SlideShare a Scribd company logo
1 of 53
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
GIÁO DỤC NHÂN CÁCH, ĐẠO
ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
được trình bày trong báo cáo là trung thực và chưa từng được công bố ở bất kì
công trình nghiên cứu nào trước đây.
Thủ Dầu Một, ngày tháng năm 2022
Sinh viên
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Lãnh đạo trường Đại học
Thủ Dầu Một, các trung tâm, phòng ban, thư viên đã tạo điều kiện thuận lợi
về cơ sở vật chất và tinh thần cho tôi, cung cấp cho tôi các nguồn tài liệu quý
báu để tôi có thể hoàn thành báo cáo này.
Đặc biệt, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Cô ….., người
đã trực tiếp hướng dẫn rôi trong suốt quá trình làm báo cáo. Cô đã dành nhiều
thời gian, tâm huyết giúp tôi hoàn thành báo cáo tốt nghiệp.
Cảm ơn gia đình, bạn bè và những người luôn bên cạnh giúp đỡ, động
viên tôi trong suốt thời gian vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................Error! Bookmark not defined.
1. Lí do chọn đề tài......................................Error! Bookmark not defined.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu....................................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................ 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 3
5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 4
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.................................................. 4
7. Cấu trúc đề tài......................................................................................... 5
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ CHỨC NĂNG GIÁO DỤC CỦA VĂN HỌC
ĐỐI VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC VÀ TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI
CỦA MA VĂN KHÁNG............................................................................ 6
1.1. Khái quát vai trò và chức năng giáo dục của văn học đối với học sinh tiểu
học............................................................................................................. 6
1.1.1. Vai trò và chức năng giáo dục của văn học đối với học sinh tiểu học..... 6
1.1.2. Học sinh tiểu học và những đặc điểm về tâm sinh lý lứa tuổi............... 7
1.2. Nhà văn Ma Văn Kháng và những sáng tác viết cho thiếu nhi .............. 13
1.2.1. Con người và sự nghiệp sáng tác của Ma Văn Kháng........................ 13
1.2.2. Truyện viết cho thiếu nhi và những đóng góp của Ma Văn Kháng ..... 18
1.3. “Những truyện hay viết cho thiếu nhi” và quan niệm nghệ thuật của nhà
văn........................................................................................................... 19
1.3.1. Tập truyện “Những truyện hay viết cho thiếu nhi” và những thành
công......................................................................................................... 19
1.3.2. Quan niệm nghệ thuật của Ma Văn Kháng........................................ 20
CHƯƠNG 2. GIÁ TRỊ NỘI DUNG "NHỮNG TRUYỆN HAY VIẾT CHO
THIẾU NHI" VÀ NHỮNG BÀI HỌC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, NHÂN
CÁCH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC ........................................................ 23
2.1.1. Đời sống trẻ em chịu nhiều thương tổn về tinh thần và đau khổ về vật
chất.......................................................................................................... 23
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
2.1.1. Số phận những trẻ em có hoàn cảnh éo le, nhiều lo toan, vất vả, nhọc
nhằn......................................................................................................... 23
2.1.2. Tấm lòng thương cảm, thấu hiểu của nhà văn và tiếng chuông báo động
cho gia đình, xã hội về trách nhiệm đối với trẻ em...................................... 36
2.2. Bài ca về những phẩm chất tốt đẹp của trẻ em ..................................... 38
2.2.1. Bàica về tâm hồn nhân hậu, giàu lòng yêu thương, sẻ chia gắn bó........ 38
2.2.2. Bài học về lòng can đảm và ý chí, nghị lực kiên cường ..................... 40
2.3. Bài ca từ cảm hứng yêu thương, lạc quan về cuộc sống và những ước mơ
về tình đời cao thượng .............................................................................. 41
2.3.1. Bài ca từ cảm hứng yêu thương, lạc quan về cuộc sống..................... 41
2.3.2. Tâm hồn giàu mơ ước và những khúc ca về tình đời cao thượng....... 43
2.3.3. Những bài học giàu triết lí nhân sinh và ý nghĩa nhân văn ................. 44
CHƯƠNG 3. “NHỮNG TRUYỆN HAY VIẾT CHO THIẾU NHI” CỦA MA
VĂN KHÁNG - NHỮNG GIÁ TRỊ TIÊU BIỂU VỀ NGHỆ THUẬT NHÂN
VẬT, GIỌNG ĐIỆU VÀ ĐỀ XUẤT CÁCH THỨC GIÁO DỤC HỌC SINH
................................................................................................................ 46
3.1. Nghệ thuật khắc họa nhân vật ............................................................. 46
3.1.1. Nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật ............................................ 46
3.1.2. Nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật .............................................. 48
3.2. Nghệ thuật giọng điệu ........................................................................ 49
3.2.1. Giọng điệu suy tư, triết lí ................................................................. 49
3.2.2. Giọng điệu thiết tha, sâu lắng........................................................... 52
3.3. Biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học và mở rộng nhận
thức giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh tiểu học.............................. 54
3.3.1. Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học qua luyện
đọc và kể chuyện...................................................................................... 54
3.3.2. Tổ chức hoạt động đọc diễn cảm...................................................... 55
3.3.3. Tổ chức hoạt động kể chuyện và sắm vai.......................................... 57
3.3.4. Xây dựng hệ thống câu hỏi và yêu cầu học sinh nêu bài học giáo dục 58
KẾT LUẬN.............................................................................................. 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 61
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Là nhà văn tiêu biểu của văn học đương đại Việt Nam, một trong
những cây bút có công mở đường cho sự nghiệp đổi mới văn học, với văn
phong giản dị, thể hiện ý chí nghị lực của một cốt cách nhà văn, suốt sự
nghiệp sáng tác của mình từ truyện ngắn đầu tay Phố cụt (1961) đến nay, Ma
Văn Kháng đã có được một nghiệp văn gồm hơn 8 nghìn trang in, với 19 tập
truyện ngắn, 2 tập truyện vừa, 17 cuốn tiểu thuyết, 4 truyện viết cho thiếu nhi,
1 cuốn Hồi kí, 2 cuốn tiểu luận - phê bình. Song ở thể loại nào ông cũng thành
công và được đông đảo bạn đọc đón nhận, nhất là truyện ngắn và tiểu thuyết.
Nhưng dù thành công ở thể loại nào thì các tác phẩm của Ma Văn Kháng
cũng đều tập trung vào ba đề tài lớn: Miền núi; Thiếu nhi; Đô thị và tri thức.
Với đề tài viết cho Thiếu nhi, ông luôn dành những tình cảm yêu thương, chia
sẻ và quan tâm sâu sắc cho nhân vật của mình với sự thành công của hàng loạt
các tác phẩm như tiểu thuyết Chuyện của Lý, Côi cút giữa cảnh đời, Chó Bi
đời lưu lạc...;truyện ngắn Đồng cỏ nở hoa, Khu vườn tuổi thơ, Kiểm - Chú bé
- Con người... Tác giả Ma Văn Kháng tâm sự: “Viết cho thiếu nhi quan trọng
không chỉ là viết cái gì? Mà là viết như thế nào? Mà viết như thế nào lại quan
hệ đến tâm hồn người viết. Tôi ao ước ngoài cái duyên với chữ nghĩa và con
trẻ ra, tâm hồn mình lúc nào cũng tươi mát, trong sáng và dào dạt tình yêu
với cuộc đời với con người”.
1.2. Được chọn lọc từ hơn hai trăm truyện ngắn hay và đặc sắc của Ma
Văn Kháng viết cho thiếu nhi, tập truyện Những truyện ngắn viết cho thiếu
nhi xuất hiện lần đầu tiên do Nhà xuất bản Kim Đồng in năm 2014 đến nay đã
tái bản đến lần thứ sáu. Dù trải qua các lần tái bản, chỉnh sửa nhưng “tất cả
những truyện ngắn đượcgiới thiệu trong cuốn sách này hầu hết đều mang âm
hưởng của những số phận nhiều lo toan, vất vả, nhọc nhằn, có hoàn cảnh éo
le và chịu nhiều thiệt thòi; nhưng đó cũng là những con người có nhiều phẩm
chất tốt đpẹ mà nổi bật hơn cả là lòng nhân hậu, nết can đảm và ý chí kiên
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
2
cường. Bỏ lại phía sau giọng điệu gai góc, ưu tư, phiền muộn, truyện ngắn
viết cho trẻ em và viết về trẻ thơ của Ma Văn Kháng vẫn vang lên giai điệu
lạc quan về cuộc sống, ước mơ và tình đời cao thượng”. Cuốn sách như
những trang nhật ký về tuổi thơ, về cuộc sống của tác giả bằng những câu
chuyện, những nhân vật từ con người đến loài vật hiện lên thật sinh động,
chất phác và mộc mạc với những số phận, những mảnh đời bất hạnh. Thông
qua đó, Ma Văn Kháng muốn thể hiện những giá trị giáo dục sâu sắc về nhân
cách, đạo đức cho thiếu nhi nói chung.
Với tất cả những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài Giáo dục nhân cách,
đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua “Những truyện hay viết cho thiếu
nhi” của Ma Văn Kháng để nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Hơn 50 năm trong nghề cầm bút viết văn, Ma Văn Kháng là một trong
những nhà văn có nhiều đóng góp cho văn xuôi Việt Nam hiện đại thời kỳ đổi
mới. Các tác phẩm của nhà văn, đặc biệt là những tác phẩm viết về thiếu nhi
đã thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình và giảng dạy văn
học.
Trước hết, bàn về những nhân vật trong sáng tác văn xuôi của Ma Văn
Kháng, tác giả Đào Thủy Nguyên trong công trình nghiên cứu Truyện ngắn
Ma văn Kháng và vấn đề thức tỉnh tinh thần con ngườivùng cao có viết: “Tác
giả đi sâu vào nghiên cứu khẳng định một cách đầythuyết phụcnhững vấn đề
nhân sinh, thế sự, những thành công đặcsắc về nghệthuậtxây dựng nhân vật
và sử dụng ngôn từ trong truyện ngắn viết về đề tài dân tộc và miền núi của
Ma Văn Kháng”. Hay tác giả Đoàn Trọng Huy với bài viết Ngọn cờ đổi mới
có sức vẫy gọi đã viết: “Nếu theo dõi sẽ thấy thế giới nhân vật trong văn xuôi
Ma Văn Kháng ngày càng đông đảo hơn nhưng phân hóa rõ rệt thành hai
loại, hai hạng. Không phải là ranh giới giai cấp, cũng không phải là vết
ngang đậm địch - ta. Mà là một quy định đạo đức - xã hội: nhân cách cao
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
3
thượng và nhân cách thấp hèn; người thiện, người trí tuệ và kẻ hèn ngu, xấu
xa, độc địa, tàn ác”
Tác giả Nguyễn Thị Thắm với luận văn Nhân vật thiếu nhi qua hai tiểu
thuyết Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng đã tập
trung nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng nhân vật thiếu nhi trong mối quan
hệ với gia đình và xã hội, qua đó khẳng định loại tiểu thuyết hướng về đời tư
của con người gắn bó với các thế hệ trong gia đình và đặt trong bối cảnh xã
hội nước ta mà nó tồn tại và có khả năng đặt ra được nhiều vấn đề có ý nghĩa
đạo đức nhân sinh sâu sắc.
Tác giả Hồ Thị Minh Chi với luận văn Thếgiới nhân vậttrong sáng tác
của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới có đề cập đến hệ thống những nhân vật
mang nét đặc trưng miền núi, nhân vật bi kịch, nhân vật tha hóa, nhân vật
vượt lên số phận và các phương thức thể hiện thế giới nhân vật trong sáng tác
của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới.
Tập truyện Những truyện hay viết cho thiếu nhi của Ma Văn Kháng ra
đời vào tháng 7 năm 2014 được Nhà xuất bản Kim Đồng - một nhà xuất bản
danh tiếng in và lưu hành là cuốn sách được chọn lọc, hội tụ những truyện
hay, đặc sắc nhất viết cho thiếu nhi của ông. Cho đến nay chưa có công trình
nghiên cứu nào tập trung tìm hiểu về tập truyện này dưới góc độ nghiên cứu
những giá trị giáo dục nhân cách, đạo đức cho thiếu nhi nói chung và đối
tượng học sinh tiểu học nói riêng.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là phân tích nội dung những truyện
ngắn viết cho thiếu nhi của tác giả Ma Văn Kháng để thấy được những giá trị
giáo dục nổi bật về đạo đức và nhân cách cho học sinh tiểu học. Đồng thời, đề
tài còn làm rõ những nét riêng tiêu biểu về nghệ thuật khắc họa nhân vật,
nghệ thuật sử dụng giọng điệu để thấy được những nét riêng trong phong cách
sáng tác của Ma Văn Kháng. Trên cơ sở đó, đề tài còn đề xuất một số biện
pháp, cách thức giáo dục học sinh tiểu học.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng mà đề tài nghiên cứu là giá trị giáo dục về đạo đức, nhân
cách cho học sinh tiểu học trong những sáng tác của nhà văn Ma Văn Kháng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập truyện “Những truyện hay viết cho
thiếu nhi” được chọn lọc từ hơn hai trăm truyện ngắn của tác giả Ma Văn
Kháng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu, chúng tôi thực
hiện một số phương pháp nghiên cứu sau:
5.1. Phương pháp hệ thống
Phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích có cái nhìn khái quát
và lôgic hơn về đề tài, đặt ra các nội dung theo một hệ thống để làm rõ vấn đề.
5.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong báo cáo tốt nghiệp để
đi vào phân tích nội dung và nghệ thuật của truyện.
5.3. Phương pháp so sánh
Nhằm so sánhtruyệncủaMa Văn Kháng với các tác phẩm của những nhà
văn cùng viết về văn học thiếu nhi như: Tô Hoài, Phạm Hổ, Nguyễn Huy
Tưởng…
5.4. Phương pháp sưu tầm
Dùng phương pháp này để sưu tầm các truyện, các bài báo và các tài
liệu có liên quan để tìm hiểu về những yếu tố dân gian truyện viết cho thiếu
nhi của Ma Văn Kháng qua góc nhìn của các nhà phê bình văn học.
5.5. Phương pháp lý thuyết thi pháp
Phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích làm rõ phần nghệ thuật
trong các tác phẩm của nhà văn. Đồng thời, phương pháp này còn làm nổi bật
những đặc điểm đặc sắc trong phong cách sáng tác của Ma Văn Kháng.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
5
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài không chỉ phục vụ cho công tác học tập, nghiên cứu của chúng
tôi mà còn đóng góp vào việc nghiên cứu những bài học mang giá trị giáo dục
sâu sắc về đạo đức, nhân cách cho đối tượng học sinh tiểu học trong các
truyện ngắn mà tác giả Ma Văn Kháng sáng tác cho thiếu nhi.
Bên cạnh đó, thông qua quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi có cơ hội
tìm hiểu và mở rộng tầm hiểu biết về con người, sự nghiệp và phong cách
sáng tác của Ma Văn Kháng. Báo cáo hoàn thành sẽ là cơ sở tiền đề, nguồn tài
liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu sau này.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, báo cáo
được trình bày trong ba chương như sau:
Chương 1. Khái quát về chức năng giáo dục của văn học đối với học
sinh tiểu học và truyện viết cho thiếu nhi của Ma Văn Kháng.
Chương 2. Giá trị nội dung “Những truyện hay viết cho thiếu nhi” và
những bài học giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh tiểu học.
Chương 3. “Những truyện hay viết cho thiếu nhi” của Ma Văn Kháng -
những giá trị tiêu biểu về nghệ thuật nhân vật, giọng điệu và đề xuất cách thức
giáo dục học sinh.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
6
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ CHỨC NĂNG GIÁO DỤC CỦA VĂN HỌC ĐỐI VỚI
HỌC SINH TIỂU HỌC VÀ TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA
MA VĂN KHÁNG
CHƯƠNG 2
GIÁ TRỊ NỘI DUNG "NHỮNG TRUYỆN HAY VIẾT CHO
THIẾU NHI" VÀ NHỮNG BÀI HỌC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, NHÂN
CÁCH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
2.1. Đờisống trẻ em chịu nhiều thương tổn về tinh thần và đau khổ
về vật chất
2.1.1. Số phận những trẻ em có hoàn cảnh éo le, nhiều lo toan, vất
vả, nhọc nhằn
Xuyên suốt tập truyện là những mảnh đời, những số phận trẻ thơ đầy
sóng gió, đau khổ, bất hạnh. Có những số phận mà người đọc chứng kiến từ
nhỏ cho tới lúc trưởng thành. Bống trong Đồng cỏ nở hoa là một trong số đó.
Bống mê vẽ, hầu như lúc nào, ở đâu người ta cũng thấy cô bé vẽ trong giờ văn
cũng như giờ toán. Dù là cái bút chì, viên phấn, cái que, dù là trên giấy, trên
bảng, trên đất thì cô bé đều vẽ được và cô bé thật sự có tài hội họa. Bác Lan,
chị gái của bố Bống là người đầu tiên phát hiện ra tài năng của cô bé khi em
học lớp hai. Tài năng của em càng được khẳng định khi bác Lan mời họa sĩ
Phan, người có kiến văn hết sức sâu rộng xem những bức tranh của Bống và
ông đã phải tặc lưỡi trầm trồ: “Chà chà! Vẽ được lắm! Vẽ như đồng cỏ đến kỳ
nở hoa! Vẽ được lắm, được lắm!” [6,tr.93]. Tuy vậy cô bé lại có cuộc sống
thật bất hạnh khi có một người bố làm nghề gác chắn xe lửa, không biết gì là
nghệ thuật, tính tình cục mịch, chỉ vui với bia rượu, nói tục không ai bằng, mê
tổ tôm, còn mẹ Bống buôn hoa quả Tầu, dán mác Mĩ lên táo Tầu để bán giá
cao, thạo lên đồng và trò lô, đề một ăn bảy. “Thấy con gái vẽ nhiều, giấy bút,
mầu mè bừa bộn, lắm khi mẹ Bống quát tháo mắng mỏ ầm ĩ, coi như mày vẽ
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
7
vời vô tích sự. Còn bố Bống thì cứ tiện tay là vơ hết tranh vẽ của con gái, để
làm giấy nhóm lò rang cơm mỗi sáng” [6, tr.93]. Những lúc như thế, cô bé lại
ngồi khóc vì buồn, vì tủi thân. Nỗi bất hạnh của cô bé không phải là mồ côi
cha mẹ mà là thiếu vắng sự quan tâm, sự yêu thương và thấu hiểu của cha mẹ.
Có lẽ, cha mẹ của em nghĩ em còn nhỏ chưa hiểu gì, chưa biết gì. Họ đâu biết
rằng dù là một đứa trẻ nhưng em có một tâm hồn rất nhạy cảm, chân thật.
Điều này được thể hiện qua chính những nét vẽ của cô bé khi em vẽ chân
dung của cha mẹ mình “Bố Lít nó ra bố Lít nó, cái mặt hoằm hoặp, cái mũi cà
chua, cái mồm thổi lửa. Cũng vậy, mẹ Phít nó cũng cẳng lẫn được với ai, cái
mặt tròn như đồng xu, trắng phau phau với hai con mắt lá dăm, cái mũi tin hin
và cái cằm lẹm một nét vát dài” [6, tr.92]. Những nét vẽ của cô về cha mẹ
mình là những gì em được thấy, được chứng kiến và tiếp xúc hàng ngày. Dù
cuộc sống như vậy, nhưng cô bé không hề bị mất đi sự hồn nhiên, ngây thơ
của một đứa trẻ:
“- Sao dưới bụng con gà mái mẹ lại có một hàng chấm chấm?
- Dạ! Đó là tí của nó ạ. Không có tí, gà con bú mẹ sao được ạ.
- Thế con chuột nhắt đứng cạnh cái vòng tròn có hai chóp nhọn là cái
gì?
- Dạ! Là lưng con mèo ạ. Ý cháu là... hỡi tên chuột kia, mi hãy giờ hồn,
mèo chưa quay đầu lại đâu!
Khá lắm! Thế hai người dắt tay nhau đi trong bức tranh này là những
ai? Sao một người thì to đùng, còn một người thì bé tí và đen thui như than
thế?
- Thưa ông, người to là mẹ cháu. Người bé và đen thui là bố cháu
- Sao bố cháu lại bé tí và đen thui thế?
- Tại là vì bố cháu hay cốc đầu cháu. Mấy lị cũng có bận say rượu, cầm
cái ghế đẩu giơ lên đánh mẹ cháu ạ.” [6, tr.93].
Đoạn hội thoại giữa họa sĩ Phan với Bống khiến người ta không nhịn
được cười bởi những con vật xung quanh hiện lên trong mắt cô bé thật ngộ
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
8
nghĩnh và đáng yêu. Những tưởng tượng mà có lẽ chỉ có trẻ con mới nghĩ ra
được còn người lớn thì chẳng thể nào nghĩ tới. Nỗi ám ảnh của Bống khi
người cha thường xuyên cốc đầu, uống rượu say đánh mẹ được em phác họa
lại trong bức tranh. Làm sao có thể hiểu được ý nghĩa sâu sa của bức tranh khi
không có câu trả lời ngây thơ và hồn nhiên của cô bé. Dưới cái nhìn trẻ thơ,
bố của em trở lên xấu xa những lúc say đánh mẹ và cốc đầu em. Và trong bức
tranh, hình ảnh người bố “bé tí và đen thui” như là niềm mong ước bố sẽ
không thể đánh mẹ và em nữa. Niềm mong ước thật trẻ con nhưng khiến
người đọc không khỏi xót xa, ngậm ngùi.
“Chẳng một ai dạy bảo, Bống cứ vẽ. Vẽ theo con mắt mình nhìn và trái
tim yêu gét của con trẻ mách bảo. Vẽ như một niềm vui được hít thở không
khí trong lành, được ngắm nhìn mọi người, được tiếp xúc với thiên nhiên tạo
vật trong một không gian tràn ngập ánh sáng. Vẽ như đồng cỏ nở hoa đến
thế!” [6, tr.97]. Với cô bé vẽ không chỉ là niềm đam mê mà còn là còn là niềm
vui duy nhất của em, là cách em có thể giao tiếp với mọi người và tạo vật
xung quanh. Em vẽ bằng cả tâm hồn, cả trái tim, bằng tất cả nững gì em có và
có lẽ khi em vẽ là lúc em thấy bình yên, thanh thản nhất.
Bống cứ lớn lên trong sự vô tâm của cha mẹ mình, em đã nộp đơn thi
và đậu với số điểm cao ngất ngưởng vào trường Đại học Mĩ thuật Yết Kiêu,
một trường nghệ thuật danh tiếng. Điều đáng buồn là cha mẹ em đã không hề
biết việc này bởi họ đâu quan tâm đến con gái mình và càng buồn hơn khi cha
em biết tin ông không những không vui mà còn mỉa mai không muốn cho em
đi học. Có cha mẹ nào lại không muốn con mình học giỏi, đỗ đạt thành tài, có
đứa trẻ nào lại không có đam mê và mơ ước. Cô bé Đinh Minh Yên trở thành
sinh viên đại học và từ đây mở ra một trang mới mở ra trong cuộc đời đầy
sóng gió của em. Năm đầu em được nhận học bổng toàn phần, được nhiều bạn
bè quý mến, kết thân. Những tưởng số phận đã mỉm cười với em, thế nhưng
thói đời không thể lường trước được bạn bè dần xa lánh em. Nhờ học tập
năng khiếu của em phát triển thành tài năng hội họa thực sự và bạn bè đố kỵ
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
9
với tài năng của em. Dù vậy với niềm đam mê, sự khao khát, cô bé vượt qua
nỗi đau này và tiếp tục vẽ, chấp nhận ít dần những người bạn. Suốt bốn năm
đại học em luôn phấn đấu dành những thành tích cao và khi ra trường nhờ bác
Lan xin cho làm ở phòng hành chính - trị sự báo Văn hóa Thành phố. Hai
tháng qua đi Bống vẫn chưa kí được hợp đồng và sóng gió lại ập đến, em đã
nghỉ việc.
“Bống vụt đứng dậy, mếu xệch miệng, khóc òa:
- Các người có hiểu cho tôi không? Cái người đàn bà mặc áo thổ cẩm
đó là cai ngục! Là kẻ giam hãm, đọa đày tôi. Đến ngủ mê tôi cũng thấy cái
mặt lưỡi cày nanh ác của mụ. Các người có biết hôm qua mụ ấy nói với tôi
thế nào không? Mụ ấy nghiến răng kèn kẹt chỉ tay vào mặt tôi, rủa: “Con kia!
Tao căm thù mày! Mày là đứa cướp cơm chim của tao. Chỗ của mày lẽ ra là
của con tao. Tháng này nó tốt ngiệp trường Mĩ thuật Công nghiệp. Tao đã
dấm sẵn chỗ cho nó. Vậy mà mày đến tranh phần của nó! Tao phải vạch vôi
vào cái mặt bất lương của mày!” [6, tr.106].
Thì ra suốt mấy tháng qua cô bé đã phải chịu đựng sự đay nghiến, trù
dập của bà trưởng phòng mà không ai biết. Công việc hàng ngày chỉ rửa ấm
chén và quét nhà, không được vẽ hay làm gì liên quan đến nghệ thuật. Em
biết tâm sự với ai khi mà chính cha mẹ mình, những người thân yêu nhất của
em còn không ủng hộ em. Thương thay cho sự bất hạnh của cô bé, em nào có
tội tình gì, em chỉ muốn có một công việc để có thể bộc lộ tài năng của mình
nhưng em không có cái quyền đó. Ít lâu sau, nhờ sự giúp đỡ của bác Lan,
Bống là họa sĩ vẽ bìa sách ở Nhà xuất bản Trí Tuệ rồi ở nhiều báo, tạp trí khác
nhưng ở đâu cũng chỉ được dăm bữa nửa tháng và cô bé trở thành họ sĩ tự do.
Niềm đam mê vẽ vẫn rực cháy trong em khi cô bé hoàn thành bức sơn
dầu Thiếu nữ và hoa phượng và được trưng bày ở Triển lãm Mĩ Thuật Thành
phố và sau đó được thành phố mua để đưa vào Bảo tàng Văn hóa. Với thành
quả này cô bé vui lắm vì tài năng của mình đang dần được công nhận. Thế
nhưng tai họa lại ập đến gia đình em: “Bố Lít mắc chứng đái tháo đường, phải
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
10
về hưu sớm, suốt ngày chỉ lê la ở các chiếu tổ tôm. Mẹ Phít bị phát hiện gian
lận trong việc dán mác hoa quả, phải phạt cả chục triệu, vốn liếng hao hụt gần
hết” [6,tr.108]. Gia đình em rơi vào cảnh túng quẫn. Còn Bống chỉ có một
mối bận tâm là vẽ, càng lúc càng ngập chìm vào cơn mê man thác lũ, em vẽ
trong cơn thác loạn của tâm thần. Em biết làm gì khi em chỉ là một họa sĩ tự
do, không nơi nào nhận em vào làm, cha mẹ không quan tâm, ủng hộ, gia
đình gặp khó khăn. Nỗi buồn cứ chồng chất lấy nhau, vây quanh lấy em thật
khiến người ta xót thương.
Còn gì tủi nhục, ê chề hơn khi bức Thiếu nữ và hoa phượng của em bị
Bảo tàng Văn hóa thành phố cho rằng là tranh chép lại và có ý tưởng xấu nên
bị gỡ ra, trả lại và người làm việc này là bạn học cũ có dính dáng cả đến
người đàn bà mặc áo thổ cẩm. Bao nhiêu nỗi đau em phải chịu vẫn chưa đủ
hay sao? Cô bé đã nghỉ việc rồi mà họ vẫn không tha, vẫn muốn trù dập em
tới cùng. Thật tàn nhẫn đối với một cô bé ngây thơ, trong sáng như em, em có
làm gì có lỗi với người ta đâu. Có chăng là do em mê vẽ, muốn cống nghiến
hết mình cho nghệ thuật nhưng như thế đâu có tội tình gì. Thật căm phẫn khi
tác phẩm do chính tay em vẽ lên, dồn tất cả đam mê, tâm huyết vào mà người
ta bảo là đi chép, là có ý tưởng xấu. Cô bé đã chép của ai? Và cái ý tưởng đó
xấu ở chỗ nào? Có một lời giải thích nào thỏa đáng không? Tội nghiệp cho cô
bé khi không thể chứng minh sự trong sạch của mình, không biết tâm sự, chia
sẻ cùng ai. Em lại chịu đựng một mình và nén nỗi đau trong lòng để rồi niềm
khát khao được vẽ của em lại rực cháy lên. Không giờ giấc, chẳng ngày đêm,
như bị thiêu đốt trong khát vọng được biến tất cả thành hình hài, màu sắc,
trong trạng thái phẫn thì phát, dâng trào cảm xúc. Sau ba hôm đóng chặt cửa
buồng im ỉm, cô bé đã hoàn thành bức tranh để đời của mình với biết bao tâm
trạng đan xen lẫn lộn, với sự khát khao mơ ước. Bức tranh Cánh đồng hoa
hiện ra như một giấc mơ. Nó tươi mát, thánh thiện đến lạ thường như chính cô
bé. Có lẽ những cay đắng, bất hạnh của cô bé hòa tan vào cánh đồng hoa đó
và nó đã qua đi như một giấc mơ. Và bức tranh đó là minh chứng khẳng định
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
11
tài năng của cô bé. Dù cuộc đời em có biết bao sóng gió, đau khổ, tủi nhục
nhưng niềm đam mê vẽ, khát khao được vẽ không bao giờ dập tắt. Tài năng
của em là sức mạnh chiến thắng mọi thứ, là bất diệt. Câu chuyện khép lại với
lời hứa hẹn công việc tương lai của Bống là thay thế họa sĩ Phan trong đoàn
cải lương. Hi vọng nó sẽ đem lại cho cô bé nhiều may mắn và phát huy được
tài năng của em.
Với Bống nỗi bất hạnh của em là tài năng bị vùi dập, bị kìm hãm bởi
chính cha mẹ mình, bởi những người đố kỵ xung quanh em thì chú bé Kiểm
trong chuyện Kiểm - chú bé - con người lại có một nỗi bất hạnh khác. Kiểm là
một chú bé mới khoảng mười bốn tuổi, hiền lành, ngoan ngoãn, tốt bụng
nhưng lại phải sống trong sự ghẻ lạnh của dì ghẻ, sự đày đọa của hai em cùng
cha khác mẹ. Có câu: “Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng”.
Không phải tự nhiên mà ông cha ta lại nghĩ ra được những câu ca dao
tục ngữ như thế. Đã có rất nhiều người sống trong cảnh như thế và chú bé
Kiểm là một trong những trường hợp đó. Qua những lời tâm sự của chú bé
với vợ chồng bác Tư là hàng xóm ta có thể thấy rõ hơn những bất hạnh mà
chú phải chịu đựng. Khi bố pha cho cậu cốc sữa thì mụ “hất toẹt ra sân”, mụ
ra hẹn với cậu bé hôm nào không lấy đủ rau thỏ thì cắt cơm, không cho ngủ
trong nhà, khi cậu bé bế ẵm con mụ, mụ đe dọa sẽ giết cậu bé nếu làm ngã
chúng. Có lẽ vì thế mà người ta mới gọi cái tên là dì ghẻ. Dù cậu bé không
phải conđẻ của mụ nhưng cũng là anh của các con mụ, cậu bé có quyền được
đối xử như người bình thường chứ không phải như một nô lệ. Hơn nữa Kiểm
mới chỉ là một cậu bé lại rất ngoan và nghe lời không bao giờ dám cãi lại.
Khác với những gì người đọc có thể nghĩ, cậu bé không hề trách móc gì:
“Như bố cháu ấy, thật ra không phải con người độc ác, nhưng hay a dua, xu
thời và hèn” [6, tr.115]. Lẽ ra cậu có quyền giận dỗi bố mình sao lại để cho dì
ghẻ hành hạ cậu như thế nhưng cậu chỉ nghĩ đó là tính xấu của bố chưa sửa
được thôi. Cậu bé dường như cũng biết thân phận của mình: “Cháu biết suy
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
12
nghĩ chứ, bác. Không nên đòi hỏi cái gì quá. Công bằng cũng phải dựa trên sự
hợp lí. Đến bữa cơm, dì cháu chia thịt, trứng cho hai em cháu. Cháu chỉ được
một bát rau. Cháu thấy thế là phải. Vì hai em cháu, một đứa lên ba, một đứa
lên sáu, chúng còn bé, chả lẽ cháu tướng, sĩ, tượng thế này lại ăn tranh phần
của chúng” [6, tr.115]. Lẽ ra cậu cũng có quyền đòi, được chia thịt, trứng như
hai em con dì. Nhưng cậu hiểu được có rau ăn là tốt lắm rồi, nếu mà đòi có
khi lại phải nhịn. Nhưng lí do sâu xa hơn cả là cậu biết nhường cho hai em
của mình vì chúng còn bé, vì cậu là anh và vì cậu quý chúng. Khó có thể dành
tình cảm cho con của dì ghẻ khi mà bị mẹ chúng đối xử tệ bạc như thế. Nhưng
Kiểm lại luôn lo lắng, quan tâm, chăm sóc cho chúng, khi bế chúng cậu chẳng
bao giờ đánh ngã chúng. Cậu thường xuyên bế chúng không phải vì cậu sợ
mẹ chúng mà vì cậu yêu thương chúng. Đó là tình yêu chân thành của một
người anh, của một cậu bé thật thà, chất phác.
Cậu bé thực sự là một người tốt khi hồn nhiên kể về những việc mình
đã làm: “Bác ạ, cháu ấy mà, cháu không độc ác được đâu. Thật đấy, bác ạ.
Thấy người tàn tật cháu thương lắm. Đi tàu điện lần nào có tiền cháu cũng
cho bố con ông xẩm mù. Một bận, cháu cho hai mẹ con người đến ăn xin hai
bát cơm, dì cháu dộng đầu cháu vào tường sưng vếu lên đấy. Hôm nọ đi ra ga,
một bà cụ gánh gạo nặng quá, cháu gánh hộ bà cụ. Tới ga, bà cụ cho cháu
mười đồng, cháu nhất định không lấy. Mình phải biết thương người chứ, bác
nhỉ?” [6, tr.116]. Cậu bé thấy vui khi mình làm được nhiều việc tốt, thích thú
khi kể cho người khác nghe. Bản chất trong con người cậu bé là sự lương
thiện, luôn đồng cảm, thương xót cho những hoàn cảnh khó khăn. Còn mụ dì
ghẻ thật quá đáng không một lời khen ngợi còn đánh phạt cậu bé, mụ đúng là
không có lương tâm. Dù sống trong cảnh chịu sự tra tấn cả về thể xác lẫn tinh
thần của dì ghẻ nhưng Kiểm vẫn là một đứa trẻ lanh lợi, suy nghĩ chín chắn.
Cậu biết rất nhiều chuyện đời, biết nhiều thủ đoạn, mánh khóe, tệ lậu trong xã
hội. Dù bị vùi dập và dồn vào cảnh sống thiếu thốn cả vật chất lẫn tình cảm,
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
13
cậu bé vẫn giữ được một khoảng cách, chưa đồng hóa với cái xấu, chưa bị tha
hóa.
Không chỉ bị dì ghẻ hành hạ, cậu bé còn bị hai em cùng cha khác mẹ
đày đọa, đành hanh ghê người, quái ác, bịa tạc đổ tội lên đầu khiến cậu phải
chịu đòn oan của dì ghẻ. Theo thói thường, cậu bé Kiểm phải căm ghét chúng.
Nhưng cậu bé lại chẳng thể ghét chúng vì cậu bế chúng từ lúc chúng đỏ hỏn
giặt giũ, tắm rửa, quấy bột, bón cơm cho chúng ăn. Cậu chăm sóc chúng như
một người mẹ và có lẽ còn hơn cả mẹ chúng chăm sóc chúng. Cậu chỉ mong
chúng lớn lên, khỏe mạnh, yêu thương nhau và yêu thương cả cậu nữa. Câu
nói của cậu bé: “Cháu mà lấy vợ thì hai vợ chồng cháu sẽ yêu thương nhau
suốt đời, hai bác ạ” [6,tr.122] khiến người ta không khỏi xót xa và nhói trong
lòng. Thì ra trong tâm tư của cậu bé luôn mong muốn về một gia đình hạnh
phúc, bố mẹ, con cái không phải chia lìa nhau. Cậu bé đã bất hạnh khi sống
với người bố nhu nhược, mẹ con dì ghẻ đày đọa lại càng xót xa khi gặp mẹ đẻ
mà phải lén lút. Cậu sợ người đàn ông kia sẽ đay nghiến mẹ cậu, sợ mẹ lại
chịu khổ. Cậu cũng không trách mẹ đã bỏ mình mà đi lấy người khác, cậu
hiểu được mẹ là một người phụ nữ, cũng cần được yêu thương. Thế đấy, cậu
bé Kiểm luôn nghĩ cho người khác mà quên đi chính cậu là nạn nhân phản
ánh tính phức tạp của đời sống con người. Cậu mới chỉ là một đứa trẻ thôi, lẽ
ra cậu phải được hưởng mọi quyền mà bao đứa trẻ khác được hưởng hay ít ra
là tình yêu thương con người với tính cách đồng loại, không mảy may vụ lợi.
Dì của Kiểm quả thật là người đàn bà độc ác khiến người ta căm phẫn:
“Khốn khổ, hôm kia nó lỡ tay đánh sứt cái quay chén, bà ấy ném cả cái chén
vào mặt nó, suýt mù mắt thằng bé. Bà con ở tổ dân phố họ nói: có hôm bà ấy
còn bắt nó quỳ, rồi nhét cả phân con bà ấy vào mồm nó. Hôm nọ họp tổ dân
phố, người ta phê bình bà ấy, bà ấy về nhà, bắt chồng trói nó vào chân giường
đánh một trận thừa sống thiếu chết” [6, tr.128]. Dì ghẻ quái ác là thế, đến bố
cũng nhu nhược không biết bảo vệ con mình. Đã rất nhiều lần cậu bé định bỏ
đi vì những trận đòn của dì nhưng cậu lại thương hai đứa em không có ai
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
14
chăm sóc sẽ khổ. Nhưng sự chịu đựng nào cũng có giới hạn của nó, khi không
thể chịu đươc nữa cậu đã lên Lào Cai vừa đi học vừa đi làm. Vợ chồng bác
Tư có ý nhận cậu làm con nuôi nhưng cậu đã từ chối vì sợ dì ghẻ sẽ gây
chuyện cho vợ chồng bác. Dù còn nhỏ tuổi nhưng suy nghĩ của cậu như một
người trưởng thành, luôn biết lo lắng cho người khác, luôn chịu thiệt thòi về
mình. Dù không nhận được tình cảm yêu thương từ dì ghẻ nhưng cậu bé luôn
sẵn sàng chia sẻ tình yêu, sự kính trọng của mình với mụ. Khi biết tin dì bệnh
nặng cậu đã vội trở về một cách tự nguyện và đầy lo lắng, lo cho hai đứa em,
lo ho bố và thương cho bà dì vì không ai vào thăm. Không một chút hả hê,
không hề có ý định trả thù với kẻ đã gây bao đau khổ cho cuộc đời mình mà
trong thái độ, lời nói chứ đầy tình thương cảm trước cơn tai biến của người
ruột thịt. Cậu bé quả thật là người có tấm lòng nhân hậu.
Mỗi số phận, mỗi hoàn cảnh, chú bé Kiểm không những phải chịu sự
khó khăn, thiếu thốn về vật chất, về tinh thần mà còn chịu nỗi đau về thể xác,
thiếu cảm gia đình. Nhưng lòng lương thiện trong em vẫn không hề bị phai
nhạt mà còn thể hiện mạnh mẽ hơn ở chính tình cảj em dành cho mọi người,
đặc biệt là với những người đối xử tệ bạc với em. Một thứ tình cảm chân thực
mà không phải đứa trẻ nào trog hoàn cảnh như em mà vẫn có được.
Cậu bé Giéc trong chuyện Giéc, con dân làng Mai có một hoàn cảnh
thật đặc biệt. Cậu là con lai, mẹ Việt - bố Tây, năm tuổi cậu về Việt Nam
sống với bà ngoại. Hình ảnh đầu tiên khi về của cậu là “tóc nâu, mũi cao,
nhưng còm nhom như con mèo hen”. Cậu nói tiếng Việt rất sõi và nhanh
chóng hòa đồng với mọi người, có lẽ vì mang một nửa dòng máu Việt. Sự
ngây thơ, trong sáng của em khiến người lớn phải xót xa: “Mẹ cháu bảo mẹ
cháu ghét bố cháu nên ứ cho bố cháu về Việt Nam với bà, bà ạ... Bà ơi cháu là
người Việt Nam chứ không phải lai Tây bà nhỉ” [6, tr.143]. Câu nói đáng yêu
của cậu bé ẩn chứa biết bao khát khao, mong ước mình cũng bình thường như
bao đứa trẻ khác, cũng được đón nhận tình yêu thương của mọi người. Và
cũng như bao đứa trẻ khác “Ngủ nó sờ tai, ôm tay bà, bắt bà kể chuyện cổ
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
15
tích, theo bà đi chợ, đi thăm hàng xóm láng giềng, nó nhong nhong trên lưng
bà, thích nghe bà hát ru” [6, tr.143]. Cậu mới chỉ năm tuổi, cũng nũng nịu bà
như mọi đứ trẻ, cũng muốn chứng tỏ cậu như bao đứa trẻ Việt khác. Sự thay
đổi về vóc hình của cậu bé đã chứng minh điều đó. Ngủ đầy giấc, ăn khỏe dù
chỉ là rau dưa, cháo hến, canh cua, tép rang, cá kho. Chưa đầy ba tháng mà
mặt Giéc tròn phính, ngực sườn đầy lên, chân tay phổng phao, có ngấn ở mỗi
khớp. Tình yêu thương của bà, của đất và nước, của cội nguồn giúp cậu bé
như được thổi hơi vào. Nhưng ngoài vẻ ngây thơ, hồn nhiên, khờ khạo đến
hoang sơ của cậu bé, đôi lúc vẫn thấp thoáng nỗi đăm chiêu bí ẩn bất chợt
hiện lên ở hai bên khóe mắt. Nhất là khi nghe bà đọc thư mẹ gửi về: “Mẹ bây
giờ vất vả lắm. Con được ở với bà là sướng rồi. Con phải nghe lời bà. Không,
mẹ gọi con mèo cụt đuôi nó đến đấy!” [6, tr.144]. Những lúc như thế cậu bé
đã khóc rất nhiều, buồn và đau khổ vì thương bà, thương mẹ, vì nhớ mẹ. Thật
đáng thương cho một đứa trẻ khi phải sống xa bố mẹ, thiếu thốn tình cảm của
bố mẹ.
Giéc lớn từng ngày, vào học lớp một, to béo phục phịch bằng đứa trẻ
lên mười nhưng tính khí lại khác thường, nghịch ngợm tai quái, ương bướng
hơn hẳn những đứa trẻ cùng trang lứa. Ngoài những thói tật trẻ con như trưa
không nghỉ mà trốn đi bêu nắng bắt con chuồn chuồn, trốn học, đi ăn trộm ổi
nhà hàng xóm, leo trèo cây cối, vẽ bậy lên tường Giéc còn trở lên ngỗ ngược,
xấc xược, tai ác đến mức dị thường. “Đi học về là vứt sách đấy, đi chơi. Bà
gọi về, đóng cửa nhốt lại thì nó đập phá, lấy búa bổ vỡ hết cửa kính và đồ đạc
trong nhà... Nó lấy tiền của bà đi chơi điện tử. Con chó bông và con mèo vàng
nhà nuôi, bị nó bắt về trói ghì lại, định tẩm dầu hỏa thiêu... mắng nó thì nó bỏ
nhà đi đem đó. Sáng hôm sau hơn chục nhà trong ngõ trở dậy đều la hoảng vì
cửa nhà nào nhà nấy cũng bị nó ghì giây thép bên ngoài, tức tối cứ thế ọ réo
gọi Giéc là thằng con Tây bất trị. Chú Tửu Công an bắt được nó đưa về nhà
bà thì nó đấm lại chú, nó cắn tay chú, nó chửi chú, nó dọa đốt nhà chú” [6,
tr.145]. Làm sao có thể tưởng tượng được một đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
16
ngày nào mà lại trở lên nghịch ngợm, phá phách không sợ ai, không sợ trời
đất như thế. Phải chăng cậu bé có điều gì uất ức chưa nói ra được nên sinh
ngỗ ngược, phá phách hay là cậu bé trời đã định sẵn kiếp này như thế. Cậu bé
thật đáng thương vì bị người dân làng Mai xa lánh dần bởi không ai hiểu
được, chấp nhận được những trò nghịch tai quái của cậu. Có lẽ vì thế mà cậu
không giống người bình thường ở làng Mai này. Xót thương cho một thân
phận trẻ thơ đang bị đẩy đến trạng thái đơn côi trước cộng đồng.
Một trận ốm ập đến Giéc, cậu sốt mê man lảm nhảm suốt đêm: “Trong
cơn mê, nó đòi đi tàu bay, nó đòi ăn kem, ăn chè đậu vãi. Co rúm người lại,
nó kêu hức hức rồi rên rỉ: “Ứ ừ con mèo đen cụt đuôi đâu” rồi gọi mẹ liên
tục” [6, tr.148]. Thì ra sâu thẳm trong con người cậu bé vẫn luôn thường trực
những ký ức đẹp đẽ về tuổi thơ. Cậu vẫn thích đi tàu bay, thích ăn kem, ăn
chè đậu vãi, vẫn sợ con mèo đen cụt đuôi, vẫn là một đứa trẻ đáng yêu. Thì ra
cậu vẫn giữ trong lòng tậm sự trong lòng sâu kín của một đứa trẻ. Thật buồn
thương thay cho số phận của cậu bé đang chịu cảnh sống xa mẹ, hàng ngày,
hàng đêm vẫn mong ngóng được gặp mẹ. Dù được bà yêu thương hết mực
nhưng cậu bé thiệt thòi hơn những đứa trẻ khác rất nhiều vì không được sống
cùng bố mẹ, thiếu thốn tình cảm yêu của bố mẹ. Có một nỗi ấm ức nghẹn ứ
trong lòng cậu bé đang khao khát một tình yêu cháy bỏng từ bố mẹ của mình.
Đây phải chăng là lí do cậu bé trở lên khác người. Sự chấn thương về tinh
thần mà cậu bé phải chịu có ai hiểu được? Suốt một tuần cậu bé phải chiến
đấu với cơn sốt như để chứng minh cho mọi người thấy cậu là người làng
Mai. Sốt cao đến bốn mươi mốt độ trong cả tuần liền đối với một đứa trẻ là
tính mạng đã bị đe dọa trong gang tấc thế mà cậu khỏe lại nhờ mấy bài thuốc
và cách chữa trị dân gian của người Việt ta. Xông, uống nước nấu từ đủ các
loại lá thuốc hái từ vườn, từ đất của làng, bà làm lễ lên đền Ông Đống. Nỗi
bất hạnh, tủi hờn của cậu bé chỉ bà mới hiểu và luôn cố gắng chứng minh với
dân làng, mong mọi người sẽ hiểu và chấp nhận cậu bé. Đó là một cậu bé
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
17
đáng thương hơn là giận, cậu đang cần sự đồng cảm từ những người xung
quanh để vượt qua nỗi đau tinh thần.
Hoàn cảnh của cô bé Hà trong Buổi bình minh huyền thoại tiếp tục đưa
người đọc đến một sự bất hạnh khác. Mới chỉ là một cô bé mười bốn tuổi
nhưng Hà đã phải chịu đựng biết bao sự đau thương, mất mát. “Bố nó được
lệnh nhập ngũ, đi về phía Nam biền biệt cả chục năm. Trong khi ở nhà ông bà
nó lần lượt mất. Mẹ nó già yếu, bị thấp khớp... Cô ruột chết đột tử... Bác thì
chồng bệnh mà chết, nợ nần chồng chất, phải lẩn trốn” [6,tr160-tr164]. Có nỗi
đau nào có thể lớn hơn nỗi đau mà Hà phải chịu đựng. Nếu như Bống còn có
bác Lan, Kiểm còn có vợ chồng bác Tư, Giéc còn có bà ngoại thì Hà còn bất
hạnh hơn khi không có một người thân, người hàng xóm để em có thể nương
tựa hay ít nhất là tâm sự, giãi bày. Đau khổ chồng chất đau khổ, khó khăn
chồng chất khó khăn: “Đất thì mỗi ngày một cằn cỗi, giống má mỗi ngày một
thoái hóa. Ăn không đủ, hai chị nó phiêu dạt đi kiếm sống ở các thị trấn mới
thông thương ở biên giới. Mẹ nó ở nhà vừa tự chống trả với bệnh thấp khớp
chạy vào tim, vừa lần hồi qua ngày. Và nó cuối cùng cũng phải tìm một
phương thức để tồn tại” [6, tr.160]. Chị em Hà vừa phải đối mặt với nỗi đau
mất mát người thân trong gia đình, vừa phải đối mặt với sự thiếu thốn về vật
chất. Các em là những đứa trẻ bơ vơ, côi cút, là số phận bị cuộc đời lãng
quên. Có lẽ vì môi trường sống mà cô bé Hà biết tự lo cho sự tồn tại của mình
bằng những công việc lao động vĩ đại. Mảnh đất ông cha đã tàn tạ, hoang dại,
không còn đủ sức nuôi sống gia đình em. Để có thể tồn tại, cô bé đã lựa chọn
ra thành thị, nơi tập trung cả một dòng người ồ ạt tạp sắc thái đủ hạng kiếm
sống. Ở cái tuổi của Hà, như bao đứa trẻ khác là vô lo vô nghĩ nhưng em lại
phải bôn ba, bận bịu bốn bề.
Từ nhỏ cô bé đã có thể làm việc nuôi bản thân: “Sáu tuổi nó đã chăn
trâu thuê. Tám tuổi nó chẻ nan bán cho hợp tác xã sản xuất mành mành ở
huyện. Mười hai tuổi nó đã biết cấy, gặt, gồng gánh thuê” [6, tr.161]. Từ việc
nhẹ đến việc nặng cô bé đều làm đươc và còn rất thành thạo. Cô bé có thể làm
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
18
bất cứ việc gì không kể nặng nhọc, miễn là có thể kiếm sống, không trái pháp
luật. Cô bé thật khiến người ta vừa cảm phục vừa xót thương. Lên thành thị
Hà bán bánh mì và may mắn gặp được đôi vợ chồng trẻ tốt bụng thuê em giúp
việc coi em như một thành viên trong gia đình. Cô bé tỏ ra rất khéo léo trong
việc chăm sóc cho cậu con trai mới sinh của vợ chồng trẻ. Sự khéo léo đó có
lẽ bắt nguồn môi trường, hoàn cảnh sống khắc nghiệt của cô bé đòi hỏi phải
biết mọi thứ, giỏi mọi thứ. Những lúc Hà kể chuyện, chăm sóc em bé khiến
em toát lên một vẻ gì đó chân thật, mộc mạc, đáng yêu đến lạ thường. Sau đó
Hà không ở nhà đôi vợ chồng trẻ nữa vì em thích sự tự lập, em tự do quen rồi
và hơn thế nữa em còn một việc phải làm là tìm bố mình. Cô bé vẫn nuôi hi
vọng và tin rằng bố còn sốngđể gia đình có thể đoàn tụ và bớt đi một nỗi đau.
Cô bé thực sự là một đứa dũng cảm, mạnh mẽ khi vượt qua bao nỗi đau để tồn
tại và ở cô bé toát lên niềm lạc quan mãnh liệt. Có lẽ đó là sức mạnh giúp cô
bé vượt qua tất cả tự lực sống, tự bước đi với niềm tin bất diệt.
Đến với Quê nội, người ta sẽ nhớ ngay đến cô bé Thía với nỗi bất hạnh
bị cha mình bỏ rơi. Cô bé sống với bà nội từ khi cha bỏ đi lên thành phố lấy
người phụ nữ khác. Đó là một người đàn ông bạc tình bạc nghĩa, ruồng rẫy
mẹ con Thía chạy theo cuộc sống xa hoa nơi thành thị. Hơn mười năm ông ta
không về quê, không hỏi thăm mẹ, vợ, con gái mình một lần. Và lần này về
không phải hỏi thăm mà chỉ với một mục đích duy nhất là đòi lại chiếc nhẫn
cưới đã tặng mẹ Thía. Không những thế, lần này ông còn đưa cô con gái riêng
của mình với vợ mới về, đó là Thủy Tiên. Hành động này chẳng khác gì đưa
mũi dao cứa vào tim gan của một đứa trẻ như Thía. Cô bé phải sống trong sự
thiếu thốn tình cảm của cha, bị cha bỏ rơi suốt bao năm. Còn Thủy Tiên, chị
em cùng cha khác mẹ với Thía lại được hưởng cuộc sống sung sướng đầy đủ
từ vật chất không thiếu thứ gì đến tình cảm luôn được chăm sóc, yêu thương
hết mực. Tâm hồn trẻ thơ rất mỏng manh và đễ vỡ, chẳng có gì có thể diễn tả
hết được nỗi đau mà Thía phải chịu đựng.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
19
“Mấy ngày ở quê, ba Thủy Tiên chưa hề nói với con gái mình một câu,
bây giờ cũng vậy, ông móc túi lấy một tờ giấy mười đồng đưa cho Thía. Thía
quay đi không nhận. Ba Thủy Tiên điềm nhiên gấp tờ giấy bạc, bỏ vào ví” [6,
tr.200]. Đúng là một người đàn ông vô liêm sỉ, ông ta thờ ơ trước sự tồn tại
của Thía, không cần quan tâm đến cảm nhận của cô bé. Cái mà cô bé cần đâu
phải mấy đồng tiền xa xỉ của ông ta mà là tình cảm của một người cha dành
cho con gái. Có lẽ cô bé đã nghĩ và hi vọng ông ta về là vì nhớ con gái, muốn
nhận con gái. Cái mà cô bé nhận được là sự lạnh nhạt với mình nhưng lại hết
mực quan tâm đến Thủy Tiên. Đau đớn, tủi hờn trước sự lạnh nhạt của người
cha tàn ác, vô tâm, cô bé chỉ biết khóc. Có lẽ cô bé rất hận ông và không bao
giờ tha thứ cho những hành động của cha mình với bà, mẹ và bản thân cô bé.
Mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau, nhưng dù là Bống, Kiểm,
Giéc, Hà hay Thía, các em đều là những đứa trẻ chung số phận bất hạnh,
nghèo khổ. Trong sâu thẳm tâm hồn của các em vẫn ẩn chứa bao khát khao về
cuộc sống tương lai mới tốt đẹp hơn, nhiều may mắn và tiếng cười hơn. Số
phận của các em đã phản ánh một khía cạnh của cuộc sống đời thực. Phản ánh
những đau thương, mất mát đang cần được thấu hiểu, được quan tâm và chia
sẻ.
2.1.2. Tấm lòng thương cảm, thấu hiểu của nhà văn và tiếng chuông
báo động cho gia đình, xã hội về trách nhiệm đối với trẻ em
Đôi khi cũng có những con người vì hoàn cảnh, vì số phận mà họ trở
nên xấu xa. Là những người làm bố, làm mẹ nhưng bố mẹ của Bống lại mất đi
giá trị của bản thân, không làm gương cho con cái. “Bố Bống làm nghề gác
chắn xe lửa... tính tình cục mịch, hết giờ làm chỉ vui với bia, rượu, nói tục
không ai bằng và nổi gianh chỉ là cái đức kiên trì nhồi chờ u chi nảy trong ván
bài tổ tôm. Mẹ Bống buôn hoa quả Tầu. Quẩn quanh nơi chợ búa, ngoài cái
tài dán mác mĩ lên táo Tầu để bán giá cao ra, chỉ thạo món lên đồng và trò lô,
đề một ăn bẩy” [6, tr.92]. Có lẽ vì nghèo nên sinh ra lừa lọc để thu lợi nhuận,
vì nghèo mà sa vào cờ bạc, bài tôm khó dứt ra được. Chỉ là những con người
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
20
ít học, quanh quẩn ở làng quê, chợ búa nên họ kém hiểu biết, chỉ thấy, chỉ biết
cái lợi trước mắt mà không nghĩ tới hậu quả sau này. Ông Lít đâu ngờ được
bia rượu khiến ông mắc đá tháo đường nặng và mẹ Phít cũng có ngày bị phát
hiện gian lận, bị phạt mất hết vốn. Điều đáng buồn hơn là họ không quan tâm
đến cô con gái của mình, không hề phát hiện cô bé có tài năng vẽ thiên bẩm.
Không những thế còn luôn kìm hãm tài năng của cô bé. Sự vô tâm, thiếu trách
nhiệm của họ đã khiến chính con gái mình trở thành ngườ bất hạnh và chịu
bao đau khổ. Cha mẹ nào chẳng mong con cái thành tài nhưng với họ thì chỉ
cần có một công việc là được. Vì ý nghĩ lạc hậu, cổ hủ đó họ đã trở thành
người cha, người cha, người mẹ vô tâm, vô trách nhiệm.
Có những con người luôn cho mình có cái quyền hành hạ, đối xử tệ bạc
với con chồng như một quy luật, như một điều hiển nhiên. Dì ghẻ của chú bé
Kiểm là một người như thế. Bà ta trở nên độc ác khi đối xử với Kiểm như một
nô lệ. Từ việc bữa ăn chia thịt trứng co hai con của mình còn Kiểm chỉ có
cơm rau, hất sữa ra sân khi bố pha sữa cho cậu, nếu việc mụ giao mà cậu bé
không hoàn thành sẽ cắt cơm, không cho cậu ngủ trong nhà. Đến việc bắt cậu
bé thôi học để kiếm việc làm. Rồi có những hành động ngược đãi chú bé: ném
cái chén vào mặt khiến cậu bé suýt mù, nhét phân của con mụ vào mồm cậu
bé, bắt chồng trói và đánh đập cậu bé... Mụ ta đúng là một người đàn bà độc
ác đến tàn bạo, như con thú dữ mù quáng. Pháp luật cũng không cho đối xử
tàn tệ với con chồng như thế, hơn nữa cậu bé vốn ngoan ngoãn, hiền lành, yêu
thương, chăm sóc chu đáo cho con mụ và chưa bao giờ có ý định trả thù mụ.
Đó là một kẻ vô liêm sỉ, mất hết tính người. Người dưng nước lã còn đối xử
với nhau có tình có nghĩa, còn giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn, vậy mà
mụ đối xử với con chồng còn không bằng con vật. Mụ đã khiến một con
người phải sống trong sự ám ảnh, bất hạnh của cuộc đời. Những hành vi của
mụ bị trừng phạt bằng căn bệnh đột ngột khiến mụ lăn ra bất tỉnh. Đó là cái
giá cho sự bất nhân của của người đàn bà độc ác căm ghét những thứ không
phải của mình, không thuộc về mình.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
21
Đồng tiền luôn có sức cuốn hút đặc biệt với con người. Có những người
sẵn sàng từ bỏ cả mẹ mình, vợ con mình để bám theo tiền bạc và cuộc sống xa
xỉ nơi thành thị. Hình ảnh người con, người cha trong Quê nội khiến người ta
thấy khinh bỉ vì sự bội bạc, đê hèn. Đó là ba của Thủy Tiên, anh ta đã bỏ mặc
người mẹ già cùng người vợ đảm đang và cô con gái đáng thương để lên
thành phố với một người phụ nữ khác mặc cho dân làng chê trách, khinh bỉ.
Suốt hơn mười năm anh ta không về quê lấy một lần thăm mẹ, thăm vợ cũ và
cô con gái. Anh ta chạy theo cuộc sống giàu sang, chạy theo những cái mới
mẻ mà bỏ đi gốc gác của mình. Người đàn ông bội bạc phụ tình người vợ
hiền, bất hiếu vớ người mẹ vất vả nuôi anh ta ăn học. Loại người như anh ta
khiến xã hội khinh rẻ, ghét bỏ. Hơn mười năm mới về quê nhưng lại không
một lời hỏi thăm mẹ, thăm vợ cũ một câu mà chỉ với một mục đích đòi lại
chiếc nhẫn cưới đã tặng người vợ cũ. Một người đàn ông bỉ ổi, bội bạc khiến
những người thân của mình phải chịu đau đớn, tủi nhục. Không những thế
anh ta còn không nhận cô con gái với vợ cũ: “Mấy ngày ở quê, ba Thủy Tiên
chưa hề nói vớ con gái mình một câu, bây gờ cũng vậy, ông móc túi lấy một
tờ giấy mười đồng đưa cho Thía. Thía quay đi, không nhận. Ba Thủy Tiên
điềm nhiên gấp tờ giấy bạc, bỏ vào ví” [6, tr.200]. Một sự vô cảm với chính
con gái mình, ông ta nghĩ tiền có thể bù đắp những đau thương, mất mát cho
cô bé chăng. Nhưng ông ta đã nhầm, thứ mà cô bé cần quý giá hơn bất cứ thứ
gì, đó là tình yêu thương của một người cha. Một người có học thức nhưng lại
mất đi cội nguồn của mình thì cũng chỉ là kẻ xấu xa trong xã hội mà thôi. Rồi
đến lúc, con người ta sẽ phải hối hận vì việc làm bất nhân, bất nghĩa của
mình.
2.2. Bài ca về những phẩm chất tốt đẹp của trẻ em
2.2.1.Bàica vềtâm hồn nhânhậu,giàu lòng yêu thương, sẻ chia gắn
bó
Nói về lòng nhân hậu của các em, phải kể ngay đến chú bé Kiểm. Bị dì
ghẻ đối xử tệ bạc, hành hại hết lần này đến lần khác nhưng khi biết bà bị bệnh
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
22
nặng cậu vội trở về. Không phải về để đay nghiến, trả thù mà về vì thương bà
không ai đến thăm, về để chia sẻ, gánh chịu cơn tai họa đột ngột của bà.
Không phải ai, không phải đứa trẻ nào cũng làm được điều đó, dùng tình
thương xóa bỏ mọi hận thù. Đối với hai đứa em con dì ghẻ cậu cũng dành hết
tình yêu thương cho chúng: không bao giờ làm chúng ngã, chăm chúng như
một người mẹ, luôn lo lắng, sợ chúng bị thiệt thòi, sợ chúng khổ. Đáp lại tình
cảm của cậu, chúng tìm mọi cách đày đọa cậu, đổ tội lên đầu cậu. Nhưng cậu
không hề ghét chúng, dù chỉ là một chút. Làm sao một đứa trẻ mới chỉ mười
bốn tuổi, trong hoàn cảnh khắc nghiệt đó lại có thể giữ trọn vẹn đức tính tốt
đẹp đó? Cậu bé khiến người ta khâm phục bởi bản lĩnh phi thường của mình.
Hoàn cảnh mà cậu bé phải chịu đựng cũng có phần trách nhiệm của người
làm cha, làm mẹ. Nhưng bằng tất cả sự kính trọng, lòng vị tha, cậu bé không
hề trách móc, giận dỗi họ mà còn tìm lời biện minh cho họ. Tấm lòng của cậu
bé thật bao la, thật người ta phải suy nghĩ về bản thân mình. Cậu bé luôn giúp
đỡ mọi người ở bất cứ đâu, trong hoàn cảnh nào miễn là người ta đang gặp
khó khăn và cần giúp đỡ: “Bác ạ, cháu ấy mà, cháu không độc ác được đâu.
Thật đấy, bác ạ. Thấy người tàn tật cháu thương lắm. Đi tàu điện lần nào có
tiền cháu cũng cho bố con ông xẩm mù. Một bận, cháu cho hai mẹ con người
đến ăn xin hai bát cơm, dì cháu dộng đầu cháu vào tường sưng vếu lên đấy.
Hôm nọ đi ra ga, một bà cụ gánh gạo nặng quá, cháu gánh hộ bà cụ. Tới ga,
bà cụ cho cháu mười đồng, cháu nhất định không lấy. Mình phải biết thương
người chứ, bác nhỉ?” [6, tr.116]. Sự giúp đỡ vô điều kiện không một chút vụ
lợi ngay cả khi việc cậu giúp đỡ người khác bị dì ghẻ đánh thì cũng không
làm cậu bé sợ. Bởi cậu bé có một trái tim nhân hậu và tấm lòng bao dung vô
bờ bến.
Anh em Hải và Thắm trong Con chó lạc nhà cũng là những đứa trẻ có
tâm hồn thánh thiện đáng trân trọng. Từ sự quan tâm cho chú chó lạc đến nhà
mình: “Cái Thắm chạy ngay lên nhà lấy gói bánh quy xuống, bẻ đôi một
chiếc, hai chiếc rồi ném vào trong bếp... dậy mà ăn đi chó ơi”, “Em cho nó ăn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
23
cơm nhé”, “Ra mà ăn đi, sĩ là đói đấy... Đừng sợ! Cơm ngon lắm đấy chó à”
[6, tr.31]. Một con chó lạ đến nhà nhưng hai anh em không hề có ý nghĩ đuổi
nó đi mà còn cho chú chó ăn, dỗ dành để chú chó hết sợ hãi. Người đọc có thể
nhận thấy rằng tình thương của hai đứa trẻ với chú chó. Đến sự lo lắng: “Nó
chỉ là con chó lạc nhà thôi mẹ”, “Mẹ ơi, đem qua con chó ăn hết bát cơm rồi.
Nếu không có ai nhận thì mình cứ nuôi, mẹ nhé” [6, tr.36]. Hai đứa trẻ đã rất
sợ mẹ đuổi con chó đi và không ai chăm sóc cho chú chó, tình yêu thương
dành cho chú chó đã bắt đầu lớn dần lên. Khi chứng kiến cảnh người ta vây
bắt một chú chó khác ở đầu làng mạ Thắm đã khóc thương cho chú chó đó,
thương cho chú chó Dog có lẽ cũng từng bị như thế nhưng may mắn thoát và
lạc đến nhà mình. Người lớn đôi khi còn vô tâm hơn những đứa trẻ, sự nhân
hậu của họ dường như bị lãng quên. Tuy còn nhỏ tuổi nhưng anh em Hải,
Thắm đã biết đứng lên đấu tranh, bảo vệ cái yếu. Đó là khi bố về và cương
quyết đuổi Dog đi. Lần đầu tiên trong đời Thắm dám tranh luận với bố một
cách điềm tĩnh và cứng cỏi. Lần đầu tiên hai anh em đã không làm theo lời bố
bảo là mở cổng và đuổi con Dog đi. Nửa đêm Hải đã vùng dậy mặc cho bố
ngăn cản để lao ra cửa cứu chú chó Dog côi cút, không nơi nương tựa, đang
gặp nguy hiểm. Đấu tranh đến cùng để bảo vệ cho chú chó, hẳn là tình yêu đó
phải rất lớn lao, quyết liệt. Lòng nhân hậu của những đứa trẻ không phân biệt
dù là con người hay con vật vẫn tràn ngập tình yêu thương, sự quan tâm và lo
lắng.
Những đứa trẻ giàu mơ ước và lòng nhân hậu thật đáng trân trọng biết
bao. Đó là những tâm hồn trong sáng có những ước mơ đang cần được nâng
cánh và sự nhân hậu cần được lắng nghe, cần đươc hiểu.
2.2.2. Bài học về lòng can đảm và ý chí, nghị lực kiên cường
Sự trung thành, niềm tin vào đất nước, sẵn sàng bảo vệ đất nước luôn
có ở những người nông dân lao động chân chính, chất phác. Lí A Lừ và người
dân San Cha Chải trong Hoa gạo đỏ là những con người như thế. Họ là người
U Ní, một trong 54 dân tộc của Việt Nam sống ở vùng cao heo hút, nghèo đói,
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
24
quanh năm cấy lúa xong lại đi làm thuê. Đó là vùng biên giới của nước ta với
Trung Quốc không chỉ được hoạch định bằng cột mốc nhân tạo mà còn được
đánh dấu bằng một hàng cây hoa gạo như nhắc nhở con người nơi đây về ý
thức xác định ranh giới quốc gia. Vốn là người gắn bó với việc làng việc nước
nên khi có tiếng mõ họp làng là ông đi luôn dù đang xách rìu chuẩn bị đi làm.
Là những con người hiền lành, chất phác, khắc khổ nhưng họ luôn sẵn sàng đi
theo tiếng gọi của quê hương dù phải bỏ cả việc kiếm sống. Đối với người
dân nơi đây thì việc vua An Nam sắp tới thăm bản là việc quan trọng hơn mọi
việc. “Làng sửa soạn đón Vua thật náo nhiệt. Đường dài mấy chục cây số qua
rừng gianh, rừng nứa phải phát quang. Hai cây cầu gỗ trôi từ mùa nước lũ
năm ngoái phải bắc lại. lại thêm lan can, để nhỡ Đức Kim Thượng nảy ý thích
xuống kiệu đứng ngoạn cảnh còn có chỗ vịn. Thôn xóm sạch sẽ. Trâu bò đuổi
hết lên rừng. Nhà nào nhà nấy đều cố mua hai cái đèn lồng đỏ treo hai bên
hiên. Người nào người nấy phấn chấn hẳn lên” [6, tr.50]. Sự chuẩn bị chu
đáo, nhiệt tình với tâm trạng háo hức của người dân cho thấy sự tôn kính,
niềm tin tưởng tuyệt đối với nhà vua, người đứng đầu đất nước. Riêng ông Lí
A Lừ phấn chấn hơn hẳn người khác vì ông và ba tráng đinh nữa được trưởng
làng cử đi đón Đức Vua. Làng San Cha Chải dõi theo từng bước chân vua với
biết bao mong ngóng, đợi chờ từ Việt Trì, Phú Thọ đến Yên Bái. Niềm tin của
họ đang cháy bùng trong tim với sự vui sướng khi ngọn núi, mảnh đất nơi đây
sắp được hưởng một ân sủng không gì sánh được. Với sự hào hứng, hớn hở
ông Lí A Lừ cùng ba người nữa mải miết đi liên tục bất chấp cả lúc sớm
bừng, khi tối trời dễ bị thú dữ làm hại cuối cùng họ cũng xuống huyện trước
thời gian. Họ đã sững người khi thứ mà họ được gặp, được thấy không phải
Đức Vua mà là một phiến đá trắng to cao với những dòng chữ bí ẩn trở lên uy
nghi. Thế nhưng không một chút thất vọng, thay vào đó là một niềm tin yêu
trang trọng bừng lên nét mặt của họ. “Họ bước lại phiến đá mà run rẩy như
được tiếp cận một linh thể và được hưởng một ân huệ khác thường” [6, tr.53].
Dù không hiểu được dòng chữ trên phiến đá nhưng hơn ai hết, là người làng
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
25
San Cha Chải, khi anh lính bảo phiến đá này thay mặt Đức Vua và phải đặt
lên ngọn núi San Cha Chải họ đã lấy phiến đá này là cột mốc ranh giới. Với
2.3. Bài ca từ cảm hứng yêu thương, lạc quan về cuộc sống và
những ước mơ về tình đời cao thượng
2.3.1. Bài ca từ cảm hứng yêu thương, lạc quan về cuộc sống
Hình ảnh những người bà luôn thương yêu con cháu, lo nghĩ cho con
cháu, luôn giàu lòng vị tha cũng được Ma Văn Kháng khắc họa một cách
chân thực. Đó là bà ngoại của Hải, Hồng, Tuất, Tèo trong Bà ngồi góc nhà.
Bà bị xuất huyết não, chân sưng khớp không đi lại được chỉ ngồi trong cái ghế
độn rơm ở góc nhà. Người già khó tránh khỏi bệnh tật, nhưng không đi lại
được thì lại khiến con cháu vất vả hơn. Có lẽ vì thế mà ba đứa cháu của bà
thấy bà thật phiền phức. Ngồi góc nhà không đi lại được nhưng việc gì bà
cũng biết.
“- Cái Hồng đâu rồi, bát đũa ăn từ buổi sáng sao chưa thấy rửa? Mẹ
mày đi làm ở nhà ga sắp về rồi, khéo không lại dừ đòn!
- Hải ơi, nồi rửa chưa mà mày nhóm bếp dầu để nó cháy đùng đùng
dưới sân thế kia à!
- Thằng Tuất đâu, trời sắp mưa rồi không cất quần áo đi à! Sao chúng
bay đi đâu cả rồi, chẳng thấy học hành gì cả là thế nào?
- Đứa nào để máy nước chảy tong tỏng thế kia mà không khóa lại, phí
của giời mười đời không có mà ăn đâu, con ạ” [6, tr.169].
Biết những đứa cháu mải chơi sinh ra lười biếng, bà thường xuyên nhắc
nhở chúng và chúng thấy khó chịu với bà. Chúng lờ đi khi nghe bà nhắc nhở
rồi còn cãi lại bảo bà “lắm mồm”. Còn gì đau đớn hơn khi bà đã dành biết bao
yêu thương, chăm sóc chúng từ nhỏ mà giờ chúng lại hỗn láo với bà. Bà cũng
không mắng chúng một lời, chỉ gật đầu hiền lành: “Ừ , bà già rồi, bà chỉ còn
cái mồm nói được thôi” rồi chùi nước mắt, thều thào “Bà làm được thì bà đã
làm rồi, các cháu ạ”. Câu nói của bà dạt dào tình yêu thương, bà không trách
móc chúng mà còn bênh khi bố tát cái Hải vì hỗn với bà. Rồi bà nhớ thằng
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
26
Tèo “Không hiểu thằng cả Tèo đi bộ đội ở biên giới giờ có quần áo ấm
không? Ngồi ở góc nhà ấm cúng thế này, ngĩ mà thương nó quá!” [6, tr.171].
Bà lúc nào cũng lo lắng cho con cháu, đứa ở xa vất vả bà càng lo, càng
thương. Và dù mấy đứa cháu có hỗn láo với bà, bà không hề trách chúng, bà
nghĩ chúng còn nhỏ, chưa hiểu chuyện cần dạy bảo từ từ. Tình yêu của bà
không gì có thể sánh được, cả cuộc đời bà luôn hi sinh vì con, vì cháu, cho
đến tận trước lúc mất bà vẫn chỉ nghĩ cho mấy đứa cháu. Tất cả những gì bà
dành dụm được đều là cho các cháu: hai chỉ vàng cho cái Hải, Hồng mỗi đứa
một chỉ, cuốn sổ tiết kiệm cho thằng Tèo, Tuất mua xe máy. Tình yêu thương
mộc mạc và lòng vị tha của bà thật đáng kính.
Bà nội của Thủy Tiên và Thía cũng là một người bà, người mẹ đáng
kính. Bà có một cậu con trai bội bạc, đê hèn khiến bà đau lòng. Đó là cha của
Thủy Tiên và Thía, anh ta đã bỏ rơi người vợ dịu hiền và đứa con gái ngoan
ngoãn Thía để theo người đàn bà khác trên thành phố, để lại nỗi đau, tủi nhục
cho người mẹ già khốn khổ. Để bù đắp, chuộc lỗi lầm cho anh ta, bà đã chăm
sóc, yêu thương mẹ con Thía rất nhiều. Dù hơn mười năm anh ta không về
quê thăm bà lấy một lần nhưng khi anh ta về bà vẫn tiếp đón vui vẻ, ân cần,
vẫn hỏi thăm cuộc sống nơi thành thị. Bà luôn nhớ, luôn mong cái con ngời
vô tâm đó, luôn nhắc nhở anh ta phải biết sống có tình, có nghĩa. Nhưng bà
không hề dung túng cho người con cạn tình nghĩa ấy, bà đi làm kinh tế mới xa
làng quê như một thái độ mạnh mẽ với đứa on đó. Dù phải gánh chịu những
tai tiếng mà con trai để lại ở chốn làng quê nghèo nhưng tình thương bà dành
cho con cháu thì chẳng bao giờ mất cả. Quan tâm, hỏi han Thủy Tiên: “Đã hết
mệt chưa, cháu?”, “Thủy Tiên, vô đây với bà. Vô đây! Bà làm bánh mướt cho
cháu ăn, nhá” [6, tr.196]. Rồi bà mần mo cơm nếp cho ba con Thủy Tiên về
Hà Nội. Chỉ có người bà, người mẹ với tấm lòng bao dung mới lo lắng tận
tình, chu đáo đến thế. Chịu đựng và dồn nén nỗi đau, hi sinh vì con, vì cháu,
vì tình thương yêu vô bờ bến đúng như câu: “Đi khắp thế gian không ai tốt
bằng mẹ”.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
27
2.3.2. Tâm hồn giàu mơ ước và những khúc ca về tình đời cao
thượng
Con người ai cũng có những ước mơ, dù lớn hay nhỏ và với những đứa
trẻ thì mơ ước của chúng vô cùng giản dị nhưng lại có ý nghĩa rất to lớn. Với
những cô bé được hưởng cuộc sống hạnh phúc như Thủy Tiên, vô lo vô nghĩ
thì mơ ước là những thứ xa vời, có thể là viển vông. Còn với những đứa trẻ có
cuộc sống nghèo khổ, bất hạnh thì mơ ước của các em trở lên thực tế hơn, nó
trở thành sức mạnh giúp các em vượt qua khó khăn, đau khổ. Với cô bé Bống,
niềm đam mê của em là vẽ, cả tuổi thơ, cả cuộc đời em cống hiến hết mình
cho sự đam mê đó. Ước mong của em cũng chỉ là những điều giản dị, đó là
được cha mẹ và những người xung quanh mình ủng hộ, công nhận tài năng
của mình. Với ước mong đó cô bé đã để lại cho đời những tác phẩm mang
trọn vẹn giá trị về cuộc đời, về con người.
Người ta luôn mơ ước những gì mình không có, mình thiếu thốn, mình
mong. Chú bé Kiểm luôn mơ về một gia đình hạnh phúc, không phải chia
cách, khổ như cuộc đời của mình. Niềm mơ ước khiến người ta thấy xót xa
nhưng đó như là nguồn ánh sáng để Kiểm hướng tới tương lai. Sinh ra ở mỗi
hoàn cảnh khác nhau, chịu những nỗi đau khác nhau nên mơ ước của các em
cũng khác nhau. Cậu bé Giéc sống xa mẹ mong ước được gặp mẹ, cô bé Hà
mong ước tìm được cha để gia đình đoàn tụ, cô bé Thía mong được cha yêu
thương như em cùng cha khác mẹ với mình là Thủy Tiên. Hay với anh em
Tuấn, Tú trong Giấc mơ của bà nội có mong ước bình dị đó là bà nội sống
khỏe mạnh để gia đình luôn đầy ắp tiếng cười. Dù là đứa trẻ nào, dù ở trong
hoàn cảnh nào, các em đều là những đứa trẻ giàu mơ ước. Những mơ ước tố
cáo sự trần trụi của hiện thực, của số phận, những mơ ước khiến người đọc
ngậm ngùi, xót xa. Mơ ước là quyền, là vũ khí duy nhất khiến con người vượt
qua mọi khó khăn, mọi nỗi đau của cuộc đời.
2.3.3. Những bài học giàu triết lí nhân sinh và ý nghĩa nhân văn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
28
Hình ảnh ông nội trong Khu vườn tuổi thơ như một minh chứng đầu
tiên cho những con người chất phác và giàu lòng vị tha. Ông là tài xế xe lửa
đã về hưu, có một tâm hồn cao quý, yêu hoa, đã bỏ công sức, tiền bạc trồng
một vườn hoa lấy thú vui tuổi già. Khi người hàng xóm Mộng phá vườn hoa
của ông và bị con chó Ki cắn: “Anh Mộng!... Để tôi băng cho” [6, tr11]. Chưa
biết là lí do gì nhưng ông đã thể hiện rõ sự lo lắng cho Mộng. Biết rõ Mộng là
kẻ côn đồ, ăn trộm, phá phách và vừa phá vườn hoa ông yêu quý nhưng thay
vì trách móc ông lại quan tâm, thương hại hắn. Ở ông toát lên là một con
người hiền lành, tốt bụng. Có lẽ vì bản tính lương thiện mà khi anh em Mẹo,
Mộc dở thói ăn vạ ông đã nhún nhường: “Thôi được, anh Mẹo đã nói thế này
tôi xin có ý kiến thế: Tôi sẽ đảm bảo cho anh Mộng đây đi tiêm phòng dại
ngay từ hôm nay. Vâng, nếu chó nhà tôi dại, tôi có trách nhiệm với anh
Mộng” [6, tr.13]. Sự nhún nhường của ông cho thấy ông là một người sống có
tình, có nghĩa, một người giàu lòng vị tha, bởi lẽ ra ông có thể tố cáo Mộng
tội trộm cắp. Nhưng với bản tính lương thiện của mình ông đã không làm thế.
Có lẽ ông nghĩ Mộng bị chó nhà mình cắn nên mình phải có trách nhiệm với
anh ta. “Ngày nào cũng như ngày nào, ông tôi phải sang nhà Mộng, đưa hắn
đi ăn sáng, thuê xích lô đưa hắn đi trạm xá, trả tiền thuốc, công tiêm, rồi lại
thuê xích lô đưa hắn về tận nhà” [6, tr.14]. Sự chăm sóc Mộng một cách tận
tụy của ông dường như không chỉ là trách nhiệm mà đó còn là tình thương, sự
lo lắng cho một số phận. Và khi Mộng chết vì leo mái nhà một người hàng
xóm ăn trộm, bị trượt chân rơi xuống đất nhưng anh trai hắn là Mẹo lại ăn vạ,
đổ tội cho cái chết của Mộng là do con chó Ki bị dại cắn chết. Trước hoàn
cảnh đó, phản ứng đầu tiên của ông là “nước mắt chan chan hai hàng” chia sẻ
nỗi đau cùng tang chủ. Ông thấy thương xót cho một con người tội lỗi có một
cuộc đời ngắn ngủi.
Con người sẽ tìm thấy niềm vui khi sống thật với chính con người mình
và ông Pồn là nhân vật có cuộc sống khá đặc biệt. Ông sống giữa cây cỏ,
muông thú như những người bạn, người hàng xóm giữa chốn làng quê. Cuộc
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
29
sống của ông như những thi sĩ ở ẩn, tự do, tự tại, không tranh giành, đấu đá.
Ông luôn dành tình yêu thương cho những con thú quanh ông. Khi gặp chú hổ
con mồ côi mẹ, chịu đói đến mức lăn ra đất bất tỉnh ông đã ôm nó về và dỗ
dành: “Thôi nín đi. Mẹ mày số trời chỉ cho sống thế thôi. Khóc thương cũng
chả lại nữa rồi hổ con ạ” [6, tr.26]. Là một con người nhưng vốn gắn bó và
thấu hiểu với những con thú quanh mình, ông hiểu được nỗi đau về sự mất
mát của chú hổ con. Bằng sự thương cảm, chia sẻ, muốn giúp đỡ ông đã đưa
chú hổ con về chăm sóc, nuôi dạy chú như một người con, người bạn. Tình
yêu thương của ông với chú hổ vượt lên trên cả lỗi sợ hãi, xóa bỏ mọi khoảng
cách giữa con người và con vật. Ông cùng chú hổ đi săn, thân thiết như hai
thầy trò rồi khi chú hổ bị ám ảnh bởi gai đâm không chịu khiêng đồ gì thì ông
lại giao cho chú một công việc khác nhẹ nhàng hơn. Chú hổ trở thành người
canh ao cá cho ông. Đã ngoài tám mươi, cái tuổi trải qua bao biến cố cuộc
đời, có lẽ vì thế mà ông luôn hiểu tâm tư của người khác, đặc biệt với chú hổ
ông chăm sóc, nuôi nấng từ bé. Tình cảm của ông Pồn với chú hổ con thật
khiến người ta nể phục, kính trọng. Đó là bản chất của con người chất phác, là
thứ tình cảm tự nhiên, không màu mè.
CHƯƠNG 3
“NHỮNG TRUYỆN HAY VIẾT CHO THIẾU NHI” CỦA MA VĂN
KHÁNG - NHỮNG GIÁ TRỊ TIÊU BIỂU VỀ NGHỆ THUẬT NHÂN
VẬT, GIỌNG ĐIỆU VÀ ĐỀ XUẤT CÁCH THỨC GIÁO DỤC HỌC
SINH
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
30
3.1. Nghệ thuật khắc họa nhân vật
3.1.1. Nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật
Thế giới nhân vật trong các truyện ngắn của Ma Văn Kháng rất phong
phú và đa dạng nhưng người đọc vẫn có những ấn tượng sâu sắc qua việc
khắc họa chân dung các nhân vật một cách chân thực, sinh động.
Thông qua miêu tả, chân dungcác nhân vật được khắc họa một cách rõ
nét. Từ những đứa trẻ nghèo khổ, bất hạnh như Bống: “Mười sáu tuổi, Bống
cao một mét sáu lăm. Chân dài. Mình thon. Tóc mượt. Hai con mắt lay láy.
Cái mũi dọc dừa. Và đôi môi hiển hiện phúc lộc vì có bờ góc gẫy gọn... cái
cằm hơi lẹm, điểm một nét đặc sắc riêng” [6, tr.98]. Mới chỉ qua dáng vẻ thôi
đã thấy hình ảnh một cô gái mới lớn, tươi đẹp, hiền hậu.
Hay chân dung của chú bé Kiểm: “chú ta hơi còi cọc, khuôn mặt choắt,
sạm nắng,... tóc đen mềm mại có đôi mắt to, sáng ngời ngợi và hai cái tai lá
mít tròn đều”. Hay cô bé Hà: “nhỏ người nhưng xinh xắn, mắt tròn, tóc dài
mượt”. Còn cô bé Thía: “da bánh mật, mắt một mí, vóc nhỏ nhắn”.
Vài từ ngữ thôi cũng đã khắc họa được những đứa trẻ với sự lam lũ,
bươn trải đầy vất vả nhưng lại toát lên vẻ thật thà, lương thiện.
Còn chú bé Giéc: “tóc nâu, mắt xanh, mũi cao, nhưng còm nhom như
con mèo hen”, một đứa trẻ đặc pha nòi và có sự thay đổi theo thời gian: “mặt
tròn phính sáng trưng, trán bò liếm, chân tay phổng phao, có ngấn ở mỗi
khớp”. Từ một đứa trẻ ngây thơ , gầy còm đã trở nên mập mạp và có phần
bướng bỉnh. Những nét miêu tả mang đặc trưng của những đứa trẻ.
Chân dung của nhân vật cũng thể hiện một phần bản chất của họ. Với
những nhân vật xấu xa độc ác lại được miêu tả với những đặc điểm riêng.
Như Mẹo với chân dung: “to con, đầu trọc, mắt lồi, râu ria rậm rạp”, đúng
như bản chất của một kẻ là dân sẹo đầu sẹo cổ, côn đồ, chôm chỉa. Hay như
ba mẹ của Bống cũng được miêu tả qua những nét vẽ của chính con gái mình:
“Bố Lít nó ra bố Lít nó, cái mặt hoằm hoặp, cái mũi cà chua, cái mồm thổi
lửa. Cũng vậy, mẹ phít nó cũng chẳng lẫn được với ai, cái mặt tròn như đồng
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
31
xu, trắng phau phau với hai con mắt lá dăm, cái mũi tin hin và cái cằm lẹm
một nét vát dài” [6, tr.92]. Qua cái nhìn của trẻ con ta thấy được những nét vẽ,
những từ ngữ chân thật đến mộc mạc về những con người mang nhiều tật xấu
trong xã hội. Rồi đến dáng vẻ của bà dì ghẻ độc ác, tàn nhẫn: “không ngực,
mặt sát xương, hai gò má đội cao lên khiến cái mặt càng gầy, đôi lông mày kẻ
nhỏ, tô chì đen sẫm, trên đôi mắt vàng đục và làn da ung ủng” [6, tr.132]. Một
hình ảnh mà nghe thôi cũng khiến người ta hình dung ra con người chua ngoa,
ghê ghớm như thế nào? Những nhân vật này thường được nhà văn miêu tả với
vẻ ngoài xấu xí, có phần dị dạng. Chỉ bằng những chi tiết bình thường, nhỏ
nhặt thôi nhưng Ma Văn Kháng đã phác họa một cách chính xác hình hài và
tính cách nhân vật. Tác giả đã rất khéo léo và thành công trong việc diễn tả
chân dung để gợi đến tính cách. Mỗi nhân vật của ông lại mang một diện
mạo, hình thái rất riêng và không gây nhàm chán. Sự đa dạng về ngôn ngữ,
giọng điệu trong miêu tả chân dung tạo nên sức hấp dẫn với người đọc.
Bên cạnh những thành công về miêu tả chân dung của con người, ông
cũng rất thành công về miêu tả chân dung của con vật. Hình ảnh chú hổ con
với những nét đặc thù riêng: “Lông vằn vàng sọc đen như lưỡi lửa. Đuôi dài.
To bằng con bê con, lưỡi đỏ lòm, hai chiếc răng nanh trắng ởn, nhọn hoắt” [6,
tr.22]. Một hình ảnh sống động của một con hổ con mang vẻ hoang dã. Những
từ ngữ giản dị nhưng khiến người đọc dễ dàng hình dung về nhân vật. Những
chú chó đáng thương và trung thành như Dog, Ki cũng mang ngững dáng vẻ
riêng của loài. Dog: “thuộc giống chó ta. Bụng thon, mặt nhẹ. Tai cúp, lông
vàng ươm. Bốn chân khoanh trắng như đi tất bí. Lưng loang một khoanh trắng
mờ hình yên ngựa” còn Ki: “thuộc nòi chó săn, nhỏ mình nhưng tinh nhanh”
[6]. Là hai chú chó khác nhau và qua vài nét miêu tả người đọc cũng có thể dễ
dàng phân biệt chúng. Những con vật được miêu tả qua chân dung đều mang
những đặc điểm riêng của loài mà không thể lẫn đi đâu được. Hẳn nhà văn đã
phải quan sát và tìm hiểu kĩ về chúng mới có được những hình ảnh chân thực,
gẫn gũi nhất với chúng, mới có thể dễ dàng miêu tả một cách đơn giản nhưng
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
32
giàu hình ảnh. Dù là con người hay con vật thì Ma Văn Kháng vẫn rất thành
công khi miêu tả chân dung của nhân vật. Mỗi nhân vật đều mang cái cá thể
hóa và được miêu tả một cáchcụ thể hóa. Bằng con mắt quan sát, nhìn nhận sự
việc một cách khách quan các nhân vật đã thành hình tượng điển hình trong xã
hội.
3.1.2. Nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật
Mỗi tốp nhân vật lại mang những đặc điểm, dáng vẻ riêng như những
nhân vật chất phác giàu lòng vị tha ở họ có những nét lam lũ, suy tư. Hình ảnh
ông Pồn với tướng uy nguy đầy phúc hậu: “to như ông hộ pháp trên chùa, mặt
tròn phính, râu quai nón viền quanh mặt rậm rì” [6, tr.21]. Dáng vẻ gầy còm,
khó khăn vất vả của tuổi già nhưng mang một ý chí sắt đá của ông nội Tuấn:
“Tóc ông còn đầy đầu, nhưng đã cùn mòn, bạc xác cả. Răng ông đen nhờ vì
nhuộm, vì ăn trầu và hút thuốc. Vóc ông bé nhỏ. Chân tay ông xắt seo. Lưng
ông lại hơi còng” [6, tr.67]. Rồi người bà liệt ngồi góc nhà được miêu tả một
cách chân thật: “đi lại chẳng được được, người xộ xệ, chân sưng khớp tấy đỏ
liên miên” [6, tr.168]. Đó còn là hình ảnh người bà của Thủy Tiên và Thía:
“Bà thấp lè tè, thô kệch từ đôi bàn chân có hai ngón cái bãi rộng ra như bị bẻ.
Bà đi lạch bạch. Bà mắc váy bạc phếch vá đụp. Miệng bà móm. Tiếng bà nói
thì lạ hoắc, từ âm điệu đến từ ngữ” [6, tr.189]. Một người bà với dáng vẻ lam
lũ, vất vả mang đậm chất miền Trung. Những nhân vật đại diện cho cái tốt,
cái lương thiện, mang bản tính thật thà, hiền lành được Ma Văn Kháng miêu
tả với dáng vẻ đẹp đẽ, sáng sủa, phúc hậu tạo sự đồng cảm cho người đọc.
Tả chú hổ con, Ma Văn Kháng có đoạn: “Từ hôm đó hổ trở thành
người canh ao ca cho ông Pồn. Hổ con nằm trong cái lều canh ao ở cạnh cây
chanh và khóm chuối hột. Hai chân sau soải về sau. Hai chân trước soải về
trước. Đầu thẳng, mắt không chớp, hổ con nhìn cái hồ. Thấy có bóng người
lảng vảng, là nó đứng dậy, cùng ông Pồn đi quanh một vòng hồ” [6, tr.28].
Chỉ với bốn dòng nhưng tác giả đã vẽ nên một chú hổ con điệu bộ đầy uy
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
33
nghiêm nhưng ngoan ngoãn. Riêng từ “soải” thôi cũng gợi lên tư thế đầy oai
phong, lẫm liệt, một từ ngữ giàu hình ảnh.
Hay qua hình ảnh của chú chó Dog lạc nhà: “Vì sức còn non bấy quá
nên thỉnh thoảng nó lại thiếp lịm đi rồi sau đó ít phút lại chợt choàng tỉnh vì
một nỗi kinh sợ vô cùng ám ảnh vừa ập đến. Lúc nó lại nhổm lên trên bốn
cẳng chân run lẩy bẩy, khe khẽ rít từng hơi ngắn yếu đuối và hoảng loạng (...)
Nó chỉ nhón chân đứng dậy, uốn cong lưng rạp mình vươn vai, ngáp một cái
rõ to, đoạn loanh quanh ba vòng rồi nằm ịch xuống và bắt đầu liếm láp bộ
lông của mình (...) Con chó lại liếm láp bộ lông nó thật. Thoạt tiên là hai chân
trước, rồi đến hai đùi. Tiếp đó là mé bụng dưới. phần khó nhất là cái lưng, bộ
ngực, phần ức. Nó cũng ngoẹo đầu gục cổ, thậm chí luồn qua hai chân trước
liếm bằng được” [6,tr32-tr37]. Tác giả sử dụng nghệ thuật miêu tả để khắc
họa nội tâm nhân vật: một chú chó đáng thương, luôn giật mình sợ hãi, luôn
trong tình trạng cảnh giác đến những người xung quanh. Hình ảnh chú liếm
bộ lông của mình được miêu tả khá tỉ mỉ bằng những từ ngữ gợi hình khiến
người đọc như đang chứng kiến cảnh đó trước mặt. Tác giả không chỉ có con
mắt quan sát tinh tế mà còn mà còn khéo léo trong việc lựa chọn và sử dụng
những ngôn ngữ giàu hình ảnh gợi cảm để miêu tả nội tâm nhân vật.
3.2. Nghệ thuật giọng điệu
3.2.1. Giọng điệu suy tư, triết lí
Những truyện ngắn trong tập Những truyện hay viết cho thiếu nhi của
Ma Văn Kháng còn nổi bật với giọng điệu triết lí với những đoạn văn, câu
chữ ngắn gọn nhưng lại thấm đẫm cái tình, cái lí. Nói về giọng triết lí trong
truyện ngắn của Ma Văn Kháng, nhà nghiên cứu Lã Nguyên nhận xét: “Mang
chiều sâu của triết luận nhân bản về đời sống, nội dung xã hội của tác phẩm
Ma Văn Kháng bao giờ cũng vượt ra ngoài ý nghĩa đề tài, chất liệu” [5]. Ông
đã khéo léo, chọn lựa những từ ngữ quen thuộc trong kho tàng ca dao, tục ngữ
của dân tộc để đưa ra những suy nghĩ của mình về nhân tình, thế thái.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
34
Ngay từ những gì gần gũi với chúng ta nhất cũng mang triết lí đúc kết:
“Hoa, hình ảnh của đức tính và tâm hồn yêu quý” [6, tr.9]. Ai cũng biết hoa là
biểu trưng cho cái đẹp nhưng không phải ai cũng biết và có thể thưởng thức
cái đẹp của hoa. Chỉ những con người có đức tính tốt đẹp thì mới biết yêu
hoa, mới thấy hoa đẹp. Như những con người hiền lành, tốt bụng như ông
Ngạn mới biết chơi hoa, yêu và thấy cái đẹp của hoa. Từ đó đúc kết ra một
triết lí mang tính đối lập: “Thì đã từng có những con người chưa bao giờ tặng
hoa cho ai, chưa hề được nhận hoa tặng và xa lạ với hoa!” [6, tr.10]. Câu văn
ám chỉ một tên côn đồ như Mộng đang có ý định phá vườn hoa tâm huyết của
nhà hàng xóm. Người như hắn chỉ nghĩ đến cờ bạc, phá hoại chứ tâm trí đâu
mà để mắt đén hoa cỏ, có lẽ vì thế mà hắn chẳng thấy hoa có gì đẹp. Triết lí
khẳng định những ý đồ, âm mưu của một con người xấu xa.
“Buồn thay, cuộc sống luôn bị chi phối bởi những điều bất thường,
không thể lường trước” [6, tr.15]. Đó là quy luật của tự nhiên vì không ai có
thể nhìn thấy trước tương lai mà chỉ có thể nhìn lại quá khứ. Luôn có những
sự bất ngờ đến với mỗi người trong cuộc sống. Những điều đó vốn hiển
nhiên, không ai, không gì có thể thay đổi được.
Nhờ sự hiểu biết sâu rộng, ông còn đưa ra những triết lí về tập tính của
loài: “Cá chép là cá chúa đỏng đảnh, khó câu đệ nhất. Mồi gì nó cũng chê. Cá
mè cũng vậy. Còn cá quả thì rau muống, ruột bánh mì, thậm chí lưỡi câu móc
con dán thôi, nó cũng đớp” [6, tr.20]. Với những ai là thợ câu cá thì biết quá
rõ tập tính cũng như thức ăn của từng loài cá này. Đó là đặc trưng của loài, là
điều đã có từ lâu mà các thế hệ của chúng đều như thế. Là điều hiển nhiên mà
bất cứ ai nuôi cá, câu cá đều biết
Có những triết lí xuất phát từ ngay ý thức của con người: “Việc làng
việc nước mình không làm, người khác cũng phải làm, ông lính ạ” [6, tr.57].
Quả thật là như thế nếu đã là việc chung thì ắt sẽ có người làm, người này
không làm được thì người khác sẽ thay thế, việc mà chưa xong thì ắt có người
làm tiếp. Hiểu được điều đó, nhận rõ được trách nhiệm của bản thân mà ông
Đề Tài Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học.docx
Đề Tài Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học.docx
Đề Tài Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học.docx
Đề Tài Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học.docx
Đề Tài Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học.docx
Đề Tài Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học.docx
Đề Tài Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học.docx
Đề Tài Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học.docx
Đề Tài Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học.docx
Đề Tài Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học.docx
Đề Tài Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học.docx
Đề Tài Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học.docx
Đề Tài Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học.docx
Đề Tài Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học.docx

More Related Content

Similar to Đề Tài Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học.docx

CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀICHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀIlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nhân vật cô đầu trong văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ 19 đến năm 1930
Nhân vật cô đầu trong văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ 19 đến năm 1930 Nhân vật cô đầu trong văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ 19 đến năm 1930
Nhân vật cô đầu trong văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ 19 đến năm 1930 Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháplamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Newsletter sl tterm1_is6
Newsletter sl tterm1_is6Newsletter sl tterm1_is6
Newsletter sl tterm1_is6BVIS Ha Noi
 
Sách Vô Cùng Tàn Nhẫn Vô Cùng Yêu Thương
Sách Vô Cùng Tàn Nhẫn Vô Cùng Yêu ThươngSách Vô Cùng Tàn Nhẫn Vô Cùng Yêu Thương
Sách Vô Cùng Tàn Nhẫn Vô Cùng Yêu ThươngNhân Nguyễn Sỹ
 
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.docLuận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.docsividocz
 

Similar to Đề Tài Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học.docx (20)

Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyếnKhóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
 
BÀI MẪU Khóa luận ngành văn học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành văn học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận ngành văn học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành văn học, HAY, 9 ĐIỂM
 
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀICHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
 
Luận văn: Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh ...
Luận văn: Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh ...Luận văn: Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh ...
Luận văn: Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh ...
 
Nhân vật cô đầu trong văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ 19 đến năm 1930
Nhân vật cô đầu trong văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ 19 đến năm 1930 Nhân vật cô đầu trong văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ 19 đến năm 1930
Nhân vật cô đầu trong văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ 19 đến năm 1930
 
Đặc điểm tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học việt nam thế kỷ XX.doc
Đặc điểm tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học việt nam thế kỷ XX.docĐặc điểm tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học việt nam thế kỷ XX.doc
Đặc điểm tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học việt nam thế kỷ XX.doc
 
Đề tài viết về thiếu niên qua ba tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh
Đề tài viết về thiếu niên qua ba tác phẩm của Nguyễn Nhật ÁnhĐề tài viết về thiếu niên qua ba tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh
Đề tài viết về thiếu niên qua ba tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh
 
Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi Pháp.doc
Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi Pháp.docThơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi Pháp.doc
Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi Pháp.doc
 
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu Và Thơ R.Tag...
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu Và Thơ R.Tag...Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu Và Thơ R.Tag...
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu Và Thơ R.Tag...
 
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản ĐàKhóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
 
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAYLuận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
 
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 194...
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 194...Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 194...
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 194...
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAYLuận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
 
Newsletter sl tterm1_is6
Newsletter sl tterm1_is6Newsletter sl tterm1_is6
Newsletter sl tterm1_is6
 
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAYĐặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
 
Luận văn thạc sĩ - Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn ...
Luận văn thạc sĩ - Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn ...Luận văn thạc sĩ - Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn ...
Luận văn thạc sĩ - Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn ...
 
Sách Vô Cùng Tàn Nhẫn Vô Cùng Yêu Thương
Sách Vô Cùng Tàn Nhẫn Vô Cùng Yêu ThươngSách Vô Cùng Tàn Nhẫn Vô Cùng Yêu Thương
Sách Vô Cùng Tàn Nhẫn Vô Cùng Yêu Thương
 
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đLuận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
 
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.docLuận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
 

More from luanvantrust.com DV viết bài trọn gói: 0917193864

Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động Theo Luật Lao Động ...
Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động Theo Luật Lao Động ...Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động Theo Luật Lao Động ...
Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động Theo Luật Lao Động ...luanvantrust.com DV viết bài trọn gói: 0917193864
 
Phương thức thực hiện điều ước quốc tế trong luật quốc tế và pháp luật việt n...
Phương thức thực hiện điều ước quốc tế trong luật quốc tế và pháp luật việt n...Phương thức thực hiện điều ước quốc tế trong luật quốc tế và pháp luật việt n...
Phương thức thực hiện điều ước quốc tế trong luật quốc tế và pháp luật việt n...luanvantrust.com DV viết bài trọn gói: 0917193864
 

More from luanvantrust.com DV viết bài trọn gói: 0917193864 (20)

Danh sách đề tài báo cáo thực tập ngành ngân hàng hay và bài mẫu.docx
Danh sách đề tài báo cáo thực tập ngành ngân hàng hay và bài mẫu.docxDanh sách đề tài báo cáo thực tập ngành ngân hàng hay và bài mẫu.docx
Danh sách đề tài báo cáo thực tập ngành ngân hàng hay và bài mẫu.docx
 
Cách làm báo cáo thực tập đại học mở tp.hcm, 9 điểm.doc
Cách làm báo cáo thực tập đại học mở tp.hcm, 9 điểm.docCách làm báo cáo thực tập đại học mở tp.hcm, 9 điểm.doc
Cách làm báo cáo thực tập đại học mở tp.hcm, 9 điểm.doc
 
Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động Theo Luật Lao Động ...
Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động Theo Luật Lao Động ...Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động Theo Luật Lao Động ...
Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động Theo Luật Lao Động ...
 
Chuyên Đề Thực Tập Hoạt Động Chứng Thực Tại Uỷ Ban Nhân Dân.docx
Chuyên Đề Thực Tập Hoạt Động Chứng Thực Tại Uỷ Ban Nhân Dân.docxChuyên Đề Thực Tập Hoạt Động Chứng Thực Tại Uỷ Ban Nhân Dân.docx
Chuyên Đề Thực Tập Hoạt Động Chứng Thực Tại Uỷ Ban Nhân Dân.docx
 
Hoàn Thiện Hoạt Động Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Vietcombank.docx
Hoàn Thiện Hoạt Động Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Vietcombank.docxHoàn Thiện Hoạt Động Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Vietcombank.docx
Hoàn Thiện Hoạt Động Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Vietcombank.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Nghề Nghiệp 1 Nghề Công Chứng, 9 điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Nghề Nghiệp 1 Nghề Công Chứng, 9 điểm.docxBáo Cáo Thực Tập Nghề Nghiệp 1 Nghề Công Chứng, 9 điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Nghề Nghiệp 1 Nghề Công Chứng, 9 điểm.docx
 
Mẫu Báo Cáo Thực Tập Đào Tạo Luật Sư Học Viện Tư Pháp.doc
Mẫu Báo Cáo Thực Tập Đào Tạo Luật Sư Học Viện Tư Pháp.docMẫu Báo Cáo Thực Tập Đào Tạo Luật Sư Học Viện Tư Pháp.doc
Mẫu Báo Cáo Thực Tập Đào Tạo Luật Sư Học Viện Tư Pháp.doc
 
Khóa Luận Đánh Giá Thương Hiệu Cà Phê Trung Nguyên, 9 điểm.docx
Khóa Luận Đánh Giá Thương Hiệu Cà Phê Trung Nguyên, 9 điểm.docxKhóa Luận Đánh Giá Thương Hiệu Cà Phê Trung Nguyên, 9 điểm.docx
Khóa Luận Đánh Giá Thương Hiệu Cà Phê Trung Nguyên, 9 điểm.docx
 
Phương thức thực hiện điều ước quốc tế trong luật quốc tế và pháp luật việt n...
Phương thức thực hiện điều ước quốc tế trong luật quốc tế và pháp luật việt n...Phương thức thực hiện điều ước quốc tế trong luật quốc tế và pháp luật việt n...
Phương thức thực hiện điều ước quốc tế trong luật quốc tế và pháp luật việt n...
 
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Đại Học Hà Tĩnh Mới Nhất.doc
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Đại Học Hà Tĩnh Mới Nhất.docChuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Đại Học Hà Tĩnh Mới Nhất.doc
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Đại Học Hà Tĩnh Mới Nhất.doc
 
Tiểu luận quy luật mâu thuẫn nội dung, ý nghĩa phương pháp luận của quy luật ...
Tiểu luận quy luật mâu thuẫn nội dung, ý nghĩa phương pháp luận của quy luật ...Tiểu luận quy luật mâu thuẫn nội dung, ý nghĩa phương pháp luận của quy luật ...
Tiểu luận quy luật mâu thuẫn nội dung, ý nghĩa phương pháp luận của quy luật ...
 
Tiểu luận nâng cao chất lượng huấn luyện cơ yếu ở sư đoàn 305.doc
Tiểu luận nâng cao chất lượng huấn luyện cơ yếu ở sư đoàn 305.docTiểu luận nâng cao chất lượng huấn luyện cơ yếu ở sư đoàn 305.doc
Tiểu luận nâng cao chất lượng huấn luyện cơ yếu ở sư đoàn 305.doc
 
Kế Toán Các Khoản Phải Thu Phải Trả Tại Công Ty Tnhh Đức Thành.docx
Kế Toán Các Khoản Phải Thu Phải Trả Tại Công Ty Tnhh Đức Thành.docxKế Toán Các Khoản Phải Thu Phải Trả Tại Công Ty Tnhh Đức Thành.docx
Kế Toán Các Khoản Phải Thu Phải Trả Tại Công Ty Tnhh Đức Thành.docx
 
Case Study Ups Competes Globally with Information Technology.docx
Case Study Ups Competes Globally with Information Technology.docxCase Study Ups Competes Globally with Information Technology.docx
Case Study Ups Competes Globally with Information Technology.docx
 
Cơ sở lý luận về kế toán các khoản phải thu, phải trả, 9 điểm.docx
Cơ sở lý luận về kế toán các khoản phải thu, phải trả, 9 điểm.docxCơ sở lý luận về kế toán các khoản phải thu, phải trả, 9 điểm.docx
Cơ sở lý luận về kế toán các khoản phải thu, phải trả, 9 điểm.docx
 
Hoàn Trả Chi Phí Đào Tạo Theo Pháp Luật Lao Động, 9 điểm.docx
Hoàn Trả Chi Phí Đào Tạo Theo Pháp Luật Lao Động, 9 điểm.docxHoàn Trả Chi Phí Đào Tạo Theo Pháp Luật Lao Động, 9 điểm.docx
Hoàn Trả Chi Phí Đào Tạo Theo Pháp Luật Lao Động, 9 điểm.docx
 
Bài thu hoạch môn học luật hôn nhân và gia đình, 9 điểm.docx
Bài thu hoạch môn học luật hôn nhân và gia đình, 9 điểm.docxBài thu hoạch môn học luật hôn nhân và gia đình, 9 điểm.docx
Bài thu hoạch môn học luật hôn nhân và gia đình, 9 điểm.docx
 
Tiểu luận Vai Trò Ý Thức Pháp Với Hoạt Động Xây Dựng Pháp Luật.docx
Tiểu luận Vai Trò Ý Thức Pháp Với Hoạt Động Xây Dựng Pháp Luật.docxTiểu luận Vai Trò Ý Thức Pháp Với Hoạt Động Xây Dựng Pháp Luật.docx
Tiểu luận Vai Trò Ý Thức Pháp Với Hoạt Động Xây Dựng Pháp Luật.docx
 
Cách làm khóa luận, chuyên đề trường đại học tây nguyên, 9 điểm.docx
Cách làm khóa luận, chuyên đề trường đại học tây nguyên, 9 điểm.docxCách làm khóa luận, chuyên đề trường đại học tây nguyên, 9 điểm.docx
Cách làm khóa luận, chuyên đề trường đại học tây nguyên, 9 điểm.docx
 
Cách viết báo cáo thực tập ngành luật học viện cán bộ, 9 điểm.docx
Cách viết báo cáo thực tập ngành luật học viện cán bộ, 9 điểm.docxCách viết báo cáo thực tập ngành luật học viện cán bộ, 9 điểm.docx
Cách viết báo cáo thực tập ngành luật học viện cán bộ, 9 điểm.docx
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptphanai
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...songtoan982017
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 

Đề Tài Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học.docx

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP GIÁO DỤC NHÂN CÁCH, ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả được trình bày trong báo cáo là trung thực và chưa từng được công bố ở bất kì công trình nghiên cứu nào trước đây. Thủ Dầu Một, ngày tháng năm 2022 Sinh viên
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Lãnh đạo trường Đại học Thủ Dầu Một, các trung tâm, phòng ban, thư viên đã tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất và tinh thần cho tôi, cung cấp cho tôi các nguồn tài liệu quý báu để tôi có thể hoàn thành báo cáo này. Đặc biệt, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Cô ….., người đã trực tiếp hướng dẫn rôi trong suốt quá trình làm báo cáo. Cô đã dành nhiều thời gian, tâm huyết giúp tôi hoàn thành báo cáo tốt nghiệp. Cảm ơn gia đình, bạn bè và những người luôn bên cạnh giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian vừa qua. Tôi xin chân thành cảm ơn! Sinh viên
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỤC LỤC MỞ ĐẦU....................................................Error! Bookmark not defined. 1. Lí do chọn đề tài......................................Error! Bookmark not defined. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu....................................................................... 2 3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................ 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 3 5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 4 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.................................................. 4 7. Cấu trúc đề tài......................................................................................... 5 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ CHỨC NĂNG GIÁO DỤC CỦA VĂN HỌC ĐỐI VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC VÀ TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA MA VĂN KHÁNG............................................................................ 6 1.1. Khái quát vai trò và chức năng giáo dục của văn học đối với học sinh tiểu học............................................................................................................. 6 1.1.1. Vai trò và chức năng giáo dục của văn học đối với học sinh tiểu học..... 6 1.1.2. Học sinh tiểu học và những đặc điểm về tâm sinh lý lứa tuổi............... 7 1.2. Nhà văn Ma Văn Kháng và những sáng tác viết cho thiếu nhi .............. 13 1.2.1. Con người và sự nghiệp sáng tác của Ma Văn Kháng........................ 13 1.2.2. Truyện viết cho thiếu nhi và những đóng góp của Ma Văn Kháng ..... 18 1.3. “Những truyện hay viết cho thiếu nhi” và quan niệm nghệ thuật của nhà văn........................................................................................................... 19 1.3.1. Tập truyện “Những truyện hay viết cho thiếu nhi” và những thành công......................................................................................................... 19 1.3.2. Quan niệm nghệ thuật của Ma Văn Kháng........................................ 20 CHƯƠNG 2. GIÁ TRỊ NỘI DUNG "NHỮNG TRUYỆN HAY VIẾT CHO THIẾU NHI" VÀ NHỮNG BÀI HỌC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, NHÂN CÁCH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC ........................................................ 23 2.1.1. Đời sống trẻ em chịu nhiều thương tổn về tinh thần và đau khổ về vật chất.......................................................................................................... 23
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 2.1.1. Số phận những trẻ em có hoàn cảnh éo le, nhiều lo toan, vất vả, nhọc nhằn......................................................................................................... 23 2.1.2. Tấm lòng thương cảm, thấu hiểu của nhà văn và tiếng chuông báo động cho gia đình, xã hội về trách nhiệm đối với trẻ em...................................... 36 2.2. Bài ca về những phẩm chất tốt đẹp của trẻ em ..................................... 38 2.2.1. Bàica về tâm hồn nhân hậu, giàu lòng yêu thương, sẻ chia gắn bó........ 38 2.2.2. Bài học về lòng can đảm và ý chí, nghị lực kiên cường ..................... 40 2.3. Bài ca từ cảm hứng yêu thương, lạc quan về cuộc sống và những ước mơ về tình đời cao thượng .............................................................................. 41 2.3.1. Bài ca từ cảm hứng yêu thương, lạc quan về cuộc sống..................... 41 2.3.2. Tâm hồn giàu mơ ước và những khúc ca về tình đời cao thượng....... 43 2.3.3. Những bài học giàu triết lí nhân sinh và ý nghĩa nhân văn ................. 44 CHƯƠNG 3. “NHỮNG TRUYỆN HAY VIẾT CHO THIẾU NHI” CỦA MA VĂN KHÁNG - NHỮNG GIÁ TRỊ TIÊU BIỂU VỀ NGHỆ THUẬT NHÂN VẬT, GIỌNG ĐIỆU VÀ ĐỀ XUẤT CÁCH THỨC GIÁO DỤC HỌC SINH ................................................................................................................ 46 3.1. Nghệ thuật khắc họa nhân vật ............................................................. 46 3.1.1. Nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật ............................................ 46 3.1.2. Nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật .............................................. 48 3.2. Nghệ thuật giọng điệu ........................................................................ 49 3.2.1. Giọng điệu suy tư, triết lí ................................................................. 49 3.2.2. Giọng điệu thiết tha, sâu lắng........................................................... 52 3.3. Biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học và mở rộng nhận thức giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh tiểu học.............................. 54 3.3.1. Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học qua luyện đọc và kể chuyện...................................................................................... 54 3.3.2. Tổ chức hoạt động đọc diễn cảm...................................................... 55 3.3.3. Tổ chức hoạt động kể chuyện và sắm vai.......................................... 57 3.3.4. Xây dựng hệ thống câu hỏi và yêu cầu học sinh nêu bài học giáo dục 58 KẾT LUẬN.............................................................................................. 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 61
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Là nhà văn tiêu biểu của văn học đương đại Việt Nam, một trong những cây bút có công mở đường cho sự nghiệp đổi mới văn học, với văn phong giản dị, thể hiện ý chí nghị lực của một cốt cách nhà văn, suốt sự nghiệp sáng tác của mình từ truyện ngắn đầu tay Phố cụt (1961) đến nay, Ma Văn Kháng đã có được một nghiệp văn gồm hơn 8 nghìn trang in, với 19 tập truyện ngắn, 2 tập truyện vừa, 17 cuốn tiểu thuyết, 4 truyện viết cho thiếu nhi, 1 cuốn Hồi kí, 2 cuốn tiểu luận - phê bình. Song ở thể loại nào ông cũng thành công và được đông đảo bạn đọc đón nhận, nhất là truyện ngắn và tiểu thuyết. Nhưng dù thành công ở thể loại nào thì các tác phẩm của Ma Văn Kháng cũng đều tập trung vào ba đề tài lớn: Miền núi; Thiếu nhi; Đô thị và tri thức. Với đề tài viết cho Thiếu nhi, ông luôn dành những tình cảm yêu thương, chia sẻ và quan tâm sâu sắc cho nhân vật của mình với sự thành công của hàng loạt các tác phẩm như tiểu thuyết Chuyện của Lý, Côi cút giữa cảnh đời, Chó Bi đời lưu lạc...;truyện ngắn Đồng cỏ nở hoa, Khu vườn tuổi thơ, Kiểm - Chú bé - Con người... Tác giả Ma Văn Kháng tâm sự: “Viết cho thiếu nhi quan trọng không chỉ là viết cái gì? Mà là viết như thế nào? Mà viết như thế nào lại quan hệ đến tâm hồn người viết. Tôi ao ước ngoài cái duyên với chữ nghĩa và con trẻ ra, tâm hồn mình lúc nào cũng tươi mát, trong sáng và dào dạt tình yêu với cuộc đời với con người”. 1.2. Được chọn lọc từ hơn hai trăm truyện ngắn hay và đặc sắc của Ma Văn Kháng viết cho thiếu nhi, tập truyện Những truyện ngắn viết cho thiếu nhi xuất hiện lần đầu tiên do Nhà xuất bản Kim Đồng in năm 2014 đến nay đã tái bản đến lần thứ sáu. Dù trải qua các lần tái bản, chỉnh sửa nhưng “tất cả những truyện ngắn đượcgiới thiệu trong cuốn sách này hầu hết đều mang âm hưởng của những số phận nhiều lo toan, vất vả, nhọc nhằn, có hoàn cảnh éo le và chịu nhiều thiệt thòi; nhưng đó cũng là những con người có nhiều phẩm chất tốt đpẹ mà nổi bật hơn cả là lòng nhân hậu, nết can đảm và ý chí kiên
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 2 cường. Bỏ lại phía sau giọng điệu gai góc, ưu tư, phiền muộn, truyện ngắn viết cho trẻ em và viết về trẻ thơ của Ma Văn Kháng vẫn vang lên giai điệu lạc quan về cuộc sống, ước mơ và tình đời cao thượng”. Cuốn sách như những trang nhật ký về tuổi thơ, về cuộc sống của tác giả bằng những câu chuyện, những nhân vật từ con người đến loài vật hiện lên thật sinh động, chất phác và mộc mạc với những số phận, những mảnh đời bất hạnh. Thông qua đó, Ma Văn Kháng muốn thể hiện những giá trị giáo dục sâu sắc về nhân cách, đạo đức cho thiếu nhi nói chung. Với tất cả những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài Giáo dục nhân cách, đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua “Những truyện hay viết cho thiếu nhi” của Ma Văn Kháng để nghiên cứu. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Hơn 50 năm trong nghề cầm bút viết văn, Ma Văn Kháng là một trong những nhà văn có nhiều đóng góp cho văn xuôi Việt Nam hiện đại thời kỳ đổi mới. Các tác phẩm của nhà văn, đặc biệt là những tác phẩm viết về thiếu nhi đã thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình và giảng dạy văn học. Trước hết, bàn về những nhân vật trong sáng tác văn xuôi của Ma Văn Kháng, tác giả Đào Thủy Nguyên trong công trình nghiên cứu Truyện ngắn Ma văn Kháng và vấn đề thức tỉnh tinh thần con ngườivùng cao có viết: “Tác giả đi sâu vào nghiên cứu khẳng định một cách đầythuyết phụcnhững vấn đề nhân sinh, thế sự, những thành công đặcsắc về nghệthuậtxây dựng nhân vật và sử dụng ngôn từ trong truyện ngắn viết về đề tài dân tộc và miền núi của Ma Văn Kháng”. Hay tác giả Đoàn Trọng Huy với bài viết Ngọn cờ đổi mới có sức vẫy gọi đã viết: “Nếu theo dõi sẽ thấy thế giới nhân vật trong văn xuôi Ma Văn Kháng ngày càng đông đảo hơn nhưng phân hóa rõ rệt thành hai loại, hai hạng. Không phải là ranh giới giai cấp, cũng không phải là vết ngang đậm địch - ta. Mà là một quy định đạo đức - xã hội: nhân cách cao
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 3 thượng và nhân cách thấp hèn; người thiện, người trí tuệ và kẻ hèn ngu, xấu xa, độc địa, tàn ác” Tác giả Nguyễn Thị Thắm với luận văn Nhân vật thiếu nhi qua hai tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng đã tập trung nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng nhân vật thiếu nhi trong mối quan hệ với gia đình và xã hội, qua đó khẳng định loại tiểu thuyết hướng về đời tư của con người gắn bó với các thế hệ trong gia đình và đặt trong bối cảnh xã hội nước ta mà nó tồn tại và có khả năng đặt ra được nhiều vấn đề có ý nghĩa đạo đức nhân sinh sâu sắc. Tác giả Hồ Thị Minh Chi với luận văn Thếgiới nhân vậttrong sáng tác của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới có đề cập đến hệ thống những nhân vật mang nét đặc trưng miền núi, nhân vật bi kịch, nhân vật tha hóa, nhân vật vượt lên số phận và các phương thức thể hiện thế giới nhân vật trong sáng tác của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới. Tập truyện Những truyện hay viết cho thiếu nhi của Ma Văn Kháng ra đời vào tháng 7 năm 2014 được Nhà xuất bản Kim Đồng - một nhà xuất bản danh tiếng in và lưu hành là cuốn sách được chọn lọc, hội tụ những truyện hay, đặc sắc nhất viết cho thiếu nhi của ông. Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào tập trung tìm hiểu về tập truyện này dưới góc độ nghiên cứu những giá trị giáo dục nhân cách, đạo đức cho thiếu nhi nói chung và đối tượng học sinh tiểu học nói riêng. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là phân tích nội dung những truyện ngắn viết cho thiếu nhi của tác giả Ma Văn Kháng để thấy được những giá trị giáo dục nổi bật về đạo đức và nhân cách cho học sinh tiểu học. Đồng thời, đề tài còn làm rõ những nét riêng tiêu biểu về nghệ thuật khắc họa nhân vật, nghệ thuật sử dụng giọng điệu để thấy được những nét riêng trong phong cách sáng tác của Ma Văn Kháng. Trên cơ sở đó, đề tài còn đề xuất một số biện pháp, cách thức giáo dục học sinh tiểu học.
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng mà đề tài nghiên cứu là giá trị giáo dục về đạo đức, nhân cách cho học sinh tiểu học trong những sáng tác của nhà văn Ma Văn Kháng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập truyện “Những truyện hay viết cho thiếu nhi” được chọn lọc từ hơn hai trăm truyện ngắn của tác giả Ma Văn Kháng. 5. Phương pháp nghiên cứu Để làm rõ những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu, chúng tôi thực hiện một số phương pháp nghiên cứu sau: 5.1. Phương pháp hệ thống Phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích có cái nhìn khái quát và lôgic hơn về đề tài, đặt ra các nội dung theo một hệ thống để làm rõ vấn đề. 5.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong báo cáo tốt nghiệp để đi vào phân tích nội dung và nghệ thuật của truyện. 5.3. Phương pháp so sánh Nhằm so sánhtruyệncủaMa Văn Kháng với các tác phẩm của những nhà văn cùng viết về văn học thiếu nhi như: Tô Hoài, Phạm Hổ, Nguyễn Huy Tưởng… 5.4. Phương pháp sưu tầm Dùng phương pháp này để sưu tầm các truyện, các bài báo và các tài liệu có liên quan để tìm hiểu về những yếu tố dân gian truyện viết cho thiếu nhi của Ma Văn Kháng qua góc nhìn của các nhà phê bình văn học. 5.5. Phương pháp lý thuyết thi pháp Phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích làm rõ phần nghệ thuật trong các tác phẩm của nhà văn. Đồng thời, phương pháp này còn làm nổi bật những đặc điểm đặc sắc trong phong cách sáng tác của Ma Văn Kháng.
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 5 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đề tài không chỉ phục vụ cho công tác học tập, nghiên cứu của chúng tôi mà còn đóng góp vào việc nghiên cứu những bài học mang giá trị giáo dục sâu sắc về đạo đức, nhân cách cho đối tượng học sinh tiểu học trong các truyện ngắn mà tác giả Ma Văn Kháng sáng tác cho thiếu nhi. Bên cạnh đó, thông qua quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi có cơ hội tìm hiểu và mở rộng tầm hiểu biết về con người, sự nghiệp và phong cách sáng tác của Ma Văn Kháng. Báo cáo hoàn thành sẽ là cơ sở tiền đề, nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu sau này. 7. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, báo cáo được trình bày trong ba chương như sau: Chương 1. Khái quát về chức năng giáo dục của văn học đối với học sinh tiểu học và truyện viết cho thiếu nhi của Ma Văn Kháng. Chương 2. Giá trị nội dung “Những truyện hay viết cho thiếu nhi” và những bài học giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh tiểu học. Chương 3. “Những truyện hay viết cho thiếu nhi” của Ma Văn Kháng - những giá trị tiêu biểu về nghệ thuật nhân vật, giọng điệu và đề xuất cách thức giáo dục học sinh.
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 6 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ CHỨC NĂNG GIÁO DỤC CỦA VĂN HỌC ĐỐI VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC VÀ TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA MA VĂN KHÁNG CHƯƠNG 2 GIÁ TRỊ NỘI DUNG "NHỮNG TRUYỆN HAY VIẾT CHO THIẾU NHI" VÀ NHỮNG BÀI HỌC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, NHÂN CÁCH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 2.1. Đờisống trẻ em chịu nhiều thương tổn về tinh thần và đau khổ về vật chất 2.1.1. Số phận những trẻ em có hoàn cảnh éo le, nhiều lo toan, vất vả, nhọc nhằn Xuyên suốt tập truyện là những mảnh đời, những số phận trẻ thơ đầy sóng gió, đau khổ, bất hạnh. Có những số phận mà người đọc chứng kiến từ nhỏ cho tới lúc trưởng thành. Bống trong Đồng cỏ nở hoa là một trong số đó. Bống mê vẽ, hầu như lúc nào, ở đâu người ta cũng thấy cô bé vẽ trong giờ văn cũng như giờ toán. Dù là cái bút chì, viên phấn, cái que, dù là trên giấy, trên bảng, trên đất thì cô bé đều vẽ được và cô bé thật sự có tài hội họa. Bác Lan, chị gái của bố Bống là người đầu tiên phát hiện ra tài năng của cô bé khi em học lớp hai. Tài năng của em càng được khẳng định khi bác Lan mời họa sĩ Phan, người có kiến văn hết sức sâu rộng xem những bức tranh của Bống và ông đã phải tặc lưỡi trầm trồ: “Chà chà! Vẽ được lắm! Vẽ như đồng cỏ đến kỳ nở hoa! Vẽ được lắm, được lắm!” [6,tr.93]. Tuy vậy cô bé lại có cuộc sống thật bất hạnh khi có một người bố làm nghề gác chắn xe lửa, không biết gì là nghệ thuật, tính tình cục mịch, chỉ vui với bia rượu, nói tục không ai bằng, mê tổ tôm, còn mẹ Bống buôn hoa quả Tầu, dán mác Mĩ lên táo Tầu để bán giá cao, thạo lên đồng và trò lô, đề một ăn bảy. “Thấy con gái vẽ nhiều, giấy bút, mầu mè bừa bộn, lắm khi mẹ Bống quát tháo mắng mỏ ầm ĩ, coi như mày vẽ
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 7 vời vô tích sự. Còn bố Bống thì cứ tiện tay là vơ hết tranh vẽ của con gái, để làm giấy nhóm lò rang cơm mỗi sáng” [6, tr.93]. Những lúc như thế, cô bé lại ngồi khóc vì buồn, vì tủi thân. Nỗi bất hạnh của cô bé không phải là mồ côi cha mẹ mà là thiếu vắng sự quan tâm, sự yêu thương và thấu hiểu của cha mẹ. Có lẽ, cha mẹ của em nghĩ em còn nhỏ chưa hiểu gì, chưa biết gì. Họ đâu biết rằng dù là một đứa trẻ nhưng em có một tâm hồn rất nhạy cảm, chân thật. Điều này được thể hiện qua chính những nét vẽ của cô bé khi em vẽ chân dung của cha mẹ mình “Bố Lít nó ra bố Lít nó, cái mặt hoằm hoặp, cái mũi cà chua, cái mồm thổi lửa. Cũng vậy, mẹ Phít nó cũng cẳng lẫn được với ai, cái mặt tròn như đồng xu, trắng phau phau với hai con mắt lá dăm, cái mũi tin hin và cái cằm lẹm một nét vát dài” [6, tr.92]. Những nét vẽ của cô về cha mẹ mình là những gì em được thấy, được chứng kiến và tiếp xúc hàng ngày. Dù cuộc sống như vậy, nhưng cô bé không hề bị mất đi sự hồn nhiên, ngây thơ của một đứa trẻ: “- Sao dưới bụng con gà mái mẹ lại có một hàng chấm chấm? - Dạ! Đó là tí của nó ạ. Không có tí, gà con bú mẹ sao được ạ. - Thế con chuột nhắt đứng cạnh cái vòng tròn có hai chóp nhọn là cái gì? - Dạ! Là lưng con mèo ạ. Ý cháu là... hỡi tên chuột kia, mi hãy giờ hồn, mèo chưa quay đầu lại đâu! Khá lắm! Thế hai người dắt tay nhau đi trong bức tranh này là những ai? Sao một người thì to đùng, còn một người thì bé tí và đen thui như than thế? - Thưa ông, người to là mẹ cháu. Người bé và đen thui là bố cháu - Sao bố cháu lại bé tí và đen thui thế? - Tại là vì bố cháu hay cốc đầu cháu. Mấy lị cũng có bận say rượu, cầm cái ghế đẩu giơ lên đánh mẹ cháu ạ.” [6, tr.93]. Đoạn hội thoại giữa họa sĩ Phan với Bống khiến người ta không nhịn được cười bởi những con vật xung quanh hiện lên trong mắt cô bé thật ngộ
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 8 nghĩnh và đáng yêu. Những tưởng tượng mà có lẽ chỉ có trẻ con mới nghĩ ra được còn người lớn thì chẳng thể nào nghĩ tới. Nỗi ám ảnh của Bống khi người cha thường xuyên cốc đầu, uống rượu say đánh mẹ được em phác họa lại trong bức tranh. Làm sao có thể hiểu được ý nghĩa sâu sa của bức tranh khi không có câu trả lời ngây thơ và hồn nhiên của cô bé. Dưới cái nhìn trẻ thơ, bố của em trở lên xấu xa những lúc say đánh mẹ và cốc đầu em. Và trong bức tranh, hình ảnh người bố “bé tí và đen thui” như là niềm mong ước bố sẽ không thể đánh mẹ và em nữa. Niềm mong ước thật trẻ con nhưng khiến người đọc không khỏi xót xa, ngậm ngùi. “Chẳng một ai dạy bảo, Bống cứ vẽ. Vẽ theo con mắt mình nhìn và trái tim yêu gét của con trẻ mách bảo. Vẽ như một niềm vui được hít thở không khí trong lành, được ngắm nhìn mọi người, được tiếp xúc với thiên nhiên tạo vật trong một không gian tràn ngập ánh sáng. Vẽ như đồng cỏ nở hoa đến thế!” [6, tr.97]. Với cô bé vẽ không chỉ là niềm đam mê mà còn là còn là niềm vui duy nhất của em, là cách em có thể giao tiếp với mọi người và tạo vật xung quanh. Em vẽ bằng cả tâm hồn, cả trái tim, bằng tất cả nững gì em có và có lẽ khi em vẽ là lúc em thấy bình yên, thanh thản nhất. Bống cứ lớn lên trong sự vô tâm của cha mẹ mình, em đã nộp đơn thi và đậu với số điểm cao ngất ngưởng vào trường Đại học Mĩ thuật Yết Kiêu, một trường nghệ thuật danh tiếng. Điều đáng buồn là cha mẹ em đã không hề biết việc này bởi họ đâu quan tâm đến con gái mình và càng buồn hơn khi cha em biết tin ông không những không vui mà còn mỉa mai không muốn cho em đi học. Có cha mẹ nào lại không muốn con mình học giỏi, đỗ đạt thành tài, có đứa trẻ nào lại không có đam mê và mơ ước. Cô bé Đinh Minh Yên trở thành sinh viên đại học và từ đây mở ra một trang mới mở ra trong cuộc đời đầy sóng gió của em. Năm đầu em được nhận học bổng toàn phần, được nhiều bạn bè quý mến, kết thân. Những tưởng số phận đã mỉm cười với em, thế nhưng thói đời không thể lường trước được bạn bè dần xa lánh em. Nhờ học tập năng khiếu của em phát triển thành tài năng hội họa thực sự và bạn bè đố kỵ
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 9 với tài năng của em. Dù vậy với niềm đam mê, sự khao khát, cô bé vượt qua nỗi đau này và tiếp tục vẽ, chấp nhận ít dần những người bạn. Suốt bốn năm đại học em luôn phấn đấu dành những thành tích cao và khi ra trường nhờ bác Lan xin cho làm ở phòng hành chính - trị sự báo Văn hóa Thành phố. Hai tháng qua đi Bống vẫn chưa kí được hợp đồng và sóng gió lại ập đến, em đã nghỉ việc. “Bống vụt đứng dậy, mếu xệch miệng, khóc òa: - Các người có hiểu cho tôi không? Cái người đàn bà mặc áo thổ cẩm đó là cai ngục! Là kẻ giam hãm, đọa đày tôi. Đến ngủ mê tôi cũng thấy cái mặt lưỡi cày nanh ác của mụ. Các người có biết hôm qua mụ ấy nói với tôi thế nào không? Mụ ấy nghiến răng kèn kẹt chỉ tay vào mặt tôi, rủa: “Con kia! Tao căm thù mày! Mày là đứa cướp cơm chim của tao. Chỗ của mày lẽ ra là của con tao. Tháng này nó tốt ngiệp trường Mĩ thuật Công nghiệp. Tao đã dấm sẵn chỗ cho nó. Vậy mà mày đến tranh phần của nó! Tao phải vạch vôi vào cái mặt bất lương của mày!” [6, tr.106]. Thì ra suốt mấy tháng qua cô bé đã phải chịu đựng sự đay nghiến, trù dập của bà trưởng phòng mà không ai biết. Công việc hàng ngày chỉ rửa ấm chén và quét nhà, không được vẽ hay làm gì liên quan đến nghệ thuật. Em biết tâm sự với ai khi mà chính cha mẹ mình, những người thân yêu nhất của em còn không ủng hộ em. Thương thay cho sự bất hạnh của cô bé, em nào có tội tình gì, em chỉ muốn có một công việc để có thể bộc lộ tài năng của mình nhưng em không có cái quyền đó. Ít lâu sau, nhờ sự giúp đỡ của bác Lan, Bống là họa sĩ vẽ bìa sách ở Nhà xuất bản Trí Tuệ rồi ở nhiều báo, tạp trí khác nhưng ở đâu cũng chỉ được dăm bữa nửa tháng và cô bé trở thành họ sĩ tự do. Niềm đam mê vẽ vẫn rực cháy trong em khi cô bé hoàn thành bức sơn dầu Thiếu nữ và hoa phượng và được trưng bày ở Triển lãm Mĩ Thuật Thành phố và sau đó được thành phố mua để đưa vào Bảo tàng Văn hóa. Với thành quả này cô bé vui lắm vì tài năng của mình đang dần được công nhận. Thế nhưng tai họa lại ập đến gia đình em: “Bố Lít mắc chứng đái tháo đường, phải
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 10 về hưu sớm, suốt ngày chỉ lê la ở các chiếu tổ tôm. Mẹ Phít bị phát hiện gian lận trong việc dán mác hoa quả, phải phạt cả chục triệu, vốn liếng hao hụt gần hết” [6,tr.108]. Gia đình em rơi vào cảnh túng quẫn. Còn Bống chỉ có một mối bận tâm là vẽ, càng lúc càng ngập chìm vào cơn mê man thác lũ, em vẽ trong cơn thác loạn của tâm thần. Em biết làm gì khi em chỉ là một họa sĩ tự do, không nơi nào nhận em vào làm, cha mẹ không quan tâm, ủng hộ, gia đình gặp khó khăn. Nỗi buồn cứ chồng chất lấy nhau, vây quanh lấy em thật khiến người ta xót thương. Còn gì tủi nhục, ê chề hơn khi bức Thiếu nữ và hoa phượng của em bị Bảo tàng Văn hóa thành phố cho rằng là tranh chép lại và có ý tưởng xấu nên bị gỡ ra, trả lại và người làm việc này là bạn học cũ có dính dáng cả đến người đàn bà mặc áo thổ cẩm. Bao nhiêu nỗi đau em phải chịu vẫn chưa đủ hay sao? Cô bé đã nghỉ việc rồi mà họ vẫn không tha, vẫn muốn trù dập em tới cùng. Thật tàn nhẫn đối với một cô bé ngây thơ, trong sáng như em, em có làm gì có lỗi với người ta đâu. Có chăng là do em mê vẽ, muốn cống nghiến hết mình cho nghệ thuật nhưng như thế đâu có tội tình gì. Thật căm phẫn khi tác phẩm do chính tay em vẽ lên, dồn tất cả đam mê, tâm huyết vào mà người ta bảo là đi chép, là có ý tưởng xấu. Cô bé đã chép của ai? Và cái ý tưởng đó xấu ở chỗ nào? Có một lời giải thích nào thỏa đáng không? Tội nghiệp cho cô bé khi không thể chứng minh sự trong sạch của mình, không biết tâm sự, chia sẻ cùng ai. Em lại chịu đựng một mình và nén nỗi đau trong lòng để rồi niềm khát khao được vẽ của em lại rực cháy lên. Không giờ giấc, chẳng ngày đêm, như bị thiêu đốt trong khát vọng được biến tất cả thành hình hài, màu sắc, trong trạng thái phẫn thì phát, dâng trào cảm xúc. Sau ba hôm đóng chặt cửa buồng im ỉm, cô bé đã hoàn thành bức tranh để đời của mình với biết bao tâm trạng đan xen lẫn lộn, với sự khát khao mơ ước. Bức tranh Cánh đồng hoa hiện ra như một giấc mơ. Nó tươi mát, thánh thiện đến lạ thường như chính cô bé. Có lẽ những cay đắng, bất hạnh của cô bé hòa tan vào cánh đồng hoa đó và nó đã qua đi như một giấc mơ. Và bức tranh đó là minh chứng khẳng định
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 11 tài năng của cô bé. Dù cuộc đời em có biết bao sóng gió, đau khổ, tủi nhục nhưng niềm đam mê vẽ, khát khao được vẽ không bao giờ dập tắt. Tài năng của em là sức mạnh chiến thắng mọi thứ, là bất diệt. Câu chuyện khép lại với lời hứa hẹn công việc tương lai của Bống là thay thế họa sĩ Phan trong đoàn cải lương. Hi vọng nó sẽ đem lại cho cô bé nhiều may mắn và phát huy được tài năng của em. Với Bống nỗi bất hạnh của em là tài năng bị vùi dập, bị kìm hãm bởi chính cha mẹ mình, bởi những người đố kỵ xung quanh em thì chú bé Kiểm trong chuyện Kiểm - chú bé - con người lại có một nỗi bất hạnh khác. Kiểm là một chú bé mới khoảng mười bốn tuổi, hiền lành, ngoan ngoãn, tốt bụng nhưng lại phải sống trong sự ghẻ lạnh của dì ghẻ, sự đày đọa của hai em cùng cha khác mẹ. Có câu: “Mấy đời bánh đúc có xương Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng”. Không phải tự nhiên mà ông cha ta lại nghĩ ra được những câu ca dao tục ngữ như thế. Đã có rất nhiều người sống trong cảnh như thế và chú bé Kiểm là một trong những trường hợp đó. Qua những lời tâm sự của chú bé với vợ chồng bác Tư là hàng xóm ta có thể thấy rõ hơn những bất hạnh mà chú phải chịu đựng. Khi bố pha cho cậu cốc sữa thì mụ “hất toẹt ra sân”, mụ ra hẹn với cậu bé hôm nào không lấy đủ rau thỏ thì cắt cơm, không cho ngủ trong nhà, khi cậu bé bế ẵm con mụ, mụ đe dọa sẽ giết cậu bé nếu làm ngã chúng. Có lẽ vì thế mà người ta mới gọi cái tên là dì ghẻ. Dù cậu bé không phải conđẻ của mụ nhưng cũng là anh của các con mụ, cậu bé có quyền được đối xử như người bình thường chứ không phải như một nô lệ. Hơn nữa Kiểm mới chỉ là một cậu bé lại rất ngoan và nghe lời không bao giờ dám cãi lại. Khác với những gì người đọc có thể nghĩ, cậu bé không hề trách móc gì: “Như bố cháu ấy, thật ra không phải con người độc ác, nhưng hay a dua, xu thời và hèn” [6, tr.115]. Lẽ ra cậu có quyền giận dỗi bố mình sao lại để cho dì ghẻ hành hạ cậu như thế nhưng cậu chỉ nghĩ đó là tính xấu của bố chưa sửa được thôi. Cậu bé dường như cũng biết thân phận của mình: “Cháu biết suy
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 12 nghĩ chứ, bác. Không nên đòi hỏi cái gì quá. Công bằng cũng phải dựa trên sự hợp lí. Đến bữa cơm, dì cháu chia thịt, trứng cho hai em cháu. Cháu chỉ được một bát rau. Cháu thấy thế là phải. Vì hai em cháu, một đứa lên ba, một đứa lên sáu, chúng còn bé, chả lẽ cháu tướng, sĩ, tượng thế này lại ăn tranh phần của chúng” [6, tr.115]. Lẽ ra cậu cũng có quyền đòi, được chia thịt, trứng như hai em con dì. Nhưng cậu hiểu được có rau ăn là tốt lắm rồi, nếu mà đòi có khi lại phải nhịn. Nhưng lí do sâu xa hơn cả là cậu biết nhường cho hai em của mình vì chúng còn bé, vì cậu là anh và vì cậu quý chúng. Khó có thể dành tình cảm cho con của dì ghẻ khi mà bị mẹ chúng đối xử tệ bạc như thế. Nhưng Kiểm lại luôn lo lắng, quan tâm, chăm sóc cho chúng, khi bế chúng cậu chẳng bao giờ đánh ngã chúng. Cậu thường xuyên bế chúng không phải vì cậu sợ mẹ chúng mà vì cậu yêu thương chúng. Đó là tình yêu chân thành của một người anh, của một cậu bé thật thà, chất phác. Cậu bé thực sự là một người tốt khi hồn nhiên kể về những việc mình đã làm: “Bác ạ, cháu ấy mà, cháu không độc ác được đâu. Thật đấy, bác ạ. Thấy người tàn tật cháu thương lắm. Đi tàu điện lần nào có tiền cháu cũng cho bố con ông xẩm mù. Một bận, cháu cho hai mẹ con người đến ăn xin hai bát cơm, dì cháu dộng đầu cháu vào tường sưng vếu lên đấy. Hôm nọ đi ra ga, một bà cụ gánh gạo nặng quá, cháu gánh hộ bà cụ. Tới ga, bà cụ cho cháu mười đồng, cháu nhất định không lấy. Mình phải biết thương người chứ, bác nhỉ?” [6, tr.116]. Cậu bé thấy vui khi mình làm được nhiều việc tốt, thích thú khi kể cho người khác nghe. Bản chất trong con người cậu bé là sự lương thiện, luôn đồng cảm, thương xót cho những hoàn cảnh khó khăn. Còn mụ dì ghẻ thật quá đáng không một lời khen ngợi còn đánh phạt cậu bé, mụ đúng là không có lương tâm. Dù sống trong cảnh chịu sự tra tấn cả về thể xác lẫn tinh thần của dì ghẻ nhưng Kiểm vẫn là một đứa trẻ lanh lợi, suy nghĩ chín chắn. Cậu biết rất nhiều chuyện đời, biết nhiều thủ đoạn, mánh khóe, tệ lậu trong xã hội. Dù bị vùi dập và dồn vào cảnh sống thiếu thốn cả vật chất lẫn tình cảm,
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 13 cậu bé vẫn giữ được một khoảng cách, chưa đồng hóa với cái xấu, chưa bị tha hóa. Không chỉ bị dì ghẻ hành hạ, cậu bé còn bị hai em cùng cha khác mẹ đày đọa, đành hanh ghê người, quái ác, bịa tạc đổ tội lên đầu khiến cậu phải chịu đòn oan của dì ghẻ. Theo thói thường, cậu bé Kiểm phải căm ghét chúng. Nhưng cậu bé lại chẳng thể ghét chúng vì cậu bế chúng từ lúc chúng đỏ hỏn giặt giũ, tắm rửa, quấy bột, bón cơm cho chúng ăn. Cậu chăm sóc chúng như một người mẹ và có lẽ còn hơn cả mẹ chúng chăm sóc chúng. Cậu chỉ mong chúng lớn lên, khỏe mạnh, yêu thương nhau và yêu thương cả cậu nữa. Câu nói của cậu bé: “Cháu mà lấy vợ thì hai vợ chồng cháu sẽ yêu thương nhau suốt đời, hai bác ạ” [6,tr.122] khiến người ta không khỏi xót xa và nhói trong lòng. Thì ra trong tâm tư của cậu bé luôn mong muốn về một gia đình hạnh phúc, bố mẹ, con cái không phải chia lìa nhau. Cậu bé đã bất hạnh khi sống với người bố nhu nhược, mẹ con dì ghẻ đày đọa lại càng xót xa khi gặp mẹ đẻ mà phải lén lút. Cậu sợ người đàn ông kia sẽ đay nghiến mẹ cậu, sợ mẹ lại chịu khổ. Cậu cũng không trách mẹ đã bỏ mình mà đi lấy người khác, cậu hiểu được mẹ là một người phụ nữ, cũng cần được yêu thương. Thế đấy, cậu bé Kiểm luôn nghĩ cho người khác mà quên đi chính cậu là nạn nhân phản ánh tính phức tạp của đời sống con người. Cậu mới chỉ là một đứa trẻ thôi, lẽ ra cậu phải được hưởng mọi quyền mà bao đứa trẻ khác được hưởng hay ít ra là tình yêu thương con người với tính cách đồng loại, không mảy may vụ lợi. Dì của Kiểm quả thật là người đàn bà độc ác khiến người ta căm phẫn: “Khốn khổ, hôm kia nó lỡ tay đánh sứt cái quay chén, bà ấy ném cả cái chén vào mặt nó, suýt mù mắt thằng bé. Bà con ở tổ dân phố họ nói: có hôm bà ấy còn bắt nó quỳ, rồi nhét cả phân con bà ấy vào mồm nó. Hôm nọ họp tổ dân phố, người ta phê bình bà ấy, bà ấy về nhà, bắt chồng trói nó vào chân giường đánh một trận thừa sống thiếu chết” [6, tr.128]. Dì ghẻ quái ác là thế, đến bố cũng nhu nhược không biết bảo vệ con mình. Đã rất nhiều lần cậu bé định bỏ đi vì những trận đòn của dì nhưng cậu lại thương hai đứa em không có ai
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 14 chăm sóc sẽ khổ. Nhưng sự chịu đựng nào cũng có giới hạn của nó, khi không thể chịu đươc nữa cậu đã lên Lào Cai vừa đi học vừa đi làm. Vợ chồng bác Tư có ý nhận cậu làm con nuôi nhưng cậu đã từ chối vì sợ dì ghẻ sẽ gây chuyện cho vợ chồng bác. Dù còn nhỏ tuổi nhưng suy nghĩ của cậu như một người trưởng thành, luôn biết lo lắng cho người khác, luôn chịu thiệt thòi về mình. Dù không nhận được tình cảm yêu thương từ dì ghẻ nhưng cậu bé luôn sẵn sàng chia sẻ tình yêu, sự kính trọng của mình với mụ. Khi biết tin dì bệnh nặng cậu đã vội trở về một cách tự nguyện và đầy lo lắng, lo cho hai đứa em, lo ho bố và thương cho bà dì vì không ai vào thăm. Không một chút hả hê, không hề có ý định trả thù với kẻ đã gây bao đau khổ cho cuộc đời mình mà trong thái độ, lời nói chứ đầy tình thương cảm trước cơn tai biến của người ruột thịt. Cậu bé quả thật là người có tấm lòng nhân hậu. Mỗi số phận, mỗi hoàn cảnh, chú bé Kiểm không những phải chịu sự khó khăn, thiếu thốn về vật chất, về tinh thần mà còn chịu nỗi đau về thể xác, thiếu cảm gia đình. Nhưng lòng lương thiện trong em vẫn không hề bị phai nhạt mà còn thể hiện mạnh mẽ hơn ở chính tình cảj em dành cho mọi người, đặc biệt là với những người đối xử tệ bạc với em. Một thứ tình cảm chân thực mà không phải đứa trẻ nào trog hoàn cảnh như em mà vẫn có được. Cậu bé Giéc trong chuyện Giéc, con dân làng Mai có một hoàn cảnh thật đặc biệt. Cậu là con lai, mẹ Việt - bố Tây, năm tuổi cậu về Việt Nam sống với bà ngoại. Hình ảnh đầu tiên khi về của cậu là “tóc nâu, mũi cao, nhưng còm nhom như con mèo hen”. Cậu nói tiếng Việt rất sõi và nhanh chóng hòa đồng với mọi người, có lẽ vì mang một nửa dòng máu Việt. Sự ngây thơ, trong sáng của em khiến người lớn phải xót xa: “Mẹ cháu bảo mẹ cháu ghét bố cháu nên ứ cho bố cháu về Việt Nam với bà, bà ạ... Bà ơi cháu là người Việt Nam chứ không phải lai Tây bà nhỉ” [6, tr.143]. Câu nói đáng yêu của cậu bé ẩn chứa biết bao khát khao, mong ước mình cũng bình thường như bao đứa trẻ khác, cũng được đón nhận tình yêu thương của mọi người. Và cũng như bao đứa trẻ khác “Ngủ nó sờ tai, ôm tay bà, bắt bà kể chuyện cổ
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 15 tích, theo bà đi chợ, đi thăm hàng xóm láng giềng, nó nhong nhong trên lưng bà, thích nghe bà hát ru” [6, tr.143]. Cậu mới chỉ năm tuổi, cũng nũng nịu bà như mọi đứ trẻ, cũng muốn chứng tỏ cậu như bao đứa trẻ Việt khác. Sự thay đổi về vóc hình của cậu bé đã chứng minh điều đó. Ngủ đầy giấc, ăn khỏe dù chỉ là rau dưa, cháo hến, canh cua, tép rang, cá kho. Chưa đầy ba tháng mà mặt Giéc tròn phính, ngực sườn đầy lên, chân tay phổng phao, có ngấn ở mỗi khớp. Tình yêu thương của bà, của đất và nước, của cội nguồn giúp cậu bé như được thổi hơi vào. Nhưng ngoài vẻ ngây thơ, hồn nhiên, khờ khạo đến hoang sơ của cậu bé, đôi lúc vẫn thấp thoáng nỗi đăm chiêu bí ẩn bất chợt hiện lên ở hai bên khóe mắt. Nhất là khi nghe bà đọc thư mẹ gửi về: “Mẹ bây giờ vất vả lắm. Con được ở với bà là sướng rồi. Con phải nghe lời bà. Không, mẹ gọi con mèo cụt đuôi nó đến đấy!” [6, tr.144]. Những lúc như thế cậu bé đã khóc rất nhiều, buồn và đau khổ vì thương bà, thương mẹ, vì nhớ mẹ. Thật đáng thương cho một đứa trẻ khi phải sống xa bố mẹ, thiếu thốn tình cảm của bố mẹ. Giéc lớn từng ngày, vào học lớp một, to béo phục phịch bằng đứa trẻ lên mười nhưng tính khí lại khác thường, nghịch ngợm tai quái, ương bướng hơn hẳn những đứa trẻ cùng trang lứa. Ngoài những thói tật trẻ con như trưa không nghỉ mà trốn đi bêu nắng bắt con chuồn chuồn, trốn học, đi ăn trộm ổi nhà hàng xóm, leo trèo cây cối, vẽ bậy lên tường Giéc còn trở lên ngỗ ngược, xấc xược, tai ác đến mức dị thường. “Đi học về là vứt sách đấy, đi chơi. Bà gọi về, đóng cửa nhốt lại thì nó đập phá, lấy búa bổ vỡ hết cửa kính và đồ đạc trong nhà... Nó lấy tiền của bà đi chơi điện tử. Con chó bông và con mèo vàng nhà nuôi, bị nó bắt về trói ghì lại, định tẩm dầu hỏa thiêu... mắng nó thì nó bỏ nhà đi đem đó. Sáng hôm sau hơn chục nhà trong ngõ trở dậy đều la hoảng vì cửa nhà nào nhà nấy cũng bị nó ghì giây thép bên ngoài, tức tối cứ thế ọ réo gọi Giéc là thằng con Tây bất trị. Chú Tửu Công an bắt được nó đưa về nhà bà thì nó đấm lại chú, nó cắn tay chú, nó chửi chú, nó dọa đốt nhà chú” [6, tr.145]. Làm sao có thể tưởng tượng được một đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ
  • 21. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 16 ngày nào mà lại trở lên nghịch ngợm, phá phách không sợ ai, không sợ trời đất như thế. Phải chăng cậu bé có điều gì uất ức chưa nói ra được nên sinh ngỗ ngược, phá phách hay là cậu bé trời đã định sẵn kiếp này như thế. Cậu bé thật đáng thương vì bị người dân làng Mai xa lánh dần bởi không ai hiểu được, chấp nhận được những trò nghịch tai quái của cậu. Có lẽ vì thế mà cậu không giống người bình thường ở làng Mai này. Xót thương cho một thân phận trẻ thơ đang bị đẩy đến trạng thái đơn côi trước cộng đồng. Một trận ốm ập đến Giéc, cậu sốt mê man lảm nhảm suốt đêm: “Trong cơn mê, nó đòi đi tàu bay, nó đòi ăn kem, ăn chè đậu vãi. Co rúm người lại, nó kêu hức hức rồi rên rỉ: “Ứ ừ con mèo đen cụt đuôi đâu” rồi gọi mẹ liên tục” [6, tr.148]. Thì ra sâu thẳm trong con người cậu bé vẫn luôn thường trực những ký ức đẹp đẽ về tuổi thơ. Cậu vẫn thích đi tàu bay, thích ăn kem, ăn chè đậu vãi, vẫn sợ con mèo đen cụt đuôi, vẫn là một đứa trẻ đáng yêu. Thì ra cậu vẫn giữ trong lòng tậm sự trong lòng sâu kín của một đứa trẻ. Thật buồn thương thay cho số phận của cậu bé đang chịu cảnh sống xa mẹ, hàng ngày, hàng đêm vẫn mong ngóng được gặp mẹ. Dù được bà yêu thương hết mực nhưng cậu bé thiệt thòi hơn những đứa trẻ khác rất nhiều vì không được sống cùng bố mẹ, thiếu thốn tình cảm yêu của bố mẹ. Có một nỗi ấm ức nghẹn ứ trong lòng cậu bé đang khao khát một tình yêu cháy bỏng từ bố mẹ của mình. Đây phải chăng là lí do cậu bé trở lên khác người. Sự chấn thương về tinh thần mà cậu bé phải chịu có ai hiểu được? Suốt một tuần cậu bé phải chiến đấu với cơn sốt như để chứng minh cho mọi người thấy cậu là người làng Mai. Sốt cao đến bốn mươi mốt độ trong cả tuần liền đối với một đứa trẻ là tính mạng đã bị đe dọa trong gang tấc thế mà cậu khỏe lại nhờ mấy bài thuốc và cách chữa trị dân gian của người Việt ta. Xông, uống nước nấu từ đủ các loại lá thuốc hái từ vườn, từ đất của làng, bà làm lễ lên đền Ông Đống. Nỗi bất hạnh, tủi hờn của cậu bé chỉ bà mới hiểu và luôn cố gắng chứng minh với dân làng, mong mọi người sẽ hiểu và chấp nhận cậu bé. Đó là một cậu bé
  • 22. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 17 đáng thương hơn là giận, cậu đang cần sự đồng cảm từ những người xung quanh để vượt qua nỗi đau tinh thần. Hoàn cảnh của cô bé Hà trong Buổi bình minh huyền thoại tiếp tục đưa người đọc đến một sự bất hạnh khác. Mới chỉ là một cô bé mười bốn tuổi nhưng Hà đã phải chịu đựng biết bao sự đau thương, mất mát. “Bố nó được lệnh nhập ngũ, đi về phía Nam biền biệt cả chục năm. Trong khi ở nhà ông bà nó lần lượt mất. Mẹ nó già yếu, bị thấp khớp... Cô ruột chết đột tử... Bác thì chồng bệnh mà chết, nợ nần chồng chất, phải lẩn trốn” [6,tr160-tr164]. Có nỗi đau nào có thể lớn hơn nỗi đau mà Hà phải chịu đựng. Nếu như Bống còn có bác Lan, Kiểm còn có vợ chồng bác Tư, Giéc còn có bà ngoại thì Hà còn bất hạnh hơn khi không có một người thân, người hàng xóm để em có thể nương tựa hay ít nhất là tâm sự, giãi bày. Đau khổ chồng chất đau khổ, khó khăn chồng chất khó khăn: “Đất thì mỗi ngày một cằn cỗi, giống má mỗi ngày một thoái hóa. Ăn không đủ, hai chị nó phiêu dạt đi kiếm sống ở các thị trấn mới thông thương ở biên giới. Mẹ nó ở nhà vừa tự chống trả với bệnh thấp khớp chạy vào tim, vừa lần hồi qua ngày. Và nó cuối cùng cũng phải tìm một phương thức để tồn tại” [6, tr.160]. Chị em Hà vừa phải đối mặt với nỗi đau mất mát người thân trong gia đình, vừa phải đối mặt với sự thiếu thốn về vật chất. Các em là những đứa trẻ bơ vơ, côi cút, là số phận bị cuộc đời lãng quên. Có lẽ vì môi trường sống mà cô bé Hà biết tự lo cho sự tồn tại của mình bằng những công việc lao động vĩ đại. Mảnh đất ông cha đã tàn tạ, hoang dại, không còn đủ sức nuôi sống gia đình em. Để có thể tồn tại, cô bé đã lựa chọn ra thành thị, nơi tập trung cả một dòng người ồ ạt tạp sắc thái đủ hạng kiếm sống. Ở cái tuổi của Hà, như bao đứa trẻ khác là vô lo vô nghĩ nhưng em lại phải bôn ba, bận bịu bốn bề. Từ nhỏ cô bé đã có thể làm việc nuôi bản thân: “Sáu tuổi nó đã chăn trâu thuê. Tám tuổi nó chẻ nan bán cho hợp tác xã sản xuất mành mành ở huyện. Mười hai tuổi nó đã biết cấy, gặt, gồng gánh thuê” [6, tr.161]. Từ việc nhẹ đến việc nặng cô bé đều làm đươc và còn rất thành thạo. Cô bé có thể làm
  • 23. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 18 bất cứ việc gì không kể nặng nhọc, miễn là có thể kiếm sống, không trái pháp luật. Cô bé thật khiến người ta vừa cảm phục vừa xót thương. Lên thành thị Hà bán bánh mì và may mắn gặp được đôi vợ chồng trẻ tốt bụng thuê em giúp việc coi em như một thành viên trong gia đình. Cô bé tỏ ra rất khéo léo trong việc chăm sóc cho cậu con trai mới sinh của vợ chồng trẻ. Sự khéo léo đó có lẽ bắt nguồn môi trường, hoàn cảnh sống khắc nghiệt của cô bé đòi hỏi phải biết mọi thứ, giỏi mọi thứ. Những lúc Hà kể chuyện, chăm sóc em bé khiến em toát lên một vẻ gì đó chân thật, mộc mạc, đáng yêu đến lạ thường. Sau đó Hà không ở nhà đôi vợ chồng trẻ nữa vì em thích sự tự lập, em tự do quen rồi và hơn thế nữa em còn một việc phải làm là tìm bố mình. Cô bé vẫn nuôi hi vọng và tin rằng bố còn sốngđể gia đình có thể đoàn tụ và bớt đi một nỗi đau. Cô bé thực sự là một đứa dũng cảm, mạnh mẽ khi vượt qua bao nỗi đau để tồn tại và ở cô bé toát lên niềm lạc quan mãnh liệt. Có lẽ đó là sức mạnh giúp cô bé vượt qua tất cả tự lực sống, tự bước đi với niềm tin bất diệt. Đến với Quê nội, người ta sẽ nhớ ngay đến cô bé Thía với nỗi bất hạnh bị cha mình bỏ rơi. Cô bé sống với bà nội từ khi cha bỏ đi lên thành phố lấy người phụ nữ khác. Đó là một người đàn ông bạc tình bạc nghĩa, ruồng rẫy mẹ con Thía chạy theo cuộc sống xa hoa nơi thành thị. Hơn mười năm ông ta không về quê, không hỏi thăm mẹ, vợ, con gái mình một lần. Và lần này về không phải hỏi thăm mà chỉ với một mục đích duy nhất là đòi lại chiếc nhẫn cưới đã tặng mẹ Thía. Không những thế, lần này ông còn đưa cô con gái riêng của mình với vợ mới về, đó là Thủy Tiên. Hành động này chẳng khác gì đưa mũi dao cứa vào tim gan của một đứa trẻ như Thía. Cô bé phải sống trong sự thiếu thốn tình cảm của cha, bị cha bỏ rơi suốt bao năm. Còn Thủy Tiên, chị em cùng cha khác mẹ với Thía lại được hưởng cuộc sống sung sướng đầy đủ từ vật chất không thiếu thứ gì đến tình cảm luôn được chăm sóc, yêu thương hết mực. Tâm hồn trẻ thơ rất mỏng manh và đễ vỡ, chẳng có gì có thể diễn tả hết được nỗi đau mà Thía phải chịu đựng.
  • 24. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 19 “Mấy ngày ở quê, ba Thủy Tiên chưa hề nói với con gái mình một câu, bây giờ cũng vậy, ông móc túi lấy một tờ giấy mười đồng đưa cho Thía. Thía quay đi không nhận. Ba Thủy Tiên điềm nhiên gấp tờ giấy bạc, bỏ vào ví” [6, tr.200]. Đúng là một người đàn ông vô liêm sỉ, ông ta thờ ơ trước sự tồn tại của Thía, không cần quan tâm đến cảm nhận của cô bé. Cái mà cô bé cần đâu phải mấy đồng tiền xa xỉ của ông ta mà là tình cảm của một người cha dành cho con gái. Có lẽ cô bé đã nghĩ và hi vọng ông ta về là vì nhớ con gái, muốn nhận con gái. Cái mà cô bé nhận được là sự lạnh nhạt với mình nhưng lại hết mực quan tâm đến Thủy Tiên. Đau đớn, tủi hờn trước sự lạnh nhạt của người cha tàn ác, vô tâm, cô bé chỉ biết khóc. Có lẽ cô bé rất hận ông và không bao giờ tha thứ cho những hành động của cha mình với bà, mẹ và bản thân cô bé. Mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau, nhưng dù là Bống, Kiểm, Giéc, Hà hay Thía, các em đều là những đứa trẻ chung số phận bất hạnh, nghèo khổ. Trong sâu thẳm tâm hồn của các em vẫn ẩn chứa bao khát khao về cuộc sống tương lai mới tốt đẹp hơn, nhiều may mắn và tiếng cười hơn. Số phận của các em đã phản ánh một khía cạnh của cuộc sống đời thực. Phản ánh những đau thương, mất mát đang cần được thấu hiểu, được quan tâm và chia sẻ. 2.1.2. Tấm lòng thương cảm, thấu hiểu của nhà văn và tiếng chuông báo động cho gia đình, xã hội về trách nhiệm đối với trẻ em Đôi khi cũng có những con người vì hoàn cảnh, vì số phận mà họ trở nên xấu xa. Là những người làm bố, làm mẹ nhưng bố mẹ của Bống lại mất đi giá trị của bản thân, không làm gương cho con cái. “Bố Bống làm nghề gác chắn xe lửa... tính tình cục mịch, hết giờ làm chỉ vui với bia, rượu, nói tục không ai bằng và nổi gianh chỉ là cái đức kiên trì nhồi chờ u chi nảy trong ván bài tổ tôm. Mẹ Bống buôn hoa quả Tầu. Quẩn quanh nơi chợ búa, ngoài cái tài dán mác mĩ lên táo Tầu để bán giá cao ra, chỉ thạo món lên đồng và trò lô, đề một ăn bẩy” [6, tr.92]. Có lẽ vì nghèo nên sinh ra lừa lọc để thu lợi nhuận, vì nghèo mà sa vào cờ bạc, bài tôm khó dứt ra được. Chỉ là những con người
  • 25. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 20 ít học, quanh quẩn ở làng quê, chợ búa nên họ kém hiểu biết, chỉ thấy, chỉ biết cái lợi trước mắt mà không nghĩ tới hậu quả sau này. Ông Lít đâu ngờ được bia rượu khiến ông mắc đá tháo đường nặng và mẹ Phít cũng có ngày bị phát hiện gian lận, bị phạt mất hết vốn. Điều đáng buồn hơn là họ không quan tâm đến cô con gái của mình, không hề phát hiện cô bé có tài năng vẽ thiên bẩm. Không những thế còn luôn kìm hãm tài năng của cô bé. Sự vô tâm, thiếu trách nhiệm của họ đã khiến chính con gái mình trở thành ngườ bất hạnh và chịu bao đau khổ. Cha mẹ nào chẳng mong con cái thành tài nhưng với họ thì chỉ cần có một công việc là được. Vì ý nghĩ lạc hậu, cổ hủ đó họ đã trở thành người cha, người cha, người mẹ vô tâm, vô trách nhiệm. Có những con người luôn cho mình có cái quyền hành hạ, đối xử tệ bạc với con chồng như một quy luật, như một điều hiển nhiên. Dì ghẻ của chú bé Kiểm là một người như thế. Bà ta trở nên độc ác khi đối xử với Kiểm như một nô lệ. Từ việc bữa ăn chia thịt trứng co hai con của mình còn Kiểm chỉ có cơm rau, hất sữa ra sân khi bố pha sữa cho cậu, nếu việc mụ giao mà cậu bé không hoàn thành sẽ cắt cơm, không cho cậu ngủ trong nhà. Đến việc bắt cậu bé thôi học để kiếm việc làm. Rồi có những hành động ngược đãi chú bé: ném cái chén vào mặt khiến cậu bé suýt mù, nhét phân của con mụ vào mồm cậu bé, bắt chồng trói và đánh đập cậu bé... Mụ ta đúng là một người đàn bà độc ác đến tàn bạo, như con thú dữ mù quáng. Pháp luật cũng không cho đối xử tàn tệ với con chồng như thế, hơn nữa cậu bé vốn ngoan ngoãn, hiền lành, yêu thương, chăm sóc chu đáo cho con mụ và chưa bao giờ có ý định trả thù mụ. Đó là một kẻ vô liêm sỉ, mất hết tính người. Người dưng nước lã còn đối xử với nhau có tình có nghĩa, còn giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn, vậy mà mụ đối xử với con chồng còn không bằng con vật. Mụ đã khiến một con người phải sống trong sự ám ảnh, bất hạnh của cuộc đời. Những hành vi của mụ bị trừng phạt bằng căn bệnh đột ngột khiến mụ lăn ra bất tỉnh. Đó là cái giá cho sự bất nhân của của người đàn bà độc ác căm ghét những thứ không phải của mình, không thuộc về mình.
  • 26. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 21 Đồng tiền luôn có sức cuốn hút đặc biệt với con người. Có những người sẵn sàng từ bỏ cả mẹ mình, vợ con mình để bám theo tiền bạc và cuộc sống xa xỉ nơi thành thị. Hình ảnh người con, người cha trong Quê nội khiến người ta thấy khinh bỉ vì sự bội bạc, đê hèn. Đó là ba của Thủy Tiên, anh ta đã bỏ mặc người mẹ già cùng người vợ đảm đang và cô con gái đáng thương để lên thành phố với một người phụ nữ khác mặc cho dân làng chê trách, khinh bỉ. Suốt hơn mười năm anh ta không về quê lấy một lần thăm mẹ, thăm vợ cũ và cô con gái. Anh ta chạy theo cuộc sống giàu sang, chạy theo những cái mới mẻ mà bỏ đi gốc gác của mình. Người đàn ông bội bạc phụ tình người vợ hiền, bất hiếu vớ người mẹ vất vả nuôi anh ta ăn học. Loại người như anh ta khiến xã hội khinh rẻ, ghét bỏ. Hơn mười năm mới về quê nhưng lại không một lời hỏi thăm mẹ, thăm vợ cũ một câu mà chỉ với một mục đích đòi lại chiếc nhẫn cưới đã tặng người vợ cũ. Một người đàn ông bỉ ổi, bội bạc khiến những người thân của mình phải chịu đau đớn, tủi nhục. Không những thế anh ta còn không nhận cô con gái với vợ cũ: “Mấy ngày ở quê, ba Thủy Tiên chưa hề nói vớ con gái mình một câu, bây gờ cũng vậy, ông móc túi lấy một tờ giấy mười đồng đưa cho Thía. Thía quay đi, không nhận. Ba Thủy Tiên điềm nhiên gấp tờ giấy bạc, bỏ vào ví” [6, tr.200]. Một sự vô cảm với chính con gái mình, ông ta nghĩ tiền có thể bù đắp những đau thương, mất mát cho cô bé chăng. Nhưng ông ta đã nhầm, thứ mà cô bé cần quý giá hơn bất cứ thứ gì, đó là tình yêu thương của một người cha. Một người có học thức nhưng lại mất đi cội nguồn của mình thì cũng chỉ là kẻ xấu xa trong xã hội mà thôi. Rồi đến lúc, con người ta sẽ phải hối hận vì việc làm bất nhân, bất nghĩa của mình. 2.2. Bài ca về những phẩm chất tốt đẹp của trẻ em 2.2.1.Bàica vềtâm hồn nhânhậu,giàu lòng yêu thương, sẻ chia gắn bó Nói về lòng nhân hậu của các em, phải kể ngay đến chú bé Kiểm. Bị dì ghẻ đối xử tệ bạc, hành hại hết lần này đến lần khác nhưng khi biết bà bị bệnh
  • 27. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 22 nặng cậu vội trở về. Không phải về để đay nghiến, trả thù mà về vì thương bà không ai đến thăm, về để chia sẻ, gánh chịu cơn tai họa đột ngột của bà. Không phải ai, không phải đứa trẻ nào cũng làm được điều đó, dùng tình thương xóa bỏ mọi hận thù. Đối với hai đứa em con dì ghẻ cậu cũng dành hết tình yêu thương cho chúng: không bao giờ làm chúng ngã, chăm chúng như một người mẹ, luôn lo lắng, sợ chúng bị thiệt thòi, sợ chúng khổ. Đáp lại tình cảm của cậu, chúng tìm mọi cách đày đọa cậu, đổ tội lên đầu cậu. Nhưng cậu không hề ghét chúng, dù chỉ là một chút. Làm sao một đứa trẻ mới chỉ mười bốn tuổi, trong hoàn cảnh khắc nghiệt đó lại có thể giữ trọn vẹn đức tính tốt đẹp đó? Cậu bé khiến người ta khâm phục bởi bản lĩnh phi thường của mình. Hoàn cảnh mà cậu bé phải chịu đựng cũng có phần trách nhiệm của người làm cha, làm mẹ. Nhưng bằng tất cả sự kính trọng, lòng vị tha, cậu bé không hề trách móc, giận dỗi họ mà còn tìm lời biện minh cho họ. Tấm lòng của cậu bé thật bao la, thật người ta phải suy nghĩ về bản thân mình. Cậu bé luôn giúp đỡ mọi người ở bất cứ đâu, trong hoàn cảnh nào miễn là người ta đang gặp khó khăn và cần giúp đỡ: “Bác ạ, cháu ấy mà, cháu không độc ác được đâu. Thật đấy, bác ạ. Thấy người tàn tật cháu thương lắm. Đi tàu điện lần nào có tiền cháu cũng cho bố con ông xẩm mù. Một bận, cháu cho hai mẹ con người đến ăn xin hai bát cơm, dì cháu dộng đầu cháu vào tường sưng vếu lên đấy. Hôm nọ đi ra ga, một bà cụ gánh gạo nặng quá, cháu gánh hộ bà cụ. Tới ga, bà cụ cho cháu mười đồng, cháu nhất định không lấy. Mình phải biết thương người chứ, bác nhỉ?” [6, tr.116]. Sự giúp đỡ vô điều kiện không một chút vụ lợi ngay cả khi việc cậu giúp đỡ người khác bị dì ghẻ đánh thì cũng không làm cậu bé sợ. Bởi cậu bé có một trái tim nhân hậu và tấm lòng bao dung vô bờ bến. Anh em Hải và Thắm trong Con chó lạc nhà cũng là những đứa trẻ có tâm hồn thánh thiện đáng trân trọng. Từ sự quan tâm cho chú chó lạc đến nhà mình: “Cái Thắm chạy ngay lên nhà lấy gói bánh quy xuống, bẻ đôi một chiếc, hai chiếc rồi ném vào trong bếp... dậy mà ăn đi chó ơi”, “Em cho nó ăn
  • 28. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 23 cơm nhé”, “Ra mà ăn đi, sĩ là đói đấy... Đừng sợ! Cơm ngon lắm đấy chó à” [6, tr.31]. Một con chó lạ đến nhà nhưng hai anh em không hề có ý nghĩ đuổi nó đi mà còn cho chú chó ăn, dỗ dành để chú chó hết sợ hãi. Người đọc có thể nhận thấy rằng tình thương của hai đứa trẻ với chú chó. Đến sự lo lắng: “Nó chỉ là con chó lạc nhà thôi mẹ”, “Mẹ ơi, đem qua con chó ăn hết bát cơm rồi. Nếu không có ai nhận thì mình cứ nuôi, mẹ nhé” [6, tr.36]. Hai đứa trẻ đã rất sợ mẹ đuổi con chó đi và không ai chăm sóc cho chú chó, tình yêu thương dành cho chú chó đã bắt đầu lớn dần lên. Khi chứng kiến cảnh người ta vây bắt một chú chó khác ở đầu làng mạ Thắm đã khóc thương cho chú chó đó, thương cho chú chó Dog có lẽ cũng từng bị như thế nhưng may mắn thoát và lạc đến nhà mình. Người lớn đôi khi còn vô tâm hơn những đứa trẻ, sự nhân hậu của họ dường như bị lãng quên. Tuy còn nhỏ tuổi nhưng anh em Hải, Thắm đã biết đứng lên đấu tranh, bảo vệ cái yếu. Đó là khi bố về và cương quyết đuổi Dog đi. Lần đầu tiên trong đời Thắm dám tranh luận với bố một cách điềm tĩnh và cứng cỏi. Lần đầu tiên hai anh em đã không làm theo lời bố bảo là mở cổng và đuổi con Dog đi. Nửa đêm Hải đã vùng dậy mặc cho bố ngăn cản để lao ra cửa cứu chú chó Dog côi cút, không nơi nương tựa, đang gặp nguy hiểm. Đấu tranh đến cùng để bảo vệ cho chú chó, hẳn là tình yêu đó phải rất lớn lao, quyết liệt. Lòng nhân hậu của những đứa trẻ không phân biệt dù là con người hay con vật vẫn tràn ngập tình yêu thương, sự quan tâm và lo lắng. Những đứa trẻ giàu mơ ước và lòng nhân hậu thật đáng trân trọng biết bao. Đó là những tâm hồn trong sáng có những ước mơ đang cần được nâng cánh và sự nhân hậu cần được lắng nghe, cần đươc hiểu. 2.2.2. Bài học về lòng can đảm và ý chí, nghị lực kiên cường Sự trung thành, niềm tin vào đất nước, sẵn sàng bảo vệ đất nước luôn có ở những người nông dân lao động chân chính, chất phác. Lí A Lừ và người dân San Cha Chải trong Hoa gạo đỏ là những con người như thế. Họ là người U Ní, một trong 54 dân tộc của Việt Nam sống ở vùng cao heo hút, nghèo đói,
  • 29. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 24 quanh năm cấy lúa xong lại đi làm thuê. Đó là vùng biên giới của nước ta với Trung Quốc không chỉ được hoạch định bằng cột mốc nhân tạo mà còn được đánh dấu bằng một hàng cây hoa gạo như nhắc nhở con người nơi đây về ý thức xác định ranh giới quốc gia. Vốn là người gắn bó với việc làng việc nước nên khi có tiếng mõ họp làng là ông đi luôn dù đang xách rìu chuẩn bị đi làm. Là những con người hiền lành, chất phác, khắc khổ nhưng họ luôn sẵn sàng đi theo tiếng gọi của quê hương dù phải bỏ cả việc kiếm sống. Đối với người dân nơi đây thì việc vua An Nam sắp tới thăm bản là việc quan trọng hơn mọi việc. “Làng sửa soạn đón Vua thật náo nhiệt. Đường dài mấy chục cây số qua rừng gianh, rừng nứa phải phát quang. Hai cây cầu gỗ trôi từ mùa nước lũ năm ngoái phải bắc lại. lại thêm lan can, để nhỡ Đức Kim Thượng nảy ý thích xuống kiệu đứng ngoạn cảnh còn có chỗ vịn. Thôn xóm sạch sẽ. Trâu bò đuổi hết lên rừng. Nhà nào nhà nấy đều cố mua hai cái đèn lồng đỏ treo hai bên hiên. Người nào người nấy phấn chấn hẳn lên” [6, tr.50]. Sự chuẩn bị chu đáo, nhiệt tình với tâm trạng háo hức của người dân cho thấy sự tôn kính, niềm tin tưởng tuyệt đối với nhà vua, người đứng đầu đất nước. Riêng ông Lí A Lừ phấn chấn hơn hẳn người khác vì ông và ba tráng đinh nữa được trưởng làng cử đi đón Đức Vua. Làng San Cha Chải dõi theo từng bước chân vua với biết bao mong ngóng, đợi chờ từ Việt Trì, Phú Thọ đến Yên Bái. Niềm tin của họ đang cháy bùng trong tim với sự vui sướng khi ngọn núi, mảnh đất nơi đây sắp được hưởng một ân sủng không gì sánh được. Với sự hào hứng, hớn hở ông Lí A Lừ cùng ba người nữa mải miết đi liên tục bất chấp cả lúc sớm bừng, khi tối trời dễ bị thú dữ làm hại cuối cùng họ cũng xuống huyện trước thời gian. Họ đã sững người khi thứ mà họ được gặp, được thấy không phải Đức Vua mà là một phiến đá trắng to cao với những dòng chữ bí ẩn trở lên uy nghi. Thế nhưng không một chút thất vọng, thay vào đó là một niềm tin yêu trang trọng bừng lên nét mặt của họ. “Họ bước lại phiến đá mà run rẩy như được tiếp cận một linh thể và được hưởng một ân huệ khác thường” [6, tr.53]. Dù không hiểu được dòng chữ trên phiến đá nhưng hơn ai hết, là người làng
  • 30. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 25 San Cha Chải, khi anh lính bảo phiến đá này thay mặt Đức Vua và phải đặt lên ngọn núi San Cha Chải họ đã lấy phiến đá này là cột mốc ranh giới. Với 2.3. Bài ca từ cảm hứng yêu thương, lạc quan về cuộc sống và những ước mơ về tình đời cao thượng 2.3.1. Bài ca từ cảm hứng yêu thương, lạc quan về cuộc sống Hình ảnh những người bà luôn thương yêu con cháu, lo nghĩ cho con cháu, luôn giàu lòng vị tha cũng được Ma Văn Kháng khắc họa một cách chân thực. Đó là bà ngoại của Hải, Hồng, Tuất, Tèo trong Bà ngồi góc nhà. Bà bị xuất huyết não, chân sưng khớp không đi lại được chỉ ngồi trong cái ghế độn rơm ở góc nhà. Người già khó tránh khỏi bệnh tật, nhưng không đi lại được thì lại khiến con cháu vất vả hơn. Có lẽ vì thế mà ba đứa cháu của bà thấy bà thật phiền phức. Ngồi góc nhà không đi lại được nhưng việc gì bà cũng biết. “- Cái Hồng đâu rồi, bát đũa ăn từ buổi sáng sao chưa thấy rửa? Mẹ mày đi làm ở nhà ga sắp về rồi, khéo không lại dừ đòn! - Hải ơi, nồi rửa chưa mà mày nhóm bếp dầu để nó cháy đùng đùng dưới sân thế kia à! - Thằng Tuất đâu, trời sắp mưa rồi không cất quần áo đi à! Sao chúng bay đi đâu cả rồi, chẳng thấy học hành gì cả là thế nào? - Đứa nào để máy nước chảy tong tỏng thế kia mà không khóa lại, phí của giời mười đời không có mà ăn đâu, con ạ” [6, tr.169]. Biết những đứa cháu mải chơi sinh ra lười biếng, bà thường xuyên nhắc nhở chúng và chúng thấy khó chịu với bà. Chúng lờ đi khi nghe bà nhắc nhở rồi còn cãi lại bảo bà “lắm mồm”. Còn gì đau đớn hơn khi bà đã dành biết bao yêu thương, chăm sóc chúng từ nhỏ mà giờ chúng lại hỗn láo với bà. Bà cũng không mắng chúng một lời, chỉ gật đầu hiền lành: “Ừ , bà già rồi, bà chỉ còn cái mồm nói được thôi” rồi chùi nước mắt, thều thào “Bà làm được thì bà đã làm rồi, các cháu ạ”. Câu nói của bà dạt dào tình yêu thương, bà không trách móc chúng mà còn bênh khi bố tát cái Hải vì hỗn với bà. Rồi bà nhớ thằng
  • 31. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 26 Tèo “Không hiểu thằng cả Tèo đi bộ đội ở biên giới giờ có quần áo ấm không? Ngồi ở góc nhà ấm cúng thế này, ngĩ mà thương nó quá!” [6, tr.171]. Bà lúc nào cũng lo lắng cho con cháu, đứa ở xa vất vả bà càng lo, càng thương. Và dù mấy đứa cháu có hỗn láo với bà, bà không hề trách chúng, bà nghĩ chúng còn nhỏ, chưa hiểu chuyện cần dạy bảo từ từ. Tình yêu của bà không gì có thể sánh được, cả cuộc đời bà luôn hi sinh vì con, vì cháu, cho đến tận trước lúc mất bà vẫn chỉ nghĩ cho mấy đứa cháu. Tất cả những gì bà dành dụm được đều là cho các cháu: hai chỉ vàng cho cái Hải, Hồng mỗi đứa một chỉ, cuốn sổ tiết kiệm cho thằng Tèo, Tuất mua xe máy. Tình yêu thương mộc mạc và lòng vị tha của bà thật đáng kính. Bà nội của Thủy Tiên và Thía cũng là một người bà, người mẹ đáng kính. Bà có một cậu con trai bội bạc, đê hèn khiến bà đau lòng. Đó là cha của Thủy Tiên và Thía, anh ta đã bỏ rơi người vợ dịu hiền và đứa con gái ngoan ngoãn Thía để theo người đàn bà khác trên thành phố, để lại nỗi đau, tủi nhục cho người mẹ già khốn khổ. Để bù đắp, chuộc lỗi lầm cho anh ta, bà đã chăm sóc, yêu thương mẹ con Thía rất nhiều. Dù hơn mười năm anh ta không về quê thăm bà lấy một lần nhưng khi anh ta về bà vẫn tiếp đón vui vẻ, ân cần, vẫn hỏi thăm cuộc sống nơi thành thị. Bà luôn nhớ, luôn mong cái con ngời vô tâm đó, luôn nhắc nhở anh ta phải biết sống có tình, có nghĩa. Nhưng bà không hề dung túng cho người con cạn tình nghĩa ấy, bà đi làm kinh tế mới xa làng quê như một thái độ mạnh mẽ với đứa on đó. Dù phải gánh chịu những tai tiếng mà con trai để lại ở chốn làng quê nghèo nhưng tình thương bà dành cho con cháu thì chẳng bao giờ mất cả. Quan tâm, hỏi han Thủy Tiên: “Đã hết mệt chưa, cháu?”, “Thủy Tiên, vô đây với bà. Vô đây! Bà làm bánh mướt cho cháu ăn, nhá” [6, tr.196]. Rồi bà mần mo cơm nếp cho ba con Thủy Tiên về Hà Nội. Chỉ có người bà, người mẹ với tấm lòng bao dung mới lo lắng tận tình, chu đáo đến thế. Chịu đựng và dồn nén nỗi đau, hi sinh vì con, vì cháu, vì tình thương yêu vô bờ bến đúng như câu: “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ”.
  • 32. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 27 2.3.2. Tâm hồn giàu mơ ước và những khúc ca về tình đời cao thượng Con người ai cũng có những ước mơ, dù lớn hay nhỏ và với những đứa trẻ thì mơ ước của chúng vô cùng giản dị nhưng lại có ý nghĩa rất to lớn. Với những cô bé được hưởng cuộc sống hạnh phúc như Thủy Tiên, vô lo vô nghĩ thì mơ ước là những thứ xa vời, có thể là viển vông. Còn với những đứa trẻ có cuộc sống nghèo khổ, bất hạnh thì mơ ước của các em trở lên thực tế hơn, nó trở thành sức mạnh giúp các em vượt qua khó khăn, đau khổ. Với cô bé Bống, niềm đam mê của em là vẽ, cả tuổi thơ, cả cuộc đời em cống hiến hết mình cho sự đam mê đó. Ước mong của em cũng chỉ là những điều giản dị, đó là được cha mẹ và những người xung quanh mình ủng hộ, công nhận tài năng của mình. Với ước mong đó cô bé đã để lại cho đời những tác phẩm mang trọn vẹn giá trị về cuộc đời, về con người. Người ta luôn mơ ước những gì mình không có, mình thiếu thốn, mình mong. Chú bé Kiểm luôn mơ về một gia đình hạnh phúc, không phải chia cách, khổ như cuộc đời của mình. Niềm mơ ước khiến người ta thấy xót xa nhưng đó như là nguồn ánh sáng để Kiểm hướng tới tương lai. Sinh ra ở mỗi hoàn cảnh khác nhau, chịu những nỗi đau khác nhau nên mơ ước của các em cũng khác nhau. Cậu bé Giéc sống xa mẹ mong ước được gặp mẹ, cô bé Hà mong ước tìm được cha để gia đình đoàn tụ, cô bé Thía mong được cha yêu thương như em cùng cha khác mẹ với mình là Thủy Tiên. Hay với anh em Tuấn, Tú trong Giấc mơ của bà nội có mong ước bình dị đó là bà nội sống khỏe mạnh để gia đình luôn đầy ắp tiếng cười. Dù là đứa trẻ nào, dù ở trong hoàn cảnh nào, các em đều là những đứa trẻ giàu mơ ước. Những mơ ước tố cáo sự trần trụi của hiện thực, của số phận, những mơ ước khiến người đọc ngậm ngùi, xót xa. Mơ ước là quyền, là vũ khí duy nhất khiến con người vượt qua mọi khó khăn, mọi nỗi đau của cuộc đời. 2.3.3. Những bài học giàu triết lí nhân sinh và ý nghĩa nhân văn
  • 33. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 28 Hình ảnh ông nội trong Khu vườn tuổi thơ như một minh chứng đầu tiên cho những con người chất phác và giàu lòng vị tha. Ông là tài xế xe lửa đã về hưu, có một tâm hồn cao quý, yêu hoa, đã bỏ công sức, tiền bạc trồng một vườn hoa lấy thú vui tuổi già. Khi người hàng xóm Mộng phá vườn hoa của ông và bị con chó Ki cắn: “Anh Mộng!... Để tôi băng cho” [6, tr11]. Chưa biết là lí do gì nhưng ông đã thể hiện rõ sự lo lắng cho Mộng. Biết rõ Mộng là kẻ côn đồ, ăn trộm, phá phách và vừa phá vườn hoa ông yêu quý nhưng thay vì trách móc ông lại quan tâm, thương hại hắn. Ở ông toát lên là một con người hiền lành, tốt bụng. Có lẽ vì bản tính lương thiện mà khi anh em Mẹo, Mộc dở thói ăn vạ ông đã nhún nhường: “Thôi được, anh Mẹo đã nói thế này tôi xin có ý kiến thế: Tôi sẽ đảm bảo cho anh Mộng đây đi tiêm phòng dại ngay từ hôm nay. Vâng, nếu chó nhà tôi dại, tôi có trách nhiệm với anh Mộng” [6, tr.13]. Sự nhún nhường của ông cho thấy ông là một người sống có tình, có nghĩa, một người giàu lòng vị tha, bởi lẽ ra ông có thể tố cáo Mộng tội trộm cắp. Nhưng với bản tính lương thiện của mình ông đã không làm thế. Có lẽ ông nghĩ Mộng bị chó nhà mình cắn nên mình phải có trách nhiệm với anh ta. “Ngày nào cũng như ngày nào, ông tôi phải sang nhà Mộng, đưa hắn đi ăn sáng, thuê xích lô đưa hắn đi trạm xá, trả tiền thuốc, công tiêm, rồi lại thuê xích lô đưa hắn về tận nhà” [6, tr.14]. Sự chăm sóc Mộng một cách tận tụy của ông dường như không chỉ là trách nhiệm mà đó còn là tình thương, sự lo lắng cho một số phận. Và khi Mộng chết vì leo mái nhà một người hàng xóm ăn trộm, bị trượt chân rơi xuống đất nhưng anh trai hắn là Mẹo lại ăn vạ, đổ tội cho cái chết của Mộng là do con chó Ki bị dại cắn chết. Trước hoàn cảnh đó, phản ứng đầu tiên của ông là “nước mắt chan chan hai hàng” chia sẻ nỗi đau cùng tang chủ. Ông thấy thương xót cho một con người tội lỗi có một cuộc đời ngắn ngủi. Con người sẽ tìm thấy niềm vui khi sống thật với chính con người mình và ông Pồn là nhân vật có cuộc sống khá đặc biệt. Ông sống giữa cây cỏ, muông thú như những người bạn, người hàng xóm giữa chốn làng quê. Cuộc
  • 34. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 29 sống của ông như những thi sĩ ở ẩn, tự do, tự tại, không tranh giành, đấu đá. Ông luôn dành tình yêu thương cho những con thú quanh ông. Khi gặp chú hổ con mồ côi mẹ, chịu đói đến mức lăn ra đất bất tỉnh ông đã ôm nó về và dỗ dành: “Thôi nín đi. Mẹ mày số trời chỉ cho sống thế thôi. Khóc thương cũng chả lại nữa rồi hổ con ạ” [6, tr.26]. Là một con người nhưng vốn gắn bó và thấu hiểu với những con thú quanh mình, ông hiểu được nỗi đau về sự mất mát của chú hổ con. Bằng sự thương cảm, chia sẻ, muốn giúp đỡ ông đã đưa chú hổ con về chăm sóc, nuôi dạy chú như một người con, người bạn. Tình yêu thương của ông với chú hổ vượt lên trên cả lỗi sợ hãi, xóa bỏ mọi khoảng cách giữa con người và con vật. Ông cùng chú hổ đi săn, thân thiết như hai thầy trò rồi khi chú hổ bị ám ảnh bởi gai đâm không chịu khiêng đồ gì thì ông lại giao cho chú một công việc khác nhẹ nhàng hơn. Chú hổ trở thành người canh ao cá cho ông. Đã ngoài tám mươi, cái tuổi trải qua bao biến cố cuộc đời, có lẽ vì thế mà ông luôn hiểu tâm tư của người khác, đặc biệt với chú hổ ông chăm sóc, nuôi nấng từ bé. Tình cảm của ông Pồn với chú hổ con thật khiến người ta nể phục, kính trọng. Đó là bản chất của con người chất phác, là thứ tình cảm tự nhiên, không màu mè. CHƯƠNG 3 “NHỮNG TRUYỆN HAY VIẾT CHO THIẾU NHI” CỦA MA VĂN KHÁNG - NHỮNG GIÁ TRỊ TIÊU BIỂU VỀ NGHỆ THUẬT NHÂN VẬT, GIỌNG ĐIỆU VÀ ĐỀ XUẤT CÁCH THỨC GIÁO DỤC HỌC SINH
  • 35. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 30 3.1. Nghệ thuật khắc họa nhân vật 3.1.1. Nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật Thế giới nhân vật trong các truyện ngắn của Ma Văn Kháng rất phong phú và đa dạng nhưng người đọc vẫn có những ấn tượng sâu sắc qua việc khắc họa chân dung các nhân vật một cách chân thực, sinh động. Thông qua miêu tả, chân dungcác nhân vật được khắc họa một cách rõ nét. Từ những đứa trẻ nghèo khổ, bất hạnh như Bống: “Mười sáu tuổi, Bống cao một mét sáu lăm. Chân dài. Mình thon. Tóc mượt. Hai con mắt lay láy. Cái mũi dọc dừa. Và đôi môi hiển hiện phúc lộc vì có bờ góc gẫy gọn... cái cằm hơi lẹm, điểm một nét đặc sắc riêng” [6, tr.98]. Mới chỉ qua dáng vẻ thôi đã thấy hình ảnh một cô gái mới lớn, tươi đẹp, hiền hậu. Hay chân dung của chú bé Kiểm: “chú ta hơi còi cọc, khuôn mặt choắt, sạm nắng,... tóc đen mềm mại có đôi mắt to, sáng ngời ngợi và hai cái tai lá mít tròn đều”. Hay cô bé Hà: “nhỏ người nhưng xinh xắn, mắt tròn, tóc dài mượt”. Còn cô bé Thía: “da bánh mật, mắt một mí, vóc nhỏ nhắn”. Vài từ ngữ thôi cũng đã khắc họa được những đứa trẻ với sự lam lũ, bươn trải đầy vất vả nhưng lại toát lên vẻ thật thà, lương thiện. Còn chú bé Giéc: “tóc nâu, mắt xanh, mũi cao, nhưng còm nhom như con mèo hen”, một đứa trẻ đặc pha nòi và có sự thay đổi theo thời gian: “mặt tròn phính sáng trưng, trán bò liếm, chân tay phổng phao, có ngấn ở mỗi khớp”. Từ một đứa trẻ ngây thơ , gầy còm đã trở nên mập mạp và có phần bướng bỉnh. Những nét miêu tả mang đặc trưng của những đứa trẻ. Chân dung của nhân vật cũng thể hiện một phần bản chất của họ. Với những nhân vật xấu xa độc ác lại được miêu tả với những đặc điểm riêng. Như Mẹo với chân dung: “to con, đầu trọc, mắt lồi, râu ria rậm rạp”, đúng như bản chất của một kẻ là dân sẹo đầu sẹo cổ, côn đồ, chôm chỉa. Hay như ba mẹ của Bống cũng được miêu tả qua những nét vẽ của chính con gái mình: “Bố Lít nó ra bố Lít nó, cái mặt hoằm hoặp, cái mũi cà chua, cái mồm thổi lửa. Cũng vậy, mẹ phít nó cũng chẳng lẫn được với ai, cái mặt tròn như đồng
  • 36. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 31 xu, trắng phau phau với hai con mắt lá dăm, cái mũi tin hin và cái cằm lẹm một nét vát dài” [6, tr.92]. Qua cái nhìn của trẻ con ta thấy được những nét vẽ, những từ ngữ chân thật đến mộc mạc về những con người mang nhiều tật xấu trong xã hội. Rồi đến dáng vẻ của bà dì ghẻ độc ác, tàn nhẫn: “không ngực, mặt sát xương, hai gò má đội cao lên khiến cái mặt càng gầy, đôi lông mày kẻ nhỏ, tô chì đen sẫm, trên đôi mắt vàng đục và làn da ung ủng” [6, tr.132]. Một hình ảnh mà nghe thôi cũng khiến người ta hình dung ra con người chua ngoa, ghê ghớm như thế nào? Những nhân vật này thường được nhà văn miêu tả với vẻ ngoài xấu xí, có phần dị dạng. Chỉ bằng những chi tiết bình thường, nhỏ nhặt thôi nhưng Ma Văn Kháng đã phác họa một cách chính xác hình hài và tính cách nhân vật. Tác giả đã rất khéo léo và thành công trong việc diễn tả chân dung để gợi đến tính cách. Mỗi nhân vật của ông lại mang một diện mạo, hình thái rất riêng và không gây nhàm chán. Sự đa dạng về ngôn ngữ, giọng điệu trong miêu tả chân dung tạo nên sức hấp dẫn với người đọc. Bên cạnh những thành công về miêu tả chân dung của con người, ông cũng rất thành công về miêu tả chân dung của con vật. Hình ảnh chú hổ con với những nét đặc thù riêng: “Lông vằn vàng sọc đen như lưỡi lửa. Đuôi dài. To bằng con bê con, lưỡi đỏ lòm, hai chiếc răng nanh trắng ởn, nhọn hoắt” [6, tr.22]. Một hình ảnh sống động của một con hổ con mang vẻ hoang dã. Những từ ngữ giản dị nhưng khiến người đọc dễ dàng hình dung về nhân vật. Những chú chó đáng thương và trung thành như Dog, Ki cũng mang ngững dáng vẻ riêng của loài. Dog: “thuộc giống chó ta. Bụng thon, mặt nhẹ. Tai cúp, lông vàng ươm. Bốn chân khoanh trắng như đi tất bí. Lưng loang một khoanh trắng mờ hình yên ngựa” còn Ki: “thuộc nòi chó săn, nhỏ mình nhưng tinh nhanh” [6]. Là hai chú chó khác nhau và qua vài nét miêu tả người đọc cũng có thể dễ dàng phân biệt chúng. Những con vật được miêu tả qua chân dung đều mang những đặc điểm riêng của loài mà không thể lẫn đi đâu được. Hẳn nhà văn đã phải quan sát và tìm hiểu kĩ về chúng mới có được những hình ảnh chân thực, gẫn gũi nhất với chúng, mới có thể dễ dàng miêu tả một cách đơn giản nhưng
  • 37. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 32 giàu hình ảnh. Dù là con người hay con vật thì Ma Văn Kháng vẫn rất thành công khi miêu tả chân dung của nhân vật. Mỗi nhân vật đều mang cái cá thể hóa và được miêu tả một cáchcụ thể hóa. Bằng con mắt quan sát, nhìn nhận sự việc một cách khách quan các nhân vật đã thành hình tượng điển hình trong xã hội. 3.1.2. Nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật Mỗi tốp nhân vật lại mang những đặc điểm, dáng vẻ riêng như những nhân vật chất phác giàu lòng vị tha ở họ có những nét lam lũ, suy tư. Hình ảnh ông Pồn với tướng uy nguy đầy phúc hậu: “to như ông hộ pháp trên chùa, mặt tròn phính, râu quai nón viền quanh mặt rậm rì” [6, tr.21]. Dáng vẻ gầy còm, khó khăn vất vả của tuổi già nhưng mang một ý chí sắt đá của ông nội Tuấn: “Tóc ông còn đầy đầu, nhưng đã cùn mòn, bạc xác cả. Răng ông đen nhờ vì nhuộm, vì ăn trầu và hút thuốc. Vóc ông bé nhỏ. Chân tay ông xắt seo. Lưng ông lại hơi còng” [6, tr.67]. Rồi người bà liệt ngồi góc nhà được miêu tả một cách chân thật: “đi lại chẳng được được, người xộ xệ, chân sưng khớp tấy đỏ liên miên” [6, tr.168]. Đó còn là hình ảnh người bà của Thủy Tiên và Thía: “Bà thấp lè tè, thô kệch từ đôi bàn chân có hai ngón cái bãi rộng ra như bị bẻ. Bà đi lạch bạch. Bà mắc váy bạc phếch vá đụp. Miệng bà móm. Tiếng bà nói thì lạ hoắc, từ âm điệu đến từ ngữ” [6, tr.189]. Một người bà với dáng vẻ lam lũ, vất vả mang đậm chất miền Trung. Những nhân vật đại diện cho cái tốt, cái lương thiện, mang bản tính thật thà, hiền lành được Ma Văn Kháng miêu tả với dáng vẻ đẹp đẽ, sáng sủa, phúc hậu tạo sự đồng cảm cho người đọc. Tả chú hổ con, Ma Văn Kháng có đoạn: “Từ hôm đó hổ trở thành người canh ao ca cho ông Pồn. Hổ con nằm trong cái lều canh ao ở cạnh cây chanh và khóm chuối hột. Hai chân sau soải về sau. Hai chân trước soải về trước. Đầu thẳng, mắt không chớp, hổ con nhìn cái hồ. Thấy có bóng người lảng vảng, là nó đứng dậy, cùng ông Pồn đi quanh một vòng hồ” [6, tr.28]. Chỉ với bốn dòng nhưng tác giả đã vẽ nên một chú hổ con điệu bộ đầy uy
  • 38. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 33 nghiêm nhưng ngoan ngoãn. Riêng từ “soải” thôi cũng gợi lên tư thế đầy oai phong, lẫm liệt, một từ ngữ giàu hình ảnh. Hay qua hình ảnh của chú chó Dog lạc nhà: “Vì sức còn non bấy quá nên thỉnh thoảng nó lại thiếp lịm đi rồi sau đó ít phút lại chợt choàng tỉnh vì một nỗi kinh sợ vô cùng ám ảnh vừa ập đến. Lúc nó lại nhổm lên trên bốn cẳng chân run lẩy bẩy, khe khẽ rít từng hơi ngắn yếu đuối và hoảng loạng (...) Nó chỉ nhón chân đứng dậy, uốn cong lưng rạp mình vươn vai, ngáp một cái rõ to, đoạn loanh quanh ba vòng rồi nằm ịch xuống và bắt đầu liếm láp bộ lông của mình (...) Con chó lại liếm láp bộ lông nó thật. Thoạt tiên là hai chân trước, rồi đến hai đùi. Tiếp đó là mé bụng dưới. phần khó nhất là cái lưng, bộ ngực, phần ức. Nó cũng ngoẹo đầu gục cổ, thậm chí luồn qua hai chân trước liếm bằng được” [6,tr32-tr37]. Tác giả sử dụng nghệ thuật miêu tả để khắc họa nội tâm nhân vật: một chú chó đáng thương, luôn giật mình sợ hãi, luôn trong tình trạng cảnh giác đến những người xung quanh. Hình ảnh chú liếm bộ lông của mình được miêu tả khá tỉ mỉ bằng những từ ngữ gợi hình khiến người đọc như đang chứng kiến cảnh đó trước mặt. Tác giả không chỉ có con mắt quan sát tinh tế mà còn mà còn khéo léo trong việc lựa chọn và sử dụng những ngôn ngữ giàu hình ảnh gợi cảm để miêu tả nội tâm nhân vật. 3.2. Nghệ thuật giọng điệu 3.2.1. Giọng điệu suy tư, triết lí Những truyện ngắn trong tập Những truyện hay viết cho thiếu nhi của Ma Văn Kháng còn nổi bật với giọng điệu triết lí với những đoạn văn, câu chữ ngắn gọn nhưng lại thấm đẫm cái tình, cái lí. Nói về giọng triết lí trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng, nhà nghiên cứu Lã Nguyên nhận xét: “Mang chiều sâu của triết luận nhân bản về đời sống, nội dung xã hội của tác phẩm Ma Văn Kháng bao giờ cũng vượt ra ngoài ý nghĩa đề tài, chất liệu” [5]. Ông đã khéo léo, chọn lựa những từ ngữ quen thuộc trong kho tàng ca dao, tục ngữ của dân tộc để đưa ra những suy nghĩ của mình về nhân tình, thế thái.
  • 39. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 34 Ngay từ những gì gần gũi với chúng ta nhất cũng mang triết lí đúc kết: “Hoa, hình ảnh của đức tính và tâm hồn yêu quý” [6, tr.9]. Ai cũng biết hoa là biểu trưng cho cái đẹp nhưng không phải ai cũng biết và có thể thưởng thức cái đẹp của hoa. Chỉ những con người có đức tính tốt đẹp thì mới biết yêu hoa, mới thấy hoa đẹp. Như những con người hiền lành, tốt bụng như ông Ngạn mới biết chơi hoa, yêu và thấy cái đẹp của hoa. Từ đó đúc kết ra một triết lí mang tính đối lập: “Thì đã từng có những con người chưa bao giờ tặng hoa cho ai, chưa hề được nhận hoa tặng và xa lạ với hoa!” [6, tr.10]. Câu văn ám chỉ một tên côn đồ như Mộng đang có ý định phá vườn hoa tâm huyết của nhà hàng xóm. Người như hắn chỉ nghĩ đến cờ bạc, phá hoại chứ tâm trí đâu mà để mắt đén hoa cỏ, có lẽ vì thế mà hắn chẳng thấy hoa có gì đẹp. Triết lí khẳng định những ý đồ, âm mưu của một con người xấu xa. “Buồn thay, cuộc sống luôn bị chi phối bởi những điều bất thường, không thể lường trước” [6, tr.15]. Đó là quy luật của tự nhiên vì không ai có thể nhìn thấy trước tương lai mà chỉ có thể nhìn lại quá khứ. Luôn có những sự bất ngờ đến với mỗi người trong cuộc sống. Những điều đó vốn hiển nhiên, không ai, không gì có thể thay đổi được. Nhờ sự hiểu biết sâu rộng, ông còn đưa ra những triết lí về tập tính của loài: “Cá chép là cá chúa đỏng đảnh, khó câu đệ nhất. Mồi gì nó cũng chê. Cá mè cũng vậy. Còn cá quả thì rau muống, ruột bánh mì, thậm chí lưỡi câu móc con dán thôi, nó cũng đớp” [6, tr.20]. Với những ai là thợ câu cá thì biết quá rõ tập tính cũng như thức ăn của từng loài cá này. Đó là đặc trưng của loài, là điều đã có từ lâu mà các thế hệ của chúng đều như thế. Là điều hiển nhiên mà bất cứ ai nuôi cá, câu cá đều biết Có những triết lí xuất phát từ ngay ý thức của con người: “Việc làng việc nước mình không làm, người khác cũng phải làm, ông lính ạ” [6, tr.57]. Quả thật là như thế nếu đã là việc chung thì ắt sẽ có người làm, người này không làm được thì người khác sẽ thay thế, việc mà chưa xong thì ắt có người làm tiếp. Hiểu được điều đó, nhận rõ được trách nhiệm của bản thân mà ông