SlideShare a Scribd company logo
1 of 68
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TẠO
MÔ HÌNH DỰ BÁO THỜI TIẾT – VẬT LÍ 10
ĐỂ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SÁNG TẠO
CHO HỌC SINH
WORD VERSION | 2023 EDITION
ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL
TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM
T Ổ C H Ứ C H O Ạ T Đ Ộ N G T R Ả I
N G H I Ệ M
Ths Nguyễn Thanh Tú
eBook Collection
Hỗ trợ trực tuyến
Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon
Mobi/Zalo 0905779594
vectorstock.com/24597468
Tài liệu chuẩn tham khảo
Phát triển kênh bởi
Ths Nguyễn Thanh Tú
Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật :
Nguyen Thanh Tu Group
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA VẬT LÍ
LÊ HỒ LAN VY
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
TẠO MÔ HÌNH DỰ BÁO THỜI TIẾT – VẬT LÍ 10
ĐỂ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SÁNG TẠO
CHO HỌC SINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đà Nẵng, năm 2023
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA VẬT LÍ
LÊ HỒ LAN VY
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
TẠO MÔ HÌNH DỰ BÁO THỜI TIẾT – VẬT LÍ 10
ĐỂ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SÁNG TẠO
CHO HỌC SINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Sư phạm Vật lý
Khóa học: 2019 – 2023
Người hướng dẫn: ThS. Trần Thị Hương Xuân
Đà Nẵng, năm 2023
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GDPT Giáo dục phổ thông
GV Giáo viên
ĐN Đà Nẵng
HS Học sinh
NL Năng lực
NXB Nhà xuất bản
SGK Sách giáo khoa
SP Sư phạm
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
ThS Thạc sĩ
TNSP Thực nghiệm sư phạm
TS Tiến sĩ
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1
2. Mục đích của đề tài ..................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................2
3.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................................2
3.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................2
4. Giả thuyết khoa học .................................................................................................2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................................2
6. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................2
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ................................................................................2
6.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm..............................................................................3
6.3. Phương pháp thống kê toán học.....................................................................................3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM........4
1.1. Hoạt động trải nghiệm...........................................................................................4
1.1.1. Định nghĩa hoạt động trải nghiệm .............................................................................4
1.1.2. Bản chất của hoạt động trải nghiệm..........................................................................5
1.1.3. Nội dung của hoạt động trải nghiệm .........................................................................6
1.1.4. Phương thức tổ chức hoạt động trải nghiệm...........................................................7
1.2. Bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh trong hoạt động trải nghiệm..............8
1.2.1. Khái niệm năng lực.........................................................................................................8
1.2.2. Khái niệm năng lực sáng tạo .......................................................................................8
1.2.3. Biểu hiện năng lực sáng tạo của học sinh trong hoạt động trải nghiệm .........9
1.2.4. Biện pháp bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh trong hoạt động trải
nghiệm......................................................................................................................................... 10
1.2.5.............Tiêu chí đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh trong hoạt động trải
nghiệm......................................................................................................................................... 11
1.3. Tiến trình tổ chức hoạt động trải nghiệm kiến thức Vật lý [17].........................12
1.4. Cấu trúc năng lực sáng tạo trong kĩ thuật [11]....................................................16
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..............................................................................................18
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM “TẠO MÔ HÌNH DỰ BÁO
THỜI TIẾT” NHẰM BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH.....19
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
2.1 Xây dựng nội dung hoạt động trải nghiệm “Mô hình dự báo thời tiết” ..............19
2.2. Thiết kế hoạt động trải nghiệm ...........................................................................21
2.2.1. Vật liệu và thiết bị tổ chức hoạt động trải nghiệm “Tạo mô hình dự báo thời
tiết”............................................................................................................................................... 21
2.2.2. Kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm............................................................... 24
2.3. Tiêu chí đánh giá năng lực sáng tạo của HS trong hoạt động trải nghiệm .........27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..............................................................................................30
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM..................................................................31
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm..........................................................................31
3.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm.........................................................................31
3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm....................................................................31
3.4. Những thuận lợi và khó khăn gặp phải khi tiến hành thực nghiệm sư phạm .....31
3.4.1. Thuận lợi......................................................................................................................... 31
3.4.2. Khó khăn......................................................................................................................... 31
3.5. Kế hoạch dạy học trải nghiệm.............................................................................31
3.6. Phân tích diễn biến thực nghiệm sư phạm ..........................................................43
3.6.1. Giai đoạn 1: Chuẩn bị ................................................................................................ 43
3.6.1.1. Chuẩn bị vật liệu và thiết bị................................................................................... 43
3.6.1.2. Chuẩn bị cơ sở vật chất........................................................................................... 43
3.6.2. Giai đoạn 2: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trên lớp học chủ đề “Mô hình
dự báo thời tiết”....................................................................................................................... 43
3.6.3 Giai đoạn 3: Kiểm tra và đánh giá kết quả dạy học trên lớp............................ 46
3.7. Đánh giá kết quả thực nghiệm ............................................................................46
3.7.1. Đánh giá năng lực sáng tạo ...................................................................................... 46
3.7.2 Đánh giá định lượng về năng lực sáng tạo ............................................................ 47
3.7.3. Đánh giá chung về việc tổ chức hoạt động trải nghiệm.................................... 49
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..............................................................................................51
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................53
Phụ lục 1: Phiếu học tập số 1 chủ đề “Thiết bị dự báo thời tiết” CHỦ ĐỀ HOẠT
ĐỘNG TRẢI NGHIỆM “MÔ HÌNH DỰ BÁO THỜI TIẾT” .....................................55
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
Phụ lục 2: Phiếu học tập số 1 chủ đề “Mô hình dự báo thời tiết” CHỦ ĐỀ HOẠT
ĐỘNG TRẢI NGHIỆM “MÔ HÌNH DỰ BÁO THỜI TIẾT” .....................................56
Phụ lục 3: Tài liệu hướng dẫn chủ đề “Mô hình dự báo thời tiết” ................................57
Phụ lục 4: Một số hình ảnh thực nghiệm sư phạm........................................................59
Ý KIẾN CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN.........................................................................61
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thời gian qua, các nhà quản lý và nghiên cứu về giáo dục rất quan tâm đến học tập
thông qua trải nghiệm, nhằm chuyển đổi hình thức dạy học từ chú trọng định hướng nội
dung cho người học sang dạy học phát triển năng lực (NL). Tổ chức hoạt động trải
nghiệm đã trở thành xu hướng tất yếu trong các môn học và Vật lý cũng không là ngoại
lệ.
Đồng thời, theo Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể của Bộ
Giáo dục và Đào tạo (26/12/2018): “Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục do
nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho HS tiếp cận
thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy
động, tổng hợp các kiến thức, kĩ năng của các môn học khác nhau để thực hiện những
nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề thực tiễn đời sống nhà trường, gia
đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó chuyển hóa những kinh nghiệm đã trải
qua thành tri thức mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng
thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai”. Như vậy, tổ chức hoạt
động trải nghiệm là một giải pháp tăng hiệu quả dạy học, góp phần phát triển NL HS.
Thông qua hoạt động trải nghiệm HS làm chủ tri thức, có khả năng nhìn nhận vấn đề
một cách toàn diện và linh hoạt hơn khi giải quyết các vấn đề thực tiễn. Do đó, nếu tổ
chức hoạt động trải nghiệm, sẽ tăng tính tích cực và phát triển NL cho HS như: NL làm
việc nhóm, NL thực hành, NL giải quyết vấn đề, NL sáng tạo, NL phản biện…. [4]
Vật lý là môn khoa học mang tính ứng dụng cao. Các kiến thức vật lý ở bậc học phổ
thông được xây dựng theo hình thức gắn liền lý thuyết với thực nghiệm. Đồng thời, môn
học cũng được hỗ trợ bởi nhiều công cụ toán học và có liên quan mật thiết đến công
nghệ, kĩ thuật. Vì vậy, ta có thể ứng dụng hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm vào
dạy học vật lý. Thông qua các hoạt động này, HS hình thành và phát triển thế giới quan
khoa học, hình thành tình yêu thiên nhiên, biết tôn trọng các quy luật của tự nhiên, phát
triển NL tìm hiểu và khám phá, NL vận dụng tổng hợp các kiến thức khoa học để giải
quyết các vấn đề trong cuộc sống. Tuy nhiên, bố cục xây dựng kiến thức của chương
học trong sách giáo khoa (SGK) vật lý 10 còn nặng về lý thuyết, nhiều bài thực hành
khó thực hiện, nên ít cơ hội cho HS trải nghiệm. Vì vậy, ta có thể tổ chức hoạt động trải
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
2
nghiệm một số kiến thức cho chương học để tăng tích cực, bồi dưỡng NL HS, từ đó góp
phần nâng cao hiệu quả giáo dục.[7], [9]
Trên cơ sở đó, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Tổ chức hoạt động trải nghiệm tạo mô
hình dự báo thời tiết – vật lý 10 để bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh”.
2. Mục đích của đề tài
Tổ chức hoạt động trải nghiệm “Chế tạo mô hình dự báo thời tiết” vật lý 10 nhằm
bồi dưỡng NL sáng tạo của HS.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Cơ sở lý luận về NL sáng tạo.
- Tiến trình tổ chức chủ đề hoạt động trải nghiệm kiến thức Vật lý
- Phương pháp kiểm tra đánh giá trong tổ chức hoạt động trải nghiệm
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động trải nghiệm môn Vật lý 10 THPT tại Đà Nẵng.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu tổ chức hoạt động trải nghiệm “tạo mô hình dự báo thời tiết” sẽ bồi dưỡng
NL sáng tạo của HS.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức hoạt động trải nghiệm “tạo mô hình
dự báo thời tiết” để bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh.
- Xây dựng tiến trình tổ chức hoạt động trải nghiệm “tạo mô hình dự báo thời tiết”
để bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh.
- Thực nghiệm sư phạm (TNSP).
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu cơ sở lý luận hoạt động trải nghiệm.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về NL sáng tạo.
- Nghiên cứu các tài liệu về tâm lý học, lý luận dạy học phổ thông, lý luận dạy học
hiện đại, các văn kiện đại hội Đảng về đổi mới giáo dục, các bài báo, tạp chí có liên
quan…
- Nghiên cứu tiến trình tổ chức chủ đề hoạt động trải nghiệm kiến thức Vật lý.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
3
6.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Tiến hành thực nghiệm ở trường phổ thông theo phương pháp và tiến trình tổ chức
hoạt động trải nghiệm đã đề xuất.
- Phân tích kết quả thu được trong quá trình TNSP từ đó rút ra kết luận của đề tài.
- Phương tiện: dụng cụ ghi chép, trình chiếu, ghi hình.
6.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng các phương pháp thống kê, mô tả toán học để trình bày kết quả TNSP.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, cấu trúc của đề tài nghiên cứu gồm
3 chương:
§ Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức hoạt động trải nghiệm
§ Chương 2: Tổ chức hoạt động trải nghiệm “tạo mô hình dự báo thời tiết” vật lý
10 để bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh.
§ Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
1.1. Hoạt động trải nghiệm
1.1.1. Định nghĩa hoạt động trải nghiệm
Theo Từ điển Tiếng Việt, “Trải nghiệm là sự trải qua, kinh qua một hoàn cảnh, môi
trường, điều kiện nào đó để suy ngẫm, suy xét hay chứng thực một điều gì đó”. [10]
Theo Lê Thị Thùy Linh, “Trải nghiệm chính là những tồn tại khách quan tác động
vào giác quan con người, tạo cảm giác, tri giác, biểu tượng, con người cảm thấy có tác
động đó và cảm nhận nó một cách rõ nét, để lại ấn tượng sâu đậm, rút ra bài học, vận
dụng vào thực tiễn đời sống, hình thành nên các thái độ, giá trị”. [3]
Theo Nguyễn Hữu Lễ, “Trải nghiệm là một hoạt động mà trong đó không có dấu
hiệu chấm dứt, nó thể hiện hoạt động đang diễn ra và khả năng chuyển trạng thái (khi
đạt được trải nghiệm này thì nhu cầu trải nghiệm mới đặt ra). Trải nghiệm bao giờ cũng
tồn tại bởi một phương thức nhất định tương ứng với hệ quả nhất định cho mỗi cá nhân.
Hoạt động học tập là một trong các phương thức trải nghiệm nếu nó diễn ra một cách
chủ động và sự tích cực của mỗi cá nhân. Vì thế học tập trải nghiệm là hoạt động giáo
dục có ý nghĩa đối lập với những gì mang tính “giáo điều, hàn lâm, sách vở”.[12]
Theo Hiệp hội Giáo dục trải nghiệm (Association for Experiential Education - AEE)
(1977), “Dạy học trải nghiệm là một phạm trù bao hàm nhiều phương pháp trong đó
người dạy khuyến khích người học tham gia trải nghiệm thực tế, sau đó phản ánh, tổng
kết lại để tăng cường hiểu biết, phát triển kĩ năng, định hình các giá trị sống và phát triển
tiềm năng bản thân, tiến tới đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội”. [17]
Theo Nguyễn Thị Liên, “Hoạt động trải nghiệm được coi là một không gian giáo
dục trong nhà trường phổ thông, trong đó có sự tích hợp nội dung học tập trong nhà
trường từ các môn học gắn liền với kinh nghiệm của bản thân HS trong cuộc sống và
NL sở trường của HS trong từng lĩnh vực để thích nghi với cuộc sống thực đang diễn ra
bên trong và bên ngoài nhà trường” [14]
Theo Chương trình giáo dục phổ thông:
- Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của Bộ Giáo dục
và Đào tạo (26/12/2018), “Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục
định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho HS tiếp cận thực tế, thể
nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp
kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
5
quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa
tuổi; thông qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu
biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với
cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai”. [5]
Trong phạm vi khóa luận, tôi giữ nguyên tinh thần định nghĩa về hoạt động trải
nghiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo và định nghĩa ngắn gọn về hoạt động trải nghiệm
như sau: Hoạt động trải nghiệm là một phần quan trọng trong chương trình GDPT.
Hoạt động trải nghiệm có nội dung, phương pháp và đánh giá cụ thể; được nhà giáo
dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện; nhằm gợi lên nhu cầu trải nghiệm
cho HS, tạo cơ hội cho HS tiếp cận thực tế, trải nghiệm kiến thức để phát triển các
phẩm chất và NL một cách toàn diện.
1.1.2. Bản chất của hoạt động trải nghiệm
Theo Nguyễn Thị Liên, “Bản chất của hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục
được tổ chức theo con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa
nhận thức và hành động, hình thành và phát triển cho HS niềm tin, tình cảm, những NL
cần có của HS trong tương lai. Chính vì vậy trong nội dung, phương pháp, hình thức tổ
chức của hoạt động có thể mang dáng dấp của hoạt động theo nghĩa hẹp. Tuy nhiên,
điểm khác biệt giữa chúng chính là cách làm, cách triển khai hoạt động” [5]
Hoạt động trải nghiệm có các đặc trưng sau đây: [14]
- Tính tham gia trực tiếp của HS vào từng hoạt động;
- Tính tự chủ của HS trong kế hoạch và hành động của cá nhân;
- Tính tập thể của HS;
- Tính tiếp cận với môi trường sống trong và ngoài nhà trường;
- Tính sáng tạo để thích ứng và tạo ra cái mới, giá trị mới cho bản thân;
- Tính trọn vẹn của hoạt động thực tiễn;
- Tính công dân có trách nhiệm khi đặt người học vào các tình huống mới;
- HS được khẳng định giá trị bản thân qua huy động kinh nghiệm và NL của mình;
- HS hình thành các ý thức, phẩm chất cùng chung sống và sống có trách nhiệm với
bản thân và xã hội;
- HS được tiếp cận với các giá trị cuộc sống trong các tình huống thực tiễn.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
6
1.1.3. Nội dung của hoạt động trải nghiệm
Theo Nguyễn Thị Hằng, “Nội dung của hoạt động trải nghiệm gồm: Hoạt động cá
nhân, hoạt động tập thể (từ hai HS trở lên) về những chủ đề khoa học và cuộc sống. Hoạt
động cá nhân được tổ chức dựa trên nhu cầu, độ tuổi, hứng thú, sở thích, năng khiếu
riêng về các lĩnh vực khác nhau: kĩ thuật, mĩ thuật, học thuật, võ thuật, nghệ thuật (văn
chương, âm nhạc, sân khấu…)…Hoạt động tập thể được tổ chức dựa trên nhu cầu chung,
mục tiêu chung của tập thể. Hai hoạt động này không đối lập mà tương hỗ cho nhau.
Hoạt động cá nhân tích cực, sáng tạo góp phần nâng cao thành tích, hiệu quả cho hoạt
động tập thể. Ngược lại, hoạt động tập thể nâng đỡ, hỗ trợ cho sự phát triển của hoạt
động cá nhân” [8]
Nội dung cụ thể của hoạt động trải nghiệm được trình bày qua bảng 1.1.
Bảng 1.1. Nội dung của hoạt động trải nghiệm
Theo Nguyễn Thị Liên, “Việc xác minh nội dung của hoạt động trải nghiệm dựa
trên cơ sở sau: Mục tiêu giáo dục toàn diện, Lý luận Giáo dục học Việt Nam về phân
loại nội dung giáo dục, phân loại về hoạt động… Hoạt động trải nghiệm gồm những nội
dung cơ bản sau đây: Đạo đức và ý thức công dân; Khoa học - kĩ thuật - công nghệ; Văn
hóa - nghệ thuật; Vui chơi - giải trí, Lao động; Thể dục thể thao Định hướng nghề nghiệp.
Hoạt động Nội dung hoạt động
Hoạt động cá nhân Hoạt động thích nghi, tự chủ, tự lập, nghiên cứu khoa
học, trải nghiệm thực tế, khám phá bản thân (sở thích,
năng khiếu, NL, ước mơ, định hướng nghề nghiệp)
Hoạt động tập thể Hoạt động nghiên cứu khoa học, phát minh, sáng chế,
biểu diễn nghệ thuật, thể thao, thực hành làm vườn,
thực hành nấu ăn, thực hành chăn nuôi, thực hành
nghề (mộc, đúc đồng, làm gốm, làm nón, hướng dẫn
viên du lịch,…), Đoàn thanh thiếu niên, tình nguyện
trong trường, tình nguyện trong khu vực, bảo vệ môi
trường, bảo vệ di sản văn hóa, tham quan dã ngoại,
chiến dịch an toàn giao thông, an toàn thực phẩm,
khắc phục tư tưởng lỗi thời…
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
7
Ngoài ra, hoạt động trải nghiệm còn có các nội dung khác như: môi trường; dân số; giới
tính, an toàn giao thông; giá trị và kĩ năng sống…”.[14]
Theo chương trình Giáo dục phổ thông - Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải
nghiệm, hướng nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo (26/12/2018), “hoạt động trải
nghiệm được thiết kế theo hướng vừa đồng tâm, vừa tuyến tính, xuyên suốt từ lớp 1 đến
lớp 12 với các mạch nội dung hoạt động thống nhất sau: Hoạt động hướng vào bản thân,
Hoạt động hướng đến xã hội, Hoạt động hướng đến tự nhiên và Hoạt động hướng
nghiệp”. [4]
1.1.4. Phương thức tổ chức hoạt động trải nghiệm
Chương trình GDPT - Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng
nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo (26/12/2018) đã đưa bốn phương thức tổ chức hoạt
động trải nghiệm như sau: [5]
- Phương thức Khám phá: là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho HS trải nghiệm
thế giới tự nhiên, thực tế cuộc sống và công việc, giúp HS khám phá những điều mới lạ,
tìm hiểu, phát hiện vấn đề từ môi trường xung quanh, bồi dưỡng những cảm xúc tích
cực và tình yêu quê hương đất nước. Nhóm phương thức tổ chức này bao gồm các hoạt
động tham quan, cắm trại, thực địa và các phương thức tương tự khác.
- Phương thức Thể nghiệm, tương tác: là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho HS
giao lưu, tác nghiệp và thể nghiệm ý tưởng như diễn đàn, đóng kịch, hội thảo, hội thi,
trò chơi và các phương thức tương tự khác.
- Phương thức Cống hiến: là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho HS mang lại
những giá trị xã hội bằng những đóng góp và cống hiến thực tế của mình thông qua các
hoạt động tình nguyện nhân đạo, lao động công ích, tuyên truyền và các phương thức
tương tự khác.
- Phương thức Nghiên cứu: là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho HS tham gia
các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học nhờ cảm hứng từ những trải nghiệm thực tế, qua
đó đề xuất những biện pháp giải quyết vấn đề một cách khoa học. Nhóm hình thức tổ
chức này bao gồm các hoạt động khảo sát, điều tra, làm dự án nghiên cứu, sáng tạo công
nghệ, nghệ thuật và các phương thức tương tự khác.
Trong phạm vi khóa luận, đề tài dựa trên các phương thức tổ chức hoạt động trải
nghiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, xây dựng và tổ chức hoạt động trải nghiệm cho
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
8
HS nghiên cứu, thiết kế và chế tạo các sản phẩm, mô hình,… nhằm phát triển năng lực
sáng tạo của học sinh.
1.2. Bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh trong hoạt động trải nghiệm
1.2.1. Khái niệm năng lực
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Thế giới (OECD), “NL khả năng cá
nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối
cảnh cụ thể”.[7]
Theo F. E. Weinert, “NL là sở hữu cá nhân, đó là những khả năng mà cá thể có được
nhờ sự kết hợp giữa cái sẵn có và cái học tập được về các kĩ năng nhận thức, khả năng
giải quyết vấn đề cụ thể, các ý chí, động lực liên quan, sự sẵn sàng hoạt động xã hội.
Những yếu tố này giúp mỗi người thành công trong việc xử lý các sự cố và có trách
nhiệm trong các tình huống khác nhau”. [8]
Theo Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể của Bộ Giáo dục và
Đào tạo (26/12/2018), “NL là sự huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc
tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí... để thực hiện một loại công việc trong
một bối cảnh nhất định” .[4]
Trong phạm vi luận văn, NL của HS được hiểu là tổng hợp các kiến thức và kỹ năng
nhận thức sẵn có và có thể học được của mỗi HS nhằm giải quyết những vấn đề nảy
sinh trong học tập và thực tiễn cuộc sống, giúp HS có thể giải quyết thành công vấn đề
đó.
1.2.2. Khái niệm năng lực sáng tạo
Sách giáo dục công dân lớp 9: “Sáng tạo là say mê nghiên cứu tìm tòi, phát hiện và
xử lý linh hoạt các tình huống trong học tập, lao động, công tác… nhằm đạt kết quả
cao”.[3]
Theo Đức Uy, “Sáng tạo là quá trình trở nên nhạy cảm đối với những khó khăn,
khiếm khuyết, những lỗ hổng kiến thức, yếu tố còn thiếu, những bất ổn,…là quá trình
xác định khó khăn, tìm kiếm giải pháp, đưa ra phỏng đoán, nêu lên những giả thuyết về
sự khiếm khuyết, kiểm tra và tái kiểm tra những giả thuyết đó, có thể là cả điều chỉnh
và kiểm tra lại những điều chỉnh đó và cuối cùng là truyền đạt kết quả”. [20]
Theo Vương Cẩm Hương, “NL sáng tạo có thể hiểu là khả năng tạo ra những giá trị
mới về vật chất và tinh thần, tìm ra cái mới, công cụ mới, vận hành thành công những
hiểu biết đã có vào hoàn cảnh mới. Đối với HS, NL sáng tạo trong học tập chính là NL
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
9
biết giải quyết vấn đề để tìm ra cái mới ở mức độ nào đó thể hiện được khuynh hướng
NL sáng tạo, kinh nghiệm của cá nhân HS”.[19]
Trong phạm vi luận văn, NL sáng tạo của HS được hiểu là HS phát hiện được vấn
đề từ thực tiễn, đề xuất giải pháp và thực hiện giải pháp mang lại hiệu quả.
1.2.3. Biểu hiện năng lực sáng tạo của học sinh trong hoạt động trải nghiệm
Lacne đã chỉ ra 7 đặc trưng của hoạt động sáng tạo chung cho mọi lĩnh vực khoa
học như sau:[10], [11]
- Có sự tự lực chuyển các tri thức và kỹ năng sang một tình huống mới gần hoặc xa,
bên trong hay bên ngoài giữa các hệ thống kiến thức
- Nhìn thấy những vấn đề mới trong các điều kiện quen thuộc.
- Nhìn thấy cấu trúc của đối tượng đang nghiên cứu.
- Nhìn thấy chức năng mới của đối tượng quen biết.
- Xây dựng phương án mới về nguyên tắc, khác với những phương pháp quen thuộc
đã biết.
- Nhìn thấy nhiều cách giải quyết có thể có, tiến hành giải quyết theo từng cách và
lựa chọn cách tối ưu.
- Tự lực kết hợp với các phương thức hoạt động đã biết, tạo thành cái mới. Dựa vào
định nghĩa NL sáng tạo, kết hợp cùng các đặc trưng của hoạt động sáng của Lacne đưa
ra, chúng tôi nêu ra một số biểu hiện có NL sáng tạo trong hoạt động nhận thức của HS
khi trải nghiệm theo định hướng giáo dục STEM như sau:[18]
(a) Tự lực phát hiện vấn đề mới, tình huống mới từ những tình huống quen liên quan
đến các ngành nghề kỹ thuật.
(b) Nghiên cứu tổng quan các giải pháp kỹ thuật có sẵn, sau đó đưa ra bình luận, lật
đi lật lại vấn đề, trao đổi, chất vấn với các HS khác, GV, chuyên gia,…Từ đó đề xuất
các giải pháp kỹ thuật mới, tối ưu trên cơ sở kế thừa các giải pháp kỹ thuật đã có.
(c) Tự đề xuất các giải pháp kỹ thuật phù hợp đem lại hiệu quả cao mà không tham
khảo các giải pháp đã có.
(d) Tự truyền tải tri thức và kỹ năng từ lĩnh vực quen biết sang tình huống mới, vận
dụng kiến thức đã học trong điều kiện mới, hoàn cảnh mới.
(e) Nhìn thấy cấu trúc kỹ thuật, chức năng, bản chất của đối tượng kỹ thuật. Thực
chất là bao quát nhanh chóng, đôi khi tức khắc, các bộ phận kỹ thuật, các yếu tố bản
chất củ đối tượng kỹ thuật trong mối tương quan giữa chúng.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
10
(f) Đề xuất mô hình giả thuyết, đưa ra phương án thực nghiệm để kiềm tra giả thuyết
hay hệ quả suy ra từ giả thuyết với hiệu quả cao nhất có thể được trong những điều kiện
đã cho.
(g) Tự thiết kế sơ đồ nguyên lí, bản vẽ kĩ thuật thể hiện cấu tạo, chức năng của đối
tượng kỹ thuật đang nghiên cứu.
1.2.4. Biện pháp bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh trong hoạt động trải
nghiệm
Căn cứ vào các biểu hiện của NL sáng tạo, có thể chỉ ra một số biện pháp để phát huy
NL sáng tạo của HS trong tổ chức hoạt động trải nghiệm được thể hiện qua bảng 1.2.
Bảng 1.2. Biện pháp phát triển NL sáng tạo của HS
Biện pháp Minh họa
Tổ chức hoạt động sáng tạo gắn liền với
quá trình vận dụng kiến thức Vật lý để
giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan
đến ngành nghề kỹ thuật, sáng tạo ra
những sản phẩm, công cụ mới, có ích cho
xã hội.
Ở nước ta hàng năm trung bình chịu ảnh
hưởng của 4-5 cơn bão, gây ra nhiều hậu
quả nghiêm trọng. Do đó, dự đoán được
thời gian bão sẽ xuất hiện là rất cần thiết.
Vì vậy GV có thể tổ chức hoạt động trải
nghiệm cho HS chế tạo mô hình dự báo
thời tiết.
Tổ chức hoạt động sáng tạo gắn liền với
quá trình xây dựng kiến thức mới.
Kiến thức Vật lý phổ thông là những kiến
thức đã được khám phá bởi các nhà khoa
học dựa vào các giả thuyết và thực
nghiệm chứng minh. Quy trình của
phương pháp thực nghiệm chính là chu
trình sáng tạo kiến thức của các nhà khoa
học. Do đó, GV có thể tổ chức hoạt động
trải nghiệm theo chu trình sáng tạo
kiến thức của các nhà khoa học để phát
huy tối đa tính sáng tạo, tư duy nhạy bén
cho HS.
Luyện tập phỏng đoán, dự đoán, xây dựng
giả thuyết.
Trong khi cho HS trải nghiệm chế tạo mô
hình dự báo thời tiết. HS phải đặt ra được
những câu hỏi phỏng đoán như: Tại sao
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
11
mực nước tăng thì áp suất bên ngoài giảm
và có khả năng gây ra bão? Tại sao mực
nước giảm thì áp suất bên ngoài tăng?
1.2.5. Tiêu chí đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh trong hoạt động trải
nghiệm
Căn cứ vào các biểu hiện của NL sáng tạo, có thể chỉ ra một số tiêu chí đánh
giá NL sáng tạo của HS trong tổ chức hoạt động trải nghiệm được thể hiện
qua bảng 1.3.
Bảng 1.3. Tiêu chí đánh giá NL sáng tạo của HS đối với chủ đề
Các tiêu chí Mức độ thể hiện
Rất rõ
ràng
Rõ ràng Không rõ
ràng
Không
có
Tự tìm ra vấn đề mới, tình huống mới
trong thực tiễn ngành kĩ thuật và đề
xuất phương án giải quyết đúng, mang
lại hiệu quả;
Thiết kế được sơ đồ, bản vẽ thể hiện
nguyên lý cấu tạo và hoạt động, vận
hành của hệ thống kĩ thuật và chỉ ra
được tính mới, tính hiệu quả của nó so
với những cái đã biết;
Tìm ra các giải pháp khảo sát, đo đạc
mới, đảm bảo tính hiệu quả nhưng dễ
thực hiện, đảm bảo tính chính xác;
Tìm ra các thiết bị, vật liệu mới thay
thế cho thiết bị, vật liệu cũ nhưng vẫn
đảm bảo tính hiệu quả cao và tiết kiệm;
Đề xuất giải pháp thiết kế mới cho hệ
thống kĩ thuật đã có, thay đổi một số
chi tiết nhằm tăng hiệu quả cho hệ
thống kĩ thuật;
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
12
Tiến hành thực hiện giải pháp, thi
công, chế tạo,… hệ thống kĩ thuật
nhằm mang lại lợi ích và có ý nghĩa xã
hội;
Vận dụng kiến thức được học để giải
quyết các vấn đề mới, tình huống mới
trong thực tiễn liên quan đến ngày kĩ
thuật;
Kết hợp các thao tác tư duy (so sánh,
phân tích, đánh giá) và các phương
pháp phán đoán, mô hình giả thuyết,
từ đó đưa ra kế luận chính xác cho vấn
đề;
Lập được nhiều phương án giải quyết
cho một vấn đề thực tiễn mang lại kết
quả tối ưu;
1.3. Tiến trình tổ chức hoạt động trải nghiệm kiến thức Vật lý [17]
Pha 1. Đặt vấn đề STEM và chuyển giao nhiệm vụ
Vấn đề STEM được lựa chọn mang tính kĩ thuật gắn liền với thực tiễn, thường là
các vấn đề gắn với bối cảnh địa phương hay vấn đề nổi bật, thời sự. Các vấn đề này phải
thú vị, hấp dẫn để các nhóm tự nảy sinh nhu cầu giải quyết vấn đề, tiếp nhận nhiệm vụ
mang tính thiết kế theo cách tự nhiên. Thông thường, khi giải quyết các vấn đề STEM,
HS ứng dụng được ngay trong cuộc sống, hay hỗ trợ vui chơi, giải trí.
Pha 2. Đề xuất phương án thiết kế sản phẩm
Đầu tiên các nhóm phác thảo bản vẽ kĩ thuật nhằm cụ thể các ý tưởng, phương án
thiết kế. GV khuyến khích các nhóm tự do phác thảo bản vẽ và không nên nhận xét hay
đánh giá bản vẽ của các nhóm khác nhằm tránh trường hợp hạn chế tính sáng tạo của
các nhóm. Sau đó các nhóm lần lượt thuyết trình về bản vẽ thiết kế sản phẩm. Phần
thuyết trình cần làm rõ cơ cấu của sản phẩm, vật liệu dự kiến sử dụng… Các nhóm còn
lại phản biện, chỉ ra ưu điểm và nhược điểm của từng bản vẽ kĩ thuật. Trong pha này,
HS có cơ hội để rèn luyện và phát triển NL ngôn ngữ và giao tiếp. Cuối cùng, GV tổ
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
13
chức các nhóm thảo luận, thống nhất bản vẽ thiết kế tối ưu, phù hợp với nguồn lực dạy
học: kinh phí, dụng cụ, vật liệu, NL các nhóm.
Pha 3. Gia công chế tạo sản phẩm theo bản vẽ thiết kế
Đầu tiên các nhóm nhận dụng cụ, vật liệu từ kho dụng cụ. Đối với các vật liệu dễ
tìm như, vỏ lon, vỏ chai nhựa, nắp chai… GV giao cho các nhóm tự chuẩn bị. Sau đó
nhóm trưởng huy động và điều phối các thành viên gia công, chế tạo các chi tiết quan
trọng của sản phẩm. Cuối cùng các nhóm lắp ráp các chi tiết thành sản phẩm. GV cần
lưu ý các nhóm kiểm tra sản phẩm trước khi vận hành và cần xác định: sản phẩm có cân
bằng không? Lắp ráp đúng bản vẽ thiết kế không? Các chi tiết được nối chắc chắn chưa?
Trong pha này HS có nhiều cơ hội rèn luyện và phát triển tư duy kĩ thuật, năng lực thực
hành và phát triển các kĩ năng gia công vật liệu cơ bản như: sử dụng cưa máy hay cưa
tay, cắt và gọt bằng dao hay bằng kéo, dán bằng súng bắn keo, sử dụng máy khoan…
Đặt biệt, GV cần quản lý, nhắc nhở các nhóm tuân thủ các quy tắc an toàn.
Pha 4. Vận hành thử nghiệm sản phẩm
Các nhóm tiến hành vận hành và quan sát kết quả vận hành của sản phẩm. Nếu sản
phẩm hoạt động ổn định, phù hợp với dự đoán thì các nhóm tiến hành viết báo cáo.
Chuẩn bị thực hiện báo cáo sản phẩm. Nếu sản phẩm hoạt động không ổn định, kết quả
không phù hợp với dự đoán thì nhóm cần quay lại kiểm tra từ pha 2 và xem xét lại dự
đoán ban đầu.
Pha 5. Thực hiện báo cáo sản phẩm
Đầu tiên GV tổ chức cho các nhóm lần lượt báo cáo về sản phẩm. Trong đó, các
nhóm trình bày được quá trình gia công, chế tạo, đặc biệt nêu được các khó khăn trong
quá trình gia công, chế tạo và làm rõ được các giải pháp để giải quyết các khó khăn trên.
GV cần khuyến khích và hướng dẫn các nhóm phối hợp thuyết minh với vận hành sản
phẩm để minh họa, khích lệ các nhóm huy động nhiều HS tham gia thuyết trình. Sau đó,
GV tổ chức phản biện, góp ý về sản phẩm, phần trình bày của các nhóm. Cuối cùng, GV
tổ chức các nhóm đánh giá báo cáo sản phẩm. Bên cạnh đó, GV cần khuyến khích, định
hướng cho một số nhóm hay HS có NL vượt trội tiến hành thử nghiệm cải tiến sản phẩm.
Hơn nữa, GV nên điều phối những nhóm có thành viên nòng cốt, hoàn thành nhiệm vụ
trước thời gian quy định hỗ trợ các nhóm khác hoàn thành sản phẩm.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
14
Pha 6. Đánh giá, nhận xét chung
GV căn cứ vào sự quan sát hoạt động của các nhóm, kết quả đánh giá của các nhóm
và của GV để kết luận về hoạt động. Dựa trên đó, GV khen thưởng đối với nhóm hoạt
động tốt, khiển trách đối với nhóm hoạt động chưa tốt. Trong quá trình xây dựng kế
hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm, GV căn cứ trên nội dung của chủ đề, linh hoạt để
bỏ qua hay thêm vào một số bước cần thiết.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
15
Hình 1.1 Tiến trình tổ chức hoạt động trải nghiệm
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
16
1.4. Cấu trúc năng lực sáng tạo trong kĩ thuật [11]
Sáng tạo kĩ thuật được xem xét như một quá trình nghiên cứu, chế tạo ra sản phẩm
kĩ thuật mới dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình, có khả năng áp dụng trực tiếp hoặc qua
thử nghiệm để ứng dụng vào sản xuất và đời sống.
Năng lực sáng tạo (NLST) được hình thành thông qua các hoạt động sáng tạo kĩ
thuật cụ thể và thể hiện trong kết quả của hoạt động. Do đó, cấu trúc của NLST được
xây dựng dựa trên hoạt động tạo ra một sản phẩm kĩ thuật mới. Để hình thành NLST,
SV cần thực hiện được một số năng lực thành phần sau: hình thành ý tưởng mới; tìm
kiếm và xử lí thông tin; đề xuất và lựa chọn giải pháp kĩ thuật phù hợp; thực hiện giải
pháp kĩ thuật; đánh giá kĩ thuật.
- Năng lực hình thành ý tưởng mới thể hiện ở khả năng: xác định được các nhiệm
vụ học tập/vấn đề kĩ thuật cần giải quyết, thử suy nghĩ giải quyết bằng các cách khác
nhau, xác định vấn đề cần ưu tiên giải quyết trước; nhìn nhận vấn đề ở nhiều góc độ
khác nhau để nhanh chóng phát hiện ra những bất cập còn tồn tại của hệ thống kĩ thuật
quen thuộc trong thực tế; phát biểu các ý tưởng mới giải quyết nhiệm vụ học tập/ vấn đề
kĩ thuật; lựa chọn ý tưởng mới có khả năng thực hiện.
- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin: xác định được nhu cầu tìm kiếm thông tin
để giúp quá trình tìm kiếm đúng trọng tâm, tránh dàn trải; xác định được nguồn thông
tin đáng tin cậy (đảm bảo tính chính xác, khách quan và tính pháp lí), lựa chọn được
phương pháp tìm kiếm phù hợp; triển khai phương pháp tìm kiếm phù hợp để tìm được
nhiều thông tin mới theo chủ đề từ những nguồn tin đáng tin cậy; đọc và phân tích được
các thông tin liên quan đến chủ đề nghiên cứu, lựa chọn và ghi lại thông tin có giá trị sử
dụng, hệ thống hóa thành các thông tin mới có giá trị, làm cơ sở để giải quyết vấn đề
nghiên cứu.
- Năng lực đề xuất và lựa chọn giải pháp phù hợp thể hiện ở khả năng: phân tích các
yêu cầu cần đạt được của giải pháp kĩ thuật thực hiện ý tưởng mới; đề xuất được nhiều
giải pháp kĩ thuật mới khác nhau, đáp ứng yêu cầu đề ra dựa trên những thông tin, dữ
liệu đã có; phân tích đặc điểm, điều kiện thực hiện của từng giải pháp kĩ thuật, so sánh
với các giải pháp khác để xác định ưu điểm nổi bật, hạn chế còn tồn tại và biện pháp
khắc phục hạn chế của giải pháp đó; lựa chọn được giải pháp kĩ thuật mới vừa đáp ứng
yêu cầu đề ra, vừa mang lại hiệu quả tốt nhất và có khả năng thực hiện được.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
17
- Năng lực thực hiện giải pháp kĩ thuật thể hiện ở khả năng: tính toán các thông số
kĩ thuật để cụ thể hóa giải pháp kĩ thuật mới thành bản thiết kế tổng thể; lập kế hoạch
thực hiện giải pháp kĩ thuật mới; thử nghiệm tạo ra phiên bản có thể hoạt động được dựa
trên bản thiết kế tổng thể; phân tích hoạt động của sản phẩm để tìm kiếm những thiếu
sót (gọi chung là lỗi kĩ thuật), xác định nguyên nhân và biện pháp khắc phục những lỗi
đó để hoàn thiện sản phẩm. - Năng lực đánh giá kĩ thuật thể hiện ở những khả năng: xác
định tính mới của sản phẩm tạo ra bằng cách so sánh các đặc tính của nó với sản phẩm
cũ tiền thân để tìm ra những tính mới của chúng so với đối tượng cũ; xác định giá trị của
sản phẩm mới tạo ra; xác định những vấn đề kĩ thuật mới còn tồi tại, chưa khắc phục
được triệt để để xác định phạm vi áp dụng của sản phẩm; phân tích ảnh hưởng của sản
phẩm kĩ thuật mới đối với con người, đến môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa xã
hội, đánh giá lợi ích kinh tế,...
Hình 1.2. Sơ đồ cấu trúc năng lực sáng tạo trong kĩ thuật
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
18
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tôi trình bày về cơ sở lý luận của hoạt động trải nghiệm, cơ sở lý
luận về tính tích cực và NL sáng tạo; tiến trình tổ chức hoạt động trải nghiệm.
Đầu tiên, tôi cung cấp những cái nhìn cơ bản nhất về tổ chức hoạt động trải nghiệm
thông qua định nghĩa trải nghiệm, bản chất của hoạt động trải nghiệm. Sau đó, tôi tiếp
tục trình bày các khái niệm tích cực, NL, NL sáng tạo trong hoạt động nhận thức của
HS. Cụ thể hơn, chúng tôi đã đưa ra một số biểu hiện, biện pháp bồi dưỡng tính tích cực
và NL sáng tạo của HS.
Cuối cùng, tôi trình bày về tiến trình tổ chức hoạt động trải nghiệm kiến thức vật lý
theo định hướng bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh.
Sau khi nghiên cứu cơ sở lý luận, tôi nhận thấy rằng, tổ chức hoạt động trải nghiệm
sẽ phát huy tính tích cực và bồi dưỡng NL sáng tạo cho HS. Hơn nữa việc tổ chức hoạt
động trải nghiệm đã có tiến trình cụ thể. Trong chương 2 của luận văn, chúng tôi sẽ trình
bày chi tiết hơn về việc tổ chức hoạt động trải nghiệm “Tạo mô hình dự báo thời tiết”
nhằm bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
19
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM “TẠO MÔ HÌNH DỰ
BÁO THỜI TIẾT” NHẰM BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC
SINH
2.1 Xây dựng nội dung hoạt động trải nghiệm “Mô hình dự báo thời tiết”
Đối tượng: HS lớp 10
Thời gian: 90 phút
Địa điểm: Phòng học STEM
Hình thức tổ chức: Tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển NL
sáng tạo của học sinh
Môn học có liên quan: Vật lý, Địa lý, Toán học, Công nghệ, Kĩ thuật.
a) Vấn đề thực tiễn
Ở nước ta hàng năm trung bình chịu ảnh hưởng của 4-5 cơn bão, mùa bão ở nước ta
từ tháng 6 đến tháng 12. Tháng nhiều bão nhất là tháng 8 và tháng 9. Đầu mùa bão
(tháng 6 và tháng 7), bão thường đổ bộ vào Bắc Bộ, nhất là khu vực từ móng cái đến
Hải Phòng. Giữa mùa, bão thường đổ bộ vào đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (Thanh
- Nghệ - Tĩnh). Vào tháng 10, tháng 11 bão thường hay đổ bộ vào bờ biển Trung Trung
Bộ và cực nam Trung Bộ. Tháng 12, bão thường xảy ra ở khu vực Nam Bộ, song rất
hiếm.
Điều kiện để hình thành bão đó là nhiệt độ nước biển phải cao, trung bình phải trên
26⁰C, làm nước bốc hơi mãnh liệt tạo thành một vùng khí áp thấp. Khi đó không khí
xung quanh khu vực vừa bốc lên sẽ chuyển động vào trong. Do tác động tự quay của
Trái Đất, không khí chuyển động vào sẽ xoáy tròn. Đây là một trong những nguyên nhân
tạo ra cơn bão. Ngoài ra, phải cần có sự gặp nhau của hai khối không khí có nhiệt độ
chênh lệch và có lực làm lệch hướng đủ lớn để tạo nên xoáy thuận thì mới đủ điều kiện
để hình thành bão.
Khái niệm "giảm áp suất khí quyển dự báo thời tiết có bão" được phát minh bởi
Lucien Vidie và là nền tảng cho thiết bị dự báo thời tiết đơn giản được gọi là “Phong vũ
biểu” hoặc "áp kế Goethe". Cấu tạo của phong vũ biểu là một ống thủy tinh được hàn
kín, đổ nước vào một nửa, có vòi hẹp nằm phía dưới mực nước và nhô cao lên hơn mặt
nước và không hàn lại. Khi áp suất khí quyển thấp hơn so với áp suất lúc hàn kín áp kế,
mực nước sẽ dâng lên, và khi áp suất tăng, mực nước sẽ hạ xuống. Như vậy, khi thể tích,
áp suất và nhiệt độ khí trong phong vũ biểu tăng dự đoán cho nhiệt độ tăng và khí áp
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
20
bên ngoài giảm, là một trong những điều kiện để bão hình thành. Sự biến đổi 3 thông số
trạng thái áp suất p, thể tích V và nhiệt độ T của lượng khí cố định trong bình có liên
quan đến kiến thức vật lý đó là phương trình trạng thái khí lý tưởng.
b) Hình thành ý tưởng
GV cho HS tìm hiểu điều kiện hình thành bão, cơ chế của thiết bị dự báo thời tiết
phong vũ biểu và hướng dẫn HS chế tạo mô hình dự báo thời tiết. Thông qua mô hình
HS dự đoán được thời tiết, kích thích trí tò mò, sở thích khám phá và nuôi dưỡng niềm
đam mê khoa học.
c) Mục tiêu của chủ đề
Kiến thức vật lý
- Nêu được các thông số p, V, T.
- Chế tạo mô hình dự báo thời tiết rút được phương trình khí lí tưởng.
Kiến thức địa lý
- Nêu được định nghĩa nhiệt độ khí quyển, khí áp (áp suất khí quyển).
- Nêu được các điều kiện để hình thành bão
Kĩ năng
- Tìm kiếm, thu thập, chọn lọc và xử lý thông tin từ tài liệu hướng dẫn.
- Phác thảo được bản vẽ thiết kế mô hình dự báo thời tiết.
- Chế tạo được mô hình dự báo thời tiết.
- Vận hành, thử nghiệm và cải tiến được mô hình dự báo thời tiết
- Thuyết trình về bản vẽ thiết kế và sản phẩm, quản lý thời gian hiệu quả.
- Làm việc nhóm, hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
- Rèn luyện tư duy phản biện, biết bảo vệ chính kiến cá nhân.
Phẩm chất
- Yêu thích khoa học, tích cực trong học tập.
- Tôn trọng và hợp tác trong quá trình thực hiện.
- Hoàn thành công việc được giao
Định hướng phát triển năng lực STEM
- Khoa học (S): Thuyết động học phân tử chất khí, phương trình trạng thái khí lý
tưởng, nhiệt độ khí quyển, khí áp, điều kiện hình thành bão.
- Công nghệ (T):Vật liệu: hộp nhựa có nắp, thanh thủy tinh chữ L…, Thiết bị: máy
khoan, thước, súng bắn keo…
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
21
- Kĩ thuật (E): Bản vẽ thiết kế, quy trình chế tạo mô hình dự báo thời tiết.
- Toán học (M): Tính toán, đo đạc kích thước của các vật liệu cần sử dụng; dựa vào
phương trình trạng thái tính toán các thông số áp suất, nhiệt độ và thể tích để dự đoán
bão.
d) Chuẩn bị
Giáo viên
- Vật liệu và thiết bị cần thiết để chế tạo mô hình dự báo thời tiết cho các nhóm (mỗi
nhóm từ 4-6 HS).
+ Vật liệu: hộp nhựa có nắp, thanh thủy tinh chữ L…
+ Thiết bị: súng bắn keo, thước, máy khoan.
- Bút màu, giấy trắng khổ A1 để vẽ sơ đồ tư duy và poster.
- Phiếu học tập (phụ lục 1; 2), tài liệu hướng dẫn (phụ lục 3).
Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
2.2. Thiết kế hoạt động trải nghiệm
2.2.1. Vật liệu và thiết bị tổ chức hoạt động trải nghiệm “Tạo mô hình dự báo thời
tiết”
a) Vật liệu và thiết bị
Bảng 2.1. Vật liệu và thiết bị chế tạo mô hình dự báo thời tiết
STT Tên Số lượng Hình ảnh minh họa
Vật liệu:
1 Hộp nhựa 1 cái
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
22
2 Thanh thủy tinh
chữ L
1 cái
3 Nước màu 1 cốc
Thiết bị:
4 Súng bắn keo 1 cái
5 Máy khoan 1 cái
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
23
b) Hướng dẫn chế tạo mô hình dự báo thời tiết
Bảng 2.2. Quy trình chế tạo mô hình dự báo thời tiết
Chuẩn bị dụng cụ Bước 1: Dùng màu thực
phẩm pha nước màu
Bước 2: Khoan 1 lỗ trên
hộp nhựa, cách nắp hộp 2
cm
Bước 3: Dùng súng bắn
keo cố định thanh thủy
tinh chữ L vào lỗ đã khoan
trên hộp
Bước 4: Đổ nước màu
vào hộp và đậy kín nắp.
Ta được mô hình dự báo
thời tiết hoàn chỉnh
c) Kết quả và giải thích
Kết quả
Khi áp suất khí quyển thấp hơn so với áp suất khí trong hộp, mực nước sẽ dâng lên.
Khi áp suất khí quyển cao hơn so với áp suất khí trong hộp, mực nước sẽ hạ xuống. HS
ghi lại nhiệt độ không khí, khí áp, thời tiết và mô tả mực nước trong thanh thủy tinh
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
24
trong 7 ngày liên tục để xem xét mô hình có dự đoán được thời tiết theo đúng cơ chế
hay không.
Giải thích
Khi áp suất khí quyển thấp hơn so với áp suất khí trong hộp, mực nước sẽ dâng lên.
Khi áp suất khí quyển cao hơn so với áp suất khí trong hộp, mực nước sẽ hạ xuống. Các
thông số trạng thái áp suất, nhiệt độ và thể tích đều thay đổi theo quy luật phù hợp với
phương trình trạng thái khí lý tưởng. Nhờ vào chiều cao mực nước tăng giảm ta có thể
dự báo được thời tiết tốt hay xấu.
2.2.2. Kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm
Bảng 2.3. Phân bố thời gian kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm “Mô hình dự báo
thời tiết”
Hoạt động Thời gian
Pha 2: Đề xuất phương án thiết kế “Mô hình dự báo thời tiết” 20 phút
Pha 3: Gia công, chế tạo “Mô hình dự báo thời tiết” 20 phút
Pha 4: Vận hành thử nghiệm “Mô hình dự báo thời tiết” 10 phút
Pha 5: Thực hiện báo cáo về “Mô hình dự báo thời tiết” 15 phút
Pha 6: Đánh giá nhận xét chung về hoạt động thiết kế, chế tạo
“Mô hình dự báo thời tiết”
10 phút
Pha 1. Đặt vấn đề và chuyển giao nhiệm vụ
GV tổ chức hoạt động “Bão được hình thành từ đâu”:
+ GV cho HS xem clip về tác hại của bão.
+ HS nghiên cứu tài liệu để hoàn thành phiếu học tập “Bão được hình thành từ đâu”.
+ HS báo cáo kết quả nghiên cứu.
Từ đó, HS phát hiện được vấn đề thực tiễn: Cần phải có thiết bị dự báo thời tiết. Sau
khi HS phát hiện vấn đề thực tiễn, GV giao nhiệm vụ cho HS thiết kế, chế tạo mô hình
dự báo thời tiết
Pha 2. Đề xuất phương án thiết kế mô hình dự báo thời tiết
Bước 1. Phát thảo bản vẽ thiết kế.
Nhóm trưởng huy động, điều phối các thành viên trong nhóm nhóm thảo luận, thống
nhất
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
25
ý kiến để phát thảo bản thiết kế mô hình dự báo thời tiết.
Bước 2. Thuyết trình về bản vẽ thiết kế.
Các nhóm lần lượt cử đại diện thuyết trình về bản vẽ thiết kế mô hình dự báo thời
tiết. Trong đó cần làm rõ: Các thông số trạng thái liên quan, mối liên hệ giữa các thông
số trạng thái khi thời tiết thay đổi và hoạt động của mô hình dự báo thời tiết, dự kiến vật
liệu sử dụng… Các nhóm còn lại phản biện, góp ý bổ sung.
Bước 3. Thống nhất bản vẽ thiết kế.
Các nhóm trao đổi và thảo luận để thống nhất bản vẽ thiết kế chung nhất. GV định
hướng để HS thống nhất bản vẽ thiết kế có sử dụng các nguyên vật liệu đã chuẩn bị sẵn.
Pha 3. Gia công, chế tạo mô hình dự báo thời tiết theo bản vẽ thiết kế
Bước 1. Cung cấp dụng cụ, vật liệu.
GV cho HS lựa chọn dụng cụ phù hợp, đại diện các nhóm lần lượt nhận bộ dụng cụ,
vật liệu để chế tạo mô hình dự báo thời tiết.
Bước 2. Gia công, chế tạo các chi tiết.
Nhóm trưởng chia nhóm thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm chịu trách nhiệm gia công:
khoan lỗ, pha nước màu, dán keo cho ống thủy tinh chữ L…
Bước 3. Chế tạo mô hình
Nhóm trưởng chia nhóm thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm nhỏ thực hiện các nhiệm
vụ học tập:
+ Đọc tài liệu hướng dẫn và chế tạo mô hình theo bản thiết kế đã thống nhất.
+ Kiểm tra, vận hành mô hình.
+ Hoàn thành phiếu học tập.
+ Vẽ poster.
+ Thuyết trình báo cáo sản phẩm.
Trong khi các nhóm chế tạo, GV quan sát và hỗ trợ kịp lúc khi HS gặp khó khăn.
Pha 4. Vận hành thử nghiệm mô hình dự báo thời tiết
Đề kiểm tra xem mô hình có hoạt động đúng hay không, GV giao bài tập về nhà cho
HS thực hiện viết lại áp suất khí quyển, nhiệt độ khí quyển và mô tả chiều cao của mực
nước của mô hình dự báo thời tiết hàng ngày trong một tuần để nhận xét xem mô hình
có dự báo đúng thời tiết hay không.
Pha 5. Thực hiện báo cáo về mô hình dự báo thời tiết
Bước 1. Lựa chọn nhóm thuyết trình.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
26
+ GV tiến hành thu sản phẩm của các nhóm, trưng bày sản phẩm trước khi báo cáo.
+ GV tổ chức cho HS báo cáo mô hình dự báo thời tiết với tiêu chí thẫm mĩ hoặc
tinh thần xung phong tự nguyện.
Bước 2. Thuyết trình về mô hình dự báo thời tiết.
Đại diện nhóm lần lượt thuyết trình về mô hình dự báo thời tiết. Trong đó các nhóm
cần chỉ ra: cơ chế hoạt động của mô hình dự báo thời tiết, giải thích mối liên hệ giữa
những thông số dự báo thời tiết, cách chế tạo mô hình, các khó khăn và biện pháp giải
quyết của mô hình dự báo thời tiết…
Bước 3. Phản biện, góp ý.
Các nhóm lắng nghe, tìm ra những điều chưa hợp lý trong phần thuyết trình về mô
hình dự báo thời tiết. Các nhóm góp ý thảo luận để phần thuyết trình về mô hình dự báo
thời tiết được hoàn thiện hơn.
Bước 4. Đánh giá báo cáo sản phẩm.
Các nhóm và GV cùng đánh giá theo bảng 2.4.
Hình thức đánh giá: Đánh giá của GV và đánh giá chéo giữa các nhóm.
Pha 6. Đánh giá chung, nhận xét về hoạt động thiết kế, chế tạo mô hình dự báo
thời tiết
Bước 1. Thu hồi dụng cụ, vật liệu.
Bước 2. Đánh giá, nhận xét.
GV khen thưởng, khích lệ các nhóm hoàn thành tốt nhiệm vụ và nhắc nhở các nhóm
chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ
Bảng 2.4. Tiêu chí đánh giá báo cáo mô hình dự báo thời tiết
STT Hoạt động Tiêu chí Điểm tối
đa
Điểm đánh
giá
1 Mô hình dự báo
thời tiết
Vận hành thành công 15
2 Nhỏ gọn, thẩm mĩ 10
3
Poster
Đầy đủ các nội dung yêu
cầu (mô hình và cơ chế
của mô hình, các khó
khăn và biện pháp giải
quyết …)
05
4 Thẩm mĩ, sáng tạo 10
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
27
5
Phiếu học tập
Hoàn thành đầy đủ nội
dung yêu cầu của phiếu
học tập
20
6
Thuyết trình
Chỉ rõ được cơ chế họa
động của mô hình dự báo
thời tiết
15
7 Giải thích cơ chế hoạt
động của mô hình dự báo
thời tiết
10
8 Tự tin, phong cách 05
9 Phản biện Trả lời chính xác các câu
hỏi
10
Tổng 100
2.3. Tiêu chí đánh giá năng lực sáng tạo của HS trong hoạt động trải nghiệm
Căn cứ vào các đặc trưng của hoạt động trải nghiệm, tiến trình tổ chức hoạt động
trải nghiệm và một số biểu hiện NL sáng tạo trong hoạt động nhận thức của HS, tôi cụ
thể hóa NL sáng tạo của HS thông qua các tiêu chí ở bảng 2.6. Đây là công cụ đánh giá
của GV, đánh giá đồng đẳng (HS trong cùng nhóm đánh giá lẫn nhau), tự đánh giá của
HS.
Tuy nhiên để phù hợp với thực tế giảng dạy, GV có thể cân nhắc, lựa chọn và chỉnh sửa
các tiêu chí sao cho phù hợp với đặc trưng của đối tượng HS, với phương pháp dạy học
mình lựa chọn.
Bảng 2.5. Tiêu chí đánh giá NL sáng tạo của HS đối với chủ đề
Các tiêu chí Mức độ thể hiện
Rất rõ
ràng
Rõ ràng Không
rõ ràng
Không
có
Tự tìm ra vấn đề mới, tình huống mới
trong thực tiễn ngành kĩ thuật và đề
xuất phương án giải quyết đúng,
mang lại hiệu quả;
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
28
Thiết kế được sơ đồ, bản vẽ thể hiện
nguyên lý cấu tạo và hoạt động, vận
hành của hệ thống kĩ thuật và chỉ ra
được tính mới, tính hiệu quả của nó
so với những cái đã biết;
Tìm ra các giải pháp khảo sát, đo đạc
mới, đảm bảo tính hiệu quả nhưng dễ
thực hiện, đảm bảo tính chính xác;
Tìm ra các thiết bị, vật liệu mới thay
thế cho thiết bị, vật liệu cũ nhưng vẫn
đảm bảo tính hiệu quả cao và tiết
kiệm;
Đề xuất giải pháp thiết kế mới cho hệ
thống kĩ thuật đã có, thay đổi một số
chi tiết nhằm tăng hiệu quả cho hệ
thống kĩ thuật;
Tiến hành thực hiện giải pháp, thi
công, chế tạo,… hệ thống kĩ thuật
nhằm mang lại lợi ích và có ý nghĩa
xã hội;
Vận dụng kiến thức được học để giải
quyết các vấn đề mới, tình huống
mới trong thực tiễn liên quan đến
ngày kĩ thuật;
Kết hợp các thao tác tư duy (so sánh,
phân tích, đánh giá) và các phương
pháp phán đoán, mô hình giả thuyết,
từ đó đưa ra kế luận chính xác cho
vấn đề;
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
29
Lập được nhiều phương án giải
quyết cho một vấn đề thực tiễn mang
lại kết quả tối ưu;
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương này, tôi đã xây dựng được nội dung hoạt động trải nghiệm đồng thời
thiết kế hoạt động trải nghiệm Tạo mô hình dự báo thời tiết với các vật liệu được chuẩn
bị và cách thức tiến hành theo các pha của tiến trình tổ chức hoạt động trải nghiệm đã
đề xuất ở chương 1. Tôi cũng thiết kế bảng tiêu chí đánh giá năng lực sáng tạo của HS
khi tham gia hoạt động trải nghiệm Tạo mô hình dự báo thời tiết. Đây là công cụ được
sử dụng để tiến hành thực nghiệm sư phạm ở chương tiếp theo.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
31
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm
Tôi tiến hành TNSP “Tổ chức hoạt động trải nghiệm Tạo mô hình dự báo thời tiết”
nhằm:
- Kiểm tra giả thuyết khoa học đã đề ra trong khóa luận.
- Đánh giá tính khả thi của tiến trình dạy tổ chức hoạt động trải nghiệm để bồi dưỡng
năng lực sáng tạo của học sinh đã đề xuất.
3.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm
- HS lớp 10/8 trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, năm học 2022-2023.
3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Xin phép Ban giám hiệu nhà trường, tổ Vật lí trong trường được TNSP.
- Tôi xin phép GV đang đứng lớp để thực hiện kế hoach tổ chức chủ đề hoạt động trải
nghiệm “tạo mô hình dự báo thời tiết”.
- Từ kết quả thực nghiệm, tôi đánh giá những gì đã đạt được và những mặt còn hạn chế
cần phải chỉnh sửa.
3.4. Những thuận lợi và khó khăn gặp phải khi tiến hành thực nghiệm sư phạm
3.4.1. Thuận lợi
- Ban giám hiệu trường THPT Nguyễn Thượng Hiền và tổ Vật lý rất ủng hộ, khuyến
khích GV đổi mới phương pháp dạy học, tạo điều kiện cho các tiết học, hoạt động
trải nghiệm, ngoại khóa.
- HS lớp thực nghiệm năng động, đoàn kết, tích cực, có năng khiếu thực hành.
3.4.2. Khó khăn
- Việc chuẩn bị các thiết bị rất mất thời gian và cần sự hỗ trợ.
3.5. Kế hoạch dạy học trải nghiệm
KẾ HOẠCH DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM
I.Tên chủ đề:
CHẾ TẠO MÔ HÌNH DỰ BÁO THỜI TIẾT
II. Mô tả chủ đề:
Ở nước ta hàng năm trung bình chịu ảnh hưởng của 4-5 cơn bão, mùa bão ở nước ta từ
tháng 6 đến tháng 12. Tháng nhiều bão nhất là tháng 8 và tháng 9. Đầu mùa bão (tháng
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
32
6 và tháng 7), bão thường đổ bộ vào Bắc Bộ, nhất là khu vực từ móng cái đến Hải Phòng.
Giữa mùa, bão thường đổ bộ vào đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (Thanh - Nghệ -
Tĩnh). Vào tháng 10, tháng 11 bão thường hay đổ bộ vào bờ biển Trung Trung Bộ và
cực nam Trung Bộ. Do đó, dự đoán được thời gian bão sẽ xuất hiện là rất cần thiết. Vì
vậy GV có thể tổ chức hoạt động trải nghiệm cho HS chế tạo mô hình dự báo thời tiết.
II. Vật liệu và thiết bị sử dụng cho mô hình
STT Tên Số lượng Hình ảnh minh họa
Vật liệu:
1 Hộp nhựa 1 cái
2 Thanh thủy
tinh chữ L
1 cái
3 Nước màu 1 cốc
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
33
Thiết bị:
4 Súng bắn keo 1 cái
5 Máy khoan 1 cái
III. Các bước chế tạo mô hình
Chuẩn bị dụng cụ Bước 1: Dùng màu thực
phẩm pha nước màu
Bước 2: Khoan 1 lỗ trên
hộp nhựa, cách nắp hộp 2
cm
Bước 3: Dùng súng bắn
keo cố định thanh thủy
tinh chữ L vào lỗ đã khoan
trên hộp
Bước 4: Đổ nước màu
vào hộp và đậy kín nắp.
Ta được mô hình dự báo
thời tiết hoàn chỉnh
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
34
IV. Tiêu chí đán giá sản phẩm
STT Hoạt động Tiêu chí Điểm tối
đa
Điểm đánh
giá
1 Mô hình dự báo
thời tiết
Vận hành thành công 15
2 Nhỏ gọn, thẩm mĩ 10
3
Poster
Đầy đủ các nội dung yêu
cầu (mô hình và cơ chế
của mô hình, các khó
khăn và biện pháp giải
quyết …)
05
4 Thẩm mĩ, sáng tạo 10
5
Phiếu học tập
Hoàn thành đầy đủ nội
dung yêu cầu của phiếu
học tập
20
6
Thuyết trình
Chỉ rõ được cơ chế họa
động của mô hình dự báo
thời tiết
15
7 Giải thích cơ chế hoạt
động của mô hình dự báo
thời tiết
10
8 Tự tin, phong cách 05
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
35
9 Phản biện Trả lời chính xác các câu
hỏi
10
Tổng 100
V. Chuỗi các hoạt động trải nghiệm
Các bước Tên hoạt động cụ thể
Định hướng cách
thức tổ chức
Thời gian
và địa điểm
1. Xác định vấn
đề và chuyển
giao nhiệm vụ
Hoạt động 1: Xác định yêu cầu
thiết kế và chuyển giao nhiệm vụ
- Tình huống đặt
vấn đề
10 phút tại
lớp
2. Đề xuất
phương án thiết
kế mô hình dự
báo thời tiết
Hoạt động 2.1 : Phát thảo bản vẽ
Làm việc nhóm
15 phút tại
lớp
Hoạt động 2.2 : Đề xuất phương
án thiết kể mô hình
3. Gia công, chế
tạo mô hình
theo bản vẽ
Hoạt động 3.1: Cung cấp dụng cụ,
vật liệu
Báo cáo, thảo luận
20 phút tại
lớp
Hoạt động 3.2: Gia công, chế tạo
các chi tiết
4. Vận hành thử
nghiệm mô hình
dự báo thời tiết
Hoạt động 4: Vận hành, thử
nghiệm mô hình
Hoạt động nhóm 1 tuần ở nhà
5. Chia sẻ, thảo
luận, điều chỉnh
Hoạt động 5: Trình bày sản phẩm,
thảo luận và đánh giá
Báo cáo, thảo luận
45 phút tại
lớp
Hoạt động 1. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ VÀ CHUYỂN GIAO NHIỆM VỤ HỌC TẬP
(15 phút tại lớp)
a. Mục tiêu:
- Xác định được nhiệm vụ là chế tạo mô hình dự báo thời tiết với các yêu cầu:
• Hoạt động của mô hình có vận dụng kiến thức về hiện tượng áp suất khí quyển, phương
trình trạng thái khí lí tưởng
• Thiết kế đơn giản
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
36
- Liệt kê được các yêu cầu của bản thiết kế, đánh giá sản phẩm, từ đó định hướng thiết
kế sản phẩm
b. Nội dung
- GV cho HS nhận thấy được sự cần thiết và ý nghĩa của mô hình dự báo thời tiết đối
với cuộc sống từ thực tiễn quan sát được
- GV giới thiệu cụ thể nhiệm vụ của bài học là thiết kế mô hình và chế tạo mô hình dự
báo thời tiết
- GV xác định các vấn đề cần giải quyết cho HS
- Giáo viên thông báo cho học sinh về tiến trình dự án
c. Dự kiến sản phẩm hoạt động
- HS nêu được lợi ích của mô hình dự báo thời tiết
- HS xác định được yêu cầu thiết kế thông qua quan sát sản phẩm mẫu.
- Thống nhất kế hoạch thực hiện
- Bảng ghi nhận nhiệm vụ, kế hoạch dự án và phân công công việc
d. Cách thức tổ chức hoạt động
Nhiệm vụ 1: Tổ chức nhóm học tập
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm gồm 6-8 thành viên. Mỗi nhóm đóng
vai trò là các nhà thiết kế thực hiện nhiệm vụ chủ đề.
- Mỗi nhóm bầu nhóm trưởng và các vai trò khác nhau đối với mỗi thành viên trong
nhóm
TT HỌ VÀ TÊN VAI TRÒ NHIỆM VỤ
1 Trưởng nhóm Quản lý, tổ chức chung, chia các hoạt động
2 Thư ký Ghi chép, lưu trữ hồ sơ học tập của nhóm
3 Thành viên Phát ngôn viên
4 Thành viên Photo tài liệu
5 Thành viên Chụp ảnh minh chứng HĐ của nhóm
6 Thành viên Mua vật liệu
Nhiệm vụ 2: Đặt vấn đề - Giao nhiệm vụ học tập
- Cho HS trả lời câu hỏi “Các em có biết tại sao mực nước tăng thì áp suất bên ngoài
giảm và có khả năng gây ra bão? Tại sao mực nước giảm thì áp suất bên ngoài tăng?"
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
37
để học sinh liên hệ với tình hình chung của nước ta hiện nay nhằm khơi gợi ý tưởng của
học sinh
- HS đưa ra giải pháp chế tạo mô hình dự báo thời tiết
- GV dẫn dắt: dự báo thời tiết nó có rất nhiều lợi ích với chúng ta. Nào là giúp chúng
ta dự báo được thời tiết tốt hay xấu, hỗ trợ tích cực giúp chúng ta dự đoán được thời
tiết hơn khi có kế hoạch đi chơi. Vậy có một chiếc dự báo thời tiết là vô cùng cần thiết.
Để có thể tiết kiệm chi phí ta có thể chế tạo mô hình dự báo thời tiết cho riêng mình.
Với mô hình dự báo thời tiết tự thiết kế ta cần tìm hiểu các vấn đề sau đây:
· Để tạo ra mô hình dự báo thời tiết thì dựa trên nguyên lý nào?
· Mô hình dự báo thời tiết có cấu tạo như thế nào?
· Thiết kế mô hình dự báo thời tiết như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất?
Nhiệm vụ 3: Thống nhất tiến trình dự án
- Giáo viên đặt vấn đề: Để hoàn thành hiệu quả nhiệm vụ dự án học tập này cần thực
hiện theo tiến trình như thế nào? Giáo viên thống nhất cùng học sinh kế hoạch dự án.
- Với học sinh chưa quen làm dự án, GV thông báo tiến trình và hướng dẫn học sinh.
Đối với học sinh có kinh nghiệm thực hiện dự án, GV yêu cầu học sinh tự đề xuất các
công việc và phân phối thời gian trong dự án.
Hoạt động 2: TRÌNH BÀY VÀ BẢO VỆ PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ
(30 phút)
a. Mục tiêu:
- Yêu cầu nhóm học sinh tìm các giải pháp có thể để thiết kế mô hình dự báo thời tiết
phù hợp với lí thuyết nhóm vừa tìm hiểu.
- HS mô tả được phương án thiết kế và sử dụng các kiến thức nền để giải thích nguyên
lý hoạt động của mô hình dự báo thời tiết.
- Lựa chọn phương án thiết kế tối ưu để thực hiện chế tạo sản phẩm
b. Nội dung:
- GV tổ chức cho HS từng nhóm trình bày phương án thiết kế theo các tiêu chí ở hoạt
động 1
- Giải thích được các lý do lựa chọn sản phẩm trên
+ Mặt ưu, khuyết của các dụng cụ.
+ Cách lắp đặt có phù hợp với thực tiễn của lý thuyết.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
38
- GV tổ chức hoạt động thảo luận cho từng thiết kế: Các nhóm khác và GV nêu rõ câu
hỏi làm rõ, phản biện và góp ý cho bản thiết kế hệ thống. Nhóm trình bày trả lời câu hỏi,
lập luận, bảo vệ quan điểm hoặc ghi nhận ý kiến góp ý phù hợp để hoàn thiện bản thiết
kế.
- GV chuẩn bị kiến thức liên quan cho HS: Yêu cầu HS ghi lại các kiến thức vào vở và
chỉnh sửa phương án thiết kế (nếu có)
c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS
Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản phẩm:
- Bản kiến thức ghi chép những kiến thức nền liên quan đến sản phẩm trên bảng của
giáo viên trong vở cá nhân
- Bản thiết kế hoàn chỉnh mô hình dự báo thời tiết
d. Cách thức tổ chức hoạt động:
Nhiệm vụ 1: Mở đầu – tổ chức báo cáo
- GV thông báo tiến trình của buổi báo cáo như sau:
+ thời gian báo cáo: 5 phút
+ thời gian đặt câu hỏi và trao đổi: 3 phút
+ trong khi nhóm bạn báo cáo, GV yêu cầu mỗi HS chú ý và đóng góp ý kiến nhận xét
và đặt câu hỏi tuơng ứng đối với bài của mỗi bạn
- GV nhắc lại môt lần về các tiêu chí đánh giá bảng thiết kế và tiêu chí đánh giá bài
thuyết trình
- GV có thể hướng dẫn HS của các nhóm khác sử dụng bảng tiêu chí này để đánh giá và
đặt câu hỏi cho nhóm khác
Nhiệm vụ 2: Tiến hành báo cáo
- GV chọn một nhóm lên báo cáo
- Nhóm HS báo cáo, ghi nhận và trả lời câu hỏi phản biện
- GV tổ chức cho các nhóm còn lại nêu câu hỏi, nhận xét phương án thiết kế của nhóm
bạn, nhóm trình bày trả lời, bảo vệ thu nhận góp ý, đưa ra sửa chữa phù hợp.
- GV nhận xét
- GV sử dụng phiếu đánh giá để đánh giá phần trình bày của học sinh
- Tương tự nhóm khác sẽ lên trình bày báo cáo của nhóm mình
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
39
Nhiệm vụ 3: Tổng kết và dặn dò
- GV đánh giá về phần báo cáo của các nhóm HS dự trên các tiêu chí ghi trong bảng
đánh giá
- GV yêu cầu HS tổng hợp lại các ý kiến đóng góp của GV và của các nhóm, chuẩn hóa
các kiến thức liên quan, chốt lại các vấn đề cần chú ý, chỉnh sửa của các nhóm
- GV thông báo nhiệm vụ hoạt động học tập kế tiếp: Chế tạo sản phẩm theo bản thiết kế
và chuẩn bị bài giới thiệu sản phẩm
- GV phát vật liệu chế tạo cho HS về nhà chế tạo và dặn dò các nhóm về nhà triển khai
chế tạo sản phẩm theo bản thiết kế
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
40
Hoạt động 4: CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH DỰ BÁO THỜI TIẾT
(15 phút tại lớp- Về nhà)
(HS làm việc ở nhà 1 tuần )
A. Mục đích:
– HS chế tạo được mô hình dự báo thời tiết căn cứ trên bản vẽ thiết kế đã được
thông qua;
–Xác định các vật liệu phù hợp, đảm bảo đúng sơ đồ bản vẽ của mô hình dự báo
thời tiết với giá thành hợp lí;
– Học được nguyên tắc an toàn trong chế tạo, lắp đặt sản phẩm.
– Bổ sung thêm kiến thức nền thông qua việc giải quyết những vấn đề nảy sinh
trong quá trình chế tạo sản phẩm.
B. Nội dung:
– HS làm việc theo nhóm ở nhà; ghi chép lại công việc của từng thành viên, các
điều chỉnh của bản thiết kế (nếu có) và giải thích lí do điều chỉnh
– GV đôn đốc, hỗ trợ HS (nếu cần) trong quá trình các nhóm chế tạo sản phẩm.
C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản phẩm sau:
Mô hình dự báo thời tiết đúng yêu cầu, đáp ứng các tiêu chí đánh giá trong phiếu
đánh giá số 1.
D. Cách thức tổ chức hoạt động:
Bước 1. HS tìm kiếm, chuẩn bị các vật liệu dự kiến;
Bước 2. HS lắp đặt các thành phần của hệ thống theo bản thiết kế bằng vật liệu đã có;
Bước 3.HS thử nghiệm hệ thống, so sánh với các tiêu chí đánh giá sản phẩm (Phiếu
đánh giá số 1).
Bước 4. HS điều chỉnh lại vật liệu và thiết kế, ghi lại nội dung điều chỉnh và giải
thích lí do (nếu cần phải điều chỉnh);
Bước 5. HS hoàn thiện bảng ghi danh mục các vật liệu và tính giá thành chế tạo sản
phẩm;
Bước 6. HS đóng gói và sắp xếp sản phẩm, sẵn sàng cho phần triển lãm sản phẩm;
Xây dựng bản báo cáo và tập trình bày, giới thiệu sản phẩm.
Trong quá trình chế tạo sản phẩm, GV đôn đốc, hỗ trợ, ghi nhận hoạt động của các
nhóm HS.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
41
Hoạt động 5:
TRÌNH BÀY SẢN PHẨM “CHẾ TẠO MÔ HÌNH DỰ BÁO THỜI TIẾT” VÀ
THẢO LUẬN
(tiết 3- 45 phút)
A. Mục đích:
– HS giới thiệu và chứng minh sự phù hợp của sản phẩm mô hình dự báo thời tiết
với điều kiện thực tế cũng như đáp ứng được các tiêu chí đánh giá sản phẩm đã đặt ra.
– HS thực hành được kỹ năng thuyết trình và phản biện kiến thức liên quan; rèn
luyện được thói quen bảo vệ môi trường; hình thành ý thức về cải tiến, phát triển sản
phẩm.
– HS hoàn thiện kiến thức nền sau khi đã có thực nghiệm.
B. Nội dung:
– Các nhóm HS giới thiệu về cách thức hoạt động, vận hành của sản phẩm kết hợp
với việc giải thích kiến thức các môn học liên quan.
– GV và HS đặt câu hỏi để làm rõ nội dung.
C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản phẩm sau: mô hình dự báo thời tiết vận
hành được theo đúng các tiêu chí đánh giá.
D. Cách thức tổ chức hoạt động:
Bước 1. Các nhóm HS mô tả và thực hành mô hình dự báo thời tiết với điều kiện
thực tế (Video tự quay của hs việc sử dụng mô hình dự báo thời tiết)
Bước 2. Các nhóm lần lượt báo cáo, trình diễn hoạt động của mô hình dự báo thời
tiết:
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
42
– Nhóm trình bày về cách thức hoạt động của sản phẩm; những điều chỉnh trong quá
trình chế tạo sản phẩm và giải thích lí do (nếu có); giải thích cách tính giá thành sản phẩm;
Trong thời gian này, các nhóm HS khác cũng hoàn thành phiếu đánh giá dành
cho HS.
Bước 3. GV và các nhóm khác đặt câu hỏi, nhận xét. GV công bố kết quả chấm
sản phẩm theo tiêu chí của phiếu đánh giá số 1 (kết quả đánh giá nên được trình chiếu
trên màn hình để cả lớp dễ quan sát);
GV tổng kết và nhận xét về kết quả chung của các nhóm. GV cần lưu ý những hạn
chế, những điểm còn bất cập, chưa chính xác của các nhóm, đặc biệt lưu ý khi các nhóm
khai thác và giải thích kiến thức nền trong khi giới thiệu sản phẩm và những ghi chép
trong phiếu học tập.
Bước 4. Tổng kết, đánh giá
- GV tổng kết và đánh giá chung về dự án: Kiến thức, kĩ năng, quá trình thiết kế và
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
43
thi công sản phẩm, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng trình bày thuyết phục, hiệu quả sử
dụng của sản phẩm.
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ cuối dự án: Hoàn thành hồ sơ dự án
- GV gợi mở về việc tìm hiểu kiến thức và mở rộng, nâng cấp sản phẩm cho HS.
3.6. Phân tích diễn biến thực nghiệm sư phạm
3.6.1. Giai đoạn 1: Chuẩn bị
3.6.1.1. Chuẩn bị vật liệu và thiết bị
- GV chuẩn bị 4 vật liệu và thiết bị, mỗi bộ được đựng sẵn trong khay nhựa để phát
cho mỗi nhóm.
- Ngoài ra, để phục vụ cho việc báo cáo thuyết trình của HS, GV cung cấp cho mỗi
nhóm: Bút màu, giấy trắng khổ A1, thước kẻ… để vẽ poster và sơ đồ tư duy.
3.6.1.2. Chuẩn bị cơ sở vật chất
GV trước khi lên lớp sẽ chuẩn bị phòng học, bàn ghế, máy chiếu,…để tổ chức hoạt
động trải nghiệm.
3.6.2. Giai đoạn 2: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trên lớp học chủ đề “Mô hình dự
báo thời tiết”
Tôi TNSP chủ đề “Mô hình dự báo thời tiết” cho HS lớp 10/8 THPT Nguyễn
Thượng Hiền với tiến trình như sau:
Đặt vấn đề
GV cho HS xem video nói về bão trong tự nhiên, trong video có trình bày các nội
dung sau: Bão do đâu mà có, điều kiện để hình thành một cơn bão… Các em HS chăm
chú theo dõi video.
GV giới thiệu HS hoạt động chính của chủ đề: hoạt động tìm hiểu mô hình dự báo
thời tiết. HS có nhiệm vụ hoàn thành phiếu học tập, vẽ sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức
về cơ chế hình thành bão. GV cung cấp thiết bị, sau đó HS sẽ vẽ poster để giới thiệu về
sản phẩm và hoàn thành phiếu học tập để giải thích cơ chế hình thành của bão. Cuối
hoạt động, GV tổ chức cho các nhóm báo cáo thuyết trình. Hầu hết các HS đều chú ý
lắng nghe.
GV bàn giao giấy vẽ, màu, vật liệu và thiết bị cho các nhóm. Các em rất tò mò, hứng
thú và đều nhanh chóng lên nhận các bộ dụng cụ từ GV. GV giới thiệu tài liệu học tập,
vật liệu thiết bị và thỏa thuận các quy định học tập với HS. HS của lớp đa số đều chú ý
lắng nghe và tán thành với những quy đinh đó.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
44
Làm việc với tài liệu hướng dẫn
Khi các nhóm bắt đầu làm việc, chỉ có nhóm 1, nhóm 2, bầu nhóm trưởng và nhóm
trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên khác; còn nhóm 3, nhóm 4 vẫn đang loay
hoay với các thiết bị và không tập trung vào nhiệm vụ học tập GV phân công. Sau khi
được GV nhắc nhở, nhóm 3 và nhóm 4 đã tập trung hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Sau khi điều tra và hỗ trợ kịp thời, tôi tìm hiểu được nguyên nhân của nhóm đó là
không biết vẽ sơ đồ tư duy. Tuy nhiên dưới sự hỗ trợ của GV, các nhóm đã hoàn thành
nhiệm vụ học tập của mình.
Nhóm HS được nhóm trưởng phân công nghiên cứu tài liệu hướng dẫn sẽ:
+ Phối hợp với nhóm nhận nhiệm vụ hoàn thành phiếu học tập, điền đầy đủ nội dung
kiến thức trong phiếu học tập.
+ Phối hợp với nhóm nhận nhiệm vụ vẽ sơ đồ tư duy tìm từ khóa và hệ thống kiến
thức cần trình bày.
Hoạt động “tạo mô hình dự báo thời tiết”
Sau khi đã tham gia một hoạt động, HS các nhóm phối hợp nhịp nhàng hơn. Nhóm
trưởng nhanh chóng phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Nhóm HS được nhóm
trưởng phân công nhiệm vụ nghiên cứu tài liệu hướng dẫn sẽ:
+ Phối hợp với các bạn nhận nhiệm vụ thiết kế và chế tạo mô hình kiểm tra các bộ
dụng cụ được nhận về từ GV về: số lượng, tình trạng chất lượng,…; tìm hiểu quy trình
thiết kế và chế tạo mô hình.
+ Phối hợp với nhóm nhận nhiệm vụ hoàn thành phiếu học tập, điền đầy đủ nội dung
kiến thức trong phiếu học tập.
+ Phối hợp với nhóm nhận nhiệm vụ vẽ poster thống nhất các nội dung cần trình
bày
Vẽ sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức
Các thành viên trong nhóm vẽ sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức cần có khả năng
nghệ thuật tốt. Trong quá trình vẽ sơ đồ tư duy, các HS thuộc nhóm này sẽ làm việc với
nhóm nghiên cứu tài liệu hướng dẫn và nhóm hoàn thành phiếu học tập để chọn ra từ
khóa để vẽ. Đối với hoạt động này, GV đã chuẩn bị sẵn tài liệu hướng dẫn, phiếu học
tập, giấy A1 và màu, HS dựa vào tài liệu hướng dẫn kết hợp với những kiến thức đã
được cung cấp từ đoạn video mà GV đã cho xem khi đặt vấn đề để vẽ sơ đồ tư duy.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
45
Thiết kế, chế tạo mô hình dự báo thời tiết
Các thành viên trong nhóm thiết kế, chế tạo mô hình cần có khả năng kĩ thuật tốt.
Trong quá trình thiết kế, chế tạo các HS thuộc nhóm này sẽ làm việc với nhóm nghiên
cứu tài liệu hướng dẫn để thiết kế và chế tạo mô hình. Đối với chủ đề này, GV đã chuẩn
bị sẵn các bộ dụng cụ, HS dựa vào tài liệu tham khảo, thiết kế và chế tạo mô hình dự
báo thời tiết, vận hành sản phẩm và giải thích cơ chế hoạt động của sản phẩm. Trong lúc
thiết kế, chế tạo mô hình, nhìn chung các HS khá tập trung và tích cực hoạt động, thảo
luận, các nhóm phân công công việc cụ thể, rõ ràng và phối hợp nhịp nhàng để hoàn
thành nhiệm vụ.
Đối với các nhóm thiết kế, chế tạo và vận hành mô hình
Ở lớp 10C8, hầu hết các nhóm đều nghiên cứu kĩ tài liệu hướng dẫn và hoàn thành
sớm mô hình. Trong đó, nhóm 1 và nhóm 4 hoàn thành nhanh nhất vì được nhóm trưởng
phân công nhiệm vụ rõ ràng và các thành viên trong nhóm làm việc rất ăn ý.
Đối với các nhóm thiết kế, chế tạo và vận hành mô hình chưa thành công
Nếu thực hiện không thành công, các nhóm sẽ phải quay lại đọc kĩ tài liệu
hướng dẫn, đưa ra các giải pháp khắc phục. Trong quá trình làm việc, HS nhóm 1
lớp 10C8, không nghiên cứu kĩ tài liệu hướng dẫn mà bắt tay ngay và thiết kế và
chế tạo mô hình. Tuy kết quả không được thành công như mong muốn, nhưng tôi rất ghi
nhận tính tích cực và tinh thần sáng tạo từ các em.
Tổ chức cho HS báo cáo
Hoạt động tìm hiểu về mô hình dự báo thời tiết
GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả tìm hiểu kiến thức theo hình thức 2
HS đại diện 1 nhóm báo cáo. Các HS khác sau đó sẽ nhận xét, bổ sung, đặt câu hỏi
cho nhóm thuyết trình.
Ở lớp 10C8, đây là một lớp học rất tích cực, thể hiện tất cả các nhóm đều mong
muốn được trình bày. Nhìn chung tất cả các nhóm đều hoàn thành đầy đủ nội dung của
phiếu học tập, giải thích được cơ chế, liên kết được kiến thức sinh học và kiến thức vật
lý. Tuy nhiên do hạn chế về thời gian, GV chỉ mời 2 nhóm có poster đẹp nhất lên trình
bày.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
46
Hoạt động mô hình dự báo thời tiết
GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả tìm hiểu kiến thức theo hình thức 2
HS đại diện 1 nhóm báo cáo. Các HS khác sau đó sẽ nhận xét, bổ sung, đặt câu hỏi
cho nhóm thuyết trình.
Do hạn chế về thời gian, GV chỉ tổ chức được cho HS trưng bày và vận hành sản
phẩm. Sau đó GV giải thích cơ chế của mô hình mô hình dự báo thời tiết
Nhận xét đánh giá
Do hạn chế và thời gian, GV chỉ kịp tổ chức cho lớp 10C8 nhận xét và phản biện.
Nhìn chung, các nhóm đều có mô hình giống nhau. Các HS tích cực đặt câu hỏi phân
tích vấn đề.
Kết luận
GV kết luận lại nội dung kiến thức trọng tâm của chủ đề trải nghiệm:
+ Quá trình hình thành bão và cơ chế hoạt động của máy dự báo thời tiết.
+ Rút được mô hình có liên quan đến phương trình trạng thái khí lí tưởng.
GV nhận xét về sơ đồ tư duy, poster, phiếu học tập và mô hình, đánh giá về thái độ làm
việc nhóm và khả năng hoàn thành nhiệm vụ học tập của các nhóm.
3.6.3 Giai đoạn 3: Kiểm tra và đánh giá kết quả dạy học trên lớp
Thực hiện bài kiểm tra: GV biên soạn đề kiểm tra cho chủ đề gồm 10 câu, thời gian 15
phút dùng để kiểm tra kiến thức vật lý, sinh học, công nghệ, kĩ thuật, toán học.
3.7. Đánh giá kết quả thực nghiệm
3.7.1. Đánh giá năng lực sáng tạo
Theo dõi diễn biến TNSP. Tôi nhận thấy các biểu hiện ở HS phù hợp với tiêu chí
đánh giá NL sáng tạo của HS đã đưa ở mục 2.4.2 - Chương 2. Chúng tôi thể hiện nó ở
bảng 3.2.
Bảng 3.2. Tiêu chí đánh giá NL sáng tạo và biểu hiện cụ thể của HS
Tiêu chí Biểu hiện cụ thể
(2) Thiết kế được sơ đồ, bản
vẽ thể hiện nguyên lý cấu
tạo và hoạt động, vận hành
của hệ thống kĩ thuật và chỉ
ra được tính mới, tính hiệu
HS vẽ được điều kiện để hình thành bão và sơ đồ bố trí
mô hình kiểm chứng phương trình trạng thái khí lí tưởng
đã đặt ra. HS có thể trình bày lại được nội dung bài học
và kết quả của việc hoạt động theo nhóm theo ngôn ngữ
riêng (thể hiện qua hình thức báo cáo, thuyết trình,…)
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
47
quả của nó so với những cái
đã biết.
(8) Kết hợp các thao tác tư
duy (so sánh, phân tích,
đánh giá) và các phương
pháp phán đoán, mô hình
giả thuyết, từ đó đưa ra kết
luận chính xác cho vấn đề.
Mô hình dự báo thời, nhóm 1 lớp 10C8 đã sáng tạo ra
một mô hình mới, tuy nhiên sau khi vận hành không
thành công, nhóm đã quay lại nghiên cứu tài liệu hướng
dẫn để tìm ra giải pháp thực hiện mô hình chính xác.
3.7.2 Đánh giá định lượng về năng lực sáng tạo
Để đánh giá kết quả TNSP, dựa trên bảng 2.5 ở trên tôi tổng hợp điểm đánh giá cho
mỗi kĩ năng tương ứng, gồm 4 mức độ với các mức điểm từ 0 đến 9. Mỗi kĩ năng được
biểu hiện bởi các hành vi, vì vậy khi chấm điểm các kĩ năng thành phần, chúng tôi tính
theo điểm trung bình của các hành vi tương ứng (theo trọng số). Điểm của các hành vi
biểu hiện kĩ năng nằm trong các khoảng giới hạn sau:
Các tiêu chí Điểm
tối đa
Mức độ 1
(rất rõ ràng)
Mức độ 2
(rõ ràng)
Mức độ 3
(không rõ
ràng)
Mức độ 4
(không có)
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
48
Tự tìm ra vấn đề
mới, tình huống
mới trong thực
tiễn
9 7,6 – 9 5,1 – 7,5 2,6 – 5 0 – 2,5
Thiết kế được
sơ đồ, bản vẽ
thể hiện nguyên
lý cấu tạo và
hoạt động, vận
hành
9 7,6 – 9 5,1 – 7,5 2,6 – 5 0 – 2,5
Tìm ra các giải
pháp khảo sát,
đo đạc mới
9 7,6 – 9 5,1 – 7,5 2,6 – 5 0 – 2,5
Đề xuất giải
pháp thiết kế
mới cho hệ
thống kĩ thuật
đã có
9 7,6 – 9 5,1 – 7,5 2,6 – 5 0 – 2,5
Vận dụng kiến
thức được học
để giải quyết
các vấn đề mới
9 7,6 – 9 5,1 – 7,5 2,6 – 5 0 – 2,5
Kết hợp các
thao tác tư duy
(so sánh, phân
tích, đánh giá)
và các phương
pháp phán
đoán, từ đó đưa
ra kế luận chính
xác cho vấn đề;
9 7,6 – 9 5,1 – 7,5 2,6 – 5 0 – 2,5
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TẠO MÔ HÌNH DỰ BÁO THỜI TIẾT – VẬT LÍ 10 ĐỂ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH.pdf
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TẠO MÔ HÌNH DỰ BÁO THỜI TIẾT – VẬT LÍ 10 ĐỂ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH.pdf
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TẠO MÔ HÌNH DỰ BÁO THỜI TIẾT – VẬT LÍ 10 ĐỂ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH.pdf
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TẠO MÔ HÌNH DỰ BÁO THỜI TIẾT – VẬT LÍ 10 ĐỂ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH.pdf
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TẠO MÔ HÌNH DỰ BÁO THỜI TIẾT – VẬT LÍ 10 ĐỂ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH.pdf
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TẠO MÔ HÌNH DỰ BÁO THỜI TIẾT – VẬT LÍ 10 ĐỂ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH.pdf
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TẠO MÔ HÌNH DỰ BÁO THỜI TIẾT – VẬT LÍ 10 ĐỂ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH.pdf
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TẠO MÔ HÌNH DỰ BÁO THỜI TIẾT – VẬT LÍ 10 ĐỂ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH.pdf
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TẠO MÔ HÌNH DỰ BÁO THỜI TIẾT – VẬT LÍ 10 ĐỂ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH.pdf
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TẠO MÔ HÌNH DỰ BÁO THỜI TIẾT – VẬT LÍ 10 ĐỂ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH.pdf
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TẠO MÔ HÌNH DỰ BÁO THỜI TIẾT – VẬT LÍ 10 ĐỂ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH.pdf
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TẠO MÔ HÌNH DỰ BÁO THỜI TIẾT – VẬT LÍ 10 ĐỂ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH.pdf
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TẠO MÔ HÌNH DỰ BÁO THỜI TIẾT – VẬT LÍ 10 ĐỂ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH.pdf

More Related Content

Similar to TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TẠO MÔ HÌNH DỰ BÁO THỜI TIẾT – VẬT LÍ 10 ĐỂ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH.pdf

Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạmPhát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TẠO MÔ HÌNH DỰ BÁO THỜI TIẾT – VẬT LÍ 10 ĐỂ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH.pdf (20)

Luận văn: Xây dựng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học phần Sinh...
Luận văn: Xây dựng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học phần Sinh...Luận văn: Xây dựng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học phần Sinh...
Luận văn: Xây dựng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học phần Sinh...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công Ty
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công TyCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công Ty
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công Ty
 
Đề tài: Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thô...
Đề tài: Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thô...Đề tài: Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thô...
Đề tài: Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thô...
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT, 9đ
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT, 9đLuận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT, 9đ
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT, 9đ
 
BIỆN PHÁP VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC VÀO DẠY ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN NGH...
BIỆN PHÁP VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC VÀO DẠY ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN NGH...BIỆN PHÁP VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC VÀO DẠY ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN NGH...
BIỆN PHÁP VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC VÀO DẠY ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN NGH...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên Văn Phòng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên Văn PhòngLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên Văn Phòng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên Văn Phòng
 
Gioi tinh khoi nghiep sinh vien.pdf
Gioi tinh khoi nghiep sinh vien.pdfGioi tinh khoi nghiep sinh vien.pdf
Gioi tinh khoi nghiep sinh vien.pdf
 
Luận Văn Phân Tích Thành Phần Tâm Lý Môi Trường Làm Việc
Luận Văn  Phân Tích Thành Phần Tâm Lý Môi Trường Làm ViệcLuận Văn  Phân Tích Thành Phần Tâm Lý Môi Trường Làm Việc
Luận Văn Phân Tích Thành Phần Tâm Lý Môi Trường Làm Việc
 
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
 
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạmPhát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Cảm ứng điện từ vật lí 11, HAY
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Cảm ứng điện từ vật lí 11, HAYLuận văn: Tổ chức dạy học chương Cảm ứng điện từ vật lí 11, HAY
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Cảm ứng điện từ vật lí 11, HAY
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Cảm ứng điện từ vật lí 11 THPT theo hướng tă...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Cảm ứng điện từ vật lí 11 THPT theo hướng tă...Luận văn: Tổ chức dạy học chương Cảm ứng điện từ vật lí 11 THPT theo hướng tă...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Cảm ứng điện từ vật lí 11 THPT theo hướng tă...
 
TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG “NĂNG LƯỢNG” MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 THEO MÔ HÌNH LỚP ...
TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG “NĂNG LƯỢNG” MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 THEO MÔ HÌNH LỚP ...TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG “NĂNG LƯỢNG” MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 THEO MÔ HÌNH LỚP ...
TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG “NĂNG LƯỢNG” MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 THEO MÔ HÌNH LỚP ...
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc, HAY
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc, HAYLuận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc, HAY
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc, HAY
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vậ...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vậ...Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vậ...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vậ...
 
Đề tài: Xây dựng E-Book để thiết kế trò chơi trong dạy học hóa học
Đề tài: Xây dựng E-Book để thiết kế trò chơi trong dạy học hóa họcĐề tài: Xây dựng E-Book để thiết kế trò chơi trong dạy học hóa học
Đề tài: Xây dựng E-Book để thiết kế trò chơi trong dạy học hóa học
 
Xây dựng e book ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò chơi trong dạy h...
Xây dựng e book ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò chơi trong dạy h...Xây dựng e book ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò chơi trong dạy h...
Xây dựng e book ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò chơi trong dạy h...
 
Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy sinh học
Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy sinh họcPhát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy sinh học
Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy sinh học
 
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
 

More from Nguyen Thanh Tu Collection

More from Nguyen Thanh Tu Collection (20)

BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
 
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
BỘ LUYỆN NGHE TIẾNG ANH 8 GLOBAL SUCCESS CẢ NĂM (GỒM 12 UNITS, MỖI UNIT GỒM 3...
BỘ LUYỆN NGHE TIẾNG ANH 8 GLOBAL SUCCESS CẢ NĂM (GỒM 12 UNITS, MỖI UNIT GỒM 3...BỘ LUYỆN NGHE TIẾNG ANH 8 GLOBAL SUCCESS CẢ NĂM (GỒM 12 UNITS, MỖI UNIT GỒM 3...
BỘ LUYỆN NGHE TIẾNG ANH 8 GLOBAL SUCCESS CẢ NĂM (GỒM 12 UNITS, MỖI UNIT GỒM 3...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH FORM 50 CÂU TRẮC NGHI...
ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH FORM 50 CÂU TRẮC NGHI...ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH FORM 50 CÂU TRẮC NGHI...
ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH FORM 50 CÂU TRẮC NGHI...
 
24 ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH SỞ GIÁO DỤC HẢI DƯ...
24 ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH SỞ GIÁO DỤC HẢI DƯ...24 ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH SỞ GIÁO DỤC HẢI DƯ...
24 ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH SỞ GIÁO DỤC HẢI DƯ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Recently uploaded

Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
K61PHMTHQUNHCHI
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 

Recently uploaded (20)

Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
 
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápTóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
 
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
 
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
 
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTCHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
 
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt NamGiải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TẠO MÔ HÌNH DỰ BÁO THỜI TIẾT – VẬT LÍ 10 ĐỂ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH.pdf

  • 1. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TẠO MÔ HÌNH DỰ BÁO THỜI TIẾT – VẬT LÍ 10 ĐỂ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH WORD VERSION | 2023 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM T Ổ C H Ứ C H O Ạ T Đ Ộ N G T R Ả I N G H I Ệ M Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594 vectorstock.com/24597468 Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group
  • 2. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA VẬT LÍ LÊ HỒ LAN VY TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TẠO MÔ HÌNH DỰ BÁO THỜI TIẾT – VẬT LÍ 10 ĐỂ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đà Nẵng, năm 2023
  • 3. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA VẬT LÍ LÊ HỒ LAN VY TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TẠO MÔ HÌNH DỰ BÁO THỜI TIẾT – VẬT LÍ 10 ĐỂ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Sư phạm Vật lý Khóa học: 2019 – 2023 Người hướng dẫn: ThS. Trần Thị Hương Xuân Đà Nẵng, năm 2023
  • 4. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT GDPT Giáo dục phổ thông GV Giáo viên ĐN Đà Nẵng HS Học sinh NL Năng lực NXB Nhà xuất bản SGK Sách giáo khoa SP Sư phạm THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông ThS Thạc sĩ TNSP Thực nghiệm sư phạm TS Tiến sĩ
  • 5. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L MỤC LỤC MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1 2. Mục đích của đề tài ..................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................2 3.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................................2 3.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................2 4. Giả thuyết khoa học .................................................................................................2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................................2 6. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................2 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ................................................................................2 6.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm..............................................................................3 6.3. Phương pháp thống kê toán học.....................................................................................3 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM........4 1.1. Hoạt động trải nghiệm...........................................................................................4 1.1.1. Định nghĩa hoạt động trải nghiệm .............................................................................4 1.1.2. Bản chất của hoạt động trải nghiệm..........................................................................5 1.1.3. Nội dung của hoạt động trải nghiệm .........................................................................6 1.1.4. Phương thức tổ chức hoạt động trải nghiệm...........................................................7 1.2. Bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh trong hoạt động trải nghiệm..............8 1.2.1. Khái niệm năng lực.........................................................................................................8 1.2.2. Khái niệm năng lực sáng tạo .......................................................................................8 1.2.3. Biểu hiện năng lực sáng tạo của học sinh trong hoạt động trải nghiệm .........9 1.2.4. Biện pháp bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh trong hoạt động trải nghiệm......................................................................................................................................... 10 1.2.5.............Tiêu chí đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh trong hoạt động trải nghiệm......................................................................................................................................... 11 1.3. Tiến trình tổ chức hoạt động trải nghiệm kiến thức Vật lý [17].........................12 1.4. Cấu trúc năng lực sáng tạo trong kĩ thuật [11]....................................................16 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..............................................................................................18 CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM “TẠO MÔ HÌNH DỰ BÁO THỜI TIẾT” NHẰM BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH.....19
  • 6. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 2.1 Xây dựng nội dung hoạt động trải nghiệm “Mô hình dự báo thời tiết” ..............19 2.2. Thiết kế hoạt động trải nghiệm ...........................................................................21 2.2.1. Vật liệu và thiết bị tổ chức hoạt động trải nghiệm “Tạo mô hình dự báo thời tiết”............................................................................................................................................... 21 2.2.2. Kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm............................................................... 24 2.3. Tiêu chí đánh giá năng lực sáng tạo của HS trong hoạt động trải nghiệm .........27 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..............................................................................................30 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM..................................................................31 3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm..........................................................................31 3.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm.........................................................................31 3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm....................................................................31 3.4. Những thuận lợi và khó khăn gặp phải khi tiến hành thực nghiệm sư phạm .....31 3.4.1. Thuận lợi......................................................................................................................... 31 3.4.2. Khó khăn......................................................................................................................... 31 3.5. Kế hoạch dạy học trải nghiệm.............................................................................31 3.6. Phân tích diễn biến thực nghiệm sư phạm ..........................................................43 3.6.1. Giai đoạn 1: Chuẩn bị ................................................................................................ 43 3.6.1.1. Chuẩn bị vật liệu và thiết bị................................................................................... 43 3.6.1.2. Chuẩn bị cơ sở vật chất........................................................................................... 43 3.6.2. Giai đoạn 2: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trên lớp học chủ đề “Mô hình dự báo thời tiết”....................................................................................................................... 43 3.6.3 Giai đoạn 3: Kiểm tra và đánh giá kết quả dạy học trên lớp............................ 46 3.7. Đánh giá kết quả thực nghiệm ............................................................................46 3.7.1. Đánh giá năng lực sáng tạo ...................................................................................... 46 3.7.2 Đánh giá định lượng về năng lực sáng tạo ............................................................ 47 3.7.3. Đánh giá chung về việc tổ chức hoạt động trải nghiệm.................................... 49 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..............................................................................................51 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................................52 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................53 Phụ lục 1: Phiếu học tập số 1 chủ đề “Thiết bị dự báo thời tiết” CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM “MÔ HÌNH DỰ BÁO THỜI TIẾT” .....................................55
  • 7. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L Phụ lục 2: Phiếu học tập số 1 chủ đề “Mô hình dự báo thời tiết” CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM “MÔ HÌNH DỰ BÁO THỜI TIẾT” .....................................56 Phụ lục 3: Tài liệu hướng dẫn chủ đề “Mô hình dự báo thời tiết” ................................57 Phụ lục 4: Một số hình ảnh thực nghiệm sư phạm........................................................59 Ý KIẾN CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN.........................................................................61
  • 8. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thời gian qua, các nhà quản lý và nghiên cứu về giáo dục rất quan tâm đến học tập thông qua trải nghiệm, nhằm chuyển đổi hình thức dạy học từ chú trọng định hướng nội dung cho người học sang dạy học phát triển năng lực (NL). Tổ chức hoạt động trải nghiệm đã trở thành xu hướng tất yếu trong các môn học và Vật lý cũng không là ngoại lệ. Đồng thời, theo Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo (26/12/2018): “Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho HS tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động, tổng hợp các kiến thức, kĩ năng của các môn học khác nhau để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó chuyển hóa những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai”. Như vậy, tổ chức hoạt động trải nghiệm là một giải pháp tăng hiệu quả dạy học, góp phần phát triển NL HS. Thông qua hoạt động trải nghiệm HS làm chủ tri thức, có khả năng nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện và linh hoạt hơn khi giải quyết các vấn đề thực tiễn. Do đó, nếu tổ chức hoạt động trải nghiệm, sẽ tăng tính tích cực và phát triển NL cho HS như: NL làm việc nhóm, NL thực hành, NL giải quyết vấn đề, NL sáng tạo, NL phản biện…. [4] Vật lý là môn khoa học mang tính ứng dụng cao. Các kiến thức vật lý ở bậc học phổ thông được xây dựng theo hình thức gắn liền lý thuyết với thực nghiệm. Đồng thời, môn học cũng được hỗ trợ bởi nhiều công cụ toán học và có liên quan mật thiết đến công nghệ, kĩ thuật. Vì vậy, ta có thể ứng dụng hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm vào dạy học vật lý. Thông qua các hoạt động này, HS hình thành và phát triển thế giới quan khoa học, hình thành tình yêu thiên nhiên, biết tôn trọng các quy luật của tự nhiên, phát triển NL tìm hiểu và khám phá, NL vận dụng tổng hợp các kiến thức khoa học để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Tuy nhiên, bố cục xây dựng kiến thức của chương học trong sách giáo khoa (SGK) vật lý 10 còn nặng về lý thuyết, nhiều bài thực hành khó thực hiện, nên ít cơ hội cho HS trải nghiệm. Vì vậy, ta có thể tổ chức hoạt động trải
  • 9. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 2 nghiệm một số kiến thức cho chương học để tăng tích cực, bồi dưỡng NL HS, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.[7], [9] Trên cơ sở đó, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Tổ chức hoạt động trải nghiệm tạo mô hình dự báo thời tiết – vật lý 10 để bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh”. 2. Mục đích của đề tài Tổ chức hoạt động trải nghiệm “Chế tạo mô hình dự báo thời tiết” vật lý 10 nhằm bồi dưỡng NL sáng tạo của HS. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Cơ sở lý luận về NL sáng tạo. - Tiến trình tổ chức chủ đề hoạt động trải nghiệm kiến thức Vật lý - Phương pháp kiểm tra đánh giá trong tổ chức hoạt động trải nghiệm 3.2. Phạm vi nghiên cứu Hoạt động trải nghiệm môn Vật lý 10 THPT tại Đà Nẵng. 4. Giả thuyết khoa học Nếu tổ chức hoạt động trải nghiệm “tạo mô hình dự báo thời tiết” sẽ bồi dưỡng NL sáng tạo của HS. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức hoạt động trải nghiệm “tạo mô hình dự báo thời tiết” để bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh. - Xây dựng tiến trình tổ chức hoạt động trải nghiệm “tạo mô hình dự báo thời tiết” để bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh. - Thực nghiệm sư phạm (TNSP). 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu cơ sở lý luận hoạt động trải nghiệm. - Nghiên cứu cơ sở lý luận về NL sáng tạo. - Nghiên cứu các tài liệu về tâm lý học, lý luận dạy học phổ thông, lý luận dạy học hiện đại, các văn kiện đại hội Đảng về đổi mới giáo dục, các bài báo, tạp chí có liên quan… - Nghiên cứu tiến trình tổ chức chủ đề hoạt động trải nghiệm kiến thức Vật lý.
  • 10. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 3 6.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Tiến hành thực nghiệm ở trường phổ thông theo phương pháp và tiến trình tổ chức hoạt động trải nghiệm đã đề xuất. - Phân tích kết quả thu được trong quá trình TNSP từ đó rút ra kết luận của đề tài. - Phương tiện: dụng cụ ghi chép, trình chiếu, ghi hình. 6.3. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng các phương pháp thống kê, mô tả toán học để trình bày kết quả TNSP. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, cấu trúc của đề tài nghiên cứu gồm 3 chương: § Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức hoạt động trải nghiệm § Chương 2: Tổ chức hoạt động trải nghiệm “tạo mô hình dự báo thời tiết” vật lý 10 để bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh. § Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
  • 11. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 1.1. Hoạt động trải nghiệm 1.1.1. Định nghĩa hoạt động trải nghiệm Theo Từ điển Tiếng Việt, “Trải nghiệm là sự trải qua, kinh qua một hoàn cảnh, môi trường, điều kiện nào đó để suy ngẫm, suy xét hay chứng thực một điều gì đó”. [10] Theo Lê Thị Thùy Linh, “Trải nghiệm chính là những tồn tại khách quan tác động vào giác quan con người, tạo cảm giác, tri giác, biểu tượng, con người cảm thấy có tác động đó và cảm nhận nó một cách rõ nét, để lại ấn tượng sâu đậm, rút ra bài học, vận dụng vào thực tiễn đời sống, hình thành nên các thái độ, giá trị”. [3] Theo Nguyễn Hữu Lễ, “Trải nghiệm là một hoạt động mà trong đó không có dấu hiệu chấm dứt, nó thể hiện hoạt động đang diễn ra và khả năng chuyển trạng thái (khi đạt được trải nghiệm này thì nhu cầu trải nghiệm mới đặt ra). Trải nghiệm bao giờ cũng tồn tại bởi một phương thức nhất định tương ứng với hệ quả nhất định cho mỗi cá nhân. Hoạt động học tập là một trong các phương thức trải nghiệm nếu nó diễn ra một cách chủ động và sự tích cực của mỗi cá nhân. Vì thế học tập trải nghiệm là hoạt động giáo dục có ý nghĩa đối lập với những gì mang tính “giáo điều, hàn lâm, sách vở”.[12] Theo Hiệp hội Giáo dục trải nghiệm (Association for Experiential Education - AEE) (1977), “Dạy học trải nghiệm là một phạm trù bao hàm nhiều phương pháp trong đó người dạy khuyến khích người học tham gia trải nghiệm thực tế, sau đó phản ánh, tổng kết lại để tăng cường hiểu biết, phát triển kĩ năng, định hình các giá trị sống và phát triển tiềm năng bản thân, tiến tới đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội”. [17] Theo Nguyễn Thị Liên, “Hoạt động trải nghiệm được coi là một không gian giáo dục trong nhà trường phổ thông, trong đó có sự tích hợp nội dung học tập trong nhà trường từ các môn học gắn liền với kinh nghiệm của bản thân HS trong cuộc sống và NL sở trường của HS trong từng lĩnh vực để thích nghi với cuộc sống thực đang diễn ra bên trong và bên ngoài nhà trường” [14] Theo Chương trình giáo dục phổ thông: - Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo (26/12/2018), “Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho HS tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải
  • 12. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 5 quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai”. [5] Trong phạm vi khóa luận, tôi giữ nguyên tinh thần định nghĩa về hoạt động trải nghiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo và định nghĩa ngắn gọn về hoạt động trải nghiệm như sau: Hoạt động trải nghiệm là một phần quan trọng trong chương trình GDPT. Hoạt động trải nghiệm có nội dung, phương pháp và đánh giá cụ thể; được nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện; nhằm gợi lên nhu cầu trải nghiệm cho HS, tạo cơ hội cho HS tiếp cận thực tế, trải nghiệm kiến thức để phát triển các phẩm chất và NL một cách toàn diện. 1.1.2. Bản chất của hoạt động trải nghiệm Theo Nguyễn Thị Liên, “Bản chất của hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục được tổ chức theo con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, hình thành và phát triển cho HS niềm tin, tình cảm, những NL cần có của HS trong tương lai. Chính vì vậy trong nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức của hoạt động có thể mang dáng dấp của hoạt động theo nghĩa hẹp. Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa chúng chính là cách làm, cách triển khai hoạt động” [5] Hoạt động trải nghiệm có các đặc trưng sau đây: [14] - Tính tham gia trực tiếp của HS vào từng hoạt động; - Tính tự chủ của HS trong kế hoạch và hành động của cá nhân; - Tính tập thể của HS; - Tính tiếp cận với môi trường sống trong và ngoài nhà trường; - Tính sáng tạo để thích ứng và tạo ra cái mới, giá trị mới cho bản thân; - Tính trọn vẹn của hoạt động thực tiễn; - Tính công dân có trách nhiệm khi đặt người học vào các tình huống mới; - HS được khẳng định giá trị bản thân qua huy động kinh nghiệm và NL của mình; - HS hình thành các ý thức, phẩm chất cùng chung sống và sống có trách nhiệm với bản thân và xã hội; - HS được tiếp cận với các giá trị cuộc sống trong các tình huống thực tiễn.
  • 13. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 6 1.1.3. Nội dung của hoạt động trải nghiệm Theo Nguyễn Thị Hằng, “Nội dung của hoạt động trải nghiệm gồm: Hoạt động cá nhân, hoạt động tập thể (từ hai HS trở lên) về những chủ đề khoa học và cuộc sống. Hoạt động cá nhân được tổ chức dựa trên nhu cầu, độ tuổi, hứng thú, sở thích, năng khiếu riêng về các lĩnh vực khác nhau: kĩ thuật, mĩ thuật, học thuật, võ thuật, nghệ thuật (văn chương, âm nhạc, sân khấu…)…Hoạt động tập thể được tổ chức dựa trên nhu cầu chung, mục tiêu chung của tập thể. Hai hoạt động này không đối lập mà tương hỗ cho nhau. Hoạt động cá nhân tích cực, sáng tạo góp phần nâng cao thành tích, hiệu quả cho hoạt động tập thể. Ngược lại, hoạt động tập thể nâng đỡ, hỗ trợ cho sự phát triển của hoạt động cá nhân” [8] Nội dung cụ thể của hoạt động trải nghiệm được trình bày qua bảng 1.1. Bảng 1.1. Nội dung của hoạt động trải nghiệm Theo Nguyễn Thị Liên, “Việc xác minh nội dung của hoạt động trải nghiệm dựa trên cơ sở sau: Mục tiêu giáo dục toàn diện, Lý luận Giáo dục học Việt Nam về phân loại nội dung giáo dục, phân loại về hoạt động… Hoạt động trải nghiệm gồm những nội dung cơ bản sau đây: Đạo đức và ý thức công dân; Khoa học - kĩ thuật - công nghệ; Văn hóa - nghệ thuật; Vui chơi - giải trí, Lao động; Thể dục thể thao Định hướng nghề nghiệp. Hoạt động Nội dung hoạt động Hoạt động cá nhân Hoạt động thích nghi, tự chủ, tự lập, nghiên cứu khoa học, trải nghiệm thực tế, khám phá bản thân (sở thích, năng khiếu, NL, ước mơ, định hướng nghề nghiệp) Hoạt động tập thể Hoạt động nghiên cứu khoa học, phát minh, sáng chế, biểu diễn nghệ thuật, thể thao, thực hành làm vườn, thực hành nấu ăn, thực hành chăn nuôi, thực hành nghề (mộc, đúc đồng, làm gốm, làm nón, hướng dẫn viên du lịch,…), Đoàn thanh thiếu niên, tình nguyện trong trường, tình nguyện trong khu vực, bảo vệ môi trường, bảo vệ di sản văn hóa, tham quan dã ngoại, chiến dịch an toàn giao thông, an toàn thực phẩm, khắc phục tư tưởng lỗi thời…
  • 14. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 7 Ngoài ra, hoạt động trải nghiệm còn có các nội dung khác như: môi trường; dân số; giới tính, an toàn giao thông; giá trị và kĩ năng sống…”.[14] Theo chương trình Giáo dục phổ thông - Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo (26/12/2018), “hoạt động trải nghiệm được thiết kế theo hướng vừa đồng tâm, vừa tuyến tính, xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12 với các mạch nội dung hoạt động thống nhất sau: Hoạt động hướng vào bản thân, Hoạt động hướng đến xã hội, Hoạt động hướng đến tự nhiên và Hoạt động hướng nghiệp”. [4] 1.1.4. Phương thức tổ chức hoạt động trải nghiệm Chương trình GDPT - Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo (26/12/2018) đã đưa bốn phương thức tổ chức hoạt động trải nghiệm như sau: [5] - Phương thức Khám phá: là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho HS trải nghiệm thế giới tự nhiên, thực tế cuộc sống và công việc, giúp HS khám phá những điều mới lạ, tìm hiểu, phát hiện vấn đề từ môi trường xung quanh, bồi dưỡng những cảm xúc tích cực và tình yêu quê hương đất nước. Nhóm phương thức tổ chức này bao gồm các hoạt động tham quan, cắm trại, thực địa và các phương thức tương tự khác. - Phương thức Thể nghiệm, tương tác: là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho HS giao lưu, tác nghiệp và thể nghiệm ý tưởng như diễn đàn, đóng kịch, hội thảo, hội thi, trò chơi và các phương thức tương tự khác. - Phương thức Cống hiến: là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho HS mang lại những giá trị xã hội bằng những đóng góp và cống hiến thực tế của mình thông qua các hoạt động tình nguyện nhân đạo, lao động công ích, tuyên truyền và các phương thức tương tự khác. - Phương thức Nghiên cứu: là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho HS tham gia các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học nhờ cảm hứng từ những trải nghiệm thực tế, qua đó đề xuất những biện pháp giải quyết vấn đề một cách khoa học. Nhóm hình thức tổ chức này bao gồm các hoạt động khảo sát, điều tra, làm dự án nghiên cứu, sáng tạo công nghệ, nghệ thuật và các phương thức tương tự khác. Trong phạm vi khóa luận, đề tài dựa trên các phương thức tổ chức hoạt động trải nghiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, xây dựng và tổ chức hoạt động trải nghiệm cho
  • 15. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 8 HS nghiên cứu, thiết kế và chế tạo các sản phẩm, mô hình,… nhằm phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. 1.2. Bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh trong hoạt động trải nghiệm 1.2.1. Khái niệm năng lực Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Thế giới (OECD), “NL khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể”.[7] Theo F. E. Weinert, “NL là sở hữu cá nhân, đó là những khả năng mà cá thể có được nhờ sự kết hợp giữa cái sẵn có và cái học tập được về các kĩ năng nhận thức, khả năng giải quyết vấn đề cụ thể, các ý chí, động lực liên quan, sự sẵn sàng hoạt động xã hội. Những yếu tố này giúp mỗi người thành công trong việc xử lý các sự cố và có trách nhiệm trong các tình huống khác nhau”. [8] Theo Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo (26/12/2018), “NL là sự huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí... để thực hiện một loại công việc trong một bối cảnh nhất định” .[4] Trong phạm vi luận văn, NL của HS được hiểu là tổng hợp các kiến thức và kỹ năng nhận thức sẵn có và có thể học được của mỗi HS nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh trong học tập và thực tiễn cuộc sống, giúp HS có thể giải quyết thành công vấn đề đó. 1.2.2. Khái niệm năng lực sáng tạo Sách giáo dục công dân lớp 9: “Sáng tạo là say mê nghiên cứu tìm tòi, phát hiện và xử lý linh hoạt các tình huống trong học tập, lao động, công tác… nhằm đạt kết quả cao”.[3] Theo Đức Uy, “Sáng tạo là quá trình trở nên nhạy cảm đối với những khó khăn, khiếm khuyết, những lỗ hổng kiến thức, yếu tố còn thiếu, những bất ổn,…là quá trình xác định khó khăn, tìm kiếm giải pháp, đưa ra phỏng đoán, nêu lên những giả thuyết về sự khiếm khuyết, kiểm tra và tái kiểm tra những giả thuyết đó, có thể là cả điều chỉnh và kiểm tra lại những điều chỉnh đó và cuối cùng là truyền đạt kết quả”. [20] Theo Vương Cẩm Hương, “NL sáng tạo có thể hiểu là khả năng tạo ra những giá trị mới về vật chất và tinh thần, tìm ra cái mới, công cụ mới, vận hành thành công những hiểu biết đã có vào hoàn cảnh mới. Đối với HS, NL sáng tạo trong học tập chính là NL
  • 16. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 9 biết giải quyết vấn đề để tìm ra cái mới ở mức độ nào đó thể hiện được khuynh hướng NL sáng tạo, kinh nghiệm của cá nhân HS”.[19] Trong phạm vi luận văn, NL sáng tạo của HS được hiểu là HS phát hiện được vấn đề từ thực tiễn, đề xuất giải pháp và thực hiện giải pháp mang lại hiệu quả. 1.2.3. Biểu hiện năng lực sáng tạo của học sinh trong hoạt động trải nghiệm Lacne đã chỉ ra 7 đặc trưng của hoạt động sáng tạo chung cho mọi lĩnh vực khoa học như sau:[10], [11] - Có sự tự lực chuyển các tri thức và kỹ năng sang một tình huống mới gần hoặc xa, bên trong hay bên ngoài giữa các hệ thống kiến thức - Nhìn thấy những vấn đề mới trong các điều kiện quen thuộc. - Nhìn thấy cấu trúc của đối tượng đang nghiên cứu. - Nhìn thấy chức năng mới của đối tượng quen biết. - Xây dựng phương án mới về nguyên tắc, khác với những phương pháp quen thuộc đã biết. - Nhìn thấy nhiều cách giải quyết có thể có, tiến hành giải quyết theo từng cách và lựa chọn cách tối ưu. - Tự lực kết hợp với các phương thức hoạt động đã biết, tạo thành cái mới. Dựa vào định nghĩa NL sáng tạo, kết hợp cùng các đặc trưng của hoạt động sáng của Lacne đưa ra, chúng tôi nêu ra một số biểu hiện có NL sáng tạo trong hoạt động nhận thức của HS khi trải nghiệm theo định hướng giáo dục STEM như sau:[18] (a) Tự lực phát hiện vấn đề mới, tình huống mới từ những tình huống quen liên quan đến các ngành nghề kỹ thuật. (b) Nghiên cứu tổng quan các giải pháp kỹ thuật có sẵn, sau đó đưa ra bình luận, lật đi lật lại vấn đề, trao đổi, chất vấn với các HS khác, GV, chuyên gia,…Từ đó đề xuất các giải pháp kỹ thuật mới, tối ưu trên cơ sở kế thừa các giải pháp kỹ thuật đã có. (c) Tự đề xuất các giải pháp kỹ thuật phù hợp đem lại hiệu quả cao mà không tham khảo các giải pháp đã có. (d) Tự truyền tải tri thức và kỹ năng từ lĩnh vực quen biết sang tình huống mới, vận dụng kiến thức đã học trong điều kiện mới, hoàn cảnh mới. (e) Nhìn thấy cấu trúc kỹ thuật, chức năng, bản chất của đối tượng kỹ thuật. Thực chất là bao quát nhanh chóng, đôi khi tức khắc, các bộ phận kỹ thuật, các yếu tố bản chất củ đối tượng kỹ thuật trong mối tương quan giữa chúng.
  • 17. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 10 (f) Đề xuất mô hình giả thuyết, đưa ra phương án thực nghiệm để kiềm tra giả thuyết hay hệ quả suy ra từ giả thuyết với hiệu quả cao nhất có thể được trong những điều kiện đã cho. (g) Tự thiết kế sơ đồ nguyên lí, bản vẽ kĩ thuật thể hiện cấu tạo, chức năng của đối tượng kỹ thuật đang nghiên cứu. 1.2.4. Biện pháp bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh trong hoạt động trải nghiệm Căn cứ vào các biểu hiện của NL sáng tạo, có thể chỉ ra một số biện pháp để phát huy NL sáng tạo của HS trong tổ chức hoạt động trải nghiệm được thể hiện qua bảng 1.2. Bảng 1.2. Biện pháp phát triển NL sáng tạo của HS Biện pháp Minh họa Tổ chức hoạt động sáng tạo gắn liền với quá trình vận dụng kiến thức Vật lý để giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến ngành nghề kỹ thuật, sáng tạo ra những sản phẩm, công cụ mới, có ích cho xã hội. Ở nước ta hàng năm trung bình chịu ảnh hưởng của 4-5 cơn bão, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Do đó, dự đoán được thời gian bão sẽ xuất hiện là rất cần thiết. Vì vậy GV có thể tổ chức hoạt động trải nghiệm cho HS chế tạo mô hình dự báo thời tiết. Tổ chức hoạt động sáng tạo gắn liền với quá trình xây dựng kiến thức mới. Kiến thức Vật lý phổ thông là những kiến thức đã được khám phá bởi các nhà khoa học dựa vào các giả thuyết và thực nghiệm chứng minh. Quy trình của phương pháp thực nghiệm chính là chu trình sáng tạo kiến thức của các nhà khoa học. Do đó, GV có thể tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chu trình sáng tạo kiến thức của các nhà khoa học để phát huy tối đa tính sáng tạo, tư duy nhạy bén cho HS. Luyện tập phỏng đoán, dự đoán, xây dựng giả thuyết. Trong khi cho HS trải nghiệm chế tạo mô hình dự báo thời tiết. HS phải đặt ra được những câu hỏi phỏng đoán như: Tại sao
  • 18. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 11 mực nước tăng thì áp suất bên ngoài giảm và có khả năng gây ra bão? Tại sao mực nước giảm thì áp suất bên ngoài tăng? 1.2.5. Tiêu chí đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh trong hoạt động trải nghiệm Căn cứ vào các biểu hiện của NL sáng tạo, có thể chỉ ra một số tiêu chí đánh giá NL sáng tạo của HS trong tổ chức hoạt động trải nghiệm được thể hiện qua bảng 1.3. Bảng 1.3. Tiêu chí đánh giá NL sáng tạo của HS đối với chủ đề Các tiêu chí Mức độ thể hiện Rất rõ ràng Rõ ràng Không rõ ràng Không có Tự tìm ra vấn đề mới, tình huống mới trong thực tiễn ngành kĩ thuật và đề xuất phương án giải quyết đúng, mang lại hiệu quả; Thiết kế được sơ đồ, bản vẽ thể hiện nguyên lý cấu tạo và hoạt động, vận hành của hệ thống kĩ thuật và chỉ ra được tính mới, tính hiệu quả của nó so với những cái đã biết; Tìm ra các giải pháp khảo sát, đo đạc mới, đảm bảo tính hiệu quả nhưng dễ thực hiện, đảm bảo tính chính xác; Tìm ra các thiết bị, vật liệu mới thay thế cho thiết bị, vật liệu cũ nhưng vẫn đảm bảo tính hiệu quả cao và tiết kiệm; Đề xuất giải pháp thiết kế mới cho hệ thống kĩ thuật đã có, thay đổi một số chi tiết nhằm tăng hiệu quả cho hệ thống kĩ thuật;
  • 19. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 12 Tiến hành thực hiện giải pháp, thi công, chế tạo,… hệ thống kĩ thuật nhằm mang lại lợi ích và có ý nghĩa xã hội; Vận dụng kiến thức được học để giải quyết các vấn đề mới, tình huống mới trong thực tiễn liên quan đến ngày kĩ thuật; Kết hợp các thao tác tư duy (so sánh, phân tích, đánh giá) và các phương pháp phán đoán, mô hình giả thuyết, từ đó đưa ra kế luận chính xác cho vấn đề; Lập được nhiều phương án giải quyết cho một vấn đề thực tiễn mang lại kết quả tối ưu; 1.3. Tiến trình tổ chức hoạt động trải nghiệm kiến thức Vật lý [17] Pha 1. Đặt vấn đề STEM và chuyển giao nhiệm vụ Vấn đề STEM được lựa chọn mang tính kĩ thuật gắn liền với thực tiễn, thường là các vấn đề gắn với bối cảnh địa phương hay vấn đề nổi bật, thời sự. Các vấn đề này phải thú vị, hấp dẫn để các nhóm tự nảy sinh nhu cầu giải quyết vấn đề, tiếp nhận nhiệm vụ mang tính thiết kế theo cách tự nhiên. Thông thường, khi giải quyết các vấn đề STEM, HS ứng dụng được ngay trong cuộc sống, hay hỗ trợ vui chơi, giải trí. Pha 2. Đề xuất phương án thiết kế sản phẩm Đầu tiên các nhóm phác thảo bản vẽ kĩ thuật nhằm cụ thể các ý tưởng, phương án thiết kế. GV khuyến khích các nhóm tự do phác thảo bản vẽ và không nên nhận xét hay đánh giá bản vẽ của các nhóm khác nhằm tránh trường hợp hạn chế tính sáng tạo của các nhóm. Sau đó các nhóm lần lượt thuyết trình về bản vẽ thiết kế sản phẩm. Phần thuyết trình cần làm rõ cơ cấu của sản phẩm, vật liệu dự kiến sử dụng… Các nhóm còn lại phản biện, chỉ ra ưu điểm và nhược điểm của từng bản vẽ kĩ thuật. Trong pha này, HS có cơ hội để rèn luyện và phát triển NL ngôn ngữ và giao tiếp. Cuối cùng, GV tổ
  • 20. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 13 chức các nhóm thảo luận, thống nhất bản vẽ thiết kế tối ưu, phù hợp với nguồn lực dạy học: kinh phí, dụng cụ, vật liệu, NL các nhóm. Pha 3. Gia công chế tạo sản phẩm theo bản vẽ thiết kế Đầu tiên các nhóm nhận dụng cụ, vật liệu từ kho dụng cụ. Đối với các vật liệu dễ tìm như, vỏ lon, vỏ chai nhựa, nắp chai… GV giao cho các nhóm tự chuẩn bị. Sau đó nhóm trưởng huy động và điều phối các thành viên gia công, chế tạo các chi tiết quan trọng của sản phẩm. Cuối cùng các nhóm lắp ráp các chi tiết thành sản phẩm. GV cần lưu ý các nhóm kiểm tra sản phẩm trước khi vận hành và cần xác định: sản phẩm có cân bằng không? Lắp ráp đúng bản vẽ thiết kế không? Các chi tiết được nối chắc chắn chưa? Trong pha này HS có nhiều cơ hội rèn luyện và phát triển tư duy kĩ thuật, năng lực thực hành và phát triển các kĩ năng gia công vật liệu cơ bản như: sử dụng cưa máy hay cưa tay, cắt và gọt bằng dao hay bằng kéo, dán bằng súng bắn keo, sử dụng máy khoan… Đặt biệt, GV cần quản lý, nhắc nhở các nhóm tuân thủ các quy tắc an toàn. Pha 4. Vận hành thử nghiệm sản phẩm Các nhóm tiến hành vận hành và quan sát kết quả vận hành của sản phẩm. Nếu sản phẩm hoạt động ổn định, phù hợp với dự đoán thì các nhóm tiến hành viết báo cáo. Chuẩn bị thực hiện báo cáo sản phẩm. Nếu sản phẩm hoạt động không ổn định, kết quả không phù hợp với dự đoán thì nhóm cần quay lại kiểm tra từ pha 2 và xem xét lại dự đoán ban đầu. Pha 5. Thực hiện báo cáo sản phẩm Đầu tiên GV tổ chức cho các nhóm lần lượt báo cáo về sản phẩm. Trong đó, các nhóm trình bày được quá trình gia công, chế tạo, đặc biệt nêu được các khó khăn trong quá trình gia công, chế tạo và làm rõ được các giải pháp để giải quyết các khó khăn trên. GV cần khuyến khích và hướng dẫn các nhóm phối hợp thuyết minh với vận hành sản phẩm để minh họa, khích lệ các nhóm huy động nhiều HS tham gia thuyết trình. Sau đó, GV tổ chức phản biện, góp ý về sản phẩm, phần trình bày của các nhóm. Cuối cùng, GV tổ chức các nhóm đánh giá báo cáo sản phẩm. Bên cạnh đó, GV cần khuyến khích, định hướng cho một số nhóm hay HS có NL vượt trội tiến hành thử nghiệm cải tiến sản phẩm. Hơn nữa, GV nên điều phối những nhóm có thành viên nòng cốt, hoàn thành nhiệm vụ trước thời gian quy định hỗ trợ các nhóm khác hoàn thành sản phẩm.
  • 21. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 14 Pha 6. Đánh giá, nhận xét chung GV căn cứ vào sự quan sát hoạt động của các nhóm, kết quả đánh giá của các nhóm và của GV để kết luận về hoạt động. Dựa trên đó, GV khen thưởng đối với nhóm hoạt động tốt, khiển trách đối với nhóm hoạt động chưa tốt. Trong quá trình xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm, GV căn cứ trên nội dung của chủ đề, linh hoạt để bỏ qua hay thêm vào một số bước cần thiết.
  • 22. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 15 Hình 1.1 Tiến trình tổ chức hoạt động trải nghiệm
  • 23. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 16 1.4. Cấu trúc năng lực sáng tạo trong kĩ thuật [11] Sáng tạo kĩ thuật được xem xét như một quá trình nghiên cứu, chế tạo ra sản phẩm kĩ thuật mới dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình, có khả năng áp dụng trực tiếp hoặc qua thử nghiệm để ứng dụng vào sản xuất và đời sống. Năng lực sáng tạo (NLST) được hình thành thông qua các hoạt động sáng tạo kĩ thuật cụ thể và thể hiện trong kết quả của hoạt động. Do đó, cấu trúc của NLST được xây dựng dựa trên hoạt động tạo ra một sản phẩm kĩ thuật mới. Để hình thành NLST, SV cần thực hiện được một số năng lực thành phần sau: hình thành ý tưởng mới; tìm kiếm và xử lí thông tin; đề xuất và lựa chọn giải pháp kĩ thuật phù hợp; thực hiện giải pháp kĩ thuật; đánh giá kĩ thuật. - Năng lực hình thành ý tưởng mới thể hiện ở khả năng: xác định được các nhiệm vụ học tập/vấn đề kĩ thuật cần giải quyết, thử suy nghĩ giải quyết bằng các cách khác nhau, xác định vấn đề cần ưu tiên giải quyết trước; nhìn nhận vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau để nhanh chóng phát hiện ra những bất cập còn tồn tại của hệ thống kĩ thuật quen thuộc trong thực tế; phát biểu các ý tưởng mới giải quyết nhiệm vụ học tập/ vấn đề kĩ thuật; lựa chọn ý tưởng mới có khả năng thực hiện. - Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin: xác định được nhu cầu tìm kiếm thông tin để giúp quá trình tìm kiếm đúng trọng tâm, tránh dàn trải; xác định được nguồn thông tin đáng tin cậy (đảm bảo tính chính xác, khách quan và tính pháp lí), lựa chọn được phương pháp tìm kiếm phù hợp; triển khai phương pháp tìm kiếm phù hợp để tìm được nhiều thông tin mới theo chủ đề từ những nguồn tin đáng tin cậy; đọc và phân tích được các thông tin liên quan đến chủ đề nghiên cứu, lựa chọn và ghi lại thông tin có giá trị sử dụng, hệ thống hóa thành các thông tin mới có giá trị, làm cơ sở để giải quyết vấn đề nghiên cứu. - Năng lực đề xuất và lựa chọn giải pháp phù hợp thể hiện ở khả năng: phân tích các yêu cầu cần đạt được của giải pháp kĩ thuật thực hiện ý tưởng mới; đề xuất được nhiều giải pháp kĩ thuật mới khác nhau, đáp ứng yêu cầu đề ra dựa trên những thông tin, dữ liệu đã có; phân tích đặc điểm, điều kiện thực hiện của từng giải pháp kĩ thuật, so sánh với các giải pháp khác để xác định ưu điểm nổi bật, hạn chế còn tồn tại và biện pháp khắc phục hạn chế của giải pháp đó; lựa chọn được giải pháp kĩ thuật mới vừa đáp ứng yêu cầu đề ra, vừa mang lại hiệu quả tốt nhất và có khả năng thực hiện được.
  • 24. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 17 - Năng lực thực hiện giải pháp kĩ thuật thể hiện ở khả năng: tính toán các thông số kĩ thuật để cụ thể hóa giải pháp kĩ thuật mới thành bản thiết kế tổng thể; lập kế hoạch thực hiện giải pháp kĩ thuật mới; thử nghiệm tạo ra phiên bản có thể hoạt động được dựa trên bản thiết kế tổng thể; phân tích hoạt động của sản phẩm để tìm kiếm những thiếu sót (gọi chung là lỗi kĩ thuật), xác định nguyên nhân và biện pháp khắc phục những lỗi đó để hoàn thiện sản phẩm. - Năng lực đánh giá kĩ thuật thể hiện ở những khả năng: xác định tính mới của sản phẩm tạo ra bằng cách so sánh các đặc tính của nó với sản phẩm cũ tiền thân để tìm ra những tính mới của chúng so với đối tượng cũ; xác định giá trị của sản phẩm mới tạo ra; xác định những vấn đề kĩ thuật mới còn tồi tại, chưa khắc phục được triệt để để xác định phạm vi áp dụng của sản phẩm; phân tích ảnh hưởng của sản phẩm kĩ thuật mới đối với con người, đến môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa xã hội, đánh giá lợi ích kinh tế,... Hình 1.2. Sơ đồ cấu trúc năng lực sáng tạo trong kĩ thuật
  • 25. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 18 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trong chương 1, tôi trình bày về cơ sở lý luận của hoạt động trải nghiệm, cơ sở lý luận về tính tích cực và NL sáng tạo; tiến trình tổ chức hoạt động trải nghiệm. Đầu tiên, tôi cung cấp những cái nhìn cơ bản nhất về tổ chức hoạt động trải nghiệm thông qua định nghĩa trải nghiệm, bản chất của hoạt động trải nghiệm. Sau đó, tôi tiếp tục trình bày các khái niệm tích cực, NL, NL sáng tạo trong hoạt động nhận thức của HS. Cụ thể hơn, chúng tôi đã đưa ra một số biểu hiện, biện pháp bồi dưỡng tính tích cực và NL sáng tạo của HS. Cuối cùng, tôi trình bày về tiến trình tổ chức hoạt động trải nghiệm kiến thức vật lý theo định hướng bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh. Sau khi nghiên cứu cơ sở lý luận, tôi nhận thấy rằng, tổ chức hoạt động trải nghiệm sẽ phát huy tính tích cực và bồi dưỡng NL sáng tạo cho HS. Hơn nữa việc tổ chức hoạt động trải nghiệm đã có tiến trình cụ thể. Trong chương 2 của luận văn, chúng tôi sẽ trình bày chi tiết hơn về việc tổ chức hoạt động trải nghiệm “Tạo mô hình dự báo thời tiết” nhằm bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh.
  • 26. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 19 CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM “TẠO MÔ HÌNH DỰ BÁO THỜI TIẾT” NHẰM BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH 2.1 Xây dựng nội dung hoạt động trải nghiệm “Mô hình dự báo thời tiết” Đối tượng: HS lớp 10 Thời gian: 90 phút Địa điểm: Phòng học STEM Hình thức tổ chức: Tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển NL sáng tạo của học sinh Môn học có liên quan: Vật lý, Địa lý, Toán học, Công nghệ, Kĩ thuật. a) Vấn đề thực tiễn Ở nước ta hàng năm trung bình chịu ảnh hưởng của 4-5 cơn bão, mùa bão ở nước ta từ tháng 6 đến tháng 12. Tháng nhiều bão nhất là tháng 8 và tháng 9. Đầu mùa bão (tháng 6 và tháng 7), bão thường đổ bộ vào Bắc Bộ, nhất là khu vực từ móng cái đến Hải Phòng. Giữa mùa, bão thường đổ bộ vào đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (Thanh - Nghệ - Tĩnh). Vào tháng 10, tháng 11 bão thường hay đổ bộ vào bờ biển Trung Trung Bộ và cực nam Trung Bộ. Tháng 12, bão thường xảy ra ở khu vực Nam Bộ, song rất hiếm. Điều kiện để hình thành bão đó là nhiệt độ nước biển phải cao, trung bình phải trên 26⁰C, làm nước bốc hơi mãnh liệt tạo thành một vùng khí áp thấp. Khi đó không khí xung quanh khu vực vừa bốc lên sẽ chuyển động vào trong. Do tác động tự quay của Trái Đất, không khí chuyển động vào sẽ xoáy tròn. Đây là một trong những nguyên nhân tạo ra cơn bão. Ngoài ra, phải cần có sự gặp nhau của hai khối không khí có nhiệt độ chênh lệch và có lực làm lệch hướng đủ lớn để tạo nên xoáy thuận thì mới đủ điều kiện để hình thành bão. Khái niệm "giảm áp suất khí quyển dự báo thời tiết có bão" được phát minh bởi Lucien Vidie và là nền tảng cho thiết bị dự báo thời tiết đơn giản được gọi là “Phong vũ biểu” hoặc "áp kế Goethe". Cấu tạo của phong vũ biểu là một ống thủy tinh được hàn kín, đổ nước vào một nửa, có vòi hẹp nằm phía dưới mực nước và nhô cao lên hơn mặt nước và không hàn lại. Khi áp suất khí quyển thấp hơn so với áp suất lúc hàn kín áp kế, mực nước sẽ dâng lên, và khi áp suất tăng, mực nước sẽ hạ xuống. Như vậy, khi thể tích, áp suất và nhiệt độ khí trong phong vũ biểu tăng dự đoán cho nhiệt độ tăng và khí áp
  • 27. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 20 bên ngoài giảm, là một trong những điều kiện để bão hình thành. Sự biến đổi 3 thông số trạng thái áp suất p, thể tích V và nhiệt độ T của lượng khí cố định trong bình có liên quan đến kiến thức vật lý đó là phương trình trạng thái khí lý tưởng. b) Hình thành ý tưởng GV cho HS tìm hiểu điều kiện hình thành bão, cơ chế của thiết bị dự báo thời tiết phong vũ biểu và hướng dẫn HS chế tạo mô hình dự báo thời tiết. Thông qua mô hình HS dự đoán được thời tiết, kích thích trí tò mò, sở thích khám phá và nuôi dưỡng niềm đam mê khoa học. c) Mục tiêu của chủ đề Kiến thức vật lý - Nêu được các thông số p, V, T. - Chế tạo mô hình dự báo thời tiết rút được phương trình khí lí tưởng. Kiến thức địa lý - Nêu được định nghĩa nhiệt độ khí quyển, khí áp (áp suất khí quyển). - Nêu được các điều kiện để hình thành bão Kĩ năng - Tìm kiếm, thu thập, chọn lọc và xử lý thông tin từ tài liệu hướng dẫn. - Phác thảo được bản vẽ thiết kế mô hình dự báo thời tiết. - Chế tạo được mô hình dự báo thời tiết. - Vận hành, thử nghiệm và cải tiến được mô hình dự báo thời tiết - Thuyết trình về bản vẽ thiết kế và sản phẩm, quản lý thời gian hiệu quả. - Làm việc nhóm, hợp tác giữa các thành viên trong nhóm. - Rèn luyện tư duy phản biện, biết bảo vệ chính kiến cá nhân. Phẩm chất - Yêu thích khoa học, tích cực trong học tập. - Tôn trọng và hợp tác trong quá trình thực hiện. - Hoàn thành công việc được giao Định hướng phát triển năng lực STEM - Khoa học (S): Thuyết động học phân tử chất khí, phương trình trạng thái khí lý tưởng, nhiệt độ khí quyển, khí áp, điều kiện hình thành bão. - Công nghệ (T):Vật liệu: hộp nhựa có nắp, thanh thủy tinh chữ L…, Thiết bị: máy khoan, thước, súng bắn keo…
  • 28. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 21 - Kĩ thuật (E): Bản vẽ thiết kế, quy trình chế tạo mô hình dự báo thời tiết. - Toán học (M): Tính toán, đo đạc kích thước của các vật liệu cần sử dụng; dựa vào phương trình trạng thái tính toán các thông số áp suất, nhiệt độ và thể tích để dự đoán bão. d) Chuẩn bị Giáo viên - Vật liệu và thiết bị cần thiết để chế tạo mô hình dự báo thời tiết cho các nhóm (mỗi nhóm từ 4-6 HS). + Vật liệu: hộp nhựa có nắp, thanh thủy tinh chữ L… + Thiết bị: súng bắn keo, thước, máy khoan. - Bút màu, giấy trắng khổ A1 để vẽ sơ đồ tư duy và poster. - Phiếu học tập (phụ lục 1; 2), tài liệu hướng dẫn (phụ lục 3). Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi đến lớp. 2.2. Thiết kế hoạt động trải nghiệm 2.2.1. Vật liệu và thiết bị tổ chức hoạt động trải nghiệm “Tạo mô hình dự báo thời tiết” a) Vật liệu và thiết bị Bảng 2.1. Vật liệu và thiết bị chế tạo mô hình dự báo thời tiết STT Tên Số lượng Hình ảnh minh họa Vật liệu: 1 Hộp nhựa 1 cái
  • 29. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 22 2 Thanh thủy tinh chữ L 1 cái 3 Nước màu 1 cốc Thiết bị: 4 Súng bắn keo 1 cái 5 Máy khoan 1 cái
  • 30. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 23 b) Hướng dẫn chế tạo mô hình dự báo thời tiết Bảng 2.2. Quy trình chế tạo mô hình dự báo thời tiết Chuẩn bị dụng cụ Bước 1: Dùng màu thực phẩm pha nước màu Bước 2: Khoan 1 lỗ trên hộp nhựa, cách nắp hộp 2 cm Bước 3: Dùng súng bắn keo cố định thanh thủy tinh chữ L vào lỗ đã khoan trên hộp Bước 4: Đổ nước màu vào hộp và đậy kín nắp. Ta được mô hình dự báo thời tiết hoàn chỉnh c) Kết quả và giải thích Kết quả Khi áp suất khí quyển thấp hơn so với áp suất khí trong hộp, mực nước sẽ dâng lên. Khi áp suất khí quyển cao hơn so với áp suất khí trong hộp, mực nước sẽ hạ xuống. HS ghi lại nhiệt độ không khí, khí áp, thời tiết và mô tả mực nước trong thanh thủy tinh
  • 31. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 24 trong 7 ngày liên tục để xem xét mô hình có dự đoán được thời tiết theo đúng cơ chế hay không. Giải thích Khi áp suất khí quyển thấp hơn so với áp suất khí trong hộp, mực nước sẽ dâng lên. Khi áp suất khí quyển cao hơn so với áp suất khí trong hộp, mực nước sẽ hạ xuống. Các thông số trạng thái áp suất, nhiệt độ và thể tích đều thay đổi theo quy luật phù hợp với phương trình trạng thái khí lý tưởng. Nhờ vào chiều cao mực nước tăng giảm ta có thể dự báo được thời tiết tốt hay xấu. 2.2.2. Kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm Bảng 2.3. Phân bố thời gian kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm “Mô hình dự báo thời tiết” Hoạt động Thời gian Pha 2: Đề xuất phương án thiết kế “Mô hình dự báo thời tiết” 20 phút Pha 3: Gia công, chế tạo “Mô hình dự báo thời tiết” 20 phút Pha 4: Vận hành thử nghiệm “Mô hình dự báo thời tiết” 10 phút Pha 5: Thực hiện báo cáo về “Mô hình dự báo thời tiết” 15 phút Pha 6: Đánh giá nhận xét chung về hoạt động thiết kế, chế tạo “Mô hình dự báo thời tiết” 10 phút Pha 1. Đặt vấn đề và chuyển giao nhiệm vụ GV tổ chức hoạt động “Bão được hình thành từ đâu”: + GV cho HS xem clip về tác hại của bão. + HS nghiên cứu tài liệu để hoàn thành phiếu học tập “Bão được hình thành từ đâu”. + HS báo cáo kết quả nghiên cứu. Từ đó, HS phát hiện được vấn đề thực tiễn: Cần phải có thiết bị dự báo thời tiết. Sau khi HS phát hiện vấn đề thực tiễn, GV giao nhiệm vụ cho HS thiết kế, chế tạo mô hình dự báo thời tiết Pha 2. Đề xuất phương án thiết kế mô hình dự báo thời tiết Bước 1. Phát thảo bản vẽ thiết kế. Nhóm trưởng huy động, điều phối các thành viên trong nhóm nhóm thảo luận, thống nhất
  • 32. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 25 ý kiến để phát thảo bản thiết kế mô hình dự báo thời tiết. Bước 2. Thuyết trình về bản vẽ thiết kế. Các nhóm lần lượt cử đại diện thuyết trình về bản vẽ thiết kế mô hình dự báo thời tiết. Trong đó cần làm rõ: Các thông số trạng thái liên quan, mối liên hệ giữa các thông số trạng thái khi thời tiết thay đổi và hoạt động của mô hình dự báo thời tiết, dự kiến vật liệu sử dụng… Các nhóm còn lại phản biện, góp ý bổ sung. Bước 3. Thống nhất bản vẽ thiết kế. Các nhóm trao đổi và thảo luận để thống nhất bản vẽ thiết kế chung nhất. GV định hướng để HS thống nhất bản vẽ thiết kế có sử dụng các nguyên vật liệu đã chuẩn bị sẵn. Pha 3. Gia công, chế tạo mô hình dự báo thời tiết theo bản vẽ thiết kế Bước 1. Cung cấp dụng cụ, vật liệu. GV cho HS lựa chọn dụng cụ phù hợp, đại diện các nhóm lần lượt nhận bộ dụng cụ, vật liệu để chế tạo mô hình dự báo thời tiết. Bước 2. Gia công, chế tạo các chi tiết. Nhóm trưởng chia nhóm thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm chịu trách nhiệm gia công: khoan lỗ, pha nước màu, dán keo cho ống thủy tinh chữ L… Bước 3. Chế tạo mô hình Nhóm trưởng chia nhóm thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm nhỏ thực hiện các nhiệm vụ học tập: + Đọc tài liệu hướng dẫn và chế tạo mô hình theo bản thiết kế đã thống nhất. + Kiểm tra, vận hành mô hình. + Hoàn thành phiếu học tập. + Vẽ poster. + Thuyết trình báo cáo sản phẩm. Trong khi các nhóm chế tạo, GV quan sát và hỗ trợ kịp lúc khi HS gặp khó khăn. Pha 4. Vận hành thử nghiệm mô hình dự báo thời tiết Đề kiểm tra xem mô hình có hoạt động đúng hay không, GV giao bài tập về nhà cho HS thực hiện viết lại áp suất khí quyển, nhiệt độ khí quyển và mô tả chiều cao của mực nước của mô hình dự báo thời tiết hàng ngày trong một tuần để nhận xét xem mô hình có dự báo đúng thời tiết hay không. Pha 5. Thực hiện báo cáo về mô hình dự báo thời tiết Bước 1. Lựa chọn nhóm thuyết trình.
  • 33. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 26 + GV tiến hành thu sản phẩm của các nhóm, trưng bày sản phẩm trước khi báo cáo. + GV tổ chức cho HS báo cáo mô hình dự báo thời tiết với tiêu chí thẫm mĩ hoặc tinh thần xung phong tự nguyện. Bước 2. Thuyết trình về mô hình dự báo thời tiết. Đại diện nhóm lần lượt thuyết trình về mô hình dự báo thời tiết. Trong đó các nhóm cần chỉ ra: cơ chế hoạt động của mô hình dự báo thời tiết, giải thích mối liên hệ giữa những thông số dự báo thời tiết, cách chế tạo mô hình, các khó khăn và biện pháp giải quyết của mô hình dự báo thời tiết… Bước 3. Phản biện, góp ý. Các nhóm lắng nghe, tìm ra những điều chưa hợp lý trong phần thuyết trình về mô hình dự báo thời tiết. Các nhóm góp ý thảo luận để phần thuyết trình về mô hình dự báo thời tiết được hoàn thiện hơn. Bước 4. Đánh giá báo cáo sản phẩm. Các nhóm và GV cùng đánh giá theo bảng 2.4. Hình thức đánh giá: Đánh giá của GV và đánh giá chéo giữa các nhóm. Pha 6. Đánh giá chung, nhận xét về hoạt động thiết kế, chế tạo mô hình dự báo thời tiết Bước 1. Thu hồi dụng cụ, vật liệu. Bước 2. Đánh giá, nhận xét. GV khen thưởng, khích lệ các nhóm hoàn thành tốt nhiệm vụ và nhắc nhở các nhóm chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ Bảng 2.4. Tiêu chí đánh giá báo cáo mô hình dự báo thời tiết STT Hoạt động Tiêu chí Điểm tối đa Điểm đánh giá 1 Mô hình dự báo thời tiết Vận hành thành công 15 2 Nhỏ gọn, thẩm mĩ 10 3 Poster Đầy đủ các nội dung yêu cầu (mô hình và cơ chế của mô hình, các khó khăn và biện pháp giải quyết …) 05 4 Thẩm mĩ, sáng tạo 10
  • 34. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 27 5 Phiếu học tập Hoàn thành đầy đủ nội dung yêu cầu của phiếu học tập 20 6 Thuyết trình Chỉ rõ được cơ chế họa động của mô hình dự báo thời tiết 15 7 Giải thích cơ chế hoạt động của mô hình dự báo thời tiết 10 8 Tự tin, phong cách 05 9 Phản biện Trả lời chính xác các câu hỏi 10 Tổng 100 2.3. Tiêu chí đánh giá năng lực sáng tạo của HS trong hoạt động trải nghiệm Căn cứ vào các đặc trưng của hoạt động trải nghiệm, tiến trình tổ chức hoạt động trải nghiệm và một số biểu hiện NL sáng tạo trong hoạt động nhận thức của HS, tôi cụ thể hóa NL sáng tạo của HS thông qua các tiêu chí ở bảng 2.6. Đây là công cụ đánh giá của GV, đánh giá đồng đẳng (HS trong cùng nhóm đánh giá lẫn nhau), tự đánh giá của HS. Tuy nhiên để phù hợp với thực tế giảng dạy, GV có thể cân nhắc, lựa chọn và chỉnh sửa các tiêu chí sao cho phù hợp với đặc trưng của đối tượng HS, với phương pháp dạy học mình lựa chọn. Bảng 2.5. Tiêu chí đánh giá NL sáng tạo của HS đối với chủ đề Các tiêu chí Mức độ thể hiện Rất rõ ràng Rõ ràng Không rõ ràng Không có Tự tìm ra vấn đề mới, tình huống mới trong thực tiễn ngành kĩ thuật và đề xuất phương án giải quyết đúng, mang lại hiệu quả;
  • 35. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 28 Thiết kế được sơ đồ, bản vẽ thể hiện nguyên lý cấu tạo và hoạt động, vận hành của hệ thống kĩ thuật và chỉ ra được tính mới, tính hiệu quả của nó so với những cái đã biết; Tìm ra các giải pháp khảo sát, đo đạc mới, đảm bảo tính hiệu quả nhưng dễ thực hiện, đảm bảo tính chính xác; Tìm ra các thiết bị, vật liệu mới thay thế cho thiết bị, vật liệu cũ nhưng vẫn đảm bảo tính hiệu quả cao và tiết kiệm; Đề xuất giải pháp thiết kế mới cho hệ thống kĩ thuật đã có, thay đổi một số chi tiết nhằm tăng hiệu quả cho hệ thống kĩ thuật; Tiến hành thực hiện giải pháp, thi công, chế tạo,… hệ thống kĩ thuật nhằm mang lại lợi ích và có ý nghĩa xã hội; Vận dụng kiến thức được học để giải quyết các vấn đề mới, tình huống mới trong thực tiễn liên quan đến ngày kĩ thuật; Kết hợp các thao tác tư duy (so sánh, phân tích, đánh giá) và các phương pháp phán đoán, mô hình giả thuyết, từ đó đưa ra kế luận chính xác cho vấn đề;
  • 36. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 29 Lập được nhiều phương án giải quyết cho một vấn đề thực tiễn mang lại kết quả tối ưu;
  • 37. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 30 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Trong chương này, tôi đã xây dựng được nội dung hoạt động trải nghiệm đồng thời thiết kế hoạt động trải nghiệm Tạo mô hình dự báo thời tiết với các vật liệu được chuẩn bị và cách thức tiến hành theo các pha của tiến trình tổ chức hoạt động trải nghiệm đã đề xuất ở chương 1. Tôi cũng thiết kế bảng tiêu chí đánh giá năng lực sáng tạo của HS khi tham gia hoạt động trải nghiệm Tạo mô hình dự báo thời tiết. Đây là công cụ được sử dụng để tiến hành thực nghiệm sư phạm ở chương tiếp theo.
  • 38. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 31 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm Tôi tiến hành TNSP “Tổ chức hoạt động trải nghiệm Tạo mô hình dự báo thời tiết” nhằm: - Kiểm tra giả thuyết khoa học đã đề ra trong khóa luận. - Đánh giá tính khả thi của tiến trình dạy tổ chức hoạt động trải nghiệm để bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh đã đề xuất. 3.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm - HS lớp 10/8 trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, năm học 2022-2023. 3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Xin phép Ban giám hiệu nhà trường, tổ Vật lí trong trường được TNSP. - Tôi xin phép GV đang đứng lớp để thực hiện kế hoach tổ chức chủ đề hoạt động trải nghiệm “tạo mô hình dự báo thời tiết”. - Từ kết quả thực nghiệm, tôi đánh giá những gì đã đạt được và những mặt còn hạn chế cần phải chỉnh sửa. 3.4. Những thuận lợi và khó khăn gặp phải khi tiến hành thực nghiệm sư phạm 3.4.1. Thuận lợi - Ban giám hiệu trường THPT Nguyễn Thượng Hiền và tổ Vật lý rất ủng hộ, khuyến khích GV đổi mới phương pháp dạy học, tạo điều kiện cho các tiết học, hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa. - HS lớp thực nghiệm năng động, đoàn kết, tích cực, có năng khiếu thực hành. 3.4.2. Khó khăn - Việc chuẩn bị các thiết bị rất mất thời gian và cần sự hỗ trợ. 3.5. Kế hoạch dạy học trải nghiệm KẾ HOẠCH DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM I.Tên chủ đề: CHẾ TẠO MÔ HÌNH DỰ BÁO THỜI TIẾT II. Mô tả chủ đề: Ở nước ta hàng năm trung bình chịu ảnh hưởng của 4-5 cơn bão, mùa bão ở nước ta từ tháng 6 đến tháng 12. Tháng nhiều bão nhất là tháng 8 và tháng 9. Đầu mùa bão (tháng
  • 39. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 32 6 và tháng 7), bão thường đổ bộ vào Bắc Bộ, nhất là khu vực từ móng cái đến Hải Phòng. Giữa mùa, bão thường đổ bộ vào đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (Thanh - Nghệ - Tĩnh). Vào tháng 10, tháng 11 bão thường hay đổ bộ vào bờ biển Trung Trung Bộ và cực nam Trung Bộ. Do đó, dự đoán được thời gian bão sẽ xuất hiện là rất cần thiết. Vì vậy GV có thể tổ chức hoạt động trải nghiệm cho HS chế tạo mô hình dự báo thời tiết. II. Vật liệu và thiết bị sử dụng cho mô hình STT Tên Số lượng Hình ảnh minh họa Vật liệu: 1 Hộp nhựa 1 cái 2 Thanh thủy tinh chữ L 1 cái 3 Nước màu 1 cốc
  • 40. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 33 Thiết bị: 4 Súng bắn keo 1 cái 5 Máy khoan 1 cái III. Các bước chế tạo mô hình Chuẩn bị dụng cụ Bước 1: Dùng màu thực phẩm pha nước màu Bước 2: Khoan 1 lỗ trên hộp nhựa, cách nắp hộp 2 cm Bước 3: Dùng súng bắn keo cố định thanh thủy tinh chữ L vào lỗ đã khoan trên hộp Bước 4: Đổ nước màu vào hộp và đậy kín nắp. Ta được mô hình dự báo thời tiết hoàn chỉnh
  • 41. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 34 IV. Tiêu chí đán giá sản phẩm STT Hoạt động Tiêu chí Điểm tối đa Điểm đánh giá 1 Mô hình dự báo thời tiết Vận hành thành công 15 2 Nhỏ gọn, thẩm mĩ 10 3 Poster Đầy đủ các nội dung yêu cầu (mô hình và cơ chế của mô hình, các khó khăn và biện pháp giải quyết …) 05 4 Thẩm mĩ, sáng tạo 10 5 Phiếu học tập Hoàn thành đầy đủ nội dung yêu cầu của phiếu học tập 20 6 Thuyết trình Chỉ rõ được cơ chế họa động của mô hình dự báo thời tiết 15 7 Giải thích cơ chế hoạt động của mô hình dự báo thời tiết 10 8 Tự tin, phong cách 05
  • 42. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 35 9 Phản biện Trả lời chính xác các câu hỏi 10 Tổng 100 V. Chuỗi các hoạt động trải nghiệm Các bước Tên hoạt động cụ thể Định hướng cách thức tổ chức Thời gian và địa điểm 1. Xác định vấn đề và chuyển giao nhiệm vụ Hoạt động 1: Xác định yêu cầu thiết kế và chuyển giao nhiệm vụ - Tình huống đặt vấn đề 10 phút tại lớp 2. Đề xuất phương án thiết kế mô hình dự báo thời tiết Hoạt động 2.1 : Phát thảo bản vẽ Làm việc nhóm 15 phút tại lớp Hoạt động 2.2 : Đề xuất phương án thiết kể mô hình 3. Gia công, chế tạo mô hình theo bản vẽ Hoạt động 3.1: Cung cấp dụng cụ, vật liệu Báo cáo, thảo luận 20 phút tại lớp Hoạt động 3.2: Gia công, chế tạo các chi tiết 4. Vận hành thử nghiệm mô hình dự báo thời tiết Hoạt động 4: Vận hành, thử nghiệm mô hình Hoạt động nhóm 1 tuần ở nhà 5. Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh Hoạt động 5: Trình bày sản phẩm, thảo luận và đánh giá Báo cáo, thảo luận 45 phút tại lớp Hoạt động 1. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ VÀ CHUYỂN GIAO NHIỆM VỤ HỌC TẬP (15 phút tại lớp) a. Mục tiêu: - Xác định được nhiệm vụ là chế tạo mô hình dự báo thời tiết với các yêu cầu: • Hoạt động của mô hình có vận dụng kiến thức về hiện tượng áp suất khí quyển, phương trình trạng thái khí lí tưởng • Thiết kế đơn giản
  • 43. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 36 - Liệt kê được các yêu cầu của bản thiết kế, đánh giá sản phẩm, từ đó định hướng thiết kế sản phẩm b. Nội dung - GV cho HS nhận thấy được sự cần thiết và ý nghĩa của mô hình dự báo thời tiết đối với cuộc sống từ thực tiễn quan sát được - GV giới thiệu cụ thể nhiệm vụ của bài học là thiết kế mô hình và chế tạo mô hình dự báo thời tiết - GV xác định các vấn đề cần giải quyết cho HS - Giáo viên thông báo cho học sinh về tiến trình dự án c. Dự kiến sản phẩm hoạt động - HS nêu được lợi ích của mô hình dự báo thời tiết - HS xác định được yêu cầu thiết kế thông qua quan sát sản phẩm mẫu. - Thống nhất kế hoạch thực hiện - Bảng ghi nhận nhiệm vụ, kế hoạch dự án và phân công công việc d. Cách thức tổ chức hoạt động Nhiệm vụ 1: Tổ chức nhóm học tập - Giáo viên chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm gồm 6-8 thành viên. Mỗi nhóm đóng vai trò là các nhà thiết kế thực hiện nhiệm vụ chủ đề. - Mỗi nhóm bầu nhóm trưởng và các vai trò khác nhau đối với mỗi thành viên trong nhóm TT HỌ VÀ TÊN VAI TRÒ NHIỆM VỤ 1 Trưởng nhóm Quản lý, tổ chức chung, chia các hoạt động 2 Thư ký Ghi chép, lưu trữ hồ sơ học tập của nhóm 3 Thành viên Phát ngôn viên 4 Thành viên Photo tài liệu 5 Thành viên Chụp ảnh minh chứng HĐ của nhóm 6 Thành viên Mua vật liệu Nhiệm vụ 2: Đặt vấn đề - Giao nhiệm vụ học tập - Cho HS trả lời câu hỏi “Các em có biết tại sao mực nước tăng thì áp suất bên ngoài giảm và có khả năng gây ra bão? Tại sao mực nước giảm thì áp suất bên ngoài tăng?"
  • 44. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 37 để học sinh liên hệ với tình hình chung của nước ta hiện nay nhằm khơi gợi ý tưởng của học sinh - HS đưa ra giải pháp chế tạo mô hình dự báo thời tiết - GV dẫn dắt: dự báo thời tiết nó có rất nhiều lợi ích với chúng ta. Nào là giúp chúng ta dự báo được thời tiết tốt hay xấu, hỗ trợ tích cực giúp chúng ta dự đoán được thời tiết hơn khi có kế hoạch đi chơi. Vậy có một chiếc dự báo thời tiết là vô cùng cần thiết. Để có thể tiết kiệm chi phí ta có thể chế tạo mô hình dự báo thời tiết cho riêng mình. Với mô hình dự báo thời tiết tự thiết kế ta cần tìm hiểu các vấn đề sau đây: · Để tạo ra mô hình dự báo thời tiết thì dựa trên nguyên lý nào? · Mô hình dự báo thời tiết có cấu tạo như thế nào? · Thiết kế mô hình dự báo thời tiết như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất? Nhiệm vụ 3: Thống nhất tiến trình dự án - Giáo viên đặt vấn đề: Để hoàn thành hiệu quả nhiệm vụ dự án học tập này cần thực hiện theo tiến trình như thế nào? Giáo viên thống nhất cùng học sinh kế hoạch dự án. - Với học sinh chưa quen làm dự án, GV thông báo tiến trình và hướng dẫn học sinh. Đối với học sinh có kinh nghiệm thực hiện dự án, GV yêu cầu học sinh tự đề xuất các công việc và phân phối thời gian trong dự án. Hoạt động 2: TRÌNH BÀY VÀ BẢO VỆ PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ (30 phút) a. Mục tiêu: - Yêu cầu nhóm học sinh tìm các giải pháp có thể để thiết kế mô hình dự báo thời tiết phù hợp với lí thuyết nhóm vừa tìm hiểu. - HS mô tả được phương án thiết kế và sử dụng các kiến thức nền để giải thích nguyên lý hoạt động của mô hình dự báo thời tiết. - Lựa chọn phương án thiết kế tối ưu để thực hiện chế tạo sản phẩm b. Nội dung: - GV tổ chức cho HS từng nhóm trình bày phương án thiết kế theo các tiêu chí ở hoạt động 1 - Giải thích được các lý do lựa chọn sản phẩm trên + Mặt ưu, khuyết của các dụng cụ. + Cách lắp đặt có phù hợp với thực tiễn của lý thuyết.
  • 45. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 38 - GV tổ chức hoạt động thảo luận cho từng thiết kế: Các nhóm khác và GV nêu rõ câu hỏi làm rõ, phản biện và góp ý cho bản thiết kế hệ thống. Nhóm trình bày trả lời câu hỏi, lập luận, bảo vệ quan điểm hoặc ghi nhận ý kiến góp ý phù hợp để hoàn thiện bản thiết kế. - GV chuẩn bị kiến thức liên quan cho HS: Yêu cầu HS ghi lại các kiến thức vào vở và chỉnh sửa phương án thiết kế (nếu có) c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản phẩm: - Bản kiến thức ghi chép những kiến thức nền liên quan đến sản phẩm trên bảng của giáo viên trong vở cá nhân - Bản thiết kế hoàn chỉnh mô hình dự báo thời tiết d. Cách thức tổ chức hoạt động: Nhiệm vụ 1: Mở đầu – tổ chức báo cáo - GV thông báo tiến trình của buổi báo cáo như sau: + thời gian báo cáo: 5 phút + thời gian đặt câu hỏi và trao đổi: 3 phút + trong khi nhóm bạn báo cáo, GV yêu cầu mỗi HS chú ý và đóng góp ý kiến nhận xét và đặt câu hỏi tuơng ứng đối với bài của mỗi bạn - GV nhắc lại môt lần về các tiêu chí đánh giá bảng thiết kế và tiêu chí đánh giá bài thuyết trình - GV có thể hướng dẫn HS của các nhóm khác sử dụng bảng tiêu chí này để đánh giá và đặt câu hỏi cho nhóm khác Nhiệm vụ 2: Tiến hành báo cáo - GV chọn một nhóm lên báo cáo - Nhóm HS báo cáo, ghi nhận và trả lời câu hỏi phản biện - GV tổ chức cho các nhóm còn lại nêu câu hỏi, nhận xét phương án thiết kế của nhóm bạn, nhóm trình bày trả lời, bảo vệ thu nhận góp ý, đưa ra sửa chữa phù hợp. - GV nhận xét - GV sử dụng phiếu đánh giá để đánh giá phần trình bày của học sinh - Tương tự nhóm khác sẽ lên trình bày báo cáo của nhóm mình
  • 46. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 39 Nhiệm vụ 3: Tổng kết và dặn dò - GV đánh giá về phần báo cáo của các nhóm HS dự trên các tiêu chí ghi trong bảng đánh giá - GV yêu cầu HS tổng hợp lại các ý kiến đóng góp của GV và của các nhóm, chuẩn hóa các kiến thức liên quan, chốt lại các vấn đề cần chú ý, chỉnh sửa của các nhóm - GV thông báo nhiệm vụ hoạt động học tập kế tiếp: Chế tạo sản phẩm theo bản thiết kế và chuẩn bị bài giới thiệu sản phẩm - GV phát vật liệu chế tạo cho HS về nhà chế tạo và dặn dò các nhóm về nhà triển khai chế tạo sản phẩm theo bản thiết kế
  • 47. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 40 Hoạt động 4: CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH DỰ BÁO THỜI TIẾT (15 phút tại lớp- Về nhà) (HS làm việc ở nhà 1 tuần ) A. Mục đích: – HS chế tạo được mô hình dự báo thời tiết căn cứ trên bản vẽ thiết kế đã được thông qua; –Xác định các vật liệu phù hợp, đảm bảo đúng sơ đồ bản vẽ của mô hình dự báo thời tiết với giá thành hợp lí; – Học được nguyên tắc an toàn trong chế tạo, lắp đặt sản phẩm. – Bổ sung thêm kiến thức nền thông qua việc giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình chế tạo sản phẩm. B. Nội dung: – HS làm việc theo nhóm ở nhà; ghi chép lại công việc của từng thành viên, các điều chỉnh của bản thiết kế (nếu có) và giải thích lí do điều chỉnh – GV đôn đốc, hỗ trợ HS (nếu cần) trong quá trình các nhóm chế tạo sản phẩm. C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản phẩm sau: Mô hình dự báo thời tiết đúng yêu cầu, đáp ứng các tiêu chí đánh giá trong phiếu đánh giá số 1. D. Cách thức tổ chức hoạt động: Bước 1. HS tìm kiếm, chuẩn bị các vật liệu dự kiến; Bước 2. HS lắp đặt các thành phần của hệ thống theo bản thiết kế bằng vật liệu đã có; Bước 3.HS thử nghiệm hệ thống, so sánh với các tiêu chí đánh giá sản phẩm (Phiếu đánh giá số 1). Bước 4. HS điều chỉnh lại vật liệu và thiết kế, ghi lại nội dung điều chỉnh và giải thích lí do (nếu cần phải điều chỉnh); Bước 5. HS hoàn thiện bảng ghi danh mục các vật liệu và tính giá thành chế tạo sản phẩm; Bước 6. HS đóng gói và sắp xếp sản phẩm, sẵn sàng cho phần triển lãm sản phẩm; Xây dựng bản báo cáo và tập trình bày, giới thiệu sản phẩm. Trong quá trình chế tạo sản phẩm, GV đôn đốc, hỗ trợ, ghi nhận hoạt động của các nhóm HS.
  • 48. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 41 Hoạt động 5: TRÌNH BÀY SẢN PHẨM “CHẾ TẠO MÔ HÌNH DỰ BÁO THỜI TIẾT” VÀ THẢO LUẬN (tiết 3- 45 phút) A. Mục đích: – HS giới thiệu và chứng minh sự phù hợp của sản phẩm mô hình dự báo thời tiết với điều kiện thực tế cũng như đáp ứng được các tiêu chí đánh giá sản phẩm đã đặt ra. – HS thực hành được kỹ năng thuyết trình và phản biện kiến thức liên quan; rèn luyện được thói quen bảo vệ môi trường; hình thành ý thức về cải tiến, phát triển sản phẩm. – HS hoàn thiện kiến thức nền sau khi đã có thực nghiệm. B. Nội dung: – Các nhóm HS giới thiệu về cách thức hoạt động, vận hành của sản phẩm kết hợp với việc giải thích kiến thức các môn học liên quan. – GV và HS đặt câu hỏi để làm rõ nội dung. C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản phẩm sau: mô hình dự báo thời tiết vận hành được theo đúng các tiêu chí đánh giá. D. Cách thức tổ chức hoạt động: Bước 1. Các nhóm HS mô tả và thực hành mô hình dự báo thời tiết với điều kiện thực tế (Video tự quay của hs việc sử dụng mô hình dự báo thời tiết) Bước 2. Các nhóm lần lượt báo cáo, trình diễn hoạt động của mô hình dự báo thời tiết:
  • 49. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 42 – Nhóm trình bày về cách thức hoạt động của sản phẩm; những điều chỉnh trong quá trình chế tạo sản phẩm và giải thích lí do (nếu có); giải thích cách tính giá thành sản phẩm; Trong thời gian này, các nhóm HS khác cũng hoàn thành phiếu đánh giá dành cho HS. Bước 3. GV và các nhóm khác đặt câu hỏi, nhận xét. GV công bố kết quả chấm sản phẩm theo tiêu chí của phiếu đánh giá số 1 (kết quả đánh giá nên được trình chiếu trên màn hình để cả lớp dễ quan sát); GV tổng kết và nhận xét về kết quả chung của các nhóm. GV cần lưu ý những hạn chế, những điểm còn bất cập, chưa chính xác của các nhóm, đặc biệt lưu ý khi các nhóm khai thác và giải thích kiến thức nền trong khi giới thiệu sản phẩm và những ghi chép trong phiếu học tập. Bước 4. Tổng kết, đánh giá - GV tổng kết và đánh giá chung về dự án: Kiến thức, kĩ năng, quá trình thiết kế và
  • 50. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 43 thi công sản phẩm, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng trình bày thuyết phục, hiệu quả sử dụng của sản phẩm. - GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ cuối dự án: Hoàn thành hồ sơ dự án - GV gợi mở về việc tìm hiểu kiến thức và mở rộng, nâng cấp sản phẩm cho HS. 3.6. Phân tích diễn biến thực nghiệm sư phạm 3.6.1. Giai đoạn 1: Chuẩn bị 3.6.1.1. Chuẩn bị vật liệu và thiết bị - GV chuẩn bị 4 vật liệu và thiết bị, mỗi bộ được đựng sẵn trong khay nhựa để phát cho mỗi nhóm. - Ngoài ra, để phục vụ cho việc báo cáo thuyết trình của HS, GV cung cấp cho mỗi nhóm: Bút màu, giấy trắng khổ A1, thước kẻ… để vẽ poster và sơ đồ tư duy. 3.6.1.2. Chuẩn bị cơ sở vật chất GV trước khi lên lớp sẽ chuẩn bị phòng học, bàn ghế, máy chiếu,…để tổ chức hoạt động trải nghiệm. 3.6.2. Giai đoạn 2: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trên lớp học chủ đề “Mô hình dự báo thời tiết” Tôi TNSP chủ đề “Mô hình dự báo thời tiết” cho HS lớp 10/8 THPT Nguyễn Thượng Hiền với tiến trình như sau: Đặt vấn đề GV cho HS xem video nói về bão trong tự nhiên, trong video có trình bày các nội dung sau: Bão do đâu mà có, điều kiện để hình thành một cơn bão… Các em HS chăm chú theo dõi video. GV giới thiệu HS hoạt động chính của chủ đề: hoạt động tìm hiểu mô hình dự báo thời tiết. HS có nhiệm vụ hoàn thành phiếu học tập, vẽ sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức về cơ chế hình thành bão. GV cung cấp thiết bị, sau đó HS sẽ vẽ poster để giới thiệu về sản phẩm và hoàn thành phiếu học tập để giải thích cơ chế hình thành của bão. Cuối hoạt động, GV tổ chức cho các nhóm báo cáo thuyết trình. Hầu hết các HS đều chú ý lắng nghe. GV bàn giao giấy vẽ, màu, vật liệu và thiết bị cho các nhóm. Các em rất tò mò, hứng thú và đều nhanh chóng lên nhận các bộ dụng cụ từ GV. GV giới thiệu tài liệu học tập, vật liệu thiết bị và thỏa thuận các quy định học tập với HS. HS của lớp đa số đều chú ý lắng nghe và tán thành với những quy đinh đó.
  • 51. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 44 Làm việc với tài liệu hướng dẫn Khi các nhóm bắt đầu làm việc, chỉ có nhóm 1, nhóm 2, bầu nhóm trưởng và nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên khác; còn nhóm 3, nhóm 4 vẫn đang loay hoay với các thiết bị và không tập trung vào nhiệm vụ học tập GV phân công. Sau khi được GV nhắc nhở, nhóm 3 và nhóm 4 đã tập trung hoàn thành nhiệm vụ học tập. Sau khi điều tra và hỗ trợ kịp thời, tôi tìm hiểu được nguyên nhân của nhóm đó là không biết vẽ sơ đồ tư duy. Tuy nhiên dưới sự hỗ trợ của GV, các nhóm đã hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình. Nhóm HS được nhóm trưởng phân công nghiên cứu tài liệu hướng dẫn sẽ: + Phối hợp với nhóm nhận nhiệm vụ hoàn thành phiếu học tập, điền đầy đủ nội dung kiến thức trong phiếu học tập. + Phối hợp với nhóm nhận nhiệm vụ vẽ sơ đồ tư duy tìm từ khóa và hệ thống kiến thức cần trình bày. Hoạt động “tạo mô hình dự báo thời tiết” Sau khi đã tham gia một hoạt động, HS các nhóm phối hợp nhịp nhàng hơn. Nhóm trưởng nhanh chóng phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Nhóm HS được nhóm trưởng phân công nhiệm vụ nghiên cứu tài liệu hướng dẫn sẽ: + Phối hợp với các bạn nhận nhiệm vụ thiết kế và chế tạo mô hình kiểm tra các bộ dụng cụ được nhận về từ GV về: số lượng, tình trạng chất lượng,…; tìm hiểu quy trình thiết kế và chế tạo mô hình. + Phối hợp với nhóm nhận nhiệm vụ hoàn thành phiếu học tập, điền đầy đủ nội dung kiến thức trong phiếu học tập. + Phối hợp với nhóm nhận nhiệm vụ vẽ poster thống nhất các nội dung cần trình bày Vẽ sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức Các thành viên trong nhóm vẽ sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức cần có khả năng nghệ thuật tốt. Trong quá trình vẽ sơ đồ tư duy, các HS thuộc nhóm này sẽ làm việc với nhóm nghiên cứu tài liệu hướng dẫn và nhóm hoàn thành phiếu học tập để chọn ra từ khóa để vẽ. Đối với hoạt động này, GV đã chuẩn bị sẵn tài liệu hướng dẫn, phiếu học tập, giấy A1 và màu, HS dựa vào tài liệu hướng dẫn kết hợp với những kiến thức đã được cung cấp từ đoạn video mà GV đã cho xem khi đặt vấn đề để vẽ sơ đồ tư duy.
  • 52. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 45 Thiết kế, chế tạo mô hình dự báo thời tiết Các thành viên trong nhóm thiết kế, chế tạo mô hình cần có khả năng kĩ thuật tốt. Trong quá trình thiết kế, chế tạo các HS thuộc nhóm này sẽ làm việc với nhóm nghiên cứu tài liệu hướng dẫn để thiết kế và chế tạo mô hình. Đối với chủ đề này, GV đã chuẩn bị sẵn các bộ dụng cụ, HS dựa vào tài liệu tham khảo, thiết kế và chế tạo mô hình dự báo thời tiết, vận hành sản phẩm và giải thích cơ chế hoạt động của sản phẩm. Trong lúc thiết kế, chế tạo mô hình, nhìn chung các HS khá tập trung và tích cực hoạt động, thảo luận, các nhóm phân công công việc cụ thể, rõ ràng và phối hợp nhịp nhàng để hoàn thành nhiệm vụ. Đối với các nhóm thiết kế, chế tạo và vận hành mô hình Ở lớp 10C8, hầu hết các nhóm đều nghiên cứu kĩ tài liệu hướng dẫn và hoàn thành sớm mô hình. Trong đó, nhóm 1 và nhóm 4 hoàn thành nhanh nhất vì được nhóm trưởng phân công nhiệm vụ rõ ràng và các thành viên trong nhóm làm việc rất ăn ý. Đối với các nhóm thiết kế, chế tạo và vận hành mô hình chưa thành công Nếu thực hiện không thành công, các nhóm sẽ phải quay lại đọc kĩ tài liệu hướng dẫn, đưa ra các giải pháp khắc phục. Trong quá trình làm việc, HS nhóm 1 lớp 10C8, không nghiên cứu kĩ tài liệu hướng dẫn mà bắt tay ngay và thiết kế và chế tạo mô hình. Tuy kết quả không được thành công như mong muốn, nhưng tôi rất ghi nhận tính tích cực và tinh thần sáng tạo từ các em. Tổ chức cho HS báo cáo Hoạt động tìm hiểu về mô hình dự báo thời tiết GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả tìm hiểu kiến thức theo hình thức 2 HS đại diện 1 nhóm báo cáo. Các HS khác sau đó sẽ nhận xét, bổ sung, đặt câu hỏi cho nhóm thuyết trình. Ở lớp 10C8, đây là một lớp học rất tích cực, thể hiện tất cả các nhóm đều mong muốn được trình bày. Nhìn chung tất cả các nhóm đều hoàn thành đầy đủ nội dung của phiếu học tập, giải thích được cơ chế, liên kết được kiến thức sinh học và kiến thức vật lý. Tuy nhiên do hạn chế về thời gian, GV chỉ mời 2 nhóm có poster đẹp nhất lên trình bày.
  • 53. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 46 Hoạt động mô hình dự báo thời tiết GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả tìm hiểu kiến thức theo hình thức 2 HS đại diện 1 nhóm báo cáo. Các HS khác sau đó sẽ nhận xét, bổ sung, đặt câu hỏi cho nhóm thuyết trình. Do hạn chế về thời gian, GV chỉ tổ chức được cho HS trưng bày và vận hành sản phẩm. Sau đó GV giải thích cơ chế của mô hình mô hình dự báo thời tiết Nhận xét đánh giá Do hạn chế và thời gian, GV chỉ kịp tổ chức cho lớp 10C8 nhận xét và phản biện. Nhìn chung, các nhóm đều có mô hình giống nhau. Các HS tích cực đặt câu hỏi phân tích vấn đề. Kết luận GV kết luận lại nội dung kiến thức trọng tâm của chủ đề trải nghiệm: + Quá trình hình thành bão và cơ chế hoạt động của máy dự báo thời tiết. + Rút được mô hình có liên quan đến phương trình trạng thái khí lí tưởng. GV nhận xét về sơ đồ tư duy, poster, phiếu học tập và mô hình, đánh giá về thái độ làm việc nhóm và khả năng hoàn thành nhiệm vụ học tập của các nhóm. 3.6.3 Giai đoạn 3: Kiểm tra và đánh giá kết quả dạy học trên lớp Thực hiện bài kiểm tra: GV biên soạn đề kiểm tra cho chủ đề gồm 10 câu, thời gian 15 phút dùng để kiểm tra kiến thức vật lý, sinh học, công nghệ, kĩ thuật, toán học. 3.7. Đánh giá kết quả thực nghiệm 3.7.1. Đánh giá năng lực sáng tạo Theo dõi diễn biến TNSP. Tôi nhận thấy các biểu hiện ở HS phù hợp với tiêu chí đánh giá NL sáng tạo của HS đã đưa ở mục 2.4.2 - Chương 2. Chúng tôi thể hiện nó ở bảng 3.2. Bảng 3.2. Tiêu chí đánh giá NL sáng tạo và biểu hiện cụ thể của HS Tiêu chí Biểu hiện cụ thể (2) Thiết kế được sơ đồ, bản vẽ thể hiện nguyên lý cấu tạo và hoạt động, vận hành của hệ thống kĩ thuật và chỉ ra được tính mới, tính hiệu HS vẽ được điều kiện để hình thành bão và sơ đồ bố trí mô hình kiểm chứng phương trình trạng thái khí lí tưởng đã đặt ra. HS có thể trình bày lại được nội dung bài học và kết quả của việc hoạt động theo nhóm theo ngôn ngữ riêng (thể hiện qua hình thức báo cáo, thuyết trình,…)
  • 54. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 47 quả của nó so với những cái đã biết. (8) Kết hợp các thao tác tư duy (so sánh, phân tích, đánh giá) và các phương pháp phán đoán, mô hình giả thuyết, từ đó đưa ra kết luận chính xác cho vấn đề. Mô hình dự báo thời, nhóm 1 lớp 10C8 đã sáng tạo ra một mô hình mới, tuy nhiên sau khi vận hành không thành công, nhóm đã quay lại nghiên cứu tài liệu hướng dẫn để tìm ra giải pháp thực hiện mô hình chính xác. 3.7.2 Đánh giá định lượng về năng lực sáng tạo Để đánh giá kết quả TNSP, dựa trên bảng 2.5 ở trên tôi tổng hợp điểm đánh giá cho mỗi kĩ năng tương ứng, gồm 4 mức độ với các mức điểm từ 0 đến 9. Mỗi kĩ năng được biểu hiện bởi các hành vi, vì vậy khi chấm điểm các kĩ năng thành phần, chúng tôi tính theo điểm trung bình của các hành vi tương ứng (theo trọng số). Điểm của các hành vi biểu hiện kĩ năng nằm trong các khoảng giới hạn sau: Các tiêu chí Điểm tối đa Mức độ 1 (rất rõ ràng) Mức độ 2 (rõ ràng) Mức độ 3 (không rõ ràng) Mức độ 4 (không có)
  • 55. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 48 Tự tìm ra vấn đề mới, tình huống mới trong thực tiễn 9 7,6 – 9 5,1 – 7,5 2,6 – 5 0 – 2,5 Thiết kế được sơ đồ, bản vẽ thể hiện nguyên lý cấu tạo và hoạt động, vận hành 9 7,6 – 9 5,1 – 7,5 2,6 – 5 0 – 2,5 Tìm ra các giải pháp khảo sát, đo đạc mới 9 7,6 – 9 5,1 – 7,5 2,6 – 5 0 – 2,5 Đề xuất giải pháp thiết kế mới cho hệ thống kĩ thuật đã có 9 7,6 – 9 5,1 – 7,5 2,6 – 5 0 – 2,5 Vận dụng kiến thức được học để giải quyết các vấn đề mới 9 7,6 – 9 5,1 – 7,5 2,6 – 5 0 – 2,5 Kết hợp các thao tác tư duy (so sánh, phân tích, đánh giá) và các phương pháp phán đoán, từ đó đưa ra kế luận chính xác cho vấn đề; 9 7,6 – 9 5,1 – 7,5 2,6 – 5 0 – 2,5