SlideShare a Scribd company logo
1 of 104
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÝ THỊ THỦY
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN THIẾU NHI
CỦA PHAN THỊ THANH NHÀN
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
Thừa Thiên Huế, năm 2017
i
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÝ THỊ THỦY
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN THIẾU NHI
CỦA PHAN THỊ THANH NHÀN
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số : 60 22 01 21
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. HOÀNG ĐỨC KHOA
Thừa Thiên Huế, năm 2017
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép
sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào khác.
Huế, ngày 02 tháng 09 năm 2017
Họ và tên tác giả
Lý Thị Thủy
iii
Lời Cảm Ơn
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo, cán bộ
khoa Ngữ văn và phòng Đào tạo Sau đại học Trường
Đại học Sư phạm Huế đã tận tình giảng dạy và tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn những người thân yêu
trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp vì đã giúp đỡ,
động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực
hiện luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy
giáo, Tiến sĩ Hoàng Đức Khoa - người đã dành nhiều
tâm huyết hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Kính chúc quý thầy cô, bạn bè và những người thân
trong gia đình sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
Huế, ngày 02 tháng 9 năm 2017
Tác giả
Lý Thị Thủy
iii
1
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ............................................................................................................. i
Lời cam đoan.............................................................................................................. ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
Mục lục........................................................................................................................1
A. PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................3
2. Lịch sử vấn đề......................................................................................................5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................9
4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................9
5. Đóng góp của luận văn ......................................................................................10
6. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................10
B. PHẦN NỘI DUNG .............................................................................................11
Chương 1. CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT VÀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG
TRUYỆN THIẾU NHI CỦA PHAN THỊ THANH NHÀN ................................12
1.1. Cảm hứng nghệ thuật trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn.......12
1.1.1. Cảm hứng ca ngợi tuổi thần tiên ..............................................................13
1.1.2. Cảm hứng giáo dục, hướng thiện .............................................................18
1.1.3. Cảm hứng tin yêu những mảnh đời tuổi thơ bất hạnh..............................20
1.2. Thế giới nhân vật trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn .............21
1.2.1. Thế giới nhân vật trẻ em...........................................................................23
1.2.1.1. Nhân vật trẻ em mồ côi, chịu thương chịu khó..................................23
1.2.1.2. Nhân vật trẻ em thông minh, dũng cảm, nghĩa khí............................24
1.2.1.3. Nhân vật trẻ em giàu cá tính ..............................................................26
1.2.2. Thế giới nhân vật người lớn qua cái nhìn của trẻ thơ ..............................29
1.2.2.1. Người lớn giàu lòng bao dung và giàu đức hi sinh............................29
1.2.2.2. Người lớn quyền uy, cay nghiệt.........................................................35
1.2.2.3. Người lớn trong mối quan hệ với trẻ em ...........................................36
2
Chương 2. KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG
TRUYỆN THIẾU NHI CỦA PHAN THỊ THANH NHÀN ................................43
2.1. Không gian nghệ thuật trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn.....43
2.1.1. Không gian học đường .............................................................................44
2.1.2. Không gian làng quê.................................................................................49
2.1.3. Không gian thành thị................................................................................52
2.2. Thời gian nghệ thuật trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn........56
2.2.1. Thời gian sự kiện......................................................................................58
2.2.2. Thời gian hiện tại và quá khứ đan xen .....................................................61
Chương 3. MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN TRONG TRUYỆN THIẾU
NHI CỦA PHAN THỊ THANH NHÀN ................................................................65
3.1. Người kể chuyện và phương thức trần thuật ..................................................65
3.1.1. Phương thức trần thuật ngôi thứ nhất.......................................................66
3.1.2. Phương thức trần thuật ngôi thứ ba..........................................................69
3.2. Nghệ thuật miêu tả..........................................................................................71
3.2.1. Nghệ thuật sử dụng yếu tố hài hước trong miêu tả ..................................72
3.2.2. Nghệ thuật sử dụng yếu tố tưởng tượng trong miêu tả ............................75
3.3. Ngôn ngữ ........................................................................................................78
3.3.1. Ngôn ngữ giản dị, đời thường ..................................................................79
3.3.2. Ngôn ngữ đậm chất thơ ............................................................................82
3.4. Giọng điệu.......................................................................................................84
3.4.1. Giọng điệu hóm hỉnh, tinh nghịch............................................................84
3.4.2. Giọng tâm tình, xót xa, thương cảm.........................................................87
3.4.3. Giọng điệu suy ngẫm, triết lý...................................................................91
C. PHẦN KẾT LUẬN.............................................................................................94
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................96
3
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xét từ phương diện thực tiễn, khi nhìn vào dòng chảy của sự phát triển chung
của văn học nước nhà từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, chúng ta có
thể thấy rõ nền văn học thiếu nhi giai đoạn từ năm 1975 trở lại đây đã có những
đóng góp đáng kể cho sự phát triển của văn học Việt Nam. Trong dòng chảy của sự
phát triển văn học ấy, thể loại truyện thiếu nhi đã ghi dấu những tên tuổi của những
tác giả như Đoàn Giỏi, Nguyễn Đức Hiền, Tô Hoài, Võ Quảng, Phạm Hổ, Ma Văn
Kháng, Hồ Phương, Nguyễn Nhật Ánh... Đóng góp của họ đối với nền văn học
thiếu nhi Việt Nam là những tác phẩm có giá trị được bạn đọc yêu mến. Bên cạnh
những tên tuổi vừa nêu, chúng ta không thể không nhắc đến Phan Thị Thanh Nhàn.
Bà cũng là một một trong những cây bút dành nhiều tâm huyết của mình cho lứa
tuổi thiếu nhi qua từng trang viết. Là một cây bút được nhiều người biết đến với
những vần thơ dành cho người lớn nhưng với thể loại truyện thiếu nhi bà cũng đã
gặt hái được một mùa bội thu trong sự nghiệp sáng tác nghệ thuật của mình. Sẽ
không có gì khoa trương khi nhận định những tác phẩm của Phan Thị Thanh Nhàn
cũng là một trong những đóng góp đáng kể cho văn xuôi dành cho thiếu nhi Việt
Nam giai đoạn từ sau năm 1975 đến nay.
Có thể thấy rõ trên con đường sáng tạo nghệ thuật của mình, Phan Thị Thanh
Nhàn đã thử nghiệm ngòi bút ở nhiều thể loại. Bà viết báo, truyện ngắn, truyện cho
thiếu nhi, làm thơ và viết tiểu luận, phê bình…Ở thể loại nào bà cũng đạt được
những thành công nhất định. Nhưng chúng ta hầu như chỉ chú ý đến một Phan Thị
Thanh Nhàn với tư cách là một trong những nhà thơ tiêu biểu trưởng thành từ
những năm tháng chống Mĩ của dân tộc. Ít ai chú ý đến những đóng góp của bà
trong thể loại truyện thiếu nhi, một trong những đóng góp không nhỏ của bà cho sự
phát triển chung của thể loại này. Cho nên với đề tài tìm hiểu Thế giới nghệ thuật
trong truyện thiếu nhi Phan Thị Thanh Nhàn, chúng tôi muốn góp phần làm rõ thêm
một trong những đóng góp của Phan Thị Thanh Nhàn đối với nền văn học thiếu nhi
Việt Nam đương đại.
4
Xét từ phương diện lý luận, nghiên cứu về sự nghiệp văn chương của Phan
Thị Thanh Nhàn, chúng ta thấy bà là một trong những nhà thơ trưởng thành từ
thời kì kháng chiến chống Mỹ, nổi tiếng với những bài thơ dành cho người lớn
nhưng tác giả Phan Thị Thanh Nhàn cũng đã dành nhiều tâm huyết cho mảng
văn học thiếu nhi. Bà làm thơ cho thiếu nhi và cũng viết truyện dành cho lứa tuổi
này. Cái tên Phan Thị Thanh Nhàn trở nên quen thuộc với bạn đọc nhỏ tuổi
không chỉ bởi những vần thơ hồn nhiên trong sáng như “Làm anh khó đấy / Phải
đâu chyện đùa / Với em gái bé / Phải "người lớn" cơ….” mà còn bởi những câu
chuyện dành cho tuổi nhỏ như: Xóm đê ngày ấy, Học trò lớp 9, Tuổi trăng rằm,
Đứa bé mất cha và Bỏ trốn.
Qua những quyển sách dành cho thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn,
chúng ta dễ dàng nhận thấy tác giả thường hóa thân vào những nhân vật trẻ thơ.
Trang văn của bà có những góc chiếu, ánh nhìn đa dạng hơn là chỉ riêng một ánh
mắt trẻ thơ. Đọc những trang viết ấy của bà, chúng ta có thể cảm nhận được một
giọng văn nhẹ nhàng tha thiết như tâm sự, như giãi bày để tìm kiếm yêu thương và
sự sẻ chia, cũng như cảm nhận được tấm lòng ưu ái của tác giả dành cho những
mảnh đời có tuổi thơ bất hạnh.
Khi tiếp cận những sáng tác của Phan Thị Thanh Nhàn viết về thiếu nhi,
chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra những cốt truyện với sự phong phú, hấp dẫn và lôi cuốn
về cả nội dung lẫn hình thức thể hiện. Bằng hệ thống ngôn ngữ mộc mạc, giản dị,
gần gũi với đời sống thường ngày, kết cấu truyện đơn giản nhưng lôi cuốn người
đọc, thế giới tuổi thơ trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn hiện lên là
một bức tranh lấp lánh về tình người, tình đời, về những khát vọng, những ước mơ
của tuổi nhỏ. Tuy nhiên, thật không dễ khi tìm những tài liệu, bài viết đánh giá đầy
đủ về những đóng góp của Phan Thị Thanh Nhàn dành cho thiếu nhi. Điều đó cho
thấy những đánh giá về thành tựu nghệ thuật của bà ở mảng này còn chưa được
quan tâm nghiên cứu nhiều.
Vì thế việc nghiên cứu, tìm hiểu đề tài Thế giới nghệ thuật trong truyện thiếu
nhi của Phan Thị Thanh Nhàn sẽ giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc, đầy đủ hơn về
những đóng góp về nghệ thuật cho mảng văn chương dành cho thiếu nhi nói riêng
5
và cho sự phát triển văn học Việt Nam nói chung của Phan Thị Thanh Nhàn. Đó
chính là lý do tôi chọn đề tài Thế giới nghệ thuật trong truyện thiếu nhi của Phan
Thị Thanh Nhàn để làm đề tài luận văn tốt nghiệp cuối khóa. Hi vọng luận văn này
có thể đóng góp một phần nhỏ tư liệu dành cho những người yêu mến những trang
viết dành cho thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn cũng như những tác phẩm dành
cho thiếu nhi của nền văn học Việt Nam đương đại.
2. Lịch sử vấn đề
Phan Thị Thanh Nhàn đã dành không ít tâm huyết và đã đạt được những
thành tựu đáng kể, góp phần vào sự phát triển chung của văn học thiếu nhi Việt
Nam. Nhưng từ trước đến nay việc nghiên cứu về Phan Thị Thanh Nhàn còn rất hạn
chế, nếu có thì hầu như chỉ thiên về chú ý đến những đóng góp ở thể loại thơ dành
cho người lớn. Hiện nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào mang tính chất
chuyên biệt về mảng truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn. Những công trình
nghiên cứu về tác giả Phan Thị Thanh Nhàn hầu như chỉ tập trung vào thể loại thơ
của bà như:
Trong bài Tháng giêng hai - tập thơ của Phan Thị Thanh Nhàn, Hoàng Thị
Minh Khanh, Thúy Bắc tác giả Phong Vũ đã phát hiện ở thơ Phan Thị Thanh Nhàn
“sự nhạy cảm, tế nhị và duyên dáng”. Song, dẫu có đôi nét thùy mị, dễ thương,
nhưng nhìn chung “thơ chị vẫn quá nhẹ nhõm”.
Năm 1973, trong bài Đọc Hương thầm, tác giả Thu Vân nhận định: “Thanh
Nhàn không sắc sảo nhưng có một hồn thơ dễ cảm”. Nhà phê bình Thiếu Mai
(1978), trong bài Một nét thơ đáng yêu cũng đã chỉ ra bản sắc riêng của thơ Phan
Thị Thanh Nhàn đó là sự “dịu nhẹ, duyên dáng mà kín đáo”.
Đặc biệt là có luận văn cao học của Phạm Lê Lan Kiều, năm 2011, với đề tài
Thế giới nghệ thuật thơ Phan Thị Thanh Nhàn, tác giả đã khảo sát thế giới nghệ
thuật thơ để từ đó đánh giá những đóng góp về về mặt nghệ thuật thơ ca của bà đối
với sự phát triển văn học nước nhà.
Thế nhưng về mảng truyện thiếu nhi, một lĩnh vực mà Phan Thị Thanh Nhàn
cũng đã gặt hái được những thành công nhất định và có những đóng góp lớn cho sự
6
phát triển của văn học Việt Nam vẫn chưa có những công trình nghiên cứu chuyên
biệt. Một số công trình cũng chỉ mới dừng lại ở những bài phỏng vấn, cảm nghĩ,…
Tổng hợp những bài viết, ý kiến đánh giá về truyện thiếu nhi của Phan Thị
Thanh Nhàn cũng như một số tài liệu liên quan trực tiếp, gián tiếp đến đề tài nghiên
cứu, chúng tôi sắp xếp thành hai dạng cơ bản như sau:
2.1. Các bài viết, nghiên cứu về truyện thiếu nhi nói chung
Truyện viết cho thiếu nhi sau 1975 của Lã Thị Bắc Lý là một trong số ít các
công trình nghiên cứu về văn học thiếu nhi ở nước ta. Lã Thị Bắc Lý đã đưa ra
những nhận xét có tính tổng quát về văn xuôi viết cho thiếu nhi từ sau năm 1975 mà
đặc biệt là sau thời kì đổi mới (1986). Trong công trình của mình, Lã Thị Bắc Lý đã
tổng kết khái quát văn học thời kì này không chỉ đa dạng về đề tài và thể loại, văn
học thiếu nhi sau năm 1975 còn đa dạng về giọng điệu. Có thể khái quát một điều,
văn học thiếu nhi giai đoạn trước 1975 khá nhất quán về giọng điệu. Cho dù là
giọng giáo huấn, cao đạo hay giọng trữ tình, êm ái thì đó cũng là giọng xuôi chiều
theo xu hướng ngợi ca hướng về hiện thực cách mạng và đại chúng nhân dân, diễn
đạt kinh nghiệm cộng đồng với mong muốn giáo dục các em trở thành những con
người mới xã hội chủ nghĩa, biết yêu Tổ quốc, yêu đồng bào... Quá trình đổi mới
đất nước, đổi mới văn học, đề cao ý thức cá nhân đã tác động mạnh mẽ tới văn học
thiếu nhi. Các nhà văn viết cho các em đã cố gắng tìm tòi để tạo nên một cách nói
riêng, gương mặt riêng, giọng điệu riêng, không nhòe lẫn.
Vân Thanh là một trong những nhà nghiên cứu đã có bề dày trong lĩnh vực
văn học thiếu nhi, công trình đáng chú ý của bà là Truyện viết cho thiếu nhi dưới
chế độ mới. Công trình này giúp người đọc tiếp cận một cách khái quát toàn diện về
thể loại văn xuôi thiếu nhi, đặc biệt là bình diện nội dung.
Với Nẻo vào văn học thiếu nhi, Bùi Thanh Truyền cũng đã góp thêm cái nhìn
khái quát về nhân vật trẻ em trong truyện ngắn cho thiếu nhi thời kì đổi mới. Qua
khảo sát một số tác phẩm truyện thiếu nhi của các tác giả tiêu biểu của thời kì này,
Bùi Thanh Truyền liệt kê ra các kiểu nhân vật như: kiểu nhân vật với những mảnh
vỡ tính cách, nhân vật với những cảm xúc mới mẻ, nhân vật trải nghiệm và nhân vật
bi kịch. [74, tr.90].
7
Tác giả Phong Lê cũng là một trong những người nghiên cứu rất quan tâm
đến văn học dành cho lứa tuổi mới lớn, ông có bài viết đáng chú ý Đi tìm đặc trưng
cho văn học thiếu nhi. Ông khẳng định cái làm nên đặc trưng cho văn học thiếu nhi
là sức hút kì diệu của chất ảo, chất tưởng tượng.
Bên cạnh đó còn có một số luận văn cao học ở trường Đại học Sư phạm Huế
nghiên cứu về mảng văn học thiếu nhi ở nước ta cũng góp phần giúp chúng tôi có
cái nhìn toàn diện hơn về văn học thiếu nhi nước ta nói chung:
Yếu tố kì ảo trong truyện thiếu nhi Việt Nam 1975-2005, luận văn thạc sĩ
Ngữ văn, Hồ Hữu Nhật, Đại học Sư phạm Huế, 2000, đã góp phần làm rõ đặc điểm
của văn học thiếu nhi nước ta giai đoạn 1975 - 2005, trong đó đặc điểm nổi bật nhất
là vai trò của yếu tố kì ảo.
Đặc điểm truyện thiếu nhi của Tô Hoài, luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Nguyễn
Thị Minh Ngọc, Đại học Sư phạm Huế, 2009, đã khảo sát truyện thiếu nhi Tô Hoài
đem đến cho người đọc một bức tranh khái quát về tác phẩm dành cho tuổi thơ của
nhà văn Tô Hoài trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 cũng như đánh giá
những đóng góp của ông đối với sự phát triển của nền văn học viết cho thiếu nhi
Việt Nam.
Đặc điểm truyện thiếu nhi của Trần Hoài Dương, luận văn thạc sĩ Ngữ văn,
Đặng Thị Thu Ngân, Đại học Sư phạm Huế, 2015, luận văn này đã góp phần tìm
hiểu rõ hơn những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật truyện thiếu nhi của Trần
Hoài Dương cũng như những đóng góp của tác giả đối với sự phát triển của văn học
thiếu nhi Việt Nam.
Thế giới nghệ thuật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh, luận văn thạc sĩ Ngữ
văn, Nguyễn Thị Thanh Minh, Đại học Sư phạm Huế, 2012, chỉ ra sự thành công
đáng ghi nhận của nhà văn trong quá trình miệt mài sáng tạo nghệ thuật. Luận văn
cũng cho chúng ta thấy được diện mạo riêng của Nguyễn Nhật Ánh trong tiến trình
sáng tác truyện dành cho thiếu nhi.
2.2. Các bài viết, nghiên cứu và những nhận định về truyện thiếu nhi của Phan
Thị Thanh Nhàn
Năm 2009, nói về những sáng tác dành cho thiếu nhi của Phan Thị Thanh
Nhàn, Ngọc Thúy nhận xét “ngôn ngữ thật bình dị, phù hợp với lứa tuổi học trò”.
8
Năm 2012, trong bài Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn với thiếu nhi, tác giả Lê
Phương Liên nhận xét như sau:
“Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn viết văn làm thơ cho thiếu nhi lại bởi
sự không may của số phận cô đơn thiếu vắng tiếng bi bô trẻ nhỏ trong căn
nhà của chị. Nhà thơ đã tìm đến trang văn cho trẻ em như để giãi bày, như
để tìm một sự chia sẻ ấm áp trong lành giữa cảnh đời còn nhiều nỗi khổ
đau.”, “Là một tác giả hóa thân vào nhân vật trẻ thơ, trang văn của chị
Nhàn có những góc chiếu, ánh nhìn đa dạng hơn là chỉ riêng một ánh mắt trẻ
thơ. Bước vào làng văn Việt Nam nổi tiếng với tác phẩm Xóm đê ngày ấy, chị
Nhàn dường như đã dành nhiều tình cảm sâu sắc và chân thành cho những
số phận bất hạnh, vất vưởng nghèo khó cùng cực mà lại tồn tại cận kề ngay
tại thủ đô Hà Nội văn minh sang trọng.”, “Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn
không chỉ là người có duyên thầm trong thơ, chị còn có duyên kể chuyện.
Câu chuyện chị kể được dẫn dắt tự nhiên, có lúc dồn nén, có lúc khiến người
đọc hồi hộp chờ đợi…”, “Truyện Bỏ trốn chính là một sự thành công của
nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn trong mảng đề tài ấy và là một đóng góp đáng
kể cho văn xuôi dành cho thiếu nhi Việt Nam.” [82].
Khi thực hiện đề tài này, chúng tôi muốn đi sâu hơn vào thế giới nghệ thuật
truyện thiếu nhi Phan Thị Thanh Nhàn, nhằm chỉ ra những giá trị sáng tạo độc đáo
và góp phần khẳng định những đóng góp của bà trong thể loại truyện thiếu nhi đối
với văn học Việt Nam.
Điểm qua những công trình, bài viết trên về nền văn học thiếu nhi Việt
Nam nói chung và về thành tựu nghệ thuật của một số tác giả dành trang viết của
mình cho lứa tuổi mới lớn nói riêng chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu về văn
học thiếu nhi Việt Nam là vấn đề đang được các nhà nghiên cứu, phê bình văn học
quan tâm tìm hiểu. Tuy nhiên để có một cái nhìn toàn diện về những đóng góp của
Phan Thị Thanh Nhàn lại chưa được quan tâm nhiều. Thế nhưng với những công
trình, bài viết, ý kiến kể trên đã giúp khơi gợi những ý tưởng, những vấn đề thú vị,
cung cấp nhiều gợi ý cũng như tài liệu bổ ích cho quá trình nghiên cứu thực hiện
luận văn của tôi.
9
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là truyện thiếu nhi đã xuất bản của tác giả
Phan Thị Thanh Nhàn. Gồm có những tác phẩm sau đây:
- Tuổi trăng rằm, Nxb Kim Đồng, (1983).
- Xóm đê ngày ấy, Nxb Kim Đồng, (1985).
- Đứa bé mất cha, Nxb Kim Đồng, (1999).
- Học trò lớp 9, Nxb Kim Đồng, (2008).
- Bỏ trốn, Nxb Kim Đồng, (2015).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Một số phương diện trong thế giới nghệ thuật truyện thiếu nhi của Phan Thị
Thanh Nhàn như: cảm hứng nghệ thuật và thế giới nhân vật, không - thời gian nghệ
thuật và một số phương thức thể hiện.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đáp ứng yêu cầu đặt ra của đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu chủ yếu sau:
4.1. Phương pháp thống kê, phân loại
Chúng tôi tiến hành thống kê phân loại truyện thiếu nhi trong sáng tác của Phan
Thị Thanh Nhàn trên nhiều phương diện, từ đó tìm hiểu thấu đáo hơn các đặc điểm của
nhân vật cũng như các thủ pháp nghệ thuật biểu hiện trong truyện thiếu nhi của Phan
Thị Thanh Nhàn. Sử dụng phương pháp này trong nghiên cứu những tác phẩm tiêu
biểu, chúng tôi có thể xác định được những đặc trưng và hiện tượng mang tính phổ
biến thường xuất hiện trong truyện của bà. Phương pháp này cũng sẽ giúp chúng tôi
minh họa và củng cố những luận điểm mang tính khái quát của luận văn.
4.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu
thế giới nghệ thuật trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn với những tác
phẩm của các tác giả cùng thời trong văn học Việt Nam để thấy được sự tương đồng và
khác biệt, từ đó nhận ra phong cách riêng độc đáo của tác giả. Đồng thời cũng tiếp tục
so sánh các sáng tác của chính tác giả để thấy được sự vận động của thế giới nghệ thuật
trong truyện ngắn dành thiếu nhi qua các chặng đường sáng tác.
10
4.3. Phương pháp cấu trúc, hệ thống
Khảo sát thế giới nghệ thuật truyện thiếu nhi Phan Thị Thanh Nhàn như một
chỉnh thể sáng tạo bao gồm tất cả các truyện trong mối quan hệ biện chứng giữa các
yếu tố nội dung và hình thức theo các bình diện nghiên cứu đã xác định. Khi sử
dụng phương pháp này, chúng tôi sẽ tìm ra đặc điểm nhất quán về nội dung và nghệ
thuật trong suốt chặng đường sáng tác của Phan Thị Thanh Nhàn ở thể loại truyện
dành cho thiếu nhi.
4.4. Phương pháp xã hội học
Khi sử dụng phương pháp này nghiên cứu về truyện thiếu nhi của Phan Thị
Thanh Nhàn để thấy được ảnh hưởng của các yếu tố nghề nghiệp, nơi sinh, môi
trường sinh sống, làm việc đến tác phẩm và quá trình sáng tác của tác giả.
5. Đóng góp của luận văn
Qua việc nghiên cứu, luận văn sẽ góp phần chỉ ra những thành công của tác
giả Phan Thị Thanh Nhàn trong hành trình miệt mài sáng tạo nghệ thuật, nhận ra
được phong cách riêng của Phan Thị Thanh Nhàn trong lĩnh vực sáng tác truyện
dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Từ đó, luận văn trong chừng mực nhất định sẽ góp phần
đánh giá một cách tương đối trọn vẹn, toàn diện những đóng góp của Phan Thị
Thanh Nhàn về lĩnh vực truyện thiếu nhi vào tiến trình phát triển của nền văn học
thiếu nhi Việt Nam từ năm 1975 đến nay. Góp phần khẳng định một phong cách
nghệ thuật độc đáo trong thể loại truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Phần nội dung
luận văn được chia làm 03 chương.
Chương 1. Cảm hứng nghệ thuật và thế giới nhân vật trong truyện thiếu nhi
của Phan Thị Thanh Nhàn.
Chương 2. Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện thiếu nhi của
Phan Thị Thanh Nhàn.
Chương 3. Một số phương thức thể hiện trong truyện thiếu nhi của Phan Thị
Thanh Nhàn.
11
B. PHẦN NỘI DUNG
Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì: “Thế giới nghệ thuật là một thế giới được tạo
ra trong nghệ thuật.” Nó hoàn toàn “khác với thế giới thực tại vật chất hay thế giới tâm lý
của con người mặc dù nó phản ánh thế giới ấy”. “Thế giới nghệ thuật nhấn mạnh rằng
sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng được tạo ra theo các nguyên tắc tư tưởng và
nghệ thuật. Mỗi thế giới nghệ thuật như một mô hình nghệ thuật trong việc phản ánh thế
giới, ứng với một cách quan niệm về thế giới, một cách cắt nghĩa về thế giới” [15.
tr.302]. Như vậy, khái niệm thế giới nghệ thuật được nhắc đến, được sử dụng khi tác giả
có nhu cầu diễn đạt ý niệm về cái chỉnh thể bên trong của sáng tác nghệ thuật. Ví dụ như
một tác phẩm, một loại hình tác phẩm, sáng tác của một tác giả, một trào lưu,…
Chúng ta có thể thấy rõ thế giới nghệ thuật trong một tác phẩm văn chương bao
gồm nhân vật, cốt truyện, các chi tiết được mô tả, không gian, thời gian nghệ thuật và các
phương thức thể hiện của chính tác phẩm đó. Nghiên cứu thế giới nghệ thuật của tác
phẩm giúp chúng ta hiểu được cách cảm nhận thế giới cũng như quan niệm, tư tưởng của
nhà văn. Mỗi nhà văn, mỗi thời đại văn học sẽ có cách tiếp cận hiện thực với những quan
điểm sáng tạo riêng để từ đó sáng tạo ra một thế giới nghệ thuật riêng. Tiếp nhận được
thế giới này là cơ sở để hiểu tư tưởng - nghệ thuật của tác phẩm, cảm nhận được những
gì nhà văn miêu tả, ký thác cũng như cái nhìn, quan niệm của nhà văn về con người,
cuộc sống. Như thế, khi tìm hiểu thế giới nghệ thuật của một tác phẩm văn học, chúng ta
sẽ thấy được những giá trị thẩm mỹ, giá trị nhân văn, giá trị giáo dục, giá trị nhận thức
của tác phẩm đó. Từ đó, chúng ta có thể: 1. Đánh giá được giá trị nghệ thuật của tác
phẩm văn học. 2. Có thể chỉ ra, nhận diện được phong cách nghệ thuật của tác giả để
phân biệt được những đặc trưng riêng về tư tưởng nghệ thuật của tác giả này với tác giả
khác. 3. Định vị vai trò đóng góp của tác giả đó trong dòng chảy chung của văn học.
Như vậy, khi nghiên cứu thế giới nghệ thuật trong truyện thiếu nhi của Phan Thị
Thanh Nhàn, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu cảm hứng sáng tác, thế giới nhân vật,
không - thời gian nghệ thuật và một số phương thức biểu hiện như: ngôn ngữ, giọng điệu,
phương thức trần thuật…Từ đó thấy được phong cách nghệ thuật truyện Phan Thị Thanh
Nhàn, cũng như những đóng góp của bà đối với thể loại văn học thiếu nhi Việt Nam.
Cách hiểu như đã lý giải trên đây về thế giới nghệ thuật sẽ là cơ sở để chúng
tôi áp dụng nghiên cứu thế giới nghệ thuật truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh
Nhàn trên ba bình diện với ba chương sau:
12
Chương 1
CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT VÀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG
TRUYỆN THIẾU NHI CỦA PHAN THỊ THANH NHÀN
1.1. Cảm hứng nghệ thuật trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn
“Cảm hứng” trong sáng tạo văn chương là những cảm xúc ban đầu trào
dâng, thúc đẩy trí tưởng tượng sáng tạo của nhà văn trong việc hình thành tác phẩm.
Hay nói cách khác, "cảm hứng" là xúc cảm tạo nên tác phẩm của nhà văn và nghệ
thuật sẽ là một phương tiện để nhà văn thể hiện cảm xúc từ nhận thức thực tại. Như
vậy, đối tượng được phản ảnh trong một tác phẩm văn học phải là những hình ảnh
đã được nhìn thấy bằng cả trái tim yêu cuộc đời đến tha thiết, mãnh liệt của người
nghệ sĩ. Nó là những cảm xúc, sự rung động của chủ thể sáng tạo trước cuộc đời.
Nó không thể là những hình ảnh được quan sát một cách thờ ơ, máy móc. Những
cảm xúc trước “những điều trông thấy” sẽ chi phối những suy nghĩ, tư tưởng của
chủ thể sáng tạo. Trong quá trình sáng tạo, tác giả sẽ “sống” với những cảm xúc của
mình trước hiện thực được đề cập. Những cung bậc tình cảm như vui, buồn, hờn,
giận, yêu thương, căm thù,… được thể hiện trong tác phẩm sẽ góp phần phản ánh tư
tưởng của tác giả. Đó là tâm hồn, là tình cảm của người nghệ sĩ trước cuộc đời được
gợi lên từ những điều anh ta nhìn thấy, được anh ta phản ánh lại trong tác phẩm tạo
thành nội dung cảm hứng của tác phẩm.
Trong cuốn Giáo trình dẫn luận thi pháp học, Trần Đình Sử cũng cho rằng:
“Cảm hứng nghệ thuật là một tình cảm mạnh mẽ, mang tư tưởng và là một ham
muốn tích cực đưa đến hành động, là niềm say mê khẳng định chân lý, lý tưởng,
phủ định sự giả dối và mọi hình tượng xấu xa tiêu cực, là thái độ ngợi ca đồng tình
với nhân vật chính diện, là phê phán tố cáo thế lực đen tối các hiện tượng tầm
thường”. [59, tr.43].
Như vậy, có thể nói cảm hứng nghệ thuật là một phương diện đặc thù của tác
phẩm văn học. Nó là trạng thái tình cảm xuyên suốt tác phẩm với một tư tưởng nhất
định, một sự đánh giá nhất định của chủ thể sáng tạo trước hiện thực được nói đến
trong tác phẩm, là một trạng thái tình cảm sâu sắc mãnh liệt thể hiện tư tưởng của
13
nhà văn trong sự chiếm lĩnh và khám phá bản chất cuộc sống. Cảm hứng nghệ thuật
bao gồm trong nó cả hai mặt chủ quan và khách quan, nó xuất phát từ nhu cầu nội
tại bên trong của người nghệ sĩ trước hiện thực khách quan. Cảm hứng nghệ thuật
thường thống nhất với đề tài và tư tưởng của tác phẩm. Như thế, khi tiếp cận truyện
thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn từ phương diện cảm hứng nghệ thuật, chúng ta
sẽ có điều kiện khám phá một cách khá toàn diện nội dung sáng tạo của nhà văn.
Truyện thiếu nhi Phan Thị Thanh Nhàn nhìn chung có những nguồn cảm
hứng chính sau:
1.1.1. Cảm hứng ca ngợi tuổi thần tiên
Trong cuộc đời một con người có lẽ tuổi thơ là chính là quãng thời gian đẹp
nhất, hồn nhiên vô tư nhất và cũng là thơ mộng nhất. Là lứa tuổi đang được bao bọc
yêu thương bởi ông bà, cha mẹ, anh em, thầy cô và cả bè bạn để dần khám phá thế
giới này, để dần lớn lên với những ước mơ diệu vợi, để hi vọng vào một tương lai
tươi sáng. Có lẽ vì thế mà mỗi nhà văn, khi cầm bút dành tặng cho lứa tuổi này
những trang viết của mình đều không thể không trải theo từng câu văn những tin
yêu dành cho lứa tuổi hoa mộng. Phan Thị Thanh Nhàn cũng không ngoại lệ.
Những câu chuyện dành cho lứa tuổi thiếu nhi luôn được bà kể lại với tất cả tin yêu,
sự đồng cảm và trân trọng.
Là một cây bút trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Phan Thị
Thanh Nhàn ghi dấu ấn của mình vào làng văn chương Việt Nam với những vần thơ
dành cho người lớn. Nhưng không dừng lại ở đó, ngòi bút của bà còn hướng đến lớp
bạn đọc khác, đó là lứa tuổi thiếu nhi. Với tất cả sự tin yêu dành cho trẻ thơ, Phan
Thị Thanh Nhàn đã dùng ngòi bút của mình vẽ lại bức tranh thế giới tuổi thơ một
cách sinh động và chân thật nhất. Viết những trang văn dành cho tuổi hoa mộng
cũng là một cách để Phan Thị Thanh Nhàn trải lòng về cảnh ngộ của chính mình
vậy. Có lẽ càng khao khát tiếng cười trẻ thơ nên bà lại càng yêu mến trẻ, càng muốn
dùng ngòi bút nhỏ bé của mình để dành tặng cho lứa tuổi ấy tất cả những tin yêu
bằng tất cả khả năng văn chương mà mình có được. “Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn
viết văn làm thơ cho thiếu nhi lại bởi sự không may của số phận cô đơn thiếu vắng
tiếng bi bô trẻ nhỏ trong căn nhà của chị. Nhà thơ đã tìm đến trang văn cho trẻ em
14
như để giãi bày, như để tìm một sự chia sẻ ấm áp trong lành giữa cảnh đời còn
nhiều nỗi khổ đau.” [82].
Thế giới tuổi thơ trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn thường là
tuổi thơ của những mảnh đời dù còn nhiều khó khăn, sống trong những bất hạnh,
thiếu thốn về vật chất hoặc tinh thần, hoặc cả hai nhưng vẫn được nhìn dưới ánh
mắt chan chứa yêu thương. Từ những câu chuyện về những đứa trẻ ở xóm đê đến
những đứa bé ở ven thành phố, từ những đứa trẻ mồ côi nghèo khó đến những đứa
bé sống trong cảnh bên cha thì không có mẹ, bên mẹ lại vắng cha bởi sự tan vỡ
hạnh phúc gia đình, mỗi nhân vật là mỗi cảnh đời. Những câu chuyện đều xoay
quanh chuyện sinh hoạt hàng ngày, vui chơi, học tập, thậm chí cả trong cuộc mưu
sinh giúp cha mẹ của các em, tất cả được soi chiếu từ nhiều góc nhìn về mọi mặt
cuộc sống của lứa tuổi thần tiên thơ mộng đáng yêu.
Đầu tiên là trong Tuổi trăng rằm, thế giới của cô bé Việt Nga được bao bọc
quá kĩ càng nhưng nhờ có những người bạn đáng yêu, hóm hỉnh mà thế giới của cô
bé được mở rộng dần ra theo bước chân cô hòa nhập cùng với các bạn trong học tập
và lao động.
Việt Nga, cô bé dù đã học lớp 7 nhưng vẫn được người mẹ yêu con một cách
mù quáng bảo bọc chăm chút quá mức. Dù cô bé muốn dậy sớm, đã hẹn giờ cho
đồng hồ báo thức nhưng người mẹ vẫn tìm cách để cô con gái yêu được ngủ thêm,
không muốn con ra ngoài lao động cùng lớp vì sợ con lạnh. Bà pha sữa, kề tận
miệng ép con uống cho bằng được mới thôi. Quần áo của Nga có đủ màu và luôn
được là thẳng nếp. Tóc Nga cắt ngắn kín đáo uốn hai lớp sóng, mấy sợi trước trán
cũng được sấy qua. Vì sự chăm chút quá mức từ mẹ, Nga được anh Chiến - người
anh cùng cha khác mẹ của cô bé gọi là “cô Hằng Nga ngủ trong nhung lụa” và bác
Thường phán “Công chúa mà lại”. Nhưng trái với Nga, Nụ bao giờ cũng mặc quần
láng đen và áo nâu, đi dép cao su, mùa đông thêm chiếc áo bông sờn của người lớn
đã chữa lại nhưng vẫn rộng. Đôi bạn dần xích lại gần nhau từ việc ganh đua nhau,
giúp đỡ nhau rồi cảm thông, sẻ chia cùng nhau, giúp nhau cùng tiến bộ. Thế giới
tuổi học trò của các em mở ra là những trò nghịch ngợm chỉ có thể là của lứa tuổi
nhất quỷ nhì ma: Là ai đó dùng mực xanh viết lên bàn học chỗ Nga bốn chữ “Giám
15
đốc sở điệu”, rồi tiếp đó là những tiếng cười reo thích thú cùng với bao câu đùa nữa.
Là trò nghịch ngợm của Tài khi Nga với Nụ theo sự phân công của cô giáo chủ
nhiệm đến giúp cậu ta học bài. Là sự thi đua gữa các tổ khi đang thu hoạch ngô
cũng như những câu đùa tếu táo rất học trò của các bạn nhỏ:
Mỗi lần bẻ ngô đến ngang tầm với tổ của Nụ, Tài vỗ tay và cả năm
đứa tổ của nó hét váng lên:
Nụ tầm Xuân nở ra xanh lét,
Em bét rồi có chết hay không!
Thằng Thọ còn nghĩ ra một câu có đủ cả tên sáu đứa tổ Nụ để dài
mồm ra nói trêu:
- Các cậu ơi, mùa Xuân đi bẻ Nụ hoa Nhài về làm Nhân bánh xong
lại Thoa một tí mỡ vào ăn ngon ê cả Lợi nhá.
Bọn cái Nụ ức lắm, xúm nhau lại bàn bạc một lúc, rồi thằng Nhân
to mồm nhất cũng chõ sang bên Tài làm một hơi:
- Chúng tớ đã Tính rồi, mai đứa nào có Tài chịu khó ăn bậy một Tý
thì Thọ phải biết nhá!
Chỉ có thằng Đường là khổ nhất. Cuối buổi làm, khi tất cả ngô đã
được bẻ hết và chuyển về kho, đi trên mặt đê đầy phân trâu bò và những
đống rác, chốc chốc lại có đứa kêu ré lên:
- Mặt Đường bẩn quá Đường ơi! [42, tr.69-70].
Là sự hăng hái thi đua giữa các tổ, là mong muốn tổ mình về đích sớm hơn tổ
bạn nên một kế hoạch táo bạo được đề xuất và cũng được cả tổ nhất trí. Đêm xuống
cả tổ của Tài cùng ra thu hoạch bắp. Cả nhóm say sưa làm việc dưới ánh trăng
thượng tuần với sự khoái chí khi tưởng tượng vẻ mặt ngơ ngác của đám con gái vào
sáng mai. Kết quả là ngơ ngác thật mà ngơ ngác nhất chính là Tài và những thành
viên của tổ mình bởi đêm qua làm nhầm sang phần của tổ bạn mất rồi.
Thứ hai là trong Học trò lớp 9, đến với cuốn sách này chúng tôi tin rằng,
không chỉ lứa tuổi học sinh yêu mến bởi tìm thấy mình trong đó mà ngay cả những
người lớn cũng sẽ giật mình vì thấy lại ngày xưa của mình trong đấy. Đó là tình bạn
với những trò nghịch rất học trò cùng với những rung động đầu đời của tuổi mới
16
lớn. Tất cả, được nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn kể lại bằng một thứ ngôn ngữ rất
đỗi giản dị và hóm hỉnh. Tác giả như hóa thân vào thế giới hoa mộng để nhìn nhận,
để cảm, để thấu hiểu, để thủ thỉ, để tâm tình và sẻ chia về những khó khăn, những
rung động và cả những ước mơ của tuổi nhỏ.
Người đọc sẽ chẳng thể quên Thu “cà kheo” còn được gọi cái tên khác nữa là
Thu “hoa hậu”, là con nhà giàu, nhưng lại cô đơn vì mẹ bỏ Thu đi theo người đàn ông
khác. Thu xinh đẹp, cá tính, thích làm đẹp, thông minh và bồng bột. Nghĩa “đen” hiền
dịu, ít nói nhất, giản dị nhất và cũng học giỏi nhất lớp, Nghĩa chịu khó, thương em và
hiếu thảo với cha mẹ. Vương “bốn mắt” hóm hỉnh, tự lập, học giỏi văn và có năng
khiếu làm thám tử. Loan “tròn” nhanh nhẹn hoạt bát, có máu lãnh đạo, có tư chất của
một vị thủ lĩnh, khéo léo lãnh đạo thần dân lớp 9/3 đoàn kết, học giỏi. Bốn người bạn
với bốn tính cách khác nhau thế lại gặp nhau và trở nên thân thiết, qua từng biến cố,
các em dần xích lại gần nhau và thấu hiểu nhau hơn. Tác giả Phan Thị Thanh Nhàn
đã khéo léo vẽ lại thế giới tuổi thần tiên của các em bằng nhiều bức tranh ngôn từ mà
mỗi một bức tranh là một mẩu chuyện xoay quanh những sinh hoạt của các em trong
năm học cuối cấp. Người đọc không thể không xúc động trước những tâm sự, những
nếp nghĩ chín dần với bao dự định về tương lại của các bạn trẻ. Những suy nghĩ của
các em thật đáng yêu, đáng trân trọng biết nhường nào. Vương ước mơ sẽ trở thành
nhà văn như ông ngoại để không phụ sự kì vọng của ông đối với mình. Thu ước mơ
trở thành ca sĩ với niềm tin “Diva ca hát với hoa hậu thì chưa nhưng tao tin tao có thể
là ca sĩ loại…sao mờ, hoặc ít nhất cũng được chọn làm người mẫu thời trang như
Minh Hạnh, Minh Hằng chẳng hạn. Dễ ợt mà”. [45, tr.19]. Loan lớp trưởng ước mơ
làm giám đốc. Cô bé hào hứng vẽ lên hình ảnh mơ ước của bản thân mình trong
tương lai bằng ngôn ngữ cho các bạn nghe:
Còn tao, nói thật nhé, mỗi lần đến khách sạn mà mẹ tao làm giám
đốc, tao mơ một ngày nào đó, tao cũng có một phòng riêng với cái bàn to
đặt tới ba chiếc điện thoại, máy tính nối mạng suốt đêm ngày (chứ không
hạn chế như tao bây giờ), rồi đến cửa là có người đỡ áo khoác, ngồi vào
bàn là có người mang cà phê nóng hổi đến, ho một cái là bao nhiêu người
xúm lại hỏi “thưa cô có cần con chạy đi mua thuốc không ạ”, “Có cần
hoãn cuộc họp không ạ”. Ôi, oai vô cùng tận! [45, tr.19].
17
Riêng với Nghĩa, cô học trò giản dị cũng có ước mơ giản dị như tính cách
vốn có của mình, chỉ mong sao mẹ cha đỡ vất vả, và em trai được khỏe mạnh. Nghe
ước mơ của bạn Vương thở dài “Ước mơ của Nghĩa mới thực là ước mơ đẹp nhất
đấy!” [45, tr.21]. Thế mới biết, các em không hoàn toàn chỉ là những đứa trẻ, vô lo
vô nghĩ trong những lúc vô tư, nghịch ngợm. Cùng suy nghĩ về “bức tranh” Tâm sự
vụn, chúng ta - những người đọc mới nhận ra các em đang lớn, những suy nghĩ của
các em không chỉ hồn nhiên, đáng yêu mà còn rất sâu sắc.
Nhưng đáng yêu nhất, thú vị nhất và cũng dễ chạm vào trái tim của bạn đọc
nhất có lẽ là câu chuyện về bức thư tình của Cương viết cho Hoài bị cô giáo phát
hiện. Đấy chính là bằng chứng của những rung động đầu đời mà gần như ai đi qua
lứa tuổi học trò cũng một lần mắc phải:
“Ấy ơi,
Ấy có biết là tớ thích nhìn ấy, cả lúc vui lẫn lúc giận, lúc buồn như
thế nào không. Ấy thật là xinh đẹp vô cùng, có thể nói là xinh nhất lớp, nhất
trường. Tớ vẫn bị gọi là còm, nhưng vì ấy, tớ sẽ rèn luyện để cao thêm, để
béo ra.” [45, tr.39].
Bức thư ngắn chỉ vài dòng nhưng chứa đựng những suy nghĩ rất thật của
người viết. Đó là những rung động đầu đời đối với người bạn khác giới, nó có thể
chỉ là thích, chứ chưa hẳn là yêu, nó là thứ tình cảm vụng dại nhưng trong sáng của
tuổi hoa mộng. Khi viết những trang văn như thế dành cho lứa tuổi thần tiên, tác giả
tỏ ra là một người biết đường đến với thế giới riêng của các em. Có lẽ vì thế mà bên
cạnh những nhân vật nhỏ tuổi, Phan Thị Thanh Nhàn cũng xây dựng những nhân
vật người lớn thấu hiểu các em, rất tâm lý, khéo léo trong cách giáo dục các em nên
người như cô giáo Hà, cô giáo Ngân vậy.
Thứ ba là trong tác phẩm Đứa bé mất cha, người đọc một lần nữa lại bắt gặp
sự hiếu động, tinh nghịch của tuổi nhỏ, Hiên cùng các bạn rong chơi và trộm mía,
ngô, dưa chuột với cà chua - một trò gần như không thể thiếu của những đứa trẻ
nông thôn. Chứng kiến những chuyện vui, buồn trong gia đình mình, Hiên đều tìm
đến bạn bè. Không phải ai khác mà chính là những người bạn đã góp phần giúp em
vượt qua những cú sốc trước cuộc đời. Nhóm bạn của Hiên mỗi đứa một cảnh
18
nhưng luôn biết cách chia sẻ, giãi bày cùng nhau để cùng thấu hiểu nhau và nhắc
nhở, bảo vệ nhau trước những cạm bẫy của cuộc đời.
Thứ tư, khi đọc Bỏ trốn, bạn đọc sẽ cảm thấy vô cùng thú vị khi bắt gặp cô
bé Thi lúc bị bà bác dâu cay nghiệt đuổi ra khỏi nhà đã được những người bạn
nghèo bảo vệ, cưu mang. Dù gấp sách lại rồi nhưng chắc chắn câu chuyện chạy trốn
của cô bé vẫn cứ làm ray rứt người đọc. Rằng tuổi thơ luôn ước mơ được sống trong
một mái ấm gia đình, được yêu thương và che chở.
Thứ năm, đến với Xóm đê ngày ấy, bạn đọc chắc chắn lại một lần nữa cảm
nhận được sự ưu ái của tác giả dành cho lứa tuổi học trò, cũng như cảm nhận được
tình bạn trong sáng giữa các em bé xóm nghèo. Có thể nói cảm hứng ngợi ca tình
bạn của lứa tuổi học trò là sợi chỉ xuyên suốt những trang viết của Phan Thị Thanh
Nhàn dành cho thiếu nhi. Qua những trang viết của bà, người đọc bắt gặp những
câu chuyện cảm động về tình bạn. Những nhân vật trong truyện thiếu nhi của Phan
Thị Thanh Nhàn không hề đơn độc mà luôn đồng hành cùng bạn bè. Các em luôn
bên nhau, cùng tham gia những trò nghịch ngợm, cùng buồn cùng vui, cùng mơ ước
để cùng trưởng thành. Để có những trang viết thấm đẫm tính nhân văn như vậy,
chắc chắn hơn ai hết, Phan Thị Thanh Nhàn hiểu rõ nếu thiếu đi tình bạn trong sáng,
vô tư thì tuổi hoa mộng sẽ không còn đáng quý và đáng nhớ nữa.
Đọc những trang văn dành cho thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn vì thế mà
trẻ thơ như thấy chính mình, và người lớn thì như lại được sống trong kí ức của một
thời đã qua. Câu chuyện xoay quanh việc học tập, sinh hoạt thường ngày nhưng làm
toát lên được vẻ đẹp hồn nhiên, nhí nhảnh của tuổi thơ các em. Đó là tuổi của những
trò nghịch ngợm, khám phá bản thân và thế giới cũng như là tuổi của những khát
vọng, ước mơ về một ngày mai tươi sáng. Khi xây dựng hệ thống nhân vật như thế,
có lẽ Phan Thị Thanh Nhàn luôn mong muốn hướng người đọc đến với thế giới tươi
đẹp nhất của tuổi thần tiên.
1.1.2. Cảm hứng giáo dục, hướng thiện
Sinh thời, Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến đối tượng thưởng thức từ đó
quyết định hình thức và nội dung của tác phẩm văn học. Trước khi viết, Người luôn
đặt ra và tự trả lời các câu hỏi: Viết cho ai? (đối tượng thưởng thức), Viết cái gì?
19
(nội dung), Viết để làm gì? (mục đích viết), Viết như thế nào? (cách viết). Có lẽ
trước khi cầm bút, mỗi nhà văn, nhà thơ chân chính đều ý thức về trách nhiệm của
mình như vậy, đều phải có trách nhiệm với bạn đọc. Đặc biệt, với bạn đọc nhỏ tuổi
thì nhiệm vụ của người cầm bút lại càng nặng nề hơn. Người viết không chỉ phải
viết sao cho phù hợp với lứa tuổi các em, làm sao cho các em yêu thích những gì
mình viết mà còn phải biết dùng trang văn của mình hướng các em đến với chân
trời của cái đẹp và cái thiện.
Nhiều nhà văn khi viết cho trẻ nhỏ thường lồng vào đó những bài học đạo
đức, giáo huấn tuổi nhỏ một cách gượng gạo, lộ liễu. Phan Thị Thanh Nhàn không
thế, bà đã khéo léo “sống” cùng với lứa tuổi của các em, cùng suy tư, vui buồn,
cùng nghịch ngợm, cùng khám phá, trải nghiệm và đối mặt với cả những cạm bẫy
của cuộc đời để rồi cùng các em ngộ ra những giá trị nhân văn của cuộc đời. Vì thế
mà người đọc, đặc biệt là các bạn nhỏ tuổi không có cảm giác mình bị “dạy dỗ” mà
theo từng trang văn, các bạn tự cảm nhận dần những giá trị chân thiện mĩ để hoàn
thiện mình hơn.
Đọc truyện của Phan Thị Thanh Nhàn người đọc dễ rưng rưng nước mắt bởi
những trang viết làm lay động lòng người. Những câu chuyện mà chúng ta thấy tác
giả như hóa thân vào nhân vật trẻ thơ, để trang văn của bà có những góc chiếu, ánh
nhìn đa dạng. Khi viết cho thiếu nhi, những trang viết của Phan Thị Thanh Nhàn
luôn hướng đến sự trong sáng, hồn nhiên và thánh thiện. Ở đó là những suy tư,
những trải nghiệm của nhân vật qua những hành động, những tình huống, những
mối quan hệ, mà kết thúc truyện bao giờ cũng để lại những dư âm về những tâm tư,
khát vọng mà tác giả muốn trao gửi đến độc giả. Đó là những thông điệp về tình
thương, sự sẻ chia, lòng hiếu thảo, sự nhẫn nại và cả lòng dũng cảm… mà Phan Thị
Thanh Nhàn đã nhắn nhủ đến lứa tuổi thiếu nhi cũng như tất cả bạn đọc mọi lứa tuổi
một cách chân tình nhất bằng những câu chuyện của bà.
Trong Học trò lớp 9 là người chị thương đứa em tật nguyền, là những người
bạn luôn giúp đỡ nhau, là mẹ Nghĩa dù nghèo nhưng lại là một tấm gương về lòng
tự trọng cho Nghĩa và các bạn của mình. Ước mơ của những người bạn cũng chính
là những “gợi ý” để lứa tuổi thần tiên liên hệ đến bản thân mình về một ngày mai và
20
chắc chắn trong suy nghĩ của các em cũng sẽ hướng đến một tương lai tươi sáng và
hữu ích của bản thân. Với Xóm đê ngày ấy ta lại gặp Gái - một cô bé thương người
và giàu lòng tự trọng hay những đứa trẻ trong Bỏ trốn giàu tình thương và giàu lòng
nghĩa hiệp. Đặc biệt là Nga “công chúa” trong Tuổi trăng rằm, hành trình thoát khỏi
vỏ bọc “công chúa” cũng chính là một thông điệp mà nhà văn kín đáo gửi gắm đến
lứa tuổi thần tiên về những điều làm nên giá trị đích thực trong cuộc sống.
Tác giả Phan Thị Thanh Nhàn khéo léo lồng ghép những vấn đề xã hội vào
trang viết của mình, tạo nên bối cảnh, tình huống cho nhân vật sống và trải nghiệm
trong đó như những đợt thực tập để cho các em dần biết cách đối mặt với cuộc sống
vốn không dễ dàng này khi các em bước vào đời. Đó là câu chuyện của Tài bị chú
bảy lừa tham gia vào con đường phi pháp rồi bị công an bắt (Tuổi trăng rằm). Thu
vì hiếu kì, sốc nổi tin vào những lời tán gẫu của người lạ trên mạng xã hội mà suýt
gặp chuyện nếu các bạn và bố không đến kịp (Học trò lớp 9) và Hiên bị lôi kéo vào
con đường ma túy đến bị bắt giam (Đứa bé mất cha). Tất cả, đó không chỉ là những
bài học dành riêng cho lứa tuổi hoa mộng mà còn là những vấn đề mà những người
lớn, những bậc làm ông bà, cha mẹ cũng cần chú ý để soi lại mình trong ứng xử,
quan tâm đến con em mình nhiều hơn.
1.1.3. Cảm hứng tin yêu những mảnh đời tuổi thơ bất hạnh
Hầu như những nhân vật trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn
đều có cảnh đời bất hạnh, thiếu thốn nhuốm vẻ lầm than như nơi xóm đê, nơi ngoại
ô, khu nghĩa địa… Tác giả dường như đã dành nhiều tình cảm sâu sắc và chân thành
cho những số phận bất hạnh, vất vưởng nghèo khó cùng cực. Ngòi bút của Phan Thị
Thanh Nhàn không ngần ngại miêu tả chân thực những cảnh đời bất hạnh, những số
phận bèo bọt trong xã hội, những kế sinh nhai đến khó tin. Truyện Bỏ trốn chính là
một tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn trong mảng đề tài ấy
và là một đóng góp đáng kể cho văn xuôi dành cho thiếu nhi Việt Nam. Cô bé Thi
mồ côi mẹ, em còn cha nhưng người cha cũng không thể cưu mang em. Bé sống
nhờ nhà người bác trong khi bác dâu lại vô cùng khắc nghiệt với đứa cháu khốn khổ
của chồng. Hay trong Tuổi trăng rằm, Nụ mất mẹ và em trong chiến tranh, còn Côi
trong Xóm đê ngày ấy không biết cha mẹ ruột là ai, em lớn lên nhờ sự nuôi nấng của
21
ông bà đồng Toàn. Hiên trong Đứa bé mất cha dù còn cả cha lẫn mẹ nhưng cha chối
bỏ em và mẹ thì đi bước tiếp. Người đọc dễ dàng nhận ra một trái tim giàu lòng trắc
ẩn của tác giả đối với những mảnh đời bất hạnh cũng như những tin yêu dành cho
những mảnh đời ấy qua từng trang viết.
1.2. Thế giới nhân vật trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn
Cảm hứng nghệ thuật là khái niệm chỉ trạng thái tình cảm của tác giả xuyên
suốt tác phẩm mà anh ta tạo ra. Nó gắn liền với tư tưởng và ý thức của nhà văn
trước những vấn đề của xã hội được nói đến trong tác phẩm, thể hiện sự giá của nhà
văn đối với những vấn đề đó. Nó được hình thành trên cơ sở lý tưởng thẩm mĩ và lý
tưởng xã hội của nhà văn. Trạng thái tình cảm ấy xuyên suốt tác phẩm và duy trì
cho tác phẩm một không khí cảm xúc nhất định, góp phần tác động đến cảm xúc
của những người tiếp nhận. Trong một tác phẩm, nhân vật chính là yếu tố biểu hiện
rõ nhất và trọn vẹn nhất cảm hứng nghệ thuật của nhà văn.
Các tác giả của Từ điển thuật ngữ văn học cũng cho rằng nhân vật văn học
“là con người được miêu tả trong tác phẩm văn học” [15, tr.235]. Như vậy, nhân vật
văn học là sản phẩm của tư duy nghệ thuật của nhà văn trong sáng tạo nghệ thuật.
Nó là sản phẩm của tư duy nghệ thuật, sự sáng tạo của nhà văn nhằm thể hiện một
tư tưởng cụ thể.
Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng
phương tiện văn học. Những con người này có thể được miêu tả kỹ hay sơ lược,
sinh động hay không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng
lúc, giữ vai trò quan trọng nhiều, ít hoặc không ảnh hưởng nhiều lắm đối với tác
phẩm. Chúng ta dễ dàng nhận thấy trong một tác phẩm, nhân vật văn học có lúc
được tác giả miêu tả một cách tỉ mỉ, chi tiết về tính cách, hành động, ngoại hình, lai
lịch trong tác phẩm tự sự. Nhưng cũng có lúc chúng ta bắt gặp hình ảnh những nhân
vật được vẽ lên bởi những nét vẽ mơ hồ mà người đọc chỉ có thể cảm nhận được sự
tồn tại của nhân vật đó qua những xúc cảm, tâm trạng của nhân vật trong những tác
phẩm trữ tình. Nhưng tất cả, dù được miêu tả chi tiết hay sơ lược thì những hình
tượng nhân vật được xây dựng nên trong tác phẩm đều nhằm mục đích chuyển tải
những ý đồ sáng tạo của người nghệ sĩ. Tuy nhiên “nhân vật văn học là một đơn vị
22
nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật ngoài đời
sống.” [15, tr.235].
Văn học được xem như là một tấm gương phản ánh hiện thực cuộc sống với
đối tượng trung tâm là con người được nhìn qua lăng kính chủ quan của người nghệ
sĩ. Vì thế, nhân vật trong tác phẩm văn học chính là sản phẩm của sự sáng tạo, là
những hình tượng được tạo nên để chứa đựng, để chuyển tải những tư tưởng, những
thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến bạn đọc. Nó hoàn toàn không phải là bản
sao giống hệt với những con người trong cuộc sống. Nhân vật trong tác phẩm văn
học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng phương tiện văn học.
Những con người này có thể được miêu tả kỹ hay sơ lược, sinh động hay không rõ
nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc, giữ vai trò quan trọng
nhiều, ít hoặc không ảnh hưởng nhiều lắm đối với tác phẩm.
Có thể thấy một trong những yếu tố quan trọng nhất để tạo nên một tác phẩm
văn học đó chính là hình tượng nhân vật. Khi sáng tác một tác phẩm, người nghệ sĩ
luôn ý thức được rằng nhân vật chính là phương tiện để anh ta chuyển tải những
quan điểm, những tư tưởng, những thông điệp của mình đến với bạn đọc. Như vậy,
khi nghiên cứu một tác phẩm, nhân vật sẽ là yếu tố đầu tiên để chúng ta căn cứ vào
đó để nắm bắt tư tưởng nghệ thuật của nhà văn cũng như điều người nghệ sĩ muốn
gửi gắm đến độc giả. Từ đó chúng ta có thể dễ dàng tiếp cận ý nghĩa về nội dung và
nghệ thuật của tác phẩm văn học.
Như vậy thế giới nhân vật trong một tác phẩm có thể là một hoặc bao gồm
nhiều nhân vật được xây dựng và tổ chức để tạo thành một chỉnh thể nghệ thuật.
Nếu một tác phẩm có nhiều nhân vật thì những nhân vật ấy cũng được nhà văn tổ
chức, sắp xếp chúng trở thành một hệ thống dựa trên những mối liên quan đến nhau
và mỗi nhân vật là một yếu tố của chỉnh thể. Mỗi một nhà văn sẽ có cách xây dựng
và tổ chức sắp xếp hệ thống nhân vật của mình để phục vụ cho ý đồ sáng tạo của
mình. Và ngay cả cùng một tác giả nhưng trong những tác phẩm khác nhau thì cách
xây dựng và tổ chức sắp xếp hệ thống các nhân vật trong từng tác phẩm cũng không
hoàn toàn giống nhau.
23
Giữa cảm hứng nghệ thuật và thế giới nhân vật trong sáng tác của
nhà văn thường có mối quan hệ gắn kết mang tính hô ứng, tương giao. Cảm
hứng nào thì nhân vật ấy và ngược lại. Mỗi nhân vật luôn gắn với một cảm
hứng và một phương diện nào đó của cảm hứng nghệ thuật. Tìm hiểu sự thể
hiện con người trong văn học thông qua thế giới nhân vật là tìm hiểu một
phương diện cơ bản trong thế giới nghệ thuật của nhà văn, góp phần quan
trọng vào việc xác định phong cách nghệ thuật của nhà văn. [34, tr.23].
Trong truyện thiếu nhi Phan Thị Thanh Nhàn, là thế giới nhân vật trẻ em
đáng yêu với những phẩm chất tốt đẹp.
1.2.1. Thế giới nhân vật trẻ em
Lựa chọn đề tài viết cho thiếu nhi, Phan Thị Thanh Nhàn đã ghi dấu ấn trong
lòng độc giả bởi những câu chuyện giản dị mà lôi cuốn người đọc qua từng biến động
của cuộc đời nhân vật trên từng trang sách. Với năm tác phẩm dành cho thiếu nhi là
năm câu chuyện khác nhau nhưng chúng ta cũng không khó để nhận ra hành trình sáng
tạo của nhà văn trong mỗi tác phẩm chính là hành trình trở về với cội nguồn văn hóa,
văn học dân gian. Hình ảnh những em bé mồ côi chịu thương chịu khó, chăm ngoan và
hiếu thuận, những em bé thông minh dũng cảm,…trong những câu chuyện cổ tích,
truyện cười mãi là hình ảnh đẹp với bất kì ai và nó thực sự là nguồn cảm hứng, là sự
ám ảnh không nguôi đối với những người cầm bút. Viết cho thiếu nhi, Phan Thị Thanh
Nhàn cũng xây dựng cho tác phẩm của mình một hệ thống nhân vật trẻ em mang dáng
dấp những số phận và tính cách của những nhân vật trẻ em trong cổ tích.
1.2.1.1. Nhân vật trẻ em mồ côi, chịu thương chịu khó
Đọc truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn, chúng ta không khỏi xúc
động trước những nhân vật là em bé mồ côi nhưng lại rất kiên cường trước hoàn
cảnh. Đó là cô bé Thi trong Bỏ Trốn, là nạn nhân của cuộc hôn nhân đổ vỡ, rồi mẹ
em mất, em sống trong nhà của bác ruột nhưng lại phải chịu cảnh ghẻ lạnh đến khắc
nghiệt của bác dâu. Thế nhưng cô bé ấy vẫn luôn chăm chỉ, cố giấu nỗi buồn và
luôn hiếu thuận với bà. Đó là Côi, mười hai tuổi rồi nhưng chưa bao giờ có bạn. Nó
không phải là con đẻ của bà đồng Toàn. Trong dịp hội, một người nào đó đã bỏ nó
còn đỏ hỏn trước cửa đền rồi đi mất. Ông bà đồng không có con nhặt nó về nuôi. Bố
24
say triền miên và mẹ thì mải mê với khăn chầu áo ngự, cô bé cô đơn, lạc lõng giữa
ngôi nhà cha mẹ nuôi vậy mà Côi vẫn luôn chăm chỉ, vâng lời. Là Nụ trong Tuổi
trăng rằm mất mẹ từ tuổi lên mười là cô bé hiếu thảo, chăm chỉ và kiên cường. Là
Thu, Vương, Hiên, Hoa, Thái, Luân,…dù còn cha mẹ nhưng cũng chẳng khác gì mồ
côi bởi sự tan vỡ của gia đình, được ở với cha thì không thấy mẹ, được ở với mẹ thì
không thấy cha. Điểm chung của các em là luôn khao khát một mái ấm gia đình,
được che chở và yêu thương. Đó là những em bé luôn chăm ngoan học giỏi, và dù
cuộc đời với những biến cố đã xô đẩy các em vấp ngã thì cuối cùng những cô bé,
cậu bé ấy vẫn luôn vươn lên, luôn hướng về những giá trị nhân văn để tự hoàn thiện
tâm hồn mình. Những câu chuyện về những nhân vật như thế khiến ta liên tưởng
đến những cô bé, cậu bé nghèo mồ côi trong những câu chuyện cổ tích. Nó càng
giống cổ tích hơn khi những câu chuyện của Phan Thị Thanh Nhàn thường có cái
kết có hậu. Nhân vật dù có gặp nhiều bất hạnh, gặp nhiều khó khăn thậm chí có lúc
sa ngã trước những cạm bẫy của cuộc đời, dù có cay nghiệt hay tàn nhẫn thì sau một
loạt những biến cố nhân vật ấy vẫn luôn thức tỉnh và hướng thiện, trở về với bản
chất tốt đẹp vốn có, vốn được mơ ước, gìn giữ và lưu truyền. Nó như là một đường
dẫn hướng cho những bạn đọc nhỏ tuổi khi đọc tác phẩm cũng là đang trên hành
trình tự soi mình, tự hoàn thiện bản thân cùng với nhân vật. Phan Thị Thanh Nhàn
đã hóa thân vào nhân vật để bằng đôi mắt trẻ thơ nhìn nhận cuộc sống với tất cả sắc
màu hiện thực của nó để cùng các em khám phá, nhận chân những giá trị tốt đẹp
của con người, của cuộc đời giúp các em làm giàu tâm hồn mình. Có lẽ vì thế mà
trang văn của bà luôn cuốn hút người đọc nhiều thế hệ, nhất là lứa tuổi thiếu nhi.
1.2.1.2. Nhân vật trẻ em thông minh, dũng cảm, nghĩa khí
Những câu chuyện của Phan Thị Thanh Nhàn còn tạo nên sự thú vị cho bạn
đọc bởi những tình tiết vui nhộn xoay quanh sự nghịch ngợm, lém lỉnh của các em -
những cô cậu bé thông minh như trong cổ tích, trong truyện cười dân gian. Bạn đọc
sẽ không thể không mỉm cười thích thú trước cách chơi chữ trêu nhau của nhóm bạn
của Tài và Nụ trong Tuổi trăng rằm:
Mỗi lần bẻ ngô đến ngang tầm với tổ củ Nụ, Tài vỗ tay và cả năm
đứa của tổ nó hét váng lên:
25
Nụ tầm Xuân nở ra xanh lét,
Em bét rồi có chết hay không!
Thằng Thọ còn nghĩ ra một câu có đủ cả tên sáu đứa tổ Nụ để dài
mồm ra nói trêu:
- Các cậu ơi mùa Xuân đi bẻ Nụ hoa Nhài về làm Nhân bánh xong
lại Thoa một tí mỡ vào, ăn ngon ê cả Lợi nhá.
Bọn cái Nụ ức lắm, xúm nhau lại bàn bạc một lúc rồi thằng nhân to
mồm nhất cũng chõ sang bên Tài làm một hơi:
- Chúng tớ đã Tính rồi, Mai đứa nào có Tài, chịu khó ăn bậy một
Tý thì Thọ phải biết nhá!
Chỉ có thằng Đường là khổ nhất. Cuối buổi làm, khi tất cả ngô đã
được bẻ hết chuyển về kho, đi trên mặt đê đầy phân trâu bò và những đống
rác, chốc chốc lại có đứa kêu ré lên:
- Mặt Đường bẩn quá Đường ơi! [42, tr.69-70].
Đó còn là sự thông minh dũng cảm của Gái trong Xóm đê ngày ấy khi một mình
mưu trí vật lộn với vợ chồng kẻ gian để lấy lại tài sản cho mẹ bạn. Là câu chuyện có
chất phiêu lưu của nhóm bạn Nghĩa, Vương, Loan với hành trình tìm cách bảo vệ và
giải cứu bạn mình trong Học trò lớp 9, qua đó cũng bộc lộ sự thông minh gan dạ của
các em khi đối mặt với kẻ xấu. Khi viết về đề tài thiếu nhi, khắc họa những nhân vật
với những số phận, những biến cố, trắc trở, và cái kết của từng tác phẩm ngoài sự ảnh
hưởng từ nền văn hóa, văn học dân gian phải chăng còn do những gì mà cuộc đời của
tác giả đã từng nếm trải. Tác giả Phan Thị Thanh Nhàn từng tâm sự:
Thuở bé, tôi sống với bố mẹ ở xóm đê Yên Phụ. Đó là một xóm
nghèo với những đứa trẻ nghịch ngợm, thông minh và lam lũ. Sau này
chồng tôi cũng ở xóm nhỏ La Thành với con đê lầy lội và một mái nhà
tranh. Sau khi chồng mất, tôi nhiều lần xuống nghĩa trang Văn Điển thăm
mộ anh và đã bắt gặp các em bé tảo tần kiếm sống nơi đây…Bởi vậy từ bé
tôi đã rất quen với cảnh trẻ em lam lũ kiếm sống cùng các chuyện éo le
của gia đình. Tôi biết mình không thể giàu có hoặc tài năng đến mức có
thể góp phần cải thiện được thực tế này. Nhưng tôi hi vọng mình có thể
26
chia sẻ và cảm thông bằng tất cả tâm hồn chỉ với một cây bút nhỏ. Tôi đã
quan sát, ghi chép và cặm cụi ngồi viết lại những gì tôi cảm nhận, suy tư
và xót thương số phận của những trẻ em không may mắn. [43].
Như vậy, bên cạnh những nhân vật trẻ em mồ côi, chịu thương chịu khó, tác
giả Phan Thị Thanh Nhàn đã đồng thời xây dựng hình tượng vật trẻ em thông minh,
dũng cảm, giàu nghĩa khí để ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của các em. Những
nhân vật như thế trở thành tấm gương để tuổi nhỏ học tập noi theo mà hoàn thiện
nhân cách của mình. Năm tác phẩm dành cho thiếu nhi, con số chưa nhiều lắm
nhưng từng ấy đủ để ghi dấu cho một phong cách Phan Thị Thanh Nhàn với những
trang văn chân thực, trong sáng và đậm chất nhân văn.
1.2.1.3. Nhân vật trẻ em giàu cá tính
Đó là những tính cách đặc biệt tạo nên nét riêng độc đáo, thú vị của nhân vật
tạo ấn tượng mạnh đối với người đọc. Trong Học trò lớp 9 có Vương “bốn mắt”
hóm hỉnh, tự lập, có năng khiếu làm thám tử. Vì ước mơ sau này sẽ trở thành nhà
văn như sự kỳ vọng của ông ngoại nên nó tập quan sát, tập hiểu mọi người và ghi
ghi chép chép những gì nó thấy để làm tư liệu mà viết văn. Thu “cà kheo” xinh đẹp,
thông minh, có ước mơ làm ca sĩ và làm người mẫu. Tuy Thu được mẹ gửi tiền về
chi tiêu thoải mái, lúc nào cũng rủng rẻng tiền nhưng cô bé vẫn rất hòa đồng, sống
gần gũi và hào phóng với các bạn nghèo của mình. Thu cá tính nhưng xốc nổi nên
dễ bị cuốn vào những trò nhảm nhí, vô bổ thậm chí nguy hiểm đến bản thân. Cô bé
bị nhóm thanh niên xấu lừa bắt đi, may mà có nhóm bạn thông minh và dũng cảm
giúp đỡ mới được cứu kịp thời. Nghĩa “đen” hiền dịu, chịu khó, biết quan tâm đến
người khác. Nghĩa, thương em, chăm ngoan và hiếu thuận. Trước những ước mơ về
tương lai tươi đẹp của nhóm bạn, Nghĩa dành điều ước cho người thân của mình
“Bọn mày nói bao nhiêu là ước mơ quá cao xa và đẹp nữa. Riêng tao, tao chỉ mong
sao mẹ tao đỡ vất vả, thằng Nghẹo thì khỏe mạnh là hạnh phúc lắm rồi!” [45, tr.21].
Loan “tròn” nhanh nhẹn hoạt bát, có tư chất của một vị thủ lĩnh. Khi nói về ước mơ
trở thành lãnh đạo giống mẹ, Loan được Vương nhận xét về cô bé rất đúng là “Thưa
lớp trưởng, em thấy bây giờ lớp trưởng cũng oai lắm rồi đó. Ở đâu cũng giữ vai trò
27
chỉ huy nhá! “Vương khiêng em với tớ”, “Nghĩa dắt xe”, “Thu lại đây”, “Chạy xe đi
chú”… Mày ấy à, có máu lãnh đạo, gien di truyền mà, lo gì!” [45, tr.20].
Trong Bỏ trốn có Thi trầm tính pha chút bướng bỉnh và giàu lòng tự trọng.
Cô bé rất nhạy cảm với xung quanh, khi biết mẹ mất, cô bé trở nên trầm tính trước
sự khắc nghiệt của người bác dâu, ý tứ nhận sự giúp đỡ của anh Quang để không
làm phật lòng bác. Cô bé cố tỏ ra chăm chỉ, hiếu thuận với bà. Khi bà mất rồi, cô bé
càng biết thân biết phận hơn, cố gắng làm tất cả để vừa lòng bác thế nhưng nó cũng
nhận ra dù mình làm gì cũng không thể khiến bác hài lòng. Khi bị đuổi khỏi nhà,
vừa đói vừa buồn và tủi, cô bé khóc nhưng khi gặp người đi đường nó vội lau nước
mắt. “Nó nhớ lời mẹ dặn, dù đang bực mình đến đâu nếu bước ra đường là phải cất
nỗi bực ấy đi, như là người ta vứt quần áo bẩn vào chậu giặt ấy, để giữ bộ mặt bình
thường, vui lên được thì càng tốt. Nhưng mà Thi không thể giữ được bộ mặt bình
thường. Nó chỉ cố để không vừa đi vừa khóc cho mọi người khỏi để ý.” [43, tr.51].
Thi lẫn vào đám người đưa tang, được các cô chú trong đoàn người đưa tang cho ăn
bánh mì. Vì đói quá cô bé ăn ngon lành nhưng cũng không khỏi tự vấn lương tâm
mình, nó vừa nhai chậm rãi vừa chua xót nghĩ “Hôm nay đúng mình là đứa ăn xin
rồi. Mà lại còn như là lừa dối, các cô các chú tưởng mình cũng đi đưa cùng một
đám tang, cứ cho mình ăn và mình cứ im lặng mà ăn.” [43, tr.53].
Với Tuổi trăng rằm là cô bé Nga với tính cách yểu điệu, tiểu thư do sống
trong gia đình giàu có lại được mẹ bao bọc chăm chút quá mức. Cô bé được anh
Chiến gọi là “cô Hằng Nga ngủ trong nhung lụa”, bị bạn bè trêu là “giám đốc sở
điệu” nhưng Nga vẫn là cô bé “học giỏi, tháo vát, có tinh thần trách nhiệm” - theo
nhận xét của cô giáo chủ nhiệm lớp Nga học. Tính cách có vẻ trái ngược với Nga
một tí là Nụ, cô bé có tuổi thơ bất hạnh vì thiếu vắng tình thương của mẹ và tuổi thơ
của cô bé bị một cú sốc quá lớn - chứng kiến cái chết của mẹ và em gái mình bởi
bom đạn của chiến tranh. Tuổi thơ sớm chịu nhiều thiệt thòi đã hun đúc cho cô bé
tính cách chịu thương chịu khó, luôn nghe và cố gắng làm theo lời bố rằng “phải
ngoan, phải thương yêu mọi người, phải giỏi thì mẹ và em Hoa mới vui, bố và bà
mới vui” [42, tr.30]. Dù chỉ gặp một lần nhưng Chiến đã nói lên đầy đủ tính cách
của cô bé: “giản dị mà đàng hoàng, nghèo nhưng tự trọng, học giỏi lại khiêm tốn”,
28
“biết suy nghĩ, giàu tình cảm và yêu lao động” [42, tr.30-31]. Trong nhiệm vụ của
cô giao, Nga và Nụ đến học nhóm cùng Tài, kèm cho Tài học. Trước trò đùa tinh
quái của cậu bạn Nga trở nên yếu đuối, run lên sắp khóc, đòi về. Nụ thì ngược lại,
cô bé bình tĩnh, làm như không có chuyện gì xảy ra, kéo tay bạn bước qua vũng
nước, khẽ bảo bạn “Nó chỉ giở được ngần ấy trò thôi.” [42, tr.51].
Tài hiếu động, tinh nghịch, bướng bỉnh, dễ bị dụ dỗ lừa gạt để làm chuyện
xấu, thế nhưng trong vòng tay của thầy cô và bè bạn, cậu cũng dễ trở về là một cậu
bé ngoan, đáng yêu và chăm chỉ hòa đồng cùng các bạn, tham gia những hoạt động
của lớp, hướng mình đến những chân trời đẹp cho tương lai.
Gái trong Xóm đê ngày ấy cũng giống Nghĩa trong Học trò lớp 9, dù là con
của một gia đình nghèo khó nhưng Gái lại nhận được sự yêu thương vô bờ bến của
gia đình. Ba Gái là người công nhân già chăm chỉ, thường đi làm ca suốt tám tiếng,
về nhà lại ít nói, ông chỉ nằm ngủ hoặc lặng lẽ làm thêm việc nhà. Mẹ Gái là người
đàn bà lam lũ hay quát tháo mắng yêu các con bằng những lời rủa sả nhưng lại có
tấm lòng nhân hậu, bao dung sẵn sàng nhường cơm sẻ áo cho những người nghèo
khổ hơn mình. Có lẽ thừa hưởng sự chăm chỉ từ cha và lòng bao dung của mẹ nên
Gái cũng là một cô bé vui vẻ chăm chỉ, chịu thương chịu khó, dũng cảm và có tấm
lòng nhân hậu, biết quan tâm đến người khác. Cô bé hái hoa sen đem biếu ông già
mù neo đơn, không quên biếu luôn nửa con gà luộc gói trong lá chuối với sự cảm
thông sâu sắc trước cảnh cô đơn bệnh tật của cụ già mù.
Có thể thấy tính cách của những nhân vật trong tác phẩm của Phan Thị
Thanh Nhàn phần nào chịu tác động của hoàn cảnh sống. Chúng ta không khó khăn
để nhận ra những em bé được sống trong một gia đình giàu tình yêu thương dù khó
khăn mấy các em cũng sẽ là những đứa trẻ chăm ngoan, hiếu thuận và có bản lĩnh
hơn trước những giông tố của cuộc đời. Ta thấy Nụ chăm ngoan và bản lĩnh. Nghĩa
thương em, thương cha mẹ, chịu thương chịu khó. Nga vẫn chăm ngoan trong vòng
tay của mẹ nhưng vì sự bảo bọc quá mức từ bậc sinh thành nên cô bé trở nên yếu
đuối. Thi giàu lòng tự trọng vì luôn nhớ hình ảnh thân thương của hai người yêu cô
bé nhất đó là mẹ và bà ngoại. Thu, Tài, Hiên xốc nổi dễ bị kẻ xấu dụ dỗ, lợi dụng vì
các em phải đối mặt với những rạn vỡ của gia đình, thiếu đi sự quan tâm của người
29
lớn nên dễ dàng đi chệch hướng. Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy rõ qua những trang
viết của Phan Thị Thanh Nhàn, những nhân vật hiện lên với đầy đủ những diện mạo
tính cách vốn có. Tác giả không tô hồng tuổi thơ các em bằng tất cả những gì tốt
đẹp mà bên cạnh đó tác giả cũng đã khắc họa những điều chưa hoàn thiện của các
em. Nhân vật trẻ em của Phan Thị Thanh Nhàn có ưu điểm và cũng có khuyết điểm.
Tuy nhiên những khuyết điểm của nhân vật trẻ em trong truyện của bà vẫn đáng yêu
vẫn có thể thông cảm được bởi vì những khuyết điểm ấy phát sinh từ những hoàn
cảnh sống bất hạnh của các em. Và dù thế nào thì những khuyết điểm ấy vẫn luôn
luôn được các em khắc phục để hướng mình đến những điều cao đẹp. Có lẽ vì thế
mà người đọc, nhất là bạn đọc nhỏ tuổi khi theo dõi những biến động trong cuộc đời
cũng như hành trình hướng thiện của các nhân vật người đọc sẽ như một sự trải
nghiệm cùng nhân vật. Như vậy những thông điệp giáo dục về bài học làm người,
về ứng nhân xử thế đã ngấm vào bạn đọc nhỏ tuổi mà các em đôi khi chẳng kịp
nhận ra. Có lẽ đó cũng chính là một sự thành công trong nghệ thuật xây dựng tính
cách nhân vật của Phan Thị Thanh Nhàn.
1.2.2. Thế giới nhân vật người lớn qua cái nhìn của trẻ thơ
Trong những tác phẩm truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn, bên cạnh
những nhân vật chính, nhân vật trung tâm của truyện là các em thiếu nhi còn có
những nhân vật người lớn. Đó là ông bà, cha mẹ, anh chị và thầy cô giáo - những
người có ảnh hưởng đến sự trưởng thành của các em, luôn đồng hành cùng các em
trên hành trình trải nghiệm, khám phá cuộc sống, khám phá bản thân và hoàn thiện
nhân cách. Phan Thị Thanh Nhàn thường hóa thân vào nhân vật trẻ thơ để kể
chuyện nên trang văn của bà có những góc chiếu, ánh nhìn đa dạng hơn về thế giới
người lớn. Trong những tác phẩm truyện thiếu nhi của bà, thế giới nhân vật người
lớn được vẽ lại bằng cái nhìn soi chiếu qua ánh mắt trẻ thơ.
1.2.2.1. Người lớn giàu lòng bao dung và giàu đức hi sinh
Thế giới người lớn hiện lên trong mối quan hệ với trẻ thơ trong tác phẩm của
Phan Thị Thanh Nhàn trước hết là những trái tim giàu lòng bao dung. Phan Thị
Thanh Nhàn khéo léo xây dựng những hình tượng nhân vật có những phẩm chất tốt
đẹp là kết tinh của những giá trị tâm hồn người Việt. Đó là bà ngoại của cái Thi
trong Bỏ trốn, bà khiến chúng ta liên tưởng đến người bà trong truyện cổ tích Bà
30
cháu, là hiện thân của sự bao dung, nhân hậu và giàu lòng vị tha. Bà chắt chiu, yêu
thương và hết mực lo lắng cho đứa cháu côi cút. Đến lúc sắp lìa đời, nỗi bận tâm
duy nhất vẫn là đứa cháu bé bỏng gặp nhiều bất hạnh. Bà dặn dò Quang hãy yêu
thương và bảo vệ em, bà trao lại chiếc nhẫn hai chỉ vàng - kỷ niệm quý nhất của đời
bà cho đứa cháu côi cút. Bà thều thào căn dặn người con trai trong phút lâm chung:
“Con…chăm sóc cho cháu Thi…nó …mồ côi…mồ cút.” [43, tr.34]. Hay bà của
Hiên trong Đứa bé mất cha cũng thế, ở tuổi xế chiều, trước sự tan vỡ gia đình của
con trai, điều bà lo lắng chính là đứa cháu trai đang phải đối mặt với cú sốc quá lớn.
Trước những biến cố của cuộc đời Hiên, vẫn là bà, sốt sắng, lo lắng cho Hiên hơn ai
hết. Bà của Nụ trong Tuổi trăng rằm dù chỉ được nhắc đến bởi vài câu văn ít ỏi
trong toàn bộ tác phẩm nhưng vẫn có thể làm nhói lòng người đọc bởi những giằn
vặt về nỗi đau mất cháu đã nhiều năm.
Bên cạnh những người bà, những người ông cũng thế, cũng nhân hậu, vị tha,
hết lòng yêu thương những đứa cháu của mình. Vương trong Học trò lớp 9 không
giấu nổi niềm tự hào về ông ngoại của mình trước bè bạn “Các cậu chưa biết đâu,
ông ngoại tớ là nhà văn thời chống Pháp đấy, ông quý tớ lắm, có bao nhiêu sách
ông cho tớ hết. Ông còn dạy tớ chữ Tàu với chữ Pháp nữa.” [45, tr.16]. Chứng kiến
sự chia tay của cha mẹ, khi được cô chánh án hỏi muốn được ở với ai, Vương nhìn
cha mẹ, nhìn ông và các bạn xong cậu bé trả lời “Cháu muốn được ở với ông ngoại
cháu. Nói rồi nó chạy xuống ôm lấy vai ông và chúi đầu vào ông”. [45, tr.96].
Dường như trong những trang viết của Phan Thị Thanh Nhàn, hình ảnh ông, bà là
hiện thân của những người ông, người bà trong cổ tích bước ra để yêu thương
những đứa cháu của mình cho đến hết cuộc đời. Trong mắt của những đứa trẻ, ông
bà là nơi bình yên duy nhất mà các em có thể tìm về khi thiếu vắng tình thương của
cha mẹ để được bao bọc chở che.
Hình ảnh người mẹ cũng được khắc họa đậm nét trong sáng tác của Phan Thị
Thanh Nhàn. Trước hết, trong gia đình người mẹ luôn là người gánh vác nhiều công
việc và vất vả hơn bất kỳ ai nhưng hơn ai hết họ là những người mẹ có trái tim yêu
thương và giàu đức hi sinh. Mẹ chính là người thầy đầu tiên của trẻ thơ. Mẹ của
Thi, người đàn bà chịu nhiều khổ đau từ cuộc hôn nhân đổ vỡ, một mình nuôi con,
cuộc sống khó khăn vẫn kiên cường vì con mà cố gắng, bù đắp cho con tất cả những
31
gì có thể. Là mẹ của Gái trong Xóm đê ngày ấy, là người đàn bà lam lũ có kiểu
mắng yêu con khiến người mới nghe phát sợ nhưng chửi đấy mà miệng lại cười.
Những yêu thương mà mẹ dành cho Gái khiến Côi cũng phải chạnh lòng mơ ước
“Côi im lặng vừa làm vừa nghe bạn nó trò chuyện, xen vào là những lời mắng yêu
của bà mẹ. Côi chưa bao giờ được mẹ mắng yêu. Khi bà đồng Toàn chửi mắng nó
khuôn mặt bà đanh lại, tối sầm. Còn mẹ gái chửi đấy mà miệng lại cười. Và Gái thì
không hề sợ những lời rủa sả ấy. Nó trêu chọc mẹ, nũng nịu, vòi vĩnh làm Côi phát
tủi thân.” [41, tr.35]. Là mẹ của Nụ trong Tuổi trăng rằm, lấy thân mình che chở
cho con, bị hơi bom xé nát. Là mẹ của Nga cũng vì quá yêu con mà bảo bọc con quá
mức. Là mẹ của Nghĩa trong Học trò lớp 9 nghèo khổ nhưng giàu lòng tự trọng, yêu
chồng và thương con hết mực. “Bà dù nghèo nhưng quyết không tiêu tiền của người
khác.” [45, tr.30]. Chính những đức tính ấy khiến cái Thu - bạn của Nghĩa rất nể
phục bà. “Ừ, cái Nghĩa thế mà sướng. Nhà nó tuy nghèo, lại có thằng em tật nguyền
và ông bố thương binh, nhưng bù lại là có một bà mẹ tuyệt vời và cả nhà luôn ở bên
nhau đầm ấm làm sao. Thảo nào mà cái Nghĩa tuy ít nói và giản dị song lại học thật
giỏi. Mình sẽ chơi thân với nó, nhất định rồi!” [45, tr.30].
Có thể nói hình ảnh người mẹ với những đức tính cao đẹp luôn ảnh hưởng
đến sự hình thành nhân cách của các em. Thi luôn nhớ lời mẹ dặn cần phải giấu nỗi
buồn vào trong. Gái cũng giàu lòng nhân hậu như mẹ, luôn quan tâm, yêu thương
những người nghèo khó. Nụ vì muốn người mẹ đã mất được vui nên em luôn cố
gắng chăm ngoan học giỏi và yêu thương mọi người. Và Nghĩa cũng chịu thương
chịu khó, giàu lòng tự trọng như mẹ. Phải chăng, khi xây dựng hình tượng những
người mẹ, Phan Thị Thanh Nhàn đã kín đáo gửi đến độc giả thông điệp rằng người
mẹ chính là cô giáo đầu tiên dạy các em bài học làm người và không ai khác chính
những người mẹ là những tấm gương chân thực nhất để các em soi mình để hoàn
thiện nhân cách.
Bên cạnh hình ảnh những người mẹ đó là những người cha, người đóng vai
trò là trụ cột của gia đình. Bố của Gái là người công nhân già, ngày tám tiếng làm
việc ở công ty. Về nhà ông không nằm ngủ thì lặng lẽ làm việc nhà giúp vợ con. Bố
của Nghĩa là thương binh, mất một chân trong chiến tranh nhưng người thương binh
32
ấy vì tình yêu gia đình đã luôn vượt qua chính mình, vượt qua nỗi đau để vươn lên
trong cuộc sống làm trụ cột cho gia đình. Lúc nào trong ông cũng thường trực tình
yêu thương vô bờ với hai đứa con và tình yêu son sắt đối với vợ. Bố của thằng Cò
và cái Tý là người đàn ông nghèo khó, lam lũ, làm nghề phu đào huyệt. Lần đầu
tiên gặp, cái Thi sợ hãi thấy một người đàn ông lùn mập với bộ mặt rỗ chằng chịt và
cánh tay gân guốc. Nhưng sau cái dáng vẻ bề ngoài có thể khiến trẻ con sợ ấy lại là
một trái tim nhân hậu và giàu tình yêu thương. Chính ông, cùng người vợ câm để
nuôi được những đứa con của mình cũng đã vô cùng vất vả chạy bữa nay lo bữa
mai. Thế nhưng, khi anh em thằng Cò dẫn Thi về nhà ông vẫn dang rộng vòng tay
đón nhận cô bé đang lúc cơ nhỡ:
Cái Tý em thằng Cò láu táu: - Bố ơi, bố nhìn con gái nuôi của bố
này. Nó tên là Thi đấy. Nó ngoan mà nhát lắm, cho tiền cũng không dám
lấy. Con với anh Cò đưa nó về đấy. U cũng thương nó rồi. Kìa, bố, ý bố thế
nào… Ông bố ngước nhìn cái Thi. Hình như ông lắc đầu, song sau đó hình
như ông hơi mỉm cười. Cái Thi hiểu ý của ông là: Ông đã nhiều con quá
rồi, nhưng có lẽ cũng không sao! [43, tr.64].
Không phải là bề ngoài, chính trái tim giàu tình yêu thương với trẻ thơ đã
làm cho Thi, đứa bé mới lần đầu gặp dù còn thoáng sợ vẻ bề ngoài vẫn cảm nhận
được sự ấm áp từ tỏa ra từ trái tim nhân hậu ấy. Trong gia đình, người đàn ông ấy
vẫn luôn giành phần việc nặng nhọc về phía mình. Ông tuyệt đối không cho vợ và
con gái đi bới rác kiếm tiền cùng ông vì “Bố chiều ấy mà. Bố bảo cho ra nghĩa trang
là cực chẳng đã thôi…” [43, tr.67]. Bố của Nụ được nhắc đến không nhiều trong tác
phẩm nhưng qua bài văn được điểm cao nhất lớp của cô bé, chúng ta cũng có thể
hiểu với em, bố chính là người quan trọng biết nhường nào. Vì em luôn nhớ lời bố
dặn “Bố bảo rằng, tôi phải ngoan, phải thương yêu mọi người, phải giỏi thì mẹ và
em Hoa mới vui, bố và bà mới vui. Tôi cố gắng làm theo lời bố…” [42, tr.30]. Nụ
luôn nhớ lời bố dặn, em cố làm theo lời bố và em cũng đã làm được, em đã thực sự
là một đứa bé ngoan, biết thương yêu mọi người và học giỏi.
Có thể nói hình ảnh ông, bà, cha, mẹ trong tác phẩm của Phan Thị Thanh
Nhàn như là kết tinh giá trị tốt đẹp của tâm hồn Việt. Chính những giá trị ấy quyện
33
vào trang viết của bà, một lần nữa nó tỏa sáng và có sức cảm hóa mạnh mẽ, vì thế mà
khi đọc truyện của Phan Thị Thanh Nhàn, người đọc, đặc biệt là bạn đọc nhỏ tuổi
không có cảm giác mình bị “dạy dỗ” về bài học làm người, về đạo lý tốt đẹp của dân
tộc một cách cứng nhắc, giáo điều. Mà người đọc sẽ như hóa thân vào nhân vật để tự
cảm, tự thấm những giá trị nhân văn ấy để dần hoàn thiện nhân cách. Nghĩa thương
em, chăm ngoan, học giỏi, Nụ giản dị, chịu khó và học giỏi, biết sống vì mọi người,
Gái dũng cảm, nhân hậu và hiếu thảo. Có được những đức tính cao đẹp ấy là vì dù gia
đình các em có nghèo khó nhưng các em luôn được đón nhận tình yêu thương từ
những bậc sinh thành. Ngược lại là Hiên, là Thu, là Tài dễ bị sa ngã trước những cạm
bẫy của cuộc đời khi các em thiếu vắng tình thương yêu và sự quan tâm của người
thân bên mình. Qua những nhân vật ấy, tác giả đã kín đáo gửi đến bạn đọc, đặc biệt là
những bậc làm cha làm mẹ thông điệp: Gia đình có vai trò vô cùng quan trọng đối với
sự phát triển toàn diện của lứa tuổi thiếu nhi. Tính cách, tâm hồn, tương lai và số
phận các em chính là hệ quả tất yếu của sự giáo dục của bậc làm cha làm mẹ, là kết
tinh của truyền thống gia đình, dân tộc. Những câu chuyện của Phan Thị Thanh Nhàn
luôn có kết thúc có hậu như những câu chuyện cổ tích. Nhân vật dù có sa ngã trước
những cạm bẫy của cuộc đời, dù có cay nghiệt hay tàn nhẫn thì sau một loạt những
biến cố nhân vật ấy vẫn luôn thức tỉnh và hướng thiện, trở về với bản chất tốt đẹp vốn
có, vốn được mơ ước, gìn giữ và lưu truyền. Nó như là một đường dẫn hướng cho
những bạn đọc nhỏ tuổi khi đọc tác phẩm cũng là đang trên hành trình tự soi mình, tự
hoàn thiện bản thân cùng với nhân vật. Phan Thị Thanh Nhàn đã hóa thân vào nhân
vật để bằng đôi mắt trẻ thơ nhìn nhận cuộc sống với tất cả sắc màu hiện thực của nó
để cùng các em khám phá, nhận chân những giá trị tốt đẹp của con người, của cuộc
đời giúp các em làm giàu tâm hồn mình.
Ngoài những thành viên trong gia đình, thầy cô chính là những nhân vật đầu
tiên ngoài xã hội có sự tiếp xúc và ảnh hưởng nhiều nhất đến sự phát triển nhân cách
của các em. Trong những câu chuyện của Phan Thị Thanh Nhàn, hình ảnh người thầy
luôn hiện lên với tất cả những vẻ đẹp đúng nghĩa với hai chữ “người thầy”. Đó là cô
giáo Hà trong Tuổi trăng rằm được mẹ Nga nhận xét “nhà cô giáo thanh bạch nhưng
nề nếp lắm”. [42, tr.20]. Và trong mắt Nga thì cô Hà cũng thật tuyệt vời “Cái gì cô
em cũng giỏi hết nhá. Chính cô kèm cho chị Nội học từ lớp một chứ ai. Chị ấy được
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn

More Related Content

What's hot

Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdfNgôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdfHanaTiti
 
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260nataliej4
 
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...nataliej4
 
Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của...
Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của...Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của...
Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của...nataliej4
 
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX nataliej4
 
Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám
Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng TámThế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám
Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng TámDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

What's hot (20)

Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOTCảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
 
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdfNgôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
 
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOTLuận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
 
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAYLuận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
 
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
 
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOTLuận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
 
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
 
Luận văn: Linh thần trong truyền thuyết Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Linh thần trong truyền thuyết Việt Nam, HAY, 9đLuận văn: Linh thần trong truyền thuyết Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Linh thần trong truyền thuyết Việt Nam, HAY, 9đ
 
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đLuận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
 
Cảm thức người xa lạ trong tiểu thuyết kẻ xa lạ của Albert Camus
Cảm thức người xa lạ trong tiểu thuyết kẻ xa lạ của Albert CamusCảm thức người xa lạ trong tiểu thuyết kẻ xa lạ của Albert Camus
Cảm thức người xa lạ trong tiểu thuyết kẻ xa lạ của Albert Camus
 
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt NamLuận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
 
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12
 
Luận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam
Luận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt NamLuận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam
Luận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam
 
Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của...
Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của...Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của...
Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của...
 
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
 
Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám
Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng TámThế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám
Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám
 
Th s33.002 nhân vật nữ trong sáng tác của võ thị hảo
Th s33.002 nhân vật nữ trong sáng tác của võ thị hảoTh s33.002 nhân vật nữ trong sáng tác của võ thị hảo
Th s33.002 nhân vật nữ trong sáng tác của võ thị hảo
 
Luận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAY
Luận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAYLuận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAY
Luận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAY
 
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần DầnLuận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
 
Luận văn: Đọc hiểu văn bản tự sự ở trường THPT phát triển năng lực HS
Luận văn: Đọc hiểu văn bản tự sự ở trường THPT phát triển năng lực HSLuận văn: Đọc hiểu văn bản tự sự ở trường THPT phát triển năng lực HS
Luận văn: Đọc hiểu văn bản tự sự ở trường THPT phát triển năng lực HS
 

Similar to Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn

Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn KhuyếnKhóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn KhuyếnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệpLiên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệpMan_Ebook
 
NGHIÊN CỨU BIỂU TƢỢNG KHÈN TRONG DÂN CA MÔNG TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN.pdf
NGHIÊN CỨU BIỂU TƢỢNG KHÈN TRONG DÂN CA MÔNG TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN.pdfNGHIÊN CỨU BIỂU TƢỢNG KHÈN TRONG DÂN CA MÔNG TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN.pdf
NGHIÊN CỨU BIỂU TƢỢNG KHÈN TRONG DÂN CA MÔNG TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN.pdfNuioKila
 

Similar to Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn (20)

Luận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAY
Luận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAYLuận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAY
Luận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAY
 
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn KhuyếnKhóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
 
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản ĐàKhóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
 
Luận văn: Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đLuận văn: Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiểu Học Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh ...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiểu Học Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh ...Báo Cáo Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiểu Học Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh ...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiểu Học Giáo Dục Nhân Cách, Đạo Đức Cho Học Sinh ...
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXILuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
 
Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012
Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012
Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012
 
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyếnKhóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
 
Luận văn: Đặc điểm lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Luận văn: Đặc điểm lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy ThiệpLuận văn: Đặc điểm lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Luận văn: Đặc điểm lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
 
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI, HAYLuận án: Tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI, HAY
 
Luận án: Nghệ thuật tiểu thuyết Diêm Liên Khoa, HAY
Luận án: Nghệ thuật tiểu thuyết Diêm Liên Khoa, HAYLuận án: Nghệ thuật tiểu thuyết Diêm Liên Khoa, HAY
Luận án: Nghệ thuật tiểu thuyết Diêm Liên Khoa, HAY
 
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệpLiên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
 
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAYLuận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
 
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
 
NGHIÊN CỨU BIỂU TƢỢNG KHÈN TRONG DÂN CA MÔNG TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN.pdf
NGHIÊN CỨU BIỂU TƢỢNG KHÈN TRONG DÂN CA MÔNG TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN.pdfNGHIÊN CỨU BIỂU TƢỢNG KHÈN TRONG DÂN CA MÔNG TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN.pdf
NGHIÊN CỨU BIỂU TƢỢNG KHÈN TRONG DÂN CA MÔNG TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN.pdf
 
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAYLuận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
 
Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi Pháp.doc
Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi Pháp.docThơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi Pháp.doc
Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi Pháp.doc
 
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOTLuận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
 
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt, HAY
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt, HAYLuận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt, HAY
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 

Recently uploaded (19)

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 

Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LÝ THỊ THỦY THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN THIẾU NHI CỦA PHAN THỊ THANH NHÀN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU Thừa Thiên Huế, năm 2017
  • 2. i ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LÝ THỊ THỦY THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN THIẾU NHI CỦA PHAN THỊ THANH NHÀN Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số : 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. HOÀNG ĐỨC KHOA Thừa Thiên Huế, năm 2017
  • 3. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào khác. Huế, ngày 02 tháng 09 năm 2017 Họ và tên tác giả Lý Thị Thủy
  • 4. iii Lời Cảm Ơn Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo, cán bộ khoa Ngữ văn và phòng Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Sư phạm Huế đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập. Xin chân thành cảm ơn những người thân yêu trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp vì đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo, Tiến sĩ Hoàng Đức Khoa - người đã dành nhiều tâm huyết hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Kính chúc quý thầy cô, bạn bè và những người thân trong gia đình sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Huế, ngày 02 tháng 9 năm 2017 Tác giả Lý Thị Thủy iii
  • 5. 1 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa ............................................................................................................. i Lời cam đoan.............................................................................................................. ii Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii Mục lục........................................................................................................................1 A. PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................3 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................3 2. Lịch sử vấn đề......................................................................................................5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................9 4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................9 5. Đóng góp của luận văn ......................................................................................10 6. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................10 B. PHẦN NỘI DUNG .............................................................................................11 Chương 1. CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT VÀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN THIẾU NHI CỦA PHAN THỊ THANH NHÀN ................................12 1.1. Cảm hứng nghệ thuật trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn.......12 1.1.1. Cảm hứng ca ngợi tuổi thần tiên ..............................................................13 1.1.2. Cảm hứng giáo dục, hướng thiện .............................................................18 1.1.3. Cảm hứng tin yêu những mảnh đời tuổi thơ bất hạnh..............................20 1.2. Thế giới nhân vật trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn .............21 1.2.1. Thế giới nhân vật trẻ em...........................................................................23 1.2.1.1. Nhân vật trẻ em mồ côi, chịu thương chịu khó..................................23 1.2.1.2. Nhân vật trẻ em thông minh, dũng cảm, nghĩa khí............................24 1.2.1.3. Nhân vật trẻ em giàu cá tính ..............................................................26 1.2.2. Thế giới nhân vật người lớn qua cái nhìn của trẻ thơ ..............................29 1.2.2.1. Người lớn giàu lòng bao dung và giàu đức hi sinh............................29 1.2.2.2. Người lớn quyền uy, cay nghiệt.........................................................35 1.2.2.3. Người lớn trong mối quan hệ với trẻ em ...........................................36
  • 6. 2 Chương 2. KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN THIẾU NHI CỦA PHAN THỊ THANH NHÀN ................................43 2.1. Không gian nghệ thuật trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn.....43 2.1.1. Không gian học đường .............................................................................44 2.1.2. Không gian làng quê.................................................................................49 2.1.3. Không gian thành thị................................................................................52 2.2. Thời gian nghệ thuật trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn........56 2.2.1. Thời gian sự kiện......................................................................................58 2.2.2. Thời gian hiện tại và quá khứ đan xen .....................................................61 Chương 3. MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN TRONG TRUYỆN THIẾU NHI CỦA PHAN THỊ THANH NHÀN ................................................................65 3.1. Người kể chuyện và phương thức trần thuật ..................................................65 3.1.1. Phương thức trần thuật ngôi thứ nhất.......................................................66 3.1.2. Phương thức trần thuật ngôi thứ ba..........................................................69 3.2. Nghệ thuật miêu tả..........................................................................................71 3.2.1. Nghệ thuật sử dụng yếu tố hài hước trong miêu tả ..................................72 3.2.2. Nghệ thuật sử dụng yếu tố tưởng tượng trong miêu tả ............................75 3.3. Ngôn ngữ ........................................................................................................78 3.3.1. Ngôn ngữ giản dị, đời thường ..................................................................79 3.3.2. Ngôn ngữ đậm chất thơ ............................................................................82 3.4. Giọng điệu.......................................................................................................84 3.4.1. Giọng điệu hóm hỉnh, tinh nghịch............................................................84 3.4.2. Giọng tâm tình, xót xa, thương cảm.........................................................87 3.4.3. Giọng điệu suy ngẫm, triết lý...................................................................91 C. PHẦN KẾT LUẬN.............................................................................................94 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................96
  • 7. 3 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xét từ phương diện thực tiễn, khi nhìn vào dòng chảy của sự phát triển chung của văn học nước nhà từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, chúng ta có thể thấy rõ nền văn học thiếu nhi giai đoạn từ năm 1975 trở lại đây đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển của văn học Việt Nam. Trong dòng chảy của sự phát triển văn học ấy, thể loại truyện thiếu nhi đã ghi dấu những tên tuổi của những tác giả như Đoàn Giỏi, Nguyễn Đức Hiền, Tô Hoài, Võ Quảng, Phạm Hổ, Ma Văn Kháng, Hồ Phương, Nguyễn Nhật Ánh... Đóng góp của họ đối với nền văn học thiếu nhi Việt Nam là những tác phẩm có giá trị được bạn đọc yêu mến. Bên cạnh những tên tuổi vừa nêu, chúng ta không thể không nhắc đến Phan Thị Thanh Nhàn. Bà cũng là một một trong những cây bút dành nhiều tâm huyết của mình cho lứa tuổi thiếu nhi qua từng trang viết. Là một cây bút được nhiều người biết đến với những vần thơ dành cho người lớn nhưng với thể loại truyện thiếu nhi bà cũng đã gặt hái được một mùa bội thu trong sự nghiệp sáng tác nghệ thuật của mình. Sẽ không có gì khoa trương khi nhận định những tác phẩm của Phan Thị Thanh Nhàn cũng là một trong những đóng góp đáng kể cho văn xuôi dành cho thiếu nhi Việt Nam giai đoạn từ sau năm 1975 đến nay. Có thể thấy rõ trên con đường sáng tạo nghệ thuật của mình, Phan Thị Thanh Nhàn đã thử nghiệm ngòi bút ở nhiều thể loại. Bà viết báo, truyện ngắn, truyện cho thiếu nhi, làm thơ và viết tiểu luận, phê bình…Ở thể loại nào bà cũng đạt được những thành công nhất định. Nhưng chúng ta hầu như chỉ chú ý đến một Phan Thị Thanh Nhàn với tư cách là một trong những nhà thơ tiêu biểu trưởng thành từ những năm tháng chống Mĩ của dân tộc. Ít ai chú ý đến những đóng góp của bà trong thể loại truyện thiếu nhi, một trong những đóng góp không nhỏ của bà cho sự phát triển chung của thể loại này. Cho nên với đề tài tìm hiểu Thế giới nghệ thuật trong truyện thiếu nhi Phan Thị Thanh Nhàn, chúng tôi muốn góp phần làm rõ thêm một trong những đóng góp của Phan Thị Thanh Nhàn đối với nền văn học thiếu nhi Việt Nam đương đại.
  • 8. 4 Xét từ phương diện lý luận, nghiên cứu về sự nghiệp văn chương của Phan Thị Thanh Nhàn, chúng ta thấy bà là một trong những nhà thơ trưởng thành từ thời kì kháng chiến chống Mỹ, nổi tiếng với những bài thơ dành cho người lớn nhưng tác giả Phan Thị Thanh Nhàn cũng đã dành nhiều tâm huyết cho mảng văn học thiếu nhi. Bà làm thơ cho thiếu nhi và cũng viết truyện dành cho lứa tuổi này. Cái tên Phan Thị Thanh Nhàn trở nên quen thuộc với bạn đọc nhỏ tuổi không chỉ bởi những vần thơ hồn nhiên trong sáng như “Làm anh khó đấy / Phải đâu chyện đùa / Với em gái bé / Phải "người lớn" cơ….” mà còn bởi những câu chuyện dành cho tuổi nhỏ như: Xóm đê ngày ấy, Học trò lớp 9, Tuổi trăng rằm, Đứa bé mất cha và Bỏ trốn. Qua những quyển sách dành cho thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn, chúng ta dễ dàng nhận thấy tác giả thường hóa thân vào những nhân vật trẻ thơ. Trang văn của bà có những góc chiếu, ánh nhìn đa dạng hơn là chỉ riêng một ánh mắt trẻ thơ. Đọc những trang viết ấy của bà, chúng ta có thể cảm nhận được một giọng văn nhẹ nhàng tha thiết như tâm sự, như giãi bày để tìm kiếm yêu thương và sự sẻ chia, cũng như cảm nhận được tấm lòng ưu ái của tác giả dành cho những mảnh đời có tuổi thơ bất hạnh. Khi tiếp cận những sáng tác của Phan Thị Thanh Nhàn viết về thiếu nhi, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra những cốt truyện với sự phong phú, hấp dẫn và lôi cuốn về cả nội dung lẫn hình thức thể hiện. Bằng hệ thống ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, gần gũi với đời sống thường ngày, kết cấu truyện đơn giản nhưng lôi cuốn người đọc, thế giới tuổi thơ trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn hiện lên là một bức tranh lấp lánh về tình người, tình đời, về những khát vọng, những ước mơ của tuổi nhỏ. Tuy nhiên, thật không dễ khi tìm những tài liệu, bài viết đánh giá đầy đủ về những đóng góp của Phan Thị Thanh Nhàn dành cho thiếu nhi. Điều đó cho thấy những đánh giá về thành tựu nghệ thuật của bà ở mảng này còn chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều. Vì thế việc nghiên cứu, tìm hiểu đề tài Thế giới nghệ thuật trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn sẽ giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc, đầy đủ hơn về những đóng góp về nghệ thuật cho mảng văn chương dành cho thiếu nhi nói riêng
  • 9. 5 và cho sự phát triển văn học Việt Nam nói chung của Phan Thị Thanh Nhàn. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài Thế giới nghệ thuật trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn để làm đề tài luận văn tốt nghiệp cuối khóa. Hi vọng luận văn này có thể đóng góp một phần nhỏ tư liệu dành cho những người yêu mến những trang viết dành cho thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn cũng như những tác phẩm dành cho thiếu nhi của nền văn học Việt Nam đương đại. 2. Lịch sử vấn đề Phan Thị Thanh Nhàn đã dành không ít tâm huyết và đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần vào sự phát triển chung của văn học thiếu nhi Việt Nam. Nhưng từ trước đến nay việc nghiên cứu về Phan Thị Thanh Nhàn còn rất hạn chế, nếu có thì hầu như chỉ thiên về chú ý đến những đóng góp ở thể loại thơ dành cho người lớn. Hiện nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào mang tính chất chuyên biệt về mảng truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn. Những công trình nghiên cứu về tác giả Phan Thị Thanh Nhàn hầu như chỉ tập trung vào thể loại thơ của bà như: Trong bài Tháng giêng hai - tập thơ của Phan Thị Thanh Nhàn, Hoàng Thị Minh Khanh, Thúy Bắc tác giả Phong Vũ đã phát hiện ở thơ Phan Thị Thanh Nhàn “sự nhạy cảm, tế nhị và duyên dáng”. Song, dẫu có đôi nét thùy mị, dễ thương, nhưng nhìn chung “thơ chị vẫn quá nhẹ nhõm”. Năm 1973, trong bài Đọc Hương thầm, tác giả Thu Vân nhận định: “Thanh Nhàn không sắc sảo nhưng có một hồn thơ dễ cảm”. Nhà phê bình Thiếu Mai (1978), trong bài Một nét thơ đáng yêu cũng đã chỉ ra bản sắc riêng của thơ Phan Thị Thanh Nhàn đó là sự “dịu nhẹ, duyên dáng mà kín đáo”. Đặc biệt là có luận văn cao học của Phạm Lê Lan Kiều, năm 2011, với đề tài Thế giới nghệ thuật thơ Phan Thị Thanh Nhàn, tác giả đã khảo sát thế giới nghệ thuật thơ để từ đó đánh giá những đóng góp về về mặt nghệ thuật thơ ca của bà đối với sự phát triển văn học nước nhà. Thế nhưng về mảng truyện thiếu nhi, một lĩnh vực mà Phan Thị Thanh Nhàn cũng đã gặt hái được những thành công nhất định và có những đóng góp lớn cho sự
  • 10. 6 phát triển của văn học Việt Nam vẫn chưa có những công trình nghiên cứu chuyên biệt. Một số công trình cũng chỉ mới dừng lại ở những bài phỏng vấn, cảm nghĩ,… Tổng hợp những bài viết, ý kiến đánh giá về truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn cũng như một số tài liệu liên quan trực tiếp, gián tiếp đến đề tài nghiên cứu, chúng tôi sắp xếp thành hai dạng cơ bản như sau: 2.1. Các bài viết, nghiên cứu về truyện thiếu nhi nói chung Truyện viết cho thiếu nhi sau 1975 của Lã Thị Bắc Lý là một trong số ít các công trình nghiên cứu về văn học thiếu nhi ở nước ta. Lã Thị Bắc Lý đã đưa ra những nhận xét có tính tổng quát về văn xuôi viết cho thiếu nhi từ sau năm 1975 mà đặc biệt là sau thời kì đổi mới (1986). Trong công trình của mình, Lã Thị Bắc Lý đã tổng kết khái quát văn học thời kì này không chỉ đa dạng về đề tài và thể loại, văn học thiếu nhi sau năm 1975 còn đa dạng về giọng điệu. Có thể khái quát một điều, văn học thiếu nhi giai đoạn trước 1975 khá nhất quán về giọng điệu. Cho dù là giọng giáo huấn, cao đạo hay giọng trữ tình, êm ái thì đó cũng là giọng xuôi chiều theo xu hướng ngợi ca hướng về hiện thực cách mạng và đại chúng nhân dân, diễn đạt kinh nghiệm cộng đồng với mong muốn giáo dục các em trở thành những con người mới xã hội chủ nghĩa, biết yêu Tổ quốc, yêu đồng bào... Quá trình đổi mới đất nước, đổi mới văn học, đề cao ý thức cá nhân đã tác động mạnh mẽ tới văn học thiếu nhi. Các nhà văn viết cho các em đã cố gắng tìm tòi để tạo nên một cách nói riêng, gương mặt riêng, giọng điệu riêng, không nhòe lẫn. Vân Thanh là một trong những nhà nghiên cứu đã có bề dày trong lĩnh vực văn học thiếu nhi, công trình đáng chú ý của bà là Truyện viết cho thiếu nhi dưới chế độ mới. Công trình này giúp người đọc tiếp cận một cách khái quát toàn diện về thể loại văn xuôi thiếu nhi, đặc biệt là bình diện nội dung. Với Nẻo vào văn học thiếu nhi, Bùi Thanh Truyền cũng đã góp thêm cái nhìn khái quát về nhân vật trẻ em trong truyện ngắn cho thiếu nhi thời kì đổi mới. Qua khảo sát một số tác phẩm truyện thiếu nhi của các tác giả tiêu biểu của thời kì này, Bùi Thanh Truyền liệt kê ra các kiểu nhân vật như: kiểu nhân vật với những mảnh vỡ tính cách, nhân vật với những cảm xúc mới mẻ, nhân vật trải nghiệm và nhân vật bi kịch. [74, tr.90].
  • 11. 7 Tác giả Phong Lê cũng là một trong những người nghiên cứu rất quan tâm đến văn học dành cho lứa tuổi mới lớn, ông có bài viết đáng chú ý Đi tìm đặc trưng cho văn học thiếu nhi. Ông khẳng định cái làm nên đặc trưng cho văn học thiếu nhi là sức hút kì diệu của chất ảo, chất tưởng tượng. Bên cạnh đó còn có một số luận văn cao học ở trường Đại học Sư phạm Huế nghiên cứu về mảng văn học thiếu nhi ở nước ta cũng góp phần giúp chúng tôi có cái nhìn toàn diện hơn về văn học thiếu nhi nước ta nói chung: Yếu tố kì ảo trong truyện thiếu nhi Việt Nam 1975-2005, luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Hồ Hữu Nhật, Đại học Sư phạm Huế, 2000, đã góp phần làm rõ đặc điểm của văn học thiếu nhi nước ta giai đoạn 1975 - 2005, trong đó đặc điểm nổi bật nhất là vai trò của yếu tố kì ảo. Đặc điểm truyện thiếu nhi của Tô Hoài, luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Đại học Sư phạm Huế, 2009, đã khảo sát truyện thiếu nhi Tô Hoài đem đến cho người đọc một bức tranh khái quát về tác phẩm dành cho tuổi thơ của nhà văn Tô Hoài trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 cũng như đánh giá những đóng góp của ông đối với sự phát triển của nền văn học viết cho thiếu nhi Việt Nam. Đặc điểm truyện thiếu nhi của Trần Hoài Dương, luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Đặng Thị Thu Ngân, Đại học Sư phạm Huế, 2015, luận văn này đã góp phần tìm hiểu rõ hơn những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật truyện thiếu nhi của Trần Hoài Dương cũng như những đóng góp của tác giả đối với sự phát triển của văn học thiếu nhi Việt Nam. Thế giới nghệ thuật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh, luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Nguyễn Thị Thanh Minh, Đại học Sư phạm Huế, 2012, chỉ ra sự thành công đáng ghi nhận của nhà văn trong quá trình miệt mài sáng tạo nghệ thuật. Luận văn cũng cho chúng ta thấy được diện mạo riêng của Nguyễn Nhật Ánh trong tiến trình sáng tác truyện dành cho thiếu nhi. 2.2. Các bài viết, nghiên cứu và những nhận định về truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn Năm 2009, nói về những sáng tác dành cho thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn, Ngọc Thúy nhận xét “ngôn ngữ thật bình dị, phù hợp với lứa tuổi học trò”.
  • 12. 8 Năm 2012, trong bài Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn với thiếu nhi, tác giả Lê Phương Liên nhận xét như sau: “Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn viết văn làm thơ cho thiếu nhi lại bởi sự không may của số phận cô đơn thiếu vắng tiếng bi bô trẻ nhỏ trong căn nhà của chị. Nhà thơ đã tìm đến trang văn cho trẻ em như để giãi bày, như để tìm một sự chia sẻ ấm áp trong lành giữa cảnh đời còn nhiều nỗi khổ đau.”, “Là một tác giả hóa thân vào nhân vật trẻ thơ, trang văn của chị Nhàn có những góc chiếu, ánh nhìn đa dạng hơn là chỉ riêng một ánh mắt trẻ thơ. Bước vào làng văn Việt Nam nổi tiếng với tác phẩm Xóm đê ngày ấy, chị Nhàn dường như đã dành nhiều tình cảm sâu sắc và chân thành cho những số phận bất hạnh, vất vưởng nghèo khó cùng cực mà lại tồn tại cận kề ngay tại thủ đô Hà Nội văn minh sang trọng.”, “Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn không chỉ là người có duyên thầm trong thơ, chị còn có duyên kể chuyện. Câu chuyện chị kể được dẫn dắt tự nhiên, có lúc dồn nén, có lúc khiến người đọc hồi hộp chờ đợi…”, “Truyện Bỏ trốn chính là một sự thành công của nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn trong mảng đề tài ấy và là một đóng góp đáng kể cho văn xuôi dành cho thiếu nhi Việt Nam.” [82]. Khi thực hiện đề tài này, chúng tôi muốn đi sâu hơn vào thế giới nghệ thuật truyện thiếu nhi Phan Thị Thanh Nhàn, nhằm chỉ ra những giá trị sáng tạo độc đáo và góp phần khẳng định những đóng góp của bà trong thể loại truyện thiếu nhi đối với văn học Việt Nam. Điểm qua những công trình, bài viết trên về nền văn học thiếu nhi Việt Nam nói chung và về thành tựu nghệ thuật của một số tác giả dành trang viết của mình cho lứa tuổi mới lớn nói riêng chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu về văn học thiếu nhi Việt Nam là vấn đề đang được các nhà nghiên cứu, phê bình văn học quan tâm tìm hiểu. Tuy nhiên để có một cái nhìn toàn diện về những đóng góp của Phan Thị Thanh Nhàn lại chưa được quan tâm nhiều. Thế nhưng với những công trình, bài viết, ý kiến kể trên đã giúp khơi gợi những ý tưởng, những vấn đề thú vị, cung cấp nhiều gợi ý cũng như tài liệu bổ ích cho quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn của tôi.
  • 13. 9 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là truyện thiếu nhi đã xuất bản của tác giả Phan Thị Thanh Nhàn. Gồm có những tác phẩm sau đây: - Tuổi trăng rằm, Nxb Kim Đồng, (1983). - Xóm đê ngày ấy, Nxb Kim Đồng, (1985). - Đứa bé mất cha, Nxb Kim Đồng, (1999). - Học trò lớp 9, Nxb Kim Đồng, (2008). - Bỏ trốn, Nxb Kim Đồng, (2015). 3.2. Phạm vi nghiên cứu Một số phương diện trong thế giới nghệ thuật truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn như: cảm hứng nghệ thuật và thế giới nhân vật, không - thời gian nghệ thuật và một số phương thức thể hiện. 4. Phương pháp nghiên cứu Để đáp ứng yêu cầu đặt ra của đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: 4.1. Phương pháp thống kê, phân loại Chúng tôi tiến hành thống kê phân loại truyện thiếu nhi trong sáng tác của Phan Thị Thanh Nhàn trên nhiều phương diện, từ đó tìm hiểu thấu đáo hơn các đặc điểm của nhân vật cũng như các thủ pháp nghệ thuật biểu hiện trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn. Sử dụng phương pháp này trong nghiên cứu những tác phẩm tiêu biểu, chúng tôi có thể xác định được những đặc trưng và hiện tượng mang tính phổ biến thường xuất hiện trong truyện của bà. Phương pháp này cũng sẽ giúp chúng tôi minh họa và củng cố những luận điểm mang tính khái quát của luận văn. 4.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu thế giới nghệ thuật trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn với những tác phẩm của các tác giả cùng thời trong văn học Việt Nam để thấy được sự tương đồng và khác biệt, từ đó nhận ra phong cách riêng độc đáo của tác giả. Đồng thời cũng tiếp tục so sánh các sáng tác của chính tác giả để thấy được sự vận động của thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn dành thiếu nhi qua các chặng đường sáng tác.
  • 14. 10 4.3. Phương pháp cấu trúc, hệ thống Khảo sát thế giới nghệ thuật truyện thiếu nhi Phan Thị Thanh Nhàn như một chỉnh thể sáng tạo bao gồm tất cả các truyện trong mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố nội dung và hình thức theo các bình diện nghiên cứu đã xác định. Khi sử dụng phương pháp này, chúng tôi sẽ tìm ra đặc điểm nhất quán về nội dung và nghệ thuật trong suốt chặng đường sáng tác của Phan Thị Thanh Nhàn ở thể loại truyện dành cho thiếu nhi. 4.4. Phương pháp xã hội học Khi sử dụng phương pháp này nghiên cứu về truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn để thấy được ảnh hưởng của các yếu tố nghề nghiệp, nơi sinh, môi trường sinh sống, làm việc đến tác phẩm và quá trình sáng tác của tác giả. 5. Đóng góp của luận văn Qua việc nghiên cứu, luận văn sẽ góp phần chỉ ra những thành công của tác giả Phan Thị Thanh Nhàn trong hành trình miệt mài sáng tạo nghệ thuật, nhận ra được phong cách riêng của Phan Thị Thanh Nhàn trong lĩnh vực sáng tác truyện dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Từ đó, luận văn trong chừng mực nhất định sẽ góp phần đánh giá một cách tương đối trọn vẹn, toàn diện những đóng góp của Phan Thị Thanh Nhàn về lĩnh vực truyện thiếu nhi vào tiến trình phát triển của nền văn học thiếu nhi Việt Nam từ năm 1975 đến nay. Góp phần khẳng định một phong cách nghệ thuật độc đáo trong thể loại truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Phần nội dung luận văn được chia làm 03 chương. Chương 1. Cảm hứng nghệ thuật và thế giới nhân vật trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn. Chương 2. Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn. Chương 3. Một số phương thức thể hiện trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn.
  • 15. 11 B. PHẦN NỘI DUNG Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì: “Thế giới nghệ thuật là một thế giới được tạo ra trong nghệ thuật.” Nó hoàn toàn “khác với thế giới thực tại vật chất hay thế giới tâm lý của con người mặc dù nó phản ánh thế giới ấy”. “Thế giới nghệ thuật nhấn mạnh rằng sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng được tạo ra theo các nguyên tắc tư tưởng và nghệ thuật. Mỗi thế giới nghệ thuật như một mô hình nghệ thuật trong việc phản ánh thế giới, ứng với một cách quan niệm về thế giới, một cách cắt nghĩa về thế giới” [15. tr.302]. Như vậy, khái niệm thế giới nghệ thuật được nhắc đến, được sử dụng khi tác giả có nhu cầu diễn đạt ý niệm về cái chỉnh thể bên trong của sáng tác nghệ thuật. Ví dụ như một tác phẩm, một loại hình tác phẩm, sáng tác của một tác giả, một trào lưu,… Chúng ta có thể thấy rõ thế giới nghệ thuật trong một tác phẩm văn chương bao gồm nhân vật, cốt truyện, các chi tiết được mô tả, không gian, thời gian nghệ thuật và các phương thức thể hiện của chính tác phẩm đó. Nghiên cứu thế giới nghệ thuật của tác phẩm giúp chúng ta hiểu được cách cảm nhận thế giới cũng như quan niệm, tư tưởng của nhà văn. Mỗi nhà văn, mỗi thời đại văn học sẽ có cách tiếp cận hiện thực với những quan điểm sáng tạo riêng để từ đó sáng tạo ra một thế giới nghệ thuật riêng. Tiếp nhận được thế giới này là cơ sở để hiểu tư tưởng - nghệ thuật của tác phẩm, cảm nhận được những gì nhà văn miêu tả, ký thác cũng như cái nhìn, quan niệm của nhà văn về con người, cuộc sống. Như thế, khi tìm hiểu thế giới nghệ thuật của một tác phẩm văn học, chúng ta sẽ thấy được những giá trị thẩm mỹ, giá trị nhân văn, giá trị giáo dục, giá trị nhận thức của tác phẩm đó. Từ đó, chúng ta có thể: 1. Đánh giá được giá trị nghệ thuật của tác phẩm văn học. 2. Có thể chỉ ra, nhận diện được phong cách nghệ thuật của tác giả để phân biệt được những đặc trưng riêng về tư tưởng nghệ thuật của tác giả này với tác giả khác. 3. Định vị vai trò đóng góp của tác giả đó trong dòng chảy chung của văn học. Như vậy, khi nghiên cứu thế giới nghệ thuật trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu cảm hứng sáng tác, thế giới nhân vật, không - thời gian nghệ thuật và một số phương thức biểu hiện như: ngôn ngữ, giọng điệu, phương thức trần thuật…Từ đó thấy được phong cách nghệ thuật truyện Phan Thị Thanh Nhàn, cũng như những đóng góp của bà đối với thể loại văn học thiếu nhi Việt Nam. Cách hiểu như đã lý giải trên đây về thế giới nghệ thuật sẽ là cơ sở để chúng tôi áp dụng nghiên cứu thế giới nghệ thuật truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn trên ba bình diện với ba chương sau:
  • 16. 12 Chương 1 CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT VÀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN THIẾU NHI CỦA PHAN THỊ THANH NHÀN 1.1. Cảm hứng nghệ thuật trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn “Cảm hứng” trong sáng tạo văn chương là những cảm xúc ban đầu trào dâng, thúc đẩy trí tưởng tượng sáng tạo của nhà văn trong việc hình thành tác phẩm. Hay nói cách khác, "cảm hứng" là xúc cảm tạo nên tác phẩm của nhà văn và nghệ thuật sẽ là một phương tiện để nhà văn thể hiện cảm xúc từ nhận thức thực tại. Như vậy, đối tượng được phản ảnh trong một tác phẩm văn học phải là những hình ảnh đã được nhìn thấy bằng cả trái tim yêu cuộc đời đến tha thiết, mãnh liệt của người nghệ sĩ. Nó là những cảm xúc, sự rung động của chủ thể sáng tạo trước cuộc đời. Nó không thể là những hình ảnh được quan sát một cách thờ ơ, máy móc. Những cảm xúc trước “những điều trông thấy” sẽ chi phối những suy nghĩ, tư tưởng của chủ thể sáng tạo. Trong quá trình sáng tạo, tác giả sẽ “sống” với những cảm xúc của mình trước hiện thực được đề cập. Những cung bậc tình cảm như vui, buồn, hờn, giận, yêu thương, căm thù,… được thể hiện trong tác phẩm sẽ góp phần phản ánh tư tưởng của tác giả. Đó là tâm hồn, là tình cảm của người nghệ sĩ trước cuộc đời được gợi lên từ những điều anh ta nhìn thấy, được anh ta phản ánh lại trong tác phẩm tạo thành nội dung cảm hứng của tác phẩm. Trong cuốn Giáo trình dẫn luận thi pháp học, Trần Đình Sử cũng cho rằng: “Cảm hứng nghệ thuật là một tình cảm mạnh mẽ, mang tư tưởng và là một ham muốn tích cực đưa đến hành động, là niềm say mê khẳng định chân lý, lý tưởng, phủ định sự giả dối và mọi hình tượng xấu xa tiêu cực, là thái độ ngợi ca đồng tình với nhân vật chính diện, là phê phán tố cáo thế lực đen tối các hiện tượng tầm thường”. [59, tr.43]. Như vậy, có thể nói cảm hứng nghệ thuật là một phương diện đặc thù của tác phẩm văn học. Nó là trạng thái tình cảm xuyên suốt tác phẩm với một tư tưởng nhất định, một sự đánh giá nhất định của chủ thể sáng tạo trước hiện thực được nói đến trong tác phẩm, là một trạng thái tình cảm sâu sắc mãnh liệt thể hiện tư tưởng của
  • 17. 13 nhà văn trong sự chiếm lĩnh và khám phá bản chất cuộc sống. Cảm hứng nghệ thuật bao gồm trong nó cả hai mặt chủ quan và khách quan, nó xuất phát từ nhu cầu nội tại bên trong của người nghệ sĩ trước hiện thực khách quan. Cảm hứng nghệ thuật thường thống nhất với đề tài và tư tưởng của tác phẩm. Như thế, khi tiếp cận truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn từ phương diện cảm hứng nghệ thuật, chúng ta sẽ có điều kiện khám phá một cách khá toàn diện nội dung sáng tạo của nhà văn. Truyện thiếu nhi Phan Thị Thanh Nhàn nhìn chung có những nguồn cảm hứng chính sau: 1.1.1. Cảm hứng ca ngợi tuổi thần tiên Trong cuộc đời một con người có lẽ tuổi thơ là chính là quãng thời gian đẹp nhất, hồn nhiên vô tư nhất và cũng là thơ mộng nhất. Là lứa tuổi đang được bao bọc yêu thương bởi ông bà, cha mẹ, anh em, thầy cô và cả bè bạn để dần khám phá thế giới này, để dần lớn lên với những ước mơ diệu vợi, để hi vọng vào một tương lai tươi sáng. Có lẽ vì thế mà mỗi nhà văn, khi cầm bút dành tặng cho lứa tuổi này những trang viết của mình đều không thể không trải theo từng câu văn những tin yêu dành cho lứa tuổi hoa mộng. Phan Thị Thanh Nhàn cũng không ngoại lệ. Những câu chuyện dành cho lứa tuổi thiếu nhi luôn được bà kể lại với tất cả tin yêu, sự đồng cảm và trân trọng. Là một cây bút trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Phan Thị Thanh Nhàn ghi dấu ấn của mình vào làng văn chương Việt Nam với những vần thơ dành cho người lớn. Nhưng không dừng lại ở đó, ngòi bút của bà còn hướng đến lớp bạn đọc khác, đó là lứa tuổi thiếu nhi. Với tất cả sự tin yêu dành cho trẻ thơ, Phan Thị Thanh Nhàn đã dùng ngòi bút của mình vẽ lại bức tranh thế giới tuổi thơ một cách sinh động và chân thật nhất. Viết những trang văn dành cho tuổi hoa mộng cũng là một cách để Phan Thị Thanh Nhàn trải lòng về cảnh ngộ của chính mình vậy. Có lẽ càng khao khát tiếng cười trẻ thơ nên bà lại càng yêu mến trẻ, càng muốn dùng ngòi bút nhỏ bé của mình để dành tặng cho lứa tuổi ấy tất cả những tin yêu bằng tất cả khả năng văn chương mà mình có được. “Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn viết văn làm thơ cho thiếu nhi lại bởi sự không may của số phận cô đơn thiếu vắng tiếng bi bô trẻ nhỏ trong căn nhà của chị. Nhà thơ đã tìm đến trang văn cho trẻ em
  • 18. 14 như để giãi bày, như để tìm một sự chia sẻ ấm áp trong lành giữa cảnh đời còn nhiều nỗi khổ đau.” [82]. Thế giới tuổi thơ trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn thường là tuổi thơ của những mảnh đời dù còn nhiều khó khăn, sống trong những bất hạnh, thiếu thốn về vật chất hoặc tinh thần, hoặc cả hai nhưng vẫn được nhìn dưới ánh mắt chan chứa yêu thương. Từ những câu chuyện về những đứa trẻ ở xóm đê đến những đứa bé ở ven thành phố, từ những đứa trẻ mồ côi nghèo khó đến những đứa bé sống trong cảnh bên cha thì không có mẹ, bên mẹ lại vắng cha bởi sự tan vỡ hạnh phúc gia đình, mỗi nhân vật là mỗi cảnh đời. Những câu chuyện đều xoay quanh chuyện sinh hoạt hàng ngày, vui chơi, học tập, thậm chí cả trong cuộc mưu sinh giúp cha mẹ của các em, tất cả được soi chiếu từ nhiều góc nhìn về mọi mặt cuộc sống của lứa tuổi thần tiên thơ mộng đáng yêu. Đầu tiên là trong Tuổi trăng rằm, thế giới của cô bé Việt Nga được bao bọc quá kĩ càng nhưng nhờ có những người bạn đáng yêu, hóm hỉnh mà thế giới của cô bé được mở rộng dần ra theo bước chân cô hòa nhập cùng với các bạn trong học tập và lao động. Việt Nga, cô bé dù đã học lớp 7 nhưng vẫn được người mẹ yêu con một cách mù quáng bảo bọc chăm chút quá mức. Dù cô bé muốn dậy sớm, đã hẹn giờ cho đồng hồ báo thức nhưng người mẹ vẫn tìm cách để cô con gái yêu được ngủ thêm, không muốn con ra ngoài lao động cùng lớp vì sợ con lạnh. Bà pha sữa, kề tận miệng ép con uống cho bằng được mới thôi. Quần áo của Nga có đủ màu và luôn được là thẳng nếp. Tóc Nga cắt ngắn kín đáo uốn hai lớp sóng, mấy sợi trước trán cũng được sấy qua. Vì sự chăm chút quá mức từ mẹ, Nga được anh Chiến - người anh cùng cha khác mẹ của cô bé gọi là “cô Hằng Nga ngủ trong nhung lụa” và bác Thường phán “Công chúa mà lại”. Nhưng trái với Nga, Nụ bao giờ cũng mặc quần láng đen và áo nâu, đi dép cao su, mùa đông thêm chiếc áo bông sờn của người lớn đã chữa lại nhưng vẫn rộng. Đôi bạn dần xích lại gần nhau từ việc ganh đua nhau, giúp đỡ nhau rồi cảm thông, sẻ chia cùng nhau, giúp nhau cùng tiến bộ. Thế giới tuổi học trò của các em mở ra là những trò nghịch ngợm chỉ có thể là của lứa tuổi nhất quỷ nhì ma: Là ai đó dùng mực xanh viết lên bàn học chỗ Nga bốn chữ “Giám
  • 19. 15 đốc sở điệu”, rồi tiếp đó là những tiếng cười reo thích thú cùng với bao câu đùa nữa. Là trò nghịch ngợm của Tài khi Nga với Nụ theo sự phân công của cô giáo chủ nhiệm đến giúp cậu ta học bài. Là sự thi đua gữa các tổ khi đang thu hoạch ngô cũng như những câu đùa tếu táo rất học trò của các bạn nhỏ: Mỗi lần bẻ ngô đến ngang tầm với tổ của Nụ, Tài vỗ tay và cả năm đứa tổ của nó hét váng lên: Nụ tầm Xuân nở ra xanh lét, Em bét rồi có chết hay không! Thằng Thọ còn nghĩ ra một câu có đủ cả tên sáu đứa tổ Nụ để dài mồm ra nói trêu: - Các cậu ơi, mùa Xuân đi bẻ Nụ hoa Nhài về làm Nhân bánh xong lại Thoa một tí mỡ vào ăn ngon ê cả Lợi nhá. Bọn cái Nụ ức lắm, xúm nhau lại bàn bạc một lúc, rồi thằng Nhân to mồm nhất cũng chõ sang bên Tài làm một hơi: - Chúng tớ đã Tính rồi, mai đứa nào có Tài chịu khó ăn bậy một Tý thì Thọ phải biết nhá! Chỉ có thằng Đường là khổ nhất. Cuối buổi làm, khi tất cả ngô đã được bẻ hết và chuyển về kho, đi trên mặt đê đầy phân trâu bò và những đống rác, chốc chốc lại có đứa kêu ré lên: - Mặt Đường bẩn quá Đường ơi! [42, tr.69-70]. Là sự hăng hái thi đua giữa các tổ, là mong muốn tổ mình về đích sớm hơn tổ bạn nên một kế hoạch táo bạo được đề xuất và cũng được cả tổ nhất trí. Đêm xuống cả tổ của Tài cùng ra thu hoạch bắp. Cả nhóm say sưa làm việc dưới ánh trăng thượng tuần với sự khoái chí khi tưởng tượng vẻ mặt ngơ ngác của đám con gái vào sáng mai. Kết quả là ngơ ngác thật mà ngơ ngác nhất chính là Tài và những thành viên của tổ mình bởi đêm qua làm nhầm sang phần của tổ bạn mất rồi. Thứ hai là trong Học trò lớp 9, đến với cuốn sách này chúng tôi tin rằng, không chỉ lứa tuổi học sinh yêu mến bởi tìm thấy mình trong đó mà ngay cả những người lớn cũng sẽ giật mình vì thấy lại ngày xưa của mình trong đấy. Đó là tình bạn với những trò nghịch rất học trò cùng với những rung động đầu đời của tuổi mới
  • 20. 16 lớn. Tất cả, được nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn kể lại bằng một thứ ngôn ngữ rất đỗi giản dị và hóm hỉnh. Tác giả như hóa thân vào thế giới hoa mộng để nhìn nhận, để cảm, để thấu hiểu, để thủ thỉ, để tâm tình và sẻ chia về những khó khăn, những rung động và cả những ước mơ của tuổi nhỏ. Người đọc sẽ chẳng thể quên Thu “cà kheo” còn được gọi cái tên khác nữa là Thu “hoa hậu”, là con nhà giàu, nhưng lại cô đơn vì mẹ bỏ Thu đi theo người đàn ông khác. Thu xinh đẹp, cá tính, thích làm đẹp, thông minh và bồng bột. Nghĩa “đen” hiền dịu, ít nói nhất, giản dị nhất và cũng học giỏi nhất lớp, Nghĩa chịu khó, thương em và hiếu thảo với cha mẹ. Vương “bốn mắt” hóm hỉnh, tự lập, học giỏi văn và có năng khiếu làm thám tử. Loan “tròn” nhanh nhẹn hoạt bát, có máu lãnh đạo, có tư chất của một vị thủ lĩnh, khéo léo lãnh đạo thần dân lớp 9/3 đoàn kết, học giỏi. Bốn người bạn với bốn tính cách khác nhau thế lại gặp nhau và trở nên thân thiết, qua từng biến cố, các em dần xích lại gần nhau và thấu hiểu nhau hơn. Tác giả Phan Thị Thanh Nhàn đã khéo léo vẽ lại thế giới tuổi thần tiên của các em bằng nhiều bức tranh ngôn từ mà mỗi một bức tranh là một mẩu chuyện xoay quanh những sinh hoạt của các em trong năm học cuối cấp. Người đọc không thể không xúc động trước những tâm sự, những nếp nghĩ chín dần với bao dự định về tương lại của các bạn trẻ. Những suy nghĩ của các em thật đáng yêu, đáng trân trọng biết nhường nào. Vương ước mơ sẽ trở thành nhà văn như ông ngoại để không phụ sự kì vọng của ông đối với mình. Thu ước mơ trở thành ca sĩ với niềm tin “Diva ca hát với hoa hậu thì chưa nhưng tao tin tao có thể là ca sĩ loại…sao mờ, hoặc ít nhất cũng được chọn làm người mẫu thời trang như Minh Hạnh, Minh Hằng chẳng hạn. Dễ ợt mà”. [45, tr.19]. Loan lớp trưởng ước mơ làm giám đốc. Cô bé hào hứng vẽ lên hình ảnh mơ ước của bản thân mình trong tương lai bằng ngôn ngữ cho các bạn nghe: Còn tao, nói thật nhé, mỗi lần đến khách sạn mà mẹ tao làm giám đốc, tao mơ một ngày nào đó, tao cũng có một phòng riêng với cái bàn to đặt tới ba chiếc điện thoại, máy tính nối mạng suốt đêm ngày (chứ không hạn chế như tao bây giờ), rồi đến cửa là có người đỡ áo khoác, ngồi vào bàn là có người mang cà phê nóng hổi đến, ho một cái là bao nhiêu người xúm lại hỏi “thưa cô có cần con chạy đi mua thuốc không ạ”, “Có cần hoãn cuộc họp không ạ”. Ôi, oai vô cùng tận! [45, tr.19].
  • 21. 17 Riêng với Nghĩa, cô học trò giản dị cũng có ước mơ giản dị như tính cách vốn có của mình, chỉ mong sao mẹ cha đỡ vất vả, và em trai được khỏe mạnh. Nghe ước mơ của bạn Vương thở dài “Ước mơ của Nghĩa mới thực là ước mơ đẹp nhất đấy!” [45, tr.21]. Thế mới biết, các em không hoàn toàn chỉ là những đứa trẻ, vô lo vô nghĩ trong những lúc vô tư, nghịch ngợm. Cùng suy nghĩ về “bức tranh” Tâm sự vụn, chúng ta - những người đọc mới nhận ra các em đang lớn, những suy nghĩ của các em không chỉ hồn nhiên, đáng yêu mà còn rất sâu sắc. Nhưng đáng yêu nhất, thú vị nhất và cũng dễ chạm vào trái tim của bạn đọc nhất có lẽ là câu chuyện về bức thư tình của Cương viết cho Hoài bị cô giáo phát hiện. Đấy chính là bằng chứng của những rung động đầu đời mà gần như ai đi qua lứa tuổi học trò cũng một lần mắc phải: “Ấy ơi, Ấy có biết là tớ thích nhìn ấy, cả lúc vui lẫn lúc giận, lúc buồn như thế nào không. Ấy thật là xinh đẹp vô cùng, có thể nói là xinh nhất lớp, nhất trường. Tớ vẫn bị gọi là còm, nhưng vì ấy, tớ sẽ rèn luyện để cao thêm, để béo ra.” [45, tr.39]. Bức thư ngắn chỉ vài dòng nhưng chứa đựng những suy nghĩ rất thật của người viết. Đó là những rung động đầu đời đối với người bạn khác giới, nó có thể chỉ là thích, chứ chưa hẳn là yêu, nó là thứ tình cảm vụng dại nhưng trong sáng của tuổi hoa mộng. Khi viết những trang văn như thế dành cho lứa tuổi thần tiên, tác giả tỏ ra là một người biết đường đến với thế giới riêng của các em. Có lẽ vì thế mà bên cạnh những nhân vật nhỏ tuổi, Phan Thị Thanh Nhàn cũng xây dựng những nhân vật người lớn thấu hiểu các em, rất tâm lý, khéo léo trong cách giáo dục các em nên người như cô giáo Hà, cô giáo Ngân vậy. Thứ ba là trong tác phẩm Đứa bé mất cha, người đọc một lần nữa lại bắt gặp sự hiếu động, tinh nghịch của tuổi nhỏ, Hiên cùng các bạn rong chơi và trộm mía, ngô, dưa chuột với cà chua - một trò gần như không thể thiếu của những đứa trẻ nông thôn. Chứng kiến những chuyện vui, buồn trong gia đình mình, Hiên đều tìm đến bạn bè. Không phải ai khác mà chính là những người bạn đã góp phần giúp em vượt qua những cú sốc trước cuộc đời. Nhóm bạn của Hiên mỗi đứa một cảnh
  • 22. 18 nhưng luôn biết cách chia sẻ, giãi bày cùng nhau để cùng thấu hiểu nhau và nhắc nhở, bảo vệ nhau trước những cạm bẫy của cuộc đời. Thứ tư, khi đọc Bỏ trốn, bạn đọc sẽ cảm thấy vô cùng thú vị khi bắt gặp cô bé Thi lúc bị bà bác dâu cay nghiệt đuổi ra khỏi nhà đã được những người bạn nghèo bảo vệ, cưu mang. Dù gấp sách lại rồi nhưng chắc chắn câu chuyện chạy trốn của cô bé vẫn cứ làm ray rứt người đọc. Rằng tuổi thơ luôn ước mơ được sống trong một mái ấm gia đình, được yêu thương và che chở. Thứ năm, đến với Xóm đê ngày ấy, bạn đọc chắc chắn lại một lần nữa cảm nhận được sự ưu ái của tác giả dành cho lứa tuổi học trò, cũng như cảm nhận được tình bạn trong sáng giữa các em bé xóm nghèo. Có thể nói cảm hứng ngợi ca tình bạn của lứa tuổi học trò là sợi chỉ xuyên suốt những trang viết của Phan Thị Thanh Nhàn dành cho thiếu nhi. Qua những trang viết của bà, người đọc bắt gặp những câu chuyện cảm động về tình bạn. Những nhân vật trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn không hề đơn độc mà luôn đồng hành cùng bạn bè. Các em luôn bên nhau, cùng tham gia những trò nghịch ngợm, cùng buồn cùng vui, cùng mơ ước để cùng trưởng thành. Để có những trang viết thấm đẫm tính nhân văn như vậy, chắc chắn hơn ai hết, Phan Thị Thanh Nhàn hiểu rõ nếu thiếu đi tình bạn trong sáng, vô tư thì tuổi hoa mộng sẽ không còn đáng quý và đáng nhớ nữa. Đọc những trang văn dành cho thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn vì thế mà trẻ thơ như thấy chính mình, và người lớn thì như lại được sống trong kí ức của một thời đã qua. Câu chuyện xoay quanh việc học tập, sinh hoạt thường ngày nhưng làm toát lên được vẻ đẹp hồn nhiên, nhí nhảnh của tuổi thơ các em. Đó là tuổi của những trò nghịch ngợm, khám phá bản thân và thế giới cũng như là tuổi của những khát vọng, ước mơ về một ngày mai tươi sáng. Khi xây dựng hệ thống nhân vật như thế, có lẽ Phan Thị Thanh Nhàn luôn mong muốn hướng người đọc đến với thế giới tươi đẹp nhất của tuổi thần tiên. 1.1.2. Cảm hứng giáo dục, hướng thiện Sinh thời, Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến đối tượng thưởng thức từ đó quyết định hình thức và nội dung của tác phẩm văn học. Trước khi viết, Người luôn đặt ra và tự trả lời các câu hỏi: Viết cho ai? (đối tượng thưởng thức), Viết cái gì?
  • 23. 19 (nội dung), Viết để làm gì? (mục đích viết), Viết như thế nào? (cách viết). Có lẽ trước khi cầm bút, mỗi nhà văn, nhà thơ chân chính đều ý thức về trách nhiệm của mình như vậy, đều phải có trách nhiệm với bạn đọc. Đặc biệt, với bạn đọc nhỏ tuổi thì nhiệm vụ của người cầm bút lại càng nặng nề hơn. Người viết không chỉ phải viết sao cho phù hợp với lứa tuổi các em, làm sao cho các em yêu thích những gì mình viết mà còn phải biết dùng trang văn của mình hướng các em đến với chân trời của cái đẹp và cái thiện. Nhiều nhà văn khi viết cho trẻ nhỏ thường lồng vào đó những bài học đạo đức, giáo huấn tuổi nhỏ một cách gượng gạo, lộ liễu. Phan Thị Thanh Nhàn không thế, bà đã khéo léo “sống” cùng với lứa tuổi của các em, cùng suy tư, vui buồn, cùng nghịch ngợm, cùng khám phá, trải nghiệm và đối mặt với cả những cạm bẫy của cuộc đời để rồi cùng các em ngộ ra những giá trị nhân văn của cuộc đời. Vì thế mà người đọc, đặc biệt là các bạn nhỏ tuổi không có cảm giác mình bị “dạy dỗ” mà theo từng trang văn, các bạn tự cảm nhận dần những giá trị chân thiện mĩ để hoàn thiện mình hơn. Đọc truyện của Phan Thị Thanh Nhàn người đọc dễ rưng rưng nước mắt bởi những trang viết làm lay động lòng người. Những câu chuyện mà chúng ta thấy tác giả như hóa thân vào nhân vật trẻ thơ, để trang văn của bà có những góc chiếu, ánh nhìn đa dạng. Khi viết cho thiếu nhi, những trang viết của Phan Thị Thanh Nhàn luôn hướng đến sự trong sáng, hồn nhiên và thánh thiện. Ở đó là những suy tư, những trải nghiệm của nhân vật qua những hành động, những tình huống, những mối quan hệ, mà kết thúc truyện bao giờ cũng để lại những dư âm về những tâm tư, khát vọng mà tác giả muốn trao gửi đến độc giả. Đó là những thông điệp về tình thương, sự sẻ chia, lòng hiếu thảo, sự nhẫn nại và cả lòng dũng cảm… mà Phan Thị Thanh Nhàn đã nhắn nhủ đến lứa tuổi thiếu nhi cũng như tất cả bạn đọc mọi lứa tuổi một cách chân tình nhất bằng những câu chuyện của bà. Trong Học trò lớp 9 là người chị thương đứa em tật nguyền, là những người bạn luôn giúp đỡ nhau, là mẹ Nghĩa dù nghèo nhưng lại là một tấm gương về lòng tự trọng cho Nghĩa và các bạn của mình. Ước mơ của những người bạn cũng chính là những “gợi ý” để lứa tuổi thần tiên liên hệ đến bản thân mình về một ngày mai và
  • 24. 20 chắc chắn trong suy nghĩ của các em cũng sẽ hướng đến một tương lai tươi sáng và hữu ích của bản thân. Với Xóm đê ngày ấy ta lại gặp Gái - một cô bé thương người và giàu lòng tự trọng hay những đứa trẻ trong Bỏ trốn giàu tình thương và giàu lòng nghĩa hiệp. Đặc biệt là Nga “công chúa” trong Tuổi trăng rằm, hành trình thoát khỏi vỏ bọc “công chúa” cũng chính là một thông điệp mà nhà văn kín đáo gửi gắm đến lứa tuổi thần tiên về những điều làm nên giá trị đích thực trong cuộc sống. Tác giả Phan Thị Thanh Nhàn khéo léo lồng ghép những vấn đề xã hội vào trang viết của mình, tạo nên bối cảnh, tình huống cho nhân vật sống và trải nghiệm trong đó như những đợt thực tập để cho các em dần biết cách đối mặt với cuộc sống vốn không dễ dàng này khi các em bước vào đời. Đó là câu chuyện của Tài bị chú bảy lừa tham gia vào con đường phi pháp rồi bị công an bắt (Tuổi trăng rằm). Thu vì hiếu kì, sốc nổi tin vào những lời tán gẫu của người lạ trên mạng xã hội mà suýt gặp chuyện nếu các bạn và bố không đến kịp (Học trò lớp 9) và Hiên bị lôi kéo vào con đường ma túy đến bị bắt giam (Đứa bé mất cha). Tất cả, đó không chỉ là những bài học dành riêng cho lứa tuổi hoa mộng mà còn là những vấn đề mà những người lớn, những bậc làm ông bà, cha mẹ cũng cần chú ý để soi lại mình trong ứng xử, quan tâm đến con em mình nhiều hơn. 1.1.3. Cảm hứng tin yêu những mảnh đời tuổi thơ bất hạnh Hầu như những nhân vật trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn đều có cảnh đời bất hạnh, thiếu thốn nhuốm vẻ lầm than như nơi xóm đê, nơi ngoại ô, khu nghĩa địa… Tác giả dường như đã dành nhiều tình cảm sâu sắc và chân thành cho những số phận bất hạnh, vất vưởng nghèo khó cùng cực. Ngòi bút của Phan Thị Thanh Nhàn không ngần ngại miêu tả chân thực những cảnh đời bất hạnh, những số phận bèo bọt trong xã hội, những kế sinh nhai đến khó tin. Truyện Bỏ trốn chính là một tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn trong mảng đề tài ấy và là một đóng góp đáng kể cho văn xuôi dành cho thiếu nhi Việt Nam. Cô bé Thi mồ côi mẹ, em còn cha nhưng người cha cũng không thể cưu mang em. Bé sống nhờ nhà người bác trong khi bác dâu lại vô cùng khắc nghiệt với đứa cháu khốn khổ của chồng. Hay trong Tuổi trăng rằm, Nụ mất mẹ và em trong chiến tranh, còn Côi trong Xóm đê ngày ấy không biết cha mẹ ruột là ai, em lớn lên nhờ sự nuôi nấng của
  • 25. 21 ông bà đồng Toàn. Hiên trong Đứa bé mất cha dù còn cả cha lẫn mẹ nhưng cha chối bỏ em và mẹ thì đi bước tiếp. Người đọc dễ dàng nhận ra một trái tim giàu lòng trắc ẩn của tác giả đối với những mảnh đời bất hạnh cũng như những tin yêu dành cho những mảnh đời ấy qua từng trang viết. 1.2. Thế giới nhân vật trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn Cảm hứng nghệ thuật là khái niệm chỉ trạng thái tình cảm của tác giả xuyên suốt tác phẩm mà anh ta tạo ra. Nó gắn liền với tư tưởng và ý thức của nhà văn trước những vấn đề của xã hội được nói đến trong tác phẩm, thể hiện sự giá của nhà văn đối với những vấn đề đó. Nó được hình thành trên cơ sở lý tưởng thẩm mĩ và lý tưởng xã hội của nhà văn. Trạng thái tình cảm ấy xuyên suốt tác phẩm và duy trì cho tác phẩm một không khí cảm xúc nhất định, góp phần tác động đến cảm xúc của những người tiếp nhận. Trong một tác phẩm, nhân vật chính là yếu tố biểu hiện rõ nhất và trọn vẹn nhất cảm hứng nghệ thuật của nhà văn. Các tác giả của Từ điển thuật ngữ văn học cũng cho rằng nhân vật văn học “là con người được miêu tả trong tác phẩm văn học” [15, tr.235]. Như vậy, nhân vật văn học là sản phẩm của tư duy nghệ thuật của nhà văn trong sáng tạo nghệ thuật. Nó là sản phẩm của tư duy nghệ thuật, sự sáng tạo của nhà văn nhằm thể hiện một tư tưởng cụ thể. Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Những con người này có thể được miêu tả kỹ hay sơ lược, sinh động hay không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc, giữ vai trò quan trọng nhiều, ít hoặc không ảnh hưởng nhiều lắm đối với tác phẩm. Chúng ta dễ dàng nhận thấy trong một tác phẩm, nhân vật văn học có lúc được tác giả miêu tả một cách tỉ mỉ, chi tiết về tính cách, hành động, ngoại hình, lai lịch trong tác phẩm tự sự. Nhưng cũng có lúc chúng ta bắt gặp hình ảnh những nhân vật được vẽ lên bởi những nét vẽ mơ hồ mà người đọc chỉ có thể cảm nhận được sự tồn tại của nhân vật đó qua những xúc cảm, tâm trạng của nhân vật trong những tác phẩm trữ tình. Nhưng tất cả, dù được miêu tả chi tiết hay sơ lược thì những hình tượng nhân vật được xây dựng nên trong tác phẩm đều nhằm mục đích chuyển tải những ý đồ sáng tạo của người nghệ sĩ. Tuy nhiên “nhân vật văn học là một đơn vị
  • 26. 22 nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật ngoài đời sống.” [15, tr.235]. Văn học được xem như là một tấm gương phản ánh hiện thực cuộc sống với đối tượng trung tâm là con người được nhìn qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Vì thế, nhân vật trong tác phẩm văn học chính là sản phẩm của sự sáng tạo, là những hình tượng được tạo nên để chứa đựng, để chuyển tải những tư tưởng, những thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến bạn đọc. Nó hoàn toàn không phải là bản sao giống hệt với những con người trong cuộc sống. Nhân vật trong tác phẩm văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Những con người này có thể được miêu tả kỹ hay sơ lược, sinh động hay không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc, giữ vai trò quan trọng nhiều, ít hoặc không ảnh hưởng nhiều lắm đối với tác phẩm. Có thể thấy một trong những yếu tố quan trọng nhất để tạo nên một tác phẩm văn học đó chính là hình tượng nhân vật. Khi sáng tác một tác phẩm, người nghệ sĩ luôn ý thức được rằng nhân vật chính là phương tiện để anh ta chuyển tải những quan điểm, những tư tưởng, những thông điệp của mình đến với bạn đọc. Như vậy, khi nghiên cứu một tác phẩm, nhân vật sẽ là yếu tố đầu tiên để chúng ta căn cứ vào đó để nắm bắt tư tưởng nghệ thuật của nhà văn cũng như điều người nghệ sĩ muốn gửi gắm đến độc giả. Từ đó chúng ta có thể dễ dàng tiếp cận ý nghĩa về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học. Như vậy thế giới nhân vật trong một tác phẩm có thể là một hoặc bao gồm nhiều nhân vật được xây dựng và tổ chức để tạo thành một chỉnh thể nghệ thuật. Nếu một tác phẩm có nhiều nhân vật thì những nhân vật ấy cũng được nhà văn tổ chức, sắp xếp chúng trở thành một hệ thống dựa trên những mối liên quan đến nhau và mỗi nhân vật là một yếu tố của chỉnh thể. Mỗi một nhà văn sẽ có cách xây dựng và tổ chức sắp xếp hệ thống nhân vật của mình để phục vụ cho ý đồ sáng tạo của mình. Và ngay cả cùng một tác giả nhưng trong những tác phẩm khác nhau thì cách xây dựng và tổ chức sắp xếp hệ thống các nhân vật trong từng tác phẩm cũng không hoàn toàn giống nhau.
  • 27. 23 Giữa cảm hứng nghệ thuật và thế giới nhân vật trong sáng tác của nhà văn thường có mối quan hệ gắn kết mang tính hô ứng, tương giao. Cảm hứng nào thì nhân vật ấy và ngược lại. Mỗi nhân vật luôn gắn với một cảm hứng và một phương diện nào đó của cảm hứng nghệ thuật. Tìm hiểu sự thể hiện con người trong văn học thông qua thế giới nhân vật là tìm hiểu một phương diện cơ bản trong thế giới nghệ thuật của nhà văn, góp phần quan trọng vào việc xác định phong cách nghệ thuật của nhà văn. [34, tr.23]. Trong truyện thiếu nhi Phan Thị Thanh Nhàn, là thế giới nhân vật trẻ em đáng yêu với những phẩm chất tốt đẹp. 1.2.1. Thế giới nhân vật trẻ em Lựa chọn đề tài viết cho thiếu nhi, Phan Thị Thanh Nhàn đã ghi dấu ấn trong lòng độc giả bởi những câu chuyện giản dị mà lôi cuốn người đọc qua từng biến động của cuộc đời nhân vật trên từng trang sách. Với năm tác phẩm dành cho thiếu nhi là năm câu chuyện khác nhau nhưng chúng ta cũng không khó để nhận ra hành trình sáng tạo của nhà văn trong mỗi tác phẩm chính là hành trình trở về với cội nguồn văn hóa, văn học dân gian. Hình ảnh những em bé mồ côi chịu thương chịu khó, chăm ngoan và hiếu thuận, những em bé thông minh dũng cảm,…trong những câu chuyện cổ tích, truyện cười mãi là hình ảnh đẹp với bất kì ai và nó thực sự là nguồn cảm hứng, là sự ám ảnh không nguôi đối với những người cầm bút. Viết cho thiếu nhi, Phan Thị Thanh Nhàn cũng xây dựng cho tác phẩm của mình một hệ thống nhân vật trẻ em mang dáng dấp những số phận và tính cách của những nhân vật trẻ em trong cổ tích. 1.2.1.1. Nhân vật trẻ em mồ côi, chịu thương chịu khó Đọc truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn, chúng ta không khỏi xúc động trước những nhân vật là em bé mồ côi nhưng lại rất kiên cường trước hoàn cảnh. Đó là cô bé Thi trong Bỏ Trốn, là nạn nhân của cuộc hôn nhân đổ vỡ, rồi mẹ em mất, em sống trong nhà của bác ruột nhưng lại phải chịu cảnh ghẻ lạnh đến khắc nghiệt của bác dâu. Thế nhưng cô bé ấy vẫn luôn chăm chỉ, cố giấu nỗi buồn và luôn hiếu thuận với bà. Đó là Côi, mười hai tuổi rồi nhưng chưa bao giờ có bạn. Nó không phải là con đẻ của bà đồng Toàn. Trong dịp hội, một người nào đó đã bỏ nó còn đỏ hỏn trước cửa đền rồi đi mất. Ông bà đồng không có con nhặt nó về nuôi. Bố
  • 28. 24 say triền miên và mẹ thì mải mê với khăn chầu áo ngự, cô bé cô đơn, lạc lõng giữa ngôi nhà cha mẹ nuôi vậy mà Côi vẫn luôn chăm chỉ, vâng lời. Là Nụ trong Tuổi trăng rằm mất mẹ từ tuổi lên mười là cô bé hiếu thảo, chăm chỉ và kiên cường. Là Thu, Vương, Hiên, Hoa, Thái, Luân,…dù còn cha mẹ nhưng cũng chẳng khác gì mồ côi bởi sự tan vỡ của gia đình, được ở với cha thì không thấy mẹ, được ở với mẹ thì không thấy cha. Điểm chung của các em là luôn khao khát một mái ấm gia đình, được che chở và yêu thương. Đó là những em bé luôn chăm ngoan học giỏi, và dù cuộc đời với những biến cố đã xô đẩy các em vấp ngã thì cuối cùng những cô bé, cậu bé ấy vẫn luôn vươn lên, luôn hướng về những giá trị nhân văn để tự hoàn thiện tâm hồn mình. Những câu chuyện về những nhân vật như thế khiến ta liên tưởng đến những cô bé, cậu bé nghèo mồ côi trong những câu chuyện cổ tích. Nó càng giống cổ tích hơn khi những câu chuyện của Phan Thị Thanh Nhàn thường có cái kết có hậu. Nhân vật dù có gặp nhiều bất hạnh, gặp nhiều khó khăn thậm chí có lúc sa ngã trước những cạm bẫy của cuộc đời, dù có cay nghiệt hay tàn nhẫn thì sau một loạt những biến cố nhân vật ấy vẫn luôn thức tỉnh và hướng thiện, trở về với bản chất tốt đẹp vốn có, vốn được mơ ước, gìn giữ và lưu truyền. Nó như là một đường dẫn hướng cho những bạn đọc nhỏ tuổi khi đọc tác phẩm cũng là đang trên hành trình tự soi mình, tự hoàn thiện bản thân cùng với nhân vật. Phan Thị Thanh Nhàn đã hóa thân vào nhân vật để bằng đôi mắt trẻ thơ nhìn nhận cuộc sống với tất cả sắc màu hiện thực của nó để cùng các em khám phá, nhận chân những giá trị tốt đẹp của con người, của cuộc đời giúp các em làm giàu tâm hồn mình. Có lẽ vì thế mà trang văn của bà luôn cuốn hút người đọc nhiều thế hệ, nhất là lứa tuổi thiếu nhi. 1.2.1.2. Nhân vật trẻ em thông minh, dũng cảm, nghĩa khí Những câu chuyện của Phan Thị Thanh Nhàn còn tạo nên sự thú vị cho bạn đọc bởi những tình tiết vui nhộn xoay quanh sự nghịch ngợm, lém lỉnh của các em - những cô cậu bé thông minh như trong cổ tích, trong truyện cười dân gian. Bạn đọc sẽ không thể không mỉm cười thích thú trước cách chơi chữ trêu nhau của nhóm bạn của Tài và Nụ trong Tuổi trăng rằm: Mỗi lần bẻ ngô đến ngang tầm với tổ củ Nụ, Tài vỗ tay và cả năm đứa của tổ nó hét váng lên:
  • 29. 25 Nụ tầm Xuân nở ra xanh lét, Em bét rồi có chết hay không! Thằng Thọ còn nghĩ ra một câu có đủ cả tên sáu đứa tổ Nụ để dài mồm ra nói trêu: - Các cậu ơi mùa Xuân đi bẻ Nụ hoa Nhài về làm Nhân bánh xong lại Thoa một tí mỡ vào, ăn ngon ê cả Lợi nhá. Bọn cái Nụ ức lắm, xúm nhau lại bàn bạc một lúc rồi thằng nhân to mồm nhất cũng chõ sang bên Tài làm một hơi: - Chúng tớ đã Tính rồi, Mai đứa nào có Tài, chịu khó ăn bậy một Tý thì Thọ phải biết nhá! Chỉ có thằng Đường là khổ nhất. Cuối buổi làm, khi tất cả ngô đã được bẻ hết chuyển về kho, đi trên mặt đê đầy phân trâu bò và những đống rác, chốc chốc lại có đứa kêu ré lên: - Mặt Đường bẩn quá Đường ơi! [42, tr.69-70]. Đó còn là sự thông minh dũng cảm của Gái trong Xóm đê ngày ấy khi một mình mưu trí vật lộn với vợ chồng kẻ gian để lấy lại tài sản cho mẹ bạn. Là câu chuyện có chất phiêu lưu của nhóm bạn Nghĩa, Vương, Loan với hành trình tìm cách bảo vệ và giải cứu bạn mình trong Học trò lớp 9, qua đó cũng bộc lộ sự thông minh gan dạ của các em khi đối mặt với kẻ xấu. Khi viết về đề tài thiếu nhi, khắc họa những nhân vật với những số phận, những biến cố, trắc trở, và cái kết của từng tác phẩm ngoài sự ảnh hưởng từ nền văn hóa, văn học dân gian phải chăng còn do những gì mà cuộc đời của tác giả đã từng nếm trải. Tác giả Phan Thị Thanh Nhàn từng tâm sự: Thuở bé, tôi sống với bố mẹ ở xóm đê Yên Phụ. Đó là một xóm nghèo với những đứa trẻ nghịch ngợm, thông minh và lam lũ. Sau này chồng tôi cũng ở xóm nhỏ La Thành với con đê lầy lội và một mái nhà tranh. Sau khi chồng mất, tôi nhiều lần xuống nghĩa trang Văn Điển thăm mộ anh và đã bắt gặp các em bé tảo tần kiếm sống nơi đây…Bởi vậy từ bé tôi đã rất quen với cảnh trẻ em lam lũ kiếm sống cùng các chuyện éo le của gia đình. Tôi biết mình không thể giàu có hoặc tài năng đến mức có thể góp phần cải thiện được thực tế này. Nhưng tôi hi vọng mình có thể
  • 30. 26 chia sẻ và cảm thông bằng tất cả tâm hồn chỉ với một cây bút nhỏ. Tôi đã quan sát, ghi chép và cặm cụi ngồi viết lại những gì tôi cảm nhận, suy tư và xót thương số phận của những trẻ em không may mắn. [43]. Như vậy, bên cạnh những nhân vật trẻ em mồ côi, chịu thương chịu khó, tác giả Phan Thị Thanh Nhàn đã đồng thời xây dựng hình tượng vật trẻ em thông minh, dũng cảm, giàu nghĩa khí để ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của các em. Những nhân vật như thế trở thành tấm gương để tuổi nhỏ học tập noi theo mà hoàn thiện nhân cách của mình. Năm tác phẩm dành cho thiếu nhi, con số chưa nhiều lắm nhưng từng ấy đủ để ghi dấu cho một phong cách Phan Thị Thanh Nhàn với những trang văn chân thực, trong sáng và đậm chất nhân văn. 1.2.1.3. Nhân vật trẻ em giàu cá tính Đó là những tính cách đặc biệt tạo nên nét riêng độc đáo, thú vị của nhân vật tạo ấn tượng mạnh đối với người đọc. Trong Học trò lớp 9 có Vương “bốn mắt” hóm hỉnh, tự lập, có năng khiếu làm thám tử. Vì ước mơ sau này sẽ trở thành nhà văn như sự kỳ vọng của ông ngoại nên nó tập quan sát, tập hiểu mọi người và ghi ghi chép chép những gì nó thấy để làm tư liệu mà viết văn. Thu “cà kheo” xinh đẹp, thông minh, có ước mơ làm ca sĩ và làm người mẫu. Tuy Thu được mẹ gửi tiền về chi tiêu thoải mái, lúc nào cũng rủng rẻng tiền nhưng cô bé vẫn rất hòa đồng, sống gần gũi và hào phóng với các bạn nghèo của mình. Thu cá tính nhưng xốc nổi nên dễ bị cuốn vào những trò nhảm nhí, vô bổ thậm chí nguy hiểm đến bản thân. Cô bé bị nhóm thanh niên xấu lừa bắt đi, may mà có nhóm bạn thông minh và dũng cảm giúp đỡ mới được cứu kịp thời. Nghĩa “đen” hiền dịu, chịu khó, biết quan tâm đến người khác. Nghĩa, thương em, chăm ngoan và hiếu thuận. Trước những ước mơ về tương lai tươi đẹp của nhóm bạn, Nghĩa dành điều ước cho người thân của mình “Bọn mày nói bao nhiêu là ước mơ quá cao xa và đẹp nữa. Riêng tao, tao chỉ mong sao mẹ tao đỡ vất vả, thằng Nghẹo thì khỏe mạnh là hạnh phúc lắm rồi!” [45, tr.21]. Loan “tròn” nhanh nhẹn hoạt bát, có tư chất của một vị thủ lĩnh. Khi nói về ước mơ trở thành lãnh đạo giống mẹ, Loan được Vương nhận xét về cô bé rất đúng là “Thưa lớp trưởng, em thấy bây giờ lớp trưởng cũng oai lắm rồi đó. Ở đâu cũng giữ vai trò
  • 31. 27 chỉ huy nhá! “Vương khiêng em với tớ”, “Nghĩa dắt xe”, “Thu lại đây”, “Chạy xe đi chú”… Mày ấy à, có máu lãnh đạo, gien di truyền mà, lo gì!” [45, tr.20]. Trong Bỏ trốn có Thi trầm tính pha chút bướng bỉnh và giàu lòng tự trọng. Cô bé rất nhạy cảm với xung quanh, khi biết mẹ mất, cô bé trở nên trầm tính trước sự khắc nghiệt của người bác dâu, ý tứ nhận sự giúp đỡ của anh Quang để không làm phật lòng bác. Cô bé cố tỏ ra chăm chỉ, hiếu thuận với bà. Khi bà mất rồi, cô bé càng biết thân biết phận hơn, cố gắng làm tất cả để vừa lòng bác thế nhưng nó cũng nhận ra dù mình làm gì cũng không thể khiến bác hài lòng. Khi bị đuổi khỏi nhà, vừa đói vừa buồn và tủi, cô bé khóc nhưng khi gặp người đi đường nó vội lau nước mắt. “Nó nhớ lời mẹ dặn, dù đang bực mình đến đâu nếu bước ra đường là phải cất nỗi bực ấy đi, như là người ta vứt quần áo bẩn vào chậu giặt ấy, để giữ bộ mặt bình thường, vui lên được thì càng tốt. Nhưng mà Thi không thể giữ được bộ mặt bình thường. Nó chỉ cố để không vừa đi vừa khóc cho mọi người khỏi để ý.” [43, tr.51]. Thi lẫn vào đám người đưa tang, được các cô chú trong đoàn người đưa tang cho ăn bánh mì. Vì đói quá cô bé ăn ngon lành nhưng cũng không khỏi tự vấn lương tâm mình, nó vừa nhai chậm rãi vừa chua xót nghĩ “Hôm nay đúng mình là đứa ăn xin rồi. Mà lại còn như là lừa dối, các cô các chú tưởng mình cũng đi đưa cùng một đám tang, cứ cho mình ăn và mình cứ im lặng mà ăn.” [43, tr.53]. Với Tuổi trăng rằm là cô bé Nga với tính cách yểu điệu, tiểu thư do sống trong gia đình giàu có lại được mẹ bao bọc chăm chút quá mức. Cô bé được anh Chiến gọi là “cô Hằng Nga ngủ trong nhung lụa”, bị bạn bè trêu là “giám đốc sở điệu” nhưng Nga vẫn là cô bé “học giỏi, tháo vát, có tinh thần trách nhiệm” - theo nhận xét của cô giáo chủ nhiệm lớp Nga học. Tính cách có vẻ trái ngược với Nga một tí là Nụ, cô bé có tuổi thơ bất hạnh vì thiếu vắng tình thương của mẹ và tuổi thơ của cô bé bị một cú sốc quá lớn - chứng kiến cái chết của mẹ và em gái mình bởi bom đạn của chiến tranh. Tuổi thơ sớm chịu nhiều thiệt thòi đã hun đúc cho cô bé tính cách chịu thương chịu khó, luôn nghe và cố gắng làm theo lời bố rằng “phải ngoan, phải thương yêu mọi người, phải giỏi thì mẹ và em Hoa mới vui, bố và bà mới vui” [42, tr.30]. Dù chỉ gặp một lần nhưng Chiến đã nói lên đầy đủ tính cách của cô bé: “giản dị mà đàng hoàng, nghèo nhưng tự trọng, học giỏi lại khiêm tốn”,
  • 32. 28 “biết suy nghĩ, giàu tình cảm và yêu lao động” [42, tr.30-31]. Trong nhiệm vụ của cô giao, Nga và Nụ đến học nhóm cùng Tài, kèm cho Tài học. Trước trò đùa tinh quái của cậu bạn Nga trở nên yếu đuối, run lên sắp khóc, đòi về. Nụ thì ngược lại, cô bé bình tĩnh, làm như không có chuyện gì xảy ra, kéo tay bạn bước qua vũng nước, khẽ bảo bạn “Nó chỉ giở được ngần ấy trò thôi.” [42, tr.51]. Tài hiếu động, tinh nghịch, bướng bỉnh, dễ bị dụ dỗ lừa gạt để làm chuyện xấu, thế nhưng trong vòng tay của thầy cô và bè bạn, cậu cũng dễ trở về là một cậu bé ngoan, đáng yêu và chăm chỉ hòa đồng cùng các bạn, tham gia những hoạt động của lớp, hướng mình đến những chân trời đẹp cho tương lai. Gái trong Xóm đê ngày ấy cũng giống Nghĩa trong Học trò lớp 9, dù là con của một gia đình nghèo khó nhưng Gái lại nhận được sự yêu thương vô bờ bến của gia đình. Ba Gái là người công nhân già chăm chỉ, thường đi làm ca suốt tám tiếng, về nhà lại ít nói, ông chỉ nằm ngủ hoặc lặng lẽ làm thêm việc nhà. Mẹ Gái là người đàn bà lam lũ hay quát tháo mắng yêu các con bằng những lời rủa sả nhưng lại có tấm lòng nhân hậu, bao dung sẵn sàng nhường cơm sẻ áo cho những người nghèo khổ hơn mình. Có lẽ thừa hưởng sự chăm chỉ từ cha và lòng bao dung của mẹ nên Gái cũng là một cô bé vui vẻ chăm chỉ, chịu thương chịu khó, dũng cảm và có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm đến người khác. Cô bé hái hoa sen đem biếu ông già mù neo đơn, không quên biếu luôn nửa con gà luộc gói trong lá chuối với sự cảm thông sâu sắc trước cảnh cô đơn bệnh tật của cụ già mù. Có thể thấy tính cách của những nhân vật trong tác phẩm của Phan Thị Thanh Nhàn phần nào chịu tác động của hoàn cảnh sống. Chúng ta không khó khăn để nhận ra những em bé được sống trong một gia đình giàu tình yêu thương dù khó khăn mấy các em cũng sẽ là những đứa trẻ chăm ngoan, hiếu thuận và có bản lĩnh hơn trước những giông tố của cuộc đời. Ta thấy Nụ chăm ngoan và bản lĩnh. Nghĩa thương em, thương cha mẹ, chịu thương chịu khó. Nga vẫn chăm ngoan trong vòng tay của mẹ nhưng vì sự bảo bọc quá mức từ bậc sinh thành nên cô bé trở nên yếu đuối. Thi giàu lòng tự trọng vì luôn nhớ hình ảnh thân thương của hai người yêu cô bé nhất đó là mẹ và bà ngoại. Thu, Tài, Hiên xốc nổi dễ bị kẻ xấu dụ dỗ, lợi dụng vì các em phải đối mặt với những rạn vỡ của gia đình, thiếu đi sự quan tâm của người
  • 33. 29 lớn nên dễ dàng đi chệch hướng. Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy rõ qua những trang viết của Phan Thị Thanh Nhàn, những nhân vật hiện lên với đầy đủ những diện mạo tính cách vốn có. Tác giả không tô hồng tuổi thơ các em bằng tất cả những gì tốt đẹp mà bên cạnh đó tác giả cũng đã khắc họa những điều chưa hoàn thiện của các em. Nhân vật trẻ em của Phan Thị Thanh Nhàn có ưu điểm và cũng có khuyết điểm. Tuy nhiên những khuyết điểm của nhân vật trẻ em trong truyện của bà vẫn đáng yêu vẫn có thể thông cảm được bởi vì những khuyết điểm ấy phát sinh từ những hoàn cảnh sống bất hạnh của các em. Và dù thế nào thì những khuyết điểm ấy vẫn luôn luôn được các em khắc phục để hướng mình đến những điều cao đẹp. Có lẽ vì thế mà người đọc, nhất là bạn đọc nhỏ tuổi khi theo dõi những biến động trong cuộc đời cũng như hành trình hướng thiện của các nhân vật người đọc sẽ như một sự trải nghiệm cùng nhân vật. Như vậy những thông điệp giáo dục về bài học làm người, về ứng nhân xử thế đã ngấm vào bạn đọc nhỏ tuổi mà các em đôi khi chẳng kịp nhận ra. Có lẽ đó cũng chính là một sự thành công trong nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật của Phan Thị Thanh Nhàn. 1.2.2. Thế giới nhân vật người lớn qua cái nhìn của trẻ thơ Trong những tác phẩm truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn, bên cạnh những nhân vật chính, nhân vật trung tâm của truyện là các em thiếu nhi còn có những nhân vật người lớn. Đó là ông bà, cha mẹ, anh chị và thầy cô giáo - những người có ảnh hưởng đến sự trưởng thành của các em, luôn đồng hành cùng các em trên hành trình trải nghiệm, khám phá cuộc sống, khám phá bản thân và hoàn thiện nhân cách. Phan Thị Thanh Nhàn thường hóa thân vào nhân vật trẻ thơ để kể chuyện nên trang văn của bà có những góc chiếu, ánh nhìn đa dạng hơn về thế giới người lớn. Trong những tác phẩm truyện thiếu nhi của bà, thế giới nhân vật người lớn được vẽ lại bằng cái nhìn soi chiếu qua ánh mắt trẻ thơ. 1.2.2.1. Người lớn giàu lòng bao dung và giàu đức hi sinh Thế giới người lớn hiện lên trong mối quan hệ với trẻ thơ trong tác phẩm của Phan Thị Thanh Nhàn trước hết là những trái tim giàu lòng bao dung. Phan Thị Thanh Nhàn khéo léo xây dựng những hình tượng nhân vật có những phẩm chất tốt đẹp là kết tinh của những giá trị tâm hồn người Việt. Đó là bà ngoại của cái Thi trong Bỏ trốn, bà khiến chúng ta liên tưởng đến người bà trong truyện cổ tích Bà
  • 34. 30 cháu, là hiện thân của sự bao dung, nhân hậu và giàu lòng vị tha. Bà chắt chiu, yêu thương và hết mực lo lắng cho đứa cháu côi cút. Đến lúc sắp lìa đời, nỗi bận tâm duy nhất vẫn là đứa cháu bé bỏng gặp nhiều bất hạnh. Bà dặn dò Quang hãy yêu thương và bảo vệ em, bà trao lại chiếc nhẫn hai chỉ vàng - kỷ niệm quý nhất của đời bà cho đứa cháu côi cút. Bà thều thào căn dặn người con trai trong phút lâm chung: “Con…chăm sóc cho cháu Thi…nó …mồ côi…mồ cút.” [43, tr.34]. Hay bà của Hiên trong Đứa bé mất cha cũng thế, ở tuổi xế chiều, trước sự tan vỡ gia đình của con trai, điều bà lo lắng chính là đứa cháu trai đang phải đối mặt với cú sốc quá lớn. Trước những biến cố của cuộc đời Hiên, vẫn là bà, sốt sắng, lo lắng cho Hiên hơn ai hết. Bà của Nụ trong Tuổi trăng rằm dù chỉ được nhắc đến bởi vài câu văn ít ỏi trong toàn bộ tác phẩm nhưng vẫn có thể làm nhói lòng người đọc bởi những giằn vặt về nỗi đau mất cháu đã nhiều năm. Bên cạnh những người bà, những người ông cũng thế, cũng nhân hậu, vị tha, hết lòng yêu thương những đứa cháu của mình. Vương trong Học trò lớp 9 không giấu nổi niềm tự hào về ông ngoại của mình trước bè bạn “Các cậu chưa biết đâu, ông ngoại tớ là nhà văn thời chống Pháp đấy, ông quý tớ lắm, có bao nhiêu sách ông cho tớ hết. Ông còn dạy tớ chữ Tàu với chữ Pháp nữa.” [45, tr.16]. Chứng kiến sự chia tay của cha mẹ, khi được cô chánh án hỏi muốn được ở với ai, Vương nhìn cha mẹ, nhìn ông và các bạn xong cậu bé trả lời “Cháu muốn được ở với ông ngoại cháu. Nói rồi nó chạy xuống ôm lấy vai ông và chúi đầu vào ông”. [45, tr.96]. Dường như trong những trang viết của Phan Thị Thanh Nhàn, hình ảnh ông, bà là hiện thân của những người ông, người bà trong cổ tích bước ra để yêu thương những đứa cháu của mình cho đến hết cuộc đời. Trong mắt của những đứa trẻ, ông bà là nơi bình yên duy nhất mà các em có thể tìm về khi thiếu vắng tình thương của cha mẹ để được bao bọc chở che. Hình ảnh người mẹ cũng được khắc họa đậm nét trong sáng tác của Phan Thị Thanh Nhàn. Trước hết, trong gia đình người mẹ luôn là người gánh vác nhiều công việc và vất vả hơn bất kỳ ai nhưng hơn ai hết họ là những người mẹ có trái tim yêu thương và giàu đức hi sinh. Mẹ chính là người thầy đầu tiên của trẻ thơ. Mẹ của Thi, người đàn bà chịu nhiều khổ đau từ cuộc hôn nhân đổ vỡ, một mình nuôi con, cuộc sống khó khăn vẫn kiên cường vì con mà cố gắng, bù đắp cho con tất cả những
  • 35. 31 gì có thể. Là mẹ của Gái trong Xóm đê ngày ấy, là người đàn bà lam lũ có kiểu mắng yêu con khiến người mới nghe phát sợ nhưng chửi đấy mà miệng lại cười. Những yêu thương mà mẹ dành cho Gái khiến Côi cũng phải chạnh lòng mơ ước “Côi im lặng vừa làm vừa nghe bạn nó trò chuyện, xen vào là những lời mắng yêu của bà mẹ. Côi chưa bao giờ được mẹ mắng yêu. Khi bà đồng Toàn chửi mắng nó khuôn mặt bà đanh lại, tối sầm. Còn mẹ gái chửi đấy mà miệng lại cười. Và Gái thì không hề sợ những lời rủa sả ấy. Nó trêu chọc mẹ, nũng nịu, vòi vĩnh làm Côi phát tủi thân.” [41, tr.35]. Là mẹ của Nụ trong Tuổi trăng rằm, lấy thân mình che chở cho con, bị hơi bom xé nát. Là mẹ của Nga cũng vì quá yêu con mà bảo bọc con quá mức. Là mẹ của Nghĩa trong Học trò lớp 9 nghèo khổ nhưng giàu lòng tự trọng, yêu chồng và thương con hết mực. “Bà dù nghèo nhưng quyết không tiêu tiền của người khác.” [45, tr.30]. Chính những đức tính ấy khiến cái Thu - bạn của Nghĩa rất nể phục bà. “Ừ, cái Nghĩa thế mà sướng. Nhà nó tuy nghèo, lại có thằng em tật nguyền và ông bố thương binh, nhưng bù lại là có một bà mẹ tuyệt vời và cả nhà luôn ở bên nhau đầm ấm làm sao. Thảo nào mà cái Nghĩa tuy ít nói và giản dị song lại học thật giỏi. Mình sẽ chơi thân với nó, nhất định rồi!” [45, tr.30]. Có thể nói hình ảnh người mẹ với những đức tính cao đẹp luôn ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của các em. Thi luôn nhớ lời mẹ dặn cần phải giấu nỗi buồn vào trong. Gái cũng giàu lòng nhân hậu như mẹ, luôn quan tâm, yêu thương những người nghèo khó. Nụ vì muốn người mẹ đã mất được vui nên em luôn cố gắng chăm ngoan học giỏi và yêu thương mọi người. Và Nghĩa cũng chịu thương chịu khó, giàu lòng tự trọng như mẹ. Phải chăng, khi xây dựng hình tượng những người mẹ, Phan Thị Thanh Nhàn đã kín đáo gửi đến độc giả thông điệp rằng người mẹ chính là cô giáo đầu tiên dạy các em bài học làm người và không ai khác chính những người mẹ là những tấm gương chân thực nhất để các em soi mình để hoàn thiện nhân cách. Bên cạnh hình ảnh những người mẹ đó là những người cha, người đóng vai trò là trụ cột của gia đình. Bố của Gái là người công nhân già, ngày tám tiếng làm việc ở công ty. Về nhà ông không nằm ngủ thì lặng lẽ làm việc nhà giúp vợ con. Bố của Nghĩa là thương binh, mất một chân trong chiến tranh nhưng người thương binh
  • 36. 32 ấy vì tình yêu gia đình đã luôn vượt qua chính mình, vượt qua nỗi đau để vươn lên trong cuộc sống làm trụ cột cho gia đình. Lúc nào trong ông cũng thường trực tình yêu thương vô bờ với hai đứa con và tình yêu son sắt đối với vợ. Bố của thằng Cò và cái Tý là người đàn ông nghèo khó, lam lũ, làm nghề phu đào huyệt. Lần đầu tiên gặp, cái Thi sợ hãi thấy một người đàn ông lùn mập với bộ mặt rỗ chằng chịt và cánh tay gân guốc. Nhưng sau cái dáng vẻ bề ngoài có thể khiến trẻ con sợ ấy lại là một trái tim nhân hậu và giàu tình yêu thương. Chính ông, cùng người vợ câm để nuôi được những đứa con của mình cũng đã vô cùng vất vả chạy bữa nay lo bữa mai. Thế nhưng, khi anh em thằng Cò dẫn Thi về nhà ông vẫn dang rộng vòng tay đón nhận cô bé đang lúc cơ nhỡ: Cái Tý em thằng Cò láu táu: - Bố ơi, bố nhìn con gái nuôi của bố này. Nó tên là Thi đấy. Nó ngoan mà nhát lắm, cho tiền cũng không dám lấy. Con với anh Cò đưa nó về đấy. U cũng thương nó rồi. Kìa, bố, ý bố thế nào… Ông bố ngước nhìn cái Thi. Hình như ông lắc đầu, song sau đó hình như ông hơi mỉm cười. Cái Thi hiểu ý của ông là: Ông đã nhiều con quá rồi, nhưng có lẽ cũng không sao! [43, tr.64]. Không phải là bề ngoài, chính trái tim giàu tình yêu thương với trẻ thơ đã làm cho Thi, đứa bé mới lần đầu gặp dù còn thoáng sợ vẻ bề ngoài vẫn cảm nhận được sự ấm áp từ tỏa ra từ trái tim nhân hậu ấy. Trong gia đình, người đàn ông ấy vẫn luôn giành phần việc nặng nhọc về phía mình. Ông tuyệt đối không cho vợ và con gái đi bới rác kiếm tiền cùng ông vì “Bố chiều ấy mà. Bố bảo cho ra nghĩa trang là cực chẳng đã thôi…” [43, tr.67]. Bố của Nụ được nhắc đến không nhiều trong tác phẩm nhưng qua bài văn được điểm cao nhất lớp của cô bé, chúng ta cũng có thể hiểu với em, bố chính là người quan trọng biết nhường nào. Vì em luôn nhớ lời bố dặn “Bố bảo rằng, tôi phải ngoan, phải thương yêu mọi người, phải giỏi thì mẹ và em Hoa mới vui, bố và bà mới vui. Tôi cố gắng làm theo lời bố…” [42, tr.30]. Nụ luôn nhớ lời bố dặn, em cố làm theo lời bố và em cũng đã làm được, em đã thực sự là một đứa bé ngoan, biết thương yêu mọi người và học giỏi. Có thể nói hình ảnh ông, bà, cha, mẹ trong tác phẩm của Phan Thị Thanh Nhàn như là kết tinh giá trị tốt đẹp của tâm hồn Việt. Chính những giá trị ấy quyện
  • 37. 33 vào trang viết của bà, một lần nữa nó tỏa sáng và có sức cảm hóa mạnh mẽ, vì thế mà khi đọc truyện của Phan Thị Thanh Nhàn, người đọc, đặc biệt là bạn đọc nhỏ tuổi không có cảm giác mình bị “dạy dỗ” về bài học làm người, về đạo lý tốt đẹp của dân tộc một cách cứng nhắc, giáo điều. Mà người đọc sẽ như hóa thân vào nhân vật để tự cảm, tự thấm những giá trị nhân văn ấy để dần hoàn thiện nhân cách. Nghĩa thương em, chăm ngoan, học giỏi, Nụ giản dị, chịu khó và học giỏi, biết sống vì mọi người, Gái dũng cảm, nhân hậu và hiếu thảo. Có được những đức tính cao đẹp ấy là vì dù gia đình các em có nghèo khó nhưng các em luôn được đón nhận tình yêu thương từ những bậc sinh thành. Ngược lại là Hiên, là Thu, là Tài dễ bị sa ngã trước những cạm bẫy của cuộc đời khi các em thiếu vắng tình thương yêu và sự quan tâm của người thân bên mình. Qua những nhân vật ấy, tác giả đã kín đáo gửi đến bạn đọc, đặc biệt là những bậc làm cha làm mẹ thông điệp: Gia đình có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của lứa tuổi thiếu nhi. Tính cách, tâm hồn, tương lai và số phận các em chính là hệ quả tất yếu của sự giáo dục của bậc làm cha làm mẹ, là kết tinh của truyền thống gia đình, dân tộc. Những câu chuyện của Phan Thị Thanh Nhàn luôn có kết thúc có hậu như những câu chuyện cổ tích. Nhân vật dù có sa ngã trước những cạm bẫy của cuộc đời, dù có cay nghiệt hay tàn nhẫn thì sau một loạt những biến cố nhân vật ấy vẫn luôn thức tỉnh và hướng thiện, trở về với bản chất tốt đẹp vốn có, vốn được mơ ước, gìn giữ và lưu truyền. Nó như là một đường dẫn hướng cho những bạn đọc nhỏ tuổi khi đọc tác phẩm cũng là đang trên hành trình tự soi mình, tự hoàn thiện bản thân cùng với nhân vật. Phan Thị Thanh Nhàn đã hóa thân vào nhân vật để bằng đôi mắt trẻ thơ nhìn nhận cuộc sống với tất cả sắc màu hiện thực của nó để cùng các em khám phá, nhận chân những giá trị tốt đẹp của con người, của cuộc đời giúp các em làm giàu tâm hồn mình. Ngoài những thành viên trong gia đình, thầy cô chính là những nhân vật đầu tiên ngoài xã hội có sự tiếp xúc và ảnh hưởng nhiều nhất đến sự phát triển nhân cách của các em. Trong những câu chuyện của Phan Thị Thanh Nhàn, hình ảnh người thầy luôn hiện lên với tất cả những vẻ đẹp đúng nghĩa với hai chữ “người thầy”. Đó là cô giáo Hà trong Tuổi trăng rằm được mẹ Nga nhận xét “nhà cô giáo thanh bạch nhưng nề nếp lắm”. [42, tr.20]. Và trong mắt Nga thì cô Hà cũng thật tuyệt vời “Cái gì cô em cũng giỏi hết nhá. Chính cô kèm cho chị Nội học từ lớp một chứ ai. Chị ấy được