SlideShare a Scribd company logo
1 of 115
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------o0o--------------
NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT, LẠM PHÁT
VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
GẠO CỦA VIỆT NAM
Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận
Văn
Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------o0o--------------
NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT, LẠM PHÁT
VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
GẠO CỦA VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng (Hướng ứng dụng)
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HUỲNH ĐỨC TRƯỜNG
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài “Nghiên cứu tác động của lãi suất, lạm
phát và tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu gạo ở Việt Nam” là kết quả của
quá trình nghiên cứu, học tập của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của thầy Huỳnh
Đức Trường.
Các số liệu được sử dụng trong luận văn được thu thập từ những nguồn đáng
tin cậy, trích dẫn rõ ràng và xử lý khách quan.
Kết quả nghiên cứu trong luận văn được thể hiện trung thực, và chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khác.
TP. HCM, tháng 12 năm 2019
Học viên
Nguyễn Thị Minh Phương
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TÓM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU...................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 3
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn..................................................... 3
1.6. Kết cấu của luận văn ......................................................................................... 4
Tóm tắt chương 1..................................................................................................... 4
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM5
2.1. Cơ sở lý thuyết .................................................................................................. 5
2.1.1. Lý thuyết về thương mại quốc tế................................................................... 5
2.1.2. Vai trò của xuất khẩu gạo.............................................................................. 6
2.1.3. Các hình thức xuất khẩu gạo......................................................................... 8
2.1.4. Các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo........................ 9
2.2. Một số nghiên cứu thực nghiệm ..................................................................... 15
2.2.1. Các nghiên cứu quốc tế ............................................................................... 16
2.2.2. Các nghiên cứu trong nước ......................................................................... 18
Tóm tắt chương 2................................................................................................... 25
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 26
3.1. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................... 26
3.1.1. Kiểm định tính dừng.................................................................................... 27
3.1.2. Lựa chọn độ trễ tối ưu ................................................................................. 27
3.1.3. Kiểm định tính đồng liên kết....................................................................... 28
3.1.4. Ước lượng mô hình...................................................................................... 29
3.2. Lựa chọn mô hình nghiên cứu........................................................................ 29
3.3. Dữ liệu nghiên cứu.......................................................................................... 30
3.4. Phương pháp kiểm định .................................................................................. 32
Tóm tắt chương 3................................................................................................... 34
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 35
4.1. Tổng quan tình hình xuất khẩu gạo và biến động của chỉ số lạm phát, tỷ giá
hối đoái và lãi suất trong giai đoạn từ tháng 1/2008 -3/2019 ............................... 35
4.1.1. Tình hình xuất khẩu gạo.............................................................................. 35
4.1.2. Chỉ số lạm phát............................................................................................ 40
4.1.3. Tỷ giá hối đoái............................................................................................. 43
4.1.4. Lãi suất......................................................................................................... 45
4.2. Thống kê mô tả các biến ................................................................................. 46
4.3. Kết quả mô hình.............................................................................................. 47
4.3.1. Kết quả kiểm định tính dừng....................................................................... 47
4.3.2. Xác định độ trễ tối ưu.................................................................................. 48
4.3.3. Kiểm định đồng liên kết .............................................................................. 48
4.3.4. Ước lượng mô hình...................................................................................... 49
4.3.5. Kiểm định nhân quả Granger ...................................................................... 50
4.3.6. Kiểm định tính ổn định của mô hình........................................................... 53
4.3.7. Phân rã phương sai ...................................................................................... 53
4.3.8. Hàm phản ứng đẩy....................................................................................... 55
Tóm tắt chương 4................................................................................................... 56
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 57
5.1. Kết luận ........................................................................................................... 57
5.2. Kiến nghị......................................................................................................... 58
5.2.1. Đối với nhà nước, và các cơ quan quản lý.................................................. 58
5.2.2. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu gạo........................................................... 62
5.3. Những hạn chế của luận văn và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo............ 64
5.3.1. Những mặt còn hạn chế của luận văn.......................................................... 64
5.3.2. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo............................................................ 65
Tóm tắt chương 5 ................................................................................................... 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1. THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN
PHỤ LỤC 2. KIỂM ĐỊNH TÍNH DỪNG CỦA CHUỖI DỮ LIỆU GỐC
PHỤ LỤC 3. KIỂM ĐỊNH TÍNH DỪNG SAU KHI LẤY SAI PHÂN BẬC 1
PHỤ LỤC 4. LỰA CHỌN ĐỘ TRỄ TỐI ƯU
PHỤ LỤC 5. KIỂM ĐỊNH TÍNH ĐỒNG LIÊN KẾT
PHỤ LỤC 6. MÔ HÌNH VECM
PHỤ LỤC 7. KIỂM ĐỊNH NHÂN QUẢ GRANGER
PHỤ LỤC 8. KIỂM ĐỊNH TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA MÔ HÌNH
PHỤ LỤC 9. PHÂN RÃ PHƯƠNG SAI
PHỤ LỤC 10. HÀM PHẢN ỨNG ĐẨY
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.Tóm lược kết quả của các nghiên cứu trước đây........................................21
Bảng 3.1. Tóm tắt nguồn dữ liệu thu thập..................................................................32
Bảng 4.1. Dự báo tình hình cung cầu gạo trên thế giới cho mùa vụ 2019/2020 (triệu
tấn)...............................................................................................................................35
Bảng 4.2. Giá gạo xuất khẩu năm 2015 .....................................................................37
Bảng 4.3. Thống kê mô tả các biến trong mô hình ....................................................46
Bảng 4.4. Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu gốc ..............................................47
Bảng 4.5. Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu sai phân bậc 1 .............................48
Bảng 4.6. Kết quả kiểm tra tính đồng liên kết ...........................................................48
Bảng 4.7. Kết quả ước lượng mô hình VECM...........................................................49
Bảng 4.8. Kết quả kiểm định nhân quả Granger ........................................................51
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1. Tình hình xuất khẩu gạo trong giai đoạn 2008-2019...............................36
Đồ thị 4.2. Thị trường nhập khẩu gạo chủ yếu của Việt Nam quý 1/2019................39
Đồ thị 4.3. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu trong quý 1/2019.........40
Đồ thị 4.4. Mức biến động trung bình của chỉ số lạm phát từ 2008-2019.................41
Đồ thị 4.5. Sự biến động chỉ số lạm phát theo tháng 2008-2009...............................41
Đồ thị 4.6. Mức biến động của chỉ số lạm phát qua các tháng trong năm 2011 .......42
Đồ thị 4.7. Tình hình lạm phát năm 2012 ..................................................................43
Đồ thị 4.8. Tỷ giá của ngân hàng nhà nước 2008-2009.............................................44
Đồ thị 4.9. Biến động tỷ giá 2008-2019.....................................................................45
Đồ thị 4.10. Lãi suất bình quân thị trường liên ngân hàng 2008-2019......................46
Đồ thị 4.11. Tính ổn định của mô hình ......................................................................53
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ
KNXK Kim ngạch xuất khẩu
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng Thương mại
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
Tiếng Anh
Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ tiếng Anh Nghĩa đầy đủ tiếng Việt
ADF Augmented Dickey Fuller Kiểm định Dickey-Fuller
ASEAN
Association of Southeast Asian
Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
APEC Asia-Pacific Economic
Cooperation
Diễn dàn hợp tác kinh tế
châu Á- Thái Bình Dương
EU European Union Liên minh châu Âu
IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
GDP Gross Domestic Products Tổng sản phẩm quốc nội
GLS Generalized Least Squares Phương pháp bình phương
nhỏ nhất tổng quát
OLS Ordinary Least Squares Phương pháp bình phương
nhỏ nhất
TPP Trans-Pacific Partnership
Agreement
Hiệp định Đối tác xuyên
Thái Bình Dương
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
LR Sequential modified LR test
statistic
Kiểm tra thống kê LR
FPE Final prediction error Lỗi dự báo cuối cùng
AIC Akaike information criterion Tiêu chí thông tin Akaike
SC Schwars information criterion Tiêu chí thông tin Schwars
HQ Hannan-Quinn information
criterion
Tiêu chí thông tin Hannan-
Quinn
VAR Vector autoregression model Mô hình vector tự hồi quy
VECM Vector error correction model Mô hình vector hiệu chỉnh
sai số
ARCH-M Autoregressive conditional
heteroscedasticity in mean
Mô hình hồi quy không
đồng nhất có điều kiện
GARCH Generalised autoregressive
conditional heteroscedasticity
Mô hình hồi quy không
đồng nhất có điều kiện dạng
tổng quát
ARDL Autoregressive Distributed Lag Mô hình độ trễ phân phối tự
động
IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ thế giới
TÓM TẮT
Tiêu đề: Nghiên cứu tác động của lãi suất, lạm phát và tỷ giá hối đoái đến hoạt động
xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Tóm tắt:
Xuất khẩu gạo là một trong những thế mạnh và đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho Việt
Nam. Hơn 10 năm trở lại đây, tình hình kinh tế thế giới và trong nước liên tục biến
động, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam. Vì vậy, tác giả đề xuất
nghiên cứu về ảnh hưởng của lạm phát, tỷ giá hối đoái và lãi suất đến xuất khẩu gạo,
để góp phần cung cấp thêm góc nhìn bao quát hơn cho hoạt động này.
Để thực hiện mục tiêu này, tác giả tiếp cận vấn đề nghiên cứu từ các lý thuyết và
những nghiên cứu trước đây về đề tài xuất khẩu, chọn lọc các thông tin phù hợp để
định hướng cho đề tài. Phạm vi nghiên cứu từ tháng 1/2008 đến tháng 3/2019, với
các biến số được lựa chọn bao gồm: kim ngạch xuất khẩu gạo, lãi suất, tỷ giá, lạm
phát. Các số liệu được thu thập từ các nguồn đáng tin cậy, ước lượng bằng mô hình
VAR/VECM.
Kết quả cho thấy cả ba nhân tố tác động lên kim ngạch xuất khẩu gạo trong ngắn hạn
và dài hạn theo những hướng khác nhau. Từ đó, tác giả đưa ra hàm ý chính sách nhằm
đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo, cũng như nâng cao sự chủ động của các doanh
nghiệp xuất khẩu gạo để nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức trong giai đoạn sắp
tới.
Từ khóa: xuất khẩu gạo.
ABSTRACT
Title: The impact of interest rates, inflation and exchange rates on Vietnam's rice
export activities.
Abstract: Rice export is one of Vietnam’s strengths which brings great source of
foreign currency for the country. Over the past 10 years, the world and domestic
economy have continuously changed which affects Vietnam's rice export activities.
Therefore, in order to provide more broad vision for this activities, the author
proposes a research on the impact of inflation, exchange rate and interest rate to rice
exports.
To accomplish this goal, the author approached the research problem from the theory
of rice exports then combined the reference from previous studies on export topics
and selected the appropriate information to orient the topic. The scope of the study
including the selected variables are rice export turnover, interest rate, exchange rate
and inflation during the time of January 2008 to March 2019. The data of the study
are collected from reliable sources and estimated by VAR/VECM model.
With the estimated results from the model show that the exchange rate, interest rate
and inflation have impact on rice export turnover in short-term and long-term in
different directions. Since then, the author has proposed policy implications to
enhance the initiative of enterprises as well as to highly promote rice export activities
in order to seize opportunities and overcome challenges in the coming period.
Keywords: rice export.
1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là một trong những trụ cột của nền kinh tế và và có đóng góp nhất định
vào GDP, cũng như giải quyết vấn đề việc làm ở khu vực nông thôn. Trong giai đoạn
hơn 10 năm (từ tháng 1/2008 đến tháng 3/2019), đã có không ít những chuyển biến tích
cực về sản lượng cũng như giá trị xuất khẩu gạo. Thống kê của cục hải quan cho thấy
KNXK gạo năm 2008 đạt 4.74 triệu tấn, tăng 4% so với năm trước đó, đóng góp vào
thành công này là sự tăng mạnh của giá bình quân xuất khẩu gạo (đạt đến 610 USD/tấn,
tăng 86.7% tương đương 283 USD/tấn).
Tuy nhiên cũng phải kể đến những giai đoạn xuất khẩu gạo cùng chung “số phận”
với cả nền kinh tế khi phải gánh chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính
toàn cầu năm 2008. “Cơn sóng thần” khủng hoảng đã đem đến không ít những bất ổn
cho các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản như chỉ số lạm phát, tỷ giá hối đoái, và lãi suất: chỉ
số lạm phát cả năm lên đến 18.42%, trong đó có những tháng lạm phát tăng lên gần 4%
(so với tháng trước đó), thị trường ngân hàng cũng trải qua những biến động chưa từng
có về lãi suất, và tỷ giá. “Cơn sóng đó” đã gây ra sự “chao đảo” hầu như tất cả các khía
cạnh, lĩnh vực của kinh tế. Không nằm ngoài quy luật, xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng
chịu sự ảnh hưởng từ các biến động kinh tế vĩ mô và gặp phải không ít khó khăn: Mặc
dù sản lượng gạo xuất khẩu tăng kỷ lục, đạt 5.96 triệu tấn trong năm 2009, tuy nhiên giá
giao dịch các mặt hàng lương thực, đặc biệt là gạo lại sụt giảm mạnh dẫn đến một cái
kết không khả quan cho bức tranh tổng thể xuất khẩu gạo của nước ta. Cụ thể, giá bình
quân xuất khẩu mặt hàng này giảm đến 26.8% tương đương với 163 USD/tấn, kéo theo
sự sụt giảm 8% trong trị giá xuất khẩu. Bước sang năm 2010, khi lãi suất, tỷ giá được
NHNN duy trì ổn định hơn, với những nỗ lực kiềm chế lạm phát của chính phủ (mặc dù
vẫn còn ở mức cao do ảnh hưởng của thiên tai và giá cả thế giới nhưng nhìn chung đang
có chiều hướng hạ nhiệt sau khủng hoảng), tình hình xuất khẩu gạo cũng đạt nhiều thành
tựu khả quan hơn: về lượng đạt 6.89 triệu tấn (tăng15.6%) và kim ngạch đạt 3.25 tỷ USD
(tăng 21.9% so với năm 2009). Điều này đã phản ánh được phần nào những ảnh hưởng
của tỷ giá, lạm phát, lãi suất lên hoạt động xuất khẩu gạo của nước ta.
2
Với những phân tích ở trên, ta thấy được có một sự thay đổi nhất định của xuất khẩu
gạo khi lạm phát, tỷ giá hối đoái và lãi suất biến động. Điều này đặt ra câu hỏi rằng liệu
có tồn tại mối liên hệ giữa kim ngạch xuất khẩu gạo và ba yếu tố này hay không, và mức
độ ảnh hưởng của chúng như thế nào? Để đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này, tác giả chọn
đề tài “Nghiên cứu tác động của lãi suất, lạm phát và tỷ giá hối đoái đến hoạt động
xuất khẩu gạo ở Việt Nam” với mục tiêu đánh giá được tác động của những nhân tố
này, nhằm tìm ra giải pháp thích hợp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lúa gạo ở Việt Nam.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu cơ sở lý thuyết về hoạt động xuất khẩu, thương mại quốc tế.
Trên nền tảng đó tác giả tiến hành đánh giá, đo lường mức độ tác động của các nhân tố
nghiên cứu đến tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam. Và đề xuất các giải pháp trong việc
tổ chức điều hành nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu
gạo Việt Nam.
Với đề tài “Nghiên cứu tác động của lãi suất, lạm phát và tỷ giá hối đoái đến hoạt
động xuất khẩu gạo ở Việt Nam”, luận văn đặt ra và tập trung giải quyết các câu hỏi
sau:
- Liệu ba nhân tố được đề cập là lãi suất, lạm phát, tỷ giá hối đoái có mối liên hệ
với kim ngạch xuất khẩu gạo ở Việt Nam hay không?
- Và nếu có thì các nhân tố này tác động theo xu hướng như thế nào?
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Sự ảnh hưởng của ba nhân tố: lạm phát, tỷ giá hối đoái và lãi suất lên hoạt động
xuất khẩu gạo của Việt Nam.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung
Luận văn tập trung nghiên cứu, lượng hóa và đánh giá mức độ tác động của ba nhân
tố lạm phát, lãi suất, tỷ giá đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam thông qua các số
liệu, mô hình nghiên cứu cụ thể.
3
Sử dụng tiêu chí kim ngạch xuất khẩu để đánh giá thành quả của hoạt động xuất
khẩu gạo, là căn cứ để xây dựng biến phụ thuộc cho mô hình, nhằm xem xét tác động từ
các yếu tố được lựa chọn.
Về thời gian
Luận văn sử dụng số liệu sơ cấp từ các nguồn liên quan trong giai đoạn từ tháng 1
năm 2008 đến tháng 3 năm 2019.
Về không gian
Luận văn nghiên cứu hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trên toàn thế giới. Tuy
nhiên, do giới hạn trong quá trình thu thập (dữ liệu thu thập từ các báo cáo sơ bộ ở các
khu vực chủ yếu), nên tính chính xác của các số liệu xuất khẩu được sử dụng trong luận
văn chỉ mang tính tương đối.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp kết hợp phương pháp nghiên cứu
định lượng, với sự hỗ trợ của các công cụ thống kê phân tích là excel và phần mềm
STATA để xử lý dữ liệu nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt
động xuất khẩu gạo Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 1/2008 đến tháng 3/2019. Quá
trình nghiên cứu được thực hiện cụ thể như sau:
- Giới thiệu cơ sở lý thuyết về hoạt động xuất khẩu và các tác động vĩ mô, kết hợp
tham khảo các nghiên cứu trước đó cho đề tài này.
- Dựa trên cơ sở lý thuyết, bằng chứng thực nghiệm để thiết kế và thực hiện mô
hình nghiên cứu định lượng trên phần mềm STATA.
- Phân tích mối tương quan giữa các biến, và mức độ ảnh hưởng của các biến đến
giá trị xuất khẩu gạo. Tham khảo thêm ý kiến chuyên gia để điều chỉnh mô hình
với các biến độc lập, biến phụ thuộc, và thang đo thích hợp.
- Dùng thống kê mô tả để kiểm định.
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa khoa học: củng cố các lý thuyết và cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm
về tác động của một số nhân tố vĩ mô đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam.
4
Ý nghĩa thực tiễn: tác giả hy vọng từ góc nhìn của luận văn, những kết quả, và phân
tích trong bài viết, chính phủ sẽ định hướng được những ảnh hưởng của các nhân tố, để
tìm ra biện pháp phù hợp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam, góp phần
phát triển kinh tế nước nhà. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng có giải pháp
tự bảo vệ mình khỏi những biến động bất lợi cũng như tận dụng cơ hội để đạt hiệu quả
kinh doanh tốt nhất.
1.6. Kết cấu của luận văn
Chương 01. Giới thiệu
Chương 02. Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm
Chương 03. Phương pháp nghiên cứu
Chương 04. Kết quả nghiên cứu
Chương 05. Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Tóm tắt chương 1
Chương 1 trình bày lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu, và mục tiêu cụ thể mà tác giả
mong muốn đạt được. Bên cạnh đó, tác giả định hình khung của luận văn thông qua việc
làm rõ phạm vi nghiên cứu, phương pháp thực hiện, ý nghĩa và kết cấu của đề tài.
5
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Lý thuyết về thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế đã xuất hiện từ rất lâu nhưng phải đến cuối thế kỷ 15, những lý
thuyết đầu tiên của hoạt động này mới dần hình thành. Ở giai đoạn này, chủ nghĩa trọng
thương phát triển với quan điểm khuyến khích xuất khẩu, và hạn chế nhập khẩu. Tuy
nhiên, họ lại nhìn nhận thương mại quốc tế như một “trò chơi” với tổng lợi ích bằng
không, điều này chỉ đúng trong mô hình thương mại – không sản xuất.
Cùng với sự phát triển chung của xã hội, các lý thuyết dần được hoàn thiện và phù
hợp hơn. Năm 1776, lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith cho rằng mỗi quốc
gia có một lợi thế nhất định, và thương mại quốc tế sẽ giúp cho nguồn lực được sử dụng
hiệu quả hơn xét trên phương diện toàn cầu. Lý thuyết này đã phần nào giải thích được
xu hướng xuất khẩu của một số mặt hàng nhất định ở các quốc gia. Nhưng vấn đề đặt ra
lúc này là vẫn có một số quốc gia hoàn toàn không có lợi thế về mặt hàng nào, nhưng họ
vẫn xuất khẩu. Và David Ricardo đã trả lời cho câu hỏi này với lý thuyết lợi thế so sánh
vào năm 1817: tạo ra lợi thế từ quy mô sản xuất, phân công lao động quốc tế - đây là
một trong những lý thuyết quan trọng của thương mại quốc tế nhưng vẫn còn hạn chế
khi cho rằng lao động là yếu tố duy nhất tạo ra giá trị. Một lý thuyết khác ra đời vào năm
1936 của Gottfried Haberler đưa ra ý tưởng về chi phí cơ hội: với đường biên giới hạn
nguồn lực, ta sẽ phải hy sinh một đơn vị sản phẩm này để sản xuất ra một đơn vị sản
phẩm khác. Điều này giải thích cho nhu cầu thương mại quốc tế giữa các quốc gia: trao
đổi các nguồn lực dư thừa lấy các nguồn lực khan hiếm (dựa trên cơ sở các sản phẩm tạo
ra).
Những năm gần đây, lý thuyết về thương mại quốc tế hiện đại cũng được các nhà
kinh tế học phát triển để phù hợp hơn cho bối cảnh hội nhập toàn cầu. Tiêu biểu có thể
kể đến lý thuyết năng lực cạnh tranh quốc gia của Michael E. Porter. Theo đó, cơ sở cạnh
tranh của các quốc gia được hình thành từ bốn yếu tố chính: chiến lược, cơ cấu và cạnh
tranh nội bộ ngành – các điều kiện về phía cầu – các ngành công nghiệp bổ trợ và liên
quan – các điều kiện về yếu tố sản xuất (mô hình kim cương). Ông cho rằng một quốc
6
gia nên xuất khẩu mặt hàng có lợi thế trên cả bốn yếu tố trên, và nhập khẩu những mặt
hàng không thuận lợi.
Nhìn chung, thương mại quốc tế (ngoại thương) là một hoạt động trao đổi hàng hoá
và dịch vụ xuyên biên giới giữa các quốc gia. Hoạt động này tác động đến toàn bộ nền
kinh tế thế giới.
Chính nhờ tính chất toàn cầu đã đề cập ở trên, thương mại quốc tế sẽ tạo cơ hội cho
người tiêu dùng trên toàn thế giới được sử dụng các hàng hóa, dịch vụ mà nước sở tại
chưa có. Trên góc độ quốc gia, thương mại quốc tế còn góp phần nâng cao hiệu quả sử
dụng nguồn lực, vốn, cũng như tài nguyên nếu các nước tham gia vào hoạt động này tận
dụng tốt thế mạnh của mình trong quá trình chuyên môn hóa.
Hai hoạt động chính tạo nên tính toàn cầu cho thương mại quốc tế là xuất khẩu và
nhập khẩu. Trong đó, xuất khẩu là hình thức cung cấp dịch vụ, hàng hóa từ nước sở tại
(hay còn gọi là nước xuất khẩu) sang các nước khác. Ngược lại, nhập khẩu là việc nước
sở tại (nước nhập khẩu) sử dụng các sản phẩm dịch vụ cung cấp từ nước ngoài. Trong
Luật Thương mại năm 2005- 36/2005/QH11 cũng đưa ra định nghĩa cụ thể cho hai khái
niệm này như sau:
- Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc
đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng
theo quy định của pháp luật.
- Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước
ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan
riêng theo quy định của pháp luật.
Trong phạm vi của luận văn, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu lý thuyết hoạt động
thương mại quốc tế ở khía cạnh xuất khẩu mặt hàng gạo.
2.1.2. Vai trò của xuất khẩu gạo
Xuất khẩu gạo là một quy trình khép kín, được tạo thành từ một chuỗi những nghiệp
vụ phức tạp có liên quan chặt chẽ với nhau. Để đạt được hiệu quả khi thực hiện, một
thương vụ xuất khẩu gạo thường được tiến hành qua các bước:
- Nghiên cứu thị trường quốc tế
7
- Lựa chọn nguồn cung và lên kế hoạch thu mua
- Lựa chọn đối tác xuất khẩu
- Ký kết hợp đồng
- Thực hiện hợp đồng
- Đánh giá hiệu quả của quá trình
Cùng với nhập khẩu, hoạt động xuất khẩu vốn đã có mặt từ rất lâu đời, là cột mốc
đánh dấu sự phát triển của hình thức thương mại quốc tế. Hình thức trao đổi xuyên biên
giới này được thực hiện cho hầu hết mọi loại hàng hóa, dịch vụ từ hàng tiêu dùng, nhu
yếu phẩm, khoáng sản, đến các mặt hàng máy móc thiết bị công nghệ cao. Hoạt động
này được xem là một hình thức của mối quan hệ xã hội, giúp phân phối lại nguồn lực,
tài nguyên,…giữa các quốc gia nhằm đem lại lợi ích tối ưu cho người tiêu dùng cuối
cùng, cũng như sự phát triển chung cho nền kinh tế thế giới.
Trải qua nhiều thời kỳ phát triển, xuất khẩu ngày càng thể hiện vai trò của mình
trong việc phản ánh sự phụ thuộc kinh tế giữa các quốc gia, đặc biệt trong xu thế hội
nhập kinh tế toàn cầu ngày một lan tỏa hiện nay. Xuất khẩu nói riêng hay thương mại
quốc tế nói chung dựa trên cơ sở lợi thế so sánh giữa các quốc gia. Lợi thế so sánh này
có thể là các lợi thế khách quan như vị trí địa lý, khí hậu, khoáng sản,… cũng có thể đến
từ sự phát triển khoa học công nghệ. Do sự chênh lệch này, các quốc gia sẽ lựa chọn các
sản phẩm thế mạnh của mình để chuyên môn hóa, giảm chi phí sản xuất cho cả nền kinh
tế toàn cầu, và phát sinh nhu cầu mậu dịch giữa các quốc gia. Điều này dẫn đến sự phụ
thuộc kinh tế chúng ta đã đề cập ở trên. Như vậy, chuyên môn hóa sẽ đem lại lợi ích cho
cả nước xuất khẩu (thu được ngoại tệ) và cho nước nhập khẩu (mua được hàng hóa, dịch
vụ giá rẻ). Từ đó, tạo điều kiện để các quốc gia có thể đầu tư, nâng cao lợi thế cạnh tranh
của mình, rút ngắn chênh lệch kinh tế với các quốc gia phát triển khác.
 Việt Nam là một đất nước nông nghiệp lâu đời với khí hậu phù hợp cho việc
trồng lúa nước, đây cũng được xem là lợi thế của nước ta khi so sánh với các quốc gia
khác. Cùng với sự phát triển chung của đất nước, nền nông nghiệp cũng có những bước
phát triển nhanh chóng. Mặc dù thay đổi cơ cấu cây trồng làm giảm diện tích trồng lúa
so với các cây trồng khác, nhưng việc tăng tỷ trọng trồng các giống lúa chất lượng cao
8
giúp cho hạt gạo của Việt Nam có sức cạnh tranh hơn, thu được nhiều ngoại tệ hơn (do
giá tăng), và thâm nhập được vào các thị trường cao cấp, khó tính. Đứng trong Top ba
quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, lợi ích chúng ta nhận được không chỉ là hàng
nghìn tỷ ngoại tệ thu về hàng năm tạo điều kiện để đầu tư, phát triển các lĩnh vực khác,
mà còn là cơ hội việc làm cho rất nhiều lao động khu vực nông thôn, giảm thất nghiệp,
ổn định xã hội.
2.1.3. Các hình thức xuất khẩu gạo
Hoạt động xuất khẩu được diễn ra với nhiều hình thức đa dạng. Nhưng đối với xuất
khẩu lúa gạo ở Việt Nam chủ yếu được diễn ra theo ba hình thức:
Xuất khẩu trực tiếp. các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ trực tiếp trao đổi với đối tác để
thỏa thuận về các điều khoản hợp đồng. Hình thức này sẽ giúp hai bên dễ dàng bàn bạc,
tránh những hiểu lầm đáng tiếc và tăng lợi nhuận do không phải thông qua bên trung
gian. Bên cạnh đó, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ chủ động được khâu chuẩn bị, và điều
chỉnh kịp thời theo thị trường. Tuy nhiên hình thức này cũng đòi hỏi doanh nghiệp xuất
khẩu cần trang bị đầy đủ những kiến thức về thị trường, và có nguồn nhân lực đáp ứng
đủ trình độ cho các nghiệp vụ.
Xuất khẩu gián tiếp (ủy thác). là hình thức xuất khẩu có sự xuất hiện của bên trung
gian (nhận ủy thác) để hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu (bên ủy thác). Áp dụng hình
thức này, doanh nghiệp xuất khẩu phải trích một phần lợi nhuận cho nhân tố trung gian.
Tuy nhiên, họ sẽ tránh được rủi ro bị ép giá do thiếu hiểu biết về thị trường, và có thể
tập trung vào chuyên môn của mình hơn.
Xuất khẩu theo định thư giữa hai chính phủ. doanh nghiệp xuất khẩu căn cứ theo
chỉ tiêu của nhà nước giao để tiến hành xuất khẩu gạo cho chính phủ nước ngoài trên cơ
sở nghị định thư đã ký giữa hai Chính phủ. Khoản thanh toán trong trường hợp này được
đảm bảo bởi chính phủ, và giá cả cũng xác lập ở mức hợp lý để đảm bảo lợi nhuận cho
doanh nghiệp.
Trong đó, hình thức xuất khẩu theo định thư sẽ ít chịu rủi ro về biến động lạm phát,
tỷ giá, lãi suất hơn so với hai hình thức còn lại do được đảm bảo bởi chính phủ. Tuy
nhiên, không phải DNXK nào cũng có đủ điều kiện để xuất khẩu theo hình thức này. Vì
9
vậy, việc nhận biết các biến động, ảnh hưởng, rủi ro khách quan từ bên ngoài sẽ giúp
cho doanh nghiệp chủ động hơn trước những thay đổi của thị trường.
2.1.4. Các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo
Thương mại quốc tế được hình thành dựa trên hai hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu.
Và cũng như thương mại thông thường, nó cũng chịu ảnh hưởng của quy luật cung –
cầu. Bên cạnh đó, do là hoạt động thương mại xuyên quốc gia, nên thương mại quốc tế
còn bị ảnh hưởng bởi những yếu tố trung gian liên quan đến khoảng cách địa lý, khoảng
cách kinh tế giữa hai quốc gia, tỷ giá hối đoái, các hiệp định thương mại và các rào cản
thuế quan, cũng như các chính sách khuyến khích xuất – hạn chế nhập khẩu.
Trong đó, các nhân tố chính thường được nhắc đến liên quan đến mối quan hệ cung
và cầu trong mô hình thương mại quốc tế là quy mô nền kinh tế (được đo bằng thu nhập
bình quân đầu người GDP), dân số, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, cơ sở hạ tầng. Mối
quan hệ giữa một số các nhân tố đến xuất khẩu được nhà kinh tế Jan Tinbergen lượng
hóa lần đầu tiên vào năm 1962 dựa trên lý thuyết của định luật vạn vật hấp dẫn của
Newton với nội dung: lực hấp dẫn giữa hai vật thể có tỷ lệ thuận với khối lượng của
chúng và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng, với dạng cơ bản:
FAB = G *
MA∗MB
DAB
Với FAB là trao đổi thương mại song phương
G là hệ số hấp dẫn
MA và MB là quy mô 2 nền kinh tế (thu nhập bình quân)
DAB là khoảng cách hai quốc gia
Nhiều nhà kinh tế học sau này khi nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố có sự tương
quan giữa hai quốc gia xuất - nhập khẩu cũng đưa mô hình này vào phân tích kinh tế
lượng với dạng mở rộng và tìm thấy mối quan hệ của nhiều biến số khác đối với KNXK
như: các hiệp định thương mại (Thorvaldur Gylfason, 1997), lạm phát, tỷ giá
(Mohammad Mafizur Rahman, 2010), dân số giữa hai quốc gia (Ngô Thị Mỹ, 2016) …
Cũng như những hàng hóa khác, ngoài những nhân tố thuộc về chất lượng sản phẩm
hay thuộc về đặc điểm nội tại của ngành, xuất khẩu gạo cũng chịu tác động của những
yếu tố vĩ mô như trên. Các nhân tố điển hình đó có thể được phân tích như sau.
10
Thu nhập bình quân của nước xuất khẩu (GDP - XK). Theo lý thuyết kinh tế, thu
nhập tăng kéo theo sự phát triển của năng lực sản xuất trong nước. Điều này dẫn đến
lượng cung trong nước tăng lên, sản phẩm dư thừa cho nhu cầu nội địa và nguồn cung
để xuất khẩu sẽ trở nên dồi dào hơn. Tuy nhiên, xét ở một khía cạnh khác, thu nhập tăng
cũng làm tăng nhu cầu tiêu dùng hàng xa xỉ, dẫn đến cầu tăng, nhưng đối với mặt hàng
thiết yếu như gạo, việc tăng thu nhập có thể ít ảnh hưởng đến lượng cầu nội địa hơn. Vì
vậy, trong điều kiện mà cung nội địa dồi dào và cầu dường như ít thay đổi thì hàng hóa
sẽ có xu hướng chuyển dịch ra các thị trường nước ngoài nhiều hơn. Các nghiên cứu của
Thorvaldur Gylfason (1997), Ngô Thị Mỹ (2016) cũng đưa ra kết quả cùng chiều cho
hai biến số này. Như vậy, đối với từng quốc gia, và mặt hàng cụ thể (hàng thiết yếu, hàng
xa xỉ…) sự ảnh hưởng của GDP đến kim ngạch xuất khẩu có thể khác nhau. Nhưng nhìn
chung, trong cả lý thuyết và thực tiễn, mối quan hệ này luôn được xem là đồng biến với
nhau.
Thu nhập bình quân của nước nhập khẩu (GDP - NK). Như đề cập ở trên, thu
nhập phản ánh năng lực sản xuất nội tại của một quốc gia. Vì vậy khi GDP của nước
nhập khẩu tăng, hàng hóa từ nước ngoài sẽ khó có cơ hội cạnh tranh hơn với hàng trong
nước. Nếu chỉ phân tích đến đây, ta có thể sẽ nghĩ rằng hai nhân tố này chuyển động
ngược chiều nhau, nhưng thực tế cho thấy mối quan hệ này rất phức tạp. Trong bài nghiên
cứu của mình, Ngô Thị Mỹ (2016) đã phân tích ở khía cạnh ngược lại như sau: khi thu
nhập tăng, nhu cầu cho mặt hàng thứ cấp sẽ giảm, một số hàng xa xỉ sẽ tăng, do người
dân sẽ có xu hướng dùng những sản phẩm chất lượng để nâng cao đời sống hơn. Và việc
xác định hàng hóa thứ cấp, hàng hóa thiết yếu hay hàng hóa xa xỉ lại còn tùy thuộc vào
vị thế của quốc gia đứng ở vai trò là bên xuất khẩu hay nhập khẩu. Điều này có khả năng
làm đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng xa xỉ vào các quốc gia không sản xuất các mặt
hàng này. Các nghiên cứu của Winrose Chepng’eno (2017) và Ying Qian và Panos
Varangis (1994) cũng đưa ra kết quả cho thấy tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa hai
biến số GDP-NK và xuất khẩu. Trong phạm vi của luận văn, lúa gạo là mặt hàng thiết
yếu – khi GDP tăng, nước nhập khẩu sẽ tập trung sản xuất và nâng cao chất lượng sản
11
phẩm để giảm nhu cầu nhập khẩu (Ngô Thị Mỹ, 2016). Như vậy, GDP –NK sẽ tác động
ngược chiều đến xuất khẩu gạo.
Dân số của nước xuất khẩu. Dân số liên quan đến nguồn nhân lực, ảnh hưởng trực
tiếp đến năng lực sản xuất của quốc gia. Vì vậy, dân số tăng sẽ tạo nên lợi thế của nguồn
lao động về mặt số lượng, tạo động lực để gia tăng xuất khẩu. Nhưng trong thời kỳ công
nghệ khoa học ngày càng phát triển, số lượng lao động tăng là không đủ để nâng cao
năng lực cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy khi xem xét nhân tố này, ngoài yếu tố số
lượng, cần phải đánh giá cả chất lượng nguồn nhân lực, cũng như mức độ già hóa dân
số. Mặt khác, dân số nước xuất khẩu còn đại diện cho quy mô thị trường (cầu nội địa).
Vì vậy, dân số tăng có thể dẫn đến lượng hàng hóa dùng cho xuất khẩu giảm, do tập
trung phục vụ cho nhu cầu trong nước nhiều hơn. Trong trường hợp này, biến dân số sẽ
có tác động ngược chiều với xuất khẩu. Như vậy, dân số của nước xuất khẩu có thể tác
động cùng chiều hoặc ngược chiều với KNXK (Ngô Thị Mỹ, 2016).
Dân số của nước nhập khẩu. dân số của nước nhập khẩu cũng được xem xét dưới
hai góc độ: nguồn lao động và cầu về hàng. Cụ thể, (i) dân số tăng kéo theo lượng cầu
tăng khiến cho nhu cầu về hàng nhập khẩu tức là KNXK của đối tác tăng; (ii) Mặt khác,
dân số tăng cũng giúp mở rộng quy mô lao động trong nước làm tăng khả năng sản xuất
dẫn tới tăng kết quả sản xuất. Khi đó, sản xuất trong nước cũng đã phần nào đáp ứng
được nhu cầu tiêu dùng dẫn đến KNNK hàng hóa giảm (cũng tức là KNXK của quốc gia
đối tác giảm) (Ngô Thị Mỹ, 2016).
Tỷ giá hối đoái.
Tỷ giá hối đoái là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và có tác động mạnh
mẽ lên xuất khẩu. Đây cũng là lý do rất nhiều nhà kinh tế đã nghiên cứu về mối quan hệ
này để đưa ra những giải pháp thích hợp cho từng mặt hàng, môi trường kinh tế và bối
cảnh xã hội cụ thể.
Dựa trên các lý thuyết kinh tế, Ngô Thị Mỹ (2016) đã tiếp cận mối quan hệ giữa tỷ
giá hối đoái và xuất khẩu theo hai khía cạnh:
- Về lượng: Khi đồng nội tệ của một quốc gia giảm giá so với các đồng tiền
khác, giá cả của hàng hóa xuất khẩu tính theo ngoại tệ sẽ giảm, khi đó cầu
12
quốc tế của hàng hóa từ quốc gia này sẽ tăng, làm cho sản lượng xuất khẩu
tăng. Ngược lại, nếu đồng nội tệ tăng giá so với ngoại tệ thì sẽ khiến cho sản
lượng xuất khẩu giảm.
- Kim ngạch xuất khẩu: KNXK phụ thuộc vào cả lượng và giá, nên ngoài xem
xét đến lượng, còn cần nhìn nhận đến độ co giãn của giá: Nếu cầu hàng hóa
là co giãn đối với giá thì khi tỷ giá ngoại tệ so với nội tệ tăng lên sẽ khiến
tổng kim ngạch xuất khẩu tính theo ngoại tệ tăng lên. Nếu cầu hàng hóa ít co
giãn thì khi tỷ giá tăng sẽ khiến kim ngạch xuất khẩu tính theo ngoại tệ giảm
đi.
Như vậy, việc hướng tác động của tỷ giá hối đoái lên KNXK còn tùy thuộc vào
nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự co giãn về giá xuất khẩu. Điều này cũng đồng nghĩa rằng
mỗi doanh nghiệp cần có những phương hướng, chiến lược riêng cho sản phẩm của mình
trước rủi ro tỷ giá để có thể tối đa hóa lợi nhuận.
Theo một số các nghiên cứu mà tác giả thu thập được, chiều hướng tác động của tỷ
giá (theo yết trực tiếp) lên KNXK thể hiện cùng chiều (xem mục 2.2).
Lạm phát. Kinh tế vĩ mô định nghĩa lạm phát là sự tăng lên liên tục của mức giá
chung, hay đơn giản là sự mất giá của đồng tiền. Trên phương diện tiền tệ, lạm phát sẽ
làm cho đồng tiền nội tệ mất giá so với ngoại tệ. Hay nói cách khác, nếu bỏ qua những
yếu tố còn lại, lạm phát tăng đồng nghĩa với tỷ giá hối đoái tăng. Và cũng như trường
hợp tỷ giá được phân tích ở trên, chiều tăng/giảm của tỷ giá sẽ chính là chiều hướng ảnh
hưởng lên xuất khẩu gạo. Như vậy, xét ở góc độ ảnh hưởng thông qua tỷ giá, lạm phát
có thể có xu hướng biến động cùng chiều với kim ngạch xuất khẩu gạo.
Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, lạm phát tác động xấu lên chi phí đầu vào của các
doanh nghiệp xuất khẩu, đẩy giá bán ra tăng lên. Như vậy, lạm phát có thể tác động lên
xuất khẩu theo hai hướng khác nhau. Và hướng tác động nào có ảnh hưởng mạnh hơn
còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể nền kinh tế, và hướng giải quyết của doanh
nghiệp.
Ở nghiên cứu của Ngô Thị Mỹ (2016) khi nghiên cứu về xuất khẩu nông sản (đi sâu
vào xuất khẩu gạo và cà phê), cơ chế ảnh hưởng của lạm phát đến xuất khẩu được luận
13
giải như sau: lạm phát tăng đẩy giá hàng hóa trong nước nâng lên, làm giảm khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước so với nước ngoài. Khi lạm phát giảm, giá hàng
hóa trong nước giảm giúp tăng năng lực cạnh tranh khiến cho lượng hàng hóa trong nước
xuất khẩu nhiều hơn. Như vậy, nhân tố lạm phát tác động ngược chiều đến kim ngạch
xuất khẩu. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu lại cho thấy hai chiều ảnh hưởng của nhân tố
này trong ngắn hạn: cùng chiều đối với mặt hàng gạo, và ngược chiều đối với cà phê
(không có giá trị thống kê đối với nông sản nói chung).
Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của Thorvaldur Gylfason (1997) cho rằng hai biến
số này có mối tương quan ngược chiều nhau.
Lãi suất.
Nhìn chung, lãi suất là một công cụ quan trọng điều tiết vĩ mô. Vì vậy mà nó cũng
sẽ có ảnh hưởng ít nhiều đến tất cả các yếu tố khác của nền kinh tế, bao gồm cả xuất
khẩu. Tuy nhiên, lãi suất có ảnh hưởng gián tiếp đến xuất khẩu thông qua các nhân tố
khác như tỷ giá hối đoái và lạm phát. Vì vậy, hầu như ở Việt Nam vẫn chưa có nghiên
cứu nào cho mối quan hệ này.
Mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá hối đoái được đề cập trong lý thuyết “Ngang bằng
lãi suất” như sau: “khi có sự chênh lệch lãi suất giữa hai quốc gia sẽ được bù đắp lại
bằng sự chênh lệch giữa tỷ giá của 2 loại đồng tiền của hai quốc gia này”. Nói một cách
dễ hiểu, lãi suất tăng sẽ thu hút dòng vốn vay ngắn hạn trên thị trường quốc tế, những
người nắm giữ ngoại tệ sẽ có xu hướng đổi sang đồng nội tệ để cho vay với lãi suất cao
hơn, làm cho cung nội tệ tăng. Kết quả là đồng nội tệ sẽ tăng giá hơn so với ngoại tệ,
làm cho tỷ giá giảm (ngược chiều).
Trong khi đó, mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất danh nghĩa được thể hiện qua
phương trình của hiệu ứng Fisher:
“Lãi suất danh nghĩa = tỷ lệ lạm phát + lãi suất thực”
Lãi suất thực được quyết định bởi cung và cầu vốn vay. Theo lý thuyết “Số lượng
tiền tệ” thì tốc độ tăng của lưu lượng tiền tệ quyết định tỷ lệ lạm phát. Trong dài hạn, khi
trạng thái cân bằng được thiết lập, sự thay đổi của cung tiền không có ảnh hưởng gì đến
lãi suất thực tế cũng như các biến thực tế khác. Vì lãi suất thực tế không đổi nên lãi suất
14
danh nghĩa sẽ được điều chỉnh theo tỷ lệ một - một với sự thay đổi của lạm phát (cùng
chiều).
Thông qua mối quan hệ giữa xuất khẩu và lạm phát cũng như tỷ giá hối đoái đã được
luận giải ở trên, cùng với những phân tích về mối quan hệ giữa lãi suất với lạm phát và
tỷ giá hối đoái, ta có thể đưa ra chiều hướng tác động của lãi suất lên xuất khẩu thông
qua nhân tố như sau:
- Lãi suất – (Tỷ giá hối đoái) – Xuất khẩu: có thể cùng chiều hoặc ngược chiều
(do tác động không rõ ràng của tỷ giá).
- Lãi suất – (Lạm phát)– Xuất khẩu: ngược chiều (xét theo nghiên cứu của Ngô
Thị Mỹ (2016), liên quan đến xuất khẩu nông sản).
Khoảng cách giữa hai quốc gia. Theo Ngô Thị Mỹ (2016), khoảng cách của hai
quốc gia nhập khẩu và xuất khẩu ở đây được xem xét ở hai góc độ.
- Khoảng cách về sự phát triển: Các quốc gia thường có nhu cầu xuất khẩu những
loại hàng hóa mà bản thân họ cũng sử dụng, và đang dư thừa (cung lớn hơn cầu nội địa).
Đối với hai quốc gia ít có khoảng cách về trình độ phát triển sẽ dễ tương đồng hơn về thị
hiếu tiêu dùng, cũng như yêu cầu về chất lượng. Và sản phẩm mà quốc gia xuất khẩu
làm ra sẽ có khả năng được chấp nhận ở thị trường của quốc gia nhập khẩu. Ngược lại,
sự khác biệt lớn về trình độ phát triển đem lại nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu. Minh
chứng cụ thể của sự ảnh hưởng này là các mặt hàng gạo của nước ta đã phải mất một
khoảng thời gian để cải thiện chất lượng nhằm đảm bảo tiêu chuẩn nhập khẩu của một
số quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Pháp,…
- Khoảng cách về mặt địa lý: Trong hoạt động thương mại nói chung và thương
mại quốc tế nói riêng, khoảng cách địa lý vẫn luôn là một vấn đề đáng quan tâm. Khi
khoảng cách giữa hai bên mua và bán quá xa nhau, chi phí vận chuyển sẽ trở thành một
vấn đề đáng cân nhắc, lộ trình và phương tiên vận chuyển được lựa chọn phải phù hợp
với mặt hàng. Thời gian vận chuyển kéo dài cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
(ở đây mặt hàng lúa gạo yêu cầu điều kiện bảo quản nhất định). Vì vậy các quốc gia
thường lựa chọn các “bạn hàng” phù hợp cho từng mặt hàng, và ưu tiên giao thương với
những quốc gia trong khu vực (thông qua các chính sách khuyến khích, mở cửa, các hợp
15
đồng ưu đãi). Các số liệu ngành lúa gạo Việt Nam cũng cho thấy thị trường xuất khẩu
chủ yếu của chúng ta tập trung vào khu vực châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á.
- Kết quả nghiên cứu của Mohammad Mafizur Rahman (2010), Norman D. Aitken
(1973) cũng cho thấy bằng chứng về mối quan hệ ngược chiều này.
Các hiệp định thương mại quốc tế. Trong bài nghiên cứu của mình, Ngô Thị Mỹ
(2016) đã phân tích tầm ảnh hưởng của các mối quan hệ quốc tế đối với hoạt động xuất
khẩu thông qua các lập luận như sau: Xu hướng toàn cầu hóa với việc tham gia vào các
liên minh kinh tế, và ký kết một số các hiệp định thương mại tự do, đã cho phép hàng
hóa xuất khẩu của nước ta dễ dàng thâm nhập vào các thị trường nước ngoài hơn. Khi
các mục tiêu giảm thuế, giảm giá được thực hiện, và các hàng rào mậu dịch bị loại bỏ,
mối quan hệ kinh tế song phương thiết lập sẽ đem lại nhiều lợi ích cho cả nước xuất khẩu
lẫn nhập khẩu. Đây sẽ là tác nhân tích cực hay là rào cản đối với một quốc gia còn phụ
thuộc vào các quan hệ kinh tế quốc tế giữa quốc gia đó với các quốc gia khác trong liên
minh kinh tế. Xem xét trên kết quả phân tích từ các nghiên cứu thực nghiệm của
Thorvaldur Gylfason (1997), Ngô Thị Mỹ (2016) đều cho thấy việc tham gia vào các
hiệp định thương mại này đã đem đến nhiều chuyển biến tích cực cho nước xuất khẩu.
Trên đây chỉ là một số nhân tố cơ bản tác động đến hoạt động xuất khẩu, nhưng trên
thực tế vẫn còn rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác tùy thuộc vào mặt
hàng cũng như đặc trưng riêng của quốc gia, dẫn đến kết quả của một thời kỳ xuất khẩu.
Mặt khác, các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu có mối liên quan chặt chẽ và
tương tác lẫn nhau, nên việc xem xét tác động của từng nhân tố chỉ mang tính tương đối.
2.2. Một số nghiên cứu thực nghiệm
Như đã đề cập từ phần giới thiệu, từ khi hình thành, hoạt động xuất khẩu vẫn luôn
là một trong những mối quan tâm hàng đầu đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế
của các quốc gia. Tuy nhiên, cũng giống như rất nhiều các hoạt động kinh tế xã hội khác,
xuất khẩu chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Chính vì vậy mà trên thế giới đã
có không ít những những nghiên cứu xoay quanh vấn đề này. Để phân tích tác động của
những ảnh hưởng này, các nghiên cứu thường thông qua hai phương pháp phân tích
chính là định tính và định lượng.
16
Phân tích định tính là cách mà người nghiên cứu phân tích dựa trên cơ sở lý luận,
kinh nghiệm của chính bản thân hoặc những nghiên cứu trước đó để đưa ra đánh giá về
vấn đề nghiên cứu. Trong khi đó, phương pháp định lượng lại dùng cách lượng hóa các
ảnh hưởng một cách thông qua các mô hình hồi quy. Đối với phương pháp này, ảnh
hưởng từ các nhân tố đến đối tượng nghiên cứu sẽ được cụ thể hóa hơn, từ đó giúp người
nghiên cứu đề xuất phương án giải quyết phù hợp hơn so với kết quả mang tính tổng
quát từ phương pháp định tính. Tuy nhiên, việc xây dựng mô hình cũng như thu thập số
liệu cho những biến định lượng có thể gặp phải khó khăn đối với một số nhân tố (như
chính sách, chất lượng hàng hóa,…), nên tùy thuộc vào biến độc lập mà người nghiên
cứu sẽ lựa chọn phương pháp nghiên cứu thích hợp, hoặc kết hợp cả hai phương pháp để
đạt kết quả phù hợp.
2.2.1. Các nghiên cứu quốc tế
Trong một bài nghiên cứu của nhóm tác giả Ying Qiang và Panos Varangis (1994)
về việc xem xét tác động của biến động tỷ giá hối đoái đến khả năng xuất khẩu (tỷ giá
được yết theo phương pháp gián tiếp), đã thu thập số liệu về giá và lượng xuất khẩu
Canada, Nhật Bản, Australia (xuất khẩu sang Hoa Kỳ), Thụy Điển, Hà Lan, Anh (số liệu
tổng hợp) trong giai đoạn từ tháng 1/1974 đến tháng 12/1990 (số liệu theo tháng), cùng
với các số liệu khác về những biến liên quan để xây dựng mô hình phân tích định lượng
ARCH-M. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng xuất khẩu với hóa đơn được lập bởi đồng
ngoại tệ sẽ chịu tác động ngược chiều với những biến động trong tỷ giá hối đoái (trường
hợp Canada, Australia, Nhật). Ngược lại, việc lập hóa đơn với đồng nội tệ sẽ giúp doanh
nghiệp xuất khẩu đẩy được rủi ro cho bên nhập khẩu. Mở rộng vấn đề, chúng ta nhận
thấy thương mại giữa quốc gia phát triển và đang phát triển thường được lập theo đồng
tiền của nước phát triển hoặc đồng USD, vì vậy việc xuất khẩu ở những quốc gia đang
phát triển cũng chịu rủi ro từ biến động tỷ giá như trường hợp của Canada, Australia,
Nhật Bản. Bài viết cũng cho thấy ưu điểm của phương pháp thống kê này so với các
phương pháp tiếp cận trước đó (mô hình VAR, GARCH) là cung cấp các ước tính hệ số
hiệu quả hơn và tránh được vấn đề hồi quy giả.
17
Thorvaldur Gylfason (IMF Working Paper, No. 97/119, 1 September 1997) đã phân
tích mối quan hệ giữa xuất khẩu, lạm phát và tăng trưởng kinh tế thông qua số liệu thu
thập về tổng khối lượng xuất khẩu của 160 quốc gia và vùng lãnh thổ từ năm 1985 đến
1994. Bằng việc xem xét các số liệu thống kê qua dữ liệu chéo và mô hình hồi quy của
các biến số dân số, thu nhập bình quân đầu người, lạm phát, độ mở của nền kinh tế,…
tác giả đã đưa ra kết luận về giai đoạn được xem xét như sau: lạm phát cao dẫn đến xuất
khẩu giảm, tăng trưởng kinh tế chậm.
Một bài nghiên cứu đăng trên tạp chí The Journal of Developing Areas năm 2010
của tác giả Mohammad Mafizur Rahman cũng đóng góp thêm bằng chứng về sự tồn tại
của các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên số liệu
xuất khẩu của Bangladesh sang 30 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng với các yếu tố được
lựa chọn làm biến độc lập cho mô hình trong khoảng thời gian từ năm 1972 đến năm
1999 (số liệu được thu thập hàng năm). Với cách tiếp cận bằng dữ liệu dạng bảng (panel
data) và mô hình trọng lực (gravity model), nghiên cứu cũng đưa ra nhận định tương tự
về mối quan hệ giữa tỷ giá và xuất khẩu: Xuất khẩu của Bangladesh tăng trưởng khi có
sự mất giá của đồng nội tệ.
Một bài nghiên cứu khác vào năm 2013 của nhóm tác giả Anca Gherman, George
Stefan và Adriana Fili lấy bối cảnh hoạt động xuất khẩu ở Romani với một số nhóm hàng
chính (như nguyên liệu thô, dầu, thực phẩm, hóa chất…) xuất khẩu vào thị trường châu
Âu trong giai đoạn từ tháng 12/2005 đến tháng 9/2011 cũng sử dụng phương pháp định
lượng với phương trình hồi quy đơn giản để đánh giá tác động của tỷ giá hối đoái và độ
trễ của tác động này lên xuất khẩu. Kết quả thu được từ nghiên cứu là sự mất giá của
đồng tiền Romania tác động tích cực lên xuất khẩu của nước này (ở độ trễ 4 tháng). Sự
tăng trưởng trong quá khứ của xuất khẩu cũng là một động lực thúc đẩy cho sự phát triển
của chính nó. Đặc biệt, kết quả ở những nhóm hàng thực phẩm có mối quan hệ phụ thuộc
với tỷ giá hơn những nhóm hàng khác (độ co giãn cao). Ngoài ra, kiểm định nhân quả
Granger còn cho ta biết về mối quan hệ của tỷ giá (yết giá trực tiếp) và lạm phát: khi tỷ
giá tăng lên, lạm phát cũng có xu hướng biến động tương tự.
18
Đặc biệt ở lĩnh vực xuất khẩu nông sản, tác giả Winrose Chepng’eno đã đề cập đến
ảnh hưởng về tỷ giá (yết trực tiếp) đến tình hình xuất khẩu trà đen ở Kenya như sau: biến
động tỷ giá hối đoái tác động tích cực đến xuất khẩu trà đen ở Kenya cả ngắn và dài hạn.
Tuy nhiên, ảnh hưởng của biến động này được thấy rõ rệt trong ngắn hạn và trong dài
hạn nó không còn là vấn đề lớn đáng quan ngại. Bài nghiên cứu công bố chính thức năm
2017 được tác giả thực hiện bằng cách tiếp cận theo phương pháp độ trễ phân phối tự
động (ARDL) để khắc phục lỗi, với dữ liệu nghiên cứu là khối lượng trà đen của 16 quốc
gia chủ yếu nhập khẩu trà đen của Kenya, giai đoạn thu thập dữ liệu từ năm 1997 đến
2010 (dữ liệu theo năm).
Liên quan đến nông sản, nhóm tác giả Abule Mehare và Abdi K. Edriss (2012) cũng
nghiên cứu về đề tài xuất khẩu các loại hạt có dầu với các biến độc lập bao gồm tỷ giá
hối đoái (yết giá gián tiếp), GDP và tỷ lệ trao đổi TOT của Ethiopia. Bài nghiên cứu
được đăng trên tạp chí Journal of Economics and Sustainable Development. Các công
cụ thống kê mô tả được dùng để phân tích dữ liệu, mô hình độ trễ phân phối tự động
(ARDL) và các thử nghiệm được đưa ra để kiểm định giả thiết về mối quan hệ giữa cung
xuất khẩu hạt có dầu và các biến độc lập. Đối tượng của nghiên cứu là giá trị xuất khẩu
hạt có dầu của Ethiopia được thu thập từ năm 1992 đến năm 2010. Kết quả cho thấy xuất
khẩu hạt có dầu có mối quan hệ tiêu cực với tỷ giá hối đoái (yết giá gián tiếp). Tuy nhiên
sự ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái là không đáng kể, nên sự giảm giá liên tục của đồng
nội tệ sẽ không cải thiện nhiều đến khả năng cạnh tranh của xuất khẩu hạt có dầu ở quốc
gia này.
2.2.2. Các nghiên cứu trong nước
Thêm một bài nghiên cứu khác về các yếu tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu
nông sản Việt Nam đăng trên tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới - số 3,
Trần Nhuận Kiên (2015) và cộng sự của mình đã dùng mô hình trọng lực xử lý số liệu
từ năm 1997 đến 2013 để phân tích ảnh hưởng lên kim ngạch xuất khẩu nông sản. Kết
quả của nghiên cứu cho thấy tỷ giá hối đoái (yết giá trực tiếp) có tác động lớn đến kim
ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. Điều này đồng
19
nghĩa với việc giá nông sản xuất khẩu của Việt Nam đang phải chịu sự chi phối đáng kể
của đồng USD, đồng tiền đang được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế.
Tiếp nối ý tưởng trên, Ngô Thị Mỹ (2016) tiếp tục nghiên cứu về đề tài “Nghiên cứu
các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu một số nông sản của Việt Nam” trong luận án của
mình. Trong đó, gạo và cà phê là hai mặt hàng có lợi thế so sánh lớn và kim ngạch xuất
khẩu cao, nên được lựa chọn để đi vào nghiên cứu chuyên sâu. Mô hình trọng lực được
tác giả lựa chọn để thực hiện ước lượng cho bộ dữ liệu thu thập từ năm 1997 đến năm
2013 (số liệu theo năm). Mô hình lần này cũng đưa ra kết quả về chiều hướng tích cực
của tác động tỷ giá lên gạo và cà phê. Bên cạnh đó, mô hình đề cập đến mối quan hệ
giữa biến lạm phát và xuất khẩu: biến lạm phát không có ý nghĩa khi thực hiện nghiên
cứu với nông sản nói chung nhưng lại thể hiện sự tác động lên xuất khẩu của gạo và cà
phê của Việt Nam. Cụ thể đối với mặt hàng gạo, mô hình cho kết quả về tác động cùng
chiều của lạm phát lên xuất khẩu. Tuy nhiên, ở mặt hàng cà phê, lạm phát lại có ảnh
hưởng tiêu cực.
Ngoài ra, với phương pháp nghiên cứu thiên về định tính, Nguyễn Hoàng Giang
(2016) cũng có bài nghiên cứu chuyên sâu về tác động của việc điều chỉnh tỷ giá lên
năng lực xuất khẩu của Việt Nam. Dựa trên nền tảng của các lý thuyết trước đây, tác giả
gợi nhắc về mối quan hệ giữa sự biến động tỷ giá hối đoái và xuất khẩu thông qua các
lập luận và ví dụ điển hình. Qua đó, một lần nữa khẳng định “nội tệ có trị giá càng cao
thì xuất khẩu càng bị hạn chế, nhập khẩu càng được khuyến khích và ngược lại”.
 Tổng quan về tác động của các nhân tố đến hoạt động xuất khẩu qua các
nghiên cứu
Ta có thể thấy đã có rất nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu,
và tùy thuộc vào bối cảnh, cũng như mục tiêu, mà các nghiên cứu lựa chọn các biến và
cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, có thể thấy các nghiên cứu trong và ngoài nước đối
với ảnh hưởng từ các nhân tố vĩ mô hầu hết đều tập trung vào yếu tố tỷ giá hối đoái. Đây
là yếu tố tác động trực tiếp đến cán cân thương mại thông qua sự định giá giữa các đồng
tiền. Vì vậy mà tác động của nó lên hoạt động xuất khẩu là khá rõ ràng và ảnh hưởng lớn
đến khối lượng xuất khẩu. Do đó, việc nghiên cứu tác động của yếu tố này cụ thể cho
20
từng lĩnh vực, ngành, quốc gia nhằm tìm ra phương án phù hợp để phát triển xuất khẩu
cũng được các nhà kinh tế học hết sức quan tâm. Trong khi đó, lạm phát tác động đến
xuất khẩu gián tiếp qua tỷ giá hối đoái với việc làm giảm giá trị đồng nội tệ có ảnh hưởng
ít hơn, nên biến số này cũng ít được quan tâm hơn trong các nghiên cứu liên quan đến
hoạt động xuất khẩu. Đối với tác động từ lãi suất đến xuất khẩu, tác giả vẫn chưa tìm
được đề tài nghiên cứu cho vấn đề này. Sự hạn chế này có thể đến từ việc nhận định mức
tác động của yếu tố này không đáng kể, do các lý thuyết kinh tế đều cho rằng sự tác động
đến hoạt động xuất khẩu của yếu tố này là gián tiếp qua nhiều yếu tố trung gian (lạm
phát và tỷ giá).
Nhìn chung, các nghiên cứu đều cho kết quả như nhau và phù hợp với lý thuyết về
tác động của tỷ giá đến hoạt động xuất khẩu theo cơ chế việc phá giá đơn vị tiền tệ trong
nước (làm giảm giá trị đồng tiền nội địa so với các đồng tiền khác) sẽ kích thích khối
lượng xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài và ngược lại. Tuy nhiên, các nghiên cứu lại cho
hai kết quả trái ngược nhau khi xem xét tác động của biến lạm phát. Điều này cũng đã
được đề cập ở lý thuyết, vì vậy việc phá giá đồng tiền hay không còn cần được xem xét
ở những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.
Căn cứ vào dữ liệu thu thập và mục tiêu của nghiên cứu, các mô hình được sử dụng
cho dữ liệu dạng chuỗi thời gian (time series) là ARCH-M (autoregressive conditional
heteroscedasticity in mean), độ trễ phân phối tự động (ARDL). Mô hình trọng lực
(gravity model) được áp dụng cho dữ liệu hỗn hợp (panel data).
Như vậy, thông qua các nghiên cứu thu thập được, tác giả rút ra nhận xét như sau:
Bên cạnh tỷ giá hối đoái được đưa vào đa số các nghiên cứu, hai yếu tố còn lại là lãi suất
và lạm phát ít được chú trọng khi nghiên cứu tác động lên hoạt động xuất khẩu, điều này
có thể làm cho góc nhìn về vấn đề bị thu hẹp, dẫn đến những hạn chế khi đề xuất các
giải pháp thích hợp. Xét về mô hình nghiên cứu, hai mô hình ARCH-M và ARDL được
sử dụng để ước tính cho các nghiên cứu sử dụng dữ liệu dạng chuỗi thời gian. Mặt khác,
các nghiên cứu trong nước thu thập được chỉ sử dụng mô hình trọng lực với dữ liệu dạng
hỗn hợp, mà chưa có các nghiên cứu thực nghiệm với dữ liệu chuỗi thời gian. Vì vậy,
tác giả dự định sẽ tiến hành ước lượng bằng mô hình VAR (hoặc VECM trong trường
21
hợp xảy ra đồng liên kết) và so sánh kết quả với các nghiên cứu tham khảo trong đề tài.
Từ đó, cung cấp thêm một mô hình phù hợp cho việc phân tích về những ảnh hưởng của
hoạt động xuất khẩu gạo ở Việt Nam.
Bảng 2.1.Tóm lược kết quả của các nghiên cứu trước đây
Nhân tố Chiều tác động Tác giả (Năm) Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu quốc tế
Tỷ giá hối đoái* + Ying Qiang và Mô hình ARCH-M
Panos Varangis (1994)
Lạm phát - Thorvaldur Gylfason (1997) Các mô hình hồi quy đơn giản.
Tỷ giá hối đoái + Mohammad Mafizur Rahman
(2010)
Mô hình trọng lực (gravity
model)
Tỷ giá hối đoái* + Abule Mehare và Abdi K.
Edriss (2012)
Mô hình độ trễ phân phối tự
động (ARDL)
Tỷ giá hối đoái + Anca Gherman, George
Srefan và Adriana Fili (2013)
Các mô hình hồi quy đơn giản.
Tỷ giá hối đoái + Winrose Chepng’eno (2017) Mô hình độ trễ phân phối tự
động (ARDL)
Nghiên cứu trong nước
Tỷ giá hối đoái + Trần Nhuận Kiên (2015) Mô hình trọng lực (gravity
model)
Tỷ giá hối đoái + Ngô Thị Mỹ (2016) Mô hình trọng lực (gravity
Lạm phát** +
model)
Tỷ giá hối đoái + Nguyễn Hoàng Giang (2016) Nghiên cứu định tính
Chú thích: tác động ngược chiều (-), tác động cùng chiều (+).
*Để tiện cho việc so sánh các kết quả, tỷ giá hối đoái ở trên được quy đổi sang yết giá
trực tiếp (tỷ giá thể hiện giá nội tệ của một đơn vị ngoại tệ).
** Đối với mặt hàng gạo xuất khẩu.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Xuất khẩu gạo chịu ảnh hưởng từ rất nhiều các nhân tố. Câu hỏi đặt ra ở đây là chúng
ta sẽ lựa chọn nhân tố nào để đưa vào mô hình nghiên cứu?
Lãi suất được xem là một trong những công cụ đặc biệt mà chính phủ có thể tác động
để điều hành các chính sách vĩ mô, và có ảnh hưởng lên tất cả mọi hoạt động kinh tế kể
cả xuất khẩu. Lý thuyết kinh tế và thực tiễn cho thấy một chính sách lãi suất hợp lý có
22
vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều hành tổng thể nền kinh tế nói chung. Là một
thành phần của nền kinh tế, hoạt động xuất khẩu gạo cũng sẽ chịu tác động từ nhân tố
lãi suất, nhưng cho đến hiện tại đề tài nghiên cứu về mối quan hệ này vẫn còn rất hạn
chế. Mặt khác, do ảnh hưởng rộng đến tất cả các khía cạnh của nền kinh tế với nhiều
mức độ khác nhau, việc nghiên cứu ảnh hưởng cụ thể của lãi suất lên xuất khẩu gạo sẽ
chi tiết hơn về sự tác động của lãi suất, để các nhà hoạch định chính sách lựa chọn những
quyết định phù hợp, và các doanh nghiệp ứng biến kịp thời với các rủi ro.
Trong khi đó, tỷ giá là một trong những nhân tố tác động trực tiếp và có ảnh hưởng
lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu (thông qua giá cả). Chúng ta cũng đã thấy việc phá
giá liên tục đồng Nhân dân Tệ (NDT) trong những năm gần đây giúp cho Trung Quốc
tăng mạnh xuất khẩu vào các nước, tuy nhiên điều này cũng mang đến rủi ro lạm phát
tăng cao và gây sức ép làm cho nền kinh tế tăng trưởng chậm lại. Hiểu được tầm quan
trọng của nhân tố này, đã có không ít nghiên cứu trong và ngoài nước xoay quanh việc
xem xét biến động của tỷ giá lên xuất khẩu. Nhưng trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện
nay, cùng với sự sụt giảm của tỷ trọng xuất khẩu gạo tổng KNXK, các đề tài liên quan
đến ảnh hưởng tỷ giá lên xuất khẩu gạo cũng ít được quan tâm hơn. Tuy nhiên, nếu nhìn
nhận trên tổng thể, gạo vẫn là mặt hàng thiết yếu, và xuất khẩu gạo qua các giai đoạn
vẫn giữ được vị trí nhất định, đem lại nguồn thu ngoại tệ ổn định cho quốc gia. Vì vậy,
hiểu được những nguy cơ và cơ hội mà nhân tố này đem lại cho hoạt động xuất khẩu gạo
sẽ giúp ích không nhỏ để các nhà hoạch định chính sách, và các doanh nghiệp trong
ngành đạt được mục tiêu của mình.
Xét về lạm phát, nhân tố này ảnh hưởng đến giá bán nội địa, từ đó gây sức ép lên
nguồn cung gạo cho xuất khẩu, nên cũng gây ra ảnh hưởng nhất định đến giá xuất khẩu.
Lạm phát cũng kéo theo sự điều chỉnh về tỷ giá hối đoái tác động lên giá gạo xuất khẩu
theo hướng ngược lại. Bỏ qua các yếu tố khác, lạm phát ảnh hưởng lên xuất khẩu chủ
yếu thông qua sự co giãn về giá đối với từng mặt hàng khác nhau. Vì thế mà tác động
của nó đối với từng loại hàng hóa, và quốc gia hầu như cũng không có sự trùng lặp. Cũng
với lý do nêu trên, những nghiên cứu về tác động của lạm phát đến xuất khẩu gạo ở Việt
Nam còn nhiều hạn chế. Và chúng ta hoàn toàn có thể mắc sai lầm khi ra quyết định liên
23
quan đến xuất khẩu gạo dựa trên những nghiên cứu về mối quan hệ giữa lạm phát và
hoạt động xuất khẩu các mặt hàng khác, hoặc các bài nghiên cứu ở bối cảnh khác do tính
đặc thù của mặt hàng cũng như quốc gia xuất và nhập khẩu. Có thể nói đây là một biến
số có ảnh hưởng khá phức tạp lên hoạt động xuất khẩu gạo ở Việt Nam mà vẫn còn rất
ít được khai thác.
Bên cạnh những phân tích nói trên, yếu tố lãi suất, tỷ giá và lạm phát còn thể hiện
cụ thể qua các số liệu biến động từng ngày, thậm chí từng giờ theo sự thay đổi của thị
trường. Sự biến động liên tục và phức tạp của các nhân tố này tác động ngược lại lên thị
trường, có thể gây ra những ảnh hưởng không mong muốn lên hoạt động xuất khẩu gạo.
Vì vậy, việc tìm hiểu chiều hướng tác động cũng như mức ảnh hưởng của ba nhân tố này
có thể góp phần hoàn thiện hơn các chính sách, và giúp các doanh nghiệp chủ động
phòng ngừa rủi ro thậm chí lựa chọn đánh đổi để đạt được mục tiêu trong trường hợp
cần thiết.
Các nhân tố kể trên đều xét trong điều kiện riêng lẻ, đều có tác động nhất định đến
hoạt động xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, trên thực tế, các nhân tố này không đứng một mình,
mà chúng là những phần tử tương tác, hòa quyện lẫn nhau tạo nên bức tranh tổng thể
chung vận hành kinh tế - xã hội. Các tương tác này có thể cộng hưởng góp phần thúc
đẩy hoạt động xuất khẩu, nhưng cũng có trường hợp tác động ngược nhau để gây ra
những bất lợi cho hoạt động xuất khẩu.
- Mối quan hệ tỷ giá - lạm phát: Nhắc đến mối quan hệ này, lý thuyết “Ngang giá
sức mua” thường được đề cập đến với nội dung như sau: “trong chế độ tỷ giá hối đoái
thả nổi, tỷ giá hối đoái sẽ điều chỉnh để loại trừ những khác biệt về tỷ lệ lạm phát giữa
các nước có quan hệ thương mại với nhau nhằm duy trì sự cân bằng cán cân thanh
toán”. Như vậy, khi chỉ số lạm phát tăng lên, giá cả hàng hóa tăng, đồng nghĩa với giá
trị đồng nội tệ giảm. Đồng tiền trong nước sẽ mất giá so với ngoại tệ, hay nói cách khác
tỷ giá hối đoái lúc này tăng (một đồng USD phải dùng nhiều đồng VND hơn để quy đổi).
Do giá của hàng hóa rẻ hơn so với nước ngoài, cơ hội cạnh tranh về giá cho các mặt hàng
xuất khẩu sẽ gia tăng. Ngược lại, sự sụt giảm của tỷ lệ lạm phát làm cho đồng tiền nội
địa tăng giá (tỷ giá hối đoái giảm), gây tác động tiêu cực đến xuất khẩu. Như vậy, lạm
24
phát và tỷ giá hối đoái có mối tương quan cùng chiều nhau, và gây tác động cộng hưởng
lên hoạt động xuất khẩu.
- Như đã phân tích ở phần “Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo”,
lãi suất danh nghĩa tác động gián tiếp đến hoạt động xuất khẩu thông qua các nhân tố tỷ
giá hối đoái và lạm phát. Vì vậy, ở đây ta không tiếp tục xem xét sự cộng hưởng hoặc
bù trừ ở hai cặp nhân tố này.
 Mặt khác, chiều tác động ngược lại từ kim ngạch xuất khẩu gạo lên các yếu lạm
phát, tỷ giá hối đoái và lãi suất cũng có khả năng xảy ra, nếu nó chiếm trọng số đủ lớn.
Đối với lãi suất: Như chúng ta biết lãi suất thường là công cụ để điều chỉnh nền kinh
tế, và các lý thuyết hầu như chỉ đề cập đến yếu tố kỳ vọng, hoặc cung - cầu tiền tác động
đến lãi suất. Vì vậy trong mối quan hệ này, ta có thể giải thích như sau: xuất khẩu giảm
làm giảm nguồn thu ngoại tệ, hay nói cách khác nguồn cung ngoại tệ giảm so với đồng
nội tệ dẫn đến một sự tăng giá của đồng ngoại tệ (tỷ giá, lạm phát tăng). Khi các chỉ số
kinh tế biến động vượt ngưỡng cho phép dẫn đến NHNN phải thực hiện các biện pháp
điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi để làm giảm sự mất giá của đồng nội tệ. Ngược lại, xuất
khẩu phát triển giúp cho quốc gia thu được nhiều ngoại tệ hơn, lại làm cho tỷ giá và lạm
phát có chiều hướng giảm đi. Trong những trường hợp cần thiết, lãi suất sẽ được điều
chỉnh giảm để kích thích nền kinh tế tăng trưởng.
Đối với tỷ giá hối đoái: Kim ngạch xuất khẩu liên quan trực tiếp đến tài khoản vãng
lai, gây ra tác động ngược lại đến tỷ giá như sau: Khi kim ngạch xuất khẩu giảm kéo
theo sự sụt giảm nguồn thu ngoại tệ, và thâm hụt tài khoản vãng lai. Các khoản vay nợ
nước ngoài sẽ tăng để tài trợ thâm hụt, dẫn đến nhu cầu mạnh mẽ về đồng ngoại tệ thanh
toán cho các giao dịch này. Đồng ngoại tệ tăng giá sẽ dẫn đến tỷ giá hối đoái tăng. Cũng
như luận giải trên, tỷ giá hối đoái sẽ có chiều hướng giảm do cung ngoại tệ tăng ở trường
hợp xuất khẩu tăng.
Đối với lạm phát: Mối quan hệ giữa lạm phát và xuất khẩu vẫn chưa được khai thác
nhiều trong các nghiên cứu thực nghiệm. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, xuất khẩu
giảm có thể làm cho đồng tiền nội địa bị mất giá so với ngoại tệ dẫn đến nguy cơ lạm
25
phát tăng. Trong khi đó, khi xuất khẩu mở rộng đem lại lượng ngoại tệ dồi dào lại làm
giảm lạm phát.
Tóm tắt chương 2
Chương 2 của luận văn trình bày hai nội dung chính:
Những lý thuyết liên quan đến hoạt động thương mại quốc tế. Trong đó, đi sâu vào
nghiên cứu chủ yếu các vấn đề liên quan đến hoạt động xuất khẩu, những yếu tố vĩ mô
tác động đến hoạt động này (theo hướng riêng lẻ và theo hướng tương tác lẫn nhau).
Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong nước và ngoài nước liên quan đến đề tài
được xem xét để làm căn cứ thực hiện mô hình nghiên cứu cho đề tài.
26
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Quy trình nghiên cứu
Việc nghiên cứu được tiến hành tuần tự qua các bước sau:
27
3.1.1. Kiểm định tính dừng
Rất nhiều các nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh rằng hầu như tất cả các chuỗi
thời gian đều không có tính dừng (chỉ xoay quanh giá trị trung bình của chuỗi) vì nó luôn
ảnh hưởng bởi xu thế. Việc đưa các biến không có tính dừng vào mô hình nghiên cứu có
thể sẽ dẫn đến hiện tượng hồi quy giả mạo, gây sai lệch kết quả ước lượng
(Gurajati,1995). Kiểm định trong nghiên cứu này được sử dụng để xem xét tính dừng ở
các biến trước khi thực hiện mô hình.
Giả thuyết đặt ra khi kiểm định cho mỗi chuỗi là:
H0: có tính dừng
H1: không có tính dừng
Để kiểm định tính dừng cho các biến trong luận văn, tác giả sử dụng tiêu chuẩn
Augmented Dickey Fuller (ADF) hay còn gọi là thống kê t.
Nếu kết quả cho trị tuyệt đối của giá trị t > DF (giá trị phê phán), chuỗi thời gian có
tính dừng.
Ngược lại, t < DF, chuỗi thời gian không tính dừng.
Bên cạnh đó, do hầu hết các dữ liệu kinh tế đều mang tính xu hướng, tác giả sẽ sử
dụng thêm kiểm định KPSS để tăng độ tin cậy với giả thuyết H0 là chuỗi dữ liệu kiểm
định có tính dừng.
3.1.2. Lựa chọn độ trễ tối ưu
Độ trễ tối ưu là thông tin vô cùng cần thiết để ước lượng cho mô hình VAR. Nếu
độ trễ quá lớn dẫn đến các tham số cần ước lượng nhiều, khi đó đòi hỏi kích thước mẫu
phải đảm bảo đủ lớn. Nếu độ trễ quá nhỏ có thể mô hình sẽ bỏ sót những biến có ý nghĩa.
Độ trễ tối ưu được lựa chọn dựa trên các tiêu chuẩn thông tin Akaike (AIC), tiêu
chuẩn thông tin Schwarz (SC) và tiêu chuẩn thông tin Hannan Qiunn (HQ)... Độ trễ nào
làm cho các thống kê nói trên nhận giá trị nhỏ nhất thì được xem là độ trễ tối ưu của mô
hình.
Độ trễ tối đa được lựa chọn có thể thông qua tần suất của số quan sát. Theo Brooks
(2014), các số độ trễ tối đa có thể đề xuất theo tháng, quý, năm lần lượt là 12, 4, 2. Vì
28
vậy, việc lựa chọn độ trễ tối ưu cho mô hình nghiên cứu được tác giả tiến hành bằng cách
sử dụng phương pháp VAR lag Order Selection Criteria, với độ trễ tối đa là 12.
3.1.3. Kiểm định tính đồng liên kết
Kiểm định tính đồng liên kết giữa các biến số là một bước quan trọng để xác định
mô hình phù hợp khi ước lượng các chuỗi dữ liệu thời gian. Dựa vào hạng của ma trận
hay số lượng đồng liên kết (r) sẽ quyết định ta nên sử dụng mô hình VAR hay VECM.
Với k biến số trong phương trình ta có:
Hạng của phương trình (r) Ý nghĩa
r = k Tất cả các biến đều dừng ở chuỗi gốc I(0).
Mô hình VECM là không cần thiết, và VAR sẽ là lựa
chọn phù hợp để ước lượng.
r = 0 Tất cả các biến đều dừng ở cùng bậc sai phân I(1), và
không tồn tại đồng liên kết.
Do không có mối quan hệ dài hạn giữa các biến, nên ta
chỉ ước lượng được theo VAR.
0 < r ≤ k-1 Tồn tại r vecto đồng liên kết (tồn tại mối quan hệ dài
hạn giữa các biến).
VECM là lựa chọn phù hợp để ước lượng.
Như vậy, ngoại trừ trường hợp r = k (các biến dừng ở nguyên phân), ta đều tiến hành
kiểm định đồng liên kết để xác định mô hình phù hợp thông qua 5 loại mô hình VECM
điển hình. Do mô hình VECM được xây dựng dựa trên nền tảng mô hình VAR (thể hiện
các mối quan hệ ngắn hạn), và điều chỉnh thêm phần cân bằng dài hạn thông qua hệ số
đồng liên kết CE. Vì vậy, để xác định mối quan hệ dài hạn (hay tính đồng liên kết) giữa
các biến, ta tiến hành bởi kiểm định Jonhansen, theo nguyên tắc Pantula thông qua việc
xem xét 5 mô hình cụ thể như sau:
Mô hình 1: Không có tính dừng hoặc xu thế ở phần CE hoặc VAR.
Mô hình 2: Có tính dừng không xu thế ở phần CE, và không có tính dừng hoặc xu
thế ở VAR.
29
Mô hình 3: Dừng và không xu thế ở cả CE và VAR.
Mô hình 4: Dừng ở cả CE và VAR, xu thế hồi quy tuyến tính ở CE và không xu thế
ở VAR.
Mô hình 5: Có tính dừng và xu thế hồi quy bậc 2 ở CE, dừng và hồi quy tuyến tính
ở VAR.
Từ kết quả được trình bày từ giả thuyết với số vecto đồng liên kết (r =0) nhỏ nhất
đến lớn nhất (r = k-1), ta lựa chọn mô hình có giá trị để lại tiêu chuẩn kiểm định trace
test đầu tiên.
3.1.4. Ước lượng mô hình
Nghiên cứu sử dụng mô hình để ước lượng cho các biến số sau:
- EX: KNXK gạo của Việt Nam (VND)
- CPI: chỉ số giá tiêu dùng (%).
- Er: tỷ giá hối đoái (VND/USD)
- I: lãi suất (%).
Tùy thuộc vào kết quả nêu trên, quá trình ước lượng mô hình có thể sử dụng một
trong 2 mô hình: VAR hoặc VECM, và các kiểm định liên quan.
3.2. Lựa chọn mô hình nghiên cứu
Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu và cơ sở dữ liệu được sử dụng, có rất nhiều loại
mô hình để đưa vào sử dụng. Mỗi mô hình có một số đặc điểm riêng phù hợp với từng
trường hợp cụ thể. Các nghiên cứu thực nghiệm tham khảo ở trên chỉ ra rằng mô hình
ARCH-M (Ying Qiang – Panos Varangis (1994) và ARDL (Abule Mehare và Abdi K.
Edriss (2012); Winrose Chepng’eno (2017) cho những kết quả phù hợp khi nghiên cứu
về dữ liệu chuỗi thời gian. Bên cạnh đó, lý thuyết và các kiểm nghiệm thực tế còn cho
thấy sự tồn tại tác động qua lại hay mối quan hệ nhân quả giữa các biến trong mô hình
chứ không đơn thuần chỉ là mối quan hệ một chiều từ các biến độc lập sang biến phụ
thuộc. Cụ thể như trong nghiên cứu của tác giả Anca Gherman và các cộng sự (2013),
ngoài mối quan hệ giữa các biến đến khối lượng xuất khẩu của Romania, kiểm nghiệm
Granger còn cho thấy mức ý nghĩa của sự tương quan giữa hai biến lạm phát và tỷ giá.
Đối với các nghiên cứu trong nước mà tác giả thu thập được, cả hai nghiên cứu định
30
i–1 i–1 i–1 i–1
i–1 i–1 i–1 i–1
i–1 i–1 i–1 i–1
i–1 i–1 i–1 i–1
lượng của Trần Nhuận Kiên (2015) và Ngô Thị Mỹ (2016) liên quan đến xuất khẩu nông
sản đều sử dụng mô hình trọng lực với dữ liệu dạng hỗn hợp mà chưa có các nghiên cứu
thực nghiệm với dữ liệu chuỗi thời gian. Vì vậy, tác giả đề xuất tiến hành nghiên cứu
theo hướng ước lượng dữ liệu chuỗi thời gian với mô hình VAR (hoặc VECM trong
trường hợp xảy ra đồng liên kết) và so sánh kết quả với các nghiên cứu tham khảo trong
đề tài. Từ đó làm cơ sở để cung cấp thêm một mô hình phù hợp cho việc phân tích về
những ảnh hưởng của hoạt động xuất khẩu gạo ở Việt Nam.
Như vậy, mô hình tổng quát với 4 phương trình thể hiện mối quan hệ giữa các biến
sẽ được xây dựng như sau:
∆EXt = α0 + ∑n1
α1i∆EX +∑n2
α2i∆CPIt–i + ∑n2
α2i∆ERt–i + ∑n3 α3i∆It–i+ t
∆CPIt = β0 + ∑n1
β1i∆CPI +∑n2 β2i∆EXt–i + ∑n2
β2i∆ERt–i + ∑n3
β3i∆It–i+ t
∆ERt = δ0 + ∑n1
δ1i∆ER + ∑n2 δ2i∆CPIt–i + ∑n2
δ2i∆EX + ∑n3 δ3i∆It–i+ t
∆It = γ0 + ∑n1
γ1i∆I + ∑n2 γ2i∆CPIt–i + ∑n2
γ2i∆ERt–i + ∑n3
γ3i∆EXt–i+ t
Trong đó,
- EX là KNXK gạo của Việt Nam.
- CPI: lạm phát. Như đã phân tích ở phần cơ sở lý luận, giả thuyết đưa ra là lạm
phát sẽ tương quan cùng chiều với KNXK gạo.
- Er: tỷ giá hối đoái (VND/USD), giả thuyết đưa ra là biến này sẽ tác động cùng
chiều với KNXK gạo.
- I: lãi suất, giả thuyết là lãi suất sẽ tác động ngược chiều đến KNXK gạo.
Trong quá trình thực hiện, các kiểm định sự phù hợp của mô hình, kiểm định nhân
quả, phản ứng xung và phân rã phương sai cũng được thực hiện để có cái nhìn toàn diện
nhất về mối quan hệ được nghiên cứu.
3.3. Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu được thu thập cho luận văn: kim ngạch xuất khẩu, tỷ giá hối đoái, lãi suất và
tỷ lệ biến động của chỉ số giá qua các tháng trong giai đoạn từ tháng 1 năm 2008 đến
tháng 3 năm 2019 theo dữ liệu chuỗi thời gian, gồm 135 mẫu quan sát.
Trong quá trình nghiên cứu về đề tài, tác giả nhận thấy việc thu thập dữ liệu thứ cấp
từ các nghiên cứu có liên quan không đầy đủ, và thống nhất cho giai đoạn nghiên cứu
31
mà tác giả lựa chọn. Do đó, dữ liệu trong luận văn được thu thập trực tiếp từ các tổ chức
có uy tín, cụ thể như sau:
- Dữ liệu về kim ngạch xuất khẩu gạo được tổng hợp từ các báo cáo về “Trị giá và
mặt hàng xuất khẩu chủ yếu” theo từng tháng. Số liệu này được công bố trên trang web
chính thức của Tổng cục thống kê theo từng mặt hàng xuất khẩu chính ( gạo, cà phê, cao
su, chè,…): https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=629&ItemID=18316
- Số liệu về tỷ giá hối đoái ở đây luận văn lựa chọn để phân tích là tỷ giá hối đoái
trung tâm do ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm cuối của mỗi tháng. Dữ liệu cho
nhân tố này được thu thập từ trang web chính thức của Ngân hàng nhà nước Việt Nam:
https://www.sbv.gov.vn/TyGia/faces/TyGiaTrungTam.jspx?_afrLoop=2825527868675
4577&_afrWindowMode=0&_adf.ctrl-state=16yzzblygf_4
- Số liệu về lãi suất sử dụng trong luận văn là lãi suất liên ngân hàng có kỳ hạn ba
tháng tại thời điểm cuối mỗi tháng, được truy cứu trên trang web của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam:
https://sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/ls/lsttlnh?_afrLoop=282553888700825
77#%40%3F_afrLoop%3D28255388870082577%26centerWidth%3D80%2525%26lef
tWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26show
Header%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3D1copg5dtc7_45
- Luận văn sử dụng tỷ lệ biến động của chỉ số CPI qua các tháng để đại diện cho
mức độ lạm phát được thể hiện trong báo cáo về tình hình kinh tế xã hội qua các mốc
thời gian nghiên cứu: http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/tinhhinhthuchien
Sau khi thu thập, các dữ liệu sẽ được chọn lọc và kiểm tra, so sánh với các nguồn
khác (nếu có) để xác minh độ tin cậy, và điều chỉnh kịp thời tránh những sai sót trọng
yếu làm ảnh hưởng đến tính khách quan của kết quả nghiên cứu. Các số liệu có tính bất
thường ở khoảng thời gian giữa của giai đoạn nghiên cứu sẽ được kiểm tra, so sánh, và
phân tích tính hợp lý (ví dụ nếu kim ngạch sụt giảm quá nhiều so với các tháng còn lại,
thì liệu sản lượng giảm/tăng có hợp lý hay không? Hay nói cách khác, đơn giá có bị tăng
giảm bất thường hay không?).
Dữ liệu sau khi được kiểm tra sẽ phân làm hai nhóm:
32
- Nhóm yếu tố phụ thuộc: trị giá xuất khẩu
- Nhóm yếu tố tác động: tỷ giá hối đoái, chỉ số giá tiêu dùng, lãi suất
Bảng 3.1. Tóm tắt nguồn dữ liệu thu thập
Chỉ tiêu Đơn vị Nguồn (website) Ghi chú
KNXK gạo VND Tổng cục thống kê
Lãi suất (kỳ hạn
3 tháng)
% Ngân hàng nhà nước
Việt Nam
Lãi suất cuối tháng làm đại
diện
Tỷ giá hối đoái
(trung tâm)
VND/USD Ngân hàng nhà nước
Việt Nam
Tỷ giá cuối tháng làm đại
diện
Lạm phát % Chính phủ
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
3.4. Phương pháp kiểm định
Mô hình được lựa chọn kiểm định là VAR (trong trường hợp không có đồng liên kết)
hoặc VECM (nếu xuất hiện đồng liên kết.
Mô hình VAR.
Mô hình vector tự hồi quy VAR là một dạng tổng quát của mô hình tự hồi quy đơn
chiều (AR) kết hợp với hệ phương trình ngẫu nhiên (SEs). Nếu mô hình AR chỉ ước
lượng cho một vector của biến có dạng chuỗi thời gian thì VAR cho phép người nghiên
cứu có thể ước lượng phương trình của nhiều chuỗi: đối với từng chuỗi thời gian, phương
trình ước lượng theo độ trễ của biến đó (p) và toàn bộ các biến còn lại. Ví dụ cho mô
hình VAR đơn giản với 2 chuỗi thời gian X, Y và một độ trễ được thể hiện như sau:
Yt = α1 + β 1 Yt-1 + γ1 Xt-1 + 1t
Xt = α2 + β2 Yt-1 + γ2 Xt-1 + 2t
Trong đó, Xt và Yt là hai biến kinh tế, β và γ là các hệ số hồi quy. Tham số  là
sai số ngẫu nhiên (hay nhiễu trắng) và α là hệ số chặn.
Về lý thuyết, VAR được xây dựng dựa trên nền tảng AR và SEs nên tận dụng được
những lợi thế của hai mô hình này là dễ ước lượng bằng phương pháp tối thiểu hóa phần
dư (OLS) và có thể ước lượng đồng thời nhiều phương trình trong cùng một hệ thống.
Mặt khác, VAR lại khắc phục được hạn chế của SEs khi cho phép mô hình được xem
mọi biến là như nhau hay không quan tâm tính nội sinh của biến (Tính nội sinh là sự tác
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo

More Related Content

Similar to Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo

Similar to Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo (20)

Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân TrắngLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
 
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ Hưởng
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ HưởngLuận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ Hưởng
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ Hưởng
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có V...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có V...Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có V...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có V...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân DânLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Góp Vốn Của Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Vào N...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Góp Vốn Của Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Vào N...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Góp Vốn Của Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Vào N...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Góp Vốn Của Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Vào N...
 
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông ThônPhân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CÔNG TY - TẢI FREE ZALO: 0934 573...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP  MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CÔNG TY - TẢI FREE ZALO: 0934 573...THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP  MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CÔNG TY - TẢI FREE ZALO: 0934 573...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CÔNG TY - TẢI FREE ZALO: 0934 573...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài ChínhCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính
 
Yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU
Yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EUYếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU
Yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU
 
Luận án: Quản lý cấp nước các đô thị tỉnh Bình Thuận trong điều kiện biến đổi...
Luận án: Quản lý cấp nước các đô thị tỉnh Bình Thuận trong điều kiện biến đổi...Luận án: Quản lý cấp nước các đô thị tỉnh Bình Thuận trong điều kiện biến đổi...
Luận án: Quản lý cấp nước các đô thị tỉnh Bình Thuận trong điều kiện biến đổi...
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019
 
Luận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đLuận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đ
 
đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...
đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...
đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...
 
Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Đòn Bẩy Tài Chính Của Các Ngân Hàng
Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Đòn Bẩy Tài Chính Của Các Ngân HàngTác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Đòn Bẩy Tài Chính Của Các Ngân Hàng
Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Đòn Bẩy Tài Chính Của Các Ngân Hàng
 
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đLuận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân ViênLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
 
Luận văn: Huy động nguồn vốn tín dụng nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp
Luận văn: Huy động nguồn vốn tín dụng nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp Luận văn: Huy động nguồn vốn tín dụng nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp
Luận văn: Huy động nguồn vốn tín dụng nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com (20)

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
 
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi ĐấtLuận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
 
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng ĐìnhKhóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 

Recently uploaded

CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜICHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
nguyendoan3122102508
 
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
TunQuc54
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
hoangphuc12ta6
 
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
LinhV602347
 

Recently uploaded (17)

CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜICHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
 
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdfxemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
 
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
 
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
 
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdfTalk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
 
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiếtVợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
 
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
 
mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...
mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...
mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 

Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------------o0o-------------- NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT, LẠM PHÁT VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------------o0o-------------- NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT, LẠM PHÁT VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng (Hướng ứng dụng) Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HUỲNH ĐỨC TRƯỜNG TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài “Nghiên cứu tác động của lãi suất, lạm phát và tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu gạo ở Việt Nam” là kết quả của quá trình nghiên cứu, học tập của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của thầy Huỳnh Đức Trường. Các số liệu được sử dụng trong luận văn được thu thập từ những nguồn đáng tin cậy, trích dẫn rõ ràng và xử lý khách quan. Kết quả nghiên cứu trong luận văn được thể hiện trung thực, và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khác. TP. HCM, tháng 12 năm 2019 Học viên Nguyễn Thị Minh Phương
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TÓM TẮT ABSTRACT CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU...................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 2 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 2 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 3 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn..................................................... 3 1.6. Kết cấu của luận văn ......................................................................................... 4 Tóm tắt chương 1..................................................................................................... 4 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM5 2.1. Cơ sở lý thuyết .................................................................................................. 5 2.1.1. Lý thuyết về thương mại quốc tế................................................................... 5 2.1.2. Vai trò của xuất khẩu gạo.............................................................................. 6 2.1.3. Các hình thức xuất khẩu gạo......................................................................... 8 2.1.4. Các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo........................ 9 2.2. Một số nghiên cứu thực nghiệm ..................................................................... 15 2.2.1. Các nghiên cứu quốc tế ............................................................................... 16 2.2.2. Các nghiên cứu trong nước ......................................................................... 18 Tóm tắt chương 2................................................................................................... 25 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 26
  • 5. 3.1. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................... 26 3.1.1. Kiểm định tính dừng.................................................................................... 27 3.1.2. Lựa chọn độ trễ tối ưu ................................................................................. 27 3.1.3. Kiểm định tính đồng liên kết....................................................................... 28 3.1.4. Ước lượng mô hình...................................................................................... 29 3.2. Lựa chọn mô hình nghiên cứu........................................................................ 29 3.3. Dữ liệu nghiên cứu.......................................................................................... 30 3.4. Phương pháp kiểm định .................................................................................. 32 Tóm tắt chương 3................................................................................................... 34 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 35 4.1. Tổng quan tình hình xuất khẩu gạo và biến động của chỉ số lạm phát, tỷ giá hối đoái và lãi suất trong giai đoạn từ tháng 1/2008 -3/2019 ............................... 35 4.1.1. Tình hình xuất khẩu gạo.............................................................................. 35 4.1.2. Chỉ số lạm phát............................................................................................ 40 4.1.3. Tỷ giá hối đoái............................................................................................. 43 4.1.4. Lãi suất......................................................................................................... 45 4.2. Thống kê mô tả các biến ................................................................................. 46 4.3. Kết quả mô hình.............................................................................................. 47 4.3.1. Kết quả kiểm định tính dừng....................................................................... 47 4.3.2. Xác định độ trễ tối ưu.................................................................................. 48 4.3.3. Kiểm định đồng liên kết .............................................................................. 48 4.3.4. Ước lượng mô hình...................................................................................... 49 4.3.5. Kiểm định nhân quả Granger ...................................................................... 50 4.3.6. Kiểm định tính ổn định của mô hình........................................................... 53 4.3.7. Phân rã phương sai ...................................................................................... 53 4.3.8. Hàm phản ứng đẩy....................................................................................... 55 Tóm tắt chương 4................................................................................................... 56 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 57 5.1. Kết luận ........................................................................................................... 57 5.2. Kiến nghị......................................................................................................... 58 5.2.1. Đối với nhà nước, và các cơ quan quản lý.................................................. 58
  • 6. 5.2.2. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu gạo........................................................... 62 5.3. Những hạn chế của luận văn và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo............ 64 5.3.1. Những mặt còn hạn chế của luận văn.......................................................... 64 5.3.2. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo............................................................ 65 Tóm tắt chương 5 ................................................................................................... 67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1. THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN PHỤ LỤC 2. KIỂM ĐỊNH TÍNH DỪNG CỦA CHUỖI DỮ LIỆU GỐC PHỤ LỤC 3. KIỂM ĐỊNH TÍNH DỪNG SAU KHI LẤY SAI PHÂN BẬC 1 PHỤ LỤC 4. LỰA CHỌN ĐỘ TRỄ TỐI ƯU PHỤ LỤC 5. KIỂM ĐỊNH TÍNH ĐỒNG LIÊN KẾT PHỤ LỤC 6. MÔ HÌNH VECM PHỤ LỤC 7. KIỂM ĐỊNH NHÂN QUẢ GRANGER PHỤ LỤC 8. KIỂM ĐỊNH TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA MÔ HÌNH PHỤ LỤC 9. PHÂN RÃ PHƯƠNG SAI PHỤ LỤC 10. HÀM PHẢN ỨNG ĐẨY
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1.Tóm lược kết quả của các nghiên cứu trước đây........................................21 Bảng 3.1. Tóm tắt nguồn dữ liệu thu thập..................................................................32 Bảng 4.1. Dự báo tình hình cung cầu gạo trên thế giới cho mùa vụ 2019/2020 (triệu tấn)...............................................................................................................................35 Bảng 4.2. Giá gạo xuất khẩu năm 2015 .....................................................................37 Bảng 4.3. Thống kê mô tả các biến trong mô hình ....................................................46 Bảng 4.4. Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu gốc ..............................................47 Bảng 4.5. Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu sai phân bậc 1 .............................48 Bảng 4.6. Kết quả kiểm tra tính đồng liên kết ...........................................................48 Bảng 4.7. Kết quả ước lượng mô hình VECM...........................................................49 Bảng 4.8. Kết quả kiểm định nhân quả Granger ........................................................51
  • 8. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Đồ thị 4.1. Tình hình xuất khẩu gạo trong giai đoạn 2008-2019...............................36 Đồ thị 4.2. Thị trường nhập khẩu gạo chủ yếu của Việt Nam quý 1/2019................39 Đồ thị 4.3. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu trong quý 1/2019.........40 Đồ thị 4.4. Mức biến động trung bình của chỉ số lạm phát từ 2008-2019.................41 Đồ thị 4.5. Sự biến động chỉ số lạm phát theo tháng 2008-2009...............................41 Đồ thị 4.6. Mức biến động của chỉ số lạm phát qua các tháng trong năm 2011 .......42 Đồ thị 4.7. Tình hình lạm phát năm 2012 ..................................................................43 Đồ thị 4.8. Tỷ giá của ngân hàng nhà nước 2008-2009.............................................44 Đồ thị 4.9. Biến động tỷ giá 2008-2019.....................................................................45 Đồ thị 4.10. Lãi suất bình quân thị trường liên ngân hàng 2008-2019......................46 Đồ thị 4.11. Tính ổn định của mô hình ......................................................................53
  • 9. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ KNXK Kim ngạch xuất khẩu NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng Thương mại ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
  • 10. Tiếng Anh Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ tiếng Anh Nghĩa đầy đủ tiếng Việt ADF Augmented Dickey Fuller Kiểm định Dickey-Fuller ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á APEC Asia-Pacific Economic Cooperation Diễn dàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương EU European Union Liên minh châu Âu IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế GDP Gross Domestic Products Tổng sản phẩm quốc nội GLS Generalized Least Squares Phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát OLS Ordinary Least Squares Phương pháp bình phương nhỏ nhất TPP Trans-Pacific Partnership Agreement Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới LR Sequential modified LR test statistic Kiểm tra thống kê LR FPE Final prediction error Lỗi dự báo cuối cùng AIC Akaike information criterion Tiêu chí thông tin Akaike SC Schwars information criterion Tiêu chí thông tin Schwars HQ Hannan-Quinn information criterion Tiêu chí thông tin Hannan- Quinn VAR Vector autoregression model Mô hình vector tự hồi quy VECM Vector error correction model Mô hình vector hiệu chỉnh sai số ARCH-M Autoregressive conditional heteroscedasticity in mean Mô hình hồi quy không đồng nhất có điều kiện GARCH Generalised autoregressive conditional heteroscedasticity Mô hình hồi quy không đồng nhất có điều kiện dạng tổng quát ARDL Autoregressive Distributed Lag Mô hình độ trễ phân phối tự động IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ thế giới
  • 11. TÓM TẮT Tiêu đề: Nghiên cứu tác động của lãi suất, lạm phát và tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam. Tóm tắt: Xuất khẩu gạo là một trong những thế mạnh và đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho Việt Nam. Hơn 10 năm trở lại đây, tình hình kinh tế thế giới và trong nước liên tục biến động, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam. Vì vậy, tác giả đề xuất nghiên cứu về ảnh hưởng của lạm phát, tỷ giá hối đoái và lãi suất đến xuất khẩu gạo, để góp phần cung cấp thêm góc nhìn bao quát hơn cho hoạt động này. Để thực hiện mục tiêu này, tác giả tiếp cận vấn đề nghiên cứu từ các lý thuyết và những nghiên cứu trước đây về đề tài xuất khẩu, chọn lọc các thông tin phù hợp để định hướng cho đề tài. Phạm vi nghiên cứu từ tháng 1/2008 đến tháng 3/2019, với các biến số được lựa chọn bao gồm: kim ngạch xuất khẩu gạo, lãi suất, tỷ giá, lạm phát. Các số liệu được thu thập từ các nguồn đáng tin cậy, ước lượng bằng mô hình VAR/VECM. Kết quả cho thấy cả ba nhân tố tác động lên kim ngạch xuất khẩu gạo trong ngắn hạn và dài hạn theo những hướng khác nhau. Từ đó, tác giả đưa ra hàm ý chính sách nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo, cũng như nâng cao sự chủ động của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo để nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức trong giai đoạn sắp tới. Từ khóa: xuất khẩu gạo.
  • 12. ABSTRACT Title: The impact of interest rates, inflation and exchange rates on Vietnam's rice export activities. Abstract: Rice export is one of Vietnam’s strengths which brings great source of foreign currency for the country. Over the past 10 years, the world and domestic economy have continuously changed which affects Vietnam's rice export activities. Therefore, in order to provide more broad vision for this activities, the author proposes a research on the impact of inflation, exchange rate and interest rate to rice exports. To accomplish this goal, the author approached the research problem from the theory of rice exports then combined the reference from previous studies on export topics and selected the appropriate information to orient the topic. The scope of the study including the selected variables are rice export turnover, interest rate, exchange rate and inflation during the time of January 2008 to March 2019. The data of the study are collected from reliable sources and estimated by VAR/VECM model. With the estimated results from the model show that the exchange rate, interest rate and inflation have impact on rice export turnover in short-term and long-term in different directions. Since then, the author has proposed policy implications to enhance the initiative of enterprises as well as to highly promote rice export activities in order to seize opportunities and overcome challenges in the coming period. Keywords: rice export.
  • 13. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp là một trong những trụ cột của nền kinh tế và và có đóng góp nhất định vào GDP, cũng như giải quyết vấn đề việc làm ở khu vực nông thôn. Trong giai đoạn hơn 10 năm (từ tháng 1/2008 đến tháng 3/2019), đã có không ít những chuyển biến tích cực về sản lượng cũng như giá trị xuất khẩu gạo. Thống kê của cục hải quan cho thấy KNXK gạo năm 2008 đạt 4.74 triệu tấn, tăng 4% so với năm trước đó, đóng góp vào thành công này là sự tăng mạnh của giá bình quân xuất khẩu gạo (đạt đến 610 USD/tấn, tăng 86.7% tương đương 283 USD/tấn). Tuy nhiên cũng phải kể đến những giai đoạn xuất khẩu gạo cùng chung “số phận” với cả nền kinh tế khi phải gánh chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. “Cơn sóng thần” khủng hoảng đã đem đến không ít những bất ổn cho các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản như chỉ số lạm phát, tỷ giá hối đoái, và lãi suất: chỉ số lạm phát cả năm lên đến 18.42%, trong đó có những tháng lạm phát tăng lên gần 4% (so với tháng trước đó), thị trường ngân hàng cũng trải qua những biến động chưa từng có về lãi suất, và tỷ giá. “Cơn sóng đó” đã gây ra sự “chao đảo” hầu như tất cả các khía cạnh, lĩnh vực của kinh tế. Không nằm ngoài quy luật, xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng chịu sự ảnh hưởng từ các biến động kinh tế vĩ mô và gặp phải không ít khó khăn: Mặc dù sản lượng gạo xuất khẩu tăng kỷ lục, đạt 5.96 triệu tấn trong năm 2009, tuy nhiên giá giao dịch các mặt hàng lương thực, đặc biệt là gạo lại sụt giảm mạnh dẫn đến một cái kết không khả quan cho bức tranh tổng thể xuất khẩu gạo của nước ta. Cụ thể, giá bình quân xuất khẩu mặt hàng này giảm đến 26.8% tương đương với 163 USD/tấn, kéo theo sự sụt giảm 8% trong trị giá xuất khẩu. Bước sang năm 2010, khi lãi suất, tỷ giá được NHNN duy trì ổn định hơn, với những nỗ lực kiềm chế lạm phát của chính phủ (mặc dù vẫn còn ở mức cao do ảnh hưởng của thiên tai và giá cả thế giới nhưng nhìn chung đang có chiều hướng hạ nhiệt sau khủng hoảng), tình hình xuất khẩu gạo cũng đạt nhiều thành tựu khả quan hơn: về lượng đạt 6.89 triệu tấn (tăng15.6%) và kim ngạch đạt 3.25 tỷ USD (tăng 21.9% so với năm 2009). Điều này đã phản ánh được phần nào những ảnh hưởng của tỷ giá, lạm phát, lãi suất lên hoạt động xuất khẩu gạo của nước ta.
  • 14. 2 Với những phân tích ở trên, ta thấy được có một sự thay đổi nhất định của xuất khẩu gạo khi lạm phát, tỷ giá hối đoái và lãi suất biến động. Điều này đặt ra câu hỏi rằng liệu có tồn tại mối liên hệ giữa kim ngạch xuất khẩu gạo và ba yếu tố này hay không, và mức độ ảnh hưởng của chúng như thế nào? Để đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu tác động của lãi suất, lạm phát và tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu gạo ở Việt Nam” với mục tiêu đánh giá được tác động của những nhân tố này, nhằm tìm ra giải pháp thích hợp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lúa gạo ở Việt Nam. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn nghiên cứu cơ sở lý thuyết về hoạt động xuất khẩu, thương mại quốc tế. Trên nền tảng đó tác giả tiến hành đánh giá, đo lường mức độ tác động của các nhân tố nghiên cứu đến tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam. Và đề xuất các giải pháp trong việc tổ chức điều hành nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam. Với đề tài “Nghiên cứu tác động của lãi suất, lạm phát và tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu gạo ở Việt Nam”, luận văn đặt ra và tập trung giải quyết các câu hỏi sau: - Liệu ba nhân tố được đề cập là lãi suất, lạm phát, tỷ giá hối đoái có mối liên hệ với kim ngạch xuất khẩu gạo ở Việt Nam hay không? - Và nếu có thì các nhân tố này tác động theo xu hướng như thế nào? 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Sự ảnh hưởng của ba nhân tố: lạm phát, tỷ giá hối đoái và lãi suất lên hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung Luận văn tập trung nghiên cứu, lượng hóa và đánh giá mức độ tác động của ba nhân tố lạm phát, lãi suất, tỷ giá đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam thông qua các số liệu, mô hình nghiên cứu cụ thể.
  • 15. 3 Sử dụng tiêu chí kim ngạch xuất khẩu để đánh giá thành quả của hoạt động xuất khẩu gạo, là căn cứ để xây dựng biến phụ thuộc cho mô hình, nhằm xem xét tác động từ các yếu tố được lựa chọn. Về thời gian Luận văn sử dụng số liệu sơ cấp từ các nguồn liên quan trong giai đoạn từ tháng 1 năm 2008 đến tháng 3 năm 2019. Về không gian Luận văn nghiên cứu hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trên toàn thế giới. Tuy nhiên, do giới hạn trong quá trình thu thập (dữ liệu thu thập từ các báo cáo sơ bộ ở các khu vực chủ yếu), nên tính chính xác của các số liệu xuất khẩu được sử dụng trong luận văn chỉ mang tính tương đối. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng, với sự hỗ trợ của các công cụ thống kê phân tích là excel và phần mềm STATA để xử lý dữ liệu nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 1/2008 đến tháng 3/2019. Quá trình nghiên cứu được thực hiện cụ thể như sau: - Giới thiệu cơ sở lý thuyết về hoạt động xuất khẩu và các tác động vĩ mô, kết hợp tham khảo các nghiên cứu trước đó cho đề tài này. - Dựa trên cơ sở lý thuyết, bằng chứng thực nghiệm để thiết kế và thực hiện mô hình nghiên cứu định lượng trên phần mềm STATA. - Phân tích mối tương quan giữa các biến, và mức độ ảnh hưởng của các biến đến giá trị xuất khẩu gạo. Tham khảo thêm ý kiến chuyên gia để điều chỉnh mô hình với các biến độc lập, biến phụ thuộc, và thang đo thích hợp. - Dùng thống kê mô tả để kiểm định. 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Ý nghĩa khoa học: củng cố các lý thuyết và cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về tác động của một số nhân tố vĩ mô đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam.
  • 16. 4 Ý nghĩa thực tiễn: tác giả hy vọng từ góc nhìn của luận văn, những kết quả, và phân tích trong bài viết, chính phủ sẽ định hướng được những ảnh hưởng của các nhân tố, để tìm ra biện pháp phù hợp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam, góp phần phát triển kinh tế nước nhà. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng có giải pháp tự bảo vệ mình khỏi những biến động bất lợi cũng như tận dụng cơ hội để đạt hiệu quả kinh doanh tốt nhất. 1.6. Kết cấu của luận văn Chương 01. Giới thiệu Chương 02. Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm Chương 03. Phương pháp nghiên cứu Chương 04. Kết quả nghiên cứu Chương 05. Kết luận và kiến nghị Tài liệu tham khảo Phụ lục Tóm tắt chương 1 Chương 1 trình bày lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu, và mục tiêu cụ thể mà tác giả mong muốn đạt được. Bên cạnh đó, tác giả định hình khung của luận văn thông qua việc làm rõ phạm vi nghiên cứu, phương pháp thực hiện, ý nghĩa và kết cấu của đề tài.
  • 17. 5 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Lý thuyết về thương mại quốc tế Thương mại quốc tế đã xuất hiện từ rất lâu nhưng phải đến cuối thế kỷ 15, những lý thuyết đầu tiên của hoạt động này mới dần hình thành. Ở giai đoạn này, chủ nghĩa trọng thương phát triển với quan điểm khuyến khích xuất khẩu, và hạn chế nhập khẩu. Tuy nhiên, họ lại nhìn nhận thương mại quốc tế như một “trò chơi” với tổng lợi ích bằng không, điều này chỉ đúng trong mô hình thương mại – không sản xuất. Cùng với sự phát triển chung của xã hội, các lý thuyết dần được hoàn thiện và phù hợp hơn. Năm 1776, lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith cho rằng mỗi quốc gia có một lợi thế nhất định, và thương mại quốc tế sẽ giúp cho nguồn lực được sử dụng hiệu quả hơn xét trên phương diện toàn cầu. Lý thuyết này đã phần nào giải thích được xu hướng xuất khẩu của một số mặt hàng nhất định ở các quốc gia. Nhưng vấn đề đặt ra lúc này là vẫn có một số quốc gia hoàn toàn không có lợi thế về mặt hàng nào, nhưng họ vẫn xuất khẩu. Và David Ricardo đã trả lời cho câu hỏi này với lý thuyết lợi thế so sánh vào năm 1817: tạo ra lợi thế từ quy mô sản xuất, phân công lao động quốc tế - đây là một trong những lý thuyết quan trọng của thương mại quốc tế nhưng vẫn còn hạn chế khi cho rằng lao động là yếu tố duy nhất tạo ra giá trị. Một lý thuyết khác ra đời vào năm 1936 của Gottfried Haberler đưa ra ý tưởng về chi phí cơ hội: với đường biên giới hạn nguồn lực, ta sẽ phải hy sinh một đơn vị sản phẩm này để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm khác. Điều này giải thích cho nhu cầu thương mại quốc tế giữa các quốc gia: trao đổi các nguồn lực dư thừa lấy các nguồn lực khan hiếm (dựa trên cơ sở các sản phẩm tạo ra). Những năm gần đây, lý thuyết về thương mại quốc tế hiện đại cũng được các nhà kinh tế học phát triển để phù hợp hơn cho bối cảnh hội nhập toàn cầu. Tiêu biểu có thể kể đến lý thuyết năng lực cạnh tranh quốc gia của Michael E. Porter. Theo đó, cơ sở cạnh tranh của các quốc gia được hình thành từ bốn yếu tố chính: chiến lược, cơ cấu và cạnh tranh nội bộ ngành – các điều kiện về phía cầu – các ngành công nghiệp bổ trợ và liên quan – các điều kiện về yếu tố sản xuất (mô hình kim cương). Ông cho rằng một quốc
  • 18. 6 gia nên xuất khẩu mặt hàng có lợi thế trên cả bốn yếu tố trên, và nhập khẩu những mặt hàng không thuận lợi. Nhìn chung, thương mại quốc tế (ngoại thương) là một hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ xuyên biên giới giữa các quốc gia. Hoạt động này tác động đến toàn bộ nền kinh tế thế giới. Chính nhờ tính chất toàn cầu đã đề cập ở trên, thương mại quốc tế sẽ tạo cơ hội cho người tiêu dùng trên toàn thế giới được sử dụng các hàng hóa, dịch vụ mà nước sở tại chưa có. Trên góc độ quốc gia, thương mại quốc tế còn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, vốn, cũng như tài nguyên nếu các nước tham gia vào hoạt động này tận dụng tốt thế mạnh của mình trong quá trình chuyên môn hóa. Hai hoạt động chính tạo nên tính toàn cầu cho thương mại quốc tế là xuất khẩu và nhập khẩu. Trong đó, xuất khẩu là hình thức cung cấp dịch vụ, hàng hóa từ nước sở tại (hay còn gọi là nước xuất khẩu) sang các nước khác. Ngược lại, nhập khẩu là việc nước sở tại (nước nhập khẩu) sử dụng các sản phẩm dịch vụ cung cấp từ nước ngoài. Trong Luật Thương mại năm 2005- 36/2005/QH11 cũng đưa ra định nghĩa cụ thể cho hai khái niệm này như sau: - Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. - Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Trong phạm vi của luận văn, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu lý thuyết hoạt động thương mại quốc tế ở khía cạnh xuất khẩu mặt hàng gạo. 2.1.2. Vai trò của xuất khẩu gạo Xuất khẩu gạo là một quy trình khép kín, được tạo thành từ một chuỗi những nghiệp vụ phức tạp có liên quan chặt chẽ với nhau. Để đạt được hiệu quả khi thực hiện, một thương vụ xuất khẩu gạo thường được tiến hành qua các bước: - Nghiên cứu thị trường quốc tế
  • 19. 7 - Lựa chọn nguồn cung và lên kế hoạch thu mua - Lựa chọn đối tác xuất khẩu - Ký kết hợp đồng - Thực hiện hợp đồng - Đánh giá hiệu quả của quá trình Cùng với nhập khẩu, hoạt động xuất khẩu vốn đã có mặt từ rất lâu đời, là cột mốc đánh dấu sự phát triển của hình thức thương mại quốc tế. Hình thức trao đổi xuyên biên giới này được thực hiện cho hầu hết mọi loại hàng hóa, dịch vụ từ hàng tiêu dùng, nhu yếu phẩm, khoáng sản, đến các mặt hàng máy móc thiết bị công nghệ cao. Hoạt động này được xem là một hình thức của mối quan hệ xã hội, giúp phân phối lại nguồn lực, tài nguyên,…giữa các quốc gia nhằm đem lại lợi ích tối ưu cho người tiêu dùng cuối cùng, cũng như sự phát triển chung cho nền kinh tế thế giới. Trải qua nhiều thời kỳ phát triển, xuất khẩu ngày càng thể hiện vai trò của mình trong việc phản ánh sự phụ thuộc kinh tế giữa các quốc gia, đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu ngày một lan tỏa hiện nay. Xuất khẩu nói riêng hay thương mại quốc tế nói chung dựa trên cơ sở lợi thế so sánh giữa các quốc gia. Lợi thế so sánh này có thể là các lợi thế khách quan như vị trí địa lý, khí hậu, khoáng sản,… cũng có thể đến từ sự phát triển khoa học công nghệ. Do sự chênh lệch này, các quốc gia sẽ lựa chọn các sản phẩm thế mạnh của mình để chuyên môn hóa, giảm chi phí sản xuất cho cả nền kinh tế toàn cầu, và phát sinh nhu cầu mậu dịch giữa các quốc gia. Điều này dẫn đến sự phụ thuộc kinh tế chúng ta đã đề cập ở trên. Như vậy, chuyên môn hóa sẽ đem lại lợi ích cho cả nước xuất khẩu (thu được ngoại tệ) và cho nước nhập khẩu (mua được hàng hóa, dịch vụ giá rẻ). Từ đó, tạo điều kiện để các quốc gia có thể đầu tư, nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình, rút ngắn chênh lệch kinh tế với các quốc gia phát triển khác.  Việt Nam là một đất nước nông nghiệp lâu đời với khí hậu phù hợp cho việc trồng lúa nước, đây cũng được xem là lợi thế của nước ta khi so sánh với các quốc gia khác. Cùng với sự phát triển chung của đất nước, nền nông nghiệp cũng có những bước phát triển nhanh chóng. Mặc dù thay đổi cơ cấu cây trồng làm giảm diện tích trồng lúa so với các cây trồng khác, nhưng việc tăng tỷ trọng trồng các giống lúa chất lượng cao
  • 20. 8 giúp cho hạt gạo của Việt Nam có sức cạnh tranh hơn, thu được nhiều ngoại tệ hơn (do giá tăng), và thâm nhập được vào các thị trường cao cấp, khó tính. Đứng trong Top ba quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, lợi ích chúng ta nhận được không chỉ là hàng nghìn tỷ ngoại tệ thu về hàng năm tạo điều kiện để đầu tư, phát triển các lĩnh vực khác, mà còn là cơ hội việc làm cho rất nhiều lao động khu vực nông thôn, giảm thất nghiệp, ổn định xã hội. 2.1.3. Các hình thức xuất khẩu gạo Hoạt động xuất khẩu được diễn ra với nhiều hình thức đa dạng. Nhưng đối với xuất khẩu lúa gạo ở Việt Nam chủ yếu được diễn ra theo ba hình thức: Xuất khẩu trực tiếp. các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ trực tiếp trao đổi với đối tác để thỏa thuận về các điều khoản hợp đồng. Hình thức này sẽ giúp hai bên dễ dàng bàn bạc, tránh những hiểu lầm đáng tiếc và tăng lợi nhuận do không phải thông qua bên trung gian. Bên cạnh đó, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ chủ động được khâu chuẩn bị, và điều chỉnh kịp thời theo thị trường. Tuy nhiên hình thức này cũng đòi hỏi doanh nghiệp xuất khẩu cần trang bị đầy đủ những kiến thức về thị trường, và có nguồn nhân lực đáp ứng đủ trình độ cho các nghiệp vụ. Xuất khẩu gián tiếp (ủy thác). là hình thức xuất khẩu có sự xuất hiện của bên trung gian (nhận ủy thác) để hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu (bên ủy thác). Áp dụng hình thức này, doanh nghiệp xuất khẩu phải trích một phần lợi nhuận cho nhân tố trung gian. Tuy nhiên, họ sẽ tránh được rủi ro bị ép giá do thiếu hiểu biết về thị trường, và có thể tập trung vào chuyên môn của mình hơn. Xuất khẩu theo định thư giữa hai chính phủ. doanh nghiệp xuất khẩu căn cứ theo chỉ tiêu của nhà nước giao để tiến hành xuất khẩu gạo cho chính phủ nước ngoài trên cơ sở nghị định thư đã ký giữa hai Chính phủ. Khoản thanh toán trong trường hợp này được đảm bảo bởi chính phủ, và giá cả cũng xác lập ở mức hợp lý để đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong đó, hình thức xuất khẩu theo định thư sẽ ít chịu rủi ro về biến động lạm phát, tỷ giá, lãi suất hơn so với hai hình thức còn lại do được đảm bảo bởi chính phủ. Tuy nhiên, không phải DNXK nào cũng có đủ điều kiện để xuất khẩu theo hình thức này. Vì
  • 21. 9 vậy, việc nhận biết các biến động, ảnh hưởng, rủi ro khách quan từ bên ngoài sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn trước những thay đổi của thị trường. 2.1.4. Các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo Thương mại quốc tế được hình thành dựa trên hai hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Và cũng như thương mại thông thường, nó cũng chịu ảnh hưởng của quy luật cung – cầu. Bên cạnh đó, do là hoạt động thương mại xuyên quốc gia, nên thương mại quốc tế còn bị ảnh hưởng bởi những yếu tố trung gian liên quan đến khoảng cách địa lý, khoảng cách kinh tế giữa hai quốc gia, tỷ giá hối đoái, các hiệp định thương mại và các rào cản thuế quan, cũng như các chính sách khuyến khích xuất – hạn chế nhập khẩu. Trong đó, các nhân tố chính thường được nhắc đến liên quan đến mối quan hệ cung và cầu trong mô hình thương mại quốc tế là quy mô nền kinh tế (được đo bằng thu nhập bình quân đầu người GDP), dân số, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, cơ sở hạ tầng. Mối quan hệ giữa một số các nhân tố đến xuất khẩu được nhà kinh tế Jan Tinbergen lượng hóa lần đầu tiên vào năm 1962 dựa trên lý thuyết của định luật vạn vật hấp dẫn của Newton với nội dung: lực hấp dẫn giữa hai vật thể có tỷ lệ thuận với khối lượng của chúng và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng, với dạng cơ bản: FAB = G * MA∗MB DAB Với FAB là trao đổi thương mại song phương G là hệ số hấp dẫn MA và MB là quy mô 2 nền kinh tế (thu nhập bình quân) DAB là khoảng cách hai quốc gia Nhiều nhà kinh tế học sau này khi nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố có sự tương quan giữa hai quốc gia xuất - nhập khẩu cũng đưa mô hình này vào phân tích kinh tế lượng với dạng mở rộng và tìm thấy mối quan hệ của nhiều biến số khác đối với KNXK như: các hiệp định thương mại (Thorvaldur Gylfason, 1997), lạm phát, tỷ giá (Mohammad Mafizur Rahman, 2010), dân số giữa hai quốc gia (Ngô Thị Mỹ, 2016) … Cũng như những hàng hóa khác, ngoài những nhân tố thuộc về chất lượng sản phẩm hay thuộc về đặc điểm nội tại của ngành, xuất khẩu gạo cũng chịu tác động của những yếu tố vĩ mô như trên. Các nhân tố điển hình đó có thể được phân tích như sau.
  • 22. 10 Thu nhập bình quân của nước xuất khẩu (GDP - XK). Theo lý thuyết kinh tế, thu nhập tăng kéo theo sự phát triển của năng lực sản xuất trong nước. Điều này dẫn đến lượng cung trong nước tăng lên, sản phẩm dư thừa cho nhu cầu nội địa và nguồn cung để xuất khẩu sẽ trở nên dồi dào hơn. Tuy nhiên, xét ở một khía cạnh khác, thu nhập tăng cũng làm tăng nhu cầu tiêu dùng hàng xa xỉ, dẫn đến cầu tăng, nhưng đối với mặt hàng thiết yếu như gạo, việc tăng thu nhập có thể ít ảnh hưởng đến lượng cầu nội địa hơn. Vì vậy, trong điều kiện mà cung nội địa dồi dào và cầu dường như ít thay đổi thì hàng hóa sẽ có xu hướng chuyển dịch ra các thị trường nước ngoài nhiều hơn. Các nghiên cứu của Thorvaldur Gylfason (1997), Ngô Thị Mỹ (2016) cũng đưa ra kết quả cùng chiều cho hai biến số này. Như vậy, đối với từng quốc gia, và mặt hàng cụ thể (hàng thiết yếu, hàng xa xỉ…) sự ảnh hưởng của GDP đến kim ngạch xuất khẩu có thể khác nhau. Nhưng nhìn chung, trong cả lý thuyết và thực tiễn, mối quan hệ này luôn được xem là đồng biến với nhau. Thu nhập bình quân của nước nhập khẩu (GDP - NK). Như đề cập ở trên, thu nhập phản ánh năng lực sản xuất nội tại của một quốc gia. Vì vậy khi GDP của nước nhập khẩu tăng, hàng hóa từ nước ngoài sẽ khó có cơ hội cạnh tranh hơn với hàng trong nước. Nếu chỉ phân tích đến đây, ta có thể sẽ nghĩ rằng hai nhân tố này chuyển động ngược chiều nhau, nhưng thực tế cho thấy mối quan hệ này rất phức tạp. Trong bài nghiên cứu của mình, Ngô Thị Mỹ (2016) đã phân tích ở khía cạnh ngược lại như sau: khi thu nhập tăng, nhu cầu cho mặt hàng thứ cấp sẽ giảm, một số hàng xa xỉ sẽ tăng, do người dân sẽ có xu hướng dùng những sản phẩm chất lượng để nâng cao đời sống hơn. Và việc xác định hàng hóa thứ cấp, hàng hóa thiết yếu hay hàng hóa xa xỉ lại còn tùy thuộc vào vị thế của quốc gia đứng ở vai trò là bên xuất khẩu hay nhập khẩu. Điều này có khả năng làm đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng xa xỉ vào các quốc gia không sản xuất các mặt hàng này. Các nghiên cứu của Winrose Chepng’eno (2017) và Ying Qian và Panos Varangis (1994) cũng đưa ra kết quả cho thấy tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa hai biến số GDP-NK và xuất khẩu. Trong phạm vi của luận văn, lúa gạo là mặt hàng thiết yếu – khi GDP tăng, nước nhập khẩu sẽ tập trung sản xuất và nâng cao chất lượng sản
  • 23. 11 phẩm để giảm nhu cầu nhập khẩu (Ngô Thị Mỹ, 2016). Như vậy, GDP –NK sẽ tác động ngược chiều đến xuất khẩu gạo. Dân số của nước xuất khẩu. Dân số liên quan đến nguồn nhân lực, ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực sản xuất của quốc gia. Vì vậy, dân số tăng sẽ tạo nên lợi thế của nguồn lao động về mặt số lượng, tạo động lực để gia tăng xuất khẩu. Nhưng trong thời kỳ công nghệ khoa học ngày càng phát triển, số lượng lao động tăng là không đủ để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy khi xem xét nhân tố này, ngoài yếu tố số lượng, cần phải đánh giá cả chất lượng nguồn nhân lực, cũng như mức độ già hóa dân số. Mặt khác, dân số nước xuất khẩu còn đại diện cho quy mô thị trường (cầu nội địa). Vì vậy, dân số tăng có thể dẫn đến lượng hàng hóa dùng cho xuất khẩu giảm, do tập trung phục vụ cho nhu cầu trong nước nhiều hơn. Trong trường hợp này, biến dân số sẽ có tác động ngược chiều với xuất khẩu. Như vậy, dân số của nước xuất khẩu có thể tác động cùng chiều hoặc ngược chiều với KNXK (Ngô Thị Mỹ, 2016). Dân số của nước nhập khẩu. dân số của nước nhập khẩu cũng được xem xét dưới hai góc độ: nguồn lao động và cầu về hàng. Cụ thể, (i) dân số tăng kéo theo lượng cầu tăng khiến cho nhu cầu về hàng nhập khẩu tức là KNXK của đối tác tăng; (ii) Mặt khác, dân số tăng cũng giúp mở rộng quy mô lao động trong nước làm tăng khả năng sản xuất dẫn tới tăng kết quả sản xuất. Khi đó, sản xuất trong nước cũng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng dẫn đến KNNK hàng hóa giảm (cũng tức là KNXK của quốc gia đối tác giảm) (Ngô Thị Mỹ, 2016). Tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và có tác động mạnh mẽ lên xuất khẩu. Đây cũng là lý do rất nhiều nhà kinh tế đã nghiên cứu về mối quan hệ này để đưa ra những giải pháp thích hợp cho từng mặt hàng, môi trường kinh tế và bối cảnh xã hội cụ thể. Dựa trên các lý thuyết kinh tế, Ngô Thị Mỹ (2016) đã tiếp cận mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và xuất khẩu theo hai khía cạnh: - Về lượng: Khi đồng nội tệ của một quốc gia giảm giá so với các đồng tiền khác, giá cả của hàng hóa xuất khẩu tính theo ngoại tệ sẽ giảm, khi đó cầu
  • 24. 12 quốc tế của hàng hóa từ quốc gia này sẽ tăng, làm cho sản lượng xuất khẩu tăng. Ngược lại, nếu đồng nội tệ tăng giá so với ngoại tệ thì sẽ khiến cho sản lượng xuất khẩu giảm. - Kim ngạch xuất khẩu: KNXK phụ thuộc vào cả lượng và giá, nên ngoài xem xét đến lượng, còn cần nhìn nhận đến độ co giãn của giá: Nếu cầu hàng hóa là co giãn đối với giá thì khi tỷ giá ngoại tệ so với nội tệ tăng lên sẽ khiến tổng kim ngạch xuất khẩu tính theo ngoại tệ tăng lên. Nếu cầu hàng hóa ít co giãn thì khi tỷ giá tăng sẽ khiến kim ngạch xuất khẩu tính theo ngoại tệ giảm đi. Như vậy, việc hướng tác động của tỷ giá hối đoái lên KNXK còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự co giãn về giá xuất khẩu. Điều này cũng đồng nghĩa rằng mỗi doanh nghiệp cần có những phương hướng, chiến lược riêng cho sản phẩm của mình trước rủi ro tỷ giá để có thể tối đa hóa lợi nhuận. Theo một số các nghiên cứu mà tác giả thu thập được, chiều hướng tác động của tỷ giá (theo yết trực tiếp) lên KNXK thể hiện cùng chiều (xem mục 2.2). Lạm phát. Kinh tế vĩ mô định nghĩa lạm phát là sự tăng lên liên tục của mức giá chung, hay đơn giản là sự mất giá của đồng tiền. Trên phương diện tiền tệ, lạm phát sẽ làm cho đồng tiền nội tệ mất giá so với ngoại tệ. Hay nói cách khác, nếu bỏ qua những yếu tố còn lại, lạm phát tăng đồng nghĩa với tỷ giá hối đoái tăng. Và cũng như trường hợp tỷ giá được phân tích ở trên, chiều tăng/giảm của tỷ giá sẽ chính là chiều hướng ảnh hưởng lên xuất khẩu gạo. Như vậy, xét ở góc độ ảnh hưởng thông qua tỷ giá, lạm phát có thể có xu hướng biến động cùng chiều với kim ngạch xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, lạm phát tác động xấu lên chi phí đầu vào của các doanh nghiệp xuất khẩu, đẩy giá bán ra tăng lên. Như vậy, lạm phát có thể tác động lên xuất khẩu theo hai hướng khác nhau. Và hướng tác động nào có ảnh hưởng mạnh hơn còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể nền kinh tế, và hướng giải quyết của doanh nghiệp. Ở nghiên cứu của Ngô Thị Mỹ (2016) khi nghiên cứu về xuất khẩu nông sản (đi sâu vào xuất khẩu gạo và cà phê), cơ chế ảnh hưởng của lạm phát đến xuất khẩu được luận
  • 25. 13 giải như sau: lạm phát tăng đẩy giá hàng hóa trong nước nâng lên, làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước so với nước ngoài. Khi lạm phát giảm, giá hàng hóa trong nước giảm giúp tăng năng lực cạnh tranh khiến cho lượng hàng hóa trong nước xuất khẩu nhiều hơn. Như vậy, nhân tố lạm phát tác động ngược chiều đến kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu lại cho thấy hai chiều ảnh hưởng của nhân tố này trong ngắn hạn: cùng chiều đối với mặt hàng gạo, và ngược chiều đối với cà phê (không có giá trị thống kê đối với nông sản nói chung). Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của Thorvaldur Gylfason (1997) cho rằng hai biến số này có mối tương quan ngược chiều nhau. Lãi suất. Nhìn chung, lãi suất là một công cụ quan trọng điều tiết vĩ mô. Vì vậy mà nó cũng sẽ có ảnh hưởng ít nhiều đến tất cả các yếu tố khác của nền kinh tế, bao gồm cả xuất khẩu. Tuy nhiên, lãi suất có ảnh hưởng gián tiếp đến xuất khẩu thông qua các nhân tố khác như tỷ giá hối đoái và lạm phát. Vì vậy, hầu như ở Việt Nam vẫn chưa có nghiên cứu nào cho mối quan hệ này. Mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá hối đoái được đề cập trong lý thuyết “Ngang bằng lãi suất” như sau: “khi có sự chênh lệch lãi suất giữa hai quốc gia sẽ được bù đắp lại bằng sự chênh lệch giữa tỷ giá của 2 loại đồng tiền của hai quốc gia này”. Nói một cách dễ hiểu, lãi suất tăng sẽ thu hút dòng vốn vay ngắn hạn trên thị trường quốc tế, những người nắm giữ ngoại tệ sẽ có xu hướng đổi sang đồng nội tệ để cho vay với lãi suất cao hơn, làm cho cung nội tệ tăng. Kết quả là đồng nội tệ sẽ tăng giá hơn so với ngoại tệ, làm cho tỷ giá giảm (ngược chiều). Trong khi đó, mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất danh nghĩa được thể hiện qua phương trình của hiệu ứng Fisher: “Lãi suất danh nghĩa = tỷ lệ lạm phát + lãi suất thực” Lãi suất thực được quyết định bởi cung và cầu vốn vay. Theo lý thuyết “Số lượng tiền tệ” thì tốc độ tăng của lưu lượng tiền tệ quyết định tỷ lệ lạm phát. Trong dài hạn, khi trạng thái cân bằng được thiết lập, sự thay đổi của cung tiền không có ảnh hưởng gì đến lãi suất thực tế cũng như các biến thực tế khác. Vì lãi suất thực tế không đổi nên lãi suất
  • 26. 14 danh nghĩa sẽ được điều chỉnh theo tỷ lệ một - một với sự thay đổi của lạm phát (cùng chiều). Thông qua mối quan hệ giữa xuất khẩu và lạm phát cũng như tỷ giá hối đoái đã được luận giải ở trên, cùng với những phân tích về mối quan hệ giữa lãi suất với lạm phát và tỷ giá hối đoái, ta có thể đưa ra chiều hướng tác động của lãi suất lên xuất khẩu thông qua nhân tố như sau: - Lãi suất – (Tỷ giá hối đoái) – Xuất khẩu: có thể cùng chiều hoặc ngược chiều (do tác động không rõ ràng của tỷ giá). - Lãi suất – (Lạm phát)– Xuất khẩu: ngược chiều (xét theo nghiên cứu của Ngô Thị Mỹ (2016), liên quan đến xuất khẩu nông sản). Khoảng cách giữa hai quốc gia. Theo Ngô Thị Mỹ (2016), khoảng cách của hai quốc gia nhập khẩu và xuất khẩu ở đây được xem xét ở hai góc độ. - Khoảng cách về sự phát triển: Các quốc gia thường có nhu cầu xuất khẩu những loại hàng hóa mà bản thân họ cũng sử dụng, và đang dư thừa (cung lớn hơn cầu nội địa). Đối với hai quốc gia ít có khoảng cách về trình độ phát triển sẽ dễ tương đồng hơn về thị hiếu tiêu dùng, cũng như yêu cầu về chất lượng. Và sản phẩm mà quốc gia xuất khẩu làm ra sẽ có khả năng được chấp nhận ở thị trường của quốc gia nhập khẩu. Ngược lại, sự khác biệt lớn về trình độ phát triển đem lại nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu. Minh chứng cụ thể của sự ảnh hưởng này là các mặt hàng gạo của nước ta đã phải mất một khoảng thời gian để cải thiện chất lượng nhằm đảm bảo tiêu chuẩn nhập khẩu của một số quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Pháp,… - Khoảng cách về mặt địa lý: Trong hoạt động thương mại nói chung và thương mại quốc tế nói riêng, khoảng cách địa lý vẫn luôn là một vấn đề đáng quan tâm. Khi khoảng cách giữa hai bên mua và bán quá xa nhau, chi phí vận chuyển sẽ trở thành một vấn đề đáng cân nhắc, lộ trình và phương tiên vận chuyển được lựa chọn phải phù hợp với mặt hàng. Thời gian vận chuyển kéo dài cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm (ở đây mặt hàng lúa gạo yêu cầu điều kiện bảo quản nhất định). Vì vậy các quốc gia thường lựa chọn các “bạn hàng” phù hợp cho từng mặt hàng, và ưu tiên giao thương với những quốc gia trong khu vực (thông qua các chính sách khuyến khích, mở cửa, các hợp
  • 27. 15 đồng ưu đãi). Các số liệu ngành lúa gạo Việt Nam cũng cho thấy thị trường xuất khẩu chủ yếu của chúng ta tập trung vào khu vực châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á. - Kết quả nghiên cứu của Mohammad Mafizur Rahman (2010), Norman D. Aitken (1973) cũng cho thấy bằng chứng về mối quan hệ ngược chiều này. Các hiệp định thương mại quốc tế. Trong bài nghiên cứu của mình, Ngô Thị Mỹ (2016) đã phân tích tầm ảnh hưởng của các mối quan hệ quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu thông qua các lập luận như sau: Xu hướng toàn cầu hóa với việc tham gia vào các liên minh kinh tế, và ký kết một số các hiệp định thương mại tự do, đã cho phép hàng hóa xuất khẩu của nước ta dễ dàng thâm nhập vào các thị trường nước ngoài hơn. Khi các mục tiêu giảm thuế, giảm giá được thực hiện, và các hàng rào mậu dịch bị loại bỏ, mối quan hệ kinh tế song phương thiết lập sẽ đem lại nhiều lợi ích cho cả nước xuất khẩu lẫn nhập khẩu. Đây sẽ là tác nhân tích cực hay là rào cản đối với một quốc gia còn phụ thuộc vào các quan hệ kinh tế quốc tế giữa quốc gia đó với các quốc gia khác trong liên minh kinh tế. Xem xét trên kết quả phân tích từ các nghiên cứu thực nghiệm của Thorvaldur Gylfason (1997), Ngô Thị Mỹ (2016) đều cho thấy việc tham gia vào các hiệp định thương mại này đã đem đến nhiều chuyển biến tích cực cho nước xuất khẩu. Trên đây chỉ là một số nhân tố cơ bản tác động đến hoạt động xuất khẩu, nhưng trên thực tế vẫn còn rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác tùy thuộc vào mặt hàng cũng như đặc trưng riêng của quốc gia, dẫn đến kết quả của một thời kỳ xuất khẩu. Mặt khác, các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu có mối liên quan chặt chẽ và tương tác lẫn nhau, nên việc xem xét tác động của từng nhân tố chỉ mang tính tương đối. 2.2. Một số nghiên cứu thực nghiệm Như đã đề cập từ phần giới thiệu, từ khi hình thành, hoạt động xuất khẩu vẫn luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế của các quốc gia. Tuy nhiên, cũng giống như rất nhiều các hoạt động kinh tế xã hội khác, xuất khẩu chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Chính vì vậy mà trên thế giới đã có không ít những những nghiên cứu xoay quanh vấn đề này. Để phân tích tác động của những ảnh hưởng này, các nghiên cứu thường thông qua hai phương pháp phân tích chính là định tính và định lượng.
  • 28. 16 Phân tích định tính là cách mà người nghiên cứu phân tích dựa trên cơ sở lý luận, kinh nghiệm của chính bản thân hoặc những nghiên cứu trước đó để đưa ra đánh giá về vấn đề nghiên cứu. Trong khi đó, phương pháp định lượng lại dùng cách lượng hóa các ảnh hưởng một cách thông qua các mô hình hồi quy. Đối với phương pháp này, ảnh hưởng từ các nhân tố đến đối tượng nghiên cứu sẽ được cụ thể hóa hơn, từ đó giúp người nghiên cứu đề xuất phương án giải quyết phù hợp hơn so với kết quả mang tính tổng quát từ phương pháp định tính. Tuy nhiên, việc xây dựng mô hình cũng như thu thập số liệu cho những biến định lượng có thể gặp phải khó khăn đối với một số nhân tố (như chính sách, chất lượng hàng hóa,…), nên tùy thuộc vào biến độc lập mà người nghiên cứu sẽ lựa chọn phương pháp nghiên cứu thích hợp, hoặc kết hợp cả hai phương pháp để đạt kết quả phù hợp. 2.2.1. Các nghiên cứu quốc tế Trong một bài nghiên cứu của nhóm tác giả Ying Qiang và Panos Varangis (1994) về việc xem xét tác động của biến động tỷ giá hối đoái đến khả năng xuất khẩu (tỷ giá được yết theo phương pháp gián tiếp), đã thu thập số liệu về giá và lượng xuất khẩu Canada, Nhật Bản, Australia (xuất khẩu sang Hoa Kỳ), Thụy Điển, Hà Lan, Anh (số liệu tổng hợp) trong giai đoạn từ tháng 1/1974 đến tháng 12/1990 (số liệu theo tháng), cùng với các số liệu khác về những biến liên quan để xây dựng mô hình phân tích định lượng ARCH-M. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng xuất khẩu với hóa đơn được lập bởi đồng ngoại tệ sẽ chịu tác động ngược chiều với những biến động trong tỷ giá hối đoái (trường hợp Canada, Australia, Nhật). Ngược lại, việc lập hóa đơn với đồng nội tệ sẽ giúp doanh nghiệp xuất khẩu đẩy được rủi ro cho bên nhập khẩu. Mở rộng vấn đề, chúng ta nhận thấy thương mại giữa quốc gia phát triển và đang phát triển thường được lập theo đồng tiền của nước phát triển hoặc đồng USD, vì vậy việc xuất khẩu ở những quốc gia đang phát triển cũng chịu rủi ro từ biến động tỷ giá như trường hợp của Canada, Australia, Nhật Bản. Bài viết cũng cho thấy ưu điểm của phương pháp thống kê này so với các phương pháp tiếp cận trước đó (mô hình VAR, GARCH) là cung cấp các ước tính hệ số hiệu quả hơn và tránh được vấn đề hồi quy giả.
  • 29. 17 Thorvaldur Gylfason (IMF Working Paper, No. 97/119, 1 September 1997) đã phân tích mối quan hệ giữa xuất khẩu, lạm phát và tăng trưởng kinh tế thông qua số liệu thu thập về tổng khối lượng xuất khẩu của 160 quốc gia và vùng lãnh thổ từ năm 1985 đến 1994. Bằng việc xem xét các số liệu thống kê qua dữ liệu chéo và mô hình hồi quy của các biến số dân số, thu nhập bình quân đầu người, lạm phát, độ mở của nền kinh tế,… tác giả đã đưa ra kết luận về giai đoạn được xem xét như sau: lạm phát cao dẫn đến xuất khẩu giảm, tăng trưởng kinh tế chậm. Một bài nghiên cứu đăng trên tạp chí The Journal of Developing Areas năm 2010 của tác giả Mohammad Mafizur Rahman cũng đóng góp thêm bằng chứng về sự tồn tại của các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên số liệu xuất khẩu của Bangladesh sang 30 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng với các yếu tố được lựa chọn làm biến độc lập cho mô hình trong khoảng thời gian từ năm 1972 đến năm 1999 (số liệu được thu thập hàng năm). Với cách tiếp cận bằng dữ liệu dạng bảng (panel data) và mô hình trọng lực (gravity model), nghiên cứu cũng đưa ra nhận định tương tự về mối quan hệ giữa tỷ giá và xuất khẩu: Xuất khẩu của Bangladesh tăng trưởng khi có sự mất giá của đồng nội tệ. Một bài nghiên cứu khác vào năm 2013 của nhóm tác giả Anca Gherman, George Stefan và Adriana Fili lấy bối cảnh hoạt động xuất khẩu ở Romani với một số nhóm hàng chính (như nguyên liệu thô, dầu, thực phẩm, hóa chất…) xuất khẩu vào thị trường châu Âu trong giai đoạn từ tháng 12/2005 đến tháng 9/2011 cũng sử dụng phương pháp định lượng với phương trình hồi quy đơn giản để đánh giá tác động của tỷ giá hối đoái và độ trễ của tác động này lên xuất khẩu. Kết quả thu được từ nghiên cứu là sự mất giá của đồng tiền Romania tác động tích cực lên xuất khẩu của nước này (ở độ trễ 4 tháng). Sự tăng trưởng trong quá khứ của xuất khẩu cũng là một động lực thúc đẩy cho sự phát triển của chính nó. Đặc biệt, kết quả ở những nhóm hàng thực phẩm có mối quan hệ phụ thuộc với tỷ giá hơn những nhóm hàng khác (độ co giãn cao). Ngoài ra, kiểm định nhân quả Granger còn cho ta biết về mối quan hệ của tỷ giá (yết giá trực tiếp) và lạm phát: khi tỷ giá tăng lên, lạm phát cũng có xu hướng biến động tương tự.
  • 30. 18 Đặc biệt ở lĩnh vực xuất khẩu nông sản, tác giả Winrose Chepng’eno đã đề cập đến ảnh hưởng về tỷ giá (yết trực tiếp) đến tình hình xuất khẩu trà đen ở Kenya như sau: biến động tỷ giá hối đoái tác động tích cực đến xuất khẩu trà đen ở Kenya cả ngắn và dài hạn. Tuy nhiên, ảnh hưởng của biến động này được thấy rõ rệt trong ngắn hạn và trong dài hạn nó không còn là vấn đề lớn đáng quan ngại. Bài nghiên cứu công bố chính thức năm 2017 được tác giả thực hiện bằng cách tiếp cận theo phương pháp độ trễ phân phối tự động (ARDL) để khắc phục lỗi, với dữ liệu nghiên cứu là khối lượng trà đen của 16 quốc gia chủ yếu nhập khẩu trà đen của Kenya, giai đoạn thu thập dữ liệu từ năm 1997 đến 2010 (dữ liệu theo năm). Liên quan đến nông sản, nhóm tác giả Abule Mehare và Abdi K. Edriss (2012) cũng nghiên cứu về đề tài xuất khẩu các loại hạt có dầu với các biến độc lập bao gồm tỷ giá hối đoái (yết giá gián tiếp), GDP và tỷ lệ trao đổi TOT của Ethiopia. Bài nghiên cứu được đăng trên tạp chí Journal of Economics and Sustainable Development. Các công cụ thống kê mô tả được dùng để phân tích dữ liệu, mô hình độ trễ phân phối tự động (ARDL) và các thử nghiệm được đưa ra để kiểm định giả thiết về mối quan hệ giữa cung xuất khẩu hạt có dầu và các biến độc lập. Đối tượng của nghiên cứu là giá trị xuất khẩu hạt có dầu của Ethiopia được thu thập từ năm 1992 đến năm 2010. Kết quả cho thấy xuất khẩu hạt có dầu có mối quan hệ tiêu cực với tỷ giá hối đoái (yết giá gián tiếp). Tuy nhiên sự ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái là không đáng kể, nên sự giảm giá liên tục của đồng nội tệ sẽ không cải thiện nhiều đến khả năng cạnh tranh của xuất khẩu hạt có dầu ở quốc gia này. 2.2.2. Các nghiên cứu trong nước Thêm một bài nghiên cứu khác về các yếu tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam đăng trên tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới - số 3, Trần Nhuận Kiên (2015) và cộng sự của mình đã dùng mô hình trọng lực xử lý số liệu từ năm 1997 đến 2013 để phân tích ảnh hưởng lên kim ngạch xuất khẩu nông sản. Kết quả của nghiên cứu cho thấy tỷ giá hối đoái (yết giá trực tiếp) có tác động lớn đến kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. Điều này đồng
  • 31. 19 nghĩa với việc giá nông sản xuất khẩu của Việt Nam đang phải chịu sự chi phối đáng kể của đồng USD, đồng tiền đang được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế. Tiếp nối ý tưởng trên, Ngô Thị Mỹ (2016) tiếp tục nghiên cứu về đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu một số nông sản của Việt Nam” trong luận án của mình. Trong đó, gạo và cà phê là hai mặt hàng có lợi thế so sánh lớn và kim ngạch xuất khẩu cao, nên được lựa chọn để đi vào nghiên cứu chuyên sâu. Mô hình trọng lực được tác giả lựa chọn để thực hiện ước lượng cho bộ dữ liệu thu thập từ năm 1997 đến năm 2013 (số liệu theo năm). Mô hình lần này cũng đưa ra kết quả về chiều hướng tích cực của tác động tỷ giá lên gạo và cà phê. Bên cạnh đó, mô hình đề cập đến mối quan hệ giữa biến lạm phát và xuất khẩu: biến lạm phát không có ý nghĩa khi thực hiện nghiên cứu với nông sản nói chung nhưng lại thể hiện sự tác động lên xuất khẩu của gạo và cà phê của Việt Nam. Cụ thể đối với mặt hàng gạo, mô hình cho kết quả về tác động cùng chiều của lạm phát lên xuất khẩu. Tuy nhiên, ở mặt hàng cà phê, lạm phát lại có ảnh hưởng tiêu cực. Ngoài ra, với phương pháp nghiên cứu thiên về định tính, Nguyễn Hoàng Giang (2016) cũng có bài nghiên cứu chuyên sâu về tác động của việc điều chỉnh tỷ giá lên năng lực xuất khẩu của Việt Nam. Dựa trên nền tảng của các lý thuyết trước đây, tác giả gợi nhắc về mối quan hệ giữa sự biến động tỷ giá hối đoái và xuất khẩu thông qua các lập luận và ví dụ điển hình. Qua đó, một lần nữa khẳng định “nội tệ có trị giá càng cao thì xuất khẩu càng bị hạn chế, nhập khẩu càng được khuyến khích và ngược lại”.  Tổng quan về tác động của các nhân tố đến hoạt động xuất khẩu qua các nghiên cứu Ta có thể thấy đã có rất nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu, và tùy thuộc vào bối cảnh, cũng như mục tiêu, mà các nghiên cứu lựa chọn các biến và cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, có thể thấy các nghiên cứu trong và ngoài nước đối với ảnh hưởng từ các nhân tố vĩ mô hầu hết đều tập trung vào yếu tố tỷ giá hối đoái. Đây là yếu tố tác động trực tiếp đến cán cân thương mại thông qua sự định giá giữa các đồng tiền. Vì vậy mà tác động của nó lên hoạt động xuất khẩu là khá rõ ràng và ảnh hưởng lớn đến khối lượng xuất khẩu. Do đó, việc nghiên cứu tác động của yếu tố này cụ thể cho
  • 32. 20 từng lĩnh vực, ngành, quốc gia nhằm tìm ra phương án phù hợp để phát triển xuất khẩu cũng được các nhà kinh tế học hết sức quan tâm. Trong khi đó, lạm phát tác động đến xuất khẩu gián tiếp qua tỷ giá hối đoái với việc làm giảm giá trị đồng nội tệ có ảnh hưởng ít hơn, nên biến số này cũng ít được quan tâm hơn trong các nghiên cứu liên quan đến hoạt động xuất khẩu. Đối với tác động từ lãi suất đến xuất khẩu, tác giả vẫn chưa tìm được đề tài nghiên cứu cho vấn đề này. Sự hạn chế này có thể đến từ việc nhận định mức tác động của yếu tố này không đáng kể, do các lý thuyết kinh tế đều cho rằng sự tác động đến hoạt động xuất khẩu của yếu tố này là gián tiếp qua nhiều yếu tố trung gian (lạm phát và tỷ giá). Nhìn chung, các nghiên cứu đều cho kết quả như nhau và phù hợp với lý thuyết về tác động của tỷ giá đến hoạt động xuất khẩu theo cơ chế việc phá giá đơn vị tiền tệ trong nước (làm giảm giá trị đồng tiền nội địa so với các đồng tiền khác) sẽ kích thích khối lượng xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài và ngược lại. Tuy nhiên, các nghiên cứu lại cho hai kết quả trái ngược nhau khi xem xét tác động của biến lạm phát. Điều này cũng đã được đề cập ở lý thuyết, vì vậy việc phá giá đồng tiền hay không còn cần được xem xét ở những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Căn cứ vào dữ liệu thu thập và mục tiêu của nghiên cứu, các mô hình được sử dụng cho dữ liệu dạng chuỗi thời gian (time series) là ARCH-M (autoregressive conditional heteroscedasticity in mean), độ trễ phân phối tự động (ARDL). Mô hình trọng lực (gravity model) được áp dụng cho dữ liệu hỗn hợp (panel data). Như vậy, thông qua các nghiên cứu thu thập được, tác giả rút ra nhận xét như sau: Bên cạnh tỷ giá hối đoái được đưa vào đa số các nghiên cứu, hai yếu tố còn lại là lãi suất và lạm phát ít được chú trọng khi nghiên cứu tác động lên hoạt động xuất khẩu, điều này có thể làm cho góc nhìn về vấn đề bị thu hẹp, dẫn đến những hạn chế khi đề xuất các giải pháp thích hợp. Xét về mô hình nghiên cứu, hai mô hình ARCH-M và ARDL được sử dụng để ước tính cho các nghiên cứu sử dụng dữ liệu dạng chuỗi thời gian. Mặt khác, các nghiên cứu trong nước thu thập được chỉ sử dụng mô hình trọng lực với dữ liệu dạng hỗn hợp, mà chưa có các nghiên cứu thực nghiệm với dữ liệu chuỗi thời gian. Vì vậy, tác giả dự định sẽ tiến hành ước lượng bằng mô hình VAR (hoặc VECM trong trường
  • 33. 21 hợp xảy ra đồng liên kết) và so sánh kết quả với các nghiên cứu tham khảo trong đề tài. Từ đó, cung cấp thêm một mô hình phù hợp cho việc phân tích về những ảnh hưởng của hoạt động xuất khẩu gạo ở Việt Nam. Bảng 2.1.Tóm lược kết quả của các nghiên cứu trước đây Nhân tố Chiều tác động Tác giả (Năm) Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu quốc tế Tỷ giá hối đoái* + Ying Qiang và Mô hình ARCH-M Panos Varangis (1994) Lạm phát - Thorvaldur Gylfason (1997) Các mô hình hồi quy đơn giản. Tỷ giá hối đoái + Mohammad Mafizur Rahman (2010) Mô hình trọng lực (gravity model) Tỷ giá hối đoái* + Abule Mehare và Abdi K. Edriss (2012) Mô hình độ trễ phân phối tự động (ARDL) Tỷ giá hối đoái + Anca Gherman, George Srefan và Adriana Fili (2013) Các mô hình hồi quy đơn giản. Tỷ giá hối đoái + Winrose Chepng’eno (2017) Mô hình độ trễ phân phối tự động (ARDL) Nghiên cứu trong nước Tỷ giá hối đoái + Trần Nhuận Kiên (2015) Mô hình trọng lực (gravity model) Tỷ giá hối đoái + Ngô Thị Mỹ (2016) Mô hình trọng lực (gravity Lạm phát** + model) Tỷ giá hối đoái + Nguyễn Hoàng Giang (2016) Nghiên cứu định tính Chú thích: tác động ngược chiều (-), tác động cùng chiều (+). *Để tiện cho việc so sánh các kết quả, tỷ giá hối đoái ở trên được quy đổi sang yết giá trực tiếp (tỷ giá thể hiện giá nội tệ của một đơn vị ngoại tệ). ** Đối với mặt hàng gạo xuất khẩu. Nguồn: Tổng hợp của tác giả Xuất khẩu gạo chịu ảnh hưởng từ rất nhiều các nhân tố. Câu hỏi đặt ra ở đây là chúng ta sẽ lựa chọn nhân tố nào để đưa vào mô hình nghiên cứu? Lãi suất được xem là một trong những công cụ đặc biệt mà chính phủ có thể tác động để điều hành các chính sách vĩ mô, và có ảnh hưởng lên tất cả mọi hoạt động kinh tế kể cả xuất khẩu. Lý thuyết kinh tế và thực tiễn cho thấy một chính sách lãi suất hợp lý có
  • 34. 22 vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều hành tổng thể nền kinh tế nói chung. Là một thành phần của nền kinh tế, hoạt động xuất khẩu gạo cũng sẽ chịu tác động từ nhân tố lãi suất, nhưng cho đến hiện tại đề tài nghiên cứu về mối quan hệ này vẫn còn rất hạn chế. Mặt khác, do ảnh hưởng rộng đến tất cả các khía cạnh của nền kinh tế với nhiều mức độ khác nhau, việc nghiên cứu ảnh hưởng cụ thể của lãi suất lên xuất khẩu gạo sẽ chi tiết hơn về sự tác động của lãi suất, để các nhà hoạch định chính sách lựa chọn những quyết định phù hợp, và các doanh nghiệp ứng biến kịp thời với các rủi ro. Trong khi đó, tỷ giá là một trong những nhân tố tác động trực tiếp và có ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu (thông qua giá cả). Chúng ta cũng đã thấy việc phá giá liên tục đồng Nhân dân Tệ (NDT) trong những năm gần đây giúp cho Trung Quốc tăng mạnh xuất khẩu vào các nước, tuy nhiên điều này cũng mang đến rủi ro lạm phát tăng cao và gây sức ép làm cho nền kinh tế tăng trưởng chậm lại. Hiểu được tầm quan trọng của nhân tố này, đã có không ít nghiên cứu trong và ngoài nước xoay quanh việc xem xét biến động của tỷ giá lên xuất khẩu. Nhưng trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện nay, cùng với sự sụt giảm của tỷ trọng xuất khẩu gạo tổng KNXK, các đề tài liên quan đến ảnh hưởng tỷ giá lên xuất khẩu gạo cũng ít được quan tâm hơn. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận trên tổng thể, gạo vẫn là mặt hàng thiết yếu, và xuất khẩu gạo qua các giai đoạn vẫn giữ được vị trí nhất định, đem lại nguồn thu ngoại tệ ổn định cho quốc gia. Vì vậy, hiểu được những nguy cơ và cơ hội mà nhân tố này đem lại cho hoạt động xuất khẩu gạo sẽ giúp ích không nhỏ để các nhà hoạch định chính sách, và các doanh nghiệp trong ngành đạt được mục tiêu của mình. Xét về lạm phát, nhân tố này ảnh hưởng đến giá bán nội địa, từ đó gây sức ép lên nguồn cung gạo cho xuất khẩu, nên cũng gây ra ảnh hưởng nhất định đến giá xuất khẩu. Lạm phát cũng kéo theo sự điều chỉnh về tỷ giá hối đoái tác động lên giá gạo xuất khẩu theo hướng ngược lại. Bỏ qua các yếu tố khác, lạm phát ảnh hưởng lên xuất khẩu chủ yếu thông qua sự co giãn về giá đối với từng mặt hàng khác nhau. Vì thế mà tác động của nó đối với từng loại hàng hóa, và quốc gia hầu như cũng không có sự trùng lặp. Cũng với lý do nêu trên, những nghiên cứu về tác động của lạm phát đến xuất khẩu gạo ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Và chúng ta hoàn toàn có thể mắc sai lầm khi ra quyết định liên
  • 35. 23 quan đến xuất khẩu gạo dựa trên những nghiên cứu về mối quan hệ giữa lạm phát và hoạt động xuất khẩu các mặt hàng khác, hoặc các bài nghiên cứu ở bối cảnh khác do tính đặc thù của mặt hàng cũng như quốc gia xuất và nhập khẩu. Có thể nói đây là một biến số có ảnh hưởng khá phức tạp lên hoạt động xuất khẩu gạo ở Việt Nam mà vẫn còn rất ít được khai thác. Bên cạnh những phân tích nói trên, yếu tố lãi suất, tỷ giá và lạm phát còn thể hiện cụ thể qua các số liệu biến động từng ngày, thậm chí từng giờ theo sự thay đổi của thị trường. Sự biến động liên tục và phức tạp của các nhân tố này tác động ngược lại lên thị trường, có thể gây ra những ảnh hưởng không mong muốn lên hoạt động xuất khẩu gạo. Vì vậy, việc tìm hiểu chiều hướng tác động cũng như mức ảnh hưởng của ba nhân tố này có thể góp phần hoàn thiện hơn các chính sách, và giúp các doanh nghiệp chủ động phòng ngừa rủi ro thậm chí lựa chọn đánh đổi để đạt được mục tiêu trong trường hợp cần thiết. Các nhân tố kể trên đều xét trong điều kiện riêng lẻ, đều có tác động nhất định đến hoạt động xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, trên thực tế, các nhân tố này không đứng một mình, mà chúng là những phần tử tương tác, hòa quyện lẫn nhau tạo nên bức tranh tổng thể chung vận hành kinh tế - xã hội. Các tương tác này có thể cộng hưởng góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, nhưng cũng có trường hợp tác động ngược nhau để gây ra những bất lợi cho hoạt động xuất khẩu. - Mối quan hệ tỷ giá - lạm phát: Nhắc đến mối quan hệ này, lý thuyết “Ngang giá sức mua” thường được đề cập đến với nội dung như sau: “trong chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, tỷ giá hối đoái sẽ điều chỉnh để loại trừ những khác biệt về tỷ lệ lạm phát giữa các nước có quan hệ thương mại với nhau nhằm duy trì sự cân bằng cán cân thanh toán”. Như vậy, khi chỉ số lạm phát tăng lên, giá cả hàng hóa tăng, đồng nghĩa với giá trị đồng nội tệ giảm. Đồng tiền trong nước sẽ mất giá so với ngoại tệ, hay nói cách khác tỷ giá hối đoái lúc này tăng (một đồng USD phải dùng nhiều đồng VND hơn để quy đổi). Do giá của hàng hóa rẻ hơn so với nước ngoài, cơ hội cạnh tranh về giá cho các mặt hàng xuất khẩu sẽ gia tăng. Ngược lại, sự sụt giảm của tỷ lệ lạm phát làm cho đồng tiền nội địa tăng giá (tỷ giá hối đoái giảm), gây tác động tiêu cực đến xuất khẩu. Như vậy, lạm
  • 36. 24 phát và tỷ giá hối đoái có mối tương quan cùng chiều nhau, và gây tác động cộng hưởng lên hoạt động xuất khẩu. - Như đã phân tích ở phần “Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo”, lãi suất danh nghĩa tác động gián tiếp đến hoạt động xuất khẩu thông qua các nhân tố tỷ giá hối đoái và lạm phát. Vì vậy, ở đây ta không tiếp tục xem xét sự cộng hưởng hoặc bù trừ ở hai cặp nhân tố này.  Mặt khác, chiều tác động ngược lại từ kim ngạch xuất khẩu gạo lên các yếu lạm phát, tỷ giá hối đoái và lãi suất cũng có khả năng xảy ra, nếu nó chiếm trọng số đủ lớn. Đối với lãi suất: Như chúng ta biết lãi suất thường là công cụ để điều chỉnh nền kinh tế, và các lý thuyết hầu như chỉ đề cập đến yếu tố kỳ vọng, hoặc cung - cầu tiền tác động đến lãi suất. Vì vậy trong mối quan hệ này, ta có thể giải thích như sau: xuất khẩu giảm làm giảm nguồn thu ngoại tệ, hay nói cách khác nguồn cung ngoại tệ giảm so với đồng nội tệ dẫn đến một sự tăng giá của đồng ngoại tệ (tỷ giá, lạm phát tăng). Khi các chỉ số kinh tế biến động vượt ngưỡng cho phép dẫn đến NHNN phải thực hiện các biện pháp điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi để làm giảm sự mất giá của đồng nội tệ. Ngược lại, xuất khẩu phát triển giúp cho quốc gia thu được nhiều ngoại tệ hơn, lại làm cho tỷ giá và lạm phát có chiều hướng giảm đi. Trong những trường hợp cần thiết, lãi suất sẽ được điều chỉnh giảm để kích thích nền kinh tế tăng trưởng. Đối với tỷ giá hối đoái: Kim ngạch xuất khẩu liên quan trực tiếp đến tài khoản vãng lai, gây ra tác động ngược lại đến tỷ giá như sau: Khi kim ngạch xuất khẩu giảm kéo theo sự sụt giảm nguồn thu ngoại tệ, và thâm hụt tài khoản vãng lai. Các khoản vay nợ nước ngoài sẽ tăng để tài trợ thâm hụt, dẫn đến nhu cầu mạnh mẽ về đồng ngoại tệ thanh toán cho các giao dịch này. Đồng ngoại tệ tăng giá sẽ dẫn đến tỷ giá hối đoái tăng. Cũng như luận giải trên, tỷ giá hối đoái sẽ có chiều hướng giảm do cung ngoại tệ tăng ở trường hợp xuất khẩu tăng. Đối với lạm phát: Mối quan hệ giữa lạm phát và xuất khẩu vẫn chưa được khai thác nhiều trong các nghiên cứu thực nghiệm. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, xuất khẩu giảm có thể làm cho đồng tiền nội địa bị mất giá so với ngoại tệ dẫn đến nguy cơ lạm
  • 37. 25 phát tăng. Trong khi đó, khi xuất khẩu mở rộng đem lại lượng ngoại tệ dồi dào lại làm giảm lạm phát. Tóm tắt chương 2 Chương 2 của luận văn trình bày hai nội dung chính: Những lý thuyết liên quan đến hoạt động thương mại quốc tế. Trong đó, đi sâu vào nghiên cứu chủ yếu các vấn đề liên quan đến hoạt động xuất khẩu, những yếu tố vĩ mô tác động đến hoạt động này (theo hướng riêng lẻ và theo hướng tương tác lẫn nhau). Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong nước và ngoài nước liên quan đến đề tài được xem xét để làm căn cứ thực hiện mô hình nghiên cứu cho đề tài.
  • 38. 26 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Quy trình nghiên cứu Việc nghiên cứu được tiến hành tuần tự qua các bước sau:
  • 39. 27 3.1.1. Kiểm định tính dừng Rất nhiều các nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh rằng hầu như tất cả các chuỗi thời gian đều không có tính dừng (chỉ xoay quanh giá trị trung bình của chuỗi) vì nó luôn ảnh hưởng bởi xu thế. Việc đưa các biến không có tính dừng vào mô hình nghiên cứu có thể sẽ dẫn đến hiện tượng hồi quy giả mạo, gây sai lệch kết quả ước lượng (Gurajati,1995). Kiểm định trong nghiên cứu này được sử dụng để xem xét tính dừng ở các biến trước khi thực hiện mô hình. Giả thuyết đặt ra khi kiểm định cho mỗi chuỗi là: H0: có tính dừng H1: không có tính dừng Để kiểm định tính dừng cho các biến trong luận văn, tác giả sử dụng tiêu chuẩn Augmented Dickey Fuller (ADF) hay còn gọi là thống kê t. Nếu kết quả cho trị tuyệt đối của giá trị t > DF (giá trị phê phán), chuỗi thời gian có tính dừng. Ngược lại, t < DF, chuỗi thời gian không tính dừng. Bên cạnh đó, do hầu hết các dữ liệu kinh tế đều mang tính xu hướng, tác giả sẽ sử dụng thêm kiểm định KPSS để tăng độ tin cậy với giả thuyết H0 là chuỗi dữ liệu kiểm định có tính dừng. 3.1.2. Lựa chọn độ trễ tối ưu Độ trễ tối ưu là thông tin vô cùng cần thiết để ước lượng cho mô hình VAR. Nếu độ trễ quá lớn dẫn đến các tham số cần ước lượng nhiều, khi đó đòi hỏi kích thước mẫu phải đảm bảo đủ lớn. Nếu độ trễ quá nhỏ có thể mô hình sẽ bỏ sót những biến có ý nghĩa. Độ trễ tối ưu được lựa chọn dựa trên các tiêu chuẩn thông tin Akaike (AIC), tiêu chuẩn thông tin Schwarz (SC) và tiêu chuẩn thông tin Hannan Qiunn (HQ)... Độ trễ nào làm cho các thống kê nói trên nhận giá trị nhỏ nhất thì được xem là độ trễ tối ưu của mô hình. Độ trễ tối đa được lựa chọn có thể thông qua tần suất của số quan sát. Theo Brooks (2014), các số độ trễ tối đa có thể đề xuất theo tháng, quý, năm lần lượt là 12, 4, 2. Vì
  • 40. 28 vậy, việc lựa chọn độ trễ tối ưu cho mô hình nghiên cứu được tác giả tiến hành bằng cách sử dụng phương pháp VAR lag Order Selection Criteria, với độ trễ tối đa là 12. 3.1.3. Kiểm định tính đồng liên kết Kiểm định tính đồng liên kết giữa các biến số là một bước quan trọng để xác định mô hình phù hợp khi ước lượng các chuỗi dữ liệu thời gian. Dựa vào hạng của ma trận hay số lượng đồng liên kết (r) sẽ quyết định ta nên sử dụng mô hình VAR hay VECM. Với k biến số trong phương trình ta có: Hạng của phương trình (r) Ý nghĩa r = k Tất cả các biến đều dừng ở chuỗi gốc I(0). Mô hình VECM là không cần thiết, và VAR sẽ là lựa chọn phù hợp để ước lượng. r = 0 Tất cả các biến đều dừng ở cùng bậc sai phân I(1), và không tồn tại đồng liên kết. Do không có mối quan hệ dài hạn giữa các biến, nên ta chỉ ước lượng được theo VAR. 0 < r ≤ k-1 Tồn tại r vecto đồng liên kết (tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa các biến). VECM là lựa chọn phù hợp để ước lượng. Như vậy, ngoại trừ trường hợp r = k (các biến dừng ở nguyên phân), ta đều tiến hành kiểm định đồng liên kết để xác định mô hình phù hợp thông qua 5 loại mô hình VECM điển hình. Do mô hình VECM được xây dựng dựa trên nền tảng mô hình VAR (thể hiện các mối quan hệ ngắn hạn), và điều chỉnh thêm phần cân bằng dài hạn thông qua hệ số đồng liên kết CE. Vì vậy, để xác định mối quan hệ dài hạn (hay tính đồng liên kết) giữa các biến, ta tiến hành bởi kiểm định Jonhansen, theo nguyên tắc Pantula thông qua việc xem xét 5 mô hình cụ thể như sau: Mô hình 1: Không có tính dừng hoặc xu thế ở phần CE hoặc VAR. Mô hình 2: Có tính dừng không xu thế ở phần CE, và không có tính dừng hoặc xu thế ở VAR.
  • 41. 29 Mô hình 3: Dừng và không xu thế ở cả CE và VAR. Mô hình 4: Dừng ở cả CE và VAR, xu thế hồi quy tuyến tính ở CE và không xu thế ở VAR. Mô hình 5: Có tính dừng và xu thế hồi quy bậc 2 ở CE, dừng và hồi quy tuyến tính ở VAR. Từ kết quả được trình bày từ giả thuyết với số vecto đồng liên kết (r =0) nhỏ nhất đến lớn nhất (r = k-1), ta lựa chọn mô hình có giá trị để lại tiêu chuẩn kiểm định trace test đầu tiên. 3.1.4. Ước lượng mô hình Nghiên cứu sử dụng mô hình để ước lượng cho các biến số sau: - EX: KNXK gạo của Việt Nam (VND) - CPI: chỉ số giá tiêu dùng (%). - Er: tỷ giá hối đoái (VND/USD) - I: lãi suất (%). Tùy thuộc vào kết quả nêu trên, quá trình ước lượng mô hình có thể sử dụng một trong 2 mô hình: VAR hoặc VECM, và các kiểm định liên quan. 3.2. Lựa chọn mô hình nghiên cứu Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu và cơ sở dữ liệu được sử dụng, có rất nhiều loại mô hình để đưa vào sử dụng. Mỗi mô hình có một số đặc điểm riêng phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Các nghiên cứu thực nghiệm tham khảo ở trên chỉ ra rằng mô hình ARCH-M (Ying Qiang – Panos Varangis (1994) và ARDL (Abule Mehare và Abdi K. Edriss (2012); Winrose Chepng’eno (2017) cho những kết quả phù hợp khi nghiên cứu về dữ liệu chuỗi thời gian. Bên cạnh đó, lý thuyết và các kiểm nghiệm thực tế còn cho thấy sự tồn tại tác động qua lại hay mối quan hệ nhân quả giữa các biến trong mô hình chứ không đơn thuần chỉ là mối quan hệ một chiều từ các biến độc lập sang biến phụ thuộc. Cụ thể như trong nghiên cứu của tác giả Anca Gherman và các cộng sự (2013), ngoài mối quan hệ giữa các biến đến khối lượng xuất khẩu của Romania, kiểm nghiệm Granger còn cho thấy mức ý nghĩa của sự tương quan giữa hai biến lạm phát và tỷ giá. Đối với các nghiên cứu trong nước mà tác giả thu thập được, cả hai nghiên cứu định
  • 42. 30 i–1 i–1 i–1 i–1 i–1 i–1 i–1 i–1 i–1 i–1 i–1 i–1 i–1 i–1 i–1 i–1 lượng của Trần Nhuận Kiên (2015) và Ngô Thị Mỹ (2016) liên quan đến xuất khẩu nông sản đều sử dụng mô hình trọng lực với dữ liệu dạng hỗn hợp mà chưa có các nghiên cứu thực nghiệm với dữ liệu chuỗi thời gian. Vì vậy, tác giả đề xuất tiến hành nghiên cứu theo hướng ước lượng dữ liệu chuỗi thời gian với mô hình VAR (hoặc VECM trong trường hợp xảy ra đồng liên kết) và so sánh kết quả với các nghiên cứu tham khảo trong đề tài. Từ đó làm cơ sở để cung cấp thêm một mô hình phù hợp cho việc phân tích về những ảnh hưởng của hoạt động xuất khẩu gạo ở Việt Nam. Như vậy, mô hình tổng quát với 4 phương trình thể hiện mối quan hệ giữa các biến sẽ được xây dựng như sau: ∆EXt = α0 + ∑n1 α1i∆EX +∑n2 α2i∆CPIt–i + ∑n2 α2i∆ERt–i + ∑n3 α3i∆It–i+ t ∆CPIt = β0 + ∑n1 β1i∆CPI +∑n2 β2i∆EXt–i + ∑n2 β2i∆ERt–i + ∑n3 β3i∆It–i+ t ∆ERt = δ0 + ∑n1 δ1i∆ER + ∑n2 δ2i∆CPIt–i + ∑n2 δ2i∆EX + ∑n3 δ3i∆It–i+ t ∆It = γ0 + ∑n1 γ1i∆I + ∑n2 γ2i∆CPIt–i + ∑n2 γ2i∆ERt–i + ∑n3 γ3i∆EXt–i+ t Trong đó, - EX là KNXK gạo của Việt Nam. - CPI: lạm phát. Như đã phân tích ở phần cơ sở lý luận, giả thuyết đưa ra là lạm phát sẽ tương quan cùng chiều với KNXK gạo. - Er: tỷ giá hối đoái (VND/USD), giả thuyết đưa ra là biến này sẽ tác động cùng chiều với KNXK gạo. - I: lãi suất, giả thuyết là lãi suất sẽ tác động ngược chiều đến KNXK gạo. Trong quá trình thực hiện, các kiểm định sự phù hợp của mô hình, kiểm định nhân quả, phản ứng xung và phân rã phương sai cũng được thực hiện để có cái nhìn toàn diện nhất về mối quan hệ được nghiên cứu. 3.3. Dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu được thu thập cho luận văn: kim ngạch xuất khẩu, tỷ giá hối đoái, lãi suất và tỷ lệ biến động của chỉ số giá qua các tháng trong giai đoạn từ tháng 1 năm 2008 đến tháng 3 năm 2019 theo dữ liệu chuỗi thời gian, gồm 135 mẫu quan sát. Trong quá trình nghiên cứu về đề tài, tác giả nhận thấy việc thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nghiên cứu có liên quan không đầy đủ, và thống nhất cho giai đoạn nghiên cứu
  • 43. 31 mà tác giả lựa chọn. Do đó, dữ liệu trong luận văn được thu thập trực tiếp từ các tổ chức có uy tín, cụ thể như sau: - Dữ liệu về kim ngạch xuất khẩu gạo được tổng hợp từ các báo cáo về “Trị giá và mặt hàng xuất khẩu chủ yếu” theo từng tháng. Số liệu này được công bố trên trang web chính thức của Tổng cục thống kê theo từng mặt hàng xuất khẩu chính ( gạo, cà phê, cao su, chè,…): https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=629&ItemID=18316 - Số liệu về tỷ giá hối đoái ở đây luận văn lựa chọn để phân tích là tỷ giá hối đoái trung tâm do ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm cuối của mỗi tháng. Dữ liệu cho nhân tố này được thu thập từ trang web chính thức của Ngân hàng nhà nước Việt Nam: https://www.sbv.gov.vn/TyGia/faces/TyGiaTrungTam.jspx?_afrLoop=2825527868675 4577&_afrWindowMode=0&_adf.ctrl-state=16yzzblygf_4 - Số liệu về lãi suất sử dụng trong luận văn là lãi suất liên ngân hàng có kỳ hạn ba tháng tại thời điểm cuối mỗi tháng, được truy cứu trên trang web của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: https://sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/ls/lsttlnh?_afrLoop=282553888700825 77#%40%3F_afrLoop%3D28255388870082577%26centerWidth%3D80%2525%26lef tWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26show Header%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3D1copg5dtc7_45 - Luận văn sử dụng tỷ lệ biến động của chỉ số CPI qua các tháng để đại diện cho mức độ lạm phát được thể hiện trong báo cáo về tình hình kinh tế xã hội qua các mốc thời gian nghiên cứu: http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/tinhhinhthuchien Sau khi thu thập, các dữ liệu sẽ được chọn lọc và kiểm tra, so sánh với các nguồn khác (nếu có) để xác minh độ tin cậy, và điều chỉnh kịp thời tránh những sai sót trọng yếu làm ảnh hưởng đến tính khách quan của kết quả nghiên cứu. Các số liệu có tính bất thường ở khoảng thời gian giữa của giai đoạn nghiên cứu sẽ được kiểm tra, so sánh, và phân tích tính hợp lý (ví dụ nếu kim ngạch sụt giảm quá nhiều so với các tháng còn lại, thì liệu sản lượng giảm/tăng có hợp lý hay không? Hay nói cách khác, đơn giá có bị tăng giảm bất thường hay không?). Dữ liệu sau khi được kiểm tra sẽ phân làm hai nhóm:
  • 44. 32 - Nhóm yếu tố phụ thuộc: trị giá xuất khẩu - Nhóm yếu tố tác động: tỷ giá hối đoái, chỉ số giá tiêu dùng, lãi suất Bảng 3.1. Tóm tắt nguồn dữ liệu thu thập Chỉ tiêu Đơn vị Nguồn (website) Ghi chú KNXK gạo VND Tổng cục thống kê Lãi suất (kỳ hạn 3 tháng) % Ngân hàng nhà nước Việt Nam Lãi suất cuối tháng làm đại diện Tỷ giá hối đoái (trung tâm) VND/USD Ngân hàng nhà nước Việt Nam Tỷ giá cuối tháng làm đại diện Lạm phát % Chính phủ Nguồn: Tổng hợp của tác giả 3.4. Phương pháp kiểm định Mô hình được lựa chọn kiểm định là VAR (trong trường hợp không có đồng liên kết) hoặc VECM (nếu xuất hiện đồng liên kết. Mô hình VAR. Mô hình vector tự hồi quy VAR là một dạng tổng quát của mô hình tự hồi quy đơn chiều (AR) kết hợp với hệ phương trình ngẫu nhiên (SEs). Nếu mô hình AR chỉ ước lượng cho một vector của biến có dạng chuỗi thời gian thì VAR cho phép người nghiên cứu có thể ước lượng phương trình của nhiều chuỗi: đối với từng chuỗi thời gian, phương trình ước lượng theo độ trễ của biến đó (p) và toàn bộ các biến còn lại. Ví dụ cho mô hình VAR đơn giản với 2 chuỗi thời gian X, Y và một độ trễ được thể hiện như sau: Yt = α1 + β 1 Yt-1 + γ1 Xt-1 + 1t Xt = α2 + β2 Yt-1 + γ2 Xt-1 + 2t Trong đó, Xt và Yt là hai biến kinh tế, β và γ là các hệ số hồi quy. Tham số  là sai số ngẫu nhiên (hay nhiễu trắng) và α là hệ số chặn. Về lý thuyết, VAR được xây dựng dựa trên nền tảng AR và SEs nên tận dụng được những lợi thế của hai mô hình này là dễ ước lượng bằng phương pháp tối thiểu hóa phần dư (OLS) và có thể ước lượng đồng thời nhiều phương trình trong cùng một hệ thống. Mặt khác, VAR lại khắc phục được hạn chế của SEs khi cho phép mô hình được xem mọi biến là như nhau hay không quan tâm tính nội sinh của biến (Tính nội sinh là sự tác