SlideShare a Scribd company logo
1 of 113
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
LỤC THỊ PHƯỢNG
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP CÓ HỘI CHỨNGCHUYỂN HÓA
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC KẠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
THÁI NGUYÊN, NĂM 2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
LỤC THỊ PHƯỢNG
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP CÓ HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC KẠN
Chuyên ngành: Nội khoa
Mã số: 8720107
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN TIẾN DŨNG
THÁI NGUYÊN, NĂM 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong các công trình nghiên cứu khác.
Tác giả luận văn
Lục Thị Phượng
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban giám hiệu, phòng Đào tạo bộ phận sau
Đại học, Bộ môn Nội Trường Đại Y - Dược Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn: Ban giám hiệu, phòng TTKT&KĐCLGD,
Khoa Y học Lâm sàng Trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập.
Tôi xin cảm ơn: Bệnh viên đa khoa tỉnh Bắc Kạn đã giúp đỡ nhiệt tình và
tạo điều kiện tốt nhất cho tôi tiếp cận, thu thập và phân tích số liệu tại bệnh viện để
tôi tiến hành nghiên cứu và hoàn thành luậnvăn này.
Với lòng biết ơn chân thành nhất, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới:
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tại
nhà trường.
Xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới: Gia đình, bạn bè, các bạn đồng
nghiệp cùng tập thể anh chị em học viên lớp cao học Nội K21 đã động viên,
giúp đỡ và chia sẻ với tôi những khó khăn trong suốt thời gian qua.
Thái Nguyên, ngày tháng 5 năm 2019
Học viên
Lục Thị Phượng
CHỮ VIẾT TẮT
AACE: American Association of Clinical Endocrinologists
(Hội các nhà nội tiết lâm sàng Hoa Kỳ)
BMI: Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể)
BN Bệnh nhân
CS Cộng sự
ĐTĐ: Đái tháo đường
HA: Huyết áp
HATT: Huyết áp tâm thu
HATTr: Huyết áp tâm trương
HATBTT: Huyết áp trung bình tâm thu
HATBTTr: Huyết áp trung bình tâm trương
HCCH: Hội chứng chuyển hoá
HDL-C: Hight density lipoprotein cholesterol
(Lipoprotein trọng lượng phân tử cao)
IDF: International Diabetes Federation
(Hiệp hội đái tháo đường quốc tế)
ISH: International Society Hypertension
(Hội tăng huyết áp quốc tế)
JNC: Joint National Committee
(Uỷ ban khuyến cáo tăng huyết áp quốc gia)
LDL-C: Low density lipoprotein cholesterol (Lipoprotein trọng
lượng phân tử thấp)
NCEP.ATP.III: National Cholesterol Education Program-Adult Treatement
Panel III (Chương trình giáo dục quốc gia về cholesterol-
Thông báo lần thứ 3 về hướng dẫn điều trị ở người lớn)
PAI: Plasminogen Activator Inhibitor
RLLP Rối loạn lipid
THA: Tăng huyết áp
ƯCMC Ức chế men chuyển
ƯCTT Ức chế thụ thể AT1 của angiotensin II
TB Trung bình
TG Triglycerid
VE Vòng eo
WHO: World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)
WHR: Waist Hip Ratio (Chỉ số vòng bụng/vòng mông)
YTNC Yếu tố nguy cơ
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN................................................................................. 1
1.1. Vài nét về bệnh tăng huyết áp.................................................................... 1
1.2. Hội chứng chuyển hoá ............................................................................. 14
1.3. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của THA có HCCH trên thế giới và
Việt Nam ......................................................................................................... 20
1.4. Kết quả điều trị và yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh nhân THA
có HCCH......................................................................................................... 22
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 29
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 29
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................ 29
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 29
2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................................. 30
2.5. Một số tiêu chuẩn được áp dụng trong nghiên cứu.................................. 31
2.6. Phương pháp thu thập số liệu................................................................... 35
2.7. Phương tiện nghiên cứu ........................................................................... 38
2.8. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu.................................................... 38
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu........................................................................ 39
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 41
3.1. Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân tăng huyết áp
nguyên phát có hội chứng chuyển hoá điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa
tỉnh Bắc Kạn.................................................................................................... 41
3.2. Phân tích kết quả điều trị và một sốyếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị
của bệnh nhân Tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa ................................ 48
Chương 4: BÀN LUẬN .................................................................................. 58
3.1. Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân tăng huyết áp
nguyên phát có hội chứng chuyển hoá điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa
tỉnh Bắc Kạn.................................................................................................... 58
3.2. Phân tích kết quả điều trị và một sốyếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị
của bệnh nhân Tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa ................................ 72
KẾT LUẬN..................................................................................................... 82
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................. 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 1
BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU............................................................................. 11
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phân độ HA .................................................................................... 1
Bảng 1.2 :Chỉ định ưu tiên và chống chỉ định đối với một số nhóm thuốc
hạ huyết áp ..................................................................................................... 11
Bảng 1.3. Khuyến cáo điều trị THA có HCCH ........................................................20
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán thừa cân, béo phì dựa vào BMI và số đo vòng
eo áp dụng cho người trưởng thành khu vực Châu Á(theo IDF- 2005) ................32
Bảng 3.1. Phân bố tuổi ở đối tượng nghiên cứu ............................................. 41
Bảng 3.2. Phân bố giới ở đối tượng nghiên cứu ............................................. 41
Bảng 3.3. Thời gian mắc THA của nhóm đối tượng nghiên cứu.................... 42
Bảng 3.4. Một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân THA nguyên phát có HCCH 43
Bảng 3.5. Một số triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân THA nguyên phát
có HCCH........................................................................................................ 43
Bảng 3.6. Đặc điểm huyết áp ở bệnh nhân THA nguyên phát có HCCH ...... 44
Bảng 3.7: Một số chỉ số nhân trắc ở bệnh nhân THA nguyên phát có HCCH.....44
Bảng 3.8. Phân bố BMI ở bệnh nhân THA nguyên phát có HCCH............... 45
Bảng 3.9. Giá trị TB một số xét nghiệm sinh hóa ở bệnh nhân THA
nguyên phát có HCCH ................................................................................... 45
Bảng 3.10. Tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân THA nguyên phát
có HCCH......................................................................................................... 46
Bảng 3.11. Tỷ lệ xuất hiện các dấu hiệu của HCCH ở bệnh nhân THA
nguyên phát có HCCH ................................................................................... 46
Bảng 3.12. Phân bố cách phối hợp các dấu hiệu của HCCH.......................... 47
Bảng 3.13. Tỷ lệ các dấu hiệu của RLLP máu ở bệnh nhân THA nguyên
phát có HCCH................................................................................................. 48
Bảng 3.14. Sự thay đổi các triệu chứng lâm sàng trước và sau khi điều trị ...........48
Bảng 3.15. Sự thay đổi nhịp tim và chỉ số Sokolow Lyon trước và sau khi điều trị
Bảng 3.16. Sự thay đổi chỉ số sinh hóa trước và sau khi điều trị ............................49
Bảng 3.17. Tỉ lệ đạt huyết áp mục tiêu sau 5 ngày điều trị ......................................50
Bảng 3.18. Số ngày điều trị để đạt huyết áp mục tiêu ..............................................50
Bảng 3.19: Sự thay đổi mức độ chỉ số HA trước và sau khi điều trị 5 ngày ở
bệnh nhân THA nguyên phát có HCCH...................................................................50
Bảng 3.20: Ảnh hưởng của tuổi đến kết quả điều trị................................................51
Bảng 3.21: Ảnh hưởng của giới đến kết quả điều trị ..................................... 51
Bảng 3.22: Ảnh hưởng của BMI đến kết quả điều trị .................................... 52
Bảng 3.23: Ảnh hưởng của thời gian mắc bệnh đến kết quả điều trị ............. 52
Bảng 3.24: Ảnh hưởng của tổn thương cơ quan đích đến kết quả điều trị .... 52
Bảng 3.25: Ảnh hưởng của kiểm soát đường huyết đến kết quả điều trị ...............53
Bảng 3.26: Ảnh hưởng của số lượng các dấu hiệu của HCCH đến kết quả điều trị ....54
Bảng 3.27: Ảnh hưởng của tỉ lệ các nhóm thuốc đến kết quả điều trị ........... 54
Bảng 3.28: Ảnh hưởng của sử dụng một nhóm thuốc đến kết quả điều trị ... 55
Bảng 3.29: Ảnh hưởng của sử dụng hai nhóm thuốc đến kết quả điều trị ..... 55
Bảng 3.30: Ảnh hưởng của tăng Cholesterol đến kết quả điều trị ................. 56
Bảng 3.31: Ảnh hưởng của tăng Triglycerid đến kết quả điều trị ................. 56
Bảng 3.32: Ảnh hưởng của tăng HDL-C đến kết quả điều trị ....................... 57
Bảng 3.33: Ảnh hưởng của tăng LDL-C đến kết quả điều trị ........................ 57
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm giới của đối tượng nghiên cứu.............................................42
Biểu đồ 3.2. Thời gian mắc THA của nhóm đối tượng nghiên cứu........................42
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp và hội chứng chuyển hóa là những bệnh phổ biến có nhiều
thách thức toàn cầu [42] [61]. Vào năm 2000, ước tính có khoảng 1 tỷ người trên
toàn thế giới (26,4% dân số trưởng thành) bị tăng huyết áp và điều này có khả năng
tăng lên hơn 1,5 tỷ vào năm 2025 do dân số già ở nhiều nước phát triển và tỷ lệ tăng
huyết áp ngày càng tăng ở các nước đang phát triển [30][61]. Người ta cũng ước
tính rằng khoảng 20-25% dân số trưởng thành trên thế giới mắc hội chứng chuyển
hóa và họ có nguy cơ tử vong cao gấp đôi; và họ có nguy cơ bị đau tim hoặc đột
quỵ cao gấp ba lần so với những người không mắc hội chứng [76][57].
Khi các thành phần tăng huyết áp và hội chứng chuyển hóa cùng tồn tại trong
một cá nhân, chúng sẽ tác động lẫn nhau dẫn đến làm tăng nguy cơ tim mạch [68].
Tăng huyết áp là một trong những biểu hiện chính của nhóm các bất thường lâm
sàng đặc trưng cho hội chứng chuyển hóa được tìm thấy ở 30 đến 40% người tăng
huyết áp [65]. Sử dụng một số thuốc chống tăng huyết áp như thuốc lợi tiểu hoặc
thuốc ức chế ad-adrenergic có thể làm nặng thêm tình trạng kháng insulin và làm
tăng nguy cơ phát triển bệnh tim mạch [54].
Trên thế giới hội chứng chuyển hoá rất thường gặp từ 15% đến 30% tuỳ
theo định nghĩa và phương pháp nghiên cứu. Trong đó tại Israel là 15%,
Indonesia 17%, Ấn Độ là 23%, tại Hoa Kỳ là 25% [49] [66].Theo Meany E và
CS thì nguy cơ bị bệnh tim mạch rất cao khi có hội chứng chuyển hoá [66].Còn
tác giả Hernandez del Rev thấy rằng khi bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng
chuyển hoá thì việc điều trị rất khó khăn và thường bị kháng trị [55].Trong
nghiên cứu của Cuspidi C và CS khi nghiên cứu trên bệnh nhân bị tăng huyết
áp tại Italia thấy rằng bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hoá thì tổn
thương cơ quan đích tăng lên không phụ thuộc vào tuổi; chính sự hiệp đồng tác
động của hai yếu tố này sẽ làm tổn thương cơ quan đích do tăng huyết áp sớm
hơn ở người trẻ tuổi, cũng như làm tăng lên sự biến đổi ở người có tuổi [43].
Tại Việt Nam, trong nghiên cứu của Giao Thị Thoa và cộng sự (2012)
2
[23]: thấy tần suất có hội chứng chuyển hoá là 38,93% (theo NCEP.ATPIII) và
52.76% (theo NCEP.ATPIII + vòng eo Châu Á).Theo nghiên cứu Lý Huy Khanh
và cộng sự (2010), thấy: Bệnh nhân THA độ tuổi trung bình 63,30 ± 13,8, nữ
chiếm 57,98%. Đa số THA độ I có kèm ĐTĐ 4,7%, RLCHL 18,7%, và thời gian
đạt huyết áp mục tiêu ở bệnh nhân sử dụng nhiều nhóm thuốc ngắn hơn sử dụng
ít nhóm thuốc. Mức hạ áp của các nhóm ức chế men chuyển, ức chế thụ thể beta,
ức chế calci tương đương nhau[11]. Nghiên cứu về bệnh THA có HCCH không
phải là mới nhưng hiện tại vẫn còn ít đề tài đánh giá về kết quả điều trị nội trú đối
với bệnh nhân THA có HCCH.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn là nơi khám, chữa bệnh, theo dõi và
quản lý sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn tỉnh, số lượng bệnh nhân THA có
kèm theo hội chứng chuyển hóa ngày càng gia tăng, nhưng chưa có một nghiên
cứu cụ thể để đánh giá bệnh nhân THA nguyên phát có HCCH. Để hiểu rõ hơn
về đặc điểm, phân tích kết quả và yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị của
những bệnh nhân bị tăng huyết áp có hội chứng chuyển hoá, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu: “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh
nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Bắc Kạn” nhằm 2 mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân tăng huyết
áp nguyên phát có hội chứng chuyển hoá điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa
tỉnh Bắc Kạn.
2. Phân tích kết quả điều trị và một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều
trị bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát có hội chứng chuyển hóa.
1
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Vài nét về bệnh tăng huyết áp
1.1.1. Định nghĩa: Cho đến nay, Tổ chức Y tế thế giới và hội THA quốc tế
(World Health Organization - International Society of Hypertension WHO -
ISH) đã thống nhất gọi là THA khi huyết áp tâm thu  140 và / hoặc huyết áp
tâm trương  90 mmHg[3][30][36] [67].
1.1.2. Phân loại của tăng huyết áp:
Ngày nay đang tồn tại một số bảng phân loại, nhưng trong thực tế lâm
sàng người ta thường sử dụng cách phân loại sau:
Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế Việt Nam (2010) (ban
hành kèm theo Quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31 tháng 08 năm 2010) thì
THA được phân độ như sau:
Bảng 1.1. Phân độ HA [30] [31]
Phân độ huyết áp HATT (mmHg) HHTr (mmHg)
Huyết áp tối ưu
Huyết áp bình thường
Tiền tăng huyết áp
< 120
120 – 129
130 - 139
và
và/hoặc
và/hoặc
< 80
80 – 84
85 – 89
THA độ 1
THA độ 2
THA độ 3
140 – 150
160 – 179
≥ 180
và/hoặc
và/hoặc
và/hoặc
90 – 99
110 – 109
≥ 110
THA tâm thu đơn độc ≥ 140 và < 90
1.1.3. Biểu hiện của bệnh tăng huyết áp:
1.1.3.1. Lâm sàng: Bệnh nhân bị THA đa số đều không có triệu chứng gì cho
tới khi phát hiện ra bệnh. Hay gặp nhất đau đầu vùng chẩm và hai bên thái
2
dương, ngoài ra có thể có hồi hộp, mệt, khó thở, mờ mắt, tê đầu chi..., một số
các triệu chứng khác tuỳ thuộc vào nguyên nhân hoặc biến chứng của THA
Đo HA là động tác quan trọng nhất có ý nghĩa chẩn đoán xác định.
- Các dấu hiệu lâm sàng khác: Bệnh nhân có thể béo phì, mặt tròn, cơ chi
trên phát triển hơn cơ chi dưới trong hẹp eo động mạch chủ. Tìm các biểu hiện
vữa xơ động mạch trên da (u vàng, u mỡ…).
- Khám tim phổi có thể phát hiện sớm dày thất trái hay dấu hiệu suy tim trái.
Sờ và nghe động mạch để phát hiện các trường hợp nghẽn hay tắc động mạch cảnh.
- Khám bụng có thể phát hiện tiếng thổi tâm thu hai bên rốn, trong hẹp
động mạch thận, phồng động mạch chủ hoặc phát hiện thận to, thận đa nang.
- Khám thần kinh có thể phát hiện các tai biến mạch máu não cũ hoặc nhẹ.
1.1.3.2. Cận lâm sàng
Mục đích để đánh giá nguy cơ tim mạch, tổn thương thận và tìm
nguyên nhân.
Những xét nghiệm tối thiểu:
* Máu: công thức máu, ure, creatinin, điện giải đồ, triglycerid,
cholesterol toàn phần, HDL - C, LDL - C, glucose, acid uric trong máu.
* Nước tiểu: protein, hồng cầu…
* Điện tâm đồ, X quang tim, CT - sanner…
1.1.4. Một số yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp
THA là một bệnh lý phổ biến, có rất nhiều yếu tố nguy cơ (YTNC) gây
THA, trong đó chia ra làm 2 nhóm nguy cơ đó là YTNC không thay đổi được
và các YTNC có thể thể thay đổi được:
* Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được:
+ Tuổi:
- Tỷ lệ mắc bệnh THA tăng dần theo tuổi, đặc biệt là nhóm tuổi ≥ 50 tuổi
đối với bệnh nhân nam, theo Hoàng Việt Dũng và cs (2013), Số đối tượng
nghiên cứu trong độ tuổi từ 50-59 chiếm cao nhất (61,94%); tiếp theo đó là
3
nhóm tuổi từ 40-49 (18,72%) và thấp nhất là số đối tượng thuộc nhóm tuổi <
40 với 7,74%.[5]. Theo Nguyễn Đức Ngọ và cs (2013), tuổi trung bình bệnh
nhân nam THA có HCCH cao 51,8 ±14,7 [15], theo Giao Thị Thoavà cstuổi
trung bình của dân sốchung là 57,32 ± 9,12 (không có sự khác biệt về giới giữa
các nhóm tuổi) [23].
- Và hay gặp ở nhóm tuổi ≥ 60 đối với bệnh nhân nữ, theo Trần Thừa
Nguyênvà cs (2014), tỷ lệ bệnh nhân THA có HCCH hay gặp nhất ở tuổi từ 60-
69 chiếm 47,76% [16]. Nghiên cứu tại Trung Quốc tỷ lệ mắc HCCH ở người
cao tuổi ≥70 tuổi thấp hơn so với những người 60-69 tuổi [78].
+ Giới tính:
- Tỷ lệ bệnh nhân THA có HCCH là tương đương nhau ở 2 giới. Theo
Trần Thừa Nguyênvà cs(2014), nam chiếm 49,25%, nữ chiếm 50,75% [16].
Nhưng tỷ lệ này lại có sự khác biệt theo Hoàng Việt Dũngvà cs(2013), tỉ lệ
nam giới bị THA có HCCH chiếm 84,52% và tỉ lệ nữ giới mắc HCCH có THA
chiếm 15,48% [5], theo Giao Thị Thoavà cstỉ lệ nam giới có HCCH trên bệnh
nhân THA là 32.89% và tỉ lệ nữ giới có HCCH trên bệnh nhân THA là 44.49%
(Hội chứng chuyến hóa (tiêu chuẩn NCEPATP III), Sử dụng đinh nghĩa
HCCH theo NCEP ATP III nhưng dùng tiêu chuẩn vòng eo người châu Á,
vòngeo (90cm ở nam và 80cm ở nữ) tỷ lệ bệnh nhân THAthuộc HCCH trong
nghiên cứu của chúng tôi có 666(52,76%). Tỷ lệ này thay đổi theo giới42,55%
ở namvà 61,22% ở nữ [22] hay của Mule G (2014), tỉ lệ nam chiếm 53% và
nữ chiếm tỉ lệ 47% [51]. Theo nghiên cứu của Shaha Yu tại Trung Quốc, phụ
nữ có tỷ lệ mắc HCCH cao hơn đáng kể so với nam giới (56,4% so với 29,2%,
P <0,001) [70]
+ Tiền sử gia đình có người cùng huyết thống bị THA:
- Tiền sử gia đình có người cùng huyết thống bị THA là YTNC gây THA
[3].Tiền sử gia đình, nhất là trực hệ (bố, mẹ, anh chị em ruột), có người lớn bị
4
THA là một trong các nguy cơ mạnh nhất làm cho một đối tượng có thể bị THA
trong tương lai [21].
- Trong nghiên cứu của tác giả Masahiko Tozawa và cs (2001) cho thấy,
sau khi hiệu chỉnh với các YTNC khác như: tuổi, giới, hút thuốc lá, uống rượu
thì người có tiền sử gia đình có 1 người, 2 người, ≥ 3 người bị THA có nguy
cơ mắc THA cao gấp 2,74 (95%CI: 2,433,10); 4,62 (95%CI: 3,62-5,90) và 6,04
(95%CI: 3,51-10,04) lần so với người không có tiền sử gia đình bị THA [74].
* Các nguy cơ có thể thay đổi được bao gồm:
+ Ăn mặn:
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều muối (natri chlorua)
thì tần suất mắc bệnh THA tăng cao rõ rệt. Người dân ở vùng biển có tỷ lệ mắc
bệnh THA cao hơn nhiều so với những người ở đồng bằng và miền núi. Hạn chế ăn
muối < 6gram/ngày hay 100 mmol/ngày có thể giảm từ 2-8 mmHg [26]
+ Hút thuốc lá:
Trên toàn thế giới, hút thuốc lá (bao gồm cả khói thuốc phụ) là một trong
3 nguy cơ hàng đầu các yếu tố gây bệnh và đóng góp vào ước tính 7,2 triệu ca
tử vong trong năm 2015. Trong năm 2016, hút thuốc đứng thứ tư trong việc gây
ra năm sống điều chỉnh khuyết tật (DALYs). Ở Mỹ, sử dụng thuốc lá là yếu tố
nguy cơ thứ hai gây tử vong và là nguyên nhân hàng đầu gây ra DALYs. Năm
2016, 15,5% người trưởng thành là người hút thuốc hiện tại (17,5% nam và
13,5% nữ) [38]
- Sử dụng thuốc lá đang gây ra 5 triệu ca tử vong mỗi năm và dự đoán sẽ
gây ra 8 triệu ca tử vong mỗi năm vào năm 2030. Sử dụng thuốc lá là nguyên
nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam.[12]
- Theo Lương Ngọc Khuê và cs(2011), ở những người 15 tuổi trở lên và
hiện đang hút thuốc lá có: 19,5% trong dân số chung, 38,7% trong tổng số nam
giới 1,2% trong tổng số nữ giới [12].
5
- Nicotin trong thuốc lá có tác dụng chủ yếu làm co mạch ngoại biên, làm
tăng nồng độ serotonin, catecholamin ở não, tuyến thượng thận, các chất nhầy này
huy động acid béo trong các dự trữ mỡ và làm tăng cholesterol. Hút thuốc lá làm
nhịp tim nhanh, HA tăng lên, lưu lượng tim và công tim cũng tăng lên, động mạch
bị co lại.
+ Uống rượu:
- Rượu là một trong số những yếu tố thuận lợi gây THA nguyên phát [3].
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm có khoảng 4% trường hợp tử vong trên toàn
thế giới có liên quan đến rượu. Tổ chức này cũng khuyến cáo: “Rượu làm THA và
đó là yếu tố nguy cơ của tai biến mạch não, thường thấy phối hợp với bệnh tim,
loạn nhịp tim, tăng xuất huyết não” [21][75]. Nếu uống rượu điều độ chỉ ở mức 10g
ethanol x 1-3 lần/ngày thì có thể chấp nhận được, ở mức trên 3 lần/ngày (>30g
ethanol) có bằng chứng hại cả về sinh học lẫn xã hội [21][75]. Kết quả điều tra về
thực trạng lạm dụng rượu ở Hà Nội của Lê Anh Tuấn (2010) cho thấy lạm dụng
rượu là 11,27%, nghiện rượu là 3,23% [27]. Theo Hoàng Thị Phượng và cs (2009),
tỷ lệ sử dụng rượu là 33,5%, lạm dụng rượu 18,7% [19].Nguyễn Lân Việt nghiên
cứu ở xã Xuân Canh, Đông Anh, Hà Nội tỷ lệ THA ở người có thói quen uống rượu
nguy cơ mắc bệnh THA cao gấp 1,7 lần [35]
- Theo nghiên cứu của tác giả Chu Hồng Thắng và cs (2008) thì tỉ lệ THA
ở nhóm uống rượu cao hơn 1,28 lần so với nhóm không uống rượu [22].
+ Rối loạn lipid máu:
- Tăng acid béo tự do sẽ làm tăng nồng độ insulin trong máu và gây
nhiễm độc mỡ tế bào β tụy làm tế bào này sẽ chết nhanh hơn so với chết theo
chương trình. Khi acid béo tự do và TG tích luỹ trong tế bào β tụy làm tăng
tổng hợp NO gây ra rối loạn chức năng tế bào và hậu quả của hiện tượng này
làm các tế bào β tụy bị tổn thương, giảm số lượng tế bào β tụy sẽ làm mất khả
năng duy trì tiết insulin. Khi sự kháng insulin được thiết lập, có sự giải phóng
acid béo đến gan làm tăng quá trình tổng hợp TG, ngăn cản sự tăng bài tiết
6
LDL-C vào tuần hoàn, đồng thời lipoprotein lipase cũng được tiết ra ở các mô
ngoại vi và dẫn đến HCCH. Sự kháng insulin gây rối loạn enzyme cholesterol
ester transferase làm giảm HDL-C và gây HCCH. Vì vậy, sự kết hợp tăng TG
và giảm HDL-C có mối liên quan mật thiết đến HCCH. Đó là lý do các nghiên
cứu thường lấy TG và HDL-C làm tiêu chuẩn chấn đoán HCCH.
- Nghiên cứu Trần Thị Mỹ Loan (2009) về RLLP máu ở bệnh nhân THA
tỉ lệ rối loạn lipid máutrên bệnh nhân tăng huyết áp là 72,67%, trong đó chiếm tỉ lệ
cao nhất là tăng CT (67,3%), kế đến tăng TG chiếmtỉ lệ 54,3% và tăng LDL-C
chiếm tỉ lệ 32%, giảm HDL-C chiếm tỉ lệ thấp nhất.[13]. Theo Nguyễn Thị Hồng
Thủy (2013) tỷ lệ rối loạn lipid máu chiếm 77,4% trong đó nữ cao hơn nam (51,4%
so với 26,9%), p<0,005. Tăng CT chiếm 53,4%, TG chiếm 33,1%, LDL-c chiếm
39,4%, HDL-c giảm chiếm 4,9% [25].
+ Đái tháo đường:
- THA ở bệnh nhân đái tháo đường rất thường gặp và là yếu tố làm tăng
mức độ nặng của đái tháo đường. Tỷ lệ THA ở các bệnh nhân này cao hơn ở
người không bị ĐTĐ. THA ở bệnh nhân ĐTĐ làm tăng nguy cơ tim mạch, bệnh
lý mạch vành và đột quỵ lớn 2-3 lần so với ở người không mắc ĐTĐ. Ở Mỹ,
THA chiếm tỷ lệ hơn 20% dân số trên 15 tuổi [20].
- Bệnh ĐTĐ và bệnh THA có mối liên quan đặc biệt. THA là hậu quả
của ĐTĐ hoặc có thể là YTNC gây ĐTĐ. Nghiên cứu ở Morocco (2012) cho
thấy 70,4% bệnh nhân ĐTĐ týp 2 bị THA [41], hay theo tác giả Nguyễn Minh
Tuấn và c (2011), tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ có THA là 61,6% [29].
- Theo tác giả Nguyễn Thu Thủy (2015) nghiên cứu trên 183 BN ĐTĐ
typ 2 tỷ lệ THA:72.6%. Tỷ lệ THA độ 1 (61.1%) cao hơn THA độ 2
(38.9%)[24], kết quả cao hơn so với kết quả của Trương Quang Phổ (2008)
thực hiện ở bệnh viện đa khoa Cần Thơ . Kết quả nghiên cứu trên 172bệnh nhân
trong đó có 109 bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường týp 2 có tăng huyết áp chiếm
tỷ lệ là 63,4%, tỷ lệ tănghuyết áp độ I chiếm 50,5% và độ II chiếm 49,5% và giai
7
đoạn tăng huyết áp chủ yếu chiếm đa số là (giai đoạn I và II) 90%, tỷ lệ thấp nhất là
giai đoạn 3 chiếm 10% [17].
+ Béo phì (BMI ≥ 23):
- Béo phì là một trong các yếu tố của hội chứng chuyển hóa là một yếu tố
nguy cơ tim mạch, người lớn béo phì có tỷ lệ tử vong cao hơn những người có chỉ
số BMI thấp, đồng thời nguy cơ mắc các bệnh trầm trọng khác như bệnh mạch
vành, nhồi máu cơ timvà ĐTĐ typ 2 cũng cao hơn. Bệnh nhân vừa ĐTĐ vừa béo
phì nguy cơ tử vong tim mạch cao gấp 7 lần so với người khỏe mạnh, do vậy ĐTĐ
và béo phì có mối liên hệ mật thiết về mặt dịch tễ, là thách thức với hệ thống chăm
sóc sức khỏe toàn cầu
- Theo nghiên cứu của Lê Thanh Chiến và cs (2011) thì người có BMI ≥
23 kg/m2 có nguy cơ mắc THA cao gấp 4,7 lần so với người có BMI < 23
kg/m2 [4].
+ Hoạt động thể lực:
- Ít hoạt động thể lực dễ béo phì gây THA. Nếu tập thể dục, nhất là đi bộ
nhanh (30-45 phút/ngày) có thể giảm 4-10 mmHg, ngay cả khi bệnh nhân
không giảm cân [53]. Theo Chu Hồng Thắng HĐTL và bệnh THA có mối liên
quan mật thiết. Tỷ lệ THA ở các nhóm không hoạt động, lao động thường xuyên
(21,4%) so với nhóm hoạt động, lao động thường xuyên (9,3%) với mức nguy cơ
OR=3,24[22]. Như vậy thói quen sống tĩnh tại rất nguy hại đối với hệ tim mạch.
Ngược lại, tăng cường vận động thể lực vừa sức và đều đặn lại có tầm quan trọng
đặc biệt đối với người cao tuổi. Vận động thể lực bao gồm các hoạt động thường
ngày và luyện tập thể dục thể thao. Thể dục thể thao đối với người cao tuổi không
phải nhằm mục đích làm cơ thể nở nang mà nhằm tác dụng đối với chuyển
hóa và đối với hệ thần kinh trung ương. Không vận động được coi là nguyên
nhân của 5-13% các trường hợp THA hiện nay. Ngược lại, tăng cường vận
động thể lực vừa sức và đều đặn lại có tầm quan trọng đặc biệt đối với NCT.
8
Hiện nay, vận động thể lực đúng mức đều đặn được coi như một liệu pháp
hiện đại để dự phòng THA [21].
1.1.6. Tổn thương cơ quan đích do tăng huyết áp
* Tổn thương não do THA gồm:
Các tổn thương não ở bệnh nhân THA là nhồi máu não, xuất huyết não,
xuất huyết dưới nhện [3]. Các triệu chứng của tổn thương não do THA bao gồm:
- Thiếu máu não: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ...
- Rối loạn tâm thần do THA, sa sút trí tuệ, động kinh...
- Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua: bệnh nhân bị tổn thương thần
kinh khu trú (ví dụ: bại liệt nửa mặt, rối loạn ngôn ngữ, liệt trung ương dây thần
kinh VII, mù...) nhưng phục hồi hoàn toàn trong 24 giờ.
- Tùy thuộc vào vị trí tổn thương của động mạch não mà gây những triệu
chứng lâm sàng khác nhau như: liệt trung ương 1/2 người, liệt trung ương dây
thần kinh VII, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn cơ vòng, thất điều...
Theo nghiên cứu của Lê Quốc Tuấn và cs (2012), Tỷ lệ có tổn thương não
ở bệnh nhân THA có HCCH là 59,4% cao hơn so với nhóm không có HCCH là
8,8% với p < 0,001; OR = 15,2 (CI: 8,3-28,1) [26].
* Biến chứng đáy mắt:
Soi đáy mắt có thể thấy tổn thương theo giai đoạn tiến triển bệnh [3]:
+ Giai đoạn1 : Các mạch máu có thành sáng bóng
+ Giai đoạn 2 : Các mạch máu co nhỏ, dấu hiệu bắt chéo động mạch
tĩnh mạch (dấu hiệu Salus-Gunn)
+ Giai đoạn 3 : xuất huyết, xuất tiết võng mạc
+ Giai đoạn 4 : vừa có xuất huyết,xuất tiết võng mạc kèm phù gai thị.
Trong nghiên cứu của tác giả Lê Hoàng Anh Tú và cs (2009) thì tỉ lệ bệnh
nhân THA có tổn thương võng mạc với các triệu chứng: bắt chéo động – tĩnh mạch
chiếm 38,28%, hẹp tiểu động mạch toàn bộ 89,84%; hẹp tiểu động mạch khu trú
9
13,28%; xuất huyết võng mạc 22,66%; xuất tiết 19,53%, nốt dạng bông 14,66%
và phù gai là 8,6% [28].
* Biến chứng ở thận: THA làm tăng sức cản mạch thận, giảm lưu lượng
máu tại thận, từ đó làm cho chức năng thận giảm.THA gây ra nhiều tổn thương
tại thận với các biểu hiện như: đái máu, đái ra protein, suy thận... [36]
Tổn thương thận thể hiện bằng creatinin huyết thanh tăng, mức lọc cầu
thận giảm, có protein niệu hay albumin niệu vi thể.
Urat máu có thể tăng ở những bệnh nhân THA không được điều trị, là
dấu hiệu cho thấy có xơ hóa cầu thận [3].
Theo nghiên cứu của Lê Quốc Tuấn và cs (2012), Tỷ lệ tổn thương thận
ở bệnh nhân THA có HCCH là 49,4% cao hơn so với nhóm không có HCCH
là 34,5% với p < 0,001; OR = 1,9 (CI: 1,2-2,9) [26].
* Biến chứng tim:
Tăng huyết áp làm biến đổi về mặt huyết động,tần số tim tăng, lưulượng
tim tăng dần, thời kỳđầu có hiện tượng co mạch để phân bổ lại máu lưuthông
từ ngoại vi về tim phổi, do đó sức cản mạchmáu cũng tăng dần. Tim có những
biểu hiện tănghoạt động bù trừ và dẫn đến dầy thất trái. Huyết ápvà sức cản
ngoại biên toàn bộ tăng dần. Lưu lượngtim và lưu lượng tâm thu càng giảm,
cuối cùng đưa đến suy tim
Các tổn thương ở tim do THA bao gồm: phì đại thất trái, suy tim, bệnh
mạch vành, rối loạn tim mạch
Chụp XQ tim phổi có thể thấy phì đại buồng tim, giãn quai động mạch
chủ, ứ huyết phổi
Điện tâm đồ đánh giá tình trạng tăng gánh thất trái, các dấu hiệu thiếu
máu cơ tim, cũng như tình trạng rối loạn nhịp tim [3].
Theo nghiên cứu của Lê Quốc Tuấn và cs (2012) Tỷ lệ tổn thương tim
ở bệnh nhân THA có HCCH là 49,4% cao hơn so với nhóm không có HCCH
là 29,2% với p < 0,001; OR = 2,4 (CI: 1,5-3,7) [26].
10
1.1.7. Điều trị tăng huyết áp
1.1.7.1. Mục tiêu và nguyên tắc điều trị
- Huyết áp mục tiêu là dưới 140/90 mmHg, nếu có đái tháo đường hoặc
bệnh thận mạn tính thì phải dưới 130/80 mmHg [30] [35].
- Cần xác định điều trị THA là điều trị lâu dài, suốt đời
- Cần điều trị tích cực ở bệnh nhân đã có tổn thương cơ quan đích
- Phải cân nhắc từng bệnh nhân, các bệnh kèm theo, các yếu tố nguy cơ,
các tác dụng phụ để có chế độ dùng thuốc thích hợp.
- Huyết áp nên được hạ từ từ để tránh những biến chứng thiếu máu cơ
quan đích [3].
1.1.7.2. Chế độ điều trị không dùng thuốc (thay đổi lối sống).
- Là phương pháp điều trị bắt buộc dù có kèm theo dùng thuốc hay không
áp dụng cho mọi bệnh nhân để ngăn ngừa tiến triển và giảm được huyết áp, giảm
số thuốc cần dùng
- Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng:
- Giảm ăn mặn (< 6 gam muối hay 1 thìa càphê muối mỗi ngày).
- Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi.
- Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và axít béo no.
- Tích cực giảm cân (nếu quá cân), duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số
khối cơ thể (BMI: body mass index) từ 18,5 đến 22,9 kg/m2
.
- Cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90 cm ở nam và dưới 80 cm ở nữ.
- Hạn chế uống rượu, bia: số lượng ít hơn 3 cốc chuẩn/ngày (nam), ít hơn
2 cốc chuẩn/ngày (nữ) và tổng cộng ít hơn 14 cốc chuẩn/tuần (nam), ít hơn 9
cốc chuẩn/tuần (nữ). 1 cốc chuẩn chứa 10g ethanol tương đương với 330ml bia
hoặc 120ml rượu vang, hoặc 30ml rượu mạnh.
- Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào.
- Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ hoặc
vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày.
11
- Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; cần chú ý đến việc thư giãn, nghỉ
ngơi hợp lý.
- Tránh bị lạnh đột ngột [3].
1.1.7.3. Điều trị bằng các loại thuốc hạ huyết áp:
* Có rất nhiều loại thuốc hạ áp có 05 nhóm hay sử dụng. :
- Nhóm thuốc lợi tiểu
- Nhóm thuốc tác động lên thần kinh giao cảm
- Nhóm thuốc chẹn kệnh canxi
- Nhóm thuốc ức chế men chuyển
- Nhóm thuốc ức chế thụ thể angiotensin II[3][31] [35]
Bảng 1.2 :Chỉ định ưu tiên và chống chỉ định đối với một số nhóm thuốc hạ
huyết áp [31]
Nhóm thuốc Chỉ định ưu tiên Thận trọng Chống chỉ
định
Lợi tiểu
thiazide
THA tâm thu đơn độc
(người cao tuổi), suy tim,
dự phòng thứ phát đột quỵ
Hội chứng
chuyển hóa, rối
loạn dung nạp
glucose, thai
nghén
Bệnh gút
Lợi tiểu quai Suy thận giai đoạn cuối, suy
tim
Lợi tiểu (loại
kháng
aldosterone)
Suy tim, sau nhồi máu cơ
tim
Suy thận, kali
máu cao
Ức chế men
chuyển
(ƯCMC)
Suy tim, rối loạn chức năng
thất trái, sau nhồi máu cơ
tim, phì đại thất trái, bệnh
thận do đái tháo đường, có
protein hoặc microalbumin
niệu, rung nhĩ, hội chứng
chuyển hóa, xơ vữa động
mạch cảnh
Suy thận, bệnh
mạch máu
ngoại biên
Thai nghén,
hẹp động
mạch thận hai
bên, kali máu
cao
12
Ức chế thụ thể
AT1 của
angiotensin II
(ƯCTT)
Suy tim, sau nhồi máu cơ
tim, phì đại thất trái, bệnh
thận do đái tháo đường, có
protein hoặc micro albumin
niệu, rung nhĩ, hội chứng
chuyển hóa, có chỉ định
dùng nhưng không dung
nạp với ƯCMC
Suy thận, bệnh
mạch máu
ngoại biên
Thai nghén,
hẹp động
mạch thận hai
bên, kali máu
cao
Chẹn kênh
canxi (loại
dihydropyridin)
THA tâm thu đơn độc
(người cao tuổi), đau thắt
ngực, phì đại thất trái, THA
ở phụ nữ có thai
Nhịp tim
nhanh, suy tim
Chẹn kênh
canxi (loại ức
chế nhịp tim)
Đau thắt ngực, nhịp nhanh
trên thất
Blốc nhĩ thất
độ 2-3, suy
tim
Chẹn bêta Đau thắt ngực, sau NMCT,
suy tim, nhịp tim nhanh,
tăng nhãn áp, THA ở phụ
nữ có thai
Bệnh mạch
máu ngoại vi,
hội chứng
chuyển hóa, rối
loạn dung nạp
glucose
Hen phế quản,
bệnh phổi tắc
nghẽn mạn
tính, blốc nhĩ
thất độ 2-3
Chẹn anpha Phì đại lành tính tiền liệt
tuyến
Hạ huyết áp tư
thế đứng, suy
tim
Đái dầm
1.1.6.4.Sơ đồ phối hợp các thuốc trong điều trị tăng huyết áp[31][35]
13
1.1.6.5.Sơ đồ điều trị THA:[3]
Điều chỉnh lối sống
Không đạt HA mục tiêu
(<140/90 mmHg hay <130/80 mmHg đối với đái tháo
đường hoặc bệnh thận mạn tính)
Lựa chọn thuốc khởi đầu
THA không có chỉ định điều trị ưu tiên THA có chỉ định điều trị ưu tiên
THA độ 1
(HATT 140-159 hoặc
HATTr 90-99)
Thiazid hoặc ƯCMC/chẹn
thụ thể angiotensin/chẹn
beta/chẹn kênh calci/phối
hợp
THA độ 2
(HATT ≥160 hoặc HATTr
≥100)
Phối hợp 2 thuốc
(thường Thiazid và
ƯCMC/chẹn thụ thể
angiotensin/chẹn beta/chẹn
kênh calci
Thuốc cho những chỉ định
ưu tiên
Các thuốc hạ áp khác (lợi
niệu/ƯCMC/chẹn thụ thể
angiotensin/ chẹn
beta/chẹn kênh calci
Không đạt huyết áp mục tiêu
Dùng liều tối ưu hoặc thêm các thuốc khác cho đến khi đạt HA mục tiêu.
Cân nhắc hội chẩn với chuyển gia về THA
14
1.2. Hội chứng chuyển hoá
1.2.1. Đặc điểm của hội chứng chuyển hoá
Hội chứng chuyển hóa được định nghĩa là một nhóm các rối loạn chuyển
hóa. Trong đó, mỗi yếu tố nguy cơ riêng biệt có tầm quan trọng riêng, sự kết
hợp của chúng như béo bụng, rối loạn chuyển hóa glucose, rối loạn lipid máu
và THA gây ra các hậu quả nghiêm trọng. Theo y văn thế giới, người bị HCCH
có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 2-3 lần và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
cao gấp 5 lần so với người không có HCCH [9].
HCCH bao gồm 1 nhóm các yếu tố nguy cơ tập hợp lại trên một người
bệnh:
- Tình trạng béo bụng
- Rối loạn lipid máu (là tình trạng rối loạn các chất béo trong máu như
triglycerid máu cao, HDL-C máu thấp, LDL-C cao, tạo nên mảng xơ vữa ở
thành động mạch)
- Tăng huyết áp
- Tình trạng kháng insulin hoặc không dung nạp đường (là tình trạng cơ
thể không thể sử dụng insulin và đường một cách hiệu quả)
- Tình trạng tiền đông máu (tăng fibrinogen và chất ức chế plasminogen
hoạt hóa PAI-1 cao trong máu)
- Tình trạng tiền viêm (CRP tăng cao trong máu) [33].
1.2.2. Các tiêu chuẩn chẩn đoán của hội chứng chuyển hoá
Có nhiều tiêu chuẩn xác định HCCH, trong đó có 5 tiêu chuẩn hay được
sử dụng là: NCEP, WHO, IDF, AACE và EGIR.
1.2.2.1. Theo NCEP - ATP III (National Cholesterol Education Program, Adult
Treatment Panel III - Chương trình giáo dục quốc gia về cholesterol, thông
báo lần thứ 3 về hướng dẫn điều trị ở người lớn):
Tiêu chuẩn xác định có hội chứng chuyển hoá khi có tối thiểu 3 trong 5
tiêu chí sau [44]:
15
+ Béo bụng: vòng eo nam  90cm, vòng eo nữ  80cm.
+ Triglycerid  1,7 mmol/l.
+ HDL-C: nam < 1,0 mmol/l, nữ < 1,3 mmol/l.
+ Huyết áp  130/85 mmHg.
+ Glucose máu lúc đói  6,1 mmol/l.
1.2.2.2. Theo WHO:
Theo Tổ chức y tế Thế giới áp dụng chẩn đoán khi người bệnh có từ 3
yếu tố trở lên trong các yếu tố sau:
- Nam có vòng bụng ≥ 90 cm, nữ có vòng bụng ≥ 80cm.
- Triglycerid máu ≥ 150 mg/dl
- HDL-C < 40mg/dl (nam) và <50mg/dl (nữ)
- Huyết áp ≥ 130/85 mmHg
- Tăng glucose máu khi đói ≥ 100mg/dl [33].
1.2.2.3. Theo IDF (International Diabetes Federation - Liên đoàn đái tháo
đường quốc tế):[57]
Hội chứng chuyển hoá được xác định khi có một yếu tố chính và từ hai
yếu tố phụ trở lên.
+ Yếu tố chính: béo phì trung tâm (chiều dài vòng vụng)
- Mỹ:  102cm ở nam,  88cm ở nữ.
- Châu Âu:  94cm ở nam,  80cm ở nữ.
- Nam Á và Trung Quốc:  90cm ở nam,  80cm ở nữ.
+ Yếu tố phụ:
- Triglycerid  1,7 mmol/l hoặc đang điều trị rối loạn lipid máu.
- HDL-C < 1,03 mmol/l ở nam và < 1,29 mmol/l ở nữ.
- Huyết áp  130/85 mmHg hoặc đang sử dụng thuốc điều trị tăng HA.
- Glucose huyết lúc đói > 5,6 mmol/l hoặc chẩn đoán ĐTĐ.
16
1.2.2.4. Theo AACE (American Association of Clinical Endocrinologist - Hiệp
hội các nhà nội tiết lâm sàng Mỹ):
Hội chứng chuyển hoá được xác định khi có ít nhất một yếu tố chính và hai
yếu tố phụ.
+ Yếu tố chính:
- Bệnh mạch vành, THA, hội chứng buồng trứng đa nang.
- Tiền sử gia đình: ĐTĐ, THA, bệnh mạch vành.
- Tiền sử ĐTĐ thai nghén hoặc giảm dung nạp glucose.
- Không phải người da trắng.
- Lối sống ít vận động.
- Vòng bụng > 102 cm ở nam, > 88 cm ở nữ.
- Tuổi trên 40.
+ Yếu tố phụ:
- Triglycerid  1,7 mmol/l.
- HDL-C < 1,00 mmol/l ở nam và < 1,30 mmol/l ở nữ.
- Huyết áp  130/85 mmHg.
- Glucose huyết lúc đói > 6,1 mmol/l hoặc giảm dung nạp glucose.
1.2.2.5. Theo EGIR (European Group for the Study of Insulin Resistance - Hội
Châu Âu về nghiên cứu đề kháng insulin):
Hội chứng chuyển hoá được xác định khi có một yếu tố chính và hai yếu
tố phụ trở lên.
+ Yếu tố chính: tăng insulin máu lúc đói.
+ Yếu tố phụ:
- Trigycerid  2,0 mmol/l hoặc HDL-C < 1,00 mmol/l hoặc đang điều trị
tăng lipid.
- Huyết áp  140/90 mmHg.
- Glucose huyết lúc đói > 6,1 mmol/l.
17
- Vòng bụng > 94 cm ở nam, > 80 cm ở nữ.
1.2.3. Dịch tễ học của hội chứng chuyển hóa trên thế giới và Việt Nam
Tùy thuộc vào tiêu chí xác định mà số đối tượng có HCCH sẽ khác nhau.
Tỷ lệ hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp là 58,77%; ở nam giới
là 49,25%, ở nữ giới là 50,75%. Tỷ lệ hội chứng chuyển hóa khác nhau giữa
các đối tượng, giữa các quốc gia, giữa các vùng và lãnh thổ trên thế giới. Ở
vùng nông thôn của Brazil, tỷ lệ hội chứng chuyển hóa là 21,6%, trong đó nam
giới chỉ có 7,7%, nữ giới tới 33,6%, ở tuổi trung niên là 19% nhưng > 60 tuổi
gặp tới 52,9% ở phụ nữ [53].
Các tác giả Nhật Bản cũng nêu ra tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển
hóa riêng cho quốc gia mình bao gồm: chu vi vòng bụng nam  85cm, ở nữ 
90 cm; kèm theo ít nhất 2 trong 3 tiêu chuẩn sau: Triglycerid  1,7 mmol/l hoặc
HDL - C < 1,0 mmol/l; Glucose máu lúc đói  6,1 mmol/l; huyết áp tâm thu 
130 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương  85 mmHg. Theo tiêu chuẩn trên thì
tỷ lệ hội chứng chuyển hóa ở 2187 người cao tuổi chỉ là 18,4% đối với nam
giới và 5,78% đối với nữ giới [60].
Hội chứng chuyển hóa đã và đang gia tăng khắp Châu Âu và Bắc Mỹ,
cùng với sự gia tăng số người thừa cân, béo phì và đái tháo đường. Tần suất hội
chứng chuyển hóa trong cộng đồng nói chung khoảng 24%, nếu theo tiêu chuẩn
của NCEP - ATP III và nó gia tăng theo tuổi với khoảng 40% dân số trên 50
tuổi ở Châu Âu.
Nghiên cứu của Isomaa B (2001) cho thấy hội chứng chuyển hóa chiếm
10 - 15% trên những đối tượng có dung nạp glucose máu bình thường, 42-46%
ở những bệnh nhân có rối loạn dung nạp glucose, 70-80% ở những bệnh nhân
đái tháo đường type 2 [56]. Nghiên cứu Agete Tadewwos và cộng sự (2017)
cho thấy tỉ lệ mắc HCCH ở bệnh nhân THA là 48,7% theo tiêu chí NCEP-ATP
III và tỉ lệ này cao hơn ở phụ nữ so với nam giới [37]. Nghiên cứu Kant R,
18
Khapre (2017) tại Ấn Độ, trong 400 người tham gia nghiên cứu, tỉ lệ HCCH
theo tiêu chí IDF ở những người tham gia nghiên cứu tăng huyết áp mới là
50,5% [59].
Nghiên cứu R. N'Guetta và cộng sự (2016)Tỷ lệ mắc bệnh DM là 48,8% theo tiêu
chí của NCEP-ATP III sửa đổi năm 2005 và 51% theo IDF [64]. Theo nghiên cứu
của Shasha Yu và cs tại Trung Quốc thấy tỉ lệ HCCH ở những người tăng huyết
áp là 43,1%, tỉ lệ các thành phần của HCCH như béo bụng, tăng triglyceride,
HDL-C thấp, và tăng đường huyết lúc đói lần lượt là 51,7%, 39,6%, 29,3% và
55,9% [70].
Trần Hữu Dàng (2014) tại Bệnh viện Trung ương Huế nghiên cứu thấy
tỷ lệ có HCCH theo tiêu chuẩn IDF ở 67 bệnh nhân THA nguyên phát là 58.77%
[16]. Nguyễn Đức Ngọ(2013) Tại bệnh viện trung ương quân đội 108, số người
có hội chứng chuyển hóa khá cao 36,4% [15]. Võ Thị Hà Hoa và cộng sự (2010)
Hội chứng chuyển hóa chiếm tỷ lệ 48,7% ở bệnh nhân nữ trên 45 tuổi có tăng
huyết áp[9]. Theo Giao Thị Thoa và cộng sự tỷ lệ bệnh nhân THA thuộc HCCH
khá cao là38,92% theo tiêu chuẩn NCEP ATP III và 52,76%nếu sử dụng tiêu
chuẩn vòng eo châu Á Thái BìnhDương [23].
1.2.4. Các yếu tố nguy cơ mắc HCCH
- Tuổi: Nguy cơ mắc HCCH tăng lên với tuổi, tỷ lệ mắc bệnh < 10% ở
lứa tuổi 20, tăng lên đến 40% ở lứa tuổi 60. Tuy nhiên, các dấu hiệu báo trước
HCCH có thể thấy ở tuổi niên thiếu.
- Chủng tộc: Tây ban nha, Bồ đào nha và các nước nói tiếng Tây ban nha,
người châu Á dường như hay có nguy cơ mắc HCCH hơn các chủng tộc khác.
- Béo phì: Chỉ số khối cơ thể (BMI) – là số đo của cơ thể dựa trên chiều
cao và cân nặng. BMI > 23, tình trạng béo bụng với dáng người dạng quả táo
(không phải dạng quả lê) làm tăng nguy cơ mắc HCCH.
19
- Tiền sử tiểu đường: nguy cơ mắc HCCH cao hơn ở người có tiền sử gia
đình có người bị tiểu đường type 2 hoặc bản thân có tiền sử bị tiểu đường khi
mang thai.
- Các tình trạng bệnh lý khác làm tăng nguy cơ mắc HCCH: Tăng huyết
áp, hội chứng buồng trứng đa nang ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản và
hormone sinh dục nữ
1.2.5. Điều trị hội chứng chuyển hóa theo khuyến cáo Hội tim mạch
Hoa Kỳ
Mục đích hàng đầu của xử trí lâm sàng HCCH là giảm nguy cơ mắc bệnh
tim mạch và mắc tiểu đường type 2. Tiếp đó, việc điều trị hàng đầu là làm giảm
các yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng như ngừng hút thuốc lá, giảm
cholesterol máu, điều trị tăng huyết áp và điều trị tiểu đường.
Để quản lý trước mắt và lâu dài các yếu tố nguy cơ thì việc điều chỉnh
lối sống là can thiệp hàng đầu để giảm các yếu tố nguy cơ mắc HCCH. Việc
can thiệp để điều chỉnh các thói quen có hại cho sức khỏe bao gồm:
- Giảm cân nặng để đạt được cân nặng l. tưởng (BMI 18,5 – 22,9kg/m2)
- Tăng cường hoạt động thể lực, với đích cần đạt là phải hoạt động thể
lực mức độ vừa phải ít nhất 30 phút mỗi ngày trong hầu hết các ngày trong tuần.
- Có thói quen ăn uống tốt cho sức khỏe như ăn ít chất béo bão hòa, ít
cholesterol.
20
1.3. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của THA có HCCH trên thế giới và
Việt Nam
Nhiều nghiên cứu cho thấy các YTNC của HCCH và THA là tương đối
giống nhau. Điều này làm cho bệnh nhân có nguy cơ mắc HCCH cũng có nguy
cơ mắc THA, và ngược lại. HCCH gồm có 5 thành phần thì trong đó THA là
một triệu chứng của HCCH. Tuy nhiên các nghiên cứu đã chỉ ra rằng HCCH
và THA có mối liên quan mật thiết, đặc biệt là khi có sự kết hợp cả 2 bệnh thì
sẽ tăng nguy cơ biến chứng và hậu quả cho bệnh nhân.
Bệnh nhân mắc HCCH có THA sẽ làm thổi phồng các biến chứng trên
tim so với bệnh nhân mắc HCCH thông thường. HA tăng có liên quan đến béo
phì và tăng kháng insulin, đồng thời dẫn đến rối loạn hệ thống rennin –
angiotensin và rối loạn chức năng đào thải muối ở thận. Tại Mỹ (2007), Ganne
S công bố THA và HCCH đang tăng nhanh. THA có khoảng 60 triệu người, ở
lớp tuổi > 60: 44% dân số có HCCH [50].
Feghali R và CS (France - 2007) cũng đã công bố: ở những bệnh nhân
THA không được điều trị, khi có thêm HCCH sẽ làm tăng độ cứng của động
Bảng 1.3. Khuyến cáo điều trị THA có HCCH [29]
21
mạch và sự tăng này độc lập với tuổi và HA tâm thu [48].Cuspidi C (2007) tại
Italia. Sau khi tiến hành nghiên cứu trên 3.266 bệnh nhân THA thì công bố rằng:
khi bệnh nhân THA có thêm HCCH thì sự tổn thương cơ quan đích do THA sẽ
xuất hiện sớm hơn ở những người trẻ tuổi [43].Tamaki S (2006) tại Nhật: khi
nghiên cứu 189 bệnh nhân THA thấy có 61 bệnh nhân có HCCH (33,7%) và đưa
ra kết luận là cần phải can thiệp sớm vào HCCH để việc điều trị HA đạt kết quả
tốt hơn [73].
Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu ở bệnh nhân THA nguyên phát như:
Trần Hữu Dàng (2014) tại Bệnh viện Trung ương Huế nghiên cứu thấy tỷ lệ có
HCCH theo tiêu chuẩn IDF ở 114 bệnh nhân THA nguyên phát là 58,77% [16].
Theo Nguyễn Đức Ngọ(2013) số người có hội chứng chuyển hóa khá
cao: 36,4%, Tỉ lệ các thành phần trong hội chứng chuyển hóa là:;Tăng
Tiglycerid 62,1%, HA > 130/80 53,7%, tăng glucose máu là 47,6%, tăng VB
38,2% và giảm HDL-C: 35,8%. Có sự gia tăng tỉ lệ TG, VB và HCCHtheo tuổi:
ở tuổi ≤ 60 các tỉ lệ trên thấp hơn ở nhómtuổi >60 [15]. Nghiên cứu ở Đà Nẵng
cho thấy hơn một nửa (52,76%) bệnh nhân THA có HCCH; trong đó tần suất
HCCH ở bệnh nhân THA cao nhất ở nhóm tuổi từ 40-50 đối với nam và 61-70
đối với nữ. Trong HCCH tỉ lệ tăng TG là cao nhất (89,16%); tỉ lệ tăng VE (dành
cho người châu Á) chiếm 77,23%; tỉ lệ giảm HDL-C chiếm 73,21%; tỉ lệ tăng
glucose máu chiếm 41,64%. HCCH hay gặp ở dạng phối hợp giữa nhóm 3 yếu
tố là THA - tăng TG - giảm HDLC và nhóm THA – tăng TG - tăng VE [23].
Đối với bệnh nhân nữ THA tại Đà Nẵng (2007), gần một nửa (48,7%) bệnh
nhân nữ trên 45 tuổi THA bị HCCH. Tỉ lệ THA có HCCH gia tăng theo tuổi và
BMI. Tỉ lệ rối loạn thành phần trong HCCH cao nhất hay gặp là tăng TG 82,3%;
tiếp theo đó là giảm HDL-C 67,4%; tăng đường huyết 59,7% và tăng VE chiếm
32% [9]. Theo kết quả nghiên cứu tại Tiền Giang cho thấy, tỉ lệ có HCCH trên
bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp chiếm tới 69,1%. Hầu hết (95,6%) bệnh
nhân có HCCH có THA, tỉ lệ bệnh nhân HCCH có biểu hiện béo phì bụng
22
chiếm 42,1% [7]. Đối với bệnh nhân có nhồi máu não động mạch lớn trên lều
thì tỉ lệ bị HCCH chiếm 72,9%; tỉ lệ này tăng dần theo tuổi, tập trung chủ yếu
ở nhóm tuồi 60-80 tuổi [14]. Bệnh nhân mắc HCCH có THA sẽ gia tăng thêm
các tổn thương ở các cơ quan đích như thận, não, tim. Nghiên cứu của Lê Quốc
Tuấn và cs (2012) trên 341 bệnh nhân THA nguyên phát (nam 170, nữ 172)
được làm cho kết quả: tỉ lệ có tổn thương não ở nhóm có HCCH (59,4%) cao
hơn so với nhóm không có HCCH (8,8%) với p<0,001; OR = 15,2 (95%CI:
8,3-28,1). Tỉ lệ tổn thương thận ở nhóm có HCCH (49,4%) cao hơn so với nhóm
không có HCCH (34,5%) với p<0,001; OR = 1,9 (95%CI: 1,2-2,9). Tỉ lệ tổn
thương tim ở nhóm có HCCH (49,4%) cao hơn so với nhóm không có HCCH
(29,2%) với p<0,001; OR = 2,4 (95%CI: 1,5-3,7) [26]. Theo nghiên cứu của
Hoàng Việt Dũng và cs (2013), tỉ lệ THA có HCCH ở đối tượng nghiên cứu
chiếm (66,45%). Tỉ lệ THA có HCCH sử dụng nhiều rượu bia chiếm 58,72%;
tỉ lệ có hút thuốc lá chiếm 24,27% và tỉ lệ không hoạt động thể lực chiếm
35,92%. Phần lớn (84,52%) bệnh nhân mắc HCCH có THA là nam, tỉ lệ nữ
chiếm 15,48%. Tỉ lệ thiếu máu cơ tim trên điện tim ở bệnh nhân mắc HCCH
có THA là 58,25%; dày thất trái là 24,25% và loạn nhịp tim là 17,28%. Bệnh
nhân mắc HCCH có THA đều tăng các thành phần: tăng TG (94,17%); tăng
VE (83,50%); tăng glucose máu (55,34%) và giảm HDL-C chiếm 73,79%. Tỉ
lệ tổn thương thận ở bệnh nhân mắc HCCH có THA là 41,57%, tổn thương
não là 24,27% và tổn thương tim là 45,63%. Tỉ lệ mắc HCCH có THA với 2
yếu tố của HCCH là 57,28%; 3 yếu tố là 33,01% và kết hợp cả 4 yếu tố của
HCCH chiếm 9,72% [5].
1.4. Kết quả điều trị và yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh nhân
THA có HCCH
1.4.1. Kết quả điều trị
Tăng huyết áp động mạch có tỷ lệ lưu hành cao và là yếu tố nguy cơ
chính cho sự phát triển của các bệnh tim mạch [78].Tăng huyết áp (THA) là
23
một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng
đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân
gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gây Nhồi máu cơ tim cấp.
Tỷ lệ người mắc THA ngày càng tăng và tuổi bị mắc mới cũng ngày một trẻ hóa.
Năm 2000, theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), toàn thế
giới có tới 972 triệu người bị THA và con số này được ước tính là vào khoảng
15,6 tỷ người vào năm 2025. Hiện nay, cứ trung bình 10 người lớn có 4 người
bị THA. Theo WHO, mỗi năm có 17,5 triệu người chết về các bệnh tim mạch
trên Thế giới, nhiều hơn gấp 4 lần tổng số người tử vong của 3 bệnh lý
HIV/AIDS, sốt rét và lao phổi. Trong đó, bệnh nhân tử vong vì tăng huyết áp
và biến chứng của tăng huyết áp trên 7 triệu người.
Mặc dù chúng ta đã hiểu rõ sự phổ biến và mức độ nguy hiểm của bệnh
THA, nhưng cho đến tận bây giờ THA vẫn tồn tại 3 nghịch lý, đó là:THA là
bệnh rất dễ phát hiện (bằng cách đo HA khá đơn giản) nhưng người ta thường
lại không được phát hiện mình bị THA từ bao giờ.THA là bệnh có thể điều trị
được nhưng số người được điều trị không nhiều.THA là bệnh có thể khống chế
được với mục tiêu mong muốn, nhưng số người điều trị đạt được “HA mục tiêu”
lại không nhiều. Việc điều trị bệnh nhân Tăng huyết áp không hề đơn giản, đặc biệt
những bệnh nhân tăng huyết áp thường đi kèm với hội chứng chuyển hóa, làm cho
việc điều trị càng khó khăn và dẫn đến tình trạng kháng trị
Như vậy vấn đề đặt ra là liệu việc điều trị có đạt mục tiêu của điều trị THA
hay không?
Theo nghiên cứu Lý Huy Khanh và cộng sự, trong 2.142 bệnh nhân được
chẩn đoán tăng huyết áp khám tại khoa khám bệnh lần đầu thấy: Bệnh nhân
THA độ tuổi trung bình 63,30 ± 13,8, nữ chiếm 57,98%. Đa số THA độ I có
kèm ĐTĐ 4,7%, RLCHL 18,7% [11].
24
Số loại thuốc sử dụng cho bệnh nhân tăng huyết áp: sử dụng nhiều nhất
là ức chế men chuyển, ức chế thụ thể beta, ức chế calci, và lợi tiểu. Lợi tiểu
không phải luôn luôn là thuốc sử dụng đầu tiên [11].
Tất cả các thuốc hạ áp gặp trong mẫu nghiêncứu đều nằm trong danh
mục thuốc hạ áp theo khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam. Ứcchế men
chuyển và chẹn kênh calci là hai nhóm thuốc được dùng phổ biến nhất (96,6%
và72,4%).Đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc trong điều trị cho thấy tỷ lệ bệnh
nhân đạt huyết áp mụctiêu trước khi ra viện là 67,3%. Phần lớn bệnh nhân được
đánh giá là có tình trạng tốt khi ra viện,chiếm 81,7% [30].
Tỉ lệ đạt huyết áp mục tiêu điều trị theo JNC 7: Ở dân số chung, tỉ lệ đạt
huyết áp mục tiêu là 40,4%.
Thời gian đạt huyết áp mục tiêu ở bệnh nhân sử dụng nhiều nhóm thuốc
ngắn hơn sử dụng ít nhóm thuốc. Mức hạ áp của các nhóm ức chế men chuyển,
ức chế thụ thể beta, ức chế calci tương đương nhau [31].
1.4.2. Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị
1.4.2.1. Tuổi và giới
Tuổi và giới tính không ảnh hưởng đến tính đáp ứng với nhiều loại thuốc,
nhưng tuổi và giới tính ảnh hưởng đến sự hấp thu, thải trừ thuốc trong điều trị,
đặc biệt tuổi càng cao thì khả năng đáp ứng với thuốc sẽ không được như người
trẻ và dễ xuất hiện các tác dụng phụ của thuốc.
1.4.2.2. BMI
Béo phì theo BMI làm tăng nguy cơ tăng huyết áp 5,9 lần, BMI là yếu tố
nguy cơ độc lập với tăng huyết áp. Nhiều người ý thức được hậu quả về mặt
sức khỏe của việc tăng cân, nhưng vẫn cho rằng tăng quá nhiều cân mới đáng
sợ. Tuy nhiên theo một nghiên cứu được giới thiệu trong Hội nghị khoa học về
Huyết áp của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, chỉ tăng khoảng 2kg đã làm tăng huyết
áp của bạn. Đây cũng là nghiên cứu đầu tiên cho thấy huyết áp tăng liên quan
25
đặc biệt tới mỡ ở vùng bụng. Các nhà nghiên cứu nhận xét rằng ngay cả người
khỏe mạnh nhưng dễ béo bụng thì cũng dễ bị tăng huyết áp.
Cụ thể, vào đầu cuộc nghiên cứu dài 8 tuần này, 16 người, 18-48 tuổi, có
cân nặng bình thường được kiểm tra huyết áp. Sau đó, họ được yêu cầu ăn
lượng calo nhiều hơn bình thường khoảng 400-1200 cal mỗi ngày, thông qua
việc tiêu thụ kem, sôcôla hay nước uống tăng lực để tăng số cân nặng lên
khoảng 5% so với ban đầu. Sau đó, chỉ số huyết áp được kiểm tra lại. Kết quả
này được so sánh với 10 người có cân nặng bình thường ngoài nhóm nghiên
cứu và không tăng cân trong cùng thời gian. Các nhà khoa học thấy rằng giữa
2 nhóm người này:
Những người tăng cân có chỉ số huyết áp trên (tâm trương) tăng từ
114mmHg lên 118mmHg.
Những ai tăng cân vùng bụng thì chỉ số huyết áp còn tăng nhiều hơn.
Tuy nhiên, việc tăng từ 2-4kg thì không làm thay đổi chỉ số mỡ máu,
đường huyết hay tình trạng kháng insulin.
1.4.2.4. Thời gian mắc bệnh
Tăng huyết áp cũng là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất về tim mạch vì
tính phổ biến của nó trong cộng đồng, và nhất là vì nó gây nên nhiều biến chứng
nguy hiểm ở tim, thận, não, mắt và động mạch ngoại biên . Tuy nhiên, trên thực
tế nhiều người bị bệnh tăng huyết áp vẫn không được chẩn đoán kịp thời, do họ
không thấy có triệu chứng gì đặc biệt nên vẫn tưởng là mình bình thường. Một
số bệnh nhân tuy đã được chẩn đoán là tăng huyết áp, nhưng vẫn không đi điều
trị ngay, điều trị không liên tục, hoặc là có điều trị rồi nhưng vẫn chưa đạt được
trị số huyết áp mục tiêu. Vì vậy cần phải giáo dục cho người bệnh hiểu rằng
điều trị THA là điều trị suốt đời. Thời gian mắc bệnh dài hay ngắn, nếu không
được điều trị, kiểm soát tốt huyết áp thì có thể gây nên tổn thương tim mạch và
hiệu quả điều trị sẽ không cao.
1.4.2.5. Tổn thương cơ quan đích
26
Tăng huyết áp là bệnh mạn tính ảnh hưởng đến cơ thể từ từ và liên tục.
Bệnh thường gây những biến chứng nặng nề, thậm chí gây tàn phế và tử vong
như: đột quị não, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận… và rút
ngắn tuổi thọ con ngưới nếu không được điều trị đúng. Việc phát hiện sớm,
điều trị tốt làm giảm tỷ lệ tai biến do tăng huyết áp gây ra [6].
1.4.2.6. Kiểm soát đường máu
Tăng huyết áp và đái tháo đường là hai bệnh độc lập, có mối liên quan,
ngày càng phổ biến ở những nước phát triển nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng hai bệnh này thường kết hợp với nhau, tỷ
lệ bệnh luôn tăng theo lứa tuổi, và tỷ lệ người tăng huyết áp ở người đái tháo
đường gấp hai lần ở người bình thường.
Tăng huyết áp và đái tháo đường đều là yếu tố nguy cơ cho bệnh lý mạch
máu, đều nằm trong HCCH. Tăng huyết áp là một yếu tố làm tăng mức độ nặng
của đái tháo đường, ngược lại đái tháo đường cũng làm cho tăng huyết áp, có
thể xuất hiện trước hoặc được phát hiện đồng thời với đái tháo đường, trở nên
khó điều trị hơn. Dù người bệnh đái tháo đường ở type 1 hay type 2, nhưng khi
có tăng huyết áp đều làm cho tiên lượng bệnh xấu đi rõ rệt; làm cho tỷ lệ bệnh
mạch vành và đột qụy tăng gấp 2- 3 lần so với người không bị đái tháo đường.
Bệnh làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh mạch máu: bệnh mạch vành, tai biến
mạch máu não, tắc mạch chi, bệnh võng mạc mắt, bệnh thận, bệnh lý thần kinh.
Việc làm giảm huyết áp sẽ giúp giảm các nguy cơ nêu trên được coi là một mục
tiêu quan trọng ở bệnh nhân ĐTĐ có tăng huyết áp.
1.4.2.7. Số lượng các dấu hiệu của HCCH
Theo nghiên cứu của Lu K và cs (2015) những người có các thành phần
của HCCH như béo phì, tăng Triglycerid, THA và chuyển hóa glucose bất
thường có tỷ lệ tăng huyết áp cao hơn so với những người không. Sự phân bố
bệnh THA ở những người bị 0, 1, 2, 3, 4, và 5 thành phần của HCCH là 18,4%,
27,8%, 32,6%, 35,6%, 43,9% và 54,7% (p <0,05), tương ứng [63].
27
Theo nghiên cứu của Lu J và cs (2006) thấy tỉ lệ đối tượng bị tăng huyết
ápcó một thành phần của hội chứng chuyển hóa 32,40%, có hai thành
phần của hội chứng chuyển hóa33,36% và ba thành phần của hội
chứng chuyển hóa18,87% [62]
Nghiên cứu ở Đà Nẵng cho thấy hơn một nửa (52,76%) bệnh nhân THA
có HCCH; HCCH hay gặp ở dạng phối hợp giữa nhóm 3 yếu tố là THA - tăng
TG - giảm HDLC và nhóm THA – tăng TG - tăng VE [23].
Theo nghiên cứu của Hoàng Việt Dũng và cs (2013), tỉ lệ THA có HCCH
ở đối tượng nghiên cứu chiếm (66,45%). Tỉ lệ mắc HCCH có THA với 2 yếu
tố của HCCH là 57,28%; 3 yếu tố là 33,01% và kết hợp cả 4 yếu tố của HCCH
chiếm 9,72% [5].
Theo Trần Thừa Nguyên và cs (2014).Trong các tiêu chuẩn của hội
chứng chuyển hóa, tỷ lệ 3 thành tố (trong đó có tiêu chuẩn tăng huyết áp là bắt
buộc) của hội chứng chuyển hóa gặp với tần suất cao nhất (61,19%), thấp nhất
là 5 thành tố (7,47%), Phối hợp THA - Tăng triglycerid - Tăng glucose chiếm
tỷ lệ cao nhất (17,91%), trong khi đó không có trường hợp nào có phối hợp
THA - Tăng VB - Tăng triglycerid - Giảm HDL-C [16].
1.4.2.8. Tỷ lệ nhóm thuốc hạ áp và các loại thuốc điều trị
Theo nghiên cứu Lý Huy Khanh và cộng sự, trong 2.142 bệnh nhân được
chẩn đoán tăng huyết áp khám tại khoa khám bệnh lần đầu thấy: Bệnh nhân
THA độ tuổi trung bình 63,30 ± 13,8, nữ chiếm 57,98%. Đa số THA độ I có
kèm ĐTĐ 4,7%, RLCHL 18,7%, và thời gian đạt huyết áp mục tiêu ở bệnh
nhân sử dụng nhiều nhóm thuốc ngắn hơn sử dụng ít nhóm thuốc. Mức hạ áp
của các nhóm ức chế men chuyển, ức chế thụ thể beta, ức chế calci tương đương
nhau [11]. Theo Thái Khoa Bảo châu và cộng sự ức chế men chuyển và chẹn kênh
calci là hai nhóm thuốc được dùng phổ biến nhất (96,6% và 72,4%).Tỷ lệ sử dụng
phác đồ đa trị cao hơn tỷ lệ sử dụng phác đồ đơn trị trong cả liệu pháp khởi
đầu(64,7%>35,3%) và liệu pháp cuối (61,9%>38,1%). Tỷ lệ bệnh nhân gặp tương
28
tác giữa thuốc hạ ápvới các thuốc khác trong phác đồ là 7,5%. Tỷlệ bệnh nhân được
chỉ định sử dụng thuốc hợp lý là84,3%. Đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc trong
điều trị cho thấy tỷ lệ bệnh nhân đạt huyết áp mụctiêu trước khi ra viện là
67,3%. Phần lớn bệnh nhân được đánh giá là có tình trạng tốt khi ra viện, chiếm
81,7% [2].
29
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
Gồm các bệnh nhân được chẩn đoán là THA nguyên phát theo hướng
dẫn chẩn đoán và điều trị THA của Bộ Y tế (2010) có HCCH (theo IDF 2009)
điều trị nội trú tại Khoa Nội - Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
+ Bệnh nhân đang dùng các thuốc ảnh hưởng đến chuyển hóa glucose và
lipid máu: corticoid, thuốc ức chế miễn dịch.
+ Bệnh nhân đang bị bệnh nhiễm trùng cấp tính nặng.
+ Bệnh nhân bị đột quỵ não, hôn mê giai đoạn cấp.
+ Bệnh nhân bị bệnh ác tính, suy gan, suy thận mạn tính, suy tim nặng.
+ Chỉ lấy bệnh nhân được chẩn đoán THA nguyên phát có HCCH vào
viện lần 1 trong thời gian nghiên cứu.
+ Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu từ tháng 6/2018 đến tháng 2/2019
- Địa điểm nghiên cứu: Khoa Nội - Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả, thiết kế cắt ngang.
2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
- Cỡ mẫu: Chọn toàn bộ bệnh nhân THA nguyên phát có HCCH, đồng
ý tham gia nghiên cứu (qua thực tế, xác định có 156 bệnh nhân)
- Phương pháp chọn mẫu: Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên
thuận tiện.
30
2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu
2.4.1. Một số thông tin chung
+ Tuổi, giới
+ Tiền sử tăng huyết áp
+ Tiền sử đã và/hoặc đang sử dụng rượu
+ Tiền sử đã và/hoặc đang hút thuốc lá
+ Ăn mặn
+ Hoạt động thể lực
2.4.2. Chỉ tiêu lâm sàng
+ Chỉ số huyết áp: HATT/HATTr, HATBTT/HATBTTr.
+ Chỉ số nhân trắc học: chiều cao, cân nặng, BMI, vòng eo, vòng mông.
+ Nhịp tim: tần số tim, nhịp tim đều hay không đều.
+ Triệu chứng lâm sàng: đau đầu, hoa mắt chóng mặt, đau ngực, khó thở
khi gắng sức, tê bì tay chân, liệt dây VII trung ương, liệt nửa người, nói ngọng,
nôn, buồn nôn, rối loạn đại tiểu tiện.
+ Tổn thương cơ quan đích: tim, thận, não
+ Tỷ lệ số lượng dấu hiệu HCCH
+ Phân bố cách phối hợp các dấu hiệu HCCH
+ Phân bố các thành phần RLLP máu
2.4.3. Chỉ tiêu cận lâm sàng
- Xét nghiệm máu: Định lượng Glucose máu lúc đói, HbA1C, ure,
Creatinin, acid uric, SGOT, SGPT, cholesterol, triglycerid. HDL-C, LDL-C
- Chụp CT – scanner sọ não
- Các chỉ số điện tâm đồ:Tần số tim, nhịp tim, chỉ số Sokolow – Lyon,
dầy thất trái, thiếu máu cơ tim
2.4.3. Kết quả điều trị
+ Sự thay đổi triệu chứng lâm sàng trước và sau khi điều trị 5 ngày
31
+ Thay đổi điện tim: nhịp tim, chỉ số Sokolow – Lyon trước và sau khi
điều trị 5 ngày
+ Thay đổi giá trị trung bình chỉ số sinh hóa trước và sau khi điều trị 5 ngày
+ Chỉ số đường huyết lúc đói trước và sau khi điều trị 5 ngày
+ Đạt HA mục tiêu sau 5 ngày
+ Đánh giá thay đổi mức huyết áp trước và sau khi điều trị 5 ngày
+ Thời gian điều trị trung bình để đạt huyết áp mục tiêu
2.4.4. Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị
Để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị, chúng tôi sử dụng
phương pháp phân tích dựa vào toàn bộ các thông tin thu thập được từ mẫubệnh
án điều trị nội trú qua khai thác, phỏng vấn người bệnh, ghi nhận những thông
tin phục vụ cho nghiên cứu như:
+ Tuổi, giới
+ Thời gian mắc bệnh
+ Tổn thương cơ quan đích: thận, tim, não
+ Kiểm soát đường máu
+ Số lượng yếu tố của HCCH: 3 yếu tố, 4 yếu tố, 5 yếu tố
+ Nhóm thuốc sử dụng: 1 nhóm, 2 nhóm
+ Loại thuốc sử dụng: sử dụng 1 trong 5 nhóm thuốc, phối hợp 2 trong 5
nhóm thuốc điều trị
+ Các thành phần rối loạn lipid máu: Cholesterol, triglycerid, HDL-C.
LDL-C
2.5. Một số tiêu chuẩn được áp dụng trong nghiên cứu
2.5.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán THA dựa theo
Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế Việt Nam (2010) (ban
hành kèm theo Quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31 tháng 08 năm 2010) [29]
* Tiêu chuẩn đánh giá đạt huyết áp mục tiêu theo khuyến cáo Hội
tim mạch học Việt Nam 2018 [30]
< 140/< 90 mmHg đối với bệnh nhân tăng huyết áp không có biến chứng.
32
< 130/< 80 mmHg đối với bệnh nhân tiểu đường, suy tim, suy thận
mãn tính.
2.5.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hóa:
Dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán của WHO, vì đối tượng nghiên cứu là
bệnh nhân THA một người được chẩn đoán HCCH khi có ít nhất 2 trong 4 dấu
hiệu sau:
- Tăng vòng bụng: Vòng bụng ≥ 90cm đối với nam, ≥ 80cm đối với nữ.
- Tăng triglycerid máu ≥ 1,7 mmol/l
- Giảm HDL-Cholesterol máu <1,03 mmol/l đối với nam; < 1,29 mmol/l
đối với nữ
- Tăng glucose máu lúc đói:≥5,6 mmol/l, hoặc đái tháo đường type 2
được chẩn đoán trước đó.
2.5.3. Tiêu chuẩn đánh giá vòng eo, chỉ số WHR
Theo WHO áp dụng VE cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương (2000):
+ VE bình thường: < 90 cm (nam); < 80 cm (nữ).
+ Tăng VE: ≥ 90 cm (nam); ≥ 80cm (nữ).
+ Hoặc tính chỉ số WHR: WHR = VE / vòng mông
WHR tăng khi ≥ 0,9 ở nam giới, ≥ 0,85 ở nữ giới được gọi là béo bụng.
2.5.2. Tiêu chuẩn đánh giá chỉ số khối cơ thể
Chỉ số BMI = cân nặng (kg)/chiều cao (m)2
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán thừa cân, béo phì dựa vào BMI và số đo vòng
eo áp dụng cho người trưởng thành khu vực Châu Á(theo IDF- 2005)[33]
Phân loại BMI (kg/m2
)
Gầy < 18,5
Bình thường 18,5 - 22,9
Thừa cân 23 - 24,9
Béo phì độ 1 25 – 29,9
Béo phì độ 2 ≥ 30
33
2.5.3. Tiêu chuẩn xác định hút thuốc lá
- Có hút thuốc lá: Được định nghĩa theo WHO (1996) khi đối tượng còn
đang hút thuốc lá ≥ 5 điếu/ngày trong thời gian liên tục ≥ 2 năm hoặc tiền sử
có hút thuốc lá như trên và đã ngưng hút < 1 năm.
- Không hút thuốc lá: Chưa bao giờ hút hoặc đã bỏ hút thuốc lá trước đó
> 1 năm liên tục cho đến lúc tham gia nghiên cứu [5]
2.5.4. Uống rượu
Uống nhiều rượu khi uống > 3 cốc chuẩn/ngày đối với nam, > 2 cốc
chuẩn/ngày đối với nữ và uống tổng cộng > 14 cốc chuẩn/tuần đối với nam, > 9
cốc chuẩn /tuần đối với nữ (1 cốc chuẩn chứa 10 g ethanol tương đương 30ml
rượu mạnh, 120ml rượu vang hoặc 1 lon bia 330ml), uống liên tục kéo dài ≥ 6
tháng [5].
2.5.5. Hoạt động thể lực
Có hoạt động thể lực được xác định khi [5]
+ Tập luyện cường độ thấp 60 phút/ ngày, chia nhỏ thành nhiều lần, tập
tất cả các ngày trong tuần với hình thức đi bộ chậm rãi, tập thư giãn người.
+ Tập với cường độ trung bình 30 phút/ lần, 2 lần mỗi tuần với hình thức
bơi hay khiêu vũ không gắng sức, đi dạo bằng xe đạp.
+ Tập với cường độ cao 30 phút/ lần, 3 lần mỗi tuần với hình thức chạy
bộ, bơi hoặc nhảy với tốc độ cao, đi xe đạp tốc độ.
2.5.6. Tiêu chuẩn Đái tháo đường[32][33]
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường - WHO; IDF - 2012, dựa vào
một trong các tiêu chí:
- Mức glucose huyết tương lúc đói ≥7,0mmol/l (≥126mg/dl). Hoặc:
- Mức glucose huyết tương ≥ 11,1 mmol/l (200mg/dl) ở thời điểm 2 giờ
sau nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống. Hoặc:
- HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol theo Liên đoàn Sinh hóa Lâm sàng Quốc
tế-IFCC). Hoặc:
34
- Có các triệu chứng của đái tháo đường (lâm sàng); mức glucose huyết
tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l (200mg/dl).
2.5.7. Tiêu chuẩn xác định tổn thương cơ quan đích
* Tổn thương tim
Dựa vào điện tim như: Rối loạn nhịp tim, dày thất trái, nhồi máu cơ tim,
thiếu máu cơ tim:
+ Thiếu máu cơ tim dựa vào:
Sự biến đổi ST: kéo dài thời gian đoạn ST > 120 ms, có góc giữa ST - T
sắc nhọn. Tỷ số Qx/QT (biểu hiện mức độ chênh của ST), bình thường tỷ số
này < 1/2; khi thiếu máu cơ tim thì tỷ số Qx/QT > 1/2.
Biến đổi sóng T: T cao nhọn/ T đảo nghịch.
Hoặc tiêu chuẩn biến đổi ST trong thiếu máu cơ tim: độ chênh ST chung
cho cả 2 giới ≥ 30 tuổi:
- ST chênh ở V3R, V4R ≥ 0,05 mV
- ST chênh xuống có ý nghĩa ≥ 0,05 mV ở V2, V3 và ≥ 0,1 mV ở các
chuyển đạo khác. Khi ST chênh xuống > 0,1 mV trên 8 chuyển đạo kết hợp với
ST chênh lên ở aVR hoặc V1, khả năng tổn thương nhiều nhánh động mạch
vành hoặc tắc thân chung của động mạch vành trái có ý nghĩa.
+ Chẩn đoán dầy thất trái trên điện tim dựa vào chỉ số Sokolow - Lyon:
SV1 + RV5/RV6 > 35 mm.
+ Xác định NMCT:
- Dấu hiệu “trực tiếp”: sóng Q hoặc QS, ST chênh lên, T (-)
- Dấu hiệu “gián tiếp”: ST chênh xuống, T (+).
- Xác định vị trí của NMCT trên điện tâm đồ: trước bên, trước vách,
trước vách rộng, sau dưới, dưới nội tâm mạc [3].
* Tổn thương não
Bệnh nhân có tiền sử đột quỵ não hoặc cơn thiếu máu não cục bộ thoáng
qua. Bệnh nhân có triệu chứng: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn giấc
35
ngủ… hoặc khám thấy liệt trung ương 1/2 người, liệt trung ương dây thần kinh
VII, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn cơ vòng, thất điều… Được chụp CT hoặc MRI
để chẩn đoán xác định [3].
* Tổn thương thận
Chẩn đoán tổn thương thận khi nồng độ creatinin ≥ 130 µmmol/l hoặc
có protein niệu và có trụ niệu nước tiểu [3].
2.6. Phương pháp thu thập số liệu
2.6.1.Một số thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn trên được khai thác kỹ về bệnh sử,
tiền sử, thời gian phát hiện bệnh, các YTNC; khám lâm sàng, đo HA phát hiện
tổn thương cơ quan đích và được ghi chép đầy đủ vào mẫu bệnh án nghiên cứu.
2.6.2. Đo huyết áp[31]
- Nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh ít nhất 5 – 10 phút trước khi đo huyết áp.
- Không dùng chất kích thích (cà phê, hút thuốc, rượu bia) trước đó 2 giờ.
- Tư thế đo chuẩn: người được đo huyết áp ngồi ghế tựa, cánh tay duỗi
thẳng trên bàn, nếp khuỷu ngang mức với tim. Ngoài ra, có thể đo ở các tư thế
nằm, đứng. Đối với người cao tuổi hoặc có bệnh đái tháo đường, nên đo thêm
huyết áp tư thế đứng nhằm xác định có hạ huyết áp tư thế hay không.
- Sử dụng huyết áp kế thủy ngân. Quấn băng quấn đủ chặt, bờ dưới của
bao đo ở trên nếp lằn khuỷu 2cm. Đặt máy ở vị trí để đảm bảo máy hoặc mốc
0 của thang đo ngang mức với tim.
- Trước khi đo phải xác định vị trí động mạnh cánh tay để đặt ống nghe.
Bơm hơi thêm 30mmHg sau khi không còn thấy mạch đập. Xả hơi với tốc độ
2-3mmHg/nhịp đập. Huyết áp tâm thu tương ứng với lúc xuất hiện tiếng đập
đầu tiên (pha I của Korotkoff) và huyết áp tâm trương tương ứng với khi mất
hẳn tiếng đập (pha V của Korotkoff).
- Không nói chuyện khi đang đo huyết áp.
36
- Lần đo đầu tiên, cần đo huyết áp ở cả hai cánh tay, tay nào có chỉ số huyết
áp cao hơn sẽ dùng để theo dõi huyết áp về sau.
- Nên đo huyết áp ít nhất hai lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 1-2 phút.
Nếu số đo huyết áp giữa 2 lần đo chênh nhau trên 10mmHg, cần đo lại một
vài lần sau khi đã nghỉ trên 5 phút. Giá trị huyết áp ghi nhận là trung bình của
hai lần đo cuối cùng.
- Ghi lại số đo theo đơn vị mmHg dưới dạng HA tâm thu/HA tâm trương (ví
dụ 126/82 mmHg) không làm tròn số quá hàng đơn vị và thông báo kết quả cho
người được đo.
2.6.3. Đo các chỉ số nhân trắc
- Đo VE, vòng mông theo phương pháp đo nhân trắc học thông thường
bằng thước dây không giãn, độ chính xác tính bằng mm.
+ Tư thế người được đo: đứng thẳng, cân đối, 2 bàn chân song song cách
nhau 8 - 10 cm, trọng lực dồn lên 2 chân, thở đều đặn, đo vào lúc thở ra nhẹ,
tránh co cơ.
+ Vị trí đo vòng bụng: đo lúc sáng sớm chưa ăn sáng, đo theo mặt phẳng
nằm ngang qua điểm giữa bờ dưới xương sườn và đỉnh mào chậu
+ Vị trí đo vòng mông: Là kích thước lớn nhất đo được qua vùng mông.
- Đo cân nặng tính bằng kg:
+ Dùng cân Trung Quốc TZ-120. Cân được đặt ở vị trí ổn định và bằng
phẳng, chỉnh cân về vị trí cân bằng (số 0) trước khi tiến hành đo.
+ Khi tiến hành đo, bệnh nhân không đi giày dép, chỉ mặc quần áo mỏng,
bỏ hết các vật dụng khác. Người được cân đứng giữa bàn cân, không cử động, hai
tay buông lỏng, mắt nhìn thẳng, trọng lượng phân bố đều hai chân.
+ Ghi số đo trên bàn cân chính xác vào hồ sơ bệnh án
- Đo chiều cao tính bằng mét (m)
+ Dùng thước đo gắn trên cân Trung Quốc TZ-120. Chiều cao được đo
bằng mét (m) với hai số lẻ.
37
Cách đo: người được đo bỏ giày dép, đứng chụm chân quay lưng vào
thước đo. Gót chân, mông, vai và đầu áp vào thước đo theo một đường thẳng
đứng. Mắt nhìn thẳng ra phía trước theo đường thẳng nằm ngang, hai tay bỏ
xuôi dọc theo thân mình. Kéo thước từ trên xuống dưới từ từ cho đến khi thước
áp sát đỉnh đầu và đọc kết quả.
- Tất cả các chỉ số nhân trắc sau khi đo xong phải được ghi chép đầy đủ
chính xác vào hồ sơ bệnh án.
2.6.4. Các xét nghiệm khác
- Kỹ thuật lấy máu làm xét nghiệm: Lấy 3 ml máu tĩnh mạch khuỷu tay
buổi sáng, lúc chưa ăn, không chống đông ly tâm lấy huyết thanh, làm ngay các
xét nghiệm cần nghiên cứu. Các ống nghiệm tiệt khuẩn. Các xét nghiệm máu
được làm tại khoa xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn.
* Điện tâm đồ:
- Sử dụng máy ghi điện tâm đồ (ECG) 3 cần của Nhật.
- Ghi trên 12 chuyển đạo thông dụng, 3 chuyển đạo mẫu (DI, DII, DIII),
3 chuyển đạo đơn cực chi (aVR, aVL, aVF), 6 chuyển đạo trước tim (V1, V2,
V3, V4, V5, V6).
- Máy chạy tốc độ 25 mm/s, test mV là biên độ N (10 mm/V) hoặc N/2
khi biên độ vượt quá giới hạn.
- Đọc kết quả điện tâm đồ: Do bác sỹ chuyên khoa tại khoa Thăm dò chức
năng và bác sĩ chuyên khoa tại khoa Nội – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn.
- Xác định tần số tim, trục điện tim, góc alpha, các sóng điện tim, đoạn
ST, sóng T, tình trạng dầy thất, block nhánh, rối loạn nhịp tim...
- Chẩn đoán dầy thất trái trên ĐTĐ: Chỉ số Sokolow - Lyon: SV1 +
RV5/RV6 > 35mm.
- Tình trạng thiếu máu cơ tim.
- Xác định nhồi máu cơ tim: + Dấu hiệu “trực tiếp”: sóng Q hoặc QS,
ST chênh lên, T(-) + Dấu hiệu “gián tiếp”: ST chênh xuống, T(+). + Xác định
38
vị trí của NMCT trên điện tâm đồ: Trước bên, trước vách, trước vách rộng, sau
dưới, dưới nội tâm mạc.
* Chụp CT-Scanner sọ não từ 1 - 32 dãy được đọc kết quả bởi bác
sĩ chuyên khoa Chẩn đoán hình ảnh của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn. Đánh
giá các tổn thương não có thể thấy trên phim chụp x-quang thường quy.
2.7. Phương tiện nghiên cứu
- Mẫu bệnh án nghiên cứu
- Ống nghe
- Dùng cân Trung Quốc TZ-120 có gắn thước đo chiều cao được tính
bằng mm.
- Máy đo huyết áp: HA kế cột thuỷ ngân LPK2 sản xuất tại Nhật Bản;
băng cuốn dành cho người bình thường (chiều dài x chiều rộng: 12 x 26 cm) và
người lớn quá khổ (chiều dài x chiều rộng: 12 x 40 cm).
- Thước dây không giãn loại 2 mặt độ chính xác tới 1mm.
- Máy điện tâm đồ.
- Máy điện tim 3 cần Fukuda 7202 của Nhật Bản, thước đọc điện tim,
compa 2 đầu nhọn.
- Týp đựng máu.
- Máy xét nghiệm hoá sinh máu được tiến hành trên máy xét nghiệm sinh
hoá tự động EXPRESS PLUS tại khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn
- Sử dụng máy X-quang thường quy TR300A, Triup của khoa Chẩn đoán
hình ảnh Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn.
- Chụp CT-scanner bằng máy Philips Ingenuity Flex 32 dãy của khoa
Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn.
2.8. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
- Các số liệu thu thập, làm sạch.
- Số liệu được xử lý phần mềm SPSS 22.0 theo các thuật toán thống kê:
+ Thống kê mô tả, tính tần suất và tỷ lệ %
39
+ Test chi-square
+ Tính và so sánh giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, kiểm định sự khác
biệt bằng t - test
- Khi giá trị p < 0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê..
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu
- Nghiên cứu được thực hiện với sự đồng ý của lãnh đạo Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Bắc Kạn và được sự đồng ý của Hội đồng khoa học trường Đại học
Y Dược Thái Nguyên.
- Đối tượng nghiên cứu được giải thích rõ mục tiêu và phương pháp
nghiên cứu, tự nguyện tham gia vào nghiên cứu và có quyền rút khỏi nghiên
cứu mà không cần giải thích.
- Các thông tin về đối tượng nghiên cứu được đảm bảo giữ bí mật.
- Nghiên cứu chỉ mô tả, không can thiệp nên mọi chỉ định điều trị hoàn
toàn do các bác sĩ điều trị quyết định theo tình trạng của bệnh nhân.
40
SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU
Điều trị HCCH
Điều trị THA
KL2: Phân tích kết quả điều
trị và một số yếu tố ảnh hưởng
đến kết quả điều trị BN THA
có HCCH
KL1: Đặc điểm lâm sàng, cận
lâm sàng
BN THA có HCCH
BN THA khám lâm sàng, cận
lâm sàng
41
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân tăng huyết
áp nguyên phát có hội chứng chuyển hoá điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Bắc Kạn.
3.1.1. Một số đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
Bảng 3.1. Phân bố tuổi ở đối tượng nghiên cứu
Nhóm tuổi n %
< 50 26 16,7
50-59 50 32,1
60-69 36 23,1
≥70 44 28,2
Tuổi trung bình 61,24 ± 11,9
Tổng 156 100
Nhận xét: Số đối tượng trong độ tuổi 50-59 chiếm tỉ lệ cao nhất
(32,1%); tiếp theo là nhóm tuổi ≥ 70 (28,2%) và thấp nhất là nhóm tuổi <50
tuổi với 16,7%. Tuổi trung bình của nhóm đối tượng nghiên cứu là 61,24 ±
11,9.
Bảng 3.2. Phân bố giới ở đối tượng nghiên cứu
Giới n %
Nam 61 39,1
Nữ 95 60,9
Tổng 156 100
Nhận xét: Tỷ lệ nữ giới trong nghiên cứu chiếm 60,9% cao hơn tỉ lệ ở
nam giới là 39,1%.
42
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm giới của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.3. Thời gian mắc THA của nhóm đối tượng nghiên cứu
Thời gian n %
< 5 năm 91 58,3
5-10 năm 38 24,4
> 10 năm 27 17,3
Nhận xét: Đa số bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu có thời gian mắc
THA < 5 năm chiếm tỉ lệ cao nhất 58,3%, thấp nhất là nhóm có tiền sử mắc
THA > 10 năm chiếm tỉ lệ 17,3%.
Biểu đồ 3.2. Thời gian mắc THA của nhóm đối tượng nghiên cứu
Nữ
Nam
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
< 5 năm 5 - 10 năm > 10 năm
60,9%
39,1%
58,3%
24,4%
17,3%
43
Bảng 3.4. Một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân THA nguyên phát có HCCH
Yếu tố nguy cơ n %
Uống rượu 43 27,6
Hút thuốc lá 35 22,4
Ăn mặn 32 20,5
Hoạt động thể lực 37 23,7
Đái tháo đường 44 28,2
RLLP máu 37 23,7
Nhận xét : Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu có tiền sử ĐTĐ kèm theo chiếm
tỉ lệ cao nhất 28,2%, thấp nhất là ăn mặn chiếm tỉ lệ 20,5%
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân THA nguyên phát có
HCCH
Bảng 3.5. Một số triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân THA nguyên phát có
HCCH
Triệu chứng lâm sàng n %
Đau đầu 131 84
Hoa mắt, chóng mặt 79 50,6
Đau ngực 49 31,4
Khó thở khi gắng sức 17 10,9
Tê bì tay, chân 9 5,8
Nôn 2 1,3
Buồn nôn 29 18,6
Rối loạn đại tiểu tiện 6 3,8
Nhận xét: Triệu chứng đau đầu hay gặp nhất trong nhóm đối tượng
nghiên cứu chiếm tỉ lệ 84%, ít gặp nhất là triệu chứng nôn chiếm tỉ lệ 1,3%.
44
Bảng 3.6. Đặc điểm huyết áp ở bệnh nhân THA nguyên phát có HCCH
Huyết áp n %
Mức độ THA
THA độ I 74 47,4
THA độ II 52 33,3
THA độ III 30 19,2
HA trung bình
HA tâm trương 139 ±9,97
HA tâm thu 82±5,6
Tổng 156 100
Nhận xét : Bệnh nhân bị HCCH có THA độ I chiếm tỉ lệ cao nhất
(47,4%), tỉ lệ THA độ II chiếm (33,3%), và thấp nhất là THA độ III chiếm
(19,2%). HATT trung bình của bệnh nhân mắc HCCH có THA là 139 ±9,97
mmHg và HATTr trung bình của bệnh nhân mắc HCCH có THA là 82±5,6
mmHg.
Bảng 3.7: Một số chỉ số nhân trắc ở bệnh nhân THA nguyên phát có HCCH
Nhóm
Chung Nam Nữ
PNam, nữ
n % n % n %
BMI (kg/m2)
≥ 23(kg/m2) 80 51,4 26 56,8 54 13,7
> 0,05
< 23 (kg/m2) 76 48,7 35 57,4 41 43,2
Tăng VB
Có tăng 80 51,3 15 24,6 65 68,4
< 0,05
Không tăng 76 48,7 46 75,4 30 31,6
Tăng WHR
Có tăng 137 87,8 46 75,4 91 95,8
< 0,05
Không tăng 19 12,2 15 24,6 4 4,2
Tổng 156 100 61 100 95 100
45
Nhận xét: Tỉ lệ bệnh nhân mắc HCCH có BMI ≥ 23 kg/m2
mắc THA là
51,4% trong đó nam chiếm 56,8%, nữ chiếm 13,7%. Nhưng sự khác biệt không
có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Có51,3%bệnhnhân mắcHCCHcótăng VB mắc THA;trongđónamchiếm
24,6%, nữ chiếm 68,4%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Tỉ lệ bệnh nhân mắc HCCH tăng WHR ở nhóm bệnh nhân HCCH là 87,8%,
trong đó nam chiếm 75,4%, nữ chiếm tỉ lệ 95,8%. Sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê với p < 0,05.
Bảng 3.8. Phân bố BMI ở bệnh nhân THA nguyên phát có HCCH
Phân loại n %
Gầy 5 3,2
Bình thường 72 46,2
Thừa cân 45 28,8
Béo phì độ I 32 20,5
Béo phì độ II 2 1,3
Tổng 156 100
Nhận xét: Tỉ lệ BMI ở đối tượng nghiên cứu có mức bình thường chiếm
tỉ lệ cao nhất 46,2% và béo phì độ II chiếm tỉ lệ thấp nhất 1,3%
Bảng 3.9. Giá trị TB một số xét nghiệm sinh hóa ở bệnh nhân THA nguyên
phát có HCCH
Nhóm
Chỉ tiêu
Chung Nam Nữ
pNam, nữ
n = 156 n = 61 n = 95
Glucose 7,4±4,6 7,6 ±3,9 7,4 ±5,0 > 0,05
Ure 4,9 ± 1,1 4,99±1,0 4,98±1,1 > 0,05
Creatinin 89,7 ±52,6 92,4 ±21,8 87,9 ±65,1 > 0,05
Acid uric
254,4
±110
304,3 ±140 222,4 ±69,5 < 0,05
Cholesterol 6,2 ±6,3 5,3 ±1,3 6,8 ±8,0 > 0,05
Triglycerid 4,1 ±3,3 4,4 ±4,0 3,9 ±2,7 > 0,05
46
HDL-C 1,0 ± 0,3 1, 4 ± 0,3 1,1 ± 0,3 > 0,05
LDL-C 3,1 ±4,6 3,2 ±5,5 3,0 ± 4,0 > 0,05
SGOT 38,5± 53,7 49,2± 70,1 31,63± 38,6 > 0,05
SGPT 27,9± 22,9 32,8± 25,2 24,8± 19,6 > 0,05
HbA1C 3,9 ± 1,8 4,3 ± 1,8 3,7 ± 1,8 > 0,05
Nhận xét: Nồng độ Glucose, ure, creatinin, cholesterol, triglycerid, HDL-C,
LDL-C, SGOT, SGPT không có sự khác biệt giữa 2 giới với p > 0,05.
Bảng 3.10. Tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân THA nguyên phát có
HCCH
Tổn thương cơ quan đích n %
Tổn thương tim 53 34,0
Tổn thương não 32 20,5
Tổn thương thận 31 19,9
Nhận xét: Đối với bệnh nhân THA có HCCH tỉ lệ bệnh nhân tổn thương
tim chiếm tỉ lệ cao nhất 34,0%, tiếp theo là tổn thương não chiếm tỉ lệ 20,5%,
thấp nhất là tổn thương não chiếm tỉ lệ 19,9%
Bảng 3.11. Tỷ lệ xuất hiện các dấu hiệu của HCCH ở bệnh nhân THA
nguyên phát có HCCH
Số dấu hiệu n %
3 dấu hiệu 34 21,8
4 dấu hiệu 67 42,9
5 dấu hiệu 55 35,3
Tổng 156 100
Nhận xét: Tỉ lệ bệnh nhân có 3 dấu hiệu của HCCH chiếm 21,8%, có 4
dấu hiệu của HCCH chiếm 42,9 %, có 5 dấu hiệu của HCCH chiếm 35,3%
47
Bảng 3.12. Phân bố cách phối hợp các dấu hiệu của HCCH
Nhận xét: Trong cách phối hợp 3 dấu hiệu, thì cách phối hợp THA- Tăng
Trigycerid - Giảm HDL – C là hay gặp nhất chiếm tỉ lệ 7,6%
Cách phối hợp 4 dấu hiệu của HCCH thì cách phối hợp THA- Tăng
Trigycerid - tăng Glucose - Giảm HDL - C là hay gặp nhất chiếm tỉ lệ 25,0%.
Cách phối hợp 5 dấu hiệu của HCCH chiếm tỉ lệ 42,3%.
Cách phối hợp n %
3 dấu hiệu
THA- Tăng VB- Tăng Trigycerid 2 1,3
THA- Tăng VB- Giảm HDL - C 2 1.3
THA- Tăng VB- tăng Glucose 0 0.0
THA- Tăng Trigycerid - tăng Glucose 11 7,1
THA- Tăng Trigycerid - Giảm HDL - C 12 7,6
THA- tăng Glucose - Giảm HDL - C 0 0.0
4 dấu hiệu
THA- Tăng VB- Tăng Trigycerid- Giảm HDL - C 14 9,0
THA- Tăng VB- Tăng Trigycerid- tăng Glucose 12 7,6
THA- Tăng VB- tăng Glucose - Giảm HDL - C 2 1,3
THA- Tăng Trigycerid - tăng Glucose - Giảm HDL -
C
39 25,0
5 dấu hiệu
THA- Tăng VB -Tăng Trigycerid - tăng Glucose -
Giảm HDL - C
62 39,5
Tổng 156 100
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa

More Related Content

What's hot

Thực hành X quang xương khớp
Thực hành X quang xương khớpThực hành X quang xương khớp
Thực hành X quang xương khớpPhan Xuân Cường
 
Gãy xương chậu gãy xương đùi
Gãy xương chậu   gãy xương đùiGãy xương chậu   gãy xương đùi
Gãy xương chậu gãy xương đùiKhai Le Phuoc
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ HÔ HẤP TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ HÔ HẤP TRẺ EMĐẶC ĐIỂM HỆ HÔ HẤP TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ HÔ HẤP TRẺ EMSoM
 
KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN GAN TO
KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN GAN TOKHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN GAN TO
KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN GAN TOSoM
 
[Bài giảng, thần kinh] thantieunao
[Bài giảng, thần kinh] thantieunao[Bài giảng, thần kinh] thantieunao
[Bài giảng, thần kinh] thantieunaotailieuhoctapctump
 
THOÁI HÓA KHỚP GỐI
THOÁI HÓA KHỚP GỐITHOÁI HÓA KHỚP GỐI
THOÁI HÓA KHỚP GỐISoM
 
[Bài giảng, thần kinh] nao
[Bài giảng, thần kinh] nao[Bài giảng, thần kinh] nao
[Bài giảng, thần kinh] naotailieuhoctapctump
 
Những dấu hiệu cơ bản trên Xquang bụng by TranTrongTai
Những dấu hiệu cơ bản trên Xquang bụng by TranTrongTaiNhững dấu hiệu cơ bản trên Xquang bụng by TranTrongTai
Những dấu hiệu cơ bản trên Xquang bụng by TranTrongTaiTrần Trọng Tài
 
GIẢI PHẪU BỆNH HỆ TIM MẠCH
GIẢI PHẪU BỆNH HỆ TIM MẠCHGIẢI PHẪU BỆNH HỆ TIM MẠCH
GIẢI PHẪU BỆNH HỆ TIM MẠCHSoM
 
đáNh giá kết quả phẫu thuật điều trị gãy thân xương chày bằng đinh nội tủy có...
đáNh giá kết quả phẫu thuật điều trị gãy thân xương chày bằng đinh nội tủy có...đáNh giá kết quả phẫu thuật điều trị gãy thân xương chày bằng đinh nội tủy có...
đáNh giá kết quả phẫu thuật điều trị gãy thân xương chày bằng đinh nội tủy có...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
CHÂN VÒNG KIỀNG - Y5B
CHÂN VÒNG KIỀNG - Y5BCHÂN VÒNG KIỀNG - Y5B
CHÂN VÒNG KIỀNG - Y5BBão Tố
 
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tínhBệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tínhBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EMĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EMSoM
 
Luận văn thạc sĩ y học luận văn bác sĩ nội trú luanvanyhoc.com
Luận văn thạc sĩ y học luận văn bác sĩ nội trú luanvanyhoc.comLuận văn thạc sĩ y học luận văn bác sĩ nội trú luanvanyhoc.com
Luận văn thạc sĩ y học luận văn bác sĩ nội trú luanvanyhoc.comLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
XẠ HÌNH THẬN
XẠ HÌNH THẬNXẠ HÌNH THẬN
XẠ HÌNH THẬNSoM
 
NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG BỘ CÂU HỎI CAT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG BỆNH PHỔI TẮ...
NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG BỘ CÂU HỎI CAT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG  CUỘC SỐNG BỆNH PHỔI TẮ...NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG BỘ CÂU HỎI CAT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG  CUỘC SỐNG BỆNH PHỔI TẮ...
NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG BỘ CÂU HỎI CAT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG BỆNH PHỔI TẮ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Gãy trên lồi cầu xương cánh tay ở trẻ em
Gãy trên lồi cầu xương cánh tay ở trẻ emGãy trên lồi cầu xương cánh tay ở trẻ em
Gãy trên lồi cầu xương cánh tay ở trẻ emKhai Le Phuoc
 

What's hot (20)

Thực hành X quang xương khớp
Thực hành X quang xương khớpThực hành X quang xương khớp
Thực hành X quang xương khớp
 
Gãy xương chậu gãy xương đùi
Gãy xương chậu   gãy xương đùiGãy xương chậu   gãy xương đùi
Gãy xương chậu gãy xương đùi
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ HÔ HẤP TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ HÔ HẤP TRẺ EMĐẶC ĐIỂM HỆ HÔ HẤP TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ HÔ HẤP TRẺ EM
 
KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN GAN TO
KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN GAN TOKHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN GAN TO
KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN GAN TO
 
[Bài giảng, thần kinh] thantieunao
[Bài giảng, thần kinh] thantieunao[Bài giảng, thần kinh] thantieunao
[Bài giảng, thần kinh] thantieunao
 
THOÁI HÓA KHỚP GỐI
THOÁI HÓA KHỚP GỐITHOÁI HÓA KHỚP GỐI
THOÁI HÓA KHỚP GỐI
 
Xq hoi chung mang phoi
Xq hoi chung mang phoiXq hoi chung mang phoi
Xq hoi chung mang phoi
 
[Bài giảng, thần kinh] nao
[Bài giảng, thần kinh] nao[Bài giảng, thần kinh] nao
[Bài giảng, thần kinh] nao
 
Những dấu hiệu cơ bản trên Xquang bụng by TranTrongTai
Những dấu hiệu cơ bản trên Xquang bụng by TranTrongTaiNhững dấu hiệu cơ bản trên Xquang bụng by TranTrongTai
Những dấu hiệu cơ bản trên Xquang bụng by TranTrongTai
 
GIẢI PHẪU BỆNH HỆ TIM MẠCH
GIẢI PHẪU BỆNH HỆ TIM MẠCHGIẢI PHẪU BỆNH HỆ TIM MẠCH
GIẢI PHẪU BỆNH HỆ TIM MẠCH
 
đáNh giá kết quả phẫu thuật điều trị gãy thân xương chày bằng đinh nội tủy có...
đáNh giá kết quả phẫu thuật điều trị gãy thân xương chày bằng đinh nội tủy có...đáNh giá kết quả phẫu thuật điều trị gãy thân xương chày bằng đinh nội tủy có...
đáNh giá kết quả phẫu thuật điều trị gãy thân xương chày bằng đinh nội tủy có...
 
CHÂN VÒNG KIỀNG - Y5B
CHÂN VÒNG KIỀNG - Y5BCHÂN VÒNG KIỀNG - Y5B
CHÂN VÒNG KIỀNG - Y5B
 
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tínhBệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EMĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EM
 
Cơ chi dưới - YHN
Cơ chi dưới - YHNCơ chi dưới - YHN
Cơ chi dưới - YHN
 
Luận văn thạc sĩ y học luận văn bác sĩ nội trú luanvanyhoc.com
Luận văn thạc sĩ y học luận văn bác sĩ nội trú luanvanyhoc.comLuận văn thạc sĩ y học luận văn bác sĩ nội trú luanvanyhoc.com
Luận văn thạc sĩ y học luận văn bác sĩ nội trú luanvanyhoc.com
 
XẠ HÌNH THẬN
XẠ HÌNH THẬNXẠ HÌNH THẬN
XẠ HÌNH THẬN
 
NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG BỘ CÂU HỎI CAT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG BỆNH PHỔI TẮ...
NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG BỘ CÂU HỎI CAT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG  CUỘC SỐNG BỆNH PHỔI TẮ...NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG BỘ CÂU HỎI CAT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG  CUỘC SỐNG BỆNH PHỔI TẮ...
NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG BỘ CÂU HỎI CAT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG BỆNH PHỔI TẮ...
 
CT Chấn thương sọ não
CT Chấn thương sọ nãoCT Chấn thương sọ não
CT Chấn thương sọ não
 
Gãy trên lồi cầu xương cánh tay ở trẻ em
Gãy trên lồi cầu xương cánh tay ở trẻ emGãy trên lồi cầu xương cánh tay ở trẻ em
Gãy trên lồi cầu xương cánh tay ở trẻ em
 

Similar to đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa

đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, ch...
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, ch...đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, ch...
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, ch...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áp
Thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết ápThực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áp
Thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áphttps://www.facebook.com/garmentspace
 
đặC điểm mật độ xương ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa nội h...
đặC điểm mật độ xương ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa nội h...đặC điểm mật độ xương ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa nội h...
đặC điểm mật độ xương ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa nội h...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu nãođặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu nãoTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý...
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý...đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý...
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nồng độ LH trong tiên lượng điều trị kích thích phóng noãn bệnh nhân vô sinh
Nồng độ LH trong tiên lượng điều trị kích thích phóng noãn bệnh nhân vô sinhNồng độ LH trong tiên lượng điều trị kích thích phóng noãn bệnh nhân vô sinh
Nồng độ LH trong tiên lượng điều trị kích thích phóng noãn bệnh nhân vô sinhDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Nghiên cứu sự biến đổi, giá trị của nồng độ LH trong tiên lượng điều ...
Đề tài: Nghiên cứu sự biến đổi, giá trị của nồng độ LH trong tiên lượng điều ...Đề tài: Nghiên cứu sự biến đổi, giá trị của nồng độ LH trong tiên lượng điều ...
Đề tài: Nghiên cứu sự biến đổi, giá trị của nồng độ LH trong tiên lượng điều ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Nồng độ enzyme myeloperoxidase với bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh
Nồng độ enzyme myeloperoxidase với bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnhNồng độ enzyme myeloperoxidase với bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh
Nồng độ enzyme myeloperoxidase với bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnhDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Tình trạng thiếu vitamin a tiền lâm sàng ở trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 6 36 t...
Tình trạng thiếu vitamin a tiền lâm sàng ở trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 6 36 t...Tình trạng thiếu vitamin a tiền lâm sàng ở trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 6 36 t...
Tình trạng thiếu vitamin a tiền lâm sàng ở trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 6 36 t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...
Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...
Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận án: Kết quả ngắn hạn và trung hạn của phẫu thuật chuyển gốc đại động mạc...
Luận án: Kết quả ngắn hạn và trung hạn của phẫu thuật chuyển gốc đại động mạc...Luận án: Kết quả ngắn hạn và trung hạn của phẫu thuật chuyển gốc đại động mạc...
Luận án: Kết quả ngắn hạn và trung hạn của phẫu thuật chuyển gốc đại động mạc...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nồng độ hs crp huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đột quỵ não
Nồng độ hs crp huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đột quỵ nãoNồng độ hs crp huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đột quỵ não
Nồng độ hs crp huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đột quỵ nãoTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tăng huyết áp ở người m'nông tại xã yang tao, lăk, đăk lăk năm 2009 tỷ lệ hiệ...
Tăng huyết áp ở người m'nông tại xã yang tao, lăk, đăk lăk năm 2009 tỷ lệ hiệ...Tăng huyết áp ở người m'nông tại xã yang tao, lăk, đăk lăk năm 2009 tỷ lệ hiệ...
Tăng huyết áp ở người m'nông tại xã yang tao, lăk, đăk lăk năm 2009 tỷ lệ hiệ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men gan
Tác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men ganTác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men gan
Tác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men ganDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...
đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...
đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Dự báo nguy cơ bệnh động mạch vành trong 10 năm theo thang điểm framingham ở ...
Dự báo nguy cơ bệnh động mạch vành trong 10 năm theo thang điểm framingham ở ...Dự báo nguy cơ bệnh động mạch vành trong 10 năm theo thang điểm framingham ở ...
Dự báo nguy cơ bệnh động mạch vành trong 10 năm theo thang điểm framingham ở ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa (20)

đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, ch...
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, ch...đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, ch...
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, ch...
 
Thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áp
Thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết ápThực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áp
Thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áp
 
đặC điểm mật độ xương ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa nội h...
đặC điểm mật độ xương ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa nội h...đặC điểm mật độ xương ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa nội h...
đặC điểm mật độ xương ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa nội h...
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu nãođặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não
 
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý...
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý...đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý...
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý...
 
Nồng độ LH trong tiên lượng điều trị kích thích phóng noãn bệnh nhân vô sinh
Nồng độ LH trong tiên lượng điều trị kích thích phóng noãn bệnh nhân vô sinhNồng độ LH trong tiên lượng điều trị kích thích phóng noãn bệnh nhân vô sinh
Nồng độ LH trong tiên lượng điều trị kích thích phóng noãn bệnh nhân vô sinh
 
Đề tài: Nghiên cứu sự biến đổi, giá trị của nồng độ LH trong tiên lượng điều ...
Đề tài: Nghiên cứu sự biến đổi, giá trị của nồng độ LH trong tiên lượng điều ...Đề tài: Nghiên cứu sự biến đổi, giá trị của nồng độ LH trong tiên lượng điều ...
Đề tài: Nghiên cứu sự biến đổi, giá trị của nồng độ LH trong tiên lượng điều ...
 
Nồng độ myeloperoxidase huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường
Nồng độ myeloperoxidase huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đườngNồng độ myeloperoxidase huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường
Nồng độ myeloperoxidase huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường
 
Nồng độ enzyme myeloperoxidase với bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh
Nồng độ enzyme myeloperoxidase với bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnhNồng độ enzyme myeloperoxidase với bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh
Nồng độ enzyme myeloperoxidase với bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh
 
Tình trạng thiếu vitamin a tiền lâm sàng ở trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 6 36 t...
Tình trạng thiếu vitamin a tiền lâm sàng ở trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 6 36 t...Tình trạng thiếu vitamin a tiền lâm sàng ở trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 6 36 t...
Tình trạng thiếu vitamin a tiền lâm sàng ở trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 6 36 t...
 
Luận văn: Điều trị bệnh lý bàn chân do đái tháo đường typ 2, HAY
Luận văn: Điều trị bệnh lý bàn chân do đái tháo đường typ 2, HAYLuận văn: Điều trị bệnh lý bàn chân do đái tháo đường typ 2, HAY
Luận văn: Điều trị bệnh lý bàn chân do đái tháo đường typ 2, HAY
 
Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...
Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...
Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...
 
Luận án: Kết quả ngắn hạn và trung hạn của phẫu thuật chuyển gốc đại động mạc...
Luận án: Kết quả ngắn hạn và trung hạn của phẫu thuật chuyển gốc đại động mạc...Luận án: Kết quả ngắn hạn và trung hạn của phẫu thuật chuyển gốc đại động mạc...
Luận án: Kết quả ngắn hạn và trung hạn của phẫu thuật chuyển gốc đại động mạc...
 
Nồng độ hs crp huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đột quỵ não
Nồng độ hs crp huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đột quỵ nãoNồng độ hs crp huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đột quỵ não
Nồng độ hs crp huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đột quỵ não
 
Tăng huyết áp ở người m'nông tại xã yang tao, lăk, đăk lăk năm 2009 tỷ lệ hiệ...
Tăng huyết áp ở người m'nông tại xã yang tao, lăk, đăk lăk năm 2009 tỷ lệ hiệ...Tăng huyết áp ở người m'nông tại xã yang tao, lăk, đăk lăk năm 2009 tỷ lệ hiệ...
Tăng huyết áp ở người m'nông tại xã yang tao, lăk, đăk lăk năm 2009 tỷ lệ hiệ...
 
Tác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men gan
Tác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men ganTác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men gan
Tác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men gan
 
đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...
đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...
đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...
 
Dự báo nguy cơ bệnh động mạch vành trong 10 năm theo thang điểm framingham ở ...
Dự báo nguy cơ bệnh động mạch vành trong 10 năm theo thang điểm framingham ở ...Dự báo nguy cơ bệnh động mạch vành trong 10 năm theo thang điểm framingham ở ...
Dự báo nguy cơ bệnh động mạch vành trong 10 năm theo thang điểm framingham ở ...
 
Tiêm hoặc kẹp cầm máu qua nội soi ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa
Tiêm hoặc kẹp cầm máu qua nội soi ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóaTiêm hoặc kẹp cầm máu qua nội soi ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa
Tiêm hoặc kẹp cầm máu qua nội soi ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa
 
Luận án: Nghiên cứu hiệu quả của tiêm hoặc kẹp cầm máu qua nội soi
Luận án: Nghiên cứu hiệu quả của tiêm hoặc kẹp cầm máu qua nội soiLuận án: Nghiên cứu hiệu quả của tiêm hoặc kẹp cầm máu qua nội soi
Luận án: Nghiên cứu hiệu quả của tiêm hoặc kẹp cầm máu qua nội soi
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY (20)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
 

Recently uploaded

bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 

đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC LỤC THỊ PHƯỢNG ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP CÓ HỘI CHỨNGCHUYỂN HÓA TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC THÁI NGUYÊN, NĂM 2019
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC LỤC THỊ PHƯỢNG ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP CÓ HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC KẠN Chuyên ngành: Nội khoa Mã số: 8720107 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN TIẾN DŨNG THÁI NGUYÊN, NĂM 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong các công trình nghiên cứu khác. Tác giả luận văn Lục Thị Phượng
  • 4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban giám hiệu, phòng Đào tạo bộ phận sau Đại học, Bộ môn Nội Trường Đại Y - Dược Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn: Ban giám hiệu, phòng TTKT&KĐCLGD, Khoa Y học Lâm sàng Trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Tôi xin cảm ơn: Bệnh viên đa khoa tỉnh Bắc Kạn đã giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi tiếp cận, thu thập và phân tích số liệu tại bệnh viện để tôi tiến hành nghiên cứu và hoàn thành luậnvăn này. Với lòng biết ơn chân thành nhất, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới: PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tại nhà trường. Xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới: Gia đình, bạn bè, các bạn đồng nghiệp cùng tập thể anh chị em học viên lớp cao học Nội K21 đã động viên, giúp đỡ và chia sẻ với tôi những khó khăn trong suốt thời gian qua. Thái Nguyên, ngày tháng 5 năm 2019 Học viên Lục Thị Phượng
  • 5. CHỮ VIẾT TẮT AACE: American Association of Clinical Endocrinologists (Hội các nhà nội tiết lâm sàng Hoa Kỳ) BMI: Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể) BN Bệnh nhân CS Cộng sự ĐTĐ: Đái tháo đường HA: Huyết áp HATT: Huyết áp tâm thu HATTr: Huyết áp tâm trương HATBTT: Huyết áp trung bình tâm thu HATBTTr: Huyết áp trung bình tâm trương HCCH: Hội chứng chuyển hoá HDL-C: Hight density lipoprotein cholesterol (Lipoprotein trọng lượng phân tử cao) IDF: International Diabetes Federation (Hiệp hội đái tháo đường quốc tế) ISH: International Society Hypertension (Hội tăng huyết áp quốc tế) JNC: Joint National Committee (Uỷ ban khuyến cáo tăng huyết áp quốc gia) LDL-C: Low density lipoprotein cholesterol (Lipoprotein trọng lượng phân tử thấp) NCEP.ATP.III: National Cholesterol Education Program-Adult Treatement Panel III (Chương trình giáo dục quốc gia về cholesterol- Thông báo lần thứ 3 về hướng dẫn điều trị ở người lớn) PAI: Plasminogen Activator Inhibitor RLLP Rối loạn lipid THA: Tăng huyết áp ƯCMC Ức chế men chuyển ƯCTT Ức chế thụ thể AT1 của angiotensin II TB Trung bình
  • 6. TG Triglycerid VE Vòng eo WHO: World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới) WHR: Waist Hip Ratio (Chỉ số vòng bụng/vòng mông) YTNC Yếu tố nguy cơ
  • 7. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN................................................................................. 1 1.1. Vài nét về bệnh tăng huyết áp.................................................................... 1 1.2. Hội chứng chuyển hoá ............................................................................. 14 1.3. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của THA có HCCH trên thế giới và Việt Nam ......................................................................................................... 20 1.4. Kết quả điều trị và yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh nhân THA có HCCH......................................................................................................... 22 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 29 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 29 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................ 29 2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 29 2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................................. 30 2.5. Một số tiêu chuẩn được áp dụng trong nghiên cứu.................................. 31 2.6. Phương pháp thu thập số liệu................................................................... 35 2.7. Phương tiện nghiên cứu ........................................................................... 38 2.8. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu.................................................... 38 2.9. Đạo đức trong nghiên cứu........................................................................ 39 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 41 3.1. Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát có hội chứng chuyển hoá điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn.................................................................................................... 41 3.2. Phân tích kết quả điều trị và một sốyếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị của bệnh nhân Tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa ................................ 48 Chương 4: BÀN LUẬN .................................................................................. 58
  • 8. 3.1. Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát có hội chứng chuyển hoá điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn.................................................................................................... 58 3.2. Phân tích kết quả điều trị và một sốyếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị của bệnh nhân Tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa ................................ 72 KẾT LUẬN..................................................................................................... 82 KHUYẾN NGHỊ............................................................................................. 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 1 BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU............................................................................. 11
  • 9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Phân độ HA .................................................................................... 1 Bảng 1.2 :Chỉ định ưu tiên và chống chỉ định đối với một số nhóm thuốc hạ huyết áp ..................................................................................................... 11 Bảng 1.3. Khuyến cáo điều trị THA có HCCH ........................................................20 Bảng 2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán thừa cân, béo phì dựa vào BMI và số đo vòng eo áp dụng cho người trưởng thành khu vực Châu Á(theo IDF- 2005) ................32 Bảng 3.1. Phân bố tuổi ở đối tượng nghiên cứu ............................................. 41 Bảng 3.2. Phân bố giới ở đối tượng nghiên cứu ............................................. 41 Bảng 3.3. Thời gian mắc THA của nhóm đối tượng nghiên cứu.................... 42 Bảng 3.4. Một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân THA nguyên phát có HCCH 43 Bảng 3.5. Một số triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân THA nguyên phát có HCCH........................................................................................................ 43 Bảng 3.6. Đặc điểm huyết áp ở bệnh nhân THA nguyên phát có HCCH ...... 44 Bảng 3.7: Một số chỉ số nhân trắc ở bệnh nhân THA nguyên phát có HCCH.....44 Bảng 3.8. Phân bố BMI ở bệnh nhân THA nguyên phát có HCCH............... 45 Bảng 3.9. Giá trị TB một số xét nghiệm sinh hóa ở bệnh nhân THA nguyên phát có HCCH ................................................................................... 45 Bảng 3.10. Tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân THA nguyên phát có HCCH......................................................................................................... 46 Bảng 3.11. Tỷ lệ xuất hiện các dấu hiệu của HCCH ở bệnh nhân THA nguyên phát có HCCH ................................................................................... 46 Bảng 3.12. Phân bố cách phối hợp các dấu hiệu của HCCH.......................... 47 Bảng 3.13. Tỷ lệ các dấu hiệu của RLLP máu ở bệnh nhân THA nguyên phát có HCCH................................................................................................. 48 Bảng 3.14. Sự thay đổi các triệu chứng lâm sàng trước và sau khi điều trị ...........48 Bảng 3.15. Sự thay đổi nhịp tim và chỉ số Sokolow Lyon trước và sau khi điều trị Bảng 3.16. Sự thay đổi chỉ số sinh hóa trước và sau khi điều trị ............................49
  • 10. Bảng 3.17. Tỉ lệ đạt huyết áp mục tiêu sau 5 ngày điều trị ......................................50 Bảng 3.18. Số ngày điều trị để đạt huyết áp mục tiêu ..............................................50 Bảng 3.19: Sự thay đổi mức độ chỉ số HA trước và sau khi điều trị 5 ngày ở bệnh nhân THA nguyên phát có HCCH...................................................................50 Bảng 3.20: Ảnh hưởng của tuổi đến kết quả điều trị................................................51 Bảng 3.21: Ảnh hưởng của giới đến kết quả điều trị ..................................... 51 Bảng 3.22: Ảnh hưởng của BMI đến kết quả điều trị .................................... 52 Bảng 3.23: Ảnh hưởng của thời gian mắc bệnh đến kết quả điều trị ............. 52 Bảng 3.24: Ảnh hưởng của tổn thương cơ quan đích đến kết quả điều trị .... 52 Bảng 3.25: Ảnh hưởng của kiểm soát đường huyết đến kết quả điều trị ...............53 Bảng 3.26: Ảnh hưởng của số lượng các dấu hiệu của HCCH đến kết quả điều trị ....54 Bảng 3.27: Ảnh hưởng của tỉ lệ các nhóm thuốc đến kết quả điều trị ........... 54 Bảng 3.28: Ảnh hưởng của sử dụng một nhóm thuốc đến kết quả điều trị ... 55 Bảng 3.29: Ảnh hưởng của sử dụng hai nhóm thuốc đến kết quả điều trị ..... 55 Bảng 3.30: Ảnh hưởng của tăng Cholesterol đến kết quả điều trị ................. 56 Bảng 3.31: Ảnh hưởng của tăng Triglycerid đến kết quả điều trị ................. 56 Bảng 3.32: Ảnh hưởng của tăng HDL-C đến kết quả điều trị ....................... 57 Bảng 3.33: Ảnh hưởng của tăng LDL-C đến kết quả điều trị ........................ 57
  • 11. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Đặc điểm giới của đối tượng nghiên cứu.............................................42 Biểu đồ 3.2. Thời gian mắc THA của nhóm đối tượng nghiên cứu........................42
  • 12. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp và hội chứng chuyển hóa là những bệnh phổ biến có nhiều thách thức toàn cầu [42] [61]. Vào năm 2000, ước tính có khoảng 1 tỷ người trên toàn thế giới (26,4% dân số trưởng thành) bị tăng huyết áp và điều này có khả năng tăng lên hơn 1,5 tỷ vào năm 2025 do dân số già ở nhiều nước phát triển và tỷ lệ tăng huyết áp ngày càng tăng ở các nước đang phát triển [30][61]. Người ta cũng ước tính rằng khoảng 20-25% dân số trưởng thành trên thế giới mắc hội chứng chuyển hóa và họ có nguy cơ tử vong cao gấp đôi; và họ có nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ cao gấp ba lần so với những người không mắc hội chứng [76][57]. Khi các thành phần tăng huyết áp và hội chứng chuyển hóa cùng tồn tại trong một cá nhân, chúng sẽ tác động lẫn nhau dẫn đến làm tăng nguy cơ tim mạch [68]. Tăng huyết áp là một trong những biểu hiện chính của nhóm các bất thường lâm sàng đặc trưng cho hội chứng chuyển hóa được tìm thấy ở 30 đến 40% người tăng huyết áp [65]. Sử dụng một số thuốc chống tăng huyết áp như thuốc lợi tiểu hoặc thuốc ức chế ad-adrenergic có thể làm nặng thêm tình trạng kháng insulin và làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim mạch [54]. Trên thế giới hội chứng chuyển hoá rất thường gặp từ 15% đến 30% tuỳ theo định nghĩa và phương pháp nghiên cứu. Trong đó tại Israel là 15%, Indonesia 17%, Ấn Độ là 23%, tại Hoa Kỳ là 25% [49] [66].Theo Meany E và CS thì nguy cơ bị bệnh tim mạch rất cao khi có hội chứng chuyển hoá [66].Còn tác giả Hernandez del Rev thấy rằng khi bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hoá thì việc điều trị rất khó khăn và thường bị kháng trị [55].Trong nghiên cứu của Cuspidi C và CS khi nghiên cứu trên bệnh nhân bị tăng huyết áp tại Italia thấy rằng bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hoá thì tổn thương cơ quan đích tăng lên không phụ thuộc vào tuổi; chính sự hiệp đồng tác động của hai yếu tố này sẽ làm tổn thương cơ quan đích do tăng huyết áp sớm hơn ở người trẻ tuổi, cũng như làm tăng lên sự biến đổi ở người có tuổi [43]. Tại Việt Nam, trong nghiên cứu của Giao Thị Thoa và cộng sự (2012)
  • 13. 2 [23]: thấy tần suất có hội chứng chuyển hoá là 38,93% (theo NCEP.ATPIII) và 52.76% (theo NCEP.ATPIII + vòng eo Châu Á).Theo nghiên cứu Lý Huy Khanh và cộng sự (2010), thấy: Bệnh nhân THA độ tuổi trung bình 63,30 ± 13,8, nữ chiếm 57,98%. Đa số THA độ I có kèm ĐTĐ 4,7%, RLCHL 18,7%, và thời gian đạt huyết áp mục tiêu ở bệnh nhân sử dụng nhiều nhóm thuốc ngắn hơn sử dụng ít nhóm thuốc. Mức hạ áp của các nhóm ức chế men chuyển, ức chế thụ thể beta, ức chế calci tương đương nhau[11]. Nghiên cứu về bệnh THA có HCCH không phải là mới nhưng hiện tại vẫn còn ít đề tài đánh giá về kết quả điều trị nội trú đối với bệnh nhân THA có HCCH. Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn là nơi khám, chữa bệnh, theo dõi và quản lý sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn tỉnh, số lượng bệnh nhân THA có kèm theo hội chứng chuyển hóa ngày càng gia tăng, nhưng chưa có một nghiên cứu cụ thể để đánh giá bệnh nhân THA nguyên phát có HCCH. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm, phân tích kết quả và yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị của những bệnh nhân bị tăng huyết áp có hội chứng chuyển hoá, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn” nhằm 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát có hội chứng chuyển hoá điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn. 2. Phân tích kết quả điều trị và một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát có hội chứng chuyển hóa.
  • 14. 1 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Vài nét về bệnh tăng huyết áp 1.1.1. Định nghĩa: Cho đến nay, Tổ chức Y tế thế giới và hội THA quốc tế (World Health Organization - International Society of Hypertension WHO - ISH) đã thống nhất gọi là THA khi huyết áp tâm thu  140 và / hoặc huyết áp tâm trương  90 mmHg[3][30][36] [67]. 1.1.2. Phân loại của tăng huyết áp: Ngày nay đang tồn tại một số bảng phân loại, nhưng trong thực tế lâm sàng người ta thường sử dụng cách phân loại sau: Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế Việt Nam (2010) (ban hành kèm theo Quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31 tháng 08 năm 2010) thì THA được phân độ như sau: Bảng 1.1. Phân độ HA [30] [31] Phân độ huyết áp HATT (mmHg) HHTr (mmHg) Huyết áp tối ưu Huyết áp bình thường Tiền tăng huyết áp < 120 120 – 129 130 - 139 và và/hoặc và/hoặc < 80 80 – 84 85 – 89 THA độ 1 THA độ 2 THA độ 3 140 – 150 160 – 179 ≥ 180 và/hoặc và/hoặc và/hoặc 90 – 99 110 – 109 ≥ 110 THA tâm thu đơn độc ≥ 140 và < 90 1.1.3. Biểu hiện của bệnh tăng huyết áp: 1.1.3.1. Lâm sàng: Bệnh nhân bị THA đa số đều không có triệu chứng gì cho tới khi phát hiện ra bệnh. Hay gặp nhất đau đầu vùng chẩm và hai bên thái
  • 15. 2 dương, ngoài ra có thể có hồi hộp, mệt, khó thở, mờ mắt, tê đầu chi..., một số các triệu chứng khác tuỳ thuộc vào nguyên nhân hoặc biến chứng của THA Đo HA là động tác quan trọng nhất có ý nghĩa chẩn đoán xác định. - Các dấu hiệu lâm sàng khác: Bệnh nhân có thể béo phì, mặt tròn, cơ chi trên phát triển hơn cơ chi dưới trong hẹp eo động mạch chủ. Tìm các biểu hiện vữa xơ động mạch trên da (u vàng, u mỡ…). - Khám tim phổi có thể phát hiện sớm dày thất trái hay dấu hiệu suy tim trái. Sờ và nghe động mạch để phát hiện các trường hợp nghẽn hay tắc động mạch cảnh. - Khám bụng có thể phát hiện tiếng thổi tâm thu hai bên rốn, trong hẹp động mạch thận, phồng động mạch chủ hoặc phát hiện thận to, thận đa nang. - Khám thần kinh có thể phát hiện các tai biến mạch máu não cũ hoặc nhẹ. 1.1.3.2. Cận lâm sàng Mục đích để đánh giá nguy cơ tim mạch, tổn thương thận và tìm nguyên nhân. Những xét nghiệm tối thiểu: * Máu: công thức máu, ure, creatinin, điện giải đồ, triglycerid, cholesterol toàn phần, HDL - C, LDL - C, glucose, acid uric trong máu. * Nước tiểu: protein, hồng cầu… * Điện tâm đồ, X quang tim, CT - sanner… 1.1.4. Một số yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp THA là một bệnh lý phổ biến, có rất nhiều yếu tố nguy cơ (YTNC) gây THA, trong đó chia ra làm 2 nhóm nguy cơ đó là YTNC không thay đổi được và các YTNC có thể thể thay đổi được: * Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được: + Tuổi: - Tỷ lệ mắc bệnh THA tăng dần theo tuổi, đặc biệt là nhóm tuổi ≥ 50 tuổi đối với bệnh nhân nam, theo Hoàng Việt Dũng và cs (2013), Số đối tượng nghiên cứu trong độ tuổi từ 50-59 chiếm cao nhất (61,94%); tiếp theo đó là
  • 16. 3 nhóm tuổi từ 40-49 (18,72%) và thấp nhất là số đối tượng thuộc nhóm tuổi < 40 với 7,74%.[5]. Theo Nguyễn Đức Ngọ và cs (2013), tuổi trung bình bệnh nhân nam THA có HCCH cao 51,8 ±14,7 [15], theo Giao Thị Thoavà cstuổi trung bình của dân sốchung là 57,32 ± 9,12 (không có sự khác biệt về giới giữa các nhóm tuổi) [23]. - Và hay gặp ở nhóm tuổi ≥ 60 đối với bệnh nhân nữ, theo Trần Thừa Nguyênvà cs (2014), tỷ lệ bệnh nhân THA có HCCH hay gặp nhất ở tuổi từ 60- 69 chiếm 47,76% [16]. Nghiên cứu tại Trung Quốc tỷ lệ mắc HCCH ở người cao tuổi ≥70 tuổi thấp hơn so với những người 60-69 tuổi [78]. + Giới tính: - Tỷ lệ bệnh nhân THA có HCCH là tương đương nhau ở 2 giới. Theo Trần Thừa Nguyênvà cs(2014), nam chiếm 49,25%, nữ chiếm 50,75% [16]. Nhưng tỷ lệ này lại có sự khác biệt theo Hoàng Việt Dũngvà cs(2013), tỉ lệ nam giới bị THA có HCCH chiếm 84,52% và tỉ lệ nữ giới mắc HCCH có THA chiếm 15,48% [5], theo Giao Thị Thoavà cstỉ lệ nam giới có HCCH trên bệnh nhân THA là 32.89% và tỉ lệ nữ giới có HCCH trên bệnh nhân THA là 44.49% (Hội chứng chuyến hóa (tiêu chuẩn NCEPATP III), Sử dụng đinh nghĩa HCCH theo NCEP ATP III nhưng dùng tiêu chuẩn vòng eo người châu Á, vòngeo (90cm ở nam và 80cm ở nữ) tỷ lệ bệnh nhân THAthuộc HCCH trong nghiên cứu của chúng tôi có 666(52,76%). Tỷ lệ này thay đổi theo giới42,55% ở namvà 61,22% ở nữ [22] hay của Mule G (2014), tỉ lệ nam chiếm 53% và nữ chiếm tỉ lệ 47% [51]. Theo nghiên cứu của Shaha Yu tại Trung Quốc, phụ nữ có tỷ lệ mắc HCCH cao hơn đáng kể so với nam giới (56,4% so với 29,2%, P <0,001) [70] + Tiền sử gia đình có người cùng huyết thống bị THA: - Tiền sử gia đình có người cùng huyết thống bị THA là YTNC gây THA [3].Tiền sử gia đình, nhất là trực hệ (bố, mẹ, anh chị em ruột), có người lớn bị
  • 17. 4 THA là một trong các nguy cơ mạnh nhất làm cho một đối tượng có thể bị THA trong tương lai [21]. - Trong nghiên cứu của tác giả Masahiko Tozawa và cs (2001) cho thấy, sau khi hiệu chỉnh với các YTNC khác như: tuổi, giới, hút thuốc lá, uống rượu thì người có tiền sử gia đình có 1 người, 2 người, ≥ 3 người bị THA có nguy cơ mắc THA cao gấp 2,74 (95%CI: 2,433,10); 4,62 (95%CI: 3,62-5,90) và 6,04 (95%CI: 3,51-10,04) lần so với người không có tiền sử gia đình bị THA [74]. * Các nguy cơ có thể thay đổi được bao gồm: + Ăn mặn: Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều muối (natri chlorua) thì tần suất mắc bệnh THA tăng cao rõ rệt. Người dân ở vùng biển có tỷ lệ mắc bệnh THA cao hơn nhiều so với những người ở đồng bằng và miền núi. Hạn chế ăn muối < 6gram/ngày hay 100 mmol/ngày có thể giảm từ 2-8 mmHg [26] + Hút thuốc lá: Trên toàn thế giới, hút thuốc lá (bao gồm cả khói thuốc phụ) là một trong 3 nguy cơ hàng đầu các yếu tố gây bệnh và đóng góp vào ước tính 7,2 triệu ca tử vong trong năm 2015. Trong năm 2016, hút thuốc đứng thứ tư trong việc gây ra năm sống điều chỉnh khuyết tật (DALYs). Ở Mỹ, sử dụng thuốc lá là yếu tố nguy cơ thứ hai gây tử vong và là nguyên nhân hàng đầu gây ra DALYs. Năm 2016, 15,5% người trưởng thành là người hút thuốc hiện tại (17,5% nam và 13,5% nữ) [38] - Sử dụng thuốc lá đang gây ra 5 triệu ca tử vong mỗi năm và dự đoán sẽ gây ra 8 triệu ca tử vong mỗi năm vào năm 2030. Sử dụng thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam.[12] - Theo Lương Ngọc Khuê và cs(2011), ở những người 15 tuổi trở lên và hiện đang hút thuốc lá có: 19,5% trong dân số chung, 38,7% trong tổng số nam giới 1,2% trong tổng số nữ giới [12].
  • 18. 5 - Nicotin trong thuốc lá có tác dụng chủ yếu làm co mạch ngoại biên, làm tăng nồng độ serotonin, catecholamin ở não, tuyến thượng thận, các chất nhầy này huy động acid béo trong các dự trữ mỡ và làm tăng cholesterol. Hút thuốc lá làm nhịp tim nhanh, HA tăng lên, lưu lượng tim và công tim cũng tăng lên, động mạch bị co lại. + Uống rượu: - Rượu là một trong số những yếu tố thuận lợi gây THA nguyên phát [3]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm có khoảng 4% trường hợp tử vong trên toàn thế giới có liên quan đến rượu. Tổ chức này cũng khuyến cáo: “Rượu làm THA và đó là yếu tố nguy cơ của tai biến mạch não, thường thấy phối hợp với bệnh tim, loạn nhịp tim, tăng xuất huyết não” [21][75]. Nếu uống rượu điều độ chỉ ở mức 10g ethanol x 1-3 lần/ngày thì có thể chấp nhận được, ở mức trên 3 lần/ngày (>30g ethanol) có bằng chứng hại cả về sinh học lẫn xã hội [21][75]. Kết quả điều tra về thực trạng lạm dụng rượu ở Hà Nội của Lê Anh Tuấn (2010) cho thấy lạm dụng rượu là 11,27%, nghiện rượu là 3,23% [27]. Theo Hoàng Thị Phượng và cs (2009), tỷ lệ sử dụng rượu là 33,5%, lạm dụng rượu 18,7% [19].Nguyễn Lân Việt nghiên cứu ở xã Xuân Canh, Đông Anh, Hà Nội tỷ lệ THA ở người có thói quen uống rượu nguy cơ mắc bệnh THA cao gấp 1,7 lần [35] - Theo nghiên cứu của tác giả Chu Hồng Thắng và cs (2008) thì tỉ lệ THA ở nhóm uống rượu cao hơn 1,28 lần so với nhóm không uống rượu [22]. + Rối loạn lipid máu: - Tăng acid béo tự do sẽ làm tăng nồng độ insulin trong máu và gây nhiễm độc mỡ tế bào β tụy làm tế bào này sẽ chết nhanh hơn so với chết theo chương trình. Khi acid béo tự do và TG tích luỹ trong tế bào β tụy làm tăng tổng hợp NO gây ra rối loạn chức năng tế bào và hậu quả của hiện tượng này làm các tế bào β tụy bị tổn thương, giảm số lượng tế bào β tụy sẽ làm mất khả năng duy trì tiết insulin. Khi sự kháng insulin được thiết lập, có sự giải phóng acid béo đến gan làm tăng quá trình tổng hợp TG, ngăn cản sự tăng bài tiết
  • 19. 6 LDL-C vào tuần hoàn, đồng thời lipoprotein lipase cũng được tiết ra ở các mô ngoại vi và dẫn đến HCCH. Sự kháng insulin gây rối loạn enzyme cholesterol ester transferase làm giảm HDL-C và gây HCCH. Vì vậy, sự kết hợp tăng TG và giảm HDL-C có mối liên quan mật thiết đến HCCH. Đó là lý do các nghiên cứu thường lấy TG và HDL-C làm tiêu chuẩn chấn đoán HCCH. - Nghiên cứu Trần Thị Mỹ Loan (2009) về RLLP máu ở bệnh nhân THA tỉ lệ rối loạn lipid máutrên bệnh nhân tăng huyết áp là 72,67%, trong đó chiếm tỉ lệ cao nhất là tăng CT (67,3%), kế đến tăng TG chiếmtỉ lệ 54,3% và tăng LDL-C chiếm tỉ lệ 32%, giảm HDL-C chiếm tỉ lệ thấp nhất.[13]. Theo Nguyễn Thị Hồng Thủy (2013) tỷ lệ rối loạn lipid máu chiếm 77,4% trong đó nữ cao hơn nam (51,4% so với 26,9%), p<0,005. Tăng CT chiếm 53,4%, TG chiếm 33,1%, LDL-c chiếm 39,4%, HDL-c giảm chiếm 4,9% [25]. + Đái tháo đường: - THA ở bệnh nhân đái tháo đường rất thường gặp và là yếu tố làm tăng mức độ nặng của đái tháo đường. Tỷ lệ THA ở các bệnh nhân này cao hơn ở người không bị ĐTĐ. THA ở bệnh nhân ĐTĐ làm tăng nguy cơ tim mạch, bệnh lý mạch vành và đột quỵ lớn 2-3 lần so với ở người không mắc ĐTĐ. Ở Mỹ, THA chiếm tỷ lệ hơn 20% dân số trên 15 tuổi [20]. - Bệnh ĐTĐ và bệnh THA có mối liên quan đặc biệt. THA là hậu quả của ĐTĐ hoặc có thể là YTNC gây ĐTĐ. Nghiên cứu ở Morocco (2012) cho thấy 70,4% bệnh nhân ĐTĐ týp 2 bị THA [41], hay theo tác giả Nguyễn Minh Tuấn và c (2011), tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ có THA là 61,6% [29]. - Theo tác giả Nguyễn Thu Thủy (2015) nghiên cứu trên 183 BN ĐTĐ typ 2 tỷ lệ THA:72.6%. Tỷ lệ THA độ 1 (61.1%) cao hơn THA độ 2 (38.9%)[24], kết quả cao hơn so với kết quả của Trương Quang Phổ (2008) thực hiện ở bệnh viện đa khoa Cần Thơ . Kết quả nghiên cứu trên 172bệnh nhân trong đó có 109 bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường týp 2 có tăng huyết áp chiếm tỷ lệ là 63,4%, tỷ lệ tănghuyết áp độ I chiếm 50,5% và độ II chiếm 49,5% và giai
  • 20. 7 đoạn tăng huyết áp chủ yếu chiếm đa số là (giai đoạn I và II) 90%, tỷ lệ thấp nhất là giai đoạn 3 chiếm 10% [17]. + Béo phì (BMI ≥ 23): - Béo phì là một trong các yếu tố của hội chứng chuyển hóa là một yếu tố nguy cơ tim mạch, người lớn béo phì có tỷ lệ tử vong cao hơn những người có chỉ số BMI thấp, đồng thời nguy cơ mắc các bệnh trầm trọng khác như bệnh mạch vành, nhồi máu cơ timvà ĐTĐ typ 2 cũng cao hơn. Bệnh nhân vừa ĐTĐ vừa béo phì nguy cơ tử vong tim mạch cao gấp 7 lần so với người khỏe mạnh, do vậy ĐTĐ và béo phì có mối liên hệ mật thiết về mặt dịch tễ, là thách thức với hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn cầu - Theo nghiên cứu của Lê Thanh Chiến và cs (2011) thì người có BMI ≥ 23 kg/m2 có nguy cơ mắc THA cao gấp 4,7 lần so với người có BMI < 23 kg/m2 [4]. + Hoạt động thể lực: - Ít hoạt động thể lực dễ béo phì gây THA. Nếu tập thể dục, nhất là đi bộ nhanh (30-45 phút/ngày) có thể giảm 4-10 mmHg, ngay cả khi bệnh nhân không giảm cân [53]. Theo Chu Hồng Thắng HĐTL và bệnh THA có mối liên quan mật thiết. Tỷ lệ THA ở các nhóm không hoạt động, lao động thường xuyên (21,4%) so với nhóm hoạt động, lao động thường xuyên (9,3%) với mức nguy cơ OR=3,24[22]. Như vậy thói quen sống tĩnh tại rất nguy hại đối với hệ tim mạch. Ngược lại, tăng cường vận động thể lực vừa sức và đều đặn lại có tầm quan trọng đặc biệt đối với người cao tuổi. Vận động thể lực bao gồm các hoạt động thường ngày và luyện tập thể dục thể thao. Thể dục thể thao đối với người cao tuổi không phải nhằm mục đích làm cơ thể nở nang mà nhằm tác dụng đối với chuyển hóa và đối với hệ thần kinh trung ương. Không vận động được coi là nguyên nhân của 5-13% các trường hợp THA hiện nay. Ngược lại, tăng cường vận động thể lực vừa sức và đều đặn lại có tầm quan trọng đặc biệt đối với NCT.
  • 21. 8 Hiện nay, vận động thể lực đúng mức đều đặn được coi như một liệu pháp hiện đại để dự phòng THA [21]. 1.1.6. Tổn thương cơ quan đích do tăng huyết áp * Tổn thương não do THA gồm: Các tổn thương não ở bệnh nhân THA là nhồi máu não, xuất huyết não, xuất huyết dưới nhện [3]. Các triệu chứng của tổn thương não do THA bao gồm: - Thiếu máu não: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ... - Rối loạn tâm thần do THA, sa sút trí tuệ, động kinh... - Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua: bệnh nhân bị tổn thương thần kinh khu trú (ví dụ: bại liệt nửa mặt, rối loạn ngôn ngữ, liệt trung ương dây thần kinh VII, mù...) nhưng phục hồi hoàn toàn trong 24 giờ. - Tùy thuộc vào vị trí tổn thương của động mạch não mà gây những triệu chứng lâm sàng khác nhau như: liệt trung ương 1/2 người, liệt trung ương dây thần kinh VII, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn cơ vòng, thất điều... Theo nghiên cứu của Lê Quốc Tuấn và cs (2012), Tỷ lệ có tổn thương não ở bệnh nhân THA có HCCH là 59,4% cao hơn so với nhóm không có HCCH là 8,8% với p < 0,001; OR = 15,2 (CI: 8,3-28,1) [26]. * Biến chứng đáy mắt: Soi đáy mắt có thể thấy tổn thương theo giai đoạn tiến triển bệnh [3]: + Giai đoạn1 : Các mạch máu có thành sáng bóng + Giai đoạn 2 : Các mạch máu co nhỏ, dấu hiệu bắt chéo động mạch tĩnh mạch (dấu hiệu Salus-Gunn) + Giai đoạn 3 : xuất huyết, xuất tiết võng mạc + Giai đoạn 4 : vừa có xuất huyết,xuất tiết võng mạc kèm phù gai thị. Trong nghiên cứu của tác giả Lê Hoàng Anh Tú và cs (2009) thì tỉ lệ bệnh nhân THA có tổn thương võng mạc với các triệu chứng: bắt chéo động – tĩnh mạch chiếm 38,28%, hẹp tiểu động mạch toàn bộ 89,84%; hẹp tiểu động mạch khu trú
  • 22. 9 13,28%; xuất huyết võng mạc 22,66%; xuất tiết 19,53%, nốt dạng bông 14,66% và phù gai là 8,6% [28]. * Biến chứng ở thận: THA làm tăng sức cản mạch thận, giảm lưu lượng máu tại thận, từ đó làm cho chức năng thận giảm.THA gây ra nhiều tổn thương tại thận với các biểu hiện như: đái máu, đái ra protein, suy thận... [36] Tổn thương thận thể hiện bằng creatinin huyết thanh tăng, mức lọc cầu thận giảm, có protein niệu hay albumin niệu vi thể. Urat máu có thể tăng ở những bệnh nhân THA không được điều trị, là dấu hiệu cho thấy có xơ hóa cầu thận [3]. Theo nghiên cứu của Lê Quốc Tuấn và cs (2012), Tỷ lệ tổn thương thận ở bệnh nhân THA có HCCH là 49,4% cao hơn so với nhóm không có HCCH là 34,5% với p < 0,001; OR = 1,9 (CI: 1,2-2,9) [26]. * Biến chứng tim: Tăng huyết áp làm biến đổi về mặt huyết động,tần số tim tăng, lưulượng tim tăng dần, thời kỳđầu có hiện tượng co mạch để phân bổ lại máu lưuthông từ ngoại vi về tim phổi, do đó sức cản mạchmáu cũng tăng dần. Tim có những biểu hiện tănghoạt động bù trừ và dẫn đến dầy thất trái. Huyết ápvà sức cản ngoại biên toàn bộ tăng dần. Lưu lượngtim và lưu lượng tâm thu càng giảm, cuối cùng đưa đến suy tim Các tổn thương ở tim do THA bao gồm: phì đại thất trái, suy tim, bệnh mạch vành, rối loạn tim mạch Chụp XQ tim phổi có thể thấy phì đại buồng tim, giãn quai động mạch chủ, ứ huyết phổi Điện tâm đồ đánh giá tình trạng tăng gánh thất trái, các dấu hiệu thiếu máu cơ tim, cũng như tình trạng rối loạn nhịp tim [3]. Theo nghiên cứu của Lê Quốc Tuấn và cs (2012) Tỷ lệ tổn thương tim ở bệnh nhân THA có HCCH là 49,4% cao hơn so với nhóm không có HCCH là 29,2% với p < 0,001; OR = 2,4 (CI: 1,5-3,7) [26].
  • 23. 10 1.1.7. Điều trị tăng huyết áp 1.1.7.1. Mục tiêu và nguyên tắc điều trị - Huyết áp mục tiêu là dưới 140/90 mmHg, nếu có đái tháo đường hoặc bệnh thận mạn tính thì phải dưới 130/80 mmHg [30] [35]. - Cần xác định điều trị THA là điều trị lâu dài, suốt đời - Cần điều trị tích cực ở bệnh nhân đã có tổn thương cơ quan đích - Phải cân nhắc từng bệnh nhân, các bệnh kèm theo, các yếu tố nguy cơ, các tác dụng phụ để có chế độ dùng thuốc thích hợp. - Huyết áp nên được hạ từ từ để tránh những biến chứng thiếu máu cơ quan đích [3]. 1.1.7.2. Chế độ điều trị không dùng thuốc (thay đổi lối sống). - Là phương pháp điều trị bắt buộc dù có kèm theo dùng thuốc hay không áp dụng cho mọi bệnh nhân để ngăn ngừa tiến triển và giảm được huyết áp, giảm số thuốc cần dùng - Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng: - Giảm ăn mặn (< 6 gam muối hay 1 thìa càphê muối mỗi ngày). - Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi. - Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và axít béo no. - Tích cực giảm cân (nếu quá cân), duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể (BMI: body mass index) từ 18,5 đến 22,9 kg/m2 . - Cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90 cm ở nam và dưới 80 cm ở nữ. - Hạn chế uống rượu, bia: số lượng ít hơn 3 cốc chuẩn/ngày (nam), ít hơn 2 cốc chuẩn/ngày (nữ) và tổng cộng ít hơn 14 cốc chuẩn/tuần (nam), ít hơn 9 cốc chuẩn/tuần (nữ). 1 cốc chuẩn chứa 10g ethanol tương đương với 330ml bia hoặc 120ml rượu vang, hoặc 30ml rượu mạnh. - Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào. - Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày.
  • 24. 11 - Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; cần chú ý đến việc thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý. - Tránh bị lạnh đột ngột [3]. 1.1.7.3. Điều trị bằng các loại thuốc hạ huyết áp: * Có rất nhiều loại thuốc hạ áp có 05 nhóm hay sử dụng. : - Nhóm thuốc lợi tiểu - Nhóm thuốc tác động lên thần kinh giao cảm - Nhóm thuốc chẹn kệnh canxi - Nhóm thuốc ức chế men chuyển - Nhóm thuốc ức chế thụ thể angiotensin II[3][31] [35] Bảng 1.2 :Chỉ định ưu tiên và chống chỉ định đối với một số nhóm thuốc hạ huyết áp [31] Nhóm thuốc Chỉ định ưu tiên Thận trọng Chống chỉ định Lợi tiểu thiazide THA tâm thu đơn độc (người cao tuổi), suy tim, dự phòng thứ phát đột quỵ Hội chứng chuyển hóa, rối loạn dung nạp glucose, thai nghén Bệnh gút Lợi tiểu quai Suy thận giai đoạn cuối, suy tim Lợi tiểu (loại kháng aldosterone) Suy tim, sau nhồi máu cơ tim Suy thận, kali máu cao Ức chế men chuyển (ƯCMC) Suy tim, rối loạn chức năng thất trái, sau nhồi máu cơ tim, phì đại thất trái, bệnh thận do đái tháo đường, có protein hoặc microalbumin niệu, rung nhĩ, hội chứng chuyển hóa, xơ vữa động mạch cảnh Suy thận, bệnh mạch máu ngoại biên Thai nghén, hẹp động mạch thận hai bên, kali máu cao
  • 25. 12 Ức chế thụ thể AT1 của angiotensin II (ƯCTT) Suy tim, sau nhồi máu cơ tim, phì đại thất trái, bệnh thận do đái tháo đường, có protein hoặc micro albumin niệu, rung nhĩ, hội chứng chuyển hóa, có chỉ định dùng nhưng không dung nạp với ƯCMC Suy thận, bệnh mạch máu ngoại biên Thai nghén, hẹp động mạch thận hai bên, kali máu cao Chẹn kênh canxi (loại dihydropyridin) THA tâm thu đơn độc (người cao tuổi), đau thắt ngực, phì đại thất trái, THA ở phụ nữ có thai Nhịp tim nhanh, suy tim Chẹn kênh canxi (loại ức chế nhịp tim) Đau thắt ngực, nhịp nhanh trên thất Blốc nhĩ thất độ 2-3, suy tim Chẹn bêta Đau thắt ngực, sau NMCT, suy tim, nhịp tim nhanh, tăng nhãn áp, THA ở phụ nữ có thai Bệnh mạch máu ngoại vi, hội chứng chuyển hóa, rối loạn dung nạp glucose Hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, blốc nhĩ thất độ 2-3 Chẹn anpha Phì đại lành tính tiền liệt tuyến Hạ huyết áp tư thế đứng, suy tim Đái dầm 1.1.6.4.Sơ đồ phối hợp các thuốc trong điều trị tăng huyết áp[31][35]
  • 26. 13 1.1.6.5.Sơ đồ điều trị THA:[3] Điều chỉnh lối sống Không đạt HA mục tiêu (<140/90 mmHg hay <130/80 mmHg đối với đái tháo đường hoặc bệnh thận mạn tính) Lựa chọn thuốc khởi đầu THA không có chỉ định điều trị ưu tiên THA có chỉ định điều trị ưu tiên THA độ 1 (HATT 140-159 hoặc HATTr 90-99) Thiazid hoặc ƯCMC/chẹn thụ thể angiotensin/chẹn beta/chẹn kênh calci/phối hợp THA độ 2 (HATT ≥160 hoặc HATTr ≥100) Phối hợp 2 thuốc (thường Thiazid và ƯCMC/chẹn thụ thể angiotensin/chẹn beta/chẹn kênh calci Thuốc cho những chỉ định ưu tiên Các thuốc hạ áp khác (lợi niệu/ƯCMC/chẹn thụ thể angiotensin/ chẹn beta/chẹn kênh calci Không đạt huyết áp mục tiêu Dùng liều tối ưu hoặc thêm các thuốc khác cho đến khi đạt HA mục tiêu. Cân nhắc hội chẩn với chuyển gia về THA
  • 27. 14 1.2. Hội chứng chuyển hoá 1.2.1. Đặc điểm của hội chứng chuyển hoá Hội chứng chuyển hóa được định nghĩa là một nhóm các rối loạn chuyển hóa. Trong đó, mỗi yếu tố nguy cơ riêng biệt có tầm quan trọng riêng, sự kết hợp của chúng như béo bụng, rối loạn chuyển hóa glucose, rối loạn lipid máu và THA gây ra các hậu quả nghiêm trọng. Theo y văn thế giới, người bị HCCH có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 2-3 lần và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp 5 lần so với người không có HCCH [9]. HCCH bao gồm 1 nhóm các yếu tố nguy cơ tập hợp lại trên một người bệnh: - Tình trạng béo bụng - Rối loạn lipid máu (là tình trạng rối loạn các chất béo trong máu như triglycerid máu cao, HDL-C máu thấp, LDL-C cao, tạo nên mảng xơ vữa ở thành động mạch) - Tăng huyết áp - Tình trạng kháng insulin hoặc không dung nạp đường (là tình trạng cơ thể không thể sử dụng insulin và đường một cách hiệu quả) - Tình trạng tiền đông máu (tăng fibrinogen và chất ức chế plasminogen hoạt hóa PAI-1 cao trong máu) - Tình trạng tiền viêm (CRP tăng cao trong máu) [33]. 1.2.2. Các tiêu chuẩn chẩn đoán của hội chứng chuyển hoá Có nhiều tiêu chuẩn xác định HCCH, trong đó có 5 tiêu chuẩn hay được sử dụng là: NCEP, WHO, IDF, AACE và EGIR. 1.2.2.1. Theo NCEP - ATP III (National Cholesterol Education Program, Adult Treatment Panel III - Chương trình giáo dục quốc gia về cholesterol, thông báo lần thứ 3 về hướng dẫn điều trị ở người lớn): Tiêu chuẩn xác định có hội chứng chuyển hoá khi có tối thiểu 3 trong 5 tiêu chí sau [44]:
  • 28. 15 + Béo bụng: vòng eo nam  90cm, vòng eo nữ  80cm. + Triglycerid  1,7 mmol/l. + HDL-C: nam < 1,0 mmol/l, nữ < 1,3 mmol/l. + Huyết áp  130/85 mmHg. + Glucose máu lúc đói  6,1 mmol/l. 1.2.2.2. Theo WHO: Theo Tổ chức y tế Thế giới áp dụng chẩn đoán khi người bệnh có từ 3 yếu tố trở lên trong các yếu tố sau: - Nam có vòng bụng ≥ 90 cm, nữ có vòng bụng ≥ 80cm. - Triglycerid máu ≥ 150 mg/dl - HDL-C < 40mg/dl (nam) và <50mg/dl (nữ) - Huyết áp ≥ 130/85 mmHg - Tăng glucose máu khi đói ≥ 100mg/dl [33]. 1.2.2.3. Theo IDF (International Diabetes Federation - Liên đoàn đái tháo đường quốc tế):[57] Hội chứng chuyển hoá được xác định khi có một yếu tố chính và từ hai yếu tố phụ trở lên. + Yếu tố chính: béo phì trung tâm (chiều dài vòng vụng) - Mỹ:  102cm ở nam,  88cm ở nữ. - Châu Âu:  94cm ở nam,  80cm ở nữ. - Nam Á và Trung Quốc:  90cm ở nam,  80cm ở nữ. + Yếu tố phụ: - Triglycerid  1,7 mmol/l hoặc đang điều trị rối loạn lipid máu. - HDL-C < 1,03 mmol/l ở nam và < 1,29 mmol/l ở nữ. - Huyết áp  130/85 mmHg hoặc đang sử dụng thuốc điều trị tăng HA. - Glucose huyết lúc đói > 5,6 mmol/l hoặc chẩn đoán ĐTĐ.
  • 29. 16 1.2.2.4. Theo AACE (American Association of Clinical Endocrinologist - Hiệp hội các nhà nội tiết lâm sàng Mỹ): Hội chứng chuyển hoá được xác định khi có ít nhất một yếu tố chính và hai yếu tố phụ. + Yếu tố chính: - Bệnh mạch vành, THA, hội chứng buồng trứng đa nang. - Tiền sử gia đình: ĐTĐ, THA, bệnh mạch vành. - Tiền sử ĐTĐ thai nghén hoặc giảm dung nạp glucose. - Không phải người da trắng. - Lối sống ít vận động. - Vòng bụng > 102 cm ở nam, > 88 cm ở nữ. - Tuổi trên 40. + Yếu tố phụ: - Triglycerid  1,7 mmol/l. - HDL-C < 1,00 mmol/l ở nam và < 1,30 mmol/l ở nữ. - Huyết áp  130/85 mmHg. - Glucose huyết lúc đói > 6,1 mmol/l hoặc giảm dung nạp glucose. 1.2.2.5. Theo EGIR (European Group for the Study of Insulin Resistance - Hội Châu Âu về nghiên cứu đề kháng insulin): Hội chứng chuyển hoá được xác định khi có một yếu tố chính và hai yếu tố phụ trở lên. + Yếu tố chính: tăng insulin máu lúc đói. + Yếu tố phụ: - Trigycerid  2,0 mmol/l hoặc HDL-C < 1,00 mmol/l hoặc đang điều trị tăng lipid. - Huyết áp  140/90 mmHg. - Glucose huyết lúc đói > 6,1 mmol/l.
  • 30. 17 - Vòng bụng > 94 cm ở nam, > 80 cm ở nữ. 1.2.3. Dịch tễ học của hội chứng chuyển hóa trên thế giới và Việt Nam Tùy thuộc vào tiêu chí xác định mà số đối tượng có HCCH sẽ khác nhau. Tỷ lệ hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp là 58,77%; ở nam giới là 49,25%, ở nữ giới là 50,75%. Tỷ lệ hội chứng chuyển hóa khác nhau giữa các đối tượng, giữa các quốc gia, giữa các vùng và lãnh thổ trên thế giới. Ở vùng nông thôn của Brazil, tỷ lệ hội chứng chuyển hóa là 21,6%, trong đó nam giới chỉ có 7,7%, nữ giới tới 33,6%, ở tuổi trung niên là 19% nhưng > 60 tuổi gặp tới 52,9% ở phụ nữ [53]. Các tác giả Nhật Bản cũng nêu ra tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hóa riêng cho quốc gia mình bao gồm: chu vi vòng bụng nam  85cm, ở nữ  90 cm; kèm theo ít nhất 2 trong 3 tiêu chuẩn sau: Triglycerid  1,7 mmol/l hoặc HDL - C < 1,0 mmol/l; Glucose máu lúc đói  6,1 mmol/l; huyết áp tâm thu  130 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương  85 mmHg. Theo tiêu chuẩn trên thì tỷ lệ hội chứng chuyển hóa ở 2187 người cao tuổi chỉ là 18,4% đối với nam giới và 5,78% đối với nữ giới [60]. Hội chứng chuyển hóa đã và đang gia tăng khắp Châu Âu và Bắc Mỹ, cùng với sự gia tăng số người thừa cân, béo phì và đái tháo đường. Tần suất hội chứng chuyển hóa trong cộng đồng nói chung khoảng 24%, nếu theo tiêu chuẩn của NCEP - ATP III và nó gia tăng theo tuổi với khoảng 40% dân số trên 50 tuổi ở Châu Âu. Nghiên cứu của Isomaa B (2001) cho thấy hội chứng chuyển hóa chiếm 10 - 15% trên những đối tượng có dung nạp glucose máu bình thường, 42-46% ở những bệnh nhân có rối loạn dung nạp glucose, 70-80% ở những bệnh nhân đái tháo đường type 2 [56]. Nghiên cứu Agete Tadewwos và cộng sự (2017) cho thấy tỉ lệ mắc HCCH ở bệnh nhân THA là 48,7% theo tiêu chí NCEP-ATP III và tỉ lệ này cao hơn ở phụ nữ so với nam giới [37]. Nghiên cứu Kant R,
  • 31. 18 Khapre (2017) tại Ấn Độ, trong 400 người tham gia nghiên cứu, tỉ lệ HCCH theo tiêu chí IDF ở những người tham gia nghiên cứu tăng huyết áp mới là 50,5% [59]. Nghiên cứu R. N'Guetta và cộng sự (2016)Tỷ lệ mắc bệnh DM là 48,8% theo tiêu chí của NCEP-ATP III sửa đổi năm 2005 và 51% theo IDF [64]. Theo nghiên cứu của Shasha Yu và cs tại Trung Quốc thấy tỉ lệ HCCH ở những người tăng huyết áp là 43,1%, tỉ lệ các thành phần của HCCH như béo bụng, tăng triglyceride, HDL-C thấp, và tăng đường huyết lúc đói lần lượt là 51,7%, 39,6%, 29,3% và 55,9% [70]. Trần Hữu Dàng (2014) tại Bệnh viện Trung ương Huế nghiên cứu thấy tỷ lệ có HCCH theo tiêu chuẩn IDF ở 67 bệnh nhân THA nguyên phát là 58.77% [16]. Nguyễn Đức Ngọ(2013) Tại bệnh viện trung ương quân đội 108, số người có hội chứng chuyển hóa khá cao 36,4% [15]. Võ Thị Hà Hoa và cộng sự (2010) Hội chứng chuyển hóa chiếm tỷ lệ 48,7% ở bệnh nhân nữ trên 45 tuổi có tăng huyết áp[9]. Theo Giao Thị Thoa và cộng sự tỷ lệ bệnh nhân THA thuộc HCCH khá cao là38,92% theo tiêu chuẩn NCEP ATP III và 52,76%nếu sử dụng tiêu chuẩn vòng eo châu Á Thái BìnhDương [23]. 1.2.4. Các yếu tố nguy cơ mắc HCCH - Tuổi: Nguy cơ mắc HCCH tăng lên với tuổi, tỷ lệ mắc bệnh < 10% ở lứa tuổi 20, tăng lên đến 40% ở lứa tuổi 60. Tuy nhiên, các dấu hiệu báo trước HCCH có thể thấy ở tuổi niên thiếu. - Chủng tộc: Tây ban nha, Bồ đào nha và các nước nói tiếng Tây ban nha, người châu Á dường như hay có nguy cơ mắc HCCH hơn các chủng tộc khác. - Béo phì: Chỉ số khối cơ thể (BMI) – là số đo của cơ thể dựa trên chiều cao và cân nặng. BMI > 23, tình trạng béo bụng với dáng người dạng quả táo (không phải dạng quả lê) làm tăng nguy cơ mắc HCCH.
  • 32. 19 - Tiền sử tiểu đường: nguy cơ mắc HCCH cao hơn ở người có tiền sử gia đình có người bị tiểu đường type 2 hoặc bản thân có tiền sử bị tiểu đường khi mang thai. - Các tình trạng bệnh lý khác làm tăng nguy cơ mắc HCCH: Tăng huyết áp, hội chứng buồng trứng đa nang ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản và hormone sinh dục nữ 1.2.5. Điều trị hội chứng chuyển hóa theo khuyến cáo Hội tim mạch Hoa Kỳ Mục đích hàng đầu của xử trí lâm sàng HCCH là giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và mắc tiểu đường type 2. Tiếp đó, việc điều trị hàng đầu là làm giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng như ngừng hút thuốc lá, giảm cholesterol máu, điều trị tăng huyết áp và điều trị tiểu đường. Để quản lý trước mắt và lâu dài các yếu tố nguy cơ thì việc điều chỉnh lối sống là can thiệp hàng đầu để giảm các yếu tố nguy cơ mắc HCCH. Việc can thiệp để điều chỉnh các thói quen có hại cho sức khỏe bao gồm: - Giảm cân nặng để đạt được cân nặng l. tưởng (BMI 18,5 – 22,9kg/m2) - Tăng cường hoạt động thể lực, với đích cần đạt là phải hoạt động thể lực mức độ vừa phải ít nhất 30 phút mỗi ngày trong hầu hết các ngày trong tuần. - Có thói quen ăn uống tốt cho sức khỏe như ăn ít chất béo bão hòa, ít cholesterol.
  • 33. 20 1.3. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của THA có HCCH trên thế giới và Việt Nam Nhiều nghiên cứu cho thấy các YTNC của HCCH và THA là tương đối giống nhau. Điều này làm cho bệnh nhân có nguy cơ mắc HCCH cũng có nguy cơ mắc THA, và ngược lại. HCCH gồm có 5 thành phần thì trong đó THA là một triệu chứng của HCCH. Tuy nhiên các nghiên cứu đã chỉ ra rằng HCCH và THA có mối liên quan mật thiết, đặc biệt là khi có sự kết hợp cả 2 bệnh thì sẽ tăng nguy cơ biến chứng và hậu quả cho bệnh nhân. Bệnh nhân mắc HCCH có THA sẽ làm thổi phồng các biến chứng trên tim so với bệnh nhân mắc HCCH thông thường. HA tăng có liên quan đến béo phì và tăng kháng insulin, đồng thời dẫn đến rối loạn hệ thống rennin – angiotensin và rối loạn chức năng đào thải muối ở thận. Tại Mỹ (2007), Ganne S công bố THA và HCCH đang tăng nhanh. THA có khoảng 60 triệu người, ở lớp tuổi > 60: 44% dân số có HCCH [50]. Feghali R và CS (France - 2007) cũng đã công bố: ở những bệnh nhân THA không được điều trị, khi có thêm HCCH sẽ làm tăng độ cứng của động Bảng 1.3. Khuyến cáo điều trị THA có HCCH [29]
  • 34. 21 mạch và sự tăng này độc lập với tuổi và HA tâm thu [48].Cuspidi C (2007) tại Italia. Sau khi tiến hành nghiên cứu trên 3.266 bệnh nhân THA thì công bố rằng: khi bệnh nhân THA có thêm HCCH thì sự tổn thương cơ quan đích do THA sẽ xuất hiện sớm hơn ở những người trẻ tuổi [43].Tamaki S (2006) tại Nhật: khi nghiên cứu 189 bệnh nhân THA thấy có 61 bệnh nhân có HCCH (33,7%) và đưa ra kết luận là cần phải can thiệp sớm vào HCCH để việc điều trị HA đạt kết quả tốt hơn [73]. Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu ở bệnh nhân THA nguyên phát như: Trần Hữu Dàng (2014) tại Bệnh viện Trung ương Huế nghiên cứu thấy tỷ lệ có HCCH theo tiêu chuẩn IDF ở 114 bệnh nhân THA nguyên phát là 58,77% [16]. Theo Nguyễn Đức Ngọ(2013) số người có hội chứng chuyển hóa khá cao: 36,4%, Tỉ lệ các thành phần trong hội chứng chuyển hóa là:;Tăng Tiglycerid 62,1%, HA > 130/80 53,7%, tăng glucose máu là 47,6%, tăng VB 38,2% và giảm HDL-C: 35,8%. Có sự gia tăng tỉ lệ TG, VB và HCCHtheo tuổi: ở tuổi ≤ 60 các tỉ lệ trên thấp hơn ở nhómtuổi >60 [15]. Nghiên cứu ở Đà Nẵng cho thấy hơn một nửa (52,76%) bệnh nhân THA có HCCH; trong đó tần suất HCCH ở bệnh nhân THA cao nhất ở nhóm tuổi từ 40-50 đối với nam và 61-70 đối với nữ. Trong HCCH tỉ lệ tăng TG là cao nhất (89,16%); tỉ lệ tăng VE (dành cho người châu Á) chiếm 77,23%; tỉ lệ giảm HDL-C chiếm 73,21%; tỉ lệ tăng glucose máu chiếm 41,64%. HCCH hay gặp ở dạng phối hợp giữa nhóm 3 yếu tố là THA - tăng TG - giảm HDLC và nhóm THA – tăng TG - tăng VE [23]. Đối với bệnh nhân nữ THA tại Đà Nẵng (2007), gần một nửa (48,7%) bệnh nhân nữ trên 45 tuổi THA bị HCCH. Tỉ lệ THA có HCCH gia tăng theo tuổi và BMI. Tỉ lệ rối loạn thành phần trong HCCH cao nhất hay gặp là tăng TG 82,3%; tiếp theo đó là giảm HDL-C 67,4%; tăng đường huyết 59,7% và tăng VE chiếm 32% [9]. Theo kết quả nghiên cứu tại Tiền Giang cho thấy, tỉ lệ có HCCH trên bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp chiếm tới 69,1%. Hầu hết (95,6%) bệnh nhân có HCCH có THA, tỉ lệ bệnh nhân HCCH có biểu hiện béo phì bụng
  • 35. 22 chiếm 42,1% [7]. Đối với bệnh nhân có nhồi máu não động mạch lớn trên lều thì tỉ lệ bị HCCH chiếm 72,9%; tỉ lệ này tăng dần theo tuổi, tập trung chủ yếu ở nhóm tuồi 60-80 tuổi [14]. Bệnh nhân mắc HCCH có THA sẽ gia tăng thêm các tổn thương ở các cơ quan đích như thận, não, tim. Nghiên cứu của Lê Quốc Tuấn và cs (2012) trên 341 bệnh nhân THA nguyên phát (nam 170, nữ 172) được làm cho kết quả: tỉ lệ có tổn thương não ở nhóm có HCCH (59,4%) cao hơn so với nhóm không có HCCH (8,8%) với p<0,001; OR = 15,2 (95%CI: 8,3-28,1). Tỉ lệ tổn thương thận ở nhóm có HCCH (49,4%) cao hơn so với nhóm không có HCCH (34,5%) với p<0,001; OR = 1,9 (95%CI: 1,2-2,9). Tỉ lệ tổn thương tim ở nhóm có HCCH (49,4%) cao hơn so với nhóm không có HCCH (29,2%) với p<0,001; OR = 2,4 (95%CI: 1,5-3,7) [26]. Theo nghiên cứu của Hoàng Việt Dũng và cs (2013), tỉ lệ THA có HCCH ở đối tượng nghiên cứu chiếm (66,45%). Tỉ lệ THA có HCCH sử dụng nhiều rượu bia chiếm 58,72%; tỉ lệ có hút thuốc lá chiếm 24,27% và tỉ lệ không hoạt động thể lực chiếm 35,92%. Phần lớn (84,52%) bệnh nhân mắc HCCH có THA là nam, tỉ lệ nữ chiếm 15,48%. Tỉ lệ thiếu máu cơ tim trên điện tim ở bệnh nhân mắc HCCH có THA là 58,25%; dày thất trái là 24,25% và loạn nhịp tim là 17,28%. Bệnh nhân mắc HCCH có THA đều tăng các thành phần: tăng TG (94,17%); tăng VE (83,50%); tăng glucose máu (55,34%) và giảm HDL-C chiếm 73,79%. Tỉ lệ tổn thương thận ở bệnh nhân mắc HCCH có THA là 41,57%, tổn thương não là 24,27% và tổn thương tim là 45,63%. Tỉ lệ mắc HCCH có THA với 2 yếu tố của HCCH là 57,28%; 3 yếu tố là 33,01% và kết hợp cả 4 yếu tố của HCCH chiếm 9,72% [5]. 1.4. Kết quả điều trị và yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh nhân THA có HCCH 1.4.1. Kết quả điều trị Tăng huyết áp động mạch có tỷ lệ lưu hành cao và là yếu tố nguy cơ chính cho sự phát triển của các bệnh tim mạch [78].Tăng huyết áp (THA) là
  • 36. 23 một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gây Nhồi máu cơ tim cấp. Tỷ lệ người mắc THA ngày càng tăng và tuổi bị mắc mới cũng ngày một trẻ hóa. Năm 2000, theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), toàn thế giới có tới 972 triệu người bị THA và con số này được ước tính là vào khoảng 15,6 tỷ người vào năm 2025. Hiện nay, cứ trung bình 10 người lớn có 4 người bị THA. Theo WHO, mỗi năm có 17,5 triệu người chết về các bệnh tim mạch trên Thế giới, nhiều hơn gấp 4 lần tổng số người tử vong của 3 bệnh lý HIV/AIDS, sốt rét và lao phổi. Trong đó, bệnh nhân tử vong vì tăng huyết áp và biến chứng của tăng huyết áp trên 7 triệu người. Mặc dù chúng ta đã hiểu rõ sự phổ biến và mức độ nguy hiểm của bệnh THA, nhưng cho đến tận bây giờ THA vẫn tồn tại 3 nghịch lý, đó là:THA là bệnh rất dễ phát hiện (bằng cách đo HA khá đơn giản) nhưng người ta thường lại không được phát hiện mình bị THA từ bao giờ.THA là bệnh có thể điều trị được nhưng số người được điều trị không nhiều.THA là bệnh có thể khống chế được với mục tiêu mong muốn, nhưng số người điều trị đạt được “HA mục tiêu” lại không nhiều. Việc điều trị bệnh nhân Tăng huyết áp không hề đơn giản, đặc biệt những bệnh nhân tăng huyết áp thường đi kèm với hội chứng chuyển hóa, làm cho việc điều trị càng khó khăn và dẫn đến tình trạng kháng trị Như vậy vấn đề đặt ra là liệu việc điều trị có đạt mục tiêu của điều trị THA hay không? Theo nghiên cứu Lý Huy Khanh và cộng sự, trong 2.142 bệnh nhân được chẩn đoán tăng huyết áp khám tại khoa khám bệnh lần đầu thấy: Bệnh nhân THA độ tuổi trung bình 63,30 ± 13,8, nữ chiếm 57,98%. Đa số THA độ I có kèm ĐTĐ 4,7%, RLCHL 18,7% [11].
  • 37. 24 Số loại thuốc sử dụng cho bệnh nhân tăng huyết áp: sử dụng nhiều nhất là ức chế men chuyển, ức chế thụ thể beta, ức chế calci, và lợi tiểu. Lợi tiểu không phải luôn luôn là thuốc sử dụng đầu tiên [11]. Tất cả các thuốc hạ áp gặp trong mẫu nghiêncứu đều nằm trong danh mục thuốc hạ áp theo khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam. Ứcchế men chuyển và chẹn kênh calci là hai nhóm thuốc được dùng phổ biến nhất (96,6% và72,4%).Đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc trong điều trị cho thấy tỷ lệ bệnh nhân đạt huyết áp mụctiêu trước khi ra viện là 67,3%. Phần lớn bệnh nhân được đánh giá là có tình trạng tốt khi ra viện,chiếm 81,7% [30]. Tỉ lệ đạt huyết áp mục tiêu điều trị theo JNC 7: Ở dân số chung, tỉ lệ đạt huyết áp mục tiêu là 40,4%. Thời gian đạt huyết áp mục tiêu ở bệnh nhân sử dụng nhiều nhóm thuốc ngắn hơn sử dụng ít nhóm thuốc. Mức hạ áp của các nhóm ức chế men chuyển, ức chế thụ thể beta, ức chế calci tương đương nhau [31]. 1.4.2. Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị 1.4.2.1. Tuổi và giới Tuổi và giới tính không ảnh hưởng đến tính đáp ứng với nhiều loại thuốc, nhưng tuổi và giới tính ảnh hưởng đến sự hấp thu, thải trừ thuốc trong điều trị, đặc biệt tuổi càng cao thì khả năng đáp ứng với thuốc sẽ không được như người trẻ và dễ xuất hiện các tác dụng phụ của thuốc. 1.4.2.2. BMI Béo phì theo BMI làm tăng nguy cơ tăng huyết áp 5,9 lần, BMI là yếu tố nguy cơ độc lập với tăng huyết áp. Nhiều người ý thức được hậu quả về mặt sức khỏe của việc tăng cân, nhưng vẫn cho rằng tăng quá nhiều cân mới đáng sợ. Tuy nhiên theo một nghiên cứu được giới thiệu trong Hội nghị khoa học về Huyết áp của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, chỉ tăng khoảng 2kg đã làm tăng huyết áp của bạn. Đây cũng là nghiên cứu đầu tiên cho thấy huyết áp tăng liên quan
  • 38. 25 đặc biệt tới mỡ ở vùng bụng. Các nhà nghiên cứu nhận xét rằng ngay cả người khỏe mạnh nhưng dễ béo bụng thì cũng dễ bị tăng huyết áp. Cụ thể, vào đầu cuộc nghiên cứu dài 8 tuần này, 16 người, 18-48 tuổi, có cân nặng bình thường được kiểm tra huyết áp. Sau đó, họ được yêu cầu ăn lượng calo nhiều hơn bình thường khoảng 400-1200 cal mỗi ngày, thông qua việc tiêu thụ kem, sôcôla hay nước uống tăng lực để tăng số cân nặng lên khoảng 5% so với ban đầu. Sau đó, chỉ số huyết áp được kiểm tra lại. Kết quả này được so sánh với 10 người có cân nặng bình thường ngoài nhóm nghiên cứu và không tăng cân trong cùng thời gian. Các nhà khoa học thấy rằng giữa 2 nhóm người này: Những người tăng cân có chỉ số huyết áp trên (tâm trương) tăng từ 114mmHg lên 118mmHg. Những ai tăng cân vùng bụng thì chỉ số huyết áp còn tăng nhiều hơn. Tuy nhiên, việc tăng từ 2-4kg thì không làm thay đổi chỉ số mỡ máu, đường huyết hay tình trạng kháng insulin. 1.4.2.4. Thời gian mắc bệnh Tăng huyết áp cũng là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất về tim mạch vì tính phổ biến của nó trong cộng đồng, và nhất là vì nó gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm ở tim, thận, não, mắt và động mạch ngoại biên . Tuy nhiên, trên thực tế nhiều người bị bệnh tăng huyết áp vẫn không được chẩn đoán kịp thời, do họ không thấy có triệu chứng gì đặc biệt nên vẫn tưởng là mình bình thường. Một số bệnh nhân tuy đã được chẩn đoán là tăng huyết áp, nhưng vẫn không đi điều trị ngay, điều trị không liên tục, hoặc là có điều trị rồi nhưng vẫn chưa đạt được trị số huyết áp mục tiêu. Vì vậy cần phải giáo dục cho người bệnh hiểu rằng điều trị THA là điều trị suốt đời. Thời gian mắc bệnh dài hay ngắn, nếu không được điều trị, kiểm soát tốt huyết áp thì có thể gây nên tổn thương tim mạch và hiệu quả điều trị sẽ không cao. 1.4.2.5. Tổn thương cơ quan đích
  • 39. 26 Tăng huyết áp là bệnh mạn tính ảnh hưởng đến cơ thể từ từ và liên tục. Bệnh thường gây những biến chứng nặng nề, thậm chí gây tàn phế và tử vong như: đột quị não, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận… và rút ngắn tuổi thọ con ngưới nếu không được điều trị đúng. Việc phát hiện sớm, điều trị tốt làm giảm tỷ lệ tai biến do tăng huyết áp gây ra [6]. 1.4.2.6. Kiểm soát đường máu Tăng huyết áp và đái tháo đường là hai bệnh độc lập, có mối liên quan, ngày càng phổ biến ở những nước phát triển nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng hai bệnh này thường kết hợp với nhau, tỷ lệ bệnh luôn tăng theo lứa tuổi, và tỷ lệ người tăng huyết áp ở người đái tháo đường gấp hai lần ở người bình thường. Tăng huyết áp và đái tháo đường đều là yếu tố nguy cơ cho bệnh lý mạch máu, đều nằm trong HCCH. Tăng huyết áp là một yếu tố làm tăng mức độ nặng của đái tháo đường, ngược lại đái tháo đường cũng làm cho tăng huyết áp, có thể xuất hiện trước hoặc được phát hiện đồng thời với đái tháo đường, trở nên khó điều trị hơn. Dù người bệnh đái tháo đường ở type 1 hay type 2, nhưng khi có tăng huyết áp đều làm cho tiên lượng bệnh xấu đi rõ rệt; làm cho tỷ lệ bệnh mạch vành và đột qụy tăng gấp 2- 3 lần so với người không bị đái tháo đường. Bệnh làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh mạch máu: bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, tắc mạch chi, bệnh võng mạc mắt, bệnh thận, bệnh lý thần kinh. Việc làm giảm huyết áp sẽ giúp giảm các nguy cơ nêu trên được coi là một mục tiêu quan trọng ở bệnh nhân ĐTĐ có tăng huyết áp. 1.4.2.7. Số lượng các dấu hiệu của HCCH Theo nghiên cứu của Lu K và cs (2015) những người có các thành phần của HCCH như béo phì, tăng Triglycerid, THA và chuyển hóa glucose bất thường có tỷ lệ tăng huyết áp cao hơn so với những người không. Sự phân bố bệnh THA ở những người bị 0, 1, 2, 3, 4, và 5 thành phần của HCCH là 18,4%, 27,8%, 32,6%, 35,6%, 43,9% và 54,7% (p <0,05), tương ứng [63].
  • 40. 27 Theo nghiên cứu của Lu J và cs (2006) thấy tỉ lệ đối tượng bị tăng huyết ápcó một thành phần của hội chứng chuyển hóa 32,40%, có hai thành phần của hội chứng chuyển hóa33,36% và ba thành phần của hội chứng chuyển hóa18,87% [62] Nghiên cứu ở Đà Nẵng cho thấy hơn một nửa (52,76%) bệnh nhân THA có HCCH; HCCH hay gặp ở dạng phối hợp giữa nhóm 3 yếu tố là THA - tăng TG - giảm HDLC và nhóm THA – tăng TG - tăng VE [23]. Theo nghiên cứu của Hoàng Việt Dũng và cs (2013), tỉ lệ THA có HCCH ở đối tượng nghiên cứu chiếm (66,45%). Tỉ lệ mắc HCCH có THA với 2 yếu tố của HCCH là 57,28%; 3 yếu tố là 33,01% và kết hợp cả 4 yếu tố của HCCH chiếm 9,72% [5]. Theo Trần Thừa Nguyên và cs (2014).Trong các tiêu chuẩn của hội chứng chuyển hóa, tỷ lệ 3 thành tố (trong đó có tiêu chuẩn tăng huyết áp là bắt buộc) của hội chứng chuyển hóa gặp với tần suất cao nhất (61,19%), thấp nhất là 5 thành tố (7,47%), Phối hợp THA - Tăng triglycerid - Tăng glucose chiếm tỷ lệ cao nhất (17,91%), trong khi đó không có trường hợp nào có phối hợp THA - Tăng VB - Tăng triglycerid - Giảm HDL-C [16]. 1.4.2.8. Tỷ lệ nhóm thuốc hạ áp và các loại thuốc điều trị Theo nghiên cứu Lý Huy Khanh và cộng sự, trong 2.142 bệnh nhân được chẩn đoán tăng huyết áp khám tại khoa khám bệnh lần đầu thấy: Bệnh nhân THA độ tuổi trung bình 63,30 ± 13,8, nữ chiếm 57,98%. Đa số THA độ I có kèm ĐTĐ 4,7%, RLCHL 18,7%, và thời gian đạt huyết áp mục tiêu ở bệnh nhân sử dụng nhiều nhóm thuốc ngắn hơn sử dụng ít nhóm thuốc. Mức hạ áp của các nhóm ức chế men chuyển, ức chế thụ thể beta, ức chế calci tương đương nhau [11]. Theo Thái Khoa Bảo châu và cộng sự ức chế men chuyển và chẹn kênh calci là hai nhóm thuốc được dùng phổ biến nhất (96,6% và 72,4%).Tỷ lệ sử dụng phác đồ đa trị cao hơn tỷ lệ sử dụng phác đồ đơn trị trong cả liệu pháp khởi đầu(64,7%>35,3%) và liệu pháp cuối (61,9%>38,1%). Tỷ lệ bệnh nhân gặp tương
  • 41. 28 tác giữa thuốc hạ ápvới các thuốc khác trong phác đồ là 7,5%. Tỷlệ bệnh nhân được chỉ định sử dụng thuốc hợp lý là84,3%. Đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc trong điều trị cho thấy tỷ lệ bệnh nhân đạt huyết áp mụctiêu trước khi ra viện là 67,3%. Phần lớn bệnh nhân được đánh giá là có tình trạng tốt khi ra viện, chiếm 81,7% [2].
  • 42. 29 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn Gồm các bệnh nhân được chẩn đoán là THA nguyên phát theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị THA của Bộ Y tế (2010) có HCCH (theo IDF 2009) điều trị nội trú tại Khoa Nội - Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ + Bệnh nhân đang dùng các thuốc ảnh hưởng đến chuyển hóa glucose và lipid máu: corticoid, thuốc ức chế miễn dịch. + Bệnh nhân đang bị bệnh nhiễm trùng cấp tính nặng. + Bệnh nhân bị đột quỵ não, hôn mê giai đoạn cấp. + Bệnh nhân bị bệnh ác tính, suy gan, suy thận mạn tính, suy tim nặng. + Chỉ lấy bệnh nhân được chẩn đoán THA nguyên phát có HCCH vào viện lần 1 trong thời gian nghiên cứu. + Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu từ tháng 6/2018 đến tháng 2/2019 - Địa điểm nghiên cứu: Khoa Nội - Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả, thiết kế cắt ngang. 2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu - Cỡ mẫu: Chọn toàn bộ bệnh nhân THA nguyên phát có HCCH, đồng ý tham gia nghiên cứu (qua thực tế, xác định có 156 bệnh nhân) - Phương pháp chọn mẫu: Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện.
  • 43. 30 2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu 2.4.1. Một số thông tin chung + Tuổi, giới + Tiền sử tăng huyết áp + Tiền sử đã và/hoặc đang sử dụng rượu + Tiền sử đã và/hoặc đang hút thuốc lá + Ăn mặn + Hoạt động thể lực 2.4.2. Chỉ tiêu lâm sàng + Chỉ số huyết áp: HATT/HATTr, HATBTT/HATBTTr. + Chỉ số nhân trắc học: chiều cao, cân nặng, BMI, vòng eo, vòng mông. + Nhịp tim: tần số tim, nhịp tim đều hay không đều. + Triệu chứng lâm sàng: đau đầu, hoa mắt chóng mặt, đau ngực, khó thở khi gắng sức, tê bì tay chân, liệt dây VII trung ương, liệt nửa người, nói ngọng, nôn, buồn nôn, rối loạn đại tiểu tiện. + Tổn thương cơ quan đích: tim, thận, não + Tỷ lệ số lượng dấu hiệu HCCH + Phân bố cách phối hợp các dấu hiệu HCCH + Phân bố các thành phần RLLP máu 2.4.3. Chỉ tiêu cận lâm sàng - Xét nghiệm máu: Định lượng Glucose máu lúc đói, HbA1C, ure, Creatinin, acid uric, SGOT, SGPT, cholesterol, triglycerid. HDL-C, LDL-C - Chụp CT – scanner sọ não - Các chỉ số điện tâm đồ:Tần số tim, nhịp tim, chỉ số Sokolow – Lyon, dầy thất trái, thiếu máu cơ tim 2.4.3. Kết quả điều trị + Sự thay đổi triệu chứng lâm sàng trước và sau khi điều trị 5 ngày
  • 44. 31 + Thay đổi điện tim: nhịp tim, chỉ số Sokolow – Lyon trước và sau khi điều trị 5 ngày + Thay đổi giá trị trung bình chỉ số sinh hóa trước và sau khi điều trị 5 ngày + Chỉ số đường huyết lúc đói trước và sau khi điều trị 5 ngày + Đạt HA mục tiêu sau 5 ngày + Đánh giá thay đổi mức huyết áp trước và sau khi điều trị 5 ngày + Thời gian điều trị trung bình để đạt huyết áp mục tiêu 2.4.4. Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị Để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích dựa vào toàn bộ các thông tin thu thập được từ mẫubệnh án điều trị nội trú qua khai thác, phỏng vấn người bệnh, ghi nhận những thông tin phục vụ cho nghiên cứu như: + Tuổi, giới + Thời gian mắc bệnh + Tổn thương cơ quan đích: thận, tim, não + Kiểm soát đường máu + Số lượng yếu tố của HCCH: 3 yếu tố, 4 yếu tố, 5 yếu tố + Nhóm thuốc sử dụng: 1 nhóm, 2 nhóm + Loại thuốc sử dụng: sử dụng 1 trong 5 nhóm thuốc, phối hợp 2 trong 5 nhóm thuốc điều trị + Các thành phần rối loạn lipid máu: Cholesterol, triglycerid, HDL-C. LDL-C 2.5. Một số tiêu chuẩn được áp dụng trong nghiên cứu 2.5.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán THA dựa theo Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế Việt Nam (2010) (ban hành kèm theo Quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31 tháng 08 năm 2010) [29] * Tiêu chuẩn đánh giá đạt huyết áp mục tiêu theo khuyến cáo Hội tim mạch học Việt Nam 2018 [30] < 140/< 90 mmHg đối với bệnh nhân tăng huyết áp không có biến chứng.
  • 45. 32 < 130/< 80 mmHg đối với bệnh nhân tiểu đường, suy tim, suy thận mãn tính. 2.5.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hóa: Dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán của WHO, vì đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân THA một người được chẩn đoán HCCH khi có ít nhất 2 trong 4 dấu hiệu sau: - Tăng vòng bụng: Vòng bụng ≥ 90cm đối với nam, ≥ 80cm đối với nữ. - Tăng triglycerid máu ≥ 1,7 mmol/l - Giảm HDL-Cholesterol máu <1,03 mmol/l đối với nam; < 1,29 mmol/l đối với nữ - Tăng glucose máu lúc đói:≥5,6 mmol/l, hoặc đái tháo đường type 2 được chẩn đoán trước đó. 2.5.3. Tiêu chuẩn đánh giá vòng eo, chỉ số WHR Theo WHO áp dụng VE cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương (2000): + VE bình thường: < 90 cm (nam); < 80 cm (nữ). + Tăng VE: ≥ 90 cm (nam); ≥ 80cm (nữ). + Hoặc tính chỉ số WHR: WHR = VE / vòng mông WHR tăng khi ≥ 0,9 ở nam giới, ≥ 0,85 ở nữ giới được gọi là béo bụng. 2.5.2. Tiêu chuẩn đánh giá chỉ số khối cơ thể Chỉ số BMI = cân nặng (kg)/chiều cao (m)2 Bảng 2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán thừa cân, béo phì dựa vào BMI và số đo vòng eo áp dụng cho người trưởng thành khu vực Châu Á(theo IDF- 2005)[33] Phân loại BMI (kg/m2 ) Gầy < 18,5 Bình thường 18,5 - 22,9 Thừa cân 23 - 24,9 Béo phì độ 1 25 – 29,9 Béo phì độ 2 ≥ 30
  • 46. 33 2.5.3. Tiêu chuẩn xác định hút thuốc lá - Có hút thuốc lá: Được định nghĩa theo WHO (1996) khi đối tượng còn đang hút thuốc lá ≥ 5 điếu/ngày trong thời gian liên tục ≥ 2 năm hoặc tiền sử có hút thuốc lá như trên và đã ngưng hút < 1 năm. - Không hút thuốc lá: Chưa bao giờ hút hoặc đã bỏ hút thuốc lá trước đó > 1 năm liên tục cho đến lúc tham gia nghiên cứu [5] 2.5.4. Uống rượu Uống nhiều rượu khi uống > 3 cốc chuẩn/ngày đối với nam, > 2 cốc chuẩn/ngày đối với nữ và uống tổng cộng > 14 cốc chuẩn/tuần đối với nam, > 9 cốc chuẩn /tuần đối với nữ (1 cốc chuẩn chứa 10 g ethanol tương đương 30ml rượu mạnh, 120ml rượu vang hoặc 1 lon bia 330ml), uống liên tục kéo dài ≥ 6 tháng [5]. 2.5.5. Hoạt động thể lực Có hoạt động thể lực được xác định khi [5] + Tập luyện cường độ thấp 60 phút/ ngày, chia nhỏ thành nhiều lần, tập tất cả các ngày trong tuần với hình thức đi bộ chậm rãi, tập thư giãn người. + Tập với cường độ trung bình 30 phút/ lần, 2 lần mỗi tuần với hình thức bơi hay khiêu vũ không gắng sức, đi dạo bằng xe đạp. + Tập với cường độ cao 30 phút/ lần, 3 lần mỗi tuần với hình thức chạy bộ, bơi hoặc nhảy với tốc độ cao, đi xe đạp tốc độ. 2.5.6. Tiêu chuẩn Đái tháo đường[32][33] Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường - WHO; IDF - 2012, dựa vào một trong các tiêu chí: - Mức glucose huyết tương lúc đói ≥7,0mmol/l (≥126mg/dl). Hoặc: - Mức glucose huyết tương ≥ 11,1 mmol/l (200mg/dl) ở thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống. Hoặc: - HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol theo Liên đoàn Sinh hóa Lâm sàng Quốc tế-IFCC). Hoặc:
  • 47. 34 - Có các triệu chứng của đái tháo đường (lâm sàng); mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l (200mg/dl). 2.5.7. Tiêu chuẩn xác định tổn thương cơ quan đích * Tổn thương tim Dựa vào điện tim như: Rối loạn nhịp tim, dày thất trái, nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim: + Thiếu máu cơ tim dựa vào: Sự biến đổi ST: kéo dài thời gian đoạn ST > 120 ms, có góc giữa ST - T sắc nhọn. Tỷ số Qx/QT (biểu hiện mức độ chênh của ST), bình thường tỷ số này < 1/2; khi thiếu máu cơ tim thì tỷ số Qx/QT > 1/2. Biến đổi sóng T: T cao nhọn/ T đảo nghịch. Hoặc tiêu chuẩn biến đổi ST trong thiếu máu cơ tim: độ chênh ST chung cho cả 2 giới ≥ 30 tuổi: - ST chênh ở V3R, V4R ≥ 0,05 mV - ST chênh xuống có ý nghĩa ≥ 0,05 mV ở V2, V3 và ≥ 0,1 mV ở các chuyển đạo khác. Khi ST chênh xuống > 0,1 mV trên 8 chuyển đạo kết hợp với ST chênh lên ở aVR hoặc V1, khả năng tổn thương nhiều nhánh động mạch vành hoặc tắc thân chung của động mạch vành trái có ý nghĩa. + Chẩn đoán dầy thất trái trên điện tim dựa vào chỉ số Sokolow - Lyon: SV1 + RV5/RV6 > 35 mm. + Xác định NMCT: - Dấu hiệu “trực tiếp”: sóng Q hoặc QS, ST chênh lên, T (-) - Dấu hiệu “gián tiếp”: ST chênh xuống, T (+). - Xác định vị trí của NMCT trên điện tâm đồ: trước bên, trước vách, trước vách rộng, sau dưới, dưới nội tâm mạc [3]. * Tổn thương não Bệnh nhân có tiền sử đột quỵ não hoặc cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua. Bệnh nhân có triệu chứng: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn giấc
  • 48. 35 ngủ… hoặc khám thấy liệt trung ương 1/2 người, liệt trung ương dây thần kinh VII, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn cơ vòng, thất điều… Được chụp CT hoặc MRI để chẩn đoán xác định [3]. * Tổn thương thận Chẩn đoán tổn thương thận khi nồng độ creatinin ≥ 130 µmmol/l hoặc có protein niệu và có trụ niệu nước tiểu [3]. 2.6. Phương pháp thu thập số liệu 2.6.1.Một số thông tin chung về đối tượng nghiên cứu Tất cả bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn trên được khai thác kỹ về bệnh sử, tiền sử, thời gian phát hiện bệnh, các YTNC; khám lâm sàng, đo HA phát hiện tổn thương cơ quan đích và được ghi chép đầy đủ vào mẫu bệnh án nghiên cứu. 2.6.2. Đo huyết áp[31] - Nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh ít nhất 5 – 10 phút trước khi đo huyết áp. - Không dùng chất kích thích (cà phê, hút thuốc, rượu bia) trước đó 2 giờ. - Tư thế đo chuẩn: người được đo huyết áp ngồi ghế tựa, cánh tay duỗi thẳng trên bàn, nếp khuỷu ngang mức với tim. Ngoài ra, có thể đo ở các tư thế nằm, đứng. Đối với người cao tuổi hoặc có bệnh đái tháo đường, nên đo thêm huyết áp tư thế đứng nhằm xác định có hạ huyết áp tư thế hay không. - Sử dụng huyết áp kế thủy ngân. Quấn băng quấn đủ chặt, bờ dưới của bao đo ở trên nếp lằn khuỷu 2cm. Đặt máy ở vị trí để đảm bảo máy hoặc mốc 0 của thang đo ngang mức với tim. - Trước khi đo phải xác định vị trí động mạnh cánh tay để đặt ống nghe. Bơm hơi thêm 30mmHg sau khi không còn thấy mạch đập. Xả hơi với tốc độ 2-3mmHg/nhịp đập. Huyết áp tâm thu tương ứng với lúc xuất hiện tiếng đập đầu tiên (pha I của Korotkoff) và huyết áp tâm trương tương ứng với khi mất hẳn tiếng đập (pha V của Korotkoff). - Không nói chuyện khi đang đo huyết áp.
  • 49. 36 - Lần đo đầu tiên, cần đo huyết áp ở cả hai cánh tay, tay nào có chỉ số huyết áp cao hơn sẽ dùng để theo dõi huyết áp về sau. - Nên đo huyết áp ít nhất hai lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 1-2 phút. Nếu số đo huyết áp giữa 2 lần đo chênh nhau trên 10mmHg, cần đo lại một vài lần sau khi đã nghỉ trên 5 phút. Giá trị huyết áp ghi nhận là trung bình của hai lần đo cuối cùng. - Ghi lại số đo theo đơn vị mmHg dưới dạng HA tâm thu/HA tâm trương (ví dụ 126/82 mmHg) không làm tròn số quá hàng đơn vị và thông báo kết quả cho người được đo. 2.6.3. Đo các chỉ số nhân trắc - Đo VE, vòng mông theo phương pháp đo nhân trắc học thông thường bằng thước dây không giãn, độ chính xác tính bằng mm. + Tư thế người được đo: đứng thẳng, cân đối, 2 bàn chân song song cách nhau 8 - 10 cm, trọng lực dồn lên 2 chân, thở đều đặn, đo vào lúc thở ra nhẹ, tránh co cơ. + Vị trí đo vòng bụng: đo lúc sáng sớm chưa ăn sáng, đo theo mặt phẳng nằm ngang qua điểm giữa bờ dưới xương sườn và đỉnh mào chậu + Vị trí đo vòng mông: Là kích thước lớn nhất đo được qua vùng mông. - Đo cân nặng tính bằng kg: + Dùng cân Trung Quốc TZ-120. Cân được đặt ở vị trí ổn định và bằng phẳng, chỉnh cân về vị trí cân bằng (số 0) trước khi tiến hành đo. + Khi tiến hành đo, bệnh nhân không đi giày dép, chỉ mặc quần áo mỏng, bỏ hết các vật dụng khác. Người được cân đứng giữa bàn cân, không cử động, hai tay buông lỏng, mắt nhìn thẳng, trọng lượng phân bố đều hai chân. + Ghi số đo trên bàn cân chính xác vào hồ sơ bệnh án - Đo chiều cao tính bằng mét (m) + Dùng thước đo gắn trên cân Trung Quốc TZ-120. Chiều cao được đo bằng mét (m) với hai số lẻ.
  • 50. 37 Cách đo: người được đo bỏ giày dép, đứng chụm chân quay lưng vào thước đo. Gót chân, mông, vai và đầu áp vào thước đo theo một đường thẳng đứng. Mắt nhìn thẳng ra phía trước theo đường thẳng nằm ngang, hai tay bỏ xuôi dọc theo thân mình. Kéo thước từ trên xuống dưới từ từ cho đến khi thước áp sát đỉnh đầu và đọc kết quả. - Tất cả các chỉ số nhân trắc sau khi đo xong phải được ghi chép đầy đủ chính xác vào hồ sơ bệnh án. 2.6.4. Các xét nghiệm khác - Kỹ thuật lấy máu làm xét nghiệm: Lấy 3 ml máu tĩnh mạch khuỷu tay buổi sáng, lúc chưa ăn, không chống đông ly tâm lấy huyết thanh, làm ngay các xét nghiệm cần nghiên cứu. Các ống nghiệm tiệt khuẩn. Các xét nghiệm máu được làm tại khoa xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn. * Điện tâm đồ: - Sử dụng máy ghi điện tâm đồ (ECG) 3 cần của Nhật. - Ghi trên 12 chuyển đạo thông dụng, 3 chuyển đạo mẫu (DI, DII, DIII), 3 chuyển đạo đơn cực chi (aVR, aVL, aVF), 6 chuyển đạo trước tim (V1, V2, V3, V4, V5, V6). - Máy chạy tốc độ 25 mm/s, test mV là biên độ N (10 mm/V) hoặc N/2 khi biên độ vượt quá giới hạn. - Đọc kết quả điện tâm đồ: Do bác sỹ chuyên khoa tại khoa Thăm dò chức năng và bác sĩ chuyên khoa tại khoa Nội – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn. - Xác định tần số tim, trục điện tim, góc alpha, các sóng điện tim, đoạn ST, sóng T, tình trạng dầy thất, block nhánh, rối loạn nhịp tim... - Chẩn đoán dầy thất trái trên ĐTĐ: Chỉ số Sokolow - Lyon: SV1 + RV5/RV6 > 35mm. - Tình trạng thiếu máu cơ tim. - Xác định nhồi máu cơ tim: + Dấu hiệu “trực tiếp”: sóng Q hoặc QS, ST chênh lên, T(-) + Dấu hiệu “gián tiếp”: ST chênh xuống, T(+). + Xác định
  • 51. 38 vị trí của NMCT trên điện tâm đồ: Trước bên, trước vách, trước vách rộng, sau dưới, dưới nội tâm mạc. * Chụp CT-Scanner sọ não từ 1 - 32 dãy được đọc kết quả bởi bác sĩ chuyên khoa Chẩn đoán hình ảnh của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn. Đánh giá các tổn thương não có thể thấy trên phim chụp x-quang thường quy. 2.7. Phương tiện nghiên cứu - Mẫu bệnh án nghiên cứu - Ống nghe - Dùng cân Trung Quốc TZ-120 có gắn thước đo chiều cao được tính bằng mm. - Máy đo huyết áp: HA kế cột thuỷ ngân LPK2 sản xuất tại Nhật Bản; băng cuốn dành cho người bình thường (chiều dài x chiều rộng: 12 x 26 cm) và người lớn quá khổ (chiều dài x chiều rộng: 12 x 40 cm). - Thước dây không giãn loại 2 mặt độ chính xác tới 1mm. - Máy điện tâm đồ. - Máy điện tim 3 cần Fukuda 7202 của Nhật Bản, thước đọc điện tim, compa 2 đầu nhọn. - Týp đựng máu. - Máy xét nghiệm hoá sinh máu được tiến hành trên máy xét nghiệm sinh hoá tự động EXPRESS PLUS tại khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn - Sử dụng máy X-quang thường quy TR300A, Triup của khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn. - Chụp CT-scanner bằng máy Philips Ingenuity Flex 32 dãy của khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn. 2.8. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu - Các số liệu thu thập, làm sạch. - Số liệu được xử lý phần mềm SPSS 22.0 theo các thuật toán thống kê: + Thống kê mô tả, tính tần suất và tỷ lệ %
  • 52. 39 + Test chi-square + Tính và so sánh giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, kiểm định sự khác biệt bằng t - test - Khi giá trị p < 0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê.. 2.9. Đạo đức trong nghiên cứu - Nghiên cứu được thực hiện với sự đồng ý của lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn và được sự đồng ý của Hội đồng khoa học trường Đại học Y Dược Thái Nguyên. - Đối tượng nghiên cứu được giải thích rõ mục tiêu và phương pháp nghiên cứu, tự nguyện tham gia vào nghiên cứu và có quyền rút khỏi nghiên cứu mà không cần giải thích. - Các thông tin về đối tượng nghiên cứu được đảm bảo giữ bí mật. - Nghiên cứu chỉ mô tả, không can thiệp nên mọi chỉ định điều trị hoàn toàn do các bác sĩ điều trị quyết định theo tình trạng của bệnh nhân.
  • 53. 40 SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU Điều trị HCCH Điều trị THA KL2: Phân tích kết quả điều trị và một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị BN THA có HCCH KL1: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng BN THA có HCCH BN THA khám lâm sàng, cận lâm sàng
  • 54. 41 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát có hội chứng chuyển hoá điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn. 3.1.1. Một số đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu Bảng 3.1. Phân bố tuổi ở đối tượng nghiên cứu Nhóm tuổi n % < 50 26 16,7 50-59 50 32,1 60-69 36 23,1 ≥70 44 28,2 Tuổi trung bình 61,24 ± 11,9 Tổng 156 100 Nhận xét: Số đối tượng trong độ tuổi 50-59 chiếm tỉ lệ cao nhất (32,1%); tiếp theo là nhóm tuổi ≥ 70 (28,2%) và thấp nhất là nhóm tuổi <50 tuổi với 16,7%. Tuổi trung bình của nhóm đối tượng nghiên cứu là 61,24 ± 11,9. Bảng 3.2. Phân bố giới ở đối tượng nghiên cứu Giới n % Nam 61 39,1 Nữ 95 60,9 Tổng 156 100 Nhận xét: Tỷ lệ nữ giới trong nghiên cứu chiếm 60,9% cao hơn tỉ lệ ở nam giới là 39,1%.
  • 55. 42 Biểu đồ 3.1. Đặc điểm giới của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.3. Thời gian mắc THA của nhóm đối tượng nghiên cứu Thời gian n % < 5 năm 91 58,3 5-10 năm 38 24,4 > 10 năm 27 17,3 Nhận xét: Đa số bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu có thời gian mắc THA < 5 năm chiếm tỉ lệ cao nhất 58,3%, thấp nhất là nhóm có tiền sử mắc THA > 10 năm chiếm tỉ lệ 17,3%. Biểu đồ 3.2. Thời gian mắc THA của nhóm đối tượng nghiên cứu Nữ Nam 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 < 5 năm 5 - 10 năm > 10 năm 60,9% 39,1% 58,3% 24,4% 17,3%
  • 56. 43 Bảng 3.4. Một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân THA nguyên phát có HCCH Yếu tố nguy cơ n % Uống rượu 43 27,6 Hút thuốc lá 35 22,4 Ăn mặn 32 20,5 Hoạt động thể lực 37 23,7 Đái tháo đường 44 28,2 RLLP máu 37 23,7 Nhận xét : Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu có tiền sử ĐTĐ kèm theo chiếm tỉ lệ cao nhất 28,2%, thấp nhất là ăn mặn chiếm tỉ lệ 20,5% 3.1.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân THA nguyên phát có HCCH Bảng 3.5. Một số triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân THA nguyên phát có HCCH Triệu chứng lâm sàng n % Đau đầu 131 84 Hoa mắt, chóng mặt 79 50,6 Đau ngực 49 31,4 Khó thở khi gắng sức 17 10,9 Tê bì tay, chân 9 5,8 Nôn 2 1,3 Buồn nôn 29 18,6 Rối loạn đại tiểu tiện 6 3,8 Nhận xét: Triệu chứng đau đầu hay gặp nhất trong nhóm đối tượng nghiên cứu chiếm tỉ lệ 84%, ít gặp nhất là triệu chứng nôn chiếm tỉ lệ 1,3%.
  • 57. 44 Bảng 3.6. Đặc điểm huyết áp ở bệnh nhân THA nguyên phát có HCCH Huyết áp n % Mức độ THA THA độ I 74 47,4 THA độ II 52 33,3 THA độ III 30 19,2 HA trung bình HA tâm trương 139 ±9,97 HA tâm thu 82±5,6 Tổng 156 100 Nhận xét : Bệnh nhân bị HCCH có THA độ I chiếm tỉ lệ cao nhất (47,4%), tỉ lệ THA độ II chiếm (33,3%), và thấp nhất là THA độ III chiếm (19,2%). HATT trung bình của bệnh nhân mắc HCCH có THA là 139 ±9,97 mmHg và HATTr trung bình của bệnh nhân mắc HCCH có THA là 82±5,6 mmHg. Bảng 3.7: Một số chỉ số nhân trắc ở bệnh nhân THA nguyên phát có HCCH Nhóm Chung Nam Nữ PNam, nữ n % n % n % BMI (kg/m2) ≥ 23(kg/m2) 80 51,4 26 56,8 54 13,7 > 0,05 < 23 (kg/m2) 76 48,7 35 57,4 41 43,2 Tăng VB Có tăng 80 51,3 15 24,6 65 68,4 < 0,05 Không tăng 76 48,7 46 75,4 30 31,6 Tăng WHR Có tăng 137 87,8 46 75,4 91 95,8 < 0,05 Không tăng 19 12,2 15 24,6 4 4,2 Tổng 156 100 61 100 95 100
  • 58. 45 Nhận xét: Tỉ lệ bệnh nhân mắc HCCH có BMI ≥ 23 kg/m2 mắc THA là 51,4% trong đó nam chiếm 56,8%, nữ chiếm 13,7%. Nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Có51,3%bệnhnhân mắcHCCHcótăng VB mắc THA;trongđónamchiếm 24,6%, nữ chiếm 68,4%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Tỉ lệ bệnh nhân mắc HCCH tăng WHR ở nhóm bệnh nhân HCCH là 87,8%, trong đó nam chiếm 75,4%, nữ chiếm tỉ lệ 95,8%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Bảng 3.8. Phân bố BMI ở bệnh nhân THA nguyên phát có HCCH Phân loại n % Gầy 5 3,2 Bình thường 72 46,2 Thừa cân 45 28,8 Béo phì độ I 32 20,5 Béo phì độ II 2 1,3 Tổng 156 100 Nhận xét: Tỉ lệ BMI ở đối tượng nghiên cứu có mức bình thường chiếm tỉ lệ cao nhất 46,2% và béo phì độ II chiếm tỉ lệ thấp nhất 1,3% Bảng 3.9. Giá trị TB một số xét nghiệm sinh hóa ở bệnh nhân THA nguyên phát có HCCH Nhóm Chỉ tiêu Chung Nam Nữ pNam, nữ n = 156 n = 61 n = 95 Glucose 7,4±4,6 7,6 ±3,9 7,4 ±5,0 > 0,05 Ure 4,9 ± 1,1 4,99±1,0 4,98±1,1 > 0,05 Creatinin 89,7 ±52,6 92,4 ±21,8 87,9 ±65,1 > 0,05 Acid uric 254,4 ±110 304,3 ±140 222,4 ±69,5 < 0,05 Cholesterol 6,2 ±6,3 5,3 ±1,3 6,8 ±8,0 > 0,05 Triglycerid 4,1 ±3,3 4,4 ±4,0 3,9 ±2,7 > 0,05
  • 59. 46 HDL-C 1,0 ± 0,3 1, 4 ± 0,3 1,1 ± 0,3 > 0,05 LDL-C 3,1 ±4,6 3,2 ±5,5 3,0 ± 4,0 > 0,05 SGOT 38,5± 53,7 49,2± 70,1 31,63± 38,6 > 0,05 SGPT 27,9± 22,9 32,8± 25,2 24,8± 19,6 > 0,05 HbA1C 3,9 ± 1,8 4,3 ± 1,8 3,7 ± 1,8 > 0,05 Nhận xét: Nồng độ Glucose, ure, creatinin, cholesterol, triglycerid, HDL-C, LDL-C, SGOT, SGPT không có sự khác biệt giữa 2 giới với p > 0,05. Bảng 3.10. Tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân THA nguyên phát có HCCH Tổn thương cơ quan đích n % Tổn thương tim 53 34,0 Tổn thương não 32 20,5 Tổn thương thận 31 19,9 Nhận xét: Đối với bệnh nhân THA có HCCH tỉ lệ bệnh nhân tổn thương tim chiếm tỉ lệ cao nhất 34,0%, tiếp theo là tổn thương não chiếm tỉ lệ 20,5%, thấp nhất là tổn thương não chiếm tỉ lệ 19,9% Bảng 3.11. Tỷ lệ xuất hiện các dấu hiệu của HCCH ở bệnh nhân THA nguyên phát có HCCH Số dấu hiệu n % 3 dấu hiệu 34 21,8 4 dấu hiệu 67 42,9 5 dấu hiệu 55 35,3 Tổng 156 100 Nhận xét: Tỉ lệ bệnh nhân có 3 dấu hiệu của HCCH chiếm 21,8%, có 4 dấu hiệu của HCCH chiếm 42,9 %, có 5 dấu hiệu của HCCH chiếm 35,3%
  • 60. 47 Bảng 3.12. Phân bố cách phối hợp các dấu hiệu của HCCH Nhận xét: Trong cách phối hợp 3 dấu hiệu, thì cách phối hợp THA- Tăng Trigycerid - Giảm HDL – C là hay gặp nhất chiếm tỉ lệ 7,6% Cách phối hợp 4 dấu hiệu của HCCH thì cách phối hợp THA- Tăng Trigycerid - tăng Glucose - Giảm HDL - C là hay gặp nhất chiếm tỉ lệ 25,0%. Cách phối hợp 5 dấu hiệu của HCCH chiếm tỉ lệ 42,3%. Cách phối hợp n % 3 dấu hiệu THA- Tăng VB- Tăng Trigycerid 2 1,3 THA- Tăng VB- Giảm HDL - C 2 1.3 THA- Tăng VB- tăng Glucose 0 0.0 THA- Tăng Trigycerid - tăng Glucose 11 7,1 THA- Tăng Trigycerid - Giảm HDL - C 12 7,6 THA- tăng Glucose - Giảm HDL - C 0 0.0 4 dấu hiệu THA- Tăng VB- Tăng Trigycerid- Giảm HDL - C 14 9,0 THA- Tăng VB- Tăng Trigycerid- tăng Glucose 12 7,6 THA- Tăng VB- tăng Glucose - Giảm HDL - C 2 1,3 THA- Tăng Trigycerid - tăng Glucose - Giảm HDL - C 39 25,0 5 dấu hiệu THA- Tăng VB -Tăng Trigycerid - tăng Glucose - Giảm HDL - C 62 39,5 Tổng 156 100