SlideShare a Scribd company logo
1 of 101
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC
TRẦN THÚY HẰNG
KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI HUYẾT ÁP BẰNG HOLTER
HUYẾT ÁP Ở BỆNH NHÂN ĐỘT QUỲ NÃO GIAI ĐOẠN
CẤP ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƢƠNG
THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
THÁI NGUYÊN – 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC
TRẦN THÚY HẰNG
KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI HUYẾT ÁP BẰNG HOLTER
HUYẾT ÁP Ở BỆNH NHÂN ĐỘT QUỲ NÃO GIAI ĐOẠN
CẤP ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TRUNG ƢƠNG THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành : NỘI KHOA
Mã số : 60. 72. 01.40
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TRỌNG HIẾU
THÁI NGUYÊN - 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
tất cả các số liệu trong luận văn là trung thực và chưa có tác giả nào khác
công bố. Nếu có điều gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Thái Nguyên, ngày 01 tháng 12 năm 2012
Tác giả
Trần Thúy Hằng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn tôi đã
nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu và sự giúp đỡ tận tình của các tập
thể, các thầy cô, các bạn đồng nghiệp và gia đình. Trước tiên tôi xin trân
trọng cảm ơn tới.
Đảng uỷ, Ban giám hiệu, phòng quản lý đào tạo sau đại học, các thầy
cô giáo Bộ môn Nội và các Bộ môn của Trường Đại học Y Dược - Đại học
Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu.
Đảng uỷ, Ban giám đốc, Tập thể khoa nội Tim mạch - Cơ xương khớp,
khoa thăm dò chức năng, khoa sinh hóa Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái
Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hành lâm
sàng và thu thập số liệu nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ trong
Hội đồng thông qua đề cương và Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chỉ
bảo, đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn
tới Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hiếu - Phó trưởng bộ môn Nội trường Đại học Y
Dược - Đại học Thái Nguyên, người thầy đã tận tình giảng dạy, cung cấp cho
tôi những kiến thức, phương pháp luận quý báu và trực tiếp hướng dẫn tôi
trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động
viên, khích lệ cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành bản luận văn thạc
sĩ này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 01 tháng 12 năm 2012
Tác giả
Trần Thúy Hằng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
ABPM Theo dõi huyết áp liên tục 48 giờ
CMN Chảy máu não
DTT Dầy thất trái
Dd Kích thước tâm thu thất trái cuối tâm trương
Ds Kích thước tâm thu thất trái cuối tâm thu
ĐQN Đột quỵ não
ĐTĐ Đái tháo đường.
EF% Phân suất tống máu thất trái
Fs% Phân suất rút ngắn tâm thu thất trái
HA Huyết áp
HATB Huyết áp trung bình
HDL – C High Density Lipoprotein Cholesterol (Cholesterol
trong lipoprotein có tỷ trọng cao).
LDL-C Low Density Lipoprotein Cholesterol (Cholesterol
trong lipoprotein có tỷ trọng thấp).
LVM Khối lượng cơ thất trái
LVMI Chỉ số khối lượng cơ thất trái
NMN Nhồi máu não
NT1, NT2 Ngày thứ nhất, ngày thứ hai
TBHA Trung bình huyết áp
TBHATT Trung bình huyết áp tâm thu
TBHATTr Trung bình huyết áp tâm trương
THA Tăng huyết áp
TMCT Thiếu máu cơ tim
WHO World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)
WSO World stroke Organization (Tổ chức đột quỵ thế giới)
YTNC Yếu tố nguy cơ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
6
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ.........................................................................................................................................................................1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN.................................................................................................................................... 13
1.1. Định nghĩa và phân loại đột quỵ não ....................................................................13
1.2. Biến đổi lưu lượng tuần hoàn não trong đột quỵ ........................................14
1.3. Huyết áp trong giai đoạn cấp của đột quỵ não .............................................................. 19
1.4. Tăng huyết áp và đột quỵ não.......................................................................................................... 21
1.5. Phác đồ điều trị đột quỵ não.........................................................................................23
1.6. Theo dõi huyết áp bằng máy holter huyết áp trong lâm sàng...........29
1.7. Một số nghiên cứu về đột quỵ não và holter huyết áp............................34
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................... 37
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................................37
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...........................................................................38
2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................38
2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu..............................................................................................................38
2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu..................................................................................................40
2.6. Xử lý số liệu...............................................................................................................................45
2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ............................................................................45
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................................................ 46
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu......................................................46
3.2. Đặc điểm huyết áp đo bằng máy Holter huyết áp ở đối tượng nghiên cứu......51
Chƣơng 4: BÀN LUẬN.......................................................................................................................................... 67
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu......................................................67
4.2. Đặc điểm huyết áp đo bằng máy Holter huyết áp ở đối tượng nghiên cứu.....70
4.3. Mối liên quan giữa sự thay đổi nhịp huyết áp với các yếu tố nguy cơ,
triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng........................................................................76
KẾT LUẬN........................................................................................................................................................................... 82
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................................................................................. 84
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
7
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Đánh giá huyết áp ban ngày, ban đêm và 24 giờ (Pickering TG)... 30
Bảng 2.1. Thang điểm hôn mê Glasgow (1974)............................................................................. 41
Bảng 2.2. Chẩn đoán và phân độ tăng huyết áp dựa theo WHO/ISH 2004................ 42
Bảng 2.3. Ngưỡng huyết áp áp dụng để chẩn đoán tăng huyết áp theo cách đo.... 43
Bảng 2.4. Giới hạn bệnh lý thành phần lipid máu theo WHO 1998......................... 44
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính và độ tuổi........................... 46
Bảng 3.2. Các triệu chứng lâm sàng chung của đối tượng nghiên cứu ................. 47
Bảng 3.3. Các yếu tố nguy cơ của đối tượng nghiên cứu..................................................... 48
Bảng 3.4. Một số chỉ số sinh hóa máu của đối tượng nghiên cứu............................... 48
Bảng 3.5. Kết quả siêu âm tim của đối tượng nghiên cứu................................................... 50
Bảng 3.6. Giá trị trung bình huyết áp ngày thứ nhất và ngày thứ hai của
nhóm chảy máu não............................................................................................................................ 51
Bảng 3.7. Giá trị trung bình huyết áp ngày thứ nhất và ngày thứ hai của nhóm
nhồi máu não.............................................................................................................................................. 52
Bảng 3.8. Giá trị trung bình huyết áp ngày thứ nhất theo thể đột quỵ................... 53
Bảng 3.9. Giá trị trung bình huyết áp ngày thứ hai theo thể đột quỵ....................... 54
Bảng 3.10. Tỷ lệ có trũng huyết áp ban đêm theo thể đột quỵ não............................ 56
Bảng 3.11. Tỷ lệ có trũng huyết áp ban đêm theo giới........................................................... 57
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa huyết áp với tiền sử đột quỵ não ở các thời
điểm trong ngày................................................................................................................................. 58
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa huyết áp với YTNC rối loạn lipid máu ở các
thời điểm trong ngày.................................................................................................................... 59
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa huyết áp với YTNC đái tháo đường ở các thời
điểm trong ngày................................................................................................................................. 60
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa thời điểm huyết áp với hội chứng màng não........... 61
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
8
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa thời điểm huyết áp với phì đại thất trái trên
siêu âm tim (chỉ số khối lượng cơ thất trái: LVMI)................................... 62
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa thời điểm huyết áp với TMCT trên điện tâm đồ..... 63
Bảng 3.18. Các thuốc điều trị ở đối tượng nghiên cứu giai đoạn cấp..................... 64
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa nhịp huyết áp ngày đêm trong 48 giờ với
thuốc điều trị huyết áp................................................................................................................ 64
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa nhịp huyết áp ngày đêm trong 48 giờ với các
đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.......................................................... 65
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa nhịp huyết áp ngày đêm trong 48 giờ với kết
quả điều trị.............................................................................................................................................. 66
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
9
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3. 1. Thời gian từ khi khởi phát đến khi nhập viện.............................................. 46
Biểu đồ 3.2. Mức độ tăng huyết áp lúc nhập viện theo thể đột quỵ não............. 47
Biểu đồ 3.3. Kết quả điện tim của đối tượng nghiên cứu..................................................... 49
Biểu đồ 3.4. Trung bình huyết áp theo giờ trong 2 ngày của nhóm CMN........ 54
Biểu đồ 3.5. Trung bình huyết áp theo giờ trong 2 ngày của nhóm NMN........ 55
Biểu đồ 3.6. Số đỉnh tăng huyết áp và tỷ lệ vọt huyết áp sáng sớm ở ngày thứ
nhất............................................................................................................................................................... 55
Biểu đồ 3.7. Số đỉnh tăng huyết áp và tỷ lệ vọt huyết áp sáng sớm ở ngày thứ
hai.................................................................................................................................................................. 56
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
10
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Vòng động mạch đa giác Willis........................................................................................... 14
Hình 1.2. Biểu đồ điều hòa lưu lượng máu não ở người bình thường và người
tăng huyết áp.............................................................................................................................................. 18
Hình 1.3. Dipper điển hình ở bệnh nhân tăng huyết áp.......................................................... 32
Hình 1.4. Non-dipper điển hình ở bệnh nhân tăng huyết áp............................................. 33
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
11
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đột quỵ não (stroke) là một bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một
phần bộ não bị đột ngột ngừng trệ. Đột quỵ não có thể là chảy máu não hoặc
nhồi máu não, đây là một cấp cứu tim mạch - thần kinh thường rất nặng, đe
dọa tính mạng và để lại di chứng nặng nề cho người bệnh. Tại Hoa kỳ hàng
năm, có khoảng 700.000 - 750.000 người bị đột quỵ và gây tử vong cho
khoảng 150.000 người. Theo thống kê tại Mỹ chi phí cho điều trị và chăm sóc
đột quỵ hết khoảng 70 tỷ USD mỗi năm. Đột quỵ não là nguyên nhân tử vong
đứng thứ ba sau bệnh ung thư và tim mạch [2].
Đột quỵ não có liên quan đến nhiều bệnh như tăng huyết áp, đái tháo
đường, vữa xơ động mạch …trong các bệnh thì tăng huyết áp được coi là yếu tố
nguy cơ hàng đầu trong cơ chế bệnh sinh của đột quỵ não, thường là tăng huyết
áp ác tính với con số huyết áp cao tâm thu trên 200 mmHg, tâm trương trên 110
mmHg và tăng huyết áp cũng có thể là phản ứng của đột quỵ não [2], [12].
Trong giai đoạn cấp của đột quỵ não, chỉ số huyết áp của các bệnh
nhân thường có nhiều biến đổi, mặc dù bệnh nhân có thể vẫn được kiểm soát
huyết áp bằng thuốc. Nhưng vấn đề kiểm soát tăng huyết áp trong đột quỵ não
giai đoạn cấp còn nhiều quan điểm khác nhau, điều chỉnh trị số huyết áp trong
giai đoạn này có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị và tiên lượng bệnh. Vì
huyết áp tăng cao có thể làm tăng kích thước khối máu tụ hoặc có thể làm tình
trạng phù não nặng nề thêm, trong khi để huyết áp ở mức thấp sẽ gây thiếu
máu não. Nhồi máu não gây rối loạn cơ chế tự điều chỉnh dòng máu, tăng
huyết áp sẽ làm tăng tưới máu phần nhu mô bị tổn thương, dẫn đến phù não
và đè ép tổ chức não lành. Điều này cung cấp bằng chứng đối với việc thận
trọng hạ huyết áp cho những bệnh nhân tăng huyết áp bị nhồi máu não.
Ngược lại do sự co thắt mạch tại chỗ nên cần có huyết áp tăng cao để có thể
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
12
tưới máu cho phần nhu mô xung quanh ổ nhồi máu đang trong tình trạng nguy
hiểm. Chảy máu não làm tăng áp lực nội sọ và cần có huyết áp tăng cao để có
thể tưới máu cho não một cách thích hợp. Trong hoàn cảnh này, huyết áp tăng
là hậu quả của tăng áp lực nội sọ và có thể tự hết trong vòng 48 giờ. Hạ huyết
áp nhanh có thể dự phòng chảy máu thêm, tuy nhiên, lại gây nguy cơ giảm
tưới máu não [4], [7], [14].
Việc theo dõi liên tục huyết áp của bệnh nhân bằng máy Holter huyết
áp trong giai đoạn cấp của đột quỵ não là một phương pháp đơn giản, gọn
nhẹ, dễ áp dụng và có độ tin cậy cao. Đo huyết áp liên tục 24-48 giờ cho phép
phân tích tốt hơn dao động huyết áp trong suốt 24-48 giờ hơn các cách đo
huyết áp thông thường hiện nay, bằng kỹ thuật này cho ta thấy diễn biến chỉ
số huyết áp của người bệnh trong cả ngày, cho biết thời điểm huyết áp tăng
cao nhất vào ban ngày hay ban đêm, có trũng (dipper) hay không có trũng
huyết áp (nondipper) ban đêm. Qua đó thầy thuốc biết được nhịp huyết áp của
người bệnh, nhằm kiểm soát tốt huyết áp nâng cao hiệu quả điều trị. Để tìm
hiểu vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát sự thay đổi
huyết áp bằng Holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỳ não giai đoạn cấp
điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên” với hai mục tiêu:
1. Mô tả sự thay đổi huyết áp bằng Holter huyết áp 48 giờ ở bệnh
nhân đột quỵ não giai đoạn cấp điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương
Thái Nguyên.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến sự thay đổi huyết áp ở bệnh
nhân đột quỵ não giai đoạn cấp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
13
Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Định nghĩa và phân loại đột quỳ não
1.1.1. Định nghĩa
Tai biến mạch máu não (TBMMN) còn được gọi là đột quỵ não (stroke).
Theo tổ chức y tế thế giới (TCYTTG) 1990, đột quỵ não (stroke) được
định nghĩa như “hội chứng thiếu sót chức năng não khu trú hơn là lan toả,
xảy ra đột ngột, tồn tại quá 24 giờ hoặc tử vong trong vòng 24 giờ, loại trừ
nguyên nhân sang chấn não” [7].
Định nghĩa này là tiêu chí chẩn đoán lâm sàng, khởi phát đột ngột gặp
95% các tai biến, đó là tiêu chí có giá trị đặc hiệu về chẩn đoán. Định nghĩa
này không bao hàm ngất tim (vì không có triệu chứng khu trú) và chảy máu
dưới nhện không có triệu chứng (không có tổn thương não).
1.1.2. Phân loại
Đột quỵ não có hai thể chính: chảy máu não (CMN) và thiếu máu não
cục bộ còn gọi là nhồi máu não (NMN).
* Năm 1992 theo phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10, phần chảy máu não
và thiếu máu não cục bộ được xếp ở hai chuyên khoa: bệnh thần kinh (ký hiệu
là G) và bệnh tim mạch (ký hiệu là I) [10].
* Tim mạch
+ I.60. Chảy máu dưới nhện (Subarachnoid haemorrhage).
+ I.61. Chảy máu trong não (Intracerebral haemorrhage).
+ I.62. Chảy máu trong sọ khác không do chấn thương (Other non
traumatic haemorrhage).
+ I.63. Nhồi máu não (Cerebral infarction).
+ I.64. Đột quỵ không xác định chảy máu, nhối máu não.
+ I.65. Tắc và hẹp động mạch trước não không gây nhồi máu (Occlusion
and stenosis of precerebral arteries not resulting in cerebral infarct).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
14
+ I.66. Tắc và hẹp động mạch sau não không gây nhồi máu (Occlusion
and stenosis of cerebral arteries not resulting in cerebral infarct).
+ I.67. Các bệnh mạch máu khác (Other cerebrovascular diseases).
+ I.68. Các rối loạn tuần hoàn trong các bệnh phân loại ở phần khác
(Other cerebrovascular disoder indisease classifed elsewhere).
+ I.69. Di chứng của các bệnh mạch máu não (Sequelae of cerebrovascular
disease).
* Thần kinh
+ G.45. Thiếu máu não cục bộ tạm thời và hội chứng liên quan
(Transient cerebrovascular ischemic).
+ G.46. Các hội chứng bệnh lý trong bệnh mạch máu não (G46.0-G46.8).
1.2. Biến đổi lƣu lƣợng tuần hoàn não trong đột quỳ
1.2.1. Đặc điểm giải phẫu hệ tuần hoàn não
Não được nuôi dưỡng bởi hai hệ thống động mạch: hệ thống động
mạch cảnh trong ở phía trước và hệ thống động mạch cột sống - thân nền ở
phía sau [26].
Hai hệ thống này nối thông với nhau ở nền sọ tạo nên đa giác Willis.
Hình 1.1. Vòng động mạch đa giác Willis
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
15
1.2.1.1. Hệ thống động mạch cảnh trong (Hệ tuần hoàn trước)
Động mạch cảnh trong bắt nguồn từ động mạch cảnh chung. Mỗi động
mạch cảnh trong tưới máu cho một bên bán cầu não. Sau khi đi vào trong hộp
sọ, động mạch cảnh trong tách ra một nghành bên là động mạch mắt tưới máu
cho não cầu và chia làm bốn nhánh tận: động mạch não trước, động mạch não
giữa, động mạch thông sau và động mạch mạch mạc trước.
Động mạch não trước và não giữa đều được chia làm hai loại nhánh:
- Các nhánh nông tưới máu cho lớp bề mặt vỏ não và chất trắng kề dưới.
- Các nhánh sâu tưới máu cho các nhân xám trung ương.
* Động mạch não trước
Ở nông: động mạch não trước tưới máu mặt trong của thuỳ trán và thuỳ
đỉnh, bờ trên và một dải mỏng của mặt ngoài các bán cầu, phần trong của mặt
dưới thuỳ trán, 4/5 trước của thể trai, vách trong suốt, mép trắng trước.
Ở sâu: động mạch não trước có một nhánh là động mạch Heubner tưới
máu cho đầu của nhân đuôi, phần trước của nhân bèo, nửa dưới cánh tay trước
của bao trong, vùng dưới đồi phía trước.
* Động mạch não giữa
Ở nông: động mạch não giữa tưới máu cho phần lớn mặt ngoài của não
bán cầu (trừ cực trán và cực chẩm, phần dưới của thuỳ thái dương, bờ trên
não bán cầu).
Ở sâu: động mạch não giữa tưới máu cho nhân bèo sẫm, phần ngoài của
bèo nhạt, đầu và thân của nhân đuôi, bao trong (phần trên của cánh tay trước
và sau của bao trong), bao ngoài và vách trong tường.
* Động mạch mạch mạc trước
Động mạch mạch mạc trước tưới máu cho thị giác, thể gối ngoài, phần
trong của bèo nhạt, đuôi của nhân đuôi và nhân hạnh nhân, phần trước của vỏ
hồi mã lân cận, cánh tay sau và đoạn sau bèo của bao trong, đám rối mạch mạc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
16
* Động mạch thông sau
Động mạch thông sau rất ngắn, nó nối động mạch cảnh trong với động
mạch não sau, tưới máu cho đồi thị, dưới đồi, cánh tay sau của bao trong, thể
Luys và chân cuống não.
1.2.1.2. Hệ thống động mạch đốt sống - thân nền (Hệ tuần hoàn sau)
Có hai động mạch đốt sống, chúng đi vào lỗ mỏm ngang của đốt sống
cổ, đi quanh đốt rồi đi tiếp vào lỗ chẩm, cung cấp máu cho nhánh động mạch
tiểu não sau dưới (PICA), các nhánh cho mặt bên hành tuỷ. Hai động mạch
đốt sống gặp nhau tại rãnh hành - cầu làm thành động mạch thân nền.
* Động mạch thân nền
Có chiều dài từ rãnh hành cầu tới rãnh cầu cuống, xuất phát một số
mạch và cung cấp máu cho phần cao của hành não hay hố bên của hành và
cầu não, động mạch tiểu não giữa tưới cho flocculus và động mạch tai trong,
động mạch tiểu não trên tưới cho phần trên còn lại của tiểu não.
* Động mạch não sau
Từ đoạn cuối của động mạch thân nền, chia thành hai động mạch não
sau, vừa rời khỏi chỗ bắt đầu, gặp động mạch thông sau, nối với động mạch
não giữa. Động mạch não sau chia thành các nhánh: những nhánh bàng hệ
tưới cho não giữa, và đồi thị, động mạch mạch mạc sau, nhánh tận tưới mặt
dưới và trong thuỳ thái dương, phần sau của thuỳ chai, thể gối ngoài và mặt
trong của thuỳ chẩm (rãnh cựa).
1.2.2. Sinh lý hệ tuần hoàn não
Lưu lượng tuần hoàn não trung bình ở người lớn là 49,8±5,4ml/100g
não/phút, trong đó lưu lượng tuần hoàn cho chất xám là 79,7±10,7ml/100g
não/phút, chất trắng là 20,5±2,5ml/100g não/phút. Ở người trẻ lưu lượng tuần
hoàn não lớn hơn ở người lớn. Đến 60 tuổi tuần hoàn não lại giảm xuống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
17
nhanh chóng. Tốc độ tuần hoàn não ở người lớn dòng máu qua não trung bình
từ 6-10 giây, tốc độ này tăng lên theo lứa tuổi [7].
Tiêu thụ oxy và glucose của não: Não tiêu thụ oxy trung bình
3,3±3,8ml oxy/100g não/phút và tiêu thụ glucose của não trung bình là
5,6mg/100g não/phút.
Nhồi máu não xảy ra khi lưu lượng máu não giảm dưới 18-20ml/100g
não/phút. Trung tâm của ổ nhồi máu não là vùng hoại tử có lưu lượng máu từ
10-15ml/100g não/phút. Còn xung quanh vùng này có lưu lượng 20-
25ml/100g não/phút, các tế bào này vẫn sống nhưng không hoạt động. Đây
gọi là vùng tranh tối tranh sáng. Điều trị đột quỵ não là nhằm hồi phục tưới
máu cho vùng này do vậy đây còn gọi là vùng điều trị [7].
Đặc điểm của vùng tranh tối tranh sáng là toan máu rất nặng do ứ đọng
axit lactic. Tuy nhiên năng lượng tồn dư được sản xuất đủ để duy trì nồng độ
ATP ở mức bình thường. Thêm vào đó các bơm ion vẫn tiếp tục hoạt động ,
vì vậy K+
vẫn ở trong tế bào và Na+
ở ngoài tế bào. Ở trong vùng thiếu máu
nặng, sự sản xuất năng lượng rất thấp để hỗ trợ cho các bơm ion, hậu quả là
ATP hạ rất thấp, K+
thoát ra ngoài tế bào và Na+
di chuyển vào tế bào [7].
1.2.3. Điều hòa cung lượng máu não ở người bình thường
Người bình thường có lưu lượng máu não luôn luôn cố định là
55ml/100g não/phút. Cung lượng này không phụ thuộc cung lượng tim nếu
huyết áp trung bình ở giữa các ngưỡng 90-150 mmHg. Lưu lượng tuần hoàn
não được điều hoà bởi nhiều cơ chế trong đó quan trọng nhất là hiệu ứng
Bayliss. Theo hiệu ứng này, khi huyết áp tăng, máu lên não nhiều thì các cơ
trơn thành mạch co nhỏ lại và ngược lại, khi huyết áp hạ mạch lại giãn ra để
máu lên não đủ hơn. Cơ chế điều chỉnh này được sinh ra từ lớp cơ trơn thành
mạch và phụ thuộc vào huyết áp lòng mạch. Trong trường hợp thành mạch bị
tổn thương xơ cứng, thoái hoá hoặc khi có biến động về huyết áp (huyết áp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
18
trung bình dưới 60mmHg hoặc cao hơn 150mmHg) thì hiệu ứng này sẽ mất
tác dụng. Vì vậy, để đảm bảo lưu lượng tuần hoàn não, trong điều trị đột quỵ
não cần phải duy trì huyết áp ở mức ổn định, hợp lý. Huyết áp trung bình
(HATB) được coi là huyết áp đẩy máu lên não được tính từ huyết áp hệ thống
theo công thức từ huyết áp tâm thu (HATT) và huyết áp tâm trương (HTTTr).
3
)
2
( HATT
HATTr
HATB



Ngoài cơ chế hiệu ứng Bayliss, lưu lượng máu não còn chịu sự điều
hoà về chuyển hoá và điều hoà bởi cơ chế thần kinh [7].
1.2.4. Điều hòa lưu lượng máu não ở người có bệnh tăng huyết áp
Ở người lớn có số đo huyết áp bình thường và không có tăng áp lực nội
sọ, nếu huyết áp động mạch trung bình dao động trong khoảng từ 60-
150mmHg thì lưu lượng máu não không thay đổi. Ngoài các giới hạn trên thì
lưu lượng não sẽ biến đổi theo tuần hoàn toàn thân (theo lưu lượng tim).
Người bệnh tăng huyết áp mạn tính, do thành mạch não thoái hóa bị
dày, giảm khả năng giãn mạch, tăng sức cản thành mạch ngoài não do tác
động của thần kinh giao cảm co mạch, do đó các giới hạn của cơ chế tự điều
hòa não bị tăng lên (trong khoảng 100-220mmHg) và được minh họa theo
biểu đồ hình 1.2
Hình 1.2. Biểu đồ điều hòa lƣu lƣợng máu não ở ngƣời bình thƣờng
và ngƣời tăng huyết áp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
19
Sự tăng các giới hạn dẫn đến hậu quả hai mặt:
- Khi huyết áp hạ não dễ bị tổn thương.
- Sức chịu đựng của não cao hơn khi huyết áp cao.
Khi xảy ra thiếu máu não cục bộ, cơ chế điều hòa lưu lượng máu não sẽ
bị mất ở vùng bị thiếu máu não cục bộ do sự giãn mạch gây nên bởi các chất
chuyển hóa giãn mạch giải phóng ra từ ổ thiếu máu. Lúc này lưu lượng máu
não biến đổi theo toàn thân, hậu quả là nếu huyết áp hạ thì máu lên não ít làm
nặng thêm thiếu máu cục bộ và nếu huyết áp cao máu lên não nhiều làm tăng
áp lực thẩm thấu của hàng rào máu não gây phù não hoặc biến ổ nhồi máu
não lúc đầu thành ổ nhồi máu xuất huyết.
Từ cơ chế tự điều hòa lưu lượng máu não, việc xử trí huyết áp cao ở
giai đoạn cấp của thiếu máu não cục bộ là chỉ hạ huyết áp khi huyết áp quá
cao (HATT>180mmHg; HATTr>105mmHg) và cho hạ từ từ.
1.3. Huyết áp trong giai đoạn cấp của đột quỳ não
Mặc dù việc hạ huyết áp xuống đã được chỉ rõ trong phòng ngừa đột
quỵ não ở bệnh nhân tăng huyết áp. Nhưng sự cân bằng giữa lợi ích và nguy
cơ của việc làm giảm thấp huyết áp xuống ngay lập tức ngay sau khi bị đột
quỵ trên bệnh nhân tăng huyết áp là điều không thật dễ hiểu. Còn thiếu những
thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên và những số liệu hình thành cơ sở khoa học
cho việc điều trị tăng huyết áp trong giai đoạn cấp của đột quỵ não [35], [49].
Trong nhồi máu não
Huyết áp tăng lên là một phát hiện thường thấy sau đột quỵ não cấp và
nó không phụ thuộc vào mức độ tổn thương thần kinh. Tuy nhiên chỉ có
khoảng một phần ba số bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp. Có nhiều cơ chế
làm tăng huyết áp sau đột quỵ não cấp, những cơ chế này gồm sự biến đổi
trong sự kiểm soát bình thường lưu lượng máu não, gọi là sự tự điều chỉnh,
stress phản ứng khi vào viện, tăng áp lực nội sọ và tăng mức noradrenalin
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
20
tuần hoàn. Đặc biệt với tổn thương những vùng não có liên quan tới sự hoạt
động tự động như thùy đảo vỏ não, hypothalamus.
Não chịu đựng quá trình sinh lý khác nhau sau tắc động mạch não, gồm
sự giải phóng của độc tố kích thích thần kinh và sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa
hoạt hóa thành phần máu và nội mô, tất cả kết hợp dẫn đến kết quả làm tổn
thương não. Có lý do để tin tưởng rằng có một vùng trung tâm của nhồi máu
não tồn tại, được bao quanh bởi một vùng những neuron có khả năng sống
tiềm tàng, vùng tranh tối tranh sáng. Lưu lượng vùng này bị tổn hại và phụ
thuộc một cách thụ động vào huyết áp vì cơ chế kiểm soát lượng máu não bị
rối loạn.
Những số liệu dựa trên thí nghiệm đã gợi ý một khoảng hẹp “cửa sổ
điều trị” thay đổi từ vài phút tới vài giờ trong vùng tổn thương thiếu máu
vùng tranh tối tranh sáng có thể được khu trú lại. Tăng huyết áp tâm thu có
thể là sự đáp ứng thích nghi tới sự nuôi dưỡng hoặc làm tăng thêm cấp máu
cho vùng dễ bị tổn thương này. Nếu như vậy, huyết áp thấp có thể làm giảm
lưu lượng máu trong vùng thiếu máu tranh tối tranh sáng và làm rộng thêm
vùng nhồi máu não. Tuy nhiên việc kéo dài tình trạng huyết áp cao có thể làm
tăng tầng thiếu máu, tăng phù não và tăng áp lực nội sọ và nhồi máu não lan
rộng. Mặc dù ở bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp thường có mức huyết áp
cao hơn sau đột quỵ não cấp. Diễn biến tự nhiên sau đột quỵ não cấp là huyết
áp giảm xuống sau một tuần kể từ khi khởi phát của đột quỵ não, ít thay đổi ở
thời gian tiếp theo. Huyết áp của bệnh nhân khi vào viện đã được thấy là
không liên quan tới diễn biến tiếp sau trừ khi bệnh nhân có mất ý thức. Bệnh
nhân tăng huyết áp thấy có một tỷ lệ tử vong cao hơn trái lại huyết áp tâm thu
tăng khi vào viện nhưng không kéo dài quá 24 giờ thấy có diễn biến tốt hơn.
Như vậy cơ sở khoa học cho việc điều trị tăng huyết áp trong giai đoạn cấp
của nhồi máu não vẫn còn không rõ ràng. Hầu hết các nhà lâm sàng vẫn tiếp
tục quá trình điều trị tăng huyết áp từ trước đó trong giai đoạn đầu của nhồi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
21
máu não, nhưng vẫn cân nhắc điều trị tăng huyết áp mới xuất hiện khi vào
viện cho đến 7-10 ngày sau đột quỵ não. Tác động xấu của tình trạng hạ huyết
áp trong giai đoạn cấp của nhồi máu não đã được ghi nhận. Bởi vậy hầu hết
các tác giả đều đề nghị không điều trị tăng huyết áp trừ phi có tăng huyết áp
quá cao.
Trong chảy máu não
Chảy máu não có nhiều nguyên nhân khác nhau, tăng huyết áp vẫn là
yếu tố nguy cơ nổi bật cho loại đột quỵ gây tử vong này. Bệnh nhân với chảy
máu não thường có huyết áp tâm thu cao hơn so với bệnh nhân nhồi máu não,
ở cả hai thời điểm trong vài giờ đầu sau đột quỵ và sau một tuần. Chảy máu
não có thể là nguyên nhân gây tăng huyết áp vì tăng áp lực nội sọ kết hợp với
ổ máu tụ lớn cộng thêm những cơ chế tương tự như ở phần nhồi máu não.
Những tác động bất lợi tiềm tàng của tăng huyết áp sau chảy máu não làm tăng
thứ phát áp lực nội sọ, phù não và tiếp sau chảy máu lại gây thiếu máu quanh
chu vi của ổ máu tụ, giảm huyết áp lúc này trái lại có thể thúc đẩy giảm tưới
máu não và thiếu máu não nặng thêm trong bất cứ vùng tổn thương nào. Những
kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc điều chỉnh mức huyết áp sau chảy máu
não ít liên quan với kết quả điều trị các tổn thương thần kinh, cũng như trong
nhồi máu não, chưa có thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên của điều trị tăng huyết
áp trong việc đưa ra mức huyết áp tối ưu.
1.4. Tăng huyết áp và đột quỳ não
Tăng huyết áp được coi là yếu tố nguy cơ hàng đầu trong cơ chế bệnh
sinh của đột quỵ não. Tăng huyết áp lâu dài gây tổn thương thành mạch, hình
thành các mảng xơ vữa, tạo huyết khối tắc mạch, tạo các phình nhỏ trong não,
dễ gây trạng thái nhồi máu ổ khuyết, chảy máu não và các rối loạn khác. Ở
mọi vùng địa lý nơi mà được nghiên cứu đều cho thấy tăng huyết áp tâm thu,
tâm trương hay cả tâm thu lẫn tâm trương là yếu tố nguy cơ độc lập gây ra tất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
22
cả các loại đột quỵ não. Nhưng tỷ lệ các loại tăng huyết áp gây đột quỵ não
như thế nào thì vẫn còn bỏ ngỏ. Khi huyết áp tâm thu từ 160mmHg trở lên và
hoặc là huyết áp tâm trương từ 95mmHg trở lên thì nguy cơ tăng 3,1 ở nam
giới và 2,9 lần ở nữ giới so với huyết áp bình thường. Nếu huyết áp tâm thu
140-159mmHg và huyết áp tâm trương 90-94mmHg thì 50% gia tăng nguy cơ
đột quỵ não.
Ở Framingham, sau 38 năm theo dõi trên 500 trường hợp tai biến mới
cho thấy 305 có huyết áp tâm thu 140-159mmHg, chỉ có 36% ở nam và 41%
ở nữ có huyết áp tâm thu trên 160mmHg. Như vậy 60% tai biến từ đầu xảy ra
khi huyết áp tâm thu dưới 160mmHg. Vì vậy đối với người cao tuổi ngay cả
khi huyết áp tăng nhẹ cũng cần nên theo dõi chặt chẽ và điều trị kịp thời. Đặc
biệt tại Việt Nam tăng huyết áp ngày một gia tăng từ khoảng 8% vào những
năm 60-70 thì đến những năm 2000 đã là trên 20%.
Cơn tăng huyết áp kịch phát còn có thể gây phù não và các tổn thương
vi thể khác làm ảnh hưởng đến hoạt động của não. Tăng huyết áp còn là yếu
tố nguy cơ quan trọng của bệnh xơ vữa động mạch não và có thể gây nhồi
máu não. Thống kê của các tác giả trên thế giới cho thấy tần suất đột quỵ não
tăng rất rõ ở bệnh nhân tăng huyết áp, tần suất đó là 1,7% ở nam, 0,8% ở nữ,
tăng lên 5,2% ở nam và 3,5% ở nữ nếu là bệnh nhân tăng huyết áp theo
nghiên cứu của kannel và cộng sự. Nhiều bằng chứng cho thấy, các biến
chứng tim mạch lên quan chặt chẽ với giá trị huyết áp 24 giờ hơn so với giá
trị đo huyết áp thông thường. Các tác giả nhận thấy không giảm huyết áp khi
ngủ sẽ có tỷ lệ cao tổn thương cơ quan đích, còn nếu huyết áp tăng nhanh đột
ngột vào lúc thức sẽ tăng tỷ lệ đột quỵ và nguy cơ mắc bệnh mạch vành nhiều
hơn so với người bình thường [13], [14].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
23
Việc điều trị tăng huyết áp có ý nghĩa quan trọng làm giảm nguy cơ đột
quỵ não có ý nghĩa. Một nửa bệnh nhân đột quỵ não có tiền sử tăng huyết áp
và có tới 40% đang uống thuốc hạ huyết áp khi xảy ra đột quỵ. Sau đột quỵ
huyết áp ngẫu nhiên sẽ tăng với > 80% bệnh nhân có huyết áp ≥ 160/95
mmHg trong vòng 48 giờ đầu sau sự cố và sẽ tự giảm trong 10-14 ngày sau và
giảm rõ nhất là người tiếp tục uống thuốc hạ huyết áp. Việc hạ huyết áp cấp
thời có thể đem lại lợi ích ở bệnh nhân xuất huyết não, những cấp cứu tim và
mạch máu: phồng động mạch chủ bóc tách hoặc động mạch cảnh, nhồi máu
cơ tim cấp hoặc đau thắt ngực [11], [49].
1.5. Phác đồ điều trị đột quỳ não
1.5.1. Tiến hành các biện pháp để giảm tối đa hậu quả chức năng
Bắt đầu bằng cấp cứu cơ bản A, B, C (airway, breathing, circulation)
có nghĩa là kiểm soát đường dẫn khí, hỗ trợ hô hấp, duy trì tuần hoàn. Hồi sức
đột quỵ trước là hồi sức hô hấp thần kinh [4].
- Nằm ngửa, đầu cao 25-30 độ, thẳng trục cột sống trong một mặt
phẳng (nếu bệnh nhân nôn, nằm đầu nghiêng bên để tránh hít phải chất nôn).
- Xem xét tình trạng lưu thông đường thở và loại bỏ nếu có (tụt lưỡi,
tăng tiết đờm dãi, răng giả, dị vật...).
- Mắc monitoring theo dõi các chỉ tiêu sự sống.
- Thở oxy 3-4 lít/phút.
- Đặt tĩnh mạch dưới đòn để xác định huyết áp tĩnh mạch trung tâm,
lượng dịch cần bù (nếu có chỉ định).
- Đặt sonde dạ dày, niệu đạo nếu bệnh nhân hôn mê, rối loạn nuốt, rối
loạn cơ thắt để tránh trào ngược, đưa thuốc vào, nuôi dưỡng, đo lượng nước
thải ra hàng ngày...[8].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
24
1.5.2. Điều trị
* Điều trị đột quỳ nhồi máu não
+ Điều trị ban đầu với nhồi máu động mạch não giữa cấp
Đường thở
- Thở oxy 3 lít/phút bởi ống qua mũi, thở máy (nếu có chỉ định) với áp
lực trợ giúp hoặc hô hấp điều khiển ngắt quãng.
- Đặt nội khí quản ở các bệnh nhân có phù não sớm và suy giảm hô hấp.
Bù dịch
- Dung dịch NaCl 0,9% 2000ml/ngày, không dùng lợi tiểu cho 24 giờ đầu.
Huyết áp
- Mục tiêu đạt được HAĐMTB >110 đến <130mmHg, không dùng
thuốc hạ áp trong phạm vi trên.
Áp lực sọ
- Dung dịch Mannitol 20%, 1g/kg, nếu có tăng áp lực sọ.
- Xem xét bán mở hộp sọ giảm ép nếu bệnh nhân có tồi tệ lâm sàng nhanh.
Điều trị đặc hiệu
- Xem xét dùng thuốc tiêu sợi huyết (rt-PA) khi đột quỵ xảy ra trong 3
giờ đầu khởi phát nếu có chỉ định (lưu ý các chống chỉ định, điều trị tiêu
huyết khối cần phải nhập viện và không thể thực hiện ở những bệnh viện nhỏ
địa phương).
- Xem xét dùng heparin (khởi đầu 80 UI/kg, dùng tĩnh mạch trực tiếp,
tiếp theo truyền 18 UI/kg/h (20.000 UI/500ml huyết thanh = 40 UI/ml)) khi
có tắc mạch tim, huyết khối buồng tim. Chú ý theo dõi APTT 6 giờ sau tiêm,
APTT = 1,5-2 lần chứng.
- Hoặc dùng heparin trọng lượng phân tử thấp (lovenox 0,4g x 2 ống,
tiêm dưới da, mỗi 12 giờ), theo dõi tiểu cầu, máu chảy máu đông, prothrombin
mỗi 7 ngày.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
25
- Nếu 2 loại trên không thực hiện được, có thể dùng:
+ Aspirin, 350mg/ngày (lưu ý chống chỉ định) hoặc.
+ Cloropidogrel 75mg/ngày.
Nuôi dưỡng: đặt sonde dạ dày, nuôi dưỡng sớm.
+ Điều trị ban đầu với tắc động mạch nền cấp
Đường thở
- Đặt nội khí quản khi rối loạn nhịp thở (suy hô hấp), rối loạn ý thức
(glasgow <9 điểm).
- Dùng các thuốc để giảm tiết.
Bù dịch: dung dịch NaCl 0,9% 2000ml/ngày.
Huyết áp: xem xét nâng huyết áp với dopamin: 10-40g/kg/phút để duy trì
HAĐMTB từ 110 đến 130mmHg.
Tư thế: nằm với tư thế duỗi hoàn toàn, đầu thẳng trục cột sống và trên cùng
một mặt phẳng.
Điều trị đặc hiệu
Dùng thuốc tiêu sợi huyết nếu có chỉ định (lưu ý chống chỉ định).
Nếu thuốc tiêu sợi huyết không thực hiện được , dùng phác đồ dự phòng
và chống huyết khối như trong điều trị nhồi máo động mạch não giữa cấp.
Nuôi dưỡng: đặt sonde dạ dày cho ăn qua trong 24 giờ, đánh giá nuốt.
+ Điều trị ban đầu của nhồi máu tiểu não
Đường thở: đặt nội khí quản nếu giảm oxy máu, rối loạn chức năng hành tuỷ
hoặc ngủ lơ mơ tiến triển.
Bù dịch: dung dịch NaCl 0,9% 2000ml/ngày. Loại bỏ nước tự do đưa vào.
Huyết áp: không điều trị tăng huyết áp trừ khi HAĐMTB >130mmHg kéo dài.
Tư thế: nằm với tư thế duỗi hoàn toàn, đầu thẳng trục cột sống và trên cùng
một mặt phẳng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
26
Điều trị đặc hiệu
- Dùng thuốc tiêu sợi huyết hoặc heparin tĩnh mạch (APTT= 2 lần
chứng) khi có chỉ định (lưu ý chống chỉ định).
- Nếu nấc cụt: baclofen, 10mg mỗi giờ.
- Can thiệp phẫu thuật nếu có sự tồi tệ thần kinh do phù não.
- Nếu 2 loại trên không thực hiện được , dùng phác đồ dự phòng và
chống huyết khối như trong điều trị nhồi máu động mạch não giữa cấp.
Nuôi dưỡng: đặt sonde dạ dày cho ăn qua sonde trong 24 giờ, đánh giá nuốt
* Điều trị đột quỳ chảy máu não
Điều trị nội khoa là chủ yếu, tuân theo nguyên tắc hồi sức toàn diện tuần
hoàn, hô hấp, giữ cân bằng các hằng số sinh lý (nước - điện giải, đường huyết,
thân nhiệt...) nuôi dưỡng hợp lý, chống nhiễm khuẩn thứ phát, tư thế đầu cao
30 độ, chống phù não, tăng áp lực nội sọ thường được sử dụng mannitol 20%.
Điều trị bằng phẫu thuật chỉ khi ổ máu tụ ở tiểu não hoặc bán cầu khi
đường kính ổ máu tụ > 3cm, có dấu hiệu chèn ép não, có di lệch đẩy đường
giữa trên 1cm qua bên lành trên chụp CLVT và ý thức trên 8 điểm glasgow.
Những bệnh nhân chảy máu ở sâu phẫu thuật ít có tác dụng hơn ở nông.
Điều trị huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ chảy máu não là rất quan trọng cần hạ
HA trong 6 giờ đầu và việc hạ HA không quá 20% trong 24 giờ đầu tiên [8].
1.5.3. Điều trị glucose máu
Thông thường, các bệnh nhân ĐQN mức đường máu thường tăng phản
ứng trong 72 giờ đầu, cần thận trọng dùng thuốc hạ đường máu, dễ dẫn tới hạ
đường máu, dễ nhầm với hôn mê đột quỵ.
- Phải theo dõi mức glucose máu ở tất cả bệnh nhân ĐQN.
- Cố gắng duy trì mức glucose máu trong phạm vi bình thường (< 6mmol/l).
- Nếu bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường, xét nghiệm thấy glucose
máu cao, phải điều chỉnh hàng ngày.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
27
1.5.4. Điều chỉnh huyết áp
* Điều trị tăng huyết áp
Mức huyết áp thường được giữ nguyên khi vào trong tuần đầu tiên
(trừ có tăng huyết áp nặng, đau thắt ngực suy thất trái hoặc cắt đoạn động
mạch chủ, dùng tPA) thì hạ huyết áp [4].
Huyết áp tối ưu cho bệnh nhân phải dựa vào các yếu tố cá nhân như:
tăng huyết áp mạn tính, tăng áp lực nội sọ, tuổi, nguyên nhân xuất huyết dự
đoán và khoảng cách thời gian xẩy ra đột quỵ. Các khuyến cáo điều trị tăng
huyết áp ở bệnh nhân chảy máu não mạnh mẽ hơn là điều trị tăng huyết áp ở
bệnh nhân nhồi máu não, lý do hạ huyết áp là để làm giảm nguy cơ tiếp tục
chảy máu não từ các động mạch nhỏ và các tiểu động mạch. Bệnh nhân đột
quỵ chảy máu não cần hạ trong 6 giờ đầu, còn bệnh nhân nhồi máu não hạ
huyết áp trong vài ngày, cụ thể là:
- HA >230/140mmHg, HATB >130mmHg: dùng Nitroprusside, Nicardipin
- HA từ 180 đến 230/150-140mmHg: dùng Labetalol
- HA <180/105mmHg: không xử trí
- Duy trì huyết áp ở mức ≥160/90mmHg.
* Giới hạn cho phép duy trì huyết áp ở bệnh nhân đột quỳ
Mục tiêu chung là hạ huyết áp xuống 15-25% huyết áp hiện có trong
ngày đầu (06 giờ ở người xuất huyết não) [4], [8].
- HA 180/100mmHg đối với bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp.
- HA 160/95mmHg đối với bệnh nhân không có tiền sử tăng huyết áp.
- Huyết áp trung bình 110 – 130mmHg.
- Nếu dùng thuốc tiêu sợi huyết phải hạ HA xuống < 185/110mmHg
trước điều trị và duy trì trong 24 giờ đầu.
Tuỳ từng cơ sở, thầy thuốc lâm sàng lựa chọn thuốc huyết áp phù hợp,
đúng nguyên tắc chung để đạt mục đích điều trị, đặc biệt nếu biết được huyết
áp nền của bệnh nhân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
28
* Điều trị tụt huyết áp ở bệnh nhân đột quỳ
+ Xem xét nguyên nhân dẫn đến hạ huyết áp
- Dùng thuốc nifedipin nhanh trên 10mg một lần, nhiều lần mà không
kiểm soát huyết áp.
- Không bù dịch đầy đủ cho bệnh nhân, đó là nguyên nhân chính.
- Dùng thuốc lợi tiểu (furosemid, manitol).
- Không cho bệnh nhân hôn mê ăn qua sonde dạ dày, để bệnh nhân đói
gây hạ đường huyết.
- Chảy máu dạ dày do stress.
- Nhiễm khuẩn bệnh viện, suy hô hấp...
+ Điều trị hạ huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ
- Bù dịch là biện pháp xử trí hàng đầu: Dung dịch mặn đẳng trương hay
dung dịch keo dưới sự kiểm soát CPV.
- Nếu vẫn tụt huyết áp sau bù dịch thì phải dùng thuốc vận mạch, đặc
biệt là khi HATT < 90mmHg, dopamin [4], [8].
1.5.5. Chăm sóc và theo dõi huyết áp bệnh nhân đột quỵ não
- Tỷ lệ tử vong liên quan chặt chẽ tới việc chăm sóc ban đầu, sự hồi
phục chức năng vận động phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm tiến hành phục
hồi và các biện pháp phục hồi hữu hiệu và phù hợp.
- Vận động sớm < 3 ngày sau đột quỵ đã được khuyến cáo trên thế giới,
nhưng vấn đề lo ngại khi vận động sớm vẫn là hạ HA tư thế, vì hạ HA tư thế
làm giảm tưới máu nhiều hơn cho vùng “tranh tối tranh sáng” có thể tiến triển
nặng thêm tổn thương.
- Kiểm soát tốt huyết áp là yếu tố tiên lượng chắc chắn nhất về tình
trạng tiến triển của bệnh nhân [27].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
29
1.6. Theo dõi huyết áp bằng máy holter huyết áp trong lâm sàng
1.6.1. Lịch sử kỹ thuật
- Năm 1962: Hinman và CS đã sử dụng hệ thống đo huyết áp liên tục
không xâm nhập cầm tay, dựa trên tiếng đập Korotkoff, dao động động mạch,
ghi đồng thời với phức bộ QRS của điện tâm đồ nhưng chỉ đo ban ngày [18].
- Năm 1964: Sir George Pickering ghi được huyết áp giảm trong khi
ngủ và sự thay đổi thất thường của huyết áp trong chu kỳ 24 giờ.
- Cùng thời đó Richardson cải tiến máy của Hinman thành máy có hai
băng đeo tay và bơm tự động.
- Năm 1966: Schneider chế tạo ra máy đo hoàn toàn tự động và sau này người
ta đã sản xuất ra loại máy theo dõi huyết áp kết hợp với holter điện tâm đồ.
- Từ năm 1979 người ta đã sử dụng máy đo huyết áp lưu động trong
chẩn đoán tăng huyết áp và đánh giá hiệu quả điều trị.
- Cuối năm 1980 máy huyết áp lưu động đã được sử dụng rộng rãi trên
nhiều nước châu Âu, châu Mỹ và các nước châu Á [18].
- Tại Việt Nam: Một số trung tâm tim mạch lớn như Viện tim mạch Việt
nam, viện tim Thành phố Hồ Chí Minh, học viện Quân Y, đại học Y Huế đã
đưa vào sử dụng hơn mười năm nay [18].
1.6.2. Giá trị của phương pháp đo huyết áp lưu động (Holter huyết áp)
- Holter huyết áp là theo dõi huyết áp lưu động (ABPM = ambulaory
blood pressure monitoring). Đó là máy đo huyết áp tự động, theo dõi huyết áp
liên tục 24-48 giờ trong điều kiện nội, ngoại trú. Ban ngày máy có thể đo mỗi
15-30 phút 1lần và ban đêm mỗi 30 phút -1 giờ 1lần, trong điều kiện bệnh
nhân ăn ngủ và sinh hoạt bình thường [47], [48].
- Nhờ số lần đo > 70 lần/ngày của ABPM mà bác sĩ biết được chính xác
hơn huyết áp của bệnh nhân và biết được thời điểm nào huyết áp lên cao hoặc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
30
có tụt huyết áp không để điều chỉnh huyết áp cho hợp lý. Đo huyết áp 24giờ
hoặc 48 giờ có những giá trị chủ yếu sau:
+ Chẩn đoán hội chứng tăng huyết áp áo choàng trắng.
+ Chẩn đoán cơn tăng huyết áp kịch phát.
+ Theo dõi tác dụng của thuốc và các yếu tố ảnh hưởng huyết áp.
+ Chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp thai kỳ.
+ Theo dõi biến đổi huyết áp 24 giờ trong điều kiện bình thường và
bệnh lý [11], [47], [48].
Bảng 1.1. Đánh giá huyết áp ban ngày, ban đêm và 24 giờ (Pickering TG)
Phân loại
Thời gian
Tối ƣu Bình thƣờng
Không
bình thƣờng
Ban ngày < 130/80 <135/85 >140/90
Ban đêm < 115/65 < 120/70 >125/75
24 giờ < 125/75 < 130/80 > 135/85
1.6.3. Cấu tạo của máy Holter huyết áp
- Bao hơi và dây dẫn.
- Máy ABPM nối với bao hơi qua dây dẫn.
- Các phụ kiện tiêu chuẩn: bao da, dây đeo, giao diện quang học/USB
cho máy BTL08-ABPM II, bộ ắc qui, bộ sạc ắc qui, phần mềm cho windows.
1.6.4. Nguyên tắc hoạt động của máy Holter huyết áp BTL-08
- Bao hơi được tự động bơm và xả theo một chương trình đã được nạp
sẵn vào máy.
- Việc xả hơi khỏi băng cuốn được thực hiện nhờ van xả từng nấc, đảm
bảo sự tiện lợi cho bệnh nhân và sự chính xác cho các lần đo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
31
- Khi xả hơi, tín hiệu dao động tiếng động mạch Korotkoff được
khuyếch đại nhờ một microphone gắn trong máy, toàn bộ trị số huyết áp ở các
lần đo được nạp trên băng từ. Sau khi được kiểm tra, các dữ liệu được chuyển
từ thiết bị đến máy tính nhanh chóng qua kết nối cáp quang với bất kỳ cổng
USB tiêu chuẩn. các ABPM có thể kết nối đến bất kỳ máy tính nào. Phần mền
tự động phân tích chi tiết các giá trị huyết áp, với cả bằng đồ họa và bảng giải
thích đầy đủ kết quả kiểm tra. Trình bày và báo cáo chức năng dễ hiểu và toàn
diện nhất.
1.6.5. Theo dõi huyết áp bằng Holter huyết áp trong lâm sàng
Theo dõi huyết áp 24-48 giờ hoặc 72 giờ ngày nay đã trở thành một
công cụ có giá trị. Đã có nhiều cải tiến về trang bị máy nhỏ gọn, ít ồn hơn,
bệnh nhân dễ chấp nhận và có độ tin cậy cao hơn [17].
Sự biến đổi của huyết áp trong 24-48 giờ đã được nhận ra trong nhiều
năm qua và việc phân loại người có huyết áp bình thường hay tăng huyết áp là
trên cơ sở đo huyết áp ở bất kỳ thời điểm nào trong 24 giờ, thường vào thời
điểm nhất định trong ngày. Đo huyết áp liên tục có thể giúp gián biệt được 2
trạng thái có trũng (Dipper) và không có trũng (Non-dipper) của huyết áp, đo
huyết áp liên tục còn cho phép ghi lại diễn biến tần số mạch 24 giờ, qua đó
cung cấp những thông tin quan trọng liên quan đến bệnh lý tim mạch. Trên
nhiều mặt, với cách đo huyết áp thông thường chỉ cho ta là hình ảnh tĩnh, hình
ảnh ghi nhanh tại một thời điểm riêng biệt của huyết áp. Trái lại, việc theo dõi
huyết áp 24-48 giờ đã được ghi nhận cả sự biến đổi của huyết áp xảy ra trong
suốt ngày và đêm. Như vậy sẽ có hai cách giải thích khác nhau đáng kể về
mức huyết áp, nguy cơ tim mạch và sự đánh giá đáp ứng điều trị tùy thuộc
vào giá trị của huyết áp tại thời điểm đo [14], [21], [25].
Người bình thường nhịp huyết áp 24 giờ thay đổi ban ngày cao hơn
ban đêm, sau 6 giờ sáng thì huyết áp nhanh chóng tăng cho đến giữa trưa sau
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
32
đó giảm chút ít rồi lại tăng lên từ 15 giờ cho đến 18 giờ và sau đó giảm dần và
thấp nhất vào lúc 3-4 giờ sáng, nhưng ở người THA thì không có hình ảnh
này. Điều đáng chú ý là thời điểm thức dậy khi người ta chuyển từ trạng thái
nghỉ ngơi sang trạng thái thức tỉnh và hoạt động sinh lý cần cho hoạt động
ban ngày tốc độ tăng huyết áp lớn, sự gia tăng đột ngột của huyết áp vào buổi
sáng lúc thức dậy và duy trì ở mức độ cao trong thời gian từ 6-11 giờ sáng có
liên quan đến suất độ cao của biến chứng tim mạch như: đột quỵ não, nhồi
máu cơ tim, đột tử do tim, thiếu máu cơ tim. Giá trị huyết áp bình thường đo
bằng ABPM được đề nghị bởi JNC-VI là <135/85 mmHg khi bệnh nhân thức
và <120/75 mmHg khi bệnh nhân ngủ [21].
Vọt huyết áp sáng sớm là khi HATT và HATTr tăng lên ít nhất 20/15
mmHg tính từ huyết áp thấp nhất trong quá trình ngủ đến trung bình 2 giờ đầu
tiên sau khi tỉnh giấc, vọt huyết áp sáng sớm thường có liên quan đến các biến
chứng tim mạch: nhồi máu cơ tim, đột quỵ não [17].
Dạng huyết áp giảm xuống ban đêm bình thường (Dipper) khi giảm
10-20% huyết áp trung bình ban đêm so với huyết áp trung bình ban ngày.
Một số trường hợp với huyết áp ban đêm vẫn như huyết áp ban ngày (Non-
dipper) thường gặp ở bệnh nhân u tủy thượng thận, suy thận, THA người già,
giai đoạn huyết áp tăng nhanh hoặc tăng huyết áp ác tính [17].
Hình 1.3. Dipper điển hình ở bệnh nhân tăng huyết áp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
33
Non-dipper khi huyết áp trung bình ban đêm so với ban ngày ít hơn
10%. Đây là một dấu hiệu tiên lượng bệnh tim mạch, tỷ lệ bệnh nhân bị bệnh
tim mạch ở nhóm non-dipper cao hơn nhóm dipper [17].
Hình 1.4. Non-dipper điển hình ở bệnh nhân tăng huyết áp
Huyết áp ban đêm cao hơn huyết áp ban ngày được gọi là đảo ngược
chu kỳ ngày đêm. Huyết áp ban đêm giảm quá nhiều >20% so với ban ngày
(Extreme- dipper) là nguyên nhân của nhồi máu não [17].
Theo dõi huyết áp 24 giờ phát hiện ra THA áo choàng trắng (White
coat hypertension- WCH) đây là những bệnh nhân có HA tăng cao khi đo tại
phòng khám bệnh, phòng bác sỹ nhưng lại có HA bình thường khi theo dõi
bằng huyết áp 24 giờ. Huyết áp những bệnh nhân này cao không phù hợp
trong khi chưa xuất hiện sự tổn thương cơ quan đích. Việc điều trị THA ở
những bệnh nhân này là không cần thiết. Theo dõi HA còn cho phép đánh giá
tác dụng điều trị và thời gian tồn tại của thuốc chống THA [19], [22].
Tăng huyết áp ở phụ nữ có thai, có thể gây ra các biến chứng sản giật
và thai chết lưu. Do vậy việc theo dõi HA ở phụ nữ có thai là hết sức cần
thiết, theo dõi đánh giá diễn biến huyết áp theo nhịp sinh học 24 giờ nhằm
phát hiện tụt huyết áp, phát hiện những cơn THA để điều trị kịp thời giảm tỷ
lệ các biến chứng sản giật và thai chết lưu. Ngoài ra còn đánh giá được tình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
34
trạng THA áo choàng trắng để tránh việc dùng thuốc sẽ gây bất lợi cho mẹ và
thai nhi [23].
Như vậy kỹ thuật đo huyết áp liên tục 24 giờ đã giải quyết được nhiều
bất cập gặp phải với cách đo thông thường trong khám chữa bệnh [17].
+ Có được kết quả huyết áp trung bình ngày trong trạng thái hoạt động
thể chất và thay đổi tâm sinh lý.
+ Có được kết quả huyết áp trung bình đêm trong trạng thái ngủ về đêm.
+ Có được diễn biến nhịp huyết áp ngày đêm.
+ Phát hiện được tình trạng có trũng hay không có trũng huyết áp ban đêm.
+ Thời khắc trị liệu tạo cơ sở giúp cho điều trị đạt kết quả cao hơn
trong điều trị tăng huyết áp dựa vào các dữ liệu của diễn diến huyết áp chỉ ra
được có trũng hay không có trũng ở những bệnh nhân tăng huyết áp.
+ Dựa vào những dữ lệu và quan sát, có thể suy luận những người
không có trũng là giai đoạn trung gian trong hình thành bệnh lý tăng huyết áp.
+ Tình trạng không có trũng còn là dấu hiệu chỉ điểm giá trị trong
* Dự đoán thương tổn cơ quan đích như tim, não, thận và nhiều cơ
quan khác.
* Tiên lượng viễn cảnh của bệnh như gia tăng tần suất các biến cố tim
mạch và tỷ lệ tử vong.
1.7. Một số nghiên cứu về đột quỳ não và holter huyết áp
1.7.1. Nghiên cứu trên thế giới
S Jain và cộng sự (2004) tại Ấn độ đánh giá rối loạn nhịp ngày đêm
của huyết áp trong ĐQN cấp bằng huyết áp lưu động trên 50 bệnh nhân (26
nam; 24 nữ; tuổi trung bình 57 11,5), tỷ lệ không có trũng HABĐ là 88%; có
trũng HABĐ là 12% [50].
Gregory Y.H. Lip (2008) và cộng sự nghiên cứu Holter huyết áp 24 giờ
trên 86 bệnh nhân ĐQN cấp cho thấy HATT ở những bệnh nhân xuất huyết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
35
não cao hơn bệnh nhân nhồi máu não(), HATT ban ngày cao hơn HATT ban
đêm, HATTr ban ngày cũng cao hơn HATTr ban đêm [39].
Tác giả Castilla-Guerra L cùng cộng sự (2009), phát hiện thấy sự thay
đổi nhịp ngày đêm với HATT là 85,4% với nhồi máu ổ khuyết và 94,4% với
các thể nhồi máu não khác; tỷ lệ tương ứng đối với HATTr là 69,3% và
91,6%; sự khác biệt có ý nghĩa với p<0,05 [34].
Theo Choy và CS (2010), nghiên cứu của một số nước như Hoa kỳ,
Anh Quốc đã đưa ra kết quả số lượng bệnh nhân chảy máu não vẫn chiếm tỷ
lệ 20%. Còn ở Nhật và Trung Quốc thì tỷ lệ cao hơn 20-30%, trong tất cả
chảy máu não thì chảy máu bán cầu vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất, riêng tại thể vân
(nhân đậu) có tỷ lệ tới 42%, nguyên nhân phổ biến nhất của chảy máu não là
tăng huyết áp [36].
Nghiên cứu Aslanyan S và CS (2010) gồm 1455 bệnh nhân ĐQN cấp
nhập viện trong vòng 6 giờ sau khởi phát triệu chứng cho thấy HATB giảm
dần trong vòng 60 giờ, chủ yếu giảm trong 10 giờ đầu. Giảm sớm nhanh xảy
ra ở bệnh nhân ĐQN mức độ nhẹ và có tiên lượng tốt, trong khi nếu huyết áp
còn cao nhiều và kéo dài thường ĐQN nặng và tiên lượng không tốt [32].
Avraham Weiss và cộng sự (2011), theo dõi huyết áp liên tục trong
đánh giá 99 bệnh nhân cao tuổi bị đột quỵ cấp thấy chỉ số HA đo bằng cách
thông thường là 154±23/80±15mmHg và chỉ số huyết áp trong theo dõi liên
tục 24 giờ 147± 20/74±11mmHg, huyết áp chỉ giảm mạnh ở bệnh nhân có
HATT khi nhập viện cao [1].
1.7.2. Nghiên cứu tại Việt Nam
Lê Văn An, Dương Thị Ngọc Lan (2008), nghiên cứu sự thay đổi
huyết áp 24 giờ ở 50 bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát bằng máy holter
huyết áp cho thấy 39 trường hợp THA (chiếm 78%), huyết áp ban ngày cao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
36
hơn huyết áp ban đêm và tăng chủ yếu vào 2 thời điểm là 5-10 giờ và từ 16-
21 giờ [3].
Trịnh Quốc Hưng, Đoàn Văn Đệ (2002), nghiên cứu huyết áp của bệnh
nhân đột quỵ não cấp tính bằng máy theo dõi huyết áp lưu động trên 35 bệnh
nhân thấy nhóm bệnh nhân chảy máu não không có trũng huyết áp ban đêm là
75,0% và 16,6% có đảo ngược nhịp huyết áp ngày đêm, nhóm bệnh nhân nhồi
máu não không có trũng ban đêm là 86,9% và 13,1% có đảo ngược nhịp ngày
đêm [12].
Huỳnh Văn Minh (2006), nghiên cứu áp dụng kỹ thuật theo dõi huyết
áp lưu động 24 giờ (ABPM) từ 2003-2006 tại bệnh viện trường đại học Y
khoa Huế cho thấy huyết áp cao ở 2 khoảng thời gian là 8-11 giờ và 17-19
giờ, thấp vào khoảng 12-14 giờ và 23-5 giờ sáng, thấp nhất vào thời điểm 1-3
giờ. Tỷ lệ có trũng HABĐ là 56,7%, không trũng là 43,3%; ở người tăng
huyết áp tỷ lệ này là 60% và 40% [18].
Vũ Hà Nga Sơn, Bùi Thu Minh (2007), nghiên cứu các đặc tính huyết
áp ở 122 bệnh nhân THA bằng Holter 24 giờ cho thấy 64,1% THA tâm thu và
tâm trương; 14,2% THA tâm thu đơn thuần; 21,7% THA tâm trương đơn
thuần; 55,45% có THA cả ngày và đêm; 16,3% chỉ THA ban đêm [25].
Cao Thúc Sinh, Huỳnh Văn Minh, Trần Văn Huy (2012), nghiên cứu
biến đổi huyết áp ở bệnh nhân THA biến chứng nhồi máu não bằng theo dõi
huyết áp lưu động 24 giờ trên 98 BN nhồi máu não thấy huyết áp ở giai đoạn
cao nhất vào 17-18 giờ, 5-6 giờ, 6-7 giờ, thấp nhất vào 13-14 giờ và 1-3 giờ
sáng; tỷ lệ không trũng huyết áp ban đêm là 89,9%. Vọt huyết áp sáng sớm là
65,3% [24].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
37
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
48 bệnh nhân được chẩn đoán xác định đột quỵ não theo định nghĩa của
WHO vào viện trong 24 giờ kể từ khi khởi phát. Kiểm soát huyết áp theo
hướng dẫn điều trị của Bộ Y Tế và Tổ chức đột quỵ Thế giới WSO (2011).
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
* Lâm sàng: những bệnh nhân ở nhóm nghiên cứu đã được chẩn đoán xác
định đột quỵ não trên lâm sàng theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới
(TCYTTG) 1990: “là sự xảy ra đột ngột hội chứng thiếu sót chức năng não
khu trú hơn là lan toả, tồn tại quá 24 giờ hoặc tử vong trong vòng 24 giờ, loại
trừ nguyên nhân sang chấn não” [7].
* Cận lâm sàng:
+ Chụp cắt lớp vi tính sọ não là tiêu chuẩn vàng quyết định chẩn đoán đột quỵ
não và thể đột quỵ não [15].
- Chảy máu não: hình ảnh thường thấy là ổ tăng tỷ trọng ở giai đoạn
đầu (60-90 HU), mật độ thuần nhất, các ổ xuất huyết lớn đều gây hiệu ứng
choáng chỗ, chèn ép não thất, đường giữa. Xung quanh ổ chảy máu thường có
quầng giảm tỷ trọng do phù nề.
- Nhồi máu não: hình ảnh điển hình là ổ giảm tỷ trọng dưới 20-30 HU
với đặc điểm ổ giảm tỷ trọng thuần nhất, phù hợp với vùng phân bố của động
mạch não, có hình tam giác (đáy sát thành sọ), hình thang (đáy lớn sát thành
sọ), hình dấu phảy hoặc hình oval.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân chấn thương sọ não.
- Bệnh nhân viêm não, màng não.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
38
- Bệnh nhân u não, u màng não.
- Bệnh nhân tiền sử động kinh, tâm thần.
- Kèm theo các tình trạng cấp cứu khác: NMCT, phình ĐMC, rung nhĩ
- Bệnh nhân không hợp tác nghiên cứu.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: từ tháng 01/2012 đến 30/9/2012.
Địa điểm: tại khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Trung ương
Thái Nguyên.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.
- Phương pháp chọn mẫu: có chủ đích.
- Cỡ mẫu: Toàn bộ theo thời gian nghiên cứu
2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu
2.4.1. Các thông tin chung
+ Giới
+ Tuổi
2.4.2. Các chỉ tiêu về lâm sàng
+ Chỉ số huyết áp lúc vào.
+ Thời gian bị ĐQN đến lúc nhập viện.
+ Các triệu chứng lâm sàng khi nhập viện (đau đầu, buồn nôn, nôn, dấu
hiệu não màng não, liệt nửa người, rối loạn ý thức, rối loạn cơ tròn...)
+ Các yếu tố nguy cơ: tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid, tiền
sử đột quỵ não, hút thuốc lá.
2.4.3. Các chỉ tiêu về cận lâm sàng
* Xét nghiệm sinh hoá
- Định lượng đường máu lúc đói.
- Định lượng cholesterol toàn phần; định lượng triglycerid.
- Định lượng HDL - C (Hight density lipoprotein - cholesterol).
- Định lượng LDL - C (Low density lipoprotein - cholesterol).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
39
* Siêu âm Doppler tim: Đánh giá phì đại thất trái dựa vào
Chỉ số khối lượng cơ thất trái (LVMI)
LVMI =
LVM
Sda cơ thể (m2
)
Khối lượng cơ thất trái (LVM) tính theo công thức của Devereux.
LVM = 1,04x [(Dd + IVSd + LVPWd)3
-Dd3
] – 13,6 (g)
Chỉ số khối lượng cơ thất trái tăng khi:
+ Nam giới ≥120g/m2
+ Nữ giới ≥116g/m2
* Điện tâm đồ
+ Dựa vào chỉ số Sokolov- Lyon (RV5+ SV2 ≥ 35mm )
+ Thiếu máu cơ tim
2.4.4. Các chỉ tiêu về Holter huyết áp:
* Về huyết áp
- Trung bình huyết áp tâm thu (TBHATT), trung bình huyết áp tâm
trương (TBHATTr), huyết áp trung bình (HATB) của ngày, đêm và 24 giờ,
thời điểm cao nhất, thời điểm thấp nhất ngày thứ nhất và ngày thứ hai (máy tự
động tính theo chương trình).
- Dựa vào biểu đồ huyết áp 48 giờ tính số đỉnh tăng huyết áp (là những
thời điểm có huyết áp trung bình > 10% huyết áp trung bình 24 giờ).
* Nhịp ngày đêm của huyết áp 48 giờ
- Có trũng huyết áp ban đêm (dipper): HATB ban đêm giảm >10% so
với HATB ban ngày.
- Không có trũng huyết áp hay mất trũng (non-dipper): HATB ban đêm
giảm ≤ 10% so với HATB ban ngày.
- Đảo ngược nhịp ngày đêm (Reverse-dipper): HATB ban đêm cao hơn
so với HATB ban ngày.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
40
- Vọt huyết áp sáng sớm: HATT và HATTr tăng lên ít nhất 20/15mmHg
tính từ HA thấp nhất trong quá trình ngủ đến trung bình 2 giờ đầu tiên sau khi
tỉnh giấc [17], [18], [24].
2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu
Trong 24 giờ đầu sau khi nhập viện, bệnh nhân được khám lâm sàng,
đồng thời được thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Thu thập các thông tin
chung và các chỉ tiêu nghiên cứu ghi vào mẫu bệnh án thống nhất in sẵn.
2.5.1. Phỏng vấn trực tiếp
Được tiến hành với tất cả đối tượng nghiên cứu (hoặc người nhà đối
tượng) để thu thập các thông tin về giới, tuổi, nghề nghiệp, tiền sử, thói quen
sinh hoạt, các triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn.
2.5.2.Khám lâm sàng
* Mức độ rối loạn ý thức: dựa vào thang điểm hôn mê glasgow
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
41
Bảng 2.1. Thang điểm hôn mê Glasgow (1974) [12]
Nội dung kiểm tra Điểm
Đáp ứng bằng mắt (M)
Mở mắt tự nhiên
Mở mắt khi gọi
Mở mắt khi gây đau
Không mở mắt dù có kích thích đau
4
3
2
1
Đáp ứng bằng lời nói (N)
Trả lời đúng tên, họ, địa chỉ (định
hướng tốt)
Trả lời lẫn lộn (nhầm lẫn, không định
hướng tốt)
Trả lời hiểu được nhưng không thích hợp
Trả lời không thể hiểu được (ú ớ không rõ)
Im lặng
5
4
3
2
1
Đáp ứng bằng vận động (Đ)
Thi hành đúng các mệnh lệnh vận động
Các cử động cho thấy chính xác vị trí
kích thích đau
Co chân hoặc tay một cách yếu ớt
Co cứng vỏ não khi kích thích đau
Duỗi cứng mất não khi kích thích đau
Không đáp ứng với kích thích đau
6
5
4
3
2
1
Cộng thang điểm hôn mê: M+N+Đ 15
Đánh giá kết quả: 3 điểm: hôm mê sâu; 4-5 điểm: tình trạng xấu; 6-10
điểm: tiến triển xấu; 10 -14 điểm: rối loạn ý thức nhẹ; 15 điểm: tỉnh hoàn toàn
* Các dấu hiệu thần kinh khu trú
- Rối loạn vận động: liệt nửa người (dựa vào 5 mức độ liệt của Henry)
- Triệu chứng màng não: xác định khi có dấu hiệu gáy cứng (+), vạch
màng não (+), kernig (+).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
42
- Rối loạn ngôn ngữ: được xác nhận khi bệnh nhân nói khó hoặc không
nói được
- Rối loạn thần kinh thực vật: chọn đại diện là rối loạn thân nhiệt theo
quy ước Quốc tế nhiệt độ > 37 độ C là sốt)
- Rối loạn cơ vòng: Bí tiểu, táo bón
* Đo huyết áp lúc nhập viện: bằng phương pháp Korotkoff
2.5.3. Cận lâm sàng
- Các xét nghiệm sinh hoá được tiến hành khoa Sinh hoá Bệnh viện Đa
khoa Trung ương Thái nguyên.
- Điện tim: các bệnh nhân ĐQN tại khoa Nội tim mạch được làm điện
tim và đọc kết quả tại khoa.
- Siêu âm Doppler tim được tiến hành tại khoa thăm dò chức năng
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên bởi các bác sỹ chuyên khoa
nhiều kinh nghiệm.
2.5.4. Các tiêu chuẩn dùng trong nghiên cứu
2.5.4.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp
Bệnh nhân được xác định là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu trên hoặc
bằng 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương trên hoặc bằng 90mmHg [11].
Bảng 2.2. Chẩn đoán và phân độ tăng huyết áp dựa theo WHO/ISH 2004 [52]
Mức độ
Tâm thu
(mmHg)
Tâm Trƣơng
(mmHg)
HA tối ưu < 120 < 80
HA bình thường < 130 < 85
HA bình thường cao 130 – 139 85 – 89
Tăng huyết áp độ I 140 – 159 90 – 99
Tăng huyết áp độ II 160 – 179 100 – 109
Tăng huyết áp độ III ≥ 180 ≥ 110
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc ≥140 <90
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
43
Bảng 2.3. Ngưỡng huyết áp áp dụng để chẩn đoán tăng huyết áp theo cách đo
Nơi đo và thời điểm đo
Tâm thu
(mmHg)
Tâm Trƣơng
(mmHg)
Đo huyết áp tại nhà 135 85
Đo HA tại phòng khám/Bệnh viện 140 90
Đo HA lưu động
24 giờ 125-130 80
Ban ngày 130-135 85
Ban đêm 120 70
Đối với huyết áp lưu động được coi là tăng huyết áp khi TBHA 24 giờ
>135/85mmHg, TBHA ngày >140/90mmHg, TBHA đêm >125/75mmHg,
[11], [38], [48].
2.5.4.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường
Theo tiêu chuẩn WHO khuyến cáo áp dụng từ năm 1999, chẩn đoán
đái tháo đường khi có ít nhất một trong 3 tiêu chí sau:
- Glucose máu bất kỳ thời điểm nào ≥ 11,1mmol/lít (200mg/dl).
- Glucose máu lúc đói ≥7,0mmol/lít ( 126mg/dl).
- Glucose máu sau 2 giờ làm nghiệm pháp tăng đường huyết 2giờ ≥
11,1mmol/l (200mg/dl).
2.5.4.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn Lipid máu
Các bệnh nhân được lấy máu tĩnh mạch xét nghiệm đánh giá các thành
phần lipid máu tại khoa Sinh hoá Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái
nguyên. Nếu kết quả xét nghiệm có rối loạn một trong các thành phần dưới
đây được chẩn đoán là rối loạn lipid máu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
44
Bảng 2.4. Giới hạn bệnh lý thành phần lipid máu theo WHO 1998[6]
Chỉ số Đơn vị Giới hạn bệnh lý
Triglycerid mmol/l > 2,3
Cholesterol mmol/l  5,2
HDL – C mmol/l  0,9
LDL – C mmol/l  3,12
2.5.4.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán hút thuốc
Hút 10 điếu/ngày trong 2 năm liên tục (1gr thuốc lào = 1 điếu thuốc lá).
Hút thuốc: hiện tại đang hút hoặc đã ngừng hút trong vòng dưới một năm.
Không hút thuốc: là những người không hút thuốc trong quá khứ, hiện
tại hoặc đã bỏ thuốc trong vòng trên một năm.
2.5.5. Đo huyết áp bằng máy Holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não
* Phƣơng tiện nghiên cứu
+ Máy Holter huyết áp BTL - 08 của Mỹ.
+ Mẫu bệnh án thống nhất.
+ Huyết áp kế đồng hồ Nhật Bản đã đựơc kiểm chuẩn.
+ Ống nghe, búa phản xạ.
+ Thang điểm Glasgow.
+ Máy chụp CLVT sọ não của Mỹ.
+ Máy đọc kết quả xét nghiệm sinh hoá: AU 640, sản xuất tại Nhật Bản.
+ Máy siêu âm Doppler màu Philips Envisor B.02 (Mỹ), đầu dò phẳng,
tần số 7,5 - 12 MHz.
+ Máy điện tim, băng điện tim.
* Cách tiến hành đo
Tất cả các đối tượng chọn nghiên cứu đều được theo dõi huyết áp bằng
máy Holter huyết áp trong 48 giờ ngay ngày đầu tiên vào viện. Cài đặt thời
gian đo liên tục 1 giờ/1lần. Theo quy trình thống nhất như nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
45
Máy đo Holter HA BTL-O8 ABPM (Mỹ), máy vi tính màn hình LCD
tại khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên: đây là
hệ thống đo huyết áp động mạch di động nhỏ, gọn, nhẹ, lập trình được sử
dụng nguyên lý đo dao động dựa trên kế hoạch định trước, nó có khả năng đo
huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương và nhịp tim của bệnh nhân. Các số đo
sẽ được lưu trong bộ nhớ của thiết bị.
Máy được cài đặt phần mền ABPM base để xác lập chương trình đo
cho thiết bị theo dõi, đọc và xử lý phân tích số liệu thu được, ghi tất cả các lần
đo, phương pháp đo, đánh dấu các sai lầm trong khi đo, có thể hiển thị kết quả
ở dạng bảng hay đồ thị.
* Đo huyết áp bằng máy Holter theo quy định của Ủy ban khoa học Hội
nghị quốc tế về Holter 1993 (Asmar, R-1993)
- Huyết áp ban ngày được tính từ 6:00 đến 21:00giờ 59 phút.
- Huyết áp ban đêm được tính từ 22: 00 đến 5:00 giờ 59 phút.
* Ngưỡng HA đo lưu động: Được cài sẵn trong chương trình phân tích
HA theo hội THA Châu Âu (ESH): TBHA 24h < 130/80mmHg; TBHA ngày
<135/85mmHg; TBHA đêm < 120/70mmHg [11], [38], [48].
2.6. Xử lý số liệu
Số liệu thu thập được xử lý theo thuật toán thống kê trên máy vi tính
bằng chương trình SPSS v.16, EPI Info 6.04.
2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
- Các bệnh nhân và gia đình bệnh nhân đã được giải thích rõ về nghiên
cứu và đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Kiểm soát huyết áp theo hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế và Tổ chức
đột quỵ Thế giới WSO (2011).
- Nghiên cứu hoàn toàn phục vụ cho công tác chăm sóc và bảo vệ sức
khoẻ cho người bệnh, cho cộng đồng, không có mục đích nào khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
46
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu
Bảng 3.1. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo giới tính và độ tuổi
Biến số
Chung Nam Nữ
n % n % n %
<50 4 8,4 1 2,1 3 6,3
50-59 15 31,3 8 16,7 7 14,6
60-69 8 16,7 5 10,4 3 6,3
>70 21 43,8 14 29,2 7 14,6
Tổng 48 100,0 28 58,3 20 41,7
X ± SD 64,7±11,4 66,4±10,2 62,1±12,6
Nhận xét: tỷ lệ đột quỵ não gặp ở nam nhiều hơn nữ (28/20), hầu hết các
bệnh nhân trong nghiên cứu ở độ tuổi trên 50 tuổi (91,6%). Tuổi trung bình
64,7 ± 11,4.
Biểu đồ 3. 1. Thời gian từ khi khởi phát đến khi nhập viện
Nhận xét: các bệnh nhân bị chảy máu não có xu hướng đến viện sớm
hơn so với nhóm bệnh nhân nhồi máu não.
0
10
20
30
40
50
60
<6 giờ 6-12 giờ 13- 24 giờ
58,8
35,5
5,7
29,0
58,0
13,0
Chảy máu não
Nhồi máu não
Tỷ lệ %
Thời gian
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
47
11,8
16,2
35,2
41,9
53,0
41,9
0
10
20
30
40
50
60
Độ I Độ II Độ III
Chảy máu não (n = 17) Nhồi máu não (n = 31)
Biểu đồ 3.2. Mức độ tăng huyết áp lúc nhập viện theo thể đột quỳ não
Nhận xét: ở thời điểm nhập viện, hầu hết các bệnh nhân có tăng huyết áp
độ II-III.
Bảng 3.2. Các triệu chứng lâm sàng chung của đối tƣợng nghiên cứu
Thể ĐQN
Triệu chứng
Chảy máu não
(n=17)
Nhồi máu não
(n=31)
n % n %
Đau đầu 14 82,3 27 87,0
Buồn nôn, nôn 13 76,5 20 64,5
Rối loạn ý thức 9 53,0 14 45,1
Hội chứng màng não 6 35,2 2 6,4
Rối loạn ngôn ngữ 3 17,6 2 6,4
Co giật, kích thích 3 17,6 1 3,2
Rối loạn cơ tròn 5 29,4 3 9,6
Liệt nửa người 15 88,2 27 g87,0
Rối loạn thân nhiệt 6 35,2 11 35,4
Nhận xét: các triệu chứng thường gặp nhất là liệt nửa người, đau đầu,
buồn nôn, rối loạn ý thức. Các triệu chứng trên xảy ra ở nhóm chảy máu não
rầm rộ hơn.
Tỷ lệ %
Huyết áp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
48
Bảng 3.3. Các yếu tố nguy cơ của đối tƣợng nghiên cứu
Yếu tố nguy cơ
Có Không
n % n %
Tăng huyết áp 48 100,0 0 0
Đái tháo đường 12 25,0 36 75,0
Tiền sử đột quỵ não 14 29,2 34 70,8
Rối loạn lipid máu 11 22,9 37 77,1
Hút thuốc lá 15 31,2 33 68,8
Uống rượu 8 16,7 40 83,3
Nhận xét: yếu tố nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ não là tăng huyết áp chiếm
tỷ lệ 100,0%, hút thuốc lá (31,2%), tiền sử đột quỵ não (29,2%), đái tháo đường
(25,0%), tiền sử rối loạn lipid máu (22,9%), Uống rượu chiếm tỷ lệ 16,7%.
Bảng 3.4. Một số chỉ số sinh hóa máu của đối tƣợng nghiên cứu
Các chỉ số xét nghiệm
Tăng Bình thƣờng Giảm
n % n % n %
Glucose (mmol/l) 18 37,5 30 62,5 0 0
HbA1C (%) 8 16,7 40 83,3 0 0
Ure (mmol/l) 2 8,3 44 91,7 0 0
Creatinin (mol/l) 3 6,3 45 93,7 0 0
Triglycerid (mmol/l) 18 37,5 30 62,5 0 0
Cholesterol (mmol/l) 26 54,2 22 45,8 0 0
HDL-C (mmol/l) 0 0 0 0 4 8,3
LDL-C (mmol/l) 23 47,9 25 52,1 0 0
Điện giải đồ (mmol/l)
Na+
0 0 41 85,4 7 14,6
K+
0 0 39 81,2 9 18,6
Cl-
0 0 33 68,8 5 10,4
Nhận xét: tỷ lệ tăng cholesterol chiếm tỷ lệ 54,2%; tăng LDL-C
(47,9%); tăng glucose gặp là 37,5%; tăng HbA1C 16,7%; giảm Natri 14,6%;
giảm kali 18,6%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
49
37,5
35,4
16,7
0
5
10
15
20
25
30
35
40
Dầy thất trái Thiếu máu cơ tim Rối loạn nhịp tim
Dầy thất trái Thiếu máu cơ tim Rối loạn nhịp tim
Biểu đồ 3.3. Kết quả điện tim của đối tƣợng nghiên cứu
Nhận xét: dầy thất trái chiếm 37,5%; thiếu máu cơ tim chiếm 35,4%;
rối loạn nhịp tim 16,7%.
Tỷ lệ %
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
50
Bảng 3.5. Kết quả siêu âm tim của đối tƣợng nghiên cứu
Thể ĐQN
Chỉ số
Chảy máu não
(n=17)
Nhồi máu não
(n=31)
Nhĩ trái (mm) 31,7±4,1 31,4± 4,2
Động mạch chủ (mm) 30,4±3,2 30,0±3,8
Đường kính thất trái
Dd (mm) 45,8±7,5 44,9±5,4
Ds (mm) 29,8±8,2 28,7±7,2
Thể tích thất trái
Vd (mm) 101,2±28,4 100,6±28,8
Vs (mm) 38,6±19,5 35,2±18,9
% Fs 35,7±8,4 36,4±6,1
% EF 60,8±6,7 59,3±9,7
Vách liên thất (mm)
IVSd 12,4±2,6 11,8±3,4
IVSs 14,8±4,8 14,2±3,3
Thành sau thất trái (mm)
LPWd 10,9±2,8 10,1±2,4
LVWs 14,2±2,4 12,6±3,6
LVM (g) 249,6 ±35,8 229,2 ±30,8
LVMI (g/m2
)
Nam 135,6± 21,4 132,6± 22,4
Nữ 121,8 ±21,3 117,4 ±20,8,
Nhận xét: không có sự khác biệt về các chỉ số siêu âm tim nói giữa
hai nhóm chảy máu não và nhồi máu não. Chỉ số khối lượng cơ thất trái ở
nhóm chảy máu não cao hơn nhóm nhồi máu não, nhưng sự khác biệt
không có ý nghĩa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
51
3.2. Đặc điểm huyết áp đo bằng máy Holter huyết áp ở đối tƣợng nghiên cứu
3.2.1. Kết quả huyết áp trong hai ngày đo bằng máy Holter huyết áp
Bảng 3.6. Giá trị trung bình huyết áp ngày thứ nhất và ngày thứ hai
của nhóm chảy máu não
Thời gian
Thời điểm huyết áp
Ngày thứ nhất Ngày thứ hai p
Huyết áp 24 giờ
(mmHg)
Tâm thu 154,0±22,0 149,1±16,1 >0,05
Tâm trương 87,0±14,8 87,0±14,2 >0,05
Trung bình 109,5±16,2 107,6±13,6 >0,05
Huyết áp ngày
(mmHg)
Tâm thu 158,8±20,4 152,0±15,2 <0,05*
Tâm trương 86,9±14,4 87,7±16,9 >0,05
Trung bình 111,1±15,3 109,0±14,6 >0,05
Huyết áp đêm
(mmHg)
Tâm thu 148,6±25,0 145,8±18,7 >0,05
Tâm trương 87,1±15,3 85,8±13,3 >0,05
Trung bình 107,5±17,5 105,8±13,9 >0,05
Nhận xét: huyết áp ngày và huyết áp đêm ở ngày thứ nhất và ngày thứ
hai thay đổi không rõ rệt. Nhưng có huyết áp tâm thu ngày thứ hai giảm hơn
so với ngày thứ nhất, sự thay đổi với p<0,05.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
52
Bảng 3.7. Giá trị trung bình huyết áp ngày thứ nhất và ngày thứ hai
của nhóm nhồi máu não
Thời gian
Thời điểm huyết áp
Ngày thứ nhất Ngày thứ hai p
Huyết áp 24 giờ
(mmHg)
Tâm thu 141,5±17,2 141,1±14,9 >0,05
Tâm trương 85,0±10,5 82,0±8,0 <0,05*
Trung bình 103,9±12,0 101,5±9,4 <0,05*
Huyết áp ngày
(mmHg)
Tâm thu 141,8±18,7 145,1±16,4 <0,05*
Tâm trương 86,7±10,8 83,3±11,1 <0,05*
Trung bình 105,0±12,7 103,8±11,4 >0,05
Huyết áp đêm
(mmHg)
Tâm thu 141,1±18,9 136,4±15,0 <0,05*
Tâm trương 83,1±1,11 79,5±8,7 <0,05*
Trung bình 102,4±13,1 98,3±9,6 <0,05*
Nhận xét: ở nhóm nhồi máu não, so sánh giữa ngày thứ nhất với ngày
thứ hai thấy các thông số huyết áp ở ngày thứ hai có xu hướng giảm và sự
thay đổi có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Huyết áp ở 2 ngày tương đối ổn định
ở mức bình thường hoặc tăng nhẹ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
53
Bảng 3.8. Giá trị trung bình huyết áp ngày thứ nhất theo thể đột quỳ
Thể đột quỳ não
Thời điểm huyết áp
Chảy máu não
(n=17)
Nhồi máu não
(n=31)
p
Huyết áp 24 giờ
(mmHg)
Tâm thu 154,0±22,0 141,5±17,2 <0,05*
Tâm trương 87,0±14,8 85,0±10,5 >0,05
Trung bình 109,5±16,2 103,9±12,0 >0,05
Huyết áp ngày
(mmHg)
Tâm thu 158,8±20,4 141,8±18,7 <0,05*
Tâm trương 86,9±14,4 86,7±10,8 >0,05
Trung bình 111,1±15,3 105,0±12,7 >0,05
Huyết áp đêm
(mmHg)
Tâm thu 148,6±25 141,1±18,9 >0,05
Tâm trương 87,1±15,3 83,1±1,11 >0,05
Trung bình 107,5±17,5 102,4±13,1 >0,05
Nhận xét: ở ngày thứ nhất, HATT ở nhóm chảy máu não cao hơn ở
nhóm nhồi máu não, sự khác biệt có ý nghĩa với p<0,05 được ghi nhận với
HATT 24 giờ và HATT ngày. Không thấy sự khác biệt về HATTr và HATB.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
54
Bảng 3.9. Giá trị trung bình huyết áp ngày thứ hai theo thể đột quỳ
Thời gian
Thời điểm huyết áp
Chảy máu não
(n=17)
Nhồi máu não
(n=31)
p
Huyết áp
24 giờ (mmHg)
Tâm thu 149,1±16,1 141,1±14,9
>0,05
Tâm trương 87,0±14,2 82,0±8,0
Trung bình 107,6±13,6 101,5±9,4
Huyết áp ngày
(mmHg)
Tâm thu 152,0±15,2 145,1±16,4
Tâm trương 87,7±16,9 83,3±11,1
Trung bình 109,0±14,6 103,8±11,4
Huyết áp đêm
(mmHg)
Tâm thu 145,8±18,7 136,4±15,0
Tâm trương 85,8±13,3 79,5±8,7
Trung bình 105,8±13,9 98,3±9,6 <0,05*
Nhận xét: ở ngày thứ hai, các chỉ số huyết áp của nhóm chảy máu não có
xu hướng cao hơn nhóm nhồi máu não, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa.
3.2.2. Biến đổi huyết áp theo giờ trong ngày (48 giờ)
Biểu đồ 3.4. Trung bình huyết áp theo giờ trong 2 ngày của nhóm CMN
Nhận xét: huyết áp tăng vào 5 thời điểm: 8-10 giờ; 14-15 giờ; 17-18
giờ; 20-21 giờ và 5-6 giờ. Thấp nhất vào 2-3 giờ khi bệnh nhân ngủ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
55
Biểu đồ 3.5. Trung bình huyết áp theo giờ trong 2 ngày của nhóm NMN
Nhận xét: huyết áp tăng vào 4 thời điểm: 9-10 giờ; 14-15 giờ; 17-18
giờ và 5-6 giờ. Thấp nhất vào 12-13 giờ, 1-3 giờ khi bệnh nhân ngủ.
94,1 94,1 94,1
58,9
80,6
61,2
77,4
80,6
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Số đỉnh THA Số đỉnh THA ban
ngày
Số đỉnh THA ban đêm Vọt HA sáng sớm
Chảy máu não Nhồi máu não
Biểu đồ 3.6. Số đỉnh tăng huyết áp và tỷ lệ vọt huyết áp sáng sớm
ở ngày thứ nhất
Nhận xét: số đỉnh tăng huyết áp ở ngày thứ nhất của nhóm CMN cao
hơn nhóm NMN, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa. Tỷ lệ vọt huyết áp
sáng sớm và không vọt huyết áp sáng sớm ở hai nhóm là tương đương nhau.
Tỷ lệ %
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
56
94,1
80,6
94,1
80,6
88,2
77,4
47,0
54,8
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Số đỉnh THA Số đỉnh THA ban ngày Số đỉnh THA ban đêm Vọt HA sáng sớm
Chảy máu não Nhồi máu não
Biểu đồ 3.7. Số đỉnh tăng huyết áp và tỷ lệ vọt huyết áp sáng sớm
ở ngày thứ hai
Nhận xét: số đỉnh tăng huyết áp ở ngày thứ hai của nhóm CMN cao hơn
nhóm NMN, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa. Tỷ lệ vọt huyết áp sáng sớm
ở nhóm CMN chiếm 47,0%, vọt huyết áp sáng sớm ở nhóm NMN chiếm 54,8%.
Bảng 3.10. Tỷ lệ có trũng huyết áp ban đêm theo thể đột quỳ não
Thể đột quỳ não
Biến cố
Chung
(n=48)
Chảy máu não
(n= 17)
Nhồi máu não
(n=31)
n % n % N %
Trũng Ngày thứ nhất 3 6,3 0 0 3 9,7
Ngày thứ hai 4 8,3 0 0 4 12,9
Mất trũng
Ngày thứ nhất 31 64,6 11 64,7 20 64,5
Ngày thứ hai 35 72,9 13 76,4 22 70,9
Đảo ngược
Ngày thứ nhất 14 29,1 6 35,3 8 25,8
Ngày thứ hai 9 18,6 4 23,5 5 16,1
Nhận xét: ngày thứ nhất, chỉ có 6,3% bệnh nhân ĐQN xuất hiện trũng
HA ban đêm, ngày thứ hai 8,3% và tất cả đều là bệnh nhân NMN; mất trũng HA
ban đêm ở hai nhóm tương đương nhau. Đảo ngược nhịp ngày đêm ở nhóm
bệnh nhân CMN cao hơn bệnh nhân NMN ở cả hai ngày theo dõi.
Tỷ lệ %
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
57
Bảng 3.11. Tỷ lệ có trũng huyết áp ban đêm theo giới
Giới
Biến cố
Chung
(n=48)
Nam
(n=28)
Nữ
(n=20)
N % n % n %
Trũng
Ngày thứ nhất 3 6,3 2 7,1 1 5,0
Ngày thứ hai 4 8,3 3 10,7 1 5,0
Mất trũng
Ngày thứ nhất 31 64,6 18 64,2 13 65,0
Ngày thứ hai 35 72,9 20 71,4 15 75,0
Đảo ngược
Ngày thứ nhất 14 29,1 8 28,7 6 30,0
Ngày thứ hai 9 18,6 5 17,9 4 20,0
Nhận xét: ngày thứ nhất và ngày thứ hai theo dõi cho thấy tỷ lệ trũng,
mất trũng cũng như đảo ngược nhịp ngày đêm không có sự khác biệt giữa
nam và nữ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
58
3.3. Mối liên quan giữa sự thay đổi nhịp huyết áp với một số yếu tố nguy
cơ, triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa huyết áp với tiền sử đột quỳ não
ở các thời điểm trong ngày
ĐQN
Thời điểm huyết áp NT1
Có
(n=14)
Không
(n=34)
p
HA 24 giờ
(mmHg)
Tâm thu 160,2 ±14,4 140,0 ±18,8
<0,05*
Tâm trương 88,2 ±11,7 80,5± 11,3
Trung bình 111,6 ±10,7 100,4± 12,6
HA ngày
(mmHg)
Tâm thu 164,0± 12,0 141,2 ±20,0
Tâm trương 93,8 ±9,1 83,8± 12,0
Trung bình 117,2± 8,2 103,0± 13,4
HA đêm
(mmHg)
Tâm thu 151,7 ±13,4 140,7± 15,5
Tâm trương 89,8± 11,9 81,2 ±9,3
Trung bình 110,2± 11,0 101,0 ±10,4
ĐQN
Thời điểm huyết áp NT2
Có
(n=14)
Không
(n=34)
p
HA 24 giờ
(mmHg)
Tâm thu 151,7 ±13,4 140,7 ±15,5
<0,05*
Tâm trương 89,8 ±11,9 81,2± 9,3
Trung bình 110,2 ±11,0 101,0± 10,4
HA ngày
(mmHg)
Tâm thu 155,4± 10,8 144,4 ±17,1
Tâm trương 92,2 ±13,4 81,8± 12,4
Trung bình 113,2± 10,8 102,5± 12,3
HA đêm
(mmHg)
Tâm thu 147,7±17,5 136,5± 15,6
Tâm trương 88,1± 13,1 79,2 ±8,8
Trung bình 108,0± 13,2 98,1 ±9,9
NT1: ngày thứ nhất; NT2: ngày thứ hai
Nhận xét: ở nhóm bệnh nhân có tiền sử đột quỵ não có chỉ số huyết áp
tại các thời điểm cao hơn so với nhóm không có tiền sử đột quỵ não, sự khác
biệt có ý nghĩa p<0,05.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
59
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa huyết áp với YTNC rối loạn lipid máu ở
các thời điểm trong ngày
RL lipid máu
Thời điểm huyết áp NT1
Có
(n=11)
Không
(n=37)
p
HA 24 giờ
(mmHg)
Tâm thu 158,7 ±24,5 142,1 ±16,7 <0,05*
Tâm trương 89,3±12,3 80,8± 11,2 >0,05
Trung bình 111,7 ±14,2 101,3± 11,8 <0,05*
HA ngày
(mmHg)
Tâm thu 159,8± 24,0 144,3 ±18,6 <0,05*
Tâm trương 91,7 ±13,4 85,3± 11,4 >0,05
Trung bình 114,9± 15,5 104,9± 12,4 <0,05*
HA đêm
(mmHg)
Tâm thu 157,2 ±26,2 139,7± 18,3 <0,05*
Tâm trương 91,1± 15,6 82,5 ±11,3 >0,05
Trung bình 113,1± 18,3 101,5 ±12,7 <0,05*
RL lipid máu
Thời điểm huyết áp NT2
Có
(n=11)
Không
(n=37)
p
HA 24 giờ
(mmHg)
Tâm thu 152,9 ±20,7 141,2 ±13,0 <0,05*
Tâm trương 88,2 ±15,0 82,4± 9,0 >0,05
Trung bình 109,6 ±15,8 101,9± 9,1 <0,05*
HA ngày
(mmHg)
Tâm thu 156,6± 20,0 144,9 ±14,1 <0,05*
Tâm trương 90,6 ±16,2 83,1± 12,2 >0,05
Trung bình 112,5±15,9 103,6± 11,1 <0,05*
HA đêm
(mmHg)
Tâm thu 148,8 ±22,6 137,0± 14,0 <0,05*
Tâm trương 88,2±15,7 79,8 ±8,3 <0,05*
Trung bình 108,4±16,8 98,8 ±8,9 <0,05*
Nhận xét: HATT và HATB ở nhóm có RLCH lipid cao hơn rõ rệt so
với nhóm không có RLCH lipid.
Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp
Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp
Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp
Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp
Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp
Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp
Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp
Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp
Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp
Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp
Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp
Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp
Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp
Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp
Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp
Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp
Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp
Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp
Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp
Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp
Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp
Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp
Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp
Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp
Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp
Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp
Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp
Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp
Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp
Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp
Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp
Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp
Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp
Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp
Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp
Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp
Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp
Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp
Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp
Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp
Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp
Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp

More Related Content

What's hot

TIỀN SẢN GIẬT VÀ SẢN GIẬT
TIỀN SẢN GIẬT VÀ SẢN GIẬTTIỀN SẢN GIẬT VÀ SẢN GIẬT
TIỀN SẢN GIẬT VÀ SẢN GIẬT
SoM
 
Tràn dịch màng phổi
Tràn dịch màng phổiTràn dịch màng phổi
Tràn dịch màng phổi
Hùng Lê
 
KHÁM VÀ PHÂN LOẠI BỆNH CẤP CỨU TRẺ EM
KHÁM VÀ PHÂN LOẠI BỆNH CẤP CỨU TRẺ EMKHÁM VÀ PHÂN LOẠI BỆNH CẤP CỨU TRẺ EM
KHÁM VÀ PHÂN LOẠI BỆNH CẤP CỨU TRẺ EM
SoM
 
CƠN TÍM THIẾU OXY
CƠN TÍM THIẾU OXYCƠN TÍM THIẾU OXY
CƠN TÍM THIẾU OXY
SoM
 
Hậu môn nhân tạo
Hậu môn nhân tạoHậu môn nhân tạo
Hậu môn nhân tạo
Hùng Lê
 
Song thai tử 34 tuần chuyển dạ
Song thai tử 34 tuần chuyển dạSong thai tử 34 tuần chuyển dạ
Song thai tử 34 tuần chuyển dạ
SoM
 
CASE LÂM SÀNG NÔI KHOA-đã chuyển đổi.pdf
CASE LÂM SÀNG NÔI KHOA-đã chuyển đổi.pdfCASE LÂM SÀNG NÔI KHOA-đã chuyển đổi.pdf
CASE LÂM SÀNG NÔI KHOA-đã chuyển đổi.pdf
trongnguyen2232000
 

What's hot (20)

rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdf
 
Bệnh tim thiếu máu cục bộ
Bệnh tim thiếu máu cục bộBệnh tim thiếu máu cục bộ
Bệnh tim thiếu máu cục bộ
 
Phác đồ 1 giờ trong chẩn đoán và điều trị nhồi máu cơ tim cấp
Phác đồ 1 giờ trong chẩn đoán và điều trị nhồi máu cơ tim cấpPhác đồ 1 giờ trong chẩn đoán và điều trị nhồi máu cơ tim cấp
Phác đồ 1 giờ trong chẩn đoán và điều trị nhồi máu cơ tim cấp
 
Suy hô hấp sơ sinh
Suy hô hấp sơ sinhSuy hô hấp sơ sinh
Suy hô hấp sơ sinh
 
Tiếp cận bệnh nhân ngất tại khoa cấp cứu
Tiếp cận bệnh nhân ngất tại khoa cấp cứuTiếp cận bệnh nhân ngất tại khoa cấp cứu
Tiếp cận bệnh nhân ngất tại khoa cấp cứu
 
Bài giảng RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH.pdf
Bài giảng RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH.pdfBài giảng RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH.pdf
Bài giảng RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH.pdf
 
Bai 35 lien he yhgd va chuyen khoa
Bai 35 lien he yhgd va chuyen khoaBai 35 lien he yhgd va chuyen khoa
Bai 35 lien he yhgd va chuyen khoa
 
TIỀN SẢN GIẬT VÀ SẢN GIẬT
TIỀN SẢN GIẬT VÀ SẢN GIẬTTIỀN SẢN GIẬT VÀ SẢN GIẬT
TIỀN SẢN GIẬT VÀ SẢN GIẬT
 
Tràn dịch màng phổi
Tràn dịch màng phổiTràn dịch màng phổi
Tràn dịch màng phổi
 
ĐIỆN TÂM ĐỒ NHỊP NHANH THẤT
ĐIỆN TÂM ĐỒ NHỊP NHANH THẤTĐIỆN TÂM ĐỒ NHỊP NHANH THẤT
ĐIỆN TÂM ĐỒ NHỊP NHANH THẤT
 
NHỒI MÁU NÃO
NHỒI MÁU NÃONHỒI MÁU NÃO
NHỒI MÁU NÃO
 
KHÁM VÀ PHÂN LOẠI BỆNH CẤP CỨU TRẺ EM
KHÁM VÀ PHÂN LOẠI BỆNH CẤP CỨU TRẺ EMKHÁM VÀ PHÂN LOẠI BỆNH CẤP CỨU TRẺ EM
KHÁM VÀ PHÂN LOẠI BỆNH CẤP CỨU TRẺ EM
 
Nstemi y6
Nstemi y6Nstemi y6
Nstemi y6
 
NGẠT NƯỚC
NGẠT NƯỚCNGẠT NƯỚC
NGẠT NƯỚC
 
CƠN TÍM THIẾU OXY
CƠN TÍM THIẾU OXYCƠN TÍM THIẾU OXY
CƠN TÍM THIẾU OXY
 
Xhth 2017 - y6
Xhth   2017 - y6Xhth   2017 - y6
Xhth 2017 - y6
 
Hậu môn nhân tạo
Hậu môn nhân tạoHậu môn nhân tạo
Hậu môn nhân tạo
 
Tăng huyết áp và đột quỵ
Tăng huyết áp và đột quỵTăng huyết áp và đột quỵ
Tăng huyết áp và đột quỵ
 
Song thai tử 34 tuần chuyển dạ
Song thai tử 34 tuần chuyển dạSong thai tử 34 tuần chuyển dạ
Song thai tử 34 tuần chuyển dạ
 
CASE LÂM SÀNG NÔI KHOA-đã chuyển đổi.pdf
CASE LÂM SÀNG NÔI KHOA-đã chuyển đổi.pdfCASE LÂM SÀNG NÔI KHOA-đã chuyển đổi.pdf
CASE LÂM SÀNG NÔI KHOA-đã chuyển đổi.pdf
 

Similar to Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp

Similar to Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp (20)

Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...
Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...
Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...
 
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết ápđặC điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp
 
Kiểm soát glucose máu và một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái...
Kiểm soát glucose máu và một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái...Kiểm soát glucose máu và một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái...
Kiểm soát glucose máu và một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái...
 
Mối liên quan giữa nồng độ glucose huyết tương lúc nhập viện với tiến triển, ...
Mối liên quan giữa nồng độ glucose huyết tương lúc nhập viện với tiến triển, ...Mối liên quan giữa nồng độ glucose huyết tương lúc nhập viện với tiến triển, ...
Mối liên quan giữa nồng độ glucose huyết tương lúc nhập viện với tiến triển, ...
 
Nghiên cứu nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ ti...
Nghiên cứu nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ ti...Nghiên cứu nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ ti...
Nghiên cứu nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ ti...
 
Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ tia x năng lư...
Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ tia x năng lư...Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ tia x năng lư...
Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ tia x năng lư...
 
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...
 
Nghiên cứu tình trạng rối loạn chức năng thận nặng thêm ở bệnh nhân suy tim
Nghiên cứu tình trạng rối loạn chức năng thận nặng thêm ở bệnh nhân suy timNghiên cứu tình trạng rối loạn chức năng thận nặng thêm ở bệnh nhân suy tim
Nghiên cứu tình trạng rối loạn chức năng thận nặng thêm ở bệnh nhân suy tim
 
Chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp trên siêu âm doppler ở bệnh nhân b...
Chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp trên siêu âm doppler ở bệnh nhân b...Chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp trên siêu âm doppler ở bệnh nhân b...
Chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp trên siêu âm doppler ở bệnh nhân b...
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giật
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giậtđặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giật
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giật
 
đáNh giá kết quả điều trị phẫu thuật u sọ hầu tại bệnh viện việt đức
đáNh giá kết quả điều trị phẫu thuật u sọ hầu tại bệnh viện việt đứcđáNh giá kết quả điều trị phẫu thuật u sọ hầu tại bệnh viện việt đức
đáNh giá kết quả điều trị phẫu thuật u sọ hầu tại bệnh viện việt đức
 
Mối liên quan giữa nồng độ hs crp huyết tương với hình thái và chức năng động...
Mối liên quan giữa nồng độ hs crp huyết tương với hình thái và chức năng động...Mối liên quan giữa nồng độ hs crp huyết tương với hình thái và chức năng động...
Mối liên quan giữa nồng độ hs crp huyết tương với hình thái và chức năng động...
 
Liên quan giữa nồng độ hs crp huyết thanh với đặc điểm lâm sàng và cận lâm sà...
Liên quan giữa nồng độ hs crp huyết thanh với đặc điểm lâm sàng và cận lâm sà...Liên quan giữa nồng độ hs crp huyết thanh với đặc điểm lâm sàng và cận lâm sà...
Liên quan giữa nồng độ hs crp huyết thanh với đặc điểm lâm sàng và cận lâm sà...
 
Luận án: Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin trên đối tượng thừa cân
Luận án: Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin trên đối tượng thừa cânLuận án: Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin trên đối tượng thừa cân
Luận án: Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin trên đối tượng thừa cân
 
Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin huyết tƣơng và tỷ leptin/adiponectin t...
Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin huyết tƣơng và tỷ leptin/adiponectin t...Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin huyết tƣơng và tỷ leptin/adiponectin t...
Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin huyết tƣơng và tỷ leptin/adiponectin t...
 
Luận án: Nồng độ leptin, adiponectin ở người thừa cân - béo phì
Luận án: Nồng độ leptin, adiponectin ở người thừa cân - béo phìLuận án: Nồng độ leptin, adiponectin ở người thừa cân - béo phì
Luận án: Nồng độ leptin, adiponectin ở người thừa cân - béo phì
 
Homocysteine huyết tương ở bệnh nhân bệnh động mạch vành điều trị tại khoa nộ...
Homocysteine huyết tương ở bệnh nhân bệnh động mạch vành điều trị tại khoa nộ...Homocysteine huyết tương ở bệnh nhân bệnh động mạch vành điều trị tại khoa nộ...
Homocysteine huyết tương ở bệnh nhân bệnh động mạch vành điều trị tại khoa nộ...
 
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
 
Nghiên cứu rối loạn nhịp tim bằng phương pháp thăm dò điện tim không xâm nhập
Nghiên cứu rối loạn nhịp tim bằng phương pháp thăm dò điện tim không xâm nhậpNghiên cứu rối loạn nhịp tim bằng phương pháp thăm dò điện tim không xâm nhập
Nghiên cứu rối loạn nhịp tim bằng phương pháp thăm dò điện tim không xâm nhập
 
Luận văn: Bài tập khí công dưỡng sin người cao tuổi tại Hà Nội
Luận văn: Bài tập khí công dưỡng sin người cao tuổi tại Hà NộiLuận văn: Bài tập khí công dưỡng sin người cao tuổi tại Hà Nội
Luận văn: Bài tập khí công dưỡng sin người cao tuổi tại Hà Nội
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 

Recently uploaded (20)

Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 

Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC TRẦN THÚY HẰNG KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI HUYẾT ÁP BẰNG HOLTER HUYẾT ÁP Ở BỆNH NHÂN ĐỘT QUỲ NÃO GIAI ĐOẠN CẤP ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƢƠNG THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC THÁI NGUYÊN – 2012
  • 2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC TRẦN THÚY HẰNG KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI HUYẾT ÁP BẰNG HOLTER HUYẾT ÁP Ở BỆNH NHÂN ĐỘT QUỲ NÃO GIAI ĐOẠN CẤP ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƢƠNG THÁI NGUYÊN Chuyên ngành : NỘI KHOA Mã số : 60. 72. 01.40 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TRỌNG HIẾU THÁI NGUYÊN - 2012
  • 3. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, tất cả các số liệu trong luận văn là trung thực và chưa có tác giả nào khác công bố. Nếu có điều gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên, ngày 01 tháng 12 năm 2012 Tác giả Trần Thúy Hằng
  • 4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn tôi đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu và sự giúp đỡ tận tình của các tập thể, các thầy cô, các bạn đồng nghiệp và gia đình. Trước tiên tôi xin trân trọng cảm ơn tới. Đảng uỷ, Ban giám hiệu, phòng quản lý đào tạo sau đại học, các thầy cô giáo Bộ môn Nội và các Bộ môn của Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu. Đảng uỷ, Ban giám đốc, Tập thể khoa nội Tim mạch - Cơ xương khớp, khoa thăm dò chức năng, khoa sinh hóa Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hành lâm sàng và thu thập số liệu nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ trong Hội đồng thông qua đề cương và Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chỉ bảo, đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn này. Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn tới Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hiếu - Phó trưởng bộ môn Nội trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên, người thầy đã tận tình giảng dạy, cung cấp cho tôi những kiến thức, phương pháp luận quý báu và trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, khích lệ cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành bản luận văn thạc sĩ này. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 01 tháng 12 năm 2012 Tác giả Trần Thúy Hằng
  • 5. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ABPM Theo dõi huyết áp liên tục 48 giờ CMN Chảy máu não DTT Dầy thất trái Dd Kích thước tâm thu thất trái cuối tâm trương Ds Kích thước tâm thu thất trái cuối tâm thu ĐQN Đột quỵ não ĐTĐ Đái tháo đường. EF% Phân suất tống máu thất trái Fs% Phân suất rút ngắn tâm thu thất trái HA Huyết áp HATB Huyết áp trung bình HDL – C High Density Lipoprotein Cholesterol (Cholesterol trong lipoprotein có tỷ trọng cao). LDL-C Low Density Lipoprotein Cholesterol (Cholesterol trong lipoprotein có tỷ trọng thấp). LVM Khối lượng cơ thất trái LVMI Chỉ số khối lượng cơ thất trái NMN Nhồi máu não NT1, NT2 Ngày thứ nhất, ngày thứ hai TBHA Trung bình huyết áp TBHATT Trung bình huyết áp tâm thu TBHATTr Trung bình huyết áp tâm trương THA Tăng huyết áp TMCT Thiếu máu cơ tim WHO World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới) WSO World stroke Organization (Tổ chức đột quỵ thế giới) YTNC Yếu tố nguy cơ
  • 6. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ.........................................................................................................................................................................1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN.................................................................................................................................... 13 1.1. Định nghĩa và phân loại đột quỵ não ....................................................................13 1.2. Biến đổi lưu lượng tuần hoàn não trong đột quỵ ........................................14 1.3. Huyết áp trong giai đoạn cấp của đột quỵ não .............................................................. 19 1.4. Tăng huyết áp và đột quỵ não.......................................................................................................... 21 1.5. Phác đồ điều trị đột quỵ não.........................................................................................23 1.6. Theo dõi huyết áp bằng máy holter huyết áp trong lâm sàng...........29 1.7. Một số nghiên cứu về đột quỵ não và holter huyết áp............................34 Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................... 37 2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................................37 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...........................................................................38 2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................38 2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu..............................................................................................................38 2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu..................................................................................................40 2.6. Xử lý số liệu...............................................................................................................................45 2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ............................................................................45 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................................................ 46 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu......................................................46 3.2. Đặc điểm huyết áp đo bằng máy Holter huyết áp ở đối tượng nghiên cứu......51 Chƣơng 4: BÀN LUẬN.......................................................................................................................................... 67 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu......................................................67 4.2. Đặc điểm huyết áp đo bằng máy Holter huyết áp ở đối tượng nghiên cứu.....70 4.3. Mối liên quan giữa sự thay đổi nhịp huyết áp với các yếu tố nguy cơ, triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng........................................................................76 KẾT LUẬN........................................................................................................................................................................... 82 KHUYẾN NGHỊ............................................................................................................................................................. 84
  • 7. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Đánh giá huyết áp ban ngày, ban đêm và 24 giờ (Pickering TG)... 30 Bảng 2.1. Thang điểm hôn mê Glasgow (1974)............................................................................. 41 Bảng 2.2. Chẩn đoán và phân độ tăng huyết áp dựa theo WHO/ISH 2004................ 42 Bảng 2.3. Ngưỡng huyết áp áp dụng để chẩn đoán tăng huyết áp theo cách đo.... 43 Bảng 2.4. Giới hạn bệnh lý thành phần lipid máu theo WHO 1998......................... 44 Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính và độ tuổi........................... 46 Bảng 3.2. Các triệu chứng lâm sàng chung của đối tượng nghiên cứu ................. 47 Bảng 3.3. Các yếu tố nguy cơ của đối tượng nghiên cứu..................................................... 48 Bảng 3.4. Một số chỉ số sinh hóa máu của đối tượng nghiên cứu............................... 48 Bảng 3.5. Kết quả siêu âm tim của đối tượng nghiên cứu................................................... 50 Bảng 3.6. Giá trị trung bình huyết áp ngày thứ nhất và ngày thứ hai của nhóm chảy máu não............................................................................................................................ 51 Bảng 3.7. Giá trị trung bình huyết áp ngày thứ nhất và ngày thứ hai của nhóm nhồi máu não.............................................................................................................................................. 52 Bảng 3.8. Giá trị trung bình huyết áp ngày thứ nhất theo thể đột quỵ................... 53 Bảng 3.9. Giá trị trung bình huyết áp ngày thứ hai theo thể đột quỵ....................... 54 Bảng 3.10. Tỷ lệ có trũng huyết áp ban đêm theo thể đột quỵ não............................ 56 Bảng 3.11. Tỷ lệ có trũng huyết áp ban đêm theo giới........................................................... 57 Bảng 3.12. Mối liên quan giữa huyết áp với tiền sử đột quỵ não ở các thời điểm trong ngày................................................................................................................................. 58 Bảng 3.13. Mối liên quan giữa huyết áp với YTNC rối loạn lipid máu ở các thời điểm trong ngày.................................................................................................................... 59 Bảng 3.14. Mối liên quan giữa huyết áp với YTNC đái tháo đường ở các thời điểm trong ngày................................................................................................................................. 60 Bảng 3.15. Mối liên quan giữa thời điểm huyết áp với hội chứng màng não........... 61
  • 8. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 Bảng 3.16. Mối liên quan giữa thời điểm huyết áp với phì đại thất trái trên siêu âm tim (chỉ số khối lượng cơ thất trái: LVMI)................................... 62 Bảng 3.17. Mối liên quan giữa thời điểm huyết áp với TMCT trên điện tâm đồ..... 63 Bảng 3.18. Các thuốc điều trị ở đối tượng nghiên cứu giai đoạn cấp..................... 64 Bảng 3.19. Mối liên quan giữa nhịp huyết áp ngày đêm trong 48 giờ với thuốc điều trị huyết áp................................................................................................................ 64 Bảng 3.20. Mối liên quan giữa nhịp huyết áp ngày đêm trong 48 giờ với các đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.......................................................... 65 Bảng 3.21. Mối liên quan giữa nhịp huyết áp ngày đêm trong 48 giờ với kết quả điều trị.............................................................................................................................................. 66
  • 9. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3. 1. Thời gian từ khi khởi phát đến khi nhập viện.............................................. 46 Biểu đồ 3.2. Mức độ tăng huyết áp lúc nhập viện theo thể đột quỵ não............. 47 Biểu đồ 3.3. Kết quả điện tim của đối tượng nghiên cứu..................................................... 49 Biểu đồ 3.4. Trung bình huyết áp theo giờ trong 2 ngày của nhóm CMN........ 54 Biểu đồ 3.5. Trung bình huyết áp theo giờ trong 2 ngày của nhóm NMN........ 55 Biểu đồ 3.6. Số đỉnh tăng huyết áp và tỷ lệ vọt huyết áp sáng sớm ở ngày thứ nhất............................................................................................................................................................... 55 Biểu đồ 3.7. Số đỉnh tăng huyết áp và tỷ lệ vọt huyết áp sáng sớm ở ngày thứ hai.................................................................................................................................................................. 56
  • 10. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1. Vòng động mạch đa giác Willis........................................................................................... 14 Hình 1.2. Biểu đồ điều hòa lưu lượng máu não ở người bình thường và người tăng huyết áp.............................................................................................................................................. 18 Hình 1.3. Dipper điển hình ở bệnh nhân tăng huyết áp.......................................................... 32 Hình 1.4. Non-dipper điển hình ở bệnh nhân tăng huyết áp............................................. 33
  • 11. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 ĐẶT VẤN ĐỀ Đột quỵ não (stroke) là một bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần bộ não bị đột ngột ngừng trệ. Đột quỵ não có thể là chảy máu não hoặc nhồi máu não, đây là một cấp cứu tim mạch - thần kinh thường rất nặng, đe dọa tính mạng và để lại di chứng nặng nề cho người bệnh. Tại Hoa kỳ hàng năm, có khoảng 700.000 - 750.000 người bị đột quỵ và gây tử vong cho khoảng 150.000 người. Theo thống kê tại Mỹ chi phí cho điều trị và chăm sóc đột quỵ hết khoảng 70 tỷ USD mỗi năm. Đột quỵ não là nguyên nhân tử vong đứng thứ ba sau bệnh ung thư và tim mạch [2]. Đột quỵ não có liên quan đến nhiều bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường, vữa xơ động mạch …trong các bệnh thì tăng huyết áp được coi là yếu tố nguy cơ hàng đầu trong cơ chế bệnh sinh của đột quỵ não, thường là tăng huyết áp ác tính với con số huyết áp cao tâm thu trên 200 mmHg, tâm trương trên 110 mmHg và tăng huyết áp cũng có thể là phản ứng của đột quỵ não [2], [12]. Trong giai đoạn cấp của đột quỵ não, chỉ số huyết áp của các bệnh nhân thường có nhiều biến đổi, mặc dù bệnh nhân có thể vẫn được kiểm soát huyết áp bằng thuốc. Nhưng vấn đề kiểm soát tăng huyết áp trong đột quỵ não giai đoạn cấp còn nhiều quan điểm khác nhau, điều chỉnh trị số huyết áp trong giai đoạn này có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị và tiên lượng bệnh. Vì huyết áp tăng cao có thể làm tăng kích thước khối máu tụ hoặc có thể làm tình trạng phù não nặng nề thêm, trong khi để huyết áp ở mức thấp sẽ gây thiếu máu não. Nhồi máu não gây rối loạn cơ chế tự điều chỉnh dòng máu, tăng huyết áp sẽ làm tăng tưới máu phần nhu mô bị tổn thương, dẫn đến phù não và đè ép tổ chức não lành. Điều này cung cấp bằng chứng đối với việc thận trọng hạ huyết áp cho những bệnh nhân tăng huyết áp bị nhồi máu não. Ngược lại do sự co thắt mạch tại chỗ nên cần có huyết áp tăng cao để có thể
  • 12. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 tưới máu cho phần nhu mô xung quanh ổ nhồi máu đang trong tình trạng nguy hiểm. Chảy máu não làm tăng áp lực nội sọ và cần có huyết áp tăng cao để có thể tưới máu cho não một cách thích hợp. Trong hoàn cảnh này, huyết áp tăng là hậu quả của tăng áp lực nội sọ và có thể tự hết trong vòng 48 giờ. Hạ huyết áp nhanh có thể dự phòng chảy máu thêm, tuy nhiên, lại gây nguy cơ giảm tưới máu não [4], [7], [14]. Việc theo dõi liên tục huyết áp của bệnh nhân bằng máy Holter huyết áp trong giai đoạn cấp của đột quỵ não là một phương pháp đơn giản, gọn nhẹ, dễ áp dụng và có độ tin cậy cao. Đo huyết áp liên tục 24-48 giờ cho phép phân tích tốt hơn dao động huyết áp trong suốt 24-48 giờ hơn các cách đo huyết áp thông thường hiện nay, bằng kỹ thuật này cho ta thấy diễn biến chỉ số huyết áp của người bệnh trong cả ngày, cho biết thời điểm huyết áp tăng cao nhất vào ban ngày hay ban đêm, có trũng (dipper) hay không có trũng huyết áp (nondipper) ban đêm. Qua đó thầy thuốc biết được nhịp huyết áp của người bệnh, nhằm kiểm soát tốt huyết áp nâng cao hiệu quả điều trị. Để tìm hiểu vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng Holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỳ não giai đoạn cấp điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên” với hai mục tiêu: 1. Mô tả sự thay đổi huyết áp bằng Holter huyết áp 48 giờ ở bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến sự thay đổi huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp.
  • 13. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Định nghĩa và phân loại đột quỳ não 1.1.1. Định nghĩa Tai biến mạch máu não (TBMMN) còn được gọi là đột quỵ não (stroke). Theo tổ chức y tế thế giới (TCYTTG) 1990, đột quỵ não (stroke) được định nghĩa như “hội chứng thiếu sót chức năng não khu trú hơn là lan toả, xảy ra đột ngột, tồn tại quá 24 giờ hoặc tử vong trong vòng 24 giờ, loại trừ nguyên nhân sang chấn não” [7]. Định nghĩa này là tiêu chí chẩn đoán lâm sàng, khởi phát đột ngột gặp 95% các tai biến, đó là tiêu chí có giá trị đặc hiệu về chẩn đoán. Định nghĩa này không bao hàm ngất tim (vì không có triệu chứng khu trú) và chảy máu dưới nhện không có triệu chứng (không có tổn thương não). 1.1.2. Phân loại Đột quỵ não có hai thể chính: chảy máu não (CMN) và thiếu máu não cục bộ còn gọi là nhồi máu não (NMN). * Năm 1992 theo phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10, phần chảy máu não và thiếu máu não cục bộ được xếp ở hai chuyên khoa: bệnh thần kinh (ký hiệu là G) và bệnh tim mạch (ký hiệu là I) [10]. * Tim mạch + I.60. Chảy máu dưới nhện (Subarachnoid haemorrhage). + I.61. Chảy máu trong não (Intracerebral haemorrhage). + I.62. Chảy máu trong sọ khác không do chấn thương (Other non traumatic haemorrhage). + I.63. Nhồi máu não (Cerebral infarction). + I.64. Đột quỵ không xác định chảy máu, nhối máu não. + I.65. Tắc và hẹp động mạch trước não không gây nhồi máu (Occlusion and stenosis of precerebral arteries not resulting in cerebral infarct).
  • 14. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 14 + I.66. Tắc và hẹp động mạch sau não không gây nhồi máu (Occlusion and stenosis of cerebral arteries not resulting in cerebral infarct). + I.67. Các bệnh mạch máu khác (Other cerebrovascular diseases). + I.68. Các rối loạn tuần hoàn trong các bệnh phân loại ở phần khác (Other cerebrovascular disoder indisease classifed elsewhere). + I.69. Di chứng của các bệnh mạch máu não (Sequelae of cerebrovascular disease). * Thần kinh + G.45. Thiếu máu não cục bộ tạm thời và hội chứng liên quan (Transient cerebrovascular ischemic). + G.46. Các hội chứng bệnh lý trong bệnh mạch máu não (G46.0-G46.8). 1.2. Biến đổi lƣu lƣợng tuần hoàn não trong đột quỳ 1.2.1. Đặc điểm giải phẫu hệ tuần hoàn não Não được nuôi dưỡng bởi hai hệ thống động mạch: hệ thống động mạch cảnh trong ở phía trước và hệ thống động mạch cột sống - thân nền ở phía sau [26]. Hai hệ thống này nối thông với nhau ở nền sọ tạo nên đa giác Willis. Hình 1.1. Vòng động mạch đa giác Willis
  • 15. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 15 1.2.1.1. Hệ thống động mạch cảnh trong (Hệ tuần hoàn trước) Động mạch cảnh trong bắt nguồn từ động mạch cảnh chung. Mỗi động mạch cảnh trong tưới máu cho một bên bán cầu não. Sau khi đi vào trong hộp sọ, động mạch cảnh trong tách ra một nghành bên là động mạch mắt tưới máu cho não cầu và chia làm bốn nhánh tận: động mạch não trước, động mạch não giữa, động mạch thông sau và động mạch mạch mạc trước. Động mạch não trước và não giữa đều được chia làm hai loại nhánh: - Các nhánh nông tưới máu cho lớp bề mặt vỏ não và chất trắng kề dưới. - Các nhánh sâu tưới máu cho các nhân xám trung ương. * Động mạch não trước Ở nông: động mạch não trước tưới máu mặt trong của thuỳ trán và thuỳ đỉnh, bờ trên và một dải mỏng của mặt ngoài các bán cầu, phần trong của mặt dưới thuỳ trán, 4/5 trước của thể trai, vách trong suốt, mép trắng trước. Ở sâu: động mạch não trước có một nhánh là động mạch Heubner tưới máu cho đầu của nhân đuôi, phần trước của nhân bèo, nửa dưới cánh tay trước của bao trong, vùng dưới đồi phía trước. * Động mạch não giữa Ở nông: động mạch não giữa tưới máu cho phần lớn mặt ngoài của não bán cầu (trừ cực trán và cực chẩm, phần dưới của thuỳ thái dương, bờ trên não bán cầu). Ở sâu: động mạch não giữa tưới máu cho nhân bèo sẫm, phần ngoài của bèo nhạt, đầu và thân của nhân đuôi, bao trong (phần trên của cánh tay trước và sau của bao trong), bao ngoài và vách trong tường. * Động mạch mạch mạc trước Động mạch mạch mạc trước tưới máu cho thị giác, thể gối ngoài, phần trong của bèo nhạt, đuôi của nhân đuôi và nhân hạnh nhân, phần trước của vỏ hồi mã lân cận, cánh tay sau và đoạn sau bèo của bao trong, đám rối mạch mạc.
  • 16. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 16 * Động mạch thông sau Động mạch thông sau rất ngắn, nó nối động mạch cảnh trong với động mạch não sau, tưới máu cho đồi thị, dưới đồi, cánh tay sau của bao trong, thể Luys và chân cuống não. 1.2.1.2. Hệ thống động mạch đốt sống - thân nền (Hệ tuần hoàn sau) Có hai động mạch đốt sống, chúng đi vào lỗ mỏm ngang của đốt sống cổ, đi quanh đốt rồi đi tiếp vào lỗ chẩm, cung cấp máu cho nhánh động mạch tiểu não sau dưới (PICA), các nhánh cho mặt bên hành tuỷ. Hai động mạch đốt sống gặp nhau tại rãnh hành - cầu làm thành động mạch thân nền. * Động mạch thân nền Có chiều dài từ rãnh hành cầu tới rãnh cầu cuống, xuất phát một số mạch và cung cấp máu cho phần cao của hành não hay hố bên của hành và cầu não, động mạch tiểu não giữa tưới cho flocculus và động mạch tai trong, động mạch tiểu não trên tưới cho phần trên còn lại của tiểu não. * Động mạch não sau Từ đoạn cuối của động mạch thân nền, chia thành hai động mạch não sau, vừa rời khỏi chỗ bắt đầu, gặp động mạch thông sau, nối với động mạch não giữa. Động mạch não sau chia thành các nhánh: những nhánh bàng hệ tưới cho não giữa, và đồi thị, động mạch mạch mạc sau, nhánh tận tưới mặt dưới và trong thuỳ thái dương, phần sau của thuỳ chai, thể gối ngoài và mặt trong của thuỳ chẩm (rãnh cựa). 1.2.2. Sinh lý hệ tuần hoàn não Lưu lượng tuần hoàn não trung bình ở người lớn là 49,8±5,4ml/100g não/phút, trong đó lưu lượng tuần hoàn cho chất xám là 79,7±10,7ml/100g não/phút, chất trắng là 20,5±2,5ml/100g não/phút. Ở người trẻ lưu lượng tuần hoàn não lớn hơn ở người lớn. Đến 60 tuổi tuần hoàn não lại giảm xuống
  • 17. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 17 nhanh chóng. Tốc độ tuần hoàn não ở người lớn dòng máu qua não trung bình từ 6-10 giây, tốc độ này tăng lên theo lứa tuổi [7]. Tiêu thụ oxy và glucose của não: Não tiêu thụ oxy trung bình 3,3±3,8ml oxy/100g não/phút và tiêu thụ glucose của não trung bình là 5,6mg/100g não/phút. Nhồi máu não xảy ra khi lưu lượng máu não giảm dưới 18-20ml/100g não/phút. Trung tâm của ổ nhồi máu não là vùng hoại tử có lưu lượng máu từ 10-15ml/100g não/phút. Còn xung quanh vùng này có lưu lượng 20- 25ml/100g não/phút, các tế bào này vẫn sống nhưng không hoạt động. Đây gọi là vùng tranh tối tranh sáng. Điều trị đột quỵ não là nhằm hồi phục tưới máu cho vùng này do vậy đây còn gọi là vùng điều trị [7]. Đặc điểm của vùng tranh tối tranh sáng là toan máu rất nặng do ứ đọng axit lactic. Tuy nhiên năng lượng tồn dư được sản xuất đủ để duy trì nồng độ ATP ở mức bình thường. Thêm vào đó các bơm ion vẫn tiếp tục hoạt động , vì vậy K+ vẫn ở trong tế bào và Na+ ở ngoài tế bào. Ở trong vùng thiếu máu nặng, sự sản xuất năng lượng rất thấp để hỗ trợ cho các bơm ion, hậu quả là ATP hạ rất thấp, K+ thoát ra ngoài tế bào và Na+ di chuyển vào tế bào [7]. 1.2.3. Điều hòa cung lượng máu não ở người bình thường Người bình thường có lưu lượng máu não luôn luôn cố định là 55ml/100g não/phút. Cung lượng này không phụ thuộc cung lượng tim nếu huyết áp trung bình ở giữa các ngưỡng 90-150 mmHg. Lưu lượng tuần hoàn não được điều hoà bởi nhiều cơ chế trong đó quan trọng nhất là hiệu ứng Bayliss. Theo hiệu ứng này, khi huyết áp tăng, máu lên não nhiều thì các cơ trơn thành mạch co nhỏ lại và ngược lại, khi huyết áp hạ mạch lại giãn ra để máu lên não đủ hơn. Cơ chế điều chỉnh này được sinh ra từ lớp cơ trơn thành mạch và phụ thuộc vào huyết áp lòng mạch. Trong trường hợp thành mạch bị tổn thương xơ cứng, thoái hoá hoặc khi có biến động về huyết áp (huyết áp
  • 18. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 18 trung bình dưới 60mmHg hoặc cao hơn 150mmHg) thì hiệu ứng này sẽ mất tác dụng. Vì vậy, để đảm bảo lưu lượng tuần hoàn não, trong điều trị đột quỵ não cần phải duy trì huyết áp ở mức ổn định, hợp lý. Huyết áp trung bình (HATB) được coi là huyết áp đẩy máu lên não được tính từ huyết áp hệ thống theo công thức từ huyết áp tâm thu (HATT) và huyết áp tâm trương (HTTTr). 3 ) 2 ( HATT HATTr HATB    Ngoài cơ chế hiệu ứng Bayliss, lưu lượng máu não còn chịu sự điều hoà về chuyển hoá và điều hoà bởi cơ chế thần kinh [7]. 1.2.4. Điều hòa lưu lượng máu não ở người có bệnh tăng huyết áp Ở người lớn có số đo huyết áp bình thường và không có tăng áp lực nội sọ, nếu huyết áp động mạch trung bình dao động trong khoảng từ 60- 150mmHg thì lưu lượng máu não không thay đổi. Ngoài các giới hạn trên thì lưu lượng não sẽ biến đổi theo tuần hoàn toàn thân (theo lưu lượng tim). Người bệnh tăng huyết áp mạn tính, do thành mạch não thoái hóa bị dày, giảm khả năng giãn mạch, tăng sức cản thành mạch ngoài não do tác động của thần kinh giao cảm co mạch, do đó các giới hạn của cơ chế tự điều hòa não bị tăng lên (trong khoảng 100-220mmHg) và được minh họa theo biểu đồ hình 1.2 Hình 1.2. Biểu đồ điều hòa lƣu lƣợng máu não ở ngƣời bình thƣờng và ngƣời tăng huyết áp
  • 19. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 19 Sự tăng các giới hạn dẫn đến hậu quả hai mặt: - Khi huyết áp hạ não dễ bị tổn thương. - Sức chịu đựng của não cao hơn khi huyết áp cao. Khi xảy ra thiếu máu não cục bộ, cơ chế điều hòa lưu lượng máu não sẽ bị mất ở vùng bị thiếu máu não cục bộ do sự giãn mạch gây nên bởi các chất chuyển hóa giãn mạch giải phóng ra từ ổ thiếu máu. Lúc này lưu lượng máu não biến đổi theo toàn thân, hậu quả là nếu huyết áp hạ thì máu lên não ít làm nặng thêm thiếu máu cục bộ và nếu huyết áp cao máu lên não nhiều làm tăng áp lực thẩm thấu của hàng rào máu não gây phù não hoặc biến ổ nhồi máu não lúc đầu thành ổ nhồi máu xuất huyết. Từ cơ chế tự điều hòa lưu lượng máu não, việc xử trí huyết áp cao ở giai đoạn cấp của thiếu máu não cục bộ là chỉ hạ huyết áp khi huyết áp quá cao (HATT>180mmHg; HATTr>105mmHg) và cho hạ từ từ. 1.3. Huyết áp trong giai đoạn cấp của đột quỳ não Mặc dù việc hạ huyết áp xuống đã được chỉ rõ trong phòng ngừa đột quỵ não ở bệnh nhân tăng huyết áp. Nhưng sự cân bằng giữa lợi ích và nguy cơ của việc làm giảm thấp huyết áp xuống ngay lập tức ngay sau khi bị đột quỵ trên bệnh nhân tăng huyết áp là điều không thật dễ hiểu. Còn thiếu những thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên và những số liệu hình thành cơ sở khoa học cho việc điều trị tăng huyết áp trong giai đoạn cấp của đột quỵ não [35], [49]. Trong nhồi máu não Huyết áp tăng lên là một phát hiện thường thấy sau đột quỵ não cấp và nó không phụ thuộc vào mức độ tổn thương thần kinh. Tuy nhiên chỉ có khoảng một phần ba số bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp. Có nhiều cơ chế làm tăng huyết áp sau đột quỵ não cấp, những cơ chế này gồm sự biến đổi trong sự kiểm soát bình thường lưu lượng máu não, gọi là sự tự điều chỉnh, stress phản ứng khi vào viện, tăng áp lực nội sọ và tăng mức noradrenalin
  • 20. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 20 tuần hoàn. Đặc biệt với tổn thương những vùng não có liên quan tới sự hoạt động tự động như thùy đảo vỏ não, hypothalamus. Não chịu đựng quá trình sinh lý khác nhau sau tắc động mạch não, gồm sự giải phóng của độc tố kích thích thần kinh và sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa hoạt hóa thành phần máu và nội mô, tất cả kết hợp dẫn đến kết quả làm tổn thương não. Có lý do để tin tưởng rằng có một vùng trung tâm của nhồi máu não tồn tại, được bao quanh bởi một vùng những neuron có khả năng sống tiềm tàng, vùng tranh tối tranh sáng. Lưu lượng vùng này bị tổn hại và phụ thuộc một cách thụ động vào huyết áp vì cơ chế kiểm soát lượng máu não bị rối loạn. Những số liệu dựa trên thí nghiệm đã gợi ý một khoảng hẹp “cửa sổ điều trị” thay đổi từ vài phút tới vài giờ trong vùng tổn thương thiếu máu vùng tranh tối tranh sáng có thể được khu trú lại. Tăng huyết áp tâm thu có thể là sự đáp ứng thích nghi tới sự nuôi dưỡng hoặc làm tăng thêm cấp máu cho vùng dễ bị tổn thương này. Nếu như vậy, huyết áp thấp có thể làm giảm lưu lượng máu trong vùng thiếu máu tranh tối tranh sáng và làm rộng thêm vùng nhồi máu não. Tuy nhiên việc kéo dài tình trạng huyết áp cao có thể làm tăng tầng thiếu máu, tăng phù não và tăng áp lực nội sọ và nhồi máu não lan rộng. Mặc dù ở bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp thường có mức huyết áp cao hơn sau đột quỵ não cấp. Diễn biến tự nhiên sau đột quỵ não cấp là huyết áp giảm xuống sau một tuần kể từ khi khởi phát của đột quỵ não, ít thay đổi ở thời gian tiếp theo. Huyết áp của bệnh nhân khi vào viện đã được thấy là không liên quan tới diễn biến tiếp sau trừ khi bệnh nhân có mất ý thức. Bệnh nhân tăng huyết áp thấy có một tỷ lệ tử vong cao hơn trái lại huyết áp tâm thu tăng khi vào viện nhưng không kéo dài quá 24 giờ thấy có diễn biến tốt hơn. Như vậy cơ sở khoa học cho việc điều trị tăng huyết áp trong giai đoạn cấp của nhồi máu não vẫn còn không rõ ràng. Hầu hết các nhà lâm sàng vẫn tiếp tục quá trình điều trị tăng huyết áp từ trước đó trong giai đoạn đầu của nhồi
  • 21. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 21 máu não, nhưng vẫn cân nhắc điều trị tăng huyết áp mới xuất hiện khi vào viện cho đến 7-10 ngày sau đột quỵ não. Tác động xấu của tình trạng hạ huyết áp trong giai đoạn cấp của nhồi máu não đã được ghi nhận. Bởi vậy hầu hết các tác giả đều đề nghị không điều trị tăng huyết áp trừ phi có tăng huyết áp quá cao. Trong chảy máu não Chảy máu não có nhiều nguyên nhân khác nhau, tăng huyết áp vẫn là yếu tố nguy cơ nổi bật cho loại đột quỵ gây tử vong này. Bệnh nhân với chảy máu não thường có huyết áp tâm thu cao hơn so với bệnh nhân nhồi máu não, ở cả hai thời điểm trong vài giờ đầu sau đột quỵ và sau một tuần. Chảy máu não có thể là nguyên nhân gây tăng huyết áp vì tăng áp lực nội sọ kết hợp với ổ máu tụ lớn cộng thêm những cơ chế tương tự như ở phần nhồi máu não. Những tác động bất lợi tiềm tàng của tăng huyết áp sau chảy máu não làm tăng thứ phát áp lực nội sọ, phù não và tiếp sau chảy máu lại gây thiếu máu quanh chu vi của ổ máu tụ, giảm huyết áp lúc này trái lại có thể thúc đẩy giảm tưới máu não và thiếu máu não nặng thêm trong bất cứ vùng tổn thương nào. Những kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc điều chỉnh mức huyết áp sau chảy máu não ít liên quan với kết quả điều trị các tổn thương thần kinh, cũng như trong nhồi máu não, chưa có thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên của điều trị tăng huyết áp trong việc đưa ra mức huyết áp tối ưu. 1.4. Tăng huyết áp và đột quỳ não Tăng huyết áp được coi là yếu tố nguy cơ hàng đầu trong cơ chế bệnh sinh của đột quỵ não. Tăng huyết áp lâu dài gây tổn thương thành mạch, hình thành các mảng xơ vữa, tạo huyết khối tắc mạch, tạo các phình nhỏ trong não, dễ gây trạng thái nhồi máu ổ khuyết, chảy máu não và các rối loạn khác. Ở mọi vùng địa lý nơi mà được nghiên cứu đều cho thấy tăng huyết áp tâm thu, tâm trương hay cả tâm thu lẫn tâm trương là yếu tố nguy cơ độc lập gây ra tất
  • 22. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 22 cả các loại đột quỵ não. Nhưng tỷ lệ các loại tăng huyết áp gây đột quỵ não như thế nào thì vẫn còn bỏ ngỏ. Khi huyết áp tâm thu từ 160mmHg trở lên và hoặc là huyết áp tâm trương từ 95mmHg trở lên thì nguy cơ tăng 3,1 ở nam giới và 2,9 lần ở nữ giới so với huyết áp bình thường. Nếu huyết áp tâm thu 140-159mmHg và huyết áp tâm trương 90-94mmHg thì 50% gia tăng nguy cơ đột quỵ não. Ở Framingham, sau 38 năm theo dõi trên 500 trường hợp tai biến mới cho thấy 305 có huyết áp tâm thu 140-159mmHg, chỉ có 36% ở nam và 41% ở nữ có huyết áp tâm thu trên 160mmHg. Như vậy 60% tai biến từ đầu xảy ra khi huyết áp tâm thu dưới 160mmHg. Vì vậy đối với người cao tuổi ngay cả khi huyết áp tăng nhẹ cũng cần nên theo dõi chặt chẽ và điều trị kịp thời. Đặc biệt tại Việt Nam tăng huyết áp ngày một gia tăng từ khoảng 8% vào những năm 60-70 thì đến những năm 2000 đã là trên 20%. Cơn tăng huyết áp kịch phát còn có thể gây phù não và các tổn thương vi thể khác làm ảnh hưởng đến hoạt động của não. Tăng huyết áp còn là yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh xơ vữa động mạch não và có thể gây nhồi máu não. Thống kê của các tác giả trên thế giới cho thấy tần suất đột quỵ não tăng rất rõ ở bệnh nhân tăng huyết áp, tần suất đó là 1,7% ở nam, 0,8% ở nữ, tăng lên 5,2% ở nam và 3,5% ở nữ nếu là bệnh nhân tăng huyết áp theo nghiên cứu của kannel và cộng sự. Nhiều bằng chứng cho thấy, các biến chứng tim mạch lên quan chặt chẽ với giá trị huyết áp 24 giờ hơn so với giá trị đo huyết áp thông thường. Các tác giả nhận thấy không giảm huyết áp khi ngủ sẽ có tỷ lệ cao tổn thương cơ quan đích, còn nếu huyết áp tăng nhanh đột ngột vào lúc thức sẽ tăng tỷ lệ đột quỵ và nguy cơ mắc bệnh mạch vành nhiều hơn so với người bình thường [13], [14].
  • 23. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 23 Việc điều trị tăng huyết áp có ý nghĩa quan trọng làm giảm nguy cơ đột quỵ não có ý nghĩa. Một nửa bệnh nhân đột quỵ não có tiền sử tăng huyết áp và có tới 40% đang uống thuốc hạ huyết áp khi xảy ra đột quỵ. Sau đột quỵ huyết áp ngẫu nhiên sẽ tăng với > 80% bệnh nhân có huyết áp ≥ 160/95 mmHg trong vòng 48 giờ đầu sau sự cố và sẽ tự giảm trong 10-14 ngày sau và giảm rõ nhất là người tiếp tục uống thuốc hạ huyết áp. Việc hạ huyết áp cấp thời có thể đem lại lợi ích ở bệnh nhân xuất huyết não, những cấp cứu tim và mạch máu: phồng động mạch chủ bóc tách hoặc động mạch cảnh, nhồi máu cơ tim cấp hoặc đau thắt ngực [11], [49]. 1.5. Phác đồ điều trị đột quỳ não 1.5.1. Tiến hành các biện pháp để giảm tối đa hậu quả chức năng Bắt đầu bằng cấp cứu cơ bản A, B, C (airway, breathing, circulation) có nghĩa là kiểm soát đường dẫn khí, hỗ trợ hô hấp, duy trì tuần hoàn. Hồi sức đột quỵ trước là hồi sức hô hấp thần kinh [4]. - Nằm ngửa, đầu cao 25-30 độ, thẳng trục cột sống trong một mặt phẳng (nếu bệnh nhân nôn, nằm đầu nghiêng bên để tránh hít phải chất nôn). - Xem xét tình trạng lưu thông đường thở và loại bỏ nếu có (tụt lưỡi, tăng tiết đờm dãi, răng giả, dị vật...). - Mắc monitoring theo dõi các chỉ tiêu sự sống. - Thở oxy 3-4 lít/phút. - Đặt tĩnh mạch dưới đòn để xác định huyết áp tĩnh mạch trung tâm, lượng dịch cần bù (nếu có chỉ định). - Đặt sonde dạ dày, niệu đạo nếu bệnh nhân hôn mê, rối loạn nuốt, rối loạn cơ thắt để tránh trào ngược, đưa thuốc vào, nuôi dưỡng, đo lượng nước thải ra hàng ngày...[8].
  • 24. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 24 1.5.2. Điều trị * Điều trị đột quỳ nhồi máu não + Điều trị ban đầu với nhồi máu động mạch não giữa cấp Đường thở - Thở oxy 3 lít/phút bởi ống qua mũi, thở máy (nếu có chỉ định) với áp lực trợ giúp hoặc hô hấp điều khiển ngắt quãng. - Đặt nội khí quản ở các bệnh nhân có phù não sớm và suy giảm hô hấp. Bù dịch - Dung dịch NaCl 0,9% 2000ml/ngày, không dùng lợi tiểu cho 24 giờ đầu. Huyết áp - Mục tiêu đạt được HAĐMTB >110 đến <130mmHg, không dùng thuốc hạ áp trong phạm vi trên. Áp lực sọ - Dung dịch Mannitol 20%, 1g/kg, nếu có tăng áp lực sọ. - Xem xét bán mở hộp sọ giảm ép nếu bệnh nhân có tồi tệ lâm sàng nhanh. Điều trị đặc hiệu - Xem xét dùng thuốc tiêu sợi huyết (rt-PA) khi đột quỵ xảy ra trong 3 giờ đầu khởi phát nếu có chỉ định (lưu ý các chống chỉ định, điều trị tiêu huyết khối cần phải nhập viện và không thể thực hiện ở những bệnh viện nhỏ địa phương). - Xem xét dùng heparin (khởi đầu 80 UI/kg, dùng tĩnh mạch trực tiếp, tiếp theo truyền 18 UI/kg/h (20.000 UI/500ml huyết thanh = 40 UI/ml)) khi có tắc mạch tim, huyết khối buồng tim. Chú ý theo dõi APTT 6 giờ sau tiêm, APTT = 1,5-2 lần chứng. - Hoặc dùng heparin trọng lượng phân tử thấp (lovenox 0,4g x 2 ống, tiêm dưới da, mỗi 12 giờ), theo dõi tiểu cầu, máu chảy máu đông, prothrombin mỗi 7 ngày.
  • 25. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 25 - Nếu 2 loại trên không thực hiện được, có thể dùng: + Aspirin, 350mg/ngày (lưu ý chống chỉ định) hoặc. + Cloropidogrel 75mg/ngày. Nuôi dưỡng: đặt sonde dạ dày, nuôi dưỡng sớm. + Điều trị ban đầu với tắc động mạch nền cấp Đường thở - Đặt nội khí quản khi rối loạn nhịp thở (suy hô hấp), rối loạn ý thức (glasgow <9 điểm). - Dùng các thuốc để giảm tiết. Bù dịch: dung dịch NaCl 0,9% 2000ml/ngày. Huyết áp: xem xét nâng huyết áp với dopamin: 10-40g/kg/phút để duy trì HAĐMTB từ 110 đến 130mmHg. Tư thế: nằm với tư thế duỗi hoàn toàn, đầu thẳng trục cột sống và trên cùng một mặt phẳng. Điều trị đặc hiệu Dùng thuốc tiêu sợi huyết nếu có chỉ định (lưu ý chống chỉ định). Nếu thuốc tiêu sợi huyết không thực hiện được , dùng phác đồ dự phòng và chống huyết khối như trong điều trị nhồi máo động mạch não giữa cấp. Nuôi dưỡng: đặt sonde dạ dày cho ăn qua trong 24 giờ, đánh giá nuốt. + Điều trị ban đầu của nhồi máu tiểu não Đường thở: đặt nội khí quản nếu giảm oxy máu, rối loạn chức năng hành tuỷ hoặc ngủ lơ mơ tiến triển. Bù dịch: dung dịch NaCl 0,9% 2000ml/ngày. Loại bỏ nước tự do đưa vào. Huyết áp: không điều trị tăng huyết áp trừ khi HAĐMTB >130mmHg kéo dài. Tư thế: nằm với tư thế duỗi hoàn toàn, đầu thẳng trục cột sống và trên cùng một mặt phẳng.
  • 26. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 26 Điều trị đặc hiệu - Dùng thuốc tiêu sợi huyết hoặc heparin tĩnh mạch (APTT= 2 lần chứng) khi có chỉ định (lưu ý chống chỉ định). - Nếu nấc cụt: baclofen, 10mg mỗi giờ. - Can thiệp phẫu thuật nếu có sự tồi tệ thần kinh do phù não. - Nếu 2 loại trên không thực hiện được , dùng phác đồ dự phòng và chống huyết khối như trong điều trị nhồi máu động mạch não giữa cấp. Nuôi dưỡng: đặt sonde dạ dày cho ăn qua sonde trong 24 giờ, đánh giá nuốt * Điều trị đột quỳ chảy máu não Điều trị nội khoa là chủ yếu, tuân theo nguyên tắc hồi sức toàn diện tuần hoàn, hô hấp, giữ cân bằng các hằng số sinh lý (nước - điện giải, đường huyết, thân nhiệt...) nuôi dưỡng hợp lý, chống nhiễm khuẩn thứ phát, tư thế đầu cao 30 độ, chống phù não, tăng áp lực nội sọ thường được sử dụng mannitol 20%. Điều trị bằng phẫu thuật chỉ khi ổ máu tụ ở tiểu não hoặc bán cầu khi đường kính ổ máu tụ > 3cm, có dấu hiệu chèn ép não, có di lệch đẩy đường giữa trên 1cm qua bên lành trên chụp CLVT và ý thức trên 8 điểm glasgow. Những bệnh nhân chảy máu ở sâu phẫu thuật ít có tác dụng hơn ở nông. Điều trị huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ chảy máu não là rất quan trọng cần hạ HA trong 6 giờ đầu và việc hạ HA không quá 20% trong 24 giờ đầu tiên [8]. 1.5.3. Điều trị glucose máu Thông thường, các bệnh nhân ĐQN mức đường máu thường tăng phản ứng trong 72 giờ đầu, cần thận trọng dùng thuốc hạ đường máu, dễ dẫn tới hạ đường máu, dễ nhầm với hôn mê đột quỵ. - Phải theo dõi mức glucose máu ở tất cả bệnh nhân ĐQN. - Cố gắng duy trì mức glucose máu trong phạm vi bình thường (< 6mmol/l). - Nếu bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường, xét nghiệm thấy glucose máu cao, phải điều chỉnh hàng ngày.
  • 27. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 27 1.5.4. Điều chỉnh huyết áp * Điều trị tăng huyết áp Mức huyết áp thường được giữ nguyên khi vào trong tuần đầu tiên (trừ có tăng huyết áp nặng, đau thắt ngực suy thất trái hoặc cắt đoạn động mạch chủ, dùng tPA) thì hạ huyết áp [4]. Huyết áp tối ưu cho bệnh nhân phải dựa vào các yếu tố cá nhân như: tăng huyết áp mạn tính, tăng áp lực nội sọ, tuổi, nguyên nhân xuất huyết dự đoán và khoảng cách thời gian xẩy ra đột quỵ. Các khuyến cáo điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân chảy máu não mạnh mẽ hơn là điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân nhồi máu não, lý do hạ huyết áp là để làm giảm nguy cơ tiếp tục chảy máu não từ các động mạch nhỏ và các tiểu động mạch. Bệnh nhân đột quỵ chảy máu não cần hạ trong 6 giờ đầu, còn bệnh nhân nhồi máu não hạ huyết áp trong vài ngày, cụ thể là: - HA >230/140mmHg, HATB >130mmHg: dùng Nitroprusside, Nicardipin - HA từ 180 đến 230/150-140mmHg: dùng Labetalol - HA <180/105mmHg: không xử trí - Duy trì huyết áp ở mức ≥160/90mmHg. * Giới hạn cho phép duy trì huyết áp ở bệnh nhân đột quỳ Mục tiêu chung là hạ huyết áp xuống 15-25% huyết áp hiện có trong ngày đầu (06 giờ ở người xuất huyết não) [4], [8]. - HA 180/100mmHg đối với bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp. - HA 160/95mmHg đối với bệnh nhân không có tiền sử tăng huyết áp. - Huyết áp trung bình 110 – 130mmHg. - Nếu dùng thuốc tiêu sợi huyết phải hạ HA xuống < 185/110mmHg trước điều trị và duy trì trong 24 giờ đầu. Tuỳ từng cơ sở, thầy thuốc lâm sàng lựa chọn thuốc huyết áp phù hợp, đúng nguyên tắc chung để đạt mục đích điều trị, đặc biệt nếu biết được huyết áp nền của bệnh nhân.
  • 28. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 28 * Điều trị tụt huyết áp ở bệnh nhân đột quỳ + Xem xét nguyên nhân dẫn đến hạ huyết áp - Dùng thuốc nifedipin nhanh trên 10mg một lần, nhiều lần mà không kiểm soát huyết áp. - Không bù dịch đầy đủ cho bệnh nhân, đó là nguyên nhân chính. - Dùng thuốc lợi tiểu (furosemid, manitol). - Không cho bệnh nhân hôn mê ăn qua sonde dạ dày, để bệnh nhân đói gây hạ đường huyết. - Chảy máu dạ dày do stress. - Nhiễm khuẩn bệnh viện, suy hô hấp... + Điều trị hạ huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ - Bù dịch là biện pháp xử trí hàng đầu: Dung dịch mặn đẳng trương hay dung dịch keo dưới sự kiểm soát CPV. - Nếu vẫn tụt huyết áp sau bù dịch thì phải dùng thuốc vận mạch, đặc biệt là khi HATT < 90mmHg, dopamin [4], [8]. 1.5.5. Chăm sóc và theo dõi huyết áp bệnh nhân đột quỵ não - Tỷ lệ tử vong liên quan chặt chẽ tới việc chăm sóc ban đầu, sự hồi phục chức năng vận động phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm tiến hành phục hồi và các biện pháp phục hồi hữu hiệu và phù hợp. - Vận động sớm < 3 ngày sau đột quỵ đã được khuyến cáo trên thế giới, nhưng vấn đề lo ngại khi vận động sớm vẫn là hạ HA tư thế, vì hạ HA tư thế làm giảm tưới máu nhiều hơn cho vùng “tranh tối tranh sáng” có thể tiến triển nặng thêm tổn thương. - Kiểm soát tốt huyết áp là yếu tố tiên lượng chắc chắn nhất về tình trạng tiến triển của bệnh nhân [27].
  • 29. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 29 1.6. Theo dõi huyết áp bằng máy holter huyết áp trong lâm sàng 1.6.1. Lịch sử kỹ thuật - Năm 1962: Hinman và CS đã sử dụng hệ thống đo huyết áp liên tục không xâm nhập cầm tay, dựa trên tiếng đập Korotkoff, dao động động mạch, ghi đồng thời với phức bộ QRS của điện tâm đồ nhưng chỉ đo ban ngày [18]. - Năm 1964: Sir George Pickering ghi được huyết áp giảm trong khi ngủ và sự thay đổi thất thường của huyết áp trong chu kỳ 24 giờ. - Cùng thời đó Richardson cải tiến máy của Hinman thành máy có hai băng đeo tay và bơm tự động. - Năm 1966: Schneider chế tạo ra máy đo hoàn toàn tự động và sau này người ta đã sản xuất ra loại máy theo dõi huyết áp kết hợp với holter điện tâm đồ. - Từ năm 1979 người ta đã sử dụng máy đo huyết áp lưu động trong chẩn đoán tăng huyết áp và đánh giá hiệu quả điều trị. - Cuối năm 1980 máy huyết áp lưu động đã được sử dụng rộng rãi trên nhiều nước châu Âu, châu Mỹ và các nước châu Á [18]. - Tại Việt Nam: Một số trung tâm tim mạch lớn như Viện tim mạch Việt nam, viện tim Thành phố Hồ Chí Minh, học viện Quân Y, đại học Y Huế đã đưa vào sử dụng hơn mười năm nay [18]. 1.6.2. Giá trị của phương pháp đo huyết áp lưu động (Holter huyết áp) - Holter huyết áp là theo dõi huyết áp lưu động (ABPM = ambulaory blood pressure monitoring). Đó là máy đo huyết áp tự động, theo dõi huyết áp liên tục 24-48 giờ trong điều kiện nội, ngoại trú. Ban ngày máy có thể đo mỗi 15-30 phút 1lần và ban đêm mỗi 30 phút -1 giờ 1lần, trong điều kiện bệnh nhân ăn ngủ và sinh hoạt bình thường [47], [48]. - Nhờ số lần đo > 70 lần/ngày của ABPM mà bác sĩ biết được chính xác hơn huyết áp của bệnh nhân và biết được thời điểm nào huyết áp lên cao hoặc
  • 30. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 30 có tụt huyết áp không để điều chỉnh huyết áp cho hợp lý. Đo huyết áp 24giờ hoặc 48 giờ có những giá trị chủ yếu sau: + Chẩn đoán hội chứng tăng huyết áp áo choàng trắng. + Chẩn đoán cơn tăng huyết áp kịch phát. + Theo dõi tác dụng của thuốc và các yếu tố ảnh hưởng huyết áp. + Chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp thai kỳ. + Theo dõi biến đổi huyết áp 24 giờ trong điều kiện bình thường và bệnh lý [11], [47], [48]. Bảng 1.1. Đánh giá huyết áp ban ngày, ban đêm và 24 giờ (Pickering TG) Phân loại Thời gian Tối ƣu Bình thƣờng Không bình thƣờng Ban ngày < 130/80 <135/85 >140/90 Ban đêm < 115/65 < 120/70 >125/75 24 giờ < 125/75 < 130/80 > 135/85 1.6.3. Cấu tạo của máy Holter huyết áp - Bao hơi và dây dẫn. - Máy ABPM nối với bao hơi qua dây dẫn. - Các phụ kiện tiêu chuẩn: bao da, dây đeo, giao diện quang học/USB cho máy BTL08-ABPM II, bộ ắc qui, bộ sạc ắc qui, phần mềm cho windows. 1.6.4. Nguyên tắc hoạt động của máy Holter huyết áp BTL-08 - Bao hơi được tự động bơm và xả theo một chương trình đã được nạp sẵn vào máy. - Việc xả hơi khỏi băng cuốn được thực hiện nhờ van xả từng nấc, đảm bảo sự tiện lợi cho bệnh nhân và sự chính xác cho các lần đo.
  • 31. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 31 - Khi xả hơi, tín hiệu dao động tiếng động mạch Korotkoff được khuyếch đại nhờ một microphone gắn trong máy, toàn bộ trị số huyết áp ở các lần đo được nạp trên băng từ. Sau khi được kiểm tra, các dữ liệu được chuyển từ thiết bị đến máy tính nhanh chóng qua kết nối cáp quang với bất kỳ cổng USB tiêu chuẩn. các ABPM có thể kết nối đến bất kỳ máy tính nào. Phần mền tự động phân tích chi tiết các giá trị huyết áp, với cả bằng đồ họa và bảng giải thích đầy đủ kết quả kiểm tra. Trình bày và báo cáo chức năng dễ hiểu và toàn diện nhất. 1.6.5. Theo dõi huyết áp bằng Holter huyết áp trong lâm sàng Theo dõi huyết áp 24-48 giờ hoặc 72 giờ ngày nay đã trở thành một công cụ có giá trị. Đã có nhiều cải tiến về trang bị máy nhỏ gọn, ít ồn hơn, bệnh nhân dễ chấp nhận và có độ tin cậy cao hơn [17]. Sự biến đổi của huyết áp trong 24-48 giờ đã được nhận ra trong nhiều năm qua và việc phân loại người có huyết áp bình thường hay tăng huyết áp là trên cơ sở đo huyết áp ở bất kỳ thời điểm nào trong 24 giờ, thường vào thời điểm nhất định trong ngày. Đo huyết áp liên tục có thể giúp gián biệt được 2 trạng thái có trũng (Dipper) và không có trũng (Non-dipper) của huyết áp, đo huyết áp liên tục còn cho phép ghi lại diễn biến tần số mạch 24 giờ, qua đó cung cấp những thông tin quan trọng liên quan đến bệnh lý tim mạch. Trên nhiều mặt, với cách đo huyết áp thông thường chỉ cho ta là hình ảnh tĩnh, hình ảnh ghi nhanh tại một thời điểm riêng biệt của huyết áp. Trái lại, việc theo dõi huyết áp 24-48 giờ đã được ghi nhận cả sự biến đổi của huyết áp xảy ra trong suốt ngày và đêm. Như vậy sẽ có hai cách giải thích khác nhau đáng kể về mức huyết áp, nguy cơ tim mạch và sự đánh giá đáp ứng điều trị tùy thuộc vào giá trị của huyết áp tại thời điểm đo [14], [21], [25]. Người bình thường nhịp huyết áp 24 giờ thay đổi ban ngày cao hơn ban đêm, sau 6 giờ sáng thì huyết áp nhanh chóng tăng cho đến giữa trưa sau
  • 32. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 32 đó giảm chút ít rồi lại tăng lên từ 15 giờ cho đến 18 giờ và sau đó giảm dần và thấp nhất vào lúc 3-4 giờ sáng, nhưng ở người THA thì không có hình ảnh này. Điều đáng chú ý là thời điểm thức dậy khi người ta chuyển từ trạng thái nghỉ ngơi sang trạng thái thức tỉnh và hoạt động sinh lý cần cho hoạt động ban ngày tốc độ tăng huyết áp lớn, sự gia tăng đột ngột của huyết áp vào buổi sáng lúc thức dậy và duy trì ở mức độ cao trong thời gian từ 6-11 giờ sáng có liên quan đến suất độ cao của biến chứng tim mạch như: đột quỵ não, nhồi máu cơ tim, đột tử do tim, thiếu máu cơ tim. Giá trị huyết áp bình thường đo bằng ABPM được đề nghị bởi JNC-VI là <135/85 mmHg khi bệnh nhân thức và <120/75 mmHg khi bệnh nhân ngủ [21]. Vọt huyết áp sáng sớm là khi HATT và HATTr tăng lên ít nhất 20/15 mmHg tính từ huyết áp thấp nhất trong quá trình ngủ đến trung bình 2 giờ đầu tiên sau khi tỉnh giấc, vọt huyết áp sáng sớm thường có liên quan đến các biến chứng tim mạch: nhồi máu cơ tim, đột quỵ não [17]. Dạng huyết áp giảm xuống ban đêm bình thường (Dipper) khi giảm 10-20% huyết áp trung bình ban đêm so với huyết áp trung bình ban ngày. Một số trường hợp với huyết áp ban đêm vẫn như huyết áp ban ngày (Non- dipper) thường gặp ở bệnh nhân u tủy thượng thận, suy thận, THA người già, giai đoạn huyết áp tăng nhanh hoặc tăng huyết áp ác tính [17]. Hình 1.3. Dipper điển hình ở bệnh nhân tăng huyết áp
  • 33. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 33 Non-dipper khi huyết áp trung bình ban đêm so với ban ngày ít hơn 10%. Đây là một dấu hiệu tiên lượng bệnh tim mạch, tỷ lệ bệnh nhân bị bệnh tim mạch ở nhóm non-dipper cao hơn nhóm dipper [17]. Hình 1.4. Non-dipper điển hình ở bệnh nhân tăng huyết áp Huyết áp ban đêm cao hơn huyết áp ban ngày được gọi là đảo ngược chu kỳ ngày đêm. Huyết áp ban đêm giảm quá nhiều >20% so với ban ngày (Extreme- dipper) là nguyên nhân của nhồi máu não [17]. Theo dõi huyết áp 24 giờ phát hiện ra THA áo choàng trắng (White coat hypertension- WCH) đây là những bệnh nhân có HA tăng cao khi đo tại phòng khám bệnh, phòng bác sỹ nhưng lại có HA bình thường khi theo dõi bằng huyết áp 24 giờ. Huyết áp những bệnh nhân này cao không phù hợp trong khi chưa xuất hiện sự tổn thương cơ quan đích. Việc điều trị THA ở những bệnh nhân này là không cần thiết. Theo dõi HA còn cho phép đánh giá tác dụng điều trị và thời gian tồn tại của thuốc chống THA [19], [22]. Tăng huyết áp ở phụ nữ có thai, có thể gây ra các biến chứng sản giật và thai chết lưu. Do vậy việc theo dõi HA ở phụ nữ có thai là hết sức cần thiết, theo dõi đánh giá diễn biến huyết áp theo nhịp sinh học 24 giờ nhằm phát hiện tụt huyết áp, phát hiện những cơn THA để điều trị kịp thời giảm tỷ lệ các biến chứng sản giật và thai chết lưu. Ngoài ra còn đánh giá được tình
  • 34. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 34 trạng THA áo choàng trắng để tránh việc dùng thuốc sẽ gây bất lợi cho mẹ và thai nhi [23]. Như vậy kỹ thuật đo huyết áp liên tục 24 giờ đã giải quyết được nhiều bất cập gặp phải với cách đo thông thường trong khám chữa bệnh [17]. + Có được kết quả huyết áp trung bình ngày trong trạng thái hoạt động thể chất và thay đổi tâm sinh lý. + Có được kết quả huyết áp trung bình đêm trong trạng thái ngủ về đêm. + Có được diễn biến nhịp huyết áp ngày đêm. + Phát hiện được tình trạng có trũng hay không có trũng huyết áp ban đêm. + Thời khắc trị liệu tạo cơ sở giúp cho điều trị đạt kết quả cao hơn trong điều trị tăng huyết áp dựa vào các dữ liệu của diễn diến huyết áp chỉ ra được có trũng hay không có trũng ở những bệnh nhân tăng huyết áp. + Dựa vào những dữ lệu và quan sát, có thể suy luận những người không có trũng là giai đoạn trung gian trong hình thành bệnh lý tăng huyết áp. + Tình trạng không có trũng còn là dấu hiệu chỉ điểm giá trị trong * Dự đoán thương tổn cơ quan đích như tim, não, thận và nhiều cơ quan khác. * Tiên lượng viễn cảnh của bệnh như gia tăng tần suất các biến cố tim mạch và tỷ lệ tử vong. 1.7. Một số nghiên cứu về đột quỳ não và holter huyết áp 1.7.1. Nghiên cứu trên thế giới S Jain và cộng sự (2004) tại Ấn độ đánh giá rối loạn nhịp ngày đêm của huyết áp trong ĐQN cấp bằng huyết áp lưu động trên 50 bệnh nhân (26 nam; 24 nữ; tuổi trung bình 57 11,5), tỷ lệ không có trũng HABĐ là 88%; có trũng HABĐ là 12% [50]. Gregory Y.H. Lip (2008) và cộng sự nghiên cứu Holter huyết áp 24 giờ trên 86 bệnh nhân ĐQN cấp cho thấy HATT ở những bệnh nhân xuất huyết
  • 35. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 35 não cao hơn bệnh nhân nhồi máu não(), HATT ban ngày cao hơn HATT ban đêm, HATTr ban ngày cũng cao hơn HATTr ban đêm [39]. Tác giả Castilla-Guerra L cùng cộng sự (2009), phát hiện thấy sự thay đổi nhịp ngày đêm với HATT là 85,4% với nhồi máu ổ khuyết và 94,4% với các thể nhồi máu não khác; tỷ lệ tương ứng đối với HATTr là 69,3% và 91,6%; sự khác biệt có ý nghĩa với p<0,05 [34]. Theo Choy và CS (2010), nghiên cứu của một số nước như Hoa kỳ, Anh Quốc đã đưa ra kết quả số lượng bệnh nhân chảy máu não vẫn chiếm tỷ lệ 20%. Còn ở Nhật và Trung Quốc thì tỷ lệ cao hơn 20-30%, trong tất cả chảy máu não thì chảy máu bán cầu vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất, riêng tại thể vân (nhân đậu) có tỷ lệ tới 42%, nguyên nhân phổ biến nhất của chảy máu não là tăng huyết áp [36]. Nghiên cứu Aslanyan S và CS (2010) gồm 1455 bệnh nhân ĐQN cấp nhập viện trong vòng 6 giờ sau khởi phát triệu chứng cho thấy HATB giảm dần trong vòng 60 giờ, chủ yếu giảm trong 10 giờ đầu. Giảm sớm nhanh xảy ra ở bệnh nhân ĐQN mức độ nhẹ và có tiên lượng tốt, trong khi nếu huyết áp còn cao nhiều và kéo dài thường ĐQN nặng và tiên lượng không tốt [32]. Avraham Weiss và cộng sự (2011), theo dõi huyết áp liên tục trong đánh giá 99 bệnh nhân cao tuổi bị đột quỵ cấp thấy chỉ số HA đo bằng cách thông thường là 154±23/80±15mmHg và chỉ số huyết áp trong theo dõi liên tục 24 giờ 147± 20/74±11mmHg, huyết áp chỉ giảm mạnh ở bệnh nhân có HATT khi nhập viện cao [1]. 1.7.2. Nghiên cứu tại Việt Nam Lê Văn An, Dương Thị Ngọc Lan (2008), nghiên cứu sự thay đổi huyết áp 24 giờ ở 50 bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát bằng máy holter huyết áp cho thấy 39 trường hợp THA (chiếm 78%), huyết áp ban ngày cao
  • 36. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 36 hơn huyết áp ban đêm và tăng chủ yếu vào 2 thời điểm là 5-10 giờ và từ 16- 21 giờ [3]. Trịnh Quốc Hưng, Đoàn Văn Đệ (2002), nghiên cứu huyết áp của bệnh nhân đột quỵ não cấp tính bằng máy theo dõi huyết áp lưu động trên 35 bệnh nhân thấy nhóm bệnh nhân chảy máu não không có trũng huyết áp ban đêm là 75,0% và 16,6% có đảo ngược nhịp huyết áp ngày đêm, nhóm bệnh nhân nhồi máu não không có trũng ban đêm là 86,9% và 13,1% có đảo ngược nhịp ngày đêm [12]. Huỳnh Văn Minh (2006), nghiên cứu áp dụng kỹ thuật theo dõi huyết áp lưu động 24 giờ (ABPM) từ 2003-2006 tại bệnh viện trường đại học Y khoa Huế cho thấy huyết áp cao ở 2 khoảng thời gian là 8-11 giờ và 17-19 giờ, thấp vào khoảng 12-14 giờ và 23-5 giờ sáng, thấp nhất vào thời điểm 1-3 giờ. Tỷ lệ có trũng HABĐ là 56,7%, không trũng là 43,3%; ở người tăng huyết áp tỷ lệ này là 60% và 40% [18]. Vũ Hà Nga Sơn, Bùi Thu Minh (2007), nghiên cứu các đặc tính huyết áp ở 122 bệnh nhân THA bằng Holter 24 giờ cho thấy 64,1% THA tâm thu và tâm trương; 14,2% THA tâm thu đơn thuần; 21,7% THA tâm trương đơn thuần; 55,45% có THA cả ngày và đêm; 16,3% chỉ THA ban đêm [25]. Cao Thúc Sinh, Huỳnh Văn Minh, Trần Văn Huy (2012), nghiên cứu biến đổi huyết áp ở bệnh nhân THA biến chứng nhồi máu não bằng theo dõi huyết áp lưu động 24 giờ trên 98 BN nhồi máu não thấy huyết áp ở giai đoạn cao nhất vào 17-18 giờ, 5-6 giờ, 6-7 giờ, thấp nhất vào 13-14 giờ và 1-3 giờ sáng; tỷ lệ không trũng huyết áp ban đêm là 89,9%. Vọt huyết áp sáng sớm là 65,3% [24].
  • 37. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 37 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 48 bệnh nhân được chẩn đoán xác định đột quỵ não theo định nghĩa của WHO vào viện trong 24 giờ kể từ khi khởi phát. Kiểm soát huyết áp theo hướng dẫn điều trị của Bộ Y Tế và Tổ chức đột quỵ Thế giới WSO (2011). 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn * Lâm sàng: những bệnh nhân ở nhóm nghiên cứu đã được chẩn đoán xác định đột quỵ não trên lâm sàng theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) 1990: “là sự xảy ra đột ngột hội chứng thiếu sót chức năng não khu trú hơn là lan toả, tồn tại quá 24 giờ hoặc tử vong trong vòng 24 giờ, loại trừ nguyên nhân sang chấn não” [7]. * Cận lâm sàng: + Chụp cắt lớp vi tính sọ não là tiêu chuẩn vàng quyết định chẩn đoán đột quỵ não và thể đột quỵ não [15]. - Chảy máu não: hình ảnh thường thấy là ổ tăng tỷ trọng ở giai đoạn đầu (60-90 HU), mật độ thuần nhất, các ổ xuất huyết lớn đều gây hiệu ứng choáng chỗ, chèn ép não thất, đường giữa. Xung quanh ổ chảy máu thường có quầng giảm tỷ trọng do phù nề. - Nhồi máu não: hình ảnh điển hình là ổ giảm tỷ trọng dưới 20-30 HU với đặc điểm ổ giảm tỷ trọng thuần nhất, phù hợp với vùng phân bố của động mạch não, có hình tam giác (đáy sát thành sọ), hình thang (đáy lớn sát thành sọ), hình dấu phảy hoặc hình oval. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ - Bệnh nhân chấn thương sọ não. - Bệnh nhân viêm não, màng não.
  • 38. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 38 - Bệnh nhân u não, u màng não. - Bệnh nhân tiền sử động kinh, tâm thần. - Kèm theo các tình trạng cấp cứu khác: NMCT, phình ĐMC, rung nhĩ - Bệnh nhân không hợp tác nghiên cứu. 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian: từ tháng 01/2012 đến 30/9/2012. Địa điểm: tại khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu - Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. - Phương pháp chọn mẫu: có chủ đích. - Cỡ mẫu: Toàn bộ theo thời gian nghiên cứu 2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu 2.4.1. Các thông tin chung + Giới + Tuổi 2.4.2. Các chỉ tiêu về lâm sàng + Chỉ số huyết áp lúc vào. + Thời gian bị ĐQN đến lúc nhập viện. + Các triệu chứng lâm sàng khi nhập viện (đau đầu, buồn nôn, nôn, dấu hiệu não màng não, liệt nửa người, rối loạn ý thức, rối loạn cơ tròn...) + Các yếu tố nguy cơ: tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid, tiền sử đột quỵ não, hút thuốc lá. 2.4.3. Các chỉ tiêu về cận lâm sàng * Xét nghiệm sinh hoá - Định lượng đường máu lúc đói. - Định lượng cholesterol toàn phần; định lượng triglycerid. - Định lượng HDL - C (Hight density lipoprotein - cholesterol). - Định lượng LDL - C (Low density lipoprotein - cholesterol).
  • 39. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 39 * Siêu âm Doppler tim: Đánh giá phì đại thất trái dựa vào Chỉ số khối lượng cơ thất trái (LVMI) LVMI = LVM Sda cơ thể (m2 ) Khối lượng cơ thất trái (LVM) tính theo công thức của Devereux. LVM = 1,04x [(Dd + IVSd + LVPWd)3 -Dd3 ] – 13,6 (g) Chỉ số khối lượng cơ thất trái tăng khi: + Nam giới ≥120g/m2 + Nữ giới ≥116g/m2 * Điện tâm đồ + Dựa vào chỉ số Sokolov- Lyon (RV5+ SV2 ≥ 35mm ) + Thiếu máu cơ tim 2.4.4. Các chỉ tiêu về Holter huyết áp: * Về huyết áp - Trung bình huyết áp tâm thu (TBHATT), trung bình huyết áp tâm trương (TBHATTr), huyết áp trung bình (HATB) của ngày, đêm và 24 giờ, thời điểm cao nhất, thời điểm thấp nhất ngày thứ nhất và ngày thứ hai (máy tự động tính theo chương trình). - Dựa vào biểu đồ huyết áp 48 giờ tính số đỉnh tăng huyết áp (là những thời điểm có huyết áp trung bình > 10% huyết áp trung bình 24 giờ). * Nhịp ngày đêm của huyết áp 48 giờ - Có trũng huyết áp ban đêm (dipper): HATB ban đêm giảm >10% so với HATB ban ngày. - Không có trũng huyết áp hay mất trũng (non-dipper): HATB ban đêm giảm ≤ 10% so với HATB ban ngày. - Đảo ngược nhịp ngày đêm (Reverse-dipper): HATB ban đêm cao hơn so với HATB ban ngày.
  • 40. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 40 - Vọt huyết áp sáng sớm: HATT và HATTr tăng lên ít nhất 20/15mmHg tính từ HA thấp nhất trong quá trình ngủ đến trung bình 2 giờ đầu tiên sau khi tỉnh giấc [17], [18], [24]. 2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu Trong 24 giờ đầu sau khi nhập viện, bệnh nhân được khám lâm sàng, đồng thời được thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Thu thập các thông tin chung và các chỉ tiêu nghiên cứu ghi vào mẫu bệnh án thống nhất in sẵn. 2.5.1. Phỏng vấn trực tiếp Được tiến hành với tất cả đối tượng nghiên cứu (hoặc người nhà đối tượng) để thu thập các thông tin về giới, tuổi, nghề nghiệp, tiền sử, thói quen sinh hoạt, các triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn. 2.5.2.Khám lâm sàng * Mức độ rối loạn ý thức: dựa vào thang điểm hôn mê glasgow
  • 41. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 41 Bảng 2.1. Thang điểm hôn mê Glasgow (1974) [12] Nội dung kiểm tra Điểm Đáp ứng bằng mắt (M) Mở mắt tự nhiên Mở mắt khi gọi Mở mắt khi gây đau Không mở mắt dù có kích thích đau 4 3 2 1 Đáp ứng bằng lời nói (N) Trả lời đúng tên, họ, địa chỉ (định hướng tốt) Trả lời lẫn lộn (nhầm lẫn, không định hướng tốt) Trả lời hiểu được nhưng không thích hợp Trả lời không thể hiểu được (ú ớ không rõ) Im lặng 5 4 3 2 1 Đáp ứng bằng vận động (Đ) Thi hành đúng các mệnh lệnh vận động Các cử động cho thấy chính xác vị trí kích thích đau Co chân hoặc tay một cách yếu ớt Co cứng vỏ não khi kích thích đau Duỗi cứng mất não khi kích thích đau Không đáp ứng với kích thích đau 6 5 4 3 2 1 Cộng thang điểm hôn mê: M+N+Đ 15 Đánh giá kết quả: 3 điểm: hôm mê sâu; 4-5 điểm: tình trạng xấu; 6-10 điểm: tiến triển xấu; 10 -14 điểm: rối loạn ý thức nhẹ; 15 điểm: tỉnh hoàn toàn * Các dấu hiệu thần kinh khu trú - Rối loạn vận động: liệt nửa người (dựa vào 5 mức độ liệt của Henry) - Triệu chứng màng não: xác định khi có dấu hiệu gáy cứng (+), vạch màng não (+), kernig (+).
  • 42. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 42 - Rối loạn ngôn ngữ: được xác nhận khi bệnh nhân nói khó hoặc không nói được - Rối loạn thần kinh thực vật: chọn đại diện là rối loạn thân nhiệt theo quy ước Quốc tế nhiệt độ > 37 độ C là sốt) - Rối loạn cơ vòng: Bí tiểu, táo bón * Đo huyết áp lúc nhập viện: bằng phương pháp Korotkoff 2.5.3. Cận lâm sàng - Các xét nghiệm sinh hoá được tiến hành khoa Sinh hoá Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái nguyên. - Điện tim: các bệnh nhân ĐQN tại khoa Nội tim mạch được làm điện tim và đọc kết quả tại khoa. - Siêu âm Doppler tim được tiến hành tại khoa thăm dò chức năng Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên bởi các bác sỹ chuyên khoa nhiều kinh nghiệm. 2.5.4. Các tiêu chuẩn dùng trong nghiên cứu 2.5.4.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp Bệnh nhân được xác định là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu trên hoặc bằng 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương trên hoặc bằng 90mmHg [11]. Bảng 2.2. Chẩn đoán và phân độ tăng huyết áp dựa theo WHO/ISH 2004 [52] Mức độ Tâm thu (mmHg) Tâm Trƣơng (mmHg) HA tối ưu < 120 < 80 HA bình thường < 130 < 85 HA bình thường cao 130 – 139 85 – 89 Tăng huyết áp độ I 140 – 159 90 – 99 Tăng huyết áp độ II 160 – 179 100 – 109 Tăng huyết áp độ III ≥ 180 ≥ 110 Tăng huyết áp tâm thu đơn độc ≥140 <90
  • 43. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 43 Bảng 2.3. Ngưỡng huyết áp áp dụng để chẩn đoán tăng huyết áp theo cách đo Nơi đo và thời điểm đo Tâm thu (mmHg) Tâm Trƣơng (mmHg) Đo huyết áp tại nhà 135 85 Đo HA tại phòng khám/Bệnh viện 140 90 Đo HA lưu động 24 giờ 125-130 80 Ban ngày 130-135 85 Ban đêm 120 70 Đối với huyết áp lưu động được coi là tăng huyết áp khi TBHA 24 giờ >135/85mmHg, TBHA ngày >140/90mmHg, TBHA đêm >125/75mmHg, [11], [38], [48]. 2.5.4.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường Theo tiêu chuẩn WHO khuyến cáo áp dụng từ năm 1999, chẩn đoán đái tháo đường khi có ít nhất một trong 3 tiêu chí sau: - Glucose máu bất kỳ thời điểm nào ≥ 11,1mmol/lít (200mg/dl). - Glucose máu lúc đói ≥7,0mmol/lít ( 126mg/dl). - Glucose máu sau 2 giờ làm nghiệm pháp tăng đường huyết 2giờ ≥ 11,1mmol/l (200mg/dl). 2.5.4.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn Lipid máu Các bệnh nhân được lấy máu tĩnh mạch xét nghiệm đánh giá các thành phần lipid máu tại khoa Sinh hoá Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái nguyên. Nếu kết quả xét nghiệm có rối loạn một trong các thành phần dưới đây được chẩn đoán là rối loạn lipid máu.
  • 44. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 44 Bảng 2.4. Giới hạn bệnh lý thành phần lipid máu theo WHO 1998[6] Chỉ số Đơn vị Giới hạn bệnh lý Triglycerid mmol/l > 2,3 Cholesterol mmol/l  5,2 HDL – C mmol/l  0,9 LDL – C mmol/l  3,12 2.5.4.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán hút thuốc Hút 10 điếu/ngày trong 2 năm liên tục (1gr thuốc lào = 1 điếu thuốc lá). Hút thuốc: hiện tại đang hút hoặc đã ngừng hút trong vòng dưới một năm. Không hút thuốc: là những người không hút thuốc trong quá khứ, hiện tại hoặc đã bỏ thuốc trong vòng trên một năm. 2.5.5. Đo huyết áp bằng máy Holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não * Phƣơng tiện nghiên cứu + Máy Holter huyết áp BTL - 08 của Mỹ. + Mẫu bệnh án thống nhất. + Huyết áp kế đồng hồ Nhật Bản đã đựơc kiểm chuẩn. + Ống nghe, búa phản xạ. + Thang điểm Glasgow. + Máy chụp CLVT sọ não của Mỹ. + Máy đọc kết quả xét nghiệm sinh hoá: AU 640, sản xuất tại Nhật Bản. + Máy siêu âm Doppler màu Philips Envisor B.02 (Mỹ), đầu dò phẳng, tần số 7,5 - 12 MHz. + Máy điện tim, băng điện tim. * Cách tiến hành đo Tất cả các đối tượng chọn nghiên cứu đều được theo dõi huyết áp bằng máy Holter huyết áp trong 48 giờ ngay ngày đầu tiên vào viện. Cài đặt thời gian đo liên tục 1 giờ/1lần. Theo quy trình thống nhất như nhau.
  • 45. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 45 Máy đo Holter HA BTL-O8 ABPM (Mỹ), máy vi tính màn hình LCD tại khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên: đây là hệ thống đo huyết áp động mạch di động nhỏ, gọn, nhẹ, lập trình được sử dụng nguyên lý đo dao động dựa trên kế hoạch định trước, nó có khả năng đo huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương và nhịp tim của bệnh nhân. Các số đo sẽ được lưu trong bộ nhớ của thiết bị. Máy được cài đặt phần mền ABPM base để xác lập chương trình đo cho thiết bị theo dõi, đọc và xử lý phân tích số liệu thu được, ghi tất cả các lần đo, phương pháp đo, đánh dấu các sai lầm trong khi đo, có thể hiển thị kết quả ở dạng bảng hay đồ thị. * Đo huyết áp bằng máy Holter theo quy định của Ủy ban khoa học Hội nghị quốc tế về Holter 1993 (Asmar, R-1993) - Huyết áp ban ngày được tính từ 6:00 đến 21:00giờ 59 phút. - Huyết áp ban đêm được tính từ 22: 00 đến 5:00 giờ 59 phút. * Ngưỡng HA đo lưu động: Được cài sẵn trong chương trình phân tích HA theo hội THA Châu Âu (ESH): TBHA 24h < 130/80mmHg; TBHA ngày <135/85mmHg; TBHA đêm < 120/70mmHg [11], [38], [48]. 2.6. Xử lý số liệu Số liệu thu thập được xử lý theo thuật toán thống kê trên máy vi tính bằng chương trình SPSS v.16, EPI Info 6.04. 2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu - Các bệnh nhân và gia đình bệnh nhân đã được giải thích rõ về nghiên cứu và đồng ý tham gia nghiên cứu. - Kiểm soát huyết áp theo hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế và Tổ chức đột quỵ Thế giới WSO (2011). - Nghiên cứu hoàn toàn phục vụ cho công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho người bệnh, cho cộng đồng, không có mục đích nào khác.
  • 46. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 46 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu Bảng 3.1. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo giới tính và độ tuổi Biến số Chung Nam Nữ n % n % n % <50 4 8,4 1 2,1 3 6,3 50-59 15 31,3 8 16,7 7 14,6 60-69 8 16,7 5 10,4 3 6,3 >70 21 43,8 14 29,2 7 14,6 Tổng 48 100,0 28 58,3 20 41,7 X ± SD 64,7±11,4 66,4±10,2 62,1±12,6 Nhận xét: tỷ lệ đột quỵ não gặp ở nam nhiều hơn nữ (28/20), hầu hết các bệnh nhân trong nghiên cứu ở độ tuổi trên 50 tuổi (91,6%). Tuổi trung bình 64,7 ± 11,4. Biểu đồ 3. 1. Thời gian từ khi khởi phát đến khi nhập viện Nhận xét: các bệnh nhân bị chảy máu não có xu hướng đến viện sớm hơn so với nhóm bệnh nhân nhồi máu não. 0 10 20 30 40 50 60 <6 giờ 6-12 giờ 13- 24 giờ 58,8 35,5 5,7 29,0 58,0 13,0 Chảy máu não Nhồi máu não Tỷ lệ % Thời gian
  • 47. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 47 11,8 16,2 35,2 41,9 53,0 41,9 0 10 20 30 40 50 60 Độ I Độ II Độ III Chảy máu não (n = 17) Nhồi máu não (n = 31) Biểu đồ 3.2. Mức độ tăng huyết áp lúc nhập viện theo thể đột quỳ não Nhận xét: ở thời điểm nhập viện, hầu hết các bệnh nhân có tăng huyết áp độ II-III. Bảng 3.2. Các triệu chứng lâm sàng chung của đối tƣợng nghiên cứu Thể ĐQN Triệu chứng Chảy máu não (n=17) Nhồi máu não (n=31) n % n % Đau đầu 14 82,3 27 87,0 Buồn nôn, nôn 13 76,5 20 64,5 Rối loạn ý thức 9 53,0 14 45,1 Hội chứng màng não 6 35,2 2 6,4 Rối loạn ngôn ngữ 3 17,6 2 6,4 Co giật, kích thích 3 17,6 1 3,2 Rối loạn cơ tròn 5 29,4 3 9,6 Liệt nửa người 15 88,2 27 g87,0 Rối loạn thân nhiệt 6 35,2 11 35,4 Nhận xét: các triệu chứng thường gặp nhất là liệt nửa người, đau đầu, buồn nôn, rối loạn ý thức. Các triệu chứng trên xảy ra ở nhóm chảy máu não rầm rộ hơn. Tỷ lệ % Huyết áp
  • 48. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 48 Bảng 3.3. Các yếu tố nguy cơ của đối tƣợng nghiên cứu Yếu tố nguy cơ Có Không n % n % Tăng huyết áp 48 100,0 0 0 Đái tháo đường 12 25,0 36 75,0 Tiền sử đột quỵ não 14 29,2 34 70,8 Rối loạn lipid máu 11 22,9 37 77,1 Hút thuốc lá 15 31,2 33 68,8 Uống rượu 8 16,7 40 83,3 Nhận xét: yếu tố nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ não là tăng huyết áp chiếm tỷ lệ 100,0%, hút thuốc lá (31,2%), tiền sử đột quỵ não (29,2%), đái tháo đường (25,0%), tiền sử rối loạn lipid máu (22,9%), Uống rượu chiếm tỷ lệ 16,7%. Bảng 3.4. Một số chỉ số sinh hóa máu của đối tƣợng nghiên cứu Các chỉ số xét nghiệm Tăng Bình thƣờng Giảm n % n % n % Glucose (mmol/l) 18 37,5 30 62,5 0 0 HbA1C (%) 8 16,7 40 83,3 0 0 Ure (mmol/l) 2 8,3 44 91,7 0 0 Creatinin (mol/l) 3 6,3 45 93,7 0 0 Triglycerid (mmol/l) 18 37,5 30 62,5 0 0 Cholesterol (mmol/l) 26 54,2 22 45,8 0 0 HDL-C (mmol/l) 0 0 0 0 4 8,3 LDL-C (mmol/l) 23 47,9 25 52,1 0 0 Điện giải đồ (mmol/l) Na+ 0 0 41 85,4 7 14,6 K+ 0 0 39 81,2 9 18,6 Cl- 0 0 33 68,8 5 10,4 Nhận xét: tỷ lệ tăng cholesterol chiếm tỷ lệ 54,2%; tăng LDL-C (47,9%); tăng glucose gặp là 37,5%; tăng HbA1C 16,7%; giảm Natri 14,6%; giảm kali 18,6%.
  • 49. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 49 37,5 35,4 16,7 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Dầy thất trái Thiếu máu cơ tim Rối loạn nhịp tim Dầy thất trái Thiếu máu cơ tim Rối loạn nhịp tim Biểu đồ 3.3. Kết quả điện tim của đối tƣợng nghiên cứu Nhận xét: dầy thất trái chiếm 37,5%; thiếu máu cơ tim chiếm 35,4%; rối loạn nhịp tim 16,7%. Tỷ lệ %
  • 50. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 50 Bảng 3.5. Kết quả siêu âm tim của đối tƣợng nghiên cứu Thể ĐQN Chỉ số Chảy máu não (n=17) Nhồi máu não (n=31) Nhĩ trái (mm) 31,7±4,1 31,4± 4,2 Động mạch chủ (mm) 30,4±3,2 30,0±3,8 Đường kính thất trái Dd (mm) 45,8±7,5 44,9±5,4 Ds (mm) 29,8±8,2 28,7±7,2 Thể tích thất trái Vd (mm) 101,2±28,4 100,6±28,8 Vs (mm) 38,6±19,5 35,2±18,9 % Fs 35,7±8,4 36,4±6,1 % EF 60,8±6,7 59,3±9,7 Vách liên thất (mm) IVSd 12,4±2,6 11,8±3,4 IVSs 14,8±4,8 14,2±3,3 Thành sau thất trái (mm) LPWd 10,9±2,8 10,1±2,4 LVWs 14,2±2,4 12,6±3,6 LVM (g) 249,6 ±35,8 229,2 ±30,8 LVMI (g/m2 ) Nam 135,6± 21,4 132,6± 22,4 Nữ 121,8 ±21,3 117,4 ±20,8, Nhận xét: không có sự khác biệt về các chỉ số siêu âm tim nói giữa hai nhóm chảy máu não và nhồi máu não. Chỉ số khối lượng cơ thất trái ở nhóm chảy máu não cao hơn nhóm nhồi máu não, nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa.
  • 51. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 51 3.2. Đặc điểm huyết áp đo bằng máy Holter huyết áp ở đối tƣợng nghiên cứu 3.2.1. Kết quả huyết áp trong hai ngày đo bằng máy Holter huyết áp Bảng 3.6. Giá trị trung bình huyết áp ngày thứ nhất và ngày thứ hai của nhóm chảy máu não Thời gian Thời điểm huyết áp Ngày thứ nhất Ngày thứ hai p Huyết áp 24 giờ (mmHg) Tâm thu 154,0±22,0 149,1±16,1 >0,05 Tâm trương 87,0±14,8 87,0±14,2 >0,05 Trung bình 109,5±16,2 107,6±13,6 >0,05 Huyết áp ngày (mmHg) Tâm thu 158,8±20,4 152,0±15,2 <0,05* Tâm trương 86,9±14,4 87,7±16,9 >0,05 Trung bình 111,1±15,3 109,0±14,6 >0,05 Huyết áp đêm (mmHg) Tâm thu 148,6±25,0 145,8±18,7 >0,05 Tâm trương 87,1±15,3 85,8±13,3 >0,05 Trung bình 107,5±17,5 105,8±13,9 >0,05 Nhận xét: huyết áp ngày và huyết áp đêm ở ngày thứ nhất và ngày thứ hai thay đổi không rõ rệt. Nhưng có huyết áp tâm thu ngày thứ hai giảm hơn so với ngày thứ nhất, sự thay đổi với p<0,05.
  • 52. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 52 Bảng 3.7. Giá trị trung bình huyết áp ngày thứ nhất và ngày thứ hai của nhóm nhồi máu não Thời gian Thời điểm huyết áp Ngày thứ nhất Ngày thứ hai p Huyết áp 24 giờ (mmHg) Tâm thu 141,5±17,2 141,1±14,9 >0,05 Tâm trương 85,0±10,5 82,0±8,0 <0,05* Trung bình 103,9±12,0 101,5±9,4 <0,05* Huyết áp ngày (mmHg) Tâm thu 141,8±18,7 145,1±16,4 <0,05* Tâm trương 86,7±10,8 83,3±11,1 <0,05* Trung bình 105,0±12,7 103,8±11,4 >0,05 Huyết áp đêm (mmHg) Tâm thu 141,1±18,9 136,4±15,0 <0,05* Tâm trương 83,1±1,11 79,5±8,7 <0,05* Trung bình 102,4±13,1 98,3±9,6 <0,05* Nhận xét: ở nhóm nhồi máu não, so sánh giữa ngày thứ nhất với ngày thứ hai thấy các thông số huyết áp ở ngày thứ hai có xu hướng giảm và sự thay đổi có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Huyết áp ở 2 ngày tương đối ổn định ở mức bình thường hoặc tăng nhẹ.
  • 53. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 53 Bảng 3.8. Giá trị trung bình huyết áp ngày thứ nhất theo thể đột quỳ Thể đột quỳ não Thời điểm huyết áp Chảy máu não (n=17) Nhồi máu não (n=31) p Huyết áp 24 giờ (mmHg) Tâm thu 154,0±22,0 141,5±17,2 <0,05* Tâm trương 87,0±14,8 85,0±10,5 >0,05 Trung bình 109,5±16,2 103,9±12,0 >0,05 Huyết áp ngày (mmHg) Tâm thu 158,8±20,4 141,8±18,7 <0,05* Tâm trương 86,9±14,4 86,7±10,8 >0,05 Trung bình 111,1±15,3 105,0±12,7 >0,05 Huyết áp đêm (mmHg) Tâm thu 148,6±25 141,1±18,9 >0,05 Tâm trương 87,1±15,3 83,1±1,11 >0,05 Trung bình 107,5±17,5 102,4±13,1 >0,05 Nhận xét: ở ngày thứ nhất, HATT ở nhóm chảy máu não cao hơn ở nhóm nhồi máu não, sự khác biệt có ý nghĩa với p<0,05 được ghi nhận với HATT 24 giờ và HATT ngày. Không thấy sự khác biệt về HATTr và HATB.
  • 54. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 54 Bảng 3.9. Giá trị trung bình huyết áp ngày thứ hai theo thể đột quỳ Thời gian Thời điểm huyết áp Chảy máu não (n=17) Nhồi máu não (n=31) p Huyết áp 24 giờ (mmHg) Tâm thu 149,1±16,1 141,1±14,9 >0,05 Tâm trương 87,0±14,2 82,0±8,0 Trung bình 107,6±13,6 101,5±9,4 Huyết áp ngày (mmHg) Tâm thu 152,0±15,2 145,1±16,4 Tâm trương 87,7±16,9 83,3±11,1 Trung bình 109,0±14,6 103,8±11,4 Huyết áp đêm (mmHg) Tâm thu 145,8±18,7 136,4±15,0 Tâm trương 85,8±13,3 79,5±8,7 Trung bình 105,8±13,9 98,3±9,6 <0,05* Nhận xét: ở ngày thứ hai, các chỉ số huyết áp của nhóm chảy máu não có xu hướng cao hơn nhóm nhồi máu não, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa. 3.2.2. Biến đổi huyết áp theo giờ trong ngày (48 giờ) Biểu đồ 3.4. Trung bình huyết áp theo giờ trong 2 ngày của nhóm CMN Nhận xét: huyết áp tăng vào 5 thời điểm: 8-10 giờ; 14-15 giờ; 17-18 giờ; 20-21 giờ và 5-6 giờ. Thấp nhất vào 2-3 giờ khi bệnh nhân ngủ.
  • 55. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 55 Biểu đồ 3.5. Trung bình huyết áp theo giờ trong 2 ngày của nhóm NMN Nhận xét: huyết áp tăng vào 4 thời điểm: 9-10 giờ; 14-15 giờ; 17-18 giờ và 5-6 giờ. Thấp nhất vào 12-13 giờ, 1-3 giờ khi bệnh nhân ngủ. 94,1 94,1 94,1 58,9 80,6 61,2 77,4 80,6 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Số đỉnh THA Số đỉnh THA ban ngày Số đỉnh THA ban đêm Vọt HA sáng sớm Chảy máu não Nhồi máu não Biểu đồ 3.6. Số đỉnh tăng huyết áp và tỷ lệ vọt huyết áp sáng sớm ở ngày thứ nhất Nhận xét: số đỉnh tăng huyết áp ở ngày thứ nhất của nhóm CMN cao hơn nhóm NMN, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa. Tỷ lệ vọt huyết áp sáng sớm và không vọt huyết áp sáng sớm ở hai nhóm là tương đương nhau. Tỷ lệ %
  • 56. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 56 94,1 80,6 94,1 80,6 88,2 77,4 47,0 54,8 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Số đỉnh THA Số đỉnh THA ban ngày Số đỉnh THA ban đêm Vọt HA sáng sớm Chảy máu não Nhồi máu não Biểu đồ 3.7. Số đỉnh tăng huyết áp và tỷ lệ vọt huyết áp sáng sớm ở ngày thứ hai Nhận xét: số đỉnh tăng huyết áp ở ngày thứ hai của nhóm CMN cao hơn nhóm NMN, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa. Tỷ lệ vọt huyết áp sáng sớm ở nhóm CMN chiếm 47,0%, vọt huyết áp sáng sớm ở nhóm NMN chiếm 54,8%. Bảng 3.10. Tỷ lệ có trũng huyết áp ban đêm theo thể đột quỳ não Thể đột quỳ não Biến cố Chung (n=48) Chảy máu não (n= 17) Nhồi máu não (n=31) n % n % N % Trũng Ngày thứ nhất 3 6,3 0 0 3 9,7 Ngày thứ hai 4 8,3 0 0 4 12,9 Mất trũng Ngày thứ nhất 31 64,6 11 64,7 20 64,5 Ngày thứ hai 35 72,9 13 76,4 22 70,9 Đảo ngược Ngày thứ nhất 14 29,1 6 35,3 8 25,8 Ngày thứ hai 9 18,6 4 23,5 5 16,1 Nhận xét: ngày thứ nhất, chỉ có 6,3% bệnh nhân ĐQN xuất hiện trũng HA ban đêm, ngày thứ hai 8,3% và tất cả đều là bệnh nhân NMN; mất trũng HA ban đêm ở hai nhóm tương đương nhau. Đảo ngược nhịp ngày đêm ở nhóm bệnh nhân CMN cao hơn bệnh nhân NMN ở cả hai ngày theo dõi. Tỷ lệ %
  • 57. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 57 Bảng 3.11. Tỷ lệ có trũng huyết áp ban đêm theo giới Giới Biến cố Chung (n=48) Nam (n=28) Nữ (n=20) N % n % n % Trũng Ngày thứ nhất 3 6,3 2 7,1 1 5,0 Ngày thứ hai 4 8,3 3 10,7 1 5,0 Mất trũng Ngày thứ nhất 31 64,6 18 64,2 13 65,0 Ngày thứ hai 35 72,9 20 71,4 15 75,0 Đảo ngược Ngày thứ nhất 14 29,1 8 28,7 6 30,0 Ngày thứ hai 9 18,6 5 17,9 4 20,0 Nhận xét: ngày thứ nhất và ngày thứ hai theo dõi cho thấy tỷ lệ trũng, mất trũng cũng như đảo ngược nhịp ngày đêm không có sự khác biệt giữa nam và nữ.
  • 58. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 58 3.3. Mối liên quan giữa sự thay đổi nhịp huyết áp với một số yếu tố nguy cơ, triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng Bảng 3.12. Mối liên quan giữa huyết áp với tiền sử đột quỳ não ở các thời điểm trong ngày ĐQN Thời điểm huyết áp NT1 Có (n=14) Không (n=34) p HA 24 giờ (mmHg) Tâm thu 160,2 ±14,4 140,0 ±18,8 <0,05* Tâm trương 88,2 ±11,7 80,5± 11,3 Trung bình 111,6 ±10,7 100,4± 12,6 HA ngày (mmHg) Tâm thu 164,0± 12,0 141,2 ±20,0 Tâm trương 93,8 ±9,1 83,8± 12,0 Trung bình 117,2± 8,2 103,0± 13,4 HA đêm (mmHg) Tâm thu 151,7 ±13,4 140,7± 15,5 Tâm trương 89,8± 11,9 81,2 ±9,3 Trung bình 110,2± 11,0 101,0 ±10,4 ĐQN Thời điểm huyết áp NT2 Có (n=14) Không (n=34) p HA 24 giờ (mmHg) Tâm thu 151,7 ±13,4 140,7 ±15,5 <0,05* Tâm trương 89,8 ±11,9 81,2± 9,3 Trung bình 110,2 ±11,0 101,0± 10,4 HA ngày (mmHg) Tâm thu 155,4± 10,8 144,4 ±17,1 Tâm trương 92,2 ±13,4 81,8± 12,4 Trung bình 113,2± 10,8 102,5± 12,3 HA đêm (mmHg) Tâm thu 147,7±17,5 136,5± 15,6 Tâm trương 88,1± 13,1 79,2 ±8,8 Trung bình 108,0± 13,2 98,1 ±9,9 NT1: ngày thứ nhất; NT2: ngày thứ hai Nhận xét: ở nhóm bệnh nhân có tiền sử đột quỵ não có chỉ số huyết áp tại các thời điểm cao hơn so với nhóm không có tiền sử đột quỵ não, sự khác biệt có ý nghĩa p<0,05.
  • 59. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 59 Bảng 3.13. Mối liên quan giữa huyết áp với YTNC rối loạn lipid máu ở các thời điểm trong ngày RL lipid máu Thời điểm huyết áp NT1 Có (n=11) Không (n=37) p HA 24 giờ (mmHg) Tâm thu 158,7 ±24,5 142,1 ±16,7 <0,05* Tâm trương 89,3±12,3 80,8± 11,2 >0,05 Trung bình 111,7 ±14,2 101,3± 11,8 <0,05* HA ngày (mmHg) Tâm thu 159,8± 24,0 144,3 ±18,6 <0,05* Tâm trương 91,7 ±13,4 85,3± 11,4 >0,05 Trung bình 114,9± 15,5 104,9± 12,4 <0,05* HA đêm (mmHg) Tâm thu 157,2 ±26,2 139,7± 18,3 <0,05* Tâm trương 91,1± 15,6 82,5 ±11,3 >0,05 Trung bình 113,1± 18,3 101,5 ±12,7 <0,05* RL lipid máu Thời điểm huyết áp NT2 Có (n=11) Không (n=37) p HA 24 giờ (mmHg) Tâm thu 152,9 ±20,7 141,2 ±13,0 <0,05* Tâm trương 88,2 ±15,0 82,4± 9,0 >0,05 Trung bình 109,6 ±15,8 101,9± 9,1 <0,05* HA ngày (mmHg) Tâm thu 156,6± 20,0 144,9 ±14,1 <0,05* Tâm trương 90,6 ±16,2 83,1± 12,2 >0,05 Trung bình 112,5±15,9 103,6± 11,1 <0,05* HA đêm (mmHg) Tâm thu 148,8 ±22,6 137,0± 14,0 <0,05* Tâm trương 88,2±15,7 79,8 ±8,3 <0,05* Trung bình 108,4±16,8 98,8 ±8,9 <0,05* Nhận xét: HATT và HATB ở nhóm có RLCH lipid cao hơn rõ rệt so với nhóm không có RLCH lipid.