SlideShare a Scribd company logo
1 of 195
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY
hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng
n«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n
tØnh qu¶ng nam
Chuyên ngành : Quản lý kinh tế
Mã số : 62 34 01 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGÔ QUANG MINH
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu và kết luận khoa học nêu trong luận án là trung
thực và chưa từng được công bố công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Như Thủy
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI VÀ MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG SỬ DỤNG
TRONG LUẬN ÁN 7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 7
1.2. Những điểm đã thống nhất và những điểm cần nghiên cứu trong
luận án về hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Thương mại 24
1.3. Ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả tín dụng
của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh
Quảng Nam 25
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ TÍN
DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 32
2.1. Tổng quan về tín dụng của Ngân hàng Thương mại 32
2.2. Hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Thương mại 46
2.3. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả tín dụng của các Ngân hàng
Thương mại trong và ngoài nước 66
Chương 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH
QUẢNG NAM 77
3.1. Tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam 77
3.2. Thực trạng hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam 85
Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN
DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NAM 123
4.1. Định hướng và mục tiêu phát triển tín dụng của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam 123
4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam 126
4.3. Một số kiến nghị 148
KẾT LUẬN 155
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 157
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 158
PHỤ LỤC 168
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
CCBs Các tổ chức tín dụng hợp tác
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CP Chi phí
CRF Hệ số rủi ro tín dụng
CSTT Chính sách tiền tệ
DN Doanh nghiệp
DNN&V Doanh nghiệp nhỏ và vừa
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
DPRR Dự phòng rủi ro
EUC Hiệu quả sử dụng vốn
FEM Mô hình ảnh hưởng nhân tố cố định
FGLS Feasible Generalized Least Squares
FSC Ủy ban giám sát tài chính
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
HBRA Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng NHNo&PTNT Việt Namtại Hội An
HĐQT Hội đồng quản trị
HQTD Hiệu quả tín dụng
IRB Phương pháp dựa vào hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
KTTT Kinh tế thị trường
KTXH Kinh tế xã hội
LNTD Lợi nhuận tín dụng
LS Lãi suất
LSCV Lãi suất cho vay
NH Ngân hàng
NHCS Ngân hàng chính sách
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NHTM Ngân hàng Thương mại
NHTMQD Ngân hàng Thương mại quốc doanh
NHTW Ngân hàng Trung ương
NPL Tỷ lệ nợ xấu
NQH Nợ quá hạn
OLS Phương pháp bình phương tối thiểu
OPEV Vụ đánh giá hoạt động
PG Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận
PSSTĐ Phương sai số thay đổi
REM Mô hình ảnh hưởng nhân tố ngẫu nhiên
SA Phương pháp chuẩn hóa
SSA Phương pháp chuẩn hóa đơn giản
SXKD Sản xuất kinh doanh
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN
Trang
Bảng 1.1: Mô tả các biến liên quan 27
Bảng 1.2: Các giả thuyết đánh giá hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT
tỉnh Quảng Nam 27
Bảng 3.1: Cơ cấu huy động vốn tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam 81
Bảng 3.2: Thị phần nguồn vốn của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam 83
Bảng 3.3: Tình hình tài sản có giai đoạn 2009-2013 84
Bảng 3.4: Số khách hàng vay vốn tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam 84
Bảng 3.5: Quy mô, cơ cấu dư nợ tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam 85
Bảng 3.6: Dư nợ phân theo nhóm nợ 87
Bảng 3.7: Dư nợ phân theo thành phần kinh tế 87
Bảng 3.8: Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ qua các năm 88
Bảng 3.9: Thị phần cho vay của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam
trên địa bàn 90
Bảng 3.10: Doanh số cho vay NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam
2009-2013 91
Bảng 3.11: Vòng quay vốn tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam 95
Bảng 3.12: Thống kê các biến có ý nghĩa trong mô hình với biến
phụ thuộc là hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh
Quảng Nam 98
Bảng 3.13: Kết quả hoạt động tín dụng qua các năm 100
Bảng 3.14: Thu nhập từ hoạt động tín dụng của các ngân hàng trên
địa bàn tỉnh Quảng Nam 101
Bảng 3.15: Thực trạng khách hàng tổ chức theo hệ thống xếp hạng
tín dụng nội bộ tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam 105
Bảng 3.16: Lãi suất huy động bình quân của NHNo&PTNT tỉnh
Quảng Nam 107
Bảng 3.17: Chi phí hoạt động tín dụng giai đoạn 2009 - 2013 108
Bảng 3.18: Tỷ lệ thu lãi tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam 118
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ TRONG LUẬN ÁN
Trang
Biểu đồ 3.1: Dư nợ qua 5 năm 2009 - 2013 86
Biểu đồ 3.2: Doanh số cho vay giai đoạn 2009 - 2013 91
Biểu đồ 3.3: Hệ số rủi ro tín dụng năm 2009 - 2013 92
Biểu đồ 3.4: Hiệu quả sử dụng vốn qua 5 năm 2009 - 2013 94
Biểu đồ 3.5: Hệ số thu hồi nợ qua 5 năm 2009 - 2013 96
Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2009-2013 97
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức quản lý của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam 79
Sơ đồ 3.2: Tác động của các biến độc lập tới biến phụ thuộc 99
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xu hướng toàn cầu hoá trên thế giới cùng với việc Việt Nam trở thành
thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã mở ra nhiều
cơ hội mới cho các doanh nghiệp (DN), các lĩnh vực kinh tế, trong đó không
thể không nói đến ngân hàng - một lĩnh vực hết sức nhạy cảm ở Việt Nam.
Việc thực hiện các cam kết mở cửa vừa tạo điều kiện cho các ngân hàng
thương mại (NHTM) mở rộng thị trường ra nước ngoài, vừa buộc các NHTM
phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt ở thị trường trong nước.
Hơn nữa, bối cảnh này còn tác động đáng kể tới hoạt động sản xuất kinh
doanh của các DN, qua đó ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của các NHTM
nói chung, hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn (NHNo&PTNT) nói riêng.
Trong môi trường cạnh tranh gay gắt của các NHTM trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam, hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam cũng
gặp không ít khó khăn. Sự bùng nổ về số lượng các ngân hàng và dịch vụ
ngân hàng, đặc biệt là sự tăng lên nhanh chóng của các NHTM nước ngoài
với lợi thế về đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, tiềm lực về tài chính mạnh và
công nghệ hiện đại, sản phẩm và dịch vụ đa dạng, không những đã làm thu
hẹp thị phần của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam, mà còn đặt NHNo&PTNT
tỉnh Quảng Nam trước yêu cầu phải cải cách thích ứng, đổi mới hoạt động
hiện đại hóa trong quá trình tồn tại và phát triển.
Trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng và phát triển không
ngừng về lượng, NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đã chú trọng nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên, mở rộng mạng lưới hoạt động, năng
động huy động vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay tín dụng của khách hàng.
Trong hoạt động tín dụng, ngân hàng mạnh dạn cho vay mọi thành phần kinh
tế, đặc biệt là cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V), đồng thời mở
rộng nhiều hình thức cho vay mới như: cho vay tiêu dùng, trả góp, thực hiện
chiết khấu, cho vay đồng tài trợ.
2
Với việc đa dạng hoá hoạt động tín dụng, NHNo&PTNT tỉnh Quảng
Nam đã thu được những kết quả đáng kể, chất lượng tín dụng ngày càng mở
rộng và cải thiện. Là một trong những NHTM đầu tiên được thành lập trên địa
bàn Quảng Nam, NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam có nhiều thế mạnh trong
các hoạt động tín dụng, thanh toán quốc tế. Hiện nay NHNo&PTNT tỉnh Quảng
Nam đang nỗ lực triển khai đồng bộ các nghiệp vụ tín dụng, gia tăng các sản
phẩm dịch vụ để hoàn thiện, vươn lên và phát triển trong thời đầu hội nhập.
Là một ngân hàng thương mại quốc doanh (NHTMQD), NHNo&PTNT
tỉnh Quảng Nam đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế
nói chung và phát triển nông nghiệp nông thôn ở nước ta nói riêng, mở ra
quan hệ tín dụng trực tiếp và đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của các thành
phần kinh tế để không ngừng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân
trên địa bàn. Song cũng như mọi hoạt động kinh doanh khác, hoạt động tín
dụng luôn phải thay đổi theo môi trường hoạt động để thích nghi với môi
trường, nên các cơ chế chính sách phải luôn được đổi mới. Trên giác độ này,
hiện nay hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam nói chung
vẫn còn khá nhiều bất cập, như: chất lượng tín dụng còn tiềm ẩn những yếu tố
không vững chắc trong chiếm lĩnh thị trường về khách hàng, cơ cấu nguồn
vốn, dư nợ tín dụng đối với các thành phần kinh tế, hiệu quả đầu tư tín dụng
chưa được cao, chưa bền vững so với khả năng, chênh lệch so với lãi suất đầu
ra đầu vào còn thấp… nên chưa tạo được động lực mạnh mẽ để mở rộng hoạt
động và nâng cao khả năng cạnh tranh. Trước bối cảnh hoạt động của NHTM
nói chung, hiện nay vấn đề hiệu quả tín dụng đang đặt ra cấp thiết và cần nghiên
cứu có hệ thống nhằm làm rõ cơ sở lý luận, đề xuất được các tiêu chí để đánh giá
từ tổng thể đến cụ thể để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, nhất quán từ quan
niệm nhận thức đến đánh giá đối với hiệu quả tín dụng ngân hàng.
Hiện nay, hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đạt
hiệu quả chưa cao. Thực trạng này không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển bền
vững của Ngân hàng mà còn tác động tới sự phát triển của nền kinh tế, đặc
biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Từ thực tiễn nói trên, đòi hỏi
3
phải triển khai nghiên cứu để tìm ra những giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.
Xuất phát từ yêu cầu đó, đề tài nghiên cứu “Hiệu quả tín dụng của Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam” được chọn
làm đối tượng nghiên cứu trong luận án.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu đề tài luận án là làm rõ cơ sở lý thuyết và thực
trạng hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đồng thời đề xuất
giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam
trong những năm tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu trong luận án là:
- Làm rõ bản chất hoạt động tín dụng, các tiêu chí đo lường hiệu quả tín
dụng, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng của NHTM.
- Phân tích, đánh giá hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng
Nam trong giai đoạn 2009 - 2013. Thông qua mô hình kinh tế lượng lựa chọn
để phân tích chiều hướng tác động, mức độ ảnh hưởng của mỗi chỉ tiêu đo
lường hiệu quả tín dụng riêng biệt tới hiệu quả tín dụng tổng thể.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của
NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam trong những năm tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong luận án là hiệu quả tín dụng của
NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam. Hiệu quả thể hiện thông qua các tiêu chí đo
lường cụ thể và tổng thể.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Thời gian nghiên cứu:
- Thời gian khảo sát để đánh giá hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT
tỉnh Quảng Nam được xem xét trong giai đoạn 2009 - 2013. Các giải pháp
nâng cao hiệu quả tín dụng được đề xuất đến năm 2020.
4
* Không gian nghiên cứu:
Hoạt động tín dụng và hiệu quả hoạt động tín dụng được nghiên cứu tại
NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam.
* Nội dung nghiên cứu:
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các tổ
chức, cá nhân. Xét theo nghĩa rộng, tín dụng ngân hàng bao gồm cả việc
khách hàng cho ngân hàng vay và ngân hàng cho khách hàng vay. Xét theo
nghĩa hẹp theo nghiệp vụ chuyên môn của ngành ngân hàng, khâu khách hàng
cho ngân hàng cho vay gọi là huy động vốn, khâu ngân hàng cho khách hàng
vay gọi là tín dụng. Luận án tiếp cận tín dụng ngân hàng theo nghĩa hẹp,
nghĩa là chỉ bao gồm hoạt động cho vay của ngân hàng.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận
Ở nhiều quốc gia, các ngân hàng cung cấp tín dụng cho nông dân và
phát triển nông thôn đều được giao gánh vác thêm một phần chính sách xã
hội, do đó ở một mức độ nào đó, các ngân hàng này đều nhận được sự hỗ trợ
của Nhà nước. Theo đó, ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
được coi như một trong các công cụ được Nhà nước sử dụng để tác động vào
nền kinh tế. Vì thế hiệu quả tín dụng của các ngân hàng này có thể được tiếp
cận dưới góc độ hoạt động tín dụng của ngân hàng có ảnh hưởng thế nào, có
tác động ra sao đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn. Cách tiếp cận
này là tiếp cận vĩ mô, theo hướng đánh giá, phân tích tác động chính sách.
Mặt khác, hiệu quả tín dụng của ngân hàng cũng có thể tiếp cận ở góc độ
quản trị của doanh nghiệp. Tức là, những hỗ trợ của nhà nước cho ngân hàng
để thực thi một phần chính sách xã hội cho nhà nước được coi như đã thẩm
thấu vào nội bộ ngân hàng. Những hỗ trợ của Nhà nước đã được chuyển hoá
thành nguồn lực của doanh nghiệp. Để tồn tại được, ngân hàng phục vụ phát
triển nông nghiệp nông thôn cũng phải xem xét và đo lường hiệu quả hoạt
động tín dụng của mình. Đây là cách tiếp cận vi mô. Luận án này tiếp cận
phân tích hiệu quả tín dụng của ngân hàng theo cách này, tức là chỉ nghiên
5
cứu hiệu quả tín dụng của Ngân hàng, không nghiên cứu tác động, ảnh hưởng
của hiệu quả của tín dụng ngân hàng đối với khách hàng, người vay.
NHNo&PTNT là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, trực
tiếp phục vụ hoạt động của khu vực nông nghiệp, nông thôn. Chính vì thế,
hiệu quả hoạt động của ngân hàng nói chung, hiệu quả hoạt động tín dụng nói
riêng phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố bên ngoài như chính sách kinh tế,
chính sách tiền tệ của quốc gia, sự biến động của thị trường tiền tệ, sự biến
động của các hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, thậm chí cả
những rủi ro do điều kiện tự nhiên tác động. Do đó, việc đánh giá hiệu quả tín
dụng của ngân hàng phải tiếp cận theo hướng tiếp cận động, tức là phải căn
cứ vào các điều kiện trong từng giai đoạn cụ thể để đánh giá.
Hơn nữa, hiệu quả tín dụng của ngân hàng chịu sự ảnh hưởng, tác động
của rất nhiều yếu tố bên trong, bên ngoài doanh nghiệp, do đó để đo lường,
đánh giá chính xác hiệu quả tín dụng cần phải xem xét nó trong mối quan hệ
tổng thể với các yếu tố khác có liên quan.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài đã sử dụng các phương
pháp sau:
- Phương pháp tổng hợp được sử dụng để tổng thuật tình hình nghiên
cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài và những vấn đề lý luận ở
chương 2 và phần đánh giá khái quát ở chương 3.
- Phương pháp phân tích, kết hợp phân tích với tổng hợp dựa trên các
số liệu thống kê, báo cáo của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam, các tài liệu
tham khảo trong các ấn phẩm đã xuất bản và các công trình nghiên cứu đã
được nghiệm thu được sử dụng để đánh giá thực trạng hiệu quả tín dụng của
Ngân hàng ở chương 3.
- Phương pháp so sánh hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh
Quảng Nam với các NHTM khác trên cùng địa bàn được sử dụng ở chương 3.
- Phương pháp quy nạp và diễn dịch, ngoại suy để đề xuất những giải
pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam trong
chương 4.
6
- Sử dụng các chương trình Excel và EVIEW 6.0 để tiến hành phân tích
định lượng ảnh hưởng của các chỉ tiêu hiệu quả tín dụng riêng biệt tới hiệu
quả tín dụng tổng thể. Sử dụng mô hình hồi quy để phân tích và giải thích dựa
trên số liệu thống kê của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam. Phương pháp này
được sử dụng ở chương 3.
- Phương pháp điều tra xã hội học và khảo sát tại thực địa một số chi
nhánh ngân hàng được sử dụng để củng cố thêm các kết luận và đề xuất được
các giải pháp có tính thực tiễn, khả thi. Số lượng phiếu phỏng vấn khách hàng
600 phiếu. Số phiếu phỏng vấn cán bộ tín dụng là 260 phiếu. Địa điểm phỏng
vấn là tại các chi nhánh của ngân hàng. Phương pháp này được sử dụng
chương 3 và chương 4.
5. Những điểm mới của luận án
- Đưa ra hệ thống các tiêu chí đo lường hiệu quả tín dụng cho chi nhánh
cấp tỉnh trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.
- Hệ thống hóa có phân tích, đánh giá các nhân tố có ảnh hưởng đến
hiệu quả tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam.
- Áp dụng hệ thống tiêu chí đã tìm ra để đánh giá hiệu quả tín dụng của
NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2009-2013. Thông qua mô
hình kinh tế lượng để chỉ ra hướng tác động và mức độ ảnh hưởng của mỗi chỉ
tiêu phản ánh hiệu quả tín dụng đến hiệu quả tín dụng tổng thể của Ngân hàng.
- Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT
tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2009-2013, tìm ra được những thuận lợi và
khó khăn của ngân hàng, cũng như những tồn tại trong quản lý, điều hành
ngân hàng dẫn đến hiệu quả chưa cao.
- Đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của
NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới góp phần lựa chọn các
chính sách, đưa ra các quyết định phù hợp.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung chính của luận án gồm 4 chương, 11 tiết.
7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
VÀ MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước có liên quan đến đề tài
1.1.1.1. Những nghiên cứu về quản lý hoạt động tín dụng của ngân
hàng thương mại
Trong xã hội hiện đại, các NHTM là một bộ phận không thể thiếu được
đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia. Các hoạt động nghiệp
vụ chủ yếu của ngân hàng thương mại là huy động tiền gửi; huy động vốn
trên thị trường tài chính; cho vay, đầu tư, góp vốn vào doanh nghiệp, các
nghiệp vụ khác mà NHTM phải thực hiện để đảm bảo an toàn cho hoạt động
của ngân hàng và cho khách hàng. Muốn có lợi nhuận, NHTM phải cung cấp
dịch vụ ngân hàng với chất lượng cao, chi phí thấp và giữ được uy tín nhờ
đảm bảo an toàn trong hoạt động, giảm thiểu tác hại của rủi ro.
Sự sụp đổ của các ngân hàng trong lịch sử ngoài các dịch vụ và sản
phẩm đầu tư phức tạp, còn có nguyên nhân chủ yếu do chất lượng tín dụng
kém, do việc thẩm định dự án tài trợ thiếu chặt chẽ, công tác đánh giá tài sản
chưa đúng mực, dẫn đến nhiều ngân hàng đã không kiểm soát được nợ xấu
dẫn đến các hệ lụy dây chuyền, gây ảnh hưởng cho hiệu quả hoạt động của hệ
thống. Điều này đã gióng lên tiếng chuông báo động, đánh thức các nhà quản
lý, lãnh đạo, các nhà khoa học phải nghiên cứu đưa ra các công cụ và mô hình
quản lý tín dụng thực sự hiệu quả hơn. Sau đây là một số tài liệu có giá trị
tham khảo liên quan:
- Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đã tiến hành nhiều nghiên cứu
và đã đưa ra các khuyến nghị về đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn Basel I
(1988) nhằm giới thiệu hệ thống đo lường vốn và một phương pháp chung để
ngân hàng chủ động đối mặt với rủi ro chất lượng các tài sản có ngân hàng
đang nắm giữ. Hiệp ước vốn Basel II (2004) đưa ra nhiều phương pháp đo
8
lường rủi ro tín dụng như phương pháp chuẩn hóa đơn giản (SSA), phương
pháp chuẩn hóa (SA), phương pháp dựa vào hệ thống xếp hạng tín dụng nội
bộ (IRB) cơ bản và nâng cao… Basel II gợi ý quy trình và công cụ quản lý
rủi ro tín dụng như: nhận biết rủi ro thông qua hệ thống các dấu hiệu tài
chính, phi tài chính và hệ thống xếp hạng nội bộ; đo lường rủi ro thông qua
mô hình giá trị chịu rủi ro tín dụng (VAR); quản lý rủi ro thông qua chính
sách tín dụng; quản lý danh mục cho vay và phát sinh tín dụng.
- Glen Bullivant trong "Credit Management" [86] đã trình bày bao quát
các khía cạnh của quản lý tín dụng. Nội dung trọng tâm, xuyên suốt mà tác
giả đưa ra là vấn đề dòng tiền, quản lý dòng tiền, vấn đề về lợi nhuận có thể
được cải thiện, nâng cao bằng nhiều kế hoạch tương thích. Tất cả các vấn đề
kiểm soát tín dụng quan trọng được đề cập một cách chi tiết, bao gồm cả
hướng dẫn về chính sách tín dụng và quản lý các chức năng tín dụng, điều
kiện tín dụng, đánh giá rủi ro, quản lý và mô hình hóa, thu hồi nợ, bảo hiểm
tín dụng, tín dụng xuất khẩu, tín dụng tiêu dùng, luật tín dụng thương mại và
các dịch vụ tín dụng.
- Các tác giả Stephan Cowan, Glen Bullivant, Robert addlestone trong
"Effective credit control & debt recovery handbook - Tottel Publisher" [106]
đã chỉ ra rằng, quản lý tín dụng lỏng lẻo và nợ xấu thường là nguyên nhân tự
làm suy yếu các NHTM đang thành công. Vì thế, điều quan trọng, theo tác
giả, là phải đảm bảo có được một hệ thống giữ cho mức rủi ro tín dụng luôn
thấp nhất, đồng thời nắm rõ thủ tục thu hồi nợ trong trường hợp không được
thanh toán. Cuốn sách này cập nhập hầu hết các vấn đề pháp lý mới nhất đồng
thời cung cấp thông tin thực tế về mọi khía cạnh của kiểm soát tín dụng và thu
hồi nợ bao gồm: Chỉ dẫn tín dụng đối với khách hàng mới; thực hiện tín dụng
đối với khách hàng mới, những thay đổi đối với luật thu hồi nợ, ban hành luật
bảo vệ số liệu, giải quyết việc nâng hạn mức tín dụng cho các công ty nhỏ,
làm thế nào để đưa ra một chính sách tín dụng, các điều khoản thanh toán, thu
hút các khách hàng lớn, thủ tục đối với các doanh nghiệp không trả nợ hoặc phá
sản, doanh nghiệp & chế tài tín dụng và hiệu lực của chế tài bảo vệ thông tin.
9
- Các tác giả Sam N. Basu, Harold L. Rolfes Jr trong “Trategic credit
management” [107] đã đề ra giải pháp quản lý chiến lược tín dụng, coi đó
thực sự là một công cụ hiệu lực, sát thực tế và đáp ứng được nhu cầu thực tiễn
để giúp NHTM tồn tại và phát triển trong môi trường cho vay (cấp tín dụng)
vốn rất phức tạp hiện nay. Các tác giả đã kết hợp phương pháp học thuật và
phương pháp kiểm nghiệm qua thực tế để bàn về vấn đề ngân hàng nói chung
và tín dụng ngân hàng nói riêng. Các tác giả cho rằng, ngành ngân hàng đã
trải qua nhiều thay đổi lớn trong những năm qua và đưa ra nhận định xu
hướng này sẽ còn tiếp diễn trong một tương lai gần. Các tác giả đã đưa ra
những hướng dẫn và lời khuyên dựa trên sự kết hợp giữa phân tích lý thuyết
và thực nghiệm. Một là, kiểm tra, phân tích độ sâu của toàn bộ lĩnh vực quản
lý tín dụng dưới góc độ của những thay đổi diễn ra suốt từ khi bắt đầu thời kỳ
suy thoái vào đầu những năm 80 thể kỷ XX. Hai là, xác nhận rõ những căn
nguyên gốc rễ mang tính hệ thống dẫn đến hầu hết các thất bại trong công tác
quản lý tín dụng. Ba là, đưa ra một số những hướng dẫn rõ ràng về cách tái
khởi động quy trình quản lý tín dụng với một chiến lược cụ thể. Bốn là, đưa ra
những chiến lược đã được kiểm chứng và những kỹ thuật định lượng sắc sảo
giúp phân tích tín dụng, quản lý tín dụng, cơ cấu nợ, nợ quá hạn và các vấn đề
khác về tín dụng. Năm là, vạch ra một chương trình cụ thể, có kế hoạch chi
tiết, dễ triển khai thực hiện cho việc quản lý đào tạo và đào tạo lại đội ngũ
những người làm công tác tín dụng và quản lý tín dụng.
Nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng nói
chung và lợi nhuận từ hoạt động tín dụng.
Nghiên cứu về kinh nghiệm của ngân hàng ở một số quốc gia như
Mexico, Venezuela, Tây Ban Nha, Kenya, Vương quốc Anh, Thụy Điển và
Na Uy, các nhà phân tích đều thống nhất rằng, sự thất bại của ngân hàng xuất
hiện do sự kết hợp của nhiều yếu tố. Herrero [89] cho rằng, lợi nhuận ngân
hàng thấp, lãi ròng thấp là biểu hiện của sự thất bại của ngân hàng. Ông phân
loại các yếu tố này thành nhóm yếu tố thuộc về bản thân ngân hàng và yếu tố
kinh tế vĩ mô. Các yếu tố bên trong ngân hàng là chất lượng tài sản, chất
10
lượng quản lý, thu nhập và khả năng thanh toán. Các yếu tố kinh tế vĩ mô
gồm lãi suất cao, tăng trưởng kinh tế thấp, thương mại bất lợi, những cú sốc,
biến động tỷ giá và nợ nước ngoài. Hooks [91] chỉ ra rằng suy giảm kinh tế
như tình trạng lạm phát, lãi suất cao là nguyên nhân gây ra sự đổ vỡ của các
ngân hàng. Kane và Rice [94] cho rằng sự can thiệp của chính phủ gây ra thất
bại của các ngân hàng. Họ lập luận rằng khi các chính phủ can thiệp vào hoạt
động của các ngân hàng, khách hàng có xu hướng dựa vào chính phủ để bảo
vệ lợi ích của họ. Can thiệp này không khuyến khích các tổ chức khác, các
chủ nợ và khách hàng thực hiện giám sát một cách có hiệu quả, giám sát các
ngân hàng một cách độc lập. Miller [101] cho rằng các tình huống dẫn đến
thất bại của các ngân hàng là tồn tại quá nhiều quy tắc nghiêm ngặt khiến cho
ngân hàng không thể tuân thủ được, ngân hàng không tuân thủ pháp luật, hệ
thống các quy tắc cứng nhắc có thể hạn chế các ngân hàng lựa chọn cách thức
hành động hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu. Tay [108] cho rằng, khủng
hoảng ngân hàng chủ yếu xuất phát từ sự thiếu vắng những ý tưởng quản lý
tốt trong quyết định quản lý. Lepus [98] thì cho rằng quản lý yếu kém, đặc
biệt là chấp nhận rủi ro quá mức, là chính nguyên nhân gây ra đổ vỡ ngân
hàng. Marrison [100] nói rõ rằng quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả làm giảm
rủi ro từ sự vỡ nợ của khách hàng. Lợi thế cạnh tranh của ngân hàng chính là
khả năng tạo ra và có được các khoản cho vay đem lại giá trị, lợi nhuận cho
ngân hàng. Các khoản nợ xấu gây ra đổ vỡ ngân hàng. Sự thất bại của một
ngân hàng được coi là kết quả của quản lý yếu kém vì ra quyết định cho vay
sai, đánh giá sai về tình trạng tín dụng hoặc khả năng trả nợ, tập trung cho
vay quá nhiều vào một đối tượng khách hàng nhất định. Goodhart [85] cho
rằng sự yếu kém trong quản lý rủi ro tín dụng xấu như để tình trạng nợ quá
hạn kéo dài quá mức cũng là nguyên nhân gây ra đổ vỡ ngân hàng. Chimerine
[79] đồng tình với Goodhart, ông bổ sung thêm rằng việc tiếp tục cho vay đối
với các khoản vay chưa trả có khả năng dẫn tình trạng nợ chồng lên nợ. Điều
này làm giảm khả năng thanh toán của các ngân hàng cũng như làm giảm khả
năng tài trợ cho các hợp đồng vay tốt. Herrero [89] cho rằng trong cuộc khủng
11
hoảng ngân hàng ở Venezuela, lý do dẫn đến sự thất bại Ngân hàng Latino là
cho vay không đúng quy định như cho phép tài sản thế chấp sẽ được sử dụng
cho nhiều khoản vay, chất lượng các khoản vay thấp và tập trung cho vay
trong một lĩnh vực. De Juan [81] lập luận rằng ngân hàng ở Tây Ban Nha thất
bại là do quản lý rủi ro kém đặc biệt là rủi ro tín dụng, chẳng hạn danh mục
cho vay của các ngân hàng ở nước này tập trung vào cho vay các đối tượng có
quan hệ với chính ngân hàng về vốn, hoặc sở hữu, nói cách khác là cho vay
các đối tượng có quan hệ sở hữu đan chéo với chính ngân hàng. Theo Gil-
Diaz [84], lạm phát cao và lãi suất cao gây ra sự gia tăng gánh nặng trả nợ đối
với các khoản vay trong và ngoài nước, làm giảm vốn của các ngân hàng. Gil-
Diaz khẳng định rằng sự yếu kém trong sàng lọc khách hàng vay, gia tăng quá
mức khối lượng tín dụng và suy thoái kinh tế trong năm 1993 tại Mexico đã
biến các khoản nợ trở thành gánh nặng quá lớn. Như vậy các khoản nợ xấu
bắt đầu tăng rất nhanh, khách hàng vay không có khả năng trả nợ. Hussey
[92] cho rằng, cho vay theo định hướng mang tính chính trị cũng là nguyên
nhân dẫn đến thất bại của ngân hàng như đã xảy ra ở Philippines trong những
năm 1980.Trong nhiều trường hợp chính phủ chỉ đạo các ngân hàng trực tiếp
để cung cấp cho các khoản vay cho một số khách hàng vay, do đó các ngân
hàng cho vay mà không dựa trên cơ sở đánh giá đầy đủ về khả năng trả nợ
của khách hàng. Nếu không thể đo lường rủi ro tín dụng sẽ không thể quản lý
được rủi ro. Chính vì thế đo lường rủi ro tín dụng là tối quan trọng trong quản
lý rủi ro tín dụng. Davies và Kearns [80] nhấn mạnh rằng các tổ chức cần phải
có quy trình, thủ tục rõ ràng để đo lường rủi ro tín dụng cũng như tiếp xúc với
các bên có liên quan, sản phẩm, khách hàng và các lĩnh vực kinh tế.
Năm 2008, sau sự sụp đổ của một loạt các ngân hàng lớn ở Mỹ, khởi
nguồn cho cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, KPMG đã tiến hành khảo sát
và công bố kết quả nghiên cứu “Never again? Risk management in banking
beyond the credit crisis”. Cuộc khảo sát được tiến hành với 500 lãnh đạo cấp
cao của các ngân hàng trên khắp thế giới để tìm ra điểm yếu trong hệ thống
quản lý rủi ro tín dụng hiện tại, từ đó đưa ra các biện pháp để ngăn ngừa,
12
tránh tái diễn khủng hoảng. Khảo sát đã tiến hành nghiên cứu về hiệu quả của
các cơ chế quản trị rủi ro hiện tại, văn hóa quản trị rủi ro trong doanh nghiệp,
thực hiện chức năng quản trị rủi ro, mức độ chuyên môn hoá quản lý rủi ro,
chính sách tạo động lực, khuyến khích để nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro,
cách thức đo lường và báo cáo về rủi ro. Cuộc khủng hoảng tài chính đã hối
thúc các ngân hàng toàn cầu phải có cái nhìn nghiêm túc, toàn diện hơn về
quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng. Cuộc khủng hoảng cũng đã chỉ ra lỗ
hổng, điểm yếu trong quản lý rủi ro tín dụng của hệ thống tài chính toàn cầu.
Nghiên cứu này đã chỉ ra các nguyên nhân chính dẫn tới rủi ro tín dụng đó là
thiếu động lực và ưu đãi không tương xứng đối với công việc quản lý rủi ro,
quản trị rủi ro kém, không hình thành văn hoá quản trị rủi ro trong doanh
nghiệp, thiếu các biện pháp đo lường và báo cáo về rủi ro một cách hiệu quả,
thiếu giám sát rủi ro, thiếu quan tâm đến quản trị rủi ro của quản lý cấp cao,
chất lượng của số liệu, mô hình cảnh báo rủi ro thấp, người làm công tác quản
lý rủi ro thiếu kinh nghiệm, thông tin và truyền thông trong nội bộ ngân hàng
yếu. Nghiên cứu đã chỉ ra 5 lưu ý về quản lý rủi ro tín dụng đối với các ngân
hàng toàn cầu. Một là, tăng cường quản trị rủi ro và hình thành văn hoá quản
lý rủi ro trong doanh nghiệp. Bằng cách thiết lập một khung khổ quản lý
doanh nghiệp thích hợp trong đó rủi ro có thể được đo lường, báo cáo và quản
lý, các ngân hàng có thể tạo ra một hệ thống đơn giản kết hợp ba yếu tố thiết
yếu của một cơ chế quản lý rủi ro hiệu quả: quản trị, báo cáo và dữ liệu, và
các quy trình và hệ thống. Ngay từ đầu, doanh nghiệp và lãnh đạo doanh
nghiệp cần phải hình thành triết lý rủi ro và văn hóa quản lý rủi ro trong toàn
tổ chức. Với mỗi nhân viên cần nhận thức đầy đủ, xác định được rủi ro của tổ
chức và tác động của nó đối với việc ra quyết định. Hai là, những nhân viên
làm nhiệm vụ quản lý rủi ro cần phải xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ hơn với
tất cả các cấp của tổ chức, như Hội đồng quản trị, ban kiểm toán và kiểm toán
nội bộ. Ba là, nâng cao năng lực quản lý rủi ro ở cấp cao. Các ngân hàng cần
tìm cách để có được công nghệ quản lý rủi ro tốt hơn trong ban điều hành
doanh nghiệp để từ đó cung cấp cho lãnh đạo doanh nghiệp các thách thức,
13
cung cấp thông tin để ra được quyết định kinh doanh đúng đắn. Bốn là, xây
dựng mô hình quản lý rủi ro. Mô hình quản lý rủi ro hiệu quả cơ bản sẽ góp
phần đưa ra các quyết định quản lý tốt. Mô hình dựa trên hệ thống các dữ liệu
định lượng thích hợp được trình bày một cách rõ ràng, định dạng đơn giản để
Hội đồng quản trị và các bên liên quan khác có thể hiểu được. Mô hình rủi ro
không nên quá phụ thuộc vào các dữ liệu lịch sử mà cần phải linh hoạt để
thích ứng với điều kiện thị trường thay đổi. Năm là, tạo ra động lực khuyến
khích. Người quản lý rủi ro cần thúc đẩy để hình thành cơ chế tạo động lực
cho nhân viên với các ưu đãi dựa trên trên hiệu suất làm việc và phù hợp với
lợi ích của cổ đông và dài hạn, lợi nhuận toàn tổ chức.
1.1.1.2. Những nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
tín dụng của ngân hàng thương mại
Trong vài thập kỷ gần đây, các viện nghiên cứu ngân hàng và các cơ sở
nghiên cứu khác đã tiến hành nhiều công trình nghiên cứu về quản trị một
cách hiệu quả hoạt động tín dụng của các NHTM.
Felicia Omowunmi Olokoyo trong “Determinants of Commercial
Banks’ Lending Behavior in Nigeria” [78] đã chỉ ra các nhân tố tác động đến
hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở Nigeria. Bằng cách sử
dụng mô hình Var với nguồn dữ liệu từ 89 ngân hàng trong giai đoạn 1980 -
2005, tác giả đã nghiên cứu tác động của các biến số vi mô cũng như vĩ mô tới
hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM tại Nigeria. Các biến vi mô được
nghiên cứu bao gồm: khối lượng tín dụng, danh mục đầu tư, lãi suất, dự trữ
tiền mặt bắt buộc, tỷ lệ thanh khoản. Các biến vĩ mô gồm: GDP và tỷ giá. Các
yếu tố khác không đưa vào mô hình là công cụ chính sách để điều tiết hoạt
động ngân hàng và mối quan hệ trước với khách hàng. Các yếu tố không được
đưa vào mô hình này sẽ được đưa vào phần sai số của mô hình.
LOA = f (Vd, IP, Ir, Rr, Lr, Fx, GDP, Z) (1)
Trong đó: Z chứa các biến khác không được đưa vào mô hình
Mô hình các nhân tố tác động tới tăng trưởng tín dụng của Nigeria có dạng:
LOA = α0 + α1Vd + α2Ip + α3Ir + α4Rr + α5Lr + α6Fx + α7GDP + µ
14
Trong đó: LOA: Các khoản cho vay và ứng trước, Vd: Khối lượng tiền gửi,
Ip: Danh mục đầu tư, Ir: Lãi suất (lãi suất cho vay). Rr: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc, Lr:
Tỷ lệ thanh khoản, Fx: Trung bình tỷ giá chính thức hàng năm đô la Nigenia/USD
do NHTW công bố, GDP: Tổng sản phẩm trong nước theo giá thị trường hiện tại.
Kết quả mô hình chỉ ra lượng tiền gửi và danh mục đầu tư của các ngân
hàng ảnh hưởng đáng kể tới khả năng cho vay của hệ thống ngân hàng. Chỉ
cần gia tăng 1% trong khối lượng tiền gửi và mức độ đầu tư trong danh mục
cho vay sẽ dẫn đến sự gia tăng 6,8% đối với các khoản cho vay và 3,18% đối
với các khoản ứng trước.
Tương tự, mô hình cũng chỉ ra tỷ giá và GDP có quan hệ cùng chiều
với khối lượng tín dụng, tức là khi tỷ giá và GDP tăng lên sẽ tác động làm cho
các hệ thống ngân hàng tăng cho vay nền kinh tế.
Mặc dù hệ số của các biến lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tỷ lệ thanh
khoản được cho là sẽ có tác động làm giảm tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên,
mô hình lại cho thấy một kết quả ngược lại khi mà các hệ số hồi quy cho thấy
mỗi một phần trăm tăng lãi suất cho vay, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tỷ lệ thanh
khoản tiền mặt của các ngân hàng thương mại sẽ làm cho khối lượng tín dụng
tăng 0,9%; 0,12% và 0,04% tương ứng. Điều này có thể được lý giải là do các
ngân hàng Nigeria có thị phần áp đảo trên thị trường tín dụng khiến cho các tổ
chức tài chính khác rất khó cạnh tranh. Ngoài ra, hiện tượng khối lượng tín
dụng vẫn tăng khi lãi suất cho vay, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tỷ lệ thanh khoản
tăng còn được lý giải bởi mối quan hệ lâu năm giữa ngân hàng và khách hàng
làm cho khách hàng bỏ qua việc tăng chi phí này.
Tóm lại, nghiên cứu này đã chỉ ra các nhân tố tác động lớn nhất đến tín
dụng của hệ thống ngân hàng là khối lượng tiền gửi và danh mục đầu tư. Các
biến số vĩ mô như tỷ giá và GDP cũng là nhân tố ảnh hưởng đến khối lượng
tín dụng của hệ thống ngân hàng Nigeria. Ngoài ra, lãi suất cho vay, tỷ lệ dự
trữ bắt buộc và tỷ lệ thanh khoản, mặc dù về mặt lý thuyết, khi các yếu tố này
tăng là sẽ làm giảm khối lượng tín dụng, nhưng tại Nigeria thì khối lượng tín
dụng vẫn tăng khí các yếu tố này tăng.
15
Leonardo Gambacorta và Paolo Emilio Mistrulli [81] nghiên cứu những
thay đổi trong hoạt động cho vay của các ngân hàng Italia trước những thay
đổi của chính sách tiền tệ và sản lượng của nền kinh tế có xem xét sự khác
biệt về vốn giữa các ngân hàng. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu quý trong giai
đoạn quý 3 năm 1992 đến quý 3 năm 2001 của hệ thống ngân hàng Italia và
nền kinh tế nước này để kiểm định. Mô hình thực nghiệm được xây dựng để
đo lường xem liệu các ngân hàng có mức độ vốn khác nhau thì khối lượng tín
dụng có biến đổi khác nhau hay không trước cú sốc tiền tệ hoặc sản lượng.
Mô hình có dạng:
4 4 4 4
1 1 1 1
1 0 0 0
ln ln ln   
   
            it it i j j i j j i j
j j j j
L L MP y     
4 4
1 1 1 1 1
1 1
( ) ln     
 
         it i j it i j j it i j n n
j j
X MP X MP X y      
Với :
i = 1... N (N là số ngân hàng), t = Quý
itL = tín dụng của ngân hàng i tại thời điểm t
tMP = chỉ số chính sách tiền tệ
ty =GDP thực tế
t = tỷ lệ lạm phát
itX = mức vốn dư thừa
itp = chi phí trên một đơn vị tài sản mà ngân hàng i phải gánh chịu với
1% tăng thêm của chỉ số chính sách tiền tệ.
it = biến kiểm soát
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra: các ngân hàng có lượng vốn dư thừa càng
nhiều thì khả năng bị xáo trộn khi có sự thay đổi về yêu cầu vốn càng ít và mở
rộng tín dụng càng cao. Nghiên cứu cũng cho thấy việc thắt chặt chính sách
tiền tệ có tác động làm thu hẹp tín dụng ngân hàng khi 1% tăng thêm của các
chỉ số chính sách tiền tệ sẽ dẫn tới tín dụng của các ngân hàng giảm trung
bình 1,2%. Trong đó, ở các HTX tín dụng (CCBs) con số này cao hơn trung
16
bình và ở mức 1,8% với mỗi 1% tăng thêm của chỉ số chính sách tiền tệ.
Nghiên cứu cũng cho thấy ảnh hưởng của việc thắt chặt chính sách tiền tệ đối
với các ngân hàng có mức vốn hóa lớn là nhỏ hơn nhiều so với các tổ chức tín
dụng có mức vốn hóa thấp hơn.
Đối với biến chi phí tài sản, kết quả thực nghiệm đã cho thấy mối quan
hệ ngược chiều giữa tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng với biến này.
Khi chi phí trên một đơn vị tài sản tăng thêm 1 điểm thì cũng đồng thời làm
giảm tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng đi 1% và con số này của các
CCBs cũng cao hơn.
Mô hình ước lượng cũng cho thấy một mối tương quan thuận giữa tăng
trưởng tín dụng với sản lượng và lạm phát. Theo kết quả ước lượng thì GDP
thực tế tăng thêm 1% sẽ thúc đẩy tín dụng tăng thêm 0,7% ở các ngân hàng có
nguồn vốn tốt trong khi con số này ở các CCBs thấp hơn.
Khi kiểm định mối tương quan giữa GDP và nguồn vốn dư thừa của
các tổ chức tín dụng đã cho thấy hai biến này quan hệ ngược chiều với
nhau. Điều này chứng minh các ngân hàng có nguồn vốn tốt thì hoạt động
tín dụng sẽ ít phụ thuộc vào chu kỳ kinh doanh hơn các CCBs và các ngân
hàng khác.
Tóm lại, nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tăng trưởng tín dụng của các ngân
hàng Italia chịu chi phối của các yếu tố chính như: mức vốn dư thừa, chỉ số
chính sách tiền tệ, chi phí tài sản, lạm phát, GDP thực tế. Trong đó, mức vốn
dư thừa, lạm phát và GDP thực tế là những nhân tố thúc đẩy tăng trưởng tín
dụng ở các ngân hàng, còn chỉ số chính sách tiền tệ và chi phí tài sản là những
nhân tố được cho là sẽ làm giảm tăng trưởng tín dụng ở các ngân hàng.
Nghiên cứu cũng cho kết luận các ngân hàng có mức vốn hóa lớn sẽ đối phó
tốt hơn với các cú sốc của chính sách tiền tệ cũng như nền kinh tế.
Công trình nghiên cứu của Boakye - Yiadom [2], thuộc Đại học Khoa
học & Công nghệ, Viện Đào tạo Từ xa với tiêu đề “Hiệu quả của hệ thống
quản lý tín dụng ngân hàng Ghana: Nghiên cứu trường hợp ngân hàng liên
doanh HFC và ngân hàng liên doanh Barclays của Ghana, đã kiểm tra các
17
hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng của Ghana, trong đó sử
dụng Ngân hàng HFC và Ngân hàng Barclays như mẫu nghiên cứu. Nghiên
cứu cũng tìm cách xác định những nguồn chính của rủi ro tín dụng và các
biện pháp giảm nhẹ đưa ra để quản lý rủi ro và đánh giá tác động của những
rủi ro trên cơ sở an toàn vốn, chất lượng tài sản, quản lý, thu nhập và khả
năng thanh toán, các vị trí nhạy cảm với rủi ro thị trường. Các phương pháp
được sử dụng để nghiên cứu là mô-đun CAMELS.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các khoản vay thương mại, vay thế chấp và
cho vay tiêu dùng là nguyên nhân chính gây ra rủi ro tín dụng. An toàn vốn đã
được các ngân hàng giữ ở mức vốn tối thiểu. Tuy nhiên, chất lượng tài sản
thấp dẫn đến tỷ lệ rủi ro tín dụng cao. Do đó, mặc dù mức lãi suất cao, tính
thanh khoản giữa các ngân hàng tốt nhưng mức lợi nhuận thu được từ tín
dụng vẫn thấp. Do đó, ngân hàng ở Ghana được khuyến nghị phải đa dạng
hóa hoạt động tín dụng để giảm nguy cơ rủi ro. Ngân hàng cần thường xuyên
xem xét và tiến hành nghiên cứu sâu hơn để đưa ra các chính sách và chiến
lược tín dụng phù hợp.
Nghiên cứu trực tiếp về hiệu quả tín dụng của ngân hàng.
Tác giả N. Grace trong “The effect of credit risk management on the
financial performance of commercial banks in Kenya” [87] đã chỉ ra rằng rủi
ro tín dụng luôn luôn là mối quan tâm không chỉ của ngân hàng mà toàn bộ
doanh nghiệp thế giới vì những rủi ro của một đối tác thương mại không thực
hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ của mình có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng
đến công việc của các đối tác khác. Nghiên cứu này đã tìm cách để xem xét
ảnh hưởng của quản lý rủi ro tín dụng đến hiệu quả tài chính của các ngân
hàng thương mại. Mô hình nghiên cứu sẽ phân tích mối quan hệ giữa hai biến
thể hiện rủi ro tín dụng và các hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương
mại. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo của 26 ngân hàng thương
mại trong giai đoạn 2007-2011 của Kenya. Các dữ liệu thu thập được đưa vào
phân tích hồi quy. Kết quả đầu ra thu được thông qua sử dụng thống kê Khoa
học Xã hội (SPSS phiên bản 18).
18
Trong mô hình trên vốn chủ sở hữu (ROE) được sử dụng như
các chỉ số lợi nhuận trong khi các khoản nợ xấu (NPL) và tỷ lệ an toàn vốn
(CAR) là chỉ số quản lý rủi ro tín dụng.
Nghiên cứu này cho thấy rằng có một mối quan hệ đáng kể giữa hiệu
quả tài chính (thể hiện ở chỉ tiêu lợi nhuận) và quản lý rủi ro tín dụng (thể
hiện ở chỉ tiêu nợ xấu và an toàn vốn. Các kết quả phân tích chỉ ra rằng tỷ lệ
nợ xấu NPL và tỷ lệ an toàn vốn (CAR) có tác động tiêu cực và tương đối
đáng kể đối với lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Trong đó, NPL có ảnh
hưởng đến ROE nhiều hơn so với CAR.
Từ mối quan hệ giữa quản lý rủi ro tín dụng và hiệu quả tài chính
của các ngân hàng thương mại, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng các ngân hàng
cần xây dựng cho mình hệ thống phân loại rủi ro tín dụng. Hệ thống sẽ xác
định mức độ rủi ro của khách hàng vay để đảm bảo việc quản lý khoản vay,
giá cả cho vay tương xứng với rủi ro liên quan. Phân loại rủi ro là một thước
đo quan trọng đảm bảo chất lượng tài sản của ngân hàng, và như vậy, điều
quan trọng là phải phân loại rủi ro theo từng loại, căn cứ vào mức độ, khả
năng xảy ra rủi ro. Tuỳ thuộc vào các điều kiện, tiêu chí phân loại rủi ro, các
khách hàng vay vốn xẽ được xếp vào các lớp rủi ro nhất định và được công bố
trên hệ thống quản lý của ngân hàng.
Các tác giả Samuel Hymore Boahene, Julius Dasah và Samuel Kwaku
Agyei trong “Credit Risk and Profitability of Selected Banks in Ghana” [105]
đã phân tích và chỉ ra mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngân
hàng ở Ghana. Theo nghiên cứu này, ngân hàng giống như tất cả các loại hình
doanh nghiệp khác đang phải đối mặt với nhiều rủi ro như rủi ro lãi suất,
ngoại tệ, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro chính trị, rủi ro công nghệ
và rủi ro tín dụng. Trong số này rủi ro tín dụng cần được quan tâm đặc biệt.
Nghiên cứu này xem xét mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận của
một số ngân hàng được lựa chọn ở Ghana. Một bảng dữ liệu từ sáu ngân hàng
thương mại, trong năm năm (2005-2009) được tác giả sử dụng để phân tích về
mối quan hệ này. Các dữ liệu chính được sử dụng cho nghiên cứu là từ nguồn thứ
cấp đặc biệt là từ báo cáo tài chính của các ngân hàng.
19
Mô hình cơ bản được sử dụng cho nghiên cứu được viết như sau:
ROEi, t = α0 + βNCOTLi, t + δNPLi, t + θPPPNTLAi, t + ØSIZEi, t +
ΦGROi, t + γTDAi, t + εi, t
Trong đó, ROE là biến phụ thuộc thể hiện lợi nhuận/vốn chủ sở hữu. Các
biến số độc lập thể hiện rủi ro tín dụng bao gồm: NCOTL là nợ khó đòi trên
tổng dư nợ, NPL là nợ quá hạn trên tổng dư nợ, PPPNTLA là lợi nhuận trước
trích lập dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ. Các biến số độc lập khác gồm: SIZE
là tổng tài sản của ngân hàng, thể hiện quy mô của ngân hàng, GRO mức tăng
trưởng thu nhập từ tín dụng, thể hiện tốc độ tăng trưởng thu nhập, TDA là tổng
nợ trên tổng tài sản của ngân hàng, đo lường cấu trúc vốn của ngân hàng.
Kết quả từ nghiên cứu cho thấy chỉ số rủi ro tín dụng có tác động tích
cực và có mối quan hệ quan trọng với lợi nhuận ngân hàng. Có nghĩa rằng,
trong thời gian nghiên cứu, ở Ghana, các ngân hàng vẫn có thể được hưởng
lợi từ những rủi ro như rào cản về lãi suất cho vay, phí và hoa hồng. Các kết
quả cũng miêu tả rằng quy mô ngân hàng như tốc độ tăng trưởng, và vốn vay
của ngân hàng có ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng tích cực và đáng kể.
Trong thực tế, mặc dù xuất hiện chi phí trung gian do trong cơ cấu vốn của các
ngân hàng trong mẫu nghiên cứu sử dụng vốn vay nhiều hơn vốn chủ sở hữu,
nghiên cứu này kết luận rằng, các ngân hàng này vẫn hoạt động tốt trong điều
kiện phải đối mặt với rủi ro tín dụng. Kết quả nghiên cứu này trái ngược với rất
nhiều công trình nghiên cứu thực nghiệm mà kết luận rằng rủi ro tín dụng có mối
quan hệ tiêu cực với hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Vì vậy trong khi các
ngân hàng nỗ lực giảm các khoản vay của họ, giảm các chi phí và hoa hồng hoặc
thậm chí cố gắng từ bỏ một số loại phí như phí rút tiền từ ATM, nó cũng bắt
buộc người đi vay hoàn trả vốn vay đúng hạn và đầy đủ để giảm thiểu rủi ro.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến nâng cao hiệu
quả tín dụng của ngân hàng thương mại
1.1.2.1. Những nghiên cứu hiệu quả hoạt động của ngân hàng
thương mại Việt Nam nói chung
Nội dung được nhiều công trình bàn luận là các tiêu chí đo lường hiệu
quả tín dụng và nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng của NHTM Việt
20
Nam. Ví dụ như: Phạm Thị Bích Lương trong “Giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động của các Ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam hiện nay” [32]
đã định nghĩa hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM là thu được lợi
nhuận tối đa với chi phí tối thiểu.
Tác giả luận án đã tiếp cận hiệu quả hoạt động của NHTM từ góc độ
khách hàng (với các chỉ tiêu: sự hợp lý về giá cả sản phẩm, dịch vụ; số lượng,
chất lượng, chủng loại dịch vụ; sự thuận tiện của các kênh phân phối; độ an toàn
và uy tín); từ góc độ xã hội (với các chỉ tiêu đo lường: khả năng huy động vốn
của NHTM; hiệu quả đầu tư của NHTM; ổn định ngân sách nhà nước; ổn định
kinh tế - xã hội) và hiệu quả xét về phía NHTM (với các chỉ tiêu: quy mô lợi
nhuận; ROE; ROA; chênh lệch lãi suất cơ bản; các chỉ tiêu đánh giá thu nhập -
chi phí; chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán) khả năng sinh lời. Các nhân tố
ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM bao gồm nhân tố chủ
quan thuộc về các NHTM và các nhân tố khách quan.
Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh được tác
giả Phạm Thị Bích Lương xác định gồm: năng lực tài chính của NHTM;
năng lực quản trị của NHTM; môi trường kinh doanh; khung khổ luật pháp
và chính sách của Nhà nước; cầu về dịch vụ tài chính và mức độ mở cửa thị
trường tài chính...
Tác giả Phạm Thị Bích Lương đã đưa ra nhận xét về hiệu quả hoạt
động của hệ thống NHTM Việt Nam trên các mặt: chưa đảm bảo an toàn về
vốn; chênh lệch lãi suất cơ bản thấp; tốc độ tăng trưởng tín dụng khá cao
nhưng chứa đựng nhiều rủi ro với tỷ lệ nợ quá hạn cao; khả năng tự bù đắp rủi
ro yếu; khả năng thanh toán phụ thuộc vào NHNN; nhiều ngân hàng thua lỗ;
chi phí hoạt động cao...Nguyên nhân chủ yếu do năng lực tài chính thấp; năng
lực điều hành chưa đáp ứng yêu cầu; cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt
động thiếu thốn; NHNN chưa hỗ trợ thích đáng; DN làm ăn thua lỗ không trả
được nợ; chính sách của Nhà nước còn bất cập...
Đặc biệt, tác giả luận án đã bàn luận về các giải pháp nâng cao hiệu
quả của NHTM Việt Nam là: nâng cao năng lực tài chính của NHTM; cải
21
thiện chất lượng quản trị ngân hàng; xử lý nợ; xây dựng chiến lược kinh
doanh hiệu quả; cơ cấu lại NHTM; tăng cường quản lý rủi ro; xây dựng các
tập đoàn tài chính...
Ở góc độ khác, tác giả Lê Thị Hương trong “Nâng cao hiệu quả hoạt
động đầu tư của các NHTM Việt Nam” [25] đã xây dựng các chỉ tiêu đánh giá
hiệu quả hoạt động đầu tư của các Ngân hàng thương mại, đặc biệt là các hoạt
động đầu tư chứng khoán và cho vay. Các chỉ tiêu này tập trung vào đánh giá
mục tiêu sinh lời của các ngân hàng thương mại ở giác độ vi mô. Đây là
những gợi ý rất tốt để xác định có căn cứ khoa học hệ thống chỉ tiêu đánh giá
hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam.
1.1.2.2. Những nghiên cứu về hoạt động tín dụng của ngân hàng thương
mại Việt Nam
Lĩnh vực tín dụng ngân hàng nhận được sự quan tâm nghiên cứu của
nhiều nhà khoa học từ các góc độ khác nhau. Ví dụ: Tác giả Lê Đức Thọ
trong “Hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng thương mại nhà nước ở
nước ta hiện nay” [67] đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về hoạt động tín
dụng của NHTM, phân tích làm rõ vai trò quan trọng hoạt động tín dụng của
NHTM trong nền kinh tế, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của hệ thống
NHTM nhà nước. Những nội dung phân tích trong Luận án về tác động tích
cực của tín dụng do hệ thống NHTM nhà nước đối với quá trình phát triển
kinh tế - xã hội ở Việt Nam rất đáng chú ý, nhất là những phân tích sâu sắc và
toàn diện về những hạn chế, khó khăn trong hoạt động tín dụng của hệ thống
NHTM nhà nước. Các khuyến nghị như: thực hiện triệt để nguyên tắc thương
mại và thị trường, phát huy vai trò chủ đạo và chủ lực của NHTM nhà nước,
đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, đổi mới phương thức tạo vốn, coi
trọng chất lượng dự án cấp tín dụng, cải cách tổ chức bộ máy, nâng cấp công
nghệ và đào tạo nguồn nhân lực rất đáng chú ý.
Tác giả Đỗ Thị Thủy trong “Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của
ngân hàng trong điều kiện mới” [69] đã nhấn mạnh ảnh hưởng của hệ thống
pháp luật điều chỉnh hoạt động của NHNN đến hiệu quả tín dụng của NHTM.
22
Tác giả kiến nghị các tổ chức tín dụng Việt Nam phải thực hiện giám sát an
toàn hoạt động ngân hàng theo hướng minh bạch, hiện đại và phù hợp với
thông lệ quốc tế, khai thác triệt để các lợi thế của mình trước các đối thủ ngân
hàng nước ngoài trong quá trình thực hiện các cam kết mở cửa thị trường
ngân hàng.
Dưới góc độ coi quản lý rủi ro là một trong những hoạt động nhằm đảm
bảo điều kiện cho hiệu quả tín dụng, Đề tài nghiên cứu cấp ngành về quản lý
rủi ro của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) đã đưa ra sáu nội
dung quản lý rủi ro là thiết lập bộ máy tổ chức chịu trách nhiệm về quản lý rủi
ro; xây dựng các tuyến quyền hạn; phân quyền hạn đối với rủi ro cho các bộ
phận kinh doanh; thiết lập và duy trì các hạn mức rủi ro; đảm bảo tính liên tục
trong cập nhật và giám sát rủi ro. Công trình này cũng xác lập quy trình quản
lý rủi ro gồm 5 bước: xây dựng bối cảnh; nhận biết rủi ro; đánh giá, đo lường
rủi ro; quản lý và xử lý rủi ro (tránh, giảm, chuyển và chấp nhận rủi ro); kiểm
soát, xem xét và đánh giá lại rủi ro. Công trình này kiến nghị các NHTM càn
nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; xây dựng
quy trình lượng hóa và dự báo rủi ro tín dụng; đào tạo và phát triển văn hóa
quản lý rủi ro theo thông lệ trong toàn bộ hệ thống NHTM, xây dựng và duy
trì hiệu quả cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động của mô hình dự báo và định
lượng rủi ro; nghiên cứu và áp dụng hệ thống phòng vệ rủi ro ba lớp (kiểm
soát rủi ro trong dây chuyền nghiệp vụ; trong quá trình thẩm định rủi ro, kiểm
toán nội bộ).
1.1.2.3. Những nghiên cứu về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn Việt Nam
Những nghiên cứu về hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam cũng khá đa
dạng. Nghiên cứu tổng thể hoạt động của cả hệ thống, tác giả Nguyễn Hữu
Huấn trong "Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh tại Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam" [21] đã phân tích chất
lượng hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam, làm rõ những hạn
chế chủ yếu của Ngân hàng này như: năng lực tài chính yếu, hiệu quả hoạt
23
động kinh doanh chưa cao, sản phẩm dịch vụ thấp…Tác giả luận án kiến nghị
nhiều giải pháp cải thiện chất lượng hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam.
Đây là những gợi ý rất hay cho nghiên cứu hiệu quả của NHNo&PTNT tỉnh
Quảng Nam.
Nghiên cứu sâu về hiệu quả và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng
của NHTM ở nông thôn, một số các công trình khoa học đã có đã làm rõ đặc
điểm của tín dụng ở nông thôn, vai trò của tín dụng nông thôn về mặt chính
trị, xã hội, các phương thức cải thiện hiệu quả của các NHTM hoạt động ở
nông thôn… Ví dụ, tác giả Nguyễn Trí Tâm trong “Nâng cao hiệu quả tín
dụng ngân hàng đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng
Sông Cửu Long” [63] đã nhấn mạnh khía cạnh chất lượng và hiệu quả tín
dụng trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn. Ngoài việc làm rõ
những đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng của tín dụng đối với nông nghiệp
nông thôn ở nước ta, phân tích các biện pháp nâng cao hiệu quả tín dụng nông
nghiệp nông thôn của một số nước trên thế giới, tác giả đã khẳng định tín
dụng là đòn bẩy, là công cụ quan trọng để triển khai thực hiện thắng lợi các chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trên mặt trận kinh tế nói
chung và nông nghiệp nông thôn nói riêng. Công trình này đã phân tích thực
trạng đầu tư tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước và tổ chức tín
dụng, đặc biệt là NHNo&PTNT vùng Đông bằng sông Cửu Long, qua các khía
cạnh: huy động vốn, đầu tư tín dụng. Luận án cũng đã chứng minh, tín dụng là
một trong những công cụ sắc bén để triển khai, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ
kinh tế - xã hội, chính trị của Đảng và Nhà nước trong từng giai đoạn. Các giải
pháp kiến nghị để nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với phát triển nông
thôn vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đáng được tham khảo.
Ở giác độ hiệu quả của tín dụng chi nhánh cấp tỉnh của Ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, tác giả Nguyễn Thành Chung
trong “Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với phát triển nông nghiệp và nông
thôn ở tỉnh Quảng Ninh” [6] đã trình bày những phương thức xác định hiệu
quả tín dụng ngân hàng xét trên phạm vi tổng thể một ngân hàng mẹ và xét
24
trên mức độ vi mô là một chi nhánh ngân hàng cụ thể, đó là hiệu quả tín dụng
ngân hàng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Ninh. Công trình đã phân tích hiệu
quả tín dụng ngân hàng xét trên các phương diện khách hàng - ngân hàng - xã
hội, làm rõ hai nhóm nguyên nhân khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến
chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT Quảng Ninh. Tác giả luận án đã đề
xuất hệ thống giải pháp có thể tham khảo để nâng cao hiệu qủa tín dụng phục
vụ sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn Quảng Ninh.
1.2. NHỮNG ĐIỂM ĐÃ THỐNG NHẤT VÀ NHỮNG ĐIỂM CẦN NGHIÊN
CỨU TRONG LUẬN ÁN VỀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.2.1. Những điểm đã thống nhất về hiệu quả tín dụng của ngân hàng
thương mại
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về hiệu quả tín dụng của các
NHTM đã đạt được sự thống nhất quan điểm về những vấn đề sau:
- Tín dụng là hoạt động chính của NHTM, hiệu quả hoạt động tín
dụng quyết định sự tồn tại và phát triển của NHTM. Chính vì thế, các
NHTM cần quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả tín dụng.
- Các tiêu chí đo lường hiệu quả tín dụng được xem xét và chú trọng
tùy thuộc vào mục tiêu hoạt động của NHTM, nhưng về cơ bản các chỉ tiêu
sau được thống nhất sử dụng, đó là lợi nhuận (xét theo chỉ tiêu tuyệt đối và
tương đối); hệ số sinh lời, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ an toàn vốn...
- Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng: năng lực tài
chính của ngân hàng; năng lực quản trị ngân hàng; đạo đức và năng lực cán
bộ tín dụng; môi trường kinh tế vĩ mô; chính sách tiền tệ của NHNN, đạo đức
và năng lực của khách hàng...
- Các phương thức nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng: Để đảm bảo
hoạt động hiệu quả, trước hết NHTM phải đảm bảo hoạt động trong giới hạn
an toàn theo tiêu chuẩn Basel II và thực hành quản trị rủi ro theo phương thức
hiện đại. Đồng thời, các giải pháp về chiến lược, về chính sách tín dụng, về tổ
chức mạng lưới và quản trị hoạt động tín dụng, nâng cao năng lực và nghiệp
25
vụ của cán bộ tín dụng, tăng cường kiểm tra việc sử dụng vốn... được nhiều
người khuyến nghị.
1.2.2. Những nội dung tiếp tục nghiên cứu trong luận án
Kế thừa các thành quả nghiên cứu đã có về chức năng của NHTM, các
tiêu chí và nhân tố đo lường hiệu quả hoạt động tín dụng của NHTM, luận án sẽ
tập trung nghiên cứu thực trạng để tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả tín
dụng của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam phù hợp với yêu cầu phát
triển kinh tế địa phương, chính sách chung của NHNo&PTNT Việt Nam và hội
nhập quốc tế. Do vậy, các nội dung mà Luận án sẽ tập trung giải quyết bao gồm:
Thứ nhất, phương pháp đo lường và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động tín dụng của chi nhánh cấp tỉnh trong hệ thống NHTM nhà
nước nói chung, NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng.
Thứ hai, hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh
Quảng Nam giai đoạn 2009-2013, sử dụng mô hình định lượng để bổ sung
các minh chứng.
Thứ ba, kết quả, hạn chế và tác nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín
dụng của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2009-2013.
Thứ tư, cơ hội và thách thức đặt ra cho chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh
Quảng Nam, đặc biệt trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Thứ năm, các giải pháp mà NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam cần thực
hiện để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.
Thứ sáu, các giải pháp mà Chính phủ và NHNo&PTNT Việt Nam cần
thực hiện để hỗ trợ NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam nâng cao hiệu quả hoạt
động tín dụng.
1.3. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG ĐỂ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ
TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TỈNH QUẢNG NAM
Trong luận án này, hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng
Nam được đánh giá thông qua hai nhóm chỉ tiêu là nhóm chỉ tiêu đánh giá
chung và nhóm chỉ tiêu đánh giá trực tiếp. Nhóm chỉ tiêu đánh giá chung chủ
26
yếu phản ánh kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng ở các khía cạnh khác
nhau như tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng, thị phần cho vay,
doanh số cho vay. Nhóm chỉ tiêu đánh giá trực tiếp hiệu quả tín dụng của
ngân hàng được thể hiện ở các chỉ tiêu riêng biệt như hệ số rủi ro tín dụng
(CRF), hiệu qủa sử dụng vốn (EUC), vòng quay vốn tín dụng (TOC), hệ số
thu nợ (ROD), tỷ lệ nợ xấu (NPL) và chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả tín dụng tổng
thể là lợi nhuận từ hoạt động tín dụng (PG). Mô hình kinh tế lượng sẽ được sử
dụng để đánh giá mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh hiệu qủa tín dụng
riêng biệt với chỉ tiêu hiệu quả tín dụng tổng thể (PG). Mục tiêu của việc sử
dụng mô hình kinh tế lượng là để thấy được mối tương quan, xu hướng tác
động, mức độ tác động của các chỉ số CRF, EUC, TOC, ROD, NPL tới hiệu
quả tín dụng tổng thể (PG). Để thực hiện mục tiêu này, tác giả xin giới thiệu
trình tự phân tích như sau:
Một là, mô tả các biến liên quan.
Hai là, xây dựng các giả thuyết về mối quan hệ giữa các biến liên quan
với hiệu quả tín dụng tổng thể PG.
Ba là, giới thiệu mô hình hồi quy mẫu.
Bốn là, giới thiệu phương pháp thu thập và xử lý số liệu.
Năm là, kiểm định các giả thuyết về mối quan hệ giữa các biến số với
hiệu quả tín dụng tổng thể của ngân hàng.
1.3.1. Mô tả các biến liên quan
Các biến số liên quan trong mô hình được mô tả, diễn giải ở bảng 1.1
27
Bảng 1.1: Mô tả các biến liên quan
TT Biến Diễn giải
1
Hệ số rủi ro tín dụng
(credit risk factor)
Dư nợ tín dụng
Tổng tài sản có
 100%
2
Hiệu quả sử dụng
vốn (efficient use of
capital)
Tổng dư nợ
Tổng nguồn vốn huy động
 100%
3
Vòng quay vốn tín
dụng (turnover
credit)
Doanh số thu nợ
Dư nợ bình quân
4
Hệ số thu nợ (ratio
obtained debt)
Doanh số thu nợ
Doanh số cho vay
 100%
5
Tỷ lệ nợ xấu (Non-
performance loan)
Số dư NQH
Tổng dư nợ
 100%
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp dựa vào nghiên cứu và tham khảo tài liệu.
1.3.2. Xây dựng các giả thuyết về mối tương quan giữa các biến số
Tác giả xây dựng các giả thuyết đánh giá hiệu quả tín dụng của
NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam như bảng dưới đây:
Bảng 1.2: Các giả thuyết đánh giá hiệu quả tín dụng
của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam
Giả
thuyết
Các tác động Ký hiệu
Kỳ vọng
tương quan
H1 Hệ số rủi ro tín dụng (Credit Risk Factor) CRF +/-
H2 Hiệu quả sử dụng vốn (Efficient Use of Capital) EUC +
H3 Vòng quay vốn tín dụng (Turnover Credit) TOC +
H4 Hệ số thu nợ (Ratio Obtained Debt) ROD +
H5 Tỷ lệ nợ xấu (Non-performance Loan) NPL -
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp dựa vào nghiên cứu và tham khảo.
28
Bảng 1.2 thể hiện giả thuyết về mối quan hệ giữa các biến phụ thuộc và
biến độc lập. Sau khi tổng hợp được các tác động cũng như các dấu kỳ vọng
tương quan giữa các biến số, tác giả sẽ đi sâu phân tích từng tác động cụ thể
thông qua các phương pháp khác nhau. Từ đó đưa ra những nhận định thực tế
về mối quan hệ giữa các biến số.
Hệ số hồi quy mang dấu dương (+) thể hiện các yếu tố trong mô hình
hồi quy trên ảnh hưởng tỷ lệ thuận chiều đến PG và mang dấu âm ( - ) thể
hiện ảnh hưởng ngược chiều đến PG.
Từ hàm hồi quy có thể đưa ra các giải pháp mà NHNo&PTNT tỉnh Quảng
Nam cần thực hiện để tác động đến các biến trong phương trình nhằm tăng PG.
1.3.3. Giới thiệu mô hình hồi quy mẫu
Theo giáo trình của Phan Thành Tâm (2010), tác giả đã xây dưng
được mô hình hồi quy theo những lý thuyết sau [64]:
Hàm hồi quy được xây dựng trên cơ sở một mẫu ngẫu nhiên được gọi
là hàm hồi quy mẫu (SRF).
Từ hàm hồi quy tổng thể (PRF): E(Y/Xi) =  0 + 1 Xi + ε
Trong đó:
E(Y/Xi): Là biến phụ thuộc,biến được giải thích.
X: Là biến độc lập.
 0;  1,  2…  n là các thông số cần được ước lượng.
Dựa trên cở sở hàm hồi quy mẫu SRF có công thức sau:
(SRF): Y=  0+ 1 Xi + ε
Trong đó:
Y: ước lượng điểm của E(Y/Xi) cũng chính là hiệu quả tín dụng tổng
thể của NHTM (PG).
X: là các tác động của thanh khoản tác động đến hiệu quả tín dụng của
NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam
 0 ; 1…; n là ước lượng điểm của  0;  1,  2…  n.
ε: Phần dư.
29
Từ mô hình hồi quy mẫu với một biến ta có thể mở rộng ra cho nhiều biến.
Với luận án nghiên cứu trên, tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy mẫu cho
biến phụ thuộc là tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận tín dụng. Mô hình đa biến như sau:
PG =  0 +  1 CRF + 2 EUC +  3 TOC +  4 ROD +  5 NPL + 
Trong đó:
PG: Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận tín dụng.
CRF: Hệ số rủi ro tín dụng
EUC: Hiệu suất sử dụng vốn
TOC: Vòng quay vốn tín dụng
ROD: Hệ số thu nợ
NPL: Tỷ lệ nợ xấu
Để kiểm định các giả thiết về hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng
Nam trong giai đoạn 2009-2013, tác giả ứng dụng mô hình hồi quy tuyến tính cổ
điển, sử dụng chương trình Eviews 6.0 để ước lượng các hệ số của mô hình hồi quy
theo phương pháp bình phương tối thiểu (OLS - Ordinary Least Squares).
1.3.4. Thu thập và xử lý số liệu
- Dữ liệu được tác giả sử dụng trong nghiên cứu này dựa trên sô liệu
tổng hợp từ Báo cáo tài chính (đã được kiểm toán, theo chuẩn mực kế toán
Việt Nam) của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam, được thu thập từ số liệu
thống kê từ trang nội bộ NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam.
- Mẫu quan sát bắt đầu từ năm 2009 và kết thúc năm 2013. Năm 2009
được chọn làm năm bắt đầu quan sát, vì đây là năm hệ thống NH có nhiều
thay đổi lớn mở đầu cho thời kỳ phát triển trở lại sau khủng hoảng kinh tế,
bong bóng bất động sản của hệ thống ngân hàng nói chung và NHTM nói
riêng. Năm 2013 là năm kết thúc của dữ liệu nghiên cứu vì đây là năm tài
chính gần với thời gian nghiên cứu của luận án.
- Tuy nhiên, để đơn giản hóa và tăng tính hiệu quả khi hồi quy bằng
OLS thông thường, tác giả bỏ qua yếu tố thời gian, xây dựng dữ liệu bảng và
chéo gộp chung (pooled).
30
1.3.5. Kiểm định các giả thuyết
1.3.5.1. Kiểm định giả thiết về độ phù hợp của mô hình
Để đánh giá độ phù hợp của mô hình xem mô hình đã xây dựng dựa
trên dữ liệu mẫu có phù hợp với dữ liệu hay không thì ta dùng hệ số xác định
R2
. Nếu R2
# 0 nghĩa là mô hình đã chọn phù hợp. Đồng thời ta kiểm định hệ
số F-statistic, nếu hệ số F > F (k-1,n-k)
thì kết luận tồn tại mối quan hệ tuyến tính
giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập.
1.3.5.2. Kiểm định biến không cần thiết
Sau khi sử dụng phần mềm EVIEW 6.0 để chạy ra bảng hồi quy gốc,
Nếu Prob của các biến đều độc lập < 0,05 (mức ý nghĩa) thì các biến đều có ý
nghĩa sử dụng đối với mô hình hay các biến đều cần thiết trong mô hình.
1.3.5.3 Kiểm định BG - Breush & Godfrey (kiểm định tương quan
chuỗi bậc p, với p≥1
Thực chất, đây là một thủ tục của phép kiểm định Lagrange, LM)
+ Kiểm định này nhằm xác định có hay không hiện tượng tự tương
quan trọng mô hình.
+ Đặt giả thiết: H0: tồn tại tương quan chuỗi giữa các biến.
H1: không tồn tại tương quan chuỗi giữa các biến.
+ Nếu kết quả Prob(Obs*R-squared) < 0,05 (mức ý nghĩa) thì ta kết
luận bác bỏ H0, có nghĩa là tồn tại tương quan chuỗi giữa các biến.
1.3.5.6. Kiểm định đa cộng tuyến bằng mô hình hồi quy phụ
Để kiểm định tính đa cộng tuyến cho mô hình thì ta có nhiều cách nhưng
ở đây nhóm tác giả sử dụng mô hình nhân tử phóng đại phương sai VIF thông
qua mô hình hồi quy phụ để kiểm định. Các bước thực hiện như sau:
- Ví dụ có mô hình:
Y = β1
+ β 2
X2
+ β 3
X3
+ β 4
X4
+ u
+ Chạy mô hình hồi quy gốc.
LS Y C X2 X3 X4 (Ta tìm được R
2
gốc
)
31
+ Chạy mô hình hồi quy phụ.
LS X2 C X3 X4 (Ta tìm được R
2
phụ 1
)
LS X3 C X2 X4 (Ta tìm được R
2
phụ 2
)
LS X4 C X2 X3 (Ta tìm được R
2
phụ 3
)
- Áp dụng nguyên tắc ngón tay cái - Rule of Thumb của Klien. Nếu ít
nhất một R
2
của hồi quy phụ lớn hơn R
2
của hồi quy gốc thì thì có đa cộng
tuyến xảy ra.
R
2
phụ i
> R
2
gốc
, với i=1 đến 3
1.3.5.7. Kiểm định phương sai số thay đổi theo WHITE (1980)
 Theo lý thuyết, khi biết σ
2
t
, ta dùng Generalized (or Weighted Least
Squares) - WLS để thực hiện việc khắc phục bệnh này. Tuy nhiên, trên thực
tế, ta không biết σt, thông qua sử dụng Feasible Generalized Least Squares
(FGLS) và thực hiện theo 4 trường phái: (1) Breusch & Pagan, (2) Glejser, (3)
Harvey & Godfrey và (4) White. Ở đây tác giả dùng kiểm định WHITE
(1980) để kiểm định PSSTĐ.
Đặt giả thuyết:
H0: Không có hiện tượng PSSTĐ.
H1: Có hiện tượng PSSTĐ.
 Thực hiện các bước kiểm định, nếu kết quả cho thấy Prob(Obs*R-
Square) > α = 0,05 thì ta chấp nhận H0, tức là không còn PSSTĐ. Nếu vẫn
còn thì ta áp dụng các phương pháp khác để khắc phục vấn đề của mô hình.
32
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ
TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại
NHTM là một tổ chức tín dụng kinh doanh trong trong lĩnh vực tiền tệ,
tín dụng với hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để
cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác cho khách hàng là tổ
chức và cá nhân.
Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, NHTM thực hiện ba chức năng cơ
bản: chức năng trung gian tín dụng; chức năng trung gian thanh toán và chức
năng tạo tiền.
Với chức năng trung gian tín dụng, NHTM đi vay để cho vay. NHTM
thường sử dụng nghiệp vụ huy động vốn để vay tiền. Nghiệp vụ huy động vốn là
nghiệp vụ thu hút, huy động toàn bộ các nguồn tiền tệ nhàn rỗi trong nền kinh tế
để tạo nguồn vốn kinh doanh cho NHTM và được phản ảnh thông qua kết cấu
nguồn vốn của NHTM, bao gồm: vốn tự có và vốn huy động.
Sau khi huy động được vốn, NHTM được sử dụng một phần đem cho vay
hoặc đầu tư và hoạt động này thường được gọi là nghiệp vụ sử dụng vốn. Nghiệp
vụ sử dụng vốn của NHTM bao gồm các hoạt động sau:
Một là, nghiệp vụ ngân quỹ: NHTM phải giữ một lượng tiền mặt dự trữ
dưới hình thức sau: Tiền mặt tại quỹ của ngân hàng, tiền gửi dự trữ bắt buộc
và tiền gửi thanh toán tại NHTW, tiền gửi tại các NHTM khác, tiền mặt trong
quá trình thu… nhằm đảm bảo khả năng thanh toán, đáp ứng kịp thời và đầy
đủ nhu cầu rút tiền của khách hàng.
Hai là, nghiệp vụ tín dụng: Tín dụng ngân hàng bao gồm các hình thức:
cho vay, chiết khấu, bảo lãnh và cho thuê tài chính, trong đó hoạt động cho
vay được xem là hoạt động sinh lợi chủ yếu của các NHTM.
33
Ba là, nghiệp vụ đầu tư: Là nghiệp vụ mà NHTM dùng vốn của mình
mua chứng khoán hoặc đầu tư theo dự án.
Với chức năng trung gian thanh toán, NHTM đứng ở giữa để thực hiện
thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ cho các bên giao dịch. Nhờ NHTM,
các bên giao dịch không phải chuyển tiền mặt trực tiếp cho nhau mà chỉ cần
mở tài khoản tiền gửi tại NHTM. Thông qua các chứng từ đặc biệt do các bên
giao dịch phát hành theo quy ước với NHTM như séc, ủy nhiệm thu, ủy
nhiệm chi... NHTM thực hiện thanh toán bù trừ giữa các tài khoản với nhau.
NHTM thực hiện chức năng trung gian thanh toán qua nghiệp vụ trung
gian thay mặt khách hàng thực hiện việc thanh toán hay các ủy thác khác để
thu phí. Nghiệp vụ trung gian chủ yếu gồm: Nghiệp vụ chuyển tiền - thanh
toán hộ; nghiệp vụ thu hộ; nghiệp vụ tín thác; nghiệp vụ thanh toán hộ các tổ
chức tín dụng khác…
Chức năng tạo tiền của NHTM được thực hiện thông qua hành vi cấp
tín dụng từ tiền gửi của khách hàng. Thực chất, các khoản tiền vay của khách
hàng cũng trở lại NHTM dưới dạng tiền trong tài khoản. Nhờ các khoản tiền
trong tài khoản, NHTM có thể thực hiện thanh toán cho khách hàng mà không
dùng đến tiền mặt.
Ngày nay, các NHTM có vai trò vô cùng quan trong trong nền kinh tế
quốc dân. Nhờ có NHTM các khoản tiền nhàn rỗi, dù nhỏ bé, được tập trung
lại và phân bổ vào các lĩnh vực sản xuất cần vốn đầu tư. Ở phương diện này,
các NHTM không chỉ làm cho vốn được quay vòng nhanh hơn, của cải làm ra
nhiều hơn trong đơn vị thời gian mà nguồn lực cũng được phân bổ và sử dụng
tốt hơn. Đặc biệt, NHTM làm cho các giao dịch hàng hóa ngày càng có thể
được thực hiện với quy mô lớn, chi phí về tiền giao dịch ngày càng giảm,
phương thức thanh toán thuận tiện, nhờ đó kích thích kinh tế hàng hóa phát
triển, đẩy mạnh chuyên môn hóa và nâng cao năng suất lao động xã hội. Các
NHTM đa năng còn cung cấp các dịch vụ tiện ích cho người dân như quản lý
tài sản, tư vấn đầu tư, chuyển tiền….
34
Do có vai trò trung tâm trong hệ thống tài chính nên hoạt động của các
NHTM không chỉ ảnh hưởng đến bản thân ngân hàng, mà ở một mức độ lớn,
ảnh hưởng đến môi trường kinh tế vĩ mô, qua đó tác động đến mọi tổ chức
và cá nhân khác. Chính vì thế, quản trị để NHTM không những hoạt động ổn
định, mà còn có hiệu quả cao, nhất là hiệu quả trong thực hiện chức năng
trung gian tài chính, là một yêu cầu sống còn của mỗi NHTM cũng như của
quốc gia.
2.1.2. Khái niệm, đặc điểm của tín dụng ngân hàng thương mại
2.1.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng
Về bản chất, tín dụng là một quan hệ vay mượn dựa trên sự tin cậy.
Nguyên thủy, thuật ngữ tín dụng có nguồn gốc từ tiếng Latinh cổ là
“Creditum”, có nghĩa là sự tin tưởng, sự tín nhiệm.
Theo C.Mác: “Tín dụng là một quá trình chuyển nhượng tạm thời một
lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng, sau một thời gian nhất định
thu hồi một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu” [23].
Các nhà kinh tế học hiện đại, đã nghiên cứu và đưa ra rất nhiều định
nghĩa khác nhau về tín dụng. Nhà kinh tế học A.Arerit và Ksuk định nghĩa tín
dụng như sau: “Tín dụng phát sinh giữa một bên (người cho vay) trao cho bên
khác (người đi vay) quyền sử dụng một số tiền nhất định, trong đó người đi
vay có nhiệm vụ phải trả lại số tiền vay đó đúng hạn quy định. Để có quyền
sử dụng tư bản đó bên đi vay phải trả một khoản bồi thường, tức là lợi tức ”.
Theo Opst và Khimt Nher, đặc trưng của quan hệ tín dụng là “người cho vay
thực hiện ngay nghĩa vụ của mình nhưng chỉ nhận được quyền lợi trong tương
lai xa hơn. Những rủi ro đặc biệt của hành động tín dụng chủ yếu xuất phát từ
đó” [77]. Theo hai cách định nghĩa này, tín dụng được hiểu là quan hệ nhường
quyền sử dụng tiền trong hiện tại để đổi lấy quyền hưởng lợi tức trong tương
lai. Ở đây, tính chất sinh lời và rủi ro của hoạt động tín dụng được nhấn mạnh.
Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, các quan hệ tín dụng
được mở rộng sang một số lĩnh vực kinh tế phức tạp như: tín dụng hàng hóa
35
(bán chịu hàng hóa, thu tiền sau), cho vay dưới nhiều hình thức, chiết khấu,
bảo lãnh, ký thác…Trong mỗi quan hệ tín dụng nêu trên, các chủ thể quan hệ
thường phải tuân thủ một số cam kết như: điều kiện trao hàng hóa hay tiền
bạc; kỳ hạn được sử dụng hàng hóa, tiền bạc đó; thời điểm sẽ phải hoàn lại
tiền bạc hay hàng hóa với những điều kiện cam kết nhất định.
Quá trình thực hiện tín dụng thực chất không chỉ chứa đựng hai quá
trình riêng biệt cho vay và hoàn trả mà còn bao gồm cả quá trình sử dụng tiền
vay được thực hiện trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh hàng hóa. Như vậy,
quy trình tín dụng được thực hiện theo chu kỳ sau: cho vay, sử dụng vốn và
hoàn trả. Trong quá trình sử dụng, nếu bên vay gặp sự cố không thu hồi được
vốn thì bên cho vay có thể phải gánh chịu một phần hậu quả theo quy định
của pháp luật về phá sản, giải thể hoặc xử lý nợ tại tòa án…
Dưới góc độ hẹp của tài chính ngân hàng, tín dụng được hiểu như sau:
- Xét trên góc độ chuyển dịch tiền từ chủ thể có tiền nhàn rỗi sang chủ
thể thiếu hụt tiền cho nhu cầu sử dụng thì tín dụng được coi là kênh chuyển
tiền từ người cho vay sang người đi vay.
- Trong quan hệ tài chính cụ thể, tín dụng là một giao dịch về quyền sử
dụng tài sản trên cơ sở cam kết nhường quyền sử dụng có kỳ hạn đi đôi với
nghĩa vụ hoàn trả cả vốn và lãi.
- Trong lĩnh vực ngân hàng, tín dụng còn có nghĩa là hoạt động cho vay
của ngân hàng, độc lập tương đối với hoạt động huy động vốn.
Từ những phân tích nêu trên, phù hợp với thông lệ của ngành ngân hàng
coi tín dụng là hoạt động cho vay, có thể hiểu tín dụng là hoạt động cho vay
thông qua việc chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ NHTM sang người
vay - khách hàng trên cơ sở hợp đồng tín dụng với cam kết bảo đảm bằng tài sản
hoặc uy tín của người đi vay, có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả được
NHTM chấp nhận theo kỳ hạn và lãi suất thỏa thuận giữa NHTM và người vay.
Theo cách hiểu này, tín dụng là hoạt động cho khách hàng vay của
NHTM. Hoạt động cho vay này phải tuân thủ các yêu cầu sau:
36
- Phù hợp với tôn chỉ, chức năng, nhiệm vụ của NHTM.
- Khách hàng phải đảm bảo sự tin tưởng của NHTM trên các giác độ: có
uy tín trong bảng xếp lại tín nhiệm khách hàng; có dự án hoặc kế hoạch đầu tư
đã được NHTM thẩm định là hiệu quả, có khả năng thu hồi vốn và trả lãi.
- Quan hệ tín dụng phải được thể chế hóa bằng hợp đồng tín dụng với
các cam kết của hai bên được ghi rõ ràng và được pháp luật bảo hộ.
- Quy mô, kỳ hạn và lãi suất khoản vay do hai bên thỏa thuận và xác định
trong hợp đồng không được trái với quy định của pháp luật và của NHNN.
2.1.2.2. Phân loại tín dụng ngân hàng
Cùng với sự phát triển ngày càng tinh vi, sâu sắc với quy mô rộng
lớn của kinh tế thị trường các hình thức kinh doanh ngân hàng nói chung,
hình thức tín dụng nói riêng cũng phát triển hết sức đa dạng và phong phú
nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, trên cơ sở đó đa
dạng hoá các danh mục đầu tư, thu hút khách hàng, tăng lợi nhuận, thực
hiện phân tán rủi ro và củng cố sức mạnh cạnh tranh.
Có thể phân loại các hình thức tín dụng ngân hàng theo nhiều cách
khác nhau.
Một là, phân loại dựa trên nghiệp vụ ngân hàng. Theo cách này NHTM
có một số loại hình tín dụng chủ yếu sau:
- Cho vay ứng trước: Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng cung
cấp cho người đi vay một khoản tiền nhất định để sử dụng trước. Người đi
vay chỉ phải trả lãi vào lúc hoàn trả vốn gốc, có hai loại cho vay ứng trước:
cho vay ứng trước có bảo đảm và cho vay ứng trước không có bảo đảm.
- Cho vay theo hạn mức: Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng và
khách hàng thỏa thuận trước số tiền tối đa (gọi là hạn mức tín dụng) mà khách
hàng được vay từ ngân hàng trong một khoản thời gian nhất định (thường là
12 tháng). Sau khi đã thỏa thuận về hạn mức tín dụng, khách hàng có thể nhận
nợ làm nhiều lần mà không phải làm đơn xin vay với điều kiện tổng số tiền
nhận nợ không vượt quá hạn mức tín dụng đã được ký kết.
37
- Cho vay thấu chi: Là hình thức cấp tín dụng ứng trước đặc biệt trong
đó ngân hàng cho phép khách hàng chi vượt quá số dư trên tài khoản vãng lai
trong một hạn mức và thời hạn nhất định trên cơ sở hợp đồng tín dụng giữa
ngân hàng và khách hàng đã được ký kết. Mức tín dụng trong cho vay thấu
chi chưa phải là khoản tiền cho vay mà chỉ khi nào khách hàng sử dụng thấu
chi thì mới được coi là tín dụng được cấp phát và bắt đầu tính tiền lãi.
- Cho vay chiết khấu: Là cho vay dưới hình thức NHTM mua lại các
thương phiếu chưa đến hạn trả tiền với giá thấp hơn số tiền ghi trên thương
phiếu. Khi đến hạn, ngân hàng sẽ đòi toàn bộ số tiền ghi trên thương phiếu ở
người trả tiền thương phiếu. Phần lãi của ngân hàng chính là chênh lệch giữa
giá mua và số tiền ghi trên thương phiếu.
- Tín dụng ủy thác thu hay bao thanh toán (Factoring): Là nghiệp vụ
trong đó công ty con của ngân hàng cam kết mua lại các khoản thanh toán
chưa tới hạn phát sinh từ những hoạt động xuất khẩu, cung ứng hàng hóa và
dịch vụ với giá chiết khấu. Các khoản nợ này thường là ngắn hạn (từ 30 đến
120 ngày).
- Tín dụng thuê mua (Leasing): Là hình thức tín dụng trung, dài hạn được
thực hiện thông qua cho thuê tài sản như máy móc, thiết bị, các động sản và bất
động sản khác theo yêu cầu khách hàng và nắm giữ quyền sở hữu tài sản cho
thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn
thuê đã được hai bên thỏa thuận và không được hủy bỏ hợp đồng trước hạn. Khi
hết thời hạn thuê, bên thuê được chuyển quyền sở hữu, mua lại hoặc tiếp tục thuê
tài sản đó tùy theo các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê.
- Tín dụng bảo lãnh: Là hình thức tín dụng ngân hàng không trực tiếp
cho khách hàng vay bằng tiền mà bằng uy tín của ngân hàng thông qua việc
phát hành chứng thư bảo lãnh, ngân hàng cam kết thực hiện một nghĩa vụ
trong tương lai đối với người thụ hưởng bảo lãnh. Khi đến hạn, nếu người
được bảo lãnh không có khả năng thực hiện cam kết thì NHTM bảo lãnh buộc
phải thực hiện cam kết đã thỏa thuận.
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam

More Related Content

What's hot

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp
Đề tài  Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệpĐề tài  Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp
Đề tài Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệpDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát...
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát...Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát...
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giáo trình ngân hàng thương mại
Giáo trình ngân hàng thương mạiGiáo trình ngân hàng thương mại
Giáo trình ngân hàng thương mạibookboomingslide
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ...PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ...hieu anh
 
Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...
Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...
Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Dh9 nh huynh ngoc phet-dnh083195
Dh9 nh huynh ngoc phet-dnh083195Dh9 nh huynh ngoc phet-dnh083195
Dh9 nh huynh ngoc phet-dnh083195Huynh Loc
 
Tailieu.vncty.com luan-van-phan-tich-hoat-dong-tin-dung-tai-nhnn-ptnt-chi-n...
Tailieu.vncty.com   luan-van-phan-tich-hoat-dong-tin-dung-tai-nhnn-ptnt-chi-n...Tailieu.vncty.com   luan-van-phan-tich-hoat-dong-tin-dung-tai-nhnn-ptnt-chi-n...
Tailieu.vncty.com luan-van-phan-tich-hoat-dong-tin-dung-tai-nhnn-ptnt-chi-n...Trần Đức Anh
 
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại SacombankThực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại SacombankNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Chuyendecn
ChuyendecnChuyendecn
Chuyendecnnganvpt
 
Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ...
Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ...Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ...
Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ...nataliej4
 

What's hot (20)

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông ...
 
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động ngân hàng, HAY
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động ngân hàng, HAYĐề tài: Yếu tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động ngân hàng, HAY
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động ngân hàng, HAY
 
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOT
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOTLuận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOT
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOT
 
Chất lượng tín dụng với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Vietcombank
Chất lượng tín dụng với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VietcombankChất lượng tín dụng với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Vietcombank
Chất lượng tín dụng với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Vietcombank
 
Đề tài Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp
Đề tài  Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệpĐề tài  Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp
Đề tài Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
 
Phát triển cho vay trung dài hạn
Phát triển cho vay trung dài hạnPhát triển cho vay trung dài hạn
Phát triển cho vay trung dài hạn
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát...
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát...Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát...
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát...
 
Giáo trình ngân hàng thương mại
Giáo trình ngân hàng thương mạiGiáo trình ngân hàng thương mại
Giáo trình ngân hàng thương mại
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ...PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ...
 
Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...
Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...
Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...
 
Dh9 nh huynh ngoc phet-dnh083195
Dh9 nh huynh ngoc phet-dnh083195Dh9 nh huynh ngoc phet-dnh083195
Dh9 nh huynh ngoc phet-dnh083195
 
Tailieu.vncty.com luan-van-phan-tich-hoat-dong-tin-dung-tai-nhnn-ptnt-chi-n...
Tailieu.vncty.com   luan-van-phan-tich-hoat-dong-tin-dung-tai-nhnn-ptnt-chi-n...Tailieu.vncty.com   luan-van-phan-tich-hoat-dong-tin-dung-tai-nhnn-ptnt-chi-n...
Tailieu.vncty.com luan-van-phan-tich-hoat-dong-tin-dung-tai-nhnn-ptnt-chi-n...
 
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại SacombankThực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
 
Phát triển ngân hàng hiện đại
Phát triển ngân hàng hiện đạiPhát triển ngân hàng hiện đại
Phát triển ngân hàng hiện đại
 
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh của Ngân hàng tại MBBank, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh của Ngân hàng tại MBBank, HAYLuận văn: Pháp luật về bảo lãnh của Ngân hàng tại MBBank, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh của Ngân hàng tại MBBank, HAY
 
TT Thu Nhan Khoa Luan.doc
TT Thu Nhan Khoa Luan.docTT Thu Nhan Khoa Luan.doc
TT Thu Nhan Khoa Luan.doc
 
Chuyendecn
ChuyendecnChuyendecn
Chuyendecn
 
Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ...
Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ...Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ...
Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ...
 
LUAN VAN.doc
LUAN VAN.docLUAN VAN.doc
LUAN VAN.doc
 

Similar to Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam

Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt ...Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt ...luanvantrust
 
Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...
Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...
Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...NOT
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa ...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa ...Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa ...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại th...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại th...Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại th...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại th...luanvantrust
 
Giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng TMCP Công thương VIệt...
Giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng TMCP Công thương VIệt...Giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng TMCP Công thương VIệt...
Giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng TMCP Công thương VIệt...nataliej4
 
Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp quân đội​
Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp quân đội​Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp quân đội​
Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp quân đội​Man_Ebook
 

Similar to Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam (20)

Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt ...Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt ...
 
Đề tài nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng, HOT 2018
Đề tài nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng, HOT 2018Đề tài nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng, HOT 2018
Đề tài nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng, HOT 2018
 
Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng, , ĐIỂM 8
Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng, , ĐIỂM 8Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng, , ĐIỂM 8
Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng, , ĐIỂM 8
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm tra kiểm soát nghiệp vụ tín dụng, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm tra kiểm soát nghiệp vụ tín dụng, HAY!Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm tra kiểm soát nghiệp vụ tín dụng, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm tra kiểm soát nghiệp vụ tín dụng, HAY!
 
Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...
Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...
Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...
 
Đề tài hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng Quân đội, ĐIỂM CAO
Đề tài hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng Quân đội,  ĐIỂM CAOĐề tài hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng Quân đội,  ĐIỂM CAO
Đề tài hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng Quân đội, ĐIỂM CAO
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
 
Phân Tích Hoạt Động Tín Dụng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Vietcombank
Phân Tích Hoạt Động Tín Dụng Cá Nhân Tại Ngân Hàng VietcombankPhân Tích Hoạt Động Tín Dụng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Vietcombank
Phân Tích Hoạt Động Tín Dụng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Vietcombank
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng MHB Càng Long, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng MHB Càng Long, HAY, 9 ĐIỂMBáo cáo thực tập tại ngân hàng MHB Càng Long, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng MHB Càng Long, HAY, 9 ĐIỂM
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải  Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải  Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Đồng bằng sông cửu long, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Đồng bằng sông cửu long, HAY, 9 ĐIỂMBáo cáo thực tập tại ngân hàng Đồng bằng sông cửu long, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Đồng bằng sông cửu long, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng hay
Đề tài hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng hayĐề tài hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng hay
Đề tài hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng hay
 
Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng
Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàngQuản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng
Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁ...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa ...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa ...Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa ...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa ...
 
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại th...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại th...Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại th...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại th...
 
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc DânLuận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
 
Giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng TMCP Công thương VIệt...
Giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng TMCP Công thương VIệt...Giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng TMCP Công thương VIệt...
Giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng TMCP Công thương VIệt...
 
Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp quân đội​
Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp quân đội​Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp quân đội​
Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp quân đội​
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 

Recently uploaded (20)

Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 

Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng n«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n tØnh qu¶ng nam Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Mã số : 62 34 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGÔ QUANG MINH HÀ NỘI - 2015
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết luận khoa học nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Thị Như Thủy
  • 3. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 7 1.2. Những điểm đã thống nhất và những điểm cần nghiên cứu trong luận án về hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Thương mại 24 1.3. Ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam 25 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 32 2.1. Tổng quan về tín dụng của Ngân hàng Thương mại 32 2.2. Hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Thương mại 46 2.3. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả tín dụng của các Ngân hàng Thương mại trong và ngoài nước 66 Chương 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NAM 77 3.1. Tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam 77 3.2. Thực trạng hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam 85 Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NAM 123 4.1. Định hướng và mục tiêu phát triển tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam 123 4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam 126 4.3. Một số kiến nghị 148 KẾT LUẬN 155 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 157 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 158 PHỤ LỤC 168
  • 4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN CCBs Các tổ chức tín dụng hợp tác CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CP Chi phí CRF Hệ số rủi ro tín dụng CSTT Chính sách tiền tệ DN Doanh nghiệp DNN&V Doanh nghiệp nhỏ và vừa DNNN Doanh nghiệp nhà nước DPRR Dự phòng rủi ro EUC Hiệu quả sử dụng vốn FEM Mô hình ảnh hưởng nhân tố cố định FGLS Feasible Generalized Least Squares FSC Ủy ban giám sát tài chính GDP Tổng sản phẩm quốc nội HBRA Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng NHNo&PTNT Việt Namtại Hội An HĐQT Hội đồng quản trị HQTD Hiệu quả tín dụng IRB Phương pháp dựa vào hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ KTTT Kinh tế thị trường KTXH Kinh tế xã hội LNTD Lợi nhuận tín dụng LS Lãi suất LSCV Lãi suất cho vay NH Ngân hàng NHCS Ngân hàng chính sách NHNN Ngân hàng Nhà nước NHNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NHTM Ngân hàng Thương mại NHTMQD Ngân hàng Thương mại quốc doanh NHTW Ngân hàng Trung ương NPL Tỷ lệ nợ xấu NQH Nợ quá hạn OLS Phương pháp bình phương tối thiểu OPEV Vụ đánh giá hoạt động PG Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận PSSTĐ Phương sai số thay đổi REM Mô hình ảnh hưởng nhân tố ngẫu nhiên SA Phương pháp chuẩn hóa SSA Phương pháp chuẩn hóa đơn giản SXKD Sản xuất kinh doanh
  • 5. DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN Trang Bảng 1.1: Mô tả các biến liên quan 27 Bảng 1.2: Các giả thuyết đánh giá hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam 27 Bảng 3.1: Cơ cấu huy động vốn tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam 81 Bảng 3.2: Thị phần nguồn vốn của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam 83 Bảng 3.3: Tình hình tài sản có giai đoạn 2009-2013 84 Bảng 3.4: Số khách hàng vay vốn tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam 84 Bảng 3.5: Quy mô, cơ cấu dư nợ tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam 85 Bảng 3.6: Dư nợ phân theo nhóm nợ 87 Bảng 3.7: Dư nợ phân theo thành phần kinh tế 87 Bảng 3.8: Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ qua các năm 88 Bảng 3.9: Thị phần cho vay của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam trên địa bàn 90 Bảng 3.10: Doanh số cho vay NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam 2009-2013 91 Bảng 3.11: Vòng quay vốn tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam 95 Bảng 3.12: Thống kê các biến có ý nghĩa trong mô hình với biến phụ thuộc là hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam 98 Bảng 3.13: Kết quả hoạt động tín dụng qua các năm 100 Bảng 3.14: Thu nhập từ hoạt động tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 101 Bảng 3.15: Thực trạng khách hàng tổ chức theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam 105 Bảng 3.16: Lãi suất huy động bình quân của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam 107 Bảng 3.17: Chi phí hoạt động tín dụng giai đoạn 2009 - 2013 108 Bảng 3.18: Tỷ lệ thu lãi tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam 118
  • 6. DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ TRONG LUẬN ÁN Trang Biểu đồ 3.1: Dư nợ qua 5 năm 2009 - 2013 86 Biểu đồ 3.2: Doanh số cho vay giai đoạn 2009 - 2013 91 Biểu đồ 3.3: Hệ số rủi ro tín dụng năm 2009 - 2013 92 Biểu đồ 3.4: Hiệu quả sử dụng vốn qua 5 năm 2009 - 2013 94 Biểu đồ 3.5: Hệ số thu hồi nợ qua 5 năm 2009 - 2013 96 Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2009-2013 97 Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức quản lý của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam 79 Sơ đồ 3.2: Tác động của các biến độc lập tới biến phụ thuộc 99
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xu hướng toàn cầu hoá trên thế giới cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp (DN), các lĩnh vực kinh tế, trong đó không thể không nói đến ngân hàng - một lĩnh vực hết sức nhạy cảm ở Việt Nam. Việc thực hiện các cam kết mở cửa vừa tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại (NHTM) mở rộng thị trường ra nước ngoài, vừa buộc các NHTM phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt ở thị trường trong nước. Hơn nữa, bối cảnh này còn tác động đáng kể tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN, qua đó ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của các NHTM nói chung, hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) nói riêng. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt của các NHTM trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam cũng gặp không ít khó khăn. Sự bùng nổ về số lượng các ngân hàng và dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là sự tăng lên nhanh chóng của các NHTM nước ngoài với lợi thế về đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, tiềm lực về tài chính mạnh và công nghệ hiện đại, sản phẩm và dịch vụ đa dạng, không những đã làm thu hẹp thị phần của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam, mà còn đặt NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam trước yêu cầu phải cải cách thích ứng, đổi mới hoạt động hiện đại hóa trong quá trình tồn tại và phát triển. Trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng và phát triển không ngừng về lượng, NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đã chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên, mở rộng mạng lưới hoạt động, năng động huy động vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay tín dụng của khách hàng. Trong hoạt động tín dụng, ngân hàng mạnh dạn cho vay mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V), đồng thời mở rộng nhiều hình thức cho vay mới như: cho vay tiêu dùng, trả góp, thực hiện chiết khấu, cho vay đồng tài trợ.
  • 8. 2 Với việc đa dạng hoá hoạt động tín dụng, NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đã thu được những kết quả đáng kể, chất lượng tín dụng ngày càng mở rộng và cải thiện. Là một trong những NHTM đầu tiên được thành lập trên địa bàn Quảng Nam, NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam có nhiều thế mạnh trong các hoạt động tín dụng, thanh toán quốc tế. Hiện nay NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đang nỗ lực triển khai đồng bộ các nghiệp vụ tín dụng, gia tăng các sản phẩm dịch vụ để hoàn thiện, vươn lên và phát triển trong thời đầu hội nhập. Là một ngân hàng thương mại quốc doanh (NHTMQD), NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp nông thôn ở nước ta nói riêng, mở ra quan hệ tín dụng trực tiếp và đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế để không ngừng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn. Song cũng như mọi hoạt động kinh doanh khác, hoạt động tín dụng luôn phải thay đổi theo môi trường hoạt động để thích nghi với môi trường, nên các cơ chế chính sách phải luôn được đổi mới. Trên giác độ này, hiện nay hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam nói chung vẫn còn khá nhiều bất cập, như: chất lượng tín dụng còn tiềm ẩn những yếu tố không vững chắc trong chiếm lĩnh thị trường về khách hàng, cơ cấu nguồn vốn, dư nợ tín dụng đối với các thành phần kinh tế, hiệu quả đầu tư tín dụng chưa được cao, chưa bền vững so với khả năng, chênh lệch so với lãi suất đầu ra đầu vào còn thấp… nên chưa tạo được động lực mạnh mẽ để mở rộng hoạt động và nâng cao khả năng cạnh tranh. Trước bối cảnh hoạt động của NHTM nói chung, hiện nay vấn đề hiệu quả tín dụng đang đặt ra cấp thiết và cần nghiên cứu có hệ thống nhằm làm rõ cơ sở lý luận, đề xuất được các tiêu chí để đánh giá từ tổng thể đến cụ thể để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, nhất quán từ quan niệm nhận thức đến đánh giá đối với hiệu quả tín dụng ngân hàng. Hiện nay, hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đạt hiệu quả chưa cao. Thực trạng này không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của Ngân hàng mà còn tác động tới sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Từ thực tiễn nói trên, đòi hỏi
  • 9. 3 phải triển khai nghiên cứu để tìm ra những giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới. Xuất phát từ yêu cầu đó, đề tài nghiên cứu “Hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam” được chọn làm đối tượng nghiên cứu trong luận án. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu đề tài luận án là làm rõ cơ sở lý thuyết và thực trạng hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đồng thời đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam trong những năm tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để hoàn thành mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu trong luận án là: - Làm rõ bản chất hoạt động tín dụng, các tiêu chí đo lường hiệu quả tín dụng, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng của NHTM. - Phân tích, đánh giá hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2009 - 2013. Thông qua mô hình kinh tế lượng lựa chọn để phân tích chiều hướng tác động, mức độ ảnh hưởng của mỗi chỉ tiêu đo lường hiệu quả tín dụng riêng biệt tới hiệu quả tín dụng tổng thể. - Đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam trong những năm tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trong luận án là hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam. Hiệu quả thể hiện thông qua các tiêu chí đo lường cụ thể và tổng thể. 3.2. Phạm vi nghiên cứu * Thời gian nghiên cứu: - Thời gian khảo sát để đánh giá hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam được xem xét trong giai đoạn 2009 - 2013. Các giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng được đề xuất đến năm 2020.
  • 10. 4 * Không gian nghiên cứu: Hoạt động tín dụng và hiệu quả hoạt động tín dụng được nghiên cứu tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam. * Nội dung nghiên cứu: Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các tổ chức, cá nhân. Xét theo nghĩa rộng, tín dụng ngân hàng bao gồm cả việc khách hàng cho ngân hàng vay và ngân hàng cho khách hàng vay. Xét theo nghĩa hẹp theo nghiệp vụ chuyên môn của ngành ngân hàng, khâu khách hàng cho ngân hàng cho vay gọi là huy động vốn, khâu ngân hàng cho khách hàng vay gọi là tín dụng. Luận án tiếp cận tín dụng ngân hàng theo nghĩa hẹp, nghĩa là chỉ bao gồm hoạt động cho vay của ngân hàng. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận Ở nhiều quốc gia, các ngân hàng cung cấp tín dụng cho nông dân và phát triển nông thôn đều được giao gánh vác thêm một phần chính sách xã hội, do đó ở một mức độ nào đó, các ngân hàng này đều nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước. Theo đó, ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn được coi như một trong các công cụ được Nhà nước sử dụng để tác động vào nền kinh tế. Vì thế hiệu quả tín dụng của các ngân hàng này có thể được tiếp cận dưới góc độ hoạt động tín dụng của ngân hàng có ảnh hưởng thế nào, có tác động ra sao đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn. Cách tiếp cận này là tiếp cận vĩ mô, theo hướng đánh giá, phân tích tác động chính sách. Mặt khác, hiệu quả tín dụng của ngân hàng cũng có thể tiếp cận ở góc độ quản trị của doanh nghiệp. Tức là, những hỗ trợ của nhà nước cho ngân hàng để thực thi một phần chính sách xã hội cho nhà nước được coi như đã thẩm thấu vào nội bộ ngân hàng. Những hỗ trợ của Nhà nước đã được chuyển hoá thành nguồn lực của doanh nghiệp. Để tồn tại được, ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn cũng phải xem xét và đo lường hiệu quả hoạt động tín dụng của mình. Đây là cách tiếp cận vi mô. Luận án này tiếp cận phân tích hiệu quả tín dụng của ngân hàng theo cách này, tức là chỉ nghiên
  • 11. 5 cứu hiệu quả tín dụng của Ngân hàng, không nghiên cứu tác động, ảnh hưởng của hiệu quả của tín dụng ngân hàng đối với khách hàng, người vay. NHNo&PTNT là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, trực tiếp phục vụ hoạt động của khu vực nông nghiệp, nông thôn. Chính vì thế, hiệu quả hoạt động của ngân hàng nói chung, hiệu quả hoạt động tín dụng nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố bên ngoài như chính sách kinh tế, chính sách tiền tệ của quốc gia, sự biến động của thị trường tiền tệ, sự biến động của các hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, thậm chí cả những rủi ro do điều kiện tự nhiên tác động. Do đó, việc đánh giá hiệu quả tín dụng của ngân hàng phải tiếp cận theo hướng tiếp cận động, tức là phải căn cứ vào các điều kiện trong từng giai đoạn cụ thể để đánh giá. Hơn nữa, hiệu quả tín dụng của ngân hàng chịu sự ảnh hưởng, tác động của rất nhiều yếu tố bên trong, bên ngoài doanh nghiệp, do đó để đo lường, đánh giá chính xác hiệu quả tín dụng cần phải xem xét nó trong mối quan hệ tổng thể với các yếu tố khác có liên quan. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp tổng hợp được sử dụng để tổng thuật tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài và những vấn đề lý luận ở chương 2 và phần đánh giá khái quát ở chương 3. - Phương pháp phân tích, kết hợp phân tích với tổng hợp dựa trên các số liệu thống kê, báo cáo của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam, các tài liệu tham khảo trong các ấn phẩm đã xuất bản và các công trình nghiên cứu đã được nghiệm thu được sử dụng để đánh giá thực trạng hiệu quả tín dụng của Ngân hàng ở chương 3. - Phương pháp so sánh hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam với các NHTM khác trên cùng địa bàn được sử dụng ở chương 3. - Phương pháp quy nạp và diễn dịch, ngoại suy để đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam trong chương 4.
  • 12. 6 - Sử dụng các chương trình Excel và EVIEW 6.0 để tiến hành phân tích định lượng ảnh hưởng của các chỉ tiêu hiệu quả tín dụng riêng biệt tới hiệu quả tín dụng tổng thể. Sử dụng mô hình hồi quy để phân tích và giải thích dựa trên số liệu thống kê của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam. Phương pháp này được sử dụng ở chương 3. - Phương pháp điều tra xã hội học và khảo sát tại thực địa một số chi nhánh ngân hàng được sử dụng để củng cố thêm các kết luận và đề xuất được các giải pháp có tính thực tiễn, khả thi. Số lượng phiếu phỏng vấn khách hàng 600 phiếu. Số phiếu phỏng vấn cán bộ tín dụng là 260 phiếu. Địa điểm phỏng vấn là tại các chi nhánh của ngân hàng. Phương pháp này được sử dụng chương 3 và chương 4. 5. Những điểm mới của luận án - Đưa ra hệ thống các tiêu chí đo lường hiệu quả tín dụng cho chi nhánh cấp tỉnh trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. - Hệ thống hóa có phân tích, đánh giá các nhân tố có ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam. - Áp dụng hệ thống tiêu chí đã tìm ra để đánh giá hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2009-2013. Thông qua mô hình kinh tế lượng để chỉ ra hướng tác động và mức độ ảnh hưởng của mỗi chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tín dụng đến hiệu quả tín dụng tổng thể của Ngân hàng. - Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2009-2013, tìm ra được những thuận lợi và khó khăn của ngân hàng, cũng như những tồn tại trong quản lý, điều hành ngân hàng dẫn đến hiệu quả chưa cao. - Đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới góp phần lựa chọn các chính sách, đưa ra các quyết định phù hợp. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận án gồm 4 chương, 11 tiết.
  • 13. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước có liên quan đến đề tài 1.1.1.1. Những nghiên cứu về quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại Trong xã hội hiện đại, các NHTM là một bộ phận không thể thiếu được đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia. Các hoạt động nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng thương mại là huy động tiền gửi; huy động vốn trên thị trường tài chính; cho vay, đầu tư, góp vốn vào doanh nghiệp, các nghiệp vụ khác mà NHTM phải thực hiện để đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng và cho khách hàng. Muốn có lợi nhuận, NHTM phải cung cấp dịch vụ ngân hàng với chất lượng cao, chi phí thấp và giữ được uy tín nhờ đảm bảo an toàn trong hoạt động, giảm thiểu tác hại của rủi ro. Sự sụp đổ của các ngân hàng trong lịch sử ngoài các dịch vụ và sản phẩm đầu tư phức tạp, còn có nguyên nhân chủ yếu do chất lượng tín dụng kém, do việc thẩm định dự án tài trợ thiếu chặt chẽ, công tác đánh giá tài sản chưa đúng mực, dẫn đến nhiều ngân hàng đã không kiểm soát được nợ xấu dẫn đến các hệ lụy dây chuyền, gây ảnh hưởng cho hiệu quả hoạt động của hệ thống. Điều này đã gióng lên tiếng chuông báo động, đánh thức các nhà quản lý, lãnh đạo, các nhà khoa học phải nghiên cứu đưa ra các công cụ và mô hình quản lý tín dụng thực sự hiệu quả hơn. Sau đây là một số tài liệu có giá trị tham khảo liên quan: - Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đã tiến hành nhiều nghiên cứu và đã đưa ra các khuyến nghị về đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn Basel I (1988) nhằm giới thiệu hệ thống đo lường vốn và một phương pháp chung để ngân hàng chủ động đối mặt với rủi ro chất lượng các tài sản có ngân hàng đang nắm giữ. Hiệp ước vốn Basel II (2004) đưa ra nhiều phương pháp đo
  • 14. 8 lường rủi ro tín dụng như phương pháp chuẩn hóa đơn giản (SSA), phương pháp chuẩn hóa (SA), phương pháp dựa vào hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (IRB) cơ bản và nâng cao… Basel II gợi ý quy trình và công cụ quản lý rủi ro tín dụng như: nhận biết rủi ro thông qua hệ thống các dấu hiệu tài chính, phi tài chính và hệ thống xếp hạng nội bộ; đo lường rủi ro thông qua mô hình giá trị chịu rủi ro tín dụng (VAR); quản lý rủi ro thông qua chính sách tín dụng; quản lý danh mục cho vay và phát sinh tín dụng. - Glen Bullivant trong "Credit Management" [86] đã trình bày bao quát các khía cạnh của quản lý tín dụng. Nội dung trọng tâm, xuyên suốt mà tác giả đưa ra là vấn đề dòng tiền, quản lý dòng tiền, vấn đề về lợi nhuận có thể được cải thiện, nâng cao bằng nhiều kế hoạch tương thích. Tất cả các vấn đề kiểm soát tín dụng quan trọng được đề cập một cách chi tiết, bao gồm cả hướng dẫn về chính sách tín dụng và quản lý các chức năng tín dụng, điều kiện tín dụng, đánh giá rủi ro, quản lý và mô hình hóa, thu hồi nợ, bảo hiểm tín dụng, tín dụng xuất khẩu, tín dụng tiêu dùng, luật tín dụng thương mại và các dịch vụ tín dụng. - Các tác giả Stephan Cowan, Glen Bullivant, Robert addlestone trong "Effective credit control & debt recovery handbook - Tottel Publisher" [106] đã chỉ ra rằng, quản lý tín dụng lỏng lẻo và nợ xấu thường là nguyên nhân tự làm suy yếu các NHTM đang thành công. Vì thế, điều quan trọng, theo tác giả, là phải đảm bảo có được một hệ thống giữ cho mức rủi ro tín dụng luôn thấp nhất, đồng thời nắm rõ thủ tục thu hồi nợ trong trường hợp không được thanh toán. Cuốn sách này cập nhập hầu hết các vấn đề pháp lý mới nhất đồng thời cung cấp thông tin thực tế về mọi khía cạnh của kiểm soát tín dụng và thu hồi nợ bao gồm: Chỉ dẫn tín dụng đối với khách hàng mới; thực hiện tín dụng đối với khách hàng mới, những thay đổi đối với luật thu hồi nợ, ban hành luật bảo vệ số liệu, giải quyết việc nâng hạn mức tín dụng cho các công ty nhỏ, làm thế nào để đưa ra một chính sách tín dụng, các điều khoản thanh toán, thu hút các khách hàng lớn, thủ tục đối với các doanh nghiệp không trả nợ hoặc phá sản, doanh nghiệp & chế tài tín dụng và hiệu lực của chế tài bảo vệ thông tin.
  • 15. 9 - Các tác giả Sam N. Basu, Harold L. Rolfes Jr trong “Trategic credit management” [107] đã đề ra giải pháp quản lý chiến lược tín dụng, coi đó thực sự là một công cụ hiệu lực, sát thực tế và đáp ứng được nhu cầu thực tiễn để giúp NHTM tồn tại và phát triển trong môi trường cho vay (cấp tín dụng) vốn rất phức tạp hiện nay. Các tác giả đã kết hợp phương pháp học thuật và phương pháp kiểm nghiệm qua thực tế để bàn về vấn đề ngân hàng nói chung và tín dụng ngân hàng nói riêng. Các tác giả cho rằng, ngành ngân hàng đã trải qua nhiều thay đổi lớn trong những năm qua và đưa ra nhận định xu hướng này sẽ còn tiếp diễn trong một tương lai gần. Các tác giả đã đưa ra những hướng dẫn và lời khuyên dựa trên sự kết hợp giữa phân tích lý thuyết và thực nghiệm. Một là, kiểm tra, phân tích độ sâu của toàn bộ lĩnh vực quản lý tín dụng dưới góc độ của những thay đổi diễn ra suốt từ khi bắt đầu thời kỳ suy thoái vào đầu những năm 80 thể kỷ XX. Hai là, xác nhận rõ những căn nguyên gốc rễ mang tính hệ thống dẫn đến hầu hết các thất bại trong công tác quản lý tín dụng. Ba là, đưa ra một số những hướng dẫn rõ ràng về cách tái khởi động quy trình quản lý tín dụng với một chiến lược cụ thể. Bốn là, đưa ra những chiến lược đã được kiểm chứng và những kỹ thuật định lượng sắc sảo giúp phân tích tín dụng, quản lý tín dụng, cơ cấu nợ, nợ quá hạn và các vấn đề khác về tín dụng. Năm là, vạch ra một chương trình cụ thể, có kế hoạch chi tiết, dễ triển khai thực hiện cho việc quản lý đào tạo và đào tạo lại đội ngũ những người làm công tác tín dụng và quản lý tín dụng. Nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng nói chung và lợi nhuận từ hoạt động tín dụng. Nghiên cứu về kinh nghiệm của ngân hàng ở một số quốc gia như Mexico, Venezuela, Tây Ban Nha, Kenya, Vương quốc Anh, Thụy Điển và Na Uy, các nhà phân tích đều thống nhất rằng, sự thất bại của ngân hàng xuất hiện do sự kết hợp của nhiều yếu tố. Herrero [89] cho rằng, lợi nhuận ngân hàng thấp, lãi ròng thấp là biểu hiện của sự thất bại của ngân hàng. Ông phân loại các yếu tố này thành nhóm yếu tố thuộc về bản thân ngân hàng và yếu tố kinh tế vĩ mô. Các yếu tố bên trong ngân hàng là chất lượng tài sản, chất
  • 16. 10 lượng quản lý, thu nhập và khả năng thanh toán. Các yếu tố kinh tế vĩ mô gồm lãi suất cao, tăng trưởng kinh tế thấp, thương mại bất lợi, những cú sốc, biến động tỷ giá và nợ nước ngoài. Hooks [91] chỉ ra rằng suy giảm kinh tế như tình trạng lạm phát, lãi suất cao là nguyên nhân gây ra sự đổ vỡ của các ngân hàng. Kane và Rice [94] cho rằng sự can thiệp của chính phủ gây ra thất bại của các ngân hàng. Họ lập luận rằng khi các chính phủ can thiệp vào hoạt động của các ngân hàng, khách hàng có xu hướng dựa vào chính phủ để bảo vệ lợi ích của họ. Can thiệp này không khuyến khích các tổ chức khác, các chủ nợ và khách hàng thực hiện giám sát một cách có hiệu quả, giám sát các ngân hàng một cách độc lập. Miller [101] cho rằng các tình huống dẫn đến thất bại của các ngân hàng là tồn tại quá nhiều quy tắc nghiêm ngặt khiến cho ngân hàng không thể tuân thủ được, ngân hàng không tuân thủ pháp luật, hệ thống các quy tắc cứng nhắc có thể hạn chế các ngân hàng lựa chọn cách thức hành động hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu. Tay [108] cho rằng, khủng hoảng ngân hàng chủ yếu xuất phát từ sự thiếu vắng những ý tưởng quản lý tốt trong quyết định quản lý. Lepus [98] thì cho rằng quản lý yếu kém, đặc biệt là chấp nhận rủi ro quá mức, là chính nguyên nhân gây ra đổ vỡ ngân hàng. Marrison [100] nói rõ rằng quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả làm giảm rủi ro từ sự vỡ nợ của khách hàng. Lợi thế cạnh tranh của ngân hàng chính là khả năng tạo ra và có được các khoản cho vay đem lại giá trị, lợi nhuận cho ngân hàng. Các khoản nợ xấu gây ra đổ vỡ ngân hàng. Sự thất bại của một ngân hàng được coi là kết quả của quản lý yếu kém vì ra quyết định cho vay sai, đánh giá sai về tình trạng tín dụng hoặc khả năng trả nợ, tập trung cho vay quá nhiều vào một đối tượng khách hàng nhất định. Goodhart [85] cho rằng sự yếu kém trong quản lý rủi ro tín dụng xấu như để tình trạng nợ quá hạn kéo dài quá mức cũng là nguyên nhân gây ra đổ vỡ ngân hàng. Chimerine [79] đồng tình với Goodhart, ông bổ sung thêm rằng việc tiếp tục cho vay đối với các khoản vay chưa trả có khả năng dẫn tình trạng nợ chồng lên nợ. Điều này làm giảm khả năng thanh toán của các ngân hàng cũng như làm giảm khả năng tài trợ cho các hợp đồng vay tốt. Herrero [89] cho rằng trong cuộc khủng
  • 17. 11 hoảng ngân hàng ở Venezuela, lý do dẫn đến sự thất bại Ngân hàng Latino là cho vay không đúng quy định như cho phép tài sản thế chấp sẽ được sử dụng cho nhiều khoản vay, chất lượng các khoản vay thấp và tập trung cho vay trong một lĩnh vực. De Juan [81] lập luận rằng ngân hàng ở Tây Ban Nha thất bại là do quản lý rủi ro kém đặc biệt là rủi ro tín dụng, chẳng hạn danh mục cho vay của các ngân hàng ở nước này tập trung vào cho vay các đối tượng có quan hệ với chính ngân hàng về vốn, hoặc sở hữu, nói cách khác là cho vay các đối tượng có quan hệ sở hữu đan chéo với chính ngân hàng. Theo Gil- Diaz [84], lạm phát cao và lãi suất cao gây ra sự gia tăng gánh nặng trả nợ đối với các khoản vay trong và ngoài nước, làm giảm vốn của các ngân hàng. Gil- Diaz khẳng định rằng sự yếu kém trong sàng lọc khách hàng vay, gia tăng quá mức khối lượng tín dụng và suy thoái kinh tế trong năm 1993 tại Mexico đã biến các khoản nợ trở thành gánh nặng quá lớn. Như vậy các khoản nợ xấu bắt đầu tăng rất nhanh, khách hàng vay không có khả năng trả nợ. Hussey [92] cho rằng, cho vay theo định hướng mang tính chính trị cũng là nguyên nhân dẫn đến thất bại của ngân hàng như đã xảy ra ở Philippines trong những năm 1980.Trong nhiều trường hợp chính phủ chỉ đạo các ngân hàng trực tiếp để cung cấp cho các khoản vay cho một số khách hàng vay, do đó các ngân hàng cho vay mà không dựa trên cơ sở đánh giá đầy đủ về khả năng trả nợ của khách hàng. Nếu không thể đo lường rủi ro tín dụng sẽ không thể quản lý được rủi ro. Chính vì thế đo lường rủi ro tín dụng là tối quan trọng trong quản lý rủi ro tín dụng. Davies và Kearns [80] nhấn mạnh rằng các tổ chức cần phải có quy trình, thủ tục rõ ràng để đo lường rủi ro tín dụng cũng như tiếp xúc với các bên có liên quan, sản phẩm, khách hàng và các lĩnh vực kinh tế. Năm 2008, sau sự sụp đổ của một loạt các ngân hàng lớn ở Mỹ, khởi nguồn cho cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, KPMG đã tiến hành khảo sát và công bố kết quả nghiên cứu “Never again? Risk management in banking beyond the credit crisis”. Cuộc khảo sát được tiến hành với 500 lãnh đạo cấp cao của các ngân hàng trên khắp thế giới để tìm ra điểm yếu trong hệ thống quản lý rủi ro tín dụng hiện tại, từ đó đưa ra các biện pháp để ngăn ngừa,
  • 18. 12 tránh tái diễn khủng hoảng. Khảo sát đã tiến hành nghiên cứu về hiệu quả của các cơ chế quản trị rủi ro hiện tại, văn hóa quản trị rủi ro trong doanh nghiệp, thực hiện chức năng quản trị rủi ro, mức độ chuyên môn hoá quản lý rủi ro, chính sách tạo động lực, khuyến khích để nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro, cách thức đo lường và báo cáo về rủi ro. Cuộc khủng hoảng tài chính đã hối thúc các ngân hàng toàn cầu phải có cái nhìn nghiêm túc, toàn diện hơn về quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng. Cuộc khủng hoảng cũng đã chỉ ra lỗ hổng, điểm yếu trong quản lý rủi ro tín dụng của hệ thống tài chính toàn cầu. Nghiên cứu này đã chỉ ra các nguyên nhân chính dẫn tới rủi ro tín dụng đó là thiếu động lực và ưu đãi không tương xứng đối với công việc quản lý rủi ro, quản trị rủi ro kém, không hình thành văn hoá quản trị rủi ro trong doanh nghiệp, thiếu các biện pháp đo lường và báo cáo về rủi ro một cách hiệu quả, thiếu giám sát rủi ro, thiếu quan tâm đến quản trị rủi ro của quản lý cấp cao, chất lượng của số liệu, mô hình cảnh báo rủi ro thấp, người làm công tác quản lý rủi ro thiếu kinh nghiệm, thông tin và truyền thông trong nội bộ ngân hàng yếu. Nghiên cứu đã chỉ ra 5 lưu ý về quản lý rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng toàn cầu. Một là, tăng cường quản trị rủi ro và hình thành văn hoá quản lý rủi ro trong doanh nghiệp. Bằng cách thiết lập một khung khổ quản lý doanh nghiệp thích hợp trong đó rủi ro có thể được đo lường, báo cáo và quản lý, các ngân hàng có thể tạo ra một hệ thống đơn giản kết hợp ba yếu tố thiết yếu của một cơ chế quản lý rủi ro hiệu quả: quản trị, báo cáo và dữ liệu, và các quy trình và hệ thống. Ngay từ đầu, doanh nghiệp và lãnh đạo doanh nghiệp cần phải hình thành triết lý rủi ro và văn hóa quản lý rủi ro trong toàn tổ chức. Với mỗi nhân viên cần nhận thức đầy đủ, xác định được rủi ro của tổ chức và tác động của nó đối với việc ra quyết định. Hai là, những nhân viên làm nhiệm vụ quản lý rủi ro cần phải xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ hơn với tất cả các cấp của tổ chức, như Hội đồng quản trị, ban kiểm toán và kiểm toán nội bộ. Ba là, nâng cao năng lực quản lý rủi ro ở cấp cao. Các ngân hàng cần tìm cách để có được công nghệ quản lý rủi ro tốt hơn trong ban điều hành doanh nghiệp để từ đó cung cấp cho lãnh đạo doanh nghiệp các thách thức,
  • 19. 13 cung cấp thông tin để ra được quyết định kinh doanh đúng đắn. Bốn là, xây dựng mô hình quản lý rủi ro. Mô hình quản lý rủi ro hiệu quả cơ bản sẽ góp phần đưa ra các quyết định quản lý tốt. Mô hình dựa trên hệ thống các dữ liệu định lượng thích hợp được trình bày một cách rõ ràng, định dạng đơn giản để Hội đồng quản trị và các bên liên quan khác có thể hiểu được. Mô hình rủi ro không nên quá phụ thuộc vào các dữ liệu lịch sử mà cần phải linh hoạt để thích ứng với điều kiện thị trường thay đổi. Năm là, tạo ra động lực khuyến khích. Người quản lý rủi ro cần thúc đẩy để hình thành cơ chế tạo động lực cho nhân viên với các ưu đãi dựa trên trên hiệu suất làm việc và phù hợp với lợi ích của cổ đông và dài hạn, lợi nhuận toàn tổ chức. 1.1.1.2. Những nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng của ngân hàng thương mại Trong vài thập kỷ gần đây, các viện nghiên cứu ngân hàng và các cơ sở nghiên cứu khác đã tiến hành nhiều công trình nghiên cứu về quản trị một cách hiệu quả hoạt động tín dụng của các NHTM. Felicia Omowunmi Olokoyo trong “Determinants of Commercial Banks’ Lending Behavior in Nigeria” [78] đã chỉ ra các nhân tố tác động đến hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở Nigeria. Bằng cách sử dụng mô hình Var với nguồn dữ liệu từ 89 ngân hàng trong giai đoạn 1980 - 2005, tác giả đã nghiên cứu tác động của các biến số vi mô cũng như vĩ mô tới hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM tại Nigeria. Các biến vi mô được nghiên cứu bao gồm: khối lượng tín dụng, danh mục đầu tư, lãi suất, dự trữ tiền mặt bắt buộc, tỷ lệ thanh khoản. Các biến vĩ mô gồm: GDP và tỷ giá. Các yếu tố khác không đưa vào mô hình là công cụ chính sách để điều tiết hoạt động ngân hàng và mối quan hệ trước với khách hàng. Các yếu tố không được đưa vào mô hình này sẽ được đưa vào phần sai số của mô hình. LOA = f (Vd, IP, Ir, Rr, Lr, Fx, GDP, Z) (1) Trong đó: Z chứa các biến khác không được đưa vào mô hình Mô hình các nhân tố tác động tới tăng trưởng tín dụng của Nigeria có dạng: LOA = α0 + α1Vd + α2Ip + α3Ir + α4Rr + α5Lr + α6Fx + α7GDP + µ
  • 20. 14 Trong đó: LOA: Các khoản cho vay và ứng trước, Vd: Khối lượng tiền gửi, Ip: Danh mục đầu tư, Ir: Lãi suất (lãi suất cho vay). Rr: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc, Lr: Tỷ lệ thanh khoản, Fx: Trung bình tỷ giá chính thức hàng năm đô la Nigenia/USD do NHTW công bố, GDP: Tổng sản phẩm trong nước theo giá thị trường hiện tại. Kết quả mô hình chỉ ra lượng tiền gửi và danh mục đầu tư của các ngân hàng ảnh hưởng đáng kể tới khả năng cho vay của hệ thống ngân hàng. Chỉ cần gia tăng 1% trong khối lượng tiền gửi và mức độ đầu tư trong danh mục cho vay sẽ dẫn đến sự gia tăng 6,8% đối với các khoản cho vay và 3,18% đối với các khoản ứng trước. Tương tự, mô hình cũng chỉ ra tỷ giá và GDP có quan hệ cùng chiều với khối lượng tín dụng, tức là khi tỷ giá và GDP tăng lên sẽ tác động làm cho các hệ thống ngân hàng tăng cho vay nền kinh tế. Mặc dù hệ số của các biến lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tỷ lệ thanh khoản được cho là sẽ có tác động làm giảm tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, mô hình lại cho thấy một kết quả ngược lại khi mà các hệ số hồi quy cho thấy mỗi một phần trăm tăng lãi suất cho vay, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tỷ lệ thanh khoản tiền mặt của các ngân hàng thương mại sẽ làm cho khối lượng tín dụng tăng 0,9%; 0,12% và 0,04% tương ứng. Điều này có thể được lý giải là do các ngân hàng Nigeria có thị phần áp đảo trên thị trường tín dụng khiến cho các tổ chức tài chính khác rất khó cạnh tranh. Ngoài ra, hiện tượng khối lượng tín dụng vẫn tăng khi lãi suất cho vay, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tỷ lệ thanh khoản tăng còn được lý giải bởi mối quan hệ lâu năm giữa ngân hàng và khách hàng làm cho khách hàng bỏ qua việc tăng chi phí này. Tóm lại, nghiên cứu này đã chỉ ra các nhân tố tác động lớn nhất đến tín dụng của hệ thống ngân hàng là khối lượng tiền gửi và danh mục đầu tư. Các biến số vĩ mô như tỷ giá và GDP cũng là nhân tố ảnh hưởng đến khối lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng Nigeria. Ngoài ra, lãi suất cho vay, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tỷ lệ thanh khoản, mặc dù về mặt lý thuyết, khi các yếu tố này tăng là sẽ làm giảm khối lượng tín dụng, nhưng tại Nigeria thì khối lượng tín dụng vẫn tăng khí các yếu tố này tăng.
  • 21. 15 Leonardo Gambacorta và Paolo Emilio Mistrulli [81] nghiên cứu những thay đổi trong hoạt động cho vay của các ngân hàng Italia trước những thay đổi của chính sách tiền tệ và sản lượng của nền kinh tế có xem xét sự khác biệt về vốn giữa các ngân hàng. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu quý trong giai đoạn quý 3 năm 1992 đến quý 3 năm 2001 của hệ thống ngân hàng Italia và nền kinh tế nước này để kiểm định. Mô hình thực nghiệm được xây dựng để đo lường xem liệu các ngân hàng có mức độ vốn khác nhau thì khối lượng tín dụng có biến đổi khác nhau hay không trước cú sốc tiền tệ hoặc sản lượng. Mô hình có dạng: 4 4 4 4 1 1 1 1 1 0 0 0 ln ln ln                    it it i j j i j j i j j j j j L L MP y      4 4 1 1 1 1 1 1 1 ( ) ln                 it i j it i j j it i j n n j j X MP X MP X y       Với : i = 1... N (N là số ngân hàng), t = Quý itL = tín dụng của ngân hàng i tại thời điểm t tMP = chỉ số chính sách tiền tệ ty =GDP thực tế t = tỷ lệ lạm phát itX = mức vốn dư thừa itp = chi phí trên một đơn vị tài sản mà ngân hàng i phải gánh chịu với 1% tăng thêm của chỉ số chính sách tiền tệ. it = biến kiểm soát Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra: các ngân hàng có lượng vốn dư thừa càng nhiều thì khả năng bị xáo trộn khi có sự thay đổi về yêu cầu vốn càng ít và mở rộng tín dụng càng cao. Nghiên cứu cũng cho thấy việc thắt chặt chính sách tiền tệ có tác động làm thu hẹp tín dụng ngân hàng khi 1% tăng thêm của các chỉ số chính sách tiền tệ sẽ dẫn tới tín dụng của các ngân hàng giảm trung bình 1,2%. Trong đó, ở các HTX tín dụng (CCBs) con số này cao hơn trung
  • 22. 16 bình và ở mức 1,8% với mỗi 1% tăng thêm của chỉ số chính sách tiền tệ. Nghiên cứu cũng cho thấy ảnh hưởng của việc thắt chặt chính sách tiền tệ đối với các ngân hàng có mức vốn hóa lớn là nhỏ hơn nhiều so với các tổ chức tín dụng có mức vốn hóa thấp hơn. Đối với biến chi phí tài sản, kết quả thực nghiệm đã cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng với biến này. Khi chi phí trên một đơn vị tài sản tăng thêm 1 điểm thì cũng đồng thời làm giảm tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng đi 1% và con số này của các CCBs cũng cao hơn. Mô hình ước lượng cũng cho thấy một mối tương quan thuận giữa tăng trưởng tín dụng với sản lượng và lạm phát. Theo kết quả ước lượng thì GDP thực tế tăng thêm 1% sẽ thúc đẩy tín dụng tăng thêm 0,7% ở các ngân hàng có nguồn vốn tốt trong khi con số này ở các CCBs thấp hơn. Khi kiểm định mối tương quan giữa GDP và nguồn vốn dư thừa của các tổ chức tín dụng đã cho thấy hai biến này quan hệ ngược chiều với nhau. Điều này chứng minh các ngân hàng có nguồn vốn tốt thì hoạt động tín dụng sẽ ít phụ thuộc vào chu kỳ kinh doanh hơn các CCBs và các ngân hàng khác. Tóm lại, nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng Italia chịu chi phối của các yếu tố chính như: mức vốn dư thừa, chỉ số chính sách tiền tệ, chi phí tài sản, lạm phát, GDP thực tế. Trong đó, mức vốn dư thừa, lạm phát và GDP thực tế là những nhân tố thúc đẩy tăng trưởng tín dụng ở các ngân hàng, còn chỉ số chính sách tiền tệ và chi phí tài sản là những nhân tố được cho là sẽ làm giảm tăng trưởng tín dụng ở các ngân hàng. Nghiên cứu cũng cho kết luận các ngân hàng có mức vốn hóa lớn sẽ đối phó tốt hơn với các cú sốc của chính sách tiền tệ cũng như nền kinh tế. Công trình nghiên cứu của Boakye - Yiadom [2], thuộc Đại học Khoa học & Công nghệ, Viện Đào tạo Từ xa với tiêu đề “Hiệu quả của hệ thống quản lý tín dụng ngân hàng Ghana: Nghiên cứu trường hợp ngân hàng liên doanh HFC và ngân hàng liên doanh Barclays của Ghana, đã kiểm tra các
  • 23. 17 hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng của Ghana, trong đó sử dụng Ngân hàng HFC và Ngân hàng Barclays như mẫu nghiên cứu. Nghiên cứu cũng tìm cách xác định những nguồn chính của rủi ro tín dụng và các biện pháp giảm nhẹ đưa ra để quản lý rủi ro và đánh giá tác động của những rủi ro trên cơ sở an toàn vốn, chất lượng tài sản, quản lý, thu nhập và khả năng thanh toán, các vị trí nhạy cảm với rủi ro thị trường. Các phương pháp được sử dụng để nghiên cứu là mô-đun CAMELS. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các khoản vay thương mại, vay thế chấp và cho vay tiêu dùng là nguyên nhân chính gây ra rủi ro tín dụng. An toàn vốn đã được các ngân hàng giữ ở mức vốn tối thiểu. Tuy nhiên, chất lượng tài sản thấp dẫn đến tỷ lệ rủi ro tín dụng cao. Do đó, mặc dù mức lãi suất cao, tính thanh khoản giữa các ngân hàng tốt nhưng mức lợi nhuận thu được từ tín dụng vẫn thấp. Do đó, ngân hàng ở Ghana được khuyến nghị phải đa dạng hóa hoạt động tín dụng để giảm nguy cơ rủi ro. Ngân hàng cần thường xuyên xem xét và tiến hành nghiên cứu sâu hơn để đưa ra các chính sách và chiến lược tín dụng phù hợp. Nghiên cứu trực tiếp về hiệu quả tín dụng của ngân hàng. Tác giả N. Grace trong “The effect of credit risk management on the financial performance of commercial banks in Kenya” [87] đã chỉ ra rằng rủi ro tín dụng luôn luôn là mối quan tâm không chỉ của ngân hàng mà toàn bộ doanh nghiệp thế giới vì những rủi ro của một đối tác thương mại không thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ của mình có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng đến công việc của các đối tác khác. Nghiên cứu này đã tìm cách để xem xét ảnh hưởng của quản lý rủi ro tín dụng đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại. Mô hình nghiên cứu sẽ phân tích mối quan hệ giữa hai biến thể hiện rủi ro tín dụng và các hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo của 26 ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2007-2011 của Kenya. Các dữ liệu thu thập được đưa vào phân tích hồi quy. Kết quả đầu ra thu được thông qua sử dụng thống kê Khoa học Xã hội (SPSS phiên bản 18).
  • 24. 18 Trong mô hình trên vốn chủ sở hữu (ROE) được sử dụng như các chỉ số lợi nhuận trong khi các khoản nợ xấu (NPL) và tỷ lệ an toàn vốn (CAR) là chỉ số quản lý rủi ro tín dụng. Nghiên cứu này cho thấy rằng có một mối quan hệ đáng kể giữa hiệu quả tài chính (thể hiện ở chỉ tiêu lợi nhuận) và quản lý rủi ro tín dụng (thể hiện ở chỉ tiêu nợ xấu và an toàn vốn. Các kết quả phân tích chỉ ra rằng tỷ lệ nợ xấu NPL và tỷ lệ an toàn vốn (CAR) có tác động tiêu cực và tương đối đáng kể đối với lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Trong đó, NPL có ảnh hưởng đến ROE nhiều hơn so với CAR. Từ mối quan hệ giữa quản lý rủi ro tín dụng và hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng các ngân hàng cần xây dựng cho mình hệ thống phân loại rủi ro tín dụng. Hệ thống sẽ xác định mức độ rủi ro của khách hàng vay để đảm bảo việc quản lý khoản vay, giá cả cho vay tương xứng với rủi ro liên quan. Phân loại rủi ro là một thước đo quan trọng đảm bảo chất lượng tài sản của ngân hàng, và như vậy, điều quan trọng là phải phân loại rủi ro theo từng loại, căn cứ vào mức độ, khả năng xảy ra rủi ro. Tuỳ thuộc vào các điều kiện, tiêu chí phân loại rủi ro, các khách hàng vay vốn xẽ được xếp vào các lớp rủi ro nhất định và được công bố trên hệ thống quản lý của ngân hàng. Các tác giả Samuel Hymore Boahene, Julius Dasah và Samuel Kwaku Agyei trong “Credit Risk and Profitability of Selected Banks in Ghana” [105] đã phân tích và chỉ ra mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngân hàng ở Ghana. Theo nghiên cứu này, ngân hàng giống như tất cả các loại hình doanh nghiệp khác đang phải đối mặt với nhiều rủi ro như rủi ro lãi suất, ngoại tệ, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro chính trị, rủi ro công nghệ và rủi ro tín dụng. Trong số này rủi ro tín dụng cần được quan tâm đặc biệt. Nghiên cứu này xem xét mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận của một số ngân hàng được lựa chọn ở Ghana. Một bảng dữ liệu từ sáu ngân hàng thương mại, trong năm năm (2005-2009) được tác giả sử dụng để phân tích về mối quan hệ này. Các dữ liệu chính được sử dụng cho nghiên cứu là từ nguồn thứ cấp đặc biệt là từ báo cáo tài chính của các ngân hàng.
  • 25. 19 Mô hình cơ bản được sử dụng cho nghiên cứu được viết như sau: ROEi, t = α0 + βNCOTLi, t + δNPLi, t + θPPPNTLAi, t + ØSIZEi, t + ΦGROi, t + γTDAi, t + εi, t Trong đó, ROE là biến phụ thuộc thể hiện lợi nhuận/vốn chủ sở hữu. Các biến số độc lập thể hiện rủi ro tín dụng bao gồm: NCOTL là nợ khó đòi trên tổng dư nợ, NPL là nợ quá hạn trên tổng dư nợ, PPPNTLA là lợi nhuận trước trích lập dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ. Các biến số độc lập khác gồm: SIZE là tổng tài sản của ngân hàng, thể hiện quy mô của ngân hàng, GRO mức tăng trưởng thu nhập từ tín dụng, thể hiện tốc độ tăng trưởng thu nhập, TDA là tổng nợ trên tổng tài sản của ngân hàng, đo lường cấu trúc vốn của ngân hàng. Kết quả từ nghiên cứu cho thấy chỉ số rủi ro tín dụng có tác động tích cực và có mối quan hệ quan trọng với lợi nhuận ngân hàng. Có nghĩa rằng, trong thời gian nghiên cứu, ở Ghana, các ngân hàng vẫn có thể được hưởng lợi từ những rủi ro như rào cản về lãi suất cho vay, phí và hoa hồng. Các kết quả cũng miêu tả rằng quy mô ngân hàng như tốc độ tăng trưởng, và vốn vay của ngân hàng có ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng tích cực và đáng kể. Trong thực tế, mặc dù xuất hiện chi phí trung gian do trong cơ cấu vốn của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu sử dụng vốn vay nhiều hơn vốn chủ sở hữu, nghiên cứu này kết luận rằng, các ngân hàng này vẫn hoạt động tốt trong điều kiện phải đối mặt với rủi ro tín dụng. Kết quả nghiên cứu này trái ngược với rất nhiều công trình nghiên cứu thực nghiệm mà kết luận rằng rủi ro tín dụng có mối quan hệ tiêu cực với hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Vì vậy trong khi các ngân hàng nỗ lực giảm các khoản vay của họ, giảm các chi phí và hoa hồng hoặc thậm chí cố gắng từ bỏ một số loại phí như phí rút tiền từ ATM, nó cũng bắt buộc người đi vay hoàn trả vốn vay đúng hạn và đầy đủ để giảm thiểu rủi ro. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến nâng cao hiệu quả tín dụng của ngân hàng thương mại 1.1.2.1. Những nghiên cứu hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung Nội dung được nhiều công trình bàn luận là các tiêu chí đo lường hiệu quả tín dụng và nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng của NHTM Việt
  • 26. 20 Nam. Ví dụ như: Phạm Thị Bích Lương trong “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam hiện nay” [32] đã định nghĩa hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM là thu được lợi nhuận tối đa với chi phí tối thiểu. Tác giả luận án đã tiếp cận hiệu quả hoạt động của NHTM từ góc độ khách hàng (với các chỉ tiêu: sự hợp lý về giá cả sản phẩm, dịch vụ; số lượng, chất lượng, chủng loại dịch vụ; sự thuận tiện của các kênh phân phối; độ an toàn và uy tín); từ góc độ xã hội (với các chỉ tiêu đo lường: khả năng huy động vốn của NHTM; hiệu quả đầu tư của NHTM; ổn định ngân sách nhà nước; ổn định kinh tế - xã hội) và hiệu quả xét về phía NHTM (với các chỉ tiêu: quy mô lợi nhuận; ROE; ROA; chênh lệch lãi suất cơ bản; các chỉ tiêu đánh giá thu nhập - chi phí; chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán) khả năng sinh lời. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM bao gồm nhân tố chủ quan thuộc về các NHTM và các nhân tố khách quan. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh được tác giả Phạm Thị Bích Lương xác định gồm: năng lực tài chính của NHTM; năng lực quản trị của NHTM; môi trường kinh doanh; khung khổ luật pháp và chính sách của Nhà nước; cầu về dịch vụ tài chính và mức độ mở cửa thị trường tài chính... Tác giả Phạm Thị Bích Lương đã đưa ra nhận xét về hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam trên các mặt: chưa đảm bảo an toàn về vốn; chênh lệch lãi suất cơ bản thấp; tốc độ tăng trưởng tín dụng khá cao nhưng chứa đựng nhiều rủi ro với tỷ lệ nợ quá hạn cao; khả năng tự bù đắp rủi ro yếu; khả năng thanh toán phụ thuộc vào NHNN; nhiều ngân hàng thua lỗ; chi phí hoạt động cao...Nguyên nhân chủ yếu do năng lực tài chính thấp; năng lực điều hành chưa đáp ứng yêu cầu; cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động thiếu thốn; NHNN chưa hỗ trợ thích đáng; DN làm ăn thua lỗ không trả được nợ; chính sách của Nhà nước còn bất cập... Đặc biệt, tác giả luận án đã bàn luận về các giải pháp nâng cao hiệu quả của NHTM Việt Nam là: nâng cao năng lực tài chính của NHTM; cải
  • 27. 21 thiện chất lượng quản trị ngân hàng; xử lý nợ; xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả; cơ cấu lại NHTM; tăng cường quản lý rủi ro; xây dựng các tập đoàn tài chính... Ở góc độ khác, tác giả Lê Thị Hương trong “Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của các NHTM Việt Nam” [25] đã xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư của các Ngân hàng thương mại, đặc biệt là các hoạt động đầu tư chứng khoán và cho vay. Các chỉ tiêu này tập trung vào đánh giá mục tiêu sinh lời của các ngân hàng thương mại ở giác độ vi mô. Đây là những gợi ý rất tốt để xác định có căn cứ khoa học hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam. 1.1.2.2. Những nghiên cứu về hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam Lĩnh vực tín dụng ngân hàng nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học từ các góc độ khác nhau. Ví dụ: Tác giả Lê Đức Thọ trong “Hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng thương mại nhà nước ở nước ta hiện nay” [67] đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về hoạt động tín dụng của NHTM, phân tích làm rõ vai trò quan trọng hoạt động tín dụng của NHTM trong nền kinh tế, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM nhà nước. Những nội dung phân tích trong Luận án về tác động tích cực của tín dụng do hệ thống NHTM nhà nước đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam rất đáng chú ý, nhất là những phân tích sâu sắc và toàn diện về những hạn chế, khó khăn trong hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM nhà nước. Các khuyến nghị như: thực hiện triệt để nguyên tắc thương mại và thị trường, phát huy vai trò chủ đạo và chủ lực của NHTM nhà nước, đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, đổi mới phương thức tạo vốn, coi trọng chất lượng dự án cấp tín dụng, cải cách tổ chức bộ máy, nâng cấp công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực rất đáng chú ý. Tác giả Đỗ Thị Thủy trong “Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng trong điều kiện mới” [69] đã nhấn mạnh ảnh hưởng của hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động của NHNN đến hiệu quả tín dụng của NHTM.
  • 28. 22 Tác giả kiến nghị các tổ chức tín dụng Việt Nam phải thực hiện giám sát an toàn hoạt động ngân hàng theo hướng minh bạch, hiện đại và phù hợp với thông lệ quốc tế, khai thác triệt để các lợi thế của mình trước các đối thủ ngân hàng nước ngoài trong quá trình thực hiện các cam kết mở cửa thị trường ngân hàng. Dưới góc độ coi quản lý rủi ro là một trong những hoạt động nhằm đảm bảo điều kiện cho hiệu quả tín dụng, Đề tài nghiên cứu cấp ngành về quản lý rủi ro của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) đã đưa ra sáu nội dung quản lý rủi ro là thiết lập bộ máy tổ chức chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro; xây dựng các tuyến quyền hạn; phân quyền hạn đối với rủi ro cho các bộ phận kinh doanh; thiết lập và duy trì các hạn mức rủi ro; đảm bảo tính liên tục trong cập nhật và giám sát rủi ro. Công trình này cũng xác lập quy trình quản lý rủi ro gồm 5 bước: xây dựng bối cảnh; nhận biết rủi ro; đánh giá, đo lường rủi ro; quản lý và xử lý rủi ro (tránh, giảm, chuyển và chấp nhận rủi ro); kiểm soát, xem xét và đánh giá lại rủi ro. Công trình này kiến nghị các NHTM càn nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; xây dựng quy trình lượng hóa và dự báo rủi ro tín dụng; đào tạo và phát triển văn hóa quản lý rủi ro theo thông lệ trong toàn bộ hệ thống NHTM, xây dựng và duy trì hiệu quả cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động của mô hình dự báo và định lượng rủi ro; nghiên cứu và áp dụng hệ thống phòng vệ rủi ro ba lớp (kiểm soát rủi ro trong dây chuyền nghiệp vụ; trong quá trình thẩm định rủi ro, kiểm toán nội bộ). 1.1.2.3. Những nghiên cứu về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Những nghiên cứu về hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam cũng khá đa dạng. Nghiên cứu tổng thể hoạt động của cả hệ thống, tác giả Nguyễn Hữu Huấn trong "Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam" [21] đã phân tích chất lượng hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam, làm rõ những hạn chế chủ yếu của Ngân hàng này như: năng lực tài chính yếu, hiệu quả hoạt
  • 29. 23 động kinh doanh chưa cao, sản phẩm dịch vụ thấp…Tác giả luận án kiến nghị nhiều giải pháp cải thiện chất lượng hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam. Đây là những gợi ý rất hay cho nghiên cứu hiệu quả của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam. Nghiên cứu sâu về hiệu quả và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của NHTM ở nông thôn, một số các công trình khoa học đã có đã làm rõ đặc điểm của tín dụng ở nông thôn, vai trò của tín dụng nông thôn về mặt chính trị, xã hội, các phương thức cải thiện hiệu quả của các NHTM hoạt động ở nông thôn… Ví dụ, tác giả Nguyễn Trí Tâm trong “Nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long” [63] đã nhấn mạnh khía cạnh chất lượng và hiệu quả tín dụng trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn. Ngoài việc làm rõ những đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng của tín dụng đối với nông nghiệp nông thôn ở nước ta, phân tích các biện pháp nâng cao hiệu quả tín dụng nông nghiệp nông thôn của một số nước trên thế giới, tác giả đã khẳng định tín dụng là đòn bẩy, là công cụ quan trọng để triển khai thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trên mặt trận kinh tế nói chung và nông nghiệp nông thôn nói riêng. Công trình này đã phân tích thực trạng đầu tư tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước và tổ chức tín dụng, đặc biệt là NHNo&PTNT vùng Đông bằng sông Cửu Long, qua các khía cạnh: huy động vốn, đầu tư tín dụng. Luận án cũng đã chứng minh, tín dụng là một trong những công cụ sắc bén để triển khai, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, chính trị của Đảng và Nhà nước trong từng giai đoạn. Các giải pháp kiến nghị để nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với phát triển nông thôn vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đáng được tham khảo. Ở giác độ hiệu quả của tín dụng chi nhánh cấp tỉnh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, tác giả Nguyễn Thành Chung trong “Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với phát triển nông nghiệp và nông thôn ở tỉnh Quảng Ninh” [6] đã trình bày những phương thức xác định hiệu quả tín dụng ngân hàng xét trên phạm vi tổng thể một ngân hàng mẹ và xét
  • 30. 24 trên mức độ vi mô là một chi nhánh ngân hàng cụ thể, đó là hiệu quả tín dụng ngân hàng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Ninh. Công trình đã phân tích hiệu quả tín dụng ngân hàng xét trên các phương diện khách hàng - ngân hàng - xã hội, làm rõ hai nhóm nguyên nhân khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT Quảng Ninh. Tác giả luận án đã đề xuất hệ thống giải pháp có thể tham khảo để nâng cao hiệu qủa tín dụng phục vụ sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn Quảng Ninh. 1.2. NHỮNG ĐIỂM ĐÃ THỐNG NHẤT VÀ NHỮNG ĐIỂM CẦN NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN ÁN VỀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.2.1. Những điểm đã thống nhất về hiệu quả tín dụng của ngân hàng thương mại Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về hiệu quả tín dụng của các NHTM đã đạt được sự thống nhất quan điểm về những vấn đề sau: - Tín dụng là hoạt động chính của NHTM, hiệu quả hoạt động tín dụng quyết định sự tồn tại và phát triển của NHTM. Chính vì thế, các NHTM cần quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả tín dụng. - Các tiêu chí đo lường hiệu quả tín dụng được xem xét và chú trọng tùy thuộc vào mục tiêu hoạt động của NHTM, nhưng về cơ bản các chỉ tiêu sau được thống nhất sử dụng, đó là lợi nhuận (xét theo chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối); hệ số sinh lời, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ an toàn vốn... - Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng: năng lực tài chính của ngân hàng; năng lực quản trị ngân hàng; đạo đức và năng lực cán bộ tín dụng; môi trường kinh tế vĩ mô; chính sách tiền tệ của NHNN, đạo đức và năng lực của khách hàng... - Các phương thức nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng: Để đảm bảo hoạt động hiệu quả, trước hết NHTM phải đảm bảo hoạt động trong giới hạn an toàn theo tiêu chuẩn Basel II và thực hành quản trị rủi ro theo phương thức hiện đại. Đồng thời, các giải pháp về chiến lược, về chính sách tín dụng, về tổ chức mạng lưới và quản trị hoạt động tín dụng, nâng cao năng lực và nghiệp
  • 31. 25 vụ của cán bộ tín dụng, tăng cường kiểm tra việc sử dụng vốn... được nhiều người khuyến nghị. 1.2.2. Những nội dung tiếp tục nghiên cứu trong luận án Kế thừa các thành quả nghiên cứu đã có về chức năng của NHTM, các tiêu chí và nhân tố đo lường hiệu quả hoạt động tín dụng của NHTM, luận án sẽ tập trung nghiên cứu thực trạng để tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế địa phương, chính sách chung của NHNo&PTNT Việt Nam và hội nhập quốc tế. Do vậy, các nội dung mà Luận án sẽ tập trung giải quyết bao gồm: Thứ nhất, phương pháp đo lường và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh cấp tỉnh trong hệ thống NHTM nhà nước nói chung, NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng. Thứ hai, hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2009-2013, sử dụng mô hình định lượng để bổ sung các minh chứng. Thứ ba, kết quả, hạn chế và tác nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2009-2013. Thứ tư, cơ hội và thách thức đặt ra cho chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam, đặc biệt trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt. Thứ năm, các giải pháp mà NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam cần thực hiện để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Thứ sáu, các giải pháp mà Chính phủ và NHNo&PTNT Việt Nam cần thực hiện để hỗ trợ NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. 1.3. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG ĐỂ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NAM Trong luận án này, hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam được đánh giá thông qua hai nhóm chỉ tiêu là nhóm chỉ tiêu đánh giá chung và nhóm chỉ tiêu đánh giá trực tiếp. Nhóm chỉ tiêu đánh giá chung chủ
  • 32. 26 yếu phản ánh kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng ở các khía cạnh khác nhau như tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng, thị phần cho vay, doanh số cho vay. Nhóm chỉ tiêu đánh giá trực tiếp hiệu quả tín dụng của ngân hàng được thể hiện ở các chỉ tiêu riêng biệt như hệ số rủi ro tín dụng (CRF), hiệu qủa sử dụng vốn (EUC), vòng quay vốn tín dụng (TOC), hệ số thu nợ (ROD), tỷ lệ nợ xấu (NPL) và chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả tín dụng tổng thể là lợi nhuận từ hoạt động tín dụng (PG). Mô hình kinh tế lượng sẽ được sử dụng để đánh giá mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh hiệu qủa tín dụng riêng biệt với chỉ tiêu hiệu quả tín dụng tổng thể (PG). Mục tiêu của việc sử dụng mô hình kinh tế lượng là để thấy được mối tương quan, xu hướng tác động, mức độ tác động của các chỉ số CRF, EUC, TOC, ROD, NPL tới hiệu quả tín dụng tổng thể (PG). Để thực hiện mục tiêu này, tác giả xin giới thiệu trình tự phân tích như sau: Một là, mô tả các biến liên quan. Hai là, xây dựng các giả thuyết về mối quan hệ giữa các biến liên quan với hiệu quả tín dụng tổng thể PG. Ba là, giới thiệu mô hình hồi quy mẫu. Bốn là, giới thiệu phương pháp thu thập và xử lý số liệu. Năm là, kiểm định các giả thuyết về mối quan hệ giữa các biến số với hiệu quả tín dụng tổng thể của ngân hàng. 1.3.1. Mô tả các biến liên quan Các biến số liên quan trong mô hình được mô tả, diễn giải ở bảng 1.1
  • 33. 27 Bảng 1.1: Mô tả các biến liên quan TT Biến Diễn giải 1 Hệ số rủi ro tín dụng (credit risk factor) Dư nợ tín dụng Tổng tài sản có  100% 2 Hiệu quả sử dụng vốn (efficient use of capital) Tổng dư nợ Tổng nguồn vốn huy động  100% 3 Vòng quay vốn tín dụng (turnover credit) Doanh số thu nợ Dư nợ bình quân 4 Hệ số thu nợ (ratio obtained debt) Doanh số thu nợ Doanh số cho vay  100% 5 Tỷ lệ nợ xấu (Non- performance loan) Số dư NQH Tổng dư nợ  100% Nguồn: Tác giả tự tổng hợp dựa vào nghiên cứu và tham khảo tài liệu. 1.3.2. Xây dựng các giả thuyết về mối tương quan giữa các biến số Tác giả xây dựng các giả thuyết đánh giá hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam như bảng dưới đây: Bảng 1.2: Các giả thuyết đánh giá hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam Giả thuyết Các tác động Ký hiệu Kỳ vọng tương quan H1 Hệ số rủi ro tín dụng (Credit Risk Factor) CRF +/- H2 Hiệu quả sử dụng vốn (Efficient Use of Capital) EUC + H3 Vòng quay vốn tín dụng (Turnover Credit) TOC + H4 Hệ số thu nợ (Ratio Obtained Debt) ROD + H5 Tỷ lệ nợ xấu (Non-performance Loan) NPL - Nguồn: Tác giả tự tổng hợp dựa vào nghiên cứu và tham khảo.
  • 34. 28 Bảng 1.2 thể hiện giả thuyết về mối quan hệ giữa các biến phụ thuộc và biến độc lập. Sau khi tổng hợp được các tác động cũng như các dấu kỳ vọng tương quan giữa các biến số, tác giả sẽ đi sâu phân tích từng tác động cụ thể thông qua các phương pháp khác nhau. Từ đó đưa ra những nhận định thực tế về mối quan hệ giữa các biến số. Hệ số hồi quy mang dấu dương (+) thể hiện các yếu tố trong mô hình hồi quy trên ảnh hưởng tỷ lệ thuận chiều đến PG và mang dấu âm ( - ) thể hiện ảnh hưởng ngược chiều đến PG. Từ hàm hồi quy có thể đưa ra các giải pháp mà NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam cần thực hiện để tác động đến các biến trong phương trình nhằm tăng PG. 1.3.3. Giới thiệu mô hình hồi quy mẫu Theo giáo trình của Phan Thành Tâm (2010), tác giả đã xây dưng được mô hình hồi quy theo những lý thuyết sau [64]: Hàm hồi quy được xây dựng trên cơ sở một mẫu ngẫu nhiên được gọi là hàm hồi quy mẫu (SRF). Từ hàm hồi quy tổng thể (PRF): E(Y/Xi) =  0 + 1 Xi + ε Trong đó: E(Y/Xi): Là biến phụ thuộc,biến được giải thích. X: Là biến độc lập.  0;  1,  2…  n là các thông số cần được ước lượng. Dựa trên cở sở hàm hồi quy mẫu SRF có công thức sau: (SRF): Y=  0+ 1 Xi + ε Trong đó: Y: ước lượng điểm của E(Y/Xi) cũng chính là hiệu quả tín dụng tổng thể của NHTM (PG). X: là các tác động của thanh khoản tác động đến hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam  0 ; 1…; n là ước lượng điểm của  0;  1,  2…  n. ε: Phần dư.
  • 35. 29 Từ mô hình hồi quy mẫu với một biến ta có thể mở rộng ra cho nhiều biến. Với luận án nghiên cứu trên, tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy mẫu cho biến phụ thuộc là tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận tín dụng. Mô hình đa biến như sau: PG =  0 +  1 CRF + 2 EUC +  3 TOC +  4 ROD +  5 NPL +  Trong đó: PG: Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận tín dụng. CRF: Hệ số rủi ro tín dụng EUC: Hiệu suất sử dụng vốn TOC: Vòng quay vốn tín dụng ROD: Hệ số thu nợ NPL: Tỷ lệ nợ xấu Để kiểm định các giả thiết về hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2009-2013, tác giả ứng dụng mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển, sử dụng chương trình Eviews 6.0 để ước lượng các hệ số của mô hình hồi quy theo phương pháp bình phương tối thiểu (OLS - Ordinary Least Squares). 1.3.4. Thu thập và xử lý số liệu - Dữ liệu được tác giả sử dụng trong nghiên cứu này dựa trên sô liệu tổng hợp từ Báo cáo tài chính (đã được kiểm toán, theo chuẩn mực kế toán Việt Nam) của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam, được thu thập từ số liệu thống kê từ trang nội bộ NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam. - Mẫu quan sát bắt đầu từ năm 2009 và kết thúc năm 2013. Năm 2009 được chọn làm năm bắt đầu quan sát, vì đây là năm hệ thống NH có nhiều thay đổi lớn mở đầu cho thời kỳ phát triển trở lại sau khủng hoảng kinh tế, bong bóng bất động sản của hệ thống ngân hàng nói chung và NHTM nói riêng. Năm 2013 là năm kết thúc của dữ liệu nghiên cứu vì đây là năm tài chính gần với thời gian nghiên cứu của luận án. - Tuy nhiên, để đơn giản hóa và tăng tính hiệu quả khi hồi quy bằng OLS thông thường, tác giả bỏ qua yếu tố thời gian, xây dựng dữ liệu bảng và chéo gộp chung (pooled).
  • 36. 30 1.3.5. Kiểm định các giả thuyết 1.3.5.1. Kiểm định giả thiết về độ phù hợp của mô hình Để đánh giá độ phù hợp của mô hình xem mô hình đã xây dựng dựa trên dữ liệu mẫu có phù hợp với dữ liệu hay không thì ta dùng hệ số xác định R2 . Nếu R2 # 0 nghĩa là mô hình đã chọn phù hợp. Đồng thời ta kiểm định hệ số F-statistic, nếu hệ số F > F (k-1,n-k) thì kết luận tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. 1.3.5.2. Kiểm định biến không cần thiết Sau khi sử dụng phần mềm EVIEW 6.0 để chạy ra bảng hồi quy gốc, Nếu Prob của các biến đều độc lập < 0,05 (mức ý nghĩa) thì các biến đều có ý nghĩa sử dụng đối với mô hình hay các biến đều cần thiết trong mô hình. 1.3.5.3 Kiểm định BG - Breush & Godfrey (kiểm định tương quan chuỗi bậc p, với p≥1 Thực chất, đây là một thủ tục của phép kiểm định Lagrange, LM) + Kiểm định này nhằm xác định có hay không hiện tượng tự tương quan trọng mô hình. + Đặt giả thiết: H0: tồn tại tương quan chuỗi giữa các biến. H1: không tồn tại tương quan chuỗi giữa các biến. + Nếu kết quả Prob(Obs*R-squared) < 0,05 (mức ý nghĩa) thì ta kết luận bác bỏ H0, có nghĩa là tồn tại tương quan chuỗi giữa các biến. 1.3.5.6. Kiểm định đa cộng tuyến bằng mô hình hồi quy phụ Để kiểm định tính đa cộng tuyến cho mô hình thì ta có nhiều cách nhưng ở đây nhóm tác giả sử dụng mô hình nhân tử phóng đại phương sai VIF thông qua mô hình hồi quy phụ để kiểm định. Các bước thực hiện như sau: - Ví dụ có mô hình: Y = β1 + β 2 X2 + β 3 X3 + β 4 X4 + u + Chạy mô hình hồi quy gốc. LS Y C X2 X3 X4 (Ta tìm được R 2 gốc )
  • 37. 31 + Chạy mô hình hồi quy phụ. LS X2 C X3 X4 (Ta tìm được R 2 phụ 1 ) LS X3 C X2 X4 (Ta tìm được R 2 phụ 2 ) LS X4 C X2 X3 (Ta tìm được R 2 phụ 3 ) - Áp dụng nguyên tắc ngón tay cái - Rule of Thumb của Klien. Nếu ít nhất một R 2 của hồi quy phụ lớn hơn R 2 của hồi quy gốc thì thì có đa cộng tuyến xảy ra. R 2 phụ i > R 2 gốc , với i=1 đến 3 1.3.5.7. Kiểm định phương sai số thay đổi theo WHITE (1980)  Theo lý thuyết, khi biết σ 2 t , ta dùng Generalized (or Weighted Least Squares) - WLS để thực hiện việc khắc phục bệnh này. Tuy nhiên, trên thực tế, ta không biết σt, thông qua sử dụng Feasible Generalized Least Squares (FGLS) và thực hiện theo 4 trường phái: (1) Breusch & Pagan, (2) Glejser, (3) Harvey & Godfrey và (4) White. Ở đây tác giả dùng kiểm định WHITE (1980) để kiểm định PSSTĐ. Đặt giả thuyết: H0: Không có hiện tượng PSSTĐ. H1: Có hiện tượng PSSTĐ.  Thực hiện các bước kiểm định, nếu kết quả cho thấy Prob(Obs*R- Square) > α = 0,05 thì ta chấp nhận H0, tức là không còn PSSTĐ. Nếu vẫn còn thì ta áp dụng các phương pháp khác để khắc phục vấn đề của mô hình.
  • 38. 32 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại NHTM là một tổ chức tín dụng kinh doanh trong trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng với hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác cho khách hàng là tổ chức và cá nhân. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, NHTM thực hiện ba chức năng cơ bản: chức năng trung gian tín dụng; chức năng trung gian thanh toán và chức năng tạo tiền. Với chức năng trung gian tín dụng, NHTM đi vay để cho vay. NHTM thường sử dụng nghiệp vụ huy động vốn để vay tiền. Nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ thu hút, huy động toàn bộ các nguồn tiền tệ nhàn rỗi trong nền kinh tế để tạo nguồn vốn kinh doanh cho NHTM và được phản ảnh thông qua kết cấu nguồn vốn của NHTM, bao gồm: vốn tự có và vốn huy động. Sau khi huy động được vốn, NHTM được sử dụng một phần đem cho vay hoặc đầu tư và hoạt động này thường được gọi là nghiệp vụ sử dụng vốn. Nghiệp vụ sử dụng vốn của NHTM bao gồm các hoạt động sau: Một là, nghiệp vụ ngân quỹ: NHTM phải giữ một lượng tiền mặt dự trữ dưới hình thức sau: Tiền mặt tại quỹ của ngân hàng, tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi thanh toán tại NHTW, tiền gửi tại các NHTM khác, tiền mặt trong quá trình thu… nhằm đảm bảo khả năng thanh toán, đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu rút tiền của khách hàng. Hai là, nghiệp vụ tín dụng: Tín dụng ngân hàng bao gồm các hình thức: cho vay, chiết khấu, bảo lãnh và cho thuê tài chính, trong đó hoạt động cho vay được xem là hoạt động sinh lợi chủ yếu của các NHTM.
  • 39. 33 Ba là, nghiệp vụ đầu tư: Là nghiệp vụ mà NHTM dùng vốn của mình mua chứng khoán hoặc đầu tư theo dự án. Với chức năng trung gian thanh toán, NHTM đứng ở giữa để thực hiện thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ cho các bên giao dịch. Nhờ NHTM, các bên giao dịch không phải chuyển tiền mặt trực tiếp cho nhau mà chỉ cần mở tài khoản tiền gửi tại NHTM. Thông qua các chứng từ đặc biệt do các bên giao dịch phát hành theo quy ước với NHTM như séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi... NHTM thực hiện thanh toán bù trừ giữa các tài khoản với nhau. NHTM thực hiện chức năng trung gian thanh toán qua nghiệp vụ trung gian thay mặt khách hàng thực hiện việc thanh toán hay các ủy thác khác để thu phí. Nghiệp vụ trung gian chủ yếu gồm: Nghiệp vụ chuyển tiền - thanh toán hộ; nghiệp vụ thu hộ; nghiệp vụ tín thác; nghiệp vụ thanh toán hộ các tổ chức tín dụng khác… Chức năng tạo tiền của NHTM được thực hiện thông qua hành vi cấp tín dụng từ tiền gửi của khách hàng. Thực chất, các khoản tiền vay của khách hàng cũng trở lại NHTM dưới dạng tiền trong tài khoản. Nhờ các khoản tiền trong tài khoản, NHTM có thể thực hiện thanh toán cho khách hàng mà không dùng đến tiền mặt. Ngày nay, các NHTM có vai trò vô cùng quan trong trong nền kinh tế quốc dân. Nhờ có NHTM các khoản tiền nhàn rỗi, dù nhỏ bé, được tập trung lại và phân bổ vào các lĩnh vực sản xuất cần vốn đầu tư. Ở phương diện này, các NHTM không chỉ làm cho vốn được quay vòng nhanh hơn, của cải làm ra nhiều hơn trong đơn vị thời gian mà nguồn lực cũng được phân bổ và sử dụng tốt hơn. Đặc biệt, NHTM làm cho các giao dịch hàng hóa ngày càng có thể được thực hiện với quy mô lớn, chi phí về tiền giao dịch ngày càng giảm, phương thức thanh toán thuận tiện, nhờ đó kích thích kinh tế hàng hóa phát triển, đẩy mạnh chuyên môn hóa và nâng cao năng suất lao động xã hội. Các NHTM đa năng còn cung cấp các dịch vụ tiện ích cho người dân như quản lý tài sản, tư vấn đầu tư, chuyển tiền….
  • 40. 34 Do có vai trò trung tâm trong hệ thống tài chính nên hoạt động của các NHTM không chỉ ảnh hưởng đến bản thân ngân hàng, mà ở một mức độ lớn, ảnh hưởng đến môi trường kinh tế vĩ mô, qua đó tác động đến mọi tổ chức và cá nhân khác. Chính vì thế, quản trị để NHTM không những hoạt động ổn định, mà còn có hiệu quả cao, nhất là hiệu quả trong thực hiện chức năng trung gian tài chính, là một yêu cầu sống còn của mỗi NHTM cũng như của quốc gia. 2.1.2. Khái niệm, đặc điểm của tín dụng ngân hàng thương mại 2.1.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng Về bản chất, tín dụng là một quan hệ vay mượn dựa trên sự tin cậy. Nguyên thủy, thuật ngữ tín dụng có nguồn gốc từ tiếng Latinh cổ là “Creditum”, có nghĩa là sự tin tưởng, sự tín nhiệm. Theo C.Mác: “Tín dụng là một quá trình chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng, sau một thời gian nhất định thu hồi một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu” [23]. Các nhà kinh tế học hiện đại, đã nghiên cứu và đưa ra rất nhiều định nghĩa khác nhau về tín dụng. Nhà kinh tế học A.Arerit và Ksuk định nghĩa tín dụng như sau: “Tín dụng phát sinh giữa một bên (người cho vay) trao cho bên khác (người đi vay) quyền sử dụng một số tiền nhất định, trong đó người đi vay có nhiệm vụ phải trả lại số tiền vay đó đúng hạn quy định. Để có quyền sử dụng tư bản đó bên đi vay phải trả một khoản bồi thường, tức là lợi tức ”. Theo Opst và Khimt Nher, đặc trưng của quan hệ tín dụng là “người cho vay thực hiện ngay nghĩa vụ của mình nhưng chỉ nhận được quyền lợi trong tương lai xa hơn. Những rủi ro đặc biệt của hành động tín dụng chủ yếu xuất phát từ đó” [77]. Theo hai cách định nghĩa này, tín dụng được hiểu là quan hệ nhường quyền sử dụng tiền trong hiện tại để đổi lấy quyền hưởng lợi tức trong tương lai. Ở đây, tính chất sinh lời và rủi ro của hoạt động tín dụng được nhấn mạnh. Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, các quan hệ tín dụng được mở rộng sang một số lĩnh vực kinh tế phức tạp như: tín dụng hàng hóa
  • 41. 35 (bán chịu hàng hóa, thu tiền sau), cho vay dưới nhiều hình thức, chiết khấu, bảo lãnh, ký thác…Trong mỗi quan hệ tín dụng nêu trên, các chủ thể quan hệ thường phải tuân thủ một số cam kết như: điều kiện trao hàng hóa hay tiền bạc; kỳ hạn được sử dụng hàng hóa, tiền bạc đó; thời điểm sẽ phải hoàn lại tiền bạc hay hàng hóa với những điều kiện cam kết nhất định. Quá trình thực hiện tín dụng thực chất không chỉ chứa đựng hai quá trình riêng biệt cho vay và hoàn trả mà còn bao gồm cả quá trình sử dụng tiền vay được thực hiện trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh hàng hóa. Như vậy, quy trình tín dụng được thực hiện theo chu kỳ sau: cho vay, sử dụng vốn và hoàn trả. Trong quá trình sử dụng, nếu bên vay gặp sự cố không thu hồi được vốn thì bên cho vay có thể phải gánh chịu một phần hậu quả theo quy định của pháp luật về phá sản, giải thể hoặc xử lý nợ tại tòa án… Dưới góc độ hẹp của tài chính ngân hàng, tín dụng được hiểu như sau: - Xét trên góc độ chuyển dịch tiền từ chủ thể có tiền nhàn rỗi sang chủ thể thiếu hụt tiền cho nhu cầu sử dụng thì tín dụng được coi là kênh chuyển tiền từ người cho vay sang người đi vay. - Trong quan hệ tài chính cụ thể, tín dụng là một giao dịch về quyền sử dụng tài sản trên cơ sở cam kết nhường quyền sử dụng có kỳ hạn đi đôi với nghĩa vụ hoàn trả cả vốn và lãi. - Trong lĩnh vực ngân hàng, tín dụng còn có nghĩa là hoạt động cho vay của ngân hàng, độc lập tương đối với hoạt động huy động vốn. Từ những phân tích nêu trên, phù hợp với thông lệ của ngành ngân hàng coi tín dụng là hoạt động cho vay, có thể hiểu tín dụng là hoạt động cho vay thông qua việc chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ NHTM sang người vay - khách hàng trên cơ sở hợp đồng tín dụng với cam kết bảo đảm bằng tài sản hoặc uy tín của người đi vay, có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả được NHTM chấp nhận theo kỳ hạn và lãi suất thỏa thuận giữa NHTM và người vay. Theo cách hiểu này, tín dụng là hoạt động cho khách hàng vay của NHTM. Hoạt động cho vay này phải tuân thủ các yêu cầu sau:
  • 42. 36 - Phù hợp với tôn chỉ, chức năng, nhiệm vụ của NHTM. - Khách hàng phải đảm bảo sự tin tưởng của NHTM trên các giác độ: có uy tín trong bảng xếp lại tín nhiệm khách hàng; có dự án hoặc kế hoạch đầu tư đã được NHTM thẩm định là hiệu quả, có khả năng thu hồi vốn và trả lãi. - Quan hệ tín dụng phải được thể chế hóa bằng hợp đồng tín dụng với các cam kết của hai bên được ghi rõ ràng và được pháp luật bảo hộ. - Quy mô, kỳ hạn và lãi suất khoản vay do hai bên thỏa thuận và xác định trong hợp đồng không được trái với quy định của pháp luật và của NHNN. 2.1.2.2. Phân loại tín dụng ngân hàng Cùng với sự phát triển ngày càng tinh vi, sâu sắc với quy mô rộng lớn của kinh tế thị trường các hình thức kinh doanh ngân hàng nói chung, hình thức tín dụng nói riêng cũng phát triển hết sức đa dạng và phong phú nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, trên cơ sở đó đa dạng hoá các danh mục đầu tư, thu hút khách hàng, tăng lợi nhuận, thực hiện phân tán rủi ro và củng cố sức mạnh cạnh tranh. Có thể phân loại các hình thức tín dụng ngân hàng theo nhiều cách khác nhau. Một là, phân loại dựa trên nghiệp vụ ngân hàng. Theo cách này NHTM có một số loại hình tín dụng chủ yếu sau: - Cho vay ứng trước: Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng cung cấp cho người đi vay một khoản tiền nhất định để sử dụng trước. Người đi vay chỉ phải trả lãi vào lúc hoàn trả vốn gốc, có hai loại cho vay ứng trước: cho vay ứng trước có bảo đảm và cho vay ứng trước không có bảo đảm. - Cho vay theo hạn mức: Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng và khách hàng thỏa thuận trước số tiền tối đa (gọi là hạn mức tín dụng) mà khách hàng được vay từ ngân hàng trong một khoản thời gian nhất định (thường là 12 tháng). Sau khi đã thỏa thuận về hạn mức tín dụng, khách hàng có thể nhận nợ làm nhiều lần mà không phải làm đơn xin vay với điều kiện tổng số tiền nhận nợ không vượt quá hạn mức tín dụng đã được ký kết.
  • 43. 37 - Cho vay thấu chi: Là hình thức cấp tín dụng ứng trước đặc biệt trong đó ngân hàng cho phép khách hàng chi vượt quá số dư trên tài khoản vãng lai trong một hạn mức và thời hạn nhất định trên cơ sở hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng đã được ký kết. Mức tín dụng trong cho vay thấu chi chưa phải là khoản tiền cho vay mà chỉ khi nào khách hàng sử dụng thấu chi thì mới được coi là tín dụng được cấp phát và bắt đầu tính tiền lãi. - Cho vay chiết khấu: Là cho vay dưới hình thức NHTM mua lại các thương phiếu chưa đến hạn trả tiền với giá thấp hơn số tiền ghi trên thương phiếu. Khi đến hạn, ngân hàng sẽ đòi toàn bộ số tiền ghi trên thương phiếu ở người trả tiền thương phiếu. Phần lãi của ngân hàng chính là chênh lệch giữa giá mua và số tiền ghi trên thương phiếu. - Tín dụng ủy thác thu hay bao thanh toán (Factoring): Là nghiệp vụ trong đó công ty con của ngân hàng cam kết mua lại các khoản thanh toán chưa tới hạn phát sinh từ những hoạt động xuất khẩu, cung ứng hàng hóa và dịch vụ với giá chiết khấu. Các khoản nợ này thường là ngắn hạn (từ 30 đến 120 ngày). - Tín dụng thuê mua (Leasing): Là hình thức tín dụng trung, dài hạn được thực hiện thông qua cho thuê tài sản như máy móc, thiết bị, các động sản và bất động sản khác theo yêu cầu khách hàng và nắm giữ quyền sở hữu tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thỏa thuận và không được hủy bỏ hợp đồng trước hạn. Khi hết thời hạn thuê, bên thuê được chuyển quyền sở hữu, mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó tùy theo các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê. - Tín dụng bảo lãnh: Là hình thức tín dụng ngân hàng không trực tiếp cho khách hàng vay bằng tiền mà bằng uy tín của ngân hàng thông qua việc phát hành chứng thư bảo lãnh, ngân hàng cam kết thực hiện một nghĩa vụ trong tương lai đối với người thụ hưởng bảo lãnh. Khi đến hạn, nếu người được bảo lãnh không có khả năng thực hiện cam kết thì NHTM bảo lãnh buộc phải thực hiện cam kết đã thỏa thuận.