trường (VSMT). Việc xây dựng chuồng trại chăn nuôi chưa hợp lý, chăn thả gia súc tự do, cho nên chất thải từ chăn nuôi cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nông thôn hiện nay. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực và thải ra một lượng đáng kể vỏ bao bì gồm: túi ni-lông, chai lọ thuỷ tinh, chai nhựa, bị vứt bỏ bừa bãi trên đồng ruộng, kênh mương, ao hồ sau khi sử dụng. Bên cạnh đó, thực trạng hoạt động sản xuất của phần lớn làng nghề, xã nghề đều ở quy mô nhỏ,
  • 34. 26 công nghệ sản xuất lạc hậu và chưa được quan tâm vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường. Khối lượng chất thải rắn không được thu gom hoặc thu gom đạt tỷ lệ thấp gây tình trạng chất đống bừa bãi ra trục đường giao thông, kênh mương, ao hồ... Ngoài ra, do đời sống của người dân nông thôn ngày càng được nâng cao, sản phẩm tiêu thụ ngày càng nhiều dân đến lượng chất thải tăng và chưa được thu gom và xử lý triệt để. Vì vậy, môi trường nói chung và chất thải rắn tại các vùng nông thôn Thái Bình nói riêng đang là vấn đề rất cần được sự quan tâm của các cấp, các ngành và nhân dân. Từ thực trạng nêu trên, Thái Bình đưa ra một mô hình thu gom và xử lý chất thải rắn đã được một số cơ sở trong tỉnh áp dụng hiệu quả, góp phần vào công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững địa phương. Mô hình được áp dụng theo quy mô nhỏ ở cấp thôn hoặc xã. Thành lập một tổ thu gom rác thải từ năm đến bảy người có quy chế hoạt động cụ thể và chịu sự quản lý của chính quyền xã hoặc thôn. Tổ thu gom rác được trang bị xe chở rác, các vật dụng cần thiết gồm: cuốc, xẻng, quần áo bảo hộ lao động, khẩu trang, chổi... Tổ thu gom hoạt động hằng ngày vào các giờ quy định (thường từ 15 đến 16 giờ), trong khoảng thời gian này, các nhân viên thuộc tổ thu gom có trách nhiệm thu gom rác và vệ sinh đường làng, ngõ xóm trong thôn hoặc xã. Rác thải sau khi thu gom được vận chuyển đến bãi rác đã được quy hoạch thuộc địa giới hành chính của thôn, xã. Tại bãi rác, các nhân viên tiếp tục thực hiện các công đoạn xử lý tiếp theo. Đối với chất thải rắn nông thôn hiện nay nên lựa chọn phương pháp xử lý bằng cách chôn lấp dễ thực hiện và đạt hiệu quả kinh tế. Vị trí bãi chôn lấp phải nằm trong tầm khoảng cách hợp lý tới nguồn phát sinh phế thải, tại khu đất trống, không phá hoại cảnh quan, xa khu vực dân cư và nên khuất gió. Diện tích bãi chôn lấp tuỳ theo khối lượng rác thải và điều kiện của từng địa phương. Bố trí bãi chôn lấp cách xã nguồn nước mặt, các dòng chảy. Ngăn chặn sự rò rỉ của nước bãi rác thải với nước ngầm bằng các lớp lót chống thấm và thành đê bao của bãi chôn lấp. Các yêu cầu thiết kế về mặt bằng, đường vào ra, rào chắn, biển hiệu phải tuân thủ đúng quy định, chú ý lớp lót chống thấm, hệ thống đê kè chung quanh bãi rác. Lớp lót chống thấm có thể được sử dụng bằng đất sét có độ dày từ 0,5 m trở lên. Bãi chôn lấp được chia thành các ô nhỏ và có độ sâu trung bình hơn 1m. Các chỉ dẫn khi chôn lấp rác thải: khu vực chôn lấp rác cần chia thành những ô nhỏ thường bắt đầu chôn lấp từ các ô phía cuối bãi chôn lấp ra Rác thải sau khi
  • 35. 27 được đổ vào vị trí quy định được trải thành những lớp dày 20-40 cm lên đáy bãi chôn lấp và tiếp tục trải những lớp khác lên trên. Mỗi lớp rác thải phải được đầm nén 5-6 lần. Cuối ngày cần phủ lên một lớp đất dày 5-10 cm rồi lại đầm nén. Mỗi ô hoàn chỉnh phải kết thúc trước khi bắt đầu ô tiếp theo. Phun hoá chất diệt côn trùng và rắc vôi bột vào lớp rác thải đã đầm nén trước khi phủ đất lên trên. Khi đóng bãi cần có lớp phủ đất cuối cùng. Đây là phương pháp chôn chất thải rắn có kiểm soát, dễ thực hiện và tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường. Thu từ nhân dân theo đơn vị gia đình bằng tiền mặt hoặc thóc để mọi người dân đều có ý thức, trách nhiệm gìn giữ vệ sinh môi trường và có nguồn tài chính trả công cho nhân viên lao động trực tiếp thu gom và xử lý chất thải rắn. 1.5.2.2. Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội Các bước tiến hành xây dựng mô hình Điều tra, khảo sát tình trạng ô nhiễm do rác thải sinh hoạt của địa phương. Tuyên truyền vận động người dân và chính quyền hưởng ứng việc thu gom, xử lý rác. Lên phương án khả thi về xây dựng và tổ chức thực hiện. Dựa trên phương án khả thi, phân bổ nguồn kinh phí do Tổ chức ủng hộ và phần kinh phí do tỉnh, huyện và nhân dân cần phải đóng góp để thực hiện dự án. Địa phương dành 1.500m2 tương lai 3.000m2) để xây dựng mô hình tại địa điểm thích hợp xa nhà dân. Tổ chức đội thu gom, vận chuyển và xử lý rác. Tuyên truyền, tập huấn cho người dân từ khâu phân loại khi bỏ rác vào thùng và có thói quen đổ rác như ở các thành phố. Việc phân loại rác được tiến hành từ các gia đình, tại trạm tiếp tục lựa chọn, phân loại tiếp trong quá trình tập kết, đổ rác. Xây dựng trạm xử lý rác cho nông thôn theo quy trình công nghệ của các nhà khoa học Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Quy trình xử lý Rác thải của các hộ dân được phân loại sơ bộ ngay tại gia đình, mỗi gia đình có 2 thùng rác, một thùng đựng rác hữu cơ (thực phẩm thừa, lá cây...), một thùng đựng rác vô cơ các loại không phân hủy được (thủy tinh, nilon, vỏ sò, vỏ ốc...). Hàng ngày công nhân của đội thu gom đi thu gom đưa về sân tập kết. Ở đây, rác được tiếp
  • 36. 28 tục phân loại để loại bỏ các chất vô cơ. Phần hữu cơ được trộn lẫn với chế phẩm vi sinh BioMicromix rồi đưa vào bể ủ. Chế phẩm vi sinh BioMicromix là chế phẩm vi sinh vật ưa nhiệt, có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ, làm nhanh mất mùi hôi, không có ruồi muỗi. Mỗi bể ủ có thể tích từ 30-40m3. Đây là mô hình tương đối hoàn chỉnh phục vụ cho việc xử lý rác ở quy mô nhỏ. Một mô hình xử lý rác sạch, không gây ô nhiễm môi trường, không tốn diện tích chôn lấp và tận dụng được nguồn phế thải hữu cơ để sản xuất phân bón phục vụ cho nông nghiệp. Mô hình trên có thể triển khai và nhân rộng ra nhiều địa phương trong cả nước, tạo cho nông thôn có cảnh quan vào môi trường trong sạch. Mô hình trên đã được nhân dân địa phương ủng hộ trong việc thu gom rác thải, giữ gìn vệ sinh làng xã sạch đẹp, không còn cảnh rác vứt bừa bãi. Kinh phí đầu tư tương đối rẻ, phù hợp cho điều kiện nông thôn nay ở nước ta. Với chi phí khoảng 400- 500 triệu đồng có thể xây dựng được một cơ sở xử lý rác với công suất từ 3-5tấn/ngày. 1.5.2.3. Mô hình thu gom chất thải rắn sinh hoạt ở tỉnh Phú Yên Tháng 6/2016, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND huyện Tuy An tỉnh Phú Yên triển khai đề án Thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt nông thôn tại xã An Mỹ. UBND huyện Tuy An chọn xã An Mỹ làm mô hình điểm cho toàn huyện, bởi từ trước đó, nhiều hộ dân trong xã đã hùn nhau thuê xe bục bịch thu gom rác đi đổ. Tuy nhiên, bà con làm tự phát nên việc xử lý rác chưa đúng quy trình. Trong khi đó, tại xã An Mỹ, mỗi ngày có từ 15-20 tấn rác không được thu gom, làm mất cảnh quan, gây ô nhiễm môi trường. Trước nhu cầu của người dân, UBND huyện đã đầu tư kinh phí khoảng 200 triệu đồng giúp xã triển khai mô hình này. Mô hình được thực hiện trên địa bàn 3 thôn Phú Long, Hòa Đa, Giai Sơn theo hình thức tự quản cộng đồng do Hội Liên hiệp phụ nữ xã đảm nhiệm. Trong quá trình thực hiện, Sở Tài nguyên và môi trường đã hỗ trợ 26 xe thu gom rác, 4 bộ đồ bảo hộ lao động và 6 tháng lương đầu tiên cho 5 người trong tổ thu gom rác, mỗi người 1,5 triệu đồng/tháng. Xã An Mỹ có 5 thôn. Phong trào xây dựng nông thôn mới đã giúp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, từ đây đẩy mạnh hoạt động dịch vụ thương mại, phát triển kinh tế hộ và đời sống của người dân ngày một nâng cao. Để đảm bảo phát triển bền vững, chính quyền xã quan tâm đến công tác vệ sinh, giữ gìn cảnh quan môi trường sống bằng cách đưa mô hình thu gom rác thải đi vào hoạt động. UBND xã đặt ra mục tiêu khoảng 65% lượng rác thải tại đây được thu gom, xử lý. Các
  • 37. 29 hộ dân được nâng cao ý thức sinh hoạt, hình thành thói quen tập hợp rác sinh hoạt vào một chỗ, không vứt rác bừa bãi ra kênh mương, đường làng… Mô hình thu gom và xử lý rác thải ở huyện Tuy An không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế, xã hội, môi trường mà còn mang lại lợi ích mọi mặt về lâu dài. Từ đó có thể tác động lên ý thức, hành vi của mỗi người dân và trách nhiệm của chính quyền các cấp, góp phần xây dựng nông thôn mới văn minh, xanh - sạch - đẹp . 1.5.3. Bài học kinh nghiệm cho huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội Từ nghiên cứu kinh nghiệm một số nước trên thế giới và một số địa phương ở Việt Nam, ta thấy được một số bài học cần lưu ý cho huyện Hoài Đức trong quản lý RTSH như sau: Xây dựng mô hình thu gom và xử lý rác thải phù hợp với địa phương: thành lập tổ thu gom, trang bị đầy đủ dụng cụ cần thiết, bố trí bãi xử lý rác thải xa khu dân cư và nguồn nước mặt có dòng chảy, có chỉ dẫn chôn lấp. Quản lý rác thải dựa vào chính cộng đồng đó, chúng ta phải huy động và phát huy nội lực chính địa phương dưới sự hỗ trợ của các cơ quan chính quyền địa phương. Để công tác quản lý rác thải thành công thì công tác tuyên truyền cho dân thay đổi thói quen vắt rác và công tác tổ thu gom là hết sức quan trọng. Nâng cao năng lực quản lý của cán bộ địa phương, cần có sự phối hợp chặt chữ giữa các đơn vị, ban ngành đặc biệt trong việc quản lý rác thải. Nâng cao năng lực cộng đồng trong việc quản lý rác thải sinh hoạt. Xây dựng mô hình thu gom và xử lý rác thải phải phù hợp với địa phương. Quản lý rác thải phải dựa vào chính cộng đồng đó, phát huy được vai trò sức mạnh của các tổ chức quần chúng và chính quyền các cấp trong việc quản lý rác thải sinh hoạt tại địa phương. Để đảm bảo việc thu gom và xử lý rác thải được thuận lợi hơn cần tuyên truyền giáo dục vận động người dân ý thức tự phân loại rác thải và giữ gìn vệ sinh chung. Việc tuyên truyền phải được thực hiện một cách rộng rãi và phổ biến trên các phương tiện truyền thông và gây được sự chú ý của người dân. Nâng cao năng lực quản lý của cán bộ địa phương, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, các ban ngành trong việc quản lý rác thải sinh hoạt ở địa phương.
  • 38. 30 Tiểu kết chương 1 Chương 1 tập trung hệ thống hóa các khái niệm và nội hàm có liên quan đến thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt; đồng thời, làm rõ quy trình và nhân tố tác động đến thực hiện chính sách. Kinh nghiệm triển khai thực tiễn ở trong và ngoài nước cũng được đề tài phân tích; từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm để triển khai chính sách cho khu vực nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của chương 1 đã làm rõ được khung lý thuyết của đề tài, là cơ sở thực hiện các nhiệm vụ đã đặt ra.
  • 39. 31 Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu 2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Huyện Hoài Đức nằm về phía Tây trung tâm thành phố Hà Nội; Phía Bắc giáp huyện Đan Phượng; Phía Nam giáp quận Hà Đông; Phía Tây giáp huyện Quốc Oai; Phía Đông giáp quận Nam Từ Liêm, quận Bắc Từ Liêm. Huyện có 20 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 01 thị trấn và 19 xã, với 129 thôn và 01 tổ dân phố. Nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng và sông Đáy, có quy mô diện tích đất đai 8.246,77 ha với đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành 4 mùa khá rõ nét trong năm; Nhiệt độ trung bình năm từ 23,1- 23,5 0 C, lượng mưa trung bình năm là 1.600 - 1.800 mm, độ ẩm không khí trung bình năm là 83% - 85%. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên đã tạo những thuận lợi cho tiến trình phát triển đô thị hóa. Theo đó, huyện được quy hoạch là đô thị trung tâm của TP Hà Nội với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ; các Quy hoạch phân khu đô thị S2, S3, S4 và GS đều đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt; đồng thời, là cửa ngõ phía Tây Thủ đô nên gần thị trường tiêu thụ lớn của nội thành, góp phần gia tăng sản xuất và lưu thông hàng hóa trên địa bàn. Trong những năm qua, tận dụng lợi thế, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của TP Hà Nội, huyện Hoài Đức có tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh. Nhiều dự án hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, nhiều khu đô thị được đầu tư xây dựng, kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng công nghiệp, thương mại, dịch vụ. 2.1.2. Hạ tầng kỹ thuật Huyện Hoài Đức chỉ có loại hình vận tải chính là đường bộ, gồm có các trục đường lớn đi qua địa bàn như: trục đại lộ Thăng Long, Quốc lộ 32, Tỉnh lộ 423, 422, 70. Hiện tại trên địa bàn huyện có 816,8 km đường giao thông (273 km đường đô thị; 579,8 km các tuyến đường trục xã, ngõ, xóm). Đường tỉnh lộ do Thành phố quản lý đã được đầu tư xây dựng nâng cấp, cải tạo tạo và nhựa hóa đảm bảo nhu cầu giao thông và đi lại thuận tiện cho nhân dân với chiều dài 30,8 km gồm: Đại Lộ Thăng Long; Quốc lộ 32; Đường tỉnh 422;
  • 40. 32 Đường tỉnh 422B; Đường tỉnh 423; Đường đê Tả đáy phục vụ vào mục đích giao thông. Đường huyện: 19,9 km gồm đường Sơn Đồng - Song Phương, đường Sơn Đồng - Đắc Sở - Tiền Yên, đường Song Phương - Vân Côn, đường Lại Yên - An Khánh, đường Lại Yên - Vân Canh, đường Lại Yên - Tiền Yên. Hệ thống đường trong các khu đô thị mới: Khu đô thị mới Bắc Quốc lộ 32, Khu đô thị mới Vân Canh, Khu đô thị Nam An Khánh, Khu đô thị Bắc An Khánh chiều dài 104 km. Đường giao thông trong các khu đất đấu giá, dịch vụ, công nghiệp, tái định cư chiều dài 82,3 km. Đường xã: Các tuyến đường giao thông trục xã, liên xã, ngõ xóm đã cứng hóa 579,8 km. Về chiếu sáng: Hệ thống chiếu sáng các tuyến đường Quốc lộ, Tỉnh lộ, đường huyện, các tuyến trục xã, liên xã, các tuyến đường trong các khu đô thị cơ bản đã được đầu tư xây dựng hệ thống điện chiếu sáng công cộng đạt 95%; Hệ thống chiếu sáng các tuyến đường trục xã, liên xã, trục thôn, đường ngõ xóm hầu hết đã được chiếu sáng bằng hệ thống bóng đèn compac do nhân dân đóng góp đầu tư và duy trì. Bến bãi đỗ xe: Hệ thống các bãi đỗ xe tập trung trên địa bàn huyện được quy hoạch theo các đồ án Quy hoạch phân khu đô thị và quy hoạch Nông thôn mới, tuy nhiên chưa được đầu tư xây dựng. Về thủy lợi: Huyện có hệ thống tưới tiêu gồm 76 trạm bơm có tổng công suất bơm là 65.400 m3/h; hệ thống kênh mương dài 115 km, đảm bảo được tưới tiêu trên địa bàn. Về cấp điện: Huyện Hoài Đức hiện đang sử dụng lưới điện quốc gia. Mạng điện hạ thế đã vươn tới tất cả các khu vực trên địa bàn huyện. Hệ thống điện của huyện cơ bản được đầu tư đồng bộ theo quy hoạch, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của cả hệ thống. Về Mạng lưới giao thông liên lạc: Huyện Hoài Đức có 01 Trung tâm viễn thông, 01 Bưu điện trung tâm; 20/20 xã, thị trấn có điểm bưu điện văn hóa, có các cột Anten trạm BTS phủ sóng di động và cáp quang Internet. 100% các hộ dân đều sử dụng điện thoại, dịch vụ Internet trong cuộc sống hàng ngày.