SlideShare a Scribd company logo
1 of 129
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT ẢNH HƢỞNG CỦA DUNG MÔI TÁCH
CHIẾT ĐẾN HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA CAO
CHIẾT TỪ CÂY XIDI KLUNG TẠI VƢỜN QUỐC GIA
BIDOUP – NÚI BÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG
Ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. Phạm Minh Nhựt
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thanh Phƣớc
MSSV: 1211100297 Lớp: 12DSH02
TP. Hồ Chí Minh, 2016
Đồ án tốt nghiệp
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đồ án nghiên cứu của riêng tôi đƣợc thực hiện trên cơ
sở lý thuyết, tiến hành nghiên cứu thực tiễn dƣới sự hƣớng dẫn của ThS. Phạm
Minh Nhựt. Các số liệu, kết quả nêu trong đồ án là trung thực và chƣa từng đƣợc
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về
lời cam đoan này.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày…..tháng…..năm…..
Sinh viên
Nguyễn Thị Thanh Phƣớc
Đồ án tốt nghiệp
LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu Trƣờng Đại
học Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh, quý thầy cô giảng dạy tại Khoa Công nghệ sinh
học - Thực phẩm - Môi trƣờng cùng tất cả các thầy cô đã truyền dạy những kiến
thức quý báu cho em trong suốt những năm học vừa qua.
Qua đây em xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Phạm Minh Nhựt,
ngƣời đã định hƣớng nghiên cứu, quan tâm, tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ em trong
suốt thời gian làm khoá luận tốt nghiệp. Bên cạnh đó em xin cảm ơn các thầy cô ở
Phòng Thí nghiệm Khoa Công nghệ sinh học - Thực phẩm - Môi trƣờng cùng các
anh chị, bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn
thành tốt đề tài của mình.
Cuối cùng, con xin gửi lời cảm ơn đến gia đình đã luôn bên cạnh, động viên
con những lúc khó khăn, nản lòng trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu cũng
nhƣ trong cuộc sống.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày..... tháng ..... năm.....
Sinh viên
Nguyễn Thị Thanh Phƣớc
Đồ án tốt nghiệp
i
MỤC LỤC
MỤC LỤC....................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG.........................................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ...............................................................................vii
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN.......................................................................................4
1.1. Vai trò của cây thuốc dân gian trong đời sống.....................................................4
1.1.1. Sơ lƣợc về nguồn tài nguyên cây thuốc ............................................................4
1.1.2. Vai trò của cây thuốc dân gian..........................................................................4
1.1.3. Hoạt tính sinh học của cây thuốc ......................................................................6
1.2. Các thành phần hóa học từ thực vật.....................................................................7
1.2.1. Carbohydrate.....................................................................................................7
1.2.2. Alkaloid.............................................................................................................8
1.2.3. Glycoside.........................................................................................................10
1.2.4. Tannin .............................................................................................................16
1.2.5. Steroid .............................................................................................................16
1.2.6. Amino acid......................................................................................................17
1.2.7. Isoprenoid (terpene) ........................................................................................19
1.3. Tổng quan về cơ chế kháng khuẩn của các hợp chất có nguồn gốc từ thực vật.19
1.3.1. Khái niệm về hoạt tính kháng khuẩn ..............................................................19
1.3.2. Cơ chế kháng khuẩn........................................................................................20
1.3.3. Một số hợp chất có khả năng kháng khuẩn từ thực vật ..................................22
1.3.4. Tình hình nghiên cứu kháng khuẩn của thực vật trên thế giới và tại Việt Nam
...................................................................................................................................28
1.3.5. Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC)......................................................................31
1.4. Ảnh hƣởng của dung môi đến khả năng tách chiết cao từ thực vật...................32
1.5. Tổng quan về một số nhóm vi khuẩn gây bệnh .................................................33
1.5.1. Nhóm vi khuẩn Escherichia coli.....................................................................33
Đồ án tốt nghiệp
ii
1.5.2. Nhóm vi khuẩn Salmonella spp. .....................................................................35
1.5.3. Nhóm vi khuẩn Shigella spp. . ........................................................................36
1.5.4. Nhóm vi khuẩn Listeria spp. ..........................................................................37
1.5.5. Nhóm vi khuẩn Vibrio spp..............................................................................38
1.5.6. Nhóm vi khuẩn thuộc dòng Pseudomonas spp...............................................40
1.5.7. Nhóm vi khuẩn thuộc dòng Enterococcus spp...............................................41
1.5.8. Nhóm vi khuẩn Staphylococcus aureus..........................................................42
CHƢƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................44
2.1. Địa điểm và thời gian.........................................................................................44
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................44
2.1.2. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................44
2.2. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................44
2.2.1. Nguồn mẫu......................................................................................................44
2.2.2. Vi khuẩn chỉ thị...............................................................................................44
2.2.3. Hóa chất, dung môi .........................................................................................44
2.2.4. Dụng cụ và thiết bị..........................................................................................45
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................46
2.3.1. Phƣơng pháp thu và xử lý nguồn mẫu ............................................................46
2.3.2. Phƣơng pháp tách chiết và thu nhận cao thực vật...........................................46
2.3.3. Phƣơng pháp bảo quản và giữ giống vi sinh vật.............................................47
2.3.4. Phƣơng pháp tăng sinh, xác định mật độ tế bào vi sinh vật chỉ thị.................48
2.3.5. Phƣơng pháp pha loãng mẫu...........................................................................49
2.3.6. Phƣơng pháp đánh giá hoạt tính kháng khuẩn................................................49
2.3.7. Phƣơng pháp xác định nồng độ ức chế tối thiểu MIC ....................................51
2.3.8. Phƣơng pháp xác định thành phần hóa học có trong cao chiết.......................51
2.3.9. Phƣơng pháp xử lý số liệu...............................................................................54
2.4. Bố trí thí nghiệm ................................................................................................55
2.4.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hƣởng của dung môi tách chiết đến hiệu suất thu
hồi cao chiết từ Xidi Klung.......................................................................................56
Đồ án tốt nghiệp
iii
2.4.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hƣởng của các loại dung môi tách chiết đến hoạt
tính kháng khuẩn của cao chiết.................................................................................59
2.4.3. Thí nghiệm 3: Xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao chiết ethanol
70% từ cây Xidi Klung đối với các chủng vi khuẩn gây bệnh. ................................62
2.4.4. Thí nghiệm 4: Định tính một số thành phần hóa học cơ bản của cao chiết
ethanol 70% từ cây Xidi Klung.................................................................................65
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................68
3.1. Kết quả đánh giá hiệu suất thu hồi cao chiết Xidi Klung từ các dung môi tách
chiết khác nhau..........................................................................................................68
3.2. Kết quả khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết Xidi Klung với các loại
dung môi tách chiết khác nhau trên các chủng vi khuẩn gây bệnh...........................69
3.2.1. Kết quả hoạt tính kháng khuẩn của các loại cao chiết đối với nhóm vi khuẩn
Escherichia coli.........................................................................................................70
3.2.2. Kết quả hoạt tính kháng khuẩn của các loại cao chiết đối với nhóm vi khuẩn
Listeria spp................................................................................................................71
3.2.3. Kết quả hoạt tính kháng khuẩn của các loại cao chiết đối với nhóm vi khuẩn
Salmonella spp. .........................................................................................................73
3.2.4. Kết quả hoạt tính kháng khuẩn của các loại cao chiết đối với nhóm vi khuẩn
Shigella spp. ..............................................................................................................75
3.2.5. Kết quả hoạt tính kháng khuẩn của các loại cao chiết đối với nhóm vi khuẩn
Vibrio spp..................................................................................................................77
3.2.6. Kết quả hoạt tính kháng khuẩn của các loại cao chiết đối với nhóm vi khuẩn
gây bệnh cơ hội trên da .............................................................................................78
3.2.7. Tổng hợp kết quả hoạt tính kháng khuẩn của các loại cao chiết đối với 20 vi
khuẩn gây bệnh .........................................................................................................80
3.3. Kết quả xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao chiết Xidi Klung từ
ethanol 70% đối với các chủng vi khuẩn gây bệnh...................................................84
3.4. Kết quả định tính một số thành phần hóa học cơ bản của cao chiết Xidi Klung
từ ethanol 70% ..........................................................................................................87
Đồ án tốt nghiệp
iv
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................91
4.1. Kết luận ..............................................................................................................91
4.2. Đề nghị...............................................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................92
Đồ án tốt nghiệp
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DMSO: Dimethyl sulfoxide
DNA: Deoxyribonucleic acid
MIC: Minimum Inhibition Concentration: Nồng độ ức chế tối thiểu
RNA: Ribonucleic acid
TSA: Trypton Soya Agar
TSB: Trypton Soya Broth
Đồ án tốt nghiệp
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Chức năng sinh lý của một số amino acid trong quá trình trao đổi chất ..18
Bảng 1.2. Những nhóm hợp chất tự nhiên có hoạt tính kháng khuẩn (theo Cowan,
1999)..........................................................................................................................21
Bảng 3.1. Kết quả đƣờng kính vòng ức chế (mm) của cao chiết Xidi Klung từ các
loại dung môi khác nhau trên 20 chủng vi khuẩn gây bệnh......................................81
Bảng 3.2. Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao chiết Xidi Klung từ ethanol 70%
đối với 20 chủng vi khuẩn gây bệnh .........................................................................85
Bảng 3.3. Kết quả định tính một số thành phần hóa học của cao chiêt Xidi Klung từ
ethanol 70%...............................................................................................................88
Đồ án tốt nghiệp
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Sơ đồ phân loại nhóm carbohydrate............................................................7
Hình 1.2. Cấu trúc hóa học một số chất thuộc nhóm alkaloid....................................9
Hình 1.3. Sơ đồ phân loại glycoside .........................................................................10
Hình 1.4. Sơ đồ phân loại nhóm saponin..................................................................11
Hình 1.5. Cấu trúc hóa học của flavonoid (A) và các dạng flavonoid......................14
(B) Euflavonoid, (C) Isoflavonoid, (D) Neoflavonoid ............................................14
Hình 1.6. Caffeic acid ...............................................................................................15
Hình 1.7. Phân loại nhóm phenolics theo cấu trúc hóa học......................................15
Hình 1.8. Những vị trí của vi khuẩn bị tác động bởi các hợp chất thực vật (Burt,
2004)..........................................................................................................................20
Hình 1.9. Cấu trúc hóa học của phân tử quinone, anthraquinone và hypericin........23
Hình 1.10. Cấu trúc hóa học của catechine...............................................................24
Hình 1.11. Cấu trúc hóa học của coumarine.............................................................25
Hình 1.12. Cấu trúc hóa học của phân tử Solamargine.............................................26
Hình 1.13. Cấu trúc hóa học của berberine...............................................................27
Hình 1.14. E.coli quan sát dƣới kính hiển vi với kích thƣớc 2 µm (Bact, 2005)......34
Hình 1.15. Hình thái vi khuẩn Salmonella spp. (Taragui, 2005)..............................35
Hình 1.16. Hình thái của vi khuẩn Shigella spp. (Reynolds, 2011)..........................37
Hình 1.17. Vi khuẩn Listeria spp..............................................................................38
Hình 1.18. Hình thái vi khuẩn Vibrio spp. (Microscopy, 2004) ...............................39
Hình 1.19. Vi khuẩn Pseudomonas...........................................................................40
Hình 1.20. Vi khuẩn Enterococcus ...........................................................................41
Đồ án tốt nghiệp
viii
Hình 1.21. Vi khuẩn Staphylococcus aureus ............................................................42
Hình 2.1. Mẫu Xidi Klung ngâm trong ethanol (tỷ lệ 1:20 (w/v))............................47
Hình 2.2. Phƣơng pháp pha loãng mẫu.....................................................................49
Hình 2.3. Đƣờng kính vùng ức chế vi khuẩn của cao ethanol 70% và Ciprofloxacin
...................................................................................................................................50
Hình 2.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm tổng quát..............................................................55
Hình 2.5. Quy trình tách chiết và thu hồi cao từ cây Xidi Klung .............................56
Hình 2.6. Mẫu bột Xidi Klung ..................................................................................57
Hình 2.7. Dịch chiết mẫu từ cây Xidi Klung ngâm với ethanol 70%.......................58
Hình 2.8. Quy trình đánh giá khả năng kháng khuẩn của cao chiết .........................60
Hình 2.9. Giếng thạch trƣớc và sau khi bổ sung cao ................................................61
Hình 2.10. Vòng kháng khuẩn của cao chiết ethanol 70% (100 mg/ml) đối với
chủng Staphylococcus aureus (A) và Samolnella enteritidis (B) .............................62
Hình 2.11. Quy trình xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao chiết..........63
Hình 2.12. Vòng kháng khuẩn của cao chiết ethanol 70% (25 mg/ml) đối với chủng
Listeria monocytogenes.............................................................................................64
Hình 2.13. Quy trình định tính một số thành phần hóa học của cao chiết ethanol
70% từ cây Xidi Klung .............................................................................................65
Hình 3.1. Hiệu suất thu hồi cao chiết từ Xidi Klung với các dung môi khác nhau ..68
Hình 3.2. Hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết Xidi Klung từ các loại dung môi
khác nhau và Ciprofloxacin đối với nhóm vi khuẩn Escherichia coli......................70
Hình 3.3. Hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết Xidi Klung từ các loại dung môi
khác nhau và Ciprofloxacin trên nhóm vi khuẩn Listeria spp..................................72
Hình 3.4. Hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết Xidi Klung từ các loại dung môi
khác nhau và Ciprofloxacin trên nhóm vi khuẩn Salmonella spp. ...........................74
Đồ án tốt nghiệp
ix
Hình 3.5. Hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết Xidi Klung từ các loại dung môi
khác nhau và Ciprofloxacin trên nhóm vi khuẩn Shigella spp. ................................75
Hình 3.6. Hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết Xidi Klung từ các loại dung môi
khác nhau và Ciprofloxacin trên nhóm vi khuẩn Vibrio spp. ...................................77
Hình 3.7. Hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết Xidi Klung từ các loại dung môi
khác nhau và Ciprofloxacin trên nhóm vi khuẩn gây bệnh cơ hội trên da ...............79
Đồ án tốt nghiệp
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Thuốc chữa bệnh là một thành phần không thể thiếu trong cuộc sống chúng ta.
Từ thời xa xƣa, ông cha ta vẫn luôn sử dụng các loại cây cỏ thiên nhiên để làm
thuốc trị bệnh. Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển cùng với những tiến bộ
của khoa học kỹ thuật thì các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu tạo ra các
loại thuốc tây y giúp hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn, trong đó, phần lớn các loại thuốc
là kháng sinh. Kháng sinh đƣợc biết đến nhƣ một nhóm thuốc chữa các bệnh do vi
khuẩn gây ra, chúng có tác dụng tiêu diệt trực tiếp hoặc làm chậm sự phát triển của
vi khuẩn để tạo điều kiện cho hệ miễn dịch của cơ thể ngƣời giải quyết tình trạng
nhiễm khuẩn.
Tuy nhiên, ngay từ khi kháng sinh ra đời thì cũng là lúc xuất hiện hiện tƣợng
kháng thuốc. Mà nguyên nhân chủ yếu là do con ngƣời sử dụng kháng sinh tùy tiện,
tràn lan, thiếu kiểm soát và lạm dụng nó nhƣ một loại thần dƣợc trị bệnh. Đặc biệt,
tình trạng kháng thuốc ở nƣớc ta diễn ra trầm trọng hơn vì ngƣời dân có thể tự do
mua kháng sinh ở các hiệu thuốc. Song, cũng xảy ra tình trạng không ít các dƣợc sỹ
bán thuốc không đúng quy định, các bác sỹ điều trị kê đơn thuốc lạm dụng kháng
sinh hoặc chỉ định kháng sinh không phù hợp … dẫn đến hiện trạng nhiều chủng vi
khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh kể cả kháng sinh thế hệ mới. Bên cạnh đó, việc
phát triển các kháng sinh mới đã chững lại từ hơn 30 năm nay, trong khi tỷ lệ kháng
của vi khuẩn ngày càng gia tăng. Hậu quả của những việc trên là làm cho hiện
tƣợng kháng thuốc trở thành vấn đề mang tính toàn cầu và gia tăng nhanh ở các
nƣớc đang phát triển. Trên thế giới, mỗi năm có hàng trăm ngàn ngƣời chết do
kháng thuốc và chi phí cho kháng thuốc lên đến hàng trăm tỷ USD. Điều đáng quan
tâm hiện nay là Việt Nam là nƣớc sử dụng kháng sinh cao gấp 5 lần so với các nƣớc
Châu Âu. Theo số liệu báo cáo của 15 bệnh viện trực thuộc Bộ Y, bệnh viện đa
khoa tỉnh ở Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh… về việc sử dụng
kháng sinh và kháng kháng sinh năm 2009 cho thấy có đến 30 – 70% vi khuẩn gram
Đồ án tốt nghiệp
2
âm đã kháng với cephalosporin thế hệ 3 và thế hệ 4, gần 40 – 60% kháng với
aminoglycosid, fluoroquinolon và tình trạng kháng ngày càng tăng nhanh.
Để tìm ra giải pháp cho vấn đề kháng kháng sinh, ngày nay ngƣời ta bắt đầu
quay trở lại với thiên nhiên. Sử dụng các nhóm chất kháng khuẩn có nguồn gốc từ
thực vật để thay thế dần các loại kháng sinh đã cấm sử dụng vì gây ảnh hƣởng xấu
đến cơ thể con ngƣời. Tuy nhiên, phần lớn các cây thuốc đƣợc con ngƣời sử dụng
chủ yếu dựa vào kinh nghiệm dân gian và truyền miệng từ đời này sang đời khác.
Do đó, hoạt tính trị liệu và độc tính của 1 số loại vẫn chƣa đƣợc xác định cụ thể. Vì
thế, việc đánh giá hoạt tính sinh học và thành phần hóa học của 1 số cây thuốc là
điều hết sức cần thiết. Với cơ sở khoa học và ý nghĩa thực tiễn trên, chúng tôi tiến
hành thực hiện đề tài: “Khảo sát ảnh hƣởng của dung môi tách chiết đến hoạt
tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây Xidi Klung tại vƣờn Quốc gia Bidoup –
Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng”. Đề tài này đƣợc thực hiện tại Phòng Thí nghiệm Khoa
Công nghệ sinh học - Thực phẩm - Môi trƣờng, Trƣờng Đại học Công nghệ Tp. Hồ
Chí Minh.
Đồ án tốt nghiệp
3
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Khảo sát khả năng kháng khuẩn của cao chiết Xidi Klung với nhiều loại
dung môi tách chiết khác nhau. Xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao
chiết Xidi Klung.
- Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học của cao chiết từ cây Xidi Klung.
3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá ảnh hƣởng của các loại dung môi đến hiệu suất thu hồi cao chiết từ
cây Xidi Klung với các dung môi methanol 75%, ethanol 50%, 70%, 90% và nƣớc.
- Khảo sát sơ bộ hoạt tính kháng khuẩn của các loại cao chiết Xidi Klung từ
các loại dung môi khác nhau đối với các chủng vi khuẩn gây bệnh.
- Xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao chiết Xidi Klung.
- Xác định sự hiện diện một số thành phần hóa học của cao chiết Xidi Klung.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Mẫu cây Xidi Klung đƣợc tách chiết cao từ các loại dung môi khác nhau:
methanol 75%, ethanol ( 50%, 70%, 90% ) và nƣớc khảo sát hoạt tính kháng khuẩn
trên các nhóm vi khuẩn: Escherichia Coli, Samonella spp., Vibrio spp., Shigella
spp., Listeria spp., Pseudomonas spp., Enterococcus spp., Staphylococcus spp.
- Định tính các thành phần hóa học: carbohydrate, saponin, alkaloid, cardiac
glycoside, anthraquinone glycoside, flavonoid, phenolic compound, tannin, steroid,
amino acid.
Đồ án tốt nghiệp
4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Vai trò của cây thuốc dân gian trong đời sống
1.1.1. Sơ lược về nguồn tài nguyên cây thuốc
Lãnh thổ Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có tới 3/4 diện tích cả
nƣớc là rừng núi. Với đặc điểm khí hậu và địa hình nhƣ vậy nên nƣớc ta đƣợc đánh
giá là nƣớc có nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng và phong phú, đƣợc xếp thứ 16
trong số 25 quốc gia có mức độ đa dạng sinh vật cao nhất thế giới. Nguồn thực vật
phong phú này đã cung cấp cho con ngƣời nhiều sản phẩm thiên nhiên có giá trị.
Các sản phẩm thiên nhiên có hoạt tính sinh học đƣợc ứng dụng rất lớn trong nhiều
lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, đặc biệt là dùng làm thuốc chữa bệnh. Theo các
nhà phân loại thực vật, nƣớc ta có khoảng 12 000 loài thực vật bậc cao, trong đó
khoảng 3.948 loài đƣợc dùng làm dƣợc liệu (Viện dược liệu, 2007). Nếu so với
khoảng 20.000 loài cây làm thuốc đã biết trên thế giới (IUCN, 1992) thì số loài cây
thuốc ở Việt Nam chiếm khoảng 19%. Tuy có nguồn thực vật đa dạng và phong phú
nhƣng do chúng phân bố rải rác ở nhiều nơi, cùng với sự khai thác nhƣng không có
kế hoạch bảo tồn nên dẫn đến tình trạng trữ lƣợng các loài cây ngày càng ít đi. Thế
nên, hiện nay chúng ta cần khai thác có hiệu quả về hoạt tính sinh học của các loài
cây và duy trì trồng lại các giống đã khai thác, để tạo ra các loại thuốc trị bệnh mới
đem lại lợi ích cho con ngƣời nhƣng không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên nƣớc
nhà.
1.1.2. Vai trò của cây thuốc dân gian
1.1.2.1. Trong y học
Cây thuốc đƣợc coi là di sản quý báu của dân tộc ta. Từ xa xƣa, cây thuốc gắn
liền với cuộc sống của các gia đình ngƣời Việt và có giá trị lớn trong điều trị bệnh.
Tuy chỉ là những cỏ cây gần gũi, thân quen xung quanh con ngƣời nhƣng chúng
đƣợc sử dụng tạo ra các bài thuốc rất hữu hiệu. Các loài thuốc thảo mộc ít gây tác
dụng phụ, độc hại cho ngƣời sử dụng và có khả năng dung nạp tốt với cơ thể sống.
Hiện nay, hoạt tính kháng khuẩn của cây thuốc ngày càng đƣợc nghiên cứu và phát
triển nhiều hơn bởi các nhà khoa học đã nhận ra các giá trị to lớn từ cây thuốc mang
Đồ án tốt nghiệp
5
lại cho việc điều trị bệnh. Trong thời đại mà việc sử dụng thuốc kháng sinh không
còn hiệu quả thì thảo dƣợc tự nhiên là câu trả lời đáng tin cậy và dài hạn cho việc ức
chế vi sinh vật có hại và nâng cao đề kháng, hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh.
Theo một số nghiên cứu, các loại thảo dƣợc điển hình nhƣ Trầu không
(Piper betle L.), Sống đời (Kalanchoe pinnata (Lam). Pers.), Lô hội (Aloe
barbadensis), Dâu Tằm (Morus acidosa Griff), Khổ qua (Momordica charantia
L.)… đã đƣợc xác định là có hoạt tính kháng khuẩn rất mạnh đối với nhiều loại
vi khuẩn nhƣ Escherichia coli, Salmonella spp., Shigella spp. … Chính vì thế mà
ngày nay, không chỉ riêng ở Việt Nam mà cả trên thế giới, các nhà khoa học không
ngừng nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn về hoạt tính sinh học và thành phần hóa học
của các loài thực vật. Điều này giúp họ sử dụng hiệu quả hơn các nguồn dƣợc liệu
sẵn có, đồng thời phát hiện thêm các loại thảo dƣợc mới, quý hiếm, có khả năng
kháng đƣợc nhiều chủng vi khuẩn gây bệnh.
1.1.2.2. Trong đời sống – kinh tế
Cây thuốc không chỉ có giá trị trực tiếp để chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ,
nếu biết bảo tồn và khai thác hợp lý thì đó còn là một nguồn thu nhập trong phạm vi
hộ gia đình và các cộng đồng địa phƣơng. Nếu tổ chức trồng cây thuốc trên quy mô
lớn để tạo ra nguồn hàng hoá trên thị trƣờng thì nó còn góp phần vào sự tăng trƣởng
kinh tế cho đất nƣớc. Trên thế giới, nhiều nƣớc đã xuất khẩu dƣợc liệu và thu đƣợc
nguồn ngoại tệ đáng kể. Ví dụ: ở Trung Quốc, vị thuốc Đông trùng hạ thảo
(Cordyceps sinensis) có giá tới 2000 - 5000 USD/Kg. Hoặc ở Triều Tiên, cây Nhân
sâm đã mang lại một nguồn lợi kinh tế khá lớn cho những cơ sở trồng trọt và sản
xuất thuốc từ cây này. Hằng năm, công ty Hồng sâm (Hàn Quốc) đã sử dụng trên
6.000 tấn Nhân sâm, để tạo ra giá trị sản phẩm trên 460 triệu USD.
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, thích hợp cho sự phát triển
của cây trồng nói chung. Một số vùng cao lại có khí hậu á nhiệt đới, phù hợp với
việc trồng cây thuốc ƣa khí hậu mát mẻ. Đất đai ở miền núi nƣớc ta, đặc biệt trên
dãy Trƣờng Sơn rộng lớn, còn rất nhiều đất hoang chƣa đƣợc khai thác sử dụng để
phát triển kinh tế. Nếu ngƣời dân biết cách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, kết hợp
Đồ án tốt nghiệp
6
trồng rừng với trồng cây thuốc ở những nơi có khí hậu và đất đai phù hợp sẽ làm
nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần tích cực trong việc xoá đói giảm
nghèo cho ngƣời dân ở vùng núi (Trần Công Khánh, 2008).
1.1.3. Hoạt tính sinh học của cây thuốc
Cây cỏ là nguồn không thể thiếu của các sản phẩm tự nhiên sử dụng làm
thuốc, tác dụng chữa bệnh của chúng là do các hợp chất tự nhiên bên trong quyết
định. Các hợp chất thiên nhiên từ thực vật rất phong phú về mặt cấu trúc hóa học và
thể hiện nhiều hoạt tính sinh học đáng quan tâm nhƣ: kháng khuẩn, kháng sinh,
kháng viêm, chống oxy hóa, chống ung thƣ, chống sốt rét, điều hòa miễn dịch…
Hiện nay, thảo dƣợc chủ yếu đƣợc sử dụng ở 2 dạng: một là trong hỗn hợp các
thành phần khác nhau (hỗn hợp tinh dầu, dịch chiết, dịch cô, chƣng cất…), hai là sử
dụng các hoạt chất đơn lẻ. Các hoạt chất đơn lẻ đƣợc cho là thành phần có hoạt tính
chính trong thảo dƣợc, chúng thể hiện hoạt tính rất cao, đặc hiệu nhƣng yêu cầu liều
dùng và cách sử dụng chính xác. Còn các dịch chiết, hỗn hợp sẽ áp dụng cho các
loại thảo dƣợc thể hiện dƣợc tính thấp hoặc chƣa phát hiện ra hoạt chất chủ yếu có
trong chúng.
Nhiều hoạt chất từ cây cỏ đã và đang đƣợc ứng dụng làm thuốc và đƣợc quan
tâm sản xuất ở nhiều nƣớc nhƣ reserpin từ cây ba gạc (Rawofia serpantina (L.)
Benth. ex Kurz), quinidin, quinin tử cây canh ki na (Cinchona spp.)… Và gần đây,
nhiều hoạt chất sinh học có tác dụng chữa trị các bệnh hiểm nghèo (chống ung thƣ,
chống HIV, tăng cƣờng miễn dịch cơ thể…) đã đƣợc phát hiện từ cây cỏ nhƣ taxol,
10-deacetyl baccatin từ loài thông đỏ (Taxus spp.), (+)-calanoid A và (-)-calanoid B
từ các loài mù u (Calophyllum lanigerum Miq., C. teysmanii Miq.), các nhóm chất
cucurmin từ chi nghệ (Cucurma L.) và rất nhiều hợp chất thiên khác có trong nhiều
loài thực vật.
Việt Nam có lợi thế nguồn tài nguyên thực vật phong phú, với khoảng 4000
loài cây đƣợc dùng làm dƣợc liệu đang thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học
trong nƣớc và trên thế giới. Do đó việc điều tra nghiên cứu hóa học và hoạt tính
sinh học của các loài cây thuốc có giá trị nhằm đặt cơ sở khoa học cho việc phát
Đồ án tốt nghiệp
7
triển các dƣợc phẩm và sử dụng chúng một cách hợp lý, hiệu quả có tầm quan trọng
đặc biệt.
1.2. Các thành phần hóa học từ thực vật
1.2.1. Carbohydrate
1.2.1.1. Khái niệm
Carbohydrate là một nhóm chất hữu cơ phổ biến khá rộng rãi trong cơ thể sinh
vật. Đƣợc cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O với công thức cấu tạo chung Cm(H2O)n,
thƣờng m = n (Phùng Trung Hùng và ctv, 2013). Nhìn chung hàm lƣợng
carbohydrate ở thực vật cao hơn động vật. Ở thực vật, carbohydrate thay đổi tùy
theo loài, giai đoạn sinh trƣởng và phát triển.
- Thực vật: chiếm khoảng 75% trong các bộ phận nhƣ củ, quả, lá, thân, cành.
- Động vật: chiếm khoảng 2% trong gan, cơ máu,… (Phùng Trung Hùng và
ctv, 2013).
1.2.1.2. Phân loại
Dựa vào cấu tạo, tính chất carbohydrate đƣợc chia làm ba nhóm lớn:
monosaccharide, oligosaccharide (Disaccharide) và polysaccharide (Phùng Trung
Hùng và ctv, 2013).
Hình 1.1. Sơ đồ phân loại nhóm carbohydrate
Đồ án tốt nghiệp
8
1.2.1.3. Vai trò
Trong cơ thể sống carbohydrate giữ nhiều vai trò quan trọng:
- Đảm bảo cung cấp khoảng 60% năng lƣợng cho các quá trình sống.
- Có vai trò cấu trúc, tạo hình (ví dụ: cellulose, peptidoglican...).
- Có vai trò bảo vệ (mucopolysaccharide).
- Chống tạo thể cetone (mang tính acid gây độc cho cơ thể) (Nguyễn Phƣơng
Hà Linh Linh, 2011).
1.2.2. Alkaloid
1.2.2.1. Khái niệm
Alkaloid là những hợp chất hữu cơ có chứa nitơ, đa số có nhân dị vòng, có
phản ứng kiềm, thƣờng gặp trong thực vật và đôi khi trong động vật. Thông thƣờng
các alkaloid kiềm không tan trong nƣớc, dễ tan trong các dung môi hữu cơ. Trái lại
các muối alkaloid thì dễ tan trong nƣớc và hầu nhƣ không tan trong các dung môi
hữu cơ ít phân cực. Từ đó, dựa vào độ tan khác nhau của các loại alkaloid mà sử
dụng dung môi thích hợp để chiết xuất và tinh chế alkaloid.
Alkaloid là amin có nguồn gốc tự nhiên do thực vật tạo ra, nhƣng các amin do
động vật và nấm tạo ra cũng đƣợc gọi là các alkaloid. Nhiều alkaloid có các tác
động dƣợc lý học đối với con ngƣời và các động vật khác. Các alkaloid thông
thƣờng là các dẫn xuất của các acid amin và phần nhiều trong số chúng có vị đắng.
Chúng đƣợc tìm thấy nhƣ là các chất chuyển hóa phụ trong thực vật (ví dụ khoai tây
hay cà chua), động vật (ví dụ các loại tôm, cua, ốc, hến) và nấm. Nhiều alkaloid có
thể đƣợc tinh chế từ các dịch chiết thô bằng phƣơng pháp chiết acid - base (Tôn Nữ
Minh Nguyệt và ctv, 2010).
Alkaloid có 2 phản ứng chính là phản ứng tạo tủa và phản ứng tạo màu. Có 2
nhóm thuốc thử tạo tủa với alkaloid. Nhóm thứ nhất cho tủa rất ít tan trong nƣớc,
tủa này sinh ra hầu hết là do sự kết hợp của 1 cation lớn là alkaloid với 1 nhóm
anion lớn thƣờng là anion phức hợp của thuốc thử và nhóm thứ hai cho kết tủa ở
dạng tinh thể. Đối với phản ứng tạo màu, có 1 số thuốc thử tác dụng với alkaloid
cho những màu đặc biệt khác nhau. Phản ứng tạo tủa cho ta biết có alkaloid hay
Đồ án tốt nghiệp
9
không, còn phản ứng tạo màu cho biết những chất có trong alkaloid (Phạm Thanh
Kỳ, 1998).
1.2.2.2. Phân loại
Các nhóm alkaloid hiện nay bao gồm:
- Nhóm pyridine: piperin, coniin, trigonellin, arecaidin, guvacin, pilocarpin,
nicotin, spartein, pelletierin.
- Nhóm isoquinolin: các ancaloit gốc thuốc phiện nhƣ morphin, codein,
thebain, papaverin, narcotin, sanguinarin, narcein, hydrastin, berberin.
- Nhóm pyrrolidin: hygrin, cuscohygrin, nicotin.
- Nhóm tropan: atropine, cocain, ecgonin, scopolamine.
- Nhóm quinolin: quinine, quinidine, dihydroquinin, dihydroquinidin,
strychnine, brucin, veratrin, cevadin.
- Nhóm phenothylamin: mescalin, ephedrine, dopamine, amphetamine.
- Nhóm indole:
o Các tryptamin: DMT, N-metyltryptamin, psilocybin, serotonin
o Các ergolin: Các ancaloit từ nhựa ngũ cốc/cỏ nhƣ ergin, ergotamine,
acid lysergic v.v
o Các beta-cabolin: harmin, harmalin, yohimbin, reserpine, emetin
- Nhóm purin: Các xanthin nhƣ caffeine, theobromin, theophylline (Tôn Nữ
Minh Nguyệt và ctv, 2010).
Hình 1.2. Cấu trúc hóa học một số chất thuộc nhóm alkaloid
Đồ án tốt nghiệp
10
1.2.2.3. Vai trò
Đa số các alkaloid đều có tác dụng diệt khuẩn, một số loại có tác động lên hệ
thần kinh nhƣ morphin, codein, cocain,… Ngoài ra, alkaloid còn làm hạ huyết áp và
giúp chống ung thƣ (Vũ Xuân Tạo, 2013).
1.2.3. Glycoside
1.2.3.1. Khái niệm
Glycoside là những sản phẩm ngƣng tụ của đƣờng. Cấu tạo gồm 1 phần đƣờng
(glycon) kết hợp với 1 phần không phải là đƣờng (aglycon) theo Vũ Kim Dung và
ctv (2011). Hai phần liên kết với nhau bằng dây nối acetal vì vậy phân tử glycoside
dễ bị phân huỷ khi có nƣớc dƣới ảnh hƣởng của các enzyme (men) có chứa trong
cây.
Bản chất glycoside gồm cả phần carbohydrate và phi carbohydrate (alcohol).
Đây là dạng tinh thể không màu và tác dụng của glycoside phụ thuộc vào phần
aglycon còn phần glycon giúp tăng hoặc giảm tác dụng của chúng. Glycoside dễ bị
hòa tan trong nƣớc, có vị đắng và tạo mùi thơm đặc trƣng (Trần Trƣờng Hận, 2010).
1.2.3.2. Phân loại
Glycoside có 3 cách phân loại dựa vào thành phần glycon, aglycon và kiểu
liên kết giữa chúng (Vũ Kim Dung và ctv, 2011).
Hình 1.3. Sơ đồ phân loại glycoside
Đồ án tốt nghiệp
11
1.2.3.3. Vai trò
Glycoside giữ vai trò là nguồn dinh dƣỡng cho cơ thể. Ngoài ra chúng còn có
vai trò bảo vệ bằng cách tạo ra thể gây độc, qua quá trình thủy phân tạo ra một số
chất kháng khuẩn thƣờng tập trung ở vỏ và hạt nhƣ độc tố Solanine ở khoai tây
(Trần Trƣờng Hận, 2010).
Một số glycoside quan trọng:
 Saponin
a. Khái niệm
Saponin là một glycoside tự nhiên thƣờng gặp trong nhiều loài thực vật. Dƣới
tác dụng của các enzyme thực vật, vi khuẩn hay acid loãng, saponin bị thuỷ phân
thành genin (sapogenin) và phần carbohydrate (Ngô Văn Thu, 2011).
Saponin thƣờng ở dạng vô định hình, có vị đắng, tan đƣợc trong nƣớc, alcohol
và rất ít tan trong aceton, ether, hexan. Khi hòa tan saponin vào nƣớc sẽ làm giảm
sức căng bề mặt của dung dịch và tạo bọt (Nguyễn Tấn Thịnh, 2013).
b. Phân loại
Saponin đƣợc chia thành 2 nhóm là saponin triterpenoid và saponin steroid
(Nguyễn Tấn Thịnh, 2013).
Hình 1.4. Sơ đồ phân loại nhóm saponin
Đồ án tốt nghiệp
12
c. Vai trò
Vai trò của saponin:
- Tác dụng long đờm, chữa ho, lợi tiểu (liều cao gây nôn mửa, đi lỏng).
- Một số saponin có tác dụng chống viêm.
- Một số có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, ức chế virus.
- Kích ứng niêm mạc gây hắt hơi, đỏ mắt.
 Anthraquinone glycoside
a. Khái niệm
Anthraquinone glycoside thƣờng tồn tại dƣới dạng glycoside. Ða số các
anthraquinone glycoside là các polyoxy anthraquinone và nhân thƣờng gắn các
nhóm chức -OH, -OCH3, -CH3, -COOH,... Tuỳ theo vị trí các nhóm chức đính vào
nhân mà có các dẫn chất khác nhau (Ngô Văn Thu, 2011).
Những dẫn xuất anthraquinone glycoside đều có màu từ vàng, vàng cam đến
đỏ. Ở thể glycoside thì dễ tan trong nƣớc, còn thể tự do (aglycon) thì tan trong
ether, chloroform và một số dung môi hữu cơ khác (Ngô Văn Thu, 2011).
b. Phân loại
Dẫn xuất anthraquinone glycoside có thể chia thành ba nhóm:
- Nhóm phẩm nhuộm (các dẫn chất 1,2 dihydroxy anthraquinone).
- Nhóm nhuộm tẩy (các dẫn chất 1,8 dihydroxy anthraquinone).
- Nhóm dimer (Ngô Văn Thu, 2011).
c. Vai trò
Một số nghiên cứu cho thấy các dẫn xuất anthraquinon glycoside có tác dụng
kích thích miễn dịch chống ung thƣ (Ngô Văn Thu, 2011).
 Cardiac glycoside
a. Khái niệm
Cardiac glycoside là các glycoside thực vật, bao gồm hai phần là phần
aglycone (không đƣờng) và các glycine hay phần đƣờng (Karkare, 2007). Cardiac
glycoside là những chất kết tinh, không màu, có vị đắng. Chúng tan trong các dung
môi phân cực và dễ bị thủy phân trong môi trƣờng acid (Karkare, 2007).
Đồ án tốt nghiệp
13
b. Vai trò
Vai trò của cardiac glycoside:
- Ở nồng độ thấp: có tác dụng điều hòa nhịp tim.
- Ở nồng độ cao: gây nôn mửa, loạn nhịp tim, tiêu chảy, giảm sức co bóp của
tim (Karkare, 2007).
 Flavonoid
a. Khái niệm
Flavonoid là 1 nhóm hợp chất lớn thƣờng gặp trong thực vật, đây còn là sắc tố
sinh học giúp tạo màu sắc cho hoa. Flavonoid có cấu tạo gồm 2 vòng benzen A và B
đƣợc nối với nhau qua một mạch 3 carbon. Phần lớn các chất flavonoid có màu
vàng, tuy nhiên 1 số có màu xanh, tím, đỏ và 1 số khác lại không màu. Trong thực
vật cũng có 1 số hợp chất không thuộc flavonoid cũng có màu vàng nhƣ carotenoid,
anthranoid, xanthon (Quỳnh Ngọc, 2011).
Chúng thƣờng đƣợc cải biến bằng cách gắn thêm các gốc (-OH) hoặc (-OCH3)
và thƣờng ở dạng phức với glucose và hữu cơ. Trong số này có những nhóm chất
phổ biến nhƣ flavonone, anthocyanin, flavon, catechine và rotenone… Chỉ riêng hai
nhóm flavon, flavonone với các nhóm thế là OH và OCH3 thì theo lý thuyết có thể
gặp 38 627 chất (Ngô Văn Thu, 1998).
Các flavonoid có hoạt tính kháng khuẩn do chúng có khả năng tạo phức với
các protein ngoại bào và thành tế bào vi khuẩn. Flavonoid càng ƣa béo thì càng có
khả năng phá vỡ màng tế bào vi sinh vật (Quỳnh Ngọc, 2011).
b. Phân loại
Dựa vào vị trí của gốc aryl (vòng B) và các mức độ oxy hóa của mạch 3 C nên
các flavonoid đƣợc chia thành 3 nhóm chính:
- Các flavonoid có gốc aryl ở vị trí C-2: Euflavonoid.
- Các flavonoid có gốc aryl ở vị trí C-3: Isoflavonoid.
- Các flavonoid có gốc aryl ở vị trí C-4: Neoflavonoid (Ngô Văn Thu, 2011).
Đồ án tốt nghiệp
14
c. Vai trò
- Các chất flavonoid là những chất oxy hóa chậm hay ngăn chặn quá trình oxy
hóa bởi các gốc tự do nhƣ OH+
, ROO-
(là các yếu tố gây biến dị, hủy hoại tế bào,
ung thƣ, tăng nhanh sự lão hóa,...) làm cho tế bào hoạt động khác thƣờng.
- Flavonoid còn có khả năng tạo phức với các ion kim loại hay các hợp chất
hữu cơ chứa các gốc nitrite, carboxyl, carbonyl,… giúp bảo vệ sinh vật chống lại
quá trình oxy có hại nhƣ những chất xúc tác ngăn cản các phản ứng oxy hóa. Do đó,
các chất flavonoid có tác dụng bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tai biến
mạch, lão hóa, tổn thƣơng do bức xạ. Flavonoid còn có tác dụng chống độc, làm
giảm thƣơng tổn ở gan và bảo vệ chức năng gan.
- Flavonoid còn có tác dụng chống dị ứng, kháng viêm bằng cách ngăn chặn
sự phóng thích hay tổng hợp các hợp chất làm tăng tình trạng viêm và dị ứng nhƣ
histamine, serine protease, prostaglandin, leukotrien,… (Quỳnh Ngọc, 2011).
 Phenolic
a. Khái niệm
Hợp chất phenolic là các hợp chất có 1 hoặc nhiều vòng thơm với 1 hoặc
nhiều nhóm hydroxyl, chúng đƣợc phân bố rộng rãi trong thực vật và các sản phẩm
trao đổi chất của thực vật. Hơn 8000 cấu trúc phenolic đã đƣợc tìm thấy từ các phân
tử đơn giản nhƣ các acid phenolic đến các hợp chất polymer nhƣ tannin. Sự tích lũy
Hình 1.5. Cấu trúc hóa học của flavonoid (A) và các dạng flavonoid
(B) Euflavonoid, (C) Isoflavonoid, (D) Neoflavonoid
Đồ án tốt nghiệp
15
các hợp chất phenolic phụ thuộc vào loài, trạng thái sinh lý và vị trí địa lý của các
loài cây (Shetty và ctv, 2006).
Đa số các hợp chất phenolic đƣợc tổng hợp từ phenylalanine. Ở thực vật nhóm
phenolic chủ yếu đƣợc tìm thấy là caffeic acid, đây là 1 trong những hợp chất đơn
giản có độc tính sinh học và đƣợc cấu tạo từ dẫn xuất thế vòng phenolic. Một số
phenolic nhƣ furanocoumarins thì không gây độc, nhƣng khi tiếp xúc với nhiệt độ
cao, dƣới ánh sáng có bƣớc sóng gần với tia tử ngoại (UV-A) thì nó trở nên rất độc
(Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, 2012).
b. Phân loại
Phenolic chia làm hai nhóm:
c. Vai trò
Vai trò của nhóm phenolic:
- Bảo vệ thực vật chống lại mầm bệnh, côn trùng và các động vật ăn cỏ.
- Khả năng ức chế sự phát triển của vi sinh vật và nấm sợi.
- Chất chống oxi hóa tự nhiên và tìm thấy trong táo, trà xanh.
- Chống ung thƣ, ngăn ngừa bệnh tim và kháng viêm (Nguyễn Thị Quỳnh
Hoa, 2012).
Hình 1.6. Caffeic acid
Hình 1.7. Phân loại nhóm phenolics theo cấu trúc hóa học
Đồ án tốt nghiệp
16
1.2.4. Tannin
1.2.4.1. Khái niệm
“Tannin” đƣợc dùng đầu tiên vào năm 1796 để chỉ những chất có mặt trong
dịch chiết từ thực vật có khả năng kết hợp với protein của da sống động vật làm cho
da biến thành da thuộc không thối và bền. Do đó, tanin đƣợc định nghĩa là những
hợp chất polyphenol có trong thực vật, có vị chát đƣợc phát hiện dƣơng tính với “thí
nghiệm thuộc da”. Tannin có khả năng tạo liên kết bền vững với các protein và các
hợp chất hữu cơ cao phân tử khác (amino acid và alkaloid). Chúng thƣờng gặp chủ
yếu trong thực vật bậc cao ở những cây hai lá mầm.
Tannin tan trong nƣớc, kiềm loãng, cồn, glycerin và aceton, đa số không tan
trong các dung môi hữu cơ và đồng thời tủa với alkaloid, muối kim loại nặng (chì,
thuỷ ngân, kẽm, sắt).
1.2.4.2. Phân loại
Tannin có thể chia thành hai loại chính:
- Tannin thủy phân đƣợc hay còn gọi là tanin pyrogalli (Gallic acid).
- Tannin ngƣng tụ hay còn gọi là tanin pyrocatechic (Flavone).
1.2.4.3. Vai trò
Vai trò của tannin:
- Bảo vệ thực vật khỏi các loài côn trùng, tác dụng nhƣ thuốc trừ sâu.
- Tác dụng kháng khuẩn, thƣờng dùng làm thuốc súc miệng.
- Công dụng chữa viêm ruột, tiêu chảy…(Ngô Thị Thùy Dƣơng, 2012).
1.2.5. Steroid
1.2.5.1. Khái niệm
Steroid là một loại hợp chất hữu cơ, có bộ khung carbon stenan chứa bốn vòng
cycloalkane đƣợc nối với nhau theo những cách đặc trƣng riêng (Đặng Văn Hoài,
2009).
Steroid là hợp chất chất béo hữu cơ hòa tan, có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng
hợp dễ tan trong chloroform, ether, rƣợu nóng và không tan trong nƣớc (Tôn Nữ
Minh Nguyệt và ctv, 2011).
Đồ án tốt nghiệp
17
1.2.5.2. Phân loại
Steroid đƣợc chia làm 4 nhóm chính (Đặng Văn Hoài, 2009):
- Nhóm steroid động vật: Cholesterol, cholestan-3β-ol, coprostan-β-ol,
desosterol, coprosterol, cerebrosterol và lathosterol.
- Nhóm steroid của động vật biển không xƣơng sống: Spongesterol,
clionasterol, 24-methylencholesterol và fucosterol.
- Nhóm steroid thực vật: Sistosterol (có các đồng phân α,β,y), stigmasterol, α-
spinasterol và brassicasterol.
- Nhóm sterol nấm men: Ergosterol, zymosterol, acosterol và fecosterol.
1.2.5.3. Vai trò
- Tham gia vào các quá trình sinh học trong cơ thể sống.
- Thƣờng dùng làm các thuốc kích thích (Tôn Nữ Minh Nguyệt và ctv, 2011).
1.2.6. Amino acid
1.2.6.1. Khái niệm
Amino acid là đơn vị cấu trúc cơ bản của protein. Amino acid là một phân tử
chứa cả nhóm amin và carboxylate, chúng tạo thành các xích polymer ngắn gọi là
peptide hay polypeptides.Tất cả amino acid tự nhiên đều thuộc loại α-amino acid,
nhóm amino (-NH2) gắn vào cacbon thứ 2 (hay cacbon α) của acid hữu cơ. Ngoài
các nhóm –NH2, −COOH, trong amino acid tự nhiên còn chứa các nhóm chức khác
nhƣ: −OH, HS−, −CO−…
1.2.6.2. Phân loại
Dựa vào cấu tạo gốc R để phân 20 amino acid cơ bản thành các nhóm. Một
trong các cách phân loại là 20 amino acid đƣợc phân thành 5 nhóm nhƣ sau (Hồ Chí
Tuấn, 2009):
- Nhóm 1: Các amino acid có gốc R không phân cực kị nƣớc, thuộc nhóm này
có 6 amino acid: Glysine (G), Alanine (A), Valine (V), Leucine (L), Isoleucine (I),
Proline (P).
- Nhóm 2: Các amino acid có gốc R là nhân thơm thuộc nhóm này có 3 amino
acid: Phenylanine (F), Tyrosine (Y), Tryptophan (W).
Đồ án tốt nghiệp
18
- Nhóm 3: Các amino acid có gốc R bazơ, tích điện dƣơng, thuộc nhóm này có
3 amino acid: Lysine (K), Arginine (R), Histidine (H).
- Nhóm 4: Các amino acid có gốc R phân cực, không tích điện, thuộc nhóm
này có 6 amino acid: Serine (S), Threonine (T), Cysteine (C), Methionine (M),
Asparagine (N), Glutamine (Q).
- Nhóm 5: Các amino acid có gốc R acid, tích điện âm, thuộc nhóm này có 2
amino acid: Aspartate (D), Glutamate (E).
1.2.6.3. Vai trò
Vai trò của amino acid trong cơ thể thực vật:
- Thúc đẩy quá trình sinh tổng hợp trao đổi chất.
- Tăng hiệu quả của thuốc bảo vệ thực vật.
- Tăng khả năng ra hoa và quả.
Amino Acid Hoạt động sinh hóa
Glycine Là tiền chất của cholorophyll
Proline
Hydroxyproline
Điều chỉnh trạng thái cân bằng nƣớc
Cấu tạo nên thành tế bào (nematostatic action)
Thiết yếu để tạo phấn hoa (tốt cho đậu trái)
Glutamic
Glutamine
Đạm hữu cơ dự trữ để tạo thành các amino acid khác
và protein thông qua phản ứng trao đổi
Serine Điều chỉnh trạng thái cân bằng nƣớc, rất quan trọng
cho quá trình tổng hợp cholorophyll
Arginine Là tiền chất của polyamine, rất quan trọng để để
phân chia tế bào
Phenylalanine Tiền chất cấu tạo nên lignine, tạo các chồi gỗ khỏe
hơn
Bảng 1.1. Chức năng sinh lý của một số amino acid trong quá trình trao đổi chất
Đồ án tốt nghiệp
19
1.2.7. Isoprenoid (terpene)
1.2.7.1. Khái niệm
Isoprenoid (terpene) là một nhóm chất lớn và đa dạng. Bộ khung carbon đƣợc
tạo thành từ đơn vị cơ bản isoprene - C5H8. Terpene có nhiều ở thực vật đặc biệt là
loài họ thông.
1.2.7.2. Phân loại
Phân loại dựa và số đơn vị isoprene cấu thành phân tử:
- Sesterterpenoid (5 đơn vị)
- Triterpenoid (6 đơn vị)
- Tetraterpenoid (8 đơn vị)
- Polyterpenoid (n đơn vị)
- Monoterpenoid (2 đơn vị)
- Sesquiterpenoid (3 đơn vị)
- Diterpenoid (4 đơn vị)
1.2.7.3. Vai trò
- Ức chế sự tăng trƣởng của vi khuẩn ngăn ngừa ung thƣ.
- Bảo vệ thực vật.
- Có khả năng xua đuổi côn trùng.
1.3. Tổng quan về cơ chế kháng khuẩn của các hợp chất có nguồn gốc từ thực
vật.
1.3.1. Khái niệm về hoạt tính kháng khuẩn
Kháng khuẩn thực vật là tên gọi chung chỉ các hợp chất hữu cơ có trong thực
vật, có tác dụng tiêu diệt hay kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật. Các chất kháng
Alanine Vai trò rất quan trọng trong việc tạo hoocmon trao
đổi chất và kháng virus
Tryptophan Tiền tố của indol-acetic acid, các chất kích thích sinh
trƣởng tự nhiên
Đồ án tốt nghiệp
20
khuẩn thƣờng có tác dụng đặc hiệu lên các loài vi sinh vật khác nhau ở một nồng độ
thƣờng rất nhỏ (Silva và Fernandes, 2010).
1.3.2. Cơ chế kháng khuẩn
Cơ chế hoạt động khác nhau của các hợp chất kháng khuẩn có trong thực vật
đã đƣợc nghiên cứu. Chúng có thể ức chế các vi sinh vật, gây trở ngại cho một số
quá trình trao đổi chất hoặc có thể điều chỉnh biểu hiện gen và con đƣờng truyền tín
hiệu (Etherton và ctv, 2002; Manson, 2003; Surh, 2003).
Không phải tất cả các cơ chế hoạt động đều làm việc trên các mục tiêu cụ thể,
và một số vùng khác của tế bào có thể bị ảnh hƣởng bởi các cơ chế khác (Hình 1.8).
Cao chiết từ các loại thực vật có thể biểu hiện hoạt tính kháng lại các chủng vi
khuẩn ở các mức độ khác nhau nhƣ sự can thiệp vào các lớp đôi phospholipid của
màng tế bào gây hậu quả làm gia tăng độ thấm, tổn hại các thành phần tế bào, phá
hủy các enzyme tham gia vào việc hình thành năng lƣợng tế bào, tổng hợp các
thành phần cấu trúc, và đồng thời phá hủy hoặc làm bất hoạt các vật liệu di truyền.
Nói chung, cơ chế tác động của hợp chất kháng khuẩn tự nhiên có liên quan đến sự
Hình 1.8. Những vị trí của vi khuẩn bị tác động bởi các hợp chất thực vật (Burt, 2004)
Đồ án tốt nghiệp
21
rối loạn, phá vỡ màng tế bào chất, làm gián đoạn mất ổn định lực chuyển động của
proton (PMF), dòng điện tử, sự vận chuyển tích cực, và đông tụ các thành phần của
tế bào (Kotzekidou và ctv, 2008) cụ thể ở Bảng 1.2.
Nhóm Phân nhóm Ví dụ Cơ chế
Phenolic
Phenol đơn
Catechol Phá vỡ màng sinh chất
Epicatechin Phá vỡ vách tế bào
Phenolic acid Cinnamic acid ?
Quinone Hypericin
Liên kết bám dính, tạo
phức hợp với thành tế bào,
làm bất hoạt enzyme
Flavonoid Chrysin Liên kết bám dính
Flavone
- Tạo phức hợp với thành tế
bào
Abyssinone
Khử hoạt tính enzyme
Ức chế phiên mã ngƣợc
HIV
Flavonol ?
Tannin Ellagitannin
Bám dính Protein
Bám dính Adhesin
Ức chế enzyme
Phá vỡ màng sinh chất
Tạo phức hợp với thành tế
bào
Phá vỡ vách tế bào
Tạo phức kim loại-ion
Coumarin Warfarin Tƣơng tác với DNA nhân
Bảng 1.2. Những nhóm hợp chất tự nhiên có hoạt tính kháng khuẩn (theo Cowan, 1999)
Đồ án tốt nghiệp
22
thực (hoạt tính kháng vius)
Terpenoid
Tinh dầu
-
Capsaicin
Phá vỡ vách tế bào
Alkaloid
- Berberine Xen vào thành tế bào hoặc
DNA
Piperine
Lectin
Polypeptide
- Mannose-
specific
agglutinin
Khóa sự kết hợp của virus
hoặc hấp phụ
Falxatin Hình thành cầu Disulfide
Polyacetylen
- 8s-heptadeca-
2(Z),9(Z)-
diene-4,6-
diyne-1,8-diol
?
1.3.3. Một số hợp chất có khả năng kháng khuẩn từ thực vật
1.3.3.1. Hợp chất phenolic
Nguyên nhân chính tạo ra độc tính của các hợp chất phenolic đối với vi sinh
vật là sự ức chế enzyme bởi các hợp chất oxy hóa, có thể thông qua phản ứng với
nhóm sulfhydryl hoặc thông qua sự tƣơng tác không đặc hiệu của các chất này với
protein.
a. Quinone
Quinone là những vòng thơm với hai nhóm thế ketone. Chúng là những hợp
chất màu, tồn tại khắp nơi trong tự nhiên và có phản ứng đặc trƣng cao.
Quinone có thể tạo phức không thay đổi với các amino acid ái nhân trong
protein, thƣờng dẫn đến làm vô hoạt và mất chức năng của protein. Do đó khả năng
kháng khuẩn của quinone rất lớn. Mục tiêu tác động lên tế bào vi sinh vật là bề mặt
tế bào, polypeptide ở thành tế bào và các enzyme trên màng. Quinone cũng tạo ra
chất nền không thể sử dụng đƣợc cho các vi sinh vật.
Đồ án tốt nghiệp
23
Ngƣời ta nhận thấy rằng anthraquinone đƣợc lấy từ một loài cây có nguồn gốc
từ Pakistan có khả năng kìm hãm vi khuẩn Bacillus anthracis, Corynebacterium
pseudodiphthericum, và Pseudomonas aeruginosa, có khả năng diệt khuẩn đối với
Pseudomonas pseudomalliae. Hypericin, một anthraquinone cho thấy là có khả
năng chống bệnh trầm cảm và có hoạt tính kháng khuẩn tổng hợp (Tôn Nữ Minh
Nguyệt và ctv, 2010).
Quinone Anthraquinone Hypericin
b. Flavonoid
Các hợp chất flavonoid tổng hợp bởi cây trồng để phản ứng lại sự nhiễm
khuẩn và có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều loài vi sinh vật. Hoạt tính kháng
khuẩn của flavonoid là do khả năng tạo phức với các protein tan ngoại bào, tạo phức
với thành tế bào vi khuẩn, và ức chế transpeptidase làm cho mucopeptide – yếu tố
đảm bảo cho thành tế bào vi khuẩn vững chắc không tổng hợp đƣợc. Các flavonoid
càng ƣa béo càng có khả năng phá vỡ màng tế bào vi sinh vật (Tôn Nữ Minh
Nguyệt và ctv, 2010).
Catechin là những hợp chất flavonoid đƣợc nghiên cứu rộng rãi do chúng có
mặt trong trà xanh oolong. Qua những nghiên cứu, ngƣời ta nhận thấy trà xanh có
hoạt tính kháng khuẩn đã ức chế Vibrio cholerae O1, Streptococcus mutans,
Shigella spp., và các vi khuẩn, vi sinh vật khác. Catechin vô hoạt độc tố gây bệnh tả
của Vibrio, ức chế enzyme glucosyltransferase của vi khuẩn S. mutans, cơ chế tác
dụng cũng là do khả năng tạo phức nhƣ đƣợc mô tả ở phần quinone. Hoạt động
Hình 1.9. Cấu trúc hóa học của phân tử quinone, anthraquinone và hypericin
Đồ án tốt nghiệp
24
nghiên cứu gần đây đƣợc tiến hành trên cơ thể chuột. khi chuột đƣợc cho ăn khẩu
phần ăn có chứa 0,1% catechine có nguồn gốc từ trà thì khe nứt do sâu răng của
chuột do S.mutans gây ra giảm 40% (Tôn Nữ Minh Nguyệt và ctv, 2010).
Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng các dẫn xuất của flavones có khả
năng ức chế virus (RSV). Ngƣời ta đã tìm ra hoạt tính và phƣơng thức hoạt động
của quercetin, naringin, hesperetin và catechin. Trong khi naringin không ức chế
virus type 1(HSV-1) gây bệnh mụn giộp, polyvirus type 1, virus type 3 gây bệnh
khó thở ở trẻ hoặc RSV, thì ba flavanoid khác lại có tác dụng theo những phƣơng
thức khác nhau. Hesperetin làm giảm sự sao chép nội bào của các loài virus trên,
catechin ức chế sự lây nhiễm nhƣng không làm giảm sự sao chép nội bào của RSV
và HSV-1, quercetin là chất có hiệu quả tốt trong việc giảm tính lây nhiễm các loại
bệnh do vi sinh vật gây ra. Ngƣời ta cho rằng sự khác nhau nhỏ về cấu tạo trong các
hợp chất cũng ảnh hƣởng rất quan trọng đến hoạt tính kháng khuẩn của chúng.
c. Coumarine
Coumarine là hợp chất phenolic đƣợc tạo thành bởi benzene nóng chảy và
vòng α-pyrone. Chúng có hoạt tính chống đông máu, chống viêm và giãn mạch
máu.
Warfarin là một coumarin đặc biệt nổi tiếng khi sử dụng nhƣ chất chống đông
máu sử dụng theo đƣờng miệng và đồng thời cũng đƣợc sử dụng để diệt động vật
gặm nhấm.
Hình 1.10. Cấu trúc hóa học của catechine
Đồ án tốt nghiệp
25
Nhiều dẫn chất coumarine có tác dụng kháng khuẩn đặc biệt là chất
novobiocine là một chất kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng có trong nấm
Stretptomyces niveus. Nó cũng có hoạt tính chống lại virus. Coumarin đƣợc biết là
có độc tính cao vì thế cần đƣợc xử lí rất cẩn thẩn bởi y tế cộng đồng. Một vài
coumarine khác cũng có hoạt tính chống lại vi sinh vật và có khả năng ức chế nấm
Candida albicans (Tôn Nữ Minh Nguyệt và ctv, 2010).
d. Tannin
Một trong những tính chất rất đặc trƣng của tannin là tạo phức với các protein
thông qua các liên kết không đặc hiệu nhƣ liên kết hydro và các liên kết cộng hóa
trị. Khi liên kết với protein chúng có thể làm mất hoạt tính của các protein chức
năng. Các protein này có thể là enzyme, các protein vận chuyển hay thành tế bào
polypeptide…
Scalbert xem xét lại các tính chất kháng khuẩn của tannin vào năm 1991. Ông
đƣa ra 33 nghiên cứu ghi nhận tính kháng khuẩn của tannin. Theo các nghiên cứu
này, tannin có thể ức chế sự phát triển của nấm sợi, nấm men và các vi khuẩn. Tính
kháng khuẩn của tannin đƣợc tăng cƣờng bởi tia cực tím (UV) ở mức ánh sáng kích
hoạt bƣớc sóng khoảng 320 đến 400nm. Ngoài ra, có ít nhất hai nghiên cứu đã chỉ
ra rằng tannin có thể ức chế virus nhờ cơ chế đảo ngƣợc quá trình phiên mã DNA
của virus.
1.3.3.2. Nhóm alkaloid
a. Solamargine
Solamargine là một glycoalkaloid kháng khuẩn tốt nhất đối với 2 nhóm
Giardia và Entamoeba, chúng liên quan trực tiếp đến việc kháng khuẩn đối với
Hình 1.11. Cấu trúc hóa học của coumarine
Đồ án tốt nghiệp
26
các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy. Thƣờng có trong các cây quả mọng họ cà
(Solanum khasianum) và các alkaloid khác trong loài cây này có tác dụng chống
lại sự lây nhiễm khi đã mắc phải HIV.
b. Berberine
Berberine là một đại diện quan trọng của alkaloid có trong các cây: hoàng
đằng, hoàng bá, hoàng liên… có tác dụng kháng khuẩn rộng đối với Shigella spp.,
Staphylococcus spp. (tụ cầu khuẩn), Vibrio spp., Streptococcus spp. Những năm gần
đây, một số nghiên cứu mới nhất cho thấy berberine có tính kháng khuẩn với nhiều
vi khuẩn Gram dƣơng, Gram âm và các vi khuẩn acid. Ngoài ra có còn chống lại
một số nấm men gây bệnh và một số động vật nguyên sinh.
Berberine kháng khuẩn hiệu quả đối với các nhóm vi khuẩn gây bệnh sốt rét
do berberine có khả năng gây đột biến RNA của vi khuẩn gây bệnh sốt rét, chính
điều này mà tác dụng kháng khuẩn của Berberine khá mạnh đối với loại vi khuẩn
gây bệnh này.
Hình 1.12. Cấu trúc hóa học của phân tử Solamargine
Đồ án tốt nghiệp
27
1.3.3.3. Nhóm terpenoid và tinh dầu
Terpenene và terpenoid có hoạt tính kháng khuẩn đối với nấm, vi khuẩn, virus
và động vật nguyên sinh. Năm 1977, có nghiên cứu cho rằng 60% các dẫn xuất của
tinh dầu có khả năng ức chế nấm, trong khi khoảng 30% ức chế đƣợc vi khuẩn.
Đồng thời, các acid betulinic triterpenoid là một trong nhiều terpenoid có khả năng
ức chế đƣợc HIV. Cơ chế tác động của tecpen chƣa đƣợc khẳng định rõ ràng, nhƣng
đƣợc suy đoán là liên quan đến sự phá vỡ màng tế bào bởi các hợp chất lipophilic.
Các nhà khoa học cũng đã tìm thấy các terpenoid hiện diện trong các loại tinh
dầu thực vật có ích trong việc kiểm soát Listeria monocytogene. Theo Mendoza,
việc tăng nhóm ƣa nƣớc (hydrophilicity) của kaurene diterpenoids thì làm giảm
mạnh tính kháng khuẩn của chúng. Các nhà khoa học thực phẩm cũng đã tìm thấy
các terpenoids hiện diện trong các loại tinh dầu thực vật có ích trong việc kiểm soát
Listeria monocytogenes. Dầu hung quế, một thảo dƣợc đƣợc thƣơng mại hóa, đƣợc
xác định là hiệu quả kháng khuẩn tƣơng đƣơng với 125 ppm clo khử trùng trong lá
rau diếp (Tôn Nữ Minh Nguyệt và ctv, 2010).
1.3.3.4. Nhóm lectin và polypeptide
Cơ chế kháng khuẩn của lectin và polypeptide là do có sự hình thành của các
ion trên màng vi sinh vật, hoặc do sự cạnh tranh và ức chế sự bám dính protein trên
cơ quan thụ cảm vật chủ ở vi sinh vật. Bên cạnh đó chúng còn phá vỡ màng tế bào,
cản trở sự trao đổi chất và ảnh hƣởng tới các thành phần tế bào chất.
Hình 1.13. Cấu trúc hóa học của berberine
Đồ án tốt nghiệp
28
Thionin là peptide thƣờng đƣợc tìm thấy trong lúa mạch và lúa mì, bao gồm
47 amino acid. Chúng có khả năng ức chế nấm men, vi khuẩn Gram âm và Gram
dƣơng.
Fabatin là một loại peptide có trong đậu fava, có cấu trúc liên quan tới γ-
thionins từ ngũ cốc và nó ức chế đƣợc E. coli, P. aeruginosa, và Enterococcus hirae
nhƣng lại không ức chế Candida hoặc Saccharomyces.
1.3.4. Tình hình nghiên cứu kháng khuẩn của thực vật trên thế giới và tại Việt
Nam.
1.3.4.1. Trên thế giới
- Năm 1858, nhà bác học Pháp Louis Pasteur đã chứng minh đƣợc công dụng
diệt khuẩn của tỏi. Năm 1944, nhà hóa học Chester J. Cavallito đã phân tích đƣợc
hợp chất Alicin trong tỏi có công dụng nhƣ thuốc kháng sinh. Năm 1949, Dold và
Knapp đã kiểm tra hoạt động kháng khuẩn của 27 chất chiết xuất từ thực vật chống
lại 8 chủng sinh vật thử nghiệm nhƣ: E. coli, Bacillus subtilis, Salmonella typhosa,
Shigella paradysenteria… và cho thấy tỏi có hoạt động chống lại tất cả các sinh vật
đƣợc kiểm tra. Một nghiên cứu khác tại Brazil năm 1982 đã chứng minh, nƣớc tinh
chất từ tỏi có thể chữa đƣợc nhiều bệnh nhiễm độc bao tử, do thức ăn có lẫn vi
khuẩn, nhất là loại Salmonella spp. (Fulder, 2005).
- Năm 1959, Horak đã nghiên cứu khả năng kháng khuẩn từ chiết xuất cây
Cannabit sativa có nguồn gốc từ Ấn Độ, ông đã tìm thấy cannabiriolic là 1 chất có
tác dụng ức chế với vi khuẩn lao ở ngƣời và 1 số vi khuẩn gram dƣơng nhƣ
Staphylococcus pyogenes aureus, Streptococcus alpha haemolyticus, Streptococcus
beta haemolyticus, Enterococcus, Diplococcus pneumoniae, B.subtilis, B.anthracis,
Corynebacterium diphtheriae và Corynebacterium cutis, đặc biệt có thể ức chế vi
khuẩn kháng lại penicilin (Kabelik và ctv, 1960).
- Năm 1982, Ueda cũng đã thử nghiệm chất chiết xuất từ cây thuốc và gia vị
bằng dung môi ethanol để ức chế vi khuẩn và nấm trong môi trƣờng nuôi cấy tại pH
khác nhau. Đinh hƣơng đƣợc nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn có thể chống lại tất
cả các sinh vật thử nghiệm bao gồm cả vi khuẩn B. subtilis PCI, S.aureus 209P, E.
Đồ án tốt nghiệp
29
coli, S. typhimurium, Serratia marcescens, Pseudomonas aeruginosa,
Proteus vulgaris, Proteus morganii.
- Năm 1997 tại Thái Lan, Satapon Direkbusarakom và ctv đã thử nghiệm
thành công khả năng kháng khuẩn của các loài cây thảo dƣợc nhƣ: O.sanctum,
C.alata, Tinospora cordifolia, Eclipa alba, Tinospora cripspa, Psidium guajava,
Clinacanhusnutans, Andrographic panniculata, Momordica charatina, Phyllanthus
reticulates, P.pulcher, P.acidus, P.debelis, P.amarus, và P.urinaria đối với Vibrio
spp. Tuy nhiên, chỉ có hai cây Momordica charatina và Psidium guajava có hiệu
quả ức chế đối với Vibrio spp.
- Năm 2000 nghiên cứu của Avancini CAM, Wiest JM, Mundstock EA. cho
kết quả hoạt tính kháng khuẩn của “carqueja” (Baccharis trimera Less.) ức chế
đƣợc nhóm vi khuẩn gram dƣơng (S.aureus, Streptococcu uberis) và gram âm
(Salmonella gallinarumand, Escherichia coli) .
- Vào năm 2003 nhóm Candan và ctv đã nghiên cứu tinh dầu trong lá cỏ thi
(Achillea millefolium) có hoạt tính kháng khuẩn cao hơn mẫu cao đƣợc chiết từ
methanol. Tinh dầu có thể ngăn chặn sự phát triển của các nhóm vi khuẩn
Streptococcus pneumoniae, Clostridium perfringes, nấm Candida albicans và ức
chế yếu hơn đối với Mycobacterium smegmatis, Acinetobacter lwoffiiand, Candida
krussei.
- Vào năm 2006, nghiên cứu của nhóm Asolini và ctv cho kết quả nhóm hợp
chất phenolic tồn tại trong mẫu cao chiết ethanol có khả năng kháng khuẩn rất tốt.
Mẫu dịch chiết từ a-ti-sô (Cynara scolymus) và mẫu cao ethanol (80%) của cả a-ti-
sô và “macela” (Achyrocline satureioides) ức chế sự phát triển của Bacillus cereus,
B. subtilis, Pseudomonas aeruginosa và S. aureus.
- Năm 2011, Naveed Ahmad và ctv đã nghiên cứu về sự chống oxi hóa và
kháng khuẩn của chiết xuất từ lá và hoa của cây Calotropis procera bằng nhiều loại
dung môi khác nhau. Firdaus Jahan và cộng sự đã nghiên cứu về hoạt động kháng
khuẩn của chiết xuất từ lá của cây Syzygium cumini (Jamun), Lawsonia inermis
Đồ án tốt nghiệp
30
(Mehndi), Zizyphus mauritiana (Ber), Ocimum sanctum (Tulsi) and Ficus religiosa
(Peepal) chống lại Staphylococcus aureus.
- Chaghaby và ctv (2014) đã chứng minh các dịch chiết khác nhau từ lá cây
Annona Squamosa L. đều có hoạt tính kháng khuẩn chống lại vi khuẩn gram dƣơng
mạnh hơn gram âm. Kết quả của ông đƣợc nghiên cứu dựa trên cơ sở khoa học của
Chopra và Greenwood, cho rằng vi khuẩn gram âm ít bị ảnh hƣởng nhiều bởi những
chất có chiết xuất từ thực vật hơn so với vi khuẩn gram dƣơng là do chúng có một
lớp màng ngoài bao gồm các lipoprotein và lipopolysaccharide. Đó là lớp màng
chọn lọc cho phép chúng có khả năng điều hòa lƣu thông các chất ra vào bên trong
cơ cấu nội bào. Mỗi một dịch chiết đều thể hiện khả năng kháng ít nhất 6/27 chủng
vi khuẩn chỉ thị, tuy nhiên hoạt tính kháng khuẩn ở những dịch chiết lên các chủng
vi sinh vật là khác nhau. Sự khác nhau đó là do sự khác biệt giữa các hợp chất hóa
học có trong mỗi loại dịch chiết.
1.3.4.2. Tại Việt Nam
- Năm 1956, Phạm Văn Ngữ đã tiến hành nghiên cứu trên 500 cây thuốc và
khẳng định nhiều cây có tác dụng kháng khuẩn mạnh. Năm 1959, Nguyễn Văn
Hƣởng và ctv đã nghiên cứu trên 1000 cây thuốc và chỉ ra việc sử dụng những cây
thuốc rất an toàn và có hoạt tính kháng khuẩn cao, từ đó nhóm đã đƣa ra chế phẩm
cây Tô Mộc trị tiêu chảy (Trần Nam Hà, 2008).
- Năm 2007, Nguyễn Ngọc Phƣớc và ctv đã tiến hành nghiên cứu sử dụng lá
trầu không để trị bệnh do nấm, vi khuẩn gây ra trên đối tƣợng nuôi động vật thuỷ
sản, bƣớc đầu đã có kết quả tốt ở quy mô phòng thí nghiệm.
- Tác giả Đặng Xuân Cƣờng (Đại học Nha Trang, 2009) đã nghiên cứu các
phƣơng pháp thu nhận dịch chiết có hoạt tính kháng khuẩn từ loài rong nâu
Dictyota dichotoma Việt Nam. Tác giả cũng cho thấy dịch chiết thu nhận từ loài
rong nâu này có hoạt tính kháng khuẩn khá tốt và đã phân tích đƣợc các thành phần
có trong dịch chiết từ rong nâu. Cùng năm 2009, Võ Thị Mai Hƣơng đã nghiên cứu
về khả năng kháng khuẩn của dịch chiết lá Muồng trâu trên 5 nhóm vi khuẩn Vibrio
spp., Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Bacillus subtilis, Bacillus pumilus và
Đồ án tốt nghiệp
31
cho kết quả kháng khuẩn cao hơn so với nghiên cứu tƣơng tự vào năm 2002 của
Elysha và ctv.
- Năm 2010, Phạm Văn Ngọt và ctv đã thông báo kết quả nghiên cứu khả năng
kháng khuẩn của loài Mộc kí ngũ hùng (Dendrophthoepentadra (L.) Miq.) thuộc họ
Tầm gửi.
- Năm 2011, Nguyễn Thị Thu Hƣơng nghiên cứu về hoạt tính kháng khuẩn
của cao chiết từ tỏi (Allium Sativum) đối với một số vi khuẩn gây bệnh ở ngƣời.
- Năm 2012, tại Nha Trang, Lê Thị Hƣơng Hà nghiên cứu tách chiết và khảo
sát hoạt tính kháng khuẩn – chống oxi hóa của cao dịch chiết từ củ hành tăm
(Allium schoenoprasum) trên các chủng vi khuẩn gây bệnh: Salmonella, E. coli, S.
aureus, Pseudomonas, B. subtilis, B. cereus, Aspergillus, Penicillium.
- Võ Thị Mai Hƣơng và Trần Thanh Phong (2013) đã nghiên cứu hoạt tính
kháng khuẩn từ các loại dịch chiết ethanol, methanol và các phân đoạn n-Hexan,
EtOAC, n-Butanol của methanol từ quả Nhàu và kết quả cho thấy các loại dung môi
trên đều cho hoạt tính kháng khuẩn cao với các vi khuẩn khảo sát Staphylococcus
aureus, Salmonella typhi, Escherichia coli, Bacillus pumilus.
- Năm 2014, Huỳnh Kim Diệu và Võ Thị Tuyết đã đánh giá sự thuần chủng và
hoạt tính kháng khuẩn của cây hẹ (Allium tuberosum Roxb. et Spreng) trên 8 chủng
vi khuẩn: Staphylococus aureus, Streptococcus faecalis, Escherichia coli,
Aeromonas hydrophila, Edwardsiella ictaluri, Edwardsiella tarda, Pseudomonas
aeruginosa, Salmonella spp. Kết quả nghiên cứu cao hẹ có khả năng ức chế trên tất
cả các chủng vi khuẩn thí nghiệm (512 µg/ml ≤ MIC ≤ 4096 µg/ml).
1.3.5. Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC)
1.3.5.1. Khái niệm
- Nồng độ ức chế tối thiểu (Minimum inhibitory concentration (MIC)) là nồng
độ thấp nhất của chất kháng khuẩn (hoặc kháng sinh) có khả năng ức chế sự tăng
trƣởng của vi sinh vật sau khoảng 24 giờ nuôi cấy.
- Khi cho vi khuẩn tiếp xúc với chất kháng khuẩn (hoặc kháng sinh) ở các liều
lƣợng nồng độ khác nhau, vi khuẩn bị ức chế hoặc bị tiêu diệt. Một số vi khuẩn có
Đồ án tốt nghiệp
32
thể nhạy cảm với một ít hoặc với rất nhiều chất kháng khuẩn (hoặc kháng sinh).
Chỉ số MIC có tác dụng là tiêu chuẩn so sánh để lựa chọn chất kháng khuẩn (hoặc
kháng sinh) phù hợp với từng loại vi khuẩn gây bệnh. Việc loại trừ sạch vi khuẩn có
thể dự đoán dựa vào dữ liệu MIC, đồng thời xác định đƣợc nồng độ tối ƣu để làm
chậm sự chọn lọc vi khuẩn kháng thuốc.
1.3.5.2. Phương pháp xác định
Tùy theo phƣơng pháp áp dụng mà có nhiều cách xác định chỉ số MIC khác
nhau. Các phƣơng pháp phổ biến nhƣ: phƣơng pháp khuếch tán trên đĩa thạch,
phƣơng pháp pha loãng, phƣơng pháp đặt khoanh giấy….
Sau đó ta có thể xác định nồng độ kháng sinh thấp nhất ức chế hoàn toàn sự
tăng trƣởng của vi khuẩn bằng cách quan sát với mắt thƣờng.
1.4. Ảnh hƣởng của dung môi đến khả năng tách chiết cao từ thực vật
Tách chiết bằng dung môi là quá trình di chuyển vật chất trong hệ hai pha rắn
- lỏng. Quá trình này sẽ sử dụng một số dung môi thích hợp để hoà tan các hợp chất
tan có trong thực vật, sau đó tách chúng ra khỏi phần không tan. Phần dung môi hoà
tan các chất tan đƣợc gọi là dịch chiết, phần không tan đƣợc gọi là bã thực vật.
Dung môi sẽ đƣợc loại khỏi dịch chiết bằng nhiều phƣơng pháp và sau đó tiến hành
thu hồi lƣợng cao có chứa nhiều hợp chất khác nhau của mẫu thực vật.
Dựa vào tính phân cực của dung môi và của các nhóm hợp chất ta có thể dự
đoán sự có mặt của các chất trong mỗi phân đoạn ly trích, từ đó lựa chọn dung môi
tách chiết thích hợp:
- Trong dịch chiết ete và ete dầu hỏa sẽ có các thành phần của tinh dầu nhƣ
monoterpen, các chất không phân cực nhƣ chất béo, carotene, các sterol, các chất
màu thực vật, chlorophyl…
- Trong dịch chiết nƣớc sẽ có các glycoside, tannin…
- Trong dịch chiết chloroform sẽ có mặt quinone, các aglycol do glycoside
thủy phân, sesquiterpen, diterpen…
- Methanol và ethanol là những dung môi phân cực hơn các hydrocacbon thế
clo. Ngƣời ta cho rằng dung môi thuộc nhóm rƣợu sẽ thấm tốt hơn lên màng tế bào,
Đồ án tốt nghiệp
33
hòa tan đƣợc các chất không phân cực đồng thời cũng có khả năng tạo dây nối
hydro với các nhóm phân cực khác, nên quá trình chiết với các dung môi này sẽ thu
đƣợc lƣợng lớn thành phần các hợp chất tự nhiên.
 Yêu cầu đối với dung môi:
- Dễ thấm vào dƣợc liệu: dung môi có độ nhớt thấp, sức căng bề mặt nhỏ.
- Hoà tan nhiều hoạt chất, ít tạp chất.
- Có tính trơ về mặt hoá học: không làm biến đổi hoạt chất, không gây khó
khăn trong quá trình bảo quản, không bị phân huỷ bởi nhiệt độ cao.
- Dễ dàng đƣợc loại bỏ, phải bay hơi đƣợc khi cần cô đặc dịch chiết.
- Không làm cao có mùi đặc biệt, khó chịu.
- Cần có độ tinh khiết nhất định để không làm ảnh hƣởng đến hiệu quả và chất
lƣợng của quá trình chiết cao.
- Rẻ tiền, dễ kiếm.
1.5. Tổng quan về một số nhóm vi khuẩn gây bệnh
1.5.1. Nhóm vi khuẩn Escherichia coli
1.5.1.1. Đặc điểm hình thái
E.coli là trực khuẩn Gram âm, hình que thẳng. Kích thƣớc dài, ngắn khác nhau
trung bình từ 2 – 3 µm, rộng 0,5 µm; trong những điều kiện nuôi cấy không thích
hợp (ví dụ trong môi trƣờng có kháng sinh) trực khuẩn có thể rất dài (6 – 8 µm).
Rất ít chủng E.coli có vỏ, không sinh bào tử, hầu hết có lông và có khả năng di
động (Bùi Thị Hải Hòa, 2012).
Trực khuẩn E. coli hiếu khí và kỵ khí tùy nghi, có thể phát triển ở nhiệt độ từ
150
C – 400
C, phát triển thích hợp ở nhiệt độ 370
C với pH = 7,2 –7,4 ; phát triển
đƣợc ở pH = 5,5 – 8,0 (Nguyễn Nhƣ Thanh và ctv, 1997).
Trong môi trƣờng lỏng, sau 4 – 5 giờ, E. coli đã làm đục nhẹ môi trƣờng, càng
để lâu càng đục nhiều và sau vài ngày có thể có váng mỏng trên mặt môi trƣờng, để
lâu vi khuẩn lắng xuống đáy ống.
Trên môi trƣờng thạch thƣờng, sau 18 – 24 giờ, khuẩn lạc tròn, bờ đều, bóng,
không màu hay màu xám nhẹ, đƣờng kính 2 – 3 mm.
Đồ án tốt nghiệp
34
Hình 1.14. E.coli quan sát dƣới kính hiển vi với kích thƣớc 2 µm (Bact, 2005)
1.5.1.2. Khả năng gây bệnh
E.coli là nguyên nhân gây ra các bệnh ở ngƣời nhƣ tiêu chảy, gây viêm đƣờng
tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục, đƣờng mật, đƣờng hô hấp. Là một trong những nguyên
nhân chính gây ra bệnh nhiễm khuẩn huyết, là căn nguyên thƣờng gặp trong bệnh
viêm màng não, viêm phổi ở trẻ mới sinh. Nhƣng nhiễm khuẩn quan trọng nhất là
viêm dạ dày ruột ở trẻ em. E.coli còn gặp trong nhiễm trùng ngoại khoa, nhiễm
trùng trong bỏng.
Trong các loại độc tố của E.coli, độc tố shiga là nguy hiểm nhất đƣợc biết đến
trên ngƣời, làm hủy hoại các vi nhung mao hấp thu của tế bào biểu mô ruột. Nó xâm
nhập vào tế bào biểu mô đại tràng, ức chế quá trình tổng hợp protein làm chết tế
bào. Hậu quả là gây viêm đại tràng xuất huyết, gây tiêu chảy phân nhƣ máu. Những
trƣờng hợp hoại tử nặng có thể gây thủng ruột (Bùi Thị Hải Hòa, 2012).
E.coli gây bệnh thực nghiệm: khả năng gây bệnh cho súc vật tƣơng đối thấp,
phải cần một số lƣợng lớn vi khuẩn vào phúc mạc chuột nhắt hoặc đƣờng tĩnh mạch
cho thỏ mới gây chết đƣợc súc vật.
Đồ án tốt nghiệp
35
Hình 1.15. Hình thái vi khuẩn Salmonella spp. (Taragui, 2005)
1.5.2. Nhóm vi khuẩn Salmonella spp.
1.5.2.1. Đặc điểm hình thái
Salmonella spp. là trực khuẩn Gram âm, hình que, kích thƣớc trung bình 3,0 x
0,5 µm. Có nhiều lông xung quanh thân (trừ S.gallinarum và S.pullorum), có khả
năng di động, không có vỏ, không sinh bào tử (Trần Kim Hùng Nguyên, 2005).
Là vi khuẩn kị khí tùy nghi, phát triển đƣợc trên các môi trƣờng nuôi cấy
thông thƣờng. Vi khuẩn có thể phát triển ở nhiệt độ 6 - 42o
C và pH từ 6 - 9, nhƣng
điều kiện thích hợp nhất cho sự phát triển của vi khuẩn là 37o
C ở pH 7,2.
Nuôi cấy trên môi trƣờng lỏng: sau khi cấy vài giờ Salmonella spp. làm môi
trƣờng đục nhẹ, sau 18 giờ làm đục nhiều, nuôi cấy lâu sẽ có cặn ở đáy ống nghiệm
và có màng mỏng trên bề mặt môi trƣờng (Nguyễn Nhƣ Thanh, 1997).
Nuôi cấy trên môi trƣờng thạch: vi khuẩn mọc thành các khuẩn lạc tròn, nhỏ,
trong hoặc xám, nhẵn, bóng hay lồi lên ở giữa.
1.5.2.2. Khả năng gây bệnh
Salmonella spp. là căn nguyên gây ra nhiều loại bệnh do thực phẩm nhiễm độc
hay còn gọi là ngộ độc thực phẩm. Các triệu chứng thƣờng gặp nhƣ tiêu chảy , co
thắt da ̣dày , đau đầu, sốt, nôn mƣ̉ a và mất nƣớc (mất di ̣
ch cơ thể ). Triê ̣u chƣ́ ng có
thể tiến triển tƣ̀ 12 – 72 giờ sau khi nhiễm khuẩn . Các triệu chứng thƣờng kéo dài
Đồ án tốt nghiệp
36
trong vòng tƣ̀ 4 – 7 ngày và sau đó tự hồi phục . Tuy nhiên 1 số ít trƣờng hợp có thể
diễn biến nặng và gây tử vong (Phạm Thị Cẩm Hà, 2013).
Salmonella spp. còn gây bệnh thƣơng hàn chủ yếu do S. typhii gây thƣơng tổn
mảng Peyer, xuất huyết tiêu hóa, có thể gây thủng ruột; ngoài ra, còn gây trạng thái
sốt kéo dài, li bì, biến chứng trụy tim mạch…Các bệnh khác (không phải thƣơng
hàn) thƣờng là nhiễm trùng giới hạn ở ống tiêu hóa chủ yếu là do 2 tác nhân S.
typhimurium, S. enteritidis gây ra, bệnh có biểu hiện gây sốt, nôn, tiêu chảy. Ngoài
ra, Salmonella có thể gây nên các tổn thƣơng ở ngoài đƣờng tiêu hóa nhƣ viêm
màng não, thể nhiễm trùng huyết đơn thuần, nhiễm trùng phổi...
Salmonella spp. gây bệnh thực nghiệm trên gia cầm: vi khuẩn Salmonella gây
3 thể bệnh: bệnh thƣơng hàn, phó thƣơng hàn và bệnh bạch lỵ. Đối với gia súc, S.
choleraesuis chủng Kunzendorf và S. typhisuis chủng Voldagsen gây bệnh phó
thƣơng hàn cho heo, S. enteritidis chủng Dublin và Rostok gây bệnh phó thƣơng
hàn cho bò, bê, S. abortusovis gây bệnh sẩy thai ở cừu, S. gallinarum – pullorum
gây bệnh thƣơng hàn cho gà (Nguyễn Nhƣ Thanh, 1997).
1.5.3. Nhóm vi khuẩn Shigella spp.
1.5.3.1. Đặc điểm hình thái
Shigella spp. thuộc họ Enterobacteriae (vi khuẩn đƣờng ruột) là trực khuẩn
gram âm, nhỏ, dài với kích thƣớc 0.5-0.6 x 1-3 µm, không sinh bào tử, không di
động, thuộc nhóm vi khuẩn hiếu hoặc kỵ khí tùy nghi nhƣng phát triển tốt trong
điều kiện hiếu khí, nhiệt độ nuôi cấy thích hợp là 370
C. Chúng có thể sống nhiều
ngày với điều kiện lý hóa khắc nghiệt nhƣ trong tủ lạnh, đông đá, trong môi trƣờng
chứa 5% NaCl hay trong môi trƣờng có pH 4,5. Shigella spp. nhạy với nhiệt và bị
tiêu diệt khi khử trùng bằng phƣơng pháp khử trùng Pasteur.
- Trong môi trƣờng lỏng, sau 18-24 giờ nuôi cấy vi khuẩn Shigella spp. làm
đục đều môi trƣờng.
- Trên môi trƣờng đặc, sau 24 giờ nuôi cấy khuẩn lạc có đƣờng kính khoảng
1mm, tròn, lồi, mặt nhẵn, bờ đều.
Đồ án tốt nghiệp
37
Hình 1.16. Hình thái của vi khuẩn Shigella spp. (Reynolds, 2011)
1.5.3.2. Khả năng gây bệnh
Nhiễm khuẩn Shigella spp. thƣờng chỉ giới hạn ở đƣờng tiêu hóa. Chỉ cần số
lƣợng nhỏ 10 – 100 vi khuẩn đủ gây bệnh. Sau khi xâm nhập, vi khuẩn tấn công lớp
biểu mô niêm mạc ruột già, tạo những áp xe nhỏ li ti rồi hoại tử, làm ung loét và
xuất huyết. Triệu chứng chủ yếu là tiêu chảy phân nhầy máu, số lần đi tiêu 10 – 20
lần/ngày và kèm theo đau bụng và sốt cao. Đa số sự hiện diện bạch cầu trong phân.
Bệnh thƣờng kéo dài dƣới 7 ngày (Nguyễn Văn Minh Hoàng, 2013).
Ngoài ra, Shigella spp. còn gây các bệnh ở ngoài đƣờng tiêu hoá nhƣ viêm kết
mạc, viêm âm đạo, viêm phổi, viêm khớp, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết,...
theo Nguyễn Đức Hiền (2013).
1.5.4. Nhóm vi khuẩn Listeria spp
1.5.4.1. Đặc điểm hình thái
Các loài Listeria spp. là trực khuẩn Gram dƣơng, có kích thƣớc ngắn (0,4 –
0,5 x 0,5 – 2,0 µm), chúng mọc trên các môi trƣờng nuôi cấy không acid, không
sinh nha bào. Ở 200
C chúng di chuyển bằng lông mọc xung quanh thân
(peritrichous flagella), nhƣng sự di dộng không quan sát đƣợc ở 370
C. Chúng là vi
khuẩn kị khí không bắt buộc và có thể sinh trƣởng trong một khoảng nhiệt độ dao
động rộng từ 3 – 450
C (tối ƣu là 30 – 360
C), mặc dù tốc độ mọc ở nhiệt độ thấp là
Đồ án tốt nghiệp
38
rất chậm. Chúng có thể mọc ở pH 9,6, nhƣng đạt điều kiện tối ƣu ở pH hơi kiềm
hoặc môi trƣờng trung tính (Nguyễn Hữu Liêm, 2013).
1.5.4.2. Khả năng gây bệnh
Bệnh do Listeria spp. gây ra là bệnh hiếm gặp ở ngƣời với các triệu chứng rất
nguy hiểm và có tỷ lệ tử cong cao. Ngƣời nhiễm bệnh sẽ có các dấu hiệu cận lâm
sàng nhẹ nhƣ sốt, viêm dạ dày-ruột. Đồng thời L. monocytogenes là tác nhân gây
chết đặc biệt ở trẻ em dƣới 1 tháng tuổi, phụ nữ mang thai, những ngƣời nhận mô
cấy ghép và có hệ miễn dịch kém. Ở phụ nữ mang thai khi ngƣời mẹ bị nhiễm
Listeria spp. thì có triệu chứng rõ ràng hoặc có những triệu chứng giống nhƣ bị cảm
cúm nhƣng bào thai và thai nhi sẽ bị ảnh hƣởng nghiêm trọng bao gồm sảy thai,
chết non, viêm màng não ở trẻ sơ sinh hay nhiễm trùng.
Listeria spp. gây bệnh cho động vật: bệnh do Listeria spp .tác động chuyên
biệt trên gia súc, cừu và dê với các dấu hiệu lâm sàng nhƣ viêm não, viêm màng
não, nhiễm trùng máu, sảy thai, đẻ non.
1.5.5. Nhóm vi khuẩn Vibrio spp.
1.5.5.1. Đặc điểm hình thái
Vibrio spp. còn gọi là phẩy khuẩn, thuộc họ Vibrionaceae là nhóm vi khuẩn
Gram âm, hình que hai đầu không đều nhau tạo thành hình dấu phẩy, kích thƣớc
Hình 1.17. Vi khuẩn Listeria spp.
Đồ án tốt nghiệp
39
Hình 1.18. Hình thái vi khuẩn Vibrio spp. (Microscopy, 2004)
0,3 – 0,5 x 1,4 – 2,6 µm. Chúng không sinh bào tử và chuyển động nhờ một hay
nhiều tiên mao mảnh nằm ở một đầu. Tất cả những loài vi khuẩn thuộc nhóm Vibrio
spp. đều là vi khuẩn kỵ khí tùy nghi, phát triển trong môi trƣờng bổ sung muối
(NaCl) và không sinh H2S.
1.5.5.2. Khả năng gây bệnh
Bệnh tả là 1 bệnh truyền nhiễm cấp tính do Vibrio cholerae gây ra. Biểu hiện
lâm sàng của bệnh là nôn nhiều lần, dịch nôn lúc đầu là nƣớc và thức ăn, về sau
giống nhƣ dịch phân. Cơ thể bị sốt, sôi bụng hoặc đau bụng nhẹ, chuột rút, đi ngoài
phân lỏng có mùi tanh, dẫn đến cơ thể mất nƣớc, điện giải, suy tim, suy kiệt và dẫn
đến tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Ngoài ra, khi ta ăn phải thức ăn có chứa độc tố của vi khuẩn Vibrio
parahaemolyticus sẽ gây ra các biểu hiện lâm sàng nhƣ tiêu chảy nhiều lần trong
ngày, đau bụng, buồn nôn và nôn (Hoàng Ngân, 2013).
Một số loài vi khuẩn thuộc nhóm Vibrio spp. đã đƣợc công bố là tác nhân gây
bệnh nghiêm trọng ở một số đối tƣợng thủy sản (Austin & Austin 1993). Một số
bệnh ở thủy sản do Vibrio spp. gây ra nhƣ sau: bệnh phát sáng ở ấu trùng tôm, bệnh
xuất huyết lở loét ở một số cá biển, bệnh hoại tử cục bộ ở giáp xác và một số bệnh
Đồ án tốt nghiệp
40
khác nhƣ: gây chết ở ấu trùng động vật thân mềm, gây bệnh đƣờng ruột, bệnh hoại
tử gan ở giáp xác…(Đỗ Thị Hòa và ctv, 2004).
1.5.6. Nhóm vi khuẩn thuộc dòng Pseudomonas spp.
1.5.6.1. Đặc điểm
Pseudomonas spp. là trực khuẩn Gram âm, hiếu khí bắt buộc; có hình thẳng,
hai đầu tròn, dài 1–5 µm, rộng 0,5 – 1 µm. Trực khuẩn ít khi có vỏ, có một tiêm
mao đơn cực, di động, không sinh bào tử, tồn tại ở dạng đơn, bắt cặp hoặc tạo thành
chuỗi ngắn.
Trực khuẩn mọc dễ dàng trên các môi trƣờng nuôi cấy thông thƣờng, nhiệt độ
phát triển tối ƣu ở 370
C, phát triển đƣợc ở nhiệt độ 50
C – 420
C. Trên môi trƣờng
đặc, thƣờng có hai loại khuẩn lạc, một loại to, nhẵn, dẹt, trung tâm hơi lồi; một loại
nhỏ, xù xì, lồi.
1.5.6.2. Khả năng gây bệnh
Pseudomonas spp. gây bệnh cho ngƣời: trực khuẩn Pseudomonas spp. gây
bệnh có điều kiện nhƣ khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch, bị bệnh ác tính hoặc mãn
tính, khi dùng corticoid lâu dài, sử dụng các dụng cụ thăm khám hoặc bị các vết
bỏng, các vết thƣơng hở,…
Hình 1.19. Vi khuẩn Pseudomonas
Đồ án tốt nghiệp
41
Tại chỗ, trực khuẩn gây viêm mủ (mủ có màu xanh). Khi có điều kiện thuận
lợi, chúng gây bệnh toàn thân nhƣ nhiễm trùng hệ thống hô hấp, nhiễm trùng máu
hoặc nhiễm trùng đƣờng tiểu, viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng
não, viêm tủy xƣơng…
Pseudomonas spp. gây bệnh thực nghiệm: súc vật cảm nhiễm là chuột lang,
tiêm vào màng bụng chuột 0,1 –0,5 ml canh khuẩn, khoảng 50% chuột chết sau vài
giờ, những con chuột sống dần dần đƣợc hình thành những ổ mủ.
1.5.7. Nhóm vi khuẩn thuộc dòng Enterococcus spp.
1.5.7.1. Đặc điểm
Enterococcus faecalis có đầy đủ đặc tính của streptococcus, là vi khuẩn gram
dƣơng thuộc nhóm liên cầu khuẩn, có đƣờng kính < 2 µm. Nhiệt độ thích hợp cho
sinh trƣởng và phát triển là 30 – 350
C.
Enterococcus faecalis có thể sống sót trên các bề mặt môi trƣờng, không chịu
đƣợc sự thành trùng, pH < 6,3, chất kháng sinh, chất sát trùng. Không sinh độc tố
(Dƣơng Văn Sĩ, 2010).
Hình 1.20. Vi khuẩn Enterococcus
faecalis.
Đồ án tốt nghiệp
42
1.5.7.2. Khả năng gây bệnh
Vi khuẩn Enterococcus faecalis là vi khuẩn sống trong vi hệ bình thƣờng của
ngƣời, chúng là một trong những nguyên nhân gây ra các nhiễm trùng cơ hội trên
cơ thể ngƣời khi cơ thể đang bị bệnh, hệ miễn dịch suy yếu hay do dùng kháng sinh
lâu dài. Vi khuẩn Enterococcus faecalis thƣờng gây nhiễm khuẩn đƣờng tiết niệu,
gây nhiễm trùng vết thƣơng (chủ yếu là phẫu thuật, vết loét và vết bỏng) và nhiễm
khuẩn huyết.
1.5.8. Nhóm vi khuẩn Staphylococcus aureus
1.5.8.1. Đặc điểm
Tụ cầu khuẩn (Staphylococcus spp.) có hình cầu, đƣờng kính 0,8 – 1µm, đứng
tụ lại với nhau thành từng đám nhƣ chùm nho, có thể đứng lẻ tẻ hoặc thành từng đôi
hay thành từng chuỗi ngắn. Staphylococcus spp. là nhóm vi khuẩn Gram dƣơng,
hiếu khí hoặc kỵ khí tuỳ nghi, không có vỏ, không di động, không sinh bào tử và có
khả năng sinh nội độc tố. Chúng phát triển đƣợc trong điều kiện nhiệt độ và pH
chênh lệch nhiều (nhiệt độ từ 100
C – 450
C).
Hình 1.21. Vi khuẩn Staphylococcus aureus
Đồ án tốt nghiệp
43
1.5.8.2. Khả năng gây bệnh
Tụ cầu khuẩn có nhiều loại: có loại gây bệnh, thƣờng gặp nhất là tụ cầu vàng
(Staphylococcus aureus) và có loại bình thƣờng sống trên da và niêm mạc, không
gây bệnh. Staphylococcus aureus cƣ trú trên ngƣời và động vật, có trong sữa bò bị
bệnh, thịt heo tƣơi, trong đất là vi sinh vật gây bệnh cơ hội mạnh nhất.
Vi khuẩn Staphylococcus aureus gây bệnh bằng cách bám dính vào da, niêm
mạc (khoang miệng, mũi hầu, đƣờng tiết niệu) hay các tổ chức sâu hơn nhƣ tổ chức
lympho, biểu mô dạ dày ruột, bề mặt phế nang, tổ chức nội mô. Ngoài ra
Staphylococcus aureus còn là tác nhân gây nhiều bệnh nhiễm trùng nhƣ: Nhiễm
trùng huyết, nhiễm trùng vết thƣơng hậu phẩu, tác động lên hệ thần kinh trung
ƣơng.
Tụ cầu khuẩn (Staphylococcus spp.) gây bệnh thực nghiệm: thỏ là động vật dễ
cảm nhiễm nhất. Ngoài ra, có thể dùng mèo non, chuột non để tìm độc tố ruột.
Đồ án tốt nghiệp
44
CHƢƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài đƣợc thực hiện tại Phòng Thí Nghiệm Khoa Công nghệ Sinh học –
Thực phẩm – Môi trƣờng, Trƣờng Đại học Công Nghệ Tp. HCM.
2.1.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài đƣợc thực hiện từ 01/2015 đến 08/2015.
2.2. Vật liệu nghiên cứu
2.2.1. Nguồn mẫu
Mẫu cây Xidi Klung (cành, lá) đƣợc thu tại Vƣờn quốc gia Bidoup Núi Bà,
tỉnh Lâm Đồng.
2.2.2. Vi khuẩn chỉ thị
Vi khuẩn chỉ thị đƣợc sử dụng trong nghiên cứu là 20 chủng vi khuẩn đƣợc
cung cấp bởi Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên Tp. Hồ Chí Minh và Viện Nghiên
cứu Nuôi trồng Thuỷ sản II, bao gồm:
- Nhóm vi khuẩn Escherichia Coli: E. coli, ETEC, E. coli 0208, E. coli
O157:H7.
- Nhóm vi khuẩn Salmonella: S. enteritidis, S. typhii, S. typhimurium,
S. dublin.
- Nhóm vi khuẩn Shigella: S. sonnei, S. boydii, S. flexneri.
- Nhóm vi khuẩn Vibrio: V. parahaemolyticus, V. alginolyticus, V. harveyi,
V.cholerae.
- Nhóm vi khuẩn Listeria: L. monocytogenes, L. innocua.
- Các vi khuẩn gây bệnh cơ hội trên da: E. feacalis, S. aureus, P. aeruginosa.
2.2.3. Hóa chất, dung môi
a. Môi trường nuôi cấy và tăng sinh
- Môi trƣờng TSB (Trypton Soya Broth) (HiMedia - Ấn Độ).
- Môi trƣờng TSA (Trypton Soya Agar) (HiMedia - Ấn Độ).
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup   núi bà, tỉnh lâm đồng

More Related Content

What's hot

Nghiên cứu xây dựng phương pháp định tính, định lượng các hoạt chất chính tro...
Nghiên cứu xây dựng phương pháp định tính, định lượng các hoạt chất chính tro...Nghiên cứu xây dựng phương pháp định tính, định lượng các hoạt chất chính tro...
Nghiên cứu xây dựng phương pháp định tính, định lượng các hoạt chất chính tro...nataliej4
 
Khảo sát một số đặc điểm sinh học của cá chạch lấu (mastacembelus armatus) gi...
Khảo sát một số đặc điểm sinh học của cá chạch lấu (mastacembelus armatus) gi...Khảo sát một số đặc điểm sinh học của cá chạch lấu (mastacembelus armatus) gi...
Khảo sát một số đặc điểm sinh học của cá chạch lấu (mastacembelus armatus) gi...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystum
Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystumNghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystum
Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystumTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ tây ...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ tây ...Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ tây ...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ tây ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)
Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)
Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ h...
Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ h...Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ h...
Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ h...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ngâm gạo lứt nương đỏ và so sánh ...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ngâm gạo lứt nương đỏ và so sánh ...Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ngâm gạo lứt nương đỏ và so sánh ...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ngâm gạo lứt nương đỏ và so sánh ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm
Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêmNghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm
Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêmhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
So sánh và chọn lọc các quy trình pcr phát hiện vi khuẩn corynebacterium diph...
So sánh và chọn lọc các quy trình pcr phát hiện vi khuẩn corynebacterium diph...So sánh và chọn lọc các quy trình pcr phát hiện vi khuẩn corynebacterium diph...
So sánh và chọn lọc các quy trình pcr phát hiện vi khuẩn corynebacterium diph...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và kết hợp với chitosan ứ...
Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và kết hợp với chitosan ứ...Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và kết hợp với chitosan ứ...
Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và kết hợp với chitosan ứ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của salicylic acid và aspirin trong tăng trưởng của c...
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của salicylic acid và aspirin trong tăng trưởng của c...Nghiên cứu sự ảnh hưởng của salicylic acid và aspirin trong tăng trưởng của c...
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của salicylic acid và aspirin trong tăng trưởng của c...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân lập và định danh một số chủng nấm gây bệnh trên lúa (oryza sativa)
Phân lập và định danh một số chủng nấm gây bệnh trên lúa (oryza sativa)Phân lập và định danh một số chủng nấm gây bệnh trên lúa (oryza sativa)
Phân lập và định danh một số chủng nấm gây bệnh trên lúa (oryza sativa)TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và ứng dụng trong tạo màn...
Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và ứng dụng trong tạo màn...Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và ứng dụng trong tạo màn...
Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và ứng dụng trong tạo màn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân lập bacillus subtilis từ ruột cá
Phân lập bacillus subtilis từ ruột cáPhân lập bacillus subtilis từ ruột cá
Phân lập bacillus subtilis từ ruột cáTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự sinh trưởng cây lan...
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự sinh trưởng cây lan...Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự sinh trưởng cây lan...
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự sinh trưởng cây lan...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh tổng hợp protease của vi khuẩ...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh tổng hợp protease của vi khuẩ...Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh tổng hợp protease của vi khuẩ...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh tổng hợp protease của vi khuẩ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (20)

Nghiên cứu xây dựng phương pháp định tính, định lượng các hoạt chất chính tro...
Nghiên cứu xây dựng phương pháp định tính, định lượng các hoạt chất chính tro...Nghiên cứu xây dựng phương pháp định tính, định lượng các hoạt chất chính tro...
Nghiên cứu xây dựng phương pháp định tính, định lượng các hoạt chất chính tro...
 
Khảo sát một số đặc điểm sinh học của cá chạch lấu (mastacembelus armatus) gi...
Khảo sát một số đặc điểm sinh học của cá chạch lấu (mastacembelus armatus) gi...Khảo sát một số đặc điểm sinh học của cá chạch lấu (mastacembelus armatus) gi...
Khảo sát một số đặc điểm sinh học của cá chạch lấu (mastacembelus armatus) gi...
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystum
Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystumNghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystum
Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystum
 
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ tây ...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ tây ...Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ tây ...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ tây ...
 
Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)
Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)
Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)
 
Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ h...
Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ h...Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ h...
Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ h...
 
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ngâm gạo lứt nương đỏ và so sánh ...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ngâm gạo lứt nương đỏ và so sánh ...Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ngâm gạo lứt nương đỏ và so sánh ...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ngâm gạo lứt nương đỏ và so sánh ...
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm
Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêmNghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm
Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm
 
So sánh và chọn lọc các quy trình pcr phát hiện vi khuẩn corynebacterium diph...
So sánh và chọn lọc các quy trình pcr phát hiện vi khuẩn corynebacterium diph...So sánh và chọn lọc các quy trình pcr phát hiện vi khuẩn corynebacterium diph...
So sánh và chọn lọc các quy trình pcr phát hiện vi khuẩn corynebacterium diph...
 
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đLuận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
 
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
 
Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và kết hợp với chitosan ứ...
Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và kết hợp với chitosan ứ...Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và kết hợp với chitosan ứ...
Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và kết hợp với chitosan ứ...
 
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của salicylic acid và aspirin trong tăng trưởng của c...
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của salicylic acid và aspirin trong tăng trưởng của c...Nghiên cứu sự ảnh hưởng của salicylic acid và aspirin trong tăng trưởng của c...
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của salicylic acid và aspirin trong tăng trưởng của c...
 
Phân lập và định danh một số chủng nấm gây bệnh trên lúa (oryza sativa)
Phân lập và định danh một số chủng nấm gây bệnh trên lúa (oryza sativa)Phân lập và định danh một số chủng nấm gây bệnh trên lúa (oryza sativa)
Phân lập và định danh một số chủng nấm gây bệnh trên lúa (oryza sativa)
 
Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và ứng dụng trong tạo màn...
Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và ứng dụng trong tạo màn...Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và ứng dụng trong tạo màn...
Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và ứng dụng trong tạo màn...
 
Đề tài: Tổng hợp nano curcumin từ củ nghệ vàng, HAY, 9đ
Đề tài: Tổng hợp nano curcumin từ củ nghệ vàng, HAY, 9đĐề tài: Tổng hợp nano curcumin từ củ nghệ vàng, HAY, 9đ
Đề tài: Tổng hợp nano curcumin từ củ nghệ vàng, HAY, 9đ
 
Phân lập bacillus subtilis từ ruột cá
Phân lập bacillus subtilis từ ruột cáPhân lập bacillus subtilis từ ruột cá
Phân lập bacillus subtilis từ ruột cá
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự sinh trưởng cây lan...
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự sinh trưởng cây lan...Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự sinh trưởng cây lan...
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự sinh trưởng cây lan...
 
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh tổng hợp protease của vi khuẩ...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh tổng hợp protease của vi khuẩ...Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh tổng hợp protease của vi khuẩ...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh tổng hợp protease của vi khuẩ...
 
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...
 

Similar to Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup núi bà, tỉnh lâm đồng

Phân lập các chủng trichoderma spp. từ đất vườn cacao và đánh giá khả năng đố...
Phân lập các chủng trichoderma spp. từ đất vườn cacao và đánh giá khả năng đố...Phân lập các chủng trichoderma spp. từ đất vườn cacao và đánh giá khả năng đố...
Phân lập các chủng trichoderma spp. từ đất vườn cacao và đánh giá khả năng đố...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn và bước đầu xác định thành phần hóa học của mộ...
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn và bước đầu xác định thành phần hóa học của mộ...đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn và bước đầu xác định thành phần hóa học của mộ...
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn và bước đầu xác định thành phần hóa học của mộ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy bán rắn lên sự hình thành bào t...
Khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy bán rắn lên sự hình thành bào t...Khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy bán rắn lên sự hình thành bào t...
Khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy bán rắn lên sự hình thành bào t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thu nhận sophorolipid tổng hợp từ chủng candida bombicola với nguồn đường glu...
Thu nhận sophorolipid tổng hợp từ chủng candida bombicola với nguồn đường glu...Thu nhận sophorolipid tổng hợp từ chủng candida bombicola với nguồn đường glu...
Thu nhận sophorolipid tổng hợp từ chủng candida bombicola với nguồn đường glu...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt namNghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát các điều kiện thích hợp của chủng vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ ứng ...
Khảo sát các điều kiện thích hợp của chủng vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ ứng ...Khảo sát các điều kiện thích hợp của chủng vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ ứng ...
Khảo sát các điều kiện thích hợp của chủng vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ ứng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...huyendv
 
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ bến ...
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ   bến ...ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ   bến ...
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ bến ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây sùng thảo (stachys affinnis)
Xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây sùng thảo (stachys affinnis)Xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây sùng thảo (stachys affinnis)
Xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây sùng thảo (stachys affinnis)TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
địNh danh vùng gene 16 d dna chủng vi khuẩn lam có khả năng gây độc tố ở hồ d...
địNh danh vùng gene 16 d dna chủng vi khuẩn lam có khả năng gây độc tố ở hồ d...địNh danh vùng gene 16 d dna chủng vi khuẩn lam có khả năng gây độc tố ở hồ d...
địNh danh vùng gene 16 d dna chủng vi khuẩn lam có khả năng gây độc tố ở hồ d...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...
Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...
Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu thành phần alkaloid, flavonoid và hoạt tính chống oxy của lá sen n...
Nghiên cứu thành phần alkaloid, flavonoid và hoạt tính chống oxy của lá sen n...Nghiên cứu thành phần alkaloid, flavonoid và hoạt tính chống oxy của lá sen n...
Nghiên cứu thành phần alkaloid, flavonoid và hoạt tính chống oxy của lá sen n...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Quy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưa
Quy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưaQuy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưa
Quy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưaTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo hạt, bảo quản và nảy mầm củ...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo hạt, bảo quản và nảy mầm củ...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo hạt, bảo quản và nảy mầm củ...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo hạt, bảo quản và nảy mầm củ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu bạch đàn trắn...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu bạch đàn trắn...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu bạch đàn trắn...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu bạch đàn trắn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup núi bà, tỉnh lâm đồng (20)

Phân lập các chủng trichoderma spp. từ đất vườn cacao và đánh giá khả năng đố...
Phân lập các chủng trichoderma spp. từ đất vườn cacao và đánh giá khả năng đố...Phân lập các chủng trichoderma spp. từ đất vườn cacao và đánh giá khả năng đố...
Phân lập các chủng trichoderma spp. từ đất vườn cacao và đánh giá khả năng đố...
 
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...
 
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn và bước đầu xác định thành phần hóa học của mộ...
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn và bước đầu xác định thành phần hóa học của mộ...đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn và bước đầu xác định thành phần hóa học của mộ...
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn và bước đầu xác định thành phần hóa học của mộ...
 
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...
 
Khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy bán rắn lên sự hình thành bào t...
Khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy bán rắn lên sự hình thành bào t...Khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy bán rắn lên sự hình thành bào t...
Khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy bán rắn lên sự hình thành bào t...
 
Thu nhận sophorolipid tổng hợp từ chủng candida bombicola với nguồn đường glu...
Thu nhận sophorolipid tổng hợp từ chủng candida bombicola với nguồn đường glu...Thu nhận sophorolipid tổng hợp từ chủng candida bombicola với nguồn đường glu...
Thu nhận sophorolipid tổng hợp từ chủng candida bombicola với nguồn đường glu...
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt namNghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
 
Sự phát sinh đột biến ở thế hệ M2 của dòng lúa chịu hạn, HOT
Sự phát sinh đột biến ở thế hệ M2 của dòng lúa chịu hạn, HOTSự phát sinh đột biến ở thế hệ M2 của dòng lúa chịu hạn, HOT
Sự phát sinh đột biến ở thế hệ M2 của dòng lúa chịu hạn, HOT
 
Khảo sát các điều kiện thích hợp của chủng vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ ứng ...
Khảo sát các điều kiện thích hợp của chủng vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ ứng ...Khảo sát các điều kiện thích hợp của chủng vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ ứng ...
Khảo sát các điều kiện thích hợp của chủng vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ ứng ...
 
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
 
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ bến ...
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ   bến ...ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ   bến ...
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ bến ...
 
Sử dụng vi sinh vật tạo thực phẩm glucosamine và protein từ cua đồng
Sử dụng vi sinh vật tạo thực phẩm glucosamine và protein từ cua đồngSử dụng vi sinh vật tạo thực phẩm glucosamine và protein từ cua đồng
Sử dụng vi sinh vật tạo thực phẩm glucosamine và protein từ cua đồng
 
Xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây sùng thảo (stachys affinnis)
Xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây sùng thảo (stachys affinnis)Xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây sùng thảo (stachys affinnis)
Xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây sùng thảo (stachys affinnis)
 
địNh danh vùng gene 16 d dna chủng vi khuẩn lam có khả năng gây độc tố ở hồ d...
địNh danh vùng gene 16 d dna chủng vi khuẩn lam có khả năng gây độc tố ở hồ d...địNh danh vùng gene 16 d dna chủng vi khuẩn lam có khả năng gây độc tố ở hồ d...
địNh danh vùng gene 16 d dna chủng vi khuẩn lam có khả năng gây độc tố ở hồ d...
 
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệpLuận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
 
Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...
Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...
Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...
 
Nghiên cứu thành phần alkaloid, flavonoid và hoạt tính chống oxy của lá sen n...
Nghiên cứu thành phần alkaloid, flavonoid và hoạt tính chống oxy của lá sen n...Nghiên cứu thành phần alkaloid, flavonoid và hoạt tính chống oxy của lá sen n...
Nghiên cứu thành phần alkaloid, flavonoid và hoạt tính chống oxy của lá sen n...
 
Quy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưa
Quy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưaQuy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưa
Quy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưa
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo hạt, bảo quản và nảy mầm củ...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo hạt, bảo quản và nảy mầm củ...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo hạt, bảo quản và nảy mầm củ...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo hạt, bảo quản và nảy mầm củ...
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu bạch đàn trắn...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu bạch đàn trắn...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu bạch đàn trắn...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu bạch đàn trắn...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 

Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây xidi klung tại vườn quốc gia bidoup núi bà, tỉnh lâm đồng

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT ẢNH HƢỞNG CỦA DUNG MÔI TÁCH CHIẾT ĐẾN HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA CAO CHIẾT TỪ CÂY XIDI KLUNG TẠI VƢỜN QUỐC GIA BIDOUP – NÚI BÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG Ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. Phạm Minh Nhựt Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thanh Phƣớc MSSV: 1211100297 Lớp: 12DSH02 TP. Hồ Chí Minh, 2016
  • 2. Đồ án tốt nghiệp LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đồ án nghiên cứu của riêng tôi đƣợc thực hiện trên cơ sở lý thuyết, tiến hành nghiên cứu thực tiễn dƣới sự hƣớng dẫn của ThS. Phạm Minh Nhựt. Các số liệu, kết quả nêu trong đồ án là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tp.Hồ Chí Minh, ngày…..tháng…..năm….. Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Phƣớc
  • 3. Đồ án tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Trƣớc hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu Trƣờng Đại học Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh, quý thầy cô giảng dạy tại Khoa Công nghệ sinh học - Thực phẩm - Môi trƣờng cùng tất cả các thầy cô đã truyền dạy những kiến thức quý báu cho em trong suốt những năm học vừa qua. Qua đây em xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Phạm Minh Nhựt, ngƣời đã định hƣớng nghiên cứu, quan tâm, tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian làm khoá luận tốt nghiệp. Bên cạnh đó em xin cảm ơn các thầy cô ở Phòng Thí nghiệm Khoa Công nghệ sinh học - Thực phẩm - Môi trƣờng cùng các anh chị, bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt đề tài của mình. Cuối cùng, con xin gửi lời cảm ơn đến gia đình đã luôn bên cạnh, động viên con những lúc khó khăn, nản lòng trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu cũng nhƣ trong cuộc sống. Tp. Hồ Chí Minh, ngày..... tháng ..... năm..... Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Phƣớc
  • 4. Đồ án tốt nghiệp i MỤC LỤC MỤC LỤC....................................................................................................................i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG.........................................................................................vi DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ...............................................................................vii MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN.......................................................................................4 1.1. Vai trò của cây thuốc dân gian trong đời sống.....................................................4 1.1.1. Sơ lƣợc về nguồn tài nguyên cây thuốc ............................................................4 1.1.2. Vai trò của cây thuốc dân gian..........................................................................4 1.1.3. Hoạt tính sinh học của cây thuốc ......................................................................6 1.2. Các thành phần hóa học từ thực vật.....................................................................7 1.2.1. Carbohydrate.....................................................................................................7 1.2.2. Alkaloid.............................................................................................................8 1.2.3. Glycoside.........................................................................................................10 1.2.4. Tannin .............................................................................................................16 1.2.5. Steroid .............................................................................................................16 1.2.6. Amino acid......................................................................................................17 1.2.7. Isoprenoid (terpene) ........................................................................................19 1.3. Tổng quan về cơ chế kháng khuẩn của các hợp chất có nguồn gốc từ thực vật.19 1.3.1. Khái niệm về hoạt tính kháng khuẩn ..............................................................19 1.3.2. Cơ chế kháng khuẩn........................................................................................20 1.3.3. Một số hợp chất có khả năng kháng khuẩn từ thực vật ..................................22 1.3.4. Tình hình nghiên cứu kháng khuẩn của thực vật trên thế giới và tại Việt Nam ...................................................................................................................................28 1.3.5. Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC)......................................................................31 1.4. Ảnh hƣởng của dung môi đến khả năng tách chiết cao từ thực vật...................32 1.5. Tổng quan về một số nhóm vi khuẩn gây bệnh .................................................33 1.5.1. Nhóm vi khuẩn Escherichia coli.....................................................................33
  • 5. Đồ án tốt nghiệp ii 1.5.2. Nhóm vi khuẩn Salmonella spp. .....................................................................35 1.5.3. Nhóm vi khuẩn Shigella spp. . ........................................................................36 1.5.4. Nhóm vi khuẩn Listeria spp. ..........................................................................37 1.5.5. Nhóm vi khuẩn Vibrio spp..............................................................................38 1.5.6. Nhóm vi khuẩn thuộc dòng Pseudomonas spp...............................................40 1.5.7. Nhóm vi khuẩn thuộc dòng Enterococcus spp...............................................41 1.5.8. Nhóm vi khuẩn Staphylococcus aureus..........................................................42 CHƢƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................44 2.1. Địa điểm và thời gian.........................................................................................44 2.1.1. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................44 2.1.2. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................44 2.2. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................44 2.2.1. Nguồn mẫu......................................................................................................44 2.2.2. Vi khuẩn chỉ thị...............................................................................................44 2.2.3. Hóa chất, dung môi .........................................................................................44 2.2.4. Dụng cụ và thiết bị..........................................................................................45 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................46 2.3.1. Phƣơng pháp thu và xử lý nguồn mẫu ............................................................46 2.3.2. Phƣơng pháp tách chiết và thu nhận cao thực vật...........................................46 2.3.3. Phƣơng pháp bảo quản và giữ giống vi sinh vật.............................................47 2.3.4. Phƣơng pháp tăng sinh, xác định mật độ tế bào vi sinh vật chỉ thị.................48 2.3.5. Phƣơng pháp pha loãng mẫu...........................................................................49 2.3.6. Phƣơng pháp đánh giá hoạt tính kháng khuẩn................................................49 2.3.7. Phƣơng pháp xác định nồng độ ức chế tối thiểu MIC ....................................51 2.3.8. Phƣơng pháp xác định thành phần hóa học có trong cao chiết.......................51 2.3.9. Phƣơng pháp xử lý số liệu...............................................................................54 2.4. Bố trí thí nghiệm ................................................................................................55 2.4.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hƣởng của dung môi tách chiết đến hiệu suất thu hồi cao chiết từ Xidi Klung.......................................................................................56
  • 6. Đồ án tốt nghiệp iii 2.4.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hƣởng của các loại dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết.................................................................................59 2.4.3. Thí nghiệm 3: Xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao chiết ethanol 70% từ cây Xidi Klung đối với các chủng vi khuẩn gây bệnh. ................................62 2.4.4. Thí nghiệm 4: Định tính một số thành phần hóa học cơ bản của cao chiết ethanol 70% từ cây Xidi Klung.................................................................................65 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................68 3.1. Kết quả đánh giá hiệu suất thu hồi cao chiết Xidi Klung từ các dung môi tách chiết khác nhau..........................................................................................................68 3.2. Kết quả khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết Xidi Klung với các loại dung môi tách chiết khác nhau trên các chủng vi khuẩn gây bệnh...........................69 3.2.1. Kết quả hoạt tính kháng khuẩn của các loại cao chiết đối với nhóm vi khuẩn Escherichia coli.........................................................................................................70 3.2.2. Kết quả hoạt tính kháng khuẩn của các loại cao chiết đối với nhóm vi khuẩn Listeria spp................................................................................................................71 3.2.3. Kết quả hoạt tính kháng khuẩn của các loại cao chiết đối với nhóm vi khuẩn Salmonella spp. .........................................................................................................73 3.2.4. Kết quả hoạt tính kháng khuẩn của các loại cao chiết đối với nhóm vi khuẩn Shigella spp. ..............................................................................................................75 3.2.5. Kết quả hoạt tính kháng khuẩn của các loại cao chiết đối với nhóm vi khuẩn Vibrio spp..................................................................................................................77 3.2.6. Kết quả hoạt tính kháng khuẩn của các loại cao chiết đối với nhóm vi khuẩn gây bệnh cơ hội trên da .............................................................................................78 3.2.7. Tổng hợp kết quả hoạt tính kháng khuẩn của các loại cao chiết đối với 20 vi khuẩn gây bệnh .........................................................................................................80 3.3. Kết quả xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao chiết Xidi Klung từ ethanol 70% đối với các chủng vi khuẩn gây bệnh...................................................84 3.4. Kết quả định tính một số thành phần hóa học cơ bản của cao chiết Xidi Klung từ ethanol 70% ..........................................................................................................87
  • 7. Đồ án tốt nghiệp iv CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................91 4.1. Kết luận ..............................................................................................................91 4.2. Đề nghị...............................................................................................................91 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................92
  • 8. Đồ án tốt nghiệp v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DMSO: Dimethyl sulfoxide DNA: Deoxyribonucleic acid MIC: Minimum Inhibition Concentration: Nồng độ ức chế tối thiểu RNA: Ribonucleic acid TSA: Trypton Soya Agar TSB: Trypton Soya Broth
  • 9. Đồ án tốt nghiệp vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Chức năng sinh lý của một số amino acid trong quá trình trao đổi chất ..18 Bảng 1.2. Những nhóm hợp chất tự nhiên có hoạt tính kháng khuẩn (theo Cowan, 1999)..........................................................................................................................21 Bảng 3.1. Kết quả đƣờng kính vòng ức chế (mm) của cao chiết Xidi Klung từ các loại dung môi khác nhau trên 20 chủng vi khuẩn gây bệnh......................................81 Bảng 3.2. Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao chiết Xidi Klung từ ethanol 70% đối với 20 chủng vi khuẩn gây bệnh .........................................................................85 Bảng 3.3. Kết quả định tính một số thành phần hóa học của cao chiêt Xidi Klung từ ethanol 70%...............................................................................................................88
  • 10. Đồ án tốt nghiệp vii DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Sơ đồ phân loại nhóm carbohydrate............................................................7 Hình 1.2. Cấu trúc hóa học một số chất thuộc nhóm alkaloid....................................9 Hình 1.3. Sơ đồ phân loại glycoside .........................................................................10 Hình 1.4. Sơ đồ phân loại nhóm saponin..................................................................11 Hình 1.5. Cấu trúc hóa học của flavonoid (A) và các dạng flavonoid......................14 (B) Euflavonoid, (C) Isoflavonoid, (D) Neoflavonoid ............................................14 Hình 1.6. Caffeic acid ...............................................................................................15 Hình 1.7. Phân loại nhóm phenolics theo cấu trúc hóa học......................................15 Hình 1.8. Những vị trí của vi khuẩn bị tác động bởi các hợp chất thực vật (Burt, 2004)..........................................................................................................................20 Hình 1.9. Cấu trúc hóa học của phân tử quinone, anthraquinone và hypericin........23 Hình 1.10. Cấu trúc hóa học của catechine...............................................................24 Hình 1.11. Cấu trúc hóa học của coumarine.............................................................25 Hình 1.12. Cấu trúc hóa học của phân tử Solamargine.............................................26 Hình 1.13. Cấu trúc hóa học của berberine...............................................................27 Hình 1.14. E.coli quan sát dƣới kính hiển vi với kích thƣớc 2 µm (Bact, 2005)......34 Hình 1.15. Hình thái vi khuẩn Salmonella spp. (Taragui, 2005)..............................35 Hình 1.16. Hình thái của vi khuẩn Shigella spp. (Reynolds, 2011)..........................37 Hình 1.17. Vi khuẩn Listeria spp..............................................................................38 Hình 1.18. Hình thái vi khuẩn Vibrio spp. (Microscopy, 2004) ...............................39 Hình 1.19. Vi khuẩn Pseudomonas...........................................................................40 Hình 1.20. Vi khuẩn Enterococcus ...........................................................................41
  • 11. Đồ án tốt nghiệp viii Hình 1.21. Vi khuẩn Staphylococcus aureus ............................................................42 Hình 2.1. Mẫu Xidi Klung ngâm trong ethanol (tỷ lệ 1:20 (w/v))............................47 Hình 2.2. Phƣơng pháp pha loãng mẫu.....................................................................49 Hình 2.3. Đƣờng kính vùng ức chế vi khuẩn của cao ethanol 70% và Ciprofloxacin ...................................................................................................................................50 Hình 2.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm tổng quát..............................................................55 Hình 2.5. Quy trình tách chiết và thu hồi cao từ cây Xidi Klung .............................56 Hình 2.6. Mẫu bột Xidi Klung ..................................................................................57 Hình 2.7. Dịch chiết mẫu từ cây Xidi Klung ngâm với ethanol 70%.......................58 Hình 2.8. Quy trình đánh giá khả năng kháng khuẩn của cao chiết .........................60 Hình 2.9. Giếng thạch trƣớc và sau khi bổ sung cao ................................................61 Hình 2.10. Vòng kháng khuẩn của cao chiết ethanol 70% (100 mg/ml) đối với chủng Staphylococcus aureus (A) và Samolnella enteritidis (B) .............................62 Hình 2.11. Quy trình xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao chiết..........63 Hình 2.12. Vòng kháng khuẩn của cao chiết ethanol 70% (25 mg/ml) đối với chủng Listeria monocytogenes.............................................................................................64 Hình 2.13. Quy trình định tính một số thành phần hóa học của cao chiết ethanol 70% từ cây Xidi Klung .............................................................................................65 Hình 3.1. Hiệu suất thu hồi cao chiết từ Xidi Klung với các dung môi khác nhau ..68 Hình 3.2. Hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết Xidi Klung từ các loại dung môi khác nhau và Ciprofloxacin đối với nhóm vi khuẩn Escherichia coli......................70 Hình 3.3. Hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết Xidi Klung từ các loại dung môi khác nhau và Ciprofloxacin trên nhóm vi khuẩn Listeria spp..................................72 Hình 3.4. Hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết Xidi Klung từ các loại dung môi khác nhau và Ciprofloxacin trên nhóm vi khuẩn Salmonella spp. ...........................74
  • 12. Đồ án tốt nghiệp ix Hình 3.5. Hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết Xidi Klung từ các loại dung môi khác nhau và Ciprofloxacin trên nhóm vi khuẩn Shigella spp. ................................75 Hình 3.6. Hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết Xidi Klung từ các loại dung môi khác nhau và Ciprofloxacin trên nhóm vi khuẩn Vibrio spp. ...................................77 Hình 3.7. Hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết Xidi Klung từ các loại dung môi khác nhau và Ciprofloxacin trên nhóm vi khuẩn gây bệnh cơ hội trên da ...............79
  • 13. Đồ án tốt nghiệp 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Thuốc chữa bệnh là một thành phần không thể thiếu trong cuộc sống chúng ta. Từ thời xa xƣa, ông cha ta vẫn luôn sử dụng các loại cây cỏ thiên nhiên để làm thuốc trị bệnh. Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển cùng với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu tạo ra các loại thuốc tây y giúp hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn, trong đó, phần lớn các loại thuốc là kháng sinh. Kháng sinh đƣợc biết đến nhƣ một nhóm thuốc chữa các bệnh do vi khuẩn gây ra, chúng có tác dụng tiêu diệt trực tiếp hoặc làm chậm sự phát triển của vi khuẩn để tạo điều kiện cho hệ miễn dịch của cơ thể ngƣời giải quyết tình trạng nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, ngay từ khi kháng sinh ra đời thì cũng là lúc xuất hiện hiện tƣợng kháng thuốc. Mà nguyên nhân chủ yếu là do con ngƣời sử dụng kháng sinh tùy tiện, tràn lan, thiếu kiểm soát và lạm dụng nó nhƣ một loại thần dƣợc trị bệnh. Đặc biệt, tình trạng kháng thuốc ở nƣớc ta diễn ra trầm trọng hơn vì ngƣời dân có thể tự do mua kháng sinh ở các hiệu thuốc. Song, cũng xảy ra tình trạng không ít các dƣợc sỹ bán thuốc không đúng quy định, các bác sỹ điều trị kê đơn thuốc lạm dụng kháng sinh hoặc chỉ định kháng sinh không phù hợp … dẫn đến hiện trạng nhiều chủng vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh kể cả kháng sinh thế hệ mới. Bên cạnh đó, việc phát triển các kháng sinh mới đã chững lại từ hơn 30 năm nay, trong khi tỷ lệ kháng của vi khuẩn ngày càng gia tăng. Hậu quả của những việc trên là làm cho hiện tƣợng kháng thuốc trở thành vấn đề mang tính toàn cầu và gia tăng nhanh ở các nƣớc đang phát triển. Trên thế giới, mỗi năm có hàng trăm ngàn ngƣời chết do kháng thuốc và chi phí cho kháng thuốc lên đến hàng trăm tỷ USD. Điều đáng quan tâm hiện nay là Việt Nam là nƣớc sử dụng kháng sinh cao gấp 5 lần so với các nƣớc Châu Âu. Theo số liệu báo cáo của 15 bệnh viện trực thuộc Bộ Y, bệnh viện đa khoa tỉnh ở Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh… về việc sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh năm 2009 cho thấy có đến 30 – 70% vi khuẩn gram
  • 14. Đồ án tốt nghiệp 2 âm đã kháng với cephalosporin thế hệ 3 và thế hệ 4, gần 40 – 60% kháng với aminoglycosid, fluoroquinolon và tình trạng kháng ngày càng tăng nhanh. Để tìm ra giải pháp cho vấn đề kháng kháng sinh, ngày nay ngƣời ta bắt đầu quay trở lại với thiên nhiên. Sử dụng các nhóm chất kháng khuẩn có nguồn gốc từ thực vật để thay thế dần các loại kháng sinh đã cấm sử dụng vì gây ảnh hƣởng xấu đến cơ thể con ngƣời. Tuy nhiên, phần lớn các cây thuốc đƣợc con ngƣời sử dụng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm dân gian và truyền miệng từ đời này sang đời khác. Do đó, hoạt tính trị liệu và độc tính của 1 số loại vẫn chƣa đƣợc xác định cụ thể. Vì thế, việc đánh giá hoạt tính sinh học và thành phần hóa học của 1 số cây thuốc là điều hết sức cần thiết. Với cơ sở khoa học và ý nghĩa thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát ảnh hƣởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây Xidi Klung tại vƣờn Quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng”. Đề tài này đƣợc thực hiện tại Phòng Thí nghiệm Khoa Công nghệ sinh học - Thực phẩm - Môi trƣờng, Trƣờng Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh.
  • 15. Đồ án tốt nghiệp 3 2. Mục tiêu nghiên cứu - Khảo sát khả năng kháng khuẩn của cao chiết Xidi Klung với nhiều loại dung môi tách chiết khác nhau. Xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao chiết Xidi Klung. - Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học của cao chiết từ cây Xidi Klung. 3. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá ảnh hƣởng của các loại dung môi đến hiệu suất thu hồi cao chiết từ cây Xidi Klung với các dung môi methanol 75%, ethanol 50%, 70%, 90% và nƣớc. - Khảo sát sơ bộ hoạt tính kháng khuẩn của các loại cao chiết Xidi Klung từ các loại dung môi khác nhau đối với các chủng vi khuẩn gây bệnh. - Xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao chiết Xidi Klung. - Xác định sự hiện diện một số thành phần hóa học của cao chiết Xidi Klung. 4. Phạm vi nghiên cứu - Mẫu cây Xidi Klung đƣợc tách chiết cao từ các loại dung môi khác nhau: methanol 75%, ethanol ( 50%, 70%, 90% ) và nƣớc khảo sát hoạt tính kháng khuẩn trên các nhóm vi khuẩn: Escherichia Coli, Samonella spp., Vibrio spp., Shigella spp., Listeria spp., Pseudomonas spp., Enterococcus spp., Staphylococcus spp. - Định tính các thành phần hóa học: carbohydrate, saponin, alkaloid, cardiac glycoside, anthraquinone glycoside, flavonoid, phenolic compound, tannin, steroid, amino acid.
  • 16. Đồ án tốt nghiệp 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Vai trò của cây thuốc dân gian trong đời sống 1.1.1. Sơ lược về nguồn tài nguyên cây thuốc Lãnh thổ Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có tới 3/4 diện tích cả nƣớc là rừng núi. Với đặc điểm khí hậu và địa hình nhƣ vậy nên nƣớc ta đƣợc đánh giá là nƣớc có nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng và phong phú, đƣợc xếp thứ 16 trong số 25 quốc gia có mức độ đa dạng sinh vật cao nhất thế giới. Nguồn thực vật phong phú này đã cung cấp cho con ngƣời nhiều sản phẩm thiên nhiên có giá trị. Các sản phẩm thiên nhiên có hoạt tính sinh học đƣợc ứng dụng rất lớn trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, đặc biệt là dùng làm thuốc chữa bệnh. Theo các nhà phân loại thực vật, nƣớc ta có khoảng 12 000 loài thực vật bậc cao, trong đó khoảng 3.948 loài đƣợc dùng làm dƣợc liệu (Viện dược liệu, 2007). Nếu so với khoảng 20.000 loài cây làm thuốc đã biết trên thế giới (IUCN, 1992) thì số loài cây thuốc ở Việt Nam chiếm khoảng 19%. Tuy có nguồn thực vật đa dạng và phong phú nhƣng do chúng phân bố rải rác ở nhiều nơi, cùng với sự khai thác nhƣng không có kế hoạch bảo tồn nên dẫn đến tình trạng trữ lƣợng các loài cây ngày càng ít đi. Thế nên, hiện nay chúng ta cần khai thác có hiệu quả về hoạt tính sinh học của các loài cây và duy trì trồng lại các giống đã khai thác, để tạo ra các loại thuốc trị bệnh mới đem lại lợi ích cho con ngƣời nhƣng không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên nƣớc nhà. 1.1.2. Vai trò của cây thuốc dân gian 1.1.2.1. Trong y học Cây thuốc đƣợc coi là di sản quý báu của dân tộc ta. Từ xa xƣa, cây thuốc gắn liền với cuộc sống của các gia đình ngƣời Việt và có giá trị lớn trong điều trị bệnh. Tuy chỉ là những cỏ cây gần gũi, thân quen xung quanh con ngƣời nhƣng chúng đƣợc sử dụng tạo ra các bài thuốc rất hữu hiệu. Các loài thuốc thảo mộc ít gây tác dụng phụ, độc hại cho ngƣời sử dụng và có khả năng dung nạp tốt với cơ thể sống. Hiện nay, hoạt tính kháng khuẩn của cây thuốc ngày càng đƣợc nghiên cứu và phát triển nhiều hơn bởi các nhà khoa học đã nhận ra các giá trị to lớn từ cây thuốc mang
  • 17. Đồ án tốt nghiệp 5 lại cho việc điều trị bệnh. Trong thời đại mà việc sử dụng thuốc kháng sinh không còn hiệu quả thì thảo dƣợc tự nhiên là câu trả lời đáng tin cậy và dài hạn cho việc ức chế vi sinh vật có hại và nâng cao đề kháng, hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh. Theo một số nghiên cứu, các loại thảo dƣợc điển hình nhƣ Trầu không (Piper betle L.), Sống đời (Kalanchoe pinnata (Lam). Pers.), Lô hội (Aloe barbadensis), Dâu Tằm (Morus acidosa Griff), Khổ qua (Momordica charantia L.)… đã đƣợc xác định là có hoạt tính kháng khuẩn rất mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn nhƣ Escherichia coli, Salmonella spp., Shigella spp. … Chính vì thế mà ngày nay, không chỉ riêng ở Việt Nam mà cả trên thế giới, các nhà khoa học không ngừng nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn về hoạt tính sinh học và thành phần hóa học của các loài thực vật. Điều này giúp họ sử dụng hiệu quả hơn các nguồn dƣợc liệu sẵn có, đồng thời phát hiện thêm các loại thảo dƣợc mới, quý hiếm, có khả năng kháng đƣợc nhiều chủng vi khuẩn gây bệnh. 1.1.2.2. Trong đời sống – kinh tế Cây thuốc không chỉ có giá trị trực tiếp để chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ, nếu biết bảo tồn và khai thác hợp lý thì đó còn là một nguồn thu nhập trong phạm vi hộ gia đình và các cộng đồng địa phƣơng. Nếu tổ chức trồng cây thuốc trên quy mô lớn để tạo ra nguồn hàng hoá trên thị trƣờng thì nó còn góp phần vào sự tăng trƣởng kinh tế cho đất nƣớc. Trên thế giới, nhiều nƣớc đã xuất khẩu dƣợc liệu và thu đƣợc nguồn ngoại tệ đáng kể. Ví dụ: ở Trung Quốc, vị thuốc Đông trùng hạ thảo (Cordyceps sinensis) có giá tới 2000 - 5000 USD/Kg. Hoặc ở Triều Tiên, cây Nhân sâm đã mang lại một nguồn lợi kinh tế khá lớn cho những cơ sở trồng trọt và sản xuất thuốc từ cây này. Hằng năm, công ty Hồng sâm (Hàn Quốc) đã sử dụng trên 6.000 tấn Nhân sâm, để tạo ra giá trị sản phẩm trên 460 triệu USD. Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, thích hợp cho sự phát triển của cây trồng nói chung. Một số vùng cao lại có khí hậu á nhiệt đới, phù hợp với việc trồng cây thuốc ƣa khí hậu mát mẻ. Đất đai ở miền núi nƣớc ta, đặc biệt trên dãy Trƣờng Sơn rộng lớn, còn rất nhiều đất hoang chƣa đƣợc khai thác sử dụng để phát triển kinh tế. Nếu ngƣời dân biết cách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, kết hợp
  • 18. Đồ án tốt nghiệp 6 trồng rừng với trồng cây thuốc ở những nơi có khí hậu và đất đai phù hợp sẽ làm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần tích cực trong việc xoá đói giảm nghèo cho ngƣời dân ở vùng núi (Trần Công Khánh, 2008). 1.1.3. Hoạt tính sinh học của cây thuốc Cây cỏ là nguồn không thể thiếu của các sản phẩm tự nhiên sử dụng làm thuốc, tác dụng chữa bệnh của chúng là do các hợp chất tự nhiên bên trong quyết định. Các hợp chất thiên nhiên từ thực vật rất phong phú về mặt cấu trúc hóa học và thể hiện nhiều hoạt tính sinh học đáng quan tâm nhƣ: kháng khuẩn, kháng sinh, kháng viêm, chống oxy hóa, chống ung thƣ, chống sốt rét, điều hòa miễn dịch… Hiện nay, thảo dƣợc chủ yếu đƣợc sử dụng ở 2 dạng: một là trong hỗn hợp các thành phần khác nhau (hỗn hợp tinh dầu, dịch chiết, dịch cô, chƣng cất…), hai là sử dụng các hoạt chất đơn lẻ. Các hoạt chất đơn lẻ đƣợc cho là thành phần có hoạt tính chính trong thảo dƣợc, chúng thể hiện hoạt tính rất cao, đặc hiệu nhƣng yêu cầu liều dùng và cách sử dụng chính xác. Còn các dịch chiết, hỗn hợp sẽ áp dụng cho các loại thảo dƣợc thể hiện dƣợc tính thấp hoặc chƣa phát hiện ra hoạt chất chủ yếu có trong chúng. Nhiều hoạt chất từ cây cỏ đã và đang đƣợc ứng dụng làm thuốc và đƣợc quan tâm sản xuất ở nhiều nƣớc nhƣ reserpin từ cây ba gạc (Rawofia serpantina (L.) Benth. ex Kurz), quinidin, quinin tử cây canh ki na (Cinchona spp.)… Và gần đây, nhiều hoạt chất sinh học có tác dụng chữa trị các bệnh hiểm nghèo (chống ung thƣ, chống HIV, tăng cƣờng miễn dịch cơ thể…) đã đƣợc phát hiện từ cây cỏ nhƣ taxol, 10-deacetyl baccatin từ loài thông đỏ (Taxus spp.), (+)-calanoid A và (-)-calanoid B từ các loài mù u (Calophyllum lanigerum Miq., C. teysmanii Miq.), các nhóm chất cucurmin từ chi nghệ (Cucurma L.) và rất nhiều hợp chất thiên khác có trong nhiều loài thực vật. Việt Nam có lợi thế nguồn tài nguyên thực vật phong phú, với khoảng 4000 loài cây đƣợc dùng làm dƣợc liệu đang thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học trong nƣớc và trên thế giới. Do đó việc điều tra nghiên cứu hóa học và hoạt tính sinh học của các loài cây thuốc có giá trị nhằm đặt cơ sở khoa học cho việc phát
  • 19. Đồ án tốt nghiệp 7 triển các dƣợc phẩm và sử dụng chúng một cách hợp lý, hiệu quả có tầm quan trọng đặc biệt. 1.2. Các thành phần hóa học từ thực vật 1.2.1. Carbohydrate 1.2.1.1. Khái niệm Carbohydrate là một nhóm chất hữu cơ phổ biến khá rộng rãi trong cơ thể sinh vật. Đƣợc cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O với công thức cấu tạo chung Cm(H2O)n, thƣờng m = n (Phùng Trung Hùng và ctv, 2013). Nhìn chung hàm lƣợng carbohydrate ở thực vật cao hơn động vật. Ở thực vật, carbohydrate thay đổi tùy theo loài, giai đoạn sinh trƣởng và phát triển. - Thực vật: chiếm khoảng 75% trong các bộ phận nhƣ củ, quả, lá, thân, cành. - Động vật: chiếm khoảng 2% trong gan, cơ máu,… (Phùng Trung Hùng và ctv, 2013). 1.2.1.2. Phân loại Dựa vào cấu tạo, tính chất carbohydrate đƣợc chia làm ba nhóm lớn: monosaccharide, oligosaccharide (Disaccharide) và polysaccharide (Phùng Trung Hùng và ctv, 2013). Hình 1.1. Sơ đồ phân loại nhóm carbohydrate
  • 20. Đồ án tốt nghiệp 8 1.2.1.3. Vai trò Trong cơ thể sống carbohydrate giữ nhiều vai trò quan trọng: - Đảm bảo cung cấp khoảng 60% năng lƣợng cho các quá trình sống. - Có vai trò cấu trúc, tạo hình (ví dụ: cellulose, peptidoglican...). - Có vai trò bảo vệ (mucopolysaccharide). - Chống tạo thể cetone (mang tính acid gây độc cho cơ thể) (Nguyễn Phƣơng Hà Linh Linh, 2011). 1.2.2. Alkaloid 1.2.2.1. Khái niệm Alkaloid là những hợp chất hữu cơ có chứa nitơ, đa số có nhân dị vòng, có phản ứng kiềm, thƣờng gặp trong thực vật và đôi khi trong động vật. Thông thƣờng các alkaloid kiềm không tan trong nƣớc, dễ tan trong các dung môi hữu cơ. Trái lại các muối alkaloid thì dễ tan trong nƣớc và hầu nhƣ không tan trong các dung môi hữu cơ ít phân cực. Từ đó, dựa vào độ tan khác nhau của các loại alkaloid mà sử dụng dung môi thích hợp để chiết xuất và tinh chế alkaloid. Alkaloid là amin có nguồn gốc tự nhiên do thực vật tạo ra, nhƣng các amin do động vật và nấm tạo ra cũng đƣợc gọi là các alkaloid. Nhiều alkaloid có các tác động dƣợc lý học đối với con ngƣời và các động vật khác. Các alkaloid thông thƣờng là các dẫn xuất của các acid amin và phần nhiều trong số chúng có vị đắng. Chúng đƣợc tìm thấy nhƣ là các chất chuyển hóa phụ trong thực vật (ví dụ khoai tây hay cà chua), động vật (ví dụ các loại tôm, cua, ốc, hến) và nấm. Nhiều alkaloid có thể đƣợc tinh chế từ các dịch chiết thô bằng phƣơng pháp chiết acid - base (Tôn Nữ Minh Nguyệt và ctv, 2010). Alkaloid có 2 phản ứng chính là phản ứng tạo tủa và phản ứng tạo màu. Có 2 nhóm thuốc thử tạo tủa với alkaloid. Nhóm thứ nhất cho tủa rất ít tan trong nƣớc, tủa này sinh ra hầu hết là do sự kết hợp của 1 cation lớn là alkaloid với 1 nhóm anion lớn thƣờng là anion phức hợp của thuốc thử và nhóm thứ hai cho kết tủa ở dạng tinh thể. Đối với phản ứng tạo màu, có 1 số thuốc thử tác dụng với alkaloid cho những màu đặc biệt khác nhau. Phản ứng tạo tủa cho ta biết có alkaloid hay
  • 21. Đồ án tốt nghiệp 9 không, còn phản ứng tạo màu cho biết những chất có trong alkaloid (Phạm Thanh Kỳ, 1998). 1.2.2.2. Phân loại Các nhóm alkaloid hiện nay bao gồm: - Nhóm pyridine: piperin, coniin, trigonellin, arecaidin, guvacin, pilocarpin, nicotin, spartein, pelletierin. - Nhóm isoquinolin: các ancaloit gốc thuốc phiện nhƣ morphin, codein, thebain, papaverin, narcotin, sanguinarin, narcein, hydrastin, berberin. - Nhóm pyrrolidin: hygrin, cuscohygrin, nicotin. - Nhóm tropan: atropine, cocain, ecgonin, scopolamine. - Nhóm quinolin: quinine, quinidine, dihydroquinin, dihydroquinidin, strychnine, brucin, veratrin, cevadin. - Nhóm phenothylamin: mescalin, ephedrine, dopamine, amphetamine. - Nhóm indole: o Các tryptamin: DMT, N-metyltryptamin, psilocybin, serotonin o Các ergolin: Các ancaloit từ nhựa ngũ cốc/cỏ nhƣ ergin, ergotamine, acid lysergic v.v o Các beta-cabolin: harmin, harmalin, yohimbin, reserpine, emetin - Nhóm purin: Các xanthin nhƣ caffeine, theobromin, theophylline (Tôn Nữ Minh Nguyệt và ctv, 2010). Hình 1.2. Cấu trúc hóa học một số chất thuộc nhóm alkaloid
  • 22. Đồ án tốt nghiệp 10 1.2.2.3. Vai trò Đa số các alkaloid đều có tác dụng diệt khuẩn, một số loại có tác động lên hệ thần kinh nhƣ morphin, codein, cocain,… Ngoài ra, alkaloid còn làm hạ huyết áp và giúp chống ung thƣ (Vũ Xuân Tạo, 2013). 1.2.3. Glycoside 1.2.3.1. Khái niệm Glycoside là những sản phẩm ngƣng tụ của đƣờng. Cấu tạo gồm 1 phần đƣờng (glycon) kết hợp với 1 phần không phải là đƣờng (aglycon) theo Vũ Kim Dung và ctv (2011). Hai phần liên kết với nhau bằng dây nối acetal vì vậy phân tử glycoside dễ bị phân huỷ khi có nƣớc dƣới ảnh hƣởng của các enzyme (men) có chứa trong cây. Bản chất glycoside gồm cả phần carbohydrate và phi carbohydrate (alcohol). Đây là dạng tinh thể không màu và tác dụng của glycoside phụ thuộc vào phần aglycon còn phần glycon giúp tăng hoặc giảm tác dụng của chúng. Glycoside dễ bị hòa tan trong nƣớc, có vị đắng và tạo mùi thơm đặc trƣng (Trần Trƣờng Hận, 2010). 1.2.3.2. Phân loại Glycoside có 3 cách phân loại dựa vào thành phần glycon, aglycon và kiểu liên kết giữa chúng (Vũ Kim Dung và ctv, 2011). Hình 1.3. Sơ đồ phân loại glycoside
  • 23. Đồ án tốt nghiệp 11 1.2.3.3. Vai trò Glycoside giữ vai trò là nguồn dinh dƣỡng cho cơ thể. Ngoài ra chúng còn có vai trò bảo vệ bằng cách tạo ra thể gây độc, qua quá trình thủy phân tạo ra một số chất kháng khuẩn thƣờng tập trung ở vỏ và hạt nhƣ độc tố Solanine ở khoai tây (Trần Trƣờng Hận, 2010). Một số glycoside quan trọng:  Saponin a. Khái niệm Saponin là một glycoside tự nhiên thƣờng gặp trong nhiều loài thực vật. Dƣới tác dụng của các enzyme thực vật, vi khuẩn hay acid loãng, saponin bị thuỷ phân thành genin (sapogenin) và phần carbohydrate (Ngô Văn Thu, 2011). Saponin thƣờng ở dạng vô định hình, có vị đắng, tan đƣợc trong nƣớc, alcohol và rất ít tan trong aceton, ether, hexan. Khi hòa tan saponin vào nƣớc sẽ làm giảm sức căng bề mặt của dung dịch và tạo bọt (Nguyễn Tấn Thịnh, 2013). b. Phân loại Saponin đƣợc chia thành 2 nhóm là saponin triterpenoid và saponin steroid (Nguyễn Tấn Thịnh, 2013). Hình 1.4. Sơ đồ phân loại nhóm saponin
  • 24. Đồ án tốt nghiệp 12 c. Vai trò Vai trò của saponin: - Tác dụng long đờm, chữa ho, lợi tiểu (liều cao gây nôn mửa, đi lỏng). - Một số saponin có tác dụng chống viêm. - Một số có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, ức chế virus. - Kích ứng niêm mạc gây hắt hơi, đỏ mắt.  Anthraquinone glycoside a. Khái niệm Anthraquinone glycoside thƣờng tồn tại dƣới dạng glycoside. Ða số các anthraquinone glycoside là các polyoxy anthraquinone và nhân thƣờng gắn các nhóm chức -OH, -OCH3, -CH3, -COOH,... Tuỳ theo vị trí các nhóm chức đính vào nhân mà có các dẫn chất khác nhau (Ngô Văn Thu, 2011). Những dẫn xuất anthraquinone glycoside đều có màu từ vàng, vàng cam đến đỏ. Ở thể glycoside thì dễ tan trong nƣớc, còn thể tự do (aglycon) thì tan trong ether, chloroform và một số dung môi hữu cơ khác (Ngô Văn Thu, 2011). b. Phân loại Dẫn xuất anthraquinone glycoside có thể chia thành ba nhóm: - Nhóm phẩm nhuộm (các dẫn chất 1,2 dihydroxy anthraquinone). - Nhóm nhuộm tẩy (các dẫn chất 1,8 dihydroxy anthraquinone). - Nhóm dimer (Ngô Văn Thu, 2011). c. Vai trò Một số nghiên cứu cho thấy các dẫn xuất anthraquinon glycoside có tác dụng kích thích miễn dịch chống ung thƣ (Ngô Văn Thu, 2011).  Cardiac glycoside a. Khái niệm Cardiac glycoside là các glycoside thực vật, bao gồm hai phần là phần aglycone (không đƣờng) và các glycine hay phần đƣờng (Karkare, 2007). Cardiac glycoside là những chất kết tinh, không màu, có vị đắng. Chúng tan trong các dung môi phân cực và dễ bị thủy phân trong môi trƣờng acid (Karkare, 2007).
  • 25. Đồ án tốt nghiệp 13 b. Vai trò Vai trò của cardiac glycoside: - Ở nồng độ thấp: có tác dụng điều hòa nhịp tim. - Ở nồng độ cao: gây nôn mửa, loạn nhịp tim, tiêu chảy, giảm sức co bóp của tim (Karkare, 2007).  Flavonoid a. Khái niệm Flavonoid là 1 nhóm hợp chất lớn thƣờng gặp trong thực vật, đây còn là sắc tố sinh học giúp tạo màu sắc cho hoa. Flavonoid có cấu tạo gồm 2 vòng benzen A và B đƣợc nối với nhau qua một mạch 3 carbon. Phần lớn các chất flavonoid có màu vàng, tuy nhiên 1 số có màu xanh, tím, đỏ và 1 số khác lại không màu. Trong thực vật cũng có 1 số hợp chất không thuộc flavonoid cũng có màu vàng nhƣ carotenoid, anthranoid, xanthon (Quỳnh Ngọc, 2011). Chúng thƣờng đƣợc cải biến bằng cách gắn thêm các gốc (-OH) hoặc (-OCH3) và thƣờng ở dạng phức với glucose và hữu cơ. Trong số này có những nhóm chất phổ biến nhƣ flavonone, anthocyanin, flavon, catechine và rotenone… Chỉ riêng hai nhóm flavon, flavonone với các nhóm thế là OH và OCH3 thì theo lý thuyết có thể gặp 38 627 chất (Ngô Văn Thu, 1998). Các flavonoid có hoạt tính kháng khuẩn do chúng có khả năng tạo phức với các protein ngoại bào và thành tế bào vi khuẩn. Flavonoid càng ƣa béo thì càng có khả năng phá vỡ màng tế bào vi sinh vật (Quỳnh Ngọc, 2011). b. Phân loại Dựa vào vị trí của gốc aryl (vòng B) và các mức độ oxy hóa của mạch 3 C nên các flavonoid đƣợc chia thành 3 nhóm chính: - Các flavonoid có gốc aryl ở vị trí C-2: Euflavonoid. - Các flavonoid có gốc aryl ở vị trí C-3: Isoflavonoid. - Các flavonoid có gốc aryl ở vị trí C-4: Neoflavonoid (Ngô Văn Thu, 2011).
  • 26. Đồ án tốt nghiệp 14 c. Vai trò - Các chất flavonoid là những chất oxy hóa chậm hay ngăn chặn quá trình oxy hóa bởi các gốc tự do nhƣ OH+ , ROO- (là các yếu tố gây biến dị, hủy hoại tế bào, ung thƣ, tăng nhanh sự lão hóa,...) làm cho tế bào hoạt động khác thƣờng. - Flavonoid còn có khả năng tạo phức với các ion kim loại hay các hợp chất hữu cơ chứa các gốc nitrite, carboxyl, carbonyl,… giúp bảo vệ sinh vật chống lại quá trình oxy có hại nhƣ những chất xúc tác ngăn cản các phản ứng oxy hóa. Do đó, các chất flavonoid có tác dụng bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tai biến mạch, lão hóa, tổn thƣơng do bức xạ. Flavonoid còn có tác dụng chống độc, làm giảm thƣơng tổn ở gan và bảo vệ chức năng gan. - Flavonoid còn có tác dụng chống dị ứng, kháng viêm bằng cách ngăn chặn sự phóng thích hay tổng hợp các hợp chất làm tăng tình trạng viêm và dị ứng nhƣ histamine, serine protease, prostaglandin, leukotrien,… (Quỳnh Ngọc, 2011).  Phenolic a. Khái niệm Hợp chất phenolic là các hợp chất có 1 hoặc nhiều vòng thơm với 1 hoặc nhiều nhóm hydroxyl, chúng đƣợc phân bố rộng rãi trong thực vật và các sản phẩm trao đổi chất của thực vật. Hơn 8000 cấu trúc phenolic đã đƣợc tìm thấy từ các phân tử đơn giản nhƣ các acid phenolic đến các hợp chất polymer nhƣ tannin. Sự tích lũy Hình 1.5. Cấu trúc hóa học của flavonoid (A) và các dạng flavonoid (B) Euflavonoid, (C) Isoflavonoid, (D) Neoflavonoid
  • 27. Đồ án tốt nghiệp 15 các hợp chất phenolic phụ thuộc vào loài, trạng thái sinh lý và vị trí địa lý của các loài cây (Shetty và ctv, 2006). Đa số các hợp chất phenolic đƣợc tổng hợp từ phenylalanine. Ở thực vật nhóm phenolic chủ yếu đƣợc tìm thấy là caffeic acid, đây là 1 trong những hợp chất đơn giản có độc tính sinh học và đƣợc cấu tạo từ dẫn xuất thế vòng phenolic. Một số phenolic nhƣ furanocoumarins thì không gây độc, nhƣng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, dƣới ánh sáng có bƣớc sóng gần với tia tử ngoại (UV-A) thì nó trở nên rất độc (Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, 2012). b. Phân loại Phenolic chia làm hai nhóm: c. Vai trò Vai trò của nhóm phenolic: - Bảo vệ thực vật chống lại mầm bệnh, côn trùng và các động vật ăn cỏ. - Khả năng ức chế sự phát triển của vi sinh vật và nấm sợi. - Chất chống oxi hóa tự nhiên và tìm thấy trong táo, trà xanh. - Chống ung thƣ, ngăn ngừa bệnh tim và kháng viêm (Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, 2012). Hình 1.6. Caffeic acid Hình 1.7. Phân loại nhóm phenolics theo cấu trúc hóa học
  • 28. Đồ án tốt nghiệp 16 1.2.4. Tannin 1.2.4.1. Khái niệm “Tannin” đƣợc dùng đầu tiên vào năm 1796 để chỉ những chất có mặt trong dịch chiết từ thực vật có khả năng kết hợp với protein của da sống động vật làm cho da biến thành da thuộc không thối và bền. Do đó, tanin đƣợc định nghĩa là những hợp chất polyphenol có trong thực vật, có vị chát đƣợc phát hiện dƣơng tính với “thí nghiệm thuộc da”. Tannin có khả năng tạo liên kết bền vững với các protein và các hợp chất hữu cơ cao phân tử khác (amino acid và alkaloid). Chúng thƣờng gặp chủ yếu trong thực vật bậc cao ở những cây hai lá mầm. Tannin tan trong nƣớc, kiềm loãng, cồn, glycerin và aceton, đa số không tan trong các dung môi hữu cơ và đồng thời tủa với alkaloid, muối kim loại nặng (chì, thuỷ ngân, kẽm, sắt). 1.2.4.2. Phân loại Tannin có thể chia thành hai loại chính: - Tannin thủy phân đƣợc hay còn gọi là tanin pyrogalli (Gallic acid). - Tannin ngƣng tụ hay còn gọi là tanin pyrocatechic (Flavone). 1.2.4.3. Vai trò Vai trò của tannin: - Bảo vệ thực vật khỏi các loài côn trùng, tác dụng nhƣ thuốc trừ sâu. - Tác dụng kháng khuẩn, thƣờng dùng làm thuốc súc miệng. - Công dụng chữa viêm ruột, tiêu chảy…(Ngô Thị Thùy Dƣơng, 2012). 1.2.5. Steroid 1.2.5.1. Khái niệm Steroid là một loại hợp chất hữu cơ, có bộ khung carbon stenan chứa bốn vòng cycloalkane đƣợc nối với nhau theo những cách đặc trƣng riêng (Đặng Văn Hoài, 2009). Steroid là hợp chất chất béo hữu cơ hòa tan, có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp dễ tan trong chloroform, ether, rƣợu nóng và không tan trong nƣớc (Tôn Nữ Minh Nguyệt và ctv, 2011).
  • 29. Đồ án tốt nghiệp 17 1.2.5.2. Phân loại Steroid đƣợc chia làm 4 nhóm chính (Đặng Văn Hoài, 2009): - Nhóm steroid động vật: Cholesterol, cholestan-3β-ol, coprostan-β-ol, desosterol, coprosterol, cerebrosterol và lathosterol. - Nhóm steroid của động vật biển không xƣơng sống: Spongesterol, clionasterol, 24-methylencholesterol và fucosterol. - Nhóm steroid thực vật: Sistosterol (có các đồng phân α,β,y), stigmasterol, α- spinasterol và brassicasterol. - Nhóm sterol nấm men: Ergosterol, zymosterol, acosterol và fecosterol. 1.2.5.3. Vai trò - Tham gia vào các quá trình sinh học trong cơ thể sống. - Thƣờng dùng làm các thuốc kích thích (Tôn Nữ Minh Nguyệt và ctv, 2011). 1.2.6. Amino acid 1.2.6.1. Khái niệm Amino acid là đơn vị cấu trúc cơ bản của protein. Amino acid là một phân tử chứa cả nhóm amin và carboxylate, chúng tạo thành các xích polymer ngắn gọi là peptide hay polypeptides.Tất cả amino acid tự nhiên đều thuộc loại α-amino acid, nhóm amino (-NH2) gắn vào cacbon thứ 2 (hay cacbon α) của acid hữu cơ. Ngoài các nhóm –NH2, −COOH, trong amino acid tự nhiên còn chứa các nhóm chức khác nhƣ: −OH, HS−, −CO−… 1.2.6.2. Phân loại Dựa vào cấu tạo gốc R để phân 20 amino acid cơ bản thành các nhóm. Một trong các cách phân loại là 20 amino acid đƣợc phân thành 5 nhóm nhƣ sau (Hồ Chí Tuấn, 2009): - Nhóm 1: Các amino acid có gốc R không phân cực kị nƣớc, thuộc nhóm này có 6 amino acid: Glysine (G), Alanine (A), Valine (V), Leucine (L), Isoleucine (I), Proline (P). - Nhóm 2: Các amino acid có gốc R là nhân thơm thuộc nhóm này có 3 amino acid: Phenylanine (F), Tyrosine (Y), Tryptophan (W).
  • 30. Đồ án tốt nghiệp 18 - Nhóm 3: Các amino acid có gốc R bazơ, tích điện dƣơng, thuộc nhóm này có 3 amino acid: Lysine (K), Arginine (R), Histidine (H). - Nhóm 4: Các amino acid có gốc R phân cực, không tích điện, thuộc nhóm này có 6 amino acid: Serine (S), Threonine (T), Cysteine (C), Methionine (M), Asparagine (N), Glutamine (Q). - Nhóm 5: Các amino acid có gốc R acid, tích điện âm, thuộc nhóm này có 2 amino acid: Aspartate (D), Glutamate (E). 1.2.6.3. Vai trò Vai trò của amino acid trong cơ thể thực vật: - Thúc đẩy quá trình sinh tổng hợp trao đổi chất. - Tăng hiệu quả của thuốc bảo vệ thực vật. - Tăng khả năng ra hoa và quả. Amino Acid Hoạt động sinh hóa Glycine Là tiền chất của cholorophyll Proline Hydroxyproline Điều chỉnh trạng thái cân bằng nƣớc Cấu tạo nên thành tế bào (nematostatic action) Thiết yếu để tạo phấn hoa (tốt cho đậu trái) Glutamic Glutamine Đạm hữu cơ dự trữ để tạo thành các amino acid khác và protein thông qua phản ứng trao đổi Serine Điều chỉnh trạng thái cân bằng nƣớc, rất quan trọng cho quá trình tổng hợp cholorophyll Arginine Là tiền chất của polyamine, rất quan trọng để để phân chia tế bào Phenylalanine Tiền chất cấu tạo nên lignine, tạo các chồi gỗ khỏe hơn Bảng 1.1. Chức năng sinh lý của một số amino acid trong quá trình trao đổi chất
  • 31. Đồ án tốt nghiệp 19 1.2.7. Isoprenoid (terpene) 1.2.7.1. Khái niệm Isoprenoid (terpene) là một nhóm chất lớn và đa dạng. Bộ khung carbon đƣợc tạo thành từ đơn vị cơ bản isoprene - C5H8. Terpene có nhiều ở thực vật đặc biệt là loài họ thông. 1.2.7.2. Phân loại Phân loại dựa và số đơn vị isoprene cấu thành phân tử: - Sesterterpenoid (5 đơn vị) - Triterpenoid (6 đơn vị) - Tetraterpenoid (8 đơn vị) - Polyterpenoid (n đơn vị) - Monoterpenoid (2 đơn vị) - Sesquiterpenoid (3 đơn vị) - Diterpenoid (4 đơn vị) 1.2.7.3. Vai trò - Ức chế sự tăng trƣởng của vi khuẩn ngăn ngừa ung thƣ. - Bảo vệ thực vật. - Có khả năng xua đuổi côn trùng. 1.3. Tổng quan về cơ chế kháng khuẩn của các hợp chất có nguồn gốc từ thực vật. 1.3.1. Khái niệm về hoạt tính kháng khuẩn Kháng khuẩn thực vật là tên gọi chung chỉ các hợp chất hữu cơ có trong thực vật, có tác dụng tiêu diệt hay kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật. Các chất kháng Alanine Vai trò rất quan trọng trong việc tạo hoocmon trao đổi chất và kháng virus Tryptophan Tiền tố của indol-acetic acid, các chất kích thích sinh trƣởng tự nhiên
  • 32. Đồ án tốt nghiệp 20 khuẩn thƣờng có tác dụng đặc hiệu lên các loài vi sinh vật khác nhau ở một nồng độ thƣờng rất nhỏ (Silva và Fernandes, 2010). 1.3.2. Cơ chế kháng khuẩn Cơ chế hoạt động khác nhau của các hợp chất kháng khuẩn có trong thực vật đã đƣợc nghiên cứu. Chúng có thể ức chế các vi sinh vật, gây trở ngại cho một số quá trình trao đổi chất hoặc có thể điều chỉnh biểu hiện gen và con đƣờng truyền tín hiệu (Etherton và ctv, 2002; Manson, 2003; Surh, 2003). Không phải tất cả các cơ chế hoạt động đều làm việc trên các mục tiêu cụ thể, và một số vùng khác của tế bào có thể bị ảnh hƣởng bởi các cơ chế khác (Hình 1.8). Cao chiết từ các loại thực vật có thể biểu hiện hoạt tính kháng lại các chủng vi khuẩn ở các mức độ khác nhau nhƣ sự can thiệp vào các lớp đôi phospholipid của màng tế bào gây hậu quả làm gia tăng độ thấm, tổn hại các thành phần tế bào, phá hủy các enzyme tham gia vào việc hình thành năng lƣợng tế bào, tổng hợp các thành phần cấu trúc, và đồng thời phá hủy hoặc làm bất hoạt các vật liệu di truyền. Nói chung, cơ chế tác động của hợp chất kháng khuẩn tự nhiên có liên quan đến sự Hình 1.8. Những vị trí của vi khuẩn bị tác động bởi các hợp chất thực vật (Burt, 2004)
  • 33. Đồ án tốt nghiệp 21 rối loạn, phá vỡ màng tế bào chất, làm gián đoạn mất ổn định lực chuyển động của proton (PMF), dòng điện tử, sự vận chuyển tích cực, và đông tụ các thành phần của tế bào (Kotzekidou và ctv, 2008) cụ thể ở Bảng 1.2. Nhóm Phân nhóm Ví dụ Cơ chế Phenolic Phenol đơn Catechol Phá vỡ màng sinh chất Epicatechin Phá vỡ vách tế bào Phenolic acid Cinnamic acid ? Quinone Hypericin Liên kết bám dính, tạo phức hợp với thành tế bào, làm bất hoạt enzyme Flavonoid Chrysin Liên kết bám dính Flavone - Tạo phức hợp với thành tế bào Abyssinone Khử hoạt tính enzyme Ức chế phiên mã ngƣợc HIV Flavonol ? Tannin Ellagitannin Bám dính Protein Bám dính Adhesin Ức chế enzyme Phá vỡ màng sinh chất Tạo phức hợp với thành tế bào Phá vỡ vách tế bào Tạo phức kim loại-ion Coumarin Warfarin Tƣơng tác với DNA nhân Bảng 1.2. Những nhóm hợp chất tự nhiên có hoạt tính kháng khuẩn (theo Cowan, 1999)
  • 34. Đồ án tốt nghiệp 22 thực (hoạt tính kháng vius) Terpenoid Tinh dầu - Capsaicin Phá vỡ vách tế bào Alkaloid - Berberine Xen vào thành tế bào hoặc DNA Piperine Lectin Polypeptide - Mannose- specific agglutinin Khóa sự kết hợp của virus hoặc hấp phụ Falxatin Hình thành cầu Disulfide Polyacetylen - 8s-heptadeca- 2(Z),9(Z)- diene-4,6- diyne-1,8-diol ? 1.3.3. Một số hợp chất có khả năng kháng khuẩn từ thực vật 1.3.3.1. Hợp chất phenolic Nguyên nhân chính tạo ra độc tính của các hợp chất phenolic đối với vi sinh vật là sự ức chế enzyme bởi các hợp chất oxy hóa, có thể thông qua phản ứng với nhóm sulfhydryl hoặc thông qua sự tƣơng tác không đặc hiệu của các chất này với protein. a. Quinone Quinone là những vòng thơm với hai nhóm thế ketone. Chúng là những hợp chất màu, tồn tại khắp nơi trong tự nhiên và có phản ứng đặc trƣng cao. Quinone có thể tạo phức không thay đổi với các amino acid ái nhân trong protein, thƣờng dẫn đến làm vô hoạt và mất chức năng của protein. Do đó khả năng kháng khuẩn của quinone rất lớn. Mục tiêu tác động lên tế bào vi sinh vật là bề mặt tế bào, polypeptide ở thành tế bào và các enzyme trên màng. Quinone cũng tạo ra chất nền không thể sử dụng đƣợc cho các vi sinh vật.
  • 35. Đồ án tốt nghiệp 23 Ngƣời ta nhận thấy rằng anthraquinone đƣợc lấy từ một loài cây có nguồn gốc từ Pakistan có khả năng kìm hãm vi khuẩn Bacillus anthracis, Corynebacterium pseudodiphthericum, và Pseudomonas aeruginosa, có khả năng diệt khuẩn đối với Pseudomonas pseudomalliae. Hypericin, một anthraquinone cho thấy là có khả năng chống bệnh trầm cảm và có hoạt tính kháng khuẩn tổng hợp (Tôn Nữ Minh Nguyệt và ctv, 2010). Quinone Anthraquinone Hypericin b. Flavonoid Các hợp chất flavonoid tổng hợp bởi cây trồng để phản ứng lại sự nhiễm khuẩn và có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều loài vi sinh vật. Hoạt tính kháng khuẩn của flavonoid là do khả năng tạo phức với các protein tan ngoại bào, tạo phức với thành tế bào vi khuẩn, và ức chế transpeptidase làm cho mucopeptide – yếu tố đảm bảo cho thành tế bào vi khuẩn vững chắc không tổng hợp đƣợc. Các flavonoid càng ƣa béo càng có khả năng phá vỡ màng tế bào vi sinh vật (Tôn Nữ Minh Nguyệt và ctv, 2010). Catechin là những hợp chất flavonoid đƣợc nghiên cứu rộng rãi do chúng có mặt trong trà xanh oolong. Qua những nghiên cứu, ngƣời ta nhận thấy trà xanh có hoạt tính kháng khuẩn đã ức chế Vibrio cholerae O1, Streptococcus mutans, Shigella spp., và các vi khuẩn, vi sinh vật khác. Catechin vô hoạt độc tố gây bệnh tả của Vibrio, ức chế enzyme glucosyltransferase của vi khuẩn S. mutans, cơ chế tác dụng cũng là do khả năng tạo phức nhƣ đƣợc mô tả ở phần quinone. Hoạt động Hình 1.9. Cấu trúc hóa học của phân tử quinone, anthraquinone và hypericin
  • 36. Đồ án tốt nghiệp 24 nghiên cứu gần đây đƣợc tiến hành trên cơ thể chuột. khi chuột đƣợc cho ăn khẩu phần ăn có chứa 0,1% catechine có nguồn gốc từ trà thì khe nứt do sâu răng của chuột do S.mutans gây ra giảm 40% (Tôn Nữ Minh Nguyệt và ctv, 2010). Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng các dẫn xuất của flavones có khả năng ức chế virus (RSV). Ngƣời ta đã tìm ra hoạt tính và phƣơng thức hoạt động của quercetin, naringin, hesperetin và catechin. Trong khi naringin không ức chế virus type 1(HSV-1) gây bệnh mụn giộp, polyvirus type 1, virus type 3 gây bệnh khó thở ở trẻ hoặc RSV, thì ba flavanoid khác lại có tác dụng theo những phƣơng thức khác nhau. Hesperetin làm giảm sự sao chép nội bào của các loài virus trên, catechin ức chế sự lây nhiễm nhƣng không làm giảm sự sao chép nội bào của RSV và HSV-1, quercetin là chất có hiệu quả tốt trong việc giảm tính lây nhiễm các loại bệnh do vi sinh vật gây ra. Ngƣời ta cho rằng sự khác nhau nhỏ về cấu tạo trong các hợp chất cũng ảnh hƣởng rất quan trọng đến hoạt tính kháng khuẩn của chúng. c. Coumarine Coumarine là hợp chất phenolic đƣợc tạo thành bởi benzene nóng chảy và vòng α-pyrone. Chúng có hoạt tính chống đông máu, chống viêm và giãn mạch máu. Warfarin là một coumarin đặc biệt nổi tiếng khi sử dụng nhƣ chất chống đông máu sử dụng theo đƣờng miệng và đồng thời cũng đƣợc sử dụng để diệt động vật gặm nhấm. Hình 1.10. Cấu trúc hóa học của catechine
  • 37. Đồ án tốt nghiệp 25 Nhiều dẫn chất coumarine có tác dụng kháng khuẩn đặc biệt là chất novobiocine là một chất kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng có trong nấm Stretptomyces niveus. Nó cũng có hoạt tính chống lại virus. Coumarin đƣợc biết là có độc tính cao vì thế cần đƣợc xử lí rất cẩn thẩn bởi y tế cộng đồng. Một vài coumarine khác cũng có hoạt tính chống lại vi sinh vật và có khả năng ức chế nấm Candida albicans (Tôn Nữ Minh Nguyệt và ctv, 2010). d. Tannin Một trong những tính chất rất đặc trƣng của tannin là tạo phức với các protein thông qua các liên kết không đặc hiệu nhƣ liên kết hydro và các liên kết cộng hóa trị. Khi liên kết với protein chúng có thể làm mất hoạt tính của các protein chức năng. Các protein này có thể là enzyme, các protein vận chuyển hay thành tế bào polypeptide… Scalbert xem xét lại các tính chất kháng khuẩn của tannin vào năm 1991. Ông đƣa ra 33 nghiên cứu ghi nhận tính kháng khuẩn của tannin. Theo các nghiên cứu này, tannin có thể ức chế sự phát triển của nấm sợi, nấm men và các vi khuẩn. Tính kháng khuẩn của tannin đƣợc tăng cƣờng bởi tia cực tím (UV) ở mức ánh sáng kích hoạt bƣớc sóng khoảng 320 đến 400nm. Ngoài ra, có ít nhất hai nghiên cứu đã chỉ ra rằng tannin có thể ức chế virus nhờ cơ chế đảo ngƣợc quá trình phiên mã DNA của virus. 1.3.3.2. Nhóm alkaloid a. Solamargine Solamargine là một glycoalkaloid kháng khuẩn tốt nhất đối với 2 nhóm Giardia và Entamoeba, chúng liên quan trực tiếp đến việc kháng khuẩn đối với Hình 1.11. Cấu trúc hóa học của coumarine
  • 38. Đồ án tốt nghiệp 26 các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy. Thƣờng có trong các cây quả mọng họ cà (Solanum khasianum) và các alkaloid khác trong loài cây này có tác dụng chống lại sự lây nhiễm khi đã mắc phải HIV. b. Berberine Berberine là một đại diện quan trọng của alkaloid có trong các cây: hoàng đằng, hoàng bá, hoàng liên… có tác dụng kháng khuẩn rộng đối với Shigella spp., Staphylococcus spp. (tụ cầu khuẩn), Vibrio spp., Streptococcus spp. Những năm gần đây, một số nghiên cứu mới nhất cho thấy berberine có tính kháng khuẩn với nhiều vi khuẩn Gram dƣơng, Gram âm và các vi khuẩn acid. Ngoài ra có còn chống lại một số nấm men gây bệnh và một số động vật nguyên sinh. Berberine kháng khuẩn hiệu quả đối với các nhóm vi khuẩn gây bệnh sốt rét do berberine có khả năng gây đột biến RNA của vi khuẩn gây bệnh sốt rét, chính điều này mà tác dụng kháng khuẩn của Berberine khá mạnh đối với loại vi khuẩn gây bệnh này. Hình 1.12. Cấu trúc hóa học của phân tử Solamargine
  • 39. Đồ án tốt nghiệp 27 1.3.3.3. Nhóm terpenoid và tinh dầu Terpenene và terpenoid có hoạt tính kháng khuẩn đối với nấm, vi khuẩn, virus và động vật nguyên sinh. Năm 1977, có nghiên cứu cho rằng 60% các dẫn xuất của tinh dầu có khả năng ức chế nấm, trong khi khoảng 30% ức chế đƣợc vi khuẩn. Đồng thời, các acid betulinic triterpenoid là một trong nhiều terpenoid có khả năng ức chế đƣợc HIV. Cơ chế tác động của tecpen chƣa đƣợc khẳng định rõ ràng, nhƣng đƣợc suy đoán là liên quan đến sự phá vỡ màng tế bào bởi các hợp chất lipophilic. Các nhà khoa học cũng đã tìm thấy các terpenoid hiện diện trong các loại tinh dầu thực vật có ích trong việc kiểm soát Listeria monocytogene. Theo Mendoza, việc tăng nhóm ƣa nƣớc (hydrophilicity) của kaurene diterpenoids thì làm giảm mạnh tính kháng khuẩn của chúng. Các nhà khoa học thực phẩm cũng đã tìm thấy các terpenoids hiện diện trong các loại tinh dầu thực vật có ích trong việc kiểm soát Listeria monocytogenes. Dầu hung quế, một thảo dƣợc đƣợc thƣơng mại hóa, đƣợc xác định là hiệu quả kháng khuẩn tƣơng đƣơng với 125 ppm clo khử trùng trong lá rau diếp (Tôn Nữ Minh Nguyệt và ctv, 2010). 1.3.3.4. Nhóm lectin và polypeptide Cơ chế kháng khuẩn của lectin và polypeptide là do có sự hình thành của các ion trên màng vi sinh vật, hoặc do sự cạnh tranh và ức chế sự bám dính protein trên cơ quan thụ cảm vật chủ ở vi sinh vật. Bên cạnh đó chúng còn phá vỡ màng tế bào, cản trở sự trao đổi chất và ảnh hƣởng tới các thành phần tế bào chất. Hình 1.13. Cấu trúc hóa học của berberine
  • 40. Đồ án tốt nghiệp 28 Thionin là peptide thƣờng đƣợc tìm thấy trong lúa mạch và lúa mì, bao gồm 47 amino acid. Chúng có khả năng ức chế nấm men, vi khuẩn Gram âm và Gram dƣơng. Fabatin là một loại peptide có trong đậu fava, có cấu trúc liên quan tới γ- thionins từ ngũ cốc và nó ức chế đƣợc E. coli, P. aeruginosa, và Enterococcus hirae nhƣng lại không ức chế Candida hoặc Saccharomyces. 1.3.4. Tình hình nghiên cứu kháng khuẩn của thực vật trên thế giới và tại Việt Nam. 1.3.4.1. Trên thế giới - Năm 1858, nhà bác học Pháp Louis Pasteur đã chứng minh đƣợc công dụng diệt khuẩn của tỏi. Năm 1944, nhà hóa học Chester J. Cavallito đã phân tích đƣợc hợp chất Alicin trong tỏi có công dụng nhƣ thuốc kháng sinh. Năm 1949, Dold và Knapp đã kiểm tra hoạt động kháng khuẩn của 27 chất chiết xuất từ thực vật chống lại 8 chủng sinh vật thử nghiệm nhƣ: E. coli, Bacillus subtilis, Salmonella typhosa, Shigella paradysenteria… và cho thấy tỏi có hoạt động chống lại tất cả các sinh vật đƣợc kiểm tra. Một nghiên cứu khác tại Brazil năm 1982 đã chứng minh, nƣớc tinh chất từ tỏi có thể chữa đƣợc nhiều bệnh nhiễm độc bao tử, do thức ăn có lẫn vi khuẩn, nhất là loại Salmonella spp. (Fulder, 2005). - Năm 1959, Horak đã nghiên cứu khả năng kháng khuẩn từ chiết xuất cây Cannabit sativa có nguồn gốc từ Ấn Độ, ông đã tìm thấy cannabiriolic là 1 chất có tác dụng ức chế với vi khuẩn lao ở ngƣời và 1 số vi khuẩn gram dƣơng nhƣ Staphylococcus pyogenes aureus, Streptococcus alpha haemolyticus, Streptococcus beta haemolyticus, Enterococcus, Diplococcus pneumoniae, B.subtilis, B.anthracis, Corynebacterium diphtheriae và Corynebacterium cutis, đặc biệt có thể ức chế vi khuẩn kháng lại penicilin (Kabelik và ctv, 1960). - Năm 1982, Ueda cũng đã thử nghiệm chất chiết xuất từ cây thuốc và gia vị bằng dung môi ethanol để ức chế vi khuẩn và nấm trong môi trƣờng nuôi cấy tại pH khác nhau. Đinh hƣơng đƣợc nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn có thể chống lại tất cả các sinh vật thử nghiệm bao gồm cả vi khuẩn B. subtilis PCI, S.aureus 209P, E.
  • 41. Đồ án tốt nghiệp 29 coli, S. typhimurium, Serratia marcescens, Pseudomonas aeruginosa, Proteus vulgaris, Proteus morganii. - Năm 1997 tại Thái Lan, Satapon Direkbusarakom và ctv đã thử nghiệm thành công khả năng kháng khuẩn của các loài cây thảo dƣợc nhƣ: O.sanctum, C.alata, Tinospora cordifolia, Eclipa alba, Tinospora cripspa, Psidium guajava, Clinacanhusnutans, Andrographic panniculata, Momordica charatina, Phyllanthus reticulates, P.pulcher, P.acidus, P.debelis, P.amarus, và P.urinaria đối với Vibrio spp. Tuy nhiên, chỉ có hai cây Momordica charatina và Psidium guajava có hiệu quả ức chế đối với Vibrio spp. - Năm 2000 nghiên cứu của Avancini CAM, Wiest JM, Mundstock EA. cho kết quả hoạt tính kháng khuẩn của “carqueja” (Baccharis trimera Less.) ức chế đƣợc nhóm vi khuẩn gram dƣơng (S.aureus, Streptococcu uberis) và gram âm (Salmonella gallinarumand, Escherichia coli) . - Vào năm 2003 nhóm Candan và ctv đã nghiên cứu tinh dầu trong lá cỏ thi (Achillea millefolium) có hoạt tính kháng khuẩn cao hơn mẫu cao đƣợc chiết từ methanol. Tinh dầu có thể ngăn chặn sự phát triển của các nhóm vi khuẩn Streptococcus pneumoniae, Clostridium perfringes, nấm Candida albicans và ức chế yếu hơn đối với Mycobacterium smegmatis, Acinetobacter lwoffiiand, Candida krussei. - Vào năm 2006, nghiên cứu của nhóm Asolini và ctv cho kết quả nhóm hợp chất phenolic tồn tại trong mẫu cao chiết ethanol có khả năng kháng khuẩn rất tốt. Mẫu dịch chiết từ a-ti-sô (Cynara scolymus) và mẫu cao ethanol (80%) của cả a-ti- sô và “macela” (Achyrocline satureioides) ức chế sự phát triển của Bacillus cereus, B. subtilis, Pseudomonas aeruginosa và S. aureus. - Năm 2011, Naveed Ahmad và ctv đã nghiên cứu về sự chống oxi hóa và kháng khuẩn của chiết xuất từ lá và hoa của cây Calotropis procera bằng nhiều loại dung môi khác nhau. Firdaus Jahan và cộng sự đã nghiên cứu về hoạt động kháng khuẩn của chiết xuất từ lá của cây Syzygium cumini (Jamun), Lawsonia inermis
  • 42. Đồ án tốt nghiệp 30 (Mehndi), Zizyphus mauritiana (Ber), Ocimum sanctum (Tulsi) and Ficus religiosa (Peepal) chống lại Staphylococcus aureus. - Chaghaby và ctv (2014) đã chứng minh các dịch chiết khác nhau từ lá cây Annona Squamosa L. đều có hoạt tính kháng khuẩn chống lại vi khuẩn gram dƣơng mạnh hơn gram âm. Kết quả của ông đƣợc nghiên cứu dựa trên cơ sở khoa học của Chopra và Greenwood, cho rằng vi khuẩn gram âm ít bị ảnh hƣởng nhiều bởi những chất có chiết xuất từ thực vật hơn so với vi khuẩn gram dƣơng là do chúng có một lớp màng ngoài bao gồm các lipoprotein và lipopolysaccharide. Đó là lớp màng chọn lọc cho phép chúng có khả năng điều hòa lƣu thông các chất ra vào bên trong cơ cấu nội bào. Mỗi một dịch chiết đều thể hiện khả năng kháng ít nhất 6/27 chủng vi khuẩn chỉ thị, tuy nhiên hoạt tính kháng khuẩn ở những dịch chiết lên các chủng vi sinh vật là khác nhau. Sự khác nhau đó là do sự khác biệt giữa các hợp chất hóa học có trong mỗi loại dịch chiết. 1.3.4.2. Tại Việt Nam - Năm 1956, Phạm Văn Ngữ đã tiến hành nghiên cứu trên 500 cây thuốc và khẳng định nhiều cây có tác dụng kháng khuẩn mạnh. Năm 1959, Nguyễn Văn Hƣởng và ctv đã nghiên cứu trên 1000 cây thuốc và chỉ ra việc sử dụng những cây thuốc rất an toàn và có hoạt tính kháng khuẩn cao, từ đó nhóm đã đƣa ra chế phẩm cây Tô Mộc trị tiêu chảy (Trần Nam Hà, 2008). - Năm 2007, Nguyễn Ngọc Phƣớc và ctv đã tiến hành nghiên cứu sử dụng lá trầu không để trị bệnh do nấm, vi khuẩn gây ra trên đối tƣợng nuôi động vật thuỷ sản, bƣớc đầu đã có kết quả tốt ở quy mô phòng thí nghiệm. - Tác giả Đặng Xuân Cƣờng (Đại học Nha Trang, 2009) đã nghiên cứu các phƣơng pháp thu nhận dịch chiết có hoạt tính kháng khuẩn từ loài rong nâu Dictyota dichotoma Việt Nam. Tác giả cũng cho thấy dịch chiết thu nhận từ loài rong nâu này có hoạt tính kháng khuẩn khá tốt và đã phân tích đƣợc các thành phần có trong dịch chiết từ rong nâu. Cùng năm 2009, Võ Thị Mai Hƣơng đã nghiên cứu về khả năng kháng khuẩn của dịch chiết lá Muồng trâu trên 5 nhóm vi khuẩn Vibrio spp., Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Bacillus subtilis, Bacillus pumilus và
  • 43. Đồ án tốt nghiệp 31 cho kết quả kháng khuẩn cao hơn so với nghiên cứu tƣơng tự vào năm 2002 của Elysha và ctv. - Năm 2010, Phạm Văn Ngọt và ctv đã thông báo kết quả nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của loài Mộc kí ngũ hùng (Dendrophthoepentadra (L.) Miq.) thuộc họ Tầm gửi. - Năm 2011, Nguyễn Thị Thu Hƣơng nghiên cứu về hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ tỏi (Allium Sativum) đối với một số vi khuẩn gây bệnh ở ngƣời. - Năm 2012, tại Nha Trang, Lê Thị Hƣơng Hà nghiên cứu tách chiết và khảo sát hoạt tính kháng khuẩn – chống oxi hóa của cao dịch chiết từ củ hành tăm (Allium schoenoprasum) trên các chủng vi khuẩn gây bệnh: Salmonella, E. coli, S. aureus, Pseudomonas, B. subtilis, B. cereus, Aspergillus, Penicillium. - Võ Thị Mai Hƣơng và Trần Thanh Phong (2013) đã nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn từ các loại dịch chiết ethanol, methanol và các phân đoạn n-Hexan, EtOAC, n-Butanol của methanol từ quả Nhàu và kết quả cho thấy các loại dung môi trên đều cho hoạt tính kháng khuẩn cao với các vi khuẩn khảo sát Staphylococcus aureus, Salmonella typhi, Escherichia coli, Bacillus pumilus. - Năm 2014, Huỳnh Kim Diệu và Võ Thị Tuyết đã đánh giá sự thuần chủng và hoạt tính kháng khuẩn của cây hẹ (Allium tuberosum Roxb. et Spreng) trên 8 chủng vi khuẩn: Staphylococus aureus, Streptococcus faecalis, Escherichia coli, Aeromonas hydrophila, Edwardsiella ictaluri, Edwardsiella tarda, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella spp. Kết quả nghiên cứu cao hẹ có khả năng ức chế trên tất cả các chủng vi khuẩn thí nghiệm (512 µg/ml ≤ MIC ≤ 4096 µg/ml). 1.3.5. Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) 1.3.5.1. Khái niệm - Nồng độ ức chế tối thiểu (Minimum inhibitory concentration (MIC)) là nồng độ thấp nhất của chất kháng khuẩn (hoặc kháng sinh) có khả năng ức chế sự tăng trƣởng của vi sinh vật sau khoảng 24 giờ nuôi cấy. - Khi cho vi khuẩn tiếp xúc với chất kháng khuẩn (hoặc kháng sinh) ở các liều lƣợng nồng độ khác nhau, vi khuẩn bị ức chế hoặc bị tiêu diệt. Một số vi khuẩn có
  • 44. Đồ án tốt nghiệp 32 thể nhạy cảm với một ít hoặc với rất nhiều chất kháng khuẩn (hoặc kháng sinh). Chỉ số MIC có tác dụng là tiêu chuẩn so sánh để lựa chọn chất kháng khuẩn (hoặc kháng sinh) phù hợp với từng loại vi khuẩn gây bệnh. Việc loại trừ sạch vi khuẩn có thể dự đoán dựa vào dữ liệu MIC, đồng thời xác định đƣợc nồng độ tối ƣu để làm chậm sự chọn lọc vi khuẩn kháng thuốc. 1.3.5.2. Phương pháp xác định Tùy theo phƣơng pháp áp dụng mà có nhiều cách xác định chỉ số MIC khác nhau. Các phƣơng pháp phổ biến nhƣ: phƣơng pháp khuếch tán trên đĩa thạch, phƣơng pháp pha loãng, phƣơng pháp đặt khoanh giấy…. Sau đó ta có thể xác định nồng độ kháng sinh thấp nhất ức chế hoàn toàn sự tăng trƣởng của vi khuẩn bằng cách quan sát với mắt thƣờng. 1.4. Ảnh hƣởng của dung môi đến khả năng tách chiết cao từ thực vật Tách chiết bằng dung môi là quá trình di chuyển vật chất trong hệ hai pha rắn - lỏng. Quá trình này sẽ sử dụng một số dung môi thích hợp để hoà tan các hợp chất tan có trong thực vật, sau đó tách chúng ra khỏi phần không tan. Phần dung môi hoà tan các chất tan đƣợc gọi là dịch chiết, phần không tan đƣợc gọi là bã thực vật. Dung môi sẽ đƣợc loại khỏi dịch chiết bằng nhiều phƣơng pháp và sau đó tiến hành thu hồi lƣợng cao có chứa nhiều hợp chất khác nhau của mẫu thực vật. Dựa vào tính phân cực của dung môi và của các nhóm hợp chất ta có thể dự đoán sự có mặt của các chất trong mỗi phân đoạn ly trích, từ đó lựa chọn dung môi tách chiết thích hợp: - Trong dịch chiết ete và ete dầu hỏa sẽ có các thành phần của tinh dầu nhƣ monoterpen, các chất không phân cực nhƣ chất béo, carotene, các sterol, các chất màu thực vật, chlorophyl… - Trong dịch chiết nƣớc sẽ có các glycoside, tannin… - Trong dịch chiết chloroform sẽ có mặt quinone, các aglycol do glycoside thủy phân, sesquiterpen, diterpen… - Methanol và ethanol là những dung môi phân cực hơn các hydrocacbon thế clo. Ngƣời ta cho rằng dung môi thuộc nhóm rƣợu sẽ thấm tốt hơn lên màng tế bào,
  • 45. Đồ án tốt nghiệp 33 hòa tan đƣợc các chất không phân cực đồng thời cũng có khả năng tạo dây nối hydro với các nhóm phân cực khác, nên quá trình chiết với các dung môi này sẽ thu đƣợc lƣợng lớn thành phần các hợp chất tự nhiên.  Yêu cầu đối với dung môi: - Dễ thấm vào dƣợc liệu: dung môi có độ nhớt thấp, sức căng bề mặt nhỏ. - Hoà tan nhiều hoạt chất, ít tạp chất. - Có tính trơ về mặt hoá học: không làm biến đổi hoạt chất, không gây khó khăn trong quá trình bảo quản, không bị phân huỷ bởi nhiệt độ cao. - Dễ dàng đƣợc loại bỏ, phải bay hơi đƣợc khi cần cô đặc dịch chiết. - Không làm cao có mùi đặc biệt, khó chịu. - Cần có độ tinh khiết nhất định để không làm ảnh hƣởng đến hiệu quả và chất lƣợng của quá trình chiết cao. - Rẻ tiền, dễ kiếm. 1.5. Tổng quan về một số nhóm vi khuẩn gây bệnh 1.5.1. Nhóm vi khuẩn Escherichia coli 1.5.1.1. Đặc điểm hình thái E.coli là trực khuẩn Gram âm, hình que thẳng. Kích thƣớc dài, ngắn khác nhau trung bình từ 2 – 3 µm, rộng 0,5 µm; trong những điều kiện nuôi cấy không thích hợp (ví dụ trong môi trƣờng có kháng sinh) trực khuẩn có thể rất dài (6 – 8 µm). Rất ít chủng E.coli có vỏ, không sinh bào tử, hầu hết có lông và có khả năng di động (Bùi Thị Hải Hòa, 2012). Trực khuẩn E. coli hiếu khí và kỵ khí tùy nghi, có thể phát triển ở nhiệt độ từ 150 C – 400 C, phát triển thích hợp ở nhiệt độ 370 C với pH = 7,2 –7,4 ; phát triển đƣợc ở pH = 5,5 – 8,0 (Nguyễn Nhƣ Thanh và ctv, 1997). Trong môi trƣờng lỏng, sau 4 – 5 giờ, E. coli đã làm đục nhẹ môi trƣờng, càng để lâu càng đục nhiều và sau vài ngày có thể có váng mỏng trên mặt môi trƣờng, để lâu vi khuẩn lắng xuống đáy ống. Trên môi trƣờng thạch thƣờng, sau 18 – 24 giờ, khuẩn lạc tròn, bờ đều, bóng, không màu hay màu xám nhẹ, đƣờng kính 2 – 3 mm.
  • 46. Đồ án tốt nghiệp 34 Hình 1.14. E.coli quan sát dƣới kính hiển vi với kích thƣớc 2 µm (Bact, 2005) 1.5.1.2. Khả năng gây bệnh E.coli là nguyên nhân gây ra các bệnh ở ngƣời nhƣ tiêu chảy, gây viêm đƣờng tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục, đƣờng mật, đƣờng hô hấp. Là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh nhiễm khuẩn huyết, là căn nguyên thƣờng gặp trong bệnh viêm màng não, viêm phổi ở trẻ mới sinh. Nhƣng nhiễm khuẩn quan trọng nhất là viêm dạ dày ruột ở trẻ em. E.coli còn gặp trong nhiễm trùng ngoại khoa, nhiễm trùng trong bỏng. Trong các loại độc tố của E.coli, độc tố shiga là nguy hiểm nhất đƣợc biết đến trên ngƣời, làm hủy hoại các vi nhung mao hấp thu của tế bào biểu mô ruột. Nó xâm nhập vào tế bào biểu mô đại tràng, ức chế quá trình tổng hợp protein làm chết tế bào. Hậu quả là gây viêm đại tràng xuất huyết, gây tiêu chảy phân nhƣ máu. Những trƣờng hợp hoại tử nặng có thể gây thủng ruột (Bùi Thị Hải Hòa, 2012). E.coli gây bệnh thực nghiệm: khả năng gây bệnh cho súc vật tƣơng đối thấp, phải cần một số lƣợng lớn vi khuẩn vào phúc mạc chuột nhắt hoặc đƣờng tĩnh mạch cho thỏ mới gây chết đƣợc súc vật.
  • 47. Đồ án tốt nghiệp 35 Hình 1.15. Hình thái vi khuẩn Salmonella spp. (Taragui, 2005) 1.5.2. Nhóm vi khuẩn Salmonella spp. 1.5.2.1. Đặc điểm hình thái Salmonella spp. là trực khuẩn Gram âm, hình que, kích thƣớc trung bình 3,0 x 0,5 µm. Có nhiều lông xung quanh thân (trừ S.gallinarum và S.pullorum), có khả năng di động, không có vỏ, không sinh bào tử (Trần Kim Hùng Nguyên, 2005). Là vi khuẩn kị khí tùy nghi, phát triển đƣợc trên các môi trƣờng nuôi cấy thông thƣờng. Vi khuẩn có thể phát triển ở nhiệt độ 6 - 42o C và pH từ 6 - 9, nhƣng điều kiện thích hợp nhất cho sự phát triển của vi khuẩn là 37o C ở pH 7,2. Nuôi cấy trên môi trƣờng lỏng: sau khi cấy vài giờ Salmonella spp. làm môi trƣờng đục nhẹ, sau 18 giờ làm đục nhiều, nuôi cấy lâu sẽ có cặn ở đáy ống nghiệm và có màng mỏng trên bề mặt môi trƣờng (Nguyễn Nhƣ Thanh, 1997). Nuôi cấy trên môi trƣờng thạch: vi khuẩn mọc thành các khuẩn lạc tròn, nhỏ, trong hoặc xám, nhẵn, bóng hay lồi lên ở giữa. 1.5.2.2. Khả năng gây bệnh Salmonella spp. là căn nguyên gây ra nhiều loại bệnh do thực phẩm nhiễm độc hay còn gọi là ngộ độc thực phẩm. Các triệu chứng thƣờng gặp nhƣ tiêu chảy , co thắt da ̣dày , đau đầu, sốt, nôn mƣ̉ a và mất nƣớc (mất di ̣ ch cơ thể ). Triê ̣u chƣ́ ng có thể tiến triển tƣ̀ 12 – 72 giờ sau khi nhiễm khuẩn . Các triệu chứng thƣờng kéo dài
  • 48. Đồ án tốt nghiệp 36 trong vòng tƣ̀ 4 – 7 ngày và sau đó tự hồi phục . Tuy nhiên 1 số ít trƣờng hợp có thể diễn biến nặng và gây tử vong (Phạm Thị Cẩm Hà, 2013). Salmonella spp. còn gây bệnh thƣơng hàn chủ yếu do S. typhii gây thƣơng tổn mảng Peyer, xuất huyết tiêu hóa, có thể gây thủng ruột; ngoài ra, còn gây trạng thái sốt kéo dài, li bì, biến chứng trụy tim mạch…Các bệnh khác (không phải thƣơng hàn) thƣờng là nhiễm trùng giới hạn ở ống tiêu hóa chủ yếu là do 2 tác nhân S. typhimurium, S. enteritidis gây ra, bệnh có biểu hiện gây sốt, nôn, tiêu chảy. Ngoài ra, Salmonella có thể gây nên các tổn thƣơng ở ngoài đƣờng tiêu hóa nhƣ viêm màng não, thể nhiễm trùng huyết đơn thuần, nhiễm trùng phổi... Salmonella spp. gây bệnh thực nghiệm trên gia cầm: vi khuẩn Salmonella gây 3 thể bệnh: bệnh thƣơng hàn, phó thƣơng hàn và bệnh bạch lỵ. Đối với gia súc, S. choleraesuis chủng Kunzendorf và S. typhisuis chủng Voldagsen gây bệnh phó thƣơng hàn cho heo, S. enteritidis chủng Dublin và Rostok gây bệnh phó thƣơng hàn cho bò, bê, S. abortusovis gây bệnh sẩy thai ở cừu, S. gallinarum – pullorum gây bệnh thƣơng hàn cho gà (Nguyễn Nhƣ Thanh, 1997). 1.5.3. Nhóm vi khuẩn Shigella spp. 1.5.3.1. Đặc điểm hình thái Shigella spp. thuộc họ Enterobacteriae (vi khuẩn đƣờng ruột) là trực khuẩn gram âm, nhỏ, dài với kích thƣớc 0.5-0.6 x 1-3 µm, không sinh bào tử, không di động, thuộc nhóm vi khuẩn hiếu hoặc kỵ khí tùy nghi nhƣng phát triển tốt trong điều kiện hiếu khí, nhiệt độ nuôi cấy thích hợp là 370 C. Chúng có thể sống nhiều ngày với điều kiện lý hóa khắc nghiệt nhƣ trong tủ lạnh, đông đá, trong môi trƣờng chứa 5% NaCl hay trong môi trƣờng có pH 4,5. Shigella spp. nhạy với nhiệt và bị tiêu diệt khi khử trùng bằng phƣơng pháp khử trùng Pasteur. - Trong môi trƣờng lỏng, sau 18-24 giờ nuôi cấy vi khuẩn Shigella spp. làm đục đều môi trƣờng. - Trên môi trƣờng đặc, sau 24 giờ nuôi cấy khuẩn lạc có đƣờng kính khoảng 1mm, tròn, lồi, mặt nhẵn, bờ đều.
  • 49. Đồ án tốt nghiệp 37 Hình 1.16. Hình thái của vi khuẩn Shigella spp. (Reynolds, 2011) 1.5.3.2. Khả năng gây bệnh Nhiễm khuẩn Shigella spp. thƣờng chỉ giới hạn ở đƣờng tiêu hóa. Chỉ cần số lƣợng nhỏ 10 – 100 vi khuẩn đủ gây bệnh. Sau khi xâm nhập, vi khuẩn tấn công lớp biểu mô niêm mạc ruột già, tạo những áp xe nhỏ li ti rồi hoại tử, làm ung loét và xuất huyết. Triệu chứng chủ yếu là tiêu chảy phân nhầy máu, số lần đi tiêu 10 – 20 lần/ngày và kèm theo đau bụng và sốt cao. Đa số sự hiện diện bạch cầu trong phân. Bệnh thƣờng kéo dài dƣới 7 ngày (Nguyễn Văn Minh Hoàng, 2013). Ngoài ra, Shigella spp. còn gây các bệnh ở ngoài đƣờng tiêu hoá nhƣ viêm kết mạc, viêm âm đạo, viêm phổi, viêm khớp, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết,... theo Nguyễn Đức Hiền (2013). 1.5.4. Nhóm vi khuẩn Listeria spp 1.5.4.1. Đặc điểm hình thái Các loài Listeria spp. là trực khuẩn Gram dƣơng, có kích thƣớc ngắn (0,4 – 0,5 x 0,5 – 2,0 µm), chúng mọc trên các môi trƣờng nuôi cấy không acid, không sinh nha bào. Ở 200 C chúng di chuyển bằng lông mọc xung quanh thân (peritrichous flagella), nhƣng sự di dộng không quan sát đƣợc ở 370 C. Chúng là vi khuẩn kị khí không bắt buộc và có thể sinh trƣởng trong một khoảng nhiệt độ dao động rộng từ 3 – 450 C (tối ƣu là 30 – 360 C), mặc dù tốc độ mọc ở nhiệt độ thấp là
  • 50. Đồ án tốt nghiệp 38 rất chậm. Chúng có thể mọc ở pH 9,6, nhƣng đạt điều kiện tối ƣu ở pH hơi kiềm hoặc môi trƣờng trung tính (Nguyễn Hữu Liêm, 2013). 1.5.4.2. Khả năng gây bệnh Bệnh do Listeria spp. gây ra là bệnh hiếm gặp ở ngƣời với các triệu chứng rất nguy hiểm và có tỷ lệ tử cong cao. Ngƣời nhiễm bệnh sẽ có các dấu hiệu cận lâm sàng nhẹ nhƣ sốt, viêm dạ dày-ruột. Đồng thời L. monocytogenes là tác nhân gây chết đặc biệt ở trẻ em dƣới 1 tháng tuổi, phụ nữ mang thai, những ngƣời nhận mô cấy ghép và có hệ miễn dịch kém. Ở phụ nữ mang thai khi ngƣời mẹ bị nhiễm Listeria spp. thì có triệu chứng rõ ràng hoặc có những triệu chứng giống nhƣ bị cảm cúm nhƣng bào thai và thai nhi sẽ bị ảnh hƣởng nghiêm trọng bao gồm sảy thai, chết non, viêm màng não ở trẻ sơ sinh hay nhiễm trùng. Listeria spp. gây bệnh cho động vật: bệnh do Listeria spp .tác động chuyên biệt trên gia súc, cừu và dê với các dấu hiệu lâm sàng nhƣ viêm não, viêm màng não, nhiễm trùng máu, sảy thai, đẻ non. 1.5.5. Nhóm vi khuẩn Vibrio spp. 1.5.5.1. Đặc điểm hình thái Vibrio spp. còn gọi là phẩy khuẩn, thuộc họ Vibrionaceae là nhóm vi khuẩn Gram âm, hình que hai đầu không đều nhau tạo thành hình dấu phẩy, kích thƣớc Hình 1.17. Vi khuẩn Listeria spp.
  • 51. Đồ án tốt nghiệp 39 Hình 1.18. Hình thái vi khuẩn Vibrio spp. (Microscopy, 2004) 0,3 – 0,5 x 1,4 – 2,6 µm. Chúng không sinh bào tử và chuyển động nhờ một hay nhiều tiên mao mảnh nằm ở một đầu. Tất cả những loài vi khuẩn thuộc nhóm Vibrio spp. đều là vi khuẩn kỵ khí tùy nghi, phát triển trong môi trƣờng bổ sung muối (NaCl) và không sinh H2S. 1.5.5.2. Khả năng gây bệnh Bệnh tả là 1 bệnh truyền nhiễm cấp tính do Vibrio cholerae gây ra. Biểu hiện lâm sàng của bệnh là nôn nhiều lần, dịch nôn lúc đầu là nƣớc và thức ăn, về sau giống nhƣ dịch phân. Cơ thể bị sốt, sôi bụng hoặc đau bụng nhẹ, chuột rút, đi ngoài phân lỏng có mùi tanh, dẫn đến cơ thể mất nƣớc, điện giải, suy tim, suy kiệt và dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời. Ngoài ra, khi ta ăn phải thức ăn có chứa độc tố của vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus sẽ gây ra các biểu hiện lâm sàng nhƣ tiêu chảy nhiều lần trong ngày, đau bụng, buồn nôn và nôn (Hoàng Ngân, 2013). Một số loài vi khuẩn thuộc nhóm Vibrio spp. đã đƣợc công bố là tác nhân gây bệnh nghiêm trọng ở một số đối tƣợng thủy sản (Austin & Austin 1993). Một số bệnh ở thủy sản do Vibrio spp. gây ra nhƣ sau: bệnh phát sáng ở ấu trùng tôm, bệnh xuất huyết lở loét ở một số cá biển, bệnh hoại tử cục bộ ở giáp xác và một số bệnh
  • 52. Đồ án tốt nghiệp 40 khác nhƣ: gây chết ở ấu trùng động vật thân mềm, gây bệnh đƣờng ruột, bệnh hoại tử gan ở giáp xác…(Đỗ Thị Hòa và ctv, 2004). 1.5.6. Nhóm vi khuẩn thuộc dòng Pseudomonas spp. 1.5.6.1. Đặc điểm Pseudomonas spp. là trực khuẩn Gram âm, hiếu khí bắt buộc; có hình thẳng, hai đầu tròn, dài 1–5 µm, rộng 0,5 – 1 µm. Trực khuẩn ít khi có vỏ, có một tiêm mao đơn cực, di động, không sinh bào tử, tồn tại ở dạng đơn, bắt cặp hoặc tạo thành chuỗi ngắn. Trực khuẩn mọc dễ dàng trên các môi trƣờng nuôi cấy thông thƣờng, nhiệt độ phát triển tối ƣu ở 370 C, phát triển đƣợc ở nhiệt độ 50 C – 420 C. Trên môi trƣờng đặc, thƣờng có hai loại khuẩn lạc, một loại to, nhẵn, dẹt, trung tâm hơi lồi; một loại nhỏ, xù xì, lồi. 1.5.6.2. Khả năng gây bệnh Pseudomonas spp. gây bệnh cho ngƣời: trực khuẩn Pseudomonas spp. gây bệnh có điều kiện nhƣ khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch, bị bệnh ác tính hoặc mãn tính, khi dùng corticoid lâu dài, sử dụng các dụng cụ thăm khám hoặc bị các vết bỏng, các vết thƣơng hở,… Hình 1.19. Vi khuẩn Pseudomonas
  • 53. Đồ án tốt nghiệp 41 Tại chỗ, trực khuẩn gây viêm mủ (mủ có màu xanh). Khi có điều kiện thuận lợi, chúng gây bệnh toàn thân nhƣ nhiễm trùng hệ thống hô hấp, nhiễm trùng máu hoặc nhiễm trùng đƣờng tiểu, viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, viêm tủy xƣơng… Pseudomonas spp. gây bệnh thực nghiệm: súc vật cảm nhiễm là chuột lang, tiêm vào màng bụng chuột 0,1 –0,5 ml canh khuẩn, khoảng 50% chuột chết sau vài giờ, những con chuột sống dần dần đƣợc hình thành những ổ mủ. 1.5.7. Nhóm vi khuẩn thuộc dòng Enterococcus spp. 1.5.7.1. Đặc điểm Enterococcus faecalis có đầy đủ đặc tính của streptococcus, là vi khuẩn gram dƣơng thuộc nhóm liên cầu khuẩn, có đƣờng kính < 2 µm. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trƣởng và phát triển là 30 – 350 C. Enterococcus faecalis có thể sống sót trên các bề mặt môi trƣờng, không chịu đƣợc sự thành trùng, pH < 6,3, chất kháng sinh, chất sát trùng. Không sinh độc tố (Dƣơng Văn Sĩ, 2010). Hình 1.20. Vi khuẩn Enterococcus faecalis.
  • 54. Đồ án tốt nghiệp 42 1.5.7.2. Khả năng gây bệnh Vi khuẩn Enterococcus faecalis là vi khuẩn sống trong vi hệ bình thƣờng của ngƣời, chúng là một trong những nguyên nhân gây ra các nhiễm trùng cơ hội trên cơ thể ngƣời khi cơ thể đang bị bệnh, hệ miễn dịch suy yếu hay do dùng kháng sinh lâu dài. Vi khuẩn Enterococcus faecalis thƣờng gây nhiễm khuẩn đƣờng tiết niệu, gây nhiễm trùng vết thƣơng (chủ yếu là phẫu thuật, vết loét và vết bỏng) và nhiễm khuẩn huyết. 1.5.8. Nhóm vi khuẩn Staphylococcus aureus 1.5.8.1. Đặc điểm Tụ cầu khuẩn (Staphylococcus spp.) có hình cầu, đƣờng kính 0,8 – 1µm, đứng tụ lại với nhau thành từng đám nhƣ chùm nho, có thể đứng lẻ tẻ hoặc thành từng đôi hay thành từng chuỗi ngắn. Staphylococcus spp. là nhóm vi khuẩn Gram dƣơng, hiếu khí hoặc kỵ khí tuỳ nghi, không có vỏ, không di động, không sinh bào tử và có khả năng sinh nội độc tố. Chúng phát triển đƣợc trong điều kiện nhiệt độ và pH chênh lệch nhiều (nhiệt độ từ 100 C – 450 C). Hình 1.21. Vi khuẩn Staphylococcus aureus
  • 55. Đồ án tốt nghiệp 43 1.5.8.2. Khả năng gây bệnh Tụ cầu khuẩn có nhiều loại: có loại gây bệnh, thƣờng gặp nhất là tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) và có loại bình thƣờng sống trên da và niêm mạc, không gây bệnh. Staphylococcus aureus cƣ trú trên ngƣời và động vật, có trong sữa bò bị bệnh, thịt heo tƣơi, trong đất là vi sinh vật gây bệnh cơ hội mạnh nhất. Vi khuẩn Staphylococcus aureus gây bệnh bằng cách bám dính vào da, niêm mạc (khoang miệng, mũi hầu, đƣờng tiết niệu) hay các tổ chức sâu hơn nhƣ tổ chức lympho, biểu mô dạ dày ruột, bề mặt phế nang, tổ chức nội mô. Ngoài ra Staphylococcus aureus còn là tác nhân gây nhiều bệnh nhiễm trùng nhƣ: Nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng vết thƣơng hậu phẩu, tác động lên hệ thần kinh trung ƣơng. Tụ cầu khuẩn (Staphylococcus spp.) gây bệnh thực nghiệm: thỏ là động vật dễ cảm nhiễm nhất. Ngoài ra, có thể dùng mèo non, chuột non để tìm độc tố ruột.
  • 56. Đồ án tốt nghiệp 44 CHƢƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm và thời gian 2.1.1. Địa điểm nghiên cứu Đề tài đƣợc thực hiện tại Phòng Thí Nghiệm Khoa Công nghệ Sinh học – Thực phẩm – Môi trƣờng, Trƣờng Đại học Công Nghệ Tp. HCM. 2.1.2. Thời gian nghiên cứu Đề tài đƣợc thực hiện từ 01/2015 đến 08/2015. 2.2. Vật liệu nghiên cứu 2.2.1. Nguồn mẫu Mẫu cây Xidi Klung (cành, lá) đƣợc thu tại Vƣờn quốc gia Bidoup Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng. 2.2.2. Vi khuẩn chỉ thị Vi khuẩn chỉ thị đƣợc sử dụng trong nghiên cứu là 20 chủng vi khuẩn đƣợc cung cấp bởi Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên Tp. Hồ Chí Minh và Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản II, bao gồm: - Nhóm vi khuẩn Escherichia Coli: E. coli, ETEC, E. coli 0208, E. coli O157:H7. - Nhóm vi khuẩn Salmonella: S. enteritidis, S. typhii, S. typhimurium, S. dublin. - Nhóm vi khuẩn Shigella: S. sonnei, S. boydii, S. flexneri. - Nhóm vi khuẩn Vibrio: V. parahaemolyticus, V. alginolyticus, V. harveyi, V.cholerae. - Nhóm vi khuẩn Listeria: L. monocytogenes, L. innocua. - Các vi khuẩn gây bệnh cơ hội trên da: E. feacalis, S. aureus, P. aeruginosa. 2.2.3. Hóa chất, dung môi a. Môi trường nuôi cấy và tăng sinh - Môi trƣờng TSB (Trypton Soya Broth) (HiMedia - Ấn Độ). - Môi trƣờng TSA (Trypton Soya Agar) (HiMedia - Ấn Độ).