SlideShare a Scribd company logo
1 of 92
BỘ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN ĐÀO ANH
PHÂN CẤP TÀI KHÓA VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH
TẾ ĐỊA PHƯƠNG TẠI VIỆT NAM
Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn
Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN ĐÀO ANH
PHÂN CẤP TÀI KHÓA VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH
TẾ ĐỊA PHƯƠNG TẠI VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ NGÀNH: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. DIỆP GIA LUẬT
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các thông tin,
số liệu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể. Kết quả nghiên cứu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên
cứu nàokhác.
Nghiên cứu
Nguyễn Đào Anh
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
TÓM TẮT
ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................1
1. Đặt vấn đề nghiên cứu........................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài .......................2
2.1. Tình hình nghiên cứu nƣớc ngoài: ............................................................... 2
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước: ...................................................................3
3. Mục tiêu luận văn nghiên cứu............................................................................5
3.1. Mục tiêu chung ............................................................................................. 5
3.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 6
3.3. Câu hỏi nghiên cứu:...................................................................................... 6
4. Dữ liệu và phương pháp nghiêncứu...................................................................7
4.1. Dữ liệu nghiên cứu ....................................................................................... 7
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.............................................................................. 7
5. Ý nghĩa của luận văn..........................................................................................7
6. Cấu trúc luận văn...............................................................................................8
CHƢƠNG 1...........................................................................................................9
1.1 Cơ sở lý thuyết ...............................................................................................9
1.1.1 Khái niệm.................................................................................................... 9
1.1.2Cơ sở phân cấp tài khóa............................................................................. 10
1.1.3Các chỉ tiêu đo lƣờng phân cấp tài khóa. .................................................. 18
1.2. Một số lợi ích và rủi ro..................................................................................19
1.2.1 Những lợi ích của phân cấp tài khóa ........................................................ 19
1.2.2.Các rủi ro trong quá trình phân cấp tài khóa ............................................ 21
1.3. Tăng trưởng kinh tế.......................................................................................21
1.3.1 Tăng trƣởng kinh tế và những nền tảng của tăng trƣởng......................... 21
1.3.2. Đo lƣờng tăng trƣởng kinh tế ................................................................ 24
1.3.3 Các dạng tăng trưởng .................................................................................25
1.3.3.1 Tăng trƣởng nhanh ................................................................................ 25
1.3.3.2 Tăng trƣởng theo chiều rộng ................................................................. 25
1.3.3.3 Tăng trƣởng theo chiều sâu ................................................................... 26
1.3.3.4 Tăng trƣởng bền vững ........................................................................... 26
1.4. Mối quan hệ giữa phân cấp tài khóa và tăng trưởng kinh tế:.......................28
CHƢƠNG 2 .........................................................................................................33
2.1. Đánh giá chung về phân cấp tài khóa giữa chính quyền trung ương và chính
quyền địa phương ở Việt Nam........................................................................33
2.1.1. Tổng quan phân cấp tài khóa................................................................... 33
2.1.2. Đánh giá về phân cấp tài khóa giữa chính quyền trung ƣơng và chính quyền
địa phƣơng ở Việt Nam...................................................................................... 35
2.2. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm..................................................................38
2.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................41
2.4. Thu thập dữ liệu ............................................................................................41
CHƢƠNG 3 .........................................................................................................44
3.1. Kết quả kiểm định và thảo luận kết quả nghiên cứu .....................................44
3.1.1. Kết quả thực nghiệm................................................................................ 44
3.1.2. Kết quả phân tích hồi quy........................................................................ 45
3.2.Thảo luận kết quả nghiên cứu........................................................................55
CHƢƠNG 4 .........................................................................................................58
4.1. Kết luận .........................................................................................................58
4.2. Hàm ý chính sách ..........................................................................................58
4.2.1. Phân định nhiệm vụ chi ngân sách.......................................................... 60
4.2 2. Tăng cường phân cấp nguồn thu ngân sách bền vững cho Chính quyền 61
4.2.2.1. Tối đa hóa nguồn thu riêng cho địa phương (nguồn thu 100%).......... 61
4.2.2.2. Phân chia nguồn thu cho chính quyền.................................................. 64
4.2.3. Cơ chế hỗ trợ cân đối ngân sách............................................................. 66
KẾT LUẬN..........................................................................................................67
Giới hạn của nghiên cứu......................................................................................67
Hướng nghiên cứu thêm .......................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤC LỤC
DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT
ADB (The Asian Development Bank): Ngân hàng phát triển Châu Á
IMF (International Monetary Fund): Quỹ tiền tệ quốc tế
GDP (Gross National Product): Tổng sản phẩm quốc nội
M&E (Monitoring and Evaluation): Giám sát và đánhgiá
OECD (Organization for Economic Cooperation and Development): Tổ chức Hợp tác và
Phát triển Kinh tế
VAT (Value Added Tax): Thuế giá trị gia tăng
UNDP (United Nations Development Programme): Chƣơng trình phát triển Liên Hiệp
Quốc
WB (World Bank): Ngân hàng thế giới
UBND: Ủy ban nhân dân
PCĐT: Phân cấp đầu tƣ
TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
TƢ: Trung ƣơng
NS: Ngân sách
HĐND: Hội đồng nhân dân
CQĐP: Chính quyền địa phƣơng
CQTƢ: Chính quyền trung ƣơng
NSNN: Ngân sách nhà nƣớc
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
Bảng 2.1: Tỷ lệ nguồn tự thu trong tổng thu của địa phƣơng ở các nƣớc đông Á...........37
Bảng 2.2: Mô tả các biến cơ sở, ký hiệu sử dụng trong mô hình và dấu kỳ vọng........ 42
Bảng3.1 . Kết quả thống kê mô tả ............................................................................ 44
Bảng 3.2 Kết quả ƣớc lƣợng Pooled OLS cho 2 mô hình....................................... 46
Bảng 3.3 Kết quả ƣớc lƣợng FEM cho 2 mô hình .................................................. 47
Bảng 3.4 Kết quả ƣớc lƣợng REM cho 2 mô hình.................................................. 48
Bảng 3.5. Kết quả kiểm định F-Test cho 2 mô hình................................................. 49
Bảng 3.6. Kết quả kiểm định Hausman cho 2 mô hình............................................ 49
Bảng 3.7 Kết quả kiểm định VIF cho 2 mô hình...................................................... 50
Bảng 3.8. Kết quả kiểm định Wald .......................................................................... 51
Bảng 3.9. Kết quả kiểm đinh Woolridge.................................................................. 51
Bảng 3.10. Kết quả ƣớc lƣợng FGLS cho hai mô hình........................................... 54
Hình 3.0. Hình phi tuyến tính của Fe2
khi alpha âm ................................................ 55
TÓM TẮT
Nghiên cứu nhằm kiểm định mối quan hệ tác động của quá trình phân cấp tài khóa đến
tăng trƣởng kinh tế các địa phƣơng ở Việt Nam, từ 2005-2016. Dựa trên dữ liệu bảng 62
địa phƣơng, sử dụng phƣơng pháp kiểm định FGLS để giải quyết mục tiêu đề ra. Nội
dung nghiên cứu xác định yếu tố phân cấp tài khóa trong phân cấp chi hay trong thu có
tác động đến tăng trƣởng kinh tế các địa phƣơng ở Việt Nam. Kết quả thực nghiệm cho
thấy, phân cấp tài khóa trong phân cấp thu và phân cấp chi ngân sách đều có tác động tích
cực đến tăng trƣởng kinh tế địa phƣơng. Đồng thời, bài nghiên cứu cũng tìm thấy ảnh
hƣởng phi tuyến trong phân cấp chi đến tăng trƣởng kinh tế khi không kiểm soát tốt gây
ra tiêu cực, lãng phí. Qua đó, nghiên cứu đề xuất các khuyến nghị về cơ chế chính sách
nhằm điều chỉnh tiến trình phi tập trung hóa tài khóa để duy trì tác động tích cực tăng
trƣởng kinh tế bền vững trong thời gian tới.
Từ khóa: Phi tập trung hóa tài khóa; Tăng trƣởng kinh tế; FGLS.
ABSTRACT
The aim of this paper is to assess the impact ofthe fiscal decentralization process on local
economic growth in Vietnam, period 2005 - 2016. Using panel data, testing through
FGLS model to solve endogenous problems, to solve the set goals. From there, determine
the decentralization factor or decentralize budget revenue affecting economic growth of
localities in Vietnam. The results of empirical research show that decentralization of
revenue and decentralization of budget spending has a positive impact on local economic
growth. In addition, the study also found nonlinear effects in decentralizing economic
growth when not well controlled causing negative and wastefulness. Thereby, the study
proposes recommendations on policy mechanisms to adjust the fiscal decentralization
process to maintain a positive impact on sustainable economic growth in the coming
time.
Keywords: Fiscal fiscal decentralization; Economic growth; FGLS.
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề nghiên cứu
Phân cấp, phân quyền và tự quản địa phương là một trong những vấn đề cơ
bản của tổ chức nhà nước ở hầu hết quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, vấn đề này
đang được quan tâm như là một nhiệm vụ chủ yếu của quá trình cải tiến nền hành
chính nhà nước. Cũng có khá nhiều nghiên cứu, nhưng vẫn chưa có một nhận thức
lý luận một cách rõ ràng và nhất quán; ngay cả nội hàm các khái niệm “phân cấp”,
“phân quyền”, “tự quản” cũng còn được hiểu theo nhiều ý khác nhau trong các văn
kiện của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước, các sách báo khoa học,..
Phân cấp tài khóa là một lĩnh vực quan trọng của phân cấp quản lý nhà nước.
Mỗi cấp chính quyền được phân cấp chỉ có thể tự mình thực hiện và thực hiện có
hiệu quả các nhiệm vụ được giao khi họ chủ động có được các nguồn lực cần thiết
và có quyền đưa ra các quyết định chi tiêu.
Ngân sách nhà nước là nguồn lực tài khóa của quốc gia. Để quản lý quá trình
hình thành và phân bổ một cách có hiệu quả việc sử dụng ngân sách nhà nước là
một vấn đề quan trọng và cấp thiết của các quốc gia trên thế giới. Tài khóa nhà
nước là một bộ phận cấu thành của quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế – xã
hội và được thực hiện bởi hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến
địa phương. Trên phương diện lý thuyết cũng như tổng kết thực tiễn, PCTK đã được
thừa nhận là phương thức quan trọng để nâng cao hiệu quả tài khóa nhà nước.
PCTK giải quyết các mối quan hệ giữa trung ương và địa phương trong việc
xử lý các vấn đề liên quan đến hoạt động của ngân sách nhà nước. PCTK giúp cho
việc xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp tài khóa, đảm bảo giải quyết
kịp thời các nhiệm vụ quản lý nhà nước.
Năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện thay đổi cải cách chính sách kinh tế
nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt năm 1996, Quốc hội đã ban hành luật
NSNN và được sửa đổi năm 2002. Tuy nhiên, việc PCTK ở Việt Nam còn nhiều bất
cập như mức độ chủ động về ngân sách của địa phương chưa cao, quy trình phê
2
duyệt ngân sách nhà nước còn phức tạp, thời gian dài, hiệu quả tài khóa nhà nước
chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia. Điều này cho thấy
cần phải có đánh giá một cách khách quan toàn diện thực trạng PCTK ở Việt Nam
trong thời gian vừa qua, chỉ ra những tồn tại để có được những giải pháp đúng đắn
để thực hiện PCTK là một đòi hỏi cấp thiết. Vậy có phải PCTK là một trong các yếu
tố góp phần làm cho tăng trưởng kinh tế ở địa phương hay không?
Trước những yêu cầu bức thiết về lý luận và thực tiễn của việc phân cấp
quản lý NSNN đối với việc tăng trưởng kinh tế ở địa phương, tôi chọn đề tài "Phân
cấp tài khóa và tăng trưởng kinh tế địa phương tại Việt Nam” để làm luận văn tốt
nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài:
- Các nghiên cứu khẳng định PCTK đem lại hiệu quả tích cực đến tăng
trưởng kinh tế, có thể kể đến các công trình:
Martinez-Vazquez, Jorge and Jameson Boex(2001), The Design of
Equalization Grants: Theory and Applications, World Bank Institute and Georgia
State University School of Policy Studies.
Martinez-Vazquez, J. and MacNab, R. M. (2003), Fiscal Decentralization
and Economic Growth, World Development,Volume 31, Issue 9, September 2003,
Pages 1597–1616.
- Các nghiên cứu khẳng định PCTK mang lại tổn hại đến hiệu quả kinh tế,
điển hình là: Trong công trình của Prud’homme, R. (1994), On the Dangers of
Decentralization, Policy Research Working Paper Series. No. 1252. Washington,
DC: World Bank, đã có lưu ý rằng nhiều khi CQĐP đi ngược lại với mục tiêu chính
sách của CQTƯ. Ví dụ, CQĐP có thể tăng chi tiêu hoặc tăng thuế trong khi CQTƯ
đang nỗ lực giảm chi tiêu hay giảm thuế. Trong công trình của Bogoev, Ksente
(1991), The dangers of decentralization: the experience of Yugoslavia, Foundation
Journal Public Finance, 1991, p. 99-112, Nam Tư – một chính phủ có sự PCTK rất
3
mạnh đã được sử dụng để minh họa CQTƯ đã không thể thực hiện được chính sách
tài khóa trong bối cảnh lạm phát cao và bất ổn kinh tế vĩ mô.
- Các nghiên cứu về tác động của phân cấp quản lý NSNN đến ổn định
kinh tế vĩ mô.
PCTK được cho là có tác động thúc đẩy ổn định kinh tế vĩ mô nhờ giảm bớt
các chi phí thông tin, chi phí hoạt động trong cung ứng dịch vụ, và thúc đẩy khu vực
tư nhân phát triển nếu kỷ luật tài khóa được thực thi một cách nghiêm ngặt như ở
các nước phát triển. Trong trường hợp ngược lại, khi mức độ tuân thủ kỷ luật tài
khóa kém, phân cấp tài khóa sẽ tạo ra mất cân bằng tiền tệ, tài khóa và làm suy yếu
tăng trưởng kinh tế. Điển hình cho các nghiên cứu thuộc nhóm này là công trình:
Shah, Anwar (2006), Fiscal decentralization and macroeconomic management,
International Tax and Public Finance, Volume 13, Issue 4, pp 437- 462.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước:
Trần Thị Diệu Oanh (2012), Luận án tiến sĩ “Phân cấp quản lý và địa vị pháp
lý của CQĐP trong quá trình cải cách bộ máy nhà nước ở Việt Nam”.
Tác giả đã phân tích làm rõ quan niệm khoa học về phân cấp quản lý và
những khái niệm có liên quan; đánh giá thực trạng phân cấp quản lý và địa vị pháp
lý của CQĐP trong quá trình cải cách bộ máy nhà nước ở Việt Nam; đề xuất các
giải pháp đẩy mạnh phân cấp trên cơ sở quan điểm tiếp cận mới về quan hệ giữa
CQTƯ và CQĐP để từ đó xác định rõ hơn địa vị pháp lý của CQĐP ở nước ta đáp
ứng yêu cầu nền kinh tế thị trường, cải cách bộ máy nhà nước và xây dựng nhà
nước pháp quyền.
Mai Đình Lâm (2012), Luận án tiến sĩ "Tác động của phân cấp tài khóa đến
tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam".
Tác giả đã sử dụng mô hình thực nghiệm có bổ sung thêm biến giải thích là
độ mở kinh tế để giải thích thêm cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Nghiên cứu sử
dụng dữ liệu trong giai đoạn 2000-2011 với phương pháp hồi qui sử dụng dữ liệu
bảng. Kết luận của nghiên cứu là phân cấp quản lý NSNN có ảnh hưởng tích cực
đến tăng trưởng kinh tế và biến bổ sung cũng có ý nghĩa giải thích cho tăng trưởng
4
kinh tế các địa phương ở Việt Nam.
Nguyễn Xuân Thu (2015), Luận án Tiến sĩ “Phân cấp quản lý NSĐP ở Việt
Nam”. Tác giả đã làm rõ tác động của phân cấp quản lý NSĐP đến quản trị nhà
nước của CQĐP trong trường hợp CQĐP ở Việt Nam, cụ thể như sau:
(1) Khẳng định các nội dung phân cấp quản lý NSĐP có tác động khác nhau
đến từng khía cạnh quản trị nhà nước của CQĐP; phân cấp NSĐP có tác động tích
cực đến chất lượng cung ứng dịch vụ công, minh bạch và hiệu suất của bộ máy
hành chính nhưng lại có tác động tiêu cực đến chi phí không chính thức, tiếp cận và
sở hữu đất đai.
(2) Khẳng định tăng cường phân cấp cho chính quyền cấp dưới trong cung
cấp hàng hóa, dịch vụ công sẽ giúp phân bổ nguồn lực hiệu quả cũng phù hợp trong
trường hợp CQĐP được tổ chức thành ba cấp.
(3) Phát hiện kết quả tác động của phân cấp quản lý NSNN đến quản trị nhà
nước của CQĐP phụ thuộc vào sự phân cấp quản lý NS theo từng nhiệm vụ chi, khả
năng kiểm soát của chính quyền cấp trên đối với chính quyền cấp dưới và năng lực
của chính quyền được phân cấp.
Cuốn sách “Phân cấp quản lý NSNN cho chính quyền điạ phương: Thực
trạng và giải pháp” của tác giả Lê Chi Mai, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm
2006. Nguyên cứu về phân cấp quản lý NSNN cho CQĐP, tác giả đã sử dụng dữ
liệu nghiên cứu của 2 tỉnh là Lạng Sơn và Đà Nẵng để minh họa cho các nhận xét
về phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam. Trong nghiên cứu này, phân cấp quản lý
NSNN được xem xét trên các khía cạnh: phân cấp nhiệm vụ chi và nguồn thu; phân
cấp thẩm quyền trong quyết định chế độ, định mức phân bổ và chi tiêu NS; phân
cấp về qui trình NS. Theo đó, các giải pháp được đưa ra là tăng cường phân cấp
nhiệm vụ chi cho CQĐP, trong đó nhấn mạnh đến cải thiện minh bạch trách nhiệm
chi tiêu NS của các cấp và phân cấp trách nhiệm chi tiêu tương ứng với nguồn thu
được phân cấp. Đối với phân cấp nguồn thu, nghiên cứu ủng hộ quan điểm tạo ra
một số nguồn thu tự có cho CQĐP bằng việc trao quyền tự chủ thuế cho CQĐP
từng bước và ở mức độ hạn chế; cải tiến cách phân chia giữa trung ương và địa
5
phương đối với một số loại thuế nhằm đảm bảo tính công bằng. Về hệ thống điều
hòa NS, cần hoàn thiện phương pháp tính toán số bổ sung theo công thức có tính ổn
định và công khai, bổ sung mục tiêu cần có căn cứ khách quan và rõ ràng; quy định
rõ hơn về vay nợ của địa phương. Đối với hệ thống định mức phân bổ và chi tiêu
NS ở địa phương, cần điều chỉnh cho phù hợp với biến động thực tế, đảm bảo mỗi
địa phương có đủ năng lực để cung cấp các dịch vụ công thiết yếu ở mức độ trung
bình. Và cuối cùng, nghiên cứu cũng đề xuất quan điểm tăng cường phân cấp trong
qui trình NS, trong đó trọng tâm là tách bạch NSTƯ với NSĐP, xóa bỏ tính lồng
ghép trong thực hiện NS.
Lê Toàn Thắng (2013), Luận án tiến sĩ "Phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam
hiện nay".Tác giả đã nghiên cứu về phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam dựa trên
góc độ lý thuyết hành chính công, đã đánh giá phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam
theo bốn nội dung: Phân cấp thẩm quyền ban hành luật pháp, chính sách, tiêu chuẩn
và định mức NSNN; Phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN; Phân cấp
thực hiện quy trình quản lý NSNN; Phân cấp trong giám sát, thanh tra, kiểm toán
NSNN. Trên cơ sở đó nghiên cứu cũng đề xuất các giải pháp và các điều kiện để
thực hiện giải pháp tăng cường phân cấp cho các địa phương ở Việt Nam.
3. Mục tiêu luận văn nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của luận văn là kiểm định mội quan hệ tác động của phân
cấp tài khóa đến tăng trưởng kinh tế địa phương từ đó đưa ra các khuyến nghị hoàn
thiện cơ chế quản lý PCTK trong tương lai, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương
ở Việt Nam.
Qua đó ta thấy được hệ lụy gì hay những ưu nhược điểm gì trong quá trình
phân cấp tài khóa của địa phương khi thực hiện quá trình phân cấp trong gia đoạn
phát triển này. Từ đó ta rút ra các kinh nghiệm và phương pháp để thực hiện việc
phân cấp tài khóa hiệu quả hơn trong tương lai nhằm giúp cho việc tăng trưởng và
phát triển của các địa phương được tốt hơn
6
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Kiểm định mối quan hệ của PCTK đến tăng trưởng kinh tế địa phương ở
Việt Nam trong giai đoạn kinh 2005-2016.
- Kiểm tra xem gặp nhũng khó khăn và vướng mắc ở trong quá trình phân
cấp tài khóa để đưa ra biện pháp khắc phục.
- Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao tối đa hiệu quả trong cơ chế PCTK
thúc đẩy tăng trường kinh tế trong tương lai.
- Từ đó đưa ra các quan điểm, các phương hướng và giải pháp tiếp tục hoàn
thiện phân cấp tài khóa ở địa phương trong giai đoạn sắp tới.
3.3. Câu hỏi nghiên cứu:
Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu đề tài, đề tài phải trả lời được các câu hỏi
nghiên cứ sau:
- Trong giai đoạn này thì quá trình phân cấp tại các địa phương đã có những
bất cập gì? Liệu đó có phải là vấn đề để việc phân cấp tài khóa còn nhiều điều
để tranh luận và đưa ra các giải pháp mới cho quá trình phân cấp hiệu quả
hơn?
- Phân cấp tài khóa cho các huyện thị, thành phố trực thuộc được thể hiện như
thế nào?
- Việc tăng trưởng kinh tế tại địa phương có chịu tác động bởi sự phân cấp tài
khóa của chính phủ và các thành phần của nó trong giai đoạn 2005-2016 hay
không?
- Quy trình thực hiện việc PCTK có vướng mắc, bất cập gì giữa các địa phương
hay không? Khuyến nghị hoàn thiện phân cấp quản lý giữa ngân sách cho các
địa phương là gì? Phương hướng để thực hiện các khuyến nghị đề ra?
7
4. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Dữ liệu nghiên cứu
Nguồn dữ liệu được thu thập từ Tổng cục Thống kê và Bộ Tài Chính, do vậy
đảm bảo tính đồng nhất và đáng tin cậy để thực hiện kiểm định.
Trong quá trình xử lý dữ liệu, bài viết loại bỏ địa phương tỉnh Quảng Ngãi
do số liệu trong giai đoạn 2005 - 2011 bị đứt quãng. Thêm vào đó, tỉnh Hà Tây và
TP. Hà Nội được sáp nhập vào năm 2007, do đó số liệu hai địa phương này được
hợp nhất trong cả giai đoạn 2005 - 2016 thành một địa phương là Hà Nội - Hà Tây.
Như vậy, dữ liệu bảng trong mô hình có thời gian (2005-2016) T = 12 và N = 62
tỉnh/thành với 744 quan sát.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài luận văn:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: tác giả tổng hợp để có những đánh giá,
những kết luận, đề xuất mang tính khoa học, phù hợp với lý luận và thực tiện của
công tác phân cấp tài khóa ở Việt Nam.
- Phương pháp phân tích hồi quy dữ liệu bảng, bằng phương pháp FGLS. Từ
đó dựa vào hàm sản xuất tân cổ điển, tác giả đã xây dưng mô hình nghiên cứu gồm
các biến như sau: tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ thu, tỷ lệ chi của địa phương, độ mở của
thương mại, tỷ lệ lao động, đầu tư tư nhân.
5. Ý nghĩa của luận văn:
Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn sẽ cung cấp cho người đọc những luận
cứ khoa học và những thông tin cần thiết liên quan đến vấn đề PCTK, những yếu tố
trong PCTK ảnh hưởng đến việc tăng trưởng kinh tế của địa phương trên lãnh thổ
Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu luận văn góp phần làm củng cố cơ sở lý thuyết về phân
cấp quản lý NSNN tác động đến tăng trưởng kinh tế ở các nền kinh tế thị trường
hiện nay.
8
6. Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần giới thiệu thì luận văn gồm các chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết phân cấp tài khóa và tăng trưởng kinh tế
Chương 2: Dữ liêu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Kết luận và hàm ý chính sách
9
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHÂN CẤP TÀI KHÓA
VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ
1.1 Cơ sở lý thuyết
1.1.1 Khái niệm
Từ cuối những năm 80 sự phân cấp là sự chuyển đổi của chính trị tài khóa và
quyền lực hành chính đến những cơ quan địa phương, nó nổi lên như một xu hướng
quan trọng nhất trong chính sách phát triển. Như là Ngân hàng thế giới (2002) hoặc
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD (2002a, 2002b), hỗ trợ phân cấp tài
khóa ở các nước Đông Âu, tranh cãi rằng có một sự thay đổi theo hướng phân cấp
nhiều hơn sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế cũng như sự hiểu quả của khu vực công.
Theo lý thuyết truyền thống của Musgrave: Xuất phát từ hiệu quả kinh tế, lợi
ích của việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ công cộng được giới hạn về không gian,
phù hợp với sở thích của người dân địa phương. Nhờ phân cấp, người dân sẽ bộc lộ
sở thích thông qua “bỏ phiếu vì quyền lời của mình”. Hàng hóa công cộng địa
phương sẽ làm gia tăng phúc lợi so với trường hơp chỉ có cấp duy nhất cung cấp
các dịch vụ công cộng trong toàn bộ nền kinh tế.
Nghiên cứu của Mello và Barenstein (2001) sử dụng dữ liệu bảng của 78
quốc gia từ năm 1980 đến năm 1992 đã cho thấy sự phân cấp tài khóa và quản trị
công có tác động tích cực đến tăng trường kinh tế. Bằng chứng thực nghiệm về tác
động tích cực của phân cấp tài khóa cũng được tìm thấy tại Pasikan trong hai giai
đoạn 1971-2005 và 1972-2009 (Malik & ctg, 2005; Faridi, 2011). Với bộ dữ liệu
của 28 tỉnh tại Trung Quốc trong giai đoạn từ1970 đến 1993, Lin và Liu (2000)
cũng tìm thấy kết quả tương tự.
10
Nghiên cứu của Roden (2002) đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển và
các nền kinh tế đang chuyển đổi. Ông lập luận rằng các vấn đề thường đi kèm với
phân cấp là thâm hụt ngân sách, tham nhũng, tác động của các nhóm lợi ích, gia
tăng bất bình đẳng và cuối cùng là nền kinh tế giảm tăng trưởng. Sử dụng dữ liệu
của 30 quốc gia, Mello (2000) khẳng định thất bại của việc phân cấp tài khóa là do
thành kiến về thâm hụt tài khóa và quản trị công yếu kém, không đáp ứng các yêu
cầu cơ bản của chính sách phi tập trung hóa. Nghiên cứu tại Nigeria của Philip và
Isah (2012) cũng cho thấy phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi có tác động tiêu
cực đến tăng trưởng.
Phân cấp tài khóa là quá trình chuyển giao quyền hạn về phạm vi chi tiêu
nguồn thu từ trung ương cho địa phương. Mức độ phân cấp phụ thuộc vào khả
năng của cấp địa phương khi thực hiện các quyết định thu, chi độc lập trong phạm
vi địa lý cho người dân trong địa phương, mà không cần sự can thiệp của CQTƯ
(Martinez-Vazquez và McNab, 1997).
Từ đó, phân cấp tài khóa là việc giải quyết mối quan hệ giữa các cấp chính
quyền nhà nước về trách nhiệm và quyền hạn trong việc quyết định và quản lý hoạt
động thu chi NS từ trung ương đến địa phương nhằm thực hiện chức năng và
nhiệm vụ được pháp luật quy định. Phân cấp tài khóa là sự chuyển giao trách
nhiệm và quyền hạn từ cấp trung ương đến các cấp chính quyền bên dưới trong
việc quyết định và quản lý NSNN, đảm bảo cho các cấp chính quyền có sự tự chủ
nhất định về tài khóa để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình.
1.1.2 Cơ sở phân cấp tài khóa
1.1.2.1. Nội dung phân cấp tài khóa
Từ khái niệm về PCTK nói chung và PCTK địa phương nói riêng, xét dưới
góc độ mối quan hệ quyền lực giữa Trung ương - địa phương, giữa cấp tỉnh – các
cấp bên dưới, các nước đều thừa nhận phân cấp NS bao gồm ba nội dung chủ yếu
sau:
11
(1) Xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của các cấp chính quyền
trong việc ban hành các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu chi NS.
(2) Phân chia nguồn lực (từ thu NS, điều hòa và bổ sung NS, vay nợ) và xác
định nhiệm vụ chi.
(3) Xác định quyền hạn và trách nhiệm của các cấp chính quyền nhà nước
trong quá trình thực hiện quy trình quản lý NS. Nội dung vật chất của hoạt động NS
bao gồm: Thu; Chuyển giao NS giữa các cấp chính quyền; vay nợ; và chi tiêu. Ví
dụ, việc xác định quyền hạn và trách nhiệm của CQĐP và CQTƯ trong từng nhiệm
vụ chi được thể hiện thông qua quá trình thực hiện quy trình quản lý NSNN. Tương
tự, việc xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của các cấp chính quyền trong
việc ban hành các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu chi NSNN cũng
chính là việc xác định thẩm quyền quyết định của các cấp chính quyền đối với từng
khoản thu, chi. Các nội dung cụ thể về phân cấp quản lý NS:
Thứ nhất: Xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của các cấp chính
quyền trong việc ban hành các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu chi NS.
Về chế độ, chính sách trong phân cấp NSNN cần làm rõ những vấn đề sau:
Cơ quan Nhà nước nào có thẩm quyền ra các chế độ, chính sách, định mức, tiêu
chuẩn thu, chi và đó là những loại chế độ nào?
Về nguyên tắc, những chính sách, chế độ nào đã do Trung ương quy định thì
các cấp CQĐP tuyệt đối không được tự điều chỉnh hoặc vi phạm. Ngược lại, Trung
ương cũng phải tôn trọng thẩm quyền của các địa phương, tránh can thiệp làm mất
đi tính tự chủ của họ. Từ phân tích về các hình thức phân cấp NSNN đã đề cập ở
trên có thể thấy:
Ở các nước áp dụng hình thức: Trao quyền (devolution) – thường là các
nước liên bang – mức độ phân cấp đảm bảo tính độc lập cao nhất cho CQĐP.
CQĐP có thể tự đặt ra các sắc thuế và quy định tiêu chuẩn, chế độ định mức chi
tiêu.
Ở những nước áp dụng hình thức Uỷ quyền (delegation) thì quyền quyết
định ban hành các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu chi NS quan trọng
12
thuộc về Trung ương, còn địa phương chủ yếu chỉ được giao trách nhiệm và quyền
hạn điều hành quản lý NS.
Thứ hai: Phân chia nguồn lực (từ thu NS, điều hòa và bổ sung NS, vay nợ)
và xác định nhiệm vụ chi: Phân cấp nguồn thu cho một cấp chính quyền là việc
chuyển giao quyền và trách nhiệm cho cấp chính quyền đó về việc nuôi dưỡng, huy
động và sử dụng nguồn thu để thực hiện nhiệm vụ chi.
Việc phân cấp nguồn thu cần phải tương ứng với nhiệm vụ chi, cân bằng
được mối quan hệ lợi ích – chi phí của người nộp thuế, hạn chế tác động rủi ro của
thuế, giảm thiểu chi phí hành chính trong quản lý và thu thuế. Phân cấp nguồn thu
còn nhằm để đảm bảo sự công bằng giữa các cấp CQĐP và Trung ương về tài khóa
cũng như sự bình đẳng giữa các vùng.
Nguồn thu của NSNN chủ yếu là thuế. Nguồn thu từ thuế luôn bị giới hạn.
Nếu một cấp NS nào đó được nhận nhiều hơn thì các cấp NS khác sẽ ít đi vì khả
năng tăng thuế rất hạn chế. CQĐP các cấp khó đưa ra được nhiều sắc thuế địa
phương vì công dân địa phương sẽ không ủng hộ. Vì vậy, chuyển giao một sắc thuế
cho CQĐP luôn đòi hỏi phải xem xét trên 2 mặt: Khả năng thu và quản lý thu.
CQĐP, đặc biệt là CQĐP cấp cơ sở thường gặp khó khăn về năng lực.
Đó cũng là một lý do để Trung ương không muốn chuyển giao cho địa
phương các nhiệm vụ, quyền hạn về thuế. Chính phủ thường cho rằng Trung ương
thu thuế sẽ hiệu quả hơn là giao cho địa phương, nhất là địa phương cấp cơ sở. Về
lý thuyết, nguồn thu của CQĐP là từ:
(1) Các khoản thu được phân cấp, bao gồm:
- Các khoản thu địa phương được hưởng 100%;
- Các khoản thu được phân chia theo tỷ lệ % với CQTƯ hoặc CQĐP cấp
trên.
(2) Bổ sung từ Trung ương hoặc CQĐP cấp trên. Các khoản thu được phân
cấp của CQĐP cần được coi trọng, đó là cách thức thể hiện mức độ tự chủ về tài
khóa của CQĐP các cấp và mức độ cân đối chung giữa các cấp NS về tài khóa.
Nguồn thu của địa phương càng lớn, chính quyền càng phải có trách nhiệm báo cáo
13
với công dân địa phương. Công dân sẽ tích cực nộp thuế hoặc tạo nguồn tài khóa
cho CQĐP khi họ thấy rõ được lợi ích từ việc nộp thuế của họ. Từ đó sẽ tạo nên
hoạt động có hiệu quả hơn khi giao cho CQĐP tạo nguồn thu của địa phương.
Khi trao cho CQĐP trách nhiệm, quyền hạn về một số sắc thuế, đặc biệt phải
lưu ý các vấn đề sau:
Thứ nhất: CQĐP cần được trao quyền về một số loại thuế địa phương mà họ
hiểu rõ và có thể quản lý hiệu quả nhất. Chẳng hạn thuế thu nhập từ lương, thuế tài
sản. Những loại thuế như thuế GTGT, thuế lợi nhuận kinh doanh nếu để lại cho
CQĐP thu sẽ gặp khó khăn vì năng lực, cách thức thu thập thông tin hạn chế.
Thứ hai: Sự cam kết, ủng hộ của công dân trong việc nộp thuế.
Thứ ba: Quyền hạn của CQĐP định ra thuế suất. Ở nhiều quốc gia, nhà
nước thực hiện chính sách trao cho CQĐP quyền thuế độc lập. Mức độ độc lập và
các loại thuế được trao có sự khác nhau giữa các nước. Việc trao quyền đó sẽ tạo cơ
hội cho CQĐP xử lý được hài hòa các mối quan hệ trong việc tạo ra nguồn thu phù
hợp với điều kiện thị trường ở địa phương.
Trao cho CQĐP quyền về thuế tương đối độc lập cũng là cách thức giải
quyết mẫu thuẫn giữa trách nhiệm phải chi của địa phương và sự không thích ứng
của nguồn thu. Thuế địa phương, phần được chia từ các loại thuế chia chung với
các cấp chính quyền khác, cùng các nguồn thu khác là cách làm hiệu quả và phổ
biến hiện nay ở nhiều nước để giải quyết mối quan hệ và tạo sự cân bằng thu chi. Đi
liền với việc chuyển giao thu thuế địa phương có thể dần dần cắt giảm phần chuyển
giao giữa các cấp chính quyền. CQĐP có nhiều quyền hơn về thuế thì họ cũng phải
chịu áp lực nhiều hơn từ công dân địa phương. Đó chính là cách nâng cao hiệu quả
của thuế được thu, tránh được sự đi vòng vèo của các nguồn thu.
Nói cách khác, đó là sự gia tăng các loại thuế cho địa phương và hạn chế
phần thuế mà địa phương phải thu hộ và sau đó lại được phân phối lại cho địa
phương. CQĐP có thể được trao một số quyền như: Ấn định cơ sở tính thuế và thuế
suất, quy định mức thu phí dịch vụ. Mức độ cao nhất của phân cấp quyền hạn về
thu NSNN là CQĐP được phép tự đặt ra các khoản thu. Cần lưu ý là khi phân cấp
14
về nguồn thu NS, thường gặp một số cản trở sau:
(1) Cản trở theo mối quan hệ dọc:
Do phần lớn thuế thuộc về Trung ương hoặc cấp trên nên CQĐP thường gặp
khó khăn liên quan đến trách nhiệm phải chi. Ở một số nước, Trung ương hoặc cấp
trên thường đưa về địa phương những nhiệm vụ thuộc Trung ương hoặc cấp trên
nhằm giảm áp lực NS của mình, nhưng lại không chuyển NS về cho địa phương. Sự
không phù hợp nguồn thu và các khoản chi do mối quan hệ dọc (quan hệ trên -
dưới) có thể làm cho việc sử dụng NS không hiệu quả hoặc làm cho nhiều hoạt
động kinh tế, đầu tư khó thực hiện và có thể tạo ra sự chênh lệch giữa các vùng.
(2) Cản trở ngang:
Đó là sự không bình đẳng giữa các đơn vị hành chính cùng cấp, các vùng
khác nhau có thể thu chi rất khác nhau. Bổ sung của Trung ương hoặc cấp trên có
thể hạn chế sự không bình đẳng đó, nhưng vấn đề lại là ở chỗ Trung ương hoặc cấp
trên có chuyển giao hay không, cơ chế chuyển giao và thời điểm chuyển giao NS.
CQĐP thường không muốn cung cấp các hàng hóa công cộng vượt ra khỏi địa giới
hành chính của mình và thường cung cấp dưới khả năng.
Chuyển giao tài khóa từ Trung ương hoặc cấp trên có thể hỗ trợ việc cung
cấp hàng hóa công cộng vượt ra ngoài địa giới. Để khắc phục những cản trở dọc và
ngang nói trên rất cần phải có cơ chế phân cấp quản lý NSNN hợp lý, rõ ràng, minh
bạch và đòi hỏi Trung ương, CQĐP cấp trên và CQĐP cấp dưới tôn trọng thực hiện.
Điều hòa và bổ sung NS
Năng lực thu NS ở các địa phương thường khác nhau, do đó phân cấp nguồn
thu và nhiệm vụ chi có thể gây ra mất cân bằng về tài khóa.
Nhiệm vụ chi của CQĐP không cân bằng với nguồn thu của địa phương
được gọi là mất cân bằng theo chiều dọc. Khả năng tài khóa của các địa phương
khác nhau nhưng phải thực hiện các nhiệm vụ chi như nhau được gọi là mất cân
bằng theo chiều ngang. Để giải quyết sự mất cân bằng giữa thu và chi NS của các
cấp chính quyền, cần phải có cơ chế điều hòa và bổ sung NS. Có thể thực hiện theo
các giải pháp:
15
(1) Để lại nguồn thu để giải quyết vấn đề cân bằng theo chiều dọc hoặc điều
tiết nguồn thu từ nơi có nguồn thu cao đến nơi có nguồn thu thấp để giải quyết vấn
đề cân đối theo chiều ngang.
(2) Bổ sung NS: Bổ sung trọn gói không điều kiện để tạo cân bằng thu chi
của các cấp chính quyền; hoặc bổ sung có mục tiêu. Nguồn bổ sung có thể lấy từ
NS cấp này chi cho NS cấp khác hoặc thông qua một quỹ điều hòa NS. Theo thông
lệ quốc tế, khi chuyển giao (điều hòa và bổ sung) NS giữa các cấp chính quyền cần
phải chú ý:
- Chuyển giao phải được xác định khách quan, công khai, minh bạch theo
những quy định cụ thể. Thiết kế chuyển giao cần được Trung ương quyết định.
- Phải ổn định tương đối một số năm. Muốn vậy, đòi hỏi phải thiết kế được
mục tiêu, lượng NS chuyển giao cũng như công việc được chuyển giao.
- Công thức tính chuyển giao cần rõ ràng, dựa vào các yếu tố khả thi và đơn
giản.
Phân cấp vay nợ cho CQĐP
Việc thiếu hụt nguồn tài khóa của địa phương trong một số trường hợp là
không tránh khỏi (ví dụ, khi suy thoái kinh tế làm giảm nguồn thu nhưng nhu cầu
chi lại tăng; khi cần đầu tư lớn mà nguồn thu lại nhỏ; khi thời điểm thu và thời điểm
chi không khớp nhau,...). Phân cấp thẩm quyền vay nợ cho CQĐP là để giải quyết
tình huống này. Tuy nhiên, cần có cơ chế để đảm bảo CQĐP và cử tri của địa
phương chỉ được vay trong một giới hạn hợp lý và phải tự chịu trách nhiệm về
quyết định vay và trả nợ tiền vay. Về mặt lý thuyết, là một thực thể có tư cách pháp
nhân công pháp nên CQĐP có thể thực hiện các quyền vay vốn trên thị trường tài
khóa trong và ngoài nước. Tuy nhiên, do năng lực tài khóa của CQĐP hạn chế nên
việc vay nợ đó gặp nhiều khó khăn.
Trong nhiều trường hợp, phải nhờ vào sự bảo lãnh của CQTƯ thì CQĐP mới
có thể vay được. Vấn đề vay nợ và tiếp cận thị trường tài khóa trong và ngoài nước
luôn là vấn đề quan tâm của CQĐP các nước. Do hạn chế về nguồn lực và năng lực
16
quản lý nên các nước thường thành lập một số quỹ để có thể kiểm soát việc vay vốn
của CQĐP. Ví dụ, quỹ phát triển cộng đồng, quỹ phát triển nhà ở là những dạng của
thị trường tài khóa có thể giúp CQĐP vay và để Trung ương hay cơ quan hành
chính cấp trên có thể kiểm soát được các khoản vay.
Thị trường tài khóa và mối quan hệ giữa người cho vay và người đi vay là
mối quan hệ chứa nhiều mục đích. Nếu thể chế cho vay mang tính can thiệp của
Nhà nước thì khó có thể đảm bảo hoạt động cho vay bình đẳng theo cơ chế thị
trường. Người đi vay thường có nhiều và đủ thông tin hơn về những dự án mà họ
vay tiền, kể cả khả năng rủi ro thanh toán cho các khoản vay. Trong khi đó, người
cho vay lại hạn chế khi tiếp cận thông tin và điều kiện thực tế của người vay. Cho
vay đối với CQĐP các cấp đòi hỏi phải có sự kiểm soát chặt chẽ của người cho vay,
đặc biệt là các ngân hàng thương mại của nhà nước. Phân cấp quản lý NS và trao
quyền tự chủ đi vay, nếu không có sự bảo lãnh của Trung ương thì đòi hỏi CQĐP
phải đánh giá cụ thể hơn năng lực tài khóa (các khoản thu) của mình. Nếu CQTƯ
thực hiện bảo lãnh mà CQĐP không tuân thủ kỷ luật tài khóa thì có thể dẫn đến
khủng hoảng nợ vay của CQĐP như đã xảy ra ở một số nước. Để được trao quyền
vay vốn trên thị trường tài khóa không cần có sự bảo lãnh, CQĐP cần xây dựng
được đủ năng lực thẩm định và thực hiện các dự án đầu tư. Đây là hạn chế lớn nhất
của CQĐP nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
Phân cấp nhiệm vụ chi NS
Nhiệm vụ chi NS được xây dựng dựa trên cơ sở trách nhiệm cung cấp các
hàng hóa công cộng của các cấp chính quyền và cho biết “Ai là nhà sản xuất, sản
xuất cái gì và cho ai” trong việc cung ứng các hàng hóa công cộng. Chúng cần rõ
ràng, minh bạch, không chồng chéo giữa các cấp, đảm bảo hiệu quả về kinh tế,
công bằng về tài khóa, nâng cao trách nhiệm giải trình và hiệu lực quản lý.
Việc cho phép CQĐP có quyền ở mức nhất định trong lựa chọn các khoản
chi hoặc quyết định các định mức chi tiêu là một trong những tiêu chí để đánh giá
mức độ phân cấp nhiệm vụ chi NS. Phân cấp mở rộng được sự tham gia của công
dân địa phương trong các chương trình, dự án phát triển. Điều có tính cốt lõi là càng
17
gần với địa phương, với cộng đồng thì trách nhiệm báo cáo sẽ càng tạo động lực chi
tiêu tiết kiệm, hiệu quả để cung cấp hàng hóa công cộng cho cộng đồng. Để phân
cấp nhiệm vụ chi NS, cần thực hiện nguyên tắc: Dịch vụ ai cung cấp tốt hơn thì
người đó cung cấp và quyền chi thuộc về họ.
Dựa trên nguyên tắc chọn người tốt nhất để trao nhiệm vụ chi, khi thiết kế
chính sách cần phải quan tâm đến các sản phẩm được tạo ra bởi CQTƯ và CQĐP.
Trung ương phải đưa ra cơ chế kiểm soát hoạt động cung cấp dịch vụ do mình thực
hiện hoặc tạo ra sự khuyến khích để CQĐP thực hiện có hiệu quả. Trung ương và
địa phương đều có những vấn đề cần ưu tiên của mình. Nhiều vấn đề ưu tiên của
Trung ương có độ tràn (phạm vi ảnh hưởng) lớn, mang tầm khu vực; trong khi đó,
ưu tiên của địa phương lại mang tính cục bộ. Cần căn cứ vào độ tràn và mức độ ưu
tiên địa phương để có thể chuyển giao nhiệm vụ chi cho địa phương hay để lại
Trung ương. CQĐP các cấp phải chịu trách nhiệm báo cáo với cơ quan cấp trên về
những hoạt động được cấp trên ủy quyền thực hiện; và phải chịu trách nhiệm báo
cáo với cử tri khu vực bầu cử về nhiều hoạt động.
Thứ ba: Xác định quyền hạn và trách nhiệm của các cấp chính quyền nhà
nước trong quá trình thực hiện quy trình quản lý NS
Ở các nước, trong quy trình quản lý NSNN có rất nhiều cơ quan nhà nước
các cấp, tổ chức và cá nhân tham gia, vì vậy pháp luật của các nước đều quy định rõ
nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan nhà nước các cấp và trách nhiệm, nghĩa vụ
của tổ chức, cá nhân về NSNN. Trong phân cấp quản lý NSNN theo hình thức trao
quyền (devolution), CQĐP được độc lập ở mức cao nhất. CQĐP có thể tự quyết
định NSĐP của mình trên cơ sở quy định của pháp luật; hệ thống NSNN không
mang tính lồng ghép – Quốc hội chỉ phê chuẩn dự toán và quyết toán NSTW; Hội
đồng cấp địa phương phê chuẩn dự toán và quyết toán của NSĐP cấp mình. Trong
phân cấp quản lý NSNN theo hình thức uỷ quyền (delegation), địa phương chủ yếu
chỉ được giao trách nhiệm và quyền hạn điều hành quản lý NS. Hội đồng cấp địa
phương tuy có quyền phê chuẩn dự toán và quyết toán NSĐP cấp mình nhưng
không “dứt mạch”. NSĐP các cấp phải được tổng hợp cùng NSTƯ để thành NSNN
18
(hệ thống NSNN mang tính lồng ghép). Chỉ sau khi NSNN được Quốc hội phê
chuẩn thì địa phương mới biết được NSĐP do mình phê chuẩn đã được thừa nhận
về mặt pháp lý hay chưa.
1.1.3 Các chỉ tiêu đo lường phân cấp tài khóa.
Theo Oates (1972) có hai chỉ tiêu để đo lường cho mức độ phân cấp như sau:
Tỷ lệ chi tiêu (ER)
Tong chi cǔa chính quyen đ a phương
ER =
Tong chi cǔa ngân sách nhà nước
Tỷ lệ chi tiêu của CQĐP: Được xác định bằng tỷ lệ giữa tổng chi NSĐP với
tổng chi NSNN. Để tránh tính trùng, tổng chi NSĐP đã loại bỏ phần chuyển giao
của CQTƯ cho CQĐP để thực hiện các nhiệm vụ của CQTƯ. Tổng chi NSNN
được đo bằng tổng chi của CQĐP và CQTƯ, trong đó không tính đến phần trợ cấp
hay bổ sung NS từ CQTƯ cho CQĐP vì nó thuộc phạm vi NS của CQĐP và đảm
bảm khoản chi này chỉ được ghi một lần. CQĐP được đề cập đến trong tỷ lệ này là
tổng hợp tất cả các địa phương của quốc gia (ví dụ, ở Việt Nam là 63 tỉnh).ER càng
tiến tới gần 1 thì mức độ phân cấp càng cao.
Ngoài ra theo công thức của WB (2006) chỉ số tỷ lệ chi theo GDP
Tong chi cǔa chính quyen đ a phương
ERGDP =
Tỷ lệ nguồn thu (RR - Revenue ratio)
GDP
Tỷ lệ thu NS được phân cấp của CQĐP: Được xác định bằng tỷ lệ giữa tổng
thu NSĐP được phân cấp với tổng thu NSNN. Cần lưu ý là: Tổng thu NSĐP được
phân cấp không bao gồm số bổ sung NS từ CQTƯ cho CQĐP. CQĐP được đề cập
đến trong tỷ lệ này là tổng hợp tất cả các địa phương của quốc gia (ví dụ, ở Việt
Nam là 63 tỉnh).
𝑅𝑅 =
Tong thu cǔa chính quyen đ a phương
Tong thu cǔa ngân sách nhà nước
RR càng tiến tới gần 1 thì mức độ phân cấp càng cao.
19
Theo WorldBank (2006):
RRGDP =
Tong thu cǔa chính quyen đ a phương
GDP
Trong trường hợp nghiên cứu phân cấp NS cho một địa phương cụ thể, để
xác định mức độ tương xứng giữa thu và chi đã phân cấp cho địa phương đó, có thể
sử dụng chỉ số Tỷ lệ các khoản thu NS được phân cấp so với tổng chi NS của một
địa phương cụ thể. Chỉ số đó được xác định bằng cách lấy tổng các khoản thu được
phân cấp chia cho tổng các khoản chi của địa phương cụ thể. Ví dụ, tổng các khoản
thu được phân cấp của một tỉnh (hoặc huyên, xã) chia cho tổng các khoản chi của
tỉnh (hoặc huyện, xã) đó. Ở những nước NSĐP có 3 cấp (tỉnh, huyện, xã), để xác
định mức độ phân cấp quản lý NSĐP ở một tỉnh cụ thể, có thể sử dụng những chỉ
tiêu tương tự như đã nêu trên. Tỷ lệ chi NS của chính quyền cấp huyện được xác
định bằng tỷ lệ giữa tổng chi NS cấp huyện (gộp tất cả chi NS cấp huyện của các
huyện trong tỉnh) với tổng chi NSĐP toàn tỉnh; Tỷ lệ thu NS của chính quyền cấp
huyện được xác định bằng tỷ lệ giữa tổng thu NS cấp huyện (gộp tất cả thu NS cấp
huyện của các huyện trong tỉnh) với tổng thu NSĐP toàn tỉnh. Tỷ lệ chi NS của
chính quyền cấp xã, Tỷ lệ thu NS của chính quyền cấp xã có cách tính tương tự như
của cấp huyện
1.2. Một số lợi ích và rủi ro
Phân cấp tài khóa đem lại những lợi ích tiềm tàng cho chính quyền của mỗi
địa phương, nhưng đồng thời cũng có những rủi ro nhất định, nên việc PCTK phải
được nghiên cứu và xem xét kỹ lưỡng phù hợp với điều kiện thực tế và nhất là năng
lực quản trị của từng địa phương.
1.2.1 Những lợi ích của phân cấp tài khóa
Lợi ích chủ yếu nhất của PCTK là sẽ làm cho chính phủ gần gũi với công
chúng, đây là một vấn đề được phần lớn các nhà kinh tế cho rằng có hiệu quả với
công chúng, đây là một vấn đề được phần lớn các nhà kinh tế cho rằng có hiệu quả
rất lớn trong mối quan hệ chuyển từ chính quyền cai trị sang chính quyền phục vụ
20
(Musgrave, 1983). Những sở thích của cử tri thay đổi khác nhau và nó buộc chính
quyền địa phương phải có trách nhiệm cung cấp hiệu quả những hàng hóa và dịch
vụ công tốt hơn cho công chúng, ngược lại cử tri thì sẵn lòng chi trả cho dịch vụ
công đó. Điều đó tạo điều kiện thực tế cho sự tham gia của công chúng vào công
việc quản lý và cai trị của chính quyền.
Mặt khác, trong các công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế và các định
chế như Ngân hàng phát triển châu Á (2004), cũng đã chỉ ra những lợi ích đáng kể
của phân cấp tài khóa trong một nền kinh tế ổn định và phát triển: (i) PCTK có thể
làm tăng tính hiệu quả của dịch vụ và phúc lợi kinh tế của công chúng; (ii) PCTK
tạo cơ hội cho CQĐP trong việc huy động nguồn thu, CQĐP do ở gần với người
dân hơn, nên có thể tổ chức thu những khoản thu tiềm năng này thông qua các hình
thức như áp dụng phí đánh vào người sử dụng hay một số loại thuế khác; (iii) PCTK
sẽ giúp địa phương có chính sách và sự quản lý thích hợp đối với nguồn lực tự có
của địa phương. Về nguyên tắc, kế hoạch ngân sách tốt nhất là kế hoạch bảo đảm sự
cân đối giữa các chi phí của các dịch vụ (các khoản thuế) và lợi ích (chất lượng các
dịch vụ).
Như vậy, PCTK không những tạo ra nguồn lực tài chính mang tính độc lập
tương đối cho mỗi cấp chính quyền chủ động thực hiện các chức năng, nhiệm vụ
của mình, mà nó còn là động lực khuyến khích mỗi cấp chính quyền và dân cư địa
phương tích cực khai thác các tiềm năng của mình để phát triển địa phương. Theo
Bahwantray Mehta (1959) thì: “Chừng nào chúng ta không đảm bảo rằng các khoản
chi cho những mục đích của CQĐP phải phù hợp với nhu cầu và mong muốn của
nhân dân địa phương, trao cho họ quyền hạn thỏa đáng và phân bổ cho họ nguồn tài
khóa thích hợp thì chúng ta sẽ không bao giờ có thể khơi dậy sự quan tâm và phát
huy được sáng kiến của người dân địa phương”.
Phân bổ nguồn lực trong khu vực công chủ yếu là theo ý chí chính trị. Nhu
cầu về hàng hóa công cộng rất khác nhau giữa các vùng, các tầng lớp nhân dân và
các cá nhân. CQTƯ chỉ cung cấp được tốt những hàng hóa công cộng quốc gia,
chung cho mọi vùng và mọi người dân, không cung cấp được tốt hàng hóa công
21
cộng địa phương. Nếu chỉ để Trung ương cung cấp toàn bộ hàng hóa công cộng thì
sẽ làm giảm tổng phúc lợi xã hội của tổng hàng hóa công cộng. Nếu phân cấp cho
các địa phương cung cấp hàng hóa công cộng địa phương thì không những tăng
phúc lợi của địa phương mà còn tăng tổng phúc lợi xã hội quốc gia. Người dân có
thể tự do qua lại với những địa phương khác nhau để đáp ứng nhu cầu cuộc sống tốt
hơn, cạnh tranh trong việc cung cấp hàng hóa công cộng giữa các CQĐP, từ đó có
thể đạt được hiệu quả Pareto trong phân bổ nguồn lực. Nếu giao cho cấp tỉnh thực
hiện phân cấp quản lý NSĐP giữa cấp tỉnh và các cấp bên dưới.
Lý thuyết phân quyền của Musgrave và Oates cho rằng: Chức năng ổn định
kinh tế vĩ mô và tái phân phối thu nhập giao cho CQTƯ; chức năng phân bổ nguồn
lực giao cho cả Trung ương và địa phương – Trung ương cung cấp hàng hóa công
cộng quốc gia, còn địa phương cung cấp hàng hóa công cộng địa phương. Phân cấp
quản lý NSNN sẽ làm giảm chi phí thông tin, chi phí hoạt động trong cung cấp hàng
hóa công cộng, thúc đẩy khu vực tư nhân phát triển, cải thiện tăng trưởng kinh tế
trong dài hạn; thúc đẩy sự độc lập của ngân hàng Trung ương với chính phủ, đảm
bảo tính độc lập của các chính sách tiền tệ. Vì vậy ổn định kinh tế vĩ mô sẽ được cải
thiện.
1.2.2.Các rủi ro trong quá trình phân cấp tài khóa
Theo nghiên cứu của Ngân hàng phát triển châu Á (2004), những rủi ro này
bao gồm: (i) nguy cơ giảm tính hiệu quả của QLNS nhất là khi CQĐP lơ là trách
nhiệm, thiếu về trình độ chuyên môn và quản lý; (ii) PCTK có thể làm tăng bất bình
đẳng khu vực và có thể dẫn đến sự bất bình đẳng về tài khóa; (iii) sự phân cấp về
thuế có thể dẫn đến tình trạng bóp mép sự chuyển động của các nguồn lực kinh tế
(lao động, vốn, hàng hóa, dịch vụ) từ vùng này sang vùng khác, dẫn đến việc tạo ra
một hệ thống tài khóa phi hiệu quả và không minh bạch xét trên góc độ tổng thể.
1.3. Tăng trưởng kinh tế
1.3.1 Tăng trưởng kinh tế và những nền tảng của tăng trưởng:
Tăng trưởng kinh tế là điểm khởi đầu của phát triển, xét cả về mặt lý luận và
thực tiễn. Ở đây, tăng trưởng kinh tế được hiểu là việc tạo ra nhiều của cải hơn
22
nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. Tăng trưởng kinh tế thường được đo lường dựa trên
các chỉ số Tổng sản phẩm trong nước (GDP) và/hoặc Tổng sản phẩm quốc gia
(GNP). GDP là toàn bộ hàng hoá, dịch vụ mới được tạo ra trong một kỳ (chẳng hạn
một năm) bằng các nhân tố sản xuất trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. GNP cũng
phản ánh lượng hàng hoá, dịch vụ mới được tạo ra trong một kỳ nhất định, song bởi
các nhân tố sản xuất do công dân quốc gia đó sở hữu. Với các chỉ số này, tăng
trưởng kinh tế chỉ đơn thuần đề cập đến gia tăng năng lực để tạo ra giá trị gia tăng
thông qua các hoạt động kinh tế. Để đánh giá tăng trưởng kinh tế, GDP/GNP tính
theo giá cơ sở của cùng một năm gốc (GDP/GNP thực) thường được quan tâm
nhiều hơn do loại bỏ được biến động giá cả.
Tăng trưởng kinh tế không chỉ đơn thuần là làm ra nhiều hơn cái vốn có mà
cần trở thành một quá trình dịch chuyển cơ cấu làm thay đổi tất cả các khía cạnh sản
xuất và tiêu dùng. Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế, trình độ công nghệ phát sinh do
nhiều nguyên nhân. Thu nhập tăng làm thay đổi xu hướng tiêu dùng, gây áp lực
“buộc” sản xuất, công nghệ thay đổi cho phù hợp. Đến lượt mình, sản xuất và công
nghệ lại có thể kích thích cách thức tiêu dùng mới, v.v… Tốc độ dịch chuyển cơ cấu
kinh tế phụ thuộc vào năng lực thể chế (thị trường, nhà nước), mức độ mở cửa,
v.v… Có thể nói, “tăng trưởng kinh tế không phải là tất cả, song nếu không có tăng
trưởng thì chúng ta cũng không thể đi đến đâu”.1
Các nhà kinh tế học đều thừa nhận rằng tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào
các nhân tố chính là lao động, vốn, tài nguyên (đất đai), tri thức, công nghệ và kỹ
năng của người lao động. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, vốn luôn được xem là
nhân tố thiết yếu đầu tiên đảm bảo tăng trưởng. Theo đó, các nước nghèo rất khó
thoát ra khỏi “vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo”: Thu nhập thấp => tiết kiệm thấp
=> đầu tư thấp => tăng trưởng thấp => thu nhập thấp.
Quan điểm bi quan này về tăng trưởng đã không tính đầy đủ đến hai yếu tố
là: (i) hiệu quả đầu tư là khác nhau ứng với mỗi mức tiết kiệm và đầu tư, tuỳ thuộc
vào năng lực tri thức, quản trị và kỹ năng lao động; và (ii) trong bối cảnh mở cửa,
1 UNESCAP (2001).
23
hội nhập và toàn cầu hoá, mỗi nước đều có thể thu nhận thêm các nguồn vốn hỗ trợ
(trong nhiều trường hợp được xem như một “cú hích” cho nền kinh tế) cùng năng
lực và các kỹ năng từ bên ngoài. Nhìn chung, bên cạnh việc thừa nhận vai trò to lớn
của tích luỹ và vốn, các học thuyết tăng trưởng kinh tế cũng cho thấy như vậy.
Học thuyết của Solow (1956) về tăng trưởng kinh tế trong mối quan hệ với
các nhân tố (vốn, lao động, công nghệ) và với đầu tư - tiết kiệm vẫn được xem là
“có ích nhất” vì nó không chỉ dựa trên những giả định tương đối thực tế, mà còn đi
kèm với những hàm ý chính sách quan trọng như: (i) trong khi vai trò của tiết kiệm
và đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế được đề cao, đầu tư chỉ làm tăng thu nhập bình
quân đầu người trong thời kỳ chuyển tiếp do năng suất cận biên của vốn giảm dần;
(ii) các nước nghèo có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn và cuối cùng sẽ “tiến
kịp” các nước phát triển. Lý do là các nước nghèo có tỷ lệ vốn trên lao động thấp,
nên hiệu quả của đồng vốn được sử dụng cao hơn, do đó kéo theo tốc độ tăng
trưởng nhanh hơn trong giai đoạn chuyển tiếp. Tuy nhiên, quá trình “tiến kịp” này
là có điều kiện. Một số không ít nền kinh tế đã không tiến kịp các nước giàu hơn, và
thậm chí còn rơi vào tình trạng tăng trưởng thấp và nghèo đói; và (iii) nhân tố duy
nhất duy trì quá trình tăng trưởng bền vững chính là tiến bộ công nghệ. Tuy nhiên,
Solow chưa chỉ ra được tiến bộ công nghệ diễn ra như thế nào và có chịu tác động
chính sách hay không.
Lịch sử cho thấy kinh tế thế giới chỉ thực sự tăng trưởng nhanh chóng cùng
với các cuộc cách mạng công nghiệp và công nghệ trong vòng hơn hai thế kỷ trở lại
đây. Trong hai thế kỷ 19 và 20, dân số thế giới tăng năm lần, song tổng sản lượng
thực đã tăng tới 40 lần, khiến sản lượng thực bình quân đầu người đã tăng gấp tám
lần2
. Tuy nhiên, mức tăng trưởng và trình độ phát triển có sự chênh lệch đáng kể
giữa các nước trong nhiều giai đoạn. Ngay trong nửa sau thế kỷ 20, một số nước
“bắt kịp” với các nước phát triển, trong khi nhiều nước vẫn chưa thoát khỏi tình
trạng nghèo đói và không ít nước mất đà phát triển, thậm chí rơi vào khủng hoảng
kinh tế và đổ vỡ xã hội.
2 Tham khảo Van den Berg (2001).
24
Khái niệm tăng trưởng kinh tế có nội hàm hẹp hơn nhiều so với khái niệm
phát triển. Khác với tăng trưởng kinh tế, khái niệm phát triển phản ánh tất cả những
thay đổi cả về kinh tế, xã hội, chính trị, môi trường tự nhiên, v.v... Ngay nội tại tư
duy phát triển cũng có những bước chuyển biến đáng kể, bao gồm cả các khía cạnh
về phát triển con người, tăng vị thế và năng lực cho con người, tự do, và phát triển
bền vững trên nhiều mặt (như môi trường, xã hội, văn hóa). Tuy vậy, khởi điểm của
quá trình tư duy ấy vẫn là tăng trưởng kinh tế. Chính ở đây, tăng trưởng và phát
triển kinh tế là hai khái niệm có liên quan mật thiết đến nhau.
như:
1.3.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế
Để phản ánh trình độ tăng trưởng và phát triển, người ta thường dùng chỉ số
- Chỉ số GDP (GNP) bình quân đầu người;
- Chỉ số phát triển con người (HDI), được tính toán dựa trên thu nhập bình
quân đầu người, tuổi thọ trung bình, và các chỉ số về giáo dục (tỉ lệ biết chữ, tỉ lệ
nhập học các cấp) đây cũng là xu hướng cho phát triển kinh tế dựa theo ý tưởng của
Amartya Sen(1990).
Có thể thấy tăng trưởng kinh tế là tiền đề hết sức quan trọng cho phát triển.
Dẫu vậy, tăng trưởng kinh tế mới chỉ là điều kiện cần, chứ chưa đủ, cho phát triển.
Tăng trưởng kinh tế ở mức cao và liên tục sẽ tạo thêm cơ hội tham gia các hoạt
động kinh tế cho người dân.
Các quốc gia đều hướng tới một mục tiêu chung là phát triển. Tuy nhiên, do
quan niệm và bản chất khác nhau giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển, các quốc
gia đạt được những kết quả khác nhau trong chính sách định hướng phát triển.
Những tranh cãi về các thành tố (và liều lượng) cần thiết của chính sách phát triển
sẽ khó có hồi kết. Mặc dù vậy, chính sách kinh tế cần phải hướng tới mục tiêu tối
thượng tối đa phúc lợi dài hạn (bao gồm cả khía cạnh vật chất và phi vật chất) của
xã hội một cách bền vững và công bằng.3
Dưới góc độ của nghiên cứu kinh tế vĩ
mô, mục tiêu tối thượng này có thể được cụ thể thành “Nâng cao phúc lợi của
3 Stiglitz J., và cộng sự (2006).
25
người dân trên cơ sở tăng trưởng nhanh và bền vững”. Hướng tới mục tiêu cuối
cùng là tối đa phúc lợi dài hạn của xã hội một cách bền vững và công bằng, một nền
kinh tế có thể lựa chọn các mục tiêu trung gian như tăng trưởng kinh tế nhanh và
tăng trưởng kinh tế bền vững. Tăng trưởng kinh tế nhanh có được là nhờ mở rộng
các yếu tố đầu vào cho hoạt động kinh tế và/hoặc nhờ cải thiện hiệu quả sử dụng
các yếu tố đầu vào. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế bền vững chỉ có trong điều
kiện nền kinh tế đảm bảo được sự bền vững về kinh tế, trong đó ổn định kinh tế vĩ
mô là trọng tâm, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường. Những nền tảng
này của tăng trưởng kinh tế, dù được ưu tiên theo hướng nào, đều phụ thuộc vào
một loạt các yếu tố. Điểm quan trọng ở đây là Nhà nước có thể can thiệp với tác
động khác nhau lên các yếu tố duy trì nền tảng của tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên,
cách thức và mức độ can thiệp Nhà nước sao cho hợp lý là vấn đề không đơn giản
(và trên nhiều khía cạnh còn không ít tranh cãi).
1.3.3 Các dạng tăng trưởng
1.3.3.1 Tăng trưởng nhanh
Tăng trưởng kinh tế thường được đo bằng chỉ số tốc độ tăng trưởng GDP, do
Tổng cục Thống kê tính toán và công bố định kỳ. Đây không phải là thước đo hoàn
hảo của tăng trưởng kinh tế, song có tính phổ dụng và tương đối toàn diện so với
các chỉ số khác. Tăng trưởng nhanh có thể đạt được thông qua việc: (i) gia tăng đầu
vào (input increase); và/ hoặc (ii) gia tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực thông
qua việc nâng cao hiệu quả kỹ thuật (technical efficiency); và/hoặc (iii) nâng cao
hiệu quả phân bổ (allocative efficiency); và/hoặc (iv) phát triển khoa học công nghệ
(technological progress).
1.3.3.2 Tăng trưởng theo chiều rộng
Trong điều kiện hiệu quả sử dụng nguồn lực không đổi, tăng trưởng vẫn có
thể được đẩy nhanh nhờ gia tăng các đầu vào của nền kinh tế như lao động, vốn và
tài nguyên thiên nhiên. Theo cách này, nền kinh tế được xem là “tăng trưởng theo
chiều rộng”
26
1.3.3.3 Tăng trưởng theo chiều sâu
Trong điều kiện các đầu vào cho hoạt động kinh tế (lao động, vốn, tài nguyên
thiên nhiên) là không đổi, nền kinh tế vẫn đạt được tăng trưởng nhờ gia tăng hiệu
quả sử dụng các nguồn lực, tức là “tăng trưởng theo chiều sâu”. Do sự đa dạng của
hoạt động kinh tế nên việc đo lường hiệu quả sử dụng nguồn lực là không hề dễ
dàng. Hiệu quả của việc sử dụng tổng hợp các yếu tố được đo bằng các chỉ số như
tốc độ tăng năng suất nhân tố tổng hợp (còn gọi là TFP), năng suất lao động và
ICOR .
Để có thể có thể có những can thiệp chính sách phù hợp, cần “mổ xẻ” các
yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Nhìn chung, có thể gia tăng
hiệu quả sử dụng các nguồn lực bằng việc: (i) tăng hiệu quả kỹ thuật; (ii) tăng hiệu
quả phân bổ; và (iii) thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất. Đây là ba
cấu phần tạo nên tăng trưởng kinh tế dựa vào hiệu quả. Chúng có các nội hàm cũng
như các yếu tố ảnh hưởng cũng như cần những công cụ can thiệp chính sách khác
nhau.
Nhiều kết luận nghiên cứu đã được rút ra từ các chỉ số nói trên, và nhìn
chung khá nhất quán với nhau. Một mặt, tăng trưởng năng suất nhân tố tổng hợp
còn đóng góp khá hạn chế vào tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, thậm chí còn có
chiều hướng suy giảm. Mặc khác, Việt Nam có hệ số ICOR cao hơn đáng kể so với
các nước có cùng trình độ phát triển. Cuối cùng, năng suất lao động ở nhiều ngành
còn thấp và chậm được cải thiện. Do vậy, như nhiều nghiên cứu cũng như trong các
văn bản chính sách đã chỉ ra, Việt Nam cần phải thay đổi mô hình tăng trưởng, với
trọng tâm hướng vào gia tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực.
1.3.3.4 Tăng trưởng bền vững
Có ba góc độ bền vững của tăng trưởng là: (i) bền vững về kinh tế (trên nền
tảng ổn định kinh tế vĩ mô); (ii) bền vững về xã hội (đảm bảo tăng trưởng trên diện
rộng); và (iii) bền vững về môi trường.
27
Bền vững về kinh tế
Sự tăng trưởng bền vững về kinh tế được xây dựng trên cơ sở tạo lập và duy
trì ổn định kinh tế vĩ mô. Kinh nghiệm quốc tế do nhiều nghiên cứu thực hiện đã chỉ
ra rằng, nhiều quốc gia cho dù sớm gia nhập danh sách các nước có thu nhập trung
bình, song mắc vào “bẫy thu nhập trung bình” thậm chí ở nấc thấp do không duy trì
được tăng trưởng bền vững bởi những bất ổn vĩ mô. Tăng trưởng kinh tế kiểu “giật
cục” (có những năm tăng cao song có những năm lại bị sụt giảm mạnh về tăng
trưởng) do môi trường vĩ mô không ổn định là một trong những nguyên nhân quan
trọng làm cho những nước này bị mắc trong bẫy thu nhập trung bình ở mức thấp.
Hiện đây là vấn đề nổi cộm nhất của Việt Nam.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng để ổn định kinh tế vĩ mô, cần có những
chính sách và thể chế có thể giúp: (i) phòng ngừa các rủi ro vĩ mô; và (ii) có khả
năng ứng phó giảm thiểu tác động khi các cú sốc vĩ mô xảy ra. Do trong giai đoạn
hiện nay mất ổn định kinh tế vĩ mô là vấn đề lớn nhất nên các nghiên cứu về ổn
định kinh tế vĩ mô cần nhận được ưu tiên cao.
Bền vững về xã hội
Tăng trưởng kinh tế bền vững về mặt xã hội cần phải đảm bảo sự tăng trưởng
trên diện rộng vì chỉ có tăng trưởng diễn ra trên diện rộng mới giúp Việt Nam đạt
được sự bền vững về xã hội và qua đó duy trì được tăng trưởng và phát triển để có
thể giúp Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. Các nghiên cứu đã chỉ ra
rằng (i) mở rộng cơ hội việc làm và nâng cao năng lực nắm bắt cơ hội; và (ii) giảm
thiểu rủi ro và tác động của rủi ro cho nhóm người kỹ năng thấp là các cấu phần cơ
bản để tạo ra một mô hình tăng trưởng trên diện rộng.
Bền vững về môi trƣờng
Trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2006-2010 được Quốc hội
chính 11 thông, Việt Nam đã lồng ghép định hướng chiến lược phát triển bền vững
và đã đưa ra một số chỉ tiêu phát triển bền vững về kinh tế - xã hội và môi trường.
Tuy nhiên, việc lồng ghép bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế - xã hội,
hài hòa quá trình phát triển trên cả ba mặt kinh tế - xã hội - môi trường còn chưa
28
được thực hiện sâu rộng. Cụ thể, quá trình phát triển vừa qua còn thiên về tăng
cường cơ hội tham gia hoạt động kinh tế cho người dân, và còn coi trọng đúng mức
yêu cầu phát triển bền vững về mặt môi trường. Một trong những nguyên nhân làm
tăng lượng phát thải khí nhà kính là do quy mô hoạt động công nghiệp ngày càng
lớn, cùng với nhiều khu công nghiệp hơn. Lượng khí thải, nước thải và chất thải rắn
chủ yếu tập trung ở vùng kinh tế trọng điểm miền Nam - nơi có nhiều hoạt động
công nghiệp nhất. Trong việc xét duyệt các dự án đầu tư, việc đánh giá tác động
môi trường còn chưa được thực hiện nghiêm túc, gây ra nhiều chi phí điều chỉnh
cho nhà đầu tư và chi phí môi trường sau khi dự án đi vào hoạt động.
Điểm tích cực ở đây là các hoạt động bảo vệ môi trường ở Việt Nam trong 5
năm qua ngày càng sôi động hơn, đi vào chiều sâu hơn, có hiệu quả hơn. Nét tích
cực này được thể hiện từ việc xây dựng ban hành các chính sách và văn bản pháp
luật được hoàn thiện hơn, tăng cường xây dựng và phát triển tổ chức quản lý môi
trường, các hoạt động ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện môi trường ngày
càng có hiệu quả hơn, đầu tư ngân sách cho công tác bảo vệ môi trường tăng lên,
v.v… đến việc huy động toàn dân tham gia công tác bảo vệ môi trường. Xu hướng
cải thiện này cần được tiếp tục duy trì trong thời gian tới để Việt Nam vững tâm
hướng tới phát triển bền vững.
1.4. Mối quan hệ giữa phân cấp tài khóa và tăng trưởng kinh tế:
Từ lợi ích mà PCTK đã mang lại, và với những lý thuyết đã nêu ra ở trên
cũng cho chúng ta thấy việc PCTK phần nào có mối quan hệ đến tăng trưởng kinh
tế địa phương. Và còn hơn thế nữa PCTK giúp thúc đẩy nền kinh tế cho địa phương
tăng trưởng và vững mạnh. Tuy vậy,nhưng vẫn còn một số hệ lụy tao ra từ trong
quá trình thực hiên việc PCTK vì thế vẫn còn không ít nghi ngờ cần phải giải quyết
giữa lý thuyết và thực tiễn trong việc PCTK.
Các nghiên cứu mang tính lý thuyết:
Hầu hết các nghiên cứu mối quan hệ tài khóa và tăng trưởng đều dựa trên giả
thuyết chính sách tài khóa tác động lên tăng trưởng thông qua khía cạnh hiệu quả
kinh tế. Dựa trên mô hình tăng trưởng nội sinh với chi tiêu công được phân tách
29
thành các cấp chính quyền khác nhau, Xie, Zou & Davoodi (1999) tiến hành phân
tích tác động phân cấp tài khóa lên tăng trưởng kinh tế dài hạn của Mỹ 1948-1994.
Kết quả cho thấy phân cấp chi giữa liên bang và địa phương làm tối đa hóa tăng
trưởng. Behnisch, Buttner & Stegarescu (2002) củng cố thêm lập luận này ở các nền
kinh tế phát triển. Họ khẳng định gảm phân cấp tài khóa hay tăng chi tiêu của chính
quyền liên bang có tác động tích cực lên năng suất tổng hợp của nền kinh tế Đức ở
giai đoạn 1950-1990.
Theo Bahwantray Mehta (1959) thì: “Chừng nào chúng ta không đảm bảo
rằng các khoản chi cho những mục đích của chính quyền địa phương phải phù hợp
với nhu cầu và mong muốn của nhân dân địa phương, trao cho họ quyền hạn thỏa
đáng và phân bổ cho họ nguồn tài chính thích hợp thì chúng ta sẽ không bao giờ có
thể khơi dậy sự quan tâm và phát huy được sáng kiến của người dân địa phương”.
Lợi ích quan trọng nhất của phân cấp tài khóa là sẽ làm cho chính phủ gần
gũi với công chúng, đây là một vấn đề được phần lớn các nhà kinh tế cho rằng có
hiệu quả với công chúng, đây là một vấn đề được phần lớn các nhà kinh tế cho rằng
có hiệu quả rất lớn trong mối quan hệ chuyển từ chính quyền cai trị sang chính
quyền phục vụ (Musgrave, 1983)
Mặt khác, trong các công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế và các định
chế như Ngân hàng phát triển châu Á (2004), cũng đã chỉ ra những lợi ích đáng kể
của phân cấp tài khóa trong một nền kinh tế ổn định và phát triển: (i) phân cấp tài
khóa có thể làm tăng tính hiệu quả của dịch vụ và phúc lợi kinh tế của công chúng;
(ii) phân cấp tài khóa tạo cơ hội cho chính quyền địa phương trong việc huy động
nguồn thu, chính quyền địa phương do ở gần với người dân hơn, nên có thể tổ chức
thu những khoản thu tiềm năng này thông qua các hình thức như áp dụng phí đánh
vào người sử dụng hay một số loại thuế khác; (iii) phân cấp tài khóa tạo điều kiện
cho địa phương có chính sách và sự quản lý thích hợp đối với nguồn lực tự có của
địa phương. Về nguyên tắc, kế hoạch ngân sách tốt nhất là kế hoạch bảo đảm sự cân
đối giữa các chi phí của các dịch vụ (các khoản thuế) và lợi ích (chất lượng các dịch
vụ).
30
Ở các nền kinh tế đang phát triển thì sao? Feltenstein & Iwata (2005) ủng hộ
lý thuyết PCTK dựa vào phát hiện tác động tích cực của PCTK lên tăng trưởng của
Trung Quốc giai đoạn hậu chiến. Malik & cộng sự (2006) và Faridi (2011) cũng tìm
thấy bằng chứng thực nghiệm về tác động tích cực của phân cấp tài khóa đến tăng
trưởng kinh tế Pakisran trong 2 giai đoạn 1971-2005 và 1972-2009.
Thế nhưng, trong mô hình phân tích từng phần, Philip & Isah (2012) phát
hiện PCTK tác động trái chiều lên tăng trưởng của Nigeria. Như vậy, tác động tài
khóa lên tăng trưởng kinh tế là không giống nhau ở các nền kinh tế đang phát triển.
Hiệu ứng PCTK lên tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào bối cảnh phát triển của nền
kinh tế (Romero – Ávila & cộng sự, 2007; Phillips & Woller, 1988; Davoodi &
Zou, 1977). Với dữ liệu bảng 46 quốc gia trong thời gian (1970-1989) Davoodi&
Zou (1998) đã kiểm tra mối quan hệ giữa PCTK và tăng trưởng kinh tế. Trong dữ
liệu nghiên cứu, các quốc gia phát triển có mức phân cấp tài khóa cao hơn các nền
kinh tế đang phát triển (33% so với 20%). Kết quả minh chứng mối quan hệ ngược
chiều giữa PCTK và tăng trưởng ở các quốc gia đang phát triển nhưng không tồn tại
trong nền kinh tế đang phát triển.
Các nghiên cứu mang tính thực nghiệm:
Nghiên cứu về chính sách tài khóa và tăng trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng
của quản trị công. Phân tích mối quan hệ PCTK và tăng trưởng đối với 23 quốc gia
OECD giai đoạn 1975-2001, Baskaran & Cộng sự (2009) phát hiện giữa tự chủ
chính trị và tự chủ tài khóa của chính quyền địa phương khi thực hiện chương trình
phi tập trung hóa. Mức độ tự chủ chính trị cao thay cho tự chủ tài khóa của các
chính quyền địa phương dường như gây cản trở tăng trưởng vì gia tăng xung đột ý
thức hệ. Khía cạnh này thấy tự chủ tài khóa có quan hệ mật thiết với quản trị địa
phương và sự hợp tác giữa các cấp chính quyền. Sử dụng dữ liệu 30 quốc gia,
deMello (2000) khẳng định thất bại hợp tác tài khóa liên chính quyền dẫn đến các
thành kiến về thâm hụt tài khóa trong quá trình ra quyết định chính sách, đặc biệt là
các quốc gia đang phát triển mà ở đó không đáp ứng các yêu cầu cơ bản của chính
sách phi tập trung hóa.
31
Với dữ liệu từ năm 1980-1992 của 28 tỉnh Trung Quốc, Zhang & Zou (1998)
minh chứng mức độ phân cấp chi tiêu cao trong thời chuyển đổi kinh tế đi đôi với tỉ
lệ tăng trưởng kinh tế địa phương lại thấp. Tương tự, sử dụng dữ liệu 30 tỉnh ở
Trung Quốc với thời gian chia thành hai giai đoạn 1979-1993 (thực hiện hệ thống
hợp đồng tài khóa) và 1994-1999 (thực hiện phân định thu thuế), Jin & Zou (2005)
nhận thấy phân cấp tài khóa không mang lại lợi ích tăng trưởng. phân cấp thu có tạo
ra động lực kích thích huy động nguồn thu của địa phương và tập trung hóa chi tiêu
thúc đẩy tăng trưởng hươn vì chính quyền trung ương chi tiêu hiệu quả hơn các
tỉnh. Hàm ý chính sách hiệu quản phân cấp tài khóa bất kì trường hợp nào phụ
thuộc chủ yếu vào tính hợp lí của bản chất thể chế tài khóa, mối quan hệ liên chính
quyền trong hệ thống chính trị và các thuộc tính khác của quốc gia (lịch sử, văn
hóa...). Dựa vào quan điểm này, Akai & Sakata (2002) phát hiện mới về đóng góp
PCTK đối với tăng trưởng kinh tế ở Mỹ.
Theo Thieben trong số phần lớn các nước OECD có thu nhập cao, mức độ
phân cấp tài chính đã hội tụ trong 30 năm qua hướng tới một mức độ trung
gian. Các lý luận cho và chống lại điểm phân cấp tài chính để giải thích cho xu
hướng này, bởi vì cả phân cấp cực đoan và tập trung hóa cực đoan đều có liên quan
đến những bất lợi cho tăng trưởng kinh tế. Do đó, xu hướng hội tụ quan sát được sẽ
thúc đẩy tăng trưởng. Bài viết phân tích mối quan hệ thực nghiệm lâu dài giữa tăng
trưởng kinh tế bình quân đầu người, hình thành vốn và tăng trưởng năng suất tổng
yếu tố và phân cấp tài chính cho các nước OECD có thu nhập cao. Bằng chứng ủng
hộ quan điểm rằng mối quan hệ là tích cực khi phân cấp tài chính đang tăng từ mức
thấp, nhưng sau đó đạt đến đỉnh điểm và chuyển sang tiêu cực.
Có nhiều nghiên cứu tác động của chính sách tài khóa lên tăng trưởng kinh tế
ở Việt Nam. Dữ liệu thu thập ở 31 địa phương trong thời gian 2004-2005 và bằng
phương pháp ước lượng POLS, Hoàng Thị Chinh Thon và cộng sự (2010) cho rằng
nguồn chi đầu tư cấp huyện cần được tăng cường. Mai Đình Lâm (2012), phân cấp
quản lý NSNN có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế và biến bổ sung cũng
có ý nghĩa giải thích cho tăng trưởng kinh tế các địa phương ở Việt Nam. Phạm Thế
32
Anh (2008) tiến hành phân tích cơ cấu chi tiêu công và tăng trưởng với số liệu thu
thập ở 61 tỉnh thành trong cả nước từ 2001-2005. Bằng phương pháp POLS, nghiên
cứu đã phát hiện các khoản chi đầu tư có tác động tích cực hơn so với các khoản chi
thường xuyên trong các ngành nông, lâm, thủy sản, giáo dục và đào tạo, y tế. Trái
ngược lại, bằng phương pháp ước lượng hiệu ứng cố định (Fixed Effects) và hiệu
ứng ngẫu nhiên (Radom Effects) với dữ liệu 61 địa phương trong giai đoạn 2000-
2005, Nguyễn Phi Lân (2009) minh chứng phân cấp thu có tác động cùng chiều với
tăng trưởng, trong khi chi thường xuyên và chi đầu tư lại gây tác động ngược chiều
với tăng trưởng kinh tế địa phương Việt Nam.
Từ các kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy là giữa PCTK và tăng
trưởng kinh tế là mối quan hệ với nhau. Tuy nhiên, tùy vào dữ liệu nghiên cứu sự
khác nhau điều kiện cụ thể, truyền thống lịch sử cụ thể riêng có, thể chế chính trị và
bối cảnh kinh tế đặc thù của từng quốc gia...mà tác động của PCTK là tích cực hay
tiêu cực.
Qua đó luận văn nghiên cứu dựa trên dữ liệu bảng 62 địa phương, sử dụng
phương pháp kiểm định FGLS để tìm ra vấn đề và giải quyết mục tiêu đề ra. Nội
dung nghiên cứu xác định yếu tố phân cấp tài khóa trong phân cấp chi hay trong thu
có tác động đến tăng trưởng kinh tế các địa phương tại Việt Nam trong giai đoạn
2005-2016.
Tóm lại: Tong phần này chủ yếu trình bày cơ sở lý luận về PCTK, tăng
trưởng kinh tế, mối quan hệ giữa PCTK và tăng trưởng kinh tế cùng với các chỉ tiêu
đo lường. Ngoài ra cũng nêu ra những mặt tích cực cũng như tiêu cực mà PCTK
mang lại.
33
CHƢƠNG 2
MÔ HÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM
2.1. Đánh giá chung về phân cấp tài khóa giữa chính quyền trung ương và
chính quyền địa phương ở Việt Nam
2.1.1. Tổng quan phân cấp tài khóa
Từ thời kỳ phong kiến Việt Nam đã có sự phân cấp trong việc quản lý của nhà
nước, và qua nhiều thời kỳ khác nhau thì có mức độ phân cấp khác nhau qua các
triều đại. Và trong giai đoạn 1954 đến 1986 để phù hợp với bối cảnh lúc này thì hệ
thống quản lý nhà nước của Việt Nam mang tính tập trung cao nhưng cũng đã có sự
tồn tại của phân cấp tài khóa phi chính thức ở mức độ hạn chế.
Từ sau giai đoạn đổi mới kinh tế cho đến nay, chủ trương về phân cấp cũng đã
và đang được thực hiện xây dựng môt cách mạnh mẽ. Các địa phương có quyền
quyết định, tự chủ, chủ động hơn trong việc thực hiện các mục đích của CQĐP và
nhà nước. Sau khi có luật ngân sách ban hành 1996 và đặc biệt được bổ sung sữa
đổi 2002. Phân cấp tài khóa hiện nay chủ yếu gồm có phân cấp nhiệm vụ thu và chi.
Các cấp tài khóa của Việt Nam được thiết kế theo mô hình Búp bê Nga, ngân sách
cấp trên bao hàm ngân sách các cấp dưới. Ngân sách nhà nước được chia thành
ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương.
Tại nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 (khoá IX) đưa ra, “Khẩn trương hoàn
thành việc phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương trên từng ngành,
từng lĩnh vực một cách đồng bộ, bảo đảm hiệu lực quản lý thống nhất, xuyên suốt
của Trung ương đối với địa phương và khuyến khích tính sáng tạo, tự chịu trách
nhiệm của các địa phương”.
Điều quan tâm ở đây là lần đầu tiên khái niệm “phân quyền”theo sau “phân
cấp” được dùng trong các văn kiện của Đảng. Trong giai đoạn 2001-2010 đề ra
nhiệm vụ: “Định rõ những loại việc địa phương toàn quyền quyết định, những loại
việc trước khi địa phương quyết định phải có ý kiến của trung ương và những việc
34
phải thực hiện theo quyết định của trung ương”.
Tuy vậy, nhưng thực tế vẫn còn một số hệ lụy đi theo như:
- Trong việc xây dựng các dự án đầu tư các địa phương đua nhau xây dựng
hiện có 20 cảng biển quốc tế, 18 khu kinh tế biển, 30 khu kinh tế cửa khẩu, 260 khu
công nghiệp, 650 cụm công nghiệp; thành lập mới 307 trường đại học, học viện
trong 10 năm, từ 2001 đến 2010, theo một số chuyên gia kinh tế, “các địa phương
được quyền tự chủ rất lớn về quy hoạch phát triển, phân cấp đất, quyền quyết định
xây dựng các cơ sở hạ tầng trong tỉnh, tuy là cần có sự đồng ý của cấp trên”. Và
“Từ 2006 đến nay phần lớn dự án đầu tư công đều được phân cấp cho ngành và địa
phương, dẫn tới hệ quả là việc quyết định đầu tư công đã tách rời việc bố trí vốn.
Tuy nhiên, trên thực tế tất cả các dự án đầu tư kể trên đều được quyết định từ Trung
ương chứ không phải do địa phương tự quyết định. Tình trạng phổ biến là các địa
phương quyết định về dự án đầu tư, nhưng nguồn vốn đều từ ngân sách Trung
ương”
- Để thúc đẩy nguồn đầu tư FDI một số địa phương ra một số quyết định cho
việc thu hút vốn FDI vượt qua khôn khổ pháp luật hiện hành dẫn đến canh tranh nội
bộ. Mặt khác, “các địa phương vốn đã phát triển, có điều kiện thuận lợi về địa kinh
tế, tài nguyên, nhân lực đã phát huy được tác dụng của phân cấp trong khi các địa
phương nghèo, điều kiện khó khăn thì ít tận dụng được những tác động tích cực của
phân cấp”.
- Còn ở lĩnh vực về khai khoáng thì trong vòng có 3 năm (2008-2011) việc
cấp giấy phép của các địa phương có con số khá lớn là gần 3.500 giấy phép đã cấp.
Do đó, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI đã nêu yêu cầu “Thực hiện phân cấp hợp
lý cho chính quyền địa phương đi đôi với nâng cao chất lượng quy hoạch và tăng
cường thanh tra, kiểm tra, giám sát của trung ương, gắn quyền hạn với trách nhiệm
được giao”. Và theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 đề ra nhiệm vụ:
“Hoàn thiện cơ chế phân cấp, bảo đảm quản lý thống nhất về tài nguyên, khoáng
sản quốc gia; quy hoạch và có định hướng phát triển; tăng cường giám sát, kiểm tra,
thanh tra; đồng thời đề cao vai trò chủ động, tinh thần trách nhiệm, nâng cao năng
35
lực của từng cấp, từng ngành”.
2.1.2. Đánh giá về phân cấp tài khóa giữa chính quyền trung ƣơng và chính
quyền địa phƣơng ở Việt Nam.
2.1.2.1. Một số kết quả đạt đƣợc
Thứ nhất, PCTK đã có mở rộng hơn trước yêu cầu đòi hỏi đang ngày càng
mạnh mẽ. Luật NSNN đã qui định cụ thể từng nguồn thu, ổn định tỷ lệ phần trăm
phân chia các khoản thu phân chia và số bổ sung cân đối ngân sách. Theo đó, tổng
nguồn thu của ngân sách địa phương trong tổng thu ngân sách nhà nước tăng từ
27,1 % giai đoạn 1996-2000 lên 32% trong giai đoạn 2006-2010. Tỷ lệ chi tiêu của
ngân sách địa phương trong tổng chi ngân sách nhà nước tăng từ 28% năm 1992
lên mức bình quân 47% trong giai đoạn 2006-2010.
Thứ hai, việc phân cấp từng bước dựa trên nguyên tắc dịch vụ công được
phân cho cấp nào có khả năng đáp ứng nhanh nhất và tiện lợi nhất cho người dân.
Do đó, việc chi tiêu ngân sách cũng được phân cấp cho các cấp này để bảo đảm
nguồn lực cho việc cung ứng các dịch vụ công tương ứng. Trong lĩnh vực đầu tư
phát triển, chính quyền địa phương được phân cấp thẩm quyền ngày càng lớn hơn
trong quyết định các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà
nước.
Thứ ba, quá trình PCTK đã trao cho chính quyền địa phương sự chủ động
hơn trong quản lý ngân sách của cấp mình, năng lực quản lý ngân sách của chính
quyền địa phương từng bước được nâng cao, đây là cơ sở để có thể tiếp tục mở
rộng phân cấp tài khóa trong thời gian tới. đồng thời, quá trình phân cấp tài khóa
luôn tuân thủ nguyên tắc bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương trong
hệ thống ngân sách nhà nước nhằm vào các mục tiêu phát triển chung của quốc gia
và giử vững sự thống nhất của toàn hệ thống.
Luận Văn Phân Cấp Tài Khóa Và Tăng Trưởng Kinh Tế Địa Phương
Luận Văn Phân Cấp Tài Khóa Và Tăng Trưởng Kinh Tế Địa Phương
Luận Văn Phân Cấp Tài Khóa Và Tăng Trưởng Kinh Tế Địa Phương
Luận Văn Phân Cấp Tài Khóa Và Tăng Trưởng Kinh Tế Địa Phương
Luận Văn Phân Cấp Tài Khóa Và Tăng Trưởng Kinh Tế Địa Phương
Luận Văn Phân Cấp Tài Khóa Và Tăng Trưởng Kinh Tế Địa Phương
Luận Văn Phân Cấp Tài Khóa Và Tăng Trưởng Kinh Tế Địa Phương
Luận Văn Phân Cấp Tài Khóa Và Tăng Trưởng Kinh Tế Địa Phương
Luận Văn Phân Cấp Tài Khóa Và Tăng Trưởng Kinh Tế Địa Phương
Luận Văn Phân Cấp Tài Khóa Và Tăng Trưởng Kinh Tế Địa Phương
Luận Văn Phân Cấp Tài Khóa Và Tăng Trưởng Kinh Tế Địa Phương
Luận Văn Phân Cấp Tài Khóa Và Tăng Trưởng Kinh Tế Địa Phương
Luận Văn Phân Cấp Tài Khóa Và Tăng Trưởng Kinh Tế Địa Phương
Luận Văn Phân Cấp Tài Khóa Và Tăng Trưởng Kinh Tế Địa Phương
Luận Văn Phân Cấp Tài Khóa Và Tăng Trưởng Kinh Tế Địa Phương
Luận Văn Phân Cấp Tài Khóa Và Tăng Trưởng Kinh Tế Địa Phương
Luận Văn Phân Cấp Tài Khóa Và Tăng Trưởng Kinh Tế Địa Phương
Luận Văn Phân Cấp Tài Khóa Và Tăng Trưởng Kinh Tế Địa Phương
Luận Văn Phân Cấp Tài Khóa Và Tăng Trưởng Kinh Tế Địa Phương
Luận Văn Phân Cấp Tài Khóa Và Tăng Trưởng Kinh Tế Địa Phương
Luận Văn Phân Cấp Tài Khóa Và Tăng Trưởng Kinh Tế Địa Phương
Luận Văn Phân Cấp Tài Khóa Và Tăng Trưởng Kinh Tế Địa Phương
Luận Văn Phân Cấp Tài Khóa Và Tăng Trưởng Kinh Tế Địa Phương
Luận Văn Phân Cấp Tài Khóa Và Tăng Trưởng Kinh Tế Địa Phương
Luận Văn Phân Cấp Tài Khóa Và Tăng Trưởng Kinh Tế Địa Phương
Luận Văn Phân Cấp Tài Khóa Và Tăng Trưởng Kinh Tế Địa Phương
Luận Văn Phân Cấp Tài Khóa Và Tăng Trưởng Kinh Tế Địa Phương
Luận Văn Phân Cấp Tài Khóa Và Tăng Trưởng Kinh Tế Địa Phương
Luận Văn Phân Cấp Tài Khóa Và Tăng Trưởng Kinh Tế Địa Phương
Luận Văn Phân Cấp Tài Khóa Và Tăng Trưởng Kinh Tế Địa Phương
Luận Văn Phân Cấp Tài Khóa Và Tăng Trưởng Kinh Tế Địa Phương
Luận Văn Phân Cấp Tài Khóa Và Tăng Trưởng Kinh Tế Địa Phương
Luận Văn Phân Cấp Tài Khóa Và Tăng Trưởng Kinh Tế Địa Phương
Luận Văn Phân Cấp Tài Khóa Và Tăng Trưởng Kinh Tế Địa Phương
Luận Văn Phân Cấp Tài Khóa Và Tăng Trưởng Kinh Tế Địa Phương
Luận Văn Phân Cấp Tài Khóa Và Tăng Trưởng Kinh Tế Địa Phương
Luận Văn Phân Cấp Tài Khóa Và Tăng Trưởng Kinh Tế Địa Phương
Luận Văn Phân Cấp Tài Khóa Và Tăng Trưởng Kinh Tế Địa Phương
Luận Văn Phân Cấp Tài Khóa Và Tăng Trưởng Kinh Tế Địa Phương
Luận Văn Phân Cấp Tài Khóa Và Tăng Trưởng Kinh Tế Địa Phương
Luận Văn Phân Cấp Tài Khóa Và Tăng Trưởng Kinh Tế Địa Phương
Luận Văn Phân Cấp Tài Khóa Và Tăng Trưởng Kinh Tế Địa Phương
Luận Văn Phân Cấp Tài Khóa Và Tăng Trưởng Kinh Tế Địa Phương
Luận Văn Phân Cấp Tài Khóa Và Tăng Trưởng Kinh Tế Địa Phương
Luận Văn Phân Cấp Tài Khóa Và Tăng Trưởng Kinh Tế Địa Phương
Luận Văn Phân Cấp Tài Khóa Và Tăng Trưởng Kinh Tế Địa Phương
Luận Văn Phân Cấp Tài Khóa Và Tăng Trưởng Kinh Tế Địa Phương
Luận Văn Phân Cấp Tài Khóa Và Tăng Trưởng Kinh Tế Địa Phương
Luận Văn Phân Cấp Tài Khóa Và Tăng Trưởng Kinh Tế Địa Phương

More Related Content

What's hot

Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế PsLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế PsViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel Ii Tại Ngân Hàng Vpbank
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel Ii Tại Ngân Hàng VpbankLuận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel Ii Tại Ngân Hàng Vpbank
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel Ii Tại Ngân Hàng VpbankNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Đề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á, ĐIỂM CAO, HAYĐề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á, ĐIỂM CAO, HAYDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu ...
Quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu ...Quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu ...
Quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...Nguyễn Công Huy
 

What's hot (20)

Luận văn: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Techcombank
Luận văn: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại TechcombankLuận văn: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Techcombank
Luận văn: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Techcombank
 
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đ
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đLuận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đ
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đ
 
Hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng VPBank, 9đ
Hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng VPBank, 9đHoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng VPBank, 9đ
Hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng VPBank, 9đ
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế PsLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
 
Luận án: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển
Luận án: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triểnLuận án: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển
Luận án: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển
 
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
 
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
 
Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Tiền Gửi Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Tiền Gửi Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Tiền Gửi Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Tiền Gửi Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel Ii Tại Ngân Hàng Vpbank
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel Ii Tại Ngân Hàng VpbankLuận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel Ii Tại Ngân Hàng Vpbank
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel Ii Tại Ngân Hàng Vpbank
 
Đề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á, ĐIỂM CAO, HAYĐề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á, ĐIỂM CAO, HAY
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại ngân hàng Quốc Dân
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại ngân hàng Quốc DânĐề tài: Nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại ngân hàng Quốc Dân
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại ngân hàng Quốc Dân
 
Quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu ...
Quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu ...Quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu ...
Quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu ...
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Agribank, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Agribank, HAYĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Agribank, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Agribank, HAY
 
Luận án: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần V...
Luận án: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần V...Luận án: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần V...
Luận án: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần V...
 
Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việ...
Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việ...Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việ...
Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việ...
 
Đề tài phân tích cấu trúc tài chính công ty địa ốc Sài Gòn, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài  phân tích cấu trúc tài chính công ty địa ốc Sài Gòn, HOT, ĐIỂM 8Đề tài  phân tích cấu trúc tài chính công ty địa ốc Sài Gòn, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích cấu trúc tài chính công ty địa ốc Sài Gòn, HOT, ĐIỂM 8
 
Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân sản xuất kinh doanh tại Ngân hàn...
Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân sản xuất kinh doanh tại Ngân hàn...Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân sản xuất kinh doanh tại Ngân hàn...
Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân sản xuất kinh doanh tại Ngân hàn...
 
Đề tài: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng MHB, HAY
Đề tài: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng MHB, HAYĐề tài: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng MHB, HAY
Đề tài: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng MHB, HAY
 
Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Các Ngân Hàng
Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Các Ngân HàngTác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Các Ngân Hàng
Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Các Ngân Hàng
 
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
 

Similar to Luận Văn Phân Cấp Tài Khóa Và Tăng Trưởng Kinh Tế Địa Phương

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Mối Quan Hệ Giữa Nhân Viên Y Tế Với Người...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Mối Quan Hệ Giữa Nhân Viên Y Tế Với Người...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Mối Quan Hệ Giữa Nhân Viên Y Tế Với Người...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Mối Quan Hệ Giữa Nhân Viên Y Tế Với Người...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...
Luận Văn Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Đánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội
Đánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà NộiĐánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội
Đánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nộiluanvantrust
 
Đánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội
Đánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà NộiĐánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội
Đánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nộiluanvantrust
 
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công LậpLuận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công LậpHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công LậpLuận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công LậpHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdfNghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdfMan_Ebook
 
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Quản Trị Lợi Nhuận Trên Cơ Sở Dồn Tích
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Quản Trị Lợi Nhuận Trên Cơ Sở Dồn TíchLuận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Quản Trị Lợi Nhuận Trên Cơ Sở Dồn Tích
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Quản Trị Lợi Nhuận Trên Cơ Sở Dồn TíchViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Xu Hướng Sử Dụng Hóa Đơn Điện Tử Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Xu Hướng Sử Dụng Hóa Đơn Điện Tử Của Các Doanh NghiệpLuận Văn Xu Hướng Sử Dụng Hóa Đơn Điện Tử Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Xu Hướng Sử Dụng Hóa Đơn Điện Tử Của Các Doanh NghiệpViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tuân Thủ Thuế Nghiên Cứu Trường Hợp Cục Thuế Tỉnh Đ...
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tuân Thủ Thuế Nghiên Cứu Trường Hợp Cục Thuế Tỉnh Đ...Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tuân Thủ Thuế Nghiên Cứu Trường Hợp Cục Thuế Tỉnh Đ...
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tuân Thủ Thuế Nghiên Cứu Trường Hợp Cục Thuế Tỉnh Đ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Lạm Phát Đến Hoạt Động Đầu Tư Cổ Phiếu
Luận Văn Tác Động Của Lạm Phát Đến Hoạt Động Đầu Tư Cổ PhiếuLuận Văn Tác Động Của Lạm Phát Đến Hoạt Động Đầu Tư Cổ Phiếu
Luận Văn Tác Động Của Lạm Phát Đến Hoạt Động Đầu Tư Cổ PhiếuViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty
Luận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công TyLuận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty
Luận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công TyViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty
Luận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công TyLuận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty
Luận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công TyViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Trong Đầu Tư Nông Nghiệp Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Trong Đầu Tư Nông Nghiệp Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Rủi Ro Tín Dụng Trong Đầu Tư Nông Nghiệp Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Trong Đầu Tư Nông Nghiệp Tại Ngân Hàng Nông NghiệpNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính Của Các...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính Của Các...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính Của Các...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính Của Các...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdf
[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdf[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdf
[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdfNuioKila
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Ngân HàngLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Ngân HàngViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

Similar to Luận Văn Phân Cấp Tài Khóa Và Tăng Trưởng Kinh Tế Địa Phương (20)

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Mối Quan Hệ Giữa Nhân Viên Y Tế Với Người...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Mối Quan Hệ Giữa Nhân Viên Y Tế Với Người...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Mối Quan Hệ Giữa Nhân Viên Y Tế Với Người...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Mối Quan Hệ Giữa Nhân Viên Y Tế Với Người...
 
Luận Văn Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...
Luận Văn Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...
 
Đánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội
Đánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà NộiĐánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội
Đánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội
 
Đánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội
Đánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà NộiĐánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội
Đánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội
 
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công LậpLuận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
 
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công LậpLuận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
 
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdfNghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
 
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Quản Trị Lợi Nhuận Trên Cơ Sở Dồn Tích
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Quản Trị Lợi Nhuận Trên Cơ Sở Dồn TíchLuận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Quản Trị Lợi Nhuận Trên Cơ Sở Dồn Tích
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Quản Trị Lợi Nhuận Trên Cơ Sở Dồn Tích
 
Luận Văn Xu Hướng Sử Dụng Hóa Đơn Điện Tử Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Xu Hướng Sử Dụng Hóa Đơn Điện Tử Của Các Doanh NghiệpLuận Văn Xu Hướng Sử Dụng Hóa Đơn Điện Tử Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Xu Hướng Sử Dụng Hóa Đơn Điện Tử Của Các Doanh Nghiệp
 
La01.008 nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở việt nam
La01.008 nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở việt namLa01.008 nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở việt nam
La01.008 nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở việt nam
 
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tuân Thủ Thuế Nghiên Cứu Trường Hợp Cục Thuế Tỉnh Đ...
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tuân Thủ Thuế Nghiên Cứu Trường Hợp Cục Thuế Tỉnh Đ...Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tuân Thủ Thuế Nghiên Cứu Trường Hợp Cục Thuế Tỉnh Đ...
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tuân Thủ Thuế Nghiên Cứu Trường Hợp Cục Thuế Tỉnh Đ...
 
Luận Văn Tác Động Của Lạm Phát Đến Hoạt Động Đầu Tư Cổ Phiếu
Luận Văn Tác Động Của Lạm Phát Đến Hoạt Động Đầu Tư Cổ PhiếuLuận Văn Tác Động Của Lạm Phát Đến Hoạt Động Đầu Tư Cổ Phiếu
Luận Văn Tác Động Của Lạm Phát Đến Hoạt Động Đầu Tư Cổ Phiếu
 
Luận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty
Luận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công TyLuận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty
Luận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty
 
Luận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty
Luận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công TyLuận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty
Luận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty
 
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Trong Đầu Tư Nông Nghiệp Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Trong Đầu Tư Nông Nghiệp Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Rủi Ro Tín Dụng Trong Đầu Tư Nông Nghiệp Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Trong Đầu Tư Nông Nghiệp Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính Của Các...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính Của Các...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính Của Các...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính Của Các...
 
[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdf
[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdf[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdf
[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdf
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Ngân HàngLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Ngân Hàng
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Căng Thẳng Nghề Nghiệp Của Nhân Viên Y Tế
Các Yếu Tố Tác Động Đến Căng Thẳng Nghề Nghiệp Của Nhân Viên Y Tế Các Yếu Tố Tác Động Đến Căng Thẳng Nghề Nghiệp Của Nhân Viên Y Tế
Các Yếu Tố Tác Động Đến Căng Thẳng Nghề Nghiệp Của Nhân Viên Y Tế
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxtiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxPhimngn
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfThoNguyn989738
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcK61PHMTHQUNHCHI
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháplamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxtiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 

Luận Văn Phân Cấp Tài Khóa Và Tăng Trưởng Kinh Tế Địa Phương

  • 1. BỘ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN ĐÀO ANH PHÂN CẤP TÀI KHÓA VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG TẠI VIỆT NAM Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN ĐÀO ANH PHÂN CẤP TÀI KHÓA VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG TẠI VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ NGÀNH: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. DIỆP GIA LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các thông tin, số liệu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nàokhác. Nghiên cứu Nguyễn Đào Anh
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, HÌNH TÓM TẮT ABSTRACT PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................1 1. Đặt vấn đề nghiên cứu........................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài .......................2 2.1. Tình hình nghiên cứu nƣớc ngoài: ............................................................... 2 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước: ...................................................................3 3. Mục tiêu luận văn nghiên cứu............................................................................5 3.1. Mục tiêu chung ............................................................................................. 5 3.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 6 3.3. Câu hỏi nghiên cứu:...................................................................................... 6 4. Dữ liệu và phương pháp nghiêncứu...................................................................7 4.1. Dữ liệu nghiên cứu ....................................................................................... 7 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.............................................................................. 7 5. Ý nghĩa của luận văn..........................................................................................7 6. Cấu trúc luận văn...............................................................................................8 CHƢƠNG 1...........................................................................................................9 1.1 Cơ sở lý thuyết ...............................................................................................9 1.1.1 Khái niệm.................................................................................................... 9 1.1.2Cơ sở phân cấp tài khóa............................................................................. 10 1.1.3Các chỉ tiêu đo lƣờng phân cấp tài khóa. .................................................. 18 1.2. Một số lợi ích và rủi ro..................................................................................19 1.2.1 Những lợi ích của phân cấp tài khóa ........................................................ 19 1.2.2.Các rủi ro trong quá trình phân cấp tài khóa ............................................ 21 1.3. Tăng trưởng kinh tế.......................................................................................21 1.3.1 Tăng trƣởng kinh tế và những nền tảng của tăng trƣởng......................... 21 1.3.2. Đo lƣờng tăng trƣởng kinh tế ................................................................ 24
  • 5. 1.3.3 Các dạng tăng trưởng .................................................................................25 1.3.3.1 Tăng trƣởng nhanh ................................................................................ 25 1.3.3.2 Tăng trƣởng theo chiều rộng ................................................................. 25 1.3.3.3 Tăng trƣởng theo chiều sâu ................................................................... 26 1.3.3.4 Tăng trƣởng bền vững ........................................................................... 26 1.4. Mối quan hệ giữa phân cấp tài khóa và tăng trưởng kinh tế:.......................28 CHƢƠNG 2 .........................................................................................................33 2.1. Đánh giá chung về phân cấp tài khóa giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương ở Việt Nam........................................................................33 2.1.1. Tổng quan phân cấp tài khóa................................................................... 33 2.1.2. Đánh giá về phân cấp tài khóa giữa chính quyền trung ƣơng và chính quyền địa phƣơng ở Việt Nam...................................................................................... 35 2.2. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm..................................................................38 2.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................41 2.4. Thu thập dữ liệu ............................................................................................41 CHƢƠNG 3 .........................................................................................................44 3.1. Kết quả kiểm định và thảo luận kết quả nghiên cứu .....................................44 3.1.1. Kết quả thực nghiệm................................................................................ 44 3.1.2. Kết quả phân tích hồi quy........................................................................ 45 3.2.Thảo luận kết quả nghiên cứu........................................................................55 CHƢƠNG 4 .........................................................................................................58 4.1. Kết luận .........................................................................................................58 4.2. Hàm ý chính sách ..........................................................................................58 4.2.1. Phân định nhiệm vụ chi ngân sách.......................................................... 60 4.2 2. Tăng cường phân cấp nguồn thu ngân sách bền vững cho Chính quyền 61 4.2.2.1. Tối đa hóa nguồn thu riêng cho địa phương (nguồn thu 100%).......... 61 4.2.2.2. Phân chia nguồn thu cho chính quyền.................................................. 64 4.2.3. Cơ chế hỗ trợ cân đối ngân sách............................................................. 66 KẾT LUẬN..........................................................................................................67 Giới hạn của nghiên cứu......................................................................................67 Hướng nghiên cứu thêm .......................................................................................68 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤC LỤC
  • 6. DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT ADB (The Asian Development Bank): Ngân hàng phát triển Châu Á IMF (International Monetary Fund): Quỹ tiền tệ quốc tế GDP (Gross National Product): Tổng sản phẩm quốc nội M&E (Monitoring and Evaluation): Giám sát và đánhgiá OECD (Organization for Economic Cooperation and Development): Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế VAT (Value Added Tax): Thuế giá trị gia tăng UNDP (United Nations Development Programme): Chƣơng trình phát triển Liên Hiệp Quốc WB (World Bank): Ngân hàng thế giới UBND: Ủy ban nhân dân PCĐT: Phân cấp đầu tƣ TNDN: Thu nhập doanh nghiệp TƢ: Trung ƣơng NS: Ngân sách HĐND: Hội đồng nhân dân CQĐP: Chính quyền địa phƣơng CQTƢ: Chính quyền trung ƣơng NSNN: Ngân sách nhà nƣớc
  • 7. DANH MỤC BẢNG, HÌNH Bảng 2.1: Tỷ lệ nguồn tự thu trong tổng thu của địa phƣơng ở các nƣớc đông Á...........37 Bảng 2.2: Mô tả các biến cơ sở, ký hiệu sử dụng trong mô hình và dấu kỳ vọng........ 42 Bảng3.1 . Kết quả thống kê mô tả ............................................................................ 44 Bảng 3.2 Kết quả ƣớc lƣợng Pooled OLS cho 2 mô hình....................................... 46 Bảng 3.3 Kết quả ƣớc lƣợng FEM cho 2 mô hình .................................................. 47 Bảng 3.4 Kết quả ƣớc lƣợng REM cho 2 mô hình.................................................. 48 Bảng 3.5. Kết quả kiểm định F-Test cho 2 mô hình................................................. 49 Bảng 3.6. Kết quả kiểm định Hausman cho 2 mô hình............................................ 49 Bảng 3.7 Kết quả kiểm định VIF cho 2 mô hình...................................................... 50 Bảng 3.8. Kết quả kiểm định Wald .......................................................................... 51 Bảng 3.9. Kết quả kiểm đinh Woolridge.................................................................. 51 Bảng 3.10. Kết quả ƣớc lƣợng FGLS cho hai mô hình........................................... 54 Hình 3.0. Hình phi tuyến tính của Fe2 khi alpha âm ................................................ 55
  • 8. TÓM TẮT Nghiên cứu nhằm kiểm định mối quan hệ tác động của quá trình phân cấp tài khóa đến tăng trƣởng kinh tế các địa phƣơng ở Việt Nam, từ 2005-2016. Dựa trên dữ liệu bảng 62 địa phƣơng, sử dụng phƣơng pháp kiểm định FGLS để giải quyết mục tiêu đề ra. Nội dung nghiên cứu xác định yếu tố phân cấp tài khóa trong phân cấp chi hay trong thu có tác động đến tăng trƣởng kinh tế các địa phƣơng ở Việt Nam. Kết quả thực nghiệm cho thấy, phân cấp tài khóa trong phân cấp thu và phân cấp chi ngân sách đều có tác động tích cực đến tăng trƣởng kinh tế địa phƣơng. Đồng thời, bài nghiên cứu cũng tìm thấy ảnh hƣởng phi tuyến trong phân cấp chi đến tăng trƣởng kinh tế khi không kiểm soát tốt gây ra tiêu cực, lãng phí. Qua đó, nghiên cứu đề xuất các khuyến nghị về cơ chế chính sách nhằm điều chỉnh tiến trình phi tập trung hóa tài khóa để duy trì tác động tích cực tăng trƣởng kinh tế bền vững trong thời gian tới. Từ khóa: Phi tập trung hóa tài khóa; Tăng trƣởng kinh tế; FGLS. ABSTRACT The aim of this paper is to assess the impact ofthe fiscal decentralization process on local economic growth in Vietnam, period 2005 - 2016. Using panel data, testing through FGLS model to solve endogenous problems, to solve the set goals. From there, determine the decentralization factor or decentralize budget revenue affecting economic growth of localities in Vietnam. The results of empirical research show that decentralization of revenue and decentralization of budget spending has a positive impact on local economic growth. In addition, the study also found nonlinear effects in decentralizing economic growth when not well controlled causing negative and wastefulness. Thereby, the study proposes recommendations on policy mechanisms to adjust the fiscal decentralization process to maintain a positive impact on sustainable economic growth in the coming time. Keywords: Fiscal fiscal decentralization; Economic growth; FGLS.
  • 9. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề nghiên cứu Phân cấp, phân quyền và tự quản địa phương là một trong những vấn đề cơ bản của tổ chức nhà nước ở hầu hết quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, vấn đề này đang được quan tâm như là một nhiệm vụ chủ yếu của quá trình cải tiến nền hành chính nhà nước. Cũng có khá nhiều nghiên cứu, nhưng vẫn chưa có một nhận thức lý luận một cách rõ ràng và nhất quán; ngay cả nội hàm các khái niệm “phân cấp”, “phân quyền”, “tự quản” cũng còn được hiểu theo nhiều ý khác nhau trong các văn kiện của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước, các sách báo khoa học,.. Phân cấp tài khóa là một lĩnh vực quan trọng của phân cấp quản lý nhà nước. Mỗi cấp chính quyền được phân cấp chỉ có thể tự mình thực hiện và thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao khi họ chủ động có được các nguồn lực cần thiết và có quyền đưa ra các quyết định chi tiêu. Ngân sách nhà nước là nguồn lực tài khóa của quốc gia. Để quản lý quá trình hình thành và phân bổ một cách có hiệu quả việc sử dụng ngân sách nhà nước là một vấn đề quan trọng và cấp thiết của các quốc gia trên thế giới. Tài khóa nhà nước là một bộ phận cấu thành của quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế – xã hội và được thực hiện bởi hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương. Trên phương diện lý thuyết cũng như tổng kết thực tiễn, PCTK đã được thừa nhận là phương thức quan trọng để nâng cao hiệu quả tài khóa nhà nước. PCTK giải quyết các mối quan hệ giữa trung ương và địa phương trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến hoạt động của ngân sách nhà nước. PCTK giúp cho việc xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp tài khóa, đảm bảo giải quyết kịp thời các nhiệm vụ quản lý nhà nước. Năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện thay đổi cải cách chính sách kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt năm 1996, Quốc hội đã ban hành luật NSNN và được sửa đổi năm 2002. Tuy nhiên, việc PCTK ở Việt Nam còn nhiều bất cập như mức độ chủ động về ngân sách của địa phương chưa cao, quy trình phê
  • 10. 2 duyệt ngân sách nhà nước còn phức tạp, thời gian dài, hiệu quả tài khóa nhà nước chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia. Điều này cho thấy cần phải có đánh giá một cách khách quan toàn diện thực trạng PCTK ở Việt Nam trong thời gian vừa qua, chỉ ra những tồn tại để có được những giải pháp đúng đắn để thực hiện PCTK là một đòi hỏi cấp thiết. Vậy có phải PCTK là một trong các yếu tố góp phần làm cho tăng trưởng kinh tế ở địa phương hay không? Trước những yêu cầu bức thiết về lý luận và thực tiễn của việc phân cấp quản lý NSNN đối với việc tăng trưởng kinh tế ở địa phương, tôi chọn đề tài "Phân cấp tài khóa và tăng trưởng kinh tế địa phương tại Việt Nam” để làm luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài 2.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài: - Các nghiên cứu khẳng định PCTK đem lại hiệu quả tích cực đến tăng trưởng kinh tế, có thể kể đến các công trình: Martinez-Vazquez, Jorge and Jameson Boex(2001), The Design of Equalization Grants: Theory and Applications, World Bank Institute and Georgia State University School of Policy Studies. Martinez-Vazquez, J. and MacNab, R. M. (2003), Fiscal Decentralization and Economic Growth, World Development,Volume 31, Issue 9, September 2003, Pages 1597–1616. - Các nghiên cứu khẳng định PCTK mang lại tổn hại đến hiệu quả kinh tế, điển hình là: Trong công trình của Prud’homme, R. (1994), On the Dangers of Decentralization, Policy Research Working Paper Series. No. 1252. Washington, DC: World Bank, đã có lưu ý rằng nhiều khi CQĐP đi ngược lại với mục tiêu chính sách của CQTƯ. Ví dụ, CQĐP có thể tăng chi tiêu hoặc tăng thuế trong khi CQTƯ đang nỗ lực giảm chi tiêu hay giảm thuế. Trong công trình của Bogoev, Ksente (1991), The dangers of decentralization: the experience of Yugoslavia, Foundation Journal Public Finance, 1991, p. 99-112, Nam Tư – một chính phủ có sự PCTK rất
  • 11. 3 mạnh đã được sử dụng để minh họa CQTƯ đã không thể thực hiện được chính sách tài khóa trong bối cảnh lạm phát cao và bất ổn kinh tế vĩ mô. - Các nghiên cứu về tác động của phân cấp quản lý NSNN đến ổn định kinh tế vĩ mô. PCTK được cho là có tác động thúc đẩy ổn định kinh tế vĩ mô nhờ giảm bớt các chi phí thông tin, chi phí hoạt động trong cung ứng dịch vụ, và thúc đẩy khu vực tư nhân phát triển nếu kỷ luật tài khóa được thực thi một cách nghiêm ngặt như ở các nước phát triển. Trong trường hợp ngược lại, khi mức độ tuân thủ kỷ luật tài khóa kém, phân cấp tài khóa sẽ tạo ra mất cân bằng tiền tệ, tài khóa và làm suy yếu tăng trưởng kinh tế. Điển hình cho các nghiên cứu thuộc nhóm này là công trình: Shah, Anwar (2006), Fiscal decentralization and macroeconomic management, International Tax and Public Finance, Volume 13, Issue 4, pp 437- 462. 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước: Trần Thị Diệu Oanh (2012), Luận án tiến sĩ “Phân cấp quản lý và địa vị pháp lý của CQĐP trong quá trình cải cách bộ máy nhà nước ở Việt Nam”. Tác giả đã phân tích làm rõ quan niệm khoa học về phân cấp quản lý và những khái niệm có liên quan; đánh giá thực trạng phân cấp quản lý và địa vị pháp lý của CQĐP trong quá trình cải cách bộ máy nhà nước ở Việt Nam; đề xuất các giải pháp đẩy mạnh phân cấp trên cơ sở quan điểm tiếp cận mới về quan hệ giữa CQTƯ và CQĐP để từ đó xác định rõ hơn địa vị pháp lý của CQĐP ở nước ta đáp ứng yêu cầu nền kinh tế thị trường, cải cách bộ máy nhà nước và xây dựng nhà nước pháp quyền. Mai Đình Lâm (2012), Luận án tiến sĩ "Tác động của phân cấp tài khóa đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam". Tác giả đã sử dụng mô hình thực nghiệm có bổ sung thêm biến giải thích là độ mở kinh tế để giải thích thêm cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu trong giai đoạn 2000-2011 với phương pháp hồi qui sử dụng dữ liệu bảng. Kết luận của nghiên cứu là phân cấp quản lý NSNN có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế và biến bổ sung cũng có ý nghĩa giải thích cho tăng trưởng
  • 12. 4 kinh tế các địa phương ở Việt Nam. Nguyễn Xuân Thu (2015), Luận án Tiến sĩ “Phân cấp quản lý NSĐP ở Việt Nam”. Tác giả đã làm rõ tác động của phân cấp quản lý NSĐP đến quản trị nhà nước của CQĐP trong trường hợp CQĐP ở Việt Nam, cụ thể như sau: (1) Khẳng định các nội dung phân cấp quản lý NSĐP có tác động khác nhau đến từng khía cạnh quản trị nhà nước của CQĐP; phân cấp NSĐP có tác động tích cực đến chất lượng cung ứng dịch vụ công, minh bạch và hiệu suất của bộ máy hành chính nhưng lại có tác động tiêu cực đến chi phí không chính thức, tiếp cận và sở hữu đất đai. (2) Khẳng định tăng cường phân cấp cho chính quyền cấp dưới trong cung cấp hàng hóa, dịch vụ công sẽ giúp phân bổ nguồn lực hiệu quả cũng phù hợp trong trường hợp CQĐP được tổ chức thành ba cấp. (3) Phát hiện kết quả tác động của phân cấp quản lý NSNN đến quản trị nhà nước của CQĐP phụ thuộc vào sự phân cấp quản lý NS theo từng nhiệm vụ chi, khả năng kiểm soát của chính quyền cấp trên đối với chính quyền cấp dưới và năng lực của chính quyền được phân cấp. Cuốn sách “Phân cấp quản lý NSNN cho chính quyền điạ phương: Thực trạng và giải pháp” của tác giả Lê Chi Mai, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2006. Nguyên cứu về phân cấp quản lý NSNN cho CQĐP, tác giả đã sử dụng dữ liệu nghiên cứu của 2 tỉnh là Lạng Sơn và Đà Nẵng để minh họa cho các nhận xét về phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam. Trong nghiên cứu này, phân cấp quản lý NSNN được xem xét trên các khía cạnh: phân cấp nhiệm vụ chi và nguồn thu; phân cấp thẩm quyền trong quyết định chế độ, định mức phân bổ và chi tiêu NS; phân cấp về qui trình NS. Theo đó, các giải pháp được đưa ra là tăng cường phân cấp nhiệm vụ chi cho CQĐP, trong đó nhấn mạnh đến cải thiện minh bạch trách nhiệm chi tiêu NS của các cấp và phân cấp trách nhiệm chi tiêu tương ứng với nguồn thu được phân cấp. Đối với phân cấp nguồn thu, nghiên cứu ủng hộ quan điểm tạo ra một số nguồn thu tự có cho CQĐP bằng việc trao quyền tự chủ thuế cho CQĐP từng bước và ở mức độ hạn chế; cải tiến cách phân chia giữa trung ương và địa
  • 13. 5 phương đối với một số loại thuế nhằm đảm bảo tính công bằng. Về hệ thống điều hòa NS, cần hoàn thiện phương pháp tính toán số bổ sung theo công thức có tính ổn định và công khai, bổ sung mục tiêu cần có căn cứ khách quan và rõ ràng; quy định rõ hơn về vay nợ của địa phương. Đối với hệ thống định mức phân bổ và chi tiêu NS ở địa phương, cần điều chỉnh cho phù hợp với biến động thực tế, đảm bảo mỗi địa phương có đủ năng lực để cung cấp các dịch vụ công thiết yếu ở mức độ trung bình. Và cuối cùng, nghiên cứu cũng đề xuất quan điểm tăng cường phân cấp trong qui trình NS, trong đó trọng tâm là tách bạch NSTƯ với NSĐP, xóa bỏ tính lồng ghép trong thực hiện NS. Lê Toàn Thắng (2013), Luận án tiến sĩ "Phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam hiện nay".Tác giả đã nghiên cứu về phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam dựa trên góc độ lý thuyết hành chính công, đã đánh giá phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam theo bốn nội dung: Phân cấp thẩm quyền ban hành luật pháp, chính sách, tiêu chuẩn và định mức NSNN; Phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN; Phân cấp thực hiện quy trình quản lý NSNN; Phân cấp trong giám sát, thanh tra, kiểm toán NSNN. Trên cơ sở đó nghiên cứu cũng đề xuất các giải pháp và các điều kiện để thực hiện giải pháp tăng cường phân cấp cho các địa phương ở Việt Nam. 3. Mục tiêu luận văn nghiên cứu 3.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của luận văn là kiểm định mội quan hệ tác động của phân cấp tài khóa đến tăng trưởng kinh tế địa phương từ đó đưa ra các khuyến nghị hoàn thiện cơ chế quản lý PCTK trong tương lai, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương ở Việt Nam. Qua đó ta thấy được hệ lụy gì hay những ưu nhược điểm gì trong quá trình phân cấp tài khóa của địa phương khi thực hiện quá trình phân cấp trong gia đoạn phát triển này. Từ đó ta rút ra các kinh nghiệm và phương pháp để thực hiện việc phân cấp tài khóa hiệu quả hơn trong tương lai nhằm giúp cho việc tăng trưởng và phát triển của các địa phương được tốt hơn
  • 14. 6 3.2. Mục tiêu cụ thể - Kiểm định mối quan hệ của PCTK đến tăng trưởng kinh tế địa phương ở Việt Nam trong giai đoạn kinh 2005-2016. - Kiểm tra xem gặp nhũng khó khăn và vướng mắc ở trong quá trình phân cấp tài khóa để đưa ra biện pháp khắc phục. - Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao tối đa hiệu quả trong cơ chế PCTK thúc đẩy tăng trường kinh tế trong tương lai. - Từ đó đưa ra các quan điểm, các phương hướng và giải pháp tiếp tục hoàn thiện phân cấp tài khóa ở địa phương trong giai đoạn sắp tới. 3.3. Câu hỏi nghiên cứu: Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu đề tài, đề tài phải trả lời được các câu hỏi nghiên cứ sau: - Trong giai đoạn này thì quá trình phân cấp tại các địa phương đã có những bất cập gì? Liệu đó có phải là vấn đề để việc phân cấp tài khóa còn nhiều điều để tranh luận và đưa ra các giải pháp mới cho quá trình phân cấp hiệu quả hơn? - Phân cấp tài khóa cho các huyện thị, thành phố trực thuộc được thể hiện như thế nào? - Việc tăng trưởng kinh tế tại địa phương có chịu tác động bởi sự phân cấp tài khóa của chính phủ và các thành phần của nó trong giai đoạn 2005-2016 hay không? - Quy trình thực hiện việc PCTK có vướng mắc, bất cập gì giữa các địa phương hay không? Khuyến nghị hoàn thiện phân cấp quản lý giữa ngân sách cho các địa phương là gì? Phương hướng để thực hiện các khuyến nghị đề ra?
  • 15. 7 4. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Dữ liệu nghiên cứu Nguồn dữ liệu được thu thập từ Tổng cục Thống kê và Bộ Tài Chính, do vậy đảm bảo tính đồng nhất và đáng tin cậy để thực hiện kiểm định. Trong quá trình xử lý dữ liệu, bài viết loại bỏ địa phương tỉnh Quảng Ngãi do số liệu trong giai đoạn 2005 - 2011 bị đứt quãng. Thêm vào đó, tỉnh Hà Tây và TP. Hà Nội được sáp nhập vào năm 2007, do đó số liệu hai địa phương này được hợp nhất trong cả giai đoạn 2005 - 2016 thành một địa phương là Hà Nội - Hà Tây. Như vậy, dữ liệu bảng trong mô hình có thời gian (2005-2016) T = 12 và N = 62 tỉnh/thành với 744 quan sát. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài luận văn: - Phương pháp phân tích, tổng hợp: tác giả tổng hợp để có những đánh giá, những kết luận, đề xuất mang tính khoa học, phù hợp với lý luận và thực tiện của công tác phân cấp tài khóa ở Việt Nam. - Phương pháp phân tích hồi quy dữ liệu bảng, bằng phương pháp FGLS. Từ đó dựa vào hàm sản xuất tân cổ điển, tác giả đã xây dưng mô hình nghiên cứu gồm các biến như sau: tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ thu, tỷ lệ chi của địa phương, độ mở của thương mại, tỷ lệ lao động, đầu tư tư nhân. 5. Ý nghĩa của luận văn: Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn sẽ cung cấp cho người đọc những luận cứ khoa học và những thông tin cần thiết liên quan đến vấn đề PCTK, những yếu tố trong PCTK ảnh hưởng đến việc tăng trưởng kinh tế của địa phương trên lãnh thổ Việt Nam. Kết quả nghiên cứu luận văn góp phần làm củng cố cơ sở lý thuyết về phân cấp quản lý NSNN tác động đến tăng trưởng kinh tế ở các nền kinh tế thị trường hiện nay.
  • 16. 8 6. Cấu trúc luận văn: Ngoài phần giới thiệu thì luận văn gồm các chương sau: Chương 1: Cơ sở lý thuyết phân cấp tài khóa và tăng trưởng kinh tế Chương 2: Dữ liêu và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu Chương 4: Kết luận và hàm ý chính sách
  • 17. 9 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHÂN CẤP TÀI KHÓA VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ 1.1 Cơ sở lý thuyết 1.1.1 Khái niệm Từ cuối những năm 80 sự phân cấp là sự chuyển đổi của chính trị tài khóa và quyền lực hành chính đến những cơ quan địa phương, nó nổi lên như một xu hướng quan trọng nhất trong chính sách phát triển. Như là Ngân hàng thế giới (2002) hoặc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD (2002a, 2002b), hỗ trợ phân cấp tài khóa ở các nước Đông Âu, tranh cãi rằng có một sự thay đổi theo hướng phân cấp nhiều hơn sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế cũng như sự hiểu quả của khu vực công. Theo lý thuyết truyền thống của Musgrave: Xuất phát từ hiệu quả kinh tế, lợi ích của việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ công cộng được giới hạn về không gian, phù hợp với sở thích của người dân địa phương. Nhờ phân cấp, người dân sẽ bộc lộ sở thích thông qua “bỏ phiếu vì quyền lời của mình”. Hàng hóa công cộng địa phương sẽ làm gia tăng phúc lợi so với trường hơp chỉ có cấp duy nhất cung cấp các dịch vụ công cộng trong toàn bộ nền kinh tế. Nghiên cứu của Mello và Barenstein (2001) sử dụng dữ liệu bảng của 78 quốc gia từ năm 1980 đến năm 1992 đã cho thấy sự phân cấp tài khóa và quản trị công có tác động tích cực đến tăng trường kinh tế. Bằng chứng thực nghiệm về tác động tích cực của phân cấp tài khóa cũng được tìm thấy tại Pasikan trong hai giai đoạn 1971-2005 và 1972-2009 (Malik & ctg, 2005; Faridi, 2011). Với bộ dữ liệu của 28 tỉnh tại Trung Quốc trong giai đoạn từ1970 đến 1993, Lin và Liu (2000) cũng tìm thấy kết quả tương tự.
  • 18. 10 Nghiên cứu của Roden (2002) đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi. Ông lập luận rằng các vấn đề thường đi kèm với phân cấp là thâm hụt ngân sách, tham nhũng, tác động của các nhóm lợi ích, gia tăng bất bình đẳng và cuối cùng là nền kinh tế giảm tăng trưởng. Sử dụng dữ liệu của 30 quốc gia, Mello (2000) khẳng định thất bại của việc phân cấp tài khóa là do thành kiến về thâm hụt tài khóa và quản trị công yếu kém, không đáp ứng các yêu cầu cơ bản của chính sách phi tập trung hóa. Nghiên cứu tại Nigeria của Philip và Isah (2012) cũng cho thấy phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi có tác động tiêu cực đến tăng trưởng. Phân cấp tài khóa là quá trình chuyển giao quyền hạn về phạm vi chi tiêu nguồn thu từ trung ương cho địa phương. Mức độ phân cấp phụ thuộc vào khả năng của cấp địa phương khi thực hiện các quyết định thu, chi độc lập trong phạm vi địa lý cho người dân trong địa phương, mà không cần sự can thiệp của CQTƯ (Martinez-Vazquez và McNab, 1997). Từ đó, phân cấp tài khóa là việc giải quyết mối quan hệ giữa các cấp chính quyền nhà nước về trách nhiệm và quyền hạn trong việc quyết định và quản lý hoạt động thu chi NS từ trung ương đến địa phương nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ được pháp luật quy định. Phân cấp tài khóa là sự chuyển giao trách nhiệm và quyền hạn từ cấp trung ương đến các cấp chính quyền bên dưới trong việc quyết định và quản lý NSNN, đảm bảo cho các cấp chính quyền có sự tự chủ nhất định về tài khóa để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình. 1.1.2 Cơ sở phân cấp tài khóa 1.1.2.1. Nội dung phân cấp tài khóa Từ khái niệm về PCTK nói chung và PCTK địa phương nói riêng, xét dưới góc độ mối quan hệ quyền lực giữa Trung ương - địa phương, giữa cấp tỉnh – các cấp bên dưới, các nước đều thừa nhận phân cấp NS bao gồm ba nội dung chủ yếu sau:
  • 19. 11 (1) Xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của các cấp chính quyền trong việc ban hành các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu chi NS. (2) Phân chia nguồn lực (từ thu NS, điều hòa và bổ sung NS, vay nợ) và xác định nhiệm vụ chi. (3) Xác định quyền hạn và trách nhiệm của các cấp chính quyền nhà nước trong quá trình thực hiện quy trình quản lý NS. Nội dung vật chất của hoạt động NS bao gồm: Thu; Chuyển giao NS giữa các cấp chính quyền; vay nợ; và chi tiêu. Ví dụ, việc xác định quyền hạn và trách nhiệm của CQĐP và CQTƯ trong từng nhiệm vụ chi được thể hiện thông qua quá trình thực hiện quy trình quản lý NSNN. Tương tự, việc xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của các cấp chính quyền trong việc ban hành các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu chi NSNN cũng chính là việc xác định thẩm quyền quyết định của các cấp chính quyền đối với từng khoản thu, chi. Các nội dung cụ thể về phân cấp quản lý NS: Thứ nhất: Xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của các cấp chính quyền trong việc ban hành các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu chi NS. Về chế độ, chính sách trong phân cấp NSNN cần làm rõ những vấn đề sau: Cơ quan Nhà nước nào có thẩm quyền ra các chế độ, chính sách, định mức, tiêu chuẩn thu, chi và đó là những loại chế độ nào? Về nguyên tắc, những chính sách, chế độ nào đã do Trung ương quy định thì các cấp CQĐP tuyệt đối không được tự điều chỉnh hoặc vi phạm. Ngược lại, Trung ương cũng phải tôn trọng thẩm quyền của các địa phương, tránh can thiệp làm mất đi tính tự chủ của họ. Từ phân tích về các hình thức phân cấp NSNN đã đề cập ở trên có thể thấy: Ở các nước áp dụng hình thức: Trao quyền (devolution) – thường là các nước liên bang – mức độ phân cấp đảm bảo tính độc lập cao nhất cho CQĐP. CQĐP có thể tự đặt ra các sắc thuế và quy định tiêu chuẩn, chế độ định mức chi tiêu. Ở những nước áp dụng hình thức Uỷ quyền (delegation) thì quyền quyết định ban hành các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu chi NS quan trọng
  • 20. 12 thuộc về Trung ương, còn địa phương chủ yếu chỉ được giao trách nhiệm và quyền hạn điều hành quản lý NS. Thứ hai: Phân chia nguồn lực (từ thu NS, điều hòa và bổ sung NS, vay nợ) và xác định nhiệm vụ chi: Phân cấp nguồn thu cho một cấp chính quyền là việc chuyển giao quyền và trách nhiệm cho cấp chính quyền đó về việc nuôi dưỡng, huy động và sử dụng nguồn thu để thực hiện nhiệm vụ chi. Việc phân cấp nguồn thu cần phải tương ứng với nhiệm vụ chi, cân bằng được mối quan hệ lợi ích – chi phí của người nộp thuế, hạn chế tác động rủi ro của thuế, giảm thiểu chi phí hành chính trong quản lý và thu thuế. Phân cấp nguồn thu còn nhằm để đảm bảo sự công bằng giữa các cấp CQĐP và Trung ương về tài khóa cũng như sự bình đẳng giữa các vùng. Nguồn thu của NSNN chủ yếu là thuế. Nguồn thu từ thuế luôn bị giới hạn. Nếu một cấp NS nào đó được nhận nhiều hơn thì các cấp NS khác sẽ ít đi vì khả năng tăng thuế rất hạn chế. CQĐP các cấp khó đưa ra được nhiều sắc thuế địa phương vì công dân địa phương sẽ không ủng hộ. Vì vậy, chuyển giao một sắc thuế cho CQĐP luôn đòi hỏi phải xem xét trên 2 mặt: Khả năng thu và quản lý thu. CQĐP, đặc biệt là CQĐP cấp cơ sở thường gặp khó khăn về năng lực. Đó cũng là một lý do để Trung ương không muốn chuyển giao cho địa phương các nhiệm vụ, quyền hạn về thuế. Chính phủ thường cho rằng Trung ương thu thuế sẽ hiệu quả hơn là giao cho địa phương, nhất là địa phương cấp cơ sở. Về lý thuyết, nguồn thu của CQĐP là từ: (1) Các khoản thu được phân cấp, bao gồm: - Các khoản thu địa phương được hưởng 100%; - Các khoản thu được phân chia theo tỷ lệ % với CQTƯ hoặc CQĐP cấp trên. (2) Bổ sung từ Trung ương hoặc CQĐP cấp trên. Các khoản thu được phân cấp của CQĐP cần được coi trọng, đó là cách thức thể hiện mức độ tự chủ về tài khóa của CQĐP các cấp và mức độ cân đối chung giữa các cấp NS về tài khóa. Nguồn thu của địa phương càng lớn, chính quyền càng phải có trách nhiệm báo cáo
  • 21. 13 với công dân địa phương. Công dân sẽ tích cực nộp thuế hoặc tạo nguồn tài khóa cho CQĐP khi họ thấy rõ được lợi ích từ việc nộp thuế của họ. Từ đó sẽ tạo nên hoạt động có hiệu quả hơn khi giao cho CQĐP tạo nguồn thu của địa phương. Khi trao cho CQĐP trách nhiệm, quyền hạn về một số sắc thuế, đặc biệt phải lưu ý các vấn đề sau: Thứ nhất: CQĐP cần được trao quyền về một số loại thuế địa phương mà họ hiểu rõ và có thể quản lý hiệu quả nhất. Chẳng hạn thuế thu nhập từ lương, thuế tài sản. Những loại thuế như thuế GTGT, thuế lợi nhuận kinh doanh nếu để lại cho CQĐP thu sẽ gặp khó khăn vì năng lực, cách thức thu thập thông tin hạn chế. Thứ hai: Sự cam kết, ủng hộ của công dân trong việc nộp thuế. Thứ ba: Quyền hạn của CQĐP định ra thuế suất. Ở nhiều quốc gia, nhà nước thực hiện chính sách trao cho CQĐP quyền thuế độc lập. Mức độ độc lập và các loại thuế được trao có sự khác nhau giữa các nước. Việc trao quyền đó sẽ tạo cơ hội cho CQĐP xử lý được hài hòa các mối quan hệ trong việc tạo ra nguồn thu phù hợp với điều kiện thị trường ở địa phương. Trao cho CQĐP quyền về thuế tương đối độc lập cũng là cách thức giải quyết mẫu thuẫn giữa trách nhiệm phải chi của địa phương và sự không thích ứng của nguồn thu. Thuế địa phương, phần được chia từ các loại thuế chia chung với các cấp chính quyền khác, cùng các nguồn thu khác là cách làm hiệu quả và phổ biến hiện nay ở nhiều nước để giải quyết mối quan hệ và tạo sự cân bằng thu chi. Đi liền với việc chuyển giao thu thuế địa phương có thể dần dần cắt giảm phần chuyển giao giữa các cấp chính quyền. CQĐP có nhiều quyền hơn về thuế thì họ cũng phải chịu áp lực nhiều hơn từ công dân địa phương. Đó chính là cách nâng cao hiệu quả của thuế được thu, tránh được sự đi vòng vèo của các nguồn thu. Nói cách khác, đó là sự gia tăng các loại thuế cho địa phương và hạn chế phần thuế mà địa phương phải thu hộ và sau đó lại được phân phối lại cho địa phương. CQĐP có thể được trao một số quyền như: Ấn định cơ sở tính thuế và thuế suất, quy định mức thu phí dịch vụ. Mức độ cao nhất của phân cấp quyền hạn về thu NSNN là CQĐP được phép tự đặt ra các khoản thu. Cần lưu ý là khi phân cấp
  • 22. 14 về nguồn thu NS, thường gặp một số cản trở sau: (1) Cản trở theo mối quan hệ dọc: Do phần lớn thuế thuộc về Trung ương hoặc cấp trên nên CQĐP thường gặp khó khăn liên quan đến trách nhiệm phải chi. Ở một số nước, Trung ương hoặc cấp trên thường đưa về địa phương những nhiệm vụ thuộc Trung ương hoặc cấp trên nhằm giảm áp lực NS của mình, nhưng lại không chuyển NS về cho địa phương. Sự không phù hợp nguồn thu và các khoản chi do mối quan hệ dọc (quan hệ trên - dưới) có thể làm cho việc sử dụng NS không hiệu quả hoặc làm cho nhiều hoạt động kinh tế, đầu tư khó thực hiện và có thể tạo ra sự chênh lệch giữa các vùng. (2) Cản trở ngang: Đó là sự không bình đẳng giữa các đơn vị hành chính cùng cấp, các vùng khác nhau có thể thu chi rất khác nhau. Bổ sung của Trung ương hoặc cấp trên có thể hạn chế sự không bình đẳng đó, nhưng vấn đề lại là ở chỗ Trung ương hoặc cấp trên có chuyển giao hay không, cơ chế chuyển giao và thời điểm chuyển giao NS. CQĐP thường không muốn cung cấp các hàng hóa công cộng vượt ra khỏi địa giới hành chính của mình và thường cung cấp dưới khả năng. Chuyển giao tài khóa từ Trung ương hoặc cấp trên có thể hỗ trợ việc cung cấp hàng hóa công cộng vượt ra ngoài địa giới. Để khắc phục những cản trở dọc và ngang nói trên rất cần phải có cơ chế phân cấp quản lý NSNN hợp lý, rõ ràng, minh bạch và đòi hỏi Trung ương, CQĐP cấp trên và CQĐP cấp dưới tôn trọng thực hiện. Điều hòa và bổ sung NS Năng lực thu NS ở các địa phương thường khác nhau, do đó phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi có thể gây ra mất cân bằng về tài khóa. Nhiệm vụ chi của CQĐP không cân bằng với nguồn thu của địa phương được gọi là mất cân bằng theo chiều dọc. Khả năng tài khóa của các địa phương khác nhau nhưng phải thực hiện các nhiệm vụ chi như nhau được gọi là mất cân bằng theo chiều ngang. Để giải quyết sự mất cân bằng giữa thu và chi NS của các cấp chính quyền, cần phải có cơ chế điều hòa và bổ sung NS. Có thể thực hiện theo các giải pháp:
  • 23. 15 (1) Để lại nguồn thu để giải quyết vấn đề cân bằng theo chiều dọc hoặc điều tiết nguồn thu từ nơi có nguồn thu cao đến nơi có nguồn thu thấp để giải quyết vấn đề cân đối theo chiều ngang. (2) Bổ sung NS: Bổ sung trọn gói không điều kiện để tạo cân bằng thu chi của các cấp chính quyền; hoặc bổ sung có mục tiêu. Nguồn bổ sung có thể lấy từ NS cấp này chi cho NS cấp khác hoặc thông qua một quỹ điều hòa NS. Theo thông lệ quốc tế, khi chuyển giao (điều hòa và bổ sung) NS giữa các cấp chính quyền cần phải chú ý: - Chuyển giao phải được xác định khách quan, công khai, minh bạch theo những quy định cụ thể. Thiết kế chuyển giao cần được Trung ương quyết định. - Phải ổn định tương đối một số năm. Muốn vậy, đòi hỏi phải thiết kế được mục tiêu, lượng NS chuyển giao cũng như công việc được chuyển giao. - Công thức tính chuyển giao cần rõ ràng, dựa vào các yếu tố khả thi và đơn giản. Phân cấp vay nợ cho CQĐP Việc thiếu hụt nguồn tài khóa của địa phương trong một số trường hợp là không tránh khỏi (ví dụ, khi suy thoái kinh tế làm giảm nguồn thu nhưng nhu cầu chi lại tăng; khi cần đầu tư lớn mà nguồn thu lại nhỏ; khi thời điểm thu và thời điểm chi không khớp nhau,...). Phân cấp thẩm quyền vay nợ cho CQĐP là để giải quyết tình huống này. Tuy nhiên, cần có cơ chế để đảm bảo CQĐP và cử tri của địa phương chỉ được vay trong một giới hạn hợp lý và phải tự chịu trách nhiệm về quyết định vay và trả nợ tiền vay. Về mặt lý thuyết, là một thực thể có tư cách pháp nhân công pháp nên CQĐP có thể thực hiện các quyền vay vốn trên thị trường tài khóa trong và ngoài nước. Tuy nhiên, do năng lực tài khóa của CQĐP hạn chế nên việc vay nợ đó gặp nhiều khó khăn. Trong nhiều trường hợp, phải nhờ vào sự bảo lãnh của CQTƯ thì CQĐP mới có thể vay được. Vấn đề vay nợ và tiếp cận thị trường tài khóa trong và ngoài nước luôn là vấn đề quan tâm của CQĐP các nước. Do hạn chế về nguồn lực và năng lực
  • 24. 16 quản lý nên các nước thường thành lập một số quỹ để có thể kiểm soát việc vay vốn của CQĐP. Ví dụ, quỹ phát triển cộng đồng, quỹ phát triển nhà ở là những dạng của thị trường tài khóa có thể giúp CQĐP vay và để Trung ương hay cơ quan hành chính cấp trên có thể kiểm soát được các khoản vay. Thị trường tài khóa và mối quan hệ giữa người cho vay và người đi vay là mối quan hệ chứa nhiều mục đích. Nếu thể chế cho vay mang tính can thiệp của Nhà nước thì khó có thể đảm bảo hoạt động cho vay bình đẳng theo cơ chế thị trường. Người đi vay thường có nhiều và đủ thông tin hơn về những dự án mà họ vay tiền, kể cả khả năng rủi ro thanh toán cho các khoản vay. Trong khi đó, người cho vay lại hạn chế khi tiếp cận thông tin và điều kiện thực tế của người vay. Cho vay đối với CQĐP các cấp đòi hỏi phải có sự kiểm soát chặt chẽ của người cho vay, đặc biệt là các ngân hàng thương mại của nhà nước. Phân cấp quản lý NS và trao quyền tự chủ đi vay, nếu không có sự bảo lãnh của Trung ương thì đòi hỏi CQĐP phải đánh giá cụ thể hơn năng lực tài khóa (các khoản thu) của mình. Nếu CQTƯ thực hiện bảo lãnh mà CQĐP không tuân thủ kỷ luật tài khóa thì có thể dẫn đến khủng hoảng nợ vay của CQĐP như đã xảy ra ở một số nước. Để được trao quyền vay vốn trên thị trường tài khóa không cần có sự bảo lãnh, CQĐP cần xây dựng được đủ năng lực thẩm định và thực hiện các dự án đầu tư. Đây là hạn chế lớn nhất của CQĐP nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Phân cấp nhiệm vụ chi NS Nhiệm vụ chi NS được xây dựng dựa trên cơ sở trách nhiệm cung cấp các hàng hóa công cộng của các cấp chính quyền và cho biết “Ai là nhà sản xuất, sản xuất cái gì và cho ai” trong việc cung ứng các hàng hóa công cộng. Chúng cần rõ ràng, minh bạch, không chồng chéo giữa các cấp, đảm bảo hiệu quả về kinh tế, công bằng về tài khóa, nâng cao trách nhiệm giải trình và hiệu lực quản lý. Việc cho phép CQĐP có quyền ở mức nhất định trong lựa chọn các khoản chi hoặc quyết định các định mức chi tiêu là một trong những tiêu chí để đánh giá mức độ phân cấp nhiệm vụ chi NS. Phân cấp mở rộng được sự tham gia của công dân địa phương trong các chương trình, dự án phát triển. Điều có tính cốt lõi là càng
  • 25. 17 gần với địa phương, với cộng đồng thì trách nhiệm báo cáo sẽ càng tạo động lực chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả để cung cấp hàng hóa công cộng cho cộng đồng. Để phân cấp nhiệm vụ chi NS, cần thực hiện nguyên tắc: Dịch vụ ai cung cấp tốt hơn thì người đó cung cấp và quyền chi thuộc về họ. Dựa trên nguyên tắc chọn người tốt nhất để trao nhiệm vụ chi, khi thiết kế chính sách cần phải quan tâm đến các sản phẩm được tạo ra bởi CQTƯ và CQĐP. Trung ương phải đưa ra cơ chế kiểm soát hoạt động cung cấp dịch vụ do mình thực hiện hoặc tạo ra sự khuyến khích để CQĐP thực hiện có hiệu quả. Trung ương và địa phương đều có những vấn đề cần ưu tiên của mình. Nhiều vấn đề ưu tiên của Trung ương có độ tràn (phạm vi ảnh hưởng) lớn, mang tầm khu vực; trong khi đó, ưu tiên của địa phương lại mang tính cục bộ. Cần căn cứ vào độ tràn và mức độ ưu tiên địa phương để có thể chuyển giao nhiệm vụ chi cho địa phương hay để lại Trung ương. CQĐP các cấp phải chịu trách nhiệm báo cáo với cơ quan cấp trên về những hoạt động được cấp trên ủy quyền thực hiện; và phải chịu trách nhiệm báo cáo với cử tri khu vực bầu cử về nhiều hoạt động. Thứ ba: Xác định quyền hạn và trách nhiệm của các cấp chính quyền nhà nước trong quá trình thực hiện quy trình quản lý NS Ở các nước, trong quy trình quản lý NSNN có rất nhiều cơ quan nhà nước các cấp, tổ chức và cá nhân tham gia, vì vậy pháp luật của các nước đều quy định rõ nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan nhà nước các cấp và trách nhiệm, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân về NSNN. Trong phân cấp quản lý NSNN theo hình thức trao quyền (devolution), CQĐP được độc lập ở mức cao nhất. CQĐP có thể tự quyết định NSĐP của mình trên cơ sở quy định của pháp luật; hệ thống NSNN không mang tính lồng ghép – Quốc hội chỉ phê chuẩn dự toán và quyết toán NSTW; Hội đồng cấp địa phương phê chuẩn dự toán và quyết toán của NSĐP cấp mình. Trong phân cấp quản lý NSNN theo hình thức uỷ quyền (delegation), địa phương chủ yếu chỉ được giao trách nhiệm và quyền hạn điều hành quản lý NS. Hội đồng cấp địa phương tuy có quyền phê chuẩn dự toán và quyết toán NSĐP cấp mình nhưng không “dứt mạch”. NSĐP các cấp phải được tổng hợp cùng NSTƯ để thành NSNN
  • 26. 18 (hệ thống NSNN mang tính lồng ghép). Chỉ sau khi NSNN được Quốc hội phê chuẩn thì địa phương mới biết được NSĐP do mình phê chuẩn đã được thừa nhận về mặt pháp lý hay chưa. 1.1.3 Các chỉ tiêu đo lường phân cấp tài khóa. Theo Oates (1972) có hai chỉ tiêu để đo lường cho mức độ phân cấp như sau: Tỷ lệ chi tiêu (ER) Tong chi cǔa chính quyen đ a phương ER = Tong chi cǔa ngân sách nhà nước Tỷ lệ chi tiêu của CQĐP: Được xác định bằng tỷ lệ giữa tổng chi NSĐP với tổng chi NSNN. Để tránh tính trùng, tổng chi NSĐP đã loại bỏ phần chuyển giao của CQTƯ cho CQĐP để thực hiện các nhiệm vụ của CQTƯ. Tổng chi NSNN được đo bằng tổng chi của CQĐP và CQTƯ, trong đó không tính đến phần trợ cấp hay bổ sung NS từ CQTƯ cho CQĐP vì nó thuộc phạm vi NS của CQĐP và đảm bảm khoản chi này chỉ được ghi một lần. CQĐP được đề cập đến trong tỷ lệ này là tổng hợp tất cả các địa phương của quốc gia (ví dụ, ở Việt Nam là 63 tỉnh).ER càng tiến tới gần 1 thì mức độ phân cấp càng cao. Ngoài ra theo công thức của WB (2006) chỉ số tỷ lệ chi theo GDP Tong chi cǔa chính quyen đ a phương ERGDP = Tỷ lệ nguồn thu (RR - Revenue ratio) GDP Tỷ lệ thu NS được phân cấp của CQĐP: Được xác định bằng tỷ lệ giữa tổng thu NSĐP được phân cấp với tổng thu NSNN. Cần lưu ý là: Tổng thu NSĐP được phân cấp không bao gồm số bổ sung NS từ CQTƯ cho CQĐP. CQĐP được đề cập đến trong tỷ lệ này là tổng hợp tất cả các địa phương của quốc gia (ví dụ, ở Việt Nam là 63 tỉnh). 𝑅𝑅 = Tong thu cǔa chính quyen đ a phương Tong thu cǔa ngân sách nhà nước RR càng tiến tới gần 1 thì mức độ phân cấp càng cao.
  • 27. 19 Theo WorldBank (2006): RRGDP = Tong thu cǔa chính quyen đ a phương GDP Trong trường hợp nghiên cứu phân cấp NS cho một địa phương cụ thể, để xác định mức độ tương xứng giữa thu và chi đã phân cấp cho địa phương đó, có thể sử dụng chỉ số Tỷ lệ các khoản thu NS được phân cấp so với tổng chi NS của một địa phương cụ thể. Chỉ số đó được xác định bằng cách lấy tổng các khoản thu được phân cấp chia cho tổng các khoản chi của địa phương cụ thể. Ví dụ, tổng các khoản thu được phân cấp của một tỉnh (hoặc huyên, xã) chia cho tổng các khoản chi của tỉnh (hoặc huyện, xã) đó. Ở những nước NSĐP có 3 cấp (tỉnh, huyện, xã), để xác định mức độ phân cấp quản lý NSĐP ở một tỉnh cụ thể, có thể sử dụng những chỉ tiêu tương tự như đã nêu trên. Tỷ lệ chi NS của chính quyền cấp huyện được xác định bằng tỷ lệ giữa tổng chi NS cấp huyện (gộp tất cả chi NS cấp huyện của các huyện trong tỉnh) với tổng chi NSĐP toàn tỉnh; Tỷ lệ thu NS của chính quyền cấp huyện được xác định bằng tỷ lệ giữa tổng thu NS cấp huyện (gộp tất cả thu NS cấp huyện của các huyện trong tỉnh) với tổng thu NSĐP toàn tỉnh. Tỷ lệ chi NS của chính quyền cấp xã, Tỷ lệ thu NS của chính quyền cấp xã có cách tính tương tự như của cấp huyện 1.2. Một số lợi ích và rủi ro Phân cấp tài khóa đem lại những lợi ích tiềm tàng cho chính quyền của mỗi địa phương, nhưng đồng thời cũng có những rủi ro nhất định, nên việc PCTK phải được nghiên cứu và xem xét kỹ lưỡng phù hợp với điều kiện thực tế và nhất là năng lực quản trị của từng địa phương. 1.2.1 Những lợi ích của phân cấp tài khóa Lợi ích chủ yếu nhất của PCTK là sẽ làm cho chính phủ gần gũi với công chúng, đây là một vấn đề được phần lớn các nhà kinh tế cho rằng có hiệu quả với công chúng, đây là một vấn đề được phần lớn các nhà kinh tế cho rằng có hiệu quả rất lớn trong mối quan hệ chuyển từ chính quyền cai trị sang chính quyền phục vụ
  • 28. 20 (Musgrave, 1983). Những sở thích của cử tri thay đổi khác nhau và nó buộc chính quyền địa phương phải có trách nhiệm cung cấp hiệu quả những hàng hóa và dịch vụ công tốt hơn cho công chúng, ngược lại cử tri thì sẵn lòng chi trả cho dịch vụ công đó. Điều đó tạo điều kiện thực tế cho sự tham gia của công chúng vào công việc quản lý và cai trị của chính quyền. Mặt khác, trong các công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế và các định chế như Ngân hàng phát triển châu Á (2004), cũng đã chỉ ra những lợi ích đáng kể của phân cấp tài khóa trong một nền kinh tế ổn định và phát triển: (i) PCTK có thể làm tăng tính hiệu quả của dịch vụ và phúc lợi kinh tế của công chúng; (ii) PCTK tạo cơ hội cho CQĐP trong việc huy động nguồn thu, CQĐP do ở gần với người dân hơn, nên có thể tổ chức thu những khoản thu tiềm năng này thông qua các hình thức như áp dụng phí đánh vào người sử dụng hay một số loại thuế khác; (iii) PCTK sẽ giúp địa phương có chính sách và sự quản lý thích hợp đối với nguồn lực tự có của địa phương. Về nguyên tắc, kế hoạch ngân sách tốt nhất là kế hoạch bảo đảm sự cân đối giữa các chi phí của các dịch vụ (các khoản thuế) và lợi ích (chất lượng các dịch vụ). Như vậy, PCTK không những tạo ra nguồn lực tài chính mang tính độc lập tương đối cho mỗi cấp chính quyền chủ động thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, mà nó còn là động lực khuyến khích mỗi cấp chính quyền và dân cư địa phương tích cực khai thác các tiềm năng của mình để phát triển địa phương. Theo Bahwantray Mehta (1959) thì: “Chừng nào chúng ta không đảm bảo rằng các khoản chi cho những mục đích của CQĐP phải phù hợp với nhu cầu và mong muốn của nhân dân địa phương, trao cho họ quyền hạn thỏa đáng và phân bổ cho họ nguồn tài khóa thích hợp thì chúng ta sẽ không bao giờ có thể khơi dậy sự quan tâm và phát huy được sáng kiến của người dân địa phương”. Phân bổ nguồn lực trong khu vực công chủ yếu là theo ý chí chính trị. Nhu cầu về hàng hóa công cộng rất khác nhau giữa các vùng, các tầng lớp nhân dân và các cá nhân. CQTƯ chỉ cung cấp được tốt những hàng hóa công cộng quốc gia, chung cho mọi vùng và mọi người dân, không cung cấp được tốt hàng hóa công
  • 29. 21 cộng địa phương. Nếu chỉ để Trung ương cung cấp toàn bộ hàng hóa công cộng thì sẽ làm giảm tổng phúc lợi xã hội của tổng hàng hóa công cộng. Nếu phân cấp cho các địa phương cung cấp hàng hóa công cộng địa phương thì không những tăng phúc lợi của địa phương mà còn tăng tổng phúc lợi xã hội quốc gia. Người dân có thể tự do qua lại với những địa phương khác nhau để đáp ứng nhu cầu cuộc sống tốt hơn, cạnh tranh trong việc cung cấp hàng hóa công cộng giữa các CQĐP, từ đó có thể đạt được hiệu quả Pareto trong phân bổ nguồn lực. Nếu giao cho cấp tỉnh thực hiện phân cấp quản lý NSĐP giữa cấp tỉnh và các cấp bên dưới. Lý thuyết phân quyền của Musgrave và Oates cho rằng: Chức năng ổn định kinh tế vĩ mô và tái phân phối thu nhập giao cho CQTƯ; chức năng phân bổ nguồn lực giao cho cả Trung ương và địa phương – Trung ương cung cấp hàng hóa công cộng quốc gia, còn địa phương cung cấp hàng hóa công cộng địa phương. Phân cấp quản lý NSNN sẽ làm giảm chi phí thông tin, chi phí hoạt động trong cung cấp hàng hóa công cộng, thúc đẩy khu vực tư nhân phát triển, cải thiện tăng trưởng kinh tế trong dài hạn; thúc đẩy sự độc lập của ngân hàng Trung ương với chính phủ, đảm bảo tính độc lập của các chính sách tiền tệ. Vì vậy ổn định kinh tế vĩ mô sẽ được cải thiện. 1.2.2.Các rủi ro trong quá trình phân cấp tài khóa Theo nghiên cứu của Ngân hàng phát triển châu Á (2004), những rủi ro này bao gồm: (i) nguy cơ giảm tính hiệu quả của QLNS nhất là khi CQĐP lơ là trách nhiệm, thiếu về trình độ chuyên môn và quản lý; (ii) PCTK có thể làm tăng bất bình đẳng khu vực và có thể dẫn đến sự bất bình đẳng về tài khóa; (iii) sự phân cấp về thuế có thể dẫn đến tình trạng bóp mép sự chuyển động của các nguồn lực kinh tế (lao động, vốn, hàng hóa, dịch vụ) từ vùng này sang vùng khác, dẫn đến việc tạo ra một hệ thống tài khóa phi hiệu quả và không minh bạch xét trên góc độ tổng thể. 1.3. Tăng trưởng kinh tế 1.3.1 Tăng trưởng kinh tế và những nền tảng của tăng trưởng: Tăng trưởng kinh tế là điểm khởi đầu của phát triển, xét cả về mặt lý luận và thực tiễn. Ở đây, tăng trưởng kinh tế được hiểu là việc tạo ra nhiều của cải hơn
  • 30. 22 nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. Tăng trưởng kinh tế thường được đo lường dựa trên các chỉ số Tổng sản phẩm trong nước (GDP) và/hoặc Tổng sản phẩm quốc gia (GNP). GDP là toàn bộ hàng hoá, dịch vụ mới được tạo ra trong một kỳ (chẳng hạn một năm) bằng các nhân tố sản xuất trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. GNP cũng phản ánh lượng hàng hoá, dịch vụ mới được tạo ra trong một kỳ nhất định, song bởi các nhân tố sản xuất do công dân quốc gia đó sở hữu. Với các chỉ số này, tăng trưởng kinh tế chỉ đơn thuần đề cập đến gia tăng năng lực để tạo ra giá trị gia tăng thông qua các hoạt động kinh tế. Để đánh giá tăng trưởng kinh tế, GDP/GNP tính theo giá cơ sở của cùng một năm gốc (GDP/GNP thực) thường được quan tâm nhiều hơn do loại bỏ được biến động giá cả. Tăng trưởng kinh tế không chỉ đơn thuần là làm ra nhiều hơn cái vốn có mà cần trở thành một quá trình dịch chuyển cơ cấu làm thay đổi tất cả các khía cạnh sản xuất và tiêu dùng. Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế, trình độ công nghệ phát sinh do nhiều nguyên nhân. Thu nhập tăng làm thay đổi xu hướng tiêu dùng, gây áp lực “buộc” sản xuất, công nghệ thay đổi cho phù hợp. Đến lượt mình, sản xuất và công nghệ lại có thể kích thích cách thức tiêu dùng mới, v.v… Tốc độ dịch chuyển cơ cấu kinh tế phụ thuộc vào năng lực thể chế (thị trường, nhà nước), mức độ mở cửa, v.v… Có thể nói, “tăng trưởng kinh tế không phải là tất cả, song nếu không có tăng trưởng thì chúng ta cũng không thể đi đến đâu”.1 Các nhà kinh tế học đều thừa nhận rằng tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào các nhân tố chính là lao động, vốn, tài nguyên (đất đai), tri thức, công nghệ và kỹ năng của người lao động. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, vốn luôn được xem là nhân tố thiết yếu đầu tiên đảm bảo tăng trưởng. Theo đó, các nước nghèo rất khó thoát ra khỏi “vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo”: Thu nhập thấp => tiết kiệm thấp => đầu tư thấp => tăng trưởng thấp => thu nhập thấp. Quan điểm bi quan này về tăng trưởng đã không tính đầy đủ đến hai yếu tố là: (i) hiệu quả đầu tư là khác nhau ứng với mỗi mức tiết kiệm và đầu tư, tuỳ thuộc vào năng lực tri thức, quản trị và kỹ năng lao động; và (ii) trong bối cảnh mở cửa, 1 UNESCAP (2001).
  • 31. 23 hội nhập và toàn cầu hoá, mỗi nước đều có thể thu nhận thêm các nguồn vốn hỗ trợ (trong nhiều trường hợp được xem như một “cú hích” cho nền kinh tế) cùng năng lực và các kỹ năng từ bên ngoài. Nhìn chung, bên cạnh việc thừa nhận vai trò to lớn của tích luỹ và vốn, các học thuyết tăng trưởng kinh tế cũng cho thấy như vậy. Học thuyết của Solow (1956) về tăng trưởng kinh tế trong mối quan hệ với các nhân tố (vốn, lao động, công nghệ) và với đầu tư - tiết kiệm vẫn được xem là “có ích nhất” vì nó không chỉ dựa trên những giả định tương đối thực tế, mà còn đi kèm với những hàm ý chính sách quan trọng như: (i) trong khi vai trò của tiết kiệm và đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế được đề cao, đầu tư chỉ làm tăng thu nhập bình quân đầu người trong thời kỳ chuyển tiếp do năng suất cận biên của vốn giảm dần; (ii) các nước nghèo có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn và cuối cùng sẽ “tiến kịp” các nước phát triển. Lý do là các nước nghèo có tỷ lệ vốn trên lao động thấp, nên hiệu quả của đồng vốn được sử dụng cao hơn, do đó kéo theo tốc độ tăng trưởng nhanh hơn trong giai đoạn chuyển tiếp. Tuy nhiên, quá trình “tiến kịp” này là có điều kiện. Một số không ít nền kinh tế đã không tiến kịp các nước giàu hơn, và thậm chí còn rơi vào tình trạng tăng trưởng thấp và nghèo đói; và (iii) nhân tố duy nhất duy trì quá trình tăng trưởng bền vững chính là tiến bộ công nghệ. Tuy nhiên, Solow chưa chỉ ra được tiến bộ công nghệ diễn ra như thế nào và có chịu tác động chính sách hay không. Lịch sử cho thấy kinh tế thế giới chỉ thực sự tăng trưởng nhanh chóng cùng với các cuộc cách mạng công nghiệp và công nghệ trong vòng hơn hai thế kỷ trở lại đây. Trong hai thế kỷ 19 và 20, dân số thế giới tăng năm lần, song tổng sản lượng thực đã tăng tới 40 lần, khiến sản lượng thực bình quân đầu người đã tăng gấp tám lần2 . Tuy nhiên, mức tăng trưởng và trình độ phát triển có sự chênh lệch đáng kể giữa các nước trong nhiều giai đoạn. Ngay trong nửa sau thế kỷ 20, một số nước “bắt kịp” với các nước phát triển, trong khi nhiều nước vẫn chưa thoát khỏi tình trạng nghèo đói và không ít nước mất đà phát triển, thậm chí rơi vào khủng hoảng kinh tế và đổ vỡ xã hội. 2 Tham khảo Van den Berg (2001).
  • 32. 24 Khái niệm tăng trưởng kinh tế có nội hàm hẹp hơn nhiều so với khái niệm phát triển. Khác với tăng trưởng kinh tế, khái niệm phát triển phản ánh tất cả những thay đổi cả về kinh tế, xã hội, chính trị, môi trường tự nhiên, v.v... Ngay nội tại tư duy phát triển cũng có những bước chuyển biến đáng kể, bao gồm cả các khía cạnh về phát triển con người, tăng vị thế và năng lực cho con người, tự do, và phát triển bền vững trên nhiều mặt (như môi trường, xã hội, văn hóa). Tuy vậy, khởi điểm của quá trình tư duy ấy vẫn là tăng trưởng kinh tế. Chính ở đây, tăng trưởng và phát triển kinh tế là hai khái niệm có liên quan mật thiết đến nhau. như: 1.3.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế Để phản ánh trình độ tăng trưởng và phát triển, người ta thường dùng chỉ số - Chỉ số GDP (GNP) bình quân đầu người; - Chỉ số phát triển con người (HDI), được tính toán dựa trên thu nhập bình quân đầu người, tuổi thọ trung bình, và các chỉ số về giáo dục (tỉ lệ biết chữ, tỉ lệ nhập học các cấp) đây cũng là xu hướng cho phát triển kinh tế dựa theo ý tưởng của Amartya Sen(1990). Có thể thấy tăng trưởng kinh tế là tiền đề hết sức quan trọng cho phát triển. Dẫu vậy, tăng trưởng kinh tế mới chỉ là điều kiện cần, chứ chưa đủ, cho phát triển. Tăng trưởng kinh tế ở mức cao và liên tục sẽ tạo thêm cơ hội tham gia các hoạt động kinh tế cho người dân. Các quốc gia đều hướng tới một mục tiêu chung là phát triển. Tuy nhiên, do quan niệm và bản chất khác nhau giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển, các quốc gia đạt được những kết quả khác nhau trong chính sách định hướng phát triển. Những tranh cãi về các thành tố (và liều lượng) cần thiết của chính sách phát triển sẽ khó có hồi kết. Mặc dù vậy, chính sách kinh tế cần phải hướng tới mục tiêu tối thượng tối đa phúc lợi dài hạn (bao gồm cả khía cạnh vật chất và phi vật chất) của xã hội một cách bền vững và công bằng.3 Dưới góc độ của nghiên cứu kinh tế vĩ mô, mục tiêu tối thượng này có thể được cụ thể thành “Nâng cao phúc lợi của 3 Stiglitz J., và cộng sự (2006).
  • 33. 25 người dân trên cơ sở tăng trưởng nhanh và bền vững”. Hướng tới mục tiêu cuối cùng là tối đa phúc lợi dài hạn của xã hội một cách bền vững và công bằng, một nền kinh tế có thể lựa chọn các mục tiêu trung gian như tăng trưởng kinh tế nhanh và tăng trưởng kinh tế bền vững. Tăng trưởng kinh tế nhanh có được là nhờ mở rộng các yếu tố đầu vào cho hoạt động kinh tế và/hoặc nhờ cải thiện hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế bền vững chỉ có trong điều kiện nền kinh tế đảm bảo được sự bền vững về kinh tế, trong đó ổn định kinh tế vĩ mô là trọng tâm, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường. Những nền tảng này của tăng trưởng kinh tế, dù được ưu tiên theo hướng nào, đều phụ thuộc vào một loạt các yếu tố. Điểm quan trọng ở đây là Nhà nước có thể can thiệp với tác động khác nhau lên các yếu tố duy trì nền tảng của tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, cách thức và mức độ can thiệp Nhà nước sao cho hợp lý là vấn đề không đơn giản (và trên nhiều khía cạnh còn không ít tranh cãi). 1.3.3 Các dạng tăng trưởng 1.3.3.1 Tăng trưởng nhanh Tăng trưởng kinh tế thường được đo bằng chỉ số tốc độ tăng trưởng GDP, do Tổng cục Thống kê tính toán và công bố định kỳ. Đây không phải là thước đo hoàn hảo của tăng trưởng kinh tế, song có tính phổ dụng và tương đối toàn diện so với các chỉ số khác. Tăng trưởng nhanh có thể đạt được thông qua việc: (i) gia tăng đầu vào (input increase); và/ hoặc (ii) gia tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực thông qua việc nâng cao hiệu quả kỹ thuật (technical efficiency); và/hoặc (iii) nâng cao hiệu quả phân bổ (allocative efficiency); và/hoặc (iv) phát triển khoa học công nghệ (technological progress). 1.3.3.2 Tăng trưởng theo chiều rộng Trong điều kiện hiệu quả sử dụng nguồn lực không đổi, tăng trưởng vẫn có thể được đẩy nhanh nhờ gia tăng các đầu vào của nền kinh tế như lao động, vốn và tài nguyên thiên nhiên. Theo cách này, nền kinh tế được xem là “tăng trưởng theo chiều rộng”
  • 34. 26 1.3.3.3 Tăng trưởng theo chiều sâu Trong điều kiện các đầu vào cho hoạt động kinh tế (lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên) là không đổi, nền kinh tế vẫn đạt được tăng trưởng nhờ gia tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực, tức là “tăng trưởng theo chiều sâu”. Do sự đa dạng của hoạt động kinh tế nên việc đo lường hiệu quả sử dụng nguồn lực là không hề dễ dàng. Hiệu quả của việc sử dụng tổng hợp các yếu tố được đo bằng các chỉ số như tốc độ tăng năng suất nhân tố tổng hợp (còn gọi là TFP), năng suất lao động và ICOR . Để có thể có thể có những can thiệp chính sách phù hợp, cần “mổ xẻ” các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Nhìn chung, có thể gia tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực bằng việc: (i) tăng hiệu quả kỹ thuật; (ii) tăng hiệu quả phân bổ; và (iii) thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất. Đây là ba cấu phần tạo nên tăng trưởng kinh tế dựa vào hiệu quả. Chúng có các nội hàm cũng như các yếu tố ảnh hưởng cũng như cần những công cụ can thiệp chính sách khác nhau. Nhiều kết luận nghiên cứu đã được rút ra từ các chỉ số nói trên, và nhìn chung khá nhất quán với nhau. Một mặt, tăng trưởng năng suất nhân tố tổng hợp còn đóng góp khá hạn chế vào tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, thậm chí còn có chiều hướng suy giảm. Mặc khác, Việt Nam có hệ số ICOR cao hơn đáng kể so với các nước có cùng trình độ phát triển. Cuối cùng, năng suất lao động ở nhiều ngành còn thấp và chậm được cải thiện. Do vậy, như nhiều nghiên cứu cũng như trong các văn bản chính sách đã chỉ ra, Việt Nam cần phải thay đổi mô hình tăng trưởng, với trọng tâm hướng vào gia tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực. 1.3.3.4 Tăng trưởng bền vững Có ba góc độ bền vững của tăng trưởng là: (i) bền vững về kinh tế (trên nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô); (ii) bền vững về xã hội (đảm bảo tăng trưởng trên diện rộng); và (iii) bền vững về môi trường.
  • 35. 27 Bền vững về kinh tế Sự tăng trưởng bền vững về kinh tế được xây dựng trên cơ sở tạo lập và duy trì ổn định kinh tế vĩ mô. Kinh nghiệm quốc tế do nhiều nghiên cứu thực hiện đã chỉ ra rằng, nhiều quốc gia cho dù sớm gia nhập danh sách các nước có thu nhập trung bình, song mắc vào “bẫy thu nhập trung bình” thậm chí ở nấc thấp do không duy trì được tăng trưởng bền vững bởi những bất ổn vĩ mô. Tăng trưởng kinh tế kiểu “giật cục” (có những năm tăng cao song có những năm lại bị sụt giảm mạnh về tăng trưởng) do môi trường vĩ mô không ổn định là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho những nước này bị mắc trong bẫy thu nhập trung bình ở mức thấp. Hiện đây là vấn đề nổi cộm nhất của Việt Nam. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng để ổn định kinh tế vĩ mô, cần có những chính sách và thể chế có thể giúp: (i) phòng ngừa các rủi ro vĩ mô; và (ii) có khả năng ứng phó giảm thiểu tác động khi các cú sốc vĩ mô xảy ra. Do trong giai đoạn hiện nay mất ổn định kinh tế vĩ mô là vấn đề lớn nhất nên các nghiên cứu về ổn định kinh tế vĩ mô cần nhận được ưu tiên cao. Bền vững về xã hội Tăng trưởng kinh tế bền vững về mặt xã hội cần phải đảm bảo sự tăng trưởng trên diện rộng vì chỉ có tăng trưởng diễn ra trên diện rộng mới giúp Việt Nam đạt được sự bền vững về xã hội và qua đó duy trì được tăng trưởng và phát triển để có thể giúp Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng (i) mở rộng cơ hội việc làm và nâng cao năng lực nắm bắt cơ hội; và (ii) giảm thiểu rủi ro và tác động của rủi ro cho nhóm người kỹ năng thấp là các cấu phần cơ bản để tạo ra một mô hình tăng trưởng trên diện rộng. Bền vững về môi trƣờng Trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2006-2010 được Quốc hội chính 11 thông, Việt Nam đã lồng ghép định hướng chiến lược phát triển bền vững và đã đưa ra một số chỉ tiêu phát triển bền vững về kinh tế - xã hội và môi trường. Tuy nhiên, việc lồng ghép bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế - xã hội, hài hòa quá trình phát triển trên cả ba mặt kinh tế - xã hội - môi trường còn chưa
  • 36. 28 được thực hiện sâu rộng. Cụ thể, quá trình phát triển vừa qua còn thiên về tăng cường cơ hội tham gia hoạt động kinh tế cho người dân, và còn coi trọng đúng mức yêu cầu phát triển bền vững về mặt môi trường. Một trong những nguyên nhân làm tăng lượng phát thải khí nhà kính là do quy mô hoạt động công nghiệp ngày càng lớn, cùng với nhiều khu công nghiệp hơn. Lượng khí thải, nước thải và chất thải rắn chủ yếu tập trung ở vùng kinh tế trọng điểm miền Nam - nơi có nhiều hoạt động công nghiệp nhất. Trong việc xét duyệt các dự án đầu tư, việc đánh giá tác động môi trường còn chưa được thực hiện nghiêm túc, gây ra nhiều chi phí điều chỉnh cho nhà đầu tư và chi phí môi trường sau khi dự án đi vào hoạt động. Điểm tích cực ở đây là các hoạt động bảo vệ môi trường ở Việt Nam trong 5 năm qua ngày càng sôi động hơn, đi vào chiều sâu hơn, có hiệu quả hơn. Nét tích cực này được thể hiện từ việc xây dựng ban hành các chính sách và văn bản pháp luật được hoàn thiện hơn, tăng cường xây dựng và phát triển tổ chức quản lý môi trường, các hoạt động ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện môi trường ngày càng có hiệu quả hơn, đầu tư ngân sách cho công tác bảo vệ môi trường tăng lên, v.v… đến việc huy động toàn dân tham gia công tác bảo vệ môi trường. Xu hướng cải thiện này cần được tiếp tục duy trì trong thời gian tới để Việt Nam vững tâm hướng tới phát triển bền vững. 1.4. Mối quan hệ giữa phân cấp tài khóa và tăng trưởng kinh tế: Từ lợi ích mà PCTK đã mang lại, và với những lý thuyết đã nêu ra ở trên cũng cho chúng ta thấy việc PCTK phần nào có mối quan hệ đến tăng trưởng kinh tế địa phương. Và còn hơn thế nữa PCTK giúp thúc đẩy nền kinh tế cho địa phương tăng trưởng và vững mạnh. Tuy vậy,nhưng vẫn còn một số hệ lụy tao ra từ trong quá trình thực hiên việc PCTK vì thế vẫn còn không ít nghi ngờ cần phải giải quyết giữa lý thuyết và thực tiễn trong việc PCTK. Các nghiên cứu mang tính lý thuyết: Hầu hết các nghiên cứu mối quan hệ tài khóa và tăng trưởng đều dựa trên giả thuyết chính sách tài khóa tác động lên tăng trưởng thông qua khía cạnh hiệu quả kinh tế. Dựa trên mô hình tăng trưởng nội sinh với chi tiêu công được phân tách
  • 37. 29 thành các cấp chính quyền khác nhau, Xie, Zou & Davoodi (1999) tiến hành phân tích tác động phân cấp tài khóa lên tăng trưởng kinh tế dài hạn của Mỹ 1948-1994. Kết quả cho thấy phân cấp chi giữa liên bang và địa phương làm tối đa hóa tăng trưởng. Behnisch, Buttner & Stegarescu (2002) củng cố thêm lập luận này ở các nền kinh tế phát triển. Họ khẳng định gảm phân cấp tài khóa hay tăng chi tiêu của chính quyền liên bang có tác động tích cực lên năng suất tổng hợp của nền kinh tế Đức ở giai đoạn 1950-1990. Theo Bahwantray Mehta (1959) thì: “Chừng nào chúng ta không đảm bảo rằng các khoản chi cho những mục đích của chính quyền địa phương phải phù hợp với nhu cầu và mong muốn của nhân dân địa phương, trao cho họ quyền hạn thỏa đáng và phân bổ cho họ nguồn tài chính thích hợp thì chúng ta sẽ không bao giờ có thể khơi dậy sự quan tâm và phát huy được sáng kiến của người dân địa phương”. Lợi ích quan trọng nhất của phân cấp tài khóa là sẽ làm cho chính phủ gần gũi với công chúng, đây là một vấn đề được phần lớn các nhà kinh tế cho rằng có hiệu quả với công chúng, đây là một vấn đề được phần lớn các nhà kinh tế cho rằng có hiệu quả rất lớn trong mối quan hệ chuyển từ chính quyền cai trị sang chính quyền phục vụ (Musgrave, 1983) Mặt khác, trong các công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế và các định chế như Ngân hàng phát triển châu Á (2004), cũng đã chỉ ra những lợi ích đáng kể của phân cấp tài khóa trong một nền kinh tế ổn định và phát triển: (i) phân cấp tài khóa có thể làm tăng tính hiệu quả của dịch vụ và phúc lợi kinh tế của công chúng; (ii) phân cấp tài khóa tạo cơ hội cho chính quyền địa phương trong việc huy động nguồn thu, chính quyền địa phương do ở gần với người dân hơn, nên có thể tổ chức thu những khoản thu tiềm năng này thông qua các hình thức như áp dụng phí đánh vào người sử dụng hay một số loại thuế khác; (iii) phân cấp tài khóa tạo điều kiện cho địa phương có chính sách và sự quản lý thích hợp đối với nguồn lực tự có của địa phương. Về nguyên tắc, kế hoạch ngân sách tốt nhất là kế hoạch bảo đảm sự cân đối giữa các chi phí của các dịch vụ (các khoản thuế) và lợi ích (chất lượng các dịch vụ).
  • 38. 30 Ở các nền kinh tế đang phát triển thì sao? Feltenstein & Iwata (2005) ủng hộ lý thuyết PCTK dựa vào phát hiện tác động tích cực của PCTK lên tăng trưởng của Trung Quốc giai đoạn hậu chiến. Malik & cộng sự (2006) và Faridi (2011) cũng tìm thấy bằng chứng thực nghiệm về tác động tích cực của phân cấp tài khóa đến tăng trưởng kinh tế Pakisran trong 2 giai đoạn 1971-2005 và 1972-2009. Thế nhưng, trong mô hình phân tích từng phần, Philip & Isah (2012) phát hiện PCTK tác động trái chiều lên tăng trưởng của Nigeria. Như vậy, tác động tài khóa lên tăng trưởng kinh tế là không giống nhau ở các nền kinh tế đang phát triển. Hiệu ứng PCTK lên tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào bối cảnh phát triển của nền kinh tế (Romero – Ávila & cộng sự, 2007; Phillips & Woller, 1988; Davoodi & Zou, 1977). Với dữ liệu bảng 46 quốc gia trong thời gian (1970-1989) Davoodi& Zou (1998) đã kiểm tra mối quan hệ giữa PCTK và tăng trưởng kinh tế. Trong dữ liệu nghiên cứu, các quốc gia phát triển có mức phân cấp tài khóa cao hơn các nền kinh tế đang phát triển (33% so với 20%). Kết quả minh chứng mối quan hệ ngược chiều giữa PCTK và tăng trưởng ở các quốc gia đang phát triển nhưng không tồn tại trong nền kinh tế đang phát triển. Các nghiên cứu mang tính thực nghiệm: Nghiên cứu về chính sách tài khóa và tăng trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của quản trị công. Phân tích mối quan hệ PCTK và tăng trưởng đối với 23 quốc gia OECD giai đoạn 1975-2001, Baskaran & Cộng sự (2009) phát hiện giữa tự chủ chính trị và tự chủ tài khóa của chính quyền địa phương khi thực hiện chương trình phi tập trung hóa. Mức độ tự chủ chính trị cao thay cho tự chủ tài khóa của các chính quyền địa phương dường như gây cản trở tăng trưởng vì gia tăng xung đột ý thức hệ. Khía cạnh này thấy tự chủ tài khóa có quan hệ mật thiết với quản trị địa phương và sự hợp tác giữa các cấp chính quyền. Sử dụng dữ liệu 30 quốc gia, deMello (2000) khẳng định thất bại hợp tác tài khóa liên chính quyền dẫn đến các thành kiến về thâm hụt tài khóa trong quá trình ra quyết định chính sách, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển mà ở đó không đáp ứng các yêu cầu cơ bản của chính sách phi tập trung hóa.
  • 39. 31 Với dữ liệu từ năm 1980-1992 của 28 tỉnh Trung Quốc, Zhang & Zou (1998) minh chứng mức độ phân cấp chi tiêu cao trong thời chuyển đổi kinh tế đi đôi với tỉ lệ tăng trưởng kinh tế địa phương lại thấp. Tương tự, sử dụng dữ liệu 30 tỉnh ở Trung Quốc với thời gian chia thành hai giai đoạn 1979-1993 (thực hiện hệ thống hợp đồng tài khóa) và 1994-1999 (thực hiện phân định thu thuế), Jin & Zou (2005) nhận thấy phân cấp tài khóa không mang lại lợi ích tăng trưởng. phân cấp thu có tạo ra động lực kích thích huy động nguồn thu của địa phương và tập trung hóa chi tiêu thúc đẩy tăng trưởng hươn vì chính quyền trung ương chi tiêu hiệu quả hơn các tỉnh. Hàm ý chính sách hiệu quản phân cấp tài khóa bất kì trường hợp nào phụ thuộc chủ yếu vào tính hợp lí của bản chất thể chế tài khóa, mối quan hệ liên chính quyền trong hệ thống chính trị và các thuộc tính khác của quốc gia (lịch sử, văn hóa...). Dựa vào quan điểm này, Akai & Sakata (2002) phát hiện mới về đóng góp PCTK đối với tăng trưởng kinh tế ở Mỹ. Theo Thieben trong số phần lớn các nước OECD có thu nhập cao, mức độ phân cấp tài chính đã hội tụ trong 30 năm qua hướng tới một mức độ trung gian. Các lý luận cho và chống lại điểm phân cấp tài chính để giải thích cho xu hướng này, bởi vì cả phân cấp cực đoan và tập trung hóa cực đoan đều có liên quan đến những bất lợi cho tăng trưởng kinh tế. Do đó, xu hướng hội tụ quan sát được sẽ thúc đẩy tăng trưởng. Bài viết phân tích mối quan hệ thực nghiệm lâu dài giữa tăng trưởng kinh tế bình quân đầu người, hình thành vốn và tăng trưởng năng suất tổng yếu tố và phân cấp tài chính cho các nước OECD có thu nhập cao. Bằng chứng ủng hộ quan điểm rằng mối quan hệ là tích cực khi phân cấp tài chính đang tăng từ mức thấp, nhưng sau đó đạt đến đỉnh điểm và chuyển sang tiêu cực. Có nhiều nghiên cứu tác động của chính sách tài khóa lên tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Dữ liệu thu thập ở 31 địa phương trong thời gian 2004-2005 và bằng phương pháp ước lượng POLS, Hoàng Thị Chinh Thon và cộng sự (2010) cho rằng nguồn chi đầu tư cấp huyện cần được tăng cường. Mai Đình Lâm (2012), phân cấp quản lý NSNN có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế và biến bổ sung cũng có ý nghĩa giải thích cho tăng trưởng kinh tế các địa phương ở Việt Nam. Phạm Thế
  • 40. 32 Anh (2008) tiến hành phân tích cơ cấu chi tiêu công và tăng trưởng với số liệu thu thập ở 61 tỉnh thành trong cả nước từ 2001-2005. Bằng phương pháp POLS, nghiên cứu đã phát hiện các khoản chi đầu tư có tác động tích cực hơn so với các khoản chi thường xuyên trong các ngành nông, lâm, thủy sản, giáo dục và đào tạo, y tế. Trái ngược lại, bằng phương pháp ước lượng hiệu ứng cố định (Fixed Effects) và hiệu ứng ngẫu nhiên (Radom Effects) với dữ liệu 61 địa phương trong giai đoạn 2000- 2005, Nguyễn Phi Lân (2009) minh chứng phân cấp thu có tác động cùng chiều với tăng trưởng, trong khi chi thường xuyên và chi đầu tư lại gây tác động ngược chiều với tăng trưởng kinh tế địa phương Việt Nam. Từ các kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy là giữa PCTK và tăng trưởng kinh tế là mối quan hệ với nhau. Tuy nhiên, tùy vào dữ liệu nghiên cứu sự khác nhau điều kiện cụ thể, truyền thống lịch sử cụ thể riêng có, thể chế chính trị và bối cảnh kinh tế đặc thù của từng quốc gia...mà tác động của PCTK là tích cực hay tiêu cực. Qua đó luận văn nghiên cứu dựa trên dữ liệu bảng 62 địa phương, sử dụng phương pháp kiểm định FGLS để tìm ra vấn đề và giải quyết mục tiêu đề ra. Nội dung nghiên cứu xác định yếu tố phân cấp tài khóa trong phân cấp chi hay trong thu có tác động đến tăng trưởng kinh tế các địa phương tại Việt Nam trong giai đoạn 2005-2016. Tóm lại: Tong phần này chủ yếu trình bày cơ sở lý luận về PCTK, tăng trưởng kinh tế, mối quan hệ giữa PCTK và tăng trưởng kinh tế cùng với các chỉ tiêu đo lường. Ngoài ra cũng nêu ra những mặt tích cực cũng như tiêu cực mà PCTK mang lại.
  • 41. 33 CHƢƠNG 2 MÔ HÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM 2.1. Đánh giá chung về phân cấp tài khóa giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương ở Việt Nam 2.1.1. Tổng quan phân cấp tài khóa Từ thời kỳ phong kiến Việt Nam đã có sự phân cấp trong việc quản lý của nhà nước, và qua nhiều thời kỳ khác nhau thì có mức độ phân cấp khác nhau qua các triều đại. Và trong giai đoạn 1954 đến 1986 để phù hợp với bối cảnh lúc này thì hệ thống quản lý nhà nước của Việt Nam mang tính tập trung cao nhưng cũng đã có sự tồn tại của phân cấp tài khóa phi chính thức ở mức độ hạn chế. Từ sau giai đoạn đổi mới kinh tế cho đến nay, chủ trương về phân cấp cũng đã và đang được thực hiện xây dựng môt cách mạnh mẽ. Các địa phương có quyền quyết định, tự chủ, chủ động hơn trong việc thực hiện các mục đích của CQĐP và nhà nước. Sau khi có luật ngân sách ban hành 1996 và đặc biệt được bổ sung sữa đổi 2002. Phân cấp tài khóa hiện nay chủ yếu gồm có phân cấp nhiệm vụ thu và chi. Các cấp tài khóa của Việt Nam được thiết kế theo mô hình Búp bê Nga, ngân sách cấp trên bao hàm ngân sách các cấp dưới. Ngân sách nhà nước được chia thành ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. Tại nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 (khoá IX) đưa ra, “Khẩn trương hoàn thành việc phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương trên từng ngành, từng lĩnh vực một cách đồng bộ, bảo đảm hiệu lực quản lý thống nhất, xuyên suốt của Trung ương đối với địa phương và khuyến khích tính sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của các địa phương”. Điều quan tâm ở đây là lần đầu tiên khái niệm “phân quyền”theo sau “phân cấp” được dùng trong các văn kiện của Đảng. Trong giai đoạn 2001-2010 đề ra nhiệm vụ: “Định rõ những loại việc địa phương toàn quyền quyết định, những loại việc trước khi địa phương quyết định phải có ý kiến của trung ương và những việc
  • 42. 34 phải thực hiện theo quyết định của trung ương”. Tuy vậy, nhưng thực tế vẫn còn một số hệ lụy đi theo như: - Trong việc xây dựng các dự án đầu tư các địa phương đua nhau xây dựng hiện có 20 cảng biển quốc tế, 18 khu kinh tế biển, 30 khu kinh tế cửa khẩu, 260 khu công nghiệp, 650 cụm công nghiệp; thành lập mới 307 trường đại học, học viện trong 10 năm, từ 2001 đến 2010, theo một số chuyên gia kinh tế, “các địa phương được quyền tự chủ rất lớn về quy hoạch phát triển, phân cấp đất, quyền quyết định xây dựng các cơ sở hạ tầng trong tỉnh, tuy là cần có sự đồng ý của cấp trên”. Và “Từ 2006 đến nay phần lớn dự án đầu tư công đều được phân cấp cho ngành và địa phương, dẫn tới hệ quả là việc quyết định đầu tư công đã tách rời việc bố trí vốn. Tuy nhiên, trên thực tế tất cả các dự án đầu tư kể trên đều được quyết định từ Trung ương chứ không phải do địa phương tự quyết định. Tình trạng phổ biến là các địa phương quyết định về dự án đầu tư, nhưng nguồn vốn đều từ ngân sách Trung ương” - Để thúc đẩy nguồn đầu tư FDI một số địa phương ra một số quyết định cho việc thu hút vốn FDI vượt qua khôn khổ pháp luật hiện hành dẫn đến canh tranh nội bộ. Mặt khác, “các địa phương vốn đã phát triển, có điều kiện thuận lợi về địa kinh tế, tài nguyên, nhân lực đã phát huy được tác dụng của phân cấp trong khi các địa phương nghèo, điều kiện khó khăn thì ít tận dụng được những tác động tích cực của phân cấp”. - Còn ở lĩnh vực về khai khoáng thì trong vòng có 3 năm (2008-2011) việc cấp giấy phép của các địa phương có con số khá lớn là gần 3.500 giấy phép đã cấp. Do đó, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI đã nêu yêu cầu “Thực hiện phân cấp hợp lý cho chính quyền địa phương đi đôi với nâng cao chất lượng quy hoạch và tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát của trung ương, gắn quyền hạn với trách nhiệm được giao”. Và theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 đề ra nhiệm vụ: “Hoàn thiện cơ chế phân cấp, bảo đảm quản lý thống nhất về tài nguyên, khoáng sản quốc gia; quy hoạch và có định hướng phát triển; tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra; đồng thời đề cao vai trò chủ động, tinh thần trách nhiệm, nâng cao năng
  • 43. 35 lực của từng cấp, từng ngành”. 2.1.2. Đánh giá về phân cấp tài khóa giữa chính quyền trung ƣơng và chính quyền địa phƣơng ở Việt Nam. 2.1.2.1. Một số kết quả đạt đƣợc Thứ nhất, PCTK đã có mở rộng hơn trước yêu cầu đòi hỏi đang ngày càng mạnh mẽ. Luật NSNN đã qui định cụ thể từng nguồn thu, ổn định tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu phân chia và số bổ sung cân đối ngân sách. Theo đó, tổng nguồn thu của ngân sách địa phương trong tổng thu ngân sách nhà nước tăng từ 27,1 % giai đoạn 1996-2000 lên 32% trong giai đoạn 2006-2010. Tỷ lệ chi tiêu của ngân sách địa phương trong tổng chi ngân sách nhà nước tăng từ 28% năm 1992 lên mức bình quân 47% trong giai đoạn 2006-2010. Thứ hai, việc phân cấp từng bước dựa trên nguyên tắc dịch vụ công được phân cho cấp nào có khả năng đáp ứng nhanh nhất và tiện lợi nhất cho người dân. Do đó, việc chi tiêu ngân sách cũng được phân cấp cho các cấp này để bảo đảm nguồn lực cho việc cung ứng các dịch vụ công tương ứng. Trong lĩnh vực đầu tư phát triển, chính quyền địa phương được phân cấp thẩm quyền ngày càng lớn hơn trong quyết định các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Thứ ba, quá trình PCTK đã trao cho chính quyền địa phương sự chủ động hơn trong quản lý ngân sách của cấp mình, năng lực quản lý ngân sách của chính quyền địa phương từng bước được nâng cao, đây là cơ sở để có thể tiếp tục mở rộng phân cấp tài khóa trong thời gian tới. đồng thời, quá trình phân cấp tài khóa luôn tuân thủ nguyên tắc bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương trong hệ thống ngân sách nhà nước nhằm vào các mục tiêu phát triển chung của quốc gia và giử vững sự thống nhất của toàn hệ thống.