SlideShare a Scribd company logo
1 of 81
Hỗ trợ trực tuyến
Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon
Mobi/Zalo 0905779594
Tài liệu chuẩn tham khảo
Phát triển kênh bởi
Ths Nguyễn Thanh Tú
Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật :
Nguyen Thanh Tu Group
M Ộ T S Ố B I Ệ N P H Á P P H Á T
H U Y T Í N H T Í C H C Ự C
Ths Nguyễn Thanh Tú
eBook Collection
Sáng kiến Một số biện pháp phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông
qua dạy học chủ đề Ba đường conic – Toán
10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
WORD VERSION | 2023 EDITION
ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL
TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM
vectorstock.com/28062405
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 1
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI......................................................................................... 1
1.1. Đổi mới phương pháp dạy học....................................................................... 1
1.2. Ngoài yêu cầu về đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học thì đổi
mới kiểm tra đánh giá cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng ............................ 2
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ................................................................................ 3
III. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................. 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu: ................................................................................... 3
3.2. Thời gian nghiên cứu: .................................................................................... 3
3.3. Phương pháp nghiên cứu:............................................................................... 3
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.................................................................................. 4
V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU................................................................................ 4
VI. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC .............................................................................. 4
VII. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................... 5
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ........................................................................... 6
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................................. 6
1.1. Hiểu về phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học....................................... 6
1.2. Phương pháp dạy học dự án........................................................................... 6
1.3. Cơ sở lí luận về dạy học dự án góp phần phát triển năng lực cho học
sinh trong dạy học môn Toán ở cấp THPT. ...................................................... 7
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN.......................................................................................... 10
2.1. Thuận lợi ...................................................................................................... 10
2.2. Khó khăn ...................................................................................................... 10
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ÁP DỤNG TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “ BA
ĐƯỜNG CONIC”................................................................................................... 10
3.1. Biện pháp 1: Dạy học theo dự án kết hợp sử dụng sơ đồ tư duy................. 10
3.1.1. Quy trình tổ chức dạy học theo dự án ở bộ môn Toán cấp THPT........ 10
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
3.1.2. Tổ chức dạy học theo dự án chủ đề “ Ba đường conic” Toán 10. ............ 12
3.1.2.1. Xác định đối tượng, điều kiện tiến hành dự án.............................. 12
3.1.2.2. Chọn chủ đề và xác định mục tiêu dự án ...................................... 12
3.1.2.3. Xây dựng kế hoạch thực hiện.......................................................... 13
3.1.2.4. Thực hiện dự án ............................................................................. 16
3.1.2.5. Trình bày sản phẩm dự án ............................................................... 17
3.1.2.6. Đánh giá dự án................................................................................. 27
3.2. Biện pháp 2: Thiết kế hoạt động nhóm qua trò chơi.................................... 30
3.2.1. Phương pháp dạy học nhóm và việc quản lý nhóm học tập ................. 30
3.2.1.1. Hình thức tổ chức nhóm................................................................. 30
3.2.1.2. Quản lí nhóm học tập..................................................................... 31
3.2.1.3. Cách tổ chức dạy học theo nhóm................................................... 31
3.2.2. Tổ chức hoạt động nhóm trong trò chơi học tập................................... 32
3.2.2.1. Mục đích......................................................................................... 32
3.2.2.2. Cách thực hiện................................................................................ 32
3.2.2.3. Hoạt động nhóm trong chủ đề “Ba đường conic”.......................... 33
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ........................................... 39
4.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................. 39
4.2. Tổ chức và nội dung thực nghiệm: .............................................................. 39
4.2.1. Tổ chức thực nghiệm: ........................................................................... 39
4.2.2. Nội dung thực nghiệm:.......................................................................... 40
4.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm ..................................................................... 43
4.3.1. Đánh giá định tính................................................................................. 43
4.3.2. Đánh giá định lượng.............................................................................. 43
4.4. Kết luận về thực nghiệm .............................................................................. 44
V. KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ
XUẤT...................................................................................................................... 44
5.1. Mục đích khảo sát: ....................................................................................... 44
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
5.2. Nội dung khảo sát và phương pháp khảo sát. .............................................. 44
5.2.1. Nội dung khảo sát.................................................................................. 44
5.2.2. Phương pháp khảo sát và thang điểm. .................................................. 45
5.3. Đối tượng khảo sát. ...................................................................................... 46
5.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất.
............................................................................................................................. 46
5.4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất ............................................. 46
5.4.2. Tính khả thi của các giải pháp đã được đề xuất.................................... 46
PHẦN III: KẾT LUẬN........................................................................................... 49
I. Những kết luận trong quá trình nghiên cứu, triển khai sáng kiến kinh nghiệm.. 49
II. Những kiến nghị, đề xuất. .................................................................................. 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 50
PHỤ LỤC 1: SẢN PHẨM DỰ ÁN CỦA HỌC SINH........................................... 51
PHỤ LỤC 2 : PHIẾU ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN CỦA HỌC SINH.............................. 62
PHỤ LỤC 3: GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM............................................................. 64
PHỤ LỤC 4: MỘT SỐ HÌNH ẢNH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG HOẠT
ĐỘNG NHÓM THÔNG QUA TRÒ CHƠI ........................................................... 72
PHỤ LỤC 5: PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM.................................... 74
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
1
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Đổi mới phương pháp dạy học.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của công cuộc đổi mới căn bản và toàn
diện giáo dục và đào tạo là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại;
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của
người học vào thực tiễn; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy
móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người
học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Đổi mới phương
pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học Toán học ở trường phổ
thông nói riêng là một quá trình thực hiện thường xuyên và kiên trì trong đó nhiều
yếu tố quan hệ chặt chẽ với nhau. Dạy và học như thế nào để giáo viên cảm thấy
hứng khởi với tiết dạy của mình, học sinh không cảm thấy nhàm chán, nặng nề, áp
lực trong mỗi tiết học mà thay vào đó là sự mong chờ, hứng thú, tích cực, tự giác
trong mỗi giờ học….là mong muốn của tất cả giáo viên, học sinh và cả phụ huynh
hiện nay.
Môn Toán là môn học rất quan trọng trong trường phổ thông. Việc dạy học
Toán hiện nay còn một số hạn chế. Hầu hết ở các trường phổ thông nói chung vẫn
đang áp dụng dạy và học hầu hết theo phương pháp truyền thống, thầy giảng trò
nghe và ghi chép. Học sinh cũng có tham gia vào hoạt động học tập nhưng cũng
chỉ dừng lại ở việc trả lời các câu hỏi của giáo viên trong tiết học để xây dựng lý
thuyết hoặc giải bài tập, nặng về học để thi chứ chưa thật sự chú trọng đến mục
đích gắn cái học được vào thực tế, phát triển đa dạng các năng lực để giải quyết
vấn đề trong cuộc sống
Do đó, học sinh không phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự
học và yêu thích môn học, hạn chế trong sự phát triển các kỹ năng và năng lực cần
thiết của một người lao động trong điều kiện phát triển của xã hội hiện nay…
Bên cạnh đó mỗi học sinh lại có một phong cách học khác nhau (Học thông
qua quan sát, học qua lắng nghe, học qua đọc /viết, học qua hành động), không
phải học sinh nào cũng học tốt bằng cách ngồi nghe giảng và ghi chép. Điều đó,
làm cho nhiều em cảm thấy mệt mỏi, kém hứng thú trong các giờ học, tình trạng
thầy giảng, trò ngủ vẫn diễn ra nhất là ở các lớp mà năng lực nhận thức của học
sinh còn thấp.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
2
Mục tiêu của chương trình giáo dục trung học phổ thông mới năm 2018 là:
a) Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tránh áp đặt một
chiều, ghi nhớ máy móc; tập trung bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học để học sinh
có thể tiếp tục tìm hiểu, mở rộng vốn tri thức, tiếp tục phát triển các phẩm chất,
năng lực cần thiết sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.
b) Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức Toán học để phát hiện và giải quyết
các vấn đề trong thực tiễn; khuyến khích và tạo điều kiện cho học sinh được trải
nghiệm, sáng tạo trên cơ sở tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động học tập,
tìm tòi, khám phá, vận dụng.
c) Vận dụng các phương pháp dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp
với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể. Tuỳ theo
yêu cầu cần đạt, giáo viên có thể sử dụng một hoặc phối hợp nhiều phương pháp
dạy học trong một chủ đề. Các phương pháp dạy học truyền thống (thuyết trình,
đàm thoại,...) được sử dụng theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học
sinh. Tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học tiên tiến đề cao vai trò chủ
thể học tập của học sinh (thảo luận, tranh luận, đóng vai, dự án,...). Các hình thức
tổ chức dạy học được thực hiện đa dạng và linh hoạt; kết hợp các hình thức học cá
nhân, học nhóm, học ở lớp, học theo dự án học tập, tự học,... Đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học môn Toán ở trường THPT.
1.2. Ngoài yêu cầu về đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
thì đổi mới kiểm tra đánh giá cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng
- Không chỉ đánh giá kết quả cuối cùng mà phải kết hợp đánh giá quá trình
học tập.
- Không chỉ đánh giá kiến thức,kỹ năng mà phải kết hợp đánh giá theo hướng
phát huy năng lực học sinh.
- Không chỉ giáo viên đánh giá học sinh mà phải kết hợp việc học sinh tự
đánh giá và đánh giá lẫn nhau.
Để thực hiện được việc đổi mới phương pháp dạy học,giáo dục,kiểm tra đánh
giá theo định hướng trên thì việc sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực rất quan
trọng, là công cụ giúp các giáo viên và học sinh thực hiện tốt nhất nhiệm vụ này,
góp phần hoàn thành mục tiêu “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học
để tự khẳng định mình”.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
3
Xuất phát từ những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài: Một số biện pháp
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua dạy học chủ
đề Ba đường conic – Toán 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Tiếp cận nghiên cứu các kỹ thuật dạy học tích cực trên cơ sở lý thuyết và
thực tiễn áp dụng, đặc biệt là áp dụng vào môn Toán để nâng cao hiệu quả dạy và
học, thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy tạo điều kiện cho học sinh phát
triển các kỹ năng và năng lực cần thiết.
- Đề xuất nội dung và quy trình dạy học chủ đề “Ba đường conic” theo
hướng sử dụng kết hợp linh hoạt một số kỹ thuật dạy học tích cực nhằm tạo hứng
thú, sự vui vẻ, phấn khích cho học sinh trong giờ học để các em nâng cao khả năng
tự học,tự chiếm lĩnh tri thức,yêu thích môn học. Đề tài góp một phần nhỏ vào việc
đổi mới phương pháp dạy học ,kiểm tra đánh giá theo hướng hiện đại nhằm nâng
cao hiệu quả dạy và học Toán ở trường THPT.
III. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng dạy học là học sinh khối 10.
- Bài dạy được tiến hành trong 4 tiết học .
3.2. Thời gian nghiên cứu: Năm học: 2022-2023.
3.3. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thông qua sách, vở, tạp chí, các trang
mạng…
- Phương pháp khảo sát: Khảo sát học sinh khối 10 thông qua một số tiết dạy
Toán.
- Phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê.
Dưới đây là một số kỹ thuật dạy học mới có thể áp dụng trong bài học .
Các biện pháp sử dụng:
- Dạy học dự án
- Sơ đồ tư duy
- Tổ chức trò chơi (Game show)
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
4
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Vận dụng thích hợp, logic một số biện pháp dạy học tích cực vào dạy học chủ
đề “Ba đường conic” Chương trình Toán 10 THPT.
V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Xây dựng cơ sở lý luận của phương pháp dạy học dự án.
- Xây dựng cơ sở lý luận của một số kỹ thuật dạy học tích cực.
- Đánh giá thực trạng việc nhận thức của học sinh cũng như giáo viên trong
việc sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học.
- Xây dựng và tổ chức được tiến trình dạy học chủ đề “Ba đường conic” bằng
cách sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực.
*Các phương pháp dạy học sử dụng trong chủ đề
- Phương pháp chủ đạo: Dạy học dự án.
- Các phương pháp kết hợp:
+ Phương pháp giải quyết vấn đề.
+ Ứng dụng công nghệ thông tin…
*Các kỹ thuật dạy học tích cực sử dụng trong chủ đề:
+ Hoạt động “ Vẽ sơ đồ tư duy ” .
+ Kỹ thuật tổ chức trò chơi (Game show) “Giải ô chữ “, “Ai nhanh hơn” để
chốt kiến thức và củng cố bài học, Game show “Đấu trường toán học” để tìm
hiểu mở rộng về ứng dụng của ba đường conic trong thực tế.
VI. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại đã và đang là nhiệm
vụ quan trọng của giáo dục. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại thì phần lớn ở các
trường học nói chung, THPT nói riêng của tỉnh Nghệ An vẫn đang chủ yếu duy trì
dạy và học theo phương pháp truyền thống. Giáo viên dù đã được nghe, được biết
về phương pháp dạy học tích cực nhưng vẫn chưa có cái nhìn,hiểu biết sâu sắc, con
đường áp dụng rõ ràng để vận dụng vào bài dạy của mình. Điều đó làm cho không
ít giáo viên và cả học sinh ít nhiều cảm thấy việc dạy và học vẫn nặng nề,không
mang lại hứng thú, sự tích cực cho cả người dạy và người học, ảnh hưởng đến việc
hình thành những kỹ năng và năng lực cần thiết của người lao động trong bối cảnh
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
5
xã hội hiện tại. Vì vậy, việc tổ chức dạy học theo phương pháp hiện đại bằng cách
sử dụng linh hoạt, kết hợp logic các kỹ thuật dạy học tích cực với nhau một cách
nhịp nhàng sẽ mang lại sự hứng thú, tích cực cho cả người dạy và người học, góp
phần nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần hình thành những năng lực cần
thiết cho người học.
VII. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài dạy học chủ đề bằng cách vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực là
giải pháp mới giải quyết một số vấn đề sau:
+ Giúp các giáo viên có cái nhìn rõ ràng, cụ thể hơn về đổi mới phương pháp
dạy học theo định hướng phát triển năng lực,đổi mới kiểm tra đánh giá là nhiệm vụ
đã và đang rất quan trọng của ngành giáo dục, từ đó nâng cao hiệu quả dạy học góp
phần giảm áp lực, củng cố và nâng cao lòng yêu nghề, nhiệt huyết với nghề nghiệp
của mình.
+ Rèn luyện cho học sinh khả năng tự chủ tự học, khả năng sáng tạo và yêu
thích môn học. Bên cạnh đó giúp các em hình thành một số năng lực cơ bản của
người lao động trong thời đại mới (khả năng lập kế hoạch làm việc,khả năng hợp
tác, khả năng thuyết trình, khả năng tự khẳng định mình....)
+ Đề tài hướng tới giải quyết vấn đề: Tri thức là vô hạn, giáo viên chỉ là
người dẫn lối chỉ đường, tạo động lực để học sinh tự tìm kiếm tri thức bằng sự say
mê và niềm vui trong học tập... đó là yếu tố cốt lõi để dạy và học đạt hiệu quả tốt
nhất
+ Tính mới của đề tài là tác giả đã biết khai thác, vận dụng linh hoạt
phương pháp dạy học dự án tạo ra các hoạt động trải nghiệm dưới hình thức tổ
chức trò chơi giải trí, đưa tiết học trải nghiệm thực tế vào trong không gian lớp
học, làm cho học sinh thêm yêu môn Toán, thích phương pháp dạy học mới, có
nhiều sáng tạo hơn trong cuộc sống và đặc biệt được rèn luyện và phát triển nhiều
phẩm chất năng lực rất cần trong xã hội hiện đại.
+ Đề tài góp phần thực hiện chương trình GDPT mới cho giáo viên và học
sinh đang được thực hiện từ năm học 2022 - 2023.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
6
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Hiểu về phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học
Phương pháp dạy học (PPDH) là lĩnh vực rất phức tạp và đa dạng. Có nhiều
quan điểm khác nhau về PPDH. Có thể hiểu PPDH là cách thức, là con đường hoạt
động chung giữa GV và HS trong những điều kiện dạy học xác định, nhằm đạt tới
mục đích dạy học.
PPDH có 3 bình diện:
- Bình diện vĩ mô là quan điểm dạy học (QDDH): Là những định hướng tổng
thể cho các hành động phương pháp,trong đó có sự kết hợp giữa các nguyên tắc
dạy học, những cơ sở lý thuyết của lí luận dạy học, những điều kiện dạy học và tổ
chức cũng như những định hướng về vai trò của giáo viên và học sinh trong quá
trình dạy học. Quan điểm dạy học là những định hướng mang tính chiến
lược,cương lĩnh, là mô hình lý thuyết của PPDH.
- Bình diện trung gian là PPDH cụ thể.Ở bình diện này khái niệm PPDH được
hiểu với nghĩa hẹp, là những hình thức, cách thức hành động của GV và HS nhằm
thực hiện những mục tiêu dạy học xác định, phù hợp với những nội dung và điều
kiện dạy học cụ thể
- Bình diện vi mô là kỹ thuật dạy học (KTDH): Kỹ thuật dạy học là những
biện pháp,cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống
hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học.Các kỹ thuật dạy
học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học.
Mỗi quan điểm dạy học có những PPDH cụ thể phù hợp với nó,mỗi PPDH cụ
thể có các KTDH đặc thù. Tuy nhiên, có những PPDH cụ thể phù hợp với nhiều
QDDH,cũng như có những KTDH được sử dụng trong nhiều PPDH khác nhau
Việc phân biệt giữa PPDH và KTDH chỉ mang tính tương đối,nhiều khi
không rõ ràng,có thể có nhiều tên gọi khác nhau cho một PPDH hoặc KTDH.
Dưới đây là một số PPDH / KTDH tích cực được sử dụng trong dạy học chủ
đề “Ba đường conic ” Toán 10.
1.2. Phương pháp dạy học dự án
Dạy học dựa trên dự án (thuật ngữ tiếng Anh: Project Based Learning), gọi
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
7
tắt là dạy học dự án (DHDA) là phương pháp dạy học được xây dựng nhằm
khắc phục nhược điểm của dạy học truyền thống, học sinh được rèn luyện
và trải nghiệm, sáng tạo, được tham gia giải quyết vấn đề nảy sinh mang ý nghĩa
thực tiễn và tạo hứng thú, tránh được sự nhàm chán, hàn lâm trong học tập. Dạy
học dự án hoàn toàn phù hợp để thực hiện nhiệm vụ quan trọng của giáo dục đó
là phát triển cá nhân một cách tổng thể, ngoài việc trang bị cho học sinh những
kiến thức tối thiểu còn hoàn thiện cho học sinh các năng lực nhất định để thích
nghi với sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kĩ thuật và yêu cầu xã hội.
a) Khái niệm dạy học dự án:
Phương pháp DHDA là một hình thức (mô hình) dạy học, trong đó người
học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và
thực hành, nhằm tạo ra các sản phẩm và giới thiệu chúng. Nhiệm vụ của phương
pháp này đòi hỏi người học cần có tính tự học cao trong toàn bộ quá trình học
tập. Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của dạy học dự án.
b) Đặc trưng cơ bản của dạy học dự án
- Người học là trung tâm của quá trình dạy học
- Dự án tập trung vào những mục tiêu học tập quan trọng
- Dự án được định hướng theo bộ câu hỏi khung chương trình
- Dự án đòi hỏi các hình thức đánh giá đa dạng và thường xuyên
- Dự án có tính liên hệ với thực tế
- Người học thể hiện sự hiểu biết của mình thông qua sản phẩm và quá trình
thực hiện
- Công nghệ hiện đại hỗ trợ và thúc đẩy việc học của người học
- Kĩ năng tư duy là yếu tố không thể thiếu trong phương pháp dạy học dự án.
1.3. Cơ sở lí luận về dạy học dự án góp phần phát triển năng lực
cho học sinh trong dạy học môn Toán ở cấp THPT.
a) Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể môn Toán
+) Mục tiêu chung
Chương trình môn Toán giúp học sinh đạt các mục tiêu chủ yếu sau:
- Hình thành và phát triển năng lực toán học bao gồm các thành tố cốt lõi
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
8
sau: năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hoá toán học; năng
lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng
công cụ, phương tiện học toán.
- Góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và
năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học được quy
định tại chương trình tổng thể.
- Có kiến thức, kĩ năng toán học phổ thông, cơ bản, thiết yếu; phát triển khả năng
giải quyết vấn đề có tính tích hợp liên môn giữa môn Toán và các môn học khác như
Vật lí, Hoá học, Sinh học, Địa lí, Tin học, Nghệ thuật,...; tạo cơ hội để học sinh được
trải nghiệm, áp dụng toán học vào thực tiễn.
- Có hiểu biết tương đối tổng quát về sự hữu ích của toán học đối với
từng ngành nghề liên quan để làm cơ sở định hướng nghề nghiệp, cũng như có
đủ năng lực tối thiểu để tự tìm hiểu những vấn đề liên quan đến toán học trong
suốt cuộc đời
+) Mục tiêu cấp trung học phổ thông
Môn Toán cấp trung học phổ thông nhằm giúp học sinh đạt các mục tiêu
chủ yếu sau:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực toán học với yêu cầu cần
đạt: nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề; sử dụng
được các phương pháp lập luận, quy nạp và suy diễn để hiểu được những
cách thức khác nhau trong việc giải quyết vấn đề; thiết lập được mô hình toán
học để mô tả tình huống, từ đó đưa ra cách giải quyết vấn đề toán học đặt ra trong
mô hình được thiết lập; thực hiện và trình bày được giải pháp giải quyết vấn đề
và đánh giá được giải pháp đã thực hiện, phản ánh được giá trị của giải pháp, khái
quát hoá được cho vấn đề tương tự; sử dụng được công cụ, phương tiện học toán
trong học tập, khám phá và giải quyết vấn đề toán học.
b) Năng lực chung và năng lực đặc thù.
+) Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi, làm
nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề
nghiệp. Các năng lực này được hình thành và phát triển dựa trên bản năng di
truyền của con người, quá trình giáo dục và trải nghiệm trong cuộc sống; đáp
ứng yêu cầu của nhiều loại hình hoạt động khác nhau. Những năng lực chung sẽ
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
9
được nhà trường và giáo viên giúp các em học sinh phát triển trong chương trình
giáo dục phổ thông là:
- Năng lực tự chủ và tự học.
- Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác
- Giải quyết vấn đề theo nhiều cách khác nhau một cách sáng tạo và triệt để.
+) Năng lực đặc thù là những năng lực được hình thành và phát triển trên
cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại
hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho
những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt động.
Đây cũng được xem như một năng khiếu, giúp các em mở rộng và phát huy bản
thân mình nhiều hơn. Các năng lực đặc thù được rèn luyện và phát triển trong
chương trình giáo dục phổ thông mới là:
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội.
- Năng lực ứng dụng công nghệ
- Năng lực thẩm mỹ
- Năng lực thể chất
- Năng lực Tin học
- Năng lực tính toán.
- Năng lực ngôn ngữ.
c) Ưu thế vận dụng dạy học dự án vào môn Toán
Toán học là một môn khoa học tự nhiên, những kiến thức toán gắn kết một
cách chặt chẽ với thực tế đời sống. Tuy nhiên, hiện nay còn một số tồn tại trong
việc dạy và học đó là:
- Việc dạy của giáo viên nặng về lí thuyết chưa chú ý đến việc hướng dẫn
học sinh vận dụng vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày.
- Đối với đại đa số học sinh, việc vận dụng kiến thức toán vào đời sống
mới chỉ dừng lại ở việc thực hiện phép toán cộng, trừ, nhân, chia.
Trong khi đó, dạy học dự án tạo điều kiện tốt nhất góp phần đảm bảo các
mục tiêu chung của môn Toán đặc biệt là việc đảm bảo bốn năng lực cơ bản
trong dạy học Toán đó là:
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
10
- Năng lực hành động hiệu quả trên cơ sở những kiến thức, kĩ năng, phẩm
chất đã được hình thành trong quá trình học tập, rèn luyện và giao tiếp.
- Năng lực hợp tác, phối hợp hoạt động trong đời sống và học tập.
- Năng lực sáng tạo, có thể thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống.
- Năng lực tự khẳng định bản thân.
Như vậy, dạy học dự án là hình thức dạy và học thích hợp đối với các môn
khoa học có ứng dụng như Toán học.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1. Thuận lợi
- Bản thân là giáo viên nhiệt tình, ham học hỏi, đam mê Toán, luôn chịu
khó tìm tòi sáng tạo, học hỏi và áp dụng các phương pháp mới.
- Trường chúng tôi có rất nhiều học sinh giỏi, năng động, đặc biệt là
những học sinh lớp chọn có tố chất; nhiệt tình và luôn mong muốn tìm hiểu,
khám phá những vấn đề mới của Toán học cũng như cuộc sống.
2.2. Khó khăn
- Bên cạnh những thuận lợi đó thì chúng tôi cũng gặp một số khó khăn. Đặc thù
của môn Toán là rất khó so với các môn học khác, hơn nữa các ứng dụng trong thực
tế thường không rõ nét nên một số em thường có tâm lý e ngại khi học Toán.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ÁP DỤNG TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “
BA ĐƯỜNG CONIC”.
3.1. Biện pháp 1: Dạy học theo dự án kết hợp sử dụng sơ đồ tư duy.
3.1.1. Quy trình tổ chức dạy học theo dự án ở bộ môn Toán cấp THPT.
- Bước 1: Xác định đối tượng, điều kiện tiến hành DHTDA
- Số lượng HS của lớp học, năng lực của HS đáp ứng việc DHTDA;
- Điều kiện cơ sở vật chất để triển khai DHTDA.
- Bước 2: Chọn chủ đề và xác định mục tiêu của dự án.
Giáo viên và học sinh cùng đề xuất các ý tưởng, chủ đề có liên quan đến nội
dung, chương trình môn học. Tuy nhiên, trong thực tế, giáo viên thường có những
định hướng cho học sinh hoặc gợi ý một số vấn đề gắn liền với thực tiễn, kích
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
11
thích tính tò mò, khám phá của các em. Sau đó, giáo viên và học sinh thảo luận,
nghiên cứu, dự kiến những nội dung hoặc chủ đề có thể triển khai và xác định mục
tiêu chung của dự án.
- Bước 3: Xây dựng kế hoạch.
+ Nhiệm vụ của giáo viên: Cần xác định công việc cần thực hiện, sản phẩm cần
đạt sau khi hoàn thành dự án. Xây dựng hệ thống câu hỏi theo định hướng của bài dạy.
Tổ chức chia nhóm học tập và giao nhiệm vụ cụ thể và kết quả cần đạt của sản phẩm
học tập. Dự trù thời gian thực hiện dự án, phổ biến cách thức phân công nhiệm vụ
trong nhóm, gợi ý cách thức làm việc cho từng nhóm, cung cấp các tiêu chí đánh giá.
Thông báo những tài liệu tham khảo hỗ trợ cho học sinh, chuẩn bị những điều kiện cần
thiết để thực hiện và kiểm tra tính khả thi của việc thực hiện dự án.
+ Nhiệm vụ của học sinh: Dựa trên mục tiêu chung, xác định mục tiêu của nhóm
mình. Bầu nhóm trưởng, thư kí của nhóm. Thảo luận, thống nhất xây dựng kế hoạch
thực hiện. Phân công cụ thể công việc cho từng thành viên trong nhóm tùy theo năng
lực của từng bạn. Dựa vào sự định hướng, điều chỉnh của giáo viên để chỉnh sửa kế
hoạch cho hiệu quả.
- Bước 4: Thực hiện dự án.
+ Nhiệm vụ của giáo viên: Theo dõi quá trình thực hiện của học sinh. Kiểm tra
tiến độ thực hiện của các nhóm. Trợ giúp giải quyết các câu hỏi mà học sinh thường gặp
khó khăn trong quá trình thực hiện, chú ý phân tích những nguồn thông tin đúng và
nguồn thông tin không chính xác.
+ Nhiệm vụ của học sinh: Tiến hành nghiên cứu tài liệu, tìm kiếm, thu thập
thông tin và xử lí thông tin. Họp thảo luận nhóm, trao đổi, giải quyết các vấn đề khó
khăn. Tổng hợp thông tin, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, thiết kế nội
dung báo cáo sản phẩm của nhóm thành bản thu hoạch, viết báo cáo thu hoạch.
- Bước 5: Trình bày sản phẩm dự án.
+ Nhiệm vụ của giáo viên: Tổ chức cho học sinh trình bày sản phẩm. Tổ chức
cho các nhóm trao đổi, thảo luận, đặt ra câu hỏi cho các nhóm giải quyết. Bổ sung, gợi
ý cho các nhóm thực hiện nhằm hoàn thiện dự án. Chuẩn bị cơ sở vật chất cần thiết
(máy tính, máy chiếu,...) cho các nhóm báo cáo sản phẩm của dự án.
+ Nhiệm vụ của học sinh: Tùy theo dự án của mỗi nhóm để có hình thức trình
bày phù hợp. Các nhóm trao đổi ý kiến, góp ý để hoàn thiện dự án. Báo cáo sản phẩm
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
12
nghiên cứu trước lớp.
- Bước 6: Đánh giá dự án.
+ Nhiệm vụ của giáo viên: Đưa ra tiêu chí đánh giá rõ ràng dựa trên các yếu tố:
mục tiêu cần đạt của dự án, sự hợp tác của các thành viên trong nhóm, thời gian hoàn
thành, nội dung bài báo cáo, hình thức, việc trình bày và trả lời câu hỏi của các thành
viên trong nhóm,... Tổ chức cho HS tự đánh giá, các nhóm đánh giá lẫn nhau. Từ đó,
giáo viên tổng hợp, đánh giá chung về quá trình thực hiện và sản phẩm của dự án.
Đối với từng thành viên trong nhóm, việc đánh giá của giáo viên dựa trên sự theo
dõi, đánh giá của nhóm trưởng, của các thành viên trong nhóm và sự tự đánh giá.
+ Nhiệm vụ của học sinh: Từng thành viên trong nhóm tự đánh giá bản thân.
Các nhóm đánh giá lẫn nhau.
3.1.2. Tổ chức dạy học theo dự án chủ đề “ Ba đường conic” Toán 10.
3.1.2.1. Xác định đối tượng, điều kiện tiến hành dự án
- Học sinh trường THPT Nghi Lộc 2.
- Học sinh lớp thực nghiệm : 10A1.
3.1.2.2. Chọn chủ đề và xác định mục tiêu dự án .
* Chọn chủ đề: Tìm hiểu về khái niệm, tính chất và ứng dụng của ba đường
conic.
* Mục tiêu của dự án:
a. Kiến thức
- Học sinh hiểu được định nghĩa, thiết lập được phương trình chính tắc của
đường elip, parabol, hypebol.
- Vận dụng được kiến thức về phương trình đường elip, parabol, hypebol để
giải quyết một số bài toán liên quan đến thực tiễn.
b. Năng lực
- Tư duy và lập luận toán học:
+ So sánh, tương tự hóa các hình ảnh về 3 đường cônic
+ Từ các trường hợp cụ thể, HS khái quát, tổng quát hóa thành các kiến thức
về 3 đường cônic.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
13
- Mô hình hoá Toán học:
+ Chuyển vấn đề thực tế về bài toán liên quan đến 3 đường cônic.
+ Sử dụng các kiến thức về 3 đường cônic để giải bài toán liên quan đến thực tế.
+ Từ kết quả bài toán trên, trả lời được vấn đề thực tế ban đầu.
- Giao tiếp toán học: Trình bày, diễn đạt, thảo luận, tranh luận và sử dụng
được một cách hợp lí ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để
biểu đạt các nội dung liên quan đến tính chất 3 đường cônic.
- Sử dụng công cụ và phương tiện học toán:
+ Máy tính cầm tay
+ Điện thoại/laptop: tìm kiếm và trình bày các hình ảnh của 3 đường cônic
trong cuộc sống
+ Bảng phụ, thước parabol…
+ Sử dụng phần mềm Geogabra để vẽ các hình ảnh có dạng 3 đường cônic.
+ Sử dụng công nghệ thông tin để khai thác tài liệu, soạn bài trình chiếu trên
Powerponit.
c. Phẩm chất
- Chăm chỉ : Tích cực hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
- Tìm tòi, khám phá: Học sinh yêu thích khoa học, tìm hiểu và khám phá mối
liên hệ giữa Toán học và cuộc sống, giữa Toán học và các môn khoa học khác
- Trung thực: Khách quan, công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm
mình và nhóm bạn.
- Trách nhiệm: Tự giác hoàn thành công việc mà bản thân được phân công,
phối hợp với thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
3.1.2.3. Xây dựng kế hoạch thực hiện.
* Đối với giáo viên:
a) Xác định các công việc cần thực hiện: Hệ thống kiến thức chủ đề “Ba đường
conic” (Toán 10-KNTT); khảo sát thực nghiệm hình thành đường elip, đường hypebol,
đường parabol.
b) Xây dựng bộ câu hỏi định hướng:
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
14
+ Câu hỏi khái quát: Tìm hiểu về khái niệm, tính chất và ứng dụng của ba
đường conic?
+ Câu hỏi bài học: Tìm hiểu cách tạo thành ba đường conic?
Vận dụng kiến thức về ba đường conic vào giải toán?
Ứng dụng của ba đường conic trong thực tiễn?
- Câu hỏi nội dung:
NHÓM 1: ELIP
Câu hỏi 1: Quỹ đạo chuyển động của các hành tinh trong hệ mặt trời là hình gì?
Câu hỏi 2: Tìm hình động mô tả cách vẽ elip, thực hành vẽ đường elip trên
Geogebra.
Câu hỏi 3: Định nghĩa , phương trình chính tắc, hình dạng, các yếu tố đặc
trưng của elip dưới dạng sơ đồ tư duy?
Câu hỏi 4: Tìm hiểu tính chất phản xạ của elip và ứng dụng của nó trong các
lĩnh vực đời sống? Tìm hiểu một số công trình có hình elip ở Việt Nam và thế giới?
NHÓM 2: HYPEBOL
Câu hỏi 1: Tìm hiểu quỹ đạo chuyển động của sao chổi tiến đến gần một hành
tinh nào đó nhưng không bao giờ quay trở lại.
Câu hỏi 2: Định nghĩa , phương trình chính tắc, hình dạng của hypebol dưới
dạng sơ đồ tư duy?
Câu hỏi 3: Tìm hình động mô tả cách vẽ hypebol, thực hành vẽ đường
hypebol trên phần mềm Geogebra .
Câu hỏi 4: Tìm hiểu một số ứng dụng của hypebol trong đời sống; trong kiến
trúc xây dựng; trong vật lý, thiên văn?
NHÓM 3: PARABOL
Câu hỏi 1: Định nghĩa , phương trình chính tắc, hình dạng, các yếu tố đặc
trưng của parabol dưới dạng sơ đồ tư duy?
Câu hỏi 2: Tìm hiểu tính chất quang học, âm học của Parabol.
Câu hỏi 3: Làm thế nào để thiết kế được đĩa vệ tinh sao cho tín hiệu thu được
là tốt nhất?
Câu hỏi 4: Nêu một số ứng dụng của parabol trong đời sống; một số công
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
15
trình có hình dạng parabol?
NHÓM 4: SỰ THỐNG NHẤT GIỮA BA ĐƯỜNG CONIC
Tình huống “Phiến ánh sáng”:
Một chùm sáng phát ra từ một cái đèn pin có hình dạng gần như là một hình
nón. Khi đặt trước đèn pin một tờ giấy sẽ cho ta các phiến ánh sáng khác nhau, hay
là các hình khác nhau của chùm ánh sáng đó.
- Vẽ một hệ trục tọa độ lên giấy kẻ ô. Làm theo cách tiến hành ở trên và vẽ ra
một elip.
Câu hỏi 1: Viết một phương trình elip phù hợp nhất có thể với dữ liệu thu được.
Tìm độ dài trục lớn và trục bé. Sử dụng các giá trị thu được trong phương
trình vừa viết để tìm các tiêu điểm.
Xác minh lại phương trình mà bạn đã viết bằng cách lấy một cặp điểm bất kì trên
elip, kiểm tra xem tổng khoảng cách đến các tiêu điểm có là một hằng số hay không.
Câu hỏi 2: Biết tâm sai là đại lượng đo độ kéo dài của một elip. Tâm sai
được xác định bằng tỷ số c
e
a
= . Sử dụng đèn pin để tạo ra nhiều elip có các tâm
sai khác nhau. Vẽ ba elip khác nhau. Tính tâm sai của mỗi elip đó rồi viết lên giấy.
Tâm sai của một elip có thể nhận các giá trị trong khoảng nào?Khi giá trị tâm sai
thay đổi thì hình dáng elip thay đổi như thế nào ?
Câu hỏi 3: Tiếp tục nghiêng đèn pin cho đến khi tâm sai quá lớn và không còn
có thể tạo ra được một elip được nữa. Lúc này bạn vẽ ra được hình gì?
Câu hỏi 4: Hãy cho biết quỹ đạo của từng vật thể trong bảng sau đây là
parabol, elip hay hypebol.
Tên Tâm sai của quỹ đạo Ngày phát hiện
Sao chổi Halley 0,968 TCN
Sao chổi Hale-Bopp 0,995 23/07/1995
Sao chổi Hyakutake 0,999 31/01/1996
Sao chổi C/1980E1 1,058 11/02/1980
Oumuamua 1,201 19/10/2017
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
16
c) Chia nhóm học tập
GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 10-12 thành viên. Các nhóm cùng thực
hiện nhiệm vụ chung là trả lời bộ câu hỏi định hướng.
- Dự trù thời gian thực hiện dự án: 4 tiết học
+ Tiết 1: nghiên cứu lí thuyết, tìm hiểu thực tế.
+ Tiết 2-3 : Hoàn thành sản phẩm, báo cáo. Đánh giá dự án, hoàn thiện, tổng kết.
+Tiết 4 : Luyện tập, củng cố.
d) Dự kiến phương tiện, vật liệu và thông báo tài liệu tham khảo:
GV phổ biến cho HS tham khảo sách giáo khoa, sách bài tập; yêu cầu HS
chuẩn bị trước các dụng cụ liên quan. GV có thể cho lớp thực hiện các nội dung
này từ buổi học trước để các em chuẩn bị.
* Đối với Học sinh:
Chia thành các nhóm, mỗi nhóm cử đại diện nhóm trưởng để báo cáo hoạt
động của nhóm mình, sau đó thống nhất kế hoạch thực hiện, chi tiết hóa dự án:
- Nghiên cứu lí thuyết:
+ Hệ thống các kiến thức về ba đường conic.
- Tìm hiểu thực tế:
+ Nêu một số ví dụ trong thực tế về ba đường conic.
- Hoàn thành sản phẩm:
+ Thu thập kết quả, thực hành, hoàn thiện dự án
+ Phân công công việc cụ thể cho từng thành viên.
3.1.2.4. Thực hiện dự án .
Trên cơ sở kế hoạch đã xây dựng, HS thực hiện các nhiệm vụ, bám sát bộ câu hỏi
định hướng đưa ra.
- Nghiên cứu lí thuyết: từng thành viên trong nhóm thực hiện các nhiệm vụ được
phân công, tiến hành nghiên cứu tài liệu, hệ thống kiến thức về ba đường conic, giải
quyết các câu hỏi đã đưa ra.
+ GV: quan sát, kiểm tra, giám sát các nhóm hoạt động thực hiện nhiệm vụ, có sự
hỗ trợ kịp thời khi HS gặp khó khăn và đánh giá hoạt động của các cá nhân.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
17
+ HS: Sau khi đã hoàn thành các nhiệm vụ học tập, các nhóm tổng hợp, hoàn
thành nội dung bản thu hoạch; viết báo cáo thu hoạch.
3.1.2.5. Trình bày sản phẩm dự án .
Sau khi các nhóm đã hoàn thành nhiệm vụ được giao, GV có thể gọi ngẫu
nhiên một thành viên trong nhóm đại diện báo cáo (có thể trình bày như một bài
thuyết trình). Các thành viên khác theo dõi, nhận xét, bổ sung, hoàn thiện bài trình
bày của nhóm mình. Các nhóm khác tham gia thảo luận, trao đổi ý kiến, bổ sung,
góp ý. Qua đó, GV rút ra nhận xét về kết quả hoạt động của nhóm.
NHÓM 1: ELIP
- Báo cáo sản phẩm trên Power point, trưởng nhóm lên báo cáo. (Nội dung cụ
thể ở phần Phụ lục 1).
Câu 1 :
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
18
Câu 2:
Câu 3:
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
19
Câu 4 : Elip có nhiều tính chất rất thú vị, đặc biệt là tính chất phản xạ của elip
đã được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực của đời sống. “Các tia từ một tiêu
điểm bị phản chiếu bởi elip đến tiêu điểm thứ hai, dẫn đến ứng dụng quang và âm
thanh “.
Hình elip được ứng dụng nhiều trong thực tiễn, đặc biệt là kiến trúc xây dựng
như đấu trường La Mã, tòa nhà Ellipse Tower Hà Nội, sử dụng trong thiết kế logo
quảng cáo, thiết bị nội thất, ...
NHÓM 2: HYPEBOL
Báo cáo sản phẩm trên Power point, trưởng nhóm lên báo cáo. ( Nội dung cụ
thể ở phần Phụ lục 1).
Câu 1: Trong thiên văn học, quỹ đạo chuyển động của sao chổi thường có
dạng là parabol, elip hay là hypebol. Trong đó, một sao chổi mà tiến đến gần một
hành tinh nào đó nhưng không bao giờ quay trở lại thì có quỹ đạo chuyển động là
hypebol.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
20
Câu 2 :
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
21
Câu 3:
Câu 4:
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
22
NHÓM 3: PARABOL
- Báo cáo sản phẩm trên Power point, trưởng nhóm lên báo cáo. ( Nội dung cụ
thể ở phần Phụ lục 1).
Câu 1:
Trước đây, ta đã từng được học về Parabol trong rất nhiều bài học, và cũng đã
sử dụng phương trình Parabol để mô tả nhiều bài toán hay các hiện tượng trong
cuộc sống. Nhưng trong phần này, chúng ta tìm hiểu về Parabol theo một bối cảnh
khác. Trong chương trước, ta đã được biết đến Parabol qua đồ thị hàm số bậc hai
Parabol cũng có thể được định nghĩa theo một cách khác.
Định nghĩa của một Parabol:
Một Parabol là quỹ tích của tất cả các điểm M trong mặt phẳng có khoảng
cách đến một điểm cố định F bằng khoảng cách đến một đường thẳng cố định  .
Điểm cố định F được gọi là tiêu điểm, và đường thẳng cố định  được gọi là
đường chuẩn.
Câu 2: Tìm hiểu tính chất quang học, tính chất âm học của parabol.
a) Tính chất quang học
Tính chất 1: Tiêu điểm, nơi mà tất cả các tia song song với trục parabol sẽ
hội tụ sau khi đi qua parabol. Điểm tiêu điểm nằm cách đỉnh một khoảng cố định,
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
23
được gọi là khoảng cách tiêu cự (focal length). Điểm tiêu điểm là tính chất quang
học quan trọng cho ống kính, gương và các thiết bị quang học khác để tập trung tia
sáng và tạo ra hình ảnh rõ nét.
Tính chất 2: Đối xứng. Các tia sáng đi vào parabol tại các góc khác nhau
nhưng tia phản xạ xuất phát từ điểm tiêu điểm luôn tạo thành một góc đối xứng với
trục parabol. Do đó, các đối tượng được tạo thành bởi các tia sáng phản xạ từ
parabol sẽ có tính chất đối xứng. Điều này là quan trọng trong việc thiết kế các
thiết bị quang học, ví dụ như gương phản xạ trong thiết bị thiên văn học
Tính chất 3: Tập trung ánh sáng, điều này là do parabol có đường cong vòm
thay vì phẳng như gương phẳng thông thường. Do đó, nó có khả năng tập trung tia
sáng hơn, làm cho hình ảnh được tạo ra bởi các tia sáng phản xạ từ parabol sắc nét
và rõ ràng hơn.
Tính chất quang học của parabol là tính chất của đường cong parabol
được áp dụng trong các thiết bị quang học như ống kính, gương, chùm tia laser
và các ứng dụng khác.
b) Tính chất âm học
Tính chất 1: Tập trung âm thanh: Parabol có tính chất tập trung âm thanh tại
một điểm tiêu điểm. Khi một sóng âm tới và phản xạ từ bề mặt parabol, sóng âm sẽ
được tập trung lại tại điểm tiêu điểm.
Tính chất 2: Khả năng thu âm thanh: Với tính chất tập trung âm thanh của
mình, parabol có thể được sử dụng để thu âm thanh từ xa với độ nhạy cao. Ví dụ,
các loại micro được sử dụng trong các ứng dụng như ghi âm hoặc phát thanh truyền
hình có thể được thiết kế dựa trên hình dạng của parabol để tập trung âm thanh.
Tính chất 3: Phát sóng: Parabol cũng có tính chất phát sóng âm thanh tốt. Khi
một nguồn âm thanh được đặt tại điểm tiêu điểm của parabol, âm thanh sẽ được
phát sóng đều và truyền đi xa hơn.
Câu 3: Để thiết kế được đĩa vệ tinh sao cho tín hiệu thu được là tốt nhất,
cần xem xét các yếu tố sau:
- Kích thước của đĩa vệ tinh ảnh hưởng đến độ nhạy của nó. Đĩa lớn hơn có
khả năng thu sóng tốt hơn.
- Độ phân giải của đĩa vệ tinh sẽ xác định khả năng thu được tín hiệu với độ
chính xác cao. Điều này phụ thuộc vào kích thước của đĩa và độ nhạy của bộ thu.
- Vị trí của đĩa vệ tinh cũng rất quan trọng. Nó cần phải được đặt ở vị trí có
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
24
tầm nhìn tốt nhất đến vệ tinh mà bạn muốn thu tín hiệu.
- Vật liệu: Vật liệu được sử dụng để làm đĩa vệ tinh cũng ảnh hưởng đến khả
năng thu sóng của nó. Các vật liệu thông dụng là nhôm và thép không gỉ.
Câu 4: Ứng dụng
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
25
NHÓM 4: SỰ THỐNG NHẤT CỦA BA ĐƯỜNG CONIC
Nhiệm vụ : Tiến hành khảo sát
Câu 1:
Thực hành đo đạc
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
26
Xác minh kết quả
Câu 2 : Sử dụng đèn pin để tạo ra nhiều elip có các tâm sai khác nhau. Vẽ ba
elip khác nhau. Tính tâm sai của mỗi elip đó rồi viết lên giấy. Tâm sai của một elip
có thể nhận các giá trị trong khoảng từ 0 đến 1.
Với elip có trục lớn nằm ngang. Nếu tâm sai gần bằng 1 thì elip nhìn gần
giống như đường tròn. Nếu tâm sai càng bé thì elip càng bị kéo dài ra.
Câu 3: Tiếp tục nghiêng đèn pin cho đến khi tâm sai quá lớn và không còn có
thể tạo ra được một elip được nữa. Lúc này bạn vẽ ra được hình parabol, hình
hypebol.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
27
Câu 4: Hãy cho biết quỹ đạo của từng vật thể trong bảng sau đây là parabol, elip
hay hypebol.
Tên Tâm sai của quỹ đạo Ngày phát hiện
Sao chổi Halley 0,968 TCN
Sao chổi Hale-Bopp 0,995 23/07/1995
Sao chổi Hyakutake 0,999 31/01/1996
Sao chổi C/1980E1 1,058 11/02/1980
Oumuamua 1,201 19/10/2017
Lời giải:
Sao chổi Halley: elip;
Sao chổi Hale-Bopp: elip.
Sao chổi Hyakutake: elip.
Sao chổi C/1980E1: hypebol.
Oumuamua: hypebol.
Sao chổi Halley ngày 8 tháng 3 năm 1986
- Đánh giá hoạt động nhóm (Xem phụ lục 2).
3.1.2.6. Đánh giá dự án
- HS: + Thảo luận theo nhóm, mỗi nhóm tự thảo luận đánh giá kết quả
thực hiện dự án (theo tiêu chí đánh giá ban đầu)
+ Rút kinh nghiệm cho quá trình học tập và cho việc thực hiện những
dự án sau này (ghi biên bản).
- GV: + Đánh giá từng nhóm và các cá nhân trong mỗi nhóm;
+ Đánh giá chung về quá trình thực hiện dự án của lớp và rút kinh
nghiệm sau quá trình triển khai dự án.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
28
Phiếu 1. Lộ trình đánh giá dự án
Lộ trình đánh giá
(đánh giá thời điểm nào)
Nội dung đánh giá Người đánh giá
Trước dự án Mức độ tiếp thu dự án Giáo viên
Thực hiện dự án
- Tiến trình xây dựng sản phẩm
- Tinh thần, thái độ làm việc nhóm
Giáo viên, học sinh
Sản phẩm dự án Sản phẩm của nhóm Giáo viên, học sinh
Phiếu 2. Phiếu đánh giá cá nhân
PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ
- Họ và tên người tự đánh giá:……………………………………….
- Nhóm:……..Lớp:……….
Nội dung đánh giá
Mức độ đánh giá
4 3 2 1 0
1. Tinh thần làm việc
2. Tác phong làm việc
3. Tính sáng tạo trong công việc
4. Khả năng làm việc theo nhóm
5. Sự tiến bộ về kiến thức
6. Sự tiến bộ về kĩ năng
Chú thích: 4: Rất tốt; 3: Tốt; 2: Khá; 1: Đạt; 0: Chưa đạt
(HS đánh dấu (X) vào các ô điểm mình cho)
Phiếu 3. Phiếu đánh giá trình bày sản phẩm nhóm
Phiếu đánh giá sản phẩm của nhóm: …….
Lớp:…………………………..
Tên dự án:………………………………………………………………….
Tiêu chí Mức độ Điểm
Tốt
(10-9 điểm)
Khá
(8-7 điểm)
Trung bình
(6-5 điểm)
Yếu
(< 5 điểm)
Nội dung
- Chính xác,
khoa học.
- Vận dụng
được kiến
thức cơ bản.
- Chính xác,
một số nội
dung sắp xếp
chưa khoa học.
- Vận dụng
được kiến thức
cơ bản
- Chính xác
nhưng chưa
khoa học.
- Việc vận
dụng kiến
thức cơ bản
chưa tốt, một
số nội dung
còn sơ sài.
- Thiếu
chính xác
- Không
vận dụng
được kiến
thức cơ bản.
Báo cáo
trình bày
Báo cáo trình
bày rõ ràng,
Báo cáo trình
bày chưa rõ
- Báo cáo
trình bày
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
29
Hình thức
tường minh,
rõ ràng, sạch
đẹp, khoa
học, có đầy
đủ tên dự án,
tên nhóm,
tên các thành
viên của
nhóm.
khoa học; có
đầy đủ tên dự
án, tên nhóm
và các thành
viên của
nhóm.
ràng, một số
chỗ còn chưa
phù hợp,
không khoa
học; có đầy đủ
tên dự án, tên
nhóm và các
thành viên của
nhóm.
chưa rõ ràng,
khó hiểu,
không khoa
học; còn thiếu
một số thông
tin như: tên
dự án,
-Tên nhóm
và các thành
viên của
nhóm.
Trình bày
- Đúng thời
gian.
- Trình bày
logic, lập
luận chặt
chẽ, mạch
lạc, lôi cuốn
người nghe,
thuyết phục,
phát âm
chuẩn.
- Trả lời tốt
các câu hỏi
khi thảo luận
- Đúng thời
gian.
- Trình bày
logic, lập luận
chặt chẽ,
mạch lạc.
- Phát âm
chưa chuẩn,
chưa lôi
cuốn, hấp
dẫn và thuyết
phục.
- Trả lời khá
tốt các câu
hỏi khi thảo
luận.
- Đúng thời
gian.
- Trình bày
logic, lập
luận chưa
chặt chẽ,
mạch lạc.
- Phát âm
chưa chuẩn,
chưa lôi cuốn,
hấp dẫn,
thuyết phục.
- Trả lời được
các câu hỏi
khi thảo luận.
- Không
đúng thời
gian.
- Trình bày
không logic,
lập luận chưa
chính xác.
- Trình bày
khó hiểu,
không lôi
cuốn.
- Không trả
lời được các
câu hỏi thảo
luận.
Tổng điểm:
Điểm trung bình …../3
Phiếu 4. Đánh giá kết quả hợp tác nhóm
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỢP TÁC NHÓM
Lớp: ……….
Tên dự án:…………………………………………………
Tiêu chí đánh giá
Mức độ chất lượng
Rất tốt
(10 đ)
Tốt
(8-9 đ)
Khá
(7 đ)
TB
(5-6 đ)
Ít hoặc
không
tham gia
(<5 đ)
1. Tinh thần hợp tác, tôn trọng
2. Tích cực đóng góp, hoàn
thiện
3. Tinh thần đồng đội
4. Khả năng tổ chức công việc,
kiểm soát tình huống
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
30
5. Chia sẻ kiến thức, kinh
nghiệm
6. Hiệu quả công việc
7. Hoàn thành đúng thời hạn
Tổng điểm:………
Điểm trung bình:……../7
3.2. Biện pháp 2: Thiết kế hoạt động nhóm qua trò chơi.
Thiết kế trò chơi trong dạy học “Game based on learning”. Sử dụng hình thức
hoạt động nhóm qua trò chơi sẽ giúp học sinh trao đổi ý với nhau, bổ sung cho nhau
các kiến thức còn thiếu, học sinh sẽ sôi nổi hơn trong học tập vừa phát huy được tính
chủ động, sáng tạo vừa mang đến cho học sinh sự hứng thú, say mê, năng động tích
cực hơn, xóa bỏ đi sự nhàm chán trong một tiết học Toán . Các em sẽ được thoải
mái tham gia vào hoạt động học tập mà không hề hay biết. Giờ học vì thế cũng bớt
sự căng thẳng khô khan. Học tập theo phương pháp này giúp tiết kiệm được thời
gian học tập cũng như giúp học sinh nắm rõ nhiệm vụ học tập được giao sẽ rõ ràng,
cụ thể hơn. Qua đó học sinh sẽ hình thành được một số năng lực và kỹ năng sống.
- Tạo các tình huống, bài toán, nhiệm vụ học tập có vấn đề liên quan đến thực
tiễn tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Từ thực tế dạy học, khi tổ chức “Game based on learning - Phương pháp học
qua chơi” trong các hoạt động nhóm ở môn Toán lớp 10 tại trường THPT Nghi
Lộc 2 , chúng tôi đã áp dụng và đã đem lại hiệu quả cao.
3.2.1. Phương pháp dạy học nhóm và việc quản lý nhóm học tập
* Mục đích
- Giúp học sinh hình thành năng lực hợp tác, tinh thần học hỏi, giúp đỡ nhau
khi thực hiện nhiệm vụ.
- Phát huy được tính tích cực,tính trách nhiệm của học sinh.
- Phát triển năng lực hợp tác làm việc và năng lực giao tiếp của học sinh
- Tạo cơ hội cho từng cá nhân học sinh mạnh dạn chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm
3.2.1.1. Hình thức tổ chức nhóm
- Đối với giáo viên
Cần nắm vững quy trình tổ chức dạy học theo nhóm :
+ Bước 1: Thành lập nhóm.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
31
+ Bước 2: Định hướng hoạt động nhóm.
+ Bước 3: Kiểm tra quá trình chuẩn bị của học sinh.
+ Bước 4: Báo cáo kết quả:
+ Bước 5: Kết luận vấn đề:
- Đối với học sinh
Cần có ý thức tìm tòi, nghiên cứu, hợp tác với nhau trong quá trình làm việc
cùng nhau.
Cần có sự thống nhất và phân công hợp lý, có trách nhiệm với những nhiệm
vụ được trưởng nhóm giao phó.
3.2.1.2. Quản lí nhóm học tập
* Mục đích
- Quản lí nhóm học tập giáo viên có trách nhiệm hướng dẫn và quản lí học
sinh làm việc theo nhóm nhằm đạt được mục tiêu về nội dung học tập.
-Tạo nề nếp, ý thức và thói quen kỉ luật cho học sinh khi tham gia học tập và
làm việc cùng nhau.
- Đối với giáo viên:
Để đạt được mục đích trên, trước đó giáo viên phải chuẩn bị rất kĩ phần thiết
kế bài học, lựa chọn vấn đề cần làm việc theo nhóm. Trong quá trình thiết kế giáo
án, giáo viên cần chọn vấn đề cho việc tổ chức hoạt động nhóm và đặt ra các tình
huống.
- Đối với học sinh
Để quá trình hoạt động chung đạt hiệu quả, tất yếu mỗi thành viên cần có ý
thức tìm tòi, nghiên cứu, có sự thống nhất và phân công hợp lý, cụ thể (phân công
nhóm trưởng, người đúc kết ý kiến ghi ra giấy, người trình bày... phải có sự thay
đổi, luân phiên nhau). Để tiết kiệm thời gian, trưởng nhóm phân công mỗi thành
viên phụ trách một mảng, sau đó cùng tổng hợp, thống nhất ý kiến, xây dựng phần
cấu trúc trình bày của nhóm. Việc phân công càng cụ thể, hiệu quả càng cao. Với
môi trường tập thể - lớp học, học sinh phải luôn hướng đến thái độ hợp tác, trao
đổi tích cực.
3.2.1.3. Cách tổ chức dạy học theo nhóm
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
32
Vận dụng các kiểu loại nhóm vào giờ dạy học :
Một số hình thức tổ chức nhóm và cách chia nhóm:
- Chia nhóm theo số lượng: Quy mô nhóm tuỳ thuộc vào nhiệm vụ sẽ giao
cần đến ít hay nhiều người.
+ Nhóm nhỏ: nhóm theo từng cặp học sinh, thường hình thành bằng cách các
em ngồi cạnh nhau.
+ Nhóm lớn: nhóm theo 1 - 2 bàn học, thường hình thành bằng cách các em
quay mặt vào nhau hoặc bàn trên quay xuống bàn dưới.
- Chia nhóm theo tính chất:
+ Nhóm ngẫu nhiên: được chia theo một cách ngẫu nhiên, không tính
zfsntđến đặc điểm của người trong nhóm.
+ Nhóm hỗn hợp: gồm những em có điều kiện, năng lực khác nhau (thường
được chia theo tổ) tạo điều kiện cho các em hỗ trợ lẫn nhau khi làm việc.
+ Nhóm tình bạn và nhóm kinh nghiệm: học sinh tự lựa chọn bạn cùng sở
thích, có sở trường hoặc kinh nghiệm về một lĩnh vực nào đó tạo thành một nhóm.
(Giáo viên thường giao việc cho học sinh thực hiện ở nhà).
3.2.2. Tổ chức hoạt động nhóm trong trò chơi học tập
3.2.2.1. Mục đích
Trò chơi phải là hoạt động nhóm để:
1. Mỗi học sinh đều phải làm bài
2. Mỗi học sinh đều phải nói.
3. Mỗi hs đều lắng nghe ; phản biện.
4. Không phải chơi cho vui mà sau khi chơi; phải được gì cho trẻ về mặt kiến
thức; kĩ năng; phẩm chất.
5. Cách tổ chức chơi theo nhóm phải tạo ra các mắt xích cho mỗi học sinh. Mỗi
học sinh có trách nhiệm hoàn thành phần việc của mình; và trách nhiệm với nhóm.
3.2.2.2. Cách thực hiện
- Nhóm tổ chức hoạt động trao đổi, thảo luận: Nếu vấn đề đã được chuẩn bị
trước thì nhóm có thể hội ý nhanh để có được sự thống nhất cuối cùng. Nếu là vấn
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
33
đề mới, nhóm sẽ cùng nhau bàn bạc thảo luận trong thời gian quy định cụ thể của
giáo viên. Nhóm trưởng điều hành quá trình làm việc của nhóm, cùng nhóm xây
dựng đề cương trình bày.
- Nhóm trình bày vấn đề: Trong thời gian quy định, nếu nhóm nào đã hoàn
thành trước, giáo viên có thể ưu tiên để nhóm trình bày. Sau đó có thể gọi bất kì
nhóm nào lên trình bày tiếp theo. Một thành viên đại diện nhóm trình bày bài viết
của nhóm phải kết hợp hài hoà giữa kiến thức và phong cách trình bày, đảm bảo
đúng thời gian.
- Đóng góp ý kiến, phản biện: Sau phần trình bày của nhóm, tất cả các thành
viên của lớp có quyền đặt câu hỏi phát vấn và nhận xét nhóm bạn. Giáo viên cần
khuyến khích bằng hình thức thưởng điểm cho những học sinh có những câu hỏi
hay và đáp án chính xác.
- Giáo viên đúc kết vấn đề và nhận xét chung.
- Đánh giá cho điểm: Giáo viên thu phiếu học tập, đánh giá cho điểm với các
yêu cầu:
+ Kiến thức đầy đủ, khoa học; có liên hệ, mở rộng.
+ Phong cách trình bày.
+ Thời gian.
3.2.2.3. Hoạt động nhóm trong chủ đề “Ba đường conic”
a) Trò chơi tìm ô chữ
Sử dụng một tờ giấy trắng viết đầy các ký tự alphabet lên trên đó theo các
hình thù khác nhau ( hình vuông,hình ngôi sao, hình cây …) tuỳ độ khó của trò
chơi. Lưu ý các ký tự cần được sắp xếp có hàng lối và lẫn trong đó là những từ có
nghĩa đang được giấu đi. Nhiệm vụ của các nhóm là tìm kiếm ra những từ đã bị
giấu đi đó, khoanh chúng lại theo chiều ngang, dọc hoặc chéo. Sau đó đọc to từ
vừa tìm được kèm nghĩa của từ đó. Trò chơi này ngoài việc giúp học sinh ghi nhớ
cách viết của từ. Còn đòi hỏi sự nhanh tay, nhanh mắt; rèn luyện năng lực ngôn
ngữ, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp…
LUẬT CHƠI :
+ Mỗi nhóm gồm 3-4 học sinh nhận 1 phiếu tìm ô chữ.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
34
+ Mỗi nhóm có 5 phút để tìm 10 từ khoá gợi ý.
+ Mỗi từ khoá đúng được cộng 1 điểm.
+ Các từ khoá có thể ở hàng ngang, hàng dọc, chéo, đọc từ trái sang phải hoặc
từ phải sang trái.
+ Học sinh nêu ý nghĩa các từ khoá tìm được.
+ Bảng đánh giá hoạt động nhóm trò chơi “Tìm ô chữ”.
Từ khoá Khoanh đúng (0,5đ/ý) Nêu được ý nghĩa từ khoá (0,5đ/ý)
ELIP
HYPEBOL
PARABOL
TAMSAI
DUONGCHUAN
TIEUDIEM
TIEUCU
TRUCLON
TRUCBE
TRUCTHUC
Tổng điểm
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
35
(Xem phụ lục 4, phụ lục 5).
b) Trò chơi ghép hình bông hoa
* Chia nhóm:
+ Mỗi nhóm có 7 bạn, đánh số từ 1 đến 7.
+ Mỗi nhóm bầu nhóm trưởng.
+ Mỗi nhóm nhận 7 câu hỏi.
* Phân công công việc cụ thể:
+ Mỗi bạn làm 1 câu hỏi, trình bày lời giải tóm tắt vào phiếu học tập.
+ Bản thu hoạch cấu trúc hình bông hoa 6 cánh, nhuỵ ở mỗi cánh điền đáp án
một câu hỏi trong phiếu học tập.
+ Học sinh dán đáp án thích hợp, mỗi đáp án là một cánh hoa, điền tên người
làm lên cánh hoa đó.
+ Có một câu hỏi không có đáp án trong “bông hoa”.
* Bảng phân công công việc:
- Nhóm số…… nhóm trưởng : ………
- Bạn A ( số 1) làm câu …..
- Bạn B ( số 2) làm câu …..
- Bạn C ( số 3) làm câu …..
- Bạn D ( số 4) làm câu …..
- Bạn E ( số 5) làm câu …..
- Bạn F ( số 6) làm câu …..
- Bạn G ( số 7) làm câu …..
* Thảo luận nhóm:
- Mỗi bạn trình bày cách làm của mình.
- Nếu có bài giải sai, các bạn cho ý kiến rồi đi đến kết quả cuối cùng có sự
thống nhất của cả nhóm.
- Chia sẻ cách giải cho cả nhóm cùng nắm được.
* Báo cáo kết quả:
- Bảng nhiệm vụ và kết quả hoạt động:
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
36
Phiếu Tên Hoạt động Báo cáo Phản biện
1
2
3
4
5
6
7
Giáo viên bốc thăm gọi ngẫu nhiên nhóm trả lời và gọi bạn đại diện giải câu
đó trong nhóm trình bày. Đảm bảo cả nhóm phải đồng lòng cùng làm hết các câu.
* Cách chấm điểm nhóm:
Tiêu chí Số điểm
Sản phẩm đúng +6 đ
Thái độ làm việc nhóm + 1 đ
Báo cáo sản phẩm trước lớp + 1 đ
Phản biện với nhóm khác + 1 đ
Nộp bài đúng thời gian + 1 đ
Tổng điểm
Số thứ tự nộp bài
Việc kiểm tra xem các nhóm đúng sai cũng là một trở ngại; nhất là môn toán.
Nhưng đã có giải pháp tuyệt vời; đó là hiệu ứng màu sắc. Khi các nhóm xếp hình;
giáo viên chỉ cần nhìn qua; nếu học sinh xếp sai thứ tự màu sắc là biết nhóm đó
sai rồi .
Một cách nữa để tăng gay cấn trong trò chơi; ví dụ ghép hoa 6 cánh dưới đây;
giáo viên thiết kế 7 cánh; 1 cánh hoa sai là đáp án nhiễu cho học sinh; tùy lực học
của lớp nữa.
* Lưu ý: điểm trừ:
+ Mỗi câu sai, trừ 1 điểm.
+ Mất trật tự, không có sự làm việc nhóm, trừ 1 điểm.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
37
+ Có 1 ( hoặc nhiều hơn) thành viên không làm bài, ỷ lại vào nhóm, trừ 1
điểm nhóm. Thành viên đó được 0 điểm.
( Xem chi tiết ở phụ lục 4, phụ lục 5).
c) Trò chơi “ Đấu trường toán học”.
- Áp dụng trong hoạt động củng cố, vận dụng.
- Giáo viên chuẩn bị 4 câu hỏi ẩn trong 4 số ( số 1, số 2, số 3, số 4).
- Mỗi nhóm cử đại diện lên bốc thăm câu hỏi, thảo luận nhóm trả lời trong 3
phút.
- Các nhóm còn lại phản biện( nếu có).
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
( Xem phụ lục 4, phụ lục 5).
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
38
Câu 1: Mặt cắt đứng của một căn phòng trong
bảo tàng với vòm trần nhà có dạng một nửa
đường elip có hai tiêu điểm ở độ cao 4 m ( so
với mặt sàn),chiều cao của mái vòm là 3m,
chiều rộng của căn phòng là 16m. (hình
vẽ).Một nguồn sáng đặt tại tiêu điểm thứ nhất
của elip. Cần đặt bức tượng cách nguồn sáng
bao xa để bức tượng sáng rõ nhất?(Giả thiết
vòm trần phản xạ ánh sáng).
Câu 2:Một đèn pin có choá đèn hình parabol với các kích thước như hình bên.
Dây tóc bóng đèn đặt tại tiêu điểm F. Để đèn chiếu được xa phải đặt bóng đèn
cách đỉnh của choá đèn bao nhiêu cm?
Câu 3: Để chụp toàn cảnh, ta có thể sử dụng một gương hypebol.Máy ảnh được
hướng về đỉnh của gương và tâm quang học của máy ảnh được đặt tại một tiêu
điểm của gương ( xem hình).Tìm khoảng cách từ quang tâm của máy ảnh đến đỉnh
của gương, biết rằng phương trình cho mặt cắt của gương là
2 2
1
16 9
x y
− = .
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
39
Câu 4: Cho một cái đèn với chụp bóng
đèn có mặt cắt qua trục là parabol với
kích thước được thể hiện trên hình vẽ.
Giả sử xem dây tóc bóng đèn là một điểm
và được đặt ở vị trí tiêu điểm của parabol.
Tính khoảng cách từ dây tóc bóng đèn tới
đỉnh của chụp bóng đèn.
- Bảng đánh giá hoạt động nhóm trong trò chơi “ Đấu trường toán học”:
Tiêu chí Đánh giá kết quả HĐ nhóm .... Có Không
Kết quả đúng
Hoạt động sôi nổi, tích cực
Tất cả các thành viên đều tham gia thảo luận
Nộp bài đúng thời gian
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
4.1. Mục đích thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm mục đích kiểm nghiệm tính khả
thi và hiệu quả của những kỹ năng cần rèn luyện cho học sinh khi giải các bài toán
mà sáng kiến đó đề xuất, kiểm nghiệm tính đúng đắn của giả thuyết khoa học.
4.2. Tổ chức và nội dung thực nghiệm:
4.2.1. Tổ chức thực nghiệm:
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành tại trường THPT Nghi Lộc 2, tỉnh
Nghệ An.
Thời gian thực nghiệm được tiến hành vào khoảng từ 3 năm 2023 đến hết
tháng 4 năm 2023.
Lớp thực nghiệm: 10A1, Giáo viên dạy : Đặng Thị Khánh Hoa - Trường
THPT - Nghi Lộc 2.
Lớp đối chứng: 10A2, Giáo viên dạy: Phạm Văn Cương - Trường THPT Nghi
Lộc 2. Được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường THPT Nghi Lộc 2 chúng tôi đó
tìm hiểu kết quả học tập lớp khối 10 của trường và nhận thấy trình độ chung về
môn Toán của hai lớp 10A1và 10A2 là tương đương. Đặc biệt cả hai lớp 10A1 và
10A2 là hai lớp khối A của trường nên hầu hết học sinh đều có học lực môn toán là
khá trở lên.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
40
Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất thực nghiệm tại lớp 10A1 cả có số học sinh
là 45 em và lấy lớp 10A2 có số học sinh là 44 em làm lớp đối chứng.
Ban giám hiệu trường trường, các thầy cô giáo tổ trưởng tổ Toán Tin và các
thầy cô dạy hai lớp 10A1 và 10A2 chấp nhận đề xuất này và tạo điều kiện thuận lợi
cho chúng tôi được tiến hành thực nghiệm.
4.2.2. Nội dung thực nghiệm:
Thực nghiệm được tiến hành dạy học chủ đề “ Ba đường conic “ (sách Toán
10, bộ sách kết nối tri thức). Sau khi dạy thực nghiệm chúng tôi cho học sinh làm
bài kiểm tra. Sau đây là nội dung bài kiểm tra
ĐỀ KIỂM TRA THỰC NGHIỆM
(Thời gian 20 phút).
Câu 1: [Mức độ 1] Đường elip
2 2
1
9 7
x y
+ = cắt trục tung tại hai điểm 1
B , 2
B . Độ
dài 1 2
B B bằng :
A. 2 7 . B. 7 . C. 3. D. 6.
Câu 2: [Mức độ 2] Tổng các khoảng cách từ một điểm bất kỳ nằm trên elip
tới hai tiêu điểm bằng :
A. 4. B. 6. C. 12. D. 5.
Câu 3: [Mức độ 3] Phương trình chính tắc của elip có một tiêu điểm
và đi qua 1
3;
2
M
 
−
 
 
là:
A.
2 2
1
4 3
x y
+ = . B.
2 2
1
4 2
x y
+ = .
C.
2
2
1
4
x
y
+ = . D.
2 2
1
1
6
2
x y
+ = .
Câu 4: [Mức độ 1] Tọa độ các tiêu điểm của hypebol ( )
2 2
: 1
4 3
x y
H − = là :
2 2
1
9 4
x y
+ =
( )
1 3;0
F −
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
41
A. ( ) ( )
1 2
5;0 ; 5;0
F F
= − = . B. ( ) ( )
1 2
0; 5 ; 0;5
F F
= − = .
C. ( ) ( )
1 2
0; 7 ; 0; 7
F F
= − = . D. ( ) ( )
1 2
7;0 ; 7;0
F F
= − = .
Câu 5: [Mức độ 2] Cho của hypebol ( )
2 2
: 1
16 5
x y
H − = . Hiệu các khoảng cách từ
mỗi điểm nằm trên ( )
H đến hai tiêu điểm có giá trị tuyệt đối bằng bao
nhiêu?
A. 8. B.16. C. 4 . D.5.
Câu 6. [Mức độ 1] Cho một đường thẳng  và một điểm F không thuộc  .
Tập hợp các điểm M sao cho ( )
,
MF d M
=  là :
A. một elip. B. một parabol. C. một hypebol. D. một đường tròn.
Câu 7. [Mức độ 1] Đường thẳng nào là đường chuẩn của parabol 2
4
y x
= ?
A. 4.
x = B. 2.
x = C. 1.
x = D. 1.
x = −
Câu 8. [Mức độ 2] Phương trình chính tắc của Parabol đi qua điểm ( )
4; 2
A − là:
A. 2
3 12.
x x
y − −
= B. 2
27.
y x
= − C. 2
4 4.
y x
= − D. 2
.
y x
=
Câu 9. [Mức độ 3] Các hành tinh và các sao chổi khi chuyển động xung quanh mặt
trời có quỹ đạo là một đường elip trong đó tâm mặt trời là một tiêu điểm.
Điểm gần mặt trời nhất gọi là điểm cận nhật, điểm xa mặt trời nhất gọi là điểm
viễn nhật. Trái đất chuyển động xung quanh mặt trời theo quỹ đạo là một
đường elip có độ dài nửa trục lớn bằng 93.000.000 dặm. Tỉ số khoảng cách
giữa điểm cận nhật và điểm viễn nhật đến mặt trời là
59
.
61
Tính khoảng cách từ
trái đất đến mặt trời khi trái đất ở điểm cận nhật. Lấy giá trị gần đúng.
A. Xấp xỉ 91.455.000 dặm. B. Xấp xỉ 91.000.000 dặm.
C. Xấp xỉ 91.450.000 dặm. D. Xấp xỉ 91.550.000 dặm.
Mat troi
Trái dát
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
42
Câu 10. [ Mức độ 4] Một tháp làm nguội của nhà máy có mặt cắt là hình hypebol
có phương trình là
2 2
1
36 100
x y
− = . Biết chiều cao của tháp là 210m và
khoảng cách từ nóc tháp đến tâm đối xứng của hypebol bằng
1
2
khoảng
cách từ tâm đối xứng đến đáy tháp. Tính bán kính nóc và bán kính đáy của
tháp.
A. 30 2 , 6 197
r m R m
= = . B. 30 2 , 60 2
r m R m
= = .
C. 3 445 , 3 445
r m R m
= = . D. 80 19
, 233,12
3
r m R m
=  .
Đáp án
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐA A B C D A B D D C A
Mục tiêu của đề thực nghiệm :
- Đánh giá năng lực tính toán, năng lực lập luận và tư duy toán học, năng lực
mô hình hoá.
- Về mức độ : Đề trắc nghiệm gồm 10 câu, phân bố mức độ như sau:
Mức độ Số câu
1 4
2 3
3 2
4 1
Trong đó :
+ Mức độ 1: Kiểm tra nhận biết của học sinh về các yếu tố đặc trưng ba
đường conic ( câu 1, câu 4, câu 6, câu 7).
+ Mức độ 2: Kiểm tra sự thông hiểu của học sinh về định nghĩa, về điểm
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
43
thuộc ba đường conic ( câu 2, câu 5, câu 8).
+ Mức độ 3:Học sinh vận dụng kiến thức về khoảng cách bán kính qua tiêu
thiết lập phương trình chính tắc của elip ( câu 3); vận dụng vào thực tế tìm giá trị
lớn nhất hoặc nhỏ nhất của bán kính qua tiêu ( câu 9).
+ Mức độ 4: Học sinh vận dụng kiến thức về phương trình đường hypebol vào
bài toán thực tế (câu 10).
4.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm
4.3.1. Đánh giá định tính
Đặc thù của môn Toán là rất khó so với các môn học khác, hơn nữa các ứng
dụng trong thực tế thường không rõ nét nên một số em thường có tâm lý e ngại
khi học Toán. Tuy nhiên các em được giáo viên hướng dẫn, tìm tòi, khám phá kiến
thức, được hoạt động học tập thông qua các trò chơi bổ ích nên góp phần phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Những dự án, sơ đồ tư duy các em
hoàn thành với chất lượng cao, hoạt động nhóm qua trò chơi rất sôi nổi.
4.3.2. Đánh giá định lượng
Kết quả làm bài kiểm tra của học sinh lớp thực nghiệm (TN) và học sinh lớp
đối chứng (ĐC) được thể hiện thông qua hai bảng thống kê sau đây:
Kết quả bài kiểm tra thực nghiệm của lớp thực nghiệm 10A1 và lớp đối
chứng 10A2.
Bảng tổng hợp kết quả của các em học sinh như sau:
Lớp
Điểm
TN: Tổng số học sinh và tỷ lệ % ĐC: Số học sinh và tỷ lệ %
0 0 (%) 0 (%)
1 0 (%) 0 (%)
2 0 (%) 0 (%)
3 0 (%) 9 (20,5%)
4 3 (6,7%) 9 (20,5%)
5 6 (13,3%) 8 (18,2%)
6 2 (4,4%) 8 (18,2%)
7 15 (33,3%) 6 (13,5%)
8 10 (22,3%) 4 (9,1%)
9 6(13,3%) 0 (%)
10 3 (6,7%) 0 (%)
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
44
Bảng thống kê tỉ lệ điểm của các em học sinh như sau:
Lớp
TN ĐC
Tỷ lệ đạt yêu cầu 93,3% 59%
Tỷ lệ điểm kém 6,7% 41%
Tỷ lệ điểm trung bình 13,3% 18,2%
Tỷ lệ điểm khá 37,7% 31,7%
Tỷ lệ điểm giỏi 42,3% 9,1%
Bảng cho ta thấy: Tỷ lệ đạt điểm kém của lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối
chứng; tỷ lệ đạt yêu cầu, tỷ lệ điểm khá, giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp
đối chứng.
4.4. Kết luận về thực nghiệm
Quá trình thực nghiệm cùng những kết quả rút ra sau thực nghiệm cho
thấy: Mục đích thực nghiệm đã hoàn thành, tính khả thi và hiệu quả của đề tài
đã được khẳng định. Việc khai thác, vận dụng linh hoạt phương pháp dạy học
dự án tạo ra các hoạt động trải nghiệm dưới hình thức tổ chức trò chơi giải trí,
đưa tiết học trải nghiệm thực tế vào trong không gian lớp học, làm cho học sinh
thêm yêu môn Toán, thích phương pháp dạy học mới, có nhiều sáng tạo hơn
trong cuộc sống và đặc biệt được rèn luyện và phát triển nhiều phẩm chất năng
lực rất cần trong xã hội hiện đại đồng thời góp phần phát triển năng lực giải toán
cho học sinh từ đó giúp nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán ở trường THPT.
V. KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI
PHÁP ĐỀ XUẤT
5.1. Mục đích khảo sát:
Mục đích khảo sát là thu thập thông tin đánh giá về sự cần thiết và tính khả thi
của các đề tài đã đề xuất “Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của học sinh thông qua dạy học chủ đề Ba đường conic – Toán 10 – Kết nối tri
thức với cuộc sống ” , trên cơ sở đó điều chỉnh những biện pháp chưa phù hợp và
khẳng định độ tin cậy của các biện pháp được đánh giá.
5.2. Nội dung khảo sát và phương pháp khảo sát.
5.2.1. Nội dung khảo sát.
Nội dung khảo sát gồm:
+ Các biện pháp được đề xuất có thực sự cần thiết đối với việc phát huy tính
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
45
tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua dạy học chủ đề Ba đường
conic – Toán 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống không?
+ Các biện pháp được đề xuất có thực sự khả thi đối với việc phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua dạy học chủ đề Ba đường
conic – Toán 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống không?
Cụ thể:
Biện pháp 1: Dạy học theo dự án kết hợp sử dụng sơ đồ tư duy trong hoạt
động tìm tòi, khám phá kiến thức Ba đường conic.
Biện pháp 2: Thiết kế hoạt động nhóm qua trò chơi trong hoạt động luyện
tập, củng cố kiến thức Ba đường conic.
5.2.2. Phương pháp khảo sát và thang điểm.
Tác giả xin ý kiến bằng bảng hỏi với 4 mức độ đánh giá:
1- không cấp thiết /Không khả thi ;
2- ít cấp thiết / ít khả thi;
3- cấp thiết/ khả thi;
4- rất cấp thiết / rất khả thi.
Căn cứ số liệu thống kê ý kiến trưng cầu, sáng kiến tính toán để xác định
điểm trung bình về tính cấp thiết, khả thi của 2 biện pháp, với chuẩn đánh giá là:
Công cụ xử lí số liệu là sử dụng các thuật toán của phương pháp sử dụng
thống kê toán học để tính giá trị trung bình cộng có trọng số X của các mức độ
cần đánh giá đối với 1 tiêu chí phải đánh giá theo công thức sau:


=
=
= n
i
i
n
i
i
i
j
f
x
f
X
1
1
.
Trong đó:
+ j là thứ tự các tiêu chí
+ J
X là giá trị tung bình cộng có trong các mức độ được đánh giá đối với tiêu
chí cần đánh giá thứ j.
+ n
x
x
x ;.....
; 2
1 các mức độ được đánh giá đối với 1 tiêu chí cần đánh giá ( có n
mức độ đánh giá).
+ n
f
f
f ;....
; 2
1 là số lượng các ý kiến đồng ý đánh giá về từng mức độ đạt được
của mỗi tiêu chí tương ứng mỗi mức độ cần đánh giá ( n
x
x
x ;.....
; 2
1 ).
Kết quả dự liệu khảo sát được xử lí theo giá trị trung bình, phân theo thang
đánh giá như sau:
+ 75
.
1
0
,
1 
 X : không cần thiết/ không khả thi.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
46
+ 5
.
2
76
,
1 
 X : ít cần thiết/ ít khả thi.
+ .
25
,
3
6
,
2 
 X : cần thiết / khả thi.
+ 0
.
4
26
.
3 
 X : rất cần thiết / rất khả thi.
5.3. Đối tượng khảo sát.
Tổng hợp các đối tượng khảo sát
TT Đối tượng Số lượng
1 Học sinh lớp 10A3 42
2 Học sinh lớp 10A2 44
3 Học sinh lớp 10A1 45
4 Giáo viên tổ Toán 10
Tổng 141
5.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã
đề xuất.
5.4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất
Đánh giá sự cấp thiết của các giải pháp đã xuất
TT
Cácgiải
pháp
Mức độ Các thông số
Không
cần thiết
Ít cần
thiết
Cần
thiết
Rất cần
thiết X Mức
1 Biện pháp 1 3 5 53 78 3,43 4
2 Biện pháp 2 3 13 45 79 3,40 4
Trong đó: biện pháp 1 có 139/141 người khảo sát có câu trả lời (có 02 người
không trả lời) và biện pháp 2 có 140/141 người khảo sát có câu trả lời (có 01 người
không trả lời)
5.4.2. Tính khả thi của các giải pháp đã được đề xuất
Đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất.
TT
Cácgiải
pháp
Mức độ Các thông số
Không
khả thi
Ít khả
thi
Khả thi
Rất khả
thi
X Mức
1 Biện pháp 1 4 9 49 78 3,41 4
2 Biện pháp 2 2 13 46 79 3,42 4
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
47
Trong đó: biện pháp 1 có 140/141 người khảo sát có câu trả lời (có 01 người
không trả lời) và biện pháp 2 có 140/141 người khảo sát có câu trả lời (có 01 người
không trả lời).
Hình ảnh tóm tắt câu trả lời trên Google Forms
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
48
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
49
PHẦN III: KẾT LUẬN
I. Những kết luận trong quá trình nghiên cứu, triển khai sáng kiến kinh
nghiệm.
Bởi vì phương pháp dạy học dự án, sơ đồ tư duy, tổ chức trò chơi là các
phương pháp dạy học tích cực nên trong quá trình học tập học sinh sẽ phải tự lực
tìm kiếm thông tin, sử dụng các kiến thức thu được để thực hiện. Qua đó tạo cơ hội
cho học sinh tự khẳng định mình phát triển kỹ năng sống hướng tới kỹ năng tư duy
bậc cao và đạt được các mục tiêu giáo dục trong thời kỳ đổi mới với chất lượng và
hiệu quả cao. Các phương pháp dạy học này là sự cố gắng tăng cường sự liên môn,
sự tích hợp kiến thức đã học vào những ứng dụng trong đời sống hàng ngày.
Khi bài giảng có sự tích hợp kiến thức sẽ mang tính thuyết phục và thu hút sự
chú ý của học sinh nhiều hơn, thậm chí nó còn có thể làm thay đổi cả nhận thức,
thái độ, hành vi của học sinh về quê hương, giáo dục tình yêu quê hương đất nước,
con người cho các công dân tương lai.
Chúng tôi đã thực hiện dạy học chuyên đề này ở một số lớp thì thấy học sinh
tích cực học và tìm hiểu kiến thức theo những nhiệm vụ đã được giáo viên phân
công cho từng nhóm hoặc từng cá nhân. Học sinh ở các lớp dạy học theo chuyên
đề các em hứng thú học tập và thu được kết quả học tập tốt hơn.
II. Những kiến nghị, đề xuất.
Sáng kiến kinh nghiệm nếu được áp dụng sẽ đem lại hiệu quả cao nhất, tiết
kiệm nhất về thời gian và sức lực trong công tác dạy học, giáo dục và quản lí giáo
dục; trong việc tiếp nhận tri thức khoa học, phát huy tư duy và kỹ năng của học
sinh. Đề tài đã được triển khai có hiệu quả trong dạy học bộ môn toán ở lớp 10A1
trường THPH Nghi Lộc 2, tỉnh Nghệ An. Rất mong nhận được sự đống góp ý kiến
chân thành của các bậc đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn, tiếp tục được
phổ biến rộng rãi và triển khai ở nhiều trường học hơn nữa, góp phần nâng cao
hiệu quả dạy học, tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
50
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
[1]. Aieecxeeep M.,OnhisucV., CrugliăcM., ZabôtinV(1976), Phát triển tư duy
học sinh, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[2]. Cố vấn : GS.TS. Đinh Văn Tiến –Nulrich Lipp, Tác giả: Nguyễn Thị Minh
Phượng - Phạm Thị Thúy - Lê Viết Chung - Hiệu Đỉnh - GS. TS. Đinh Văn
Tiến 9 (2020), Cẩm nang phương pháp sư phạm, NXB Tổng hợp, TP Hồ Chí
Minh.
[3]. Blekeman I.I; Mưskix A.D (1985), Toán học ứng dụng, NXB Khoa học và kỹ
thuật, Hà Nội.
[4]. Hoàng Chúng (1997), Phương pháp dạy học toán ở trường phổ thông trung
học cơ sở, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[5]. Hoàng Chúng (1996), Logic học phổ thông, NXB Giáo dục,Hà Nội
[6]. Hồ Ngọc Đại (2000), Tâm lý học dạy học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà
Nội.
[7]. IREM GRENOBLE (1997), một số kinh nghiệm giảng dạy Toán ở Pháp, NXB
giáo dục, Hà Nội.
[8]. Nguyễn Bá Kim (2002), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB Đại học sư
phạm, Hà Nội.
[9]. Nguyễn Bá Kim, Vũ Dương Thuỵ (1992), Phương pháp dạy học môn toán,
NXB giáo dục, Hà Nội.
[10]. Nguyễn Bá Kim, Đinh Nho Chương, Nguyễn Mạnh Cảnh (1994), Phương
pháp dạy học môn toán, phần hai dạy học những nội dung cơ bản, NXB giáo
dục, Hà Nội.
[11]. Nguyễn Bá Kim, Vũ Dương Thuỵ, Phạm Văn Kiều (1997), Phát triển lý luận
dạy học môn Toán, NXB giáo dục, Hà Nội.
[12]. Nguyễn Huy Thuận (2004), Góp phần phát triển năng lực tư duy logic và sử
dụng chính xác ngôn ngữ toán học cho học sinh đầu cấp trung học phổ thông
trong dạy toán Đại số, Luận án Tiến sỹ giáo dục, trường ĐH Vinh, Vinh.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
51
PHỤ LỤC 1: SẢN PHẨM DỰ ÁN CỦA HỌC SINH
NHÓM 1: ELIP
Câu 1: Tìm hiểu về quỹ đạo chuyển động của các hành tinh trong hệ mặt trời.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
52
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
53
Câu 2: Vẽ đường elip
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
54
Câu 3: Sơ đồ tư duy đường elip
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
55
Câu 4: Tính chất phản xạ của elip
Một số ứng dụng của elip trong cuộc sống.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
56
NHÓM 2: HYPEBOL
Câu 1: Quỹ đạo chuyển động của các sao chổi.
Câu 2: Sơ đồ tư duy
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
57
Câu 3:
Câu 4:
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
58
NHÓM 3: PARABOL
Câu 1: Sơ đồ tư duy
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
59
Câu 2: Tính chất quang học, âm học của parabol.
Câu 3:
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
60
Câu 4: Ứng dụng
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
61
NHÓM 4: SỰ THỐNG NHẤT CỦA BA ĐƯỜNG CONIC
Câu 1:
Câu 2 : Sử dụng đèn pin để tạo ra nhiều elip có các tâm sai khác nhau. Vẽ ba
elip khác nhau.
Câu 3 : Tiếp tục nghiêng đèn pin cho đến khi tâm sai quá lớn và không còn
có thể tạo ra được một elip được nữa. Lúc này bạn vẽ ra được hình parabol, hình
hypebol.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
62
PHỤ LỤC 2 : PHIẾU ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN CỦA HỌC SINH
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
63
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
64
PHỤ LỤC 3: GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM.
BÀI 22. Tiết 105. LUYỆN TẬP BA ĐƯỜNG CONIC
Môn học/Hoạt động giáo dục: Toán – HH 10
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
- Tư duy và lập luận toán học:
+ So sánh, tương tự hóa các hình ảnh về 3 đường cônic
+ Từ các trường hợp cụ thể, HS khái quát, tổng quát hóa thành các kiến thức
về 3 đường cônic.
- Mô hình hoá Toán học:
+ Chuyển vấn đề thực tế về bài toán liên quan đến 3 đường cônic.
+ Sử dụng các kiến thức về 3 đường cônic để giải bài toán liên quan đến thực tế.
+ Từ kết quả bài toán trên, trả lời được vấn đề thực tế ban đầu.
- Giao tiếp toán học: Trình bày, diễn đạt, thảo luận, tranh luận và sử dụng
được một cách hợp lí ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để
biểu đạt các nội dung liên quan đến tính chất 3 đường cônic.
- Sử dụng công cụ và phương tiện học toán:
+ Máy tính cầm tay
+ Điện thoại/laptop: tìm kiếm và trình bày các hình ảnh của 3 đường cônic
trong cuộc sống
+ Bảng phụ, thước parabol…
+ Sử dụng phần mềm Geogabra để vẽ các hình ảnh có dạng 3 đường cônic.
2. Phẩm chất
- Chăm chỉ : Tích cực hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
- Trung thực: Khách quan, công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm
mình và nhóm bạn.
- Trách nhiệm: Tự giác hoàn thành công việc mà bản thân được phân công,
phối hợp với thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
65
- Máy chiếu, bảng phụ
- Vở ghi, bút, MTCT, sgk
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. ELIP
1.HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Giúp học sinh thư giãn, giải trí cũng như gây tò mò, hứng thú
trước khi vào bài mới .
b) Nội dung:
- Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi «TÌM Ô CHỮ».
- Giáo viên phổ biến luật chơi, phát thẻ tìm kiếm ô chữ cho các nhóm học sinh.
LUẬT CHƠI :
+ Mỗi nhóm gồm 4-5 học sinh nhận 1 phiếu tìm ô chữ.
+ Mỗi nhóm có 5 phút để tìm 10 từ khoá gợi ý.
+ Mỗi từ khoá đúng được cộng 1 điểm.
+Các từ khoá có thể ở hàng ngang, hàng dọc, chéo, đọc từ trái sang phải hoặc
từ phải sang trái.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
66
c) Sản phẩm
- Học sinh thực hiện trò chơi.
- Gợi ý:
d) Tổ chức thực hiện
- Giáo viên cho học sinh thực hiên trò chơi trong 5 phút.
- Học sinh làm việc nhóm và tìm đáp án.
Đặt vấn đề: Em hãy nêu ý nghĩa của các từ khoá trên?
- Giáo viên nhận xét và ghi nhận học sinh có câu trả lời tốt sau đó kết luận và
giới thiệu về bài học mới.
2. HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu:
- Xác định và phân biệt được phương trình chính tắc của ba đường conic.
- Xác định được các yếu tố đặc trưng của một đường conic ( elip, hypebol,
parabol) khi cho trước phương trình chính tắc của nó.
- Thiết lập được phương trình chính tắc của đường conic khi biết trước một số
yếu tố của nó .
Sáng kiến Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua dạy học chủ đề Ba đường conic – Toán 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống.pdf
Sáng kiến Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua dạy học chủ đề Ba đường conic – Toán 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống.pdf
Sáng kiến Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua dạy học chủ đề Ba đường conic – Toán 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống.pdf
Sáng kiến Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua dạy học chủ đề Ba đường conic – Toán 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống.pdf
Sáng kiến Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua dạy học chủ đề Ba đường conic – Toán 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống.pdf
Sáng kiến Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua dạy học chủ đề Ba đường conic – Toán 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống.pdf
Sáng kiến Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua dạy học chủ đề Ba đường conic – Toán 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống.pdf
Sáng kiến Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua dạy học chủ đề Ba đường conic – Toán 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống.pdf
Sáng kiến Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua dạy học chủ đề Ba đường conic – Toán 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống.pdf
Sáng kiến Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua dạy học chủ đề Ba đường conic – Toán 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống.pdf

More Related Content

What's hot

Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu họcSử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Bình Hoàng
 

What's hot (20)

Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...
 
Thực Nghiệm Sư Phạm
Thực Nghiệm Sư Phạm Thực Nghiệm Sư Phạm
Thực Nghiệm Sư Phạm
 
BÀI MẪU Khóa luận ngành giáo dục tiểu học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành giáo dục tiểu học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận ngành giáo dục tiểu học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành giáo dục tiểu học, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAY
Đề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAYĐề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAY
Đề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAY
 
Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...
Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...
Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...
 
Các phương pháp giải toán tiểu học
Các phương pháp giải toán tiểu họcCác phương pháp giải toán tiểu học
Các phương pháp giải toán tiểu học
 
ĐỀ ÔN TẬP THAM KHẢO THI THỬ GIỮA HỌC KÌ 2 HÓA HỌC 11 - DÙNG CHUNG 3 SÁCH - TH...
ĐỀ ÔN TẬP THAM KHẢO THI THỬ GIỮA HỌC KÌ 2 HÓA HỌC 11 - DÙNG CHUNG 3 SÁCH - TH...ĐỀ ÔN TẬP THAM KHẢO THI THỬ GIỮA HỌC KÌ 2 HÓA HỌC 11 - DÙNG CHUNG 3 SÁCH - TH...
ĐỀ ÔN TẬP THAM KHẢO THI THỬ GIỮA HỌC KÌ 2 HÓA HỌC 11 - DÙNG CHUNG 3 SÁCH - TH...
 
20 bài toán rút về đơn vị có đáp án
20 bài toán rút về đơn vị có đáp án20 bài toán rút về đơn vị có đáp án
20 bài toán rút về đơn vị có đáp án
 
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP TOÁN 11 - SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM - CHƯƠNG 1 - HÀM S...
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP TOÁN 11 - SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM - CHƯƠNG 1 - HÀM S...CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP TOÁN 11 - SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM - CHƯƠNG 1 - HÀM S...
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP TOÁN 11 - SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM - CHƯƠNG 1 - HÀM S...
 
Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vang
Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vangThực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vang
Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vang
 
BỘ TÀI LIỆU CHINH PHỤC ĐIỂM 8, 9, 10 HÓA HỌC ÔN THI THPTQG - VÔ CƠ - TTT (BẢ...
BỘ TÀI LIỆU CHINH PHỤC ĐIỂM 8, 9, 10 HÓA HỌC ÔN THI THPTQG - VÔ CƠ - TTT (BẢ...BỘ TÀI LIỆU CHINH PHỤC ĐIỂM 8, 9, 10 HÓA HỌC ÔN THI THPTQG - VÔ CƠ - TTT (BẢ...
BỘ TÀI LIỆU CHINH PHỤC ĐIỂM 8, 9, 10 HÓA HỌC ÔN THI THPTQG - VÔ CƠ - TTT (BẢ...
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM - CHƯƠNG 1 - HÀM SỐ LƯỢN...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM - CHƯƠNG 1 - HÀM SỐ LƯỢN...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM - CHƯƠNG 1 - HÀM SỐ LƯỢN...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM - CHƯƠNG 1 - HÀM SỐ LƯỢN...
 
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu họcSử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán cho giáo viên tiểu học
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán cho giáo viên tiểu họcLuận văn: Bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán cho giáo viên tiểu học
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán cho giáo viên tiểu học
 
Luận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAY
Luận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAYLuận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAY
Luận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAY
 
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
 
15 ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU VÀO LỚP 3 CÓ HDG
15 ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU VÀO LỚP 3 CÓ HDG15 ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU VÀO LỚP 3 CÓ HDG
15 ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU VÀO LỚP 3 CÓ HDG
 
50 ĐỀ LUYỆN THI IOE LỚP 6 - NĂM HỌC 2022-2023 (CÓ LINK HÌNH, FILE AUDIO VÀ ĐÁ...
50 ĐỀ LUYỆN THI IOE LỚP 6 - NĂM HỌC 2022-2023 (CÓ LINK HÌNH, FILE AUDIO VÀ ĐÁ...50 ĐỀ LUYỆN THI IOE LỚP 6 - NĂM HỌC 2022-2023 (CÓ LINK HÌNH, FILE AUDIO VÀ ĐÁ...
50 ĐỀ LUYỆN THI IOE LỚP 6 - NĂM HỌC 2022-2023 (CÓ LINK HÌNH, FILE AUDIO VÀ ĐÁ...
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TOÁN 11 CẢ NĂM (CÁNH DIỀU) THEO CÔNG VĂN 5512 (2...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TOÁN 11 CẢ NĂM (CÁNH DIỀU) THEO CÔNG VĂN 5512 (2...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TOÁN 11 CẢ NĂM (CÁNH DIỀU) THEO CÔNG VĂN 5512 (2...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TOÁN 11 CẢ NĂM (CÁNH DIỀU) THEO CÔNG VĂN 5512 (2...
 
Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm qua hoạt động trải ngh...
Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm qua hoạt động trải ngh...Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm qua hoạt động trải ngh...
Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm qua hoạt động trải ngh...
 

Similar to Sáng kiến Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua dạy học chủ đề Ba đường conic – Toán 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống.pdf

Similar to Sáng kiến Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua dạy học chủ đề Ba đường conic – Toán 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống.pdf (20)

SÁNG KIẾN THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG III -...
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG III -...SÁNG KIẾN THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG III -...
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG III -...
 
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KĨ THUẬT MẢNH GHÉP ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC S...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KĨ THUẬT MẢNH GHÉP ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC S...SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KĨ THUẬT MẢNH GHÉP ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC S...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KĨ THUẬT MẢNH GHÉP ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC S...
 
TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC CHƯƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC” VẬT LÍ 1...
TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC CHƯƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC” VẬT LÍ 1...TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC CHƯƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC” VẬT LÍ 1...
TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC CHƯƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC” VẬT LÍ 1...
 
Đề tài: Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thô...
Đề tài: Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thô...Đề tài: Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thô...
Đề tài: Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thô...
 
Luận văn: Phát triển năng lực ĐBH và KQH cho HS trong dạy học Đại số và Giải ...
Luận văn: Phát triển năng lực ĐBH và KQH cho HS trong dạy học Đại số và Giải ...Luận văn: Phát triển năng lực ĐBH và KQH cho HS trong dạy học Đại số và Giải ...
Luận văn: Phát triển năng lực ĐBH và KQH cho HS trong dạy học Đại số và Giải ...
 
Luận văn: Phát triển năng lực đặc biệt hóa và khái quát hóa cho HS
Luận văn: Phát triển năng lực đặc biệt hóa và khái quát hóa cho HSLuận văn: Phát triển năng lực đặc biệt hóa và khái quát hóa cho HS
Luận văn: Phát triển năng lực đặc biệt hóa và khái quát hóa cho HS
 
Luận văn: Hình thành kĩ năng học tập cho trẻ mẫu giáo lớn, HAY
Luận văn: Hình thành kĩ năng học tập cho trẻ mẫu giáo lớn, HAYLuận văn: Hình thành kĩ năng học tập cho trẻ mẫu giáo lớn, HAY
Luận văn: Hình thành kĩ năng học tập cho trẻ mẫu giáo lớn, HAY
 
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀO VIỆC DẠY HỌC ...
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀO VIỆC DẠY HỌC ...VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀO VIỆC DẠY HỌC ...
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀO VIỆC DẠY HỌC ...
 
SÁNG KIẾN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP QUA CHỦ ĐỀ 6 - THAM GIA X...
SÁNG KIẾN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP QUA CHỦ ĐỀ 6 - THAM GIA X...SÁNG KIẾN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP QUA CHỦ ĐỀ 6 - THAM GIA X...
SÁNG KIẾN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP QUA CHỦ ĐỀ 6 - THAM GIA X...
 
Đề tài: Xây dựng E-Book để thiết kế trò chơi trong dạy học hóa học
Đề tài: Xây dựng E-Book để thiết kế trò chơi trong dạy học hóa họcĐề tài: Xây dựng E-Book để thiết kế trò chơi trong dạy học hóa học
Đề tài: Xây dựng E-Book để thiết kế trò chơi trong dạy học hóa học
 
Xây dựng e book ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò chơi trong dạy h...
Xây dựng e book ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò chơi trong dạy h...Xây dựng e book ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò chơi trong dạy h...
Xây dựng e book ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò chơi trong dạy h...
 
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TẠO MÔ HÌNH DỰ BÁO THỜI TIẾT – VẬT LÍ 10 ĐỂ BỒI...
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TẠO MÔ HÌNH DỰ BÁO THỜI TIẾT – VẬT LÍ 10 ĐỂ BỒI...TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TẠO MÔ HÌNH DỰ BÁO THỜI TIẾT – VẬT LÍ 10 ĐỂ BỒI...
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TẠO MÔ HÌNH DỰ BÁO THỜI TIẾT – VẬT LÍ 10 ĐỂ BỒI...
 
SÁNG KIẾN CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP LỚP 10 CÁNH...
SÁNG KIẾN CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP LỚP 10 CÁNH...SÁNG KIẾN CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP LỚP 10 CÁNH...
SÁNG KIẾN CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP LỚP 10 CÁNH...
 
Luận văn: Thiết kế các chủ đề phần dẫn xuất hiđrocacbon góp phần nâng cao năn...
Luận văn: Thiết kế các chủ đề phần dẫn xuất hiđrocacbon góp phần nâng cao năn...Luận văn: Thiết kế các chủ đề phần dẫn xuất hiđrocacbon góp phần nâng cao năn...
Luận văn: Thiết kế các chủ đề phần dẫn xuất hiđrocacbon góp phần nâng cao năn...
 
Thiết kế các chủ đề dẫn xuất hiđrocacbon nâng cao năng lực tự học
Thiết kế các chủ đề dẫn xuất hiđrocacbon nâng cao năng lực tự họcThiết kế các chủ đề dẫn xuất hiđrocacbon nâng cao năng lực tự học
Thiết kế các chủ đề dẫn xuất hiđrocacbon nâng cao năng lực tự học
 
Luận văn: Tổ chức học sinh giải bài tập Vật Lí theo nhóm, HAY
Luận văn: Tổ chức học sinh giải bài tập Vật Lí theo nhóm, HAYLuận văn: Tổ chức học sinh giải bài tập Vật Lí theo nhóm, HAY
Luận văn: Tổ chức học sinh giải bài tập Vật Lí theo nhóm, HAY
 
Nâng cao kết quả học tập cho học sinh trung bình yếu môn hoá
 Nâng cao kết quả học tập cho học sinh trung bình yếu môn hoá Nâng cao kết quả học tập cho học sinh trung bình yếu môn hoá
Nâng cao kết quả học tập cho học sinh trung bình yếu môn hoá
 
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...
 
Đề tài biện pháp nâng cao kết quả học tập, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài biện pháp nâng cao kết quả học tập, ĐIỂM CAO, HOT 2018Đề tài biện pháp nâng cao kết quả học tập, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài biện pháp nâng cao kết quả học tập, ĐIỂM CAO, HOT 2018
 
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...
 

More from Nguyen Thanh Tu Collection

More from Nguyen Thanh Tu Collection (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
80 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂ...
80 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂ...80 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂ...
80 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CHIẾN THẮNG KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN - PHAN THẾ HOÀI (36...
CHIẾN THẮNG KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN - PHAN THẾ HOÀI (36...CHIẾN THẮNG KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN - PHAN THẾ HOÀI (36...
CHIẾN THẮNG KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN - PHAN THẾ HOÀI (36...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
TỔNG ÔN TẬP THI VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 CÓ ĐÁP ÁN (NGỮ Â...
TỔNG ÔN TẬP THI VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 CÓ ĐÁP ÁN (NGỮ Â...TỔNG ÔN TẬP THI VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 CÓ ĐÁP ÁN (NGỮ Â...
TỔNG ÔN TẬP THI VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 CÓ ĐÁP ÁN (NGỮ Â...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 6, 7 GLOBAL SUCCESS (2...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 6, 7 GLOBAL SUCCESS (2...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 6, 7 GLOBAL SUCCESS (2...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 6, 7 GLOBAL SUCCESS (2...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 

Recently uploaded

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 

Sáng kiến Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua dạy học chủ đề Ba đường conic – Toán 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống.pdf

  • 1. Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594 Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group M Ộ T S Ố B I Ệ N P H Á P P H Á T H U Y T Í N H T Í C H C Ự C Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection Sáng kiến Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua dạy học chủ đề Ba đường conic – Toán 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống WORD VERSION | 2023 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM vectorstock.com/28062405
  • 3. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI......................................................................................... 1 1.1. Đổi mới phương pháp dạy học....................................................................... 1 1.2. Ngoài yêu cầu về đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học thì đổi mới kiểm tra đánh giá cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng ............................ 2 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ................................................................................ 3 III. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................. 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu: ................................................................................... 3 3.2. Thời gian nghiên cứu: .................................................................................... 3 3.3. Phương pháp nghiên cứu:............................................................................... 3 IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.................................................................................. 4 V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU................................................................................ 4 VI. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC .............................................................................. 4 VII. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................... 5 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ........................................................................... 6 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................................. 6 1.1. Hiểu về phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học....................................... 6 1.2. Phương pháp dạy học dự án........................................................................... 6 1.3. Cơ sở lí luận về dạy học dự án góp phần phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học môn Toán ở cấp THPT. ...................................................... 7 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN.......................................................................................... 10 2.1. Thuận lợi ...................................................................................................... 10 2.2. Khó khăn ...................................................................................................... 10 III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ÁP DỤNG TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “ BA ĐƯỜNG CONIC”................................................................................................... 10 3.1. Biện pháp 1: Dạy học theo dự án kết hợp sử dụng sơ đồ tư duy................. 10 3.1.1. Quy trình tổ chức dạy học theo dự án ở bộ môn Toán cấp THPT........ 10
  • 4. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 3.1.2. Tổ chức dạy học theo dự án chủ đề “ Ba đường conic” Toán 10. ............ 12 3.1.2.1. Xác định đối tượng, điều kiện tiến hành dự án.............................. 12 3.1.2.2. Chọn chủ đề và xác định mục tiêu dự án ...................................... 12 3.1.2.3. Xây dựng kế hoạch thực hiện.......................................................... 13 3.1.2.4. Thực hiện dự án ............................................................................. 16 3.1.2.5. Trình bày sản phẩm dự án ............................................................... 17 3.1.2.6. Đánh giá dự án................................................................................. 27 3.2. Biện pháp 2: Thiết kế hoạt động nhóm qua trò chơi.................................... 30 3.2.1. Phương pháp dạy học nhóm và việc quản lý nhóm học tập ................. 30 3.2.1.1. Hình thức tổ chức nhóm................................................................. 30 3.2.1.2. Quản lí nhóm học tập..................................................................... 31 3.2.1.3. Cách tổ chức dạy học theo nhóm................................................... 31 3.2.2. Tổ chức hoạt động nhóm trong trò chơi học tập................................... 32 3.2.2.1. Mục đích......................................................................................... 32 3.2.2.2. Cách thực hiện................................................................................ 32 3.2.2.3. Hoạt động nhóm trong chủ đề “Ba đường conic”.......................... 33 IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ........................................... 39 4.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................. 39 4.2. Tổ chức và nội dung thực nghiệm: .............................................................. 39 4.2.1. Tổ chức thực nghiệm: ........................................................................... 39 4.2.2. Nội dung thực nghiệm:.......................................................................... 40 4.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm ..................................................................... 43 4.3.1. Đánh giá định tính................................................................................. 43 4.3.2. Đánh giá định lượng.............................................................................. 43 4.4. Kết luận về thực nghiệm .............................................................................. 44 V. KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT...................................................................................................................... 44 5.1. Mục đích khảo sát: ....................................................................................... 44
  • 5. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 5.2. Nội dung khảo sát và phương pháp khảo sát. .............................................. 44 5.2.1. Nội dung khảo sát.................................................................................. 44 5.2.2. Phương pháp khảo sát và thang điểm. .................................................. 45 5.3. Đối tượng khảo sát. ...................................................................................... 46 5.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất. ............................................................................................................................. 46 5.4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất ............................................. 46 5.4.2. Tính khả thi của các giải pháp đã được đề xuất.................................... 46 PHẦN III: KẾT LUẬN........................................................................................... 49 I. Những kết luận trong quá trình nghiên cứu, triển khai sáng kiến kinh nghiệm.. 49 II. Những kiến nghị, đề xuất. .................................................................................. 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 50 PHỤ LỤC 1: SẢN PHẨM DỰ ÁN CỦA HỌC SINH........................................... 51 PHỤ LỤC 2 : PHIẾU ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN CỦA HỌC SINH.............................. 62 PHỤ LỤC 3: GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM............................................................. 64 PHỤ LỤC 4: MỘT SỐ HÌNH ẢNH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG HOẠT ĐỘNG NHÓM THÔNG QUA TRÒ CHƠI ........................................................... 72 PHỤ LỤC 5: PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM.................................... 74
  • 6. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Đổi mới phương pháp dạy học. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học vào thực tiễn; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học Toán học ở trường phổ thông nói riêng là một quá trình thực hiện thường xuyên và kiên trì trong đó nhiều yếu tố quan hệ chặt chẽ với nhau. Dạy và học như thế nào để giáo viên cảm thấy hứng khởi với tiết dạy của mình, học sinh không cảm thấy nhàm chán, nặng nề, áp lực trong mỗi tiết học mà thay vào đó là sự mong chờ, hứng thú, tích cực, tự giác trong mỗi giờ học….là mong muốn của tất cả giáo viên, học sinh và cả phụ huynh hiện nay. Môn Toán là môn học rất quan trọng trong trường phổ thông. Việc dạy học Toán hiện nay còn một số hạn chế. Hầu hết ở các trường phổ thông nói chung vẫn đang áp dụng dạy và học hầu hết theo phương pháp truyền thống, thầy giảng trò nghe và ghi chép. Học sinh cũng có tham gia vào hoạt động học tập nhưng cũng chỉ dừng lại ở việc trả lời các câu hỏi của giáo viên trong tiết học để xây dựng lý thuyết hoặc giải bài tập, nặng về học để thi chứ chưa thật sự chú trọng đến mục đích gắn cái học được vào thực tế, phát triển đa dạng các năng lực để giải quyết vấn đề trong cuộc sống Do đó, học sinh không phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự học và yêu thích môn học, hạn chế trong sự phát triển các kỹ năng và năng lực cần thiết của một người lao động trong điều kiện phát triển của xã hội hiện nay… Bên cạnh đó mỗi học sinh lại có một phong cách học khác nhau (Học thông qua quan sát, học qua lắng nghe, học qua đọc /viết, học qua hành động), không phải học sinh nào cũng học tốt bằng cách ngồi nghe giảng và ghi chép. Điều đó, làm cho nhiều em cảm thấy mệt mỏi, kém hứng thú trong các giờ học, tình trạng thầy giảng, trò ngủ vẫn diễn ra nhất là ở các lớp mà năng lực nhận thức của học sinh còn thấp.
  • 7. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 2 Mục tiêu của chương trình giáo dục trung học phổ thông mới năm 2018 là: a) Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tránh áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tập trung bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học để học sinh có thể tiếp tục tìm hiểu, mở rộng vốn tri thức, tiếp tục phát triển các phẩm chất, năng lực cần thiết sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông. b) Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức Toán học để phát hiện và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn; khuyến khích và tạo điều kiện cho học sinh được trải nghiệm, sáng tạo trên cơ sở tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động học tập, tìm tòi, khám phá, vận dụng. c) Vận dụng các phương pháp dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể. Tuỳ theo yêu cầu cần đạt, giáo viên có thể sử dụng một hoặc phối hợp nhiều phương pháp dạy học trong một chủ đề. Các phương pháp dạy học truyền thống (thuyết trình, đàm thoại,...) được sử dụng theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học tiên tiến đề cao vai trò chủ thể học tập của học sinh (thảo luận, tranh luận, đóng vai, dự án,...). Các hình thức tổ chức dạy học được thực hiện đa dạng và linh hoạt; kết hợp các hình thức học cá nhân, học nhóm, học ở lớp, học theo dự án học tập, tự học,... Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học môn Toán ở trường THPT. 1.2. Ngoài yêu cầu về đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học thì đổi mới kiểm tra đánh giá cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng - Không chỉ đánh giá kết quả cuối cùng mà phải kết hợp đánh giá quá trình học tập. - Không chỉ đánh giá kiến thức,kỹ năng mà phải kết hợp đánh giá theo hướng phát huy năng lực học sinh. - Không chỉ giáo viên đánh giá học sinh mà phải kết hợp việc học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Để thực hiện được việc đổi mới phương pháp dạy học,giáo dục,kiểm tra đánh giá theo định hướng trên thì việc sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực rất quan trọng, là công cụ giúp các giáo viên và học sinh thực hiện tốt nhất nhiệm vụ này, góp phần hoàn thành mục tiêu “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định mình”.
  • 8. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 3 Xuất phát từ những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài: Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua dạy học chủ đề Ba đường conic – Toán 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Tiếp cận nghiên cứu các kỹ thuật dạy học tích cực trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn áp dụng, đặc biệt là áp dụng vào môn Toán để nâng cao hiệu quả dạy và học, thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy tạo điều kiện cho học sinh phát triển các kỹ năng và năng lực cần thiết. - Đề xuất nội dung và quy trình dạy học chủ đề “Ba đường conic” theo hướng sử dụng kết hợp linh hoạt một số kỹ thuật dạy học tích cực nhằm tạo hứng thú, sự vui vẻ, phấn khích cho học sinh trong giờ học để các em nâng cao khả năng tự học,tự chiếm lĩnh tri thức,yêu thích môn học. Đề tài góp một phần nhỏ vào việc đổi mới phương pháp dạy học ,kiểm tra đánh giá theo hướng hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học Toán ở trường THPT. III. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng dạy học là học sinh khối 10. - Bài dạy được tiến hành trong 4 tiết học . 3.2. Thời gian nghiên cứu: Năm học: 2022-2023. 3.3. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thông qua sách, vở, tạp chí, các trang mạng… - Phương pháp khảo sát: Khảo sát học sinh khối 10 thông qua một số tiết dạy Toán. - Phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê. Dưới đây là một số kỹ thuật dạy học mới có thể áp dụng trong bài học . Các biện pháp sử dụng: - Dạy học dự án - Sơ đồ tư duy - Tổ chức trò chơi (Game show)
  • 9. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 4 IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Vận dụng thích hợp, logic một số biện pháp dạy học tích cực vào dạy học chủ đề “Ba đường conic” Chương trình Toán 10 THPT. V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Xây dựng cơ sở lý luận của phương pháp dạy học dự án. - Xây dựng cơ sở lý luận của một số kỹ thuật dạy học tích cực. - Đánh giá thực trạng việc nhận thức của học sinh cũng như giáo viên trong việc sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học. - Xây dựng và tổ chức được tiến trình dạy học chủ đề “Ba đường conic” bằng cách sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực. *Các phương pháp dạy học sử dụng trong chủ đề - Phương pháp chủ đạo: Dạy học dự án. - Các phương pháp kết hợp: + Phương pháp giải quyết vấn đề. + Ứng dụng công nghệ thông tin… *Các kỹ thuật dạy học tích cực sử dụng trong chủ đề: + Hoạt động “ Vẽ sơ đồ tư duy ” . + Kỹ thuật tổ chức trò chơi (Game show) “Giải ô chữ “, “Ai nhanh hơn” để chốt kiến thức và củng cố bài học, Game show “Đấu trường toán học” để tìm hiểu mở rộng về ứng dụng của ba đường conic trong thực tế. VI. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại đã và đang là nhiệm vụ quan trọng của giáo dục. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại thì phần lớn ở các trường học nói chung, THPT nói riêng của tỉnh Nghệ An vẫn đang chủ yếu duy trì dạy và học theo phương pháp truyền thống. Giáo viên dù đã được nghe, được biết về phương pháp dạy học tích cực nhưng vẫn chưa có cái nhìn,hiểu biết sâu sắc, con đường áp dụng rõ ràng để vận dụng vào bài dạy của mình. Điều đó làm cho không ít giáo viên và cả học sinh ít nhiều cảm thấy việc dạy và học vẫn nặng nề,không mang lại hứng thú, sự tích cực cho cả người dạy và người học, ảnh hưởng đến việc hình thành những kỹ năng và năng lực cần thiết của người lao động trong bối cảnh
  • 10. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 5 xã hội hiện tại. Vì vậy, việc tổ chức dạy học theo phương pháp hiện đại bằng cách sử dụng linh hoạt, kết hợp logic các kỹ thuật dạy học tích cực với nhau một cách nhịp nhàng sẽ mang lại sự hứng thú, tích cực cho cả người dạy và người học, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần hình thành những năng lực cần thiết cho người học. VII. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI Đề tài dạy học chủ đề bằng cách vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực là giải pháp mới giải quyết một số vấn đề sau: + Giúp các giáo viên có cái nhìn rõ ràng, cụ thể hơn về đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực,đổi mới kiểm tra đánh giá là nhiệm vụ đã và đang rất quan trọng của ngành giáo dục, từ đó nâng cao hiệu quả dạy học góp phần giảm áp lực, củng cố và nâng cao lòng yêu nghề, nhiệt huyết với nghề nghiệp của mình. + Rèn luyện cho học sinh khả năng tự chủ tự học, khả năng sáng tạo và yêu thích môn học. Bên cạnh đó giúp các em hình thành một số năng lực cơ bản của người lao động trong thời đại mới (khả năng lập kế hoạch làm việc,khả năng hợp tác, khả năng thuyết trình, khả năng tự khẳng định mình....) + Đề tài hướng tới giải quyết vấn đề: Tri thức là vô hạn, giáo viên chỉ là người dẫn lối chỉ đường, tạo động lực để học sinh tự tìm kiếm tri thức bằng sự say mê và niềm vui trong học tập... đó là yếu tố cốt lõi để dạy và học đạt hiệu quả tốt nhất + Tính mới của đề tài là tác giả đã biết khai thác, vận dụng linh hoạt phương pháp dạy học dự án tạo ra các hoạt động trải nghiệm dưới hình thức tổ chức trò chơi giải trí, đưa tiết học trải nghiệm thực tế vào trong không gian lớp học, làm cho học sinh thêm yêu môn Toán, thích phương pháp dạy học mới, có nhiều sáng tạo hơn trong cuộc sống và đặc biệt được rèn luyện và phát triển nhiều phẩm chất năng lực rất cần trong xã hội hiện đại. + Đề tài góp phần thực hiện chương trình GDPT mới cho giáo viên và học sinh đang được thực hiện từ năm học 2022 - 2023.
  • 11. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 6 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Hiểu về phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học Phương pháp dạy học (PPDH) là lĩnh vực rất phức tạp và đa dạng. Có nhiều quan điểm khác nhau về PPDH. Có thể hiểu PPDH là cách thức, là con đường hoạt động chung giữa GV và HS trong những điều kiện dạy học xác định, nhằm đạt tới mục đích dạy học. PPDH có 3 bình diện: - Bình diện vĩ mô là quan điểm dạy học (QDDH): Là những định hướng tổng thể cho các hành động phương pháp,trong đó có sự kết hợp giữa các nguyên tắc dạy học, những cơ sở lý thuyết của lí luận dạy học, những điều kiện dạy học và tổ chức cũng như những định hướng về vai trò của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học. Quan điểm dạy học là những định hướng mang tính chiến lược,cương lĩnh, là mô hình lý thuyết của PPDH. - Bình diện trung gian là PPDH cụ thể.Ở bình diện này khái niệm PPDH được hiểu với nghĩa hẹp, là những hình thức, cách thức hành động của GV và HS nhằm thực hiện những mục tiêu dạy học xác định, phù hợp với những nội dung và điều kiện dạy học cụ thể - Bình diện vi mô là kỹ thuật dạy học (KTDH): Kỹ thuật dạy học là những biện pháp,cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học.Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học. Mỗi quan điểm dạy học có những PPDH cụ thể phù hợp với nó,mỗi PPDH cụ thể có các KTDH đặc thù. Tuy nhiên, có những PPDH cụ thể phù hợp với nhiều QDDH,cũng như có những KTDH được sử dụng trong nhiều PPDH khác nhau Việc phân biệt giữa PPDH và KTDH chỉ mang tính tương đối,nhiều khi không rõ ràng,có thể có nhiều tên gọi khác nhau cho một PPDH hoặc KTDH. Dưới đây là một số PPDH / KTDH tích cực được sử dụng trong dạy học chủ đề “Ba đường conic ” Toán 10. 1.2. Phương pháp dạy học dự án Dạy học dựa trên dự án (thuật ngữ tiếng Anh: Project Based Learning), gọi
  • 12. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 7 tắt là dạy học dự án (DHDA) là phương pháp dạy học được xây dựng nhằm khắc phục nhược điểm của dạy học truyền thống, học sinh được rèn luyện và trải nghiệm, sáng tạo, được tham gia giải quyết vấn đề nảy sinh mang ý nghĩa thực tiễn và tạo hứng thú, tránh được sự nhàm chán, hàn lâm trong học tập. Dạy học dự án hoàn toàn phù hợp để thực hiện nhiệm vụ quan trọng của giáo dục đó là phát triển cá nhân một cách tổng thể, ngoài việc trang bị cho học sinh những kiến thức tối thiểu còn hoàn thiện cho học sinh các năng lực nhất định để thích nghi với sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kĩ thuật và yêu cầu xã hội. a) Khái niệm dạy học dự án: Phương pháp DHDA là một hình thức (mô hình) dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, nhằm tạo ra các sản phẩm và giới thiệu chúng. Nhiệm vụ của phương pháp này đòi hỏi người học cần có tính tự học cao trong toàn bộ quá trình học tập. Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của dạy học dự án. b) Đặc trưng cơ bản của dạy học dự án - Người học là trung tâm của quá trình dạy học - Dự án tập trung vào những mục tiêu học tập quan trọng - Dự án được định hướng theo bộ câu hỏi khung chương trình - Dự án đòi hỏi các hình thức đánh giá đa dạng và thường xuyên - Dự án có tính liên hệ với thực tế - Người học thể hiện sự hiểu biết của mình thông qua sản phẩm và quá trình thực hiện - Công nghệ hiện đại hỗ trợ và thúc đẩy việc học của người học - Kĩ năng tư duy là yếu tố không thể thiếu trong phương pháp dạy học dự án. 1.3. Cơ sở lí luận về dạy học dự án góp phần phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học môn Toán ở cấp THPT. a) Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể môn Toán +) Mục tiêu chung Chương trình môn Toán giúp học sinh đạt các mục tiêu chủ yếu sau: - Hình thành và phát triển năng lực toán học bao gồm các thành tố cốt lõi
  • 13. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 8 sau: năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hoá toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán. - Góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học được quy định tại chương trình tổng thể. - Có kiến thức, kĩ năng toán học phổ thông, cơ bản, thiết yếu; phát triển khả năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp liên môn giữa môn Toán và các môn học khác như Vật lí, Hoá học, Sinh học, Địa lí, Tin học, Nghệ thuật,...; tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học vào thực tiễn. - Có hiểu biết tương đối tổng quát về sự hữu ích của toán học đối với từng ngành nghề liên quan để làm cơ sở định hướng nghề nghiệp, cũng như có đủ năng lực tối thiểu để tự tìm hiểu những vấn đề liên quan đến toán học trong suốt cuộc đời +) Mục tiêu cấp trung học phổ thông Môn Toán cấp trung học phổ thông nhằm giúp học sinh đạt các mục tiêu chủ yếu sau: - Góp phần hình thành và phát triển năng lực toán học với yêu cầu cần đạt: nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề; sử dụng được các phương pháp lập luận, quy nạp và suy diễn để hiểu được những cách thức khác nhau trong việc giải quyết vấn đề; thiết lập được mô hình toán học để mô tả tình huống, từ đó đưa ra cách giải quyết vấn đề toán học đặt ra trong mô hình được thiết lập; thực hiện và trình bày được giải pháp giải quyết vấn đề và đánh giá được giải pháp đã thực hiện, phản ánh được giá trị của giải pháp, khái quát hoá được cho vấn đề tương tự; sử dụng được công cụ, phương tiện học toán trong học tập, khám phá và giải quyết vấn đề toán học. b) Năng lực chung và năng lực đặc thù. +) Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi, làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp. Các năng lực này được hình thành và phát triển dựa trên bản năng di truyền của con người, quá trình giáo dục và trải nghiệm trong cuộc sống; đáp ứng yêu cầu của nhiều loại hình hoạt động khác nhau. Những năng lực chung sẽ
  • 14. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 9 được nhà trường và giáo viên giúp các em học sinh phát triển trong chương trình giáo dục phổ thông là: - Năng lực tự chủ và tự học. - Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác - Giải quyết vấn đề theo nhiều cách khác nhau một cách sáng tạo và triệt để. +) Năng lực đặc thù là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt động. Đây cũng được xem như một năng khiếu, giúp các em mở rộng và phát huy bản thân mình nhiều hơn. Các năng lực đặc thù được rèn luyện và phát triển trong chương trình giáo dục phổ thông mới là: - Năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội. - Năng lực ứng dụng công nghệ - Năng lực thẩm mỹ - Năng lực thể chất - Năng lực Tin học - Năng lực tính toán. - Năng lực ngôn ngữ. c) Ưu thế vận dụng dạy học dự án vào môn Toán Toán học là một môn khoa học tự nhiên, những kiến thức toán gắn kết một cách chặt chẽ với thực tế đời sống. Tuy nhiên, hiện nay còn một số tồn tại trong việc dạy và học đó là: - Việc dạy của giáo viên nặng về lí thuyết chưa chú ý đến việc hướng dẫn học sinh vận dụng vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày. - Đối với đại đa số học sinh, việc vận dụng kiến thức toán vào đời sống mới chỉ dừng lại ở việc thực hiện phép toán cộng, trừ, nhân, chia. Trong khi đó, dạy học dự án tạo điều kiện tốt nhất góp phần đảm bảo các mục tiêu chung của môn Toán đặc biệt là việc đảm bảo bốn năng lực cơ bản trong dạy học Toán đó là:
  • 15. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 10 - Năng lực hành động hiệu quả trên cơ sở những kiến thức, kĩ năng, phẩm chất đã được hình thành trong quá trình học tập, rèn luyện và giao tiếp. - Năng lực hợp tác, phối hợp hoạt động trong đời sống và học tập. - Năng lực sáng tạo, có thể thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống. - Năng lực tự khẳng định bản thân. Như vậy, dạy học dự án là hình thức dạy và học thích hợp đối với các môn khoa học có ứng dụng như Toán học. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 2.1. Thuận lợi - Bản thân là giáo viên nhiệt tình, ham học hỏi, đam mê Toán, luôn chịu khó tìm tòi sáng tạo, học hỏi và áp dụng các phương pháp mới. - Trường chúng tôi có rất nhiều học sinh giỏi, năng động, đặc biệt là những học sinh lớp chọn có tố chất; nhiệt tình và luôn mong muốn tìm hiểu, khám phá những vấn đề mới của Toán học cũng như cuộc sống. 2.2. Khó khăn - Bên cạnh những thuận lợi đó thì chúng tôi cũng gặp một số khó khăn. Đặc thù của môn Toán là rất khó so với các môn học khác, hơn nữa các ứng dụng trong thực tế thường không rõ nét nên một số em thường có tâm lý e ngại khi học Toán. III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ÁP DỤNG TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “ BA ĐƯỜNG CONIC”. 3.1. Biện pháp 1: Dạy học theo dự án kết hợp sử dụng sơ đồ tư duy. 3.1.1. Quy trình tổ chức dạy học theo dự án ở bộ môn Toán cấp THPT. - Bước 1: Xác định đối tượng, điều kiện tiến hành DHTDA - Số lượng HS của lớp học, năng lực của HS đáp ứng việc DHTDA; - Điều kiện cơ sở vật chất để triển khai DHTDA. - Bước 2: Chọn chủ đề và xác định mục tiêu của dự án. Giáo viên và học sinh cùng đề xuất các ý tưởng, chủ đề có liên quan đến nội dung, chương trình môn học. Tuy nhiên, trong thực tế, giáo viên thường có những định hướng cho học sinh hoặc gợi ý một số vấn đề gắn liền với thực tiễn, kích
  • 16. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 11 thích tính tò mò, khám phá của các em. Sau đó, giáo viên và học sinh thảo luận, nghiên cứu, dự kiến những nội dung hoặc chủ đề có thể triển khai và xác định mục tiêu chung của dự án. - Bước 3: Xây dựng kế hoạch. + Nhiệm vụ của giáo viên: Cần xác định công việc cần thực hiện, sản phẩm cần đạt sau khi hoàn thành dự án. Xây dựng hệ thống câu hỏi theo định hướng của bài dạy. Tổ chức chia nhóm học tập và giao nhiệm vụ cụ thể và kết quả cần đạt của sản phẩm học tập. Dự trù thời gian thực hiện dự án, phổ biến cách thức phân công nhiệm vụ trong nhóm, gợi ý cách thức làm việc cho từng nhóm, cung cấp các tiêu chí đánh giá. Thông báo những tài liệu tham khảo hỗ trợ cho học sinh, chuẩn bị những điều kiện cần thiết để thực hiện và kiểm tra tính khả thi của việc thực hiện dự án. + Nhiệm vụ của học sinh: Dựa trên mục tiêu chung, xác định mục tiêu của nhóm mình. Bầu nhóm trưởng, thư kí của nhóm. Thảo luận, thống nhất xây dựng kế hoạch thực hiện. Phân công cụ thể công việc cho từng thành viên trong nhóm tùy theo năng lực của từng bạn. Dựa vào sự định hướng, điều chỉnh của giáo viên để chỉnh sửa kế hoạch cho hiệu quả. - Bước 4: Thực hiện dự án. + Nhiệm vụ của giáo viên: Theo dõi quá trình thực hiện của học sinh. Kiểm tra tiến độ thực hiện của các nhóm. Trợ giúp giải quyết các câu hỏi mà học sinh thường gặp khó khăn trong quá trình thực hiện, chú ý phân tích những nguồn thông tin đúng và nguồn thông tin không chính xác. + Nhiệm vụ của học sinh: Tiến hành nghiên cứu tài liệu, tìm kiếm, thu thập thông tin và xử lí thông tin. Họp thảo luận nhóm, trao đổi, giải quyết các vấn đề khó khăn. Tổng hợp thông tin, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, thiết kế nội dung báo cáo sản phẩm của nhóm thành bản thu hoạch, viết báo cáo thu hoạch. - Bước 5: Trình bày sản phẩm dự án. + Nhiệm vụ của giáo viên: Tổ chức cho học sinh trình bày sản phẩm. Tổ chức cho các nhóm trao đổi, thảo luận, đặt ra câu hỏi cho các nhóm giải quyết. Bổ sung, gợi ý cho các nhóm thực hiện nhằm hoàn thiện dự án. Chuẩn bị cơ sở vật chất cần thiết (máy tính, máy chiếu,...) cho các nhóm báo cáo sản phẩm của dự án. + Nhiệm vụ của học sinh: Tùy theo dự án của mỗi nhóm để có hình thức trình bày phù hợp. Các nhóm trao đổi ý kiến, góp ý để hoàn thiện dự án. Báo cáo sản phẩm
  • 17. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 12 nghiên cứu trước lớp. - Bước 6: Đánh giá dự án. + Nhiệm vụ của giáo viên: Đưa ra tiêu chí đánh giá rõ ràng dựa trên các yếu tố: mục tiêu cần đạt của dự án, sự hợp tác của các thành viên trong nhóm, thời gian hoàn thành, nội dung bài báo cáo, hình thức, việc trình bày và trả lời câu hỏi của các thành viên trong nhóm,... Tổ chức cho HS tự đánh giá, các nhóm đánh giá lẫn nhau. Từ đó, giáo viên tổng hợp, đánh giá chung về quá trình thực hiện và sản phẩm của dự án. Đối với từng thành viên trong nhóm, việc đánh giá của giáo viên dựa trên sự theo dõi, đánh giá của nhóm trưởng, của các thành viên trong nhóm và sự tự đánh giá. + Nhiệm vụ của học sinh: Từng thành viên trong nhóm tự đánh giá bản thân. Các nhóm đánh giá lẫn nhau. 3.1.2. Tổ chức dạy học theo dự án chủ đề “ Ba đường conic” Toán 10. 3.1.2.1. Xác định đối tượng, điều kiện tiến hành dự án - Học sinh trường THPT Nghi Lộc 2. - Học sinh lớp thực nghiệm : 10A1. 3.1.2.2. Chọn chủ đề và xác định mục tiêu dự án . * Chọn chủ đề: Tìm hiểu về khái niệm, tính chất và ứng dụng của ba đường conic. * Mục tiêu của dự án: a. Kiến thức - Học sinh hiểu được định nghĩa, thiết lập được phương trình chính tắc của đường elip, parabol, hypebol. - Vận dụng được kiến thức về phương trình đường elip, parabol, hypebol để giải quyết một số bài toán liên quan đến thực tiễn. b. Năng lực - Tư duy và lập luận toán học: + So sánh, tương tự hóa các hình ảnh về 3 đường cônic + Từ các trường hợp cụ thể, HS khái quát, tổng quát hóa thành các kiến thức về 3 đường cônic.
  • 18. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 13 - Mô hình hoá Toán học: + Chuyển vấn đề thực tế về bài toán liên quan đến 3 đường cônic. + Sử dụng các kiến thức về 3 đường cônic để giải bài toán liên quan đến thực tế. + Từ kết quả bài toán trên, trả lời được vấn đề thực tế ban đầu. - Giao tiếp toán học: Trình bày, diễn đạt, thảo luận, tranh luận và sử dụng được một cách hợp lí ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để biểu đạt các nội dung liên quan đến tính chất 3 đường cônic. - Sử dụng công cụ và phương tiện học toán: + Máy tính cầm tay + Điện thoại/laptop: tìm kiếm và trình bày các hình ảnh của 3 đường cônic trong cuộc sống + Bảng phụ, thước parabol… + Sử dụng phần mềm Geogabra để vẽ các hình ảnh có dạng 3 đường cônic. + Sử dụng công nghệ thông tin để khai thác tài liệu, soạn bài trình chiếu trên Powerponit. c. Phẩm chất - Chăm chỉ : Tích cực hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm - Tìm tòi, khám phá: Học sinh yêu thích khoa học, tìm hiểu và khám phá mối liên hệ giữa Toán học và cuộc sống, giữa Toán học và các môn khoa học khác - Trung thực: Khách quan, công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm mình và nhóm bạn. - Trách nhiệm: Tự giác hoàn thành công việc mà bản thân được phân công, phối hợp với thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. 3.1.2.3. Xây dựng kế hoạch thực hiện. * Đối với giáo viên: a) Xác định các công việc cần thực hiện: Hệ thống kiến thức chủ đề “Ba đường conic” (Toán 10-KNTT); khảo sát thực nghiệm hình thành đường elip, đường hypebol, đường parabol. b) Xây dựng bộ câu hỏi định hướng:
  • 19. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 14 + Câu hỏi khái quát: Tìm hiểu về khái niệm, tính chất và ứng dụng của ba đường conic? + Câu hỏi bài học: Tìm hiểu cách tạo thành ba đường conic? Vận dụng kiến thức về ba đường conic vào giải toán? Ứng dụng của ba đường conic trong thực tiễn? - Câu hỏi nội dung: NHÓM 1: ELIP Câu hỏi 1: Quỹ đạo chuyển động của các hành tinh trong hệ mặt trời là hình gì? Câu hỏi 2: Tìm hình động mô tả cách vẽ elip, thực hành vẽ đường elip trên Geogebra. Câu hỏi 3: Định nghĩa , phương trình chính tắc, hình dạng, các yếu tố đặc trưng của elip dưới dạng sơ đồ tư duy? Câu hỏi 4: Tìm hiểu tính chất phản xạ của elip và ứng dụng của nó trong các lĩnh vực đời sống? Tìm hiểu một số công trình có hình elip ở Việt Nam và thế giới? NHÓM 2: HYPEBOL Câu hỏi 1: Tìm hiểu quỹ đạo chuyển động của sao chổi tiến đến gần một hành tinh nào đó nhưng không bao giờ quay trở lại. Câu hỏi 2: Định nghĩa , phương trình chính tắc, hình dạng của hypebol dưới dạng sơ đồ tư duy? Câu hỏi 3: Tìm hình động mô tả cách vẽ hypebol, thực hành vẽ đường hypebol trên phần mềm Geogebra . Câu hỏi 4: Tìm hiểu một số ứng dụng của hypebol trong đời sống; trong kiến trúc xây dựng; trong vật lý, thiên văn? NHÓM 3: PARABOL Câu hỏi 1: Định nghĩa , phương trình chính tắc, hình dạng, các yếu tố đặc trưng của parabol dưới dạng sơ đồ tư duy? Câu hỏi 2: Tìm hiểu tính chất quang học, âm học của Parabol. Câu hỏi 3: Làm thế nào để thiết kế được đĩa vệ tinh sao cho tín hiệu thu được là tốt nhất? Câu hỏi 4: Nêu một số ứng dụng của parabol trong đời sống; một số công
  • 20. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 15 trình có hình dạng parabol? NHÓM 4: SỰ THỐNG NHẤT GIỮA BA ĐƯỜNG CONIC Tình huống “Phiến ánh sáng”: Một chùm sáng phát ra từ một cái đèn pin có hình dạng gần như là một hình nón. Khi đặt trước đèn pin một tờ giấy sẽ cho ta các phiến ánh sáng khác nhau, hay là các hình khác nhau của chùm ánh sáng đó. - Vẽ một hệ trục tọa độ lên giấy kẻ ô. Làm theo cách tiến hành ở trên và vẽ ra một elip. Câu hỏi 1: Viết một phương trình elip phù hợp nhất có thể với dữ liệu thu được. Tìm độ dài trục lớn và trục bé. Sử dụng các giá trị thu được trong phương trình vừa viết để tìm các tiêu điểm. Xác minh lại phương trình mà bạn đã viết bằng cách lấy một cặp điểm bất kì trên elip, kiểm tra xem tổng khoảng cách đến các tiêu điểm có là một hằng số hay không. Câu hỏi 2: Biết tâm sai là đại lượng đo độ kéo dài của một elip. Tâm sai được xác định bằng tỷ số c e a = . Sử dụng đèn pin để tạo ra nhiều elip có các tâm sai khác nhau. Vẽ ba elip khác nhau. Tính tâm sai của mỗi elip đó rồi viết lên giấy. Tâm sai của một elip có thể nhận các giá trị trong khoảng nào?Khi giá trị tâm sai thay đổi thì hình dáng elip thay đổi như thế nào ? Câu hỏi 3: Tiếp tục nghiêng đèn pin cho đến khi tâm sai quá lớn và không còn có thể tạo ra được một elip được nữa. Lúc này bạn vẽ ra được hình gì? Câu hỏi 4: Hãy cho biết quỹ đạo của từng vật thể trong bảng sau đây là parabol, elip hay hypebol. Tên Tâm sai của quỹ đạo Ngày phát hiện Sao chổi Halley 0,968 TCN Sao chổi Hale-Bopp 0,995 23/07/1995 Sao chổi Hyakutake 0,999 31/01/1996 Sao chổi C/1980E1 1,058 11/02/1980 Oumuamua 1,201 19/10/2017
  • 21. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 16 c) Chia nhóm học tập GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 10-12 thành viên. Các nhóm cùng thực hiện nhiệm vụ chung là trả lời bộ câu hỏi định hướng. - Dự trù thời gian thực hiện dự án: 4 tiết học + Tiết 1: nghiên cứu lí thuyết, tìm hiểu thực tế. + Tiết 2-3 : Hoàn thành sản phẩm, báo cáo. Đánh giá dự án, hoàn thiện, tổng kết. +Tiết 4 : Luyện tập, củng cố. d) Dự kiến phương tiện, vật liệu và thông báo tài liệu tham khảo: GV phổ biến cho HS tham khảo sách giáo khoa, sách bài tập; yêu cầu HS chuẩn bị trước các dụng cụ liên quan. GV có thể cho lớp thực hiện các nội dung này từ buổi học trước để các em chuẩn bị. * Đối với Học sinh: Chia thành các nhóm, mỗi nhóm cử đại diện nhóm trưởng để báo cáo hoạt động của nhóm mình, sau đó thống nhất kế hoạch thực hiện, chi tiết hóa dự án: - Nghiên cứu lí thuyết: + Hệ thống các kiến thức về ba đường conic. - Tìm hiểu thực tế: + Nêu một số ví dụ trong thực tế về ba đường conic. - Hoàn thành sản phẩm: + Thu thập kết quả, thực hành, hoàn thiện dự án + Phân công công việc cụ thể cho từng thành viên. 3.1.2.4. Thực hiện dự án . Trên cơ sở kế hoạch đã xây dựng, HS thực hiện các nhiệm vụ, bám sát bộ câu hỏi định hướng đưa ra. - Nghiên cứu lí thuyết: từng thành viên trong nhóm thực hiện các nhiệm vụ được phân công, tiến hành nghiên cứu tài liệu, hệ thống kiến thức về ba đường conic, giải quyết các câu hỏi đã đưa ra. + GV: quan sát, kiểm tra, giám sát các nhóm hoạt động thực hiện nhiệm vụ, có sự hỗ trợ kịp thời khi HS gặp khó khăn và đánh giá hoạt động của các cá nhân.
  • 22. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 17 + HS: Sau khi đã hoàn thành các nhiệm vụ học tập, các nhóm tổng hợp, hoàn thành nội dung bản thu hoạch; viết báo cáo thu hoạch. 3.1.2.5. Trình bày sản phẩm dự án . Sau khi các nhóm đã hoàn thành nhiệm vụ được giao, GV có thể gọi ngẫu nhiên một thành viên trong nhóm đại diện báo cáo (có thể trình bày như một bài thuyết trình). Các thành viên khác theo dõi, nhận xét, bổ sung, hoàn thiện bài trình bày của nhóm mình. Các nhóm khác tham gia thảo luận, trao đổi ý kiến, bổ sung, góp ý. Qua đó, GV rút ra nhận xét về kết quả hoạt động của nhóm. NHÓM 1: ELIP - Báo cáo sản phẩm trên Power point, trưởng nhóm lên báo cáo. (Nội dung cụ thể ở phần Phụ lục 1). Câu 1 :
  • 24. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 19 Câu 4 : Elip có nhiều tính chất rất thú vị, đặc biệt là tính chất phản xạ của elip đã được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực của đời sống. “Các tia từ một tiêu điểm bị phản chiếu bởi elip đến tiêu điểm thứ hai, dẫn đến ứng dụng quang và âm thanh “. Hình elip được ứng dụng nhiều trong thực tiễn, đặc biệt là kiến trúc xây dựng như đấu trường La Mã, tòa nhà Ellipse Tower Hà Nội, sử dụng trong thiết kế logo quảng cáo, thiết bị nội thất, ... NHÓM 2: HYPEBOL Báo cáo sản phẩm trên Power point, trưởng nhóm lên báo cáo. ( Nội dung cụ thể ở phần Phụ lục 1). Câu 1: Trong thiên văn học, quỹ đạo chuyển động của sao chổi thường có dạng là parabol, elip hay là hypebol. Trong đó, một sao chổi mà tiến đến gần một hành tinh nào đó nhưng không bao giờ quay trở lại thì có quỹ đạo chuyển động là hypebol.
  • 27. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 22 NHÓM 3: PARABOL - Báo cáo sản phẩm trên Power point, trưởng nhóm lên báo cáo. ( Nội dung cụ thể ở phần Phụ lục 1). Câu 1: Trước đây, ta đã từng được học về Parabol trong rất nhiều bài học, và cũng đã sử dụng phương trình Parabol để mô tả nhiều bài toán hay các hiện tượng trong cuộc sống. Nhưng trong phần này, chúng ta tìm hiểu về Parabol theo một bối cảnh khác. Trong chương trước, ta đã được biết đến Parabol qua đồ thị hàm số bậc hai Parabol cũng có thể được định nghĩa theo một cách khác. Định nghĩa của một Parabol: Một Parabol là quỹ tích của tất cả các điểm M trong mặt phẳng có khoảng cách đến một điểm cố định F bằng khoảng cách đến một đường thẳng cố định  . Điểm cố định F được gọi là tiêu điểm, và đường thẳng cố định  được gọi là đường chuẩn. Câu 2: Tìm hiểu tính chất quang học, tính chất âm học của parabol. a) Tính chất quang học Tính chất 1: Tiêu điểm, nơi mà tất cả các tia song song với trục parabol sẽ hội tụ sau khi đi qua parabol. Điểm tiêu điểm nằm cách đỉnh một khoảng cố định,
  • 28. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 23 được gọi là khoảng cách tiêu cự (focal length). Điểm tiêu điểm là tính chất quang học quan trọng cho ống kính, gương và các thiết bị quang học khác để tập trung tia sáng và tạo ra hình ảnh rõ nét. Tính chất 2: Đối xứng. Các tia sáng đi vào parabol tại các góc khác nhau nhưng tia phản xạ xuất phát từ điểm tiêu điểm luôn tạo thành một góc đối xứng với trục parabol. Do đó, các đối tượng được tạo thành bởi các tia sáng phản xạ từ parabol sẽ có tính chất đối xứng. Điều này là quan trọng trong việc thiết kế các thiết bị quang học, ví dụ như gương phản xạ trong thiết bị thiên văn học Tính chất 3: Tập trung ánh sáng, điều này là do parabol có đường cong vòm thay vì phẳng như gương phẳng thông thường. Do đó, nó có khả năng tập trung tia sáng hơn, làm cho hình ảnh được tạo ra bởi các tia sáng phản xạ từ parabol sắc nét và rõ ràng hơn. Tính chất quang học của parabol là tính chất của đường cong parabol được áp dụng trong các thiết bị quang học như ống kính, gương, chùm tia laser và các ứng dụng khác. b) Tính chất âm học Tính chất 1: Tập trung âm thanh: Parabol có tính chất tập trung âm thanh tại một điểm tiêu điểm. Khi một sóng âm tới và phản xạ từ bề mặt parabol, sóng âm sẽ được tập trung lại tại điểm tiêu điểm. Tính chất 2: Khả năng thu âm thanh: Với tính chất tập trung âm thanh của mình, parabol có thể được sử dụng để thu âm thanh từ xa với độ nhạy cao. Ví dụ, các loại micro được sử dụng trong các ứng dụng như ghi âm hoặc phát thanh truyền hình có thể được thiết kế dựa trên hình dạng của parabol để tập trung âm thanh. Tính chất 3: Phát sóng: Parabol cũng có tính chất phát sóng âm thanh tốt. Khi một nguồn âm thanh được đặt tại điểm tiêu điểm của parabol, âm thanh sẽ được phát sóng đều và truyền đi xa hơn. Câu 3: Để thiết kế được đĩa vệ tinh sao cho tín hiệu thu được là tốt nhất, cần xem xét các yếu tố sau: - Kích thước của đĩa vệ tinh ảnh hưởng đến độ nhạy của nó. Đĩa lớn hơn có khả năng thu sóng tốt hơn. - Độ phân giải của đĩa vệ tinh sẽ xác định khả năng thu được tín hiệu với độ chính xác cao. Điều này phụ thuộc vào kích thước của đĩa và độ nhạy của bộ thu. - Vị trí của đĩa vệ tinh cũng rất quan trọng. Nó cần phải được đặt ở vị trí có
  • 29. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 24 tầm nhìn tốt nhất đến vệ tinh mà bạn muốn thu tín hiệu. - Vật liệu: Vật liệu được sử dụng để làm đĩa vệ tinh cũng ảnh hưởng đến khả năng thu sóng của nó. Các vật liệu thông dụng là nhôm và thép không gỉ. Câu 4: Ứng dụng
  • 30. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 25 NHÓM 4: SỰ THỐNG NHẤT CỦA BA ĐƯỜNG CONIC Nhiệm vụ : Tiến hành khảo sát Câu 1: Thực hành đo đạc
  • 31. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 26 Xác minh kết quả Câu 2 : Sử dụng đèn pin để tạo ra nhiều elip có các tâm sai khác nhau. Vẽ ba elip khác nhau. Tính tâm sai của mỗi elip đó rồi viết lên giấy. Tâm sai của một elip có thể nhận các giá trị trong khoảng từ 0 đến 1. Với elip có trục lớn nằm ngang. Nếu tâm sai gần bằng 1 thì elip nhìn gần giống như đường tròn. Nếu tâm sai càng bé thì elip càng bị kéo dài ra. Câu 3: Tiếp tục nghiêng đèn pin cho đến khi tâm sai quá lớn và không còn có thể tạo ra được một elip được nữa. Lúc này bạn vẽ ra được hình parabol, hình hypebol.
  • 32. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 27 Câu 4: Hãy cho biết quỹ đạo của từng vật thể trong bảng sau đây là parabol, elip hay hypebol. Tên Tâm sai của quỹ đạo Ngày phát hiện Sao chổi Halley 0,968 TCN Sao chổi Hale-Bopp 0,995 23/07/1995 Sao chổi Hyakutake 0,999 31/01/1996 Sao chổi C/1980E1 1,058 11/02/1980 Oumuamua 1,201 19/10/2017 Lời giải: Sao chổi Halley: elip; Sao chổi Hale-Bopp: elip. Sao chổi Hyakutake: elip. Sao chổi C/1980E1: hypebol. Oumuamua: hypebol. Sao chổi Halley ngày 8 tháng 3 năm 1986 - Đánh giá hoạt động nhóm (Xem phụ lục 2). 3.1.2.6. Đánh giá dự án - HS: + Thảo luận theo nhóm, mỗi nhóm tự thảo luận đánh giá kết quả thực hiện dự án (theo tiêu chí đánh giá ban đầu) + Rút kinh nghiệm cho quá trình học tập và cho việc thực hiện những dự án sau này (ghi biên bản). - GV: + Đánh giá từng nhóm và các cá nhân trong mỗi nhóm; + Đánh giá chung về quá trình thực hiện dự án của lớp và rút kinh nghiệm sau quá trình triển khai dự án.
  • 33. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 28 Phiếu 1. Lộ trình đánh giá dự án Lộ trình đánh giá (đánh giá thời điểm nào) Nội dung đánh giá Người đánh giá Trước dự án Mức độ tiếp thu dự án Giáo viên Thực hiện dự án - Tiến trình xây dựng sản phẩm - Tinh thần, thái độ làm việc nhóm Giáo viên, học sinh Sản phẩm dự án Sản phẩm của nhóm Giáo viên, học sinh Phiếu 2. Phiếu đánh giá cá nhân PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ - Họ và tên người tự đánh giá:………………………………………. - Nhóm:……..Lớp:………. Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá 4 3 2 1 0 1. Tinh thần làm việc 2. Tác phong làm việc 3. Tính sáng tạo trong công việc 4. Khả năng làm việc theo nhóm 5. Sự tiến bộ về kiến thức 6. Sự tiến bộ về kĩ năng Chú thích: 4: Rất tốt; 3: Tốt; 2: Khá; 1: Đạt; 0: Chưa đạt (HS đánh dấu (X) vào các ô điểm mình cho) Phiếu 3. Phiếu đánh giá trình bày sản phẩm nhóm Phiếu đánh giá sản phẩm của nhóm: ……. Lớp:………………………….. Tên dự án:…………………………………………………………………. Tiêu chí Mức độ Điểm Tốt (10-9 điểm) Khá (8-7 điểm) Trung bình (6-5 điểm) Yếu (< 5 điểm) Nội dung - Chính xác, khoa học. - Vận dụng được kiến thức cơ bản. - Chính xác, một số nội dung sắp xếp chưa khoa học. - Vận dụng được kiến thức cơ bản - Chính xác nhưng chưa khoa học. - Việc vận dụng kiến thức cơ bản chưa tốt, một số nội dung còn sơ sài. - Thiếu chính xác - Không vận dụng được kiến thức cơ bản. Báo cáo trình bày Báo cáo trình bày rõ ràng, Báo cáo trình bày chưa rõ - Báo cáo trình bày
  • 34. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 29 Hình thức tường minh, rõ ràng, sạch đẹp, khoa học, có đầy đủ tên dự án, tên nhóm, tên các thành viên của nhóm. khoa học; có đầy đủ tên dự án, tên nhóm và các thành viên của nhóm. ràng, một số chỗ còn chưa phù hợp, không khoa học; có đầy đủ tên dự án, tên nhóm và các thành viên của nhóm. chưa rõ ràng, khó hiểu, không khoa học; còn thiếu một số thông tin như: tên dự án, -Tên nhóm và các thành viên của nhóm. Trình bày - Đúng thời gian. - Trình bày logic, lập luận chặt chẽ, mạch lạc, lôi cuốn người nghe, thuyết phục, phát âm chuẩn. - Trả lời tốt các câu hỏi khi thảo luận - Đúng thời gian. - Trình bày logic, lập luận chặt chẽ, mạch lạc. - Phát âm chưa chuẩn, chưa lôi cuốn, hấp dẫn và thuyết phục. - Trả lời khá tốt các câu hỏi khi thảo luận. - Đúng thời gian. - Trình bày logic, lập luận chưa chặt chẽ, mạch lạc. - Phát âm chưa chuẩn, chưa lôi cuốn, hấp dẫn, thuyết phục. - Trả lời được các câu hỏi khi thảo luận. - Không đúng thời gian. - Trình bày không logic, lập luận chưa chính xác. - Trình bày khó hiểu, không lôi cuốn. - Không trả lời được các câu hỏi thảo luận. Tổng điểm: Điểm trung bình …../3 Phiếu 4. Đánh giá kết quả hợp tác nhóm PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỢP TÁC NHÓM Lớp: ………. Tên dự án:………………………………………………… Tiêu chí đánh giá Mức độ chất lượng Rất tốt (10 đ) Tốt (8-9 đ) Khá (7 đ) TB (5-6 đ) Ít hoặc không tham gia (<5 đ) 1. Tinh thần hợp tác, tôn trọng 2. Tích cực đóng góp, hoàn thiện 3. Tinh thần đồng đội 4. Khả năng tổ chức công việc, kiểm soát tình huống
  • 35. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 30 5. Chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm 6. Hiệu quả công việc 7. Hoàn thành đúng thời hạn Tổng điểm:……… Điểm trung bình:……../7 3.2. Biện pháp 2: Thiết kế hoạt động nhóm qua trò chơi. Thiết kế trò chơi trong dạy học “Game based on learning”. Sử dụng hình thức hoạt động nhóm qua trò chơi sẽ giúp học sinh trao đổi ý với nhau, bổ sung cho nhau các kiến thức còn thiếu, học sinh sẽ sôi nổi hơn trong học tập vừa phát huy được tính chủ động, sáng tạo vừa mang đến cho học sinh sự hứng thú, say mê, năng động tích cực hơn, xóa bỏ đi sự nhàm chán trong một tiết học Toán . Các em sẽ được thoải mái tham gia vào hoạt động học tập mà không hề hay biết. Giờ học vì thế cũng bớt sự căng thẳng khô khan. Học tập theo phương pháp này giúp tiết kiệm được thời gian học tập cũng như giúp học sinh nắm rõ nhiệm vụ học tập được giao sẽ rõ ràng, cụ thể hơn. Qua đó học sinh sẽ hình thành được một số năng lực và kỹ năng sống. - Tạo các tình huống, bài toán, nhiệm vụ học tập có vấn đề liên quan đến thực tiễn tạo hứng thú học tập cho học sinh. Từ thực tế dạy học, khi tổ chức “Game based on learning - Phương pháp học qua chơi” trong các hoạt động nhóm ở môn Toán lớp 10 tại trường THPT Nghi Lộc 2 , chúng tôi đã áp dụng và đã đem lại hiệu quả cao. 3.2.1. Phương pháp dạy học nhóm và việc quản lý nhóm học tập * Mục đích - Giúp học sinh hình thành năng lực hợp tác, tinh thần học hỏi, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ. - Phát huy được tính tích cực,tính trách nhiệm của học sinh. - Phát triển năng lực hợp tác làm việc và năng lực giao tiếp của học sinh - Tạo cơ hội cho từng cá nhân học sinh mạnh dạn chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm 3.2.1.1. Hình thức tổ chức nhóm - Đối với giáo viên Cần nắm vững quy trình tổ chức dạy học theo nhóm : + Bước 1: Thành lập nhóm.
  • 36. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 31 + Bước 2: Định hướng hoạt động nhóm. + Bước 3: Kiểm tra quá trình chuẩn bị của học sinh. + Bước 4: Báo cáo kết quả: + Bước 5: Kết luận vấn đề: - Đối với học sinh Cần có ý thức tìm tòi, nghiên cứu, hợp tác với nhau trong quá trình làm việc cùng nhau. Cần có sự thống nhất và phân công hợp lý, có trách nhiệm với những nhiệm vụ được trưởng nhóm giao phó. 3.2.1.2. Quản lí nhóm học tập * Mục đích - Quản lí nhóm học tập giáo viên có trách nhiệm hướng dẫn và quản lí học sinh làm việc theo nhóm nhằm đạt được mục tiêu về nội dung học tập. -Tạo nề nếp, ý thức và thói quen kỉ luật cho học sinh khi tham gia học tập và làm việc cùng nhau. - Đối với giáo viên: Để đạt được mục đích trên, trước đó giáo viên phải chuẩn bị rất kĩ phần thiết kế bài học, lựa chọn vấn đề cần làm việc theo nhóm. Trong quá trình thiết kế giáo án, giáo viên cần chọn vấn đề cho việc tổ chức hoạt động nhóm và đặt ra các tình huống. - Đối với học sinh Để quá trình hoạt động chung đạt hiệu quả, tất yếu mỗi thành viên cần có ý thức tìm tòi, nghiên cứu, có sự thống nhất và phân công hợp lý, cụ thể (phân công nhóm trưởng, người đúc kết ý kiến ghi ra giấy, người trình bày... phải có sự thay đổi, luân phiên nhau). Để tiết kiệm thời gian, trưởng nhóm phân công mỗi thành viên phụ trách một mảng, sau đó cùng tổng hợp, thống nhất ý kiến, xây dựng phần cấu trúc trình bày của nhóm. Việc phân công càng cụ thể, hiệu quả càng cao. Với môi trường tập thể - lớp học, học sinh phải luôn hướng đến thái độ hợp tác, trao đổi tích cực. 3.2.1.3. Cách tổ chức dạy học theo nhóm
  • 37. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 32 Vận dụng các kiểu loại nhóm vào giờ dạy học : Một số hình thức tổ chức nhóm và cách chia nhóm: - Chia nhóm theo số lượng: Quy mô nhóm tuỳ thuộc vào nhiệm vụ sẽ giao cần đến ít hay nhiều người. + Nhóm nhỏ: nhóm theo từng cặp học sinh, thường hình thành bằng cách các em ngồi cạnh nhau. + Nhóm lớn: nhóm theo 1 - 2 bàn học, thường hình thành bằng cách các em quay mặt vào nhau hoặc bàn trên quay xuống bàn dưới. - Chia nhóm theo tính chất: + Nhóm ngẫu nhiên: được chia theo một cách ngẫu nhiên, không tính zfsntđến đặc điểm của người trong nhóm. + Nhóm hỗn hợp: gồm những em có điều kiện, năng lực khác nhau (thường được chia theo tổ) tạo điều kiện cho các em hỗ trợ lẫn nhau khi làm việc. + Nhóm tình bạn và nhóm kinh nghiệm: học sinh tự lựa chọn bạn cùng sở thích, có sở trường hoặc kinh nghiệm về một lĩnh vực nào đó tạo thành một nhóm. (Giáo viên thường giao việc cho học sinh thực hiện ở nhà). 3.2.2. Tổ chức hoạt động nhóm trong trò chơi học tập 3.2.2.1. Mục đích Trò chơi phải là hoạt động nhóm để: 1. Mỗi học sinh đều phải làm bài 2. Mỗi học sinh đều phải nói. 3. Mỗi hs đều lắng nghe ; phản biện. 4. Không phải chơi cho vui mà sau khi chơi; phải được gì cho trẻ về mặt kiến thức; kĩ năng; phẩm chất. 5. Cách tổ chức chơi theo nhóm phải tạo ra các mắt xích cho mỗi học sinh. Mỗi học sinh có trách nhiệm hoàn thành phần việc của mình; và trách nhiệm với nhóm. 3.2.2.2. Cách thực hiện - Nhóm tổ chức hoạt động trao đổi, thảo luận: Nếu vấn đề đã được chuẩn bị trước thì nhóm có thể hội ý nhanh để có được sự thống nhất cuối cùng. Nếu là vấn
  • 38. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 33 đề mới, nhóm sẽ cùng nhau bàn bạc thảo luận trong thời gian quy định cụ thể của giáo viên. Nhóm trưởng điều hành quá trình làm việc của nhóm, cùng nhóm xây dựng đề cương trình bày. - Nhóm trình bày vấn đề: Trong thời gian quy định, nếu nhóm nào đã hoàn thành trước, giáo viên có thể ưu tiên để nhóm trình bày. Sau đó có thể gọi bất kì nhóm nào lên trình bày tiếp theo. Một thành viên đại diện nhóm trình bày bài viết của nhóm phải kết hợp hài hoà giữa kiến thức và phong cách trình bày, đảm bảo đúng thời gian. - Đóng góp ý kiến, phản biện: Sau phần trình bày của nhóm, tất cả các thành viên của lớp có quyền đặt câu hỏi phát vấn và nhận xét nhóm bạn. Giáo viên cần khuyến khích bằng hình thức thưởng điểm cho những học sinh có những câu hỏi hay và đáp án chính xác. - Giáo viên đúc kết vấn đề và nhận xét chung. - Đánh giá cho điểm: Giáo viên thu phiếu học tập, đánh giá cho điểm với các yêu cầu: + Kiến thức đầy đủ, khoa học; có liên hệ, mở rộng. + Phong cách trình bày. + Thời gian. 3.2.2.3. Hoạt động nhóm trong chủ đề “Ba đường conic” a) Trò chơi tìm ô chữ Sử dụng một tờ giấy trắng viết đầy các ký tự alphabet lên trên đó theo các hình thù khác nhau ( hình vuông,hình ngôi sao, hình cây …) tuỳ độ khó của trò chơi. Lưu ý các ký tự cần được sắp xếp có hàng lối và lẫn trong đó là những từ có nghĩa đang được giấu đi. Nhiệm vụ của các nhóm là tìm kiếm ra những từ đã bị giấu đi đó, khoanh chúng lại theo chiều ngang, dọc hoặc chéo. Sau đó đọc to từ vừa tìm được kèm nghĩa của từ đó. Trò chơi này ngoài việc giúp học sinh ghi nhớ cách viết của từ. Còn đòi hỏi sự nhanh tay, nhanh mắt; rèn luyện năng lực ngôn ngữ, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp… LUẬT CHƠI : + Mỗi nhóm gồm 3-4 học sinh nhận 1 phiếu tìm ô chữ.
  • 39. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 34 + Mỗi nhóm có 5 phút để tìm 10 từ khoá gợi ý. + Mỗi từ khoá đúng được cộng 1 điểm. + Các từ khoá có thể ở hàng ngang, hàng dọc, chéo, đọc từ trái sang phải hoặc từ phải sang trái. + Học sinh nêu ý nghĩa các từ khoá tìm được. + Bảng đánh giá hoạt động nhóm trò chơi “Tìm ô chữ”. Từ khoá Khoanh đúng (0,5đ/ý) Nêu được ý nghĩa từ khoá (0,5đ/ý) ELIP HYPEBOL PARABOL TAMSAI DUONGCHUAN TIEUDIEM TIEUCU TRUCLON TRUCBE TRUCTHUC Tổng điểm
  • 40. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 35 (Xem phụ lục 4, phụ lục 5). b) Trò chơi ghép hình bông hoa * Chia nhóm: + Mỗi nhóm có 7 bạn, đánh số từ 1 đến 7. + Mỗi nhóm bầu nhóm trưởng. + Mỗi nhóm nhận 7 câu hỏi. * Phân công công việc cụ thể: + Mỗi bạn làm 1 câu hỏi, trình bày lời giải tóm tắt vào phiếu học tập. + Bản thu hoạch cấu trúc hình bông hoa 6 cánh, nhuỵ ở mỗi cánh điền đáp án một câu hỏi trong phiếu học tập. + Học sinh dán đáp án thích hợp, mỗi đáp án là một cánh hoa, điền tên người làm lên cánh hoa đó. + Có một câu hỏi không có đáp án trong “bông hoa”. * Bảng phân công công việc: - Nhóm số…… nhóm trưởng : ……… - Bạn A ( số 1) làm câu ….. - Bạn B ( số 2) làm câu ….. - Bạn C ( số 3) làm câu ….. - Bạn D ( số 4) làm câu ….. - Bạn E ( số 5) làm câu ….. - Bạn F ( số 6) làm câu ….. - Bạn G ( số 7) làm câu ….. * Thảo luận nhóm: - Mỗi bạn trình bày cách làm của mình. - Nếu có bài giải sai, các bạn cho ý kiến rồi đi đến kết quả cuối cùng có sự thống nhất của cả nhóm. - Chia sẻ cách giải cho cả nhóm cùng nắm được. * Báo cáo kết quả: - Bảng nhiệm vụ và kết quả hoạt động:
  • 41. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 36 Phiếu Tên Hoạt động Báo cáo Phản biện 1 2 3 4 5 6 7 Giáo viên bốc thăm gọi ngẫu nhiên nhóm trả lời và gọi bạn đại diện giải câu đó trong nhóm trình bày. Đảm bảo cả nhóm phải đồng lòng cùng làm hết các câu. * Cách chấm điểm nhóm: Tiêu chí Số điểm Sản phẩm đúng +6 đ Thái độ làm việc nhóm + 1 đ Báo cáo sản phẩm trước lớp + 1 đ Phản biện với nhóm khác + 1 đ Nộp bài đúng thời gian + 1 đ Tổng điểm Số thứ tự nộp bài Việc kiểm tra xem các nhóm đúng sai cũng là một trở ngại; nhất là môn toán. Nhưng đã có giải pháp tuyệt vời; đó là hiệu ứng màu sắc. Khi các nhóm xếp hình; giáo viên chỉ cần nhìn qua; nếu học sinh xếp sai thứ tự màu sắc là biết nhóm đó sai rồi . Một cách nữa để tăng gay cấn trong trò chơi; ví dụ ghép hoa 6 cánh dưới đây; giáo viên thiết kế 7 cánh; 1 cánh hoa sai là đáp án nhiễu cho học sinh; tùy lực học của lớp nữa. * Lưu ý: điểm trừ: + Mỗi câu sai, trừ 1 điểm. + Mất trật tự, không có sự làm việc nhóm, trừ 1 điểm.
  • 42. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 37 + Có 1 ( hoặc nhiều hơn) thành viên không làm bài, ỷ lại vào nhóm, trừ 1 điểm nhóm. Thành viên đó được 0 điểm. ( Xem chi tiết ở phụ lục 4, phụ lục 5). c) Trò chơi “ Đấu trường toán học”. - Áp dụng trong hoạt động củng cố, vận dụng. - Giáo viên chuẩn bị 4 câu hỏi ẩn trong 4 số ( số 1, số 2, số 3, số 4). - Mỗi nhóm cử đại diện lên bốc thăm câu hỏi, thảo luận nhóm trả lời trong 3 phút. - Các nhóm còn lại phản biện( nếu có). - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ( Xem phụ lục 4, phụ lục 5).
  • 43. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 38 Câu 1: Mặt cắt đứng của một căn phòng trong bảo tàng với vòm trần nhà có dạng một nửa đường elip có hai tiêu điểm ở độ cao 4 m ( so với mặt sàn),chiều cao của mái vòm là 3m, chiều rộng của căn phòng là 16m. (hình vẽ).Một nguồn sáng đặt tại tiêu điểm thứ nhất của elip. Cần đặt bức tượng cách nguồn sáng bao xa để bức tượng sáng rõ nhất?(Giả thiết vòm trần phản xạ ánh sáng). Câu 2:Một đèn pin có choá đèn hình parabol với các kích thước như hình bên. Dây tóc bóng đèn đặt tại tiêu điểm F. Để đèn chiếu được xa phải đặt bóng đèn cách đỉnh của choá đèn bao nhiêu cm? Câu 3: Để chụp toàn cảnh, ta có thể sử dụng một gương hypebol.Máy ảnh được hướng về đỉnh của gương và tâm quang học của máy ảnh được đặt tại một tiêu điểm của gương ( xem hình).Tìm khoảng cách từ quang tâm của máy ảnh đến đỉnh của gương, biết rằng phương trình cho mặt cắt của gương là 2 2 1 16 9 x y − = .
  • 44. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 39 Câu 4: Cho một cái đèn với chụp bóng đèn có mặt cắt qua trục là parabol với kích thước được thể hiện trên hình vẽ. Giả sử xem dây tóc bóng đèn là một điểm và được đặt ở vị trí tiêu điểm của parabol. Tính khoảng cách từ dây tóc bóng đèn tới đỉnh của chụp bóng đèn. - Bảng đánh giá hoạt động nhóm trong trò chơi “ Đấu trường toán học”: Tiêu chí Đánh giá kết quả HĐ nhóm .... Có Không Kết quả đúng Hoạt động sôi nổi, tích cực Tất cả các thành viên đều tham gia thảo luận Nộp bài đúng thời gian IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 4.1. Mục đích thực nghiệm Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm mục đích kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của những kỹ năng cần rèn luyện cho học sinh khi giải các bài toán mà sáng kiến đó đề xuất, kiểm nghiệm tính đúng đắn của giả thuyết khoa học. 4.2. Tổ chức và nội dung thực nghiệm: 4.2.1. Tổ chức thực nghiệm: Thực nghiệm sư phạm được tiến hành tại trường THPT Nghi Lộc 2, tỉnh Nghệ An. Thời gian thực nghiệm được tiến hành vào khoảng từ 3 năm 2023 đến hết tháng 4 năm 2023. Lớp thực nghiệm: 10A1, Giáo viên dạy : Đặng Thị Khánh Hoa - Trường THPT - Nghi Lộc 2. Lớp đối chứng: 10A2, Giáo viên dạy: Phạm Văn Cương - Trường THPT Nghi Lộc 2. Được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường THPT Nghi Lộc 2 chúng tôi đó tìm hiểu kết quả học tập lớp khối 10 của trường và nhận thấy trình độ chung về môn Toán của hai lớp 10A1và 10A2 là tương đương. Đặc biệt cả hai lớp 10A1 và 10A2 là hai lớp khối A của trường nên hầu hết học sinh đều có học lực môn toán là khá trở lên.
  • 45. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 40 Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất thực nghiệm tại lớp 10A1 cả có số học sinh là 45 em và lấy lớp 10A2 có số học sinh là 44 em làm lớp đối chứng. Ban giám hiệu trường trường, các thầy cô giáo tổ trưởng tổ Toán Tin và các thầy cô dạy hai lớp 10A1 và 10A2 chấp nhận đề xuất này và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi được tiến hành thực nghiệm. 4.2.2. Nội dung thực nghiệm: Thực nghiệm được tiến hành dạy học chủ đề “ Ba đường conic “ (sách Toán 10, bộ sách kết nối tri thức). Sau khi dạy thực nghiệm chúng tôi cho học sinh làm bài kiểm tra. Sau đây là nội dung bài kiểm tra ĐỀ KIỂM TRA THỰC NGHIỆM (Thời gian 20 phút). Câu 1: [Mức độ 1] Đường elip 2 2 1 9 7 x y + = cắt trục tung tại hai điểm 1 B , 2 B . Độ dài 1 2 B B bằng : A. 2 7 . B. 7 . C. 3. D. 6. Câu 2: [Mức độ 2] Tổng các khoảng cách từ một điểm bất kỳ nằm trên elip tới hai tiêu điểm bằng : A. 4. B. 6. C. 12. D. 5. Câu 3: [Mức độ 3] Phương trình chính tắc của elip có một tiêu điểm và đi qua 1 3; 2 M   −     là: A. 2 2 1 4 3 x y + = . B. 2 2 1 4 2 x y + = . C. 2 2 1 4 x y + = . D. 2 2 1 1 6 2 x y + = . Câu 4: [Mức độ 1] Tọa độ các tiêu điểm của hypebol ( ) 2 2 : 1 4 3 x y H − = là : 2 2 1 9 4 x y + = ( ) 1 3;0 F −
  • 46. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 41 A. ( ) ( ) 1 2 5;0 ; 5;0 F F = − = . B. ( ) ( ) 1 2 0; 5 ; 0;5 F F = − = . C. ( ) ( ) 1 2 0; 7 ; 0; 7 F F = − = . D. ( ) ( ) 1 2 7;0 ; 7;0 F F = − = . Câu 5: [Mức độ 2] Cho của hypebol ( ) 2 2 : 1 16 5 x y H − = . Hiệu các khoảng cách từ mỗi điểm nằm trên ( ) H đến hai tiêu điểm có giá trị tuyệt đối bằng bao nhiêu? A. 8. B.16. C. 4 . D.5. Câu 6. [Mức độ 1] Cho một đường thẳng  và một điểm F không thuộc  . Tập hợp các điểm M sao cho ( ) , MF d M =  là : A. một elip. B. một parabol. C. một hypebol. D. một đường tròn. Câu 7. [Mức độ 1] Đường thẳng nào là đường chuẩn của parabol 2 4 y x = ? A. 4. x = B. 2. x = C. 1. x = D. 1. x = − Câu 8. [Mức độ 2] Phương trình chính tắc của Parabol đi qua điểm ( ) 4; 2 A − là: A. 2 3 12. x x y − − = B. 2 27. y x = − C. 2 4 4. y x = − D. 2 . y x = Câu 9. [Mức độ 3] Các hành tinh và các sao chổi khi chuyển động xung quanh mặt trời có quỹ đạo là một đường elip trong đó tâm mặt trời là một tiêu điểm. Điểm gần mặt trời nhất gọi là điểm cận nhật, điểm xa mặt trời nhất gọi là điểm viễn nhật. Trái đất chuyển động xung quanh mặt trời theo quỹ đạo là một đường elip có độ dài nửa trục lớn bằng 93.000.000 dặm. Tỉ số khoảng cách giữa điểm cận nhật và điểm viễn nhật đến mặt trời là 59 . 61 Tính khoảng cách từ trái đất đến mặt trời khi trái đất ở điểm cận nhật. Lấy giá trị gần đúng. A. Xấp xỉ 91.455.000 dặm. B. Xấp xỉ 91.000.000 dặm. C. Xấp xỉ 91.450.000 dặm. D. Xấp xỉ 91.550.000 dặm. Mat troi Trái dát
  • 47. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 42 Câu 10. [ Mức độ 4] Một tháp làm nguội của nhà máy có mặt cắt là hình hypebol có phương trình là 2 2 1 36 100 x y − = . Biết chiều cao của tháp là 210m và khoảng cách từ nóc tháp đến tâm đối xứng của hypebol bằng 1 2 khoảng cách từ tâm đối xứng đến đáy tháp. Tính bán kính nóc và bán kính đáy của tháp. A. 30 2 , 6 197 r m R m = = . B. 30 2 , 60 2 r m R m = = . C. 3 445 , 3 445 r m R m = = . D. 80 19 , 233,12 3 r m R m =  . Đáp án Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐA A B C D A B D D C A Mục tiêu của đề thực nghiệm : - Đánh giá năng lực tính toán, năng lực lập luận và tư duy toán học, năng lực mô hình hoá. - Về mức độ : Đề trắc nghiệm gồm 10 câu, phân bố mức độ như sau: Mức độ Số câu 1 4 2 3 3 2 4 1 Trong đó : + Mức độ 1: Kiểm tra nhận biết của học sinh về các yếu tố đặc trưng ba đường conic ( câu 1, câu 4, câu 6, câu 7). + Mức độ 2: Kiểm tra sự thông hiểu của học sinh về định nghĩa, về điểm
  • 48. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 43 thuộc ba đường conic ( câu 2, câu 5, câu 8). + Mức độ 3:Học sinh vận dụng kiến thức về khoảng cách bán kính qua tiêu thiết lập phương trình chính tắc của elip ( câu 3); vận dụng vào thực tế tìm giá trị lớn nhất hoặc nhỏ nhất của bán kính qua tiêu ( câu 9). + Mức độ 4: Học sinh vận dụng kiến thức về phương trình đường hypebol vào bài toán thực tế (câu 10). 4.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm 4.3.1. Đánh giá định tính Đặc thù của môn Toán là rất khó so với các môn học khác, hơn nữa các ứng dụng trong thực tế thường không rõ nét nên một số em thường có tâm lý e ngại khi học Toán. Tuy nhiên các em được giáo viên hướng dẫn, tìm tòi, khám phá kiến thức, được hoạt động học tập thông qua các trò chơi bổ ích nên góp phần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Những dự án, sơ đồ tư duy các em hoàn thành với chất lượng cao, hoạt động nhóm qua trò chơi rất sôi nổi. 4.3.2. Đánh giá định lượng Kết quả làm bài kiểm tra của học sinh lớp thực nghiệm (TN) và học sinh lớp đối chứng (ĐC) được thể hiện thông qua hai bảng thống kê sau đây: Kết quả bài kiểm tra thực nghiệm của lớp thực nghiệm 10A1 và lớp đối chứng 10A2. Bảng tổng hợp kết quả của các em học sinh như sau: Lớp Điểm TN: Tổng số học sinh và tỷ lệ % ĐC: Số học sinh và tỷ lệ % 0 0 (%) 0 (%) 1 0 (%) 0 (%) 2 0 (%) 0 (%) 3 0 (%) 9 (20,5%) 4 3 (6,7%) 9 (20,5%) 5 6 (13,3%) 8 (18,2%) 6 2 (4,4%) 8 (18,2%) 7 15 (33,3%) 6 (13,5%) 8 10 (22,3%) 4 (9,1%) 9 6(13,3%) 0 (%) 10 3 (6,7%) 0 (%)
  • 49. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 44 Bảng thống kê tỉ lệ điểm của các em học sinh như sau: Lớp TN ĐC Tỷ lệ đạt yêu cầu 93,3% 59% Tỷ lệ điểm kém 6,7% 41% Tỷ lệ điểm trung bình 13,3% 18,2% Tỷ lệ điểm khá 37,7% 31,7% Tỷ lệ điểm giỏi 42,3% 9,1% Bảng cho ta thấy: Tỷ lệ đạt điểm kém của lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng; tỷ lệ đạt yêu cầu, tỷ lệ điểm khá, giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng. 4.4. Kết luận về thực nghiệm Quá trình thực nghiệm cùng những kết quả rút ra sau thực nghiệm cho thấy: Mục đích thực nghiệm đã hoàn thành, tính khả thi và hiệu quả của đề tài đã được khẳng định. Việc khai thác, vận dụng linh hoạt phương pháp dạy học dự án tạo ra các hoạt động trải nghiệm dưới hình thức tổ chức trò chơi giải trí, đưa tiết học trải nghiệm thực tế vào trong không gian lớp học, làm cho học sinh thêm yêu môn Toán, thích phương pháp dạy học mới, có nhiều sáng tạo hơn trong cuộc sống và đặc biệt được rèn luyện và phát triển nhiều phẩm chất năng lực rất cần trong xã hội hiện đại đồng thời góp phần phát triển năng lực giải toán cho học sinh từ đó giúp nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán ở trường THPT. V. KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT 5.1. Mục đích khảo sát: Mục đích khảo sát là thu thập thông tin đánh giá về sự cần thiết và tính khả thi của các đề tài đã đề xuất “Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua dạy học chủ đề Ba đường conic – Toán 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống ” , trên cơ sở đó điều chỉnh những biện pháp chưa phù hợp và khẳng định độ tin cậy của các biện pháp được đánh giá. 5.2. Nội dung khảo sát và phương pháp khảo sát. 5.2.1. Nội dung khảo sát. Nội dung khảo sát gồm: + Các biện pháp được đề xuất có thực sự cần thiết đối với việc phát huy tính
  • 50. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 45 tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua dạy học chủ đề Ba đường conic – Toán 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống không? + Các biện pháp được đề xuất có thực sự khả thi đối với việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua dạy học chủ đề Ba đường conic – Toán 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống không? Cụ thể: Biện pháp 1: Dạy học theo dự án kết hợp sử dụng sơ đồ tư duy trong hoạt động tìm tòi, khám phá kiến thức Ba đường conic. Biện pháp 2: Thiết kế hoạt động nhóm qua trò chơi trong hoạt động luyện tập, củng cố kiến thức Ba đường conic. 5.2.2. Phương pháp khảo sát và thang điểm. Tác giả xin ý kiến bằng bảng hỏi với 4 mức độ đánh giá: 1- không cấp thiết /Không khả thi ; 2- ít cấp thiết / ít khả thi; 3- cấp thiết/ khả thi; 4- rất cấp thiết / rất khả thi. Căn cứ số liệu thống kê ý kiến trưng cầu, sáng kiến tính toán để xác định điểm trung bình về tính cấp thiết, khả thi của 2 biện pháp, với chuẩn đánh giá là: Công cụ xử lí số liệu là sử dụng các thuật toán của phương pháp sử dụng thống kê toán học để tính giá trị trung bình cộng có trọng số X của các mức độ cần đánh giá đối với 1 tiêu chí phải đánh giá theo công thức sau:   = = = n i i n i i i j f x f X 1 1 . Trong đó: + j là thứ tự các tiêu chí + J X là giá trị tung bình cộng có trong các mức độ được đánh giá đối với tiêu chí cần đánh giá thứ j. + n x x x ;..... ; 2 1 các mức độ được đánh giá đối với 1 tiêu chí cần đánh giá ( có n mức độ đánh giá). + n f f f ;.... ; 2 1 là số lượng các ý kiến đồng ý đánh giá về từng mức độ đạt được của mỗi tiêu chí tương ứng mỗi mức độ cần đánh giá ( n x x x ;..... ; 2 1 ). Kết quả dự liệu khảo sát được xử lí theo giá trị trung bình, phân theo thang đánh giá như sau: + 75 . 1 0 , 1   X : không cần thiết/ không khả thi.
  • 51. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 46 + 5 . 2 76 , 1   X : ít cần thiết/ ít khả thi. + . 25 , 3 6 , 2   X : cần thiết / khả thi. + 0 . 4 26 . 3   X : rất cần thiết / rất khả thi. 5.3. Đối tượng khảo sát. Tổng hợp các đối tượng khảo sát TT Đối tượng Số lượng 1 Học sinh lớp 10A3 42 2 Học sinh lớp 10A2 44 3 Học sinh lớp 10A1 45 4 Giáo viên tổ Toán 10 Tổng 141 5.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất. 5.4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất Đánh giá sự cấp thiết của các giải pháp đã xuất TT Cácgiải pháp Mức độ Các thông số Không cần thiết Ít cần thiết Cần thiết Rất cần thiết X Mức 1 Biện pháp 1 3 5 53 78 3,43 4 2 Biện pháp 2 3 13 45 79 3,40 4 Trong đó: biện pháp 1 có 139/141 người khảo sát có câu trả lời (có 02 người không trả lời) và biện pháp 2 có 140/141 người khảo sát có câu trả lời (có 01 người không trả lời) 5.4.2. Tính khả thi của các giải pháp đã được đề xuất Đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất. TT Cácgiải pháp Mức độ Các thông số Không khả thi Ít khả thi Khả thi Rất khả thi X Mức 1 Biện pháp 1 4 9 49 78 3,41 4 2 Biện pháp 2 2 13 46 79 3,42 4
  • 52. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 47 Trong đó: biện pháp 1 có 140/141 người khảo sát có câu trả lời (có 01 người không trả lời) và biện pháp 2 có 140/141 người khảo sát có câu trả lời (có 01 người không trả lời). Hình ảnh tóm tắt câu trả lời trên Google Forms
  • 54. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 49 PHẦN III: KẾT LUẬN I. Những kết luận trong quá trình nghiên cứu, triển khai sáng kiến kinh nghiệm. Bởi vì phương pháp dạy học dự án, sơ đồ tư duy, tổ chức trò chơi là các phương pháp dạy học tích cực nên trong quá trình học tập học sinh sẽ phải tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng các kiến thức thu được để thực hiện. Qua đó tạo cơ hội cho học sinh tự khẳng định mình phát triển kỹ năng sống hướng tới kỹ năng tư duy bậc cao và đạt được các mục tiêu giáo dục trong thời kỳ đổi mới với chất lượng và hiệu quả cao. Các phương pháp dạy học này là sự cố gắng tăng cường sự liên môn, sự tích hợp kiến thức đã học vào những ứng dụng trong đời sống hàng ngày. Khi bài giảng có sự tích hợp kiến thức sẽ mang tính thuyết phục và thu hút sự chú ý của học sinh nhiều hơn, thậm chí nó còn có thể làm thay đổi cả nhận thức, thái độ, hành vi của học sinh về quê hương, giáo dục tình yêu quê hương đất nước, con người cho các công dân tương lai. Chúng tôi đã thực hiện dạy học chuyên đề này ở một số lớp thì thấy học sinh tích cực học và tìm hiểu kiến thức theo những nhiệm vụ đã được giáo viên phân công cho từng nhóm hoặc từng cá nhân. Học sinh ở các lớp dạy học theo chuyên đề các em hứng thú học tập và thu được kết quả học tập tốt hơn. II. Những kiến nghị, đề xuất. Sáng kiến kinh nghiệm nếu được áp dụng sẽ đem lại hiệu quả cao nhất, tiết kiệm nhất về thời gian và sức lực trong công tác dạy học, giáo dục và quản lí giáo dục; trong việc tiếp nhận tri thức khoa học, phát huy tư duy và kỹ năng của học sinh. Đề tài đã được triển khai có hiệu quả trong dạy học bộ môn toán ở lớp 10A1 trường THPH Nghi Lộc 2, tỉnh Nghệ An. Rất mong nhận được sự đống góp ý kiến chân thành của các bậc đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn, tiếp tục được phổ biến rộng rãi và triển khai ở nhiều trường học hơn nữa, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
  • 55. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO. [1]. Aieecxeeep M.,OnhisucV., CrugliăcM., ZabôtinV(1976), Phát triển tư duy học sinh, NXB Giáo dục, Hà Nội. [2]. Cố vấn : GS.TS. Đinh Văn Tiến –Nulrich Lipp, Tác giả: Nguyễn Thị Minh Phượng - Phạm Thị Thúy - Lê Viết Chung - Hiệu Đỉnh - GS. TS. Đinh Văn Tiến 9 (2020), Cẩm nang phương pháp sư phạm, NXB Tổng hợp, TP Hồ Chí Minh. [3]. Blekeman I.I; Mưskix A.D (1985), Toán học ứng dụng, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. [4]. Hoàng Chúng (1997), Phương pháp dạy học toán ở trường phổ thông trung học cơ sở, NXB Giáo dục, Hà Nội. [5]. Hoàng Chúng (1996), Logic học phổ thông, NXB Giáo dục,Hà Nội [6]. Hồ Ngọc Đại (2000), Tâm lý học dạy học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. [7]. IREM GRENOBLE (1997), một số kinh nghiệm giảng dạy Toán ở Pháp, NXB giáo dục, Hà Nội. [8]. Nguyễn Bá Kim (2002), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội. [9]. Nguyễn Bá Kim, Vũ Dương Thuỵ (1992), Phương pháp dạy học môn toán, NXB giáo dục, Hà Nội. [10]. Nguyễn Bá Kim, Đinh Nho Chương, Nguyễn Mạnh Cảnh (1994), Phương pháp dạy học môn toán, phần hai dạy học những nội dung cơ bản, NXB giáo dục, Hà Nội. [11]. Nguyễn Bá Kim, Vũ Dương Thuỵ, Phạm Văn Kiều (1997), Phát triển lý luận dạy học môn Toán, NXB giáo dục, Hà Nội. [12]. Nguyễn Huy Thuận (2004), Góp phần phát triển năng lực tư duy logic và sử dụng chính xác ngôn ngữ toán học cho học sinh đầu cấp trung học phổ thông trong dạy toán Đại số, Luận án Tiến sỹ giáo dục, trường ĐH Vinh, Vinh.
  • 56. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 51 PHỤ LỤC 1: SẢN PHẨM DỰ ÁN CỦA HỌC SINH NHÓM 1: ELIP Câu 1: Tìm hiểu về quỹ đạo chuyển động của các hành tinh trong hệ mặt trời.
  • 60. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 55 Câu 4: Tính chất phản xạ của elip Một số ứng dụng của elip trong cuộc sống.
  • 61. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 56 NHÓM 2: HYPEBOL Câu 1: Quỹ đạo chuyển động của các sao chổi. Câu 2: Sơ đồ tư duy
  • 64. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 59 Câu 2: Tính chất quang học, âm học của parabol. Câu 3:
  • 66. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 61 NHÓM 4: SỰ THỐNG NHẤT CỦA BA ĐƯỜNG CONIC Câu 1: Câu 2 : Sử dụng đèn pin để tạo ra nhiều elip có các tâm sai khác nhau. Vẽ ba elip khác nhau. Câu 3 : Tiếp tục nghiêng đèn pin cho đến khi tâm sai quá lớn và không còn có thể tạo ra được một elip được nữa. Lúc này bạn vẽ ra được hình parabol, hình hypebol.
  • 67. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 62 PHỤ LỤC 2 : PHIẾU ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN CỦA HỌC SINH
  • 69. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 64 PHỤ LỤC 3: GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM. BÀI 22. Tiết 105. LUYỆN TẬP BA ĐƯỜNG CONIC Môn học/Hoạt động giáo dục: Toán – HH 10 Thời gian thực hiện: 1 tiết I. MỤC TIÊU 1. Năng lực - Tư duy và lập luận toán học: + So sánh, tương tự hóa các hình ảnh về 3 đường cônic + Từ các trường hợp cụ thể, HS khái quát, tổng quát hóa thành các kiến thức về 3 đường cônic. - Mô hình hoá Toán học: + Chuyển vấn đề thực tế về bài toán liên quan đến 3 đường cônic. + Sử dụng các kiến thức về 3 đường cônic để giải bài toán liên quan đến thực tế. + Từ kết quả bài toán trên, trả lời được vấn đề thực tế ban đầu. - Giao tiếp toán học: Trình bày, diễn đạt, thảo luận, tranh luận và sử dụng được một cách hợp lí ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để biểu đạt các nội dung liên quan đến tính chất 3 đường cônic. - Sử dụng công cụ và phương tiện học toán: + Máy tính cầm tay + Điện thoại/laptop: tìm kiếm và trình bày các hình ảnh của 3 đường cônic trong cuộc sống + Bảng phụ, thước parabol… + Sử dụng phần mềm Geogabra để vẽ các hình ảnh có dạng 3 đường cônic. 2. Phẩm chất - Chăm chỉ : Tích cực hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm - Trung thực: Khách quan, công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm mình và nhóm bạn. - Trách nhiệm: Tự giác hoàn thành công việc mà bản thân được phân công, phối hợp với thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  • 70. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 65 - Máy chiếu, bảng phụ - Vở ghi, bút, MTCT, sgk III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. ELIP 1.HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a) Mục tiêu: Giúp học sinh thư giãn, giải trí cũng như gây tò mò, hứng thú trước khi vào bài mới . b) Nội dung: - Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi «TÌM Ô CHỮ». - Giáo viên phổ biến luật chơi, phát thẻ tìm kiếm ô chữ cho các nhóm học sinh. LUẬT CHƠI : + Mỗi nhóm gồm 4-5 học sinh nhận 1 phiếu tìm ô chữ. + Mỗi nhóm có 5 phút để tìm 10 từ khoá gợi ý. + Mỗi từ khoá đúng được cộng 1 điểm. +Các từ khoá có thể ở hàng ngang, hàng dọc, chéo, đọc từ trái sang phải hoặc từ phải sang trái.
  • 71. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 66 c) Sản phẩm - Học sinh thực hiện trò chơi. - Gợi ý: d) Tổ chức thực hiện - Giáo viên cho học sinh thực hiên trò chơi trong 5 phút. - Học sinh làm việc nhóm và tìm đáp án. Đặt vấn đề: Em hãy nêu ý nghĩa của các từ khoá trên? - Giáo viên nhận xét và ghi nhận học sinh có câu trả lời tốt sau đó kết luận và giới thiệu về bài học mới. 2. HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: - Xác định và phân biệt được phương trình chính tắc của ba đường conic. - Xác định được các yếu tố đặc trưng của một đường conic ( elip, hypebol, parabol) khi cho trước phương trình chính tắc của nó. - Thiết lập được phương trình chính tắc của đường conic khi biết trước một số yếu tố của nó .