SlideShare a Scribd company logo
1 of 199
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ MINH THOA
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH
Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Hà Nội – 2019
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ MINH THOA
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH
Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Ngành : Quản lý kinh tế
Mã số : 9 34 04 10
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Lê Xuân Bá
2. TS. Lê Anh Vũ
Hà Nội – 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án “Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở
thành phố Hà Nội” là công trình nghiên cứu độc lập, do chính bản thân tôi hoàn
thành. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án phản ánh trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình, tài liệu nào khác. Các số liệu,
tài liệu tham khảo và trích dẫn được sử dụng trong luận án này đều nêu rõ xuất
xứ, tác giả và được ghi trong mục tài liệu tham khảo ở cuối luận án.
Tác giả luận án
Lê Minh Thoa
ii
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Lê Xuân Bá và
TS. Lê Anh Vũ là hai thầy giáo đã tận tình hướng dẫn tác giả trên con đường
học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận
án tiến sĩ ngành Quản lý kinh tế này.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế học,
Phòng Quản lý đào tạo, Ban Giám đốc Học viện Khoa học xã hội, Viện Kinh tế
Việt Nam, Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng, Viện Hàn lâm Khoa học
xã hội Việt Nam, đơn vị công tác của tác giả cùng với gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp, các nhà khoa học, các tác giả của những cuốn sách chuyên khảo, tạp chí
chuyên ngành đã đóng góp những ý kiến xác đáng và giúp đỡ tác giả có được tư
liệu, tài liệu tham khảo quý báu trong suốt quá trình học tập nâng cao trình độ
chuyên môn và nghiên cứu luận án.
Tác giả luận án
Lê Minh Thoa
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................ix
DANH MỤC HỘP ...............................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH VẼ........................................................................................ x
MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH ....................................... 16
1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ................................................................ 16
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước................................................................. 21
1.3. Những vấn đề thuộc đề tài chưa được các công trình nghiên cứu đã công bố
nghiên cứu giải quyết (khoảng trống tri thức) .................................................... 25
1.4. Những vấn đề luận án sẽ tập trung giải quyết và hướng giải quyết............. 26
Kết luận chương 1 ............................................................................................... 28
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN, KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ TRONG
NƯỚC VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH .................... 29
2.1. Một số khái niệm và lý thuyết liên quan...................................................... 29
2.1.1. Một số khái niệm có liên quan .............................................................. 29
2.1.2. Một số lý thuyết cơ bản về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ........ 46
LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ....................... 52
ĐÔ THỊ XANH ................................................................................................ 52
2.2. Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh và tiêu chí đánh giá .......................... 53
2.2.1. Mục tiêu quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh..................................... 53
2.2.2. Định hướng quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ............................... 53
iv
2.2.3. Các tiêu chí đánh giá quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ................ 54
2.2.4. Nội dung chính quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh của chính quyền
địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ................................ 59
2.3. Các nhân tố tác động đến quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh.................. 60
2.3.1. Nhân tố khách quan .............................................................................. 60
2.3.2. Nhân tố chủ quan .................................................................................. 61
2.4. Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh
và bài học cho Hà Nội......................................................................................... 62
2.4.1. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh............. 62
2.4.2. Kinh nghiệm trong nước về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh....... 71
2.4.3. Bài học về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh cho Hà Nội .............. 77
Kết luận chương 2 ............................................................................................... 81
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
XANH Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...................................................................... 83
3.1. Các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Hà Nội có ảnh hưởng đến quản
lý đầu tư phát triển đô thị xanh ........................................................................... 83
3.1.1. Các đặc điểm về tự nhiên...................................................................... 83
3.1.2. Các đặc điểm về kinh tế - xã hội có liên quan đến đầu tư phát triển đô
thị xanh của Hà Nội ........................................................................................ 84
3.2. Tổng quan đầu tư phát triển khu đô thị xanh của thành phố Hà Nội........... 85
3.2.1. Tổng quan về phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội .................... 85
3.2.2. Tổng quan về đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội.......................... 89
3.3. Thực trạng quản lý đầu tư phát triển một số đô thị xanh ở thành phố Hà Nội
giai đoạn 2010 - 2017.......................................................................................... 92
3.3.1. Thực trạng ban hành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về phát triển đô
thị xanh và đầu tư phát triển đô thị xanh........................................................ 92
v
3.3.2. Thực trạng thực hiện cơ chế, chính sách về quản lý đầu tư phát triển đô
thị xanh ở Hà Nội............................................................................................ 95
3.3.3. Thực trạng tổ chức bộ máy thực thi quản lý đầu tư phát triển đô thị
xanh của thành phố Hà Nội ............................................................................ 99
3.3.4. Thực trạng kiểm tra, giám sát việc thực thi quản lý đầu tư phát triển đô
thị xanh.......................................................................................................... 100
3.3.5. Thực trạng quản lý của chính quyền thành phố Hà Nội về đầu tư phát
triển đô thị xanh ............................................................................................ 104
3.4. Đánh giá về chính quyền thành phố trong việc quản lý đầu tư phát triển đô
thị xanh trên địa bàn Hà Nội ............................................................................. 112
3.4.1. Đánh giá theo các tiêu chí .................................................................. 112
3.4.2. Đánh giá chung quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh....................... 119
3.4.3. Nguyên nhân thành công và hạn chế của quản lý đầu tư phát triển đô
thị xanh ở thành phố Hà Nội......................................................................... 122
Kết luận chương 3 ............................................................................................. 124
CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
ĐÔ THỊ XANH Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI...................................................... 125
4.1. Bối cảnh và những khó khăn, thuận lợi về đổi mới quản lý đầu tư phát triển
đô thị xanh ở Hà Nội đến năm 2030 ................................................................. 125
4.1.1. Bối cảnh mới về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội....... 125
4.1.2. Cơ hội và thách thức về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội
....................................................................................................................... 127
4.2. Định hướng về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh trong những năm tới
của thành phố Hà Nội........................................................................................ 132
4.2.1. Căn cứ xây dựng định hướng quản lý đầu tư...................................... 132
4.2.2. Định hướng quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội
đến năm 2030 ................................................................................................ 135
vi
4.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư phát triển đô
thị xanh ở thành phố Hà Nội giai đến năm 2030 .............................................. 140
4.3.1. Hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch đô thị, tăng cường công tác kế
hoạch hóa quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh cho thành phố Hà Nội trong
những năm tới ............................................................................................... 140
4.3.2. Hoàn thiện khung khổ pháp lý, hệ thống chính sách có liên quan đến
quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội........................... 141
4.3.3. Tăng cường huy động triệt để các nguồn vốn đầu tư phát triển đô thị
xanh - hiện đại ở Hà Nội trong thời gian tới ................................................ 144
4.3.4. Tăng cường công tác quản lý của chính quyền thành phố Hà Nội trong
việc đầu tư phát triển đô thị xanh ................................................................. 145
4.3.5. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy chính quyền các cấp và cơ chế quản
lý đầu tư phát triển đô thị xanh..................................................................... 146
4.3.6. Tăng cường chức năng quản lý của chính quyền các cấp quận (huyện)
trong việc quản lý đầu tư phát triển các khu đô thị xanh trên địa bàn......... 146
4.3.7. Tăng cường quản lý công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của chính
quyền thành phố trong quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ...................... 147
4.4. Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy triển khai các giải pháp hoàn thiện công tác
quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội................................ 149
Kết luận chương 4 ............................................................................................. 150
KẾT LUẬN....................................................................................................... 151
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ..................... 153
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 154
PHỤ LỤC.......................................................................................................... 164
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. Viết tắt tiếng Việt
Stt Ký hiệu Nguyên nghĩa
1 CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
2 ĐTPT Đầu tư phát triển
3 ĐTTM Đô thị thông minh
4 PTBV Phát triển bền vững
5 PTĐT Phát triển đô thị
6 PTĐTX Phát triển đô thị xanh
7 QHĐT Quy hoạch đô thị
8 QHXDĐT Quy hoạch xây dựng đô thị
9 QLĐT Quản lý đô thị
10 QLNN Quản lý nhà nước
11 UBND Ủy ban nhân dân
12 XD &PTĐT Xây dựng và phát triển đô thị
viii
2. Viết tắt tiếng Anh
Stt Ký hiệu Nguyên nghĩa tiếng Anh Nguyên nghĩa tiếng Việt
1 B/C Benefit/Cost Tỷ số lợi ích/Chi phí (Tỷ
số thu - chi)
2 CPM Critical Oath Method Phương pháp đường găng
3 EFC Environmental Friendly
City
Đô thị thân thiện với môi
trường
4 GB Green Building Công trình xanh
5 GC Green City Đô thị xanh
6 GdC Garden City Đô thị vườn
7 GCF Green Cities Fund Quỹ các thành phố xanh
8 GDSS Green city urban
planning Decision
Support System
Hệ thống hỗ trợ quyết định
lập quy hoạch đô thị xanh
9 GI Green Infrastructure Hạ tầng đô thị xanh.
10 ICOR Incremental Capital –
Output Ratio
Hệ số đầu tư tăng trưởng
11 IRR Internal Rate of Return Suất thu lợi nội tại
12 LC Linear City Đô thị tuyến tính
13 LCC Low Carbon City Đô thị ít khí thải
14 LEED Leadership in Energy and
Environmental Design
Định hướng Thiết kế về
Năng lượng và Môi trường
(Tiêu chuẩn Xanh trong
kiến trúc hiện đại).
15 NPW Net Present Worth Hiện giá của hiệu số thu -
chi
16 PERT Program Evaluatian and
Review Technique
Kỹ thuật ước lượng và
đánh giá chương trình
17 SG Smart Growth Phát triển đô thị thông
minh
18 U – City Ubiquitous City Đô thị mọi nơi
19 UGG Urban Green Gowth Đô thị tăng trưởng xanh
20 VGBC Vietnam Green Building
Council
Hội đồng công trình xanh
Việt Nam
21 ZEC Zero Emission City Đô thị không khí thải
ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HỘP
STT Bảng Nội dung Trang
1 Bảng 3.1 Vốn đầu tư phát triển hàng năm trên địa bàn
TP Hà Nội
90
2 Bảng 3.2 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của
Hà Nội
91
3 Bảng 3.3 Giá trị sản xuất ngành xây dựng hàng năm 91
4 Bảng 3.4 Một số chỉ tiêu phát triển các khu đô thị vệ
tinh Hà Nội
94
5 Bảng 3.5 Kết quả đo lường hiệu lực quản lý đầu tư
phát triển đô thị xanh
113
6 Bảng 3.6 Kết quả đo lường hiệu quả quản lý đầu tư
phát triển đô thị xanh
116
7 Bảng 3.7 Kết quả đo lường phù hợp quản lý đầu tư
phát triển đô thị xanh
117
8 Bảng 3.8 Kết quả đo lường bền vững quản lý đầu tư
phát triển đô thị xanh
118
9 Bảng 4.1 Phân tích SWOT đánh giá hiệu quản lý đầu
tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội
128
STT Hộp Nội dung Trang
1 Hộp 2.1 Tầm nhìn kế hoạch xanh của Singapore 68
2 Hộp 2.2 Xây dựng đô thị Đà Nẵng xanh và bền vững 72
3 Hộp 2.3 Tiết kiệm năng lượng, phát triển đô thị xanh 76
x
DANH MỤC HÌNH VẼ
STT Hình Nội dung Trang
1 Hình 1.1 Những vấn đề luận án sẽ tập trung giải quyết
và hướng giải quyết
27
2 Hình 2.1 Xây dựng mô hình đô thị xanh thông minh 30
3 Hình 2.2 Sơ đồ khái niệm đô thị qua từng thời kỳ 31
4 Hình 2.3 Đô thị xanh 32
5 Hình 2.4 Đô thị xanh theo EU 35
6 Hình 2.5 Đầu tư phát triển đô thị xanh 41
7 Hình 2.6 Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh 45
8 Hình 2.7 Một số lý thuyết cơ bản về quản lý đầu tư
phát triển đô thị xanh
52
8 Hình 2.8 Các tiêu chí đánh giá quản lý đầu tư phát
triển đô thị xanh
58
9 Hình 2.9 Thủ đô Stockholm, Thụy Điển 71
10 Hình 3.1 Biểu đồ vốn đầu tư phát triển hàng năm 90
11 Hình 3.2 Sơ đồ hệ thống chính quyền thành phố Hà
Nội
99
12 Hình 3.3 Thực trạng về quản lý đầu tư phát triển đô
thị xanh
106
13 Hình 3.4 Xây dựng và phát triển thành phố Hà Nội
trong những năm tới
107
14 Hình 3.5 Quy trình lập kế hoạch quản lý vốn đầu tư 112
15 Hình 4.1 Định hướng phát triển không gian đô thị của
Hà Nội
138
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 30 năm đổi mới và phát triển đất nước, cùng quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì tốc độ đô thị hóa ở nước ta tăng nhanh.
Điều này thấy rõ ở các vùng trọng điểm kinh tế quốc gia, tập trung chủ yếu ở
các thành phố trực thuộc Trung ương, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội. Quá trình đô
thị hóa diễn ra với tốc độ cao, chúng ta đang đứng trước một thực tiễn đáng lo
ngại về chất lượng cuộc sống các đô thị, xu hướng di dân từ nông thôn vào
thành phố tăng, việc mở rộng quy mô về không gian đô thị, tăng cường hoạt
động xây dựng đô thị, cải tạo và mở rộng hạ tầng đô thị. Sự cạnh tranh đô thị
với chất lượng cuộc sống ngày càng cao, do đó chúng ta phải có tầm nhìn
chiến lược về quá trình xây dựng, phát triển và quản lý đô thị.
Thành phố Hà Nội là Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Nghị quyết số 15 NQ/TW ngày 15 tháng 12 năm 2000 của Bộ Chính trị
đã khẳng định vai trò, vị thế của Thủ đô Hà Nội: “Là trái tim của cả nước, đầu
não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo
dục, kinh tế và giao dịch quốc tế” [7].
Luật Thủ đô số 25/2012/QH13 ngày 21 tháng 11 năm 2012 xác định
trách nhiệm của Thủ đô: “Xây dựng, phát triển Thủ đô văn minh, hiện đại,
tiêu biểu cho cả nước” [51].
Phát triển đô thị xanh, đô thị thông minh là xu hướng hiện nay trên toàn
thế giới. Ở Việt Nam, mục tiêu xây dựng và phát triển đô thị xanh ở thế kỷ
XXI đang được Đảng, Nhà nước và Chính phủ, Bộ Xây dựng rất quan tâm.
Thủ đô Hà Nội là trái tim của cả nước, trung tâm đầu não chính trị - hành
chính, kinh tế, văn hóa nên cũng cần phải phát triển theo hướng này.
Như vậy, Hà Nội đã được xác định là Thủ đô đa chức năng, một mô
hình thể hiện sự tiếp nối quá trình hình thành, phát triển của Thăng Long - Hà
Nội. Điều này được thể hiện rất rõ từ khi đổi mới, Hà Nội đã có những bước
2
phát triển tương đối tốt, đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận ở nhiều lĩnh
vực chính trị, kinh tế, văn hóa…
Theo quyết định số 768/QĐ -TTg ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Thủ
tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô
Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050: Hà Nội với vị thế Thủ đô,
trung tâm đầu não chính trị, hành chính của quốc gia; là trung tâm văn hóa,
giáo dục đào tạo và khoa học kỹ thuật quan trọng của cả nước; là một trong
những trung tâm kinh tế, du lịch, thương mại, dịch vụ của khu vực châu Á -
Thái Bình Dương. Phát huy vai trò là trung tâm động lực chính, đầu mối liên
kết quản lý, kinh doanh, nghiên cứu và phát triển kinh tế - xã hội, tập trung
hình thành các trung tâm thương mại tài chính lớn của quốc gia (Trung tâm
tài chính Bắc Sông Hồng, trung tâm hội chợ, trung tâm hành chính, thương
mại, văn hóa Tây Hồ Tây…), các khu nghiên cứu - đào tạo công nghệ cao
(Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc…); trung
tâm văn hóa - lịch sử lớn (Hoàng thành Thăng Long, vườn Quốc gia Ba Vì);
đến năm 2030, tỉ lệ đô thị hóa của Thủ đô khoảng từ 65% đến 70% [20].
Thủ đô Hà Nội là đô thị đặc biệt, phát triển theo mô hình chùm đô thị
gồm khu vực đô thị trung tâm, năm đô thị vệ tinh, các thị trấn được kết nối
bằng hệ thống giao thông đường vành đai kết hợp các trục hướng tâm, có mối
liên kết với mạng giao thông Vùng và quốc gia. Đô thị trung tâm được phân
cách với các đô thị vệ tinh, các thị trấn bằng hành lang xanh (khu vực nông
nghiệp, làng xóm, di tích văn hóa - lịch sử, bảo tồn thiên nhiên…)
Để Thủ đô Hà Nội đúng nghĩa là trái tim của tổ quốc, là trung tâm văn
hóa, chính trị của cả nước thì cần phải định hướng chiến lược phát triển đô thị
bền vững và chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, trong đó đặt ra yêu cầu
xây dựng, phát triển công trình xanh, đô thị xanh, đô thị sinh thái (eco-city)
nhằm hướng đến mục tiêu phát triển đô thị nhanh, bền vững và thích ứng với
biến đổi khí hậu. Những năm gần đây, Hà Nội cũng đã chú trọng đến đầu tư
phát triển đô thị xanh (khu đô thị xanh, sinh thái Vinhome Riverside, khu đô
thị xanh Gamuda Gardens…), cũng đạt được những thành tích bước đầu trong
3
phát triển. Tuy vậy, đô thị xanh của Hà Nội phát triển chưa được như mong
muốn, còn có nhiều yếu kém. Lý do có nhiều, nhưng đầu tư phát triển đô thị
còn nhiều khiếm khuyết là một nguyên nhân quan trọng (Khiếm khuyết trong
các thể chế chính sách quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh là chưa cụ thể rõ
ràng, nhận thức của các nhà quản lý về đô thị xanh còn chưa sâu sắc, việc
quản lý sau khi đô thị đã được đầu tư phát triển chưa được sát sao…). Thực
trạng việc đầu tư phát triển đô thị ở Hà Nội hiện nay chưa xanh: Ô nhiễm môi
trường đô thị, khai thác tài nguyên thiên nhiên, chống chọi kém với biến đổi
khí hậu. Nguyên nhân là do quản lý đầu tư phát triển chưa theo hướng xanh,
thiện với môi trường và chống chọi với biến đổi khí hậu. Từ những khiếm
khuyết đó, tác giả nhận thấy việc hoàn thiện quản lý đầu tư phát triển đô thị
xanh là một tất yếu khách quan.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có ảnh hưởng rất lớn đến đầu tư phát
triển đô thị xanh - thông minh - hiện đại của Việt Nam nói chung trong đó Thủ
đô Hà Nội luôn được quan tâm đặc biệt. Vì cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 làm
thay đổi nhiều đến bộ mặt đô thị xanh - thông minh - hiện đại, sự phát triển của
cư dân thông minh, chính quyền đô thị thông minh… Như vậy Hà Nội cần có
chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển đô thị xanh, đô thị thông minh trong giai
đoạn hiện nay là rất cần thiết và mang tính cấp bách.
Bên cạnh đó, Dân số của Thủ đô Hà Nội tăng nhanh, đô thị hóa ngày càng
phát triển mạnh chưa từng có làm cho Hà Nội phải đối mặt với các thách thức
nghiêm trọng: Biến đổi khí hậu, khủng hoảng năng lượng, môi trường đô thị
ngày càng ô nhiễm, nguồn nước sạch khan hiếm… làm cho sự phát triển đô thị
trở nên không bền vững. Chính vì vậy cần phát triển đô thị theo hướng xanh,
thông minh và bền vững là xu thế tất yếu.
Từ những lý do trên, bằng kinh nghiệm từ quá trình công tác nhiều năm
trong ngành xây dựng đô thị, với vốn kiến thức được học và qua tìm hiểu,
nghiên cứu các tài liệu, văn bản quy định của pháp luật, nhà nước và để có
thêm những kiến thức cần thiết chuyên sâu phục vụ cho công tác chuyên môn,
4
tác giả chọn đề tài “Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà
Nội” làm luận án tiến sĩ ngành Quản lý kinh tế.
Đề tài này mang tính thời sự và cấp thiết vì nó sẽ khắc phục được các
tồn tại và khiếm khuyết việc quản lý nêu trên, đồng thời tác giả sẽ đưa ra các
giải pháp hữu hiệu nhằm quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà
Nội trong thời gian tới.
2. Mục tiêu của đề tài luận án
2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu đề tài luận án là dựa trên cơ sở khoa
học thực tiễn về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh, đề xuất các giải pháp
hoàn thiện quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội đến năm
2030.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Để thực hiện mục tiêu tổng quát nêu trên, luận án sẽ thực hiện những
mục tiêu cụ thể (các nhiệm vụ nghiên cứu) sau:
Một là, Hệ thống hóa và làm rõ nội hàm các khái niệm: đô thị xanh, phát
triển đô thị xanh, đầu tư phát triển đô thị xanh và quản lý đầu tư phát triển đô
thị xanh.
Hai là, Luận giải rõ khung lý thuyết phân tích, đánh giá việc quản lý đầu
tư phát triển đô thị xanh. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quản lý đầu tư
phát triển đô thị xanh.
Ba là, Phân tích và đánh giá đúng thực trạng quản lý đầu tư phát triển đô
thị xanh ở thành phố Hà Nội theo bốn tiêu chí: Hiệu lực, hiệu quả, phù hợp và
bền vững. Từ đó tổng hợp những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại và
nguyên nhân hạn chế trong công tác quản lý của chính quyền thành phố về
đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội thời gian qua.
Bốn là, Từ những hạn chế, tồn tại, dựa trên bối cảnh quốc tế, trong nước
và Hà Nội. tác giả đề xuất được một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn
5
thiện quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội được hiệu quả
nhất, tốt nhất từ nay đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quản lý đầu tư phát triển đô thị
xanh ở thành phố Hà Nội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi về nội dung
Đề tài luận án tập trung nghiên cứu chủ yếu quản lý của chính quyền
thành phố Hà Nội về đầu tư phát triển một số khu đô thị xanh điển hình:
- Nghiên cứu định hướng phát triển đô thị xanh thông qua chiến lược, quy
hoạch phát triển đô thị xanh (Có bao nhiêu đô thị xanh sẽ được xây dựng); Kế
hoạch phát triển đô thị xanh (từng giai đoạn). Định hướng quản lý đầu tư phát
triển đô thị xanh ở Hà Nội từ lý thuyết đến thực tế như thế nào?
- Nghiên cứu việc ban hành các Luật về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh,
các cơ chế, chính sách liên quan để thực hiện các định hướng nêu trên. Ở cấp
chính quyền thành phố Hà Nội gồm:
+ Cụ thể hóa Luật, Nghị định, Thông tư và các chính sách liên quan đến quản
lý đầu tư phát triển đô thị xanh của Trung ương.
+ Ban hành các chính sách cụ thể về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh cho
thành phố Hà Nội trong phạm vi thẩm quyền (các văn bản pháp quy).
- Nghiên cứu thực tiễn tổ chức bộ máy thực hiện công tác quản lý đầu tư phát
triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội
- Nghiên cứu việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện quản lý đầu tư phát triển
đô thị xanh ở thành phố Hà Nội.
3.2.2. Phạm vi về thời gian
- Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2010 - 2017;
- Số liệu sơ cấp được thu thập trong hai năm: 2017 và 2018.
6
- Đề xuất một số giải pháp nằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tư phát triển
đô thị xanh ở Hà Nội từ nay đến năm 2030.
3.2.3. Phạm vi không gian
Phạm vi không gian là thành phố Hà Nội, trong đó tác giả chú trọng
quản lý đầu tư phát triển của một vài khu đô thị xanh điển hình (Phụ lục 1).
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận nghiên cứu
Luận án được nghiên cứu trên cơ sở cách tiếp cận lịch sử và hệ thống
tức là từ nghiên cứu về kinh nghiệm quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở
một số nước trên thế giới, thực trạng quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở
thành phố Hà Nội (Đánh giá ưu, nhược điểm, những kết quả đạt được, nguyên
nhân và hạn chế, những tồn tại) và trên quan điểm lịch sử (Sự phù hợp của
việc quản lý đầu tư phát triển đô thị trong từng giai đoạn, đặc biệt là quản lý
đầu tư phát triển đô thị xanh).
Cụ thể: Luận án tiếp cận nghiên cứu từ góc độ chuyên ngành quản lý
kinh tế từ cơ sở lý luận về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh theo trình tự
sau: Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, ban hành khung khổ pháp lý
và thực hiện cơ chế, chính sách về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh; kiểm
tra, giám sát, thanh tra việc thực thi quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh của
thành phố Hà Nội.
4.2. Phương pháp lý luận chung trong nghiên cứu luận án
Luận án sử dụng phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương
pháp luận cơ bản, xuyên suốt quá trình nghiên cứu. Phương pháp duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử, quan điểm, chủ trương đường lối chính sách của Đảng
và Nhà nước sẽ được sử dụng để phân tích và hệ thống hoá các vấn đề lý luận
về đầu tư phát triển đô thị xanh, quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. Phân
tích lý luận quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh nhằm làm rõ bản chất, nội
dung, hình thức của việc quản lý đô thị xanh theo hướng bền vững, những
nhân tố ảnh hưởng và quan hệ biện chứng giữa các nhân tố và quá trình phát
triển đô thị xanh v.v... Việc giải quyết các vấn đề quản lý đầu tư phát triển đô
7
thị xanh để tìm ra những mâu thuẫn trong quản lý đầu tư phát triển đô thị,
nguyên nhân, bản chất, mối quan hệ của các yếu tố.
4.3. Những phương pháp nghiên cứu cụ thể của luận án
Để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra, luận án sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu cụ thể bao gồm:
a) Phương pháp nghiên cứu tại bàn:
Phương pháp này thu thập các tài liệu có liên quan đến quản lý đầu tư
phát triển đô thị xanh chủ yếu là các thông tin thứ cấp trên sách báo, tạp chí
kinh tế, tạp chí thương mại… nhằm làm rõ cơ sở lý luận của nội dung và hình
thức việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh, đồng thời kế thừa các kết quả
nghiên cứu đã có để tổng kết kinh nghiệm và rút ra những bài học từ các nước
về vấn đề quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội. Mặt khác,
để đánh giá quan điểm của các học giả trong nước và ngoài nước về đô thị
xanh, quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. Từ đó làm rõ những thành công
cũng như khoảng trống cần đề cập nghiên cứu. Phương pháp này được sử
dụng trong chương 1 và chương 2 của luận án.
b) Phương pháp phân tích, tổng hợp:
Phương pháp này được sử dụng trong tất cả các phần nghiên cứu của
luận án. Mô tả và phân tích thống kê là phương pháp nghiên cứu tổng hợp, số
hóa, biểu diễn bằng đồ thị các số liệu thu thập được. Từ đó có cơ sở để làm rõ
bản chất đô thị về mặt kinh tế - xã hội bằng các con số cụ thể, đánh giá được
thực trạng phát triển đô thị xanh, quản lý của chính quyền thành phố Hà Nội
về đầu tư phát triển đô thị xanh, dự báo về chiến lược, quy hoạch và nhu cầu
vốn để đầu tư phát triển đô thị xanh trong những năm tới của thành phố Hà
Nội. Từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư phát
triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội đến năm 2030.
c) Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, tham khảo ý kiến chuyên gia:
Để tăng tính thực tiễn khi phản ánh thực trạng quản lý đầu tư phát triển
đô thị xanh cũng như tăng tính thuyết phục cho các giải pháp mà luận án đưa
8
ra, tác giả sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và tham khảo ý kiến
chuyên gia như sau:
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
+ Sử dụng bảng hỏi để lập phiếu điều tra thực trạng quản lý đầu tư phát triển
đô thị xanh trên địa bàn thành phố Hà Nội dành cho các nhà chuyên môn. Bao
gồm: - Lãnh đạo và cán bộ Ban quản lý dự án, trưởng đoàn và cán bộ tư vấn
giám sát (Xem phụ lục 6). Quy mô mẫu là 68 nhà chuyên môn. Thời gian
khảo sát từ ngày 15 tháng 10 năm 2017 đến ngày 08 tháng 8 năm 2018.
Tác giả thu thập có chọn lọc ý kiến đánh giá của những nhà chuyên
môn, các cán bộ quản lý làm căn cứ đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện
công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội.
+ Sử dụng bảng câu hỏi khảo sát, điều tra nhận thức của cư dân sống tại các
khu đô thị xanh ở Hà Nội (Xem phụ lục 8). Quy mô mẫu là 100 cư dân sống
tại các khu đô thị xanh. Thời gian khảo sát từ ngày 03 tháng 05 năm 2017 đến
ngày 08 tháng 8 năm 2018.
Tác giả thu thập các số liệu thông qua bảng hỏi của một số cư dân
sống tại các khu đô thị xanh điển hình ở Hà Nội. Từ đó tác giả tổng hợp các
số liệu làm căn cứ để đề xuất một số giải pháp trong công tác quản lý đầu tư
phát triển đô thị xanh ở Hà Nội trong thời gian tới.
- Tham khảo ý kiến chuyên gia:
Phương pháp này được sử dụng để phỏng vấn một số nhà hoạch định
chính sách, nhà khoa học và nhà quản lý về đầu tư phát triển đô thị xanh. Cụ
thể, tác giả tham khảo các ý kiến của 10 nhà quản lý, nhà khoa học - Đây là
một trong những căn cứ đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội (Phụ lục 10 và phụ
lục 11).
Phương pháp này được tác giả sử dụng thu thập số liệu để đánh giá thực
trạng quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở chương 3 (Xem các bảng
trong chương 3).
9
d) Phương pháp phân tích SWOT
Sau khi thu thập, phân tích thực trạng quản lý đầu tư phát triển đô thị
xanh, tác giả chỉ ra điểm mạnh (S - Strengths), điểm yếu (W - Weeknesses),
cơ hội (O - Opportunities) và thách thức (T - Threats) trong việc đánh giá
quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội. Phân tích SWOT
được tác giả thực hiện theo một trật tự logic từ đó hiểu được sâu sắc hơn về
thực trạng nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư phát
triển đô thị xanh ở Hà Nội trong thời gian tới được cụ thể hơn và sát thực hơn.
Sau khi phân tích thực trạng quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở
thành phố Hà Nội, tác giả sử dụng phương pháp phân tích SWOT ở phần đầu
chương 4. Từ đó có các căn cứ để đưa ra các giải pháp phù hợp, hiệu quả và
có tính thực thi cao.
4.4. Nguồn dữ liệu số liệu, tài liệu
Để có căn cứ đáng tin cậy cho việc thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng
các nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp sau:
a) Nguồn dữ liệu thứ cấp:
Tác giả thu thập từ các nguồn tài liệu như: Sách, giáo trình, tài liệu
tham khảo, tạp chí chuyên ngành, một số website, các công trình nghiên cứu
khoa học, tài liệu tại các cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị, quản
lý xây dựng, quản lý đầu tư, quản lý đất đô thị ở thanh phố Hà Nội, các Bộ
ngành liên quan.
Từ kết quả điều tra, tác giả làm rõ cơ sở lý luận của nội dung và hình
thức việc quản lý đầu tư pháp triển đô thị xanh, đồng thời kế thừa các kết quả
nghiên cứu đã có để tổng kết kinh nghiệm và rút ra bài học từ các nước về vấn
đề quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội.
b) Nguồn dữ liệu sơ cấp:
Tác giả tiến hành thu thập thông qua việc điều tra theo mẫu xây dựng
sẵn. Tác giả sử dụng 02 mẫu điều tra:
10
- Mẫu 1: Phiếu điều tra thực trạng quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh trên
địa bàn thành phố Hà Nội dành cho các cán bộ, chuyên gia có liên quan đến
quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội. Cụ thể:
+ Lãnh đạo và cán bộ Ban quản lý, trưởng đoàn và cán bộ tư vấn giám sát;
+ Chỉ huy trưởng và các cán bộ kỹ thuật của Nhà thầu;
+ Các cán bộ giảng dạy liên quan đến quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh.
+ Cán bộ làm công tác quản lý, quy hoạch đô thị tại các Viện Quy hoạch đô
thị và Nông thôn Quốc gia - Bộ Xây dựng, Viện Quy hoạch và xây dựng Hà
Nội.
+ Cán bộ quản lý đầu tư về đô thị thuộc Phòng quản lý đô thị các quận Hoàn
Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Long Biên, Tây Hồ thành phố Hà
Nội.
+ Cán bộ làm công tác quy hoạch đô thị tại Sở Xây dựng Hà Nội.
Nội dung khảo sát điều tra, tham khảo ý kiến chuyên gia được bám sát
mục tiêu đề ra. Số phiếu phát ra: 68 phiếu, số phiếu thu về: 66 phiếu, số phiếu
hợp lệ: 66 phiếu, với các đối tượng được trả lời có độ tuổi từ 31 ÷ 60 tuổi.
Trong đó, nam giới 50/66 =75,8%; nữ giới 16/66 = 24,2%. Trình độ đại học là
45, thạc sĩ là 12, tiến sĩ là 09. Kết quả điều tra đánh tin cậy để nghiên cứu đề
tài luận án (Chi tiết xem phụ lục 7).
- Mẫu 2: Phiếu điều tra nhận thức của cư dân sống trong các khu đô thị xanh ở
thành phố Hà Nội. Số phiếu phát ra: 100 phiếu, số phiếu thu về: 93 phiếu, số
phiếu hợp lệ: 93 phiếu, với đối tượng trả lời có độ tuổi từ 31 ÷ 60 tuổi. Trong
đó, nam giới 50/93 = 53,76%; nữ giới 43/93 = 46,24%. Kết quả điều tra các
cư dân sống tại các khu đô thị xanh làm căn cứ cho việc sử dụng nghiên cứu
của luận án (Chi tiết xem phụ lục 9).
Trong quá trình nghiên cứu, việc thu thập số liệu phục vụ cho nghiên
cứu về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội là khó khăn,
vì vậy tác giả áp dụng công thức chọn mẫu điều tra ngẫu nhiên như sau:
11
N =
2
2(1
2
)/ .P.(1 P)Z
d
 
Trong đó:
N - Cỡ mẫu nghiên cứu;
Z(1-α/2) - Hệ số tin cậy ở mức xác suất:
(Với mức xác suất 95% thì Z(1-α/2) = 1,96);
P - Tỷ lệ ước tính;
d - Độ chính xác mong muốn giữa tỷ lệ thu được từ mẫu và tổng
thể nghiên cứu với sai số cho phép
Theo công thức trên, cỡ mẫu nghiên cứu được xác định như sau:
* Bảng hỏi khảo sát ý kiến từ các nhà chuyên môn:
Chọn d1 = 0,1 và P1 = 0,22
 N1 =
2
2
1,96 .0,23.(1 0,23)
0,1

= 68
* Phiếu điều tra nhận thức của người dân (N2):
Chọn d2 = 0,1 và P2 = 0,5 để có quy mô mẫu lớn nhất;
 N2 =
2
2
1,96 .0,5(1 0,5)
0,1

= 96
Để tăng tính chính xác và thuận tiện trong việc nghiên cứu luận án, tác
giả xác định mẫu nghiên cứu N2 = 100.
Như vậy chọn được 02 mẫu nghiên cứu, khảo sát:
1. Bảng hỏi khảo sát ý kiến từ các nhà chuyên môn: N1 = 68
2. Phiếu điều tra nhận thức của người dân: N2 = 100.
12
4.4. Khung phân tích của luận án
Nguồn: Tác giả xây dựng và tổng hợp.
Khung phân tích về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà nội
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
XANH Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI
- THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐTPT ĐTX
- THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC
- HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN
Kinh nghiệm quốc tế và
trong nước về quản lý
đầu tư phát triển
đô thị xanh
Các số liệu
sơ cấp từ khảo sát
điều tra của tác giả
Các nhân tố tác động đến
quản lý đầu tư phát triển
đô thị xanh
ở thành phố Hà Nội
Cơ sở lý luận
về quản lý đầu
tư phát triển
đô thị xanh
Các số liệu
thứ cấp
Các
giải pháp
hoàn
thiện
quản lý
đầu tư
phát triển
đô thị
xanh
Định hướng hoàn thiện
quản lý đầu tư phát
triển đô thị xanh
Bối cảnh mới
13
4.5. Khung nghiên cứu của luận án
Đề tài “Quản lý chi phí đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà
nội” dựa trên khung nghiên cứu của luận án được tóm tắt như sau:
Khung nghiên cứu của luận án
Chương Phương pháp
sử dụng
Nội dung
nghiên cứu chính
Kết quả mục tiên nghiên
cứu chính cần đạt được
1
Phương pháp
nghiên cứu tại bàn.
Tổng quan tình hình
nghiên cứu có liên
quan đến luận án.
Tìm ra “khoảng trống” và
khẳng định sự cần thiết
nghiên cứu vấn đề của
luận án.
2
Phương pháp
nghiên cứu tại bàn.
Một số khái niệm và lý
thuyết liên quan
Nội hàm về quản lý đầu
tư phát triển đô thị xanh.
Phương pháp
nghiên cứu tại bàn.
Quản lý đầu tư phát
triển đô thị xanh và tiêu
chí đánh giá.
Khái niệm, nội dung phân
tích đầu tư phát triển đô
thị xanh.
Phương pháp
nghiên cứu tại bàn.
Các nhân tố ảnh hưởng
đến quản lý đầu tư phát
triển đô thị xanh.
Chỉ ra được các nhân tố
ảnh hưởng đến quản lý
đầu tư phát triển đô thị
xanh.
Phương pháp
nghiên cứu tại bàn.
Kinh nghiệm quốc tế
và trong nước
Bài học cho Hà Nội về
quản lý đầu tư phát triển
đô thị xanh.
3
- Điều tra khảo sát,
tham khảo ý kiến
chuyên gia;
- Phân tích;
- Tổng hợp.
Thực trạng phát triển
đô thị xanh ở thành phố
Hà Nội giai đoạn 2010-
2017
Chỉ ra những điểm hợp lý
hay chưa hợp lý trong
việc quản lý đầu tư phát
triển đô thị xanh ở thành
phố Hà Nội.
- Khảo sát;
- Phân tích;
- Tổng hợp.
Đánh giá về chính quền
thành phố trong việc
quản lý đầu tư phát
triển đô thị xanh trên
địa bàn Hà Nội.
Chỉ ra những ưu điểm,
những hạn chế, nguyên
nhân hạn chế.
14
Chương Phương pháp
sử dụng
Nội dung
nghiên cứu chính
Kết quả mục tiên nghiên
cứu chính cần đạt được
4
- Phân tích SWOT;
- Tổng hợp.
Bối cảnh và những khó
khăn, thuận lợi về đổi
mới quản lý đầu tư
phát triển đô thị xanh ở
Hà Nội đến năm 2030.
Phân tích bối cảnh mới;
cơ hội và thách thức về
quản lý đầu tư phát triển
đô thị xanh.
- Phân tích;
- Tổng hợp.
Định hướng về quản lý
đầu tư trong những
năm tới của thành phố
Hà Nội.
Định hướng quản lý đầu
tư hợp lý đến 2030.
- Phân tích;
- Tổng hợp.
Một số giải pháp hoàn
thiện quản lý đầu tư
phát triển đô thị xanh ở
thành phố Hà Nội đến
năm 2030.
Các giải pháp và kiến
nghị.
Nguồn: Tác giả nghiên cứu và xây dựng.
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
Trên cơ sở tổng quan những công trình đã nghiên cứu trong nước và ngoài
nước liên quan đến phát triển đô thị xanh, quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh,
luận án có những đóng góp mới sau:
- Trình bày một cách hệ thống cơ sở lý luận về quản lý đầu tư phát triển đô thị
xanh, làm rõ nội hàm các khái niệm: Đô thị xanh, phát triển đô thị xanh, đầu tư
phát triển đô thị xanh, quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh.
- Luận giải rõ khung phân tích, khung nghiên cứu về quản lý đầu tư phát triển đô
thị xanh. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quản lý đầu tư phát triển đô thị
xanh để có định hướng và mục tiêu nghiên cứu cụ thể.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội, quản
lý đầu tư phát triển đô thị xanh của chính quyền thành phố Hà Nội. Từ đó cho
thấy những kết quả đạt được, những điểm chưa được trong quản lý đầu tư phát
triển đô thị xanh. Nguyên nhân thành công và hạn chế của công tác quản lý đầu
tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội.
15
- Đề xuất đầu tư phát triển đô thị xanh trong cấu trúc tổng thể đô thị thành phố
Hà Nội dựa trên quy hoạch đô thị tới năm 2030.
- Xây dựng một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý đầu tư phát triển đô thị
xanh ở thành phố Hà Nội.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa về mặt khoa học
- Luận án góp phần luận giải các cơ sở lý luận về đô thị xanh, phát triển đô thị
xanh, đầu tư phát triển đô thị xanh, quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh.
- Hệ thống hóa các tiêu chí phát triển đô thị xanh, quản lý đầu tư phát triển đô
thị xanh góp phần vào nghiên cứu quản lý đầu tư phát triển đô thị tổng thể.
6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
- Làm tài liệu tham khảo cho các cấp chính chính quyền đô thị, các kiến trúc sư
quy hoạch đô thị, kỹ sư quản lý đô thị, các kỹ sư có liên quan, các nhà quản lý
kinh tế, quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh.
- Tài liệu hỗ trợ cho công tác nghiên cứu, đào tạo lĩnh vực quản lý đầu tư phát
triển đô thị xanh.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án
được kết cấu thành 4 chương chính sau:
Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu quản lý đầu tư phát triển đô thị
xanh ở thành phố Hà Nội.
Chương 2. Cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và trong nước về quản lý đầu tư
phát triển đô thị xanh.
Chương 3. Thực trạng quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội.
Chương 4. Giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành
phố Hà Nội.
16
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH
1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Cho đến nay, trên thế giới đã có một số nghiên cứu liên quan đến quản lý
đầu tư phát triển đô thị xanh. Hầu hết các tác giả đều xuất phát từ lý luận về đô
thị hóa, đô thị sinh thái, đô thị phát triển bền vững…
Trong nghiên cứu về “Tình hình thực hiện chính sách đô thị thông minh
tại Hàn Quốc” của nhà nghiên cứu Lee Jae Yong thuộc Viện Nghiên cứu Định
cư quốc gia Hàn Quốc (KRISH) (2013) đã đưa ra tầm nhìn và mục tiêu xây
dựng đô thị sáng tạo tiên phong, an toàn và hạnh phúc: thứ nhất, mở rộng thành
phố thông minh; thứ hai, phát triển công nghiệp đô thị thông minh theo mô hình
kinh tế sáng tạo; thứ ba, tăng cường hỗ trợ tiến ra thị trường nước ngoài [35].
Nghiên cứu về “Quy hoạch U - City” của Park Chan Ho - Giám đốc tập
đoàn JUNGDO UIT Inc (2013) đưa ra việc tiếp cận U – City một cách tổng hợp
trên phương diện dịch vụ kết hợp giữa không gian đô thị với hạ tầng công trình
và công nghệ thông tin. Lập quy hoạch U-City góp phần nâng cao chất lượng
cuộc sống của người dân bằng hạ tầng thông minh [35].
Nghiên cứu về “Chiến lược phát triển thành phố xanh tại Hàn Quốc” của
tiến sĩ Lee Bum-Huyn (2013) đã đưa ra cách tiếp cận nên tập trung phát triển đô
thị chuyển đổi từ “Nền kinh tế Cacbon” sang “Nền kinh tế phi Cacbon” có cấu
trúc đô thị bền vững và thân thiện hơn với môi trường, điều này sẽ tạo nền tảng
cho sự chuyển đổi kiểu mẫu sang “thành phố xanh ít cacbon”, đây là một chiến
lược phát triển đô thị để đạt tăng trưởng trong mối quan hệ hài hòa giữa kinh tế
và môi trường. Nền tảng và sự thống nhất trong biến đổi khí hậu. Phát triển, ứng
dụng và chuyển giao mô hình thành phố xanh bao gồm cả nền công nghiệp và
công nghệ xanh. Tác giả khái quát lịch sử phát triển đô thị mới và chính sách
thành phố xanh của Hàn Quốc như: Phương tiện giao thông xanh, công nghiệp
17
xanh, năng lượng xanh, cấu trúc không gian và sử dụng đất xanh thông qua việc
nghiên cứu cụ thể về phát triển đô thị mới ở các thành phố Pangyo, thành phố
Sejong và các dự án thành phố xanh như: thành phố xanh ít cacbon Gangneung,
đô thị xanh Geomdan, Sosabeol. Tác giả đưa ra kết luận xây dựng chính sách
khả thi để công nhận thành phố xanh theo miền: Cần thiết lập một loạt chính
sách hỗ trợ công nhận thành phố xanh theo đặc thù của từng vùng, thiết lập cấu
trúc hỗ trợ để phát triển quy hoạch đặc thù xây dựng thành phố xanh ít cacbon
theo vùng, đưa ra những ưu đãi cho quy hoạch thành phố xanh theo đặc điểm
của từng vùng [35].
Nghiên cứu về “Modular - Mô hình xây dựng mới trong xu hướng phát
triển đô thị xanh và bền vững” của Kim Sang Soo Giám đốc văn phòng đại diện
POSCO A&C Hà Nội (2013), Tác giả đã đưa ra lợi ích về phát triển đô thị xanh,
đô thị thân thiện với môi trường với điểm nổi bật có nhiều không gian xanh, chất
lượng môi trường xanh, hài hòa các hệ sinh thái nhân tạo (hệ sinh thái đô thị) và
hệ sinh thái tự nhiên, tạo ra môi trường sống tốt, bảo đảm sức khỏe và tiện nghi
cho người dân. Với những lợi ích như vậy, đầu tư phát triển đô thị xanh cần đưa
ra các tiêu chí về quy hoạch sử dụng đất đô thị hợp lý và đảm bảo không gian
xanh, xây dựng giao thông xanh, sử dụng năng lượng, nguyên vật liệu có hiệu
quả cao, thực hiện chu trình tái sử dụng, tái chế chất thải trong ngành sản xuất
công nghiệp để giảm thiểu chất thải ra môi trường xung quanh, sử dụng năng
lượng sạch, năng lượng tái tạo thay thế năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch. Đặc
biệt đối với công trình kiến trúc xanh (GB) phải đảm bảo các thiết kế và xây
dựng theo các tiêu chí: xanh hóa công trình, tiết kiệm và sử dụng hợp lý năng
lượng, tiết kiệm nguồn nước, chất thải ra môi trường xung quanh ít, môi trường
trong nhà xanh. Tác giả đưa ra phương thức xây dựng mới - Modular. Đây là mô
hình kiến trúc lắp ghép sử dụng các mô đun được tiêu chuẩn hóa chế tạo tại nhà
máy và được lắp ghép tại công trường thông qua phương pháp thi công công
18
nghiệp. Theo nghiên cứu thực tế tại Hàn Quốc, phương pháp này sẽ rút ngắn
thời gian thi công 50%, sau khi tháo dỡ vật liệu được tái chế sử dụng cho công
trình khác là 80%, giảm thiểu 25% chi phí xây lắp so với các phương pháp thông
thường. Mô hình Modular phù hợp để xây dựng các công trình công cộng như
nhà ở cho cán bộ công nhân viên, nhà ở xã hội, ký túc xá sinh viên, phòng
khám/mổ di động, trường học… Đặc biệt là các công trình thể thao phục vụ
trong các thế vận hội thể thao như sân vận động thi đấu di động, làng vận động
viên, khi sử dụng mô hình Modular có thể dễ dàng nhanh chóng xây lắp và có
thể tháo dỡ để tái sử dụng cũng như tạo thuận lợi cho việc vận hành, bảo dưỡng.
Có thể thấy khi áp dụng mô hình Modular vào các lĩnh vực xây dựng đáp ứng xu
hướng phát triển đô thị xanh bền vững [35].
Bài viết “Kinh nghiệm của Hàn Quốc và thực tiễn tại Việt Nam trong xây
dựng đô thị xanh (thông minh)” của tiến sĩ Lee Dong Youn - Công ty Jungdo
UIT Hàn Quốc (2016), Hội thảo về quy hoạch phát triển hệ thống đô thị Quảng
Nam trong quá trình đô thị hóa và hội nhập quốc tế. Tác giả đã đưa ra khái niệm
về đô thị trong từng thời kỳ, tiếp đến là xây dựng mô hình đô thị xanh thông
minh dựa trên các hệ thống hỗ trợ quyết định lập quy hoạch đô thị xanh (GDSS),
đưa ra các hệ thống giám sát, hệ thống đánh giá về đô thị xanh, từ đó đưa ra việc
quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh thông minh [37].
Tiêu chuẩn đánh giá LEED (Leadership in Energy and Environmental
Design) cho việc đánh giá xanh và bền vững (2009), của Hội đồng Công trình
xanh Hoa Kỳ công bố chương trình thí điểm đánh giá tính bền vững của khu phố
và cộng đồng đã tích hợp các nguyên tắc của sự phát triển đô thị thông minh,
ứng dụng phát triển công trình xanh vào quy hoạch và thiết kế cộng đồng ở [87].
Theo nghiên cứu của Shah Md. Atiqul Haq (2011) nghiên cứu những lợi
ích và thách thức của không gian xanh đô thị dựa trên kết quả nghiên cứu ở các
thành phố khác nhau cho thấy: Đô thị xanh đóng vai trò quan trọng đối với xã
19
hội, kinh tế, văn hóa và môi trường phát triển bền vững. Kiến trúc cảnh quan,
không gian đô thị xanh là một công cụ toàn diện cho tính bền vững của môi
trường qua việc cải thiện chất lượng sống, gia tăng giá trị tài sản bởi sự tiện
nghi, độ thẩm mỹ, chi phí năng lượng làm mát tòa nhà giảm. Đô thị xanh với
không gian xanh sẽ mang lại hệ sinh thái, các dịch vụ vui chơi, giải trí tiện ích
dành cho cư dân đô thị cũng như khách du lịch đến nơi đây. Để quản lý đầu tư
phát triển đô thị xanh hiệu quả, phù hợp và bền vững cần phải lập kế hoạch cụ
thể, kiểm tra, giám sát thường xuyên để khu đô thị xanh luôn được duy trì, môi
trường sống luôn được cải thiện. Nghiên cứu của Shah Md. Atiqul Haq đã xét
tới các biến số như: Khu vực xanh tự nhiên (Natural green), Khu đô thị xanh
(Urban green). Từ đó cho thấy các đô thị và các thành phố lớn đều có một số
điểm cao trên các yếu tố đô thị xanh. Tuy nhiên, nghiên cứu này gợi ý nên quản
lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở các thành phố lớn nhiều hơn các thành phố
trung bình và nhỏ [91].
Nghiên cứu của M. Deakin, G. Mitchell, P. Nijkamp, R. Vreeker (2007),
“Sustainable urban development” (Phát triển đô thị bền vững), các tác giả đã đề
cập rất kỹ về điều kiện cần của một đô thị bền vững trên bốn lĩnh vực: thể chế,
kinh tế, xã hội và môi trường. Thể chế là một trong những điều kiện tiên quyết
để đầu tư phát triển đô thị bền vững [88].
Nghiên cứu về “Loại bỏ ô nhiễm không khí bởi cây xanh trong không
gian xanh công cộng ở thành phố Strasbourg, Pháp” của các tác giả Wissal
Selmi, Christiane Weber, Emmanuel Rivière, Nadège Blond, Lotfi Mehdi,
David Nowak (2016), nhóm tác giả đã nghiên cứu tích hợp mô hình i-Tree Eco
để ước tính loại bỏ không khí bằng cây xanh đô thị ở thành phố Strasbourg của
Pháp. Áp dụng mô hình này đạt được kết quả là loại bỏ khoảng 88 tấn chất ô
nhiễm trong thời gian một năm (tháng 7 năm 2012 đến tháng 6 năm 2013).
Nghiên cứu trên cho thấy rằng, cây xanh đô thị là một yếu tố quan trọng để giảm
20
ô nhiễm không khí và kết hợp các đặc điểm khác có đến đặc điểm môi trường đô
thị: Cấu trúc không gian đô thị, đường giao thông đô thị… [101].
Trong cuốn “Tomorrow: a Peaceful Path to Real Reform” của tác giả
Ebennezer Howard (1898) đưa ra mô hình “thành phố vườn” để giải pháp cho
vấn nạn ô nhiễm môi trường, bệnh dịch tràn lan đe dọa các thành phố công
nghiệp ở Anh. Với ý tưởng thiết kế “thành phố vườn” tạo nên các khu đô thị có
mật độ dân cư thấp và trung bình, người dân sống trong một môi trường sinh
thái, ít ô nhiễm…Hệ thống “thành phố vườn” của Ebennezer Howard được quy
hoạch xây dựng với các không gian xanh và vành đai xanh, với các khu chức
năng khu dân cư, công nghiệp, nông nghiệp đều được xây dựng tách biệt. Hệ
thống “thành phố vườn” của Ebennezer Howard bao gồm 6 “thành phố vườn”,
mỗi thành phố có 32,000 dân; bao quanh một thành phố mẹ 58,000 dân. Diện
tích mỗi “thành phố vườn” là 400 hecta, với 2000 hecta vòng ngoài là khu cây
xanh và đất dùng vào mục đích nông nghiệp. Mỗi “thành phố vườn” như thế
được hình thành bởi một loạt các vòng tròn đồng tâm và được chia đều bởi các
đại lộ lớn. Thường có 6 đại lộ, mỗi đại lộ rộng 36m, xuyên qua tâm thành phố,
chia thành phố thành 6 phần đều nhau là các khu ở. Ở trung tâm, một không gian
hình tròn khoảng 2,2 hecta dùng làm khuôn viên trồng hoa.Các công trình công
cộng được đặt quanh vườn hoa này: tòa thị chính, phòng hòa nhạc, hội trường,
thư viện, bảo tàng... Hình thức kiểu vòng tròn này sẽ phục vụ tiện lợi cho toàn
thể cư dân đô thị, bán kính phục vụ là 550m. Giữa bán kính 550m này có một
đại lộ cây xanh vòng tròn rộng 128m, là nơi đặt trường họa, chỗ vui chơi cho trẻ
em, nhà thờ... Một tuyến xe lửa được bố trí chạy vòng ngoài để chở hàng đến
các nhà máy, tránh được hiện tượng xe tải chạy xuyên thành phố.Các chất thải
hữu cơ được dùng vào nông nghiệp, không khí trong lành. Vòng ngoài của thành
phố đặt những nhà máy, xí nghiệp không độc hại. Mỗi thành phố vườn là một
đơn vị tự trị, nối liền với thành phố mẹ bằng 6 đường xe lửa. Bản thân các
21
“thành phố vườn” cũng được nối liền với nhau bởi một tuyến xe lửa chạy vòng
tròn. Khi thành phố vườn đủ lớn như quy mô quy định ở trên, một “thành phố
vườn” mới sẽ ra đời và cứ tiếp nối như vậy [103].
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Một số công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến việc nghiên cứu
luận án “Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội” như:
Trương Văn Quảng (2013), Một số yêu cầu trong quy hoạch phát triển đô
thị xanh ở Việt Nam, Hội thảo khoa học quốc tế. Tác giả đã đưa ra tổng quan về
đô thị và nhận thức về đô thị xanh, từ đó xác định các yêu cầu trong quy hoạch
phát triển đô thị xanh tại Việt Nam: Thứ nhất, Sự đồng thuận trong nhận thức
thức, khái niệm, tiêu chí phát triển đô thị xanh. Tuy nhiên để có sự đồng thuận
về một xu hướng phù hợp với điều kiện Việt Nam thì chắc cũng không khó bởi
lối sống, văn hóa Việt Nam luôn hòa quyện với thiên nhiên. Bởi vậy cần hoạch
định chính sách, quy hoạch, thiết kế công trình đảm bảo mục đích nâng cao chất
lượng sống đô thị và phát triển bền vững. Để phát triển đô thị xanh gồm 7 tiêu
chí: Không gian xanh, công trình xanh, giao thông xanh, công nghiệp xanh, chất
lượng môi trường đô thị xanh, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng
cảnh, công trình lịch sử, văn hóa, cộng đồng dân cư sống thân thiện với môi
trường và thiên nhiên. Thứ hai, Bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật để định hướng và đáp ứng tốt yêu cầu phát triển đô thị xanh. Thứ ba,
Giảm cường độ phát thải khí nhà kính từ 8-10% như hiện nay. Thứ tư, Cần quy
hoạch chủ động bảo toàn hệ thống cấu trúc xanh đô thị, hệ thống sinh thái tự
nhiên có giá trị. Thứ năm, Sử dụng đất đô thị hợp lý, phân bố những khu vực
chức năng chuyên biệt không để lẫn vào nhau, bảo đảm không gian xanh là tiêu
chí đầu tiên của đô thị xanh, đô thị sinh thái, đô thị thông minh - hiện đại. Hệ
thống mặt nước, cây xanh, vườn hoa, thảm cỏ làm tăng giá trị nghệ thuật, thẩm
mỹ cảnh quan, tôn cao giá trị thẩm mỹ của công trình xanh, đô thị xanh - Đây là
22
một trong những thành tố không thể thiếu trong cấu trúc đô thị xanh hiện nay.
Thứ sáu, Quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng đô thị xanh: bền vững về môi
trường, hệ thống giao thông công cộng sử dụng năng lượng thân thiện với môi
trường. Thứ bảy, Thiết kế xây dựng công trình kiến trúc đô thị xanh theo các
tiêu chí: xanh hóa công trình, tiết kiệm và sử dụng hợp lý năng lượng, tiết kiệm
nguồn nước, thải chất thải ra môi trường xung quanh ít nhất; môi trường trong
nhà xanh. Thứ tám, Xây dựng và phát triển công nghiệp xanh, công nghiệp phát
thải các bon thấp, sử dụng năng lượng, nguyên vật liệu có hiệu quả cao, sử dụng
công nghệ sản xuất theo hướng sản xuất sạch hơn; tái sử dụng, tái chế chất thải
trong ngành sản xuất công nghiệp để giảm thiểu chất thải ra môi trường, sử dụng
năng lượng sạch, năng lượng tái tạo… Thứ chín, chất lượng môi trường đô thị
xanh: Các đô thị xanh phải đạt được chất lượng môi trường không khí, nguồn
nước sạch; quản lý chất thải rắn tốt; vệ sinh đường phố luôn sạc, đảm bảo các
quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định. Thứ mười, chất lượng, lối sống đô thị xanh thân
thiện với môi trường: cộng đồng dân cư của đô thị xanh có nhận thức cao và có
ý thức tự giác sống hòa hợp với nhau, đặc biệt là ứng xử có văn hóa trong các
hoạt động của đô thị, có trách nhiệm bảo vệ và thân thiện với môi trường tự
nhiên[35].
Đào Ngọc Nghiêm (2013), Đô thị xanh, thông minh - mô hình phát triển
của Thủ đô Hà Nội, Hội thảo khoa học quốc tế. Tác giả đã đưa ra bối cảnh đô thị
hóa của một số nước và Việt Nam và phát triển bền vững là một xu thế tất yếu
của toàn cầu, tác động đến từng lĩnh vực với những nghiên cứu cụ thể, chuyên
ngành hơn, trong đó có đô thị hóa, đó là đô thị bền vững - đô thị sinh thái - đô
thị xanh - kiến trúc xanh. Phát triển bền vững là quá trình liên tục cân bằng và
hài hòa các mục tiêu kinh tế - văn hóa - xã hội và môi trường sinh thái. Từ đó
tác giả xác định mô hình phát triển đô thị xanh ở Hà Nội “Xanh - văn hiến - văn
23
minh - hiện đại”, đô thị năng động, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao trong nước,
khu vực và quốc tế, có môi trường sống tốt… [35]
Nguyễn Hồng Thục (2013), Các yếu tố của phát triển đô thị xanh thông
minh tại Việt Nam, Hội thảo khoa học quốc tế. Tác giả đã đưa ra hiện trạng đô
thị hóa diễn ra ở quy mô và tốc độ chưa từng thấy ở Việt Nam – đây là vấn đề
nóng nhất hiện nay. Đô thị hóa nhanh góp phần không nhỏ để thay đổi bộ mặt
kinh tế xã hội của đất nước. Tác giả cũng chỉ ra các bệnh đô thị: kiến trúc lộn
xộn, giao thông tắc nghẽn, ô nhiễm môi trường, dự án đô thị theo kiểu phòng
ngủ độc canh mà thiếu vắng các dịch vụ công cộng thiết yếu, bất động sản
không có lối ra… Từ đó tác giả đã đưa ra cách tiếp cận mới về các đô thị là tăng
trưởng kinh tế, tài nguyên đô thị, môi trường sinh thái, tăng trưởng xanh, quy
hoạch lãnh thổ bền vững dựa trên các cơ sở pháp lý [35].
Nguyễn Văn Cường (2015), Phát triển các khu đô thị mới theo hướng bền
vững: Nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội, Luận án tiến sĩ ngành Quản lý kinh tế,
Đại học Kinh tế quốc dân. Trong nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra định nghĩa về
đô thị hóa, đô thị phát triển bền vững. Qua việc nghiên cứu tác giả đã tiến hành
khảo sát việc phát triển các khu đô thị mới ở Hà Nội. Tác giả đã khẳng định về
phát triển các khu đô thị cần mang tính bền vững [29].
Phạm Ngọc Tuấn (2015), Phát triển các khu đô thị mới tại thành phố Hồ
Chí Minh theo hướng bền vững, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quy hoạch vùng
và đô thị, Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đã làm rõ một số
vấn đề lý luận về phát triển các khu đô thị mới, các tiêu chí phát triển khu đô thị
mới theo hướng bền vững. Tác giả nghiên cứu chuyên sâu về quy hoạch đô thị
vùng theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh [59].
Trong cuốn sách “Phát triển bền vững đô thị: Những vấn đề lý luận và
kinh nghiệm của thế giới”, của Đào Hoàng Tuấn (2008) đã nêu một cách tổng
quát các kinh nghiệm phát triển bền vững đô thị và đối chiếu với Việt Nam cho
24
thấy quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ nhưng việc xây dựng và phát triển cơ
sở hạ tầng vẫn chưa đáp ứng, do vậy dân cư nông thôn mất tư liệu sản xuất
không kịp chuyển đổi sang các ngành nghề phù hợp. Sự phát triển đô thị ở nhiều
nơi gặp khó khăn, nguyên nhân là do quy hoạch đô thị chưa tốt, quản lý đầu tư
phát triển đô thị còn yếu kém, chưa có thể chế cụ thể trong việc quản lý đầu tư
phát triển đô thị nói chung, thể chế quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh nói
riêng, đầu tư phát triển các khu đô thị còn manh mún và tự phát, thiếu nguồn
vốn đầu tư trầm trọng, di dân từ nông thôn vào thành thị quá nhiều. Quá trình đô
thị hóa đang diễn ra theo chiều hướng “Đô thị hóa giả tạo” thể hiện qua việc đô
thị phát triển lấn sang khu vực nông thôn rất nhiều, bên cạnh đó cơ sở hạ tầng đô
thị và cơ sở hạ tầng sản xuất phát triển chưa tương xứng. Do vậy công tác quản
lý đầu tư phát triển đô thị cần phải theo chiều sâu: Nâng cao chất lượng đô thị,
phân bố hợp lý mạng lưới quần cư đô thị theo lãnh thổ của đô thị để tương ứng
với các chức năng đô thị, xây dựng phương án mô hình phát triển, dự báo hiệu
quả đầu tư, các tác động tích cực cũng như tiêu cực trong quản lý đầu tư phát
triển đô thị từ đó đưa ra các giải pháp để điều chỉnh cho phù hợp [58].
Đồ án “Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm
nhìn đến năm 2050” do Tư vấn liên danh quốc tế PPJ, Viện Kiến trúc, Quy
hoạch đô thị và nông thôn, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội lập [42] và được
phê duyệt theo quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26 tháng 7 năm 2011 của Thủ
tướng Chính phủ [15]. Nội dung quan trọng của đồ án là: “Tạo môi trường sống
theo hướng bền vững: môi trường sống, làm việc, sản xuất và nghỉ ngơi giải trí
phải đảm bảo tiện nghi, an toàn và bền vững. Đồ án Quy hoạch trên đề cập đến
09 vấn đề sau:
Một là, Tạo hình ảnh riêng về Thủ đô Hà Nội: mặt nước, cây xanh và văn
hóa;
Hai là, Xây dựng đô thị vệ tinh và đô thị sinh thái;
25
Ba là, Phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ trong đó giao thông công chính là
quan trọng nhất, vừa kết nối đô thị vừa đem lại hiệu quả cao và bảo vệ môi
trường;
Bốn là, Phát triển hệ thống các trung tâm đô thị hiện đại, mang tính cạnh
tranh, tạo động lực phát triển đô thị;
Năm là, Cải tạo nâng cấp đô thị, kiểm soát phát triển;
Sáu là, Ngăn ngừa các hiểm họa thiên nhiên;
Bảy là, Gìn giữ, bảo tồn các di sản văn hóa truyền thống;
Tám là, Tăng cường thể chế, quản lý đô thị hiệu quả;
Chín là, Tạo dựng và tăng cường phát triển nguồn lực.
Qua các công trình nghiên cứu đã trình bày, cho thấy các nghiên cứu này
chủ yếu xem xét, đánh giá việc đầu tư phát triển bền vững các đô thị, các tiêu
chí đánh giá đô thị hóa. Chưa có công trình nghiên cứu quản lý đầu tư phát triển
đô thị xanh ở Việt Nam nói chung, ở thành phố Hà Nội nói riêng.
1.3. Những vấn đề thuộc đề tài chưa được các công trình nghiên cứu đã
công bố nghiên cứu giải quyết (khoảng trống tri thức)
Mặc dù đã có một số công trình đã được công bố ở trong và ngoài nước
nghiên cứu về một số vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu của luận án, nhưng
đến nay vẫn còn một số vấn đề quan trọng thuộc đề tài luận án chưa được giải
quyết một cách trực diện, tổng thể và chuyên sâu như:
- Cơ sở lý luận, khung lý thuyết phân tích, đánh giá vai trò của quản lý của các
cấp chính quyền đối với đầu tư phát triển đô thị xanh trên địa bàn cấp tỉnh, thành
phố nói riêng, cấp quốc gia nói chung.
- Nội dung các phương thức quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh trên địa bàn
cấp tỉnh, thành phố và kinh nghiệm quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh của một
số nước, một số thành phố lớn trong khu vực, bài học rút ra cho thành phố Hà
26
Nội về những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân cũng như các vấn đề thực tiễn
đang được đặt ra cần giải quyết trong thời gian tới.
- Chính quyền thành phố Hà Nội thực hiện vai trò quản lý đầu tư phát triển đô
thị xanh trên bốn phương diện nghiên cứu chủ yếu là: (1) Vai trò quản lý nhà
nước; (2) Nhà đầu tư; (3) Nhà cung cấp dịch vụ công; (4) Nhà kiểm tra, giám sát
việc thực hiện.
- Xác định những quan điểm chỉ đạo, phương hướng chiến lược và giải pháp để
thực hiện chiến lược, cơ chế chính sách, các phương thức cần được áp dụng để
thúc đẩy việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh trên địa bàn thành phố Hà
Nội trong những năm tới.
1.4. Những vấn đề luận án sẽ tập trung giải quyết và hướng giải quyết
Trên cơ sở tính cấp thiết của vấn đề cần nghiên cứu và “khoảng trống tri
thức” trong các nghiên cứu trước đây, đề tài luận án tập trung nghiên cứu giải
quyết những vấn đề để trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau:
Câu hỏi 1: Làm rõ nội hàm các khái niệm: Đô thị xanh, phát triển đô thị
xanh, đầu tư phát triển đô thị xanh và quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh là gì?
Câu hỏi 2: Khung lý thuyết cho việc phân tích, đánh giá việc quản lý đầu tư
phát triển đô thị xanh. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quản lý đầu tư phát
triển đô thị xanh?
Câu hỏi 3: Thực trạng quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà
Nội hiện nay như thế nào? Những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại và
nguyên nhân là gì?
Câu hỏi 4: Đánh giá quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội
sử dụng các tiêu chí nào?
Câu hỏi 5: Cần có những giải pháp nào để hoàn thiện công tác quản lý đầu tư
phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội theo đồ án quy hoạch đến năm 2030
được hiệu quả nhất, tốt nhất?
27
Những vấn đề luận án sẽ tập trung giải quyết và hướng giải quyết sẽ được
thể hiện ở hình vẽ sau:
Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp.
Hình 1.1. Những vấn đề luận án sẽ tập trung giải quyết và hướng giải quyết
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH
Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÁI NIỆM
ĐÔ THỊ XANH
PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THI XANH
KHUNG LÝ THUYẾT
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH
THỰC TRẠNG
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH
Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI
GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH
Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI
28
Kết luận chương 1
Trong chương này, hệ thống hóa được vấn đề quản lý đầu tư phát triển đô
thị xanh thông qua việc nghiên cứu các công trình ngoài nước và trong nước với
02 nhóm vấn đề: Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
“Khoảng trống tri thức” mà luận án hướng tới cần nghiên cứu nhằm hoàn thiện
công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh trên địa bàn thành phố Hà Nội cụ
thể như sau:
- Kế thừa được các công trình nghiên cứu;
- Tiếp cận được cơ sở lý luận về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành
phố Hà Nội.
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về đầu tư phát triển đô thị xanh nhưng
chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện sâu sắc, làm rõ các
nội hàm về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội. Tác giả
thấy rằng đây là “những khoảng trống tri thức” để luận án tập trung nghiên cứu
làm rõ vai trò của chính quyền thành phố trong công tác quản lý đầu tư phát
triển đô thị xanh. Do vậy nghiên cứu sinh quyết định chọn đề tài “Quản lý đầu
tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội” mang tính thời sự và cấp thiết.
Những nội dung luận án tiếp tục nghiên cứu là:
(1) Làm rõ nội hàm các khái niệm: Đô thị xanh, phát triển đô thị xanh,
đầu tư phát triển đô thị xanh và quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh.
(2) Khung lý thuyết cho việc phân tích, đánh giá việc quản lý đầu tư phát
triển đô thị xanh? Các yếu tố chủ yếu nào ảnh hưởng đến quản lý đầu
tư phát triển đô thị xanh?
(3) Thực trạng quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội?
Những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân là gì?
(4) Làm thế nào để quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà
Nội được hiệu quả nhất, tốt nhất?
29
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN, KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ TRONG
NƯỚC VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH
2.1. Một số khái niệm và lý thuyết liên quan
2.1.1. Một số khái niệm có liên quan
2.1.1.1. Khái niệm về đô thị xanh
Có rất nhiều khái niệm về đô thị, ở Việt Nam vấn đề này được hiểu như
sau: “Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu
hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành
chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm
thành phố trực thuộc trung ương, thị trấn được cơ quan có thẩm quyền công
nhận là đơn vị hành chính đô thị và đô thị mới. Đô thị có nội thành, ngoại thành
của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã”[54].
Với khái niệm đô thị đã được biết đến từ lâu và có sự thống nhất tương
đối cao thì “đô thị xanh” còn khá mới ở Việt Nam, nhiều người vẫn hiểu đô thị
xanh là đô thị có nhiều công viên, cây xanh, mặt nước, khá hơn thì có thêm việc
sử dụng năng lượng bằng pin mặt trời cho các tòa nhà và trồng cây xanh trên
mái. Một số khu đô thị ở thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh được gọi là đô thị
sinh thái hay đô thị xanh cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ có nhiều cây xanh, tổ
chức không gian công cộng tốt. Điều đó đúng nhưng chưa đủ để đô thị có thể
được gọi là đô thị xanh. Các nước phát triển khi xây dựng đô thị xanh là trong
quy hoạch đều tích hợp Quy hoạch xây dựng với sử dụng tài nguyên hiệu quả.
Phát triển đô thị trên cơ sở mật độ xây dựng thấp, hệ số sử dụng đất cao, bảo tồn
văn hóa bản địa và di sản lịch sử, tiếp tục khai thác có hiệu quả tài nguyên, tạo
không gian mở cho đô thị, nâng cao chất lượng và mức độ phổ biến của giao
30
thông công cộng, giảm thiểu giao thông cá nhân đồng thời tích hợp với việc sử
dụng đất có hiệu quả.
Nghiên cứu của ngài Lee Dong Youn - Công ty Jungdo UIT Hàn Quốc
(2016) tại Hội thảo khoa học quốc tế [36], Kinh nghiệm của Hàn Quốc và thực
tiễn của Việt Nam trong xây dựng đô thị xanh, ông đã đưa ra khái niệm về đô thị
xanh như sau: “Đô thị xanh là đô thị được hệ thống hóa dựa trên các dữ liệu
thông tin không gian xanh, kết hợp công nghệ xây dựng xanh và công nghệ
thông tin thông minh cung cấp cho người dân các loại hình dịch vụ đô thị mọi
lúc, mọi nơi được tốt nhất, hợp lý nhất”. Theo Lee Dong Youn xây dựng mô
hình đô thị xanh thông minh như hình sau:
Nguồn: Chiến lược và kinh nghiệm tăng trưởng xanh, ít khí thải của Hàn Quốc,
KRIHS (2010) [37]
Hình 2.1. Xây dựng mô hình đô thị xanh thông minh
XÂY DỰNG
MÔ HÌNH
ĐÔ THỊ XANH
Sử dụng đất, không gian:
Sử dụng đất nhằm xây dựng
không gian đô thị ít khí thải
Sinh thái, cây xanh:
Mở rộng diện tích
cây xanh, tòa nhà tiết
kiệm năng lượng
Năng lượng, nhà ở ít khí thải:
Áp dụng năng lượng mới tái tạo,
mô hình nhà xanh
Tuần hoàn nước, thiên nhiên:
Giảm thiểu nước thải trên toàn bộ
khu vực
Hệ thống
giao thông xanh:
(mở rộng phố đi
bộ, Ubike, green
car...
Sinh hoạt xanh: Vận động
toàn dân tiêu thụ xanh, có
lối sống xanh…
31
Nguồn: Chiến lược và kinh nghiệm tăng trưởng xanh ít khí thải của Hàn Quốc, KRIHS (2010)[37]
Hình 2.2. Sơ đồ khái niệm đô thị qua từng thời kỳ
Đô thị vườn
Đô thị
tuyến tính
Phát triển bền vững: Môi trường, kinh tế, xã hội
Đô thị sinh
thái
Đô thị xanh
Đô thị thân
thiện với
môi trường
Vấn đề biến đổi khí hậu và các Hiệp ước Quốc tế
Đô thị
không khí
thải
Đô thị giảm
thiểu khí
thải
Đô thị xanh
thông minh
Đô thị ít
khí thải
Đô thị
thông
minh
32
Theo ông Phạm Ngọc Đăng [31] thì đô thị xanh là đô thị đạt bảy tiêu chí
sau: (1) Không gian xanh;
(2) công trình xanh;
(3) giao thông xanh;
(4) công nghiệp xanh;
(5) chất lượng môi trường đô thị xanh;
(6) bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh,
công trình lịch sử văn hóa;
(7) công đồng dân cư sống thân thiện với môi trường và
thiên nhiên”.
Theo Broekbakema Architects Rotterdam [73] thì đô thị xanh (Green
City) được phát triển từ ba ý niệm: đô thị sinh thái, bền vững và thông minh.
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ “Green City của tác giả Rotterdam” [73].
Hình 2.3. Đô thị xanh
Trước hết, nó phải bắt đầu từ một đô thị sinh thái (Eco-City), nơi một tỷ lệ
đáng kể của cây xanh đóng góp vào sự cân bằng sinh thái trên một địa bàn
quần cư đông đúc. Tiếp đến nó phải thể hiện yếu tố phát triển bền vững
(Sustainable City) với kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, việc khai thác hợp lý các
nguồn tài nguyên và ứng phó hữu hiệu với tình trạng biến đổi khí hậu. Cuối
Đô thị xanh
(Green City)
Đô thị bền vững
(Sustainable City)
Đô thị thông minh
(Smart City)
Đô thị sinh thái
(Eco City)
33
cùng, đô thị này đạt đến cấp độ một thành phố thông minh (Smart City) nhờ
tích hợp công nghệ thông tin vào việc quản lý, điều hành và phục
vụ dân sinh. Như vậy thành phố xanh theo quan điểm của Broekbakema
Architects Rotterdam là khá toàn diện [73].
Đô thị bền vững là đô thị có sự khăng khít giữa môi trường - kinh tế và
được bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo chất lượng sống tối thiểu của
người dân, hạn chế sự ô nhiễm về môi trường nước và môi trường khí, phát huy
các mặt tích cực và có sự liên kết các khu vực khác của thành phố, đáp ứng các
nhu cầu của các thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu của thế hệ
tương lai. Trong đó cơ cấu chính quyền cần phải tổ chức rộng rãi để thực hiện sự
quản lý tự nhiên trong quá trình phát triển bền vững.
Đô thị sinh thái là đô thị cân bằng với thiên nhiên, cho phép các dân cư
sống trong điều kiện chất lượng cuộc sống nhưng sử dụng tối thiểu các nguồn tài
nguyên thiên nhiên. Như vậy đô thị sinh thái là đô thị có mật độ xây dựng ít, dàn
trải, có không gian cây xanh. Để đạt được mục tiêu sinh thái cần có biện pháp
phối hợp liên ngành như tăng cường khả năng tiếp cận công nghệ thông tin,
nâng cao nhận thức cộng đồng.
Đô thị thông minh là đô thị có không gian bền vững, ứng dụng công nghệ
hiện đại để mang lại cho người dân môi trường sống an toàn và tiết kiệm.
Như vậy, đô thị xanh là đô thị tổng hợp và kế thừa các yếu tố của đô thị
sinh thái, đô thị bền vững và đô thị thông minh.
Theo Timothy Beatley (2012) đưa ra khái niệm đô thị xanh là đô thị có
thể thúc đẩy sự phát triển bền vững về xã hội và môi trường với tầm nhìn phát
triển đô thị xanh bao gồm: Các chương trình, chính sách, ý tưởng thiết kế sáng
tạo, để đổi mới môi trường và phát triển bền vững. Timothy Beatley [92] đưa ra
đặc điểm của đô thị xanh như sau:
34
(1) Tồn tại trong giới hạn sinh thái của thành phố và thừa nhận các kết nối của
đô thị với các đô thị khác, dân cư ở các khu vực khác;
(2) Được thiết kế gần gũi với thiên nhiên;
(3) Đạt được sự trao đổi theo chuỗi khép kín hơn là sự trao đổi theo một chiều;
(4) Hướng tới sản xuất tự túc ở từng vùng và khu vực, tận dụng tối đa việc sản
xuất thực phẩm trong vùng, phát triển kinh tế, năng lực sản xuất và nhiều hoạt
động khác nhằm duy trì và hỗ trợ dân cư của vùng;
(5) Khuyến khích và tạo điều kiện theo lối sống bền vững và lành mạnh hơn.
(6) Nhấn mạnh tới cuộc sống chất lượng cao và tạo ra các khu vực lân cận có
mức sống tốt nhất.
* Theo Liên minh châu Âu (EU) [94] thì đô thị xanh bao gồm:
- Không gian xanh: Đô thị có mật độ cây xanh cao, tỷ lệ cây xanh/người cao,
không gian công cộng, không gian công viên, mặt nước được quan tâm.
- Công trình xanh: Xanh hóa công trình, vật liệu xanh, tiết kiệm năng lượng, ưu
tiên tiết kiệm năng lượng và tài nguyên, sử dụng năng lượng hiệu quả và vật liệu
thân thiện môi trường.
- Giao thông xanh: Nâng cao tỷ lệ giao thông công cộng, giảm sử dụng các
phương tiện cá nhân, giảm khí thải CO2, sử dụng khí tái chế cho giao thông
công cộng.
- Công nghiệp xanh: Công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch, hạn chế ô
nhiễm.
- Chất lượng môi trường đô thị xanh: Môi trường không khí sạch, giảm rác thải,
khói, bụi, độ ồn trong đô thị.
- Bảo tồn cảnh quan văn hóa lịch sử danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên
nhiên.
- Cộng đồng dân cư sống thân thiện với môi trường.
35
Nguồn: United Nations Urban Environmental Accords[94].
Hình 2.4. Đô thị xanh theo EU
* Tại Caribbrean diễn đàn về phát triển đô thị xanh và kinh tế xanh, thì đô thị
xanh bao gồm:
- Kiến trúc xanh: thiết kế các tòa nhà mới và cải tạo những tòa nhà cũ để có
năng lượng hiệu quả hơn và sử dụng ít nước hơn trong cả quá trình xây dựng và
bàn giao đưa vào khai thác sử dụng.
- Chính sách mua sắm của chính phủ: liên kết việc mua hàng hóa và dịch vụ,
như một sự cam kết một phần của nhà thầu cũng như các nhà cung cấp về vấn đề
môi trường.
- Năng lượng: hệ thống phân phối năng lượng hiệu quả là rất cần thiết, giảm
thiểu tiêu thụ năng lượng, áp dụng hệ thống năng lượng tái tạo ở cả tầm vĩ mô
và vi mô rất quan trọng trong cảnh quan xanh đô thị.
TIÊU CHÍ
ĐÔ THỊ XANH
Công nghiệp
xanh
Giao thông xanh
Công trình xanh
Không gian xanh
Chất lượng
môi trường xanh
Bảo tồn cảnh quan
văn hóa lịch sử
danh lam thắng
cảnh cảnh quan
thiên nhiên
Cộng đồng dân cư
sống thân thiện
với môi trường
36
- Quản lý nước: giảm thiểu sự mất nước, trong quá trình thu hoạch và phân phối,
hệ thống lưu trữ giảm áp lực lên nguồn cung cấp nước uống.
- Vận tải: giảm số lượng xe và tăng hiệu quả của giao thông công cộng có thể
làm giảm ô nhiễm, giảm phát khí thải nhà kính.
- Quản lý chất thải: tái chế chuyển đổi chất thải thành năng lượng.
- Hệ thống kiến trúc cảnh quan: không gian xanh cung cấp một loạt các dịch vụ
hệ sinh thái cũng như lợi ích giải trí. Kết hợp không gian xanh vào thiết kế đô thị
cần phải xem xét các hình thức toàn bộ đô thị và bố trí cũng như các chính sách
sử dụng đất phù hợp.
Qua nghiên cứu trên, tác giả luận án cho rằng: “Đô thị xanh là đô thị được
đầu tư xây dựng có quan tâm đến điều kiện sống tốt nhất cho mọi dân cư đô thị,
đa dạng về sinh học, đảm bảo kiến trúc cảnh quan đô thị có không gian xanh,
công trình xanh, có hệ thống giao thông đạt tiêu chuẩn xanh, các khu công
nghiệp xanh và môi trường đô thị đạt chất lượng xanh, đảm bảo cung cấp các
điều kiện tốt nhất về kinh tế, xã hội, môi trường cho cư dân đô thị”.
Như vậy đô thị xanh được hiểu là đô thị nhằm giảm những tác động bất
lợi, có mật độ xây dựng thấp nhưng hệ số sử dụng đất cao, tạo không gian đô thị
mở, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên đạt hiệu quả và nâng cao chất lượng
sống cho người dân, kết nối hệ thống giao thông xanh, môi trường đô thị ít ô
nhiễm nhưng vẫn bảo tồn được di sản văn hóa.
Đô thị thông minh được hiểu là đô thị áp dụng các thành tự khoa học
công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu điện tử để nâng cao chất lượng nhà ở đô thị,
hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng xã hội và các tiện ích công cộng, chất lượng
cuộc sống của người dân đô thị, khả năng thích ứng của đô thị và sử dụng các
nguồn lực phát triển đô thị một cách hiệu quả.
37
2.1.1.2. Phát triển đô thị xanh
Phát triển đô thị chính là sự phát triển hài hòa giữa kinh tế, môi trường và
xã hội với mục tiêu cuối cùng là đời sống cư dân đô thị phải khá giả hơn, sống
tiện nghi và hạnh phúc hơn.
Phát triển đô thị xanh là xu hướng phát triển đô thị rất phù hợp với các đô
thị có lợi thế vùng khí hậu và địa hình tự nhiên phong phú, đa dạng. Các đô thị
trung bình và nhỏ có lợi thế về không gian cảnh quan đô thị đa dạng, phong phú,
cảnh quan thiên nhiên sông, núi, biển, rừng đẹp, trên cơ sở đó dễ dàng phát triển
thành các đô thị du lịch, đô thị truyền thống làng nghề cho phép khai thác tài
nguyên thiên nhiên một cách bền vững, hạn chế xây dựng mà vẫn tạo nguồn lực
phát triển đô thị, hạn chế việc khai thác tài nguyên theo kiểu tăng cường các quỹ
đất dành cho xây dựng, bê tông hóa bề mặt đô thị.
Sự phát triển của các đô thị xanh cho phép khai thác tài nguyên thiên
nhiên một cách bền vững và hiệu quả, tránh tình trạng bê tông hóa trong tương
lai.
Nghiên cứu về “Phát triển đô thị xanh ở Việt Nam”của Lê Thị Bích
Thuận cho rằng giải pháp đô thị nên là một lựa chọn quan trọng của đô thị xanh
hướng tới mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả. Cùng với đó là giải
pháp hạ tầng kĩ thuật và giao thông theo hướng hạ tầng xanh, phát triển giao
thông công cộng hạn chế cacbonic (CO2). Với mạng lưới giao thông hợp lý, đô
thị phát triển tập trung hơn sẽ tạo cho các dịch vụ cung cấp hạ tầng kỹ thuật cho
đô thị hoạt động hiệu quả và giảm được chi phí năng lượng để vận hành. Cấu
trúc của hệ thống giao thông đô thị sẽ quyết định tới khả năng khai thác và sử
dụng đất, đồng thời cơ cấu sử dụng đất sẽ quyết định tới nhu cầu đi lại [57].
Để đạt được tiêu chí phát triển đô thị xanh thì cần đạt được các công trình
xanh, sản phẩm xây dựng xanh. “Công trình xanh, sản phẩm xanh”: Là công
trình xây dựng đạt được hiệu quả cao trong sử dụng năng lượng và vật liệu,
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY

More Related Content

What's hot

Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (17)

Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng giao thông thông minh (ITS) trong quản lý khai th...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng giao thông thông minh (ITS) trong quản lý khai th...Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng giao thông thông minh (ITS) trong quản lý khai th...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng giao thông thông minh (ITS) trong quản lý khai th...
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...
 
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đLuận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
 
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
 
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp kê khai thuế ...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp kê khai thuế ...Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp kê khai thuế ...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp kê khai thuế ...
 
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
 
Luận án: Quản lý về phát triển kinh tế biển các tỉnh Bắc Trung Bộ
Luận án: Quản lý về phát triển kinh tế biển các tỉnh Bắc Trung BộLuận án: Quản lý về phát triển kinh tế biển các tỉnh Bắc Trung Bộ
Luận án: Quản lý về phát triển kinh tế biển các tỉnh Bắc Trung Bộ
 
Luận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đLuận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đ
 
Quản lý dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩQuản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
 
CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093 457 3149
CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093 457 3149CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093 457 3149
CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093 457 3149
 
Nghien cuu chien luoc kinh doanh cong ty co phan nghe an
Nghien cuu chien luoc kinh doanh cong ty co phan nghe anNghien cuu chien luoc kinh doanh cong ty co phan nghe an
Nghien cuu chien luoc kinh doanh cong ty co phan nghe an
 
Luận văn: Quản lý hệ thống giao thông và thoát nước khu đô thị
Luận văn: Quản lý hệ thống giao thông và thoát nước khu đô thịLuận văn: Quản lý hệ thống giao thông và thoát nước khu đô thị
Luận văn: Quản lý hệ thống giao thông và thoát nước khu đô thị
 
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước vùng phụ cận TP Vinh, HOT
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước vùng phụ cận TP Vinh, HOTLuận văn: Quản lý hệ thống cấp nước vùng phụ cận TP Vinh, HOT
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước vùng phụ cận TP Vinh, HOT
 
THIẾT KẾ DỰ ÁN I (PROJECT DESIGN I)
THIẾT KẾ DỰ ÁN I (PROJECT DESIGN I) THIẾT KẾ DỰ ÁN I (PROJECT DESIGN I)
THIẾT KẾ DỰ ÁN I (PROJECT DESIGN I)
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về hợp tác trong đầu tư cơ sở hạ tầng
Luận văn: Quản lý nhà nước về hợp tác trong đầu tư cơ sở hạ tầng Luận văn: Quản lý nhà nước về hợp tác trong đầu tư cơ sở hạ tầng
Luận văn: Quản lý nhà nước về hợp tác trong đầu tư cơ sở hạ tầng
 
Đề tài: Đổi mới dịch vụ công trực tuyến ở Bộ Nông nghiệp, HAY
Đề tài: Đổi mới dịch vụ công trực tuyến ở Bộ Nông nghiệp, HAYĐề tài: Đổi mới dịch vụ công trực tuyến ở Bộ Nông nghiệp, HAY
Đề tài: Đổi mới dịch vụ công trực tuyến ở Bộ Nông nghiệp, HAY
 
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người nộp thuế
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người nộp thuếLuận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người nộp thuế
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người nộp thuế
 

Similar to Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY

Similar to Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY (20)

Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
 
Luận án: Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY
Luận án: Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAYLuận án: Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY
Luận án: Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY
 
CHÍNH SÁCH THU HÚT DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN ...
CHÍNH SÁCH THU HÚT DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN ...CHÍNH SÁCH THU HÚT DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN ...
CHÍNH SÁCH THU HÚT DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN ...
 
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp TP Đà Nẵng
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp TP Đà NẵngLuận án: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp TP Đà Nẵng
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp TP Đà Nẵng
 
[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdf
[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdf[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdf
[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdf
 
Luận án: Xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp hiện đại, 9đ
Luận án: Xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp hiện đại, 9đLuận án: Xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp hiện đại, 9đ
Luận án: Xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp hiện đại, 9đ
 
Luận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch phường tam thanh
Luận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch phường tam thanhLuận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch phường tam thanh
Luận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch phường tam thanh
 
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệpLuận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
 
Đề tài: Hoạt động văn hóa nghệ thuật tại Trung tâm thanh thiếu nhi
Đề tài: Hoạt động văn hóa nghệ thuật tại Trung tâm thanh thiếu nhiĐề tài: Hoạt động văn hóa nghệ thuật tại Trung tâm thanh thiếu nhi
Đề tài: Hoạt động văn hóa nghệ thuật tại Trung tâm thanh thiếu nhi
 
Luận văn Phát triển khu kinh tế ven biển Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn Phát triển khu kinh tế ven biển Vân Đồn, tỉnh Quảng NinhLuận văn Phát triển khu kinh tế ven biển Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn Phát triển khu kinh tế ven biển Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
 
Luận án: Di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong ASEAN
Luận án: Di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong ASEANLuận án: Di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong ASEAN
Luận án: Di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong ASEAN
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...
 
Luận án: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Thái Nguyên
Luận án: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Thái NguyênLuận án: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Thái Nguyên
Luận án: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Thái Nguyên
 
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồngLuận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
 
Đánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây Dựng
Đánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây DựngĐánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây Dựng
Đánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây Dựng
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRUNG TÂM TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN  NHÂN LỰC TẠI TRUNG TÂM TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN  NHÂN LỰC TẠI TRUNG TÂM TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRUNG TÂM TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI...
 
Luận án: Tạo động lực cho người lao động tại các tập đoàn kinh tế
Luận án: Tạo động lực cho người lao động tại các tập đoàn kinh tếLuận án: Tạo động lực cho người lao động tại các tập đoàn kinh tế
Luận án: Tạo động lực cho người lao động tại các tập đoàn kinh tế
 
Luận án: Quản lý kiến trúc cảnh quan thôn bản truyền thống phục vụ PTDL ở tỉn...
Luận án: Quản lý kiến trúc cảnh quan thôn bản truyền thống phục vụ PTDL ở tỉn...Luận án: Quản lý kiến trúc cảnh quan thôn bản truyền thống phục vụ PTDL ở tỉn...
Luận án: Quản lý kiến trúc cảnh quan thôn bản truyền thống phục vụ PTDL ở tỉn...
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Công Ty Xây Dựng Công Trình Mai Linh
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Công Ty Xây Dựng Công Trình Mai LinhLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Công Ty Xây Dựng Công Trình Mai Linh
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Công Ty Xây Dựng Công Trình Mai Linh
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
BookoTime
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 

Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ MINH THOA QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội – 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ MINH THOA QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành : Quản lý kinh tế Mã số : 9 34 04 10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Lê Xuân Bá 2. TS. Lê Anh Vũ Hà Nội – 2019
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án “Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội” là công trình nghiên cứu độc lập, do chính bản thân tôi hoàn thành. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án phản ánh trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình, tài liệu nào khác. Các số liệu, tài liệu tham khảo và trích dẫn được sử dụng trong luận án này đều nêu rõ xuất xứ, tác giả và được ghi trong mục tài liệu tham khảo ở cuối luận án. Tác giả luận án Lê Minh Thoa
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Lê Xuân Bá và TS. Lê Anh Vũ là hai thầy giáo đã tận tình hướng dẫn tác giả trên con đường học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận án tiến sĩ ngành Quản lý kinh tế này. Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế học, Phòng Quản lý đào tạo, Ban Giám đốc Học viện Khoa học xã hội, Viện Kinh tế Việt Nam, Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, đơn vị công tác của tác giả cùng với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, các nhà khoa học, các tác giả của những cuốn sách chuyên khảo, tạp chí chuyên ngành đã đóng góp những ý kiến xác đáng và giúp đỡ tác giả có được tư liệu, tài liệu tham khảo quý báu trong suốt quá trình học tập nâng cao trình độ chuyên môn và nghiên cứu luận án. Tác giả luận án Lê Minh Thoa
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................i LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................vii DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................ix DANH MỤC HỘP ...............................................................................................ix DANH MỤC HÌNH VẼ........................................................................................ x MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH ....................................... 16 1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ................................................................ 16 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước................................................................. 21 1.3. Những vấn đề thuộc đề tài chưa được các công trình nghiên cứu đã công bố nghiên cứu giải quyết (khoảng trống tri thức) .................................................... 25 1.4. Những vấn đề luận án sẽ tập trung giải quyết và hướng giải quyết............. 26 Kết luận chương 1 ............................................................................................... 28 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN, KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH .................... 29 2.1. Một số khái niệm và lý thuyết liên quan...................................................... 29 2.1.1. Một số khái niệm có liên quan .............................................................. 29 2.1.2. Một số lý thuyết cơ bản về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ........ 46 LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ....................... 52 ĐÔ THỊ XANH ................................................................................................ 52 2.2. Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh và tiêu chí đánh giá .......................... 53 2.2.1. Mục tiêu quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh..................................... 53 2.2.2. Định hướng quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ............................... 53
  • 6. iv 2.2.3. Các tiêu chí đánh giá quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ................ 54 2.2.4. Nội dung chính quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh của chính quyền địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ................................ 59 2.3. Các nhân tố tác động đến quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh.................. 60 2.3.1. Nhân tố khách quan .............................................................................. 60 2.3.2. Nhân tố chủ quan .................................................................................. 61 2.4. Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh và bài học cho Hà Nội......................................................................................... 62 2.4.1. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh............. 62 2.4.2. Kinh nghiệm trong nước về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh....... 71 2.4.3. Bài học về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh cho Hà Nội .............. 77 Kết luận chương 2 ............................................................................................... 81 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...................................................................... 83 3.1. Các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Hà Nội có ảnh hưởng đến quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ........................................................................... 83 3.1.1. Các đặc điểm về tự nhiên...................................................................... 83 3.1.2. Các đặc điểm về kinh tế - xã hội có liên quan đến đầu tư phát triển đô thị xanh của Hà Nội ........................................................................................ 84 3.2. Tổng quan đầu tư phát triển khu đô thị xanh của thành phố Hà Nội........... 85 3.2.1. Tổng quan về phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội .................... 85 3.2.2. Tổng quan về đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội.......................... 89 3.3. Thực trạng quản lý đầu tư phát triển một số đô thị xanh ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 - 2017.......................................................................................... 92 3.3.1. Thực trạng ban hành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về phát triển đô thị xanh và đầu tư phát triển đô thị xanh........................................................ 92
  • 7. v 3.3.2. Thực trạng thực hiện cơ chế, chính sách về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội............................................................................................ 95 3.3.3. Thực trạng tổ chức bộ máy thực thi quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh của thành phố Hà Nội ............................................................................ 99 3.3.4. Thực trạng kiểm tra, giám sát việc thực thi quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh.......................................................................................................... 100 3.3.5. Thực trạng quản lý của chính quyền thành phố Hà Nội về đầu tư phát triển đô thị xanh ............................................................................................ 104 3.4. Đánh giá về chính quyền thành phố trong việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh trên địa bàn Hà Nội ............................................................................. 112 3.4.1. Đánh giá theo các tiêu chí .................................................................. 112 3.4.2. Đánh giá chung quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh....................... 119 3.4.3. Nguyên nhân thành công và hạn chế của quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội......................................................................... 122 Kết luận chương 3 ............................................................................................. 124 CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI...................................................... 125 4.1. Bối cảnh và những khó khăn, thuận lợi về đổi mới quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội đến năm 2030 ................................................................. 125 4.1.1. Bối cảnh mới về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội....... 125 4.1.2. Cơ hội và thách thức về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội ....................................................................................................................... 127 4.2. Định hướng về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh trong những năm tới của thành phố Hà Nội........................................................................................ 132 4.2.1. Căn cứ xây dựng định hướng quản lý đầu tư...................................... 132 4.2.2. Định hướng quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội đến năm 2030 ................................................................................................ 135
  • 8. vi 4.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội giai đến năm 2030 .............................................. 140 4.3.1. Hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch đô thị, tăng cường công tác kế hoạch hóa quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh cho thành phố Hà Nội trong những năm tới ............................................................................................... 140 4.3.2. Hoàn thiện khung khổ pháp lý, hệ thống chính sách có liên quan đến quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội........................... 141 4.3.3. Tăng cường huy động triệt để các nguồn vốn đầu tư phát triển đô thị xanh - hiện đại ở Hà Nội trong thời gian tới ................................................ 144 4.3.4. Tăng cường công tác quản lý của chính quyền thành phố Hà Nội trong việc đầu tư phát triển đô thị xanh ................................................................. 145 4.3.5. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy chính quyền các cấp và cơ chế quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh..................................................................... 146 4.3.6. Tăng cường chức năng quản lý của chính quyền các cấp quận (huyện) trong việc quản lý đầu tư phát triển các khu đô thị xanh trên địa bàn......... 146 4.3.7. Tăng cường quản lý công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của chính quyền thành phố trong quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ...................... 147 4.4. Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy triển khai các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội................................ 149 Kết luận chương 4 ............................................................................................. 150 KẾT LUẬN....................................................................................................... 151 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ..................... 153 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 154 PHỤ LỤC.......................................................................................................... 164
  • 9. vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. Viết tắt tiếng Việt Stt Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa 2 ĐTPT Đầu tư phát triển 3 ĐTTM Đô thị thông minh 4 PTBV Phát triển bền vững 5 PTĐT Phát triển đô thị 6 PTĐTX Phát triển đô thị xanh 7 QHĐT Quy hoạch đô thị 8 QHXDĐT Quy hoạch xây dựng đô thị 9 QLĐT Quản lý đô thị 10 QLNN Quản lý nhà nước 11 UBND Ủy ban nhân dân 12 XD &PTĐT Xây dựng và phát triển đô thị
  • 10. viii 2. Viết tắt tiếng Anh Stt Ký hiệu Nguyên nghĩa tiếng Anh Nguyên nghĩa tiếng Việt 1 B/C Benefit/Cost Tỷ số lợi ích/Chi phí (Tỷ số thu - chi) 2 CPM Critical Oath Method Phương pháp đường găng 3 EFC Environmental Friendly City Đô thị thân thiện với môi trường 4 GB Green Building Công trình xanh 5 GC Green City Đô thị xanh 6 GdC Garden City Đô thị vườn 7 GCF Green Cities Fund Quỹ các thành phố xanh 8 GDSS Green city urban planning Decision Support System Hệ thống hỗ trợ quyết định lập quy hoạch đô thị xanh 9 GI Green Infrastructure Hạ tầng đô thị xanh. 10 ICOR Incremental Capital – Output Ratio Hệ số đầu tư tăng trưởng 11 IRR Internal Rate of Return Suất thu lợi nội tại 12 LC Linear City Đô thị tuyến tính 13 LCC Low Carbon City Đô thị ít khí thải 14 LEED Leadership in Energy and Environmental Design Định hướng Thiết kế về Năng lượng và Môi trường (Tiêu chuẩn Xanh trong kiến trúc hiện đại). 15 NPW Net Present Worth Hiện giá của hiệu số thu - chi 16 PERT Program Evaluatian and Review Technique Kỹ thuật ước lượng và đánh giá chương trình 17 SG Smart Growth Phát triển đô thị thông minh 18 U – City Ubiquitous City Đô thị mọi nơi 19 UGG Urban Green Gowth Đô thị tăng trưởng xanh 20 VGBC Vietnam Green Building Council Hội đồng công trình xanh Việt Nam 21 ZEC Zero Emission City Đô thị không khí thải
  • 11. ix DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HỘP STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 3.1 Vốn đầu tư phát triển hàng năm trên địa bàn TP Hà Nội 90 2 Bảng 3.2 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Hà Nội 91 3 Bảng 3.3 Giá trị sản xuất ngành xây dựng hàng năm 91 4 Bảng 3.4 Một số chỉ tiêu phát triển các khu đô thị vệ tinh Hà Nội 94 5 Bảng 3.5 Kết quả đo lường hiệu lực quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh 113 6 Bảng 3.6 Kết quả đo lường hiệu quả quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh 116 7 Bảng 3.7 Kết quả đo lường phù hợp quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh 117 8 Bảng 3.8 Kết quả đo lường bền vững quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh 118 9 Bảng 4.1 Phân tích SWOT đánh giá hiệu quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội 128 STT Hộp Nội dung Trang 1 Hộp 2.1 Tầm nhìn kế hoạch xanh của Singapore 68 2 Hộp 2.2 Xây dựng đô thị Đà Nẵng xanh và bền vững 72 3 Hộp 2.3 Tiết kiệm năng lượng, phát triển đô thị xanh 76
  • 12. x DANH MỤC HÌNH VẼ STT Hình Nội dung Trang 1 Hình 1.1 Những vấn đề luận án sẽ tập trung giải quyết và hướng giải quyết 27 2 Hình 2.1 Xây dựng mô hình đô thị xanh thông minh 30 3 Hình 2.2 Sơ đồ khái niệm đô thị qua từng thời kỳ 31 4 Hình 2.3 Đô thị xanh 32 5 Hình 2.4 Đô thị xanh theo EU 35 6 Hình 2.5 Đầu tư phát triển đô thị xanh 41 7 Hình 2.6 Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh 45 8 Hình 2.7 Một số lý thuyết cơ bản về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh 52 8 Hình 2.8 Các tiêu chí đánh giá quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh 58 9 Hình 2.9 Thủ đô Stockholm, Thụy Điển 71 10 Hình 3.1 Biểu đồ vốn đầu tư phát triển hàng năm 90 11 Hình 3.2 Sơ đồ hệ thống chính quyền thành phố Hà Nội 99 12 Hình 3.3 Thực trạng về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh 106 13 Hình 3.4 Xây dựng và phát triển thành phố Hà Nội trong những năm tới 107 14 Hình 3.5 Quy trình lập kế hoạch quản lý vốn đầu tư 112 15 Hình 4.1 Định hướng phát triển không gian đô thị của Hà Nội 138
  • 13. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau hơn 30 năm đổi mới và phát triển đất nước, cùng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì tốc độ đô thị hóa ở nước ta tăng nhanh. Điều này thấy rõ ở các vùng trọng điểm kinh tế quốc gia, tập trung chủ yếu ở các thành phố trực thuộc Trung ương, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội. Quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ cao, chúng ta đang đứng trước một thực tiễn đáng lo ngại về chất lượng cuộc sống các đô thị, xu hướng di dân từ nông thôn vào thành phố tăng, việc mở rộng quy mô về không gian đô thị, tăng cường hoạt động xây dựng đô thị, cải tạo và mở rộng hạ tầng đô thị. Sự cạnh tranh đô thị với chất lượng cuộc sống ngày càng cao, do đó chúng ta phải có tầm nhìn chiến lược về quá trình xây dựng, phát triển và quản lý đô thị. Thành phố Hà Nội là Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nghị quyết số 15 NQ/TW ngày 15 tháng 12 năm 2000 của Bộ Chính trị đã khẳng định vai trò, vị thế của Thủ đô Hà Nội: “Là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế” [7]. Luật Thủ đô số 25/2012/QH13 ngày 21 tháng 11 năm 2012 xác định trách nhiệm của Thủ đô: “Xây dựng, phát triển Thủ đô văn minh, hiện đại, tiêu biểu cho cả nước” [51]. Phát triển đô thị xanh, đô thị thông minh là xu hướng hiện nay trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, mục tiêu xây dựng và phát triển đô thị xanh ở thế kỷ XXI đang được Đảng, Nhà nước và Chính phủ, Bộ Xây dựng rất quan tâm. Thủ đô Hà Nội là trái tim của cả nước, trung tâm đầu não chính trị - hành chính, kinh tế, văn hóa nên cũng cần phải phát triển theo hướng này. Như vậy, Hà Nội đã được xác định là Thủ đô đa chức năng, một mô hình thể hiện sự tiếp nối quá trình hình thành, phát triển của Thăng Long - Hà Nội. Điều này được thể hiện rất rõ từ khi đổi mới, Hà Nội đã có những bước
  • 14. 2 phát triển tương đối tốt, đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận ở nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa… Theo quyết định số 768/QĐ -TTg ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050: Hà Nội với vị thế Thủ đô, trung tâm đầu não chính trị, hành chính của quốc gia; là trung tâm văn hóa, giáo dục đào tạo và khoa học kỹ thuật quan trọng của cả nước; là một trong những trung tâm kinh tế, du lịch, thương mại, dịch vụ của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Phát huy vai trò là trung tâm động lực chính, đầu mối liên kết quản lý, kinh doanh, nghiên cứu và phát triển kinh tế - xã hội, tập trung hình thành các trung tâm thương mại tài chính lớn của quốc gia (Trung tâm tài chính Bắc Sông Hồng, trung tâm hội chợ, trung tâm hành chính, thương mại, văn hóa Tây Hồ Tây…), các khu nghiên cứu - đào tạo công nghệ cao (Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc…); trung tâm văn hóa - lịch sử lớn (Hoàng thành Thăng Long, vườn Quốc gia Ba Vì); đến năm 2030, tỉ lệ đô thị hóa của Thủ đô khoảng từ 65% đến 70% [20]. Thủ đô Hà Nội là đô thị đặc biệt, phát triển theo mô hình chùm đô thị gồm khu vực đô thị trung tâm, năm đô thị vệ tinh, các thị trấn được kết nối bằng hệ thống giao thông đường vành đai kết hợp các trục hướng tâm, có mối liên kết với mạng giao thông Vùng và quốc gia. Đô thị trung tâm được phân cách với các đô thị vệ tinh, các thị trấn bằng hành lang xanh (khu vực nông nghiệp, làng xóm, di tích văn hóa - lịch sử, bảo tồn thiên nhiên…) Để Thủ đô Hà Nội đúng nghĩa là trái tim của tổ quốc, là trung tâm văn hóa, chính trị của cả nước thì cần phải định hướng chiến lược phát triển đô thị bền vững và chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, trong đó đặt ra yêu cầu xây dựng, phát triển công trình xanh, đô thị xanh, đô thị sinh thái (eco-city) nhằm hướng đến mục tiêu phát triển đô thị nhanh, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu. Những năm gần đây, Hà Nội cũng đã chú trọng đến đầu tư phát triển đô thị xanh (khu đô thị xanh, sinh thái Vinhome Riverside, khu đô thị xanh Gamuda Gardens…), cũng đạt được những thành tích bước đầu trong
  • 15. 3 phát triển. Tuy vậy, đô thị xanh của Hà Nội phát triển chưa được như mong muốn, còn có nhiều yếu kém. Lý do có nhiều, nhưng đầu tư phát triển đô thị còn nhiều khiếm khuyết là một nguyên nhân quan trọng (Khiếm khuyết trong các thể chế chính sách quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh là chưa cụ thể rõ ràng, nhận thức của các nhà quản lý về đô thị xanh còn chưa sâu sắc, việc quản lý sau khi đô thị đã được đầu tư phát triển chưa được sát sao…). Thực trạng việc đầu tư phát triển đô thị ở Hà Nội hiện nay chưa xanh: Ô nhiễm môi trường đô thị, khai thác tài nguyên thiên nhiên, chống chọi kém với biến đổi khí hậu. Nguyên nhân là do quản lý đầu tư phát triển chưa theo hướng xanh, thiện với môi trường và chống chọi với biến đổi khí hậu. Từ những khiếm khuyết đó, tác giả nhận thấy việc hoàn thiện quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh là một tất yếu khách quan. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có ảnh hưởng rất lớn đến đầu tư phát triển đô thị xanh - thông minh - hiện đại của Việt Nam nói chung trong đó Thủ đô Hà Nội luôn được quan tâm đặc biệt. Vì cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi nhiều đến bộ mặt đô thị xanh - thông minh - hiện đại, sự phát triển của cư dân thông minh, chính quyền đô thị thông minh… Như vậy Hà Nội cần có chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển đô thị xanh, đô thị thông minh trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết và mang tính cấp bách. Bên cạnh đó, Dân số của Thủ đô Hà Nội tăng nhanh, đô thị hóa ngày càng phát triển mạnh chưa từng có làm cho Hà Nội phải đối mặt với các thách thức nghiêm trọng: Biến đổi khí hậu, khủng hoảng năng lượng, môi trường đô thị ngày càng ô nhiễm, nguồn nước sạch khan hiếm… làm cho sự phát triển đô thị trở nên không bền vững. Chính vì vậy cần phát triển đô thị theo hướng xanh, thông minh và bền vững là xu thế tất yếu. Từ những lý do trên, bằng kinh nghiệm từ quá trình công tác nhiều năm trong ngành xây dựng đô thị, với vốn kiến thức được học và qua tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu, văn bản quy định của pháp luật, nhà nước và để có thêm những kiến thức cần thiết chuyên sâu phục vụ cho công tác chuyên môn,
  • 16. 4 tác giả chọn đề tài “Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội” làm luận án tiến sĩ ngành Quản lý kinh tế. Đề tài này mang tính thời sự và cấp thiết vì nó sẽ khắc phục được các tồn tại và khiếm khuyết việc quản lý nêu trên, đồng thời tác giả sẽ đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội trong thời gian tới. 2. Mục tiêu của đề tài luận án 2.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu đề tài luận án là dựa trên cơ sở khoa học thực tiễn về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh, đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội đến năm 2030. 2.2. Mục tiêu cụ thể Để thực hiện mục tiêu tổng quát nêu trên, luận án sẽ thực hiện những mục tiêu cụ thể (các nhiệm vụ nghiên cứu) sau: Một là, Hệ thống hóa và làm rõ nội hàm các khái niệm: đô thị xanh, phát triển đô thị xanh, đầu tư phát triển đô thị xanh và quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. Hai là, Luận giải rõ khung lý thuyết phân tích, đánh giá việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. Ba là, Phân tích và đánh giá đúng thực trạng quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội theo bốn tiêu chí: Hiệu lực, hiệu quả, phù hợp và bền vững. Từ đó tổng hợp những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân hạn chế trong công tác quản lý của chính quyền thành phố về đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội thời gian qua. Bốn là, Từ những hạn chế, tồn tại, dựa trên bối cảnh quốc tế, trong nước và Hà Nội. tác giả đề xuất được một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn
  • 17. 5 thiện quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội được hiệu quả nhất, tốt nhất từ nay đến năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi về nội dung Đề tài luận án tập trung nghiên cứu chủ yếu quản lý của chính quyền thành phố Hà Nội về đầu tư phát triển một số khu đô thị xanh điển hình: - Nghiên cứu định hướng phát triển đô thị xanh thông qua chiến lược, quy hoạch phát triển đô thị xanh (Có bao nhiêu đô thị xanh sẽ được xây dựng); Kế hoạch phát triển đô thị xanh (từng giai đoạn). Định hướng quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội từ lý thuyết đến thực tế như thế nào? - Nghiên cứu việc ban hành các Luật về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh, các cơ chế, chính sách liên quan để thực hiện các định hướng nêu trên. Ở cấp chính quyền thành phố Hà Nội gồm: + Cụ thể hóa Luật, Nghị định, Thông tư và các chính sách liên quan đến quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh của Trung ương. + Ban hành các chính sách cụ thể về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh cho thành phố Hà Nội trong phạm vi thẩm quyền (các văn bản pháp quy). - Nghiên cứu thực tiễn tổ chức bộ máy thực hiện công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội - Nghiên cứu việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội. 3.2.2. Phạm vi về thời gian - Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2010 - 2017; - Số liệu sơ cấp được thu thập trong hai năm: 2017 và 2018.
  • 18. 6 - Đề xuất một số giải pháp nằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội từ nay đến năm 2030. 3.2.3. Phạm vi không gian Phạm vi không gian là thành phố Hà Nội, trong đó tác giả chú trọng quản lý đầu tư phát triển của một vài khu đô thị xanh điển hình (Phụ lục 1). 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận nghiên cứu Luận án được nghiên cứu trên cơ sở cách tiếp cận lịch sử và hệ thống tức là từ nghiên cứu về kinh nghiệm quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở một số nước trên thế giới, thực trạng quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội (Đánh giá ưu, nhược điểm, những kết quả đạt được, nguyên nhân và hạn chế, những tồn tại) và trên quan điểm lịch sử (Sự phù hợp của việc quản lý đầu tư phát triển đô thị trong từng giai đoạn, đặc biệt là quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh). Cụ thể: Luận án tiếp cận nghiên cứu từ góc độ chuyên ngành quản lý kinh tế từ cơ sở lý luận về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh theo trình tự sau: Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, ban hành khung khổ pháp lý và thực hiện cơ chế, chính sách về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh; kiểm tra, giám sát, thanh tra việc thực thi quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh của thành phố Hà Nội. 4.2. Phương pháp lý luận chung trong nghiên cứu luận án Luận án sử dụng phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp luận cơ bản, xuyên suốt quá trình nghiên cứu. Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, quan điểm, chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước sẽ được sử dụng để phân tích và hệ thống hoá các vấn đề lý luận về đầu tư phát triển đô thị xanh, quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. Phân tích lý luận quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh nhằm làm rõ bản chất, nội dung, hình thức của việc quản lý đô thị xanh theo hướng bền vững, những nhân tố ảnh hưởng và quan hệ biện chứng giữa các nhân tố và quá trình phát triển đô thị xanh v.v... Việc giải quyết các vấn đề quản lý đầu tư phát triển đô
  • 19. 7 thị xanh để tìm ra những mâu thuẫn trong quản lý đầu tư phát triển đô thị, nguyên nhân, bản chất, mối quan hệ của các yếu tố. 4.3. Những phương pháp nghiên cứu cụ thể của luận án Để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra, luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể bao gồm: a) Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Phương pháp này thu thập các tài liệu có liên quan đến quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh chủ yếu là các thông tin thứ cấp trên sách báo, tạp chí kinh tế, tạp chí thương mại… nhằm làm rõ cơ sở lý luận của nội dung và hình thức việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh, đồng thời kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có để tổng kết kinh nghiệm và rút ra những bài học từ các nước về vấn đề quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội. Mặt khác, để đánh giá quan điểm của các học giả trong nước và ngoài nước về đô thị xanh, quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. Từ đó làm rõ những thành công cũng như khoảng trống cần đề cập nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng trong chương 1 và chương 2 của luận án. b) Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng trong tất cả các phần nghiên cứu của luận án. Mô tả và phân tích thống kê là phương pháp nghiên cứu tổng hợp, số hóa, biểu diễn bằng đồ thị các số liệu thu thập được. Từ đó có cơ sở để làm rõ bản chất đô thị về mặt kinh tế - xã hội bằng các con số cụ thể, đánh giá được thực trạng phát triển đô thị xanh, quản lý của chính quyền thành phố Hà Nội về đầu tư phát triển đô thị xanh, dự báo về chiến lược, quy hoạch và nhu cầu vốn để đầu tư phát triển đô thị xanh trong những năm tới của thành phố Hà Nội. Từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội đến năm 2030. c) Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, tham khảo ý kiến chuyên gia: Để tăng tính thực tiễn khi phản ánh thực trạng quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh cũng như tăng tính thuyết phục cho các giải pháp mà luận án đưa
  • 20. 8 ra, tác giả sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và tham khảo ý kiến chuyên gia như sau: - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: + Sử dụng bảng hỏi để lập phiếu điều tra thực trạng quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh trên địa bàn thành phố Hà Nội dành cho các nhà chuyên môn. Bao gồm: - Lãnh đạo và cán bộ Ban quản lý dự án, trưởng đoàn và cán bộ tư vấn giám sát (Xem phụ lục 6). Quy mô mẫu là 68 nhà chuyên môn. Thời gian khảo sát từ ngày 15 tháng 10 năm 2017 đến ngày 08 tháng 8 năm 2018. Tác giả thu thập có chọn lọc ý kiến đánh giá của những nhà chuyên môn, các cán bộ quản lý làm căn cứ đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội. + Sử dụng bảng câu hỏi khảo sát, điều tra nhận thức của cư dân sống tại các khu đô thị xanh ở Hà Nội (Xem phụ lục 8). Quy mô mẫu là 100 cư dân sống tại các khu đô thị xanh. Thời gian khảo sát từ ngày 03 tháng 05 năm 2017 đến ngày 08 tháng 8 năm 2018. Tác giả thu thập các số liệu thông qua bảng hỏi của một số cư dân sống tại các khu đô thị xanh điển hình ở Hà Nội. Từ đó tác giả tổng hợp các số liệu làm căn cứ để đề xuất một số giải pháp trong công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội trong thời gian tới. - Tham khảo ý kiến chuyên gia: Phương pháp này được sử dụng để phỏng vấn một số nhà hoạch định chính sách, nhà khoa học và nhà quản lý về đầu tư phát triển đô thị xanh. Cụ thể, tác giả tham khảo các ý kiến của 10 nhà quản lý, nhà khoa học - Đây là một trong những căn cứ đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội (Phụ lục 10 và phụ lục 11). Phương pháp này được tác giả sử dụng thu thập số liệu để đánh giá thực trạng quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở chương 3 (Xem các bảng trong chương 3).
  • 21. 9 d) Phương pháp phân tích SWOT Sau khi thu thập, phân tích thực trạng quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh, tác giả chỉ ra điểm mạnh (S - Strengths), điểm yếu (W - Weeknesses), cơ hội (O - Opportunities) và thách thức (T - Threats) trong việc đánh giá quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội. Phân tích SWOT được tác giả thực hiện theo một trật tự logic từ đó hiểu được sâu sắc hơn về thực trạng nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội trong thời gian tới được cụ thể hơn và sát thực hơn. Sau khi phân tích thực trạng quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội, tác giả sử dụng phương pháp phân tích SWOT ở phần đầu chương 4. Từ đó có các căn cứ để đưa ra các giải pháp phù hợp, hiệu quả và có tính thực thi cao. 4.4. Nguồn dữ liệu số liệu, tài liệu Để có căn cứ đáng tin cậy cho việc thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng các nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp sau: a) Nguồn dữ liệu thứ cấp: Tác giả thu thập từ các nguồn tài liệu như: Sách, giáo trình, tài liệu tham khảo, tạp chí chuyên ngành, một số website, các công trình nghiên cứu khoa học, tài liệu tại các cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị, quản lý xây dựng, quản lý đầu tư, quản lý đất đô thị ở thanh phố Hà Nội, các Bộ ngành liên quan. Từ kết quả điều tra, tác giả làm rõ cơ sở lý luận của nội dung và hình thức việc quản lý đầu tư pháp triển đô thị xanh, đồng thời kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có để tổng kết kinh nghiệm và rút ra bài học từ các nước về vấn đề quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội. b) Nguồn dữ liệu sơ cấp: Tác giả tiến hành thu thập thông qua việc điều tra theo mẫu xây dựng sẵn. Tác giả sử dụng 02 mẫu điều tra:
  • 22. 10 - Mẫu 1: Phiếu điều tra thực trạng quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh trên địa bàn thành phố Hà Nội dành cho các cán bộ, chuyên gia có liên quan đến quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội. Cụ thể: + Lãnh đạo và cán bộ Ban quản lý, trưởng đoàn và cán bộ tư vấn giám sát; + Chỉ huy trưởng và các cán bộ kỹ thuật của Nhà thầu; + Các cán bộ giảng dạy liên quan đến quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. + Cán bộ làm công tác quản lý, quy hoạch đô thị tại các Viện Quy hoạch đô thị và Nông thôn Quốc gia - Bộ Xây dựng, Viện Quy hoạch và xây dựng Hà Nội. + Cán bộ quản lý đầu tư về đô thị thuộc Phòng quản lý đô thị các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Long Biên, Tây Hồ thành phố Hà Nội. + Cán bộ làm công tác quy hoạch đô thị tại Sở Xây dựng Hà Nội. Nội dung khảo sát điều tra, tham khảo ý kiến chuyên gia được bám sát mục tiêu đề ra. Số phiếu phát ra: 68 phiếu, số phiếu thu về: 66 phiếu, số phiếu hợp lệ: 66 phiếu, với các đối tượng được trả lời có độ tuổi từ 31 ÷ 60 tuổi. Trong đó, nam giới 50/66 =75,8%; nữ giới 16/66 = 24,2%. Trình độ đại học là 45, thạc sĩ là 12, tiến sĩ là 09. Kết quả điều tra đánh tin cậy để nghiên cứu đề tài luận án (Chi tiết xem phụ lục 7). - Mẫu 2: Phiếu điều tra nhận thức của cư dân sống trong các khu đô thị xanh ở thành phố Hà Nội. Số phiếu phát ra: 100 phiếu, số phiếu thu về: 93 phiếu, số phiếu hợp lệ: 93 phiếu, với đối tượng trả lời có độ tuổi từ 31 ÷ 60 tuổi. Trong đó, nam giới 50/93 = 53,76%; nữ giới 43/93 = 46,24%. Kết quả điều tra các cư dân sống tại các khu đô thị xanh làm căn cứ cho việc sử dụng nghiên cứu của luận án (Chi tiết xem phụ lục 9). Trong quá trình nghiên cứu, việc thu thập số liệu phục vụ cho nghiên cứu về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội là khó khăn, vì vậy tác giả áp dụng công thức chọn mẫu điều tra ngẫu nhiên như sau:
  • 23. 11 N = 2 2(1 2 )/ .P.(1 P)Z d   Trong đó: N - Cỡ mẫu nghiên cứu; Z(1-α/2) - Hệ số tin cậy ở mức xác suất: (Với mức xác suất 95% thì Z(1-α/2) = 1,96); P - Tỷ lệ ước tính; d - Độ chính xác mong muốn giữa tỷ lệ thu được từ mẫu và tổng thể nghiên cứu với sai số cho phép Theo công thức trên, cỡ mẫu nghiên cứu được xác định như sau: * Bảng hỏi khảo sát ý kiến từ các nhà chuyên môn: Chọn d1 = 0,1 và P1 = 0,22  N1 = 2 2 1,96 .0,23.(1 0,23) 0,1  = 68 * Phiếu điều tra nhận thức của người dân (N2): Chọn d2 = 0,1 và P2 = 0,5 để có quy mô mẫu lớn nhất;  N2 = 2 2 1,96 .0,5(1 0,5) 0,1  = 96 Để tăng tính chính xác và thuận tiện trong việc nghiên cứu luận án, tác giả xác định mẫu nghiên cứu N2 = 100. Như vậy chọn được 02 mẫu nghiên cứu, khảo sát: 1. Bảng hỏi khảo sát ý kiến từ các nhà chuyên môn: N1 = 68 2. Phiếu điều tra nhận thức của người dân: N2 = 100.
  • 24. 12 4.4. Khung phân tích của luận án Nguồn: Tác giả xây dựng và tổng hợp. Khung phân tích về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà nội QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI - THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐTPT ĐTX - THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC - HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh Các số liệu sơ cấp từ khảo sát điều tra của tác giả Các nhân tố tác động đến quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội Cơ sở lý luận về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh Các số liệu thứ cấp Các giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh Định hướng hoàn thiện quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh Bối cảnh mới
  • 25. 13 4.5. Khung nghiên cứu của luận án Đề tài “Quản lý chi phí đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà nội” dựa trên khung nghiên cứu của luận án được tóm tắt như sau: Khung nghiên cứu của luận án Chương Phương pháp sử dụng Nội dung nghiên cứu chính Kết quả mục tiên nghiên cứu chính cần đạt được 1 Phương pháp nghiên cứu tại bàn. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận án. Tìm ra “khoảng trống” và khẳng định sự cần thiết nghiên cứu vấn đề của luận án. 2 Phương pháp nghiên cứu tại bàn. Một số khái niệm và lý thuyết liên quan Nội hàm về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. Phương pháp nghiên cứu tại bàn. Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh và tiêu chí đánh giá. Khái niệm, nội dung phân tích đầu tư phát triển đô thị xanh. Phương pháp nghiên cứu tại bàn. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. Chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. Phương pháp nghiên cứu tại bàn. Kinh nghiệm quốc tế và trong nước Bài học cho Hà Nội về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. 3 - Điều tra khảo sát, tham khảo ý kiến chuyên gia; - Phân tích; - Tổng hợp. Thực trạng phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2010- 2017 Chỉ ra những điểm hợp lý hay chưa hợp lý trong việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội. - Khảo sát; - Phân tích; - Tổng hợp. Đánh giá về chính quền thành phố trong việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh trên địa bàn Hà Nội. Chỉ ra những ưu điểm, những hạn chế, nguyên nhân hạn chế.
  • 26. 14 Chương Phương pháp sử dụng Nội dung nghiên cứu chính Kết quả mục tiên nghiên cứu chính cần đạt được 4 - Phân tích SWOT; - Tổng hợp. Bối cảnh và những khó khăn, thuận lợi về đổi mới quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội đến năm 2030. Phân tích bối cảnh mới; cơ hội và thách thức về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. - Phân tích; - Tổng hợp. Định hướng về quản lý đầu tư trong những năm tới của thành phố Hà Nội. Định hướng quản lý đầu tư hợp lý đến 2030. - Phân tích; - Tổng hợp. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội đến năm 2030. Các giải pháp và kiến nghị. Nguồn: Tác giả nghiên cứu và xây dựng. 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án Trên cơ sở tổng quan những công trình đã nghiên cứu trong nước và ngoài nước liên quan đến phát triển đô thị xanh, quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh, luận án có những đóng góp mới sau: - Trình bày một cách hệ thống cơ sở lý luận về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh, làm rõ nội hàm các khái niệm: Đô thị xanh, phát triển đô thị xanh, đầu tư phát triển đô thị xanh, quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. - Luận giải rõ khung phân tích, khung nghiên cứu về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh để có định hướng và mục tiêu nghiên cứu cụ thể. - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội, quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh của chính quyền thành phố Hà Nội. Từ đó cho thấy những kết quả đạt được, những điểm chưa được trong quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. Nguyên nhân thành công và hạn chế của công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội.
  • 27. 15 - Đề xuất đầu tư phát triển đô thị xanh trong cấu trúc tổng thể đô thị thành phố Hà Nội dựa trên quy hoạch đô thị tới năm 2030. - Xây dựng một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa về mặt khoa học - Luận án góp phần luận giải các cơ sở lý luận về đô thị xanh, phát triển đô thị xanh, đầu tư phát triển đô thị xanh, quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. - Hệ thống hóa các tiêu chí phát triển đô thị xanh, quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh góp phần vào nghiên cứu quản lý đầu tư phát triển đô thị tổng thể. 6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn - Làm tài liệu tham khảo cho các cấp chính chính quyền đô thị, các kiến trúc sư quy hoạch đô thị, kỹ sư quản lý đô thị, các kỹ sư có liên quan, các nhà quản lý kinh tế, quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. - Tài liệu hỗ trợ cho công tác nghiên cứu, đào tạo lĩnh vực quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 4 chương chính sau: Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội. Chương 2. Cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và trong nước về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. Chương 3. Thực trạng quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội. Chương 4. Giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội.
  • 28. 16 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH 1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Cho đến nay, trên thế giới đã có một số nghiên cứu liên quan đến quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. Hầu hết các tác giả đều xuất phát từ lý luận về đô thị hóa, đô thị sinh thái, đô thị phát triển bền vững… Trong nghiên cứu về “Tình hình thực hiện chính sách đô thị thông minh tại Hàn Quốc” của nhà nghiên cứu Lee Jae Yong thuộc Viện Nghiên cứu Định cư quốc gia Hàn Quốc (KRISH) (2013) đã đưa ra tầm nhìn và mục tiêu xây dựng đô thị sáng tạo tiên phong, an toàn và hạnh phúc: thứ nhất, mở rộng thành phố thông minh; thứ hai, phát triển công nghiệp đô thị thông minh theo mô hình kinh tế sáng tạo; thứ ba, tăng cường hỗ trợ tiến ra thị trường nước ngoài [35]. Nghiên cứu về “Quy hoạch U - City” của Park Chan Ho - Giám đốc tập đoàn JUNGDO UIT Inc (2013) đưa ra việc tiếp cận U – City một cách tổng hợp trên phương diện dịch vụ kết hợp giữa không gian đô thị với hạ tầng công trình và công nghệ thông tin. Lập quy hoạch U-City góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân bằng hạ tầng thông minh [35]. Nghiên cứu về “Chiến lược phát triển thành phố xanh tại Hàn Quốc” của tiến sĩ Lee Bum-Huyn (2013) đã đưa ra cách tiếp cận nên tập trung phát triển đô thị chuyển đổi từ “Nền kinh tế Cacbon” sang “Nền kinh tế phi Cacbon” có cấu trúc đô thị bền vững và thân thiện hơn với môi trường, điều này sẽ tạo nền tảng cho sự chuyển đổi kiểu mẫu sang “thành phố xanh ít cacbon”, đây là một chiến lược phát triển đô thị để đạt tăng trưởng trong mối quan hệ hài hòa giữa kinh tế và môi trường. Nền tảng và sự thống nhất trong biến đổi khí hậu. Phát triển, ứng dụng và chuyển giao mô hình thành phố xanh bao gồm cả nền công nghiệp và công nghệ xanh. Tác giả khái quát lịch sử phát triển đô thị mới và chính sách thành phố xanh của Hàn Quốc như: Phương tiện giao thông xanh, công nghiệp
  • 29. 17 xanh, năng lượng xanh, cấu trúc không gian và sử dụng đất xanh thông qua việc nghiên cứu cụ thể về phát triển đô thị mới ở các thành phố Pangyo, thành phố Sejong và các dự án thành phố xanh như: thành phố xanh ít cacbon Gangneung, đô thị xanh Geomdan, Sosabeol. Tác giả đưa ra kết luận xây dựng chính sách khả thi để công nhận thành phố xanh theo miền: Cần thiết lập một loạt chính sách hỗ trợ công nhận thành phố xanh theo đặc thù của từng vùng, thiết lập cấu trúc hỗ trợ để phát triển quy hoạch đặc thù xây dựng thành phố xanh ít cacbon theo vùng, đưa ra những ưu đãi cho quy hoạch thành phố xanh theo đặc điểm của từng vùng [35]. Nghiên cứu về “Modular - Mô hình xây dựng mới trong xu hướng phát triển đô thị xanh và bền vững” của Kim Sang Soo Giám đốc văn phòng đại diện POSCO A&C Hà Nội (2013), Tác giả đã đưa ra lợi ích về phát triển đô thị xanh, đô thị thân thiện với môi trường với điểm nổi bật có nhiều không gian xanh, chất lượng môi trường xanh, hài hòa các hệ sinh thái nhân tạo (hệ sinh thái đô thị) và hệ sinh thái tự nhiên, tạo ra môi trường sống tốt, bảo đảm sức khỏe và tiện nghi cho người dân. Với những lợi ích như vậy, đầu tư phát triển đô thị xanh cần đưa ra các tiêu chí về quy hoạch sử dụng đất đô thị hợp lý và đảm bảo không gian xanh, xây dựng giao thông xanh, sử dụng năng lượng, nguyên vật liệu có hiệu quả cao, thực hiện chu trình tái sử dụng, tái chế chất thải trong ngành sản xuất công nghiệp để giảm thiểu chất thải ra môi trường xung quanh, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo thay thế năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch. Đặc biệt đối với công trình kiến trúc xanh (GB) phải đảm bảo các thiết kế và xây dựng theo các tiêu chí: xanh hóa công trình, tiết kiệm và sử dụng hợp lý năng lượng, tiết kiệm nguồn nước, chất thải ra môi trường xung quanh ít, môi trường trong nhà xanh. Tác giả đưa ra phương thức xây dựng mới - Modular. Đây là mô hình kiến trúc lắp ghép sử dụng các mô đun được tiêu chuẩn hóa chế tạo tại nhà máy và được lắp ghép tại công trường thông qua phương pháp thi công công
  • 30. 18 nghiệp. Theo nghiên cứu thực tế tại Hàn Quốc, phương pháp này sẽ rút ngắn thời gian thi công 50%, sau khi tháo dỡ vật liệu được tái chế sử dụng cho công trình khác là 80%, giảm thiểu 25% chi phí xây lắp so với các phương pháp thông thường. Mô hình Modular phù hợp để xây dựng các công trình công cộng như nhà ở cho cán bộ công nhân viên, nhà ở xã hội, ký túc xá sinh viên, phòng khám/mổ di động, trường học… Đặc biệt là các công trình thể thao phục vụ trong các thế vận hội thể thao như sân vận động thi đấu di động, làng vận động viên, khi sử dụng mô hình Modular có thể dễ dàng nhanh chóng xây lắp và có thể tháo dỡ để tái sử dụng cũng như tạo thuận lợi cho việc vận hành, bảo dưỡng. Có thể thấy khi áp dụng mô hình Modular vào các lĩnh vực xây dựng đáp ứng xu hướng phát triển đô thị xanh bền vững [35]. Bài viết “Kinh nghiệm của Hàn Quốc và thực tiễn tại Việt Nam trong xây dựng đô thị xanh (thông minh)” của tiến sĩ Lee Dong Youn - Công ty Jungdo UIT Hàn Quốc (2016), Hội thảo về quy hoạch phát triển hệ thống đô thị Quảng Nam trong quá trình đô thị hóa và hội nhập quốc tế. Tác giả đã đưa ra khái niệm về đô thị trong từng thời kỳ, tiếp đến là xây dựng mô hình đô thị xanh thông minh dựa trên các hệ thống hỗ trợ quyết định lập quy hoạch đô thị xanh (GDSS), đưa ra các hệ thống giám sát, hệ thống đánh giá về đô thị xanh, từ đó đưa ra việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh thông minh [37]. Tiêu chuẩn đánh giá LEED (Leadership in Energy and Environmental Design) cho việc đánh giá xanh và bền vững (2009), của Hội đồng Công trình xanh Hoa Kỳ công bố chương trình thí điểm đánh giá tính bền vững của khu phố và cộng đồng đã tích hợp các nguyên tắc của sự phát triển đô thị thông minh, ứng dụng phát triển công trình xanh vào quy hoạch và thiết kế cộng đồng ở [87]. Theo nghiên cứu của Shah Md. Atiqul Haq (2011) nghiên cứu những lợi ích và thách thức của không gian xanh đô thị dựa trên kết quả nghiên cứu ở các thành phố khác nhau cho thấy: Đô thị xanh đóng vai trò quan trọng đối với xã
  • 31. 19 hội, kinh tế, văn hóa và môi trường phát triển bền vững. Kiến trúc cảnh quan, không gian đô thị xanh là một công cụ toàn diện cho tính bền vững của môi trường qua việc cải thiện chất lượng sống, gia tăng giá trị tài sản bởi sự tiện nghi, độ thẩm mỹ, chi phí năng lượng làm mát tòa nhà giảm. Đô thị xanh với không gian xanh sẽ mang lại hệ sinh thái, các dịch vụ vui chơi, giải trí tiện ích dành cho cư dân đô thị cũng như khách du lịch đến nơi đây. Để quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh hiệu quả, phù hợp và bền vững cần phải lập kế hoạch cụ thể, kiểm tra, giám sát thường xuyên để khu đô thị xanh luôn được duy trì, môi trường sống luôn được cải thiện. Nghiên cứu của Shah Md. Atiqul Haq đã xét tới các biến số như: Khu vực xanh tự nhiên (Natural green), Khu đô thị xanh (Urban green). Từ đó cho thấy các đô thị và các thành phố lớn đều có một số điểm cao trên các yếu tố đô thị xanh. Tuy nhiên, nghiên cứu này gợi ý nên quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở các thành phố lớn nhiều hơn các thành phố trung bình và nhỏ [91]. Nghiên cứu của M. Deakin, G. Mitchell, P. Nijkamp, R. Vreeker (2007), “Sustainable urban development” (Phát triển đô thị bền vững), các tác giả đã đề cập rất kỹ về điều kiện cần của một đô thị bền vững trên bốn lĩnh vực: thể chế, kinh tế, xã hội và môi trường. Thể chế là một trong những điều kiện tiên quyết để đầu tư phát triển đô thị bền vững [88]. Nghiên cứu về “Loại bỏ ô nhiễm không khí bởi cây xanh trong không gian xanh công cộng ở thành phố Strasbourg, Pháp” của các tác giả Wissal Selmi, Christiane Weber, Emmanuel Rivière, Nadège Blond, Lotfi Mehdi, David Nowak (2016), nhóm tác giả đã nghiên cứu tích hợp mô hình i-Tree Eco để ước tính loại bỏ không khí bằng cây xanh đô thị ở thành phố Strasbourg của Pháp. Áp dụng mô hình này đạt được kết quả là loại bỏ khoảng 88 tấn chất ô nhiễm trong thời gian một năm (tháng 7 năm 2012 đến tháng 6 năm 2013). Nghiên cứu trên cho thấy rằng, cây xanh đô thị là một yếu tố quan trọng để giảm
  • 32. 20 ô nhiễm không khí và kết hợp các đặc điểm khác có đến đặc điểm môi trường đô thị: Cấu trúc không gian đô thị, đường giao thông đô thị… [101]. Trong cuốn “Tomorrow: a Peaceful Path to Real Reform” của tác giả Ebennezer Howard (1898) đưa ra mô hình “thành phố vườn” để giải pháp cho vấn nạn ô nhiễm môi trường, bệnh dịch tràn lan đe dọa các thành phố công nghiệp ở Anh. Với ý tưởng thiết kế “thành phố vườn” tạo nên các khu đô thị có mật độ dân cư thấp và trung bình, người dân sống trong một môi trường sinh thái, ít ô nhiễm…Hệ thống “thành phố vườn” của Ebennezer Howard được quy hoạch xây dựng với các không gian xanh và vành đai xanh, với các khu chức năng khu dân cư, công nghiệp, nông nghiệp đều được xây dựng tách biệt. Hệ thống “thành phố vườn” của Ebennezer Howard bao gồm 6 “thành phố vườn”, mỗi thành phố có 32,000 dân; bao quanh một thành phố mẹ 58,000 dân. Diện tích mỗi “thành phố vườn” là 400 hecta, với 2000 hecta vòng ngoài là khu cây xanh và đất dùng vào mục đích nông nghiệp. Mỗi “thành phố vườn” như thế được hình thành bởi một loạt các vòng tròn đồng tâm và được chia đều bởi các đại lộ lớn. Thường có 6 đại lộ, mỗi đại lộ rộng 36m, xuyên qua tâm thành phố, chia thành phố thành 6 phần đều nhau là các khu ở. Ở trung tâm, một không gian hình tròn khoảng 2,2 hecta dùng làm khuôn viên trồng hoa.Các công trình công cộng được đặt quanh vườn hoa này: tòa thị chính, phòng hòa nhạc, hội trường, thư viện, bảo tàng... Hình thức kiểu vòng tròn này sẽ phục vụ tiện lợi cho toàn thể cư dân đô thị, bán kính phục vụ là 550m. Giữa bán kính 550m này có một đại lộ cây xanh vòng tròn rộng 128m, là nơi đặt trường họa, chỗ vui chơi cho trẻ em, nhà thờ... Một tuyến xe lửa được bố trí chạy vòng ngoài để chở hàng đến các nhà máy, tránh được hiện tượng xe tải chạy xuyên thành phố.Các chất thải hữu cơ được dùng vào nông nghiệp, không khí trong lành. Vòng ngoài của thành phố đặt những nhà máy, xí nghiệp không độc hại. Mỗi thành phố vườn là một đơn vị tự trị, nối liền với thành phố mẹ bằng 6 đường xe lửa. Bản thân các
  • 33. 21 “thành phố vườn” cũng được nối liền với nhau bởi một tuyến xe lửa chạy vòng tròn. Khi thành phố vườn đủ lớn như quy mô quy định ở trên, một “thành phố vườn” mới sẽ ra đời và cứ tiếp nối như vậy [103]. 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Một số công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến việc nghiên cứu luận án “Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội” như: Trương Văn Quảng (2013), Một số yêu cầu trong quy hoạch phát triển đô thị xanh ở Việt Nam, Hội thảo khoa học quốc tế. Tác giả đã đưa ra tổng quan về đô thị và nhận thức về đô thị xanh, từ đó xác định các yêu cầu trong quy hoạch phát triển đô thị xanh tại Việt Nam: Thứ nhất, Sự đồng thuận trong nhận thức thức, khái niệm, tiêu chí phát triển đô thị xanh. Tuy nhiên để có sự đồng thuận về một xu hướng phù hợp với điều kiện Việt Nam thì chắc cũng không khó bởi lối sống, văn hóa Việt Nam luôn hòa quyện với thiên nhiên. Bởi vậy cần hoạch định chính sách, quy hoạch, thiết kế công trình đảm bảo mục đích nâng cao chất lượng sống đô thị và phát triển bền vững. Để phát triển đô thị xanh gồm 7 tiêu chí: Không gian xanh, công trình xanh, giao thông xanh, công nghiệp xanh, chất lượng môi trường đô thị xanh, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, công trình lịch sử, văn hóa, cộng đồng dân cư sống thân thiện với môi trường và thiên nhiên. Thứ hai, Bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để định hướng và đáp ứng tốt yêu cầu phát triển đô thị xanh. Thứ ba, Giảm cường độ phát thải khí nhà kính từ 8-10% như hiện nay. Thứ tư, Cần quy hoạch chủ động bảo toàn hệ thống cấu trúc xanh đô thị, hệ thống sinh thái tự nhiên có giá trị. Thứ năm, Sử dụng đất đô thị hợp lý, phân bố những khu vực chức năng chuyên biệt không để lẫn vào nhau, bảo đảm không gian xanh là tiêu chí đầu tiên của đô thị xanh, đô thị sinh thái, đô thị thông minh - hiện đại. Hệ thống mặt nước, cây xanh, vườn hoa, thảm cỏ làm tăng giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ cảnh quan, tôn cao giá trị thẩm mỹ của công trình xanh, đô thị xanh - Đây là
  • 34. 22 một trong những thành tố không thể thiếu trong cấu trúc đô thị xanh hiện nay. Thứ sáu, Quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng đô thị xanh: bền vững về môi trường, hệ thống giao thông công cộng sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường. Thứ bảy, Thiết kế xây dựng công trình kiến trúc đô thị xanh theo các tiêu chí: xanh hóa công trình, tiết kiệm và sử dụng hợp lý năng lượng, tiết kiệm nguồn nước, thải chất thải ra môi trường xung quanh ít nhất; môi trường trong nhà xanh. Thứ tám, Xây dựng và phát triển công nghiệp xanh, công nghiệp phát thải các bon thấp, sử dụng năng lượng, nguyên vật liệu có hiệu quả cao, sử dụng công nghệ sản xuất theo hướng sản xuất sạch hơn; tái sử dụng, tái chế chất thải trong ngành sản xuất công nghiệp để giảm thiểu chất thải ra môi trường, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo… Thứ chín, chất lượng môi trường đô thị xanh: Các đô thị xanh phải đạt được chất lượng môi trường không khí, nguồn nước sạch; quản lý chất thải rắn tốt; vệ sinh đường phố luôn sạc, đảm bảo các quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định. Thứ mười, chất lượng, lối sống đô thị xanh thân thiện với môi trường: cộng đồng dân cư của đô thị xanh có nhận thức cao và có ý thức tự giác sống hòa hợp với nhau, đặc biệt là ứng xử có văn hóa trong các hoạt động của đô thị, có trách nhiệm bảo vệ và thân thiện với môi trường tự nhiên[35]. Đào Ngọc Nghiêm (2013), Đô thị xanh, thông minh - mô hình phát triển của Thủ đô Hà Nội, Hội thảo khoa học quốc tế. Tác giả đã đưa ra bối cảnh đô thị hóa của một số nước và Việt Nam và phát triển bền vững là một xu thế tất yếu của toàn cầu, tác động đến từng lĩnh vực với những nghiên cứu cụ thể, chuyên ngành hơn, trong đó có đô thị hóa, đó là đô thị bền vững - đô thị sinh thái - đô thị xanh - kiến trúc xanh. Phát triển bền vững là quá trình liên tục cân bằng và hài hòa các mục tiêu kinh tế - văn hóa - xã hội và môi trường sinh thái. Từ đó tác giả xác định mô hình phát triển đô thị xanh ở Hà Nội “Xanh - văn hiến - văn
  • 35. 23 minh - hiện đại”, đô thị năng động, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao trong nước, khu vực và quốc tế, có môi trường sống tốt… [35] Nguyễn Hồng Thục (2013), Các yếu tố của phát triển đô thị xanh thông minh tại Việt Nam, Hội thảo khoa học quốc tế. Tác giả đã đưa ra hiện trạng đô thị hóa diễn ra ở quy mô và tốc độ chưa từng thấy ở Việt Nam – đây là vấn đề nóng nhất hiện nay. Đô thị hóa nhanh góp phần không nhỏ để thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội của đất nước. Tác giả cũng chỉ ra các bệnh đô thị: kiến trúc lộn xộn, giao thông tắc nghẽn, ô nhiễm môi trường, dự án đô thị theo kiểu phòng ngủ độc canh mà thiếu vắng các dịch vụ công cộng thiết yếu, bất động sản không có lối ra… Từ đó tác giả đã đưa ra cách tiếp cận mới về các đô thị là tăng trưởng kinh tế, tài nguyên đô thị, môi trường sinh thái, tăng trưởng xanh, quy hoạch lãnh thổ bền vững dựa trên các cơ sở pháp lý [35]. Nguyễn Văn Cường (2015), Phát triển các khu đô thị mới theo hướng bền vững: Nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội, Luận án tiến sĩ ngành Quản lý kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân. Trong nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra định nghĩa về đô thị hóa, đô thị phát triển bền vững. Qua việc nghiên cứu tác giả đã tiến hành khảo sát việc phát triển các khu đô thị mới ở Hà Nội. Tác giả đã khẳng định về phát triển các khu đô thị cần mang tính bền vững [29]. Phạm Ngọc Tuấn (2015), Phát triển các khu đô thị mới tại thành phố Hồ Chí Minh theo hướng bền vững, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quy hoạch vùng và đô thị, Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đã làm rõ một số vấn đề lý luận về phát triển các khu đô thị mới, các tiêu chí phát triển khu đô thị mới theo hướng bền vững. Tác giả nghiên cứu chuyên sâu về quy hoạch đô thị vùng theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh [59]. Trong cuốn sách “Phát triển bền vững đô thị: Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm của thế giới”, của Đào Hoàng Tuấn (2008) đã nêu một cách tổng quát các kinh nghiệm phát triển bền vững đô thị và đối chiếu với Việt Nam cho
  • 36. 24 thấy quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ nhưng việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng vẫn chưa đáp ứng, do vậy dân cư nông thôn mất tư liệu sản xuất không kịp chuyển đổi sang các ngành nghề phù hợp. Sự phát triển đô thị ở nhiều nơi gặp khó khăn, nguyên nhân là do quy hoạch đô thị chưa tốt, quản lý đầu tư phát triển đô thị còn yếu kém, chưa có thể chế cụ thể trong việc quản lý đầu tư phát triển đô thị nói chung, thể chế quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh nói riêng, đầu tư phát triển các khu đô thị còn manh mún và tự phát, thiếu nguồn vốn đầu tư trầm trọng, di dân từ nông thôn vào thành thị quá nhiều. Quá trình đô thị hóa đang diễn ra theo chiều hướng “Đô thị hóa giả tạo” thể hiện qua việc đô thị phát triển lấn sang khu vực nông thôn rất nhiều, bên cạnh đó cơ sở hạ tầng đô thị và cơ sở hạ tầng sản xuất phát triển chưa tương xứng. Do vậy công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị cần phải theo chiều sâu: Nâng cao chất lượng đô thị, phân bố hợp lý mạng lưới quần cư đô thị theo lãnh thổ của đô thị để tương ứng với các chức năng đô thị, xây dựng phương án mô hình phát triển, dự báo hiệu quả đầu tư, các tác động tích cực cũng như tiêu cực trong quản lý đầu tư phát triển đô thị từ đó đưa ra các giải pháp để điều chỉnh cho phù hợp [58]. Đồ án “Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050” do Tư vấn liên danh quốc tế PPJ, Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội lập [42] và được phê duyệt theo quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ [15]. Nội dung quan trọng của đồ án là: “Tạo môi trường sống theo hướng bền vững: môi trường sống, làm việc, sản xuất và nghỉ ngơi giải trí phải đảm bảo tiện nghi, an toàn và bền vững. Đồ án Quy hoạch trên đề cập đến 09 vấn đề sau: Một là, Tạo hình ảnh riêng về Thủ đô Hà Nội: mặt nước, cây xanh và văn hóa; Hai là, Xây dựng đô thị vệ tinh và đô thị sinh thái;
  • 37. 25 Ba là, Phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ trong đó giao thông công chính là quan trọng nhất, vừa kết nối đô thị vừa đem lại hiệu quả cao và bảo vệ môi trường; Bốn là, Phát triển hệ thống các trung tâm đô thị hiện đại, mang tính cạnh tranh, tạo động lực phát triển đô thị; Năm là, Cải tạo nâng cấp đô thị, kiểm soát phát triển; Sáu là, Ngăn ngừa các hiểm họa thiên nhiên; Bảy là, Gìn giữ, bảo tồn các di sản văn hóa truyền thống; Tám là, Tăng cường thể chế, quản lý đô thị hiệu quả; Chín là, Tạo dựng và tăng cường phát triển nguồn lực. Qua các công trình nghiên cứu đã trình bày, cho thấy các nghiên cứu này chủ yếu xem xét, đánh giá việc đầu tư phát triển bền vững các đô thị, các tiêu chí đánh giá đô thị hóa. Chưa có công trình nghiên cứu quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Việt Nam nói chung, ở thành phố Hà Nội nói riêng. 1.3. Những vấn đề thuộc đề tài chưa được các công trình nghiên cứu đã công bố nghiên cứu giải quyết (khoảng trống tri thức) Mặc dù đã có một số công trình đã được công bố ở trong và ngoài nước nghiên cứu về một số vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu của luận án, nhưng đến nay vẫn còn một số vấn đề quan trọng thuộc đề tài luận án chưa được giải quyết một cách trực diện, tổng thể và chuyên sâu như: - Cơ sở lý luận, khung lý thuyết phân tích, đánh giá vai trò của quản lý của các cấp chính quyền đối với đầu tư phát triển đô thị xanh trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố nói riêng, cấp quốc gia nói chung. - Nội dung các phương thức quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố và kinh nghiệm quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh của một số nước, một số thành phố lớn trong khu vực, bài học rút ra cho thành phố Hà
  • 38. 26 Nội về những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân cũng như các vấn đề thực tiễn đang được đặt ra cần giải quyết trong thời gian tới. - Chính quyền thành phố Hà Nội thực hiện vai trò quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh trên bốn phương diện nghiên cứu chủ yếu là: (1) Vai trò quản lý nhà nước; (2) Nhà đầu tư; (3) Nhà cung cấp dịch vụ công; (4) Nhà kiểm tra, giám sát việc thực hiện. - Xác định những quan điểm chỉ đạo, phương hướng chiến lược và giải pháp để thực hiện chiến lược, cơ chế chính sách, các phương thức cần được áp dụng để thúc đẩy việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm tới. 1.4. Những vấn đề luận án sẽ tập trung giải quyết và hướng giải quyết Trên cơ sở tính cấp thiết của vấn đề cần nghiên cứu và “khoảng trống tri thức” trong các nghiên cứu trước đây, đề tài luận án tập trung nghiên cứu giải quyết những vấn đề để trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau: Câu hỏi 1: Làm rõ nội hàm các khái niệm: Đô thị xanh, phát triển đô thị xanh, đầu tư phát triển đô thị xanh và quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh là gì? Câu hỏi 2: Khung lý thuyết cho việc phân tích, đánh giá việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh? Câu hỏi 3: Thực trạng quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội hiện nay như thế nào? Những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân là gì? Câu hỏi 4: Đánh giá quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội sử dụng các tiêu chí nào? Câu hỏi 5: Cần có những giải pháp nào để hoàn thiện công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội theo đồ án quy hoạch đến năm 2030 được hiệu quả nhất, tốt nhất?
  • 39. 27 Những vấn đề luận án sẽ tập trung giải quyết và hướng giải quyết sẽ được thể hiện ở hình vẽ sau: Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp. Hình 1.1. Những vấn đề luận án sẽ tập trung giải quyết và hướng giải quyết QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI KHÁI NIỆM ĐÔ THỊ XANH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THI XANH KHUNG LÝ THUYẾT QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI
  • 40. 28 Kết luận chương 1 Trong chương này, hệ thống hóa được vấn đề quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh thông qua việc nghiên cứu các công trình ngoài nước và trong nước với 02 nhóm vấn đề: Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. “Khoảng trống tri thức” mà luận án hướng tới cần nghiên cứu nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh trên địa bàn thành phố Hà Nội cụ thể như sau: - Kế thừa được các công trình nghiên cứu; - Tiếp cận được cơ sở lý luận về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội. Có rất nhiều công trình nghiên cứu về đầu tư phát triển đô thị xanh nhưng chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện sâu sắc, làm rõ các nội hàm về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội. Tác giả thấy rằng đây là “những khoảng trống tri thức” để luận án tập trung nghiên cứu làm rõ vai trò của chính quyền thành phố trong công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. Do vậy nghiên cứu sinh quyết định chọn đề tài “Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội” mang tính thời sự và cấp thiết. Những nội dung luận án tiếp tục nghiên cứu là: (1) Làm rõ nội hàm các khái niệm: Đô thị xanh, phát triển đô thị xanh, đầu tư phát triển đô thị xanh và quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. (2) Khung lý thuyết cho việc phân tích, đánh giá việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh? Các yếu tố chủ yếu nào ảnh hưởng đến quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh? (3) Thực trạng quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội? Những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân là gì? (4) Làm thế nào để quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội được hiệu quả nhất, tốt nhất?
  • 41. 29 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN, KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH 2.1. Một số khái niệm và lý thuyết liên quan 2.1.1. Một số khái niệm có liên quan 2.1.1.1. Khái niệm về đô thị xanh Có rất nhiều khái niệm về đô thị, ở Việt Nam vấn đề này được hiểu như sau: “Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm thành phố trực thuộc trung ương, thị trấn được cơ quan có thẩm quyền công nhận là đơn vị hành chính đô thị và đô thị mới. Đô thị có nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã”[54]. Với khái niệm đô thị đã được biết đến từ lâu và có sự thống nhất tương đối cao thì “đô thị xanh” còn khá mới ở Việt Nam, nhiều người vẫn hiểu đô thị xanh là đô thị có nhiều công viên, cây xanh, mặt nước, khá hơn thì có thêm việc sử dụng năng lượng bằng pin mặt trời cho các tòa nhà và trồng cây xanh trên mái. Một số khu đô thị ở thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh được gọi là đô thị sinh thái hay đô thị xanh cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ có nhiều cây xanh, tổ chức không gian công cộng tốt. Điều đó đúng nhưng chưa đủ để đô thị có thể được gọi là đô thị xanh. Các nước phát triển khi xây dựng đô thị xanh là trong quy hoạch đều tích hợp Quy hoạch xây dựng với sử dụng tài nguyên hiệu quả. Phát triển đô thị trên cơ sở mật độ xây dựng thấp, hệ số sử dụng đất cao, bảo tồn văn hóa bản địa và di sản lịch sử, tiếp tục khai thác có hiệu quả tài nguyên, tạo không gian mở cho đô thị, nâng cao chất lượng và mức độ phổ biến của giao
  • 42. 30 thông công cộng, giảm thiểu giao thông cá nhân đồng thời tích hợp với việc sử dụng đất có hiệu quả. Nghiên cứu của ngài Lee Dong Youn - Công ty Jungdo UIT Hàn Quốc (2016) tại Hội thảo khoa học quốc tế [36], Kinh nghiệm của Hàn Quốc và thực tiễn của Việt Nam trong xây dựng đô thị xanh, ông đã đưa ra khái niệm về đô thị xanh như sau: “Đô thị xanh là đô thị được hệ thống hóa dựa trên các dữ liệu thông tin không gian xanh, kết hợp công nghệ xây dựng xanh và công nghệ thông tin thông minh cung cấp cho người dân các loại hình dịch vụ đô thị mọi lúc, mọi nơi được tốt nhất, hợp lý nhất”. Theo Lee Dong Youn xây dựng mô hình đô thị xanh thông minh như hình sau: Nguồn: Chiến lược và kinh nghiệm tăng trưởng xanh, ít khí thải của Hàn Quốc, KRIHS (2010) [37] Hình 2.1. Xây dựng mô hình đô thị xanh thông minh XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐÔ THỊ XANH Sử dụng đất, không gian: Sử dụng đất nhằm xây dựng không gian đô thị ít khí thải Sinh thái, cây xanh: Mở rộng diện tích cây xanh, tòa nhà tiết kiệm năng lượng Năng lượng, nhà ở ít khí thải: Áp dụng năng lượng mới tái tạo, mô hình nhà xanh Tuần hoàn nước, thiên nhiên: Giảm thiểu nước thải trên toàn bộ khu vực Hệ thống giao thông xanh: (mở rộng phố đi bộ, Ubike, green car... Sinh hoạt xanh: Vận động toàn dân tiêu thụ xanh, có lối sống xanh…
  • 43. 31 Nguồn: Chiến lược và kinh nghiệm tăng trưởng xanh ít khí thải của Hàn Quốc, KRIHS (2010)[37] Hình 2.2. Sơ đồ khái niệm đô thị qua từng thời kỳ Đô thị vườn Đô thị tuyến tính Phát triển bền vững: Môi trường, kinh tế, xã hội Đô thị sinh thái Đô thị xanh Đô thị thân thiện với môi trường Vấn đề biến đổi khí hậu và các Hiệp ước Quốc tế Đô thị không khí thải Đô thị giảm thiểu khí thải Đô thị xanh thông minh Đô thị ít khí thải Đô thị thông minh
  • 44. 32 Theo ông Phạm Ngọc Đăng [31] thì đô thị xanh là đô thị đạt bảy tiêu chí sau: (1) Không gian xanh; (2) công trình xanh; (3) giao thông xanh; (4) công nghiệp xanh; (5) chất lượng môi trường đô thị xanh; (6) bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, công trình lịch sử văn hóa; (7) công đồng dân cư sống thân thiện với môi trường và thiên nhiên”. Theo Broekbakema Architects Rotterdam [73] thì đô thị xanh (Green City) được phát triển từ ba ý niệm: đô thị sinh thái, bền vững và thông minh. Nguồn: Tác giả tổng hợp từ “Green City của tác giả Rotterdam” [73]. Hình 2.3. Đô thị xanh Trước hết, nó phải bắt đầu từ một đô thị sinh thái (Eco-City), nơi một tỷ lệ đáng kể của cây xanh đóng góp vào sự cân bằng sinh thái trên một địa bàn quần cư đông đúc. Tiếp đến nó phải thể hiện yếu tố phát triển bền vững (Sustainable City) với kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, việc khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên và ứng phó hữu hiệu với tình trạng biến đổi khí hậu. Cuối Đô thị xanh (Green City) Đô thị bền vững (Sustainable City) Đô thị thông minh (Smart City) Đô thị sinh thái (Eco City)
  • 45. 33 cùng, đô thị này đạt đến cấp độ một thành phố thông minh (Smart City) nhờ tích hợp công nghệ thông tin vào việc quản lý, điều hành và phục vụ dân sinh. Như vậy thành phố xanh theo quan điểm của Broekbakema Architects Rotterdam là khá toàn diện [73]. Đô thị bền vững là đô thị có sự khăng khít giữa môi trường - kinh tế và được bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo chất lượng sống tối thiểu của người dân, hạn chế sự ô nhiễm về môi trường nước và môi trường khí, phát huy các mặt tích cực và có sự liên kết các khu vực khác của thành phố, đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu của thế hệ tương lai. Trong đó cơ cấu chính quyền cần phải tổ chức rộng rãi để thực hiện sự quản lý tự nhiên trong quá trình phát triển bền vững. Đô thị sinh thái là đô thị cân bằng với thiên nhiên, cho phép các dân cư sống trong điều kiện chất lượng cuộc sống nhưng sử dụng tối thiểu các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Như vậy đô thị sinh thái là đô thị có mật độ xây dựng ít, dàn trải, có không gian cây xanh. Để đạt được mục tiêu sinh thái cần có biện pháp phối hợp liên ngành như tăng cường khả năng tiếp cận công nghệ thông tin, nâng cao nhận thức cộng đồng. Đô thị thông minh là đô thị có không gian bền vững, ứng dụng công nghệ hiện đại để mang lại cho người dân môi trường sống an toàn và tiết kiệm. Như vậy, đô thị xanh là đô thị tổng hợp và kế thừa các yếu tố của đô thị sinh thái, đô thị bền vững và đô thị thông minh. Theo Timothy Beatley (2012) đưa ra khái niệm đô thị xanh là đô thị có thể thúc đẩy sự phát triển bền vững về xã hội và môi trường với tầm nhìn phát triển đô thị xanh bao gồm: Các chương trình, chính sách, ý tưởng thiết kế sáng tạo, để đổi mới môi trường và phát triển bền vững. Timothy Beatley [92] đưa ra đặc điểm của đô thị xanh như sau:
  • 46. 34 (1) Tồn tại trong giới hạn sinh thái của thành phố và thừa nhận các kết nối của đô thị với các đô thị khác, dân cư ở các khu vực khác; (2) Được thiết kế gần gũi với thiên nhiên; (3) Đạt được sự trao đổi theo chuỗi khép kín hơn là sự trao đổi theo một chiều; (4) Hướng tới sản xuất tự túc ở từng vùng và khu vực, tận dụng tối đa việc sản xuất thực phẩm trong vùng, phát triển kinh tế, năng lực sản xuất và nhiều hoạt động khác nhằm duy trì và hỗ trợ dân cư của vùng; (5) Khuyến khích và tạo điều kiện theo lối sống bền vững và lành mạnh hơn. (6) Nhấn mạnh tới cuộc sống chất lượng cao và tạo ra các khu vực lân cận có mức sống tốt nhất. * Theo Liên minh châu Âu (EU) [94] thì đô thị xanh bao gồm: - Không gian xanh: Đô thị có mật độ cây xanh cao, tỷ lệ cây xanh/người cao, không gian công cộng, không gian công viên, mặt nước được quan tâm. - Công trình xanh: Xanh hóa công trình, vật liệu xanh, tiết kiệm năng lượng, ưu tiên tiết kiệm năng lượng và tài nguyên, sử dụng năng lượng hiệu quả và vật liệu thân thiện môi trường. - Giao thông xanh: Nâng cao tỷ lệ giao thông công cộng, giảm sử dụng các phương tiện cá nhân, giảm khí thải CO2, sử dụng khí tái chế cho giao thông công cộng. - Công nghiệp xanh: Công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch, hạn chế ô nhiễm. - Chất lượng môi trường đô thị xanh: Môi trường không khí sạch, giảm rác thải, khói, bụi, độ ồn trong đô thị. - Bảo tồn cảnh quan văn hóa lịch sử danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên. - Cộng đồng dân cư sống thân thiện với môi trường.
  • 47. 35 Nguồn: United Nations Urban Environmental Accords[94]. Hình 2.4. Đô thị xanh theo EU * Tại Caribbrean diễn đàn về phát triển đô thị xanh và kinh tế xanh, thì đô thị xanh bao gồm: - Kiến trúc xanh: thiết kế các tòa nhà mới và cải tạo những tòa nhà cũ để có năng lượng hiệu quả hơn và sử dụng ít nước hơn trong cả quá trình xây dựng và bàn giao đưa vào khai thác sử dụng. - Chính sách mua sắm của chính phủ: liên kết việc mua hàng hóa và dịch vụ, như một sự cam kết một phần của nhà thầu cũng như các nhà cung cấp về vấn đề môi trường. - Năng lượng: hệ thống phân phối năng lượng hiệu quả là rất cần thiết, giảm thiểu tiêu thụ năng lượng, áp dụng hệ thống năng lượng tái tạo ở cả tầm vĩ mô và vi mô rất quan trọng trong cảnh quan xanh đô thị. TIÊU CHÍ ĐÔ THỊ XANH Công nghiệp xanh Giao thông xanh Công trình xanh Không gian xanh Chất lượng môi trường xanh Bảo tồn cảnh quan văn hóa lịch sử danh lam thắng cảnh cảnh quan thiên nhiên Cộng đồng dân cư sống thân thiện với môi trường
  • 48. 36 - Quản lý nước: giảm thiểu sự mất nước, trong quá trình thu hoạch và phân phối, hệ thống lưu trữ giảm áp lực lên nguồn cung cấp nước uống. - Vận tải: giảm số lượng xe và tăng hiệu quả của giao thông công cộng có thể làm giảm ô nhiễm, giảm phát khí thải nhà kính. - Quản lý chất thải: tái chế chuyển đổi chất thải thành năng lượng. - Hệ thống kiến trúc cảnh quan: không gian xanh cung cấp một loạt các dịch vụ hệ sinh thái cũng như lợi ích giải trí. Kết hợp không gian xanh vào thiết kế đô thị cần phải xem xét các hình thức toàn bộ đô thị và bố trí cũng như các chính sách sử dụng đất phù hợp. Qua nghiên cứu trên, tác giả luận án cho rằng: “Đô thị xanh là đô thị được đầu tư xây dựng có quan tâm đến điều kiện sống tốt nhất cho mọi dân cư đô thị, đa dạng về sinh học, đảm bảo kiến trúc cảnh quan đô thị có không gian xanh, công trình xanh, có hệ thống giao thông đạt tiêu chuẩn xanh, các khu công nghiệp xanh và môi trường đô thị đạt chất lượng xanh, đảm bảo cung cấp các điều kiện tốt nhất về kinh tế, xã hội, môi trường cho cư dân đô thị”. Như vậy đô thị xanh được hiểu là đô thị nhằm giảm những tác động bất lợi, có mật độ xây dựng thấp nhưng hệ số sử dụng đất cao, tạo không gian đô thị mở, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên đạt hiệu quả và nâng cao chất lượng sống cho người dân, kết nối hệ thống giao thông xanh, môi trường đô thị ít ô nhiễm nhưng vẫn bảo tồn được di sản văn hóa. Đô thị thông minh được hiểu là đô thị áp dụng các thành tự khoa học công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu điện tử để nâng cao chất lượng nhà ở đô thị, hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng xã hội và các tiện ích công cộng, chất lượng cuộc sống của người dân đô thị, khả năng thích ứng của đô thị và sử dụng các nguồn lực phát triển đô thị một cách hiệu quả.
  • 49. 37 2.1.1.2. Phát triển đô thị xanh Phát triển đô thị chính là sự phát triển hài hòa giữa kinh tế, môi trường và xã hội với mục tiêu cuối cùng là đời sống cư dân đô thị phải khá giả hơn, sống tiện nghi và hạnh phúc hơn. Phát triển đô thị xanh là xu hướng phát triển đô thị rất phù hợp với các đô thị có lợi thế vùng khí hậu và địa hình tự nhiên phong phú, đa dạng. Các đô thị trung bình và nhỏ có lợi thế về không gian cảnh quan đô thị đa dạng, phong phú, cảnh quan thiên nhiên sông, núi, biển, rừng đẹp, trên cơ sở đó dễ dàng phát triển thành các đô thị du lịch, đô thị truyền thống làng nghề cho phép khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững, hạn chế xây dựng mà vẫn tạo nguồn lực phát triển đô thị, hạn chế việc khai thác tài nguyên theo kiểu tăng cường các quỹ đất dành cho xây dựng, bê tông hóa bề mặt đô thị. Sự phát triển của các đô thị xanh cho phép khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững và hiệu quả, tránh tình trạng bê tông hóa trong tương lai. Nghiên cứu về “Phát triển đô thị xanh ở Việt Nam”của Lê Thị Bích Thuận cho rằng giải pháp đô thị nên là một lựa chọn quan trọng của đô thị xanh hướng tới mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả. Cùng với đó là giải pháp hạ tầng kĩ thuật và giao thông theo hướng hạ tầng xanh, phát triển giao thông công cộng hạn chế cacbonic (CO2). Với mạng lưới giao thông hợp lý, đô thị phát triển tập trung hơn sẽ tạo cho các dịch vụ cung cấp hạ tầng kỹ thuật cho đô thị hoạt động hiệu quả và giảm được chi phí năng lượng để vận hành. Cấu trúc của hệ thống giao thông đô thị sẽ quyết định tới khả năng khai thác và sử dụng đất, đồng thời cơ cấu sử dụng đất sẽ quyết định tới nhu cầu đi lại [57]. Để đạt được tiêu chí phát triển đô thị xanh thì cần đạt được các công trình xanh, sản phẩm xây dựng xanh. “Công trình xanh, sản phẩm xanh”: Là công trình xây dựng đạt được hiệu quả cao trong sử dụng năng lượng và vật liệu,