SlideShare a Scribd company logo
1 of 96
VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ NGỌC DIỆP
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC DÂN
LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
HÀ NỘI - 2018
VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ NGỌC DIỆP
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC DÂN
Ngành: Tài chính Ngân hàng
Mã số: 8340201
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HÀ MINH SƠN
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
trong luận văn là trung thực, xuất phát từ thực tế của Ngân hàng TMCP Quốc Dân.
Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2018
Học viên
Nguyễn Thị Ngọc Diệp
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ...............................................................5
1.1. Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại .............................................................5
1.2. Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại .............................................. 11
1.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương mại và rút ra
một số bài học cho Ngân hàng TMCP Quốc Dân ........................................................ 26
Kết luận chương 1 ........................................................................................................... 28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG TMCP QUỐC DÂN ......................................................................................... 29
2.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân ................................... 29
2.2. Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Quốc Dân
giai đoạn 2015 – 2017...................................................................................................... 31
2.3. Đánh giá chung về quản trị rủi ro tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân ................. 50
Kết luận chương 2 ........................................................................................................... 56
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC DÂN...................................... 57
3.1.Định hướng về quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân đến năm
2020.................................................................................................................................... 57
3.2.Một số giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc
Dân ..................................................................................................................................... 59
3.3. Kiến nghị .................................................................................................................. 72
Kết luận chương 3 ............................................................................................................ 74
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
BCTC Báo cáo tài chính
CN Chi nhánh
CNTT Công nghệ thông tin
DN Doanh nghiệp
DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ
ĐVKD Đơn vị kinh doanh
GHTD Giới hạn tín dụng
HO Hội sở
KH Khách hàng
KHCN Khách hàng cá nhân
KHDN Khách hàng doanh nghiệp
NCB Ngân hàng TMCP Quốc Dân
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTW Ngân hàng trung ương
NQH Nợ quá hạn
RRTD Rủi ro tín dụng
SXKD Sản xuất kinh doanh
TCTD Tổ chức tín dụng
TDH Trung dài hạn
TSBĐ Tài sản bảo đảm
TSC Trụ sở chính
VCSH Vốn chủ sở hữu
XHTD Xếp hạng tín dụng
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Xếp hạng doanh nghiệp của Moody's _________________________ 23
Bảng 2.1: So sánh dư nợ tín dụng qua các năm _________________________ 31
Bảng 2.2: Cơ cấu nợ quá hạn theo kỳ hạn giai đoạn 2015-2017 _____________ 32
Bảng 2.3: Phân loại nhóm nợ theo Thông tư 02 và trích lập dự phòng rủi ro của NCB
năm 2015 – 2017 ________________________________________________ 32
Bảng 2.4: Tình hình nợ xấu, nợ quá hạn của NCB________________________ 40
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 2.1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Phụ lục 2.2: Tình hình huy động và sử dụng vốn tại NCB
Phụ lục 2.3: Cơ cấu tiền gửi khách hàng của Ngân hàng TMCP Quốc Dân giai đoạn
2015-2017
Phụ lục 2.4: Mô hình quản trị rủi ro tíndụng tại NCB
Phụ lục 2.5: Danh mục văn bản nội bộ về chính sách và quy trình cấp tín dụng, quy
trình quản trị rủi ro tín dụng
Phụ lục 2.6: Các bước trong quy trình tín dụng
Phụ lục 2.7: Quy trình thực hiện khai thác và sử dụng hệ thống báo cáo RMS
Phụ lục 2.8: Trọng số đối với báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Phụ lục 2.9: Bảng xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp
Phụ lục 2.10: Bảng trọng số theo từng món vay
Phụ lục 2.11: Bảng hệ số rủi ro nguồn tài trợ
Phụ lục 2.12: Bảng xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân
Phụ lục 2.13: Phân loại nợ và tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tại NCB
Phụ lục 2.14: Những khó khăn gặp phải khi cấp tín dụng cho một khách hàng
Phụ lục 2.15: Các nguyên nhân dẫn đến việc chậm trả nợ
Phụ lục 2.16: Ý kiến của khách hàng về khả năng trả nợ
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong hoạt động ngân hàng thương mại (NHTM), tíndụng đóng vai tròquan trọng
vì nó mang lại nguồn thu nhập chính để duy trì hoạt động cho bộ máy quản lý, đồng
thời tích lũy lợi nhuận cho ngân hàng và làm nghĩa vụ với Nhà nước. Vì vậy, hiệu
quả của hoạt động tín dụng luôn được quan tâm hàng đầu; muốn nâng cao hiệu quả
của hoạt động tín dụng thì cần hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro tín dụng, đồng thời
có biện pháp khắc phục kịp thời và chủ động khi rủi ro xảy ra.
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường mở cửa, hội nhập ngày càng sâu rộng hiện
nay, các NHTM cạnh trạnh ngày càng quyết liệt, một trong những vấn đề đặt ra cho
sự tồn tại và phát triển của từng NHTM là khả năng quản trị rủi ro (đặc biệt là rủi ro
tín dụng - RRTD) một cách toàn diện và hệ thống.
Khởi nguồn từ Ngân hàng TMCP Nông thôn Sông Kiên, đếnnăm 2006chính thức
chuyển đổi thành mô hình hoạt động ngân hàng TMCP đô thị với tên gọi là Ngân
hàng TMCP Nam Việt – Navibank. Tính đến cuối năm 2013, tỷ lệ nợ xấu của
Navibank là 6% trên tổng dư nợ. Đến tháng 6/2013, “Đề án tái cấu trúc Navibank”
được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt chấp thuận: cho phép Navibank chính thức đổi
tên thành Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) và chủ động thực hiện công cuộc tái
cấu trúc. Trọng tâm của việc tái cấu trúc là hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro bằng
việc tái cơ cấu tổ chức, tách bạch chức năng quản trị rủi ro, củng cố và hoàn thiện
quy chế, quy trình về quản trị rủi ro theo quy định, pháp luật hiện hành.
Kể từ khi thực hiện tái cấu trúc ngân hàng, Ngân hàng TMCP Quốc Dân đã kiểm
soát tốt chất lượng tín dụng thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ tại 31/12/2014 còn
2,19%, giảm mạnh so với năm 2013 (là 6%). Tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng TMCP
Quốc Dân đã được cải thiện nhiều, cụ thể là đến hết năm 2016 tỷ lệ này ở mức 1,48%
nhưng đang có xu hướng tăng lên (ở mức 1,54%) tại thời điểm 31/12/2017. Sự biến
hóa của các yếu tố rủi ro tín dụng NHTM ngày càng trở nên đa dạng. Thực tế đặt ra
và đòi hỏi phải nghiên cứu tìm giải pháp phù hợp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro
tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, bảo đảm sự
tồn tài phát triển của Ngân hàng TMCP Quốc Dân. Đó là lý do tác giả quyết định
chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân” làm luận văn
thạc sỹ chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng.
2
2. Tình hình nghiên cứu liênquan đến đề tài
Trước đề tài này, đã có một số tổ chức, cá nhân thực hiện các nghiên cứu có liên
quan đến đề tài luận văn và đã đước công bố, tiêu biểu như:
- Luận án Tiến sĩ kinh tế: “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại
cổ phần Công thương Việt Nam” của tác giả Nguyễn Đức Tú (2012). Tác giả đã phân
tích thực trạng quản lý RRTD tại NHTM cổ phần Công thương Việt Nam giai đoạn
2008 – 2011. Luận án đã đạt được nhữn kết quả nổi bật là: khái quát hóa những
nguyên lý cơ bản về rủi ro và quản lý RRTD; đưa ra các mô hình có thể áp dụng để
quản lý RRTD của NHTM; đánh giá và chỉ rõ những mặt được, chưa được và đưa ra
hệ thống giải pháp phù hợp với điềukiện của NHTM cổ phần Công thương Việt Nam,
nhằm thực hiện tốt hơn công tác quản lý RRTD của ngân hàng này.
- Luận văn Thạc sỹ kinh tế: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á
Châu (ACB)” của tác giả Lê Nhật Tân (2013). Tác giả đã trình bày một cách tổng
quan những khái niệm cơ bản nhất về tín dụng, rủi ro tín dụng, các phương pháp hiệu
quả trong quản trị rủi ro tín dụng, cụ thể đó là nguyên tắc Basel và đã khái quát được
mô hình hoạt động tín dụng cũng như quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Quốc Dân.
- Luận án Tiến sỹ kinh tế: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại
cổ phần Quân Đội” của tác giả Nguyễn Quang Hiện (2016).Luận án đã hệ thống hóa
và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về tín dụng. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu thực
trạng rủi ro tại Ngân hàng TMCP Quân Đội giai đoạn 2011 – 2015, nghiên cứu kinh
nghiệm quản trị rủi ro của một số ngân hàng trên thế giới và đề xuất các giải pháp
mới nhằm quản trị RRTD hiệu quả.
Có thể thấy, các đề tài nêu trên đã hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận cơ bản
về tín dụng, RRTD, các phương pháp quản lý RRTD, phân tích thực trạng RRTD,
QTRRTD và đã đề xuất giải pháp quản lý RRTD phù hợp đặc thù của từng ngân
hàng. Những kết quả đạt được từ các công trình nêu trên có giá trị lý luận, thực tiễn
và là tài liệu tham khảo bổ ích để tác giả luận văn có thể chọn lọc, kế thừa và phát
triển.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tín dụng, rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng;
3
đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân; đề xuất
các giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân đáp
ứng yêu cầu hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về tín dụng, rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng;
- Phân tích đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc
Dân;
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc
Dân đáp ứng yêu cầu hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP
Quốc Dân.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: tập trung nghiên cứu công tác quản trị rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng TMCP Quốc Dân;
+ Phạm vi thời gian:
o Số liệu thứ cấp trong 3 năm từ 2015 – 2017 qua các báo cáo thường niên của
Ngân hàng TMCP Quốc Dân;
o Số liệu sơ cấp là kết quả khảo sát tiến hành từ tháng 12 năm 2017 đến hết
tháng 1 năm 2018.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Sử dụng
phương pháp luận này sẽ cho phép nghiên cứu trên quan điểm toàn diện, lịch sử cụ
thể đồng thời vận dụng các nguyên lý của phép biện chứng về mối quan hệ phổ biến
và vận động. Từ đó, giúp cho việc xác định, phân loại nguyên nhân gây ra rủi ro tín
dụng và những mối liênhệ của quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng,
nhờ đó có thể đưa ra các đánh giá và nhận xét khách quan phù hợp với thực tế.
Đề tài đã thu thập tài liệu thứ cấp từ sách báo, tạp chí, các công trình khoa học,
luận án, luận văn có liên quan đến đề tài đã được công bố và từ các báo cáo hoạt đông
kinh doanh của ngân hàng; thu thập tài liệu sơ cấp qua khảo sát thực tế.
4
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sẽ sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau: phương pháp phân
tích tổng hợp; phương pháp thống kê sosánh; phương pháp điềutra, khảo sát; phương
pháp hệ thống; kết hợp lý luận với thực tiễn.
6. Ý nghĩa lýluận và thực tiễncủa luận văn
Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa thiết thực về mặt lý luận cũng như thực
tiễn.
- Về mặt lý luận: hệ thống hóa làm rõ hơn lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi
ro tín dụng của NHTM (khái niệm, nội hàm của các thuật ngữ liên quan; đặc điểm
nhận dạng và các lý thuyết liên quan đến rủi ro và quản trị rủi ro…).
- Về mặt thực tiễn: cung cấp cơ sở khoa học cho nhà quản lý ngân hàng, nhất là
Ngân hàng TMCP Quốc Dân, các thông tin một cách sát thực về vấn đề quản trị rủi
ro tín dụng trong hoạt động cho vay. Đồng thời đề xuất một số các giải pháp và kiến
nghị có cơ sở để góp phần nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Quốc Dân.
Kết quả của đề tài không chỉ cung cấp cho các ngân hàng những thông tin quan
trọng về lý thuyết, kỹ năng quản lý mà còn là tài liệu tham khảo cho các tổ chức, cá
nhân nghiên cứu khoa học… về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân
hàng ở Việt Nam.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Chương 3: Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
5
Chương 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Rủi ro tíndụng của ngân hàng thương mại
1.1.1. Hoạt động tín dụng của ngân hàngthươngmại
1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại có thể được định nghĩa qua chức năng, các dịch vụ hoặc vai
trò dịchvụ mà ngân hàng cung cấp, khái niệm NHTM được đưa ra như sau: Ngân hàng
thương mại là tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng
nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiềuchức năng
tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chứckinh doanh nàotrongnền kinh tế.
Theo Luật các tổ chức tíndụng số 47/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam thôngqua tại kỳ họp thứ 7 Khóa XII ngày 16 tháng 6 năm 2010,
tại Điều 4 có ghi: “Ngân hàng là loạihình tổ chứctín dụng có thể đượcthựchiện tấtcả
các hoạt động ngânhàng theoquy địnhcủa Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt
động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngânhàngthươngmại, ngân hàng chínhsách,
ngân hàng hợp tác xã ” và “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực
hiện tất cả các hoạt động ngânhàng và các hoạt động kinhdoanhkháctheo quy định
của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”. Trong đó quy định: “Hoạt động ngân hàng là
việckinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặcmột số các nghiệp vụ sauđây:nhận
tiền gửi; cấp tín dụng; cung ứng dịchvụ thanh toánqua tàikhoản”[19].
NHTM dù ở quốc gia nào cũng là trung gian tài chính lớn nhất và làtổ chức tài chính
mà các chủ thể kinh tế giao dịch thường xuyên nhất, không chỉ vậy, ngân hàng còncó
những chức năng riêngcó mà không một tổ chức tín dụng nào được phép có như: chức
năng tạo tiền, chức năng trung gian tài chính, chức năng trung gian thanh toán.
1.1.1.2. Hoạt độngtín dụng của ngân hàng thương mại
Cùng với sự phát triểncủa nền kinh tế xã hội, hình thức biểu hiện của tín dụng ngày
càng trở nên đa dạng và phức tạp, do vậy trênthực tế các nhà kinh tế cũng có nhiều quan
điểm khác nhau khi đưa rakhái niệm về tíndụng. Tuy nhiên dưới hình thức nào thì quan
hệ này cũng bộc lộ chung một bản chất và có thể hiểu tín dụng một cách tổng quát như sau:
6
Tín dụng là hệ thốngquanhệ kinhtế liênquan đến cácgiao dịch về tàisản giữa bên
cho vay và bên đi vay, trong đóbên cho vaychuyểngiao tàisản cho bênđi vay sử dụng
trongmộtthờihạnnhấtđịnhtheothỏathuận,bênđivaycótráchnhiệmhoàntrảvôđiều
kiện vốn gốcvà lãi cho bên cho vaykhi đếnhạnthanh toán.
Xét về bản chất, tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở hoàn trả với các đặc trưng
sau:
Thứ nhất, tài sản giao dịch trongquan hệ tín dụng bao gồm hai hình thức là tiền
hay hiện vật.
Thứ hai, tín dụng phải tuân thủ theo nguyên tắc hoàn trả, vì vậy người cho vay
khi chuyển giao tài sản cho người đi vay sử dụng phải có cơ sở để tinrằng người đi vay
sẽ trả đúng hạn.
Thứ ba, giá trị được hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay hay
nói cách khác là người đi vay phải trảthêm phần lãi ngoài vốn gốc.
Thứ tư, tiền vay được cấp trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện, có nghĩa là
bên đi vay cam kết hoàn trả vô điềukiện cho bên cho vay khi đếnhạn thanh toán.
1.1.2. Rủi ro tín dụng của ngân hàngthươngmại
Để tìm hiều về RRTD cần làm rõ khái niệm, phân loại RRTD, mối quan hệ giữa
RRTD với các rủi ro khác, các tiêu thức để nhận biết RRTD, nguyên nhân của RRTD
cũng như tác động của RRTD đến hoạt độngcủa ngân hàng.
1.1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng
Theo Joel Bessis đưa ra khái niệm về RRTD trong cuốn Quản trị rủi ro trong ngân
hàng: “Rủi ro tín dụng là rủi ro quan trọng nhất trong ngân hàng. Đó là rủi ro đối tác
sẽ vi phạm nghĩa vụ trảnợ. Theo cácquy định, rủiro tín dụngchia thànhmột vài thành
phần rủi ro tín dụng: rủi ro vỡ nợ; rủi ro giảm uy tín; rủi ro nguy cơ, tức là sự bất trắc
về giá trị tương lai của khoản tiền có thể thualỗ vào thời điểm vỡ nợ chưa biết; thualỗ
do vỡ nợ thường ít hơn lượng tiềnphải trảbởi vì sự hồi phụcnhờ đảm bảohaythế chấp
của bên thứ ba; rủi ro đối táclà hình thứcrủi ro tín dụng cụ thể xuất phát từ phái sinh,
có thể chuyển đổitừ đối tácnày sangđối táckhác” [37].
Theo Khoản 1 Điều2 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013quyđịnhvề
phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp tríchlập dự phòng rủi ro và việc sử dụng
7
dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài,
RRTD được định nghĩa như sau: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ
chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín
dụng do khách hàngkhông thựchiện đượchoặckhôngcó khả năng thựchiện nghĩavụ
của mình theo cam kết”. Như vậy, đứng trênnhiều góc độ khác nhau để nhìn nhận thì
RRTD có thể được diễn đạt dưới các hình thức khác nhau, song tựu chung về bản chất
của RRTD là: Rủi ro tín dụng là khả năngxảyra tổn thất, thiệt hại vềkinhtế mà tổ chức
tín dụng phải gánh chịu do khách hàng vay vốn khôngthựchiện nghĩa vụ hoàn trả nợ
gốcvà lãi hoặchoàn trả không đúnghạn.
1.1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng
Từ khái niệm trên đây ta có thể phân rủi ro tín dụng thành các loại sau:
- Rủi ro mất vốn: rủi ro mất vốn là rủi ro khi người vay không có khả năng trả được
nợ theo hợp đồng, bao gồm vốn gốc hoặc lãi vay, ngân hàng chỉ trông chờ vào giá trị
thanh lý tài sản của doanh nghiệp. Rủi ro mất vốn sẽ làm: (i) tăng chi phí do nợ khó đòi
tăng, chi phí quản trị, chi phí giám sát; (ii) giảm lợi nhuận do các khoản dự phòng gia
tăng cho những khoản vốn mất đi.
- Rủi ro đọngvốn: rủi ro đọng vốn là rủi ro xảy ra trong trường hợp đếnhạn mà ngân
hàng vẫn chưa thu hồi vốn vay, dẫn đếncác khoản vốn bị đông cứng và ảnh hưởng đến
ngân hàng trênhai phương diện:(i) ảnh hưởng đếnkế hoạch sử dụng vốn củangân hàng,
(ii) gặp khó khăn cho việc thanh toán cho khách hàng.
1.1.2.3. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng
RRTD có nhiều nguyên nhân cả về khách quan cũng như chủ quan. Nguyên nhân
khách quan chính là môi trường chính trị, pháp lý, môi trường kinh doanh hay từ chính
khách hàng vay vốn. Nguyên nhân chủ quan là từ nội bộ ngân hàng như: chính sách tín
dụng thiếuminh bạch và hoàn thiện, trìnhđộ năng lực cán bộ quản lý...
Các nguyên nhân kháchquan:
- Nguyên nhântừ môi trường chính trịvà pháp lý
Môi trường chính trị có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Tình hình chính trị xã hội không ổn địnhthì không chỉ riêng các khách hàng sản xuất
mà cả các ngân hàng cũng khó có thể yêntâm tập trung vào đầu tư, mở rộng kinh doanh,
8
đặc biệt là mở rộng tín dụng. Hơn nữa, sự bất ổn về chính trị xã hội sẽ dẫn đến sự mất
lòng tin của dân chúng như các nhà đầu tư trong và ngoài nước, ảnh hưởng đến hoạt
động tíndụng của ngân hàng.
Môi trường pháp lý cũng có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình quản trị rủi ro tín
dụng của ngân hàng. Xác lập một khuôn khổ pháp luật đồng bộ, nhất quán điều chỉnh
các hoạt động kinh tế trong nền kinh tế thị trường được xem như là điềukiện tiênquyết
đảm bảo thị trường hoạt động có hiệu quả. Các quy định phù hợp sẽ tạo điềukiện phát
triển hoạt động của các ngân hàng an toàn nhưng nếu các quy định không phù hợp sẽ
dẫn đếnsự kìm hãm phát triển, trongđó bao gồm cả việc ảnh hưởng đếnmức độ an toàn
tronghoạt động của các ngân hàng.
- Nguyên nhântừ môi trường kinhtế
Môi trường kinh tế được phản ánh qua chu kỳ kinh tế, các chính sách kinh tế vĩ mô
từng thời kỳ và tác động của xu thế toàn cầu hóa, cụ thể:
Chu kỳ phát triểnkinh tế có tác độngđến hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt
động tín dụng nói riêng. Khi nền kinh tế tăng trưởng và ổn định thì hoạt động tín dụng
sẽ tăng trưởng và ít rủi ro hơn.
Chính sách kinh tế của Chính phủ thông qua những quy định như về thuế, chính
sách xuất nhập khẩu… sẽ gián tiếpgây ảnh hưởng đếnhoạt động tíndụng
Xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra sôi động trên toàn thế giới, vì thế sự biến
động tình hình kinh tế, chính trị xã hội ở nước ngoài cũng ảnh hưởng tới đời sống kinh
tế, chính trị xã hội trong nước, từ đó ảnh hưởng đếnhoạt độngcủa các doanh nghiệp nói
chung và các ngân hàng thương mại nói riêng.
- Nguyên nhântừ phía khách hàng vay vốn
 Năng lực quản trị, điềuhành của khách hàng
 Tình hình tài chínhdoanh nghiệpyếu kém, thiếuminh bạch
 Sử dụng vốn saimụcđích, khôngcó thiện chí trongviệctrả nợ vay
Các nguyên nhân chủ quan baogồm:
- Chính sách tín dụng của ngân hàng
- Trình độ yếu kém và vi phạm đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng
- Thiếu giám sát và quản trị rủi ro sau khi cho vay
9
- Lỏng lẻo trongcôngtác kiểm tra nội bộ các ngân hàng
- Sự hợp tác giữa các NHTM quá lỏng lẻo, vai trò của CIC chưa thực sự hiệu quả.
1.1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng
Để nhận biết RRTD có thể căn cứ vào các chỉ tiêutrực tiếpnhư: nợ quá hạn, nợ xấu,
dự phòng RRTD. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu gián tiếp cũng rất quan trọng cho biết dấu
hiện nhận biết rủi ro đối với ngân hàng như: quy mô tín dụng, mức độ tăng trưởng cơ
cấu tín dụng.
Các chỉ tiêutrực tiếp đánhgiá rủi rotíndụng:
Đây là các chỉ tiêuđặc biệt quan trọng, phản ánh rủi ro tín dụng của NHTM, cụ thể:
- Nợ quá hạn: nợ quá hạn là chỉ tiêu cơ bản phản ánh RRTD. Nợ quá hạn sẽ phát
sinh khi đếnthời hạn trả nợ theo cam kết, người vay không có khả năng trảđược nợ một
phần hay toàn bộ khoản vay cho người cho vay. Nợ quá hạn được phản ánh qua 2 chỉ
tiêusau:
Tỉ lệ nợ quá hạn =
Số dư nợ quá hạn
Tổng dư nợ
Tỉ lệ khách hàng có nợ quá hạn trên
tổng khách hàng có dư nợ
=
Số khách hàng có nợ quá hạn
Tổng số khách hàng có dư nợ
Nếu ngân hàng có chỉ tiêunợ quá hạn và số khách hàng có nợ quá hạn lớn thì ngân hàng
đó đang có mức rủi ro cao và ngược lại.
- Nợ xấu: nợ xấu chính là các khoản tiềncho khách hàng vay mà khó hoặc không
thể thu hồi đượcdo doanh nghiệp đólàm ăn thua lỗ hoặc phá sản, nợ phải trảtăng, doanh
nghiệp mất khả năng thanh toán... Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy
định tại Điều 10 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013. Tỷ lệ nợ xấu trên
tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng.
Nợ xấu được phản ánh rõ nhất qua các chỉ số:
Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu/ Tổng dư nợ,
Tỷ lệ nợ xấu trênvốn chủ sở hữu = Nợ xấu/Vốn chủ sở hữu,
Tỷ lệ nợ xấu trênquỹ dự phòng tổn thất = Nợ xấu/Quỹ dự phòng tổn thất
- Dự phòng rủi ro tín dụng: dự phòng rủi ro đánh giá khả năng chi trả của ngân
hàng khi rủi ro xảy ra. Mục đíchcủa việc sử dụng dự phòng rủi ro của một ngân hàng là
10
nhằm để bù đắp tổnthất đối với những khoản nợ của ngân hàng xảy ra trongtrườnghợp
khách hàng không có khả năng chi trảdo giải thể, phá sản, chết, mất tích, hoặc khi khoản
nợ đượcxếp vào nhóm 5. Dự phòng tíndụng đượctínhtrênsốdư nợ gốccủa khách hàng
bao gồm: (i) dự phòng cụ thể - để bảo hiểm rủi ro cụ thể cho từng khoản vay; (ii) dự
phòng chung - bảo hiểm các rủi ro chung không xác định trong danh mục tín dụng và
toàn bộ dự phòng được tính vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Việc sử dụng dự
phòng được sử dụng theo nguyên tắc là sử dụng dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ
trước, phát mại TSBĐ để thu hồi nợ, và cuối cùng nếu phát mãi tài sản không đủ thu hồi
nợ thì mới sử dụng dự phòng chung. Các chỉ số thể hiện dự phòng rủi ro tín dụng:
Tỷ lệ dự phòng RRTD =
Dự phòng RRTD được tríchlập
Tổng dư nợ cho kỳ báo cáo
Hệ số khả năng bù đắp các
khoản cho vay bị mất
=
Dự phòng RRTD được tríchlập
Dư nợ bị xóa
Hệ số bù đắp rủi ro tín dụng =
Dự phòng RRTD được tríchlập
Nợ quá hạn khó đòi
Các chỉ tiêugiántiếp đánhgiá rủi rotíndụng:
- Quy mô tín dụng: quy mô tín dụng không phải là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp
RRTD nhưng nếu quy mô tíndụng tăng quá nóng, không tương ứng với khả năng kiểm
soát của ngân hàng thì lúc đó, quy mô tíndụng sẽ phản ánh RRTD. Quy mô tíndụng thể
hiện rõ qua các chỉ tiêu:
 Dư nợ trêntổng tài sản = Tổng dư nợ/Tổng tài sản
 Dự nợ bình quân trên số lượng cán bộ tín dụng = Tổng dư nơ/Tổng số cán bộ tín
dụng bình quân
 Số lượng khách hàng trên số lượng cán bộ tín dụng = Tổng số khách hàng/Tổng số
cán bộ tín dụng bình quân
 Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng so với tốc độ tăng trưởng kinh tế = Tốc độ tăng
trưởng tín dụng/Tốc độ tăng trưởng kinh tế
11
Nếu ngân hàng mở rộng quy mô tín dụng theo hướng nới lỏng tín dụng cho các
khách hàng sẽ dẫn đếnrủi ro là khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, không kiểm soát
được mục đíchsử dụng vốn vay… điềunày sẽ gây rủi ro cho ngân hàng.
- Cơ cấu tíndụng: cơ cấu tíndụng phản ảnh mức độ tập trung tín dụng trongmột
ngành nghề, lĩnh vực, loại tiền... do đó, tuy không phản ánh trực tiếp mức độ rủi ro,
nhưng nếu cơ cấu tíndụng quá thiênlệchvào những lĩnh vực mạo hiểm, sẽ phản ánh rủi
ro tín dụng tiềm năng. Cơ cấu tín dụng chia theo các nhóm sau:
+ Cơ cấu tín dụng theo ngành
+ Cơ cấu tín dụng theo loại hình
+ Cơ cấu tín dụng theo thờihạn cho vay
+ Cơ cấu tín dụng theo loại tiền tệ
+ Cơ cấu tín dụng theo tàisản đảm bảo
1.2. Quản trị rủi ro tíndụng tại ngân hàng thương mại
1.2.1. Khái niệm quản trị rủiro tín dụng
Trong nhiều tài liệu hiện nay cũng chưa phân định rõ khái niệm về quản lý và quản
trị, tuy nhiên theo tác giả, đối với phạm vi hoạt động của một tổ chức kinh tế thì thuật
ngữ quản trị được sử dụng phù hợp hơn với hàm ý là một chuỗi những hành động/quyết
định/mệnh lệnh của nhà lãnh đạo đếncác đơnvị, cá nhân trong tổ chức đó nhằm hướng
tổ chức đó thực hiện các mục tiêu, kết quả đặt ra. Còn quản lý cũng với những hàm ý
như vậy nhưng được sử dụng trongquản lý nhà nước. Do vậy, trongluận văn này tác giả
sử dụng thuật ngữ “quản trị rủiro tíndụng” thaycho “quản lý rủiro tín dụng” như một
số tài liệuđãđề cập.
Kiểm soát RRTD ở mức có thể chấp nhận là việc NHTM tăng cường các biện pháp
phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trongkinh doanh tín dụng, nhằm
tăng doanh thu tín dụng, giảm thấp chi phí bù đắp rủi ro, nhằm đạt được hiệu quả trong
kinh doanh tín dụng cả trongngắn hạn và dài hạn. "Hiệu quả quản trị rủi ro tíndụnglà
một bộ phận quan trọng trong cách tiếp cận rủi ro tổng thểvà đượccoi là đóng vai trò
cốt tử của sự thành công của ngân hàng trong dài hạn" (Basel Committee on Banking
Supervision, 2000).
Tóm lại, có thể đề cập khái niệm quản trị rủi ro tín dụng ở các góc độ khác nhau,
12
nhưng bản chất là giống nhau và đứng trêngóc độ của quản trị học, có thể diễn giải khái
niệm: Quản trị rủi ro tíndụng là quá trìnhcácngân hàngtiếnhànhhoạch định, tổ chức
triển khai thựchiện và giám sát kiểm tra toàn bộ hoạt động cấp tín dụng, nhằm tối đa
hóa lợi nhuận của ngân hàngvới mứcrủi ro có thể chấp nhận.
1.2.2. Quản trị rủi ro tín dụng theo HiệpướcBasel II của Ngân hàng thươngmại
1.2.2.1. Quan điểm quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II
Ủy ban Basel được thành lập năm 1974 tại thành phố Basel - Thụy Sỹ với mục tiêu
ban đầu làngăn chặn sự sụp đổ củacác NHTM và thị trường tài chínhtại các nước thành
viên (G10). Mục tiêuhoạt động của Ủy ban Basel là nâng cao chất lượng giám sát hoạt
động ngân hàng trêntoàn cầu. Năm 1998, Ủy ban đã giới thiệu hệ thống đo lường vốn -
còn gọi là Hiệp ước Basel I gồm 25 nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng. Ngày
26/6/2004, Hiệpước vốn mới còn gọi là Hiệp ước Basel II chính thức được ban hành.
Hiệp ước Basel II được trìnhbày với 3 trụcột:
Trụ cột 1: yêu cầu vốn tối
thiểu
Trụ cột 2: Quy trình kiểm
tra, giám sát ngân hàng
Trụ cột 3: Nguyên tắc thị
trường
Basel II quy định tỷ lệ an
toàn vốn (CAR - Capital
Aquadecy Ratio) ≥ 8%
(xác định bằng cách lấy
tổngvốn chia chotài sảncó
rủi ro)
Basel II đề xuất 4 nguyên
tắc trongkiểm tra, giám sát
ngân hàng nhằm đảm bảo:
(i) NHTM phải luôn đảm
bảo duy trì mức độ an toàn
vốn; (ii) Thiết lập và thực
thi các chế tài cần thiết để
luôn duy trì mức độ đủ
vốn; (iii) Cơ quan giám sát
NH phải thực hiện các
chức năng giám sát để
quản lý mức độ đủvốn của
các NHTM và đảm bảo các
NHTM luôn duy trì mức
vốn không dưới mức tối
thiểuquy định.
Basel II đề xuất một danh
mục thông tin cần công
khai bao gồm: thông tincơ
cấu vốn, mức độ đủ vốn,
mức độ rủi ro, hệ thống nội
bộ đolường, đánh giá xử lý
rủi ro đối với từng loại rủi
ro của ngân hàng.
13
1.2.2.2. Điều kiện để NHTM triểnkhai quản trị RRTD theo Basel II:
Từ thực tiễnáp dụng quản trịRRTD theo BaselII tại các NHTM cho thấy đểáp dụng
Basel II về Quản trị rủi ro tín dụng thì các NHTM cần có các điềukiện cơ bản sau:
- Hệ thống tài chính quốc gia lành mạnh, được thể hiệnbằng các chỉ tiêu: (i) hệ thống
các tổ chức tài chính hoạt động lành mạnh; (ii) thị trường tài chính hoạt động hiệu quả
(thông tin, giá cả, thanh khoản); (iii) các côngcụtài chính đadạng và sử dụng linh hoạt;
(iv) hạ tầng tài chính đảm bảo cho vận hành hiệu quả, bao gồm: khung pháp lý đầy đủ,
giám sát tài chính đầy đủ, hạ tầng công nghệ phù hợp.
- Hệ thống giám sát của Nhà nước đốivới RRTD đầy đủvà hiệuquả: Hiệpước Basel
II đề cao vai trò của cơ quan Nhà nước đối với RRTD của NHTM.
- Hệ thống quy định và hướng dẫn thực hiện Basel II về QTRRTD đầy đủ
- NHTM phải có cơ sở dữ liệuđầy đủ, tin cậy, chính xác, kịp thời, đủ độ dài lịchsử.
- Có hạ tầng công nghệ quản trị RRTD hiện đại
- Đáp ứng các yêu cầu đặt ra đối với nguồn nhân lực của ngân hàng
- Có đủ vốn đầu tư cho việc triểnkhai Basel II
1.2.3. Những nội dung cơ bản trong quản trịrủi ro tíndụng
1.2.3.1. Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng và chính sách quản trị rủi ro tín
dụng
- Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro: ngân hàng cần xác định được tầm nhìn, mục
tiêu, sứ mệnh của ngân hàng để từ đó đưa ra “khẩu vị rủi ro”- mức độ rủi ro có thể chấp
nhận được - để từ đó hoạch định chiếnlược quản trị rủi ro phù hợp.
- Xây dựng chính sách quản trị RRTD: để thực thi Chiến lược quản trị rủi ro, trong
từng thời kỳ, Ban điềuhành đưara các chính sáchquản trị RRTD là cơ sở để hình thành
nên quy trình tín dụng với những hướng dẫn nghiệp vụ chi tiết, các bước cụ thể trong
quá trìnhcấp tín dụng, quy định giới hạn cho vay đối với khách hàng, phân loại nợ, trích
lập dự phòng.
+ Mức ủy quyền phán quyết là hạn mức tín dụng tối đa mà hội sở chính giao cho chi
nhánh được toàn quyền quyết định.
+ Giới hạn rủi ro làmức rủi ro tối đamà ngân hàng có thể chịuđựng được để đảm bảo
đạt được mức lợi nhuận tương ứng.
14
+ Quảntrịdanhmụcchovay:ngân hàng phải thường xuyên phân tíchvà theo dõidanh
mục tín dụng đặc biệt là các khoản nợ xấu, nợ có vấn đề để có những biện pháp xử lý
kịp thời khi có rủi ro xảy ra. Trên cơ sở danh mục cho vay, ngân hàng tiến hành phân
loại nợ để phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợ tronghạn, nợ cần đặc biệt lưu ý, nợ
dưới chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn.
Ngân hàng cần xây dựng một hệ thống thông tintín dụng tập trung gồm các báo cáo
định kỳ và đặc biệt liênquan đến các nội dung sau: nhóm khách hàng có dư nợ tín dụng
lớn nhất, các khoản dư nợ lớn nhất; phân tíchdanh mục tín dụng, các trường hợp ngoại
lệ; các khoản nợ xấu và khó đòi;các dấu hiệu cảnh báo sớm, dự phòng cho từng khoản
dư nợ đơn lẻ, lợi nhuận cho từng khách hàng và sản phẩm, nhật ký theo dõi các khoản
vay.
+ Rà soát chính sách quảntrị RRTD theo từng thời kỳ: chính sách quản trị RRTD với
mục tiêu mở rộng tín dụng đồng thời hạn chế rủi ro tín dụng nhằm nâng cao thu nhập
cho ngân hàng. Chính sách quản trị RRTD nhằm hạn chế rủi ro như: chính sách tài sản
đảm bảo, bảo lãnh, đồng tài trợ… Chính sáchquản trị RRTD là cơ sở để hình thành nên
quy trình tín dụng với những hướng dẫn nghiệp vụ chi tiết, các bước cụ thể trong quá
trìnhcấp tín dụng. Điều này tạo sự thống nhất chung tronghoạt động tíndụng nhằm hạn
chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời.
1.2.3.2. Xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng
Mô hình quản trị RRTD phản ánh một cách hệ thống các vấn đề sau:
(i) Các cơ chế, chính sách, quy trìnhnghiệp vụ nhằm thiết lập các giới hạn hoạt động
an toàn và các chốt kiểm soát rủi ro trongmột quy trìnhthực hiện nghiệp vụ.
(ii) Các công cụ đo lường, phát hiện rủi ro
(iii)Các hoạt độnggiám sát sự tuân thủ và nhận diệnkịp thời các loại rủi ro mới phát
sinh.
(iv) Các phương án, biện pháp chủ động phòng ngừa, đối phó một khi có rủi ro xảy
ra.
Như vậy, mô hình quản trị RRTD được hiểu như sau: Mô hình quản trị RRTD là
cách thức tổ chứcquản trị, đo lường, kiểm soát RRTD nhằm khống chếRRTD trong một
giới hạn cho phép theo nguyêntắctối đa hóalợi nhuận của tổ chứctín dụng.
15
Hiệnnay đang cóhai mô hình phổ biến đượcáp dụng. Đó làmô hìnhquảntrị RRTD
tập trungvà mô hình quảntrịRRTD phân tán. Ngoài racòncó mô hìnhkết hợp giữa tập
trung và phân tán, tức là tùy từng lĩnh vực, ngành nghề, loại hình sản phẩm dịch vụ hay
khách hàng có thể áp dụng mô hình quản trị tập trung tại Hội sở hay phân cấp xuống
từng chi nhánh.
A. Mô hình quản trị rủi ro tậptrung
- Khái niệm: Mô hình quản trị rủi ro tập trung là cách thức tổ chức quản trị rủi ro dựa
trênnguyên tắc tập trung tại một bộ phận, quyền quyết định và quản trị rủi ro khoản vay
tập trung ở Hội sở.
Đặc điểm của mô hìnhquản trị rủi ro tậptrung:
Một là, thông tin về hoạt động ngân hàng tập trung cao tại Hội sở trêncơ sở đó
Hội sở có thể xây dựng, kiểm tra các mục tiêuvà tầm nhìn chiếnlược, xác định mô hình
quản trị RRTD của ngân hàng.
Hai là, mô hình quản trị rủi ro ra đời dựa trên nguyên tắc chính là tách biệt giữa
3 chức năng: chức năng kinh doanh, chức năng quản trị rủi ro, chức năng tác nghiệp.
Theo đó, về tổ chức, phòng Tín dụng được thành lập thành 3 phòng hoặc 3 bộ phận khác
nhau thể hiện 3 chức năng: kinh doanh, quản trị rủi ro và tác nghiệp. Mô hình được thể
hiện theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung
KHỐI TÍN DỤNG
(bao gồm các chức năng)
Chức năng
kinh doanh
Chức năng quản trị
rủi ro tíndụng
Chức năng
tác nghiệp
+ Bộ phận quan hệ khách hàng: đâylàbộ phận có chức năng chính là khởi tạo
Bộ phận
quan hệ
khách hàng
Bộ phận
quản lý rủi ro
tín dụng
Bộ phận quản lý
nợ và thống kê,
báo cáo
16
kinh doanh, củng cố và phát triểnđội ngũ khách hàng với những côngviệc chính sau: (i)
xác định nhóm khách hàng mục tiêu;(ii) xác định giới hạn tín dụng đối với từng khách
hàng; (iii) phát triểnthị phần và bán sản phẩm, dịch vụ ;(iv) quản lý và phát triển quan
hệ với khách hàng; (v) hỗ trợ khách hàng trong quá trình giao dịch.
+ Bộ phận quản trị rủi ro: đây là bộ phận có chức năng rà soát rủi ro và kiểm
soát rủi ro ở mức thấp nhất: (i) xây dựng chiến lược và chính sách quản trị RRTD; (ii)
quản trịcác danh mục tíndụng; (iii)ràsoátcác đềxuất tíndụng đốivới khách hàng trong
đó chú trọng đếnviệc tuân thủ chính sách tín dụng, hồ sơ, thủ tục, phát hiện rủi ro; (iv)
giám sát quá trìnhphê duyệt tíndụng và rủi ro trongquá trìnhgiao dịch với khách hàng.
+ Bộ phận quản lý nợ: bộ phận này có chức năng duy trì số liệutrên hệ thống
khớp đúng với số liệutrên hồ sơ đồng thời thực hiện hồ sơ tín dụng đầy đủ và an toàn:
(i) kiểm soát tuân thủ quy trình; (ii) cậpnhật thông tin trênhệ thống; (iv) quản lý hồ sơ.
Ba là, các quyết định vay vượt hạn mức đềutập trung vào quyết định cho vay của
Hội sở, điềunày sẽ hạn chế rủi ro cho toàn hệ thống.
Điềukiệnáp dụng:
+ Điều kiện về năng lựctài chính: mô hìnhtập trung cần có tiềm lực tài chính
mạnh để đầu tư vào hệ thống công nghệ và nhân lực có khả năng chuyên môn hóa trong
công tác quản trị rủi ro tín dụng.
+ Điều kiện công nghệ vàhệ thốngthông tinquảnlý: mô hìnhtậptrung cần có
hệ thống dữ liệuthống nhất tập trung tại Hội sở.
+ Điều kiện nhân sự: cần có một đội ngũ chuyên gia quản trị rủi ro có bề dày
kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, học hỏi kinh nghiệm nước ngoài.
+ Điều kiện về hệ thống quản trị: Hệ thống quản trị và tổ chức đã được kiện
toàn, việc phân cấp ủy quyền rõ ràng, tránh sự chồng chéo về chức năng.
+ Điều kiện thị trường: mô hình tập trung được áp dụng trong thị trường tài
chính phát triển, các hoạt động cạnh tranh lành mạnh,
B. Mô hình quản trị rủi ro tíndụng phân tán
Mô hình quản trị rủi ro phân tán là cách thức tổ chức hoạt động quản trị RRTD tản
mạn ở nhiều bộ phận khác nhau, quyền quyết định và quản trị rủi ro khoản vay không
tập trung ở Hội sở mà dàn đềuở cấp cơ sở. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán
17
được hiểu là công tác thẩm định khách hàng, quản trị rủi ro của ngân hàng được thực
hiện tại các chi nhánh riêng biệt. Hội sở chính chỉ có nhiệm vụ là chỉ đạo định hướng
chung và thẩm định những khách hàng vượt quá khả năng cho phép của chi nhánh. Mô
hình này chưa tách biệt được độc lập giữa 3 chức năng: chức năng kinh doanh, chức
năng quản trị rủi ro, chức năng tác nghiệp.
Đặc điểm của mô hình phân tán:
Một là, quyền lực không tập trung vào Hội sở, thông tinbị phân tán dẫn đếntình
trạng Hội sở khó có khả năng xây dựng, kiểm tra cácmục tiêuchiếnlược, các quyết định
phòng ngừa RRTD của ngân hàng.
Hai là, chưa có sự tách bạch rõ giữa chức năng quản trị rủi ro, kinh doanh và tác
nghiệp tronghoạt động tíndụng.
Ba là, hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro được thực hiện độc lập ở các chi
nhánh. Mỗi giám đốc chi nhánh tự đưa ra phán quyết tín dụng và chịu trách nhiệm về
quyết định của mình.
Điềukiệnáp dụng mô hình:
+ Điều kiện về năng lực tài chính: do mô hình phân tán mang tính tự phát nên
không đòi hỏi nhiều về điềukiện tài chính.
+ Điều kiện về công nghệ và hệ thống thôngtin quản lý: mô hình phân tán áp
dụng công nghệ đơn giản, quy trình khép kín, hồ sơ giấy tờ do một người quản lí, áp
dụng trongmôi trường ngân hàng quy mô nhỏ.
+ Điều kiện nhân sự: hệ thống nhân viên có kiến thức bao quát hoạt động tín
dụng và am hiểu tất cả các khâu của quy trình tín dụng, có thể đảm nhiệm nhiều nhiệm
vụ trongquy trình tín dụng.
+ Điều kiện về hệ thống quản trị:ngân hàng có hệ thống giản đơn, tách bạch
giữa quyền lực Hội đồng quản trị và cấp điềuhành, các phòng ban phân theo địa giới,
không có sự chuyên môn hóa tronghoạt động quản trị rủi ro.
+ Điều kiện về thị trường: mô hình phân tán hiện chỉ chủ yếu áp dụng tại thị
trường tài chính chưa phát triển, các ngân hàng có hệ thống chi nhánh và tổ chức chưa
hoàn thiệnhoặc là áp dụng với các ngân hàng có quy mô nhỏ.
1.2.3.3. Tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tíndụng
18
Tổ chức thực hiện quản trị RRTD bao gồm các khâu: nhận biết RRTD; phân tích,
đánh giá và đo lường rủi ro tín dụng; ứng phó rủi ro và kiểm soát rủi ro tín dụng. Trên
thực tế, có những tài liệu và kết quả nghiên cứu khác phân quá trình quản trị rủi ro ít
khâu hơn, bao gồm nhận biết/xác định, đo lường, quản trị/ứngphó và kiểm soát.
A. Nhận biết rủi ro tíndụng
Khâu đầu tiêntrong quản trị RRTD đó là nhận biết rủi ro, trêncơ sở nhận biết rủi ro
các nhà quản trị sẽ tiếptục thực hiện các khâu tiếptheo, đây là một trong các nội dung
quan trọng nhất trong công tác quản trị RRTD. Dấu hiệu của RRTD có thể đến từ phía
khách hàng hay từ chính nội bộ ngân hàng.
A1. Nhóm dấuhiệu phát sinh từ phía kháchhàng
- Nhóm dấu hiệu liên quanđến mối quan hệvới ngânhàng:
Xu hướng của các tài khoản của khách hàng tại ngân hàng: dao động của các tài
khoản mà đặc biệt là giảm sút số dư tài khoản tiền gửi, khó khăn trong thanh toán lương,
thường xuyên yêu cầu hỗ trợ nguồn vốn lưu động từ nhiều nguồn khác nhau, gia tăng
các khoản nợ thương mại hoặc không có khả năng thanh toán nợ khi đếnhạn.
Các hoạt động cho vay: mức độ cho vay thường xuyên gia tăng, trì hoãn hoặc gây
khó khăn đốivới ngân hàng trongquá trìnhkiểm tratheo địnhkỳ hoặc độtngột tìnhhình
sử dụng vốn vay, tình hình hoạt độngsản xuất kinh doanh củakhách hàng, thường xuyên
yêu cầu ngân hàng cho đáo hạn.
Phương thức tài chính: sử dụng nhiều các khoản tài trợ ngắn hạn cho các hoạt động
dài hạn, chấp nhận sử dụng các nguồn tài trợ đắt nhất, giảm các khoản phải trả, tăng các
khoản phải thu, các hệ số thanh toán phát triểntheo chiềuhướng xấu.
- Nhóm dấu hiệu liên quanđến phươngphápquản trịcủa khách hàng:
Rủi ro xảy ra khi khách hàng có sự thay đổi thường xuyên cơ cấu của hệ thống quản trị
hoặc ban điềuhành, hệ thống quản trị và ban điềuhành luôn bất đồngvề mục đích, quản
trị điều hành độc đoán, hoặc ngược lại quá phân tán, việc lập kế hoạch không đầy đủ,
quản trị có tínhgia đình, có tranh chấp trongquá trình quản trị.
- Nhóm các dấu hiệu liên quan xử lý thông tinvề tài chính kế toán của khách hàng:
Nếu khách hàng có sự chuẩn bị không đầy đủ số liệutài chính hoặc số liệuchậm trễ, trì
hoãn nộp các báo cáo tài chính hoặc những kết luận về phân tíchtài chính cho thấy: sự
19
gia tăng không cân đối về tỷ lệ nợ thường xuyên, khả năng tiềnmặt giảm, tăng doanh số
bán nhưng lãi giảm hoặc không có, điều này cho thấy khách hàng đang có dấu hiệu rủi
ro.
- Nhóm các dấu hiệu thuộccácvấn đề kỹ thuật và thương mại:
Các dấu hiệu thuộc về vấn đề kỹ thuật và thương mại thể hiện: khó khăn trongphát triển
sản phẩm, thay đổi trên thị trường: tỷ giá, lãi suất, thay đổi thị hiếu, cập nhật kỹ thuật
mới, mất nhà cung ứng hoặc khách hàng lớn, chính sáchthuế, điềukiệnthành lập và môi
trường.
A2. Nhóm dấuhiệu phát sinh từ phía ngânhàng
- Nhóm dấu hiệu từ các chỉ tiêu nhận biết rủiro tín dụng của ngân hàng:
RRTD được thể hiện qua quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, nợ quá hạn, nợ xấu, và dự
phòng rủi ro do đó, khi các yếu tố này có xu hướng thiên lệch, vượt qua ngưỡng cho
phép, dự phòng rủi ro được sử dụng hết, ngân hàng đứng trước nguy cơ rủi ro.
- Nhóm dấu hiệu xuấtpháttừ trình độcủa nhânviên tíndụngvà nănglựcquảntrịcủa
người quản trị ngân hàng
Nhóm dấu hiệu này bao gồm: đánh giá và phân loại không chính xác về mức độ rủi ro
của khách hàng: cấp tín dụng dựa trên các cam kết không chắc chắn và thiếu tính bảo
đảm, tốc độ tăngtrưởng tíndụng quá nhanh và vượt quá khả năng và năng lực kiểm soát
cũng như nguồn vốn ngân hàng, cho vay dựa trênnhững sự kiện bất thường có thể xảy
ra, ví dụ như sát nhập, thay đổi địavị pháp lý của chi nhánh.
- Nhóm dấu hiệu xuấtpháttừ chính sách của ngânhàng:
Nhóm dấu hiệu này thể hiện qua chính sách tín dụng quá cứng nhắc hoặc quá lỏng lẻo
để khe hở cho khách hàng lợi dụng, cho vay hỗ trợ mục đíchđầu cơ (mua bất động sản,
kinh doanh chứng khoán), chính sách cho vay ưu đãi, cho vay theo chỉ định, quy trình
tín dụng không chặt chẽ.
B. Phân tích, đánh giávà đo lường rủi ro tíndụng
Dựa trêncác dấu hiệu nhận biếtRRTD, bước tiếptheolàphân tích,đánh giá và đo lường
RRTD.
B1. Phân tích, đánh giá rủi ro kháchhàng
Phân tích đánh giá KH nhằm phát hiện các nguy cơ rủi ro trong từng khách hàng, từng
20
khoản nợ cụ thể. Phân tíchđánh giá KH được thực hiệntừ khi bắt đầu tiếpxúc KH, trong
quá trình cho vay và sau khi cho vay. Hiện nay, việc khai thác thông tin về KH thường
dựa vào báo cáo tài chính trong những năm gần nhất. Bên cạnh việc thu thập thông tin
từ KH, cần thu thập thông tin về đối tác của KH, từ những ngân hàng mà ngân hàng có
quan hệ, từ cơ quan quản trị khách hàng, từ trung tâm phòng ngừa rủi ro…phân tích KH
theo các chỉ tiêu định tính và định lượng để có những kết luận chính xác về tình trạng
của khách hàng.
Các chỉ tiêuđịnhtính:
Tiêu chí định tính là tiêu chí không lượng hóa bằng con số mà chỉ phản ánh tính chất,
đặc điểm của khách hàng. Các tiêuchí này được thể hiện rõ nét qua phương pháp 6 C:
(1) Character (tư cách người vay; (2) Capacity (năng lực của người cho vay; (3) Dòng
tiền mặt (Cash flow; (4) Collateral (bảo đảm tiềnvay); (5) Conditions (các điềukiện);
(6) Control (kiểm soát).
Các chỉ tiêuđịnh lượng:
Dựa vào các báo cáo tài chính của doanh nghiệp và các nguồn thông tinkhác, cán bộ tín
dụng tiếnhành các bước côngviệc sau:
- Thứ nhất, thu nhập thông tin và phân tích tình hình tài chính khách hàng: dựa trên
các nhóm chỉ tiêunhư nhóm chỉ tiêuvề thu nhập, lợi nhuận, thanh khoản, cân nợ và các
chỉ tiêuhoạt động.
+ Nhóm chỉ tiêu về thu nhập: doanh thu của doanh nghiệp bao gồm các khoản thu
có thể thu được từ hoạt độngcủa doanh nghiệp, để trang trải các chi phí và tạo lợi nhuận
của doanh nghiệp.
+ Các nhóm chỉ tiêu cơ bản của lợi nhuận bao gồm cácchỉ tiêu: tỷ suất lợi nhuận
trêndoanh thu; tỷ suất lợi nhuận trênvốn chủ sở hữu (ROE); tỷ suất lợi nhuận trêntổng
tài sản Có (ROA); chỉ tiêulợi nhuận trêngiá trị rủi ro Var (RAPM).
+ Nhóm chỉ tiêu thanhkhoản bao gồm cácchỉ tiêu: khả năng thanh toán hiện hành;
khả năng thanh toán nhanh; khả năng thanh toán tức thời.
+ Nhóm chỉ tiêu cân nợ bao gồm các chỉ tiêu như: tổng nợ phải trả trên tổng tài
sản; nợ dài hạn trênvốn chủ sở hữu
+ Nhóm chỉ tiêu hoạt động: vòng quay vốn lưu động; vòng quay hàng tồn kho;
21
vòng quay các khoản phải thu; hiệu suất sử dụng tài sản cố định.
- Thứ hai, xử lý thông tin: sau khi thu thập thông tin, phải sàng lọc nguồn thông tinđã
thu thập để phân tích, đánh giá khách hàng, khả năng tài chính của khách hàng trên cơ
sở đó, xác định nguy cơ rủi ro đối với khách hàng để ra quyết định cho vay hay từ chối
cho vay, điềukiệncho vay nhằm hạn chế rủi ro.
- Thứ ba, xác định các nguy cơ rủi ro của khách hàng: có rất nhiều yếu tố có thể gây
ra rủi ro đối với một doanh nghiệp. Tuy nhiên một doanh nghiệp thường không phải gặp
tất cả các nguy cơ rủi ro mà chỉ có một số nguy cơ rủi ro chính. Các nguy cơ rủi ro chính
được liệt kê (tại phụ lục 01).
B2. Đo lường rủi ro tíndụng
Đo lường rủi ro là bước tiếp theo sau khi phát hiện được có nguy cơ rủi ro. Đo lường
RRTD cần được thực hiện đối với từng khoản vay/khách hàng, đối với danh mục các
khoản vay/khách hàng và đối với tổng thể hoạt động của ngân hàng.
i) Đo lường rủi ro khoản vay
Đo lường rủi ro đối với mỗi khoản vay có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau,
hiệnnay có một số phương pháp cơ bản như: côngthức đo lường tổnthất của mỗi khoản
vay (EL); sử dụng mô hình điểm số Z; sử dụng mô hình xếp hạng của Moody’s;
- Đo lường rủi ro khoản vaytheocông thứcđo lường tổnthấtdự kiến:
Đối với mỗi khoản vay, tổn thất dự kiến đối với khoản vay đó được đo lường theo công
thức sau:
EL = PD x LGD x EAD
Trong đó:
- EL (ExpectedLoss): tổnthất dự kiến
- PD (Probabilitycủa default): xác suất vỡ nợ của khách hàng/ ngành hàng đó là bao
nhiêu.
- LGD (Loss GivenDefault): tỷtrọng(%) số dư rủi ro ngân hàng sẽ bị tổn thất khi khách
hàng không trảđược nợ.
- EAD (Exposure at Default): số dư nợ vay (và tương đương) của khách hàng/ngành
hàng khi xảy ra vỡ nợ.
Với PD, LGD và EAD, hai yếu tố cótầm quan trọnghàng đầu tưởng chừng rất địnhtính,
22
mà các ngân hàng thường xuyên nhắc đếntrongquyết định cấp tín dụng là khả năng trả
nợ và mong muốn trả nợ của khách hàng đã được lượng hóa cụ thể.
- Đo lường rủi ro khoảnvaytheomô hình điểm số Z:
Mô hình này do E.I. Altman xây dựng để cho điểm tíndụng đối với các công ty của Mỹ.
Đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người vay và phụ
thuộc vào:
Trị số của các chỉ số tài chính của người vay (Xj)
Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay
trongquá khứ.
Từ đó, Altman đi đếnmô hình cho điểm như sau:
Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,64X4 + X5
Trong đó:
X1 = Tỷ số vốn lưu động ròngtrêntổng tàisản
X2 = Tỷ số lợi nhuận giữ lại trêntổng tài sản
X3 = Tỷ số lợi nhuận trướcthuế, tiềnlãi trên tổngtài sản
X4 = Tỷ số giá trị cổ phiếu trêngiá trịghi sổ nợ dài hạn
X5 = Tỷ số doanh thu trên tổngtài sản
Trị số Z càng cao thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp và ngược lại (trị số Z có thể
âm). Theo mô hình cho điểm của Altman bất cứ đơn vị nào có điểm số Z thấp hơn 1,81
được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao. Căn cứ vào kết luận này, ngân hàng
sẽ không cấp tíndụng cho khách hàng hay cho đếnkhi cải thiệnđược điểm số Z lớn hơn
1,81.
- Đo lường rủi ro theo mô hìnhxếp hạngcủa Moody's
Mô hình này xếp hạng tình trạng hoạt động của doanh nghiệp dựa trêntỷ lệ rủi ro hàng
năm, chất lượng này thay đổi hàng năm. Các doanh nghiệp được xếp hạng cao khi tỷ lệ
rủi ro dưới 0,1%.
23
Bảng 1.1: Xếp hạng doanh nghiệp của Moody's
Xếp hạng
Tình trạng hoạt động
của doanh nghiệp
Tỷ lệ rủi ro hàng năm
Aaa Chất lượng cao nhất 0,02%
Aa Chất lượng cao 0,04%
A Chất lượng khá 0,08%
Baa Chất lượng vừa 0,2%
Ba Nhiều yếu tố đầu cơ 1,8%
B Đầu cơ 8,3%
Nguồn: Theo báo cáo của Moody’s
ii) Đo lường rủi ro danhmục
Rủi ro danh mục được đánh giá qua các mô hình Value at Rick (Var), mô hình Returnat
riskon capital (RAROC), mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ theo Basel II (IRB).
Mô hình Var:
Var của một danh mục tài sản được định nghĩa là khoản lỗ tối đa trong một thời gian
nhất định. Mô hình VAR đánh giá mức độ rủi ro của danh mục theo 2 tiêuchuẩn: giá trị
danh mục đầu tư và khả năng chịu đựng rủi ro của nhà đầu tư.
Mô hình RAROC:
Quan niệm trung tâm về rủi ro theo RAROC là mức độ tổnthất, bao gồm hai bộ phận là
tổn thất dự kiến (EL) và tổn thất ngoài dự kiến (UL). Do EL đã được đưa vào khi xác
định giá (lãi suất) nên thực chất, EL có thể không coi làrủi ro (vì đã dự đoán được). Còn
UL mới thực chất là rủi ro và ngân hàng cần phải chuẩn bị vốn để bù đắp rủi ro này nếu
xảy ra.
Mô hình Raroc được tính toánnhư sau:
Raroc =
Thu nhập ròng - Tổn thất rủi ro dự kiến
Vốn kinh tế
Mô hình xếp hạng tín dụng:
Mô hình đơn giản nhất được sử dụng trong xếp hạng tín dụng là mô hình một biến
số.Chỉ tiêuđánh giáphải đượcthống nhất trongmô hình. Tỷ suất tàichính đượcsử dụng
24
trongmô hình bao gồm các chỉ tiêuthanh khoản, các chỉ tiêuhoạt động, chỉ tiêu cân nợ,
chỉ tiêulợi tức, chỉ tiêuvay nợ và chi phí trả lãi. Các chỉ tiêuphi tài chính thường được
sử dụng bao gồm thời gian hoạt động của doanh nghiệp, số năm kinh nghiệm và trìnhđộ
của nhà quản trị cao cấp, triểnvọng ngành. Nhược điểm của mô hình một biến số là kết
quả dự báo khó chính xác nếu thực hiệnphân tíchvà cho điểm các chỉ tiêuđánh giá một
cáchriêngbiệt,hơn nữa mỗi người cóthể hiểucác chỉ tiêuđánh giá theocáchkhác nhau.
Để khắc phục nhược điểm này các nhà nghiên cứu đã xây dựng các mô hình kết hợp
nhiều biến số thành một giá trị để đánh giá thất bại của doanh nghiệp như mô hình phân
tíchhồi quy, phân tích logic, phân tíchxác suất có điềukiện, phân tíchnhiều biếnsố.
Xếp hạng tíndụng theo mô hình điểm số là phương pháp khoa học kết hợp sử dụng
dữ liệu để nghiên cứu thống kê và áp dụng mô hình thuật toán để phân tích, tính điểm
cho các chỉ tiêu đánh giá trong mô hình một biến hoặc đa biến. Các chỉ tiêu sử dụng
trong xếp hạng tín dụng được xác lập theo nhóm bao gồm phân tích ngành, phân tích
hoạt động kinh doanh, phân tích hoạt động tài chính. Sau đó đưa vào mô hình để tính
điểm theo trọngsố và quy đổi điểm nhận được sang biểuxếp hạng tương ứng.
iii) Đo lường rủi ro tíndụng tổng thể của ngân hàng
Đo lường RRTD tổng thể của ngân hàng còn được đánh giá qua việc tính toán các
chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng đề cập trong các nội dung trên, bao gồm: quy mô tín
dụng, cơ cấu tín dụng, nợ quá hạn, nợ xấu, dự phòng rủi ro tín dụng. Khi các yếu tố trên
có xu hướng biến động bất thường như: quy mô tín dụng tăng quá nhanh vượt quá khả
năng quản trị của ngân hàng, hay là cơ cấu tín dụng tập trung quá mức vào một ngành,
một lĩnh vực rủi ro, hoặc là các chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu có dấu hiệu vượt qua ngưỡng
cho ngân hàng đứng trước nguy cơ rủi ro cao.
C. Ứng phó rủi ro tíndụng
Để ứng phó RRTD, NHTM sử dụng các công cụ phân tán rủi ro, phòng ngừa rủi ro,
bảo hiểm rủi ro và xử lý nợ xấu:
- Phân tán rủi ro:
Phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng là việc thực hiện cấp tín dụng cho nhiều
ngành, nhiều lĩnh vực, khu vực sản xuất kinh doanh nhằm tránh những tổnthất lớn xảy
ra cho ngân hàng thương mại. Các hình thức phân tán rủi ro chủ yếu bao gồm:
25
+ Không tập trung cấp tín dụngcho một ngành, một lĩnhvựchay một khu vực
+ Không nên dồn vốn cấp tín dụng cho một hoặcmột số khách hàng
+ Đa dạng hóa cácsản phẩm tín dụng
+ Cho vay đồng tài trợ.
- Sử dụng cáccông cụ tín dụng pháisinhđể phòngngừa và hạn chế rủi ro:
Sử dụng các côngcụ tíndụng phái sinh thôngqua Hợp đồngtrao đổitíndụng (Credit
swap), hợp đồng quyền chọn tíndụng (credit options). Hợpđồngquyền chọn tín dụng là
một côngcụ bảo vệ ngân hàng trước những tổnthất trongtrị giá tài sản tín dụng, giúp bù
đắp mức chi phí vay vốn cao hơn khi chất lượng tín dụng của ngân hàng giảm sút. Hợp
đồng quyền chọn tín dụng cũng có thể được sử dụng để bảo vệ ngân hàng trước rủi ro
chi phí vay vốn tăng do chất lượng tíndụng của ngân hàng giảm sút.
- Mua bảo hiểm rủi ro tín dụng:
Nhiều ngân hàng đã yêucầu KH mua bảo hiểm cho các khoản vay và coi như làmột yêu
cầu bắt buộc trước khi được cấp tín dụng (bảo hiểm tín dụng dự án, tín dụng cá nhân…).
Bản thân ngân hàng, để đảm bảo bù đắp một phần hay tổn thất cho các khoản tín dụng
cấp cho khách hàng, ngân hàng có thể chủ động mua bảo hiểm tín dụng cho một số
trường hợp.
- Xử lý nợ xấu
Khi một khoản vay bị xếp xuống nhóm nợ xấu thì ngân hàng sẽ chuyển sang bộ phận xử
lí nợ xấu, thực hiện rà soát khoản vay, lập phương án gặp gỡ KH để tìm hướng khắc
phục thông qua các hình thức: gia hạn nợ, chứng khoán hóa các khoản nợ. Hiện nay,
đang tồntại 2 loại xử lý nợ:
Một là, hình thức xử lý khai thác: bao gồm cho vay thêm, bổ sung tài sản bảo
đảm, chuyển nợ quá hạn, thực hiện khoanh nợ xóa nợ, chỉ định đại diện tham gia quản
trị doanh nghiệp.
Hai là, hình thức xử lý các biện pháp thanh lý: bao gồm xử lý nợ tồn đọng (bao
gồm nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm, và không có tài sản đảm bảo); thanh lý doanh
nghiệp, khởi kiện, bán nợ chocác tổchức đượcphép mua bán nợ (như DATC, VAMC..),
sử dụng dự phòng rủi ro và sự trợ giúp của Chính phủ (khoản vay chỉ định).
D. Kiểm soát rủi ro tíndụng
26
Kiểm soát RRTD là một nội dung của QTRRTD được thực hiện songsong với hoạt
động quản trị rủi ro nhằm mục tiêu: (i) phòng, chống và kiểm soát các rủi ro có thể phát
sinh tronghoạt động ngân hàng (ii) đảm bảo toàn bộ các hoạt động, các bộ phận và từng
cá nhân trong ngân hàng đềutuân thủ các quy định của pháp luật, tuân thủ và thực hiện
các chiến lược, chính sách, quy trình và quyết định của các cấp thẩm quyền, đảm bảo
mục tiêu an toàn và hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng. Kiểm soát RRTD gồm
kiểm soát trước khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay.
Kiểm soát RRTD bao gồm kiểm soát đơn(kiểm soát độc lập của ngân hàng) và kiểm
soát kép là quá trình kiểm soát có sự tham gia của nhiều tổ chức như: cơ quan Thanh tra
NHNN và bộ phận kiểm soát của ngân hàng (bao gồm có bộ phận kiểm soát, kiểm tra
nội bộ, quản trị tíndụng), ngoài ra cần có sự tham gia của các cơ chế giám sát bên ngoài
như các cơ quan kiểm toán độc lập, ủy ban giám sát tài chính, và đặc biệt là sự giám sát
của thị trường.
1.3. Kinh nghiệm quản trị rủi rotíndụng của một số ngân hàng thương mại và rút
ra một số bài học cho Ngân hàng TMCP Quốc Dân
1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng
1.3.1.1. Kinh nghiệm của BIDV
Hiện tại, việc đo lường các loại rủi ro tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển
Việt Nam (BIDV) đang được thực hiện theo phương pháp chuyên gia. BIDV là một
trong 10 ngân hàng thương mại đầu tiên tại Việt Nam được ngân hàng Nhà nước lựa
chọn để triển khai Basel II, BIDV đã thực hiện dự án xây dựng các công cụ đo lường
rủi ro tín dụng hiện đại theo phương pháp tiếp cận dựa trên xếp hạng nội bộ.
Kết quả của dự án là các công cụ thống kê hiện đại cho phép ước lượng đầy đủ
nguy cơ vỡ nợ và mức tổn thất phát sinh thông qua các chỉ số PD, LGD và EAD do
vậy đảm bảo tính hiệu quả của công tác quản lý danh mục, là cơ sở để đưa ra các
quyết định mở rộng, thu hẹp hoặc giữ nguyên các thành phần của cơ cấu danh mục.
Trong quá trình triển khai dự án, các yêu cầu về dữ liệu, thông tin khách hàng, khoản
vay được thu thập khá lớn với khung thời gian đủ dài cũng sẽ góp phần cải thiện chất
lượng và mức độ sẵn có của dữ liệu. Bên cạnh đó, rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm
đã được chuyển giao trong thời gian dự án cũng sẽ giúp BIDV nâng cao năng lực phát
27
triển và quản trị mô hình.
1.3.1.2. Kinh nghiệm của VIB - ngân hàng TMCP đang thí điểm áp dụng phương
pháp quản trị vốn và rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II.
Từ năm 2014,10 ngân hàng gồm Vietcombank, BIDV, VietinBank, Sacombank,
VPBank, Techcombank, VIB, Maritime Bank, MB và ACB - là các ngân hàng lớn
nhất trong hệ thống đã được NHNN giao thí điểm áp dụng phương pháp quản trị vốn
và rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II, với lộ trình áp dụng từ tháng 2/2016 và hoàn thành
việc thí điểm vào năm 2018, sau đó sẽ mở rộng áp dụng Basel II với các NHTM khác
trong nước.
- Ngân hàng TMCP Quốc Tế (VIB): Trong năm 2015, VIB đã đạt được kết quả về
QTRR tín dụng đó là tập trung hóa các chức năng chính là khởi tạo khoản vay và thu
hồi nợ, xây dựng và triển khai các giải pháp CNTT sáng tạo, đào tạo đội ngũ nhân
viên kinh doanh và quản trị rủi ro, cụ thể như: Tập trung phê duyệt tín dụng cho
KHDN và khách hàng cá nhân; Thành lập bộ phận Nhận Diện Rủi Ro Tín Dụng; Sử
dụng công cụ đánh giá rủi ro tín dụng Emerging Markets Risk Calc của Moody’s;
Quản lý nợ nhóm 2 đến nhóm 5 bởi Nhóm thu hồi nợ trong khối Quản trị rủi ro; Đào
tạo rủi ro tín dụng và tài chính Omega cho nhân viên... Một kết quả đạt được là hệ số
an toàn vốn (Car) của VIB, nếu tính toán theo thông tư 36, chỉ số Car của VIB là >
17%, tại thời điểm bắt đầu áp dụng cách tính Basel II, chỉ số này là hơn 13%, thuộc
nhóm cao nhất thị trường.
1.3.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Từ kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của một số ngân hàng có thể rút ra một số bài
học kinh nghiệm có giá trị tham khảo cho Ngân hàng TMCP Quốc Dân là:
Thứ nhất, tăng cường công tác thu thập, lưu trữ thông tin và giám sát khoản vay.
Công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay được tăng cường giúp thu thập
thêm thông tin để đánh giá, xây dựng bộ xếp hạng tín dụng KH hoặc khoản vay, từ
đó có thể giúp các ngân hàng quản lý rủi ro một cách toàn diện hơn.
Thứ hai, xây dựng ngân hàng dữ liệu về RRTD và sử dụng công nghệ hiện đại
trong phân tích, đánh giá và xử lý RRTD. NCB cần xây dựng cho mình một hệ thống
công nghệ thông tin hiện đại, giúp cho các cán bộ ngân hàng có thể dễ dàng tra cứu
28
tìm kiếm thông tin liên quan đến khách hàng và giúp nâng cao chất lượng công tác
phân tích, thẩm định KH, giảm thiểu rủi ro do thiếu thông tin.
Thứ ba, các chính sách quản lý nhân lực cần hướng tới mục tiêu xây dựng nguồn
nhân lực có chất lượng cao, đạo đức nghề nghiệp tốt; các quy trình nghiệp vụ cần
được rà soát thường xuyên, hoàn thiện hóa, tránh quá cứng nhắc và có lỗ hổng.
Thứ tư, NCB cần nhanh chóng áp dụng các mô hình đánh giá và lượng hoá RRTD.
Thông qua đó giúp những nhà quản lý phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro, nhận biết
các nguyên nhân chính để tìm cách khắc phục. NCB cần lên kế hoạch cơ bản cho việc
thực hiện Hiệp ước Basel 2 và hoàn thiện hệ thống dựa trên xếp hạng nội bộ.
Kết luận chương 1
Chương 1 đã khái quát những nội dung cơ bản về rủi ro tíndụng, quản trị rủi ro tín dụng,
làm rõ khái niệm, sự cần thiết, nội dung của quản trị rủi ro tín dụng bao gồm: nhận biết,
phân tíchđánh giá, ứng phó và kiểm soát rủi ro tíndụng. Để có cách nhìn nhận toàndiện
về quản trị rủi ro tíndụng, tác giả nghiên cứukinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng của
một số NHTM, từ đó đưa ra các bài học kinh nghiệm trong quản trị rủi ro tín dụng cho
Ngân hàng TMCP Quốc Dân.
29
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂN
2.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) được thành lập năm 1995, khời nguồn từ
Ngân hàng TMCP nông thôn Sông Kiên. Ngày 18/05/2006, NCB chính thức chuyên
đổi mô hình hoạt động từ Ngân hàng TMCP nông thôn sang mô hình Ngân hàng
TMCP đô thị, chuyển đổi trụ sở chính từ Kiên Giang về Thành phố Hồ Chí Minh,
đồng thời chính thức sử dụng tên Ngân hàng TMCP Nam Việt – Navibank thay cho
tên gọi Ngân hàng TMCP nông thôn Sông Kiên.
Năm 2014,Navibank chính thức được đổi tênthành Ngân hàng TMCP Quốc Dân
– NCB và tiến hành tái cấu trúc hệ thống, hướng đến sự chuẩn hóa và hoàn thiện các
dịch vụ tài chính, đặt mục tiêu vào Top 10 ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam
với tiêu chí trở thành ‘Ngân hàng bán lẻ hiệu quả nhất”.
Năm 2015, giới thiệu nhận dạng thương hiệu mới. Nhận giải thưởng quốc tế về
đổi mới sáng tạo – Ngân hàng có văn hóa doanh nghiệp sáng tạo nhất Việt Nam năm
2015 và Ngân hàng bán lẻ sáng tạo nhất Việt Nam năm 2015.
Năm 2016, triển khai hạ tầng công nghệ thông tin mới – nền tảng ngân hàng lõi
Temenos T24; ký hợp đồng chiến lược liên kết kinh doanh bảo hiểm nhân thọ qua
ngân hàng với Prevoir; tăng số chi nhánh từ 22 lên 24; tăng tổng tài sản đạt trên 69
nghìn tỷ đồng.
Năm 2017, phát triển nền tảng ngân hàng kỹ thuật số toàn diện với hàng loạt sản
phẩm (ứng dụng thông minh NCB smart - ứng dụng thanh toán mã vạch QR code,
thanh toán hóa đơn, chuyển khoản…)
Trụ sở chính của Ngân hàng TMCP Quốc Dân: số 28C-D, Bà Triệu, Phường Hàng
Bài, Quận Hoàn Kiếm, Hà nội. Vốn điều lệ tại năm 2017 không thay đổi so với năm
2016: 3.010.215.520.000 VNĐ.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Ngân hàng có 1 Hội sở chính, 24 chi nhánh, 66 phòng giao dịch. Tại HO, bao
30
gồm: 10 khối chức năng và trung tâm nghiệp vụ, trực thuộc các khối và trung tâm
này bao gồm 42 phòng ban. Nhân sự thuộc các khối và trung tâm chức năng làm việc
tại Hội sở chính gồm hơn 300 người. Các chi nhánh được mở trên địa bàn miền Bắc,
miền Trung và miền Nam. NCB có duy nhất một công ty con là Công ty quản lý nợ
và khai thác tài sản (AMC) được thành lập năm 2006. Tính đến 31/12/2017, NCB có
2.366 cán bộ nhân viên, trong đó số CBNV có trình độ từ thạc sỹ trở lên là 145 người
(chiếm 6%), trình độ đại học là 1967 người (chiếm 84%).
Đối với cơ cấu phòng ban liên quan đến hoạt động QTRR, ngân hàng xây dựng
Khối Quản trị rủi ro bao gồm các phòng/ban như sau: (1) Phòng giám sát tín dụng;
(2) Phòng chính sách quản trị rủi ro tín dụng; (3) Phòng quản lý rủi ro thanh khoản
và thị trường; (4) Phòng quản lý rủi ro hoạt động; (5) Trung tâm tái thẩm định tín
dụng gồm 3 phòng: Tái thẩm định KHCN, Tái thẩm định KHDN, Tái thẩm định cấu
trúc nợ.
NCB đã thiết lập và duy trì đầy đủ hệ thống quản lý, kiểm soát nội bộ đảm bảo
quản trị điều hành hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như kiểm soát chặt chẽ rủi ro
phát sinh trong hoạt động của các đơn vị trên toàn mạng lưới. Để biết về cơ cấu tổ
chức Ngân hàng TMCP Quốc Dân cụ thể xem phụ lục 2.1
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quốc Dân giai đoạn từ
năm 2015 – 2017
2.1.4. Hoạt động huy động vốn:
Thực hiện mục tiêu chiến lược Hiệu quả và Bền vững, năm 2017 NCB đã luôn
duy trì hệ số Cho vay/Huy động (LDR) ở mức chắc chắn dưới 80% và tập trung cho
việc điều chỉnh cơ cấu huy động theo hướng hiệu quả hơn.
Tỷ trọng cơ cấu tiền gửi cá nhân và không kỳ hạn tiếp tục duy trì ở hướng tích
cực tương ứng đạt ~ 83%, 8,01%. Đặc biệt là nguồn vốn không kỳ hạn đã có sự tăng
trưởng từ mức dưới 5% năm 2016 lên 5,5% năm 2017 thông qua việc tập trung đưa
ra các dịch vụ ngân hàng giao dịch, tăng giao dịch của khách hàng thông qua các kênh
như Thẻ, NCB Smart.
Năm 2017, NCB đãthành công trongviệc tiếpcậnvà thiết lậpgiao dịch với nhiều tổ
chức, doanh nghiệp lớn để thu hút nguồn tiềngửi không kỳ hạn cũng như tạo nguồn vốn
31
chiến lược cho nhu cầu dự trữ thanh khoản; đồng thời tập trung cải thiện huy động các
nguồn vốn giá tốt là ngoại tệ (USD). Việc sử dụng nguồn vốn ngoại tệ được quan tâm
hơn trongnăm 2017, thể hiệnở việc giải ngân vốn bằng ngoại tệ đãđạt 104,11%/ nguồn
vốn huy độngbằng ngoại tệ,như vậy việc sử dụng nguồn vốn ngoại tệ đãcó sự chủ động
và hiệu quả hơn. Số liệu về tình hình huy động vốn và cơ cấu tiền gửi khách hàng của
NCB giai đoạn 2015 - 2017 (xem tại phụ lục 2.2 và phụ lục 2.3)
- Hoạt động cho vay:
Bảng 2.1: So sánh dư nợ tín dụng qua các năm
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Số tiền Số tiền % Số tiền %
Dư nợ ngắn hạn 7.494.877 8.079.759 7,8 13.415.050 66,03
Tỷ trọngnợ ngắnhạn/tổngdư nợ 36,68 % 31,87 % 41,78 %
Dư nợ trung hạn 6.984.459 8.855.917 26,8 8.790.499 - 0,73
Tỷ trọngnợ trunghạn/tổngdư nợ 34,18 % 34,93 % 27,38 %
Dư nợ dài hạn 5.952.105 8.416.541 41,4 9.905.037 17,6
Tỷ trọngNợ dàihạn/tổngdư nợ 29,13 % 33,20 % 30,85 %
Tổng 20.431.441 25.352.217 24,08 32.110.586 26,65
Nguồn: [15], [16], [17]
Năm 2017, tỷ trọng cho vay doanh nghiệp SME được cải thiện tăng trưởng tốt, đạt
khoảng 56.6%/tổng dư nợ KHDN; cơ cấu cho vay ngắn hạn so với TDH trong tổng
dư nợ đã tăng từ 32% năm 2016 lên mức 40% năm 2017, trong khi đó cho vay TDH
đã giảm từ 68% xuống 60% năm 2017. Ngoài ra, NCB cũng đã cơ cấu lại danh mục
cho vay theo hướng giảm dần/hạn chế cho vay, các khoản đầu tư kém hiệu quả (giảm
dần cho vay trên thị trường 2).
2.2. Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Quốc
Dân giai đoạn 2015 – 2017
2.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân.
Tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng giảm mạnh vào cuối năm 2015 nhưng đến hết 2017
32
lại tăng nhẹ lên 1,54%. Nợ xấu tập trung nhiều ở các khoản vay trung dài hạn với tỷ
trọng hơn 94% do dư nợ TDH chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ.
Dư nợ tập trung và chiếm tỷ trọnglớn, có xu hướng tăng cao ở các ngành xây dựng,
vận tải kho bãi, hoạt độngtài chính, ngân hàng và bảo hiểm, sản xuất sản phẩm vật chất
và dịch vụ tiêudùng hộ gia đìnhđều là các mục đíchsử dụng vốn trongdài hạn.
Bảng 2.2: Cơ cấu nợ quá hạn theo kỳ hạn giai đoạn 2015-2017
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Tổng dư nợ 20.431 25.352 32.110
Nợ quá hạn 439 375 494
Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 2,15 1,48 1,54
Cơ cấu nợ quá hạn 439 375 494
Nợ quá hạn ngắn hạn 22 17.37 23.19
Tỷ trọng nợ quá hạn ngắn hạn (%) 5,03 4,63 4,69
Nợ quá hạn trung dài hạn 417.17 357.84 471.30
Tỷ trọng nợ quá hạn trung dài hạn (%) 94,97 95,37 95,31
Nguồn: [15], [16], [17]
Bảng 2.3: Phân loại nhóm nợ theo Thông tư 02 và trích lập dự phòng rủi ro của
NCB năm 2015 – 2017
Nguồn: [15], [16], [17]
Phân loạinợ
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tỷ lệ
2015
(%)
Tỷ lệ
2016
(%)
Tỷ lệ
2017
(%)
(tỷđồng) (tỷđồng) (tỷđồng)
1. Nợ đủ tiêuchuẩn 19.422 23.493 30.440 95,06 92,67 94,80
2. Nợ cần chú ý 570 1.482 1.179 2,79 5,85 3,67
3. Nợ dưới tiêuchuẩn 157 150 119 0,77 0,59 0,37
4. Nợ nghi ngờ 29 22 91 0,14 0,09 0,28
5. Nợ cókhả năng mất vốn 253 203 283 1,24 0,80 0,88
Nợ xấu (Nhóm 3+4+5) 439 375 494 2,15 1,48 1,54
Số tríchDPRR 58 39 30 0,28 0,15 0,09
Tổng dư nợ 20.431 25.352 32.110 100 100 100
33
2.2.2. Thực trạng mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
NCB tiếp tục duy trì mô hình quản trị rủi ro 3 cấp, tất cả các thành viên trong hệ
thống đều phải tham gia vào quá trình quản trị rủi ro:
- Cấp 1: là các Đơn vị kinh doanh, nhiệm vụ chính là đánh giá, xác định, báo cáo,
ngăn ngừa và theo dõi các rủi ro phát sinh trong các hoạt động kinh doanh của NCB,
đảm bảo kinh doanh được hiệu quả và an toàn;
- Cấp 2: là Khối quản trị rủi ro, các khối nghiệp vụ, độc lập đánh giá, kiểm soát
hoạt động, tính hiệu quả của hệ thống cấp 1, nhận diện và cảnh báo rủi ro phát sinh,
đánh giá danh mục, thực hiện việc kiểm tra giám sát từ xa và trực tiếp…
- Cấp 3: là Bộ phận kiểm toán nội bộ - trực thuộc ban kiểm soát, kiểm soát các rủi
ro phát sinh được độc lập và khách quan.
Mô hình này đảm bảo mọi rủi ro trong hoạt động của NCB đều được nhận dạng,
đánh giá và đo lường rủi ro, kiểm soát, giám sát, xử lý rủi ro và báo cáo trong quá
trình quản trị rủi ro. Công tác quản trị rủi ro tiếp tục được triển khai theo hướng
chuyên môn hóa và tập trung tại Hội sở. Chức năng, quyền hạn được phân tách rõ
ràng giữa bộ máy phê duyệt cấp tín dụng và bộ máy phê duyệt xử lý rủi ro tín dụng.
Năm 2017, NCB đã thực hiện rà soát chuẩn hóa lại mô hình bộ máy phê duyệt cấp
tín dụng từ cấp Chuyên gia phê duyệt tín dụng (độc lập, kiêm nhiệm) đến cấp Hội
đồng tín dụng các cấp, thống nhất phân luồng thẩm định hồ sơ đảm bảo hiệu quả và
quản trị rủi ro.
NCB đã hoàn thiện các bước cuối cùng xây dựng vận hành hệ thống xếp hạng tín
dụng nội bộ theo tư vấn của KPMG và khởi động thành lập ban triểnkhai dự án Basel
2 theo Thông tư 44 của NHNN; chuẩn hóa dữ liệu tín dụng sau triển khai T24, đưa
vào vận hành hệ thống báo cáo quản trị mới và dự án cảnh báo sớm về an ninh bảo
mật CNTT.
UB QLRR đã giải quyết các vấn đề liên quan đến hệ thống chính sách tổ chức
phê duyệt tín dụng, chính sách xử lý nợ, phân quyền phê duyệt tín dụng, phân quyền
phê duyệt xử lý nợ, định hướng xử lý nợ xấu và đã đạt được một số kết quả như sau:
- Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro: trên cơ sở đổi mới toàn diện cơ cấu tổ chức,
NCB đã lựa chọn khung QTRR đáp ứng được những yêu cầu cơ bản theo chuẩn mực
34
quốc tế: (i) Chiến lược của NH và phương pháp QTRR ăn khớp với nhau; (ii) Xác
định được các phương pháp quản lý và đo lường rủi ro; (iii) Đưa ra các công cụ chuẩn
mực về xác định, đo lường, kiểm tra, giám sát, báo cáo rủi ro trong toàn hệ thống…
- Hoàn thiện hệ thống văn bản chính sách; thực hiện rà soát ban hành các văn bản,
quy định, quy trình nghiệp vụ, các văn bản nội bộ theo quy định của NHNN đảm bảo
các nghiệp vụ của ngân hàng được vận hành thông suốt, kiểm soát được rủi ro;
Xây dựng đổi mới sản phẩm dịch vụ có chất lượng phù hợp với xu thế và nhu cầu của
khách hàng. Chú trọng xây dựng sản phẩm mới phục vụ riêng theo từng phân khúc
khách hàng doanh nghiệp, cá nhân.
Sơ đồ Mô hình QTRRTD tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân (xem tại phụ lục 2.4)
2.2.3. Thực trạng phương pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc
Dân
a) Xây dựng chính sách và quy trình
Về chính sách và quy trình cấp tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng được thực hiện theo
các văn bản (phụ lục 2.5).
b) Cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng
- Cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng tại NCB đảm bảo tách bạch hai chức năng
kinh doanh và QLRR.
Đơn vị kinh doanh có chức năng và trách nhiệm quản lý và phát triển KH, đáp
ứng các nhu cầu về vốn của KH trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các bước quy định
trong quy trình tín dụng. Khối Quản trị rủi ro cũng như cán bộ QLRR phân tích, đánh
giá rủi ro và giám sát hoạt động tín dụng nhằm đảm bảo hạn chế rủi ro xuống mức
thấp nhất, đồng thời thực hiện thu hồi hoặc xử lý các khoản nợ có vấn đề, nợ xấu
trong ngân hàng.
- Xây dựng bộ máy và phân định thẩm quyền phê duyệt tín dụng:
Để thực hiện quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng, trong thời gian qua
NCB đã xây dựng tổ chức bộ máy và phân định rõ thẩm quyền trong phê duyệt tín
dụng. Khối Quản trị rủi ro thực hiện công tác quản lý rủi ro đảm bảo đúng quy trình
nghiệp vụ, tuân thủ giới hạn tín dụng và thuộc thẩm quyền của cấp phê duyệt. Trung
35
tâm thẩm định thuộc Khối Quản trị rủi ro thực hiện thẩm định hoặc tái thẩm định
khách hàng, dự án, phương án cấp tín dụng. Ngoài ra, trong khâu cấp tín dụng còn có
Trung tâm quản lý tín dụng thuộc khối vận hành thực hiện giám sát việc giải ngân và
việc thực hiện các điều kiện giải ngân của đơn vị kinh doanh và khách hàng.
c) Xây dựng và thực hiện chính sách tín dụng phù hợp, hiệu quả
- Trong xét duyệt tín dụng, quy định rõ tiêu chí về đối tượng khách hàng, tình hình
tài chính, ngành nghề, nguồn trả nợ, tài sản đảm bảo, địa bàn, tỷ lệ cho vay/tổng tài
sản, cụ thể: (i) đối với khách hàng, xác định KH mục tiêu của mình là khách hàng cá
nhân có nghề nghiệp, thu nhập ổn định, có tích lũy hàng năm, có năng lực hành vi
dân sự, lịch sử tham gia tín dụng minh bạch, rõ ràng, nghiêm túc… KH mục tiêu là
doanh nghiệp phải có ngành nghề sản xuất kinh doanh rõ ràng, đúng pháp luật, có
hướng sản xuất kinh doanh tốt, doanh thu và thu nhập doanh nghiệp ổn định; có lịch
sử tín dụng tốt, năng lực của bộ máy và đội ngũ cán bộ đảm bảo…(ii) Quy định về
ngành nghề kinh doanh, ưu tiên tập trung vào các đối tượng KH có ngành nghề sản
xuất kinh doanh, dịch vụ ổn định, có khả năng mở rộng và phát triển trong tương lai,
ít chịu sự biến động, tác động của môi trường tự nhiên, thể chế, pháp luật (có danh
mục ngành nghề cụ thể và có sự điều hành trong từng giai đoạn cho phù hợp… (iii)
Thực trạng về tài chính, thông qua kiểm tra đánh giá các chỉ số về tài chính, mức độ
minh bạch chính sách của các báo cáo tài chính từ KH và từ các cơ quan quản lý có
liên quan (cơ quan thuế…) để xác minh. (iv) Nguồn trả nợ, cần nắm được khách hàng
dựa vào những nguồn tài chính nào để trả nợ, tính khả thi của các nguồn này, đồng
thời đánh giá lịch sử tín dụng của các lần vay trước của các nguồn trả nợ mà khách
hành dự kiến. (v) Tài sản đảm bảo, phải dựa trên sự ổn định về giá trị tài sản, khả
năng thanh khoản, sự thuận tiện trong kiểm đếm số lượng cũng như thẩm định chất
lượng tài sản… (vi) Về địa bàn, tiêu chí ưu tiên các KH ở các địa bàn thuận lợi cho
hoạt động đi lại, kiểm tra, kiểm soát vốn vay, nơi có điều kiện, trình độ phát triển
kinh tế - xã hội ổn định và có xu hướng phát triển tốt. (vii) Tỷ lệ cho vay trên tài sản
đảm bảo được xác định dựa trên phân loại các đối tượng khách hành khác nhau, dựa
trên đặc điểm, tính chất, giá trị của TSBĐ từ đó áp khung tỷ lệ cho vay phù hợp…
- Quy định trong kiểm soát, giám sát vốn vay của khách hàng: (i) đối với quy định
36
về loại sản phẩm tín dụng, tiến hành phân loại các sản phẩm tín dụng theo các tiêu
chí khác nhau, để từ đó thuận lợi cho việc kiểm tra, kiểm soát các dòng tín dụng để
kịp thời phát hiện các rủi ro hiện hữu và rủi ro tiềm ẩn, giúp cho công tác quản lý tín
dụng được hiệu quả. (ii) Đối với quy định liên quan đến kỳ hạn và loại tiền, NCB đã
thực hiện phân nhóm các sản phẩm theo các kỳ hạn khác nhau và các loại tiền tệ khác
nhau để quản lý theo dõi... (iii) Kênh phân phối, được xác định rõ ràng các kênh phân
phối, phù hợp với hoạt động tín dụng và trình độ năng lực cán bộ nghiệp vụ...
d) Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Hệ thống XHTD nội bộ được xây dựng theo nguyên tắc chấm điểm cơ sở các
chỉ số chính kết hợp với yếu tố phi tài chính của khách hàng. Từ đó, xếp hạng KH và
là một căn cứ đưa ra các quyết định đồng ý cấp tín dụng hay từ chối cấp tín dụng, số
tiền cho vay…
e) Xác định giới hạn tín dụng đối với khách hàng
Giới hạn tín dụng là số dư tín dụng tối đa NCB cấp cho khách hàng trong một
thời kỳ, bao gồm giới hạn cho vay, giới hạn bảo lãnh, giới hạn chiết khấu và các giới
hạn tín dụng khác.
Việc cấp giới hạn tín dụng được thực hiện thông qua nhiều cấp, nhiều người
hoặc tập thể (phải được thông qua ba cấp). Phải tuân thủ đúng quy định về phân cấp,
thẩm quyền phê duyệt tín dụng, đảm bảo tính khách quan. Những khoản cấp tín dụng
vượt thẩm quyền (tổng dư nợ của một khách hàng từ 20 tỷ đồng trở lên) hoặc có nhiều
tình tiết phức tạp, có các quan điểm trái ngược thì phải trình qua hội đồng tín dụng
cơ sở tại Chi nhánh phê duyệt và trình Hội sở chính.
Giới hạn cấp tín dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn tại NCB được
quy định theo phân mức thẩm quyền cũng như chính sách cấp tín dụng đối với từng
khách hàng cụ thể.
Trên cơ sở định hướng của NCB, các đơn vị kinh doanh thực hiện đúng quy
trình thẩm định và giới hạn tín dụng.
- Quy trình thẩm định tín dụng:
Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả công việc của ngân hàng từ khi tiếp
nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân,
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân

More Related Content

What's hot

Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn   hà nộiPhân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn   hà nội
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nộihttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...Nguyễn Công Huy
 

What's hot (20)

Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANK
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANKĐề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANK
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANK
 
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
 
Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng, 9đ
Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng, 9đYếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng, 9đ
Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng, 9đ
 
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn   hà nộiPhân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn   hà nội
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAY
 
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng phương đông ocb
Báo cáo thực tập tại ngân hàng phương đông  ocbBáo cáo thực tập tại ngân hàng phương đông  ocb
Báo cáo thực tập tại ngân hàng phương đông ocb
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
 
Đề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
 
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân HàngTrọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAYLuận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
 
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOTLuận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tậpBáo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
 
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOTĐề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
 
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAYLuận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB, 9đ
Đề tài: Giải pháp nâng cao cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB, 9đĐề tài: Giải pháp nâng cao cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB, 9đ
Đề tài: Giải pháp nâng cao cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB, 9đ
 
Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp, ĐIỂM CAO, HOT 2018Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp, ĐIỂM CAO, HOT 2018
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đ
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đLuận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đ
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đ
 

Similar to Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân

Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát...
Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát...Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát...
Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại theo pháp luật việt nam từ thực t...
Quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại theo pháp luật việt nam từ thực t...Quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại theo pháp luật việt nam từ thực t...
Quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại theo pháp luật việt nam từ thực t...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTMCP Hàng Hải - Thực trạng và giải pháp.doc
Quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTMCP Hàng Hải - Thực trạng và giải pháp.docQuản trị rủi ro thanh khoản tại NHTMCP Hàng Hải - Thực trạng và giải pháp.doc
Quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTMCP Hàng Hải - Thực trạng và giải pháp.docMan_Ebook
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH II NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH II NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAMQUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH II NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH II NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAMvietlod.com
 
Luận văn: Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng A...
Luận văn: Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng A...Luận văn: Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng A...
Luận văn: Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng A...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam.pdf
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam.pdfQuản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam.pdf
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam.pdfHanaTiti
 
Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Sở Giao Dịch II-Ngân Hàng Công Thương ...
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Sở Giao Dịch II-Ngân Hàng Công Thương ...Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Sở Giao Dịch II-Ngân Hàng Công Thương ...
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Sở Giao Dịch II-Ngân Hàng Công Thương ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nâng cao chất lượng tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội Việt ...
Nâng cao chất lượng tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội Việt ...Nâng cao chất lượng tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội Việt ...
Nâng cao chất lượng tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội Việt ...HanaTiti
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyệ...
Quản trị rủi ro tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyệ...Quản trị rủi ro tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyệ...
Quản trị rủi ro tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyệ...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại sở giao dịch II ngân hàng Công thương Việt Nam.pdf
Quản trị rủi ro tín dụng tại sở giao dịch II ngân hàng Công thương Việt Nam.pdfQuản trị rủi ro tín dụng tại sở giao dịch II ngân hàng Công thương Việt Nam.pdf
Quản trị rủi ro tín dụng tại sở giao dịch II ngân hàng Công thương Việt Nam.pdfMan_Ebook
 

Similar to Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân (20)

Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát...
Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát...Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát...
Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát...
 
Quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại theo pháp luật việt nam từ thực t...
Quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại theo pháp luật việt nam từ thực t...Quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại theo pháp luật việt nam từ thực t...
Quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại theo pháp luật việt nam từ thực t...
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại theo luật
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại theo luậtLuận văn: Quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại theo luật
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại theo luật
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
 
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các...
 
Quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTMCP Hàng Hải - Thực trạng và giải pháp.doc
Quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTMCP Hàng Hải - Thực trạng và giải pháp.docQuản trị rủi ro thanh khoản tại NHTMCP Hàng Hải - Thực trạng và giải pháp.doc
Quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTMCP Hàng Hải - Thực trạng và giải pháp.doc
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
 
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH II NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH II NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAMQUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH II NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH II NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
 
Đề tài nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng, RẤT HAY
Đề tài  nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng, RẤT HAYĐề tài  nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng, RẤT HAY
Đề tài nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng, RẤT HAY
 
Luận văn: Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng A...
Luận văn: Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng A...Luận văn: Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng A...
Luận văn: Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng A...
 
Luận văn: Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng A...
Luận văn: Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng A...Luận văn: Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng A...
Luận văn: Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng A...
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam.pdf
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam.pdfQuản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam.pdf
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam.pdf
 
Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
 
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
 
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Sở Giao Dịch II-Ngân Hàng Công Thương ...
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Sở Giao Dịch II-Ngân Hàng Công Thương ...Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Sở Giao Dịch II-Ngân Hàng Công Thương ...
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Sở Giao Dịch II-Ngân Hàng Công Thương ...
 
Nâng cao chất lượng tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội Việt ...
Nâng cao chất lượng tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội Việt ...Nâng cao chất lượng tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội Việt ...
Nâng cao chất lượng tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội Việt ...
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyệ...
Quản trị rủi ro tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyệ...Quản trị rủi ro tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyệ...
Quản trị rủi ro tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyệ...
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại sở giao dịch II ngân hàng Công thương Việt Nam.pdf
Quản trị rủi ro tín dụng tại sở giao dịch II ngân hàng Công thương Việt Nam.pdfQuản trị rủi ro tín dụng tại sở giao dịch II ngân hàng Công thương Việt Nam.pdf
Quản trị rủi ro tín dụng tại sở giao dịch II ngân hàng Công thương Việt Nam.pdf
 
thao lam bao hiem.docx
thao lam bao hiem.docxthao lam bao hiem.docx
thao lam bao hiem.docx
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 

Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân

  • 1. VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ NGỌC DIỆP QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC DÂN LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG HÀ NỘI - 2018
  • 2. VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ NGỌC DIỆP QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC DÂN Ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số: 8340201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HÀ MINH SƠN HÀ NỘI - 2018
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực, xuất phát từ thực tế của Ngân hàng TMCP Quốc Dân. Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2018 Học viên Nguyễn Thị Ngọc Diệp
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ...............................................................5 1.1. Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại .............................................................5 1.2. Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại .............................................. 11 1.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương mại và rút ra một số bài học cho Ngân hàng TMCP Quốc Dân ........................................................ 26 Kết luận chương 1 ........................................................................................................... 28 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂN ......................................................................................... 29 2.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân ................................... 29 2.2. Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Quốc Dân giai đoạn 2015 – 2017...................................................................................................... 31 2.3. Đánh giá chung về quản trị rủi ro tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân ................. 50 Kết luận chương 2 ........................................................................................................... 56 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC DÂN...................................... 57 3.1.Định hướng về quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân đến năm 2020.................................................................................................................................... 57 3.2.Một số giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân ..................................................................................................................................... 59 3.3. Kiến nghị .................................................................................................................. 72 Kết luận chương 3 ............................................................................................................ 74 KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BCTC Báo cáo tài chính CN Chi nhánh CNTT Công nghệ thông tin DN Doanh nghiệp DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ ĐVKD Đơn vị kinh doanh GHTD Giới hạn tín dụng HO Hội sở KH Khách hàng KHCN Khách hàng cá nhân KHDN Khách hàng doanh nghiệp NCB Ngân hàng TMCP Quốc Dân NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng trung ương NQH Nợ quá hạn RRTD Rủi ro tín dụng SXKD Sản xuất kinh doanh TCTD Tổ chức tín dụng TDH Trung dài hạn TSBĐ Tài sản bảo đảm TSC Trụ sở chính VCSH Vốn chủ sở hữu XHTD Xếp hạng tín dụng
  • 6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Xếp hạng doanh nghiệp của Moody's _________________________ 23 Bảng 2.1: So sánh dư nợ tín dụng qua các năm _________________________ 31 Bảng 2.2: Cơ cấu nợ quá hạn theo kỳ hạn giai đoạn 2015-2017 _____________ 32 Bảng 2.3: Phân loại nhóm nợ theo Thông tư 02 và trích lập dự phòng rủi ro của NCB năm 2015 – 2017 ________________________________________________ 32 Bảng 2.4: Tình hình nợ xấu, nợ quá hạn của NCB________________________ 40 DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 2.1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Quốc Dân Phụ lục 2.2: Tình hình huy động và sử dụng vốn tại NCB Phụ lục 2.3: Cơ cấu tiền gửi khách hàng của Ngân hàng TMCP Quốc Dân giai đoạn 2015-2017 Phụ lục 2.4: Mô hình quản trị rủi ro tíndụng tại NCB Phụ lục 2.5: Danh mục văn bản nội bộ về chính sách và quy trình cấp tín dụng, quy trình quản trị rủi ro tín dụng Phụ lục 2.6: Các bước trong quy trình tín dụng Phụ lục 2.7: Quy trình thực hiện khai thác và sử dụng hệ thống báo cáo RMS Phụ lục 2.8: Trọng số đối với báo cáo tài chính của doanh nghiệp Phụ lục 2.9: Bảng xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp Phụ lục 2.10: Bảng trọng số theo từng món vay Phụ lục 2.11: Bảng hệ số rủi ro nguồn tài trợ Phụ lục 2.12: Bảng xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân Phụ lục 2.13: Phân loại nợ và tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tại NCB Phụ lục 2.14: Những khó khăn gặp phải khi cấp tín dụng cho một khách hàng Phụ lục 2.15: Các nguyên nhân dẫn đến việc chậm trả nợ Phụ lục 2.16: Ý kiến của khách hàng về khả năng trả nợ
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong hoạt động ngân hàng thương mại (NHTM), tíndụng đóng vai tròquan trọng vì nó mang lại nguồn thu nhập chính để duy trì hoạt động cho bộ máy quản lý, đồng thời tích lũy lợi nhuận cho ngân hàng và làm nghĩa vụ với Nhà nước. Vì vậy, hiệu quả của hoạt động tín dụng luôn được quan tâm hàng đầu; muốn nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng thì cần hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro tín dụng, đồng thời có biện pháp khắc phục kịp thời và chủ động khi rủi ro xảy ra. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường mở cửa, hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay, các NHTM cạnh trạnh ngày càng quyết liệt, một trong những vấn đề đặt ra cho sự tồn tại và phát triển của từng NHTM là khả năng quản trị rủi ro (đặc biệt là rủi ro tín dụng - RRTD) một cách toàn diện và hệ thống. Khởi nguồn từ Ngân hàng TMCP Nông thôn Sông Kiên, đếnnăm 2006chính thức chuyển đổi thành mô hình hoạt động ngân hàng TMCP đô thị với tên gọi là Ngân hàng TMCP Nam Việt – Navibank. Tính đến cuối năm 2013, tỷ lệ nợ xấu của Navibank là 6% trên tổng dư nợ. Đến tháng 6/2013, “Đề án tái cấu trúc Navibank” được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt chấp thuận: cho phép Navibank chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) và chủ động thực hiện công cuộc tái cấu trúc. Trọng tâm của việc tái cấu trúc là hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro bằng việc tái cơ cấu tổ chức, tách bạch chức năng quản trị rủi ro, củng cố và hoàn thiện quy chế, quy trình về quản trị rủi ro theo quy định, pháp luật hiện hành. Kể từ khi thực hiện tái cấu trúc ngân hàng, Ngân hàng TMCP Quốc Dân đã kiểm soát tốt chất lượng tín dụng thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ tại 31/12/2014 còn 2,19%, giảm mạnh so với năm 2013 (là 6%). Tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng TMCP Quốc Dân đã được cải thiện nhiều, cụ thể là đến hết năm 2016 tỷ lệ này ở mức 1,48% nhưng đang có xu hướng tăng lên (ở mức 1,54%) tại thời điểm 31/12/2017. Sự biến hóa của các yếu tố rủi ro tín dụng NHTM ngày càng trở nên đa dạng. Thực tế đặt ra và đòi hỏi phải nghiên cứu tìm giải pháp phù hợp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, bảo đảm sự tồn tài phát triển của Ngân hàng TMCP Quốc Dân. Đó là lý do tác giả quyết định chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng.
  • 8. 2 2. Tình hình nghiên cứu liênquan đến đề tài Trước đề tài này, đã có một số tổ chức, cá nhân thực hiện các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn và đã đước công bố, tiêu biểu như: - Luận án Tiến sĩ kinh tế: “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam” của tác giả Nguyễn Đức Tú (2012). Tác giả đã phân tích thực trạng quản lý RRTD tại NHTM cổ phần Công thương Việt Nam giai đoạn 2008 – 2011. Luận án đã đạt được nhữn kết quả nổi bật là: khái quát hóa những nguyên lý cơ bản về rủi ro và quản lý RRTD; đưa ra các mô hình có thể áp dụng để quản lý RRTD của NHTM; đánh giá và chỉ rõ những mặt được, chưa được và đưa ra hệ thống giải pháp phù hợp với điềukiện của NHTM cổ phần Công thương Việt Nam, nhằm thực hiện tốt hơn công tác quản lý RRTD của ngân hàng này. - Luận văn Thạc sỹ kinh tế: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)” của tác giả Lê Nhật Tân (2013). Tác giả đã trình bày một cách tổng quan những khái niệm cơ bản nhất về tín dụng, rủi ro tín dụng, các phương pháp hiệu quả trong quản trị rủi ro tín dụng, cụ thể đó là nguyên tắc Basel và đã khái quát được mô hình hoạt động tín dụng cũng như quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân. - Luận án Tiến sỹ kinh tế: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội” của tác giả Nguyễn Quang Hiện (2016).Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về tín dụng. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu thực trạng rủi ro tại Ngân hàng TMCP Quân Đội giai đoạn 2011 – 2015, nghiên cứu kinh nghiệm quản trị rủi ro của một số ngân hàng trên thế giới và đề xuất các giải pháp mới nhằm quản trị RRTD hiệu quả. Có thể thấy, các đề tài nêu trên đã hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng, RRTD, các phương pháp quản lý RRTD, phân tích thực trạng RRTD, QTRRTD và đã đề xuất giải pháp quản lý RRTD phù hợp đặc thù của từng ngân hàng. Những kết quả đạt được từ các công trình nêu trên có giá trị lý luận, thực tiễn và là tài liệu tham khảo bổ ích để tác giả luận văn có thể chọn lọc, kế thừa và phát triển. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tín dụng, rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng;
  • 9. 3 đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân; đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân đáp ứng yêu cầu hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về tín dụng, rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng; - Phân tích đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân; - Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân đáp ứng yêu cầu hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Quốc Dân. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: tập trung nghiên cứu công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân; + Phạm vi thời gian: o Số liệu thứ cấp trong 3 năm từ 2015 – 2017 qua các báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Quốc Dân; o Số liệu sơ cấp là kết quả khảo sát tiến hành từ tháng 12 năm 2017 đến hết tháng 1 năm 2018. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Sử dụng phương pháp luận này sẽ cho phép nghiên cứu trên quan điểm toàn diện, lịch sử cụ thể đồng thời vận dụng các nguyên lý của phép biện chứng về mối quan hệ phổ biến và vận động. Từ đó, giúp cho việc xác định, phân loại nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng và những mối liênhệ của quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng, nhờ đó có thể đưa ra các đánh giá và nhận xét khách quan phù hợp với thực tế. Đề tài đã thu thập tài liệu thứ cấp từ sách báo, tạp chí, các công trình khoa học, luận án, luận văn có liên quan đến đề tài đã được công bố và từ các báo cáo hoạt đông kinh doanh của ngân hàng; thu thập tài liệu sơ cấp qua khảo sát thực tế.
  • 10. 4 5.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sẽ sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau: phương pháp phân tích tổng hợp; phương pháp thống kê sosánh; phương pháp điềutra, khảo sát; phương pháp hệ thống; kết hợp lý luận với thực tiễn. 6. Ý nghĩa lýluận và thực tiễncủa luận văn Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa thiết thực về mặt lý luận cũng như thực tiễn. - Về mặt lý luận: hệ thống hóa làm rõ hơn lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của NHTM (khái niệm, nội hàm của các thuật ngữ liên quan; đặc điểm nhận dạng và các lý thuyết liên quan đến rủi ro và quản trị rủi ro…). - Về mặt thực tiễn: cung cấp cơ sở khoa học cho nhà quản lý ngân hàng, nhất là Ngân hàng TMCP Quốc Dân, các thông tin một cách sát thực về vấn đề quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay. Đồng thời đề xuất một số các giải pháp và kiến nghị có cơ sở để góp phần nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân. Kết quả của đề tài không chỉ cung cấp cho các ngân hàng những thông tin quan trọng về lý thuyết, kỹ năng quản lý mà còn là tài liệu tham khảo cho các tổ chức, cá nhân nghiên cứu khoa học… về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng ở Việt Nam. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân Chương 3: Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
  • 11. 5 Chương 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Rủi ro tíndụng của ngân hàng thương mại 1.1.1. Hoạt động tín dụng của ngân hàngthươngmại 1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại có thể được định nghĩa qua chức năng, các dịch vụ hoặc vai trò dịchvụ mà ngân hàng cung cấp, khái niệm NHTM được đưa ra như sau: Ngân hàng thương mại là tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiềuchức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chứckinh doanh nàotrongnền kinh tế. Theo Luật các tổ chức tíndụng số 47/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thôngqua tại kỳ họp thứ 7 Khóa XII ngày 16 tháng 6 năm 2010, tại Điều 4 có ghi: “Ngân hàng là loạihình tổ chứctín dụng có thể đượcthựchiện tấtcả các hoạt động ngânhàng theoquy địnhcủa Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngânhàngthươngmại, ngân hàng chínhsách, ngân hàng hợp tác xã ” và “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngânhàng và các hoạt động kinhdoanhkháctheo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”. Trong đó quy định: “Hoạt động ngân hàng là việckinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặcmột số các nghiệp vụ sauđây:nhận tiền gửi; cấp tín dụng; cung ứng dịchvụ thanh toánqua tàikhoản”[19]. NHTM dù ở quốc gia nào cũng là trung gian tài chính lớn nhất và làtổ chức tài chính mà các chủ thể kinh tế giao dịch thường xuyên nhất, không chỉ vậy, ngân hàng còncó những chức năng riêngcó mà không một tổ chức tín dụng nào được phép có như: chức năng tạo tiền, chức năng trung gian tài chính, chức năng trung gian thanh toán. 1.1.1.2. Hoạt độngtín dụng của ngân hàng thương mại Cùng với sự phát triểncủa nền kinh tế xã hội, hình thức biểu hiện của tín dụng ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp, do vậy trênthực tế các nhà kinh tế cũng có nhiều quan điểm khác nhau khi đưa rakhái niệm về tíndụng. Tuy nhiên dưới hình thức nào thì quan hệ này cũng bộc lộ chung một bản chất và có thể hiểu tín dụng một cách tổng quát như sau:
  • 12. 6 Tín dụng là hệ thốngquanhệ kinhtế liênquan đến cácgiao dịch về tàisản giữa bên cho vay và bên đi vay, trong đóbên cho vaychuyểngiao tàisản cho bênđi vay sử dụng trongmộtthờihạnnhấtđịnhtheothỏathuận,bênđivaycótráchnhiệmhoàntrảvôđiều kiện vốn gốcvà lãi cho bên cho vaykhi đếnhạnthanh toán. Xét về bản chất, tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở hoàn trả với các đặc trưng sau: Thứ nhất, tài sản giao dịch trongquan hệ tín dụng bao gồm hai hình thức là tiền hay hiện vật. Thứ hai, tín dụng phải tuân thủ theo nguyên tắc hoàn trả, vì vậy người cho vay khi chuyển giao tài sản cho người đi vay sử dụng phải có cơ sở để tinrằng người đi vay sẽ trả đúng hạn. Thứ ba, giá trị được hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay hay nói cách khác là người đi vay phải trảthêm phần lãi ngoài vốn gốc. Thứ tư, tiền vay được cấp trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện, có nghĩa là bên đi vay cam kết hoàn trả vô điềukiện cho bên cho vay khi đếnhạn thanh toán. 1.1.2. Rủi ro tín dụng của ngân hàngthươngmại Để tìm hiều về RRTD cần làm rõ khái niệm, phân loại RRTD, mối quan hệ giữa RRTD với các rủi ro khác, các tiêu thức để nhận biết RRTD, nguyên nhân của RRTD cũng như tác động của RRTD đến hoạt độngcủa ngân hàng. 1.1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng Theo Joel Bessis đưa ra khái niệm về RRTD trong cuốn Quản trị rủi ro trong ngân hàng: “Rủi ro tín dụng là rủi ro quan trọng nhất trong ngân hàng. Đó là rủi ro đối tác sẽ vi phạm nghĩa vụ trảnợ. Theo cácquy định, rủiro tín dụngchia thànhmột vài thành phần rủi ro tín dụng: rủi ro vỡ nợ; rủi ro giảm uy tín; rủi ro nguy cơ, tức là sự bất trắc về giá trị tương lai của khoản tiền có thể thualỗ vào thời điểm vỡ nợ chưa biết; thualỗ do vỡ nợ thường ít hơn lượng tiềnphải trảbởi vì sự hồi phụcnhờ đảm bảohaythế chấp của bên thứ ba; rủi ro đối táclà hình thứcrủi ro tín dụng cụ thể xuất phát từ phái sinh, có thể chuyển đổitừ đối tácnày sangđối táckhác” [37]. Theo Khoản 1 Điều2 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013quyđịnhvề phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp tríchlập dự phòng rủi ro và việc sử dụng
  • 13. 7 dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, RRTD được định nghĩa như sau: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàngkhông thựchiện đượchoặckhôngcó khả năng thựchiện nghĩavụ của mình theo cam kết”. Như vậy, đứng trênnhiều góc độ khác nhau để nhìn nhận thì RRTD có thể được diễn đạt dưới các hình thức khác nhau, song tựu chung về bản chất của RRTD là: Rủi ro tín dụng là khả năngxảyra tổn thất, thiệt hại vềkinhtế mà tổ chức tín dụng phải gánh chịu do khách hàng vay vốn khôngthựchiện nghĩa vụ hoàn trả nợ gốcvà lãi hoặchoàn trả không đúnghạn. 1.1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng Từ khái niệm trên đây ta có thể phân rủi ro tín dụng thành các loại sau: - Rủi ro mất vốn: rủi ro mất vốn là rủi ro khi người vay không có khả năng trả được nợ theo hợp đồng, bao gồm vốn gốc hoặc lãi vay, ngân hàng chỉ trông chờ vào giá trị thanh lý tài sản của doanh nghiệp. Rủi ro mất vốn sẽ làm: (i) tăng chi phí do nợ khó đòi tăng, chi phí quản trị, chi phí giám sát; (ii) giảm lợi nhuận do các khoản dự phòng gia tăng cho những khoản vốn mất đi. - Rủi ro đọngvốn: rủi ro đọng vốn là rủi ro xảy ra trong trường hợp đếnhạn mà ngân hàng vẫn chưa thu hồi vốn vay, dẫn đếncác khoản vốn bị đông cứng và ảnh hưởng đến ngân hàng trênhai phương diện:(i) ảnh hưởng đếnkế hoạch sử dụng vốn củangân hàng, (ii) gặp khó khăn cho việc thanh toán cho khách hàng. 1.1.2.3. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng RRTD có nhiều nguyên nhân cả về khách quan cũng như chủ quan. Nguyên nhân khách quan chính là môi trường chính trị, pháp lý, môi trường kinh doanh hay từ chính khách hàng vay vốn. Nguyên nhân chủ quan là từ nội bộ ngân hàng như: chính sách tín dụng thiếuminh bạch và hoàn thiện, trìnhđộ năng lực cán bộ quản lý... Các nguyên nhân kháchquan: - Nguyên nhântừ môi trường chính trịvà pháp lý Môi trường chính trị có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tình hình chính trị xã hội không ổn địnhthì không chỉ riêng các khách hàng sản xuất mà cả các ngân hàng cũng khó có thể yêntâm tập trung vào đầu tư, mở rộng kinh doanh,
  • 14. 8 đặc biệt là mở rộng tín dụng. Hơn nữa, sự bất ổn về chính trị xã hội sẽ dẫn đến sự mất lòng tin của dân chúng như các nhà đầu tư trong và ngoài nước, ảnh hưởng đến hoạt động tíndụng của ngân hàng. Môi trường pháp lý cũng có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. Xác lập một khuôn khổ pháp luật đồng bộ, nhất quán điều chỉnh các hoạt động kinh tế trong nền kinh tế thị trường được xem như là điềukiện tiênquyết đảm bảo thị trường hoạt động có hiệu quả. Các quy định phù hợp sẽ tạo điềukiện phát triển hoạt động của các ngân hàng an toàn nhưng nếu các quy định không phù hợp sẽ dẫn đếnsự kìm hãm phát triển, trongđó bao gồm cả việc ảnh hưởng đếnmức độ an toàn tronghoạt động của các ngân hàng. - Nguyên nhântừ môi trường kinhtế Môi trường kinh tế được phản ánh qua chu kỳ kinh tế, các chính sách kinh tế vĩ mô từng thời kỳ và tác động của xu thế toàn cầu hóa, cụ thể: Chu kỳ phát triểnkinh tế có tác độngđến hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Khi nền kinh tế tăng trưởng và ổn định thì hoạt động tín dụng sẽ tăng trưởng và ít rủi ro hơn. Chính sách kinh tế của Chính phủ thông qua những quy định như về thuế, chính sách xuất nhập khẩu… sẽ gián tiếpgây ảnh hưởng đếnhoạt động tíndụng Xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra sôi động trên toàn thế giới, vì thế sự biến động tình hình kinh tế, chính trị xã hội ở nước ngoài cũng ảnh hưởng tới đời sống kinh tế, chính trị xã hội trong nước, từ đó ảnh hưởng đếnhoạt độngcủa các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng. - Nguyên nhântừ phía khách hàng vay vốn  Năng lực quản trị, điềuhành của khách hàng  Tình hình tài chínhdoanh nghiệpyếu kém, thiếuminh bạch  Sử dụng vốn saimụcđích, khôngcó thiện chí trongviệctrả nợ vay Các nguyên nhân chủ quan baogồm: - Chính sách tín dụng của ngân hàng - Trình độ yếu kém và vi phạm đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng - Thiếu giám sát và quản trị rủi ro sau khi cho vay
  • 15. 9 - Lỏng lẻo trongcôngtác kiểm tra nội bộ các ngân hàng - Sự hợp tác giữa các NHTM quá lỏng lẻo, vai trò của CIC chưa thực sự hiệu quả. 1.1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng Để nhận biết RRTD có thể căn cứ vào các chỉ tiêutrực tiếpnhư: nợ quá hạn, nợ xấu, dự phòng RRTD. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu gián tiếp cũng rất quan trọng cho biết dấu hiện nhận biết rủi ro đối với ngân hàng như: quy mô tín dụng, mức độ tăng trưởng cơ cấu tín dụng. Các chỉ tiêutrực tiếp đánhgiá rủi rotíndụng: Đây là các chỉ tiêuđặc biệt quan trọng, phản ánh rủi ro tín dụng của NHTM, cụ thể: - Nợ quá hạn: nợ quá hạn là chỉ tiêu cơ bản phản ánh RRTD. Nợ quá hạn sẽ phát sinh khi đếnthời hạn trả nợ theo cam kết, người vay không có khả năng trảđược nợ một phần hay toàn bộ khoản vay cho người cho vay. Nợ quá hạn được phản ánh qua 2 chỉ tiêusau: Tỉ lệ nợ quá hạn = Số dư nợ quá hạn Tổng dư nợ Tỉ lệ khách hàng có nợ quá hạn trên tổng khách hàng có dư nợ = Số khách hàng có nợ quá hạn Tổng số khách hàng có dư nợ Nếu ngân hàng có chỉ tiêunợ quá hạn và số khách hàng có nợ quá hạn lớn thì ngân hàng đó đang có mức rủi ro cao và ngược lại. - Nợ xấu: nợ xấu chính là các khoản tiềncho khách hàng vay mà khó hoặc không thể thu hồi đượcdo doanh nghiệp đólàm ăn thua lỗ hoặc phá sản, nợ phải trảtăng, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán... Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy định tại Điều 10 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng. Nợ xấu được phản ánh rõ nhất qua các chỉ số: Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu/ Tổng dư nợ, Tỷ lệ nợ xấu trênvốn chủ sở hữu = Nợ xấu/Vốn chủ sở hữu, Tỷ lệ nợ xấu trênquỹ dự phòng tổn thất = Nợ xấu/Quỹ dự phòng tổn thất - Dự phòng rủi ro tín dụng: dự phòng rủi ro đánh giá khả năng chi trả của ngân hàng khi rủi ro xảy ra. Mục đíchcủa việc sử dụng dự phòng rủi ro của một ngân hàng là
  • 16. 10 nhằm để bù đắp tổnthất đối với những khoản nợ của ngân hàng xảy ra trongtrườnghợp khách hàng không có khả năng chi trảdo giải thể, phá sản, chết, mất tích, hoặc khi khoản nợ đượcxếp vào nhóm 5. Dự phòng tíndụng đượctínhtrênsốdư nợ gốccủa khách hàng bao gồm: (i) dự phòng cụ thể - để bảo hiểm rủi ro cụ thể cho từng khoản vay; (ii) dự phòng chung - bảo hiểm các rủi ro chung không xác định trong danh mục tín dụng và toàn bộ dự phòng được tính vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Việc sử dụng dự phòng được sử dụng theo nguyên tắc là sử dụng dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ trước, phát mại TSBĐ để thu hồi nợ, và cuối cùng nếu phát mãi tài sản không đủ thu hồi nợ thì mới sử dụng dự phòng chung. Các chỉ số thể hiện dự phòng rủi ro tín dụng: Tỷ lệ dự phòng RRTD = Dự phòng RRTD được tríchlập Tổng dư nợ cho kỳ báo cáo Hệ số khả năng bù đắp các khoản cho vay bị mất = Dự phòng RRTD được tríchlập Dư nợ bị xóa Hệ số bù đắp rủi ro tín dụng = Dự phòng RRTD được tríchlập Nợ quá hạn khó đòi Các chỉ tiêugiántiếp đánhgiá rủi rotíndụng: - Quy mô tín dụng: quy mô tín dụng không phải là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp RRTD nhưng nếu quy mô tíndụng tăng quá nóng, không tương ứng với khả năng kiểm soát của ngân hàng thì lúc đó, quy mô tíndụng sẽ phản ánh RRTD. Quy mô tíndụng thể hiện rõ qua các chỉ tiêu:  Dư nợ trêntổng tài sản = Tổng dư nợ/Tổng tài sản  Dự nợ bình quân trên số lượng cán bộ tín dụng = Tổng dư nơ/Tổng số cán bộ tín dụng bình quân  Số lượng khách hàng trên số lượng cán bộ tín dụng = Tổng số khách hàng/Tổng số cán bộ tín dụng bình quân  Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng so với tốc độ tăng trưởng kinh tế = Tốc độ tăng trưởng tín dụng/Tốc độ tăng trưởng kinh tế
  • 17. 11 Nếu ngân hàng mở rộng quy mô tín dụng theo hướng nới lỏng tín dụng cho các khách hàng sẽ dẫn đếnrủi ro là khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, không kiểm soát được mục đíchsử dụng vốn vay… điềunày sẽ gây rủi ro cho ngân hàng. - Cơ cấu tíndụng: cơ cấu tíndụng phản ảnh mức độ tập trung tín dụng trongmột ngành nghề, lĩnh vực, loại tiền... do đó, tuy không phản ánh trực tiếp mức độ rủi ro, nhưng nếu cơ cấu tíndụng quá thiênlệchvào những lĩnh vực mạo hiểm, sẽ phản ánh rủi ro tín dụng tiềm năng. Cơ cấu tín dụng chia theo các nhóm sau: + Cơ cấu tín dụng theo ngành + Cơ cấu tín dụng theo loại hình + Cơ cấu tín dụng theo thờihạn cho vay + Cơ cấu tín dụng theo loại tiền tệ + Cơ cấu tín dụng theo tàisản đảm bảo 1.2. Quản trị rủi ro tíndụng tại ngân hàng thương mại 1.2.1. Khái niệm quản trị rủiro tín dụng Trong nhiều tài liệu hiện nay cũng chưa phân định rõ khái niệm về quản lý và quản trị, tuy nhiên theo tác giả, đối với phạm vi hoạt động của một tổ chức kinh tế thì thuật ngữ quản trị được sử dụng phù hợp hơn với hàm ý là một chuỗi những hành động/quyết định/mệnh lệnh của nhà lãnh đạo đếncác đơnvị, cá nhân trong tổ chức đó nhằm hướng tổ chức đó thực hiện các mục tiêu, kết quả đặt ra. Còn quản lý cũng với những hàm ý như vậy nhưng được sử dụng trongquản lý nhà nước. Do vậy, trongluận văn này tác giả sử dụng thuật ngữ “quản trị rủiro tíndụng” thaycho “quản lý rủiro tín dụng” như một số tài liệuđãđề cập. Kiểm soát RRTD ở mức có thể chấp nhận là việc NHTM tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trongkinh doanh tín dụng, nhằm tăng doanh thu tín dụng, giảm thấp chi phí bù đắp rủi ro, nhằm đạt được hiệu quả trong kinh doanh tín dụng cả trongngắn hạn và dài hạn. "Hiệu quả quản trị rủi ro tíndụnglà một bộ phận quan trọng trong cách tiếp cận rủi ro tổng thểvà đượccoi là đóng vai trò cốt tử của sự thành công của ngân hàng trong dài hạn" (Basel Committee on Banking Supervision, 2000). Tóm lại, có thể đề cập khái niệm quản trị rủi ro tín dụng ở các góc độ khác nhau,
  • 18. 12 nhưng bản chất là giống nhau và đứng trêngóc độ của quản trị học, có thể diễn giải khái niệm: Quản trị rủi ro tíndụng là quá trìnhcácngân hàngtiếnhànhhoạch định, tổ chức triển khai thựchiện và giám sát kiểm tra toàn bộ hoạt động cấp tín dụng, nhằm tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàngvới mứcrủi ro có thể chấp nhận. 1.2.2. Quản trị rủi ro tín dụng theo HiệpướcBasel II của Ngân hàng thươngmại 1.2.2.1. Quan điểm quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II Ủy ban Basel được thành lập năm 1974 tại thành phố Basel - Thụy Sỹ với mục tiêu ban đầu làngăn chặn sự sụp đổ củacác NHTM và thị trường tài chínhtại các nước thành viên (G10). Mục tiêuhoạt động của Ủy ban Basel là nâng cao chất lượng giám sát hoạt động ngân hàng trêntoàn cầu. Năm 1998, Ủy ban đã giới thiệu hệ thống đo lường vốn - còn gọi là Hiệp ước Basel I gồm 25 nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng. Ngày 26/6/2004, Hiệpước vốn mới còn gọi là Hiệp ước Basel II chính thức được ban hành. Hiệp ước Basel II được trìnhbày với 3 trụcột: Trụ cột 1: yêu cầu vốn tối thiểu Trụ cột 2: Quy trình kiểm tra, giám sát ngân hàng Trụ cột 3: Nguyên tắc thị trường Basel II quy định tỷ lệ an toàn vốn (CAR - Capital Aquadecy Ratio) ≥ 8% (xác định bằng cách lấy tổngvốn chia chotài sảncó rủi ro) Basel II đề xuất 4 nguyên tắc trongkiểm tra, giám sát ngân hàng nhằm đảm bảo: (i) NHTM phải luôn đảm bảo duy trì mức độ an toàn vốn; (ii) Thiết lập và thực thi các chế tài cần thiết để luôn duy trì mức độ đủ vốn; (iii) Cơ quan giám sát NH phải thực hiện các chức năng giám sát để quản lý mức độ đủvốn của các NHTM và đảm bảo các NHTM luôn duy trì mức vốn không dưới mức tối thiểuquy định. Basel II đề xuất một danh mục thông tin cần công khai bao gồm: thông tincơ cấu vốn, mức độ đủ vốn, mức độ rủi ro, hệ thống nội bộ đolường, đánh giá xử lý rủi ro đối với từng loại rủi ro của ngân hàng.
  • 19. 13 1.2.2.2. Điều kiện để NHTM triểnkhai quản trị RRTD theo Basel II: Từ thực tiễnáp dụng quản trịRRTD theo BaselII tại các NHTM cho thấy đểáp dụng Basel II về Quản trị rủi ro tín dụng thì các NHTM cần có các điềukiện cơ bản sau: - Hệ thống tài chính quốc gia lành mạnh, được thể hiệnbằng các chỉ tiêu: (i) hệ thống các tổ chức tài chính hoạt động lành mạnh; (ii) thị trường tài chính hoạt động hiệu quả (thông tin, giá cả, thanh khoản); (iii) các côngcụtài chính đadạng và sử dụng linh hoạt; (iv) hạ tầng tài chính đảm bảo cho vận hành hiệu quả, bao gồm: khung pháp lý đầy đủ, giám sát tài chính đầy đủ, hạ tầng công nghệ phù hợp. - Hệ thống giám sát của Nhà nước đốivới RRTD đầy đủvà hiệuquả: Hiệpước Basel II đề cao vai trò của cơ quan Nhà nước đối với RRTD của NHTM. - Hệ thống quy định và hướng dẫn thực hiện Basel II về QTRRTD đầy đủ - NHTM phải có cơ sở dữ liệuđầy đủ, tin cậy, chính xác, kịp thời, đủ độ dài lịchsử. - Có hạ tầng công nghệ quản trị RRTD hiện đại - Đáp ứng các yêu cầu đặt ra đối với nguồn nhân lực của ngân hàng - Có đủ vốn đầu tư cho việc triểnkhai Basel II 1.2.3. Những nội dung cơ bản trong quản trịrủi ro tíndụng 1.2.3.1. Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng và chính sách quản trị rủi ro tín dụng - Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro: ngân hàng cần xác định được tầm nhìn, mục tiêu, sứ mệnh của ngân hàng để từ đó đưa ra “khẩu vị rủi ro”- mức độ rủi ro có thể chấp nhận được - để từ đó hoạch định chiếnlược quản trị rủi ro phù hợp. - Xây dựng chính sách quản trị RRTD: để thực thi Chiến lược quản trị rủi ro, trong từng thời kỳ, Ban điềuhành đưara các chính sáchquản trị RRTD là cơ sở để hình thành nên quy trình tín dụng với những hướng dẫn nghiệp vụ chi tiết, các bước cụ thể trong quá trìnhcấp tín dụng, quy định giới hạn cho vay đối với khách hàng, phân loại nợ, trích lập dự phòng. + Mức ủy quyền phán quyết là hạn mức tín dụng tối đa mà hội sở chính giao cho chi nhánh được toàn quyền quyết định. + Giới hạn rủi ro làmức rủi ro tối đamà ngân hàng có thể chịuđựng được để đảm bảo đạt được mức lợi nhuận tương ứng.
  • 20. 14 + Quảntrịdanhmụcchovay:ngân hàng phải thường xuyên phân tíchvà theo dõidanh mục tín dụng đặc biệt là các khoản nợ xấu, nợ có vấn đề để có những biện pháp xử lý kịp thời khi có rủi ro xảy ra. Trên cơ sở danh mục cho vay, ngân hàng tiến hành phân loại nợ để phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợ tronghạn, nợ cần đặc biệt lưu ý, nợ dưới chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Ngân hàng cần xây dựng một hệ thống thông tintín dụng tập trung gồm các báo cáo định kỳ và đặc biệt liênquan đến các nội dung sau: nhóm khách hàng có dư nợ tín dụng lớn nhất, các khoản dư nợ lớn nhất; phân tíchdanh mục tín dụng, các trường hợp ngoại lệ; các khoản nợ xấu và khó đòi;các dấu hiệu cảnh báo sớm, dự phòng cho từng khoản dư nợ đơn lẻ, lợi nhuận cho từng khách hàng và sản phẩm, nhật ký theo dõi các khoản vay. + Rà soát chính sách quảntrị RRTD theo từng thời kỳ: chính sách quản trị RRTD với mục tiêu mở rộng tín dụng đồng thời hạn chế rủi ro tín dụng nhằm nâng cao thu nhập cho ngân hàng. Chính sách quản trị RRTD nhằm hạn chế rủi ro như: chính sách tài sản đảm bảo, bảo lãnh, đồng tài trợ… Chính sáchquản trị RRTD là cơ sở để hình thành nên quy trình tín dụng với những hướng dẫn nghiệp vụ chi tiết, các bước cụ thể trong quá trìnhcấp tín dụng. Điều này tạo sự thống nhất chung tronghoạt động tíndụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời. 1.2.3.2. Xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng Mô hình quản trị RRTD phản ánh một cách hệ thống các vấn đề sau: (i) Các cơ chế, chính sách, quy trìnhnghiệp vụ nhằm thiết lập các giới hạn hoạt động an toàn và các chốt kiểm soát rủi ro trongmột quy trìnhthực hiện nghiệp vụ. (ii) Các công cụ đo lường, phát hiện rủi ro (iii)Các hoạt độnggiám sát sự tuân thủ và nhận diệnkịp thời các loại rủi ro mới phát sinh. (iv) Các phương án, biện pháp chủ động phòng ngừa, đối phó một khi có rủi ro xảy ra. Như vậy, mô hình quản trị RRTD được hiểu như sau: Mô hình quản trị RRTD là cách thức tổ chứcquản trị, đo lường, kiểm soát RRTD nhằm khống chếRRTD trong một giới hạn cho phép theo nguyêntắctối đa hóalợi nhuận của tổ chứctín dụng.
  • 21. 15 Hiệnnay đang cóhai mô hình phổ biến đượcáp dụng. Đó làmô hìnhquảntrị RRTD tập trungvà mô hình quảntrịRRTD phân tán. Ngoài racòncó mô hìnhkết hợp giữa tập trung và phân tán, tức là tùy từng lĩnh vực, ngành nghề, loại hình sản phẩm dịch vụ hay khách hàng có thể áp dụng mô hình quản trị tập trung tại Hội sở hay phân cấp xuống từng chi nhánh. A. Mô hình quản trị rủi ro tậptrung - Khái niệm: Mô hình quản trị rủi ro tập trung là cách thức tổ chức quản trị rủi ro dựa trênnguyên tắc tập trung tại một bộ phận, quyền quyết định và quản trị rủi ro khoản vay tập trung ở Hội sở. Đặc điểm của mô hìnhquản trị rủi ro tậptrung: Một là, thông tin về hoạt động ngân hàng tập trung cao tại Hội sở trêncơ sở đó Hội sở có thể xây dựng, kiểm tra các mục tiêuvà tầm nhìn chiếnlược, xác định mô hình quản trị RRTD của ngân hàng. Hai là, mô hình quản trị rủi ro ra đời dựa trên nguyên tắc chính là tách biệt giữa 3 chức năng: chức năng kinh doanh, chức năng quản trị rủi ro, chức năng tác nghiệp. Theo đó, về tổ chức, phòng Tín dụng được thành lập thành 3 phòng hoặc 3 bộ phận khác nhau thể hiện 3 chức năng: kinh doanh, quản trị rủi ro và tác nghiệp. Mô hình được thể hiện theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1: Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung KHỐI TÍN DỤNG (bao gồm các chức năng) Chức năng kinh doanh Chức năng quản trị rủi ro tíndụng Chức năng tác nghiệp + Bộ phận quan hệ khách hàng: đâylàbộ phận có chức năng chính là khởi tạo Bộ phận quan hệ khách hàng Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng Bộ phận quản lý nợ và thống kê, báo cáo
  • 22. 16 kinh doanh, củng cố và phát triểnđội ngũ khách hàng với những côngviệc chính sau: (i) xác định nhóm khách hàng mục tiêu;(ii) xác định giới hạn tín dụng đối với từng khách hàng; (iii) phát triểnthị phần và bán sản phẩm, dịch vụ ;(iv) quản lý và phát triển quan hệ với khách hàng; (v) hỗ trợ khách hàng trong quá trình giao dịch. + Bộ phận quản trị rủi ro: đây là bộ phận có chức năng rà soát rủi ro và kiểm soát rủi ro ở mức thấp nhất: (i) xây dựng chiến lược và chính sách quản trị RRTD; (ii) quản trịcác danh mục tíndụng; (iii)ràsoátcác đềxuất tíndụng đốivới khách hàng trong đó chú trọng đếnviệc tuân thủ chính sách tín dụng, hồ sơ, thủ tục, phát hiện rủi ro; (iv) giám sát quá trìnhphê duyệt tíndụng và rủi ro trongquá trìnhgiao dịch với khách hàng. + Bộ phận quản lý nợ: bộ phận này có chức năng duy trì số liệutrên hệ thống khớp đúng với số liệutrên hồ sơ đồng thời thực hiện hồ sơ tín dụng đầy đủ và an toàn: (i) kiểm soát tuân thủ quy trình; (ii) cậpnhật thông tin trênhệ thống; (iv) quản lý hồ sơ. Ba là, các quyết định vay vượt hạn mức đềutập trung vào quyết định cho vay của Hội sở, điềunày sẽ hạn chế rủi ro cho toàn hệ thống. Điềukiệnáp dụng: + Điều kiện về năng lựctài chính: mô hìnhtập trung cần có tiềm lực tài chính mạnh để đầu tư vào hệ thống công nghệ và nhân lực có khả năng chuyên môn hóa trong công tác quản trị rủi ro tín dụng. + Điều kiện công nghệ vàhệ thốngthông tinquảnlý: mô hìnhtậptrung cần có hệ thống dữ liệuthống nhất tập trung tại Hội sở. + Điều kiện nhân sự: cần có một đội ngũ chuyên gia quản trị rủi ro có bề dày kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, học hỏi kinh nghiệm nước ngoài. + Điều kiện về hệ thống quản trị: Hệ thống quản trị và tổ chức đã được kiện toàn, việc phân cấp ủy quyền rõ ràng, tránh sự chồng chéo về chức năng. + Điều kiện thị trường: mô hình tập trung được áp dụng trong thị trường tài chính phát triển, các hoạt động cạnh tranh lành mạnh, B. Mô hình quản trị rủi ro tíndụng phân tán Mô hình quản trị rủi ro phân tán là cách thức tổ chức hoạt động quản trị RRTD tản mạn ở nhiều bộ phận khác nhau, quyền quyết định và quản trị rủi ro khoản vay không tập trung ở Hội sở mà dàn đềuở cấp cơ sở. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán
  • 23. 17 được hiểu là công tác thẩm định khách hàng, quản trị rủi ro của ngân hàng được thực hiện tại các chi nhánh riêng biệt. Hội sở chính chỉ có nhiệm vụ là chỉ đạo định hướng chung và thẩm định những khách hàng vượt quá khả năng cho phép của chi nhánh. Mô hình này chưa tách biệt được độc lập giữa 3 chức năng: chức năng kinh doanh, chức năng quản trị rủi ro, chức năng tác nghiệp. Đặc điểm của mô hình phân tán: Một là, quyền lực không tập trung vào Hội sở, thông tinbị phân tán dẫn đếntình trạng Hội sở khó có khả năng xây dựng, kiểm tra cácmục tiêuchiếnlược, các quyết định phòng ngừa RRTD của ngân hàng. Hai là, chưa có sự tách bạch rõ giữa chức năng quản trị rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp tronghoạt động tíndụng. Ba là, hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro được thực hiện độc lập ở các chi nhánh. Mỗi giám đốc chi nhánh tự đưa ra phán quyết tín dụng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Điềukiệnáp dụng mô hình: + Điều kiện về năng lực tài chính: do mô hình phân tán mang tính tự phát nên không đòi hỏi nhiều về điềukiện tài chính. + Điều kiện về công nghệ và hệ thống thôngtin quản lý: mô hình phân tán áp dụng công nghệ đơn giản, quy trình khép kín, hồ sơ giấy tờ do một người quản lí, áp dụng trongmôi trường ngân hàng quy mô nhỏ. + Điều kiện nhân sự: hệ thống nhân viên có kiến thức bao quát hoạt động tín dụng và am hiểu tất cả các khâu của quy trình tín dụng, có thể đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ trongquy trình tín dụng. + Điều kiện về hệ thống quản trị:ngân hàng có hệ thống giản đơn, tách bạch giữa quyền lực Hội đồng quản trị và cấp điềuhành, các phòng ban phân theo địa giới, không có sự chuyên môn hóa tronghoạt động quản trị rủi ro. + Điều kiện về thị trường: mô hình phân tán hiện chỉ chủ yếu áp dụng tại thị trường tài chính chưa phát triển, các ngân hàng có hệ thống chi nhánh và tổ chức chưa hoàn thiệnhoặc là áp dụng với các ngân hàng có quy mô nhỏ. 1.2.3.3. Tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tíndụng
  • 24. 18 Tổ chức thực hiện quản trị RRTD bao gồm các khâu: nhận biết RRTD; phân tích, đánh giá và đo lường rủi ro tín dụng; ứng phó rủi ro và kiểm soát rủi ro tín dụng. Trên thực tế, có những tài liệu và kết quả nghiên cứu khác phân quá trình quản trị rủi ro ít khâu hơn, bao gồm nhận biết/xác định, đo lường, quản trị/ứngphó và kiểm soát. A. Nhận biết rủi ro tíndụng Khâu đầu tiêntrong quản trị RRTD đó là nhận biết rủi ro, trêncơ sở nhận biết rủi ro các nhà quản trị sẽ tiếptục thực hiện các khâu tiếptheo, đây là một trong các nội dung quan trọng nhất trong công tác quản trị RRTD. Dấu hiệu của RRTD có thể đến từ phía khách hàng hay từ chính nội bộ ngân hàng. A1. Nhóm dấuhiệu phát sinh từ phía kháchhàng - Nhóm dấu hiệu liên quanđến mối quan hệvới ngânhàng: Xu hướng của các tài khoản của khách hàng tại ngân hàng: dao động của các tài khoản mà đặc biệt là giảm sút số dư tài khoản tiền gửi, khó khăn trong thanh toán lương, thường xuyên yêu cầu hỗ trợ nguồn vốn lưu động từ nhiều nguồn khác nhau, gia tăng các khoản nợ thương mại hoặc không có khả năng thanh toán nợ khi đếnhạn. Các hoạt động cho vay: mức độ cho vay thường xuyên gia tăng, trì hoãn hoặc gây khó khăn đốivới ngân hàng trongquá trìnhkiểm tratheo địnhkỳ hoặc độtngột tìnhhình sử dụng vốn vay, tình hình hoạt độngsản xuất kinh doanh củakhách hàng, thường xuyên yêu cầu ngân hàng cho đáo hạn. Phương thức tài chính: sử dụng nhiều các khoản tài trợ ngắn hạn cho các hoạt động dài hạn, chấp nhận sử dụng các nguồn tài trợ đắt nhất, giảm các khoản phải trả, tăng các khoản phải thu, các hệ số thanh toán phát triểntheo chiềuhướng xấu. - Nhóm dấu hiệu liên quanđến phươngphápquản trịcủa khách hàng: Rủi ro xảy ra khi khách hàng có sự thay đổi thường xuyên cơ cấu của hệ thống quản trị hoặc ban điềuhành, hệ thống quản trị và ban điềuhành luôn bất đồngvề mục đích, quản trị điều hành độc đoán, hoặc ngược lại quá phân tán, việc lập kế hoạch không đầy đủ, quản trị có tínhgia đình, có tranh chấp trongquá trình quản trị. - Nhóm các dấu hiệu liên quan xử lý thông tinvề tài chính kế toán của khách hàng: Nếu khách hàng có sự chuẩn bị không đầy đủ số liệutài chính hoặc số liệuchậm trễ, trì hoãn nộp các báo cáo tài chính hoặc những kết luận về phân tíchtài chính cho thấy: sự
  • 25. 19 gia tăng không cân đối về tỷ lệ nợ thường xuyên, khả năng tiềnmặt giảm, tăng doanh số bán nhưng lãi giảm hoặc không có, điều này cho thấy khách hàng đang có dấu hiệu rủi ro. - Nhóm các dấu hiệu thuộccácvấn đề kỹ thuật và thương mại: Các dấu hiệu thuộc về vấn đề kỹ thuật và thương mại thể hiện: khó khăn trongphát triển sản phẩm, thay đổi trên thị trường: tỷ giá, lãi suất, thay đổi thị hiếu, cập nhật kỹ thuật mới, mất nhà cung ứng hoặc khách hàng lớn, chính sáchthuế, điềukiệnthành lập và môi trường. A2. Nhóm dấuhiệu phát sinh từ phía ngânhàng - Nhóm dấu hiệu từ các chỉ tiêu nhận biết rủiro tín dụng của ngân hàng: RRTD được thể hiện qua quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, nợ quá hạn, nợ xấu, và dự phòng rủi ro do đó, khi các yếu tố này có xu hướng thiên lệch, vượt qua ngưỡng cho phép, dự phòng rủi ro được sử dụng hết, ngân hàng đứng trước nguy cơ rủi ro. - Nhóm dấu hiệu xuấtpháttừ trình độcủa nhânviên tíndụngvà nănglựcquảntrịcủa người quản trị ngân hàng Nhóm dấu hiệu này bao gồm: đánh giá và phân loại không chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng: cấp tín dụng dựa trên các cam kết không chắc chắn và thiếu tính bảo đảm, tốc độ tăngtrưởng tíndụng quá nhanh và vượt quá khả năng và năng lực kiểm soát cũng như nguồn vốn ngân hàng, cho vay dựa trênnhững sự kiện bất thường có thể xảy ra, ví dụ như sát nhập, thay đổi địavị pháp lý của chi nhánh. - Nhóm dấu hiệu xuấtpháttừ chính sách của ngânhàng: Nhóm dấu hiệu này thể hiện qua chính sách tín dụng quá cứng nhắc hoặc quá lỏng lẻo để khe hở cho khách hàng lợi dụng, cho vay hỗ trợ mục đíchđầu cơ (mua bất động sản, kinh doanh chứng khoán), chính sách cho vay ưu đãi, cho vay theo chỉ định, quy trình tín dụng không chặt chẽ. B. Phân tích, đánh giávà đo lường rủi ro tíndụng Dựa trêncác dấu hiệu nhận biếtRRTD, bước tiếptheolàphân tích,đánh giá và đo lường RRTD. B1. Phân tích, đánh giá rủi ro kháchhàng Phân tích đánh giá KH nhằm phát hiện các nguy cơ rủi ro trong từng khách hàng, từng
  • 26. 20 khoản nợ cụ thể. Phân tíchđánh giá KH được thực hiệntừ khi bắt đầu tiếpxúc KH, trong quá trình cho vay và sau khi cho vay. Hiện nay, việc khai thác thông tin về KH thường dựa vào báo cáo tài chính trong những năm gần nhất. Bên cạnh việc thu thập thông tin từ KH, cần thu thập thông tin về đối tác của KH, từ những ngân hàng mà ngân hàng có quan hệ, từ cơ quan quản trị khách hàng, từ trung tâm phòng ngừa rủi ro…phân tích KH theo các chỉ tiêu định tính và định lượng để có những kết luận chính xác về tình trạng của khách hàng. Các chỉ tiêuđịnhtính: Tiêu chí định tính là tiêu chí không lượng hóa bằng con số mà chỉ phản ánh tính chất, đặc điểm của khách hàng. Các tiêuchí này được thể hiện rõ nét qua phương pháp 6 C: (1) Character (tư cách người vay; (2) Capacity (năng lực của người cho vay; (3) Dòng tiền mặt (Cash flow; (4) Collateral (bảo đảm tiềnvay); (5) Conditions (các điềukiện); (6) Control (kiểm soát). Các chỉ tiêuđịnh lượng: Dựa vào các báo cáo tài chính của doanh nghiệp và các nguồn thông tinkhác, cán bộ tín dụng tiếnhành các bước côngviệc sau: - Thứ nhất, thu nhập thông tin và phân tích tình hình tài chính khách hàng: dựa trên các nhóm chỉ tiêunhư nhóm chỉ tiêuvề thu nhập, lợi nhuận, thanh khoản, cân nợ và các chỉ tiêuhoạt động. + Nhóm chỉ tiêu về thu nhập: doanh thu của doanh nghiệp bao gồm các khoản thu có thể thu được từ hoạt độngcủa doanh nghiệp, để trang trải các chi phí và tạo lợi nhuận của doanh nghiệp. + Các nhóm chỉ tiêu cơ bản của lợi nhuận bao gồm cácchỉ tiêu: tỷ suất lợi nhuận trêndoanh thu; tỷ suất lợi nhuận trênvốn chủ sở hữu (ROE); tỷ suất lợi nhuận trêntổng tài sản Có (ROA); chỉ tiêulợi nhuận trêngiá trị rủi ro Var (RAPM). + Nhóm chỉ tiêu thanhkhoản bao gồm cácchỉ tiêu: khả năng thanh toán hiện hành; khả năng thanh toán nhanh; khả năng thanh toán tức thời. + Nhóm chỉ tiêu cân nợ bao gồm các chỉ tiêu như: tổng nợ phải trả trên tổng tài sản; nợ dài hạn trênvốn chủ sở hữu + Nhóm chỉ tiêu hoạt động: vòng quay vốn lưu động; vòng quay hàng tồn kho;
  • 27. 21 vòng quay các khoản phải thu; hiệu suất sử dụng tài sản cố định. - Thứ hai, xử lý thông tin: sau khi thu thập thông tin, phải sàng lọc nguồn thông tinđã thu thập để phân tích, đánh giá khách hàng, khả năng tài chính của khách hàng trên cơ sở đó, xác định nguy cơ rủi ro đối với khách hàng để ra quyết định cho vay hay từ chối cho vay, điềukiệncho vay nhằm hạn chế rủi ro. - Thứ ba, xác định các nguy cơ rủi ro của khách hàng: có rất nhiều yếu tố có thể gây ra rủi ro đối với một doanh nghiệp. Tuy nhiên một doanh nghiệp thường không phải gặp tất cả các nguy cơ rủi ro mà chỉ có một số nguy cơ rủi ro chính. Các nguy cơ rủi ro chính được liệt kê (tại phụ lục 01). B2. Đo lường rủi ro tíndụng Đo lường rủi ro là bước tiếp theo sau khi phát hiện được có nguy cơ rủi ro. Đo lường RRTD cần được thực hiện đối với từng khoản vay/khách hàng, đối với danh mục các khoản vay/khách hàng và đối với tổng thể hoạt động của ngân hàng. i) Đo lường rủi ro khoản vay Đo lường rủi ro đối với mỗi khoản vay có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, hiệnnay có một số phương pháp cơ bản như: côngthức đo lường tổnthất của mỗi khoản vay (EL); sử dụng mô hình điểm số Z; sử dụng mô hình xếp hạng của Moody’s; - Đo lường rủi ro khoản vaytheocông thứcđo lường tổnthấtdự kiến: Đối với mỗi khoản vay, tổn thất dự kiến đối với khoản vay đó được đo lường theo công thức sau: EL = PD x LGD x EAD Trong đó: - EL (ExpectedLoss): tổnthất dự kiến - PD (Probabilitycủa default): xác suất vỡ nợ của khách hàng/ ngành hàng đó là bao nhiêu. - LGD (Loss GivenDefault): tỷtrọng(%) số dư rủi ro ngân hàng sẽ bị tổn thất khi khách hàng không trảđược nợ. - EAD (Exposure at Default): số dư nợ vay (và tương đương) của khách hàng/ngành hàng khi xảy ra vỡ nợ. Với PD, LGD và EAD, hai yếu tố cótầm quan trọnghàng đầu tưởng chừng rất địnhtính,
  • 28. 22 mà các ngân hàng thường xuyên nhắc đếntrongquyết định cấp tín dụng là khả năng trả nợ và mong muốn trả nợ của khách hàng đã được lượng hóa cụ thể. - Đo lường rủi ro khoảnvaytheomô hình điểm số Z: Mô hình này do E.I. Altman xây dựng để cho điểm tíndụng đối với các công ty của Mỹ. Đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người vay và phụ thuộc vào: Trị số của các chỉ số tài chính của người vay (Xj) Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trongquá khứ. Từ đó, Altman đi đếnmô hình cho điểm như sau: Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,64X4 + X5 Trong đó: X1 = Tỷ số vốn lưu động ròngtrêntổng tàisản X2 = Tỷ số lợi nhuận giữ lại trêntổng tài sản X3 = Tỷ số lợi nhuận trướcthuế, tiềnlãi trên tổngtài sản X4 = Tỷ số giá trị cổ phiếu trêngiá trịghi sổ nợ dài hạn X5 = Tỷ số doanh thu trên tổngtài sản Trị số Z càng cao thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp và ngược lại (trị số Z có thể âm). Theo mô hình cho điểm của Altman bất cứ đơn vị nào có điểm số Z thấp hơn 1,81 được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao. Căn cứ vào kết luận này, ngân hàng sẽ không cấp tíndụng cho khách hàng hay cho đếnkhi cải thiệnđược điểm số Z lớn hơn 1,81. - Đo lường rủi ro theo mô hìnhxếp hạngcủa Moody's Mô hình này xếp hạng tình trạng hoạt động của doanh nghiệp dựa trêntỷ lệ rủi ro hàng năm, chất lượng này thay đổi hàng năm. Các doanh nghiệp được xếp hạng cao khi tỷ lệ rủi ro dưới 0,1%.
  • 29. 23 Bảng 1.1: Xếp hạng doanh nghiệp của Moody's Xếp hạng Tình trạng hoạt động của doanh nghiệp Tỷ lệ rủi ro hàng năm Aaa Chất lượng cao nhất 0,02% Aa Chất lượng cao 0,04% A Chất lượng khá 0,08% Baa Chất lượng vừa 0,2% Ba Nhiều yếu tố đầu cơ 1,8% B Đầu cơ 8,3% Nguồn: Theo báo cáo của Moody’s ii) Đo lường rủi ro danhmục Rủi ro danh mục được đánh giá qua các mô hình Value at Rick (Var), mô hình Returnat riskon capital (RAROC), mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ theo Basel II (IRB). Mô hình Var: Var của một danh mục tài sản được định nghĩa là khoản lỗ tối đa trong một thời gian nhất định. Mô hình VAR đánh giá mức độ rủi ro của danh mục theo 2 tiêuchuẩn: giá trị danh mục đầu tư và khả năng chịu đựng rủi ro của nhà đầu tư. Mô hình RAROC: Quan niệm trung tâm về rủi ro theo RAROC là mức độ tổnthất, bao gồm hai bộ phận là tổn thất dự kiến (EL) và tổn thất ngoài dự kiến (UL). Do EL đã được đưa vào khi xác định giá (lãi suất) nên thực chất, EL có thể không coi làrủi ro (vì đã dự đoán được). Còn UL mới thực chất là rủi ro và ngân hàng cần phải chuẩn bị vốn để bù đắp rủi ro này nếu xảy ra. Mô hình Raroc được tính toánnhư sau: Raroc = Thu nhập ròng - Tổn thất rủi ro dự kiến Vốn kinh tế Mô hình xếp hạng tín dụng: Mô hình đơn giản nhất được sử dụng trong xếp hạng tín dụng là mô hình một biến số.Chỉ tiêuđánh giáphải đượcthống nhất trongmô hình. Tỷ suất tàichính đượcsử dụng
  • 30. 24 trongmô hình bao gồm các chỉ tiêuthanh khoản, các chỉ tiêuhoạt động, chỉ tiêu cân nợ, chỉ tiêulợi tức, chỉ tiêuvay nợ và chi phí trả lãi. Các chỉ tiêuphi tài chính thường được sử dụng bao gồm thời gian hoạt động của doanh nghiệp, số năm kinh nghiệm và trìnhđộ của nhà quản trị cao cấp, triểnvọng ngành. Nhược điểm của mô hình một biến số là kết quả dự báo khó chính xác nếu thực hiệnphân tíchvà cho điểm các chỉ tiêuđánh giá một cáchriêngbiệt,hơn nữa mỗi người cóthể hiểucác chỉ tiêuđánh giá theocáchkhác nhau. Để khắc phục nhược điểm này các nhà nghiên cứu đã xây dựng các mô hình kết hợp nhiều biến số thành một giá trị để đánh giá thất bại của doanh nghiệp như mô hình phân tíchhồi quy, phân tích logic, phân tíchxác suất có điềukiện, phân tíchnhiều biếnsố. Xếp hạng tíndụng theo mô hình điểm số là phương pháp khoa học kết hợp sử dụng dữ liệu để nghiên cứu thống kê và áp dụng mô hình thuật toán để phân tích, tính điểm cho các chỉ tiêu đánh giá trong mô hình một biến hoặc đa biến. Các chỉ tiêu sử dụng trong xếp hạng tín dụng được xác lập theo nhóm bao gồm phân tích ngành, phân tích hoạt động kinh doanh, phân tích hoạt động tài chính. Sau đó đưa vào mô hình để tính điểm theo trọngsố và quy đổi điểm nhận được sang biểuxếp hạng tương ứng. iii) Đo lường rủi ro tíndụng tổng thể của ngân hàng Đo lường RRTD tổng thể của ngân hàng còn được đánh giá qua việc tính toán các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng đề cập trong các nội dung trên, bao gồm: quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, nợ quá hạn, nợ xấu, dự phòng rủi ro tín dụng. Khi các yếu tố trên có xu hướng biến động bất thường như: quy mô tín dụng tăng quá nhanh vượt quá khả năng quản trị của ngân hàng, hay là cơ cấu tín dụng tập trung quá mức vào một ngành, một lĩnh vực rủi ro, hoặc là các chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu có dấu hiệu vượt qua ngưỡng cho ngân hàng đứng trước nguy cơ rủi ro cao. C. Ứng phó rủi ro tíndụng Để ứng phó RRTD, NHTM sử dụng các công cụ phân tán rủi ro, phòng ngừa rủi ro, bảo hiểm rủi ro và xử lý nợ xấu: - Phân tán rủi ro: Phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng là việc thực hiện cấp tín dụng cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, khu vực sản xuất kinh doanh nhằm tránh những tổnthất lớn xảy ra cho ngân hàng thương mại. Các hình thức phân tán rủi ro chủ yếu bao gồm:
  • 31. 25 + Không tập trung cấp tín dụngcho một ngành, một lĩnhvựchay một khu vực + Không nên dồn vốn cấp tín dụng cho một hoặcmột số khách hàng + Đa dạng hóa cácsản phẩm tín dụng + Cho vay đồng tài trợ. - Sử dụng cáccông cụ tín dụng pháisinhđể phòngngừa và hạn chế rủi ro: Sử dụng các côngcụ tíndụng phái sinh thôngqua Hợp đồngtrao đổitíndụng (Credit swap), hợp đồng quyền chọn tíndụng (credit options). Hợpđồngquyền chọn tín dụng là một côngcụ bảo vệ ngân hàng trước những tổnthất trongtrị giá tài sản tín dụng, giúp bù đắp mức chi phí vay vốn cao hơn khi chất lượng tín dụng của ngân hàng giảm sút. Hợp đồng quyền chọn tín dụng cũng có thể được sử dụng để bảo vệ ngân hàng trước rủi ro chi phí vay vốn tăng do chất lượng tíndụng của ngân hàng giảm sút. - Mua bảo hiểm rủi ro tín dụng: Nhiều ngân hàng đã yêucầu KH mua bảo hiểm cho các khoản vay và coi như làmột yêu cầu bắt buộc trước khi được cấp tín dụng (bảo hiểm tín dụng dự án, tín dụng cá nhân…). Bản thân ngân hàng, để đảm bảo bù đắp một phần hay tổn thất cho các khoản tín dụng cấp cho khách hàng, ngân hàng có thể chủ động mua bảo hiểm tín dụng cho một số trường hợp. - Xử lý nợ xấu Khi một khoản vay bị xếp xuống nhóm nợ xấu thì ngân hàng sẽ chuyển sang bộ phận xử lí nợ xấu, thực hiện rà soát khoản vay, lập phương án gặp gỡ KH để tìm hướng khắc phục thông qua các hình thức: gia hạn nợ, chứng khoán hóa các khoản nợ. Hiện nay, đang tồntại 2 loại xử lý nợ: Một là, hình thức xử lý khai thác: bao gồm cho vay thêm, bổ sung tài sản bảo đảm, chuyển nợ quá hạn, thực hiện khoanh nợ xóa nợ, chỉ định đại diện tham gia quản trị doanh nghiệp. Hai là, hình thức xử lý các biện pháp thanh lý: bao gồm xử lý nợ tồn đọng (bao gồm nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm, và không có tài sản đảm bảo); thanh lý doanh nghiệp, khởi kiện, bán nợ chocác tổchức đượcphép mua bán nợ (như DATC, VAMC..), sử dụng dự phòng rủi ro và sự trợ giúp của Chính phủ (khoản vay chỉ định). D. Kiểm soát rủi ro tíndụng
  • 32. 26 Kiểm soát RRTD là một nội dung của QTRRTD được thực hiện songsong với hoạt động quản trị rủi ro nhằm mục tiêu: (i) phòng, chống và kiểm soát các rủi ro có thể phát sinh tronghoạt động ngân hàng (ii) đảm bảo toàn bộ các hoạt động, các bộ phận và từng cá nhân trong ngân hàng đềutuân thủ các quy định của pháp luật, tuân thủ và thực hiện các chiến lược, chính sách, quy trình và quyết định của các cấp thẩm quyền, đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng. Kiểm soát RRTD gồm kiểm soát trước khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay. Kiểm soát RRTD bao gồm kiểm soát đơn(kiểm soát độc lập của ngân hàng) và kiểm soát kép là quá trình kiểm soát có sự tham gia của nhiều tổ chức như: cơ quan Thanh tra NHNN và bộ phận kiểm soát của ngân hàng (bao gồm có bộ phận kiểm soát, kiểm tra nội bộ, quản trị tíndụng), ngoài ra cần có sự tham gia của các cơ chế giám sát bên ngoài như các cơ quan kiểm toán độc lập, ủy ban giám sát tài chính, và đặc biệt là sự giám sát của thị trường. 1.3. Kinh nghiệm quản trị rủi rotíndụng của một số ngân hàng thương mại và rút ra một số bài học cho Ngân hàng TMCP Quốc Dân 1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng 1.3.1.1. Kinh nghiệm của BIDV Hiện tại, việc đo lường các loại rủi ro tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) đang được thực hiện theo phương pháp chuyên gia. BIDV là một trong 10 ngân hàng thương mại đầu tiên tại Việt Nam được ngân hàng Nhà nước lựa chọn để triển khai Basel II, BIDV đã thực hiện dự án xây dựng các công cụ đo lường rủi ro tín dụng hiện đại theo phương pháp tiếp cận dựa trên xếp hạng nội bộ. Kết quả của dự án là các công cụ thống kê hiện đại cho phép ước lượng đầy đủ nguy cơ vỡ nợ và mức tổn thất phát sinh thông qua các chỉ số PD, LGD và EAD do vậy đảm bảo tính hiệu quả của công tác quản lý danh mục, là cơ sở để đưa ra các quyết định mở rộng, thu hẹp hoặc giữ nguyên các thành phần của cơ cấu danh mục. Trong quá trình triển khai dự án, các yêu cầu về dữ liệu, thông tin khách hàng, khoản vay được thu thập khá lớn với khung thời gian đủ dài cũng sẽ góp phần cải thiện chất lượng và mức độ sẵn có của dữ liệu. Bên cạnh đó, rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm đã được chuyển giao trong thời gian dự án cũng sẽ giúp BIDV nâng cao năng lực phát
  • 33. 27 triển và quản trị mô hình. 1.3.1.2. Kinh nghiệm của VIB - ngân hàng TMCP đang thí điểm áp dụng phương pháp quản trị vốn và rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II. Từ năm 2014,10 ngân hàng gồm Vietcombank, BIDV, VietinBank, Sacombank, VPBank, Techcombank, VIB, Maritime Bank, MB và ACB - là các ngân hàng lớn nhất trong hệ thống đã được NHNN giao thí điểm áp dụng phương pháp quản trị vốn và rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II, với lộ trình áp dụng từ tháng 2/2016 và hoàn thành việc thí điểm vào năm 2018, sau đó sẽ mở rộng áp dụng Basel II với các NHTM khác trong nước. - Ngân hàng TMCP Quốc Tế (VIB): Trong năm 2015, VIB đã đạt được kết quả về QTRR tín dụng đó là tập trung hóa các chức năng chính là khởi tạo khoản vay và thu hồi nợ, xây dựng và triển khai các giải pháp CNTT sáng tạo, đào tạo đội ngũ nhân viên kinh doanh và quản trị rủi ro, cụ thể như: Tập trung phê duyệt tín dụng cho KHDN và khách hàng cá nhân; Thành lập bộ phận Nhận Diện Rủi Ro Tín Dụng; Sử dụng công cụ đánh giá rủi ro tín dụng Emerging Markets Risk Calc của Moody’s; Quản lý nợ nhóm 2 đến nhóm 5 bởi Nhóm thu hồi nợ trong khối Quản trị rủi ro; Đào tạo rủi ro tín dụng và tài chính Omega cho nhân viên... Một kết quả đạt được là hệ số an toàn vốn (Car) của VIB, nếu tính toán theo thông tư 36, chỉ số Car của VIB là > 17%, tại thời điểm bắt đầu áp dụng cách tính Basel II, chỉ số này là hơn 13%, thuộc nhóm cao nhất thị trường. 1.3.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng TMCP Quốc Dân Từ kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của một số ngân hàng có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo cho Ngân hàng TMCP Quốc Dân là: Thứ nhất, tăng cường công tác thu thập, lưu trữ thông tin và giám sát khoản vay. Công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay được tăng cường giúp thu thập thêm thông tin để đánh giá, xây dựng bộ xếp hạng tín dụng KH hoặc khoản vay, từ đó có thể giúp các ngân hàng quản lý rủi ro một cách toàn diện hơn. Thứ hai, xây dựng ngân hàng dữ liệu về RRTD và sử dụng công nghệ hiện đại trong phân tích, đánh giá và xử lý RRTD. NCB cần xây dựng cho mình một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, giúp cho các cán bộ ngân hàng có thể dễ dàng tra cứu
  • 34. 28 tìm kiếm thông tin liên quan đến khách hàng và giúp nâng cao chất lượng công tác phân tích, thẩm định KH, giảm thiểu rủi ro do thiếu thông tin. Thứ ba, các chính sách quản lý nhân lực cần hướng tới mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao, đạo đức nghề nghiệp tốt; các quy trình nghiệp vụ cần được rà soát thường xuyên, hoàn thiện hóa, tránh quá cứng nhắc và có lỗ hổng. Thứ tư, NCB cần nhanh chóng áp dụng các mô hình đánh giá và lượng hoá RRTD. Thông qua đó giúp những nhà quản lý phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro, nhận biết các nguyên nhân chính để tìm cách khắc phục. NCB cần lên kế hoạch cơ bản cho việc thực hiện Hiệp ước Basel 2 và hoàn thiện hệ thống dựa trên xếp hạng nội bộ. Kết luận chương 1 Chương 1 đã khái quát những nội dung cơ bản về rủi ro tíndụng, quản trị rủi ro tín dụng, làm rõ khái niệm, sự cần thiết, nội dung của quản trị rủi ro tín dụng bao gồm: nhận biết, phân tíchđánh giá, ứng phó và kiểm soát rủi ro tíndụng. Để có cách nhìn nhận toàndiện về quản trị rủi ro tíndụng, tác giả nghiên cứukinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng của một số NHTM, từ đó đưa ra các bài học kinh nghiệm trong quản trị rủi ro tín dụng cho Ngân hàng TMCP Quốc Dân.
  • 35. 29 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂN 2.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quốc Dân Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) được thành lập năm 1995, khời nguồn từ Ngân hàng TMCP nông thôn Sông Kiên. Ngày 18/05/2006, NCB chính thức chuyên đổi mô hình hoạt động từ Ngân hàng TMCP nông thôn sang mô hình Ngân hàng TMCP đô thị, chuyển đổi trụ sở chính từ Kiên Giang về Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời chính thức sử dụng tên Ngân hàng TMCP Nam Việt – Navibank thay cho tên gọi Ngân hàng TMCP nông thôn Sông Kiên. Năm 2014,Navibank chính thức được đổi tênthành Ngân hàng TMCP Quốc Dân – NCB và tiến hành tái cấu trúc hệ thống, hướng đến sự chuẩn hóa và hoàn thiện các dịch vụ tài chính, đặt mục tiêu vào Top 10 ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam với tiêu chí trở thành ‘Ngân hàng bán lẻ hiệu quả nhất”. Năm 2015, giới thiệu nhận dạng thương hiệu mới. Nhận giải thưởng quốc tế về đổi mới sáng tạo – Ngân hàng có văn hóa doanh nghiệp sáng tạo nhất Việt Nam năm 2015 và Ngân hàng bán lẻ sáng tạo nhất Việt Nam năm 2015. Năm 2016, triển khai hạ tầng công nghệ thông tin mới – nền tảng ngân hàng lõi Temenos T24; ký hợp đồng chiến lược liên kết kinh doanh bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng với Prevoir; tăng số chi nhánh từ 22 lên 24; tăng tổng tài sản đạt trên 69 nghìn tỷ đồng. Năm 2017, phát triển nền tảng ngân hàng kỹ thuật số toàn diện với hàng loạt sản phẩm (ứng dụng thông minh NCB smart - ứng dụng thanh toán mã vạch QR code, thanh toán hóa đơn, chuyển khoản…) Trụ sở chính của Ngân hàng TMCP Quốc Dân: số 28C-D, Bà Triệu, Phường Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Hà nội. Vốn điều lệ tại năm 2017 không thay đổi so với năm 2016: 3.010.215.520.000 VNĐ. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Quốc Dân Ngân hàng có 1 Hội sở chính, 24 chi nhánh, 66 phòng giao dịch. Tại HO, bao
  • 36. 30 gồm: 10 khối chức năng và trung tâm nghiệp vụ, trực thuộc các khối và trung tâm này bao gồm 42 phòng ban. Nhân sự thuộc các khối và trung tâm chức năng làm việc tại Hội sở chính gồm hơn 300 người. Các chi nhánh được mở trên địa bàn miền Bắc, miền Trung và miền Nam. NCB có duy nhất một công ty con là Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC) được thành lập năm 2006. Tính đến 31/12/2017, NCB có 2.366 cán bộ nhân viên, trong đó số CBNV có trình độ từ thạc sỹ trở lên là 145 người (chiếm 6%), trình độ đại học là 1967 người (chiếm 84%). Đối với cơ cấu phòng ban liên quan đến hoạt động QTRR, ngân hàng xây dựng Khối Quản trị rủi ro bao gồm các phòng/ban như sau: (1) Phòng giám sát tín dụng; (2) Phòng chính sách quản trị rủi ro tín dụng; (3) Phòng quản lý rủi ro thanh khoản và thị trường; (4) Phòng quản lý rủi ro hoạt động; (5) Trung tâm tái thẩm định tín dụng gồm 3 phòng: Tái thẩm định KHCN, Tái thẩm định KHDN, Tái thẩm định cấu trúc nợ. NCB đã thiết lập và duy trì đầy đủ hệ thống quản lý, kiểm soát nội bộ đảm bảo quản trị điều hành hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như kiểm soát chặt chẽ rủi ro phát sinh trong hoạt động của các đơn vị trên toàn mạng lưới. Để biết về cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Quốc Dân cụ thể xem phụ lục 2.1 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quốc Dân giai đoạn từ năm 2015 – 2017 2.1.4. Hoạt động huy động vốn: Thực hiện mục tiêu chiến lược Hiệu quả và Bền vững, năm 2017 NCB đã luôn duy trì hệ số Cho vay/Huy động (LDR) ở mức chắc chắn dưới 80% và tập trung cho việc điều chỉnh cơ cấu huy động theo hướng hiệu quả hơn. Tỷ trọng cơ cấu tiền gửi cá nhân và không kỳ hạn tiếp tục duy trì ở hướng tích cực tương ứng đạt ~ 83%, 8,01%. Đặc biệt là nguồn vốn không kỳ hạn đã có sự tăng trưởng từ mức dưới 5% năm 2016 lên 5,5% năm 2017 thông qua việc tập trung đưa ra các dịch vụ ngân hàng giao dịch, tăng giao dịch của khách hàng thông qua các kênh như Thẻ, NCB Smart. Năm 2017, NCB đãthành công trongviệc tiếpcậnvà thiết lậpgiao dịch với nhiều tổ chức, doanh nghiệp lớn để thu hút nguồn tiềngửi không kỳ hạn cũng như tạo nguồn vốn
  • 37. 31 chiến lược cho nhu cầu dự trữ thanh khoản; đồng thời tập trung cải thiện huy động các nguồn vốn giá tốt là ngoại tệ (USD). Việc sử dụng nguồn vốn ngoại tệ được quan tâm hơn trongnăm 2017, thể hiệnở việc giải ngân vốn bằng ngoại tệ đãđạt 104,11%/ nguồn vốn huy độngbằng ngoại tệ,như vậy việc sử dụng nguồn vốn ngoại tệ đãcó sự chủ động và hiệu quả hơn. Số liệu về tình hình huy động vốn và cơ cấu tiền gửi khách hàng của NCB giai đoạn 2015 - 2017 (xem tại phụ lục 2.2 và phụ lục 2.3) - Hoạt động cho vay: Bảng 2.1: So sánh dư nợ tín dụng qua các năm Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số tiền Số tiền % Số tiền % Dư nợ ngắn hạn 7.494.877 8.079.759 7,8 13.415.050 66,03 Tỷ trọngnợ ngắnhạn/tổngdư nợ 36,68 % 31,87 % 41,78 % Dư nợ trung hạn 6.984.459 8.855.917 26,8 8.790.499 - 0,73 Tỷ trọngnợ trunghạn/tổngdư nợ 34,18 % 34,93 % 27,38 % Dư nợ dài hạn 5.952.105 8.416.541 41,4 9.905.037 17,6 Tỷ trọngNợ dàihạn/tổngdư nợ 29,13 % 33,20 % 30,85 % Tổng 20.431.441 25.352.217 24,08 32.110.586 26,65 Nguồn: [15], [16], [17] Năm 2017, tỷ trọng cho vay doanh nghiệp SME được cải thiện tăng trưởng tốt, đạt khoảng 56.6%/tổng dư nợ KHDN; cơ cấu cho vay ngắn hạn so với TDH trong tổng dư nợ đã tăng từ 32% năm 2016 lên mức 40% năm 2017, trong khi đó cho vay TDH đã giảm từ 68% xuống 60% năm 2017. Ngoài ra, NCB cũng đã cơ cấu lại danh mục cho vay theo hướng giảm dần/hạn chế cho vay, các khoản đầu tư kém hiệu quả (giảm dần cho vay trên thị trường 2). 2.2. Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Quốc Dân giai đoạn 2015 – 2017 2.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân. Tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng giảm mạnh vào cuối năm 2015 nhưng đến hết 2017
  • 38. 32 lại tăng nhẹ lên 1,54%. Nợ xấu tập trung nhiều ở các khoản vay trung dài hạn với tỷ trọng hơn 94% do dư nợ TDH chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Dư nợ tập trung và chiếm tỷ trọnglớn, có xu hướng tăng cao ở các ngành xây dựng, vận tải kho bãi, hoạt độngtài chính, ngân hàng và bảo hiểm, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tiêudùng hộ gia đìnhđều là các mục đíchsử dụng vốn trongdài hạn. Bảng 2.2: Cơ cấu nợ quá hạn theo kỳ hạn giai đoạn 2015-2017 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng dư nợ 20.431 25.352 32.110 Nợ quá hạn 439 375 494 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 2,15 1,48 1,54 Cơ cấu nợ quá hạn 439 375 494 Nợ quá hạn ngắn hạn 22 17.37 23.19 Tỷ trọng nợ quá hạn ngắn hạn (%) 5,03 4,63 4,69 Nợ quá hạn trung dài hạn 417.17 357.84 471.30 Tỷ trọng nợ quá hạn trung dài hạn (%) 94,97 95,37 95,31 Nguồn: [15], [16], [17] Bảng 2.3: Phân loại nhóm nợ theo Thông tư 02 và trích lập dự phòng rủi ro của NCB năm 2015 – 2017 Nguồn: [15], [16], [17] Phân loạinợ Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tỷ lệ 2015 (%) Tỷ lệ 2016 (%) Tỷ lệ 2017 (%) (tỷđồng) (tỷđồng) (tỷđồng) 1. Nợ đủ tiêuchuẩn 19.422 23.493 30.440 95,06 92,67 94,80 2. Nợ cần chú ý 570 1.482 1.179 2,79 5,85 3,67 3. Nợ dưới tiêuchuẩn 157 150 119 0,77 0,59 0,37 4. Nợ nghi ngờ 29 22 91 0,14 0,09 0,28 5. Nợ cókhả năng mất vốn 253 203 283 1,24 0,80 0,88 Nợ xấu (Nhóm 3+4+5) 439 375 494 2,15 1,48 1,54 Số tríchDPRR 58 39 30 0,28 0,15 0,09 Tổng dư nợ 20.431 25.352 32.110 100 100 100
  • 39. 33 2.2.2. Thực trạng mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân NCB tiếp tục duy trì mô hình quản trị rủi ro 3 cấp, tất cả các thành viên trong hệ thống đều phải tham gia vào quá trình quản trị rủi ro: - Cấp 1: là các Đơn vị kinh doanh, nhiệm vụ chính là đánh giá, xác định, báo cáo, ngăn ngừa và theo dõi các rủi ro phát sinh trong các hoạt động kinh doanh của NCB, đảm bảo kinh doanh được hiệu quả và an toàn; - Cấp 2: là Khối quản trị rủi ro, các khối nghiệp vụ, độc lập đánh giá, kiểm soát hoạt động, tính hiệu quả của hệ thống cấp 1, nhận diện và cảnh báo rủi ro phát sinh, đánh giá danh mục, thực hiện việc kiểm tra giám sát từ xa và trực tiếp… - Cấp 3: là Bộ phận kiểm toán nội bộ - trực thuộc ban kiểm soát, kiểm soát các rủi ro phát sinh được độc lập và khách quan. Mô hình này đảm bảo mọi rủi ro trong hoạt động của NCB đều được nhận dạng, đánh giá và đo lường rủi ro, kiểm soát, giám sát, xử lý rủi ro và báo cáo trong quá trình quản trị rủi ro. Công tác quản trị rủi ro tiếp tục được triển khai theo hướng chuyên môn hóa và tập trung tại Hội sở. Chức năng, quyền hạn được phân tách rõ ràng giữa bộ máy phê duyệt cấp tín dụng và bộ máy phê duyệt xử lý rủi ro tín dụng. Năm 2017, NCB đã thực hiện rà soát chuẩn hóa lại mô hình bộ máy phê duyệt cấp tín dụng từ cấp Chuyên gia phê duyệt tín dụng (độc lập, kiêm nhiệm) đến cấp Hội đồng tín dụng các cấp, thống nhất phân luồng thẩm định hồ sơ đảm bảo hiệu quả và quản trị rủi ro. NCB đã hoàn thiện các bước cuối cùng xây dựng vận hành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo tư vấn của KPMG và khởi động thành lập ban triểnkhai dự án Basel 2 theo Thông tư 44 của NHNN; chuẩn hóa dữ liệu tín dụng sau triển khai T24, đưa vào vận hành hệ thống báo cáo quản trị mới và dự án cảnh báo sớm về an ninh bảo mật CNTT. UB QLRR đã giải quyết các vấn đề liên quan đến hệ thống chính sách tổ chức phê duyệt tín dụng, chính sách xử lý nợ, phân quyền phê duyệt tín dụng, phân quyền phê duyệt xử lý nợ, định hướng xử lý nợ xấu và đã đạt được một số kết quả như sau: - Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro: trên cơ sở đổi mới toàn diện cơ cấu tổ chức, NCB đã lựa chọn khung QTRR đáp ứng được những yêu cầu cơ bản theo chuẩn mực
  • 40. 34 quốc tế: (i) Chiến lược của NH và phương pháp QTRR ăn khớp với nhau; (ii) Xác định được các phương pháp quản lý và đo lường rủi ro; (iii) Đưa ra các công cụ chuẩn mực về xác định, đo lường, kiểm tra, giám sát, báo cáo rủi ro trong toàn hệ thống… - Hoàn thiện hệ thống văn bản chính sách; thực hiện rà soát ban hành các văn bản, quy định, quy trình nghiệp vụ, các văn bản nội bộ theo quy định của NHNN đảm bảo các nghiệp vụ của ngân hàng được vận hành thông suốt, kiểm soát được rủi ro; Xây dựng đổi mới sản phẩm dịch vụ có chất lượng phù hợp với xu thế và nhu cầu của khách hàng. Chú trọng xây dựng sản phẩm mới phục vụ riêng theo từng phân khúc khách hàng doanh nghiệp, cá nhân. Sơ đồ Mô hình QTRRTD tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân (xem tại phụ lục 2.4) 2.2.3. Thực trạng phương pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân a) Xây dựng chính sách và quy trình Về chính sách và quy trình cấp tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng được thực hiện theo các văn bản (phụ lục 2.5). b) Cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng - Cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng tại NCB đảm bảo tách bạch hai chức năng kinh doanh và QLRR. Đơn vị kinh doanh có chức năng và trách nhiệm quản lý và phát triển KH, đáp ứng các nhu cầu về vốn của KH trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các bước quy định trong quy trình tín dụng. Khối Quản trị rủi ro cũng như cán bộ QLRR phân tích, đánh giá rủi ro và giám sát hoạt động tín dụng nhằm đảm bảo hạn chế rủi ro xuống mức thấp nhất, đồng thời thực hiện thu hồi hoặc xử lý các khoản nợ có vấn đề, nợ xấu trong ngân hàng. - Xây dựng bộ máy và phân định thẩm quyền phê duyệt tín dụng: Để thực hiện quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng, trong thời gian qua NCB đã xây dựng tổ chức bộ máy và phân định rõ thẩm quyền trong phê duyệt tín dụng. Khối Quản trị rủi ro thực hiện công tác quản lý rủi ro đảm bảo đúng quy trình nghiệp vụ, tuân thủ giới hạn tín dụng và thuộc thẩm quyền của cấp phê duyệt. Trung
  • 41. 35 tâm thẩm định thuộc Khối Quản trị rủi ro thực hiện thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án cấp tín dụng. Ngoài ra, trong khâu cấp tín dụng còn có Trung tâm quản lý tín dụng thuộc khối vận hành thực hiện giám sát việc giải ngân và việc thực hiện các điều kiện giải ngân của đơn vị kinh doanh và khách hàng. c) Xây dựng và thực hiện chính sách tín dụng phù hợp, hiệu quả - Trong xét duyệt tín dụng, quy định rõ tiêu chí về đối tượng khách hàng, tình hình tài chính, ngành nghề, nguồn trả nợ, tài sản đảm bảo, địa bàn, tỷ lệ cho vay/tổng tài sản, cụ thể: (i) đối với khách hàng, xác định KH mục tiêu của mình là khách hàng cá nhân có nghề nghiệp, thu nhập ổn định, có tích lũy hàng năm, có năng lực hành vi dân sự, lịch sử tham gia tín dụng minh bạch, rõ ràng, nghiêm túc… KH mục tiêu là doanh nghiệp phải có ngành nghề sản xuất kinh doanh rõ ràng, đúng pháp luật, có hướng sản xuất kinh doanh tốt, doanh thu và thu nhập doanh nghiệp ổn định; có lịch sử tín dụng tốt, năng lực của bộ máy và đội ngũ cán bộ đảm bảo…(ii) Quy định về ngành nghề kinh doanh, ưu tiên tập trung vào các đối tượng KH có ngành nghề sản xuất kinh doanh, dịch vụ ổn định, có khả năng mở rộng và phát triển trong tương lai, ít chịu sự biến động, tác động của môi trường tự nhiên, thể chế, pháp luật (có danh mục ngành nghề cụ thể và có sự điều hành trong từng giai đoạn cho phù hợp… (iii) Thực trạng về tài chính, thông qua kiểm tra đánh giá các chỉ số về tài chính, mức độ minh bạch chính sách của các báo cáo tài chính từ KH và từ các cơ quan quản lý có liên quan (cơ quan thuế…) để xác minh. (iv) Nguồn trả nợ, cần nắm được khách hàng dựa vào những nguồn tài chính nào để trả nợ, tính khả thi của các nguồn này, đồng thời đánh giá lịch sử tín dụng của các lần vay trước của các nguồn trả nợ mà khách hành dự kiến. (v) Tài sản đảm bảo, phải dựa trên sự ổn định về giá trị tài sản, khả năng thanh khoản, sự thuận tiện trong kiểm đếm số lượng cũng như thẩm định chất lượng tài sản… (vi) Về địa bàn, tiêu chí ưu tiên các KH ở các địa bàn thuận lợi cho hoạt động đi lại, kiểm tra, kiểm soát vốn vay, nơi có điều kiện, trình độ phát triển kinh tế - xã hội ổn định và có xu hướng phát triển tốt. (vii) Tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo được xác định dựa trên phân loại các đối tượng khách hành khác nhau, dựa trên đặc điểm, tính chất, giá trị của TSBĐ từ đó áp khung tỷ lệ cho vay phù hợp… - Quy định trong kiểm soát, giám sát vốn vay của khách hàng: (i) đối với quy định
  • 42. 36 về loại sản phẩm tín dụng, tiến hành phân loại các sản phẩm tín dụng theo các tiêu chí khác nhau, để từ đó thuận lợi cho việc kiểm tra, kiểm soát các dòng tín dụng để kịp thời phát hiện các rủi ro hiện hữu và rủi ro tiềm ẩn, giúp cho công tác quản lý tín dụng được hiệu quả. (ii) Đối với quy định liên quan đến kỳ hạn và loại tiền, NCB đã thực hiện phân nhóm các sản phẩm theo các kỳ hạn khác nhau và các loại tiền tệ khác nhau để quản lý theo dõi... (iii) Kênh phân phối, được xác định rõ ràng các kênh phân phối, phù hợp với hoạt động tín dụng và trình độ năng lực cán bộ nghiệp vụ... d) Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Hệ thống XHTD nội bộ được xây dựng theo nguyên tắc chấm điểm cơ sở các chỉ số chính kết hợp với yếu tố phi tài chính của khách hàng. Từ đó, xếp hạng KH và là một căn cứ đưa ra các quyết định đồng ý cấp tín dụng hay từ chối cấp tín dụng, số tiền cho vay… e) Xác định giới hạn tín dụng đối với khách hàng Giới hạn tín dụng là số dư tín dụng tối đa NCB cấp cho khách hàng trong một thời kỳ, bao gồm giới hạn cho vay, giới hạn bảo lãnh, giới hạn chiết khấu và các giới hạn tín dụng khác. Việc cấp giới hạn tín dụng được thực hiện thông qua nhiều cấp, nhiều người hoặc tập thể (phải được thông qua ba cấp). Phải tuân thủ đúng quy định về phân cấp, thẩm quyền phê duyệt tín dụng, đảm bảo tính khách quan. Những khoản cấp tín dụng vượt thẩm quyền (tổng dư nợ của một khách hàng từ 20 tỷ đồng trở lên) hoặc có nhiều tình tiết phức tạp, có các quan điểm trái ngược thì phải trình qua hội đồng tín dụng cơ sở tại Chi nhánh phê duyệt và trình Hội sở chính. Giới hạn cấp tín dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn tại NCB được quy định theo phân mức thẩm quyền cũng như chính sách cấp tín dụng đối với từng khách hàng cụ thể. Trên cơ sở định hướng của NCB, các đơn vị kinh doanh thực hiện đúng quy trình thẩm định và giới hạn tín dụng. - Quy trình thẩm định tín dụng: Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả công việc của ngân hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân,