SlideShare a Scribd company logo
1 of 11
Download to read offline
BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
--------
TIỂU LUẬN
MÔN: LUẬT HÌNH SỰ 1
Đề bài: BÀI TẬP SỐ 04
Họ và tên: LẠI THẢO MY
HÀ NỘI - 2019
MỤC LỤC
Trang bìa Số trang
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................1
NỘI DUNG .........................................................................................................................2
Câu 1: Tội cướp tài sản mà A, B, C thực hiện trong tình huống nêu trên thuộc loại
tội nào theo phân loại tội phạm tại Điều 9 BLHS........................................................2
Câu 2: Phân tích, xác định, dấu hiệu thuộc mặt khách quan và giai đoạn thực hiện
tội phạm trong tình huống nêu trên..............................................................................3
Câu 3:Hình phạt nặng nhất mà A, B, C có thể phải chịu trong tình huống nêu
trên. ................................................................................................................................10
KẾT LUẬN.......................................................................................................................12
DANH MỤC THAM KHẢO...........................................................................................13
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS Bộ luật Hình sự
BLDS Bộ luật Dân sự
CTTP Cấu thành tội phạm
QHNQ Quan hệ nhân quả
TNHS Trách nhiệm hình sự
1
MỞ ĐẦU
Hiện nay, tình trạng người dưới 18 tuổi phạm tội ở nước ta đang ngày càng gia tăng
và nghiêm trọng. “Hành vi phạm tội của nhóm đối tượng này không còn đơn giản do
bồng bột thiếu suy nghĩ mà đã có sự tính toán, chuẩn bị kỹ càng thậm chí hình thành
nhóm tội phạm có tính chất chuyên nghiệp”1
.
Chính vì vậy, em xin chọn đề bài tập số 04 để làm rõ vấn đề tội phạm ở người dưới 18
tuổi cụ thể với tội cướp tài sản thông qua tình huống sau:
“Để có tiền chơi game, A, B, C (đều 15 tuổi) bàn nhau mang dao, gậy gộc đi cướp tài
sản. Vào buổi tối, thấy đôi tình nhân đang ngồi tâm sự trên đường vắng, A dùng dao đe
dọa và yêu cầu người thanh niên đưa ví tiền. Người thanh niên phản ứng, thì bị B vung
gậy, đánh mạnh vào đầu (gây thương tích, tỷ lệ tổn thương cơ thể cho nạn nhân 15%). Dù
bị đánh nhưng người thanh niên vẫn chống trả quyết liệt. Cùng lúc đó có chiếc ô tô chiếu
đèn sáng đi đến, chưa lấy được tài sản nhưng cả ba tên phải bỏ chạy. Ba tên A, B, C sau
đó bị bắt và bị xét xử theo khoản 2 Điều 168 BLHS.
Câu hỏi:
1. Tội cướp tài sản mà A, B, C thực hiện trong tình huống nêu trên thuộc loại tội nào
theo phân loại tội phạm tại Điều 9 BLHS.
2. Phân tích, xác định, dấu hiệu thuộc mặt khách quan và giai đoạn thực hiện tội
phạm trong tình huống nêu trên.
3. Hình phạt nặng nhất mà A, B, C có thể phải chịu trong tình huống nêu trên.
4. Giả sử khi thực hiện hành vi nêu trên B mới 13 tuổi thì B có phải chịu TNHS cùng
với A, C không? Tại sao?”
1
Nguyễn Minh Đức (2014), Nguyên nhân, điều kiện người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự và giải pháp phòng
ngừa, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, tr5.
2
NỘI DUNG
Trước khi đi vào giải quyết tình huống trên, chúng ta cần hiểu rõ hơn về tội cướp tài
sản. “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”1
. Pháp luật quy định những
biện pháp khác nhau để bảo vệ tài sản của chủ sở hữu. Do đó, hành vi cướp tài sản là
hành vi vi phạm pháp luật. Đó là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc
hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể tự vệ được
nhằm chiếm đoạt tài sản; được quy định cụ thể, rõ ràng, chi tiết tại Điều 168 BLHS.
Trong tình huống này, A, B, C bị xử lý theo khoản 2 Điều 168 BLHS là hoàn toàn có căn
cứ và chính xác.
Câu 1: Tội cướp tài sản mà A, B, C thực hiện trong tình huống nêu trên thuộc loại
tội nào theo phân loại tội phạm tại Điều 9 BLHS.
Theo khoản 1 Điều 9 BLHS thì dựa vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội
của hành vi phạm tội được quy định trong BLHS, tội phạm được phân thành 04 loại: tội
phạm ít nghiêm; tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng. Tội cướp tài sản mà A, B, C thực hiện trong tình huống nêu trên thuộc loại
tội phạm rất nghiêm trọng theo phân loại tội phạm tại Điều 9 BLHS. Bởi:
Thứ nhất, mức cao nhất của khung hình phạt mà A, B, C bị xét xử theo khoản 2 Điều
168 BLHS là 15 năm tù. Do đó theo điểm c khoản 1 Điều 9: “Tội phạm rất nghiêm trọng
là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của
khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm
tù” thì tội cướp tài sản của A, B, C là loại tội rất nghiêm trọng.
Thứ hai, tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm trên rất lớn. Hành vi
phạm tội của A, B, C có nhiều tình tiết tăng nặng được quy định tại khoản 2 Điều 168
như: phạm tội có tổ chức, gây thương tích cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể là
15%; sử dụng vũ khí, phương tiện nguy hiểm. Tuy chưa lấy được tài sản nhưng hành vi
này được xem là rất nghiêm trọng bởi cả ba đối tượng đều là người dưới 18 tuổi – người
chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tâm hồn. Cả ba “cố ý cùng tham gia phạm tội cướp tài
1
Khoản 1 Điều 105 BLDS năm 2015
3
sản, có sự thống nhất với nhau về ý chí, có sự cấu kết chặt chẽ với nhau trong quá trình
phạm tội”1
như: cùng nhau bàn bạc, chuẩn bị phương tiện, công cụ gây án từ trước, lợi
dụng thời gian buổi tối, đường vắng ra tay với nạn nhân. Việc phạm tội của các đối tượng
như vậy đã tác động rất lớn tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Đặc biệt hành vi đó gióng
lên hồi chuông cảnh báo về đạo đức, về trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội
trong việc để tình trạng người phạm tội dưới 18 tuổi ngày càng gia tăng.
Câu 2: Phân tích, xác định, dấu hiệu thuộc mặt khách quan và giai đoạn thực hiện
tội phạm trong tình huống nêu trên.
2.1. Dấu hiệu thuộc mặt khách quan trong tình huống nêu trên
Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm. Đó là
“những biểu hiện diễn ra bên ngoài mà con người có thể nhận biết trực tiếp được, bao
gồm: hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan
hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, các dấu hiệu gắn liền với hành vi như: công cụ,
phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm và hoàn cảnh phạm tội”2
. Cần
phải xác định mặt khách quan trong tình huống vì: “Không có những biểu hiện ra bên
ngoài thì không có những yếu tố khác của tội phạm và do vậy cũng không có tội phạm”3
.
a. Hành vi khách quan
Trong các yếu tố thuộc mặt khách quan của tội phạm, hành vi khách quan là biểu hiện
cơ bản nhất; là xử sự cụ thể của con người được thể hiện ra thế giới khách quan dưới
những hình thức nhất định. Ở đây, ta nhận thấy hành vi khách quan trong tình huống trên
chính là hành vi xâm hại quan hệ nhân thân (đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc và dùng
vũ lực của các đối tượng) và hành vi xâm hại quan hệ sở hữu (chiếm đoạt).
Thứ nhất, về hành vi xâm hại quan hệ nhân thân, ta xét hành vi đe dọa dùng vũ lực
ngay tức khắc và dùng vũ lực. Trước hết, hành vi đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc là
1
https://conganquangbinh.gov.vn/tim-hieu-noi-dung-ve-toi-cuop-tai-san-tai-dieu-168-blhs-nam-2015/
2
Lê Phương Thùy (2011), Mặt khách quan của tội phạm với tư cách là một yếu tố cấu thành tội phạm, Luận văn thạc sĩ,
Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 3.
3
Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam phần chung, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà
Nội, tr 83.
4
hành vi dùng lời nói hoặc hành động nhằm đe doạ người bị hại nếu không đưa tài sản thì
vũ lực sẽ được thực hiện ngay. Việc xác định thế nào là đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc
là dấu hiệu quan trọng để phân biệt tội cướp tài sản với tội cưỡng đoạt tài sản, nếu đe doạ
dùng vũ lực nhưng không ngay tức khắc thì đó là là dấu hiệu của tội cưỡng đoạt tài sản.
Trong tình huống này, A đã dùng dao đe dọa và yêu cầu người thanh niên đưa ví tiền nếu
không sẽ bị đâm ngay lập tức. Đó là hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc. Vì hành
vi này được thực hiện ngay lập tức không chần chừ, khi nhận thấy thời gian, không gian,
người bị hại hoàn toàn có lợi cho việc phạm tội. Đó là đôi tình nhân đang ngồi tâm sự
trên đường vắng. Khả năng xảy ra việc A dùng vũ vũ lực với người bị hại là tất yếu,
không phụ thuộc vào lời nói hoặc hành động của A mà nó tiềm ẩn ngay trong hành vi.
Nếu người thanh niên không giao tài sản hoặc không để cho A lấy tài sản thì vũ lực sẽ
được thực hiện. Còn hành vi dùng vũ lực là hành vi mà người phạm tội đã thực hiện, tác
động vào cơ thể của nạn nhân hay là hành vi dùng sức mạnh vật chất nhằm chiếm đoạt tài
sản. Ở tình huống trên, sau khi người thanh niên phản ứng, không chịu giao tài sản thì đã
bị B vung gậy, đánh mạnh vào đầu (gây thương tích, tỷ lệ tổn thương cơ thể cho nạn nhân
15%). B đã có hành vi dùng vũ lực vì đã làm cho nạn nhân bị thương tích, bị tổn hại đến
sức khoẻ (tỷ lệ tổn thương cơ thể 15%). Đối với vụ cướp này, có nhiều người cùng tham
gia (A, B, C), (yếu tố đồng phạm), mặc dù chỉ có mình B dùng vũ lực, còn C không dùng
vũ lực, A chỉ đe doạ dùng vũ lực, nhưng tất cả những người cùng tham gia đều bị coi là
dùng vũ lực. Bởi mỗi người tham gia đều có hành vi tham gia vào việc thực hiện tội
phạm. Nó có thể là hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện tội phạm. Hành vi của mỗi
người là điều kiện hỗ trợ cho sự hoạt động chung. Hành vi của người này bổ sung, là điều
kiện cho hành vi của người khác, ảnh hưởng, tác động lẫn nhau. Trong tình huống này,
hành vi đe dọa dùng vũ lực của A chính là điều kiện, tác động cho B thực hiện hành vi.
Thứ hai, hành vi xâm hại quan hệ sở hữu của các đối tượng là hành vi chiếm đoạt ví
tiền của người thanh niên với mục đích để có tiền chơi game. Hành vi này xâm hại quan
hệ sở hữu của chủ sở hữu bởi tài sản trên không phải thuộc sở hữu của người phạm tội.
Ví tiền là của người thanh niên, hành vi chiếm đoạt của A, B, C là hành vi trái với quy
5
định của pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu của chủ thể đối với tài sản. Tuy nhiên, hành vi
này vẫn chưa được thực hiện thành công do các nguyên nhân khách quan ngoài dự kiến.
Quan trọng nhất, các hành vi được phân tích ở trên mang đầy đủ đặc điểm của hành vi
khách quan của tội phạm. Hai hành vi đó có tính gây thiệt hại cho xã hội. Ở hành vi xâm
hại quan hệ nhân thân đã gây ra thiệt hại đáng kể cho quan hệ xã hội được luật hình sự
bảo vệ. Đó là làm cho nạn nhân bị thương tích, bị tổn hại đến sức khoẻ (tỷ lệ tổn thương
cơ thể 15%). Về hành vi thứ hai thì đã đe dọa làm tài sản của nạn nhân suýt rơi vào tay
các đối tượng. Các hành vi trên đều là hành vi trái pháp luật hình sự, là hoạt động có ý
thức và ý chí của các chủ thể tham gia phạm tội. Những biểu hiện bên ngoài của người
phạm tội được ý thức của họ kiểm soát và ý chí của họ điều khiển. Hơn nữa, hình thức
thể hiện của hành vi khách quan trong tình huống này là hành động (phạm tội). Hành
động của các đối tượng trên là tổng hợp nhiều động tác khác nhau: đe dọa, vung mạnh,
đánh mạnh vào đầu; tác động trực tiếp vào đối tượng của tội phạm là người thanh niên và
thông qua công cụ, phương tiện: dao, gậy. Hành động (phạm tội) được thực hiện cả qua
lời nói và việc làm. Đặc biệt với tình huống trên nếu căn cứ vào đặc điểm cấu trúc đặc
biệt của hành vi khách quan của tội phạm thì tội cướp tài sản của A, B, C là tội phạm
ghép (tội phạm mà hành vi khách quan được hình thành bởi nhiều hành vi khác nhau xảy
ra đồng thời, xâm hại các khách thể khác nhau). Hành vi khách quan của tội cướp tài sản
bao gồm hai hành vi khác nhau: hành vi xâm hại quan hệ nhân thân (dùng vũ lực, đe dọa
dùng vũ lực ngay tức khắc) và hành vi xâm hại quan hệ sở hữu (chiếm đoạt).
b. Hậu quả thiệt hại
Hậu quả thiệt hại là các thiệt hại do hành vi khách quan gây ra cho quan hệ xã hội là
khách thể bảo vệ của luật hình sự và cũng là khách thể của tội phạm; được thể hiện qua
sự biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm. “Đối với tội
cướp tài sản, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc cấu thành. Hậu quả của tội phạm
chỉ là dấu hiệu định khung hình phạt hoặc chỉ là tình tiết để xem xét khi quyết định hình
6
phạt”1
. Hậu quả xảy ra trong tình huống trên là thiệt hại về sức khỏe thì người phạm tội
chỉ bị truy cứu TNHS về tội cướp tài sản với tình tiết gây thương tích hoặc gây tổn hại
sức khỏe của người khác, có tỷ lệ thương tật là 15%. Việc xác định hậu quả chính xác
trong tình huống trên có ý nghĩa trong việc định tội danh của các đối tượng, định khung
hình phạt với tình tiết tăng nặng theo quy định của khoản 2 Điều 168 BLHS. Nó cũng là
căn cứ đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và đưa ra quyết định hình phạt.
c. Vấn đề quan hệ nhân quả
Tình huống trên cho ta thấy có căn cứ cho phép khẳng định tồn tại QHNQ giữa hành
vi khách quan và hậu quả thiệt hại đã xảy ra. Trước hết, hành vi trái pháp luật (dùng vũ
lực, đe dọa dùng vũ lực, chiếm đoạt tài sản) đã xảy ra trước hậu quả nguy hiểm cho xã
hội (gây thương tật cho người bị hại) về mặt thời gian. Hành vi khách quan với tính chất
là nguyên nhân xuất hiện, hậu quả nguy hiểm cho xã hội với tính chất là kết quả. Hơn
nữa, hành vi khách quan ở đây nằm trong mối liên hệ tổng hợp với hiện tượng khác chứa
đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả. Khả năng thực tế ở đây là khả năng trực
tiếp làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm và gây thiệt
hại cho khách thể: khả năng gây thương tật của việc trực tiếp dùng dao đe doa, dùng gậy
đập mạnh vào đầu của nạn nhân. Từ đó, hậu quả thiệt hại đã xảy ra: tỷ lệ thương tật 15%;
đó là sự hiện thực hóa khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả của hành vi trái luật. Hậu
quả thiệt hại cho khách thể là biểu hiện trong thực tế khả năng làm phát sinh hậu quả
chứa đựng trong hành vi phạm tội. Cuối cùng, có thể thấy dạng QHNQ trong tình huống
này là QHNQ kép trực tiếp (dạng QHNQ có nhiều hành vi khách quan cùng đóng vai trò
là nguyên nhân, mỗi hành vi đều có khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả).
d. Các biểu hiện khác của mặt khách quan của tội phạm
Ngoài những biểu hiện của mặt khách quan trên, tình huống này còn có những biểu
hiện khác: công cụ, phương tiện, thời gian, địa điểm phạm tội.
1
https://nganhangphapluat.thukyluat.vn/tu-van-phap-luat/trach-nhiem-hinh-su/dau-hieu-thuoc-mat-khach-quan-cua-toi-
pham-trong-toi-cuop-tai-san-9450
7
Thứ nhất, công cụ, phương tiện phạm tội là những dụng cụ, đồ vật hoặc quá trình của
thế giới bên ngoài được chủ thể sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội. Trong CTTP cơ
bản của một số tội phạm, phương tiện phạm tội được quy định là dấu hiệu định tội. Ngoài
ra, căn cứ vào tính chất của phương tiện phạm tội, trong nhiều CTTP khác, nhà làm luật
quy định phương tiện phạm tội là dấu hiệu của CTTP tăng nặng. Ở tình huống này, các
đối tượng đã sử dụng một trong những loại vũ khí được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật
quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 để thực hiện hành vi
cướp tài sản. Đó là loại vũ khí thô sơ gồm dao và gậy gộc gây sát thương, nguy hại cho
tính mạng, sức khỏe của con người.
Thứ hai, thời gian phạm tội là một thời điểm hoặc một khoảng thời gian nhất định mà
hành vi phạm tội diễn ra; được quy định là dấu hiệu định tội của một số tội phạm. Trong
trường hợp này, thời gian phạm tội được diễn ra vào buổi tối. Đây là thời điểm phản ánh
tính chất nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với hành vi phạm tội thông thường.
Thứ ba, địa điểm phạm tội là giới hạn lãnh thổ nhất định mà ở đó tội phạm bắt đầu
được thực hiện, tội phạm kết thúc hoặc hậu quả của tội phạm xảy ra. Có thể thấy địa điểm
phạm tội xảy ra trong tình huống là đường vắng – nơi ít người qua lại, rất dễ để thực hiện
hành vi phạm tội của các đối tượng. Đó là những biểu hiện tạo thành mặt khách quan của
tội phạm trong tình huống này. Việc xác định những biểu hiện trên có ý nghĩa rất lớn
trong việc định tội, định khung hình phạt tăng nặng, mức độ TNHS của người đã thực
hiện hành vi phạm tội trong tình huống trên.
2.2 Giai đoạn thực hiện tội phạm trong tình huống nêu trên
“Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các bước của quá trình thực hiện tội phạm
nhưng không phải là của một tội phạm bất kỳ mà là của tội phạm cố ý”1
. Quá trình thực
hiện tội phạm (lỗi cố ý) có ba giai đoạn: chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, tội phạm
đã hoàn thành. Các giai đoạn thực hiện phạm tội trong tình huống trên được cụ thể như
sau:
a. Chuẩn bị phạm tội
1
Lê Thị Sơn (1995), “Một số vấn đề về các giai đoạn thực hiện tội phạm”, Tạp chí Luật học (6), tr 20.
Tải bản FULL (16 trang): https://bit.ly/3EntzTr
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
8
Khoản 1 Điều 14 BLHS năm 2015 quy định:“Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa
soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc
thành lập, tham gia nhóm tội phạm trừ trường hợp quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2
Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này”. Trong tình huống này, giai
đoạn chuẩn bị phạm tội của các đối tượng được thể hiện ở dạng hành vi chuẩn bị, công
cụ, phương tiện phạm tội; tạo ra những điều kiện để phạm tội và thành lập, tham gia
nhóm tội phạm. Trước hết, A, B, C, đã tự chuẩn bị, bàn nhau mang dao, gậy gộc làm
công cụ, phương tiện phạm tội. Việc bàn nhau mang vũ khí của các đối tượng là hành vi
chuẩn bị kế hoạch, tạo ra các điều kiện để phạm tội dễ dàng nhất. Cả ba đối tượng cùng
nhau tạo thành một nhóm để tạo ra sự thuận lợi trong quá trình phạm tội của mình. Việc
chuẩn bị phạm tội là hành vi tạo ra tiền đề (điều kiện) cần thiết cho việc thực hiện tội
phạm. Hành vi chuẩn bị phạm tội có một ý nghĩa rất quan trọng đến kết quả của việc thực
hiện tội phạm, chuẩn bị càng chu đáo công phu bao nhiêu thì kết quả của việc thực hiện
tội phạm càng đạt kết quả bấy nhiêu. Chính vì vậy vấn đề TNHS đặt ra với chuẩn bị
phạm tội là có cơ sở. Ba đối tượng A, B, C trong tình huống trên 15 tuổi lại có hành vi
chuẩn bị phạm tội cướp tài sản nên theo khoản 3 Điều 14 BLHS thì phải chịu TNHS.
b. Phạm tội chưa đạt
“Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng
vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội” (Điều 15 BLHS 2015). BLHS
quy định tất cả những người từ đủ 14 tuổi trở lên đều phải chịu TNHS về tội phạm được
thực hiện ở giai đoạn phạm tội chưa đạt. Tình huống trên có đầy đủ những dấu hiệu của
phạm tội chưa đạt.
Thứ nhất, các đối tượng đã thực hiện tội phạm bằng việc A dùng dao đe dọa yêu cầu
người thanh niên giao nộp ví tiền, khi mà nạn nhân không chịu giao thì B đã dùng gậy,
đánh mạnh vào đầu. Những hành vi đó là sự bắt đầu, là sự chuẩn bị cho việc cướp tài sản.
Thứ hai, người phạm tội đã không thực hiện tội phạm được “đến cùng” tức là hành vi
chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu của CTTP. Các chủ thể đã thực hiện được hành vi xâm
9623556

More Related Content

What's hot

Tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến người khác
Tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến người khácTình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến người khác
Tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến người khácDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Tính tối cao của hiến pháp
Tính tối cao của hiến phápTính tối cao của hiến pháp
Tính tối cao của hiến phápnguoitinhmenyeu
 
Báo cáo kiến tập tại Phòng Công chứng số 6 Thành phố Hồ Chí Minh
Báo cáo kiến tập tại Phòng Công chứng số 6 Thành phố Hồ Chí MinhBáo cáo kiến tập tại Phòng Công chứng số 6 Thành phố Hồ Chí Minh
Báo cáo kiến tập tại Phòng Công chứng số 6 Thành phố Hồ Chí MinhViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.2.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.2.pdfGiáo trình công pháp quốc tế, Q.2.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.2.pdfMan_Ebook
 

What's hot (20)

Luận văn: Hợp đồng vay tài sản qua giải quyết tranh chấp, HOT
Luận văn: Hợp đồng vay tài sản qua giải quyết tranh chấp, HOTLuận văn: Hợp đồng vay tài sản qua giải quyết tranh chấp, HOT
Luận văn: Hợp đồng vay tài sản qua giải quyết tranh chấp, HOT
 
Luận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAYLuận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAY
 
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAYLuận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
 
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện BiênLuận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên
 
Luận văn: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo pháp luật, HOT
Luận văn: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo pháp luật, HOTLuận văn: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo pháp luật, HOT
Luận văn: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo pháp luật, HOT
 
Luận văn: Tội cố ý gây thương tích theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cố ý gây thương tích theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội cố ý gây thương tích theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cố ý gây thương tích theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến người khác
Tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến người khácTình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến người khác
Tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến người khác
 
Tính tối cao của hiến pháp
Tính tối cao của hiến phápTính tối cao của hiến pháp
Tính tối cao của hiến pháp
 
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOTLuận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
 
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính ở Việt Nam, HOTLuận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOT
Luận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOTLuận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOT
Luận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về công chứng tại tỉnh Quảng Ngãi, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về công chứng tại tỉnh Quảng Ngãi, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về công chứng tại tỉnh Quảng Ngãi, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về công chứng tại tỉnh Quảng Ngãi, 9đ
 
Luận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí Minh
Luận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí MinhLuận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí Minh
Luận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí Minh
 
Báo cáo kiến tập tại Phòng Công chứng số 6 Thành phố Hồ Chí Minh
Báo cáo kiến tập tại Phòng Công chứng số 6 Thành phố Hồ Chí MinhBáo cáo kiến tập tại Phòng Công chứng số 6 Thành phố Hồ Chí Minh
Báo cáo kiến tập tại Phòng Công chứng số 6 Thành phố Hồ Chí Minh
 
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...
 
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Đề tài: Pháp luật đăng ký thành lập doanh nghiệp, tư vấn thành lập DN
Đề tài: Pháp luật đăng ký thành lập doanh nghiệp, tư vấn thành lập DNĐề tài: Pháp luật đăng ký thành lập doanh nghiệp, tư vấn thành lập DN
Đề tài: Pháp luật đăng ký thành lập doanh nghiệp, tư vấn thành lập DN
 
Đè tài: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt Nam
Đè tài: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt NamĐè tài: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt Nam
Đè tài: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt Nam
 
Đề tài: Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, HAY
Đề tài: Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, HAYĐề tài: Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, HAY
Đề tài: Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, HAY
 
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.2.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.2.pdfGiáo trình công pháp quốc tế, Q.2.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.2.pdf
 

Similar to Trường đại học luật hà nội. tiểu luận môn luật hình sự. đề bài bài tập số 04

38-19A5011888-Nguyễn Duy Thông 3.pdf
38-19A5011888-Nguyễn Duy Thông 3.pdf38-19A5011888-Nguyễn Duy Thông 3.pdf
38-19A5011888-Nguyễn Duy Thông 3.pdfNguynDuyThng15
 
Luận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản
Luận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sảnLuận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản
Luận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sảnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
ĐỀ TÀI : NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI : NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỀ TÀI : NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI : NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Luận Văn 1800
 
Luận án: Nhân thân người phạm tội tại Thành phố Hồ Chí Minh, HAY - Gửi miễn p...
Luận án: Nhân thân người phạm tội tại Thành phố Hồ Chí Minh, HAY - Gửi miễn p...Luận án: Nhân thân người phạm tội tại Thành phố Hồ Chí Minh, HAY - Gửi miễn p...
Luận án: Nhân thân người phạm tội tại Thành phố Hồ Chí Minh, HAY - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Trường đại học luật hà nội. tiểu luận môn luật hình sự. đề bài bài tập số 04 (20)

38-19A5011888-Nguyễn Duy Thông 3.pdf
38-19A5011888-Nguyễn Duy Thông 3.pdf38-19A5011888-Nguyễn Duy Thông 3.pdf
38-19A5011888-Nguyễn Duy Thông 3.pdf
 
Cơ Sở Lý Luận Phạm Học Và Phòng Ngừa Tội Phạm.
Cơ Sở Lý Luận Phạm Học Và Phòng Ngừa Tội Phạm.Cơ Sở Lý Luận Phạm Học Và Phòng Ngừa Tội Phạm.
Cơ Sở Lý Luận Phạm Học Và Phòng Ngừa Tội Phạm.
 
Cơ Sở Lý Luận Phạm Học Và Phòng Ngừa Tội Phạm
Cơ Sở Lý Luận Phạm Học Và Phòng Ngừa Tội PhạmCơ Sở Lý Luận Phạm Học Và Phòng Ngừa Tội Phạm
Cơ Sở Lý Luận Phạm Học Và Phòng Ngừa Tội Phạm
 
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Dưới 23 Tuổi Phạm Tội Cướp Giật Tài Sản Trên...
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Dưới 23 Tuổi Phạm Tội Cướp Giật Tài Sản Trên...Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Dưới 23 Tuổi Phạm Tội Cướp Giật Tài Sản Trên...
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Dưới 23 Tuổi Phạm Tội Cướp Giật Tài Sản Trên...
 
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Dưới 23 Tuổi Phạm Tội Cướp Giật Tài Sản Trên...
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Dưới 23 Tuổi Phạm Tội Cướp Giật Tài Sản Trên...Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Dưới 23 Tuổi Phạm Tội Cướp Giật Tài Sản Trên...
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Dưới 23 Tuổi Phạm Tội Cướp Giật Tài Sản Trên...
 
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản tại TPHCM, 9đ
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản tại TPHCM, 9đLuận văn: Phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản tại TPHCM, 9đ
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản tại TPHCM, 9đ
 
Luận văn: Phòng ngừa tội cướp giật tài sản tại quận Thủ Đức, 9đ
Luận văn: Phòng ngừa tội cướp giật tài sản tại quận Thủ Đức, 9đLuận văn: Phòng ngừa tội cướp giật tài sản tại quận Thủ Đức, 9đ
Luận văn: Phòng ngừa tội cướp giật tài sản tại quận Thủ Đức, 9đ
 
Luận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản
Luận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sảnLuận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản
Luận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản
 
Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản tại quận Tân Phú, HAY
Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản tại quận Tân Phú, HAYNhân thân người phạm tội cướp giật tài sản tại quận Tân Phú, HAY
Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản tại quận Tân Phú, HAY
 
Luận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản tại tp HCM
Luận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản tại tp HCMLuận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản tại tp HCM
Luận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản tại tp HCM
 
Luận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản, HAY, 9đ
Luận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản, HAY, 9đLuận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản, HAY, 9đ
Luận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản, HAY, 9đ
 
ĐỀ TÀI : NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI : NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỀ TÀI : NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI : NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
 
Luận án: Nhân thân người phạm tội tại Thành phố Hồ Chí Minh, HAY - Gửi miễn p...
Luận án: Nhân thân người phạm tội tại Thành phố Hồ Chí Minh, HAY - Gửi miễn p...Luận án: Nhân thân người phạm tội tại Thành phố Hồ Chí Minh, HAY - Gửi miễn p...
Luận án: Nhân thân người phạm tội tại Thành phố Hồ Chí Minh, HAY - Gửi miễn p...
 
Luận án: Nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu, HAY
Luận án: Nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu, HAYLuận án: Nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu, HAY
Luận án: Nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu, HAY
 
Luận văn: Điều kiện của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại TPHCM
Luận văn: Điều kiện của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại TPHCMLuận văn: Điều kiện của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại TPHCM
Luận văn: Điều kiện của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại TPHCM
 
Cơ Sở Lý Luận Chung Về Nguyên Nhân Và Điều Kiện Tình Hình Tội Cướp Giật Tài Sản
Cơ Sở Lý Luận Chung Về Nguyên Nhân Và Điều Kiện Tình Hình Tội Cướp Giật Tài SảnCơ Sở Lý Luận Chung Về Nguyên Nhân Và Điều Kiện Tình Hình Tội Cướp Giật Tài Sản
Cơ Sở Lý Luận Chung Về Nguyên Nhân Và Điều Kiện Tình Hình Tội Cướp Giật Tài Sản
 
Cơ Sở Lý Luận Chung Về Nguyên Nhân Và Điều Kiện Tình Hình Tội Cướp Giật Tài ...
Cơ Sở Lý Luận Chung Về Nguyên Nhân Và Điều Kiện Tình Hình Tội Cướp Giật Tài ...Cơ Sở Lý Luận Chung Về Nguyên Nhân Và Điều Kiện Tình Hình Tội Cướp Giật Tài ...
Cơ Sở Lý Luận Chung Về Nguyên Nhân Và Điều Kiện Tình Hình Tội Cướp Giật Tài ...
 
Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tình Hình Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạ...
Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tình Hình Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạ...Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tình Hình Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạ...
Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tình Hình Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạ...
 
Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tình Hình Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạ...
Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tình Hình Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạ...Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tình Hình Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạ...
Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tình Hình Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạ...
 
Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tình Hình Tội Chứa Mại Dâm Trên...
Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tình Hình Tội Chứa Mại Dâm Trên...Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tình Hình Tội Chứa Mại Dâm Trên...
Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tình Hình Tội Chứa Mại Dâm Trên...
 

More from jackjohn45

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfjackjohn45
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...jackjohn45
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...jackjohn45
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...jackjohn45
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfjackjohn45
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfjackjohn45
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfjackjohn45
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...jackjohn45
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...jackjohn45
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...jackjohn45
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdfjackjohn45
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfjackjohn45
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfjackjohn45
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfjackjohn45
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...jackjohn45
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...jackjohn45
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...jackjohn45
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...jackjohn45
 

More from jackjohn45 (20)

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
 

Recently uploaded

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 

Trường đại học luật hà nội. tiểu luận môn luật hình sự. đề bài bài tập số 04

  • 1. BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI -------- TIỂU LUẬN MÔN: LUẬT HÌNH SỰ 1 Đề bài: BÀI TẬP SỐ 04 Họ và tên: LẠI THẢO MY HÀ NỘI - 2019
  • 2. MỤC LỤC Trang bìa Số trang MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU .............................................................................................................................1 NỘI DUNG .........................................................................................................................2 Câu 1: Tội cướp tài sản mà A, B, C thực hiện trong tình huống nêu trên thuộc loại tội nào theo phân loại tội phạm tại Điều 9 BLHS........................................................2 Câu 2: Phân tích, xác định, dấu hiệu thuộc mặt khách quan và giai đoạn thực hiện tội phạm trong tình huống nêu trên..............................................................................3 Câu 3:Hình phạt nặng nhất mà A, B, C có thể phải chịu trong tình huống nêu trên. ................................................................................................................................10 KẾT LUẬN.......................................................................................................................12 DANH MỤC THAM KHẢO...........................................................................................13
  • 3. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLHS Bộ luật Hình sự BLDS Bộ luật Dân sự CTTP Cấu thành tội phạm QHNQ Quan hệ nhân quả TNHS Trách nhiệm hình sự
  • 4. 1 MỞ ĐẦU Hiện nay, tình trạng người dưới 18 tuổi phạm tội ở nước ta đang ngày càng gia tăng và nghiêm trọng. “Hành vi phạm tội của nhóm đối tượng này không còn đơn giản do bồng bột thiếu suy nghĩ mà đã có sự tính toán, chuẩn bị kỹ càng thậm chí hình thành nhóm tội phạm có tính chất chuyên nghiệp”1 . Chính vì vậy, em xin chọn đề bài tập số 04 để làm rõ vấn đề tội phạm ở người dưới 18 tuổi cụ thể với tội cướp tài sản thông qua tình huống sau: “Để có tiền chơi game, A, B, C (đều 15 tuổi) bàn nhau mang dao, gậy gộc đi cướp tài sản. Vào buổi tối, thấy đôi tình nhân đang ngồi tâm sự trên đường vắng, A dùng dao đe dọa và yêu cầu người thanh niên đưa ví tiền. Người thanh niên phản ứng, thì bị B vung gậy, đánh mạnh vào đầu (gây thương tích, tỷ lệ tổn thương cơ thể cho nạn nhân 15%). Dù bị đánh nhưng người thanh niên vẫn chống trả quyết liệt. Cùng lúc đó có chiếc ô tô chiếu đèn sáng đi đến, chưa lấy được tài sản nhưng cả ba tên phải bỏ chạy. Ba tên A, B, C sau đó bị bắt và bị xét xử theo khoản 2 Điều 168 BLHS. Câu hỏi: 1. Tội cướp tài sản mà A, B, C thực hiện trong tình huống nêu trên thuộc loại tội nào theo phân loại tội phạm tại Điều 9 BLHS. 2. Phân tích, xác định, dấu hiệu thuộc mặt khách quan và giai đoạn thực hiện tội phạm trong tình huống nêu trên. 3. Hình phạt nặng nhất mà A, B, C có thể phải chịu trong tình huống nêu trên. 4. Giả sử khi thực hiện hành vi nêu trên B mới 13 tuổi thì B có phải chịu TNHS cùng với A, C không? Tại sao?” 1 Nguyễn Minh Đức (2014), Nguyên nhân, điều kiện người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự và giải pháp phòng ngừa, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, tr5.
  • 5. 2 NỘI DUNG Trước khi đi vào giải quyết tình huống trên, chúng ta cần hiểu rõ hơn về tội cướp tài sản. “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”1 . Pháp luật quy định những biện pháp khác nhau để bảo vệ tài sản của chủ sở hữu. Do đó, hành vi cướp tài sản là hành vi vi phạm pháp luật. Đó là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể tự vệ được nhằm chiếm đoạt tài sản; được quy định cụ thể, rõ ràng, chi tiết tại Điều 168 BLHS. Trong tình huống này, A, B, C bị xử lý theo khoản 2 Điều 168 BLHS là hoàn toàn có căn cứ và chính xác. Câu 1: Tội cướp tài sản mà A, B, C thực hiện trong tình huống nêu trên thuộc loại tội nào theo phân loại tội phạm tại Điều 9 BLHS. Theo khoản 1 Điều 9 BLHS thì dựa vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong BLHS, tội phạm được phân thành 04 loại: tội phạm ít nghiêm; tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Tội cướp tài sản mà A, B, C thực hiện trong tình huống nêu trên thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng theo phân loại tội phạm tại Điều 9 BLHS. Bởi: Thứ nhất, mức cao nhất của khung hình phạt mà A, B, C bị xét xử theo khoản 2 Điều 168 BLHS là 15 năm tù. Do đó theo điểm c khoản 1 Điều 9: “Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù” thì tội cướp tài sản của A, B, C là loại tội rất nghiêm trọng. Thứ hai, tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm trên rất lớn. Hành vi phạm tội của A, B, C có nhiều tình tiết tăng nặng được quy định tại khoản 2 Điều 168 như: phạm tội có tổ chức, gây thương tích cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể là 15%; sử dụng vũ khí, phương tiện nguy hiểm. Tuy chưa lấy được tài sản nhưng hành vi này được xem là rất nghiêm trọng bởi cả ba đối tượng đều là người dưới 18 tuổi – người chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tâm hồn. Cả ba “cố ý cùng tham gia phạm tội cướp tài 1 Khoản 1 Điều 105 BLDS năm 2015
  • 6. 3 sản, có sự thống nhất với nhau về ý chí, có sự cấu kết chặt chẽ với nhau trong quá trình phạm tội”1 như: cùng nhau bàn bạc, chuẩn bị phương tiện, công cụ gây án từ trước, lợi dụng thời gian buổi tối, đường vắng ra tay với nạn nhân. Việc phạm tội của các đối tượng như vậy đã tác động rất lớn tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Đặc biệt hành vi đó gióng lên hồi chuông cảnh báo về đạo đức, về trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc để tình trạng người phạm tội dưới 18 tuổi ngày càng gia tăng. Câu 2: Phân tích, xác định, dấu hiệu thuộc mặt khách quan và giai đoạn thực hiện tội phạm trong tình huống nêu trên. 2.1. Dấu hiệu thuộc mặt khách quan trong tình huống nêu trên Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm. Đó là “những biểu hiện diễn ra bên ngoài mà con người có thể nhận biết trực tiếp được, bao gồm: hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, các dấu hiệu gắn liền với hành vi như: công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm và hoàn cảnh phạm tội”2 . Cần phải xác định mặt khách quan trong tình huống vì: “Không có những biểu hiện ra bên ngoài thì không có những yếu tố khác của tội phạm và do vậy cũng không có tội phạm”3 . a. Hành vi khách quan Trong các yếu tố thuộc mặt khách quan của tội phạm, hành vi khách quan là biểu hiện cơ bản nhất; là xử sự cụ thể của con người được thể hiện ra thế giới khách quan dưới những hình thức nhất định. Ở đây, ta nhận thấy hành vi khách quan trong tình huống trên chính là hành vi xâm hại quan hệ nhân thân (đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc và dùng vũ lực của các đối tượng) và hành vi xâm hại quan hệ sở hữu (chiếm đoạt). Thứ nhất, về hành vi xâm hại quan hệ nhân thân, ta xét hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc và dùng vũ lực. Trước hết, hành vi đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc là 1 https://conganquangbinh.gov.vn/tim-hieu-noi-dung-ve-toi-cuop-tai-san-tai-dieu-168-blhs-nam-2015/ 2 Lê Phương Thùy (2011), Mặt khách quan của tội phạm với tư cách là một yếu tố cấu thành tội phạm, Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 3. 3 Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam phần chung, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, tr 83.
  • 7. 4 hành vi dùng lời nói hoặc hành động nhằm đe doạ người bị hại nếu không đưa tài sản thì vũ lực sẽ được thực hiện ngay. Việc xác định thế nào là đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc là dấu hiệu quan trọng để phân biệt tội cướp tài sản với tội cưỡng đoạt tài sản, nếu đe doạ dùng vũ lực nhưng không ngay tức khắc thì đó là là dấu hiệu của tội cưỡng đoạt tài sản. Trong tình huống này, A đã dùng dao đe dọa và yêu cầu người thanh niên đưa ví tiền nếu không sẽ bị đâm ngay lập tức. Đó là hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc. Vì hành vi này được thực hiện ngay lập tức không chần chừ, khi nhận thấy thời gian, không gian, người bị hại hoàn toàn có lợi cho việc phạm tội. Đó là đôi tình nhân đang ngồi tâm sự trên đường vắng. Khả năng xảy ra việc A dùng vũ vũ lực với người bị hại là tất yếu, không phụ thuộc vào lời nói hoặc hành động của A mà nó tiềm ẩn ngay trong hành vi. Nếu người thanh niên không giao tài sản hoặc không để cho A lấy tài sản thì vũ lực sẽ được thực hiện. Còn hành vi dùng vũ lực là hành vi mà người phạm tội đã thực hiện, tác động vào cơ thể của nạn nhân hay là hành vi dùng sức mạnh vật chất nhằm chiếm đoạt tài sản. Ở tình huống trên, sau khi người thanh niên phản ứng, không chịu giao tài sản thì đã bị B vung gậy, đánh mạnh vào đầu (gây thương tích, tỷ lệ tổn thương cơ thể cho nạn nhân 15%). B đã có hành vi dùng vũ lực vì đã làm cho nạn nhân bị thương tích, bị tổn hại đến sức khoẻ (tỷ lệ tổn thương cơ thể 15%). Đối với vụ cướp này, có nhiều người cùng tham gia (A, B, C), (yếu tố đồng phạm), mặc dù chỉ có mình B dùng vũ lực, còn C không dùng vũ lực, A chỉ đe doạ dùng vũ lực, nhưng tất cả những người cùng tham gia đều bị coi là dùng vũ lực. Bởi mỗi người tham gia đều có hành vi tham gia vào việc thực hiện tội phạm. Nó có thể là hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện tội phạm. Hành vi của mỗi người là điều kiện hỗ trợ cho sự hoạt động chung. Hành vi của người này bổ sung, là điều kiện cho hành vi của người khác, ảnh hưởng, tác động lẫn nhau. Trong tình huống này, hành vi đe dọa dùng vũ lực của A chính là điều kiện, tác động cho B thực hiện hành vi. Thứ hai, hành vi xâm hại quan hệ sở hữu của các đối tượng là hành vi chiếm đoạt ví tiền của người thanh niên với mục đích để có tiền chơi game. Hành vi này xâm hại quan hệ sở hữu của chủ sở hữu bởi tài sản trên không phải thuộc sở hữu của người phạm tội. Ví tiền là của người thanh niên, hành vi chiếm đoạt của A, B, C là hành vi trái với quy
  • 8. 5 định của pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu của chủ thể đối với tài sản. Tuy nhiên, hành vi này vẫn chưa được thực hiện thành công do các nguyên nhân khách quan ngoài dự kiến. Quan trọng nhất, các hành vi được phân tích ở trên mang đầy đủ đặc điểm của hành vi khách quan của tội phạm. Hai hành vi đó có tính gây thiệt hại cho xã hội. Ở hành vi xâm hại quan hệ nhân thân đã gây ra thiệt hại đáng kể cho quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Đó là làm cho nạn nhân bị thương tích, bị tổn hại đến sức khoẻ (tỷ lệ tổn thương cơ thể 15%). Về hành vi thứ hai thì đã đe dọa làm tài sản của nạn nhân suýt rơi vào tay các đối tượng. Các hành vi trên đều là hành vi trái pháp luật hình sự, là hoạt động có ý thức và ý chí của các chủ thể tham gia phạm tội. Những biểu hiện bên ngoài của người phạm tội được ý thức của họ kiểm soát và ý chí của họ điều khiển. Hơn nữa, hình thức thể hiện của hành vi khách quan trong tình huống này là hành động (phạm tội). Hành động của các đối tượng trên là tổng hợp nhiều động tác khác nhau: đe dọa, vung mạnh, đánh mạnh vào đầu; tác động trực tiếp vào đối tượng của tội phạm là người thanh niên và thông qua công cụ, phương tiện: dao, gậy. Hành động (phạm tội) được thực hiện cả qua lời nói và việc làm. Đặc biệt với tình huống trên nếu căn cứ vào đặc điểm cấu trúc đặc biệt của hành vi khách quan của tội phạm thì tội cướp tài sản của A, B, C là tội phạm ghép (tội phạm mà hành vi khách quan được hình thành bởi nhiều hành vi khác nhau xảy ra đồng thời, xâm hại các khách thể khác nhau). Hành vi khách quan của tội cướp tài sản bao gồm hai hành vi khác nhau: hành vi xâm hại quan hệ nhân thân (dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc) và hành vi xâm hại quan hệ sở hữu (chiếm đoạt). b. Hậu quả thiệt hại Hậu quả thiệt hại là các thiệt hại do hành vi khách quan gây ra cho quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự và cũng là khách thể của tội phạm; được thể hiện qua sự biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm. “Đối với tội cướp tài sản, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc cấu thành. Hậu quả của tội phạm chỉ là dấu hiệu định khung hình phạt hoặc chỉ là tình tiết để xem xét khi quyết định hình
  • 9. 6 phạt”1 . Hậu quả xảy ra trong tình huống trên là thiệt hại về sức khỏe thì người phạm tội chỉ bị truy cứu TNHS về tội cướp tài sản với tình tiết gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác, có tỷ lệ thương tật là 15%. Việc xác định hậu quả chính xác trong tình huống trên có ý nghĩa trong việc định tội danh của các đối tượng, định khung hình phạt với tình tiết tăng nặng theo quy định của khoản 2 Điều 168 BLHS. Nó cũng là căn cứ đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và đưa ra quyết định hình phạt. c. Vấn đề quan hệ nhân quả Tình huống trên cho ta thấy có căn cứ cho phép khẳng định tồn tại QHNQ giữa hành vi khách quan và hậu quả thiệt hại đã xảy ra. Trước hết, hành vi trái pháp luật (dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, chiếm đoạt tài sản) đã xảy ra trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội (gây thương tật cho người bị hại) về mặt thời gian. Hành vi khách quan với tính chất là nguyên nhân xuất hiện, hậu quả nguy hiểm cho xã hội với tính chất là kết quả. Hơn nữa, hành vi khách quan ở đây nằm trong mối liên hệ tổng hợp với hiện tượng khác chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả. Khả năng thực tế ở đây là khả năng trực tiếp làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm và gây thiệt hại cho khách thể: khả năng gây thương tật của việc trực tiếp dùng dao đe doa, dùng gậy đập mạnh vào đầu của nạn nhân. Từ đó, hậu quả thiệt hại đã xảy ra: tỷ lệ thương tật 15%; đó là sự hiện thực hóa khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả của hành vi trái luật. Hậu quả thiệt hại cho khách thể là biểu hiện trong thực tế khả năng làm phát sinh hậu quả chứa đựng trong hành vi phạm tội. Cuối cùng, có thể thấy dạng QHNQ trong tình huống này là QHNQ kép trực tiếp (dạng QHNQ có nhiều hành vi khách quan cùng đóng vai trò là nguyên nhân, mỗi hành vi đều có khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả). d. Các biểu hiện khác của mặt khách quan của tội phạm Ngoài những biểu hiện của mặt khách quan trên, tình huống này còn có những biểu hiện khác: công cụ, phương tiện, thời gian, địa điểm phạm tội. 1 https://nganhangphapluat.thukyluat.vn/tu-van-phap-luat/trach-nhiem-hinh-su/dau-hieu-thuoc-mat-khach-quan-cua-toi- pham-trong-toi-cuop-tai-san-9450
  • 10. 7 Thứ nhất, công cụ, phương tiện phạm tội là những dụng cụ, đồ vật hoặc quá trình của thế giới bên ngoài được chủ thể sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội. Trong CTTP cơ bản của một số tội phạm, phương tiện phạm tội được quy định là dấu hiệu định tội. Ngoài ra, căn cứ vào tính chất của phương tiện phạm tội, trong nhiều CTTP khác, nhà làm luật quy định phương tiện phạm tội là dấu hiệu của CTTP tăng nặng. Ở tình huống này, các đối tượng đã sử dụng một trong những loại vũ khí được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 để thực hiện hành vi cướp tài sản. Đó là loại vũ khí thô sơ gồm dao và gậy gộc gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người. Thứ hai, thời gian phạm tội là một thời điểm hoặc một khoảng thời gian nhất định mà hành vi phạm tội diễn ra; được quy định là dấu hiệu định tội của một số tội phạm. Trong trường hợp này, thời gian phạm tội được diễn ra vào buổi tối. Đây là thời điểm phản ánh tính chất nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với hành vi phạm tội thông thường. Thứ ba, địa điểm phạm tội là giới hạn lãnh thổ nhất định mà ở đó tội phạm bắt đầu được thực hiện, tội phạm kết thúc hoặc hậu quả của tội phạm xảy ra. Có thể thấy địa điểm phạm tội xảy ra trong tình huống là đường vắng – nơi ít người qua lại, rất dễ để thực hiện hành vi phạm tội của các đối tượng. Đó là những biểu hiện tạo thành mặt khách quan của tội phạm trong tình huống này. Việc xác định những biểu hiện trên có ý nghĩa rất lớn trong việc định tội, định khung hình phạt tăng nặng, mức độ TNHS của người đã thực hiện hành vi phạm tội trong tình huống trên. 2.2 Giai đoạn thực hiện tội phạm trong tình huống nêu trên “Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các bước của quá trình thực hiện tội phạm nhưng không phải là của một tội phạm bất kỳ mà là của tội phạm cố ý”1 . Quá trình thực hiện tội phạm (lỗi cố ý) có ba giai đoạn: chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, tội phạm đã hoàn thành. Các giai đoạn thực hiện phạm tội trong tình huống trên được cụ thể như sau: a. Chuẩn bị phạm tội 1 Lê Thị Sơn (1995), “Một số vấn đề về các giai đoạn thực hiện tội phạm”, Tạp chí Luật học (6), tr 20. Tải bản FULL (16 trang): https://bit.ly/3EntzTr Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 11. 8 Khoản 1 Điều 14 BLHS năm 2015 quy định:“Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm trừ trường hợp quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này”. Trong tình huống này, giai đoạn chuẩn bị phạm tội của các đối tượng được thể hiện ở dạng hành vi chuẩn bị, công cụ, phương tiện phạm tội; tạo ra những điều kiện để phạm tội và thành lập, tham gia nhóm tội phạm. Trước hết, A, B, C, đã tự chuẩn bị, bàn nhau mang dao, gậy gộc làm công cụ, phương tiện phạm tội. Việc bàn nhau mang vũ khí của các đối tượng là hành vi chuẩn bị kế hoạch, tạo ra các điều kiện để phạm tội dễ dàng nhất. Cả ba đối tượng cùng nhau tạo thành một nhóm để tạo ra sự thuận lợi trong quá trình phạm tội của mình. Việc chuẩn bị phạm tội là hành vi tạo ra tiền đề (điều kiện) cần thiết cho việc thực hiện tội phạm. Hành vi chuẩn bị phạm tội có một ý nghĩa rất quan trọng đến kết quả của việc thực hiện tội phạm, chuẩn bị càng chu đáo công phu bao nhiêu thì kết quả của việc thực hiện tội phạm càng đạt kết quả bấy nhiêu. Chính vì vậy vấn đề TNHS đặt ra với chuẩn bị phạm tội là có cơ sở. Ba đối tượng A, B, C trong tình huống trên 15 tuổi lại có hành vi chuẩn bị phạm tội cướp tài sản nên theo khoản 3 Điều 14 BLHS thì phải chịu TNHS. b. Phạm tội chưa đạt “Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội” (Điều 15 BLHS 2015). BLHS quy định tất cả những người từ đủ 14 tuổi trở lên đều phải chịu TNHS về tội phạm được thực hiện ở giai đoạn phạm tội chưa đạt. Tình huống trên có đầy đủ những dấu hiệu của phạm tội chưa đạt. Thứ nhất, các đối tượng đã thực hiện tội phạm bằng việc A dùng dao đe dọa yêu cầu người thanh niên giao nộp ví tiền, khi mà nạn nhân không chịu giao thì B đã dùng gậy, đánh mạnh vào đầu. Những hành vi đó là sự bắt đầu, là sự chuẩn bị cho việc cướp tài sản. Thứ hai, người phạm tội đã không thực hiện tội phạm được “đến cùng” tức là hành vi chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu của CTTP. Các chủ thể đã thực hiện được hành vi xâm 9623556