SlideShare a Scribd company logo
1 of 64
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHU TRẦN MINH NGUYỆT
KHUÔN KHỔ CHI TIÊU TRUNG HẠN VÀ HIỆU QUẢ TÀI KHOÁ –
BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI CÁC NƯỚC CHÂU Á
GIAI ĐOẠN 2005 -2017
Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHU TRẦN MINH NGUYỆT
KHUÔN KHỔ CHI TIÊU TRUNG HẠN VÀ HIỆU QUẢ TÀI KHOÁ –
BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI CÁC NƯỚC CHÂU Á
GIAI ĐOẠN 2005 -2017
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ HUYỀN
TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn “Khuôn khổ chi tiêu trung hạn và hiệu quả tài khoá
- Bằng chứng thực nghiệm tại các nước châu Á trong giai đoạn 2005 – 2017” là
công trình nghiên cứu của tôi, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Huyền. Các
số liệu, trích dẫn trong bài có nguồn gốc rõ ràng và được tổng hợp từ các nguồn
đáng tin cậy. Nội dung và kết quả của bài nghiên cứu là trung thực và chưa được
công bố tại bất kỳ công trình nào trước đây.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019
TÁC GIẢ
Chu Trần Minh Nguyệt
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
TÓM TẮT - ABSTRACT
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .........................................................1
1.1. Giới thiệu đề tài nghiên cứu.................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ........................................................1
1.3. Phạm vi thu thập dữ liệu ......................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu..................................................2
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................2
1.4.2. Dữ liệu nghiên cứu........................................................................................2
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................2
1.5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài..........................................................................2
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ..........................................................................3
1.6. Cấu trúc của đề tài................................................................................................3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.............4
2.1. Lý thuyết về ngân sách.........................................................................................4
2.1.1. Ngân sách và quá trình ngân sách.................................................................4
2.1.1.1. Ngân sách ..............................................................................................4
2.1.1.2. Quá trình ngân sách...............................................................................5
2.1.2. Chức năng của ngân sách và quá trình ngân sách.........................................5
2.1.3. Các phương thức soạn lập ngân sách............................................................6
2.1.3.1. Lập ngân sách theo khoản mục .............................................................6
2.1.3.2. Lập ngân sách theo chương trình ..........................................................7
2.1.3.3. Lập ngân sách theo kết quả ...................................................................8
2.2. Lý thuyết về khuôn khổ chi tiêu trung hạn ..........................................................9
2.2.1. Định nghĩa.....................................................................................................9
2.2.2. Mục tiêu của khuôn khổ chi tiêu trung hạn ................................................11
2.2.3.Các giai đoạn của khuôn khổ chi tiêu trung hạn..........................................12
2.2.3.1. Khuôn khổ tài khoá trung hạn .............................................................12
2.2.3.2. Khuôn khổ ngân sách trung hạn..........................................................12
2.2.3.3. Khuôn khổ trung hạn theo kết quả hoạt động......................................13
2.2.4. Quy trình khuôn khổ chi tiêu trung hạn......................................................13
2.2.5. Đặc điểm của quy trình khuôn khổ chi tiêu trung hạn................................16
2.2.5.1. Phân bổ nguồn lực giữa các Bộ, ngành dựa trên các ưu tiên chiến lược
của chính phủ....................................................................................................16
2.2.5.2. Lập ngân sách dựa trên việc đạt được đầu ra và các mục tiêu ............17
2.2.5.3. Ngân sách toàn diện trong giai đoạn ba năm.......................................17
2.2.5.4. Có sự tham khảo ý kiến của các bên liên quan....................................17
2.3. Hiệu quả tài khoá................................................................................................18
2.3.1. Kiểm soát và duy trì kỷ luật tài khoá tổng thể ............................................18
2.3.2. Phân bổ nguồn lực tài chính theo những ưu tiên chiến lược ......................19
2.3.3. Kết quả hoạt động – tính hiệu quả và hiệu lực ...........................................19
2.4. Khuôn khổ chi tiêu trung hạn và hiệu quả tài khoá............................................22
2.4.1. Kỷ luật tài khoá tổng thể.............................................................................23
2.4.2. Phân bổ nguồn lực tài chính theo những ưu tiên chiến lược ......................23
2.4.3. Kết quả hoạt động hiệu quả ........................................................................24
2.5. Nghiên cứu thực nghiệm....................................................................................25
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................28
3.1. Mô hình nghiên cứu ...........................................................................................28
3.1.1. Mô hình tổng quát.......................................................................................28
3.1.2. Mô hình nghiên cứu....................................................................................29
3.2. Dữ liệu nghiên cứu.............................................................................................31
3.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................34
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................36
4.1. Hiệu quả tài khoá thể hiện qua tính tuân thủ kỷ luật tài khoá............................36
4.2. Hiệu quả tài khoá thể hiện qua hiệu quả phân bổ...............................................38
4.3. Hiệu quả tài khoá thể hiện qua hiệu quả hoạt động ...........................................40
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ........................................43
5.1. Kết luận ..............................................................................................................43
5.2. Gợi ý chính sách.................................................................................................44
5.2.1. Cam kết thực hiện cách tiếp cận mới về lập ngân sách – lập ngân sách theo
khuôn khổ chi tiêu trung hạn ................................................................................45
5.2.2. Khả năng đáp ứng của các tổ chức và kỹ thuật...........................................46
5.2.3. Cải thiện hệ thống số liệu thống kê và năng lực phân tích, dự báo số liệu
kinh tế ở các Bộ, ngành, cơ quan chi tiêu.............................................................47
5.2.4. Hệ thống ngân sách hợp lý và cải cách quản lý tài chính công (PFM) theo
trình tự...................................................................................................................48
5.2.5. Kết hợp giữa tuyển dụng mới và đào tạo lại để đáp ứng yêu cầu khi thực
hiện khuôn khổ chi tiêu trung hạn ........................................................................49
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ..........................................50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
KÝ HIỆU TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT
ADB The Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển Châu Á
ADO Asian Development Outlook
Báo cáo Triển vọng Phát triển
Châu Á
D-GMM
Different Generalized Method of
Moments
Phương pháp ước lượng GMM
sai phân
FAD Fiscal Affairs Department
FE Fixed Effect Model Mô hình tác động cố định
IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế
MTBF Medium Term Budget Framework Khuôn khổ ngân sách trung hạn
MTEF
Medium Term Expenditure
Framework
Khuôn khổ chi tiêu trung hạn
MTFF Medium Term Fiscal Framework Khuôn khổ tài khoá trung hạn
MTPF
Medium Term Performance
Framework
Khuôn khổ trung hạn theo kết
quả hoạt động
OLS Ordinary Least Squares
Phương pháp bình phương nhỏ
nhất
WB World Bank Ngân hàng Thế giới
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Khuôn khổ chi tiêu trung hạn....................................................................11
Hình 2.2. Quy trình khuôn khổ chi tiêu trung hạn ....................................................15
Hình 2.3. Mục tiêu cơ bản của quản lý chi tiêu công và quản lý ngân sách ...............21
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Mô tả tổng quát các biến và nguồn dữ liệu...............................................32
Bảng 3.2. Mô tả thống kê cơ bản các biến trong các mô hình ước lượng.................34
Bảng 4.1. Kết quả hồi quy tác động của MTEF đến cân bằng tài khoá chính quyền
trung ương .................................................................................................................37
Bảng 4.2. Kết quả hồi quy tác động của MTEF đến hiệu quả phân bổ.....................39
Bảng 4.3. Kết quả ước lượng mô hình biên ngẫu nhiên trong cung cấp dịch vụ y tế
công...........................................................................................................................40
Bảng 4.4. Kết quả hồi quy tác động của MTEF đến hiệu quả hoạt động..................41
TÓM TẮT
Tiêu đề: Khuôn khổ chi tiêu trung hạn và hiệu quả tài khoá - Bằng chứng
thực nghiệm tại các nước châu Á trong giai đoạn 2005 – 2017
Lập ngân sách trung hạn với các công cụ cụ thể, thường được gọi là khung
chi tiêu trung hạn đang trở thành yếu tố quan trọng trong quản lý ngân sách nhằm
đạt được hiệu quả tài khoá. Để nghiên cứu tác động của việc lập ngân sách theo
khuôn khổ chi tiêu trung hạn đến hiệu quả tài khoá, tác giả sử dụng dữ liệu của 31
quốc gia châu Á trong giai đoạn 2005 – 2017 bằng phương pháp D-GMM. Kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng việc áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn cải thiện cân bằng
tài khoá tổng thể của chính quyền trung ương là 8,528% và cải thiện hiệu quả hoạt
động là 0,00287 điểm hiệu quả. Như vậy, việc lập ngân sách theo MTEF đã góp
phần cải thiện kỷ luật tài khoá tổng thể và hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, bài
nghiên cứu chưa đưa ra được bằng chứng về tác động của MTEF đến cải thiện phân
bổ các nguồn lực tài chính theo các mục tiêu phù hợp với thứ tự ưu tiên. Từ kết quả
nghiên cứu tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện việc quản lý, sử dụng
ngân sách đảm bảo đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội.
Từ khoá: Khuôn khổ chi tiêu trung hạn, kỷ luật tài khoá, hiệu quả phân bổ,
hiệu quả hoạt động, phân tích dữ liệu bảng động
ABSTRACT
Title: Medium-term Expenditure Frameworks and Fiscal Performance –
Empirical Evidence from Asian countries over the period of 2005 - 2017
Medium-term budgeting with specific tools, often called medium-term
expenditure frameworks, is becoming an important element in budget management
to achieve fiscal performance. This paper examines the impact of MTEF adoptions
on fiscal performance by using dataset of 31 Asian countries over the period 2005 –
2017 with D-GMM approach. We find that on average MTEF implementation
improves overall central government fiscal balance by about 8,528 percentage
points and improves technical scores by about 0,00287 scores. Thus, MTEF has
contributed to improve overall fiscal discipline and operational efficiency.
However, the paper does not provide evidence of MTEF on allocating resources in
accord with government priorities. From the results, we propose some solutions to
improve budget management to achieve socio-economic objectives.
Keywords: Medium-term framework, fiscal discipline, technical efficiency,
dynamic panel data analysis
1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Ngân sách là một tài liệu quan trọng đối với hoạt động của chính phủ vì ngân
sách là phương tiện để chính phủ thực hiện chức năng và vai trò của mình, là công
cụ chính để biến chính sách quốc gia thành hành động và là công cụ để đảm bảo
trách nhiệm của chính phủ được thực hiện. Quá trình ngân sách là một quá trình bao
gồm các giai đoạn: lập và phê chuẩn ngân sách, chấp hành ngân sách và quyết toán
ngân sách. Khi cải cách hệ thống ngân sách, ba mục tiêu cơ bản của quản lý chi tiêu
công cung cấp khung để đánh giá sự cải thiện hiệu quả của hệ thống ngân sách, hiệu
quả tài khoá. Để đảm bảo việc cải cách ngân sách thành công, đạt được ba mục tiêu
cơ bản của quản lý chi tiêu công thì giai đoạn đầu tiên của quá trình ngân sách cần
được thực hiện, đó là lập ngân sách. Lập ngân sách trung hạn ngày càng được công
nhận là rất quan trọng đối với việc liên kết chính sách, kế hoạch và nguồn lực. Các
công cụ cụ thể, thường được gọi là khung chi tiêu trung hạn hoặc MTEF, đang trở
thành yếu tố quan trọng của các phương pháp tiếp cận mới trong quản lý ngân sách.
Vậy lập ngân sách theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn có thực sự tác động đến hiệu
quả tài khoá thể hiện qua việc đạt được ba mục tiêu của quản lý chi tiêu công bao
gồm kỷ luật tài khoá tổng thể được tôn trọng, phân bổ các nguồn lực tài chính theo
các mục tiêu phù hợp với thứ tự ưu tiên, các khoản chi tiêu đạt được mục tiêu và kết
quả đã đề ra hay không? Để nghiên cứu tác động của khuôn khổ chi tiêu trung hạn
đến hiệu quả tài khoá, tác giả thực hiện đề tài Khuôn khổ chi tiêu trung hạn và
hiệu quả tài khoá - Bằng chứng thực nghiệm tại các nước châu Á trong giai
đoạn 2005 - 2017.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là kiểm định tác động của việc áp dụng
khuôn khổ chi tiêu trung hạn đến hiệu quả tài khoá. Để đạt được các mục tiêu đó,
2
bài nghiên cứu trả lời câu hỏi nghiên cứu sau: Có phải việc thực hiện khuôn khổ chi
tiêu trung hạn luôn thích hợp, góp phần cải thiện hiệu quả tài khoá hay không?
1.3. Phạm vi thu thập dữ liệu
Bài nghiên cứu kiểm tra tác động của việc áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung
hạn đến tính tuân thủ kỷ luật tài khoá tổng thể, hiệu quả phân bổ nguồn lực, hiệu
quả hoạt động tại các nước châu Á gồm Armenia, Azerbaijan, Georgia, Kazakhstan,
Kyrgyz Republic, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan, Mongolia, Trung Quốc,
Hàn Quốc, Afghanistan, Bangladesh, Bhutan, Ấn Độ, Maldives, Nepal, Pakistan,
Sri Lanka, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore,
Thái Lan, Việt Nam, Fiji, Samoa, Solomon Islands trong giai đoạn từ năm 2005
đến năm 2017.
1.4. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng với phương pháp GMM sai
phân (D-GMM) để kiểm tra tác động của việc áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn
đến hiệu quả tài khoá tại 31 nước châu Á.
1.4.2. Dữ liệu nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 31 quốc gia châu Á trong giai đoạn 2005
– 2017. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ ADB, IMF, WB.
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài trình bày rõ lý thuyết về khuôn khổ chi tiêu trung hạn, hiệu quả tài
khoá và tác động về mặt lý thuyết của việc áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn
đến hiệu quả tài khoá. Đề tài cũng nhằm tìm ra bằng chứng thực nghiệm của việc áp
dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn đến hiệu quả tài khoá tại các nước châu Á để có
3
thể khẳng định tác động đã được đưa ra trong các nghiên cứu lý thuyết. Đây là nội
dung mà các nghiên cứu trước đây ít tập trung nghiên cứu.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Khi đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài góp phần làm rõ hơn tác động của
việc áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn đến hiệu quả tài khoá gồm duy trì kỷ luật
tài khoá, hiệu quả phân bổ nguồn lực theo các ưu tiên chiến lược, hiệu quả hoạt
động của các tổ chức, đơn vị. Từ đó, đề tài đưa ra các khuyến nghị về chính sách
cho chính phủ hoàn thiện các thể chế, hoạch định chính sách quản lý tài chính –
ngân sách.
1.6. Cấu trúc của đề tài
Chương 1 – Giới thiệu: Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu; xác định
mục tiêu, câu hỏi, phạm vi thu thập dữ liệu, phương pháp nghiên cứu, dữ liệu
nghiên cứu và ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
Chương 2 – Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu: Trong phần này, lý
thuyết về ngân sách, lý thuyết về khuôn khổ chi tiêu trung hạn, lý thuyết về hiệu quả
tài khoá sẽ được xem xét để cho thấy cách khuôn khổ chi tiêu trung hạn cải thiện
hiệu quả tài khoá. Bên cạnh đó, chương 2 cũng trình bày kết quả của các nghiên cứu
đã được thực hiện trước đây về tác động của việc áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung
hạn đến hiệu quả tài khoá.
Chương 3 – Phương pháp nghiên cứu: Chương này trình bày diễn giải về mô
hình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu.
Chương 4 – Kết quả nghiên cứu: Trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm
bằng phương pháp định lượng.
Chương 5 – Kết luận và hàm ý chính sách: Chương này trình bày kết luận
của bài nghiên cứu và một số gợi ý chính sách rút ra từ kết quả nghiên cứu nhằm
định hướng rõ hơn các giải pháp nhằm cải thiện việc quản lý, sử dụng ngân sách
đảm bảo đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội.
4
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Trong phần này, lý thuyết về ngân sách, lý thuyết về khuôn khổ chi tiêu
trung hạn, lý thuyết về hiệu quả tài khoá sẽ được xem xét để cho thấy cách khuôn
khổ chi tiêu trung hạn cải thiện hiệu quả tài khoá. Nội dung chương 2 cũng đồng
thời trình bày kết quả của các nghiên cứu đã được thực hiện trước đây về tác động
của việc áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn đến hiệu quả tài khoá.
2.1. Lý thuyết về ngân sách
2.1.1. Ngân sách và quá trình ngân sách
2.1.1.1. Ngân sách
Ngân sách theo Charles E. Menifield (2013) là tài liệu chính sách tài khoá
vạch ra nguồn thu và chi phí mà chính phủ cần để thực hiện một số chức năng cụ
thể trong suốt một khoảng thời gian nhất định.
Theo John L. Mikesell (2009) định nghĩa về ngân sách là một kế hoạch tài
chính để thực hiện kế hoạch cụ thể với các điều kiện hoạt động dự kiến trong một
khoảng thời gian, thường là một năm. Một bản ngân sách đầy đủ bao gồm ít nhất ba
phần riêng biệt: một kế hoạch tài chính phản ánh các khoản chi dự định để thực hiện
các kế hoạch với các điều kiện hoạt động dự kiến trong năm ngân sách; dự báo số
thu phản ánh số thu chính phủ kỳ vọng thu được trong năm ngân sách dựa trên trạng
thái dự kiến của nền kinh tế và cơ cấu số thu mà chính phủ dự định thu được; một
kế hoạch để quản lý bất kỳ sự khác biệt giữa các kế hoạch chi tiêu và số thu dự báo.
Như vậy, ngân sách là một bản ghi về các khoản thu và chi của chính phủ
trong một khoảng thời gian nhất định. Ngân sách là kết quả của tiến trình lập ngân
sách nhằm đưa ra các quyết định chương trình, dự án mà chính phủ sẽ thực hiện để
đáp ứng mong muốn của công chúng và các lựa chọn của chính phủ về nguồn lực
để tài trợ và việc sử dụng các nguồn lực này. Ngân sách nhà nước bao gồm thu ngân
5
sách nhà nước và chi ngân sách nhà nước do đó ngân sách là sự kết hợp kế hoạch
chi tiêu công, các luật về thuế, lệ, lệ phí và các khoản thu khác.
Vai trò của ngân sách đó là phân bổ, phân phối và phát triển kinh tế. Thứ
nhất, chính phủ cần quyết định cần phải phân bổ ngân sách cho những dịch vụ nào.
Thứ hai, chính phủ cần xác định ai sẽ là người hưởng lợi từ việc phân phối ngân
sách và ai sẽ là người phải chi trả cho các dịch vụ. Cuối cùng, chính phủ cần xác
định mức tăng trưởng thu nhập và việc làm để duy trì sự ổn định của chính phủ
(Musgrave, 1959).
2.1.1.2. Quá trình ngân sách
Quá trình ngân sách là một quá trình bao gồm các giai đoạn: lập và phê
chuẩn ngân sách, chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách. Quá trình ngân sách
cho thấy toàn bộ hoạt động của ngân sách từ khi bắt đầu hình thành cho tới khi kết
thúc để chuyển sang ngân sách của năm tài khoá mới. Thời gian của quá trình ngân
sách dài hơn so với năm tài khoá, điều đó được thể hiện ở giai đoạn lập và phê
chuẩn ngân sách được bắt đầu trước năm tài khoá, giai đoạn quyết toán ngân sách
được thực hiện sau năm tài khoá và trong năm tài khoá là thời gian chấp hành ngân
sách.
2.1.2. Chức năng của ngân sách và quá trình ngân sách
Ngân sách là một tài liệu quan trọng đối với hoạt động của chính phủ vì ngân
sách là phương tiện để chính phủ thực hiện chức năng và vai trò của mình, là công
cụ chính để biến chính sách quốc gia thành hành động và là công cụ để đảm bảo
trách nhiệm của chính phủ được thực hiện. Ngân sách có các chức năng là lập kế
hoạch và kiểm soát (Charles E. Menifield, 2013).
Chức năng đầu tiên của ngân sách là lập kế hoạch: bằng cách xác định các
loại chi phí khi thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, các cơ quan sẽ thực hiện việc
ước tính chi phí để thực hiện nhiệm vụ và cách thực hiện các nhiệm vụ đó. Khi thực
hiện được điều đó, các cơ quan đã tạo được kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ hiệu
quả và đúng thời hạn.
6
Chức năng thứ hai của ngân sách đó là kiểm soát: các cơ quan lập pháp phân
bổ ngân sách dựa trên các ưu tiên chiến lược. Nếu các Bộ, ngành, cơ quan chi tiêu
không chứng minh được các yêu cầu ngân sách đáp ứng điều kiện đó thì cơ quan
lập pháp có quyền không thực hiện việc phân bổ ngân sách cho Bộ, ngành, cơ quan
chi tiêu đó. Bên cạnh đó, ngân sách là một trong những công cụ được sử dụng để
xác định một tổ chức có đạt được mục tiêu đặt ra bởi cơ quan lập pháp và cơ quan
hành pháp hay không. Cuối mỗi năm ngân sách, các cơ quan lập pháp, cơ quan hành
pháp sẽ xem xét các tài liệu ngân sách khi đánh giá hoạt động của các Bộ, ngành, cơ
quan chi tiêu trong năm để xác định có đạt được mục tiêu hay không. Nếu nguồn
lực không được sử dụng một cách tốt nhất thì cần phải có những sự thay đổi để khắc
phục vấn đề đó.
2.1.3. Các phương thức soạn lập ngân sách
Chính phủ có nhiều cách tiếp cận ngân sách khác nhau. Các phương thức
soạn lập ngân sách khác nhau thường được sử dụng bao gồm: lập ngân sách theo
khoản mục (line – item budgeting) hay còn gọi là lập ngân sách truyền thống, lập
ngân sách theo chương trình (program budgeting), lập ngân sách theo kết quả
(performance budgeting). Hơn thế nữa, nhiều chính phủ sử dụng kết hợp các
phương thức soạn lập ngân sách trên. Kết quả của các phương thức soạn lập ngân
sách trên đó là văn bản ngân sách phân bổ nguồn lực của chính phủ. Tất cả các văn
bản ngân sách khá giống nhau đều phản ánh sự chuyển đổi các chính sách và cam
kết chính trị thành các quyết định về phân bổ các nguồn lực tài chính và việc tập
trung nguồn thu nhưng quá trình ngân sách đối với mỗi phương thức soạn lập ngân
sách là khác biệt. Mỗi phương thức soạn lập ngân sách đều có ưu điểm và nhược
điểm.
2.1.3.1. Lập ngân sách theo khoản mục
Lập ngân sách theo khoản mục là phương thức soạn lập ngân sách dựa trên
dữ liệu về nguồn thu và các khoản chi trong quá khứ để đưa ra chi phí cần thiết đảm
bảo hoạt động của đơn vị mà không đề cập đến mục tiêu của khoản chi. Cơ sở để
7
lập ngân sách theo khoản mục là các khoản chi được phân loại thành các khoản mục
chi cụ thể như các khoản mục chi cho con người, vật tư, thiết bị, tiện ích, dịch vụ
theo hợp đồng, chi mua tài sản,... và quy định định mức chi tiêu và số lượng sử
dụng cho các khoản chi đó.
Lập ngân sách theo khoản mục vẫn được sử dụng rộng rãi vì tính đơn giản và
dễ thực hiện. Lập ngân sách theo khoản mục quy định cụ thể mức chi tiêu theo từng
khoản mục chi tiêu trong quy trình phân bổ ngân sách nhằm bắt buộc các cơ quan,
đơn vị phải chi tiêu theo đúng khoản mục quy định, vì vậy cách soạn lập ngân sách
này khá tốt trong việc kiểm soát và trách nhiệm giải trình.
Tuy nhiên, phương thức soạn lập ngân sách theo khoản mục có những nhược
điểm, đó là ngân sách được đề xuất và phân bổ được thực hiện trên cơ sở bộ phận
hành chính, tập trung vào các yếu tố đầu vào, không chú trọng đúng mức đến hiệu
quả phân bổ nguồn lực và hiệu quả hoạt động trong cung ứng hàng hoá, dịch vụ
công; ngân sách chỉ được lập trong ngắn hạn (một năm); kế hoạch cần thực hiện và
việc chấp hành ngân sách một cách cứng nhắc, thiếu linh hoạt. John L. Mikesell
(2009) chỉ ra rằng khi các chính phủ quyết định sử dụng ngân sách truyền thống thì
các chính sách không phát triển trong các trường hợp dài hạn, phương thức soạn lập
ngân sách này dễ dàng kiểm soát các cơ quan đơn vị nhưng phương thức này không
phù hợp đối với các hoạt động diễn ra trong nhiều năm.
2.1.3.2. Lập ngân sách theo chương trình
Lập ngân sách theo chương trình là một phương pháp mà ngân sách được lập
cho các chương trình hoặc hoạt động cụ thể thay vì lập cho các phòng ban và ngân
sách của từng chương trình được phân bổ cho các phòng ban tham gia thực hiện
chương trình, hoạt động đó. Lập ngân sách theo chương trình là phương pháp phân
bổ ngân sách theo các khoản mục chương trình có sự gắn kết chi phí chương trình
với kết quả của chương trình đó. Lập ngân sách theo chương trình yêu cầu phải đo
lường tính hiệu lực, nghĩa là đo lường đầu ra và tác động đến mục tiêu.
8
Ưu điểm của lập ngân sách theo chương trình đó là tập trung vào kết quả đầu
ra; ước tính được chi phí tương lai trong trường hợp chính phủ thực hiện cam kết
trong nhiều năm; cung cấp sự đánh giá định lượng các lựa chọn phân bổ ngân sách
khác nhau.
Nhược điểm của phương thức soạn lập ngân sách theo chương trình đó là
không thể tạo ra chương trình cho tất cả các tổ chức để thực hiện; lập ngân sách
theo chương trình không đảm bảo gắn kết chặt chẽ giữa phân phối ngành và những
mục tiêu chiến lược ưu tiên; không gắn kết chương trình công với kế hoạch chi tiêu
thường xuyên để sử dụng nguồn lực tài chính công hiệu quả; thường rất khó để xác
định và đo lường kết quả chương trình cụ thể.
2.1.3.3. Lập ngân sách theo kết quả
Lập ngân sách theo kết quả đầu ra là phương thức soạn lập ngân sách đi từ
mục tiêu chiến lược đến hoạt động bằng cách dựa trên những thông tin đầu ra để
phân bổ và đánh giá sử dụng nguồn lực tài chính nhằm hướng vào việc đạt được
những mục tiêu chiến lược phát triển. Như vậy, phương thức soạn lập ngân sách
theo kết quả là một phương thức soạn lập có sự gắn kết giữa mục tiêu chính sách,
ngân sách và kết quả.
Mục tiêu của phương thức soạn lập ngân sách theo kết quả là:
- Đưa ra các thông tin về các mục tiêu và kết quả chi tiêu của chính phủ;
- Sử dụng các thông tin trên để đạt được phân bổ ngân sách tối ưu giữa các
cơ quan, tổ chức; quy trình ngân sách tạo điều kiện sử dụng các thông tin này trong
các quyết định phân bổ ngân sách;
- Buộc các cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm để đạt được các mức độ hoạt
động đã được đưa ra;
- Cung cấp sự khuyến khích để đạt được các mục tiêu và kết quả chi tiêu.
Những yếu tố này giúp cải thiện phân bổ nguồn lực tài chính giữa các lựa
chọn thay thế và có thể khuyến khích các cơ quan chi tiêu hiệu quả hơn.
9
Ưu điểm của phương thức lập ngân sách theo kết quả đó là sự liên kết trực
tiếp giữa chi tiêu và và các dịch vụ được cung cấp; là quy trình cho phép các Bộ,
ngành lập kế hoạch và thực hiện các khoản chi cho việc phân phối các dịch vụ một
cách hiệu quả; cải thiện cơ sở cho việc thảo luận về các ưu tiên ngân sách trong các
Bộ và giữa các Bộ, ngành và Bộ Tài chính; cải thiện việc trình bày thông tin ngân
sách để quốc hội và người dân có thể thấy được các chương trình, dự án, hoạt động
và hiệu quả với ngân sách đã được phê duyệt; cung cấp cơ sở giám sát việc thực
hiện ngân sách.
Để đạt được mục tiêu của chính sách quản lý chi tiêu công gồm duy trì kỷ
luật tài khoá tổng thể, phân bổ nguồn lực tài chính theo những ưu tiên chiến lược,
kết quả hoạt động hiệu quả thì phương thức soạn lập ngân sách dựa trên cơ sở đầu
vào cần được chuyển sang phương thức soạn lập, phân bổ ngân sách theo kết quả
đầu ra. Để thực hiện được điều đó thì cần gắn việc đổi mới quy trình phân bổ ngân
sách theo kết quả đầu ra theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn.
2.2. Lý thuyết về khuôn khổ chi tiêu trung hạn
Lập ngân sách trung hạn ngày càng được công nhận là rất quan trọng đối với
việc liên kết chính sách, kế hoạch và nguồn lực. Các công cụ cụ thể, thường được
gọi là khung chi tiêu trung hạn hoặc MTEF, đang trở thành yếu tố quan trọng của
các phương pháp tiếp cận mới trong quản lý ngân sách.
2.2.1. Định nghĩa
Worldbank (1998, p.48) đưa ra định nghĩa: “Khuôn khổ chi tiêu trung hạn là
sự cân đối giữa giới hạn nguồn lực được tính toán từ trên xuống và chi phí được ước
tính từ dưới lên để thực thi chính sách trong ngắn hạn và trung hạn trong khuôn khổ
quy trình ngân sách hàng năm.”
Sử Đình Thành (2005) định nghĩa khuôn khổ chi tiêu trung hạn là một
phương pháp soạn lập NSNN được xác định trong một giai đoạn dài hơn một năm,
trong đó giới hạn nguồn lực tổng thể từ trên xuống và kết hợp với các dự toán kinh
10
phí từ dưới lên hợp thành chính sách chi tiêu được phân bổ phù hợp với các ưu tiên
chiến lược đã được chính phủ ưu tiên chấp nhận.
Một định nghĩa khác về khuôn khổ chi tiêu trung hạn là việc lập ngân sách
theo phương pháp cuốn chiếu cho năm ngân sách hiện tại và hai năm ngân sách tiếp
theo. khuôn khổ chi tiêu trung hạn bao gồm khung kinh tế vĩ mô với dự báo về
nguồn thu và chi tiêu trong trung hạn, một chương trình ngành nhiều năm với khung
ước tính chi phí, khung chi tiêu chiến lược, kế hoạch phân bổ nguồn lực giữa các
ngành và ngân sách ngành chi tiết (African Governance Report, 2005).
Như vậy, khuôn khổ chi tiêu trung hạn là một phần không thể tách rời của
chu kỳ ngân sách hàng năm và bao gồm: (1) giới hạn nguồn lực tổng thể từ trên
xuống phù hợp với sự ổn định kinh tế vĩ mô; (2) ước tính từ dưới lên chi phí hiện tại
và trung hạn của các chương trình và hoạt động chiến lược quốc gia và (3) một quá
trình lặp lại của việc đưa ra quyết định với chi phí phù hợp với chính sách và các
nguồn lực sẵn có trong khoảng thời gian 3-5 năm. Ba thành phần chính của khuôn
khổ chi tiêu trung hạn:
- Ràng buộc cứng về ngân sách từ trên xuống phù hợp với tính bền vững
kinh tế vĩ mô làm hạn chế mức chi tiêu chung trong trung hạn. Điều này liên quan
đến các dự báo đáng tin cậy về nguồn lực thực tế dựa trên các giả định kinh tế vĩ mô
rõ ràng và được xem xét cẩn thận. Các ưu tiên chính sách chiến lược từ trên xuống
cùng với ràng buộc cứng về ngân sách được xem xét trong giai đoạn chuẩn bị ngân
sách;
- Cách tiếp cận từ dưới lên liên quan đến các ước tính chi phí của các chính
sách, chương trình và hoạt động hiện tại trong trung hạn được thông qua việc đánh
giá chi tiêu;
- Quy trình đối chiếu giữa ràng buộc ngân sách, ưu tiên chiến lược và chi phí
của các chính sách, chương trình, hoạt động để đưa ra quyết định phân bổ nguồn lực
trong thời gian từ 3 đến 5 năm.
11
Thông qua
ngân sách 2018
Phân bổ cho 2 năm tiếp theo, điều
chỉnh theo những ưu tiên chính sách
mới, tình huống kinh tế vĩ mô
Thông qua
ngân sách 2019
MTEF 2019 - 2021
Hình 2.1. Khuôn khổ chi tiêu trung hạn
Nguồn: tác giả tự tổng hợp.
2.2.2. Mục tiêu của khuôn khổ chi tiêu trung hạn
Theo Worldbank (1998), mục tiêu của khuôn khổ chi tiêu trung hạn là:
- Cải thiện cân bằng kinh tế vĩ mô bằng cách phát triển khung nguồn lực thực
tế và bền vững;
- Cải thiện việc phân bổ nguồn lực cho các ưu tiên chiến lược trong cùng một
ngành và giữa các ngành;
- Tăng sự cam kết về khả năng dự đoán chính sách và nguồn tài trợ để các
Bộ, ngành có thể lên kế hoạch trước và các chương trình có thể được duy trì;
- Cung cấp cho các cơ quan, ban, ngành ràng buộc ngân sách cứng và quyền
tự chủ, từ đó khuyến khích sử dụng vốn hiệu quả.
Ước tính ngân
sách năm 2021
Ước tính ngân
sách năm 2020
Phân bổ ngân
sách năm 2019
Ước tính ngân
sách năm 2020
Ước tính ngân
sách năm 2019
Phân bổ ngân
sách năm 2018
MTEF 2018 - 2020
12
2.2.3.Các giai đoạn của khuôn khổ chi tiêu trung hạn
2.2.3.1. Khuôn khổ tài khoá trung hạn
Khuôn khổ tài khoá trung hạn (Medium Term Fiscal Framework – MTFF)
tập hợp mục tiêu chính sách và kế hoạch tài chính trong một khuôn khổ kinh tế vĩ
mô trung hạn. Khuôn khổ tài khoá trung hạn xác định những ràng buộc về tài chính
đối với việc phân bổ các nguồn lực. Đặc trưng của khuôn khổ tài khoá trung hạn là
việc xác lập những giới hạn về mặt tài chính: chi ngân sách/GDP, thu ngân
sách/GDP, thâm hụt ngân sách/GDP, nợ công/GDP, trần chi tiêu cho các Bộ chi
ngân sách,… Những giới hạn này được xác định từ 3 – 5 năm và các quyết định về
phân bổ ngân sách phải được thực hiện trong khuôn khổ này. Mục tiêu quản lý tài
chính công của khuôn khổ tài khoá trung hạn là tăng cường kỷ luật tài khoá, đặc
biệt là đảm bảo cân đối tài khoá. Đặc điểm của khuôn khổ tài khoá trung hạn là theo
cách tiếp cận từ trên xuống (top-down); tập trung vào việc phân bổ nguồn lực để tài
trợ cho yếu tố đầu vào để phục vụ hoạt động, để thực hiện các chương trình, dự án
của các cơ quan chi tiêu; các cơ quan chi tiêu chịu trách nhiệm trong việc sử dụng
các yếu tố đầu vào; khuôn khổ tài khoá trung hạn chỉ dự báo ở mức tổng thể nhất
các chỉ số kinh tế, tài chính.
2.2.3.2. Khuôn khổ ngân sách trung hạn
Khuôn khổ ngân sách trung hạn (Medium Term Budget Framework –
MTBF) là bước phát triển tiếp theo của khuôn khổ tài khoá trung hạn trên cơ sở
phát triển các dự toán ngân sách cho từng đơn vị sử dụng ngân sách; xác định trần
chi tiêu của cơ quan và chương trình dựa trên sự xem xét giữa nguồn lực sẵn có từ
trên xuống được xác định bằng khuôn khổ tài khoá trung hạn và nhu cầu nguồn lực
từ dưới lên để tài trợ cho các kế hoạch chi tiêu của ngành. Mục tiêu của khuôn khổ
ngân sách trung hạn là phân bổ nguồn lực theo các ưu tiên chiến lược của đất nước,
của ngành để chi ngân sách đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời việc phân bổ các nguồn
lực phải được đặt trong khuôn khổ tài khoá trung hạn. Đặc điểm của khuôn khổ
ngân sách trung hạn tương tự như khuôn khổ tài khoá trung hạn nhưng có thêm trần
13
chi tiêu cho từng chương trình, quy trình ngân sách dựa trên cả việc ấn định từ trên
xuống cũng như nhu cầu chi tiêu được xây dựng từ dưới lên và một số nội dung
chính thì dựa trên cơ sở yếu tố đầu vào.
2.2.3.3. Khuôn khổ trung hạn theo kết quả hoạt động
Khuôn khổ trung hạn theo kết quả hoạt động (Medium Term Performance
Framework – MTPF) là cấp độ thứ ba tiếp theo khuôn khổ tài khoá trung hạn và
khuôn khổ ngân sách trung hạn. Khuôn khổ trung hạn theo kết quả hoạt động là kế
hoạch chi ngân sách của từng ngành, từng cơ quan, đơn vị trong thời gian trung hạn,
trong đó trình bày mục tiêu, nhiệm vụ, hoạt động,… của từng ngành, từng đơn vị.
Đặc trưng của khuôn khổ này là sử dụng có hệ thống dữ liệu thông tin đánh giá kết
quả hoạt động trên cơ sở các yếu tố định lượng theo kết quả đầu ra và việc phân bổ
ngân sách gắn chặt với kết quả thực hiện công việc. Mục đích của khuôn khổ trung
hạn theo kết quả hoạt động là điều kiện cho thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách
sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động trong phạm vi trần chi
tiêu, hướng tới hiệu quả sử dụng các nguồn lực công để cung cấp các hàng hoá và
dịch vụ công tốt hơn cho người dân.
2.2.4. Quy trình khuôn khổ chi tiêu trung hạn
Như đã trình bày ở trên, khuôn khổ chi tiêu trung hạn bao gồm giới hạn tổng
nguồn lực được xác định từ trên xuống, ước tính chi phí năm hiện hành và giai đoạn
trung hạn cho chính sách hiện có và sau cùng là sự đối chiếu giữa dự toán chi tiêu
và nguồn lực với các chính sách và ưu tiên của chính phủ. Cách tiếp cận khi áp
dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn có thể được coi là một quy trình ba giai đoạn:
- Xác định tổng nguồn lực trung hạn (cách tiếp cận từ trên xuống): Bộ Tài
chính hoặc Bộ khác chịu trách nhiệm chuẩn bị ngân sách, sử dụng khung tài chính
vĩ mô và các mô hình dự báo để đánh giá tổng nguồn lực sẵn có dựa trên khả năng
thu thuế và thu khoản thu khác, khả năng vay nợ và các cam kết viện trợ để hỗ trợ
các chương trình và dự án. Nguồn lực sẵn có được phân bổ cho các cơ quan chi tiêu
14
dựa trên chi tiêu trong quá khứ, các ưu tiên và chính sách mới và hướng dẫn liên
quan của chính phủ, hội đồng Bộ trưởng hoặc một cơ quan tương tự.
- Xác định nhu cầu tài trợ trung hạn của các cơ quan chi tiêu (cách tiếp cận từ
dưới lên). Các cơ quan chi tiêu chuẩn bị kế hoạch chi tiêu dựa trên chiến lược ngành
và chi phí ước tính của các hoạt động hiện hành và các hoạt động mới. Các kế
hoạch này sẽ được chuyển thành yêu cầu ngân sách nhiều năm. Trong khi xây dựng
các yêu cầu, các cơ quan chi tiêu thường phải sử dụng các giả định chi phí thống
nhất (ví dụ, các giả định về tiền lương và giá cả) được trình bày trong thông tư ngân
sách.
- Thông qua quá trình đối chiếu và hoàn thiện ngân sách hàng năm, Bộ Tài
chính đánh giá các yêu cầu ngân sách của các cơ quan chi tiêu, có tính đến các
chiến lược ngành và nguồn lực. Dựa trên các cuộc thảo luận với các cơ quan chi
tiêu, hướng dẫn bổ sung được cung cấp bởi chính phủ đồng thời xem xét sự đánh
đổi, từ đó thỏa thuận phân bổ nhiều năm cho các cơ quan chi tiêu và chương trình
khả thi được đưa ra. Ngân sách hàng năm được chuẩn bị, xác nhận bởi chính phủ và
trình lên quốc hội để phê duyệt. Các cơ quan chi tiêu sau đó hoàn thành chiến lược
ngành và kế hoạch chi tiêu của họ.
Quy trình chi tiết đối với việc lập ngân sách theo phương thức khuôn khổ chi
tiêu trung hạn được trình bày trong Sổ tay Quản lý Tài chính và Chi tiêu công của
Worldbank (2008) thể hiện ở Hình 2.2:
- Xây dựng khung kinh tế vĩ mô và tài chính: theo cách tiếp cận từ trên
xuống, Bộ Tài chính ước tính tổng nguồn lực sẵn có thông qua khung kinh tế vĩ mô
và tài khóa. Trong giai đoạn này, cần phải chú ý đến tầm quan trọng của việc liên
kết được các dự báo kinh tế với các mục tiêu tài khóa và việc xây dựng, sử dụng các
mô hình để dự báo.
- Đánh giá việc thực hiện: Dựa trên các tài liệu Đánh giá chi tiêu công
(PERs) hoặc Tài liệu khung ngân sách (BFPs), các Bộ, ngành chuẩn bị tài liệu tóm
15
tắt hoạt động trong các năm trước, xác định các vấn đề cần giải quyết và ước tính
ngân sách bổ sung cần thiết cho giai đoạn ba năm tới.
Hình 2.2. Quy trình khuôn khổ chi tiêu trung hạn
Nguồn: Worldbank (2008)
- Xây dựng mức trần: Khi tổng nguồn lực sẵn có cho chi tiêu công được
xác định và kết quả đánh giá việc thực hiện của các Bộ, ngành đã hoàn thành, Bộ
Tài chính xây dựng khung chi tiêu chiến lược để đánh giá sự đánh đổi của các hoạt
động cần tài trợ trong cùng một ngành và giữa các ngành; để làm cơ sở để thiết lập
mức trần của ngành cho ba năm ngân sách tiếp.
- Chính phủ xem xét mức trần và khung tài chính do Bộ Tài chính đề
xuất để đánh giá đề xuất phân bổ ngân sách có phù hợp với các ưu tiên của
chính phủ hay không: Đây là giai đoạn quan trọng của quy trình MTEF đòi hỏi cơ
quan ra quyết định chính trong chính phủ phải phân bổ nguồn lực trung hạn trên cơ
sở nguồn lực giới hạn và ưu tiên liên ngành. Điều này được thực hiện bằng cách xác
Cách tiếp cận từ trên xuống: Bộ Tài chính và Chính phủ
Cách tiếp cận từ dưới lên:
Các Bộ, ngành
Ước tính ngân sách ba năm
tiếp theo
Các Bộ hoàn thiện các ước
tính dựa trên mức trần đã được
phê duyệt trong ba năm
Tài liệu khung ngân sách (BFPs)
hoặc Đánh giá chi tiêu công (PERs)
Các Bộ, ngành xác định mục tiêu, đánh
giá thực hiện trong các năm trước và
ước tính quỹ cần tài trợ/nguồn tiết kiệm
trong ba năm tiếp theo dựa trên các
chính sách và ưu tiên chiến lược
Quốc hội:
Thông qua
phân bổ ngân
sách năm đầu
và dự kiến
phân bổ ngân
sách cho hai
năm tiếp theo
Chính phủ:
Xem xét
mức trần dựa
trên các ưu
tiên của
chính phủ
Mức trần
Mức trần của
các Bộ được
thiết lập dựa
trên yêu cầu
từ dưới lên
Khung tài
chính trung hạn
Ước tính nguồn
lực
16
định giới hạn nguồn lực ngành (trần ngân sách - budget ceilings) trong ba năm tới.
Độ tin cậy của trần ngân sách được đánh giá bằng việc mức trần này không bị thay
đổi quá nhiều trong suốt quá trình thực hiện. Thông tư ngân sách trong đó cơ quan
ra quyết định chính trong chính phủ phản ánh các ưu tiên chi tiêu bằng cách đưa ra
mức trần cho mỗi Bộ.
- Các Bộ, ngành xây dựng ước tính ngân sách nhiều năm đối với chi
thường xuyên và chi đầu tư phù hợp với mức trần: các ước tính này được Bộ Tài
chính xem xét để đảm bảo rằng chúng phù hợp với các ưu tiên và phù hợp với mức
trần đã được xác định.
- Các ước tính ngân sách trong giai đoạn ba năm được trình lên quốc
hội và chính phủ: mặc dù tài liệu ngân sách thể hiện ước tính ngân sách trong ba
năm nhưng chỉ có ngân sách năm đầu tiên được quốc hội thông qua. Ước tính ngân
sách hai năm tiếp theo được trình bày dưới dạng dự kiến để cung cấp hướng dẫn
cho các Bộ, ngành về ngân sách mà các Bộ, ngành có thể nhận được trong giai đoạn
ba năm. Số liệu hai năm tiếp theo được cập nhật và thông qua qua mỗi năm.
2.2.5. Đặc điểm của quy trình khuôn khổ chi tiêu trung hạn
2.2.5.1. Phân bổ nguồn lực giữa các Bộ, ngành dựa trên các ưu tiên chiến
lược của chính phủ
Quy trình khuôn khổ chi tiêu trung hạn yêu cầu các Bộ, ngành xây dựng kế
hoạch toàn diện tập trung vào việc đạt được mục tiêu, đầu ra (outputs), kết quả
(outcomes) đã được đề ra dựa trên nguồn lực sẵn có, bao gồm nguồn lực của chính
phủ và các nhà tài trợ thay vì thực hiện theo cách lập ngân sách theo cách tiếp cận
gia tăng. Dựa trên kế hoạch này, các Bộ, ngành có thể đề xuất thay đổi chính sách
hoặc đề nghị phân bổ nguồn lực bổ sung. Sau đó, dựa trên bản kế hoạch của các Bộ,
ngành và các ưu tiên chiến lược đã được xác định, chính phủ thực hiện phân bổ
nguồn lực giữa các Bộ, ngành dựa trên mục tiêu mà chính phủ cần đạt được. Các ưu
tiên chiến lược càng rõ ràng thì việc lựa chọn phân bổ nguồn lực của chính phủ
càng rõ ràng.
17
Quy trình MTEF gia tăng tính minh bạch trong việc phân bổ nguồn lực giữa
các Bộ, ngành và trong cùng một Bộ, ngành thông qua việc các Bộ, ngành tham gia
vào quá trình phân bổ nguồn lực và thông qua quá trình chuẩn bị, thảo luận các tài
liệu xây dựng trần chi tiêu trong giai đoạn trung hạn.
2.2.5.2. Lập ngân sách dựa trên việc đạt được đầu ra và các mục tiêu
Theo cách tiếp cận từ dưới lên, các Bộ, ngành chuyển từ việc lập ngân sách
theo cách tiếp cận gia tăng sang việc xác định mục tiêu, chỉ số hiệu quả hoạt động,
xem xét, đánh giá việc thực hiện và xác định các vấn đề cần được giải quyết để cải
thiện hoạt động.
Quy trình khuôn khổ chi tiêu trung hạn tập trung vào cải thiện việc cung cấp
dịch vụ của các cơ quan chi tiêu thông qua việc xác định mục tiêu, đầu ra, xây dựng
các chỉ số hiệu suất để có thể đo lường các chương trình có đạt được mục tiêu kế
hoạch hay không, để đánh giá liệu đầu vào sẽ dẫn đến đầu ra và liệu đầu ra sẽ dẫn
đến kết quả kỳ vọng.
2.2.5.3. Ngân sách toàn diện trong giai đoạn ba năm
Quy trình ngân sách trở nên toàn diện hơn vì ngân sách được xây dựng trong
khuôn khổ ba năm bao gồm tất cả các nguồn lực cả trong và ngoài nước, nguồn lực
của chính phủ và nhà tài trợ, chi thường xuyên và chi đầu tư. Từ đó, các Bộ, ngành
có thể lên kế hoạch cho các hoạt động của mình trong trung hạn; các Bộ, ngành
cũng tăng khả năng dự báo trong việc lập kế hoạch cho các hoạt động đồng thời khi
thực hiện khuôn khổ chi tiêu trung hạn, các ước tính ngân sách được xem xét và đưa
ra mỗi năm thay vì thực hiện từ đầu.
2.2.5.4. Có sự tham khảo ý kiến của các bên liên quan
Quy trình khuôn khổ chi tiêu trung hạn liên quan đến việc tăng cường sự
tham gia và tham vấn của các Bộ chủ quản trong việc thiết lập các mức trần. Điều
này đảm bảo rằng các mức trần được thiết lập dựa trên yêu cầu của các Bộ, ngành.
18
2.3. Hiệu quả tài khoá
Theo Mikesell (2003), các nhà quản lý tài chính công kỳ vọng trọng tâm của
quy trình ngân sách là đạt được các mục tiêu cơ bản của chính sách quản lý chi tiêu
công gồm (1) cung cấp một khuôn khổ cho các kiểm soát và kỷ luật tài khoá, (2) tạo
điều kiện phân bổ nguồn lực của chính phủ hướng tới thực hiện các chiến lược ưu
tiên cao nhất và (3) khuyến khích các cơ quan công quyền sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực khi thực hiện các chương trình công. Khi cải cách hệ thống ngân sách, ba
mục tiêu cơ bản của quản lý chi tiêu công cung cấp khung để đánh giá sự cải thiện
hiệu quả của hệ thống ngân sách, hiệu quả tài khoá. Nhìn chung, tất cả các hệ thống
ngân sách cần phải đạt được ba mục tiêu cơ bản trên.
2.3.1. Kiểm soát và duy trì kỷ luật tài khoá tổng thể
Kỷ luật tài khóa liên quan đến việc kiểm soát hiệu quả các tổng ngân sách,
bằng cách thiết lập trần chi tiêu ràng buộc cả ở cấp tổng hợp và các cơ quan chi tiêu
cụ thể (Richard Allen, Daniel Tommasi, 2001). Một hệ thống ngân sách hiệu quả là
một hệ thống có kỷ luật tổng thể. Kiểm soát tổng số là mục đích đầu tiên của mọi hệ
thống ngân sách. Sẽ không cần lập ngân sách nếu tổng số được cho phép thay đổi
tăng lên để đáp ứng tất cả các nhu cầu chi tiêu.
Kỷ luật tài khoá tổng thể yêu cầu giới hạn tổng chi tiêu phải được thiết lập
dựa vào các chỉ tiêu tổng thể vĩ mô (quy mô GDP, tỷ lệ thu/GDP, tỷ lệ gia tăng chi
hàng năm/GDP, tỷ lệ nợ/GDP, tỷ lệ tiết kiệm đầu tư/GDP, mức độ thâm hụt cán cân
thanh toán…) và được duy trì, giữ vững ổn định trong suốt quá trình thực hiện ngân
sách và trong dài hạn. Kỷ luật tài khoá cũng yêu cầu chi ngân sách phải được thiết
lập một cách độc lập và trước khi ra quyết định chi tiêu từng phần. Quá trình ngân
sách sẽ kiểm soát và duy trì kỷ luật tài chính tổng thể thông qua chức năng kiểm
soát chi tiêu liên quan đến việc hạn chế chi tiêu trong giới hạn của nguồn tài chính
sẵn có, đảm bảo rằng ngân sách ban hành được thực hiện, đảm bảo tính hợp pháp
của của các khoản chi của các cơ quan. Chức năng kiểm soát chi tiêu với việc đảm
bảo các khoản chi tiêu trong khuôn khổ của pháp luật cũng giúp cung cấp thông tin
19
để thực hiện việc ước tính chi phí khi soạn lập ngân sách mới và thực hiện việc
kiểm toán cho những năm ngân sách đã qua.
Nhìn chung, kỷ luật tài khóa tổng thể đề cập đến sự liên kết của chi tiêu công
với tổng thu (bao gồm thu trong nước và vay nợ nước ngoài); kỷ luật tài khoá tổng
thể giữ chi tiêu chính phủ trong giới hạn bền vững.
2.3.2. Phân bổ nguồn lực tài chính theo những ưu tiên chiến lược
Hiệu quả phân bổ là khả năng thiết lập các ưu tiên trong ngân sách, phân
phối các nguồn lực trên cơ sở các ưu tiên của chính phủ và hiệu quả của chương
trình; chuyển các nguồn lực từ các ưu tiên cũ sang các ưu tiên mới hoặc từ các hoạt
động kém hiệu quả sang các hoạt động hiệu quả hơn, tương ứng mục tiêu của chính
phủ. Hiệu quả là việc đề cập đến mức độ mà các mục tiêu chính sách, chương trình,
hoạt động được đáp ứng trong khi nguồn lực tài chính khan hiếm, phụ thuộc chặt
chẽ vào các quyết định phân bổ nguồn lực. Quy trình ngân sách sẽ hoạt động để
cung cấp tài chính cho các chương trình và dự án hiện tại có tầm quan trọng lớn
nhất với công dân dựa trên lợi ích của các chương trình và dự án đó đem lại.
2.3.3. Kết quả hoạt động – tính hiệu quả và hiệu lực
Hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả hoạt động trong việc sử dụng các nguồn lực
ngân sách đề cập đến tối thiểu hoá chi phí cho mỗi đơn vị đầu ra (efficiency) và đạt
được kết quả như dự định (effectiveness). Mục tiêu này của chính sách quản lý chi
tiêu công đòi hỏi chính phủ phải cung cấp hàng hóa công với mức chi phí hợp lý để
đạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất. Trong khi đó, ngân sách lại được thực
hiện như là một công cụ để tăng cường kiểm soát, quản lý hoạt động của cơ quan
công quyền và nâng cao hiệu quả trong việc cung cấp các dịch vụ công và việc sử
dụng các nguồn lực công. Với mục đích này, cơ quan phải xem xét việc đo lường
hoạt động thực hiện, quá trình này sẽ làm cho cơ quan tiết kiệm hơn trong hoạt
động của mình, xác định các dịch vụ có tầm quan trọng lớn nhất đối với công chúng
mà họ phục vụ, chọn công nghệ tốt nhất hiện có và chiến lược để cung cấp những
20
dịch vụ và đáp ứng một cách nhanh chóng khi nhu cầu cần hoặc điều kiện hoạt động
thay đổi.
Ba mục tiêu này là bổ sung và phụ thuộc lẫn nhau. Nếu không có kỷ luật tài
khoá thì không thể phân bổ nguồn lực tài chính theo các ưu tiên chiến lược một
cách hiệu quả. Việc cải thiện hệ thống quản lý nội bộ để đạt được hiệu quả hoạt
động mà không có các ràng buộc là không đáng tin cậy. Ngược lại, nếu thực hiện kỷ
luật tài khoá nhưng việc phân bổ nguồn lực tùy ý và việc sử dụng nguồn lực ngân
sách không hiệu quả thì hiệu quả tài khoá là không bền vững. Nếu giới hạn chi tiêu
từ trên xuống được áp dụng một cách độc lập và không chú ý đến hoạt động nội bộ
của hệ thống chi tiêu công thì kết quả rất có thể là phân bổ không đủ quỹ cho các
hoạt động có tầm quan trọng và làm sai lệch các ưu tiên chính sách. Các tình huống
đó đòi hỏi các biện pháp cụ thể để đảm bảo kỷ luật tài khóa, để tăng hiệu quả phân
bổ và hiệu quả kỹ thuật/hiệu quả hoạt động. Không có mục tiêu cơ bản nào trong ba
mục tiêu này được theo đuổi tách biệt với các mục tiêu khác. Sự liên kết giữa ba
mục tiêu cơ bản của quản lý chi tiêu công và quy trình ngân sách theo Richard
Allen và Daniel Tommasi (2001) thể hiện ở Hình 2.3:
- Kỷ luật tài khóa tổng hợp yêu cầu kiểm soát chi tiêu tổng thể, với các ước
tính chi tiêu dựa trên dự báo doanh thu thực tế, khả năng thiết lập các mục tiêu tài
khóa và việc thực thi các mục tiêu tài khoá. Việc chuẩn bị khung kinh tế vĩ mô và
tài khóa phải là điểm khởi đầu của việc lập ngân sách. Để đạt được kỷ luật tài khóa
tổng hợp, vai trò của Bộ Tài chính là rất quan trọng.
- Hiệu quả phân bổ thực hiện ở các cấp độ khác nhau trong chính phủ. Việc
phân bổ nguồn lực cho các lĩnh vực trọng điểm liên ngành đòi hỏi các thỏa thuận
phù hợp ở cấp Bộ và giữa các Bộ để xây dựng chính sách và quyết định về tài chính
của ngành. Việc phân bổ nguồn lực cho các chương trình, dự án và hoạt động trong
cùng lĩnh vực trọng điểm này đòi hỏi cả sự sắp xếp phù hợp trong các Bộ, ngành
đối với chính sách ngành và khả năng kỹ thuật trong các cơ quan chi tiêu để lựa
chọn được chương trình, dự án và hoạt động hiệu quả nhất.
21
Phân bổ nguồn lực
Hiệu quả
phân bổ
Các
mục
tiêu
chính
sách
Lĩnh vực trọng điểm nội ngành
Chương trình hoạt động ưu tiên
Các bộ ngành, cơ quan chi tiêu
Lĩnh vực trọng điểm (Liên ngành)
Cơ chế phối hợp liên ngành
Các
mục
tiêu
kinh
tế vĩ
mô
Nguồn nhân lực
Hệ thống quản lý
Vận hành – Cung cấp dịch vụ
Các chương trình, các dự án
Kỷ luật tài
khoá tổng thể
Kiểm soát chi tiêu tổng thể
Vai trò chính thuộc về Bộ Tài chính
- Hiệu quả kỹ thuật chủ yếu liên quan đến cấp độ hoạt động và phụ thuộc vào
sự sắp xếp để thực hiện các chương trình trong các cơ quan chi tiêu trên cơ sở hệ
thống quản lý hiệu quả. Để đạt được hiệu suất hoạt động trong việc thực hiện
chương trình và cung cấp dịch vụ đòi hỏi phải sử dụng nguồn lực hiệu quả. Hiệu
quả trong cung cấp dịch vụ có liên quan chặt chẽ đến các quyết định phân bổ nguồn
lực và hiệu quả phân bổ. Nhưng việc đạt được sự cải thiện hiệu quả ở cấp độ hoạt
động cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố không liên quan trực tiếp đến hệ thống ngân
sách.
Các mục tiêu cơ bản Các cấp quản lý ngân sách
Hình 2.3. Mục tiêu cơ bản của quản lý chi tiêu công và quản lý ngân sách
Nguồn: Richard Allen và Daniel Tommasi (2001)
Hiệu quả
hoạt động
Hiệu
suất
hoạt
động
22
Sự kết hợp tối ưu của các biện pháp được yêu cầu để đạt được sự cải thiện ba
mục tiêu cơ bản này phụ thuộc vào bối cảnh quốc gia. Cải cách hệ thống ngân sách
phải đạt được sự tuân thủ kỷ luật tài khoá tổng thể, tạo điều kiện phân bổ nguồn lực
của chính phủ cho các khu vực công ưu tiên hiện nay và khuyến khích các hoạt
động hiệu quả của cơ quan. Quy trình ngân sách với những đặc điểm để đạt được
các mục tiêu trên là (1) dự báo thực tế về nguồn thu và các dữ liệu khác hữu ích cho
sự phát triển của ngân sách, (2) áp dụng toàn diện và đầy đủ hệ thống ngân sách cho
tất cả các bộ phận của chính phủ, (3) tính minh bạch và trách nhiệm giải trình khi
ngân sách được xây dựng, phê duyệt và thực hiện, (4) ràng buộc mang tính bắt buộc
trong phân bổ nguồn lực cho các cơ quan, nhưng với sự linh hoạt khi các cơ quan sử
dụng những nguồn lực này trong cung cấp dịch vụ, (5) sử dụng các tiêu chí mục tiêu
hiệu quả cho trách nhiệm giải trình của chính phủ và các cơ quan, (6) cân đối giữa
ngân sách theo kế hoạch và thực hiện. Những đặc điểm này đảm bảo độ tin cậy của
ngân sách, nghĩa là chi tiêu sẽ được thực hiện theo luật ngân sách, và tài liệu sẽ ghi
được chính xác giao dịch thực tế (Mikesell, 2003).
2.4. Khuôn khổ chi tiêu trung hạn và hiệu quả tài khoá
Worldbank (1998) nhận định bốn yếu tố chính góp phần vào kết quả yếu
kém trong lập ngân sách truyền thống bao gồm (1) không liên kết chính sách, lập kế
hoạch và lập ngân sách; (2) không dự đoán về nguồn lực; (3) sự thất bại trong việc
phân bổ nguồn lực cho các ưu tiên chính sách; (4) các nhà quản lý không có đủ
thẩm quyền và trách nhiệm để quản lý nguồn lực theo ý của họ. Trong trường hợp
không có các quy trình ra quyết định hiệu quả, việc hoạch định chính sách và lập kế
hoạch không liên kết với nhau và bị tách bạch khỏi quá trình lập ngân sách, và các
quá trình này không thực hiện theo cách hạn chế nguồn lực sẵn có hoặc theo các ưu
tiên chiến lược. Điều này dẫn đến sự không phù hợp giữa các chính sách của chính
phủ và những khả năng thực hiện. Thực hiện khuôn khổ trung hạn để liên kết chính
sách, lập kế hoạch và lập ngân sách. Khi thực hiện tốt khuôn khổ chi tiêu trung hạn
thì lúc đó chi tiêu công thực hiện trong giới hạn nguồn lực sẵn có, phân bổ ngân
23
sách theo các ưu tiên chi tiêu chiến lược và hàng hoá, dịch vụ công được cung cấp
trên cơ sở lợi ích – chi phí.
2.4.1. Kỷ luật tài khoá tổng thể
Khuôn khổ chi tiêu trung hạn được xây dựng trên nhận thức nguồn lực tài
chính của quốc gia có giới hạn và không tăng trong khoảng thời gian trung hạn (3 –
5 năm) thông qua việc xác định tổng nguồn lực trung hạn là số thu thuế, phí, lệ phí
và các khoản thu khác, khả năng vay nợ và sự sẵn có của khoản vay và các cam kết
viện trợ mà chính phủ kỳ vọng thu được và áp dụng giới hạn trần về chi tiêu trong
thời kỳ này. Khuôn khổ chi tiêu trung hạn cũng chuyển các mục tiêu và ràng buộc
về tài chính vĩ mô vào tổng hợp ngân sách và các kế hoạch chi tiêu chi tiết. Điều đó
dẫn đến việc thực hiện khuôn khổ chi tiêu trung hạn hiệu quả và duy trì được kỷ
luật tài khoá tổng thể. Điều này trái ngược với tình hình khá phổ biến khi các chính
phủ xây dựng kế hoạch chi tiêu hàng năm đầy tham vọng dựa trên những kỳ vọng
không hợp lý về khả năng thu thuế, phí, lệ phí và khả năng vay.
2.4.2. Phân bổ nguồn lực tài chính theo những ưu tiên chiến lược
Áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn trong quản lý chi tiêu công khắc phục
được tình trạng tăng giảm ngân sách một cách tuỳ tiện bằng cách điều chỉnh đối với
các chương trình hiện tại, thiếu minh bạch trong phân bổ nguồn lực và không có ưu
tiên rõ ràng. Khuôn khổ chi tiêu trung hạn yêu cầu các nhà hoạch định chính sách
xem xét các ngành, chương trình và dự án để thiết lập các ưu tiên và phân bổ các
nguồn lực, cách sắp xếp cơ cấu chi tiêu nên khi áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung
hạn cho phép xác định các khoản mục và mức độ của các khoản chi tiêu phù hợp
với các nhu cầu nhằm đạt được các mục tiêu chính sách đã được thiết lập. Chi tiêu
khi thực hiện khuôn khổ chi tiêu trung hạn được xác định bằng các chiến lược
ngành trung hạn. Việc lập ngân sách dựa vào việc xác định các ưu tiên dựa trên yêu
cầu chính trị mới nhất, lập ngân sách tách biệt vốn và chi tiêu hiện tại, khoanh vùng
các chương trình và dự án được lựa chọn và phân bổ nguồn lực phản ánh các ưu tiên
trong và giữa các ngành dựa trên các mục tiêu và chính sách đã được thông qua.
24
Khuôn khổ chi tiêu trung hạn góp phần phân tích, đánh giá và cải thiện những vấn
đề tồn tại trong việc huy động và phân bổ nguồn lực, điều chỉnh chính sách chiến
lược ưu tiên và những mất cân đối giữa nguồn lực và đề xuất chi tiêu công của các
ngành, của các lĩnh vực, qua đó xác định rõ nhu cầu chi tiêu công cho đầu tư, kể cả
những khoản đầu tư hàng năm và chi cho sáng kiến mới. Nói cách khác: Khuôn khổ
chi tiêu trung hạn sẽ gắn kết kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội với việc phân bổ
nguồn lực ngân sách nhà nước, trong việc bố trí nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ
của các Bộ chi tiêu ngân sách. Bên cạnh đó, các cơ quan chi tiêu linh hoạt, không
chỉ tập trung vào việc tuân thủ kiểm soát chi tiêu, các bộ, ngành và các cơ quan chi
tiêu cần tham gia vào việc đưa ra các chiến lược ngành và cần có sự linh hoạt trong
quản lý nguồn lực để theo đuổi các mục tiêu ngành và thực hiện các chính sách
ngành hiệu quả.
2.4.3. Kết quả hoạt động hiệu quả
Ngân sách phải được liên kết chặt chẽ hơn với kết quả. Khuôn khổ chi tiêu
trung hạn cho phép sự chuyển đổi từ việc tập trung kiểm soát đầu vào thành sự linh
hoạt trong kết hợp đầu vào để tạo ra kết quả, đầu ra cụ thể. Khuôn khổ chi tiêu trung
hạn cũng cho phép tập trung nhiều hơn vào phân bổ nguồn lực theo kết quả đạt
được bằng chương trình chi tiêu và cung cấp nhiều hơn tùy chọn đầu vào để đạt
được kết quả cụ thể. Khuôn khổ chi tiêu trung hạn cung cấp một cơ chế rõ ràng để
theo dõi hiệu suất của chính phủ đối với các kế hoạch đã được phê duyệt, điều đó
làm cho chính phủ phải có trách nhiệm trong việc lựa chọn và thực hiện chính sách
tài khóa.
Khuôn khổ chi tiêu trung hạn với giới hạn nguồn lực ngành được xác định từ
trên xuống và sự dự báo thực hiện trong thời gian trung hạn đảm bảo đưa ra các
quyết định hoạt động hiệu quả và thích hợp. Việc xác định giới hạn nguồn lực
ngành làm gia tăng khả năng dự đoán của các luồng nguồn lực, do đó tăng hiệu quả
hoạt động và cho phép linh hoạt hơn trong việc quản lý nguồn lực đã được xác định
bởi giới hạn nguồn lực ngành.
25
Khuôn khổ chi tiêu trung hạn cũng có thể liên kết kỷ luật tài khoá tổng thể,
hiệu quả phân bổ và hiệu quả hoạt động với các mục tiêu chặt chẽ hơn. Chính phủ
có thể tập trung hơn vào việc cải thiện hiệu quả chi tiêu khi họ không phải giải
quyết vấn đề mất cân bằng tài chính. Ngược lại, chi tiêu công hiệu quả giúp việc
duy trì kỷ luật tài khoá trở nên dễ dàng hơn, vì hiệu quả phân bổ và hiệu quả hoạt
động đều giảm lãng phí. Trong khi hiệu quả phân bổ thực hiện bằng việc chỉ ra
những chương trình chi tiêu không hiệu quả thì hiệu quả kỹ thuật được cải thiện khi
các chương trình chi tiêu sử dụng các nguồn lực ít đi. Hơn nữa, khi chính phủ thực
hiện cam kết về kỷ luật tài khoá, các nhu cầu chi tiêu mới có thể được đáp ứng bằng
cách phân bổ lại chi tiêu chứ không phải bằng cách cấp thêm kinh phí. Cuối cùng,
cả kỷ luật tài khoá và hiệu quả chi tiêu tạo ra không gian tài chính (fiscal space) có
thể hỗ trợ chi tiêu hiệu quả cho cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội cũng như các lĩnh
vực ưu tiên khác. Khoảng không gian tài chính cũng có thể được sử dụng để đối
phó với các thách thức tài chính sắp tới (ví dụ như già hoá dân số, thay đổi khí hậu)
cũng như rủi ro tài chính hiện tại (ví dụ như kêu gọi chính phủ bảo đảm, thiên tai).
2.5. Nghiên cứu thực nghiệm
Le Houerou và Taliercio (2002) thực hiện nghiên cứu tại 4 quốc gia châu Phi
trong giai đoạn từ năm 1985 đến năm 2000 để xem xét kỷ luật tài khoá tổng thể,
phân bổ nguồn lực, khả năng dự đoán ngân sách trước và sau khi áp dụng khuôn
khổ chi tiêu trung hạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy có một sự cải thiện cân bằng tài
khoá nhưng không đáng kể đối với Tanzania và Nam Phi trong khi đối với Ghana
và Uganda thì cân bằng tài khoá không được cải thiện sau khi áp dụng khuôn khổ
chi tiêu trung hạn; về phân bổ nguồn lực: có bằng chứng cho thấy ở các nước có sự
tái phân bổ nguồn lực cho các khoản chi tiêu xã hội có liên quan đến chiến lược
giảm nghèo. Không có sự cải thiện trong dự đoán ngân sách ở các nước nghiên cứu
thông qua chỉ số sai lệch ngân sách (Budget Deviation Index). Kết luận của nhóm
tác giả đó là khuôn khổ chi tiêu trung hạn không thể cải thiện quản lý chi tiêu công
ở các quốc gia mà các khía cạnh quan trọng khác của quản lý ngân sách vẫn yếu.
26
Filc and Scartascini (2010) đã thực hiện nghiên cứu tình huống tại các nước
Colombia, Peru, Argentina nhằm nghiên cứu ý nghĩa việc áp dụng khuôn khổ chi
tiêu trung hạn, đặc điểm của các loại khuôn khổ chi tiêu trung hạn, tác động của
khuôn khổ chi tiêu trung hạn đến quá trình ngân sách tại các nước này. Kết quả
nghiên cứu: Columbia (10 năm áp dụng MTFF, 3 năm áp dụng MTBF): ngân sách
đã trở nên dễ dự đoán hơn, và kỷ luật tài chính đã được cải thiện, nhưng căng thẳng
giữa chính quyền trung ương và địa phương hạn chế việc thực hiện khuôn khổ chi
tiêu trung hạn, ngân sách dựa trên kết quả vẫn chưa hiệu quả; Peru (áp dụng
MTFF): MTFF ít có tác động đến quá trình ngân sách trong khi các kế hoạch ngành
hướng đến nguồn lực sẵn có thì phân bổ ngành dựa trên dữ liệu lịch sử; Argentina
đã thực hiện khuôn khổ chi tiêu trung hạn nhưng không thể duy trì kỷ luật ngân
sách, khuôn khổ chi tiêu trung hạn tạm dừng thực hiện trong giai đoạn 2002 – 2004
do biến động khủng hoảng, sau đó khuôn khổ chi tiêu trung hạn được áp dụng ở cấp
chính quyền địa phương, nhưng kết nối kém với các chính sách ngành.
Kasek and Webber (2009) đánh giá tổng thể và so sánh quá trình, kết quả đạt
được và thách thức dựa trên các câu trả lời cho bản câu hỏi phỏng vấn cũng như
quan điểm và hiểu biết của nhân viên Ngân hàng Thế giới và các đối tác quốc gia tại
các nền kinh tế mới nổi. Nghiên cứu cho thấy Cộng hòa Slovak kết hợp tốt việc lập
kế hoạch và lập ngân sách, với tác động cải thiện dự báo và độ tin cậy của ngân
sách, kỷ luật tài chính, hiệu suất tài chính tổng thể và chi phí đi vay; ở những nước
khác: khuôn khổ chi tiêu trung hạn vẫn tiếp tục được phát triển với trọng tâm là cải
thiện lập kế hoạch chiến lược, liên kết chặt chẽ khuôn khổ chi tiêu trung hạn với lập
ngân sách hàng năm.
Oyugi (2008) nghiên cứu tình huống Botswana, Kenya, Namibia, Tanzania
và Zambia Kenya. Namibia và Tanzania cho thấy đã thực hiện khuôn khổ chi tiêu
trung hạn một cách toàn diện liên kết thành công việc lập ngân sách và phân bổ
nguồn lực theo các ưu tiên chiến lược. Nghiên cứu cho thấy khuôn khổ chi tiêu
trung hạn ở Namibia là công cụ trong việc cải thiện tính minh bạch và trách nhiệm
giải trình; độ lệch ngân sách lớn đã ảnh hưởng đến kỷ luật tài khoá ở Botswana và
27
Namibia; ngân sách hàng năm ở Tanzania là không thực tế; tái phân bổ ngân sách tỏ
ra khó khăn ở Kenya.
F Grigoli (2012) và các cộng sự đã nghiên cứu tại 181 nước trong giai đoạn
1990 – 2008 để thấy tác động của khuôn khổ trung hạn và các giai đoạn khác nhau
của khuôn khổ trung hạn (MTFF, MTBF, MTPF) đến hiệu quả tài khoá. Kết quả
cho thấy việc áp dụng khuôn khổ trung hạn cải thiện mạnh mẽ kỷ luật tài khoá với
các tác động tăng lên tương ứng với các giai đoạn cao hơn của khuôn khổ trung hạn.
Việc áp dụng MTBF và MTPF làm giảm biến động chi tiêu y tế - chỉ tiêu đo lường
cho sự phân bổ nguồn lực theo ưu tiên chiến lược. Và cuối cùng, việc áp dụng
MTPF mới có tác động đến hiệu quả chi tiêu y tế.
28
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 3 trình bày phương pháp thực nghiệm để xác định và ước lượng tác
động của việc áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn đến hiệu quả tài khoá, thảo luận
về sự lựa chọn các biến và thống kê mô tà dữ liệu.
3.1. Mô hình nghiên cứu
Nghiên cứu cố gắng xác định mối quan hệ nhân quả giữa khuôn khổ chi tiêu
trung hạn và hiệu quả tài khoá. Nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện theo mô
hình được thực hiện bởi F Grigoli (2012).
3.1.1. Mô hình tổng quát
Chính phủ sử dụng ngân sách nhà nước như một công cụ để đạt được các
mục tiêu kinh tế. Biến Yi,t biểu thị mục tiêu của chính phủ về hiệu quả tài khoá:
Yi,t =xi,tb + wi,td + ξi,t
(1)
Trong đó: xi,t là thể chế tài khoá (MTEF), wi,t là biến kiểm soát của đất nước
i tại thời gian t, ξ i,t là sai số với trung bình bằng 0.
Trong thực tế, hiệu quả tài khoá được quan sát trong một năm nhất định yi,t
có thể lệch khỏi mức mục tiêu Yi,t do chi phí điều chỉnh như nguồn thu ngân sách
không dự đoán trước được, các khoản chi không lường trước được do chi phí gia
tăng hoặc lạm phát,… Để xử lý vấn đề này, mô hình điều chỉnh như sau:
yi,t – yi,t-1 = (1 - γ )(Yi,t - yi,t-1)
(2)
Trong đó γ = [0,1] là chi phí điều chỉnh. Điều này có nghĩa là khi γ = 0 thì yi,t
= Yi,t nghĩa là việc điều chỉnh diễn ra ngay lập tức.
Kết hợp phương trình (1) và phương trình (2):
yi,t = γ yi,t-1 + βxi,t + δwi,t + ui,t (3)
29
Trong đó (β, δ, ui,t) = (1 – γ)(b,d, ξi,t). Sự điều chỉnh không hoàn toàn (γ ≠0)
dẫn đến yi,t-1 sẽ ảnh hưởng đến yi,t.
Mô hình tổng quát:
yi,t = γ yi,t-s + βxi,t + δwi,t + μt + ci + ui,t
Trong đó:
- y: là biến phụ thuộc biểu thị hiệu quả tài khoá;
- x: là biến độc lập biểu thị khuôn khổ chi tiêu đang được các nước áp dụng;
- w: là biến kiểm soát của mô hình gồm có các biến là độ mở thương mại,
tình trạng xảy ra xung đột, quy tắc cân bằng ngân sách (budget balance rule); quy
tắc về nợ công (debt rule), lạm phát;
- μt: Tác động cố định theo thời gian (tác động của đặc điểm riêng theo thời
gian);
- ci: Tác động cố định theo đối tượng (tác động của đặc điểm riêng theo đối
tương);
- Quốc gia i tại thời gian t;
- s= 1,2,…L
- Giả định ui,t có trung bình bằng 0.
3.1.2. Mô hình nghiên cứu
Dựa trên nghiên cứu của F Grigoli (2012), hiệu quả tài khoá thể hiện qua tính
tuân thủ kỷ luật tài khoá, phân bổ các nguồn lực tài chính theo các mục tiêu phù hợp
với thứ tự ưu tiên và kết quả hoạt động hiệu quả:
- Hiệu quả tài khoá thể hiện qua tính tuân thủ kỷ luật tài khoá: Tính tuân
thủ kỷ luật tài khoá được đo lường bằng tỷ số giữa cân bằng ngân sách (thặng
dư/thâm hụt) và GDP và cụ thể hơn là tỷ số giữa cân bằng tổng thể của chính quyền
trung ương (the central government’s overall balance) và GDP:
30
Balancei,t = Balancei,t-1 + MTFi,t-1 + Opennessi,t + BalBudgeti,t-1 +
DebtRulei,t-1 + Confilcti,t + Inflationi,t-1 + μt + ci + ui,t
- Hiệu quả tài khoá thể hiện qua hiệu quả phân bổ ngân sách theo các
ưu tiên chiến lược: được đo lường bằng biến động chi tiêu y tế bình quân đầu
người (PPP). Tác giả chọn biến động chi tiêu y tế là biến đại diện cho hiệu quả phân
bổ bởi vì biến động chi tiêu trong lĩnh vực y tế có tác động lớn đến nền kinh tế
trong dài hạn cũng như các mục tiêu xã hội. Biến động chi tiêu y tế bình quân đầu
người (PPP) sẽ giảm khi chi tiêu y tế trở nên ổn định hơn bởi vì chi tiêu được định
hướng bởi các mục tiêu trung hạn và nguồn lực sẵn có:
Health_Spend_Volatilityi,t = Health_Spend_Volatilityi,t-1 + MTFi,t-1 +
Opennessi,t + BalBudgeti,t-1 + DebtRulei,t-1 + Confilcti,t + Inflationi,t-1 + μt + ci +
ui,t
Biến động chi tiêu y tế bình quân đầu người được tính bằng tốc độ tăng
trưởng hàng năm của chi tiêu y tế bình quân đầu người của một quốc gia:
Health_Spend_Volatilityi,t = log(Health_Spend i,t/ Health_Spend i,t-1)*100
- Hiệu quả tài khoá thể hiện qua hiệu suất và hiệu quả hoạt động: Hiệu
quả hoạt động có nghĩa là cùng số lượng đầu vào nhưng tạo ra đầu ra là lớn nhất.
Hiệu quả kỹ thuật thường được đo bằng cách sử dụng điểm hiệu quả kỹ thuật từ
phương pháp Phân tích biên ngẫu nhiên (Stochastic Frontier Analysis (SFA)). Vì
vậy, quốc gia nào có đầu ra y tế cao nhất với một số lượng đầu vào như nhau thì
quốc gia đó có hiệu quả hoạt động cao nhất:
Health_Technical_Efficiencyi,t = Health_Technical_Efficiencyi,t-1 +
MTFi,t-1 + Opennessi,t + BalBudgeti,t-1 + DebtRulei,t-1 + Confilcti,t + Inflationi,t-1 +
μt + ci + ui,t
Bài nghiên cứu tính điểm hiệu quả kỹ thuật trong ngành y tế bằng cách sử
dụng mô hình của Greene (2004) với đầu ra là tuổi thọ kể từ lúc sinh (life
31
expectancy at birth) và đầu vào là chi tiêu y tế bình quân đầu người (PPP) (health
spending per capita), biến kiểm soát là mật độ dân số:
Log(Life_Expi,t) = β0 + β1log(Health Spendi,t) + β2Densityi,t + μt + vi,t – ui,t
Để đo lường hiệu quả - chi phí của chi tiêu y tế, phân tích biên ngẫu nhiên
(Stochastic frontier analysis – SFA) sẽ được sử dụng. Phân tích biên ngẫu nhiên sử
dụng hàm sản xuất hiệu quả bao gồm hai thành phần nhiễu ui,t, và vi,t với vi,t ∼ N(0,
σv), ui,t ∼N(m, σv) thể hiện sự không hiệu quả. Thành phần ui,t được ước tính tách ra
từ sai số tổng hợp ei,t=vi,t – ui,t theo công thức được chứng minh bởi Jondrow et al.
(1982).
3.2. Dữ liệu nghiên cứu
Để tiến hành kiểm định tác động của khuôn khổ chi tiêu trung hạn đến hiệu
quả tài khoá, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu hàng năm của các biến nghiên cứu
trong khoảng thời gian (2005 – 2017) ở 31 quốc gia : Armenia, Azerbaijan,
Georgia, Kazakhstan, Kyrgyz Republic, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan,
Mongolia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Afghanistan, Bangladesh, Bhutan, Ấn Độ,
Maldives, Nepal, Pakistan, Sri Lanka, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia,
Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Samoa, Fiji, Solomon
Islands.
Bảng 3.1 mô tả cách tính và nguồn thu thập dữ liệu các biến nghiên cứu có
trong mô hình ước lượng. Việc xây dựng số liệu MTF dựa trên nỗ lực thu thập dữ
liệu rộng rãi vì không có loại tài liệu duy nhất nào mô tả chính xác việc áp dụng
khuôn khổ chi tiêu trung hạn hiện có cho tất cả các quốc gia hoặc cho từng quốc
gia. Do đó, dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn: IMF Article IV country reports,
World Bank Public Expenditure Reviews (PERs), các tài liệu của IMF, Worldbank,
các tình huống nghiên cứu, website của các quốc gia. Dữ liệu các quốc gia phản ánh
dữ liệu sẵn có về việc áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn. Dữ liệu khoảng thời
gian phản ánh sự sẵn có về dự liệu tài chính công. Bảng 3.2 mô tả thống kê cơ bản
các biến có trong các mô hình ước lượng.
32
Bảng 3.1. Mô tả tổng quát các biến và nguồn dữ liệu
Biến Tên biến Cách tính
Nguồn dữ
liệu
Balance
Cân bằng tài
khoá (Thặng
dư/Thâm hụt)
Tỷ lệ % cân bằng ngân sách của
chính quyền trung ương so với
GDP
ADO
Health_Spend
Chi y tế bình
quân đầu người
Chi y tế bình quân đầu người
theo phương pháp ngang giá sức
mua (PPP)
WB
Health_Spend
_Volatility
Biến động chi
tiêu y tế bình
quân đầu người
Logarit thập phân của tốc độ
tăng trưởng chi tiêu y tế bình
quân đầu người
Tác giả
tính toán
dựa trên dữ
liệu chi y
tế bình
quân đầu
người
Health_Techni
cal_Efficiency
Hiệu quả hoạt
động: chi phí –
hiệu quả chi tiêu
y tế
Ước tính điểm hiệu quả bằng
phương pháp biên ngẫu nhiên
(SFA) với tuổi thọ là đầu ra và
chi tiêu y tế bình quân đầu người
(PPP) là đầu vào
Tác giả
ước tính
bằng
phương
pháp SFA
MTF
Khuôn khổ chi
tiêu trung hạn
Biến giả nhận giá trị 1 nếu
MTEF được áp dụng và 0 nếu
MTEF không được áp dụng
IMF, WB,
case study,
website
của các
quốc gia
33
Openness
Độ mở thương
mại
Tỷ lệ % tổng xuất khẩu và nhập
khẩu hàng hoá, dịch vụ so với
GDP
WB
Conflict
Các cuộc xung
đột
Biến giả nhận giá trị 1 nếu số
người chết trong các cuộc xung
đột từ 1.000 người trở lên và 0
nếu số người chết trong các cuộc
xung đột dưới 1.000 người
WB
Inflation Lạm phát Tỷ lệ lạm phát (%) WB
BalBudget
Quy tắc cân
bằng ngân sách
Biến giả nhận giá trị 1 đối với
quốc gia có áp dụng quy tắc cân
bằng ngân sách và ngược lại là
giá trị 0
FAD
Fiscal rule
- IMF
DebtRule
Quy tắc về nợ
công
Biến giả nhận giá trị 1 đối với
quốc gia có áp dụng quy tắc về
nợ công và ngược lại là giá trị 0
FAD
Fiscal rule
- IMF
Life_Exp
Tuổi thọ bình
quân
Tuổi thọ bình quân tính từ lúc
sinh (số năm)
WB
Pop_Density Mật độ dân số Số dân trên 1 km2
WB
μt Tác động đặc điểm riêng theo thời gian
ci Tác động đặc điểm riêng theo đối tượng
ui,t Sai số
34
Bảng 3.2. Mô tả thống kê cơ bản các biến trong các mô hình ước lượng
Biến
Số
quansát
Giá trị
trung bình
Độ lệch
chuẩn
Giá trị
nhỏ nhất
Giá trị
lớn nhất
Balance (%) 403 -2,30 3,58 -20,5 10,7
Health_Spend (PPP) 341 452,02 543,14 41,77 3.681,30
Health_Spend_Volatility(%) 341 1,08 0,14 0,71 2,69
MTF (Biến giả) 403 0,72 0,45 0 1
Openness (%) 403 95,78 64,22 0,17 441,60
Confict (Biến giả) 403 0,82 0,27 0 1
Inflation (%) 403 6,23 5,00 -6,81 35,02
BalBudget (Biến giả) 403 0,21 0,40 0 1
DebtRule (Biến giả) 403 0,19 0,39 0 1
Pop_Density (Số người) 403 429 1286 2 7916
Life_Exp (Số năm) 372 70,44 4,63 58,5 82,79
Nguồn: tính toán của tác giả.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
Mô hình ước lượng tác động của khuôn khổ chi tiêu trung hạn đến hiệu quả
tài khoá có thể tồn tại mối quan hệ nhân quả ngược (reverse causality) giữa khuôn
khổ chi tiêu trung hạn và hiệu quả tài khoá. Mối quan hệ nhân quả ngược có thể
phát sinh vì hiệu quả tài khóa có thể khiến một quốc gia áp dụng khuôn khổ chi tiêu
trung hạn. Vấn đề này đã được thảo luận trong nhiều tài liệu nghiên cứu trước đó,
trọng tâm của các nghiên cứu là mối liên hệ giữa áp lực tài khoá và cải cách ngân
sách (Alesina và Perotti 1999; Stein, Talvi, và Grisanti 1999; Knight và Levinson
2000; Perotti và Kontopoulos 2002; Fabrizio và Mody 2006). Trường hợp hiệu quả
tài khoá kém thúc đẩy một quốc gia áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn, nếu áp
dụng phương pháp ước lượng OLS để ước lượng tác động của việc áp dụng khuôn
35
khổ chi tiêu trung hạn đến hiệu quả tài khoá sẽ dẫn đến kết quả khuôn khổ chi tiêu
trung hạn cải thiện hiệu quả tài khoá bị chệch do vấn đề nhân quả ngược: khuôn khổ
chi tiêu trung hạn có tác động tích cực đến hiệu quả tài khoá trong khi ở các nước
có hiệu quả tài khoá tốt thì khả năng áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn giảm đi.
Vì vậy, vấn đề nhân quả ngược trong trường hợp này là tiêu cực (chiều hướng của
nhân quả ngược trái ngược với chiều hướng của hiệu ứng nhân quả thực sự) dẫn đến
ước lượng bị thấp hơn giá trị thật (negative bias).
Để xử lý vấn đề nhân quả ngược, mô hình ước lượng được xây dựng là mô
hình dữ liệu bảng động với biến trễ của biến phụ thuộc đã kiểm soát được một phần
vấn đề này vì nếu hiệu quả tài khoá trong các kỳ trước (yi,t-1) tác động đến việc áp
dụng khuôn khổ chi tiêu ở kỳ hiện tại (xi,t) thì tác động này đã được ước tính trong
mô hình. Mô hình dữ liệu bảng động đã xử lý được vấn đề nhân quả ngược, tuy
nhiên, mô hình này lại tạo ra vấn đề nội sinh. Để giải quyết vấn đề nội sinh khi dữ
liệu bảng động có biến trễ của biến phụ thuộc đóng vai trò như biến độc lập,
phương pháp D-GMM (Different – GMM) được sử dụng với biến công cụ là yi,t-s,
với s>2.
36
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Với dữ liệu được trình bày trong chương 3, tác giả sử dụng phần mềm Stata
phiên bản 14 để ước lượng các mô hình thực nghiệm. Các kết quả ước lượng của
nghiên cứu được trình bày từ Bảng 4.1 đến Bảng 4.4. Kết quả ước lượng tác động
của khuôn khổ chi tiêu trung hạn đến kỷ luật tài khoá thể hiện ở Bảng 4.1, tác động
của khuôn khổ chi tiêu trung hạn đến hiệu quả phân bổ thể hiện ở Bảng 4.2, tác
động của khuôn khổ chi tiêu trung hạn đến hiệu quả hoạt động thể hiện ở Bảng 4.4.
Bên cạnh đó, nghiên cứu đồng thực hiện ước tính tác động của khuôn khổ chi tiêu
trung hạn bằng phương pháp OLS và phương pháp FE để so sánh với kết quả thu
được từ ước lượng mô hình dữ liệu bảng động bằng phương pháp D-GMM.
4.1. Hiệu quả tài khoá thể hiện qua tính tuân thủ kỷ luật tài khoá
Kết quả kiểm định tác động của việc áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn
đến tính tuân thủ kỷ luật tài khoá với tính tuân thủ kỷ luật tài khoá được đo lường
bằng cân bằng tổng thể của chính quyền trung ương (the central government’s
overall balance) được thể hiện ở Bảng 4.1. Cột (1) và cột (2) thể hiện kết quả ước
tính bằng phương pháp OLS và phương pháp FE, cột (3) thể hiện kết quả ước tính
bằng phương pháp D-GMM. Kết quả ước lượng như sau:
Kết quả hồi quy thu được từ phương pháp D-GMM khẳng định tác động
mạnh mẽ và tích cực của việc áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn đến tính tuân
thủ kỷ luật tài khoá. Cụ thể, hệ số hồi quy của biến MTFi,t-1 là 8,528% với mức ý
nghĩa 10% cho thấy cân bằng tài khoá chính quyền trung ương trung bình ở các
nước áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn cao hơn 8,528% so với các nước không
áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn trong điều kiện các yếu tố khác không đổi và
tác động của việc áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn đến cân bằng tài khoá chính
quyền trung ương xảy ra sau một kỳ.
37
Bảng 4.1. Kết quả hồi quy tác động của MTEF đến cân bằng tài khoá
chính quyền trung ương
Biến phụ thuộc Balancei,t
Mô hình OLS FE D-GMM
(1) (2) (3)
Balancei,t-1 0,451***
(0,160)
MTFi,t-1 0,381 -0,126 8,528*
(0,448) (0,729) (4,610)
Opennessi,t 0,000516 0,0305** 0,049
(0,003) (0,013) (0,047)
DebtRulei,t-1 -2,765*** -0,901 0,682
(0,684) (1,263) (3,881)
BalBudgeti,t-1 0,609 1,703 -1,499
(0,731) (1,427) (2,402)
Confilcti,t -1,535*** -1,695*** -0,514
(0,556) (0,467) (1,171)
Inflationi,t-1 -0,0267 -0,0707** -0,0756*
(0,038) (0,029) (0,039)
Constant -1,970*** -4,733***
(0,474) (1,620)
Biến công cụ - - 26
AR(1) p-val. - - 0,006
AR(2) p-val. - - 0,193
Hansen p-val. - - 0,217
Thời gian 2005-2017 2005-2017 2005-2017
Số quốc gia 31 31 31
Số quan sát 372 372 310
Ghi chú: (*): ý nghĩa 10%; (**): ý nghĩa 5%; (***): ý nghĩa 1%
Nguồn: tính toán của tác giả.
38
Hệ số của biến cân bằng tài khoá kỳ trước là 0,451% với mức ý nghĩa 1%,
như vậy cân bằng tài khoá kỳ trước có tác động tích cực đến cân bằng tài khoá kỳ
hiện tại, góp phần cải thiện cân bằng tài khoá kỳ hiện tại. Cụ thể, khi cân bằng tài
khoá chính quyền trung ương kỳ trước tăng 1% thì cân bằng tài khoá chính quyền
trung ương kỳ hiện tại tăng trung bình là 0,451% trong điều kiện các yếu tố khác
không đổi.
Lạm phát kỳ trước có tác động tiêu cực đến tính tuân thủ kỷ luật tài khoá khi
hệ số hồi quy của biến Inflationi,t-1 là -0,0756% với mức ý nghĩa 10%, nghĩa là khi
lạm phát kỳ trước tăng 1% thì cân bằng tài khoá chính quyền trung ương kỳ hiện tại
giảm trung bình là 0,0756% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Đối với các biến kiểm soát khác như độ mở thương mại, quy tắc cân bằng tài
khoá, quy tắc nợ công, các cuộc xung đột thì hệ số hồi quy không có ý nghĩa thống
kê. Vì vậy, nghiên cứu chưa có đủ bằng chứng để đưa kết luận tác động của các
biến này đến kỷ luật tài khoá tổng thể.
Tính hiệu lực của biến công cụ trong D-GMM được xem xét thông qua các
kiểm định Hansen và Arellano-Bond. Kiểm định Hansen với H0 là biến công cụ là
ngoại sinh, không tương quan với sai số của mô hình. Kiểm định Hansen của mô
hình nghiên cứu với p-value là 0,22 dẫn đến chấp nhận H0. Như vậy, biến công cụ
sử dụng trong mô hình là phù hợp. Trong khi đó, kiểm định Arellano – Bond được
đề xuất bởi Arellano – Bond (1991) để kiểm tra tính chất tự tương quan của phương
sai sai số mô hình GMM ở dạng sai phân bậc 1. Do đó, chuỗi sai phân khảo sát mặc
nhiên có tự tương quan bậc 1, AR (1), nên kết quả kiểm định được bỏ qua trong khi
tự tương quan bậc 2, AR(2), được sử dụng. Kiểm định AR(2) của mô hình có p-
value là 0,19, như vậy, mô hình không bị tự tương quan bậc 2.
4.2. Hiệu quả tài khoá thể hiện qua hiệu quả phân bổ
Kết quả kiểm định tác động của việc áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn
đến hiệu quả phân bổ ngân sách với biến đại diện cho hiệu quả phân bổ là biến động
chi tiêu y tế bình quân đầu người (PPP) được thể hiện ở Bảng 4.2. Cột (1) và cột (2)
Khuôn Khổ Chi Tiêu Trung Hạn Và Hiệu Quả Tài Khoá Bằng Chứng Thực Nghiệm Tại Các Nước Châu Á
Khuôn Khổ Chi Tiêu Trung Hạn Và Hiệu Quả Tài Khoá Bằng Chứng Thực Nghiệm Tại Các Nước Châu Á
Khuôn Khổ Chi Tiêu Trung Hạn Và Hiệu Quả Tài Khoá Bằng Chứng Thực Nghiệm Tại Các Nước Châu Á
Khuôn Khổ Chi Tiêu Trung Hạn Và Hiệu Quả Tài Khoá Bằng Chứng Thực Nghiệm Tại Các Nước Châu Á
Khuôn Khổ Chi Tiêu Trung Hạn Và Hiệu Quả Tài Khoá Bằng Chứng Thực Nghiệm Tại Các Nước Châu Á
Khuôn Khổ Chi Tiêu Trung Hạn Và Hiệu Quả Tài Khoá Bằng Chứng Thực Nghiệm Tại Các Nước Châu Á
Khuôn Khổ Chi Tiêu Trung Hạn Và Hiệu Quả Tài Khoá Bằng Chứng Thực Nghiệm Tại Các Nước Châu Á
Khuôn Khổ Chi Tiêu Trung Hạn Và Hiệu Quả Tài Khoá Bằng Chứng Thực Nghiệm Tại Các Nước Châu Á
Khuôn Khổ Chi Tiêu Trung Hạn Và Hiệu Quả Tài Khoá Bằng Chứng Thực Nghiệm Tại Các Nước Châu Á
Khuôn Khổ Chi Tiêu Trung Hạn Và Hiệu Quả Tài Khoá Bằng Chứng Thực Nghiệm Tại Các Nước Châu Á
Khuôn Khổ Chi Tiêu Trung Hạn Và Hiệu Quả Tài Khoá Bằng Chứng Thực Nghiệm Tại Các Nước Châu Á
Khuôn Khổ Chi Tiêu Trung Hạn Và Hiệu Quả Tài Khoá Bằng Chứng Thực Nghiệm Tại Các Nước Châu Á
Khuôn Khổ Chi Tiêu Trung Hạn Và Hiệu Quả Tài Khoá Bằng Chứng Thực Nghiệm Tại Các Nước Châu Á
Khuôn Khổ Chi Tiêu Trung Hạn Và Hiệu Quả Tài Khoá Bằng Chứng Thực Nghiệm Tại Các Nước Châu Á
Khuôn Khổ Chi Tiêu Trung Hạn Và Hiệu Quả Tài Khoá Bằng Chứng Thực Nghiệm Tại Các Nước Châu Á
Khuôn Khổ Chi Tiêu Trung Hạn Và Hiệu Quả Tài Khoá Bằng Chứng Thực Nghiệm Tại Các Nước Châu Á

More Related Content

What's hot

Chương 5: Ứng dụng giá trị thời gian của tiền
Chương 5: Ứng dụng giá trị thời gian của tiềnChương 5: Ứng dụng giá trị thời gian của tiền
Chương 5: Ứng dụng giá trị thời gian của tiềnDzung Phan Tran Trung
 
Trường đại học luật hà nội. tiểu luận môn luật hình sự. đề bài bài tập số 04
Trường đại học luật hà nội. tiểu luận môn luật hình sự. đề bài bài tập số 04Trường đại học luật hà nội. tiểu luận môn luật hình sự. đề bài bài tập số 04
Trường đại học luật hà nội. tiểu luận môn luật hình sự. đề bài bài tập số 04jackjohn45
 
Xã hội hóa công chứng ở việt nam hiện nay, thực trạng và giải pháp luận văn ...
Xã hội hóa công chứng ở việt nam hiện nay, thực trạng và giải pháp  luận văn ...Xã hội hóa công chứng ở việt nam hiện nay, thực trạng và giải pháp  luận văn ...
Xã hội hóa công chứng ở việt nam hiện nay, thực trạng và giải pháp luận văn ...nataliej4
 
Bài giảng Cho Thuê Tài Chính - ĐH Ngoại Thương HN
Bài giảng Cho Thuê Tài Chính - ĐH Ngoại Thương HNBài giảng Cho Thuê Tài Chính - ĐH Ngoại Thương HN
Bài giảng Cho Thuê Tài Chính - ĐH Ngoại Thương HNdissapointed
 

What's hot (20)

Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại TP Đà Nẵng, HAYLuận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại TP Đà Nẵng, HAY
 
Luận văn: Giải quyết tố cáo về thi hành án dân sự tại Tp Hà Nội
Luận văn: Giải quyết tố cáo về thi hành án dân sự tại Tp Hà NộiLuận văn: Giải quyết tố cáo về thi hành án dân sự tại Tp Hà Nội
Luận văn: Giải quyết tố cáo về thi hành án dân sự tại Tp Hà Nội
 
Đề tài: Cơ chế hải quan một cửa tại Việt Nam theo cam kết, HAY
Đề tài: Cơ chế hải quan một cửa tại Việt Nam theo cam kết, HAYĐề tài: Cơ chế hải quan một cửa tại Việt Nam theo cam kết, HAY
Đề tài: Cơ chế hải quan một cửa tại Việt Nam theo cam kết, HAY
 
Luận văn: Kê biên tài sản trong thi hành án dân sự theo Luật thi hành án dân ...
Luận văn: Kê biên tài sản trong thi hành án dân sự theo Luật thi hành án dân ...Luận văn: Kê biên tài sản trong thi hành án dân sự theo Luật thi hành án dân ...
Luận văn: Kê biên tài sản trong thi hành án dân sự theo Luật thi hành án dân ...
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý hiếm
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý hiếmLuận văn: Pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý hiếm
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý hiếm
 
Luận văn: Trợ giúp pháp lý cho người nghèo tại tỉnh Bắc Giang, HAY
Luận văn: Trợ giúp pháp lý cho người nghèo tại tỉnh Bắc Giang, HAYLuận văn: Trợ giúp pháp lý cho người nghèo tại tỉnh Bắc Giang, HAY
Luận văn: Trợ giúp pháp lý cho người nghèo tại tỉnh Bắc Giang, HAY
 
Đề tài: Hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư ở Việt Nam, HOTĐề tài: Hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư ở Việt Nam, HOT
 
Chương 5: Ứng dụng giá trị thời gian của tiền
Chương 5: Ứng dụng giá trị thời gian của tiềnChương 5: Ứng dụng giá trị thời gian của tiền
Chương 5: Ứng dụng giá trị thời gian của tiền
 
Luận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luật
Luận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luậtLuận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luật
Luận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luật
 
Luận văn: Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, HOT
Luận văn: Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, HOTLuận văn: Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, HOT
Luận văn: Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, HOT
 
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOT
 
Luận văn: Biện pháp bắt người trong pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Biện pháp bắt người trong pháp luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Biện pháp bắt người trong pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Biện pháp bắt người trong pháp luật tố tụng hình sự, HOT
 
Đè tài: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt Nam
Đè tài: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt NamĐè tài: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt Nam
Đè tài: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt Nam
 
Trường đại học luật hà nội. tiểu luận môn luật hình sự. đề bài bài tập số 04
Trường đại học luật hà nội. tiểu luận môn luật hình sự. đề bài bài tập số 04Trường đại học luật hà nội. tiểu luận môn luật hình sự. đề bài bài tập số 04
Trường đại học luật hà nội. tiểu luận môn luật hình sự. đề bài bài tập số 04
 
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam, HOTĐề tài: Pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu sốLuận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
 
Luận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAYLuận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAY
 
Xã hội hóa công chứng ở việt nam hiện nay, thực trạng và giải pháp luận văn ...
Xã hội hóa công chứng ở việt nam hiện nay, thực trạng và giải pháp  luận văn ...Xã hội hóa công chứng ở việt nam hiện nay, thực trạng và giải pháp  luận văn ...
Xã hội hóa công chứng ở việt nam hiện nay, thực trạng và giải pháp luận văn ...
 
Đề tài: Địa vị pháp lý của người bị hại trong tố tụng hình sự, HOT
Đề tài: Địa vị pháp lý của người bị hại trong tố tụng hình sự, HOTĐề tài: Địa vị pháp lý của người bị hại trong tố tụng hình sự, HOT
Đề tài: Địa vị pháp lý của người bị hại trong tố tụng hình sự, HOT
 
Bài giảng Cho Thuê Tài Chính - ĐH Ngoại Thương HN
Bài giảng Cho Thuê Tài Chính - ĐH Ngoại Thương HNBài giảng Cho Thuê Tài Chính - ĐH Ngoại Thương HN
Bài giảng Cho Thuê Tài Chính - ĐH Ngoại Thương HN
 

Similar to Khuôn Khổ Chi Tiêu Trung Hạn Và Hiệu Quả Tài Khoá Bằng Chứng Thực Nghiệm Tại Các Nước Châu Á

Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản TrịLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản TrịViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Động Lực Phụng Sự Công Tại Hội Đồng Nhân Dân
Các Yếu Tố Tác Động Đến Động Lực Phụng Sự Công Tại Hội Đồng Nhân DânCác Yếu Tố Tác Động Đến Động Lực Phụng Sự Công Tại Hội Đồng Nhân Dân
Các Yếu Tố Tác Động Đến Động Lực Phụng Sự Công Tại Hội Đồng Nhân DânViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu GạoTác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu GạoViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch Gia
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch GiaLuận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch Gia
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch GiaHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá NhânLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá NhânViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân ViênLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân ViênHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích CựcLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích CựcHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Đến Cán Bộ, Công Chức
Luận Văn Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Đến Cán Bộ, Công ChứcLuận Văn Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Đến Cán Bộ, Công Chức
Luận Văn Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Đến Cán Bộ, Công ChứcViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính Cách, Sự Hài Lòng Công Việc
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính  Cách, Sự Hài Lòng Công ViệcLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính  Cách, Sự Hài Lòng Công Việc
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính Cách, Sự Hài Lòng Công ViệcHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Ảnh Hưởng Của Độ Bất Ổn Trong Các Yếu Tố Vĩ Mô Của Nền Kinh Tế Đến Quyết Định...
Ảnh Hưởng Của Độ Bất Ổn Trong Các Yếu Tố Vĩ Mô Của Nền Kinh Tế Đến Quyết Định...Ảnh Hưởng Của Độ Bất Ổn Trong Các Yếu Tố Vĩ Mô Của Nền Kinh Tế Đến Quyết Định...
Ảnh Hưởng Của Độ Bất Ổn Trong Các Yếu Tố Vĩ Mô Của Nền Kinh Tế Đến Quyết Định...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...jackjohn45
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài ChínhCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài ChínhHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng...
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng...Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng...
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Thông Tin Của Báo Cáo Bộ Phận
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Thông Tin Của Báo Cáo Bộ PhậnLuận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Thông Tin Của Báo Cáo Bộ Phận
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Thông Tin Của Báo Cáo Bộ PhậnViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Tại Các Doanh...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Tại Các Doanh...Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Tại Các Doanh...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Tại Các Doanh...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân HàngLuận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân HàngViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện TửLuận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện TửViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Ảnh Hưởng Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Tổ...
Ảnh Hưởng Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Tổ...Ảnh Hưởng Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Tổ...
Ảnh Hưởng Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Tổ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 

Similar to Khuôn Khổ Chi Tiêu Trung Hạn Và Hiệu Quả Tài Khoá Bằng Chứng Thực Nghiệm Tại Các Nước Châu Á (20)

Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản TrịLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Động Lực Phụng Sự Công Tại Hội Đồng Nhân Dân
Các Yếu Tố Tác Động Đến Động Lực Phụng Sự Công Tại Hội Đồng Nhân DânCác Yếu Tố Tác Động Đến Động Lực Phụng Sự Công Tại Hội Đồng Nhân Dân
Các Yếu Tố Tác Động Đến Động Lực Phụng Sự Công Tại Hội Đồng Nhân Dân
 
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu GạoTác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
 
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch Gia
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch GiaLuận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch Gia
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch Gia
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá NhânLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Sự Hài Lòng Của Học Viên Tham Gia Khóa Học Đào Tạo Tr...
Các Yếu Tố Tác Động Đến Sự Hài Lòng Của Học Viên Tham Gia Khóa Học Đào Tạo Tr...Các Yếu Tố Tác Động Đến Sự Hài Lòng Của Học Viên Tham Gia Khóa Học Đào Tạo Tr...
Các Yếu Tố Tác Động Đến Sự Hài Lòng Của Học Viên Tham Gia Khóa Học Đào Tạo Tr...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân ViênLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích CựcLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
 
Luận Văn Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Đến Cán Bộ, Công Chức
Luận Văn Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Đến Cán Bộ, Công ChứcLuận Văn Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Đến Cán Bộ, Công Chức
Luận Văn Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Đến Cán Bộ, Công Chức
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính Cách, Sự Hài Lòng Công Việc
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính  Cách, Sự Hài Lòng Công ViệcLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính  Cách, Sự Hài Lòng Công Việc
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính Cách, Sự Hài Lòng Công Việc
 
Ảnh Hưởng Của Độ Bất Ổn Trong Các Yếu Tố Vĩ Mô Của Nền Kinh Tế Đến Quyết Định...
Ảnh Hưởng Của Độ Bất Ổn Trong Các Yếu Tố Vĩ Mô Của Nền Kinh Tế Đến Quyết Định...Ảnh Hưởng Của Độ Bất Ổn Trong Các Yếu Tố Vĩ Mô Của Nền Kinh Tế Đến Quyết Định...
Ảnh Hưởng Của Độ Bất Ổn Trong Các Yếu Tố Vĩ Mô Của Nền Kinh Tế Đến Quyết Định...
 
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài ChínhCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính
 
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng...
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng...Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng...
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân DânLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
 
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Thông Tin Của Báo Cáo Bộ Phận
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Thông Tin Của Báo Cáo Bộ PhậnLuận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Thông Tin Của Báo Cáo Bộ Phận
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Thông Tin Của Báo Cáo Bộ Phận
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Tại Các Doanh...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Tại Các Doanh...Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Tại Các Doanh...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Tại Các Doanh...
 
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân HàngLuận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện TửLuận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
 
Ảnh Hưởng Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Tổ...
Ảnh Hưởng Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Tổ...Ảnh Hưởng Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Tổ...
Ảnh Hưởng Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Tổ...
 

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com

Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaLuận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIILuận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIIHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú NhuậnHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com (20)

Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaLuận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIILuận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng ChaiLuận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà MauLuận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
 

Recently uploaded

[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKhanh Nguyen Hoang Bao
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haingTonH1
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfchimloncamsungdinhti
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...songtoan982017
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpaminh0502
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 

Khuôn Khổ Chi Tiêu Trung Hạn Và Hiệu Quả Tài Khoá Bằng Chứng Thực Nghiệm Tại Các Nước Châu Á

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHU TRẦN MINH NGUYỆT KHUÔN KHỔ CHI TIÊU TRUNG HẠN VÀ HIỆU QUẢ TÀI KHOÁ – BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI CÁC NƯỚC CHÂU Á GIAI ĐOẠN 2005 -2017 Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHU TRẦN MINH NGUYỆT KHUÔN KHỔ CHI TIÊU TRUNG HẠN VÀ HIỆU QUẢ TÀI KHOÁ – BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI CÁC NƯỚC CHÂU Á GIAI ĐOẠN 2005 -2017 Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ HUYỀN TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn “Khuôn khổ chi tiêu trung hạn và hiệu quả tài khoá - Bằng chứng thực nghiệm tại các nước châu Á trong giai đoạn 2005 – 2017” là công trình nghiên cứu của tôi, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Huyền. Các số liệu, trích dẫn trong bài có nguồn gốc rõ ràng và được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy. Nội dung và kết quả của bài nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố tại bất kỳ công trình nào trước đây. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019 TÁC GIẢ Chu Trần Minh Nguyệt
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TÓM TẮT - ABSTRACT CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .........................................................1 1.1. Giới thiệu đề tài nghiên cứu.................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ........................................................1 1.3. Phạm vi thu thập dữ liệu ......................................................................................2 1.4. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu..................................................2 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................2 1.4.2. Dữ liệu nghiên cứu........................................................................................2 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................2 1.5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài..........................................................................2 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ..........................................................................3 1.6. Cấu trúc của đề tài................................................................................................3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.............4 2.1. Lý thuyết về ngân sách.........................................................................................4 2.1.1. Ngân sách và quá trình ngân sách.................................................................4 2.1.1.1. Ngân sách ..............................................................................................4 2.1.1.2. Quá trình ngân sách...............................................................................5 2.1.2. Chức năng của ngân sách và quá trình ngân sách.........................................5 2.1.3. Các phương thức soạn lập ngân sách............................................................6 2.1.3.1. Lập ngân sách theo khoản mục .............................................................6 2.1.3.2. Lập ngân sách theo chương trình ..........................................................7 2.1.3.3. Lập ngân sách theo kết quả ...................................................................8
  • 5. 2.2. Lý thuyết về khuôn khổ chi tiêu trung hạn ..........................................................9 2.2.1. Định nghĩa.....................................................................................................9 2.2.2. Mục tiêu của khuôn khổ chi tiêu trung hạn ................................................11 2.2.3.Các giai đoạn của khuôn khổ chi tiêu trung hạn..........................................12 2.2.3.1. Khuôn khổ tài khoá trung hạn .............................................................12 2.2.3.2. Khuôn khổ ngân sách trung hạn..........................................................12 2.2.3.3. Khuôn khổ trung hạn theo kết quả hoạt động......................................13 2.2.4. Quy trình khuôn khổ chi tiêu trung hạn......................................................13 2.2.5. Đặc điểm của quy trình khuôn khổ chi tiêu trung hạn................................16 2.2.5.1. Phân bổ nguồn lực giữa các Bộ, ngành dựa trên các ưu tiên chiến lược của chính phủ....................................................................................................16 2.2.5.2. Lập ngân sách dựa trên việc đạt được đầu ra và các mục tiêu ............17 2.2.5.3. Ngân sách toàn diện trong giai đoạn ba năm.......................................17 2.2.5.4. Có sự tham khảo ý kiến của các bên liên quan....................................17 2.3. Hiệu quả tài khoá................................................................................................18 2.3.1. Kiểm soát và duy trì kỷ luật tài khoá tổng thể ............................................18 2.3.2. Phân bổ nguồn lực tài chính theo những ưu tiên chiến lược ......................19 2.3.3. Kết quả hoạt động – tính hiệu quả và hiệu lực ...........................................19 2.4. Khuôn khổ chi tiêu trung hạn và hiệu quả tài khoá............................................22 2.4.1. Kỷ luật tài khoá tổng thể.............................................................................23 2.4.2. Phân bổ nguồn lực tài chính theo những ưu tiên chiến lược ......................23 2.4.3. Kết quả hoạt động hiệu quả ........................................................................24 2.5. Nghiên cứu thực nghiệm....................................................................................25 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................28 3.1. Mô hình nghiên cứu ...........................................................................................28 3.1.1. Mô hình tổng quát.......................................................................................28 3.1.2. Mô hình nghiên cứu....................................................................................29 3.2. Dữ liệu nghiên cứu.............................................................................................31 3.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................34
  • 6. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................36 4.1. Hiệu quả tài khoá thể hiện qua tính tuân thủ kỷ luật tài khoá............................36 4.2. Hiệu quả tài khoá thể hiện qua hiệu quả phân bổ...............................................38 4.3. Hiệu quả tài khoá thể hiện qua hiệu quả hoạt động ...........................................40 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ........................................43 5.1. Kết luận ..............................................................................................................43 5.2. Gợi ý chính sách.................................................................................................44 5.2.1. Cam kết thực hiện cách tiếp cận mới về lập ngân sách – lập ngân sách theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn ................................................................................45 5.2.2. Khả năng đáp ứng của các tổ chức và kỹ thuật...........................................46 5.2.3. Cải thiện hệ thống số liệu thống kê và năng lực phân tích, dự báo số liệu kinh tế ở các Bộ, ngành, cơ quan chi tiêu.............................................................47 5.2.4. Hệ thống ngân sách hợp lý và cải cách quản lý tài chính công (PFM) theo trình tự...................................................................................................................48 5.2.5. Kết hợp giữa tuyển dụng mới và đào tạo lại để đáp ứng yêu cầu khi thực hiện khuôn khổ chi tiêu trung hạn ........................................................................49 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ..........................................50 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT KÝ HIỆU TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT ADB The Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển Châu Á ADO Asian Development Outlook Báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á D-GMM Different Generalized Method of Moments Phương pháp ước lượng GMM sai phân FAD Fiscal Affairs Department FE Fixed Effect Model Mô hình tác động cố định IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế MTBF Medium Term Budget Framework Khuôn khổ ngân sách trung hạn MTEF Medium Term Expenditure Framework Khuôn khổ chi tiêu trung hạn MTFF Medium Term Fiscal Framework Khuôn khổ tài khoá trung hạn MTPF Medium Term Performance Framework Khuôn khổ trung hạn theo kết quả hoạt động OLS Ordinary Least Squares Phương pháp bình phương nhỏ nhất WB World Bank Ngân hàng Thế giới
  • 8. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1. Khuôn khổ chi tiêu trung hạn....................................................................11 Hình 2.2. Quy trình khuôn khổ chi tiêu trung hạn ....................................................15 Hình 2.3. Mục tiêu cơ bản của quản lý chi tiêu công và quản lý ngân sách ...............21 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Mô tả tổng quát các biến và nguồn dữ liệu...............................................32 Bảng 3.2. Mô tả thống kê cơ bản các biến trong các mô hình ước lượng.................34 Bảng 4.1. Kết quả hồi quy tác động của MTEF đến cân bằng tài khoá chính quyền trung ương .................................................................................................................37 Bảng 4.2. Kết quả hồi quy tác động của MTEF đến hiệu quả phân bổ.....................39 Bảng 4.3. Kết quả ước lượng mô hình biên ngẫu nhiên trong cung cấp dịch vụ y tế công...........................................................................................................................40 Bảng 4.4. Kết quả hồi quy tác động của MTEF đến hiệu quả hoạt động..................41
  • 9. TÓM TẮT Tiêu đề: Khuôn khổ chi tiêu trung hạn và hiệu quả tài khoá - Bằng chứng thực nghiệm tại các nước châu Á trong giai đoạn 2005 – 2017 Lập ngân sách trung hạn với các công cụ cụ thể, thường được gọi là khung chi tiêu trung hạn đang trở thành yếu tố quan trọng trong quản lý ngân sách nhằm đạt được hiệu quả tài khoá. Để nghiên cứu tác động của việc lập ngân sách theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn đến hiệu quả tài khoá, tác giả sử dụng dữ liệu của 31 quốc gia châu Á trong giai đoạn 2005 – 2017 bằng phương pháp D-GMM. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn cải thiện cân bằng tài khoá tổng thể của chính quyền trung ương là 8,528% và cải thiện hiệu quả hoạt động là 0,00287 điểm hiệu quả. Như vậy, việc lập ngân sách theo MTEF đã góp phần cải thiện kỷ luật tài khoá tổng thể và hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, bài nghiên cứu chưa đưa ra được bằng chứng về tác động của MTEF đến cải thiện phân bổ các nguồn lực tài chính theo các mục tiêu phù hợp với thứ tự ưu tiên. Từ kết quả nghiên cứu tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện việc quản lý, sử dụng ngân sách đảm bảo đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội. Từ khoá: Khuôn khổ chi tiêu trung hạn, kỷ luật tài khoá, hiệu quả phân bổ, hiệu quả hoạt động, phân tích dữ liệu bảng động
  • 10. ABSTRACT Title: Medium-term Expenditure Frameworks and Fiscal Performance – Empirical Evidence from Asian countries over the period of 2005 - 2017 Medium-term budgeting with specific tools, often called medium-term expenditure frameworks, is becoming an important element in budget management to achieve fiscal performance. This paper examines the impact of MTEF adoptions on fiscal performance by using dataset of 31 Asian countries over the period 2005 – 2017 with D-GMM approach. We find that on average MTEF implementation improves overall central government fiscal balance by about 8,528 percentage points and improves technical scores by about 0,00287 scores. Thus, MTEF has contributed to improve overall fiscal discipline and operational efficiency. However, the paper does not provide evidence of MTEF on allocating resources in accord with government priorities. From the results, we propose some solutions to improve budget management to achieve socio-economic objectives. Keywords: Medium-term framework, fiscal discipline, technical efficiency, dynamic panel data analysis
  • 11. 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Giới thiệu đề tài nghiên cứu Ngân sách là một tài liệu quan trọng đối với hoạt động của chính phủ vì ngân sách là phương tiện để chính phủ thực hiện chức năng và vai trò của mình, là công cụ chính để biến chính sách quốc gia thành hành động và là công cụ để đảm bảo trách nhiệm của chính phủ được thực hiện. Quá trình ngân sách là một quá trình bao gồm các giai đoạn: lập và phê chuẩn ngân sách, chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách. Khi cải cách hệ thống ngân sách, ba mục tiêu cơ bản của quản lý chi tiêu công cung cấp khung để đánh giá sự cải thiện hiệu quả của hệ thống ngân sách, hiệu quả tài khoá. Để đảm bảo việc cải cách ngân sách thành công, đạt được ba mục tiêu cơ bản của quản lý chi tiêu công thì giai đoạn đầu tiên của quá trình ngân sách cần được thực hiện, đó là lập ngân sách. Lập ngân sách trung hạn ngày càng được công nhận là rất quan trọng đối với việc liên kết chính sách, kế hoạch và nguồn lực. Các công cụ cụ thể, thường được gọi là khung chi tiêu trung hạn hoặc MTEF, đang trở thành yếu tố quan trọng của các phương pháp tiếp cận mới trong quản lý ngân sách. Vậy lập ngân sách theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn có thực sự tác động đến hiệu quả tài khoá thể hiện qua việc đạt được ba mục tiêu của quản lý chi tiêu công bao gồm kỷ luật tài khoá tổng thể được tôn trọng, phân bổ các nguồn lực tài chính theo các mục tiêu phù hợp với thứ tự ưu tiên, các khoản chi tiêu đạt được mục tiêu và kết quả đã đề ra hay không? Để nghiên cứu tác động của khuôn khổ chi tiêu trung hạn đến hiệu quả tài khoá, tác giả thực hiện đề tài Khuôn khổ chi tiêu trung hạn và hiệu quả tài khoá - Bằng chứng thực nghiệm tại các nước châu Á trong giai đoạn 2005 - 2017. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là kiểm định tác động của việc áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn đến hiệu quả tài khoá. Để đạt được các mục tiêu đó,
  • 12. 2 bài nghiên cứu trả lời câu hỏi nghiên cứu sau: Có phải việc thực hiện khuôn khổ chi tiêu trung hạn luôn thích hợp, góp phần cải thiện hiệu quả tài khoá hay không? 1.3. Phạm vi thu thập dữ liệu Bài nghiên cứu kiểm tra tác động của việc áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn đến tính tuân thủ kỷ luật tài khoá tổng thể, hiệu quả phân bổ nguồn lực, hiệu quả hoạt động tại các nước châu Á gồm Armenia, Azerbaijan, Georgia, Kazakhstan, Kyrgyz Republic, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan, Mongolia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Afghanistan, Bangladesh, Bhutan, Ấn Độ, Maldives, Nepal, Pakistan, Sri Lanka, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Fiji, Samoa, Solomon Islands trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2017. 1.4. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng với phương pháp GMM sai phân (D-GMM) để kiểm tra tác động của việc áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn đến hiệu quả tài khoá tại 31 nước châu Á. 1.4.2. Dữ liệu nghiên cứu Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 31 quốc gia châu Á trong giai đoạn 2005 – 2017. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ ADB, IMF, WB. 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài Đề tài trình bày rõ lý thuyết về khuôn khổ chi tiêu trung hạn, hiệu quả tài khoá và tác động về mặt lý thuyết của việc áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn đến hiệu quả tài khoá. Đề tài cũng nhằm tìm ra bằng chứng thực nghiệm của việc áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn đến hiệu quả tài khoá tại các nước châu Á để có
  • 13. 3 thể khẳng định tác động đã được đưa ra trong các nghiên cứu lý thuyết. Đây là nội dung mà các nghiên cứu trước đây ít tập trung nghiên cứu. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Khi đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài góp phần làm rõ hơn tác động của việc áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn đến hiệu quả tài khoá gồm duy trì kỷ luật tài khoá, hiệu quả phân bổ nguồn lực theo các ưu tiên chiến lược, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, đơn vị. Từ đó, đề tài đưa ra các khuyến nghị về chính sách cho chính phủ hoàn thiện các thể chế, hoạch định chính sách quản lý tài chính – ngân sách. 1.6. Cấu trúc của đề tài Chương 1 – Giới thiệu: Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu; xác định mục tiêu, câu hỏi, phạm vi thu thập dữ liệu, phương pháp nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu và ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Chương 2 – Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu: Trong phần này, lý thuyết về ngân sách, lý thuyết về khuôn khổ chi tiêu trung hạn, lý thuyết về hiệu quả tài khoá sẽ được xem xét để cho thấy cách khuôn khổ chi tiêu trung hạn cải thiện hiệu quả tài khoá. Bên cạnh đó, chương 2 cũng trình bày kết quả của các nghiên cứu đã được thực hiện trước đây về tác động của việc áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn đến hiệu quả tài khoá. Chương 3 – Phương pháp nghiên cứu: Chương này trình bày diễn giải về mô hình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu. Chương 4 – Kết quả nghiên cứu: Trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm bằng phương pháp định lượng. Chương 5 – Kết luận và hàm ý chính sách: Chương này trình bày kết luận của bài nghiên cứu và một số gợi ý chính sách rút ra từ kết quả nghiên cứu nhằm định hướng rõ hơn các giải pháp nhằm cải thiện việc quản lý, sử dụng ngân sách đảm bảo đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội.
  • 14. 4 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Trong phần này, lý thuyết về ngân sách, lý thuyết về khuôn khổ chi tiêu trung hạn, lý thuyết về hiệu quả tài khoá sẽ được xem xét để cho thấy cách khuôn khổ chi tiêu trung hạn cải thiện hiệu quả tài khoá. Nội dung chương 2 cũng đồng thời trình bày kết quả của các nghiên cứu đã được thực hiện trước đây về tác động của việc áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn đến hiệu quả tài khoá. 2.1. Lý thuyết về ngân sách 2.1.1. Ngân sách và quá trình ngân sách 2.1.1.1. Ngân sách Ngân sách theo Charles E. Menifield (2013) là tài liệu chính sách tài khoá vạch ra nguồn thu và chi phí mà chính phủ cần để thực hiện một số chức năng cụ thể trong suốt một khoảng thời gian nhất định. Theo John L. Mikesell (2009) định nghĩa về ngân sách là một kế hoạch tài chính để thực hiện kế hoạch cụ thể với các điều kiện hoạt động dự kiến trong một khoảng thời gian, thường là một năm. Một bản ngân sách đầy đủ bao gồm ít nhất ba phần riêng biệt: một kế hoạch tài chính phản ánh các khoản chi dự định để thực hiện các kế hoạch với các điều kiện hoạt động dự kiến trong năm ngân sách; dự báo số thu phản ánh số thu chính phủ kỳ vọng thu được trong năm ngân sách dựa trên trạng thái dự kiến của nền kinh tế và cơ cấu số thu mà chính phủ dự định thu được; một kế hoạch để quản lý bất kỳ sự khác biệt giữa các kế hoạch chi tiêu và số thu dự báo. Như vậy, ngân sách là một bản ghi về các khoản thu và chi của chính phủ trong một khoảng thời gian nhất định. Ngân sách là kết quả của tiến trình lập ngân sách nhằm đưa ra các quyết định chương trình, dự án mà chính phủ sẽ thực hiện để đáp ứng mong muốn của công chúng và các lựa chọn của chính phủ về nguồn lực để tài trợ và việc sử dụng các nguồn lực này. Ngân sách nhà nước bao gồm thu ngân
  • 15. 5 sách nhà nước và chi ngân sách nhà nước do đó ngân sách là sự kết hợp kế hoạch chi tiêu công, các luật về thuế, lệ, lệ phí và các khoản thu khác. Vai trò của ngân sách đó là phân bổ, phân phối và phát triển kinh tế. Thứ nhất, chính phủ cần quyết định cần phải phân bổ ngân sách cho những dịch vụ nào. Thứ hai, chính phủ cần xác định ai sẽ là người hưởng lợi từ việc phân phối ngân sách và ai sẽ là người phải chi trả cho các dịch vụ. Cuối cùng, chính phủ cần xác định mức tăng trưởng thu nhập và việc làm để duy trì sự ổn định của chính phủ (Musgrave, 1959). 2.1.1.2. Quá trình ngân sách Quá trình ngân sách là một quá trình bao gồm các giai đoạn: lập và phê chuẩn ngân sách, chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách. Quá trình ngân sách cho thấy toàn bộ hoạt động của ngân sách từ khi bắt đầu hình thành cho tới khi kết thúc để chuyển sang ngân sách của năm tài khoá mới. Thời gian của quá trình ngân sách dài hơn so với năm tài khoá, điều đó được thể hiện ở giai đoạn lập và phê chuẩn ngân sách được bắt đầu trước năm tài khoá, giai đoạn quyết toán ngân sách được thực hiện sau năm tài khoá và trong năm tài khoá là thời gian chấp hành ngân sách. 2.1.2. Chức năng của ngân sách và quá trình ngân sách Ngân sách là một tài liệu quan trọng đối với hoạt động của chính phủ vì ngân sách là phương tiện để chính phủ thực hiện chức năng và vai trò của mình, là công cụ chính để biến chính sách quốc gia thành hành động và là công cụ để đảm bảo trách nhiệm của chính phủ được thực hiện. Ngân sách có các chức năng là lập kế hoạch và kiểm soát (Charles E. Menifield, 2013). Chức năng đầu tiên của ngân sách là lập kế hoạch: bằng cách xác định các loại chi phí khi thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, các cơ quan sẽ thực hiện việc ước tính chi phí để thực hiện nhiệm vụ và cách thực hiện các nhiệm vụ đó. Khi thực hiện được điều đó, các cơ quan đã tạo được kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ hiệu quả và đúng thời hạn.
  • 16. 6 Chức năng thứ hai của ngân sách đó là kiểm soát: các cơ quan lập pháp phân bổ ngân sách dựa trên các ưu tiên chiến lược. Nếu các Bộ, ngành, cơ quan chi tiêu không chứng minh được các yêu cầu ngân sách đáp ứng điều kiện đó thì cơ quan lập pháp có quyền không thực hiện việc phân bổ ngân sách cho Bộ, ngành, cơ quan chi tiêu đó. Bên cạnh đó, ngân sách là một trong những công cụ được sử dụng để xác định một tổ chức có đạt được mục tiêu đặt ra bởi cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp hay không. Cuối mỗi năm ngân sách, các cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp sẽ xem xét các tài liệu ngân sách khi đánh giá hoạt động của các Bộ, ngành, cơ quan chi tiêu trong năm để xác định có đạt được mục tiêu hay không. Nếu nguồn lực không được sử dụng một cách tốt nhất thì cần phải có những sự thay đổi để khắc phục vấn đề đó. 2.1.3. Các phương thức soạn lập ngân sách Chính phủ có nhiều cách tiếp cận ngân sách khác nhau. Các phương thức soạn lập ngân sách khác nhau thường được sử dụng bao gồm: lập ngân sách theo khoản mục (line – item budgeting) hay còn gọi là lập ngân sách truyền thống, lập ngân sách theo chương trình (program budgeting), lập ngân sách theo kết quả (performance budgeting). Hơn thế nữa, nhiều chính phủ sử dụng kết hợp các phương thức soạn lập ngân sách trên. Kết quả của các phương thức soạn lập ngân sách trên đó là văn bản ngân sách phân bổ nguồn lực của chính phủ. Tất cả các văn bản ngân sách khá giống nhau đều phản ánh sự chuyển đổi các chính sách và cam kết chính trị thành các quyết định về phân bổ các nguồn lực tài chính và việc tập trung nguồn thu nhưng quá trình ngân sách đối với mỗi phương thức soạn lập ngân sách là khác biệt. Mỗi phương thức soạn lập ngân sách đều có ưu điểm và nhược điểm. 2.1.3.1. Lập ngân sách theo khoản mục Lập ngân sách theo khoản mục là phương thức soạn lập ngân sách dựa trên dữ liệu về nguồn thu và các khoản chi trong quá khứ để đưa ra chi phí cần thiết đảm bảo hoạt động của đơn vị mà không đề cập đến mục tiêu của khoản chi. Cơ sở để
  • 17. 7 lập ngân sách theo khoản mục là các khoản chi được phân loại thành các khoản mục chi cụ thể như các khoản mục chi cho con người, vật tư, thiết bị, tiện ích, dịch vụ theo hợp đồng, chi mua tài sản,... và quy định định mức chi tiêu và số lượng sử dụng cho các khoản chi đó. Lập ngân sách theo khoản mục vẫn được sử dụng rộng rãi vì tính đơn giản và dễ thực hiện. Lập ngân sách theo khoản mục quy định cụ thể mức chi tiêu theo từng khoản mục chi tiêu trong quy trình phân bổ ngân sách nhằm bắt buộc các cơ quan, đơn vị phải chi tiêu theo đúng khoản mục quy định, vì vậy cách soạn lập ngân sách này khá tốt trong việc kiểm soát và trách nhiệm giải trình. Tuy nhiên, phương thức soạn lập ngân sách theo khoản mục có những nhược điểm, đó là ngân sách được đề xuất và phân bổ được thực hiện trên cơ sở bộ phận hành chính, tập trung vào các yếu tố đầu vào, không chú trọng đúng mức đến hiệu quả phân bổ nguồn lực và hiệu quả hoạt động trong cung ứng hàng hoá, dịch vụ công; ngân sách chỉ được lập trong ngắn hạn (một năm); kế hoạch cần thực hiện và việc chấp hành ngân sách một cách cứng nhắc, thiếu linh hoạt. John L. Mikesell (2009) chỉ ra rằng khi các chính phủ quyết định sử dụng ngân sách truyền thống thì các chính sách không phát triển trong các trường hợp dài hạn, phương thức soạn lập ngân sách này dễ dàng kiểm soát các cơ quan đơn vị nhưng phương thức này không phù hợp đối với các hoạt động diễn ra trong nhiều năm. 2.1.3.2. Lập ngân sách theo chương trình Lập ngân sách theo chương trình là một phương pháp mà ngân sách được lập cho các chương trình hoặc hoạt động cụ thể thay vì lập cho các phòng ban và ngân sách của từng chương trình được phân bổ cho các phòng ban tham gia thực hiện chương trình, hoạt động đó. Lập ngân sách theo chương trình là phương pháp phân bổ ngân sách theo các khoản mục chương trình có sự gắn kết chi phí chương trình với kết quả của chương trình đó. Lập ngân sách theo chương trình yêu cầu phải đo lường tính hiệu lực, nghĩa là đo lường đầu ra và tác động đến mục tiêu.
  • 18. 8 Ưu điểm của lập ngân sách theo chương trình đó là tập trung vào kết quả đầu ra; ước tính được chi phí tương lai trong trường hợp chính phủ thực hiện cam kết trong nhiều năm; cung cấp sự đánh giá định lượng các lựa chọn phân bổ ngân sách khác nhau. Nhược điểm của phương thức soạn lập ngân sách theo chương trình đó là không thể tạo ra chương trình cho tất cả các tổ chức để thực hiện; lập ngân sách theo chương trình không đảm bảo gắn kết chặt chẽ giữa phân phối ngành và những mục tiêu chiến lược ưu tiên; không gắn kết chương trình công với kế hoạch chi tiêu thường xuyên để sử dụng nguồn lực tài chính công hiệu quả; thường rất khó để xác định và đo lường kết quả chương trình cụ thể. 2.1.3.3. Lập ngân sách theo kết quả Lập ngân sách theo kết quả đầu ra là phương thức soạn lập ngân sách đi từ mục tiêu chiến lược đến hoạt động bằng cách dựa trên những thông tin đầu ra để phân bổ và đánh giá sử dụng nguồn lực tài chính nhằm hướng vào việc đạt được những mục tiêu chiến lược phát triển. Như vậy, phương thức soạn lập ngân sách theo kết quả là một phương thức soạn lập có sự gắn kết giữa mục tiêu chính sách, ngân sách và kết quả. Mục tiêu của phương thức soạn lập ngân sách theo kết quả là: - Đưa ra các thông tin về các mục tiêu và kết quả chi tiêu của chính phủ; - Sử dụng các thông tin trên để đạt được phân bổ ngân sách tối ưu giữa các cơ quan, tổ chức; quy trình ngân sách tạo điều kiện sử dụng các thông tin này trong các quyết định phân bổ ngân sách; - Buộc các cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm để đạt được các mức độ hoạt động đã được đưa ra; - Cung cấp sự khuyến khích để đạt được các mục tiêu và kết quả chi tiêu. Những yếu tố này giúp cải thiện phân bổ nguồn lực tài chính giữa các lựa chọn thay thế và có thể khuyến khích các cơ quan chi tiêu hiệu quả hơn.
  • 19. 9 Ưu điểm của phương thức lập ngân sách theo kết quả đó là sự liên kết trực tiếp giữa chi tiêu và và các dịch vụ được cung cấp; là quy trình cho phép các Bộ, ngành lập kế hoạch và thực hiện các khoản chi cho việc phân phối các dịch vụ một cách hiệu quả; cải thiện cơ sở cho việc thảo luận về các ưu tiên ngân sách trong các Bộ và giữa các Bộ, ngành và Bộ Tài chính; cải thiện việc trình bày thông tin ngân sách để quốc hội và người dân có thể thấy được các chương trình, dự án, hoạt động và hiệu quả với ngân sách đã được phê duyệt; cung cấp cơ sở giám sát việc thực hiện ngân sách. Để đạt được mục tiêu của chính sách quản lý chi tiêu công gồm duy trì kỷ luật tài khoá tổng thể, phân bổ nguồn lực tài chính theo những ưu tiên chiến lược, kết quả hoạt động hiệu quả thì phương thức soạn lập ngân sách dựa trên cơ sở đầu vào cần được chuyển sang phương thức soạn lập, phân bổ ngân sách theo kết quả đầu ra. Để thực hiện được điều đó thì cần gắn việc đổi mới quy trình phân bổ ngân sách theo kết quả đầu ra theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn. 2.2. Lý thuyết về khuôn khổ chi tiêu trung hạn Lập ngân sách trung hạn ngày càng được công nhận là rất quan trọng đối với việc liên kết chính sách, kế hoạch và nguồn lực. Các công cụ cụ thể, thường được gọi là khung chi tiêu trung hạn hoặc MTEF, đang trở thành yếu tố quan trọng của các phương pháp tiếp cận mới trong quản lý ngân sách. 2.2.1. Định nghĩa Worldbank (1998, p.48) đưa ra định nghĩa: “Khuôn khổ chi tiêu trung hạn là sự cân đối giữa giới hạn nguồn lực được tính toán từ trên xuống và chi phí được ước tính từ dưới lên để thực thi chính sách trong ngắn hạn và trung hạn trong khuôn khổ quy trình ngân sách hàng năm.” Sử Đình Thành (2005) định nghĩa khuôn khổ chi tiêu trung hạn là một phương pháp soạn lập NSNN được xác định trong một giai đoạn dài hơn một năm, trong đó giới hạn nguồn lực tổng thể từ trên xuống và kết hợp với các dự toán kinh
  • 20. 10 phí từ dưới lên hợp thành chính sách chi tiêu được phân bổ phù hợp với các ưu tiên chiến lược đã được chính phủ ưu tiên chấp nhận. Một định nghĩa khác về khuôn khổ chi tiêu trung hạn là việc lập ngân sách theo phương pháp cuốn chiếu cho năm ngân sách hiện tại và hai năm ngân sách tiếp theo. khuôn khổ chi tiêu trung hạn bao gồm khung kinh tế vĩ mô với dự báo về nguồn thu và chi tiêu trong trung hạn, một chương trình ngành nhiều năm với khung ước tính chi phí, khung chi tiêu chiến lược, kế hoạch phân bổ nguồn lực giữa các ngành và ngân sách ngành chi tiết (African Governance Report, 2005). Như vậy, khuôn khổ chi tiêu trung hạn là một phần không thể tách rời của chu kỳ ngân sách hàng năm và bao gồm: (1) giới hạn nguồn lực tổng thể từ trên xuống phù hợp với sự ổn định kinh tế vĩ mô; (2) ước tính từ dưới lên chi phí hiện tại và trung hạn của các chương trình và hoạt động chiến lược quốc gia và (3) một quá trình lặp lại của việc đưa ra quyết định với chi phí phù hợp với chính sách và các nguồn lực sẵn có trong khoảng thời gian 3-5 năm. Ba thành phần chính của khuôn khổ chi tiêu trung hạn: - Ràng buộc cứng về ngân sách từ trên xuống phù hợp với tính bền vững kinh tế vĩ mô làm hạn chế mức chi tiêu chung trong trung hạn. Điều này liên quan đến các dự báo đáng tin cậy về nguồn lực thực tế dựa trên các giả định kinh tế vĩ mô rõ ràng và được xem xét cẩn thận. Các ưu tiên chính sách chiến lược từ trên xuống cùng với ràng buộc cứng về ngân sách được xem xét trong giai đoạn chuẩn bị ngân sách; - Cách tiếp cận từ dưới lên liên quan đến các ước tính chi phí của các chính sách, chương trình và hoạt động hiện tại trong trung hạn được thông qua việc đánh giá chi tiêu; - Quy trình đối chiếu giữa ràng buộc ngân sách, ưu tiên chiến lược và chi phí của các chính sách, chương trình, hoạt động để đưa ra quyết định phân bổ nguồn lực trong thời gian từ 3 đến 5 năm.
  • 21. 11 Thông qua ngân sách 2018 Phân bổ cho 2 năm tiếp theo, điều chỉnh theo những ưu tiên chính sách mới, tình huống kinh tế vĩ mô Thông qua ngân sách 2019 MTEF 2019 - 2021 Hình 2.1. Khuôn khổ chi tiêu trung hạn Nguồn: tác giả tự tổng hợp. 2.2.2. Mục tiêu của khuôn khổ chi tiêu trung hạn Theo Worldbank (1998), mục tiêu của khuôn khổ chi tiêu trung hạn là: - Cải thiện cân bằng kinh tế vĩ mô bằng cách phát triển khung nguồn lực thực tế và bền vững; - Cải thiện việc phân bổ nguồn lực cho các ưu tiên chiến lược trong cùng một ngành và giữa các ngành; - Tăng sự cam kết về khả năng dự đoán chính sách và nguồn tài trợ để các Bộ, ngành có thể lên kế hoạch trước và các chương trình có thể được duy trì; - Cung cấp cho các cơ quan, ban, ngành ràng buộc ngân sách cứng và quyền tự chủ, từ đó khuyến khích sử dụng vốn hiệu quả. Ước tính ngân sách năm 2021 Ước tính ngân sách năm 2020 Phân bổ ngân sách năm 2019 Ước tính ngân sách năm 2020 Ước tính ngân sách năm 2019 Phân bổ ngân sách năm 2018 MTEF 2018 - 2020
  • 22. 12 2.2.3.Các giai đoạn của khuôn khổ chi tiêu trung hạn 2.2.3.1. Khuôn khổ tài khoá trung hạn Khuôn khổ tài khoá trung hạn (Medium Term Fiscal Framework – MTFF) tập hợp mục tiêu chính sách và kế hoạch tài chính trong một khuôn khổ kinh tế vĩ mô trung hạn. Khuôn khổ tài khoá trung hạn xác định những ràng buộc về tài chính đối với việc phân bổ các nguồn lực. Đặc trưng của khuôn khổ tài khoá trung hạn là việc xác lập những giới hạn về mặt tài chính: chi ngân sách/GDP, thu ngân sách/GDP, thâm hụt ngân sách/GDP, nợ công/GDP, trần chi tiêu cho các Bộ chi ngân sách,… Những giới hạn này được xác định từ 3 – 5 năm và các quyết định về phân bổ ngân sách phải được thực hiện trong khuôn khổ này. Mục tiêu quản lý tài chính công của khuôn khổ tài khoá trung hạn là tăng cường kỷ luật tài khoá, đặc biệt là đảm bảo cân đối tài khoá. Đặc điểm của khuôn khổ tài khoá trung hạn là theo cách tiếp cận từ trên xuống (top-down); tập trung vào việc phân bổ nguồn lực để tài trợ cho yếu tố đầu vào để phục vụ hoạt động, để thực hiện các chương trình, dự án của các cơ quan chi tiêu; các cơ quan chi tiêu chịu trách nhiệm trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào; khuôn khổ tài khoá trung hạn chỉ dự báo ở mức tổng thể nhất các chỉ số kinh tế, tài chính. 2.2.3.2. Khuôn khổ ngân sách trung hạn Khuôn khổ ngân sách trung hạn (Medium Term Budget Framework – MTBF) là bước phát triển tiếp theo của khuôn khổ tài khoá trung hạn trên cơ sở phát triển các dự toán ngân sách cho từng đơn vị sử dụng ngân sách; xác định trần chi tiêu của cơ quan và chương trình dựa trên sự xem xét giữa nguồn lực sẵn có từ trên xuống được xác định bằng khuôn khổ tài khoá trung hạn và nhu cầu nguồn lực từ dưới lên để tài trợ cho các kế hoạch chi tiêu của ngành. Mục tiêu của khuôn khổ ngân sách trung hạn là phân bổ nguồn lực theo các ưu tiên chiến lược của đất nước, của ngành để chi ngân sách đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời việc phân bổ các nguồn lực phải được đặt trong khuôn khổ tài khoá trung hạn. Đặc điểm của khuôn khổ ngân sách trung hạn tương tự như khuôn khổ tài khoá trung hạn nhưng có thêm trần
  • 23. 13 chi tiêu cho từng chương trình, quy trình ngân sách dựa trên cả việc ấn định từ trên xuống cũng như nhu cầu chi tiêu được xây dựng từ dưới lên và một số nội dung chính thì dựa trên cơ sở yếu tố đầu vào. 2.2.3.3. Khuôn khổ trung hạn theo kết quả hoạt động Khuôn khổ trung hạn theo kết quả hoạt động (Medium Term Performance Framework – MTPF) là cấp độ thứ ba tiếp theo khuôn khổ tài khoá trung hạn và khuôn khổ ngân sách trung hạn. Khuôn khổ trung hạn theo kết quả hoạt động là kế hoạch chi ngân sách của từng ngành, từng cơ quan, đơn vị trong thời gian trung hạn, trong đó trình bày mục tiêu, nhiệm vụ, hoạt động,… của từng ngành, từng đơn vị. Đặc trưng của khuôn khổ này là sử dụng có hệ thống dữ liệu thông tin đánh giá kết quả hoạt động trên cơ sở các yếu tố định lượng theo kết quả đầu ra và việc phân bổ ngân sách gắn chặt với kết quả thực hiện công việc. Mục đích của khuôn khổ trung hạn theo kết quả hoạt động là điều kiện cho thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động trong phạm vi trần chi tiêu, hướng tới hiệu quả sử dụng các nguồn lực công để cung cấp các hàng hoá và dịch vụ công tốt hơn cho người dân. 2.2.4. Quy trình khuôn khổ chi tiêu trung hạn Như đã trình bày ở trên, khuôn khổ chi tiêu trung hạn bao gồm giới hạn tổng nguồn lực được xác định từ trên xuống, ước tính chi phí năm hiện hành và giai đoạn trung hạn cho chính sách hiện có và sau cùng là sự đối chiếu giữa dự toán chi tiêu và nguồn lực với các chính sách và ưu tiên của chính phủ. Cách tiếp cận khi áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn có thể được coi là một quy trình ba giai đoạn: - Xác định tổng nguồn lực trung hạn (cách tiếp cận từ trên xuống): Bộ Tài chính hoặc Bộ khác chịu trách nhiệm chuẩn bị ngân sách, sử dụng khung tài chính vĩ mô và các mô hình dự báo để đánh giá tổng nguồn lực sẵn có dựa trên khả năng thu thuế và thu khoản thu khác, khả năng vay nợ và các cam kết viện trợ để hỗ trợ các chương trình và dự án. Nguồn lực sẵn có được phân bổ cho các cơ quan chi tiêu
  • 24. 14 dựa trên chi tiêu trong quá khứ, các ưu tiên và chính sách mới và hướng dẫn liên quan của chính phủ, hội đồng Bộ trưởng hoặc một cơ quan tương tự. - Xác định nhu cầu tài trợ trung hạn của các cơ quan chi tiêu (cách tiếp cận từ dưới lên). Các cơ quan chi tiêu chuẩn bị kế hoạch chi tiêu dựa trên chiến lược ngành và chi phí ước tính của các hoạt động hiện hành và các hoạt động mới. Các kế hoạch này sẽ được chuyển thành yêu cầu ngân sách nhiều năm. Trong khi xây dựng các yêu cầu, các cơ quan chi tiêu thường phải sử dụng các giả định chi phí thống nhất (ví dụ, các giả định về tiền lương và giá cả) được trình bày trong thông tư ngân sách. - Thông qua quá trình đối chiếu và hoàn thiện ngân sách hàng năm, Bộ Tài chính đánh giá các yêu cầu ngân sách của các cơ quan chi tiêu, có tính đến các chiến lược ngành và nguồn lực. Dựa trên các cuộc thảo luận với các cơ quan chi tiêu, hướng dẫn bổ sung được cung cấp bởi chính phủ đồng thời xem xét sự đánh đổi, từ đó thỏa thuận phân bổ nhiều năm cho các cơ quan chi tiêu và chương trình khả thi được đưa ra. Ngân sách hàng năm được chuẩn bị, xác nhận bởi chính phủ và trình lên quốc hội để phê duyệt. Các cơ quan chi tiêu sau đó hoàn thành chiến lược ngành và kế hoạch chi tiêu của họ. Quy trình chi tiết đối với việc lập ngân sách theo phương thức khuôn khổ chi tiêu trung hạn được trình bày trong Sổ tay Quản lý Tài chính và Chi tiêu công của Worldbank (2008) thể hiện ở Hình 2.2: - Xây dựng khung kinh tế vĩ mô và tài chính: theo cách tiếp cận từ trên xuống, Bộ Tài chính ước tính tổng nguồn lực sẵn có thông qua khung kinh tế vĩ mô và tài khóa. Trong giai đoạn này, cần phải chú ý đến tầm quan trọng của việc liên kết được các dự báo kinh tế với các mục tiêu tài khóa và việc xây dựng, sử dụng các mô hình để dự báo. - Đánh giá việc thực hiện: Dựa trên các tài liệu Đánh giá chi tiêu công (PERs) hoặc Tài liệu khung ngân sách (BFPs), các Bộ, ngành chuẩn bị tài liệu tóm
  • 25. 15 tắt hoạt động trong các năm trước, xác định các vấn đề cần giải quyết và ước tính ngân sách bổ sung cần thiết cho giai đoạn ba năm tới. Hình 2.2. Quy trình khuôn khổ chi tiêu trung hạn Nguồn: Worldbank (2008) - Xây dựng mức trần: Khi tổng nguồn lực sẵn có cho chi tiêu công được xác định và kết quả đánh giá việc thực hiện của các Bộ, ngành đã hoàn thành, Bộ Tài chính xây dựng khung chi tiêu chiến lược để đánh giá sự đánh đổi của các hoạt động cần tài trợ trong cùng một ngành và giữa các ngành; để làm cơ sở để thiết lập mức trần của ngành cho ba năm ngân sách tiếp. - Chính phủ xem xét mức trần và khung tài chính do Bộ Tài chính đề xuất để đánh giá đề xuất phân bổ ngân sách có phù hợp với các ưu tiên của chính phủ hay không: Đây là giai đoạn quan trọng của quy trình MTEF đòi hỏi cơ quan ra quyết định chính trong chính phủ phải phân bổ nguồn lực trung hạn trên cơ sở nguồn lực giới hạn và ưu tiên liên ngành. Điều này được thực hiện bằng cách xác Cách tiếp cận từ trên xuống: Bộ Tài chính và Chính phủ Cách tiếp cận từ dưới lên: Các Bộ, ngành Ước tính ngân sách ba năm tiếp theo Các Bộ hoàn thiện các ước tính dựa trên mức trần đã được phê duyệt trong ba năm Tài liệu khung ngân sách (BFPs) hoặc Đánh giá chi tiêu công (PERs) Các Bộ, ngành xác định mục tiêu, đánh giá thực hiện trong các năm trước và ước tính quỹ cần tài trợ/nguồn tiết kiệm trong ba năm tiếp theo dựa trên các chính sách và ưu tiên chiến lược Quốc hội: Thông qua phân bổ ngân sách năm đầu và dự kiến phân bổ ngân sách cho hai năm tiếp theo Chính phủ: Xem xét mức trần dựa trên các ưu tiên của chính phủ Mức trần Mức trần của các Bộ được thiết lập dựa trên yêu cầu từ dưới lên Khung tài chính trung hạn Ước tính nguồn lực
  • 26. 16 định giới hạn nguồn lực ngành (trần ngân sách - budget ceilings) trong ba năm tới. Độ tin cậy của trần ngân sách được đánh giá bằng việc mức trần này không bị thay đổi quá nhiều trong suốt quá trình thực hiện. Thông tư ngân sách trong đó cơ quan ra quyết định chính trong chính phủ phản ánh các ưu tiên chi tiêu bằng cách đưa ra mức trần cho mỗi Bộ. - Các Bộ, ngành xây dựng ước tính ngân sách nhiều năm đối với chi thường xuyên và chi đầu tư phù hợp với mức trần: các ước tính này được Bộ Tài chính xem xét để đảm bảo rằng chúng phù hợp với các ưu tiên và phù hợp với mức trần đã được xác định. - Các ước tính ngân sách trong giai đoạn ba năm được trình lên quốc hội và chính phủ: mặc dù tài liệu ngân sách thể hiện ước tính ngân sách trong ba năm nhưng chỉ có ngân sách năm đầu tiên được quốc hội thông qua. Ước tính ngân sách hai năm tiếp theo được trình bày dưới dạng dự kiến để cung cấp hướng dẫn cho các Bộ, ngành về ngân sách mà các Bộ, ngành có thể nhận được trong giai đoạn ba năm. Số liệu hai năm tiếp theo được cập nhật và thông qua qua mỗi năm. 2.2.5. Đặc điểm của quy trình khuôn khổ chi tiêu trung hạn 2.2.5.1. Phân bổ nguồn lực giữa các Bộ, ngành dựa trên các ưu tiên chiến lược của chính phủ Quy trình khuôn khổ chi tiêu trung hạn yêu cầu các Bộ, ngành xây dựng kế hoạch toàn diện tập trung vào việc đạt được mục tiêu, đầu ra (outputs), kết quả (outcomes) đã được đề ra dựa trên nguồn lực sẵn có, bao gồm nguồn lực của chính phủ và các nhà tài trợ thay vì thực hiện theo cách lập ngân sách theo cách tiếp cận gia tăng. Dựa trên kế hoạch này, các Bộ, ngành có thể đề xuất thay đổi chính sách hoặc đề nghị phân bổ nguồn lực bổ sung. Sau đó, dựa trên bản kế hoạch của các Bộ, ngành và các ưu tiên chiến lược đã được xác định, chính phủ thực hiện phân bổ nguồn lực giữa các Bộ, ngành dựa trên mục tiêu mà chính phủ cần đạt được. Các ưu tiên chiến lược càng rõ ràng thì việc lựa chọn phân bổ nguồn lực của chính phủ càng rõ ràng.
  • 27. 17 Quy trình MTEF gia tăng tính minh bạch trong việc phân bổ nguồn lực giữa các Bộ, ngành và trong cùng một Bộ, ngành thông qua việc các Bộ, ngành tham gia vào quá trình phân bổ nguồn lực và thông qua quá trình chuẩn bị, thảo luận các tài liệu xây dựng trần chi tiêu trong giai đoạn trung hạn. 2.2.5.2. Lập ngân sách dựa trên việc đạt được đầu ra và các mục tiêu Theo cách tiếp cận từ dưới lên, các Bộ, ngành chuyển từ việc lập ngân sách theo cách tiếp cận gia tăng sang việc xác định mục tiêu, chỉ số hiệu quả hoạt động, xem xét, đánh giá việc thực hiện và xác định các vấn đề cần được giải quyết để cải thiện hoạt động. Quy trình khuôn khổ chi tiêu trung hạn tập trung vào cải thiện việc cung cấp dịch vụ của các cơ quan chi tiêu thông qua việc xác định mục tiêu, đầu ra, xây dựng các chỉ số hiệu suất để có thể đo lường các chương trình có đạt được mục tiêu kế hoạch hay không, để đánh giá liệu đầu vào sẽ dẫn đến đầu ra và liệu đầu ra sẽ dẫn đến kết quả kỳ vọng. 2.2.5.3. Ngân sách toàn diện trong giai đoạn ba năm Quy trình ngân sách trở nên toàn diện hơn vì ngân sách được xây dựng trong khuôn khổ ba năm bao gồm tất cả các nguồn lực cả trong và ngoài nước, nguồn lực của chính phủ và nhà tài trợ, chi thường xuyên và chi đầu tư. Từ đó, các Bộ, ngành có thể lên kế hoạch cho các hoạt động của mình trong trung hạn; các Bộ, ngành cũng tăng khả năng dự báo trong việc lập kế hoạch cho các hoạt động đồng thời khi thực hiện khuôn khổ chi tiêu trung hạn, các ước tính ngân sách được xem xét và đưa ra mỗi năm thay vì thực hiện từ đầu. 2.2.5.4. Có sự tham khảo ý kiến của các bên liên quan Quy trình khuôn khổ chi tiêu trung hạn liên quan đến việc tăng cường sự tham gia và tham vấn của các Bộ chủ quản trong việc thiết lập các mức trần. Điều này đảm bảo rằng các mức trần được thiết lập dựa trên yêu cầu của các Bộ, ngành.
  • 28. 18 2.3. Hiệu quả tài khoá Theo Mikesell (2003), các nhà quản lý tài chính công kỳ vọng trọng tâm của quy trình ngân sách là đạt được các mục tiêu cơ bản của chính sách quản lý chi tiêu công gồm (1) cung cấp một khuôn khổ cho các kiểm soát và kỷ luật tài khoá, (2) tạo điều kiện phân bổ nguồn lực của chính phủ hướng tới thực hiện các chiến lược ưu tiên cao nhất và (3) khuyến khích các cơ quan công quyền sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khi thực hiện các chương trình công. Khi cải cách hệ thống ngân sách, ba mục tiêu cơ bản của quản lý chi tiêu công cung cấp khung để đánh giá sự cải thiện hiệu quả của hệ thống ngân sách, hiệu quả tài khoá. Nhìn chung, tất cả các hệ thống ngân sách cần phải đạt được ba mục tiêu cơ bản trên. 2.3.1. Kiểm soát và duy trì kỷ luật tài khoá tổng thể Kỷ luật tài khóa liên quan đến việc kiểm soát hiệu quả các tổng ngân sách, bằng cách thiết lập trần chi tiêu ràng buộc cả ở cấp tổng hợp và các cơ quan chi tiêu cụ thể (Richard Allen, Daniel Tommasi, 2001). Một hệ thống ngân sách hiệu quả là một hệ thống có kỷ luật tổng thể. Kiểm soát tổng số là mục đích đầu tiên của mọi hệ thống ngân sách. Sẽ không cần lập ngân sách nếu tổng số được cho phép thay đổi tăng lên để đáp ứng tất cả các nhu cầu chi tiêu. Kỷ luật tài khoá tổng thể yêu cầu giới hạn tổng chi tiêu phải được thiết lập dựa vào các chỉ tiêu tổng thể vĩ mô (quy mô GDP, tỷ lệ thu/GDP, tỷ lệ gia tăng chi hàng năm/GDP, tỷ lệ nợ/GDP, tỷ lệ tiết kiệm đầu tư/GDP, mức độ thâm hụt cán cân thanh toán…) và được duy trì, giữ vững ổn định trong suốt quá trình thực hiện ngân sách và trong dài hạn. Kỷ luật tài khoá cũng yêu cầu chi ngân sách phải được thiết lập một cách độc lập và trước khi ra quyết định chi tiêu từng phần. Quá trình ngân sách sẽ kiểm soát và duy trì kỷ luật tài chính tổng thể thông qua chức năng kiểm soát chi tiêu liên quan đến việc hạn chế chi tiêu trong giới hạn của nguồn tài chính sẵn có, đảm bảo rằng ngân sách ban hành được thực hiện, đảm bảo tính hợp pháp của của các khoản chi của các cơ quan. Chức năng kiểm soát chi tiêu với việc đảm bảo các khoản chi tiêu trong khuôn khổ của pháp luật cũng giúp cung cấp thông tin
  • 29. 19 để thực hiện việc ước tính chi phí khi soạn lập ngân sách mới và thực hiện việc kiểm toán cho những năm ngân sách đã qua. Nhìn chung, kỷ luật tài khóa tổng thể đề cập đến sự liên kết của chi tiêu công với tổng thu (bao gồm thu trong nước và vay nợ nước ngoài); kỷ luật tài khoá tổng thể giữ chi tiêu chính phủ trong giới hạn bền vững. 2.3.2. Phân bổ nguồn lực tài chính theo những ưu tiên chiến lược Hiệu quả phân bổ là khả năng thiết lập các ưu tiên trong ngân sách, phân phối các nguồn lực trên cơ sở các ưu tiên của chính phủ và hiệu quả của chương trình; chuyển các nguồn lực từ các ưu tiên cũ sang các ưu tiên mới hoặc từ các hoạt động kém hiệu quả sang các hoạt động hiệu quả hơn, tương ứng mục tiêu của chính phủ. Hiệu quả là việc đề cập đến mức độ mà các mục tiêu chính sách, chương trình, hoạt động được đáp ứng trong khi nguồn lực tài chính khan hiếm, phụ thuộc chặt chẽ vào các quyết định phân bổ nguồn lực. Quy trình ngân sách sẽ hoạt động để cung cấp tài chính cho các chương trình và dự án hiện tại có tầm quan trọng lớn nhất với công dân dựa trên lợi ích của các chương trình và dự án đó đem lại. 2.3.3. Kết quả hoạt động – tính hiệu quả và hiệu lực Hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả hoạt động trong việc sử dụng các nguồn lực ngân sách đề cập đến tối thiểu hoá chi phí cho mỗi đơn vị đầu ra (efficiency) và đạt được kết quả như dự định (effectiveness). Mục tiêu này của chính sách quản lý chi tiêu công đòi hỏi chính phủ phải cung cấp hàng hóa công với mức chi phí hợp lý để đạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất. Trong khi đó, ngân sách lại được thực hiện như là một công cụ để tăng cường kiểm soát, quản lý hoạt động của cơ quan công quyền và nâng cao hiệu quả trong việc cung cấp các dịch vụ công và việc sử dụng các nguồn lực công. Với mục đích này, cơ quan phải xem xét việc đo lường hoạt động thực hiện, quá trình này sẽ làm cho cơ quan tiết kiệm hơn trong hoạt động của mình, xác định các dịch vụ có tầm quan trọng lớn nhất đối với công chúng mà họ phục vụ, chọn công nghệ tốt nhất hiện có và chiến lược để cung cấp những
  • 30. 20 dịch vụ và đáp ứng một cách nhanh chóng khi nhu cầu cần hoặc điều kiện hoạt động thay đổi. Ba mục tiêu này là bổ sung và phụ thuộc lẫn nhau. Nếu không có kỷ luật tài khoá thì không thể phân bổ nguồn lực tài chính theo các ưu tiên chiến lược một cách hiệu quả. Việc cải thiện hệ thống quản lý nội bộ để đạt được hiệu quả hoạt động mà không có các ràng buộc là không đáng tin cậy. Ngược lại, nếu thực hiện kỷ luật tài khoá nhưng việc phân bổ nguồn lực tùy ý và việc sử dụng nguồn lực ngân sách không hiệu quả thì hiệu quả tài khoá là không bền vững. Nếu giới hạn chi tiêu từ trên xuống được áp dụng một cách độc lập và không chú ý đến hoạt động nội bộ của hệ thống chi tiêu công thì kết quả rất có thể là phân bổ không đủ quỹ cho các hoạt động có tầm quan trọng và làm sai lệch các ưu tiên chính sách. Các tình huống đó đòi hỏi các biện pháp cụ thể để đảm bảo kỷ luật tài khóa, để tăng hiệu quả phân bổ và hiệu quả kỹ thuật/hiệu quả hoạt động. Không có mục tiêu cơ bản nào trong ba mục tiêu này được theo đuổi tách biệt với các mục tiêu khác. Sự liên kết giữa ba mục tiêu cơ bản của quản lý chi tiêu công và quy trình ngân sách theo Richard Allen và Daniel Tommasi (2001) thể hiện ở Hình 2.3: - Kỷ luật tài khóa tổng hợp yêu cầu kiểm soát chi tiêu tổng thể, với các ước tính chi tiêu dựa trên dự báo doanh thu thực tế, khả năng thiết lập các mục tiêu tài khóa và việc thực thi các mục tiêu tài khoá. Việc chuẩn bị khung kinh tế vĩ mô và tài khóa phải là điểm khởi đầu của việc lập ngân sách. Để đạt được kỷ luật tài khóa tổng hợp, vai trò của Bộ Tài chính là rất quan trọng. - Hiệu quả phân bổ thực hiện ở các cấp độ khác nhau trong chính phủ. Việc phân bổ nguồn lực cho các lĩnh vực trọng điểm liên ngành đòi hỏi các thỏa thuận phù hợp ở cấp Bộ và giữa các Bộ để xây dựng chính sách và quyết định về tài chính của ngành. Việc phân bổ nguồn lực cho các chương trình, dự án và hoạt động trong cùng lĩnh vực trọng điểm này đòi hỏi cả sự sắp xếp phù hợp trong các Bộ, ngành đối với chính sách ngành và khả năng kỹ thuật trong các cơ quan chi tiêu để lựa chọn được chương trình, dự án và hoạt động hiệu quả nhất.
  • 31. 21 Phân bổ nguồn lực Hiệu quả phân bổ Các mục tiêu chính sách Lĩnh vực trọng điểm nội ngành Chương trình hoạt động ưu tiên Các bộ ngành, cơ quan chi tiêu Lĩnh vực trọng điểm (Liên ngành) Cơ chế phối hợp liên ngành Các mục tiêu kinh tế vĩ mô Nguồn nhân lực Hệ thống quản lý Vận hành – Cung cấp dịch vụ Các chương trình, các dự án Kỷ luật tài khoá tổng thể Kiểm soát chi tiêu tổng thể Vai trò chính thuộc về Bộ Tài chính - Hiệu quả kỹ thuật chủ yếu liên quan đến cấp độ hoạt động và phụ thuộc vào sự sắp xếp để thực hiện các chương trình trong các cơ quan chi tiêu trên cơ sở hệ thống quản lý hiệu quả. Để đạt được hiệu suất hoạt động trong việc thực hiện chương trình và cung cấp dịch vụ đòi hỏi phải sử dụng nguồn lực hiệu quả. Hiệu quả trong cung cấp dịch vụ có liên quan chặt chẽ đến các quyết định phân bổ nguồn lực và hiệu quả phân bổ. Nhưng việc đạt được sự cải thiện hiệu quả ở cấp độ hoạt động cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố không liên quan trực tiếp đến hệ thống ngân sách. Các mục tiêu cơ bản Các cấp quản lý ngân sách Hình 2.3. Mục tiêu cơ bản của quản lý chi tiêu công và quản lý ngân sách Nguồn: Richard Allen và Daniel Tommasi (2001) Hiệu quả hoạt động Hiệu suất hoạt động
  • 32. 22 Sự kết hợp tối ưu của các biện pháp được yêu cầu để đạt được sự cải thiện ba mục tiêu cơ bản này phụ thuộc vào bối cảnh quốc gia. Cải cách hệ thống ngân sách phải đạt được sự tuân thủ kỷ luật tài khoá tổng thể, tạo điều kiện phân bổ nguồn lực của chính phủ cho các khu vực công ưu tiên hiện nay và khuyến khích các hoạt động hiệu quả của cơ quan. Quy trình ngân sách với những đặc điểm để đạt được các mục tiêu trên là (1) dự báo thực tế về nguồn thu và các dữ liệu khác hữu ích cho sự phát triển của ngân sách, (2) áp dụng toàn diện và đầy đủ hệ thống ngân sách cho tất cả các bộ phận của chính phủ, (3) tính minh bạch và trách nhiệm giải trình khi ngân sách được xây dựng, phê duyệt và thực hiện, (4) ràng buộc mang tính bắt buộc trong phân bổ nguồn lực cho các cơ quan, nhưng với sự linh hoạt khi các cơ quan sử dụng những nguồn lực này trong cung cấp dịch vụ, (5) sử dụng các tiêu chí mục tiêu hiệu quả cho trách nhiệm giải trình của chính phủ và các cơ quan, (6) cân đối giữa ngân sách theo kế hoạch và thực hiện. Những đặc điểm này đảm bảo độ tin cậy của ngân sách, nghĩa là chi tiêu sẽ được thực hiện theo luật ngân sách, và tài liệu sẽ ghi được chính xác giao dịch thực tế (Mikesell, 2003). 2.4. Khuôn khổ chi tiêu trung hạn và hiệu quả tài khoá Worldbank (1998) nhận định bốn yếu tố chính góp phần vào kết quả yếu kém trong lập ngân sách truyền thống bao gồm (1) không liên kết chính sách, lập kế hoạch và lập ngân sách; (2) không dự đoán về nguồn lực; (3) sự thất bại trong việc phân bổ nguồn lực cho các ưu tiên chính sách; (4) các nhà quản lý không có đủ thẩm quyền và trách nhiệm để quản lý nguồn lực theo ý của họ. Trong trường hợp không có các quy trình ra quyết định hiệu quả, việc hoạch định chính sách và lập kế hoạch không liên kết với nhau và bị tách bạch khỏi quá trình lập ngân sách, và các quá trình này không thực hiện theo cách hạn chế nguồn lực sẵn có hoặc theo các ưu tiên chiến lược. Điều này dẫn đến sự không phù hợp giữa các chính sách của chính phủ và những khả năng thực hiện. Thực hiện khuôn khổ trung hạn để liên kết chính sách, lập kế hoạch và lập ngân sách. Khi thực hiện tốt khuôn khổ chi tiêu trung hạn thì lúc đó chi tiêu công thực hiện trong giới hạn nguồn lực sẵn có, phân bổ ngân
  • 33. 23 sách theo các ưu tiên chi tiêu chiến lược và hàng hoá, dịch vụ công được cung cấp trên cơ sở lợi ích – chi phí. 2.4.1. Kỷ luật tài khoá tổng thể Khuôn khổ chi tiêu trung hạn được xây dựng trên nhận thức nguồn lực tài chính của quốc gia có giới hạn và không tăng trong khoảng thời gian trung hạn (3 – 5 năm) thông qua việc xác định tổng nguồn lực trung hạn là số thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác, khả năng vay nợ và sự sẵn có của khoản vay và các cam kết viện trợ mà chính phủ kỳ vọng thu được và áp dụng giới hạn trần về chi tiêu trong thời kỳ này. Khuôn khổ chi tiêu trung hạn cũng chuyển các mục tiêu và ràng buộc về tài chính vĩ mô vào tổng hợp ngân sách và các kế hoạch chi tiêu chi tiết. Điều đó dẫn đến việc thực hiện khuôn khổ chi tiêu trung hạn hiệu quả và duy trì được kỷ luật tài khoá tổng thể. Điều này trái ngược với tình hình khá phổ biến khi các chính phủ xây dựng kế hoạch chi tiêu hàng năm đầy tham vọng dựa trên những kỳ vọng không hợp lý về khả năng thu thuế, phí, lệ phí và khả năng vay. 2.4.2. Phân bổ nguồn lực tài chính theo những ưu tiên chiến lược Áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn trong quản lý chi tiêu công khắc phục được tình trạng tăng giảm ngân sách một cách tuỳ tiện bằng cách điều chỉnh đối với các chương trình hiện tại, thiếu minh bạch trong phân bổ nguồn lực và không có ưu tiên rõ ràng. Khuôn khổ chi tiêu trung hạn yêu cầu các nhà hoạch định chính sách xem xét các ngành, chương trình và dự án để thiết lập các ưu tiên và phân bổ các nguồn lực, cách sắp xếp cơ cấu chi tiêu nên khi áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn cho phép xác định các khoản mục và mức độ của các khoản chi tiêu phù hợp với các nhu cầu nhằm đạt được các mục tiêu chính sách đã được thiết lập. Chi tiêu khi thực hiện khuôn khổ chi tiêu trung hạn được xác định bằng các chiến lược ngành trung hạn. Việc lập ngân sách dựa vào việc xác định các ưu tiên dựa trên yêu cầu chính trị mới nhất, lập ngân sách tách biệt vốn và chi tiêu hiện tại, khoanh vùng các chương trình và dự án được lựa chọn và phân bổ nguồn lực phản ánh các ưu tiên trong và giữa các ngành dựa trên các mục tiêu và chính sách đã được thông qua.
  • 34. 24 Khuôn khổ chi tiêu trung hạn góp phần phân tích, đánh giá và cải thiện những vấn đề tồn tại trong việc huy động và phân bổ nguồn lực, điều chỉnh chính sách chiến lược ưu tiên và những mất cân đối giữa nguồn lực và đề xuất chi tiêu công của các ngành, của các lĩnh vực, qua đó xác định rõ nhu cầu chi tiêu công cho đầu tư, kể cả những khoản đầu tư hàng năm và chi cho sáng kiến mới. Nói cách khác: Khuôn khổ chi tiêu trung hạn sẽ gắn kết kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội với việc phân bổ nguồn lực ngân sách nhà nước, trong việc bố trí nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ của các Bộ chi tiêu ngân sách. Bên cạnh đó, các cơ quan chi tiêu linh hoạt, không chỉ tập trung vào việc tuân thủ kiểm soát chi tiêu, các bộ, ngành và các cơ quan chi tiêu cần tham gia vào việc đưa ra các chiến lược ngành và cần có sự linh hoạt trong quản lý nguồn lực để theo đuổi các mục tiêu ngành và thực hiện các chính sách ngành hiệu quả. 2.4.3. Kết quả hoạt động hiệu quả Ngân sách phải được liên kết chặt chẽ hơn với kết quả. Khuôn khổ chi tiêu trung hạn cho phép sự chuyển đổi từ việc tập trung kiểm soát đầu vào thành sự linh hoạt trong kết hợp đầu vào để tạo ra kết quả, đầu ra cụ thể. Khuôn khổ chi tiêu trung hạn cũng cho phép tập trung nhiều hơn vào phân bổ nguồn lực theo kết quả đạt được bằng chương trình chi tiêu và cung cấp nhiều hơn tùy chọn đầu vào để đạt được kết quả cụ thể. Khuôn khổ chi tiêu trung hạn cung cấp một cơ chế rõ ràng để theo dõi hiệu suất của chính phủ đối với các kế hoạch đã được phê duyệt, điều đó làm cho chính phủ phải có trách nhiệm trong việc lựa chọn và thực hiện chính sách tài khóa. Khuôn khổ chi tiêu trung hạn với giới hạn nguồn lực ngành được xác định từ trên xuống và sự dự báo thực hiện trong thời gian trung hạn đảm bảo đưa ra các quyết định hoạt động hiệu quả và thích hợp. Việc xác định giới hạn nguồn lực ngành làm gia tăng khả năng dự đoán của các luồng nguồn lực, do đó tăng hiệu quả hoạt động và cho phép linh hoạt hơn trong việc quản lý nguồn lực đã được xác định bởi giới hạn nguồn lực ngành.
  • 35. 25 Khuôn khổ chi tiêu trung hạn cũng có thể liên kết kỷ luật tài khoá tổng thể, hiệu quả phân bổ và hiệu quả hoạt động với các mục tiêu chặt chẽ hơn. Chính phủ có thể tập trung hơn vào việc cải thiện hiệu quả chi tiêu khi họ không phải giải quyết vấn đề mất cân bằng tài chính. Ngược lại, chi tiêu công hiệu quả giúp việc duy trì kỷ luật tài khoá trở nên dễ dàng hơn, vì hiệu quả phân bổ và hiệu quả hoạt động đều giảm lãng phí. Trong khi hiệu quả phân bổ thực hiện bằng việc chỉ ra những chương trình chi tiêu không hiệu quả thì hiệu quả kỹ thuật được cải thiện khi các chương trình chi tiêu sử dụng các nguồn lực ít đi. Hơn nữa, khi chính phủ thực hiện cam kết về kỷ luật tài khoá, các nhu cầu chi tiêu mới có thể được đáp ứng bằng cách phân bổ lại chi tiêu chứ không phải bằng cách cấp thêm kinh phí. Cuối cùng, cả kỷ luật tài khoá và hiệu quả chi tiêu tạo ra không gian tài chính (fiscal space) có thể hỗ trợ chi tiêu hiệu quả cho cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội cũng như các lĩnh vực ưu tiên khác. Khoảng không gian tài chính cũng có thể được sử dụng để đối phó với các thách thức tài chính sắp tới (ví dụ như già hoá dân số, thay đổi khí hậu) cũng như rủi ro tài chính hiện tại (ví dụ như kêu gọi chính phủ bảo đảm, thiên tai). 2.5. Nghiên cứu thực nghiệm Le Houerou và Taliercio (2002) thực hiện nghiên cứu tại 4 quốc gia châu Phi trong giai đoạn từ năm 1985 đến năm 2000 để xem xét kỷ luật tài khoá tổng thể, phân bổ nguồn lực, khả năng dự đoán ngân sách trước và sau khi áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy có một sự cải thiện cân bằng tài khoá nhưng không đáng kể đối với Tanzania và Nam Phi trong khi đối với Ghana và Uganda thì cân bằng tài khoá không được cải thiện sau khi áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn; về phân bổ nguồn lực: có bằng chứng cho thấy ở các nước có sự tái phân bổ nguồn lực cho các khoản chi tiêu xã hội có liên quan đến chiến lược giảm nghèo. Không có sự cải thiện trong dự đoán ngân sách ở các nước nghiên cứu thông qua chỉ số sai lệch ngân sách (Budget Deviation Index). Kết luận của nhóm tác giả đó là khuôn khổ chi tiêu trung hạn không thể cải thiện quản lý chi tiêu công ở các quốc gia mà các khía cạnh quan trọng khác của quản lý ngân sách vẫn yếu.
  • 36. 26 Filc and Scartascini (2010) đã thực hiện nghiên cứu tình huống tại các nước Colombia, Peru, Argentina nhằm nghiên cứu ý nghĩa việc áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn, đặc điểm của các loại khuôn khổ chi tiêu trung hạn, tác động của khuôn khổ chi tiêu trung hạn đến quá trình ngân sách tại các nước này. Kết quả nghiên cứu: Columbia (10 năm áp dụng MTFF, 3 năm áp dụng MTBF): ngân sách đã trở nên dễ dự đoán hơn, và kỷ luật tài chính đã được cải thiện, nhưng căng thẳng giữa chính quyền trung ương và địa phương hạn chế việc thực hiện khuôn khổ chi tiêu trung hạn, ngân sách dựa trên kết quả vẫn chưa hiệu quả; Peru (áp dụng MTFF): MTFF ít có tác động đến quá trình ngân sách trong khi các kế hoạch ngành hướng đến nguồn lực sẵn có thì phân bổ ngành dựa trên dữ liệu lịch sử; Argentina đã thực hiện khuôn khổ chi tiêu trung hạn nhưng không thể duy trì kỷ luật ngân sách, khuôn khổ chi tiêu trung hạn tạm dừng thực hiện trong giai đoạn 2002 – 2004 do biến động khủng hoảng, sau đó khuôn khổ chi tiêu trung hạn được áp dụng ở cấp chính quyền địa phương, nhưng kết nối kém với các chính sách ngành. Kasek and Webber (2009) đánh giá tổng thể và so sánh quá trình, kết quả đạt được và thách thức dựa trên các câu trả lời cho bản câu hỏi phỏng vấn cũng như quan điểm và hiểu biết của nhân viên Ngân hàng Thế giới và các đối tác quốc gia tại các nền kinh tế mới nổi. Nghiên cứu cho thấy Cộng hòa Slovak kết hợp tốt việc lập kế hoạch và lập ngân sách, với tác động cải thiện dự báo và độ tin cậy của ngân sách, kỷ luật tài chính, hiệu suất tài chính tổng thể và chi phí đi vay; ở những nước khác: khuôn khổ chi tiêu trung hạn vẫn tiếp tục được phát triển với trọng tâm là cải thiện lập kế hoạch chiến lược, liên kết chặt chẽ khuôn khổ chi tiêu trung hạn với lập ngân sách hàng năm. Oyugi (2008) nghiên cứu tình huống Botswana, Kenya, Namibia, Tanzania và Zambia Kenya. Namibia và Tanzania cho thấy đã thực hiện khuôn khổ chi tiêu trung hạn một cách toàn diện liên kết thành công việc lập ngân sách và phân bổ nguồn lực theo các ưu tiên chiến lược. Nghiên cứu cho thấy khuôn khổ chi tiêu trung hạn ở Namibia là công cụ trong việc cải thiện tính minh bạch và trách nhiệm giải trình; độ lệch ngân sách lớn đã ảnh hưởng đến kỷ luật tài khoá ở Botswana và
  • 37. 27 Namibia; ngân sách hàng năm ở Tanzania là không thực tế; tái phân bổ ngân sách tỏ ra khó khăn ở Kenya. F Grigoli (2012) và các cộng sự đã nghiên cứu tại 181 nước trong giai đoạn 1990 – 2008 để thấy tác động của khuôn khổ trung hạn và các giai đoạn khác nhau của khuôn khổ trung hạn (MTFF, MTBF, MTPF) đến hiệu quả tài khoá. Kết quả cho thấy việc áp dụng khuôn khổ trung hạn cải thiện mạnh mẽ kỷ luật tài khoá với các tác động tăng lên tương ứng với các giai đoạn cao hơn của khuôn khổ trung hạn. Việc áp dụng MTBF và MTPF làm giảm biến động chi tiêu y tế - chỉ tiêu đo lường cho sự phân bổ nguồn lực theo ưu tiên chiến lược. Và cuối cùng, việc áp dụng MTPF mới có tác động đến hiệu quả chi tiêu y tế.
  • 38. 28 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương 3 trình bày phương pháp thực nghiệm để xác định và ước lượng tác động của việc áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn đến hiệu quả tài khoá, thảo luận về sự lựa chọn các biến và thống kê mô tà dữ liệu. 3.1. Mô hình nghiên cứu Nghiên cứu cố gắng xác định mối quan hệ nhân quả giữa khuôn khổ chi tiêu trung hạn và hiệu quả tài khoá. Nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện theo mô hình được thực hiện bởi F Grigoli (2012). 3.1.1. Mô hình tổng quát Chính phủ sử dụng ngân sách nhà nước như một công cụ để đạt được các mục tiêu kinh tế. Biến Yi,t biểu thị mục tiêu của chính phủ về hiệu quả tài khoá: Yi,t =xi,tb + wi,td + ξi,t (1) Trong đó: xi,t là thể chế tài khoá (MTEF), wi,t là biến kiểm soát của đất nước i tại thời gian t, ξ i,t là sai số với trung bình bằng 0. Trong thực tế, hiệu quả tài khoá được quan sát trong một năm nhất định yi,t có thể lệch khỏi mức mục tiêu Yi,t do chi phí điều chỉnh như nguồn thu ngân sách không dự đoán trước được, các khoản chi không lường trước được do chi phí gia tăng hoặc lạm phát,… Để xử lý vấn đề này, mô hình điều chỉnh như sau: yi,t – yi,t-1 = (1 - γ )(Yi,t - yi,t-1) (2) Trong đó γ = [0,1] là chi phí điều chỉnh. Điều này có nghĩa là khi γ = 0 thì yi,t = Yi,t nghĩa là việc điều chỉnh diễn ra ngay lập tức. Kết hợp phương trình (1) và phương trình (2): yi,t = γ yi,t-1 + βxi,t + δwi,t + ui,t (3)
  • 39. 29 Trong đó (β, δ, ui,t) = (1 – γ)(b,d, ξi,t). Sự điều chỉnh không hoàn toàn (γ ≠0) dẫn đến yi,t-1 sẽ ảnh hưởng đến yi,t. Mô hình tổng quát: yi,t = γ yi,t-s + βxi,t + δwi,t + μt + ci + ui,t Trong đó: - y: là biến phụ thuộc biểu thị hiệu quả tài khoá; - x: là biến độc lập biểu thị khuôn khổ chi tiêu đang được các nước áp dụng; - w: là biến kiểm soát của mô hình gồm có các biến là độ mở thương mại, tình trạng xảy ra xung đột, quy tắc cân bằng ngân sách (budget balance rule); quy tắc về nợ công (debt rule), lạm phát; - μt: Tác động cố định theo thời gian (tác động của đặc điểm riêng theo thời gian); - ci: Tác động cố định theo đối tượng (tác động của đặc điểm riêng theo đối tương); - Quốc gia i tại thời gian t; - s= 1,2,…L - Giả định ui,t có trung bình bằng 0. 3.1.2. Mô hình nghiên cứu Dựa trên nghiên cứu của F Grigoli (2012), hiệu quả tài khoá thể hiện qua tính tuân thủ kỷ luật tài khoá, phân bổ các nguồn lực tài chính theo các mục tiêu phù hợp với thứ tự ưu tiên và kết quả hoạt động hiệu quả: - Hiệu quả tài khoá thể hiện qua tính tuân thủ kỷ luật tài khoá: Tính tuân thủ kỷ luật tài khoá được đo lường bằng tỷ số giữa cân bằng ngân sách (thặng dư/thâm hụt) và GDP và cụ thể hơn là tỷ số giữa cân bằng tổng thể của chính quyền trung ương (the central government’s overall balance) và GDP:
  • 40. 30 Balancei,t = Balancei,t-1 + MTFi,t-1 + Opennessi,t + BalBudgeti,t-1 + DebtRulei,t-1 + Confilcti,t + Inflationi,t-1 + μt + ci + ui,t - Hiệu quả tài khoá thể hiện qua hiệu quả phân bổ ngân sách theo các ưu tiên chiến lược: được đo lường bằng biến động chi tiêu y tế bình quân đầu người (PPP). Tác giả chọn biến động chi tiêu y tế là biến đại diện cho hiệu quả phân bổ bởi vì biến động chi tiêu trong lĩnh vực y tế có tác động lớn đến nền kinh tế trong dài hạn cũng như các mục tiêu xã hội. Biến động chi tiêu y tế bình quân đầu người (PPP) sẽ giảm khi chi tiêu y tế trở nên ổn định hơn bởi vì chi tiêu được định hướng bởi các mục tiêu trung hạn và nguồn lực sẵn có: Health_Spend_Volatilityi,t = Health_Spend_Volatilityi,t-1 + MTFi,t-1 + Opennessi,t + BalBudgeti,t-1 + DebtRulei,t-1 + Confilcti,t + Inflationi,t-1 + μt + ci + ui,t Biến động chi tiêu y tế bình quân đầu người được tính bằng tốc độ tăng trưởng hàng năm của chi tiêu y tế bình quân đầu người của một quốc gia: Health_Spend_Volatilityi,t = log(Health_Spend i,t/ Health_Spend i,t-1)*100 - Hiệu quả tài khoá thể hiện qua hiệu suất và hiệu quả hoạt động: Hiệu quả hoạt động có nghĩa là cùng số lượng đầu vào nhưng tạo ra đầu ra là lớn nhất. Hiệu quả kỹ thuật thường được đo bằng cách sử dụng điểm hiệu quả kỹ thuật từ phương pháp Phân tích biên ngẫu nhiên (Stochastic Frontier Analysis (SFA)). Vì vậy, quốc gia nào có đầu ra y tế cao nhất với một số lượng đầu vào như nhau thì quốc gia đó có hiệu quả hoạt động cao nhất: Health_Technical_Efficiencyi,t = Health_Technical_Efficiencyi,t-1 + MTFi,t-1 + Opennessi,t + BalBudgeti,t-1 + DebtRulei,t-1 + Confilcti,t + Inflationi,t-1 + μt + ci + ui,t Bài nghiên cứu tính điểm hiệu quả kỹ thuật trong ngành y tế bằng cách sử dụng mô hình của Greene (2004) với đầu ra là tuổi thọ kể từ lúc sinh (life
  • 41. 31 expectancy at birth) và đầu vào là chi tiêu y tế bình quân đầu người (PPP) (health spending per capita), biến kiểm soát là mật độ dân số: Log(Life_Expi,t) = β0 + β1log(Health Spendi,t) + β2Densityi,t + μt + vi,t – ui,t Để đo lường hiệu quả - chi phí của chi tiêu y tế, phân tích biên ngẫu nhiên (Stochastic frontier analysis – SFA) sẽ được sử dụng. Phân tích biên ngẫu nhiên sử dụng hàm sản xuất hiệu quả bao gồm hai thành phần nhiễu ui,t, và vi,t với vi,t ∼ N(0, σv), ui,t ∼N(m, σv) thể hiện sự không hiệu quả. Thành phần ui,t được ước tính tách ra từ sai số tổng hợp ei,t=vi,t – ui,t theo công thức được chứng minh bởi Jondrow et al. (1982). 3.2. Dữ liệu nghiên cứu Để tiến hành kiểm định tác động của khuôn khổ chi tiêu trung hạn đến hiệu quả tài khoá, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu hàng năm của các biến nghiên cứu trong khoảng thời gian (2005 – 2017) ở 31 quốc gia : Armenia, Azerbaijan, Georgia, Kazakhstan, Kyrgyz Republic, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan, Mongolia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Afghanistan, Bangladesh, Bhutan, Ấn Độ, Maldives, Nepal, Pakistan, Sri Lanka, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Samoa, Fiji, Solomon Islands. Bảng 3.1 mô tả cách tính và nguồn thu thập dữ liệu các biến nghiên cứu có trong mô hình ước lượng. Việc xây dựng số liệu MTF dựa trên nỗ lực thu thập dữ liệu rộng rãi vì không có loại tài liệu duy nhất nào mô tả chính xác việc áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn hiện có cho tất cả các quốc gia hoặc cho từng quốc gia. Do đó, dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn: IMF Article IV country reports, World Bank Public Expenditure Reviews (PERs), các tài liệu của IMF, Worldbank, các tình huống nghiên cứu, website của các quốc gia. Dữ liệu các quốc gia phản ánh dữ liệu sẵn có về việc áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn. Dữ liệu khoảng thời gian phản ánh sự sẵn có về dự liệu tài chính công. Bảng 3.2 mô tả thống kê cơ bản các biến có trong các mô hình ước lượng.
  • 42. 32 Bảng 3.1. Mô tả tổng quát các biến và nguồn dữ liệu Biến Tên biến Cách tính Nguồn dữ liệu Balance Cân bằng tài khoá (Thặng dư/Thâm hụt) Tỷ lệ % cân bằng ngân sách của chính quyền trung ương so với GDP ADO Health_Spend Chi y tế bình quân đầu người Chi y tế bình quân đầu người theo phương pháp ngang giá sức mua (PPP) WB Health_Spend _Volatility Biến động chi tiêu y tế bình quân đầu người Logarit thập phân của tốc độ tăng trưởng chi tiêu y tế bình quân đầu người Tác giả tính toán dựa trên dữ liệu chi y tế bình quân đầu người Health_Techni cal_Efficiency Hiệu quả hoạt động: chi phí – hiệu quả chi tiêu y tế Ước tính điểm hiệu quả bằng phương pháp biên ngẫu nhiên (SFA) với tuổi thọ là đầu ra và chi tiêu y tế bình quân đầu người (PPP) là đầu vào Tác giả ước tính bằng phương pháp SFA MTF Khuôn khổ chi tiêu trung hạn Biến giả nhận giá trị 1 nếu MTEF được áp dụng và 0 nếu MTEF không được áp dụng IMF, WB, case study, website của các quốc gia
  • 43. 33 Openness Độ mở thương mại Tỷ lệ % tổng xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ so với GDP WB Conflict Các cuộc xung đột Biến giả nhận giá trị 1 nếu số người chết trong các cuộc xung đột từ 1.000 người trở lên và 0 nếu số người chết trong các cuộc xung đột dưới 1.000 người WB Inflation Lạm phát Tỷ lệ lạm phát (%) WB BalBudget Quy tắc cân bằng ngân sách Biến giả nhận giá trị 1 đối với quốc gia có áp dụng quy tắc cân bằng ngân sách và ngược lại là giá trị 0 FAD Fiscal rule - IMF DebtRule Quy tắc về nợ công Biến giả nhận giá trị 1 đối với quốc gia có áp dụng quy tắc về nợ công và ngược lại là giá trị 0 FAD Fiscal rule - IMF Life_Exp Tuổi thọ bình quân Tuổi thọ bình quân tính từ lúc sinh (số năm) WB Pop_Density Mật độ dân số Số dân trên 1 km2 WB μt Tác động đặc điểm riêng theo thời gian ci Tác động đặc điểm riêng theo đối tượng ui,t Sai số
  • 44. 34 Bảng 3.2. Mô tả thống kê cơ bản các biến trong các mô hình ước lượng Biến Số quansát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Balance (%) 403 -2,30 3,58 -20,5 10,7 Health_Spend (PPP) 341 452,02 543,14 41,77 3.681,30 Health_Spend_Volatility(%) 341 1,08 0,14 0,71 2,69 MTF (Biến giả) 403 0,72 0,45 0 1 Openness (%) 403 95,78 64,22 0,17 441,60 Confict (Biến giả) 403 0,82 0,27 0 1 Inflation (%) 403 6,23 5,00 -6,81 35,02 BalBudget (Biến giả) 403 0,21 0,40 0 1 DebtRule (Biến giả) 403 0,19 0,39 0 1 Pop_Density (Số người) 403 429 1286 2 7916 Life_Exp (Số năm) 372 70,44 4,63 58,5 82,79 Nguồn: tính toán của tác giả. 3.3. Phương pháp nghiên cứu Mô hình ước lượng tác động của khuôn khổ chi tiêu trung hạn đến hiệu quả tài khoá có thể tồn tại mối quan hệ nhân quả ngược (reverse causality) giữa khuôn khổ chi tiêu trung hạn và hiệu quả tài khoá. Mối quan hệ nhân quả ngược có thể phát sinh vì hiệu quả tài khóa có thể khiến một quốc gia áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn. Vấn đề này đã được thảo luận trong nhiều tài liệu nghiên cứu trước đó, trọng tâm của các nghiên cứu là mối liên hệ giữa áp lực tài khoá và cải cách ngân sách (Alesina và Perotti 1999; Stein, Talvi, và Grisanti 1999; Knight và Levinson 2000; Perotti và Kontopoulos 2002; Fabrizio và Mody 2006). Trường hợp hiệu quả tài khoá kém thúc đẩy một quốc gia áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn, nếu áp dụng phương pháp ước lượng OLS để ước lượng tác động của việc áp dụng khuôn
  • 45. 35 khổ chi tiêu trung hạn đến hiệu quả tài khoá sẽ dẫn đến kết quả khuôn khổ chi tiêu trung hạn cải thiện hiệu quả tài khoá bị chệch do vấn đề nhân quả ngược: khuôn khổ chi tiêu trung hạn có tác động tích cực đến hiệu quả tài khoá trong khi ở các nước có hiệu quả tài khoá tốt thì khả năng áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn giảm đi. Vì vậy, vấn đề nhân quả ngược trong trường hợp này là tiêu cực (chiều hướng của nhân quả ngược trái ngược với chiều hướng của hiệu ứng nhân quả thực sự) dẫn đến ước lượng bị thấp hơn giá trị thật (negative bias). Để xử lý vấn đề nhân quả ngược, mô hình ước lượng được xây dựng là mô hình dữ liệu bảng động với biến trễ của biến phụ thuộc đã kiểm soát được một phần vấn đề này vì nếu hiệu quả tài khoá trong các kỳ trước (yi,t-1) tác động đến việc áp dụng khuôn khổ chi tiêu ở kỳ hiện tại (xi,t) thì tác động này đã được ước tính trong mô hình. Mô hình dữ liệu bảng động đã xử lý được vấn đề nhân quả ngược, tuy nhiên, mô hình này lại tạo ra vấn đề nội sinh. Để giải quyết vấn đề nội sinh khi dữ liệu bảng động có biến trễ của biến phụ thuộc đóng vai trò như biến độc lập, phương pháp D-GMM (Different – GMM) được sử dụng với biến công cụ là yi,t-s, với s>2.
  • 46. 36 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Với dữ liệu được trình bày trong chương 3, tác giả sử dụng phần mềm Stata phiên bản 14 để ước lượng các mô hình thực nghiệm. Các kết quả ước lượng của nghiên cứu được trình bày từ Bảng 4.1 đến Bảng 4.4. Kết quả ước lượng tác động của khuôn khổ chi tiêu trung hạn đến kỷ luật tài khoá thể hiện ở Bảng 4.1, tác động của khuôn khổ chi tiêu trung hạn đến hiệu quả phân bổ thể hiện ở Bảng 4.2, tác động của khuôn khổ chi tiêu trung hạn đến hiệu quả hoạt động thể hiện ở Bảng 4.4. Bên cạnh đó, nghiên cứu đồng thực hiện ước tính tác động của khuôn khổ chi tiêu trung hạn bằng phương pháp OLS và phương pháp FE để so sánh với kết quả thu được từ ước lượng mô hình dữ liệu bảng động bằng phương pháp D-GMM. 4.1. Hiệu quả tài khoá thể hiện qua tính tuân thủ kỷ luật tài khoá Kết quả kiểm định tác động của việc áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn đến tính tuân thủ kỷ luật tài khoá với tính tuân thủ kỷ luật tài khoá được đo lường bằng cân bằng tổng thể của chính quyền trung ương (the central government’s overall balance) được thể hiện ở Bảng 4.1. Cột (1) và cột (2) thể hiện kết quả ước tính bằng phương pháp OLS và phương pháp FE, cột (3) thể hiện kết quả ước tính bằng phương pháp D-GMM. Kết quả ước lượng như sau: Kết quả hồi quy thu được từ phương pháp D-GMM khẳng định tác động mạnh mẽ và tích cực của việc áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn đến tính tuân thủ kỷ luật tài khoá. Cụ thể, hệ số hồi quy của biến MTFi,t-1 là 8,528% với mức ý nghĩa 10% cho thấy cân bằng tài khoá chính quyền trung ương trung bình ở các nước áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn cao hơn 8,528% so với các nước không áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn trong điều kiện các yếu tố khác không đổi và tác động của việc áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn đến cân bằng tài khoá chính quyền trung ương xảy ra sau một kỳ.
  • 47. 37 Bảng 4.1. Kết quả hồi quy tác động của MTEF đến cân bằng tài khoá chính quyền trung ương Biến phụ thuộc Balancei,t Mô hình OLS FE D-GMM (1) (2) (3) Balancei,t-1 0,451*** (0,160) MTFi,t-1 0,381 -0,126 8,528* (0,448) (0,729) (4,610) Opennessi,t 0,000516 0,0305** 0,049 (0,003) (0,013) (0,047) DebtRulei,t-1 -2,765*** -0,901 0,682 (0,684) (1,263) (3,881) BalBudgeti,t-1 0,609 1,703 -1,499 (0,731) (1,427) (2,402) Confilcti,t -1,535*** -1,695*** -0,514 (0,556) (0,467) (1,171) Inflationi,t-1 -0,0267 -0,0707** -0,0756* (0,038) (0,029) (0,039) Constant -1,970*** -4,733*** (0,474) (1,620) Biến công cụ - - 26 AR(1) p-val. - - 0,006 AR(2) p-val. - - 0,193 Hansen p-val. - - 0,217 Thời gian 2005-2017 2005-2017 2005-2017 Số quốc gia 31 31 31 Số quan sát 372 372 310 Ghi chú: (*): ý nghĩa 10%; (**): ý nghĩa 5%; (***): ý nghĩa 1% Nguồn: tính toán của tác giả.
  • 48. 38 Hệ số của biến cân bằng tài khoá kỳ trước là 0,451% với mức ý nghĩa 1%, như vậy cân bằng tài khoá kỳ trước có tác động tích cực đến cân bằng tài khoá kỳ hiện tại, góp phần cải thiện cân bằng tài khoá kỳ hiện tại. Cụ thể, khi cân bằng tài khoá chính quyền trung ương kỳ trước tăng 1% thì cân bằng tài khoá chính quyền trung ương kỳ hiện tại tăng trung bình là 0,451% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Lạm phát kỳ trước có tác động tiêu cực đến tính tuân thủ kỷ luật tài khoá khi hệ số hồi quy của biến Inflationi,t-1 là -0,0756% với mức ý nghĩa 10%, nghĩa là khi lạm phát kỳ trước tăng 1% thì cân bằng tài khoá chính quyền trung ương kỳ hiện tại giảm trung bình là 0,0756% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Đối với các biến kiểm soát khác như độ mở thương mại, quy tắc cân bằng tài khoá, quy tắc nợ công, các cuộc xung đột thì hệ số hồi quy không có ý nghĩa thống kê. Vì vậy, nghiên cứu chưa có đủ bằng chứng để đưa kết luận tác động của các biến này đến kỷ luật tài khoá tổng thể. Tính hiệu lực của biến công cụ trong D-GMM được xem xét thông qua các kiểm định Hansen và Arellano-Bond. Kiểm định Hansen với H0 là biến công cụ là ngoại sinh, không tương quan với sai số của mô hình. Kiểm định Hansen của mô hình nghiên cứu với p-value là 0,22 dẫn đến chấp nhận H0. Như vậy, biến công cụ sử dụng trong mô hình là phù hợp. Trong khi đó, kiểm định Arellano – Bond được đề xuất bởi Arellano – Bond (1991) để kiểm tra tính chất tự tương quan của phương sai sai số mô hình GMM ở dạng sai phân bậc 1. Do đó, chuỗi sai phân khảo sát mặc nhiên có tự tương quan bậc 1, AR (1), nên kết quả kiểm định được bỏ qua trong khi tự tương quan bậc 2, AR(2), được sử dụng. Kiểm định AR(2) của mô hình có p- value là 0,19, như vậy, mô hình không bị tự tương quan bậc 2. 4.2. Hiệu quả tài khoá thể hiện qua hiệu quả phân bổ Kết quả kiểm định tác động của việc áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn đến hiệu quả phân bổ ngân sách với biến đại diện cho hiệu quả phân bổ là biến động chi tiêu y tế bình quân đầu người (PPP) được thể hiện ở Bảng 4.2. Cột (1) và cột (2)