SlideShare a Scribd company logo
1 of 102
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC
VƯƠNG THỊ HỒNG THÚY
NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ ACID URIC HUYẾT TƯƠNG
Ở BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ NÃO ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC
VƯƠNG THỊ HỒNG THÚY
NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ ACID URIC HUYẾT TƯƠNG
Ở BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ NÃO ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: NỘI KHOA
Mã số: 60.72.01.40
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN VĂN TUẤN
THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, toàn bộ số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chính xác và chưa được
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
HỌC VIÊN
Vương Thị Hồng Thúy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ii
LỜI CẢM ƠN
Với tất cả lòng chân thành tôi xin trân trọng cảm ơn tới:
- Đảng ủy, Ban Giám hiệu trường Đại học Y Dược Thái Nguyên.
- Đảng ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện Đa Khoa Trung ương Thái Nguyên
- Phòng Đào tạo - Bộ phận Đào tạo sau đại học và Hội đồng đánh giá
luận văn cấp trường - Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên.
- Đảng ủy, Ban Giám hiệu trường Cao Đẳng Y tế Thái Nguyên
Đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, công tác và
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Trần Văn Tuấn, người
thầy đã tận tình hướng dẫn, góp ý, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn tới:
- Các thầy cô giáo trong Bộ môn Nội - Trường Đại học Y Dược Thái
Nguyên đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian học tập.
- Tập thể các y, bác sỹ trong khoa Thần kinh, khoa Sinh hóa, khoa Chẩn
đoán hình ảnh đã hết lòng tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập,
lấy số liệu thực hiện luận văn.
- Tập thể Bộ môn Truyền nhiễm - Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên
đã động viên, tạo điều kiện cho tôi học tập
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn những tình cảm và sự động viên,
giúp đỡ nhiệt tình của gia đình, người thân và bạn bè.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2016
HỌC VIÊN
Vương Thị Hồng Thúy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ v
DANH MỤC BẢNG........................................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ.....................................................................viii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN ............................................................................... 3
1.1. Tổng quan về đột quỵ não.......................................................................... 3
1.1.1. Định nghĩa............................................................................................ 3
1.1.2. Đặc điểm giải phẫu và sinh lý của tuần hoàn não ............................... 4
1.1.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của ĐQN....................................... 6
1.1.4. Chẩn đoán đột quỵ não ........................................................................ 9
1.1.5. Độ nặng của ĐQN trên lâm sàng và cận lâm sàng............................ 10
1.1.6. Dịch tễ đột qụy não............................................................................ 11
1.1.7. Một số yếu tố nguy cơ của đột quỵ não............................................. 13
1.2. Tổng quan về acid uric huyết tương ........................................................ 18
1.2.1. Đại cương về acid uric....................................................................... 18
1.2.2. Cơ chế bệnh sinh của tăng acid uric gây xơ vữa mạch ..................... 23
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ acid uric huyết tương................ 24
1.3. Các nghiên cứu về đột quỵ não có tăng acid uric huyết tương................ 27
1.3.1. Trên Thế giới ..................................................................................... 27
1.3.2. Tại Việt nam ...................................................................................... 27
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
iv
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 28
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 28
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng.......................................................... 28
2.1.2. Tiêu chí loại trừ đối tượng................................................................. 28
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................ 29
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 29
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................... 29
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu............................................................................ 29
2.3.3. Phương pháp chọn mẫu ..................................................................... 29
2.3.4. Các biến số nghiên cứu...................................................................... 29
2.3.5. Kỹ thuật thu thập số liệu.................................................................... 30
2.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán, phân loại sử dụng trong nghiên cứu ................... 31
2.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 39
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu........................................................................ 39
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 40
3.1. Xác định nồng độ acid uric huyết tương và một số yếu tố nguy cơ ở
bệnh nhân đột quỵ não .................................................................................... 40
3.1.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu ............................................. 40
3.1.2. Nồng độ acid uric huyết tương và một số yếu tố nguy cơ................. 42
3.2. Phân tích mối liên quan giữa nồng độ acid uric huyết tương với mức
độ và tiên lượng bệnh nhân đột quỵ não......................................................... 47
Chương 4. BÀN LUẬN................................................................................. 51
4.1. Xác định nồng độ acid uric huyết tương và một số yếu tố nguy cơ ở
bệnh nhân đột quỵ não .................................................................................... 51
4.1.1. Đặc điểm chung ................................................................................. 51
4.1.2. Nồng độ acid uric huyết tương và một số yếu tố nguy cơ................. 54
4.2. Phân tích mối liên quan giữa nồng độ acid uric huyết tương với mức
độ và tiên lượng bệnh nhân đột quỵ não......................................................... 61
KẾT LUẬN.................................................................................................... 68
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADA : Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ
(American Diabetes Association)
BMI : Chỉ số khối cơ thể
(Body Mass Index)
CMN : Chảy máu não
ĐQN : Đột quỵ não
ĐTĐ : Đái tháo đường
HDL - C : Cholesterol tỉ trọng cao
(High Density Lipoprotein cholesterol)
Hs-CRP : Protein phản ứng C độ nhạy cao
(High sensitivity C - Reactive Protein)
ISH : Hội tăng huyết áp quốc tế
(International Society of Hypertension)
JNC : Uỷ ban phòng chống huyết áp Hoa Kỳ
(Joint National Committee)
LDL - C : Lipoprotein tỉ trọng thấp
(Low Density Lipoprotein)
NCEP : Chương trình giáo dục cholesterol quốc gia Hoa kỳ
(Natinal Cholesterol Education Program)
NIHSS : Thang điểm đột quỵ viện sức khỏe Quốc Gia (Hoa Kỳ)
(National Institute of Health Stroke Scale)
NMN : Nhồi máu não
MRI : Cộng hưởng từ
THA : Tăng huyết áp
WHO : Tổ chức y tế tihế giới
(World Health Organization)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thang điểm Glasgow của Teasdale và Jannett (1978)................ 32
Bảng 2.2. Thang điểm Rankin sửa đổi (mRS)............................................. 34
Bảng 2.3. Phân độ tăng huyết áp theo JNC VII (2003)............................... 35
Bảng 2.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì của TCYTTG năm 2002 ........... 36
Bảng 2.5. Giá trị bình thường của các chỉ số xét nghiệm máu tại Khoa
Xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái nguyên........ 37
Bảng 2.6. Hình ảnh chụp cộng hưởng từ sọ não.......................................... 38
Bảng 3.1. Một số yếu tố nguy cơ của đột quỵ não ...................................... 41
Bảng 3.2. Tình trạng rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đột quỵ não.............. 42
Bảng 3.3. Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương ........................... 42
Bảng 3.4. Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương với nguy cơ THA....... 43
Bảng 3.5. Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương với nguy cơ ĐTĐ....... 43
Bảng 3.6. Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương với cholesterol ....... 44
Bảng 3.7. Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương với triglyceride....... 44
Bảng 3.8. Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương với HDL – C ..... 45
Bảng 3.9. Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương với LDL - C ...... 45
Bảng 3.10. Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương với nguy cơ
hút thuốc lá.................................................................................. 45
Bảng 3.11. Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương với nguy cơ
uống rượu, bia ............................................................................. 46
Bảng 3.12. Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương với tập thể dục........ 46
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa nồng độ acid uric huyết tương với giới ....... 47
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa nồng độ acid uric huyết tương với
nhóm tuổi .................................................................................... 47
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
vii
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa nồng độ acid uric huyết tương với mức độ
rối loạn ý thức theo thang điểm Glasgow lúc vào viện và ra viện
của thể CMN ................................................................................ 47
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa nồng độ acid uric huyết tương với mức độ
rối loạn ý thức theo thang điểm Glasgow lúc vào viện và ra viện
của thể NMN................................................................................ 48
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa nồng độ acid uric với mức độ tổn thương
thần kinh theo thang điểm NIHSS lúc vào viện và ra viện ở
thể CMN...................................................................................... 48
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa nồng độ acid uric với mức độ tổn thương
thần kinh theo thang điểm NIHSS lúc vào viện và ra viện ở
thể NMN...................................................................................... 49
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa nồng độ acid uric với tiên lượng theo
thang điểm Rankin lúc vào viện và ra viện của thể CMN .......... 49
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa nồng độ acid uric với tiên lượng theo
thang điểm Rankin lúc vào viện và ra viện của thể NMN.......... 50
Bảng 3.21. Liên quan giữa nồng độ acid uric huyết tương với vùng tổn
thương trên phim chụp CLVT hoặc MRI lúc vào viện............... 50
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
viii
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Tuần hoàn động mạch não.......................................................... 5
Hình 1.2. ĐQN do huyết khối mạch não.................................................... 7
Hình 1.3. Hình ảnh nhồi máu não vùng chẩm trái trên phim chụp CLVT ... 10
Hình 1.4. Hình ảnh chảy máu não trên phim chụp cắt lớp vi tính ........... 10
Hình 1.5. Sơ đồ thoái hóa base purin ....................................................... 19
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới của đột quỵ não.......................... 40
Biều đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi của đột quỵ não................ 40
Biểu đồ 3.3. Tình trạng béo phì theo BMI của đột quỵ não ......................... 43
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
''Đột quỵ não là hội chứng thiếu sót chức năng não khu trú hơn là lan toả,
xảy ra đột ngột, tồn tại quá 24 giờ hoặc tử vong trong vòng 24 giờ, loại trừ
nguyên nhân sang chấn não''[9]. Là một bệnh nặng thường hay găp ở người cao
tuổi, có tỷ lệ tử vong cao, hoặc để lại di chứng nặng nề, ảnh hưởng đến đời
sống, đến sinh hoạt của người bệnh, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Từ nhiều thập kỷ đột quỵ não luôn là một vẫn đề có tính thời sự cấp thiết. Đối
với các nước phát triển đột quỵ não là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ ba
sau bệnh ung thư và tim mạch, đứng hàng thứ nhất trong các bệnh lý về thần
kinh [10]. Hiện nay dù chưa khẳng định được một liệu pháp chuẩn nào có hiệu
quả trong điều trị đột quỵ não, tuy vậy giải pháp phòng ngừa đột quỵ dường
như vẫn tiếp tục là chiến lược hiệu quả nhất để làm giảm hậu quả về sức khỏe
và kinh tế cho bệnh nhân, dự phòng dễ dàng hơn khi hiểu rõ yếu tố nguy cơ
(YTNC) của đột quỵ. Do đó, chiến lược chung của nhiều nước là đưa vấn đề dự
phòng và quản lý tốt các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ lên hàng đầu. TCYTTG đã
kết luận: “ĐQN có khả năng dự phòng hiệu quả”.
Trong những năm qua người ta đã đặc biệt chú ý đến vai trò của acid uric
huyết tương trong bệnh lý tim mạch và ĐQN. Nhiều công trình nghiên cứu đã
chứng minh tăng acid uric máu ở bệnh nhân ĐQN là một chỉ dẫn sinh học sớm
cho tổn thương tim mạch do tăng huyết áp [17] [57]. Ngoài ra, tăng acid uric
máu cùng với béo phì, đái đường, rối loạn lipid máu tập hợp tạo thành hội chứng
đề kháng insulin [26] [17]. Acid uric máu còn tham gia vào phản ứng viêm làm
cơ sở cho quá trình xơ vữa động mạch như hoạt hóa và hóa ứng động bạch cầu,
kích hoạt và kích thích trực tiếp đến sự tăng sinh của tế bào cơ trơn mạch máu.
Đây cũng là một trong các yếu tố nguy cơ cho bệnh tim mạch [24] [22] [7]. Mặt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
2
khác, acid uric máu còn làm kết hợp và kết dính tiểu cầu, tăng khuynh hướng
tạo huyết khối, làm tăng nguy cơ tử vong do tim mạch [24] [22] [12]. TCYTTG
(1989) cũng đã xếp tăng acid uric máu vào chùm yếu tố nguy cơ cho tai biến
mạch máu não [7].
Khi đột quỵ xảy ra, vấn đề điều trị càng sớm càng tốt nhằm tăng khả
năng sống và phục hồi chức năng ngày càng được nhiều người ủng hộ. Xuất
phát từ nhu cầu đó, các nhà nghiên cứu với nhiều nỗ lực tìm kiếm các phương
pháp có thể cho phép đánh giá sớm và chính xác các yếu tố có liên quan đến
việc tiên lượng ĐQN. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với hai mục tiêu:
1. Xác định nồng độ acid uric huyết tương và một số yếu tố nguy cơ ở
bệnh nhân đột quỵ não tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.
2. Phân tích mối liên quan giữa nồng độ acid uric huyết tương với mức
độ và tiên lượng bệnh nhân đột quỵ não
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về đột quỵ não
1.1.1. Định nghĩa
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 1989): "TBMN là dấu hiệu phát triển
nhanh trên lâm sàng các rối loạn chức năng của não phần lớn nguyên nhân do
mạch máu. Các tổn thương thần kinh thường khu trú hơn là lan tỏa, tồn tại quá
24 giờ diễn biến có thể tử vong hoặc để lại di chứng" [1]
Từ 1990 đến nay TBMN được thay bằng ĐQN và được TCYTTG định
nghĩa: ''Đột quỵ não là hội chứng thiếu sót chức năng não khu trú hơn là lan
toả, xảy ra đột ngột, tồn tại quá 24 giờ hoặc tử vong trong vòng 24 giờ, loại
trừ nguyên nhân sang chấn não''[9].
Phân chia các thể lâm sàng ĐQN có 2 thể chính [9].
- Nhồi máu não: Là hậu quả của sự giảm đột ngột lưu lượng tuần hoàn
não do tắc một phần hoặc toàn bộ một động mạch não.
- Đột qụy chảy máu não: Là máu từ hệ thống động mạch, tĩnh mạch
não chảy vào trong tổ chức não, ít nhiều đều tạo thành ổ máu tụ trong não gây
ra triệu chứng thần kinh tương ứng
TBMN (ĐQN) được phân loại theo bảng phân loại Quốc tế các bệnh tật
(ICD - X, 1992) [3].
1.60: Chảy máu dưới nhện.
1.61: Chảy máu trong não.
1.62: Chảy máu trong sọ khác không do chấn thương.
1.63: Nhồi máu não.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
4
1.64: TBMN không xác định rõ chảy máu não hay nhồi máu não.
1.1.2. Đặc điểm giải phẫu và sinh lý của tuần hoàn não
1.1.2.1. Đặc điểm giải phẫu
Não được tưới máu bởi hai hệ thống ĐM xuất phát từ ĐM chủ là hệ thống
ĐM cảnh trong và hệ thống ĐM sống nền. Mỗi hệ thống có 2 ĐM giống nhau
về giải phẫu và chức năng, ở bên phải và bên trái [11].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
5
Hình 1.1. Tuần hoàn động mạch não
- Hệ ĐM cảnh trong và các nhánh của nó cấp máu cho khoảng 2/3
trước của bán cầu đại não, ĐM cảnh trong có 1 ngành bên quan trọng là ĐM
mắt và một số ngành bên nhỏ cho dây thần kinh sinh ba, tuyến yên, màng
não giữa, ĐM hông sau và ĐM mạch mạc trước. Mỗi ĐM não chia làm 2
loại ngành [4]:
+ Loại ngành nông tạo nên ĐM vỏ não.
+ Loại ngành sâu đi thẳng vào phần sâu của não.
Có hai nhánh quan trọng là: ĐM heubner (Nhánh của ĐM não trước) và
ĐM thể vân ngoài (ĐM Charcot - nhánh của ĐM não giữa) Đặc điểm quan
trọng của tuần hoàn này là: hệ thống nông và sâu độc lập nhau, trong hệ thống
sâu các nhánh không nối thông với nhau mà có câu trúc tận cùng.
- Cấu trúc hệ thống ĐM sống nền (ở thân não): có đặc điểm riêng theo
Feix và Hillened mô tả gồm ba nhóm:
+ Những ĐM trung tâm đi sâu vào theo con đường giữa
+ Những ĐM vòng ngắn đi sâu ở mức trước bên.
+ Những ĐM vòng bao quanh mặt bên của thân não đến đường sau bên
mới đi vào sâu.
- Tuần hoàn não có một hệ thống nối quan trọng, theo Lazorther mô tả với
3 mức lớn:
+ Mức I: giữa các ĐM lớn ĐM cảnh trong, ĐM cảnh ngoài, ĐM đốt sống
với nhau.
+ Mức II: là đa giác Willis - hệ thống độc đáo, duy nhất trong cơ thể, nó nối
các ĐM não lớn qua các ĐM thông ở nền não
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
6
+ Mức III: là sự tiếp nối giữa các nhánh nông của mỗi ĐM và giữa nhánh
nông của các ĐM (ĐM não giữa, ĐM não trước, ĐM não sau) với nhau. Bình
thường hệ thống nối thông này không hoạt động. Mặc dù có các vòng nối phong
phú như vậy nhưng máu không chảy lẫn lộn từ khu vực mạch máu vòng sang khu
vực của mạch máu khác. Khi có biến cố tắc mạch, sự chênh lệch huyết áp giữa
bên lành có huyết áp cao sẽ dồn máu tưới bù cho bên bị tổn thương.
1.1.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của ĐQN
1.1.3.1. Nguyên nhân
* Nguyên nhân chảy máu não:
- Khi máu thóat ra khỏi mạch vỡ vào nhu mô não gọi là chảy máu não.
- Nguyên nhân hay gặp của chảy máu não là: tăng huyết áp, vỡ phình
mạch, chấn thương, các bệnh lý gây chảy máu,…
* Nguyên nhân nhồi máu não: huyết khối ĐM là một quá trình bệnh lý
liên tục, được châm ngòi bởi tổn thương thành mạch, rối loạn hệ thống đông
máu gây tăng đông và (hoặc) rối loạn huyết động. Đây là quá trình bệnh lý dẫn
đến hẹp hoặc tắc ĐM não, xãy ra ngay tại vị trí ĐM bị tổn thương [11].
- Một số nguyên nhân haygặp gây NMN: tăng huyết áp (THA); Xơ vữa ĐM;
Rối loạn mỡ máu (RLMM); Bệnh tim mạch; ĐTĐ; Nghiện rượu và thuốc lá.
- Ngoài ra, còn một số yếu tố khác cũng đóng vai trò nhất định gây NMN
như béo phì, nhiễm trùng, tăng ngưng tập tiểu cầu, tăng hematocrit ở nam giới,
chế độ ăn nhiều muối, thiếu kali, dùng thuốc tránh thai có nhiều Ostrogen,
Migraine, nhiệt độ môi trường dao động.
Có ba nguyên nhân gây NMN chủ yếu, bao gồm: huyết khối mạch, tắc
mạch và co mạch.
1.1.3.2. Cơ chế bệnh sinh ĐQN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
7
Hai cơ chế cơ bản tham gia vào quá trình gây ĐQN là cơ chế nghẽn mạch
(thường do huyết khối, cục tắc) và cơ chế huyết động học [4] [11].
Hình 1.2. ĐQN do huyết khối mạch não
* Cơ chế nghẽn mạch
- Cơ chế cục tắc huyết khối:
Quá trình tắc mạch xảy ra là cơ chế của tai biến thiếu máu não cấp. Các
cục tắc có thể xuất phát từ tim ở BN rung nhĩ hay nhồi máu cơ tim hoặc bất
thường van tim. Mặt khác cục tắc cũng có thể xuất phát từ những mảng xơ vữa
vùng cổ hoặc từ quai ĐM chủ.
Các cục tắc từ ĐM đến ĐM được hình thành từ những mảng xơ vữa có
đặc điểm là sự kết dính của tiểu cầu với fibrin.
Các cục tắc từ tim đến ĐM thường cấu tạo phần lớn là tiểu cầu hoặc fibrin
độc lập. Đôi khi cục tắc có thể từ một mảnh u nhầy, mảnh calci hóa, mỡ hoặc khí.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
8
Thông thường các cục tắc theo hướng dòng chảy tới các mạch ngoại vi ở xa, đường
kính nhỏ hơn gây tắc như ĐM não giữa, hiếm hơn là ĐM não trước.
Quá trình huyết khối xảy ra ở những mạch có đường kính lớn ở ngoài sọ
hoặc trong sọ thường kết hợp với những bất thường của thành ĐM, nơi đó hình
thành những mảng xơ vữa trong thành ĐM làm hẹp đường kính lòng mạch.
Kiểu tổn thương này thường ở chỗ phân chia ĐM cảnh cũng như gốc các ngành
lớn của ĐM não trong sọ và các ĐM đường kính 50 - 400 µm.
- Cơ chế khác gây nghẽn mạch:
Một bất thường khác của ĐM cũng gây tắc đó là viêm ĐM hoặc phình
ĐM làm hẹp lòng mạch gây tắc mạch. Co thắt ĐM trong chảy máu màng não
cũng có thể dẫn đến thiếu máu não. Cơn THA, cơn đau đầu migren cũng có thể
gây thiếu máu não
* Cơ chế huyết động học
- Giảm tưới máu cục bộ:
Trong trường hợp hẹp tắc ĐM cảnh trong (đoạn ngoài sọ) gây giảm rõ
rệt lưu lượng máu não vùng hạ lưu. Sự rối loạn huyết động này chỉ xảy ra khi
hẹp trên 70% lòng mạch, và phần đường kính lòng mạch còn lại dưới 2mm.
Trong một số trường hợp, nhất là ở người già và người THA, những uốn khúc
ĐM cảnh có thể gây giảm lưu lượng máu não ở một số tư thế vận động nhất
định của đầu và cổ do nó gây hẹp thay đổi theo từng vị trí. Sự giảm tưới máu
cục bộ còn có thể xảy ra khi có rối loạn dòng chảy trong hoặc não. Trường hợp
này gặp ở vùng quanh dị dạng mạch máu não hoặc u não, cũng như hẹp ĐM
dưới đòn trước chỗ tách ra của ĐM đốt sống gây nên thiếu máu não từng cơn,
gọi là "hội chứng cướp máu" ĐM dưới đòn.
- Giảm tưới máu toàn bộ:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
9
Khi có những rối loạn của hệ thống tuần hoàn gây giảm huyết áp cấp tính
hoặc suy tim nặng hay tình trạng tăng hematocrit làm cho áp lực tưới máu não
bị giảm, lưu lượng máu não sẽ phụ thuộc vào mạng lưới tuần hoàn bàng hệ
trong não. Hậu quả của giảm lưu lượng máu não phụ thuộc vào sự hình thành
nhanh của dòng máu bù trừ cả về cường độ và thời gian. Nếu giảm huyết áp nhẹ
có thể chỉ gây thiếu máu não vùng giáp ranh, trong trường hợp ngừng tim có thể
gây tổn thương nhu mô não trầm trọng.
1.1.4. Chẩn đoán đột quỵ não
- Lâm sàng: dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán ĐQN của Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO: World Health Organization) (1990) [9].
+ Khởi đầu đột ngột, cấp tính và nặng dần.
+ Có dấu hiệu thần kinh khu trú.
+ Các triệu chứng tồn tại > 24 h.
+ Không do chấn thương.
- Cận lâm sàng:
Nhồi máu não: dựa vào hình ảnh chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng
hưởng từ xác định là nhồi máu não. Hình ảnh tổn thương trên phim CLVT hay
cộng hưởng từ là tiêu chuẩn để chẩn đoán xác định NMN.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
10
Hình 1.3. Hình ảnh nhồi máu não vùng chẩm trái trên phim chụp CLVT
Chảy máu não: Dựa vào hình ảnh chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng
hưởng từ xác định là chảy máu não.
Hình 1.4. Hình ảnh chảy máu não trên phim chụp cắt lớp vi tính
1.1.5. Độ nặng của ĐQN trên lâm sàng và cận lâm sàng
1.1.5.1. Diễn tiến và tiên lượng của ĐQN
Tỷ lệ tử vong trong tháng đầu của huyết khối thấp nhưng hay tái phát và
khi tái phát thì tỷ lệ tử vong sẽ cao hơn nhiều.
Những BN nhẹ, điều trị tốt có thể phục hồi hoàn toàn nhưng đa số để lại
di chứng thần kinh, tâm thần hay gặp là liệt nữa người với tư thế Wernicke -
Mann, nói khó, mất viết, mất đọc, hội chứng ngoại tháp, hội chứng tiểu não...
Các yếu tố tiên lượng nặng của ĐQN
- Tuổi trên 70.
- Rối loạn ý thức.
- Độ nặng và rộng của vùng não tổn thương.
- Bệnh tim kết hợp.
- Tiểu sử ĐQN.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
11
1.1.5.2. Cách đánh giá thang điểm NIHSS
Độ nặng đột quỵ đánh giá bằng thang điểm NIHSS, đây là thang điểm
đánh giá độ nặng của tổn thương thần kinh trong đột quỵ thiếu máu não, với
điểm số từ 0 tới 42 điểm (phụ lục B), điểm càng cao thì tổn thương thần kinh
càng nặng. Không có mốc điểm cụ thể phân biệt từng nhóm bệnh nhân nặng
nhẹ, nhưng lâm sàng và các nghiên cứu thường sử dụng mốc từ 4 điểm trở
xuống là nhẹ, từ 25 điểm trở lên là rất nặng, còn mức trung gian có thể lấy điểm
cắt là 15 (5 - 14 là vừa, 15 - 24 là nặng).
Cách chấm điểm theo hướng dẫn của Viện sức khỏe quốc gia Hoa Kì:
Bác sĩ điền điểm số vào ngay sau khi khám từng mục, không khám lại
và ghi điểm số lại. Điểm số phải phản ánh cái mà BN đã thực sự làm được, chứ
không phải cái mà bác sĩ cho rằng BN có thể làm được. Nói chung, không nên
gợi ý cho BN [39] [28].
- Đánh giá mức độ nghiêm trọng của đột quỵ căn cứ vào điểm NIHS [28]:
Nhẹ: < 5
Trung bình: 5 - 14
Nặng: 15 - 24
Rất nặng: > 25
1.1.5.3. Cách đánh giá thang điểm Rankin điều chỉnh
Mức độ hồi phục chức năng đánh giá bằng chỉ số thang điểm Rankin
điều chỉnh (mRS) gồm bảy mức từ 0 - 6 điểm.
Trong nghiên cứu này, do tổn thương não thường ở mức vừa và nặng,
khả năng hồi phục hoàn toàn và độc lập là thấp, do đó chúng tôi không lấy điểm
cắt là 2 như các nghiên cứu khác, mà lấy điểm cắt là 3, với nhóm điểm từ 0 - 3
gọi là nhóm phế tật nhẹ, nhóm 4 - 6 là phế tật nặng hoặc tử vong.
1.1.6. Dịch tễ đột qụy não
1.1.6.1. Dịch tễ đột quỵ não thế giới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
12
- Tỉ lệ hiện mắc và tỉ lệ mới mắc:
Theo cơ quan thống kê về bệnh tật của Hoa Kỳ năm 2010, mỗi năm Hoa
Kỳ có thêm 795000 bệnh nhân. Ở Pháp, năm 1994: dân số 52.346.000 người
thì có 65.000 người bị ĐQN. Chi phí cho điều trị chiếm 2,5 - 3% tổng số chi
phí y tế cho cả nước. Ở Châu Á, tỉ lệ hiện mắc bệnh trung bình hằng năm ở các
nước có sự khác biệt. Cao nhất là Nhật Bản: 340 - 532/100.000 dân. Trung
Quốc: 219/100.000 dân, Bắc Kinh: 370/100.000 dân [9].
- Tỉ lệ tử vong:
Ở các nước Âu, Mỹ và các nước đang phát triển, tỉ lệ tử vong do ĐQN
đứng hàng đầu trong các bệnh thần kinh và đứng hàng thứ ba sau bệnh ung thư
và bệnh tim mạch, chiếm khoảng 20% các bệnh nội khoa. Theo Hutchison
(1975), tử vong trong CMN là 83%, NMN là 27%. Theo Mixiuk (1980) tử vong
trong tháng đầu của ĐQN là 32%, CMN là 69%, NMN là 20% [9].
- Tuổi và giới ở bệnh nhân ĐQN:
ĐQN tăng lên theo tuổi. Theo WHO (1989) thì ĐQN có thể gặp ở mọi
lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là 60-80 tuổi. CMN gặp nhiều ở tuổi 50-60, huyết
khối động mạch não gặp nhiều hơn ở lứa tuổi trên 60, nghẽn mạch từ tim xảy
ra ở tuổi trẻ. Tỉ lệ nam/nữ ở bệnh nhân ĐQN từ 1,8 - 2 [9].
1.1.6.2. Dịch tễ đột quỵ não Việt Nam
- Tỉ lệ hiện mắc và tỉ lệ mới mắc:
+ Theo Nguyễn Văn Đăng và cộng sự (1997) qua mẫu điều tra 976.441
người, thấy tỉ lệ hiện mắc điểm (point prevalence) là 75,14/100.000 dân, tỉ lệ
mới mắc 53,2/100.000 dân [9].
+ Hoàng Khánh, Huỳnh Văn Minh và cộng sự (1995), tỉ lệ hiện mắc bệnh
ĐQN là 288/100.000 dân, tăng lên rõ rệt theo tuổi. Tần xuất năm cũng có xu
hướng tăng lên những năm gần đây từ 8,87 đến 47,67 [21].
+ Nghiên cứu của Lê Quang Cường và cộng sự (1994), tỉ lệ hiện mắc bệnh
trung bình hằng năm là 416/100.000 dân, tỉ lệ mới mắc là 152/100.000 dân [7].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
13
1.1.7. Một số yếu tố nguy cơ của đột quỵ não
Theo thống kê của TCYTTG có trên hai mươi yếu tố nguy cơ gây ra đột
quỵ. Các yếu tố nguy cơ của đột quỵ được chia thành hai nhóm, nhóm không
thể cải biến được và nhóm có thể cải biến được [9].
1.1.7.1. Nhóm các yếu tố nguy cơ có thể cải biến được
Sự giảm của tỷ lệ tử vong và tỷ lệ tàn phế do đột quỵ chủ yếu là xác định
và kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ có thể cải biến được như tăng huyết áp,
bệnh tim, đái tháo đường, hút thuốc lá, lạm dụng rượu, rối loạn lipid...
* Tăng huyết áp
Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ thường gặp vì chiếm tỷ lệ cao trong
cộng đồng và là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của đột quỵ - làm tăng nguy cơ
bị mắc đột quỵ [24] [47]. Ở mọi vùng địa lý, các nghiên cứu đều cho thấy tăng
huyết áp tâm thu và tâm trương là các yếu tố nguy cơ độc lập gây ra đột quỵ
[26]. Khi huyết áp tăng trên 160/95 mmHg sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ lên
khoảng bốn lần so với các cá nhân có huyết áp bình thường và tăng trên 140 -
159/90 - 94 thì sẽ tăng nguy cơ đột quỵ gấp hai lần các cá nhân có huyết áp
bình thường [9]. Nghiên cứu thử nghiệm Quốc tế về đột quỵ (IST International
Stroke Trial) cho thấy 54% bệnh nhân đột quỵ có tăng huyết áp tâm thu trên
160 mmHg còn trong nghiên cứu thử nghiệm Trung quốc về đột quỵ (CAST
Chinese Acute Stroke Trial) lại thấy tỷ lệ này là 48% [30]. Hoàng Khánh và
cộng sự (1994) nghiên cứu trên 921 trường hợp đột quỵ thấy tăng huyết áp ở
thể chảy máu não là 90,4% và ở thể nhồi máu não là 62,68% [21].
* Bệnh tim
Các bệnh tim gây tắc mạch não là các yếu tố nguy cơ quan trọng của
nhồi máu não ở các nước đang phát triển [7] [22] [35]. Nghiên cứu
Framingham cho thấy trong số các yếu tố nguy cơ của đột quỵ thì bệnh mạch
vành chiếm 32,7%, suy tim chiếm 14,5%, rung nhĩ chiếm cũng là 14,5% và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
14
không phải do các nguyên nhân trên chiếm 13,6% [12]. Tại Huế theo nghiên
cứu của Hoàng Khánh, hẹp hai lá chiếm 2,35%, nhồi máu cơ tim là 3,62%,
rung nhĩ là 4,16% ở thể NMN và tương ứng ở thể CMN là 0,28%, 0,57% và
0,57% [21].
* Đái tháo đường
Ở các nước Châu Âu và Bắc Mỹ các nghiên cứu đều chứng minh đái tháo
đường là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra các thể đột quỵ [13]. Khi mức
đường huyết là 11mmol/l so với mức đường huyết 6,4mmol/l nguy cơ tương
đối của đái tháo đường với tai biến mạch não là 1,4 đến 2 lần (nghiên cứu
Honolulu,1987) [43]. Theo nghiên cứu của Framingham (1979) cho thấy đái
tháo đường làm tăng gấp hai đến ba lần nguy cơ vữa xơ mạch [61]. Mặt khác,
nghiên cứu Honolulu thấy rằng rối loạn dung nạp glucose làm tăng tỷ lệ nhồi
máu não lên gấp hai lần so với người bình thường mà không liên quan đến chảy
máu não [52]. Theo Goulon - Goeau (1994) khi nghiên cứu mối liên quan giữa
đái tháo đường và bệnh lý mạch máu não, thấy chảy máu não rất hiếm gặp ở
người bị đái tháo đường so với người không bị đái tháo đường [61]. Theo tác
giả Hoàng Khánh và cộng sự lại thấy đái tháo đường chỉ chiếm 1,99% ở thể
NMN và 2,57% ở thể CMN [25].
Hiện tại chưa có nghiên cứu nào cho thấy khi đường máu được kiểm
soát tốt thì làm giảm tỷ lệ mới mắc đột quỵ. Thực tế ở bệnh nhân đái tháo
đường typ 2 dùng liệu pháp sulfunylurea tích cực sẽ cải thiện các biến chứng
vi mạch nhưng không cải thiện các biến chứng ở mạch máu lớn như đột quỵ
[88] [2] [8] [26].
* Rối loạn lipid máu
Trong một vài nghiên cứu trên thế giới, cholesterol máu tăng là yếu tố độc
lập làm tăng tỷ lệ đột quỵ não nhất là thể nhồi máu não cũng như bệnh mạch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
15
vành. Theo Trần Thị Đoàn, khi cholesterol - LDL tăng 10% thì nguy cơ đối với
các bệnh tim mạch tăng 20% trong đó có đột quỵ não, thông qua vữa xơ động
mạch, không những vậy giảm cholesterol - HDL cũng làm tăng nguy cơ tim
mạch và đột quỵ [12]. Tác giả Hachinski và cộng sự (1996) thấy rằng khi giảm
cholesterol - HDL (dưới 0,9 mmol/l) và tăng cholesterol - LDL (trên 2,3 mmol/l)
cộng với tăng huyết áp sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ đột quỵ [58]. Soyama và
cộng sự (1998) thấy sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê giữa nhóm được
điều trị hạ lipid máu và nhóm chứng đối với xuất hiện đột quỵ [70].
* Chỉ số khối cơ thể ( BMI).
Trong một nghiên cứu trên 100.000 phụ nữ có tuổi từ 30 - 55 nguy cơ
tim mạch cao gấp 3 lần ở nhóm béo nhất so với nhóm có cân nặng thấp nhất
[68]. Có hai dạng béo phì: ở dạng thứ nhất mỡ thừa thường tập trung tại vùng
bụng hay gặp ở nam giới (gọi là “bụng bia” hay “người hình quả táo”). Dạng
thứ hai được đặc trưng bởi sự tích lũy mỡ ở vùng mông và đùi thường gặp ở
phụ nữ ( người hình quả lê ). Kiểu béo phì ở bụng có liên quan tới sự gia
tăng mắc bệnh tim mạch đặc biệt là bệnh mạch vành và ĐQ. Các nhà khoa
học khuyến cáo: nam giới không để vòng bụng vượt qua 90% vòng mông, ở
phụ nữ thì duy trì con số này dưới 80% [2] [20]. Để đánh giá tình trạng dinh
dưỡng theo TCYTTC năm 2002 đề nghị sử dụng chỉ số khối cơ thể ( Body
Mass Idex (BMI) - chỉ số khối cơ thể được tính bằng cân nặng/ chiều cao2
)
để BMI từ 18,5 - 22,9 là bình thường, BMI > 23 là béo phì, BMI < 18,5 là
gầy. Theo Shaper, SG Wannamethee SG thì trọng lượng quá mức trên 30%
làm gia tăng nguy cơ tai biến mạch máu não, nguy cơ ĐQ tương đối ở nhóm
có chỉ số khối cơ thể cao là 2,33 so với nhóm có chỉ số khối cơ thể thấp khi
nghiên cứu trên 28.643 nam giới [68]. Ngoài ra những người béo phì thường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
16
có tăng huyết áp, đường máu cao, tăng lipid máu, những yếu tố này kết hợp
với nhau dẫn đến nguy cơ ĐQ cao hơn. Vì vậy điều trị béo phì kết hợp với
chế độ ăn kiêng, tập thể dục, dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ là điều
cần thiết và quan trọngđể giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
* Lạm dụng rượu
Rượu được coi là một yếu tố nguy cơ của đột quỵ hiện vẫn còn đang
tranh luận. Nghiên cứu Honolulu cho thấy những người uống rượu nhiều có
nguy cơ bị chảy máu não cao gấp ba lần so với những người không uống rượu
[53]. Choi H.K đã đưa ra kết luận tăng huyết áp và nguy cơ chảy máu não tăng
lên với sự gia tăng uống rượu [49]. Trong nghiên cứu về các bệnh lý về tim ở
Anh (British Regional Heart study), những người uống rượu trong thời gian dài
làm tăng nguy cơ đột quỵ nhưng không có bằng chứng thuyết phục rằng uống
rượu mức độ nhẹ hoặc trung bình làm giảm nguy cơ đột quỵ [72]. Tuy nhiên,
hiệu quả bảo vệ của uống rượu mức độ nhẹ hoặc trung bình đã được ghi nhận
trong một vài nghiên cứu gần đây. Nếu uống một ngày 10 - 30g ethanol đối với
nam và 10 - 20g đối với nữ thì an toàn và có lợi thông qua giảm xơ vữa động
mạch, làm thay đổi về đông máu như làm giảm ngưng tập tiểu cầu, tăng tỷ lệ
prostacyclin/thromboxane, giảm fibrinogen [47].
* Hút thuốc lá
Thuốc lá làm biến đổi nồng độ lipid máu mà quan trọng là làm giảm yếu
tố bảo vệ HDL - C. Hút thuốc lá trực tiếp hay thụ động đều làm tăng nguy cơ
bệnh lý tim mạch và phụ thuộc vào số lượng hút kết hợp với thời gian hút, hút
càng nhiều, thời gian càng dài thì nguy cơ mắc ĐQN càng cao. Các nghiên cứu
ở nhiều quốc gia đều nhận thấy hút thuốc lá gây đột quỵ cho cả hai giới ở mọi
lứa tuổi và tăng 50% nguy cơ so với người không hút thuốc lá [12]. Tác giả
Hoàng Khánh và cộng sự thấy ở thể nhồi máu não có 19,2% người nghiện thuốc
lá và 10,6% ở thể chảy máu não [21]. Theo Wolf (1999) hút thuốc lá làm tăng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
17
huyết áp tạm thời, khí phế thũng chuyển hoá và là nguyên nhân chính gây chảy
máu dưới nhện [75]. Theo Shinton (1989), tuổi và giới hút thuốc lá khác nhau sẽ
gây ảnh hưởng khác nhau tới tỷ lệ đột quỵ não. Tuổi dưới 55 hút thuốc lá sẽ có
nguy cơ tương đối cao gấp 2,9 so với người không hút thuốc lá, từ 55 - 74 tuổi
là 1,8 lần và đến 75 tuổi là 1,1 lần [69].
* Hoạt động thể lực
Lười vận động (Lối sống tĩnh tại): Đây được coi là một nguy cơ của các
bệnh tim mạch. Việc hoạt động thể dục hàng ngày ít nhất 45 phút mang lại lợi
ích rõ rệt cho việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hoạt động thường xuyên
giúp kiểm soát cholesterol giảm béo phì, đái tháo đường, tăng lưu thông tuần
hoàn máu, duy trì huyết áp ổn định, tác dụng tốt cho thành mạch [7]. Nhiều
nghiên cứu cho thấy ít vận động thể lực làm tăng nguy cơ đột quỵ cho cả 2 giới
và không phân biệt chủng tộc. Một thống kê ở nước ngoài cho thấy công nhân
ngành đường sắt từ 49 đến 59 tuổi, tỉ lệ chết do vữa xơ động mạch là 1,3% đối
với công nhân làm việc nặng nhọc, 3,9% với công nhân làm việc chân tay vừa
phải, 5,9% đối với nhân viên bàn giấy, ít vận động thể lực. Tuy nhiên gắng sức
quá mức cũng gây ĐQN nhất là người có THA [12].
Ngoài ra còn một số nguy cơ khác như: uống thuốc ngừa thai, yếu tố tâm
lý và một số yếu tố nguy cơ mới như: Protein phản ứng C, lipoprotein(a) máu,
tăng fibrinogen, tăng homocystein, kháng insulin cũng làm tăng nguy cơ ĐQN.
1.1.7.2. Nhóm các yếu tố nguy cơ có thể cải biến được
- Tuổi: Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đều đưa đến kết luận ĐQN
tăng dần theo lứa tuổi và tăng vọt lên từ lứa tuổi 50 trở lên. Tỷ lệ tăng ĐQN gần
gấp đôi và chủ yếu xảy ra ở người trên 65 tuổi.
Tuổi càng lớn thì bệnh mạch máu càng nhiều mà trước hết là vữa xơ
động mạch. Tuổi càng lớn thì tích tụ càng nhiều yếu tố nguy cơ [22] [57].
- Giới tính: Bệnh thường gặp ở nam nhiều hơn nữ. Tuy nhiên, tỉ lệ tử vong
do ĐQN ở nữ cao hơn nam [22] [57].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
18
- Sắc tộc: Ở Hoa Kỳ người da đen có tần suất ĐQN 1,5 lần ở nam và 2,3
lần cao hơn da trắng [25] [57]. Một số nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
thấy tỷ lệ tử vong ở người da đen cao gấp hai lần ở người da trắng. Người Châu
Á, đặc biệt người Trung Quốc và Nhật Bản có tỷ lệ mắc đột quỵ não rất cao.
- Tiền sử gia đình: Tiền sử gia đình cũng cho ta hướng dự phòng. Tiền sử
cha mẹ mắc ĐQN liên quan tới nguy cơ mắc ĐQN ở con cái. Gia tăng nguy cơ
này có thể chịu ảnh hưởng tính di truyền, nhạy cảm gia đình, yếu tố văn hoá - môi
trường và lối sống [57].
- Di truyền: Nghiên cứu ở những cặp song sinh đã phản ánh rõ nét tính di
truyền trong bệnh ĐQN, có sự gia tăng xấp xỉ gần năm lần tỉ lệ mắc bệnh ĐQN ở
những trẻ song sinh cùng trứng so với các trẻ song sinh khác trứng.
Các yếu tố nguy cơ trên không thể nào thay đổi được nhưng nó giúp cho
chúng ta tầm soát tích cực hơn các yếu tố nguy cơ khác.
1.2. Tổng quan về acid uric huyết tương
1.2.1. Đại cương về acid uric
Acid uric là sản phẩm chuyển hóa cuối cùng của nucleotid có nhân purin.
Sản phẩm này được hình thành từ 3 nguồn: nguồn thoái giáng các nucleotid từ
thức ăn, thoái giáng các nucleoprotein do quá trình hủy tế bào trong cơ thể hoặc
tạo ra từ sự tổng hợp nội sinh các nucleoprotein.
Sự tạo thành acid uric:
Các enzyme nucletidase thủy phân các mononuclotide thành acid
phosphoric và nucleosid. Sau đó các nucleosid tiếp tục bị thủy phân thành các
base và phentore dưới tác dụng của nucleosidas. Các base purin tiếp tục thoái
hóa đến sản phẩm cuối cùng là acid uric.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
19
Hình 1.5. Sơ đồ thoái hóa base purin
Chuyển hóa acid uric:
Việc tổng hợp và chuyển hóa purin xảy chủ yếu ở gan và ruột non. Bình
thường lượng acid uric được tạo ra hàng ngày từ tổng hợp nội sinh khoảng
350mg và từ purin của thức ăn khoảng 300mg. Lượng acid uric đào thải ra khỏi
cơ thể hàng ngày cũng tương đương khoảng 650 mg, chủ yếu qua thận (80%)
và một phần thải qua đường tiêu hóa. Ở pH 7,4 trong huyết tương, acid uric tồn
tại chủ yếu dưới dạng monosodium urat. Nồng độ acid uric huyết tương trung
bình ở nam giới là 50 ± 29mg/l (hay 180 - 420 µmol/l) và ở nữ là 40 ± 20mg/l
(hay 150 - 360 µmol/l). Tăng acid uric huyết thanh được xác định khi nồng độ
> 420 µmol/l ở nam và > 360 µmol/l ở nữ.
Những phương pháp định lượng acid uric trong máu
Những phương pháp này được sử dụng một cách phổ biến để xét nghiệm
acid uric trong máu, tùy thuộc vào hóa chất hoặc enzyme oxy hóa. Trong
phương pháp cũ, một chất tạo màu bị giảm đồng thời với chất oxy hóa để sản
xuất một chromophore mà có thể đo bằng quang phổ kế. Sau đó, uricase được
sử dụng làm chất xúc tác phản ứng và nồng độ của acid uric có thể được xác
định trực tiếp bằng quang phổ kế. sau đó uricase được sử dụng làm chất xúc tác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
20
phản ứng và nồng độ của acid uric có thể được xác định trực tiếp bằng quang
phổ kế. Sau đó được sử dụng làm chất xúc tác phản ứng và nồng độ của acid
uric có thể được xác định trực tiếp bằng quang phổ kế hoặc bằng sự đo lường
lượng oxygen bị tiêu dùng hoặc lượng hydrogen peroxit (H2O2) được tạo ra.
Phương pháp so màu :
Phương pháp so màu được sử dụng rộng rãi, nó tùy thuộc vào sự giảm
Natri Vonfamat bởi acid uric. Phương pháp này có những nhược điểm : Acid
uric có khuynh hướng kết tủa với protein huyết tương, có thể xuất hiện màu
đục trong dung dịch màu cuối cùng. Sự tương quan không tuyến tính giữa màu
tạo ra và lượng acid uric vượt quá giới hạn do ảnh hưởng của những chất khử
trong huyết tương bao gồm: Ascorbid acid, Thiols tự do (thioneine, cysteine,
glutathione), Salicylates và dẫn xuất của nó, Caffeine, theophylline,
theobromine và những sản phẩm chuyển hóa của chúng, L - dopa, nồng độ rất
cao của glucose.
 Phương pháp so màu tự động:
Phương pháp so màu tự động xác định acid uric dựa vào sự giảm của
phospho vonfamat hoặc Arsen vonfamat hoặc hỗn hợp kim loại. Máy phân
tích tự động đã làm công việc thẩm tách. Vì vậy đã ngăn chặn được sự kết
tủa protein.
Phương pháp này cho kết quả cao hơn thực tế 0,4 - 1,0mg/dl. Khi có
sự hiện diện của L- dopa, Ampicilline, penicilline, methacillin, Resorcinol,
Glutathione và Ascorbid acid thì sẽ cho kết quả cao giả.
Phương pháp enzyme:
 Phương pháp quang phổ Uricase:
Acid uric có đặc tính hấp thụ tia cực tím. Với sự hiện diện của uricase, urate
được biến đổi thành allantoin, mà không có sự hấp thụ tia cực tím.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
21
 Đo lượng Hydrogen peroxyt (H2O2) được tạo thành:
Sự biến đổi acid uric thành allantoin, được xúc tác bởi uricase cứ mỗi mol
acid uric được sử dụng sẽ sinh ra 1 mol H2O2 .
Dựa trên nguyên tắc cơ bản đó là sự suy giảm của Hydrogen peroxide
(H2O2) nhờ vào hoặc là catalase hoặc là peroxidase hợp lại để tạo
thành phản ứng oxy hóa khác và tạo ra một sản phẩm có màu. Vì vậy,
Kageyama đã ghép catalase với phản ứng uricase, methanol bị oxy hóa để tạo
thành Formaldehyde (HCHO) và sau đó so với màu của dihydrolutidine được
tạo thành từ sự ngưng tụ, Formaldehyde với acetylaceton và amonia:
H2O2 + CH3OH HCHO + 2H2O.
HCHO + acetylacetone + NH3 3,5-diacetyl - 1,4 - dihydro lutidine +
3H2O Một phương pháp mới đo lượng Formaldehyde tạo thành bằng một máy
phân tích ly tâm. Độ nhạy và độ đặc hiệu được báo cáo là hơn hẳn.
Tăng acid uric máu:
Tăng acid uric máu được định nghĩa khi nồng độ acid uric trong máu
(7mg/dl đối với nam giới (420,0mol/l) và ≥ 6 mg/dl đối với phụ nữ
(360mol/l) [39][43][56].
Những nguyên nhân của tăng acid uric máu
Theo lý thuyết, tăng acid uric máu có thể là kết quả từ, tăng sản xuất,
giảm bài tiết acid uric hoặc từ sự phối hợp của những bất thường này.
Tăng sản xuất urate:
- Thức ăn là một nguồn cung cấp purin ngoại sinh. Những thực phẩm
giàu purin như là: gan "lách" (tuyến ức và tụy), thận, tôm, cua cá, lòng đỏ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
22
trứng, nấm...
- Nguồn purin nội sinh: là do sự phá hủy các tế bào giải phóng ra các
acid nhân ADN và ARN.
Giảm bài tiết acid uric:
Về mặt lý thuyết, tăng acid uric có thể là kết quả từ giảm lọc cầu thận,
giảm bài tiết ống thận hoặc tăng tái hấp thu ở ống thận.
Những cơ chế phối hợp:
Tăng sản xuất acid uric và giảm bài tiết góp phần làm tăng acid uric máu.
Bảng phân loại nguyên nhân tăng acid uric máu [56].
TĂNG SẢN XUẤT ACID URIC
Nguyên phát vô căn Bệnh tăng sinh tủy Dập cơ
Thiếu hụt HGPT Chứng tăng hồng cầu Hoạt động thể lực
Tăng tổng hợp PRPP Bệnh vảy nến Rượu
Tan máu Bệnh paget Béo phì
Bệnh tăng sinh Lympho Bệnh Glucogenosis Thức ăn giàu purin.
III,V,VII
GIẢM THẢI ACID URIC
Nguyên phát vô căn Nhiễm ceton do đói Dùng thuốc Salicilate
Suy thận Ngộ độc Barili 2g/ngày
Thận đa nang Sarcoidosis Lợi tiểu
Đái tháo nhạt Cường cận giáp Rượu
Tăng huyết áp Suy giáp Levodopa
Nhiễm toan : Nhiễm độc thai nghén Ethambutol
* Acid lactic Hội chứng Bartter Pyrazinamid
* Ceton trong ĐTĐ Hội chứng Down Acid Nicotinic
Cyclosporine
CƠ CHẾ PHỐI HỢP
Thiếu hụt Thiếu hụt Fructose -1- Rượu Sốc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
23
Glucose-6-Phosphotase Phosphate aldolase
- HGPT: Hypoxanthin - Guanin - Phosphoribosyl - Transferase.
PRPP: Phosphoribosylpyrophosphat
1.2.2. Cơ chế bệnh sinh của tăng acid uric gây xơ vữa mạch
Acid uric được hình thành từ nhân purin nội hoặc ngoại sinh, nhờ tác
dụng của men xanthinede hydrogenase từ gan, ruột. Purin ngoại sinh đóng vai
trò quan trọng trong việc tạo acid uric.Thận chuyển hóa urate bằng nhiều cách:
lọc cầu thận, tái hấp thu, bài tiết ở ống lượn gần. Những yếu tố ảnh hưởng đến
chuyển hóa urate: thể tích dịch ngoại bào, lượng nước tiểu, pH nước tiểu, lượng
urate và hormone, một số thuốc, khối lượng vận động và chế độ ăn [17] [25]
[43].
Tế bào cơ trơn mạch máu và tế bào cơ tim tổng hợp và phóng thích
adenosin dẫn đến giãn tế bào cơ trơn mạch máu và dãn tiểu động mạch. Khi
thiếu oxy hoặc thiếu máu mô làm gia tăng tổng hợp và phóng thích adenosine,
đóng vai trò quan trọng trong cơ chế điều hòa mạch máu dẫn đến giảm thiếu
máu cục bộ. Tế bào cơ trơn mạch máu trong tim tổng hợp adenosine tại chỗ và
nhanh chóng bị thoái giáng thành acid uric do tác dụng của lớp nội mạc. Nhờ
nồng độ pH thấp ở khoảng gian bào và điện thế âm ở màng tế bào nên acid uric
được hình thành sẽ đổ ngay vào lòng mạch. Khi có thiếu máu cục bộ sẽ làm gia
tăng hoạt động oxy hóa xanthine và tổng hợp acid uric, do đó tăng acid uric có
thể là một dấu ấn của tình trạng thiếu máu cơ tim.
Mặc dù vậy cơ chế bệnh sinh của acid uric trên hệ tim mạch còn chưa rõ,
tăng acid uric có liên quan đến những ảnh hưởng không tốt trên: chức năng lớp
nội mạc mạch máu, sự oxi hóa, sự kết dính tiểu cầu, sự xuất huyết và kết tụ
[38]. Acid uric thúc đẩy oxide hóa LDL trong tiến trình xơ vữa động mạch,
kích thích kết dính bạch cầu hạt vào lớp tế bào nội mạc và giải phóng các gốc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
24
tự do doperoxide và superoxide. Do đó acid uric gây tác động xấu đến lớp nội
mạc thông qua hoạt hóa bạch cầu và sự tăng tương quan giữa acid uric với nồng
độ chất gây viêm. Acid uric đi qua tế bào nội mô đã bị rối loạn chức năng sẽ
lắng đọng tinh thể bên trong mảng xơ vữa. Những mảng này gây ra phản ứng
viêm tại chỗ và hình thành mảng xơ vữa, lắng đọng tinh thể càng nhiều khi
nồng độ acid uric càng cao [38] [62]. Vai trò của acid uric trong rối loạn chức
năng nội mạc và đáp ứng viêm toàn thân: trong thực nghiệm khi truyền acid
uric vào cơ thể người gây rối loạn chức năng nội mạc và allopurinol cải thiện
chức năng lớp nội mạc ở bệnh nhân suy tim hoặc đái tháo đường. Điều này gợi
ý vai trò trung gian của acid uric và xanthineoxydase trong đáp ứng viêm toàn
thân [62].
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ acid uric huyết tương
1.2.3.1. Chủng tộc
Một số nghiên cứu dịch tễ học chứng tỏ có sự khác biệt nồng độ acid
uric giữa các nhóm dân tộc khác nhau. Nồng độ này đặc biệt cao trong quần
thể dân cư là thổ dân Maori ở New Zealand, người Úc bản địa hoặc người Mỹ
gốc Phi [63] [74]. Một nghiên cứu trên nhóm đối tượng đa sắc tộc tại Mỹ
thông qua dữ liệu của Chương trình điều tra dinh dưỡng và sức khỏe quốc gia
của Mỹ lần thứ 3 cho biết Người Mỹ gốc Phi có tỷ lệ tăng acid uric huyết
tương cao nhất (22,5%), tiếp theo là người da trắng (18,0%) và nhóm những
chủng tộc khác (16,3%) [67]. Ryu W. S nghiên cứu sự khác biệt nồng độ acid
uric huyết tương giữa nhóm thanh niên da trắng với da đen ở lứa tuổi 17 - 35,
kết quả cho thấy nồng độ acid uric tăng cao nhất ở nhóm nam giới da đen sau
đó đến nhóm nam giới da trắng rồi đến nhóm nữ da đen, cuối cùng là nhóm
nữ da trắng [66].
1.2.3.2. Tuổi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
25
Trong điều kiện sinh lý bình thường, nồng độ acid uric huyết tương đã
có xu hướng tăng dần theo tuổi, tăng khoảng 10% từ lứa tuổi 20 đến 60 tuổi
[48] [62]. Tác giả Loeffler cho thấy nồng độ acid uric trung bình trong quần
thể này là 5mg/dl ở nhóm bình thường và 5,6mg/dl ở nhóm tăng huyết áp và
có tới 34% số đối tượng có nồng độ acid uric từ 5,5mg/dl trở lên [62]. Chiou
nghiên cứu trên 6.000 đối tượng tuổi từ 26 đến 75 tuổi tại Đài Loan trong
khoảng thời gian từ 2003 đến 2005 đã cho thấy có sự khác biệt rõ ràng về tỷ
lệ tăng acid uric huyết tương giữa các nhóm tuổi khác nhau ở nữ giới nhưng
không thấy sự khác biệt này ở nam giới [50]. Một nghiên cứu khác tại Đài
Loan trên nhóm đối tượng người cao tuổi trên 65 tuổi, các tác giả nhận thấy
nồng độ acid uric huyết tương trung bình ở nam giới là 437,6 µmol/l và ở nữ
giới là 376 µmol/l [61].
1.2.3.3. Giới tính
Bình thường nồng độ acid uric huyết tương ở nữ giới bao giờ cũng thấp
hơn so với nam giới cùng độ tuổi. Nghiên cứu của Zhu cũng tại Mỹ điều tra
trên đối tượng người trưởng thành lặp lại sau 2 thập kỷ đã cho biết nồng độ acid
uric huyết tương trung bình trong quần thể là 6,14mg/dl ở nam giới và
4,87mg/dl ở nữ giới. Tuy vậy, không có sự khác biệt nhiều về tỷ lệ tăng acid
uric huyết tương giữa nam và nữ (tỷ lệ hiện mắc là 21,2% và 21,6%) [77].
Một nghiên cứu tại Đài Loan cho biết ở lứa tuổi trẻ và trung niên, tỷ lệ
tăng acid uric huyết tương có sự khác biệt rõ ràng giữa nam và nữ nhưng đến
tuổi trên 65 thì cả 2 giới có tỷ lệ mắc tương đương nhau [57]. Nghiên cứu tại
Việt Nam trên nhóm đối tượng THA, tác giả Nguyễn Thị Thúy Hằng nhận thấy
rằng tỉ lệ tăng acid uric máu là 42,7%, nam cao hơn nữ [15]. Tác giả Phạm Thị
Dung lại cho thấy tỷ lệ tăng acid uric huyết tương ở nam giới cao gấp 3 lần so
với nữ. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01 [8].
1.2.3.4. Liên quan giữa acid uric với thừa cân, béo phì
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
26
Béo phì là yếu tố thuận lợi góp phần làm tăng huyết áp, tăng nồng độ
cholesterol, giảm HDL - C và tăng glucose máu. Đây đều là những yếu tố có
liên quan đến tình trạng tăng acid uric huyết tương, nó làm tăng tổng hợp và
giảm thải trừ acid uric. Nghiên cứu của Miao cho biết tăng acid uric có liên
quan sự phát triển của nền kinh tế, được thể hiện bằng sự thay đổi chế độ ăn
uống và lối sống tĩnh tại. Do đó, thừa cân - béo phì có liên quan đến tình trạng
tăng acid uric huyết thanh [63]. Nghiên cứu của Alexander cũng cho thấy béo
phì đặc biệt là béo nội tạng cùng với các rối loạn kèm theo có liên quan mật
thiết với tình trạng tăng acid uric huyết thanh [40].
1.2.3.5. Chế độ ăn
Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng hay giảm acid uric
huyết tương bởi vì trên 50% nhân purin của ARN và 20% của ADN có nguồn
gốc từ thức ăn. Tác giả Nguyễn Thị Lâm so sánh giá trị dinh dưỡng khẩu phần
giữa người bình thường, tăng acid uric huyết tương và bệnh nhân gút cho thấy
mức tiêu thụ cá, hải sản ở nhóm đối tượng tăng acid uric huyết tương cao hơn
nhóm bình thường có ý nghĩa thống kê [25]. Có rất nhiều nghiên cứu đã tìm
thấy những bằng chứng mạnh mẽ cho biết mức độ tiêu thụ rượu, bia có liên
quan chặt chẽ đến tình trạng tăng acid uric huyết tương, từ đó dẫn đến nguy cơ
mắc bệnh gút. Tác giả Choi HK cho biết nguy cơ mắc bệnh tỷ lệ thuận với mức
độ sử dụng rượu, bia. So với nhóm không uống rượu, nguy cơ mắc bệnh gút ở
nam giới tăng 1,32 lần khi uống ở mức 10 - <15g ethanol/ngày, nguy cơ này tăng
lên đến 2,53 lần ở nhóm sử dụng mức ≥ 50g ethanol/ngày [49].
1.2.3.6. Hoạt động thể lực
Hoạt động thể lực và thể dục chưa được nhiều tác giả công nhận là
yếu tố có liên quan đến tăng acid uric huyết tương và bệnh gút. Tuy nhiên,
một nghiên cứu trên 28.990 nam giới trong thời gian 7,74 năm, tác giả
Williams cũng đã cho biết những người chạy xa 8km/ngày hoặc thực hiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
27
tập thể dục thường xuyên trong phòng tập làm giảm nguy cơ mắc bệnh
tương ứng là 50 - 65% [74]. Có thể những đối tượng thường xuyên luyện
tập thể thao sẽ giúp duy trì cân nặng hợp lý, từ đó làm giảm nguy cơ mắc
bệnh. Tuy nhiên khi vận động quá mức sẽ làm tăng acid lactic máu cùng
với tình trạng mất nước nên làm tăng acid uric huyết tương. Điều này có
thể giải thích lý do những cơn gút cấp lại thường xuất hiện sau các chấn
thương hoặc hoạt động thể lực quá mức.
1.2.3.7. Một số thuốc ảnh hưởng đến nồng độ Acid uric
- Aspirins
- Thuốc lợi tiểu
- Thuốc lao
- Thuốc ức chế miễn dịch hoặc thuốc ức chế men chuyển.
1.3. Các nghiên cứu về đột quỵ não có tăng acid uric huyết tương
1.3.1. Trên Thế giới
Trên thế giới có nhiều tác giả nghiên cứu và thấy có mối liên quan giữa
nồng độ acid uric huyết tương với ĐQN. Theo tác giả Bansal BC acid uric uric
huyết tương tăng cao có thể đóng một vai trò quan trọng trong nguyên nhân của
bệnh mạch máu não và huyết khối thiếu máu cục bộ nói chung và đặc biệt là ở
những bệnh nhân dưới 40 tuổi [42]. Kim SY phát hiện ra rằng tăng acid uric huyết
tương có thể khiêm tốn nhưng cũng làm tăng đáng kể nguy cơ của đột quỵ và tử
vong [60]. Theo kết quả của Milionis HJ nghiên cứu, acid uric huyết tương cao
làm tăng nguy cơ đột quỵ thiếu máu cục bộ cấp tính ở người cao tuổi [64]. Cùng
với nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương trên bệnh nhân mạch vành, đái tháo
đường, tăng huyết áp, phần lớn các tác giả Việt Nam và trên Thế giới đều nhận
định xét nghiệm acid uric huyết tương có giá trị để tiên đoán, chẩn đoán sớm và
theo dõi điều trị bệnh mạch vành, góp phần giảm nguy cơ tử vong của nhồi máu
cơ tim, đột quỵ não.
1.3.2. Tại Việt nam
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
28
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về mối liên quan giữa acid uric với
bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận, béo phì…, nhưng mối liên quan
giữa nồng độ acid uric huyết tương với quỵ não chưa có tác giả nào nghiên cứu.
Chủ yếu các tác giả nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ acid uric huyết tương
với các bệnh lý mạch vành, hội chứng chuyển hoá, đái tháo đường, tăng huyết áp.
Tuy nhiên các tác giả đều thấy rằng có mối liên quan giữa nồng độ acid uric huyết
tương với các bệnh lý tim mạch các tác giả thấy tăng acid uric huyết tương là yếu
tố tác động xấu đến lớp nội mạc thông qua hoạt hóa bạch cầu và sự tăng tương
quan giữa acid uric với nồng độ chất gây viêm. ]. Vai trò của acid uric trong rối
loạn chức năng nội mạc và đáp ứng viêm toàn thân: trong thực nghiệm khi
truyền acid uric vào cơ thể người gây rối loạn chức năng nội mạc và allopurinol
cải thiện chức năng lớp nội mạc ở bệnh nhân suy tim hoặc đái tháo đường. Điều
này gợi ý vai trò trung gian của acid uric và xanthineoxydase trong đáp ứng
viêm toàn thân [62]
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 90 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là ĐQN điều trị nội trú tại
khoa Thần kinh - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng
- Bệnh nhân được chẩn đoán xác định là ĐQN
- Được xét nghiệm đấy đủ các chỉ số nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chí loại trừ đối tượng
- Hiện tại đang mắc các bệnh nhiễm trùng kết hợp
- Bệnh nhân bị bệnh gout hoặc có các yếu tố gây tăng acid uric như: dùng
thuốc tránh thai, ăn nhiều thức ăn chứa nhân purin, hoặc dùng thuốc lợi tiểu
Thiazid…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
29
- Đang điều trị thuốc suy giảm miễn dịch, bệnh ung thư, các bệnh kèm
theo khác như: viêm khớp, viêm dạ dày, bệnh hệ thống, hẹp hai lá, rung nhĩ...
các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan...
- Các bệnh lý về não khác không phải ĐQN như: chấn thương sọ não,
xuất huyết não do các bệnh về máu, abces não, u não, động kinh...
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: từ tháng 5/2015 đến tháng 4/2016.
- Địa điểm: khoa Thần kinh - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu thuận tiện
2.3.3. Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu có chủ đích: Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán xác định là
ĐQN đang điều trị nội trú tại khoa Thần kinh - Bệnh viện Đa khoa Trung Ương
Thái nguyên.
2.3.4. Các biến số nghiên cứu
Chỉ tiêu nghiên cứu cho mục tiêu 1
Các chỉ số lâm sàng: tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ học vấn, nơi ở,
tiền sử bệnh và các yếu tố nguy cơ của ĐQN, tiền sử sử dụng thuốc hoặc các
nguy cơ có thể gây tăng acid uric huyết tương, mạch, nhiệt độ, HA, điểm
Glassgow lúc vào viện, vị trí và mức độ liệt, các tổn thương thần kinh khác.
Các chỉ số cận lâm sàng: aci uric huyết tương vào viện, glucose, HbA1c,
chức năng thận, lipid máu, điện tim, tổn thương não trên phim chụp chụp CLVT
hoặc CHT não( vị trí, kích thước, tính chất,…).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
30
Chỉ tiêu nghiên cứu cho mục tiêu 2
Tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ acid uric huyết tương và mức độ
hôn mê (thang điểm Glassgow)
Tìm hiểu liên quan giữa TĐH và mức độ tàn phế cũng như nguy cơ tử
vong ở bệnh nhân ĐQN giai đoạn cấp (bảng điểm NIHSS)
2.3.5. Kỹ thuật thu thập số liệu
- Hỏi bệnh để phát hiện các thông tin chung, tiền sử các bệnh: THA,
ĐTĐ, thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia….
- Khám lâm sàng: Khám toàn thân và khám thực thể các cơ quan để phát
hiện các dấu hiệu bệnh lý, tổn thương thần kinh, sử dụng ống nghe Nhật Bản và
huyết áp Đồng hồ để đo huyết áp, sử dụng thang điểm Glassgow, thang điểm
NIHSS và điểm Rankin điều chỉnh để đánh giá lúc vào viện và lúc ra viện
- Cận lâm sàng: Bệnh nhân được làm các xét nghiệm và chụp CLVT hoặc
cộng hưởng từ sọ não tại khoa Xét ngiệm và khoa Chẩn đoán Hình ảnh Bệnh
viện Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên.
+ Xét nghiệm sinh hóa máu: bệnh nhân nhịn ăn trước khi lấy máu tĩnh mạch
buổi sáng, xét nghiệm trên máy sinh hóa tự động của Nhật Bản, các thông số cơ
bản được đánh giá theo tiêu chuẩn.
+ Các bệnh nhân được chụp cắt lớp vi tính sọ não trên máy chụp Somatom
Spirit 2 dãy của hãng Siemens. Chụp cắt lớp vi tính theo đường chuẩn lỗ tai - đuôi
mắt, lớp cắt 3mm dưới tiểu não, 10 mm trên lều tiểu não. Kết quả chụp cắt lớp vi
tính được các bác sỹ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh đọc.
- Các đánh giá, theo dõi sẽ được thực hiện theo phụ lục bệnh án dành
riêng cho nghiên cứu.
- Bệnh nhân sẽ được đánh giá lần đầu trong vòng 24 giờ sau nhập
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
31
viện, thu thập các dữ liệu lâm sàng, hình ảnh học ban đầu và các chỉ số cận
lâm sàng theo các chỉ số nghiên cứu và đánh giá lại khi bệnh nhân ổn định
ra viện.
2.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán, phân loại sử dụng trong nghiên cứu
* Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐQN [9]
Dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán ĐQN của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
(1990) [9]: ''Đột quỵ não là hội chứng thiếu sót chức năng não khu trú hơn là
lan toả, xảy ra đột ngột, tồn tại quá 24 giờ hoặc tử vong trong vòng 24 giờ, loại
trừ nguyên nhân sang chấn não''.
+ Khởi đầu đột ngột, cấp tính và nặng dần.
+ Có dấu hiệu thần kinh khu trú.
+ Các triệu chứng tồn tại > 24h.
- Chẩn đoán CMN và NMN:
+ Trên chụp CLVT sọ não:
Hình ảnh ĐQN điển hình: ổ giảm tỷ trọng thuần nhất đối với NMN và
tăng tỉ trọng với CMN phù hợp với vùng phân bố của một mạch máu não.
+ Trên chụp cộng hưởng từ: Chẩn đoán những trường hợp NMN không
phát hiện được trên CLVT
Giai đoạn cấp: giảm tín hiệu trên T1, trên T2 tăng tín hiệu không thay
đổi tín hiệu khi tiêm chất tương phản từ.
Giai đoạn bán cấp (sau 1 tuần): giảm tín hiệu trên T1, tăng tín hiệu trên
T2 có thể làm tăng tín hiệu khi tiêm chất tương phản từ
Giai đoạn mãn tính (trên 1 tháng): giảm tín hiệu mạnh T1 tăng mạnh T2 [4].
Vậy, để chẩn đoán ĐQN trong thực hành lâm sàng cần dựa vào lâm sàng
với 3 dấu chứng quan trọng: một là thời gian xuất hiện đột ngột, hai là dấu hiệu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
32
thần kinh khu trú, ba là không có chấn thương sọ não và cận lâm sàng giá trị là
CLVT/MRI sọ não [4].
Chẩn đoán thể ĐQN
ĐQN gồm hai loại chính liên quan đến bản chất tổn thương não là NMN
và CMN. Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán thể bệnh NMN hay CMN dựa trên kết
quả CLVT sọ não.
- Vùng giảm tỉ trọng trong NMN xuất hiện sau 24 giờ khởi bệnh (trường
hợp CLVT trước 24 giờ chưa thấy tổn thương sẽ cho chụp não CLVT sau 24
giờ khởi lệnh.
- Vùng tăng tỉ trọng trong CMN
* Rối loạn ý thức lúc vào theo thang điểm Glassgow
Rối loạn ý thức tại thời điểm bệnh nhân nhập viện và ra viện được tính
theo thang điểm Glassgow của Teasdale và Jennett [28]
Bảng 2.1. Thang điểm Glasgow của Teasdale và Jannett (1978)
Mục Mô tả Điểm
Mắt
Nhắm mở mắt tự nhiên 4
Chỉ mở mắt khi gọi 3
Chỉ mở mắt khi kích thích đau 2
Không mở mắt với mọi kích thích 1
Đáp ứng lời nói
Trả lời đúng và đầy đủ 5
Trả lời lúc đúng lúc sai 4
Chỉ nói những từ, câu vô nghĩa 3
Chỉ phát âm ú ớ, không thành tiếng nói rõ ràng 2
Hoàn tòan im lặng 1
Đáp ứng vận động
Làm đúng các yêu cầu vận động 6
Đáp ứng đau, chính xác 5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
33
Đáp ứng đau, không chính xác 4
Đáp ứng gồng co cứng với kích thích đau 3
Đáp ứng gồng duỗi cứng với kích thích đau 2
Hoàn toàn không đáp ứng 1
Tổng điểm 3-15
Điểm đạt (0 - 15đ):
(Nguồn: Theo Trương Văn Sơn - “Ứng dụng thang điểm đánh giá ĐQN trong
tiên lượng sớm bệnh nhân ĐQN thiếu máu cục bộ” - Tạp chí Y dược học quân
sự - 2005 [28].
Đánh giá kết quả điểm Glassgow:
15 điểm: bình thường
13 - 14 điểm: rối loạn ý thức nhẹ
9 - 12 điểm: rối loạn ý thức vừa
≤ 8 điểm: rối loạn ý thức nặng
* Đánh giá lâm sàng qua thang điểm đột quỵ não của Viện Sức Khỏe
Quốc Gia Hoa Kỳ (National Institutes of Health Stroke Scale NIHSS)[11] [28]
(phụ lục D).
Đây là thang điểm đánh giá độ nặng của tổn thương thần kinh trong
đột quỵ thiếu máu não, với điểm số từ 0 tới 42 điểm (phụ lục B), điểm càng
cao thì tổn thương thần kinh càng nặng. Không có mốc điểm cụ thể phân
biệt từng nhóm bệnh nhân nặng nhẹ, nhưng lâm sàng và các nghiên cứu
thường sử dụng: (mốc từ 4 điểm trở xuống là nhẹ, từ 25 điểm trở lên là rất
nặng, còn mức trung gian có thể lấy điểm cắt là 15 (5 - 14 là vừa, 15 - 24
là nặng).
+ < 4 điểm: nhẹ
+ 5 - 14 điểm: vừa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
34
+ 14 - 24 điểm: nặng
+ > 25 điểm: rất nặng
Đánh giá mức độ trầm trọng, theo dõi diễn tiến lâm sàng và biến chứng
trong suốt quá trình nằm viện.
* Đánh giá lâm sàng qua thang điểm Rankin điều chỉnh (mRS)[28].
Mức độ hồi phục chức năng đánh giá bằng chỉ số thang điểm Rankin
điều chỉnh (mRS), gồm bảy mức từ 0 - 6 điểm. Trong nghiên cứu này, do tổn
thương não thường ở mức nặng, khả năng hồi phục hoàn toàn và độc lập là
thấp, do đó chúng tôi không lấy điểm cắt là 2 như các nghiên cứu khác, mà lấy
điểm cắt là 3 với nhóm điểm từ 0 - 3 gọi là nhóm phế tật nhẹ, nhóm 4 - 6 là phế
tật nặng hoặc tử vong.
Đánh giá mức độ trầm trọng, theo dõi diễn tiến lâm sàng từ lúc vào viện
đến lúc ra viện hoặc tử vong.
Bảng 2.2. Thang điểm Rankin sửa đổi (mRS)
Điểm Mô tả
0 Không có triệu chứng nào cả.
1
Có triệu chứng nhưng không có mất chức năng đáng kể; có khả
năng thực hiện tất cả các nhiệm vụ và hoạt động thường làm
2
Mất chức năng nhẹ; không có khả năng làm tất cả mọi hoạt
động trướcđây, nhưng có khả năng tự chăm sóc bản thân
không cần trợ giúp.
3
Mất chức năng trung bình; cần giúp đỡ một phần, nhưng có thể
tự đilại không cần giúp đỡ.
4
Mất chức năng khá nặng; không thể tự đi không có trợ giúp và
không thể tự đáp ứng nhu cầu bản thân mà không có trợ giúp
5
Mất chức năng nặng; nằm liệt giường, không kiểm soát tiêu
tiểu và luôn cần chăm sóc điều dưỡn
6 Chết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
35
(Nguồn: Theo Trương Văn Sơn - “Ứng dụng thang điểm đánh giá ĐQN trong
tiên lượng sớm bệnh nhân ĐQN thiếu máu cục bộ” - Tạp chí Y dược học quân
sự - 2005 [28]).
Các yếu tố nguy cơ của ĐQN:
* Tăng huyết áp: đánh giá dựa vào [1]
+ Chỉ số huyết áp khi vào viện: theo JNC VII (2003) được gọi là tăng
huyết áp khi HATT ≥ 140mmHg và/hoặc HATTr ≥ 90mmHg.
+ Tiền sử bệnh nhân có bị tăng huyết áp, hồ sơ sức khỏe của bệnh nhân
đã hoặc đang dùng thuốc điều trị tăng huyết áp.
Bảng 2.3. Phân độ tăng huyết áp theo JNC VII (2003)
Phân loại HATT (mm Hg) HATTr (mm Hg)
HA bình thường < 120 và < 80
Tiền THA 120 - 139 hoặc 80 - 89
THA độ 1 (nhẹ) 140 - 159 hoặc 90 - 99
THA độ 2 (trung bình) > 160 hoặc > 100
* Đái tháo đường: Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) năm 2010
[15]
Dựa vào một trong các tiêu chuẩn:
+ HbA1c trong máu >6.5% được thực hiện bởi phương pháp định lượng
có chứng nhận của NGSP
+ Glucose máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l hoặc có triệu chứng cổ điển của
tăng đường huyết
+ Glucose máu lúc đói ≥ 7mmol/l, hồ sơ sức khỏe của bệnh nhân đã và
đang điều trị đái tháo đường
+ Glucose huyết tương hai giờ sau uống 75g glucose 11,1mmol/l
(200mg/dl) khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose.
* Chỉ số khối cơ thể (BMI)
+ Đo chiều cao và cân nặng:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
36
Thước đo chiều cao là thước đo mẫu được gắn cùng với cân bàn có thanh
định mức ngang vuông góc với trục đứng của thước. Kết quả tính bằng mét, sai số
không quá 0,5cm. Đo trọng lượng cơ thể bằng cân bàn TZ 20. Đơn vị tính bằng
kg và sai số không quá 100g. Cân chính xác đến 0,5kg và đo chiều cao chính xác
đến 1cm. Đơn vị biểu thị: Cân nặng (P) = kg, chiều cao (H) = m
Từ đó tính chỉ số khối cơ thể (BMI) dựa theo công thức:
)
m
kg
(
H
P
BMI 2
2

Bảng 2.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì của TCYTTG năm 2002 [53]
PHÂN LOẠI BMI ( Kg/ m2
)
GẦy < 18,5
Bình thường 18,5 - 22,9
Béo phì
(  23 )
Có nguy cơ 23 - 24,9
Béo độ 1 25 - 29,9
Béo đỘ 2  30
* Tĩnh tại: Quan điểm Hội Tim Mạch Hoa Kỳ về ngăn ngừa bệnh Tim
mạch [24].
+ Đối tượng được xem là có vận động thể lực thường xuyên khi tập luyện
đều đặn hằng ngày ( 3 ngày/ tuần với thời gian trên 30 phút mỗi lần tập) như
tập thể dục, đi bộ hay chơi một môn thể thao nào đó...
+ Đối tượng được xem là ít vận động thể lực thường xuyên là đối tượng
không tập luyện hay tập luyện không đều đặn (< 3 ngày/ tuần).
* Uống rượu [3].
Khi uống > 3 đơn vị rượu/ngày đối với nam, > 2 đơn vị rượu/ngày đối
với nữ (1 đơn vị rượu tương đương 40ml rượu mạnh, 125ml rượu vang hoặc 1
lon bia 220ml) hoặc lạm dụng rượu theo bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ
X: lâm sàng có biểu hiện thèm rượu, khó kiểm tra tập tính dùng rượu, lượng
rượu dùng ngày càng tăng [3].
Phân loại nghiện rượu: Dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán người nghiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
37
rượu của Tổ chức Y tế Thế giới [3]. Bệnh nhân có ba trong sáu biểu hiện sau:
1. Thèm muốn mạnh mẽ hoặc cảm thấy buộc phải uống rượu.
2. Khó khăn kiểm tra về thời gian bắt đầu uống và kết thúc uống cũng
như mức độ uống hàng ngày.
3. Khi ngừng uống thì xuất hiện trạng thái cai, bệnh nhân uống rượu trở
lại để né tránh hoặc giảm hội chứng cai rượu cấp.
4. Có bằng chứng về số lượng rượu ngày càng nhiều lên.
Nam giới uống 60g rượu một ngày tương đương với 1200 ml bia nồng
độ 5% và 180ml rượu mạnh,liên tục hàng năm. Nữ uống 20g rượu trên ngày
tương đương 250 ml rượu vang hay 60ml rượu mạnh.
5. Sao nhãng những thú vui trước đây, dành nhiều thời gian tìm kiếm và
uống rượu. Vẫn tiếp tục dùng dù biết trước tác dụng
* Thuốc lá:
+ Đánh giá là lạm dụng thuốc lá khi hút >15 bao thuốc lá trong một năm.
+ Theo WHO, hút thuốc lá được tính theo đơn vị gói/năm. Nếu bỏ thuốc
trên 5 năm được coi như không hút thuốc.
. Có hút thuốc lá: Được định nghĩa khi đối tượng còn đang hút thuốc lá
hoặc tiền sử có hút thuốc lá và ngưng hút < 5 năm.
. Không hút thuốc lá: Chưa bao giờ hút hoặc đã bỏ hút thuốc lá trước đó >
5 năm liên tục cho đến lúc tham gia nghiên cứu [3].
Cận lâm sàng
Bảng 2.5. Giá trị bình thường của các chỉ số xét nghiệm máu
tại Khoa Xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái nguyên
TT Chỉ số Đơn vị tính Giá trị bình thường
1 Hồng cầu 1012
3,8 - 5,3
2 Bạch cầu 109
4,0 - 4,9
3 Tiểu cầu g/l 110 - 117
4 Acid uric µmol/l
Nam: 180 - 420
Nữ: 150 - 360
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
38
5 Cholesterol mmol/l 3,9 - 5,2
6 Triglyceride mmol/l 0,46 - 1,8
7 HDL - C mmol/l > 0,9
8 LDL - C mmol/l < 3,4
9 Glucose mmol/l 3,6 - 5,9
10 Ure mmol/l 2,5 - 8,3
11 Creatinin µmol/l
Nam: 62 - 115
Nữ: 53 - 97
* Tiêu chuẩn về chẩn đoán hình ảnh học[11] [19]:
- CMN có biểu hiện là vùng tăng tỷ trọng thuần nhất, có đậm độ từ 45
đến 90 đơn vị Hounsfield H (HU), có thể giảm tỷ trọng vùng xung quanh do
phù não, chèn Ðp và có máu trong não thất.
- NMN là vùng giảm tỷ trọng có kích thước lớn hơn 1,5cm, thường xuất
hiện sau 48 giờ.
Bảng 2.6. Hình ảnh chụp cộng hưởng từ sọ não
Hình ảnh ở T1W1 Hình ảnh ở T2W2
Nhồi máu não Giảm tín hiệu Tăng tín hiệu
Chảy máu não
(Từ 1 đến 3 ngày)
Không thay đổi Giảm tín hiệu
Chảy máu não
(Từ 3 đến 14 ngày)
Tăng tín hiệu Tăng tín hiệu
Chảy máu não
(Trên 21 ngày)
Không thay đổi, có
thể bờ giảm tín hiệu
Bê giảm tín hiệu nhiều
* Điện tâm đồ
Được làm thường quy để tìm các rối loạn nhịp, các nhồi máu cơ tim,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
39
suy tim.
* Bệnh tim: bao gồm các bệnh van tim, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp
tim, suy tim. Chẩn đoán dựa vào hỏi tiền sử, khám lâm sàng, điện tim do các bác
sĩ chuyên khoa thực hiện.
2.5. Phương pháp xử lý số liệu
Bằng phương pháp thống kê y học ứng dụng phần mềm SPSS 16.0 với
các thuật toán thống kê.
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu
- Nghiên cứu này được thực hiện với sự đồng ý của đối tượng nghiên cứu.
- Nghiên cứu này chỉ nhằm mục đích bảo vệ, nâng cao sức khỏe cho bệnh
nhân, không vì bất kỳ mục đích nào khác.
- Đối tượng nghiên cứu được thông báo về kết quả nghiên cứu cũng như
được tư vấn về tình trạng bệnh tật, tiên lượng và điều trị nếu có vấn đề về sức
khỏe.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
40
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Xác định nồng độ acid uric huyết tương và một số yếu tố nguy cơ ở
bệnh nhân đột quỵ não
3.1.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới của đột quỵ não
Nhận xét:
- Tỉ lệ nam bị đột quỵ não cao hơn tỉ lệ nữ ở thể NMN
- Tỉ lệ nữ trong thể CMN cao hơn so với tỉ lệ nam bị ĐQN
Biều đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi của đột quỵ não
0
10
20
30
40
CMN NMN
43,5%
59,7%
56,5%
40,2%
Nam
Nữ
0
5
10
15
20
25
30
35
40 - 59 60 -79 ≥ 80
27,3%
24,4%
25%
72,7%
75,6%
75%
CMN
NMN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
41
Nhận xét:
- Đa số bệnh nhân thuộc nhóm tuổi trung niên và cao tuổi
- Bệnh nhân ở nhóm tuổi 60 - 79 chiếm tỉ lệ cao nhất.
- Bệnh nhân ở nhóm tuổi ≥ 80 chiếm tỷ lệ thấp nhất ở cả hai thể ĐQN.
Bảng 3.1. Một số yếu tố nguy cơ của đột quỵ não
Thể ĐQN
Nguy cơ
CMN
(n = 23)
NMN
(n = 67)
Tổng
( n = 90)
n % n % n %
THA
Có 17 23,9 54 76,1 71 78,9
Không 6 31,6 13 68,4 19 21,1
ĐTĐ
Có 7 21,2 26 78,8 33 36,7
Không 16 31,6 41 71,9 57 63,3
ĐQN cũ
Có 5 14,3 30 85,7 35 38,9
Không 18 32,7 37 67,3 55 61,1
Uống
rượu
Có 19 22,0 32 78,0 41 45,6
Không 14 28,6 35 71,4 49 54,4
Hút
thuốc lá
Có 17 27 46 73 63 70
Không 6 22,2 21 77,8 27 30
Tập thể
dục
Có 5 29,5 12 70,5 14 15,6
Không 18 24,7 55 75,3 73 81,1
Nhận xét:
- Yếu tố nguy cơ THA, hút thuốc lá và không tập thể dục thường xuyên
chiếm tỉ lệ cao nhất.
- Yếu tố nguy cơ ĐTĐ, uống rượu chiếm tỉ lệ thấp hơn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
42
Bảng 3.2. Tình trạng rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đột quỵ não
Thể ĐQN
Rối loạn LP
CMN
(n = 23)
NMN
(n = 67)
Tổng
(n = 90)
n % n % n %
Cholesterol
Có 11 27,5 29 72,5 40 44,4
Không 12 24,0 38 76,0 50 55,6
HDL - c
Có 6 18,8 26 81,3 32 35,6
Không 17 29,3 41 70,7 58 64,4
LDL - c
Có 11 28,9 27 71,1 38 42,2
Không 12 23,1 40 76,9 52 57,8
Triglycerid
Có 11 25,0 33 75,0 44 48,9
Không 12 26,1 34 73,9 46 51,1
Nhận xét:
- Tỉ lệ tăng cholesterol và tăng triglyceride chiếm tỷ lệ cao ở cả hai
thể ĐQN.
- Rối loạn lipid do tăng triglycerid chiếm tỷ cao nhất
3.1.2. Nồng độ acid uric huyết tương và một số yếu tố nguy cơ
Bảng 3.3. Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương
Acid uric
Thể ĐQN
p
CMN
(n = 23)
NMN
(n = 67)
X ± SD 379,59 ± 85,18 410,79 ± 92,21 <0,05
Nhận xét:
- Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương ở thể NMN là 410,79
± 92,21 µmol/l cao hơn thể CMN là 379,59 ± 85,18 µmol/l. sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p<0.05)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
43
Biểu đồ 3.3. Tình trạng béo phì theo BMI của đột quỵ não
Nhận xét:
- Đa số bệnh nhân có chỉ số BMI ở nghưỡng bình thường
- Tỉ lệ béo phì của nhóm nghiên cứu chiếm tỉ lệ 31,1%
Bảng 3.4. Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương với nguy cơ THA
Nguy cơ
Thể ĐQN
THA
p
Có Không
Acid uric
X ± SD
CMN
(n = 23)
390,47 ± 84,75 348,03 ± 85,99 < 0,05
NMN
(n = 67)
412,90 ± 88,25 402,03 ± 110,70 < 0,05
Nhận xét:
- Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương giữa nhóm có THA và
nhóm không THA có sự khác biệt ở cả hai thể ĐQN với p< 0,05
Bảng 3.5. Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương với nguy cơ ĐTĐ
Nguy cơ
Thể ĐQN
ĐTĐ
p
Có Không
Acid uric
X ± SD
CMN
(n = 23)
399,95 ± 108,11 368,73 ±72,07 > 0,05
NMN
(n = 67)
410,85 ± 107,81 410,75 ± 82,24 > 0,05
3,3%
65,5%
31,1%
Gầy
Bình thường
Béo phì
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
44
Nhận xét:
- Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương giữa nhóm có ĐTĐ và
nhóm không ĐTĐ khác biệt ko có ý nghĩa ở cả hai thể ĐQN với p> 0,05
Bảng 3.6. Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương với cholesterol
Nguy cơ
Thể ĐQN
Cholesterol
p
Có Không
Acid uric
X ± SD
CMN
(n = 23)
368,24 ± 91,76 398,99 ± 81,29 < 0,05
NMN
(n = 67)
398,55 ± 96,11 420,13 ± 89,25 < 0,05
Nhận xét:
- Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương giữa nhóm có tăng
cholesterol và nhóm không tăng cholesterol có sự khác biệt ở cả hai thể ĐQN.
Bảng 3.7. Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương với triglyceride
Nguy cơ
Thể ĐQN
Triglycerid
p
Có Không
Acid uric
X ± SD
CMN
(n = 23)
386,57 ± 62,23 404,48 ± 105,30 < 0,05
NMN
(n = 67)
406,92 ± 91,47 416,92 ± 78,57 < 0,05
Nhận xét:
- Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương giữa nhóm có tăng
triglycerid và nhóm không tăng triglycerid có sự khác biệt ở cả hai thể ĐQN
với p< 0,05.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
45
Bảng 3.8. Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương với HDL – C
Nguy cơ
Thể ĐQN
HDL - C
p
Có Không
Acid uric
X ± SD
CMN
(n = 23)
386,53 ± 51,64 377,14 ± 95,49 < 0,05
NMN
(n = 67)
452,24 ± 101,79 384,51 ± 75,68 < 0,05
Nhận xét:
- Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương giữa nhóm có tăng HDL - C và
nhóm không tăng HDL - C có sự khác biệt ở cả hai thể ĐQN (p< 0,05).
Bảng 3.9. Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương với LDL - C
Nguy cơ
Thể ĐQN
HDL - C
p
Có Không
Acid uric
X ± SD
CMN
(n = 23)
375,04 ± 94,79 383,76 ± 79,49 < 0,05
NMN
(n = 67)
410,33 ± 99,24 411,10 ± 88,44 < 0,05
Nhận xét:
- Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương giữa nhóm có tăng và
không tăng LDL - C có sự khác biệt ở cả hai thể ĐQN với p < 0,05.
Bảng 3.10. Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương với
nguy cơ hút thuốc lá
Nguy cơ
Thể ĐQN
Hút thuốc lá
p
Có Không
Acid uric
X ± SD
CMN
(n = 23)
352,74 ± 83,70 388,05 ± 79,13 < 0,05
NMN
(n = 67)
421,35 ± 73,10 435,67 ± 100,05 < 0,05
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
46
Nhận xét:
- Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương giữa nhóm có hút thuốc
lá và nhóm không hút thuốc lá có sự khác biệt ở cả hai thể ĐQN với p< 0,05
Bảng 3.11. Nồng độ trung bình của acid uric huyết
tương với nguy cơ uống rượu, bia
Nguy cơ
Thể ĐQN
Uống rượu, bia
p
Có Không
Acid uric
X ± SD
CMN
(n = 23)
387,99 ± 96,11 355,78 ± 37,97 > 0,05
NMN
(n = 67)
401,62 ± 96,11 430,88 ± 109,81 > 0,05
Nhận xét:
- Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương giữa nhóm có uống
rượu và nhóm không uống rượu khác biệt không có ý nghĩa ở cả hai thể ĐQN
(p> 0,05).
Bảng 3.12. Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương với tập thể dục
Nguy cơ
Thể ĐQN
Tập thể dục
p
Có Không
Acid uric
X ± SD
CMN
(n = 23)
391,62 ± 85,00 375,34 ± 87,42 < 0,05
NMN
(n = 67)
385,11 ± 71,20 418,85 ± 97,08 < 0,05
Nhận xét:
- Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương giữa nhóm có tập thể dục
thường xuyên và nhóm không tập thể dục thường xuyên có sự khác biệt ở cả
hai thể ĐQN với p< 0,05.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
47
3.2. Phân tích mối liên quan giữa nồng độ acid uric huyết tương với mức
độ và tiên lượng bệnh nhân đột quỵ não
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa nồng độ acid uric huyết tương với giới
Giới
Thể ĐQN
Nam Nữ p
Acid uric
X ± SD
CMN
(n = 23)
418,68 ± 67,41 349,52± 87,40 < 0,05
NMN
(n= 67)
433,51± 102,62 377,03± 61,66 < 0,05
Nhận xét:
- Giá trị trung bình của nồng độ acid uric huyết tương của nhóm nghiên cứu
có sự khác biệt giữa hai giới. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,05).
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa nồng độ acid uric huyết tương với nhóm tuổi
Acid uric
Nhóm tuổi
Acid uric X ± SD p
40 - 59 406,77 ± 92,78 > 0,05
60 - 79 394,76 ± 95,13 > 0,05
≥ 80 422,19 ± 71,28 > 0,05
Nhận xét:
- Giá trị trung bình của nồng độ acid uric huyết tương giữa các nhóm tuổi
khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05.
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa nồng độ acid uric huyết tương với mức độ rối
loạn ý thức theo thang điểm Glasgow lúc vào viện và ra viện của thể CMN
Acid uric
Mức độ
Vào viện Ra viện
p
n Acid uric X ± SD n Acid uric X ± SD
Nặng 2 363,40 ± 35,92 0 0 (0) < 0,05
Vừa 11 369,90 ± 76,82 6 276,54 ± 68,42 < 0,05
Nhẹ 10 393,48 ± 103,18 17 276,18 ± 54,75 < 0,05
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
48
Nhận xét:
- Mức độ rồi loạn ý thức theo thang điểm Glasgow chủ yếu ở vừa và nhẹ
- Khi ra viện nồng độ acid acid uric huyết tương giảm, mức độ rối loạn
ý thức giảm so với lúc vào viện (p< 0,05).
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa nồng độ acid uric huyết tương với mức độ rối
loạn ý thức theo thang điểm Glasgow lúc vào viện và ra viện của thể NMN
Acid uric
Mức độ
Vào viện Ra viện p
n Acid uric X ± SD n Acid uric X ± SD
Nặng 10 413,81 ± 78,62 1 309,60 ± 90,05 < 0,05
Vừa 22 420,39 ± 97,85 19 321,50 ± 66,19 < 0,05
Nhẹ 35 403,89 ± 94,03 47 310,38 ± 77,63 < 0,05
Nhận xét:
- Mức độ rối loạn ý thức theo thang điểm Glasgow vừa và nhẹ chiếm tỉ
lệ cao.
- Nồng độ acid uric huyết tương giảm, mức độ rối loạn ý thức lúc ra viện
giảm so với lúc vào viện (p< 0,05)
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa nồng độ acid uric với mức độ tổn thương
thần kinh theo thang điểm NIHSS lúc vào viện và ra viện ở thể CMN
Acid uric
Mức độ
Vào viện Ra viện
p
n
Acid uric X ±
SD
n
Acid uric X ±
SD
Nhẹ 7 335,40 ± 99,05 13 263,99 ± 55,53 < 0,05
Vừa 13 385,99 ± 76,38 9 290,26 ± 62,42 < 0,05
Nặng 3 454,97 ± 65,61 1 310,40 ± 60,05 < 0,05
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
49
Rất nặng 0 0 0 0
Nhận xét:
- Mức độ tổn thương thần kinh theo thang điểm NIHSS chủ yếu ở nhẹ và
vừa
- Khi ra viện nồng độ acid uric huyết tương giảm, mức độ tổn thương
thần kinh giảm so với lúc vào viện (p< 0,05).
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa nồng độ acid uric với mức độ tổn thương
thần kinh theo thang điểm NIHSS lúc vào viện và ra viện ở thể NMN
Acid uric
Mức độ
Vào viện Ra viện
p
n
Acid uric X ±
SD
n
Acid uric X ±
SD
Nhẹ 27 393,30 ± 79,39 31 296,75 ± 61,62 < 0,05
Vừa 26 392,82 ± 72,06 32 327,06 ± 81,81 < 0,05
Nặng 13 484,86 ± 122,12 4 335,25 ± 81,42 < 0,05
Rất nặng 1 387,40 ± 74,56 0 0 (0) < 0,05
Nhận xét:
- Mức độ tổn thương thần kinh theo thang điểm NIHSS chủ yếu ở nhẹ và
vừa.
- Khi ra viện nồng độ acid uric huyết tương giảm, mức độ tổn thương
thần kinh giảm so với lúc vào viện (p< 0,05).
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa nồng độ acid uric với tiên lượng theo
thang điểm Rankin lúc vào viện và ra viện của thể CMN
Acid uric
Mức độ
Vào viện Ra viện
p
n Acid uric X ±
SD
n Acid uric X ±
SD
Nhẹ 20 374,19 ± 85,68 22 272,18 ± 57,25 > 0,05
Nặng 3 415,60 ± 93,91 1 303,67 ± 63,97 > 0,05
Nhận xét:
Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não
Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não
Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não
Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não
Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não
Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não
Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não
Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não
Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não
Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não
Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não
Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não
Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não
Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não
Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não
Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não
Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não
Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não
Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não
Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não
Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não
Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não
Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não
Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não
Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não
Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não
Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não
Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não
Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não
Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não
Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não
Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não
Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não
Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não
Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não
Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não
Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não
Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não
Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não
Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não
Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não
Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não
Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não

More Related Content

What's hot

Nghiên cứu tình trạng rối loạn chức năng thận nặng thêm ở bệnh nhân suy tim
Nghiên cứu tình trạng rối loạn chức năng thận nặng thêm ở bệnh nhân suy timNghiên cứu tình trạng rối loạn chức năng thận nặng thêm ở bệnh nhân suy tim
Nghiên cứu tình trạng rối loạn chức năng thận nặng thêm ở bệnh nhân suy timTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu nồng độ kháng thể anti ccp huyết thanh ở bệnh nhân viêm khớp dạng ...
Nghiên cứu nồng độ kháng thể anti ccp huyết thanh ở bệnh nhân viêm khớp dạng ...Nghiên cứu nồng độ kháng thể anti ccp huyết thanh ở bệnh nhân viêm khớp dạng ...
Nghiên cứu nồng độ kháng thể anti ccp huyết thanh ở bệnh nhân viêm khớp dạng ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Kết quả điều trị bệnh não gan ở bệnh nhân xơ gan
Kết quả điều trị bệnh não gan ở bệnh nhân xơ ganKết quả điều trị bệnh não gan ở bệnh nhân xơ gan
Kết quả điều trị bệnh não gan ở bệnh nhân xơ ganTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
So sánh kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp nội soi tán sỏi sử dụ...
So sánh kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp nội soi tán sỏi sử dụ...So sánh kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp nội soi tán sỏi sử dụ...
So sánh kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp nội soi tán sỏi sử dụ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận án tiến sĩ y học nghiên cứu tần suất và các yếu tố nguy cơ của tăng áp l...
Luận án tiến sĩ y học nghiên cứu tần suất và các yếu tố nguy cơ của tăng áp l...Luận án tiến sĩ y học nghiên cứu tần suất và các yếu tố nguy cơ của tăng áp l...
Luận án tiến sĩ y học nghiên cứu tần suất và các yếu tố nguy cơ của tăng áp l...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men gan
Tác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men ganTác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men gan
Tác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men ganDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kết quả điều trị phẫu thuật chấn thương vết thương động mạch ngoại vi
Kết quả điều trị phẫu thuật chấn thương   vết thương động mạch ngoại viKết quả điều trị phẫu thuật chấn thương   vết thương động mạch ngoại vi
Kết quả điều trị phẫu thuật chấn thương vết thương động mạch ngoại viTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp trên siêu âm doppler ở bệnh nhân b...
Chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp trên siêu âm doppler ở bệnh nhân b...Chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp trên siêu âm doppler ở bệnh nhân b...
Chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp trên siêu âm doppler ở bệnh nhân b...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp c...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp c...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp c...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp c...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Kết quả điều trị bệnh nhân lao phổi mới afb(+) bằng phác đồ 6 tháng (2 rhze 4...
Kết quả điều trị bệnh nhân lao phổi mới afb(+) bằng phác đồ 6 tháng (2 rhze 4...Kết quả điều trị bệnh nhân lao phổi mới afb(+) bằng phác đồ 6 tháng (2 rhze 4...
Kết quả điều trị bệnh nhân lao phổi mới afb(+) bằng phác đồ 6 tháng (2 rhze 4...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn mắc phải theo phương pháp lichtenstein
Kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn mắc phải theo phương pháp lichtensteinKết quả điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn mắc phải theo phương pháp lichtenstein
Kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn mắc phải theo phương pháp lichtensteinTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Kết quả điều trị cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng ph...
Kết quả điều trị cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng ph...Kết quả điều trị cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng ph...
Kết quả điều trị cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng ph...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng tán sỏi ngược dòng với nguồn năng lượng l...
Kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng tán sỏi ngược dòng với nguồn năng lượng l...Kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng tán sỏi ngược dòng với nguồn năng lượng l...
Kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng tán sỏi ngược dòng với nguồn năng lượng l...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...
đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...
đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (20)

Nghiên cứu tình trạng rối loạn chức năng thận nặng thêm ở bệnh nhân suy tim
Nghiên cứu tình trạng rối loạn chức năng thận nặng thêm ở bệnh nhân suy timNghiên cứu tình trạng rối loạn chức năng thận nặng thêm ở bệnh nhân suy tim
Nghiên cứu tình trạng rối loạn chức năng thận nặng thêm ở bệnh nhân suy tim
 
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...
 
Luận án: Đánh giá hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật bụng, HAY
Luận án: Đánh giá hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật bụng, HAYLuận án: Đánh giá hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật bụng, HAY
Luận án: Đánh giá hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật bụng, HAY
 
Nghiên cứu nồng độ kháng thể anti ccp huyết thanh ở bệnh nhân viêm khớp dạng ...
Nghiên cứu nồng độ kháng thể anti ccp huyết thanh ở bệnh nhân viêm khớp dạng ...Nghiên cứu nồng độ kháng thể anti ccp huyết thanh ở bệnh nhân viêm khớp dạng ...
Nghiên cứu nồng độ kháng thể anti ccp huyết thanh ở bệnh nhân viêm khớp dạng ...
 
Kết quả điều trị bệnh não gan ở bệnh nhân xơ gan
Kết quả điều trị bệnh não gan ở bệnh nhân xơ ganKết quả điều trị bệnh não gan ở bệnh nhân xơ gan
Kết quả điều trị bệnh não gan ở bệnh nhân xơ gan
 
So sánh kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp nội soi tán sỏi sử dụ...
So sánh kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp nội soi tán sỏi sử dụ...So sánh kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp nội soi tán sỏi sử dụ...
So sánh kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp nội soi tán sỏi sử dụ...
 
Luận án tiến sĩ y học nghiên cứu tần suất và các yếu tố nguy cơ của tăng áp l...
Luận án tiến sĩ y học nghiên cứu tần suất và các yếu tố nguy cơ của tăng áp l...Luận án tiến sĩ y học nghiên cứu tần suất và các yếu tố nguy cơ của tăng áp l...
Luận án tiến sĩ y học nghiên cứu tần suất và các yếu tố nguy cơ của tăng áp l...
 
Tác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men gan
Tác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men ganTác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men gan
Tác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men gan
 
Kết quả điều trị phẫu thuật chấn thương vết thương động mạch ngoại vi
Kết quả điều trị phẫu thuật chấn thương   vết thương động mạch ngoại viKết quả điều trị phẫu thuật chấn thương   vết thương động mạch ngoại vi
Kết quả điều trị phẫu thuật chấn thương vết thương động mạch ngoại vi
 
Chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp trên siêu âm doppler ở bệnh nhân b...
Chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp trên siêu âm doppler ở bệnh nhân b...Chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp trên siêu âm doppler ở bệnh nhân b...
Chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp trên siêu âm doppler ở bệnh nhân b...
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp c...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp c...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp c...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp c...
 
Kết quả điều trị bệnh nhân lao phổi mới afb(+) bằng phác đồ 6 tháng (2 rhze 4...
Kết quả điều trị bệnh nhân lao phổi mới afb(+) bằng phác đồ 6 tháng (2 rhze 4...Kết quả điều trị bệnh nhân lao phổi mới afb(+) bằng phác đồ 6 tháng (2 rhze 4...
Kết quả điều trị bệnh nhân lao phổi mới afb(+) bằng phác đồ 6 tháng (2 rhze 4...
 
Tình hình sử dụng thuốc và nhận thức của bác sĩ trong điều trị gút
Tình hình sử dụng thuốc và nhận thức của bác sĩ trong điều trị gút Tình hình sử dụng thuốc và nhận thức của bác sĩ trong điều trị gút
Tình hình sử dụng thuốc và nhận thức của bác sĩ trong điều trị gút
 
Kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn mắc phải theo phương pháp lichtenstein
Kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn mắc phải theo phương pháp lichtensteinKết quả điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn mắc phải theo phương pháp lichtenstein
Kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn mắc phải theo phương pháp lichtenstein
 
Luận án: Đặc điểm dịch tễ, bệnh võng mạc đái tháo đường, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tễ, bệnh võng mạc đái tháo đường, HAYLuận án: Đặc điểm dịch tễ, bệnh võng mạc đái tháo đường, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tễ, bệnh võng mạc đái tháo đường, HAY
 
Luận văn: Sử dụng thuốc điều trị vảy nến tại bệnh viện da liễu, 9đ
Luận văn: Sử dụng thuốc điều trị vảy nến tại bệnh viện da liễu, 9đLuận văn: Sử dụng thuốc điều trị vảy nến tại bệnh viện da liễu, 9đ
Luận văn: Sử dụng thuốc điều trị vảy nến tại bệnh viện da liễu, 9đ
 
Kết quả điều trị cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng ph...
Kết quả điều trị cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng ph...Kết quả điều trị cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng ph...
Kết quả điều trị cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng ph...
 
Nồng độ myeloperoxidase huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường
Nồng độ myeloperoxidase huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đườngNồng độ myeloperoxidase huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường
Nồng độ myeloperoxidase huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường
 
Kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng tán sỏi ngược dòng với nguồn năng lượng l...
Kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng tán sỏi ngược dòng với nguồn năng lượng l...Kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng tán sỏi ngược dòng với nguồn năng lượng l...
Kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng tán sỏi ngược dòng với nguồn năng lượng l...
 
đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...
đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...
đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...
 

Similar to Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não

Kiểm soát glucose máu và một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái...
Kiểm soát glucose máu và một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái...Kiểm soát glucose máu và một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái...
Kiểm soát glucose máu và một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Mối liên quan giữa nồng độ glucose huyết tương lúc nhập viện với tiến triển, ...
Mối liên quan giữa nồng độ glucose huyết tương lúc nhập viện với tiến triển, ...Mối liên quan giữa nồng độ glucose huyết tương lúc nhập viện với tiến triển, ...
Mối liên quan giữa nồng độ glucose huyết tương lúc nhập viện với tiến triển, ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số biểu hiện bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợ...
Một số biểu hiện bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợ...Một số biểu hiện bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợ...
Một số biểu hiện bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu nãođặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu nãoTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Mối liên quan giữa nồng độ hs crp huyết tương với hình thái và chức năng động...
Mối liên quan giữa nồng độ hs crp huyết tương với hình thái và chức năng động...Mối liên quan giữa nồng độ hs crp huyết tương với hình thái và chức năng động...
Mối liên quan giữa nồng độ hs crp huyết tương với hình thái và chức năng động...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân suy tim
Nghiên cứu tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân suy timNghiên cứu tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân suy tim
Nghiên cứu tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân suy timTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.ssuser499fca
 
Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin huyết tƣơng và tỷ leptin/adiponectin t...
Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin huyết tƣơng và tỷ leptin/adiponectin t...Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin huyết tƣơng và tỷ leptin/adiponectin t...
Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin huyết tƣơng và tỷ leptin/adiponectin t...hieu anh
 
Nồng độ enzyme myeloperoxidase với bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh
Nồng độ enzyme myeloperoxidase với bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnhNồng độ enzyme myeloperoxidase với bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh
Nồng độ enzyme myeloperoxidase với bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnhDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...
Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...
Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ ...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có biến chứng ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có biến chứng ...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có biến chứng ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có biến chứng ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não gi...
Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não gi...Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não gi...
Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não gi...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não (20)

Kiểm soát glucose máu và một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái...
Kiểm soát glucose máu và một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái...Kiểm soát glucose máu và một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái...
Kiểm soát glucose máu và một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái...
 
Mối liên quan giữa nồng độ glucose huyết tương lúc nhập viện với tiến triển, ...
Mối liên quan giữa nồng độ glucose huyết tương lúc nhập viện với tiến triển, ...Mối liên quan giữa nồng độ glucose huyết tương lúc nhập viện với tiến triển, ...
Mối liên quan giữa nồng độ glucose huyết tương lúc nhập viện với tiến triển, ...
 
Một số biểu hiện bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợ...
Một số biểu hiện bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợ...Một số biểu hiện bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợ...
Một số biểu hiện bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợ...
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu nãođặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não
 
Mối liên quan giữa nồng độ hs crp huyết tương với hình thái và chức năng động...
Mối liên quan giữa nồng độ hs crp huyết tương với hình thái và chức năng động...Mối liên quan giữa nồng độ hs crp huyết tương với hình thái và chức năng động...
Mối liên quan giữa nồng độ hs crp huyết tương với hình thái và chức năng động...
 
Nghiên cứu tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân suy tim
Nghiên cứu tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân suy timNghiên cứu tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân suy tim
Nghiên cứu tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân suy tim
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
 
Luận án: Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin trên đối tượng thừa cân
Luận án: Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin trên đối tượng thừa cânLuận án: Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin trên đối tượng thừa cân
Luận án: Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin trên đối tượng thừa cân
 
Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin huyết tƣơng và tỷ leptin/adiponectin t...
Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin huyết tƣơng và tỷ leptin/adiponectin t...Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin huyết tƣơng và tỷ leptin/adiponectin t...
Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin huyết tƣơng và tỷ leptin/adiponectin t...
 
Luận án: Nồng độ leptin, adiponectin ở người thừa cân - béo phì
Luận án: Nồng độ leptin, adiponectin ở người thừa cân - béo phìLuận án: Nồng độ leptin, adiponectin ở người thừa cân - béo phì
Luận án: Nồng độ leptin, adiponectin ở người thừa cân - béo phì
 
Luận văn: Nồng độ hydroxybutyrate máu ở bệnh nhân tiểu đường
Luận văn: Nồng độ hydroxybutyrate máu ở bệnh nhân tiểu đườngLuận văn: Nồng độ hydroxybutyrate máu ở bệnh nhân tiểu đường
Luận văn: Nồng độ hydroxybutyrate máu ở bệnh nhân tiểu đường
 
Nồng độ enzyme myeloperoxidase với bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh
Nồng độ enzyme myeloperoxidase với bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnhNồng độ enzyme myeloperoxidase với bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh
Nồng độ enzyme myeloperoxidase với bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh
 
Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...
Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...
Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ ...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ ...
 
Tác dụng của nhĩ hoàn châm với amlodipin trong điều trị tăng huyết áp
Tác dụng của nhĩ hoàn châm với amlodipin trong điều trị tăng huyết ápTác dụng của nhĩ hoàn châm với amlodipin trong điều trị tăng huyết áp
Tác dụng của nhĩ hoàn châm với amlodipin trong điều trị tăng huyết áp
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có biến chứng ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có biến chứng ...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có biến chứng ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có biến chứng ...
 
Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não gi...
Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não gi...Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não gi...
Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não gi...
 
Luận án: Khảo sát nồng độ leptin huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ tim mạch
Luận án: Khảo sát nồng độ leptin huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ tim mạchLuận án: Khảo sát nồng độ leptin huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ tim mạch
Luận án: Khảo sát nồng độ leptin huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ tim mạch
 
Luận án: Yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tiền đái tháo đường
Luận án: Yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tiền đái tháo đườngLuận án: Yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tiền đái tháo đường
Luận án: Yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tiền đái tháo đường
 
Nồng độ leptin, adiponectin huyết tương, tỷ leptin/adiponectin ở người béo phì
Nồng độ leptin, adiponectin huyết tương, tỷ leptin/adiponectin ở người béo phìNồng độ leptin, adiponectin huyết tương, tỷ leptin/adiponectin ở người béo phì
Nồng độ leptin, adiponectin huyết tương, tỷ leptin/adiponectin ở người béo phì
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY (20)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 

Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não

  • 1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC VƯƠNG THỊ HỒNG THÚY NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ ACID URIC HUYẾT TƯƠNG Ở BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ NÃO ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC THÁI NGUYÊN - 2016
  • 2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC VƯƠNG THỊ HỒNG THÚY NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ ACID URIC HUYẾT TƯƠNG Ở BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ NÃO ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: NỘI KHOA Mã số: 60.72.01.40 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN VĂN TUẤN THÁI NGUYÊN - 2016
  • 3. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, toàn bộ số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chính xác và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. HỌC VIÊN Vương Thị Hồng Thúy
  • 4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Với tất cả lòng chân thành tôi xin trân trọng cảm ơn tới: - Đảng ủy, Ban Giám hiệu trường Đại học Y Dược Thái Nguyên. - Đảng ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện Đa Khoa Trung ương Thái Nguyên - Phòng Đào tạo - Bộ phận Đào tạo sau đại học và Hội đồng đánh giá luận văn cấp trường - Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên. - Đảng ủy, Ban Giám hiệu trường Cao Đẳng Y tế Thái Nguyên Đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, công tác và hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Trần Văn Tuấn, người thầy đã tận tình hướng dẫn, góp ý, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn tới: - Các thầy cô giáo trong Bộ môn Nội - Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian học tập. - Tập thể các y, bác sỹ trong khoa Thần kinh, khoa Sinh hóa, khoa Chẩn đoán hình ảnh đã hết lòng tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, lấy số liệu thực hiện luận văn. - Tập thể Bộ môn Truyền nhiễm - Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên đã động viên, tạo điều kiện cho tôi học tập Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn những tình cảm và sự động viên, giúp đỡ nhiệt tình của gia đình, người thân và bạn bè. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2016 HỌC VIÊN Vương Thị Hồng Thúy
  • 5. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii MỤC LỤC........................................................................................................iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ v DANH MỤC BẢNG........................................................................................ vi DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ.....................................................................viii ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chương 1. TỔNG QUAN ............................................................................... 3 1.1. Tổng quan về đột quỵ não.......................................................................... 3 1.1.1. Định nghĩa............................................................................................ 3 1.1.2. Đặc điểm giải phẫu và sinh lý của tuần hoàn não ............................... 4 1.1.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của ĐQN....................................... 6 1.1.4. Chẩn đoán đột quỵ não ........................................................................ 9 1.1.5. Độ nặng của ĐQN trên lâm sàng và cận lâm sàng............................ 10 1.1.6. Dịch tễ đột qụy não............................................................................ 11 1.1.7. Một số yếu tố nguy cơ của đột quỵ não............................................. 13 1.2. Tổng quan về acid uric huyết tương ........................................................ 18 1.2.1. Đại cương về acid uric....................................................................... 18 1.2.2. Cơ chế bệnh sinh của tăng acid uric gây xơ vữa mạch ..................... 23 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ acid uric huyết tương................ 24 1.3. Các nghiên cứu về đột quỵ não có tăng acid uric huyết tương................ 27 1.3.1. Trên Thế giới ..................................................................................... 27 1.3.2. Tại Việt nam ...................................................................................... 27
  • 6. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iv Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 28 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 28 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng.......................................................... 28 2.1.2. Tiêu chí loại trừ đối tượng................................................................. 28 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................ 29 2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 29 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................... 29 2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu............................................................................ 29 2.3.3. Phương pháp chọn mẫu ..................................................................... 29 2.3.4. Các biến số nghiên cứu...................................................................... 29 2.3.5. Kỹ thuật thu thập số liệu.................................................................... 30 2.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán, phân loại sử dụng trong nghiên cứu ................... 31 2.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 39 2.6. Đạo đức trong nghiên cứu........................................................................ 39 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 40 3.1. Xác định nồng độ acid uric huyết tương và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đột quỵ não .................................................................................... 40 3.1.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu ............................................. 40 3.1.2. Nồng độ acid uric huyết tương và một số yếu tố nguy cơ................. 42 3.2. Phân tích mối liên quan giữa nồng độ acid uric huyết tương với mức độ và tiên lượng bệnh nhân đột quỵ não......................................................... 47 Chương 4. BÀN LUẬN................................................................................. 51 4.1. Xác định nồng độ acid uric huyết tương và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đột quỵ não .................................................................................... 51 4.1.1. Đặc điểm chung ................................................................................. 51 4.1.2. Nồng độ acid uric huyết tương và một số yếu tố nguy cơ................. 54 4.2. Phân tích mối liên quan giữa nồng độ acid uric huyết tương với mức độ và tiên lượng bệnh nhân đột quỵ não......................................................... 61 KẾT LUẬN.................................................................................................... 68 KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 7. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ADA : Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (American Diabetes Association) BMI : Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index) CMN : Chảy máu não ĐQN : Đột quỵ não ĐTĐ : Đái tháo đường HDL - C : Cholesterol tỉ trọng cao (High Density Lipoprotein cholesterol) Hs-CRP : Protein phản ứng C độ nhạy cao (High sensitivity C - Reactive Protein) ISH : Hội tăng huyết áp quốc tế (International Society of Hypertension) JNC : Uỷ ban phòng chống huyết áp Hoa Kỳ (Joint National Committee) LDL - C : Lipoprotein tỉ trọng thấp (Low Density Lipoprotein) NCEP : Chương trình giáo dục cholesterol quốc gia Hoa kỳ (Natinal Cholesterol Education Program) NIHSS : Thang điểm đột quỵ viện sức khỏe Quốc Gia (Hoa Kỳ) (National Institute of Health Stroke Scale) NMN : Nhồi máu não MRI : Cộng hưởng từ THA : Tăng huyết áp WHO : Tổ chức y tế tihế giới (World Health Organization)
  • 8. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Thang điểm Glasgow của Teasdale và Jannett (1978)................ 32 Bảng 2.2. Thang điểm Rankin sửa đổi (mRS)............................................. 34 Bảng 2.3. Phân độ tăng huyết áp theo JNC VII (2003)............................... 35 Bảng 2.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì của TCYTTG năm 2002 ........... 36 Bảng 2.5. Giá trị bình thường của các chỉ số xét nghiệm máu tại Khoa Xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái nguyên........ 37 Bảng 2.6. Hình ảnh chụp cộng hưởng từ sọ não.......................................... 38 Bảng 3.1. Một số yếu tố nguy cơ của đột quỵ não ...................................... 41 Bảng 3.2. Tình trạng rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đột quỵ não.............. 42 Bảng 3.3. Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương ........................... 42 Bảng 3.4. Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương với nguy cơ THA....... 43 Bảng 3.5. Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương với nguy cơ ĐTĐ....... 43 Bảng 3.6. Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương với cholesterol ....... 44 Bảng 3.7. Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương với triglyceride....... 44 Bảng 3.8. Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương với HDL – C ..... 45 Bảng 3.9. Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương với LDL - C ...... 45 Bảng 3.10. Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương với nguy cơ hút thuốc lá.................................................................................. 45 Bảng 3.11. Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương với nguy cơ uống rượu, bia ............................................................................. 46 Bảng 3.12. Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương với tập thể dục........ 46 Bảng 3.13. Mối liên quan giữa nồng độ acid uric huyết tương với giới ....... 47 Bảng 3.14. Mối liên quan giữa nồng độ acid uric huyết tương với nhóm tuổi .................................................................................... 47
  • 9. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn vii Bảng 3.15. Mối liên quan giữa nồng độ acid uric huyết tương với mức độ rối loạn ý thức theo thang điểm Glasgow lúc vào viện và ra viện của thể CMN ................................................................................ 47 Bảng 3.16. Mối liên quan giữa nồng độ acid uric huyết tương với mức độ rối loạn ý thức theo thang điểm Glasgow lúc vào viện và ra viện của thể NMN................................................................................ 48 Bảng 3.17. Mối liên quan giữa nồng độ acid uric với mức độ tổn thương thần kinh theo thang điểm NIHSS lúc vào viện và ra viện ở thể CMN...................................................................................... 48 Bảng 3.18. Mối liên quan giữa nồng độ acid uric với mức độ tổn thương thần kinh theo thang điểm NIHSS lúc vào viện và ra viện ở thể NMN...................................................................................... 49 Bảng 3.19. Mối liên quan giữa nồng độ acid uric với tiên lượng theo thang điểm Rankin lúc vào viện và ra viện của thể CMN .......... 49 Bảng 3.20. Mối liên quan giữa nồng độ acid uric với tiên lượng theo thang điểm Rankin lúc vào viện và ra viện của thể NMN.......... 50 Bảng 3.21. Liên quan giữa nồng độ acid uric huyết tương với vùng tổn thương trên phim chụp CLVT hoặc MRI lúc vào viện............... 50
  • 10. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn viii DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 1.1. Tuần hoàn động mạch não.......................................................... 5 Hình 1.2. ĐQN do huyết khối mạch não.................................................... 7 Hình 1.3. Hình ảnh nhồi máu não vùng chẩm trái trên phim chụp CLVT ... 10 Hình 1.4. Hình ảnh chảy máu não trên phim chụp cắt lớp vi tính ........... 10 Hình 1.5. Sơ đồ thoái hóa base purin ....................................................... 19 Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới của đột quỵ não.......................... 40 Biều đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi của đột quỵ não................ 40 Biểu đồ 3.3. Tình trạng béo phì theo BMI của đột quỵ não ......................... 43
  • 11. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ''Đột quỵ não là hội chứng thiếu sót chức năng não khu trú hơn là lan toả, xảy ra đột ngột, tồn tại quá 24 giờ hoặc tử vong trong vòng 24 giờ, loại trừ nguyên nhân sang chấn não''[9]. Là một bệnh nặng thường hay găp ở người cao tuổi, có tỷ lệ tử vong cao, hoặc để lại di chứng nặng nề, ảnh hưởng đến đời sống, đến sinh hoạt của người bệnh, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Từ nhiều thập kỷ đột quỵ não luôn là một vẫn đề có tính thời sự cấp thiết. Đối với các nước phát triển đột quỵ não là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ ba sau bệnh ung thư và tim mạch, đứng hàng thứ nhất trong các bệnh lý về thần kinh [10]. Hiện nay dù chưa khẳng định được một liệu pháp chuẩn nào có hiệu quả trong điều trị đột quỵ não, tuy vậy giải pháp phòng ngừa đột quỵ dường như vẫn tiếp tục là chiến lược hiệu quả nhất để làm giảm hậu quả về sức khỏe và kinh tế cho bệnh nhân, dự phòng dễ dàng hơn khi hiểu rõ yếu tố nguy cơ (YTNC) của đột quỵ. Do đó, chiến lược chung của nhiều nước là đưa vấn đề dự phòng và quản lý tốt các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ lên hàng đầu. TCYTTG đã kết luận: “ĐQN có khả năng dự phòng hiệu quả”. Trong những năm qua người ta đã đặc biệt chú ý đến vai trò của acid uric huyết tương trong bệnh lý tim mạch và ĐQN. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh tăng acid uric máu ở bệnh nhân ĐQN là một chỉ dẫn sinh học sớm cho tổn thương tim mạch do tăng huyết áp [17] [57]. Ngoài ra, tăng acid uric máu cùng với béo phì, đái đường, rối loạn lipid máu tập hợp tạo thành hội chứng đề kháng insulin [26] [17]. Acid uric máu còn tham gia vào phản ứng viêm làm cơ sở cho quá trình xơ vữa động mạch như hoạt hóa và hóa ứng động bạch cầu, kích hoạt và kích thích trực tiếp đến sự tăng sinh của tế bào cơ trơn mạch máu. Đây cũng là một trong các yếu tố nguy cơ cho bệnh tim mạch [24] [22] [7]. Mặt
  • 12. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 2 khác, acid uric máu còn làm kết hợp và kết dính tiểu cầu, tăng khuynh hướng tạo huyết khối, làm tăng nguy cơ tử vong do tim mạch [24] [22] [12]. TCYTTG (1989) cũng đã xếp tăng acid uric máu vào chùm yếu tố nguy cơ cho tai biến mạch máu não [7]. Khi đột quỵ xảy ra, vấn đề điều trị càng sớm càng tốt nhằm tăng khả năng sống và phục hồi chức năng ngày càng được nhiều người ủng hộ. Xuất phát từ nhu cầu đó, các nhà nghiên cứu với nhiều nỗ lực tìm kiếm các phương pháp có thể cho phép đánh giá sớm và chính xác các yếu tố có liên quan đến việc tiên lượng ĐQN. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với hai mục tiêu: 1. Xác định nồng độ acid uric huyết tương và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đột quỵ não tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. 2. Phân tích mối liên quan giữa nồng độ acid uric huyết tương với mức độ và tiên lượng bệnh nhân đột quỵ não
  • 13. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về đột quỵ não 1.1.1. Định nghĩa Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 1989): "TBMN là dấu hiệu phát triển nhanh trên lâm sàng các rối loạn chức năng của não phần lớn nguyên nhân do mạch máu. Các tổn thương thần kinh thường khu trú hơn là lan tỏa, tồn tại quá 24 giờ diễn biến có thể tử vong hoặc để lại di chứng" [1] Từ 1990 đến nay TBMN được thay bằng ĐQN và được TCYTTG định nghĩa: ''Đột quỵ não là hội chứng thiếu sót chức năng não khu trú hơn là lan toả, xảy ra đột ngột, tồn tại quá 24 giờ hoặc tử vong trong vòng 24 giờ, loại trừ nguyên nhân sang chấn não''[9]. Phân chia các thể lâm sàng ĐQN có 2 thể chính [9]. - Nhồi máu não: Là hậu quả của sự giảm đột ngột lưu lượng tuần hoàn não do tắc một phần hoặc toàn bộ một động mạch não. - Đột qụy chảy máu não: Là máu từ hệ thống động mạch, tĩnh mạch não chảy vào trong tổ chức não, ít nhiều đều tạo thành ổ máu tụ trong não gây ra triệu chứng thần kinh tương ứng TBMN (ĐQN) được phân loại theo bảng phân loại Quốc tế các bệnh tật (ICD - X, 1992) [3]. 1.60: Chảy máu dưới nhện. 1.61: Chảy máu trong não. 1.62: Chảy máu trong sọ khác không do chấn thương. 1.63: Nhồi máu não.
  • 14. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 4 1.64: TBMN không xác định rõ chảy máu não hay nhồi máu não. 1.1.2. Đặc điểm giải phẫu và sinh lý của tuần hoàn não 1.1.2.1. Đặc điểm giải phẫu Não được tưới máu bởi hai hệ thống ĐM xuất phát từ ĐM chủ là hệ thống ĐM cảnh trong và hệ thống ĐM sống nền. Mỗi hệ thống có 2 ĐM giống nhau về giải phẫu và chức năng, ở bên phải và bên trái [11].
  • 15. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 5 Hình 1.1. Tuần hoàn động mạch não - Hệ ĐM cảnh trong và các nhánh của nó cấp máu cho khoảng 2/3 trước của bán cầu đại não, ĐM cảnh trong có 1 ngành bên quan trọng là ĐM mắt và một số ngành bên nhỏ cho dây thần kinh sinh ba, tuyến yên, màng não giữa, ĐM hông sau và ĐM mạch mạc trước. Mỗi ĐM não chia làm 2 loại ngành [4]: + Loại ngành nông tạo nên ĐM vỏ não. + Loại ngành sâu đi thẳng vào phần sâu của não. Có hai nhánh quan trọng là: ĐM heubner (Nhánh của ĐM não trước) và ĐM thể vân ngoài (ĐM Charcot - nhánh của ĐM não giữa) Đặc điểm quan trọng của tuần hoàn này là: hệ thống nông và sâu độc lập nhau, trong hệ thống sâu các nhánh không nối thông với nhau mà có câu trúc tận cùng. - Cấu trúc hệ thống ĐM sống nền (ở thân não): có đặc điểm riêng theo Feix và Hillened mô tả gồm ba nhóm: + Những ĐM trung tâm đi sâu vào theo con đường giữa + Những ĐM vòng ngắn đi sâu ở mức trước bên. + Những ĐM vòng bao quanh mặt bên của thân não đến đường sau bên mới đi vào sâu. - Tuần hoàn não có một hệ thống nối quan trọng, theo Lazorther mô tả với 3 mức lớn: + Mức I: giữa các ĐM lớn ĐM cảnh trong, ĐM cảnh ngoài, ĐM đốt sống với nhau. + Mức II: là đa giác Willis - hệ thống độc đáo, duy nhất trong cơ thể, nó nối các ĐM não lớn qua các ĐM thông ở nền não
  • 16. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 6 + Mức III: là sự tiếp nối giữa các nhánh nông của mỗi ĐM và giữa nhánh nông của các ĐM (ĐM não giữa, ĐM não trước, ĐM não sau) với nhau. Bình thường hệ thống nối thông này không hoạt động. Mặc dù có các vòng nối phong phú như vậy nhưng máu không chảy lẫn lộn từ khu vực mạch máu vòng sang khu vực của mạch máu khác. Khi có biến cố tắc mạch, sự chênh lệch huyết áp giữa bên lành có huyết áp cao sẽ dồn máu tưới bù cho bên bị tổn thương. 1.1.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của ĐQN 1.1.3.1. Nguyên nhân * Nguyên nhân chảy máu não: - Khi máu thóat ra khỏi mạch vỡ vào nhu mô não gọi là chảy máu não. - Nguyên nhân hay gặp của chảy máu não là: tăng huyết áp, vỡ phình mạch, chấn thương, các bệnh lý gây chảy máu,… * Nguyên nhân nhồi máu não: huyết khối ĐM là một quá trình bệnh lý liên tục, được châm ngòi bởi tổn thương thành mạch, rối loạn hệ thống đông máu gây tăng đông và (hoặc) rối loạn huyết động. Đây là quá trình bệnh lý dẫn đến hẹp hoặc tắc ĐM não, xãy ra ngay tại vị trí ĐM bị tổn thương [11]. - Một số nguyên nhân haygặp gây NMN: tăng huyết áp (THA); Xơ vữa ĐM; Rối loạn mỡ máu (RLMM); Bệnh tim mạch; ĐTĐ; Nghiện rượu và thuốc lá. - Ngoài ra, còn một số yếu tố khác cũng đóng vai trò nhất định gây NMN như béo phì, nhiễm trùng, tăng ngưng tập tiểu cầu, tăng hematocrit ở nam giới, chế độ ăn nhiều muối, thiếu kali, dùng thuốc tránh thai có nhiều Ostrogen, Migraine, nhiệt độ môi trường dao động. Có ba nguyên nhân gây NMN chủ yếu, bao gồm: huyết khối mạch, tắc mạch và co mạch. 1.1.3.2. Cơ chế bệnh sinh ĐQN
  • 17. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 7 Hai cơ chế cơ bản tham gia vào quá trình gây ĐQN là cơ chế nghẽn mạch (thường do huyết khối, cục tắc) và cơ chế huyết động học [4] [11]. Hình 1.2. ĐQN do huyết khối mạch não * Cơ chế nghẽn mạch - Cơ chế cục tắc huyết khối: Quá trình tắc mạch xảy ra là cơ chế của tai biến thiếu máu não cấp. Các cục tắc có thể xuất phát từ tim ở BN rung nhĩ hay nhồi máu cơ tim hoặc bất thường van tim. Mặt khác cục tắc cũng có thể xuất phát từ những mảng xơ vữa vùng cổ hoặc từ quai ĐM chủ. Các cục tắc từ ĐM đến ĐM được hình thành từ những mảng xơ vữa có đặc điểm là sự kết dính của tiểu cầu với fibrin. Các cục tắc từ tim đến ĐM thường cấu tạo phần lớn là tiểu cầu hoặc fibrin độc lập. Đôi khi cục tắc có thể từ một mảnh u nhầy, mảnh calci hóa, mỡ hoặc khí.
  • 18. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 8 Thông thường các cục tắc theo hướng dòng chảy tới các mạch ngoại vi ở xa, đường kính nhỏ hơn gây tắc như ĐM não giữa, hiếm hơn là ĐM não trước. Quá trình huyết khối xảy ra ở những mạch có đường kính lớn ở ngoài sọ hoặc trong sọ thường kết hợp với những bất thường của thành ĐM, nơi đó hình thành những mảng xơ vữa trong thành ĐM làm hẹp đường kính lòng mạch. Kiểu tổn thương này thường ở chỗ phân chia ĐM cảnh cũng như gốc các ngành lớn của ĐM não trong sọ và các ĐM đường kính 50 - 400 µm. - Cơ chế khác gây nghẽn mạch: Một bất thường khác của ĐM cũng gây tắc đó là viêm ĐM hoặc phình ĐM làm hẹp lòng mạch gây tắc mạch. Co thắt ĐM trong chảy máu màng não cũng có thể dẫn đến thiếu máu não. Cơn THA, cơn đau đầu migren cũng có thể gây thiếu máu não * Cơ chế huyết động học - Giảm tưới máu cục bộ: Trong trường hợp hẹp tắc ĐM cảnh trong (đoạn ngoài sọ) gây giảm rõ rệt lưu lượng máu não vùng hạ lưu. Sự rối loạn huyết động này chỉ xảy ra khi hẹp trên 70% lòng mạch, và phần đường kính lòng mạch còn lại dưới 2mm. Trong một số trường hợp, nhất là ở người già và người THA, những uốn khúc ĐM cảnh có thể gây giảm lưu lượng máu não ở một số tư thế vận động nhất định của đầu và cổ do nó gây hẹp thay đổi theo từng vị trí. Sự giảm tưới máu cục bộ còn có thể xảy ra khi có rối loạn dòng chảy trong hoặc não. Trường hợp này gặp ở vùng quanh dị dạng mạch máu não hoặc u não, cũng như hẹp ĐM dưới đòn trước chỗ tách ra của ĐM đốt sống gây nên thiếu máu não từng cơn, gọi là "hội chứng cướp máu" ĐM dưới đòn. - Giảm tưới máu toàn bộ:
  • 19. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 9 Khi có những rối loạn của hệ thống tuần hoàn gây giảm huyết áp cấp tính hoặc suy tim nặng hay tình trạng tăng hematocrit làm cho áp lực tưới máu não bị giảm, lưu lượng máu não sẽ phụ thuộc vào mạng lưới tuần hoàn bàng hệ trong não. Hậu quả của giảm lưu lượng máu não phụ thuộc vào sự hình thành nhanh của dòng máu bù trừ cả về cường độ và thời gian. Nếu giảm huyết áp nhẹ có thể chỉ gây thiếu máu não vùng giáp ranh, trong trường hợp ngừng tim có thể gây tổn thương nhu mô não trầm trọng. 1.1.4. Chẩn đoán đột quỵ não - Lâm sàng: dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán ĐQN của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO: World Health Organization) (1990) [9]. + Khởi đầu đột ngột, cấp tính và nặng dần. + Có dấu hiệu thần kinh khu trú. + Các triệu chứng tồn tại > 24 h. + Không do chấn thương. - Cận lâm sàng: Nhồi máu não: dựa vào hình ảnh chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ xác định là nhồi máu não. Hình ảnh tổn thương trên phim CLVT hay cộng hưởng từ là tiêu chuẩn để chẩn đoán xác định NMN.
  • 20. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 10 Hình 1.3. Hình ảnh nhồi máu não vùng chẩm trái trên phim chụp CLVT Chảy máu não: Dựa vào hình ảnh chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ xác định là chảy máu não. Hình 1.4. Hình ảnh chảy máu não trên phim chụp cắt lớp vi tính 1.1.5. Độ nặng của ĐQN trên lâm sàng và cận lâm sàng 1.1.5.1. Diễn tiến và tiên lượng của ĐQN Tỷ lệ tử vong trong tháng đầu của huyết khối thấp nhưng hay tái phát và khi tái phát thì tỷ lệ tử vong sẽ cao hơn nhiều. Những BN nhẹ, điều trị tốt có thể phục hồi hoàn toàn nhưng đa số để lại di chứng thần kinh, tâm thần hay gặp là liệt nữa người với tư thế Wernicke - Mann, nói khó, mất viết, mất đọc, hội chứng ngoại tháp, hội chứng tiểu não... Các yếu tố tiên lượng nặng của ĐQN - Tuổi trên 70. - Rối loạn ý thức. - Độ nặng và rộng của vùng não tổn thương. - Bệnh tim kết hợp. - Tiểu sử ĐQN.
  • 21. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 11 1.1.5.2. Cách đánh giá thang điểm NIHSS Độ nặng đột quỵ đánh giá bằng thang điểm NIHSS, đây là thang điểm đánh giá độ nặng của tổn thương thần kinh trong đột quỵ thiếu máu não, với điểm số từ 0 tới 42 điểm (phụ lục B), điểm càng cao thì tổn thương thần kinh càng nặng. Không có mốc điểm cụ thể phân biệt từng nhóm bệnh nhân nặng nhẹ, nhưng lâm sàng và các nghiên cứu thường sử dụng mốc từ 4 điểm trở xuống là nhẹ, từ 25 điểm trở lên là rất nặng, còn mức trung gian có thể lấy điểm cắt là 15 (5 - 14 là vừa, 15 - 24 là nặng). Cách chấm điểm theo hướng dẫn của Viện sức khỏe quốc gia Hoa Kì: Bác sĩ điền điểm số vào ngay sau khi khám từng mục, không khám lại và ghi điểm số lại. Điểm số phải phản ánh cái mà BN đã thực sự làm được, chứ không phải cái mà bác sĩ cho rằng BN có thể làm được. Nói chung, không nên gợi ý cho BN [39] [28]. - Đánh giá mức độ nghiêm trọng của đột quỵ căn cứ vào điểm NIHS [28]: Nhẹ: < 5 Trung bình: 5 - 14 Nặng: 15 - 24 Rất nặng: > 25 1.1.5.3. Cách đánh giá thang điểm Rankin điều chỉnh Mức độ hồi phục chức năng đánh giá bằng chỉ số thang điểm Rankin điều chỉnh (mRS) gồm bảy mức từ 0 - 6 điểm. Trong nghiên cứu này, do tổn thương não thường ở mức vừa và nặng, khả năng hồi phục hoàn toàn và độc lập là thấp, do đó chúng tôi không lấy điểm cắt là 2 như các nghiên cứu khác, mà lấy điểm cắt là 3, với nhóm điểm từ 0 - 3 gọi là nhóm phế tật nhẹ, nhóm 4 - 6 là phế tật nặng hoặc tử vong. 1.1.6. Dịch tễ đột qụy não 1.1.6.1. Dịch tễ đột quỵ não thế giới
  • 22. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 12 - Tỉ lệ hiện mắc và tỉ lệ mới mắc: Theo cơ quan thống kê về bệnh tật của Hoa Kỳ năm 2010, mỗi năm Hoa Kỳ có thêm 795000 bệnh nhân. Ở Pháp, năm 1994: dân số 52.346.000 người thì có 65.000 người bị ĐQN. Chi phí cho điều trị chiếm 2,5 - 3% tổng số chi phí y tế cho cả nước. Ở Châu Á, tỉ lệ hiện mắc bệnh trung bình hằng năm ở các nước có sự khác biệt. Cao nhất là Nhật Bản: 340 - 532/100.000 dân. Trung Quốc: 219/100.000 dân, Bắc Kinh: 370/100.000 dân [9]. - Tỉ lệ tử vong: Ở các nước Âu, Mỹ và các nước đang phát triển, tỉ lệ tử vong do ĐQN đứng hàng đầu trong các bệnh thần kinh và đứng hàng thứ ba sau bệnh ung thư và bệnh tim mạch, chiếm khoảng 20% các bệnh nội khoa. Theo Hutchison (1975), tử vong trong CMN là 83%, NMN là 27%. Theo Mixiuk (1980) tử vong trong tháng đầu của ĐQN là 32%, CMN là 69%, NMN là 20% [9]. - Tuổi và giới ở bệnh nhân ĐQN: ĐQN tăng lên theo tuổi. Theo WHO (1989) thì ĐQN có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là 60-80 tuổi. CMN gặp nhiều ở tuổi 50-60, huyết khối động mạch não gặp nhiều hơn ở lứa tuổi trên 60, nghẽn mạch từ tim xảy ra ở tuổi trẻ. Tỉ lệ nam/nữ ở bệnh nhân ĐQN từ 1,8 - 2 [9]. 1.1.6.2. Dịch tễ đột quỵ não Việt Nam - Tỉ lệ hiện mắc và tỉ lệ mới mắc: + Theo Nguyễn Văn Đăng và cộng sự (1997) qua mẫu điều tra 976.441 người, thấy tỉ lệ hiện mắc điểm (point prevalence) là 75,14/100.000 dân, tỉ lệ mới mắc 53,2/100.000 dân [9]. + Hoàng Khánh, Huỳnh Văn Minh và cộng sự (1995), tỉ lệ hiện mắc bệnh ĐQN là 288/100.000 dân, tăng lên rõ rệt theo tuổi. Tần xuất năm cũng có xu hướng tăng lên những năm gần đây từ 8,87 đến 47,67 [21]. + Nghiên cứu của Lê Quang Cường và cộng sự (1994), tỉ lệ hiện mắc bệnh trung bình hằng năm là 416/100.000 dân, tỉ lệ mới mắc là 152/100.000 dân [7].
  • 23. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 13 1.1.7. Một số yếu tố nguy cơ của đột quỵ não Theo thống kê của TCYTTG có trên hai mươi yếu tố nguy cơ gây ra đột quỵ. Các yếu tố nguy cơ của đột quỵ được chia thành hai nhóm, nhóm không thể cải biến được và nhóm có thể cải biến được [9]. 1.1.7.1. Nhóm các yếu tố nguy cơ có thể cải biến được Sự giảm của tỷ lệ tử vong và tỷ lệ tàn phế do đột quỵ chủ yếu là xác định và kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ có thể cải biến được như tăng huyết áp, bệnh tim, đái tháo đường, hút thuốc lá, lạm dụng rượu, rối loạn lipid... * Tăng huyết áp Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ thường gặp vì chiếm tỷ lệ cao trong cộng đồng và là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của đột quỵ - làm tăng nguy cơ bị mắc đột quỵ [24] [47]. Ở mọi vùng địa lý, các nghiên cứu đều cho thấy tăng huyết áp tâm thu và tâm trương là các yếu tố nguy cơ độc lập gây ra đột quỵ [26]. Khi huyết áp tăng trên 160/95 mmHg sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ lên khoảng bốn lần so với các cá nhân có huyết áp bình thường và tăng trên 140 - 159/90 - 94 thì sẽ tăng nguy cơ đột quỵ gấp hai lần các cá nhân có huyết áp bình thường [9]. Nghiên cứu thử nghiệm Quốc tế về đột quỵ (IST International Stroke Trial) cho thấy 54% bệnh nhân đột quỵ có tăng huyết áp tâm thu trên 160 mmHg còn trong nghiên cứu thử nghiệm Trung quốc về đột quỵ (CAST Chinese Acute Stroke Trial) lại thấy tỷ lệ này là 48% [30]. Hoàng Khánh và cộng sự (1994) nghiên cứu trên 921 trường hợp đột quỵ thấy tăng huyết áp ở thể chảy máu não là 90,4% và ở thể nhồi máu não là 62,68% [21]. * Bệnh tim Các bệnh tim gây tắc mạch não là các yếu tố nguy cơ quan trọng của nhồi máu não ở các nước đang phát triển [7] [22] [35]. Nghiên cứu Framingham cho thấy trong số các yếu tố nguy cơ của đột quỵ thì bệnh mạch vành chiếm 32,7%, suy tim chiếm 14,5%, rung nhĩ chiếm cũng là 14,5% và
  • 24. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 14 không phải do các nguyên nhân trên chiếm 13,6% [12]. Tại Huế theo nghiên cứu của Hoàng Khánh, hẹp hai lá chiếm 2,35%, nhồi máu cơ tim là 3,62%, rung nhĩ là 4,16% ở thể NMN và tương ứng ở thể CMN là 0,28%, 0,57% và 0,57% [21]. * Đái tháo đường Ở các nước Châu Âu và Bắc Mỹ các nghiên cứu đều chứng minh đái tháo đường là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra các thể đột quỵ [13]. Khi mức đường huyết là 11mmol/l so với mức đường huyết 6,4mmol/l nguy cơ tương đối của đái tháo đường với tai biến mạch não là 1,4 đến 2 lần (nghiên cứu Honolulu,1987) [43]. Theo nghiên cứu của Framingham (1979) cho thấy đái tháo đường làm tăng gấp hai đến ba lần nguy cơ vữa xơ mạch [61]. Mặt khác, nghiên cứu Honolulu thấy rằng rối loạn dung nạp glucose làm tăng tỷ lệ nhồi máu não lên gấp hai lần so với người bình thường mà không liên quan đến chảy máu não [52]. Theo Goulon - Goeau (1994) khi nghiên cứu mối liên quan giữa đái tháo đường và bệnh lý mạch máu não, thấy chảy máu não rất hiếm gặp ở người bị đái tháo đường so với người không bị đái tháo đường [61]. Theo tác giả Hoàng Khánh và cộng sự lại thấy đái tháo đường chỉ chiếm 1,99% ở thể NMN và 2,57% ở thể CMN [25]. Hiện tại chưa có nghiên cứu nào cho thấy khi đường máu được kiểm soát tốt thì làm giảm tỷ lệ mới mắc đột quỵ. Thực tế ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 dùng liệu pháp sulfunylurea tích cực sẽ cải thiện các biến chứng vi mạch nhưng không cải thiện các biến chứng ở mạch máu lớn như đột quỵ [88] [2] [8] [26]. * Rối loạn lipid máu Trong một vài nghiên cứu trên thế giới, cholesterol máu tăng là yếu tố độc lập làm tăng tỷ lệ đột quỵ não nhất là thể nhồi máu não cũng như bệnh mạch
  • 25. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 15 vành. Theo Trần Thị Đoàn, khi cholesterol - LDL tăng 10% thì nguy cơ đối với các bệnh tim mạch tăng 20% trong đó có đột quỵ não, thông qua vữa xơ động mạch, không những vậy giảm cholesterol - HDL cũng làm tăng nguy cơ tim mạch và đột quỵ [12]. Tác giả Hachinski và cộng sự (1996) thấy rằng khi giảm cholesterol - HDL (dưới 0,9 mmol/l) và tăng cholesterol - LDL (trên 2,3 mmol/l) cộng với tăng huyết áp sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ đột quỵ [58]. Soyama và cộng sự (1998) thấy sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê giữa nhóm được điều trị hạ lipid máu và nhóm chứng đối với xuất hiện đột quỵ [70]. * Chỉ số khối cơ thể ( BMI). Trong một nghiên cứu trên 100.000 phụ nữ có tuổi từ 30 - 55 nguy cơ tim mạch cao gấp 3 lần ở nhóm béo nhất so với nhóm có cân nặng thấp nhất [68]. Có hai dạng béo phì: ở dạng thứ nhất mỡ thừa thường tập trung tại vùng bụng hay gặp ở nam giới (gọi là “bụng bia” hay “người hình quả táo”). Dạng thứ hai được đặc trưng bởi sự tích lũy mỡ ở vùng mông và đùi thường gặp ở phụ nữ ( người hình quả lê ). Kiểu béo phì ở bụng có liên quan tới sự gia tăng mắc bệnh tim mạch đặc biệt là bệnh mạch vành và ĐQ. Các nhà khoa học khuyến cáo: nam giới không để vòng bụng vượt qua 90% vòng mông, ở phụ nữ thì duy trì con số này dưới 80% [2] [20]. Để đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo TCYTTC năm 2002 đề nghị sử dụng chỉ số khối cơ thể ( Body Mass Idex (BMI) - chỉ số khối cơ thể được tính bằng cân nặng/ chiều cao2 ) để BMI từ 18,5 - 22,9 là bình thường, BMI > 23 là béo phì, BMI < 18,5 là gầy. Theo Shaper, SG Wannamethee SG thì trọng lượng quá mức trên 30% làm gia tăng nguy cơ tai biến mạch máu não, nguy cơ ĐQ tương đối ở nhóm có chỉ số khối cơ thể cao là 2,33 so với nhóm có chỉ số khối cơ thể thấp khi nghiên cứu trên 28.643 nam giới [68]. Ngoài ra những người béo phì thường
  • 26. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 16 có tăng huyết áp, đường máu cao, tăng lipid máu, những yếu tố này kết hợp với nhau dẫn đến nguy cơ ĐQ cao hơn. Vì vậy điều trị béo phì kết hợp với chế độ ăn kiêng, tập thể dục, dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ là điều cần thiết và quan trọngđể giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. * Lạm dụng rượu Rượu được coi là một yếu tố nguy cơ của đột quỵ hiện vẫn còn đang tranh luận. Nghiên cứu Honolulu cho thấy những người uống rượu nhiều có nguy cơ bị chảy máu não cao gấp ba lần so với những người không uống rượu [53]. Choi H.K đã đưa ra kết luận tăng huyết áp và nguy cơ chảy máu não tăng lên với sự gia tăng uống rượu [49]. Trong nghiên cứu về các bệnh lý về tim ở Anh (British Regional Heart study), những người uống rượu trong thời gian dài làm tăng nguy cơ đột quỵ nhưng không có bằng chứng thuyết phục rằng uống rượu mức độ nhẹ hoặc trung bình làm giảm nguy cơ đột quỵ [72]. Tuy nhiên, hiệu quả bảo vệ của uống rượu mức độ nhẹ hoặc trung bình đã được ghi nhận trong một vài nghiên cứu gần đây. Nếu uống một ngày 10 - 30g ethanol đối với nam và 10 - 20g đối với nữ thì an toàn và có lợi thông qua giảm xơ vữa động mạch, làm thay đổi về đông máu như làm giảm ngưng tập tiểu cầu, tăng tỷ lệ prostacyclin/thromboxane, giảm fibrinogen [47]. * Hút thuốc lá Thuốc lá làm biến đổi nồng độ lipid máu mà quan trọng là làm giảm yếu tố bảo vệ HDL - C. Hút thuốc lá trực tiếp hay thụ động đều làm tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch và phụ thuộc vào số lượng hút kết hợp với thời gian hút, hút càng nhiều, thời gian càng dài thì nguy cơ mắc ĐQN càng cao. Các nghiên cứu ở nhiều quốc gia đều nhận thấy hút thuốc lá gây đột quỵ cho cả hai giới ở mọi lứa tuổi và tăng 50% nguy cơ so với người không hút thuốc lá [12]. Tác giả Hoàng Khánh và cộng sự thấy ở thể nhồi máu não có 19,2% người nghiện thuốc lá và 10,6% ở thể chảy máu não [21]. Theo Wolf (1999) hút thuốc lá làm tăng
  • 27. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 17 huyết áp tạm thời, khí phế thũng chuyển hoá và là nguyên nhân chính gây chảy máu dưới nhện [75]. Theo Shinton (1989), tuổi và giới hút thuốc lá khác nhau sẽ gây ảnh hưởng khác nhau tới tỷ lệ đột quỵ não. Tuổi dưới 55 hút thuốc lá sẽ có nguy cơ tương đối cao gấp 2,9 so với người không hút thuốc lá, từ 55 - 74 tuổi là 1,8 lần và đến 75 tuổi là 1,1 lần [69]. * Hoạt động thể lực Lười vận động (Lối sống tĩnh tại): Đây được coi là một nguy cơ của các bệnh tim mạch. Việc hoạt động thể dục hàng ngày ít nhất 45 phút mang lại lợi ích rõ rệt cho việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hoạt động thường xuyên giúp kiểm soát cholesterol giảm béo phì, đái tháo đường, tăng lưu thông tuần hoàn máu, duy trì huyết áp ổn định, tác dụng tốt cho thành mạch [7]. Nhiều nghiên cứu cho thấy ít vận động thể lực làm tăng nguy cơ đột quỵ cho cả 2 giới và không phân biệt chủng tộc. Một thống kê ở nước ngoài cho thấy công nhân ngành đường sắt từ 49 đến 59 tuổi, tỉ lệ chết do vữa xơ động mạch là 1,3% đối với công nhân làm việc nặng nhọc, 3,9% với công nhân làm việc chân tay vừa phải, 5,9% đối với nhân viên bàn giấy, ít vận động thể lực. Tuy nhiên gắng sức quá mức cũng gây ĐQN nhất là người có THA [12]. Ngoài ra còn một số nguy cơ khác như: uống thuốc ngừa thai, yếu tố tâm lý và một số yếu tố nguy cơ mới như: Protein phản ứng C, lipoprotein(a) máu, tăng fibrinogen, tăng homocystein, kháng insulin cũng làm tăng nguy cơ ĐQN. 1.1.7.2. Nhóm các yếu tố nguy cơ có thể cải biến được - Tuổi: Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đều đưa đến kết luận ĐQN tăng dần theo lứa tuổi và tăng vọt lên từ lứa tuổi 50 trở lên. Tỷ lệ tăng ĐQN gần gấp đôi và chủ yếu xảy ra ở người trên 65 tuổi. Tuổi càng lớn thì bệnh mạch máu càng nhiều mà trước hết là vữa xơ động mạch. Tuổi càng lớn thì tích tụ càng nhiều yếu tố nguy cơ [22] [57]. - Giới tính: Bệnh thường gặp ở nam nhiều hơn nữ. Tuy nhiên, tỉ lệ tử vong do ĐQN ở nữ cao hơn nam [22] [57].
  • 28. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 18 - Sắc tộc: Ở Hoa Kỳ người da đen có tần suất ĐQN 1,5 lần ở nam và 2,3 lần cao hơn da trắng [25] [57]. Một số nghiên cứu của các tác giả nước ngoài thấy tỷ lệ tử vong ở người da đen cao gấp hai lần ở người da trắng. Người Châu Á, đặc biệt người Trung Quốc và Nhật Bản có tỷ lệ mắc đột quỵ não rất cao. - Tiền sử gia đình: Tiền sử gia đình cũng cho ta hướng dự phòng. Tiền sử cha mẹ mắc ĐQN liên quan tới nguy cơ mắc ĐQN ở con cái. Gia tăng nguy cơ này có thể chịu ảnh hưởng tính di truyền, nhạy cảm gia đình, yếu tố văn hoá - môi trường và lối sống [57]. - Di truyền: Nghiên cứu ở những cặp song sinh đã phản ánh rõ nét tính di truyền trong bệnh ĐQN, có sự gia tăng xấp xỉ gần năm lần tỉ lệ mắc bệnh ĐQN ở những trẻ song sinh cùng trứng so với các trẻ song sinh khác trứng. Các yếu tố nguy cơ trên không thể nào thay đổi được nhưng nó giúp cho chúng ta tầm soát tích cực hơn các yếu tố nguy cơ khác. 1.2. Tổng quan về acid uric huyết tương 1.2.1. Đại cương về acid uric Acid uric là sản phẩm chuyển hóa cuối cùng của nucleotid có nhân purin. Sản phẩm này được hình thành từ 3 nguồn: nguồn thoái giáng các nucleotid từ thức ăn, thoái giáng các nucleoprotein do quá trình hủy tế bào trong cơ thể hoặc tạo ra từ sự tổng hợp nội sinh các nucleoprotein. Sự tạo thành acid uric: Các enzyme nucletidase thủy phân các mononuclotide thành acid phosphoric và nucleosid. Sau đó các nucleosid tiếp tục bị thủy phân thành các base và phentore dưới tác dụng của nucleosidas. Các base purin tiếp tục thoái hóa đến sản phẩm cuối cùng là acid uric.
  • 29. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 19 Hình 1.5. Sơ đồ thoái hóa base purin Chuyển hóa acid uric: Việc tổng hợp và chuyển hóa purin xảy chủ yếu ở gan và ruột non. Bình thường lượng acid uric được tạo ra hàng ngày từ tổng hợp nội sinh khoảng 350mg và từ purin của thức ăn khoảng 300mg. Lượng acid uric đào thải ra khỏi cơ thể hàng ngày cũng tương đương khoảng 650 mg, chủ yếu qua thận (80%) và một phần thải qua đường tiêu hóa. Ở pH 7,4 trong huyết tương, acid uric tồn tại chủ yếu dưới dạng monosodium urat. Nồng độ acid uric huyết tương trung bình ở nam giới là 50 ± 29mg/l (hay 180 - 420 µmol/l) và ở nữ là 40 ± 20mg/l (hay 150 - 360 µmol/l). Tăng acid uric huyết thanh được xác định khi nồng độ > 420 µmol/l ở nam và > 360 µmol/l ở nữ. Những phương pháp định lượng acid uric trong máu Những phương pháp này được sử dụng một cách phổ biến để xét nghiệm acid uric trong máu, tùy thuộc vào hóa chất hoặc enzyme oxy hóa. Trong phương pháp cũ, một chất tạo màu bị giảm đồng thời với chất oxy hóa để sản xuất một chromophore mà có thể đo bằng quang phổ kế. Sau đó, uricase được sử dụng làm chất xúc tác phản ứng và nồng độ của acid uric có thể được xác định trực tiếp bằng quang phổ kế. sau đó uricase được sử dụng làm chất xúc tác
  • 30. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 20 phản ứng và nồng độ của acid uric có thể được xác định trực tiếp bằng quang phổ kế. Sau đó được sử dụng làm chất xúc tác phản ứng và nồng độ của acid uric có thể được xác định trực tiếp bằng quang phổ kế hoặc bằng sự đo lường lượng oxygen bị tiêu dùng hoặc lượng hydrogen peroxit (H2O2) được tạo ra. Phương pháp so màu : Phương pháp so màu được sử dụng rộng rãi, nó tùy thuộc vào sự giảm Natri Vonfamat bởi acid uric. Phương pháp này có những nhược điểm : Acid uric có khuynh hướng kết tủa với protein huyết tương, có thể xuất hiện màu đục trong dung dịch màu cuối cùng. Sự tương quan không tuyến tính giữa màu tạo ra và lượng acid uric vượt quá giới hạn do ảnh hưởng của những chất khử trong huyết tương bao gồm: Ascorbid acid, Thiols tự do (thioneine, cysteine, glutathione), Salicylates và dẫn xuất của nó, Caffeine, theophylline, theobromine và những sản phẩm chuyển hóa của chúng, L - dopa, nồng độ rất cao của glucose.  Phương pháp so màu tự động: Phương pháp so màu tự động xác định acid uric dựa vào sự giảm của phospho vonfamat hoặc Arsen vonfamat hoặc hỗn hợp kim loại. Máy phân tích tự động đã làm công việc thẩm tách. Vì vậy đã ngăn chặn được sự kết tủa protein. Phương pháp này cho kết quả cao hơn thực tế 0,4 - 1,0mg/dl. Khi có sự hiện diện của L- dopa, Ampicilline, penicilline, methacillin, Resorcinol, Glutathione và Ascorbid acid thì sẽ cho kết quả cao giả. Phương pháp enzyme:  Phương pháp quang phổ Uricase: Acid uric có đặc tính hấp thụ tia cực tím. Với sự hiện diện của uricase, urate được biến đổi thành allantoin, mà không có sự hấp thụ tia cực tím.
  • 31. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 21  Đo lượng Hydrogen peroxyt (H2O2) được tạo thành: Sự biến đổi acid uric thành allantoin, được xúc tác bởi uricase cứ mỗi mol acid uric được sử dụng sẽ sinh ra 1 mol H2O2 . Dựa trên nguyên tắc cơ bản đó là sự suy giảm của Hydrogen peroxide (H2O2) nhờ vào hoặc là catalase hoặc là peroxidase hợp lại để tạo thành phản ứng oxy hóa khác và tạo ra một sản phẩm có màu. Vì vậy, Kageyama đã ghép catalase với phản ứng uricase, methanol bị oxy hóa để tạo thành Formaldehyde (HCHO) và sau đó so với màu của dihydrolutidine được tạo thành từ sự ngưng tụ, Formaldehyde với acetylaceton và amonia: H2O2 + CH3OH HCHO + 2H2O. HCHO + acetylacetone + NH3 3,5-diacetyl - 1,4 - dihydro lutidine + 3H2O Một phương pháp mới đo lượng Formaldehyde tạo thành bằng một máy phân tích ly tâm. Độ nhạy và độ đặc hiệu được báo cáo là hơn hẳn. Tăng acid uric máu: Tăng acid uric máu được định nghĩa khi nồng độ acid uric trong máu (7mg/dl đối với nam giới (420,0mol/l) và ≥ 6 mg/dl đối với phụ nữ (360mol/l) [39][43][56]. Những nguyên nhân của tăng acid uric máu Theo lý thuyết, tăng acid uric máu có thể là kết quả từ, tăng sản xuất, giảm bài tiết acid uric hoặc từ sự phối hợp của những bất thường này. Tăng sản xuất urate: - Thức ăn là một nguồn cung cấp purin ngoại sinh. Những thực phẩm giàu purin như là: gan "lách" (tuyến ức và tụy), thận, tôm, cua cá, lòng đỏ
  • 32. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 22 trứng, nấm... - Nguồn purin nội sinh: là do sự phá hủy các tế bào giải phóng ra các acid nhân ADN và ARN. Giảm bài tiết acid uric: Về mặt lý thuyết, tăng acid uric có thể là kết quả từ giảm lọc cầu thận, giảm bài tiết ống thận hoặc tăng tái hấp thu ở ống thận. Những cơ chế phối hợp: Tăng sản xuất acid uric và giảm bài tiết góp phần làm tăng acid uric máu. Bảng phân loại nguyên nhân tăng acid uric máu [56]. TĂNG SẢN XUẤT ACID URIC Nguyên phát vô căn Bệnh tăng sinh tủy Dập cơ Thiếu hụt HGPT Chứng tăng hồng cầu Hoạt động thể lực Tăng tổng hợp PRPP Bệnh vảy nến Rượu Tan máu Bệnh paget Béo phì Bệnh tăng sinh Lympho Bệnh Glucogenosis Thức ăn giàu purin. III,V,VII GIẢM THẢI ACID URIC Nguyên phát vô căn Nhiễm ceton do đói Dùng thuốc Salicilate Suy thận Ngộ độc Barili 2g/ngày Thận đa nang Sarcoidosis Lợi tiểu Đái tháo nhạt Cường cận giáp Rượu Tăng huyết áp Suy giáp Levodopa Nhiễm toan : Nhiễm độc thai nghén Ethambutol * Acid lactic Hội chứng Bartter Pyrazinamid * Ceton trong ĐTĐ Hội chứng Down Acid Nicotinic Cyclosporine CƠ CHẾ PHỐI HỢP Thiếu hụt Thiếu hụt Fructose -1- Rượu Sốc
  • 33. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 23 Glucose-6-Phosphotase Phosphate aldolase - HGPT: Hypoxanthin - Guanin - Phosphoribosyl - Transferase. PRPP: Phosphoribosylpyrophosphat 1.2.2. Cơ chế bệnh sinh của tăng acid uric gây xơ vữa mạch Acid uric được hình thành từ nhân purin nội hoặc ngoại sinh, nhờ tác dụng của men xanthinede hydrogenase từ gan, ruột. Purin ngoại sinh đóng vai trò quan trọng trong việc tạo acid uric.Thận chuyển hóa urate bằng nhiều cách: lọc cầu thận, tái hấp thu, bài tiết ở ống lượn gần. Những yếu tố ảnh hưởng đến chuyển hóa urate: thể tích dịch ngoại bào, lượng nước tiểu, pH nước tiểu, lượng urate và hormone, một số thuốc, khối lượng vận động và chế độ ăn [17] [25] [43]. Tế bào cơ trơn mạch máu và tế bào cơ tim tổng hợp và phóng thích adenosin dẫn đến giãn tế bào cơ trơn mạch máu và dãn tiểu động mạch. Khi thiếu oxy hoặc thiếu máu mô làm gia tăng tổng hợp và phóng thích adenosine, đóng vai trò quan trọng trong cơ chế điều hòa mạch máu dẫn đến giảm thiếu máu cục bộ. Tế bào cơ trơn mạch máu trong tim tổng hợp adenosine tại chỗ và nhanh chóng bị thoái giáng thành acid uric do tác dụng của lớp nội mạc. Nhờ nồng độ pH thấp ở khoảng gian bào và điện thế âm ở màng tế bào nên acid uric được hình thành sẽ đổ ngay vào lòng mạch. Khi có thiếu máu cục bộ sẽ làm gia tăng hoạt động oxy hóa xanthine và tổng hợp acid uric, do đó tăng acid uric có thể là một dấu ấn của tình trạng thiếu máu cơ tim. Mặc dù vậy cơ chế bệnh sinh của acid uric trên hệ tim mạch còn chưa rõ, tăng acid uric có liên quan đến những ảnh hưởng không tốt trên: chức năng lớp nội mạc mạch máu, sự oxi hóa, sự kết dính tiểu cầu, sự xuất huyết và kết tụ [38]. Acid uric thúc đẩy oxide hóa LDL trong tiến trình xơ vữa động mạch, kích thích kết dính bạch cầu hạt vào lớp tế bào nội mạc và giải phóng các gốc
  • 34. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 24 tự do doperoxide và superoxide. Do đó acid uric gây tác động xấu đến lớp nội mạc thông qua hoạt hóa bạch cầu và sự tăng tương quan giữa acid uric với nồng độ chất gây viêm. Acid uric đi qua tế bào nội mô đã bị rối loạn chức năng sẽ lắng đọng tinh thể bên trong mảng xơ vữa. Những mảng này gây ra phản ứng viêm tại chỗ và hình thành mảng xơ vữa, lắng đọng tinh thể càng nhiều khi nồng độ acid uric càng cao [38] [62]. Vai trò của acid uric trong rối loạn chức năng nội mạc và đáp ứng viêm toàn thân: trong thực nghiệm khi truyền acid uric vào cơ thể người gây rối loạn chức năng nội mạc và allopurinol cải thiện chức năng lớp nội mạc ở bệnh nhân suy tim hoặc đái tháo đường. Điều này gợi ý vai trò trung gian của acid uric và xanthineoxydase trong đáp ứng viêm toàn thân [62]. 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ acid uric huyết tương 1.2.3.1. Chủng tộc Một số nghiên cứu dịch tễ học chứng tỏ có sự khác biệt nồng độ acid uric giữa các nhóm dân tộc khác nhau. Nồng độ này đặc biệt cao trong quần thể dân cư là thổ dân Maori ở New Zealand, người Úc bản địa hoặc người Mỹ gốc Phi [63] [74]. Một nghiên cứu trên nhóm đối tượng đa sắc tộc tại Mỹ thông qua dữ liệu của Chương trình điều tra dinh dưỡng và sức khỏe quốc gia của Mỹ lần thứ 3 cho biết Người Mỹ gốc Phi có tỷ lệ tăng acid uric huyết tương cao nhất (22,5%), tiếp theo là người da trắng (18,0%) và nhóm những chủng tộc khác (16,3%) [67]. Ryu W. S nghiên cứu sự khác biệt nồng độ acid uric huyết tương giữa nhóm thanh niên da trắng với da đen ở lứa tuổi 17 - 35, kết quả cho thấy nồng độ acid uric tăng cao nhất ở nhóm nam giới da đen sau đó đến nhóm nam giới da trắng rồi đến nhóm nữ da đen, cuối cùng là nhóm nữ da trắng [66]. 1.2.3.2. Tuổi
  • 35. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 25 Trong điều kiện sinh lý bình thường, nồng độ acid uric huyết tương đã có xu hướng tăng dần theo tuổi, tăng khoảng 10% từ lứa tuổi 20 đến 60 tuổi [48] [62]. Tác giả Loeffler cho thấy nồng độ acid uric trung bình trong quần thể này là 5mg/dl ở nhóm bình thường và 5,6mg/dl ở nhóm tăng huyết áp và có tới 34% số đối tượng có nồng độ acid uric từ 5,5mg/dl trở lên [62]. Chiou nghiên cứu trên 6.000 đối tượng tuổi từ 26 đến 75 tuổi tại Đài Loan trong khoảng thời gian từ 2003 đến 2005 đã cho thấy có sự khác biệt rõ ràng về tỷ lệ tăng acid uric huyết tương giữa các nhóm tuổi khác nhau ở nữ giới nhưng không thấy sự khác biệt này ở nam giới [50]. Một nghiên cứu khác tại Đài Loan trên nhóm đối tượng người cao tuổi trên 65 tuổi, các tác giả nhận thấy nồng độ acid uric huyết tương trung bình ở nam giới là 437,6 µmol/l và ở nữ giới là 376 µmol/l [61]. 1.2.3.3. Giới tính Bình thường nồng độ acid uric huyết tương ở nữ giới bao giờ cũng thấp hơn so với nam giới cùng độ tuổi. Nghiên cứu của Zhu cũng tại Mỹ điều tra trên đối tượng người trưởng thành lặp lại sau 2 thập kỷ đã cho biết nồng độ acid uric huyết tương trung bình trong quần thể là 6,14mg/dl ở nam giới và 4,87mg/dl ở nữ giới. Tuy vậy, không có sự khác biệt nhiều về tỷ lệ tăng acid uric huyết tương giữa nam và nữ (tỷ lệ hiện mắc là 21,2% và 21,6%) [77]. Một nghiên cứu tại Đài Loan cho biết ở lứa tuổi trẻ và trung niên, tỷ lệ tăng acid uric huyết tương có sự khác biệt rõ ràng giữa nam và nữ nhưng đến tuổi trên 65 thì cả 2 giới có tỷ lệ mắc tương đương nhau [57]. Nghiên cứu tại Việt Nam trên nhóm đối tượng THA, tác giả Nguyễn Thị Thúy Hằng nhận thấy rằng tỉ lệ tăng acid uric máu là 42,7%, nam cao hơn nữ [15]. Tác giả Phạm Thị Dung lại cho thấy tỷ lệ tăng acid uric huyết tương ở nam giới cao gấp 3 lần so với nữ. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01 [8]. 1.2.3.4. Liên quan giữa acid uric với thừa cân, béo phì
  • 36. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 26 Béo phì là yếu tố thuận lợi góp phần làm tăng huyết áp, tăng nồng độ cholesterol, giảm HDL - C và tăng glucose máu. Đây đều là những yếu tố có liên quan đến tình trạng tăng acid uric huyết tương, nó làm tăng tổng hợp và giảm thải trừ acid uric. Nghiên cứu của Miao cho biết tăng acid uric có liên quan sự phát triển của nền kinh tế, được thể hiện bằng sự thay đổi chế độ ăn uống và lối sống tĩnh tại. Do đó, thừa cân - béo phì có liên quan đến tình trạng tăng acid uric huyết thanh [63]. Nghiên cứu của Alexander cũng cho thấy béo phì đặc biệt là béo nội tạng cùng với các rối loạn kèm theo có liên quan mật thiết với tình trạng tăng acid uric huyết thanh [40]. 1.2.3.5. Chế độ ăn Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng hay giảm acid uric huyết tương bởi vì trên 50% nhân purin của ARN và 20% của ADN có nguồn gốc từ thức ăn. Tác giả Nguyễn Thị Lâm so sánh giá trị dinh dưỡng khẩu phần giữa người bình thường, tăng acid uric huyết tương và bệnh nhân gút cho thấy mức tiêu thụ cá, hải sản ở nhóm đối tượng tăng acid uric huyết tương cao hơn nhóm bình thường có ý nghĩa thống kê [25]. Có rất nhiều nghiên cứu đã tìm thấy những bằng chứng mạnh mẽ cho biết mức độ tiêu thụ rượu, bia có liên quan chặt chẽ đến tình trạng tăng acid uric huyết tương, từ đó dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gút. Tác giả Choi HK cho biết nguy cơ mắc bệnh tỷ lệ thuận với mức độ sử dụng rượu, bia. So với nhóm không uống rượu, nguy cơ mắc bệnh gút ở nam giới tăng 1,32 lần khi uống ở mức 10 - <15g ethanol/ngày, nguy cơ này tăng lên đến 2,53 lần ở nhóm sử dụng mức ≥ 50g ethanol/ngày [49]. 1.2.3.6. Hoạt động thể lực Hoạt động thể lực và thể dục chưa được nhiều tác giả công nhận là yếu tố có liên quan đến tăng acid uric huyết tương và bệnh gút. Tuy nhiên, một nghiên cứu trên 28.990 nam giới trong thời gian 7,74 năm, tác giả Williams cũng đã cho biết những người chạy xa 8km/ngày hoặc thực hiện
  • 37. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 27 tập thể dục thường xuyên trong phòng tập làm giảm nguy cơ mắc bệnh tương ứng là 50 - 65% [74]. Có thể những đối tượng thường xuyên luyện tập thể thao sẽ giúp duy trì cân nặng hợp lý, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên khi vận động quá mức sẽ làm tăng acid lactic máu cùng với tình trạng mất nước nên làm tăng acid uric huyết tương. Điều này có thể giải thích lý do những cơn gút cấp lại thường xuất hiện sau các chấn thương hoặc hoạt động thể lực quá mức. 1.2.3.7. Một số thuốc ảnh hưởng đến nồng độ Acid uric - Aspirins - Thuốc lợi tiểu - Thuốc lao - Thuốc ức chế miễn dịch hoặc thuốc ức chế men chuyển. 1.3. Các nghiên cứu về đột quỵ não có tăng acid uric huyết tương 1.3.1. Trên Thế giới Trên thế giới có nhiều tác giả nghiên cứu và thấy có mối liên quan giữa nồng độ acid uric huyết tương với ĐQN. Theo tác giả Bansal BC acid uric uric huyết tương tăng cao có thể đóng một vai trò quan trọng trong nguyên nhân của bệnh mạch máu não và huyết khối thiếu máu cục bộ nói chung và đặc biệt là ở những bệnh nhân dưới 40 tuổi [42]. Kim SY phát hiện ra rằng tăng acid uric huyết tương có thể khiêm tốn nhưng cũng làm tăng đáng kể nguy cơ của đột quỵ và tử vong [60]. Theo kết quả của Milionis HJ nghiên cứu, acid uric huyết tương cao làm tăng nguy cơ đột quỵ thiếu máu cục bộ cấp tính ở người cao tuổi [64]. Cùng với nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương trên bệnh nhân mạch vành, đái tháo đường, tăng huyết áp, phần lớn các tác giả Việt Nam và trên Thế giới đều nhận định xét nghiệm acid uric huyết tương có giá trị để tiên đoán, chẩn đoán sớm và theo dõi điều trị bệnh mạch vành, góp phần giảm nguy cơ tử vong của nhồi máu cơ tim, đột quỵ não. 1.3.2. Tại Việt nam
  • 38. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 28 Đã có nhiều công trình nghiên cứu về mối liên quan giữa acid uric với bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận, béo phì…, nhưng mối liên quan giữa nồng độ acid uric huyết tương với quỵ não chưa có tác giả nào nghiên cứu. Chủ yếu các tác giả nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ acid uric huyết tương với các bệnh lý mạch vành, hội chứng chuyển hoá, đái tháo đường, tăng huyết áp. Tuy nhiên các tác giả đều thấy rằng có mối liên quan giữa nồng độ acid uric huyết tương với các bệnh lý tim mạch các tác giả thấy tăng acid uric huyết tương là yếu tố tác động xấu đến lớp nội mạc thông qua hoạt hóa bạch cầu và sự tăng tương quan giữa acid uric với nồng độ chất gây viêm. ]. Vai trò của acid uric trong rối loạn chức năng nội mạc và đáp ứng viêm toàn thân: trong thực nghiệm khi truyền acid uric vào cơ thể người gây rối loạn chức năng nội mạc và allopurinol cải thiện chức năng lớp nội mạc ở bệnh nhân suy tim hoặc đái tháo đường. Điều này gợi ý vai trò trung gian của acid uric và xanthineoxydase trong đáp ứng viêm toàn thân [62] Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Gồm 90 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là ĐQN điều trị nội trú tại khoa Thần kinh - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng - Bệnh nhân được chẩn đoán xác định là ĐQN - Được xét nghiệm đấy đủ các chỉ số nghiên cứu. 2.1.2. Tiêu chí loại trừ đối tượng - Hiện tại đang mắc các bệnh nhiễm trùng kết hợp - Bệnh nhân bị bệnh gout hoặc có các yếu tố gây tăng acid uric như: dùng thuốc tránh thai, ăn nhiều thức ăn chứa nhân purin, hoặc dùng thuốc lợi tiểu Thiazid…
  • 39. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 29 - Đang điều trị thuốc suy giảm miễn dịch, bệnh ung thư, các bệnh kèm theo khác như: viêm khớp, viêm dạ dày, bệnh hệ thống, hẹp hai lá, rung nhĩ... các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan... - Các bệnh lý về não khác không phải ĐQN như: chấn thương sọ não, xuất huyết não do các bệnh về máu, abces não, u não, động kinh... 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian: từ tháng 5/2015 đến tháng 4/2016. - Địa điểm: khoa Thần kinh - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang 2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu Cỡ mẫu thuận tiện 2.3.3. Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu có chủ đích: Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán xác định là ĐQN đang điều trị nội trú tại khoa Thần kinh - Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái nguyên. 2.3.4. Các biến số nghiên cứu Chỉ tiêu nghiên cứu cho mục tiêu 1 Các chỉ số lâm sàng: tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ học vấn, nơi ở, tiền sử bệnh và các yếu tố nguy cơ của ĐQN, tiền sử sử dụng thuốc hoặc các nguy cơ có thể gây tăng acid uric huyết tương, mạch, nhiệt độ, HA, điểm Glassgow lúc vào viện, vị trí và mức độ liệt, các tổn thương thần kinh khác. Các chỉ số cận lâm sàng: aci uric huyết tương vào viện, glucose, HbA1c, chức năng thận, lipid máu, điện tim, tổn thương não trên phim chụp chụp CLVT hoặc CHT não( vị trí, kích thước, tính chất,…).
  • 40. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 30 Chỉ tiêu nghiên cứu cho mục tiêu 2 Tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ acid uric huyết tương và mức độ hôn mê (thang điểm Glassgow) Tìm hiểu liên quan giữa TĐH và mức độ tàn phế cũng như nguy cơ tử vong ở bệnh nhân ĐQN giai đoạn cấp (bảng điểm NIHSS) 2.3.5. Kỹ thuật thu thập số liệu - Hỏi bệnh để phát hiện các thông tin chung, tiền sử các bệnh: THA, ĐTĐ, thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia…. - Khám lâm sàng: Khám toàn thân và khám thực thể các cơ quan để phát hiện các dấu hiệu bệnh lý, tổn thương thần kinh, sử dụng ống nghe Nhật Bản và huyết áp Đồng hồ để đo huyết áp, sử dụng thang điểm Glassgow, thang điểm NIHSS và điểm Rankin điều chỉnh để đánh giá lúc vào viện và lúc ra viện - Cận lâm sàng: Bệnh nhân được làm các xét nghiệm và chụp CLVT hoặc cộng hưởng từ sọ não tại khoa Xét ngiệm và khoa Chẩn đoán Hình ảnh Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên. + Xét nghiệm sinh hóa máu: bệnh nhân nhịn ăn trước khi lấy máu tĩnh mạch buổi sáng, xét nghiệm trên máy sinh hóa tự động của Nhật Bản, các thông số cơ bản được đánh giá theo tiêu chuẩn. + Các bệnh nhân được chụp cắt lớp vi tính sọ não trên máy chụp Somatom Spirit 2 dãy của hãng Siemens. Chụp cắt lớp vi tính theo đường chuẩn lỗ tai - đuôi mắt, lớp cắt 3mm dưới tiểu não, 10 mm trên lều tiểu não. Kết quả chụp cắt lớp vi tính được các bác sỹ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh đọc. - Các đánh giá, theo dõi sẽ được thực hiện theo phụ lục bệnh án dành riêng cho nghiên cứu. - Bệnh nhân sẽ được đánh giá lần đầu trong vòng 24 giờ sau nhập
  • 41. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 31 viện, thu thập các dữ liệu lâm sàng, hình ảnh học ban đầu và các chỉ số cận lâm sàng theo các chỉ số nghiên cứu và đánh giá lại khi bệnh nhân ổn định ra viện. 2.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán, phân loại sử dụng trong nghiên cứu * Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐQN [9] Dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán ĐQN của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) (1990) [9]: ''Đột quỵ não là hội chứng thiếu sót chức năng não khu trú hơn là lan toả, xảy ra đột ngột, tồn tại quá 24 giờ hoặc tử vong trong vòng 24 giờ, loại trừ nguyên nhân sang chấn não''. + Khởi đầu đột ngột, cấp tính và nặng dần. + Có dấu hiệu thần kinh khu trú. + Các triệu chứng tồn tại > 24h. - Chẩn đoán CMN và NMN: + Trên chụp CLVT sọ não: Hình ảnh ĐQN điển hình: ổ giảm tỷ trọng thuần nhất đối với NMN và tăng tỉ trọng với CMN phù hợp với vùng phân bố của một mạch máu não. + Trên chụp cộng hưởng từ: Chẩn đoán những trường hợp NMN không phát hiện được trên CLVT Giai đoạn cấp: giảm tín hiệu trên T1, trên T2 tăng tín hiệu không thay đổi tín hiệu khi tiêm chất tương phản từ. Giai đoạn bán cấp (sau 1 tuần): giảm tín hiệu trên T1, tăng tín hiệu trên T2 có thể làm tăng tín hiệu khi tiêm chất tương phản từ Giai đoạn mãn tính (trên 1 tháng): giảm tín hiệu mạnh T1 tăng mạnh T2 [4]. Vậy, để chẩn đoán ĐQN trong thực hành lâm sàng cần dựa vào lâm sàng với 3 dấu chứng quan trọng: một là thời gian xuất hiện đột ngột, hai là dấu hiệu
  • 42. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 32 thần kinh khu trú, ba là không có chấn thương sọ não và cận lâm sàng giá trị là CLVT/MRI sọ não [4]. Chẩn đoán thể ĐQN ĐQN gồm hai loại chính liên quan đến bản chất tổn thương não là NMN và CMN. Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán thể bệnh NMN hay CMN dựa trên kết quả CLVT sọ não. - Vùng giảm tỉ trọng trong NMN xuất hiện sau 24 giờ khởi bệnh (trường hợp CLVT trước 24 giờ chưa thấy tổn thương sẽ cho chụp não CLVT sau 24 giờ khởi lệnh. - Vùng tăng tỉ trọng trong CMN * Rối loạn ý thức lúc vào theo thang điểm Glassgow Rối loạn ý thức tại thời điểm bệnh nhân nhập viện và ra viện được tính theo thang điểm Glassgow của Teasdale và Jennett [28] Bảng 2.1. Thang điểm Glasgow của Teasdale và Jannett (1978) Mục Mô tả Điểm Mắt Nhắm mở mắt tự nhiên 4 Chỉ mở mắt khi gọi 3 Chỉ mở mắt khi kích thích đau 2 Không mở mắt với mọi kích thích 1 Đáp ứng lời nói Trả lời đúng và đầy đủ 5 Trả lời lúc đúng lúc sai 4 Chỉ nói những từ, câu vô nghĩa 3 Chỉ phát âm ú ớ, không thành tiếng nói rõ ràng 2 Hoàn tòan im lặng 1 Đáp ứng vận động Làm đúng các yêu cầu vận động 6 Đáp ứng đau, chính xác 5
  • 43. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 33 Đáp ứng đau, không chính xác 4 Đáp ứng gồng co cứng với kích thích đau 3 Đáp ứng gồng duỗi cứng với kích thích đau 2 Hoàn toàn không đáp ứng 1 Tổng điểm 3-15 Điểm đạt (0 - 15đ): (Nguồn: Theo Trương Văn Sơn - “Ứng dụng thang điểm đánh giá ĐQN trong tiên lượng sớm bệnh nhân ĐQN thiếu máu cục bộ” - Tạp chí Y dược học quân sự - 2005 [28]. Đánh giá kết quả điểm Glassgow: 15 điểm: bình thường 13 - 14 điểm: rối loạn ý thức nhẹ 9 - 12 điểm: rối loạn ý thức vừa ≤ 8 điểm: rối loạn ý thức nặng * Đánh giá lâm sàng qua thang điểm đột quỵ não của Viện Sức Khỏe Quốc Gia Hoa Kỳ (National Institutes of Health Stroke Scale NIHSS)[11] [28] (phụ lục D). Đây là thang điểm đánh giá độ nặng của tổn thương thần kinh trong đột quỵ thiếu máu não, với điểm số từ 0 tới 42 điểm (phụ lục B), điểm càng cao thì tổn thương thần kinh càng nặng. Không có mốc điểm cụ thể phân biệt từng nhóm bệnh nhân nặng nhẹ, nhưng lâm sàng và các nghiên cứu thường sử dụng: (mốc từ 4 điểm trở xuống là nhẹ, từ 25 điểm trở lên là rất nặng, còn mức trung gian có thể lấy điểm cắt là 15 (5 - 14 là vừa, 15 - 24 là nặng). + < 4 điểm: nhẹ + 5 - 14 điểm: vừa
  • 44. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 34 + 14 - 24 điểm: nặng + > 25 điểm: rất nặng Đánh giá mức độ trầm trọng, theo dõi diễn tiến lâm sàng và biến chứng trong suốt quá trình nằm viện. * Đánh giá lâm sàng qua thang điểm Rankin điều chỉnh (mRS)[28]. Mức độ hồi phục chức năng đánh giá bằng chỉ số thang điểm Rankin điều chỉnh (mRS), gồm bảy mức từ 0 - 6 điểm. Trong nghiên cứu này, do tổn thương não thường ở mức nặng, khả năng hồi phục hoàn toàn và độc lập là thấp, do đó chúng tôi không lấy điểm cắt là 2 như các nghiên cứu khác, mà lấy điểm cắt là 3 với nhóm điểm từ 0 - 3 gọi là nhóm phế tật nhẹ, nhóm 4 - 6 là phế tật nặng hoặc tử vong. Đánh giá mức độ trầm trọng, theo dõi diễn tiến lâm sàng từ lúc vào viện đến lúc ra viện hoặc tử vong. Bảng 2.2. Thang điểm Rankin sửa đổi (mRS) Điểm Mô tả 0 Không có triệu chứng nào cả. 1 Có triệu chứng nhưng không có mất chức năng đáng kể; có khả năng thực hiện tất cả các nhiệm vụ và hoạt động thường làm 2 Mất chức năng nhẹ; không có khả năng làm tất cả mọi hoạt động trướcđây, nhưng có khả năng tự chăm sóc bản thân không cần trợ giúp. 3 Mất chức năng trung bình; cần giúp đỡ một phần, nhưng có thể tự đilại không cần giúp đỡ. 4 Mất chức năng khá nặng; không thể tự đi không có trợ giúp và không thể tự đáp ứng nhu cầu bản thân mà không có trợ giúp 5 Mất chức năng nặng; nằm liệt giường, không kiểm soát tiêu tiểu và luôn cần chăm sóc điều dưỡn 6 Chết
  • 45. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 35 (Nguồn: Theo Trương Văn Sơn - “Ứng dụng thang điểm đánh giá ĐQN trong tiên lượng sớm bệnh nhân ĐQN thiếu máu cục bộ” - Tạp chí Y dược học quân sự - 2005 [28]). Các yếu tố nguy cơ của ĐQN: * Tăng huyết áp: đánh giá dựa vào [1] + Chỉ số huyết áp khi vào viện: theo JNC VII (2003) được gọi là tăng huyết áp khi HATT ≥ 140mmHg và/hoặc HATTr ≥ 90mmHg. + Tiền sử bệnh nhân có bị tăng huyết áp, hồ sơ sức khỏe của bệnh nhân đã hoặc đang dùng thuốc điều trị tăng huyết áp. Bảng 2.3. Phân độ tăng huyết áp theo JNC VII (2003) Phân loại HATT (mm Hg) HATTr (mm Hg) HA bình thường < 120 và < 80 Tiền THA 120 - 139 hoặc 80 - 89 THA độ 1 (nhẹ) 140 - 159 hoặc 90 - 99 THA độ 2 (trung bình) > 160 hoặc > 100 * Đái tháo đường: Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) năm 2010 [15] Dựa vào một trong các tiêu chuẩn: + HbA1c trong máu >6.5% được thực hiện bởi phương pháp định lượng có chứng nhận của NGSP + Glucose máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l hoặc có triệu chứng cổ điển của tăng đường huyết + Glucose máu lúc đói ≥ 7mmol/l, hồ sơ sức khỏe của bệnh nhân đã và đang điều trị đái tháo đường + Glucose huyết tương hai giờ sau uống 75g glucose 11,1mmol/l (200mg/dl) khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose. * Chỉ số khối cơ thể (BMI) + Đo chiều cao và cân nặng:
  • 46. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 36 Thước đo chiều cao là thước đo mẫu được gắn cùng với cân bàn có thanh định mức ngang vuông góc với trục đứng của thước. Kết quả tính bằng mét, sai số không quá 0,5cm. Đo trọng lượng cơ thể bằng cân bàn TZ 20. Đơn vị tính bằng kg và sai số không quá 100g. Cân chính xác đến 0,5kg và đo chiều cao chính xác đến 1cm. Đơn vị biểu thị: Cân nặng (P) = kg, chiều cao (H) = m Từ đó tính chỉ số khối cơ thể (BMI) dựa theo công thức: ) m kg ( H P BMI 2 2  Bảng 2.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì của TCYTTG năm 2002 [53] PHÂN LOẠI BMI ( Kg/ m2 ) GẦy < 18,5 Bình thường 18,5 - 22,9 Béo phì (  23 ) Có nguy cơ 23 - 24,9 Béo độ 1 25 - 29,9 Béo đỘ 2  30 * Tĩnh tại: Quan điểm Hội Tim Mạch Hoa Kỳ về ngăn ngừa bệnh Tim mạch [24]. + Đối tượng được xem là có vận động thể lực thường xuyên khi tập luyện đều đặn hằng ngày ( 3 ngày/ tuần với thời gian trên 30 phút mỗi lần tập) như tập thể dục, đi bộ hay chơi một môn thể thao nào đó... + Đối tượng được xem là ít vận động thể lực thường xuyên là đối tượng không tập luyện hay tập luyện không đều đặn (< 3 ngày/ tuần). * Uống rượu [3]. Khi uống > 3 đơn vị rượu/ngày đối với nam, > 2 đơn vị rượu/ngày đối với nữ (1 đơn vị rượu tương đương 40ml rượu mạnh, 125ml rượu vang hoặc 1 lon bia 220ml) hoặc lạm dụng rượu theo bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ X: lâm sàng có biểu hiện thèm rượu, khó kiểm tra tập tính dùng rượu, lượng rượu dùng ngày càng tăng [3]. Phân loại nghiện rượu: Dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán người nghiện
  • 47. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 37 rượu của Tổ chức Y tế Thế giới [3]. Bệnh nhân có ba trong sáu biểu hiện sau: 1. Thèm muốn mạnh mẽ hoặc cảm thấy buộc phải uống rượu. 2. Khó khăn kiểm tra về thời gian bắt đầu uống và kết thúc uống cũng như mức độ uống hàng ngày. 3. Khi ngừng uống thì xuất hiện trạng thái cai, bệnh nhân uống rượu trở lại để né tránh hoặc giảm hội chứng cai rượu cấp. 4. Có bằng chứng về số lượng rượu ngày càng nhiều lên. Nam giới uống 60g rượu một ngày tương đương với 1200 ml bia nồng độ 5% và 180ml rượu mạnh,liên tục hàng năm. Nữ uống 20g rượu trên ngày tương đương 250 ml rượu vang hay 60ml rượu mạnh. 5. Sao nhãng những thú vui trước đây, dành nhiều thời gian tìm kiếm và uống rượu. Vẫn tiếp tục dùng dù biết trước tác dụng * Thuốc lá: + Đánh giá là lạm dụng thuốc lá khi hút >15 bao thuốc lá trong một năm. + Theo WHO, hút thuốc lá được tính theo đơn vị gói/năm. Nếu bỏ thuốc trên 5 năm được coi như không hút thuốc. . Có hút thuốc lá: Được định nghĩa khi đối tượng còn đang hút thuốc lá hoặc tiền sử có hút thuốc lá và ngưng hút < 5 năm. . Không hút thuốc lá: Chưa bao giờ hút hoặc đã bỏ hút thuốc lá trước đó > 5 năm liên tục cho đến lúc tham gia nghiên cứu [3]. Cận lâm sàng Bảng 2.5. Giá trị bình thường của các chỉ số xét nghiệm máu tại Khoa Xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái nguyên TT Chỉ số Đơn vị tính Giá trị bình thường 1 Hồng cầu 1012 3,8 - 5,3 2 Bạch cầu 109 4,0 - 4,9 3 Tiểu cầu g/l 110 - 117 4 Acid uric µmol/l Nam: 180 - 420 Nữ: 150 - 360
  • 48. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 38 5 Cholesterol mmol/l 3,9 - 5,2 6 Triglyceride mmol/l 0,46 - 1,8 7 HDL - C mmol/l > 0,9 8 LDL - C mmol/l < 3,4 9 Glucose mmol/l 3,6 - 5,9 10 Ure mmol/l 2,5 - 8,3 11 Creatinin µmol/l Nam: 62 - 115 Nữ: 53 - 97 * Tiêu chuẩn về chẩn đoán hình ảnh học[11] [19]: - CMN có biểu hiện là vùng tăng tỷ trọng thuần nhất, có đậm độ từ 45 đến 90 đơn vị Hounsfield H (HU), có thể giảm tỷ trọng vùng xung quanh do phù não, chèn Ðp và có máu trong não thất. - NMN là vùng giảm tỷ trọng có kích thước lớn hơn 1,5cm, thường xuất hiện sau 48 giờ. Bảng 2.6. Hình ảnh chụp cộng hưởng từ sọ não Hình ảnh ở T1W1 Hình ảnh ở T2W2 Nhồi máu não Giảm tín hiệu Tăng tín hiệu Chảy máu não (Từ 1 đến 3 ngày) Không thay đổi Giảm tín hiệu Chảy máu não (Từ 3 đến 14 ngày) Tăng tín hiệu Tăng tín hiệu Chảy máu não (Trên 21 ngày) Không thay đổi, có thể bờ giảm tín hiệu Bê giảm tín hiệu nhiều * Điện tâm đồ Được làm thường quy để tìm các rối loạn nhịp, các nhồi máu cơ tim,
  • 49. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 39 suy tim. * Bệnh tim: bao gồm các bệnh van tim, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, suy tim. Chẩn đoán dựa vào hỏi tiền sử, khám lâm sàng, điện tim do các bác sĩ chuyên khoa thực hiện. 2.5. Phương pháp xử lý số liệu Bằng phương pháp thống kê y học ứng dụng phần mềm SPSS 16.0 với các thuật toán thống kê. 2.6. Đạo đức trong nghiên cứu - Nghiên cứu này được thực hiện với sự đồng ý của đối tượng nghiên cứu. - Nghiên cứu này chỉ nhằm mục đích bảo vệ, nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân, không vì bất kỳ mục đích nào khác. - Đối tượng nghiên cứu được thông báo về kết quả nghiên cứu cũng như được tư vấn về tình trạng bệnh tật, tiên lượng và điều trị nếu có vấn đề về sức khỏe.
  • 50. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 40 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Xác định nồng độ acid uric huyết tương và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đột quỵ não 3.1.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới của đột quỵ não Nhận xét: - Tỉ lệ nam bị đột quỵ não cao hơn tỉ lệ nữ ở thể NMN - Tỉ lệ nữ trong thể CMN cao hơn so với tỉ lệ nam bị ĐQN Biều đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi của đột quỵ não 0 10 20 30 40 CMN NMN 43,5% 59,7% 56,5% 40,2% Nam Nữ 0 5 10 15 20 25 30 35 40 - 59 60 -79 ≥ 80 27,3% 24,4% 25% 72,7% 75,6% 75% CMN NMN
  • 51. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 41 Nhận xét: - Đa số bệnh nhân thuộc nhóm tuổi trung niên và cao tuổi - Bệnh nhân ở nhóm tuổi 60 - 79 chiếm tỉ lệ cao nhất. - Bệnh nhân ở nhóm tuổi ≥ 80 chiếm tỷ lệ thấp nhất ở cả hai thể ĐQN. Bảng 3.1. Một số yếu tố nguy cơ của đột quỵ não Thể ĐQN Nguy cơ CMN (n = 23) NMN (n = 67) Tổng ( n = 90) n % n % n % THA Có 17 23,9 54 76,1 71 78,9 Không 6 31,6 13 68,4 19 21,1 ĐTĐ Có 7 21,2 26 78,8 33 36,7 Không 16 31,6 41 71,9 57 63,3 ĐQN cũ Có 5 14,3 30 85,7 35 38,9 Không 18 32,7 37 67,3 55 61,1 Uống rượu Có 19 22,0 32 78,0 41 45,6 Không 14 28,6 35 71,4 49 54,4 Hút thuốc lá Có 17 27 46 73 63 70 Không 6 22,2 21 77,8 27 30 Tập thể dục Có 5 29,5 12 70,5 14 15,6 Không 18 24,7 55 75,3 73 81,1 Nhận xét: - Yếu tố nguy cơ THA, hút thuốc lá và không tập thể dục thường xuyên chiếm tỉ lệ cao nhất. - Yếu tố nguy cơ ĐTĐ, uống rượu chiếm tỉ lệ thấp hơn
  • 52. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 42 Bảng 3.2. Tình trạng rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đột quỵ não Thể ĐQN Rối loạn LP CMN (n = 23) NMN (n = 67) Tổng (n = 90) n % n % n % Cholesterol Có 11 27,5 29 72,5 40 44,4 Không 12 24,0 38 76,0 50 55,6 HDL - c Có 6 18,8 26 81,3 32 35,6 Không 17 29,3 41 70,7 58 64,4 LDL - c Có 11 28,9 27 71,1 38 42,2 Không 12 23,1 40 76,9 52 57,8 Triglycerid Có 11 25,0 33 75,0 44 48,9 Không 12 26,1 34 73,9 46 51,1 Nhận xét: - Tỉ lệ tăng cholesterol và tăng triglyceride chiếm tỷ lệ cao ở cả hai thể ĐQN. - Rối loạn lipid do tăng triglycerid chiếm tỷ cao nhất 3.1.2. Nồng độ acid uric huyết tương và một số yếu tố nguy cơ Bảng 3.3. Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương Acid uric Thể ĐQN p CMN (n = 23) NMN (n = 67) X ± SD 379,59 ± 85,18 410,79 ± 92,21 <0,05 Nhận xét: - Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương ở thể NMN là 410,79 ± 92,21 µmol/l cao hơn thể CMN là 379,59 ± 85,18 µmol/l. sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0.05)
  • 53. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 43 Biểu đồ 3.3. Tình trạng béo phì theo BMI của đột quỵ não Nhận xét: - Đa số bệnh nhân có chỉ số BMI ở nghưỡng bình thường - Tỉ lệ béo phì của nhóm nghiên cứu chiếm tỉ lệ 31,1% Bảng 3.4. Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương với nguy cơ THA Nguy cơ Thể ĐQN THA p Có Không Acid uric X ± SD CMN (n = 23) 390,47 ± 84,75 348,03 ± 85,99 < 0,05 NMN (n = 67) 412,90 ± 88,25 402,03 ± 110,70 < 0,05 Nhận xét: - Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương giữa nhóm có THA và nhóm không THA có sự khác biệt ở cả hai thể ĐQN với p< 0,05 Bảng 3.5. Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương với nguy cơ ĐTĐ Nguy cơ Thể ĐQN ĐTĐ p Có Không Acid uric X ± SD CMN (n = 23) 399,95 ± 108,11 368,73 ±72,07 > 0,05 NMN (n = 67) 410,85 ± 107,81 410,75 ± 82,24 > 0,05 3,3% 65,5% 31,1% Gầy Bình thường Béo phì
  • 54. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 44 Nhận xét: - Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương giữa nhóm có ĐTĐ và nhóm không ĐTĐ khác biệt ko có ý nghĩa ở cả hai thể ĐQN với p> 0,05 Bảng 3.6. Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương với cholesterol Nguy cơ Thể ĐQN Cholesterol p Có Không Acid uric X ± SD CMN (n = 23) 368,24 ± 91,76 398,99 ± 81,29 < 0,05 NMN (n = 67) 398,55 ± 96,11 420,13 ± 89,25 < 0,05 Nhận xét: - Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương giữa nhóm có tăng cholesterol và nhóm không tăng cholesterol có sự khác biệt ở cả hai thể ĐQN. Bảng 3.7. Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương với triglyceride Nguy cơ Thể ĐQN Triglycerid p Có Không Acid uric X ± SD CMN (n = 23) 386,57 ± 62,23 404,48 ± 105,30 < 0,05 NMN (n = 67) 406,92 ± 91,47 416,92 ± 78,57 < 0,05 Nhận xét: - Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương giữa nhóm có tăng triglycerid và nhóm không tăng triglycerid có sự khác biệt ở cả hai thể ĐQN với p< 0,05.
  • 55. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 45 Bảng 3.8. Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương với HDL – C Nguy cơ Thể ĐQN HDL - C p Có Không Acid uric X ± SD CMN (n = 23) 386,53 ± 51,64 377,14 ± 95,49 < 0,05 NMN (n = 67) 452,24 ± 101,79 384,51 ± 75,68 < 0,05 Nhận xét: - Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương giữa nhóm có tăng HDL - C và nhóm không tăng HDL - C có sự khác biệt ở cả hai thể ĐQN (p< 0,05). Bảng 3.9. Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương với LDL - C Nguy cơ Thể ĐQN HDL - C p Có Không Acid uric X ± SD CMN (n = 23) 375,04 ± 94,79 383,76 ± 79,49 < 0,05 NMN (n = 67) 410,33 ± 99,24 411,10 ± 88,44 < 0,05 Nhận xét: - Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương giữa nhóm có tăng và không tăng LDL - C có sự khác biệt ở cả hai thể ĐQN với p < 0,05. Bảng 3.10. Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương với nguy cơ hút thuốc lá Nguy cơ Thể ĐQN Hút thuốc lá p Có Không Acid uric X ± SD CMN (n = 23) 352,74 ± 83,70 388,05 ± 79,13 < 0,05 NMN (n = 67) 421,35 ± 73,10 435,67 ± 100,05 < 0,05
  • 56. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 46 Nhận xét: - Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương giữa nhóm có hút thuốc lá và nhóm không hút thuốc lá có sự khác biệt ở cả hai thể ĐQN với p< 0,05 Bảng 3.11. Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương với nguy cơ uống rượu, bia Nguy cơ Thể ĐQN Uống rượu, bia p Có Không Acid uric X ± SD CMN (n = 23) 387,99 ± 96,11 355,78 ± 37,97 > 0,05 NMN (n = 67) 401,62 ± 96,11 430,88 ± 109,81 > 0,05 Nhận xét: - Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương giữa nhóm có uống rượu và nhóm không uống rượu khác biệt không có ý nghĩa ở cả hai thể ĐQN (p> 0,05). Bảng 3.12. Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương với tập thể dục Nguy cơ Thể ĐQN Tập thể dục p Có Không Acid uric X ± SD CMN (n = 23) 391,62 ± 85,00 375,34 ± 87,42 < 0,05 NMN (n = 67) 385,11 ± 71,20 418,85 ± 97,08 < 0,05 Nhận xét: - Nồng độ trung bình của acid uric huyết tương giữa nhóm có tập thể dục thường xuyên và nhóm không tập thể dục thường xuyên có sự khác biệt ở cả hai thể ĐQN với p< 0,05.
  • 57. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 47 3.2. Phân tích mối liên quan giữa nồng độ acid uric huyết tương với mức độ và tiên lượng bệnh nhân đột quỵ não Bảng 3.13. Mối liên quan giữa nồng độ acid uric huyết tương với giới Giới Thể ĐQN Nam Nữ p Acid uric X ± SD CMN (n = 23) 418,68 ± 67,41 349,52± 87,40 < 0,05 NMN (n= 67) 433,51± 102,62 377,03± 61,66 < 0,05 Nhận xét: - Giá trị trung bình của nồng độ acid uric huyết tương của nhóm nghiên cứu có sự khác biệt giữa hai giới. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,05). Bảng 3.14. Mối liên quan giữa nồng độ acid uric huyết tương với nhóm tuổi Acid uric Nhóm tuổi Acid uric X ± SD p 40 - 59 406,77 ± 92,78 > 0,05 60 - 79 394,76 ± 95,13 > 0,05 ≥ 80 422,19 ± 71,28 > 0,05 Nhận xét: - Giá trị trung bình của nồng độ acid uric huyết tương giữa các nhóm tuổi khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05. Bảng 3.15. Mối liên quan giữa nồng độ acid uric huyết tương với mức độ rối loạn ý thức theo thang điểm Glasgow lúc vào viện và ra viện của thể CMN Acid uric Mức độ Vào viện Ra viện p n Acid uric X ± SD n Acid uric X ± SD Nặng 2 363,40 ± 35,92 0 0 (0) < 0,05 Vừa 11 369,90 ± 76,82 6 276,54 ± 68,42 < 0,05 Nhẹ 10 393,48 ± 103,18 17 276,18 ± 54,75 < 0,05
  • 58. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 48 Nhận xét: - Mức độ rồi loạn ý thức theo thang điểm Glasgow chủ yếu ở vừa và nhẹ - Khi ra viện nồng độ acid acid uric huyết tương giảm, mức độ rối loạn ý thức giảm so với lúc vào viện (p< 0,05). Bảng 3.16. Mối liên quan giữa nồng độ acid uric huyết tương với mức độ rối loạn ý thức theo thang điểm Glasgow lúc vào viện và ra viện của thể NMN Acid uric Mức độ Vào viện Ra viện p n Acid uric X ± SD n Acid uric X ± SD Nặng 10 413,81 ± 78,62 1 309,60 ± 90,05 < 0,05 Vừa 22 420,39 ± 97,85 19 321,50 ± 66,19 < 0,05 Nhẹ 35 403,89 ± 94,03 47 310,38 ± 77,63 < 0,05 Nhận xét: - Mức độ rối loạn ý thức theo thang điểm Glasgow vừa và nhẹ chiếm tỉ lệ cao. - Nồng độ acid uric huyết tương giảm, mức độ rối loạn ý thức lúc ra viện giảm so với lúc vào viện (p< 0,05) Bảng 3.17. Mối liên quan giữa nồng độ acid uric với mức độ tổn thương thần kinh theo thang điểm NIHSS lúc vào viện và ra viện ở thể CMN Acid uric Mức độ Vào viện Ra viện p n Acid uric X ± SD n Acid uric X ± SD Nhẹ 7 335,40 ± 99,05 13 263,99 ± 55,53 < 0,05 Vừa 13 385,99 ± 76,38 9 290,26 ± 62,42 < 0,05 Nặng 3 454,97 ± 65,61 1 310,40 ± 60,05 < 0,05
  • 59. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 49 Rất nặng 0 0 0 0 Nhận xét: - Mức độ tổn thương thần kinh theo thang điểm NIHSS chủ yếu ở nhẹ và vừa - Khi ra viện nồng độ acid uric huyết tương giảm, mức độ tổn thương thần kinh giảm so với lúc vào viện (p< 0,05). Bảng 3.18. Mối liên quan giữa nồng độ acid uric với mức độ tổn thương thần kinh theo thang điểm NIHSS lúc vào viện và ra viện ở thể NMN Acid uric Mức độ Vào viện Ra viện p n Acid uric X ± SD n Acid uric X ± SD Nhẹ 27 393,30 ± 79,39 31 296,75 ± 61,62 < 0,05 Vừa 26 392,82 ± 72,06 32 327,06 ± 81,81 < 0,05 Nặng 13 484,86 ± 122,12 4 335,25 ± 81,42 < 0,05 Rất nặng 1 387,40 ± 74,56 0 0 (0) < 0,05 Nhận xét: - Mức độ tổn thương thần kinh theo thang điểm NIHSS chủ yếu ở nhẹ và vừa. - Khi ra viện nồng độ acid uric huyết tương giảm, mức độ tổn thương thần kinh giảm so với lúc vào viện (p< 0,05). Bảng 3.19. Mối liên quan giữa nồng độ acid uric với tiên lượng theo thang điểm Rankin lúc vào viện và ra viện của thể CMN Acid uric Mức độ Vào viện Ra viện p n Acid uric X ± SD n Acid uric X ± SD Nhẹ 20 374,19 ± 85,68 22 272,18 ± 57,25 > 0,05 Nặng 3 415,60 ± 93,91 1 303,67 ± 63,97 > 0,05 Nhận xét: