SlideShare a Scribd company logo
1 of 63
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.051
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết
quả nêu trong chuyên đề tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực
tế của đơn vị thực tập.
Tác giả chuyên đề tốt nghiệp
NGUYỄN BÁ DŨNG
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.052
MỤC LỤC
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.053
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VPBANK : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
RRTD: Rủi ro tín dụng
TMCP Thương mại cổ phần
DNVVN : Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.054
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.055
LỜI MỞ ĐẦU
Thứ nhất: Hoạt động của NHTM Việt Nam nói chung và tại Hà nội
nói riêng những năm qua phát triển mạnh mẽ, hỗ trợ đà phát triển kinh tế
ấn tượng của Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế cũng chứng minh nền kinh tế
vẫn bị tác động tiêu cực, thậm chí đi đến khủng hoảng nếu hệ thống NH
hoạt động thiếu kiểm soát, không đánh giá đúng và đủ các dạng rủi ro tiềm
ẩn
Thứ hai: Đặc trưng của hệ thống NHTM Việt Nam là tỷ trọng thu
nhập và rủi ro từ hoạt động tín dụng chiếm trên 70% trong tổng hoạt động
của NH. Đặc biệt trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế phát triển
nhanh chóng, hoạt động tín dụng gia tăng mạnh mẽ, thì rủi ro tín dụng càng
phức tạp hơn về nguyên nhân, hình thức và phạm vi tác động. Do đó, để
bảo đảm an toàn tài chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập kinh tế
quốc tế thành công, NHTM phải có phương pháp quản trị tốt rủi ro tín dụng
NH.
Thứ ba: DNVVN tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng những
năm qua phát triển năng động, mạnh mẽ cả về chất lẫn về lượng, đóng góp
ngày càng to lớn cho nền kinh tế quốc dân. Đây là loại hình DN đang được
nhà nước đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện phát triển. Với những đặc điểm
riêng có về quy mô, cách thức hoạt động… phù hợp với khả năng quản lý
và định hướng hoạt động của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng , nên
DNVVN được tập trung đầu tư tín dụng và trở thành đối tượng khách hàng
chủ đạo.
Qua một thời gian thực tập và tìm hiểu tại Ngân hàng TMCP Việt Nam
Thịnh Vượng - Chi nhánh Thăng Long , em thấy vấn để cho quản trị rủi ro là
một vấn đề được nhiều người quan tâm: Các cơ quan Nhà nước, các nhà quản
trị Ngân hàng, các nhà quản trị doanh nghiệp , doanh nghiệp … Nhận thấy
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.056
việc nghiên cứu và tìm ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả của việc quản trị
rủi ro tại ngân hàng có ý nghĩa thực tế rất lớn. Vì vậy, em đã lựa chọn đề tài:
“Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngânhàng
Việt Nam Thịnh Vượng –chi nhánh Thăng Long ”
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Trên cơ sở phân tích rủi ro tín dụng đối với DNVVN tại VPBANK chi
nhánh Thăng Long , các tiêu chuẩn quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế, thực
trạng quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank chi nhánh Thăng Long . Từ đó đưa
ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả, tiến tới chuẩn mực quốc tế đối với
công tác quản trị rủi ro tín dụng DNVVN tại VPBank .
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng trong
cho vay DNVVN tại VPBank chi nhánh Thăng Long .
. Phạm vi nghiên cứu: Các hoạt động kinh doanh, đặc biệt là công tác
quản trị rủi ro tín dụng đối với DNVVN Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng
chi nhánh Thăng Long trong 3 năm trở lại đây.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với phương pháp
nghiên cứu thống kê, so sánh, phân tích…đi từ cơ sở lý thuyết đến thực
tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục đích đặt ra trong luận văn.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của luận văn được
chia làm 03 chương như sau:
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO
TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.057
HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – CHI NHÁNH THĂNG
LONG
Chương 3: BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ RỦI RO TÍN
DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI
NHÁNH VPBANK THĂNG LONG
Em xin cảm ơn GS.TS. Đinh Xuân Hạng – Trưởng khoa Ngân hàng –
Bảo hiểm và các anh chị làm việc tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh
Vượng - Chi nhánh Thăng Long đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành
chuyên đề này.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.058
CHƯƠNG 1: . NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO
TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
1 .1 . Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ.
1.1.1. Khái niệm
Doanh nghiệp siêu nhỏ,nhỏ và vừa hay còn gọi thông dụng là doanh
nghiệp vừa và nhỏ là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao
động hay doanh thu. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành ba loại cũng
căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và
doanh nghiệp vừa. Theo tiêu chí củaNhóm Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp
siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp
nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 200 người và nguồn vốn 20 tỷ trở
xuống, còn doanh nghiệp vừa có từ 200 đến 300 lao động nguồn vốn 20 đến
100 tỷ. Ở mỗi nước, người ta có tiêu chí riêng để xác định doanh nghiệp nhỏ
và vừa ở nước mình. Ở Việt Nam, theo Điều 3, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP
ngày 30/6/2009 của Chính phủ, quy định số lượng lao động trung bình hàng
năm từ 10 người trở xuống được coi là doanh nghiệp siêu nhỏ, từ 10 đến dưới
200 người lao động được coi là Doanh nghiệp nhỏ và từ 200 đến 300 người
lao động thì được coi là Doanh nghiệp vừa.
1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thứ nhất, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đa số trong tổng số doanh
nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Theo số liệu được Ủy ban
châu Âu (EC) công bố 8/2014, hơn 20 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ ở châu
Âu chiếm 99% tổng số doanh nghiệp. Theo báo cáo mới nhất vào tháng
1/2014 của Tradeup về tình hình tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
tại Mỹ, nhóm doanh nghiệp này chiếm tới 99% tổng số doanh nghiệp, sử
dụng trên 50% tổng số lao động xã hội, tạo công ăn việc làm cho 65% lượng
lao động ở khu vực tư nhân. Tại Việt Nam, theo Viện Phát triển doanh nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.059
thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2011), Việt Nam có
543.963 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 97%, đóng
góp hơn 40% GDP cả nước và sử dụng 51% tổng số lao động xã hội.
Thứ hai, doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô vốn nhỏ, gặp khó khăn
trong việc tiếp cận với nguồn vốn chính thức, đặc biệt là ở các nước đang phát
triển. Điều này là một cản trở không nhỏ trong việc triển khai, áp dụng các
tiến bộ khoa học, công nghệ mới vào hoạt động thương mại nói chung và xúc
tiến thương mại trực tuyến nói riêng.
Thứ ba, doanh nghiệp vừa và nhỏ chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các
công ty, tập đoàn lớn và từ chính các doanh nghiệp với nhau. Trong quá trình
hội nhập, các tập đoàn lớn thường có xu hướng vươn mình ra thế giới, thành
lập các chi nhánh, công ty con ở các quốc gia có nhiều lợi thế, vì vậy, các
doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các quốc gia này phải tìm ra những phương thức,
công cụ mới trong hoạt động kinh doanh.
Thứ tư, với nguồn vốn nhỏ hẹp, các doanh nghiệp này thường tập trung
vào các ngành hàng gần gũi với người tiêu dùng hơn là đầu tư vào các ngành
công nghiệp nặng, sản xuất khai thác cần nhiều vốn. Ở Việt Nam, theo Cục
xúc tiến thương mại (2012) trong cơ cấu ngành nghề, khoảng 43% doanh
nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, 24% trong lĩnh vực
thương mại và phân phối, số còn lại hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và liên
quan đến nông nghiệp.
1.1.3 Khả năng tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Một là, tỷ lệ tiếp cận vay và vốn vay được còn thấp, nợ xấu tăng nhanh,
tài sản đảm bảo vay khó khăn:
Theo khảo sát mới đây của Viện Khoa học Quản trị DNNVV, chỉ có
khoảng 32,38% số DN cho biết có khả năng tiếp cận và được vay vốn thường
xuyên; 35,24% phản ánh là khó tiếp cận; số còn lại cho biết không thể tiếp
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0510
cận. Kênh huy động vốn khác trên thị trường như phát hành cổ phiếu, trái
phiếu hoặc tự huy động vốn thì phần lớn các DNNVV thường không có đủ
điều kiện và uy tín.
Tính đến hết tháng 5/2014, tỷ trọng dư nợ khu vực các DNNVV chỉ
chiếm 25% tổng dư nợ toàn nền kinh tế; có khoảng 24,4% số các DNNVV
được vay vốn tín dụng; gần 70% là vay ngắn hạn; gần 90% vay bằng nội tệ;
tỷ lệ nợ xấu luôn xu hướng tăng (trên 5%). Trong khi đó tổng giá trị tài sản
đảm bảo lại tăng bình quân 7% suốt 03 năm gần đây và tỷ trọng tài sản đảm
bảo so tổng dư nợ tăng đáng kể. Điều này cho thấy mức độ tín nhiệm chung
về tín dụng thấp và ràng buộc điều kiện tín dụng cao đối với khu vực này.
Tuy vậy, cả về tốc độ, tỷ trọng tín dụng DNNVV cũng đã có dấu hiệu tăng
nhẹ.
Hai là, tỷ lệ tiếp cận và được bảo lãnh rất thấp, tỷ lệ rủi ro về bảo
lãnh cao:
Những năm gần đây, thực tế cho thấy tỷ lệ các DNNVV được bảo lãnh
vay vốn từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) vẫn thấp cả về số lượng
cũng như giá trị bảo lãnh. Tỷ lệ rủi ro bảo lãnh cao tới 26,96%. Tỷ lệ từ chối
trả thay của VDB cũng khá cao 18,63%.
DNNVV tiếp cận tín dụng của các NHTM thông qua bảo lãnh của VDB
ngày càng hạn chế. Thậm chí 03 năm gần đây không có trường hợp DNNVV
được bảo lãnh vay qua VDB.
Ba là, tái cơ cấu nợ và hiệu ứng giảm lãi vay còn chậm:
Theo Báo cáo của Thống đốc NHNN tại cuộc gặp Thủ tướng đối thoại
DN ngày 28/04/2014, mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm tới 70% so tháng
11/2012, khi đó mức lãi suất cho vay từ 13% trở lên chỉ chiếm khoảng 16,5%;
tương ứng trên 15% chiếm khoảng 5%, gần 80% đã giảm còn 9-12% (tùy kỳ
hạn).
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0511
Đến đầu tháng 10/2014, dư nợ các DNNVV có lãi suất trên 15% chiếm
4,5% tổng dư nợ của nền kinh tế (chiếm 18% tổng dư nợ khu vực các
DNNVV); lãi suất từ 13% trở lên chiếm 12,9% ... Các lĩnh vực nông nghiệp,
xuất khẩu, các DNNVV, công nghiệp hỗ trợ được vay lãi suất 7- 8%, sản xuất
kinh doanh thông thường 9-10% (ngắn hạn) và 10,5-12%/năm (trung, dài
hạn); đối tượng VIP chỉ 6-7%.
Việc tiếp cận vay vốn đối với số DN chưa được tái cơ cấu, và/hoặc tái cơ
cấu theo Thông tư 09 của NHNN là rất khó khăn, càng khó tiếp cận vay với
mức lãi suất ưu đãi như kỳ vọng.
Mặc dù cho đến nay NHNN Việt Nam vẫn có chủ trương định hướng
giảm tiếp mặt bằng lãi suất thêm 1-1,5%, nhất là lãi suất cho vay trung, dài
hạn nhưng phần lớn các DNNVV khó có tỷ suất lợi nhuận cao trên 10% để
chịu nổi mặt bằng lãi suất hiện nay, tồn kho có giảm vẫn còn cao, tiêu thụ khó
khăn, nhiều lĩnh vực, ngành hàng vẫn lỗ nặng nếu cứ tiếp tục kinh doanh. DN
vẫn rất khó khăn khi tiếp cận vay mới vì phần lớn tài sản đảm bảo đã cạn kiệt,
tổng tài sản có sinh lời và doanh thu sụt giảm, quy mô thu hẹp.
1.2 Rủi ro trong cho vay với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
NHỮNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
Rủi ro là những biến cố không mong đợi xảy ra, gây mất mát thiệt hại
tài sản, thu nhập của NH trong quá trình hoạt động. Bao gồm các loại:
Rủi ro lãi suất: Là rủi ro do sự biến động của lãi suất. Loại rủi ro này
phát sinh trong quan hệ tín dụng, theo đó NH có những khoản đi vay hoặc
cho vay theo lãi suất thả nổi.
Rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng được hiểu một cách đơn giản nhất đó
là rủi ro không thu hồi được nợ khi đến hạn. Xuất phát từ hoạt động tín
dụng khi khách hàng vay vi phạm các điều kiện của hợp đồng tín dụng làm
giảm hay mất giá trị của tài sản có. Rủi ro tín dụng phát sinh trong trường
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0512
hợp NH không thu được đầy đủ cả gốc lẫn lãi của khoản vay, hoặc là việc
thanh toán nợ gốc và lãi không đúng kỳ hạn.
Rủi ro về ngoại hối: Rủi ro xuất phát từ thay đổi tỷ giá hối đoái giữa
tiền bản địa và ngoại tệ, gắn liền với hoạt động kinh doanh ngoại tệ và sự
biến động của tỷ giá.
Rủi ro về thanh khoản: Xảy ra khi cung về tiền ít hơn cầu về tiền,
liên quan đến khả năng chuyển các tài sản chính thành tiền một cách nhanh
chóng mà không chịu thất thoát về giá cả. Nói cách khác rủi ro thanh khoản
là rủi ro khi NH không đủ tiền đáp ứng các khoản phải trả khi đến hạn
thanh toán, hoặc vì một biến cố nào đó mà khách hàng rút tiền ào ạt.
Rủi ro từ hoạt động ngoại bảng: Là rủi ro xuất phát từ các hoạt
động ngoại bảng, chủ yếu bao gồm các khoản cam kết, bảo lãnh và các tài
sản, giấy tờ có giá… mà NH đang nắm giữ trong quá trình hoạt động.
Rủi ro tác nghiệp: Được định nghĩa là rủi ro tổn thất xảy ra do
nguyên nhân thiếu hoặc có nhưng không hiệu quả của quy trình nội bộ,
con người hoặc hệ thống, hoặc xảy ra các sự kiện bên ngoài. Nói cách khác
là loại rủi ro phát sinh do cơ chế vận hành của NH không thích hợp, không
tuân thủ đúng các quy trình, quy định nội bộ, nhầm lẫn của con người, các
hành động ngoại vi như lừa đảo, tin tặc, v.v.
Rủi ro khác: Rủi ro khác liên quan đến các trường hợp bất khả kháng
như: thiên tai, lụt lội, cháy, nổ, v.v…Để hạn chế rủi ro thì NH cho vay
phân tán, mua bảo hiểm các khoản cho vay đầu tư lớn, tài sản cố định, cũng
như vận động khách hàng mua bảo hiểm.
1.3 RỦI RO TÍN DỤNG
1.3.1 Khái niệm
Tín dụng NH là quan hệ tín dụng giữa NH, tổ chức tín dụng và tổ chức
kinh tế, cá nhân theo nguyên tắc hoàn trả. Việc hoàn trả nợ gốc trong tín
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0513
dụng có nghĩa là việc thực hiện được giá trị hàng hoá trên thị trường, còn
việc hoàn trả được lãi vay trong tín dụng là việc thực hiện được giá trị thặng
dư trên thị trường. Do đó, có thể xem rủi ro tín dụng cũng là rủi ro kinh
doanh nhưng được xem xét dưới góc độ NH.
Rủi ro tín dụng trong hoạt động NH theo điều 2 của Quy định về phân
loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt
động NH của TCTD ban hành theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày
22/04/2005 của Thống đốc NHNN (gọi tắt là QĐ 493), là khả năng xảy ra
tổn thất trong hoạt động NH do khách hàng không thực hiện hoặc không có
khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.
Rủi ro tín dụng, theo khái niệm cơ bản nhất, là khả năng khách hàng
nhận khoản vốn vay không thực hiện, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối
với NH, khách hàng không trả, không trả đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi cho
NH, gây tổn thất cho NH.
1.3.2 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng
Trong quan hệ tín dụng có hai đối tượng tham gia là NH cho vay và
người đi vay, nhưng người đi vay sử dụng tiền vay trong một thời gian,
không gian cụ thể, tuân theo sự chi phối của những điều kiện cụ thể nhất
định mà ta gọi là môi trường kinh doanh, và đây là đối tượng thứ ba có mặt
trong quan hệ tín dụng. Rủi ro tín dụng xuất phát từ môi trường kinh doanh
gọi là rủi ro do nguyên nhân khách quan, rủi ro xuất phát từ người vay và
NH gọi là rủi ro do nguyên nhân chủ quan.
Nguyên nhân khách quan:
Do môi trường kinh tế không ổn định
- Sự biến động nhanh và không dự đoán được của thị trường thế
giới: Nền kinh tế VN lệ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu quan trọng
như sắt thép, xăng dầu, phân bón... cũng như các mặt hàng xuất khẩu chủ
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0514
lực như dệt may, gia dày, nông sản hay bị ảnh hưởng bởi chính sách bảo hộ
của các nước nhập khẩu (hạn ngạch, kiện bán phá giá, đánh thuế…).
- Tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế làm tăng áp lực cạnh tranh
đối với DN và NH. Do hạn chế về vốn, công nghệ, trình độ quản lý nên
nhiều DN và NH không đủ sức tạo sản phẩm cạnh tranh, mất khách hàng tốt
và dẫn đến thua lỗ, phá sản.
- Phát triển kinh tế thiếu định hướng, quy hoạch, phân công,
chuyên môn hóa lao động và điều tiết vĩ mô của nhà nước... dẫn đến việc
phát triển tự phát của các ngành, DN và NH bị cuốn vào các hội chứng
kinh tế. Do đó, khi thị trường bão hòa hoặc bắt đầu cân đối cung cầu thì
diễn ra tình trạng thừa, gây khó khăn, thua lỗ cho các khoản đầu tư, cho vay
của NH và DN.
Do môi trường pháp lý chưa thuận lợi
- Sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương: còn nhiều
vướng mắc trong việc cưỡng chế thu hồi nợ.
- Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN: Thanh
tra tại chỗ vẫn là phương pháp chủ yếu và khả năng kiểm soát toàn bộ thị
trường tiền tệ và giám sát rủi ro còn yếu. Thanh tra còn thụ động theo kiểu
xử lý vụ việc đã phát sinh, ít khả năng ngăn chặn, phòng ngừa rủi ro và vi
phạm.
- Hệ thống thông tin quản lý còn bất cập: Việt Nam chưa có cơ
chế công bố thông tin đầy đủ về DN và NH. CIC chưa phải là cơ quan định
mức tín nhiệm DN một cách độc lập và hiệu quả, thông tin cung cấp còn đơn
điệu, thiếu cập nhật.
- Loại rủi ro này phát sinh do Chính phủ ban hành các chính sách
thuế, chính sách XNK, chính sách cho vay chỉ định của Nhà nước, quy định
về đất đai, nhà ở…
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0515
Nguyên nhân khách quan khác: thiên tai hỏa hoạn, biến động của thị
trường và quan hệ cung cầu...
Nguyên nhân chủ quan:
Từ phía doanh nghiệp đi vay:
- Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ
vay, tạo hồ sơ giả, hợp đồng mua bán vòng vo nhằm vay vốn NH.
- Do quy mô kinh doanh, nguồn vốn nhỏ bé nên khó có khả năng
tạo ra sản phẩm mang tính cạnh tranh cao. Khi mở rộng kinh doanh thì đa
phần tập trung đầu tư tài sản vật chất chứ ít khi đầu tư đổi mới cung cách
quản lý, bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng quy
định, do đó dẫn đến việc không kiểm soát, quản lý được, làm phá sản các
phương án kinh doanh có thể thành công trên thực tế.
- Thiếu tuân thủ các chuẩn mực kế toán, không có thói quen ghi
chép rõ ràng, đầy đủ các sổ sách kế toán làm NH cho vay khó đánh giá
đúng tình hình tài chính của DN. Sổ sách kế toán DN cung cấp cho NH
nhiều khi mang tính chất hình thức hơn là thực chất, nên các báo cáo thẩm
định thiếu thực tế, đây là lý do các NH vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế
chấp như một chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng.
Từ phía NH cho vay:
- Bố trí cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Trình độ nghiệp vụ kém, đánh giá không đúng tình hình tài chính, tài sản
thế chấp, phương án kinh doanh của khách hàng. Thiếu đạo đức nghề
nghiệp, dẫn đến làm trái qui trình tín dụng để mưu lợi cá nhân; thẩm định sơ
sài, hồ sơ có vấn đề, thiếu kiểm tra kiểm soát, đánh giá giá trị tài sản thế
chấp không đúng với giá trị thực tế. Mặt khác, phân định giữa quyền và
trách nhiệm trong việc quyết định cấp tín dụng chưa rõ ràng, người quản lý
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0516
không bị ràng buộc chặt chẽ về trách nhiệm của mình thì những khoản vay
khó đòi còn tiếp tục phát sinh.
- Chưa xây dựng được một chính sách tín dụng khoa học, phù hợp và
một chiến lược phát triển rõ nét. Cho vay theo phong trào, không có chiến
lược phát triển rõ nét, chính sách cho vay chưa đạt tầm chiến lược, không
theo thế mạnh chuyên biệt của từng NH, chưa triệt để theo nguyên tắc thị
trường (lợi nhuận và mức rủi ro có thể chấp nhận). Các NH bị cuốn theo
các hội chứng kinh tế, theo phong trào, theo khẩu hiệu phát triển kinh tế,
chạy theo chủ nghĩa thành tích.
- Quy trình duyệt cấp tín dụng, chính sách, quy trình cho vay còn
lỏng lẻo, chưa chú trọng đến phân tích khách hàng, lạm dụng tài sản thế
chấp. Đối với cho vay DNVVN và cá nhân, quyết định cho vay của NH
chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, chưa áp dụng công cụ chấm điểm tín dụng
hiệu quả, thiếu các tiêu chuẩn rõ ràng, tính toán điều kiện và khả năng trả
nợ hoặc phương pháp xem xét, phân tích còn hạn chế, chưa chính xác,
quyết định cho vay thiếu căn cứ khoa học, không phản ánh tình hình khả
năng sử dụng vốn.
- Kiểm soát chưa chặt chẽ: Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay.
Các NH thường tập trung nhiều vào công tác thẩm định trước khi cho vay
mà lơi lỏng phần kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay. Theo dõi
nợ là trách nhiệm quan trọng của cán bộ tín dụng nói riêng và NH nói
chung, phần do tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng do hệ thống thông
tin quản lý phục vụ kinh doanh tại các DN quá lạc hậu, không cung cấp kịp
thời, đầy đủ các thông tin mà NH yêu cầu.
- Thiếu thông tin về khách hàng hay thiếu thông tin tín dụng tin cậy,
kịp thời, chính xác để xem xét khi phân tích trước khi cấp tín dụng. Một
phần do hạn chế kênh thu thập và phân tích thông tin hiệu quả. Sự hợp tác
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0517
giữa các NHTM quá lỏng lẻo, vai trò của CIC chưa thực sự hiệu quả. Trong
quản trị tài chính, khả năng trả nợ của một khách hàng là một con số cụ thể,
có giới hạn tối đa của nó, nếu thiếu trao đổi thông tin, dẫn đến việc nhiều NH
cùng cho vay một khách hàng đến mức vượt quá giới hạn tối đa này thì rủi ro
chia đều cho tất cả chứ không chừa một NH nào.
Tác động của rủi ro tín dụng
Đối tượng kinh doanh của NH là tiền tệ - loại hàng hóa đặc biệt nhạy
cảm với rủi ro; tính dễ lây lan rủi ro giữa các NHTM với nhau. Do đó, tác
động của rủi ro tín dụng không chỉ liên quan đến bản thân một NH mà còn
cả hệ thống và toàn bộ nền kinh tế quốc gia.
Đối với ngân hàng:
Khi gặp rủi ro tín dụng, NH không thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi
cho vay, nhưng vẫn phải chi trả lãi và gốc tiền gửi khi đến hạn, dẫn đến NH
mất cân đối trong việc thu chi, vòng quay vốn tín dụng giảm nên kinh
doanh không hiệu quả. Thậm chí dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh
khoản, làm mất lòng tin người gửi tiền, ảnh hưởng đến uy tín của NH.
Đối với nền kinh tế:
Khi một NH gặp khó khăn, dễ gây hoang mang lo sợ trong dân chúng,
dẫn đến việc ồ ạt đến rút tiền ở các NH khác, làm cho toàn bộ hệ thống NH
gặp khó khăn. NH khó khăn sẽ ảnh hưởng xấu đến tình hình sản suất kinh
doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, sự hoảng loạn của các NH ảnh hưởng rất
lớn đến toàn bộ nền kinh tế. Nó làm cho nền kinh tế bị suy thoái, giá cả
tăng, sức mua giảm, thất nghiệp tăng, xã hội mất ổn định. Ngoài ra, rủi ro
tín dụng cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới vì ngày nay nền kinh tế mỗi
quốc gia đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực và thế giới, ví dụ điển hình
là khủng hoảng tài chính Châu Á và khủng hoảng tín dụng ở Mỹ.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0518
Nói tóm lại, rủi ro tín dụng gây ra nhiều hậu quả ở những mức độ
khác nhau: nhẹ nhất là NH bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi được lãi
cho vay, nặng nhất khi NH không thu được vốn lãi, nợ thất thu với tỷ lệ cao
dẫn đến NH bị lỗ và mất vốn. Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phục
được, NH sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói
chung và hệ thống NH nói riêng. Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị NH
phải hết sức thận trọng và có những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu
rủi ro trong cho vay.
1.3.3 Phương pháp phân tích rủi ro tín dụng
• Phân tích phi tài chính:
Mô hình chất lượng dựa trên yếu tố 6 C: Tư cách người vay
(Character); Năng lực của người vay (Capacity); Thu nhập của người vay
(Cashflows); Bảo đảm tiền vay (Collateral); Các điều kiện (Conditions);
Kiểm soát (Control)
Ngoài ra, còn có các mô hình đánh giá như 5P (dựa trên các yếu tố:
Purpose, Payment, Protection, Pilicy, Pricing), hoặc nhóm đánh giá
CAMPARI (dựa trên các yếu tố: Character, Ability, Magin, Purspose,
Amount, Repayment, Insurance). Tuy tên gọi các tiêu chuẩn khác nhau,
nhưng về bản chất, cách xem xét các yếu tố để cấp tín dụng thì cả 3 cách
đánh giá trên đều tương đồng nhau.
• Phân tích tài chính:
Đối với khoản vay của DN, thì ngoài các yếu tố phi tài chính, NH còn
sử dụng các chỉ tiêu tài chính để đánh giá khả năng trả nợ của DN. Đây là
việc phân tích hiện trạng tài chính, khái quát khả năng quản trị vốn và các
hoạt động kinh doanh qua số liệu trong các báo cáo tài chính của DN. Một
số chỉ tiêu phân tích tài chính thường áp dụng
+ Nhóm chỉ tiêu thanh khoản
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0519
+ Nhóm chỉ tiêu hoạt động
+ Nhóm chỉ tiêu hiệu quả hoạt động
+ Nhóm chỉ tiêu nợ
Tuỳ theo từng loại hình tín dụng mà NH quan tâm đến các chỉ số khác
nhau: cho vay ngắn hạn thì lưu ý đến các chỉ số lưu động, chỉ số về nợ; cho
vay dài hạn thì quan tâm đến chỉ số sinh lời, khả năng trả nợ.
• Ngoài ra còn các công thức xác định mức độ rủi ro tín dụng:
• Tỷ lệ nợ quá hạn:
Tỷ lệ nợ quá hạn = Dư nợ quá hạn / Tổng dư nợ cho vay x 100%
Nợ quá hạn hiện nay là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ gốc
và/hoặc lãi đã quá hạn.
• Tỷ lệ nợ xấu (nhóm nợ 3, 4, 5 theo QĐ 493)
Tỷ lệ nợ xấu = Tổng nợ xấu / Tổng dư nợ cho vay x 100%
• số rủi ro tín dụng
Hệ số rủi ro tín dụng = Tổng dư nợ cha vay có chất lượng trung bình
Tổng tài sản có
x 100%
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0520
• Tỷ lệ xóa nợ
Tỷ lệ xóa nợ = Các khoản xóa nợ ròng/ Tổng dư nợ cho vay x 100%
1.3.4 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.3.4.1 kiểm soát rủi ro
Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ,
chiến lược và các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh, giảm thiểu
rủi ro. Căn cứ vào mức độ rủi ro đã được tính toán, các hệ số an toàn tài
chính, và khả năng chấp nhận rủi ro mà có những biện pháp phòng chống
khác nhau nhằm giảm mức độ thiệt hại, có nhiều chọn lựa:
- Không làm gì bằng cách chủ động hay thụ động chấp nhận rủi ro:
với những khoản vay nhỏ thì chi phí cho việc phòng tránh đôi khi còn cao
hơn việc chấp nhận mức thiệt hại. Hoặc với xác suất rủi ro quá cao, NH né
tránh rủi ro bằng cách hạn chế hoặc từ chối cấp tín dụng.
- Với những khoản vay còn lại, khi đó các công cụ phòng chống rủi
ro đặc biệt hữu hiệu để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu khả năng xảy
ra rủi ro cũng như tổn thất. Các biện pháp bao gồm: ngăn ngừa rủi ro, bán
nợ, phân tán rủi ro, và quản lý rủi ro thông qua công cụ phái sinh.
Tài trợ rủi ro: bao gồm bảo hiểm, xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi
nợ, khởi kiện, trích dự phòng rủi ro để xử lý những món không thể thu hồi
Để đảm bảo cho các biện pháp trên được tiến hành trơn tru và hiệu quả,
thì NH cần tiến hành đồng thời các bước:
- Căn cứ tình hình hiện tại cũng như dự báo của NH tình hình phát
triển kinh tế, từ đó ban hành các chính sách, văn bản cụ thể, cũng như hoạch
định được chiến lược rõ ràng.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0521
- Xác định các nguồn tài nguyên cần phải có để thực hiện được
mục tiêu, bao gồm tài nguyên về con người, cơ sở vật chất kỹ thuật cũng
như vốn liếng tối thiểu ban đầu
- Xây dựng một kế hoạch hành động nhằm bố trí các nguồn lao động,
phân phối các nguồn tài chính, thiết kế và xây dựng chức năng cho bộ máy
điều hành, ấn định các bước phát triển của NH … Qua đó, lãnh đạo lực
lượng lao động sẵn có từng bước thực hiện các mục tiêu đề ra trong ngắn hạn
và trong dài hạn
- Có quy trình cấp tín dụng, kiểm tra kiểm soát nội bộ, bao gồm việc
chấp hành các nguyên tắc, thủ tục cấp tín dụng (bao gồm cả nội dung tách
bạch giữa trách nhiệm và phân cấp quyền hạn), hệ thống cảnh báo nội bộ
hiệu quả, có kế hoạch phòng ngừa rủi ro…
1.3.4.2. Theo dõi, đánh giá và điều chỉnh phương pháp phòng chống
Việc báo cáo kịp thời, theo đúng yêu cầu về rủi ro là công cụ hỗ trợ đắc
lực cho công tác kiểm soát, quản trị rủi ro. Định kỳ và nội dung báo cáo
được áp dụng thích hợp cho từng đối tượng nhận báo cáo.
Chẳng hạn như báo cáo cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc thì
chỉ tập trung vào phần đánh giá chung, tổng hợp rủi ro và chỉ nêu các rủi ro
lớn nhất, các biện pháp, chiến lược. Báo cáo có kèm theo các biểu đồ, sơ đồ,
bảng số liệu tổng hợp và sử dụng biểu tượng đèn giao thông với tín hiệu đèn
đỏ, vàng, xanh thể hiện các cấp độ rủi ro. Định kỳ báo cáo có thể là tuần,
tháng, quý. Báo cáo cho lãnh đạo bộ phận nghiệp vụ thì yêu cầu biểu bảng
chi tiết hơn và thường chỉ tập trung vào một loại rủi ro. Định kỳ báo cáo
hằng ngày và báo cáo tức thời.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0522
KẾT LUẬN: Chương I đã khái quát các dạng rủi ro trong hoạt động
của NHTM, đặc biệt tập trung phân tích khái niệm, hình thức, nguyên nhân
và tác động của rủi ro tín dụng. Hơn nữa, với đối tượng khách hàng xác định
là DNVVN, chương I đã tập trung làm rõ khái niệm, đặc điểm, tình hình
phát triển của loại hình doanh nghiệp này, đồng thời phân tích rõ quy trình
rủi ro tín dụng theo các tiêu chuẩn quốc tế hiện hành (Basel II), kinh
nghiệm quản trị rủi ro tín dụng trên thế giới. Trên cơ sở nghiên cứu lý
thuyết, sang Chương II tôi sẽ trình bày cụ thể thực trạng công tác quản trị rủi
ro tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng Việt Nam
Thịnh Vượng
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0523
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG
VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – CHI NHÁNH THĂNG LONG
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI
NHÁNH THĂNG LONG
1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Việt Nam Thịnh
Vượng (chi nhánh Thăng Long)
Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBANK)
được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0042/ NH - GP của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với tên gọi là
“ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam”. Ngân
hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 9 năm 1993 theo Giấy phép thành
lập số 1535/ QĐ - UB ngày 04 tháng 09 năm 1993. Trụ sở chính tại 72 Trần
Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu
phát triển, VPBank đã tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 70 tỷ VND theo quyết
định số 193/ QĐ-NH5 ngày 12/ 9/ 1994 và tiếp tục tăng lên 174, 9 tỷ VND
theo QĐ số 53/ QĐ-NH5 vào ngày 18/ 3/ 1996 của NHNN. Đến cuối năm
2004, VPBank nhận được quyết định số 689/ NHNN - HAN7 của Ngân hàng
Nhà nước chấp thuận cho VPBank được nừng vốn điều lệ lên 198, 4 tỷ
đồng. Trong quý I năm 2005, theo Công văn chấp thuận số 134/ NHNN-
HAN7 ngày 25/02/2005, NHNN đó chấp thuận cho VPBank nừng vốn điều lệ
lên 243, 7 tỷ đồng. Đến thánh 6/2015 VPBank được chấp thuận nâng vốn điều
lệ lên hơn 8 nghìn tỷ đồng.
Ngày 21/10/2005, theo công văn số Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho
phép VPBank nâng Chi nhánh cấp II Thăng Long lên thành Chi nhánh cấp I
Thăng Long.Chi nhánh Thăng Long được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0524
kinh doanh và canh tranh của thị trường, trực tiếp kinh doanh và chịu sự quản
lý của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng.
2. Chức năng và nội dung hoạt động của VPBank - CN Thăng
Long
- Thực hiện huy động và quản lý vốn ngắn hạn, trung và dài hạn thông
qua các sản phẩm, dịch vụ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu, tiết kiệm…đối với
các pháp nhân, cấ nhân trong nước và ngoài nước bằng tiền đồng VN và
ngoại tệ theo quy định của NHNN và của VPBank.
- Được phép vay/cho vay các Định chế tài chính trong nước khi được
Tổng Giám Đốc chấp thuận.
- Thực hiện và quản lý các nghiệp vụ mua bán và chiết khấu các chứng
từ cú giá khi được Tổng Giám Đốc uỷ nhiệm và theo đúng quy định của
NHNN và của VPBank.
- Thực hiện và quản lý nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối,
chuyển tiền nhanh, Thẻ thanh toán, Thẻ tín dụng.
- Tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán tại Chi nhánh theo đúng
chế độ của NN, của NHNN và của VPBank.
- Tổ chức thực hiện công tác thanh toán trong Chi nhánh theo đúng chế
độ của NHNN và quy định của VPBank.
- Thực hiện nghiệp vụ kho quỹ, chấp hành tốt chế độ quản lý tiền tệ, kho
quỹ của NHNN và bảo quản các chứng từ có giá, giấy tờ thế chấp, cầm cố…,
bảo đảm kho quỹ an toàn tuyệt đối. Thực hiện nghiệp vụ thu chi tiền tệ (tiền
mặt, ngân phiếu thanh toán, ngoại tệ) chính xác. Thực hiện các dịch vụ kho
quỹ.
- Quản lý an toàn tài sản bao gồm trụ sở, nhà đất, xe máy, thiết bị,
phương tiện, dụng cụ làm việc…của Chi nhánh được Hội sở uỷ nhiệm quản lý
theo đúng chế độ của NN và quy định của VPBank.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0525
- Phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân viên, quản lý tốt nhân sự, nâng
cao uy tín phục vụ của VPBank.
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê theo quy định của Nhà
nước và của VPBank.
- Thường xuyên nghiên cứu cải tiến nghiệp vụ, đề xuất các sản phẩm,
dịch vụ ngân hàng phù hợp với địa bàn hoạt động, áp dụng các kỹ thuật tiên
tiến vào quy trình nghiệp vụ và quản lý ngân hàng, nâng cao chất lượng sản
phẩm, chất lượng điều hành và phục vụ
- Đẩy mạnh tiếp thị và phát triển khách hàng.
3. Cơ cấu tổ chức của VPBank – chi nhánh Thăng Long
4. Nhiệm vụ và nội dung hoạt động của các phòng ban
a. Phòng Giao dịch – Kho quỹ:
- Chào đón khách hàng, giới thiệu và bán chéo sản phẩm dịch vụ ngân
hàng.
- Giải đáp và hướng dẫn KH sử dụng các tiện ích về sản phẩm, dịch vụ
NH.
- Giải đáp các thắc mắc, yêu cầu của khách hàng về sản phẩm NH, về tài
khoản của KH.
Phòng
giao
dịch-
kho
quỹ
Phòng
tín
dụng
Phòng
thẩm
địnhtài
sản
đảm
bảo
Phòng
hành
chính-
tổ chức
Phòng
kế toán
Phòng
thanh
toán
quốc tế
và kiều
hối
Giám đốc
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0526
- Thu thập thông tin về khách hàng, cập nhật thay đổi, bổ sung thông tin
về KH.
-Thực hiện mở các loại tài khoản KH (tiền gửi, tiết kiệm, tiền vay…) và
thay đổi, bổ sung các thông tin về các tài khoản NH
- Quản lý các loại tài khoản dùng trong giao dịch với KH
- Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi như gửi tiền,
rút tiền, chuyển tiền, uỷ nhiệm chi. uỷ nhiệm thu, phát hành séc, thanh tóan
séc, bảo chi séc…, giữ hộ, thu chi hộ.
- Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiết kiệm như gửi tiền,
rút tiền, chi trả vốn, lãi.
- Thực hiện việc giải ngân, thu vốn, thu lãi, hạch tóan chuyển nợ quá
hạn, … trên tài khoản tiền vay.
- Thực hiện thu, chi trên tài khoản ký quỹ, thanh tóan L/ C…
- Thực hiện chi trả lệnh chuyển tiền, mua séc du lịch, thẻ tín dụng, thẻ
thanh tóan…
-Thực hiện thu đổi ngoại tệ mặt cho KH theo đúng các quy định về quản
lý ngoại hối của NHNN và của VPBank. Đối với nghiệp vụ mua bán ngoại tệ
mặt, phòng ngân quỹ và kho quỹ làm thủ tục và trình cấp có thẩm quyền
quyết định, Phòng Giao dịch thực hiện thu chi tiền, chuyển tiền.
- Tính toán thu lãi, trả lãi, thu phí dịch vụ theo đề nghị của các Phòng có
liên quan và đúng với quy định của VPBank.
b. Phòng tín dụng:
- Hướng dẫn, triển khai thực hiện các sản phẩm, dịch vụ thống nhất trong
toàn chi nhánh;
- Lập kế hoạch cho vay, thu nợ tín dụng của toàn chi nhánh;
- Thực hiện nghiệp vụ phân tích món vay;
- Thực hiện nghiệp vụ cho vay cá nhân;
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0527
- Thực hiện giám sát, kiểm tra tín dụng cá nhân của Chi nhánh cấp dưới
và Phòng Giao dịch trực thuộc;
- Chỉ đạo, đôn đốc thu hồi nợ, xử lý nợ qua hạn đối với các khoản vay
trong toàn Chi nhánh;
- Đề xuất điều chỉnh các quy định vè hoạt động tín dụng cho phù hợp với
thực tế trên địa bàn của Chi nhánh như: lãi suất, đối tượng vay, điều kiện vay,
phương thức thanh toán nợ vay…
- Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện các hình thức quảng cáo các sản
phẩm và dịch vụ cho toàn chi nhánh.
- Tổng hợp số liệu cho vay thu nợ, bảo lúnh, thường xuyên và định kỳ
hàng thỏng đối chiếu với số liệu kế toán và với số liệu của KH.
c. Phòng thẩm định tài sản đảm bảo:
- Thực hiện việc thẩm định và đánh giá các tài sản TCCC;
- Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của tài sản TCCC;
- Thẩm định và chịu trách nhiệm về giá trị thẩm định tài sản TCCC đảm
bảo cho koản vay
- Lập bảng định giá tài sản phản hồi cho nơi yêu cầu trong thời gian quy
định.
- Quan hệ với cơ quan định giỏ chuyờn nghiệp bên ngoài để định giá các
tài sản TCCC trong các trường hợp cần thiết theo quy định;
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thông chuẩn mực trong việc định giá tài sản
TCCC phù hợp với tình hình thực tế và bảo đảm an toàn cho VPBank;
- Xây dựng bản đồ phân hạng về sử dụng đất nhằm công khai hoá, hợp
lý hoá việc thẩm định bất động sản.
- Lập các hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản bảo đảm nợ vay và thực
hiện việc công chứng;
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0528
- Lập các văn bản thông báo việc thế chấp, cầm cố tài sản cho các cơ
quan chức năng theo quy định của pháp luật( Sở Địa chính- Nhà đất, Phòng
Công chứng…);
- Trực tiếp thực hiện hoặc đôn đốc khách hàng thực hiện việc mua bảo
hiểm các tài sản TCCC trong suốt thời gian cấp tín dụng mà người thụ hưởng
là VPBank;
d. phòng thanh toán quốc tế và kiều hối
- Thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ chuyên môn về bảo lãnh, thanh tóan
quốc tế (L/C, nhờ thu, bảo lãnh ngân hàng, chuyển tiền điện, thanh tóan
séc…);
- Thực hiện và phát triển mạng lưới nghiệp vụ kiều hối, chuyển tiền
nhanh trờn địa bàn;
- Đình kỳ phân tích, tổng hợp tình hình thực hiện thanh toán quốc tế,
kiều hối trong Chi nhánh;
- Đề xuất và kiến nghị với Hội sở về việc cải tiến nghiệp vụ thanh toán
quốc tế và kiều hối phù hợp với điều kiện trên địa bàn,
- Lưu trữ cỏc hồ sơ thanh tóan quốc tế, kiều hối trong Chi nhánh;
- Chịu trách nhiệm quản lý mạng SWIFT, Telex, Test key của Chi
nhỏnh.
- Giải quyết các vấn đề tranh chấp trong thanh toán quốc tế và kiều hối
trên địa bàn.
e. Phòng hành chính-tổ chức
- Phối hợp với Văn phòng VPBank để thực hiện công tác tổ chức, quản
lý và phát triển nguồn nhân lực.
- Công tác văn thư, hành chính, lễ tân.
- Quản lý, mua sắm tài sản, vật tư, trang thiết bị, phương tiện làm việc
của toàn Chi nhỏnh;
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0529
- Tổ chức thực hiện tốt công tác bảo vệ, phòng cháy chữa cháy cho toàn
Chi nhỏnh. Phối hợp bộ phận kho quỹ bảo đảm an toàn kho quỹ trong toàn
Chi nhỏnh.
- Đảm bảo phương tiện di chuyển, vận chuyển tiền an toàn.
f. Phòng kế toán
- Chi trả lương và các khoản thu nhập cho cán bộ nhân viên hàng tháng
- Thực hiện quản lý cỏc giao dịch nội bộ, lưu trữ chứng từ, lập và in
báo cáo theo quy định của NHNN và của VPBank
- Quản lý séc và giấy tờ có giá, các chứng từ gốc… của chi nhánh
- Tổ chức quản lý và theo dõihạch toán kế toán tài sản cố định, công cụ
lao động, chi tiêu nội bộ của chi nhánh, phối hợp với phòng Tổ chức –
Hành chính lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng tài sản cố định...
- Lập kế hoạch tài chính, báo cáo tài chính theo quy định hiện hành
- Lập kế hoạch mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, kế hoạch chỉ
tiêu nội bộ bảo đảm hoạt động kinh doanh của chi nhánh trình Giám đốc Chi
nhánh quyết định.
- Phối hợp với các phòng liên quan tham mưu cho Giám đốc về kế
hoạch và thực hiện quỹ tiền lương, chi các quỹ theo quy định của Nhà nước
và VPBank đồng thời phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh doanh của Chi
nhánh.
- Tính và trích nộp thuế, BHXH theo quy định, là đầu mối trong quan
hệ với cơ quan thuế, tài chính.
5. Báo cáo về tình hình hoạt động của ngân hàng Việt Nam Thịnh
Vượng-CN Thăng Long trong thời gian vừa qua (2013-2015)
a. Hoạt động huy động vốn
Trong khu vực dân cư, VPBank đã đưa ra những hình thức huy động
mới như: “Tiết kiệm VND được bù trượt giá USD”, “Tiết kiệm rút gốc linh
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0530
hoạt”, “ Tiết kiệm An Sinh”, “Tiết kiệm VND đảm bảo bằng USD”…Những
sản phẩm này đó đáp ứng được như cầu của khách hàng nên kết quả huy động
vốn đạt được khá cao. Mặt khác, trong khu vực liên ngân hàng VPBank tiếp
tục duy trì quan hệ tốt với các Ngân hàng bạn để kinh doanh tiền tệ nên nguồn
lợi tăng lên đáng kể trên thị trường này.Những sản phẩm tiện ích và đa dạng
đã làm cho số lượng vốn huy động được của VP ngày càng tăng theo các năm
.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ CÔNG TÁC
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP VIỆT
NAM THỊNH VƯỢNG – CHI NHÁNH THĂNG LONG
Bảng 2.1 : Tình hình huy động vốn qua các năm
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
Tổng vốn huy động 4,317,882 4,789,341 5,741,308
Tiền gửi tiết kiệm 4,215,347 4,672,865 5,620,460
Tiền gửi thanh toán 102,535 116,476 120,848
2.1 CƠ CẤU VỐN THEO CÁC NĂM
Diễn biến tăng trưởng nguồn vốn theo các năm khá tốt từ năm 2013 -
2015 mức tăng đều đặn từ năm 2013 đến 2014 tăng gần 11% , từ năm 2014
đến 2015 mức tăng là gần 20 % . trong đó bao gồm 2 loại vốn là tiền gửi tiết
kiệm và tiền gửi thanh toán
Tiền gửi tiết kiệm tăng từ năm 2013 -2015 , cụ thể từ năm 2013 đến
2014 mức tăng gần 11% , từ năm 2014 đến 2015 mức tăng là gần 20% . đây
là nguồn vốn mang tính chất dài hạn mà ngân hàng có thể khai thác cho các
hoạt động của mình , lượng tăng đảm bảo qua các năm . Lượng tăng lên của
tiền gửi tiết kiệm chứng minh vị thế của chi nhánh Thăng long và cùng với đó
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0531
là sự đánh giá cao của khách hàng với chi nhánh. Sự bán vốn qua lại giữa hội
sở và chi nhánh nếu tiền gửi tiết kiệm tăng lên nên sẽ tạo ra một lượng doanh
thu lớn cho chi nhánh
Tiền gửi thanh toán trong tổng cơ cấu nguốn vốn chiếm tỉ trong nhỏ ,
lượng tăng từ năm 2013 đến năm 2014 là gần 13,7 % , năm 2014 đến 2015 là
gần 4 % mức tăng có xu hướng giảm song tổng nguồn vốn tiền gửi thanh toán
vẫn tăng lượng tiền gửi thanh toán phản ánh uy tín và các dịch vụ thanh toán
của chi nhánh khá tốt trong mắt khách hàng , các dịch vụ thanh toán đa dạng ,
thời gian thanh toán nhanh .
b.Tình hình cho vay của Vpbank chi nhánh Thăng Long
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Tổng dư nợ cho
vay
820,852 980,675 1,120,245
Dư nợ ngắn hạn 570,547 558,405 668,657
Dư nợ dài hạn 250,305 422,270 431,588
( Theo báo cáo tài chính của ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng –chi
nhánh
Thăng Long )
Trong đó cho vay dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm hơn
40% được mô tả qua bảng sau
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Dư nợ cho vay 300,005 386,34 506,73
Dư nợ ngắn hạn 210,87 245,76 321,65
Dư nợ dài hạn 89,135 140,58 185,08
Đơn vị : Tỷ đồng
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0532
Luôn hướng tới phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ
VPBANK chi nhánh Thăng Long luôn có các sản phẩm tốt , tiện ích đối với
phân khúc khách hàng này vì vậy dư nợ cho vay tăng mạnh theo các năm đặc
biệt là vào những năm gần đây từ năm 2013 đến 2014 là 28,78% ( trong đó dư
nợ ngắn hạn tăng 16,55% và dư nợ dài hạn tăng 12,23%) . Từ năm 2014 đến
năm 2015 mức tăng là 31,16% ( trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 29,88% và dư
nợ dài hạn tăng là 1,28% )
Sự tăng nhanh của dư nợ trong 3 năm gần đây có sự đóng góp rất lớn của
các bộ quản lý cũng như việc nâng cấp cơ sở hạ tầng , rút gọn dần các thủ tục
trong 2 năm mức dư nợ cho vay chạm mốc hơn 500 tỷ đồng ( trong đó dư nợ
ngắn hạn đạt mốc 321,65 tỷ đồng và mức dư nợ dài hạn đạt 185,08 tỷ đồng )
Sự gia tăng này cũng kéo theo rất nhiều rủi ro tín dụng đi kèm , cần có
một cơ chế quản lý thật tốt
Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng cho vay DN vừa và nhỏ theo ngành kinh tế
năm 2015
• Nợ xấu: Nợ xấu của đối tượng khách hàng DN vừa và
nhỏ vẫn duy trì dưới mức quy định 3% , nhưng vẫn ở mức cao
Ngành khác, 8% Nôngnghiệp, 5%
Công nghiệp Xây
dựng 42%
Thương mại dịch
vụ 45%
0%
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0533
Tỷ lệ nợ xấu của Vpbank chi nhánh Thăng Long qua các năm
Năm 2015 Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng VPBank giảm xuống còn
2,17%, trong khi đầu năm là 2,54%.
Nợ xấu là vấn đề lớn của nền kinh tế và ngành ngân hàng, đó không phải
là vấn đề riêng của mỗi ngân hàng mà đó là do kinh tế khó khăn chung. Trước
tình trạng đấy NHNN có nhiều giải pháp trong đó bán cho VAMC, việc bán
nợ này không phải là chuyển nợ xấu mà là có thêm nguồn tiền để ngân hàng
tái đầu tư.
Nợ xấu của ngân hàng VPBank theo số liệu của kiểm toán chính thức là
2.000 tỷ, tổng nợ bán cho VAMC là 4.300 tỷ; trong đó đã thu nợ được 1.000
tỷ đồng.
Công ty AMC của VPBank có 180 nhân viên có trình độ chuyên môn,
trong năm 2014 đã thu được 1.170 tỷ đồng các khoản nợ lâu năm và còn nợ
lãi treo 200 tỷ đồng
Năm 2015 sẽ thu được hơn 2.000 tỷ đồng nợ xấu tiếp và nợ lãi treo 300
tỷ đồng và cũng trong năm nay nợ xấu (cả hạch toán và cấu trúc) giảm xuống
khoảng 4.000 tỷ đồng.
Hoạt động của ngân hàng sẽ không tránh được nợ xấu phát sinh và
VPBank duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 3%.Trong đó xử lý trên 40% nợ tái
cấu trúc, mục tiêu sẽ đưa tổng nợ xấu (nợ tái cấu trúc và nợ treo) sẽ ở mức
dưới 5%.
Tổng quỹ dự phòng rủi ro của VPBank hiện nay là 4.000 tỷ đồng và năm
2015 strích 1.500 tỷ đồng từ ngân hàng và từ 1.000 tỷ đồng từ công ty tài
chính. Tổng dự phòng của VPBank sẽ tăng lên khoảng 65% so với mức hiện
tại là 52%.
Đi theo vòng quay chung vủa toàn hệ thống VPBank chi nhánh Thăng Long tỉ
lệ nợ xấu cũng giảm
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0534
Năm Tỷ lệ nợ xấu (%)
2013 2,62
2014 2.45
2015 2,2
Tỉ lệ nợ xấu giảm chứng tỏ Vpbank đã có hệ thống AMC hoạt động khá hiệu
quả tách biệt các khâu . Từ đó nâng cao công tác thẩm đinh cho vay ,giảm nợ
xấu
Nguyên nhân của nợ xấu
Thứ nhất: Lãi suất huy động tăng mạnh, tương ứng NH phải tăng lãi
suất cho vay để đảm bảo thu chi. Do đó, ảnh hưởng đến những dự án
khách hàng đang triển khai, cũng như những dự án mới khó có thể đạt được
tỷ suất lợi nhuận cao để đảm bảo trả lãi NH. Một hệ quả xấu khác là những
DN hoạt động hiệu quả, với những dự án khả thi có thể tìm kiếm nguồn
vốn từ những NHNNg, nơi có lãi suất cho vay tốt hơn. Những DN chấp
nhận mức lãi suất cao có thể do không đủ uy tín, mức độ khả thi.. để tìm
được nguồn huy động khác, thiếu hụt nguồn vốn nghiêm trọng phải vay
bằng mọi giá.
Thứ hai: tình hình kinh tế biến động bất lợi, giá cả nguyên vật liệu tăng
nhanh, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
Thứ ba: công tác quản trị và đo lường rủi ro của NH không tốt, đánh giá
khá lạc quan về nền kinh tế cũng như phương án kinh doanh của khách hàng.
Thứ tư: hai kênh đầu tư quan trọng là BĐS và chứng khoán mất
tính thanh khoản. Chủ DN vừa và nhỏ thường có xu hướng sử dụng tiền
nhàn rỗi đầu tư vào nhưng thị trường sinh lời nóng hoặc sử dụng chính pháp
nhân và phương án kinh doanh của công ty đi vay để đầu tư với hy vọng
kiếm lời nhanh. Khi thị trường BĐS và chứng khoán biến động bất lợi thì
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0535
Kiểm tra, giám sát tín dụng độc
lập của chi nhánh (thuộc phòng
kiểm tra, kiểm soát nội bộ)
Định kỳ hay đột xuất có tiến
hành kiểm tra hồ sơ tín dụng,
thực tế DNPhòng (tổ) tín dụng
những khoản đầu tư này thua lỗ nghiêm trọng, đồng thời ảnh hưởng đến
luồng tiền, khả năng thanh khoản của DN.
Công tác quản trị rủi ro tín dụng DN vừa và nhỏ tại ngân hàng
việt nam Thịnh Vượng chi nhánh Thăng long
Chính sách tín dụng:
Một chính sách tín dụng được quy hoạch tốt phù hợp quy luật khách
quan là điều kiện tiên quyết để quản trị tốt rủi ro tín dụng của NH. Chính
sách tín dụng phải thể hiện quan điểm và chiến lược của NH, trên cơ sở quy
chế cho vay của NH nhà nước là kim chỉ nam cho hoạt động của tất cả
nhân viên, lãnh đạo trong từng thời kỳ. Trong giai đoạn hiện nay, chính
sách tín dụng càng đặc biệt quan trọng bởi các NH phải thích ứng với sự
phức tạp về môi trường kinh doanh đầy mới mẻ, đối mặt với nhiều thách
thức.
Tại địa bàn Hà Nội , VPBANK chi nhánh Thăng Long cũng đã định
hướng DN vừa và nhỏ là đối tượng khách hàng chủ lực, do hiện nay đang
tập trung hướng đến phát triển NH bán lẻ. Vì thế trong các năm trở lại đây ,
VP có ban hành nhiều chính sách , nhiều sản phẩm ưu đãi và có cách tiếp
cận dễ dàng cho đối tượng này .
Về cơ cấu, mô hình quản trị rủi ro:
Được bố trí theo hướng một phòng tín dụng quản lý, ra quyết
định toàn bộ khoản vay. Mô hình quản lý tín dụng tại chi nhánh như sau:
Giám đốc chi nhánh (Phòng Giao dịch)
SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0557
Theo quy trình tín dụng hiện nay tại VP bắt đầu khi cán bộ tín dụng
tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi CBTD tất toán, thanh lý hợp đồng
tín dụng. Đối với khoản vay DN vừa và nhỏ thì thường giá trị trong mức
phán quyết của chi nhánh, do đó thể tóm lược các bước:
Bước 1: CBTD tiếp nhận hồ sơ, yêu cầu vay vốn của DN. CBTD
có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay vốn,
pháp lý, đảm bảo tiền vay và yêu cầu khách hàng bổ sung đầy đủ
Bước 2: Sau khi đã nhận đủ hồ sơ, CBTD tiến hành thu thập, tổng
hợp, xác minh thông tin để thẩm định phương án kinh doanh, phân tích năng
lực khách hàng, tài sản đảm bảo và mức độ rủi ro khoản vay.
Bước 3: Trình báo cáo thẩm định cho lãnh đạo tín dụng xét duyệt, có
thể yêu cầu giải trình thêm, bổ sung hồ sơ, nhận được quyết định đồng ý
hay từ chối cho vay để thông báo đến khách hàng.
Bước 4: Nếu đồng ý cho vay thì NH và khách hàng tiến hành ký kết hồ
sơ vay vốn, hợp đồng đảm bảo tiền vay. CBTD trực tiếp quản lý khoản vay
sẽ giải ngân cho khách hàng theo hợp đồng đã ký kết và các giấy tờ chứng
minh việc sử dụng tiền vay.
Bước 5: CBTD tiến hành kiểm tra, giám sát khoản vay, thu hồi nợ gốc
lãi, xử lý phát sinh.
Bước 6: khi khách hàng trả hết nợ, CBTD tiến hành tất toán khoản
vay và ra thông báo xuất ngoại bảng để trả hồ sơ đảm bảo cho khách hàng.
Định kỳ hoặc đột xuất có đợt kiểm tra hồ sơ tín dụng và thực tế khách
hàng của Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ trong ngân hàng. Bên cạnh đó, nếu
món vay vượt mức phán quyết của Phòng Giao dịch thì một cán bộ tín dụng
của Chi nhánh cấp trên đồng thẩm định.
Quy trình cho vay cho thấy cơ cấu tổ chức không có sự độc lập giữa
chức năng bán hàng, tác nghiệp và quản trị rủi ro trong mô hình tổ chức tín
SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0558
dụng. Một CBTD hầu như quản lý khoản vay ở mọi khâu. Điều này mang
đến lợi ích là tiện lợi cho khách hàng, đơn giản trong việc giải trình hồ sơ
chỉ với một CBTD, giải quyết hồ sơ nhanh chóng. đối với NH, CBTD dễ
nắm bắt và hiểu rõ hồ sơ, giám sát chặt chẽ khoản vay.
Tuy nhiên, điểm bất lợi là quyết định cấp tín dụng có thể thiếu yếu tố
khách quan, thiếu sự kiểm tra giám sát, thiếu cái nhìn vĩ mô đối với toàn
bộ danh mục cho vay. Từ đó, có thể xảy ra những lựa chọn bất lợi do
trình độ, đạo đức CBTD kém, thiếu thông tin giám sát thường xuyên, chủ
quan trong đánh giá. Kết quả dễ nảy sinh nợ có vấn đề, ảnh hưởng chất
lượng tín dụng NH.
Quy trình quản trị rủi ro
Qua xem xét, VP đã xây dựng được một quy trình quản trị rủi ro
tín dụng chuyên nghiệp. Thể hiện chung ở các điểm sau:
Thứ nhất: Đã có phương pháp nhận diện và phân loại rủi ro thống
nhất cũng như phương pháp dự báo rủi ro hữu hiệu.
Việc nhận diện rủi ro của hệ thống VP khu vực Hà Nội được thực
hiện tập trung từ một đầu mối và do mỗi chi nhánh tự thống kê, đánh giá.
Mỗi chi nhánh có cách thức nhận diện, phân loại rủi ro riêng, dựa vào kinh
nghiệm, tình hình thực tế tại chi nhánh, nhưng phải theo một quy trình cụ thể
Thứ hai: Công tác đo lường rủi ro đã hoàn thiện.
Chưa đủ số liệu thống kê để đánh giá được mức tổn thất dự kiến đối
với từng khoản vay, từng khách hàng cũng như chưa đánh giá được rủi ro
danh mục.
• Phân tích rủi ro tín dụng khách hàng
• Đánh giá rủi ro tín dụng đối với khoản vay
• Đánh giá rủi ro cấp độ danh mục đầu tư
Thứ ba :Công tác kiểm soát, phòng ngừa, hạn chế rủi ro
SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0559
a. Báo cáo kết quả kinh doanh của VP chi nhánh Thăng Long ( 3 năm gần
nhất )
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
1. Thu nhập hoạt động thuần 29,996 38,995 70,725
2. Thu nhập lãi thuần(3+7) 34,443 41,981 67,755
3. Thu lãi thuần từ tín dụng(4+6-5) 15,466 17,978 27,750
4. Thu lãi cho vay 48,217 55,450 99,810
,5. Chi lãi DCV hợp đồng 32,751 37,472 72,060
6. Thu phí giải ngân từ chi nhánh - - -
7. Thu lãi thuần từ huy động(9-8) 18,977 24,003 40,005
8. Trả lãi tiền gửi 91,365 112,671 259,575
9. Thu lãi DCV hợp đồng 110,342 136,674 299,580
10. Thu thuần về kinh doanh dịch
vụ(11-12)
1,59 0 1,930 2,940
11. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 1,850 2,269 3,615
12. Chi phí hoạt động dịch vụ 260 339 675
13. Tổng lợi nhuận trước thuế 16,939 21,420 35,700
14. Tổng lợi nhuân sau thuế 13,212 16,708 27,846
Qua bảng trên ta thấy thu nhập từ hoạt động kinh doanh thuần tăng mạnh
từ năm 2013 đến năm 2014 tăng từ 29,996 lên 38,995 ưng với mức tăng là
30% . từ năm 2014 đến 2015 chứng kiến sự tăng vượt ,bậc từ 38,995 lên
70,725 ứng với mức tăng là 81,37% . ở đây nhìn chung tất cả các chỉ tiêu đều
tăng mạnh thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng theo các năm từ 2013 đến 2014
mức tăng là 22,64% . từ 2014 đến 2015 mức tăng là 57,44 %
Từ đó làm lợi nhuận sau thuế của ngân hàng Việt nam Thịnh Vượng chi
nhánh Thăng Long cũng tăng mạnh qua các năm từ 2013 đến 2014 tăng từ
SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0560
13,212 lên 16,708 tương ứng với 26,46%, từ 2014 đến 2015 tăng từ 16,708
lên 27,846 tương ứng mức tăng 66,66%
Việc tăng mạnh của lợi nhuận sau thuế qua các năm chứng tỏ mô hình
mà VPBank chi nhánh Thăng Long đang theo đuổi đạt được hiệu quả rất cao
, nhưng ở đó vẫn tiềm ẩn những nguy cơ về rủi ro cần phải xem xét và phòng
tránh hiệu quả
SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0561
CHƯƠNG 3:BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ RỦI RO TÍN DỤNG
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH VPBANK
THĂNG LONG
ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
NH phải hoạch định được chiến lược phát triển tín dụng tuỳ thuộc
vào thị trường, điều kiện kinh tế vĩ mô, xu hướng phát triển của thị trường
dịch vụ nói chung và thị trường vốn nói riêng, mục tiêu, khả năng, thế
mạnh của NH. Từ đó xây dựng một chính sách tín dụng khoa học, phù hợp
các quy luật kinh tế thị trường, quy trình cụ thể, chi tiết để hướng hoạt động
NH nói chung và chính sách tín dụng nói riêng theo hướng tăng trưởng bền
vững, phát huy lợi thế so sánh, hiệu quả, ít rủi ro.
Định hướng chung.
Thứ nhất: Có chính sách hướng về phát triển và tăng tỷ trọng dịch
vụ, để tránh phụ thuộc quá nhiều vào nguồn thu tín dụng. Chính sách này
vừa phù hợp điều kiện phát triển kinh tế năng động của Hà Nội vừa mang
lại cho NH nhiều lợi ích: đang dạng hoá hoạt động theo hướng NH hiện
đại, thu hút khách hàng doanh nghiệp, cung cấp dịch vụ trọn gói, đồng thời
kiểm tra được hoạt động kinh doanh của khách hàng, tăng năng lực cạnh
tranh. Một điểm mạnh của NH phát triển hoạt động dịch vụ là thu hút được
nguồn vốn không kỳ hạn khá cao, từ đó giảm được chi phí vốn bình quân, lãi
suất cho vay hợp lý, không bị sa vào các cuộc chạy đua lãi suất.
Để đẩy mạnh hoạt động dịch vụ, VPBANK cần nghiên cứu và đưa ra
nhiều sản phẩm cho khách hàng doanh nghiệp bên cạnh các hoạt động tín
dụng truyền thống: dịch vụ tư vấn và quản lý đầu tư, NH điện tử, quản lý tài
sản… để phát triển các mảng dịch vụ mới này, ngoài đầu tư công nghệ hiện
đại, NH còn phải đầu tư vào con người. Đội ngũ nhân viên trình độ cao, có
SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0562
khả năng sử dụng, tư vấn thành thạo chuyên nghiệp các sản phẩm dịch vụ
mới cho khách hàng.
Thứ hai: Có chính sách khách hàng hướng vào nguồn vốn thay vì chính
sách mở rộng tín dụng để đảm bảo nguồn vốn phát triển bền vững, lãi suất
hợp lý.
Khi nền kinh tế phát triển nhanh, nhu cầu về vốn lớn và chưa có dấu
hiệu bất ổn rõ rệt thì đa số các NHTM VN đều mở rộng tín dụng mạnh mẽ
mà ít quan tâm đến nguồn vốn. Một phần do việc vay vốn dễ dàng và lãi
suất thấp trên thị trường liên hàng, hoạt động tín dụng chiếm vai trò chủ
đạo trong tổng hoạt động ngân hàng… Nhưng hiện nay, khi tình hình vốn
khó khăn, khả năng thanh khoản của thị trường địa ốc và chứng khoán kém,
chạy đua lãi suất giữa các NH làm các NH thấy rõ tầm quan trọng của chính
sách khách hàng hướng vào nguồn vốn.
Bài học kinh nghiệm của các NH nước ngoài là để có thanh khoản tốt
và nguồn vốn bền vững thì chính sách phải hướng vào nguồn vốn huy động
từ dân cư và các tổ chức kinh tế, đặc biệt là các khách hàng có dòng lưu
chuyển tiền lớn thay vì dựa vào nguồn vốn trên thị trường liên NH. Đây
cũng chính là khác biệt trong chính sách giữa NHNg và NHTM trong nước
nói chung.
Nhiều năm trở lại đây VPBANK đã tập trung huy động nguồn vốn dân
cư , nguồn vốn dài hạn ,
Định hướng tín dụng:
Thứ nhất: có chính sách tín dụng nhằm đạt được mục tiêu cân bằng
giữa tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo tăng trưởng và phát
triển bền vững theo thông lệ quốc tế. Xây dựng chính sách khách hàng để
có sự phân hoá rõ rệt giữa các nhóm khách hàng theo các tiêu chí: lịch sử
quan hệ, khách hàng chiến lược, mức độ an toàn vốn vay… để có các ưu đã
SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0563
riêng phù hợp về lãi suất, phí, chính sách chăm sóc. Tránh tình trạng cào
bằng, áp dụng một chính sách tín dụng chung cho các loại hình doanh
nghiệp với quy mô hoạt động, mức độ hiệu quả, mục đích sử dụng vốn
khác nhau.
Mặt khác, áp dụng chính sách lãi vay linh hoạt vào kỳ hạn, loại tiền, dự
án vay vốn, khách hàng. Hoạt động quản lý tín dụng đảm bảo các tỷ lệ an
toàn vốn, cơ cấu tín dụng phù hợp chiến lược khách hàng, ngành hàng,
chính sách quản lý rủi ro, cơ cấu nguồn vốn, đảm bảo mức tăng trưởng tín
dụng phù hợp với năng lực, quản lý, điều hành và trình độ nghiệp vụ của
cán bộ tín dụng.
Thứ hai: xây dựng danh mục tín dụng phù hợp từng thời kỳ
Một danh mục tín dụng không hợp lý, thiếu đa dạng, khi xảy ra bất
trắc gây những tổn thất nghiêm trọng cho NH. Danh mục tín dụng phải đảm
bảo các yếu tố:
- Đa dạng hoá được ngành nghề, khách hàng vay, yếu tố địa lý và loại
hình cho vay.
- Phù hợp tình hình kinh tế vĩ mô và điều kiện, xu hướng phát triển
của thị trường hoạt động.
- Phù hợp quy mô, năng lực và khả năng kiểm soát rủi ro của bản thân
NH.
- Phù hợp định hướng phát triển và lợi thế so sánh của NH
Vpbank hiện nay đã xây dựng được danh mục tín dụng hoàn chỉnh.
Căn cứ tình hình phát triển của địa bàn khu vực Hà Nội và điều kiện hiện có
của VPBANK , danh mục đề nghị:
- Xác định đối tượng DN vừa và nhỏ là khách hàng chủ đạo:
• DN phải có tài sản thế chấp đảm bảo món vay
SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0564
• DN có tình hình tài chính lành mạnh, ưu tiên DN có đầu tư công
nghệ quản lý, chủ DN có trình độ học vấn, chuyên môn cao.
• Chú trọng DN có kinh doanh hàng xuất nhập khẩu và các DN
có chu trình đầu tư khép kín từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu để
phục vụ trở lại sản xuất
• Cân đối tỷ lệ vốn cố định hàng năm dành cho đầu tư khách
hàng DN vừa và nhỏ trên cơ sở chiến lược và mục tiêu chung hàng năm.
- Tập trung loại hình tín dụng ngắn hạn, bổ sung vốn lưu động.
- Công bố danh mục ngành nghề, lĩnh vực cho vay theo hướng phân
bố rủi ro tín dụng, phù hợp mục tiêu phát triển của khu vực Hà Nội
• Thận trọng với cho vay đầu tư kinh doanh
• Không nhận cho vay đầu tư chứng khoán và thế chấp bằng chứng
khoán
- Chú trọng đầu tư các ngành trọng điểm của Hà Nội và phù hợp
loại hình DN vừa và nhỏ : Thương mại; Dịch vụ: dịch vụ vận tải, kho bãi,
viễn thông, tư vấn, khoa học, công nghệ, du lịch, y tế, giáo dục đào tạo;
Công nghiệp: điện tử - công nghệ thông tin, hoá chất, dệt may, da giày, đặc
biệt là ngành sản xuất hàng xuất khẩu; Nông nghiệp: sản xuất giống cây,
con chất lượng cao, sản xuất kinh doanh và xuất khẩu các sản phẩm có
giá trị cao.
Thứ ba: Xây dựng mô hình chuyên nghiệp, chuyên sâu phục vụ
doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Tổ chức mô hình theo hướng chuyên môn hoá với việc hình thành
hệ thống từ ban DNVVN tại trụ sở chính đến các phòng khách hàng
DNVVN tại các chi nhánh. Theo đó, ban DNVVN thực hiện chức năng
đầu mối nghiên cứu chính sách, tổ chức thực hiện quy trình nghiệp vụ, kế
hoạch mục tiêu về vốn, sản phẩm cho DNVVN, các phòng DNVVN tại các
SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0565
chi nhánh là trạm tiếp thị, cung cấp sản phẩm trực tiếp đến cho khách hàng
DNVVN.
- Tập trung đào tạo chuyên sâu kiến thức về DNVVN từ kiến
thức đăng ký kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, chính sách hỗ trợ phát
triển, pháp luật, đến các kỹ năng tiếp cận, tác nghiệp cho vay, cung cấp sản
phẩm dịch vụ, xử lý rủi ro, nhằm tạo ra một đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp,
có trình độ phục vụ DNVVN.
- Chuẩn hoá về cơ chế, chính sách, quy trình thủ tục cho vay, cung
cấp dịch vụ cho khách hàng DNVVN: Chính sách khách hàng dựa trên
mục tiêu chiến lược phải nhất quán, rõ ràng, thể hiện quan điểm đầu tư,
chính sách lãi suất, phân cấp, đảm bảo tài sản, xử lý rủi ro đối với phân khúc
thị trường này. Chuẩn hoá quy trình, thủ tục thiết kế riêng cho loại hình
DNVVN, đảm bảo thống nhất, đơn giản, chặt chẽ, đủ các yếu tố pháp lý.
- Xây dựng chiến lược phát triển nhất quán đối với DNVVN
• Xác định thị trường chủ đạo là nông nghiệp nông thôn, đáp
ứng đủ cho khách hàng là DNVVN, kinh tế trang trại, làng nghề thủ công đủ
điều kiện vay vốn.
• Xây dựng và tổ chức thực hiện mục tiêu đầu tư cho
DNVVN trên các phương diện: nguồn vốn huy động, tỷ lệ đầu tư cho
DNVVN trên tổng dư nợ toàn hệ thống và trên từng địa bàn, khu vực.
• Tổ chức quản trị rủi ro thông qua hoàn thiện các quy trình
nghiệp vụ, xây dựng các hạn mức quản lý, các biện pháp phân tán rủi ro,
bảo đảm tài sản, tuân thủ và nhất quán trong thực hiện, các chế tài về tài
chính, hành chính.
• Xây dựng gói sản phẩm phù hợp: đặc thù hoạt động của DNVVN
là tính đa dạng về ngành nghề kinh doanh, và sự chênh lệch lớn về trình độ
quản lý. Vấn đề đặt ra là để có thể tiếp cận và phục vụ ngày càng nhiều,
SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0566
càng tốt đối với nhóm khách hàng này là phải xây dựng được một gói sản
phẩm phù hợp, đa dạng: cho vay, thấu chi, bao thanh toán, cho thuê tài
chính, góp vốn, đầu tư, bảo lãnh, các sản phẩm dịch vụ thanh toán, ngân
quỹ, tư vấn, bảo hiểm cũng sẽ được chia nhỏ với những chính sách phí dịch
vụ phù hợp.
• Chính sách ưu đãi DNVVN: lãi suất, chi phí dịch vụ, quyền mua
bán ngoại tệ, điều kiện vay vốn, thế chấp… theo hướng khách hàng xếp loại
A, quan hệ vay vốn
GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG DNVVN
Hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng DNVVN
Phương pháp nhận diện và phân loại rủi ro thống nhất:
Xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm liên quan đến các dấu hiệu của
khách hàng và thị trường. Để nhận biết và ước lượng tác động của những
dấu hiệu này, đòi hỏi cán bộ tín dụng có trình độ, nhạy bén và phải quan
tâm theo dõi sát tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng. Các yếu tố
cần lưu ý
Đề nghị gia hạn/ điều chỉnh kỳ hạn nợ nhiều lần với lý do không chính
đáng.
• Trễ hạn thanh toán lãi, thanh toán nợ gốc không đúng theo hợp
đồng.
• Đề nghị tăng thêm hạn mức/ vay thêm với lý do không chính
đáng hoặc bất chấp lãi suất.
• Ngành hàng hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc chính sách vĩ
mô của kinh tế nhà nước tác động bất lợi đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của khách hàng.
• Tài sản đảm bảo sụt giảm giá trị/ không đủ tiêu chuẩn
SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0567
• Cung cấp hoá đơn tài chính không đầy đủ, không có chứng minh
hợp lý việc sử dụng tiền vay.
• Trì hoãn hoặc cung cấp báo cáo tài chính có số liệu biến động bất
thường
• Cơ cấu ban lãnh đạo có nhiều thay đổi hoặc phát sinh mâu thuẫn.
• Khách hàng chờ đợi các khoản thu từ thu nhập bất thường/ huy
động khác chứ không phải nguồn thu từ hoạt động kinh doanh chính.
• Gặp khó khăn trong phát triển sản phẩm dịch vụ mới.
• Lảng tránh hoặc trì hoãn các đợt kiểm tra định kỳ hoặt đột xuất
của NH về tình hình sản xuất kinh doanh mà không có lý do chính đáng.
• Sử dụng nguồn vốn ngắn hạn đầu tư trung dài hạn hoặc có dấu
hiệu đầu tư vốn vào những lĩnh vực phát triển nóng (nhưng kinh doanh
chứng khoán, vàng, BĐS )
Có công tác dự báo diễn biến nền kinh tế, của từng ngành lĩnh vực tác
động đến NH, khách hàng vay vốn. Từ đó đưa ra định hướng, chính sách cụ
thể cho từng ngành, từng lĩnh vực, cấp hạn mức cụ thể để chủ động phòng
tránh rủi ro, tránh những phản ứng quá chậm, gây lúng túng trong công tác
quản trị.
Xây dựng phương pháp đánh giá rủi ro theo hướng sử dụng
công nghệ hiện đại
Nhiều NH trên thế giới đã vận dụng công nghệ, tự động hoá trong việc
phân loại tín dụng, ưu điểm là nhanh chóng, chi phí thấp, giảm rủi ro.
Điểm khác biệt là công nghệ quản trị rủi ro. Rủi ro phát sinh từ thiên vị cá
nhân được loại bỏ tối đa trong hệ thống xếp hạng tự động. Theo đó, khi
khách hàng cần sử dụng dịch vụ sẽ cung cấp thông tin theo mẫu định sẵn
cho NH, khi tiêu chí đánh giá được chọn lọc từ thông tin dữ liệu về khách
hàng trong quá khứ, chương trình phần mềm sẽ tự động phân loại khách
SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0568
hàng vào nhóm tín dụng phù hợp nhất, sau đó kết quả xếp hạng được trả lại
trực tiếp cho khách hàng, thường đi kèm là thông báo chấp nhận hay từ chối
cho vay, điều kiện hạn mức, lãi suất... sẽ rút ngắn thời gian, tăng độ tin cậy
và giúp NH tạo cảm giác thoả mãn cho khách hàng.
Cần khẩn trương xây dựng quy trình quản trị rủi ro theo mô hình mới,
như mô hình xếp loại 2 tầng là xếp loại khoản vay và người vay, từ đó đưa ra
kết quả mang tính toàn diện, và được kết luận bởi ý kiến chuyên gia.
Trong tầng xếp loại người vay cũng cần phải có quy trình xếp loại và
chấp điểm riêng cho phù hợp với đối tượng khách hàng DNVVN. Theo kinh
nghiệm cho vay đối với DNVVN, yếu tố quan trọng cần tập trung xem xét
là năng lực, thiện chí của chủ
DN hơn là các yếu tố tài chính. Từ đó đưa ra các báo cáo thẩm định
tín dụng có chất lượng hơn thay vì chỉ báo cáo định tính và dựa trên kinh
nghiệm như hiện nay. Một yếu tố quan trọng nữa là xây dựng khả năng phát
hiện và quản lý rủi ro không chỉ ngay tại thời điểm tạo một giao dịch, mà còn
ở cấp độ toàn danh mục đầu tư.
Quy trình chấm điểm tín dụng DN như sau:
Bước 1: Thu thập thông tin doanh nghiệp
Bước 2: Xác định ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của DN
Bước 3: Chấm điểm theo quy mô của DN
Bước 4: Chấm điểm các yếu tố phi tài chính Bước 5: Tổng hợp và xếp
hạng DN
Bước 6: Trình phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách
hàng.
Kỹ thuật quản trị rủi ro
SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0569
Tài sản đảm bảo: Hợp đồng thế chấp là cơ sở pháp lý quan trọng nhất.
Đây là nguồn trả nợ thứ hai nếu DN mất khả năng chi trả, do đó, phải xem
xét kỹ các yếu tố sau.
• Tình trạng pháp lý của tài sản.
• Phải có nguồn thông tin tham khảo rõ ràng về giá trị, yêu cầu
công ty thẩm định giá (nếu cần) để đảm bảo tính khách quan, chính xác.
• Xem xét các yếu tố về điều kiện an toàn (phòng cháy, chống
trộm cắp, điều kiện an toàn), có cần phải mua bảo hiểm hay không.
• Lợi thế thương mại, quy hoạch xây dựng, khả năng bán, thanh lý.
• Trong quá trình quan hệ tín dụng, kiểm tra thấy giá trị tài sản bị
sụt giảm, không đủ điều kiện đảm bảo món vay, NH phải thông báo để
khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo. Nếu không có tài sản đảm bảo, phải
có phương án rút dần vốn tín dụng để đảm bảo an toàn vốn cho NH.
• Đối với tài sản bảo lãnh, cần phải thông báo rõ về khoản vay,
tình trạng khoản vay cho bên bảo lãnh, xem xét mối quan hệ với DN (tránh
tình trạng người bảo lãnh không biết gì về khoản vay, dẫn đến khó khăn khi
xử lý tài sản đảm bảo).
Y Kiểm tra, giám sát sau khi cho vay: Chuẩn hoá quy định về kiểm
tra, giám sát sau khi cho vay để phát hiện sớm những bất ổn, thiếu sót, rủi
ro trong hoạt động NH và có hướng xử lý.
Căn cứ vào hạng xếp loại khách hàng, NH có quy định cụ thể từng mức
độ giám sát sau khi cho vay để đảm bảo an toàn tín dụng và hạn chế gây
phiền hà cho khách hàng. Các hình thức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các
nội dung: giá trị tài sản đảm bảo, tình hình sản xuất kinh doanh của DN.
Luôn coi trọng công tác kiểm tra, kiểm soát tại NH: Kiểm tra việc
thực hiện đúng quy trình, nghiệp vụ từ khi xét duyệt cho vay tới khi thu
hồi, xử lý nợ. Các chi nhánh còn tổ chức kiểm tra chéo hồ sơ theo định kỳ
SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0570
để đảm bảo tính khách quan về số liệu, học tập và kịp thời sửa chữa những
sai sót trong hồ sơ tín dụng. Định kỳ, tổ chức đánh giá lại mức độ rủi ro của
khoản vay và tài sản thế chấp.
Y Cho vay thêm: Nếu xét thấy DN gặp khó khăn hiện thời do thiếu
vốn kinh doanh, và thẩm định thấy phương án kinh doanh khả thi, thì NH
có thể xét cấp thêm hạn mức, bổ sung vốn kinh doanh. Tuy nhiên, nhân
viên tín dụng phải nắm rõ mục đích vay thêm, tránh tình trạng cho vay đảo
nợ hoặc che giấu nợ xấu.
Y Hoàn thiện kỹ thuật, quy trình thu hồi nợ có vấn đề:
Hiện tại tuy VPBANK có quy trình thu hồi nợ ban hành theo sổ tay tín
dụng, nhưng việc thực hiện thường không theo quy trình nhất định. Một
phần tâm lý người Việt thường ngại va chạm với luật pháp (các hình thức
kiện ra toà án), trừ trường hợp không còn cách giải quyết nào khác, bên cạnh
đó còn do quy trình khởi kiện mất nhiều thời gian, công sức và cả các chi
phí chìm. Do đó, trước nay các khoản nợ có vấn đề thường được xử lý theo
hướng thoả thuận, để bên thế chấp/bảo lãnh bán tài sản thanh toán cho NH,
cũng mất nhiều thời gian, làm phát sinh chi phí lãi quá hạn khá lớn. Về lâu về
dài, khi số lượng khoản vay tăng lên, thì cần triển khai một quy trình xử lý,
thu hồi nợ rõ ràng, và cần phải tuân thủ chặt chẽ.
Các yếu tố cần quan tâm:
Khi phát sinh nợ có vấn đề, nợ quá hạn, NH cần tìm hiểu nguyên nhân
rõ ràng. Nếu do vấn đề khó khăn thanh khoản tạm thời, có khả năng tiếp
tục sản xuất kinh doanh, và đảm bảo thanh toán cho NH thì có thể tiến hành
gia hạn, cơ cấu nợ, thậm chí cho hêm để cùng khắc phục với khách hàng.
Nếu khách hàng làm ăn thua lỗ, không có khả năng trả nợ thì phải quản
lý chặt chẽ khoản vay. NH mau chóng xem xét lại tình trạng pháp lý của tài
sản, định giá theo giá trị thị trường hiện tại. Gia hạn cho khách hàng một thời
SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0571
gian ngắn (1- 2 tháng) để tự tìm người mua tài sản. Nếu không được, NH sẽ
tiến hành phát mại xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Trường hợp nếu
không thu đủ số nợ sau khi đã phát mại tài sản và khách hàng không có khả
năng trả nợ thì NH có thể yêu cầu tuyên bố DN phá sản.
Đối với cho vay không có tài sản đảm bảo, thì ngay trong hợp đồng ban
đầu đã ràng buộc rõ các khoản thu chi phải tiến hành qua NH, nếu không
thanh toán được thì NH có quyền phong toả và thu hồi từ các nguồn thu này.
Khởi kiện ra toà: đây là bước cuối cùng trong quy trình thu hồi nợ.
Cần thành lập riêng một ban thu hồi nợ, cũng như có nhân viên chuyên ngành
luật phụ trách mảng khởi kiện để thực hiện theo đúng luật, bổ sung hồ sơ đầy
đủ trước khi khởi kiện.
Tài trợ nợ: cần nghiên cứu triển khai các kỹ thuật tài trợ rủi ro như các
công cụ phái sinh tín dụng
Áp dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa hiệu quả hơn rủi ro
tín dụng: chứng khoán hoá các khoản cho vay, hợp đồng trao đổi tín dụng
(Credit swap), hợp đồng quyền lựa chọn tín dụng, trái phiếu ràng buộc...
Áp dụng hình thức hối phiếu có đảm bảo bằng bđs (chứng khoán hoá tín
dụng): nhằm tạo thanh khoản cho NH khi nhận thế chấp BĐS . Vn: khi người
chủ sử hữu BĐS thế chấp BĐS tại NH, thì NH sẽ phát hành một hối phiếu
ghi rõ số nợ, thời gian trả nợ, trị giá BĐS thế chấp... và người thế chấp sẽ
chuẩn nhận hối phiếu đó. Hối phiếu có giá trị để đòi nợ khi đáo hạn và NH
có thể chiết khấu và giao dịch trên thị trường tiền tệ. Đây là loại hối phiếu
được đảm bảo bằng BĐS , nên tính rủi ro thấp và sẽ trở thành một công cụ
của thị trường tiền tệ. Đây cũng là cách khai thông thị trường BĐS với thị
trường vốn.
Báo cáo
SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0572
Các tổ chức tín dụng cần triển khai, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế
độ báo cáo thống kê, báo cáo thông tin tín dụng theo quy định hiện hành
về NH Nhà nước, nhằm đảm bảo các thông tín dụng của các khách hàng
được cập nhật thường xuyên, liên tục, đảm bảo khai thác hiệu quả. Từ đó,
tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng trong việc cấp tín dụng các
khách hàng, đặc biệt là các DNNVV. Cần xây dựng chế độ thông tin báo
cáo liên tục, chính xác giữa các bộ phận trong NH, từ cấp nhân viên đến
lãnh đạo để đánh giá hiệu quả các biện pháp quản trị rủi ro đang áp dụng, từ
đó có biện pháp điều chỉnh nếu cần thiết.
Chuyển đổi mô hình quản trị rủi ro tín dụng:
Cải cách bộ máy tín dụng hoạt động theo thông lệ quốc tế về quản trị
rủi ro tín dụng. Tách các chức năng tiếp thị, quan hệ khách hàng, thẩm định
rủi ro độc lập, quyết định tín dụng và quản lý nợ cùng với việc phân định rõ
trách nhiệm, quyền hạn, đảm bảo tính độc lập, khách quan. Thực hiện sự
giám sát và kiểm soát chặt chẽ, thường xuyên của cán bộ các cấp liên quan
tới cấp tín dụng và bộ phận kiểm tra và giám sát tín dụng độc lập
Do mô hình tổ chức của VPBANK Thăng Long bao gồm các Chi
nhánh và các Phòng Giao dịch trực thuộc. Nên xây dựng mô hình quản trị
rủi ro theo hướng bộ phận chuyên trách, tách bạch bộ máy quản trị rủi ro
độc lập với kinh doanh. Đồng thời chuyển đổi mô hình quản lý theo chiều
dọc, trong đó, các hoạt động quản trị rủi ro tín dụng được quản lý tập trung
tại hội sở chính, các phòng giao dịch làm chức năng bán hàng và theo dõi
khoản vay. Mô hình như sau:
SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0573
Bộ phận quan hệ khách hàng (marketing) Chức năng tìm kiếm tiếp xúc
khởi tạo quan hệ tín dụng với khách hàng. Phòng này thuộc Phòng Giao
dịch, hoặc thuộc chi nhánh. Sau khi xem xét hồ sơ đầy đủ, theo đúng quy
định, chuyển hồ sơ sang cho bộ phận thẩm định tín dụng trực thuộc hội sở.
Bộ phận quản trị rủi ro tín dụng: thẩm định tín dụng độc lập, giám
sát quá trình thực hiện các quyết định của bộ phận quan hệ khách hàng.
Đồng thời, giám sát quá trình vay vốn, trả nợ của khách hàng, tạo ra được
quá trình kiểm tra liên tục sau khi cho vay. Sau khi xem xét các điều kiện của
khách hàng vay, sẽ có trả lời về việc đồng ý hay không đối với khoản vay.
Bộ phận tác nghiệp: chức năng lưu trữ hồ sơ, nhập máy tính, theo dõi
và quản lý khoản vay theo đúng các yêu cầu, điều kiện đã được xác lập từ
bộ phận quản trị rủi ro tín dụng. Đây có thể cùng là bộ phận quan hệ khách
hàng.
Nhóm các giải pháp liên quan
Hoàn thiện quy trình phân loại nợ
Phân loại nợ theo tiêu chí định tính thay vì định lượng (theo kỳ hạn nợ
đã được gia hạn, hoặc cơ cấu lại nợ) như hiện nay. Vì phân loại theo định
lượng là một trong những nguyên nhân làm cho NH chưa xác định được
Bộ phận quan hệ khách hàng
Phòng
kinh doanh
doANH
Bộ phận quản trị rủi ro tín dụng
Bộ phận tác nghiệp
SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0574
chính xác mức độ rủi ro hiện tại và rủi ro tiềm tàng, chưa phản ánh được chất
lượng tín dụng thực tế.
Theo điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN (QĐ 493), NH phải áp
dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (bằng phương pháp chấm điểm các
nhóm chỉ tiêu tài chính, phi tài chính, kết hợp phương pháp chuyên gia và
phương pháp thống kê để xếp hạng khách hàng). Theo đó, NH có kết quả
khá chính xác chất lượng tín dụng, từ đó có các biện pháp, giải pháp kiểm
soát và xử lý nợ xấu.
• Nhóm 1(Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ
chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng
hạn.
• Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín
dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu
hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.
• Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ
chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến
hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn
thất một phần nợ gốc và lãi.
• Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín
dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao.
• Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được
tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn
Hiện nay NHNo chưa xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng nội
bộ hoàn chỉnh, có cở sở lý luận vững chắc, hỗ trợ hiệu quả cho công tác
thẩm định, giám sát, phân loại nợ theo thông lệ quốc tế. Điểm khó khăn
ngoài công nghệ tốt, nhân lực trình độ cao, còn là kết quả nợ xấu sẽ cao
SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0575
hơn nhiều so với báo cáo hiện nay, ảnh hưởng không ít đến lợi nhuận và uy
tín của NH.
Nhân sự:
Yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành
bại của bất cứ một hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Đối với hoạt động tín
dụng thì yếu tố con người lại càng đóng một vai trò quan trọng, nó quyết
định đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ và hình ảnh của NHTM và
từ đó quyết định đến hiệu quả tín dụng của NH.
Cần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro tín dụng có kinh nghiệm,
kiến thức, khả năng nhanh nhạy trong xem xét, đánh giá các đề xuất tín
dụng. Hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ,
trình độ thẩm định đánh giá các doanh nghiệp và các dự án của doanh
nghiệp, chú trọng nghiệp vụ marketing, kỹ năng bán hàng, thương thảo hợp
đồng và văn hoá kinh doanh. Định kỳ, có những chương trình họp, học tập
kinh nghiệm, trao đổi thực tế giữa lãnh đạo và nhân viên để bổ sung thông
tin, kinh nghiệm.
Đặc biệt ở bộ phận quản trị rủi ro phải có một tiêu chuẩn rõ ràng về
trình độ, kinh nghiệm thực tế, thời gian trải qua công tác tại bộ phận quan
hệ khách hàng. Kiên quyết loại bỏ, thuyên chuyển sang bộ phận khác những
cán bộ yếu về tư cách đạo đức, thiếu trung thực, những cán bộ tín dụng thiếu
kiến thức chuyên môn nghiệp vụ.
Bên cạnh đó, có chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ và đề bạt thích
hợp với yêu cầu và trách nhiệm công việc,tổ chức các lớp học, tập huấn, đào
tạo và đào tạo lại. Bổ nhiệm các chức danh khách quan, đúng quy trình, lựa
chọn người đủ năng lực và phẩm chất. Đồng thời, có chính sách rõ ràng và
phân quyền cụ thể liên quan đến cho vay, thu nợ và xử lý nợ (Sổ tay tín
Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng
Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng
Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng
Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng
Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng
Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng
Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng
Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng
Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng

More Related Content

What's hot

Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước taVai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
Vy Vu Vơ
 
Kế hoạch thực tập học viện tài chính ngân hàng
Kế hoạch thực tập học viện tài chính ngân hàngKế hoạch thực tập học viện tài chính ngân hàng
Kế hoạch thực tập học viện tài chính ngân hàng
Dương Hà
 

What's hot (20)

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN >>TẢI MIỄN PHÍ...
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN >>TẢI MIỄN PHÍ...QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN >>TẢI MIỄN PHÍ...
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN >>TẢI MIỄN PHÍ...
 
Một số giải pháp hoàn thiện Marketing- Mix tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
Một số giải pháp hoàn thiện Marketing- Mix tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt NamMột số giải pháp hoàn thiện Marketing- Mix tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
Một số giải pháp hoàn thiện Marketing- Mix tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
 
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
 
Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động Marketing dịch vụ e-Banking tại Ngân...
Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động Marketing dịch vụ e-Banking tại Ngân...Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động Marketing dịch vụ e-Banking tại Ngân...
Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động Marketing dịch vụ e-Banking tại Ngân...
 
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
 
Phòng ngừa rủi ro tỷ giá
Phòng ngừa rủi ro tỷ giáPhòng ngừa rủi ro tỷ giá
Phòng ngừa rủi ro tỷ giá
 
Bài mẫu Khóa luận Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, HAY
Bài mẫu Khóa luận Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, HAYBài mẫu Khóa luận Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, HAY
Bài mẫu Khóa luận Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, HAY
 
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước taVai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
 
Luận án: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần V...
Luận án: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần V...Luận án: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần V...
Luận án: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần V...
 
Kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn
Kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng TMCP Sài GònKế toán nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn
Kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn
 
Sơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh Vượng
Sơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh VượngSơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh Vượng
Sơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh Vượng
 
Báo cáo thực tập ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng, 9 ĐIỂMBáo cáo thực tập ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty Điện máy Dương Vương, HAY
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty Điện máy Dương Vương, HAYĐề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty Điện máy Dương Vương, HAY
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty Điện máy Dương Vương, HAY
 
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAYLuận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
 
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá ...
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá ...Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá ...
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá ...
 
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
 
Kế hoạch thực tập học viện tài chính ngân hàng
Kế hoạch thực tập học viện tài chính ngân hàngKế hoạch thực tập học viện tài chính ngân hàng
Kế hoạch thực tập học viện tài chính ngân hàng
 
Đề tài: Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường Ngân hàng
Đề tài: Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường Ngân hàngĐề tài: Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường Ngân hàng
Đề tài: Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường Ngân hàng
 
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Agribank, 9đĐề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Agribank, 9đ
 
Luận văn:Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Luận văn:Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phầ...Luận văn:Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Luận văn:Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
 

Similar to Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng

Similar to Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng (20)

Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Sở Giao Dịch N...
Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay  Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Sở Giao Dịch N...Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay  Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Sở Giao Dịch N...
Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Sở Giao Dịch N...
 
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
 
Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng, , ĐIỂM 8
Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng, , ĐIỂM 8Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng, , ĐIỂM 8
Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng, , ĐIỂM 8
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tăng Cường Quản Lý Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Ph...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tăng Cường Quản Lý Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Ph...Khoá Luận Tốt Nghiệp Tăng Cường Quản Lý Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Ph...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tăng Cường Quản Lý Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Ph...
 
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tichTailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
 
Luận Văn Hiệu Quả Cho Vay Sản Xuất Kinh Doanh Đối Với Khách Hàng Cá Nhân Tại...
Luận Văn Hiệu Quả Cho Vay Sản Xuất Kinh Doanh Đối Với Khách Hàng Cá Nhân Tại...Luận Văn Hiệu Quả Cho Vay Sản Xuất Kinh Doanh Đối Với Khách Hàng Cá Nhân Tại...
Luận Văn Hiệu Quả Cho Vay Sản Xuất Kinh Doanh Đối Với Khách Hàng Cá Nhân Tại...
 
Luận văn: Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng cổ phần Bắc Á, 9đ
Luận văn: Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng cổ phần Bắc Á, 9đLuận văn: Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng cổ phần Bắc Á, 9đ
Luận văn: Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng cổ phần Bắc Á, 9đ
 
Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
 
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
 
Đề tài: Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại VPBank, HAY
Đề tài: Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại VPBank, HAYĐề tài: Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại VPBank, HAY
Đề tài: Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại VPBank, HAY
 
37. DO THI BICH TUYEN .doc
37. DO THI BICH TUYEN .doc37. DO THI BICH TUYEN .doc
37. DO THI BICH TUYEN .doc
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁ...
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải  Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải  Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...
 
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại SacombankGiải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
 
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại...
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại...Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại...
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại...
 
Đề tài hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng hay
Đề tài hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng hayĐề tài hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng hay
Đề tài hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng hay
 
Đề tài Tăng cường công tác huy động vốn tại quỹ tiết kiệm techcombank ngã sáu...
Đề tài Tăng cường công tác huy động vốn tại quỹ tiết kiệm techcombank ngã sáu...Đề tài Tăng cường công tác huy động vốn tại quỹ tiết kiệm techcombank ngã sáu...
Đề tài Tăng cường công tác huy động vốn tại quỹ tiết kiệm techcombank ngã sáu...
 
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...
 
Mở Rộng Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Tmcp Đại Chúng Việt Nam – Bình Đị...
Mở Rộng Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Tmcp Đại Chúng Việt Nam – Bình Đị...Mở Rộng Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Tmcp Đại Chúng Việt Nam – Bình Đị...
Mở Rộng Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Tmcp Đại Chúng Việt Nam – Bình Đị...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 

Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng

  • 1. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.051 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong chuyên đề tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả chuyên đề tốt nghiệp NGUYỄN BÁ DŨNG
  • 2. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.052 MỤC LỤC
  • 3. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.053 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VPBANK : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng NHNN : Ngân hàng Nhà nước RRTD: Rủi ro tín dụng TMCP Thương mại cổ phần DNVVN : Doanh nghiệp vừa và nhỏ
  • 4. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.054 DANH MỤC BẢNG BIỂU
  • 5. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.055 LỜI MỞ ĐẦU Thứ nhất: Hoạt động của NHTM Việt Nam nói chung và tại Hà nội nói riêng những năm qua phát triển mạnh mẽ, hỗ trợ đà phát triển kinh tế ấn tượng của Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế cũng chứng minh nền kinh tế vẫn bị tác động tiêu cực, thậm chí đi đến khủng hoảng nếu hệ thống NH hoạt động thiếu kiểm soát, không đánh giá đúng và đủ các dạng rủi ro tiềm ẩn Thứ hai: Đặc trưng của hệ thống NHTM Việt Nam là tỷ trọng thu nhập và rủi ro từ hoạt động tín dụng chiếm trên 70% trong tổng hoạt động của NH. Đặc biệt trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế phát triển nhanh chóng, hoạt động tín dụng gia tăng mạnh mẽ, thì rủi ro tín dụng càng phức tạp hơn về nguyên nhân, hình thức và phạm vi tác động. Do đó, để bảo đảm an toàn tài chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế thành công, NHTM phải có phương pháp quản trị tốt rủi ro tín dụng NH. Thứ ba: DNVVN tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng những năm qua phát triển năng động, mạnh mẽ cả về chất lẫn về lượng, đóng góp ngày càng to lớn cho nền kinh tế quốc dân. Đây là loại hình DN đang được nhà nước đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện phát triển. Với những đặc điểm riêng có về quy mô, cách thức hoạt động… phù hợp với khả năng quản lý và định hướng hoạt động của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng , nên DNVVN được tập trung đầu tư tín dụng và trở thành đối tượng khách hàng chủ đạo. Qua một thời gian thực tập và tìm hiểu tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Thăng Long , em thấy vấn để cho quản trị rủi ro là một vấn đề được nhiều người quan tâm: Các cơ quan Nhà nước, các nhà quản trị Ngân hàng, các nhà quản trị doanh nghiệp , doanh nghiệp … Nhận thấy
  • 6. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.056 việc nghiên cứu và tìm ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả của việc quản trị rủi ro tại ngân hàng có ý nghĩa thực tế rất lớn. Vì vậy, em đã lựa chọn đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngânhàng Việt Nam Thịnh Vượng –chi nhánh Thăng Long ” 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Trên cơ sở phân tích rủi ro tín dụng đối với DNVVN tại VPBANK chi nhánh Thăng Long , các tiêu chuẩn quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế, thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank chi nhánh Thăng Long . Từ đó đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả, tiến tới chuẩn mực quốc tế đối với công tác quản trị rủi ro tín dụng DNVVN tại VPBank . 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: . Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng trong cho vay DNVVN tại VPBank chi nhánh Thăng Long . . Phạm vi nghiên cứu: Các hoạt động kinh doanh, đặc biệt là công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với DNVVN Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Thăng Long trong 3 năm trở lại đây. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với phương pháp nghiên cứu thống kê, so sánh, phân tích…đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục đích đặt ra trong luận văn. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của luận văn được chia làm 03 chương như sau: Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN
  • 7. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.057 HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – CHI NHÁNH THĂNG LONG Chương 3: BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH VPBANK THĂNG LONG Em xin cảm ơn GS.TS. Đinh Xuân Hạng – Trưởng khoa Ngân hàng – Bảo hiểm và các anh chị làm việc tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Thăng Long đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
  • 8. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.058 CHƯƠNG 1: . NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 1 .1 . Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ. 1.1.1. Khái niệm Doanh nghiệp siêu nhỏ,nhỏ và vừa hay còn gọi thông dụng là doanh nghiệp vừa và nhỏ là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Theo tiêu chí củaNhóm Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 200 người và nguồn vốn 20 tỷ trở xuống, còn doanh nghiệp vừa có từ 200 đến 300 lao động nguồn vốn 20 đến 100 tỷ. Ở mỗi nước, người ta có tiêu chí riêng để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước mình. Ở Việt Nam, theo Điều 3, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ, quy định số lượng lao động trung bình hàng năm từ 10 người trở xuống được coi là doanh nghiệp siêu nhỏ, từ 10 đến dưới 200 người lao động được coi là Doanh nghiệp nhỏ và từ 200 đến 300 người lao động thì được coi là Doanh nghiệp vừa. 1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thứ nhất, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đa số trong tổng số doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Theo số liệu được Ủy ban châu Âu (EC) công bố 8/2014, hơn 20 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ ở châu Âu chiếm 99% tổng số doanh nghiệp. Theo báo cáo mới nhất vào tháng 1/2014 của Tradeup về tình hình tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Mỹ, nhóm doanh nghiệp này chiếm tới 99% tổng số doanh nghiệp, sử dụng trên 50% tổng số lao động xã hội, tạo công ăn việc làm cho 65% lượng lao động ở khu vực tư nhân. Tại Việt Nam, theo Viện Phát triển doanh nghiệp
  • 9. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.059 thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2011), Việt Nam có 543.963 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 97%, đóng góp hơn 40% GDP cả nước và sử dụng 51% tổng số lao động xã hội. Thứ hai, doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô vốn nhỏ, gặp khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn vốn chính thức, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Điều này là một cản trở không nhỏ trong việc triển khai, áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ mới vào hoạt động thương mại nói chung và xúc tiến thương mại trực tuyến nói riêng. Thứ ba, doanh nghiệp vừa và nhỏ chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các công ty, tập đoàn lớn và từ chính các doanh nghiệp với nhau. Trong quá trình hội nhập, các tập đoàn lớn thường có xu hướng vươn mình ra thế giới, thành lập các chi nhánh, công ty con ở các quốc gia có nhiều lợi thế, vì vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các quốc gia này phải tìm ra những phương thức, công cụ mới trong hoạt động kinh doanh. Thứ tư, với nguồn vốn nhỏ hẹp, các doanh nghiệp này thường tập trung vào các ngành hàng gần gũi với người tiêu dùng hơn là đầu tư vào các ngành công nghiệp nặng, sản xuất khai thác cần nhiều vốn. Ở Việt Nam, theo Cục xúc tiến thương mại (2012) trong cơ cấu ngành nghề, khoảng 43% doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, 24% trong lĩnh vực thương mại và phân phối, số còn lại hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và liên quan đến nông nghiệp. 1.1.3 Khả năng tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một là, tỷ lệ tiếp cận vay và vốn vay được còn thấp, nợ xấu tăng nhanh, tài sản đảm bảo vay khó khăn: Theo khảo sát mới đây của Viện Khoa học Quản trị DNNVV, chỉ có khoảng 32,38% số DN cho biết có khả năng tiếp cận và được vay vốn thường xuyên; 35,24% phản ánh là khó tiếp cận; số còn lại cho biết không thể tiếp
  • 10. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0510 cận. Kênh huy động vốn khác trên thị trường như phát hành cổ phiếu, trái phiếu hoặc tự huy động vốn thì phần lớn các DNNVV thường không có đủ điều kiện và uy tín. Tính đến hết tháng 5/2014, tỷ trọng dư nợ khu vực các DNNVV chỉ chiếm 25% tổng dư nợ toàn nền kinh tế; có khoảng 24,4% số các DNNVV được vay vốn tín dụng; gần 70% là vay ngắn hạn; gần 90% vay bằng nội tệ; tỷ lệ nợ xấu luôn xu hướng tăng (trên 5%). Trong khi đó tổng giá trị tài sản đảm bảo lại tăng bình quân 7% suốt 03 năm gần đây và tỷ trọng tài sản đảm bảo so tổng dư nợ tăng đáng kể. Điều này cho thấy mức độ tín nhiệm chung về tín dụng thấp và ràng buộc điều kiện tín dụng cao đối với khu vực này. Tuy vậy, cả về tốc độ, tỷ trọng tín dụng DNNVV cũng đã có dấu hiệu tăng nhẹ. Hai là, tỷ lệ tiếp cận và được bảo lãnh rất thấp, tỷ lệ rủi ro về bảo lãnh cao: Những năm gần đây, thực tế cho thấy tỷ lệ các DNNVV được bảo lãnh vay vốn từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) vẫn thấp cả về số lượng cũng như giá trị bảo lãnh. Tỷ lệ rủi ro bảo lãnh cao tới 26,96%. Tỷ lệ từ chối trả thay của VDB cũng khá cao 18,63%. DNNVV tiếp cận tín dụng của các NHTM thông qua bảo lãnh của VDB ngày càng hạn chế. Thậm chí 03 năm gần đây không có trường hợp DNNVV được bảo lãnh vay qua VDB. Ba là, tái cơ cấu nợ và hiệu ứng giảm lãi vay còn chậm: Theo Báo cáo của Thống đốc NHNN tại cuộc gặp Thủ tướng đối thoại DN ngày 28/04/2014, mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm tới 70% so tháng 11/2012, khi đó mức lãi suất cho vay từ 13% trở lên chỉ chiếm khoảng 16,5%; tương ứng trên 15% chiếm khoảng 5%, gần 80% đã giảm còn 9-12% (tùy kỳ hạn).
  • 11. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0511 Đến đầu tháng 10/2014, dư nợ các DNNVV có lãi suất trên 15% chiếm 4,5% tổng dư nợ của nền kinh tế (chiếm 18% tổng dư nợ khu vực các DNNVV); lãi suất từ 13% trở lên chiếm 12,9% ... Các lĩnh vực nông nghiệp, xuất khẩu, các DNNVV, công nghiệp hỗ trợ được vay lãi suất 7- 8%, sản xuất kinh doanh thông thường 9-10% (ngắn hạn) và 10,5-12%/năm (trung, dài hạn); đối tượng VIP chỉ 6-7%. Việc tiếp cận vay vốn đối với số DN chưa được tái cơ cấu, và/hoặc tái cơ cấu theo Thông tư 09 của NHNN là rất khó khăn, càng khó tiếp cận vay với mức lãi suất ưu đãi như kỳ vọng. Mặc dù cho đến nay NHNN Việt Nam vẫn có chủ trương định hướng giảm tiếp mặt bằng lãi suất thêm 1-1,5%, nhất là lãi suất cho vay trung, dài hạn nhưng phần lớn các DNNVV khó có tỷ suất lợi nhuận cao trên 10% để chịu nổi mặt bằng lãi suất hiện nay, tồn kho có giảm vẫn còn cao, tiêu thụ khó khăn, nhiều lĩnh vực, ngành hàng vẫn lỗ nặng nếu cứ tiếp tục kinh doanh. DN vẫn rất khó khăn khi tiếp cận vay mới vì phần lớn tài sản đảm bảo đã cạn kiệt, tổng tài sản có sinh lời và doanh thu sụt giảm, quy mô thu hẹp. 1.2 Rủi ro trong cho vay với doanh nghiệp vừa và nhỏ. NHỮNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG Rủi ro là những biến cố không mong đợi xảy ra, gây mất mát thiệt hại tài sản, thu nhập của NH trong quá trình hoạt động. Bao gồm các loại: Rủi ro lãi suất: Là rủi ro do sự biến động của lãi suất. Loại rủi ro này phát sinh trong quan hệ tín dụng, theo đó NH có những khoản đi vay hoặc cho vay theo lãi suất thả nổi. Rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng được hiểu một cách đơn giản nhất đó là rủi ro không thu hồi được nợ khi đến hạn. Xuất phát từ hoạt động tín dụng khi khách hàng vay vi phạm các điều kiện của hợp đồng tín dụng làm giảm hay mất giá trị của tài sản có. Rủi ro tín dụng phát sinh trong trường
  • 12. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0512 hợp NH không thu được đầy đủ cả gốc lẫn lãi của khoản vay, hoặc là việc thanh toán nợ gốc và lãi không đúng kỳ hạn. Rủi ro về ngoại hối: Rủi ro xuất phát từ thay đổi tỷ giá hối đoái giữa tiền bản địa và ngoại tệ, gắn liền với hoạt động kinh doanh ngoại tệ và sự biến động của tỷ giá. Rủi ro về thanh khoản: Xảy ra khi cung về tiền ít hơn cầu về tiền, liên quan đến khả năng chuyển các tài sản chính thành tiền một cách nhanh chóng mà không chịu thất thoát về giá cả. Nói cách khác rủi ro thanh khoản là rủi ro khi NH không đủ tiền đáp ứng các khoản phải trả khi đến hạn thanh toán, hoặc vì một biến cố nào đó mà khách hàng rút tiền ào ạt. Rủi ro từ hoạt động ngoại bảng: Là rủi ro xuất phát từ các hoạt động ngoại bảng, chủ yếu bao gồm các khoản cam kết, bảo lãnh và các tài sản, giấy tờ có giá… mà NH đang nắm giữ trong quá trình hoạt động. Rủi ro tác nghiệp: Được định nghĩa là rủi ro tổn thất xảy ra do nguyên nhân thiếu hoặc có nhưng không hiệu quả của quy trình nội bộ, con người hoặc hệ thống, hoặc xảy ra các sự kiện bên ngoài. Nói cách khác là loại rủi ro phát sinh do cơ chế vận hành của NH không thích hợp, không tuân thủ đúng các quy trình, quy định nội bộ, nhầm lẫn của con người, các hành động ngoại vi như lừa đảo, tin tặc, v.v. Rủi ro khác: Rủi ro khác liên quan đến các trường hợp bất khả kháng như: thiên tai, lụt lội, cháy, nổ, v.v…Để hạn chế rủi ro thì NH cho vay phân tán, mua bảo hiểm các khoản cho vay đầu tư lớn, tài sản cố định, cũng như vận động khách hàng mua bảo hiểm. 1.3 RỦI RO TÍN DỤNG 1.3.1 Khái niệm Tín dụng NH là quan hệ tín dụng giữa NH, tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế, cá nhân theo nguyên tắc hoàn trả. Việc hoàn trả nợ gốc trong tín
  • 13. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0513 dụng có nghĩa là việc thực hiện được giá trị hàng hoá trên thị trường, còn việc hoàn trả được lãi vay trong tín dụng là việc thực hiện được giá trị thặng dư trên thị trường. Do đó, có thể xem rủi ro tín dụng cũng là rủi ro kinh doanh nhưng được xem xét dưới góc độ NH. Rủi ro tín dụng trong hoạt động NH theo điều 2 của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động NH của TCTD ban hành theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN (gọi tắt là QĐ 493), là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động NH do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. Rủi ro tín dụng, theo khái niệm cơ bản nhất, là khả năng khách hàng nhận khoản vốn vay không thực hiện, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với NH, khách hàng không trả, không trả đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi cho NH, gây tổn thất cho NH. 1.3.2 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng Trong quan hệ tín dụng có hai đối tượng tham gia là NH cho vay và người đi vay, nhưng người đi vay sử dụng tiền vay trong một thời gian, không gian cụ thể, tuân theo sự chi phối của những điều kiện cụ thể nhất định mà ta gọi là môi trường kinh doanh, và đây là đối tượng thứ ba có mặt trong quan hệ tín dụng. Rủi ro tín dụng xuất phát từ môi trường kinh doanh gọi là rủi ro do nguyên nhân khách quan, rủi ro xuất phát từ người vay và NH gọi là rủi ro do nguyên nhân chủ quan. Nguyên nhân khách quan: Do môi trường kinh tế không ổn định - Sự biến động nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới: Nền kinh tế VN lệ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu quan trọng như sắt thép, xăng dầu, phân bón... cũng như các mặt hàng xuất khẩu chủ
  • 14. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0514 lực như dệt may, gia dày, nông sản hay bị ảnh hưởng bởi chính sách bảo hộ của các nước nhập khẩu (hạn ngạch, kiện bán phá giá, đánh thuế…). - Tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế làm tăng áp lực cạnh tranh đối với DN và NH. Do hạn chế về vốn, công nghệ, trình độ quản lý nên nhiều DN và NH không đủ sức tạo sản phẩm cạnh tranh, mất khách hàng tốt và dẫn đến thua lỗ, phá sản. - Phát triển kinh tế thiếu định hướng, quy hoạch, phân công, chuyên môn hóa lao động và điều tiết vĩ mô của nhà nước... dẫn đến việc phát triển tự phát của các ngành, DN và NH bị cuốn vào các hội chứng kinh tế. Do đó, khi thị trường bão hòa hoặc bắt đầu cân đối cung cầu thì diễn ra tình trạng thừa, gây khó khăn, thua lỗ cho các khoản đầu tư, cho vay của NH và DN. Do môi trường pháp lý chưa thuận lợi - Sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương: còn nhiều vướng mắc trong việc cưỡng chế thu hồi nợ. - Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN: Thanh tra tại chỗ vẫn là phương pháp chủ yếu và khả năng kiểm soát toàn bộ thị trường tiền tệ và giám sát rủi ro còn yếu. Thanh tra còn thụ động theo kiểu xử lý vụ việc đã phát sinh, ít khả năng ngăn chặn, phòng ngừa rủi ro và vi phạm. - Hệ thống thông tin quản lý còn bất cập: Việt Nam chưa có cơ chế công bố thông tin đầy đủ về DN và NH. CIC chưa phải là cơ quan định mức tín nhiệm DN một cách độc lập và hiệu quả, thông tin cung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhật. - Loại rủi ro này phát sinh do Chính phủ ban hành các chính sách thuế, chính sách XNK, chính sách cho vay chỉ định của Nhà nước, quy định về đất đai, nhà ở…
  • 15. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0515 Nguyên nhân khách quan khác: thiên tai hỏa hoạn, biến động của thị trường và quan hệ cung cầu... Nguyên nhân chủ quan: Từ phía doanh nghiệp đi vay: - Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay, tạo hồ sơ giả, hợp đồng mua bán vòng vo nhằm vay vốn NH. - Do quy mô kinh doanh, nguồn vốn nhỏ bé nên khó có khả năng tạo ra sản phẩm mang tính cạnh tranh cao. Khi mở rộng kinh doanh thì đa phần tập trung đầu tư tài sản vật chất chứ ít khi đầu tư đổi mới cung cách quản lý, bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng quy định, do đó dẫn đến việc không kiểm soát, quản lý được, làm phá sản các phương án kinh doanh có thể thành công trên thực tế. - Thiếu tuân thủ các chuẩn mực kế toán, không có thói quen ghi chép rõ ràng, đầy đủ các sổ sách kế toán làm NH cho vay khó đánh giá đúng tình hình tài chính của DN. Sổ sách kế toán DN cung cấp cho NH nhiều khi mang tính chất hình thức hơn là thực chất, nên các báo cáo thẩm định thiếu thực tế, đây là lý do các NH vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như một chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng. Từ phía NH cho vay: - Bố trí cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Trình độ nghiệp vụ kém, đánh giá không đúng tình hình tài chính, tài sản thế chấp, phương án kinh doanh của khách hàng. Thiếu đạo đức nghề nghiệp, dẫn đến làm trái qui trình tín dụng để mưu lợi cá nhân; thẩm định sơ sài, hồ sơ có vấn đề, thiếu kiểm tra kiểm soát, đánh giá giá trị tài sản thế chấp không đúng với giá trị thực tế. Mặt khác, phân định giữa quyền và trách nhiệm trong việc quyết định cấp tín dụng chưa rõ ràng, người quản lý
  • 16. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0516 không bị ràng buộc chặt chẽ về trách nhiệm của mình thì những khoản vay khó đòi còn tiếp tục phát sinh. - Chưa xây dựng được một chính sách tín dụng khoa học, phù hợp và một chiến lược phát triển rõ nét. Cho vay theo phong trào, không có chiến lược phát triển rõ nét, chính sách cho vay chưa đạt tầm chiến lược, không theo thế mạnh chuyên biệt của từng NH, chưa triệt để theo nguyên tắc thị trường (lợi nhuận và mức rủi ro có thể chấp nhận). Các NH bị cuốn theo các hội chứng kinh tế, theo phong trào, theo khẩu hiệu phát triển kinh tế, chạy theo chủ nghĩa thành tích. - Quy trình duyệt cấp tín dụng, chính sách, quy trình cho vay còn lỏng lẻo, chưa chú trọng đến phân tích khách hàng, lạm dụng tài sản thế chấp. Đối với cho vay DNVVN và cá nhân, quyết định cho vay của NH chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, chưa áp dụng công cụ chấm điểm tín dụng hiệu quả, thiếu các tiêu chuẩn rõ ràng, tính toán điều kiện và khả năng trả nợ hoặc phương pháp xem xét, phân tích còn hạn chế, chưa chính xác, quyết định cho vay thiếu căn cứ khoa học, không phản ánh tình hình khả năng sử dụng vốn. - Kiểm soát chưa chặt chẽ: Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay. Các NH thường tập trung nhiều vào công tác thẩm định trước khi cho vay mà lơi lỏng phần kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay. Theo dõi nợ là trách nhiệm quan trọng của cán bộ tín dụng nói riêng và NH nói chung, phần do tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng do hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh tại các DN quá lạc hậu, không cung cấp kịp thời, đầy đủ các thông tin mà NH yêu cầu. - Thiếu thông tin về khách hàng hay thiếu thông tin tín dụng tin cậy, kịp thời, chính xác để xem xét khi phân tích trước khi cấp tín dụng. Một phần do hạn chế kênh thu thập và phân tích thông tin hiệu quả. Sự hợp tác
  • 17. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0517 giữa các NHTM quá lỏng lẻo, vai trò của CIC chưa thực sự hiệu quả. Trong quản trị tài chính, khả năng trả nợ của một khách hàng là một con số cụ thể, có giới hạn tối đa của nó, nếu thiếu trao đổi thông tin, dẫn đến việc nhiều NH cùng cho vay một khách hàng đến mức vượt quá giới hạn tối đa này thì rủi ro chia đều cho tất cả chứ không chừa một NH nào. Tác động của rủi ro tín dụng Đối tượng kinh doanh của NH là tiền tệ - loại hàng hóa đặc biệt nhạy cảm với rủi ro; tính dễ lây lan rủi ro giữa các NHTM với nhau. Do đó, tác động của rủi ro tín dụng không chỉ liên quan đến bản thân một NH mà còn cả hệ thống và toàn bộ nền kinh tế quốc gia. Đối với ngân hàng: Khi gặp rủi ro tín dụng, NH không thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay, nhưng vẫn phải chi trả lãi và gốc tiền gửi khi đến hạn, dẫn đến NH mất cân đối trong việc thu chi, vòng quay vốn tín dụng giảm nên kinh doanh không hiệu quả. Thậm chí dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh khoản, làm mất lòng tin người gửi tiền, ảnh hưởng đến uy tín của NH. Đối với nền kinh tế: Khi một NH gặp khó khăn, dễ gây hoang mang lo sợ trong dân chúng, dẫn đến việc ồ ạt đến rút tiền ở các NH khác, làm cho toàn bộ hệ thống NH gặp khó khăn. NH khó khăn sẽ ảnh hưởng xấu đến tình hình sản suất kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, sự hoảng loạn của các NH ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế. Nó làm cho nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp tăng, xã hội mất ổn định. Ngoài ra, rủi ro tín dụng cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới vì ngày nay nền kinh tế mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực và thế giới, ví dụ điển hình là khủng hoảng tài chính Châu Á và khủng hoảng tín dụng ở Mỹ.
  • 18. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0518 Nói tóm lại, rủi ro tín dụng gây ra nhiều hậu quả ở những mức độ khác nhau: nhẹ nhất là NH bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi được lãi cho vay, nặng nhất khi NH không thu được vốn lãi, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến NH bị lỗ và mất vốn. Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phục được, NH sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống NH nói riêng. Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị NH phải hết sức thận trọng và có những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong cho vay. 1.3.3 Phương pháp phân tích rủi ro tín dụng • Phân tích phi tài chính: Mô hình chất lượng dựa trên yếu tố 6 C: Tư cách người vay (Character); Năng lực của người vay (Capacity); Thu nhập của người vay (Cashflows); Bảo đảm tiền vay (Collateral); Các điều kiện (Conditions); Kiểm soát (Control) Ngoài ra, còn có các mô hình đánh giá như 5P (dựa trên các yếu tố: Purpose, Payment, Protection, Pilicy, Pricing), hoặc nhóm đánh giá CAMPARI (dựa trên các yếu tố: Character, Ability, Magin, Purspose, Amount, Repayment, Insurance). Tuy tên gọi các tiêu chuẩn khác nhau, nhưng về bản chất, cách xem xét các yếu tố để cấp tín dụng thì cả 3 cách đánh giá trên đều tương đồng nhau. • Phân tích tài chính: Đối với khoản vay của DN, thì ngoài các yếu tố phi tài chính, NH còn sử dụng các chỉ tiêu tài chính để đánh giá khả năng trả nợ của DN. Đây là việc phân tích hiện trạng tài chính, khái quát khả năng quản trị vốn và các hoạt động kinh doanh qua số liệu trong các báo cáo tài chính của DN. Một số chỉ tiêu phân tích tài chính thường áp dụng + Nhóm chỉ tiêu thanh khoản
  • 19. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0519 + Nhóm chỉ tiêu hoạt động + Nhóm chỉ tiêu hiệu quả hoạt động + Nhóm chỉ tiêu nợ Tuỳ theo từng loại hình tín dụng mà NH quan tâm đến các chỉ số khác nhau: cho vay ngắn hạn thì lưu ý đến các chỉ số lưu động, chỉ số về nợ; cho vay dài hạn thì quan tâm đến chỉ số sinh lời, khả năng trả nợ. • Ngoài ra còn các công thức xác định mức độ rủi ro tín dụng: • Tỷ lệ nợ quá hạn: Tỷ lệ nợ quá hạn = Dư nợ quá hạn / Tổng dư nợ cho vay x 100% Nợ quá hạn hiện nay là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. • Tỷ lệ nợ xấu (nhóm nợ 3, 4, 5 theo QĐ 493) Tỷ lệ nợ xấu = Tổng nợ xấu / Tổng dư nợ cho vay x 100% • số rủi ro tín dụng Hệ số rủi ro tín dụng = Tổng dư nợ cha vay có chất lượng trung bình Tổng tài sản có x 100%
  • 20. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0520 • Tỷ lệ xóa nợ Tỷ lệ xóa nợ = Các khoản xóa nợ ròng/ Tổng dư nợ cho vay x 100% 1.3.4 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.3.4.1 kiểm soát rủi ro Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược và các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh, giảm thiểu rủi ro. Căn cứ vào mức độ rủi ro đã được tính toán, các hệ số an toàn tài chính, và khả năng chấp nhận rủi ro mà có những biện pháp phòng chống khác nhau nhằm giảm mức độ thiệt hại, có nhiều chọn lựa: - Không làm gì bằng cách chủ động hay thụ động chấp nhận rủi ro: với những khoản vay nhỏ thì chi phí cho việc phòng tránh đôi khi còn cao hơn việc chấp nhận mức thiệt hại. Hoặc với xác suất rủi ro quá cao, NH né tránh rủi ro bằng cách hạn chế hoặc từ chối cấp tín dụng. - Với những khoản vay còn lại, khi đó các công cụ phòng chống rủi ro đặc biệt hữu hiệu để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro cũng như tổn thất. Các biện pháp bao gồm: ngăn ngừa rủi ro, bán nợ, phân tán rủi ro, và quản lý rủi ro thông qua công cụ phái sinh. Tài trợ rủi ro: bao gồm bảo hiểm, xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, khởi kiện, trích dự phòng rủi ro để xử lý những món không thể thu hồi Để đảm bảo cho các biện pháp trên được tiến hành trơn tru và hiệu quả, thì NH cần tiến hành đồng thời các bước: - Căn cứ tình hình hiện tại cũng như dự báo của NH tình hình phát triển kinh tế, từ đó ban hành các chính sách, văn bản cụ thể, cũng như hoạch định được chiến lược rõ ràng.
  • 21. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0521 - Xác định các nguồn tài nguyên cần phải có để thực hiện được mục tiêu, bao gồm tài nguyên về con người, cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như vốn liếng tối thiểu ban đầu - Xây dựng một kế hoạch hành động nhằm bố trí các nguồn lao động, phân phối các nguồn tài chính, thiết kế và xây dựng chức năng cho bộ máy điều hành, ấn định các bước phát triển của NH … Qua đó, lãnh đạo lực lượng lao động sẵn có từng bước thực hiện các mục tiêu đề ra trong ngắn hạn và trong dài hạn - Có quy trình cấp tín dụng, kiểm tra kiểm soát nội bộ, bao gồm việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục cấp tín dụng (bao gồm cả nội dung tách bạch giữa trách nhiệm và phân cấp quyền hạn), hệ thống cảnh báo nội bộ hiệu quả, có kế hoạch phòng ngừa rủi ro… 1.3.4.2. Theo dõi, đánh giá và điều chỉnh phương pháp phòng chống Việc báo cáo kịp thời, theo đúng yêu cầu về rủi ro là công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác kiểm soát, quản trị rủi ro. Định kỳ và nội dung báo cáo được áp dụng thích hợp cho từng đối tượng nhận báo cáo. Chẳng hạn như báo cáo cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc thì chỉ tập trung vào phần đánh giá chung, tổng hợp rủi ro và chỉ nêu các rủi ro lớn nhất, các biện pháp, chiến lược. Báo cáo có kèm theo các biểu đồ, sơ đồ, bảng số liệu tổng hợp và sử dụng biểu tượng đèn giao thông với tín hiệu đèn đỏ, vàng, xanh thể hiện các cấp độ rủi ro. Định kỳ báo cáo có thể là tuần, tháng, quý. Báo cáo cho lãnh đạo bộ phận nghiệp vụ thì yêu cầu biểu bảng chi tiết hơn và thường chỉ tập trung vào một loại rủi ro. Định kỳ báo cáo hằng ngày và báo cáo tức thời.
  • 22. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0522 KẾT LUẬN: Chương I đã khái quát các dạng rủi ro trong hoạt động của NHTM, đặc biệt tập trung phân tích khái niệm, hình thức, nguyên nhân và tác động của rủi ro tín dụng. Hơn nữa, với đối tượng khách hàng xác định là DNVVN, chương I đã tập trung làm rõ khái niệm, đặc điểm, tình hình phát triển của loại hình doanh nghiệp này, đồng thời phân tích rõ quy trình rủi ro tín dụng theo các tiêu chuẩn quốc tế hiện hành (Basel II), kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng trên thế giới. Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, sang Chương II tôi sẽ trình bày cụ thể thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng
  • 23. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0523 CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – CHI NHÁNH THĂNG LONG TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH THĂNG LONG 1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (chi nhánh Thăng Long) Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBANK) được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0042/ NH - GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với tên gọi là “ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam”. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 9 năm 1993 theo Giấy phép thành lập số 1535/ QĐ - UB ngày 04 tháng 09 năm 1993. Trụ sở chính tại 72 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu phát triển, VPBank đã tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 70 tỷ VND theo quyết định số 193/ QĐ-NH5 ngày 12/ 9/ 1994 và tiếp tục tăng lên 174, 9 tỷ VND theo QĐ số 53/ QĐ-NH5 vào ngày 18/ 3/ 1996 của NHNN. Đến cuối năm 2004, VPBank nhận được quyết định số 689/ NHNN - HAN7 của Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho VPBank được nừng vốn điều lệ lên 198, 4 tỷ đồng. Trong quý I năm 2005, theo Công văn chấp thuận số 134/ NHNN- HAN7 ngày 25/02/2005, NHNN đó chấp thuận cho VPBank nừng vốn điều lệ lên 243, 7 tỷ đồng. Đến thánh 6/2015 VPBank được chấp thuận nâng vốn điều lệ lên hơn 8 nghìn tỷ đồng. Ngày 21/10/2005, theo công văn số Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép VPBank nâng Chi nhánh cấp II Thăng Long lên thành Chi nhánh cấp I Thăng Long.Chi nhánh Thăng Long được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu
  • 24. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0524 kinh doanh và canh tranh của thị trường, trực tiếp kinh doanh và chịu sự quản lý của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. 2. Chức năng và nội dung hoạt động của VPBank - CN Thăng Long - Thực hiện huy động và quản lý vốn ngắn hạn, trung và dài hạn thông qua các sản phẩm, dịch vụ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu, tiết kiệm…đối với các pháp nhân, cấ nhân trong nước và ngoài nước bằng tiền đồng VN và ngoại tệ theo quy định của NHNN và của VPBank. - Được phép vay/cho vay các Định chế tài chính trong nước khi được Tổng Giám Đốc chấp thuận. - Thực hiện và quản lý các nghiệp vụ mua bán và chiết khấu các chứng từ cú giá khi được Tổng Giám Đốc uỷ nhiệm và theo đúng quy định của NHNN và của VPBank. - Thực hiện và quản lý nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối, chuyển tiền nhanh, Thẻ thanh toán, Thẻ tín dụng. - Tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán tại Chi nhánh theo đúng chế độ của NN, của NHNN và của VPBank. - Tổ chức thực hiện công tác thanh toán trong Chi nhánh theo đúng chế độ của NHNN và quy định của VPBank. - Thực hiện nghiệp vụ kho quỹ, chấp hành tốt chế độ quản lý tiền tệ, kho quỹ của NHNN và bảo quản các chứng từ có giá, giấy tờ thế chấp, cầm cố…, bảo đảm kho quỹ an toàn tuyệt đối. Thực hiện nghiệp vụ thu chi tiền tệ (tiền mặt, ngân phiếu thanh toán, ngoại tệ) chính xác. Thực hiện các dịch vụ kho quỹ. - Quản lý an toàn tài sản bao gồm trụ sở, nhà đất, xe máy, thiết bị, phương tiện, dụng cụ làm việc…của Chi nhánh được Hội sở uỷ nhiệm quản lý theo đúng chế độ của NN và quy định của VPBank.
  • 25. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0525 - Phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân viên, quản lý tốt nhân sự, nâng cao uy tín phục vụ của VPBank. - Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê theo quy định của Nhà nước và của VPBank. - Thường xuyên nghiên cứu cải tiến nghiệp vụ, đề xuất các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phù hợp với địa bàn hoạt động, áp dụng các kỹ thuật tiên tiến vào quy trình nghiệp vụ và quản lý ngân hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng điều hành và phục vụ - Đẩy mạnh tiếp thị và phát triển khách hàng. 3. Cơ cấu tổ chức của VPBank – chi nhánh Thăng Long 4. Nhiệm vụ và nội dung hoạt động của các phòng ban a. Phòng Giao dịch – Kho quỹ: - Chào đón khách hàng, giới thiệu và bán chéo sản phẩm dịch vụ ngân hàng. - Giải đáp và hướng dẫn KH sử dụng các tiện ích về sản phẩm, dịch vụ NH. - Giải đáp các thắc mắc, yêu cầu của khách hàng về sản phẩm NH, về tài khoản của KH. Phòng giao dịch- kho quỹ Phòng tín dụng Phòng thẩm địnhtài sản đảm bảo Phòng hành chính- tổ chức Phòng kế toán Phòng thanh toán quốc tế và kiều hối Giám đốc
  • 26. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0526 - Thu thập thông tin về khách hàng, cập nhật thay đổi, bổ sung thông tin về KH. -Thực hiện mở các loại tài khoản KH (tiền gửi, tiết kiệm, tiền vay…) và thay đổi, bổ sung các thông tin về các tài khoản NH - Quản lý các loại tài khoản dùng trong giao dịch với KH - Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi như gửi tiền, rút tiền, chuyển tiền, uỷ nhiệm chi. uỷ nhiệm thu, phát hành séc, thanh tóan séc, bảo chi séc…, giữ hộ, thu chi hộ. - Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiết kiệm như gửi tiền, rút tiền, chi trả vốn, lãi. - Thực hiện việc giải ngân, thu vốn, thu lãi, hạch tóan chuyển nợ quá hạn, … trên tài khoản tiền vay. - Thực hiện thu, chi trên tài khoản ký quỹ, thanh tóan L/ C… - Thực hiện chi trả lệnh chuyển tiền, mua séc du lịch, thẻ tín dụng, thẻ thanh tóan… -Thực hiện thu đổi ngoại tệ mặt cho KH theo đúng các quy định về quản lý ngoại hối của NHNN và của VPBank. Đối với nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mặt, phòng ngân quỹ và kho quỹ làm thủ tục và trình cấp có thẩm quyền quyết định, Phòng Giao dịch thực hiện thu chi tiền, chuyển tiền. - Tính toán thu lãi, trả lãi, thu phí dịch vụ theo đề nghị của các Phòng có liên quan và đúng với quy định của VPBank. b. Phòng tín dụng: - Hướng dẫn, triển khai thực hiện các sản phẩm, dịch vụ thống nhất trong toàn chi nhánh; - Lập kế hoạch cho vay, thu nợ tín dụng của toàn chi nhánh; - Thực hiện nghiệp vụ phân tích món vay; - Thực hiện nghiệp vụ cho vay cá nhân;
  • 27. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0527 - Thực hiện giám sát, kiểm tra tín dụng cá nhân của Chi nhánh cấp dưới và Phòng Giao dịch trực thuộc; - Chỉ đạo, đôn đốc thu hồi nợ, xử lý nợ qua hạn đối với các khoản vay trong toàn Chi nhánh; - Đề xuất điều chỉnh các quy định vè hoạt động tín dụng cho phù hợp với thực tế trên địa bàn của Chi nhánh như: lãi suất, đối tượng vay, điều kiện vay, phương thức thanh toán nợ vay… - Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện các hình thức quảng cáo các sản phẩm và dịch vụ cho toàn chi nhánh. - Tổng hợp số liệu cho vay thu nợ, bảo lúnh, thường xuyên và định kỳ hàng thỏng đối chiếu với số liệu kế toán và với số liệu của KH. c. Phòng thẩm định tài sản đảm bảo: - Thực hiện việc thẩm định và đánh giá các tài sản TCCC; - Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của tài sản TCCC; - Thẩm định và chịu trách nhiệm về giá trị thẩm định tài sản TCCC đảm bảo cho koản vay - Lập bảng định giá tài sản phản hồi cho nơi yêu cầu trong thời gian quy định. - Quan hệ với cơ quan định giỏ chuyờn nghiệp bên ngoài để định giá các tài sản TCCC trong các trường hợp cần thiết theo quy định; - Xây dựng và hoàn thiện hệ thông chuẩn mực trong việc định giá tài sản TCCC phù hợp với tình hình thực tế và bảo đảm an toàn cho VPBank; - Xây dựng bản đồ phân hạng về sử dụng đất nhằm công khai hoá, hợp lý hoá việc thẩm định bất động sản. - Lập các hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản bảo đảm nợ vay và thực hiện việc công chứng;
  • 28. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0528 - Lập các văn bản thông báo việc thế chấp, cầm cố tài sản cho các cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật( Sở Địa chính- Nhà đất, Phòng Công chứng…); - Trực tiếp thực hiện hoặc đôn đốc khách hàng thực hiện việc mua bảo hiểm các tài sản TCCC trong suốt thời gian cấp tín dụng mà người thụ hưởng là VPBank; d. phòng thanh toán quốc tế và kiều hối - Thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ chuyên môn về bảo lãnh, thanh tóan quốc tế (L/C, nhờ thu, bảo lãnh ngân hàng, chuyển tiền điện, thanh tóan séc…); - Thực hiện và phát triển mạng lưới nghiệp vụ kiều hối, chuyển tiền nhanh trờn địa bàn; - Đình kỳ phân tích, tổng hợp tình hình thực hiện thanh toán quốc tế, kiều hối trong Chi nhánh; - Đề xuất và kiến nghị với Hội sở về việc cải tiến nghiệp vụ thanh toán quốc tế và kiều hối phù hợp với điều kiện trên địa bàn, - Lưu trữ cỏc hồ sơ thanh tóan quốc tế, kiều hối trong Chi nhánh; - Chịu trách nhiệm quản lý mạng SWIFT, Telex, Test key của Chi nhỏnh. - Giải quyết các vấn đề tranh chấp trong thanh toán quốc tế và kiều hối trên địa bàn. e. Phòng hành chính-tổ chức - Phối hợp với Văn phòng VPBank để thực hiện công tác tổ chức, quản lý và phát triển nguồn nhân lực. - Công tác văn thư, hành chính, lễ tân. - Quản lý, mua sắm tài sản, vật tư, trang thiết bị, phương tiện làm việc của toàn Chi nhỏnh;
  • 29. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0529 - Tổ chức thực hiện tốt công tác bảo vệ, phòng cháy chữa cháy cho toàn Chi nhỏnh. Phối hợp bộ phận kho quỹ bảo đảm an toàn kho quỹ trong toàn Chi nhỏnh. - Đảm bảo phương tiện di chuyển, vận chuyển tiền an toàn. f. Phòng kế toán - Chi trả lương và các khoản thu nhập cho cán bộ nhân viên hàng tháng - Thực hiện quản lý cỏc giao dịch nội bộ, lưu trữ chứng từ, lập và in báo cáo theo quy định của NHNN và của VPBank - Quản lý séc và giấy tờ có giá, các chứng từ gốc… của chi nhánh - Tổ chức quản lý và theo dõihạch toán kế toán tài sản cố định, công cụ lao động, chi tiêu nội bộ của chi nhánh, phối hợp với phòng Tổ chức – Hành chính lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng tài sản cố định... - Lập kế hoạch tài chính, báo cáo tài chính theo quy định hiện hành - Lập kế hoạch mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, kế hoạch chỉ tiêu nội bộ bảo đảm hoạt động kinh doanh của chi nhánh trình Giám đốc Chi nhánh quyết định. - Phối hợp với các phòng liên quan tham mưu cho Giám đốc về kế hoạch và thực hiện quỹ tiền lương, chi các quỹ theo quy định của Nhà nước và VPBank đồng thời phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh doanh của Chi nhánh. - Tính và trích nộp thuế, BHXH theo quy định, là đầu mối trong quan hệ với cơ quan thuế, tài chính. 5. Báo cáo về tình hình hoạt động của ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng-CN Thăng Long trong thời gian vừa qua (2013-2015) a. Hoạt động huy động vốn Trong khu vực dân cư, VPBank đã đưa ra những hình thức huy động mới như: “Tiết kiệm VND được bù trượt giá USD”, “Tiết kiệm rút gốc linh
  • 30. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0530 hoạt”, “ Tiết kiệm An Sinh”, “Tiết kiệm VND đảm bảo bằng USD”…Những sản phẩm này đó đáp ứng được như cầu của khách hàng nên kết quả huy động vốn đạt được khá cao. Mặt khác, trong khu vực liên ngân hàng VPBank tiếp tục duy trì quan hệ tốt với các Ngân hàng bạn để kinh doanh tiền tệ nên nguồn lợi tăng lên đáng kể trên thị trường này.Những sản phẩm tiện ích và đa dạng đã làm cho số lượng vốn huy động được của VP ngày càng tăng theo các năm . THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – CHI NHÁNH THĂNG LONG Bảng 2.1 : Tình hình huy động vốn qua các năm Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Tổng vốn huy động 4,317,882 4,789,341 5,741,308 Tiền gửi tiết kiệm 4,215,347 4,672,865 5,620,460 Tiền gửi thanh toán 102,535 116,476 120,848 2.1 CƠ CẤU VỐN THEO CÁC NĂM Diễn biến tăng trưởng nguồn vốn theo các năm khá tốt từ năm 2013 - 2015 mức tăng đều đặn từ năm 2013 đến 2014 tăng gần 11% , từ năm 2014 đến 2015 mức tăng là gần 20 % . trong đó bao gồm 2 loại vốn là tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán Tiền gửi tiết kiệm tăng từ năm 2013 -2015 , cụ thể từ năm 2013 đến 2014 mức tăng gần 11% , từ năm 2014 đến 2015 mức tăng là gần 20% . đây là nguồn vốn mang tính chất dài hạn mà ngân hàng có thể khai thác cho các hoạt động của mình , lượng tăng đảm bảo qua các năm . Lượng tăng lên của tiền gửi tiết kiệm chứng minh vị thế của chi nhánh Thăng long và cùng với đó
  • 31. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0531 là sự đánh giá cao của khách hàng với chi nhánh. Sự bán vốn qua lại giữa hội sở và chi nhánh nếu tiền gửi tiết kiệm tăng lên nên sẽ tạo ra một lượng doanh thu lớn cho chi nhánh Tiền gửi thanh toán trong tổng cơ cấu nguốn vốn chiếm tỉ trong nhỏ , lượng tăng từ năm 2013 đến năm 2014 là gần 13,7 % , năm 2014 đến 2015 là gần 4 % mức tăng có xu hướng giảm song tổng nguồn vốn tiền gửi thanh toán vẫn tăng lượng tiền gửi thanh toán phản ánh uy tín và các dịch vụ thanh toán của chi nhánh khá tốt trong mắt khách hàng , các dịch vụ thanh toán đa dạng , thời gian thanh toán nhanh . b.Tình hình cho vay của Vpbank chi nhánh Thăng Long Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng dư nợ cho vay 820,852 980,675 1,120,245 Dư nợ ngắn hạn 570,547 558,405 668,657 Dư nợ dài hạn 250,305 422,270 431,588 ( Theo báo cáo tài chính của ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng –chi nhánh Thăng Long ) Trong đó cho vay dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm hơn 40% được mô tả qua bảng sau Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Dư nợ cho vay 300,005 386,34 506,73 Dư nợ ngắn hạn 210,87 245,76 321,65 Dư nợ dài hạn 89,135 140,58 185,08 Đơn vị : Tỷ đồng
  • 32. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0532 Luôn hướng tới phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ VPBANK chi nhánh Thăng Long luôn có các sản phẩm tốt , tiện ích đối với phân khúc khách hàng này vì vậy dư nợ cho vay tăng mạnh theo các năm đặc biệt là vào những năm gần đây từ năm 2013 đến 2014 là 28,78% ( trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 16,55% và dư nợ dài hạn tăng 12,23%) . Từ năm 2014 đến năm 2015 mức tăng là 31,16% ( trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 29,88% và dư nợ dài hạn tăng là 1,28% ) Sự tăng nhanh của dư nợ trong 3 năm gần đây có sự đóng góp rất lớn của các bộ quản lý cũng như việc nâng cấp cơ sở hạ tầng , rút gọn dần các thủ tục trong 2 năm mức dư nợ cho vay chạm mốc hơn 500 tỷ đồng ( trong đó dư nợ ngắn hạn đạt mốc 321,65 tỷ đồng và mức dư nợ dài hạn đạt 185,08 tỷ đồng ) Sự gia tăng này cũng kéo theo rất nhiều rủi ro tín dụng đi kèm , cần có một cơ chế quản lý thật tốt Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng cho vay DN vừa và nhỏ theo ngành kinh tế năm 2015 • Nợ xấu: Nợ xấu của đối tượng khách hàng DN vừa và nhỏ vẫn duy trì dưới mức quy định 3% , nhưng vẫn ở mức cao Ngành khác, 8% Nôngnghiệp, 5% Công nghiệp Xây dựng 42% Thương mại dịch vụ 45% 0%
  • 33. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0533 Tỷ lệ nợ xấu của Vpbank chi nhánh Thăng Long qua các năm Năm 2015 Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng VPBank giảm xuống còn 2,17%, trong khi đầu năm là 2,54%. Nợ xấu là vấn đề lớn của nền kinh tế và ngành ngân hàng, đó không phải là vấn đề riêng của mỗi ngân hàng mà đó là do kinh tế khó khăn chung. Trước tình trạng đấy NHNN có nhiều giải pháp trong đó bán cho VAMC, việc bán nợ này không phải là chuyển nợ xấu mà là có thêm nguồn tiền để ngân hàng tái đầu tư. Nợ xấu của ngân hàng VPBank theo số liệu của kiểm toán chính thức là 2.000 tỷ, tổng nợ bán cho VAMC là 4.300 tỷ; trong đó đã thu nợ được 1.000 tỷ đồng. Công ty AMC của VPBank có 180 nhân viên có trình độ chuyên môn, trong năm 2014 đã thu được 1.170 tỷ đồng các khoản nợ lâu năm và còn nợ lãi treo 200 tỷ đồng Năm 2015 sẽ thu được hơn 2.000 tỷ đồng nợ xấu tiếp và nợ lãi treo 300 tỷ đồng và cũng trong năm nay nợ xấu (cả hạch toán và cấu trúc) giảm xuống khoảng 4.000 tỷ đồng. Hoạt động của ngân hàng sẽ không tránh được nợ xấu phát sinh và VPBank duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 3%.Trong đó xử lý trên 40% nợ tái cấu trúc, mục tiêu sẽ đưa tổng nợ xấu (nợ tái cấu trúc và nợ treo) sẽ ở mức dưới 5%. Tổng quỹ dự phòng rủi ro của VPBank hiện nay là 4.000 tỷ đồng và năm 2015 strích 1.500 tỷ đồng từ ngân hàng và từ 1.000 tỷ đồng từ công ty tài chính. Tổng dự phòng của VPBank sẽ tăng lên khoảng 65% so với mức hiện tại là 52%. Đi theo vòng quay chung vủa toàn hệ thống VPBank chi nhánh Thăng Long tỉ lệ nợ xấu cũng giảm
  • 34. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0534 Năm Tỷ lệ nợ xấu (%) 2013 2,62 2014 2.45 2015 2,2 Tỉ lệ nợ xấu giảm chứng tỏ Vpbank đã có hệ thống AMC hoạt động khá hiệu quả tách biệt các khâu . Từ đó nâng cao công tác thẩm đinh cho vay ,giảm nợ xấu Nguyên nhân của nợ xấu Thứ nhất: Lãi suất huy động tăng mạnh, tương ứng NH phải tăng lãi suất cho vay để đảm bảo thu chi. Do đó, ảnh hưởng đến những dự án khách hàng đang triển khai, cũng như những dự án mới khó có thể đạt được tỷ suất lợi nhuận cao để đảm bảo trả lãi NH. Một hệ quả xấu khác là những DN hoạt động hiệu quả, với những dự án khả thi có thể tìm kiếm nguồn vốn từ những NHNNg, nơi có lãi suất cho vay tốt hơn. Những DN chấp nhận mức lãi suất cao có thể do không đủ uy tín, mức độ khả thi.. để tìm được nguồn huy động khác, thiếu hụt nguồn vốn nghiêm trọng phải vay bằng mọi giá. Thứ hai: tình hình kinh tế biến động bất lợi, giá cả nguyên vật liệu tăng nhanh, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Thứ ba: công tác quản trị và đo lường rủi ro của NH không tốt, đánh giá khá lạc quan về nền kinh tế cũng như phương án kinh doanh của khách hàng. Thứ tư: hai kênh đầu tư quan trọng là BĐS và chứng khoán mất tính thanh khoản. Chủ DN vừa và nhỏ thường có xu hướng sử dụng tiền nhàn rỗi đầu tư vào nhưng thị trường sinh lời nóng hoặc sử dụng chính pháp nhân và phương án kinh doanh của công ty đi vay để đầu tư với hy vọng kiếm lời nhanh. Khi thị trường BĐS và chứng khoán biến động bất lợi thì
  • 35. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0535 Kiểm tra, giám sát tín dụng độc lập của chi nhánh (thuộc phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ) Định kỳ hay đột xuất có tiến hành kiểm tra hồ sơ tín dụng, thực tế DNPhòng (tổ) tín dụng những khoản đầu tư này thua lỗ nghiêm trọng, đồng thời ảnh hưởng đến luồng tiền, khả năng thanh khoản của DN. Công tác quản trị rủi ro tín dụng DN vừa và nhỏ tại ngân hàng việt nam Thịnh Vượng chi nhánh Thăng long Chính sách tín dụng: Một chính sách tín dụng được quy hoạch tốt phù hợp quy luật khách quan là điều kiện tiên quyết để quản trị tốt rủi ro tín dụng của NH. Chính sách tín dụng phải thể hiện quan điểm và chiến lược của NH, trên cơ sở quy chế cho vay của NH nhà nước là kim chỉ nam cho hoạt động của tất cả nhân viên, lãnh đạo trong từng thời kỳ. Trong giai đoạn hiện nay, chính sách tín dụng càng đặc biệt quan trọng bởi các NH phải thích ứng với sự phức tạp về môi trường kinh doanh đầy mới mẻ, đối mặt với nhiều thách thức. Tại địa bàn Hà Nội , VPBANK chi nhánh Thăng Long cũng đã định hướng DN vừa và nhỏ là đối tượng khách hàng chủ lực, do hiện nay đang tập trung hướng đến phát triển NH bán lẻ. Vì thế trong các năm trở lại đây , VP có ban hành nhiều chính sách , nhiều sản phẩm ưu đãi và có cách tiếp cận dễ dàng cho đối tượng này . Về cơ cấu, mô hình quản trị rủi ro: Được bố trí theo hướng một phòng tín dụng quản lý, ra quyết định toàn bộ khoản vay. Mô hình quản lý tín dụng tại chi nhánh như sau: Giám đốc chi nhánh (Phòng Giao dịch)
  • 36. SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0557 Theo quy trình tín dụng hiện nay tại VP bắt đầu khi cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi CBTD tất toán, thanh lý hợp đồng tín dụng. Đối với khoản vay DN vừa và nhỏ thì thường giá trị trong mức phán quyết của chi nhánh, do đó thể tóm lược các bước: Bước 1: CBTD tiếp nhận hồ sơ, yêu cầu vay vốn của DN. CBTD có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay vốn, pháp lý, đảm bảo tiền vay và yêu cầu khách hàng bổ sung đầy đủ Bước 2: Sau khi đã nhận đủ hồ sơ, CBTD tiến hành thu thập, tổng hợp, xác minh thông tin để thẩm định phương án kinh doanh, phân tích năng lực khách hàng, tài sản đảm bảo và mức độ rủi ro khoản vay. Bước 3: Trình báo cáo thẩm định cho lãnh đạo tín dụng xét duyệt, có thể yêu cầu giải trình thêm, bổ sung hồ sơ, nhận được quyết định đồng ý hay từ chối cho vay để thông báo đến khách hàng. Bước 4: Nếu đồng ý cho vay thì NH và khách hàng tiến hành ký kết hồ sơ vay vốn, hợp đồng đảm bảo tiền vay. CBTD trực tiếp quản lý khoản vay sẽ giải ngân cho khách hàng theo hợp đồng đã ký kết và các giấy tờ chứng minh việc sử dụng tiền vay. Bước 5: CBTD tiến hành kiểm tra, giám sát khoản vay, thu hồi nợ gốc lãi, xử lý phát sinh. Bước 6: khi khách hàng trả hết nợ, CBTD tiến hành tất toán khoản vay và ra thông báo xuất ngoại bảng để trả hồ sơ đảm bảo cho khách hàng. Định kỳ hoặc đột xuất có đợt kiểm tra hồ sơ tín dụng và thực tế khách hàng của Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ trong ngân hàng. Bên cạnh đó, nếu món vay vượt mức phán quyết của Phòng Giao dịch thì một cán bộ tín dụng của Chi nhánh cấp trên đồng thẩm định. Quy trình cho vay cho thấy cơ cấu tổ chức không có sự độc lập giữa chức năng bán hàng, tác nghiệp và quản trị rủi ro trong mô hình tổ chức tín
  • 37. SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0558 dụng. Một CBTD hầu như quản lý khoản vay ở mọi khâu. Điều này mang đến lợi ích là tiện lợi cho khách hàng, đơn giản trong việc giải trình hồ sơ chỉ với một CBTD, giải quyết hồ sơ nhanh chóng. đối với NH, CBTD dễ nắm bắt và hiểu rõ hồ sơ, giám sát chặt chẽ khoản vay. Tuy nhiên, điểm bất lợi là quyết định cấp tín dụng có thể thiếu yếu tố khách quan, thiếu sự kiểm tra giám sát, thiếu cái nhìn vĩ mô đối với toàn bộ danh mục cho vay. Từ đó, có thể xảy ra những lựa chọn bất lợi do trình độ, đạo đức CBTD kém, thiếu thông tin giám sát thường xuyên, chủ quan trong đánh giá. Kết quả dễ nảy sinh nợ có vấn đề, ảnh hưởng chất lượng tín dụng NH. Quy trình quản trị rủi ro Qua xem xét, VP đã xây dựng được một quy trình quản trị rủi ro tín dụng chuyên nghiệp. Thể hiện chung ở các điểm sau: Thứ nhất: Đã có phương pháp nhận diện và phân loại rủi ro thống nhất cũng như phương pháp dự báo rủi ro hữu hiệu. Việc nhận diện rủi ro của hệ thống VP khu vực Hà Nội được thực hiện tập trung từ một đầu mối và do mỗi chi nhánh tự thống kê, đánh giá. Mỗi chi nhánh có cách thức nhận diện, phân loại rủi ro riêng, dựa vào kinh nghiệm, tình hình thực tế tại chi nhánh, nhưng phải theo một quy trình cụ thể Thứ hai: Công tác đo lường rủi ro đã hoàn thiện. Chưa đủ số liệu thống kê để đánh giá được mức tổn thất dự kiến đối với từng khoản vay, từng khách hàng cũng như chưa đánh giá được rủi ro danh mục. • Phân tích rủi ro tín dụng khách hàng • Đánh giá rủi ro tín dụng đối với khoản vay • Đánh giá rủi ro cấp độ danh mục đầu tư Thứ ba :Công tác kiểm soát, phòng ngừa, hạn chế rủi ro
  • 38. SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0559 a. Báo cáo kết quả kinh doanh của VP chi nhánh Thăng Long ( 3 năm gần nhất ) Chỉ tiêu 2013 2014 2015 1. Thu nhập hoạt động thuần 29,996 38,995 70,725 2. Thu nhập lãi thuần(3+7) 34,443 41,981 67,755 3. Thu lãi thuần từ tín dụng(4+6-5) 15,466 17,978 27,750 4. Thu lãi cho vay 48,217 55,450 99,810 ,5. Chi lãi DCV hợp đồng 32,751 37,472 72,060 6. Thu phí giải ngân từ chi nhánh - - - 7. Thu lãi thuần từ huy động(9-8) 18,977 24,003 40,005 8. Trả lãi tiền gửi 91,365 112,671 259,575 9. Thu lãi DCV hợp đồng 110,342 136,674 299,580 10. Thu thuần về kinh doanh dịch vụ(11-12) 1,59 0 1,930 2,940 11. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 1,850 2,269 3,615 12. Chi phí hoạt động dịch vụ 260 339 675 13. Tổng lợi nhuận trước thuế 16,939 21,420 35,700 14. Tổng lợi nhuân sau thuế 13,212 16,708 27,846 Qua bảng trên ta thấy thu nhập từ hoạt động kinh doanh thuần tăng mạnh từ năm 2013 đến năm 2014 tăng từ 29,996 lên 38,995 ưng với mức tăng là 30% . từ năm 2014 đến 2015 chứng kiến sự tăng vượt ,bậc từ 38,995 lên 70,725 ứng với mức tăng là 81,37% . ở đây nhìn chung tất cả các chỉ tiêu đều tăng mạnh thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng theo các năm từ 2013 đến 2014 mức tăng là 22,64% . từ 2014 đến 2015 mức tăng là 57,44 % Từ đó làm lợi nhuận sau thuế của ngân hàng Việt nam Thịnh Vượng chi nhánh Thăng Long cũng tăng mạnh qua các năm từ 2013 đến 2014 tăng từ
  • 39. SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0560 13,212 lên 16,708 tương ứng với 26,46%, từ 2014 đến 2015 tăng từ 16,708 lên 27,846 tương ứng mức tăng 66,66% Việc tăng mạnh của lợi nhuận sau thuế qua các năm chứng tỏ mô hình mà VPBank chi nhánh Thăng Long đang theo đuổi đạt được hiệu quả rất cao , nhưng ở đó vẫn tiềm ẩn những nguy cơ về rủi ro cần phải xem xét và phòng tránh hiệu quả
  • 40. SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0561 CHƯƠNG 3:BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH VPBANK THĂNG LONG ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG NH phải hoạch định được chiến lược phát triển tín dụng tuỳ thuộc vào thị trường, điều kiện kinh tế vĩ mô, xu hướng phát triển của thị trường dịch vụ nói chung và thị trường vốn nói riêng, mục tiêu, khả năng, thế mạnh của NH. Từ đó xây dựng một chính sách tín dụng khoa học, phù hợp các quy luật kinh tế thị trường, quy trình cụ thể, chi tiết để hướng hoạt động NH nói chung và chính sách tín dụng nói riêng theo hướng tăng trưởng bền vững, phát huy lợi thế so sánh, hiệu quả, ít rủi ro. Định hướng chung. Thứ nhất: Có chính sách hướng về phát triển và tăng tỷ trọng dịch vụ, để tránh phụ thuộc quá nhiều vào nguồn thu tín dụng. Chính sách này vừa phù hợp điều kiện phát triển kinh tế năng động của Hà Nội vừa mang lại cho NH nhiều lợi ích: đang dạng hoá hoạt động theo hướng NH hiện đại, thu hút khách hàng doanh nghiệp, cung cấp dịch vụ trọn gói, đồng thời kiểm tra được hoạt động kinh doanh của khách hàng, tăng năng lực cạnh tranh. Một điểm mạnh của NH phát triển hoạt động dịch vụ là thu hút được nguồn vốn không kỳ hạn khá cao, từ đó giảm được chi phí vốn bình quân, lãi suất cho vay hợp lý, không bị sa vào các cuộc chạy đua lãi suất. Để đẩy mạnh hoạt động dịch vụ, VPBANK cần nghiên cứu và đưa ra nhiều sản phẩm cho khách hàng doanh nghiệp bên cạnh các hoạt động tín dụng truyền thống: dịch vụ tư vấn và quản lý đầu tư, NH điện tử, quản lý tài sản… để phát triển các mảng dịch vụ mới này, ngoài đầu tư công nghệ hiện đại, NH còn phải đầu tư vào con người. Đội ngũ nhân viên trình độ cao, có
  • 41. SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0562 khả năng sử dụng, tư vấn thành thạo chuyên nghiệp các sản phẩm dịch vụ mới cho khách hàng. Thứ hai: Có chính sách khách hàng hướng vào nguồn vốn thay vì chính sách mở rộng tín dụng để đảm bảo nguồn vốn phát triển bền vững, lãi suất hợp lý. Khi nền kinh tế phát triển nhanh, nhu cầu về vốn lớn và chưa có dấu hiệu bất ổn rõ rệt thì đa số các NHTM VN đều mở rộng tín dụng mạnh mẽ mà ít quan tâm đến nguồn vốn. Một phần do việc vay vốn dễ dàng và lãi suất thấp trên thị trường liên hàng, hoạt động tín dụng chiếm vai trò chủ đạo trong tổng hoạt động ngân hàng… Nhưng hiện nay, khi tình hình vốn khó khăn, khả năng thanh khoản của thị trường địa ốc và chứng khoán kém, chạy đua lãi suất giữa các NH làm các NH thấy rõ tầm quan trọng của chính sách khách hàng hướng vào nguồn vốn. Bài học kinh nghiệm của các NH nước ngoài là để có thanh khoản tốt và nguồn vốn bền vững thì chính sách phải hướng vào nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế, đặc biệt là các khách hàng có dòng lưu chuyển tiền lớn thay vì dựa vào nguồn vốn trên thị trường liên NH. Đây cũng chính là khác biệt trong chính sách giữa NHNg và NHTM trong nước nói chung. Nhiều năm trở lại đây VPBANK đã tập trung huy động nguồn vốn dân cư , nguồn vốn dài hạn , Định hướng tín dụng: Thứ nhất: có chính sách tín dụng nhằm đạt được mục tiêu cân bằng giữa tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo tăng trưởng và phát triển bền vững theo thông lệ quốc tế. Xây dựng chính sách khách hàng để có sự phân hoá rõ rệt giữa các nhóm khách hàng theo các tiêu chí: lịch sử quan hệ, khách hàng chiến lược, mức độ an toàn vốn vay… để có các ưu đã
  • 42. SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0563 riêng phù hợp về lãi suất, phí, chính sách chăm sóc. Tránh tình trạng cào bằng, áp dụng một chính sách tín dụng chung cho các loại hình doanh nghiệp với quy mô hoạt động, mức độ hiệu quả, mục đích sử dụng vốn khác nhau. Mặt khác, áp dụng chính sách lãi vay linh hoạt vào kỳ hạn, loại tiền, dự án vay vốn, khách hàng. Hoạt động quản lý tín dụng đảm bảo các tỷ lệ an toàn vốn, cơ cấu tín dụng phù hợp chiến lược khách hàng, ngành hàng, chính sách quản lý rủi ro, cơ cấu nguồn vốn, đảm bảo mức tăng trưởng tín dụng phù hợp với năng lực, quản lý, điều hành và trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng. Thứ hai: xây dựng danh mục tín dụng phù hợp từng thời kỳ Một danh mục tín dụng không hợp lý, thiếu đa dạng, khi xảy ra bất trắc gây những tổn thất nghiêm trọng cho NH. Danh mục tín dụng phải đảm bảo các yếu tố: - Đa dạng hoá được ngành nghề, khách hàng vay, yếu tố địa lý và loại hình cho vay. - Phù hợp tình hình kinh tế vĩ mô và điều kiện, xu hướng phát triển của thị trường hoạt động. - Phù hợp quy mô, năng lực và khả năng kiểm soát rủi ro của bản thân NH. - Phù hợp định hướng phát triển và lợi thế so sánh của NH Vpbank hiện nay đã xây dựng được danh mục tín dụng hoàn chỉnh. Căn cứ tình hình phát triển của địa bàn khu vực Hà Nội và điều kiện hiện có của VPBANK , danh mục đề nghị: - Xác định đối tượng DN vừa và nhỏ là khách hàng chủ đạo: • DN phải có tài sản thế chấp đảm bảo món vay
  • 43. SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0564 • DN có tình hình tài chính lành mạnh, ưu tiên DN có đầu tư công nghệ quản lý, chủ DN có trình độ học vấn, chuyên môn cao. • Chú trọng DN có kinh doanh hàng xuất nhập khẩu và các DN có chu trình đầu tư khép kín từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu để phục vụ trở lại sản xuất • Cân đối tỷ lệ vốn cố định hàng năm dành cho đầu tư khách hàng DN vừa và nhỏ trên cơ sở chiến lược và mục tiêu chung hàng năm. - Tập trung loại hình tín dụng ngắn hạn, bổ sung vốn lưu động. - Công bố danh mục ngành nghề, lĩnh vực cho vay theo hướng phân bố rủi ro tín dụng, phù hợp mục tiêu phát triển của khu vực Hà Nội • Thận trọng với cho vay đầu tư kinh doanh • Không nhận cho vay đầu tư chứng khoán và thế chấp bằng chứng khoán - Chú trọng đầu tư các ngành trọng điểm của Hà Nội và phù hợp loại hình DN vừa và nhỏ : Thương mại; Dịch vụ: dịch vụ vận tải, kho bãi, viễn thông, tư vấn, khoa học, công nghệ, du lịch, y tế, giáo dục đào tạo; Công nghiệp: điện tử - công nghệ thông tin, hoá chất, dệt may, da giày, đặc biệt là ngành sản xuất hàng xuất khẩu; Nông nghiệp: sản xuất giống cây, con chất lượng cao, sản xuất kinh doanh và xuất khẩu các sản phẩm có giá trị cao. Thứ ba: Xây dựng mô hình chuyên nghiệp, chuyên sâu phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ - Tổ chức mô hình theo hướng chuyên môn hoá với việc hình thành hệ thống từ ban DNVVN tại trụ sở chính đến các phòng khách hàng DNVVN tại các chi nhánh. Theo đó, ban DNVVN thực hiện chức năng đầu mối nghiên cứu chính sách, tổ chức thực hiện quy trình nghiệp vụ, kế hoạch mục tiêu về vốn, sản phẩm cho DNVVN, các phòng DNVVN tại các
  • 44. SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0565 chi nhánh là trạm tiếp thị, cung cấp sản phẩm trực tiếp đến cho khách hàng DNVVN. - Tập trung đào tạo chuyên sâu kiến thức về DNVVN từ kiến thức đăng ký kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, chính sách hỗ trợ phát triển, pháp luật, đến các kỹ năng tiếp cận, tác nghiệp cho vay, cung cấp sản phẩm dịch vụ, xử lý rủi ro, nhằm tạo ra một đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, có trình độ phục vụ DNVVN. - Chuẩn hoá về cơ chế, chính sách, quy trình thủ tục cho vay, cung cấp dịch vụ cho khách hàng DNVVN: Chính sách khách hàng dựa trên mục tiêu chiến lược phải nhất quán, rõ ràng, thể hiện quan điểm đầu tư, chính sách lãi suất, phân cấp, đảm bảo tài sản, xử lý rủi ro đối với phân khúc thị trường này. Chuẩn hoá quy trình, thủ tục thiết kế riêng cho loại hình DNVVN, đảm bảo thống nhất, đơn giản, chặt chẽ, đủ các yếu tố pháp lý. - Xây dựng chiến lược phát triển nhất quán đối với DNVVN • Xác định thị trường chủ đạo là nông nghiệp nông thôn, đáp ứng đủ cho khách hàng là DNVVN, kinh tế trang trại, làng nghề thủ công đủ điều kiện vay vốn. • Xây dựng và tổ chức thực hiện mục tiêu đầu tư cho DNVVN trên các phương diện: nguồn vốn huy động, tỷ lệ đầu tư cho DNVVN trên tổng dư nợ toàn hệ thống và trên từng địa bàn, khu vực. • Tổ chức quản trị rủi ro thông qua hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ, xây dựng các hạn mức quản lý, các biện pháp phân tán rủi ro, bảo đảm tài sản, tuân thủ và nhất quán trong thực hiện, các chế tài về tài chính, hành chính. • Xây dựng gói sản phẩm phù hợp: đặc thù hoạt động của DNVVN là tính đa dạng về ngành nghề kinh doanh, và sự chênh lệch lớn về trình độ quản lý. Vấn đề đặt ra là để có thể tiếp cận và phục vụ ngày càng nhiều,
  • 45. SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0566 càng tốt đối với nhóm khách hàng này là phải xây dựng được một gói sản phẩm phù hợp, đa dạng: cho vay, thấu chi, bao thanh toán, cho thuê tài chính, góp vốn, đầu tư, bảo lãnh, các sản phẩm dịch vụ thanh toán, ngân quỹ, tư vấn, bảo hiểm cũng sẽ được chia nhỏ với những chính sách phí dịch vụ phù hợp. • Chính sách ưu đãi DNVVN: lãi suất, chi phí dịch vụ, quyền mua bán ngoại tệ, điều kiện vay vốn, thế chấp… theo hướng khách hàng xếp loại A, quan hệ vay vốn GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG DNVVN Hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng DNVVN Phương pháp nhận diện và phân loại rủi ro thống nhất: Xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm liên quan đến các dấu hiệu của khách hàng và thị trường. Để nhận biết và ước lượng tác động của những dấu hiệu này, đòi hỏi cán bộ tín dụng có trình độ, nhạy bén và phải quan tâm theo dõi sát tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng. Các yếu tố cần lưu ý Đề nghị gia hạn/ điều chỉnh kỳ hạn nợ nhiều lần với lý do không chính đáng. • Trễ hạn thanh toán lãi, thanh toán nợ gốc không đúng theo hợp đồng. • Đề nghị tăng thêm hạn mức/ vay thêm với lý do không chính đáng hoặc bất chấp lãi suất. • Ngành hàng hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc chính sách vĩ mô của kinh tế nhà nước tác động bất lợi đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. • Tài sản đảm bảo sụt giảm giá trị/ không đủ tiêu chuẩn
  • 46. SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0567 • Cung cấp hoá đơn tài chính không đầy đủ, không có chứng minh hợp lý việc sử dụng tiền vay. • Trì hoãn hoặc cung cấp báo cáo tài chính có số liệu biến động bất thường • Cơ cấu ban lãnh đạo có nhiều thay đổi hoặc phát sinh mâu thuẫn. • Khách hàng chờ đợi các khoản thu từ thu nhập bất thường/ huy động khác chứ không phải nguồn thu từ hoạt động kinh doanh chính. • Gặp khó khăn trong phát triển sản phẩm dịch vụ mới. • Lảng tránh hoặc trì hoãn các đợt kiểm tra định kỳ hoặt đột xuất của NH về tình hình sản xuất kinh doanh mà không có lý do chính đáng. • Sử dụng nguồn vốn ngắn hạn đầu tư trung dài hạn hoặc có dấu hiệu đầu tư vốn vào những lĩnh vực phát triển nóng (nhưng kinh doanh chứng khoán, vàng, BĐS ) Có công tác dự báo diễn biến nền kinh tế, của từng ngành lĩnh vực tác động đến NH, khách hàng vay vốn. Từ đó đưa ra định hướng, chính sách cụ thể cho từng ngành, từng lĩnh vực, cấp hạn mức cụ thể để chủ động phòng tránh rủi ro, tránh những phản ứng quá chậm, gây lúng túng trong công tác quản trị. Xây dựng phương pháp đánh giá rủi ro theo hướng sử dụng công nghệ hiện đại Nhiều NH trên thế giới đã vận dụng công nghệ, tự động hoá trong việc phân loại tín dụng, ưu điểm là nhanh chóng, chi phí thấp, giảm rủi ro. Điểm khác biệt là công nghệ quản trị rủi ro. Rủi ro phát sinh từ thiên vị cá nhân được loại bỏ tối đa trong hệ thống xếp hạng tự động. Theo đó, khi khách hàng cần sử dụng dịch vụ sẽ cung cấp thông tin theo mẫu định sẵn cho NH, khi tiêu chí đánh giá được chọn lọc từ thông tin dữ liệu về khách hàng trong quá khứ, chương trình phần mềm sẽ tự động phân loại khách
  • 47. SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0568 hàng vào nhóm tín dụng phù hợp nhất, sau đó kết quả xếp hạng được trả lại trực tiếp cho khách hàng, thường đi kèm là thông báo chấp nhận hay từ chối cho vay, điều kiện hạn mức, lãi suất... sẽ rút ngắn thời gian, tăng độ tin cậy và giúp NH tạo cảm giác thoả mãn cho khách hàng. Cần khẩn trương xây dựng quy trình quản trị rủi ro theo mô hình mới, như mô hình xếp loại 2 tầng là xếp loại khoản vay và người vay, từ đó đưa ra kết quả mang tính toàn diện, và được kết luận bởi ý kiến chuyên gia. Trong tầng xếp loại người vay cũng cần phải có quy trình xếp loại và chấp điểm riêng cho phù hợp với đối tượng khách hàng DNVVN. Theo kinh nghiệm cho vay đối với DNVVN, yếu tố quan trọng cần tập trung xem xét là năng lực, thiện chí của chủ DN hơn là các yếu tố tài chính. Từ đó đưa ra các báo cáo thẩm định tín dụng có chất lượng hơn thay vì chỉ báo cáo định tính và dựa trên kinh nghiệm như hiện nay. Một yếu tố quan trọng nữa là xây dựng khả năng phát hiện và quản lý rủi ro không chỉ ngay tại thời điểm tạo một giao dịch, mà còn ở cấp độ toàn danh mục đầu tư. Quy trình chấm điểm tín dụng DN như sau: Bước 1: Thu thập thông tin doanh nghiệp Bước 2: Xác định ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của DN Bước 3: Chấm điểm theo quy mô của DN Bước 4: Chấm điểm các yếu tố phi tài chính Bước 5: Tổng hợp và xếp hạng DN Bước 6: Trình phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. Kỹ thuật quản trị rủi ro
  • 48. SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0569 Tài sản đảm bảo: Hợp đồng thế chấp là cơ sở pháp lý quan trọng nhất. Đây là nguồn trả nợ thứ hai nếu DN mất khả năng chi trả, do đó, phải xem xét kỹ các yếu tố sau. • Tình trạng pháp lý của tài sản. • Phải có nguồn thông tin tham khảo rõ ràng về giá trị, yêu cầu công ty thẩm định giá (nếu cần) để đảm bảo tính khách quan, chính xác. • Xem xét các yếu tố về điều kiện an toàn (phòng cháy, chống trộm cắp, điều kiện an toàn), có cần phải mua bảo hiểm hay không. • Lợi thế thương mại, quy hoạch xây dựng, khả năng bán, thanh lý. • Trong quá trình quan hệ tín dụng, kiểm tra thấy giá trị tài sản bị sụt giảm, không đủ điều kiện đảm bảo món vay, NH phải thông báo để khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo. Nếu không có tài sản đảm bảo, phải có phương án rút dần vốn tín dụng để đảm bảo an toàn vốn cho NH. • Đối với tài sản bảo lãnh, cần phải thông báo rõ về khoản vay, tình trạng khoản vay cho bên bảo lãnh, xem xét mối quan hệ với DN (tránh tình trạng người bảo lãnh không biết gì về khoản vay, dẫn đến khó khăn khi xử lý tài sản đảm bảo). Y Kiểm tra, giám sát sau khi cho vay: Chuẩn hoá quy định về kiểm tra, giám sát sau khi cho vay để phát hiện sớm những bất ổn, thiếu sót, rủi ro trong hoạt động NH và có hướng xử lý. Căn cứ vào hạng xếp loại khách hàng, NH có quy định cụ thể từng mức độ giám sát sau khi cho vay để đảm bảo an toàn tín dụng và hạn chế gây phiền hà cho khách hàng. Các hình thức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các nội dung: giá trị tài sản đảm bảo, tình hình sản xuất kinh doanh của DN. Luôn coi trọng công tác kiểm tra, kiểm soát tại NH: Kiểm tra việc thực hiện đúng quy trình, nghiệp vụ từ khi xét duyệt cho vay tới khi thu hồi, xử lý nợ. Các chi nhánh còn tổ chức kiểm tra chéo hồ sơ theo định kỳ
  • 49. SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0570 để đảm bảo tính khách quan về số liệu, học tập và kịp thời sửa chữa những sai sót trong hồ sơ tín dụng. Định kỳ, tổ chức đánh giá lại mức độ rủi ro của khoản vay và tài sản thế chấp. Y Cho vay thêm: Nếu xét thấy DN gặp khó khăn hiện thời do thiếu vốn kinh doanh, và thẩm định thấy phương án kinh doanh khả thi, thì NH có thể xét cấp thêm hạn mức, bổ sung vốn kinh doanh. Tuy nhiên, nhân viên tín dụng phải nắm rõ mục đích vay thêm, tránh tình trạng cho vay đảo nợ hoặc che giấu nợ xấu. Y Hoàn thiện kỹ thuật, quy trình thu hồi nợ có vấn đề: Hiện tại tuy VPBANK có quy trình thu hồi nợ ban hành theo sổ tay tín dụng, nhưng việc thực hiện thường không theo quy trình nhất định. Một phần tâm lý người Việt thường ngại va chạm với luật pháp (các hình thức kiện ra toà án), trừ trường hợp không còn cách giải quyết nào khác, bên cạnh đó còn do quy trình khởi kiện mất nhiều thời gian, công sức và cả các chi phí chìm. Do đó, trước nay các khoản nợ có vấn đề thường được xử lý theo hướng thoả thuận, để bên thế chấp/bảo lãnh bán tài sản thanh toán cho NH, cũng mất nhiều thời gian, làm phát sinh chi phí lãi quá hạn khá lớn. Về lâu về dài, khi số lượng khoản vay tăng lên, thì cần triển khai một quy trình xử lý, thu hồi nợ rõ ràng, và cần phải tuân thủ chặt chẽ. Các yếu tố cần quan tâm: Khi phát sinh nợ có vấn đề, nợ quá hạn, NH cần tìm hiểu nguyên nhân rõ ràng. Nếu do vấn đề khó khăn thanh khoản tạm thời, có khả năng tiếp tục sản xuất kinh doanh, và đảm bảo thanh toán cho NH thì có thể tiến hành gia hạn, cơ cấu nợ, thậm chí cho hêm để cùng khắc phục với khách hàng. Nếu khách hàng làm ăn thua lỗ, không có khả năng trả nợ thì phải quản lý chặt chẽ khoản vay. NH mau chóng xem xét lại tình trạng pháp lý của tài sản, định giá theo giá trị thị trường hiện tại. Gia hạn cho khách hàng một thời
  • 50. SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0571 gian ngắn (1- 2 tháng) để tự tìm người mua tài sản. Nếu không được, NH sẽ tiến hành phát mại xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Trường hợp nếu không thu đủ số nợ sau khi đã phát mại tài sản và khách hàng không có khả năng trả nợ thì NH có thể yêu cầu tuyên bố DN phá sản. Đối với cho vay không có tài sản đảm bảo, thì ngay trong hợp đồng ban đầu đã ràng buộc rõ các khoản thu chi phải tiến hành qua NH, nếu không thanh toán được thì NH có quyền phong toả và thu hồi từ các nguồn thu này. Khởi kiện ra toà: đây là bước cuối cùng trong quy trình thu hồi nợ. Cần thành lập riêng một ban thu hồi nợ, cũng như có nhân viên chuyên ngành luật phụ trách mảng khởi kiện để thực hiện theo đúng luật, bổ sung hồ sơ đầy đủ trước khi khởi kiện. Tài trợ nợ: cần nghiên cứu triển khai các kỹ thuật tài trợ rủi ro như các công cụ phái sinh tín dụng Áp dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa hiệu quả hơn rủi ro tín dụng: chứng khoán hoá các khoản cho vay, hợp đồng trao đổi tín dụng (Credit swap), hợp đồng quyền lựa chọn tín dụng, trái phiếu ràng buộc... Áp dụng hình thức hối phiếu có đảm bảo bằng bđs (chứng khoán hoá tín dụng): nhằm tạo thanh khoản cho NH khi nhận thế chấp BĐS . Vn: khi người chủ sử hữu BĐS thế chấp BĐS tại NH, thì NH sẽ phát hành một hối phiếu ghi rõ số nợ, thời gian trả nợ, trị giá BĐS thế chấp... và người thế chấp sẽ chuẩn nhận hối phiếu đó. Hối phiếu có giá trị để đòi nợ khi đáo hạn và NH có thể chiết khấu và giao dịch trên thị trường tiền tệ. Đây là loại hối phiếu được đảm bảo bằng BĐS , nên tính rủi ro thấp và sẽ trở thành một công cụ của thị trường tiền tệ. Đây cũng là cách khai thông thị trường BĐS với thị trường vốn. Báo cáo
  • 51. SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0572 Các tổ chức tín dụng cần triển khai, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ báo cáo thống kê, báo cáo thông tin tín dụng theo quy định hiện hành về NH Nhà nước, nhằm đảm bảo các thông tín dụng của các khách hàng được cập nhật thường xuyên, liên tục, đảm bảo khai thác hiệu quả. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng trong việc cấp tín dụng các khách hàng, đặc biệt là các DNNVV. Cần xây dựng chế độ thông tin báo cáo liên tục, chính xác giữa các bộ phận trong NH, từ cấp nhân viên đến lãnh đạo để đánh giá hiệu quả các biện pháp quản trị rủi ro đang áp dụng, từ đó có biện pháp điều chỉnh nếu cần thiết. Chuyển đổi mô hình quản trị rủi ro tín dụng: Cải cách bộ máy tín dụng hoạt động theo thông lệ quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng. Tách các chức năng tiếp thị, quan hệ khách hàng, thẩm định rủi ro độc lập, quyết định tín dụng và quản lý nợ cùng với việc phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn, đảm bảo tính độc lập, khách quan. Thực hiện sự giám sát và kiểm soát chặt chẽ, thường xuyên của cán bộ các cấp liên quan tới cấp tín dụng và bộ phận kiểm tra và giám sát tín dụng độc lập Do mô hình tổ chức của VPBANK Thăng Long bao gồm các Chi nhánh và các Phòng Giao dịch trực thuộc. Nên xây dựng mô hình quản trị rủi ro theo hướng bộ phận chuyên trách, tách bạch bộ máy quản trị rủi ro độc lập với kinh doanh. Đồng thời chuyển đổi mô hình quản lý theo chiều dọc, trong đó, các hoạt động quản trị rủi ro tín dụng được quản lý tập trung tại hội sở chính, các phòng giao dịch làm chức năng bán hàng và theo dõi khoản vay. Mô hình như sau:
  • 52. SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0573 Bộ phận quan hệ khách hàng (marketing) Chức năng tìm kiếm tiếp xúc khởi tạo quan hệ tín dụng với khách hàng. Phòng này thuộc Phòng Giao dịch, hoặc thuộc chi nhánh. Sau khi xem xét hồ sơ đầy đủ, theo đúng quy định, chuyển hồ sơ sang cho bộ phận thẩm định tín dụng trực thuộc hội sở. Bộ phận quản trị rủi ro tín dụng: thẩm định tín dụng độc lập, giám sát quá trình thực hiện các quyết định của bộ phận quan hệ khách hàng. Đồng thời, giám sát quá trình vay vốn, trả nợ của khách hàng, tạo ra được quá trình kiểm tra liên tục sau khi cho vay. Sau khi xem xét các điều kiện của khách hàng vay, sẽ có trả lời về việc đồng ý hay không đối với khoản vay. Bộ phận tác nghiệp: chức năng lưu trữ hồ sơ, nhập máy tính, theo dõi và quản lý khoản vay theo đúng các yêu cầu, điều kiện đã được xác lập từ bộ phận quản trị rủi ro tín dụng. Đây có thể cùng là bộ phận quan hệ khách hàng. Nhóm các giải pháp liên quan Hoàn thiện quy trình phân loại nợ Phân loại nợ theo tiêu chí định tính thay vì định lượng (theo kỳ hạn nợ đã được gia hạn, hoặc cơ cấu lại nợ) như hiện nay. Vì phân loại theo định lượng là một trong những nguyên nhân làm cho NH chưa xác định được Bộ phận quan hệ khách hàng Phòng kinh doanh doANH Bộ phận quản trị rủi ro tín dụng Bộ phận tác nghiệp
  • 53. SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0574 chính xác mức độ rủi ro hiện tại và rủi ro tiềm tàng, chưa phản ánh được chất lượng tín dụng thực tế. Theo điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN (QĐ 493), NH phải áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (bằng phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính, phi tài chính, kết hợp phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê để xếp hạng khách hàng). Theo đó, NH có kết quả khá chính xác chất lượng tín dụng, từ đó có các biện pháp, giải pháp kiểm soát và xử lý nợ xấu. • Nhóm 1(Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn. • Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ. • Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi. • Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao. • Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn Hiện nay NHNo chưa xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hoàn chỉnh, có cở sở lý luận vững chắc, hỗ trợ hiệu quả cho công tác thẩm định, giám sát, phân loại nợ theo thông lệ quốc tế. Điểm khó khăn ngoài công nghệ tốt, nhân lực trình độ cao, còn là kết quả nợ xấu sẽ cao
  • 54. SV: Nguyễn Bá Dũng Lớp: CQ50/15.0575 hơn nhiều so với báo cáo hiện nay, ảnh hưởng không ít đến lợi nhuận và uy tín của NH. Nhân sự: Yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của bất cứ một hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con người lại càng đóng một vai trò quan trọng, nó quyết định đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ và hình ảnh của NHTM và từ đó quyết định đến hiệu quả tín dụng của NH. Cần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro tín dụng có kinh nghiệm, kiến thức, khả năng nhanh nhạy trong xem xét, đánh giá các đề xuất tín dụng. Hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, trình độ thẩm định đánh giá các doanh nghiệp và các dự án của doanh nghiệp, chú trọng nghiệp vụ marketing, kỹ năng bán hàng, thương thảo hợp đồng và văn hoá kinh doanh. Định kỳ, có những chương trình họp, học tập kinh nghiệm, trao đổi thực tế giữa lãnh đạo và nhân viên để bổ sung thông tin, kinh nghiệm. Đặc biệt ở bộ phận quản trị rủi ro phải có một tiêu chuẩn rõ ràng về trình độ, kinh nghiệm thực tế, thời gian trải qua công tác tại bộ phận quan hệ khách hàng. Kiên quyết loại bỏ, thuyên chuyển sang bộ phận khác những cán bộ yếu về tư cách đạo đức, thiếu trung thực, những cán bộ tín dụng thiếu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó, có chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ và đề bạt thích hợp với yêu cầu và trách nhiệm công việc,tổ chức các lớp học, tập huấn, đào tạo và đào tạo lại. Bổ nhiệm các chức danh khách quan, đúng quy trình, lựa chọn người đủ năng lực và phẩm chất. Đồng thời, có chính sách rõ ràng và phân quyền cụ thể liên quan đến cho vay, thu nợ và xử lý nợ (Sổ tay tín