SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
--------  --------
LÊ HÀ KIM KHÁNH
TÍCH HỢP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 8
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Nghệ An – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
--------  --------
LÊ HÀ KIM KHÁNH
TÍCH HỢP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 8
Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Sinh học
Mã số : 60.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. PHAN ĐỨC DUY
Nghệ An – 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận
văn là khách quan, trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kì một công trình nào khác.

Tác giả
Lê Hà Kim Khánh
ii
LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận văn này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy
giáo hướng dẫn PGS.TS Phan Đức Duy, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn
tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu các Trường Trung học cơ sở
trên địa bàn Quận Thủ Đức đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong
quá trình thực nghiệm đề tài.
Xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô giáo trong Khoa Sinh- Trường Đại
học Vinh, các bạn học viên, người thân đã động viên giúp đỡ tôi hoàn thành
luận văn tốt nghiệp này.
Vinh, tháng 6 năm 2014
Lê Hà Kim Khánh
iii
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC................................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. iv
PHẦN 1.......................................................................................................................1
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........................................6
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.............................6
1.1. Cơ sở lí luận......................................................................................................6
1.1.1. Tổng quan về tích hợp ...............................................................................6
1.1.2. Giáo dục giới tính ....................................................................................10
1.1.3. Module tích hợp GDGT...........................................................................15
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ...............................................................................17
Chương 2. TÍCH HỢP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TRONG DẠY HỌC SINH
HỌC 8.......................................................................................................................19
2.1. Địa chỉ tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 ........................19
2.1.1. Phân tích chương trình Sinh học 8...........................................................19
2.1.2. Hệ thống các kiến thức có thể tích hợp GDGT-SKSS ............................20
2.2. Các moddule tích hợp giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản trong Sinh học 8
...............................................................................................................................22
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..............................................................63
3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm...............................................................63
3.2. Nội dung thực nghiệm....................................................................................63
3.3. Phương pháp thực nghiệm..............................................................................63
3.4. Kết quả thực nghiệm ......................................................................................64
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.....................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................72
PHỤ LỤC
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Các chữ viết tắt Ý nghĩa chữ viết tắt
DS Dân số
ĐC Đối chứng
GD Giáo dục
GDGT Giáo dục giới tính
Gv Giáo viên
HS Học sinh
KT Kiểm tra
NXB Nhà xuất bản
SGK Sách giáo khoa
SH Sinh học
SKSS Sức khỏe sinh sản
THCS Trung học cơ sở
TN Thực nghiệm
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các biện pháp GDGT và SKSS trong dạy học môn Sinh học của 30 giáo viên.17
Bảng 1.2. Hiểu biết của 200 học sinh THCS về GDGT- SKSS..........................................18
Bảng 2.1. Địa chỉ tích hợp GDGT và SKSS trong chương trình Sinh học 8 ......................21
Bảng 3.1. Phân phối tần suất % .100%in
W
n
= ....................................................................64
Bảng 3.2. Các tham số đặc trưng.........................................................................................64
Bảng 3.3. Phân phối tần suất W% = %100.
n
ni
...................................................................65
Bảng 3.4. Các tham số đặc trưng:........................................................................................66
Bảng 3.5. Phân phối tần suất W% = %100.
n
ni
..................................................................66
Bảng 3.6. Các tham số đặc trưng.........................................................................................67
Bảng 3.7. Phân phối tần suất W% = %100.
n
ni
...................................................................68
Bảng 3.8. Các tham số đặc trưng.........................................................................................68
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bộ xương người ........................................................................................24
Hình 2.2. Tuyến giáp.................................................................................................35
Hình 2.3. Tuyến yên..................................................................................................36
Hình 2.4. Tuyến sinh dục nam và nữ ........................................................................38
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Biểu diễn phân phối tần suất của nhóm 1.............................................64
Biểu đồ 3.2. Biểu diễn phân phối tần suất của nhóm 2.............................................65
Biểu đồ 3.3. Biểu diễn phân phối tần suất của nhóm thực nghiệm số 1...................67
Biểu đồ 3.4. Biểu diễn phân phối tần suất của nhóm thực nghiệm số 2...................68
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Ngày nay loài người đang đối mặt với bốn vấn đề lớn: Hoà bình, dân số, ô
nhiễm môi trường và nghèo đói. Trong đó vấn đề dân số được xem là nguyên nhân
chung của ba vấn đề còn lại.
Ở Việt nam, vấn đề dân số cũng đang trở thành một vấn đề nóng bỏng và cấp
thiết, cần được quan tâm giải quyết trong tình hình kinh tế xã hội hiện nay. Theo
nhiều nghiên cứu của các chuyên gia về dân số cho thấy tỉ suất gia tăng dân số của
Việt Nam luôn cao hơn nhiều so với thế giới. Việc dân số tăng nhanh ở nước ta đã
gây rất nhiêu khó khăn đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho mỗi người
dân, cho cộng đồng và cho xã hội. Đất trồng trọt bị giảm sút, diện tích rừng bị phá
huỷ gần một nửa, tình trạng thất nghiệp ngày càng trở nên nghiêm trọng.
- Tuy nhiên, trên thực tế, công tác dân số nói chung, giáo dục giới tính nói
riêng vẫn còn gặp một số khó khăn, trở ngại nhất định. Một trong những trở ngại
chính là thiếu phương pháp, biện pháp đưa giáo dục giới tính vào nhà trường phổ
thông.
- Sinh học được xem là môn học có nhiều ưu thế trong việc giáo dục giới tính
cho học sinh, đặc biệt là phần giải phẫu Sinh lí người thuộc chương trình Sinh học
lớp 8. Những kiến thức về giải phẫu sinh lý người của lớp 8 có nhiều điều kiện để tổ
chức tích hợp GDGT và SKSS cho học sinh, vã lại học sinh lớp 8 cung có đủ các
điều kiện để tổ chức dạy học tích hợp.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Tích hợp
giáo dục giới tính trong dạy học Sinh học 8 ”.
2 . MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Góp phần giáo dục và nâng cao ý thức về giới tính và sức khỏe sinh sản, giúp
học sinh tự điều chỉnh hành vi trong hoạt động để sống tốt hơn, học tập tốt và rèn
luyện tốt.
2
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài phải thực hiện được các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học
sinh học.
- Phân tích mục tiêu, cấu trúc, nội dung Sinh học 8 làm cơ sở cho việc tích
hợp giáo dục giới tính trong quá trình dạy học.
- Vận dụng tiếp cận module để tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh
học 8
- Thiết kế các giáo án có tích hợp giáo dục giới tính
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của việc tích hợp giáo dục giới
tính cho học sinh trong dạy học Sinh học 8.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Học sinh khối 8 ở một số trường THCS trong Quận Thủ Đức.TP.Hồ
Chí Minh.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu tích hợp kiến thức, nhận thức giáo dục giới tính
trong dạy học sinh học 8, cụ thể là thiết kế được các module tích hợp giáo dục giới
tính, dân số, sức khỏe sinh sản
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
6.1. Nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu các tài liệu về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp
luật của Nhà nước trong công tác giáo dục.
Nghiên cứu các luận án, luận văn có liên quan đến đề tài.
6.2. Phương pháp điều tra
-Điều tra thực trạng của việc giáo dục giới tính ở trường THCS trên địa bàn
nghiên cứu.
3
6.3. Phương pháp hỏi chuyên gia
Trao đổi với các chuyên gia, các đồng nghiệp có kinh nghiệm trong lĩnh vực
giáo dục, các bác sĩ chuyên khoa sản, khoa tâm lý học,…..
6.4. Phương pháp thực nghiệm
- Mục đích: Xác định tính khả thi của các phương pháp và biện pháp tích hợp
giáo dục giới tính đã thiết kế.
- Thời gian tiến hành: Học kỳ hai năm học 2013-2014
- Địa điểm thực nghiệm: Một số trường THCS trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh.
- Đối tượng thực nghiệm: Học sinh lớp 8 THCS
6.5. Phương pháp thống kê toán học
- Lập bảng phân phối tần suất.
- Biểu diễn các kết quả phân phối tần suất bằng biểu đồ
- Tính các tham số đặc trưng:
+ Trung bình cộng: X = .
.
n
Xn ii∑
+ Sai số tiêu chuẩn: m =
n
S
+ Phương sai: S = ±
1
)( 2
−
−∑
n
XXn ii
+ Hệ số biến thiên: Cv(%) =
X
S
.100%
Hệ số biến thiên ( Cv%) phản ánh mức độ dao động của các kết quả thu được
- Cv% = ( 0-10): độ dao động nhỏ kết quả đáng tin cậy
- Cv% = ( 10-30): độ dao động trung bình kết quả đáng tin cậy
- Cv% = ( 30-100): độ dao động lớn kết quả ít tin cậy.
7. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu xác định được các phương pháp và biện pháp tích hợp GDGT trong quá
trình dạy học Sinh học nói chung, Sinh học 8 nói riêng thì sẽ nâng cao được nhận
thức, kiến thức về giới tính ở học sinh.
4
8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Xác định được các nội dung của sinh học 8 tích hợp giáo dục giới tính
Thiết kế được các module tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8.
9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
Chương 2. Module tích hợp GDGT trong dạy học Sinh học 8.
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm.
10. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
10.1. Những nghiên cứu trên thế giới
Tính đến thời điểm này thì việc đưa GDGT- SKSS vào nhà trường phổ thông
có một lịch sử nghiên cứu tương đối ngắn ngủi. Khái niệm GDGT mới được xuất
hiện từ những năm đầu của thập niên 40.
Năm 1941, lần đầu tiên bà Alava Myrdal ( Hoa Kì) đã nêu lên sự cần thiết
GDGT- SKSS cho học sinh trong nhà trường chính quy và cho người lớn trong hệ
giáo dục không chính quy. Trong cuốn sách “ Quốc gia và gia đình” của mình bà đã
cố gắng thuyết phục chính phủ Mỹ rằng muốn thực hiện tốt các chính sách xã hội,
phải thực hiện chính sách dân số sáng suốt, cơ quan giáo dục các cấp có vai trò lớn
đối với thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường để đạt tới các mục tiêu chính
sách dân số quốc gia [21].
Năm 1943, các ông Frank Lorimer và Fridrich Osborn kiến nghị vấn đề dân số
cần được đưa vào chương trình phổ thông.
Tháng 3 năm 1962, trong tạp chí “ Các thành tựu sư phạm”, Waren
S.Thompson đề xuất khái niệm “bùng nổ dân số” và nêu ra rằng biến động dân số
có liên quan đến phúc lợi của con người. Trong bài “ Sự bùng nổ dân số” ông đã nói
rõ quan điểm phải đưa GDGT-SKSS vào giáo dục chính quy của một xã hội dân
chủ.
5
Năm 1964 tại Đại học Cô-lôm-bia ( Hoa Kì) , Giáo sư Sloan Wayland đã biên
soạn và tiến hành giảng dạy tài liệu “ Các động lực dân số” và “ Các giai đoạn mãn
sinh sản”.
Hội nghi về dân số và giáo dục gia đình do UNESCO khu vực Châu Á bảo trợ
và tổ chức năm 1970 tại Băng-Côc( Thái Lan) là một cái mốc đáng ghi nhận trong
lịch sử GDGT-SKSS. Các nhà giáo dục của 13 nước Châu Á- Thái Bình Dương có
mặt đã xác định rõ mục tiêu, nội dung giáo dục dân số trong nhà trường, phác thảo
tài liệu chỉ dẫn đưa GDGT-SKSS vào các bộ môn nghiên cứu xã hội, khoa học tự
nhiên. Theo hội nghị này, GDGT được định nghĩa là một chương trình giáo dục về
tình hình dân số trong một gia đình, một cộng đồng, quốc gia và toàn thế giới, nhằm
mục đích phát triển ở người học thái độ, hành vi ứng xử đúng đắn và có trách nhiệm
với tình hình đó.
Từ năm 1980 trở đi, GDGT-SKSS dần dần đựoc xem là một biện pháp có hiệu
quả của chương trình vận động KHHGĐ. Nhưng ở nhiều quốc gia, nhất là các nước
đang phát triển chưa thể hiện rõ nét kết quả đó, họ chỉ tập trung đầu tư cho các biện
pháp kĩ thuật y tế trong sinh đẻ có kế hoạch nhiều hơn là cho GDGT-SKSS trong
nhà trường và xã hội. Ở một số nước thì nội dung GDGT-SKSS lại quá rộng, dàn
mỏng trong quá nhiều môn học, hiệu quả còn thấp.
Năm 1982 Hội nghị tư vấn khu vực khẳng định vai trò GDGT-SKSS trong vận
động KHHGĐ và khuyến nghị chương trình GDGT-SKSS nên được tập trung thích
hợp vào một số môn học tích hợp [7].
10.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, vấn đề giới tính, GDGT- SKSS được nghiên cứu từ những năm
80 của thế kỉ XX. Những công trình nghiên cứu về giáo dục giới tính, GT-SKSS
còn rất ít ỏi, chủ yếu còn mang tính giáo khoa. Có thể kể đến một số tác giả như
Hoàng Đức Nhuận, Nguyễn Hữu Châu, Lê Văn Thông, Nguyễn Văn Lê, Nguyễn
Đức Minh, Nguyễn Đức Vũ, một số công trình chủ yếu dưới dạng sách giáo khoa,
tài liệu hướng dẫn giảng dạy, tài liệu tham khảo của các tập thể tác giả trong khuôn
khổ các đề án GDDS-SKSS của VIE 01/P11, VIE/98/018…[7].
6
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Tổng quan về tích hợp
1.1.1.1. Khái niệm tích hợp
Trong tiếng Anh, tích hợp (integration) là “toàn bộ, toàn thể”, nghĩa là sự
phối hợp các hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để
bảo đảm sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy.
Theo Từ điển tiếng Việt: tích hợp là “sự hợp nhất, sự hòa nhập, sự kết hợp”.
[18]
Theo Từ điển giáo dục học: tích hợp là “hành động liên kết các đối tượng
nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau
trong cùng một kế hoạch giảng dạy”. [6]
Tích hợp là sự kết hợp có hệ thống các kiến thức có liên quan và kiến thức
môn học thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau dựa trên những
mối liên hệ về lý luận và thực tiễn được đưa vào bài học. [18]
Theo Dương Tiến Sỹ: “Tích hợp là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống
các kiến thức/ khái niệm thuộc các môn học khác nhau thành một nội dung thống
nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lý luận và thực tiễn được đề cập trong các
môn học đó”. [14]
Như vậy, tích hợp kiến thức là sự lồng ghép, liên kết, kết hợp tri thức của các
khoa học khác nhau thành một tập hợp kiến thức toàn vẹn, thống nhất.
1.1.1.2. Khái niệm dạy học tích hợp
Có nhiều định nghĩa khác nhau về dạy học tích hợp.
Theo UNESCO, dạy học tích hợp các khoa học được định nghĩa là “một cách
trình bày các khái niệm và nguyên lý khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ
7
bản của tư tưởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh hay quá sớm sự sai khác giữa các
lĩnh vực khoa học khác nhau”. [15]
Theo Xaviers Roegirs “Lý thuyết sư phạm tích hợp là một quan niệm về quá
trình học tập trong đó toàn thể các quá trình học tập góp phần hình thành ở học sinh
những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho học sinh nhằm
phục vụ cho quá trình học tập tương lai, hoặc hoà nhập học sinh vào cuộc sống lao
động. Lý thuyết sư phạm tích hợp làm cho quá trình học tập có ý nghĩa” [6]
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Khải “Dạy học tích hợp tạo ra các tình huống
liên kết tri thức các môn học, đó là cơ hội phát triển các năng lực của học sinh. Khi
xây dựng các tình huống vận dụng kiến thức, học sinh sẽ phát huy được năng lực tự
lực, phát triển tư duy sáng tạo.”
Một quan niệm khác về sự tích hợp giáo dục: "Tích hợp giáo dục là quá trình
học sinh dưới sự chỉ đạo của giáo viên thực hiện việc chuyển đổi liên tiếp các thông
tin từ ngôn ngữ của một môn học sang ngôn ngữ môn học khác mà nhờ quá trình đó
học sinh nắm vững kiến thức, hình thành khái niệm, phát triển các phẩm chất cá
nhân" [11]
Trong dạy học, tích hợp có thể được coi là sự liên kết các các đối tượng
giảng dạy, học tập trong cùng một kế hoạch hoạt động để đảm bảo sự thống nhất,
hài hòa, trọn vẹn của hệ thống dạy học nhằm đạt mục tiêu dạy học tốt nhất, qua đó
người học không chỉ lĩnh hội được tri thức khoa học của môn học chính mà cả tri
thức của khoa học được tích hợp, từ đó hình thành cho người học cái nhìn khái quát
hơn đối với các khoa học có cùng đối tượng nghiên cứu, đồng thời có được phương
pháp xem xét vấn đề một cách lôgic, biện chứng.
Như vậy, dạy học tích hợp là quá trình dạy học có sự lồng ghép một cách hệ
thống những tri thức khoa học, những quy luật chung gần gũi, từ đó hình thành và
phát triển năng lực của người học.
Năng lực là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các hành
động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá
nhân trong những tình huống khác nhau trên cơ sở hiểu biết kĩ năng, kĩ xảo và kinh
8
nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động.
Tích hợp GDGT trong môn Sinh học là kết hợp một cách có hệ thống các
kiến thức Sinh học với vấn đề giới tính và sức khỏe sinh sản, làm cho chúng hòa
quyện vào nhau hợp thành một thể thống nhất.
1.1.1.3. Quan điểm về sự tích hợp các môn học
Theo D’Hainaut, có 4 quan điểm tích hợp khác nhau: [5]
- Quan điểm “trong nội bộ môn học”: Trong đó ưu tiên các nội dung khái quát
cốt lõi của môn học. Quan điểm này nhằm duy trì các môn học riêng.
- Quan điểm “đa môn”: Đề nghị những tình huống, những “đề tài” có thể
được nghiên cứu theo những quan điểm khác nhau.
- Quan điểm “liên môn”: Đề xuất những tình huống chỉ có thể được tiếp cận
một cách hợp lí qua sự soi sáng của nhiều môn học. Ở đây chúng ta nhấn mạnh đến
sự liên kết các môn học, làm cho chúng tích hợp với nhau để giải quyết một tình
huống cho trước. Khi đó, các quá trình học tập sẽ không rời rạc mà chúng liên kết
với nhau xung quanh vấn đề phải được giải quyết.
- Quan điểm “xuyên môn”: Chủ yếu phát triển những kĩ năng mà học sinh có
thể sử dụng trong tất cả các môn học, trong tất cả các tình huống. Đó là những kĩ
năng xuyên môn. Có thể lĩnh hội những kĩ năng này trong từng môn học hoặc qua
những hoạt động chung của nhiều môn học.
1.1.1.4 Các mức độ tích hợp kiến thức GDGT và SKSS trong dạy học
Có 3 mức độ tích hợp các kiến thức GDGT và SKSS trong dạy học nội dung
Sinh học 8: Tích hợp (tích hợp toàn phần, khai thác), kết hợp (tích hợp bộ phận) và
hình thức liên hệ. [5]
Tích hợp (Integration) trong nội dung môn học: Là sự kết hợp một cách có
hệ thống các kiến thức GDGT và SKSS và kiến thức môn học thành một nội dung
thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và
thực tiễn được đề cập trong bài học. Trong mức độ này, hầu hết các kiến thức của
môn học, hoặc nội dung của một bài học cụ thể, có sự trùng hợp với nội dung
GDGT và SKSS (Tích hợp toàn phần).
9
Kết hợp (Infusion) hay còn gọi là lồng ghép GDGT và SKSS trong nội dung
môn học: Chương trình môn học được giữ nguyên. Các vấn đề GDGT và SKSS
được lựa chọn rồi lồng ghép vào chương trình môn học ở chỗ thích hợp sau mỗi bài,
mỗi chương, hay hình thành một chương riêng. Trong mức độ này, một số nội dung
của bài học hay một phần nhất định của nội dung môn học có liên quan trực tiếp với
nội dung GDGT và SKSS (Tích hợp bộ phận).
Liên hệ (Permeation) GDGT và SKSS trong nội dung môn học: Chương
trình môn học được giữ nguyên. Ở hình thức này, các kiến thức GDGT và SKSS
không được nêu rõ trong SGK, nhưng dựa vào kiến thức bài học ở chỗ thuận lợi,
GV có thể bổ sung các kiến thức đó bằng cách liên hệ với nội dung nào đó của
GDGT và SKSS vào bài giảng trên lớp dưới hình thức các ví dụ khi phân tích một
cách hợp lí. Trong mức độ này, ở một số phần nội dung của môn học, bài học, các
ví dụ, bài tập, bài làm…là một dạng vật liệu để giúp liên hệ một cách hợp lí với nội
dung GDGT và SKSS.
1.1.1.5. Các nguyên tắc giáo dục tích hợp
Khi thực hiện giáo dục tích hợp, cần tuân theo các nguyên tắc sau: [5]
 Nguyên tắc thống nhất tích hợp và phân hóa: khi xây dựng các nội dung dạy
học tích hợp cần phân tích, xem xét các đặc thù của các lĩnh vực riêng đóng góp
vào nội dung dạy học tích hợp đó, đồng thời làm rõ vai trò của các kiến thức của
các môn học riêng trong mối quan hệ với nội dung dạy học tích hợp.
 Nguyên tắc người học làm trung tâm: Trong dạy học tích hợp, HS luôn đứng
trước các tình huống có vấn đề mà để giải quyết chúng, HS phải huy động nhiều
kiến thức và kĩ năng đã học được từ các môn học khác nhau. Để giải quyết các
tình huống như vậy HS phải tích cực, chủ động. GV trong hệ thống dạy học tích
hợp đóng vai trò người tổ chức và cố vấn, HS phải là trung tâm của các hoạt
động học tập.
 Nguyên tắc đặc trưng văn hóa của giáo dục tích hợp: việc tổ chức quá trình
giáo dục và dạy học phải tính đến đặc trưng văn hóa xã hội (các chuẩn mực đạo
đức, sinh hoạt và nhu cầu của người học, đời sống tinh thần của con người, các
10
quan hệ xã hội và văn hóa dân tộc).
1.1.2. Giáo dục giới tính
1.1.2.1. Khái niệm về giới tính
Giới tính là một tập hợp những đặc điểm riêng biệt, tạo nên sự khác nhau giữa
nam và nữ, Ví dụ: đàn ông: to khoẻ, bộc trực, cứng rắn; phụ nữ: nhỏ yếu, kín đáo,
dịu dàng. Giới tính bao gồm cả những trải nghiệm, là các hoạt động, quan hệ, sở
thích riêng, là làm thế nào để ta chính là ta và cơ thể của ta.
Giới tính hình thành từ 2 nguồn gốc Sinh học: Nam có nhiễm sắc thể XY, nữ
là XX. Cấu tạo cơ thể, nội tiết, tâm sinh lý là bắt nguồn từ đó. Nguồn gốc thứ hai là
từ xã hội: Tình cảm, ý thức nó hình thành qua giao tiếp dưới ảnh hưởng của giáo
dục xã hội. Có người đàn ông nhưng tính đàn bà và ngược lại. Mỗi xã hội có sự
phân công lao động riêng, có quan niệm về giới tính theo những chuẩn mực đạo đức
và văn hoá nhất định.
Như vậy giới tính là hành vi, tâm lý, đạo đức theo kiểu nam hoặc nữ, chịu
ảnh hưởng của xã hội hay một nền văn hoá nào đó, vì vậy nó thay đổi theo thời đại
1.1.2.2. Khái niệm về GDGT
Giáo dục giới tính cho học sinh là hình thành ở họ những tiêu chuẩn đạo đức
của hành vi có liên quan đến những lĩnh vực riêng tư, thầm kín nhất của đời sống
con người, hình thành những quan hệ đạo đức lành mạnh giữa em trai và em gái,
giữa nam và nữ.
Theo nhà nghiên cứu V. Vladi- D.CapuXtin: “Giáo dục giới tính là một bộ
phận không thể tách rời của giáo dục đạo đức, Gắn liền với một loạt các vấn đề giáo
dục và y học. Nó giúp cho trẻ biết được vai trò của con trai hoặc con gái, của một
thanh niên hoặc một phụ nữ. Tiếp đó là phải hiểu vai trò của người đàn ông hoặc
đàn bà, các vai trò của người chồng hoặc người vợ, người bố hoặc người mẹ cho
phù hợp với các nguyên tắc đạo đức của xã hội..”
Theo định nghĩa của ngành y tế, giáo dục giới tính là một thuật ngữ rộng
miêu tả việc giáo dục về giải phẫu sinh dục, sinh sản, quan hệ tình dục, sức khoẻ
sinh sản, các quan hệ tình cảm, quyền sinh sản và các trách nhiệm, tránh thai, và các
11
khía cạnh khác của thái độ tình dục loài người. Những cách giáo dục giới tính thông
thường là thông qua cha mẹ, người chăm sóc, các chương trình trường học và các
chiến dịch sức khoẻ cộng đồng.
1.1.2.3. Tính tất yếu đưa GDGT-SKSS vào trong dạy học sinh học
Tình hình phá thai VTN ở Việt Nam ngày càng gia tăng và trẻ hoá. Vì vậy,
việc GDGT cho trẻ VTN cần thiết hơn bao giờ. Giới tính có vai trò quan trọng trong
đời sống và hoạt động của con người. Giới tính tạo nên những cảm xúc đặc biệt khi
có sự giao lưu trực tiếp giữa hai người khác giới, làm cho con người trở nên ý tứ, tế
nhị, duyên dáng hơn (xấu hổ, thẹn thùng…) hoặc thận trọng hơn trong quan hệ nam
nữ và lịch sự hơn trong giao tiếp xã hội, giúp con người phát triển nhân cách hài
hoà hơn. Đó chính là những cảm xúc giới tính. Cảm xúc giới tính có thể tạo nên
mối quan hệ yêu đương nam nữ lành mạnh, dẫn đến tình yêu hạnh phúc
Giáo dục giới tính cho học sinh là hình thành ở họ những tiêu chuẩn đạo đức
của hành vi có liên quan đến những lĩnh vực riêng tư, thầm kín nhất của đời sống
con người, hình thành những quan hệ đạo đức lành mạnh giữa em trai và em gái,
giữa nam và nữ.
Giáo dục giới tính là một bộ phận quan trọng của việc giáo dục nhân cách
con người phát triển toàn diện. Giáo dục giới tính nhằm bồi dưỡng cho thế hệ trẻ
những hiểu biết cần thiết về giới và giới tính, hình thành cho họ những phẩm chất
giới tính của giới mình, hình thành ở họ thái độ và kỹ năng giao tiếp ứng xử lịch sự,
văn minh trong quan hệ với người khác giới trong hoạt động và đời sống xã hội.
Giáo dục giới tính là một bộ phận của giáo dục nói chung, của giáo dục đạo đức nói
riêng. Tuy nhiên, giáo dục giới tính có đặc trưng ý nghĩa và mục đích riêng của nó.
Giáo dục giới tính tập trung vào khía cạnh giới tính của cá nhân, giúp cho thế hệ trẻ
có thái độ, có hiểu biết và có suy nghĩ đúng đắn, lành mạnh về giới tính.
1.1.2.4. Ý nghĩa xã hội của GDGT cho học sinh
Giáo dục giới tính có ý nghĩa xã hội quan trọng trên hai phương diện: Nâng
cao chất lượng giống nòi và nâng cao chất lượng cuộc sống.
12
Giáo dục giới tính nếu được tiến hành có chất lượng từ những năm đầu tiên
đến trường sẽ có những tác động sau đây:
- Sự hiểu biết của học sinh về những gì có liên quan đến giới, giới tính và
những vấn đề liên quan đến tình dục, hôn nhân và gia đình có tác động định hướng
cho các em trong các quan hệ với bạn bè khác giới, với các vấn đề về hôn nhân và
gia đình. Nhờ đó, việc xây dựng gia đình, việc bảo đảm hạnh phúc gia đình - tế bào
của xã hội sẽ được cải thiện hơn.
- Sự hiểu biết của học sinh về những vấn đề liên quan đến tuổi dậy thì, đến
sinh hoạt tình dục và các bệnh lây lan qua đường tình dục sẽ định hướng cho họ vấn
đề sinh sản được an toàn, bảo đảm để con cái khỏe mạnh.
Giáo dục giới tính sẽ là một vũ khí chiến lược hổ trợ trong việc giáo dục tòan diện,
kiểm sóat dân số, bảo vệ sức khỏe và phát triển cho mọi người sẽ giúp cho xã hội
bớt đi một gánh nặng không đáng có.
- Những hiểu biết trên cũng có tác động định hướng cho học sinh trong việc
hiểu biết, ủng hộ và hành động theo tinh thần và nội dung của chính sách dân số và
kế hoạch hóa gia đình của Đảng và Nhà nước ta.
1.1.2.5. Bản chất của giáo dục giới tính
Giáo dục giới tính cho học sinh là hình thành ở họ những tiêu chuẩn đạo đức
của hành vi có liên quan đến những lĩnh vực riêng tư, thầm kín nhất của đời sống
con người, hình thành những quan hệ đạo đức lành mạnh giữa em trai và em gái,
giữa nam và nữ.
Giáo giục giới tính là một bộ phận quan trọng của việc giáo dục nhân cách
con người phát triển toàn diện. Giáo dục giới tính nhằm bồi dưỡng cho thế hệ trẻ
những hiểu biết cần thiết về giới và giới tính, hình thành cho họ những phẩm chất
giới tính của giới mình, hình thành ở họ thái độ và kỹ năng giao tiếp ứng xử lịch sự,
văn minh trong quan hệ với người khác giới trong hoạt động và đời sống xã hội.
Giáo dục giới tính là một bộ phận của giáo dục nói chung, của giáo dục đạo
đức nói riêng. Tuy nhiên, giáo dục giới tính có đặc trưng ý nghĩa và mục đích riêng
13
của nó. Giáo dục giới tính tập trung vào khía cạnh giới tính của cá nhân, giúp cho
thế hệ trẻ có thái độ, có hiểu biết và có suy nghĩ đúng đắn, lành mạnh về giới tính.
Giáo dục giới tính, phải dạy cho các em những kiến thức, kỹ năng cụ thể như cách
từ chối tình dục, cách giữ gìn thân thể, cách thoát hiểm… Mấu chốt là trang bị cho
học sinh nữ lứa tuổi VTN kỹ năng sống và biết cách từ chối trước những đòi hỏi
hoặc dụ dỗ từ bạn tình; những cách ứng xử hợp lý trong mọi tình huống để giúp con
tránh được những nguy cơ có thể đến với chúng.
Giúp cho họ rèn luyện tư tưởng, trau dồi kiến thức, xây dựng nhân cách cho
phù hợp với giới tính, hiểu thế nào là tình yêu đích thực, bí quyết xây dựng hạnh
phúc gia đình...
Giáo dục cho học sinh những biến đổi về cơ thể đặc biệt lứa tuổi (10-15
tuổi) phần lớn đã dậy thì, nghĩa là chuyển từ thời kỳ không có sang thời kỳ có hoạt
động tình dục và sinh sản. Điểm mốc của sự biến đổi này là có kinh nguyệt (con
gái) và xuất tinh (mộng tinh ở con trai).
Giáo dục SKSS với mục đích giảm tỷ lệ có thai ngoài ý muốn; nâng cao kiến
thức về các nguy cơ về hoạt động tình dục không bảo vệ; trì hoãn thời điểm quan hệ
tình dục lần đầu; tăng kiến thức về sức khỏe sinh sản ở học sinh và cải thiện hơn
việc trao đổi thông tin giữa cha mẹ và con cái, quan niệm về trinh tiết và giới tính.
Vì vậy, việc giáo dục tình dục, tình yêu và sinh sản cho vị thành niên cần phải tiến
hành ngay từ khi trẻ còn bé, chưa có hoạt động tình dục để không tạo ra tính tò mò
làm thử các hành vi tình dục ở trẻ, giúp cho trẻ sau này sinh hoạt tình dục bằng sự
hiểu biết, bằng trí tuệ của khoa học tình dục ngay từ lần đầu tiên.
1.1.2.6. Mục đích giáo dục giới tính
Mục đích chung nhất của giáo dục giới tính trong mọi lứa tuổi là giáo dục
nhân cách phù hợp với giới tính và lứa tuổi của mỗi cá nhân, nên nội dung giáo dục
giới tính mở rộng dần theo sự phát triển của các em.
Giáo dục giới tính được tiến hành từ lúc trẻ còn nhỏ, nên không thể đồng
nhất với giáo dục tình dục.
14
Theo quan niệm rộng về giới tính thì mục tiêu cao nhất của giáo dục giới tính
là xây dựng mối quan hệ nhân văn và có trách nhiệm giữa 2 giới, hay nói cách khác
là xây dựng lối sống lành mạnh trong quan hệ giữa những người khác giới.
1.1.2.7. Nội dung giáo dục giới tính
Phải hiểu đầy đủ nội dung này bao gồm:
- Giúp các em có những hiểu biết về các phương diện sinh học, tâm lý, xã
hội... có liên quan đến sự khác nhau giữa 2 giới, những quy luật phát triển theo từng
giai đoạn của lứa tuổi để các em có thể làm chủ được bản thân.
- Tác động hình thành, củng cố ở các em những phẩm chất đặc trưng của
từng giới, văn hoá ứng xử, ý thức và thói quen hành động theo các chuẩn mực đạo
đức - thẩm mỹ trong quan hệ giữa 2 giới trên bình diện cá nhân, góp phần làm nên
vẻ đẹp của từng người, sự tự hào về giới mình, về bản thân giúp các em trở thành 1
đại diện tích cực của giới mình.
- Hiện thực hoá quyền trẻ em về phương diện này, giáo dục giới tính đáp ứng
quyền tiếp cận thông tin về quy luật phát triển tâm sinh lý lứa tuổi, các vấn đề liên
quan đến giữ gìn bảo vệ sức sinh sản và giúp các em phòng tránh bị xâm hại tình
dục (bao gồm bị lạm dụng tình dục và bị bóc lột tình dục). Trẻ em có quyền được
bảo vệ khỏi mọi hình thức bóc lột tình dục trong đó có lạm dụng tình dục. Trong
thực tế, cuộc sống còn xảy ra muôn vàn các tình huống phức tạp mà trẻ em chưa đủ
kinh nghiệm để phòng tránh những điều bất lợi và nguy hiểm đối với mình, nên
người lớn cần quan tâm phòng tránh cho các em.
- Giúp các em biết giữ gìn vệ sinh cơ thể, bảo vệ sức khoẻ sinh sản và hiểu
biết cả những vấn đề về sức khoẻ sinh sản (khi các em đã bước vào tuổi dậy thì),
hình thành xu hướng tính dục lành mạnh, góp phần giúp tuổi trẻ định hướng và
chuẩn bị để bước vào hôn nhân và cuộc sống gia đình.
Như vậy, giáo dục giới tính là một phần rất cần thiết, không thể tách rời quá
trình giáo dục toàn diện nhân cách đang trưởng thành. Một trong số các quyền trẻ
em là được giáo dục toàn diện để phát triển hết tiềm năng (điều 29 - Việt Nam và
các văn kiện quốc tế về quyền trẻ em - 1997). Đó là một quá trình phức tạp, lâu dài,
15
liên tục, tuỳ theo từng giai đoạn lứa tuổi mà chọn những nội dung giáo dục phù hợp
sao cho đừng quá sớm gây tò mò hoặc lo lắng không cần thiết, nhưng cũng không
muộn để xảy ra những điều đáng tiếc do trẻ không được biết.
1.1.2.8. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các dạng tích hợp
GDGT và SKSS trong dạy học Sinh học 8.
 Những thuận lợi
- Nội dung Sinh học 8 có nhiều kiến thức có thể tích hợp GDGT và SKSS.
- Nội dung Sinh học 8 nghiên cứu về giải phẫu và sinh lý người, nhũng kiến
thức này là nền tảng cho GDGT.
- Học sinh lớp 8 đang trong độ tuổi phát triển, ham tìm hiểu và có đủ các
điều kiện cần thiết để GDGT.
 Những khó khăn
Dạy học tích hợp có những khó khăn trong quá trình thực hiện, nhất là ở các
trường phổ thông, vì đến nay dạy học tích hợp vẫn chưa trở thành phổ biến. Những
khó khăn chủ yếu của việc dạy khoa học tích hợp:
- Khi dạy khoa học tích hợp cần đồng thời suy nghĩ đầy đủ về chương trình,
về cách đánh giá kết quả học tập của HS và về SGK.
- Phần lớn GV chưa được nghiên cứu về dạy học tích hợp cho nên rất khó
xác định các nội dung có thể tích hợp cũng như các biện pháp tích hợp trong quá
trình dạy học.
1.1.3. Module tích hợp GDGT
1.1.3.1. Khái niệm module
Module là một phần hay một bộ phận trong một tổng thể, một hệ thống, nhưng
nếu tách riêng thì nó vẫn có thể tự vận động để thực hiện các chứa năng riêng của
mình. Module dạy học là một đơn vị trong chương trình dạy học mang tính độc lập
tương đối( Allbaby,1994) [15].
1.1.3.2. Thế nào là module GDGT
Module GDGT phải thể hiện được sự kết hợp hài hoà giữa các việc làm GDGT
và nội dung bài giảng. Nói cách khác, module GDGT là một chuỗi các việc làm
16
được thiết kế nhằm khai thác nội dung bài giảng để đạt được mục tiêu GDGT đề ra
trong khi vẫn tuân theo các tiến trình của một bài giảng thông thường.
Có 2 loại module chủ yếu có thể sử dụng để tích hợp nội dung bài giảng:
- Module GDGT - SKSS khai thác từ chương trình và SGK hiện hành.
- Module GDGT - SKSS cho hoạt động ngoài giờ lên lớp và các hoạt động
xã hội.
1.1.3.3. Mẫu module tích hợp GDGT từ SGK Sinh học lớp 8 [15]
MODULE: TÊN VIỆC LÀM
Cấp học Lớp học Môn học
1.Tên bài: Tên bài trong SGK
(Vị trí)
2.Loại hình: Lựa chọn một trong hai loại hình ( đã trình bày).
3.Kiến thức cơ bản:
4.Mục tiêu:
5.Chuẩn bị:
+ Phần giáo viên:
+ Phần học sinh:
6. Tiến trình:
7.Phụ lục: (nếu có)
17
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Chúng tôi đã tiến hành điều tra giáo viên và học sinh ở một số trường trên địa
bàn Quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh về GDGT và SKSS. Kết quả cho thấy
như sau:
Bảng 1.1. Các biện pháp GDGT và SKSS trong dạy học môn Sinh học của 30
giáo viên
Số
TT
Các biện pháp GDGT-SKSS
Mức sử dụng
Thường
xuyên
Không
thường
xuyên
Không sử
dụng
SL % SL % SL %
1 Khai thác từ nội dung SGK môn
Sinh học 2 6,7 4 13,3 24 80
2 Lồng ghép trong dạy học môn Sinh
học
23 76,7 4 13,4 3 9,9
3 Liên hệ trong quá trình dạy học môn
Sinh học
2 6,7 15 50 13 46,3
4 Tổ chức ngoại khóa 20 66,7 10 33,3 0 0,0
Kết quả bảng 1.1 cho thấy, ở trường THCS thường xuyên chú ý đến GDGT-
SKSS cho học sinh thông qua các buổi ngoại khóa do Sở, Phòng giáo dục chỉ đạo.
Giáo viên chưa biết cách khai thác GDGT từ chính nội dung tài liệu giáo khoa Sinh
học có liên quan.
18
Bảng 1.2. Hiểu biết của 200 học sinh THCS về GDGT- SKSS
Nội dung Số lượng Tỷ lệ %
Câu 1: Em có quan tâm đến vấn đề giới tính, SKSS không
 Rất quan tâm.
 Quan tâm vừa phải
 Ít quan tâm
 Hầu như không quan tâm.
Câu 2: Em có thường xuyên tìm hiểu thông tin về GDGT-
SKSS qua các phương tiện thông tin đại chúng không?
 Rất thường xuyên
 Thường xuyên
 Thỉnh thoảng
 Hầu như không
Câu 3: Em có thường thảo luận với mọi người về vấn đề gới
tính, GDGT và SKSS không?
 Rất thường xuyên
 Thường xuyên
 Thỉnh thoảng
 Hầu như không
Câu 4: Em có mong muốn giáo viên đưa giáo dục giới tính
và SKSS vào dạy học trong môn sinh học không?
 Rất mong muốn
 Có cũng được, không cũng được
 Không mong muốn
13
61
126
0
2
51
139
8
0
11
67
122
159
34
7
6.50
30.50
63,00
0
1,00
25.50
69.50
4,00
0
5.50
33.50
61,00
79.50
17,00
3.500
Kết quả bảng 1.2 cho thấy đa số học sinh chưa quan tâm đến giới tính, giáo
dục giới tính. Các em có mong muốn thông qua môn Sinh học để nâng cao nhận
thức về giới tính, giáo dục giới tính để áp dụng và cuộc sống.
Kết quả thực tiễn một lần nữa cho thấy sự cần thiết phải xác định các biện
pháp tích hợp GDGT và SKSS vào quá trình dạy học Sinh học.
19
Chương 2
TÍCH HỢP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TRONG DẠY HỌC
SINH HỌC 8
2.1. Địa chỉ tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8
2.1.1. Phân tích chương trình Sinh học 8
2.1.1.1. Vị trí của chương trình Sinh học 8
- Qua Sinh học 6 và Sinh học 7, các em đã tìm hiểu về cấu tạo và đời sống
của các cơ thể động- thực vật, thấy được sự đa dạng và phong phú cũng như tính
thích nghi kì diệu với môi trường sống của chúng. Đồng thời, các em cũng thấy
được sự tiến hoá từ cơ thể có cấu tạo đơn giản đến cơ thể có cấu tạo phức tạp phù
hợp với chức năng ngày càng hoàn thiện.
- Sinh học 8, các em sẽ có điều kiện tìm hiểu sâu hơn, kĩ hơn về một loài
động vật cao nhất trên bậc thang tiến hoá- đó là con người, về những điều bí ẩn
trong bản thân các em. Khi đã hiểu rõ, nắm chắc các kiến thức đó, các em sẽ có cơ
sở áp dụng các biện pháp vệ sinh, rèn luyện thân thể khoẻ mạnh, tạo điều kiện cho
hoạt động học tập và lao động có hiệu suất và chất lượng.
2.1.1.2. Nhiệm vụ của chương trình Sinh học 8
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về cơ thể của con người.
- Rèn luyện cho các em những kĩ năng như: giải phẫu học, kĩ năng vận dụng
kiến thức vào thực tế...
- Thông qua chương trình Sinh học 8, góp phần rèn luyện năng lực tư duy độc
lập, khả năng phân tích, khái quát hoá...
- Giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ và hành vi của một người lao động mới.
- Góp phần giáo dục vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ, giáo dục dân số.
2.1.1.3. Nội dung chương trình Sinh học 8
- Cấu trúc chương trình:
+ Bài mở đầu: Giới thiệu về vị trí của con người trong tự nhiên- là động vật
cao nhất trong bậc thang tiến hoá, giới thiệu về phương pháp học bộ môn.
20
+ Chương 1: Khái quát về cơ thể con người
+ Chương 2: Vận động
+ Chương 3: Tuần hoàn
+ Chương 4: Hô hấp
+ Chương 5: Tiêu hoá
+ Chương 6: Trao đổi chất và năng lượng
+ Chương 7: Bài tiết
+ Chương 8: Da
+ Chương 9: Thần kinh và giác quan
+ Chương 10: Nội tiết
+ Chương 11: Sinh sản
- Các loại kiến thức:
+ Kiến thức hình thái học: Mô tả đặc điểm của các cơ quan, bộ phận trong
cơ thể
+ Kiến thức giải phẫu học
+ Kiến thức sinh lí học... [2].
2.1.2. Hệ thống các kiến thức có thể tích hợp GDGT-SKSS
Qua phân tích nhiệm vụ, nội dung chương trình Sinh học 8, chúng tôi đã xác
định được các bài và vị trí có thể tích hợp GDGT và SKSS như sau:
21
Bảng 2.1. Địa chỉ tích hợp GDGT và SKSS trong chương trình Sinh học 8
TT Bài có thể khai thác Vị trí khai thác Tên Module
1 Bài 7: Bộ xương Các thành phần chính
của bộ xương và các
khớp xương
Bộ xương có ý nghĩa
như thế nào đối với cơ
thể ?
2 Bài 22: Vitamin và
muối khoáng
Dinh dưỡng cho tuổi dậy
thì
Dinh dưỡng tuổi dậy
thì
3 Bài 23: Tiêu chuẩn ăn
uống – Nguyên tắc
lập khẩu phần ăn
Khẩu phần ăn cho tuổi
dậy thì
Nhu cầu dinh dưỡng
tuổi dậy thì
4 Bài 56: Tuyến yên,
tuyến giáp
Tuyến yên, tuyến giáp Tuyến yên có ảnh
hưởng như thế nào lên
giới tính?
5 Bài 58: Tuyến sinh
dục
Tinh hoàn và hormone
sinh dục nam. Buồng
trứng và hormone sinh
dục nữ
Bạn khác giới?
6 Bài 60: Cơ quan sinh
dục nam
Các bộ phận của cơ quan
sinh dục nam.Tinh hoàn
và tinh trùng
Những bí mật ở nam
giới
7 Bài 61: Cơ quan sinh
dục nữ
Các bộ phận của cơ quan
sinh dục nữ. Đặc điểm
cấu tạo trứng.
Những bí mật ở nữ
giới
8 Bài 62: Thụ tinh, thụ
thai và phát triển của
thai
Thụ tinh và thụ thai.
Hiện tượng kinh nguyệt
Thụ tinh và thụ thai
9 Bài 63: Cơ sở khoa
học của các biện pháp
tránh thai- Phần II
Những nguy cơ khi có
thai ở tuổi vị thành niên
Những nguy cơ khi có
thai ở tuổi vị thành
niên
10 Bài ngoại khóa số 1 Cuối học kỳ 2 Tuổi chúng mình
11 Bài ngoại khóa số 2 Cuối học kỳ 2 Tìm hiểu về tình bạn,
tình yêu và gia đình
22
2.2. Các moddule tích hợp giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản trong
Sinh học 8
Vận dụng tiếp cận module, kết hợp với việc phân tích nội dung Sinh học 8
chúng tôi nhận thấy: Trong 3 kiểu tích hợp GDGT và SKSS như đã đề cập ở
chương 1 thì tích hợp kiểu 1 là phù hợp nhất. Lý do, bản thân nội dung môn Sinh
học 8 đã chứa đựng các kiến thức về giới tính và giáo dục giới tính nhưng chưa
được bộc lộ. Nếu người dạy biết vận dụng các biện pháp khác nhau để tổ chức khai
thác các kiến thức Sinh học đó có nghĩa là đã tích hợp được kiến thức GDGT và
SKSS không những không ảnh hưởng nội dung kiến thức Sinh học còn làm khắc
sâu kiến thức Sinh học.
Sau đây là các module tích hợp GDGT và SKSS được khai thác từ nội dung
SGK Sinh học 8 hoặc qua hoạt động ngoại khóa:
23
MODULE 1: BỘ XƯƠNG CÓ Ý NGHĨA NHƯ THẾ NÀO ĐỐI VỚI CƠ THỂ?
CẤP HỌC THCS KHỐI 8 SINH HỌC 8
1. Tên bài: Cấu tạo và chức năng của bộ xương (Bài 7: Bộ xương)
2. Loại hình: GDGT khai thác từ môn sinh học 8
3. Kiến thức cơ bản
4.Mục tiêu
- Hiểu rõ các thành phần cấu tạo bộ xương người.
- Dựa vào hình dạng và cấu tạo phân biệt được ba loại xương cơ bản .
- Phân biệt các loại khớp xương.
- Hiểu rõ cấu tạo của xương và khớp phù hợp với chức năng của cơ thể đặc biệt là
cấu tạo phù hợp với chức năng sinh sản.
- Hình thành kiến thức sinh sản giữa cấu tạo bộ xương với khả năng mang thai
cho trẻ vị thành niên. Sự khác nhau về thể chất giữa cơ thể nam và nữ.
5. Chuần bị
5.1. Giáo viên
Chuẩn bị câu hỏi Test đầu vào với mục tiêu khám phá những thay đổi vóc
dáng cơ thể ở độ tuổi vị thành niên.
Hệ thống câu hỏi và trả lời để khai thác GDGT dựa trên bài dạy
Mô hình cấu tạo bộ xương người nam và nữ
Tranh cấu tạo xương chậu người trưởng thành, các loại khớp xương
Các thành phần chính của bộ xương người.
Phân loại xương.
Phân biệt các khớp xương.
Chức năng của bộ xương và các khớp xương.
24
Hình 2.1. Bộ xương người
5.2 Học sinh
- Chuẩn bị bài trước ở nhà dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Thảo luận nhóm và hoàn thành bài tập về nhà.
6. Tiến trình
Hoạt động 1
Gv kiểm tra bài tập về nhà của các nhóm
1. Bạn hãy cho biết hình 2.1 SGK sinh học 8 Trang 8 vẽ cơ thể nam hay nữ? Hãy
giải thích?
2. Bạn cảm nhận thấy sự thay đổi vóc dáng của cơ thể mình khi nào và cảm nhận
thấy thế nào?
3. Bạn có khi nào tìm hiểu sự thay đổi vóc dáng của các bạn cùng trang lứa nhưng
khác giới tính với bạn chưa? Bạn tìm hiểu thông qua hình thức nào ?
25
4. Hãy vẽ một cách đơn giản cơ thể nam hoặc nữ (yêu cầu nhóm nam vẽ nữ và
ngược lại).
Hoạt động 2
Gv nêu câu hỏi: Dựa vào hình 7.1 SGK trang 24 hãy cho biết:
Bộ xương người gồm mấy phần ? Mỗi phần gồm những xương nào ? GV gọi
một số học sinh trả lời trên tranh 7.1
Gv: Yêu cầu các nhóm thảo luận
1. Bộ xương có chức năng gì?
2. Tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa xương tay và xương chân.
Đại diện nhóm trình bày và bổ sung.
Hoạt động 3
Tìm những điểm khác nhau trên cơ thể nam và nữ ở giai đoạn dậy thì? Em
có nhận xét gì về sự khác nhau đó?
Học sinh thảo luận để tìm ra sự khác nhau giữa cơ thể nam và nữ thống nhất
đáp án và cử đại diện trình bày?
Gv giới thiệu hình 2.1 cấu tạo bộ xương nam và nữ và yêu cầu học sinh phân
biệt?
Gv gọi một số em nên phân biệt bộ xương nam và nữ.
Gv nêu câu hỏi: Để xác định đúng bộ xương là nam hay nữ thì dựa vào đặc
điểm nào của bộ xương?
Các nhóm thảo luận dựa trên mô hình bộ xương và đại diện nhóm trả lời
Hoạt động 4
Gv giới thiệu hình 2.1 và cung cấp thông tin cho học sinh:
Xương chậu là một bộ phận rất quan trọng trong cơ thể con người, nối giữa
xương đùi và cột sống, có tác dụng đỡ phần thân phía trên với các chi dưới, nâng đỡ
và bảo vệ khoang chậu cùng các cơ quan nội tạng. Đối với phụ nữ mang thai, xương
chậu cũng là đường ra của thai nhi. Độ rộng của xương chậu ảnh hưởng trực tiếp
đến việc đẻ khó hay dễ. Theo các chuyên gia y tế độ rộng của xương chậu được đo
bằng đường kính ngang, đường kính dọc và đường kính chéo.
26
Khung xương chậu của phụ nữ hầu hết vẫn còn quá hẹp, nên rất khó trong
quá trình sinh nở những em bé có đầu to, nên việc vượt cạn của con người rủi ro
hơn nhiều so với việc sinh đẻ của các loài linh trưởng. Nhưng xương chậu không
thể nào rộng rãi hơn, nếu không việc bước đi thẳng sẽ rất khó khăn. Rất may, sự
tiến hóa đã trang bị cho chúng ta những công cụ xã hội giúp xử lý các ca sinh khó.
Đó chính là các nữ hộ sinh và các bà đỡ, thậm chí là các bác sỹ... mổ đẻ ở khoa sản!
Bình thường xương khung chậu của nữ giới rộng hơn và mảnh hơn xương chậu của
nam giới, tổ hợp xương mu cũng lớn hơn của nam. Khoang xương chậu dạng khung tròn.
Nguy cơ của việc có con trước 20 tuổi: Vì cơ thể bạn gái chưa phát triển
hoàn chỉnh, khung chậu hẹp gây đẻ khó, dễ có tai biến cho con (chuyển dạ lâu thai
dễ bị ngạt) và tai biến cho mẹ (tỷ lệ rách đường đẻ cao hơn bình thường vì đường
đẻ hẹp, dẫn đến làm tăng nguy cơ chảy máu.
Hoạt động 5
GV yêu cầu học sinh quan sát hình 7.4 thảo luận nhóm :
- Dựa vào cấu tạo khớp đầu gối hãy mô tả một khớp động
- Khả năng cử động của khớp động và khớp bán động khác nhau như thế nào?
Vì sao có sự khác nhau đó?
- Nêu đặc điểm của khớp bất động?
Các nhóm thảo luận thống nhất đáp án, cử đại diện nhóm trình bày
Hoạt động 6
GV cung cấp thông tin : Đặc điểm giải phẫu học xương chậu là xương dẹt
• Về phương diện phôi thai, xương chậu do ba xương nối lại với nhau: xương cánh
chậu, xương mu, xương ngồi. Các xương khung chậu khớp lại với nhau bởi các
khớp, khớp mu ở trước, hai bên là hai khớp cùng chậu, ở sau là khớp cùng cụt.
• Đây là các khớp bán động, khi có thai các khớp trở nên di động làm cho các
đường kính khung chậu có thể to lên chút ít.
• Khi có thai có hiện tượng ngấm nước ở các khớp làm cho diện các khớp và dây
chằng giãn rộng hơn thuận tiện trong quá trình sinh con.
Yêu cầu học sinh trình bày các biện pháp bảo vệ bộ xương ?
27
MODULE 2: DINH DƯỠNG TUỔI DẬY THÌ
CẤP HỌC THCS KHỐI 8 SINH HỌC 8
1. Tên bài: Dinh dưỡng cho tuổi dậy thì (Bài 22: Vitamin và muối khoáng)
2. Loại hình:GDGT khai thác từ môn sinh học 8
3. Kiến thức cơ bản
4. Mục tiêu
Hiểu rõ vai trò muối khoáng và vitamin.
Vận dụng những hiểu biết về vitamin và muối khoáng để xây dựng thực đơn ăn phù
hợp với giới tính và lứa tuổi.
5. Chuẩn bị
5.1. Giáo viên
- Hệ thống câu hỏi khai thác GDGT
1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho tuổi dậy thì:
a. Ăn nhiều trái cây và rau.
b. Có thể thay thế bánh quy, bánh mì và các sản phẩm từ bột mì như teacakes,
bánh trái cây, bánh nướng xốp, bánh mì cây bằng khoai tây chiên giòn, bánh
ngọt, bánh kẹo
c. Tăng cường uống nước có ga chứa hàm lượng đường cao nhằm cung cấp năng
lượng cho hoạt động sống.
d. Uống nhiều sữa hơn.
e. Sử dụng xúc xích và bánh mì kẹp thịt thay thế các sản phẩm từ thịt, giảm chất
béo.
f. Ăn ít đồ ăn chiên, giảm chất béo trong khoai tây chiên bằng cách cắt khoai tây
dày lát hay cắt hình ovan để hạn chế độ béo.
g. Ăn nhiều thực phẩm có chứa chất sắt.
Tính chất muối khoáng và vitamin.
Nguồn gốc các loại vitamin và muối khoáng
Vai trò muối khoáng và vitamin đối với cơ thể ở giai đoạn dậy thì.
28
2. Quan niệm nào sau đây không đúng về Vitamin?
a. Vitamin rất dễ mất đi trong quá trình chế biến
b. Cơ thể cần một hàm lượng vitamin nhỏ.
c. Vitamin là thành phần cấu trúc của tế bào, cơ thể.
d. Vitamin có thể dễ dàng lấy từ thức ăn hàng ngày.
3. Hàm lượng muối khoáng hàng ngày là:
a. 1500mg-2300mg
b. 2300mg-3000mg
c. 1000mg- 1500mg
d. Trên 3000mg
4. Dư thừa vitamin A sẽ gây ra bệnh nào sau đây?
a. Còi xương
b. Quáng gà
c. Vàng da
d. Trí tuệ chậm phát triển.
5.2. Học sinh
Chuẩn bị bài trước ở nhà
Tìm hiểu thông tin về công dụng của sữa đậu nành
6.Tiến trình
Hoạt động 1
GV kiểm tra các hiểu biết của học sinh bằng hệ thống câu hỏi
Hoạt động 2
Vitamin là gì? Phân loại Vitamin? Vitamin có vai trò gì đối với hoạt động sinh lý
của cơ thể?
GV Cung cấp bảng thông tin vai trò một số loại Vitamin đối với SKSS
+ Vitamin E có tác dụng hỗ trợ điều trị vô sinh, suy giảm sản xuất tinh trùng ở nam
giới. Nếu thiếu vitamin E gây tổn thương cơ quan sinh dục. Đối với phụ nữ mang
thai, vitamin E góp phần thuận lợi cho quá trình mang thai, sự phát triển của thai
nhi và giảm được tỷ lệ sẩy thai hoặc sinh non. Các em gái nếu được dùng vitamin E
29
ngay từ đầu của kỳ kinh sẽ giảm được 36% đau khi hành kinh. Ngoài ra, vitamin E
còn giúp noãn (trứng) và tinh trùng phát triển tốt hơn, nâng cao kết quả điều trị vô
sinh. (BS Thu Vân –Báo SKĐS).
+ Vitamin A giữ vai trò tăng trưởng và nhân lên của tế bào nên nó cũng rất cần thiết
cho quá trình phát triển, đặc biệt là cần cho sự phát triển của phôi thai, trẻ em và
thanh niên.
+ Thiếu hụt sinh tố B12 cũng ảnh hưởng quan trọng đối với khả năng sinh sản.
+ Vitamin C đã được xem là có vai trò quan trọng đối với khả năng sinh sản làm
tăng mật độ tinh trùng, cải thiện chất lượng tinh trùng .
Hoạt động 3
Gv Yêu cầu học sinh cho biết thực đơn trong bữa ăn cần được phối hợp như
thế nào để cung cấp đủ vitamin cho lứa tuổi VTN?
Hoạt động 4
Trình bày vai trò của muối khoáng?
Kể tên một số loại muối khoáng cơ bản và nguồn gốc của chúng?
Lập bảng học tập 34.2 SGK trang 109 theo em muối khóang nào cần cho sự
phát triển cơ quan sinh sản?
Theo em uống sữa đậu nành ở trẻ VTN có ảnh hưởng lên giới tính hay
không?
Hoạt động 5
Giáo viên cung cấp thông tin:
Canxi: Nhu cầu về muối Canxi ở trẻ VTN cao và cần cho sự phát triển của
khung xương cơ thể đặc biệt là khung xương chậu đối với bạn gái.
Kẽm: Nghiên cứu của J.A.Hanstit cũng đã chứng minh tình trạng cơ thể
thiếu kẽm sẽ gây chậm lớn, chậm phát dục ở thanh thiếu niên và ảnh hưởng đến
hoạt động của bộ máy sinh dục.
Một nghiên cứu ở Iran của nhà khoa học Rôđaghi tiến hành trên 187 thanh
niên lùn đã phát hiện được một cô gái đã 20 tuổi mà vẫn chưa có dấu hiệu của tuổi
dậy thì, khi kiểm tra huyết tương, hồng cầu và tóc thì thấy hàm lượng kẽm rất thấp.
30
Một thời gian sau đó, khi cho thêm vào khẩu phần ăn của cô gái này khoảng 20-
30mg kẽm/ngày, thì thấy cô gái cao lên rõ rệt và đã bắt đầu xuất hiện những biểu
hiện rõ ràng của giới tính.
Hoạt động 6: Các nhóm thảo luận cử đại diện trình bày công dụng của sữa đậu
nành đối với trẻ VTN (trai và gái). Từ đó đề ra các thực đơn hàng ngày nhằm cung
cấp đủ các loại muối khóang cần cho sự phát triển toàn vẹn .
31
MODULE 3: NHU CẦU DINH DƯỠNG TUỔI DẬY THÌ
CẤP HỌC THCS KHỐI 8 SINH HỌC 8
1.Tên bài: Khẩu phần ăn cho tuổi dậy thì (Bài 23: Tiêu chuẩn ăn uống – Nguyên
tắc lập khẩu phần ăn)
2. Loại hình: GDGT khai thác từ môn sinh học 8.
3. Kiến thức cơ bản:
4. Mục tiêu:
Xác định nhu cầu dinh dưỡng của trẻ VTN.
Phân tích được giá trị dinh dưỡng của thức ăn cơ bản.
Thành lập khẩu phần ăn hàng ngày phù hợp chính bản thân.
Giáo dục thể chất cho trẻ VTN
5. Chuẩn bị:
5.1. Giáo viên
- Hệ thống câu hỏi GDGT dựa trên nội dung : Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
- Hệ thống câu hỏi Test giáo dục thể chất trẻ VTN.
1. Dinh dưỡng cho trẻ từ 13-14 tuổi ở bạn nam và nữ:
Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể là lượng dinh dưỡng cần cung cấp để cơ
thể phát triển bình thường.
Lượng chất dinh dưỡng này phải thoả mãn được 3 nhu cầu của cơ thể:
+ Nhu cầu năng lượng( tuỳ theo lao động, giới tính, lứa tuổi)
+ Nhu cầu về các chất để xây dựng tế bào:
Ở trẻ em: Cần nhiều chất để xây dựng tế bào giúp trẻ lớn lên.
Ở trẻ VTN:Cần để phát triển và hoàn thiện cấu tạo cơ thể. (chủ yếu cơ quan
sinh sản)
Ở người trưởng thành: Cần đủ chất xây dựng tế bào để thay thế cho các tế bào
già và chết .
+ Nhu cầu về muối khoáng và vitamin
32
a. Bằng nhau
b. Khác nhau
c. Nam cao, nữ thấp
d. Nữ cao, nam thấp
2. Theo em quan niệm nào sau đây là đúng:
a. Vào tuổi dậy thì: Nữ nên ăn nhiều rau xanh, giúp vóc dáng đẹp. Nam nên ăn
nhiều chất béo, tinh bột để phát triển chiều cao.
b. Nam và nữ vào tuổi dậy thì cần cung cấp Vitamin và muối khoáng, năng
lượng thấp hơn trẻ em vì cơ thể đã hoàn thiện.
c. Nam và nữ vào tuổi dậy thì cần cung cấp Vitamin và muối khoáng, năng
lượng cao hơn người trưởng thành vì cần để cung cấp cho hoạt động sống.
d. Nam và nữ vào tuổi dậy thì cần cung cấp Vitamin và muối khoáng, năng
lượng cao hơn người trưởng thành vì cần để hoàn thiện cơ thể.
3. Dinh dưỡng hợp lí là:
a. Buổi sáng ăn ít, bữa tối ăn nhiều và đa dạng thức ăn
b. Dinh dưỡng các bữa ăn cân bằng nhau.
c. Buổi sáng ăn nhiều, bữa tối ăn nhẹ và đa dạng thức ăn
d. Ăn khi cơ thể cần ( Khi nào đói thì ăn).
4. Dinh dưỡng của cơ thể phụ thuộc các yếu tố cơ bản nào sau:
a. Sức khoẻ, lứa tuổi, giới tính, tính chất lao động.
b. Chiều cao, cân nặng, giới tính, tính chất lao động
c. Chiều cao, lứa tuổi, giới tính, sức khoẻ.
d. Cân nặng, giới tính, lứa tuổi, tính chất lao động.
5. Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến béo phì:
a. Ăn nhiều thức ăn nhanh, uống nhiều nước ngọt
b. Thói quen lười vận động cơ thể.
c. Ăn nhiều thịt và rau xanh.
d. Ăn nhiều hoa quả ngọt.
- Phiếu học tập.
33
5.2 Học sinh: Mỗi học sinh tự chuẩn bị ở nhà:
- Một số hiện tượng, bệnh tật do không đáp ứng hợp lí nhu cầu dinh dưỡng.
- Tìm hiểu về một số biện pháp bảo vệ sức khoẻ VTN.
6. Tiến trình:
Hoạt động 1: Học sinh trả lời các câu hỏi
1. Nhu cầu dinh dưỡng cơ thể là gì?
2. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em, trẻ VTN, người trưởng thành khác nhau
như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó?
Hoạt động 2: HS thảo luận theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP
Nhu cầu Hàm lượng phụ
thuộc
Ảnh hưởng đối với cơ
thể khi không đáp
ứng đủ
Năng lượng
Nguyên liệu để xây dựng tế
bào
Muối khoáng và vitamin
Hoạt động 3: GV định hướng cho Hs xem Video: Dậy thì sớm ở trẻ bằng hệ thống
câu hỏi định hướng: Trình bày độ tuổi, nguyên nhân, hậu quả, cách khắc phục dậy
thì sớm ở trẻ.
Hoạt động 4: Trả lời câu hỏi
Dậy thì sớm ở trẻ là gì? Hãy trình bày một số nguyên nhân dẫn đến dậy thì sớm?
GV cung cấp thông tin nguyên nhân dẫn đến dậy thì muộn?
Theo BS.CK2.Nguyễn Thị Thanh, Bệnh viện Nhi đồng 2, có nhiều nguyên
nhân khác nhau khiến trẻ dậy thì muộn. Dưới đây là một số nguyên nhân.
Độ tuổi: trẻ gái trên 13-14 tuổi và trẻ trai trên 15-16 tuổi vẫn chưa xuất hiện những
biểu hiện của dậy thì thì xem như dậy thì muộn.
Di truyền: Dậy thì muộn ở trẻ có thể đơn giản là từ các thế hệ trước. Trong gia đình
có nhiều người dậy thì muộn, và không cần điều trị đặc hiệu.
34
Chế độ ăn uống không hợp lý: Suy dinh dưỡng kéo dài, trầm cảm hay rối loạn
nhận thức như trẻ gái sợ mập,.......Ngoài ra cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố
khác như: tiểu đường, suy thận, bệnh mãn tính,..........
Vấn đề về tuyến yên và tuyến giáp: Đây là các tuyến sản xuất hormone quan trọng
trong sự tăng trưởng của cơ thể và phát triển.
Vấn đề nhiễm sắc thể: Một số người cũng có thể không dậy thì bình thường vì có
vấn đề với nhiễm sắc thể. Vấn đề này có thể gây trở ngại cho quá trình tăng trưởng
bình thường. Đối với nữ, hội chứng Turner là một ví dụ của một chứng rối loạn
nhiễm sắc thể.
Hoạt động 5: Yêu cầu học sinh nêu nguyên tắc lập khẩu phần ăn cho HS lớp 8 và
giải thích cơ sở khoa học của biện pháp đó?
TỜ NGUỒN
Nhu cầu Hàm lượng
phụ thuộc
Ảnh hưởng đối với cơ thể khi không đáp
ứng đủ nhu cầu.
Năng lượng - Lao động
- Giới tính
- Lứa tuổi
- Thiếu năng lượng cho các hoạt động sống
hằng ngày.
- Thiếu năng lượng phát triển tiết tố về giới
tính (hormone sinh dục).
Nguyên liệu để
xây dựng tế
bào
Độ tuổi - Suy dinh dưỡng ở trẻ em.
- Hoàn thiện cấu tạo cơ quan sinh sản
chậm(tuổi dậy thì muộn)-Khả năng sinh sản
- Gầy, ốm ở người trưởng hành
Muối khoáng
và vitamin
-Độ tuổi
-Đặc điểm cơ
thể
-Ảnh hưởng đến trí tuệ và sức đề kháng của
cơ thể
-Thiếu vitamin có ảnh hưởng không tốt đối
với cơ thể: khung xương chậu bị khiếm
khuyết, phù thủng, thiếu máu ác tính...
35
MODULE 4: TUYẾN YÊN CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIỚI TÍNH
NHƯ THẾ NÀO ?
CẤP HỌC THCS KHỐI 8 SINH HỌC 8
1.Tên bài: Vai trò của tuyến yên lên sự trưởng thành giới tính (Bài 56: Tuyến yên,
tuyến giáp)
2. Loại hình: GDGT khai thác từ môn sinh học 8
3. Kiến thức cơ bản:
4. Mục tiêu:
- Xác định được vị trí, đặc điểm, cấu tạo của tuyến yên, tuyến giáp
- Trình bày được tác động hormone tuyến yên lên cơ quan đích. Cụ thể là tác động
lên cơ quan sinh sản từ đó tác động lên giới tính cơ thể.
5.Chuẩn bị:
5.1 Giáo viên
- Hệ thống câu hỏi khai thác GDGT.
- Hình tuyến yên, tuyến giáp, tác động tuyến yên lên cơ quan.
- Phiếu học tập
Hình 2.2. Tuyến giáp
- Đặc điểm, cấu tạo, vị trí của tuyến yên, tuyến giáp.
- Phân loại hormone do tuyến yên, tuyến giáp tiết ra và cơ quan chịu ảnh hưởng.
- Xác định mối quan hệ nhân quả hoạt động của các tuyến với các bệnh do
hormone tiết ra quá nhiều hay ít.
36
Hình 2.3. Tuyến yên
5.2. Học sinh
- Sưu tầm tranh ảnh hậu quả rối loạn tuyến yên, tuyến giáp
- Nguyên nhân, hậu quả, cách khắc phục rối loạn tuyến yên , tuyến giáp
6.Tiến trình
Hoạt động 1
Gv giới thiệu hình 2.2. Cấu tạo tuyến yên
Gv nêu câu hỏi : Hãy xác định vị trí , đặc điểm cấu tạo của tuyến yên?
Gv cho HS thảo luận nhóm (4 Hs) bảng học tập sau: sự rối loạn hoạt động của
tuyến yên thuỳ trước:
Phiếu học tập
Hormon Tăng tiết Giảm tiết
GH
ACTH
TSH
FSH và LH
Prolactin (PRL)
Hoạt động 2
Gv nêu câu hỏi: Hãy cho biết các hormone tuyến yên tác động lên thể chất, giới tính
trẻ VTN?
37
Hoạt động 3
Gv nêu câu hỏi: Hãy trình bày vị trí, cấu tạo của hormone tuyến giáp? Trình bày các
tật và bệnh do rối loạn tuyến giáp?
Gv cung cấp thông tin:
Hormon thyroxin Tăng tiết Giảm tiết
Tác động dụng lên tăng
trưởng (kết hợp GH)
Bệnh Bazơđô Lùn, chứng đần
độn: Cretinisme
Tác động lên cơ quan
sinh dục
Gây ít kinh, vô kinh
hoặc giảm dục tính.
Ở nam giới, thiếu
hormon giáp gây mất
dục tính nhưng bài tiết
nhiều có thể gây bất lực.
Ở nữ giới, thiếu hormon
giáp gây rong kinh, đa
kinh
Tác dụng lên hệ thần
kinh cơ
Hoạt bát hơn, bồn chồn,
kích thích
Chậm phát triển về trí
tuệ.
Hoạt động 4
Để có cơ thể phát triển về thể chất và tinh thần HS cần có biện pháp gì?
BẢNG NGUỐN PHIẾU HỌC TẬP
Hormon Tăng tiết Giảm tiết
GH < 25 tuổi- Bệnh khổng lồ.
> 25 tuổi- Bệnh to đầu chi.
Lùn tuyến yên.
ACTH Bệnh Cushing. Suy chức năng thượng thận.
TSH Bướu cổ. Suy chức năng tuyến giáp.
FSH và LH Dậy thì sớm. Suy chức năng sinh dục ( Dậy
thì muộn)
Prolactin (PRL) Chảy sữa. Không tiết sữa.
38
MODULE 5: BẠN KHÁC GIỚI
CẤP HỌC THCS KHỐI 8 SINH HỌC 8
1.Tên bài: Giới tính tuổi dậy thì (Bài 58: Tuyến sinh dục)
2. Loại hình: GDGT khai thác từ môn sinh học 8
3. Kiến thức cơ bản:
4.Mục tiêu
- Trình bày được chức năng của tinh hoàn và buồng trứng
- Hiểu được vai trò của hormone sinh dục tác động lên những biến đổi cơ thể tuổi
dậy thì.
- Vai trò của giới tính đối với cuộc sống
5.Chuẩn bị
5.1. Giáo viên
- Tranh: Tuyến sinh dục nam, quá trình phát triển của trứng và tiết hormone
buồng trứng.
Hình 2.4. Tuyến sinh dục nam và nữ
-Hệ thống câu hỏi GDGT.
- Bảng học tập 58.1 và 58.2.
- Chức năng của tinh hoàn và buồng trứng.
- Vai trò của hormone sinh dục đối với giới tính.
39
6. Tiến trình
Hoạt động 1
Gv mời đại diện 1 nhóm (6 HS ) trình bày đặc điểm tuyến sinh dục nam dựa trên
các câu hỏi gợi ý của Gv như sau:
1. Hormone sinh dục nam nằm bộ phận nào?
2. Hormone sinh dục nam do bộ phận nào điều khiển? Cho biết tên bộ phận đó?
Đó là chất gì?
3. Tên tế bào tiết ra hormone sinh dục nam? Vị trí tế bào nằm ở đâu? Tên
hormone sinh dục nam?
Hoạt động 2
HS quan sát tranh và thảo luận các vấn đề của nhóm thuyết trình để tìm ra đặc điểm,
vai trò của hormone sinh dục nam.
Hoạt động 3
Gv phát phiếu: Bảng học tập 58.1 SGK trang 183 cho tất cả HS nam trong lớp đánh
dấu và tổng hợp nhanh
Hoạt động 4
Gv mời đại diện 1 nhóm (6 HS ) trình bày đặc điểm tuyến sinh dục nữ dựa trên các
câu hỏi gợi ý của GV
1. Hormone sinh dục nữ nằm bộ phận nào?
2. Hormone sinh dục nữ do bộ phận nào điều khiển?
3. Tên tế bào tiết ra hormone sinh dục nữ? Vị trí tế bào nằm ở đâu? Tên hormone
sinh dục nữ? Thể vàng tiết hormone gì?
Hoạt động 5: HS quan sát tranh và thảo luận các vấn đề của nhóm thuyết trình để
tìm ra đặc điểm,vai trò của hormone sinh dục nữ.
Hoạt động 6
Gv phát phiếu: Bảng học tập 58.2 SGK trang 184 cho tất cả HS nữ trong lớp đánh
dấu và tổng hợp nhanh
Hoạt động 7:Gv yêu cầu HS nêu các biện pháp bảo vệ và vệ sinh sức khoẻ tuổi
dậy thì.
40
MODULE 6: NHỮNG BÍ MẬT Ở NAM GIỚI
CẤP HỌC THCS KHỐI 8 SINH HỌC 8
1.Tên bài: Tự giới thiệu - Thắc mắc không biết hỏi ai? (Bài 60: Cơ quan sinh dục
nam)
2. Loại hình: GDGT khai thác từ môn sinh học 8
3. Kiến thức cơ bản:
4. Mục tiêu
- Trình bày được thành phần cấu tạo của cơ quan sinh dục nam.
- Nắm rõ đặc điểm cấu tạo của tinh trùng phù hợp với chức năng thụ tinh.
- Giáo dục sức khoẻ sinh sảnVTN.
5.Chuẩn bị
5.1 Giáo viên
Tranh: Cơ quan sinh dục nam, cấu tạo tinh trùng, sơ đồ quá trình sản sinh tinh
trùng, sơ đồ quá trình trưởng thành tinh trùng, quá trình phóng tinh.
Cấu tạo cơ quan sinh dục nam .
Cấu tạo và phân loại tinh trùng .
Hình 6.1. Cấu tạo cơ quan sinh
dục nam
Hình 6.2. Sơ đồ quá trình sản
sinh tinh trùng
41
Hệ thống câu hỏi GDGT
5.2 Học sinh
Chuẩn bị bài thuyết trình dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
6.Tiến trình
Hoạt động 1
Gv mời đại diện 1 nhóm ( 6 HS ) trình bày đặc điểm cơ sinh dục nam dựa trên các
câu hỏi gợi ý của Gv:
1. Hãy kể tên các bộ phận của cơ quan sinh dục nam ?
2. Tên bộ phận sản xuất tinh trùng là gì?
3. Tinh trùng được chứa ở bộ phận nào?
4. Quá trình xuất tinh diễn ra như thế nào?
Hoạt động 2
Thảo luận nhóm về cấu tạo và chức năng từng bộ phận của cơ quan sinh dục nam.
Cơ quan Chức năng
1, Tinh hoàn Nơi sản xuất tinh trùng
2, Mào tinh hoàn Nơi tinh trùng tiếp tục phát triển và
hoàn thiện về cấu tạo
3, Bìu Đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho quá
trình sinh tinh
4, Ống dẫn tinh Dẫn tinh trùng từ tinh hoàn đến túi tinh
42
5, Túi tinh Nơi chứa và nuôi dưỡng tinh trùng
6, Tuyến tiền liệt Tiết dịch hòa với tinh trùng từ túi tinh
chuyển ra để tạo thành tinh dịch
7, Ống đái Nơi nước tiểu và tinh dịch đi wa
8, Tuyến hành (tuyến Côpơ) Tiết dịch để trung hòa axit trong ống
đái, chuẩn bị cho tinh phóng qua, đồng
thời làm giảm ma sát trong quan hệ tình
dục
Hoạt động 3
Gv nêu câu hỏi: Dựa vào hình 60.2 SGK trang 188 hãy mô tả quá trình sản xuất tinh
trùng? Tinh trùng có mấy loại? Hãy kể tên?
Gv cung cấp thông tin:
- Ở cơ thể nam giới bình thường, 72.000 tinh trùng được tạo ra trong một phút,
hơn 100 triệu con trong một ngày. Sự sinh tinh trùng kéo dài trong gần như toàn bộ
cuộc đời. Đó là lý do nam giới có thể có con khi đã ở tuổi ngoài 60.
- Trong đường sinh dục nam giới, từ khi sinh sản cho đến khi trưởng thành sẽ
tự tiêu đi nếu không được xuất ra ngoài, thời gian sống của tinh trùng khoảng 74
ngày.
Hoạt động 4: Quan sát hình và cho biết cấu tạo tinh trùng. Vì sao tinh trùng có thể
thâm nhập được vào tử cung người phụ nữ?
Gv cung cấp thông tin:
- Tinh dịch là dịch chứa tinh trùng. Thành phần: một phần nhỏ các chất nhờn
từ niệu đạo, 10% dung dịch tinh dịch là từ ống dẫn tinh, 30% từ tuyến tiền liệt và
60% từ túi tinh (seminal vesicles). Dung dịch trong túi tinh đẩy tinh trùng và "rửa
sạch" ống dẫn tinh trong giai đoạn xuất tinh.
- Thời gian tồn tại trung bình của tinh trùng trong bộ phận sinh dục nữ là từ 2-
4 ngày hoặc có thể hơn.
43
Hoạt động 5: GV cung cấp thông tin một số tác nhân có hại đến tinh trùng:
1. Thuốc lá: 20 % số lượng tinh trùng bị dị dạng với nam giới hút thuốc 30
ngày/tháng.làm giảm khả năng suy yếu sự vận động của tinh trùng.
2. Quai bị: Viêm tinh hoàn (orchitis) hay gặp ở nam giới đang tuổi dậy thì
hoặc đã trưởng thành. teo tinh hoàn một bên thì mọi chức năng của tinh hoàn vẫn
hoạt động bình thường, nhưng khi đã bị teo cả 2 bên tinh hoàn thì sẽ có ảnh hưởng
lớn đến hoạt động sinh dục và sinh sản. Và thường bị một bên, ít gặp cả hai bên.
Viêm buồng trứng (Oophoritis):Ngược lại với viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng do
quai bị rất hiếm gặp.
3. Mặc quần sịp chật: Mặc quần quá chật có thể làm tăng nhiệt độ của tinh
hoàn. Điều này sẽ có thể làm giảm về cả số lượng lẫn chất lượng tinh trùng.
4. Điện thoại di động: Bức xạ từ điện thoại di động tác động lớn đến sản xuất
số lượng tinh trùng.
5. Béo phì có liên quan đến việc gia tăng sản xuất kích thích tố nữ (estrogen ),
giảm số lượng tinh trùng, rối loạn chức năng tình dục, và vô sinh, theo nghiên cứu
của bác sĩ sản khoa Daniel A. Potter tại Trung tâm sinh sản Huntington ở
California, Mỹ .
6. So với những người đàn ông bình thường, người đàn ông béo phì có thể bị
giảm chức năng tinh hoàn và số lượng tinh trùng thấp hơn đáng kể, theo một nghiên
cứu năm2009 của Tổ chức Y tế Thế giới .
7. Nghiện các chất kích thích:" Rượu, cần sa có thể làm giảm chức năng tình
dục".Lạm dụng rượu ảnh hưởng tiêu cực chất lượng và khả năng sản xuất tinh dịch .
Hoạt động 6: Yêu cầu HS nam hãy đề ra các biện pháp bảo vệ SKSS của trẻ vị
thành niên.
44
MODULE 7: NHỮNG BÍ MẬT Ở NỮ GIỚI
CẤP HỌC THCS KHỐI 8 SINH HỌC 8
1.Tên bài: Tự giới thiệu - Thắc mắc không biết hỏi ai? (Bài 61: Cơ quan sinh dục
nữ.)
2. Loại hình: GDGT khai thác từ môn sinh học 8
3. Kiến thức cơ bản:
4.Mục tiêu
-Trình bày được thành phần cấu tạo của cơ quan sinh dục nữ.
-Nắm rõ đặc điểm cấu tạo của trứng phù hợp với chức năng thụ thai.
5.Chuẩn bị
5.1.Giáo viên
- Tranh: Cơ quan sinh dục nữ, các bộ phận chính của cơ quan sinh dục nữ, cấu tạo
trứng.
Hình 7a Hình 7b Hình 7c
Hình 7. Cấu tạo cơ quan sinh dục nữ và cấu tạo của trứng
- Hệ thống câu hỏi GDGT
- Phiếu học tập
- Đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dục nữ .
- Chức năng từng bộ phận cơ quan sinh dục nữ.
45
5.2. Học sinh
Chuẩn bị bài thuyết trình dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
6. Tiến trình
Hoạt động 1
Cho học sinh thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau:
1. Hãy kể tên các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ ?
2. Tên bộ phận sản xuất trứng là gì?
3. Trứng được thụ tinh nằm ở đâu để có thể phát triển thành thai nhi?
4. Quá trình tạo trứng diễn ra như thế nào?
Hoạt động 2
GV cùng các bạn thảo luận các vấn đề nhóm thuyết trình để thống nhất đi đến cấu
tạo và chức năng từng bộ phận của cơ quan sinh dục nữ.
Cơ quan sinh dục Chức năng
Cơ quan sinh
dục ngoài
Âm vật (Môi lớn, môi nhỏ)
Cung cấp khoái cảm tình dục.
Che chở cho cơ quan sinh dục
trong.
Âm đạo Thông với tử cung.
Cơ quan sinh
dục trong
Buồng trứng Tạo trứng.
Phễu dẫn trứng và ống dẫn
trứng
Thu nhận và dẫn trứng
Tử cung Tử cung đón nhận và nuôi dưỡng
trứng đã thụ tinh.
Tuyến tiền đình Tiết dịch.
Hoạt động 3
Gv cung cấp thông tin:
- Màng trinh: là khái niệm sinh học về miếng da chắn ở cửa âm đạo cách cửa âm
đạo khoảng 2 cm. Màng trinh là màng che cửa âm đạo với một hay nhiều lỗ để kinh
nguyệt thoát ra, độ dày mỏng khác nhau tùy theo từng người. Có người sinh ra
46
không màng trinh; người khác lại có màng trinh quá mỏng (đã rách tự hồi nào) hoặc
quá dày (sinh đẻ mấy lần rồi mà vẫn chưa rách) hoặc bịt kín (phải mổ)..
- Trinh tiết: Là khái niệm xã hội học, hoặc tâm lý học. Nó thay đổi tùy theo quan
điểm của từng người, và thường không liên can gì đến màng trinh.
Gv nêu câu hỏi: Dựa vào hình 61.2 SGK trang 191 và 9.3.Hãy nêu đặc diểm cấu
tạo, số lượng và đặc tính sinh học của buồng trứng và trứng?
Hoạt động 4: Cho học sinh làm phiếu học tập
Nêu những điểm khác nhau giữa cơ quan sinh dục nam với cơ quan sinh dục nữ
Đặc điểm Cơ quan
sinh dục nam
Cơ quan
sinh dục nữ
Số lượng loại tế bào sinh dục
Khả năng tạo TB sinh dục
Số lượng TB sinh dục
Cơ quan sinh dục ngoài
Thời gian tồn tại TB sinh dục
Tuyến sinh dục
Hoạt động 5: Gv cung cấp thông tin
Ở cơ thể người phụ nữ, mỗi tháng cơ thể bạn đều sản sinh ra một số lượng trứng
nhất định. Hiện tượng rụng trứng xảy ra vào giữa chu kỳ kinh nguyệt. Mỗi nang
buồng trứng sẽ sản sinh ra 1 trứng trong mỗi tháng, trứng sau khi rụng sẽ đi vào ống
dẫn trứng tới tử cung. Tại đây, nếu tinh trùng gặp được trứng thì sẽ dẫn đến hiện
tượng thụ tinh. Nếu không, trứng sẽ bị đào thải ra bên ngoài tử cung và tạo nên hiện
tượng kinh nguyệt hàng tháng.
Yêu cầu HS nữ hãy đề ra các biện pháp bảo vệ SKSS của trẻ vị thành niên.
47
TỜ NGUỒN PHIẾU HỌC TẬP
Đặc điểm Cơ quan sinh dục nam Cơ quan sinh dục nữ
Số lượng loại tế bào sinh
dục.
Hai loại tinh trùng X và Y. Một loại trứng X.
Khả năng tạo TB sinh dục. Dài (suốt đời). Ngắn.
Số lượng TB sinh dục. Nhiều. Ít .
Cơ quan sinh dục ngoài. Lộ rõ bên ngoài. Nằm ẩn bên trong.
Thời gian tồn tại TB sinh
dục.
Dài. Ngắn.
Tuyến sinh dục. Tinh hoàn. Buồng trứng.
48
MODULE 8: THỤ TINH VÀ THỤ THAI
Cấp học: THCS Lớp học: 8 Môn học: Sinh học
1. Tên bài: Thụ tinh và thụ thai (Bài 62: Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai-
Phần II).
2. Loại hình: GDGT khai thác từ môn Sinh học 8.
3. Kiến thức cơ bản:
4. Mục tiêu:
- Hiểu được thế nào là quá trình thụ tinh, thụ thai.
- Hình thành ý thức, hành động đúng để có thể chủ động sinh đẻ theo ý muốn
sau này.
5. Chuẩn bị:
5.1 Giáo viên
- Tranh, ảnh về trứng và tinh trùng.
- Tranh, ảnh về sự tiếp xúc giữa tinh trùng và trứng.
- Phiếu học tập
Nội dung Khái niệm Vị trí Điều kiện
Thụ tinh
Thụ thai
- Hệ thống kiến thức bài học:
- Những điều kiện cần cho sự thụ tinh.
- Phân biệt được thụ tinh và thụ thai.
- Sự hình thành thể vàng và vai trò của nó.
49
5.2.Học sinh
Nghiên cứu trước bài ở nhà theo sự định hướng của GV.
6. Tiến trình:
Hoạt động 1: Giới thiệu tranh về quá trình thụ tinh, thụ thai
Hình 8. Trứng, tinh trùng và quá trình thụ tinh
50
Hoạt động 2: GV cho HS nghiên cứu SGK rồi hoàn thành phiếu học tập trong
5 phút ( hoạt động theo nhóm). Sau đó lần lượt gọi đại diện các nhóm trả lời.GV
cung cấp đáp án để học sinh đối chiếu, bổ sung.
Hoạt động 3:
- GV thông báo: Hiện nay dân số trên thế giới nói chung và đối với nước ta
nói riêng đang gia tăng một cách báo động, đây là một vấn đề nhức nhối của toàn xã
hội. Dân số tăng có liên quan và có tác động xấu đến tất cả các lĩnh vực khác của
đời sống xã hội.Theo nghiên cứu của một số nhà Dân số học, thì nguyên nhân dẫn
đến gia tăng dân số là do tăng mức sinh.
Vậy, để góp phần giảm thiểu mức gia tăng dân số, chúng ta cần phải làm gì
và bằng cách nào?
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và viết ý kiến ra giấy.
Hoạt động 4:
Yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu các biện pháp cụ thể đối với mỗi nguyên tắc trên.
TỜ NGUỒN
Nội dung Khái niệm Vị trí Điều kiện
Thụ tinh
Là sự kết hợp giữa
tinh trùng và trứng
Xảy ra ở 1/3 ống dẫn
trứng, từ phía đầu
xuống
- Tinh trùng phải gặp
được trứng
- Đủ số lượng tinh
trùng cần thiết
- Thời gian tinh trùng
gặp trứng không quá
sớm cũng không quá
muộn.
Thụ thai
Là quá trình làm tổ
và phát triển của
hợp tử trong tử
cung.
Lớp niêm mạc tử
cung
Lớp niêm mạc tử
cung phải được
chuẩn bị sẵn: dày,
xốp, xung huyết.
51
MODULE 9: NHỮNG NGUY CƠ KHI CÓ THAI Ở TUỔI
VỊ THÀNH NIÊN
Cấp học: THCS Lớp học: 8 Môn học: Sinh học
1. Tên bài: Những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên (Bài 63: Cơ sở khoa
học của các biện pháp tránh thai- Phần II).
2. Loại hình: GDGT khai thác từ môn Sinh học 8.
3. Kiến thức cơ bản:
4. Mục tiêu:
- Học sinh có ý thức tự khám phá về bản thân, có sự lựa chọn riêng về tình
bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình, đồng thời nâng cao kiến thức và hiểu biết cho
các em về SKSS.
- Học sinh có khả năng đối phó với các nguy cơ như quan hệ tình dục sớm
(có thai ngoài ý muốn, nạo phá thai, mắc các bệnh nhiễm khuẩn về đường tình
dục...) để có một cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc.
5. Chuẩn bị:
5.1. Giáo viên:
- Hệ thống kiến thức về SKSS vị thành niên: Khái niệm VTN, tác hại của
việc có thai khi ở tuổi vị thành niên...
- Số liệu về tình hình nạo phá thai ở tuổi vị thành niên.
- Khái niệm vị thành niên
- Tuổi vị thành niên.
- Đây là lứa tuổi có những biến đổi mạnh mẽ nhất về thể chất và tâm sinh lí.
Về mặt sinh học, nữ ở tuổi này có quan hệ tình dục có thể mang thai và sinh
con. Nếu không biết giữ gìn thì có thể mang thai ngoài ý muốn.
Nếu mang thai và sinh con ở lứa tuổi này có thể gây ra những hậu quả bất
lợi cho cả mẹ và con, thậm chí cho gia đình và cho cả toàn xã hội.
52
NẠO PHÁ THAI Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
NỖI ĐAU AI GÁNH?!
Tác giả: Bình Minh
( Nguồn: http://www.ykhoa.net/SKDS/TINHDỤC/75-28.html.)
Theo phát biểu của một vị lãnh đạo hoạt động Bảovệ bà mẹ- sơ sinh thì Việt
Nam đứng hàng thứ ba trên thế giới về con số nạo phá thai ( NPT) và tỉ lệ này đang
có khuynh hướng ngày một tăng cao. Đây là một thứ hạng " đáng buồn", vì con số
NPT hằng năm xấp xỉ với tổng số sinh toàn quốc. Một thống kê cho thấy: năm 1997
tổng số sinh trên toàn quốc là 1.138.607 ca, thì con số NPT là 934.302 ca ( một số
liệu khác của Bộ Y tế là 1.123.620 ca NPT trong năm này), năm 1998 số sinh là
1.101.791 ca, thì số NPT là 861.353 ca ( một số liệu khác chỉ trong 6 tháng đầu năm
1998 đã là 680.992 ca NPT). Định nghĩa thai ở tuổi VTN là thai ở phụ nữ nhỏ hơn
hoặc bằng 19 tuổi- thì tỉ lệ NPT của phụ nữ 15- 19 tuổi chiếm 13,4% ( giai đoạn
1995- 1996).
Có ý kiến cho rằng NPT là một "thủ thuật thô bạo" đối với phụ nữ. Con số tai
biến do NPT cũng không nhỏ- những tai biến trước mắt như băng huyết, nhiễm
trùng, sót nhau, thủng tử cung...năm 1997 là 2,669 ca, năm 1998 là 4.473 ca. Ngoài
ra còn những hậu quả lâu dài không thể lường được về mặt sức khỏe, tâm lí, hạnh
phúc gia đình... Thử phân tích trên 300 ca điều trị vô sinh tai TP Hồ Chí Minh thì
10% có tiền sử nạo và sảy thai trước đó. Có nhiều phụ nữ mới 25- 27 tuổi đã phải đi
chữa vô sinh vì đã từng NPT. Tại các bệnh viện , thủ tục NPT quá đơn giản và miễn
phí, sự dễ dãi này nhằm tạo những điều kiện thuận lợi cho người NPT để họ khỏi
phải tìm đến những điểm phá thai lậu, song cũng là những thuận lợi để các em gái
VTN trút bỏ cái thai dễ dãi , " nhẹ nhàng".!!!
Mẹ, cha dẫn con đi... phá thai!
Sáng 19/3/1999, tại phòng khám kế hoạch hóa gia đình của một bệnh viện sản
thành phố, bà T.T.S, 36 tuổi, ngụ tại quận 8, TP HCM đã đưa con gái là bé NNBT
53
15 tuổi, nghề nghiệp " ở nhà" , đến xin được phá thai to đã 17,5 tuần tuổi. Trong
đơn xin nạo thai, bà viết: " Hoang thai, nên xin bảo lãnh cho con được phá thai to,
có gì xảy ra tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm". Qua xét nghiệm, kết quả: Candida
( +) . Lúc 8h 40 sáng ngày 1/4/1999, em đã được đặt túi ối giả để phá thai. Báo sĩ
khám- sờ đụng chân bé...Đến 0h30 ngày 2/4/1999 sản phụ rặn ra được một em bé
nặng 300g, chết bầm tím.
Ngày 17/5/1999, bà P.T.O, 38 tuổi, ở quận 10, kí đơn bảo lãnh cho con gái là
L.P.T.P , 15 tuổi, phá thai to đã 21 tuần tuổi. Vì đang có bệnh phụ khoa- huyết trắng
nhiễm trùng dạng nấm, Candida ( ++) , nên phải điều trị cho đến 21/5/1999 mới
được đặt Cytotec phá thai. Cuối cùng, L.P.T.P đã sinh được một bé gái nặng 1000g,
không dị tật, bé chết sau khi sinh 10 phút.
Mẹ thương chiều con nên thường là chỗ dựa khi con gái lỗi lầm và sẵn sàng
dẫn con đi phá thai, nhưng cũng có trường hợp như ông Đ.H.H , 39 tuổi, ngụ tại
Bình Long- Bình Phước, đưa con gái là Đ.T.T.H, 15 tuổi, làm thợ may về TP HCM
xin phá thai to. Trong đơn ngày 25/3/1999 ông viết: " Tôi là cha ruột của em
Đ.T.T.H , xin cam đoan bảo lãnh cho em được phá thai to...". Qua xét nghiệm cho
thấy nhiễm trùng sinh dục nên phái được điều trị, đến 11h ngày 29/3/1999, bác sĩ
tiến hành đặt túi ối giả để phá thai. Đến 5h sáng 30/3/1999, phải rút túi ối giả và cho
truyền dịch để điều chỉnh cơn go tử cung...Đến 22h, đau bụng nhiều, cổ tử cung mở
trọn, sản phụ rặn ra được một bé gái nặng 300g, đã chết...
Các bác sĩ cho biết: đa số ở lứa tuổi này, ý thức vệ sinh kém, nên ngoài chuyện
không có ý thức tránh thai, phần lớn còn mắc các bệnh lây truyền qua đường tình
dục.
Sự đến sớm của tuổi dậy thì + quan niệm tình dục dễ dãi  nạo phá thai:
Theo điều tra của tổng cục thống kê TP HCM thì trong những năm gần đây, có
đến 5% các em gái dưới 18 tuổi và khoảng 15% dưới 19 tuổi đã trở thành các bà mẹ
trẻ. Chỉ riêng TP HCM số nạo phá thai dưới 18 tuổi năm 1997 là 1.280 ca, năm
1998 là 1.240 ca. Cùng với sự đến sớm của tuổi dậy thì và quan niệm tình dục dễ
dãi, tuổi quan hệ tình dục lần đầu tiên ngày càng giảm, ở Mĩ: 16 tuổi; Thái Lan: 16
54
tuổi còn ở Việt Nam trong một nghiên cứu năm 1993-1994 là 19,5 tuổi đối với nam
và 19 tuổi đối với nữ. Một nghiên cứu mới nhất- năm 1999 ở 1.017 học sinh ở 4
trường Trung học ở TP HCM tuổi từ 15-17 cho thấy có 7 học sinh có quan hệ tình
dục, thì tuổi trung bình cho lần quan hệ tình dục đầu tiên ở nam là 16,6 và ở nữ là
16 tuổi.
Sự trưởng thành tính dục- được nghiên cứu trên 1.218 học sinh từ 6- 10 tuổi tại
4 trường Tiểu học nội thành TP HCM vào thời điểm 9-11/1998 cho thấy: ở nữ
90,1% trẻ 10 tuổi đã có phát triển tuyến vú và 8,4% đã có kinh nguyệt. Còn ở nam
thi hầu như chưa phát triển các dấu hiệu sinh dục phụ.
Nếu lấy mốc từ năm 1995 đến nay, thì tuổi xuất hiện kinh nguyệt sớm nhất
trung bình giảm 1 năm . Tỉ lệ nữ bước vào tuổi sinh đẻ cao- thì nguy cơ mang thai ở
tuổi VTN là rất lớn.
Các nhà chuyên môn nói gì?
BS Nguyễn Thị Như Ngọc- Phó giám đốc bệnh viện Hùng Vương đã phân tích
trong 2775 ca đến NPT từ tháng 10/1999- tháng 12/1999 thì 10% chưa lập gia đình
và gần 30% là dưới 19 tuổi, có 11 trường hợp chỉ 14-15 tuổi. Nhiều trường hợp
không chỉ đi NPT một lần mà nhiều lần. Đa số là phái thai lớn do không muốn cho
cha mẹ hay người thân biết. Tâm lí của các em là sợ bị cha mẹ đánh chứ không sợ
những nguy hiểm dẫn đến từ NPT. Đây là một vấn đề rất khổ tâm cho ngành Y tế,
nhất là các thầy thuốc phải giải quyết các thai lớn- nguy cơ tai biến rất cao.
Còn giữ thai? Có nguy cơ cao về nhiễm độc thai, cao huyết áp, thiếu máu, sinh
non và nhau tiền đạo. Tử vong mẹ dưới 15 tuổi cao hơn trên 20 tuổi là 60%. Những
bà mẹ VTN không hoàn tất việc học, em bé sinh ra thường nhẹ cân và có khuynh
hướng ít được học hành và có nguy cơ lớn bị lạm dụng hoặc bị bỏ rơi. Có đến 13%
con trai của các bà mẹ VTN dễ có khuynh hướng vào tù và 22% con gái của những
bà mẹ VTN có khuynh hướng trở thành những "bà mẹ VTN" giống như mẹ mình!
Nạo phá thai tuổi VTN - nỗi đau không của riêng lớp trẻ mà còn của các bậc
cha mẹ, nhà trường và xã hội. Trong khi chờ đợi một sự chuyển biến tích cực từ
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

What's hot

Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdfTâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
HanaTiti
 
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đLuận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Thái độ đối với hoạt động thực tập của sinh viên, HAY
Luận văn: Thái độ đối với hoạt động thực tập của sinh viên, HAYLuận văn: Thái độ đối với hoạt động thực tập của sinh viên, HAY
Luận văn: Thái độ đối với hoạt động thực tập của sinh viên, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
nataliej4
 
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộcLuận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên
Luận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viênLuận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên
Luận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hệ thống bài tập mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 1, HAY
Đề tài: Hệ thống bài tập mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 1, HAYĐề tài: Hệ thống bài tập mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 1, HAY
Đề tài: Hệ thống bài tập mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 1, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...
jackjohn45
 
Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!
Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!
Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT
Luận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPTLuận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT
Luận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
Luận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổiLuận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
Luận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947
đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947
đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947
jackjohn45
 
NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌCNGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
phamtoan47
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần ThơLuận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...
Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...
Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOT
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOTĐề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOT
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nayLuận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdfTâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
 
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đLuận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
 
Luận văn: Thái độ đối với hoạt động thực tập của sinh viên, HAY
Luận văn: Thái độ đối với hoạt động thực tập của sinh viên, HAYLuận văn: Thái độ đối với hoạt động thực tập của sinh viên, HAY
Luận văn: Thái độ đối với hoạt động thực tập của sinh viên, HAY
 
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
 
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...
 
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộcLuận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
 
Luận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên
Luận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viênLuận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên
Luận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên
 
Đề tài: Hệ thống bài tập mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 1, HAY
Đề tài: Hệ thống bài tập mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 1, HAYĐề tài: Hệ thống bài tập mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 1, HAY
Đề tài: Hệ thống bài tập mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 1, HAY
 
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...
 
Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!
Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!
Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!
 
Luận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT
Luận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPTLuận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT
Luận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT
 
Luận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
Luận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổiLuận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
Luận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
 
đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947
đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947
đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947
 
NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌCNGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần ThơLuận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
 
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
 
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”
 
Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...
Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...
Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...
 
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOT
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOTĐề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOT
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOT
 
Luận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nayLuận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay
 

Similar to Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học S...
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học S...Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học S...
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học S...
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinh
Luận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinhLuận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinh
Luận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinh
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH THPT -TẢI FREE ZALO: 093 ...
VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH THPT -TẢI FREE ZALO: 093 ...VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH THPT -TẢI FREE ZALO: 093 ...
VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH THPT -TẢI FREE ZALO: 093 ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.
ssuser499fca
 
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO VỀ SỐNG THỬ.pdf
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO VỀ SỐNG THỬ.pdfNHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO VỀ SỐNG THỬ.pdf
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO VỀ SỐNG THỬ.pdf
NuioKila
 
Rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp cho học sinh ngành động vật có xương sống
Rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp cho học sinh ngành động vật có xương sốngRèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp cho học sinh ngành động vật có xương sống
Rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp cho học sinh ngành động vật có xương sống
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học thông qua dạy học phần Điện hóa học ở trường ...
Bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học thông qua dạy học phần Điện hóa học ở trường ...Bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học thông qua dạy học phần Điện hóa học ở trường ...
Bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học thông qua dạy học phần Điện hóa học ở trường ...
NuioKila
 
TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ “KIM LOẠI” TRONG BỘ MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở BẬC T...
TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ “KIM LOẠI” TRONG BỘ MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở BẬC T...TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ “KIM LOẠI” TRONG BỘ MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở BẬC T...
TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ “KIM LOẠI” TRONG BỘ MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở BẬC T...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua bài tập chương Sắt
Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua bài tập chương SắtPhát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua bài tập chương Sắt
Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua bài tập chương Sắt
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập ...Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Môi trường và độc chất - ĐH Thái Nguyên
Môi trường và độc chất - ĐH Thái NguyênMôi trường và độc chất - ĐH Thái Nguyên
Môi trường và độc chất - ĐH Thái Nguyên
TS DUOC
 
Luận văn: Chuyên đề dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng
Luận văn: Chuyên đề dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lượngLuận văn: Chuyên đề dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng
Luận văn: Chuyên đề dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Tổ chức các chuyên đề dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lư...
Luận văn: Tổ chức các chuyên đề dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lư...Luận văn: Tổ chức các chuyên đề dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lư...
Luận văn: Tổ chức các chuyên đề dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lư...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại học
Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại họcBai tieu luan (6) lý luận dạy học đại học
Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại học
Dr ruan
 
Luận văn: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học đọc hiểu văn bản
Luận văn: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học đọc hiểu văn bảnLuận văn: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học đọc hiểu văn bản
Luận văn: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học đọc hiểu văn bản
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học đọc hiểu vă...
Luận văn: Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học đọc hiểu vă...Luận văn: Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học đọc hiểu vă...
Luận văn: Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học đọc hiểu vă...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy môn Hóa học trong trường THCS
Sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy môn Hóa học trong trường THCSSáng kiến kinh nghiệm giảng dạy môn Hóa học trong trường THCS
Sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy môn Hóa học trong trường THCS
Học Tập Long An
 
Sangtao_VanAn_2021-2022_Cap tinh_11_2021.docx
Sangtao_VanAn_2021-2022_Cap tinh_11_2021.docxSangtao_VanAn_2021-2022_Cap tinh_11_2021.docx
Sangtao_VanAn_2021-2022_Cap tinh_11_2021.docx
NguynTun577009
 
Luận án: Kiến tạo môi trường dạy - học toàn diện tại ĐH Thái Nguyên
Luận án: Kiến tạo môi trường dạy - học toàn diện tại ĐH Thái NguyênLuận án: Kiến tạo môi trường dạy - học toàn diện tại ĐH Thái Nguyên
Luận án: Kiến tạo môi trường dạy - học toàn diện tại ĐH Thái Nguyên
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Thực trạng đảm bảo chất lượng giáo dục các cơ sở đào tạo bác sĩ đa kh...
Đề tài: Thực trạng đảm bảo chất lượng giáo dục các cơ sở đào tạo bác sĩ đa kh...Đề tài: Thực trạng đảm bảo chất lượng giáo dục các cơ sở đào tạo bác sĩ đa kh...
Đề tài: Thực trạng đảm bảo chất lượng giáo dục các cơ sở đào tạo bác sĩ đa kh...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

Similar to Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học S...
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học S...Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học S...
Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học S...
 
Luận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinh
Luận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinhLuận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinh
Luận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinh
 
VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH THPT -TẢI FREE ZALO: 093 ...
VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH THPT -TẢI FREE ZALO: 093 ...VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH THPT -TẢI FREE ZALO: 093 ...
VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH THPT -TẢI FREE ZALO: 093 ...
 
Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.
 
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO VỀ SỐNG THỬ.pdf
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO VỀ SỐNG THỬ.pdfNHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO VỀ SỐNG THỬ.pdf
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO VỀ SỐNG THỬ.pdf
 
Rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp cho học sinh ngành động vật có xương sống
Rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp cho học sinh ngành động vật có xương sốngRèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp cho học sinh ngành động vật có xương sống
Rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp cho học sinh ngành động vật có xương sống
 
Bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học thông qua dạy học phần Điện hóa học ở trường ...
Bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học thông qua dạy học phần Điện hóa học ở trường ...Bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học thông qua dạy học phần Điện hóa học ở trường ...
Bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học thông qua dạy học phần Điện hóa học ở trường ...
 
TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ “KIM LOẠI” TRONG BỘ MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở BẬC T...
TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ “KIM LOẠI” TRONG BỘ MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở BẬC T...TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ “KIM LOẠI” TRONG BỘ MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở BẬC T...
TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ “KIM LOẠI” TRONG BỘ MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở BẬC T...
 
Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua bài tập chương Sắt
Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua bài tập chương SắtPhát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua bài tập chương Sắt
Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua bài tập chương Sắt
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập ...Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập ...
 
Môi trường và độc chất - ĐH Thái Nguyên
Môi trường và độc chất - ĐH Thái NguyênMôi trường và độc chất - ĐH Thái Nguyên
Môi trường và độc chất - ĐH Thái Nguyên
 
Luận văn: Chuyên đề dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng
Luận văn: Chuyên đề dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lượngLuận văn: Chuyên đề dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng
Luận văn: Chuyên đề dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng
 
Luận văn: Tổ chức các chuyên đề dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lư...
Luận văn: Tổ chức các chuyên đề dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lư...Luận văn: Tổ chức các chuyên đề dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lư...
Luận văn: Tổ chức các chuyên đề dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lư...
 
Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại học
Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại họcBai tieu luan (6) lý luận dạy học đại học
Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại học
 
Luận văn: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học đọc hiểu văn bản
Luận văn: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học đọc hiểu văn bảnLuận văn: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học đọc hiểu văn bản
Luận văn: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học đọc hiểu văn bản
 
Luận văn: Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học đọc hiểu vă...
Luận văn: Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học đọc hiểu vă...Luận văn: Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học đọc hiểu vă...
Luận văn: Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học đọc hiểu vă...
 
Sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy môn Hóa học trong trường THCS
Sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy môn Hóa học trong trường THCSSáng kiến kinh nghiệm giảng dạy môn Hóa học trong trường THCS
Sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy môn Hóa học trong trường THCS
 
Sangtao_VanAn_2021-2022_Cap tinh_11_2021.docx
Sangtao_VanAn_2021-2022_Cap tinh_11_2021.docxSangtao_VanAn_2021-2022_Cap tinh_11_2021.docx
Sangtao_VanAn_2021-2022_Cap tinh_11_2021.docx
 
Luận án: Kiến tạo môi trường dạy - học toàn diện tại ĐH Thái Nguyên
Luận án: Kiến tạo môi trường dạy - học toàn diện tại ĐH Thái NguyênLuận án: Kiến tạo môi trường dạy - học toàn diện tại ĐH Thái Nguyên
Luận án: Kiến tạo môi trường dạy - học toàn diện tại ĐH Thái Nguyên
 
Đề tài: Thực trạng đảm bảo chất lượng giáo dục các cơ sở đào tạo bác sĩ đa kh...
Đề tài: Thực trạng đảm bảo chất lượng giáo dục các cơ sở đào tạo bác sĩ đa kh...Đề tài: Thực trạng đảm bảo chất lượng giáo dục các cơ sở đào tạo bác sĩ đa kh...
Đề tài: Thực trạng đảm bảo chất lượng giáo dục các cơ sở đào tạo bác sĩ đa kh...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 

Recently uploaded (10)

Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 

Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH --------  -------- LÊ HÀ KIM KHÁNH TÍCH HỢP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 8 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Nghệ An – 2014
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH --------  -------- LÊ HÀ KIM KHÁNH TÍCH HỢP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 8 Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Sinh học Mã số : 60.14.01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. PHAN ĐỨC DUY Nghệ An – 2014
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là khách quan, trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào khác. Tác giả Lê Hà Kim Khánh
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận văn này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Phan Đức Duy, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu các Trường Trung học cơ sở trên địa bàn Quận Thủ Đức đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực nghiệm đề tài. Xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô giáo trong Khoa Sinh- Trường Đại học Vinh, các bạn học viên, người thân đã động viên giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Vinh, tháng 6 năm 2014 Lê Hà Kim Khánh
  • 5. iii MỤC LỤC Trang phụ bìa LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC................................................................................................................. iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. iv PHẦN 1.......................................................................................................................1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........................................6 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.............................6 1.1. Cơ sở lí luận......................................................................................................6 1.1.1. Tổng quan về tích hợp ...............................................................................6 1.1.2. Giáo dục giới tính ....................................................................................10 1.1.3. Module tích hợp GDGT...........................................................................15 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ...............................................................................17 Chương 2. TÍCH HỢP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 8.......................................................................................................................19 2.1. Địa chỉ tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 ........................19 2.1.1. Phân tích chương trình Sinh học 8...........................................................19 2.1.2. Hệ thống các kiến thức có thể tích hợp GDGT-SKSS ............................20 2.2. Các moddule tích hợp giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản trong Sinh học 8 ...............................................................................................................................22 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..............................................................63 3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm...............................................................63 3.2. Nội dung thực nghiệm....................................................................................63 3.3. Phương pháp thực nghiệm..............................................................................63 3.4. Kết quả thực nghiệm ......................................................................................64 PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.....................................................................70 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................72 PHỤ LỤC
  • 6. iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Các chữ viết tắt Ý nghĩa chữ viết tắt DS Dân số ĐC Đối chứng GD Giáo dục GDGT Giáo dục giới tính Gv Giáo viên HS Học sinh KT Kiểm tra NXB Nhà xuất bản SGK Sách giáo khoa SH Sinh học SKSS Sức khỏe sinh sản THCS Trung học cơ sở TN Thực nghiệm
  • 7. v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các biện pháp GDGT và SKSS trong dạy học môn Sinh học của 30 giáo viên.17 Bảng 1.2. Hiểu biết của 200 học sinh THCS về GDGT- SKSS..........................................18 Bảng 2.1. Địa chỉ tích hợp GDGT và SKSS trong chương trình Sinh học 8 ......................21 Bảng 3.1. Phân phối tần suất % .100%in W n = ....................................................................64 Bảng 3.2. Các tham số đặc trưng.........................................................................................64 Bảng 3.3. Phân phối tần suất W% = %100. n ni ...................................................................65 Bảng 3.4. Các tham số đặc trưng:........................................................................................66 Bảng 3.5. Phân phối tần suất W% = %100. n ni ..................................................................66 Bảng 3.6. Các tham số đặc trưng.........................................................................................67 Bảng 3.7. Phân phối tần suất W% = %100. n ni ...................................................................68 Bảng 3.8. Các tham số đặc trưng.........................................................................................68
  • 8. vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Bộ xương người ........................................................................................24 Hình 2.2. Tuyến giáp.................................................................................................35 Hình 2.3. Tuyến yên..................................................................................................36 Hình 2.4. Tuyến sinh dục nam và nữ ........................................................................38 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Biểu diễn phân phối tần suất của nhóm 1.............................................64 Biểu đồ 3.2. Biểu diễn phân phối tần suất của nhóm 2.............................................65 Biểu đồ 3.3. Biểu diễn phân phối tần suất của nhóm thực nghiệm số 1...................67 Biểu đồ 3.4. Biểu diễn phân phối tần suất của nhóm thực nghiệm số 2...................68
  • 9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI - Ngày nay loài người đang đối mặt với bốn vấn đề lớn: Hoà bình, dân số, ô nhiễm môi trường và nghèo đói. Trong đó vấn đề dân số được xem là nguyên nhân chung của ba vấn đề còn lại. Ở Việt nam, vấn đề dân số cũng đang trở thành một vấn đề nóng bỏng và cấp thiết, cần được quan tâm giải quyết trong tình hình kinh tế xã hội hiện nay. Theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia về dân số cho thấy tỉ suất gia tăng dân số của Việt Nam luôn cao hơn nhiều so với thế giới. Việc dân số tăng nhanh ở nước ta đã gây rất nhiêu khó khăn đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho mỗi người dân, cho cộng đồng và cho xã hội. Đất trồng trọt bị giảm sút, diện tích rừng bị phá huỷ gần một nửa, tình trạng thất nghiệp ngày càng trở nên nghiêm trọng. - Tuy nhiên, trên thực tế, công tác dân số nói chung, giáo dục giới tính nói riêng vẫn còn gặp một số khó khăn, trở ngại nhất định. Một trong những trở ngại chính là thiếu phương pháp, biện pháp đưa giáo dục giới tính vào nhà trường phổ thông. - Sinh học được xem là môn học có nhiều ưu thế trong việc giáo dục giới tính cho học sinh, đặc biệt là phần giải phẫu Sinh lí người thuộc chương trình Sinh học lớp 8. Những kiến thức về giải phẫu sinh lý người của lớp 8 có nhiều điều kiện để tổ chức tích hợp GDGT và SKSS cho học sinh, vã lại học sinh lớp 8 cung có đủ các điều kiện để tổ chức dạy học tích hợp. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học Sinh học 8 ”. 2 . MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Góp phần giáo dục và nâng cao ý thức về giới tính và sức khỏe sinh sản, giúp học sinh tự điều chỉnh hành vi trong hoạt động để sống tốt hơn, học tập tốt và rèn luyện tốt.
  • 10. 2 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài phải thực hiện được các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học. - Phân tích mục tiêu, cấu trúc, nội dung Sinh học 8 làm cơ sở cho việc tích hợp giáo dục giới tính trong quá trình dạy học. - Vận dụng tiếp cận module để tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Thiết kế các giáo án có tích hợp giáo dục giới tính - Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của việc tích hợp giáo dục giới tính cho học sinh trong dạy học Sinh học 8. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8. 4.2. Khách thể nghiên cứu Học sinh khối 8 ở một số trường THCS trong Quận Thủ Đức.TP.Hồ Chí Minh. 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài tập trung nghiên cứu tích hợp kiến thức, nhận thức giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8, cụ thể là thiết kế được các module tích hợp giáo dục giới tính, dân số, sức khỏe sinh sản 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 6.1. Nghiên cứu lý thuyết Nghiên cứu các tài liệu về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong công tác giáo dục. Nghiên cứu các luận án, luận văn có liên quan đến đề tài. 6.2. Phương pháp điều tra -Điều tra thực trạng của việc giáo dục giới tính ở trường THCS trên địa bàn nghiên cứu.
  • 11. 3 6.3. Phương pháp hỏi chuyên gia Trao đổi với các chuyên gia, các đồng nghiệp có kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, các bác sĩ chuyên khoa sản, khoa tâm lý học,….. 6.4. Phương pháp thực nghiệm - Mục đích: Xác định tính khả thi của các phương pháp và biện pháp tích hợp giáo dục giới tính đã thiết kế. - Thời gian tiến hành: Học kỳ hai năm học 2013-2014 - Địa điểm thực nghiệm: Một số trường THCS trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. - Đối tượng thực nghiệm: Học sinh lớp 8 THCS 6.5. Phương pháp thống kê toán học - Lập bảng phân phối tần suất. - Biểu diễn các kết quả phân phối tần suất bằng biểu đồ - Tính các tham số đặc trưng: + Trung bình cộng: X = . . n Xn ii∑ + Sai số tiêu chuẩn: m = n S + Phương sai: S = ± 1 )( 2 − −∑ n XXn ii + Hệ số biến thiên: Cv(%) = X S .100% Hệ số biến thiên ( Cv%) phản ánh mức độ dao động của các kết quả thu được - Cv% = ( 0-10): độ dao động nhỏ kết quả đáng tin cậy - Cv% = ( 10-30): độ dao động trung bình kết quả đáng tin cậy - Cv% = ( 30-100): độ dao động lớn kết quả ít tin cậy. 7. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu xác định được các phương pháp và biện pháp tích hợp GDGT trong quá trình dạy học Sinh học nói chung, Sinh học 8 nói riêng thì sẽ nâng cao được nhận thức, kiến thức về giới tính ở học sinh.
  • 12. 4 8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN Xác định được các nội dung của sinh học 8 tích hợp giáo dục giới tính Thiết kế được các module tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8. 9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. Chương 2. Module tích hợp GDGT trong dạy học Sinh học 8. Chương 3. Thực nghiệm sư phạm. 10. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 10.1. Những nghiên cứu trên thế giới Tính đến thời điểm này thì việc đưa GDGT- SKSS vào nhà trường phổ thông có một lịch sử nghiên cứu tương đối ngắn ngủi. Khái niệm GDGT mới được xuất hiện từ những năm đầu của thập niên 40. Năm 1941, lần đầu tiên bà Alava Myrdal ( Hoa Kì) đã nêu lên sự cần thiết GDGT- SKSS cho học sinh trong nhà trường chính quy và cho người lớn trong hệ giáo dục không chính quy. Trong cuốn sách “ Quốc gia và gia đình” của mình bà đã cố gắng thuyết phục chính phủ Mỹ rằng muốn thực hiện tốt các chính sách xã hội, phải thực hiện chính sách dân số sáng suốt, cơ quan giáo dục các cấp có vai trò lớn đối với thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường để đạt tới các mục tiêu chính sách dân số quốc gia [21]. Năm 1943, các ông Frank Lorimer và Fridrich Osborn kiến nghị vấn đề dân số cần được đưa vào chương trình phổ thông. Tháng 3 năm 1962, trong tạp chí “ Các thành tựu sư phạm”, Waren S.Thompson đề xuất khái niệm “bùng nổ dân số” và nêu ra rằng biến động dân số có liên quan đến phúc lợi của con người. Trong bài “ Sự bùng nổ dân số” ông đã nói rõ quan điểm phải đưa GDGT-SKSS vào giáo dục chính quy của một xã hội dân chủ.
  • 13. 5 Năm 1964 tại Đại học Cô-lôm-bia ( Hoa Kì) , Giáo sư Sloan Wayland đã biên soạn và tiến hành giảng dạy tài liệu “ Các động lực dân số” và “ Các giai đoạn mãn sinh sản”. Hội nghi về dân số và giáo dục gia đình do UNESCO khu vực Châu Á bảo trợ và tổ chức năm 1970 tại Băng-Côc( Thái Lan) là một cái mốc đáng ghi nhận trong lịch sử GDGT-SKSS. Các nhà giáo dục của 13 nước Châu Á- Thái Bình Dương có mặt đã xác định rõ mục tiêu, nội dung giáo dục dân số trong nhà trường, phác thảo tài liệu chỉ dẫn đưa GDGT-SKSS vào các bộ môn nghiên cứu xã hội, khoa học tự nhiên. Theo hội nghị này, GDGT được định nghĩa là một chương trình giáo dục về tình hình dân số trong một gia đình, một cộng đồng, quốc gia và toàn thế giới, nhằm mục đích phát triển ở người học thái độ, hành vi ứng xử đúng đắn và có trách nhiệm với tình hình đó. Từ năm 1980 trở đi, GDGT-SKSS dần dần đựoc xem là một biện pháp có hiệu quả của chương trình vận động KHHGĐ. Nhưng ở nhiều quốc gia, nhất là các nước đang phát triển chưa thể hiện rõ nét kết quả đó, họ chỉ tập trung đầu tư cho các biện pháp kĩ thuật y tế trong sinh đẻ có kế hoạch nhiều hơn là cho GDGT-SKSS trong nhà trường và xã hội. Ở một số nước thì nội dung GDGT-SKSS lại quá rộng, dàn mỏng trong quá nhiều môn học, hiệu quả còn thấp. Năm 1982 Hội nghị tư vấn khu vực khẳng định vai trò GDGT-SKSS trong vận động KHHGĐ và khuyến nghị chương trình GDGT-SKSS nên được tập trung thích hợp vào một số môn học tích hợp [7]. 10.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam, vấn đề giới tính, GDGT- SKSS được nghiên cứu từ những năm 80 của thế kỉ XX. Những công trình nghiên cứu về giáo dục giới tính, GT-SKSS còn rất ít ỏi, chủ yếu còn mang tính giáo khoa. Có thể kể đến một số tác giả như Hoàng Đức Nhuận, Nguyễn Hữu Châu, Lê Văn Thông, Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Đức Minh, Nguyễn Đức Vũ, một số công trình chủ yếu dưới dạng sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn giảng dạy, tài liệu tham khảo của các tập thể tác giả trong khuôn khổ các đề án GDDS-SKSS của VIE 01/P11, VIE/98/018…[7].
  • 14. 6 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Tổng quan về tích hợp 1.1.1.1. Khái niệm tích hợp Trong tiếng Anh, tích hợp (integration) là “toàn bộ, toàn thể”, nghĩa là sự phối hợp các hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để bảo đảm sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy. Theo Từ điển tiếng Việt: tích hợp là “sự hợp nhất, sự hòa nhập, sự kết hợp”. [18] Theo Từ điển giáo dục học: tích hợp là “hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch giảng dạy”. [6] Tích hợp là sự kết hợp có hệ thống các kiến thức có liên quan và kiến thức môn học thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau dựa trên những mối liên hệ về lý luận và thực tiễn được đưa vào bài học. [18] Theo Dương Tiến Sỹ: “Tích hợp là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các kiến thức/ khái niệm thuộc các môn học khác nhau thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lý luận và thực tiễn được đề cập trong các môn học đó”. [14] Như vậy, tích hợp kiến thức là sự lồng ghép, liên kết, kết hợp tri thức của các khoa học khác nhau thành một tập hợp kiến thức toàn vẹn, thống nhất. 1.1.1.2. Khái niệm dạy học tích hợp Có nhiều định nghĩa khác nhau về dạy học tích hợp. Theo UNESCO, dạy học tích hợp các khoa học được định nghĩa là “một cách trình bày các khái niệm và nguyên lý khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ
  • 15. 7 bản của tư tưởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh hay quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau”. [15] Theo Xaviers Roegirs “Lý thuyết sư phạm tích hợp là một quan niệm về quá trình học tập trong đó toàn thể các quá trình học tập góp phần hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho học sinh nhằm phục vụ cho quá trình học tập tương lai, hoặc hoà nhập học sinh vào cuộc sống lao động. Lý thuyết sư phạm tích hợp làm cho quá trình học tập có ý nghĩa” [6] Theo PGS.TS Nguyễn Văn Khải “Dạy học tích hợp tạo ra các tình huống liên kết tri thức các môn học, đó là cơ hội phát triển các năng lực của học sinh. Khi xây dựng các tình huống vận dụng kiến thức, học sinh sẽ phát huy được năng lực tự lực, phát triển tư duy sáng tạo.” Một quan niệm khác về sự tích hợp giáo dục: "Tích hợp giáo dục là quá trình học sinh dưới sự chỉ đạo của giáo viên thực hiện việc chuyển đổi liên tiếp các thông tin từ ngôn ngữ của một môn học sang ngôn ngữ môn học khác mà nhờ quá trình đó học sinh nắm vững kiến thức, hình thành khái niệm, phát triển các phẩm chất cá nhân" [11] Trong dạy học, tích hợp có thể được coi là sự liên kết các các đối tượng giảng dạy, học tập trong cùng một kế hoạch hoạt động để đảm bảo sự thống nhất, hài hòa, trọn vẹn của hệ thống dạy học nhằm đạt mục tiêu dạy học tốt nhất, qua đó người học không chỉ lĩnh hội được tri thức khoa học của môn học chính mà cả tri thức của khoa học được tích hợp, từ đó hình thành cho người học cái nhìn khái quát hơn đối với các khoa học có cùng đối tượng nghiên cứu, đồng thời có được phương pháp xem xét vấn đề một cách lôgic, biện chứng. Như vậy, dạy học tích hợp là quá trình dạy học có sự lồng ghép một cách hệ thống những tri thức khoa học, những quy luật chung gần gũi, từ đó hình thành và phát triển năng lực của người học. Năng lực là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trong những tình huống khác nhau trên cơ sở hiểu biết kĩ năng, kĩ xảo và kinh
  • 16. 8 nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động. Tích hợp GDGT trong môn Sinh học là kết hợp một cách có hệ thống các kiến thức Sinh học với vấn đề giới tính và sức khỏe sinh sản, làm cho chúng hòa quyện vào nhau hợp thành một thể thống nhất. 1.1.1.3. Quan điểm về sự tích hợp các môn học Theo D’Hainaut, có 4 quan điểm tích hợp khác nhau: [5] - Quan điểm “trong nội bộ môn học”: Trong đó ưu tiên các nội dung khái quát cốt lõi của môn học. Quan điểm này nhằm duy trì các môn học riêng. - Quan điểm “đa môn”: Đề nghị những tình huống, những “đề tài” có thể được nghiên cứu theo những quan điểm khác nhau. - Quan điểm “liên môn”: Đề xuất những tình huống chỉ có thể được tiếp cận một cách hợp lí qua sự soi sáng của nhiều môn học. Ở đây chúng ta nhấn mạnh đến sự liên kết các môn học, làm cho chúng tích hợp với nhau để giải quyết một tình huống cho trước. Khi đó, các quá trình học tập sẽ không rời rạc mà chúng liên kết với nhau xung quanh vấn đề phải được giải quyết. - Quan điểm “xuyên môn”: Chủ yếu phát triển những kĩ năng mà học sinh có thể sử dụng trong tất cả các môn học, trong tất cả các tình huống. Đó là những kĩ năng xuyên môn. Có thể lĩnh hội những kĩ năng này trong từng môn học hoặc qua những hoạt động chung của nhiều môn học. 1.1.1.4 Các mức độ tích hợp kiến thức GDGT và SKSS trong dạy học Có 3 mức độ tích hợp các kiến thức GDGT và SKSS trong dạy học nội dung Sinh học 8: Tích hợp (tích hợp toàn phần, khai thác), kết hợp (tích hợp bộ phận) và hình thức liên hệ. [5] Tích hợp (Integration) trong nội dung môn học: Là sự kết hợp một cách có hệ thống các kiến thức GDGT và SKSS và kiến thức môn học thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong bài học. Trong mức độ này, hầu hết các kiến thức của môn học, hoặc nội dung của một bài học cụ thể, có sự trùng hợp với nội dung GDGT và SKSS (Tích hợp toàn phần).
  • 17. 9 Kết hợp (Infusion) hay còn gọi là lồng ghép GDGT và SKSS trong nội dung môn học: Chương trình môn học được giữ nguyên. Các vấn đề GDGT và SKSS được lựa chọn rồi lồng ghép vào chương trình môn học ở chỗ thích hợp sau mỗi bài, mỗi chương, hay hình thành một chương riêng. Trong mức độ này, một số nội dung của bài học hay một phần nhất định của nội dung môn học có liên quan trực tiếp với nội dung GDGT và SKSS (Tích hợp bộ phận). Liên hệ (Permeation) GDGT và SKSS trong nội dung môn học: Chương trình môn học được giữ nguyên. Ở hình thức này, các kiến thức GDGT và SKSS không được nêu rõ trong SGK, nhưng dựa vào kiến thức bài học ở chỗ thuận lợi, GV có thể bổ sung các kiến thức đó bằng cách liên hệ với nội dung nào đó của GDGT và SKSS vào bài giảng trên lớp dưới hình thức các ví dụ khi phân tích một cách hợp lí. Trong mức độ này, ở một số phần nội dung của môn học, bài học, các ví dụ, bài tập, bài làm…là một dạng vật liệu để giúp liên hệ một cách hợp lí với nội dung GDGT và SKSS. 1.1.1.5. Các nguyên tắc giáo dục tích hợp Khi thực hiện giáo dục tích hợp, cần tuân theo các nguyên tắc sau: [5]  Nguyên tắc thống nhất tích hợp và phân hóa: khi xây dựng các nội dung dạy học tích hợp cần phân tích, xem xét các đặc thù của các lĩnh vực riêng đóng góp vào nội dung dạy học tích hợp đó, đồng thời làm rõ vai trò của các kiến thức của các môn học riêng trong mối quan hệ với nội dung dạy học tích hợp.  Nguyên tắc người học làm trung tâm: Trong dạy học tích hợp, HS luôn đứng trước các tình huống có vấn đề mà để giải quyết chúng, HS phải huy động nhiều kiến thức và kĩ năng đã học được từ các môn học khác nhau. Để giải quyết các tình huống như vậy HS phải tích cực, chủ động. GV trong hệ thống dạy học tích hợp đóng vai trò người tổ chức và cố vấn, HS phải là trung tâm của các hoạt động học tập.  Nguyên tắc đặc trưng văn hóa của giáo dục tích hợp: việc tổ chức quá trình giáo dục và dạy học phải tính đến đặc trưng văn hóa xã hội (các chuẩn mực đạo đức, sinh hoạt và nhu cầu của người học, đời sống tinh thần của con người, các
  • 18. 10 quan hệ xã hội và văn hóa dân tộc). 1.1.2. Giáo dục giới tính 1.1.2.1. Khái niệm về giới tính Giới tính là một tập hợp những đặc điểm riêng biệt, tạo nên sự khác nhau giữa nam và nữ, Ví dụ: đàn ông: to khoẻ, bộc trực, cứng rắn; phụ nữ: nhỏ yếu, kín đáo, dịu dàng. Giới tính bao gồm cả những trải nghiệm, là các hoạt động, quan hệ, sở thích riêng, là làm thế nào để ta chính là ta và cơ thể của ta. Giới tính hình thành từ 2 nguồn gốc Sinh học: Nam có nhiễm sắc thể XY, nữ là XX. Cấu tạo cơ thể, nội tiết, tâm sinh lý là bắt nguồn từ đó. Nguồn gốc thứ hai là từ xã hội: Tình cảm, ý thức nó hình thành qua giao tiếp dưới ảnh hưởng của giáo dục xã hội. Có người đàn ông nhưng tính đàn bà và ngược lại. Mỗi xã hội có sự phân công lao động riêng, có quan niệm về giới tính theo những chuẩn mực đạo đức và văn hoá nhất định. Như vậy giới tính là hành vi, tâm lý, đạo đức theo kiểu nam hoặc nữ, chịu ảnh hưởng của xã hội hay một nền văn hoá nào đó, vì vậy nó thay đổi theo thời đại 1.1.2.2. Khái niệm về GDGT Giáo dục giới tính cho học sinh là hình thành ở họ những tiêu chuẩn đạo đức của hành vi có liên quan đến những lĩnh vực riêng tư, thầm kín nhất của đời sống con người, hình thành những quan hệ đạo đức lành mạnh giữa em trai và em gái, giữa nam và nữ. Theo nhà nghiên cứu V. Vladi- D.CapuXtin: “Giáo dục giới tính là một bộ phận không thể tách rời của giáo dục đạo đức, Gắn liền với một loạt các vấn đề giáo dục và y học. Nó giúp cho trẻ biết được vai trò của con trai hoặc con gái, của một thanh niên hoặc một phụ nữ. Tiếp đó là phải hiểu vai trò của người đàn ông hoặc đàn bà, các vai trò của người chồng hoặc người vợ, người bố hoặc người mẹ cho phù hợp với các nguyên tắc đạo đức của xã hội..” Theo định nghĩa của ngành y tế, giáo dục giới tính là một thuật ngữ rộng miêu tả việc giáo dục về giải phẫu sinh dục, sinh sản, quan hệ tình dục, sức khoẻ sinh sản, các quan hệ tình cảm, quyền sinh sản và các trách nhiệm, tránh thai, và các
  • 19. 11 khía cạnh khác của thái độ tình dục loài người. Những cách giáo dục giới tính thông thường là thông qua cha mẹ, người chăm sóc, các chương trình trường học và các chiến dịch sức khoẻ cộng đồng. 1.1.2.3. Tính tất yếu đưa GDGT-SKSS vào trong dạy học sinh học Tình hình phá thai VTN ở Việt Nam ngày càng gia tăng và trẻ hoá. Vì vậy, việc GDGT cho trẻ VTN cần thiết hơn bao giờ. Giới tính có vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động của con người. Giới tính tạo nên những cảm xúc đặc biệt khi có sự giao lưu trực tiếp giữa hai người khác giới, làm cho con người trở nên ý tứ, tế nhị, duyên dáng hơn (xấu hổ, thẹn thùng…) hoặc thận trọng hơn trong quan hệ nam nữ và lịch sự hơn trong giao tiếp xã hội, giúp con người phát triển nhân cách hài hoà hơn. Đó chính là những cảm xúc giới tính. Cảm xúc giới tính có thể tạo nên mối quan hệ yêu đương nam nữ lành mạnh, dẫn đến tình yêu hạnh phúc Giáo dục giới tính cho học sinh là hình thành ở họ những tiêu chuẩn đạo đức của hành vi có liên quan đến những lĩnh vực riêng tư, thầm kín nhất của đời sống con người, hình thành những quan hệ đạo đức lành mạnh giữa em trai và em gái, giữa nam và nữ. Giáo dục giới tính là một bộ phận quan trọng của việc giáo dục nhân cách con người phát triển toàn diện. Giáo dục giới tính nhằm bồi dưỡng cho thế hệ trẻ những hiểu biết cần thiết về giới và giới tính, hình thành cho họ những phẩm chất giới tính của giới mình, hình thành ở họ thái độ và kỹ năng giao tiếp ứng xử lịch sự, văn minh trong quan hệ với người khác giới trong hoạt động và đời sống xã hội. Giáo dục giới tính là một bộ phận của giáo dục nói chung, của giáo dục đạo đức nói riêng. Tuy nhiên, giáo dục giới tính có đặc trưng ý nghĩa và mục đích riêng của nó. Giáo dục giới tính tập trung vào khía cạnh giới tính của cá nhân, giúp cho thế hệ trẻ có thái độ, có hiểu biết và có suy nghĩ đúng đắn, lành mạnh về giới tính. 1.1.2.4. Ý nghĩa xã hội của GDGT cho học sinh Giáo dục giới tính có ý nghĩa xã hội quan trọng trên hai phương diện: Nâng cao chất lượng giống nòi và nâng cao chất lượng cuộc sống.
  • 20. 12 Giáo dục giới tính nếu được tiến hành có chất lượng từ những năm đầu tiên đến trường sẽ có những tác động sau đây: - Sự hiểu biết của học sinh về những gì có liên quan đến giới, giới tính và những vấn đề liên quan đến tình dục, hôn nhân và gia đình có tác động định hướng cho các em trong các quan hệ với bạn bè khác giới, với các vấn đề về hôn nhân và gia đình. Nhờ đó, việc xây dựng gia đình, việc bảo đảm hạnh phúc gia đình - tế bào của xã hội sẽ được cải thiện hơn. - Sự hiểu biết của học sinh về những vấn đề liên quan đến tuổi dậy thì, đến sinh hoạt tình dục và các bệnh lây lan qua đường tình dục sẽ định hướng cho họ vấn đề sinh sản được an toàn, bảo đảm để con cái khỏe mạnh. Giáo dục giới tính sẽ là một vũ khí chiến lược hổ trợ trong việc giáo dục tòan diện, kiểm sóat dân số, bảo vệ sức khỏe và phát triển cho mọi người sẽ giúp cho xã hội bớt đi một gánh nặng không đáng có. - Những hiểu biết trên cũng có tác động định hướng cho học sinh trong việc hiểu biết, ủng hộ và hành động theo tinh thần và nội dung của chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình của Đảng và Nhà nước ta. 1.1.2.5. Bản chất của giáo dục giới tính Giáo dục giới tính cho học sinh là hình thành ở họ những tiêu chuẩn đạo đức của hành vi có liên quan đến những lĩnh vực riêng tư, thầm kín nhất của đời sống con người, hình thành những quan hệ đạo đức lành mạnh giữa em trai và em gái, giữa nam và nữ. Giáo giục giới tính là một bộ phận quan trọng của việc giáo dục nhân cách con người phát triển toàn diện. Giáo dục giới tính nhằm bồi dưỡng cho thế hệ trẻ những hiểu biết cần thiết về giới và giới tính, hình thành cho họ những phẩm chất giới tính của giới mình, hình thành ở họ thái độ và kỹ năng giao tiếp ứng xử lịch sự, văn minh trong quan hệ với người khác giới trong hoạt động và đời sống xã hội. Giáo dục giới tính là một bộ phận của giáo dục nói chung, của giáo dục đạo đức nói riêng. Tuy nhiên, giáo dục giới tính có đặc trưng ý nghĩa và mục đích riêng
  • 21. 13 của nó. Giáo dục giới tính tập trung vào khía cạnh giới tính của cá nhân, giúp cho thế hệ trẻ có thái độ, có hiểu biết và có suy nghĩ đúng đắn, lành mạnh về giới tính. Giáo dục giới tính, phải dạy cho các em những kiến thức, kỹ năng cụ thể như cách từ chối tình dục, cách giữ gìn thân thể, cách thoát hiểm… Mấu chốt là trang bị cho học sinh nữ lứa tuổi VTN kỹ năng sống và biết cách từ chối trước những đòi hỏi hoặc dụ dỗ từ bạn tình; những cách ứng xử hợp lý trong mọi tình huống để giúp con tránh được những nguy cơ có thể đến với chúng. Giúp cho họ rèn luyện tư tưởng, trau dồi kiến thức, xây dựng nhân cách cho phù hợp với giới tính, hiểu thế nào là tình yêu đích thực, bí quyết xây dựng hạnh phúc gia đình... Giáo dục cho học sinh những biến đổi về cơ thể đặc biệt lứa tuổi (10-15 tuổi) phần lớn đã dậy thì, nghĩa là chuyển từ thời kỳ không có sang thời kỳ có hoạt động tình dục và sinh sản. Điểm mốc của sự biến đổi này là có kinh nguyệt (con gái) và xuất tinh (mộng tinh ở con trai). Giáo dục SKSS với mục đích giảm tỷ lệ có thai ngoài ý muốn; nâng cao kiến thức về các nguy cơ về hoạt động tình dục không bảo vệ; trì hoãn thời điểm quan hệ tình dục lần đầu; tăng kiến thức về sức khỏe sinh sản ở học sinh và cải thiện hơn việc trao đổi thông tin giữa cha mẹ và con cái, quan niệm về trinh tiết và giới tính. Vì vậy, việc giáo dục tình dục, tình yêu và sinh sản cho vị thành niên cần phải tiến hành ngay từ khi trẻ còn bé, chưa có hoạt động tình dục để không tạo ra tính tò mò làm thử các hành vi tình dục ở trẻ, giúp cho trẻ sau này sinh hoạt tình dục bằng sự hiểu biết, bằng trí tuệ của khoa học tình dục ngay từ lần đầu tiên. 1.1.2.6. Mục đích giáo dục giới tính Mục đích chung nhất của giáo dục giới tính trong mọi lứa tuổi là giáo dục nhân cách phù hợp với giới tính và lứa tuổi của mỗi cá nhân, nên nội dung giáo dục giới tính mở rộng dần theo sự phát triển của các em. Giáo dục giới tính được tiến hành từ lúc trẻ còn nhỏ, nên không thể đồng nhất với giáo dục tình dục.
  • 22. 14 Theo quan niệm rộng về giới tính thì mục tiêu cao nhất của giáo dục giới tính là xây dựng mối quan hệ nhân văn và có trách nhiệm giữa 2 giới, hay nói cách khác là xây dựng lối sống lành mạnh trong quan hệ giữa những người khác giới. 1.1.2.7. Nội dung giáo dục giới tính Phải hiểu đầy đủ nội dung này bao gồm: - Giúp các em có những hiểu biết về các phương diện sinh học, tâm lý, xã hội... có liên quan đến sự khác nhau giữa 2 giới, những quy luật phát triển theo từng giai đoạn của lứa tuổi để các em có thể làm chủ được bản thân. - Tác động hình thành, củng cố ở các em những phẩm chất đặc trưng của từng giới, văn hoá ứng xử, ý thức và thói quen hành động theo các chuẩn mực đạo đức - thẩm mỹ trong quan hệ giữa 2 giới trên bình diện cá nhân, góp phần làm nên vẻ đẹp của từng người, sự tự hào về giới mình, về bản thân giúp các em trở thành 1 đại diện tích cực của giới mình. - Hiện thực hoá quyền trẻ em về phương diện này, giáo dục giới tính đáp ứng quyền tiếp cận thông tin về quy luật phát triển tâm sinh lý lứa tuổi, các vấn đề liên quan đến giữ gìn bảo vệ sức sinh sản và giúp các em phòng tránh bị xâm hại tình dục (bao gồm bị lạm dụng tình dục và bị bóc lột tình dục). Trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức bóc lột tình dục trong đó có lạm dụng tình dục. Trong thực tế, cuộc sống còn xảy ra muôn vàn các tình huống phức tạp mà trẻ em chưa đủ kinh nghiệm để phòng tránh những điều bất lợi và nguy hiểm đối với mình, nên người lớn cần quan tâm phòng tránh cho các em. - Giúp các em biết giữ gìn vệ sinh cơ thể, bảo vệ sức khoẻ sinh sản và hiểu biết cả những vấn đề về sức khoẻ sinh sản (khi các em đã bước vào tuổi dậy thì), hình thành xu hướng tính dục lành mạnh, góp phần giúp tuổi trẻ định hướng và chuẩn bị để bước vào hôn nhân và cuộc sống gia đình. Như vậy, giáo dục giới tính là một phần rất cần thiết, không thể tách rời quá trình giáo dục toàn diện nhân cách đang trưởng thành. Một trong số các quyền trẻ em là được giáo dục toàn diện để phát triển hết tiềm năng (điều 29 - Việt Nam và các văn kiện quốc tế về quyền trẻ em - 1997). Đó là một quá trình phức tạp, lâu dài,
  • 23. 15 liên tục, tuỳ theo từng giai đoạn lứa tuổi mà chọn những nội dung giáo dục phù hợp sao cho đừng quá sớm gây tò mò hoặc lo lắng không cần thiết, nhưng cũng không muộn để xảy ra những điều đáng tiếc do trẻ không được biết. 1.1.2.8. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các dạng tích hợp GDGT và SKSS trong dạy học Sinh học 8.  Những thuận lợi - Nội dung Sinh học 8 có nhiều kiến thức có thể tích hợp GDGT và SKSS. - Nội dung Sinh học 8 nghiên cứu về giải phẫu và sinh lý người, nhũng kiến thức này là nền tảng cho GDGT. - Học sinh lớp 8 đang trong độ tuổi phát triển, ham tìm hiểu và có đủ các điều kiện cần thiết để GDGT.  Những khó khăn Dạy học tích hợp có những khó khăn trong quá trình thực hiện, nhất là ở các trường phổ thông, vì đến nay dạy học tích hợp vẫn chưa trở thành phổ biến. Những khó khăn chủ yếu của việc dạy khoa học tích hợp: - Khi dạy khoa học tích hợp cần đồng thời suy nghĩ đầy đủ về chương trình, về cách đánh giá kết quả học tập của HS và về SGK. - Phần lớn GV chưa được nghiên cứu về dạy học tích hợp cho nên rất khó xác định các nội dung có thể tích hợp cũng như các biện pháp tích hợp trong quá trình dạy học. 1.1.3. Module tích hợp GDGT 1.1.3.1. Khái niệm module Module là một phần hay một bộ phận trong một tổng thể, một hệ thống, nhưng nếu tách riêng thì nó vẫn có thể tự vận động để thực hiện các chứa năng riêng của mình. Module dạy học là một đơn vị trong chương trình dạy học mang tính độc lập tương đối( Allbaby,1994) [15]. 1.1.3.2. Thế nào là module GDGT Module GDGT phải thể hiện được sự kết hợp hài hoà giữa các việc làm GDGT và nội dung bài giảng. Nói cách khác, module GDGT là một chuỗi các việc làm
  • 24. 16 được thiết kế nhằm khai thác nội dung bài giảng để đạt được mục tiêu GDGT đề ra trong khi vẫn tuân theo các tiến trình của một bài giảng thông thường. Có 2 loại module chủ yếu có thể sử dụng để tích hợp nội dung bài giảng: - Module GDGT - SKSS khai thác từ chương trình và SGK hiện hành. - Module GDGT - SKSS cho hoạt động ngoài giờ lên lớp và các hoạt động xã hội. 1.1.3.3. Mẫu module tích hợp GDGT từ SGK Sinh học lớp 8 [15] MODULE: TÊN VIỆC LÀM Cấp học Lớp học Môn học 1.Tên bài: Tên bài trong SGK (Vị trí) 2.Loại hình: Lựa chọn một trong hai loại hình ( đã trình bày). 3.Kiến thức cơ bản: 4.Mục tiêu: 5.Chuẩn bị: + Phần giáo viên: + Phần học sinh: 6. Tiến trình: 7.Phụ lục: (nếu có)
  • 25. 17 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài Chúng tôi đã tiến hành điều tra giáo viên và học sinh ở một số trường trên địa bàn Quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh về GDGT và SKSS. Kết quả cho thấy như sau: Bảng 1.1. Các biện pháp GDGT và SKSS trong dạy học môn Sinh học của 30 giáo viên Số TT Các biện pháp GDGT-SKSS Mức sử dụng Thường xuyên Không thường xuyên Không sử dụng SL % SL % SL % 1 Khai thác từ nội dung SGK môn Sinh học 2 6,7 4 13,3 24 80 2 Lồng ghép trong dạy học môn Sinh học 23 76,7 4 13,4 3 9,9 3 Liên hệ trong quá trình dạy học môn Sinh học 2 6,7 15 50 13 46,3 4 Tổ chức ngoại khóa 20 66,7 10 33,3 0 0,0 Kết quả bảng 1.1 cho thấy, ở trường THCS thường xuyên chú ý đến GDGT- SKSS cho học sinh thông qua các buổi ngoại khóa do Sở, Phòng giáo dục chỉ đạo. Giáo viên chưa biết cách khai thác GDGT từ chính nội dung tài liệu giáo khoa Sinh học có liên quan.
  • 26. 18 Bảng 1.2. Hiểu biết của 200 học sinh THCS về GDGT- SKSS Nội dung Số lượng Tỷ lệ % Câu 1: Em có quan tâm đến vấn đề giới tính, SKSS không  Rất quan tâm.  Quan tâm vừa phải  Ít quan tâm  Hầu như không quan tâm. Câu 2: Em có thường xuyên tìm hiểu thông tin về GDGT- SKSS qua các phương tiện thông tin đại chúng không?  Rất thường xuyên  Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Hầu như không Câu 3: Em có thường thảo luận với mọi người về vấn đề gới tính, GDGT và SKSS không?  Rất thường xuyên  Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Hầu như không Câu 4: Em có mong muốn giáo viên đưa giáo dục giới tính và SKSS vào dạy học trong môn sinh học không?  Rất mong muốn  Có cũng được, không cũng được  Không mong muốn 13 61 126 0 2 51 139 8 0 11 67 122 159 34 7 6.50 30.50 63,00 0 1,00 25.50 69.50 4,00 0 5.50 33.50 61,00 79.50 17,00 3.500 Kết quả bảng 1.2 cho thấy đa số học sinh chưa quan tâm đến giới tính, giáo dục giới tính. Các em có mong muốn thông qua môn Sinh học để nâng cao nhận thức về giới tính, giáo dục giới tính để áp dụng và cuộc sống. Kết quả thực tiễn một lần nữa cho thấy sự cần thiết phải xác định các biện pháp tích hợp GDGT và SKSS vào quá trình dạy học Sinh học.
  • 27. 19 Chương 2 TÍCH HỢP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 8 2.1. Địa chỉ tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 2.1.1. Phân tích chương trình Sinh học 8 2.1.1.1. Vị trí của chương trình Sinh học 8 - Qua Sinh học 6 và Sinh học 7, các em đã tìm hiểu về cấu tạo và đời sống của các cơ thể động- thực vật, thấy được sự đa dạng và phong phú cũng như tính thích nghi kì diệu với môi trường sống của chúng. Đồng thời, các em cũng thấy được sự tiến hoá từ cơ thể có cấu tạo đơn giản đến cơ thể có cấu tạo phức tạp phù hợp với chức năng ngày càng hoàn thiện. - Sinh học 8, các em sẽ có điều kiện tìm hiểu sâu hơn, kĩ hơn về một loài động vật cao nhất trên bậc thang tiến hoá- đó là con người, về những điều bí ẩn trong bản thân các em. Khi đã hiểu rõ, nắm chắc các kiến thức đó, các em sẽ có cơ sở áp dụng các biện pháp vệ sinh, rèn luyện thân thể khoẻ mạnh, tạo điều kiện cho hoạt động học tập và lao động có hiệu suất và chất lượng. 2.1.1.2. Nhiệm vụ của chương trình Sinh học 8 - Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về cơ thể của con người. - Rèn luyện cho các em những kĩ năng như: giải phẫu học, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế... - Thông qua chương trình Sinh học 8, góp phần rèn luyện năng lực tư duy độc lập, khả năng phân tích, khái quát hoá... - Giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ và hành vi của một người lao động mới. - Góp phần giáo dục vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ, giáo dục dân số. 2.1.1.3. Nội dung chương trình Sinh học 8 - Cấu trúc chương trình: + Bài mở đầu: Giới thiệu về vị trí của con người trong tự nhiên- là động vật cao nhất trong bậc thang tiến hoá, giới thiệu về phương pháp học bộ môn.
  • 28. 20 + Chương 1: Khái quát về cơ thể con người + Chương 2: Vận động + Chương 3: Tuần hoàn + Chương 4: Hô hấp + Chương 5: Tiêu hoá + Chương 6: Trao đổi chất và năng lượng + Chương 7: Bài tiết + Chương 8: Da + Chương 9: Thần kinh và giác quan + Chương 10: Nội tiết + Chương 11: Sinh sản - Các loại kiến thức: + Kiến thức hình thái học: Mô tả đặc điểm của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể + Kiến thức giải phẫu học + Kiến thức sinh lí học... [2]. 2.1.2. Hệ thống các kiến thức có thể tích hợp GDGT-SKSS Qua phân tích nhiệm vụ, nội dung chương trình Sinh học 8, chúng tôi đã xác định được các bài và vị trí có thể tích hợp GDGT và SKSS như sau:
  • 29. 21 Bảng 2.1. Địa chỉ tích hợp GDGT và SKSS trong chương trình Sinh học 8 TT Bài có thể khai thác Vị trí khai thác Tên Module 1 Bài 7: Bộ xương Các thành phần chính của bộ xương và các khớp xương Bộ xương có ý nghĩa như thế nào đối với cơ thể ? 2 Bài 22: Vitamin và muối khoáng Dinh dưỡng cho tuổi dậy thì Dinh dưỡng tuổi dậy thì 3 Bài 23: Tiêu chuẩn ăn uống – Nguyên tắc lập khẩu phần ăn Khẩu phần ăn cho tuổi dậy thì Nhu cầu dinh dưỡng tuổi dậy thì 4 Bài 56: Tuyến yên, tuyến giáp Tuyến yên, tuyến giáp Tuyến yên có ảnh hưởng như thế nào lên giới tính? 5 Bài 58: Tuyến sinh dục Tinh hoàn và hormone sinh dục nam. Buồng trứng và hormone sinh dục nữ Bạn khác giới? 6 Bài 60: Cơ quan sinh dục nam Các bộ phận của cơ quan sinh dục nam.Tinh hoàn và tinh trùng Những bí mật ở nam giới 7 Bài 61: Cơ quan sinh dục nữ Các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ. Đặc điểm cấu tạo trứng. Những bí mật ở nữ giới 8 Bài 62: Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai Thụ tinh và thụ thai. Hiện tượng kinh nguyệt Thụ tinh và thụ thai 9 Bài 63: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai- Phần II Những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên Những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên 10 Bài ngoại khóa số 1 Cuối học kỳ 2 Tuổi chúng mình 11 Bài ngoại khóa số 2 Cuối học kỳ 2 Tìm hiểu về tình bạn, tình yêu và gia đình
  • 30. 22 2.2. Các moddule tích hợp giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản trong Sinh học 8 Vận dụng tiếp cận module, kết hợp với việc phân tích nội dung Sinh học 8 chúng tôi nhận thấy: Trong 3 kiểu tích hợp GDGT và SKSS như đã đề cập ở chương 1 thì tích hợp kiểu 1 là phù hợp nhất. Lý do, bản thân nội dung môn Sinh học 8 đã chứa đựng các kiến thức về giới tính và giáo dục giới tính nhưng chưa được bộc lộ. Nếu người dạy biết vận dụng các biện pháp khác nhau để tổ chức khai thác các kiến thức Sinh học đó có nghĩa là đã tích hợp được kiến thức GDGT và SKSS không những không ảnh hưởng nội dung kiến thức Sinh học còn làm khắc sâu kiến thức Sinh học. Sau đây là các module tích hợp GDGT và SKSS được khai thác từ nội dung SGK Sinh học 8 hoặc qua hoạt động ngoại khóa:
  • 31. 23 MODULE 1: BỘ XƯƠNG CÓ Ý NGHĨA NHƯ THẾ NÀO ĐỐI VỚI CƠ THỂ? CẤP HỌC THCS KHỐI 8 SINH HỌC 8 1. Tên bài: Cấu tạo và chức năng của bộ xương (Bài 7: Bộ xương) 2. Loại hình: GDGT khai thác từ môn sinh học 8 3. Kiến thức cơ bản 4.Mục tiêu - Hiểu rõ các thành phần cấu tạo bộ xương người. - Dựa vào hình dạng và cấu tạo phân biệt được ba loại xương cơ bản . - Phân biệt các loại khớp xương. - Hiểu rõ cấu tạo của xương và khớp phù hợp với chức năng của cơ thể đặc biệt là cấu tạo phù hợp với chức năng sinh sản. - Hình thành kiến thức sinh sản giữa cấu tạo bộ xương với khả năng mang thai cho trẻ vị thành niên. Sự khác nhau về thể chất giữa cơ thể nam và nữ. 5. Chuần bị 5.1. Giáo viên Chuẩn bị câu hỏi Test đầu vào với mục tiêu khám phá những thay đổi vóc dáng cơ thể ở độ tuổi vị thành niên. Hệ thống câu hỏi và trả lời để khai thác GDGT dựa trên bài dạy Mô hình cấu tạo bộ xương người nam và nữ Tranh cấu tạo xương chậu người trưởng thành, các loại khớp xương Các thành phần chính của bộ xương người. Phân loại xương. Phân biệt các khớp xương. Chức năng của bộ xương và các khớp xương.
  • 32. 24 Hình 2.1. Bộ xương người 5.2 Học sinh - Chuẩn bị bài trước ở nhà dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Thảo luận nhóm và hoàn thành bài tập về nhà. 6. Tiến trình Hoạt động 1 Gv kiểm tra bài tập về nhà của các nhóm 1. Bạn hãy cho biết hình 2.1 SGK sinh học 8 Trang 8 vẽ cơ thể nam hay nữ? Hãy giải thích? 2. Bạn cảm nhận thấy sự thay đổi vóc dáng của cơ thể mình khi nào và cảm nhận thấy thế nào? 3. Bạn có khi nào tìm hiểu sự thay đổi vóc dáng của các bạn cùng trang lứa nhưng khác giới tính với bạn chưa? Bạn tìm hiểu thông qua hình thức nào ?
  • 33. 25 4. Hãy vẽ một cách đơn giản cơ thể nam hoặc nữ (yêu cầu nhóm nam vẽ nữ và ngược lại). Hoạt động 2 Gv nêu câu hỏi: Dựa vào hình 7.1 SGK trang 24 hãy cho biết: Bộ xương người gồm mấy phần ? Mỗi phần gồm những xương nào ? GV gọi một số học sinh trả lời trên tranh 7.1 Gv: Yêu cầu các nhóm thảo luận 1. Bộ xương có chức năng gì? 2. Tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa xương tay và xương chân. Đại diện nhóm trình bày và bổ sung. Hoạt động 3 Tìm những điểm khác nhau trên cơ thể nam và nữ ở giai đoạn dậy thì? Em có nhận xét gì về sự khác nhau đó? Học sinh thảo luận để tìm ra sự khác nhau giữa cơ thể nam và nữ thống nhất đáp án và cử đại diện trình bày? Gv giới thiệu hình 2.1 cấu tạo bộ xương nam và nữ và yêu cầu học sinh phân biệt? Gv gọi một số em nên phân biệt bộ xương nam và nữ. Gv nêu câu hỏi: Để xác định đúng bộ xương là nam hay nữ thì dựa vào đặc điểm nào của bộ xương? Các nhóm thảo luận dựa trên mô hình bộ xương và đại diện nhóm trả lời Hoạt động 4 Gv giới thiệu hình 2.1 và cung cấp thông tin cho học sinh: Xương chậu là một bộ phận rất quan trọng trong cơ thể con người, nối giữa xương đùi và cột sống, có tác dụng đỡ phần thân phía trên với các chi dưới, nâng đỡ và bảo vệ khoang chậu cùng các cơ quan nội tạng. Đối với phụ nữ mang thai, xương chậu cũng là đường ra của thai nhi. Độ rộng của xương chậu ảnh hưởng trực tiếp đến việc đẻ khó hay dễ. Theo các chuyên gia y tế độ rộng của xương chậu được đo bằng đường kính ngang, đường kính dọc và đường kính chéo.
  • 34. 26 Khung xương chậu của phụ nữ hầu hết vẫn còn quá hẹp, nên rất khó trong quá trình sinh nở những em bé có đầu to, nên việc vượt cạn của con người rủi ro hơn nhiều so với việc sinh đẻ của các loài linh trưởng. Nhưng xương chậu không thể nào rộng rãi hơn, nếu không việc bước đi thẳng sẽ rất khó khăn. Rất may, sự tiến hóa đã trang bị cho chúng ta những công cụ xã hội giúp xử lý các ca sinh khó. Đó chính là các nữ hộ sinh và các bà đỡ, thậm chí là các bác sỹ... mổ đẻ ở khoa sản! Bình thường xương khung chậu của nữ giới rộng hơn và mảnh hơn xương chậu của nam giới, tổ hợp xương mu cũng lớn hơn của nam. Khoang xương chậu dạng khung tròn. Nguy cơ của việc có con trước 20 tuổi: Vì cơ thể bạn gái chưa phát triển hoàn chỉnh, khung chậu hẹp gây đẻ khó, dễ có tai biến cho con (chuyển dạ lâu thai dễ bị ngạt) và tai biến cho mẹ (tỷ lệ rách đường đẻ cao hơn bình thường vì đường đẻ hẹp, dẫn đến làm tăng nguy cơ chảy máu. Hoạt động 5 GV yêu cầu học sinh quan sát hình 7.4 thảo luận nhóm : - Dựa vào cấu tạo khớp đầu gối hãy mô tả một khớp động - Khả năng cử động của khớp động và khớp bán động khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó? - Nêu đặc điểm của khớp bất động? Các nhóm thảo luận thống nhất đáp án, cử đại diện nhóm trình bày Hoạt động 6 GV cung cấp thông tin : Đặc điểm giải phẫu học xương chậu là xương dẹt • Về phương diện phôi thai, xương chậu do ba xương nối lại với nhau: xương cánh chậu, xương mu, xương ngồi. Các xương khung chậu khớp lại với nhau bởi các khớp, khớp mu ở trước, hai bên là hai khớp cùng chậu, ở sau là khớp cùng cụt. • Đây là các khớp bán động, khi có thai các khớp trở nên di động làm cho các đường kính khung chậu có thể to lên chút ít. • Khi có thai có hiện tượng ngấm nước ở các khớp làm cho diện các khớp và dây chằng giãn rộng hơn thuận tiện trong quá trình sinh con. Yêu cầu học sinh trình bày các biện pháp bảo vệ bộ xương ?
  • 35. 27 MODULE 2: DINH DƯỠNG TUỔI DẬY THÌ CẤP HỌC THCS KHỐI 8 SINH HỌC 8 1. Tên bài: Dinh dưỡng cho tuổi dậy thì (Bài 22: Vitamin và muối khoáng) 2. Loại hình:GDGT khai thác từ môn sinh học 8 3. Kiến thức cơ bản 4. Mục tiêu Hiểu rõ vai trò muối khoáng và vitamin. Vận dụng những hiểu biết về vitamin và muối khoáng để xây dựng thực đơn ăn phù hợp với giới tính và lứa tuổi. 5. Chuẩn bị 5.1. Giáo viên - Hệ thống câu hỏi khai thác GDGT 1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho tuổi dậy thì: a. Ăn nhiều trái cây và rau. b. Có thể thay thế bánh quy, bánh mì và các sản phẩm từ bột mì như teacakes, bánh trái cây, bánh nướng xốp, bánh mì cây bằng khoai tây chiên giòn, bánh ngọt, bánh kẹo c. Tăng cường uống nước có ga chứa hàm lượng đường cao nhằm cung cấp năng lượng cho hoạt động sống. d. Uống nhiều sữa hơn. e. Sử dụng xúc xích và bánh mì kẹp thịt thay thế các sản phẩm từ thịt, giảm chất béo. f. Ăn ít đồ ăn chiên, giảm chất béo trong khoai tây chiên bằng cách cắt khoai tây dày lát hay cắt hình ovan để hạn chế độ béo. g. Ăn nhiều thực phẩm có chứa chất sắt. Tính chất muối khoáng và vitamin. Nguồn gốc các loại vitamin và muối khoáng Vai trò muối khoáng và vitamin đối với cơ thể ở giai đoạn dậy thì.
  • 36. 28 2. Quan niệm nào sau đây không đúng về Vitamin? a. Vitamin rất dễ mất đi trong quá trình chế biến b. Cơ thể cần một hàm lượng vitamin nhỏ. c. Vitamin là thành phần cấu trúc của tế bào, cơ thể. d. Vitamin có thể dễ dàng lấy từ thức ăn hàng ngày. 3. Hàm lượng muối khoáng hàng ngày là: a. 1500mg-2300mg b. 2300mg-3000mg c. 1000mg- 1500mg d. Trên 3000mg 4. Dư thừa vitamin A sẽ gây ra bệnh nào sau đây? a. Còi xương b. Quáng gà c. Vàng da d. Trí tuệ chậm phát triển. 5.2. Học sinh Chuẩn bị bài trước ở nhà Tìm hiểu thông tin về công dụng của sữa đậu nành 6.Tiến trình Hoạt động 1 GV kiểm tra các hiểu biết của học sinh bằng hệ thống câu hỏi Hoạt động 2 Vitamin là gì? Phân loại Vitamin? Vitamin có vai trò gì đối với hoạt động sinh lý của cơ thể? GV Cung cấp bảng thông tin vai trò một số loại Vitamin đối với SKSS + Vitamin E có tác dụng hỗ trợ điều trị vô sinh, suy giảm sản xuất tinh trùng ở nam giới. Nếu thiếu vitamin E gây tổn thương cơ quan sinh dục. Đối với phụ nữ mang thai, vitamin E góp phần thuận lợi cho quá trình mang thai, sự phát triển của thai nhi và giảm được tỷ lệ sẩy thai hoặc sinh non. Các em gái nếu được dùng vitamin E
  • 37. 29 ngay từ đầu của kỳ kinh sẽ giảm được 36% đau khi hành kinh. Ngoài ra, vitamin E còn giúp noãn (trứng) và tinh trùng phát triển tốt hơn, nâng cao kết quả điều trị vô sinh. (BS Thu Vân –Báo SKĐS). + Vitamin A giữ vai trò tăng trưởng và nhân lên của tế bào nên nó cũng rất cần thiết cho quá trình phát triển, đặc biệt là cần cho sự phát triển của phôi thai, trẻ em và thanh niên. + Thiếu hụt sinh tố B12 cũng ảnh hưởng quan trọng đối với khả năng sinh sản. + Vitamin C đã được xem là có vai trò quan trọng đối với khả năng sinh sản làm tăng mật độ tinh trùng, cải thiện chất lượng tinh trùng . Hoạt động 3 Gv Yêu cầu học sinh cho biết thực đơn trong bữa ăn cần được phối hợp như thế nào để cung cấp đủ vitamin cho lứa tuổi VTN? Hoạt động 4 Trình bày vai trò của muối khoáng? Kể tên một số loại muối khoáng cơ bản và nguồn gốc của chúng? Lập bảng học tập 34.2 SGK trang 109 theo em muối khóang nào cần cho sự phát triển cơ quan sinh sản? Theo em uống sữa đậu nành ở trẻ VTN có ảnh hưởng lên giới tính hay không? Hoạt động 5 Giáo viên cung cấp thông tin: Canxi: Nhu cầu về muối Canxi ở trẻ VTN cao và cần cho sự phát triển của khung xương cơ thể đặc biệt là khung xương chậu đối với bạn gái. Kẽm: Nghiên cứu của J.A.Hanstit cũng đã chứng minh tình trạng cơ thể thiếu kẽm sẽ gây chậm lớn, chậm phát dục ở thanh thiếu niên và ảnh hưởng đến hoạt động của bộ máy sinh dục. Một nghiên cứu ở Iran của nhà khoa học Rôđaghi tiến hành trên 187 thanh niên lùn đã phát hiện được một cô gái đã 20 tuổi mà vẫn chưa có dấu hiệu của tuổi dậy thì, khi kiểm tra huyết tương, hồng cầu và tóc thì thấy hàm lượng kẽm rất thấp.
  • 38. 30 Một thời gian sau đó, khi cho thêm vào khẩu phần ăn của cô gái này khoảng 20- 30mg kẽm/ngày, thì thấy cô gái cao lên rõ rệt và đã bắt đầu xuất hiện những biểu hiện rõ ràng của giới tính. Hoạt động 6: Các nhóm thảo luận cử đại diện trình bày công dụng của sữa đậu nành đối với trẻ VTN (trai và gái). Từ đó đề ra các thực đơn hàng ngày nhằm cung cấp đủ các loại muối khóang cần cho sự phát triển toàn vẹn .
  • 39. 31 MODULE 3: NHU CẦU DINH DƯỠNG TUỔI DẬY THÌ CẤP HỌC THCS KHỐI 8 SINH HỌC 8 1.Tên bài: Khẩu phần ăn cho tuổi dậy thì (Bài 23: Tiêu chuẩn ăn uống – Nguyên tắc lập khẩu phần ăn) 2. Loại hình: GDGT khai thác từ môn sinh học 8. 3. Kiến thức cơ bản: 4. Mục tiêu: Xác định nhu cầu dinh dưỡng của trẻ VTN. Phân tích được giá trị dinh dưỡng của thức ăn cơ bản. Thành lập khẩu phần ăn hàng ngày phù hợp chính bản thân. Giáo dục thể chất cho trẻ VTN 5. Chuẩn bị: 5.1. Giáo viên - Hệ thống câu hỏi GDGT dựa trên nội dung : Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể - Hệ thống câu hỏi Test giáo dục thể chất trẻ VTN. 1. Dinh dưỡng cho trẻ từ 13-14 tuổi ở bạn nam và nữ: Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể là lượng dinh dưỡng cần cung cấp để cơ thể phát triển bình thường. Lượng chất dinh dưỡng này phải thoả mãn được 3 nhu cầu của cơ thể: + Nhu cầu năng lượng( tuỳ theo lao động, giới tính, lứa tuổi) + Nhu cầu về các chất để xây dựng tế bào: Ở trẻ em: Cần nhiều chất để xây dựng tế bào giúp trẻ lớn lên. Ở trẻ VTN:Cần để phát triển và hoàn thiện cấu tạo cơ thể. (chủ yếu cơ quan sinh sản) Ở người trưởng thành: Cần đủ chất xây dựng tế bào để thay thế cho các tế bào già và chết . + Nhu cầu về muối khoáng và vitamin
  • 40. 32 a. Bằng nhau b. Khác nhau c. Nam cao, nữ thấp d. Nữ cao, nam thấp 2. Theo em quan niệm nào sau đây là đúng: a. Vào tuổi dậy thì: Nữ nên ăn nhiều rau xanh, giúp vóc dáng đẹp. Nam nên ăn nhiều chất béo, tinh bột để phát triển chiều cao. b. Nam và nữ vào tuổi dậy thì cần cung cấp Vitamin và muối khoáng, năng lượng thấp hơn trẻ em vì cơ thể đã hoàn thiện. c. Nam và nữ vào tuổi dậy thì cần cung cấp Vitamin và muối khoáng, năng lượng cao hơn người trưởng thành vì cần để cung cấp cho hoạt động sống. d. Nam và nữ vào tuổi dậy thì cần cung cấp Vitamin và muối khoáng, năng lượng cao hơn người trưởng thành vì cần để hoàn thiện cơ thể. 3. Dinh dưỡng hợp lí là: a. Buổi sáng ăn ít, bữa tối ăn nhiều và đa dạng thức ăn b. Dinh dưỡng các bữa ăn cân bằng nhau. c. Buổi sáng ăn nhiều, bữa tối ăn nhẹ và đa dạng thức ăn d. Ăn khi cơ thể cần ( Khi nào đói thì ăn). 4. Dinh dưỡng của cơ thể phụ thuộc các yếu tố cơ bản nào sau: a. Sức khoẻ, lứa tuổi, giới tính, tính chất lao động. b. Chiều cao, cân nặng, giới tính, tính chất lao động c. Chiều cao, lứa tuổi, giới tính, sức khoẻ. d. Cân nặng, giới tính, lứa tuổi, tính chất lao động. 5. Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến béo phì: a. Ăn nhiều thức ăn nhanh, uống nhiều nước ngọt b. Thói quen lười vận động cơ thể. c. Ăn nhiều thịt và rau xanh. d. Ăn nhiều hoa quả ngọt. - Phiếu học tập.
  • 41. 33 5.2 Học sinh: Mỗi học sinh tự chuẩn bị ở nhà: - Một số hiện tượng, bệnh tật do không đáp ứng hợp lí nhu cầu dinh dưỡng. - Tìm hiểu về một số biện pháp bảo vệ sức khoẻ VTN. 6. Tiến trình: Hoạt động 1: Học sinh trả lời các câu hỏi 1. Nhu cầu dinh dưỡng cơ thể là gì? 2. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em, trẻ VTN, người trưởng thành khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó? Hoạt động 2: HS thảo luận theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP Nhu cầu Hàm lượng phụ thuộc Ảnh hưởng đối với cơ thể khi không đáp ứng đủ Năng lượng Nguyên liệu để xây dựng tế bào Muối khoáng và vitamin Hoạt động 3: GV định hướng cho Hs xem Video: Dậy thì sớm ở trẻ bằng hệ thống câu hỏi định hướng: Trình bày độ tuổi, nguyên nhân, hậu quả, cách khắc phục dậy thì sớm ở trẻ. Hoạt động 4: Trả lời câu hỏi Dậy thì sớm ở trẻ là gì? Hãy trình bày một số nguyên nhân dẫn đến dậy thì sớm? GV cung cấp thông tin nguyên nhân dẫn đến dậy thì muộn? Theo BS.CK2.Nguyễn Thị Thanh, Bệnh viện Nhi đồng 2, có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ dậy thì muộn. Dưới đây là một số nguyên nhân. Độ tuổi: trẻ gái trên 13-14 tuổi và trẻ trai trên 15-16 tuổi vẫn chưa xuất hiện những biểu hiện của dậy thì thì xem như dậy thì muộn. Di truyền: Dậy thì muộn ở trẻ có thể đơn giản là từ các thế hệ trước. Trong gia đình có nhiều người dậy thì muộn, và không cần điều trị đặc hiệu.
  • 42. 34 Chế độ ăn uống không hợp lý: Suy dinh dưỡng kéo dài, trầm cảm hay rối loạn nhận thức như trẻ gái sợ mập,.......Ngoài ra cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác như: tiểu đường, suy thận, bệnh mãn tính,.......... Vấn đề về tuyến yên và tuyến giáp: Đây là các tuyến sản xuất hormone quan trọng trong sự tăng trưởng của cơ thể và phát triển. Vấn đề nhiễm sắc thể: Một số người cũng có thể không dậy thì bình thường vì có vấn đề với nhiễm sắc thể. Vấn đề này có thể gây trở ngại cho quá trình tăng trưởng bình thường. Đối với nữ, hội chứng Turner là một ví dụ của một chứng rối loạn nhiễm sắc thể. Hoạt động 5: Yêu cầu học sinh nêu nguyên tắc lập khẩu phần ăn cho HS lớp 8 và giải thích cơ sở khoa học của biện pháp đó? TỜ NGUỒN Nhu cầu Hàm lượng phụ thuộc Ảnh hưởng đối với cơ thể khi không đáp ứng đủ nhu cầu. Năng lượng - Lao động - Giới tính - Lứa tuổi - Thiếu năng lượng cho các hoạt động sống hằng ngày. - Thiếu năng lượng phát triển tiết tố về giới tính (hormone sinh dục). Nguyên liệu để xây dựng tế bào Độ tuổi - Suy dinh dưỡng ở trẻ em. - Hoàn thiện cấu tạo cơ quan sinh sản chậm(tuổi dậy thì muộn)-Khả năng sinh sản - Gầy, ốm ở người trưởng hành Muối khoáng và vitamin -Độ tuổi -Đặc điểm cơ thể -Ảnh hưởng đến trí tuệ và sức đề kháng của cơ thể -Thiếu vitamin có ảnh hưởng không tốt đối với cơ thể: khung xương chậu bị khiếm khuyết, phù thủng, thiếu máu ác tính...
  • 43. 35 MODULE 4: TUYẾN YÊN CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIỚI TÍNH NHƯ THẾ NÀO ? CẤP HỌC THCS KHỐI 8 SINH HỌC 8 1.Tên bài: Vai trò của tuyến yên lên sự trưởng thành giới tính (Bài 56: Tuyến yên, tuyến giáp) 2. Loại hình: GDGT khai thác từ môn sinh học 8 3. Kiến thức cơ bản: 4. Mục tiêu: - Xác định được vị trí, đặc điểm, cấu tạo của tuyến yên, tuyến giáp - Trình bày được tác động hormone tuyến yên lên cơ quan đích. Cụ thể là tác động lên cơ quan sinh sản từ đó tác động lên giới tính cơ thể. 5.Chuẩn bị: 5.1 Giáo viên - Hệ thống câu hỏi khai thác GDGT. - Hình tuyến yên, tuyến giáp, tác động tuyến yên lên cơ quan. - Phiếu học tập Hình 2.2. Tuyến giáp - Đặc điểm, cấu tạo, vị trí của tuyến yên, tuyến giáp. - Phân loại hormone do tuyến yên, tuyến giáp tiết ra và cơ quan chịu ảnh hưởng. - Xác định mối quan hệ nhân quả hoạt động của các tuyến với các bệnh do hormone tiết ra quá nhiều hay ít.
  • 44. 36 Hình 2.3. Tuyến yên 5.2. Học sinh - Sưu tầm tranh ảnh hậu quả rối loạn tuyến yên, tuyến giáp - Nguyên nhân, hậu quả, cách khắc phục rối loạn tuyến yên , tuyến giáp 6.Tiến trình Hoạt động 1 Gv giới thiệu hình 2.2. Cấu tạo tuyến yên Gv nêu câu hỏi : Hãy xác định vị trí , đặc điểm cấu tạo của tuyến yên? Gv cho HS thảo luận nhóm (4 Hs) bảng học tập sau: sự rối loạn hoạt động của tuyến yên thuỳ trước: Phiếu học tập Hormon Tăng tiết Giảm tiết GH ACTH TSH FSH và LH Prolactin (PRL) Hoạt động 2 Gv nêu câu hỏi: Hãy cho biết các hormone tuyến yên tác động lên thể chất, giới tính trẻ VTN?
  • 45. 37 Hoạt động 3 Gv nêu câu hỏi: Hãy trình bày vị trí, cấu tạo của hormone tuyến giáp? Trình bày các tật và bệnh do rối loạn tuyến giáp? Gv cung cấp thông tin: Hormon thyroxin Tăng tiết Giảm tiết Tác động dụng lên tăng trưởng (kết hợp GH) Bệnh Bazơđô Lùn, chứng đần độn: Cretinisme Tác động lên cơ quan sinh dục Gây ít kinh, vô kinh hoặc giảm dục tính. Ở nam giới, thiếu hormon giáp gây mất dục tính nhưng bài tiết nhiều có thể gây bất lực. Ở nữ giới, thiếu hormon giáp gây rong kinh, đa kinh Tác dụng lên hệ thần kinh cơ Hoạt bát hơn, bồn chồn, kích thích Chậm phát triển về trí tuệ. Hoạt động 4 Để có cơ thể phát triển về thể chất và tinh thần HS cần có biện pháp gì? BẢNG NGUỐN PHIẾU HỌC TẬP Hormon Tăng tiết Giảm tiết GH < 25 tuổi- Bệnh khổng lồ. > 25 tuổi- Bệnh to đầu chi. Lùn tuyến yên. ACTH Bệnh Cushing. Suy chức năng thượng thận. TSH Bướu cổ. Suy chức năng tuyến giáp. FSH và LH Dậy thì sớm. Suy chức năng sinh dục ( Dậy thì muộn) Prolactin (PRL) Chảy sữa. Không tiết sữa.
  • 46. 38 MODULE 5: BẠN KHÁC GIỚI CẤP HỌC THCS KHỐI 8 SINH HỌC 8 1.Tên bài: Giới tính tuổi dậy thì (Bài 58: Tuyến sinh dục) 2. Loại hình: GDGT khai thác từ môn sinh học 8 3. Kiến thức cơ bản: 4.Mục tiêu - Trình bày được chức năng của tinh hoàn và buồng trứng - Hiểu được vai trò của hormone sinh dục tác động lên những biến đổi cơ thể tuổi dậy thì. - Vai trò của giới tính đối với cuộc sống 5.Chuẩn bị 5.1. Giáo viên - Tranh: Tuyến sinh dục nam, quá trình phát triển của trứng và tiết hormone buồng trứng. Hình 2.4. Tuyến sinh dục nam và nữ -Hệ thống câu hỏi GDGT. - Bảng học tập 58.1 và 58.2. - Chức năng của tinh hoàn và buồng trứng. - Vai trò của hormone sinh dục đối với giới tính.
  • 47. 39 6. Tiến trình Hoạt động 1 Gv mời đại diện 1 nhóm (6 HS ) trình bày đặc điểm tuyến sinh dục nam dựa trên các câu hỏi gợi ý của Gv như sau: 1. Hormone sinh dục nam nằm bộ phận nào? 2. Hormone sinh dục nam do bộ phận nào điều khiển? Cho biết tên bộ phận đó? Đó là chất gì? 3. Tên tế bào tiết ra hormone sinh dục nam? Vị trí tế bào nằm ở đâu? Tên hormone sinh dục nam? Hoạt động 2 HS quan sát tranh và thảo luận các vấn đề của nhóm thuyết trình để tìm ra đặc điểm, vai trò của hormone sinh dục nam. Hoạt động 3 Gv phát phiếu: Bảng học tập 58.1 SGK trang 183 cho tất cả HS nam trong lớp đánh dấu và tổng hợp nhanh Hoạt động 4 Gv mời đại diện 1 nhóm (6 HS ) trình bày đặc điểm tuyến sinh dục nữ dựa trên các câu hỏi gợi ý của GV 1. Hormone sinh dục nữ nằm bộ phận nào? 2. Hormone sinh dục nữ do bộ phận nào điều khiển? 3. Tên tế bào tiết ra hormone sinh dục nữ? Vị trí tế bào nằm ở đâu? Tên hormone sinh dục nữ? Thể vàng tiết hormone gì? Hoạt động 5: HS quan sát tranh và thảo luận các vấn đề của nhóm thuyết trình để tìm ra đặc điểm,vai trò của hormone sinh dục nữ. Hoạt động 6 Gv phát phiếu: Bảng học tập 58.2 SGK trang 184 cho tất cả HS nữ trong lớp đánh dấu và tổng hợp nhanh Hoạt động 7:Gv yêu cầu HS nêu các biện pháp bảo vệ và vệ sinh sức khoẻ tuổi dậy thì.
  • 48. 40 MODULE 6: NHỮNG BÍ MẬT Ở NAM GIỚI CẤP HỌC THCS KHỐI 8 SINH HỌC 8 1.Tên bài: Tự giới thiệu - Thắc mắc không biết hỏi ai? (Bài 60: Cơ quan sinh dục nam) 2. Loại hình: GDGT khai thác từ môn sinh học 8 3. Kiến thức cơ bản: 4. Mục tiêu - Trình bày được thành phần cấu tạo của cơ quan sinh dục nam. - Nắm rõ đặc điểm cấu tạo của tinh trùng phù hợp với chức năng thụ tinh. - Giáo dục sức khoẻ sinh sảnVTN. 5.Chuẩn bị 5.1 Giáo viên Tranh: Cơ quan sinh dục nam, cấu tạo tinh trùng, sơ đồ quá trình sản sinh tinh trùng, sơ đồ quá trình trưởng thành tinh trùng, quá trình phóng tinh. Cấu tạo cơ quan sinh dục nam . Cấu tạo và phân loại tinh trùng . Hình 6.1. Cấu tạo cơ quan sinh dục nam Hình 6.2. Sơ đồ quá trình sản sinh tinh trùng
  • 49. 41 Hệ thống câu hỏi GDGT 5.2 Học sinh Chuẩn bị bài thuyết trình dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 6.Tiến trình Hoạt động 1 Gv mời đại diện 1 nhóm ( 6 HS ) trình bày đặc điểm cơ sinh dục nam dựa trên các câu hỏi gợi ý của Gv: 1. Hãy kể tên các bộ phận của cơ quan sinh dục nam ? 2. Tên bộ phận sản xuất tinh trùng là gì? 3. Tinh trùng được chứa ở bộ phận nào? 4. Quá trình xuất tinh diễn ra như thế nào? Hoạt động 2 Thảo luận nhóm về cấu tạo và chức năng từng bộ phận của cơ quan sinh dục nam. Cơ quan Chức năng 1, Tinh hoàn Nơi sản xuất tinh trùng 2, Mào tinh hoàn Nơi tinh trùng tiếp tục phát triển và hoàn thiện về cấu tạo 3, Bìu Đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho quá trình sinh tinh 4, Ống dẫn tinh Dẫn tinh trùng từ tinh hoàn đến túi tinh
  • 50. 42 5, Túi tinh Nơi chứa và nuôi dưỡng tinh trùng 6, Tuyến tiền liệt Tiết dịch hòa với tinh trùng từ túi tinh chuyển ra để tạo thành tinh dịch 7, Ống đái Nơi nước tiểu và tinh dịch đi wa 8, Tuyến hành (tuyến Côpơ) Tiết dịch để trung hòa axit trong ống đái, chuẩn bị cho tinh phóng qua, đồng thời làm giảm ma sát trong quan hệ tình dục Hoạt động 3 Gv nêu câu hỏi: Dựa vào hình 60.2 SGK trang 188 hãy mô tả quá trình sản xuất tinh trùng? Tinh trùng có mấy loại? Hãy kể tên? Gv cung cấp thông tin: - Ở cơ thể nam giới bình thường, 72.000 tinh trùng được tạo ra trong một phút, hơn 100 triệu con trong một ngày. Sự sinh tinh trùng kéo dài trong gần như toàn bộ cuộc đời. Đó là lý do nam giới có thể có con khi đã ở tuổi ngoài 60. - Trong đường sinh dục nam giới, từ khi sinh sản cho đến khi trưởng thành sẽ tự tiêu đi nếu không được xuất ra ngoài, thời gian sống của tinh trùng khoảng 74 ngày. Hoạt động 4: Quan sát hình và cho biết cấu tạo tinh trùng. Vì sao tinh trùng có thể thâm nhập được vào tử cung người phụ nữ? Gv cung cấp thông tin: - Tinh dịch là dịch chứa tinh trùng. Thành phần: một phần nhỏ các chất nhờn từ niệu đạo, 10% dung dịch tinh dịch là từ ống dẫn tinh, 30% từ tuyến tiền liệt và 60% từ túi tinh (seminal vesicles). Dung dịch trong túi tinh đẩy tinh trùng và "rửa sạch" ống dẫn tinh trong giai đoạn xuất tinh. - Thời gian tồn tại trung bình của tinh trùng trong bộ phận sinh dục nữ là từ 2- 4 ngày hoặc có thể hơn.
  • 51. 43 Hoạt động 5: GV cung cấp thông tin một số tác nhân có hại đến tinh trùng: 1. Thuốc lá: 20 % số lượng tinh trùng bị dị dạng với nam giới hút thuốc 30 ngày/tháng.làm giảm khả năng suy yếu sự vận động của tinh trùng. 2. Quai bị: Viêm tinh hoàn (orchitis) hay gặp ở nam giới đang tuổi dậy thì hoặc đã trưởng thành. teo tinh hoàn một bên thì mọi chức năng của tinh hoàn vẫn hoạt động bình thường, nhưng khi đã bị teo cả 2 bên tinh hoàn thì sẽ có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sinh dục và sinh sản. Và thường bị một bên, ít gặp cả hai bên. Viêm buồng trứng (Oophoritis):Ngược lại với viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng do quai bị rất hiếm gặp. 3. Mặc quần sịp chật: Mặc quần quá chật có thể làm tăng nhiệt độ của tinh hoàn. Điều này sẽ có thể làm giảm về cả số lượng lẫn chất lượng tinh trùng. 4. Điện thoại di động: Bức xạ từ điện thoại di động tác động lớn đến sản xuất số lượng tinh trùng. 5. Béo phì có liên quan đến việc gia tăng sản xuất kích thích tố nữ (estrogen ), giảm số lượng tinh trùng, rối loạn chức năng tình dục, và vô sinh, theo nghiên cứu của bác sĩ sản khoa Daniel A. Potter tại Trung tâm sinh sản Huntington ở California, Mỹ . 6. So với những người đàn ông bình thường, người đàn ông béo phì có thể bị giảm chức năng tinh hoàn và số lượng tinh trùng thấp hơn đáng kể, theo một nghiên cứu năm2009 của Tổ chức Y tế Thế giới . 7. Nghiện các chất kích thích:" Rượu, cần sa có thể làm giảm chức năng tình dục".Lạm dụng rượu ảnh hưởng tiêu cực chất lượng và khả năng sản xuất tinh dịch . Hoạt động 6: Yêu cầu HS nam hãy đề ra các biện pháp bảo vệ SKSS của trẻ vị thành niên.
  • 52. 44 MODULE 7: NHỮNG BÍ MẬT Ở NỮ GIỚI CẤP HỌC THCS KHỐI 8 SINH HỌC 8 1.Tên bài: Tự giới thiệu - Thắc mắc không biết hỏi ai? (Bài 61: Cơ quan sinh dục nữ.) 2. Loại hình: GDGT khai thác từ môn sinh học 8 3. Kiến thức cơ bản: 4.Mục tiêu -Trình bày được thành phần cấu tạo của cơ quan sinh dục nữ. -Nắm rõ đặc điểm cấu tạo của trứng phù hợp với chức năng thụ thai. 5.Chuẩn bị 5.1.Giáo viên - Tranh: Cơ quan sinh dục nữ, các bộ phận chính của cơ quan sinh dục nữ, cấu tạo trứng. Hình 7a Hình 7b Hình 7c Hình 7. Cấu tạo cơ quan sinh dục nữ và cấu tạo của trứng - Hệ thống câu hỏi GDGT - Phiếu học tập - Đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dục nữ . - Chức năng từng bộ phận cơ quan sinh dục nữ.
  • 53. 45 5.2. Học sinh Chuẩn bị bài thuyết trình dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 6. Tiến trình Hoạt động 1 Cho học sinh thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau: 1. Hãy kể tên các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ ? 2. Tên bộ phận sản xuất trứng là gì? 3. Trứng được thụ tinh nằm ở đâu để có thể phát triển thành thai nhi? 4. Quá trình tạo trứng diễn ra như thế nào? Hoạt động 2 GV cùng các bạn thảo luận các vấn đề nhóm thuyết trình để thống nhất đi đến cấu tạo và chức năng từng bộ phận của cơ quan sinh dục nữ. Cơ quan sinh dục Chức năng Cơ quan sinh dục ngoài Âm vật (Môi lớn, môi nhỏ) Cung cấp khoái cảm tình dục. Che chở cho cơ quan sinh dục trong. Âm đạo Thông với tử cung. Cơ quan sinh dục trong Buồng trứng Tạo trứng. Phễu dẫn trứng và ống dẫn trứng Thu nhận và dẫn trứng Tử cung Tử cung đón nhận và nuôi dưỡng trứng đã thụ tinh. Tuyến tiền đình Tiết dịch. Hoạt động 3 Gv cung cấp thông tin: - Màng trinh: là khái niệm sinh học về miếng da chắn ở cửa âm đạo cách cửa âm đạo khoảng 2 cm. Màng trinh là màng che cửa âm đạo với một hay nhiều lỗ để kinh nguyệt thoát ra, độ dày mỏng khác nhau tùy theo từng người. Có người sinh ra
  • 54. 46 không màng trinh; người khác lại có màng trinh quá mỏng (đã rách tự hồi nào) hoặc quá dày (sinh đẻ mấy lần rồi mà vẫn chưa rách) hoặc bịt kín (phải mổ).. - Trinh tiết: Là khái niệm xã hội học, hoặc tâm lý học. Nó thay đổi tùy theo quan điểm của từng người, và thường không liên can gì đến màng trinh. Gv nêu câu hỏi: Dựa vào hình 61.2 SGK trang 191 và 9.3.Hãy nêu đặc diểm cấu tạo, số lượng và đặc tính sinh học của buồng trứng và trứng? Hoạt động 4: Cho học sinh làm phiếu học tập Nêu những điểm khác nhau giữa cơ quan sinh dục nam với cơ quan sinh dục nữ Đặc điểm Cơ quan sinh dục nam Cơ quan sinh dục nữ Số lượng loại tế bào sinh dục Khả năng tạo TB sinh dục Số lượng TB sinh dục Cơ quan sinh dục ngoài Thời gian tồn tại TB sinh dục Tuyến sinh dục Hoạt động 5: Gv cung cấp thông tin Ở cơ thể người phụ nữ, mỗi tháng cơ thể bạn đều sản sinh ra một số lượng trứng nhất định. Hiện tượng rụng trứng xảy ra vào giữa chu kỳ kinh nguyệt. Mỗi nang buồng trứng sẽ sản sinh ra 1 trứng trong mỗi tháng, trứng sau khi rụng sẽ đi vào ống dẫn trứng tới tử cung. Tại đây, nếu tinh trùng gặp được trứng thì sẽ dẫn đến hiện tượng thụ tinh. Nếu không, trứng sẽ bị đào thải ra bên ngoài tử cung và tạo nên hiện tượng kinh nguyệt hàng tháng. Yêu cầu HS nữ hãy đề ra các biện pháp bảo vệ SKSS của trẻ vị thành niên.
  • 55. 47 TỜ NGUỒN PHIẾU HỌC TẬP Đặc điểm Cơ quan sinh dục nam Cơ quan sinh dục nữ Số lượng loại tế bào sinh dục. Hai loại tinh trùng X và Y. Một loại trứng X. Khả năng tạo TB sinh dục. Dài (suốt đời). Ngắn. Số lượng TB sinh dục. Nhiều. Ít . Cơ quan sinh dục ngoài. Lộ rõ bên ngoài. Nằm ẩn bên trong. Thời gian tồn tại TB sinh dục. Dài. Ngắn. Tuyến sinh dục. Tinh hoàn. Buồng trứng.
  • 56. 48 MODULE 8: THỤ TINH VÀ THỤ THAI Cấp học: THCS Lớp học: 8 Môn học: Sinh học 1. Tên bài: Thụ tinh và thụ thai (Bài 62: Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai- Phần II). 2. Loại hình: GDGT khai thác từ môn Sinh học 8. 3. Kiến thức cơ bản: 4. Mục tiêu: - Hiểu được thế nào là quá trình thụ tinh, thụ thai. - Hình thành ý thức, hành động đúng để có thể chủ động sinh đẻ theo ý muốn sau này. 5. Chuẩn bị: 5.1 Giáo viên - Tranh, ảnh về trứng và tinh trùng. - Tranh, ảnh về sự tiếp xúc giữa tinh trùng và trứng. - Phiếu học tập Nội dung Khái niệm Vị trí Điều kiện Thụ tinh Thụ thai - Hệ thống kiến thức bài học: - Những điều kiện cần cho sự thụ tinh. - Phân biệt được thụ tinh và thụ thai. - Sự hình thành thể vàng và vai trò của nó.
  • 57. 49 5.2.Học sinh Nghiên cứu trước bài ở nhà theo sự định hướng của GV. 6. Tiến trình: Hoạt động 1: Giới thiệu tranh về quá trình thụ tinh, thụ thai Hình 8. Trứng, tinh trùng và quá trình thụ tinh
  • 58. 50 Hoạt động 2: GV cho HS nghiên cứu SGK rồi hoàn thành phiếu học tập trong 5 phút ( hoạt động theo nhóm). Sau đó lần lượt gọi đại diện các nhóm trả lời.GV cung cấp đáp án để học sinh đối chiếu, bổ sung. Hoạt động 3: - GV thông báo: Hiện nay dân số trên thế giới nói chung và đối với nước ta nói riêng đang gia tăng một cách báo động, đây là một vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Dân số tăng có liên quan và có tác động xấu đến tất cả các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.Theo nghiên cứu của một số nhà Dân số học, thì nguyên nhân dẫn đến gia tăng dân số là do tăng mức sinh. Vậy, để góp phần giảm thiểu mức gia tăng dân số, chúng ta cần phải làm gì và bằng cách nào? - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và viết ý kiến ra giấy. Hoạt động 4: Yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu các biện pháp cụ thể đối với mỗi nguyên tắc trên. TỜ NGUỒN Nội dung Khái niệm Vị trí Điều kiện Thụ tinh Là sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng Xảy ra ở 1/3 ống dẫn trứng, từ phía đầu xuống - Tinh trùng phải gặp được trứng - Đủ số lượng tinh trùng cần thiết - Thời gian tinh trùng gặp trứng không quá sớm cũng không quá muộn. Thụ thai Là quá trình làm tổ và phát triển của hợp tử trong tử cung. Lớp niêm mạc tử cung Lớp niêm mạc tử cung phải được chuẩn bị sẵn: dày, xốp, xung huyết.
  • 59. 51 MODULE 9: NHỮNG NGUY CƠ KHI CÓ THAI Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN Cấp học: THCS Lớp học: 8 Môn học: Sinh học 1. Tên bài: Những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên (Bài 63: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai- Phần II). 2. Loại hình: GDGT khai thác từ môn Sinh học 8. 3. Kiến thức cơ bản: 4. Mục tiêu: - Học sinh có ý thức tự khám phá về bản thân, có sự lựa chọn riêng về tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình, đồng thời nâng cao kiến thức và hiểu biết cho các em về SKSS. - Học sinh có khả năng đối phó với các nguy cơ như quan hệ tình dục sớm (có thai ngoài ý muốn, nạo phá thai, mắc các bệnh nhiễm khuẩn về đường tình dục...) để có một cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc. 5. Chuẩn bị: 5.1. Giáo viên: - Hệ thống kiến thức về SKSS vị thành niên: Khái niệm VTN, tác hại của việc có thai khi ở tuổi vị thành niên... - Số liệu về tình hình nạo phá thai ở tuổi vị thành niên. - Khái niệm vị thành niên - Tuổi vị thành niên. - Đây là lứa tuổi có những biến đổi mạnh mẽ nhất về thể chất và tâm sinh lí. Về mặt sinh học, nữ ở tuổi này có quan hệ tình dục có thể mang thai và sinh con. Nếu không biết giữ gìn thì có thể mang thai ngoài ý muốn. Nếu mang thai và sinh con ở lứa tuổi này có thể gây ra những hậu quả bất lợi cho cả mẹ và con, thậm chí cho gia đình và cho cả toàn xã hội.
  • 60. 52 NẠO PHÁ THAI Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN NỖI ĐAU AI GÁNH?! Tác giả: Bình Minh ( Nguồn: http://www.ykhoa.net/SKDS/TINHDỤC/75-28.html.) Theo phát biểu của một vị lãnh đạo hoạt động Bảovệ bà mẹ- sơ sinh thì Việt Nam đứng hàng thứ ba trên thế giới về con số nạo phá thai ( NPT) và tỉ lệ này đang có khuynh hướng ngày một tăng cao. Đây là một thứ hạng " đáng buồn", vì con số NPT hằng năm xấp xỉ với tổng số sinh toàn quốc. Một thống kê cho thấy: năm 1997 tổng số sinh trên toàn quốc là 1.138.607 ca, thì con số NPT là 934.302 ca ( một số liệu khác của Bộ Y tế là 1.123.620 ca NPT trong năm này), năm 1998 số sinh là 1.101.791 ca, thì số NPT là 861.353 ca ( một số liệu khác chỉ trong 6 tháng đầu năm 1998 đã là 680.992 ca NPT). Định nghĩa thai ở tuổi VTN là thai ở phụ nữ nhỏ hơn hoặc bằng 19 tuổi- thì tỉ lệ NPT của phụ nữ 15- 19 tuổi chiếm 13,4% ( giai đoạn 1995- 1996). Có ý kiến cho rằng NPT là một "thủ thuật thô bạo" đối với phụ nữ. Con số tai biến do NPT cũng không nhỏ- những tai biến trước mắt như băng huyết, nhiễm trùng, sót nhau, thủng tử cung...năm 1997 là 2,669 ca, năm 1998 là 4.473 ca. Ngoài ra còn những hậu quả lâu dài không thể lường được về mặt sức khỏe, tâm lí, hạnh phúc gia đình... Thử phân tích trên 300 ca điều trị vô sinh tai TP Hồ Chí Minh thì 10% có tiền sử nạo và sảy thai trước đó. Có nhiều phụ nữ mới 25- 27 tuổi đã phải đi chữa vô sinh vì đã từng NPT. Tại các bệnh viện , thủ tục NPT quá đơn giản và miễn phí, sự dễ dãi này nhằm tạo những điều kiện thuận lợi cho người NPT để họ khỏi phải tìm đến những điểm phá thai lậu, song cũng là những thuận lợi để các em gái VTN trút bỏ cái thai dễ dãi , " nhẹ nhàng".!!! Mẹ, cha dẫn con đi... phá thai! Sáng 19/3/1999, tại phòng khám kế hoạch hóa gia đình của một bệnh viện sản thành phố, bà T.T.S, 36 tuổi, ngụ tại quận 8, TP HCM đã đưa con gái là bé NNBT
  • 61. 53 15 tuổi, nghề nghiệp " ở nhà" , đến xin được phá thai to đã 17,5 tuần tuổi. Trong đơn xin nạo thai, bà viết: " Hoang thai, nên xin bảo lãnh cho con được phá thai to, có gì xảy ra tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm". Qua xét nghiệm, kết quả: Candida ( +) . Lúc 8h 40 sáng ngày 1/4/1999, em đã được đặt túi ối giả để phá thai. Báo sĩ khám- sờ đụng chân bé...Đến 0h30 ngày 2/4/1999 sản phụ rặn ra được một em bé nặng 300g, chết bầm tím. Ngày 17/5/1999, bà P.T.O, 38 tuổi, ở quận 10, kí đơn bảo lãnh cho con gái là L.P.T.P , 15 tuổi, phá thai to đã 21 tuần tuổi. Vì đang có bệnh phụ khoa- huyết trắng nhiễm trùng dạng nấm, Candida ( ++) , nên phải điều trị cho đến 21/5/1999 mới được đặt Cytotec phá thai. Cuối cùng, L.P.T.P đã sinh được một bé gái nặng 1000g, không dị tật, bé chết sau khi sinh 10 phút. Mẹ thương chiều con nên thường là chỗ dựa khi con gái lỗi lầm và sẵn sàng dẫn con đi phá thai, nhưng cũng có trường hợp như ông Đ.H.H , 39 tuổi, ngụ tại Bình Long- Bình Phước, đưa con gái là Đ.T.T.H, 15 tuổi, làm thợ may về TP HCM xin phá thai to. Trong đơn ngày 25/3/1999 ông viết: " Tôi là cha ruột của em Đ.T.T.H , xin cam đoan bảo lãnh cho em được phá thai to...". Qua xét nghiệm cho thấy nhiễm trùng sinh dục nên phái được điều trị, đến 11h ngày 29/3/1999, bác sĩ tiến hành đặt túi ối giả để phá thai. Đến 5h sáng 30/3/1999, phải rút túi ối giả và cho truyền dịch để điều chỉnh cơn go tử cung...Đến 22h, đau bụng nhiều, cổ tử cung mở trọn, sản phụ rặn ra được một bé gái nặng 300g, đã chết... Các bác sĩ cho biết: đa số ở lứa tuổi này, ý thức vệ sinh kém, nên ngoài chuyện không có ý thức tránh thai, phần lớn còn mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Sự đến sớm của tuổi dậy thì + quan niệm tình dục dễ dãi  nạo phá thai: Theo điều tra của tổng cục thống kê TP HCM thì trong những năm gần đây, có đến 5% các em gái dưới 18 tuổi và khoảng 15% dưới 19 tuổi đã trở thành các bà mẹ trẻ. Chỉ riêng TP HCM số nạo phá thai dưới 18 tuổi năm 1997 là 1.280 ca, năm 1998 là 1.240 ca. Cùng với sự đến sớm của tuổi dậy thì và quan niệm tình dục dễ dãi, tuổi quan hệ tình dục lần đầu tiên ngày càng giảm, ở Mĩ: 16 tuổi; Thái Lan: 16
  • 62. 54 tuổi còn ở Việt Nam trong một nghiên cứu năm 1993-1994 là 19,5 tuổi đối với nam và 19 tuổi đối với nữ. Một nghiên cứu mới nhất- năm 1999 ở 1.017 học sinh ở 4 trường Trung học ở TP HCM tuổi từ 15-17 cho thấy có 7 học sinh có quan hệ tình dục, thì tuổi trung bình cho lần quan hệ tình dục đầu tiên ở nam là 16,6 và ở nữ là 16 tuổi. Sự trưởng thành tính dục- được nghiên cứu trên 1.218 học sinh từ 6- 10 tuổi tại 4 trường Tiểu học nội thành TP HCM vào thời điểm 9-11/1998 cho thấy: ở nữ 90,1% trẻ 10 tuổi đã có phát triển tuyến vú và 8,4% đã có kinh nguyệt. Còn ở nam thi hầu như chưa phát triển các dấu hiệu sinh dục phụ. Nếu lấy mốc từ năm 1995 đến nay, thì tuổi xuất hiện kinh nguyệt sớm nhất trung bình giảm 1 năm . Tỉ lệ nữ bước vào tuổi sinh đẻ cao- thì nguy cơ mang thai ở tuổi VTN là rất lớn. Các nhà chuyên môn nói gì? BS Nguyễn Thị Như Ngọc- Phó giám đốc bệnh viện Hùng Vương đã phân tích trong 2775 ca đến NPT từ tháng 10/1999- tháng 12/1999 thì 10% chưa lập gia đình và gần 30% là dưới 19 tuổi, có 11 trường hợp chỉ 14-15 tuổi. Nhiều trường hợp không chỉ đi NPT một lần mà nhiều lần. Đa số là phái thai lớn do không muốn cho cha mẹ hay người thân biết. Tâm lí của các em là sợ bị cha mẹ đánh chứ không sợ những nguy hiểm dẫn đến từ NPT. Đây là một vấn đề rất khổ tâm cho ngành Y tế, nhất là các thầy thuốc phải giải quyết các thai lớn- nguy cơ tai biến rất cao. Còn giữ thai? Có nguy cơ cao về nhiễm độc thai, cao huyết áp, thiếu máu, sinh non và nhau tiền đạo. Tử vong mẹ dưới 15 tuổi cao hơn trên 20 tuổi là 60%. Những bà mẹ VTN không hoàn tất việc học, em bé sinh ra thường nhẹ cân và có khuynh hướng ít được học hành và có nguy cơ lớn bị lạm dụng hoặc bị bỏ rơi. Có đến 13% con trai của các bà mẹ VTN dễ có khuynh hướng vào tù và 22% con gái của những bà mẹ VTN có khuynh hướng trở thành những "bà mẹ VTN" giống như mẹ mình! Nạo phá thai tuổi VTN - nỗi đau không của riêng lớp trẻ mà còn của các bậc cha mẹ, nhà trường và xã hội. Trong khi chờ đợi một sự chuyển biến tích cực từ