SlideShare a Scribd company logo
1 of 77
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
----------------
TRẦN NINH
NGHIÊN CỨU
NHỮNG THAY ĐỔI VỀ CHỨC NĂNG THẤT TRÁI
BẰNG SIÊU ÂM DOPPLER TIM Ở BỆNH NHÂN
ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TYP 2
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Thái Nguyên - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC
TRẦN NINH
NGHIÊN CỨU
NHỮNG THAY ĐỔI VỀ CHỨC NĂNG THẤT TRÁI
BẰNG SIÊU ÂM DOPPLER TIM Ở BỆNH NHÂN
ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TYP 2
CHUYÊN NGÀNH: NỘI KHOA
Mã số: 60.72.20
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Trịnh Xuân Tráng
Thái Nguyên - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Đê
̉ giu
́ p tôi hoàn thành khóa học và luận văn tốt nghiệp cao học này, đa
̃
có nhiều người giúp đỡ , hô
̃ trơ
̣ tôi râ
́ t nhiê
̀ u.
Đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Đảng uỷ, Ban Giám hiệu, Phòng
Đào tạo Sau Đại học và bộ môn Nội Trường Đại học Y-Dược Thái Nguyên đã
tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS, TS. Trịnh Xuân Tráng
người thầy đã hết lòng dạy dỗ, dìu dắt, trực tiếp hướng dẫn và luôn tạo mọi
điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, phòng Kế hoạch hợp tổng,
tập thể các bác sĩ, y tá khoa Nô
̣ i tiê
́ t-Hô hâ
́ p, khoa Thăm do
̀ chư
́ c năng Bệnh
viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban thươ
̀ ng trư
̣ c Trung ương Hô
̣ i kê
́ hoa
̣ ch
hóa gia đình Việt Nam nơi tôi đang làm việc đã tạo mọi điều kiền thuận lợi
cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin tỏ lòng biết ơn tới gia đình, các đồng nghiệp và bạn bè
đã cổ vũ, động viên và hô
̃ trơ
̣ tôi trong suốt thời gian qua.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2009
Tác giả
Trâ
̀ n - Ninh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCT-ĐTĐ : Bệnh cơ tim-Đái tháo đường
BMI : Body Mass Index-Chỉ số khối cơ thể
CO : Cung lượng tim
CT : Cholesterol total-Cholesterol toàn phần
Dd : Đường kính thất trái cuối tâm trương
ĐMC : Động mạch chủ
ĐMP : Động mạch phổi
Ds : Đường kính thất trái cuối tâm thu
ĐTĐ : Đái tháo đường
EF% : Ejection fraction- Phân số tống máu
FS% : Phân số co ngắn cơ
HDL-C : High density lipoprotein Cholesterol- Cholesterol tỉ trọng cao
IVSd : Bề dày vách liên thất tâm trương
IVSs : Bề dày vách liên thất tâm thu
LDL-C : Low density lipoprotein Cholesterol- Cholesterol tỷ trọng thấp
LVPWd : Bề dày thành sau thất trái tâm trương
LVPWs : Bề dày thành sau thất trái tâm thu
NMCT : Nhồi máu cơ tim
NPTĐH : Nghiệm pháp tăng đường huyết
SV : Thể tích tống máu
TG : Triglycerid
THA : Tăng huyết áp
Vd : Thể tích thất trái cuối tâm trương
Vs : Thể tích thất trái cuối tâm thu
WHO : Tổ chức y tế thế giới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
MỤC LỤC
Trang
Lơ
̀ i ca
̉ m ơn
Các từ viết tắt
Mục lục
Danh muc ba
̉ ng
Mục lục biểu đồ
Chƣơng 1: Đặt vấn đê ………………………………………... 1
Chƣơng 2: Tổng quan ………………………………………... 4
1.1. Đa
̣ i cương về đái tháo đường ……………………………... 4
1.2. Cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường type 2 ……………… 10
1.3. Cơ chế bệnh sinh bệnh suy tim ở bệnh nhân đái tháo đường 10
1.4 Các nghiên cứu về thay đổi chức năng tim ở bệnh nhân đái
tháo đường ……………………………………………………... 16
1.5. Ứng dụng của siêu âm Doppler tim trong đánh giá chức
năng tim ………………………………………………………... 18
Chƣơng 3: Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu ………… 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………... 24
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ………………………… 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu ………………………………….. 26
2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu …………………………………… 26
2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu ……………………………… ....... 27
Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu ……………………………… 33
3.1 Đặc điểm chung của các nhóm nghiên cứu ………………... 33
3.2. Đặc điểm lâm sàng va
̀ câ
̣ n lâm sa
̀ ng c ủa các nhóm nghiên
cứu ……………………………………………………………... 34
3.3. Kê
́ t qua
̉ ca
́ c thông sô
́ siêu âm …………………………… ... 38
Chƣơng 4: Bàn luận ………………………………………….. 47
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
4.1 Đặc điểm chung của các nhóm nghiên cứu ………………... 48
4.2. Đặc điểm lâm sàng va
̀ câ
̣ n lâm sa
̀ ng c ủa các nhóm nghiên
cứu ……………………………………………………………... 49
4.3. Bàn luận về các thông số siêu âm tim … ...………………... 53
4.4 Kết quả các thông số siêu âm tim ………………………….. 47
4.5. Tổn thương van 2 lá và van động mạch chủ ……………… 49
Kết luận: ………………………………………………………. 58
Khuyến nghị: …………………………………………………. 59
Tài liệu tham khảo
Mâ
̃ u bê
̣ nh a
́ n nghiên cƣ
́ u
Danh sách bệnh nhân nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
DANH MU
̣ C BA
̉ NG
STT Tên ba
̉ ng Trang
1. Bảng 1.1: Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở một số nơi trên thế giới 5
2. Bảng 1.2: Số liệu thông báo của một số quốc gia về tỷ lệ bệnh
ĐTĐ năm 1999 ……………………………………… 5
3. Bảng 1.3: Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ……………………. 7
4. Bảng 1.4: Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ typ 1 và typ 2 ……. 9
5. Bảng 2.1: Bảng xếp loại BMI .............................................. 28
6. Bảng 2.2 Chẩn đoán mức độ tăng huyết áp theo JNC VI 29
7. Bảng 2.3 Phân độ suy tim theo NYHA …………………… 29
8. Bảng 3.1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ……. 33
9. Bảng 3.2: Đặc điểm về giới, của các nhóm nghiên cứu …. 33
10. Bảng 3.3: Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 34
11. Bảng 3.4: Đặc điểm lâm sàng của nhóm đái tháo đường 34
12. Bảng 3.5: Đặc điểm của chỉ số BMI của các nhóm nghiên cứu
………………………………………………………... 35
13. Bảng 3.6: Đặc điểm của chỉ số BMI của nhóm bệnh nhân
ĐTĐ ………………………………………………………. 35
14. Bảng 3.7: Số lượng bệnh nhân có biểu hiện suy tim trên lâm
sàng của nhóm ĐTĐ …………………………………. 36
15. Bảng 3.8: So sa
́ nh nh ững biến đổi về sinh hóa của các nhóm
nghiên cứu …………………………………………. 36
16. Bảng 3.9: So sa
́ nh những biến đổi về sinh hóa của nhóm ĐTĐ 37
17. Bảng 3.10: Đặc điểm các thông số đánh giá chức năng tâm
thu thất trái ở các nhóm nghiên cứu ………………………. 38
18. Bảng 3.11: Đặc điểm các thông số đánh giá chức năng tâm
thu thất trái ở nhóm ĐTĐ …………………………………. 39
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
19. Bảng 3.12: So sách chức năng tâm thu thất trái giữa 2 giới ở
bệnh nhân ĐTĐ ………………………………………… 40
20. Bảng 3.13: So sánh các thông số đánh giá chức năng tấm
trương thất trái của các nhóm nghiên cứu ………………… 41
21. Bảng 3.14: So sánh các thông số đánh giá chức năng tâm
trương thất trái ở nhóm ĐTĐ ……………………………... 41
22. Bảng 3.15: So sánh tỉ lệ sóng E /A gia
̉ m gi ữa các nhóm
nghiên cứu ………………………………………………… 42
23. Bảng 3.16: So sánh tỉ lệ sóng E /A gia
̉ m gi ữa 2 giới bệnh
nhân ĐTĐ ………………………………………………… 42
24. Bảng 3.17: So sánh chức năng tâm trương thất trái ở 2 giới
bệnh nhân ĐTĐ …………………………………………… 43
25. Bảng 3.18: So sánh tỷ lệ tổn thương van 2 lá và van ĐMC
giữa các nhóm nghiên cứu ………………………………... 43
26. Bảng 3.19: So sánh tỷ lệ tổn thương van 2 lá và van ĐMC
giữa 2 nhóm bệnh nhân ĐTĐ co
́ va
̀ không co
́ THA ……… 44
27. Bảng 3.20: Mức độ tổn thương van 2 lá giữa nhóm ĐTĐ
đơn thuần và nhóm ĐTĐ có THA ………………………... 45
28. Bảng 3.21: Mức độ tổn thương van ĐMC giữa các nhóm
nghiên cứu ………………………………………………… 46
29. Bảng 4.1: So sa
́ nh ty
̉ lê
̣ ĐTĐ co
́ THA vơ
́ i mô
̣ t sô
́ nghiên cư
́ u
khác ………………………………………………….. 50
30. Bảng 4.2: So sa
́ nh ty
̉ lê
̣ rô
́ i loa
̣ n lipid ma
́ u vơ
́ i mô
̣ t sô
́ nghiên
cư
́ u kha
́ c ………………………………………… 52
31. Bảng 4.3: So sa
́ nh ty
̉ lê
̣ E/A vơ
́ i ta
́ c gia
̉ kha
́ c ……………... 55
32. Bảng 4.4: So sa
́ nh ty
̉ lê
̣ tô
̉ n thương van tim vơ
́ i ta
́ c gia
̉ kha
́ c
………………………………………………………. 57
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
PHỤ LỤC BIỂU ĐỒ
STT Tên biê
̉ u đô
̀ Trang
1. Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ tổn thương van tim của các nhóm
nghiên cứu ………………………………………………… 44
2. Biểu đồ 3.2: Số lượng các mức độ tổn thương van 2 lá của
nhóm ĐTĐ đơn thuần và co
́ THA ………………………... 45
3. Biê
̉ u đô
̀ 4.1: Tỉ lệ giới của nhóm đái tháo đường ………… 49
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh lý rối loạn chuyển hóa Glucid mạn tính
và là một bệnh thường gặp nhất trong các bệnh nội tiết. Đây là một trong 3
bệnh có tỷ lệ gia tăng nhanh nhất hiện nay (cùng với bệnh tim mạch, ung thư)
[2]. Theo thông báo của Hiệp hội Đái tháo đường Quốc tế (International
Diabetes Federation-IDF): Năm 1994 cả thế giới có 110 triệu người mắc bệnh
đái tháo đường, năm 1995 có 135 triệu người mắc bệnh chiếm 4% dân số toàn
cầu, năm 2000 có 151 triệu người, năm 2006 con số này đã là 246 triệu người,
dự đoán năm 2010 có 246 triệu người mắc bệnh [2].
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization-WHO) vào
năm 2025 số bệnh nhân ĐTĐ trên toàn thế giới sẽ vào khoảng 300-330 triệu
người mắc bệnh ĐTĐ chiếm tỷ lệ 5,4% dân số toàn cầu. Còn theo Quỹ Đái
tháo đường thế giới (World Deabetes Fund-WBF) sẽ có từ 300-339 triệu
người [2].
Hiện nay, mặc dù có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán, điều trị bệnh nhưng
tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ tử vong và tàn phế vẫn còn cao mà nguyên nhân hàng
đầu vẫn là các biến chứng về tim mạch (chiếm 40-70%) [2], [4], [10], [19].
Theo nghiên cứu Framingham ở Mỹ, tỷ lệ tử vong do bệnh lý tim mạch ở
bệnh nhân ĐTĐ cao gấp hai lần ở nam giới và gấp năm lần ở nữ giới người
không bị ĐTĐ [10], [19].
Trong các biến chứng về tim mạch của ĐTĐ thì suy tim là một biến
chứng thường gặp và là hậu quả cuối cùng của các biến chứng tim mạch. Suy
tim trong bệnh ĐTĐ có 2 nguyên nhân chính là do bệnh mạch vành và bệnh
cơ tim-ĐTĐ (Diabetic Cardiomyopathy) do cơ tim bị tổn thương trực tiếp bởi
các rối loạn chuyển hoá cũng như tổn thương vi mạch [10], [19]. Cũng theo
nghiên cứu Framingham, thậm trí sau khi đã loại trừ các bệnh lý của tim mạch
như: bệnh mạch vành, bệnh tim do thấp, và các yếu tố nguy cơ đến tim mạch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
như: tăng huyết áp, béo phì, rối loạn lipid máu... thì tỷ lệ suy tim ở bệnh nhân
ĐTĐ vẫn cao gấp 4-5 lần so với người không bị ĐTĐ [19].
Suy tim ở bệnh nhân ĐTĐ được đặc trưng bởi tình trạng suy giảm chức
năng tâm trương (Suy tim tâm trương) xuất hiện trong khi chức năng tâm thu
bình thường hoặc còn bù. Suy chức năng tâm trương ở bệnh nhân ĐTĐ xuất
hiện rất sớm, thậm chí ở cả bệnh nhân ĐTĐ giai đoạn chưa có triệu chứng.
Những thay đổi chức năng này không thể phát hiện được bằng các phương
pháp khám thông thường. Trong trường hợp không kiểm soát được bệnh ĐTĐ
biến chứng suy chức năng tâm trương sẽ dẫn tới suy tim toàn bộ [10], [19].
Suy tim nói riêng cũng như các biến chứng về tim mạch của bệnh nhân ĐTĐ
nói chung không những làm tăng thời gian nằm điều trị của bệnh nhân mà còn
làm tăng chi phí cho việc điều trị bệnh, tăng gánh nặng cho bệnh nhân gia
đình và xã hội trong việc điều trị bệnh. Vì vậy việc phát hiện sớm và điều trị
kịp thời biến chứng suy tim ở bệnh nhân ĐTĐ (cụ thể là suy chức năng tâm
trương thất trái) có ý nghĩa rất quan trọng trong tiên lượng, điều trị bệnh nhân
ĐTĐ làm giảm biến chứng nguy hiểm, thời gian và chi phí điều trị cho bệnh
nhân.
Trước đây kỹ thuật thăm dò chức năng tim nói chung và thăm dò chức
năng thất trái nói riêng chủ yếu được thực hiện bằng các phương pháp thăm
dò có xâm nhập như thông tim, chụp phóng xạ hạt nhân buồng tim. Trong
những năm gần đây rất nhiều các phương tiện và phương pháp thăm khám
tiên tiến đã được ứng dụng vào lĩnh vực y học. Phương pháp đánh giá, thăm
dò chức năng tim bằng siêu âm đặc biệt là siêu âm-Doppler đã được ứng dụng
rộng rãi và thông dụng cho phép phát hiện sớm, chính xác những rối loạn
chức năng tim và các thay đổi huyết động trong bệnh lý tim mạch [5], [19],
[31], [32].
Việc ứng dụng siêu âm-Doppler tim để đánh giá chức năng thất trái ở
bệnh nhân ĐTĐ đã được nhiều nghiên cứu trên thế giới đề cập [19], [37],
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
[44], [45], [48], . Các nghiên cứu này cho thấy ở bệnh nhân ĐTĐ thậm chí ở
cả giai đoạn rối loạn dung nạp glucose đã xuất hiện sớm tình trạng suy giảm
chức năng thất trái. Các thay đổi này có thể liên quan đến các yếu tố nguy cơ
của bệnh tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ như tăng huyết áp, tuổi, thời gian bị
bệnh, chỉ số khối cơ thể (BMI), các biến chứng vi mạch của ĐTĐ [10], [19].
Nhằm nghiên cứu sự thay đổi chức năng thất trái ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2
chúng tôi đặt vấn đề thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu những thay đổi về chức năng thất trái bằng siêu âm
Doppler tim ở bệnh nhân đái tháo đƣờng typ 2”
Nhằm mục tiêu sau:
Đánh giá chức năng thất trái bằng siêu âm Doppler tim ở bệnh
nhân ĐTĐ typ 2.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Đại cƣơng về đái tháo đƣờng
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thì đái tháo đường (ĐTĐ) “là một
hội chứng có đặc tính biểu hiện bằng tình trạng tăng glucose máu do hậu quả
của việc thiếu/hoặc mất hoàn toàn Insulin hoặc do liên quan đến sự suy yếu
trong bài tiết và hoạt động của Insulin” [2], [4].
Ngày nay người ta cho rằng ĐTĐ là một rối loạn của hệ thống nội tiết;
bệnh có thuộc tính là tăng glucose máu. Mức độ tăng glucose máu phụ thuộc
vào sự mất toàn bộ hay một phần khả năng bài tiết hoặc khả năng hoạt động
của insulin hoặc cả hai [2], [4].
Năm 2003, các chuyên gia của “ Ủy ban chẩn đoán và phân loại bệnh
ĐTĐ Mỹ” lại đưa ra một định nghĩa mới về ĐTĐ “ là một nhóm các bệnh
chuyển hóa có đặc điểm là tăng glucose máu, hậu quả của sự thiếu hụt bài tiết
insulin; khiếm khuyết trong hoạt động của insulin hoặc cả hai. Tăng glucsose
máu mạn tính thường kết hợp với sự hủy hoại, sự rối loạn chức năng và sự
suy yếu chức năng của nhiều cơ quan đặc biệt là mắt, thần kinh, tim và mạch
máu [2].
Từ đó mặc dù ĐTĐ là một bệnh nội tiết nhưng biểu hiện của bệnh lại là
biểu hiện của những rối loạn chuyển hóa với các triệu chứng đặc trưng của
bệnh là tiểu nhiều, khát nhiều, sụt cân nhiều khó lý giải, tuy nhiên đôi khi
bệnh biểu hiện tương đối âm thầm, người bệnh chỉ tình cờ phát hiện ra khi đi
khám các bệnh lý khác [2].
1.1.1. Tình hình bệnh ĐTĐ
1.1.1.1. Tỷ lệ bệnh ĐTĐ trên thế giới.
Tỷ lệ bệnh ĐTĐ trên thế giới có sự khác biệt rất lớn giữa các vùng,
quốc gia tùy thuộc vào tập quán sinh hoạt và đời sống kinh tế xã hội của từng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
vùng, quốc gia, dân tộc. Theo số liệu của Viện nghiên cứu ĐTĐ quốc tế thì tỷ
lệ bệnh ĐTĐ của một số khu vực như sau [2]:
Bảng 1.1: Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở một số khu vực trên thế giới
Khu vực Tỷ lệ ĐTĐ typ 1 Tỷ lệ ĐTĐ typ 2 Tổng cộng
Châu Phi 0,8% 0,7% 1,5%
Châu Á 0,14% 1,4% 1,5%
Châu Mỹ 0,3% 2,0% 2,3%
Châu Đại dương
và Châu Âu
0,5% 3,1% 3,6%
Khu vực Bắc Mỹ 0,6% 4,7% 5,3%
Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở các quốc gia khác nhau cũng rất khác nhau phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố như kinh tế, xã hội, tập quán ăn uống, sinh hoạt,
hoạt động thể lực …[2], [4],[13],[14],[20].
Bảng 1.2: Số liệu thông báo của một số quốc gia về tỷ lệ bệnh ĐTĐ
năm 1999
Quốc gia Tỷ lệ ĐTĐ
Thái Lan 6,7 %
Hàn Quốc 4,0 %
Trung Quốc 2,0 %
Đài Loan 2,1 %
Hồng Công 4,0 %
Ấn Độ 4,0 %
Indonesia 1,3 %
Pakistan 3,0 %
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
Ngay trong một quốc gia các số liệu thống kê cũng có sự khác nhau
phụ thuộc vào áp dụng theo tiêu chuẩn chẩn đoán nào. Ở Mỹ theo khảo sát
năm 1993 về sức khỏe quốc gia (National Health Survey), tỷ lệ bệnh ĐTĐ cả
hai loại là 3,3% dân số, tuy nhiên khi áp dụng test dung nạp glucose thì tỷ lệ
ĐTĐ là 6,6% và tỷ lệ có rối loạn dung nạp glucose là 11,2% dân số [2], [4].
1.1.1.2. Tỷ lệ bệnh ĐTĐ ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, vào những năm 1990 lần đầu tiên nghiên cứu dịch tễ
bệnh ĐTĐ được tổ chức một cách tương đối khoa học và đã đưa ra được các
tỷ lệ tương đối chính xác ở các khu vực Hà Nội, Huế và TP. Hồ Chí Minh
trên các nghiên cứu ở độ tuổi 20-75 tuổi, cụ thể:
Điều tra của Phan Sỹ Quốc và Lê Huy Liệu năm 1991 ở Hà Nội cho
thấy, tỷ lệ bệnh ĐTĐ là 1,1%, tỷ lệ rối loạn dung nạp Glucose là 1,6% ở độ
tuổi trên 15 tuổi. Trong đó tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở nội thành là 1,44% và ở
ngoại thành là 0,63% [2], [19].
Theo điều tra của Mai Thế Trạch và Diệp Thanh Bình năm 1993 tại
Thành phố Hồ Chí Minh thì tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ là 2,52±0,4% dân số [2],
[19].
Ở Huế năm 1996 điều tra của Trần Hữu Dàng và Lê Huy Liệu thấy tỷ
lệ mắc bệnh ĐTĐ là 0,96±0,14% dân số [2], [19].
Qua 3 cuộc điều tra nói trên ta thấy tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ có sự khác
nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội của từng vùng.
Năm 2001, Được sự giúp đỡ của các chuyên gia hàng đầu của WHO,
chúng ta tiến hành điều tra dịch tễ học bệnh ĐTĐ theo các qui chuẩn quốc tế
ở 4 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí
Minh. Đối tượng điều tra là lứa tuổi 30-64 đã có kết quả như sau [2], [19]:
- Tỷ lệ bệnh ĐTĐ 4,0 %
- Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose 5,1 %
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- Đặc biệt có tới 64,9 % số người mắc bệnh ĐTĐ không được phát hiện
hoặc không được điều trị.
Và gần đây đã có rất nhiều các nghiên cứu khác đã được tiến hành tại
các địa phương cho các các quả tương tự [7], [8], [11], [16], [17], [18], [21].
1.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán và phân loại ĐTĐ
1.1.2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán
Dưới đây là tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ của Tổ chức Y tế Thế (1999)
giới dựa vào xét nghiệm nồng độ Glucose máu lúc đói và sử dụng test dung
nạp glucose [2], [4].
Bảng 1.3: Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ
Tiêu chuẩn
Máu toàn phần
Huyết tương TM
Tĩnh mạch Mao mạch
ĐTĐ
- Lúc đói
- Thời điểm 2 giờ sau
NP tăng đường huyết
≥6,1 mmol/l ≥6,1 mmol/l ≥7,0 mmol/l
≥10 mmol/l ≥11,1 mmol/l ≥11,1 mmol/l
Rối loạn dung nạp
glucose lúc đói-IGT
- Lúc đói (nếu đo)
và
- Thời điểm 2 giờ sau
NP tăng đường huyết
<6,1 mmol/l
và
≥6,7 mmol/l
<6,1 mmol/l
và
≥7,8 mmol/l
<7,0 mmol/l
và
≥7,8 mmol/l
Suy giảm dung nạp
glucose lúc đói-IFG
- Lúc đói (nếu đo)
- Thời điểm 2 giờ sau
NP tăng đường huyết
≥5,6 mmol/l
và
<6,1 mmol/l
≥5,6 mmol/l
và
<6,1 mmol/l
≥5,6 mmol/l
và
<7,0 mmol/l
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
1.1.2.2. Phân loại ĐTĐ
Bệnh ĐTĐ được chia làm nhiều loại, Có thể đưa ra một vài loại chính
sau [2], [4]:
1. ĐTĐ typ 1: Tế bào Bêta bị hủy thường đưa đến thiếu insulin tuyệt đối
2. ĐTĐ typ 2: Kháng insulin kết hợp với thiếu insulin tương đối và
tuyệt đối hoặc giảm tiết insulin, loại này chia làm 2 loại nhỏ:
+ ĐTĐ typ 2 không có béo
+ ĐTĐ typ 2 có béo
3. ĐTĐ đường do những tình trạng và hội chứng nhất định:
+ ĐTĐ do bệnh lý của tuyến tụy
+ ĐTĐ do những bệnh lý nội tiết khác: cường giáp, u tuyến yên…
+ ĐTĐ do bất thường về insulin hoặc các receptor của nó.
+ ĐTĐ do các bệnh lý về gene.
+ ĐTĐ do thuốc hoặc các hóa chất khác
+ ĐTD do nguyên nhân nhiễm trùng
+ ĐTĐ qua trung gian miễn dịch (hiếm gặp)
4. ĐTĐ ở phụ nữ có thai (Gestational Diabetes)
Trong nội dung của nghiên cứu này chúng tôi chỉ đề cập đến ĐTĐ typ 2
1.1.2.3. Chẩn đoán ĐTĐ typ 1 và typ 2.
Trước đây việc chẩn đoán ĐTĐ typ 1 và typ 2 chủ yếu dựa vào lứa tuổi
xuất hiện bệnh và các biểu hiện lâm sàng. Ngày nay với những hiểu biết ngày
càng rõ về sinh học phân tử và sinh lý bệnh, việc chẩn đoán typ của bệnh
ĐTĐ trở nên chính xác hơn. Fattorusso và Ritter đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán
ĐTĐ typ 1 và typ 2 như sau [4]:
Bảng 1.4: Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ typ 1 và typ 2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
Các tiêu chuẩn Typ 1 Typ 2
Tuổi khởi phát bệnh Dưới 30 tuổi Trên 30 tuổi
Thể trạng cơ thể Không béo Thường béo
Đặc điểm khởi phát Đột ngột, rầm rộ Từ từ, ít biểu hiện
Tiểu nhiều, khát nước Rõ Không rõ
Ăn nhiều, sụt cân Rõ Không rõ
Chiều hướng toan ceton Thường có Không
Biến chứng mạch máu Biến chứng vi mạch Mạch máu lớn
Insulin huyết tương Rất thấp hoặc bằng 0 Bình thường hoặc cao
Lệ thuộc insulin Có Không
Thụ thể insulin Hiếm khi bị tổn thương Thường bị tổn thương
Nồng độ glucagon huyết
tương
Tăng Bình thường
Kháng thể kháng tiểu đảo
Thường xuất hiện ngay
khi khởi bệnh
Không có
Liên quan đến kháng
nguyên HLA
Có Không
1.2. Cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ typ 2
Cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ nói chung và ĐTĐ typ 2 đã được nghiên cứu
và đưa ra từ rất sớm. Những năm trở lại đây cớ chế bệnh sinh của bệnh được
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
hiểu rõ ràng hơn. Trong ĐTĐ typ 2 có 2 yếu tố đóng vai trò quan trọng trong
cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ. Đó là sự kháng insulin và rối loạn sự bài tiết
insulin, ngoài ra còn có vai trò của yếu tố gen và môi trường.
Rối loạn bài tiết insulin: Ở người bình thường, khi đường máu tăng sẽ
xuất hiện bài tiết insulin sớm và đủ để có thể kiểm soát nồng độ đường trong
máu. Đối với bệnh nhân bị ĐTĐ, sự bài tiết insulin được kích thích muộn hơn
(không có pha sớm, pha muộn) [4].
Kháng insulin: Ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2, insulin không có khả năng thực
hiện những tác động động của mình như ở những người bình thường. Khi tế
bào β không còn khả năng bài tiết insulin bù vào số lượng kháng insulin,
đường máu khi đói sẽ tăng và xuất hiện ĐTĐ. Kháng insulin chủ yếu có ở hai
cơ quan là gan và cơ [2], [4], [22], [23].
Sự đề kháng insulin:
+ Tăng sản xuất Glucose ở gan
+ Giảm thu nạp Glucose ở ngoại vi
+ Giảm thụ thể insulin ở các mô ngoại vi
Kháng insulin không chỉ đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh
của ĐTĐ typ 2 mà còn là một trong số các yếu tố gây tăng huyết áp ở bệnh
nhân ĐTĐ do kháng insulin có nồng độ cao trong máu dẫn đến tăng hoạt
động của hệ thần kinh giao cảm gây tăng huyết áp [2], [4].
1.3. Cơ chế bệnh sinh bệnh suy tim ở bệnh nhân ĐTĐ
ĐTĐ được coi là một yếu tố nguy cơ của các lý bệnh tim mạch. Tỷ lệ mắc
bệnh và tử vong do bệnh tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ cao hơn rất nhiều so với
nhiều so với những người bình thường. Biến chứng tim mạch ở bệnh nhân
ĐTĐ chủ yếu là các bệnh lý: bệnh mạch vành, bệnh cơ tim-ĐTĐ (Diabetic
Cardiomyopathy), bệnh tăng huyết áp (THA).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
Suy chức năng tâm trương ở bệnh nhân ĐTĐ đã được khẳng định qua
những nghiên cứu lâm sàng và trong thực nghiệm. Điểm đặc trưng của suy
tim trên bệnh nhân ĐTĐ là suy chức năng tâm trương mặc dù chức năng tâm
thu vẫn còn bình thường hoặc hoặc hoạt động còn bù. Suy chức năng tâm
trương (Suy tim tâm trương) biểu hiện bằng rối loạn chức năng đổ đầy thất
trái. Trong suy chức năng tâm trương, thất trái tăng độ cứng và không được
đổ đầy máu trong thời kỳ tâm trương với một áp lực bình thường, làm giảm
thể tích máu ở cuối thời kỳ tâm trương. Do vậy để đảm bảo cung lượng tim,
áp lực cuối tâm trương sẽ được tăng lên làm tăng áp lực nhĩ trái, gây ứ máu và
tăng áp lực trong vòng tuần hoàn phổi. Về lâu dài cũng sẽ gây suy chức năng
thất phải [10], [19].
Theo nghiên cứu của R.S. Vanssan dựa trên nhiều nghiên cứu về dịch tễ
học suy tim từ năm 1975-1995 thì trong những người có biểu hiện suy tim ứ
trệ (Congestive heart falure) thì có tới 40% có chức năng tâm thu bình
thường. Đồng thời qua nghiên cứu những bệnh nhân suy tim do chức năng
tâm trương ở cuối giai đoạn nặng sẽ có suy giảm đồng thời cả chức năng tâm
thu. Chính vì vậy người ta cho rằng trong suy tim, các rối loạn về chức năng
tâm trương có thể xảy ra sớm hơn và chức năng tâm trương được coi là một
yếu tố chẩn đoán sớm tình trạng suy tim [10], [19].
1.3.1. Bệnh mạch vành ở bệnh nhân ĐTĐ
Bệnh mạch vành là bệnh gây tử vong hàng đầu ở bệnh ĐTĐ, tỷ lệ bệnh
nhân tử vong do bệnh mạch vành ở bệnh nhân ĐTĐ cao gấp 3 lần so với
người mắc bệnh mạch vành không bị ĐTĐ. Ở Mỹ tỷ lệ bệnh nhân tử vong do
bệnh mạch vành chiếm 35% trên tổng số những bệnh nhân tử vong của bệnh
ĐTĐ so với 6% ở những người không bị ĐTĐ. Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ mắc
bệnh mạch vành cũng cao hơn gấp 2 lần (ở nam) và gấp 3 lần (ở nữ) so với
người không bị ĐTĐ [19]. Các tổn thương của mạch vành ở bệnh ĐTĐ bằng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
giải phẫu bệnh, chụp mạch vành thấy xảy ra ở nhiều nhánh hơn, lan tỏa hơn.
Bệnh mạch vành ở bệnh nhân ĐTĐ ngoài các yếu tố nguy cơ giống bệnh
mạch vành ở những bệnh nhân không mắc ĐTĐ như: tăng huyết áp, hút thuốc
lá, rối loạn mỡ máu, béo phì, tuổi, giới còn có liên quan chặt chẽ với thời gian
mắc bệnh ĐTĐ, mức độ tăng glucose máu, tình trạng kháng insulin và các
biến chứng vi mạch khác [19], [47]. Nguy cơ mắc bệnh mạch vành tăng lên 8
lần nếu bệnh nhân có biến chứng tổn thương vi mạch biểu hiện bằng có
Protein niệu [10], [19]
1.3.1.1. Thiếu máu cơ tim cục bộ
Thiếu máu cơ tim cục bộ ở người ĐTĐ thường nặng, nhiều ổ do tổn
thương lan tỏa của các nhánh động mạch vành. Một đặc điểm riêng biệt ở
bệnh nhân ĐTĐ là thiếu máu cơ tim thể không gây đau hay thiếu máu cơ tim
âm thầm. Theo nghiên cứu Frammingham, người ĐTĐ có tỷ lệ nhồi máu cơ
tim thầm lặng là 39%, cao hơn so với người không bị ĐTĐ là 22% [19], [33].
Tại Bệnh viện Bạch Mai, từ tháng 1/1991 đến tháng 5/1995 có 130
bệnh nhân bị bệnh mạch vành trong đó có 46,6% bị ĐTĐ. Trong số 11 ca bị
bệnh mạch vành không đau có 3 ca bị ĐTĐ chiếm 27,2% [19]. Do đó để phát
hiện bệnh mạch vành ở bệnh nhân ĐTĐ thì biện pháp tốt nhất là nghiệm pháp
gắng sức và điện tim Holter 24h [10]. Bằng nghiệm pháp gắng sức có thể thấy
25 bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có kết quả dương tính mà trước đó không có biểu
hiện đau ngực. Cơ chế của thiếu máu và nhồi máu cơ tim không đau ở bệnh
nhân ĐTĐ là do tổn thương hệ thần kinh tự động của tim, làm tổn thương
đường dẫn truyền cảm giác đau từ tim [10], [19].
1.3.1.2. Nhồi máu cơ tim.
Qua nhiều nghiên cứu người ta nhận thấy rằng nhồi máu cơ tim ở bệnh
nhân ĐTĐ xảy ra nhiều hơn, có nhiều biến chứng hơn [19], [36] [49], tỷ lệ tử
vong trong bệnh viện do nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân ĐTĐ cao gấp 1,5-2 lần
so với nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân không có ĐTĐ [19] mặc dù có nhiều tiến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
bộ của các biện pháp điều trị tái tưới máu (Reperfusion) trong nhồi máu cơ
tim. Theo nghiên cứu TAMI (Thrombobolysis and Angioplasty in Myocardial
Infraction), tỷ lệ tử vong trong bệnh viện ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim có
ĐTĐ cao gấp 2 lần so với nhồi máu cơ tim không có ĐTĐ. Điều này được
giải thích bởi không những ổ nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân ĐTĐ lan rộng hơn
mà còn do tỷ lệ suy tim, sốc tim xảy ra nhiều hơn, tỷ lệ nhồi máu tái phát ở
bệnh nhân ĐTĐ cũng cao hơn [19].
Suy tim, sốc tim ở bệnh nhân ở bệnh nhân ĐTĐ có nhồi máu cơ tim
xảy ra nhiều hơn bởi vì ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim có ĐTĐ không những
giảm phân số tống máu trên toàn bộ thất trái mà còn giảm cả phân số tống
máu của vùng không bị nhồi máu được phát hiện qua siêu âm tim ở bệnh nhân
nhồi máu cơ tim có ĐTĐ mặc dù phân số tống máu còn bình thường hoặc chỉ
giảm nhẹ được cho là Bệnh cơ tim-ĐTĐ với suy chức năng tâm trương là
nguyên nhân gây ra [19], [42], [43].
1.3.2. Bệnh cơ tim-ĐTĐ (Diabetic Cardiomyopathy)
Bệnh cơ tim-ĐTĐ đã được phát hiện đầu tiên bởi Rubler năm 1972.
Ông đã nghiên cứu giải phẫu bệnh của 4 bệnh nhân ĐTĐ có suy tim mà
không có bệnh mạch vành hay bệnh lý tim mạch nào khác, cả 4 bệnh nhân
đều không thấy tổn thương mạch vành do xơ vữa hay tắc mà chỉ có biểu hiện
dày, giãn và xơ cơ tim. Từ đó cho tới nay đã có rất nhiều nghiên cứu chứng
minh cho sự tồn tại của bệnh cơ tim ĐTĐ, bệnh này độc lập với bệnh mạch
vành và được định nghĩa bằng rối loạn chức năng tâm trương [19], [42], [43].
1.3.2.1. Cơ chế bệnh sinh Bệnh cơ tim-ĐTĐ.
Có nhiều giả thiết về bệnh sinh của bệnh cơ tim ĐTĐ như bệnh vi mạch
vành, giảm chức năng thần kinh tự động, do bản thân các rối loạn chuyển hóa
tại tế bào cơ tim, tăng sinh tổ chức xơ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
Hamby nghiên cứu giải phẫu bệnh cơ tim 3 bệnh nhân ĐTĐ có suy tim
cho thấy các động mạch vành ở thượng tâm mạc hoàn toàn bình thường, tuy
nhiên ở các vi mạch có tăng sinh nội mạc và ngoại mạc với xơ hóa.
Blumenthal và Zoneraich thấy có tổn thương tăng sinh nội mạc và hyalin hóa
ngoại mạch với lắng đọng PAS ở thành mạch. Những tổn thương này gặp ở
72% bệnh nhân ĐTĐ so với 12% ở bệnh nhân không ĐTĐ [19]. Factor và
Waller [19] thấy có dày màng đáy mao mạch kết hợp với các vi phình mạch
(microaneurysm) ở cơ tim bệnh nhân ĐTĐ.
Tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ phối hợp khác thúc đẩy sự tiến triển
của Bệnh cơ tim ĐTĐ. Factor và Van Hoeven nhận thấy hầu hết bệnh nhân ĐTĐ
chết vì suy tim đều có THA. Hơn nữa khi nghiên cứu tổn thương giải phẫu bệnh,
những tổn thương như tăng sinh tổ chức xơ và hoại tử tế bào cơ tim thấy rõ hơn
ở cơ tim người ĐTĐ có THA hơn là ĐTĐ đơn thuần [19], [34], [39].
1.3.2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về bệnh cơ tim ĐTĐ
Để tìm rõ hơn về cơ chế bệnh sinh của Bệnh cơ tim ĐTĐ, nhiều tác giả
đã nghiên cứu thực nghiệm trên cơ tim của chuột và chó được gây ĐTĐ.
Những thay đổi về sinh hóa được mô tả như sau [19]:
- Giảm sợi tơ cơ Actomysin và Myosin ATPase gây nên giảm tốc độ co
ngắn cơ của các sợi cơ tim.
- Rối loạn chuyển hóa ion Canxi (Ca++
) tại tế bào cơ tim:
+ Giảm hoạt tính men Creatininkinase do đó giảm dự trữ từ ATP cần
thiết cho các bơm vận chuyển ion Canxi ở mạng nội cơ tương.
+ Giảm hoạt động bơm Ca++
ATPase tại màng của mạng nội cơ tương,
giảm thu nhận Ca++
phụ thuộc Na+
vào mạng nội cơ tương. Những thay đổi
này làm giảm sự thu nhận Ca++
từ bào tương vào mạng nội cơ tương.
+ Giảm hoạt động bơm Ca++
ATPase tại màng tế bào cơ tim, giảm hoạt
tính gắn thụ động của màng tế bào với Ca++
, giảm hoạt tính bơm Na+
-K+
ATPase (do đó giảm trao đổi Na+
-Ca++
). Hậu quả là làm ứ đọng Ca++
tại bào
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
tương tế bào cơ tim, làm Ca++
tăng ái lực với throponin C làm cho các sợi
Actinmyosin khó rời nhau ra do đó làm giảm sự giãn nở của cơ tim.
+ Giảm mật độ các Receptor β và α ở tế bào cơ tim phối hợp với giảm
nồng độ các cathecholamin trong máu bệnh nhân ĐTĐ, do đó giảm co bóp
của cơ tim, giảm đáp ứng của cơ tim với các thuốc chủ vận α và β adrenergic.
+ Rối loạn chuyển hóa carbonhydrate, lipid, lắng đọng glycogen, acid
béo tự do và triglycerid ở cơ tim.
1.3.2.3. Vai trò của Bệnh cơ tim-ĐTĐ trong suy tim ở bệnh nhân ĐTĐ.
Những thay đổi đã mô tả như tăng sinh tổ chức xơ ở cơ tim dẫn đến
làm tăng độ cứng của cơ tim, giảm sự đàn hồi của tâm thất. Hơn nữa những
rối loạn vận chuyển Ca++
trong bào tương của tế bào cơ tim cũng dẫn đến tình
trạng ứ đọng Ca++
trong bào tương cơ tim làm giảm khả năng giãn chủ động
của cơ tim. Hậu quả là làm rối loạn quá trình đổ đầy thất trái biểu hiện bằng
giảm độ giãn chủ động của thất trái trong thời kỳ tâm trương, gây nên suy
chức năng tâm trương ở bệnh nhân ĐTĐ [19], [42], [43], [50].
1.3.3. Tăng huyết áp với Bệnh cơ tim-ĐTĐ
Tăng huyết áp rất phổ biến ở ĐTĐ. Những số liệu về dịch tễ học cho
thấy tỷ lệ THA ở bệnh nhân ĐTĐ tăng cao gấp 1,5-2 lần so với quần thể
chung. Tỷ lệ THA ở ĐTĐ typ 2 là 40% (ở nam) và 53% (ở nữ). [1], [3], [6],
[12], [15], [24], [26].
THA làm gia tăng tỷ lệ tử vong và mắc bệnh tim mạch ở bệnh nhân
ĐTĐ tỷ lệ mắc bệnh và tử vong tim mạch ở người ĐTĐ có THA cao gấp 2
lần so với ĐTĐ không có THA [19], [46], [51].
THA làm tăng hậu gánh, dẫn tới dày thất trái, tăng khối lượng cơ thất
trái, gây rối loạn quá trình đổ đầy thất, làm tăng tỷ lệ nhồi máu cơ tim, đột tử,
loạn nhịp và suy tim ở bệnh nhân ĐTĐ [4], [19]. Venco cho rằng: Những rối
loạn chức năng tâm trương ở bệnh nhân ĐTĐ có THA nặng hơn là ĐTĐ hay
THA đơn thuần [19].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
1.4. Các nghiên cứu về thay đổi chức năng tim ở bệnh nhân ĐTĐ
1.4.1. Trên thế giới
Kể từ khi Rubler phát hiện ra bệnh cơ tim ĐTĐ tới nay, đã có nhiều
nghiên cứu trên thế giới sử dụng các phương pháp thăm dò khác nhau như:
Thông tim, siêu âm tim, chụp phóng xạ buồng tim… Tuy nhiên các phương
pháp thăm dò không xâm nhập được đánh giá là có hiệu quả hơn, đặc biệt là
siêu âm Doppler tim.
Năm 1975 [19], Ahmed sử dụng phương pháp điện tâm đồ để đo các
khoảng thời gian tâm thu (Systolic Time Intervals-STIs) ở bệnh nhân ĐTĐ
không có THA, bệnh mạch vành cho thấy: Thời gian tống máu (Left
Ventricular Ejection Time-LVET) ngắn lại, thời gian tiền tống máu (Pre-
ejection Period-PEP) kéo dài làm tăng tỷ lệ PEP/LVEP. Những thay đổi này
phản ánh sự giảm co bóp của cơ tim của cơ tim nguyên nhân do tăng độ cứng
của cơ tim.
Di Bonito [19] nhận thấy: Trên siêu âm Doppler, chức năng tâm thu
thất trái hoàn toàn bình thường, nhưng đường kính nhĩ trái, độ dày vách liên
thất và chỉ số khối lượng cơ thất trái đều tăng so với nhóm chứng mặc dù
không có THA, Các thông số chức năng tâm trương như thời gian giãn đồng
thể tích (IVRT), vận tốc đỉnh do
̀ ng nhĩ thu (VA) tăng, tỷ lệ VE/ VA giảm rõ rệt
so với nhóm chứng. Tác giả cũng không thấy có sự liên quan giữa chức năng
tâm trương ở ĐTĐ typ 2 với thời gian bị bệnh hay các biến chứng vi mạch.
Astorri [19] đánh giá chức năng thất trái ở cả 2 typ của ĐTĐ có cả biến
chứng vi mạch như tổn thương đáy mắt, biến chứng thận (Microalbumin
niệu). Cả 2 typ đều giảm VE, tăng VA và giảm tỷ lệ VE/ VA. . Không những
vậy, VTIE cả 2 typ đều giảm so với nhóm chứng, tỷ lệ VTIE/ VTIA cũng giảm,
thời gian giãn đồng thể tích IVRT kéo dài rõ rệt. Khi so sánh giữa 2 typ ĐTĐ,
Astorri nhận thấy chức năng tâm trương ở ĐTĐ typ 2 thay đổi rõ rệt hơn typ 1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
với sự khác biệt có ý nghĩa của VE, VTIE, VTIA và IVRT giữa 2 typ. Chức
năng tâm trương cả 2 typ đều có liên quan với thời gian bị bệnh ĐTĐ và mức
độ nặng của bệnh.
Trong như
̃ ng năm gâ
̀ n đây , siêu âm Doppler đươ
̣ c ư
́ ng du
̣ ng như mô
̣ t sư
̣
lư
̣ a cho
̣ n ha
̀ nh đâ
̀ u trong thăm do
̀ chư
́ c năng tim , có râ
́ t nhiê
̀ u nghiên cư
́ u đa
̃
tìm hiểu chức năng tim trên bệnh nhân đái tháo đường , đă
̣ c biê
̣ t la
̀ chư
́ c năng
thâ
́ t tra
́ i [35], [37], [38], [41]. [48]…
Qua các nghiên cứu trên, chúng ta thấy có thể thấy là ở bệnh nhân ĐTĐ
mặc dù không có THA hay bệnh mạch vành đều có rối loạn chức năng tâm
trương và những thay đổi này xuất hiện sớm hơn và rõ ràng hơn là rối loạn
chức năng tâm thu và các tác giả đã cho rằng nhưng thay đổi chức năng tâm
trương ở bệnh nhân ĐTĐ là do bệnh cơ tim ĐTĐ gây nên. Tuy nhiên sự liên
quan giữa các thay đổi chức năng tim với các dấu hiệu lâm sàng khác của
ĐTĐ như thời gian bị bệnh, biến chứng vi mạch ở các nghiên cứu chưa có sự
thống nhất, có lẽ có sự khác nhau giữa các phương pháp nghiên cứu của các
tác giả khác nhau như cách đánh giá biến chứng vi mạch, phương pháp lấy
mẫu.
1.4.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, kể từ khi phương pháp siêu âm Doppler tim được ứng dụng
trong thăm dò chức năng nói chung và thăm khám tim mạch nói riêng, chẩn
đoán các bệnh lý tim mạch đã có nghiên cứu của các tác giả trong nước về siêu
âm Doppler tim trong thăm dò chức năng của các bệnh lý tim mạch cũng như
các bệnh lý nội khoa ảnh hưởng tới chức năng tim. Hơn nữa các hằng số sinh lý
về chức năng tim ở người bình thường cũng được xác lập [5] [31], [32].
Trong các bệnh lý ĐTĐ, đã có nhiều nghiên cứu về các biến chứng tim
mạch của ĐTĐ mà chủ yếu là biến chứng mạch máu lớn như: Nguyễn Hải
Thủy sử dụng siêu âm Doppler phát hiện sớm các tổn thương xơ vữa động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
mạch ở bệnh nhân ĐTĐ. Trần Đức Thọ và Đặng Tú Cầm nghiên cứu các yếu
tố nguy cơ đối với bệnh mạch vành ở bệnh nhân ĐTĐ.
1.5 Ứng dụng của Siêu âm Doppler tim trong đánh giá chức năng tim
Phần lớn sự suy giảm chức năng tim có nguồn gốc từ tim trái hay thất
trái. Do vậy đánh giá chức năng tim chủ yếu là đánh giá chức năng thất trái.
Tuy nhiên khi đánh giá chức năng tim phải xem xét tới sự vẹn toàn của hệ
thống tim mạch cũng ảnh hưởng của các yếu tố tiền gánh, hậu gánh, nhịp tim
đối với chức năng tim [19], [35], [37], [38], [41], [44], [48].
Trước đây việc đánh giá chức năng thất trái chủ yếu dựa vào thăm dò
bằng các phương pháp thăm dò xâm nhập, phức tạp, như thông tim đo áp lực,
chụp buồng tim. Những phương pháp thăm dò này đòi hỏi kỹ thuật phức tạp,
trang thiết bị đắt tiền, khó áp dụng rộng dãi. Vì vậy việc ứng dụng kỹ thuật
siêu âm Doppler tim là một biện pháp thăm dò không xâm nhâp, không gây
nguy hiểm cho bệnh nhân và có thể ứng dụng rộng rãi. Kỹ thuật đầu tiên được
ứng dụng trong đánh giá chức năng tim là siêu âm kiểu TM (Time motion),
ngày nay tất cả các loại hình của siêu âm như TM 2 chiều (2-D). Doppler
xung, Doppler liên tục, Doppler màu … đều được áp dụng để đánh giá chức
năng tim. Sự phối hợp các loại hình siêu âm giúp ta đánh giá chính xác sự
thay đổi hình thái, huyết động trong các bệnh lý, đóng góp đắc lực cho chẩn
đoán, điều trị và tiên lượng bệnh
1.5.1 Đánh giá chức năng tâm thu thất trái bằng siêu âm Doppler tim
1.5.1.1. Các thông số đánh giá kích thước, thể tích và độ dày thất trái.
Hiện nay, có nhiều kỹ thuật siêu âm để đánh giá hình thái và chức năng
thất trái như: Kỹ thuật siêu âm phối hợp siêu âm TM (Time Motion) và 2-D
(Two Dimension), siêu âm Doppler [5], [19], [31], [32].
Đánh giá chức năng tâm thu thất trái có các thông số sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
* Đường kính trong thất trái bao gồm:
- Đường kính thất trái cuối thời kỳ tâm trương: Diametal Diastole-Dd
- Đường kính thất trái cuối kỳ tâm thu: Diametal Systole -Ds
* Độ dày thành tâm thất bao gồm:
- Độ dày vách liên thất-IVS
- Độ dày vách liên thất tâm trương-IVSd
- Độ dày vách liên thất tâm thu-IVSs
- Độ dày thành sau thất trái-LVPW
- Độ dày thành sau thất trái tâm trương-LVPWd
- Độ dày thành sau thất trái tâm thu-LVPWs
Thể tích thất trái: Được đo bằng 2 phương pháp:
Trên siêu âm TM: Thể tích thất trái được tính từ đường kính thất trái theo
công thức Teichholz:
3
7
V = D
2,4+D
Trong đó D là đường kính thất trái đo ở thì tâm thu hoặc tâm trương, kết
quả phụ thuộc vào sự chính xác của đường kính thất trái vì theo công thức
trên các sai số của đường kính thất trái sẽ lập phương lên khi chuyển sang thể
tích.
Trên siêu âm 2-D thể tích thất trái có thể tính theo 3 cách:
- Tính thể tích thất trái như hình của một ellipse dài
- Tính thể tích thất trái bằng tổng thể tích của các hình nhỏ hơn có hình
thể và thể tích giống nhau theo quy tắc Simpson, đây là phương pháp
được nhiều người áp dụng vì tính chính xác cao [5].
- Tính thể tích thất trái bằng phương pháp kết hợp hình học coi thất trái
như hình trụ, hình nón hoặc hình trụ-chóp, hình trụ nửa ellipse.
1.5.1.2 Các thông số đánh giá chức năng tâm thu toàn bộ thất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- Thông số ứng dụng nhất là phân số tống máu (Ejection fraction-EF%)
được tính bằng phân trăm của thể tích máu có ở thất trái sau thời kỳ tâm
trương được tống đi trong thời kỳ tâm thu theo công thức:
EVd - EVs SV
EF% = 100% = 100%
Vd Vd
 
- Phân số co ngắn cơ - FS%, được tính theo công thức:
Dd - Ds
FS% = %
Dd
- Thể tích tống máu (Strocke volume-SV) theo công thức:
Sv (ml) = EVd – EVs
Hoặc có thể tính trên siêu âm Doppler theo dòng chảy quan van động
mạch chủ theo công thức:
SV (ml) = VTI1 x Diện tích đường ra thất trái
(VTI1 là vận tốc của máu chảy qua van động mạch chủ bằng Doppler
xung)
- Cung lượng tim và chỉ số tim: Có thể tính trên siêu âm TM, 2-D và
Doppler xung [5], [19], [31], [32].
Trên TM và 2-D được tính theo công thức
CO (lít/phút) = Sv x nhịp tim (chu kỳ/phút)
Trên siêu âm Doppler được tính theo công thức
CO (lít/phút) = VTI1 x Diện tích đường ra thất trái x Nhịp tim.
Chỉ số tim (Cardiac index-CI) được tính theo bằng cung lượng tim chia
cho diện tích da cơ thể (Sbm):
)
2 CO
CI(l/ph/m
Sbm

1.5.2 Đánh giá chức năng tâm trƣơng bằng siêu âm Doppler
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
Thất trái nói riêng và thất phải nói chung có chức năng là hút (đổ đầy)
và bơm (tống) máu. Chức năng tâm trương của thất trái có thể được định
nghĩa như là sự đổ đầy thất trái một lượng máu thích hợp để tạo ra được một
cung lượng tim đáp ứng được với nhu cầu của cơ thể. Suy chức năng tâm
trương thất trái có thể xảy ra đơn thuần do sự hạn chế đổ đầy thất trái, giảm
khả năng giãn nở của buồng thất trái do nguyên nhân tại cơ tim hay do chèn
ép từ bên ngoài, trong khi đó chức năng tâm thu vẫn bình thường [19].
Chức năng tâm trương thất trái được biểu hiện qua 2 loại thông số khác
nhau đó là [5], [19], [31], [32], [45]:
- Đo độ giãn buồng thất trái (relaxation)
- Tính đàn hồi thất (Compliance)
Trước đây các thông số này được thực hiện bằng các phương pháp
thăm dò thâm nhập rất phức tạp nhưng hiện nay chúng được đánh giá qua siêu
âm Doppler thông qua đánh giá các thông số dòng chảy qua van 2 lá trong
thời kỳ tâm trương.
Các thông số sau thường được du
̀ ng đ ể đánh giá chức năng tâm trương
cả thất trái: [5], [19]
1.5.2.1. Tỷ lệ sóng E/A
Là chỉ số được dùng thường xuyên nhất để đánh giá chức năng tâm
trương của thất trái. Khi cơ thất trái bị bệnh mạch vành tỷ lệ này cũng thay
đổi [24].
Bình thường biên độ sóng E lớn hơn sóng A. Do đó tỷ lệ E/A>1. Khi
luồng máu vào thất trái bị giảm trừ ở giai đoạn đổ đầy sớm tâm trương sẽ làm
biên độ sóng E giảm. Để bù trừ, nhĩ trái bóp mạnh hơn ở giai đoạn cuối tâm
trương làm biên độ sóng A tăng lên do đó tỷ lệ sóng E/A<1 [5], [19].
1.5.2.2. Kích thước nhĩ trái (LA)
Khi có giảm đổ đầy tâm trương, nhĩ thu bù trừ, song vẫn có một lượng
máu ứ lại dần làm tăng kích thước nhĩ trái.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
Nhĩ trái to ngay cả khi không có hở van hai lá hay loạn nhịp [5], [19].
Bình thường đường kính nhĩ trái LA ≤ 35mm
1.5.2.3. Ngoài ra cung lượng tim (CO) có giá trị trong đánh giá chức năng tâm
thu cũng được dùng để đánh giá chức năng tâm trương [5], [19], [31], [32].
1.5.3. Đánh giá mức độ tổn thƣơng van 2 lá và van ĐMC bằng siêu âm
Doppler
1.5.3.1. Đánh giá hở van 2 lá
Việc đánh giá mức độ hở van 2 lá dự vào dòng máu phụt ngược lại nhĩ
trái, người ta chia hở van 2 lá làm 4 độ. Theo Miyatake căn cứ vào chiều dài
của dòng máu phụt ngược để chia độ như sau [5]:
+ Độ 1: <1,5 cm
+ Độ 2: 1,5-3,0 cm
+ Độ 3: 3-4,5 cm
+ Độ 4: >4,5 cm
Một sô
́ tác giả khác lại căn cứ vào diện tích của dòng máu phụt ngược
để đánh giá, như Spain để nghị: Hở van 2 lá nhẹ khi diện tích dòng máu phụt
<4cm2
, trung bình khi diện tích 4-8 cm2
và >8 cm2
là hở nặng [5]. Trong
nghiên cứu này chúng tôi áp dụng cách phân độ theo Miatake
1.5.3.2. Đánh giá hở van ĐMC
Do Doppler sóng liên tục có khả năng đo được các dòng chảy tốc độ
cao nên Doppler so
́ ng liên tục ghi được đầy đủ hở van ĐMC , nhâ
́ t là các
trường hợp hở nặng. Nhiều tác giả đã phân tích phổ hở này để xác định các
thông số đánh giá mức độ nặng nhẹ của hở van ĐMC. Trong nghiên cứu này
chúng tôi áp dụng cách phân chia mức độ hở van ĐMC theo Galassi A. R dựa
trên diện tích của dòng máu phụt ngược lai thất trái như sau [5]:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
+ Hở chủ nhẹ: 222±111 mm2
+ Hở chủ trung bình: 322±104 mm2
+ Hở chủ nặng: 959±369 mm2
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tƣợng nghiên cứu
2.1.1 Nhóm bệnh:
Gồm tất cả các bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định là ĐTĐ typ 2
đang được điều trị nội trú tại Bệnh viê
̣ n Đa khoa Trung ương Thái Nguyên
trong thời gian từ tháng 12 năm 2008 đến tháng 10 năm 2009.
2.1.2 Nhóm chứng:
Gồm người khoẻ mạnh bình thường phù hợp với nhóm bệnh về số
lượng, tuổi và giới.
2.1.3 Tiêu chuẩn chọn mẫu bệnh nhân
Bệnh nhân được chọn vào nhóm bệnh cho nghiên cứu phải có đủ 2 tiêu
chuẩn sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
2.1.3.1. Bệnh nhân phải được chẩn đoán xác định là đái tháo đường theo tiêu
chuẩn chẩn đoán của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1999, có 1 trong 2
tiêu chí sau:
(1) Có các triệu chứng của ĐTĐ (trên lâm sàng); mức glucose huyết
tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l.
(2) Mức Glucose huyết tương lúc đói ≥ 7,0 mmol/l.
2.1.3.2. Bệnh nhân phải được chẩn đoán là đái tháo đường typ 2 theo một số
tiêu chuẩn của WHO có vận dụng với điều kiện Việt Nam:
(1) Tuổi >40 tuổi.
(2) Triệu chứng lâm sàng không rầm rộ.
(3) Thường có cơ địa béo phì.
(4) Không có biến chứng nhiễm toan Ceton.
(5) Điều trị lâu dài có hiệu quả bằng chế độ ăn và/hoặc các thuốc viên
hạ đường huyết.
2.1.4. Tiêu chuẩn loại trừ
- Những bệnh nhân đang có biến chứng cấp tính của ĐTĐ như hôn mê
toan Ceton, hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu.
- Bệnh nhân có các bệnh lý tim mạch thực thể khác không phải do ĐTĐ
gây nên như: Bệnh lý van tim do thấp, bệnh lý màng ngoài tim, bệnh tim bẩm
sinh, bệnh cơ tim.
- Bệnh nhân có tiền sử hoặc đang có nhồi máu cơ tim (dựa vào khai
thác tiền sử, lâm sàng, điện tim, xét nghiệm men tim), bệnh nhân đang bị tai
biến mạch máu não.
- Các bệnh lý nội khoa khác có ảnh hưởng đến chức năng của tim như:
bệnh Basedow, cushing, lupus, xơ gan, xơ cứng bì.
- Bệnh nhân trên điện tim có loạn nhịp tim, block nhánh trái.
- Có thai, tuổi già yếu (>70 tuổi).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Tại Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 12 năm 2008 đến tháng 10 năm
2009.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu bệnh chứng.
2.3.2. Kỹ thuật chọn mẫu
- Chọn cỡ mẫu có chủ đích.
2.3.3. Cỡ mẫu nghiên cứu
Chúng tôi chọn mẫu nghiên cứu có chủ đích chọn 2 nhóm nghiên cứu:
Nhóm bệnh và nhóm chứng với cỡ mẫu tối thiểu mỗi nhóm 30 người.
2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu
2.4.1. Thông tin chung:
- Tuổi bệnh nhân
- Giới
- Dân tộc
- Nghề nghiệp
2.4.2. Nhóm chỉ tiêu lâm sàng:
- Mạch
- Tăng huyết áp, mức độ tăng huyết áp.
- Tuổi bệnh ĐTĐ, tuổi bệnh THA
- Có biểu hiện suy tim trên lâm sàng hay không? mức độ (dựa vào phân
độ suy tim theo NYHA)
- Thể trạng cơ thể tính theo chỉ số khối cơ thể-BMI.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
2.4.3. Nhóm chỉ tiêu cận lâm sàng:
- Glucose máu lúc đói
- Các xét nghiệm lipid máu: cholesterol toàn phần, triglycerid, HDL - C,
LDL - C.
- Định lượng ure, creatinin máu
- XN nước tiểu toàn phần, định lượng protein niệu trong nước tiểu buổi
sáng.
- Định lượng protid máu, albumin, globulin.
- Điện tâm đồ lúc nghỉ, xét nghiệm men tim.
2.4.4. Các chỉ số siêu âm tim (sử dụng phương pháp siêu âm TM, 2-D và
Doppler), thu thập các thông số sau:
2.4.4.1. Các thông số đánh giá chức năng tâm thu thất trái:
- Đường kính thất trái cuối thời kỳ tâm trương (Dd)
- Đường kính thất trái cuối thời kỳ tâm thu (Ds)
- Bề dày vách liên thất tâm trương (IVSd)
- Bề dày vách liên thất tâm thu (IVSs)
- Độ dày thành sau thất trái tâm trương (LVPWd)
- Độ dày thành sau thất trái tâm thu (LVPWs)
- Thể tích thất trái tâm thu (EVs), tâm trương (EVd)
- Thể tích tống máu (SV=EVd-EVs)
- Phân số tống máu (EF)
- Phân số co ngắn cơ (FS)
Trong đó quan trọng nhất là các thông số: Thể tích tống máu - SV;
phân số tống máu - EF và phân số co ngắn cơ – FS [5].
2.4.4.2. Các thông số đánh giá chức năng tâm trương thất trái
- Đường kính nhĩ trái - Left Auricle Diameter (LA)
- Tỷ lệ sóng E/A
- Cung lượng tim (CO)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
Trong đó tỷ lệ E/A được dùng thường xuyên nhất [31], [32].
2.4.4.3. Đánh giá tổn thương các van tim
- Hở và mức độ hở van 2 lá
- Hở và mức độ hở van động mạch chủ
2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu
Lựa chọn đối tượng dựa vào thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng theo
một mẫu bệnh án nghiên cứu riêng, chú ý đến các thông số sau:
- Tuổi, giới của người bệnh.
- Thời gian bị bệnh ĐTĐ và THA (được tính từ khi được chẩn đoán xác
định là ĐTĐ typ 2 và THA tới thời điểm nghiên cứu-tính bằng năm).
- Tính chỉ số khối của cơ thể (BMI-Body Mass Index) theo công thức:
2
W
BMI
h

Trong đó: W: là khối lượng của cơ thể tính bằng Kg.
h: là chiều cao của cơ thể tính bằng m
- Đánh giá chỉ số BMI theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới đề
nghị cho khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tháng 2/2000 như sau [4]:
Bảng 2.1: Bảng xếp loại BMI
Xếp loại BMI
Gầy < 18,5
Bình thường 18,5 – 22,9
Thừa cân 23 – 24,9
Béo phì độ 1 25 – 29,9
Béo phì độ 2 > 30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- Thăm khám lâm sàng một cách có hệ thống để:
+ Chẩn đoán loại trừ các bệnh tim mạch thực thể không phải do ĐTĐ
gây nên như: Bệnh van tim do thấp, bệnh tim bẩm sinh, bệnh màng ngoài tim,
bệnh cơ tim.
+ Loại trừ các bệnh nội khoa khác có ảnh hưởng đến chức năng tim
như: Basedow, Cushing, Xơ gan, Lupus...
+ Chẩn đoán tăng huyết áp theo JNC VI (2003)
+ Chẩn đoán có hay không có suy tim trên lâm sàng, chẩn đoán mức
độ suy tim theo phân độ của Hiệp hội tim mạch New York-NYHA [4]:
Bảng 2.2 Chẩn đoán mức độ tăng huyết áp theo JNC VI-2003
Mức độ
HA tâm thu-SBP
(mmHg)
HA tâm trương-DBP
(mmHg)
Bình thường < 130 và < 85
Bình thường cao 130-139 và/hoặc 85-89
THA, giai đoạn 1 140-159 hoặc 90-99
THA, giai đoạn 2 160-179 hoặc 100-109
THA, giai đoạn 3 ≥ 180 hoặc ≥ 110
Bảng 2.3 Phân độ suy tim theo NYHA [4]
Độ Biểu hiện
I
Thể lực không bị hạn chế, sinh hoạt bình thường (bt),
không gây mệt, trống ngực, khó thở hoặc đau thắt
ngực (ĐTN)
II
Thể lực bị hạn chế ít, dễ chịu lúc nghỉ, sinh hoạt bình
thường cũng gây mệt, trống ngực, khó thở hoặc ĐTN
III
Thể lực bị hạn chế rõ, sinh hoạt dưới mức bình
thường cũng gây mệt, khó thở hoặc ĐTN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
IV
Làm gì cũng khó chịu, lúc nghỉ có triệu chứng suy
tim hoặc ĐTN, hoạt động nào cũng tăng triệu chứng.
+ Loại trừ các bệnh nhân có bệnh lý mạch vành (qua hỏi bệnh, khám
lâm sàng, điện tim lúc nghỉ, xét nghiệm men tim).
- Làm các xét nghiệm cần thiết:
+ Xét nghiệm cơ bản.
+ Định lượng đường máu khi đói
+ Định lượng Cholesterol toàn phần, Triglycerid, LDL-C, HDL-C.
+ Định lượng Ure máu, creatinin máu, tính mức lọc cầu thận.
+ Định lượng Protein niệu buổi sáng.
+ Chụp X-quang tim phổi.
+ Làm điện tim lúc nghỉ tại Khoa Thăm dò chức năng-Bệnh viện Đa
khoa Trung ương Thái Nguyên.
2.3.5. Tiến hành làm siêu âm Doppler tim.
2.3.5.1. Địa điểm
Tiến hành siêu âm Doppler tim tại Khoa Thăm dò chức năng-Bệnh viện
Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.
2.3.5.2 Phương tiện
Máy siêu âm Doppler màu Enviorc Philips.
2.3.5.3 Cách thức tiến hành siêu âm
Bệnh nhân được thông báo giải thích và nghỉ ngơi trước ít nhất 15 phút
trước khi làm siêu âm.
- Tư thế bệnh nhân: Nghiêng trái 900
so với mặt giường khi thăm dò
mặt cắt ức trái và nghiêng trái 30-400
khi thăm dò ở mỏm tim.
- Người làm siêu âm ngồi bên phải bệnh nhân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- Sử dụng siêu âm 2-D: Để thăm dò một số thay đổi hình thái của tim
như: tổn thương van tim, màng ngoài tim và dẫn hướng cho siêu âm M-mode,
siêu âm Doppler.
- Siêu âm M-mode: để xác định các chỉ số hình thái và chức năng tim
khi đo các kích thước của tim trái như: đường kính, bề dày thành tim.
- Siêu âm Doppler xung: Thăm dò dòng chảy qua van 2 lá, dòng chảy
qua van động mạch chủ
2.3.5.4 Các thông số dùng cho nghiên cứu
Tên thông số Giá trị bình thƣờng
- Đường kính thất trái cuối thời kỳ tâm trương (Dd) :46±4mm
- Đường kính thất trái cuối thời kỳ tâm thu (Ds) :30±3mm
- Thể tích thất trái cuối tâm trương (EVd) :101±17ml
- Thể tích thất trái cuối tâm thu (EVs) :37±9ml
- Phân số co rút cơ thất trái (FS%) :34±6%
- Phân số tống máu thất trái (EF%) :63±7%
- Thể tích tống máu (SV)
- Bề dày vách liên thất tâm trương (IVSd) :1,5±1mm
- Bề dày vách liên thất tâm thu (IVSs) :10±2mm
- Bề dày thành sau thất trái tâm trương (LVPWd) :7±1mm
- Bề dày thành sau thất trái tâm thu (LVPWs) :12±1mm
- Đường kính nhĩ trái (LA) :≤35mm
- Tỷ lệ sóng E/A : <1
- Cung lượng tim (CO)
- Hở và mức độ hơ
̉ van hai lá :Không
- Hở và mức độ hở van động mạch chủ :Không
2.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
Tất cả các số liệu nghiên cứu được xử lý trên máy tính theo chương
trình EPI-INFO 6.0
Hình 1: Máy siêu âm Doppler màu Enviorc Philips.
Hình 2: Siêu âm tim cho bê
̣ nh nhân .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tƣợng nghiên cứu
Bảng 3.1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm Nhóm bệnh Nhóm chứng p
Tuổi trung bình 51,75±7,46 52,87±8,11 p>0,05
Thời gian bệnh ĐTĐ 3,03±2,02
Thời gian bệnh THA 2,62±0,91
Nhận xét:
Không có sự khác biệt về tuổi giữa nhóm bệnh và nhóm chứng
Bảng 3.2: Đặc điểm về giới, dân tộc của các nhóm nghiên cứu
Giới
Nhóm bệnh Nhóm chứng p
N % n %
Nam 16 48,5 13 39,4 p>0,05
Nữ 17 51,5 20 60,6 p>0,05
Kinh 26 78,8 29 87,9 p>0,05
Thiểu số 7 21,2 4 12,1 p>0,05
Tổng 33 100% 33 100%
Nhận xét:
Không có sự khác biệt về giới và dân tộc giữa nhóm bệnh và nhóm
chứng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của các nhóm nghiên cứu
Bảng 3.3: Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm Nhóm bệnh Nhóm chứng p
Mạch 72,66±2,78 75,42±3,96 p>0,05
HA tâm thu 126,81±18,06 116,97±5,14 p<0,01
HA tâm trương 81,66±9,97 74,69±4,13 p<0,01
Nhận xét:
Không có sự khác biệt về mạch với p>0,05 nhưng có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p<0,01 của huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương giữa
nhóm bệnh và nhóm chứng.
Bảng 3.4: Đặc điểm lâm sàng của nhóm đái tháo đường
Đặc điểm ĐTĐ đơn thuần ĐTĐ có THA p
Mạch 72,52±2,49 73,12±2,29 p>0,05
Năm ĐTĐ 2,68±2,13 4,12±1,12 p<0,05
HA tâm thu 117,60±4,81 155,62±12,66
HA tâm trương 76,60±2,78 97,50±7,07
Nhận xét:
Không có sự khác biệt về mạch giữa các nhóm ĐTĐ với p>0,05.
Năm mắc bệnh ĐTĐ giữa nhóm bệnh nhân ĐTĐ đơn thuần và nhóm
ĐTĐ có THA có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.5: Đặc điểm của chỉ số BMI của các nhóm nghiên cứu
Độ BMI
Nhóm bệnh Nhóm chứng
n % n %
Gầy 1 3,03 1 3,03
Bình thường 24 72,72 26 78,78
Thừa cân 6 18,18 5 15,15
Béo phì 2 6,06 1 3,03
Tổng 33 100% 33 100%
Nhận xét:
Trong nhóm đái tháo đường có 8 bệnh nhân thừa cân và béo phì chiếm
tỉ lệ 24,24%, trong nhóm chứng có 6 người thừa cần và béo phì chiếm tỉ lệ
18,18%.
Bảng 3.6: Đặc điểm của chỉ số BMI của nhóm bệnh nhân ĐTĐ
Độ BMI
ĐTĐ đơn thuần ĐTĐ co THA
n % n %
Gầy 1 4,0 - -
Bình thường 17 68,0 7 87,5
Thừa cân 5 20,0 1 12,5
Béo phì 2 8,0 -
Tổng 25 100% 8 100%
Nhận xét:
Trong nhóm đái tháo đường đơn thuần có 5 bệnh nhân thừa cân và béo
phì chiếm tỉ lệ 24,0%, trong nhóm đái tháo đường có tăng huyết áp có 1 người
thừa cần chiếm tỉ lệ 12,5%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.7: Số lượng bệnh nhân có biểu hiện suy tim trên lâm sàng của
nhóm ĐTĐ
Đặc điểm
ĐTĐ đơn thuần
N=25
ĐTĐ có THA
N=8
n % n %
Suy tim độ I 1 3,7% 1 12,5%
Suy tim độ II 0 0% 0 0%
Suy tim độ III 0 0% 0 0%
Suy im độ IV 0 0% 0 0%
Tổng 1 3,7% 1 12,5%
Nhận xét:
Trong nhóm ĐTĐ có 2 bệnh nhân có biểu hiê
̣ n suy tim trên lâm sàng
trong đó 1 bệnh nhân ĐTĐ đơn thuần, 1 bệnh nhân ĐTĐ có THA.
Bảng 3.8: So sa
́ nh những biến đổi về sinh hóa của các nhóm nghiên cứu
Xét nghiệm
Nhóm bệnh Nhóm chứng
p
n % n %
Tăng TG 12 36,26% 5 15,15% p<0,05
Tăng CT 10 30,30% 3 9,09% p<0,05
Giảm HDL-C 7 21,21% 4 12,12% p>0,05
Tăng LDL-C 7 21,21% 5 15,15% p>0,05
Nhận xét:
Tỷ lệ tăng triglyceride va
̀ cholesterol máu giữa nhóm ĐTĐ và nhóm
chứng có sự khác biệt có ý nghĩa với p<0,05
Tỷ lệ tăng LDL -C va
̀ gia
̉ m HDL -C giữa nhóm ĐTĐ và nhóm chứng
không có sự khác biệt có ý nghĩa với p>0,05
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.9: So sa
́ nh những biến đổi về sinh hóa của nhóm ĐTĐ
Xét nghiệm
ĐTĐ đơn thuần ĐTĐ có THA
p
n % n %
Tăng TG 10 40 2 25
p>0,05
Tăng CT 5 20 2 25
Giảm HDL-C 5 20 2 25
Tăng LDL-C 6 24 1 12,5
Nhận xét:
Tỷ lệ rối loạn lipid máu nhóm bệnh nhân ĐTĐ đơn thuần và ĐTĐ có
THA không có sự khác biệt có ý nghĩa với p>0,05
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
3.3. Kết quả các thông số siêu âm tim
3.3.1. Các thông số đánh giá chức năng tâm thu thất trái
Bảng 3.10: Đặc điểm các thông số đánh giá chức năng tâm thu thất trái ở
các nhóm nghiên cứu
Kích thƣớc
Nhóm bệnh
n=33
Nhóm chứng
n=33
p
Dd 41,60±4,73 44,18±6,59 p<0,05
Ds 27,97±3,77 29,00±2,50 p>0,05
EVd 99,48±12,38 95,36±15,39 p<0,05
EVs 39,69±9,54 39,81±12,37 p>0,05
FS% 35,51±7,22 36,93±10,67 p>0,05
EF% 63,33±5,45 63,06±13,26 p>0,05
SV 60,33±6,36 59,54±5,95 p>0,05
IVSd 2,04±0,34 1,86±0.06 p>0,05
IVSs 12,09±1,44 12,27±2,30 p>0,05
LVPWd 8,45±1,50 8,87±1,57 p>0,05
LVPWs 12,24±1,58 12,51±2,04 p>0,05
Nhận xét:
Hâ
̀ u hê
́ t ca
́ c thông sô
́ đê
̀ u không co
́ sư
̣ kha
́ c biê
̣ t chỉ co
́ đường kính thất
trái cuô
́ i tâm trươ ng, và thể tích thất trái cuối tâm trương của nhóm ĐTĐ có
sự khác biết với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.11: Đặc điểm các thông số đánh giá chức năng tâm thu thất trái ở
nhóm ĐTĐ
Kích thƣớc
ĐTĐ đơn thuần
n=25
ĐTĐ có THA
n=8
p
Dd 42,24±4,79 39,62±4,20 p>0,05
Ds 28,80±3,56 25,37±3,62 p<0,05
EVd 98,80±12,63 101,62±12,10 p<0,05
EVs 39,72±9,64 39,62±7,30 p>0,05
FS% 35,80±5,74 34,62±3,20 p>0,05
EF% 63,12±5,86 64,00±4,20 p>0,05
SV 59,40±5,88 63,25±7,32 p<0,05
IVSd 2,09±0,32 1,92±0,41 p>0,05
IVSs 2,20±1,35 11,75±1,75 p>0,05
LVPWd 8,40±1,60 8,62±1,18 p>0,05
LVPWs 12,36±1,63 11,87±1,45 p>0,05
Nhận xét:
Có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm ĐTĐ đơn thuần và ĐTĐ cơ THA
ở các chỉ số: Ds, EVd, SV với p<0,05.
Các chỉ số khác chúng tôi thấy không có sự khác biệt giữa 2 nhóm với
p>0,05.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.12: So sách chức năng tâm thu thất trái giữa 2 giới ở bệnh nhân
ĐTĐ
Kích thƣớc
Nam ĐTĐ
(n =16 )
Nữ ĐTĐ
(n = 17)
p
Dd 43,75±4,46 39,58±4,15 p<0,05
Ds 29,25±3,75 26,76±3,49 p<0,05
EVd 100,31±13,22 98,70±11,89 p>0,05
EVs 40,00±8,12 39,41±9,16 p>0,05
FS% 35,68±5,43 35,35±5,17 p>0,05
EF% 62,87±4,41 63,76±6,39 p>0,05
IVSd 1,96±0,34 2,12±0,34 p>0,05
IVSs 11,93±1,56 12,23±1,34 p>0,05
LVPWd 8,50±1,78 8,41±1,22 p>0,05
LVPWs 14,56±1,71 11,94±1,43 p>0,05
Nhận xét:
Giữa 2 giới nam và nữ của nhóm bệnh nhân ĐTĐ chúng tối thấy chỉ có
2 chỉ số Ds, Dd là có sự khác biệt giữa 2 giới; giá trị trung bình của 2 chỉ số
này ở nam cao hơn ở nhóm nữ, toàn bộ các chỉ số khác không thấy có sự khác
biệt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
3.3.2. Các thông số đánh giá chức năng tâm trƣơng thất trái
Bảng 3.13: So sánh các thông số đánh giá chức năng tấm trương thất trái
của các nhóm nghiên cứu
Kích thƣớc
Nhóm bệnh
n=33
Nhóm chứng
n=33
p
LA 34,09 ±4,39 30,33±3,83 p<0,05
Tỷ lệ E/A 1,07±0,18 1,32±0,14 p<0,05
CO 4,40±0,45 4,17±0,40 p>0,05
Nhận xét:
Đường kính nhĩ trái (LA) và tỉ lệ sóng E /A ở nghiên cứu này chúng tôi
thấy có sự khác biệt giư
̃ a nhóm bệnh và nhóm chứng. LA của nhóm bệnh cao
hơn nhóm chứng, tỷ lệ song E/A ở nhóm bệnh thấp hơn nhóm chứng.
Chỉ số CO không thấy có sự khác biệt giữa 2 nhóm.
Bảng 3.14: So sánh các thông số đánh giá chức năng tâm trương thất trái
ở nhóm ĐTĐ
Kích thƣớc
ĐTĐ đơn thuần
n=25
ĐTĐ có THA
n=8
P
LA 31,96±4,62 35,50±3,81 p<0,05
Tỷ lệ E/A 1,11±0,18 0,97±0,15 p>0,05
CO 4,32±0,38 4,63±0,59 p>0,05
Nhận xét:
Chỉ số đươ
̀ ng kính nhĩ tra
́ i (LA) ở nhóm ĐTĐ đơn thuần lớn hơn nhóm
ĐTĐ có THA, sự khác biệt có ý nghĩa vơ
́ i p<0,05.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
Các chỉ số về tỷ lệ sóng E/A, CO không co
́ sư
̣ kha
́ c biê
̣ t
Bảng 3.15: So sánh tỉ lệ sóng E/A gia
̉ m giữa các nhóm nghiên cứu
Tỷ lệ
Nhóm bệnh Nhóm chứng P
n % n %
Tỷ lệ E/A < 1 15 45,45 6 18,18 p<0,05
Nhận xét:
Tỷ lệ số bệnh nhân có tỷ lệ sóng E/A<1 của nhóm bệnh thực sự cao
hơn so với nhóm chứng. So sánh có ý nghĩa với p<0,05.
Bảng 3.16: So sánh tỉ lệ so
́ ng E/A gia
̉ m giữa 2 giới bệnh nhân ĐTĐ
Tỷ lệ
ĐTĐ đơn thuần
n=25
ĐTĐ có THA
n=8
p
n % n %
Tỷ lệ E/A < 1 9 36,00 6 75,00 p>0,05
Nhận xét:
Tỷ lệ số bệnh nhân có tỷ lệ sóng E/A<1 của nhóm bệnh nhân ĐTĐ đơn
thuần không có sự khác biệt có ý nghĩa với nhóm ĐĐ có THA với p>0,05.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.17: So sánh chức năng tâm trương thất trái ở 2 giới bệnh nhân
ĐTĐ
Kích thƣớc
Nam ĐTĐ
n =16
Nữ ĐTĐ
n = 17
p
LA 34,62±3,96 33,58±4,82 p>0,05
Tỷ lệ E/A 1,13±0,16 1,02±0,19 p>0,05
CO 4,41±0,56 4,38±0,35 p>0,05
Nhận xét:
Các chỉ số đánh giá chức năng tâm trương thất trái: LA, E/A, CO giữa
hai giới của nhóm bệnh nhân ĐTĐ không có sự khác biệt có ý nghĩa với
p>0,05.
3.4. So sánh tỷ lệ tổn thƣơng van tim
Bảng 3.18: So sánh tỷ lệ tổn thương van 2 lá và van ĐMC giữa các nhóm
nghiên cứu
Tổn thƣơng
Nhóm bệnh
N=33
Nhóm chứng
N=33
p
N % n %
Hở 2 lá 8 24,24 2 6,06 p<0,05
Hở chủ 5 15,15 1 3,03 p>0,05
Nhận xét:
Tỷ lệ hở van 2 lá ở nhóm bệnh và nhóm chứng có sự khác biệt có ý nghĩa
với p<0,05
Tỷ lệ hở van ĐMC ở nhóm bệnh và nhóm chứng không có sự khác biệt có
ý nghĩa với p>0,05
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
24.24
15.15
6.06
3.03
0
5
10
15
20
25
Nhóm
bệnh
Nhóm
chứng
Hở 2 lá
Hở chủ
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ tổn thương van tim của các nhóm nghiên cứu
Bảng 3.19: So sánh tỷ lệ tổn thương van 2 lá và van ĐMC giữa 2 nhóm
bệnh nhân ĐTĐ có và không có THA
Tổn thƣơng
ĐTĐ đơn thuần
n=25
ĐTĐ có THA
n=8
p
N % n %
Hở 2 lá 6 24,00 2 25,00 p>0,05
Hở chủ 3 12,00 2 25,00 p>0,05
Nhận xét:
Tỷ lệ hở van 2 lá và hở van ĐMC giữa 2 nhóm bệnh nhân ĐTĐ có và
không có THA là không có sự khác biệt với p>0,05
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.20: Mức độ tổn thương van 2 lá giữa nhóm ĐTĐ đơn thuần và
nhóm ĐTĐ có THA
Mức độ tổn thƣơng
van 2 lá
ĐTĐ đơn thuâ
̀ n
N=25
ĐTĐ co
́ THA
N=8
n % n %
Độ 3 0 0% 0 0%
Độ 2 1 4,00% 0 0%
Độ 1 4 16,00% 3 37,5%
Tổng 5 20% 3 37,5%
1
4
3
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
4
Nhóm bệnh Nhóm
chứng
Độ 3
Độ 2
Độ 1
Biểu đồ 3.2: Số lượng các mức độ tổn thương van 2 lá của nhóm ĐTĐ đơn
thuần và có THA
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.21: Mức độ tổn thương van ĐMC giữa các nhóm nghiên cứu
Mức độ tổn thƣơng
van ĐMC
Nhóm bệnh
N=33
Nhóm chứng
N=33
n % n %
Hở nặng 0 0% 0 0%
Hở trung bình 1 3,03% 0 0%
Hở nhẹ 4 12,12% 1 3,03%
Tổng 5 15,15% 1 3,03%
Nhận xét:
Trong nhóm bệnh có 5 bệnh nhân có tổn thương van tim chiếm
15,15%. Trong nhóm chứng có 1 người hở van tim chiếm 3,03%. Mức độ hở
van của cả 2 nhóm đều là hở nhẹ và hở trung bình.
Chƣơng 4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
BÀN LUẬN
Đái tháo đường là ngày càng một phổ biến, mạn tính, ảnh hưởng tới sức
khỏe, tuổi thọ của hàng triệu người kể cả nam lẫn nữ, mọi lứa tuổi, mọi tầng
lớp xã hội và mọi trình độ văn hoá khác nhau trên khắp thế giới, bên cạnh đó
bệnh đái tháo đường cũng kéo theo gánh nặng về chi phí điều trị cho mỗi cá
nhân, gia đình và xã hội, ảnh hưởng đến kinh tế của mỗi gia đình nói riêng và
của cả đất nước nói chung.
Bệnh ĐTĐ gây ra nhiều biến chứng mạn tính nguy hiểm ảnh hưởng đến
tính mạng của bệnh nhân. Các biến chứng này không chỉ để lại nhiều di
chứng nặng nề cho người bệnh mà còn là một trong những nguyên nhân chính
gây tử vong cho người bệnh ĐTĐ, đặc biệt là do đái tháo đường týp 2 thường
được phát hiện muộn. Nhiều nghiên cứu cho thấy có tới hơn 50% bệnh nhân
(BN) đái tháo đường typ 2 khi được phát hiện đã có biến chứng [12][30].
ĐTĐ được coi là một yếu tố nguy cơ của các lý bệnh tim mạch. Tỷ lệ
mắc bệnh và tử vong do bệnh tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ cao hơn rất nhiều
so với nhiều so với những người bình thường. Biến chứng ở tim mạch ở bệnh
nhân ĐTĐ chủ yếu là các bệnh lý: Bệnh mạch vành, bệnh cơ tim-ĐTĐ, bệnh
tăng huyết áp.
Biến chứng tim mạch của bệnh đái tháo đường đã được phát hiện từ rất
sớm, đặc biệt là suy tim và tổn thương các mạch máu. Suy chức năng tâm
trương ở bệnh nhân ĐTĐ cũng đã được khẳng định qua những nghiên cứu
lâm sàng và trong thực nghiệm. Điểm đặc trưng của suy tim trên bệnh nhân
ĐTĐ là suy chức năng tâm trương xảy ra đầu tiên và rất sớm. Về lâu dài cũng
sẽ gây suy tim toa
̀ n bô
̣ .
4.1. Đặc điểm chung của các nhóm đối tƣợng nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
4.1.1. Tuô
̉ i bê
̣ nh nhân va
̀ tuô
̉ i bê
̣ nh
Vơ
́ i 33 bê
̣ nh nhân điê
̀ u trị nô
̣ i tru
́ ta
̣ i khoa Nô
̣ i tiê
́ t -Hô hâ
́ p va
̀ khoa Tim
mạch-Cơ xương khơ
́ p Bê
̣ nh viê
̣ n đa khoa trung ương Tha
́ i Nguyên chu
́ ng tôi
đa
̃ lư
̣ a cho
̣ n nho
́ m nghiên cư
́ u co
́ đô
̣ tuô
̉ i trung bình không co
́ sư
̣ kha
́ c biê
̣ t
giư
̃ a nho
́ m bê
̣ nh va
̀ nho
́ m chư
́ ng . Độ tuổi trung bình của nhóm bệnh là
51,75±7,46. Chúng tôi chọn tuổi thấp nhất 40 tuô
̉ i, cao nhâ
́ t 69 tuô
̉ i đê
̉ phu
̀
hơ
̣ p vơ
́ i tiêu chuâ
̉ n cu
̉ a đoa
́ n phân loa
̣ i đa
́ i tha
́ o đươ
̀ ng typ 2 và không lựa
chọn các bệnh nhân quá cao tuổi , khi đo
́ ca
́ c thông sô
́ siêu âm tim ma
̣ ch dê
̃ bị
thay đô
̉ i do ca
́ c bê
̣ nh ly
́ kha
́ c hoă
̣ c tình tra
̣ ng chư
́ c năng tim ma
̣ ch suy gia
̉ m do
tuô
̉ i gia
̀ .
Trong nho
́ m nghiên cư
́ u , chúng tôi thấy thời gian mắc bệnh đái tháo
đươ
̀ ng trung bình la
̀ 3,03±2,02 năm, cao nhâ
́ t la
̀ 10 năm, thâ
́ p nhâ
́ t 1 năm. Đa
sô
́ bê
̣ nh nhân mă
́ c bê
̣ nh trong khoa
̉ ng thơ
̀ i gian tư
̀ 2-5 năm chiê
́ m ty
̉ lê
̣ 54,6%.
Kê
́ t qua
̉ na
̀ y cu
̃ ng tương tư
̣ như kê
́ t qua
̉ cu
̉ a mô
̣ t sô
́ ta
́ c gia
̉ kha
́ c ơ
̉ ca
́ c nghiên
cư
́ u trên ca
́ c bê
̣ nh viê
̣ n trong nươ
́ c [1], [3], [6], [7], [9], [15]... Kết quả cho
thấy những năm gần đây số người có thời gian mắc bệnh dưới 5 năm chiếm
đại đa số, nhiều bệnh nhân mới được phát hiện. Điều này phù hợp với nhận
định chung về tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ không ngừng tăng lên trên thế giới [2],
đặc biệt các nước đang phát triển nhanh như Việt Nam, có sự thay đổi nhanh
vê
̀ tho
́ i quen ăn uô
́ ng, chê
́ đô
̣ vâ
̣ n đô
̣ ng luyê
̣ n tâ
̣ p
4.1.2. Giơ
́ i va
̀ dân tô
̣ c
Trong sô
́ 33 bê
̣ nh nhân đa
́ i tha
́ o đươ
̀ ng đưa va
̀ o nghiên cư
́ u co
́ 16 nam
chiê
́ m 48,5% và 17 nư
̃ chiê
́ m 51,5%. Tỉ lệ giới ở nghiên cứ u cu
̉ a chu
́ ng tôi co
́
khác so với các nghiên cứu khác [1], [3], [6], [7], [9], [15], [19]... do chu
́ ng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
tôi sư
̉ du
̣ ng phương pha
́ p cho
̣ n mâ
̃ u co
́ chu
̉ đích , lư
̣ a cho
̣ n ca
́ c bê
̣ nh nhân phu
̀
hơ
̣ p vơ
́ i nghiên cư
́ u nên tỉ lê
̣ nam va
̀ nư
̃ trong nghiên cư
́ u cu
̉ a chu
́ ng tôi không
phản ánh được tỉ lệ mắc bệnh theo giới của quần thể cộng đồng .
Biê
̉ u đô
̀ 4.1: Tỉ lệ giới của nhóm đái tháo đường
Khi so sa
́ nh ty
̉ lê
̣ nam va
̀ nư
̃ giư
̃ a nho
́ m co
́ bê
̣ nh đa
́ i tha
́ o đươ
̀ ng va
̀
nhóm chứng c húng tôi không thấy có sự khác biệt với p >0,05. Kê
́ t qua
̉ na
̀ y
làm tăng thêm độ tin cậy của so sánh các thông số siêu âm cũng như sinh hóa
giư
̃ a nho
́ m bê
̣ nh va
̀ nho
́ m chư
́ ng .
Trong sô
́ 33 bê
̣ nh nhân đươ
̣ c nghiên cư
́ u co
́ 26 bê
̣ nh nhân dân t ộc kinh
bă
̀ ng 78,8%, 7 bê
̣ nh nhân dân tô
̣ c thiê
̉ u sô
́ bă
̀ ng 21,2%. Tỷ lệ dân tộc giữa
kinh va
̀ thiê
̉ u sô
́ giư
̃ a nho
́ m bê
̣ nh va
̀ nho
́ m chư
́ ng không co
́ sư
̣ kha
́ c biê
̣ t
4.2. Đặc điểm lâm sa
̀ ng va
̀ câ
̣ n lâm sa
̀ ng của các nhóm nghiên cứu
4.2.1. Mạch và huyê
́ t a
́ p
Chỉ số mạch trung bình của nhóm đái tháo đường là 72,66±2,78, cao
nhâ
́ t la
̀ 98 lâ
̀ n/phút, thâ
́ p nhâ
́ t la
̀ 65 lâ
̀ n/phút, khi so sa
́ nh vơ
́ i nho
́ m chư
́ ng
không thâ
́ y co
́ sư
̣ kha
́ c biê
̣ t giư
̃ a 2 nhóm, chỉ số mạch cũng không khác biê
̣ t
giư
̃ a nho
́ m bê
̣ nh nhân đa
́ i tha
́ o đươ
̀ ng co
́ va
̀ không co
́ tăng huyê
́ t a
́ p mă
̣ c du
̀
huyê
́ t a
́ p co
́ kha
́ c biê
̣ t . Theo chu
́ ng tôi co
́ thê
̉ do trong nghiên cư
́ u na
̀ y sô
́
48.5, 49%
51.5, 51%
Nam
Nữ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
lươ
̣ ng bê
̣ nh nhân không lơ
́ n (25 bê
̣ nh nhân đa
́ i tha
́ o đươ
̀ ng đơn thuâ
̀ n va
̀ 8
bê
̣ nh nhân co
́ tăng huyê
́ t a
́ p ) nên kê
́ t qua
̉ so sa
́ nh sư
̣ kha
́ c biê
̣ t giư
̃ a nho
́ m đa
́ i
tháo đường đơn thuần và đái tháo đường có tăng huyết áp có thể không giống
như mô
̣ t sô
́ nghiên cư
́ u kha
́ c [6], [7], [9], [15], [19], [26].
Sô
́ bê
̣ nh nhân co
́ tăng huyê
́ t a
́ p trong nho
́ m đa
́ i tha
́ o đươ
̀ ng la
̀ 8 bê
̣ nh
nhân chiê
́ m 24,24% vơ
́ i chỉ sô
́ huyê
́ t a
́ p tâm thu /tâm trương trung bình la
̀
155±12,66/97±7,07 mmHg. Kê
́ t qua
̉ na
̀ y cu
̉ a chu
́ ng tôi co
́ thâ
́ p hơn kê
́ t qua
̉
của một số tác giả khác [7], [9], [15], [19], [27] có thể do bệnh nhân đã được
điê
̀ u trị tích cư
̣ c biê
̉ u hiê
̣ n cao huyê
́ t a
́ p nhưng cao hơn so vơ
́ i kê
́ t qua
̉ cu
̉ a ta
́ c
giả Vũ Thị Mùi [17] và một số tác giả khác.
Bảng 4.1: So sa
́ nh ty
̉ lê
̣ ĐTĐ co
́ THA vơ
́ i mô
̣ t sô
́ nghiên cư
́ u kha
́ c
STT Tác giả Tỷ lệ ĐTĐ có THA
1 Kê
́ t qua
̉ cu
̉ a chu
́ ng tôi 24,24%
2 Vũ Thị Mùi 8,29%
3 Đa
̀ o Thị Dư
̀ a 44,52%
Sư
̣ kha
́ c nhau giư
̃ a ca
́ c nghiên cư
́ u na
̀ y theo chu
́ ng tôi co
̀ n phu
̣ thuô
̣ c
vào đối tượng được lựa chọn vào nghiê n cư
́ u: Đối với tác giả Vũ Thị Dừa
nghiên cư
́ u ca
́ c đô
́ i tươ
̣ ng bê
̣ nh nhân đa
́ i tha
́ o đươ
̀ ng mơ
́ i pha
́ t hiê
̣ n nên co
́ thê
̉
tỷ lệ bệnh nhân chưa có biến chứng tăng huyết áp cao hơn so với nghiên cứu
của chúng tôi.
4.2.2. Chỉ số khối cơ thê
̉ (BMI)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
Trong nghiên cư
́ u cu
̉ a chu
́ ng tôi , nhóm bệnh có giá trị BMI trung
bình là 23,39±1,97, giá trị thấp nhất là 17,9 và cao nhất là 25,1. Nhóm chứng
có giá trị BMI trung bình là 21,56±1,74, giá trị thấp nhất là 178,3 và cao nhâ
́ t
là 26,0. Khi so sa
́ nh chỉ sô
́ BMI giư
̃ a 2 nhóm chúng tôi thấy không có sự khác
biê
̣ t, như vây kê
́ t qua
̉ so sa
́ nh ca
́ c thông sô
́ siêu âm tim giư
̃ a 2 nhóm thêm
phâ
̀ n tin câ
̣ y vì nghiên cứu của chúng tôi với mục tiêu chỉ nhằm đánh giá sự
thay đổi về chức năng thất trái trên bệnh nhân đái tháo đường.
Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường có thể trọng cơ thể thừa cân và béo phì
là 24,24% trong đo
́ be
́ o phì la
̀ 6,06% khi so sa
́ nh ty
̉ lê
̣ na
̀ y giư
̃ a 2 nhóm bệnh
và nhóm chứng chún g tôi không nhâ
̣ n thâ
́ y co
́ sư
̣ kha
́ c biê
̣ t . Tỷ lệ bệnh nhân
đa
́ i tha
́ o đươ
̀ ng co
́ be
́ o phì cu
̃ ng tương đương vơ
́ i nghiên cư
́ u cu
̉ a ta
́ c gia
̉ Vu
̃
Thị Mùi [17] bă
̀ ng 9,74% và của tác giả Đào Thị Dừa với tỷ lệ bệnh nhân đái
tháo đường có BMI>23 là 23,23%.
4.2.3. Biê
̉ u hiê
̣ n suy tim trên bê
̣ nh nhân ĐTĐ
Trong nghiên cư
́ u cu
̉ a chu
́ ng tôi trên tô
̉ ng sô
́ 33 bê
̣ nh nhân nghiên cư
́ u
có 2 bê
̣ nh nhân co
́ biê
̉ u hiê
̣ n suy tim trên lâm sa
̀ ng dư
̣ a theo tiêu chuâ
̉ n châ
̉ n
đoa
́ n cu
̉ a NYHA chiê
́ m 6,06% và đều là suy tim độ I , tuy nhiên theo y
́ kiê
́ n
của chúng tôi chỉ số này không đánh giá được tỉ lệ bệnh nhân đái tháo đường
có biểu hiện suy tim như các nghiên cứu khác vì đối tượng chọn mẫu nghiên
cư
́ u cu
̉ a chu
́ ng tôi chu
̉ yê
́ u la
̀ ca
́ c bê
̣ nh nhân điê
̀ u trị ta
̣ i khoa Nô
̣ i tiê
́ t -Hô hâ
́ p,
nên không lâ
́ y đươ
̣ c như
̃ ng bê
̣ nh nhân nghiên cư
́ u co
́ biê
̉ u hiê
̣ n suy tim ro
̃ va
̀ o
nghiên cư
́ u.
4.2.3. So sánh sự thay đổi các chỉ số sinh hóa giữa các nhóm nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
Rối loạn lipid máu rất thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường. Người
mắc đái tháo đường có tỷ lệ rối loạn chuyển hoá lipid cao gấp 2 – 3 lần người
không mắc đái tháo đường. Các nghiên cứu trên thế giới cũng như Việt Nam
đều có chung một nhận xét có thể gặp 70 – 100% bệnh nhân ĐTĐ có bất
thường một hoặc nhiều thành phần lipid [2], [4]. Đặc điểm nổi bật cu
̉ a bất
thường lipid máu bệnh nhân ĐTĐ typ 2 là tăng Cholesterol toàn phần, tăng
hàm lượng triglycerid, giảm hàm lượng HDL – C, tăng tỷ số Cholesterol toàn
phần trên HDL – C [2], [4], [12], [28].
Qua nghiên cứu trên 33 bệnh nhân đái tháo đường týp 2, chúng tôi nhận
thấy tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn lipid máu khá cao thường gặp nhất là tăng
triglycerid 36,6% và tăng cholesterol toàn phần 30,3%. Đối với sự rối loạn
giảm HDL-C và tăng LDL-C cũng biểu hiện tương tự, HDL-C giảm và LDL-
C tăng rõ rệt ở nhóm đái tháo đường có và không có tăng huyết áp.
Bảng 4.2: So sa
́ nh ty
̉ lê
̣ rô
́ i loa
̣ n lipid ma
́ u vơ
́ i mô
̣ t sô
́ nghiên cư
́ u kha
́ c
STT Tác giả Tăng TG Tăng TC
Giảm
HDL-C
Tăng
LDL-C
1 Kê
́ t quả của chúng tôi 36,26% 30,30% 21,21% 21,21%
2 Trâ
̀ n Văn Hiên 53,01% 40,0% 20,0%
3 Tạ Văn Bình 54,7% 21,8%
Khi so sa
́ nh kê
́ t qua
̉ vơ
́ i ta
́ c gia
̉ Trâ
̀ n Văn Hiên [12] và Tạ Văn Bình [1]
như ta
̣ i Ba
̉ ng 4.2 trên chu
́ ng tôi thâ
́ y ty
̉ lê
̣ bê
̣ nh n hân gia
̉ m HDL -C tương
đương vơ
́ i 2 tác giả trên , tuy nhiên ty
̉ lê
̣ bê
̣ nh nhân tăng triglycerid va
̀ tăng
cholesterol trong nghiên cư
́ u cu
̉ a chu
́ ng tôi co
́ thâ
́ p hơn . Điê
̀ u na
̀ y theo chu
́ ng
tôi cu
̃ ng râ
́ t phu
̀ hơ
̣ p vì nghiên cư
́ u cu
̉ a Trâ
̀ n Văn Hiên đươ
̣ c làm trên đối
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
tươ
̣ ng bê
̣ nh nhân đa
́ i tha
́ o đươ
̀ ng pha
́ t hiê
̣ n lâ
̀ n đâ
̀ u va
̀ nghiên cư
́ u cu
̉ a ta
́ c gia
̉
Tạ Văn Bình được làm tại cộng đồng nên việc điều trị , kiê
̉ m soa
́ t bê
̣ nh no
́ i
chung va
̀ kiê
̉ m soa
́ t rô
́ i loa
̣ n lipid chưa tô
́ t nên tỉ lê
̣ co
́ cao hơn nghiên cư
́ u cu
̉ a
chúng tôi được làm trên những bệnh nhân đang điều trị nội trú và phần lớn
vâ
̃ n đang thư
̣ c hiê
̣ n điê
̀ u trị ngo
̣ ai tru
́ ta
̣ i nha
̀ .
Rối loạn lipid máu đặc biệt là tăng triglycerid và gia
̉ m HDL - C, tăng
huyết áp... là những yếu tố nguy cơ làm tăng biến chứng tim ma
̣ ch trên bệnh
nhân đái tháo đường typ 2. Nhiều nghiên cứu thấy rằng kiểm soát lipid tối ưu
có thể làm chậm tiến triển của biê
́ n chư
́ ng tim ma
̣ ch trên bê
̣ nh nhân đa
́ i tha
́ o
đươ
̀ ng cu
̃ ng như ơ
̉ tâ
́ t ca
̉ mo
̣ i ngươ
̀ i. Mục tiêu hạ lipid máu : cholesterol toàn
phần <5,0mmol/l, triglycerid <1,7 mmol/l, LDL – C < 2,6 mmol/l. Điều trị rối
loạn lipid máu, cùng với kiểm soát đường máu, huyết áp giúp giảm đáng kể
các biến chứng ở bệnh nhân đái tháo đường.
4.3. Bàn luận vê
̀ ca
́ c kết quả các thông số siêu âm tim
4.3.1. Các thông số đánh giá chức năng tâm thu thất trái .
Khi so sa
́ nh mô
̣ t sô
́ thông sô
́ siêu âm pha
̉ n a
́ nh chư
́ c năng tâm thu thâ
́ t
trái giữa 2 nhóm nghiên cứu : Nhóm bệnh và nhóm chứng phần lớn các thông
sô
́ không co
́ sư
̣ kha
́ c biê
̣ t có ý nghĩa thống kê (p>0,05) duy chỉ co
́ ca
́ c chỉ sô
́ la
̀
đươ
̀ ng kính thâ
́ t tra
́ i tâm thu (Dd), thê
̉ tích thâ
́ t tra
́ i tâm thu (EVd) là có sự
khác biệt có ý nghĩa với p<0,05.
Như vậy có thể nói trong nghiên cứu này nho
́ m bệnh nhân đái tháo
đường đã có biểu hiện thay đổi kích thức thất trái theo chiều tăng lên. Kết quả
này cũng tương tự như kết quả và kết luận của tác giả Phạm Hồng Phương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
[19] cho thâ
́ y phâ
̀ n lơ
́ n ca
́ c thông sô
́ trên đê
̀ u không co
́ sư
̣ khác biệt chỉ có thể
tích thất trái tâm trương (EVs) và độ dày vách liên thất tâm trương (IVSs) là
có sự khác biệt . Qua đo
́ co
́ thê
̉ thâ
́ y trên bê
̣ nh nhân dí tha
́ o đươ
̀ ng chư
́ c năng
tâm thu thâ
́ t tra
́ i co
́ thê
̉ chưa bị rô
́ i loa
̣ n do co
̀ n co
́ hoa
̣ t đô
̣ ng bu
̀ trư
̀ mă
̣ c du
̀
đươ
̀ ng kính thâ
́ t tra
́ i đa
̃ sơ
́ m co
́ sư
̣ thay đô
̉ i .
So sa
́ nh ca
́ c thông sô
́ trên giư
̃ a 2 nhóm bệnh nhân đái tháo đường có và
không co
́ tăng huyê
́ t a
́ p chu
́ ng tôi nhâ
̣ n thâ
́ y : Có sự khác biệt có ý nghĩa giữa
nhóm đa
́ i tha
́ o đươ
̀ ng đơn thuần và ĐTĐ cơ THA ở các chỉ số: Ds, EVd, SV
với p<0,05. Các thông số khác không có sự khác biệt . Sư
̣ kha
́ c biê
̣ t trên chư
́ ng
tỏ chức năng tâm thu mà quan trọng nhất là thể tích tống máu của nhóm bệnh
nhân đa
́ i t háo đường có tăng huyết áp lớn hơn ở nhóm bệnh nhân đái tháo
đươ
̀ ng đơn thuâ
̀ n (SV trung bình cu
̉ a nho
́ m ĐTĐ đơn thuâ
̀ n la
̀ 59,40±5,88,
của nhóm ĐTĐ có THA là 63,25±7,23, vơ
́ i p<0,05), thê
̉ hiê
̣ n kha
̉ năng tâm
thu hoa
̣ t đô
̣ ng co
̀ n bu
̀ . Trong trươ
̀ ng hơ
̣ p không kiê
̉ m soa
́ t đươ
̣ c đươ
̀ ng huyê
́ t ,
chư
́ c năng tâm thu cu
̃ ng se
̃ bị suy gia
̉ m ke
́ o theo suy thâ
́ t pha
̉ i (suy tim toa
̀ n
bô
̣ ) [5], [19], [32].
So sa
́ nh giư
̃ a 2 giơ
́ i cu
̉ a nho
́ m bê
̣ nh nhân đa
́ i tha
́ o đươ
̀ ng chu
́ ng tôi thâ
́ y
hâ
̀ u hê
́ t ca
́ c t hông sô
́ không co
́ sư
̣ kha
́ c biê
̣ t duy chỉ co
́ đươ
̀ ng kính thâ
́ t tra
́ i
tâm thu (Dd) và tâm trương (Ds) là có sự khác biệt với p<0,05.
4.3.2. Các thông đa
́ nh gia
́ chƣ
́ c năng tâm trƣơng thất trái
Tỷ lệ sóng E trên sóng A (E/A) là chỉ số được dùng thường xuyên nhất
để đánh giá chức năng tâm trương của thất trái . Khi cơ thất trái bị bệnh mạch
vành tỷ lệ này cũng thay đổi [5], [19], [31], [32].
Nghiên cứu những thay đổi về chức năng thất trái bằng siêu âm doppler tim ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
Nghiên cứu những thay đổi về chức năng thất trái bằng siêu âm doppler tim ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
Nghiên cứu những thay đổi về chức năng thất trái bằng siêu âm doppler tim ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
Nghiên cứu những thay đổi về chức năng thất trái bằng siêu âm doppler tim ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
Nghiên cứu những thay đổi về chức năng thất trái bằng siêu âm doppler tim ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
Nghiên cứu những thay đổi về chức năng thất trái bằng siêu âm doppler tim ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
Nghiên cứu những thay đổi về chức năng thất trái bằng siêu âm doppler tim ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
Nghiên cứu những thay đổi về chức năng thất trái bằng siêu âm doppler tim ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
Nghiên cứu những thay đổi về chức năng thất trái bằng siêu âm doppler tim ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
Nghiên cứu những thay đổi về chức năng thất trái bằng siêu âm doppler tim ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
Nghiên cứu những thay đổi về chức năng thất trái bằng siêu âm doppler tim ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
Nghiên cứu những thay đổi về chức năng thất trái bằng siêu âm doppler tim ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
Nghiên cứu những thay đổi về chức năng thất trái bằng siêu âm doppler tim ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
Nghiên cứu những thay đổi về chức năng thất trái bằng siêu âm doppler tim ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
Nghiên cứu những thay đổi về chức năng thất trái bằng siêu âm doppler tim ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2

More Related Content

What's hot

Nghiên cứu thực trạng tăng đường huyết ở các đối tượng có nguy cơ mắc đái thá...
Nghiên cứu thực trạng tăng đường huyết ở các đối tượng có nguy cơ mắc đái thá...Nghiên cứu thực trạng tăng đường huyết ở các đối tượng có nguy cơ mắc đái thá...
Nghiên cứu thực trạng tăng đường huyết ở các đối tượng có nguy cơ mắc đái thá...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu tình trạng rối loạn chức năng thận nặng thêm ở bệnh nhân suy tim
Nghiên cứu tình trạng rối loạn chức năng thận nặng thêm ở bệnh nhân suy timNghiên cứu tình trạng rối loạn chức năng thận nặng thêm ở bệnh nhân suy tim
Nghiên cứu tình trạng rối loạn chức năng thận nặng thêm ở bệnh nhân suy timTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...
đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...
đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nồng độ magie huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Nồng độ magie huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2Nồng độ magie huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Nồng độ magie huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng tán sỏi ngược dòng với nguồn năng lượng l...
Kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng tán sỏi ngược dòng với nguồn năng lượng l...Kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng tán sỏi ngược dòng với nguồn năng lượng l...
Kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng tán sỏi ngược dòng với nguồn năng lượng l...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá kết quả điều trị bệnh basedow bằng 131 i tại bệnh viện đa khoa trung...
đáNh giá kết quả điều trị bệnh basedow bằng 131 i tại bệnh viện đa khoa trung...đáNh giá kết quả điều trị bệnh basedow bằng 131 i tại bệnh viện đa khoa trung...
đáNh giá kết quả điều trị bệnh basedow bằng 131 i tại bệnh viện đa khoa trung...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tác dụng của furosemid tiêm tĩnh mạch và truyền tĩnh mạch liên tục trong điều...
Tác dụng của furosemid tiêm tĩnh mạch và truyền tĩnh mạch liên tục trong điều...Tác dụng của furosemid tiêm tĩnh mạch và truyền tĩnh mạch liên tục trong điều...
Tác dụng của furosemid tiêm tĩnh mạch và truyền tĩnh mạch liên tục trong điều...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng của véc tơ sốt rét - Gửi miễn ...
Luận văn: Mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng của véc tơ sốt rét - Gửi miễn ...Luận văn: Mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng của véc tơ sốt rét - Gửi miễn ...
Luận văn: Mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng của véc tơ sốt rét - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men gan
Tác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men ganTác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men gan
Tác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men ganDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Chẩn đoán sớm biến chứng thận bằng xét nghiệm microalbumin niệu ở bệnh nhân đ...
Chẩn đoán sớm biến chứng thận bằng xét nghiệm microalbumin niệu ở bệnh nhân đ...Chẩn đoán sớm biến chứng thận bằng xét nghiệm microalbumin niệu ở bệnh nhân đ...
Chẩn đoán sớm biến chứng thận bằng xét nghiệm microalbumin niệu ở bệnh nhân đ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Kết quả điều trị bệnh não gan ở bệnh nhân xơ gan
Kết quả điều trị bệnh não gan ở bệnh nhân xơ ganKết quả điều trị bệnh não gan ở bệnh nhân xơ gan
Kết quả điều trị bệnh não gan ở bệnh nhân xơ ganTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Kết quả điều trị phẫu thuật chấn thương vết thương động mạch ngoại vi
Kết quả điều trị phẫu thuật chấn thương   vết thương động mạch ngoại viKết quả điều trị phẫu thuật chấn thương   vết thương động mạch ngoại vi
Kết quả điều trị phẫu thuật chấn thương vết thương động mạch ngoại viTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Phân tích các đặc tính của lectin từ rong biển, HAY - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Phân tích các đặc tính của lectin từ rong biển, HAY - Gửi miễn phí ...Luận văn: Phân tích các đặc tính của lectin từ rong biển, HAY - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Phân tích các đặc tính của lectin từ rong biển, HAY - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sốngKết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sốngTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (20)

Nghiên cứu thực trạng tăng đường huyết ở các đối tượng có nguy cơ mắc đái thá...
Nghiên cứu thực trạng tăng đường huyết ở các đối tượng có nguy cơ mắc đái thá...Nghiên cứu thực trạng tăng đường huyết ở các đối tượng có nguy cơ mắc đái thá...
Nghiên cứu thực trạng tăng đường huyết ở các đối tượng có nguy cơ mắc đái thá...
 
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...
 
Nghiên cứu tình trạng rối loạn chức năng thận nặng thêm ở bệnh nhân suy tim
Nghiên cứu tình trạng rối loạn chức năng thận nặng thêm ở bệnh nhân suy timNghiên cứu tình trạng rối loạn chức năng thận nặng thêm ở bệnh nhân suy tim
Nghiên cứu tình trạng rối loạn chức năng thận nặng thêm ở bệnh nhân suy tim
 
đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...
đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...
đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...
 
Nồng độ magie huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Nồng độ magie huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2Nồng độ magie huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Nồng độ magie huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
 
Kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng tán sỏi ngược dòng với nguồn năng lượng l...
Kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng tán sỏi ngược dòng với nguồn năng lượng l...Kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng tán sỏi ngược dòng với nguồn năng lượng l...
Kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng tán sỏi ngược dòng với nguồn năng lượng l...
 
Luận án: Tạo kháng thể đặc hiệu kháng nguyên ung thư tuyến tiền liệt
Luận án: Tạo kháng thể đặc hiệu kháng nguyên ung thư tuyến tiền liệtLuận án: Tạo kháng thể đặc hiệu kháng nguyên ung thư tuyến tiền liệt
Luận án: Tạo kháng thể đặc hiệu kháng nguyên ung thư tuyến tiền liệt
 
đáNh giá kết quả điều trị bệnh basedow bằng 131 i tại bệnh viện đa khoa trung...
đáNh giá kết quả điều trị bệnh basedow bằng 131 i tại bệnh viện đa khoa trung...đáNh giá kết quả điều trị bệnh basedow bằng 131 i tại bệnh viện đa khoa trung...
đáNh giá kết quả điều trị bệnh basedow bằng 131 i tại bệnh viện đa khoa trung...
 
Tác dụng của furosemid tiêm tĩnh mạch và truyền tĩnh mạch liên tục trong điều...
Tác dụng của furosemid tiêm tĩnh mạch và truyền tĩnh mạch liên tục trong điều...Tác dụng của furosemid tiêm tĩnh mạch và truyền tĩnh mạch liên tục trong điều...
Tác dụng của furosemid tiêm tĩnh mạch và truyền tĩnh mạch liên tục trong điều...
 
Luận văn: Mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng của véc tơ sốt rét - Gửi miễn ...
Luận văn: Mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng của véc tơ sốt rét - Gửi miễn ...Luận văn: Mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng của véc tơ sốt rét - Gửi miễn ...
Luận văn: Mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng của véc tơ sốt rét - Gửi miễn ...
 
Tác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men gan
Tác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men ganTác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men gan
Tác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men gan
 
Chẩn đoán sớm biến chứng thận bằng xét nghiệm microalbumin niệu ở bệnh nhân đ...
Chẩn đoán sớm biến chứng thận bằng xét nghiệm microalbumin niệu ở bệnh nhân đ...Chẩn đoán sớm biến chứng thận bằng xét nghiệm microalbumin niệu ở bệnh nhân đ...
Chẩn đoán sớm biến chứng thận bằng xét nghiệm microalbumin niệu ở bệnh nhân đ...
 
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...
 
Tình hình sử dụng thuốc và nhận thức của bác sĩ trong điều trị gút
Tình hình sử dụng thuốc và nhận thức của bác sĩ trong điều trị gút Tình hình sử dụng thuốc và nhận thức của bác sĩ trong điều trị gút
Tình hình sử dụng thuốc và nhận thức của bác sĩ trong điều trị gút
 
Kết quả điều trị bệnh não gan ở bệnh nhân xơ gan
Kết quả điều trị bệnh não gan ở bệnh nhân xơ ganKết quả điều trị bệnh não gan ở bệnh nhân xơ gan
Kết quả điều trị bệnh não gan ở bệnh nhân xơ gan
 
Đề tài: Thành phần hóa học enzym α-glucosidase của cao hexan
Đề tài: Thành phần hóa học enzym α-glucosidase của cao hexanĐề tài: Thành phần hóa học enzym α-glucosidase của cao hexan
Đề tài: Thành phần hóa học enzym α-glucosidase của cao hexan
 
Kết quả điều trị phẫu thuật chấn thương vết thương động mạch ngoại vi
Kết quả điều trị phẫu thuật chấn thương   vết thương động mạch ngoại viKết quả điều trị phẫu thuật chấn thương   vết thương động mạch ngoại vi
Kết quả điều trị phẫu thuật chấn thương vết thương động mạch ngoại vi
 
Luận văn: Sử dụng thuốc điều trị vảy nến tại bệnh viện da liễu, 9đ
Luận văn: Sử dụng thuốc điều trị vảy nến tại bệnh viện da liễu, 9đLuận văn: Sử dụng thuốc điều trị vảy nến tại bệnh viện da liễu, 9đ
Luận văn: Sử dụng thuốc điều trị vảy nến tại bệnh viện da liễu, 9đ
 
Luận văn: Phân tích các đặc tính của lectin từ rong biển, HAY - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Phân tích các đặc tính của lectin từ rong biển, HAY - Gửi miễn phí ...Luận văn: Phân tích các đặc tính của lectin từ rong biển, HAY - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Phân tích các đặc tính của lectin từ rong biển, HAY - Gửi miễn phí ...
 
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sốngKết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
 

Similar to Nghiên cứu những thay đổi về chức năng thất trái bằng siêu âm doppler tim ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2

Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...
Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...
Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Kiểm soát glucose máu và một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái...
Kiểm soát glucose máu và một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái...Kiểm soát glucose máu và một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái...
Kiểm soát glucose máu và một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu nãođặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu nãoTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não
Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ nãoNghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não
Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ nãoTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nồng độ cyfra 21 1 và cea huyết tương ở bệnh nhân ung thư phổi nguyên phát
Nồng độ cyfra 21 1 và cea huyết tương ở bệnh nhân ung thư phổi nguyên phátNồng độ cyfra 21 1 và cea huyết tương ở bệnh nhân ung thư phổi nguyên phát
Nồng độ cyfra 21 1 và cea huyết tương ở bệnh nhân ung thư phổi nguyên phátTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não gi...
Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não gi...Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não gi...
Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não gi...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Dự phòng chảy máu tái phát do vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan bằng ...
Dự phòng chảy máu tái phát do vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan bằng ...Dự phòng chảy máu tái phát do vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan bằng ...
Dự phòng chảy máu tái phát do vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan bằng ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Một số biểu hiện bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợ...
Một số biểu hiện bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợ...Một số biểu hiện bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợ...
Một số biểu hiện bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có biến chứng ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có biến chứng ...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có biến chứng ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có biến chứng ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sau phẫu thuật tứ chứng f...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sau phẫu thuật tứ chứng f...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sau phẫu thuật tứ chứng f...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sau phẫu thuật tứ chứng f...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Kết quả điều trị bảo tồn không phẫu thuật chấn thương gan do chấn thương bụng...
Kết quả điều trị bảo tồn không phẫu thuật chấn thương gan do chấn thương bụng...Kết quả điều trị bảo tồn không phẫu thuật chấn thương gan do chấn thương bụng...
Kết quả điều trị bảo tồn không phẫu thuật chấn thương gan do chấn thương bụng...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm
đáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệmđáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm
đáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệmTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp trên siêu âm doppler ở bệnh nhân b...
Chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp trên siêu âm doppler ở bệnh nhân b...Chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp trên siêu âm doppler ở bệnh nhân b...
Chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp trên siêu âm doppler ở bệnh nhân b...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tràn dịch màng phổi d...
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tràn dịch màng phổi d...Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tràn dịch màng phổi d...
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tràn dịch màng phổi d...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp c...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp c...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp c...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp c...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá kết quả điều trị phẫu thuật nang màng nhện trong sọ tại bệnh viện vi...
đáNh giá kết quả điều trị phẫu thuật nang màng nhện trong sọ tại bệnh viện vi...đáNh giá kết quả điều trị phẫu thuật nang màng nhện trong sọ tại bệnh viện vi...
đáNh giá kết quả điều trị phẫu thuật nang màng nhện trong sọ tại bệnh viện vi...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u tuyến thượng thận
đáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u tuyến thượng thậnđáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u tuyến thượng thận
đáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u tuyến thượng thậnTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu biến chứng tụt huyết áp trong lọc máu chu kỳ ở bệnh nhân suy thận ...
Nghiên cứu biến chứng tụt huyết áp trong lọc máu chu kỳ ở bệnh nhân suy thận ...Nghiên cứu biến chứng tụt huyết áp trong lọc máu chu kỳ ở bệnh nhân suy thận ...
Nghiên cứu biến chứng tụt huyết áp trong lọc máu chu kỳ ở bệnh nhân suy thận ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quâ...
Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quâ...Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quâ...
Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quâ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Kết quả vi phẫu điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại bệnh viện tr...
Kết quả vi phẫu điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại bệnh viện tr...Kết quả vi phẫu điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại bệnh viện tr...
Kết quả vi phẫu điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại bệnh viện tr...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Nghiên cứu những thay đổi về chức năng thất trái bằng siêu âm doppler tim ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 (20)

Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...
Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...
Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...
 
Kiểm soát glucose máu và một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái...
Kiểm soát glucose máu và một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái...Kiểm soát glucose máu và một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái...
Kiểm soát glucose máu và một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái...
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu nãođặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não
 
Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não
Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ nãoNghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não
Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não
 
Nồng độ cyfra 21 1 và cea huyết tương ở bệnh nhân ung thư phổi nguyên phát
Nồng độ cyfra 21 1 và cea huyết tương ở bệnh nhân ung thư phổi nguyên phátNồng độ cyfra 21 1 và cea huyết tương ở bệnh nhân ung thư phổi nguyên phát
Nồng độ cyfra 21 1 và cea huyết tương ở bệnh nhân ung thư phổi nguyên phát
 
Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não gi...
Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não gi...Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não gi...
Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não gi...
 
Dự phòng chảy máu tái phát do vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan bằng ...
Dự phòng chảy máu tái phát do vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan bằng ...Dự phòng chảy máu tái phát do vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan bằng ...
Dự phòng chảy máu tái phát do vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan bằng ...
 
Một số biểu hiện bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợ...
Một số biểu hiện bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợ...Một số biểu hiện bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợ...
Một số biểu hiện bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợ...
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có biến chứng ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có biến chứng ...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có biến chứng ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có biến chứng ...
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sau phẫu thuật tứ chứng f...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sau phẫu thuật tứ chứng f...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sau phẫu thuật tứ chứng f...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sau phẫu thuật tứ chứng f...
 
Kết quả điều trị bảo tồn không phẫu thuật chấn thương gan do chấn thương bụng...
Kết quả điều trị bảo tồn không phẫu thuật chấn thương gan do chấn thương bụng...Kết quả điều trị bảo tồn không phẫu thuật chấn thương gan do chấn thương bụng...
Kết quả điều trị bảo tồn không phẫu thuật chấn thương gan do chấn thương bụng...
 
đáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm
đáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệmđáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm
đáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm
 
Chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp trên siêu âm doppler ở bệnh nhân b...
Chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp trên siêu âm doppler ở bệnh nhân b...Chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp trên siêu âm doppler ở bệnh nhân b...
Chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp trên siêu âm doppler ở bệnh nhân b...
 
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tràn dịch màng phổi d...
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tràn dịch màng phổi d...Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tràn dịch màng phổi d...
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tràn dịch màng phổi d...
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp c...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp c...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp c...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp c...
 
đáNh giá kết quả điều trị phẫu thuật nang màng nhện trong sọ tại bệnh viện vi...
đáNh giá kết quả điều trị phẫu thuật nang màng nhện trong sọ tại bệnh viện vi...đáNh giá kết quả điều trị phẫu thuật nang màng nhện trong sọ tại bệnh viện vi...
đáNh giá kết quả điều trị phẫu thuật nang màng nhện trong sọ tại bệnh viện vi...
 
đáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u tuyến thượng thận
đáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u tuyến thượng thậnđáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u tuyến thượng thận
đáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u tuyến thượng thận
 
Nghiên cứu biến chứng tụt huyết áp trong lọc máu chu kỳ ở bệnh nhân suy thận ...
Nghiên cứu biến chứng tụt huyết áp trong lọc máu chu kỳ ở bệnh nhân suy thận ...Nghiên cứu biến chứng tụt huyết áp trong lọc máu chu kỳ ở bệnh nhân suy thận ...
Nghiên cứu biến chứng tụt huyết áp trong lọc máu chu kỳ ở bệnh nhân suy thận ...
 
Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quâ...
Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quâ...Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quâ...
Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quâ...
 
Kết quả vi phẫu điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại bệnh viện tr...
Kết quả vi phẫu điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại bệnh viện tr...Kết quả vi phẫu điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại bệnh viện tr...
Kết quả vi phẫu điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại bệnh viện tr...
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY (20)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
 

Recently uploaded

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (20)

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Nghiên cứu những thay đổi về chức năng thất trái bằng siêu âm doppler tim ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2

  • 1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC ---------------- TRẦN NINH NGHIÊN CỨU NHỮNG THAY ĐỔI VỀ CHỨC NĂNG THẤT TRÁI BẰNG SIÊU ÂM DOPPLER TIM Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TYP 2 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Thái Nguyên - 2009
  • 2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC TRẦN NINH NGHIÊN CỨU NHỮNG THAY ĐỔI VỀ CHỨC NĂNG THẤT TRÁI BẰNG SIÊU ÂM DOPPLER TIM Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TYP 2 CHUYÊN NGÀNH: NỘI KHOA Mã số: 60.72.20 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Trịnh Xuân Tráng Thái Nguyên - 2009
  • 3. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Đê ̉ giu ́ p tôi hoàn thành khóa học và luận văn tốt nghiệp cao học này, đa ̃ có nhiều người giúp đỡ , hô ̃ trơ ̣ tôi râ ́ t nhiê ̀ u. Đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Đảng uỷ, Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau Đại học và bộ môn Nội Trường Đại học Y-Dược Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS, TS. Trịnh Xuân Tráng người thầy đã hết lòng dạy dỗ, dìu dắt, trực tiếp hướng dẫn và luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, phòng Kế hoạch hợp tổng, tập thể các bác sĩ, y tá khoa Nô ̣ i tiê ́ t-Hô hâ ́ p, khoa Thăm do ̀ chư ́ c năng Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban thươ ̀ ng trư ̣ c Trung ương Hô ̣ i kê ́ hoa ̣ ch hóa gia đình Việt Nam nơi tôi đang làm việc đã tạo mọi điều kiền thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Đặc biệt tôi xin tỏ lòng biết ơn tới gia đình, các đồng nghiệp và bạn bè đã cổ vũ, động viên và hô ̃ trơ ̣ tôi trong suốt thời gian qua. Thái Nguyên, tháng 12 năm 2009 Tác giả Trâ ̀ n - Ninh
  • 4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn CÁC TỪ VIẾT TẮT BCT-ĐTĐ : Bệnh cơ tim-Đái tháo đường BMI : Body Mass Index-Chỉ số khối cơ thể CO : Cung lượng tim CT : Cholesterol total-Cholesterol toàn phần Dd : Đường kính thất trái cuối tâm trương ĐMC : Động mạch chủ ĐMP : Động mạch phổi Ds : Đường kính thất trái cuối tâm thu ĐTĐ : Đái tháo đường EF% : Ejection fraction- Phân số tống máu FS% : Phân số co ngắn cơ HDL-C : High density lipoprotein Cholesterol- Cholesterol tỉ trọng cao IVSd : Bề dày vách liên thất tâm trương IVSs : Bề dày vách liên thất tâm thu LDL-C : Low density lipoprotein Cholesterol- Cholesterol tỷ trọng thấp LVPWd : Bề dày thành sau thất trái tâm trương LVPWs : Bề dày thành sau thất trái tâm thu NMCT : Nhồi máu cơ tim NPTĐH : Nghiệm pháp tăng đường huyết SV : Thể tích tống máu TG : Triglycerid THA : Tăng huyết áp Vd : Thể tích thất trái cuối tâm trương Vs : Thể tích thất trái cuối tâm thu WHO : Tổ chức y tế thế giới
  • 5. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC Trang Lơ ̀ i ca ̉ m ơn Các từ viết tắt Mục lục Danh muc ba ̉ ng Mục lục biểu đồ Chƣơng 1: Đặt vấn đê ………………………………………... 1 Chƣơng 2: Tổng quan ………………………………………... 4 1.1. Đa ̣ i cương về đái tháo đường ……………………………... 4 1.2. Cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường type 2 ……………… 10 1.3. Cơ chế bệnh sinh bệnh suy tim ở bệnh nhân đái tháo đường 10 1.4 Các nghiên cứu về thay đổi chức năng tim ở bệnh nhân đái tháo đường ……………………………………………………... 16 1.5. Ứng dụng của siêu âm Doppler tim trong đánh giá chức năng tim ………………………………………………………... 18 Chƣơng 3: Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu ………… 24 2.1. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………... 24 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ………………………… 26 2.3. Phương pháp nghiên cứu ………………………………….. 26 2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu …………………………………… 26 2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu ……………………………… ....... 27 Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu ……………………………… 33 3.1 Đặc điểm chung của các nhóm nghiên cứu ………………... 33 3.2. Đặc điểm lâm sàng va ̀ câ ̣ n lâm sa ̀ ng c ủa các nhóm nghiên cứu ……………………………………………………………... 34 3.3. Kê ́ t qua ̉ ca ́ c thông sô ́ siêu âm …………………………… ... 38 Chƣơng 4: Bàn luận ………………………………………….. 47
  • 6. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 4.1 Đặc điểm chung của các nhóm nghiên cứu ………………... 48 4.2. Đặc điểm lâm sàng va ̀ câ ̣ n lâm sa ̀ ng c ủa các nhóm nghiên cứu ……………………………………………………………... 49 4.3. Bàn luận về các thông số siêu âm tim … ...………………... 53 4.4 Kết quả các thông số siêu âm tim ………………………….. 47 4.5. Tổn thương van 2 lá và van động mạch chủ ……………… 49 Kết luận: ………………………………………………………. 58 Khuyến nghị: …………………………………………………. 59 Tài liệu tham khảo Mâ ̃ u bê ̣ nh a ́ n nghiên cƣ ́ u Danh sách bệnh nhân nghiên cứu
  • 7. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn DANH MU ̣ C BA ̉ NG STT Tên ba ̉ ng Trang 1. Bảng 1.1: Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở một số nơi trên thế giới 5 2. Bảng 1.2: Số liệu thông báo của một số quốc gia về tỷ lệ bệnh ĐTĐ năm 1999 ……………………………………… 5 3. Bảng 1.3: Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ……………………. 7 4. Bảng 1.4: Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ typ 1 và typ 2 ……. 9 5. Bảng 2.1: Bảng xếp loại BMI .............................................. 28 6. Bảng 2.2 Chẩn đoán mức độ tăng huyết áp theo JNC VI 29 7. Bảng 2.3 Phân độ suy tim theo NYHA …………………… 29 8. Bảng 3.1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ……. 33 9. Bảng 3.2: Đặc điểm về giới, của các nhóm nghiên cứu …. 33 10. Bảng 3.3: Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 34 11. Bảng 3.4: Đặc điểm lâm sàng của nhóm đái tháo đường 34 12. Bảng 3.5: Đặc điểm của chỉ số BMI của các nhóm nghiên cứu ………………………………………………………... 35 13. Bảng 3.6: Đặc điểm của chỉ số BMI của nhóm bệnh nhân ĐTĐ ………………………………………………………. 35 14. Bảng 3.7: Số lượng bệnh nhân có biểu hiện suy tim trên lâm sàng của nhóm ĐTĐ …………………………………. 36 15. Bảng 3.8: So sa ́ nh nh ững biến đổi về sinh hóa của các nhóm nghiên cứu …………………………………………. 36 16. Bảng 3.9: So sa ́ nh những biến đổi về sinh hóa của nhóm ĐTĐ 37 17. Bảng 3.10: Đặc điểm các thông số đánh giá chức năng tâm thu thất trái ở các nhóm nghiên cứu ………………………. 38 18. Bảng 3.11: Đặc điểm các thông số đánh giá chức năng tâm thu thất trái ở nhóm ĐTĐ …………………………………. 39
  • 8. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 19. Bảng 3.12: So sách chức năng tâm thu thất trái giữa 2 giới ở bệnh nhân ĐTĐ ………………………………………… 40 20. Bảng 3.13: So sánh các thông số đánh giá chức năng tấm trương thất trái của các nhóm nghiên cứu ………………… 41 21. Bảng 3.14: So sánh các thông số đánh giá chức năng tâm trương thất trái ở nhóm ĐTĐ ……………………………... 41 22. Bảng 3.15: So sánh tỉ lệ sóng E /A gia ̉ m gi ữa các nhóm nghiên cứu ………………………………………………… 42 23. Bảng 3.16: So sánh tỉ lệ sóng E /A gia ̉ m gi ữa 2 giới bệnh nhân ĐTĐ ………………………………………………… 42 24. Bảng 3.17: So sánh chức năng tâm trương thất trái ở 2 giới bệnh nhân ĐTĐ …………………………………………… 43 25. Bảng 3.18: So sánh tỷ lệ tổn thương van 2 lá và van ĐMC giữa các nhóm nghiên cứu ………………………………... 43 26. Bảng 3.19: So sánh tỷ lệ tổn thương van 2 lá và van ĐMC giữa 2 nhóm bệnh nhân ĐTĐ co ́ va ̀ không co ́ THA ……… 44 27. Bảng 3.20: Mức độ tổn thương van 2 lá giữa nhóm ĐTĐ đơn thuần và nhóm ĐTĐ có THA ………………………... 45 28. Bảng 3.21: Mức độ tổn thương van ĐMC giữa các nhóm nghiên cứu ………………………………………………… 46 29. Bảng 4.1: So sa ́ nh ty ̉ lê ̣ ĐTĐ co ́ THA vơ ́ i mô ̣ t sô ́ nghiên cư ́ u khác ………………………………………………….. 50 30. Bảng 4.2: So sa ́ nh ty ̉ lê ̣ rô ́ i loa ̣ n lipid ma ́ u vơ ́ i mô ̣ t sô ́ nghiên cư ́ u kha ́ c ………………………………………… 52 31. Bảng 4.3: So sa ́ nh ty ̉ lê ̣ E/A vơ ́ i ta ́ c gia ̉ kha ́ c ……………... 55 32. Bảng 4.4: So sa ́ nh ty ̉ lê ̣ tô ̉ n thương van tim vơ ́ i ta ́ c gia ̉ kha ́ c ………………………………………………………. 57
  • 9. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn PHỤ LỤC BIỂU ĐỒ STT Tên biê ̉ u đô ̀ Trang 1. Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ tổn thương van tim của các nhóm nghiên cứu ………………………………………………… 44 2. Biểu đồ 3.2: Số lượng các mức độ tổn thương van 2 lá của nhóm ĐTĐ đơn thuần và co ́ THA ………………………... 45 3. Biê ̉ u đô ̀ 4.1: Tỉ lệ giới của nhóm đái tháo đường ………… 49
  • 10. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn ĐẶT VẤN ĐỀ Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh lý rối loạn chuyển hóa Glucid mạn tính và là một bệnh thường gặp nhất trong các bệnh nội tiết. Đây là một trong 3 bệnh có tỷ lệ gia tăng nhanh nhất hiện nay (cùng với bệnh tim mạch, ung thư) [2]. Theo thông báo của Hiệp hội Đái tháo đường Quốc tế (International Diabetes Federation-IDF): Năm 1994 cả thế giới có 110 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, năm 1995 có 135 triệu người mắc bệnh chiếm 4% dân số toàn cầu, năm 2000 có 151 triệu người, năm 2006 con số này đã là 246 triệu người, dự đoán năm 2010 có 246 triệu người mắc bệnh [2]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization-WHO) vào năm 2025 số bệnh nhân ĐTĐ trên toàn thế giới sẽ vào khoảng 300-330 triệu người mắc bệnh ĐTĐ chiếm tỷ lệ 5,4% dân số toàn cầu. Còn theo Quỹ Đái tháo đường thế giới (World Deabetes Fund-WBF) sẽ có từ 300-339 triệu người [2]. Hiện nay, mặc dù có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán, điều trị bệnh nhưng tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ tử vong và tàn phế vẫn còn cao mà nguyên nhân hàng đầu vẫn là các biến chứng về tim mạch (chiếm 40-70%) [2], [4], [10], [19]. Theo nghiên cứu Framingham ở Mỹ, tỷ lệ tử vong do bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ cao gấp hai lần ở nam giới và gấp năm lần ở nữ giới người không bị ĐTĐ [10], [19]. Trong các biến chứng về tim mạch của ĐTĐ thì suy tim là một biến chứng thường gặp và là hậu quả cuối cùng của các biến chứng tim mạch. Suy tim trong bệnh ĐTĐ có 2 nguyên nhân chính là do bệnh mạch vành và bệnh cơ tim-ĐTĐ (Diabetic Cardiomyopathy) do cơ tim bị tổn thương trực tiếp bởi các rối loạn chuyển hoá cũng như tổn thương vi mạch [10], [19]. Cũng theo nghiên cứu Framingham, thậm trí sau khi đã loại trừ các bệnh lý của tim mạch như: bệnh mạch vành, bệnh tim do thấp, và các yếu tố nguy cơ đến tim mạch
  • 11. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn như: tăng huyết áp, béo phì, rối loạn lipid máu... thì tỷ lệ suy tim ở bệnh nhân ĐTĐ vẫn cao gấp 4-5 lần so với người không bị ĐTĐ [19]. Suy tim ở bệnh nhân ĐTĐ được đặc trưng bởi tình trạng suy giảm chức năng tâm trương (Suy tim tâm trương) xuất hiện trong khi chức năng tâm thu bình thường hoặc còn bù. Suy chức năng tâm trương ở bệnh nhân ĐTĐ xuất hiện rất sớm, thậm chí ở cả bệnh nhân ĐTĐ giai đoạn chưa có triệu chứng. Những thay đổi chức năng này không thể phát hiện được bằng các phương pháp khám thông thường. Trong trường hợp không kiểm soát được bệnh ĐTĐ biến chứng suy chức năng tâm trương sẽ dẫn tới suy tim toàn bộ [10], [19]. Suy tim nói riêng cũng như các biến chứng về tim mạch của bệnh nhân ĐTĐ nói chung không những làm tăng thời gian nằm điều trị của bệnh nhân mà còn làm tăng chi phí cho việc điều trị bệnh, tăng gánh nặng cho bệnh nhân gia đình và xã hội trong việc điều trị bệnh. Vì vậy việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời biến chứng suy tim ở bệnh nhân ĐTĐ (cụ thể là suy chức năng tâm trương thất trái) có ý nghĩa rất quan trọng trong tiên lượng, điều trị bệnh nhân ĐTĐ làm giảm biến chứng nguy hiểm, thời gian và chi phí điều trị cho bệnh nhân. Trước đây kỹ thuật thăm dò chức năng tim nói chung và thăm dò chức năng thất trái nói riêng chủ yếu được thực hiện bằng các phương pháp thăm dò có xâm nhập như thông tim, chụp phóng xạ hạt nhân buồng tim. Trong những năm gần đây rất nhiều các phương tiện và phương pháp thăm khám tiên tiến đã được ứng dụng vào lĩnh vực y học. Phương pháp đánh giá, thăm dò chức năng tim bằng siêu âm đặc biệt là siêu âm-Doppler đã được ứng dụng rộng rãi và thông dụng cho phép phát hiện sớm, chính xác những rối loạn chức năng tim và các thay đổi huyết động trong bệnh lý tim mạch [5], [19], [31], [32]. Việc ứng dụng siêu âm-Doppler tim để đánh giá chức năng thất trái ở bệnh nhân ĐTĐ đã được nhiều nghiên cứu trên thế giới đề cập [19], [37],
  • 12. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn [44], [45], [48], . Các nghiên cứu này cho thấy ở bệnh nhân ĐTĐ thậm chí ở cả giai đoạn rối loạn dung nạp glucose đã xuất hiện sớm tình trạng suy giảm chức năng thất trái. Các thay đổi này có thể liên quan đến các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ như tăng huyết áp, tuổi, thời gian bị bệnh, chỉ số khối cơ thể (BMI), các biến chứng vi mạch của ĐTĐ [10], [19]. Nhằm nghiên cứu sự thay đổi chức năng thất trái ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 chúng tôi đặt vấn đề thực hiện đề tài: “Nghiên cứu những thay đổi về chức năng thất trái bằng siêu âm Doppler tim ở bệnh nhân đái tháo đƣờng typ 2” Nhằm mục tiêu sau: Đánh giá chức năng thất trái bằng siêu âm Doppler tim ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2.
  • 13. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Đại cƣơng về đái tháo đƣờng Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thì đái tháo đường (ĐTĐ) “là một hội chứng có đặc tính biểu hiện bằng tình trạng tăng glucose máu do hậu quả của việc thiếu/hoặc mất hoàn toàn Insulin hoặc do liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết và hoạt động của Insulin” [2], [4]. Ngày nay người ta cho rằng ĐTĐ là một rối loạn của hệ thống nội tiết; bệnh có thuộc tính là tăng glucose máu. Mức độ tăng glucose máu phụ thuộc vào sự mất toàn bộ hay một phần khả năng bài tiết hoặc khả năng hoạt động của insulin hoặc cả hai [2], [4]. Năm 2003, các chuyên gia của “ Ủy ban chẩn đoán và phân loại bệnh ĐTĐ Mỹ” lại đưa ra một định nghĩa mới về ĐTĐ “ là một nhóm các bệnh chuyển hóa có đặc điểm là tăng glucose máu, hậu quả của sự thiếu hụt bài tiết insulin; khiếm khuyết trong hoạt động của insulin hoặc cả hai. Tăng glucsose máu mạn tính thường kết hợp với sự hủy hoại, sự rối loạn chức năng và sự suy yếu chức năng của nhiều cơ quan đặc biệt là mắt, thần kinh, tim và mạch máu [2]. Từ đó mặc dù ĐTĐ là một bệnh nội tiết nhưng biểu hiện của bệnh lại là biểu hiện của những rối loạn chuyển hóa với các triệu chứng đặc trưng của bệnh là tiểu nhiều, khát nhiều, sụt cân nhiều khó lý giải, tuy nhiên đôi khi bệnh biểu hiện tương đối âm thầm, người bệnh chỉ tình cờ phát hiện ra khi đi khám các bệnh lý khác [2]. 1.1.1. Tình hình bệnh ĐTĐ 1.1.1.1. Tỷ lệ bệnh ĐTĐ trên thế giới. Tỷ lệ bệnh ĐTĐ trên thế giới có sự khác biệt rất lớn giữa các vùng, quốc gia tùy thuộc vào tập quán sinh hoạt và đời sống kinh tế xã hội của từng
  • 14. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn vùng, quốc gia, dân tộc. Theo số liệu của Viện nghiên cứu ĐTĐ quốc tế thì tỷ lệ bệnh ĐTĐ của một số khu vực như sau [2]: Bảng 1.1: Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở một số khu vực trên thế giới Khu vực Tỷ lệ ĐTĐ typ 1 Tỷ lệ ĐTĐ typ 2 Tổng cộng Châu Phi 0,8% 0,7% 1,5% Châu Á 0,14% 1,4% 1,5% Châu Mỹ 0,3% 2,0% 2,3% Châu Đại dương và Châu Âu 0,5% 3,1% 3,6% Khu vực Bắc Mỹ 0,6% 4,7% 5,3% Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở các quốc gia khác nhau cũng rất khác nhau phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như kinh tế, xã hội, tập quán ăn uống, sinh hoạt, hoạt động thể lực …[2], [4],[13],[14],[20]. Bảng 1.2: Số liệu thông báo của một số quốc gia về tỷ lệ bệnh ĐTĐ năm 1999 Quốc gia Tỷ lệ ĐTĐ Thái Lan 6,7 % Hàn Quốc 4,0 % Trung Quốc 2,0 % Đài Loan 2,1 % Hồng Công 4,0 % Ấn Độ 4,0 % Indonesia 1,3 % Pakistan 3,0 %
  • 15. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn Ngay trong một quốc gia các số liệu thống kê cũng có sự khác nhau phụ thuộc vào áp dụng theo tiêu chuẩn chẩn đoán nào. Ở Mỹ theo khảo sát năm 1993 về sức khỏe quốc gia (National Health Survey), tỷ lệ bệnh ĐTĐ cả hai loại là 3,3% dân số, tuy nhiên khi áp dụng test dung nạp glucose thì tỷ lệ ĐTĐ là 6,6% và tỷ lệ có rối loạn dung nạp glucose là 11,2% dân số [2], [4]. 1.1.1.2. Tỷ lệ bệnh ĐTĐ ở Việt Nam. Ở Việt Nam, vào những năm 1990 lần đầu tiên nghiên cứu dịch tễ bệnh ĐTĐ được tổ chức một cách tương đối khoa học và đã đưa ra được các tỷ lệ tương đối chính xác ở các khu vực Hà Nội, Huế và TP. Hồ Chí Minh trên các nghiên cứu ở độ tuổi 20-75 tuổi, cụ thể: Điều tra của Phan Sỹ Quốc và Lê Huy Liệu năm 1991 ở Hà Nội cho thấy, tỷ lệ bệnh ĐTĐ là 1,1%, tỷ lệ rối loạn dung nạp Glucose là 1,6% ở độ tuổi trên 15 tuổi. Trong đó tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở nội thành là 1,44% và ở ngoại thành là 0,63% [2], [19]. Theo điều tra của Mai Thế Trạch và Diệp Thanh Bình năm 1993 tại Thành phố Hồ Chí Minh thì tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ là 2,52±0,4% dân số [2], [19]. Ở Huế năm 1996 điều tra của Trần Hữu Dàng và Lê Huy Liệu thấy tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ là 0,96±0,14% dân số [2], [19]. Qua 3 cuộc điều tra nói trên ta thấy tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ có sự khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội của từng vùng. Năm 2001, Được sự giúp đỡ của các chuyên gia hàng đầu của WHO, chúng ta tiến hành điều tra dịch tễ học bệnh ĐTĐ theo các qui chuẩn quốc tế ở 4 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng điều tra là lứa tuổi 30-64 đã có kết quả như sau [2], [19]: - Tỷ lệ bệnh ĐTĐ 4,0 % - Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose 5,1 %
  • 16. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn - Đặc biệt có tới 64,9 % số người mắc bệnh ĐTĐ không được phát hiện hoặc không được điều trị. Và gần đây đã có rất nhiều các nghiên cứu khác đã được tiến hành tại các địa phương cho các các quả tương tự [7], [8], [11], [16], [17], [18], [21]. 1.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán và phân loại ĐTĐ 1.1.2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán Dưới đây là tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ của Tổ chức Y tế Thế (1999) giới dựa vào xét nghiệm nồng độ Glucose máu lúc đói và sử dụng test dung nạp glucose [2], [4]. Bảng 1.3: Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ Tiêu chuẩn Máu toàn phần Huyết tương TM Tĩnh mạch Mao mạch ĐTĐ - Lúc đói - Thời điểm 2 giờ sau NP tăng đường huyết ≥6,1 mmol/l ≥6,1 mmol/l ≥7,0 mmol/l ≥10 mmol/l ≥11,1 mmol/l ≥11,1 mmol/l Rối loạn dung nạp glucose lúc đói-IGT - Lúc đói (nếu đo) và - Thời điểm 2 giờ sau NP tăng đường huyết <6,1 mmol/l và ≥6,7 mmol/l <6,1 mmol/l và ≥7,8 mmol/l <7,0 mmol/l và ≥7,8 mmol/l Suy giảm dung nạp glucose lúc đói-IFG - Lúc đói (nếu đo) - Thời điểm 2 giờ sau NP tăng đường huyết ≥5,6 mmol/l và <6,1 mmol/l ≥5,6 mmol/l và <6,1 mmol/l ≥5,6 mmol/l và <7,0 mmol/l
  • 17. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 1.1.2.2. Phân loại ĐTĐ Bệnh ĐTĐ được chia làm nhiều loại, Có thể đưa ra một vài loại chính sau [2], [4]: 1. ĐTĐ typ 1: Tế bào Bêta bị hủy thường đưa đến thiếu insulin tuyệt đối 2. ĐTĐ typ 2: Kháng insulin kết hợp với thiếu insulin tương đối và tuyệt đối hoặc giảm tiết insulin, loại này chia làm 2 loại nhỏ: + ĐTĐ typ 2 không có béo + ĐTĐ typ 2 có béo 3. ĐTĐ đường do những tình trạng và hội chứng nhất định: + ĐTĐ do bệnh lý của tuyến tụy + ĐTĐ do những bệnh lý nội tiết khác: cường giáp, u tuyến yên… + ĐTĐ do bất thường về insulin hoặc các receptor của nó. + ĐTĐ do các bệnh lý về gene. + ĐTĐ do thuốc hoặc các hóa chất khác + ĐTD do nguyên nhân nhiễm trùng + ĐTĐ qua trung gian miễn dịch (hiếm gặp) 4. ĐTĐ ở phụ nữ có thai (Gestational Diabetes) Trong nội dung của nghiên cứu này chúng tôi chỉ đề cập đến ĐTĐ typ 2 1.1.2.3. Chẩn đoán ĐTĐ typ 1 và typ 2. Trước đây việc chẩn đoán ĐTĐ typ 1 và typ 2 chủ yếu dựa vào lứa tuổi xuất hiện bệnh và các biểu hiện lâm sàng. Ngày nay với những hiểu biết ngày càng rõ về sinh học phân tử và sinh lý bệnh, việc chẩn đoán typ của bệnh ĐTĐ trở nên chính xác hơn. Fattorusso và Ritter đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ typ 1 và typ 2 như sau [4]: Bảng 1.4: Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ typ 1 và typ 2
  • 18. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn Các tiêu chuẩn Typ 1 Typ 2 Tuổi khởi phát bệnh Dưới 30 tuổi Trên 30 tuổi Thể trạng cơ thể Không béo Thường béo Đặc điểm khởi phát Đột ngột, rầm rộ Từ từ, ít biểu hiện Tiểu nhiều, khát nước Rõ Không rõ Ăn nhiều, sụt cân Rõ Không rõ Chiều hướng toan ceton Thường có Không Biến chứng mạch máu Biến chứng vi mạch Mạch máu lớn Insulin huyết tương Rất thấp hoặc bằng 0 Bình thường hoặc cao Lệ thuộc insulin Có Không Thụ thể insulin Hiếm khi bị tổn thương Thường bị tổn thương Nồng độ glucagon huyết tương Tăng Bình thường Kháng thể kháng tiểu đảo Thường xuất hiện ngay khi khởi bệnh Không có Liên quan đến kháng nguyên HLA Có Không 1.2. Cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ typ 2 Cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ nói chung và ĐTĐ typ 2 đã được nghiên cứu và đưa ra từ rất sớm. Những năm trở lại đây cớ chế bệnh sinh của bệnh được
  • 19. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn hiểu rõ ràng hơn. Trong ĐTĐ typ 2 có 2 yếu tố đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ. Đó là sự kháng insulin và rối loạn sự bài tiết insulin, ngoài ra còn có vai trò của yếu tố gen và môi trường. Rối loạn bài tiết insulin: Ở người bình thường, khi đường máu tăng sẽ xuất hiện bài tiết insulin sớm và đủ để có thể kiểm soát nồng độ đường trong máu. Đối với bệnh nhân bị ĐTĐ, sự bài tiết insulin được kích thích muộn hơn (không có pha sớm, pha muộn) [4]. Kháng insulin: Ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2, insulin không có khả năng thực hiện những tác động động của mình như ở những người bình thường. Khi tế bào β không còn khả năng bài tiết insulin bù vào số lượng kháng insulin, đường máu khi đói sẽ tăng và xuất hiện ĐTĐ. Kháng insulin chủ yếu có ở hai cơ quan là gan và cơ [2], [4], [22], [23]. Sự đề kháng insulin: + Tăng sản xuất Glucose ở gan + Giảm thu nạp Glucose ở ngoại vi + Giảm thụ thể insulin ở các mô ngoại vi Kháng insulin không chỉ đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ typ 2 mà còn là một trong số các yếu tố gây tăng huyết áp ở bệnh nhân ĐTĐ do kháng insulin có nồng độ cao trong máu dẫn đến tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm gây tăng huyết áp [2], [4]. 1.3. Cơ chế bệnh sinh bệnh suy tim ở bệnh nhân ĐTĐ ĐTĐ được coi là một yếu tố nguy cơ của các lý bệnh tim mạch. Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ cao hơn rất nhiều so với nhiều so với những người bình thường. Biến chứng tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ chủ yếu là các bệnh lý: bệnh mạch vành, bệnh cơ tim-ĐTĐ (Diabetic Cardiomyopathy), bệnh tăng huyết áp (THA).
  • 20. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn Suy chức năng tâm trương ở bệnh nhân ĐTĐ đã được khẳng định qua những nghiên cứu lâm sàng và trong thực nghiệm. Điểm đặc trưng của suy tim trên bệnh nhân ĐTĐ là suy chức năng tâm trương mặc dù chức năng tâm thu vẫn còn bình thường hoặc hoặc hoạt động còn bù. Suy chức năng tâm trương (Suy tim tâm trương) biểu hiện bằng rối loạn chức năng đổ đầy thất trái. Trong suy chức năng tâm trương, thất trái tăng độ cứng và không được đổ đầy máu trong thời kỳ tâm trương với một áp lực bình thường, làm giảm thể tích máu ở cuối thời kỳ tâm trương. Do vậy để đảm bảo cung lượng tim, áp lực cuối tâm trương sẽ được tăng lên làm tăng áp lực nhĩ trái, gây ứ máu và tăng áp lực trong vòng tuần hoàn phổi. Về lâu dài cũng sẽ gây suy chức năng thất phải [10], [19]. Theo nghiên cứu của R.S. Vanssan dựa trên nhiều nghiên cứu về dịch tễ học suy tim từ năm 1975-1995 thì trong những người có biểu hiện suy tim ứ trệ (Congestive heart falure) thì có tới 40% có chức năng tâm thu bình thường. Đồng thời qua nghiên cứu những bệnh nhân suy tim do chức năng tâm trương ở cuối giai đoạn nặng sẽ có suy giảm đồng thời cả chức năng tâm thu. Chính vì vậy người ta cho rằng trong suy tim, các rối loạn về chức năng tâm trương có thể xảy ra sớm hơn và chức năng tâm trương được coi là một yếu tố chẩn đoán sớm tình trạng suy tim [10], [19]. 1.3.1. Bệnh mạch vành ở bệnh nhân ĐTĐ Bệnh mạch vành là bệnh gây tử vong hàng đầu ở bệnh ĐTĐ, tỷ lệ bệnh nhân tử vong do bệnh mạch vành ở bệnh nhân ĐTĐ cao gấp 3 lần so với người mắc bệnh mạch vành không bị ĐTĐ. Ở Mỹ tỷ lệ bệnh nhân tử vong do bệnh mạch vành chiếm 35% trên tổng số những bệnh nhân tử vong của bệnh ĐTĐ so với 6% ở những người không bị ĐTĐ. Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ mắc bệnh mạch vành cũng cao hơn gấp 2 lần (ở nam) và gấp 3 lần (ở nữ) so với người không bị ĐTĐ [19]. Các tổn thương của mạch vành ở bệnh ĐTĐ bằng
  • 21. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn giải phẫu bệnh, chụp mạch vành thấy xảy ra ở nhiều nhánh hơn, lan tỏa hơn. Bệnh mạch vành ở bệnh nhân ĐTĐ ngoài các yếu tố nguy cơ giống bệnh mạch vành ở những bệnh nhân không mắc ĐTĐ như: tăng huyết áp, hút thuốc lá, rối loạn mỡ máu, béo phì, tuổi, giới còn có liên quan chặt chẽ với thời gian mắc bệnh ĐTĐ, mức độ tăng glucose máu, tình trạng kháng insulin và các biến chứng vi mạch khác [19], [47]. Nguy cơ mắc bệnh mạch vành tăng lên 8 lần nếu bệnh nhân có biến chứng tổn thương vi mạch biểu hiện bằng có Protein niệu [10], [19] 1.3.1.1. Thiếu máu cơ tim cục bộ Thiếu máu cơ tim cục bộ ở người ĐTĐ thường nặng, nhiều ổ do tổn thương lan tỏa của các nhánh động mạch vành. Một đặc điểm riêng biệt ở bệnh nhân ĐTĐ là thiếu máu cơ tim thể không gây đau hay thiếu máu cơ tim âm thầm. Theo nghiên cứu Frammingham, người ĐTĐ có tỷ lệ nhồi máu cơ tim thầm lặng là 39%, cao hơn so với người không bị ĐTĐ là 22% [19], [33]. Tại Bệnh viện Bạch Mai, từ tháng 1/1991 đến tháng 5/1995 có 130 bệnh nhân bị bệnh mạch vành trong đó có 46,6% bị ĐTĐ. Trong số 11 ca bị bệnh mạch vành không đau có 3 ca bị ĐTĐ chiếm 27,2% [19]. Do đó để phát hiện bệnh mạch vành ở bệnh nhân ĐTĐ thì biện pháp tốt nhất là nghiệm pháp gắng sức và điện tim Holter 24h [10]. Bằng nghiệm pháp gắng sức có thể thấy 25 bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có kết quả dương tính mà trước đó không có biểu hiện đau ngực. Cơ chế của thiếu máu và nhồi máu cơ tim không đau ở bệnh nhân ĐTĐ là do tổn thương hệ thần kinh tự động của tim, làm tổn thương đường dẫn truyền cảm giác đau từ tim [10], [19]. 1.3.1.2. Nhồi máu cơ tim. Qua nhiều nghiên cứu người ta nhận thấy rằng nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân ĐTĐ xảy ra nhiều hơn, có nhiều biến chứng hơn [19], [36] [49], tỷ lệ tử vong trong bệnh viện do nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân ĐTĐ cao gấp 1,5-2 lần so với nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân không có ĐTĐ [19] mặc dù có nhiều tiến
  • 22. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn bộ của các biện pháp điều trị tái tưới máu (Reperfusion) trong nhồi máu cơ tim. Theo nghiên cứu TAMI (Thrombobolysis and Angioplasty in Myocardial Infraction), tỷ lệ tử vong trong bệnh viện ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim có ĐTĐ cao gấp 2 lần so với nhồi máu cơ tim không có ĐTĐ. Điều này được giải thích bởi không những ổ nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân ĐTĐ lan rộng hơn mà còn do tỷ lệ suy tim, sốc tim xảy ra nhiều hơn, tỷ lệ nhồi máu tái phát ở bệnh nhân ĐTĐ cũng cao hơn [19]. Suy tim, sốc tim ở bệnh nhân ở bệnh nhân ĐTĐ có nhồi máu cơ tim xảy ra nhiều hơn bởi vì ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim có ĐTĐ không những giảm phân số tống máu trên toàn bộ thất trái mà còn giảm cả phân số tống máu của vùng không bị nhồi máu được phát hiện qua siêu âm tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim có ĐTĐ mặc dù phân số tống máu còn bình thường hoặc chỉ giảm nhẹ được cho là Bệnh cơ tim-ĐTĐ với suy chức năng tâm trương là nguyên nhân gây ra [19], [42], [43]. 1.3.2. Bệnh cơ tim-ĐTĐ (Diabetic Cardiomyopathy) Bệnh cơ tim-ĐTĐ đã được phát hiện đầu tiên bởi Rubler năm 1972. Ông đã nghiên cứu giải phẫu bệnh của 4 bệnh nhân ĐTĐ có suy tim mà không có bệnh mạch vành hay bệnh lý tim mạch nào khác, cả 4 bệnh nhân đều không thấy tổn thương mạch vành do xơ vữa hay tắc mà chỉ có biểu hiện dày, giãn và xơ cơ tim. Từ đó cho tới nay đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh cho sự tồn tại của bệnh cơ tim ĐTĐ, bệnh này độc lập với bệnh mạch vành và được định nghĩa bằng rối loạn chức năng tâm trương [19], [42], [43]. 1.3.2.1. Cơ chế bệnh sinh Bệnh cơ tim-ĐTĐ. Có nhiều giả thiết về bệnh sinh của bệnh cơ tim ĐTĐ như bệnh vi mạch vành, giảm chức năng thần kinh tự động, do bản thân các rối loạn chuyển hóa tại tế bào cơ tim, tăng sinh tổ chức xơ.
  • 23. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn Hamby nghiên cứu giải phẫu bệnh cơ tim 3 bệnh nhân ĐTĐ có suy tim cho thấy các động mạch vành ở thượng tâm mạc hoàn toàn bình thường, tuy nhiên ở các vi mạch có tăng sinh nội mạc và ngoại mạc với xơ hóa. Blumenthal và Zoneraich thấy có tổn thương tăng sinh nội mạc và hyalin hóa ngoại mạch với lắng đọng PAS ở thành mạch. Những tổn thương này gặp ở 72% bệnh nhân ĐTĐ so với 12% ở bệnh nhân không ĐTĐ [19]. Factor và Waller [19] thấy có dày màng đáy mao mạch kết hợp với các vi phình mạch (microaneurysm) ở cơ tim bệnh nhân ĐTĐ. Tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ phối hợp khác thúc đẩy sự tiến triển của Bệnh cơ tim ĐTĐ. Factor và Van Hoeven nhận thấy hầu hết bệnh nhân ĐTĐ chết vì suy tim đều có THA. Hơn nữa khi nghiên cứu tổn thương giải phẫu bệnh, những tổn thương như tăng sinh tổ chức xơ và hoại tử tế bào cơ tim thấy rõ hơn ở cơ tim người ĐTĐ có THA hơn là ĐTĐ đơn thuần [19], [34], [39]. 1.3.2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về bệnh cơ tim ĐTĐ Để tìm rõ hơn về cơ chế bệnh sinh của Bệnh cơ tim ĐTĐ, nhiều tác giả đã nghiên cứu thực nghiệm trên cơ tim của chuột và chó được gây ĐTĐ. Những thay đổi về sinh hóa được mô tả như sau [19]: - Giảm sợi tơ cơ Actomysin và Myosin ATPase gây nên giảm tốc độ co ngắn cơ của các sợi cơ tim. - Rối loạn chuyển hóa ion Canxi (Ca++ ) tại tế bào cơ tim: + Giảm hoạt tính men Creatininkinase do đó giảm dự trữ từ ATP cần thiết cho các bơm vận chuyển ion Canxi ở mạng nội cơ tương. + Giảm hoạt động bơm Ca++ ATPase tại màng của mạng nội cơ tương, giảm thu nhận Ca++ phụ thuộc Na+ vào mạng nội cơ tương. Những thay đổi này làm giảm sự thu nhận Ca++ từ bào tương vào mạng nội cơ tương. + Giảm hoạt động bơm Ca++ ATPase tại màng tế bào cơ tim, giảm hoạt tính gắn thụ động của màng tế bào với Ca++ , giảm hoạt tính bơm Na+ -K+ ATPase (do đó giảm trao đổi Na+ -Ca++ ). Hậu quả là làm ứ đọng Ca++ tại bào
  • 24. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn tương tế bào cơ tim, làm Ca++ tăng ái lực với throponin C làm cho các sợi Actinmyosin khó rời nhau ra do đó làm giảm sự giãn nở của cơ tim. + Giảm mật độ các Receptor β và α ở tế bào cơ tim phối hợp với giảm nồng độ các cathecholamin trong máu bệnh nhân ĐTĐ, do đó giảm co bóp của cơ tim, giảm đáp ứng của cơ tim với các thuốc chủ vận α và β adrenergic. + Rối loạn chuyển hóa carbonhydrate, lipid, lắng đọng glycogen, acid béo tự do và triglycerid ở cơ tim. 1.3.2.3. Vai trò của Bệnh cơ tim-ĐTĐ trong suy tim ở bệnh nhân ĐTĐ. Những thay đổi đã mô tả như tăng sinh tổ chức xơ ở cơ tim dẫn đến làm tăng độ cứng của cơ tim, giảm sự đàn hồi của tâm thất. Hơn nữa những rối loạn vận chuyển Ca++ trong bào tương của tế bào cơ tim cũng dẫn đến tình trạng ứ đọng Ca++ trong bào tương cơ tim làm giảm khả năng giãn chủ động của cơ tim. Hậu quả là làm rối loạn quá trình đổ đầy thất trái biểu hiện bằng giảm độ giãn chủ động của thất trái trong thời kỳ tâm trương, gây nên suy chức năng tâm trương ở bệnh nhân ĐTĐ [19], [42], [43], [50]. 1.3.3. Tăng huyết áp với Bệnh cơ tim-ĐTĐ Tăng huyết áp rất phổ biến ở ĐTĐ. Những số liệu về dịch tễ học cho thấy tỷ lệ THA ở bệnh nhân ĐTĐ tăng cao gấp 1,5-2 lần so với quần thể chung. Tỷ lệ THA ở ĐTĐ typ 2 là 40% (ở nam) và 53% (ở nữ). [1], [3], [6], [12], [15], [24], [26]. THA làm gia tăng tỷ lệ tử vong và mắc bệnh tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ tỷ lệ mắc bệnh và tử vong tim mạch ở người ĐTĐ có THA cao gấp 2 lần so với ĐTĐ không có THA [19], [46], [51]. THA làm tăng hậu gánh, dẫn tới dày thất trái, tăng khối lượng cơ thất trái, gây rối loạn quá trình đổ đầy thất, làm tăng tỷ lệ nhồi máu cơ tim, đột tử, loạn nhịp và suy tim ở bệnh nhân ĐTĐ [4], [19]. Venco cho rằng: Những rối loạn chức năng tâm trương ở bệnh nhân ĐTĐ có THA nặng hơn là ĐTĐ hay THA đơn thuần [19].
  • 25. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 1.4. Các nghiên cứu về thay đổi chức năng tim ở bệnh nhân ĐTĐ 1.4.1. Trên thế giới Kể từ khi Rubler phát hiện ra bệnh cơ tim ĐTĐ tới nay, đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới sử dụng các phương pháp thăm dò khác nhau như: Thông tim, siêu âm tim, chụp phóng xạ buồng tim… Tuy nhiên các phương pháp thăm dò không xâm nhập được đánh giá là có hiệu quả hơn, đặc biệt là siêu âm Doppler tim. Năm 1975 [19], Ahmed sử dụng phương pháp điện tâm đồ để đo các khoảng thời gian tâm thu (Systolic Time Intervals-STIs) ở bệnh nhân ĐTĐ không có THA, bệnh mạch vành cho thấy: Thời gian tống máu (Left Ventricular Ejection Time-LVET) ngắn lại, thời gian tiền tống máu (Pre- ejection Period-PEP) kéo dài làm tăng tỷ lệ PEP/LVEP. Những thay đổi này phản ánh sự giảm co bóp của cơ tim của cơ tim nguyên nhân do tăng độ cứng của cơ tim. Di Bonito [19] nhận thấy: Trên siêu âm Doppler, chức năng tâm thu thất trái hoàn toàn bình thường, nhưng đường kính nhĩ trái, độ dày vách liên thất và chỉ số khối lượng cơ thất trái đều tăng so với nhóm chứng mặc dù không có THA, Các thông số chức năng tâm trương như thời gian giãn đồng thể tích (IVRT), vận tốc đỉnh do ̀ ng nhĩ thu (VA) tăng, tỷ lệ VE/ VA giảm rõ rệt so với nhóm chứng. Tác giả cũng không thấy có sự liên quan giữa chức năng tâm trương ở ĐTĐ typ 2 với thời gian bị bệnh hay các biến chứng vi mạch. Astorri [19] đánh giá chức năng thất trái ở cả 2 typ của ĐTĐ có cả biến chứng vi mạch như tổn thương đáy mắt, biến chứng thận (Microalbumin niệu). Cả 2 typ đều giảm VE, tăng VA và giảm tỷ lệ VE/ VA. . Không những vậy, VTIE cả 2 typ đều giảm so với nhóm chứng, tỷ lệ VTIE/ VTIA cũng giảm, thời gian giãn đồng thể tích IVRT kéo dài rõ rệt. Khi so sánh giữa 2 typ ĐTĐ, Astorri nhận thấy chức năng tâm trương ở ĐTĐ typ 2 thay đổi rõ rệt hơn typ 1
  • 26. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn với sự khác biệt có ý nghĩa của VE, VTIE, VTIA và IVRT giữa 2 typ. Chức năng tâm trương cả 2 typ đều có liên quan với thời gian bị bệnh ĐTĐ và mức độ nặng của bệnh. Trong như ̃ ng năm gâ ̀ n đây , siêu âm Doppler đươ ̣ c ư ́ ng du ̣ ng như mô ̣ t sư ̣ lư ̣ a cho ̣ n ha ̀ nh đâ ̀ u trong thăm do ̀ chư ́ c năng tim , có râ ́ t nhiê ̀ u nghiên cư ́ u đa ̃ tìm hiểu chức năng tim trên bệnh nhân đái tháo đường , đă ̣ c biê ̣ t la ̀ chư ́ c năng thâ ́ t tra ́ i [35], [37], [38], [41]. [48]… Qua các nghiên cứu trên, chúng ta thấy có thể thấy là ở bệnh nhân ĐTĐ mặc dù không có THA hay bệnh mạch vành đều có rối loạn chức năng tâm trương và những thay đổi này xuất hiện sớm hơn và rõ ràng hơn là rối loạn chức năng tâm thu và các tác giả đã cho rằng nhưng thay đổi chức năng tâm trương ở bệnh nhân ĐTĐ là do bệnh cơ tim ĐTĐ gây nên. Tuy nhiên sự liên quan giữa các thay đổi chức năng tim với các dấu hiệu lâm sàng khác của ĐTĐ như thời gian bị bệnh, biến chứng vi mạch ở các nghiên cứu chưa có sự thống nhất, có lẽ có sự khác nhau giữa các phương pháp nghiên cứu của các tác giả khác nhau như cách đánh giá biến chứng vi mạch, phương pháp lấy mẫu. 1.4.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam, kể từ khi phương pháp siêu âm Doppler tim được ứng dụng trong thăm dò chức năng nói chung và thăm khám tim mạch nói riêng, chẩn đoán các bệnh lý tim mạch đã có nghiên cứu của các tác giả trong nước về siêu âm Doppler tim trong thăm dò chức năng của các bệnh lý tim mạch cũng như các bệnh lý nội khoa ảnh hưởng tới chức năng tim. Hơn nữa các hằng số sinh lý về chức năng tim ở người bình thường cũng được xác lập [5] [31], [32]. Trong các bệnh lý ĐTĐ, đã có nhiều nghiên cứu về các biến chứng tim mạch của ĐTĐ mà chủ yếu là biến chứng mạch máu lớn như: Nguyễn Hải Thủy sử dụng siêu âm Doppler phát hiện sớm các tổn thương xơ vữa động
  • 27. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn mạch ở bệnh nhân ĐTĐ. Trần Đức Thọ và Đặng Tú Cầm nghiên cứu các yếu tố nguy cơ đối với bệnh mạch vành ở bệnh nhân ĐTĐ. 1.5 Ứng dụng của Siêu âm Doppler tim trong đánh giá chức năng tim Phần lớn sự suy giảm chức năng tim có nguồn gốc từ tim trái hay thất trái. Do vậy đánh giá chức năng tim chủ yếu là đánh giá chức năng thất trái. Tuy nhiên khi đánh giá chức năng tim phải xem xét tới sự vẹn toàn của hệ thống tim mạch cũng ảnh hưởng của các yếu tố tiền gánh, hậu gánh, nhịp tim đối với chức năng tim [19], [35], [37], [38], [41], [44], [48]. Trước đây việc đánh giá chức năng thất trái chủ yếu dựa vào thăm dò bằng các phương pháp thăm dò xâm nhập, phức tạp, như thông tim đo áp lực, chụp buồng tim. Những phương pháp thăm dò này đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, trang thiết bị đắt tiền, khó áp dụng rộng dãi. Vì vậy việc ứng dụng kỹ thuật siêu âm Doppler tim là một biện pháp thăm dò không xâm nhâp, không gây nguy hiểm cho bệnh nhân và có thể ứng dụng rộng rãi. Kỹ thuật đầu tiên được ứng dụng trong đánh giá chức năng tim là siêu âm kiểu TM (Time motion), ngày nay tất cả các loại hình của siêu âm như TM 2 chiều (2-D). Doppler xung, Doppler liên tục, Doppler màu … đều được áp dụng để đánh giá chức năng tim. Sự phối hợp các loại hình siêu âm giúp ta đánh giá chính xác sự thay đổi hình thái, huyết động trong các bệnh lý, đóng góp đắc lực cho chẩn đoán, điều trị và tiên lượng bệnh 1.5.1 Đánh giá chức năng tâm thu thất trái bằng siêu âm Doppler tim 1.5.1.1. Các thông số đánh giá kích thước, thể tích và độ dày thất trái. Hiện nay, có nhiều kỹ thuật siêu âm để đánh giá hình thái và chức năng thất trái như: Kỹ thuật siêu âm phối hợp siêu âm TM (Time Motion) và 2-D (Two Dimension), siêu âm Doppler [5], [19], [31], [32]. Đánh giá chức năng tâm thu thất trái có các thông số sau:
  • 28. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn * Đường kính trong thất trái bao gồm: - Đường kính thất trái cuối thời kỳ tâm trương: Diametal Diastole-Dd - Đường kính thất trái cuối kỳ tâm thu: Diametal Systole -Ds * Độ dày thành tâm thất bao gồm: - Độ dày vách liên thất-IVS - Độ dày vách liên thất tâm trương-IVSd - Độ dày vách liên thất tâm thu-IVSs - Độ dày thành sau thất trái-LVPW - Độ dày thành sau thất trái tâm trương-LVPWd - Độ dày thành sau thất trái tâm thu-LVPWs Thể tích thất trái: Được đo bằng 2 phương pháp: Trên siêu âm TM: Thể tích thất trái được tính từ đường kính thất trái theo công thức Teichholz: 3 7 V = D 2,4+D Trong đó D là đường kính thất trái đo ở thì tâm thu hoặc tâm trương, kết quả phụ thuộc vào sự chính xác của đường kính thất trái vì theo công thức trên các sai số của đường kính thất trái sẽ lập phương lên khi chuyển sang thể tích. Trên siêu âm 2-D thể tích thất trái có thể tính theo 3 cách: - Tính thể tích thất trái như hình của một ellipse dài - Tính thể tích thất trái bằng tổng thể tích của các hình nhỏ hơn có hình thể và thể tích giống nhau theo quy tắc Simpson, đây là phương pháp được nhiều người áp dụng vì tính chính xác cao [5]. - Tính thể tích thất trái bằng phương pháp kết hợp hình học coi thất trái như hình trụ, hình nón hoặc hình trụ-chóp, hình trụ nửa ellipse. 1.5.1.2 Các thông số đánh giá chức năng tâm thu toàn bộ thất
  • 29. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn - Thông số ứng dụng nhất là phân số tống máu (Ejection fraction-EF%) được tính bằng phân trăm của thể tích máu có ở thất trái sau thời kỳ tâm trương được tống đi trong thời kỳ tâm thu theo công thức: EVd - EVs SV EF% = 100% = 100% Vd Vd   - Phân số co ngắn cơ - FS%, được tính theo công thức: Dd - Ds FS% = % Dd - Thể tích tống máu (Strocke volume-SV) theo công thức: Sv (ml) = EVd – EVs Hoặc có thể tính trên siêu âm Doppler theo dòng chảy quan van động mạch chủ theo công thức: SV (ml) = VTI1 x Diện tích đường ra thất trái (VTI1 là vận tốc của máu chảy qua van động mạch chủ bằng Doppler xung) - Cung lượng tim và chỉ số tim: Có thể tính trên siêu âm TM, 2-D và Doppler xung [5], [19], [31], [32]. Trên TM và 2-D được tính theo công thức CO (lít/phút) = Sv x nhịp tim (chu kỳ/phút) Trên siêu âm Doppler được tính theo công thức CO (lít/phút) = VTI1 x Diện tích đường ra thất trái x Nhịp tim. Chỉ số tim (Cardiac index-CI) được tính theo bằng cung lượng tim chia cho diện tích da cơ thể (Sbm): ) 2 CO CI(l/ph/m Sbm  1.5.2 Đánh giá chức năng tâm trƣơng bằng siêu âm Doppler
  • 30. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn Thất trái nói riêng và thất phải nói chung có chức năng là hút (đổ đầy) và bơm (tống) máu. Chức năng tâm trương của thất trái có thể được định nghĩa như là sự đổ đầy thất trái một lượng máu thích hợp để tạo ra được một cung lượng tim đáp ứng được với nhu cầu của cơ thể. Suy chức năng tâm trương thất trái có thể xảy ra đơn thuần do sự hạn chế đổ đầy thất trái, giảm khả năng giãn nở của buồng thất trái do nguyên nhân tại cơ tim hay do chèn ép từ bên ngoài, trong khi đó chức năng tâm thu vẫn bình thường [19]. Chức năng tâm trương thất trái được biểu hiện qua 2 loại thông số khác nhau đó là [5], [19], [31], [32], [45]: - Đo độ giãn buồng thất trái (relaxation) - Tính đàn hồi thất (Compliance) Trước đây các thông số này được thực hiện bằng các phương pháp thăm dò thâm nhập rất phức tạp nhưng hiện nay chúng được đánh giá qua siêu âm Doppler thông qua đánh giá các thông số dòng chảy qua van 2 lá trong thời kỳ tâm trương. Các thông số sau thường được du ̀ ng đ ể đánh giá chức năng tâm trương cả thất trái: [5], [19] 1.5.2.1. Tỷ lệ sóng E/A Là chỉ số được dùng thường xuyên nhất để đánh giá chức năng tâm trương của thất trái. Khi cơ thất trái bị bệnh mạch vành tỷ lệ này cũng thay đổi [24]. Bình thường biên độ sóng E lớn hơn sóng A. Do đó tỷ lệ E/A>1. Khi luồng máu vào thất trái bị giảm trừ ở giai đoạn đổ đầy sớm tâm trương sẽ làm biên độ sóng E giảm. Để bù trừ, nhĩ trái bóp mạnh hơn ở giai đoạn cuối tâm trương làm biên độ sóng A tăng lên do đó tỷ lệ sóng E/A<1 [5], [19]. 1.5.2.2. Kích thước nhĩ trái (LA) Khi có giảm đổ đầy tâm trương, nhĩ thu bù trừ, song vẫn có một lượng máu ứ lại dần làm tăng kích thước nhĩ trái.
  • 31. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn Nhĩ trái to ngay cả khi không có hở van hai lá hay loạn nhịp [5], [19]. Bình thường đường kính nhĩ trái LA ≤ 35mm 1.5.2.3. Ngoài ra cung lượng tim (CO) có giá trị trong đánh giá chức năng tâm thu cũng được dùng để đánh giá chức năng tâm trương [5], [19], [31], [32]. 1.5.3. Đánh giá mức độ tổn thƣơng van 2 lá và van ĐMC bằng siêu âm Doppler 1.5.3.1. Đánh giá hở van 2 lá Việc đánh giá mức độ hở van 2 lá dự vào dòng máu phụt ngược lại nhĩ trái, người ta chia hở van 2 lá làm 4 độ. Theo Miyatake căn cứ vào chiều dài của dòng máu phụt ngược để chia độ như sau [5]: + Độ 1: <1,5 cm + Độ 2: 1,5-3,0 cm + Độ 3: 3-4,5 cm + Độ 4: >4,5 cm Một sô ́ tác giả khác lại căn cứ vào diện tích của dòng máu phụt ngược để đánh giá, như Spain để nghị: Hở van 2 lá nhẹ khi diện tích dòng máu phụt <4cm2 , trung bình khi diện tích 4-8 cm2 và >8 cm2 là hở nặng [5]. Trong nghiên cứu này chúng tôi áp dụng cách phân độ theo Miatake 1.5.3.2. Đánh giá hở van ĐMC Do Doppler sóng liên tục có khả năng đo được các dòng chảy tốc độ cao nên Doppler so ́ ng liên tục ghi được đầy đủ hở van ĐMC , nhâ ́ t là các trường hợp hở nặng. Nhiều tác giả đã phân tích phổ hở này để xác định các thông số đánh giá mức độ nặng nhẹ của hở van ĐMC. Trong nghiên cứu này chúng tôi áp dụng cách phân chia mức độ hở van ĐMC theo Galassi A. R dựa trên diện tích của dòng máu phụt ngược lai thất trái như sau [5]:
  • 32. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn + Hở chủ nhẹ: 222±111 mm2 + Hở chủ trung bình: 322±104 mm2 + Hở chủ nặng: 959±369 mm2 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tƣợng nghiên cứu 2.1.1 Nhóm bệnh: Gồm tất cả các bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định là ĐTĐ typ 2 đang được điều trị nội trú tại Bệnh viê ̣ n Đa khoa Trung ương Thái Nguyên trong thời gian từ tháng 12 năm 2008 đến tháng 10 năm 2009. 2.1.2 Nhóm chứng: Gồm người khoẻ mạnh bình thường phù hợp với nhóm bệnh về số lượng, tuổi và giới. 2.1.3 Tiêu chuẩn chọn mẫu bệnh nhân Bệnh nhân được chọn vào nhóm bệnh cho nghiên cứu phải có đủ 2 tiêu chuẩn sau:
  • 33. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 2.1.3.1. Bệnh nhân phải được chẩn đoán xác định là đái tháo đường theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1999, có 1 trong 2 tiêu chí sau: (1) Có các triệu chứng của ĐTĐ (trên lâm sàng); mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l. (2) Mức Glucose huyết tương lúc đói ≥ 7,0 mmol/l. 2.1.3.2. Bệnh nhân phải được chẩn đoán là đái tháo đường typ 2 theo một số tiêu chuẩn của WHO có vận dụng với điều kiện Việt Nam: (1) Tuổi >40 tuổi. (2) Triệu chứng lâm sàng không rầm rộ. (3) Thường có cơ địa béo phì. (4) Không có biến chứng nhiễm toan Ceton. (5) Điều trị lâu dài có hiệu quả bằng chế độ ăn và/hoặc các thuốc viên hạ đường huyết. 2.1.4. Tiêu chuẩn loại trừ - Những bệnh nhân đang có biến chứng cấp tính của ĐTĐ như hôn mê toan Ceton, hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu. - Bệnh nhân có các bệnh lý tim mạch thực thể khác không phải do ĐTĐ gây nên như: Bệnh lý van tim do thấp, bệnh lý màng ngoài tim, bệnh tim bẩm sinh, bệnh cơ tim. - Bệnh nhân có tiền sử hoặc đang có nhồi máu cơ tim (dựa vào khai thác tiền sử, lâm sàng, điện tim, xét nghiệm men tim), bệnh nhân đang bị tai biến mạch máu não. - Các bệnh lý nội khoa khác có ảnh hưởng đến chức năng của tim như: bệnh Basedow, cushing, lupus, xơ gan, xơ cứng bì. - Bệnh nhân trên điện tim có loạn nhịp tim, block nhánh trái. - Có thai, tuổi già yếu (>70 tuổi).
  • 34. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm: Tại Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 12 năm 2008 đến tháng 10 năm 2009. 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu bệnh chứng. 2.3.2. Kỹ thuật chọn mẫu - Chọn cỡ mẫu có chủ đích. 2.3.3. Cỡ mẫu nghiên cứu Chúng tôi chọn mẫu nghiên cứu có chủ đích chọn 2 nhóm nghiên cứu: Nhóm bệnh và nhóm chứng với cỡ mẫu tối thiểu mỗi nhóm 30 người. 2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu 2.4.1. Thông tin chung: - Tuổi bệnh nhân - Giới - Dân tộc - Nghề nghiệp 2.4.2. Nhóm chỉ tiêu lâm sàng: - Mạch - Tăng huyết áp, mức độ tăng huyết áp. - Tuổi bệnh ĐTĐ, tuổi bệnh THA - Có biểu hiện suy tim trên lâm sàng hay không? mức độ (dựa vào phân độ suy tim theo NYHA) - Thể trạng cơ thể tính theo chỉ số khối cơ thể-BMI.
  • 35. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 2.4.3. Nhóm chỉ tiêu cận lâm sàng: - Glucose máu lúc đói - Các xét nghiệm lipid máu: cholesterol toàn phần, triglycerid, HDL - C, LDL - C. - Định lượng ure, creatinin máu - XN nước tiểu toàn phần, định lượng protein niệu trong nước tiểu buổi sáng. - Định lượng protid máu, albumin, globulin. - Điện tâm đồ lúc nghỉ, xét nghiệm men tim. 2.4.4. Các chỉ số siêu âm tim (sử dụng phương pháp siêu âm TM, 2-D và Doppler), thu thập các thông số sau: 2.4.4.1. Các thông số đánh giá chức năng tâm thu thất trái: - Đường kính thất trái cuối thời kỳ tâm trương (Dd) - Đường kính thất trái cuối thời kỳ tâm thu (Ds) - Bề dày vách liên thất tâm trương (IVSd) - Bề dày vách liên thất tâm thu (IVSs) - Độ dày thành sau thất trái tâm trương (LVPWd) - Độ dày thành sau thất trái tâm thu (LVPWs) - Thể tích thất trái tâm thu (EVs), tâm trương (EVd) - Thể tích tống máu (SV=EVd-EVs) - Phân số tống máu (EF) - Phân số co ngắn cơ (FS) Trong đó quan trọng nhất là các thông số: Thể tích tống máu - SV; phân số tống máu - EF và phân số co ngắn cơ – FS [5]. 2.4.4.2. Các thông số đánh giá chức năng tâm trương thất trái - Đường kính nhĩ trái - Left Auricle Diameter (LA) - Tỷ lệ sóng E/A - Cung lượng tim (CO)
  • 36. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn Trong đó tỷ lệ E/A được dùng thường xuyên nhất [31], [32]. 2.4.4.3. Đánh giá tổn thương các van tim - Hở và mức độ hở van 2 lá - Hở và mức độ hở van động mạch chủ 2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu Lựa chọn đối tượng dựa vào thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng theo một mẫu bệnh án nghiên cứu riêng, chú ý đến các thông số sau: - Tuổi, giới của người bệnh. - Thời gian bị bệnh ĐTĐ và THA (được tính từ khi được chẩn đoán xác định là ĐTĐ typ 2 và THA tới thời điểm nghiên cứu-tính bằng năm). - Tính chỉ số khối của cơ thể (BMI-Body Mass Index) theo công thức: 2 W BMI h  Trong đó: W: là khối lượng của cơ thể tính bằng Kg. h: là chiều cao của cơ thể tính bằng m - Đánh giá chỉ số BMI theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới đề nghị cho khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tháng 2/2000 như sau [4]: Bảng 2.1: Bảng xếp loại BMI Xếp loại BMI Gầy < 18,5 Bình thường 18,5 – 22,9 Thừa cân 23 – 24,9 Béo phì độ 1 25 – 29,9 Béo phì độ 2 > 30
  • 37. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn - Thăm khám lâm sàng một cách có hệ thống để: + Chẩn đoán loại trừ các bệnh tim mạch thực thể không phải do ĐTĐ gây nên như: Bệnh van tim do thấp, bệnh tim bẩm sinh, bệnh màng ngoài tim, bệnh cơ tim. + Loại trừ các bệnh nội khoa khác có ảnh hưởng đến chức năng tim như: Basedow, Cushing, Xơ gan, Lupus... + Chẩn đoán tăng huyết áp theo JNC VI (2003) + Chẩn đoán có hay không có suy tim trên lâm sàng, chẩn đoán mức độ suy tim theo phân độ của Hiệp hội tim mạch New York-NYHA [4]: Bảng 2.2 Chẩn đoán mức độ tăng huyết áp theo JNC VI-2003 Mức độ HA tâm thu-SBP (mmHg) HA tâm trương-DBP (mmHg) Bình thường < 130 và < 85 Bình thường cao 130-139 và/hoặc 85-89 THA, giai đoạn 1 140-159 hoặc 90-99 THA, giai đoạn 2 160-179 hoặc 100-109 THA, giai đoạn 3 ≥ 180 hoặc ≥ 110 Bảng 2.3 Phân độ suy tim theo NYHA [4] Độ Biểu hiện I Thể lực không bị hạn chế, sinh hoạt bình thường (bt), không gây mệt, trống ngực, khó thở hoặc đau thắt ngực (ĐTN) II Thể lực bị hạn chế ít, dễ chịu lúc nghỉ, sinh hoạt bình thường cũng gây mệt, trống ngực, khó thở hoặc ĐTN III Thể lực bị hạn chế rõ, sinh hoạt dưới mức bình thường cũng gây mệt, khó thở hoặc ĐTN
  • 38. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn IV Làm gì cũng khó chịu, lúc nghỉ có triệu chứng suy tim hoặc ĐTN, hoạt động nào cũng tăng triệu chứng. + Loại trừ các bệnh nhân có bệnh lý mạch vành (qua hỏi bệnh, khám lâm sàng, điện tim lúc nghỉ, xét nghiệm men tim). - Làm các xét nghiệm cần thiết: + Xét nghiệm cơ bản. + Định lượng đường máu khi đói + Định lượng Cholesterol toàn phần, Triglycerid, LDL-C, HDL-C. + Định lượng Ure máu, creatinin máu, tính mức lọc cầu thận. + Định lượng Protein niệu buổi sáng. + Chụp X-quang tim phổi. + Làm điện tim lúc nghỉ tại Khoa Thăm dò chức năng-Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. 2.3.5. Tiến hành làm siêu âm Doppler tim. 2.3.5.1. Địa điểm Tiến hành siêu âm Doppler tim tại Khoa Thăm dò chức năng-Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. 2.3.5.2 Phương tiện Máy siêu âm Doppler màu Enviorc Philips. 2.3.5.3 Cách thức tiến hành siêu âm Bệnh nhân được thông báo giải thích và nghỉ ngơi trước ít nhất 15 phút trước khi làm siêu âm. - Tư thế bệnh nhân: Nghiêng trái 900 so với mặt giường khi thăm dò mặt cắt ức trái và nghiêng trái 30-400 khi thăm dò ở mỏm tim. - Người làm siêu âm ngồi bên phải bệnh nhân.
  • 39. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn - Sử dụng siêu âm 2-D: Để thăm dò một số thay đổi hình thái của tim như: tổn thương van tim, màng ngoài tim và dẫn hướng cho siêu âm M-mode, siêu âm Doppler. - Siêu âm M-mode: để xác định các chỉ số hình thái và chức năng tim khi đo các kích thước của tim trái như: đường kính, bề dày thành tim. - Siêu âm Doppler xung: Thăm dò dòng chảy qua van 2 lá, dòng chảy qua van động mạch chủ 2.3.5.4 Các thông số dùng cho nghiên cứu Tên thông số Giá trị bình thƣờng - Đường kính thất trái cuối thời kỳ tâm trương (Dd) :46±4mm - Đường kính thất trái cuối thời kỳ tâm thu (Ds) :30±3mm - Thể tích thất trái cuối tâm trương (EVd) :101±17ml - Thể tích thất trái cuối tâm thu (EVs) :37±9ml - Phân số co rút cơ thất trái (FS%) :34±6% - Phân số tống máu thất trái (EF%) :63±7% - Thể tích tống máu (SV) - Bề dày vách liên thất tâm trương (IVSd) :1,5±1mm - Bề dày vách liên thất tâm thu (IVSs) :10±2mm - Bề dày thành sau thất trái tâm trương (LVPWd) :7±1mm - Bề dày thành sau thất trái tâm thu (LVPWs) :12±1mm - Đường kính nhĩ trái (LA) :≤35mm - Tỷ lệ sóng E/A : <1 - Cung lượng tim (CO) - Hở và mức độ hơ ̉ van hai lá :Không - Hở và mức độ hở van động mạch chủ :Không 2.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu
  • 40. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn Tất cả các số liệu nghiên cứu được xử lý trên máy tính theo chương trình EPI-INFO 6.0 Hình 1: Máy siêu âm Doppler màu Enviorc Philips. Hình 2: Siêu âm tim cho bê ̣ nh nhân .
  • 41. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tƣợng nghiên cứu Bảng 3.1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Nhóm bệnh Nhóm chứng p Tuổi trung bình 51,75±7,46 52,87±8,11 p>0,05 Thời gian bệnh ĐTĐ 3,03±2,02 Thời gian bệnh THA 2,62±0,91 Nhận xét: Không có sự khác biệt về tuổi giữa nhóm bệnh và nhóm chứng Bảng 3.2: Đặc điểm về giới, dân tộc của các nhóm nghiên cứu Giới Nhóm bệnh Nhóm chứng p N % n % Nam 16 48,5 13 39,4 p>0,05 Nữ 17 51,5 20 60,6 p>0,05 Kinh 26 78,8 29 87,9 p>0,05 Thiểu số 7 21,2 4 12,1 p>0,05 Tổng 33 100% 33 100% Nhận xét: Không có sự khác biệt về giới và dân tộc giữa nhóm bệnh và nhóm chứng
  • 42. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của các nhóm nghiên cứu Bảng 3.3: Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Nhóm bệnh Nhóm chứng p Mạch 72,66±2,78 75,42±3,96 p>0,05 HA tâm thu 126,81±18,06 116,97±5,14 p<0,01 HA tâm trương 81,66±9,97 74,69±4,13 p<0,01 Nhận xét: Không có sự khác biệt về mạch với p>0,05 nhưng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01 của huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương giữa nhóm bệnh và nhóm chứng. Bảng 3.4: Đặc điểm lâm sàng của nhóm đái tháo đường Đặc điểm ĐTĐ đơn thuần ĐTĐ có THA p Mạch 72,52±2,49 73,12±2,29 p>0,05 Năm ĐTĐ 2,68±2,13 4,12±1,12 p<0,05 HA tâm thu 117,60±4,81 155,62±12,66 HA tâm trương 76,60±2,78 97,50±7,07 Nhận xét: Không có sự khác biệt về mạch giữa các nhóm ĐTĐ với p>0,05. Năm mắc bệnh ĐTĐ giữa nhóm bệnh nhân ĐTĐ đơn thuần và nhóm ĐTĐ có THA có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05
  • 43. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn Bảng 3.5: Đặc điểm của chỉ số BMI của các nhóm nghiên cứu Độ BMI Nhóm bệnh Nhóm chứng n % n % Gầy 1 3,03 1 3,03 Bình thường 24 72,72 26 78,78 Thừa cân 6 18,18 5 15,15 Béo phì 2 6,06 1 3,03 Tổng 33 100% 33 100% Nhận xét: Trong nhóm đái tháo đường có 8 bệnh nhân thừa cân và béo phì chiếm tỉ lệ 24,24%, trong nhóm chứng có 6 người thừa cần và béo phì chiếm tỉ lệ 18,18%. Bảng 3.6: Đặc điểm của chỉ số BMI của nhóm bệnh nhân ĐTĐ Độ BMI ĐTĐ đơn thuần ĐTĐ co THA n % n % Gầy 1 4,0 - - Bình thường 17 68,0 7 87,5 Thừa cân 5 20,0 1 12,5 Béo phì 2 8,0 - Tổng 25 100% 8 100% Nhận xét: Trong nhóm đái tháo đường đơn thuần có 5 bệnh nhân thừa cân và béo phì chiếm tỉ lệ 24,0%, trong nhóm đái tháo đường có tăng huyết áp có 1 người thừa cần chiếm tỉ lệ 12,5%.
  • 44. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn Bảng 3.7: Số lượng bệnh nhân có biểu hiện suy tim trên lâm sàng của nhóm ĐTĐ Đặc điểm ĐTĐ đơn thuần N=25 ĐTĐ có THA N=8 n % n % Suy tim độ I 1 3,7% 1 12,5% Suy tim độ II 0 0% 0 0% Suy tim độ III 0 0% 0 0% Suy im độ IV 0 0% 0 0% Tổng 1 3,7% 1 12,5% Nhận xét: Trong nhóm ĐTĐ có 2 bệnh nhân có biểu hiê ̣ n suy tim trên lâm sàng trong đó 1 bệnh nhân ĐTĐ đơn thuần, 1 bệnh nhân ĐTĐ có THA. Bảng 3.8: So sa ́ nh những biến đổi về sinh hóa của các nhóm nghiên cứu Xét nghiệm Nhóm bệnh Nhóm chứng p n % n % Tăng TG 12 36,26% 5 15,15% p<0,05 Tăng CT 10 30,30% 3 9,09% p<0,05 Giảm HDL-C 7 21,21% 4 12,12% p>0,05 Tăng LDL-C 7 21,21% 5 15,15% p>0,05 Nhận xét: Tỷ lệ tăng triglyceride va ̀ cholesterol máu giữa nhóm ĐTĐ và nhóm chứng có sự khác biệt có ý nghĩa với p<0,05 Tỷ lệ tăng LDL -C va ̀ gia ̉ m HDL -C giữa nhóm ĐTĐ và nhóm chứng không có sự khác biệt có ý nghĩa với p>0,05
  • 45. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn Bảng 3.9: So sa ́ nh những biến đổi về sinh hóa của nhóm ĐTĐ Xét nghiệm ĐTĐ đơn thuần ĐTĐ có THA p n % n % Tăng TG 10 40 2 25 p>0,05 Tăng CT 5 20 2 25 Giảm HDL-C 5 20 2 25 Tăng LDL-C 6 24 1 12,5 Nhận xét: Tỷ lệ rối loạn lipid máu nhóm bệnh nhân ĐTĐ đơn thuần và ĐTĐ có THA không có sự khác biệt có ý nghĩa với p>0,05
  • 46. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 3.3. Kết quả các thông số siêu âm tim 3.3.1. Các thông số đánh giá chức năng tâm thu thất trái Bảng 3.10: Đặc điểm các thông số đánh giá chức năng tâm thu thất trái ở các nhóm nghiên cứu Kích thƣớc Nhóm bệnh n=33 Nhóm chứng n=33 p Dd 41,60±4,73 44,18±6,59 p<0,05 Ds 27,97±3,77 29,00±2,50 p>0,05 EVd 99,48±12,38 95,36±15,39 p<0,05 EVs 39,69±9,54 39,81±12,37 p>0,05 FS% 35,51±7,22 36,93±10,67 p>0,05 EF% 63,33±5,45 63,06±13,26 p>0,05 SV 60,33±6,36 59,54±5,95 p>0,05 IVSd 2,04±0,34 1,86±0.06 p>0,05 IVSs 12,09±1,44 12,27±2,30 p>0,05 LVPWd 8,45±1,50 8,87±1,57 p>0,05 LVPWs 12,24±1,58 12,51±2,04 p>0,05 Nhận xét: Hâ ̀ u hê ́ t ca ́ c thông sô ́ đê ̀ u không co ́ sư ̣ kha ́ c biê ̣ t chỉ co ́ đường kính thất trái cuô ́ i tâm trươ ng, và thể tích thất trái cuối tâm trương của nhóm ĐTĐ có sự khác biết với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
  • 47. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn Bảng 3.11: Đặc điểm các thông số đánh giá chức năng tâm thu thất trái ở nhóm ĐTĐ Kích thƣớc ĐTĐ đơn thuần n=25 ĐTĐ có THA n=8 p Dd 42,24±4,79 39,62±4,20 p>0,05 Ds 28,80±3,56 25,37±3,62 p<0,05 EVd 98,80±12,63 101,62±12,10 p<0,05 EVs 39,72±9,64 39,62±7,30 p>0,05 FS% 35,80±5,74 34,62±3,20 p>0,05 EF% 63,12±5,86 64,00±4,20 p>0,05 SV 59,40±5,88 63,25±7,32 p<0,05 IVSd 2,09±0,32 1,92±0,41 p>0,05 IVSs 2,20±1,35 11,75±1,75 p>0,05 LVPWd 8,40±1,60 8,62±1,18 p>0,05 LVPWs 12,36±1,63 11,87±1,45 p>0,05 Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm ĐTĐ đơn thuần và ĐTĐ cơ THA ở các chỉ số: Ds, EVd, SV với p<0,05. Các chỉ số khác chúng tôi thấy không có sự khác biệt giữa 2 nhóm với p>0,05.
  • 48. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn Bảng 3.12: So sách chức năng tâm thu thất trái giữa 2 giới ở bệnh nhân ĐTĐ Kích thƣớc Nam ĐTĐ (n =16 ) Nữ ĐTĐ (n = 17) p Dd 43,75±4,46 39,58±4,15 p<0,05 Ds 29,25±3,75 26,76±3,49 p<0,05 EVd 100,31±13,22 98,70±11,89 p>0,05 EVs 40,00±8,12 39,41±9,16 p>0,05 FS% 35,68±5,43 35,35±5,17 p>0,05 EF% 62,87±4,41 63,76±6,39 p>0,05 IVSd 1,96±0,34 2,12±0,34 p>0,05 IVSs 11,93±1,56 12,23±1,34 p>0,05 LVPWd 8,50±1,78 8,41±1,22 p>0,05 LVPWs 14,56±1,71 11,94±1,43 p>0,05 Nhận xét: Giữa 2 giới nam và nữ của nhóm bệnh nhân ĐTĐ chúng tối thấy chỉ có 2 chỉ số Ds, Dd là có sự khác biệt giữa 2 giới; giá trị trung bình của 2 chỉ số này ở nam cao hơn ở nhóm nữ, toàn bộ các chỉ số khác không thấy có sự khác biệt.
  • 49. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 3.3.2. Các thông số đánh giá chức năng tâm trƣơng thất trái Bảng 3.13: So sánh các thông số đánh giá chức năng tấm trương thất trái của các nhóm nghiên cứu Kích thƣớc Nhóm bệnh n=33 Nhóm chứng n=33 p LA 34,09 ±4,39 30,33±3,83 p<0,05 Tỷ lệ E/A 1,07±0,18 1,32±0,14 p<0,05 CO 4,40±0,45 4,17±0,40 p>0,05 Nhận xét: Đường kính nhĩ trái (LA) và tỉ lệ sóng E /A ở nghiên cứu này chúng tôi thấy có sự khác biệt giư ̃ a nhóm bệnh và nhóm chứng. LA của nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng, tỷ lệ song E/A ở nhóm bệnh thấp hơn nhóm chứng. Chỉ số CO không thấy có sự khác biệt giữa 2 nhóm. Bảng 3.14: So sánh các thông số đánh giá chức năng tâm trương thất trái ở nhóm ĐTĐ Kích thƣớc ĐTĐ đơn thuần n=25 ĐTĐ có THA n=8 P LA 31,96±4,62 35,50±3,81 p<0,05 Tỷ lệ E/A 1,11±0,18 0,97±0,15 p>0,05 CO 4,32±0,38 4,63±0,59 p>0,05 Nhận xét: Chỉ số đươ ̀ ng kính nhĩ tra ́ i (LA) ở nhóm ĐTĐ đơn thuần lớn hơn nhóm ĐTĐ có THA, sự khác biệt có ý nghĩa vơ ́ i p<0,05.
  • 50. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn Các chỉ số về tỷ lệ sóng E/A, CO không co ́ sư ̣ kha ́ c biê ̣ t Bảng 3.15: So sánh tỉ lệ sóng E/A gia ̉ m giữa các nhóm nghiên cứu Tỷ lệ Nhóm bệnh Nhóm chứng P n % n % Tỷ lệ E/A < 1 15 45,45 6 18,18 p<0,05 Nhận xét: Tỷ lệ số bệnh nhân có tỷ lệ sóng E/A<1 của nhóm bệnh thực sự cao hơn so với nhóm chứng. So sánh có ý nghĩa với p<0,05. Bảng 3.16: So sánh tỉ lệ so ́ ng E/A gia ̉ m giữa 2 giới bệnh nhân ĐTĐ Tỷ lệ ĐTĐ đơn thuần n=25 ĐTĐ có THA n=8 p n % n % Tỷ lệ E/A < 1 9 36,00 6 75,00 p>0,05 Nhận xét: Tỷ lệ số bệnh nhân có tỷ lệ sóng E/A<1 của nhóm bệnh nhân ĐTĐ đơn thuần không có sự khác biệt có ý nghĩa với nhóm ĐĐ có THA với p>0,05.
  • 51. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn Bảng 3.17: So sánh chức năng tâm trương thất trái ở 2 giới bệnh nhân ĐTĐ Kích thƣớc Nam ĐTĐ n =16 Nữ ĐTĐ n = 17 p LA 34,62±3,96 33,58±4,82 p>0,05 Tỷ lệ E/A 1,13±0,16 1,02±0,19 p>0,05 CO 4,41±0,56 4,38±0,35 p>0,05 Nhận xét: Các chỉ số đánh giá chức năng tâm trương thất trái: LA, E/A, CO giữa hai giới của nhóm bệnh nhân ĐTĐ không có sự khác biệt có ý nghĩa với p>0,05. 3.4. So sánh tỷ lệ tổn thƣơng van tim Bảng 3.18: So sánh tỷ lệ tổn thương van 2 lá và van ĐMC giữa các nhóm nghiên cứu Tổn thƣơng Nhóm bệnh N=33 Nhóm chứng N=33 p N % n % Hở 2 lá 8 24,24 2 6,06 p<0,05 Hở chủ 5 15,15 1 3,03 p>0,05 Nhận xét: Tỷ lệ hở van 2 lá ở nhóm bệnh và nhóm chứng có sự khác biệt có ý nghĩa với p<0,05 Tỷ lệ hở van ĐMC ở nhóm bệnh và nhóm chứng không có sự khác biệt có ý nghĩa với p>0,05
  • 52. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 24.24 15.15 6.06 3.03 0 5 10 15 20 25 Nhóm bệnh Nhóm chứng Hở 2 lá Hở chủ Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ tổn thương van tim của các nhóm nghiên cứu Bảng 3.19: So sánh tỷ lệ tổn thương van 2 lá và van ĐMC giữa 2 nhóm bệnh nhân ĐTĐ có và không có THA Tổn thƣơng ĐTĐ đơn thuần n=25 ĐTĐ có THA n=8 p N % n % Hở 2 lá 6 24,00 2 25,00 p>0,05 Hở chủ 3 12,00 2 25,00 p>0,05 Nhận xét: Tỷ lệ hở van 2 lá và hở van ĐMC giữa 2 nhóm bệnh nhân ĐTĐ có và không có THA là không có sự khác biệt với p>0,05
  • 53. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn Bảng 3.20: Mức độ tổn thương van 2 lá giữa nhóm ĐTĐ đơn thuần và nhóm ĐTĐ có THA Mức độ tổn thƣơng van 2 lá ĐTĐ đơn thuâ ̀ n N=25 ĐTĐ co ́ THA N=8 n % n % Độ 3 0 0% 0 0% Độ 2 1 4,00% 0 0% Độ 1 4 16,00% 3 37,5% Tổng 5 20% 3 37,5% 1 4 3 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 Nhóm bệnh Nhóm chứng Độ 3 Độ 2 Độ 1 Biểu đồ 3.2: Số lượng các mức độ tổn thương van 2 lá của nhóm ĐTĐ đơn thuần và có THA
  • 54. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn Bảng 3.21: Mức độ tổn thương van ĐMC giữa các nhóm nghiên cứu Mức độ tổn thƣơng van ĐMC Nhóm bệnh N=33 Nhóm chứng N=33 n % n % Hở nặng 0 0% 0 0% Hở trung bình 1 3,03% 0 0% Hở nhẹ 4 12,12% 1 3,03% Tổng 5 15,15% 1 3,03% Nhận xét: Trong nhóm bệnh có 5 bệnh nhân có tổn thương van tim chiếm 15,15%. Trong nhóm chứng có 1 người hở van tim chiếm 3,03%. Mức độ hở van của cả 2 nhóm đều là hở nhẹ và hở trung bình. Chƣơng 4
  • 55. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn BÀN LUẬN Đái tháo đường là ngày càng một phổ biến, mạn tính, ảnh hưởng tới sức khỏe, tuổi thọ của hàng triệu người kể cả nam lẫn nữ, mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hội và mọi trình độ văn hoá khác nhau trên khắp thế giới, bên cạnh đó bệnh đái tháo đường cũng kéo theo gánh nặng về chi phí điều trị cho mỗi cá nhân, gia đình và xã hội, ảnh hưởng đến kinh tế của mỗi gia đình nói riêng và của cả đất nước nói chung. Bệnh ĐTĐ gây ra nhiều biến chứng mạn tính nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân. Các biến chứng này không chỉ để lại nhiều di chứng nặng nề cho người bệnh mà còn là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong cho người bệnh ĐTĐ, đặc biệt là do đái tháo đường týp 2 thường được phát hiện muộn. Nhiều nghiên cứu cho thấy có tới hơn 50% bệnh nhân (BN) đái tháo đường typ 2 khi được phát hiện đã có biến chứng [12][30]. ĐTĐ được coi là một yếu tố nguy cơ của các lý bệnh tim mạch. Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ cao hơn rất nhiều so với nhiều so với những người bình thường. Biến chứng ở tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ chủ yếu là các bệnh lý: Bệnh mạch vành, bệnh cơ tim-ĐTĐ, bệnh tăng huyết áp. Biến chứng tim mạch của bệnh đái tháo đường đã được phát hiện từ rất sớm, đặc biệt là suy tim và tổn thương các mạch máu. Suy chức năng tâm trương ở bệnh nhân ĐTĐ cũng đã được khẳng định qua những nghiên cứu lâm sàng và trong thực nghiệm. Điểm đặc trưng của suy tim trên bệnh nhân ĐTĐ là suy chức năng tâm trương xảy ra đầu tiên và rất sớm. Về lâu dài cũng sẽ gây suy tim toa ̀ n bô ̣ . 4.1. Đặc điểm chung của các nhóm đối tƣợng nghiên cứu
  • 56. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 4.1.1. Tuô ̉ i bê ̣ nh nhân va ̀ tuô ̉ i bê ̣ nh Vơ ́ i 33 bê ̣ nh nhân điê ̀ u trị nô ̣ i tru ́ ta ̣ i khoa Nô ̣ i tiê ́ t -Hô hâ ́ p va ̀ khoa Tim mạch-Cơ xương khơ ́ p Bê ̣ nh viê ̣ n đa khoa trung ương Tha ́ i Nguyên chu ́ ng tôi đa ̃ lư ̣ a cho ̣ n nho ́ m nghiên cư ́ u co ́ đô ̣ tuô ̉ i trung bình không co ́ sư ̣ kha ́ c biê ̣ t giư ̃ a nho ́ m bê ̣ nh va ̀ nho ́ m chư ́ ng . Độ tuổi trung bình của nhóm bệnh là 51,75±7,46. Chúng tôi chọn tuổi thấp nhất 40 tuô ̉ i, cao nhâ ́ t 69 tuô ̉ i đê ̉ phu ̀ hơ ̣ p vơ ́ i tiêu chuâ ̉ n cu ̉ a đoa ́ n phân loa ̣ i đa ́ i tha ́ o đươ ̀ ng typ 2 và không lựa chọn các bệnh nhân quá cao tuổi , khi đo ́ ca ́ c thông sô ́ siêu âm tim ma ̣ ch dê ̃ bị thay đô ̉ i do ca ́ c bê ̣ nh ly ́ kha ́ c hoă ̣ c tình tra ̣ ng chư ́ c năng tim ma ̣ ch suy gia ̉ m do tuô ̉ i gia ̀ . Trong nho ́ m nghiên cư ́ u , chúng tôi thấy thời gian mắc bệnh đái tháo đươ ̀ ng trung bình la ̀ 3,03±2,02 năm, cao nhâ ́ t la ̀ 10 năm, thâ ́ p nhâ ́ t 1 năm. Đa sô ́ bê ̣ nh nhân mă ́ c bê ̣ nh trong khoa ̉ ng thơ ̀ i gian tư ̀ 2-5 năm chiê ́ m ty ̉ lê ̣ 54,6%. Kê ́ t qua ̉ na ̀ y cu ̃ ng tương tư ̣ như kê ́ t qua ̉ cu ̉ a mô ̣ t sô ́ ta ́ c gia ̉ kha ́ c ơ ̉ ca ́ c nghiên cư ́ u trên ca ́ c bê ̣ nh viê ̣ n trong nươ ́ c [1], [3], [6], [7], [9], [15]... Kết quả cho thấy những năm gần đây số người có thời gian mắc bệnh dưới 5 năm chiếm đại đa số, nhiều bệnh nhân mới được phát hiện. Điều này phù hợp với nhận định chung về tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ không ngừng tăng lên trên thế giới [2], đặc biệt các nước đang phát triển nhanh như Việt Nam, có sự thay đổi nhanh vê ̀ tho ́ i quen ăn uô ́ ng, chê ́ đô ̣ vâ ̣ n đô ̣ ng luyê ̣ n tâ ̣ p 4.1.2. Giơ ́ i va ̀ dân tô ̣ c Trong sô ́ 33 bê ̣ nh nhân đa ́ i tha ́ o đươ ̀ ng đưa va ̀ o nghiên cư ́ u co ́ 16 nam chiê ́ m 48,5% và 17 nư ̃ chiê ́ m 51,5%. Tỉ lệ giới ở nghiên cứ u cu ̉ a chu ́ ng tôi co ́ khác so với các nghiên cứu khác [1], [3], [6], [7], [9], [15], [19]... do chu ́ ng
  • 57. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn tôi sư ̉ du ̣ ng phương pha ́ p cho ̣ n mâ ̃ u co ́ chu ̉ đích , lư ̣ a cho ̣ n ca ́ c bê ̣ nh nhân phu ̀ hơ ̣ p vơ ́ i nghiên cư ́ u nên tỉ lê ̣ nam va ̀ nư ̃ trong nghiên cư ́ u cu ̉ a chu ́ ng tôi không phản ánh được tỉ lệ mắc bệnh theo giới của quần thể cộng đồng . Biê ̉ u đô ̀ 4.1: Tỉ lệ giới của nhóm đái tháo đường Khi so sa ́ nh ty ̉ lê ̣ nam va ̀ nư ̃ giư ̃ a nho ́ m co ́ bê ̣ nh đa ́ i tha ́ o đươ ̀ ng va ̀ nhóm chứng c húng tôi không thấy có sự khác biệt với p >0,05. Kê ́ t qua ̉ na ̀ y làm tăng thêm độ tin cậy của so sánh các thông số siêu âm cũng như sinh hóa giư ̃ a nho ́ m bê ̣ nh va ̀ nho ́ m chư ́ ng . Trong sô ́ 33 bê ̣ nh nhân đươ ̣ c nghiên cư ́ u co ́ 26 bê ̣ nh nhân dân t ộc kinh bă ̀ ng 78,8%, 7 bê ̣ nh nhân dân tô ̣ c thiê ̉ u sô ́ bă ̀ ng 21,2%. Tỷ lệ dân tộc giữa kinh va ̀ thiê ̉ u sô ́ giư ̃ a nho ́ m bê ̣ nh va ̀ nho ́ m chư ́ ng không co ́ sư ̣ kha ́ c biê ̣ t 4.2. Đặc điểm lâm sa ̀ ng va ̀ câ ̣ n lâm sa ̀ ng của các nhóm nghiên cứu 4.2.1. Mạch và huyê ́ t a ́ p Chỉ số mạch trung bình của nhóm đái tháo đường là 72,66±2,78, cao nhâ ́ t la ̀ 98 lâ ̀ n/phút, thâ ́ p nhâ ́ t la ̀ 65 lâ ̀ n/phút, khi so sa ́ nh vơ ́ i nho ́ m chư ́ ng không thâ ́ y co ́ sư ̣ kha ́ c biê ̣ t giư ̃ a 2 nhóm, chỉ số mạch cũng không khác biê ̣ t giư ̃ a nho ́ m bê ̣ nh nhân đa ́ i tha ́ o đươ ̀ ng co ́ va ̀ không co ́ tăng huyê ́ t a ́ p mă ̣ c du ̀ huyê ́ t a ́ p co ́ kha ́ c biê ̣ t . Theo chu ́ ng tôi co ́ thê ̉ do trong nghiên cư ́ u na ̀ y sô ́ 48.5, 49% 51.5, 51% Nam Nữ
  • 58. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn lươ ̣ ng bê ̣ nh nhân không lơ ́ n (25 bê ̣ nh nhân đa ́ i tha ́ o đươ ̀ ng đơn thuâ ̀ n va ̀ 8 bê ̣ nh nhân co ́ tăng huyê ́ t a ́ p ) nên kê ́ t qua ̉ so sa ́ nh sư ̣ kha ́ c biê ̣ t giư ̃ a nho ́ m đa ́ i tháo đường đơn thuần và đái tháo đường có tăng huyết áp có thể không giống như mô ̣ t sô ́ nghiên cư ́ u kha ́ c [6], [7], [9], [15], [19], [26]. Sô ́ bê ̣ nh nhân co ́ tăng huyê ́ t a ́ p trong nho ́ m đa ́ i tha ́ o đươ ̀ ng la ̀ 8 bê ̣ nh nhân chiê ́ m 24,24% vơ ́ i chỉ sô ́ huyê ́ t a ́ p tâm thu /tâm trương trung bình la ̀ 155±12,66/97±7,07 mmHg. Kê ́ t qua ̉ na ̀ y cu ̉ a chu ́ ng tôi co ́ thâ ́ p hơn kê ́ t qua ̉ của một số tác giả khác [7], [9], [15], [19], [27] có thể do bệnh nhân đã được điê ̀ u trị tích cư ̣ c biê ̉ u hiê ̣ n cao huyê ́ t a ́ p nhưng cao hơn so vơ ́ i kê ́ t qua ̉ cu ̉ a ta ́ c giả Vũ Thị Mùi [17] và một số tác giả khác. Bảng 4.1: So sa ́ nh ty ̉ lê ̣ ĐTĐ co ́ THA vơ ́ i mô ̣ t sô ́ nghiên cư ́ u kha ́ c STT Tác giả Tỷ lệ ĐTĐ có THA 1 Kê ́ t qua ̉ cu ̉ a chu ́ ng tôi 24,24% 2 Vũ Thị Mùi 8,29% 3 Đa ̀ o Thị Dư ̀ a 44,52% Sư ̣ kha ́ c nhau giư ̃ a ca ́ c nghiên cư ́ u na ̀ y theo chu ́ ng tôi co ̀ n phu ̣ thuô ̣ c vào đối tượng được lựa chọn vào nghiê n cư ́ u: Đối với tác giả Vũ Thị Dừa nghiên cư ́ u ca ́ c đô ́ i tươ ̣ ng bê ̣ nh nhân đa ́ i tha ́ o đươ ̀ ng mơ ́ i pha ́ t hiê ̣ n nên co ́ thê ̉ tỷ lệ bệnh nhân chưa có biến chứng tăng huyết áp cao hơn so với nghiên cứu của chúng tôi. 4.2.2. Chỉ số khối cơ thê ̉ (BMI)
  • 59. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn Trong nghiên cư ́ u cu ̉ a chu ́ ng tôi , nhóm bệnh có giá trị BMI trung bình là 23,39±1,97, giá trị thấp nhất là 17,9 và cao nhất là 25,1. Nhóm chứng có giá trị BMI trung bình là 21,56±1,74, giá trị thấp nhất là 178,3 và cao nhâ ́ t là 26,0. Khi so sa ́ nh chỉ sô ́ BMI giư ̃ a 2 nhóm chúng tôi thấy không có sự khác biê ̣ t, như vây kê ́ t qua ̉ so sa ́ nh ca ́ c thông sô ́ siêu âm tim giư ̃ a 2 nhóm thêm phâ ̀ n tin câ ̣ y vì nghiên cứu của chúng tôi với mục tiêu chỉ nhằm đánh giá sự thay đổi về chức năng thất trái trên bệnh nhân đái tháo đường. Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường có thể trọng cơ thể thừa cân và béo phì là 24,24% trong đo ́ be ́ o phì la ̀ 6,06% khi so sa ́ nh ty ̉ lê ̣ na ̀ y giư ̃ a 2 nhóm bệnh và nhóm chứng chún g tôi không nhâ ̣ n thâ ́ y co ́ sư ̣ kha ́ c biê ̣ t . Tỷ lệ bệnh nhân đa ́ i tha ́ o đươ ̀ ng co ́ be ́ o phì cu ̃ ng tương đương vơ ́ i nghiên cư ́ u cu ̉ a ta ́ c gia ̉ Vu ̃ Thị Mùi [17] bă ̀ ng 9,74% và của tác giả Đào Thị Dừa với tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường có BMI>23 là 23,23%. 4.2.3. Biê ̉ u hiê ̣ n suy tim trên bê ̣ nh nhân ĐTĐ Trong nghiên cư ́ u cu ̉ a chu ́ ng tôi trên tô ̉ ng sô ́ 33 bê ̣ nh nhân nghiên cư ́ u có 2 bê ̣ nh nhân co ́ biê ̉ u hiê ̣ n suy tim trên lâm sa ̀ ng dư ̣ a theo tiêu chuâ ̉ n châ ̉ n đoa ́ n cu ̉ a NYHA chiê ́ m 6,06% và đều là suy tim độ I , tuy nhiên theo y ́ kiê ́ n của chúng tôi chỉ số này không đánh giá được tỉ lệ bệnh nhân đái tháo đường có biểu hiện suy tim như các nghiên cứu khác vì đối tượng chọn mẫu nghiên cư ́ u cu ̉ a chu ́ ng tôi chu ̉ yê ́ u la ̀ ca ́ c bê ̣ nh nhân điê ̀ u trị ta ̣ i khoa Nô ̣ i tiê ́ t -Hô hâ ́ p, nên không lâ ́ y đươ ̣ c như ̃ ng bê ̣ nh nhân nghiên cư ́ u co ́ biê ̉ u hiê ̣ n suy tim ro ̃ va ̀ o nghiên cư ́ u. 4.2.3. So sánh sự thay đổi các chỉ số sinh hóa giữa các nhóm nghiên cứu
  • 60. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn Rối loạn lipid máu rất thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường. Người mắc đái tháo đường có tỷ lệ rối loạn chuyển hoá lipid cao gấp 2 – 3 lần người không mắc đái tháo đường. Các nghiên cứu trên thế giới cũng như Việt Nam đều có chung một nhận xét có thể gặp 70 – 100% bệnh nhân ĐTĐ có bất thường một hoặc nhiều thành phần lipid [2], [4]. Đặc điểm nổi bật cu ̉ a bất thường lipid máu bệnh nhân ĐTĐ typ 2 là tăng Cholesterol toàn phần, tăng hàm lượng triglycerid, giảm hàm lượng HDL – C, tăng tỷ số Cholesterol toàn phần trên HDL – C [2], [4], [12], [28]. Qua nghiên cứu trên 33 bệnh nhân đái tháo đường týp 2, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn lipid máu khá cao thường gặp nhất là tăng triglycerid 36,6% và tăng cholesterol toàn phần 30,3%. Đối với sự rối loạn giảm HDL-C và tăng LDL-C cũng biểu hiện tương tự, HDL-C giảm và LDL- C tăng rõ rệt ở nhóm đái tháo đường có và không có tăng huyết áp. Bảng 4.2: So sa ́ nh ty ̉ lê ̣ rô ́ i loa ̣ n lipid ma ́ u vơ ́ i mô ̣ t sô ́ nghiên cư ́ u kha ́ c STT Tác giả Tăng TG Tăng TC Giảm HDL-C Tăng LDL-C 1 Kê ́ t quả của chúng tôi 36,26% 30,30% 21,21% 21,21% 2 Trâ ̀ n Văn Hiên 53,01% 40,0% 20,0% 3 Tạ Văn Bình 54,7% 21,8% Khi so sa ́ nh kê ́ t qua ̉ vơ ́ i ta ́ c gia ̉ Trâ ̀ n Văn Hiên [12] và Tạ Văn Bình [1] như ta ̣ i Ba ̉ ng 4.2 trên chu ́ ng tôi thâ ́ y ty ̉ lê ̣ bê ̣ nh n hân gia ̉ m HDL -C tương đương vơ ́ i 2 tác giả trên , tuy nhiên ty ̉ lê ̣ bê ̣ nh nhân tăng triglycerid va ̀ tăng cholesterol trong nghiên cư ́ u cu ̉ a chu ́ ng tôi co ́ thâ ́ p hơn . Điê ̀ u na ̀ y theo chu ́ ng tôi cu ̃ ng râ ́ t phu ̀ hơ ̣ p vì nghiên cư ́ u cu ̉ a Trâ ̀ n Văn Hiên đươ ̣ c làm trên đối
  • 61. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn tươ ̣ ng bê ̣ nh nhân đa ́ i tha ́ o đươ ̀ ng pha ́ t hiê ̣ n lâ ̀ n đâ ̀ u va ̀ nghiên cư ́ u cu ̉ a ta ́ c gia ̉ Tạ Văn Bình được làm tại cộng đồng nên việc điều trị , kiê ̉ m soa ́ t bê ̣ nh no ́ i chung va ̀ kiê ̉ m soa ́ t rô ́ i loa ̣ n lipid chưa tô ́ t nên tỉ lê ̣ co ́ cao hơn nghiên cư ́ u cu ̉ a chúng tôi được làm trên những bệnh nhân đang điều trị nội trú và phần lớn vâ ̃ n đang thư ̣ c hiê ̣ n điê ̀ u trị ngo ̣ ai tru ́ ta ̣ i nha ̀ . Rối loạn lipid máu đặc biệt là tăng triglycerid và gia ̉ m HDL - C, tăng huyết áp... là những yếu tố nguy cơ làm tăng biến chứng tim ma ̣ ch trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2. Nhiều nghiên cứu thấy rằng kiểm soát lipid tối ưu có thể làm chậm tiến triển của biê ́ n chư ́ ng tim ma ̣ ch trên bê ̣ nh nhân đa ́ i tha ́ o đươ ̀ ng cu ̃ ng như ơ ̉ tâ ́ t ca ̉ mo ̣ i ngươ ̀ i. Mục tiêu hạ lipid máu : cholesterol toàn phần <5,0mmol/l, triglycerid <1,7 mmol/l, LDL – C < 2,6 mmol/l. Điều trị rối loạn lipid máu, cùng với kiểm soát đường máu, huyết áp giúp giảm đáng kể các biến chứng ở bệnh nhân đái tháo đường. 4.3. Bàn luận vê ̀ ca ́ c kết quả các thông số siêu âm tim 4.3.1. Các thông số đánh giá chức năng tâm thu thất trái . Khi so sa ́ nh mô ̣ t sô ́ thông sô ́ siêu âm pha ̉ n a ́ nh chư ́ c năng tâm thu thâ ́ t trái giữa 2 nhóm nghiên cứu : Nhóm bệnh và nhóm chứng phần lớn các thông sô ́ không co ́ sư ̣ kha ́ c biê ̣ t có ý nghĩa thống kê (p>0,05) duy chỉ co ́ ca ́ c chỉ sô ́ la ̀ đươ ̀ ng kính thâ ́ t tra ́ i tâm thu (Dd), thê ̉ tích thâ ́ t tra ́ i tâm thu (EVd) là có sự khác biệt có ý nghĩa với p<0,05. Như vậy có thể nói trong nghiên cứu này nho ́ m bệnh nhân đái tháo đường đã có biểu hiện thay đổi kích thức thất trái theo chiều tăng lên. Kết quả này cũng tương tự như kết quả và kết luận của tác giả Phạm Hồng Phương
  • 62. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn [19] cho thâ ́ y phâ ̀ n lơ ́ n ca ́ c thông sô ́ trên đê ̀ u không co ́ sư ̣ khác biệt chỉ có thể tích thất trái tâm trương (EVs) và độ dày vách liên thất tâm trương (IVSs) là có sự khác biệt . Qua đo ́ co ́ thê ̉ thâ ́ y trên bê ̣ nh nhân dí tha ́ o đươ ̀ ng chư ́ c năng tâm thu thâ ́ t tra ́ i co ́ thê ̉ chưa bị rô ́ i loa ̣ n do co ̀ n co ́ hoa ̣ t đô ̣ ng bu ̀ trư ̀ mă ̣ c du ̀ đươ ̀ ng kính thâ ́ t tra ́ i đa ̃ sơ ́ m co ́ sư ̣ thay đô ̉ i . So sa ́ nh ca ́ c thông sô ́ trên giư ̃ a 2 nhóm bệnh nhân đái tháo đường có và không co ́ tăng huyê ́ t a ́ p chu ́ ng tôi nhâ ̣ n thâ ́ y : Có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm đa ́ i tha ́ o đươ ̀ ng đơn thuần và ĐTĐ cơ THA ở các chỉ số: Ds, EVd, SV với p<0,05. Các thông số khác không có sự khác biệt . Sư ̣ kha ́ c biê ̣ t trên chư ́ ng tỏ chức năng tâm thu mà quan trọng nhất là thể tích tống máu của nhóm bệnh nhân đa ́ i t háo đường có tăng huyết áp lớn hơn ở nhóm bệnh nhân đái tháo đươ ̀ ng đơn thuâ ̀ n (SV trung bình cu ̉ a nho ́ m ĐTĐ đơn thuâ ̀ n la ̀ 59,40±5,88, của nhóm ĐTĐ có THA là 63,25±7,23, vơ ́ i p<0,05), thê ̉ hiê ̣ n kha ̉ năng tâm thu hoa ̣ t đô ̣ ng co ̀ n bu ̀ . Trong trươ ̀ ng hơ ̣ p không kiê ̉ m soa ́ t đươ ̣ c đươ ̀ ng huyê ́ t , chư ́ c năng tâm thu cu ̃ ng se ̃ bị suy gia ̉ m ke ́ o theo suy thâ ́ t pha ̉ i (suy tim toa ̀ n bô ̣ ) [5], [19], [32]. So sa ́ nh giư ̃ a 2 giơ ́ i cu ̉ a nho ́ m bê ̣ nh nhân đa ́ i tha ́ o đươ ̀ ng chu ́ ng tôi thâ ́ y hâ ̀ u hê ́ t ca ́ c t hông sô ́ không co ́ sư ̣ kha ́ c biê ̣ t duy chỉ co ́ đươ ̀ ng kính thâ ́ t tra ́ i tâm thu (Dd) và tâm trương (Ds) là có sự khác biệt với p<0,05. 4.3.2. Các thông đa ́ nh gia ́ chƣ ́ c năng tâm trƣơng thất trái Tỷ lệ sóng E trên sóng A (E/A) là chỉ số được dùng thường xuyên nhất để đánh giá chức năng tâm trương của thất trái . Khi cơ thất trái bị bệnh mạch vành tỷ lệ này cũng thay đổi [5], [19], [31], [32].