SlideShare a Scribd company logo
1 of 22
PHẦN MỞ ĐẦU

1.1. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ
       Trong giao dịch truyền thống ngân hàng chỉ có thể phục vụ các khách hàng giao
dịch trong giờ hành chính nhưng khi phát triển các hình thức thanh toán không dùng
tiền mặt các khách hàng không còn giới hạn về thời gian. Khách hàng có thể gửi lệnh
thanh toán vào bất cứ thời điểm nào. Bên cạnh đó, trong giao dịch truyền thống các
giao dịch thực hiện bên ngoài lãnh thổ thường phức tạp và gây nhiều khó khăn, phiền
toái cho khách hàng. Nhưng với dịch vụ này , khách hàng khi đi công tác ở ngoài lãnh
thổ Việt Nam vẫn có thể thực hiện các giao dịch một cách bình thường. Thông thường để
thực hiện một giao dịch truyền thống, khách hàng phải điền tay vào phiếu yêu cầu, rồi
nhân viên NH phải nhập lại vào hệ thống, sau đó mới được NH thực hiện giao dịch đó
theo quy trình NH. Khi thực hiện nhiều giao dịch, nhân viên NH sẽ tốn nhiều thời gian
nhập vào hệ thống. Ngày nay, khách hàng chỉ điền mọi thông tin ban đầu nhập vào hệ
thống, nhân viên NH sẽ không tốn thời gian nhập liệu lại và mọi thứ đã được hệ thống xử
lý tự động. Ngoài ra, dịch vụ này còn góp phần giảm tối đa các sai sót khi thực hiện
giao dịch trên giấy. Trong giao dịch truyền thống các nhân viên NH phải thực hiện
một số lượng lớn các giao dịch trên giấy và việc sai sót trong giao dịch là điều không
thể tránh khỏi. Với dịch vụ NH hiện đại, các sai sót này sẽ được giảm tối đa vì các
giao dịch sẽ được tự động hóa và khi xảy ra sai sót cũng dễ tìm ra lỗi nhanh chóng
       Tuy nhiên, luật về Thương mại Điện tử (TMĐT) vẫn chưa được hoàn thiện ở Việt
Nam, cho nên khi các dịch vụ NH xảy ra tranh chấp trong giao dịch khó có cơ sở pháp
lý để giải quyết. Thứ hai là vấn đề an ninh bảo mật các dịch vụ này chưa được quan tâm
đúng mức, các NHTM cần đầu tư nhiều để có thể đương đầu với sự tấn công từ bên
ngoài. Thứ ba là đa số các giao dịch ở Việt Nam vẫn là giao dịch tiền mặt, người dân rất
sợ bị lừa gạt, thói quen mua sắm là “xem hàng tận mắt, nhận hàng tận tay”, đây là tập
quán lâu đời của người Việt Nam. TMĐT chưa phát triển, các dịch vụ này vẫn còn tương
đối mới nên vẫn chưa tạo được niềm tin cho các tầng lớp dân cư. Tập quán lâu đời này



                                            1
cần có thời gian để thay đổi. Thứ tư là cơ sở hạ tầng mạng viễn thông ở Việt Nam đang
phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của tốc độ phát triển các dịch vụ NH
hiện đại hiện nay.
       Khi chúng ta chính thức mở rộng thị trường dịch vụ tài chính- ngân hàng theo
những cam kết với WTO và cam kết trong hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kì,
quá trình cạnh tranh ở lĩnh vực ngân hàng bán lẽ sẽ diễn ra gay gắt. Dịch vụ thanh toán
không dùng tiền mặt ngày càng mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho NH về mặt hữu hình
cũng như vô hình đặc biệt là nguồn lợi nhuận từ phí dịch vụ tăng trưởng ổn định và ít
rủi ro kinh doanh. Việc phát triển của các dịch vụ này nhằm đa dạng hóa sản phẩm dịch
vụ là xu hướng tất yếu.
       Với mục tiêu trở thành một tập đoàn tài chính hàng đầu Việt Nam và trở thành
ngân hàng tầm cỡ quốc tế ở khu vực trong thập kỷ tới, hoạt động đa năng, kết hợp với
điều kiện kinh tế thị trường, thực hiện tốt phương châm “Luôn mang đến cho khách
hàng sự thành đạt” trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống Ngân
hàng Việt Nam nói riêng trong quá trình hội nhập, ngân hàng thương mại cổ phần
(NHTMCP) Ngoại thương Việt Nam (VCB) đã xây dựng cho mình một chiến lược
phát triển với những nội dung chính sau: “ Hoàn thành quá trình tái cơ cấu ngân hàng
để có một mô hình tổ chức hiện đại, khoa học, phù hợp với mục tiêu và bảo đảm hiệu
quả kinh doanh, kiểm soát rủi ro, có khả năng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân
hàng đa dạng, tổng hợp, đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế thị trường
và nhu cầu của khách hàng thuộc mọi thành phần.”
       Để đạt được chiến lược trên, việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng có chất lượng
cao - an toàn - bảo mật - hiệu quả nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn những nhu cầu đa
dạng ngày càng tăng của khách hàng cũng như giúp VCB phát triển
ổn định, khẳng định vị thế, thương hiệu của mình trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái
và cạnh tranh gay gắt là vấn đề đã và đang được đặt ra bức thiết.




                                           2
Xuất phát từ đó, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Phát triển các dịch vụ
thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt
Nam – Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp” làm đề tài chuyên đề chuyên ngành.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
      Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến các dịch vụ ngân hàng của
ngân hàng thương mại, phân tích thực trạng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền
mặt tại NHTMCP Ngoại thương – chi nhánh tỉnh Đồng Tháp, đề xuất các giải pháp và
kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ này tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam – chi
nhánh tỉnh Đồng Tháp thời gian tới.
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
      1.3.1. Phương pháp nghiên cứu
      Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đặt ra, đề tài sử dụng các phương pháp
nghiên cứu: thống kê, phân tích, so sánh, phương pháp lập luận logic, tổng hợp…đồng
thời vận dụng các kiến thức của các môn học nghiệp vụ NHTM, quản trị NHTM, tiền
tệ NH…
      1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
      Đề cập đến các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của dịch vụ ngân hàng
hiện đại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh tỉnh Đồng Tháp.
      1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Các phương thức thanh toán bằng UNC/ séc/ thẻ ngân hàng tại NHTMCP Ngoại
thương Việt Nam – chi nhánh tỉnh Đồng Tháp.
      1.3.4. Câu hỏi nghiên cứu:
      - Các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt được sử dụng phổ biến tại VCB
         Đồng Tháp là gì?
      - Thực trạng của các phương thức thanh toán này như thế nào?




                                         3
1.4. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
       Hướng đến đối tượng chủ yếu là các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt,
một lĩnh vực ứng dụng các thành tựu công nghệ hiện đại đang trên đà phát triển và
được các NHTM đầu tư rất lớn trong thời gian gần đây. Đề tài cung cấp một bức tranh
toàn cảnh về các dịch vụ này của VCB Đồng Tháp trong những năm gần đây và đề
xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực
này.




                                         4
Chương 1
                 KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

I. Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại
Việt Nam
      Theo Quyết định số 226/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam, thì ở Việt Nam hiện đang áp dụng các thể thức thanh toán sau đây:
      - Séc
      - Ủy nhiệm chi – hoặc lệnh chi
      - Ủy nhiệm thu – hoặc nhờ thu
      - Thư tín dụng
      - Thẻ ngân hàng
      Ngày 9/6/2006, Chính phủ ban hành Nghị định về TMĐT số 57/2006/NĐ- CP.
Một trong những mục tiêu của Chính phủ và NHNN là giảm thanh toán bằng tiền mặt
trong nền kinh tế bằng việc thúc đẩy sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng
tiền mặt. Ngày 29/12/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
291/2006/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn
2006-2010 và định hướng đến năm 2020” do NHNN chủ trì phối hợp cùng các Bộ,
ngành xây dựng. Để triển khai Đề án, ngày 28/12/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị
định số 161/2006/NĐ-CP Quy định về thanh toán bằng tiền mặt và NHNN đã ban
hành Thông tư số 01/2007/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện Điều 4 và Điều 7 của Nghị
định 161.
       Ngày 15/5/2007, Thống đốc NHNN đã ký ban hành Quyết định số
20/2007/QĐ-NHNN về Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ
hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng thay thế Quyết định số 371/1999/QĐ-NHNN về việc ban
hành Quy chế phát hành, thanh toán và sử dụng thẻ ngân hàng. Phạm vi điều chỉnh và
đối tượng điều chỉnh đã rộng hơn, với các tổ chức tín dụng là ngân hàng, việc phát
hành thẻ không cần phải xin cấp phép từ NHNN, nhưng để phát hành hoặc thanh toán



                                          5
thẻ, các tổ chức phát hành hoặc thanh toán thẻ phải đáp ứng những điều kiện cụ thể được
Quy chế quy định, và NHNN đánh giá sự tuân thủ của các tổ chức đó. Đối tượng phát
hành thẻ không chỉ là các ngân hàng, mà còn là các tổ chức tín dụng phi ngân hàng,
các tổ chức không phải tổ chức tín dụng có hoạt động ngân hàng cũng có thể được phát
hành thẻ. Ngày 03/7/2007, Thống đốc NHNN đã ký ban hành Quyết định số
32/2007/QĐ-NHNN Quy định hạn mức số dư đối với thẻ trả trước vô danh (tại Khoản
2 Điều 3 Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt
động thẻ ngân hàng). Do thẻ trả trước vô danh là sản phẩm có những đặc thù riêng, chỉ
để sử dụng thanh toán hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ và phục vụ cho bộ phận có thu
nhập thấp không có tài khoản tại ngân hàng nên trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện
nay thì hạn mức số dư của một thẻ không vượt quá 5 triệu đồng là hợp lý.
      Ngày 24/8/2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 20/2007/CT-Tg về
việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.
Theo đó, kể từ ngày 01/01/2008, việc trả lương qua tài khoản được thực hiện cho công
chức làm việc tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố lớn và từ
ngày 01/01/2009, thực hiện trên phạm vi cả nước. Đây là một chủ trương có ý nghĩa lớn
không chỉ về kinh tế mà cả xã hội, tạo thói quen sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt
cho người dân.
      Nhìn chung, với chức năng đầu mối tham mưu của NHNN, Chính phủ đã
không ngừng tạo dựng và củng cố cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh toán đáp ứng được
yêu cầu phát triển của nền kinh tế nói chung và hoạt động thanh toán qua ngân hàng
nói riêng, tạo điều kiện cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện công
tác thanh toán tới công chúng được nhanh chóng, an toàn và thuận tiện. Từ đó, các
NHTM chủ động cung ứng ra thị trường những sản phẩm, phương tiện và dịch vụ thanh
toán phong phú, hiện đại, góp phần đa dạng hóa các loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại
và đẩy nhanh tốc độ thanh toán, phù hợp với các quy định về áp dụng các điều ước quốc
tế trong hoạt động thanh toán quốc tế giúp cho các NHTM Việt Nam tiến nhanh hơn trên
con đường hội nhập.


                                           6
Chương 2
 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG
                    TIỀN MẶT TẠI VCB ĐỒNG THÁP
        Chi nhánh VCB Đồng Tháp được thành lập nhằm mục đích mở rộng mạng lưới
của Vietcombank tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long là những địa phương có nhiều
tiềm năng, tốc độ phát triển kinh tế cao, đang cần nhiều nguồn vốn để đầu tư phát triển
cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp, các ngành kinh tế mũi nhọn, nhất là thủy sản và
xuất khẩu gạo. Với thế mạnh của mình trong lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu và
vốn, Vietcombank mở chi nhánh tại Đồng Tháp sẽ cung cấp tới khách hàng các sản
phẩm và dịch vụ ngân hàng hiện đại, đa năng, có chất lượng cao, bao gồm: Huy động
tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, thanh toán trong nước trực tuyến và thanh toán quốc tế,
cấp tín dụng và bảo lãnh, mua bán ngoại tệ, phát hành và thanh toán các loại thẻ tín
dụng, thẻ rút tiền tự động, chi trả kiều hối... và đặc biệt giao dịch xử lý trực tuyến bằng
hệ thống công nghệ ngân hàng hiện đại, kết nối với hệ thống Vietcombank trên toàn
quốc.
        Nhìn chung, năm 2009-2010 đánh dấu nhiều bước thăng trầm trong các mặt
hoạt động của VCB Đồng Tháp. Năm 2010, hầu hết các lĩnh vực hoạt động của chi
nhánh đều đạt kết quả cao hơn năm 2009.
        Về cơ bản, các mặt hoạt động chính của VCBĐT đã có sự tăng trưởng khá, tạo
đà cho những năm tiếp theo, điển hình năm 2010 dư nợ tín dụng tăng 43% so với
2009, doanh số mua bán ngoại tệ tăng 2 2 %. Đặc biệt, bước sang những tháng đầu năm
2010, thị trường tài chính tiền tệ có nhiều biến động mạnh, Chính phủ thực hiện các
chính sách siết chặt tiền tệ để chống lạm phát. Điển hình là “cơn bão” lãi suất huy
động của các NHTM trên địa bàn kéo theo sự dịch chuyển một lượng khách hàng
của chi nhánh sang giao dịch tại các NH khác làm ảnh hưởng đến vốn huy động. Bên
cạnh đó, NHNN yêu cầu các NHTM đảm bảo dư nợ tín dụng chỉ tăng 30%. Trước tình



                                            7
hình đó, bằng nhiều nỗ lực, VCBĐT đã làm chủ được tình thế và gặt hái được những kết
quả đáng khích lệ với tốc độ tăng trưởng cao trên tất cả các mặt hoạt động. Trong năm
2010, riêng dư nợ tín dụng tại VCB tăng 55,5% so với 2009, mảng dịch vụ truyền
thống của VCB là kinh doanh ngoại tệ đã đạt được thành quả đáng kể giúp chỉ tiêu thu
nhập ngoài lãi tăng, góp phần tăng lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước.


      Bảng 1: Một số hoạt động chủ yếu và kết quả kinh doanh của VCBĐT
   STT                    Chỉ tiêu                     2009             2010
    1       Vốn huy động(tỷ đồng)                       239              485
    2       Dư nợ tín dụng(tỷ đồng)                      0,9              1,4
    3       Bảo lãnh ngân hàng(tỷ đồng)                  45               25
    4       Kinh doanh ngoại tệ(ngàn đô)                 69               85
    5       Phát hành thẻ                              8,388            8,033
            Thẻ ATM                                    7,754            7,248
            Thẻ tín dụng                                109              170
            Thẻ ghi nợ                                  525              615
     6      Thanh toán thẻ(tỷ đồng)                   759,33            1,029
            Thẻ ATM                                   728,27            957,5
            Thẻ tín dụng                                3,71             8,42
            Thẻ ghi nợ                                 63,35            63,11

         Trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, tất cả các mặt hoạt động dịch vụ của VCB
đều chiếm tỷ trọng cao so với các NHTM khác, đặc biệt là các mảng kinh doanh
truyền thống, tuy nhiên thị phần bắt đầu có dấu hiệu giảm sút. Điển hình là thị trường
thẻ ATM bị chia sẻ bởi các NHTM khác với mức độ ngày càng tăng. Riêng mảng dịch
vụ truyền     thống là kinh     doanh      ngoại   tệ vẫn   còn   giữ   được    vị   trí
số một.
         Hiện nay, các NHTMCP trong tỉnh đang đẩy mạnh mảng kinh doanh dịch vụ
bán lẻ và họ đã chinh phục được thị trường bởi chất lượng dịch vụ hơn hẳn các
NHTMNN, điển hình là dịch vụ huy động vốn có tốc độ tăng trưởng trên 50%, cá biệt
có những NH có mức tăng trưởng trên 100% trong năm 2009 như Sacombank. Bên cạnh
đó, các NHTMNN khác trên địa bàn cũng chú trọng hơn đến chính sách khách hàng


                                            8
cũng như không ngừng đưa ra các sản phẩm mới nhằm duy trì thị phần và thu hút các
khách hàng. Các NH liên doanh, chi nhánh NHNNg mặc dù chưa tấn công mạnh vào
thị trường nhưng cũng đang gấp rút chuẩn bị cho các chiến lược dài hạn nhằm khai
thác tiềm năng to lớn của nền kinh tế Việt Nam. Tất cả nhưng đối thủ này là thách thức
rất lớn đối với VCBĐT, nhất là khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường tài chính
NH. Trong các năm tiếp theo để tiếp tục giữ vững vai trò đầu tàu trong toàn hệ thống, chi
nhánh cần phải nỗ lực rất nhiều nhằm duy trì các mảng hoạt động kinh doanh truyền
thống như tín dụng, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ đồng thời tăng cường mở
rộng các hoạt động của dịch vụ ngân hàng hiện đại.
       Năm 2002, hệ thống máy ATM và chiếc thẻ ghi nợ nội địa đầu tiên của Việt
Nam mang thương hiệu VCB Connect 24 được phát triển tại VCB. Gần 10 năm, cơ cấu
các sản phẩm thẻ của VCB đã đầy đủ, bao gồm thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng, nội địa và
quốc tế. Với thế mạnh truyền thống trong kinh doanh dịch vụ thẻ, trong các năm qua, số
lượng phát hành và doanh số thanh toán thẻ tín dụng quốc tế và thẻ ghi nợ của VCB
liên tục tăng trưởng. Doanh số thanh toán thẻ tín dụng quốc tế tăng góp phần mang
nguồn thu phí đáng kể cho kinh doanh thẻ tại VCB.
       Thẻ ATM có chiều hướng giảm dần về số lượng phát hành. Năm 2010 giảm 4%
nhưng doanh số thanh toán thẻ vẫn tăng hàng năm. Điều này cho thấy thị trường thẻ
ghi nợ ATM đang bị chia nhỏ do có sự xuất hiện của rất nhiều loại thẻ ghi nợ đến từ các
NHTM với nhiều tính năng vượt trội và mức phí phát hành hấp dẫn. Sự cạnh tranh gay
gắt từ phía các NHTM, nhất là khối NHTMCP là một thách thức không nhỏ đối với chi
nhánh trong hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ. Trong các năm qua VCB đã đưa ra nhiều
loại thẻ với nhiều tiện ích và các chương trình khuyến mãi như miễn và giảm phí phát
hành thẻ ATM, MTV, Visa Debit… nhằm duy trì, tăng khả năng cạnh tranh và chiếm
thị phần về dịch vụ thẻ. Thông qua việc ký kết hợp đồng trả lương qua tài khoản cho
những đơn vị là DN và các tổ chức hành chính sự nghiệp. Hiện nay, thẻ tín dụng và
ghi nợ vẫn chiếm tỷ trọng cao về số lượng và doanh số thanh toán trong số các loại thẻ
của chi nhánh.


                                           9
Sau 6 năm VCB đưa các máy ATM vào hoạt động, VCB đã thu hút được ngày
càng nhiều khách hàng sử dụng giao dịch qua máy ATM. Tốc độ tăng trưởng thanh toán
dịch vụ tại các máy ATM ngày càng tăng. VCB luôn quan tâm phát triển các sản
phẩm dịch vụ mới trên ATM nhưng chưa có chính sách chăm sóc theo dõi đánh giá
hiệu quả của dịch vụ nên có một số dịch vụ sau khi ra đời phát triển nhanh nhưng sau
đó giảm mạnh. VCB nên xem xét đánh giá nguyên nhân sụt giảm để có chính sách hổ
trợ phát triển các dịch vụ ATM trong bối cảnh các NHTM khác đang cạnh tranh gay
gắt đối với dịch vụ này. Điều này VCB không những thu hút thêm khách hàng mới mà
còn giữ chân những khách hàng hiện hữu. Trước mắt, nguồn thu phí từ các dịch vụ thanh
toán này còn thấp nhưng sắp tới sẽ là nguồn thu phí đáng kể cho VCB.
       Nếu đánh giá đầy đủ chi phí đầu tư cho dịch vụ thẻ ATM hoạt động và nguồn
thu phí rất ít từ dịch vụ thẻ ATM là hoàn toàn chưa mang lại lợi nhuận. Phần lớn các
giao dịch qua máy ATM là chuyển tiền và rút tiền mặt mà hiện nay các giao dịch này
lại chưa thu phí. Nhưng nếu xét về phương diện đầu tư phát triển dịch vụ thẻ ATM để
VCB huy động vốn giá rẻ với tiền gửi không kỳ hạn trong tài khoản khách hàng cá nhân
thì việc đầu tư này của VCB xem như không hiệu quả .
       Trên cơ sở thực trạng hoạt động kinh doanh nói chung và tình hình thanh toán
không dùng tiền mặt tại VCBĐT, VCBĐT cần tiến hành thực hiện các giải pháp để
phát triển các dịch vụ này.




Chương 3
  MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ
I. Nhóm giải pháp chung
1. Nhóm giải pháp xây dựng chiến lược khách hàng.




                                         10
Khách hàng có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của
NHTM. VCBĐT trong chiến lược hoạt động kinh doanh của mình phải xác định được
những nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là những khách hàng quan trọng, khách hàng
tiềm năng, cách thức lựa chọn sử dụng sản phẩm dịch vụ NH của họ. Thứ nhất, x ây
dựng tính chuyên nghiệp trong cung cấp dịch vụ. Tính chuyên nghiệp được thể hiện ở
phương thức, quy trình, tốc độ xử lý nghiệp vụ, cách thức giao tiếp, thậm chí cả hình thức
bên ngoài,… cũng cần được quan tâm vì tất cả các yếu tố này thể hiện khả năng tổ chức
công việc có chuyên nghiệp hay không, có tạo được lòng tin nơi khách hàng hay không.
Thứ hai, x ây dựng văn hóa kinh doanh. Việc xây dựng, củng cố mối quan hệ từ bên
trong nội bộ VCB là vấn đề cốt lõi. Bởi vì trước khi tạo dựng niềm tin nơi khách hàng,
nội bộ VCB phải tin và hiểu chính mình, tin vào sản phẩm, dịch vụ của mình. Trước
hết, cần phải xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên và giữa các bộ phận,
phòng ban trong nội bộ chi nhánh bằng sự đoàn kết, gắn bó, phối hợp nhịp nhàng và
giúp đỡ lẫn nhau trong công việc. Trong bất cứ tình huống nào cũng nên hướng tới lợi
ích chung của chi nhánh và của cả hệ thống, không nên có thái độ ích kỷ, thờ ơ trước
khó khăn của đồng nghiệp. Chi nhánh cũng cần tạo một môi trường làm việc năng động,
phát huy tính chủ động sáng tạo của cán bộ, nhân viên, đặc biệt tạo một không khí
thi đua làm việc, yên tâm ổn định công tác thông qua việc phát động các chương trình
thi đua trong nội bộ và áp dụng một chế độ đãi ngộ hợp lý. Thứ ba, c ung cấp các sản
phẩm dịch vụ đa dạng, chất lượng và với mức giá hợp lý. Các sản phẩm dịch vụ NH
hiện đại triển khai cần đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Muốn vậy, chi nhánh
cần thực hiện việc phân khúc thị trường cho từng loại đối tượng khách hàng để từ đó thiết
kế các sản phẩm phù hợp đối với từng khách hàng cụ thể. Bên cạnh đó, cần chú trọng
liên kết các sản phẩm và tạo tính đồng bộ của sản phẩm, dịch vụ cũng như kết hợp giữa
các sản phẩm cũ và sản phẩm mới, giữa các sản phẩm dịch vụ truyền thống và hiện
đại...Các sản phẩm được cung cấp phải bảo đảm có chất lượng cao và có mức giá hợp lý.
Do vậy, việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ NH đồng nghĩa với việc phải
làm cho khách hàng cảm thấy hài lòng khi sử dụng dịch vụ của NH. Điều này lại phụ


                                           11
thuộc rất lớn vào văn hóa giao tiếp, cách ứng xử của cán bộ, nhân viên trong NH với
khách hàng của mình. Sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm dịch vụ NH còn tùy
thuộc vào giá cả các sản phẩm dịch vụ do NH áp dụng cho khách hàng. Giá cả các sản
phẩm dịch vụ thì chi nhánh có thể thực hiện điều tra thăm dò phản ứng khách hàng để
đề xuất với VCBTW xây dựng một biểu lãi suất và phí dịch vụ phù hợp với đặc điểm thị
trường và khách hàng của chi nhánh đồng thời có tính cạnh tranh cao. Thứ tư, xây
dựng website hiện đại và nâng cấp tiện nghi giao dịch. Chi nhánh cần cân nhắc kỹ
lưỡng trong các quyết định mua sắm mới hoặc sửa chữa, nâng cấp tiện nghi giao dịch
cũ trên cơ sở tiết kiệm chi phí nhưng vẫn tạo được không gian giao dịch lịch sự, tiện lợi,
thoải mái cho khách hàng.
2. Nhóm giải pháp quảng cáo và tiếp thị sản phẩm
        Để tiếp cận gần hơn đến công chúng, chi nhánh cần củng cố hình ảnh VCB
thông qua hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, quan hệ công chúng. Các hình thức quảng
bá, tiếp thị mà chi nhánh có thể áp dụng trong điều kiện hiện nay là:
        + Thông qua các nhân viên của VCBĐT: đây là cách tiếp thị nhanh
chóng và hiệu quả nhất vì hơn ai hết, nhân viên là người đại diện cho NH tiếp xúc với
khách hàng. Họ cũng chính là bộ mặt của NH và quyết định chất lượng sản phẩm dịch
vụ của NH. Một nhân viên tốt sẽ tạo thiện cảm cho cả NH, nhiều nhân viên tốt sẽ thu
hút được khách hàng và tất cả mọi nhân viên đều tốt sẽ tạo ra sự thành công cho NH.
Vì vậy, chi nhánh cần tập huấn cho họ kỹ năng Marketing NH và khuyến khích họ phát
triển kỹ năng này bằng việc gắn liền với những hình thức khen thưởng xứng đáng.
        + Thông qua website của chi nhánh quảng cáo và tiếp thị các sản phẩm của
dịch vụ NH hiện đại đến từng khách hàng một cách hiệu quả nhất.
        + Thông qua hệ thống mạng lưới kênh phân phối: chỉnh trang hình ảnh quảng
cáo tại các điểm giao dịch và hệ thống ATM.
        + Thông qua tờ rơi: cần thiết kế mẫu mã đẹp, ấn tượng, thông tin đầy đủ, cập
nhật, đặt tại các vị trí dễ nhìn (tại các quầy giao dịch, tại cửa ra vào). Ngoài ra, có thể
thuê sinh viên phát tờ rơi tại các trung tâm mua sắm, các siêu thị, các chợ, các nhà


                                            12
hàng, khách sạn lớn.
        + Thông qua các hoạt động xã hội: trao học bổng cho sinh viên các trường đại
học, cao đẳng; xây nhà tình thương; ủng hộ người nghèo nhằm nâng cao hình ảnh và uy
tín VCB trong tâm trí người tiêu dùng và người dân nói chung. Khi đó các phương tiện
truyền thông sẽ là người quảng cáo trung thực nhất về hình ảnh thương hiệu của VCB
và lúc đó mức độ tin cậy sẽ được đẩy lên rất nhiều.
3. Nhóm giải pháp phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng
trọn gói
        + Phát huy vai trò đầu mối tại các phòng nghiệp vụ để phục vụ khách hàng
trọn gói như: vai trò đầu mối của phòng khách hàng đối với nhóm dịch vụ tín dụng, tài
trợ thương mại; E-Banking, vai trò đầu mối của phòng Kế toán-thanh toán-dịch vụ
đối với nhóm dịch vụ tài khoản cá nhân, thẻ ATM, Internet-Banking,Phone-
Banking,SMS-Banking…Bên cạnh đó, phân công thực hiện cho các phòng ban theo
hướng một phòng ban làm đầu mối từ việc tiếp cận ban đầu đến hướng dẫn khách hàng
sử dụng tất cả các tiện ích của NH. Để việc tiếp thị sản phẩm đạt hiệu quả cần kết hợp
với bộ phận tín dụng và quản lý tài khoản doanh nghiệp vì khách hàng có nhu cầu cần
thiết dịch vụ trên nên dễ bán chéo sản phẩm.
        + Gắn phát triển dịch vụ ngân hàng truyền thống với phát triển các dịch vụ
ngân hàng hiện đại: Bên cạnh tiếp thị các DN trả lương qua tài khoản, tiếp tục làm việc
với các DN để vận động người lao động sử dụng thẻ ATM và lắp đặt máy ATM tại các
khu công nghiệp, nơi có nhiều DN đang hoạt động;
        + Có kế hoạch quảng bá thương hiệu, triển khai tiếp cận khách hàng trên diện
rộng, đưa việc phục vụ các dịch vụ trọn gói đến từng DN, từng hộ dân, từng cá nhân.
4. Mở rộng mạng lưới kênh phân phối
        Việc phát triển dịch vụ NH hiện đại phải đi kèm với việc nâng cao năng lực xử lý
của hệ thống, mở rộng mạng lưới giao dịch, nâng cao chất lượng phục vụ và dịch vụ,
nhất là bảo đảm an ninh – an toàn cho người sử dụng dịch vụ; không để quá tải hệ
thống, dẫn đến chất lượng dịch vụ kém, làm giảm lòng tin của khách hàng và tác động


                                             13
tâm lý dây truyền đến toàn xã hội.
5. Nhóm giải pháp về nhân sự
        Trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại ngày nay, thì tri thức, năng lực của con người
trở thành nguồn tài nguyên số một của các quốc gia và chính vì thế, tất cả các nước đều
chú ý đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
        + Đối với công tác đào tạo:
        Chi nhánh cần tổ chức thường xuyên hơn nữa các khóa đào tạo ngắn hạn trong
nước nhằm cập nhật kiến thức công nghệ thông tin cho cán bộ tin học vì công nghệ
thông tin thế giới luôn phát triển không ngừng. Đồng thời, Chi nhánh luôn quán triệt
đến CBNV về quy trình nghiệp vụ để tránh những rủi ro về công nghệ khi sử dụng các
dịch vụ ngân hàng hiện đại như kiểm tra, đối chiếu dữ liệu khi nhập vào hệ thống tránh
sai sót gây tổn thất cho NH cũng như cho khách hàng.
        + Đối với công tác tuyển dụng:
        Từng bước tiêu chuẩn hóa các điều kiện tuyển dụng dựa trên các yếu tố chủ yếu
sau: kỹ năng chuyên môn phù hợp, kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng tiếp cận công nghệ
thông tin, khả năng giải quyết tình huống, khả năng làm việc nhóm, khả năng chịu áp lực
công việc cao…từ đó đưa ra hình thức và nội dung thi phù hợp, kết hợp lý thuyết và
thực tiễn vào từng tình huống cụ thể nhằm chọn ra những ứng viên xuất sắc, đáp ứng
được yêu cầu phát triển và hội nhập của NH. Trong công tác tuyển dụng cần đề cao tính
công khai, công bằng, khách quan; lấy tiêu chí năng lực chuyên môn và đạo đức nghề
nghiệp làm tiêu chuẩn quan trọng nhất để lựa chọn thí sinh; tránh lựa chọn dựa theo
mối quan hệ cá nhân hay theo cảm tính.
        + Đối với công tác tổ chức, sắp xếp CBNV:
        Một trong những yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của NH nói
chung và hiệu quả công việc của mỗi CBNV nói riêng là sự sắp xếp, phân bổ nhân sự hợp
lý, đúng người đúng việc nhằm phát huy tối đa năng lực sở trường và năng khiếu của mỗi
người. Vì vậy, dựa trên khả năng chuyên môn, tố chất và nguyện vọng của mỗi CBNV
mà chi nhánh có sự tổ chức, sắp xếp vào các bộ phận nghiệp vụ phù hợp đồng thời định


                                           14
kỳ hàng năm cần đánh giá mức độ thực hiện công việc của đội ngũ CBNV để có sự điều
chỉnh kịp thời cho phù hợp với yêu cầu của công việc. Trong mỗi phòng ban cũng cần
có sự luân chuyển nghiệp vụ để CBNV có cơ hội tiếp cận những công việc mới, nắm bắt
tổng quát mọi quy trình nghiệp vụ của phòng để có thể linh hoạt thay thế tiếp quản công
việc khi cần thiết.
II. Nhóm giải pháp phát triển các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
1. Hoàn thiện và tăng trưởng các dịch vụ đã có
     Dịch vụ thẻ, tài khoản cá nhân
     Dịch vụ thẻ
        Thẻ tín dụng quốc tế: Tùy theo tính năng của từng loại thẻ mà tiếp thị các đối
tượng khách hàng sử dụng cho phù hợp. Nhìn chung, thẻ tín dụng quốc tế thích hợp với
những cá nhân có thu nhập tương đối cao và ổn định nên đối tượng khách hàng nhắm
đến là thương nhân, doanh nhân, nhân viên làm việc tại các công ty nước ngoài hay
các công ty trong nước, nhân viên NH. Cụ thể như: thẻ American Express dành cho
khách hàng VIP, thẻ Visa và Master Card Cội nguồn dành cho thương nhân, doanh
nhân.
        Thẻ ghi nợ: Chi nhánh cần tăng cường tiếp thị đối với 3 loại thẻ ghi nợ quốc tế
mới ra đời (MTV, Connect24 Visa và SG24), cụ thể là thẻ MTV dành cho đa số giới trẻ,
thẻ Connect24 Visa và SG24 dành cho khách hàng có thu nhập ổn định (chủ yếu là
giới công chức, nhân viên công ty). Riêng thẻ ATM Connect24, do hiện nay có rất
nhiều sản phẩm thẻ ATM của các NH khác có tính năng tương tự hoặc vượt trội hơn nên
lượng khách hàng đăng ký mới không nhiều như các năm trước. Vì vậy, chi nhánh cần
có biện pháp duy trì lượng khách hàng hiện có bằng việc tăng cường các cơ sở chấp
nhận thẻ (siêu thị, nhà hàng, khách sạn) và tiếp thị thêm khách hàng mới thông qua
việc trả lương qua tài khoản của khối hành chính sự nghiệp cũng như khối DNNVV
(kết hợp với việc tiếp thị các DNNVV). Bên cạnh việc tăng cường phát hành thẻ, chi
nhánh cần quan tâm đến việc phát triển mạng lưới ATM; nâng cấp đường truyền kết nối
ATM, POS; bố trí cán bộ nhân viên hướng dẫn, tư vấn rõ ràng, cụ thể cho khách hàng


                                           15
thực hiện các thao tác giao dịch nhận lương qua tài khoản. Ngoài ra, chi nhánh cần
kiến nghị VCBTW có các biện pháp chuẩn hóa và quy trình hóa một cách cụ thể các
hoạt động nghiệp vụ thẻ đặc biệt trong việc chấm đối soát các giao dịch thẻ liên NH và
thẻ quốc tế để kịp thời giải quyết các trường hợp giao dịch lỗi và giả mạo, tránh gây
thất thoát cho NH và các bên liên quan trong liên minh thẻ.
     Dịch vụ tài khoản cá nhân
       Cần phát triển các sản phẩm dịch vụ NH hiện đại sử dụng tài khoản cá nhân như:
sử dụng thẻ rút tiền mặt ATM, thanh toán chi trả tiền dịch vụ điện, nước, điện thoại, phí
bảo hiểm, chi trả học phí…, tiến tới là nộp thuế, nộp các khoản phí và lệ phí cho ngân
sách nhà nước qua hệ thống kho bạc thông qua sử dụng thẻ ATM, thanh toán không
dùng tiền mặt qua NH. Chi nhánh nên cử nhân viên đến các DN, các cơ quan, đơn vị, tổ
chức, trường đại học, bệnh viện…các hộ kinh doanh, hộ gia đình và cá nhân có thu
nhập khá, ổn định,… vận động họ mở tài khoản và thực hiện dịch vụ thanh toán không
dùng tiền mặt qua NH.
     Dịch vụ ngân hàng điện tử
       Hoàn thiện quy trình các dịch vụ Internet-Banking,Phone-Banking, SMS-
Banking đảm bảo an toàn bảo mật cho khách hàng và NH, giúp khách hàng yên tâm
sử dụng dịch vụ này ngày càng nhiều hơn. Bên cạnh đó, phát triển hoạt động NH qua
mạng điện thoại di động (Mobile Banking) và Internet-Banking với các tiện ích hỗ trợ
cho giao dịch thanh toán thương mại điện tử hoặc chuyển khoản tại website NH.
2. Phát triển các dịch vụ mới
     Chi nhánh cần kiến nghị VCBTW phát triển một số dịch vụ mới như:
     + Dịch vụ MobileATM
       MobileATM cho phép người sử dụng điện thoại di động thực hiện các giao dịch,
thanh toán hàng hóa... qua chính điện thoại của mình. Ngoài ra, còn cho phép thực hiện
nhiều chức năng tiện ích như nạp tiền điện thoại, rút tiền mà không cần dùng đến máy
ATM, chuyển tiền. Để sử dụng dịch vụ, khách hàng phải có một tài khoản tại NH và thẻ
sim điện thoại mới có tính năng giao dịch do DN viễn thông cung cấp. Giao dịch sẽ


                                           16
được xác nhận sau khi tổng đài của NH nhận dạng số điện thoại người sử dụng, mật khẩu
và đối chiếu số tài khoản. Khi thanh toán, khách hàng chỉ cần nhắn tin vào số máy
tổng đài của NH với yêu cầu chuyển tiền kèm theo số điện thoại và số tài khoản của
người nhận tiền. VCB sẽ thu được phí giao dịch và lãi từ việc cung cấp tín dụng qua thẻ;
các DN viễn thông thu được phí sử dụng dịch vụ viễn thông; còn khách hàng cũng thu
được lợi vì có thể dễ dàng truy cập tài khoản ngân hàng để thực hiện giao dịch chuyển
tiền bằng điện thoại di động của họ với tính năng xác thực SMS và PIN.




                                   KIẾN NGHỊ
I. Kiến nghị Hội sở chính VCB
1. Xây dựng hệ thống hạ tầng công nghệ là yếu tố nền tảng cho việc triển khai




                                          17
các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại.
        Xây dựng một hệ thống ngân hàng đủ mạnh về vốn, về công nghệ hạ tầng kỹ
thuật, về năng lực tài chính, năng lực quản lý,… để cạnh tranh với các nước trong khu
vực và trên thế giới.
        Lựa chọn đúng công nghệ để ứng dụng trong hoạt động quản lý, hoạt động kinh
doanh của các NH có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển các hoạt động dịch vụ, quyết
định hiệu quả vốn đầu tư. Sở dĩ đặt vấn đề lựa chọn công nghệ đúng, bởi tính phù hợp với
đặc điểm kinh doanh NH, khả năng đáp ứng được các yêu cầu của hoạt động kinh
doanh tiền tệ và quản lý hoạt động này. Nhất là đối với các phần mềm ứng dụng, trên
thực tế, một số NH đã bỏ ra rất nhiều tiền để đầu tư vào phần mềm ứng dụng nhưng hiệu
quả đem lại rất thấp, do tính không phù hợp, không đáp ứng được yêu cầu hoặc
không có “khả năng mở” khi liên kết với hệ thống bên ngoài. Đây là một trong những
tính năng quan trọng, nhất là đối với hoạt động NH, sự liên kết, nối mạng trong hệ thống
thanh toán mang tính tất yếu.
2. Ứng dụng công nghệ trong quản trị rủi ro
        + Hoạt động quản lý rủi ro trong kinh doanh thẻ
        VCB cần quan tâm ứng dụng công nghệ cho bộ phận quản lý rủi ro tại trung tâm
thẻ được coi là bộ phận xương sống (backbone) trong hoạt động thẻ, thực hiện các chức
năng:
        -   Ngăn ngừa và điều tra các hành vi sử dụng thẻ giả mạo;
        -   Quản lý danh mục các tài khoản liên quan tới những thẻ đã được thông báo
mất, thất lạc;
        -   Xây dựng các kế hoạch theo dõi việc bảo mật phôi thẻ, thẻ đã in và thẻ hỏng,
thẻ thu hồi;
        -   Cập nhật thông tin trên các Danh sách thẻ mất cắp, thất lạc;
        -   Hợp tác với cơ quan có thẩm quyền liên quan trong việc điều tra, xử lý các
hành vi vi phạm hợp đồng, giả mạo;
        -   Theo dõi và quản lý hoạt động của Trung tâm Thẻ, bao gồm cả hoạt động


                                             18
của các cán bộ;
       -      Tổ chức tập huấn cho nhân viên ĐVCNT và chủ thẻ về các biện pháp
phòng ngừa giả mạo.
       Kinh doanh thẻ ngân hàng càng phát triển thì lĩnh vực quản lý rủi ro càng được
đầu tư nhiều hơn. Các chuyên gia trong lĩnh vực này là những người thực sự am hiểu về
thẻ và công nghệ hiện đại bởi trước khả năng thu lời siêu lợi nhuận, các tổ chức tội
phạm quốc tế đã tận dụng công nghệ hiện đại, bằng mọi cách thu thập các dữ liệu về thẻ,
tài khoản của khách hàng, từ đó thực hiện các hành vi giả mạo, gây tổn hại khôn lường
về tài chính cũng như uy tín cho ngân hàng, chủ thẻ…
3. Xây dựng các chính sách an toàn bảo mật hệ thống công nghệ thông tin
       Trung tâm tin học tại VCBTW cần xây dựng các chính sách an toàn bảo mật
hệ thống công nghệ thông tin của VCB với các biện pháp ngăn chặn sau:
       + Các website, hệ thống thanh toán trực tuyến phải có giải pháp kỹ thuật đảm
bảo an ninh an toàn hệ thống một cách hoàn chỉnh, đồng bộ.
       + Xây dựng các chính sách an ninh an toàn cho hệ thống công nghệ thông tin
đảm bảo theo chuẩn quốc tế ISO 27001.
       + Nâng cao trình độ nhận thức cho cán bộ công nhân viên về vấn đề đảm bảo an
ninh an toàn thông tin, bảo mật các thông tin nhạy cảm liên quan đến hệ thống công
nghệ thông tin, vững vàng về kỹ thuật nghiệp vụ, am hiểu pháp luật. (theo thống kê của
các hacker, bọn tội phạm ngoài mạng chỉ chiếm 10% còn nội mạng chiếm đến 90%).
       + Đào tạo chuyên sâu cho cán bộ làm công tác quản trị các hệ thống công nghệ
thông tin .
       + Đảm bảo nguyên tắc phân quyền, phân cấp người truy nhập hệ thống
CNTT, tích hợp các chương trình chống virus và mã hoá dữ liệu.
       + Phối hợp chặt chẽ với Cơ quan Công an để đấu tranh, phòng chống các loại tội
phạm liên quan đến lĩnh vực tài chính ngân hàng.
4. Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ hướng tới khách hàng
       Chiến lược phát triển dịch vụ của VCB phải được hoạch định rõ ràng, cụ thể dựa


                                          19
trên việc phân khúc thị trường, định vị khách hàng và sản phẩm. Theo đó, mỗi nhóm
khách hàng cần thiết kế sản phẩm dịch vụ riêng biệt và hệ thống hỗ trợ phát triển các sản
phẩm đó. Trước hết, VCB cần chuẩn hóa lại và xây dựng mới bộ sản phẩm, dịch vụ cơ bản
dành cho từng nhóm khách hàng.
       Để phát triển các sản phẩm ngân hàng hiện đại kết hợp với việc ứng dụng các
thành tựu công nghệ mới phù hợp với tâm lý năng động ưa chuộng sản phẩm hiện đại
của thanh niện trẻ, VCB cần hướng tới nhóm đối tượng khách hàng tuổi “teen”.
5. Hiện đại hóa quy trình nghiệp vụ
       VCBĐT cần nhanh chóng ứng dụng công nghệ để hiện đại hóa quy trình nghiệp
vụ đáp ứng yêu cầu cao nhất của khách hàng và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, tăng
cường sức cạnh tranh, đưa việc quản lý chất lượng trở thành công việc thường xuyên,
đồng thời là bước chuẩn hóa để vươn ra thị trường tài chính quốc tế. NH nên rà soát lại
các quy chế, các điều kiện còn bất cập, thủ tục hành chính quá rườm rà để kịp thời điều
chỉnh cho phù hợp với tình hình kinh doanh trên thị trường, tạo điều kiện thuận lợi
cho khách hàng đồng thời tăng khả năng cạnh tranh cho NH cũng như nâng cao vai trò
quản trị rủi ro công nghệ.
6.   Nâng cao vai trò quản trị rủi ro về công nghệ
       VCB cần nâng cao vai trò quản trị rủi ro về công nghệ với các biện pháp sau:
       - Thiết lập quỹ dự phòng cho những rủi ro công nghệ
       - Mua bảo hiểm cho các thiết bị công nghệ.
       - Phân chia giới hạn rủi ro: cần có chế độ hậu kiểm, khi phát hiện các sản phẩm
dịch vụ nào có tổn thất cao cần ngưng hoạt động để kiểm tra trước khi đưa vào sử dụng
lại đặc biệt là dịch vụ ATM, ngân hàng điện tử.
       - NH phân tán rủi ro nên phân tích tình hình khách hàng theo mô hình chất
lượng trước khi quyết định giới hạn hạn mức thanh toán.
       - Nâng cao chất lượng công tác kiểm toán nội bộ đối với hoạt động
công nghệ.
       - Phối hợp chặt chẽ với NHNN,Cơ quan Công an để đấu tranh, phòng chống


                                           20
các loại tội phạm liên quan đến lĩnh vực tài chính ngân hàng.
        Trong kinh doanh, việc NH đương đầu với rủi ro công nghệ là điều không thể
tránh khỏi. Thừa nhận một tỷ lệ rủi ro tự nhiên trong hoạt động kinh doanh NH hiện đại
là yêu cầu khách quan hợp lý. Vấn đề là làm thế nào để hạn chế rủi ro này ở một tỷ lệ thấp
nhất có thể chấp nhận được. Trong thông lệ quốc tế, nếu tỷ lệ tổn thất ở mức khoảng 1%
so với tổng doanh số bình quân thanh toán hàng năm là một NH có trình độ quản lý tốt
và hoàn toàn không tác động xấu đến NH.
II. Kiến nghị với Chính phủ, NHNN và các cơ quan, ban ngành
        Thứ nhất, Chính phủ từng bước phân định rõ ràng quyền hạn quản lý nhà nước
của Chính phủ và NHNN trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ, đổi
mới cơ cấu tổ chức của NHNN. Trong mối quan hệ với Chính phủ, NHNN Việt Nam
cần có một vị trí độc lập tương đối.
        Thứ hai, xây dựng môi trường pháp lý hoàn chỉnh tạo điều kiện đảm bảo cho
hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử, thương mại điện tử phát triển phù hợp với thông lệ
và chuẩn mực quốc tế.
        Thứ ba, xây dựng hệ thống thông tin tài chính hiện đại, đảm bảo cho hệ thống
ngân hàng hoạt động an toàn hiệu quả, dễ giám sát, đồng thời lập một chương trình
về hội nhập quốc tế về tài chính trên mạng internet để cập nhật thông tin tài chính, tiền tệ
thế giới.
        Thứ tư, có định hướng phát triển công nghệ thông tin cho ngành Ngân hàng,
trên cơ sở đó các ngân hàng xây dựng hệ thống công nghệ thông tin, phát triển các
dịch vụ, tiện ích ngân hàng.
        Thứ năm, tăng cường các quan hệ hợp tác quốc tế nhằm khai thông các hoạt động
ngân hàng ra nước ngoài và tận dụng được nguồn vốn, công nghệ từ các nước và các
tổ chức quốc tế, trao đổi thông tin về lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt về đào tạo, phổ biến
kiến thức và kinh nghiệm hội nhập cho những cán bộ của NHNN và một số NHTM.
        Thứ sáu, tiếp tục đổi mới lĩnh vực thanh toán, mở rộng các hình thức
TTKDTM. Trước mắt, NHNN hoàn thiện các văn bản liên quan đến TTKDTM theo


                                            21
hướng khuyến khích mở rộng TTKDTM trong nền kinh tế. NHNN và Hội thẻ Việt Nam
cần đẩy mạnh việc phát triển thị trường thẻ thông qua việc phối hợp với các cơ quan
Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tấn báo chí nhằm tăng cường công
tác thông tin, tuyên truyền để quảng bá hoạt động thẻ sâu rộng đến từng tầng lớp dân
cư. Bên cạnh đó, Hội thẻ Việt Nam cũng nên phối hợp với Bộ công an để phòng chống
tội phạm trong hoạt động kinh doanh thẻ; phối hợp với Bộ tài chính đề xuất với Chính
phủ đưa ra các chế tài cụ thể để xử lý các đơn vị không thực hiện nghiêm túc chỉ thị 20
và ban hành các chính sách đãi ngộ về thuế để khuyến khích thực hiện giảm giá hàng
hóa dịch vụ cho đối tượng thanh toán qua thẻ hoặc làm đại lý thanh toán thẻ cho các
NHTM; phối hợp với Bộ Công thương trong việc định hướng các công ty cung ứng
hàng hóa dịch vụ như phát triển mạnh loại hình mua bán hàng hóa qua mạng, có chính
sách giá ưu đãi dành cho khách hàng sử dụng thẻ, các cơ quan cung ứng dịch vụ làm
đại lý thanh toán thẻ cho NHTM.
      Ngoài ra, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa hệ thống NH và hệ thống các đơn vị
thuộc ngành tài chính như là Kho bạc Nhà nước, Thuế, Hải quan…đặc biệt là cơ quan
thuế, hải quan nên chấp nhận thu nộp thuế qua hệ thống tài khoản cá nhân, tài khoản
của DN mở tại NH.
      Tóm lại, từ thực trạng dịch vụ TTKDTM tác giả đề ra những giải pháp để phát triển các
dịch vụ tại VCBĐT như xây dựng thể chế pháp lí đồng bộ, phù hợp, đầu tư đổi mới và
hoàn thiện công nghệ ngân hàng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng
lực tài chính của chi nhánh, xây dựng chiến lược marketing các sản phẩm dịch vụ
ngân hàng hiện đại và kết hợp các giải pháp quản trị rủi ro. Bên cạnh đó, những kiến
nghị hợp lí với nhà nước, ngân hàng nhà nước, các ban ngành, các cơ quan quản lý nhà
nước để giúp Chi nhánh phát triển các dịch vụ TTKDTM.




                                           22

More Related Content

What's hot

Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội Dương Hà
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ...PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ...hieu anh
 
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạnGiải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạnNguyễn Ngọc Phan Văn
 
THE MARKETING MIX STRATEGY OF HD BANK (HO CHI MINH DEVELOPMENT JOINT STOCK CO...
THE MARKETING MIX STRATEGY OF HD BANK (HO CHI MINH DEVELOPMENT JOINT STOCK CO...THE MARKETING MIX STRATEGY OF HD BANK (HO CHI MINH DEVELOPMENT JOINT STOCK CO...
THE MARKETING MIX STRATEGY OF HD BANK (HO CHI MINH DEVELOPMENT JOINT STOCK CO...Ngovan93
 
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829nataliej4
 
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại SacombankThực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại SacombankNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài GònQuy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gònhieu anh
 
Tài liệu: Tổng quan về kế toán ngân hàng
Tài liệu: Tổng quan về kế toán ngân hàngTài liệu: Tổng quan về kế toán ngân hàng
Tài liệu: Tổng quan về kế toán ngân hàngÁc Quỷ Lộng Hành
 
Thuy ngoc-thuc trangnhanxet
Thuy ngoc-thuc trangnhanxetThuy ngoc-thuc trangnhanxet
Thuy ngoc-thuc trangnhanxetMrZan Nguyễn
 
Van luong.blogspot.com atmacb
Van luong.blogspot.com atmacbVan luong.blogspot.com atmacb
Van luong.blogspot.com atmacbHoangnhung Nguyen
 
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nayHoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện naynguyenthithuhien9254
 
Công tác thanh toán điện tử tại ngân hàng công thương
Công tác thanh toán điện tử tại ngân hàng công thươngCông tác thanh toán điện tử tại ngân hàng công thương
Công tác thanh toán điện tử tại ngân hàng công thươngtrungan88
 
Mot so y kien nham hoan thien chinh sach khach hang
Mot so y kien nham hoan thien chinh sach khach hangMot so y kien nham hoan thien chinh sach khach hang
Mot so y kien nham hoan thien chinh sach khach hangHạnh Ngọc
 

What's hot (20)

Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng AgribankĐề tài: Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Agribank
 
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ...PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ...
 
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạnGiải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
 
THE MARKETING MIX STRATEGY OF HD BANK (HO CHI MINH DEVELOPMENT JOINT STOCK CO...
THE MARKETING MIX STRATEGY OF HD BANK (HO CHI MINH DEVELOPMENT JOINT STOCK CO...THE MARKETING MIX STRATEGY OF HD BANK (HO CHI MINH DEVELOPMENT JOINT STOCK CO...
THE MARKETING MIX STRATEGY OF HD BANK (HO CHI MINH DEVELOPMENT JOINT STOCK CO...
 
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829
 
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại SacombankThực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
 
Hong ha tongquan
Hong ha tongquanHong ha tongquan
Hong ha tongquan
 
Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài GònQuy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
 
Tài liệu: Tổng quan về kế toán ngân hàng
Tài liệu: Tổng quan về kế toán ngân hàngTài liệu: Tổng quan về kế toán ngân hàng
Tài liệu: Tổng quan về kế toán ngân hàng
 
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
 
Nâng cao khả năng huy động vốn tại Agribank tỉnh Hưng Yên, 9đ
Nâng cao khả năng huy động vốn tại Agribank tỉnh Hưng Yên, 9đNâng cao khả năng huy động vốn tại Agribank tỉnh Hưng Yên, 9đ
Nâng cao khả năng huy động vốn tại Agribank tỉnh Hưng Yên, 9đ
 
Thuy ngoc-thuc trangnhanxet
Thuy ngoc-thuc trangnhanxetThuy ngoc-thuc trangnhanxet
Thuy ngoc-thuc trangnhanxet
 
Van luong.blogspot.com atmacb
Van luong.blogspot.com atmacbVan luong.blogspot.com atmacb
Van luong.blogspot.com atmacb
 
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nayHoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
 
Thao thuc trang
Thao thuc trangThao thuc trang
Thao thuc trang
 
Hậu thuc trang
Hậu thuc trangHậu thuc trang
Hậu thuc trang
 
Công tác thanh toán điện tử tại ngân hàng công thương
Công tác thanh toán điện tử tại ngân hàng công thươngCông tác thanh toán điện tử tại ngân hàng công thương
Công tác thanh toán điện tử tại ngân hàng công thương
 
Mot so y kien nham hoan thien chinh sach khach hang
Mot so y kien nham hoan thien chinh sach khach hangMot so y kien nham hoan thien chinh sach khach hang
Mot so y kien nham hoan thien chinh sach khach hang
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
 

Viewers also liked (16)

Bab 1
Bab 1Bab 1
Bab 1
 
Lesson content
Lesson contentLesson content
Lesson content
 
Igaa 1
Igaa 1Igaa 1
Igaa 1
 
El software
El softwareEl software
El software
 
Atlantico vive digital
Atlantico vive digitalAtlantico vive digital
Atlantico vive digital
 
Exposicion mañana
Exposicion mañanaExposicion mañana
Exposicion mañana
 
3.1 lecture
3.1 lecture3.1 lecture
3.1 lecture
 
Module 4 handouts
Module 4 handoutsModule 4 handouts
Module 4 handouts
 
Course expectations
Course expectationsCourse expectations
Course expectations
 
Student generated Drug Presentation
Student generated Drug PresentationStudent generated Drug Presentation
Student generated Drug Presentation
 
How to make spaghetti
How to make spaghettiHow to make spaghetti
How to make spaghetti
 
khán đài
khán đàikhán đài
khán đài
 
Dallas isd technology plan
Dallas isd technology planDallas isd technology plan
Dallas isd technology plan
 
Costos aplicados a la industria de la confección
Costos aplicados a la industria de la confecciónCostos aplicados a la industria de la confección
Costos aplicados a la industria de la confección
 
Ecuaciones de la_curva_elástica, resistencia de materiales
Ecuaciones de la_curva_elástica, resistencia de materiales Ecuaciones de la_curva_elástica, resistencia de materiales
Ecuaciones de la_curva_elástica, resistencia de materiales
 
Elasticidad y resistencia_de_materiales
Elasticidad y resistencia_de_materialesElasticidad y resistencia_de_materiales
Elasticidad y resistencia_de_materiales
 

Similar to Chuyendecn

Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ...
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ...Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ...
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...
Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...
Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phƣơng thức tín dụ...
Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phƣơng thức tín dụ...Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phƣơng thức tín dụ...
Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phƣơng thức tín dụ...hieu anh
 
Bai giai phap phat trien thanh toan qte final
Bai giai phap phat trien thanh toan qte finalBai giai phap phat trien thanh toan qte final
Bai giai phap phat trien thanh toan qte finalPham Thao
 
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông NghiệpHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông NghiệpViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụ...
Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụ...Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụ...
Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụ...luanvantrust
 
Giải pháp nâng cao phát triển thanh toán quốc tế tại ngân hàng Agribank - ch...
Giải pháp nâng cao phát triển thanh toán quốc tế tại ngân  hàng Agribank - ch...Giải pháp nâng cao phát triển thanh toán quốc tế tại ngân  hàng Agribank - ch...
Giải pháp nâng cao phát triển thanh toán quốc tế tại ngân hàng Agribank - ch...luanvantrust
 
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương hà nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương hà nộiPhát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương hà nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương hà nộitaothichmi
 
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to Chuyendecn (20)

Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ...
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ...Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ...
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ...
 
Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng MHB, 9đ
Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng MHB, 9đDịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng MHB, 9đ
Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng MHB, 9đ
 
Báo cáo: Hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Techcombank, 9 ĐIỂM
Báo cáo: Hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Techcombank, 9 ĐIỂMBáo cáo: Hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Techcombank, 9 ĐIỂM
Báo cáo: Hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Techcombank, 9 ĐIỂM
 
Luận Văn Phát Triển Dịch Vụ Thanh Toán Trong Nước Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phá...
Luận Văn Phát Triển Dịch Vụ Thanh Toán Trong Nước Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phá...Luận Văn Phát Triển Dịch Vụ Thanh Toán Trong Nước Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phá...
Luận Văn Phát Triển Dịch Vụ Thanh Toán Trong Nước Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phá...
 
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ACB - TẢI FREE ...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ACB - TẢI FREE ...GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ACB - TẢI FREE ...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ACB - TẢI FREE ...
 
Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...
Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...
Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
 
Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phƣơng thức tín dụ...
Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phƣơng thức tín dụ...Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phƣơng thức tín dụ...
Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phƣơng thức tín dụ...
 
Bai giai phap phat trien thanh toan qte final
Bai giai phap phat trien thanh toan qte finalBai giai phap phat trien thanh toan qte final
Bai giai phap phat trien thanh toan qte final
 
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng tại Vietcombank
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng tại VietcombankĐề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng tại Vietcombank
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng tại Vietcombank
 
Phát Triển Kinh Doanh Dịch Vụ Thẻ Ghi Nợ Tại Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương Việt...
Phát Triển Kinh Doanh Dịch Vụ Thẻ Ghi Nợ Tại Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương Việt...Phát Triển Kinh Doanh Dịch Vụ Thẻ Ghi Nợ Tại Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương Việt...
Phát Triển Kinh Doanh Dịch Vụ Thẻ Ghi Nợ Tại Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương Việt...
 
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
Mẫu báo cáo công việc thực tập tại ngân hàng VietBank, 9đ - hay nhất
Mẫu báo cáo công việc thực tập tại ngân hàng VietBank, 9đ  - hay nhấtMẫu báo cáo công việc thực tập tại ngân hàng VietBank, 9đ  - hay nhất
Mẫu báo cáo công việc thực tập tại ngân hàng VietBank, 9đ - hay nhất
 
Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụ...
Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụ...Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụ...
Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụ...
 
Giải pháp nâng cao phát triển thanh toán quốc tế tại ngân hàng Agribank - ch...
Giải pháp nâng cao phát triển thanh toán quốc tế tại ngân  hàng Agribank - ch...Giải pháp nâng cao phát triển thanh toán quốc tế tại ngân  hàng Agribank - ch...
Giải pháp nâng cao phát triển thanh toán quốc tế tại ngân hàng Agribank - ch...
 
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương hà nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương hà nộiPhát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương hà nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương hà nội
 
Khoá Luận Phát Triển Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Vietcombank
Khoá Luận Phát Triển Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng VietcombankKhoá Luận Phát Triển Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Vietcombank
Khoá Luận Phát Triển Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Vietcombank
 
Hoạt Động Marketing Của Ngân Hàng Quân Đội Thực Trạng Và Giải Pháp
Hoạt Động Marketing Của Ngân Hàng Quân Đội Thực Trạng Và Giải PhápHoạt Động Marketing Của Ngân Hàng Quân Đội Thực Trạng Và Giải Pháp
Hoạt Động Marketing Của Ngân Hàng Quân Đội Thực Trạng Và Giải Pháp
 
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
 

Chuyendecn

  • 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ Trong giao dịch truyền thống ngân hàng chỉ có thể phục vụ các khách hàng giao dịch trong giờ hành chính nhưng khi phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt các khách hàng không còn giới hạn về thời gian. Khách hàng có thể gửi lệnh thanh toán vào bất cứ thời điểm nào. Bên cạnh đó, trong giao dịch truyền thống các giao dịch thực hiện bên ngoài lãnh thổ thường phức tạp và gây nhiều khó khăn, phiền toái cho khách hàng. Nhưng với dịch vụ này , khách hàng khi đi công tác ở ngoài lãnh thổ Việt Nam vẫn có thể thực hiện các giao dịch một cách bình thường. Thông thường để thực hiện một giao dịch truyền thống, khách hàng phải điền tay vào phiếu yêu cầu, rồi nhân viên NH phải nhập lại vào hệ thống, sau đó mới được NH thực hiện giao dịch đó theo quy trình NH. Khi thực hiện nhiều giao dịch, nhân viên NH sẽ tốn nhiều thời gian nhập vào hệ thống. Ngày nay, khách hàng chỉ điền mọi thông tin ban đầu nhập vào hệ thống, nhân viên NH sẽ không tốn thời gian nhập liệu lại và mọi thứ đã được hệ thống xử lý tự động. Ngoài ra, dịch vụ này còn góp phần giảm tối đa các sai sót khi thực hiện giao dịch trên giấy. Trong giao dịch truyền thống các nhân viên NH phải thực hiện một số lượng lớn các giao dịch trên giấy và việc sai sót trong giao dịch là điều không thể tránh khỏi. Với dịch vụ NH hiện đại, các sai sót này sẽ được giảm tối đa vì các giao dịch sẽ được tự động hóa và khi xảy ra sai sót cũng dễ tìm ra lỗi nhanh chóng Tuy nhiên, luật về Thương mại Điện tử (TMĐT) vẫn chưa được hoàn thiện ở Việt Nam, cho nên khi các dịch vụ NH xảy ra tranh chấp trong giao dịch khó có cơ sở pháp lý để giải quyết. Thứ hai là vấn đề an ninh bảo mật các dịch vụ này chưa được quan tâm đúng mức, các NHTM cần đầu tư nhiều để có thể đương đầu với sự tấn công từ bên ngoài. Thứ ba là đa số các giao dịch ở Việt Nam vẫn là giao dịch tiền mặt, người dân rất sợ bị lừa gạt, thói quen mua sắm là “xem hàng tận mắt, nhận hàng tận tay”, đây là tập quán lâu đời của người Việt Nam. TMĐT chưa phát triển, các dịch vụ này vẫn còn tương đối mới nên vẫn chưa tạo được niềm tin cho các tầng lớp dân cư. Tập quán lâu đời này 1
  • 2. cần có thời gian để thay đổi. Thứ tư là cơ sở hạ tầng mạng viễn thông ở Việt Nam đang phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của tốc độ phát triển các dịch vụ NH hiện đại hiện nay. Khi chúng ta chính thức mở rộng thị trường dịch vụ tài chính- ngân hàng theo những cam kết với WTO và cam kết trong hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kì, quá trình cạnh tranh ở lĩnh vực ngân hàng bán lẽ sẽ diễn ra gay gắt. Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho NH về mặt hữu hình cũng như vô hình đặc biệt là nguồn lợi nhuận từ phí dịch vụ tăng trưởng ổn định và ít rủi ro kinh doanh. Việc phát triển của các dịch vụ này nhằm đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ là xu hướng tất yếu. Với mục tiêu trở thành một tập đoàn tài chính hàng đầu Việt Nam và trở thành ngân hàng tầm cỡ quốc tế ở khu vực trong thập kỷ tới, hoạt động đa năng, kết hợp với điều kiện kinh tế thị trường, thực hiện tốt phương châm “Luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt” trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói riêng trong quá trình hội nhập, ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) Ngoại thương Việt Nam (VCB) đã xây dựng cho mình một chiến lược phát triển với những nội dung chính sau: “ Hoàn thành quá trình tái cơ cấu ngân hàng để có một mô hình tổ chức hiện đại, khoa học, phù hợp với mục tiêu và bảo đảm hiệu quả kinh doanh, kiểm soát rủi ro, có khả năng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng, tổng hợp, đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế thị trường và nhu cầu của khách hàng thuộc mọi thành phần.” Để đạt được chiến lược trên, việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao - an toàn - bảo mật - hiệu quả nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn những nhu cầu đa dạng ngày càng tăng của khách hàng cũng như giúp VCB phát triển ổn định, khẳng định vị thế, thương hiệu của mình trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái và cạnh tranh gay gắt là vấn đề đã và đang được đặt ra bức thiết. 2
  • 3. Xuất phát từ đó, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Phát triển các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp” làm đề tài chuyên đề chuyên ngành. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến các dịch vụ ngân hàng của ngân hàng thương mại, phân tích thực trạng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHTMCP Ngoại thương – chi nhánh tỉnh Đồng Tháp, đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ này tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh tỉnh Đồng Tháp thời gian tới. 1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đặt ra, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu: thống kê, phân tích, so sánh, phương pháp lập luận logic, tổng hợp…đồng thời vận dụng các kiến thức của các môn học nghiệp vụ NHTM, quản trị NHTM, tiền tệ NH… 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề cập đến các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của dịch vụ ngân hàng hiện đại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh tỉnh Đồng Tháp. 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu Các phương thức thanh toán bằng UNC/ séc/ thẻ ngân hàng tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh tỉnh Đồng Tháp. 1.3.4. Câu hỏi nghiên cứu: - Các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt được sử dụng phổ biến tại VCB Đồng Tháp là gì? - Thực trạng của các phương thức thanh toán này như thế nào? 3
  • 4. 1.4. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu Hướng đến đối tượng chủ yếu là các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, một lĩnh vực ứng dụng các thành tựu công nghệ hiện đại đang trên đà phát triển và được các NHTM đầu tư rất lớn trong thời gian gần đây. Đề tài cung cấp một bức tranh toàn cảnh về các dịch vụ này của VCB Đồng Tháp trong những năm gần đây và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này. 4
  • 5. Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT I. Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam Theo Quyết định số 226/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thì ở Việt Nam hiện đang áp dụng các thể thức thanh toán sau đây: - Séc - Ủy nhiệm chi – hoặc lệnh chi - Ủy nhiệm thu – hoặc nhờ thu - Thư tín dụng - Thẻ ngân hàng Ngày 9/6/2006, Chính phủ ban hành Nghị định về TMĐT số 57/2006/NĐ- CP. Một trong những mục tiêu của Chính phủ và NHNN là giảm thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế bằng việc thúc đẩy sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Ngày 29/12/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 291/2006/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020” do NHNN chủ trì phối hợp cùng các Bộ, ngành xây dựng. Để triển khai Đề án, ngày 28/12/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 161/2006/NĐ-CP Quy định về thanh toán bằng tiền mặt và NHNN đã ban hành Thông tư số 01/2007/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện Điều 4 và Điều 7 của Nghị định 161. Ngày 15/5/2007, Thống đốc NHNN đã ký ban hành Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN về Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng thay thế Quyết định số 371/1999/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế phát hành, thanh toán và sử dụng thẻ ngân hàng. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh đã rộng hơn, với các tổ chức tín dụng là ngân hàng, việc phát hành thẻ không cần phải xin cấp phép từ NHNN, nhưng để phát hành hoặc thanh toán 5
  • 6. thẻ, các tổ chức phát hành hoặc thanh toán thẻ phải đáp ứng những điều kiện cụ thể được Quy chế quy định, và NHNN đánh giá sự tuân thủ của các tổ chức đó. Đối tượng phát hành thẻ không chỉ là các ngân hàng, mà còn là các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, các tổ chức không phải tổ chức tín dụng có hoạt động ngân hàng cũng có thể được phát hành thẻ. Ngày 03/7/2007, Thống đốc NHNN đã ký ban hành Quyết định số 32/2007/QĐ-NHNN Quy định hạn mức số dư đối với thẻ trả trước vô danh (tại Khoản 2 Điều 3 Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng). Do thẻ trả trước vô danh là sản phẩm có những đặc thù riêng, chỉ để sử dụng thanh toán hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ và phục vụ cho bộ phận có thu nhập thấp không có tài khoản tại ngân hàng nên trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay thì hạn mức số dư của một thẻ không vượt quá 5 triệu đồng là hợp lý. Ngày 24/8/2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 20/2007/CT-Tg về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Theo đó, kể từ ngày 01/01/2008, việc trả lương qua tài khoản được thực hiện cho công chức làm việc tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố lớn và từ ngày 01/01/2009, thực hiện trên phạm vi cả nước. Đây là một chủ trương có ý nghĩa lớn không chỉ về kinh tế mà cả xã hội, tạo thói quen sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt cho người dân. Nhìn chung, với chức năng đầu mối tham mưu của NHNN, Chính phủ đã không ngừng tạo dựng và củng cố cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh toán đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế nói chung và hoạt động thanh toán qua ngân hàng nói riêng, tạo điều kiện cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện công tác thanh toán tới công chúng được nhanh chóng, an toàn và thuận tiện. Từ đó, các NHTM chủ động cung ứng ra thị trường những sản phẩm, phương tiện và dịch vụ thanh toán phong phú, hiện đại, góp phần đa dạng hóa các loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại và đẩy nhanh tốc độ thanh toán, phù hợp với các quy định về áp dụng các điều ước quốc tế trong hoạt động thanh toán quốc tế giúp cho các NHTM Việt Nam tiến nhanh hơn trên con đường hội nhập. 6
  • 7. Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI VCB ĐỒNG THÁP Chi nhánh VCB Đồng Tháp được thành lập nhằm mục đích mở rộng mạng lưới của Vietcombank tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long là những địa phương có nhiều tiềm năng, tốc độ phát triển kinh tế cao, đang cần nhiều nguồn vốn để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp, các ngành kinh tế mũi nhọn, nhất là thủy sản và xuất khẩu gạo. Với thế mạnh của mình trong lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu và vốn, Vietcombank mở chi nhánh tại Đồng Tháp sẽ cung cấp tới khách hàng các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng hiện đại, đa năng, có chất lượng cao, bao gồm: Huy động tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, thanh toán trong nước trực tuyến và thanh toán quốc tế, cấp tín dụng và bảo lãnh, mua bán ngoại tệ, phát hành và thanh toán các loại thẻ tín dụng, thẻ rút tiền tự động, chi trả kiều hối... và đặc biệt giao dịch xử lý trực tuyến bằng hệ thống công nghệ ngân hàng hiện đại, kết nối với hệ thống Vietcombank trên toàn quốc. Nhìn chung, năm 2009-2010 đánh dấu nhiều bước thăng trầm trong các mặt hoạt động của VCB Đồng Tháp. Năm 2010, hầu hết các lĩnh vực hoạt động của chi nhánh đều đạt kết quả cao hơn năm 2009. Về cơ bản, các mặt hoạt động chính của VCBĐT đã có sự tăng trưởng khá, tạo đà cho những năm tiếp theo, điển hình năm 2010 dư nợ tín dụng tăng 43% so với 2009, doanh số mua bán ngoại tệ tăng 2 2 %. Đặc biệt, bước sang những tháng đầu năm 2010, thị trường tài chính tiền tệ có nhiều biến động mạnh, Chính phủ thực hiện các chính sách siết chặt tiền tệ để chống lạm phát. Điển hình là “cơn bão” lãi suất huy động của các NHTM trên địa bàn kéo theo sự dịch chuyển một lượng khách hàng của chi nhánh sang giao dịch tại các NH khác làm ảnh hưởng đến vốn huy động. Bên cạnh đó, NHNN yêu cầu các NHTM đảm bảo dư nợ tín dụng chỉ tăng 30%. Trước tình 7
  • 8. hình đó, bằng nhiều nỗ lực, VCBĐT đã làm chủ được tình thế và gặt hái được những kết quả đáng khích lệ với tốc độ tăng trưởng cao trên tất cả các mặt hoạt động. Trong năm 2010, riêng dư nợ tín dụng tại VCB tăng 55,5% so với 2009, mảng dịch vụ truyền thống của VCB là kinh doanh ngoại tệ đã đạt được thành quả đáng kể giúp chỉ tiêu thu nhập ngoài lãi tăng, góp phần tăng lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Bảng 1: Một số hoạt động chủ yếu và kết quả kinh doanh của VCBĐT STT Chỉ tiêu 2009 2010 1 Vốn huy động(tỷ đồng) 239 485 2 Dư nợ tín dụng(tỷ đồng) 0,9 1,4 3 Bảo lãnh ngân hàng(tỷ đồng) 45 25 4 Kinh doanh ngoại tệ(ngàn đô) 69 85 5 Phát hành thẻ 8,388 8,033 Thẻ ATM 7,754 7,248 Thẻ tín dụng 109 170 Thẻ ghi nợ 525 615 6 Thanh toán thẻ(tỷ đồng) 759,33 1,029 Thẻ ATM 728,27 957,5 Thẻ tín dụng 3,71 8,42 Thẻ ghi nợ 63,35 63,11 Trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, tất cả các mặt hoạt động dịch vụ của VCB đều chiếm tỷ trọng cao so với các NHTM khác, đặc biệt là các mảng kinh doanh truyền thống, tuy nhiên thị phần bắt đầu có dấu hiệu giảm sút. Điển hình là thị trường thẻ ATM bị chia sẻ bởi các NHTM khác với mức độ ngày càng tăng. Riêng mảng dịch vụ truyền thống là kinh doanh ngoại tệ vẫn còn giữ được vị trí số một. Hiện nay, các NHTMCP trong tỉnh đang đẩy mạnh mảng kinh doanh dịch vụ bán lẻ và họ đã chinh phục được thị trường bởi chất lượng dịch vụ hơn hẳn các NHTMNN, điển hình là dịch vụ huy động vốn có tốc độ tăng trưởng trên 50%, cá biệt có những NH có mức tăng trưởng trên 100% trong năm 2009 như Sacombank. Bên cạnh đó, các NHTMNN khác trên địa bàn cũng chú trọng hơn đến chính sách khách hàng 8
  • 9. cũng như không ngừng đưa ra các sản phẩm mới nhằm duy trì thị phần và thu hút các khách hàng. Các NH liên doanh, chi nhánh NHNNg mặc dù chưa tấn công mạnh vào thị trường nhưng cũng đang gấp rút chuẩn bị cho các chiến lược dài hạn nhằm khai thác tiềm năng to lớn của nền kinh tế Việt Nam. Tất cả nhưng đối thủ này là thách thức rất lớn đối với VCBĐT, nhất là khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường tài chính NH. Trong các năm tiếp theo để tiếp tục giữ vững vai trò đầu tàu trong toàn hệ thống, chi nhánh cần phải nỗ lực rất nhiều nhằm duy trì các mảng hoạt động kinh doanh truyền thống như tín dụng, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ đồng thời tăng cường mở rộng các hoạt động của dịch vụ ngân hàng hiện đại. Năm 2002, hệ thống máy ATM và chiếc thẻ ghi nợ nội địa đầu tiên của Việt Nam mang thương hiệu VCB Connect 24 được phát triển tại VCB. Gần 10 năm, cơ cấu các sản phẩm thẻ của VCB đã đầy đủ, bao gồm thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng, nội địa và quốc tế. Với thế mạnh truyền thống trong kinh doanh dịch vụ thẻ, trong các năm qua, số lượng phát hành và doanh số thanh toán thẻ tín dụng quốc tế và thẻ ghi nợ của VCB liên tục tăng trưởng. Doanh số thanh toán thẻ tín dụng quốc tế tăng góp phần mang nguồn thu phí đáng kể cho kinh doanh thẻ tại VCB. Thẻ ATM có chiều hướng giảm dần về số lượng phát hành. Năm 2010 giảm 4% nhưng doanh số thanh toán thẻ vẫn tăng hàng năm. Điều này cho thấy thị trường thẻ ghi nợ ATM đang bị chia nhỏ do có sự xuất hiện của rất nhiều loại thẻ ghi nợ đến từ các NHTM với nhiều tính năng vượt trội và mức phí phát hành hấp dẫn. Sự cạnh tranh gay gắt từ phía các NHTM, nhất là khối NHTMCP là một thách thức không nhỏ đối với chi nhánh trong hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ. Trong các năm qua VCB đã đưa ra nhiều loại thẻ với nhiều tiện ích và các chương trình khuyến mãi như miễn và giảm phí phát hành thẻ ATM, MTV, Visa Debit… nhằm duy trì, tăng khả năng cạnh tranh và chiếm thị phần về dịch vụ thẻ. Thông qua việc ký kết hợp đồng trả lương qua tài khoản cho những đơn vị là DN và các tổ chức hành chính sự nghiệp. Hiện nay, thẻ tín dụng và ghi nợ vẫn chiếm tỷ trọng cao về số lượng và doanh số thanh toán trong số các loại thẻ của chi nhánh. 9
  • 10. Sau 6 năm VCB đưa các máy ATM vào hoạt động, VCB đã thu hút được ngày càng nhiều khách hàng sử dụng giao dịch qua máy ATM. Tốc độ tăng trưởng thanh toán dịch vụ tại các máy ATM ngày càng tăng. VCB luôn quan tâm phát triển các sản phẩm dịch vụ mới trên ATM nhưng chưa có chính sách chăm sóc theo dõi đánh giá hiệu quả của dịch vụ nên có một số dịch vụ sau khi ra đời phát triển nhanh nhưng sau đó giảm mạnh. VCB nên xem xét đánh giá nguyên nhân sụt giảm để có chính sách hổ trợ phát triển các dịch vụ ATM trong bối cảnh các NHTM khác đang cạnh tranh gay gắt đối với dịch vụ này. Điều này VCB không những thu hút thêm khách hàng mới mà còn giữ chân những khách hàng hiện hữu. Trước mắt, nguồn thu phí từ các dịch vụ thanh toán này còn thấp nhưng sắp tới sẽ là nguồn thu phí đáng kể cho VCB. Nếu đánh giá đầy đủ chi phí đầu tư cho dịch vụ thẻ ATM hoạt động và nguồn thu phí rất ít từ dịch vụ thẻ ATM là hoàn toàn chưa mang lại lợi nhuận. Phần lớn các giao dịch qua máy ATM là chuyển tiền và rút tiền mặt mà hiện nay các giao dịch này lại chưa thu phí. Nhưng nếu xét về phương diện đầu tư phát triển dịch vụ thẻ ATM để VCB huy động vốn giá rẻ với tiền gửi không kỳ hạn trong tài khoản khách hàng cá nhân thì việc đầu tư này của VCB xem như không hiệu quả . Trên cơ sở thực trạng hoạt động kinh doanh nói chung và tình hình thanh toán không dùng tiền mặt tại VCBĐT, VCBĐT cần tiến hành thực hiện các giải pháp để phát triển các dịch vụ này. Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ I. Nhóm giải pháp chung 1. Nhóm giải pháp xây dựng chiến lược khách hàng. 10
  • 11. Khách hàng có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của NHTM. VCBĐT trong chiến lược hoạt động kinh doanh của mình phải xác định được những nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là những khách hàng quan trọng, khách hàng tiềm năng, cách thức lựa chọn sử dụng sản phẩm dịch vụ NH của họ. Thứ nhất, x ây dựng tính chuyên nghiệp trong cung cấp dịch vụ. Tính chuyên nghiệp được thể hiện ở phương thức, quy trình, tốc độ xử lý nghiệp vụ, cách thức giao tiếp, thậm chí cả hình thức bên ngoài,… cũng cần được quan tâm vì tất cả các yếu tố này thể hiện khả năng tổ chức công việc có chuyên nghiệp hay không, có tạo được lòng tin nơi khách hàng hay không. Thứ hai, x ây dựng văn hóa kinh doanh. Việc xây dựng, củng cố mối quan hệ từ bên trong nội bộ VCB là vấn đề cốt lõi. Bởi vì trước khi tạo dựng niềm tin nơi khách hàng, nội bộ VCB phải tin và hiểu chính mình, tin vào sản phẩm, dịch vụ của mình. Trước hết, cần phải xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên và giữa các bộ phận, phòng ban trong nội bộ chi nhánh bằng sự đoàn kết, gắn bó, phối hợp nhịp nhàng và giúp đỡ lẫn nhau trong công việc. Trong bất cứ tình huống nào cũng nên hướng tới lợi ích chung của chi nhánh và của cả hệ thống, không nên có thái độ ích kỷ, thờ ơ trước khó khăn của đồng nghiệp. Chi nhánh cũng cần tạo một môi trường làm việc năng động, phát huy tính chủ động sáng tạo của cán bộ, nhân viên, đặc biệt tạo một không khí thi đua làm việc, yên tâm ổn định công tác thông qua việc phát động các chương trình thi đua trong nội bộ và áp dụng một chế độ đãi ngộ hợp lý. Thứ ba, c ung cấp các sản phẩm dịch vụ đa dạng, chất lượng và với mức giá hợp lý. Các sản phẩm dịch vụ NH hiện đại triển khai cần đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Muốn vậy, chi nhánh cần thực hiện việc phân khúc thị trường cho từng loại đối tượng khách hàng để từ đó thiết kế các sản phẩm phù hợp đối với từng khách hàng cụ thể. Bên cạnh đó, cần chú trọng liên kết các sản phẩm và tạo tính đồng bộ của sản phẩm, dịch vụ cũng như kết hợp giữa các sản phẩm cũ và sản phẩm mới, giữa các sản phẩm dịch vụ truyền thống và hiện đại...Các sản phẩm được cung cấp phải bảo đảm có chất lượng cao và có mức giá hợp lý. Do vậy, việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ NH đồng nghĩa với việc phải làm cho khách hàng cảm thấy hài lòng khi sử dụng dịch vụ của NH. Điều này lại phụ 11
  • 12. thuộc rất lớn vào văn hóa giao tiếp, cách ứng xử của cán bộ, nhân viên trong NH với khách hàng của mình. Sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm dịch vụ NH còn tùy thuộc vào giá cả các sản phẩm dịch vụ do NH áp dụng cho khách hàng. Giá cả các sản phẩm dịch vụ thì chi nhánh có thể thực hiện điều tra thăm dò phản ứng khách hàng để đề xuất với VCBTW xây dựng một biểu lãi suất và phí dịch vụ phù hợp với đặc điểm thị trường và khách hàng của chi nhánh đồng thời có tính cạnh tranh cao. Thứ tư, xây dựng website hiện đại và nâng cấp tiện nghi giao dịch. Chi nhánh cần cân nhắc kỹ lưỡng trong các quyết định mua sắm mới hoặc sửa chữa, nâng cấp tiện nghi giao dịch cũ trên cơ sở tiết kiệm chi phí nhưng vẫn tạo được không gian giao dịch lịch sự, tiện lợi, thoải mái cho khách hàng. 2. Nhóm giải pháp quảng cáo và tiếp thị sản phẩm Để tiếp cận gần hơn đến công chúng, chi nhánh cần củng cố hình ảnh VCB thông qua hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, quan hệ công chúng. Các hình thức quảng bá, tiếp thị mà chi nhánh có thể áp dụng trong điều kiện hiện nay là: + Thông qua các nhân viên của VCBĐT: đây là cách tiếp thị nhanh chóng và hiệu quả nhất vì hơn ai hết, nhân viên là người đại diện cho NH tiếp xúc với khách hàng. Họ cũng chính là bộ mặt của NH và quyết định chất lượng sản phẩm dịch vụ của NH. Một nhân viên tốt sẽ tạo thiện cảm cho cả NH, nhiều nhân viên tốt sẽ thu hút được khách hàng và tất cả mọi nhân viên đều tốt sẽ tạo ra sự thành công cho NH. Vì vậy, chi nhánh cần tập huấn cho họ kỹ năng Marketing NH và khuyến khích họ phát triển kỹ năng này bằng việc gắn liền với những hình thức khen thưởng xứng đáng. + Thông qua website của chi nhánh quảng cáo và tiếp thị các sản phẩm của dịch vụ NH hiện đại đến từng khách hàng một cách hiệu quả nhất. + Thông qua hệ thống mạng lưới kênh phân phối: chỉnh trang hình ảnh quảng cáo tại các điểm giao dịch và hệ thống ATM. + Thông qua tờ rơi: cần thiết kế mẫu mã đẹp, ấn tượng, thông tin đầy đủ, cập nhật, đặt tại các vị trí dễ nhìn (tại các quầy giao dịch, tại cửa ra vào). Ngoài ra, có thể thuê sinh viên phát tờ rơi tại các trung tâm mua sắm, các siêu thị, các chợ, các nhà 12
  • 13. hàng, khách sạn lớn. + Thông qua các hoạt động xã hội: trao học bổng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng; xây nhà tình thương; ủng hộ người nghèo nhằm nâng cao hình ảnh và uy tín VCB trong tâm trí người tiêu dùng và người dân nói chung. Khi đó các phương tiện truyền thông sẽ là người quảng cáo trung thực nhất về hình ảnh thương hiệu của VCB và lúc đó mức độ tin cậy sẽ được đẩy lên rất nhiều. 3. Nhóm giải pháp phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trọn gói + Phát huy vai trò đầu mối tại các phòng nghiệp vụ để phục vụ khách hàng trọn gói như: vai trò đầu mối của phòng khách hàng đối với nhóm dịch vụ tín dụng, tài trợ thương mại; E-Banking, vai trò đầu mối của phòng Kế toán-thanh toán-dịch vụ đối với nhóm dịch vụ tài khoản cá nhân, thẻ ATM, Internet-Banking,Phone- Banking,SMS-Banking…Bên cạnh đó, phân công thực hiện cho các phòng ban theo hướng một phòng ban làm đầu mối từ việc tiếp cận ban đầu đến hướng dẫn khách hàng sử dụng tất cả các tiện ích của NH. Để việc tiếp thị sản phẩm đạt hiệu quả cần kết hợp với bộ phận tín dụng và quản lý tài khoản doanh nghiệp vì khách hàng có nhu cầu cần thiết dịch vụ trên nên dễ bán chéo sản phẩm. + Gắn phát triển dịch vụ ngân hàng truyền thống với phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại: Bên cạnh tiếp thị các DN trả lương qua tài khoản, tiếp tục làm việc với các DN để vận động người lao động sử dụng thẻ ATM và lắp đặt máy ATM tại các khu công nghiệp, nơi có nhiều DN đang hoạt động; + Có kế hoạch quảng bá thương hiệu, triển khai tiếp cận khách hàng trên diện rộng, đưa việc phục vụ các dịch vụ trọn gói đến từng DN, từng hộ dân, từng cá nhân. 4. Mở rộng mạng lưới kênh phân phối Việc phát triển dịch vụ NH hiện đại phải đi kèm với việc nâng cao năng lực xử lý của hệ thống, mở rộng mạng lưới giao dịch, nâng cao chất lượng phục vụ và dịch vụ, nhất là bảo đảm an ninh – an toàn cho người sử dụng dịch vụ; không để quá tải hệ thống, dẫn đến chất lượng dịch vụ kém, làm giảm lòng tin của khách hàng và tác động 13
  • 14. tâm lý dây truyền đến toàn xã hội. 5. Nhóm giải pháp về nhân sự Trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại ngày nay, thì tri thức, năng lực của con người trở thành nguồn tài nguyên số một của các quốc gia và chính vì thế, tất cả các nước đều chú ý đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. + Đối với công tác đào tạo: Chi nhánh cần tổ chức thường xuyên hơn nữa các khóa đào tạo ngắn hạn trong nước nhằm cập nhật kiến thức công nghệ thông tin cho cán bộ tin học vì công nghệ thông tin thế giới luôn phát triển không ngừng. Đồng thời, Chi nhánh luôn quán triệt đến CBNV về quy trình nghiệp vụ để tránh những rủi ro về công nghệ khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng hiện đại như kiểm tra, đối chiếu dữ liệu khi nhập vào hệ thống tránh sai sót gây tổn thất cho NH cũng như cho khách hàng. + Đối với công tác tuyển dụng: Từng bước tiêu chuẩn hóa các điều kiện tuyển dụng dựa trên các yếu tố chủ yếu sau: kỹ năng chuyên môn phù hợp, kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng tiếp cận công nghệ thông tin, khả năng giải quyết tình huống, khả năng làm việc nhóm, khả năng chịu áp lực công việc cao…từ đó đưa ra hình thức và nội dung thi phù hợp, kết hợp lý thuyết và thực tiễn vào từng tình huống cụ thể nhằm chọn ra những ứng viên xuất sắc, đáp ứng được yêu cầu phát triển và hội nhập của NH. Trong công tác tuyển dụng cần đề cao tính công khai, công bằng, khách quan; lấy tiêu chí năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp làm tiêu chuẩn quan trọng nhất để lựa chọn thí sinh; tránh lựa chọn dựa theo mối quan hệ cá nhân hay theo cảm tính. + Đối với công tác tổ chức, sắp xếp CBNV: Một trong những yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của NH nói chung và hiệu quả công việc của mỗi CBNV nói riêng là sự sắp xếp, phân bổ nhân sự hợp lý, đúng người đúng việc nhằm phát huy tối đa năng lực sở trường và năng khiếu của mỗi người. Vì vậy, dựa trên khả năng chuyên môn, tố chất và nguyện vọng của mỗi CBNV mà chi nhánh có sự tổ chức, sắp xếp vào các bộ phận nghiệp vụ phù hợp đồng thời định 14
  • 15. kỳ hàng năm cần đánh giá mức độ thực hiện công việc của đội ngũ CBNV để có sự điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với yêu cầu của công việc. Trong mỗi phòng ban cũng cần có sự luân chuyển nghiệp vụ để CBNV có cơ hội tiếp cận những công việc mới, nắm bắt tổng quát mọi quy trình nghiệp vụ của phòng để có thể linh hoạt thay thế tiếp quản công việc khi cần thiết. II. Nhóm giải pháp phát triển các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt 1. Hoàn thiện và tăng trưởng các dịch vụ đã có Dịch vụ thẻ, tài khoản cá nhân Dịch vụ thẻ Thẻ tín dụng quốc tế: Tùy theo tính năng của từng loại thẻ mà tiếp thị các đối tượng khách hàng sử dụng cho phù hợp. Nhìn chung, thẻ tín dụng quốc tế thích hợp với những cá nhân có thu nhập tương đối cao và ổn định nên đối tượng khách hàng nhắm đến là thương nhân, doanh nhân, nhân viên làm việc tại các công ty nước ngoài hay các công ty trong nước, nhân viên NH. Cụ thể như: thẻ American Express dành cho khách hàng VIP, thẻ Visa và Master Card Cội nguồn dành cho thương nhân, doanh nhân. Thẻ ghi nợ: Chi nhánh cần tăng cường tiếp thị đối với 3 loại thẻ ghi nợ quốc tế mới ra đời (MTV, Connect24 Visa và SG24), cụ thể là thẻ MTV dành cho đa số giới trẻ, thẻ Connect24 Visa và SG24 dành cho khách hàng có thu nhập ổn định (chủ yếu là giới công chức, nhân viên công ty). Riêng thẻ ATM Connect24, do hiện nay có rất nhiều sản phẩm thẻ ATM của các NH khác có tính năng tương tự hoặc vượt trội hơn nên lượng khách hàng đăng ký mới không nhiều như các năm trước. Vì vậy, chi nhánh cần có biện pháp duy trì lượng khách hàng hiện có bằng việc tăng cường các cơ sở chấp nhận thẻ (siêu thị, nhà hàng, khách sạn) và tiếp thị thêm khách hàng mới thông qua việc trả lương qua tài khoản của khối hành chính sự nghiệp cũng như khối DNNVV (kết hợp với việc tiếp thị các DNNVV). Bên cạnh việc tăng cường phát hành thẻ, chi nhánh cần quan tâm đến việc phát triển mạng lưới ATM; nâng cấp đường truyền kết nối ATM, POS; bố trí cán bộ nhân viên hướng dẫn, tư vấn rõ ràng, cụ thể cho khách hàng 15
  • 16. thực hiện các thao tác giao dịch nhận lương qua tài khoản. Ngoài ra, chi nhánh cần kiến nghị VCBTW có các biện pháp chuẩn hóa và quy trình hóa một cách cụ thể các hoạt động nghiệp vụ thẻ đặc biệt trong việc chấm đối soát các giao dịch thẻ liên NH và thẻ quốc tế để kịp thời giải quyết các trường hợp giao dịch lỗi và giả mạo, tránh gây thất thoát cho NH và các bên liên quan trong liên minh thẻ. Dịch vụ tài khoản cá nhân Cần phát triển các sản phẩm dịch vụ NH hiện đại sử dụng tài khoản cá nhân như: sử dụng thẻ rút tiền mặt ATM, thanh toán chi trả tiền dịch vụ điện, nước, điện thoại, phí bảo hiểm, chi trả học phí…, tiến tới là nộp thuế, nộp các khoản phí và lệ phí cho ngân sách nhà nước qua hệ thống kho bạc thông qua sử dụng thẻ ATM, thanh toán không dùng tiền mặt qua NH. Chi nhánh nên cử nhân viên đến các DN, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, trường đại học, bệnh viện…các hộ kinh doanh, hộ gia đình và cá nhân có thu nhập khá, ổn định,… vận động họ mở tài khoản và thực hiện dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua NH. Dịch vụ ngân hàng điện tử Hoàn thiện quy trình các dịch vụ Internet-Banking,Phone-Banking, SMS- Banking đảm bảo an toàn bảo mật cho khách hàng và NH, giúp khách hàng yên tâm sử dụng dịch vụ này ngày càng nhiều hơn. Bên cạnh đó, phát triển hoạt động NH qua mạng điện thoại di động (Mobile Banking) và Internet-Banking với các tiện ích hỗ trợ cho giao dịch thanh toán thương mại điện tử hoặc chuyển khoản tại website NH. 2. Phát triển các dịch vụ mới Chi nhánh cần kiến nghị VCBTW phát triển một số dịch vụ mới như: + Dịch vụ MobileATM MobileATM cho phép người sử dụng điện thoại di động thực hiện các giao dịch, thanh toán hàng hóa... qua chính điện thoại của mình. Ngoài ra, còn cho phép thực hiện nhiều chức năng tiện ích như nạp tiền điện thoại, rút tiền mà không cần dùng đến máy ATM, chuyển tiền. Để sử dụng dịch vụ, khách hàng phải có một tài khoản tại NH và thẻ sim điện thoại mới có tính năng giao dịch do DN viễn thông cung cấp. Giao dịch sẽ 16
  • 17. được xác nhận sau khi tổng đài của NH nhận dạng số điện thoại người sử dụng, mật khẩu và đối chiếu số tài khoản. Khi thanh toán, khách hàng chỉ cần nhắn tin vào số máy tổng đài của NH với yêu cầu chuyển tiền kèm theo số điện thoại và số tài khoản của người nhận tiền. VCB sẽ thu được phí giao dịch và lãi từ việc cung cấp tín dụng qua thẻ; các DN viễn thông thu được phí sử dụng dịch vụ viễn thông; còn khách hàng cũng thu được lợi vì có thể dễ dàng truy cập tài khoản ngân hàng để thực hiện giao dịch chuyển tiền bằng điện thoại di động của họ với tính năng xác thực SMS và PIN. KIẾN NGHỊ I. Kiến nghị Hội sở chính VCB 1. Xây dựng hệ thống hạ tầng công nghệ là yếu tố nền tảng cho việc triển khai 17
  • 18. các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại. Xây dựng một hệ thống ngân hàng đủ mạnh về vốn, về công nghệ hạ tầng kỹ thuật, về năng lực tài chính, năng lực quản lý,… để cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới. Lựa chọn đúng công nghệ để ứng dụng trong hoạt động quản lý, hoạt động kinh doanh của các NH có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển các hoạt động dịch vụ, quyết định hiệu quả vốn đầu tư. Sở dĩ đặt vấn đề lựa chọn công nghệ đúng, bởi tính phù hợp với đặc điểm kinh doanh NH, khả năng đáp ứng được các yêu cầu của hoạt động kinh doanh tiền tệ và quản lý hoạt động này. Nhất là đối với các phần mềm ứng dụng, trên thực tế, một số NH đã bỏ ra rất nhiều tiền để đầu tư vào phần mềm ứng dụng nhưng hiệu quả đem lại rất thấp, do tính không phù hợp, không đáp ứng được yêu cầu hoặc không có “khả năng mở” khi liên kết với hệ thống bên ngoài. Đây là một trong những tính năng quan trọng, nhất là đối với hoạt động NH, sự liên kết, nối mạng trong hệ thống thanh toán mang tính tất yếu. 2. Ứng dụng công nghệ trong quản trị rủi ro + Hoạt động quản lý rủi ro trong kinh doanh thẻ VCB cần quan tâm ứng dụng công nghệ cho bộ phận quản lý rủi ro tại trung tâm thẻ được coi là bộ phận xương sống (backbone) trong hoạt động thẻ, thực hiện các chức năng: - Ngăn ngừa và điều tra các hành vi sử dụng thẻ giả mạo; - Quản lý danh mục các tài khoản liên quan tới những thẻ đã được thông báo mất, thất lạc; - Xây dựng các kế hoạch theo dõi việc bảo mật phôi thẻ, thẻ đã in và thẻ hỏng, thẻ thu hồi; - Cập nhật thông tin trên các Danh sách thẻ mất cắp, thất lạc; - Hợp tác với cơ quan có thẩm quyền liên quan trong việc điều tra, xử lý các hành vi vi phạm hợp đồng, giả mạo; - Theo dõi và quản lý hoạt động của Trung tâm Thẻ, bao gồm cả hoạt động 18
  • 19. của các cán bộ; - Tổ chức tập huấn cho nhân viên ĐVCNT và chủ thẻ về các biện pháp phòng ngừa giả mạo. Kinh doanh thẻ ngân hàng càng phát triển thì lĩnh vực quản lý rủi ro càng được đầu tư nhiều hơn. Các chuyên gia trong lĩnh vực này là những người thực sự am hiểu về thẻ và công nghệ hiện đại bởi trước khả năng thu lời siêu lợi nhuận, các tổ chức tội phạm quốc tế đã tận dụng công nghệ hiện đại, bằng mọi cách thu thập các dữ liệu về thẻ, tài khoản của khách hàng, từ đó thực hiện các hành vi giả mạo, gây tổn hại khôn lường về tài chính cũng như uy tín cho ngân hàng, chủ thẻ… 3. Xây dựng các chính sách an toàn bảo mật hệ thống công nghệ thông tin Trung tâm tin học tại VCBTW cần xây dựng các chính sách an toàn bảo mật hệ thống công nghệ thông tin của VCB với các biện pháp ngăn chặn sau: + Các website, hệ thống thanh toán trực tuyến phải có giải pháp kỹ thuật đảm bảo an ninh an toàn hệ thống một cách hoàn chỉnh, đồng bộ. + Xây dựng các chính sách an ninh an toàn cho hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo theo chuẩn quốc tế ISO 27001. + Nâng cao trình độ nhận thức cho cán bộ công nhân viên về vấn đề đảm bảo an ninh an toàn thông tin, bảo mật các thông tin nhạy cảm liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin, vững vàng về kỹ thuật nghiệp vụ, am hiểu pháp luật. (theo thống kê của các hacker, bọn tội phạm ngoài mạng chỉ chiếm 10% còn nội mạng chiếm đến 90%). + Đào tạo chuyên sâu cho cán bộ làm công tác quản trị các hệ thống công nghệ thông tin . + Đảm bảo nguyên tắc phân quyền, phân cấp người truy nhập hệ thống CNTT, tích hợp các chương trình chống virus và mã hoá dữ liệu. + Phối hợp chặt chẽ với Cơ quan Công an để đấu tranh, phòng chống các loại tội phạm liên quan đến lĩnh vực tài chính ngân hàng. 4. Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ hướng tới khách hàng Chiến lược phát triển dịch vụ của VCB phải được hoạch định rõ ràng, cụ thể dựa 19
  • 20. trên việc phân khúc thị trường, định vị khách hàng và sản phẩm. Theo đó, mỗi nhóm khách hàng cần thiết kế sản phẩm dịch vụ riêng biệt và hệ thống hỗ trợ phát triển các sản phẩm đó. Trước hết, VCB cần chuẩn hóa lại và xây dựng mới bộ sản phẩm, dịch vụ cơ bản dành cho từng nhóm khách hàng. Để phát triển các sản phẩm ngân hàng hiện đại kết hợp với việc ứng dụng các thành tựu công nghệ mới phù hợp với tâm lý năng động ưa chuộng sản phẩm hiện đại của thanh niện trẻ, VCB cần hướng tới nhóm đối tượng khách hàng tuổi “teen”. 5. Hiện đại hóa quy trình nghiệp vụ VCBĐT cần nhanh chóng ứng dụng công nghệ để hiện đại hóa quy trình nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu cao nhất của khách hàng và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, tăng cường sức cạnh tranh, đưa việc quản lý chất lượng trở thành công việc thường xuyên, đồng thời là bước chuẩn hóa để vươn ra thị trường tài chính quốc tế. NH nên rà soát lại các quy chế, các điều kiện còn bất cập, thủ tục hành chính quá rườm rà để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với tình hình kinh doanh trên thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đồng thời tăng khả năng cạnh tranh cho NH cũng như nâng cao vai trò quản trị rủi ro công nghệ. 6. Nâng cao vai trò quản trị rủi ro về công nghệ VCB cần nâng cao vai trò quản trị rủi ro về công nghệ với các biện pháp sau: - Thiết lập quỹ dự phòng cho những rủi ro công nghệ - Mua bảo hiểm cho các thiết bị công nghệ. - Phân chia giới hạn rủi ro: cần có chế độ hậu kiểm, khi phát hiện các sản phẩm dịch vụ nào có tổn thất cao cần ngưng hoạt động để kiểm tra trước khi đưa vào sử dụng lại đặc biệt là dịch vụ ATM, ngân hàng điện tử. - NH phân tán rủi ro nên phân tích tình hình khách hàng theo mô hình chất lượng trước khi quyết định giới hạn hạn mức thanh toán. - Nâng cao chất lượng công tác kiểm toán nội bộ đối với hoạt động công nghệ. - Phối hợp chặt chẽ với NHNN,Cơ quan Công an để đấu tranh, phòng chống 20
  • 21. các loại tội phạm liên quan đến lĩnh vực tài chính ngân hàng. Trong kinh doanh, việc NH đương đầu với rủi ro công nghệ là điều không thể tránh khỏi. Thừa nhận một tỷ lệ rủi ro tự nhiên trong hoạt động kinh doanh NH hiện đại là yêu cầu khách quan hợp lý. Vấn đề là làm thế nào để hạn chế rủi ro này ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận được. Trong thông lệ quốc tế, nếu tỷ lệ tổn thất ở mức khoảng 1% so với tổng doanh số bình quân thanh toán hàng năm là một NH có trình độ quản lý tốt và hoàn toàn không tác động xấu đến NH. II. Kiến nghị với Chính phủ, NHNN và các cơ quan, ban ngành Thứ nhất, Chính phủ từng bước phân định rõ ràng quyền hạn quản lý nhà nước của Chính phủ và NHNN trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ, đổi mới cơ cấu tổ chức của NHNN. Trong mối quan hệ với Chính phủ, NHNN Việt Nam cần có một vị trí độc lập tương đối. Thứ hai, xây dựng môi trường pháp lý hoàn chỉnh tạo điều kiện đảm bảo cho hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử, thương mại điện tử phát triển phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Thứ ba, xây dựng hệ thống thông tin tài chính hiện đại, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn hiệu quả, dễ giám sát, đồng thời lập một chương trình về hội nhập quốc tế về tài chính trên mạng internet để cập nhật thông tin tài chính, tiền tệ thế giới. Thứ tư, có định hướng phát triển công nghệ thông tin cho ngành Ngân hàng, trên cơ sở đó các ngân hàng xây dựng hệ thống công nghệ thông tin, phát triển các dịch vụ, tiện ích ngân hàng. Thứ năm, tăng cường các quan hệ hợp tác quốc tế nhằm khai thông các hoạt động ngân hàng ra nước ngoài và tận dụng được nguồn vốn, công nghệ từ các nước và các tổ chức quốc tế, trao đổi thông tin về lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt về đào tạo, phổ biến kiến thức và kinh nghiệm hội nhập cho những cán bộ của NHNN và một số NHTM. Thứ sáu, tiếp tục đổi mới lĩnh vực thanh toán, mở rộng các hình thức TTKDTM. Trước mắt, NHNN hoàn thiện các văn bản liên quan đến TTKDTM theo 21
  • 22. hướng khuyến khích mở rộng TTKDTM trong nền kinh tế. NHNN và Hội thẻ Việt Nam cần đẩy mạnh việc phát triển thị trường thẻ thông qua việc phối hợp với các cơ quan Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tấn báo chí nhằm tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để quảng bá hoạt động thẻ sâu rộng đến từng tầng lớp dân cư. Bên cạnh đó, Hội thẻ Việt Nam cũng nên phối hợp với Bộ công an để phòng chống tội phạm trong hoạt động kinh doanh thẻ; phối hợp với Bộ tài chính đề xuất với Chính phủ đưa ra các chế tài cụ thể để xử lý các đơn vị không thực hiện nghiêm túc chỉ thị 20 và ban hành các chính sách đãi ngộ về thuế để khuyến khích thực hiện giảm giá hàng hóa dịch vụ cho đối tượng thanh toán qua thẻ hoặc làm đại lý thanh toán thẻ cho các NHTM; phối hợp với Bộ Công thương trong việc định hướng các công ty cung ứng hàng hóa dịch vụ như phát triển mạnh loại hình mua bán hàng hóa qua mạng, có chính sách giá ưu đãi dành cho khách hàng sử dụng thẻ, các cơ quan cung ứng dịch vụ làm đại lý thanh toán thẻ cho NHTM. Ngoài ra, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa hệ thống NH và hệ thống các đơn vị thuộc ngành tài chính như là Kho bạc Nhà nước, Thuế, Hải quan…đặc biệt là cơ quan thuế, hải quan nên chấp nhận thu nộp thuế qua hệ thống tài khoản cá nhân, tài khoản của DN mở tại NH. Tóm lại, từ thực trạng dịch vụ TTKDTM tác giả đề ra những giải pháp để phát triển các dịch vụ tại VCBĐT như xây dựng thể chế pháp lí đồng bộ, phù hợp, đầu tư đổi mới và hoàn thiện công nghệ ngân hàng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng lực tài chính của chi nhánh, xây dựng chiến lược marketing các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại và kết hợp các giải pháp quản trị rủi ro. Bên cạnh đó, những kiến nghị hợp lí với nhà nước, ngân hàng nhà nước, các ban ngành, các cơ quan quản lý nhà nước để giúp Chi nhánh phát triển các dịch vụ TTKDTM. 22