SlideShare a Scribd company logo
1 of 77
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 536 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
---------------
TRƯƠNG THỊ HẢI THUẬN
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG
CHO TỈNH BÌNH THUẬN THỜI KỲ 2014 – 2020
LUẬN VĂN THẠC SỸ
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2022
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 536 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
---------------
TRƯƠNG THỊ HẢI THUẬN
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG
CHO TỈNH BÌNH THUẬN THỜI KỲ 2014 - 2020
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
Mã ngành: 60340102
CÁN BỘ HƯỚNGDẪN KHOAHỌC:TS.LƯU THANHTÂM
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2022
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 536 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TIẾN SĨ LƯU THANH TÂM
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 08 tháng 02 năm 2015.
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
TT Họ và tên Chức danh Hội đồng
1 PGS. TS. Nguyễn Phú Tụ Chủ tịch
2 PGS. TS. Vũ Ngọc Bích Phản biện 1
3 TS. Lại Tiến Dĩnh Phản biện 2
4 TS. Lê Quang Hùng Ủy viên
5 TS. Mai Thanh Loan Ủy viên, Thư ký
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 536 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 2015
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: TRƯƠNG THỊ HẢI THUẬN Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 23/10/1978 Nơi sinh: TP. PHAN THIẾT
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh MSHV: 1341820071
I- Tên đề tài:
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG CHO TỈNH
BÌNH THUẬN THỜI KỲ 2014 - 2020
II- Nhiệm vụ và nội dung:
- Tổng hợp các số liệu, biên hội và kế thừa các nghiên cứu, tài liệu liên quan.
- Phân tích, đánh giá tiềm năng phát triển của ngành du lịch nói chung và phát
triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2014-2020.
- Bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm định hướng phát triển bền vững du
lịch sinh thái của Bình Thuận. Trong đó chú trọng đến các giải pháp về du lịch
sinh thái.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 31/7/2014
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 20/1/2015
V- Cán bộ hướng dẫn: TIẾN SĨ LƯU THANH TÂM
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Trương Thị Hải Thuận - tác giả luận văn cao học này. Tôi xin cam
đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận
văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)
TRƯƠNG THỊ HẢI THUẬN
ii
LỜI CÁM ƠN
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Công nghệ
Thành phố Hồ Chí Minh (Hutech) đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý
báo trong suốt thời gian tôi học tại trường, đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn TS. Lưu
Thanh Tâm đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này nhờ
vậy mà tôi có thể hoàn thành nghiên cứu này.
Tiếp theo tôi xin chân thành cảm ơn Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Bình Thuận; các Ban ngành Công ty Cổ phần Du lịch Bình Thuận; Sở Kế hoạch và
Đầu tư tỉnh Bình Thuận; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận đã nhiệt tình
giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và tập thể lớp
13SQT11 đã luôn giúp đỡ động viên tôi trong suốt thời gian học tập và làm luận văn
này.
Trong suốt thời gian làm luận văn, tuy tôi đã cố gắng để hoàn thiện luận văn, luôn
tiếp thu ý kiến đóng góp của thầy hướng dẫn và bạn bè cũng như các anh chị trong lĩnh
vực du lịch Bình Thuận, tuy nhiên sẽ không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong
nhận được sự đóng góp và phản hồi quý báu của quý Thầy, Cô và bạn đọc.
Trân trọng cảm ơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01năm
2022Tác giả
Trương Thị Hải Thuận
3
TÓM TẮT
Bình Thuận là địa phương có tiềm năng phát triển du lịch so với các địa phương
khác trong cả nước. Là một tỉnh giàu tài nguyên về biển, rừng, khoáng sản, còn là nơi
ẩn chứa nhiều di tích lịch sử, cảnh quan, văn hóa, v.v … Với những lợi thế sẵn có và
sự cố gắng không ngừng của chính quyền, nhân dân, ngành du lịch tỉnh Bình Thuận
trong những năm qua phát triển vượt bậc, trở thành một trong những vùng du lịch hấp
dẫn nhất trong cả nước và khu vực (Theo kết quả xếp hạng tháng 11 năm 2010 của Tạp
chí Traveler’s thuộc National Geographic (Mỹ), bãi biển Mũi Né của Việt Nam nằm
trong nhóm xếp hạng 100 bãi biển nổi tiếng thế giới). Nhưng hiện nay Bình Thuận có
nhiều hạn chế về giao thông đối ngoại (không có sân bay, không có cảng biển, đường
bộ từ thành phố Hồ Chí Minh đến Bình Thuận mất quá nhiều thời gian) và chưa đa
dạng các loại hình du lịch. Thực trạng khai thác du lịch ở Bình Thuận trong những năm
qua còn nhiều bất cập, tập trung vào khai thác tài nguyên sẵn có mà chưa đầu tư, bảo
vệ, tôn tạo một cách thỏa đáng dẫn đến hậu quả là tình trạng xuống cấp của các điểm
tham quan du lịch, chưa khai thác hết giá trị tiềm năng du lịch cũng như chưa hấp dẫn
khách du lịch trong nước và quốc tế. Với những tồn tại và hạn chế nói trên, để phát
triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng, việc nghiên cứu phát triển du lịch
sinh thái Bình Thuận là hết sức cần thiết và cấp bách. Dưới đây tóm tắt những kết quả
nghiên cứu của Luận văn:
 Phát triển bền vững nói chung và phát triển du lịch sinh thái bền vững thông qua
việc tổng hợp và khái quát các khái niệm, nguyên tắc, tiêu chuẩn về du lịch sinh
thái và phát triển du lịch bền vững làm cơ sở khoa học, lý luận nghiên cứu của luận
văn.
 Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn và phát triển du lịch sinh thái bền vững của các
điểm du lịch sinh thái ở Việt Nam nhằm tìm ra những giải pháp hợp lý có thể áp
dụng cho phát triển du lịch sinh thái ở Bình Thuận một cách bền vững.
 Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển ngành du lịch của tỉnh Bình Thuận, phản
ánh những thành công và những hạn chế còn tồn tại, những vướng mắc giữa chính
4
sách và thực thi, những mặt yếu kém trong phát triển du lịch chưa được giải quyết
để qua đó tổng kết, đánh giá về tiềm năng, hạn chế du lịch của Tỉnh.
 Mô tả thực trạng phát triển du lịch, đánh giá tác động tích cực và tiêu cực của phát
triển du lịch sinh thái. Trên cơ sở đó đề xuất sơ bộ các giải pháp cơ bản, kiến nghị
hướng đi đúng cho ngành du lịch sinh thái tỉnh Bình Thuận trên con đường đạt đến
sự bền vững.
 Trên cơ sở nêu những lý luận và thực tiễn, đi sâu phân tích đánh giá hiện trạng
phát triển du lịch chung cũng như phát triển du lịch sinh thái bền vững của tỉnh
Bình Thuận từ năm 1991 đến 2013, luận văn sẽ tập trung đề xuất các giải pháp
nhằm phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2014-
2020.
Tác giả mong muốn luận văn sẽ góp một phần nhỏ trong chiến lược phát triển
bền vững du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng của tỉnh Bình Thuận, đồng
thời xây dựng ngành du lịch sinh thái của tỉnh Bình Thuận có thương hiệu uy tín trong
nước và thế giới.
5
ABSTRACT
Binh Thuan is a place, which has tourism development potential compared with
other regions in the country. This province is rich in natural resources of the sea, forests
and minerals. It also has hidden charm of historical places, landscapes, cultural beauty,
etc. With the available advantages and the continuing efforts of the government,
people, Binh Thuan Provincial Tourism in the past years has had outstanding
development. It has become one of the most attractive tourist areas in the country and
in the region. (According to the ranking of Traveler’s Magazine - National Geographic
(USA) in November 2010, Mui Ne beach in Vietnam was ranked in the top 100 world-
famous beaches.)
However, Binh Thuan currently still has many restrictions on outbound traffic (no
airport, no seaport, road traffic from Ho Chi Minh City to Binh Thuan Province takes
too much time). Forms of tourism here are not diverse enough. The currently status of
Binh Thuan tourism operation in recent years has many shortcomings. It only focuses
on exploiting the available resources without adequately investment, protection, and
embellishment. This leads to many consequences such as the degradation of the tourist
attractions, inadequate exploitation of tourism potential value as well as not enough
attractive tourism to domestic and international tourists. Because of those existing
restrictions and limitations above, to develop tourism in general and ecotourism in
particular, the research for development of ecotourism in Binh Thuan is extremely
urgent and essential. The following summarizes the research results of the Thesis:
 Suggest sustainable development in general and sustainable ecotourism
development in particular through the synthesis and generalization of concepts,
principles, standards for ecotourism and sustainable tourism development. Those
are the research theoretical and scientific bases of the Thesis.
 Research the practical experience of sustainable ecotourism development of
ecotourism attractions in Vietnam to find reasonable solutions that can be applied
to the development of eco-tourism in Binh Thuan in a sustainable way.
6
 Analyze and assess the status of tourism development in Binh Thuan. Reflect the
successes and limitations existing, the problems between policy and
implementation, the unresolved weaknesses in tourism development. Through
which we summarize and evaluate the provincial potential and limitations of
tourism.
 Describe the currently status of tourism development. Assess the positive and
negative impact of ecotourism development. On that basis, we propose basic
preliminary solutions; recommend the right approach for the ecotourism sector of
Binh Thuan Province on the way reaching sustainability.
 Based on outlining the theoretical and practical points, we pay attention to the
analysis and assessment of the current state of tourism development in general
as well as the development of sustainable ecotourism in Binh Thuan Province
from 1991 to 2013. As a result, this Thesis will focus on proposing solutions to
develop sustainable ecotourism for Binh Thuan Province in the period 2014-
2020.
The author wishes that this Thesis would contribute a small part to the strategy of
sustainable tourism development in general and sustainable ecotourism development in
particular for Binh Thuan Province as well as to the building of ecotourism industry of
Binh Thuan Province to have a respected brand in the country and in the world.
7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI
1.1. Khái niệm về phát triển bền vững và du lịch sinh thái:
1.1.1. Khái niệm về phát triển bền vững:
Có thể nói rằng mọi vấn đề về môi trường đều bắt nguồn từ phát triển. Do đó,
năm 1987 Uỷ ban Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc đã đưa ra khái niệm
Phát triển bền vững: "Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu
cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế
hệ tương lai".
Năm 2002, tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững được tổ
chức ở Cộng hòa Nam Phi đã thống nhất khái niệm “Phát triển bền vững là quá
trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa ba mặt của sựu phát
triển đó là sự phát triển bền vững về kinh tế, phát triển bền vững về xã hội và phát
triển bền vững về môi trường".
Bền vững về kinh tế: kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển
văn hoá-xã hội, với việc sử dụng các điều kiện nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên,
khoa học, công nghệ.
Bền vững về xã hội: phát triển kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định phải đi đôi
với dân chủ công bằng và tiến bộ xã hội.
Bền vững về tài nguyên và môi trường: sử dụng các dạng tài nguyên thiên
nhiên tái tạo trong phạm vi chịu tải của chúng. Môi trường tự nhiên và môi trường
xã hội nhìn chung không bị các hoạt động của con người làm ô nhiễm, suy thoái và
tổn hại.
Trong phát triển bền vững, điều cần chú ý nhất là thỏa mãn các nhu cầu hiện
tại và không làm tổn hại đến sự thỏa mãn các nhu cầu trong tương lai, đảm bảo sử
dụng đúng mức và ổn định tài nguyên thiên nhiên, môi trường sống. Như vậy, phát
triển bền vững không chỉ là phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội một cách bền vững
8
nhờ khoa học công nghệ tiên tiến mà còn phải đảm bảo những điều kiện môi trường
thiết yếu cho con người đang tồn tại và cho các thế hệ sẽ tồn tại.
1.1.2. Khái niệm về du lịch sinh thái:
Du lịch sinh thái được quan niệm là một loại hình du lịch bền vững gắn với
môi trường thiên nhiên. Các khái niệm phổ biến về DLST mà các nhà nghiên cứu về
du lịch đã đưa ra và được đa số các diễn đàn quốc tế về DLST thừa nhận như:
Hector Ceballos-Lascurain-một nhà nghiên cứu tiên phong về du lịch sinh thái
định nghĩa DLST lần đầu tiên vào năm 1987 như sau: “DLST là du lịch đến những
khu vực tự nhiên ít bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với những mục tiêu đặc biệt:
nghiên cứu, trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh và giới động-thực vật hoang
dã, cũng như những biểu thị văn hóa được khám phá trong những khu vực này”.
Năm 1991, đã xuất hiện khái niệm về Du lịch sinh thái. "Du lịch sinh thái là
loại hình du lịch diễn ra trong các vùng có hệ sinh thái tự nhiên còn bảo tồn khá tốt
nhằm mục tiêu nghiên cứu, chiêm ngưỡng, thưởng thức phong cảnh, động thực vật
cũng như các giá trị văn hoá hiện hữu" (Boo,1991).
Đối với các tổ chức quốc tế, định nghĩa về DLST do Hiệp hội Du lịch Sinh
thái quốc tế (The Internation Ecotourism society) đưa ra hiện được sử dụng khá phổ
biến như sau: “DLST là du lịch có trách nhiệm với các khu vực thiên nhiên là nơi
bảo tồn môi trường và cải thiện được phúc lợi cho nhân dân địa phương”.
Hình 1.1: Sơ đồ Sự tiếp cận của Phát triển bền vững là nền tảng của DLST
(UNWTO, 2009)
9
1.1.3. Một số định nghĩa về Du lịch sinh thái ở Việt Nam:
Ở Việt Nam vào năm 1999 trong khuôn khổ hội thảo xây dựng chiến lược
quốc gia về phát triển DLST đã đưa ra định nghĩa như sau: “Du lịch sinh thái là
hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường có
tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường và văn hóa, đảm bảo mang lại các lợi
ích về tài chính cho cộng đồng địa phương và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn”.
Năm 2000, Lê Huy Bá cũng đưa ra khái niệm về du lịch sinh thái “Du lịch
sinh thái là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối
tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức
những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp
chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp
của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triển môi trường và
tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững”.
Trong luật Du lịch Việt Nam do Quốc hội thông qua năm 2005, có một định
nghĩa khá ngắn gọn về du lịch sinh thái “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa
vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng
đồng nhằm phát triển bền vững”.
Hình 1.2: Sơ đồ DLST là một khái niệm của PTBV (UNWTO, 2009)
10
Hay một dạng mở rộng khác của du lịch sinh thái về văn hóa bản địa: “Du lịch
văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của
cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống”.
Nhìn chung các khái niệm về du lịch sinh thái đang sử dụng tại Việt Nam đều
có sự thống nhất trên quan điểm về nội dung đề cập là: thiên nhiên, bản sắc văn hóa,
trách nhiệm và lợi ích của cộng đồng và phát triển bền vững, tuy nhiên còn đề cập
chung chung và chưa toàn diện.
Theo đó, du lịch sinh thái là hình thức phát triển du lịch bền vững. Nội dung
hoạt động diễn ra trong môi trường thiên nhiên, không chỉ là loại hình du lịch thiên
nhiên hấp dẫn, mà còn là du lịch có trách nhiệm, hỗ trợ các mục tiêu bảo vệ môi
trường tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa, phát triển cộng đồng và có tính giáo
dục nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường, duy trì các nguồn
tài nguyên du lịch, tiến tới phát triển bền vững. Mục đích lớn nhất của DLST là góp
phần tăng trưởng kinh tế, xã hội của quốc gia và địa phương. Đây có thể coi là mục
tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển của du lịch sinh thái.
Tóm lại, du lịch sinh thái là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi
trường tại các điểm tự nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và đặc
điểm văn hóa đã tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện hành, qua đó khuyến khích
hoạt động bảo vệ, hạn chế những tác động tiêu cực do khách quan gây ra và tạo ra
lợi ích cho những người dân địa phương tham gia tích cực.
1.2. Những nguyên tắc và điều kiện cơ bản để phát triển du lịch sinh thái:
1.2.1. Những nguyên tắc của Du lịch sinh thái bền vững:
Các cơ sở nền tảng ban đầu làm kim chỉ nam cho hoạt động DLST bao gồm:
- Nghiên cứu và bảo tồn các giá trị thiên nhiên, giá trị văn hóa.
- Tăng cường nội dung giáo dục môi trường.
- Tổ chức đồng bộ và chuyên nghiệp về nghiệp vụ du lịch và lữ hành nhằm
giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường.
- Hướng mọi khả năng đến việc góp phần bảo vệ môi trường.
11
Từ đó du lịch sinh thái khi hướng đến mục tiêu bền vững đã xây dựng các
nguyên tắc cơ bản sau đây:
a. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên một cách bền vững: bao gồm tài nguyên tự
nhiên, tài nguyên nhân văn. Cân đối hài hòa trong việc sử dụng một cách bền vững
nguồn tài nguyên là nền tảng cơ bản nhất của việc phát triển du lịch sinh thái.
b. Bảo tồn tính đa dạng về tự nhiên, văn hóa,… (chủng loài các hệ động thực
vật, bản sắc văn hóa dân tộc,…) vì DLST lấy bảo tồn là tiêu chí hàng đầu trong
hoạt động, khai thác du lịch chỉ là hoạt động thứ yếu.
c. Thúc đẩy chương trình giáo dục và huấn luyện để cải thiện, quản lý di sản
và các loại tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả. Tác động giảm thiểu mức tiêu
thụ tài nguyên hiện có, giảm thiểu lượng chất thải một cách triệt để nhằm nâng cao
chất lượng môi trường.
d. Trong quá trình khai thác họat động DLST, cần phối hợp mục tiêu hỗ trợ
phát triển kinh tế địa phương, vì trách nhiệm của DLST là đóng góp vào phúc lợi
của cộng đồng địa phương như là một sự đầu tư gián tiếp cho bảo tồn, góp phần tạo
tính tương tác bền vững cho hoạt động DLST từ địa bàn sở tại.
e. Phối hợp lồng ghép hài hòa giữa chiến lược phát triển du lịch của địa
phương, vùng và của quốc gia.
f. Tạo điều kiện thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương.Với sự tham
gia tích cực của cộng đồng sở tại không chỉ đem lại lợi ích cho riêng cộng đồng, cho
môi trường sinh thái mà còn góp phần tăng cường khả năng đáp ứng tính đa dạng
sản phẩm của DLST.
g. Triển khai các họat động tư vấn các nhóm lợi ích và công chúng. Tư vấn
giữa công nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan nhằm
đảm bảo cho sự hợp tác lâu dài cũng như giải quyết các xung đột có thể nảy sinh.
h. Marketing du lịch một cách trung thực và có trách nhiệm. Phải cung cấp cho
du khách những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm nhằm nâng cao sự tôn trọng của
du khách đến môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa khu du lịch, qua đó góp phần
thỏa mãn nhu cầu của du khách.
12
i. Tổ chức đào tạo các thành viên quản lý, chuyên nghiệp hóa các nhân viên phục
vụ trong họat động kinh doanh du lịch nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.
1.2.2. Các điều kiện cơ bản để phát triển du lịch sinh thái:
Theo từ nguồn của Phạm Trung Lương, 2002. Du lịch sinh thái những vấn đề
về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội thì xuất phát
từ nguyên tắc và mục tiêu của DLST, có thể tổng quát hóa các điều kiện để phát
triển DLST theo năm nội dung cơ bản sau đây:
- Điều kiện thứ nhất: để có thể tổ chức tốt được loại hình DLST tại một điểm
đến điều kiện trước tiên là ở đó phải tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình
với tính đa dạng sinh học cao, có sức hấp dẫn du khách. Sinh thái tự nhiên được
hiểu là sự cộng sinh của các điều kiện địa lý, khí hậu khu vực và các động thực vật
bao gồm: Sinh thái tự nhiên; Sinh thái động vật; Sinh thái thực vật; Sinh thái nông
nghiệp điển hình; Sinh thái khí hậu; Sinh thái nhân văn.
Các yếu tố sinh thái đặc thù nêu trên góp phần nổi bật tính chất DLST là loại
hình du lịch dựa vào thiên nhiên. Tuy nhiên ngày nay DLST cũng còn phát triển
hoạt động dưới nhiều loại hình khác như: du lịch sinh thái vùng nông thôn, du lịch
trang trại điển hình, du lịch sinh thái văn hóa.
- Điều kiện thứ hai: nói lên tính chất quản lý tổ chức của con người nghĩa là:
+ Đòi hỏi tính chuyên nghiệp của nhân viên tác nghiệp trong hoạt động DLST.
Vì để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao sự hiểu biết cho khách du lịch sinh thái,
người hướng dẫn viên du lịch ngoài khả năng về ngôn ngữ truyền đạt, còn là người
có am hiểu các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hóa cộng đồng sở tại. Yếu tố này
rất quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động DLST. Trong
nhiều trường hợp, cần thiết phải có sự cộng tác của người địa phương để có những
hiểu biết tốt nhất truyền đạt đến cho du khách.
+ Đòi hỏi người quản lý điều hành phải có nguyên tắc cụ thể. Trước đây các
nhà điều hành du lịch truyền thống thường chỉ quan tâm đến lợi nhuận và không có
bất kỳ cam kết nào cho việc bảo tồn hoặc quản lý các khu thiên nhiên, họ chỉ đơn
giản là tạo cho du khách cơ hội để nhận biết những giá trị tự nhiên và văn hóa mặc
13
cho sau này những giá trị này suy giảm hay vĩnh viễn biến mất. Ngược lại các nhà
điều hành và quản lý DLST luôn có sự cộng tác chặt chẽ giữa với các nhà quản lý
của những khu bảo tồn thiên nhiên và cả cộng đồng địa phương để thiết lập những
nguyên tác quản lý với mục đích đóng góp vào việc bảo vệ một cách lâu dài các giá
trị tự nhiên và văn hóa bản địa, cải thiện cuộc sống và nâng cao sự hiểu biết chung
giữa người dân địa phương và khách du lịch.
- Điều kiện thứ ba: mục đích hạn chế đến mức tối đa các tác động có thể có do
hoạt động DLST gây ra cho tự nhiên và môi trường, do đó DLST phải tính đến điều
kiện “sức chứa” hoặc “sức tải”. Khái niệm sức chứa được hiểu ở 4 khía cạnh: vật lý,
sinh học, tâm lý học và xã hội học. Sức chứa về khía cạnh vật lý được hiểu là lượng
khách tối đa mà điểm đến DLST có thể tiếp nhận, điều này liên quan đến những tiêu
chuẩn tối thiểu về không gian đối với mỗi du khách cũng như đối với nhu cầu sinh
hoạt của họ.
- Điều kiện thứ tư: thỏa mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết của khách DLST.
Việc thỏa mãn những mong muốn của khách DLST với những kinh nghiệm, hiểu
biết mới về tự nhiên, văn hóa bản địa là một công việc rất phức tạp nhưng nó lại là
yêu cầu thực sự cần thiết đối với sự tồn tại lâu dài của DLST. Vì vậy những dịch vụ
để làm hài lòng du khách phải là ưu tiên hàng đầu chỉ đứng sau công tác bảo tồn
những giá trị sinh thái tự nhiên và giá trị xã hội.
- Điều kiện thứ năm: vì khách DLST luôn có nhu cầu và tư duy cao trong việc
thưởng ngoạn, đã biến loại hình du lịch này thành loại du lịch trí thức, tư duy tiên
tiến. Do đó phải xây dựng mẫu khách du lịch sinh thái điển hình, họ là những du
khách quan tâm thực sự đến giá trị tự nhiên và nhân văn ở khu vực thiên nhiên
hoang dã.
1.3. Các tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển Du lịch sinh thái bền vững:
Cơ sở để đánh giá sự phát triển bền vững của một chủ thể du lịch là những tiêu
chuẩn hoặc yếu tố được dùng để đánh giá quá trình hoạt động, để so sánh về mặt
không gian và thời gian ở phạm vi vĩ mô hoặc vi mô của nền kinh tế xã hội. Các
14
nhóm tiêu chuẩn hoặc yếu tố dùng làm cơ sở để đánh giá sự phát triển DLST theo
hướng bền vững bao gồm 3 tiêu chuẩn chính như sau:
1.3.1. Tiêu chuẩn về kinh tế:
- Mức tăng trưởng kinh tế do quá trình phát triển đem lại.
- Mức đóng góp cho phát triển kinh tế địa phương.
- Sự phát triển phù hợp với mục tiêu đề ra trong quy hoạch phát triển kinh tế
xã hội của quốc gia và địa phương.
1.3.2. Tiêu chuẩ về xã hội, con ngườ :
- Sự khai thác hợp lý các giá trị văn hóa-xã hội.
- Giáo dục, xây dựng, phục hồi và phát triển văn hóa truyền thống của dân tộc.
- Sự hưởng thụ về văn hóa, mức sống và sinh hoạt của cộng đồng được cải
thiện.
1.3.3. Tiêu chuẩn về môi trường:
- Mức độ khai thác và bảo vệ tài nguyên.
- Sức chứa của các điểm đến DLST, mật độ phát triển cho phép.
- Quản lý môi trường của những hoạt động phát triển, quản lý chất thải.
- Bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái bằng việc giáo dục nâng cao nhận
thức tôn trọng, bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái cho các địa phương tham gia vào
hoạt động phát triển.
Các tiêu chuẩn đánh giá nêu trên có ý nghĩa rất quan trọng giúp cho việc định
lượng và định tính về những hoạt động phát triển cho một quốc gia, một vùng, một
tỉnh và từng doanh nghiệp như: giúp cho các nhà hoạch định chiến lược và đề ra
chính sách, xác định nhiệm vụ, mục tiêu phát triển DLST bền vững; giúp đưa ra các
quyết định, chương trình hoạt động để đạt được nhiệm vụ và mục tiêu phát triển bền
vững.
1.4. Tài nguyên du lịch sinh thái:
1.4.1. Khái niệm tài nguyên du lịch sinh thái: tài nguyên DLST là một khái
niệm rất rộng bao gồm các yếu tố cơ bản để tạo nên các điểm, các tuyến hoặc khu
DLST; có thể bao gồm các cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử, giá trị nhân
15
văn, các công trình do nhân loại tạo nên có thể được sử dụng để nhằm thỏa mãn cho
nhu cầu về DLST.
Khái niệm về tài nguyên du lịch, theo Luật Du lịch 2005: “ Là cảnh quan thiên
nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử-văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con
người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du
lịch, là các yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch,
đô thị du lịch”.
Có hai loại tài nguyên du lịch:
- Tài nguyên du lịch thiên nhiên: bao gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa
mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng
phục vụ mục đích du lịch.
- Tài nguyên du lịch nhân văn: bao gồm các truyền thống văn hóa, các yếu tố
văn hóa, văn nghệ nhân gian, di tích lịch sử - cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các
công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể
khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
Như vậy rõ ràng tài nguyên DLST lấy cơ sở từ nguồn tài nguyên thiên nhiên
và văn hóa – nhân văn bản địa. Tuy nhiên các giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ
sinh thái cụ thể nào đó và các giá trị văn hóa nhân văn bản địa tồn tại và phát triển
không tách rời khỏi hệ sinh thái tự nhiên đó. Cũng như các giá trị thiên nhiên, các
giá trị văn hóa bản địa chỉ trở thành tài nguyên DLST một khi nó được khai thác để
tạo ra sản phẩm phục vụ cho mục đích phát triển du lịch.
Nhìn chung tài nguyên DLST rất đa dạng và phong phú, thông thường người
ta đưa vào khai thác và phục vụ một số dạng tài nguyên DLST chính bao gồm:
Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù và tập trung chú ý đến những nơi có tính
đa dạng sinh học cao với nhiều loại sinh vật đặc hữu, quý hiếm (như ở các vườn
quốc gia, khu Bảo tồn thiên nhiên, các khu dự trữ sinh quyển…)
Các hệ sinh thái nông nghiệp (vườn cây ăn trái, làng hoa, vườn trang trại…)
16
Các giá trị văn hóa bản địa hình thành và phát triển có sự gắn kết với sự tồn
tại của hệ sinh thái tự nhiên như các phương thức canh tác truyền thống, các lễ hội,
các sinh họat truyền thống của cộng đồng…
Các di sản văn hoá bản địa truyền thống (gồm văn hoá vật thể và phi vật thể)
1.4.2. Môi trường và hệ sinh thái:
1.4.2.1. Khái niệm môi trường:
- Về khía cạnh sinh thái học, theo Vũ Trung Tạng (2000) thì “Môi trường là
một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng và các thực thể của tự nhiên,…
mà ở đó, cá thể, quần thể, loài, … có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp bằng các
phản ứng thích nghi của mình”.
- Trong Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam (1993): “ Môi trường
bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với
nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát
triển của con người và thiên nhiên”.
1.4.2.2. Hệ sinh thái môi trường:
Hệ sinh thái môi trường (Environmental ecosystem) là một hệ thống bao gồm
các quần xã sinh vật và con người, có cùng các điều kiện môi trường bao quanh nó
với sự tương tác lẫn nhau, liên tục không ngừng mà kết quả của sự tác động đó
quyết định đến chiều hướng phát triển của quần xã và sinh cảnh của toàn hệ.
Các Hệ sinh thái chủ yếu bao gồm: HST rừng nhiệt đới; HST núi cao; HST
đất ngập nước; HST sông, hồ, suối thác; HST nông nghiệp (vườn, trang trại); HST
biển, đảo; HST đồng cỏ tự nhiên. Phần lớn các hệ sinh thái này thường tập trung
quanh các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên nên việc khai thác các tiềm
năng DLST để phục vụ phát triển du lịch thường gắn với các khu vực này.
1.4.2.3 Đa dạng sinh học:
Công ước Quốc tế về đa dạng sinh học định nghĩa: “Đa dạng sinh học là sự
khác biệt trong mọi cơ thể sống có từ mọi nguồn, từ các HST ở đất liền, ở biển và ở
các HST khác ở nước, và mọi tổ hợp sinh thái mà các cơ thể sống là thành phần
hợp thành; Đa dạng sinh học cũng bao gồm sự đa dạng trong loài, giữa các loài và
17
các HST. Đa dạng sinh học bao gồm cả các nguồn tài nguyên di truyền, các cơ thể
hay các phần của cơ thể, các chủng quần, hay các hợp phần sinh học khác của
HST, hiện đang có giá trị sử dụng hay có tiềm năng sử dụng cho loài người”.
Nói ngắn gọn, đa dạng sinh học là mức độ phong phú của thiên nhiên sống, là
toàn bộ tài nguyên thiên nhiên tạo nên do tất cả các dạng sống trên trái đất. Đa dạng
sinh học có ba mức độ chính: đa dạng di truyền; đa dạng loài; đa dạng sinh thái.
1.4.3. Đặc điểm của tài nguyên Du lịch sinh thái:
a. Tài nguyên DLST rất phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều tài nguyên
có giá trị vô cùng to lớn và đặc sắc.
b. Tài nguyên DLST rất nhạy cảm với các tác động.
c. Tài nguyên DLST có thời gian khai thác khác nhau.
d. Tài nguyên DLST thường nằm xa các khu dân cư và được khai thác ngay tại
chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch.
e. Tài nguyên DLST có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài.
Tuy nhiên để có điều kiện khai thác tài nguyên DLST một cách hiệu quả đòi
hỏi phải có được một hệ thống cơ sở hạ tầng thuận lợi, đồng bộ, từ đó mới tạo nên
các tuyến điểm du lịch nối đến các vùng tài nguyên hấp dẫn này.
1.5. Tính tất yếu của hoạt động DLST dựa vào cộng đồng góp phần phát triển
bền vững:
 Sự trải nghiệm của du khách tại điểm đến nhìn chung thường chịu ảnh hưởng
của thái độ của người dân địa phương đối với hoạt động DLST và khách du lịch. Sự
tiếp xúc ngắn ngủi giữa du khách và người dân bản địa có thể góp phần làm cho trải
nghiệm DLST trở nên hoàn hảo hoặc ngược lại. Sự tham gia của cộng đồng là một
trong những đặc điểm quan trọng nhất trong quá trình phát triển DLST. Điều này
được xem là thách thức và cũng là cơ hội lớn cho cả cộng đồng địa phương và các
bên tham gia. Do đó, cần xây dựng những định hướng phát triển phù hợp cùng với
những hành động kịp thời nhằm nâng cao năng lực của cộng đồng địa phương và
thúc đẩy sự tham gia của họ vào phát triển DLST.
 Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động DLST rất cần thiết là vì:
18
- Cộng đồng địa phương chính là người đầu tiên tiếp xúc khai thác sử dụng và
có kinh nghiệm quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa ở địa phương
qua nhiều thế hệ. Do đó, nếu họ nhận được những lợi ích thiết thực từ việc tham gia
trong hoạt động DLST thì có thể họ sẽ cam kết mạnh mẽ hơn nữa đối với quản lý
bền vững các nguồn tài nguyên này.
- Nếu cộng đồng địa phương được tham gia vào phát triển DLST thì họ sẽ
càng có thiện cảm với hoạt động DLST và những kết quả đạt được từ hoạt động này
cũng sẽ cao hơn.
- Kinh nghiệm và những hiểu biết về các nguồn tài nguyên bản địa của người
dân địa phương sẽ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm DLST.
- Cộng đồng địa phương là những người trực tiếp tiếp xúc với du khách hàng
ngày, do đó nếu người dân có thái độ tích cực với đối với hoạt động DLST thông
qua việc cùng tham gia, hưởng lợi và cùng quyết định thì điều này sẽ mang lại
những nguồn lợi đáng kể cho chính họ, cũng như thỏa mãn được nhu cầu du khách.
 DLST dựa vào cộng đồng là loại hình tập trung vào sự tham gia của người
dân địa phương trong việc quản lý DLST và phân phối lợi nhuận. Loại hình DLST
này phải được tổ chức bởi người dân địa phương và vì người dân địa phương, gắn
trách nhiệm của họ với việc quản lý, khai thác và bảo tồn các tài nguyên DLST tự
nhiên và nhân văn bản địa. DLST dựa vào cộng đồng cũng hỗ trợ cho cho việc phân
phối một cách công bằng lợi nhuận thu được từ DLST như là một nguồn thu nhập
thứ hai. Phần lớn lợi nhuận do DLST mang lại thuộc về địa phương. Mục đích của
DLST dựa vào cộng đồng bao gồm 5 nội dung cơ bản như sau:
- Bảo tồn các nguồn tài nguyên văn hóa và thiên nhiên.
- Tạo ra các phúc lợi kinh tế và những phúc lợi khác cho cộng đồng.
- Thúc đẩy và trao quyền cho các cộng đồng nhằm xây dựng quyền sở hữu các
nguồn tài nguyên.
- Đảm bảo chất lượng thỏa mãn cho du khách.
- Đảm bảo sự quản lý theo hướng du lịch sinh thái bền vững.
19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH
THÁI CỦA TỈNH BÌNH THUẬN
2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên-kinh tế-xã hội của tỉnh Bình Thuận:
2.1.1. Tổng quan về địa lý kinh tế:
Bình Thuận là một tỉnh ven biển duyên hải cực Nam Trung Bộ có tọa độ địa
lý từ 100
33’42” đến 110
33’18” vĩ độ Bắc và từ 1070
23’41” đến 1080
52’42” kinh độ
Đông, với vị trí địa lý là phía Đông Bắc và Bắc giáp tỉnh Ninh Thuận; phía Bắc và
Tây Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng; phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai, Tây Nam giáp tỉnh Bà
Rịa-Vũng Tàu, nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm
phía Nam và phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông. Ngoài khơi có Đảo Phú Quý
cách Thành phố Phan Thiết 120 km. Trung tâm tỉnh là thành phố Phan Thiết.
Tỉnh nằm giữa hai thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh cách Phan Thiết
khoảng 200 km về phía đông bắc và thành phố Nha Trang cách Phan Thiết khoảng
250 km về phía nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 1.518 km về phía nam.
Nơi xa nhất tỉnh là xã Phan Dũng ở huyện Tuy Phong thuộc phía Bắc; xã Tân
Thắng ở huyện Hàm Tân thuộc phía Nam; xã Vĩnh Hảo ở huyện Tuy Phong thuộc
phía Đông và phía Tây là xã Trà Tân ở huyện Đức Linh.
Bình Thuận có quốc lộ 1A với chiều dài đi qua là 178km; chiều dài đường sắt
thống nhất Bắc – Nam là 180km chạy qua các tỉnh phía Bắc và phía Nam cả nước;
quốc lộ 28 nối liền Bình Thuận với các tỉnh Nam Tây Nguyên; quốc lộ 55 nối liền
với Trung tâm dịch vụ dầu khí và Bà Rịa Vũng Tàu.
Tỉnh có đường bờ biển dài 192 km kéo dài từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná thuộc
tỉnh Ninh Thuận đến bãi bồi Bình Châu thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Và
diện tích vùng lãnh hải 52.000 km2
, là một trong những vùng biển giàu nguồn lợi
hải sản.
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 7.813 km2
.
20
Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất đai tỉnh Bình Thuận đến năm 2013
Tỉnh
Tổng
Diện tích
tự nhiên
(nghìn ha)
Trong đó
Đất SX
Nông
nghiệp
Đất
Lâm
nghiệp
Đất
Chuyên
dùng
Đất ở
Bình Thuận 781,282 312,967 360,139 54,593 7,762
Tỷ lệ 100 40 46.1 7 1
(Nguồn: Cục Thống kê Bình Thuận)
- Bình Thuận gồm 1 Thành phố và 8 huyện với 127 xã, phường, thị trấn.
Bảng 2.2: Đơn vị hành chính cơ sở tỉnh Bình Thuận tính đến năm 2013
Tỉnh Thành phố Quận Thị xã Huyện Phường Thị trấn Xã
Bình Thuận 1 - 1 8 19 12 96
(Nguồn: Cục Thống kê Bình Thuận)
- Về dân số tỉnh trung bình (tính đến năm 2013) là gần 1.201.239 người.
- Địa hình Bình Thuận chủ yếu là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp,
địa hình hẹp ngang kéo theo hướng đông bắc – tây nam, phân hoá thành 4 dạng
địa hình chính gồm đất cát và cồn cát ven biển, đồng bằng phù sa, vùng đồi gò
và vùng núi thấp.
- Bình Thuận nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiều
nắng, nhiều gió, không có mùa đông và khô hạn nhất cả nước. Khí hậu nơi đây
phân hóa thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô đã dẫn đến sự hình thành
đa dạng và phong phú về nguồn tài nguyên thiên nhiên du lịch mà những nơi
khác không có được.
Những đặc điểm về lịch sử hình thành, vị trí địa lý lãnh thổ, địa hình địa
mạo và sự đa dạng về các điều kiện tự nhiên của tỉnh Bình Thuận đã tạo ra sự
phong phú, đa dạng với tính pha trộn của các hệ sinh thái tại chỗ với tính đa
dạng sinh thái cao của các vùng lân cận như Nam Tây Nguyên, vùng duyên hải
miền Trung, vùng Đông Nam Bộ. Đây là những yếu tố cơ bản tạo nên tài
nguyên du lịch và DLST đặc sắc của tỉnh Bình Thuận, đảm bảo cho sự phát
triển DLST bền vững của tỉnh trong tương lai.
21
2.1.2. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu của tỉnh:
Về tình hình kinh tế – xã hội, Bình Thuận là tỉnh phát triển còn chậm và không
đồng đều giữa các khu vực. Về mật độ dân số (tính đến năm 2013) là 154 người/
km2
, thấp hơn mức bình quân các tỉnh duyên hải. Nhưng có sự phân bố dân số
không đều, nơi có mật độ dân số đông nhất là thành phố Phan Thiết với 1.077
người/km² và nơi có mật độ dân cư thấp nhất là huyện Bắc Bình với 66
người/km². (Nguồn: Cục Thống kê Bình Thuận - 2013).
Tỉnh Bình Thuận có lợi thế về tài nguyên đất đai và vị trí địa lý nên đã có
bước phát triển vượt trội. Một số chỉ tiêu kinh tế chính của tỉnh như sau:
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu của Bình Thuận từ năm 2010
đến năm 2013
Năm 2010 2011 2012 2013
Dân số trung bình (1.000 người) 1.175 1.180,3 1.193,5 1.201
Mật độ dân số (người/ km²) 150 151 153 154
Tổng thu ngân sách (tỷ đồng) 6.870 7.820 7.487 7.436
Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) 219 283 318 372
Doanh thu từ du lịch (tỷ đồng) 2.500 3.351 4.372 5.474
Tốc độ tăng GDP (%) 11,5 9,7 9,6 8,6
Bình quân GDP/ người (USD) 1.058 1.177 1.402 1.566
(Nguồn : Cục Thống kê, Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Thuận )
2.1.2.1 Lĩnh vực kinh tế
Theo nguồn từ Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Thuận ngày 07/8/2014 về
thông tin chỉ tiêu Kinh tế-Xã hội thì 6 tháng đầu năm kinh tế – xã hội Bình Thuận
có nhiều khởi sắc.
Trong điều kiện tỉnh tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, nhưng tình hình kinh tế xã
hội của tỉnh trong năm tiếp tục ổn định và có nhiều mặt chuyển biến tích cực, nhiều
chỉ tiêu tăng so với cùng kỳ năm trước. Tổng sản phẩm trong tỉnh 6 tháng đầu năm
2014 ước tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó nhóm ngành nông-lâm
22
nghiệp và thủy sản tăng 4,8%; công nghiệp-xây dựng tăng 6,7% (công nghiệp tăng
5,8%, xây dựng tăng 8,7%); dịch vụ tăng 10,5%.
Công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh năm 2010) trong 6 tháng ước thực
hiện 8.569 tỷ đồng, đạt 41,2% so với kế hoạch, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm
trước. Trong đó công nghiệp khai khoáng đạt 379,5 tỷ đồng (tăng 13,7%); công
nghiệp chế biến chế tạo đạt 5.541,8 tỷ đồng (tăng 6,1%); sản xuất và phân phối điện
đạt 2.573,8 tỷ đồng (tăng 20,8%); cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý nước
thải, rác thải đạt 73,9 tỷ đồng (tăng 8,2%). Một số sản phẩm tăng so với cùng kỳ
năm trước như: khai thác cát xây dựng, đá xây dựng, thủy sản đông lạnh, thủy sản
khô, nước đá, nước máy sản xuất, muối hạt, hàng may mặc, điện sản xuất. Bên cạnh
đó, một số sản phẩm giảm như: gạch nung, nước mắm, nhân hạt điều, đường.
Du lịch
Theo nguồn từ Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Thuận ngày 09/9/2014 về tình
hình kinh tế - xã hội tỉnh thì 6 tháng đầu năm 2014 đã có một số chuyển biến tích
cực và đạt được những kết quả khả quan.
Hoạt động kinh doanh du lịch tiếp tục phát triển, chất lượng tổ chức các
chương trình trong dịp Tết, lễ, các ngày kỷ niệm, chất lượng sản phẩm, dịch vụ du
lịch được nâng lên, nhiều hoạt động diễn ra sôi động, nhộn nhịp để lại ấn tượng tốt
đẹp cho du khách. Đảm bảo công tác an ninh trật tự, an toàn du khách, vệ sinh an
toàn thực phẩm, … tại các khu, tuyến, điểm du lịch. Dự ước 6 tháng đầu năm, toàn
tỉnh đón 1.863 ngàn lượt khách, đạt 50,4% so với kế hoạch, tăng 7,1% so với cùng
kỳ năm trước; tổng doanh thu ước đạt 3.185 tỷ đồng, đạt 53,1% kế hoạch, tăng
18,1% so với cùng kỳ năm trước.
Phát triển nông nghiệp, nông thôn
Sản xuất vụ Đông Xuân 2013-2014 thuận lợi, diện tích gieo trồng cây hàng
năm 46.747 ha, đạt 110,8% so với kế hoạch vụ, tăng 8,9% so với vụ Đông Xuân
năm trước. Trong đó nhóm cây lương thực đạt 39.954 ha, đạt 120,7% kế hoạch vụ,
tăng 7,5% (riêng lúa 35.903 ha, đạt 119,3% kế hoạch vụ, tăng 6,7%). Sản lượng
23
lương thực vụ Đông Xuân đạt 252,4 ngàn tấn, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm
trước, trong đó lúa đạt 221 ngàn tấn, tăng 9,9% (năng suất lúa bình quân đạt 61,5
tạ/ha, năm trước đạt 59,8 tạ/ha).
Diện tích các cây trồng lợi thế tiếp tục phát triển, trong 6 tháng đầu năm toàn
tỉnh đã trồng mới 1.957 ha thanh long và 100 ha cao su. Chương trình xã hội hóa
giống lúa và mô hình cánh đồng lúa năng suất cao tiếp tục triển khai, đã thực hiện
358 ha giống lúa xác nhận và triển khai được 1.854 ha sản xuất lúa theo mô hình
cánh đồng năng suất cao. Tiếp tục thực hiện chương trình sản xuất thanh long theo
tiêu chuẩn VIETGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices), đến nay đã cấp
giấy chứng nhận được 7.468,6 ha, đạt 99,6% kế hoạch.
Tập trung chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, phòng chống cháy
rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng, chống lấn chiếm đất lâm nghiệp và chống
người thi hành công vụ. Tăng cường kiểm tra, truy quét chống phá rừng tại các
điểm nóng và vùng giáp ranh. Giao khoán bảo vệ rừng 94.073 ha, đạt 81,3% kế
hoạch, trong đó giao khoán cho đồng bào thiểu số 86.431 ha.
Sản lượng hải sản khai thác ước thực hiện 78,6 ngàn tấn, đạt 42,1% kế hoạch
và tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ đạo nghiêm công tác bảo vệ nguồn lợi
thủy sản. Quản lý chặt chẽ nghề giã cào bay, ngăn chặn sử dụng chất nổ, xung điện,
chất độc để đánh bắt hải sản. Hoạt động nuôi trồng thủy sản tương đối ổn định, sản
lượng ước thực hiện 5.493 tấn, đạt 43,2% kế hoạch, bằng cùng kỳ năm trước. Hoạt
động sản xuất tôm giống tương đối thuận lợi, sản lượng tôm giống sản xuất tăng
3,7% so với cùng kỳ năm trước.
Thương mại, dịch vụ
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước 6 tháng đầu năm 2014 là 124,4 triệu USD,
đạt 47,9% kế hoạch, tăng 3,9% so cùng kỳ năm trước, trong đó nhóm hàng thủy sản
đạt 50,4 triệu USD (tăng 30,5%); hàng nông sản đạt 11,8 triệu USD (giảm 46,2%);
hàng hóa khác 62,2 triệu USD (tăng 5,2%). Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: hải sản
đông lạnh 7.029 tấn (tăng 15,5%), hải sản khô 615 tấn (tăng 13,1%), nhân hạt điều
24
168 tấn (giảm 40,2%). Xuất khẩu dịch vụ du lịch 6 tháng ước đạt 64,4 triệu USD,
đạt 53,7% kế hoạch, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm trước.
Kim ngạch nhập khẩu 6 tháng ước đạt 54 triệu USD, giảm 2,6% so cùng kỳ
năm trước, trong đó máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu đạt 43,2 triệu USD (tăng
6,1% so với cùng kỳ năm trước).
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước thực hiện 10.815 tỷ đồng,
đạt 38,6% kế hoạch, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước. Tổ chức thành công Hội
chợ triễn lãm Công thương vùng kinh tế Đông Nam Bộ năm 2014. Tham gia các hội
chợ-triển lãm trong nước để quảng bá thương hiệu, sản phẩm lợi thế của tỉnh nhằm
mở rộng thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu.
Mạng lưới bưu chính, viễn thông tiếp tục phát triển, mật độ các điểm phục vụ
bình quân đạt 1,5km/điểm; tổng số thuê bao điện thoại các loại: 1.648 ngàn thuê
bao, mật độ 139,6 thuê bao/100 dân; tổng số thuê bao Internet 56,3 ngàn thuê bao,
tỷ lệ người sử dụng Internet là 34,2% đạt 97,8% kế hoạch.
Hoạt động vận tải ổn định, khối lượng luân chuyển hàng hóa đường bộ đạt 235
triệu tấn km (tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước), luân chuyển hàng hóa đường
thủy đạt 2.881 ngàn tấn km (tăng 13,6%), hành khách đường bộ đạt 434,5 triệu
người km (tăng 11,7%), hành khách đường thủy đạt 2.822 ngàn lượt người km
(tăng 14,7%). Công tác tuần tra, kiểm soát trật tự an toàn giao thông, bảo vệ công
trình giao thông, hành lang an toàn đường bộ được duy trì thường xuyên.
Tài chính – Tín dụng
Thu ngân sách nhà nước:
Tổng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2014 ước thực hiện 3.233 tỷ
đồng, đạt 50% so với dự toán năm, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó
thu nội địa 1.805 tỷ đồng, đạt 47% so với dự toán, tăng 6,6% so cùng kỳ năm trước
(bao gồm: thu thuế và phí 1.709 tỷ đồng, đạt 50,2%, tăng 6,1%; thu tiền sử dụng
đất 96 tỷ đồng, đạt 22,3%, tăng 15,9%)
Tổng chi ngân sách địa phương 6 tháng đầu năm thực hiện 3.040 tỷ đồng, đạt
49,5% dự toán năm, giảm 2,3% so với cùng kỳ năm trước. Công tác điều hành chi
25
ngân sách đã bám sát Nghị quyết HĐND tỉnh, đảm bảo cho kịp thời tiền lương, phụ
cấp và trợ cấp cho các đối tượng.
Hoạt động tín dụng trên địa bàn ổn định và triển khai kịp thời chính sách tín
dụng và các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ
thị trường. Tiếp tục mở rộng tín dụng, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tiếp
cận vay vốn ngân hàng với mức lãi suất cho vay giảm dần.
2.1.2.2. Lĩnh vực văn hóa – xã hội
Giáo dục và đào tạo
Hệ thống trường, lớp được quan tâm đầu tư xây dựng kiên cố hóa. Chất lượng
giáo dục có sự chuyển biến tích cực, công tác phổ cập giáo dục được tập trung chỉ
đạo. Toàn tỉnh tiếp tục duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi
mức độ 1 và phổ cập giáo dục trung học cơ sở, đặc biệt triển khai công tác phổ cập
giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi đạt kết quả khả quan.
Y tế
Cơ sở vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật của ngành Y tế tiếp tục được đầu tư.
Hoàn thành và đưa vào sử dụng công trình Bệnh viện Hàm Thuận Bắc và Khoa ung
bướu – Bệnh viện đa khoa tỉnh. Tiếp tục thi công các hạng mục, công trình bệnh
viện Phú Quý và Bệnh viện Y dược học cổ truyền – Phục hồi chức năng, phấn đấu
hoàn thành đưa vào sử dụng vào quý IV/2014.
Các bệnh truyền nhiễm được giám sát chặt chẽ, nhất là dịch sởi, sốt xuất
huyết, tay chân miệng. Tính đến ngày 16/6/2014, có 94 trường hợp sốt phát ban và
sởi, trong đó mắc bệnh sởi 24 ca; sốt xuất huyết 235 ca; tay chân miệng 139 ca và
không có tử vong. Các đơn vị y tế dự phòng tỉnh, huyện đã chủ động tích cực triển
khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền,
vận động nhân dân thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh. Chỉ tiêu các
chương trình mục tiêu y tế quốc gia cơ bản đạt tiến độ. Công tác khám chữa bệnh
đáp ứng được nhu cầu nhân dân. Các cơ sở khám chữa bệnh công lập triển khai thực
hiện tốt Luật Bảo hiểm y tế. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm tiếp tục được tăng
26
cường. Công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh và các cơ sở
hành nghề y dược tư nhân luôn được quan tâm, duy trì thường xuyên.
Văn hóa – Thể dục, thể thao
Công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc được quan tâm tăng
cường công tác quản lý và xử lý vi phạm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ
karaoke, vũ trường, quán bar. Trong tỉnh hoàn thành sơ kết Phong trào “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” năm 2013 và triển khai nhiệm vụ phong trào
năm 2014.
Xúc tiến xây dựng Đề án Quy hoạch hình thành trung tâm du lịch – thể thao
biển mang tầm quốc gia theo kết luận của Bộ chính trị. Hoạt động thể dục thể thao
tổ chức thành công các giải thể thao truyền thống vào dịp lễ, Tết gắn với phục vụ
phát triển du lịch. Tổ chức thành công Đại hội Thể dục thể thao tỉnh Bình Thuận lần
thứ VII/2014. Duy trì tốt các giải thể thao có lợi thế biển như lướt ván buồm, diều
lượn thể thao, đua thuyền truyền thống, … thu hút đông đảo du khách và nhân dân.
Công tác đảm bảo an toàn các bãi tắm biển, hồ bơi; hoạt động thể thao trên biển
được tăng cường nhất là tập trung kiểm tra các hoạt động mô-tô nước.
Lao động – Xã hội
Giải quyết việc làm 6 tháng đầu năm 2014 ước khoảng 11.000 lao động, đạt
45,8% kế hoạch, giảm 8,7% so với cùng kỳ năm trước. Đưa 30 lao động làm việc ở
nước ngoài, cung ứng 1.800 lao động cho các doanh nghiệp. Ước 6 tháng đầu năm
2014 đã đào tạo cho 6.500 người, đạt 50% so với kế hoạch năm và tăng 165,1% so
với cùng kỳ năm 2013. Trong đó dạy nghề lao động nông thôn 5.000 người đạt 50%
so với kế hoạch và bằng 230% so với cùng kỳ năm 2013. (Nguồn: Cục Thống kê, Sở
Kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Thuận)
Mặc dù các chỉ tiêu trung bình về kinh tế tổng hợp của tỉnh chưa cao, tuy
nhiên với lợi thế về du lịch đã được xác định là tỉnh có nhiều tiềm năng về du lịch,
DLST, nếu có kế hoạch phát triển hợp lý, gắn với những bước khai thác một cách
đồng bộ và hiệu quả chắc chắn ngành kinh tế du lịch sẽ sớm trở thành kinh tế mũi
nhọn góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện về kinh tế xã hội của tỉnh.
27
2.2. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Bình Thuận:
2.2.1. Tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên của tỉnh:
Những đặc điểm về lịch sử hình thành, vị trí địa lý lãnh thổ, địa hình địa
mạo và sự đa dạng về các điều kiện tự nhiên của tỉnh Bình Thuận đã tạo ra sự
phong phú, đa dạng vốn có cùng với tác động có tính chất pha trộn của các hệ
sinh thái tại chỗ với tính đa dạng sinh thái cao của các vùng lân cận như Nam
Tây Nguyên, vùng duyên hải miền Trung, vùng Đông Nam Bộ. Đây chính là
những yếu tố cơ bản tạo nên tài nguyên DLST đặc sắc của tỉnh Bình Thuận.
2.2.1.1 Các hệ sinh thái điển hình ở tỉnh Bình Thuận:
Hệ sinh thái là một hệ thống mở hoàn chỉnh, bao gồm tập hợp các quần xã
sinh vật và khu vực sống của sinh vật còn được gọi là sinh cảnh. Các hệ sinh
thái chính của tỉnh Bình Thuận hiện hữu gồm có:
- Nhóm hệ sinh thái rừng nhiệt đới: HST rừng kín thường xanh - á nhiệt
đới phát triển trên núi cao trung bình có mùa đông lạnh ẩm; HST rừng kín
thường xanh á nhiệt đới trên núi cao trung bình có mùa đông mát ẩm; HST
rừng kín thường xanh nhiệt đới phát triển trên núi thấp có mùa khô nóng; HST
rừng thưa cây họ dầu rụng lá về mùa khô phát triển trên vùng đồi gò và thung
lũng; HST rừng kín nửa rụng lá về mùa khô phát triển trên vùng gò đồi và
thung lũng; HST rừng kín thường xanh nhiệt đới nóng ẩm phát triển trên vùng
thấp; HST rừng savan ven biển gió mùa - khô hạn (HST savan).
Trong các HST rừng á nhiệt đới nêu trên, các HST rừng kín và thưa giáp
Lâm Đồng đang được các công ty du lịch lữ hành tại thành phố Hồ Chí Minh
bước đầu đưa vào khai thác theo loại hình DLST khám phá rừng kết hợp với
tham quan hồ nước, thác nước. Riêng HST rừng Savan ven biển được khai thác
khá sớm ở các khu vực Mũi Né, Hàm Tiến và Hòa Thắng dưới dạng các tour
DLST tham quan đồi cát bay, trượt cát, khám phá rừng Savan.
- Nhóm Hệ sinh thái đất ngập nước: HST ngập mặn ven biển; HST rừng
ngập mặn cửa sông ven biển, bãi lầy kết hợp với phân bố các cồn cát; HST
đầm phá ven biển; HST hồ nước; HST các kiểu thực vật trên vùng trũng và
28
đồng bằng ngập nước; HST san hô; HST biển; HST các đảo nhỏ độc lập; HST
vùng quần đảo nhỏ, bao gồm một đảo lớn và một số đảo nhỏ chung quanh.
Hệ sinh thái biển đảo ở tỉnh Bình Thuận quan trọng nhất phải kể đến là
khu vực đảo Phú Quý và đảo Cù Lao Câu, đây là hai khu vực được Bộ Nông
nghiệp chọn xây dựng thành hai KBTB lớn của quốc gia để bảo tồn đa dạng
sinh học cho tỉnh; hiện khu vực Cù Lao Câu đã được khai thác dưới loại hình
DLST lặn–khám phá san hô, cá ở rạn đá, rất được du khách quốc tế ưa chuộng.
- Nhóm hệ sinh thái vùng cát ven biển: tổng diện tích nhóm đất cát, cồn
cát ven biển và đất mặn phân bố dọc theo bờ biển từ Nam Tuy Phong đến Hàm
Tân là 146,5 nghìn ha chiếm 18,22 % diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Hệ sinh thái vùng cát ven biển là một trong những đặc trưng nhất ở tỉnh
Bình Thuận, những đồi cát bán hoang mạc với nhiều đồi cát di động như những
“tiểu sa mạc Trung Đông thu nhỏ” gắn liền với hệ sinh thái độc đáo bao quanh
là HST savan cây bụi cùng với các hồ nước ngọt tự nhiên. Hệ sinh thái cát ven
biển gồm: HST đất cồn cát trắng vàng ven biển; HST nhóm đất cát biển; HST
đất cát đỏ ven biển, riêng nhóm cát đỏ ven biển có lịch sử phát triển và tuổi
hình thành lâu đời so với nhóm cồn cát trắng vàng và hầu như chỉ có ở tỉnh
Bình Thuận. Với màu sắc đỏ tươi, lại biến đổi hình dạng trong ngày nên những
cồn cát đỏ di động hiện là dạng tài nguyên thiên nhiên đặc thù của Bình Thuận
đang có sức thu hút lớn đối với du khách trong và ngoài nước ưa chuộng.
Các khu, điểm tham quan du lịch điển hình hệ sinh thái biển là:
Bảng 2.4: Các tài nguyên du lịch hệ sinh thái ven biển
STT Tên tài nguyên Địa chỉ
1 Bãi biển Bình Thạnh Xã Bình Thạnh
2 Bãi biển Cà Ná Xã Vĩnh Tân
3 Bãi biển Cam Bình Xã Tân Phước
4 Bãi biển Đồi Dương Xã Hòa Minh
5 Bãi biển Thương Chánh Hưng Long
6 Bãi biển Gành – Hòn Lao Mũi Né
29
7 Bãi biển Hà Lãng Xã Tân Thắng
8 Bãi biển Hòn Lan Xã Tân Thành
9 Bãi biển Hòn Rơm Mũi Né
10 Bãi biển Hòn Tranh Xã Tam Thanh
11 Bãi biển Lạch Vũng Môn Xã Hòa Thắng
12 Bãi biển Long Sơn suối nước Long Sơn
13 Bãi biển Mỹ Sơn Xã Sơn Mỹ
14 Bãi biển Rặng Hàm Tiến
15 Bãi biển Thuận Quý – Khe Gà Xã Thuận Quý
16 Bãi biển Tiến Thành Tiến Thành
17 Bãi biển Hố Lỡ Tiến Thành
18 Bãi Chùa Xã Hòa Thắng
19 Bãi đá con Bảy Màu Xã Bình Thạch
20 Bãi Doi Dừa Xã Ngũ Phụng
21 Bãi Hòn Nghề Xã Hòa Thắng
22 Bãi nhỏ Ngành Gianh Xã Tam Thanh
23 Khu BTTN Đảo Cù Lao Câu Xã Phước Thề
24 Khu bảo tồn biển đảo Phú Quý Phú Quý
(Nguồn: Sở Văn hóa thể thao và Du lịch)
Hệ sinh thái khô hạn và cồn cát, loại địa hình này chiếm 18,22% diện tích
tự nhiên của tỉnh và được phân bố dọc ven biển từ huyện Tuy Phong đến Hàm
Tân. Khu vực có diện tích lớn nhất về loại địa hình này là ở huyện Bắc Bình
dài 52km, rộng 20km. Địa hình chủ yếu là những đồi cát lượn sóng. Đặc biệt
Bình Thuận có những cồn cát đỏ đặc trưng rất hấp dẫn khách tham quan, du
lịch. Dạng địa hình này có thể khai thác tiềm năng du lịch tham quan, vui chơi
và các hoạt động trên cát ở gần biển, liên quan đến biển và có thể kết hợp du
lịch sinh thái và du lịch Canh nông vùng cát.
30
Bảng 2.5: Các tài nguyên hệ sinh thái khô hạn – cồn cát
STT Tên tài nguyên Địa chỉ
1 Đồi Cát Bay P. Hàm Tiến
2 Đồi Cát Trinh Nữ Xã Hòa Thắng
(Nguồn: Sở Văn hóa thể thao và Du lịch)
- Nhóm hệ sinh thái nông nghiệp: là một tổng thể bao gồm môi trường và
những quần thể sinh vật (cây trồng, vật nuôi, cây rừng), các sinh vật gây hại
(sâu, chuột, cỏ dại, sinh vật gây bệnh cho vật nuôi, v.v..), các sinh vật có ích,
đất, nước, khí hậu, con người, môi trường này được hình thành và biến đổi đều
do hoạt động của con người.
Qua quá trình phát triển, ngày nay HST nông nghiệp đã được nhìn nhận là
tài nguyên DLST độc đáo, các tổ chức du lịch nhiều nơi đã tập trung khai thác
để tạo nên các sản phẩm DLST nông thôn, DLST vườn trại hấp dẫn nhất là các
vùng nông nghiệp nhiệt đới. Ở Bình Thuận, đặc biệt các vùng nông thôn, các
vùng chuyên canh nông nghiệp như Hàm Thuận Bắc-Nam, Đức Linh-Tánh
Linh, DLST kiểu tham quan vườn cây ăn trái như nho, thanh long, xoài,… đã
bắt đầu xuất hiện và phát triển mặc dù chưa được hoàn chỉnh theo đúng nghĩa
của nó, song ngày càng thu hút được sự quan tâm của khách du lịch quốc tế.
2.2.1.2 Các khu bảo tồn thiên nhiên nội địa - một dạng tài nguyên du
lịch sinh thái quan trọng:
Khu bảo tồn thiên nhiên gồm có:
-Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông (Tánh Linh)
-Khu bảo tồn thiên nhiên núi Tà Cú (Hàm Thuận Nam).
Nhìn chung các Khu bảo tồn thiên nhiên nội địa kể trên là những tổ hợp
tài nguyên DLST quan trọng góp phần phát triển hoạt động DLST của tỉnh.
 Khu Bảo tồn thiên nhiên Núi Ông (huyện Tánh Linh):
Khu Bảo tồn thiên nhiên Núi Ông nằm ở vùng đất thấp Nam Trung Bộ
Việt Nam cao 1302m. Không khí ở đây trong lành, thoáng mát. Khu Núi Ông
có 23.194ha rừng. Các kiểu rừng chính tại khu bảo tồn gồm rừng thường xanh,
31
rừng rụng lá và nửa rụng lá. Ngoài ra còn có trảng cỏ, trảng cây bụi, trảng cây
bụi có cây gỗ rải rác ở những vùng thấp. Tổng số có 332 loài thực vật bậc cao
có mạch đã được ghi nhận tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Núi Ông. Về khu hệ
động vật của Núi Ông, theo dự án đầu tư có 52 loài thú, 96 loài chim, 21 loài
bò sát, 7 loài ếch nhái và 22 loài cá đã được ghi nhận. Trong đó có 25 loài thú
vừa có giá trị khoa học, vừa mang giá trị quý hiếm. Cu li, khỉ, cầy, nai, hoẵng,
bò tót, sơn dương... là những loài quý hiếm đáng kể đến ở Núi Ông. Số liệu
khảo sát mới nhất của Viện điều tra quy hoạch rừng cho biết: Khu bảo tồn
thiên nhiên Núi Ông có 1.070 loài thực vật thuộc 4 ngành, 49 bộ, 149 họ và
560 chi. Trong đó có nhiều loại gỗ nằm trong danh mục gỗ quý hiếm của Việt
Nam như: căm xe, cẩm, trầm hương và lim xanh ... “Đây thực sự là nguồn lợi
kinh tế to lớn và vô cùng quý giá của tài nguyên quốc gia." - ông Trần Minh
Tuấn – Giám đốc KBTTN Núi Ông cho biết.
Về tài nguyên cảnh quan tự nhiên: Tọa lạc ở huyện Tánh Linh giáp với
tỉnh Đồng Nai là hồ Biển Lạc. Gọi là Hồ Biển Lạc là vì hồ quá rộng cho nên
người ta cho rằng biển đã lạc vào rừng. Hồ ở giữa rừng già rộng đến 1.000 ha.
Về mùa mưa nước từ sông La Ngà đổ vào nước hồ dâng lên chiếm diện tích
3.1 ha. Rừng già có nhiều gỗ quý như trắc, cẩm lai, giáng hương, căm xe,
gõ, ... và không biết bao nhiêu là loại phong lan rừng. Ngoài ra còn có các thảm
thực vật và các loại động vật quý hiếm. Trong khu rừng già gần Biển Lạc có
một ngọn thác đẹp tên là Thác Bà. Đây là một thắng cảnh kết hợp với Biển Lạc
là nơi tham quan và du lịch hấp dẫn ở vùng núi rừng phía Tây Nam Bình
Thuận. Suối nước nóng có thể dùng cho loại hình du lịch nghỉ dưỡng chữa
bệnh, làm phong phú thêm các dạng tài nguyên du lịch của vùng.
Hồ Biển Lạc là một địa chỉ dã ngoại kết hợp khai thác với các dạng sản
phẩm như khám phá hệ sinh thái rừng xanh mưa ẩm nhiệt đới, đi bộ trong
rừng, xem vườn chim quanh Biển Lạc, du lịch khảo sát rất lý thú vì du khách
có thể ngồi thuyền dạo chơi giữa bốn bể trời nước mênh mông cùng với núi
rừng bát ngát, tham quan các hồ, thác nước nổi tiếng. Với nguồn tài nguyên du
32
lịch hết sức phong phú và độc đáo, Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông sẽ là nơi
triển vọng phát triển DLST trong một vài năm sắp tới của tỉnh Bình Thuận.
 Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Cú (huyện Hàm Thuận Nam):
Núi Tà Cú là điểm leo núi hấp dẫn, một thắng cảnh kỳ thú của đất Bình
Thuận. Núi Tà Cú cao gần 649m nằm ven quốc lộ 1A, cách thành phố Phan
Thiết khoảng 30km về phía đông nam. Phong cảnh nơi đây thật hữu tình với bờ
biển dài, đá núi muôn hình, rừng xanh bao quanh. Khu du lịch núi Tà Cú lâu
nay vốn là nơi có khí hậu lý tưởng, rất thuận lợi cho việc nghỉ dưỡng với tổng
diện tích hơn 250.000m2
, bao gồm cả rừng, núi và biển trong quần thể sinh thái
phong phú, đa dạng. Từ năm 2003 đến nay, núi Tà Cú còn nổi tiếng với hệ
thống cáp treo, giúp du khách có thể vừa ngắm cảnh một vùng đồng bằng cực
Nam Trung Bộ vừa tận hưởng không khí trong lành của vùng rừng nguyên sinh
ngay bên dưới. Núi Tà Cú còn được biết đến là Khu rừng bảo tồn thiên nhiên
quốc gia, có thảm động, thực vật phong phú với hệ thực vật bước đầu được ghi
nhận có 751 loài thuộc 465 chi của 129 họ, 4 ngành thực vật; Động vật hiện có
178 loài với 77 họ thuộc 28 bộ hơn chục loài quý hiếm, có tên trong sách Đỏ
của thế giới như: thằn lằn đá, thằn lằn chân ngón, gà gô, diều núi, voọc bạc
Trường Sơn, chà vá chân đen…, các loại cây quý và trên 150 loại cây thuốc.
Tồn tại các kiểu hệ sinh thái rừng đặc trưng trong đó quan trọng và độc đáo
nhất là hệ sinh thái rừng thưa họ Dầu ven biển, rừng Sến cổ thụ khá tập trung,
hiện là điểm khai thác khám phá thiên nhiên cho du khách tham quan.
Về tài nguyên cảnh quan thiên nhiên và di tích văn hóa lịch sử: nổi
tiếng phải kể đến danh thắng Chùa Núi (còn gọi là Chùa Linh Sơn Trường
Thọ) và chùa Hố Dầu. Khu chùa Núi rộng 16 ha có tượng phật nằm “Thích Ca
nhập niết bàn”, dài 49m, cao 6m và nặng hàng trăm tấn là tượng phật nằm
được xem lớn nhất ở Đông Nam Á … Hiện đây là một trong những nơi hành
hương nổi tiếng, hằng năm cứ vào dịp rằm tháng giêng ÂL, hành hương kéo
dài suốt cả tháng. Tiếp đến là quần thể Hải Đăng Khe Gà, tọa lạc tại đảo Khe
Gà, thuộc vùng biển xã Tân Thành (Hàm Thuận Nam), đảo đá có diện tích 5ha.
33
Ngọn hải đăng là công trình kiến trúc đồ sộ bằng đá granitte xanh tinh xảo,
tháp hải đăng cao 35m, độ cao tính từ mặt đất lên đến chóp đèn là 41,5m. Là di
tích kiến trúc độc đáo vừa là thắng cảnh nổi tiếng của Bình Thuận, thu hút
đông đảo khách tham quan du lịch, nhất là các tour DLST vùng biển.
Một tài nguyên quý giá khác là suối nước khoáng nóng Bưng Thị nằm
cạnh dãi rừng tràm hoang dã, chất lượng nước khoáng tốt có thể khai thác cho
hoạt động du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh. Ngoài ra trong Khu bảo tồn thiên
nhiên còn có các hệ thống bưng bàu và hồ nước rất phong phú, lớn nhất phải kể
đến là Bưng Bà Tùng (151ha), đây là khu đất ngập nước nhỉ từ các động cát
chảy quanh năm, chỉ cách đường quốc lộ 1A khoảng 4km.
Vị trí của Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú rất thuận lợi cho khai thác du
lịch, nằm sát đường quốc lộ 1A, phía sau tiếp giáp với đường quốc lộ dọc ven
biển. Hiện tại ở khu vực dọc biển từ Thuận Quý đến Tân Thành đã hình thành
trên 14 khu Resort lớn, nhiều dự án khác đang được chính quyền địa phương
phê duyệt đầu tư, hứa hẹn trong tương lai với định hướng phát triển DLST.
2.2.1.3 Hệ thống khu bảo tồn biển – hải đảo _ một dạng tài nguyên du
lịch sinh thái độc đáo ở tỉnh Bình Thuận:
 Khu Bảo tồn biển Cù Lao Câu (huyện Tuy Phong):
Cù Lao Câu là hòn đảo nhỏ, nằm sát bờ, phần nổ của đảo có diện tích
khoảng 1,5km2
. Khu bảo tồn biển lấy Cù Lao Câu làm trung tâm và thủy vực
bao gồm từ đảo đến Vĩnh Hảo-Cà Ná và vùng biển bao quanh.
 Về đặc điểm đa dạng sinh học:
- Quần xã san hô: theo tiến sĩ Chu Tiến Vĩnh_Phó Tổng cục trưởng
Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) nhận xét Cù Lao Câu đã được các nhà
khoa học nghiên cứu và đánh giá là vùng biển có các rạn san hô còn giữ được
độ bao phủ cao, trên 225 loài san hô đã được xác định. Đây cũng là nơi có rùa
biển đẻ và đặc biệt là loài trai tai tượng khổng lồ phân bố khắp khu vực này.
Ngoài ra khu vực Cù Lao Câu còn có rất nhiều các loài cá cảnh biển hiếm có.
Vì vậy, nếu kết hợp với giữ gìn đa dạng sinh học và các hệ sinh thái để phục vụ
34
cho du lịch lặn biển, hoặc ngắm san hô qua tàu đáy kính có thể mang lại lợi ích
về kinh tế cho ngư dân sống xung quanh khu bảo tồn này.
- Cá sống ở rạn san hô: đã xác định được 211 loài thuộc 87 giống và 35
họ. Giống loài cá sống ở rạn khu vực Cù Lao Câu đã bổ sung được 54 loài loài
mới cho bảng danh mục cá biển Việt Nam.
- Quần xã rong biển: theo tài liệu điều tra ở đây có 163 loài.
- Động vật đáy: ngoài san hô, loài thân mềm được xem là động vật đáy
đa dạng nhất trên các rạn san hô. Số loài giáp xác ở vùng biển Cù Lao Câu có
46 loài trong đó có nhiều loài có lối sống cộng sinh chặt chẽ với san hô, đây
cũng là vùng phân bố của các loài giáp xác quý hiếm như Tôm hùm, Cua biển.
 Về tiềm năng du lịch biển :
Cù Lao Câu cách bờ biển nơi gần nhất khoảng 8km. Cảnh quan trên
đảo hoang sơ, chung quanh có nhiều bãi tắm đẹp cát trắng mịn, đảo còn nguyên
dáng vẻ hoang sơ với thảm thực vật phong phú, đa dạng; khí hậu trong lành,
mát mẻ, nước ở đây trong xanh nhìn thấu đáy. Những vách đá dựng sát biển, có
nơi tạo thành các hang động đầy bí ẩn lôi cuốn du khách dừng chân. Nếu khai
thác sẽ là những sản phẩm du lịch độc đáo.
Một tiềm năng du lịch to lớn khác trong DLST biển đảo chưa được
quan tâm là cảnh quan dưới nước. Vùng nước Cù Lao Câu ít chịu ảnh hưởng
của các dòng chảy đất liền nên quanh năm hầu như trong suốt. Với lợi thế rạn
san hô phân bố nhiều nơi với mật độ phủ, tính đa dạng sinh học cao và giàu có
nguồn cá cảnh, cùng với địa hình đáy rất đa dạng. Đặc biệt ở phía Đông của
đảo, sự tồn tại một số bãi cạn xen kẻ nơi biển sâu là điều kiện lý tưởng để hình
thành các khu lặn khám phá biển (hiện nay công ty Scuba –Vĩnh Hảo đã bước
đầu khai thác tour lặn khám phá san hô phục vụ du khách quốc tế và nội địa).
Về di tích lịch sử trên đảo ở khu vực bãi Miếu hiện có 3 miếu thờ Ông
Nam Hải, lưu giữ được hơn 40 bộ cốt cá Voi lớn. Hằng năm đến rằm tháng 4
âm lịch, để cầu tế cho một mùa đánh bắt cá bội thu, ngư dân các vạn chài làng
Phước Thể, Vĩnh Hảo tập trung tổ chức lễ hội cầu ngư (cúng Vạn) du khách
35
đến dịp này sẽ được chứng kiến một lễ hội đặc sắc, mang đậm dấu ấn tâm linh
của cư dân vùng biển.
Khu bảo tồn biển Cù Lao Câu hội đủ các điều kiện tối ưu để phát triển
loại hình DLST biển- đảo trên cả ba tuyến: tuyến bờ và mép nước, trên mặt
nước và đáy đại dương. Hiện tại đang là một điểm DLST lặn biển khám phá
san hô đầu tiên được đưa vào tour khai thác thu hút khá lớn lượng khách quốc
tế và nội địa đến từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.
 Khu Bảo tồn biển Đảo Phú Quý (huyện Phú Quý) :
Diện tích tự nhiên đảo chính đo được là 32km2
, chiều dài khoảng
7,5km, chiều rộng khoảng 4,5km. Cách Phan Thiết khoảng 56,7 hải lý về phía
Đông Nam. Đảo được bao quanh bằng một vành đai đá đen cùng đá san hô
rộng và dày. Địa hình bên trong của đảo không bằng phẳng, nổi lên có 3 ngọn
núi chính là núi Cấm (108m), núi Cao Cát (85m) và núi Ông Đụn (44,9m).
Phú Quý là một quần đảo, được bao bọc xung quanh bởi 10 đảo lớn
nhỏ, lớn nhất trong các đảo nhỏ phải kể đến hòn Tranh diện tích tự nhiên
khoảng 270ha, nơi rộng nhất khoảng 400m, dài nhất chừng 1000m, cách đảo
lớn khoảng 900m về phía Đông Nam. Hòn Tranh hiện là địa điểm được ưa
thích, lựa chọn của du khách du lịch sinh thái.
Ở Phú Quý đã phát hiện được 70 loài thực vật trên cạn, 72 loài tảo biển,
134 loài san hô cứng và 15 loài nhuyễn thể. Động vật chủ yếu là lớp chim và
bò sát như Chim cu, Chim yến, … Về san hô cứng chủ yếu tập trung ở bãi
Gành Hang, bãi lạch Dù (xã Tam Thanh) và các vùng phụ cận. San hô ở Phú
Quý tập trung thành cụm lớn ở mực nước sâu, lúc còn nhỏ chúng kết thành
những khóm cây đa dạng, có màu trắng đục tuyệt đẹp. Trong quá trình sinh
trưởng phát triển chúng liên kết khối lại với nhau thành những cụm lớn và trồi
lên mặt biển tạo thành những đảo nhỏ san hô rất lạ mắt. Đặc biệt ở Phú Quý có
nhiều loại Đồi mồi có giá trị kinh tế cao, ở đây còn phát hiện bãi tập kết của
Rùa biển đến đẻ trứng theo mùa.
36
Về tiềm năng du lịch: Xung quanh đảo có nhiều bãi tắm tốt với bãi cát
trắng mịn nằm trong vịnh nhỏ, đáng kể là bãi tắm vịnh Triều Dương, bãi tắm
Hòn Tranh do ở xa khu dân cư nên ở đây chưa bị con người tác động nhiều và
còn giữ được vẻ hoang sơ, nguyên thủy. Trên bờ có những vách đá đen cấu tạo
như chồng chất về phía biển tạo nên những hang động kỳ thú; dưới nước là
những bãi san hô tập trung, ở đây có thể khai thác các loại hình du lịch lặn biển
khám phá, câu cá, chèo thuyền và nghỉ dưỡng cao cấp. Một số cảnh quan đồi
núi đẹp khác như mũi Cây Thẻ, mũi Gành Hang, bãi Láng hay bãi Trâu ở Long
Hải. Đây là những tài nguyên du lịch sinh thái có giá trị, sẽ là những cơ sở để
phát triển DLST ở đảo Phú Quý trong tương lai.
Về di tích lịch sử: Đảo Phú Quý có nhiều danh lam thắng cảnh khá nổi
tiếng như chùa Linh Quang, vạn An Thạnh, nhiều đền chùa miếu mạo khác
như: dinh Thầy, miếu Bà Công chúa Bàng Tranh. Do sống xa cách đất liền, cư
dân hội tụ của nhiều vùng miền đã tạo cho Phú Quý những nét văn hóa rất khác
lạ với văn hóa đất liền, nhờ đó đã hình thành một dạng tài nguyên văn hóa phi
vật thể rất đặc trưng, khá đặc sắc được du khách và người dân bản xứ ưa thích.
2.2.1.4 Các cảnh quan thiên nhiên-danh thắng khác của tỉnh Bình Thuận:
Tỉnh Bình Thuận có đường bờ biển dài 192 km kéo dài từ mũi Đá Chẹt giáp
Cà Ná thuộc tỉnh Ninh Thuận đến bãi bồi Bình Châu thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu gắn liền với sự phân bố khá đồng đều của các cảnh quan danh thắng
thiên nhiên đặc sắc, bãi biển hoang sơ, sạch mịn với phong cảnh hữu tình,
những núi đá, eo vịnh, những thác nước, hồ đầm, khe suối đã vẽ lên một bức
tranh thiên nhiên hết sức độc đáo của vùng. Cụ thể gồm:
+ Các bãi biển, thác, suối nước khoáng và nước nóng:
Bãi biển Bình Thạnh; bãi Ghềnh Son; cụm bãi biển Vĩnh Thuỷ-Đồi
Dương và Thương Chánh (Phan Thiết); bãi biển Rạng-Hàm Tiến; bãi sau Mũi
Né-Hòn Rơm; bãi Hòn Hồng-Lạch Chùa-Vũng Môn; bãi biển Thuận Quý-Khe
Gà (Hàm Thuận Nam); biển Đồi Dương (Hàm Tân); suối Tiên (Hàm Tiến);
động cát bay Mũi Né; cảnh quan Bàu Trắng (Bắc Bình); thác Bà (Tánh Linh);
37
thác Đầu Trâu, Trượt, Mưa Bay, Reo, hồ Đa Mi,... Các suối nước khoáng, nước
nóng: như suối nước khoáng Vĩnh Hảo (Tuy Phong), suối nước khoáng ĐaKai
(Đức Linh). Ở Hàm Thuận Nam có suối nước khoáng Văn Lâm, Phong Điền;
suối nước nóng Bưng Thị. Suối nước khoáng Núi Bà (Hàm Thuận Bắc)….
+ Các Cù lao nhỏ:
- Hòn Bà (Hàm Tân): là một đảo nhỏ nhô cao giữa biển, cách bờ biển
Lagi, huyện Hàm Tân 2km về phía Đông. Trên hòn Bà hiện còn nhiều cây cổ
thụ. Hiện nay hòn Bà là một trong những thắng cảnh đẹp, là điểm hành hương
và du lịch thu hút nhiều khách tham quan khi đến vùng Hàm Tân .
- Hòn Nghề (Hoà Thắng - Bắc Bình): là một đảo nhỏ diện tích khoảng
350m2
, đảo có hình thù rất giống Rùa biển đang bơi, cách bờ khoảng 400m.
Nơi đây hàng năm được ngư dân khu vực Hoà Thắng tổ chức lễ hội cúng cầu
ngư, kết hợp với đền thờ Ông Nam Hải (cá Voi) trong vùng.
Theo kết quả điều tra của tác giả, các loại hình kinh doanh ven biển là các
Khu du lịch, Khu nghỉ dưỡng, Khách sạn, Nhà hàng, quán giải khát, trong đó
có các dịch vụ như: các dịch vụ thể thao dưới biển (lướt ván buồm, ván diều,
môtô nước, cano); các dịch vụ massage; sân golf; tắm bùn khoáng. Các loại
hình kinh doanh này tăng đáng kể về số lượng so với năm 2008.
Bảng 2.6: Các loại hình kinh doanh ven biển
STT Địa điểm điều tra Nhà
hàng
Cơ sở
Lưu
trú
Thể thao
dưới
biển
Massage Tắm
bùn
khoáng
Golf
1 Hàm Tiến, Phan Thiết 12 28 9 15 3
2 Mũi Né, Phan Thiết 7 16 5 5
3 Hòn Rơm, Phan Thiết 9 8 2 3
4 Phú Hài, Phan Thiết 3 7 2 2 1
5 Tiến Thành, Phan Thiết 5 6
6 Hàm Tân 3 7
38
7 LaGi 6 14 1
8 Tuy Phong 7 12 2
9 Hàm Thuận Bắc 2 5
10 Hàm Thuận Nam 5 10
Tổng 57 113 18 25 2 5
2.2.2 Tài nguyên DLST nhân văn tỉnh Bình Thuận:
Thiên nhiên ưu đãi cho tỉnh Bình Thuận không những về cảnh quan
thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn để lại cho tỉnh Bình Thuận suốt từ hải đảo Phú
Quý đến vùng đất liền những tài nguyên nhân văn quý giá mang tầm giá trị
quốc gia và khu vực đó là một nền văn hóa Chămpa phát triển rực rỡ trước khi
lụi tàn, những di sản vật thể để lại không thể kể hết được phân bố tương đối
đều khắp trên lãnh thổ của tỉnh. Đây là tiền đề vững chắc để phát triển du lịch
sinh thái văn hóa bản địa trong tương lai.
2.2.2.1 Các di tich lịch sử-văn hóa:
a/ Các tháp Chăm nổi tiếng:
Trong gần 2.000 năm tồn tại và phát triển, vương quốc Chăm Pa đã sáng
tạo ra nền văn hóa đặc sắc từng vang bóng một thời, dãi đất từ Ninh Thuận cho
đến Bình Thuận có hàng chục di tích nhóm đền tháp Chăm. Tháp Chăm được
xây bằng gạch, kỹ thuật sử dụng gạch đất nung thật tuyệt diệu và tinh vi. Cụ
thể những cụm tháp nổi tiếng ở tỉnh Bình Thuận bao gồm:
- Nhóm đền tháp Poshanư (Tháp Phố Hài): nằm trên đồi cao khoảng
50m, dưới chân đồi là biển cả, Pôshanư là nhóm đền tháp Chăm có vị trí quan
trọng so với các di tích kiến trúc ở Bình Thuận cũng là nơi diễn ra lễ hội Tết
Kate của người Chăm ở Bình Thuận.
- Ba nhóm tháp mới được phát hiện gần Phan Thiết: Tháp bà Châu Rế;
Tháp làng Ghọ; Tháp Pô Ptao Yang Tôm.
- Nhóm các đền thờ và di tích văn hóa Chăm ở Bình Thuận: đền thờ Pô
Klông Mơh Nai; đền thờ Pô Nít; đền thờ công chúa Bàng Tranh (hay Vàng
Chanh); vòng thành Sông Lũy, bảo tàng Chăm (Phan Thanh-Bắc Bình).
39
b/ Các đình – chùa - miếu:
Một số chùa tiêu biểu được khách hành hương thăm viếng hàng năm
gồm: Đình Xuân An (tại Chợ Lầu, Bắc Bình); đình Xuân Hội (Sông Luỹ, Bắc
Bình); đình Làng Đức Thắng, Đức Nghĩa (Phan Thiết); đình làng Phú Hội
(Hàm Thuận Bắc); miếu Bình Thạnh; Chùa Hang Cổ Thạch Tự (Tuy Phong);
chùa Linh Sơn Tự (chùa Núi Tà Cú, Hàm Thuận Nam); Linh Quang Tự (Tam
Thanh, Phú Quý); dinh Thầy Thím (Tân Hải, Hàm Tân); Ở Phan Thiết có dinh
vạn thờ cá Voi Thần Nam Hải; Ngoạ du sào và mộ chí sỹ Nguyễn Thông; di
tích Dục Thanh; bia chiến thắng Hoài Đức-Bắc Ruộng (Tánh Linh)...
c/ Các di tích lịch sử nổi tiếng khác:
Chi nhánh bảo tàng Hồ Chí Minh: nơi lưu giữ và trưng bày những hiện
vật, hình ảnh về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ, đặc biệt nơi đây có di tích
Dục Thanh, là ngôi trường mà Bác đã dừng chân dạy học vài năm trước khi ra
đi tìm đường cứu nước; khu căn cứ kháng chiến Lê Hồng Phong (Bình Thuận).
2.2.2.2 Các lễ hội tiêu biểu:
a/ Lễ hội dân gian của người Chăm và dân tộc khác: lễ Suk Yâng
(tháng 9 theo lịch Chăm); lễ Rija Nưga (lễ tống ôn), lễ Plao Paxah (cúng hoa
màu), lễ Pơh Păng Yang (khai mương đắp đập), lễ Kap Hlâu Krong (cầu mưa
thuận gió hòa), lễ Pô Bphum (cúng ruộng đất); lễ tết Thần Lúa của người
K’Ho, lễ tết Nhô Vrê R’He-mừng lúa trĩu hạt, lễ cúng Thần Lúa của người
Churu và người Mạ,…
b/ Lễ hội dân gian người Việt và người Hoa: lễ hội dinh Thầy Thím
(rằm tháng 9 âm lịch); lễ hội Nghinh Ông của người Hoa (hạ tuần tháng 7 Âm
lịch); lễ Nghinh Ông Nam Hải; lễ giỗ tổ chùa Cổ Thạch (25 tháng 5 âm lịch);
lễ giỗ tổ chùa Núi Tà Cú (5 tháng 10 âm lịch).
c/ Lễ hội tôn giáo: lễ Phật Đản, Vu Lan, lễ rước bà Thiên Hậu, lễ Trung
Thu, Tam Nguyên, Giáng Sinh, Phục Sinh. …
d/ Lễ của các ngành nghề: như nghề may, nghề cá, nghề bạc, nghề
mộc, nghề làm bánh tráng, nghề rang hạt dưa, nghề đúc đồng…
40
e/ Các làng nghề:
i/ Làng nghề truyền thống cổ: gồm có làng nghề làm gốm Xóm Giàn,
Xóm Gọ, Xóm Nồi (Trí Đức–Bắc Bình); dệt thổ cẩm ở làng Chăm Phan Hoà
(Bắc Bình); nghề đúc đồng với hai sản phẩm đặc biệt là chuông và tượng đồng
ở Xuân Phong - Đại Nẫm (Phan Thiết); nghề kim hoàn; nghề làm nhạc cụ dân
tộc Chăm của ông Cả Vỗ (Bắc Bình), …
ii/ Làng nghề thủ công dân gian: nghề làm nước mắm ở các địa
phương đã làm nên tên tuổi sản phẩm nước mắm của tỉnh Bình Thuận phải kể
đến các nơi: Phan Rí, Liên Hương, Mũi Né, Phú Hài, Phan Thiết. Nghề làm
bánh tráng Chợ Lầu, Phan Rí; nghề chế biến hạt dưa là các làng nghề như Hàm
Đức, Phú Long, Chợ Lầu,… Nghề làm cốm tại Hàm Thuận Bắc, Phan Thiết,…
2.2.2.3 Các loại hình nghệ thuật, ca múa nhạc, sân khấu hiện đại và
truyền thống:
Với những chương trình biểu diễn đặc thù trong các hoạt động du lịch
sinh thái văn hóa phục vụ du khách như: ca múa nhạc truyền thống dân tộc đội
văn nghệ Chăm - Bắc Bình, Đoàn ca nhạc kịch Biển Xanh, hò bả trạo, ca múa
nhạc kịch hiện đại, đã tạo hứng thú và hấp dân du khách đến thăm.
2.3 Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận:
2.3.1 Vị trí địa lý kinh tế du lịch Bình Thuận với tình hình tăng trưởng:
2.3.1.1 Cở sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch:
Bảng 2.7: Số cơ sở của các cơ sở lưu trú và số buồng, giường của khách
sạn xếp theo tiêu chuẩn sao
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Tăng trưởng bình quân
hàng năm (%)
Tổng số cơ sở 45 55 69 81 21,64
Phan Thiết 42 54 62 70 18,56
LaGi - 1 1 -
Tuy Phong - 3 1 1 -
Hàm Thuận Nam 3 4 7 32,64
41
Hàm Tân - 2.773 1 2 -
Số buồng 2.268 5.289 3.421 3.919 20,00
Số giường 4.335 6.133 7.064 17,68
Loại 4 sao 7
Tổng số cơ sở 5 7 11 11 30,06
+ Phan Thiết 5 10 10 25,99
+ LaGi - 1 1 -
Số buồng 486 716 1.032 1.035 28,66
Số giường 763 1.224 1.666 1.672 29,89
Loại 3 sao
Tổng số cơ sở 10 12 14 17 19,35
+ Phan Thiết 9 11 12 13 13,04
+ Tuy Phong - 1 1 -
+ Hàm Thuận Nam 1 1 1 3 44,22
Số buồng 634 699 823 999 16,38
Số giường 1123 1.240 1.450 1.761 16,17
Loại 2 sao
Tổng số cơ sở 18 21 25 30 18,56
+ Phan Thiết 16 19 22 26 17,57
+ Hàm Thuận Nam 2 2 3 4 25,99
Số buồng 835 922 1.050 1.260 14,70
Số giường 1.737 1.862 1.986 2.383 11,12
Loại 1 sao
Tổng số cơ sở 12 15 19 23 24,22
+ Phan Thiết 12 15 18 21 20,51
+ Hàm Tân - 1 2 -
Số buồng 313 436 516 625 25,90
Số giường 712 963 1.031 1.248 20,57
Nguồn: Cục Thống kê Bình Thuận
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.

More Related Content

Similar to Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.

Khóa Luận Về Khả Năng Phát Triển Loại Hình Du Lịch Từ Thiện Tại Hải Phòng.doc
Khóa Luận Về Khả Năng Phát Triển Loại Hình Du Lịch Từ Thiện Tại Hải Phòng.docKhóa Luận Về Khả Năng Phát Triển Loại Hình Du Lịch Từ Thiện Tại Hải Phòng.doc
Khóa Luận Về Khả Năng Phát Triển Loại Hình Du Lịch Từ Thiện Tại Hải Phòng.docmokoboo56
 
Khóa Luận Tiềm Năng Và Một Số Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Trà Cổ 9 Điểm.doc
Khóa Luận Tiềm Năng Và Một Số Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Trà Cổ 9 Điểm.docKhóa Luận Tiềm Năng Và Một Số Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Trà Cổ 9 Điểm.doc
Khóa Luận Tiềm Năng Và Một Số Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Trà Cổ 9 Điểm.docmokoboo56
 
Luận Văn Về Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tiên Lãng 9 Điểm.doc
Luận Văn Về Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tiên Lãng 9 Điểm.docLuận Văn Về Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tiên Lãng 9 Điểm.doc
Luận Văn Về Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tiên Lãng 9 Điểm.docmokoboo56
 
Luận Văn Phát triển du lịch huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.doc
Luận Văn Phát triển du lịch huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.docLuận Văn Phát triển du lịch huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.doc
Luận Văn Phát triển du lịch huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.docsividocz
 
Luận Văn Nghiên Cứu Khai Thác Tndl Nhân Văn Thành Phố Hạ Long Phục Vụ Phát Tr...
Luận Văn Nghiên Cứu Khai Thác Tndl Nhân Văn Thành Phố Hạ Long Phục Vụ Phát Tr...Luận Văn Nghiên Cứu Khai Thác Tndl Nhân Văn Thành Phố Hạ Long Phục Vụ Phát Tr...
Luận Văn Nghiên Cứu Khai Thác Tndl Nhân Văn Thành Phố Hạ Long Phục Vụ Phát Tr...tcoco3199
 
Luận Văn Nghiên Cứu Khai Thác Tndl Nhân Văn Thành Phố Hạ Long Phục Vụ Phát Tr...
Luận Văn Nghiên Cứu Khai Thác Tndl Nhân Văn Thành Phố Hạ Long Phục Vụ Phát Tr...Luận Văn Nghiên Cứu Khai Thác Tndl Nhân Văn Thành Phố Hạ Long Phục Vụ Phát Tr...
Luận Văn Nghiên Cứu Khai Thác Tndl Nhân Văn Thành Phố Hạ Long Phục Vụ Phát Tr...tcoco3199
 
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docxluan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docxHiuL499086
 
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docxluan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docxHiuL499086
 
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docxluan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docxHiuL499086
 
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.pdf
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.pdfluan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.pdf
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.pdftrmynguyn98
 
Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh phú thọ 6307952
Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh phú thọ 6307952Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh phú thọ 6307952
Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh phú thọ 6307952jackjohn45
 
LUẬN VĂN CHÍNH SÁCH CÔNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN...
LUẬN VĂN CHÍNH SÁCH CÔNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN...LUẬN VĂN CHÍNH SÁCH CÔNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN...
LUẬN VĂN CHÍNH SÁCH CÔNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN...PinkHandmade
 

Similar to Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận. (20)

Khóa Luận Về Khả Năng Phát Triển Loại Hình Du Lịch Từ Thiện Tại Hải Phòng.doc
Khóa Luận Về Khả Năng Phát Triển Loại Hình Du Lịch Từ Thiện Tại Hải Phòng.docKhóa Luận Về Khả Năng Phát Triển Loại Hình Du Lịch Từ Thiện Tại Hải Phòng.doc
Khóa Luận Về Khả Năng Phát Triển Loại Hình Du Lịch Từ Thiện Tại Hải Phòng.doc
 
Luận án: Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ, HAY
Luận án: Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ, HAYLuận án: Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ, HAY
Luận án: Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ, HAY
 
Tóm Tắt Luận Án Tiến Sĩ Phát triển bền vững du lịch tỉnh Khánh Hòa.doc
Tóm Tắt Luận Án Tiến Sĩ Phát triển bền vững du lịch tỉnh Khánh Hòa.docTóm Tắt Luận Án Tiến Sĩ Phát triển bền vững du lịch tỉnh Khánh Hòa.doc
Tóm Tắt Luận Án Tiến Sĩ Phát triển bền vững du lịch tỉnh Khánh Hòa.doc
 
Khóa Luận Tiềm Năng Và Một Số Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Trà Cổ 9 Điểm.doc
Khóa Luận Tiềm Năng Và Một Số Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Trà Cổ 9 Điểm.docKhóa Luận Tiềm Năng Và Một Số Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Trà Cổ 9 Điểm.doc
Khóa Luận Tiềm Năng Và Một Số Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Trà Cổ 9 Điểm.doc
 
Luận Văn Về Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tiên Lãng 9 Điểm.doc
Luận Văn Về Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tiên Lãng 9 Điểm.docLuận Văn Về Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tiên Lãng 9 Điểm.doc
Luận Văn Về Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tiên Lãng 9 Điểm.doc
 
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở HuếLuận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
 
Đề tài: Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà
Đề tài: Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát BàĐề tài: Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà
Đề tài: Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà
 
Luận án: Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, HAY
Luận án: Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, HAYLuận án: Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, HAY
Luận án: Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, HAY
 
Luận Văn Phát triển du lịch huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.doc
Luận Văn Phát triển du lịch huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.docLuận Văn Phát triển du lịch huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.doc
Luận Văn Phát triển du lịch huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.doc
 
Luận văn thạc sĩ - Khai thác ẩm thực của bình định để phát triển du lịch.doc
Luận văn thạc sĩ - Khai thác ẩm thực của bình định để phát triển du lịch.docLuận văn thạc sĩ - Khai thác ẩm thực của bình định để phát triển du lịch.doc
Luận văn thạc sĩ - Khai thác ẩm thực của bình định để phát triển du lịch.doc
 
Luận Văn Nghiên Cứu Khai Thác Tndl Nhân Văn Thành Phố Hạ Long Phục Vụ Phát Tr...
Luận Văn Nghiên Cứu Khai Thác Tndl Nhân Văn Thành Phố Hạ Long Phục Vụ Phát Tr...Luận Văn Nghiên Cứu Khai Thác Tndl Nhân Văn Thành Phố Hạ Long Phục Vụ Phát Tr...
Luận Văn Nghiên Cứu Khai Thác Tndl Nhân Văn Thành Phố Hạ Long Phục Vụ Phát Tr...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Khai Thác Tndl Nhân Văn Thành Phố Hạ Long Phục Vụ Phát Tr...
Luận Văn Nghiên Cứu Khai Thác Tndl Nhân Văn Thành Phố Hạ Long Phục Vụ Phát Tr...Luận Văn Nghiên Cứu Khai Thác Tndl Nhân Văn Thành Phố Hạ Long Phục Vụ Phát Tr...
Luận Văn Nghiên Cứu Khai Thác Tndl Nhân Văn Thành Phố Hạ Long Phục Vụ Phát Tr...
 
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docxluan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
 
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docxluan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
 
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docxluan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
 
luan van thac si tim hieu nhu cau du lich cong vu cua khach dai loan
luan van thac si tim hieu nhu cau du lich cong vu cua khach dai loanluan van thac si tim hieu nhu cau du lich cong vu cua khach dai loan
luan van thac si tim hieu nhu cau du lich cong vu cua khach dai loan
 
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.pdf
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.pdfluan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.pdf
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.pdf
 
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch tỉnh Phú ThọLuận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ
 
Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh phú thọ 6307952
Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh phú thọ 6307952Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh phú thọ 6307952
Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh phú thọ 6307952
 
LUẬN VĂN CHÍNH SÁCH CÔNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN...
LUẬN VĂN CHÍNH SÁCH CÔNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN...LUẬN VĂN CHÍNH SÁCH CÔNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN...
LUẬN VĂN CHÍNH SÁCH CÔNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN...
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562

Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562 (20)

Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
 
Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...
Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...
Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...
 
Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.
Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.
Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.
 
Tổng Hợp 320+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...
Tổng Hợp 320+  Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...Tổng Hợp 320+  Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...
Tổng Hợp 320+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...
 
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương MạiLuận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
 
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.
 
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.
 
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
 
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công TyLuận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
 
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Nhà Nước Về Văn HóaLuận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
 
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
 
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh ViênLuận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
 
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
 
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
 
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Giáo Viên Trung Học Cơ Sở.
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Giáo Viên Trung Học Cơ Sở.Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Giáo Viên Trung Học Cơ Sở.
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Giáo Viên Trung Học Cơ Sở.
 

Recently uploaded

Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.

  • 1. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 536 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM --------------- TRƯƠNG THỊ HẢI THUẬN PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG CHO TỈNH BÌNH THUẬN THỜI KỲ 2014 – 2020 LUẬN VĂN THẠC SỸ TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2022
  • 2. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 536 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM --------------- TRƯƠNG THỊ HẢI THUẬN PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG CHO TỈNH BÌNH THUẬN THỜI KỲ 2014 - 2020 LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mã ngành: 60340102 CÁN BỘ HƯỚNGDẪN KHOAHỌC:TS.LƯU THANHTÂM TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2022
  • 3. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 536 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : TIẾN SĨ LƯU THANH TÂM Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 08 tháng 02 năm 2015. Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 PGS. TS. Nguyễn Phú Tụ Chủ tịch 2 PGS. TS. Vũ Ngọc Bích Phản biện 1 3 TS. Lại Tiến Dĩnh Phản biện 2 4 TS. Lê Quang Hùng Ủy viên 5 TS. Mai Thanh Loan Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
  • 4. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 536 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 2015 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: TRƯƠNG THỊ HẢI THUẬN Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 23/10/1978 Nơi sinh: TP. PHAN THIẾT Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh MSHV: 1341820071 I- Tên đề tài: PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG CHO TỈNH BÌNH THUẬN THỜI KỲ 2014 - 2020 II- Nhiệm vụ và nội dung: - Tổng hợp các số liệu, biên hội và kế thừa các nghiên cứu, tài liệu liên quan. - Phân tích, đánh giá tiềm năng phát triển của ngành du lịch nói chung và phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2014-2020. - Bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm định hướng phát triển bền vững du lịch sinh thái của Bình Thuận. Trong đó chú trọng đến các giải pháp về du lịch sinh thái. III- Ngày giao nhiệm vụ: 31/7/2014 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 20/1/2015 V- Cán bộ hướng dẫn: TIẾN SĨ LƯU THANH TÂM CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
  • 5. i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Trương Thị Hải Thuận - tác giả luận văn cao học này. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn (Ký và ghi rõ họ tên) TRƯƠNG THỊ HẢI THUẬN
  • 6. ii LỜI CÁM ƠN Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (Hutech) đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báo trong suốt thời gian tôi học tại trường, đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn TS. Lưu Thanh Tâm đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này nhờ vậy mà tôi có thể hoàn thành nghiên cứu này. Tiếp theo tôi xin chân thành cảm ơn Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận; các Ban ngành Công ty Cổ phần Du lịch Bình Thuận; Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và tập thể lớp 13SQT11 đã luôn giúp đỡ động viên tôi trong suốt thời gian học tập và làm luận văn này. Trong suốt thời gian làm luận văn, tuy tôi đã cố gắng để hoàn thiện luận văn, luôn tiếp thu ý kiến đóng góp của thầy hướng dẫn và bạn bè cũng như các anh chị trong lĩnh vực du lịch Bình Thuận, tuy nhiên sẽ không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp và phản hồi quý báu của quý Thầy, Cô và bạn đọc. Trân trọng cảm ơn. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01năm 2022Tác giả Trương Thị Hải Thuận
  • 7. 3 TÓM TẮT Bình Thuận là địa phương có tiềm năng phát triển du lịch so với các địa phương khác trong cả nước. Là một tỉnh giàu tài nguyên về biển, rừng, khoáng sản, còn là nơi ẩn chứa nhiều di tích lịch sử, cảnh quan, văn hóa, v.v … Với những lợi thế sẵn có và sự cố gắng không ngừng của chính quyền, nhân dân, ngành du lịch tỉnh Bình Thuận trong những năm qua phát triển vượt bậc, trở thành một trong những vùng du lịch hấp dẫn nhất trong cả nước và khu vực (Theo kết quả xếp hạng tháng 11 năm 2010 của Tạp chí Traveler’s thuộc National Geographic (Mỹ), bãi biển Mũi Né của Việt Nam nằm trong nhóm xếp hạng 100 bãi biển nổi tiếng thế giới). Nhưng hiện nay Bình Thuận có nhiều hạn chế về giao thông đối ngoại (không có sân bay, không có cảng biển, đường bộ từ thành phố Hồ Chí Minh đến Bình Thuận mất quá nhiều thời gian) và chưa đa dạng các loại hình du lịch. Thực trạng khai thác du lịch ở Bình Thuận trong những năm qua còn nhiều bất cập, tập trung vào khai thác tài nguyên sẵn có mà chưa đầu tư, bảo vệ, tôn tạo một cách thỏa đáng dẫn đến hậu quả là tình trạng xuống cấp của các điểm tham quan du lịch, chưa khai thác hết giá trị tiềm năng du lịch cũng như chưa hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế. Với những tồn tại và hạn chế nói trên, để phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng, việc nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái Bình Thuận là hết sức cần thiết và cấp bách. Dưới đây tóm tắt những kết quả nghiên cứu của Luận văn:  Phát triển bền vững nói chung và phát triển du lịch sinh thái bền vững thông qua việc tổng hợp và khái quát các khái niệm, nguyên tắc, tiêu chuẩn về du lịch sinh thái và phát triển du lịch bền vững làm cơ sở khoa học, lý luận nghiên cứu của luận văn.  Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn và phát triển du lịch sinh thái bền vững của các điểm du lịch sinh thái ở Việt Nam nhằm tìm ra những giải pháp hợp lý có thể áp dụng cho phát triển du lịch sinh thái ở Bình Thuận một cách bền vững.  Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển ngành du lịch của tỉnh Bình Thuận, phản ánh những thành công và những hạn chế còn tồn tại, những vướng mắc giữa chính
  • 8. 4 sách và thực thi, những mặt yếu kém trong phát triển du lịch chưa được giải quyết để qua đó tổng kết, đánh giá về tiềm năng, hạn chế du lịch của Tỉnh.  Mô tả thực trạng phát triển du lịch, đánh giá tác động tích cực và tiêu cực của phát triển du lịch sinh thái. Trên cơ sở đó đề xuất sơ bộ các giải pháp cơ bản, kiến nghị hướng đi đúng cho ngành du lịch sinh thái tỉnh Bình Thuận trên con đường đạt đến sự bền vững.  Trên cơ sở nêu những lý luận và thực tiễn, đi sâu phân tích đánh giá hiện trạng phát triển du lịch chung cũng như phát triển du lịch sinh thái bền vững của tỉnh Bình Thuận từ năm 1991 đến 2013, luận văn sẽ tập trung đề xuất các giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2014- 2020. Tác giả mong muốn luận văn sẽ góp một phần nhỏ trong chiến lược phát triển bền vững du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng của tỉnh Bình Thuận, đồng thời xây dựng ngành du lịch sinh thái của tỉnh Bình Thuận có thương hiệu uy tín trong nước và thế giới.
  • 9. 5 ABSTRACT Binh Thuan is a place, which has tourism development potential compared with other regions in the country. This province is rich in natural resources of the sea, forests and minerals. It also has hidden charm of historical places, landscapes, cultural beauty, etc. With the available advantages and the continuing efforts of the government, people, Binh Thuan Provincial Tourism in the past years has had outstanding development. It has become one of the most attractive tourist areas in the country and in the region. (According to the ranking of Traveler’s Magazine - National Geographic (USA) in November 2010, Mui Ne beach in Vietnam was ranked in the top 100 world- famous beaches.) However, Binh Thuan currently still has many restrictions on outbound traffic (no airport, no seaport, road traffic from Ho Chi Minh City to Binh Thuan Province takes too much time). Forms of tourism here are not diverse enough. The currently status of Binh Thuan tourism operation in recent years has many shortcomings. It only focuses on exploiting the available resources without adequately investment, protection, and embellishment. This leads to many consequences such as the degradation of the tourist attractions, inadequate exploitation of tourism potential value as well as not enough attractive tourism to domestic and international tourists. Because of those existing restrictions and limitations above, to develop tourism in general and ecotourism in particular, the research for development of ecotourism in Binh Thuan is extremely urgent and essential. The following summarizes the research results of the Thesis:  Suggest sustainable development in general and sustainable ecotourism development in particular through the synthesis and generalization of concepts, principles, standards for ecotourism and sustainable tourism development. Those are the research theoretical and scientific bases of the Thesis.  Research the practical experience of sustainable ecotourism development of ecotourism attractions in Vietnam to find reasonable solutions that can be applied to the development of eco-tourism in Binh Thuan in a sustainable way.
  • 10. 6  Analyze and assess the status of tourism development in Binh Thuan. Reflect the successes and limitations existing, the problems between policy and implementation, the unresolved weaknesses in tourism development. Through which we summarize and evaluate the provincial potential and limitations of tourism.  Describe the currently status of tourism development. Assess the positive and negative impact of ecotourism development. On that basis, we propose basic preliminary solutions; recommend the right approach for the ecotourism sector of Binh Thuan Province on the way reaching sustainability.  Based on outlining the theoretical and practical points, we pay attention to the analysis and assessment of the current state of tourism development in general as well as the development of sustainable ecotourism in Binh Thuan Province from 1991 to 2013. As a result, this Thesis will focus on proposing solutions to develop sustainable ecotourism for Binh Thuan Province in the period 2014- 2020. The author wishes that this Thesis would contribute a small part to the strategy of sustainable tourism development in general and sustainable ecotourism development in particular for Binh Thuan Province as well as to the building of ecotourism industry of Binh Thuan Province to have a respected brand in the country and in the world.
  • 11. 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI 1.1. Khái niệm về phát triển bền vững và du lịch sinh thái: 1.1.1. Khái niệm về phát triển bền vững: Có thể nói rằng mọi vấn đề về môi trường đều bắt nguồn từ phát triển. Do đó, năm 1987 Uỷ ban Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc đã đưa ra khái niệm Phát triển bền vững: "Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai". Năm 2002, tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững được tổ chức ở Cộng hòa Nam Phi đã thống nhất khái niệm “Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa ba mặt của sựu phát triển đó là sự phát triển bền vững về kinh tế, phát triển bền vững về xã hội và phát triển bền vững về môi trường". Bền vững về kinh tế: kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá-xã hội, với việc sử dụng các điều kiện nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên, khoa học, công nghệ. Bền vững về xã hội: phát triển kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định phải đi đôi với dân chủ công bằng và tiến bộ xã hội. Bền vững về tài nguyên và môi trường: sử dụng các dạng tài nguyên thiên nhiên tái tạo trong phạm vi chịu tải của chúng. Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhìn chung không bị các hoạt động của con người làm ô nhiễm, suy thoái và tổn hại. Trong phát triển bền vững, điều cần chú ý nhất là thỏa mãn các nhu cầu hiện tại và không làm tổn hại đến sự thỏa mãn các nhu cầu trong tương lai, đảm bảo sử dụng đúng mức và ổn định tài nguyên thiên nhiên, môi trường sống. Như vậy, phát triển bền vững không chỉ là phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội một cách bền vững
  • 12. 8 nhờ khoa học công nghệ tiên tiến mà còn phải đảm bảo những điều kiện môi trường thiết yếu cho con người đang tồn tại và cho các thế hệ sẽ tồn tại. 1.1.2. Khái niệm về du lịch sinh thái: Du lịch sinh thái được quan niệm là một loại hình du lịch bền vững gắn với môi trường thiên nhiên. Các khái niệm phổ biến về DLST mà các nhà nghiên cứu về du lịch đã đưa ra và được đa số các diễn đàn quốc tế về DLST thừa nhận như: Hector Ceballos-Lascurain-một nhà nghiên cứu tiên phong về du lịch sinh thái định nghĩa DLST lần đầu tiên vào năm 1987 như sau: “DLST là du lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với những mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh và giới động-thực vật hoang dã, cũng như những biểu thị văn hóa được khám phá trong những khu vực này”. Năm 1991, đã xuất hiện khái niệm về Du lịch sinh thái. "Du lịch sinh thái là loại hình du lịch diễn ra trong các vùng có hệ sinh thái tự nhiên còn bảo tồn khá tốt nhằm mục tiêu nghiên cứu, chiêm ngưỡng, thưởng thức phong cảnh, động thực vật cũng như các giá trị văn hoá hiện hữu" (Boo,1991). Đối với các tổ chức quốc tế, định nghĩa về DLST do Hiệp hội Du lịch Sinh thái quốc tế (The Internation Ecotourism society) đưa ra hiện được sử dụng khá phổ biến như sau: “DLST là du lịch có trách nhiệm với các khu vực thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện được phúc lợi cho nhân dân địa phương”. Hình 1.1: Sơ đồ Sự tiếp cận của Phát triển bền vững là nền tảng của DLST (UNWTO, 2009)
  • 13. 9 1.1.3. Một số định nghĩa về Du lịch sinh thái ở Việt Nam: Ở Việt Nam vào năm 1999 trong khuôn khổ hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển DLST đã đưa ra định nghĩa như sau: “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường và văn hóa, đảm bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa phương và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn”. Năm 2000, Lê Huy Bá cũng đưa ra khái niệm về du lịch sinh thái “Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triển môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững”. Trong luật Du lịch Việt Nam do Quốc hội thông qua năm 2005, có một định nghĩa khá ngắn gọn về du lịch sinh thái “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”. Hình 1.2: Sơ đồ DLST là một khái niệm của PTBV (UNWTO, 2009)
  • 14. 10 Hay một dạng mở rộng khác của du lịch sinh thái về văn hóa bản địa: “Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống”. Nhìn chung các khái niệm về du lịch sinh thái đang sử dụng tại Việt Nam đều có sự thống nhất trên quan điểm về nội dung đề cập là: thiên nhiên, bản sắc văn hóa, trách nhiệm và lợi ích của cộng đồng và phát triển bền vững, tuy nhiên còn đề cập chung chung và chưa toàn diện. Theo đó, du lịch sinh thái là hình thức phát triển du lịch bền vững. Nội dung hoạt động diễn ra trong môi trường thiên nhiên, không chỉ là loại hình du lịch thiên nhiên hấp dẫn, mà còn là du lịch có trách nhiệm, hỗ trợ các mục tiêu bảo vệ môi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa, phát triển cộng đồng và có tính giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường, duy trì các nguồn tài nguyên du lịch, tiến tới phát triển bền vững. Mục đích lớn nhất của DLST là góp phần tăng trưởng kinh tế, xã hội của quốc gia và địa phương. Đây có thể coi là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển của du lịch sinh thái. Tóm lại, du lịch sinh thái là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại các điểm tự nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và đặc điểm văn hóa đã tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện hành, qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế những tác động tiêu cực do khách quan gây ra và tạo ra lợi ích cho những người dân địa phương tham gia tích cực. 1.2. Những nguyên tắc và điều kiện cơ bản để phát triển du lịch sinh thái: 1.2.1. Những nguyên tắc của Du lịch sinh thái bền vững: Các cơ sở nền tảng ban đầu làm kim chỉ nam cho hoạt động DLST bao gồm: - Nghiên cứu và bảo tồn các giá trị thiên nhiên, giá trị văn hóa. - Tăng cường nội dung giáo dục môi trường. - Tổ chức đồng bộ và chuyên nghiệp về nghiệp vụ du lịch và lữ hành nhằm giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường. - Hướng mọi khả năng đến việc góp phần bảo vệ môi trường.
  • 15. 11 Từ đó du lịch sinh thái khi hướng đến mục tiêu bền vững đã xây dựng các nguyên tắc cơ bản sau đây: a. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên một cách bền vững: bao gồm tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn. Cân đối hài hòa trong việc sử dụng một cách bền vững nguồn tài nguyên là nền tảng cơ bản nhất của việc phát triển du lịch sinh thái. b. Bảo tồn tính đa dạng về tự nhiên, văn hóa,… (chủng loài các hệ động thực vật, bản sắc văn hóa dân tộc,…) vì DLST lấy bảo tồn là tiêu chí hàng đầu trong hoạt động, khai thác du lịch chỉ là hoạt động thứ yếu. c. Thúc đẩy chương trình giáo dục và huấn luyện để cải thiện, quản lý di sản và các loại tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả. Tác động giảm thiểu mức tiêu thụ tài nguyên hiện có, giảm thiểu lượng chất thải một cách triệt để nhằm nâng cao chất lượng môi trường. d. Trong quá trình khai thác họat động DLST, cần phối hợp mục tiêu hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương, vì trách nhiệm của DLST là đóng góp vào phúc lợi của cộng đồng địa phương như là một sự đầu tư gián tiếp cho bảo tồn, góp phần tạo tính tương tác bền vững cho hoạt động DLST từ địa bàn sở tại. e. Phối hợp lồng ghép hài hòa giữa chiến lược phát triển du lịch của địa phương, vùng và của quốc gia. f. Tạo điều kiện thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương.Với sự tham gia tích cực của cộng đồng sở tại không chỉ đem lại lợi ích cho riêng cộng đồng, cho môi trường sinh thái mà còn góp phần tăng cường khả năng đáp ứng tính đa dạng sản phẩm của DLST. g. Triển khai các họat động tư vấn các nhóm lợi ích và công chúng. Tư vấn giữa công nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan nhằm đảm bảo cho sự hợp tác lâu dài cũng như giải quyết các xung đột có thể nảy sinh. h. Marketing du lịch một cách trung thực và có trách nhiệm. Phải cung cấp cho du khách những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm nhằm nâng cao sự tôn trọng của du khách đến môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa khu du lịch, qua đó góp phần thỏa mãn nhu cầu của du khách.
  • 16. 12 i. Tổ chức đào tạo các thành viên quản lý, chuyên nghiệp hóa các nhân viên phục vụ trong họat động kinh doanh du lịch nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. 1.2.2. Các điều kiện cơ bản để phát triển du lịch sinh thái: Theo từ nguồn của Phạm Trung Lương, 2002. Du lịch sinh thái những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội thì xuất phát từ nguyên tắc và mục tiêu của DLST, có thể tổng quát hóa các điều kiện để phát triển DLST theo năm nội dung cơ bản sau đây: - Điều kiện thứ nhất: để có thể tổ chức tốt được loại hình DLST tại một điểm đến điều kiện trước tiên là ở đó phải tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh học cao, có sức hấp dẫn du khách. Sinh thái tự nhiên được hiểu là sự cộng sinh của các điều kiện địa lý, khí hậu khu vực và các động thực vật bao gồm: Sinh thái tự nhiên; Sinh thái động vật; Sinh thái thực vật; Sinh thái nông nghiệp điển hình; Sinh thái khí hậu; Sinh thái nhân văn. Các yếu tố sinh thái đặc thù nêu trên góp phần nổi bật tính chất DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên. Tuy nhiên ngày nay DLST cũng còn phát triển hoạt động dưới nhiều loại hình khác như: du lịch sinh thái vùng nông thôn, du lịch trang trại điển hình, du lịch sinh thái văn hóa. - Điều kiện thứ hai: nói lên tính chất quản lý tổ chức của con người nghĩa là: + Đòi hỏi tính chuyên nghiệp của nhân viên tác nghiệp trong hoạt động DLST. Vì để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao sự hiểu biết cho khách du lịch sinh thái, người hướng dẫn viên du lịch ngoài khả năng về ngôn ngữ truyền đạt, còn là người có am hiểu các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hóa cộng đồng sở tại. Yếu tố này rất quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động DLST. Trong nhiều trường hợp, cần thiết phải có sự cộng tác của người địa phương để có những hiểu biết tốt nhất truyền đạt đến cho du khách. + Đòi hỏi người quản lý điều hành phải có nguyên tắc cụ thể. Trước đây các nhà điều hành du lịch truyền thống thường chỉ quan tâm đến lợi nhuận và không có bất kỳ cam kết nào cho việc bảo tồn hoặc quản lý các khu thiên nhiên, họ chỉ đơn giản là tạo cho du khách cơ hội để nhận biết những giá trị tự nhiên và văn hóa mặc
  • 17. 13 cho sau này những giá trị này suy giảm hay vĩnh viễn biến mất. Ngược lại các nhà điều hành và quản lý DLST luôn có sự cộng tác chặt chẽ giữa với các nhà quản lý của những khu bảo tồn thiên nhiên và cả cộng đồng địa phương để thiết lập những nguyên tác quản lý với mục đích đóng góp vào việc bảo vệ một cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa, cải thiện cuộc sống và nâng cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương và khách du lịch. - Điều kiện thứ ba: mục đích hạn chế đến mức tối đa các tác động có thể có do hoạt động DLST gây ra cho tự nhiên và môi trường, do đó DLST phải tính đến điều kiện “sức chứa” hoặc “sức tải”. Khái niệm sức chứa được hiểu ở 4 khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý học và xã hội học. Sức chứa về khía cạnh vật lý được hiểu là lượng khách tối đa mà điểm đến DLST có thể tiếp nhận, điều này liên quan đến những tiêu chuẩn tối thiểu về không gian đối với mỗi du khách cũng như đối với nhu cầu sinh hoạt của họ. - Điều kiện thứ tư: thỏa mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết của khách DLST. Việc thỏa mãn những mong muốn của khách DLST với những kinh nghiệm, hiểu biết mới về tự nhiên, văn hóa bản địa là một công việc rất phức tạp nhưng nó lại là yêu cầu thực sự cần thiết đối với sự tồn tại lâu dài của DLST. Vì vậy những dịch vụ để làm hài lòng du khách phải là ưu tiên hàng đầu chỉ đứng sau công tác bảo tồn những giá trị sinh thái tự nhiên và giá trị xã hội. - Điều kiện thứ năm: vì khách DLST luôn có nhu cầu và tư duy cao trong việc thưởng ngoạn, đã biến loại hình du lịch này thành loại du lịch trí thức, tư duy tiên tiến. Do đó phải xây dựng mẫu khách du lịch sinh thái điển hình, họ là những du khách quan tâm thực sự đến giá trị tự nhiên và nhân văn ở khu vực thiên nhiên hoang dã. 1.3. Các tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển Du lịch sinh thái bền vững: Cơ sở để đánh giá sự phát triển bền vững của một chủ thể du lịch là những tiêu chuẩn hoặc yếu tố được dùng để đánh giá quá trình hoạt động, để so sánh về mặt không gian và thời gian ở phạm vi vĩ mô hoặc vi mô của nền kinh tế xã hội. Các
  • 18. 14 nhóm tiêu chuẩn hoặc yếu tố dùng làm cơ sở để đánh giá sự phát triển DLST theo hướng bền vững bao gồm 3 tiêu chuẩn chính như sau: 1.3.1. Tiêu chuẩn về kinh tế: - Mức tăng trưởng kinh tế do quá trình phát triển đem lại. - Mức đóng góp cho phát triển kinh tế địa phương. - Sự phát triển phù hợp với mục tiêu đề ra trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và địa phương. 1.3.2. Tiêu chuẩ về xã hội, con ngườ : - Sự khai thác hợp lý các giá trị văn hóa-xã hội. - Giáo dục, xây dựng, phục hồi và phát triển văn hóa truyền thống của dân tộc. - Sự hưởng thụ về văn hóa, mức sống và sinh hoạt của cộng đồng được cải thiện. 1.3.3. Tiêu chuẩn về môi trường: - Mức độ khai thác và bảo vệ tài nguyên. - Sức chứa của các điểm đến DLST, mật độ phát triển cho phép. - Quản lý môi trường của những hoạt động phát triển, quản lý chất thải. - Bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái bằng việc giáo dục nâng cao nhận thức tôn trọng, bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái cho các địa phương tham gia vào hoạt động phát triển. Các tiêu chuẩn đánh giá nêu trên có ý nghĩa rất quan trọng giúp cho việc định lượng và định tính về những hoạt động phát triển cho một quốc gia, một vùng, một tỉnh và từng doanh nghiệp như: giúp cho các nhà hoạch định chiến lược và đề ra chính sách, xác định nhiệm vụ, mục tiêu phát triển DLST bền vững; giúp đưa ra các quyết định, chương trình hoạt động để đạt được nhiệm vụ và mục tiêu phát triển bền vững. 1.4. Tài nguyên du lịch sinh thái: 1.4.1. Khái niệm tài nguyên du lịch sinh thái: tài nguyên DLST là một khái niệm rất rộng bao gồm các yếu tố cơ bản để tạo nên các điểm, các tuyến hoặc khu DLST; có thể bao gồm các cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử, giá trị nhân
  • 19. 15 văn, các công trình do nhân loại tạo nên có thể được sử dụng để nhằm thỏa mãn cho nhu cầu về DLST. Khái niệm về tài nguyên du lịch, theo Luật Du lịch 2005: “ Là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử-văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là các yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”. Có hai loại tài nguyên du lịch: - Tài nguyên du lịch thiên nhiên: bao gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. - Tài nguyên du lịch nhân văn: bao gồm các truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ nhân gian, di tích lịch sử - cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Như vậy rõ ràng tài nguyên DLST lấy cơ sở từ nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa – nhân văn bản địa. Tuy nhiên các giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể nào đó và các giá trị văn hóa nhân văn bản địa tồn tại và phát triển không tách rời khỏi hệ sinh thái tự nhiên đó. Cũng như các giá trị thiên nhiên, các giá trị văn hóa bản địa chỉ trở thành tài nguyên DLST một khi nó được khai thác để tạo ra sản phẩm phục vụ cho mục đích phát triển du lịch. Nhìn chung tài nguyên DLST rất đa dạng và phong phú, thông thường người ta đưa vào khai thác và phục vụ một số dạng tài nguyên DLST chính bao gồm: Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù và tập trung chú ý đến những nơi có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loại sinh vật đặc hữu, quý hiếm (như ở các vườn quốc gia, khu Bảo tồn thiên nhiên, các khu dự trữ sinh quyển…) Các hệ sinh thái nông nghiệp (vườn cây ăn trái, làng hoa, vườn trang trại…)
  • 20. 16 Các giá trị văn hóa bản địa hình thành và phát triển có sự gắn kết với sự tồn tại của hệ sinh thái tự nhiên như các phương thức canh tác truyền thống, các lễ hội, các sinh họat truyền thống của cộng đồng… Các di sản văn hoá bản địa truyền thống (gồm văn hoá vật thể và phi vật thể) 1.4.2. Môi trường và hệ sinh thái: 1.4.2.1. Khái niệm môi trường: - Về khía cạnh sinh thái học, theo Vũ Trung Tạng (2000) thì “Môi trường là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng và các thực thể của tự nhiên,… mà ở đó, cá thể, quần thể, loài, … có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi của mình”. - Trong Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam (1993): “ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”. 1.4.2.2. Hệ sinh thái môi trường: Hệ sinh thái môi trường (Environmental ecosystem) là một hệ thống bao gồm các quần xã sinh vật và con người, có cùng các điều kiện môi trường bao quanh nó với sự tương tác lẫn nhau, liên tục không ngừng mà kết quả của sự tác động đó quyết định đến chiều hướng phát triển của quần xã và sinh cảnh của toàn hệ. Các Hệ sinh thái chủ yếu bao gồm: HST rừng nhiệt đới; HST núi cao; HST đất ngập nước; HST sông, hồ, suối thác; HST nông nghiệp (vườn, trang trại); HST biển, đảo; HST đồng cỏ tự nhiên. Phần lớn các hệ sinh thái này thường tập trung quanh các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên nên việc khai thác các tiềm năng DLST để phục vụ phát triển du lịch thường gắn với các khu vực này. 1.4.2.3 Đa dạng sinh học: Công ước Quốc tế về đa dạng sinh học định nghĩa: “Đa dạng sinh học là sự khác biệt trong mọi cơ thể sống có từ mọi nguồn, từ các HST ở đất liền, ở biển và ở các HST khác ở nước, và mọi tổ hợp sinh thái mà các cơ thể sống là thành phần hợp thành; Đa dạng sinh học cũng bao gồm sự đa dạng trong loài, giữa các loài và
  • 21. 17 các HST. Đa dạng sinh học bao gồm cả các nguồn tài nguyên di truyền, các cơ thể hay các phần của cơ thể, các chủng quần, hay các hợp phần sinh học khác của HST, hiện đang có giá trị sử dụng hay có tiềm năng sử dụng cho loài người”. Nói ngắn gọn, đa dạng sinh học là mức độ phong phú của thiên nhiên sống, là toàn bộ tài nguyên thiên nhiên tạo nên do tất cả các dạng sống trên trái đất. Đa dạng sinh học có ba mức độ chính: đa dạng di truyền; đa dạng loài; đa dạng sinh thái. 1.4.3. Đặc điểm của tài nguyên Du lịch sinh thái: a. Tài nguyên DLST rất phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều tài nguyên có giá trị vô cùng to lớn và đặc sắc. b. Tài nguyên DLST rất nhạy cảm với các tác động. c. Tài nguyên DLST có thời gian khai thác khác nhau. d. Tài nguyên DLST thường nằm xa các khu dân cư và được khai thác ngay tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch. e. Tài nguyên DLST có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài. Tuy nhiên để có điều kiện khai thác tài nguyên DLST một cách hiệu quả đòi hỏi phải có được một hệ thống cơ sở hạ tầng thuận lợi, đồng bộ, từ đó mới tạo nên các tuyến điểm du lịch nối đến các vùng tài nguyên hấp dẫn này. 1.5. Tính tất yếu của hoạt động DLST dựa vào cộng đồng góp phần phát triển bền vững:  Sự trải nghiệm của du khách tại điểm đến nhìn chung thường chịu ảnh hưởng của thái độ của người dân địa phương đối với hoạt động DLST và khách du lịch. Sự tiếp xúc ngắn ngủi giữa du khách và người dân bản địa có thể góp phần làm cho trải nghiệm DLST trở nên hoàn hảo hoặc ngược lại. Sự tham gia của cộng đồng là một trong những đặc điểm quan trọng nhất trong quá trình phát triển DLST. Điều này được xem là thách thức và cũng là cơ hội lớn cho cả cộng đồng địa phương và các bên tham gia. Do đó, cần xây dựng những định hướng phát triển phù hợp cùng với những hành động kịp thời nhằm nâng cao năng lực của cộng đồng địa phương và thúc đẩy sự tham gia của họ vào phát triển DLST.  Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động DLST rất cần thiết là vì:
  • 22. 18 - Cộng đồng địa phương chính là người đầu tiên tiếp xúc khai thác sử dụng và có kinh nghiệm quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa ở địa phương qua nhiều thế hệ. Do đó, nếu họ nhận được những lợi ích thiết thực từ việc tham gia trong hoạt động DLST thì có thể họ sẽ cam kết mạnh mẽ hơn nữa đối với quản lý bền vững các nguồn tài nguyên này. - Nếu cộng đồng địa phương được tham gia vào phát triển DLST thì họ sẽ càng có thiện cảm với hoạt động DLST và những kết quả đạt được từ hoạt động này cũng sẽ cao hơn. - Kinh nghiệm và những hiểu biết về các nguồn tài nguyên bản địa của người dân địa phương sẽ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm DLST. - Cộng đồng địa phương là những người trực tiếp tiếp xúc với du khách hàng ngày, do đó nếu người dân có thái độ tích cực với đối với hoạt động DLST thông qua việc cùng tham gia, hưởng lợi và cùng quyết định thì điều này sẽ mang lại những nguồn lợi đáng kể cho chính họ, cũng như thỏa mãn được nhu cầu du khách.  DLST dựa vào cộng đồng là loại hình tập trung vào sự tham gia của người dân địa phương trong việc quản lý DLST và phân phối lợi nhuận. Loại hình DLST này phải được tổ chức bởi người dân địa phương và vì người dân địa phương, gắn trách nhiệm của họ với việc quản lý, khai thác và bảo tồn các tài nguyên DLST tự nhiên và nhân văn bản địa. DLST dựa vào cộng đồng cũng hỗ trợ cho cho việc phân phối một cách công bằng lợi nhuận thu được từ DLST như là một nguồn thu nhập thứ hai. Phần lớn lợi nhuận do DLST mang lại thuộc về địa phương. Mục đích của DLST dựa vào cộng đồng bao gồm 5 nội dung cơ bản như sau: - Bảo tồn các nguồn tài nguyên văn hóa và thiên nhiên. - Tạo ra các phúc lợi kinh tế và những phúc lợi khác cho cộng đồng. - Thúc đẩy và trao quyền cho các cộng đồng nhằm xây dựng quyền sở hữu các nguồn tài nguyên. - Đảm bảo chất lượng thỏa mãn cho du khách. - Đảm bảo sự quản lý theo hướng du lịch sinh thái bền vững.
  • 23. 19 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI CỦA TỈNH BÌNH THUẬN 2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên-kinh tế-xã hội của tỉnh Bình Thuận: 2.1.1. Tổng quan về địa lý kinh tế: Bình Thuận là một tỉnh ven biển duyên hải cực Nam Trung Bộ có tọa độ địa lý từ 100 33’42” đến 110 33’18” vĩ độ Bắc và từ 1070 23’41” đến 1080 52’42” kinh độ Đông, với vị trí địa lý là phía Đông Bắc và Bắc giáp tỉnh Ninh Thuận; phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng; phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai, Tây Nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam và phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông. Ngoài khơi có Đảo Phú Quý cách Thành phố Phan Thiết 120 km. Trung tâm tỉnh là thành phố Phan Thiết. Tỉnh nằm giữa hai thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh cách Phan Thiết khoảng 200 km về phía đông bắc và thành phố Nha Trang cách Phan Thiết khoảng 250 km về phía nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 1.518 km về phía nam. Nơi xa nhất tỉnh là xã Phan Dũng ở huyện Tuy Phong thuộc phía Bắc; xã Tân Thắng ở huyện Hàm Tân thuộc phía Nam; xã Vĩnh Hảo ở huyện Tuy Phong thuộc phía Đông và phía Tây là xã Trà Tân ở huyện Đức Linh. Bình Thuận có quốc lộ 1A với chiều dài đi qua là 178km; chiều dài đường sắt thống nhất Bắc – Nam là 180km chạy qua các tỉnh phía Bắc và phía Nam cả nước; quốc lộ 28 nối liền Bình Thuận với các tỉnh Nam Tây Nguyên; quốc lộ 55 nối liền với Trung tâm dịch vụ dầu khí và Bà Rịa Vũng Tàu. Tỉnh có đường bờ biển dài 192 km kéo dài từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná thuộc tỉnh Ninh Thuận đến bãi bồi Bình Châu thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Và diện tích vùng lãnh hải 52.000 km2 , là một trong những vùng biển giàu nguồn lợi hải sản. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 7.813 km2 .
  • 24. 20 Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất đai tỉnh Bình Thuận đến năm 2013 Tỉnh Tổng Diện tích tự nhiên (nghìn ha) Trong đó Đất SX Nông nghiệp Đất Lâm nghiệp Đất Chuyên dùng Đất ở Bình Thuận 781,282 312,967 360,139 54,593 7,762 Tỷ lệ 100 40 46.1 7 1 (Nguồn: Cục Thống kê Bình Thuận) - Bình Thuận gồm 1 Thành phố và 8 huyện với 127 xã, phường, thị trấn. Bảng 2.2: Đơn vị hành chính cơ sở tỉnh Bình Thuận tính đến năm 2013 Tỉnh Thành phố Quận Thị xã Huyện Phường Thị trấn Xã Bình Thuận 1 - 1 8 19 12 96 (Nguồn: Cục Thống kê Bình Thuận) - Về dân số tỉnh trung bình (tính đến năm 2013) là gần 1.201.239 người. - Địa hình Bình Thuận chủ yếu là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, địa hình hẹp ngang kéo theo hướng đông bắc – tây nam, phân hoá thành 4 dạng địa hình chính gồm đất cát và cồn cát ven biển, đồng bằng phù sa, vùng đồi gò và vùng núi thấp. - Bình Thuận nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiều nắng, nhiều gió, không có mùa đông và khô hạn nhất cả nước. Khí hậu nơi đây phân hóa thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô đã dẫn đến sự hình thành đa dạng và phong phú về nguồn tài nguyên thiên nhiên du lịch mà những nơi khác không có được. Những đặc điểm về lịch sử hình thành, vị trí địa lý lãnh thổ, địa hình địa mạo và sự đa dạng về các điều kiện tự nhiên của tỉnh Bình Thuận đã tạo ra sự phong phú, đa dạng với tính pha trộn của các hệ sinh thái tại chỗ với tính đa dạng sinh thái cao của các vùng lân cận như Nam Tây Nguyên, vùng duyên hải miền Trung, vùng Đông Nam Bộ. Đây là những yếu tố cơ bản tạo nên tài nguyên du lịch và DLST đặc sắc của tỉnh Bình Thuận, đảm bảo cho sự phát triển DLST bền vững của tỉnh trong tương lai.
  • 25. 21 2.1.2. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu của tỉnh: Về tình hình kinh tế – xã hội, Bình Thuận là tỉnh phát triển còn chậm và không đồng đều giữa các khu vực. Về mật độ dân số (tính đến năm 2013) là 154 người/ km2 , thấp hơn mức bình quân các tỉnh duyên hải. Nhưng có sự phân bố dân số không đều, nơi có mật độ dân số đông nhất là thành phố Phan Thiết với 1.077 người/km² và nơi có mật độ dân cư thấp nhất là huyện Bắc Bình với 66 người/km². (Nguồn: Cục Thống kê Bình Thuận - 2013). Tỉnh Bình Thuận có lợi thế về tài nguyên đất đai và vị trí địa lý nên đã có bước phát triển vượt trội. Một số chỉ tiêu kinh tế chính của tỉnh như sau: Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu của Bình Thuận từ năm 2010 đến năm 2013 Năm 2010 2011 2012 2013 Dân số trung bình (1.000 người) 1.175 1.180,3 1.193,5 1.201 Mật độ dân số (người/ km²) 150 151 153 154 Tổng thu ngân sách (tỷ đồng) 6.870 7.820 7.487 7.436 Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) 219 283 318 372 Doanh thu từ du lịch (tỷ đồng) 2.500 3.351 4.372 5.474 Tốc độ tăng GDP (%) 11,5 9,7 9,6 8,6 Bình quân GDP/ người (USD) 1.058 1.177 1.402 1.566 (Nguồn : Cục Thống kê, Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Thuận ) 2.1.2.1 Lĩnh vực kinh tế Theo nguồn từ Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Thuận ngày 07/8/2014 về thông tin chỉ tiêu Kinh tế-Xã hội thì 6 tháng đầu năm kinh tế – xã hội Bình Thuận có nhiều khởi sắc. Trong điều kiện tỉnh tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, nhưng tình hình kinh tế xã hội của tỉnh trong năm tiếp tục ổn định và có nhiều mặt chuyển biến tích cực, nhiều chỉ tiêu tăng so với cùng kỳ năm trước. Tổng sản phẩm trong tỉnh 6 tháng đầu năm 2014 ước tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó nhóm ngành nông-lâm
  • 26. 22 nghiệp và thủy sản tăng 4,8%; công nghiệp-xây dựng tăng 6,7% (công nghiệp tăng 5,8%, xây dựng tăng 8,7%); dịch vụ tăng 10,5%. Công nghiệp Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh năm 2010) trong 6 tháng ước thực hiện 8.569 tỷ đồng, đạt 41,2% so với kế hoạch, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó công nghiệp khai khoáng đạt 379,5 tỷ đồng (tăng 13,7%); công nghiệp chế biến chế tạo đạt 5.541,8 tỷ đồng (tăng 6,1%); sản xuất và phân phối điện đạt 2.573,8 tỷ đồng (tăng 20,8%); cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý nước thải, rác thải đạt 73,9 tỷ đồng (tăng 8,2%). Một số sản phẩm tăng so với cùng kỳ năm trước như: khai thác cát xây dựng, đá xây dựng, thủy sản đông lạnh, thủy sản khô, nước đá, nước máy sản xuất, muối hạt, hàng may mặc, điện sản xuất. Bên cạnh đó, một số sản phẩm giảm như: gạch nung, nước mắm, nhân hạt điều, đường. Du lịch Theo nguồn từ Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Thuận ngày 09/9/2014 về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh thì 6 tháng đầu năm 2014 đã có một số chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả khả quan. Hoạt động kinh doanh du lịch tiếp tục phát triển, chất lượng tổ chức các chương trình trong dịp Tết, lễ, các ngày kỷ niệm, chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch được nâng lên, nhiều hoạt động diễn ra sôi động, nhộn nhịp để lại ấn tượng tốt đẹp cho du khách. Đảm bảo công tác an ninh trật tự, an toàn du khách, vệ sinh an toàn thực phẩm, … tại các khu, tuyến, điểm du lịch. Dự ước 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh đón 1.863 ngàn lượt khách, đạt 50,4% so với kế hoạch, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước; tổng doanh thu ước đạt 3.185 tỷ đồng, đạt 53,1% kế hoạch, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm trước. Phát triển nông nghiệp, nông thôn Sản xuất vụ Đông Xuân 2013-2014 thuận lợi, diện tích gieo trồng cây hàng năm 46.747 ha, đạt 110,8% so với kế hoạch vụ, tăng 8,9% so với vụ Đông Xuân năm trước. Trong đó nhóm cây lương thực đạt 39.954 ha, đạt 120,7% kế hoạch vụ, tăng 7,5% (riêng lúa 35.903 ha, đạt 119,3% kế hoạch vụ, tăng 6,7%). Sản lượng
  • 27. 23 lương thực vụ Đông Xuân đạt 252,4 ngàn tấn, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó lúa đạt 221 ngàn tấn, tăng 9,9% (năng suất lúa bình quân đạt 61,5 tạ/ha, năm trước đạt 59,8 tạ/ha). Diện tích các cây trồng lợi thế tiếp tục phát triển, trong 6 tháng đầu năm toàn tỉnh đã trồng mới 1.957 ha thanh long và 100 ha cao su. Chương trình xã hội hóa giống lúa và mô hình cánh đồng lúa năng suất cao tiếp tục triển khai, đã thực hiện 358 ha giống lúa xác nhận và triển khai được 1.854 ha sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng năng suất cao. Tiếp tục thực hiện chương trình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VIETGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices), đến nay đã cấp giấy chứng nhận được 7.468,6 ha, đạt 99,6% kế hoạch. Tập trung chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng, chống lấn chiếm đất lâm nghiệp và chống người thi hành công vụ. Tăng cường kiểm tra, truy quét chống phá rừng tại các điểm nóng và vùng giáp ranh. Giao khoán bảo vệ rừng 94.073 ha, đạt 81,3% kế hoạch, trong đó giao khoán cho đồng bào thiểu số 86.431 ha. Sản lượng hải sản khai thác ước thực hiện 78,6 ngàn tấn, đạt 42,1% kế hoạch và tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ đạo nghiêm công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Quản lý chặt chẽ nghề giã cào bay, ngăn chặn sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để đánh bắt hải sản. Hoạt động nuôi trồng thủy sản tương đối ổn định, sản lượng ước thực hiện 5.493 tấn, đạt 43,2% kế hoạch, bằng cùng kỳ năm trước. Hoạt động sản xuất tôm giống tương đối thuận lợi, sản lượng tôm giống sản xuất tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước. Thương mại, dịch vụ Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước 6 tháng đầu năm 2014 là 124,4 triệu USD, đạt 47,9% kế hoạch, tăng 3,9% so cùng kỳ năm trước, trong đó nhóm hàng thủy sản đạt 50,4 triệu USD (tăng 30,5%); hàng nông sản đạt 11,8 triệu USD (giảm 46,2%); hàng hóa khác 62,2 triệu USD (tăng 5,2%). Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: hải sản đông lạnh 7.029 tấn (tăng 15,5%), hải sản khô 615 tấn (tăng 13,1%), nhân hạt điều
  • 28. 24 168 tấn (giảm 40,2%). Xuất khẩu dịch vụ du lịch 6 tháng ước đạt 64,4 triệu USD, đạt 53,7% kế hoạch, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch nhập khẩu 6 tháng ước đạt 54 triệu USD, giảm 2,6% so cùng kỳ năm trước, trong đó máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu đạt 43,2 triệu USD (tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước thực hiện 10.815 tỷ đồng, đạt 38,6% kế hoạch, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước. Tổ chức thành công Hội chợ triễn lãm Công thương vùng kinh tế Đông Nam Bộ năm 2014. Tham gia các hội chợ-triển lãm trong nước để quảng bá thương hiệu, sản phẩm lợi thế của tỉnh nhằm mở rộng thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu. Mạng lưới bưu chính, viễn thông tiếp tục phát triển, mật độ các điểm phục vụ bình quân đạt 1,5km/điểm; tổng số thuê bao điện thoại các loại: 1.648 ngàn thuê bao, mật độ 139,6 thuê bao/100 dân; tổng số thuê bao Internet 56,3 ngàn thuê bao, tỷ lệ người sử dụng Internet là 34,2% đạt 97,8% kế hoạch. Hoạt động vận tải ổn định, khối lượng luân chuyển hàng hóa đường bộ đạt 235 triệu tấn km (tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước), luân chuyển hàng hóa đường thủy đạt 2.881 ngàn tấn km (tăng 13,6%), hành khách đường bộ đạt 434,5 triệu người km (tăng 11,7%), hành khách đường thủy đạt 2.822 ngàn lượt người km (tăng 14,7%). Công tác tuần tra, kiểm soát trật tự an toàn giao thông, bảo vệ công trình giao thông, hành lang an toàn đường bộ được duy trì thường xuyên. Tài chính – Tín dụng Thu ngân sách nhà nước: Tổng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2014 ước thực hiện 3.233 tỷ đồng, đạt 50% so với dự toán năm, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó thu nội địa 1.805 tỷ đồng, đạt 47% so với dự toán, tăng 6,6% so cùng kỳ năm trước (bao gồm: thu thuế và phí 1.709 tỷ đồng, đạt 50,2%, tăng 6,1%; thu tiền sử dụng đất 96 tỷ đồng, đạt 22,3%, tăng 15,9%) Tổng chi ngân sách địa phương 6 tháng đầu năm thực hiện 3.040 tỷ đồng, đạt 49,5% dự toán năm, giảm 2,3% so với cùng kỳ năm trước. Công tác điều hành chi
  • 29. 25 ngân sách đã bám sát Nghị quyết HĐND tỉnh, đảm bảo cho kịp thời tiền lương, phụ cấp và trợ cấp cho các đối tượng. Hoạt động tín dụng trên địa bàn ổn định và triển khai kịp thời chính sách tín dụng và các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Tiếp tục mở rộng tín dụng, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tiếp cận vay vốn ngân hàng với mức lãi suất cho vay giảm dần. 2.1.2.2. Lĩnh vực văn hóa – xã hội Giáo dục và đào tạo Hệ thống trường, lớp được quan tâm đầu tư xây dựng kiên cố hóa. Chất lượng giáo dục có sự chuyển biến tích cực, công tác phổ cập giáo dục được tập trung chỉ đạo. Toàn tỉnh tiếp tục duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1 và phổ cập giáo dục trung học cơ sở, đặc biệt triển khai công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi đạt kết quả khả quan. Y tế Cơ sở vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật của ngành Y tế tiếp tục được đầu tư. Hoàn thành và đưa vào sử dụng công trình Bệnh viện Hàm Thuận Bắc và Khoa ung bướu – Bệnh viện đa khoa tỉnh. Tiếp tục thi công các hạng mục, công trình bệnh viện Phú Quý và Bệnh viện Y dược học cổ truyền – Phục hồi chức năng, phấn đấu hoàn thành đưa vào sử dụng vào quý IV/2014. Các bệnh truyền nhiễm được giám sát chặt chẽ, nhất là dịch sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệng. Tính đến ngày 16/6/2014, có 94 trường hợp sốt phát ban và sởi, trong đó mắc bệnh sởi 24 ca; sốt xuất huyết 235 ca; tay chân miệng 139 ca và không có tử vong. Các đơn vị y tế dự phòng tỉnh, huyện đã chủ động tích cực triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh. Chỉ tiêu các chương trình mục tiêu y tế quốc gia cơ bản đạt tiến độ. Công tác khám chữa bệnh đáp ứng được nhu cầu nhân dân. Các cơ sở khám chữa bệnh công lập triển khai thực hiện tốt Luật Bảo hiểm y tế. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm tiếp tục được tăng
  • 30. 26 cường. Công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh và các cơ sở hành nghề y dược tư nhân luôn được quan tâm, duy trì thường xuyên. Văn hóa – Thể dục, thể thao Công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc được quan tâm tăng cường công tác quản lý và xử lý vi phạm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar. Trong tỉnh hoàn thành sơ kết Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” năm 2013 và triển khai nhiệm vụ phong trào năm 2014. Xúc tiến xây dựng Đề án Quy hoạch hình thành trung tâm du lịch – thể thao biển mang tầm quốc gia theo kết luận của Bộ chính trị. Hoạt động thể dục thể thao tổ chức thành công các giải thể thao truyền thống vào dịp lễ, Tết gắn với phục vụ phát triển du lịch. Tổ chức thành công Đại hội Thể dục thể thao tỉnh Bình Thuận lần thứ VII/2014. Duy trì tốt các giải thể thao có lợi thế biển như lướt ván buồm, diều lượn thể thao, đua thuyền truyền thống, … thu hút đông đảo du khách và nhân dân. Công tác đảm bảo an toàn các bãi tắm biển, hồ bơi; hoạt động thể thao trên biển được tăng cường nhất là tập trung kiểm tra các hoạt động mô-tô nước. Lao động – Xã hội Giải quyết việc làm 6 tháng đầu năm 2014 ước khoảng 11.000 lao động, đạt 45,8% kế hoạch, giảm 8,7% so với cùng kỳ năm trước. Đưa 30 lao động làm việc ở nước ngoài, cung ứng 1.800 lao động cho các doanh nghiệp. Ước 6 tháng đầu năm 2014 đã đào tạo cho 6.500 người, đạt 50% so với kế hoạch năm và tăng 165,1% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó dạy nghề lao động nông thôn 5.000 người đạt 50% so với kế hoạch và bằng 230% so với cùng kỳ năm 2013. (Nguồn: Cục Thống kê, Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Thuận) Mặc dù các chỉ tiêu trung bình về kinh tế tổng hợp của tỉnh chưa cao, tuy nhiên với lợi thế về du lịch đã được xác định là tỉnh có nhiều tiềm năng về du lịch, DLST, nếu có kế hoạch phát triển hợp lý, gắn với những bước khai thác một cách đồng bộ và hiệu quả chắc chắn ngành kinh tế du lịch sẽ sớm trở thành kinh tế mũi nhọn góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện về kinh tế xã hội của tỉnh.
  • 31. 27 2.2. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Bình Thuận: 2.2.1. Tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên của tỉnh: Những đặc điểm về lịch sử hình thành, vị trí địa lý lãnh thổ, địa hình địa mạo và sự đa dạng về các điều kiện tự nhiên của tỉnh Bình Thuận đã tạo ra sự phong phú, đa dạng vốn có cùng với tác động có tính chất pha trộn của các hệ sinh thái tại chỗ với tính đa dạng sinh thái cao của các vùng lân cận như Nam Tây Nguyên, vùng duyên hải miền Trung, vùng Đông Nam Bộ. Đây chính là những yếu tố cơ bản tạo nên tài nguyên DLST đặc sắc của tỉnh Bình Thuận. 2.2.1.1 Các hệ sinh thái điển hình ở tỉnh Bình Thuận: Hệ sinh thái là một hệ thống mở hoàn chỉnh, bao gồm tập hợp các quần xã sinh vật và khu vực sống của sinh vật còn được gọi là sinh cảnh. Các hệ sinh thái chính của tỉnh Bình Thuận hiện hữu gồm có: - Nhóm hệ sinh thái rừng nhiệt đới: HST rừng kín thường xanh - á nhiệt đới phát triển trên núi cao trung bình có mùa đông lạnh ẩm; HST rừng kín thường xanh á nhiệt đới trên núi cao trung bình có mùa đông mát ẩm; HST rừng kín thường xanh nhiệt đới phát triển trên núi thấp có mùa khô nóng; HST rừng thưa cây họ dầu rụng lá về mùa khô phát triển trên vùng đồi gò và thung lũng; HST rừng kín nửa rụng lá về mùa khô phát triển trên vùng gò đồi và thung lũng; HST rừng kín thường xanh nhiệt đới nóng ẩm phát triển trên vùng thấp; HST rừng savan ven biển gió mùa - khô hạn (HST savan). Trong các HST rừng á nhiệt đới nêu trên, các HST rừng kín và thưa giáp Lâm Đồng đang được các công ty du lịch lữ hành tại thành phố Hồ Chí Minh bước đầu đưa vào khai thác theo loại hình DLST khám phá rừng kết hợp với tham quan hồ nước, thác nước. Riêng HST rừng Savan ven biển được khai thác khá sớm ở các khu vực Mũi Né, Hàm Tiến và Hòa Thắng dưới dạng các tour DLST tham quan đồi cát bay, trượt cát, khám phá rừng Savan. - Nhóm Hệ sinh thái đất ngập nước: HST ngập mặn ven biển; HST rừng ngập mặn cửa sông ven biển, bãi lầy kết hợp với phân bố các cồn cát; HST đầm phá ven biển; HST hồ nước; HST các kiểu thực vật trên vùng trũng và
  • 32. 28 đồng bằng ngập nước; HST san hô; HST biển; HST các đảo nhỏ độc lập; HST vùng quần đảo nhỏ, bao gồm một đảo lớn và một số đảo nhỏ chung quanh. Hệ sinh thái biển đảo ở tỉnh Bình Thuận quan trọng nhất phải kể đến là khu vực đảo Phú Quý và đảo Cù Lao Câu, đây là hai khu vực được Bộ Nông nghiệp chọn xây dựng thành hai KBTB lớn của quốc gia để bảo tồn đa dạng sinh học cho tỉnh; hiện khu vực Cù Lao Câu đã được khai thác dưới loại hình DLST lặn–khám phá san hô, cá ở rạn đá, rất được du khách quốc tế ưa chuộng. - Nhóm hệ sinh thái vùng cát ven biển: tổng diện tích nhóm đất cát, cồn cát ven biển và đất mặn phân bố dọc theo bờ biển từ Nam Tuy Phong đến Hàm Tân là 146,5 nghìn ha chiếm 18,22 % diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Hệ sinh thái vùng cát ven biển là một trong những đặc trưng nhất ở tỉnh Bình Thuận, những đồi cát bán hoang mạc với nhiều đồi cát di động như những “tiểu sa mạc Trung Đông thu nhỏ” gắn liền với hệ sinh thái độc đáo bao quanh là HST savan cây bụi cùng với các hồ nước ngọt tự nhiên. Hệ sinh thái cát ven biển gồm: HST đất cồn cát trắng vàng ven biển; HST nhóm đất cát biển; HST đất cát đỏ ven biển, riêng nhóm cát đỏ ven biển có lịch sử phát triển và tuổi hình thành lâu đời so với nhóm cồn cát trắng vàng và hầu như chỉ có ở tỉnh Bình Thuận. Với màu sắc đỏ tươi, lại biến đổi hình dạng trong ngày nên những cồn cát đỏ di động hiện là dạng tài nguyên thiên nhiên đặc thù của Bình Thuận đang có sức thu hút lớn đối với du khách trong và ngoài nước ưa chuộng. Các khu, điểm tham quan du lịch điển hình hệ sinh thái biển là: Bảng 2.4: Các tài nguyên du lịch hệ sinh thái ven biển STT Tên tài nguyên Địa chỉ 1 Bãi biển Bình Thạnh Xã Bình Thạnh 2 Bãi biển Cà Ná Xã Vĩnh Tân 3 Bãi biển Cam Bình Xã Tân Phước 4 Bãi biển Đồi Dương Xã Hòa Minh 5 Bãi biển Thương Chánh Hưng Long 6 Bãi biển Gành – Hòn Lao Mũi Né
  • 33. 29 7 Bãi biển Hà Lãng Xã Tân Thắng 8 Bãi biển Hòn Lan Xã Tân Thành 9 Bãi biển Hòn Rơm Mũi Né 10 Bãi biển Hòn Tranh Xã Tam Thanh 11 Bãi biển Lạch Vũng Môn Xã Hòa Thắng 12 Bãi biển Long Sơn suối nước Long Sơn 13 Bãi biển Mỹ Sơn Xã Sơn Mỹ 14 Bãi biển Rặng Hàm Tiến 15 Bãi biển Thuận Quý – Khe Gà Xã Thuận Quý 16 Bãi biển Tiến Thành Tiến Thành 17 Bãi biển Hố Lỡ Tiến Thành 18 Bãi Chùa Xã Hòa Thắng 19 Bãi đá con Bảy Màu Xã Bình Thạch 20 Bãi Doi Dừa Xã Ngũ Phụng 21 Bãi Hòn Nghề Xã Hòa Thắng 22 Bãi nhỏ Ngành Gianh Xã Tam Thanh 23 Khu BTTN Đảo Cù Lao Câu Xã Phước Thề 24 Khu bảo tồn biển đảo Phú Quý Phú Quý (Nguồn: Sở Văn hóa thể thao và Du lịch) Hệ sinh thái khô hạn và cồn cát, loại địa hình này chiếm 18,22% diện tích tự nhiên của tỉnh và được phân bố dọc ven biển từ huyện Tuy Phong đến Hàm Tân. Khu vực có diện tích lớn nhất về loại địa hình này là ở huyện Bắc Bình dài 52km, rộng 20km. Địa hình chủ yếu là những đồi cát lượn sóng. Đặc biệt Bình Thuận có những cồn cát đỏ đặc trưng rất hấp dẫn khách tham quan, du lịch. Dạng địa hình này có thể khai thác tiềm năng du lịch tham quan, vui chơi và các hoạt động trên cát ở gần biển, liên quan đến biển và có thể kết hợp du lịch sinh thái và du lịch Canh nông vùng cát.
  • 34. 30 Bảng 2.5: Các tài nguyên hệ sinh thái khô hạn – cồn cát STT Tên tài nguyên Địa chỉ 1 Đồi Cát Bay P. Hàm Tiến 2 Đồi Cát Trinh Nữ Xã Hòa Thắng (Nguồn: Sở Văn hóa thể thao và Du lịch) - Nhóm hệ sinh thái nông nghiệp: là một tổng thể bao gồm môi trường và những quần thể sinh vật (cây trồng, vật nuôi, cây rừng), các sinh vật gây hại (sâu, chuột, cỏ dại, sinh vật gây bệnh cho vật nuôi, v.v..), các sinh vật có ích, đất, nước, khí hậu, con người, môi trường này được hình thành và biến đổi đều do hoạt động của con người. Qua quá trình phát triển, ngày nay HST nông nghiệp đã được nhìn nhận là tài nguyên DLST độc đáo, các tổ chức du lịch nhiều nơi đã tập trung khai thác để tạo nên các sản phẩm DLST nông thôn, DLST vườn trại hấp dẫn nhất là các vùng nông nghiệp nhiệt đới. Ở Bình Thuận, đặc biệt các vùng nông thôn, các vùng chuyên canh nông nghiệp như Hàm Thuận Bắc-Nam, Đức Linh-Tánh Linh, DLST kiểu tham quan vườn cây ăn trái như nho, thanh long, xoài,… đã bắt đầu xuất hiện và phát triển mặc dù chưa được hoàn chỉnh theo đúng nghĩa của nó, song ngày càng thu hút được sự quan tâm của khách du lịch quốc tế. 2.2.1.2 Các khu bảo tồn thiên nhiên nội địa - một dạng tài nguyên du lịch sinh thái quan trọng: Khu bảo tồn thiên nhiên gồm có: -Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông (Tánh Linh) -Khu bảo tồn thiên nhiên núi Tà Cú (Hàm Thuận Nam). Nhìn chung các Khu bảo tồn thiên nhiên nội địa kể trên là những tổ hợp tài nguyên DLST quan trọng góp phần phát triển hoạt động DLST của tỉnh.  Khu Bảo tồn thiên nhiên Núi Ông (huyện Tánh Linh): Khu Bảo tồn thiên nhiên Núi Ông nằm ở vùng đất thấp Nam Trung Bộ Việt Nam cao 1302m. Không khí ở đây trong lành, thoáng mát. Khu Núi Ông có 23.194ha rừng. Các kiểu rừng chính tại khu bảo tồn gồm rừng thường xanh,
  • 35. 31 rừng rụng lá và nửa rụng lá. Ngoài ra còn có trảng cỏ, trảng cây bụi, trảng cây bụi có cây gỗ rải rác ở những vùng thấp. Tổng số có 332 loài thực vật bậc cao có mạch đã được ghi nhận tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Núi Ông. Về khu hệ động vật của Núi Ông, theo dự án đầu tư có 52 loài thú, 96 loài chim, 21 loài bò sát, 7 loài ếch nhái và 22 loài cá đã được ghi nhận. Trong đó có 25 loài thú vừa có giá trị khoa học, vừa mang giá trị quý hiếm. Cu li, khỉ, cầy, nai, hoẵng, bò tót, sơn dương... là những loài quý hiếm đáng kể đến ở Núi Ông. Số liệu khảo sát mới nhất của Viện điều tra quy hoạch rừng cho biết: Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông có 1.070 loài thực vật thuộc 4 ngành, 49 bộ, 149 họ và 560 chi. Trong đó có nhiều loại gỗ nằm trong danh mục gỗ quý hiếm của Việt Nam như: căm xe, cẩm, trầm hương và lim xanh ... “Đây thực sự là nguồn lợi kinh tế to lớn và vô cùng quý giá của tài nguyên quốc gia." - ông Trần Minh Tuấn – Giám đốc KBTTN Núi Ông cho biết. Về tài nguyên cảnh quan tự nhiên: Tọa lạc ở huyện Tánh Linh giáp với tỉnh Đồng Nai là hồ Biển Lạc. Gọi là Hồ Biển Lạc là vì hồ quá rộng cho nên người ta cho rằng biển đã lạc vào rừng. Hồ ở giữa rừng già rộng đến 1.000 ha. Về mùa mưa nước từ sông La Ngà đổ vào nước hồ dâng lên chiếm diện tích 3.1 ha. Rừng già có nhiều gỗ quý như trắc, cẩm lai, giáng hương, căm xe, gõ, ... và không biết bao nhiêu là loại phong lan rừng. Ngoài ra còn có các thảm thực vật và các loại động vật quý hiếm. Trong khu rừng già gần Biển Lạc có một ngọn thác đẹp tên là Thác Bà. Đây là một thắng cảnh kết hợp với Biển Lạc là nơi tham quan và du lịch hấp dẫn ở vùng núi rừng phía Tây Nam Bình Thuận. Suối nước nóng có thể dùng cho loại hình du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh, làm phong phú thêm các dạng tài nguyên du lịch của vùng. Hồ Biển Lạc là một địa chỉ dã ngoại kết hợp khai thác với các dạng sản phẩm như khám phá hệ sinh thái rừng xanh mưa ẩm nhiệt đới, đi bộ trong rừng, xem vườn chim quanh Biển Lạc, du lịch khảo sát rất lý thú vì du khách có thể ngồi thuyền dạo chơi giữa bốn bể trời nước mênh mông cùng với núi rừng bát ngát, tham quan các hồ, thác nước nổi tiếng. Với nguồn tài nguyên du
  • 36. 32 lịch hết sức phong phú và độc đáo, Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông sẽ là nơi triển vọng phát triển DLST trong một vài năm sắp tới của tỉnh Bình Thuận.  Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Cú (huyện Hàm Thuận Nam): Núi Tà Cú là điểm leo núi hấp dẫn, một thắng cảnh kỳ thú của đất Bình Thuận. Núi Tà Cú cao gần 649m nằm ven quốc lộ 1A, cách thành phố Phan Thiết khoảng 30km về phía đông nam. Phong cảnh nơi đây thật hữu tình với bờ biển dài, đá núi muôn hình, rừng xanh bao quanh. Khu du lịch núi Tà Cú lâu nay vốn là nơi có khí hậu lý tưởng, rất thuận lợi cho việc nghỉ dưỡng với tổng diện tích hơn 250.000m2 , bao gồm cả rừng, núi và biển trong quần thể sinh thái phong phú, đa dạng. Từ năm 2003 đến nay, núi Tà Cú còn nổi tiếng với hệ thống cáp treo, giúp du khách có thể vừa ngắm cảnh một vùng đồng bằng cực Nam Trung Bộ vừa tận hưởng không khí trong lành của vùng rừng nguyên sinh ngay bên dưới. Núi Tà Cú còn được biết đến là Khu rừng bảo tồn thiên nhiên quốc gia, có thảm động, thực vật phong phú với hệ thực vật bước đầu được ghi nhận có 751 loài thuộc 465 chi của 129 họ, 4 ngành thực vật; Động vật hiện có 178 loài với 77 họ thuộc 28 bộ hơn chục loài quý hiếm, có tên trong sách Đỏ của thế giới như: thằn lằn đá, thằn lằn chân ngón, gà gô, diều núi, voọc bạc Trường Sơn, chà vá chân đen…, các loại cây quý và trên 150 loại cây thuốc. Tồn tại các kiểu hệ sinh thái rừng đặc trưng trong đó quan trọng và độc đáo nhất là hệ sinh thái rừng thưa họ Dầu ven biển, rừng Sến cổ thụ khá tập trung, hiện là điểm khai thác khám phá thiên nhiên cho du khách tham quan. Về tài nguyên cảnh quan thiên nhiên và di tích văn hóa lịch sử: nổi tiếng phải kể đến danh thắng Chùa Núi (còn gọi là Chùa Linh Sơn Trường Thọ) và chùa Hố Dầu. Khu chùa Núi rộng 16 ha có tượng phật nằm “Thích Ca nhập niết bàn”, dài 49m, cao 6m và nặng hàng trăm tấn là tượng phật nằm được xem lớn nhất ở Đông Nam Á … Hiện đây là một trong những nơi hành hương nổi tiếng, hằng năm cứ vào dịp rằm tháng giêng ÂL, hành hương kéo dài suốt cả tháng. Tiếp đến là quần thể Hải Đăng Khe Gà, tọa lạc tại đảo Khe Gà, thuộc vùng biển xã Tân Thành (Hàm Thuận Nam), đảo đá có diện tích 5ha.
  • 37. 33 Ngọn hải đăng là công trình kiến trúc đồ sộ bằng đá granitte xanh tinh xảo, tháp hải đăng cao 35m, độ cao tính từ mặt đất lên đến chóp đèn là 41,5m. Là di tích kiến trúc độc đáo vừa là thắng cảnh nổi tiếng của Bình Thuận, thu hút đông đảo khách tham quan du lịch, nhất là các tour DLST vùng biển. Một tài nguyên quý giá khác là suối nước khoáng nóng Bưng Thị nằm cạnh dãi rừng tràm hoang dã, chất lượng nước khoáng tốt có thể khai thác cho hoạt động du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh. Ngoài ra trong Khu bảo tồn thiên nhiên còn có các hệ thống bưng bàu và hồ nước rất phong phú, lớn nhất phải kể đến là Bưng Bà Tùng (151ha), đây là khu đất ngập nước nhỉ từ các động cát chảy quanh năm, chỉ cách đường quốc lộ 1A khoảng 4km. Vị trí của Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú rất thuận lợi cho khai thác du lịch, nằm sát đường quốc lộ 1A, phía sau tiếp giáp với đường quốc lộ dọc ven biển. Hiện tại ở khu vực dọc biển từ Thuận Quý đến Tân Thành đã hình thành trên 14 khu Resort lớn, nhiều dự án khác đang được chính quyền địa phương phê duyệt đầu tư, hứa hẹn trong tương lai với định hướng phát triển DLST. 2.2.1.3 Hệ thống khu bảo tồn biển – hải đảo _ một dạng tài nguyên du lịch sinh thái độc đáo ở tỉnh Bình Thuận:  Khu Bảo tồn biển Cù Lao Câu (huyện Tuy Phong): Cù Lao Câu là hòn đảo nhỏ, nằm sát bờ, phần nổ của đảo có diện tích khoảng 1,5km2 . Khu bảo tồn biển lấy Cù Lao Câu làm trung tâm và thủy vực bao gồm từ đảo đến Vĩnh Hảo-Cà Ná và vùng biển bao quanh.  Về đặc điểm đa dạng sinh học: - Quần xã san hô: theo tiến sĩ Chu Tiến Vĩnh_Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) nhận xét Cù Lao Câu đã được các nhà khoa học nghiên cứu và đánh giá là vùng biển có các rạn san hô còn giữ được độ bao phủ cao, trên 225 loài san hô đã được xác định. Đây cũng là nơi có rùa biển đẻ và đặc biệt là loài trai tai tượng khổng lồ phân bố khắp khu vực này. Ngoài ra khu vực Cù Lao Câu còn có rất nhiều các loài cá cảnh biển hiếm có. Vì vậy, nếu kết hợp với giữ gìn đa dạng sinh học và các hệ sinh thái để phục vụ
  • 38. 34 cho du lịch lặn biển, hoặc ngắm san hô qua tàu đáy kính có thể mang lại lợi ích về kinh tế cho ngư dân sống xung quanh khu bảo tồn này. - Cá sống ở rạn san hô: đã xác định được 211 loài thuộc 87 giống và 35 họ. Giống loài cá sống ở rạn khu vực Cù Lao Câu đã bổ sung được 54 loài loài mới cho bảng danh mục cá biển Việt Nam. - Quần xã rong biển: theo tài liệu điều tra ở đây có 163 loài. - Động vật đáy: ngoài san hô, loài thân mềm được xem là động vật đáy đa dạng nhất trên các rạn san hô. Số loài giáp xác ở vùng biển Cù Lao Câu có 46 loài trong đó có nhiều loài có lối sống cộng sinh chặt chẽ với san hô, đây cũng là vùng phân bố của các loài giáp xác quý hiếm như Tôm hùm, Cua biển.  Về tiềm năng du lịch biển : Cù Lao Câu cách bờ biển nơi gần nhất khoảng 8km. Cảnh quan trên đảo hoang sơ, chung quanh có nhiều bãi tắm đẹp cát trắng mịn, đảo còn nguyên dáng vẻ hoang sơ với thảm thực vật phong phú, đa dạng; khí hậu trong lành, mát mẻ, nước ở đây trong xanh nhìn thấu đáy. Những vách đá dựng sát biển, có nơi tạo thành các hang động đầy bí ẩn lôi cuốn du khách dừng chân. Nếu khai thác sẽ là những sản phẩm du lịch độc đáo. Một tiềm năng du lịch to lớn khác trong DLST biển đảo chưa được quan tâm là cảnh quan dưới nước. Vùng nước Cù Lao Câu ít chịu ảnh hưởng của các dòng chảy đất liền nên quanh năm hầu như trong suốt. Với lợi thế rạn san hô phân bố nhiều nơi với mật độ phủ, tính đa dạng sinh học cao và giàu có nguồn cá cảnh, cùng với địa hình đáy rất đa dạng. Đặc biệt ở phía Đông của đảo, sự tồn tại một số bãi cạn xen kẻ nơi biển sâu là điều kiện lý tưởng để hình thành các khu lặn khám phá biển (hiện nay công ty Scuba –Vĩnh Hảo đã bước đầu khai thác tour lặn khám phá san hô phục vụ du khách quốc tế và nội địa). Về di tích lịch sử trên đảo ở khu vực bãi Miếu hiện có 3 miếu thờ Ông Nam Hải, lưu giữ được hơn 40 bộ cốt cá Voi lớn. Hằng năm đến rằm tháng 4 âm lịch, để cầu tế cho một mùa đánh bắt cá bội thu, ngư dân các vạn chài làng Phước Thể, Vĩnh Hảo tập trung tổ chức lễ hội cầu ngư (cúng Vạn) du khách
  • 39. 35 đến dịp này sẽ được chứng kiến một lễ hội đặc sắc, mang đậm dấu ấn tâm linh của cư dân vùng biển. Khu bảo tồn biển Cù Lao Câu hội đủ các điều kiện tối ưu để phát triển loại hình DLST biển- đảo trên cả ba tuyến: tuyến bờ và mép nước, trên mặt nước và đáy đại dương. Hiện tại đang là một điểm DLST lặn biển khám phá san hô đầu tiên được đưa vào tour khai thác thu hút khá lớn lượng khách quốc tế và nội địa đến từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.  Khu Bảo tồn biển Đảo Phú Quý (huyện Phú Quý) : Diện tích tự nhiên đảo chính đo được là 32km2 , chiều dài khoảng 7,5km, chiều rộng khoảng 4,5km. Cách Phan Thiết khoảng 56,7 hải lý về phía Đông Nam. Đảo được bao quanh bằng một vành đai đá đen cùng đá san hô rộng và dày. Địa hình bên trong của đảo không bằng phẳng, nổi lên có 3 ngọn núi chính là núi Cấm (108m), núi Cao Cát (85m) và núi Ông Đụn (44,9m). Phú Quý là một quần đảo, được bao bọc xung quanh bởi 10 đảo lớn nhỏ, lớn nhất trong các đảo nhỏ phải kể đến hòn Tranh diện tích tự nhiên khoảng 270ha, nơi rộng nhất khoảng 400m, dài nhất chừng 1000m, cách đảo lớn khoảng 900m về phía Đông Nam. Hòn Tranh hiện là địa điểm được ưa thích, lựa chọn của du khách du lịch sinh thái. Ở Phú Quý đã phát hiện được 70 loài thực vật trên cạn, 72 loài tảo biển, 134 loài san hô cứng và 15 loài nhuyễn thể. Động vật chủ yếu là lớp chim và bò sát như Chim cu, Chim yến, … Về san hô cứng chủ yếu tập trung ở bãi Gành Hang, bãi lạch Dù (xã Tam Thanh) và các vùng phụ cận. San hô ở Phú Quý tập trung thành cụm lớn ở mực nước sâu, lúc còn nhỏ chúng kết thành những khóm cây đa dạng, có màu trắng đục tuyệt đẹp. Trong quá trình sinh trưởng phát triển chúng liên kết khối lại với nhau thành những cụm lớn và trồi lên mặt biển tạo thành những đảo nhỏ san hô rất lạ mắt. Đặc biệt ở Phú Quý có nhiều loại Đồi mồi có giá trị kinh tế cao, ở đây còn phát hiện bãi tập kết của Rùa biển đến đẻ trứng theo mùa.
  • 40. 36 Về tiềm năng du lịch: Xung quanh đảo có nhiều bãi tắm tốt với bãi cát trắng mịn nằm trong vịnh nhỏ, đáng kể là bãi tắm vịnh Triều Dương, bãi tắm Hòn Tranh do ở xa khu dân cư nên ở đây chưa bị con người tác động nhiều và còn giữ được vẻ hoang sơ, nguyên thủy. Trên bờ có những vách đá đen cấu tạo như chồng chất về phía biển tạo nên những hang động kỳ thú; dưới nước là những bãi san hô tập trung, ở đây có thể khai thác các loại hình du lịch lặn biển khám phá, câu cá, chèo thuyền và nghỉ dưỡng cao cấp. Một số cảnh quan đồi núi đẹp khác như mũi Cây Thẻ, mũi Gành Hang, bãi Láng hay bãi Trâu ở Long Hải. Đây là những tài nguyên du lịch sinh thái có giá trị, sẽ là những cơ sở để phát triển DLST ở đảo Phú Quý trong tương lai. Về di tích lịch sử: Đảo Phú Quý có nhiều danh lam thắng cảnh khá nổi tiếng như chùa Linh Quang, vạn An Thạnh, nhiều đền chùa miếu mạo khác như: dinh Thầy, miếu Bà Công chúa Bàng Tranh. Do sống xa cách đất liền, cư dân hội tụ của nhiều vùng miền đã tạo cho Phú Quý những nét văn hóa rất khác lạ với văn hóa đất liền, nhờ đó đã hình thành một dạng tài nguyên văn hóa phi vật thể rất đặc trưng, khá đặc sắc được du khách và người dân bản xứ ưa thích. 2.2.1.4 Các cảnh quan thiên nhiên-danh thắng khác của tỉnh Bình Thuận: Tỉnh Bình Thuận có đường bờ biển dài 192 km kéo dài từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná thuộc tỉnh Ninh Thuận đến bãi bồi Bình Châu thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu gắn liền với sự phân bố khá đồng đều của các cảnh quan danh thắng thiên nhiên đặc sắc, bãi biển hoang sơ, sạch mịn với phong cảnh hữu tình, những núi đá, eo vịnh, những thác nước, hồ đầm, khe suối đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên hết sức độc đáo của vùng. Cụ thể gồm: + Các bãi biển, thác, suối nước khoáng và nước nóng: Bãi biển Bình Thạnh; bãi Ghềnh Son; cụm bãi biển Vĩnh Thuỷ-Đồi Dương và Thương Chánh (Phan Thiết); bãi biển Rạng-Hàm Tiến; bãi sau Mũi Né-Hòn Rơm; bãi Hòn Hồng-Lạch Chùa-Vũng Môn; bãi biển Thuận Quý-Khe Gà (Hàm Thuận Nam); biển Đồi Dương (Hàm Tân); suối Tiên (Hàm Tiến); động cát bay Mũi Né; cảnh quan Bàu Trắng (Bắc Bình); thác Bà (Tánh Linh);
  • 41. 37 thác Đầu Trâu, Trượt, Mưa Bay, Reo, hồ Đa Mi,... Các suối nước khoáng, nước nóng: như suối nước khoáng Vĩnh Hảo (Tuy Phong), suối nước khoáng ĐaKai (Đức Linh). Ở Hàm Thuận Nam có suối nước khoáng Văn Lâm, Phong Điền; suối nước nóng Bưng Thị. Suối nước khoáng Núi Bà (Hàm Thuận Bắc)…. + Các Cù lao nhỏ: - Hòn Bà (Hàm Tân): là một đảo nhỏ nhô cao giữa biển, cách bờ biển Lagi, huyện Hàm Tân 2km về phía Đông. Trên hòn Bà hiện còn nhiều cây cổ thụ. Hiện nay hòn Bà là một trong những thắng cảnh đẹp, là điểm hành hương và du lịch thu hút nhiều khách tham quan khi đến vùng Hàm Tân . - Hòn Nghề (Hoà Thắng - Bắc Bình): là một đảo nhỏ diện tích khoảng 350m2 , đảo có hình thù rất giống Rùa biển đang bơi, cách bờ khoảng 400m. Nơi đây hàng năm được ngư dân khu vực Hoà Thắng tổ chức lễ hội cúng cầu ngư, kết hợp với đền thờ Ông Nam Hải (cá Voi) trong vùng. Theo kết quả điều tra của tác giả, các loại hình kinh doanh ven biển là các Khu du lịch, Khu nghỉ dưỡng, Khách sạn, Nhà hàng, quán giải khát, trong đó có các dịch vụ như: các dịch vụ thể thao dưới biển (lướt ván buồm, ván diều, môtô nước, cano); các dịch vụ massage; sân golf; tắm bùn khoáng. Các loại hình kinh doanh này tăng đáng kể về số lượng so với năm 2008. Bảng 2.6: Các loại hình kinh doanh ven biển STT Địa điểm điều tra Nhà hàng Cơ sở Lưu trú Thể thao dưới biển Massage Tắm bùn khoáng Golf 1 Hàm Tiến, Phan Thiết 12 28 9 15 3 2 Mũi Né, Phan Thiết 7 16 5 5 3 Hòn Rơm, Phan Thiết 9 8 2 3 4 Phú Hài, Phan Thiết 3 7 2 2 1 5 Tiến Thành, Phan Thiết 5 6 6 Hàm Tân 3 7
  • 42. 38 7 LaGi 6 14 1 8 Tuy Phong 7 12 2 9 Hàm Thuận Bắc 2 5 10 Hàm Thuận Nam 5 10 Tổng 57 113 18 25 2 5 2.2.2 Tài nguyên DLST nhân văn tỉnh Bình Thuận: Thiên nhiên ưu đãi cho tỉnh Bình Thuận không những về cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn để lại cho tỉnh Bình Thuận suốt từ hải đảo Phú Quý đến vùng đất liền những tài nguyên nhân văn quý giá mang tầm giá trị quốc gia và khu vực đó là một nền văn hóa Chămpa phát triển rực rỡ trước khi lụi tàn, những di sản vật thể để lại không thể kể hết được phân bố tương đối đều khắp trên lãnh thổ của tỉnh. Đây là tiền đề vững chắc để phát triển du lịch sinh thái văn hóa bản địa trong tương lai. 2.2.2.1 Các di tich lịch sử-văn hóa: a/ Các tháp Chăm nổi tiếng: Trong gần 2.000 năm tồn tại và phát triển, vương quốc Chăm Pa đã sáng tạo ra nền văn hóa đặc sắc từng vang bóng một thời, dãi đất từ Ninh Thuận cho đến Bình Thuận có hàng chục di tích nhóm đền tháp Chăm. Tháp Chăm được xây bằng gạch, kỹ thuật sử dụng gạch đất nung thật tuyệt diệu và tinh vi. Cụ thể những cụm tháp nổi tiếng ở tỉnh Bình Thuận bao gồm: - Nhóm đền tháp Poshanư (Tháp Phố Hài): nằm trên đồi cao khoảng 50m, dưới chân đồi là biển cả, Pôshanư là nhóm đền tháp Chăm có vị trí quan trọng so với các di tích kiến trúc ở Bình Thuận cũng là nơi diễn ra lễ hội Tết Kate của người Chăm ở Bình Thuận. - Ba nhóm tháp mới được phát hiện gần Phan Thiết: Tháp bà Châu Rế; Tháp làng Ghọ; Tháp Pô Ptao Yang Tôm. - Nhóm các đền thờ và di tích văn hóa Chăm ở Bình Thuận: đền thờ Pô Klông Mơh Nai; đền thờ Pô Nít; đền thờ công chúa Bàng Tranh (hay Vàng Chanh); vòng thành Sông Lũy, bảo tàng Chăm (Phan Thanh-Bắc Bình).
  • 43. 39 b/ Các đình – chùa - miếu: Một số chùa tiêu biểu được khách hành hương thăm viếng hàng năm gồm: Đình Xuân An (tại Chợ Lầu, Bắc Bình); đình Xuân Hội (Sông Luỹ, Bắc Bình); đình Làng Đức Thắng, Đức Nghĩa (Phan Thiết); đình làng Phú Hội (Hàm Thuận Bắc); miếu Bình Thạnh; Chùa Hang Cổ Thạch Tự (Tuy Phong); chùa Linh Sơn Tự (chùa Núi Tà Cú, Hàm Thuận Nam); Linh Quang Tự (Tam Thanh, Phú Quý); dinh Thầy Thím (Tân Hải, Hàm Tân); Ở Phan Thiết có dinh vạn thờ cá Voi Thần Nam Hải; Ngoạ du sào và mộ chí sỹ Nguyễn Thông; di tích Dục Thanh; bia chiến thắng Hoài Đức-Bắc Ruộng (Tánh Linh)... c/ Các di tích lịch sử nổi tiếng khác: Chi nhánh bảo tàng Hồ Chí Minh: nơi lưu giữ và trưng bày những hiện vật, hình ảnh về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ, đặc biệt nơi đây có di tích Dục Thanh, là ngôi trường mà Bác đã dừng chân dạy học vài năm trước khi ra đi tìm đường cứu nước; khu căn cứ kháng chiến Lê Hồng Phong (Bình Thuận). 2.2.2.2 Các lễ hội tiêu biểu: a/ Lễ hội dân gian của người Chăm và dân tộc khác: lễ Suk Yâng (tháng 9 theo lịch Chăm); lễ Rija Nưga (lễ tống ôn), lễ Plao Paxah (cúng hoa màu), lễ Pơh Păng Yang (khai mương đắp đập), lễ Kap Hlâu Krong (cầu mưa thuận gió hòa), lễ Pô Bphum (cúng ruộng đất); lễ tết Thần Lúa của người K’Ho, lễ tết Nhô Vrê R’He-mừng lúa trĩu hạt, lễ cúng Thần Lúa của người Churu và người Mạ,… b/ Lễ hội dân gian người Việt và người Hoa: lễ hội dinh Thầy Thím (rằm tháng 9 âm lịch); lễ hội Nghinh Ông của người Hoa (hạ tuần tháng 7 Âm lịch); lễ Nghinh Ông Nam Hải; lễ giỗ tổ chùa Cổ Thạch (25 tháng 5 âm lịch); lễ giỗ tổ chùa Núi Tà Cú (5 tháng 10 âm lịch). c/ Lễ hội tôn giáo: lễ Phật Đản, Vu Lan, lễ rước bà Thiên Hậu, lễ Trung Thu, Tam Nguyên, Giáng Sinh, Phục Sinh. … d/ Lễ của các ngành nghề: như nghề may, nghề cá, nghề bạc, nghề mộc, nghề làm bánh tráng, nghề rang hạt dưa, nghề đúc đồng…
  • 44. 40 e/ Các làng nghề: i/ Làng nghề truyền thống cổ: gồm có làng nghề làm gốm Xóm Giàn, Xóm Gọ, Xóm Nồi (Trí Đức–Bắc Bình); dệt thổ cẩm ở làng Chăm Phan Hoà (Bắc Bình); nghề đúc đồng với hai sản phẩm đặc biệt là chuông và tượng đồng ở Xuân Phong - Đại Nẫm (Phan Thiết); nghề kim hoàn; nghề làm nhạc cụ dân tộc Chăm của ông Cả Vỗ (Bắc Bình), … ii/ Làng nghề thủ công dân gian: nghề làm nước mắm ở các địa phương đã làm nên tên tuổi sản phẩm nước mắm của tỉnh Bình Thuận phải kể đến các nơi: Phan Rí, Liên Hương, Mũi Né, Phú Hài, Phan Thiết. Nghề làm bánh tráng Chợ Lầu, Phan Rí; nghề chế biến hạt dưa là các làng nghề như Hàm Đức, Phú Long, Chợ Lầu,… Nghề làm cốm tại Hàm Thuận Bắc, Phan Thiết,… 2.2.2.3 Các loại hình nghệ thuật, ca múa nhạc, sân khấu hiện đại và truyền thống: Với những chương trình biểu diễn đặc thù trong các hoạt động du lịch sinh thái văn hóa phục vụ du khách như: ca múa nhạc truyền thống dân tộc đội văn nghệ Chăm - Bắc Bình, Đoàn ca nhạc kịch Biển Xanh, hò bả trạo, ca múa nhạc kịch hiện đại, đã tạo hứng thú và hấp dân du khách đến thăm. 2.3 Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận: 2.3.1 Vị trí địa lý kinh tế du lịch Bình Thuận với tình hình tăng trưởng: 2.3.1.1 Cở sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch: Bảng 2.7: Số cơ sở của các cơ sở lưu trú và số buồng, giường của khách sạn xếp theo tiêu chuẩn sao Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tăng trưởng bình quân hàng năm (%) Tổng số cơ sở 45 55 69 81 21,64 Phan Thiết 42 54 62 70 18,56 LaGi - 1 1 - Tuy Phong - 3 1 1 - Hàm Thuận Nam 3 4 7 32,64
  • 45. 41 Hàm Tân - 2.773 1 2 - Số buồng 2.268 5.289 3.421 3.919 20,00 Số giường 4.335 6.133 7.064 17,68 Loại 4 sao 7 Tổng số cơ sở 5 7 11 11 30,06 + Phan Thiết 5 10 10 25,99 + LaGi - 1 1 - Số buồng 486 716 1.032 1.035 28,66 Số giường 763 1.224 1.666 1.672 29,89 Loại 3 sao Tổng số cơ sở 10 12 14 17 19,35 + Phan Thiết 9 11 12 13 13,04 + Tuy Phong - 1 1 - + Hàm Thuận Nam 1 1 1 3 44,22 Số buồng 634 699 823 999 16,38 Số giường 1123 1.240 1.450 1.761 16,17 Loại 2 sao Tổng số cơ sở 18 21 25 30 18,56 + Phan Thiết 16 19 22 26 17,57 + Hàm Thuận Nam 2 2 3 4 25,99 Số buồng 835 922 1.050 1.260 14,70 Số giường 1.737 1.862 1.986 2.383 11,12 Loại 1 sao Tổng số cơ sở 12 15 19 23 24,22 + Phan Thiết 12 15 18 21 20,51 + Hàm Tân - 1 2 - Số buồng 313 436 516 625 25,90 Số giường 712 963 1.031 1.248 20,57 Nguồn: Cục Thống kê Bình Thuận