SlideShare a Scribd company logo
1 of 110
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HUỲNH LÊ HIẾU THẢO
TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG “ CHẤT KHÍ” VẬT LÝ
LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG TĂNG
CƯỜNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VẬT LÍ VÀO THỰC TIỄN
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Chuyên ngành : LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ
Mã số : 60 14 01 11
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS LÊ PHƯỚC LƯỢNG
Huế, Năm 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn này là trung thực, được các
đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một
công trình nào khác.
Tác giả
Huỳnh Lê Hiếu Thảo
LỜI CÁM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn sâu sắc đến:
 PGS.TS Lê Phước Lượng - người đã trực tiếp khuyến khích, động viên và
hướng dẫn tôi để thực hiện hoàn thành đề tài bằng tất cả sự tận tình và trách
nhiệm.
 Quý thầy cô trong khoa Vật lí, Trường Đại học sư phạm Huế, Phòng Sau
đại học Trường đại học sư phạm Huế đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện
cho tôi trong thời gian học tập và thực hiện đề tài.
 Ban giám hiệu trường THPT Hương Thủy, đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi
cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
 Đồng nghiệp, các thầy cô đã giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành luận văn
này.
Huế, tháng 8 năm 2016
HUỲNH LÊ HIẾU THẢO
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................2
LỜI CÁM ƠN..........................................................................................................3
MỤC LỤC................................................................................................................4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................8
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ..................................1
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ...............................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ...............................................................................3
3. Mục tiêu của đề tài ...........................................................................................4
4. Giả thuyết khoa học..........................................................................................4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ......................................................................4
6. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................5
7. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................5
8. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................5
8.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết...........................................................5
8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn .........................................................5
8.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm........................................................6
8.4. Phương pháp thống kê toán học ..............................................................6
9. Cấu trúc luận văn .............................................................................................6
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC DẠY
HỌC THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VẬT LÍ
VÀO THỰC TIỄN ..................................................................................................7
1.1 Cơ sở lý luận của việc tổ chức dạy học theo hướng tăng cường vận dụng
kiến thức vật lí vào thực tiễn ...............................................................................7
1.1.1 Mối liên hệ giữa Vật lí với thực tiễn ......................................................7
1.1.2 Mối liên hệ giữa Vật lí với thực tiễn trong dạy học Vật lí..................11
1.1.3 Tầm quan trọng của việc vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn trong
dạy học Vật lí ở trường THPT.......................................................................14
1.2 Các biện pháp tổ chức dạy học theo hướng tăng cường vận dụng kiến
thức vật lí vào thực tiễn......................................................................................19
1.2.1 Khai thác và sử dụng các phương tiện trực quan .............................19
1.2.2 Trình bày những ứng dụng kỹ thuật của Vật lí..................................20
1.2.3 Hướng dẫn HS tìm hiểu các ứng dụng của kiến thức vật lí trong cuộc
sống.................................................................................................................21
1.2.4 Liên hệ giữa kiến thức vật lí đã học với kinh nghiệm và hiểu biết đã
có của HS trong đời sống để giải quyết một số vấn đề thực tiễn .................22
1.2.5 Liên hệ kiến thức vật lí qua bài tập mang tính thực tiễn ....................23
1.2.6 Tổ chức các buổi ngoại khóa, tham quan..........................................23
1.2.7 Tổ chức các cuộc thi “thiết kế mô hình thí nghiệm, thiết bị Vật lí”,
tìm hiểu về kiến thức vật lí cũng như việc vận dụng giải thích các hiện
tượng tự nhiên hay ứng dụng trong khoa học kỹ thuật...............................25
1.3 Cơ sở thực tiễn của việc tổ chức dạy học theo hướng tăng cường vận
dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn....................................................................26
1.3.1 Thực trạng của việc tổ chức dạy học theo hướng tăng cường vận
dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn................................................................26
1.3.1.1 Mục đích và đối tượng điều tra.........................................................26
1.3.1.2 Kết quả điều tra thực trạng DH theo hướng tăng cường vận dụng
kiến thức vật lý vào thực tiễn hiện nay.........................................................26
1.3.2 Nguyên nhân của thực trạng DH theo hướng tăng cường vận dụng
kiến thức vật lý vào thực tiễn hiện nay .........................................................30
1.3.3 Những thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức dạy học theo hướng
tăng cường vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn.....................................31
1.3.3.1 Thuận lợi...........................................................................................31
1.3.3.2 Khó khăn..........................................................................................32
1.4 Kết luận chương 1.........................................................................................33
Chương 2 THIẾT KẾ VÀ SOẠN THẢO TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY
HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC CHƯƠNG “CHẤT KHÍ” THEO HƯỚNG
TĂNG CƯỜNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VẬT LÍ VÀO THỰC TIỄN ......34
2.1 Đặc điểm, cấu trúc, nội dung chương “Chất khí”, Vật lí 10 THPT ........34
2.1.1 Đặc điểm, nội dung chương “Chất khí”, Vật lí 10 THPT...................34
2.2 Thiết kế tiến trình tổ chức dạy học chương “ Chất khí” theo hướng tăng
cường vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn.................................................37
2.2.1 Quy trình thiết kế bài dạy học theo hướng tăng cường vận dụng kiến
thức vật lí vào thực tiễn..................................................................................37
2.2.1.1 Xác định mục tiêu và nội dung kiến thức trọng tâm của bài học ....37
2.2.1.2 Những hiện tượng, quá trình tự nhiên và những ứng dụng của Vật lí
trong đời sống liên quan đến kiến thức bài học............................................38
2.2.1.3 Xác định các phương tiện, thiết bị và tài liệu hỗ trợ giảng dạy........40
2.2.1.4 Soạn thảo tiến trình dạy học.............................................................40
2.2.1.5 Thử nghiệm dạy học theo tiến trình đã biên soạn.............................41
2.2.1.6 Hoàn thiện tiến trình dạy học............................................................41
2.3 Soạn thảo tiến trình dạy học một số bài cụ thể trong chương “ Chất khí”
theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn....................41
2.3.1. Quá trình đẳng nhiệt,định luật BÔI-LƠ – MA-RI-ÔT ......................41
2.3.2. Quá trình đẳng tích – định luật SÁC-LƠ............................................49
Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ...........................................................59
3.1 Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm.....................................59
3.1.1 Mục đích ................................................................................................59
3.1.2 Nhiệm vụ................................................................................................59
3.2 Đối tượng và thời gian thực nghiệm sư phạm ...........................................59
3.2.1 Đối tượng...............................................................................................59
3.2.2 Thời gian ...............................................................................................60
3.3 Nội dung và phương pháp thực nghiệm sư phạm .....................................60
3.3.1 Nội dung ................................................................................................60
3.3.2 Phương pháp.........................................................................................60
3.3.2.1 Chọn mẫu thực nghiệm.....................................................................60
3.3.2.2 Quan sát giờ học ...............................................................................61
3.3.2.3 Kiểm tra kết quả thực nghiệm sư phạm............................................61
3.4 Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm.....................................................61
3.4.1 Kết quả định tính...................................................................................61
3.4.1.1 Mức độ hoạt động của HS trong giờ học..........................................61
3.4.1.2 Phát triển ngôn ngữ khoa học, kèm theo sự vững vàng trong lập luận
.......................................................................................................................62
3.4.1.3 Rèn luyện kỹ năng thực hành............................................................63
3.4.2 Đánh giá định lượng.............................................................................63
3.4.2.1 Cách tính toán các số liệu thực nghiệm ............................................63
3.4.2.2 Kiểm định giả thuyết thống kê..........................................................68
3.5 Kết luận chương 3.........................................................................................69
KẾT LUẬN............................................................................................................71
1. Đánh giá kết quả đạt được của đề tài ...........................................................71
2. Một số kiến nghị, đề xuất...............................................................................71
3. Hướng phát triển của đề tài...........................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................73
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Stt Viết tắt Viết đầy đủ
1 BT Bài tập
2 BTĐT Bài tập định tính
3 CHTT Câu hỏi thực tế
4 DH Dạy học
5 DHVL Dạy học vật lí
6 ĐC Đối chứng
7 GV Giáo viên
8 HS Học sinh
9 NĐLH Nhiệt động lực học
10 PP Phương pháp
11 PPDH Phương pháp dạy học
12 SGK Sách giáo khoa
13 TN Thực nghiệm
14 TNSP Thực nghiệm sư phạm
15 TCHHĐNT Tích cực hóa hoạt động nhận thức
16 ƯDKT Ứng dụng kỹ thuật
17 THPT Trung học phổ thông
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Kết quả điều việc ứng dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn của GV .......27
Bảng 1.2. Kết quả điều tra vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn của HS...........29
Bảng 3.1 Các mẫu TNSP được chọn.....................................................................60
Bảng 3.2. Bảng thống kê điểm số (Xi) của bài kiểm tra.........................................64
Bảng 3.3. Bảng phân phối tần suất i
i
f
w
n
 
 
 
 điểm của hai lớp ĐC và TN...........65
Bảng 3.4. Bảng phân phối tần suất luỹ tích điểm của hai lớp ĐC và TN...............66
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ
Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc chương “Chất khí” lớp 10 THPT ...................................36
Hình 2.2. Chiếc phiểu.............................................................................................39
Hình 2.3: Phương pháp chữa bệnh .........................................................................39
Hình 3.1. Đồ thị phân phối tần số điểm số của hai lớp ĐC và TN.........................65
Hình 3.2. Đồ thị phân phối tần suất điểm của hai lớp ĐC và TN ..........................66
Hình 3.3. Đồ thị phân phối tần suất luỹ tích của hai lớp ĐC và TN ......................67
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thế kỉ XXI là thế kỉ của hội nhập và hợp tác toàn cầu. Trước xu thế toàn cầu
hóa, cùng sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật, vấn đề đặt ra cho các
quốc gia trên thế giới đó là không ngừng phát triển và làm giàu cho đất nước, phát
triển khoa học kĩ thuật để không bị tụt hậu so với thế giới. Để làm được điều đó,
cần có những con người của thời đại mới - có tính năng động, sáng tạo, tri thức và
bản lĩnh. Vì vậy, trong thời đại hiện nay, giáo dục là vấn đề mà các quốc gia trên
thế giới đều hết sức quan tâm và Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Giáo dục giữ một vai trò rất quan trọng trong việc đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực cho mọi quốc gia. Đại hội Đảng lần thứ XI đã nêu rõ: “Phát triển, nâng
cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa
học, công nghệ và kinh tế tri thức. Tập trung giải quyết vấn đề việc làm và thu
nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”
[19] .
Để phát triển và hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, chúng
ta đang đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Điều đó
đòi hỏi ngành Giáo dục và Đào tạo phải cung cấp nguồn nhân lực không chỉ có
trình độ cao mà phải có phẩm chất và năng lực của con người lao động mới…Vì
vậy mà Đảng ta đã xác định: “giáo dục là quốc sách hàng đầu” và yêu cầu phải
đổi mới giáo dục một cách nhanh chóng và toàn diện cả về mục tiêu, nội dung và
phương pháp giáo dục trong nhà trường. Trong đó, việc đổi mới phương pháp giáo
dục ở trường phổ thông hiện nay là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của ngành
giáo dục trong những năm qua và những năm tiếp theo.
Cuộc sống của con người ngày càng trở nên văn minh nhờ sự phát triển
nhanh chóng của khoa học công nghệ trong đó có những đóng góp to lớn của
ngành Vật lí học. Vật lí là một trong số ngành khoa học làm nền tảng cơ bản cho
sự phát triển của khoa học công nghệ; nói cách khác sự phát triển của Vật lí gắn bó
chặt chẽ và có tác động qua lại, trực tiếp với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và
công nghệ. Vì vậy, những hiểu biết và nhận thức về vật lí có giá trị to lớn trong đời
2
sống và sản xuất, đặc biệt trong công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất
nước. Nói đến Vật lí là nói đến cuộc sống, bởi vì những vật dụng xung quanh
chúng ta như bóng đèn, bàn là, quạt điện, tủ lạnh, ti vi, nồi cơm điện… đều được
tạo ra từ những quy luật, nguyên lí của Vật lí. Vật lí là môn khoa học thực nghiệm,
kiến thức gắn kết một cách chặt chẽ với thực tế đời sống. Tuy nhiên, thực trạng
dạy học (DH) Vật lí ở phổ thông (PT) hiện nay cho thấy: tình trạng “dạy chay, học
chay” vẫn còn khá phổ biến. Trong dạy học giáo viên (GV) ít liên hệ và vận dụng
kiến thức vào thực tiễn, chính vì thế kết quả là đa số học sinh (HS) thường nắm bắt
kiến thức một cách thụ động, ít phát huy tư duy sáng tạo và gặp khó khăn khi vận
dụng kiến thức vào thực tiễn và đời sống.
Chính vì vậy, việc thường xuyên tạo điều kiện cho HS vận dụng kiến thức
vào thực tế đóng vai trò rất quan trọng trong DH Vật lí. Điểu đó sẽ giúp HS hiểu
và vận dụng được mối quan hệ gắn bó giữa Vật lí và thực tiễn, nhất là với những
nội dung đề cập đến những quá trình, hiện tượng xảy ra trong cuộc sống thường
ngày gần gũi với HS. Qua đó HS sẽ có điều kiện phân tích, nhận xét, đánh giá các
hiện và quá trình một cách có cơ sở khoa học và giúp các em phát triển tư duy, óc
sáng tạo, hình thành thói quen tìm tòi nghiên cứu. Chỉ có như vậy các em mới thực
sự am hiểu các kiến thức vật lí một cách sâu sắc và biết cách vận dụng kiến thức đã
học vào thực tế. Thực tiễn DH ở trường phổ thông cho thấy, HS rất thích thú khi
vận dụng kiến thức bài học vào việc giải quyết những vấn đề của thực tế và đời
sống.
Các mục tiêu và nhiệm vụ của trường phổ thông được thực hiện chủ yếu
thông qua việc DH các môn học. Môn Vật lí cũng như các môn khoa học khác ở
nhà trường phổ thông không chỉ trang bị hệ thống kiến thức cơ bản, hiện đại mà
còn góp phần giáo dục và phát triển toàn diện HS. Ngoài ra còn giúp HS biết các
được ứng dụng của kiến thức từng môn học vào kỹ thuật và đời sống. DH được
hiểu là quá trình hoạt động có mục đích trong sự tương tác thống nhất, biện chứng
giữa GV với HS và tư liệu hoạt động dạy học. DH Vật lí vận dụng mối liên hệ giữa
Vật lí, kỹ thuật và đời sống là quá trình GV tổ chức hoạt động DH, định hướng
hành động của HS sao cho HS tự chủ chiếm lĩnh tri thức vật lí và vận dụng nó vào
3
thức tiễn đặt trong mối quan hệ giữa Vật lí, kỹ thuật và đời sống, tức là không
được tách rời mối quan hệ này, hay thậm chí chỉ dừng lại ở việc nắm được kiến
thức vật lí, mà không thấy được vai trò của nó trong đời sống và kỹ thuật. Sự phát
triển của Vật lí có liên quan mật thiết với các tư tưởng triết học, nó là cơ sở của
nhiều ngành khoa học, kĩ thuật và công nghệ tiên tiến. Các kiến thức vật lí còn là
một công cụ được con người sử dụng nên để biểu đạt hiện thực, thông qua những
mô hình được xây dựng. Do vậy, quá trình DH Vật lí với việc vận dụng kiến thức
vật lí vào thực tiễn là một trong những vấn đề đang được quan tâm, nhằm góp phần
tạo ra những thế hệ trẻ có trình độ khoa học và năng lực thực tiễn đáp ứng yêu cầu
phát triển của xã hội.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “Tổ
chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường
vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn”
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trong những năm gần đây, đã có một số tác giả nghiên cứu các đề tài theo
hướng tăng cường tính thực tiễn của bài học trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông.
Chẳng hạn, như: Phạm Thị Phương với đề tài: “Khai thác, xây dựng và sử dụng
bài tập có nội dung thực tế trong dạy học phần cơ học lớp 10 THPT góp phần tích
cực hóa hoạt động học tập của học sinh” [25] . Đồng xuất các biện pháp nhằm
khai thác mối quan hệ giữa Vật lí và thực tiễn trong dạy học. Gần đây nhất là luận
văn thạc sĩ của Đỗ Tấn Khương “Khai thác và sử dụng bài tập thực tế với sự hỗ
trợ của phương tiện nghe nhìn trong dạy học phần Quang hình học Vật lý 11
THPT” [21] và một số luận văn khác, như: “Nghiên cứu xu hướng chọn nghề của
học sinh lớp 12 các trường THPT tại thành phố Huế - tỉnh Thừa Thiên Huế”của
Trần Thị Thuỷ Thương Ngọc; “Tích hợp các kiến thức về sản xuất điện năng khi
dạy một số bài học vật lí góp phần nâng cao chất lượng giáo dục kỹ thuật tổng
hợp - hướng nghiệp cho học sinh THPT” của Nguyễn Thị Hoàn, Đại học Thái
Nguyên, 2009…. cũng đã đề cấp đến mối quan hệ giữa vật lý và thực tiễn, nhất là
những ứng dụng kỹ thuật của nó. Ngoài ra phải kể đến các nghiên cứu của Trương
Đức Cường (2007) “Nghiên cứu xây dựng và tổ chức một số chủ đề ngoại khóa
4
phần điện học lớp 12(THPT) nhằm góp phần giáo dục KTTH cho học sinh”; hay
của Ngô Thị Bình (2009) “Nghiên cứu việc tổ chức hoạt động ngoại khoá về Tĩnh
học vật rắn ở lớp 10 THPT nhằm phát huy tính tích cực và phát triển năng lực
sáng tạo của học sinh“ , ở mức độ khác nhau đều đã ít nhiều đề cập đến mối quan
hệ giữa Vật lí và thực tiễn đời sống cũng như kỹ thuât. Tuy nhiên xuất phát từ
những mục đích nghiên cứu khác nhau mà các tác giả chưa đi sâu vào nghiên cứu một
cách có hệ thống mối liên hệ giữa Vật lí với kỹ thuật và đời sống trong DH Vật lí ở
trường phổ thông.
Như vậy, qua tìm hiểu với những tư liệu chúng tôi đã biết, cho đến nay chưa có
công trình nào nào đi sâu nghiên cứu “Tổ chức dạy học chương “Chất khí “ vật lí
10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn”, vì thế
chúng tôi đã chọn đề tài này nghiên cứu.
3. Mục tiêu của đề tài
Thiết kế và soạn thảo được một số tiến trình tổ chức DH chương “Chất khí”
vật lí 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được tiến trình tổ chức dạy học theo hướng tăng cường vận dụng
kiến thức vật lí vào thực tiễn và vận dụng vào dạy học thì sẽ làm cho HS có hứng
thú trong học tập môn Vật lí đồng thời góp phần nâng cao chất lượng DH Vật lí ở
trường THPT.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc tăng cường vận dụng kiến thức vật lí vào
thực tiễn trong DH vật lí ở các trường THPT.
- Điều tra thực trạng của việc tăng cường vận dụng kiến thức vật lí vào thực
tiễn trong DH vật lí ở các trường THPT hiện nay.
- Nghiên cứu đặc điểm, cấu trúc, nội dung DH chương “Chất khí” Vật lý 10
THPT.
- Soạn thảo tiến trình DH một số kiến thức chương “Chất khí” Vật lí 10
THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn.
5
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề
tài và rút ra kết luận.
6. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động dạy và học Vật lí ở trường phổ thông theo hướng tăng cường vận
dụng kiến thức vật lý vào thực tiễn
7. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu chương “Chất khí” Vật lí 10 THPT và tiến
hành thực nghiệm ở một số trường THPT trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên - Huế
8. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đã vạch ra ở trên, các phương pháp
nghiên cứu được dùng là:
8.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Nghiên cứu luật Giáo dục, văn kiện của Đảng, tạp chí Giáo dục, các tài liệu
về lí luận DH, phương pháp DH Vật lí,...
- Nghiên cứu các tài liệu tâm lí học, cơ sở lí luận DH, ý kiến của các nhà
khoa học giáo dục trên các tạp chí chuyên ngành, các luận văn và luận án liên quan
đến việc vận dụng của Vật lí vào dạy học trong DH.
- Nghiên cứu tài liệu về tổ chức hoạt động DH cho HS theo hướng tăng
cường vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn ở chương “Chất khí” nhằm phát huy
tính tích cực học tập của HS.
- Nghiên cứu nội dung, chương trình, sách giáo khoa Vật lí chương “ Chất
khí" lớp 10 THPT.
8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Quan sát hoạt động dạy và học của GV và HS trong giờ học Vật lí ở một số
trường THPT trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên - Huế. Trao đổi trực tiếp với GV và
HS.
- Điều tra về thực trạng dạy học tăng cường vận dụng kiến thức vật lý vào thực tiễn
trong chương “Chất khí” Vật lí 10.
6
8.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiệm sư phạm có đối chứng tại trường THPT trên địa bàn
Tỉnh Thừa Thiên - Huế để đánh giá hiệu quả của đề tài.
8.4. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí các số liệu thu được từ kết
quả thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm định giả thuyết thống kê về sự khác biệt
trong kết quả học tập giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Từ đó kiểm
định giả thuyết khoa học và đánh giá hiệu quả của đề tài nghiên cứu.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các danh mục, phần nội
dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tổ chức dạy học theo hướng tăng
cường vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn
Chương 2. Thiết kế và soạn thảo tiến trình tổ chức dạy học một số kiến thức
chương “Chất khí” theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức vật lí vào thực
tiễn
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm
7
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC
DẠY HỌC THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG VẬN DỤNG
KIẾN THỨC VẬT LÍ VÀO THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lý luận của việc tổ chức dạy học theo hướng tăng cường vận dụng
kiến thức vật lí vào thực tiễn
1.1.1 Mối liên hệ giữa Vật lí với thực tiễn
Ngày nay, trong bối cảnh của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại,
công nghiệp hoá gắn liền với hiện đại hoá được xem là nấc thang đánh dấu trình độ
phát triển mới của nền văn minh nhân loại. Chúng ta không thể phủ nhận những
thành tựu về khoa học trên lĩnh vực Vật lí. Chẳng hạn, việc sử dụng năng lượng
nguyên tử, năng lượng mặt trời đã làm giảm sự phụ thuộc của con người vào
nguồn năng lượng khoáng sản, việc chế tạo ra các tên lửa với công suất cực lớn
dùng nhiên liệu hoá học, hỗn hợp ở dạng lỏng hoặc rắn. Với hệ thống động lực
mới này, con người đã tạo ra được tốc độ vũ trụ cấp một (7,9km/s), phóng vệ tinh
nhân tạo đầu tiên của trái đất (năm 1957), tốc độ vũ trụ cấp hai (11,2 km/s) phóng
các tàu vũ trụ thám hiểm các hành tinh thuộc hệ mặt trời như mặt trăng, Sao hoả,
Sao kim (năm 1959) và đặc biệt là đưa con người đặt chân lên mặt trăng (năm
1981) mở ra kỷ nguyên chiến lược chinh phục vũ trụ.
Sự ra đời của các vật liệu tổng hợp không những giúp con người giảm sự
phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên không tái sinh được mà cung cấp cho con
người nguồn vật liệu mới có tính năng ưu việt hơn và tái sinh được. Do đó vấn đề
đặt ra cho mỗi quốc gia trên con đường thực hiện công nghiệp hoá- hiên đại hoá là
ở chỗ cần nắm bắt xu thế phát triển tất yếu, khách quan của thời đại, khai thác tối
đa những thời cơ, thuận lợi và hạn chế đến mức thấp nhất mọi nguy cơ, bất lợi để
thực hiện thành công nghiệp sự nghiệp đó.
Các nghiên cứu của Vật lí đều hướng tới việc ứng dụng vào kỹ thuật và
phục vụ đời sống. Và ngược lại chính sự phát triển của kỹ thuật đã tạo điều kiện
cho sự nghiên cứu Vật lí, Ngay cả thuyết tương đối Einsteins lúc đầu người ta thấy
8
hình như chẳng hề có ứng dụng gì trong kỹ thuật, nhưng sau một thời gian không
lâu nó được ứng dụng trong máy gia tốc, lò phản ứng hạt nhân và các lĩnh vực
khác của kỹ thuật. Trước đó, Galile Galileo không chứng minh được sự rơi như
nhau của các vật thể trong chận không, nhưng nhờ kỹ thuật phát triển, nhất là kỹ
thuật chân không, với thí nghiệm “ống Newton” mới chứng minh được định luật
rơi tự do đã được phỏng đoán trước đó. Cũng nhờ kỹ thuật chân không phát triển,
mà Giôn Tôm – xơn mới thực sự chính minh được sự tồn tại của điện tử và xây
dựng nên mẫu nguyên tử đầu tiên.[8]
Mối quan hệ giữa Vật lí và đời sống càng thể hiện rõ nét khi mà khoảng
thời gian từ lúc phát minh, đến ứng dụng vào kỹ thuật và đời sống ngày càng được
rút ngắn. Vật lí được coi là một môn khoa học cơ bản nhất của khoa học tự nhiên.
Nó giải quyết các thành phần cơ bản nhất của vật chất và các tương tác của chúng
cũng như nghiên cứu về các nguyên tử và việc tạo thành phân tử và chất rắn.Vật lí
cố gắng đưa ra những mô tả thống nhất về tính chất của vật chất và bức xạ, bao
quát rất nhiều loại hiện tượng…
Trong lịch sử Vật lí các nhà khoa học nghiên cứu sự hình thành và phát
triển của khoa học Vật lí như một thể thống nhất. Nó trình bày các sự kiện Vật lí
có chọn lọc và có hệ thống nhằm tái hiện toàn bộ quá trình của khoa học Vật lí.
Các nghiên cứu của vật lý hầu hết đều hướng tới việc ứng dụng vào kỹ thuật và
phục vụ đời sống nhằm đáp ứng sự phát triển khoa học. Điều đó đã được chứng
minh qua sự phát triển khoa học công nghệ. Từ thế kỉ 20 đã chứng kiến một sự
tăng trưởng bùng phát của khoa học và công nghệ, cùng với chính trị, kinh tế,văn
hóa.....khoa học đã đặt những dấu ấn quan trọng trong lịch sử nhân loại. Sự phát
triển của khoa học thế kỷ XX không những mạnh mẽ mà còn đồng đều trên nhiều
lĩnh vực cả lý thuyết và ứng dụng, một trong ba ngành đạt được nhiều thành tựu
trong sự phát triển khoa học đó là vật lý với những ứng dụng kỹ thuật liên quan và
ứng dụng trong đời sống hằng ngày [8].
Những thập niên đầu thế kỷ XX là thành tựu rực rỡ trong lĩnh vực nghiên
cứu thế giới vi mô. Những công trình của Planck,Einstein, Hese, Bohr, Pauli,
Heiseengerg, Curie…đã xây dựng một hê thống tư duy mới.
9
Những năm 60 và 70 cuộc chạy đua kinh tế, quân sự, khoa học giữa hai
cường quốc Liên Xô và Mỹ đã mang lại bước tiến lớn cho khoa học vũ trụ: những
vệ tinh nghiên cứu vũ trụ, con người đi vào không gian (1961), lên mặt trăng
(1969)…tiếp đó thập niên 80 và 90 đã chứng kiến cuộc cách mạng mạnh mẽ và
rộng rãi trong lĩnh vực công nghệ thông tin mà cơ sở là sự ra đời và lớn mạnh của
kỹ thuật vật liệu bán dẫn và vi mạch điện tử.
Trong cuộc sống luôn có những việc bất ngờ đến với chúng ta. Trong khoa
học cũng chính từ những bất ngờ mà đã dẫn đến rất nhiều phát minh nổi tiếng của
các nhà khoa học. Và sau này chúng được ứng dụng rất nhiều trong kỹ thuật và
đời sống. Trong thế kỉ 20, những nghiên cứu của các nhà khoa học đã đưa ra nhiều
thuyết Vật lí và đã được ứng dụng trong kỹ thuật và đời sống, nhưng sự phát triển
này chưa mạnh mẽ đến khoảng thời gian sau này sự phát triển này mới bùng nổ và
dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ như vũ bão của khoa học, mặc dù sự phát triển
ngành Vật lí tác động tích cực hàng ngày của nó lên đời sống của chúng ta ngày
càng tăng. Nhiều nhà khoa học cũng nhạy cảm với những vấn đề này. Bằng
phương pháp thí nghiệm, khoa học không còn thụ động quan sát, mà chủ động can
thiệp vào tự nhiên. Nhưng, dù “thí nghiệm là bước đầu tiên để áp dụng kỹ thuật”
(Gehlen), thí nghiệm và áp dụng kỹ thuật vẫn là hai chuyện khác nhau. Kỹ thuật áp
dụng kết quả đã biết, còn thí nghiệm đi tìm cái chưa biết. Ứng dụng kỹ thuật
hướng đến thực tiễn, trong những điều kiện bình thường.
Những phát minh mới gồm có tàu vũ trụ, chip máy tính, laser, và ADN tổ
hợp đã mở ra lộ trình cho những lĩnh vực mới như khoa học vũ trụ, công nghệ sinh
học, và công nghệ nano. Các máy ghi địa chấn hiện đại và tàu ngầm đã mang lại
cho các nhà khoa học trái đất và đại dương cái nhìn sâu sắc vào những bí ẩn sâu
thẳm nhất và tối tăm nhất của hành tinh chúng ta. Những thập kỉ phát triển của
khoa học khí hậu, được hỗ trợ bởi những quan sát vệ tinh và mô hình máy tính, giờ
đã đưa ra những dự báo dài hạn, mang tính toàn cầu với xác suất đúng rất cao. Lúc
mới bắt đầu thế kỉ, khoa học và công nghệ có ít tác động lên đời sống hàng ngày
của đa số mọi người, điều này đã thay đổi hoàn toàn vào năm 2000 [25].
10
Sự phát triển của khoa học – kỹ thuật một cách trực tiếp hay gián tiếp đều
có thể mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn, mặc khác cũng chính những thành tựu này
cũng trở thành phương tiện tội ác thảm học cho chính con người. Hàng triệu tấn
bom đã trút xuống trái đất trong Đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914- 1918), lần
thứ hai (1939 – 1945) Và sau khi bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và
Nagasaki bị phá hủy trong ít phút bởi những quả bom nguyên tử mà cơ sở chế tạo
dự trên những công trình vĩ đại của Einstein, Curie, Rutherford, Chadwich
Graham…đó là một trong những ứng dụng của kỹ thuật mà nguồn gốc của nó
chính là ứng dụng mối quan hệ giữa Vật lí và thực tiễn. Cũng chính từ đó một số
nhà khoa học lỗi lạc đã chuyển sang nghiên cứu khoa học sự sống.
Vật lí học có những đóng góp quan trọng qua sự tiến bộ của khoa học công
nghệ mới đạt được do những phát kiến lý thuyết trong Vật lí. Ví dụ, sự tiến bộ
trong hiểu biết về Điện từ học hoặc Vật lí hạt nhân đã trực tiếp dẫn đến sự phát
minh và phát triển những sản phẩm mới, thay đổi đáng kể bộ mặt xã hội ngày nay,
như ti vi, máy vi tính, laser, internet, các máy móc dân dụng, hay vũ khí hạt nhân;
những tiến bộ trong nhiệt động lực học dẫn tới sự phát triển cách mạng công
nghiệp; và sự phát triển của ngành cơ học thúc đẩy sự phát triển phép tính vi tích
phân.
Mặc dù Vật lí bao hàm rất nhiều hiện tượng trong tự nhiên, nhưng các nhà
Vật lí chỉ cần một số lý thuyết để miêu tả những hiện tượng này. Những lý thuyết
này không những được kiểm tra bằng thực nghiệm rất nhiều lần với kết quả đúng
xấp xỉ trong những phạm vi nhất định mà còn mang lại nhiều ứng dụng cho xã hội.
Ví dụ, cơ học cổ điển miêu tả chính xác chuyển động của những vật vĩ mô lớn
hơn nguyên tử nhiều lần và di chuyển với vận tốc nhỏ hơn nhiều tốc độ ánh
sáng. Những lý thuyết này vẫn còn được nghiên cứu áp dụng cho tới ngày nay, và
một nhánh của cơ học cổ điển là lý thuyết hỗn loạn mới chỉ hình thành từ thế kỷ 20
và ba thế kỷ sau khi cơ học cổ điển ra đời từ những công trình của Isaac
Newton (1642–1727).
1905 Albert Einstein công bố công trình về thuyết tương đối hẹp.
11
1907 cũng là Albert Einstein rút ra công thức liên hệ giữa năng lượng và
khối lượng E= mc2
công thức này có ý nghĩ cự kỳ quan trọng là cơ sở của vật lý
hạt nhân và sau này đó là những ứng dụng sáng chế ra bom nguyên tử.
1912 Victor Franz Hess khám phá ta tia vũ trụ
Sự tồn tại của tia vũ trụ khẳng định sự biến hóa tương hỗ liên tục giữa các nguyên
tố và các hạt cơ bản.
1913 Niels Bohr (Đan mạch) đưa ra mẫu nguyên tử hydro
1913 Johannes (Đức) phát hiện ra sự tách các phổ trong điện trường
1915 Albert Einstein (Đức) công bố thuyết tương đối rộng
Thuyêt tương đối của Einstein bên cạnh ý nghĩa to lớn đối với Vật lý, còn có giá trị
triết học.
1917 K.Schawartzchild dự đoán sự tồn tại các lỗ đen trong vũ trụ
Khám phá này của K.Schawartzchild có ý nghĩa mở đường trong việc tìm hiểu
những bí mật của vũ trụ…
Sự phát triển khoa học ngày càng phụ thuộc vào mối liên hệ Vật lí và thực
tiễn. Từ khi Galilei phát minh kính viễn vọng, quan niệm của ta về thế giới và vũ
trụ phụ thuộc rất nhiều vào thành tựu kỹ thuật. Quan hệ giữa máy hơi nước và
nhiệt động học; máy bay và khí động học.
Qua những thành tựu khoa học trên cho thấy rằng mối liên hệ Vật lí và đời
sống rất cần thiết, Vật lí đưa ra những giả thuyết , hiện tượng….và kỹ thuật sẽ ứng
dụng nó một cách đúng đắn nhất để áp dụng vào đời sống để con người chiếm lĩnh
tri thức khoa học, đáp ứng được những nhu cầu xã hội đề ra.
Mối liên hệ giữa Vật lí và thực tiễn chưa bao giờ rõ rệt như ngày nay, khi khoảng
cách thời gian giữa khám phá khoa học và phát minh kỹ thuật được rút ngắn một
cách ngoạn mục. Từ khoa học hạt nhân đến bom nguyên tử cần không đến sáu
năm. Động lực phát minh kỹ thuật gắn liền với thành tựu lý thuyết transitor và vật
lí bán dẫn, kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán y khoa với Vật lí vi mô…
1.1.2 Mối liên hệ giữa Vật lí với thực tiễn trong dạy học Vật lí
Vật lí là môn khoa học thực nghiệm, kiến thức vật lí gắn kết một cách chặt
chẽ với thực tế đời sống. Tuy nhiên đối với đại đa số học sinh phổ thông hiện nay,
12
việc vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn còn rất nhiều hạn chế nếu không muốn
nói là thực sự yếu kém. Để đổi mới PPDH một cách có hiệu quả phải xuất phát từ
đặc điểm của bộ môn. Cần thay đổi cách truyền thụ máy móc, là khoa học thực
nghiệm nên sự hiểu biết về Vật lý không chỉ đơn thuần là nắm được các công thức,
khái niệm, định luật... mà còn phải có sự trải nghiệm nhất định. Dạy học Vật lí
phải làm sao kích thích được hứng thú học tập của HS, làm cho HS thấy được ý
nghĩa của việc học Vật lí đối với đời sống, thực tiễn và đối với chính bản thân của
HS.
Dạy học ứng dụng kỹ thuật trong dạy học Vật lí nhằm trang bị cho học sinh
những nguyên lí khoa học chủ yếu của những ngành sản xuất chính, rèn luyện kĩ
năng, kĩ xảo sử dụng và điều khiển các công cụ sản xuất cần thiết. Một trong
những nhiệm vụ cơ bản của trường phổ thông là đào tạo con người mới, những
người lao động có tri thức và có năng lực thực hành, tự chủ năng động và sáng tạo,
sẵn sàng tham gia lao động sản xuất và các hoạt động xã hội...
Mối liên hệ giữa Vật lí và thực tiễn đã thể hiện rất rõ trong sự phát triển kỹ
thuật, trong thực tế mối liên hệ Vật lí và đời sống không thể tách rời nhau, sự phát
triển của Vật lí kéo theo sự phát triển kỹ thuật, và ngược lại sự phát triển kỹ thuật
thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa của các ngành, đặc biệt là ngành Vật lí.
Việc sử dụng kiến thức vật lí cho thấy rõ các ứng dụng kỹ thuật, giải thích các
nguyên tắc hoạt động kỹ thuật và đáp ứng những nhu cầu trong ngành kỹ thuật đòi
hỏi. Sự phát triển kỹ thuật đã có vai trò rất quan trọng đó là đáp ứng nhiều nhu cầu
cho đời sống con người và xã hội. Do nhu cầu phát triển kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu
của kỹ thuật dẫn đến sự hình thành và phát triển các kiến thức vật lí, và mối liên hệ
này không thể tách rồi nhau.
Vật lí bắt nguồn từ cuộc sống, phát triển theo sự đòi hỏi của cuộc sống. Các
kiến thức vật lí được khái quát từ hàng loạt các sự kiện, hiện tượng hay biểu đạt
bởi các tiền đề lí thuyết tổng quát bằng ngôn ngữ Toán học... đều được vận dụng
vào quá trình lao động sản xuất, vào kỹ thuật ... phục vụ cuộc sống con người [26].
Dạy học Vật lí chính là dạy một khoa học đã, đang tồn tại và phát triển, một khoa
học sống - động gắn với môi trường xung quanh. Do vậy, dạy học Vật lí không thể
13
tách rời với thực tiễn cuộc sống mà phải luôn tạo cơ sở với những tình huống xuất
phát và giải trình phù hợp, phải dựa trên đặc điểm nhận thức của HS.
Ngoài việc truyền thụ các kiến thức cơ bản có trong SGK, GV cần cung cấp
thêm một số kiến thức, hình ảnh, hiện tượng Vật lí có trong cuộc sống, gần gũi với
sinh hoạt, với suy nghĩ hằng ngày nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức của HS.
Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực như: phương
pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp thực nghiệm, phương pháp mô hình, GV
cần tăng cường tổ chức cho HS tham gia các trò chơi học tập như: Hội thi đố vui,
rung chuông vàng, tham quan dã ngoại... Thông qua các hoạt động này vừa giúp
HS có cơ hội vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề có trong thực tiễn cuộc
sống, vừa kích thích hứng thú học tập của HS, từ đó giúp cho HS chủ động hơn
trong học tập và thích thú với môn học.
Tăng cường sử dụng các thiết bị thí nghiệm trong quá trình dạy học, đặc
biệt là các thí nghiệm tự tạo đơn giản, rẻ tiền, gần gũi với HS. Thông qua thí
nghiệm, GV có thể tạo ra các tình huống có vấn đề nhằm tạo động cơ, hứng thú
học tập cho HS.
Khai thác tốt mối quan hệ giữa Vật lí và thực tiễn. Chỉ cho HS thấy được
những ứng dụng của kiến thức vật lí mà các em học trong kỹ thuật và đời sống.
Qua đó các em thấy được ý nghĩa của việc học Vật lí, nhờ đó kích thích hứng thú
và hình thành động cơ học tập của HS.
Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, đặc biệt là các phương tiện
dạy học hiện đại. Phương tiện dạy học giúp cho GV có thêm tranh ảnh, đoạn video
clip về những sự vật, hiện tượng Vật lí có trong thực tiễn cuộc sống để vận dụng
vào bài dạy làm cho tiết học trở nên sinh động và hấp dẫn hơn, HS có thái độ học
tập tích cực hơn.
Kiểm tra, đánh giá cũng là một động lực quan trọng tác động đến tính tích
cực học tập của HS. Do vậy, cần có đổi mới trong hình thức cũng như nội dung
kiểm tra, đánh giá HS. Bên cạnh việc ra các bài tập thông thường, GV cần tăng
cường thêm một số bài tập thí nghiệm, bài tập giải thích các hiện tượng Vật lí có
14
trong thực tế xảy ra xung quanh các em, từ đó giúp các em cũng cố, khắc sâu kiến
thức và vận dụng được kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.
Một yếu tố không kém phần quan trọng là GV phải biết cách tạo ra và duy
trì không khí dạy học cởi mở giữa thầy trò, giữa các HS với nhau. Việc làm này sẽ
giúp cho HS cảm thấy thoải mái, tự tin để bộc lộ bản thân, bộc lộ những suy nghĩ,
quan điểm của mình. Bên cạnh đó GV cũng phải chú ý tới việc khen thưởng, động
viên HS đúng lúc, đúng chỗ [23]. Có sự động viên, khen thưởng từ phía gia đình
và xã hội.
Bản chất của việc dạy học mối mối liên hệ giữa Vật lí và đời sống trong dạy
học Vật lí là tìm ra những ứng dụng cụ thể trong kỹ thuật và ứng dụng đời sống cụ
thể làm cho học sinh hiểu rõ bản chất của việc dạy học này nó có ý nghĩa như thế
nào với sự phát triển khoa học và công nghệ, đặc biệt là những ứng dụng của
ngành Vật lí trong đời sống [12]. Từ đó hình thành cho học sinh ý thức học tập,
học sinh nhận ra được ý nghĩa của việc học của bộ môn Vật lí nói riêng và các môn
học nói chung, góp phần vào sự phát triển giáo dục của đất nước ta. Nhằm mục
đích tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay với công cuộc phát
triển đất nước và hội nhập quốc tế.
1.1.3 Tầm quan trọng của việc vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn trong dạy
học Vật lí ở trường THPT.
Vật lí, một môn khoa học tự nhiên gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của mọi
người đồng thời góp phần vào sự phát triển của khoa học và công nghệ, những kiến
thức vật lí luôn được áp dụng trong những hoạt động của con người, ở đâu đâu bất
cứ lúc nào cũng có mặt, có sự hiện diện của Vật lí, dựa trên những nguyên lý,
những định luật con người có thể phát minh, tìm tòi, khám phá và cho ra đời nhiều
sản phẩm phục vụ cho đời sống, cũng như những sản phẩm có chất lượng và công
nghệ cao như hiện nay.
Ngay từ còn ở bậc THPT vấn đề giảng dạy để làm sao gắn với thực tiễn và
đưa những kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, để HS thấy rõ sự
liên hệ của kiến thức với thực tiễn từ đó HS hiểu được ý nghĩa của bài học, các
15
định luật định lý, cũng như vận dụng chúng một cách dễ dàng …. nhưng thực tế
trong quá trình giảng dạy, đa số GV chỉ cung cấp và giảng dạy theo kiến thức của
SGK để đảm bảo đủ, đúng nội dung, và đúng thời gian quy định…, cũng chính vì
thế mà làm cho HS đôi lúc không biết học nó để làm gì, cứ nghĩ rằng học là phải
học.Tổ chức các cuộc điều tra ở THPT thấy hầu hết HS cho rằng khi học môn Vật
lí rất nặng nề, khó hiểu, không biết vận dụng chúng vào đâu với một mới kiến thức
khô khan, những kiến thức Vật lí đã học để làm gì, chúng gắn kết với đời sống và
sinh hoạt như thế nào, mặt khác có quá nhiều công thức hầu như HS không biết
vận dụng chúng ra sao. Tuy HS cũng cho biết rằng đâu đâu cũng xuất hiện sự có
mặt của những kiến thức đã học, nhưng họ cũng chẳng biết nó thể hiện như thế nào,
chính vì vậy càng ngày môn vật lý càng trở nên rất nặng nề với những kiến thức
hàn lâm mà GV truyền đạt lại, những kiến thức đó sẽ quên ngay sau khi HS học
xong, và cũng chẳng biết trong thực tế nó như thế nào, cảm thấy các kiến thức càng
ngày càng xa rời với thực tế, từ đó rất khó tiếp thu môn học.
Học để ứng dụng như thế nào? Bên cạnh sự phát triển của xã hội, những
kiến thức cơ bản hầu như HS có thể tìm được ở rất nhiều sách báo, cũng xin đề cập
đến vấn đề: tại sao HS rất thích xem phim khoa học, họ có thể dành rất nhiều thời
gian để xem phim nhưng họ rất ngại đọc sách, và ngại tìm tòi học hỏi, tra cứu, chán
học đồng thời cảm thấy mệt mỏi. Chính vì trong phim là những ứng dụng khoa học
vào trong đời sống của họ, hay những hiện tượng vật lí gắn liền với cuộc sống từ đó
kích thích khả năng tìm tòi, khám phá. Những kiến thức đã học, HS cảm thấy khô
khan, thay vì với tình huống có vấn đề mang tính chất là những ứng dụng hay
những câu hỏi thực tế sẽ kích thích óc tìm tòi của HS, để giải quyết những câu hỏi
thực tế ấy không những HS cảm thấy mình phải tìm tòi để trả lời những câu hỏi, mà
từ đó những kiến thức đã học họ cảm thấy có ích cho bản thân, cho đời sống của họ
nhiều hơn. Một khi HS nhìn nhận thấy tầm quan trọng của môn học, thì việc học
tập trở nên dễ dàng hơn, họ tìm kiếm những kiến thức để giải quyết các vấn đề của
cuộc sống xung quanh và biết được các kiến thức ảnh hưởng đến cuộc sống của
mình vì thế nhu cầu tìm hiểu cũng tăng lên.
16
Dạy học gắn thực tiễn cũng là một yêu cầu cần phải đặt ra đối với cả GV,
quá trình dạy học không còn là dạy các bài học cụ thể để xây dựng kiến thức mới
cho HS nữa. Cũng chính vì lối “giảng dạy thiên về xây dựng tiến trình xây dựng
kiến thức với quá nhiều tham vọng, quá nhiều mục tiêu cần phải đạt tới bằng gần
như duy nhất một loại họat động học tập là xây dựng kiến thức mới vốn luôn khiêm
cưỡng, mang nặng tính hàn lâm, lý thuyết khô khan, đơn điệu, xa rời thực tiễn và
nhu cầu người học, là do họat động học tập đuợc tổ chức phỏng theo hoạt động
nhận thức khoa học” [28] , đứng trước kiến thức vừa xây dựng HS cũng không giải
quyết và áp dụng nó như thế nào, dẫn đến tình trạng HS càng học càng cảm thấy
chán học, nên việc dạy học không thể đáp ứng được mục tiêu đã đặt ra.
Ngày nay, quá trình dạy học phải hướng tới quá trình lĩnh hội kiến thức mới,
và cũng chính là quá trình sử dụng kiến thức mới vào giải quyết vấn đề thực tiễn
đích thực đang có trong cuộc sống. Có như vậy thì kiến thức HS học được không
những có ích cho bản thân các em mà còn có thể tăng lên rất nhiều, nó còn là cơ sở
quan trọng hơn việc thực hiện những thí nghiệm kiểm chứng, HS sẽ có niềm tin
vào kiến thức đã học, cũng như tin tưởng vào khoa học nói chung. Một khi kiến
thức của HS được áp dụng không những để giải quyết nhiệm vụ học tập còn hình
thành ở HS nhiều vấn đề khác, qua việc giải quyết các vấn đề, các nhiệm vụ học
tập, tìm hiểu những ứng dụng của kiến thức đã học trong đời sống trong khoa học,
sự hiểu biết của HS sẽ vượt qua khỏi một phạm vi hạn hẹp mà trước đây họ đã
từng có, kiến thức học vượt qua khuôn khổ của chương trình, nội dung của môn
học, đồng thời thấy được sự gắn kết của các môn học cũng như những các môn
khoa học khác. Dạy học gắn với thực tiễn không những GV làm cho HS thấy được
những ứng dụng của kiến thức mình đã học, những ứng dụng khoa học kỹ thuật,
ứng dụng vào đời sống mà nó còn hình thành ở HS một niềm say mê khoa học,
một sự hứng thú để tìm tòi, giải thích những sự thay đổi xung quanh mình, hình
thành nên một động cơ học tập đúng đắn.
Về mặt tâm lý học, cần khơi gợi động cơ học tập, bằng các tình huống học
tập, các vấn đề thực tiễn phù hợp với khả năng và tùy mức độ hiểu biết của HS, có
nhận thức đúng đắn trong quá trình học tập … tạo cho HS một môi trường học tập
17
để HS có thể tin tưởng vào khả năng làm việc của mình với những kiến thức đã
đang và sẽ có.
Mặt khác, kiến thức vật lí phổ thông thường là những kiến thức tương đối
đơn giản mà HS có thể tìm đọc được ở bất kỳ những tài liệu SGK, hoặc sách tham
khảo,nhưng việc vận dụng nó trong thực tiễn và việc ứng dụng nó chưa được GV
đào sâu một cách thỏa đáng, đa phần chỉ cung cấp những kiến thức đã có trong
SGK, và để làm bài tập. Với lối dạy học như thế, khi học xong thì làm được bài tập
mà thôi chứ chưa rèn cho HS một thái độ học tập, tinh thần làm việc hợp tác (đó là
tinh thần làm việc tập thể), quan niệm dạy học cho rằng HS rất trống rỗng khi bắt
đầu học, đến khi học họ mới có thể tiếp thu và biết được là sai lầm: “học trò không
thể như con chim non nằm trong tổ há miệng chờ chim mẹ tha mồi về mớm cho
ăn. HS phổ thông nhất là THPT, đã có mức độ trưởng thành nhất định. GV phải
dạy cho các con chim này bắt đầu bay đi tìm mồi. Trong nhà trường phải bắt đầu
huấn luyện cho HS tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập để sau này các
em có năng lực bươn trãi trong cuộc sống. Câu nói “kiến thức này thầy không dạy
trên lớp, nên em không học” không thể chấp nhận được. Do đó, trọng tâm của việc
đánh giá một tiết dạy phải đặt vào những hoạt động của HS trong tiết ấy” [35].
Hiện nay khoa học công nghệ, truyền thông phát triển một cách mạnh mẽ,
những kiến thức khoa học bắt đầu được đưa hẳn vào các chương trình truyền hình,
những chương trình em yêu khoa học, mục đích của những chương trình đó cho các
em thấy được những kiến thức bổ ích trong cuộc sống. Nên trong việc dạy học
chúng ta cũng phải mạnh dạn đưa những ứng dụng khoa học vào trong dạy học, từ
đó HS tự tìm hiểu các kiến thức. Với mức độ của các em và dưới sự hướng dẫn của
GV, hệ thống câu hỏi trong PHT với những câu hỏi gần gũi với cuộc sống sẽ giúp
các em trả lời một cách dễ dàng không phải mất nhiều thời gian. Chúng ta cũng cần
nhận thấy rằng có rất nhiều trường hợp GV không dám mạnh dạn giao cho HS làm
vì ngại là họ không thể làm được. Điều đó cũng có phần đúng, HS sẽ không bao
giờ giải quyết được nếu như chỉ giao cho HS những nhiệm vụ, rồi đến giờ báo cáo,
đến tiết học thì cho HS trả lời thì chắc chắn rằng họ không thể làm được, còn một
khi có sự hướng dẫn, theo dõi nhắc nhở và những câu hỏi gợi ý cho một vấn đề nào
18
đó thì họ sẽ làm được, khi đó việc học của họ trở nên nhẹ nhàng hơn, mà môi
trường học, lớp học cũng trở nên thân thiện hơn, dễ gần hơn, HS sẽ cảm nhận được
những kiến thức xung quanh thật hay và có ý nghĩa cho cuộc sống.
Với cách làm này không những HS thích học môn học mà mình đảm nhận
mà còn tìm tòi khám phá những tiết học khác. Thực tế, nếu tìm cách cho HS tự lực
học tập nhưng HS chỉ tự lực học tập trong khuôn khổ kiến thức đã biết và tự trả lời
các câu hỏi để nhằm đáp ứng yêu cầu là tìm hiểu kiến thức và đi xây dựng các kiến
thức trong SGK chứ chưa vượt khỏi ra khỏi khuôn khổ của lớp học.
Dạy học gắn với thực tiễn sẽ góp phần làm phát triển nhân cách của HS
thông qua việc khuyến khích các cách tư duy ngẫu hứng ngay trong quá trình lĩnh
hội kiến thức, hình thành ở HS rất nhiều đức tính quan trọng và rất cần thiết cho
việc học tập của các em cũng như trong đời sống sau này của các em, để HS học
tập thoải mái hơn, tinh thần và thái độ học tập tốt hơn. Trong quá trình giảng dạy
GV không những kích thích hứng thú học tập cho HS mà các hình thức và cách tổ
chức học tập gắn với thực tiễn cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập
của HS. “Qua những thảo luận, tranh luận, ý kiến của mỗi cá nhân được bộc lộ,
được khẳng định hay bác bỏ, qua đó những hiểu biết của họ sẽ được hình thành
hoặc được chính xác hóa. Mặt khác, trong việc học tập theo nhóm, tất cả mọi HS,
từ người kém đến người khá, đều có thể trình bày ý kiến của mình, tức là có điều
kiện tự thể hiện mình. Điều đó có tác dụng kích thích rất mạnh hứng thú học tập
của HS, chẳng khác gì việc đi hát karaôkê” [4], từ đó rèn luyện cho HS rất nhiều
những kỹ năng sống và làm việc ( giao tiếp, ngôn ngữ, hợp tác, tổ chức, quản lý, ra
quyết định), và kỹ năng thu thập thông tin, xử lý thông tin từ những nguồn thông
tin khác nhau ( thực tiễn, tài liệu, sách báo, internet ….) đó là những kỹ năng cần
thiết cho một công dân trong thời kỳ hội nhập.
Trong kiểu dạy học gắn với thực tiễn HS có thể tiếp cận với các vấn đề có
nội dung rất thực tế “mang hơi thở của thời đại” . Ví dụ: Trong một tai nạn giao
thông, một ôtô tải đâm vào một ôtô con đang chạy ngược chiều. Ôtô nào chịu tác
dụng lớn hơn? Ôtô nào nhận gia tốc lớn hơn” Hãy giải thích?.
19
Mặt khác “HS chỉ thực sự tích cực, chủ động tham gia vào quá trình học tập
khi vấn đề học tập cần giải quyết có mối liên hệ thực sự với thực tiễn đích thực mà
họ đang sống và chỉ có những vấn đề như thế mới thực sự làm cho họ hứng thú
tham gia giải quyết và cố gắng phát huy hết khả năng của mình để giải quyết.
Chính vì vậy, với ngay cả những kiến thức cổ điểm cũng cần phải đặt chúng vào
các vấn đề của thực tiễn đích thực hôm nay” [22]. Và cũng cần phải dạy Vật lí gắn
với thực tiễn để thể hiện được tầm quan trọng cũng như tính đặc thù của môn học,
từ đó giúp tạo được hứng thú, mở rộng hiểu biết của HS về thế giới xung quanh.
1.2 Các biện pháp tổ chức dạy học theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức
vật lí vào thực tiễn
1.2.1 Khai thác và sử dụng các phương tiện trực quan
Trong chương trình Vật lí 10 nói chung cũng như trong chương “Chất Khí”
nói riêng đó là những kiến thức về định luật, định lý nên thông thường và hầu hết
GV chỉ dạy “chay”, nhưng với những dụng cụ học tập, dụng cụ thí nghiệm, phim,
tranh ảnh, hình vẽ… sẽ làm cho HS dễ nhớ và hiểu sâu.
Việc sử dụng phim khoa học, tranh ảnh, hình vẽ để dạy học gắn với thực tiễn có
nhiều ưu điểm:
- Nếu như không có điều kiện để cho HS tham quan, thì HS cũng có thể
thấy được cấu tạo của các máy móc.
- HS sẽ có ấn tượng rất sâu sắc khi thấy được xem phim hoặc các tranh ảnh,
cũng như hình vẽ. Từ đó các em dễ hình dung, tiếp thu bài nhanh, nhớ bài giảng lâu
hơn.
Một khi những kiến thức được mô tả qua hình ảnh HS cảm thấy dễ nhớ và dễ học
hơn, các nghiên cứu giáo dục cho thấy HS chỉ nhớ được 10% những gì chúng đọc,
20% những gì chúng nghe và khoảng 50% những gì chúng thấy, khi chúng trực tiếp
quan sát các thiết bị, các vật thật HS cảm thấy dễ học hơn, có ý nghĩa hơn và đặc
biệt là khả năng quan sát. Với hình thức trực quan sẽ nâng cao hiệu quả của việc
dạy học nhờ những biểu tượng rõ ràng, phát huy được hình tượng tư duy trực quan
bằng trí nhớ. GV có thể cho HS quan sát những thiết bị trong thực tế để là tăng tính
20
sinh động, đối với những dụng cụ nhỏ và đơn giản GV cho HS chuẩn bị nếu được,
còn những dụng cụ HS không thể chuẩn bị có thể cho HS quan sát khi GV đem đến
lớp, những thiết bị tương đối lớn khó vận chuyển thì GV có thể cho HS quan sát tại
phòng thí nghiệm, còn đối với những kiến thức về các tính chất tương đối khó và
trừu tượng GV có thể cho HS quan sát những các thiết bị công nghiệp, hoặc có thể
cho HS tìm hiểu trong thực tế. Ví dụ: khi dạy các kiến thức về lực căng của sợi dây,
GV có thể cho HS tìm hiểu về việc xây các cây cầu, nếu được có thể cho HS đi
tham quan một số cây cầu ở địa phương hoặc giới thiệu chúng với các bạn trong
lớp, hoặc tìm hiểu về một số cây cầu đẹp nhất trên thế giới cũng như ở trong nước,
hoặc khi dạy các kiến thức về Vật lí hạt nhân GV có thể cho HS tìm hiểu về các lò
phản ứng hạt nhân trên thế giới, và những lò phản ứng hạt nhân làm việc hiệu quả.
Tóm lại: phim, tranh ảnh, hình vẽ, đóng vai trò trung gian giữa thực tế với
tư duy bởi vì chúng đã cụ thể hóa những gì trừu tượng thành đơn giản, những gì mà
thực tế quá phức tạp.
1.2.2 Trình bày những ứng dụng kỹ thuật của Vật lí
“Việc nghiên cứu các ứng dụng kỹ thuật của Vật lí là thiết lập mối quan hệ
giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa cái trừu tượng (các khái niệm, định luật vật lý) và
cái cụ thể (các hiện tượng xảy ra trong máy móc, thiết bị). Nhờ đó mà làm cho việc
nhận thức các kiến thức vật lí trừu tượng trở thành sâu sắc, mềm dẻo hơn.
Việc nghiên cứu các ứng dụng kỹ thuật của Vật lí góp phần phát triển tư duy
Vật lí kỹ thuật của HS, làm cho HS thấy được vai trò quan trọng của kiến thức vật
lí đối với đời sống và sản xuất, qua đó kích thích hứng thú, nhu cầu học tập của
HS” [36]
GV trình bày những ứng dụng của kiến thức vật lí là hình thức đơn giản nhất. Tùy
theo điều kiện của GV, HS cũng như điều kiện của nhà trường việc trình bày những
ứng dụng kỹ thuật này có thể trình bày sau bài học hoặc nếu có điều kiện thì cho
HS tìm hiểu rồi báo cáo cho cả lớp, đồng thời các bạn khác trong lớp nhận xét. Quá
trình trình bày có thể mở rộng khá nhiều ra ngoài chương trình nhưng mục tiêu chủ
yếu là cung cấp thông tin, minh chứng mối liên hệ giữa kiến thức và vận dụng kiến
21
thức của con người trong khoa học và đời sống. Việc làm này sẽ mang lại hiệu quả
học tập nhân đôi nếu GV có sử dụng hình minh họa, phim ảnh hoặc đề cập được
những ứng dụng, những phát minh mới nhất có liên quan đến kiến thức bài đang
học. Ví dụ: khi dạy về bài lực hướng tâm GV có thể cho HS trình bày những kiến
thức về lực hướng tâm cũng như lực ly tâm: tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của máy
li tâm, vận dụng chúng vào đời sống.
Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ thông tin, với những phát
minh khoa học của nhân loại đang nở rộ với tốc độ ngày càng cao. Vốn hiểu biết
của nhân loại từng ngày, từng giờ được bổ sung thêm những bằng chứng mới về
các quy luật diễn ra trong thực tế quanh ta. Nếu trong giảng dạy chúng ta chỉ
dừng lại ở các kiến thức kinh điển, không đề cập đến các phát minh, những ứng
dụng mới nhất của các kiến thức, thì điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta không
tạo điều kiện để HS thâm nhập thực tế và làm thui chột những khả năng sáng tạo.
1.2.3 Hướng dẫn HS tìm hiểu các ứng dụng của kiến thức vật lí trong cuộc
sống
GV có thể yêu cầu HS tìm những ví dụ cụ thể mà các em thường gặp
trong đời sống để minh họa cho bài học. Trong quá trình tìm ví dụ minh họa sẽ nảy
sinh hai chiều hướng nhận thức sau:
- Một là, HS đưa ra được những ví dụ sát với kiến thức bài học, chứng tỏ
rằng HS hiểu nội dung, biết vận dụng kiến thức bài học vào thực tiễn.
- Hai là, HS đưa ra những ví dụ không đúng hoặc không sát với kiến thức
bài học, khi đó HS đã bộc lộ được những sự nhầm lẫn hoặc hiểu sai kiến thức bài
học.
Qua đây, người dạy sẽ kịp thời bổ sung, hiệu chỉnh lại những nhầm lẫn của
các em, đồng thời cũng rút ra được kinh nghiệm trong việc hướng dẫn và truyền đạt
kiến thức mới cho HS.
Như vậy, dù quá trình nhận thức có xảy ra theo chiều hướng nào thì cũng có lợi về
mặt giáo dục. GV cũng nên khuyến khích HS tự tìm những ứng dụng của của kiến
22
thức đã học, xem chúng phát hiện và giải quyết như thế nào, từ đó khơi gợi và rèn
luyện cho HS tự tìm kiến và vận dụng kiến thức một cách linh hoạt.
1.2.4 Liên hệ giữa kiến thức vật lí đã học với kinh nghiệm và hiểu biết đã có
của HS trong đời sống để giải quyết một số vấn đề thực tiễn
Trong cuộc sống hàng ngày, HS sẽ thấy vận dụng rất nhiều những kiến thức
của các định luật Bôi lơ – Mariot, định luật Sac-lơ, vấn đề ở chổ HS khó có thể
nhận ra điều đó, nghĩa là HS chỉ làm mọi việc theo suy nghĩ của mình chứ chưa áp
dụng một cách khoa học các kiến thức đã học. GV cần phải chỉ ra những điều này
cho HS hoặc hướng dẫn HS phát hiện những điều này. Một khi HS có sẵn những
vốn kinh nghiệm tương đối phong phú, sẽ rất thuận lợi cho việc tiếp thu các kiến
thức khoa học, ví dụ: khi nghiên cứu cấu tạo chất: GV có thể tổ chức cho HS trình
bày trước những hiểu biết của mình về chất trên thực tế, sau đó cho HS sử dụng các
dụng cụ sẵn có để kiểm chứng lại những gì HS đã phân tích, chính xác hơn khi rút
ra kết luận.
Tùy trường hợp có thể dùng thí nghiệm để thấy rằng vốn kinh nghiệm cũng
như hiểu biết của HS thường sai lầm như: HS sẽ cho rằng tất cả các vật chuyển
động được vì có lực tác dụng nhưng GV dùng thí nghiệm để làm cho HS thấy được
sai lầm của mình (Định luật I Niu-tơn) hoặc nếu những quan niệm ban đầu và vốn
kinh nghiệm đúng với kiến thức khoa học GV có thể tổ chức cho HS làm thí
nghiệm hoặc những tình huống gây ra vấn đề ngược lại với kinh nghiệm đã có của
HS. GV cũng chú ý rằng cần “tổ chức các tình huống gây hứng thú học tập, khuyến
khích cho HS vận dụng những kinh nghiệm, hiểu biết của mình đưa ra những câu
hỏi, dự đoán, giải thích, giải quyết vấn đề, xây dựng phương án thí nghiệm, tiến
hành thí nghiệm,… tạo môi trường thuận lợi, và khuyến khích HS làm việc hợp tác,
thảo luận nhóm, thảo luận chung cho cả lớp. Khuyến khích HS trình bày ý tưởng,
tự phân tích, thu thập, đưa ra các chứng cứ, để hỗ trợ thách thức các ý tưởng khác”
[41] như các thí nghiệm về lực đàn hồi, lực ma sát và các định luật Niu-tơn.
23
1.2.5 Liên hệ kiến thức vật lí qua bài tập mang tính thực tiễn
Trong giáo trình về phương pháp dạy học Vật lí cũng như trong SGK Vật lí,
những bài tập là những bài luyện tập được lựa chọn một cách phù hợp với mục đích
chủ yếu là nghiên cứu các hiện tượng Vật lí, hình thành các khái niệm Vật lí, phát
triển năng lực tư duy vật lý của HS và rèn luyện kĩ năng vận dụng các kiến thức của
HS vào thực tiễn. Việc sử dụng cũng như giảng dạy bài tập Vật lí trong trường PT có
tác dụng giúp HS hiểu và vận dụng một cách sâu sắc những kiến thức đã học, đồng
thời là một trong những phương tiện giúp cho HS phát huy tính tích cực, sáng tạo,
rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, rèn luyện thói quen vận
dụng kiến thức, để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Kỹ năng vận dụng kiến thức trong
việc giải bài tập và trong thực tiễn đời sống chính là thể hiện khả năng tiếp thu, hiểu
biết và vận dụng những kiến thức mà HS đã thu nhận được. Bài tập Vật lí với chức
năng là một phương pháp dạy học có một vị trí đặc biệt trong dạy học Vật lí.
Thông qua bài tập Vật lí HS nắm được qui luật vận động của thế giới vật
chất, nó còn giúp HS hiểu rõ những qui luật, biết phân tích và vận dụng những qui
luật ấy vào thực tiễn. Cùng với việc giải các bài tập còn tạo điều kiện cho HS vận
dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống cụ thể thì kiến thức đó mới trở
nên hoàn thiện.
Trong quá trình giải quyết các tình huống cụ thể mà các bài tập Vật lí đặt ra,
HS phải sử dụng các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát
hóa , trừu tượng hóa …để giải quyết vấn đề, do đó tư duy của HS có điều kiện để
phát triển. Có thể nói kiến thức vật lí mang tính thực tiễn là một phương tiện rất tốt
để phát triển tư duy, óc tưởng tượng, khả năng độc lập trong suy nghĩ và hành
động, tính kiên trì trong việc khắc phục những khó khăn trong cuộc sống của HS.
Do vậy việc xây dựng bài tập để sử dụng trong quá trình dạy học cũng như
trong học tập của HS cũng là vấn đề cần được GV quan tâm.
1.2.6 Tổ chức các buổi ngoại khóa, tham quan
Hoạt động ngoại khóa và tham quan là những hoạt động rất thiết thực và bổ
ích. HS vừa được học, vừa được vui chơi giải trí tạo thêm niềm hứng khởi để học
24
tập tốt hơn. Trong điều kiện học tập hiện nay “hoạt động ngoại khóa là một hình
thức tổ chức dạy học có tính chất tự nguyện được tiến hành ngoài giờ lên lớp. Nó
tạo điều kiện thuận lợi cho HS hoạt động theo hứng thú, sở thích riêng của từng
HS, và góp phần hướng nghiệp cho họ. Hoạt động ngoại khóa còn có thể giúp HS
củng cố, mở rộng, khơi sâu thêm tri thức về một số lĩnh vực nhất định, gắn liền với
thực tế, phát huy tác dụng học tập với đời sống” [29] ,việc tổ chức học tập theo
hình thức này chỉ có thể thực hiện trong điều kiện như một buổi sinh hoạt chuyên
đề, để đưa các kiến thức vật lý gắn với đời sống cho HS, không thể tổ chức hết
trong một tiết học, với kiểu học tập như thế này chỉ có thể học tập sau khi học xong
một chương nào đó thuộc chương trình học.
Dạy học gắn với thực tiễn có thể mời các chuyên gia ngoài ngành cùng tham
gia để tạo ra những tình huống dạy học. HS có thể, thể hiện việc học của mình
trước những đối tượng thực tế, liên hệ với các nguồn lực cộng đồng, tham khảo các
chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu, hoặc trao đổi thông qua công nghệ hiện đại.
Có thể như học về các loại kiến thức vật lí mang tính ứng dụng kỹ thuật cao,
cũng như vận dụng kiến thức trong việc phát các phát minh mới, như Vật lý và ứng
dụng của chúng khoa học cũng như trong công nghệ thông tin. Quá trình thảo luận
khiến người học chú tâm hơn đến các đề tài đang được bàn thảo trong quá trình
học, những vấn đề được đào sâu hơn, tham gia sáng tạo tri thức, trao đổi suy nghĩ
và có quan điểm một cách rõ ràng, hình thành thói quen tương tác trong học tập,
nhưng bên cạnh đó cũng phát triển một số kỹ năng khác, trong quá trình thảo luận
sẽ xuất phát các vấn đề về thực tế; Ví dụ: Nhìn thấy một tai nạn giao thông trên
đường hãy phân tích và đưa ra nhận xét, khi đó trong buổi thảo luận này HS sẽ lại
các vấn đề về tương tác, vấn đề lực trong chuyển động đồng thời trong quá trình
này chúng ta cũng có thể mời thêm những người khác cùng tham gia như cán bộ
công an để phân tích quá trình và đồng thời rút ra các bài học kinh nghiệm cho HS
trong quá trình vận chuyển, cũng như tham gia giao thông đi lại. Trong quá trình
thảo luận các vấn đề thực tiễn cuộc sống được đưa vào giải quyết và đồng thời thấy
được tính thực tiễn của kiến thức đã học và những ứng dụng của nó, mặt khác trong
các buổi thảo luận không hạn hẹp trong một tiết học nên HS có thể thoải mái hơn
25
khi trình bày quan điểm của mình, và đồng thời không chịu áp lực về điểm số, do
đó các em sẽ tự tin hơn, thích thú hơn khi tiếp xúc với các vấn đề đó.
Trong quá trình tham quan, HS được tận mắt chứng kiến các thiết bị, mô
hình, nhà máy … được nghe các chuyên gia kỹ thuật kể chuyện, mô tả cách vận
hành của máy móc, được tận mắt thấy được sự vận hành của các thiết bị máy móc,
bên cạnh đó HS cũng có thể đặt câu hỏi với người hướng dẫn. Chính những chuyến
tham quan này sẽ để lại trong các em những ấn tượng khó phai, ảnh hưởng đến
động cơ chọn nghề của các em, đồng thời các em thấy được tầm quan trọng của vật
lý trong nền kinh tế cũng như trong cuộc sống.
1.2.7 Tổ chức các cuộc thi “thiết kế mô hình thí nghiệm, thiết bị Vật lí”, tìm
hiểu về kiến thức vật lí cũng như việc vận dụng giải thích các hiện tượng tự
nhiên hay ứng dụng trong khoa học kỹ thuật
Thiết kế mô hình thí nghiệm hoặc các thiết bị Vật lí là một biện pháp để phát
huy sự sáng tạo, khéo léo của HS cũng như GV. Đồng thời hỗ trợ đắc lực cho GV
trong quá trình giảng dạy.
Việc tổ chức các cuộc thi này tùy vào thời điểm có kỷ niệm những ngày lễ lớn
trong năm học, GV có thể phát động cho HS thiết kế các mô hình thí nghiệm có tác
dụng minh họa những kiến thức đã và đang học trong chương trình hoặc các mô
hình, các thiết bị Vật lí có ứng dụng và có ý nghĩa khoa học.
Thông qua các cuộc thi này, HS sẽ tích cực tìm hiểu kiến thức, việc lôi cuốn
vào phong trào nhưng mang tính học tập, HS rất năng động trong học tập, phát triển
tư duy cho HS, từ chỗ mở rộng hiểu biết cho HS về ứng dụng những khoa học kỹ
thuật của Vật lý để bồi dưỡng tình cảm yêu thích bộ môn, đồng thời giáo dục
hướng nghiệp với những ngành nghề sau này cho HS bên cạnh việc tổ chức này có
thể tiến tới góp phần vào việc tiến đến thành lập một câu lạc bộ Vật lí trong nhà
trường đó cũng là một mô hình học tập thoải mái, kiến thức không bó gọn trong
chương trình học mà nó sẽ vượt ra ngoài kiến thức đã học, đồng thời kích thích sự
tò mò, sáng tạo trong quá trình học tập của HS.
26
1.3 Cơ sở thực tiễn của việc tổ chức dạy học theo hướng tăng cường vận dụng
kiến thức vật lí vào thực tiễn
1.3.1 Thực trạng của việc tổ chức dạy học theo hướng tăng cường vận dụng
kiến thức vật lí vào thực tiễn
1.3.1.1 Mục đích và đối tượng điều tra
- Mục đích điều tra
+ Tìm hiểu mức độ quan tâm đến việc dạy học vật lý gắn với thực tiễn
của GV, đồng thời tìm hiểu việc sử dụng các hình thức dạy học Vật lí gắn với thực
tiễn tại các trường THPT hiện nay.
+ Rút ra kết luận cần thiết và tìm hiểu những biện pháp dạy học Vật lí
gắn với thực tiễn hiện nay.
- Đối tượng điều tra
Chúng tôi tiến hành điều tra 30 GV đang dạy Vật lí ở trường THPT Hương Thủy
1.3.1.2 Kết quả điều tra thực trạng DH theo hướng tăng cường vận dụng kiến
thức vật lý vào thực tiễn hiện nay
* Đối với giáo viên.
Chúng tôi tiến hành điều tra 30 GV đang dạy Vật lí ở các trường THPT
thuộc địa bàn tỉnh TT Huế
27
Bảng 1.1. Kết quả điều việc ứng dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn của GV
Stt Mức độ thường xuyên
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Không
khi nào
1
Trong giờ Vật lí thầy (cô) có tăng
cường các ứng dụng vật lí gắn với thực
tiễn không?
56.67 % 43.33% 0 %
2 Thầy (cô) đã vào bài bằng cách lấy ví
dụ thực tiễn .
36.67 % 56.67% 6.67 %
3
Thầy (cô) đã liên hệ bài giảng với thực
tiễn bằng các hình thức :
a. Cho HS vào phòng thí nghiệm, xem
tranh ảnh
70 % 30 %
0 %
b. Hướng dẫn cho HS tìm hiểu các ứng
dụng của kiến thức Vật lí
43.33 % 40%
16.67 %
c. Liên hệ kiến thức Vật lý qua bài tập
Vật lí
36.67 % 56.67 %
6.67 %
d. Thiết kế mô hình, vận dụng giải thích
các hiện tượng tự nhiên
40 % 50 %
10 %
e. Trình bày những ứng dụng kỹ thuật 40 % 43.33 % 16.67 %
Dựa vào kết quả thu được ta nhận thấy
Với kết quả câu 1: có thể nhận xét chung như sau
Việc dạy học gắn với thực tiễn có thể làm bài giảng phong phú, thu hút hơn,
gây được hứng thú học tập cho HS nên có đến 56.67% GV thường xuyên quan tâm
đến việc liên hệ bài giảng với thực tiễn.
Với kết quả câu 2: có thể nhận xét chung như sau
Có 36.67% GV áp dụng biện pháp này nhưng chúng tôi thiết nghĩ khi bắt
đầu giảng bài GV lấy ngay những hiện tượng xảy ra trong cuộc sống hàng ngày sẽ
tạo được sự gần gũi, dễ hiểu, HS cũng thấy được ích lợi của kiến thức mình đang
28
học, tạo cho các em luôn nghĩ đến những ứng dụng thiết thực của môn học mà từ
đó tìm được cảm hứng, kích thích và thu hút HS vào bài giảng đồng thời bài giảng
của GV cũng sinh động hơn.
Với kết quả câu 3: chúng tôi có thể rút ra nhận xét như sau
GV sử dụng rất phong phú các hình thức để dạy học gắn với thực tiễn đặc
biệt là sử dụng ở mức độ thường xuyên với hình thức trực quan có 70%, hướng dẫn
HS tìm hiểu các ứng dụng kỹ thuật 43.33%, trình bày ứng dụng kỹ thuật 40%, liên
hệ kiến thức vật lí qua các bài tập vật lý 36.67% và thiết kế các mô hình 40%, qua
thực tế giảng dạy GV chọn các hình thức này vì chúng phù hợp với điều kiện cũng
như tình hình thực tế ở các trường THPT. Những hình thức trên dễ thực hiện, ít
chịu ảnh hưởng bởi thời gian mà vẫn thu hút lôi cuốn HS vào bài học.
* Đối với HS.
Chúng tôi tiến hành điều tra kĩ năng học và nhu cầu của học sinh trong học
bộ môn, đồng thời điều tra việc dạy học vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn
của HS ở khối lớp 10 (10B1 đến 10B5 _196 HS ) trường THPT Hương Thủy, tỉnh
Thừa Thiên Huế để biết xem có thể triển khai khả thi việc DH vận dụng kiến thức
vật lí vào thực tiễn có khả thi hay không, kết quả thu được như sau:
29
Bảng 1.2. Kết quả điều tra vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn của HS.
Stt Mức độ thường xuyên
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Không
khi nào
1
Theo các em trong quá trình học Vật
lí việc tìm hiểu mối liên hệ giữa Vật
lí và ứng dụng thực tiễn có cần thiết
không?
43.88% 25.51% 30.61%
2 Các em có cảm thấy hứng thú với các
giờ Vật lí không?
14.8% 55.61% 29.59%
3 Trong quá trình dạy học Vật lí thì thầy
( cô ) có thường xuyên chỉ ra những
ứng dụng của Vật lí vào thực tiễn
không?
21.43% 34.18%
44.39%
4
Thường xuyên phát biểu ý kiến của
mình trong giờ học
7.14% 30.61%
62.24%
5
Mong muốn có thể áp dụng kiến thức
đã học để vận dụng trong thực tiễn
70.41% 21.94% 7.65%
Qua bảng số liệu cho chúng ta thấy rằng HS chưa có nhiều hứng thú đối với
môn học, có rất nhiều nguyên nhân, trong đó GV ít chú trọng đến việc giảng dạy
các ứng dụng bài học để giải thích các hiện tượng, các ứng dụng kỹ thuật và trong
đời sống thực tế. Chúng tôi có trao đổi với một vài HS thì được biết, trong quá
trình dạy học,hầu như GV chỉ quan tâm đến kiến thức sgk và rất ít khi đưa ra
những câu hỏi mang tính vận dụng cao. Trong khi đó nhu cầu việc hiểu biết và có
thể vận dụng giải thích các hiện tượng, ứng dụng kỹ thuật…rất cao.
Hiện nay ở trường phổ thông đa số GV chỉ giảng dạy những kiến thức đã có
theo trình tự trong SGK, hầu như ít chú ý đến nguồn gốc phát sinh hay nhu cầu
thực tế thúc ép thế nào để có được kiến thức hoặc những ứng dụng của các kiến
30
thức đã học, tầm quan trọng của các kiến thức đó đối với cuộc sống... Như thế
phần lớn HS dễ có khuynh hướng chán nản, không thích học tập Vật lí, cho rằng
kiến thức quá khó đối với bản thân, học mà không được ứng dụng thực tế, dẫn đến
việc không thích học môn Vật lí nói riêng và các môn tự nhiên khác nói chung.
1.3.2 Nguyên nhân của thực trạng DH theo hướng tăng cường vận dụng kiến
thức vật lý vào thực tiễn hiện nay
Những thực trạng nêu trên rõ ràng ảnh hưởng đến chất lượng dạy học Vật
lý và cần phải được khắc phục. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên:
Quỹ thời gian trong một tiết học
Thời gian của một tiết học hạn chế đến việc truyền tải nội dung kiến thức có
trong bài học. Thực tế dạy học cho thấy, với thời gian 45 phút của một tiết học,
GV dành thời gian cho việc tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS là không
nhiều. Thông thường, GV đã mất một khoảng thời gian nhất định để ổn định lớp,
kiểm tra bài cũ và củng cố bài học nên chỉ còn khoảng 35 phút dành cho việc lĩnh
hội kiến thức mới. Với khoảng thời gian này, GV phải đảm bảo dạy cho HS một
lượng không nhỏ kiến thức mới nên khó mà tổ chức cho HS thảo luận, liên hệ kiến
thức vừa lĩnh hội với thực tế đời sống. Nếu có, GV cũng chỉ có thể liệt kê các sự
vật, hiện tượng liên quan mà không thể phân tích, giải thích các sự vật, hiện tượng
một cách đầy đủ và sâu sắc được.
Phương pháp dạy học
Hiện nay, việc đổi mới PPDH đang được các trường phổ thông quan tâm và
tiến hành trong những năm gần đây song nhìn chung vẫn chưa đạt hiệu quả cao.
Điều này có thể do những khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị mà chưa
khuyến khích được GV đổi mới PPDH. Nhiều địa phương hiện nay còn thiếu các
tài liệu liên quan đến bài tập định tính và câu hỏi thực tế, thiếu các phương tiện
nghe nhìn, thiếu các thông tin dưới dạng băng đĩa hình, thiếu các tài liệu lí luận về
đổi mới phương pháp dạy học, nhất là các trường ở vùng nông thôn và miền núi.
Các biện pháp TCHHĐNT của HS chưa được chú trọng. Đa số GV vẫn sử dụng lối
dạy “thông báo – tái hiện” và chỉ một vài tiết có TCHHĐNT của HS.
31
Giáo viên
Sự đầu tư về thời gian và công sức cho việc dạy học của GV chưa cao. Do
đời sống của GV hiện nay còn gặp nhiều khó khăn nên ngoài nhiệm vụ dạy học
còn làm nhiều công việc khác. Trong khi đó, giải bài tập có nội dung thực tế
thường mất nhiều thời gian của giờ lên lớp và chấm bài tập có nội dung thực tế
cũng mất nhiều thời gian vì câu trả lời của HS có thể khác nhau. Nhiều giáo viên
chưa có sự chuẩn bị tốt nhất cho bài giảng, giáo án còn thiên về cung cấp kiến thức
giáo khoa một cách thuần túy, chưa coi trọng việc soạn và sử dụng bài giảng theo
hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, điều này làm cho học sinh
khá thụ động trong việc lĩnh hội và vận dụng kiến thức.
Phương pháp kiểm tra - đánh giá
Theo một số nhà nghiên cứu giáo dục thì quá trình kiểm tra đánh giá ở
trường trung học phổ thông hiện nay còn khá đơn giản, phương pháp và hình thức
đánh giá còn tùy tiện, toàn bộ việc đánh giá của giáo viên chỉ quy về điểm số .
Các bài tập có nội dung thực tế hầu như ít sử dụng trong nội dung các bài kiểm tra
ở nhiều trường phổ thông, trong khi đó các BT có tính phục vụ cho các kì thi lại
được sử dụng nhiều.
1.3.3 Những thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức dạy học theo hướng tăng
cường vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn
1.3.3.1 Thuận lợi
- Các cấp quản lý giáo dục ngày càng tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật
chất; đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, giàu tâm huyết, thường xuyên quan tâm đến
việc đổi mới PPDH đã giúp cho hoạt động dạy học ngày càng có hiệu quả thiết
thực.
- Xây dựng được các phòng bộ môn đạt chuẩn.
- Thường xuyên tổ chức tập huấn sử dụng các phương tiện dạy học mới,
phần mềm dạy học mới cho giáo viên. Tạo điều kiện cho GV học tập và trau dồi
kiến thức và mạnh dạn vận dụng kiến thức vật lý để giải quyết các hiện tượng
trong thực tiễn.
32
- PPDH mới đang được sử dụng thành thạo hơn và phát huy hiệu quả. Dần
dần, GV có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng sách giáo khoa để tổ chức
các hoạt động nhận thức cho HS. Đây chính là một thuận lợi bước đầu cho việc
tích cực hóa hoạt động nhận thức cho HS thông qua việc sử dụng kiến thức vật lý
có nội dung thực tế. Thông qua những đợt học bồi dưỡng thường xuyên, tập huấn
về đổi mới PPDH đã giúp GV có thêm kiến thức về các PP tổ chức dạy học theo
hướng TCHHĐNT của HS. Nhờ đó, GV có thể tổ chức tốt, thường xuyên sử
dụng các phương tiện dạy học hiện đại, qua đó các kiến thức có nội dung thực
tế được tăng cường sử dụng và hỗ trợ tốt hơn.
1.3.3.2 Khó khăn
- Hạn chế về năng lực chuyên môn, không biết khai thác hiện tượng thực tế
để đưa vào trong dạy học.
- Nhiều GV chưa nhiệt tình trong việc vận dụng các kiến thức thực tế, họ
đã quen thuộc với kiểu dạy “thầy đọc trò chép, thầy giảng trò nghe”, không muốn
liên hệ thực tiễn trong dạy học vật lý.
- Đa số GV ít quan tâm đến việc đổi mới PPDH, ít quan tâm đến việc sử
dụng kiến thức có nội dung thực tế trong dạy học đặc biệt là các GV đã lớn tuổi.
- Kĩ năng sử dụng TN & PTTQ của GV còn hạn chế, dẫn đến tâm lí ngại sử
dụng, do đó GV chọn phương án dạy chay. Khi tổ chức các hình thức dạy học như
hoạt động nhóm, xêmina, ngoại khóa, tham quan... đòi hỏi GV phải có nhiều kinh
nghiệm, kĩ năng trong việc tổ chức trong khi các tài liệu về các hoạt động này có
thể nói rằng là rất ít. Hơn nữa, ở các trường chưa bắt buộc nên GV cũng lờ đi bởi
vì đây thực sự là công việc mất nhiều thời gian và công sức.
- Về phương pháp, chủ yếu GV thường dùng là thuyết trình. Các phương
pháp tích cực hóa hoạt động nhận thức cho HS thì một số GV không nắm được cụ
thể các giai đoạn của phương pháp do không được đào tạo ở trường sư phạm, một
số nắm được thì cho rằng mất thời gian soạn giáo án và cháy giáo án khi lên lớp.
- Do áp lực thi cử, áp lực từ phía gia đình đã khiến đa số HS hiện nay đều
phải đi học thêm ngoài nhà trường. Khi đến lớp, những kiến thức mà thầy cô giáo
33
đặt ra không còn mới đối với HS, nên trong một số tiết học, việc tổ chức các hoạt
động nhận thức cho HS gặp rất nhiều trở ngại, các bài tập có nội dung thực tế đặt
ra không tạo được những ” tình huống có vấn đề ” đối với HS.
1.4 Kết luận chương 1
Dạy học Vật lí gắn với thực tiễn nhằm đưa thực tiễn vào trong quá trình dạy
học, ở đây GV không những hướng dẫn cho HS tìm kiếm kiến thức, xử lý thông tin
mà còn hướng dẫn HS, cho HS thấy được tầm quan trọng của kiến thức cũng như
những ứng dụng của kiến thức mà mình đã đang và sẽ trên con đường tìm kiếm và
học tập, từ đó các kỹ năng của HS được phát triển, HS cảm thấy thoải mái học tập
cũng như tiếp thu tri thức.
Thay vì áp dụng rập khuôn các mô hình học tập tiên tiến để sử dụng vào
giảng dạy, thì ở đây dạy học Vật lí gắn với thực tiễn sẽ phù hợp trong điều kiện mà
các trường không đầy đủ các cơ sở vật chất đặc biệt là các trường ở những vùng
sâu, vùng xa như hiện nay.
Dạy học Vật lí gắn với thực tiễn là một hình thức hình thức học tập gắn
kết được kiến thức đã học với thực tiễn cuộc sống, khơi dậy ở người học sự sáng
tạo, hứng thú trong hành trình khám phá thế giới khoa học.
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn

More Related Content

What's hot

Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương “Chất rắn và chất lỏ...
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương “Chất rắn và chất lỏ...Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương “Chất rắn và chất lỏ...
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương “Chất rắn và chất lỏ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học chương “Chất khí”
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học chương “Chất khí”Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học chương “Chất khí”
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học chương “Chất khí”
 
Luận văn: Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh bằng phương ...
Luận văn: Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh bằng phương ...Luận văn: Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh bằng phương ...
Luận văn: Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh bằng phương ...
 
Xây dựng hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực tự học, 9đ
Xây dựng hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực tự học, 9đXây dựng hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực tự học, 9đ
Xây dựng hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực tự học, 9đ
 
Luận văn: Tổ chức học sinh giải bài tập Vật Lí theo nhóm, HAY
Luận văn: Tổ chức học sinh giải bài tập Vật Lí theo nhóm, HAYLuận văn: Tổ chức học sinh giải bài tập Vật Lí theo nhóm, HAY
Luận văn: Tổ chức học sinh giải bài tập Vật Lí theo nhóm, HAY
 
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy họcLuận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
 
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa líLuận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí
 
Phương pháp mô hình trong dạy học chương Động lực học chất điểm
Phương pháp mô hình trong dạy học chương Động lực học chất điểmPhương pháp mô hình trong dạy học chương Động lực học chất điểm
Phương pháp mô hình trong dạy học chương Động lực học chất điểm
 
Luận văn: Cải tiến bộ thí nghiệm thực hành trong môn Vật lí, HOT
Luận văn: Cải tiến bộ thí nghiệm thực hành trong môn Vật lí, HOTLuận văn: Cải tiến bộ thí nghiệm thực hành trong môn Vật lí, HOT
Luận văn: Cải tiến bộ thí nghiệm thực hành trong môn Vật lí, HOT
 
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
 
Phương pháp dạy học theo dự án về sản xuất và sử dụng điện năng
Phương pháp dạy học theo dự án về sản xuất và sử dụng điện năngPhương pháp dạy học theo dự án về sản xuất và sử dụng điện năng
Phương pháp dạy học theo dự án về sản xuất và sử dụng điện năng
 
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAOĐề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
 
Đề tài thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAOĐề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
 
Luận văn: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh tiểu học
Luận văn: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh tiểu họcLuận văn: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh tiểu học
Luận văn: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh tiểu học
 
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương “Chất rắn và chất lỏ...
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương “Chất rắn và chất lỏ...Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương “Chất rắn và chất lỏ...
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương “Chất rắn và chất lỏ...
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
 
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...
 
Luận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông thông...
Luận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông thông...Luận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông thông...
Luận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông thông...
 
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa lớp 11, 9đ
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa lớp 11, 9đLuận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa lớp 11, 9đ
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa lớp 11, 9đ
 
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...
 

Similar to Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn

Luận văn: Thiết kế các hoạt động học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đề
Luận văn: Thiết kế các hoạt động học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đềLuận văn: Thiết kế các hoạt động học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đề
Luận văn: Thiết kế các hoạt động học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đềDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết một số vấn đề t...
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết một số vấn đề t...Luận văn: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết một số vấn đề t...
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết một số vấn đề t...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Xây dựng, hoàn thiện và sử dụng các thí nghiệm trong dạy học một số kiến thức...
Xây dựng, hoàn thiện và sử dụng các thí nghiệm trong dạy học một số kiến thức...Xây dựng, hoàn thiện và sử dụng các thí nghiệm trong dạy học một số kiến thức...
Xây dựng, hoàn thiện và sử dụng các thí nghiệm trong dạy học một số kiến thức...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học phần “Nhiệt học”
Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học phần “Nhiệt học”Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học phần “Nhiệt học”
Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học phần “Nhiệt học”Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vậ...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vậ...Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vậ...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vậ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại nhằ...
Đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại nhằ...Đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại nhằ...
Đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại nhằ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương ...
Luận văn: Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương ...Luận văn: Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương ...
Luận văn: Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Cảm ứng điện từ vật lí 11 THPT theo hướng tă...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Cảm ứng điện từ vật lí 11 THPT theo hướng tă...Luận văn: Tổ chức dạy học chương Cảm ứng điện từ vật lí 11 THPT theo hướng tă...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Cảm ứng điện từ vật lí 11 THPT theo hướng tă...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similar to Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn (20)

Luận văn: Thiết kế các hoạt động học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đề
Luận văn: Thiết kế các hoạt động học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đềLuận văn: Thiết kế các hoạt động học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đề
Luận văn: Thiết kế các hoạt động học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đề
 
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...
 
Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức
Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thứcSử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức
Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức
 
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức trong dạy học địa lí
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức trong dạy học địa líLuận văn: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức trong dạy học địa lí
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức trong dạy học địa lí
 
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết một số vấn đề t...
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết một số vấn đề t...Luận văn: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết một số vấn đề t...
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết một số vấn đề t...
 
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...
 
Xây dựng, hoàn thiện và sử dụng các thí nghiệm trong dạy học một số kiến thức...
Xây dựng, hoàn thiện và sử dụng các thí nghiệm trong dạy học một số kiến thức...Xây dựng, hoàn thiện và sử dụng các thí nghiệm trong dạy học một số kiến thức...
Xây dựng, hoàn thiện và sử dụng các thí nghiệm trong dạy học một số kiến thức...
 
Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học phần “Nhiệt học”
Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học phần “Nhiệt học”Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học phần “Nhiệt học”
Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học phần “Nhiệt học”
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vậ...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vậ...Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vậ...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vậ...
 
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loạiXây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
 
Đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại nhằ...
Đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại nhằ...Đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại nhằ...
Đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại nhằ...
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “chất khí” vật lí 10 THPT, HAY
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “chất khí” vật lí 10 THPT, HAYLuận văn: Tổ chức dạy học chương “chất khí” vật lí 10 THPT, HAY
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “chất khí” vật lí 10 THPT, HAY
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...
 
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học nhóm chương “C...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học nhóm chương “C...Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học nhóm chương “C...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học nhóm chương “C...
 
Luận văn: Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh, HAY
Luận văn: Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh, HAYLuận văn: Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh, HAY
Luận văn: Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh, HAY
 
Luận văn: Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương ...
Luận văn: Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương ...Luận văn: Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương ...
Luận văn: Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương ...
 
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học theo chu...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học theo chu...Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học theo chu...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học theo chu...
 
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học phần vô cơ lớp 9
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học phần vô cơ lớp 9Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học phần vô cơ lớp 9
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học phần vô cơ lớp 9
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Cảm ứng điện từ vật lí 11, HAY
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Cảm ứng điện từ vật lí 11, HAYLuận văn: Tổ chức dạy học chương Cảm ứng điện từ vật lí 11, HAY
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Cảm ứng điện từ vật lí 11, HAY
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Cảm ứng điện từ vật lí 11 THPT theo hướng tă...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Cảm ứng điện từ vật lí 11 THPT theo hướng tă...Luận văn: Tổ chức dạy học chương Cảm ứng điện từ vật lí 11 THPT theo hướng tă...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Cảm ứng điện từ vật lí 11 THPT theo hướng tă...
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUỲNH LÊ HIẾU THẢO TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG “ CHẤT KHÍ” VẬT LÝ LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VẬT LÍ VÀO THỰC TIỄN LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Chuyên ngành : LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ Mã số : 60 14 01 11 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS LÊ PHƯỚC LƯỢNG Huế, Năm 2016
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn này là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả Huỳnh Lê Hiếu Thảo
  • 3. LỜI CÁM ƠN Tôi xin chân thành cám ơn sâu sắc đến:  PGS.TS Lê Phước Lượng - người đã trực tiếp khuyến khích, động viên và hướng dẫn tôi để thực hiện hoàn thành đề tài bằng tất cả sự tận tình và trách nhiệm.  Quý thầy cô trong khoa Vật lí, Trường Đại học sư phạm Huế, Phòng Sau đại học Trường đại học sư phạm Huế đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong thời gian học tập và thực hiện đề tài.  Ban giám hiệu trường THPT Hương Thủy, đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài.  Đồng nghiệp, các thầy cô đã giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành luận văn này. Huế, tháng 8 năm 2016 HUỲNH LÊ HIẾU THẢO
  • 4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................2 LỜI CÁM ƠN..........................................................................................................3 MỤC LỤC................................................................................................................4 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................8 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ..................................1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ...............................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ...............................................................................3 3. Mục tiêu của đề tài ...........................................................................................4 4. Giả thuyết khoa học..........................................................................................4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ......................................................................4 6. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................5 7. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................5 8. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................5 8.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết...........................................................5 8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn .........................................................5 8.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm........................................................6 8.4. Phương pháp thống kê toán học ..............................................................6 9. Cấu trúc luận văn .............................................................................................6 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VẬT LÍ VÀO THỰC TIỄN ..................................................................................................7 1.1 Cơ sở lý luận của việc tổ chức dạy học theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn ...............................................................................7 1.1.1 Mối liên hệ giữa Vật lí với thực tiễn ......................................................7 1.1.2 Mối liên hệ giữa Vật lí với thực tiễn trong dạy học Vật lí..................11 1.1.3 Tầm quan trọng của việc vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn trong dạy học Vật lí ở trường THPT.......................................................................14
  • 5. 1.2 Các biện pháp tổ chức dạy học theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn......................................................................................19 1.2.1 Khai thác và sử dụng các phương tiện trực quan .............................19 1.2.2 Trình bày những ứng dụng kỹ thuật của Vật lí..................................20 1.2.3 Hướng dẫn HS tìm hiểu các ứng dụng của kiến thức vật lí trong cuộc sống.................................................................................................................21 1.2.4 Liên hệ giữa kiến thức vật lí đã học với kinh nghiệm và hiểu biết đã có của HS trong đời sống để giải quyết một số vấn đề thực tiễn .................22 1.2.5 Liên hệ kiến thức vật lí qua bài tập mang tính thực tiễn ....................23 1.2.6 Tổ chức các buổi ngoại khóa, tham quan..........................................23 1.2.7 Tổ chức các cuộc thi “thiết kế mô hình thí nghiệm, thiết bị Vật lí”, tìm hiểu về kiến thức vật lí cũng như việc vận dụng giải thích các hiện tượng tự nhiên hay ứng dụng trong khoa học kỹ thuật...............................25 1.3 Cơ sở thực tiễn của việc tổ chức dạy học theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn....................................................................26 1.3.1 Thực trạng của việc tổ chức dạy học theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn................................................................26 1.3.1.1 Mục đích và đối tượng điều tra.........................................................26 1.3.1.2 Kết quả điều tra thực trạng DH theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức vật lý vào thực tiễn hiện nay.........................................................26 1.3.2 Nguyên nhân của thực trạng DH theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức vật lý vào thực tiễn hiện nay .........................................................30 1.3.3 Những thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức dạy học theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn.....................................31 1.3.3.1 Thuận lợi...........................................................................................31 1.3.3.2 Khó khăn..........................................................................................32 1.4 Kết luận chương 1.........................................................................................33 Chương 2 THIẾT KẾ VÀ SOẠN THẢO TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC CHƯƠNG “CHẤT KHÍ” THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VẬT LÍ VÀO THỰC TIỄN ......34
  • 6. 2.1 Đặc điểm, cấu trúc, nội dung chương “Chất khí”, Vật lí 10 THPT ........34 2.1.1 Đặc điểm, nội dung chương “Chất khí”, Vật lí 10 THPT...................34 2.2 Thiết kế tiến trình tổ chức dạy học chương “ Chất khí” theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn.................................................37 2.2.1 Quy trình thiết kế bài dạy học theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn..................................................................................37 2.2.1.1 Xác định mục tiêu và nội dung kiến thức trọng tâm của bài học ....37 2.2.1.2 Những hiện tượng, quá trình tự nhiên và những ứng dụng của Vật lí trong đời sống liên quan đến kiến thức bài học............................................38 2.2.1.3 Xác định các phương tiện, thiết bị và tài liệu hỗ trợ giảng dạy........40 2.2.1.4 Soạn thảo tiến trình dạy học.............................................................40 2.2.1.5 Thử nghiệm dạy học theo tiến trình đã biên soạn.............................41 2.2.1.6 Hoàn thiện tiến trình dạy học............................................................41 2.3 Soạn thảo tiến trình dạy học một số bài cụ thể trong chương “ Chất khí” theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn....................41 2.3.1. Quá trình đẳng nhiệt,định luật BÔI-LƠ – MA-RI-ÔT ......................41 2.3.2. Quá trình đẳng tích – định luật SÁC-LƠ............................................49 Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ...........................................................59 3.1 Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm.....................................59 3.1.1 Mục đích ................................................................................................59 3.1.2 Nhiệm vụ................................................................................................59 3.2 Đối tượng và thời gian thực nghiệm sư phạm ...........................................59 3.2.1 Đối tượng...............................................................................................59 3.2.2 Thời gian ...............................................................................................60 3.3 Nội dung và phương pháp thực nghiệm sư phạm .....................................60 3.3.1 Nội dung ................................................................................................60 3.3.2 Phương pháp.........................................................................................60 3.3.2.1 Chọn mẫu thực nghiệm.....................................................................60 3.3.2.2 Quan sát giờ học ...............................................................................61 3.3.2.3 Kiểm tra kết quả thực nghiệm sư phạm............................................61
  • 7. 3.4 Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm.....................................................61 3.4.1 Kết quả định tính...................................................................................61 3.4.1.1 Mức độ hoạt động của HS trong giờ học..........................................61 3.4.1.2 Phát triển ngôn ngữ khoa học, kèm theo sự vững vàng trong lập luận .......................................................................................................................62 3.4.1.3 Rèn luyện kỹ năng thực hành............................................................63 3.4.2 Đánh giá định lượng.............................................................................63 3.4.2.1 Cách tính toán các số liệu thực nghiệm ............................................63 3.4.2.2 Kiểm định giả thuyết thống kê..........................................................68 3.5 Kết luận chương 3.........................................................................................69 KẾT LUẬN............................................................................................................71 1. Đánh giá kết quả đạt được của đề tài ...........................................................71 2. Một số kiến nghị, đề xuất...............................................................................71 3. Hướng phát triển của đề tài...........................................................................72 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................73 PHỤ LỤC
  • 8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Stt Viết tắt Viết đầy đủ 1 BT Bài tập 2 BTĐT Bài tập định tính 3 CHTT Câu hỏi thực tế 4 DH Dạy học 5 DHVL Dạy học vật lí 6 ĐC Đối chứng 7 GV Giáo viên 8 HS Học sinh 9 NĐLH Nhiệt động lực học 10 PP Phương pháp 11 PPDH Phương pháp dạy học 12 SGK Sách giáo khoa 13 TN Thực nghiệm 14 TNSP Thực nghiệm sư phạm 15 TCHHĐNT Tích cực hóa hoạt động nhận thức 16 ƯDKT Ứng dụng kỹ thuật 17 THPT Trung học phổ thông
  • 9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Kết quả điều việc ứng dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn của GV .......27 Bảng 1.2. Kết quả điều tra vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn của HS...........29 Bảng 3.1 Các mẫu TNSP được chọn.....................................................................60 Bảng 3.2. Bảng thống kê điểm số (Xi) của bài kiểm tra.........................................64 Bảng 3.3. Bảng phân phối tần suất i i f w n        điểm của hai lớp ĐC và TN...........65 Bảng 3.4. Bảng phân phối tần suất luỹ tích điểm của hai lớp ĐC và TN...............66
  • 10. DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc chương “Chất khí” lớp 10 THPT ...................................36 Hình 2.2. Chiếc phiểu.............................................................................................39 Hình 2.3: Phương pháp chữa bệnh .........................................................................39 Hình 3.1. Đồ thị phân phối tần số điểm số của hai lớp ĐC và TN.........................65 Hình 3.2. Đồ thị phân phối tần suất điểm của hai lớp ĐC và TN ..........................66 Hình 3.3. Đồ thị phân phối tần suất luỹ tích của hai lớp ĐC và TN ......................67
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Thế kỉ XXI là thế kỉ của hội nhập và hợp tác toàn cầu. Trước xu thế toàn cầu hóa, cùng sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật, vấn đề đặt ra cho các quốc gia trên thế giới đó là không ngừng phát triển và làm giàu cho đất nước, phát triển khoa học kĩ thuật để không bị tụt hậu so với thế giới. Để làm được điều đó, cần có những con người của thời đại mới - có tính năng động, sáng tạo, tri thức và bản lĩnh. Vì vậy, trong thời đại hiện nay, giáo dục là vấn đề mà các quốc gia trên thế giới đều hết sức quan tâm và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Giáo dục giữ một vai trò rất quan trọng trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho mọi quốc gia. Đại hội Đảng lần thứ XI đã nêu rõ: “Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức. Tập trung giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân” [19] . Để phát triển và hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, chúng ta đang đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Điều đó đòi hỏi ngành Giáo dục và Đào tạo phải cung cấp nguồn nhân lực không chỉ có trình độ cao mà phải có phẩm chất và năng lực của con người lao động mới…Vì vậy mà Đảng ta đã xác định: “giáo dục là quốc sách hàng đầu” và yêu cầu phải đổi mới giáo dục một cách nhanh chóng và toàn diện cả về mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục trong nhà trường. Trong đó, việc đổi mới phương pháp giáo dục ở trường phổ thông hiện nay là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của ngành giáo dục trong những năm qua và những năm tiếp theo. Cuộc sống của con người ngày càng trở nên văn minh nhờ sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ trong đó có những đóng góp to lớn của ngành Vật lí học. Vật lí là một trong số ngành khoa học làm nền tảng cơ bản cho sự phát triển của khoa học công nghệ; nói cách khác sự phát triển của Vật lí gắn bó chặt chẽ và có tác động qua lại, trực tiếp với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ. Vì vậy, những hiểu biết và nhận thức về vật lí có giá trị to lớn trong đời
  • 12. 2 sống và sản xuất, đặc biệt trong công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Nói đến Vật lí là nói đến cuộc sống, bởi vì những vật dụng xung quanh chúng ta như bóng đèn, bàn là, quạt điện, tủ lạnh, ti vi, nồi cơm điện… đều được tạo ra từ những quy luật, nguyên lí của Vật lí. Vật lí là môn khoa học thực nghiệm, kiến thức gắn kết một cách chặt chẽ với thực tế đời sống. Tuy nhiên, thực trạng dạy học (DH) Vật lí ở phổ thông (PT) hiện nay cho thấy: tình trạng “dạy chay, học chay” vẫn còn khá phổ biến. Trong dạy học giáo viên (GV) ít liên hệ và vận dụng kiến thức vào thực tiễn, chính vì thế kết quả là đa số học sinh (HS) thường nắm bắt kiến thức một cách thụ động, ít phát huy tư duy sáng tạo và gặp khó khăn khi vận dụng kiến thức vào thực tiễn và đời sống. Chính vì vậy, việc thường xuyên tạo điều kiện cho HS vận dụng kiến thức vào thực tế đóng vai trò rất quan trọng trong DH Vật lí. Điểu đó sẽ giúp HS hiểu và vận dụng được mối quan hệ gắn bó giữa Vật lí và thực tiễn, nhất là với những nội dung đề cập đến những quá trình, hiện tượng xảy ra trong cuộc sống thường ngày gần gũi với HS. Qua đó HS sẽ có điều kiện phân tích, nhận xét, đánh giá các hiện và quá trình một cách có cơ sở khoa học và giúp các em phát triển tư duy, óc sáng tạo, hình thành thói quen tìm tòi nghiên cứu. Chỉ có như vậy các em mới thực sự am hiểu các kiến thức vật lí một cách sâu sắc và biết cách vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. Thực tiễn DH ở trường phổ thông cho thấy, HS rất thích thú khi vận dụng kiến thức bài học vào việc giải quyết những vấn đề của thực tế và đời sống. Các mục tiêu và nhiệm vụ của trường phổ thông được thực hiện chủ yếu thông qua việc DH các môn học. Môn Vật lí cũng như các môn khoa học khác ở nhà trường phổ thông không chỉ trang bị hệ thống kiến thức cơ bản, hiện đại mà còn góp phần giáo dục và phát triển toàn diện HS. Ngoài ra còn giúp HS biết các được ứng dụng của kiến thức từng môn học vào kỹ thuật và đời sống. DH được hiểu là quá trình hoạt động có mục đích trong sự tương tác thống nhất, biện chứng giữa GV với HS và tư liệu hoạt động dạy học. DH Vật lí vận dụng mối liên hệ giữa Vật lí, kỹ thuật và đời sống là quá trình GV tổ chức hoạt động DH, định hướng hành động của HS sao cho HS tự chủ chiếm lĩnh tri thức vật lí và vận dụng nó vào
  • 13. 3 thức tiễn đặt trong mối quan hệ giữa Vật lí, kỹ thuật và đời sống, tức là không được tách rời mối quan hệ này, hay thậm chí chỉ dừng lại ở việc nắm được kiến thức vật lí, mà không thấy được vai trò của nó trong đời sống và kỹ thuật. Sự phát triển của Vật lí có liên quan mật thiết với các tư tưởng triết học, nó là cơ sở của nhiều ngành khoa học, kĩ thuật và công nghệ tiên tiến. Các kiến thức vật lí còn là một công cụ được con người sử dụng nên để biểu đạt hiện thực, thông qua những mô hình được xây dựng. Do vậy, quá trình DH Vật lí với việc vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn là một trong những vấn đề đang được quan tâm, nhằm góp phần tạo ra những thế hệ trẻ có trình độ khoa học và năng lực thực tiễn đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn” 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Trong những năm gần đây, đã có một số tác giả nghiên cứu các đề tài theo hướng tăng cường tính thực tiễn của bài học trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông. Chẳng hạn, như: Phạm Thị Phương với đề tài: “Khai thác, xây dựng và sử dụng bài tập có nội dung thực tế trong dạy học phần cơ học lớp 10 THPT góp phần tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh” [25] . Đồng xuất các biện pháp nhằm khai thác mối quan hệ giữa Vật lí và thực tiễn trong dạy học. Gần đây nhất là luận văn thạc sĩ của Đỗ Tấn Khương “Khai thác và sử dụng bài tập thực tế với sự hỗ trợ của phương tiện nghe nhìn trong dạy học phần Quang hình học Vật lý 11 THPT” [21] và một số luận văn khác, như: “Nghiên cứu xu hướng chọn nghề của học sinh lớp 12 các trường THPT tại thành phố Huế - tỉnh Thừa Thiên Huế”của Trần Thị Thuỷ Thương Ngọc; “Tích hợp các kiến thức về sản xuất điện năng khi dạy một số bài học vật lí góp phần nâng cao chất lượng giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp cho học sinh THPT” của Nguyễn Thị Hoàn, Đại học Thái Nguyên, 2009…. cũng đã đề cấp đến mối quan hệ giữa vật lý và thực tiễn, nhất là những ứng dụng kỹ thuật của nó. Ngoài ra phải kể đến các nghiên cứu của Trương Đức Cường (2007) “Nghiên cứu xây dựng và tổ chức một số chủ đề ngoại khóa
  • 14. 4 phần điện học lớp 12(THPT) nhằm góp phần giáo dục KTTH cho học sinh”; hay của Ngô Thị Bình (2009) “Nghiên cứu việc tổ chức hoạt động ngoại khoá về Tĩnh học vật rắn ở lớp 10 THPT nhằm phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh“ , ở mức độ khác nhau đều đã ít nhiều đề cập đến mối quan hệ giữa Vật lí và thực tiễn đời sống cũng như kỹ thuât. Tuy nhiên xuất phát từ những mục đích nghiên cứu khác nhau mà các tác giả chưa đi sâu vào nghiên cứu một cách có hệ thống mối liên hệ giữa Vật lí với kỹ thuật và đời sống trong DH Vật lí ở trường phổ thông. Như vậy, qua tìm hiểu với những tư liệu chúng tôi đã biết, cho đến nay chưa có công trình nào nào đi sâu nghiên cứu “Tổ chức dạy học chương “Chất khí “ vật lí 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn”, vì thế chúng tôi đã chọn đề tài này nghiên cứu. 3. Mục tiêu của đề tài Thiết kế và soạn thảo được một số tiến trình tổ chức DH chương “Chất khí” vật lí 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn 4. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất được tiến trình tổ chức dạy học theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn và vận dụng vào dạy học thì sẽ làm cho HS có hứng thú trong học tập môn Vật lí đồng thời góp phần nâng cao chất lượng DH Vật lí ở trường THPT. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc tăng cường vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn trong DH vật lí ở các trường THPT. - Điều tra thực trạng của việc tăng cường vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn trong DH vật lí ở các trường THPT hiện nay. - Nghiên cứu đặc điểm, cấu trúc, nội dung DH chương “Chất khí” Vật lý 10 THPT. - Soạn thảo tiến trình DH một số kiến thức chương “Chất khí” Vật lí 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn.
  • 15. 5 - Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài và rút ra kết luận. 6. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động dạy và học Vật lí ở trường phổ thông theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức vật lý vào thực tiễn 7. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu chương “Chất khí” Vật lí 10 THPT và tiến hành thực nghiệm ở một số trường THPT trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên - Huế 8. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đã vạch ra ở trên, các phương pháp nghiên cứu được dùng là: 8.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Nghiên cứu luật Giáo dục, văn kiện của Đảng, tạp chí Giáo dục, các tài liệu về lí luận DH, phương pháp DH Vật lí,... - Nghiên cứu các tài liệu tâm lí học, cơ sở lí luận DH, ý kiến của các nhà khoa học giáo dục trên các tạp chí chuyên ngành, các luận văn và luận án liên quan đến việc vận dụng của Vật lí vào dạy học trong DH. - Nghiên cứu tài liệu về tổ chức hoạt động DH cho HS theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn ở chương “Chất khí” nhằm phát huy tính tích cực học tập của HS. - Nghiên cứu nội dung, chương trình, sách giáo khoa Vật lí chương “ Chất khí" lớp 10 THPT. 8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Quan sát hoạt động dạy và học của GV và HS trong giờ học Vật lí ở một số trường THPT trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên - Huế. Trao đổi trực tiếp với GV và HS. - Điều tra về thực trạng dạy học tăng cường vận dụng kiến thức vật lý vào thực tiễn trong chương “Chất khí” Vật lí 10.
  • 16. 6 8.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Tiến hành thực nghiệm sư phạm có đối chứng tại trường THPT trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên - Huế để đánh giá hiệu quả của đề tài. 8.4. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí các số liệu thu được từ kết quả thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm định giả thuyết thống kê về sự khác biệt trong kết quả học tập giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Từ đó kiểm định giả thuyết khoa học và đánh giá hiệu quả của đề tài nghiên cứu. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các danh mục, phần nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tổ chức dạy học theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn Chương 2. Thiết kế và soạn thảo tiến trình tổ chức dạy học một số kiến thức chương “Chất khí” theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn Chương 3. Thực nghiệm sư phạm
  • 17. 7 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VẬT LÍ VÀO THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lý luận của việc tổ chức dạy học theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn 1.1.1 Mối liên hệ giữa Vật lí với thực tiễn Ngày nay, trong bối cảnh của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại, công nghiệp hoá gắn liền với hiện đại hoá được xem là nấc thang đánh dấu trình độ phát triển mới của nền văn minh nhân loại. Chúng ta không thể phủ nhận những thành tựu về khoa học trên lĩnh vực Vật lí. Chẳng hạn, việc sử dụng năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời đã làm giảm sự phụ thuộc của con người vào nguồn năng lượng khoáng sản, việc chế tạo ra các tên lửa với công suất cực lớn dùng nhiên liệu hoá học, hỗn hợp ở dạng lỏng hoặc rắn. Với hệ thống động lực mới này, con người đã tạo ra được tốc độ vũ trụ cấp một (7,9km/s), phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của trái đất (năm 1957), tốc độ vũ trụ cấp hai (11,2 km/s) phóng các tàu vũ trụ thám hiểm các hành tinh thuộc hệ mặt trời như mặt trăng, Sao hoả, Sao kim (năm 1959) và đặc biệt là đưa con người đặt chân lên mặt trăng (năm 1981) mở ra kỷ nguyên chiến lược chinh phục vũ trụ. Sự ra đời của các vật liệu tổng hợp không những giúp con người giảm sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên không tái sinh được mà cung cấp cho con người nguồn vật liệu mới có tính năng ưu việt hơn và tái sinh được. Do đó vấn đề đặt ra cho mỗi quốc gia trên con đường thực hiện công nghiệp hoá- hiên đại hoá là ở chỗ cần nắm bắt xu thế phát triển tất yếu, khách quan của thời đại, khai thác tối đa những thời cơ, thuận lợi và hạn chế đến mức thấp nhất mọi nguy cơ, bất lợi để thực hiện thành công nghiệp sự nghiệp đó. Các nghiên cứu của Vật lí đều hướng tới việc ứng dụng vào kỹ thuật và phục vụ đời sống. Và ngược lại chính sự phát triển của kỹ thuật đã tạo điều kiện cho sự nghiên cứu Vật lí, Ngay cả thuyết tương đối Einsteins lúc đầu người ta thấy
  • 18. 8 hình như chẳng hề có ứng dụng gì trong kỹ thuật, nhưng sau một thời gian không lâu nó được ứng dụng trong máy gia tốc, lò phản ứng hạt nhân và các lĩnh vực khác của kỹ thuật. Trước đó, Galile Galileo không chứng minh được sự rơi như nhau của các vật thể trong chận không, nhưng nhờ kỹ thuật phát triển, nhất là kỹ thuật chân không, với thí nghiệm “ống Newton” mới chứng minh được định luật rơi tự do đã được phỏng đoán trước đó. Cũng nhờ kỹ thuật chân không phát triển, mà Giôn Tôm – xơn mới thực sự chính minh được sự tồn tại của điện tử và xây dựng nên mẫu nguyên tử đầu tiên.[8] Mối quan hệ giữa Vật lí và đời sống càng thể hiện rõ nét khi mà khoảng thời gian từ lúc phát minh, đến ứng dụng vào kỹ thuật và đời sống ngày càng được rút ngắn. Vật lí được coi là một môn khoa học cơ bản nhất của khoa học tự nhiên. Nó giải quyết các thành phần cơ bản nhất của vật chất và các tương tác của chúng cũng như nghiên cứu về các nguyên tử và việc tạo thành phân tử và chất rắn.Vật lí cố gắng đưa ra những mô tả thống nhất về tính chất của vật chất và bức xạ, bao quát rất nhiều loại hiện tượng… Trong lịch sử Vật lí các nhà khoa học nghiên cứu sự hình thành và phát triển của khoa học Vật lí như một thể thống nhất. Nó trình bày các sự kiện Vật lí có chọn lọc và có hệ thống nhằm tái hiện toàn bộ quá trình của khoa học Vật lí. Các nghiên cứu của vật lý hầu hết đều hướng tới việc ứng dụng vào kỹ thuật và phục vụ đời sống nhằm đáp ứng sự phát triển khoa học. Điều đó đã được chứng minh qua sự phát triển khoa học công nghệ. Từ thế kỉ 20 đã chứng kiến một sự tăng trưởng bùng phát của khoa học và công nghệ, cùng với chính trị, kinh tế,văn hóa.....khoa học đã đặt những dấu ấn quan trọng trong lịch sử nhân loại. Sự phát triển của khoa học thế kỷ XX không những mạnh mẽ mà còn đồng đều trên nhiều lĩnh vực cả lý thuyết và ứng dụng, một trong ba ngành đạt được nhiều thành tựu trong sự phát triển khoa học đó là vật lý với những ứng dụng kỹ thuật liên quan và ứng dụng trong đời sống hằng ngày [8]. Những thập niên đầu thế kỷ XX là thành tựu rực rỡ trong lĩnh vực nghiên cứu thế giới vi mô. Những công trình của Planck,Einstein, Hese, Bohr, Pauli, Heiseengerg, Curie…đã xây dựng một hê thống tư duy mới.
  • 19. 9 Những năm 60 và 70 cuộc chạy đua kinh tế, quân sự, khoa học giữa hai cường quốc Liên Xô và Mỹ đã mang lại bước tiến lớn cho khoa học vũ trụ: những vệ tinh nghiên cứu vũ trụ, con người đi vào không gian (1961), lên mặt trăng (1969)…tiếp đó thập niên 80 và 90 đã chứng kiến cuộc cách mạng mạnh mẽ và rộng rãi trong lĩnh vực công nghệ thông tin mà cơ sở là sự ra đời và lớn mạnh của kỹ thuật vật liệu bán dẫn và vi mạch điện tử. Trong cuộc sống luôn có những việc bất ngờ đến với chúng ta. Trong khoa học cũng chính từ những bất ngờ mà đã dẫn đến rất nhiều phát minh nổi tiếng của các nhà khoa học. Và sau này chúng được ứng dụng rất nhiều trong kỹ thuật và đời sống. Trong thế kỉ 20, những nghiên cứu của các nhà khoa học đã đưa ra nhiều thuyết Vật lí và đã được ứng dụng trong kỹ thuật và đời sống, nhưng sự phát triển này chưa mạnh mẽ đến khoảng thời gian sau này sự phát triển này mới bùng nổ và dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ như vũ bão của khoa học, mặc dù sự phát triển ngành Vật lí tác động tích cực hàng ngày của nó lên đời sống của chúng ta ngày càng tăng. Nhiều nhà khoa học cũng nhạy cảm với những vấn đề này. Bằng phương pháp thí nghiệm, khoa học không còn thụ động quan sát, mà chủ động can thiệp vào tự nhiên. Nhưng, dù “thí nghiệm là bước đầu tiên để áp dụng kỹ thuật” (Gehlen), thí nghiệm và áp dụng kỹ thuật vẫn là hai chuyện khác nhau. Kỹ thuật áp dụng kết quả đã biết, còn thí nghiệm đi tìm cái chưa biết. Ứng dụng kỹ thuật hướng đến thực tiễn, trong những điều kiện bình thường. Những phát minh mới gồm có tàu vũ trụ, chip máy tính, laser, và ADN tổ hợp đã mở ra lộ trình cho những lĩnh vực mới như khoa học vũ trụ, công nghệ sinh học, và công nghệ nano. Các máy ghi địa chấn hiện đại và tàu ngầm đã mang lại cho các nhà khoa học trái đất và đại dương cái nhìn sâu sắc vào những bí ẩn sâu thẳm nhất và tối tăm nhất của hành tinh chúng ta. Những thập kỉ phát triển của khoa học khí hậu, được hỗ trợ bởi những quan sát vệ tinh và mô hình máy tính, giờ đã đưa ra những dự báo dài hạn, mang tính toàn cầu với xác suất đúng rất cao. Lúc mới bắt đầu thế kỉ, khoa học và công nghệ có ít tác động lên đời sống hàng ngày của đa số mọi người, điều này đã thay đổi hoàn toàn vào năm 2000 [25].
  • 20. 10 Sự phát triển của khoa học – kỹ thuật một cách trực tiếp hay gián tiếp đều có thể mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn, mặc khác cũng chính những thành tựu này cũng trở thành phương tiện tội ác thảm học cho chính con người. Hàng triệu tấn bom đã trút xuống trái đất trong Đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914- 1918), lần thứ hai (1939 – 1945) Và sau khi bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki bị phá hủy trong ít phút bởi những quả bom nguyên tử mà cơ sở chế tạo dự trên những công trình vĩ đại của Einstein, Curie, Rutherford, Chadwich Graham…đó là một trong những ứng dụng của kỹ thuật mà nguồn gốc của nó chính là ứng dụng mối quan hệ giữa Vật lí và thực tiễn. Cũng chính từ đó một số nhà khoa học lỗi lạc đã chuyển sang nghiên cứu khoa học sự sống. Vật lí học có những đóng góp quan trọng qua sự tiến bộ của khoa học công nghệ mới đạt được do những phát kiến lý thuyết trong Vật lí. Ví dụ, sự tiến bộ trong hiểu biết về Điện từ học hoặc Vật lí hạt nhân đã trực tiếp dẫn đến sự phát minh và phát triển những sản phẩm mới, thay đổi đáng kể bộ mặt xã hội ngày nay, như ti vi, máy vi tính, laser, internet, các máy móc dân dụng, hay vũ khí hạt nhân; những tiến bộ trong nhiệt động lực học dẫn tới sự phát triển cách mạng công nghiệp; và sự phát triển của ngành cơ học thúc đẩy sự phát triển phép tính vi tích phân. Mặc dù Vật lí bao hàm rất nhiều hiện tượng trong tự nhiên, nhưng các nhà Vật lí chỉ cần một số lý thuyết để miêu tả những hiện tượng này. Những lý thuyết này không những được kiểm tra bằng thực nghiệm rất nhiều lần với kết quả đúng xấp xỉ trong những phạm vi nhất định mà còn mang lại nhiều ứng dụng cho xã hội. Ví dụ, cơ học cổ điển miêu tả chính xác chuyển động của những vật vĩ mô lớn hơn nguyên tử nhiều lần và di chuyển với vận tốc nhỏ hơn nhiều tốc độ ánh sáng. Những lý thuyết này vẫn còn được nghiên cứu áp dụng cho tới ngày nay, và một nhánh của cơ học cổ điển là lý thuyết hỗn loạn mới chỉ hình thành từ thế kỷ 20 và ba thế kỷ sau khi cơ học cổ điển ra đời từ những công trình của Isaac Newton (1642–1727). 1905 Albert Einstein công bố công trình về thuyết tương đối hẹp.
  • 21. 11 1907 cũng là Albert Einstein rút ra công thức liên hệ giữa năng lượng và khối lượng E= mc2 công thức này có ý nghĩ cự kỳ quan trọng là cơ sở của vật lý hạt nhân và sau này đó là những ứng dụng sáng chế ra bom nguyên tử. 1912 Victor Franz Hess khám phá ta tia vũ trụ Sự tồn tại của tia vũ trụ khẳng định sự biến hóa tương hỗ liên tục giữa các nguyên tố và các hạt cơ bản. 1913 Niels Bohr (Đan mạch) đưa ra mẫu nguyên tử hydro 1913 Johannes (Đức) phát hiện ra sự tách các phổ trong điện trường 1915 Albert Einstein (Đức) công bố thuyết tương đối rộng Thuyêt tương đối của Einstein bên cạnh ý nghĩa to lớn đối với Vật lý, còn có giá trị triết học. 1917 K.Schawartzchild dự đoán sự tồn tại các lỗ đen trong vũ trụ Khám phá này của K.Schawartzchild có ý nghĩa mở đường trong việc tìm hiểu những bí mật của vũ trụ… Sự phát triển khoa học ngày càng phụ thuộc vào mối liên hệ Vật lí và thực tiễn. Từ khi Galilei phát minh kính viễn vọng, quan niệm của ta về thế giới và vũ trụ phụ thuộc rất nhiều vào thành tựu kỹ thuật. Quan hệ giữa máy hơi nước và nhiệt động học; máy bay và khí động học. Qua những thành tựu khoa học trên cho thấy rằng mối liên hệ Vật lí và đời sống rất cần thiết, Vật lí đưa ra những giả thuyết , hiện tượng….và kỹ thuật sẽ ứng dụng nó một cách đúng đắn nhất để áp dụng vào đời sống để con người chiếm lĩnh tri thức khoa học, đáp ứng được những nhu cầu xã hội đề ra. Mối liên hệ giữa Vật lí và thực tiễn chưa bao giờ rõ rệt như ngày nay, khi khoảng cách thời gian giữa khám phá khoa học và phát minh kỹ thuật được rút ngắn một cách ngoạn mục. Từ khoa học hạt nhân đến bom nguyên tử cần không đến sáu năm. Động lực phát minh kỹ thuật gắn liền với thành tựu lý thuyết transitor và vật lí bán dẫn, kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán y khoa với Vật lí vi mô… 1.1.2 Mối liên hệ giữa Vật lí với thực tiễn trong dạy học Vật lí Vật lí là môn khoa học thực nghiệm, kiến thức vật lí gắn kết một cách chặt chẽ với thực tế đời sống. Tuy nhiên đối với đại đa số học sinh phổ thông hiện nay,
  • 22. 12 việc vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn còn rất nhiều hạn chế nếu không muốn nói là thực sự yếu kém. Để đổi mới PPDH một cách có hiệu quả phải xuất phát từ đặc điểm của bộ môn. Cần thay đổi cách truyền thụ máy móc, là khoa học thực nghiệm nên sự hiểu biết về Vật lý không chỉ đơn thuần là nắm được các công thức, khái niệm, định luật... mà còn phải có sự trải nghiệm nhất định. Dạy học Vật lí phải làm sao kích thích được hứng thú học tập của HS, làm cho HS thấy được ý nghĩa của việc học Vật lí đối với đời sống, thực tiễn và đối với chính bản thân của HS. Dạy học ứng dụng kỹ thuật trong dạy học Vật lí nhằm trang bị cho học sinh những nguyên lí khoa học chủ yếu của những ngành sản xuất chính, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo sử dụng và điều khiển các công cụ sản xuất cần thiết. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của trường phổ thông là đào tạo con người mới, những người lao động có tri thức và có năng lực thực hành, tự chủ năng động và sáng tạo, sẵn sàng tham gia lao động sản xuất và các hoạt động xã hội... Mối liên hệ giữa Vật lí và thực tiễn đã thể hiện rất rõ trong sự phát triển kỹ thuật, trong thực tế mối liên hệ Vật lí và đời sống không thể tách rời nhau, sự phát triển của Vật lí kéo theo sự phát triển kỹ thuật, và ngược lại sự phát triển kỹ thuật thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa của các ngành, đặc biệt là ngành Vật lí. Việc sử dụng kiến thức vật lí cho thấy rõ các ứng dụng kỹ thuật, giải thích các nguyên tắc hoạt động kỹ thuật và đáp ứng những nhu cầu trong ngành kỹ thuật đòi hỏi. Sự phát triển kỹ thuật đã có vai trò rất quan trọng đó là đáp ứng nhiều nhu cầu cho đời sống con người và xã hội. Do nhu cầu phát triển kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu của kỹ thuật dẫn đến sự hình thành và phát triển các kiến thức vật lí, và mối liên hệ này không thể tách rồi nhau. Vật lí bắt nguồn từ cuộc sống, phát triển theo sự đòi hỏi của cuộc sống. Các kiến thức vật lí được khái quát từ hàng loạt các sự kiện, hiện tượng hay biểu đạt bởi các tiền đề lí thuyết tổng quát bằng ngôn ngữ Toán học... đều được vận dụng vào quá trình lao động sản xuất, vào kỹ thuật ... phục vụ cuộc sống con người [26]. Dạy học Vật lí chính là dạy một khoa học đã, đang tồn tại và phát triển, một khoa học sống - động gắn với môi trường xung quanh. Do vậy, dạy học Vật lí không thể
  • 23. 13 tách rời với thực tiễn cuộc sống mà phải luôn tạo cơ sở với những tình huống xuất phát và giải trình phù hợp, phải dựa trên đặc điểm nhận thức của HS. Ngoài việc truyền thụ các kiến thức cơ bản có trong SGK, GV cần cung cấp thêm một số kiến thức, hình ảnh, hiện tượng Vật lí có trong cuộc sống, gần gũi với sinh hoạt, với suy nghĩ hằng ngày nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức của HS. Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực như: phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp thực nghiệm, phương pháp mô hình, GV cần tăng cường tổ chức cho HS tham gia các trò chơi học tập như: Hội thi đố vui, rung chuông vàng, tham quan dã ngoại... Thông qua các hoạt động này vừa giúp HS có cơ hội vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề có trong thực tiễn cuộc sống, vừa kích thích hứng thú học tập của HS, từ đó giúp cho HS chủ động hơn trong học tập và thích thú với môn học. Tăng cường sử dụng các thiết bị thí nghiệm trong quá trình dạy học, đặc biệt là các thí nghiệm tự tạo đơn giản, rẻ tiền, gần gũi với HS. Thông qua thí nghiệm, GV có thể tạo ra các tình huống có vấn đề nhằm tạo động cơ, hứng thú học tập cho HS. Khai thác tốt mối quan hệ giữa Vật lí và thực tiễn. Chỉ cho HS thấy được những ứng dụng của kiến thức vật lí mà các em học trong kỹ thuật và đời sống. Qua đó các em thấy được ý nghĩa của việc học Vật lí, nhờ đó kích thích hứng thú và hình thành động cơ học tập của HS. Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, đặc biệt là các phương tiện dạy học hiện đại. Phương tiện dạy học giúp cho GV có thêm tranh ảnh, đoạn video clip về những sự vật, hiện tượng Vật lí có trong thực tiễn cuộc sống để vận dụng vào bài dạy làm cho tiết học trở nên sinh động và hấp dẫn hơn, HS có thái độ học tập tích cực hơn. Kiểm tra, đánh giá cũng là một động lực quan trọng tác động đến tính tích cực học tập của HS. Do vậy, cần có đổi mới trong hình thức cũng như nội dung kiểm tra, đánh giá HS. Bên cạnh việc ra các bài tập thông thường, GV cần tăng cường thêm một số bài tập thí nghiệm, bài tập giải thích các hiện tượng Vật lí có
  • 24. 14 trong thực tế xảy ra xung quanh các em, từ đó giúp các em cũng cố, khắc sâu kiến thức và vận dụng được kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Một yếu tố không kém phần quan trọng là GV phải biết cách tạo ra và duy trì không khí dạy học cởi mở giữa thầy trò, giữa các HS với nhau. Việc làm này sẽ giúp cho HS cảm thấy thoải mái, tự tin để bộc lộ bản thân, bộc lộ những suy nghĩ, quan điểm của mình. Bên cạnh đó GV cũng phải chú ý tới việc khen thưởng, động viên HS đúng lúc, đúng chỗ [23]. Có sự động viên, khen thưởng từ phía gia đình và xã hội. Bản chất của việc dạy học mối mối liên hệ giữa Vật lí và đời sống trong dạy học Vật lí là tìm ra những ứng dụng cụ thể trong kỹ thuật và ứng dụng đời sống cụ thể làm cho học sinh hiểu rõ bản chất của việc dạy học này nó có ý nghĩa như thế nào với sự phát triển khoa học và công nghệ, đặc biệt là những ứng dụng của ngành Vật lí trong đời sống [12]. Từ đó hình thành cho học sinh ý thức học tập, học sinh nhận ra được ý nghĩa của việc học của bộ môn Vật lí nói riêng và các môn học nói chung, góp phần vào sự phát triển giáo dục của đất nước ta. Nhằm mục đích tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay với công cuộc phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. 1.1.3 Tầm quan trọng của việc vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn trong dạy học Vật lí ở trường THPT. Vật lí, một môn khoa học tự nhiên gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của mọi người đồng thời góp phần vào sự phát triển của khoa học và công nghệ, những kiến thức vật lí luôn được áp dụng trong những hoạt động của con người, ở đâu đâu bất cứ lúc nào cũng có mặt, có sự hiện diện của Vật lí, dựa trên những nguyên lý, những định luật con người có thể phát minh, tìm tòi, khám phá và cho ra đời nhiều sản phẩm phục vụ cho đời sống, cũng như những sản phẩm có chất lượng và công nghệ cao như hiện nay. Ngay từ còn ở bậc THPT vấn đề giảng dạy để làm sao gắn với thực tiễn và đưa những kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, để HS thấy rõ sự liên hệ của kiến thức với thực tiễn từ đó HS hiểu được ý nghĩa của bài học, các
  • 25. 15 định luật định lý, cũng như vận dụng chúng một cách dễ dàng …. nhưng thực tế trong quá trình giảng dạy, đa số GV chỉ cung cấp và giảng dạy theo kiến thức của SGK để đảm bảo đủ, đúng nội dung, và đúng thời gian quy định…, cũng chính vì thế mà làm cho HS đôi lúc không biết học nó để làm gì, cứ nghĩ rằng học là phải học.Tổ chức các cuộc điều tra ở THPT thấy hầu hết HS cho rằng khi học môn Vật lí rất nặng nề, khó hiểu, không biết vận dụng chúng vào đâu với một mới kiến thức khô khan, những kiến thức Vật lí đã học để làm gì, chúng gắn kết với đời sống và sinh hoạt như thế nào, mặt khác có quá nhiều công thức hầu như HS không biết vận dụng chúng ra sao. Tuy HS cũng cho biết rằng đâu đâu cũng xuất hiện sự có mặt của những kiến thức đã học, nhưng họ cũng chẳng biết nó thể hiện như thế nào, chính vì vậy càng ngày môn vật lý càng trở nên rất nặng nề với những kiến thức hàn lâm mà GV truyền đạt lại, những kiến thức đó sẽ quên ngay sau khi HS học xong, và cũng chẳng biết trong thực tế nó như thế nào, cảm thấy các kiến thức càng ngày càng xa rời với thực tế, từ đó rất khó tiếp thu môn học. Học để ứng dụng như thế nào? Bên cạnh sự phát triển của xã hội, những kiến thức cơ bản hầu như HS có thể tìm được ở rất nhiều sách báo, cũng xin đề cập đến vấn đề: tại sao HS rất thích xem phim khoa học, họ có thể dành rất nhiều thời gian để xem phim nhưng họ rất ngại đọc sách, và ngại tìm tòi học hỏi, tra cứu, chán học đồng thời cảm thấy mệt mỏi. Chính vì trong phim là những ứng dụng khoa học vào trong đời sống của họ, hay những hiện tượng vật lí gắn liền với cuộc sống từ đó kích thích khả năng tìm tòi, khám phá. Những kiến thức đã học, HS cảm thấy khô khan, thay vì với tình huống có vấn đề mang tính chất là những ứng dụng hay những câu hỏi thực tế sẽ kích thích óc tìm tòi của HS, để giải quyết những câu hỏi thực tế ấy không những HS cảm thấy mình phải tìm tòi để trả lời những câu hỏi, mà từ đó những kiến thức đã học họ cảm thấy có ích cho bản thân, cho đời sống của họ nhiều hơn. Một khi HS nhìn nhận thấy tầm quan trọng của môn học, thì việc học tập trở nên dễ dàng hơn, họ tìm kiếm những kiến thức để giải quyết các vấn đề của cuộc sống xung quanh và biết được các kiến thức ảnh hưởng đến cuộc sống của mình vì thế nhu cầu tìm hiểu cũng tăng lên.
  • 26. 16 Dạy học gắn thực tiễn cũng là một yêu cầu cần phải đặt ra đối với cả GV, quá trình dạy học không còn là dạy các bài học cụ thể để xây dựng kiến thức mới cho HS nữa. Cũng chính vì lối “giảng dạy thiên về xây dựng tiến trình xây dựng kiến thức với quá nhiều tham vọng, quá nhiều mục tiêu cần phải đạt tới bằng gần như duy nhất một loại họat động học tập là xây dựng kiến thức mới vốn luôn khiêm cưỡng, mang nặng tính hàn lâm, lý thuyết khô khan, đơn điệu, xa rời thực tiễn và nhu cầu người học, là do họat động học tập đuợc tổ chức phỏng theo hoạt động nhận thức khoa học” [28] , đứng trước kiến thức vừa xây dựng HS cũng không giải quyết và áp dụng nó như thế nào, dẫn đến tình trạng HS càng học càng cảm thấy chán học, nên việc dạy học không thể đáp ứng được mục tiêu đã đặt ra. Ngày nay, quá trình dạy học phải hướng tới quá trình lĩnh hội kiến thức mới, và cũng chính là quá trình sử dụng kiến thức mới vào giải quyết vấn đề thực tiễn đích thực đang có trong cuộc sống. Có như vậy thì kiến thức HS học được không những có ích cho bản thân các em mà còn có thể tăng lên rất nhiều, nó còn là cơ sở quan trọng hơn việc thực hiện những thí nghiệm kiểm chứng, HS sẽ có niềm tin vào kiến thức đã học, cũng như tin tưởng vào khoa học nói chung. Một khi kiến thức của HS được áp dụng không những để giải quyết nhiệm vụ học tập còn hình thành ở HS nhiều vấn đề khác, qua việc giải quyết các vấn đề, các nhiệm vụ học tập, tìm hiểu những ứng dụng của kiến thức đã học trong đời sống trong khoa học, sự hiểu biết của HS sẽ vượt qua khỏi một phạm vi hạn hẹp mà trước đây họ đã từng có, kiến thức học vượt qua khuôn khổ của chương trình, nội dung của môn học, đồng thời thấy được sự gắn kết của các môn học cũng như những các môn khoa học khác. Dạy học gắn với thực tiễn không những GV làm cho HS thấy được những ứng dụng của kiến thức mình đã học, những ứng dụng khoa học kỹ thuật, ứng dụng vào đời sống mà nó còn hình thành ở HS một niềm say mê khoa học, một sự hứng thú để tìm tòi, giải thích những sự thay đổi xung quanh mình, hình thành nên một động cơ học tập đúng đắn. Về mặt tâm lý học, cần khơi gợi động cơ học tập, bằng các tình huống học tập, các vấn đề thực tiễn phù hợp với khả năng và tùy mức độ hiểu biết của HS, có nhận thức đúng đắn trong quá trình học tập … tạo cho HS một môi trường học tập
  • 27. 17 để HS có thể tin tưởng vào khả năng làm việc của mình với những kiến thức đã đang và sẽ có. Mặt khác, kiến thức vật lí phổ thông thường là những kiến thức tương đối đơn giản mà HS có thể tìm đọc được ở bất kỳ những tài liệu SGK, hoặc sách tham khảo,nhưng việc vận dụng nó trong thực tiễn và việc ứng dụng nó chưa được GV đào sâu một cách thỏa đáng, đa phần chỉ cung cấp những kiến thức đã có trong SGK, và để làm bài tập. Với lối dạy học như thế, khi học xong thì làm được bài tập mà thôi chứ chưa rèn cho HS một thái độ học tập, tinh thần làm việc hợp tác (đó là tinh thần làm việc tập thể), quan niệm dạy học cho rằng HS rất trống rỗng khi bắt đầu học, đến khi học họ mới có thể tiếp thu và biết được là sai lầm: “học trò không thể như con chim non nằm trong tổ há miệng chờ chim mẹ tha mồi về mớm cho ăn. HS phổ thông nhất là THPT, đã có mức độ trưởng thành nhất định. GV phải dạy cho các con chim này bắt đầu bay đi tìm mồi. Trong nhà trường phải bắt đầu huấn luyện cho HS tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập để sau này các em có năng lực bươn trãi trong cuộc sống. Câu nói “kiến thức này thầy không dạy trên lớp, nên em không học” không thể chấp nhận được. Do đó, trọng tâm của việc đánh giá một tiết dạy phải đặt vào những hoạt động của HS trong tiết ấy” [35]. Hiện nay khoa học công nghệ, truyền thông phát triển một cách mạnh mẽ, những kiến thức khoa học bắt đầu được đưa hẳn vào các chương trình truyền hình, những chương trình em yêu khoa học, mục đích của những chương trình đó cho các em thấy được những kiến thức bổ ích trong cuộc sống. Nên trong việc dạy học chúng ta cũng phải mạnh dạn đưa những ứng dụng khoa học vào trong dạy học, từ đó HS tự tìm hiểu các kiến thức. Với mức độ của các em và dưới sự hướng dẫn của GV, hệ thống câu hỏi trong PHT với những câu hỏi gần gũi với cuộc sống sẽ giúp các em trả lời một cách dễ dàng không phải mất nhiều thời gian. Chúng ta cũng cần nhận thấy rằng có rất nhiều trường hợp GV không dám mạnh dạn giao cho HS làm vì ngại là họ không thể làm được. Điều đó cũng có phần đúng, HS sẽ không bao giờ giải quyết được nếu như chỉ giao cho HS những nhiệm vụ, rồi đến giờ báo cáo, đến tiết học thì cho HS trả lời thì chắc chắn rằng họ không thể làm được, còn một khi có sự hướng dẫn, theo dõi nhắc nhở và những câu hỏi gợi ý cho một vấn đề nào
  • 28. 18 đó thì họ sẽ làm được, khi đó việc học của họ trở nên nhẹ nhàng hơn, mà môi trường học, lớp học cũng trở nên thân thiện hơn, dễ gần hơn, HS sẽ cảm nhận được những kiến thức xung quanh thật hay và có ý nghĩa cho cuộc sống. Với cách làm này không những HS thích học môn học mà mình đảm nhận mà còn tìm tòi khám phá những tiết học khác. Thực tế, nếu tìm cách cho HS tự lực học tập nhưng HS chỉ tự lực học tập trong khuôn khổ kiến thức đã biết và tự trả lời các câu hỏi để nhằm đáp ứng yêu cầu là tìm hiểu kiến thức và đi xây dựng các kiến thức trong SGK chứ chưa vượt khỏi ra khỏi khuôn khổ của lớp học. Dạy học gắn với thực tiễn sẽ góp phần làm phát triển nhân cách của HS thông qua việc khuyến khích các cách tư duy ngẫu hứng ngay trong quá trình lĩnh hội kiến thức, hình thành ở HS rất nhiều đức tính quan trọng và rất cần thiết cho việc học tập của các em cũng như trong đời sống sau này của các em, để HS học tập thoải mái hơn, tinh thần và thái độ học tập tốt hơn. Trong quá trình giảng dạy GV không những kích thích hứng thú học tập cho HS mà các hình thức và cách tổ chức học tập gắn với thực tiễn cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập của HS. “Qua những thảo luận, tranh luận, ý kiến của mỗi cá nhân được bộc lộ, được khẳng định hay bác bỏ, qua đó những hiểu biết của họ sẽ được hình thành hoặc được chính xác hóa. Mặt khác, trong việc học tập theo nhóm, tất cả mọi HS, từ người kém đến người khá, đều có thể trình bày ý kiến của mình, tức là có điều kiện tự thể hiện mình. Điều đó có tác dụng kích thích rất mạnh hứng thú học tập của HS, chẳng khác gì việc đi hát karaôkê” [4], từ đó rèn luyện cho HS rất nhiều những kỹ năng sống và làm việc ( giao tiếp, ngôn ngữ, hợp tác, tổ chức, quản lý, ra quyết định), và kỹ năng thu thập thông tin, xử lý thông tin từ những nguồn thông tin khác nhau ( thực tiễn, tài liệu, sách báo, internet ….) đó là những kỹ năng cần thiết cho một công dân trong thời kỳ hội nhập. Trong kiểu dạy học gắn với thực tiễn HS có thể tiếp cận với các vấn đề có nội dung rất thực tế “mang hơi thở của thời đại” . Ví dụ: Trong một tai nạn giao thông, một ôtô tải đâm vào một ôtô con đang chạy ngược chiều. Ôtô nào chịu tác dụng lớn hơn? Ôtô nào nhận gia tốc lớn hơn” Hãy giải thích?.
  • 29. 19 Mặt khác “HS chỉ thực sự tích cực, chủ động tham gia vào quá trình học tập khi vấn đề học tập cần giải quyết có mối liên hệ thực sự với thực tiễn đích thực mà họ đang sống và chỉ có những vấn đề như thế mới thực sự làm cho họ hứng thú tham gia giải quyết và cố gắng phát huy hết khả năng của mình để giải quyết. Chính vì vậy, với ngay cả những kiến thức cổ điểm cũng cần phải đặt chúng vào các vấn đề của thực tiễn đích thực hôm nay” [22]. Và cũng cần phải dạy Vật lí gắn với thực tiễn để thể hiện được tầm quan trọng cũng như tính đặc thù của môn học, từ đó giúp tạo được hứng thú, mở rộng hiểu biết của HS về thế giới xung quanh. 1.2 Các biện pháp tổ chức dạy học theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn 1.2.1 Khai thác và sử dụng các phương tiện trực quan Trong chương trình Vật lí 10 nói chung cũng như trong chương “Chất Khí” nói riêng đó là những kiến thức về định luật, định lý nên thông thường và hầu hết GV chỉ dạy “chay”, nhưng với những dụng cụ học tập, dụng cụ thí nghiệm, phim, tranh ảnh, hình vẽ… sẽ làm cho HS dễ nhớ và hiểu sâu. Việc sử dụng phim khoa học, tranh ảnh, hình vẽ để dạy học gắn với thực tiễn có nhiều ưu điểm: - Nếu như không có điều kiện để cho HS tham quan, thì HS cũng có thể thấy được cấu tạo của các máy móc. - HS sẽ có ấn tượng rất sâu sắc khi thấy được xem phim hoặc các tranh ảnh, cũng như hình vẽ. Từ đó các em dễ hình dung, tiếp thu bài nhanh, nhớ bài giảng lâu hơn. Một khi những kiến thức được mô tả qua hình ảnh HS cảm thấy dễ nhớ và dễ học hơn, các nghiên cứu giáo dục cho thấy HS chỉ nhớ được 10% những gì chúng đọc, 20% những gì chúng nghe và khoảng 50% những gì chúng thấy, khi chúng trực tiếp quan sát các thiết bị, các vật thật HS cảm thấy dễ học hơn, có ý nghĩa hơn và đặc biệt là khả năng quan sát. Với hình thức trực quan sẽ nâng cao hiệu quả của việc dạy học nhờ những biểu tượng rõ ràng, phát huy được hình tượng tư duy trực quan bằng trí nhớ. GV có thể cho HS quan sát những thiết bị trong thực tế để là tăng tính
  • 30. 20 sinh động, đối với những dụng cụ nhỏ và đơn giản GV cho HS chuẩn bị nếu được, còn những dụng cụ HS không thể chuẩn bị có thể cho HS quan sát khi GV đem đến lớp, những thiết bị tương đối lớn khó vận chuyển thì GV có thể cho HS quan sát tại phòng thí nghiệm, còn đối với những kiến thức về các tính chất tương đối khó và trừu tượng GV có thể cho HS quan sát những các thiết bị công nghiệp, hoặc có thể cho HS tìm hiểu trong thực tế. Ví dụ: khi dạy các kiến thức về lực căng của sợi dây, GV có thể cho HS tìm hiểu về việc xây các cây cầu, nếu được có thể cho HS đi tham quan một số cây cầu ở địa phương hoặc giới thiệu chúng với các bạn trong lớp, hoặc tìm hiểu về một số cây cầu đẹp nhất trên thế giới cũng như ở trong nước, hoặc khi dạy các kiến thức về Vật lí hạt nhân GV có thể cho HS tìm hiểu về các lò phản ứng hạt nhân trên thế giới, và những lò phản ứng hạt nhân làm việc hiệu quả. Tóm lại: phim, tranh ảnh, hình vẽ, đóng vai trò trung gian giữa thực tế với tư duy bởi vì chúng đã cụ thể hóa những gì trừu tượng thành đơn giản, những gì mà thực tế quá phức tạp. 1.2.2 Trình bày những ứng dụng kỹ thuật của Vật lí “Việc nghiên cứu các ứng dụng kỹ thuật của Vật lí là thiết lập mối quan hệ giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa cái trừu tượng (các khái niệm, định luật vật lý) và cái cụ thể (các hiện tượng xảy ra trong máy móc, thiết bị). Nhờ đó mà làm cho việc nhận thức các kiến thức vật lí trừu tượng trở thành sâu sắc, mềm dẻo hơn. Việc nghiên cứu các ứng dụng kỹ thuật của Vật lí góp phần phát triển tư duy Vật lí kỹ thuật của HS, làm cho HS thấy được vai trò quan trọng của kiến thức vật lí đối với đời sống và sản xuất, qua đó kích thích hứng thú, nhu cầu học tập của HS” [36] GV trình bày những ứng dụng của kiến thức vật lí là hình thức đơn giản nhất. Tùy theo điều kiện của GV, HS cũng như điều kiện của nhà trường việc trình bày những ứng dụng kỹ thuật này có thể trình bày sau bài học hoặc nếu có điều kiện thì cho HS tìm hiểu rồi báo cáo cho cả lớp, đồng thời các bạn khác trong lớp nhận xét. Quá trình trình bày có thể mở rộng khá nhiều ra ngoài chương trình nhưng mục tiêu chủ yếu là cung cấp thông tin, minh chứng mối liên hệ giữa kiến thức và vận dụng kiến
  • 31. 21 thức của con người trong khoa học và đời sống. Việc làm này sẽ mang lại hiệu quả học tập nhân đôi nếu GV có sử dụng hình minh họa, phim ảnh hoặc đề cập được những ứng dụng, những phát minh mới nhất có liên quan đến kiến thức bài đang học. Ví dụ: khi dạy về bài lực hướng tâm GV có thể cho HS trình bày những kiến thức về lực hướng tâm cũng như lực ly tâm: tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của máy li tâm, vận dụng chúng vào đời sống. Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ thông tin, với những phát minh khoa học của nhân loại đang nở rộ với tốc độ ngày càng cao. Vốn hiểu biết của nhân loại từng ngày, từng giờ được bổ sung thêm những bằng chứng mới về các quy luật diễn ra trong thực tế quanh ta. Nếu trong giảng dạy chúng ta chỉ dừng lại ở các kiến thức kinh điển, không đề cập đến các phát minh, những ứng dụng mới nhất của các kiến thức, thì điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta không tạo điều kiện để HS thâm nhập thực tế và làm thui chột những khả năng sáng tạo. 1.2.3 Hướng dẫn HS tìm hiểu các ứng dụng của kiến thức vật lí trong cuộc sống GV có thể yêu cầu HS tìm những ví dụ cụ thể mà các em thường gặp trong đời sống để minh họa cho bài học. Trong quá trình tìm ví dụ minh họa sẽ nảy sinh hai chiều hướng nhận thức sau: - Một là, HS đưa ra được những ví dụ sát với kiến thức bài học, chứng tỏ rằng HS hiểu nội dung, biết vận dụng kiến thức bài học vào thực tiễn. - Hai là, HS đưa ra những ví dụ không đúng hoặc không sát với kiến thức bài học, khi đó HS đã bộc lộ được những sự nhầm lẫn hoặc hiểu sai kiến thức bài học. Qua đây, người dạy sẽ kịp thời bổ sung, hiệu chỉnh lại những nhầm lẫn của các em, đồng thời cũng rút ra được kinh nghiệm trong việc hướng dẫn và truyền đạt kiến thức mới cho HS. Như vậy, dù quá trình nhận thức có xảy ra theo chiều hướng nào thì cũng có lợi về mặt giáo dục. GV cũng nên khuyến khích HS tự tìm những ứng dụng của của kiến
  • 32. 22 thức đã học, xem chúng phát hiện và giải quyết như thế nào, từ đó khơi gợi và rèn luyện cho HS tự tìm kiến và vận dụng kiến thức một cách linh hoạt. 1.2.4 Liên hệ giữa kiến thức vật lí đã học với kinh nghiệm và hiểu biết đã có của HS trong đời sống để giải quyết một số vấn đề thực tiễn Trong cuộc sống hàng ngày, HS sẽ thấy vận dụng rất nhiều những kiến thức của các định luật Bôi lơ – Mariot, định luật Sac-lơ, vấn đề ở chổ HS khó có thể nhận ra điều đó, nghĩa là HS chỉ làm mọi việc theo suy nghĩ của mình chứ chưa áp dụng một cách khoa học các kiến thức đã học. GV cần phải chỉ ra những điều này cho HS hoặc hướng dẫn HS phát hiện những điều này. Một khi HS có sẵn những vốn kinh nghiệm tương đối phong phú, sẽ rất thuận lợi cho việc tiếp thu các kiến thức khoa học, ví dụ: khi nghiên cứu cấu tạo chất: GV có thể tổ chức cho HS trình bày trước những hiểu biết của mình về chất trên thực tế, sau đó cho HS sử dụng các dụng cụ sẵn có để kiểm chứng lại những gì HS đã phân tích, chính xác hơn khi rút ra kết luận. Tùy trường hợp có thể dùng thí nghiệm để thấy rằng vốn kinh nghiệm cũng như hiểu biết của HS thường sai lầm như: HS sẽ cho rằng tất cả các vật chuyển động được vì có lực tác dụng nhưng GV dùng thí nghiệm để làm cho HS thấy được sai lầm của mình (Định luật I Niu-tơn) hoặc nếu những quan niệm ban đầu và vốn kinh nghiệm đúng với kiến thức khoa học GV có thể tổ chức cho HS làm thí nghiệm hoặc những tình huống gây ra vấn đề ngược lại với kinh nghiệm đã có của HS. GV cũng chú ý rằng cần “tổ chức các tình huống gây hứng thú học tập, khuyến khích cho HS vận dụng những kinh nghiệm, hiểu biết của mình đưa ra những câu hỏi, dự đoán, giải thích, giải quyết vấn đề, xây dựng phương án thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm,… tạo môi trường thuận lợi, và khuyến khích HS làm việc hợp tác, thảo luận nhóm, thảo luận chung cho cả lớp. Khuyến khích HS trình bày ý tưởng, tự phân tích, thu thập, đưa ra các chứng cứ, để hỗ trợ thách thức các ý tưởng khác” [41] như các thí nghiệm về lực đàn hồi, lực ma sát và các định luật Niu-tơn.
  • 33. 23 1.2.5 Liên hệ kiến thức vật lí qua bài tập mang tính thực tiễn Trong giáo trình về phương pháp dạy học Vật lí cũng như trong SGK Vật lí, những bài tập là những bài luyện tập được lựa chọn một cách phù hợp với mục đích chủ yếu là nghiên cứu các hiện tượng Vật lí, hình thành các khái niệm Vật lí, phát triển năng lực tư duy vật lý của HS và rèn luyện kĩ năng vận dụng các kiến thức của HS vào thực tiễn. Việc sử dụng cũng như giảng dạy bài tập Vật lí trong trường PT có tác dụng giúp HS hiểu và vận dụng một cách sâu sắc những kiến thức đã học, đồng thời là một trong những phương tiện giúp cho HS phát huy tính tích cực, sáng tạo, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, rèn luyện thói quen vận dụng kiến thức, để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Kỹ năng vận dụng kiến thức trong việc giải bài tập và trong thực tiễn đời sống chính là thể hiện khả năng tiếp thu, hiểu biết và vận dụng những kiến thức mà HS đã thu nhận được. Bài tập Vật lí với chức năng là một phương pháp dạy học có một vị trí đặc biệt trong dạy học Vật lí. Thông qua bài tập Vật lí HS nắm được qui luật vận động của thế giới vật chất, nó còn giúp HS hiểu rõ những qui luật, biết phân tích và vận dụng những qui luật ấy vào thực tiễn. Cùng với việc giải các bài tập còn tạo điều kiện cho HS vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống cụ thể thì kiến thức đó mới trở nên hoàn thiện. Trong quá trình giải quyết các tình huống cụ thể mà các bài tập Vật lí đặt ra, HS phải sử dụng các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa , trừu tượng hóa …để giải quyết vấn đề, do đó tư duy của HS có điều kiện để phát triển. Có thể nói kiến thức vật lí mang tính thực tiễn là một phương tiện rất tốt để phát triển tư duy, óc tưởng tượng, khả năng độc lập trong suy nghĩ và hành động, tính kiên trì trong việc khắc phục những khó khăn trong cuộc sống của HS. Do vậy việc xây dựng bài tập để sử dụng trong quá trình dạy học cũng như trong học tập của HS cũng là vấn đề cần được GV quan tâm. 1.2.6 Tổ chức các buổi ngoại khóa, tham quan Hoạt động ngoại khóa và tham quan là những hoạt động rất thiết thực và bổ ích. HS vừa được học, vừa được vui chơi giải trí tạo thêm niềm hứng khởi để học
  • 34. 24 tập tốt hơn. Trong điều kiện học tập hiện nay “hoạt động ngoại khóa là một hình thức tổ chức dạy học có tính chất tự nguyện được tiến hành ngoài giờ lên lớp. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho HS hoạt động theo hứng thú, sở thích riêng của từng HS, và góp phần hướng nghiệp cho họ. Hoạt động ngoại khóa còn có thể giúp HS củng cố, mở rộng, khơi sâu thêm tri thức về một số lĩnh vực nhất định, gắn liền với thực tế, phát huy tác dụng học tập với đời sống” [29] ,việc tổ chức học tập theo hình thức này chỉ có thể thực hiện trong điều kiện như một buổi sinh hoạt chuyên đề, để đưa các kiến thức vật lý gắn với đời sống cho HS, không thể tổ chức hết trong một tiết học, với kiểu học tập như thế này chỉ có thể học tập sau khi học xong một chương nào đó thuộc chương trình học. Dạy học gắn với thực tiễn có thể mời các chuyên gia ngoài ngành cùng tham gia để tạo ra những tình huống dạy học. HS có thể, thể hiện việc học của mình trước những đối tượng thực tế, liên hệ với các nguồn lực cộng đồng, tham khảo các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu, hoặc trao đổi thông qua công nghệ hiện đại. Có thể như học về các loại kiến thức vật lí mang tính ứng dụng kỹ thuật cao, cũng như vận dụng kiến thức trong việc phát các phát minh mới, như Vật lý và ứng dụng của chúng khoa học cũng như trong công nghệ thông tin. Quá trình thảo luận khiến người học chú tâm hơn đến các đề tài đang được bàn thảo trong quá trình học, những vấn đề được đào sâu hơn, tham gia sáng tạo tri thức, trao đổi suy nghĩ và có quan điểm một cách rõ ràng, hình thành thói quen tương tác trong học tập, nhưng bên cạnh đó cũng phát triển một số kỹ năng khác, trong quá trình thảo luận sẽ xuất phát các vấn đề về thực tế; Ví dụ: Nhìn thấy một tai nạn giao thông trên đường hãy phân tích và đưa ra nhận xét, khi đó trong buổi thảo luận này HS sẽ lại các vấn đề về tương tác, vấn đề lực trong chuyển động đồng thời trong quá trình này chúng ta cũng có thể mời thêm những người khác cùng tham gia như cán bộ công an để phân tích quá trình và đồng thời rút ra các bài học kinh nghiệm cho HS trong quá trình vận chuyển, cũng như tham gia giao thông đi lại. Trong quá trình thảo luận các vấn đề thực tiễn cuộc sống được đưa vào giải quyết và đồng thời thấy được tính thực tiễn của kiến thức đã học và những ứng dụng của nó, mặt khác trong các buổi thảo luận không hạn hẹp trong một tiết học nên HS có thể thoải mái hơn
  • 35. 25 khi trình bày quan điểm của mình, và đồng thời không chịu áp lực về điểm số, do đó các em sẽ tự tin hơn, thích thú hơn khi tiếp xúc với các vấn đề đó. Trong quá trình tham quan, HS được tận mắt chứng kiến các thiết bị, mô hình, nhà máy … được nghe các chuyên gia kỹ thuật kể chuyện, mô tả cách vận hành của máy móc, được tận mắt thấy được sự vận hành của các thiết bị máy móc, bên cạnh đó HS cũng có thể đặt câu hỏi với người hướng dẫn. Chính những chuyến tham quan này sẽ để lại trong các em những ấn tượng khó phai, ảnh hưởng đến động cơ chọn nghề của các em, đồng thời các em thấy được tầm quan trọng của vật lý trong nền kinh tế cũng như trong cuộc sống. 1.2.7 Tổ chức các cuộc thi “thiết kế mô hình thí nghiệm, thiết bị Vật lí”, tìm hiểu về kiến thức vật lí cũng như việc vận dụng giải thích các hiện tượng tự nhiên hay ứng dụng trong khoa học kỹ thuật Thiết kế mô hình thí nghiệm hoặc các thiết bị Vật lí là một biện pháp để phát huy sự sáng tạo, khéo léo của HS cũng như GV. Đồng thời hỗ trợ đắc lực cho GV trong quá trình giảng dạy. Việc tổ chức các cuộc thi này tùy vào thời điểm có kỷ niệm những ngày lễ lớn trong năm học, GV có thể phát động cho HS thiết kế các mô hình thí nghiệm có tác dụng minh họa những kiến thức đã và đang học trong chương trình hoặc các mô hình, các thiết bị Vật lí có ứng dụng và có ý nghĩa khoa học. Thông qua các cuộc thi này, HS sẽ tích cực tìm hiểu kiến thức, việc lôi cuốn vào phong trào nhưng mang tính học tập, HS rất năng động trong học tập, phát triển tư duy cho HS, từ chỗ mở rộng hiểu biết cho HS về ứng dụng những khoa học kỹ thuật của Vật lý để bồi dưỡng tình cảm yêu thích bộ môn, đồng thời giáo dục hướng nghiệp với những ngành nghề sau này cho HS bên cạnh việc tổ chức này có thể tiến tới góp phần vào việc tiến đến thành lập một câu lạc bộ Vật lí trong nhà trường đó cũng là một mô hình học tập thoải mái, kiến thức không bó gọn trong chương trình học mà nó sẽ vượt ra ngoài kiến thức đã học, đồng thời kích thích sự tò mò, sáng tạo trong quá trình học tập của HS.
  • 36. 26 1.3 Cơ sở thực tiễn của việc tổ chức dạy học theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn 1.3.1 Thực trạng của việc tổ chức dạy học theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn 1.3.1.1 Mục đích và đối tượng điều tra - Mục đích điều tra + Tìm hiểu mức độ quan tâm đến việc dạy học vật lý gắn với thực tiễn của GV, đồng thời tìm hiểu việc sử dụng các hình thức dạy học Vật lí gắn với thực tiễn tại các trường THPT hiện nay. + Rút ra kết luận cần thiết và tìm hiểu những biện pháp dạy học Vật lí gắn với thực tiễn hiện nay. - Đối tượng điều tra Chúng tôi tiến hành điều tra 30 GV đang dạy Vật lí ở trường THPT Hương Thủy 1.3.1.2 Kết quả điều tra thực trạng DH theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức vật lý vào thực tiễn hiện nay * Đối với giáo viên. Chúng tôi tiến hành điều tra 30 GV đang dạy Vật lí ở các trường THPT thuộc địa bàn tỉnh TT Huế
  • 37. 27 Bảng 1.1. Kết quả điều việc ứng dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn của GV Stt Mức độ thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không khi nào 1 Trong giờ Vật lí thầy (cô) có tăng cường các ứng dụng vật lí gắn với thực tiễn không? 56.67 % 43.33% 0 % 2 Thầy (cô) đã vào bài bằng cách lấy ví dụ thực tiễn . 36.67 % 56.67% 6.67 % 3 Thầy (cô) đã liên hệ bài giảng với thực tiễn bằng các hình thức : a. Cho HS vào phòng thí nghiệm, xem tranh ảnh 70 % 30 % 0 % b. Hướng dẫn cho HS tìm hiểu các ứng dụng của kiến thức Vật lí 43.33 % 40% 16.67 % c. Liên hệ kiến thức Vật lý qua bài tập Vật lí 36.67 % 56.67 % 6.67 % d. Thiết kế mô hình, vận dụng giải thích các hiện tượng tự nhiên 40 % 50 % 10 % e. Trình bày những ứng dụng kỹ thuật 40 % 43.33 % 16.67 % Dựa vào kết quả thu được ta nhận thấy Với kết quả câu 1: có thể nhận xét chung như sau Việc dạy học gắn với thực tiễn có thể làm bài giảng phong phú, thu hút hơn, gây được hứng thú học tập cho HS nên có đến 56.67% GV thường xuyên quan tâm đến việc liên hệ bài giảng với thực tiễn. Với kết quả câu 2: có thể nhận xét chung như sau Có 36.67% GV áp dụng biện pháp này nhưng chúng tôi thiết nghĩ khi bắt đầu giảng bài GV lấy ngay những hiện tượng xảy ra trong cuộc sống hàng ngày sẽ tạo được sự gần gũi, dễ hiểu, HS cũng thấy được ích lợi của kiến thức mình đang
  • 38. 28 học, tạo cho các em luôn nghĩ đến những ứng dụng thiết thực của môn học mà từ đó tìm được cảm hứng, kích thích và thu hút HS vào bài giảng đồng thời bài giảng của GV cũng sinh động hơn. Với kết quả câu 3: chúng tôi có thể rút ra nhận xét như sau GV sử dụng rất phong phú các hình thức để dạy học gắn với thực tiễn đặc biệt là sử dụng ở mức độ thường xuyên với hình thức trực quan có 70%, hướng dẫn HS tìm hiểu các ứng dụng kỹ thuật 43.33%, trình bày ứng dụng kỹ thuật 40%, liên hệ kiến thức vật lí qua các bài tập vật lý 36.67% và thiết kế các mô hình 40%, qua thực tế giảng dạy GV chọn các hình thức này vì chúng phù hợp với điều kiện cũng như tình hình thực tế ở các trường THPT. Những hình thức trên dễ thực hiện, ít chịu ảnh hưởng bởi thời gian mà vẫn thu hút lôi cuốn HS vào bài học. * Đối với HS. Chúng tôi tiến hành điều tra kĩ năng học và nhu cầu của học sinh trong học bộ môn, đồng thời điều tra việc dạy học vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn của HS ở khối lớp 10 (10B1 đến 10B5 _196 HS ) trường THPT Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế để biết xem có thể triển khai khả thi việc DH vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn có khả thi hay không, kết quả thu được như sau:
  • 39. 29 Bảng 1.2. Kết quả điều tra vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn của HS. Stt Mức độ thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không khi nào 1 Theo các em trong quá trình học Vật lí việc tìm hiểu mối liên hệ giữa Vật lí và ứng dụng thực tiễn có cần thiết không? 43.88% 25.51% 30.61% 2 Các em có cảm thấy hứng thú với các giờ Vật lí không? 14.8% 55.61% 29.59% 3 Trong quá trình dạy học Vật lí thì thầy ( cô ) có thường xuyên chỉ ra những ứng dụng của Vật lí vào thực tiễn không? 21.43% 34.18% 44.39% 4 Thường xuyên phát biểu ý kiến của mình trong giờ học 7.14% 30.61% 62.24% 5 Mong muốn có thể áp dụng kiến thức đã học để vận dụng trong thực tiễn 70.41% 21.94% 7.65% Qua bảng số liệu cho chúng ta thấy rằng HS chưa có nhiều hứng thú đối với môn học, có rất nhiều nguyên nhân, trong đó GV ít chú trọng đến việc giảng dạy các ứng dụng bài học để giải thích các hiện tượng, các ứng dụng kỹ thuật và trong đời sống thực tế. Chúng tôi có trao đổi với một vài HS thì được biết, trong quá trình dạy học,hầu như GV chỉ quan tâm đến kiến thức sgk và rất ít khi đưa ra những câu hỏi mang tính vận dụng cao. Trong khi đó nhu cầu việc hiểu biết và có thể vận dụng giải thích các hiện tượng, ứng dụng kỹ thuật…rất cao. Hiện nay ở trường phổ thông đa số GV chỉ giảng dạy những kiến thức đã có theo trình tự trong SGK, hầu như ít chú ý đến nguồn gốc phát sinh hay nhu cầu thực tế thúc ép thế nào để có được kiến thức hoặc những ứng dụng của các kiến
  • 40. 30 thức đã học, tầm quan trọng của các kiến thức đó đối với cuộc sống... Như thế phần lớn HS dễ có khuynh hướng chán nản, không thích học tập Vật lí, cho rằng kiến thức quá khó đối với bản thân, học mà không được ứng dụng thực tế, dẫn đến việc không thích học môn Vật lí nói riêng và các môn tự nhiên khác nói chung. 1.3.2 Nguyên nhân của thực trạng DH theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức vật lý vào thực tiễn hiện nay Những thực trạng nêu trên rõ ràng ảnh hưởng đến chất lượng dạy học Vật lý và cần phải được khắc phục. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên: Quỹ thời gian trong một tiết học Thời gian của một tiết học hạn chế đến việc truyền tải nội dung kiến thức có trong bài học. Thực tế dạy học cho thấy, với thời gian 45 phút của một tiết học, GV dành thời gian cho việc tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS là không nhiều. Thông thường, GV đã mất một khoảng thời gian nhất định để ổn định lớp, kiểm tra bài cũ và củng cố bài học nên chỉ còn khoảng 35 phút dành cho việc lĩnh hội kiến thức mới. Với khoảng thời gian này, GV phải đảm bảo dạy cho HS một lượng không nhỏ kiến thức mới nên khó mà tổ chức cho HS thảo luận, liên hệ kiến thức vừa lĩnh hội với thực tế đời sống. Nếu có, GV cũng chỉ có thể liệt kê các sự vật, hiện tượng liên quan mà không thể phân tích, giải thích các sự vật, hiện tượng một cách đầy đủ và sâu sắc được. Phương pháp dạy học Hiện nay, việc đổi mới PPDH đang được các trường phổ thông quan tâm và tiến hành trong những năm gần đây song nhìn chung vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Điều này có thể do những khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị mà chưa khuyến khích được GV đổi mới PPDH. Nhiều địa phương hiện nay còn thiếu các tài liệu liên quan đến bài tập định tính và câu hỏi thực tế, thiếu các phương tiện nghe nhìn, thiếu các thông tin dưới dạng băng đĩa hình, thiếu các tài liệu lí luận về đổi mới phương pháp dạy học, nhất là các trường ở vùng nông thôn và miền núi. Các biện pháp TCHHĐNT của HS chưa được chú trọng. Đa số GV vẫn sử dụng lối dạy “thông báo – tái hiện” và chỉ một vài tiết có TCHHĐNT của HS.
  • 41. 31 Giáo viên Sự đầu tư về thời gian và công sức cho việc dạy học của GV chưa cao. Do đời sống của GV hiện nay còn gặp nhiều khó khăn nên ngoài nhiệm vụ dạy học còn làm nhiều công việc khác. Trong khi đó, giải bài tập có nội dung thực tế thường mất nhiều thời gian của giờ lên lớp và chấm bài tập có nội dung thực tế cũng mất nhiều thời gian vì câu trả lời của HS có thể khác nhau. Nhiều giáo viên chưa có sự chuẩn bị tốt nhất cho bài giảng, giáo án còn thiên về cung cấp kiến thức giáo khoa một cách thuần túy, chưa coi trọng việc soạn và sử dụng bài giảng theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, điều này làm cho học sinh khá thụ động trong việc lĩnh hội và vận dụng kiến thức. Phương pháp kiểm tra - đánh giá Theo một số nhà nghiên cứu giáo dục thì quá trình kiểm tra đánh giá ở trường trung học phổ thông hiện nay còn khá đơn giản, phương pháp và hình thức đánh giá còn tùy tiện, toàn bộ việc đánh giá của giáo viên chỉ quy về điểm số . Các bài tập có nội dung thực tế hầu như ít sử dụng trong nội dung các bài kiểm tra ở nhiều trường phổ thông, trong khi đó các BT có tính phục vụ cho các kì thi lại được sử dụng nhiều. 1.3.3 Những thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức dạy học theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn 1.3.3.1 Thuận lợi - Các cấp quản lý giáo dục ngày càng tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất; đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, giàu tâm huyết, thường xuyên quan tâm đến việc đổi mới PPDH đã giúp cho hoạt động dạy học ngày càng có hiệu quả thiết thực. - Xây dựng được các phòng bộ môn đạt chuẩn. - Thường xuyên tổ chức tập huấn sử dụng các phương tiện dạy học mới, phần mềm dạy học mới cho giáo viên. Tạo điều kiện cho GV học tập và trau dồi kiến thức và mạnh dạn vận dụng kiến thức vật lý để giải quyết các hiện tượng trong thực tiễn.
  • 42. 32 - PPDH mới đang được sử dụng thành thạo hơn và phát huy hiệu quả. Dần dần, GV có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng sách giáo khoa để tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS. Đây chính là một thuận lợi bước đầu cho việc tích cực hóa hoạt động nhận thức cho HS thông qua việc sử dụng kiến thức vật lý có nội dung thực tế. Thông qua những đợt học bồi dưỡng thường xuyên, tập huấn về đổi mới PPDH đã giúp GV có thêm kiến thức về các PP tổ chức dạy học theo hướng TCHHĐNT của HS. Nhờ đó, GV có thể tổ chức tốt, thường xuyên sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, qua đó các kiến thức có nội dung thực tế được tăng cường sử dụng và hỗ trợ tốt hơn. 1.3.3.2 Khó khăn - Hạn chế về năng lực chuyên môn, không biết khai thác hiện tượng thực tế để đưa vào trong dạy học. - Nhiều GV chưa nhiệt tình trong việc vận dụng các kiến thức thực tế, họ đã quen thuộc với kiểu dạy “thầy đọc trò chép, thầy giảng trò nghe”, không muốn liên hệ thực tiễn trong dạy học vật lý. - Đa số GV ít quan tâm đến việc đổi mới PPDH, ít quan tâm đến việc sử dụng kiến thức có nội dung thực tế trong dạy học đặc biệt là các GV đã lớn tuổi. - Kĩ năng sử dụng TN & PTTQ của GV còn hạn chế, dẫn đến tâm lí ngại sử dụng, do đó GV chọn phương án dạy chay. Khi tổ chức các hình thức dạy học như hoạt động nhóm, xêmina, ngoại khóa, tham quan... đòi hỏi GV phải có nhiều kinh nghiệm, kĩ năng trong việc tổ chức trong khi các tài liệu về các hoạt động này có thể nói rằng là rất ít. Hơn nữa, ở các trường chưa bắt buộc nên GV cũng lờ đi bởi vì đây thực sự là công việc mất nhiều thời gian và công sức. - Về phương pháp, chủ yếu GV thường dùng là thuyết trình. Các phương pháp tích cực hóa hoạt động nhận thức cho HS thì một số GV không nắm được cụ thể các giai đoạn của phương pháp do không được đào tạo ở trường sư phạm, một số nắm được thì cho rằng mất thời gian soạn giáo án và cháy giáo án khi lên lớp. - Do áp lực thi cử, áp lực từ phía gia đình đã khiến đa số HS hiện nay đều phải đi học thêm ngoài nhà trường. Khi đến lớp, những kiến thức mà thầy cô giáo
  • 43. 33 đặt ra không còn mới đối với HS, nên trong một số tiết học, việc tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS gặp rất nhiều trở ngại, các bài tập có nội dung thực tế đặt ra không tạo được những ” tình huống có vấn đề ” đối với HS. 1.4 Kết luận chương 1 Dạy học Vật lí gắn với thực tiễn nhằm đưa thực tiễn vào trong quá trình dạy học, ở đây GV không những hướng dẫn cho HS tìm kiếm kiến thức, xử lý thông tin mà còn hướng dẫn HS, cho HS thấy được tầm quan trọng của kiến thức cũng như những ứng dụng của kiến thức mà mình đã đang và sẽ trên con đường tìm kiếm và học tập, từ đó các kỹ năng của HS được phát triển, HS cảm thấy thoải mái học tập cũng như tiếp thu tri thức. Thay vì áp dụng rập khuôn các mô hình học tập tiên tiến để sử dụng vào giảng dạy, thì ở đây dạy học Vật lí gắn với thực tiễn sẽ phù hợp trong điều kiện mà các trường không đầy đủ các cơ sở vật chất đặc biệt là các trường ở những vùng sâu, vùng xa như hiện nay. Dạy học Vật lí gắn với thực tiễn là một hình thức hình thức học tập gắn kết được kiến thức đã học với thực tiễn cuộc sống, khơi dậy ở người học sự sáng tạo, hứng thú trong hành trình khám phá thế giới khoa học.