SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
HUỲNH BỬU ĐỨC
RỦI RO TÍN DỤNG TRONG ĐẦU TƯ NÔNG NGHIỆP TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM CHI NHÁNH VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG
Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh - 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
HUỲNH BỬU ĐỨC
RỦI RO TÍN DỤNG TRONG ĐẦU TƯ NÔNG NGHIỆP TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM CHI NHÁNH VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN THỊ MỘNG TUYẾT
TP. Hồ Chí Minh - 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ
một công trình nào khác.
.
Cần Thơ, ngày 19 tháng 9 năm 2019
Tác giả luận văn
Huỳnh Bửu Đức
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI............................................................................1
1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu......................................................................1
1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu.................................................................................3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................3
1.4. Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................3
1.5. Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu.....................................................3
1.6. Phương pháp nghiên cứu tiếp cận ........................................................................4
1.7. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................................4
1.8. Kết cấu luận văn...................................................................................................4
Tóm tắt chương 1 ........................................................................................................5
CHƯƠNG 2: NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM CHI NHÁNH VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG VÀ DẤU HIỆU RỦI
RO TÍN DỤNG ...........................................................................................................6
2.1. Giới thiệu về Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang ............................6
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.....................................................................6
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu
Giang...........................................................................................................................8
2.2. Những dấu hiệu rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp tại Agribank - Chi
nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang ..............................................................................11
2.2.1. Từ phía khách hàng.........................................................................................12
2.2.2. Từ phía ngân hàng...........................................................................................12
Tóm tắt chương 2 ......................................................................................................13
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ RỦI RO
TÍN DỤNG................................................................................................................13
3.1. Tổng quan lý thuyết về rủi ro tín dụng...............................................................14
3.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng ngân hàng...............................................................14
3.1.2. Đặc trưng rủi ro của tín dụng ..........................................................................15
3.1.3. Các loại hình RRTD ngân hàng ......................................................................16
3.1.4. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng..............................................................18
3.1.5. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng ..............................................................21
3.2. Tổng quan các nghiên cứu trước........................................................................22
3.3. Xác định phương pháp nghiên cứu ....................................................................24
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu..........................................................................24
3.3.2. Phương pháp tính toán số liệu.........................................................................24
3.3.3. Phương pháp phân tích....................................................................................24
Tóm tắt chương 3 ......................................................................................................25
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG ĐẦU TƯ NÔNG
NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM CHI NHÁNH VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG.................................25
4.1. Thực trạng rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp tại Agribank Chi nhánh Vị
Thanh, tỉnh Hậu Giang..............................................................................................26
4.1.1. Tình hình cung cấp tín dụng cho đầu tư nông nghiệp tại Agribank Chi nhánh
Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.........................................................................................26
4.1.2. Thực trạng rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp tại Agribank Chi nhánh
Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.........................................................................................28
4.2. Đánh giá chung thực trạng, rủi ro và quản lý rủi ro tín dụng trong đầu tư nông
nghiệp tại Agribank, Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang .....................................48
4.2.1. Thành tựu đạt được .........................................................................................48
4.2.2. Hạn chế và nguyên nhân .................................................................................49
Tóm tắt chương 4 ......................................................................................................52
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG ĐẦU TƯ
NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG.....................52
5.1. Phương hướng hoạt động của Agribank- Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang53
5.1.1. Định hướng kinh doanh...................................................................................53
5.1.2. Mục tiêu kinh doanh........................................................................................54
5.1.3. Định hướng về công tác phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng trong đầu tư
nông nghiệp...............................................................................................................54
5.2. Một số giải pháp.................................................................................................56
5.2.1. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư nông nghiệp.............................56
5.2.2. Tăng cường hiệu quả việc xử lý nợ xấu..........................................................57
5.2.3. Sử dụng tài sản đảm bảo một cách hiệu quả ...................................................58
5.2.4. Đa dạng hóa hình thức cho vay.......................................................................58
5.2.5. Kiểm soát, giám sát và quản lý chặt chẽ quá trình giải ngân và sau khi cho
vay 60
5.2.6. Nâng cao đạo đức và trình độ cán bộ..............................................................61
5.3. Các kiến nghị khác .............................................................................................62
5.3.1. Kiến nghị với Agribank - Chi nhánh Vị Thanh ..............................................62
5.3.2. Kiến nghị với Chính phủ và các bộ, ngành.....................................................62
5.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước ..........................................................63
5.4. Hạn chế của đề tài và gọi ý hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................64
Tóm tắt chương 5 ......................................................................................................65
KẾT LUẬN...............................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................68
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1: Cơ cấu dư nợ theo đơn vị tiền tệ cho đầu tư nông nghiệp tại Agribank-
Chi nhánh Vị Thanh năm 2013-2018........................................................................27
Bảng 4.2. Tình hình nợ quá hạn đối với đầu tư nông nghiệp tại ngân hàng
NN&PTNT Vị Thanh................................................................................................28
Bảng 4.3. Tình hình phân loại nợ, nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu trong đầu tư nông nghiệp của
ngân hàng NN&PTNT- Vị Thanh tỉnh Hậu Giang...................................................30
Bảng 4.4. Tình hình trích lập dự phòng ....................................................................32
(đơn vị tính: triệu đồng) ............................................................................................32
Bảng 4.5. Tình hình thu hồi nợ xấu sau xử lý bằng DPRR của NHNN&PTNT Vị
Thanh.........................................................................................................................33
Bảng 4.6: Thế chấp đối với các dự án nông nghiệp tại Agribank Vị Thanh, tỉnh Hậu
Giang.........................................................................................................................37
Bảng 4.7: Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba đối với đầu tư nông nghiệp tại
Agribank Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.........................................................................38
Bảng 4.8: Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay đối với đầu tư nông nghiệp
tại Agribank Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang....................................................................39
Bảng 4.9. Tình hình trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng NN&PTNT Vị Thanh45
DANH MỤC CÁC HÌNH
Sơ đồ 4.1. Quy trình xử lý các khoản vay có dấu hiệu bất thường; xử lý các khoản
nợ quá hạn và nợ xấu của Ngân hàng NN&PTNT Vị Thanh ...................................43
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nguyên nghĩa
AGRIBANK
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam
CBCNV Cán bộ công nhân viên
ĐBTV Đảm bảo tiền vay
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NQH Nợ quá hạn
NHTM Ngân hàng thương mại
TCTD Tổ chức tín dụng
TDNH Tín dụng ngân hàng
TP Thành phố
UBND Ủy ban nhân dân
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tiếng việt
Tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh chính đem lại lợi nhuận
lớn cho ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, nó cũng là hoạt động gây ra nhiều rủi
ro cho ngân hàng. Tại ngân hàng Agribank chi nhánh Vị Thanh, việc cấp tín dụng
cho đầu tư nông nghiệp luôn được chú trọng. Vì đây là một trong các hoạt động tín
dụng quan trọng, đem lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Tuy nhiên, vấn đề mà
ngân hàng đang phải đối mặt là rủi ro tín dụng. Vấn đề này gây ra tổn thất về mặt
tài chính, làm giảm giá trị thị trường của vốn ngân hàng, đồng thời có thể làm cho
hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị thua lỗ nặng, thậm chí là bị phá sản. Cho
đến nay chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt nào về rủi ro tín dụng cho đầu
tư nông nghiệp tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, và giải pháp để hạn chế các rủi
ro đó để khai thác mọi lợi thế, tận dụng các cơ hội, hạn chế những thách thức để
đẩy mạnh hiệu quả từ đầu tư nông nghiệp. Từ thực tiễn trên đã thúc đẩy tác giả lựa
chọn đề tài nghiên cứu: “Rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp tại ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu
Giang” để nghiên cứu làm luận văn cao học.
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là phân tích, làm rõ các vấn đề còn
tồn tại và đưa ra giải pháp nhằm hạn chế RRTD trong đầu tư nông nghiệp tại
Agribank chi nhánh thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Bên cạnh đó, trong
nghiên cứu này, tác giả cũng áp dụng các phương pháp nghiên như: phương pháp
thu thập, xử lý thông tin, số liệu, thống kê toán, mổ ta, phán đoán, xử lý logic,
đánh giá, phân tích, so sánh.
Từ cơ sở lý thuyết về RRTD, luận văn đã làm rõ thực trạng RRTD, đưa ra
các giải pháp nhằm hạn chế RRTD trong đầu tư nông nghiệp tại Agribank chi
nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Kết quả nghiên cứu này giúp ngân hàng
Agribank chi nhánh Vị Thanh nhận ra được các thiếu sót trong hoạt động cấp tín
dụng cho đầu tư nông nghiệp. Đồng thời cũng là kinh nghiệm cho các ngân hàng
khác và tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu trong tương lai.
Tiếng Anh
Credit is one of the main business activities that bring the big profits to the
banks. However, it causes many risks to the bank. At Agribank Vi Thanh branch,
the credit extension for agricultural investment is always focused. This is because
this is one of the important credit activities, providing the main source of income
for the bank. However, the problem that banks are facing with is credit risk. This
problem causes financial loss, reduces the market value of bank capital, and may
cause the bank's business operations to suffer from heavy losses or even go
bankrupt. So far, there has not been any specific study on credit risks for
agricultural investment at Agribank Vi Thanh branch, and the solution to limit
those risks to exploit all benefits, taking advantage of opportunities and limiting
challenges to promote efficiency from agricultural investment. From the above
practice, the author has selected the research topic: "Credit risks in agricultural
investment at the Bank for Agriculture and Rural Development of Vietnam Vi
Thanh branch, Hau Giang province" to study postgraduate research.
The research objective of this thesis is to analyze and clarify outstanding
issues and propose solutions to limit credit risks in agricultural investment at
Agribank branch in Vi Thanh city, Hau Giang province. Besides, in this study, the
author also applied research methods such as: methods of collecting and
processing information, data, statistical statistics, dissecting, judging, logical
processing, evaluating, analysis, comparison.
From the theoretical basis of credit risk, the thesis clarifies the reality of
credit risk, offers solutions to limit credit risk in agricultural investment at
Agribank Vi Thanh branch, Hau Giang province. The results of this study help
Agribank branch Vi Thanh identify the shortcomings of credit operations for
agricultural investment. It is also an experience for other banks and a reference for
future research.
1
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh đem lại lợi ích chính cho
các ngân hàng thương mại (NHTM). Thực tế cho thấy, doanh thu của NHTM chủ
yếu từ tín dụng với mức doanh thu chiếm từ 70 - 80% trở lên. Tuy nhiên, trong thời
kỳ hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, nền kinh tế có cơ hội phát triển nhanh
chóng, hoạt động tín dụng cũng gia tăng mạnh mẽ nhưng rủi ro tín dụng cũng ngày
càng phức tạp hơn về nguyên nhân, hình thức và phạm vi tác động. RRTD tại một
ngân hàng có diễn ra hay không hay xảy ra ở mức độ nào liên quan trực tiếp tới hoạt
động quản lý rủi ro của các dự án đã vay vốn tại ngân hàng. Do đó, để hạn chế xảy
ra rủi ro tín dụng tại các ngân hàng, nâng cao sự cạnh tranh, các ngân hàng thương
mại phải cải thiện và nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro các dự án đầu tư
mà ngân hàng đang là nguồn tài trợ vốn chính cho dự án đó.
Trải qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển, Ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam vẫn đang tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực trên thị
trường nông nghiệp, nông thôn và luôn đồng hành cùng giai cấp Nông dân Việt
Nam. Nhận thức được rằng giai cấp nông dân chiếm vai trò rất quan trọng trong quá
trình phát triển kinh tế đất nước, từ năm 1997 đến nay, Agribank đã chủ động quan
hệ hợp tác với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về việc phối hợp thực hiện
chính sách tín dụng góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tính đến thời điểm
hiện tại, Agribank đã và đang đóng góp rất quan trọng vào công cuộc xóa đói, giảm
nghèo, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
của đất nước.
Hậu Giang là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó
thành phố Vị Thanh là thành phố trung tâm của tỉnh này. Hậu Giang có diện tích
trồng lúa khá lớn, với 80.000 ha, sản lượng 1,2 triệu tấn/năm. Lúa là cây trồng chủ
lực của địa phương này. Ngoài ra, Hậu Giang cũng hình thành một vùng tập trung
cây ăn quả nhiệt đới với gần 21.000 ha, cho sản lượng 150.000 tấn/năm. Trong
2
những năm qua, ngành nông nghiệp của tỉnh Hậu Giang nói chung và của thành phố
Vị Thanh nói riêng liên tục tăng trưởng mạnh mẽ với sự chuyển đổi tích cực cả về
sản lượng và chất lượng. Có được kết quả đáng mừng này là nhờ sự nỗ lực của toàn
bộ người dân địa phương, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa
phương, đặc biệt là sự hỗ trợ vốn của Agribank. Nhờ có sự hỗ trợ vốn, nông dân nơi
đây mạnh dạn ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác để tăng năng
suất, sản lượng và chất lượng. Năm 2016, Hậu Giang là tỉnh có sản lượng lúa lớn ở
châu thổ sông Mê Kông. Đối với các hộ dân đầu tư vào lĩnh vực cây căn quả nhiệt
đới, họ tập trung vào các giống cây ăn trái đã được cải thiện, có nguồn gen quý
hiếm như cam, quýt, bưởi năm roi Phú Hữu, nhãn, sầu riêng, măng cụt, vú sữa,
chôm chôm, xoài, dâu,.... Ngoài ra, người dân thành phố Vị Thanh còn tập trung
vào trồng mía và khóm (thơm) lớn trong cả nước và thành phố đã quy hoạch vùng
chuyên canh khóm với giống mới năng suất, đạt tiêu chuẩn chế biến nước khóm cô
đặc xuất khẩu. Thương hiệu “khóm Cầu Đúc” đã được xây dựng để quảng bá đặc
sản của địa phương này. Hơn nữa, hiện tại nhiều nông hộ thành phố Vị Thanh cũng
đang phát triển khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để đảm bảo cung ứng cho
thị trường và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang đang phải đối mặt
với rủi ro tín dụng trong các dự án đầu tư vào nông nghiệp tại thành phố Vị Thanh.
Nhiều nông hộ thấy được tiềm năng lớn khi đầu tư vào các dự án nông nghiệp theo
hướng đổi mới nhưng do chưa tìm hiểu kỹ phương thức hoạt động nên họ nhanh
chóng thất bại. Do đó, việc trả nợ ngân hàng số tiền đã vay trở nên khó khăn. Hơn
nữa, tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa” vẫn đang xảy ra với người
dân nơi đây khiến cho ngân hàng không thể thu hồi được số vốn vay ban đầu. Nếu
hiện trạng này tiếp tục xảy ra, Agribank Chi nhánh Vị Thanh sẽ gặp nhiều khó khăn
trong việc huy động vốn, và lâu dài, không thể tồn tại và phát triển được.
Vì những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài: “Rủi ro tín dụng trong
đầu tư nông nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang” làm đề tài nghiên cứu luận văn với
3
mong muốn giúp Agribank có thể hạn chế được rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín
dụng một cách tốt hơn.
1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu trong luận văn này là thực trạng RRTD trong đầu tư nông
nghiệp tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Từ đó, đề xuất các giải
pháp giúp Agribank hạn chế rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp tại Agribank
Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang trong thời gian tới.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
+ Mục tiêu tổng quát của của đề tài: Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng
trong đầu tư nông nghiệp tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
+ Mục tiêu cụ thể của đề tài: từ thực trạng đã phân tích, luận văn chỉ ra các
vấn đề còn tồn tại và đề xuất giải pháp nhằm hạn chế và tăng cường công tác quản
lý rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh
Hậu Giang.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Để hoàn thành được mục tiêu đó, luận văn tập trung trả lời những câu hỏi
sau:
+ Thực trạng rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp tại Agribank Chi
nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang đang diễn ra như thế nào?
+ Các giải pháp nào có thể đưa ra nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong đầu tư
nông nghiệp tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang?
1.5. Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng trong đầu tư
nông nghiệp tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn về
hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp tại Agribank - Chi
nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
4
+ Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu hoạt động tín dụng và rủi ro tín
dụng trong đầu tư nông nghiệp tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang
giai đoạn 2016 – 2018 và đề xuất phương hướng, giải pháp đến năm 2025.
1.6. Phương pháp nghiên cứu tiếp cận
+Phương pháp thu thập thông tin, số liệu
Thu thập thông tin số liệu thứ cấp: Các số liệu thống kê, các báo cáo và
thông tư trên trang web của Agribank (Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang), Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam, Tài chính, Ngoại giao, Tổng cục Hải quan Việt Nam,..
+Phương pháp thông kê, mô tả
Phương pháp thống kê; tổng hợp số liệu; mô tả, xử lý logic; phân tích các số liệu
thu thập được nhằm đưa ra những nhận xét, đánh giá chuẩn xác nhất.
1.6. Ý nghĩa của đề tài
Luận văn làm sáng tỏ vai trò của tín dụng đối với các hoạt động của ngân
hàng thương mại; các rủi ro thường gặp; đặc biệt đi sâu vào phân tích rủi ro tín
dụng trong đầu tư nông nghiệp dưới góc nhìn của các bên tham gia trong quá trình
đầu tư nông nghiệp. Căn cứ vào những tổng hợp rủi ro, cơ sở lý luận đã xây dựng
và thực tiễn nghiên cứu, đề ra giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong đầu tư
nông nghiệp tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang một cách hiệu quả
hơn.
1.7. Kết cấu luận văn
Luận văn được chia làm năm chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu đề tài
Chương 2: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Chương 3: Tổng quan và phương pháp nghiên cứu về rủi ro tín dụng
Chương 4: Rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp tại Agribank Chi nhánh
Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
5
Chương 5: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Vị Thanh,
tỉnh Hậu Giang.
Tóm tắt chương 1
Trong chương 1 này, tác giả trình bày lý do chọn đề tài, xác định các mục
tiêu, vấn đề nghiên cứu. Bên cạnh đó, luận văn cũng đưa ra các câu hỏi nghiên cứu,
xác định các đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài, và
trình bày kết cấu luận văn. Từ nội dung của Chương 1, tác giả sẽ có cơ sở, định
hướng, phân tích cho các chương tiếp theo.
6
CHƯƠNG 2: NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG VÀ
DẤU HIỆU RỦI RO TÍN DỤNG
2.1. Giới thiệu về Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) thành
lập ngày 26/03/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng Việt Nam. Đến nay,
Agribank là Ngân hàng thương mại hàng đầu, giữ vai trò chủ lực trong đầu tư vốn
phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng như các lĩnh vực khác của nền kinh
tế Việt Nam.
Agribank là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ
CBCNV, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Vị thế đó được khẳng định
trên nhiều phương diện như tổng tài sản đạt trên 1.300 nghìn tỷ đồng, tổng nguồn
vốn đạt trên 1.100 nghìn tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay năm 2018 đạt hơn 34 nghìn tỷ
đồng trong đó cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm trên 70% tỷ lệ nợ xấu theo
chuẩn mực mới, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế là 1,9%. Agribank hiện có hơn
2.233 chi nhánh và điểm giao dịch được bố trí rộng khắp trên toàn quốc, trải đều từ
Bắc xuống Nam, từ miền núi hẻo lánh đến các vùng hải đảo xa xôi và với gần
30.000 CBCNV.
Thực hiện Quyết định số 198/QĐ-NHNN ký ngày 02/06/1988 của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc thành lập Chi nhánh Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
Agribank Chi nhánh Vị Thanh là một chi nhánh trực thuộc Agribank. Khi
thành lập, chi nhánh phải đối mặt với những thử thách, như khách hàng chủ yếu là
những hợp tác xã, đơn vị xí nghiệp quốc doanh lớn hầu như không có mà chỉ có
những đơn vị trực thuộc huyện hoạt động đơn lẻ trên địa bàn có sự cạnh tranh lớn
của các ngân hàng khác như ngân hàng BIDV, Vietcombank,... Khi chưa có chỉ thị
202/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng hình thức cho vay, nhận nợ và trả nợ
7
ngân hàng, người dân hầu như không biết và không quan tâm đến việc vay vốn
ngân hàng; đội ngũ cán bộ chỉ gồm có 25 người với trình độ chuyên môn chưa thực
sự cao,... Nhưng với ý chí phấn đấu vươn lên và dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt,
và trình độ nghiệp vụ ngân hàng của toàn thể CBCNV, các hộ nông dân đã mạnh
dạn vay vốn nhiều hơn của ngân hàng. Agribank Chi nhánh Vị Thanh thực sự
chuyển dịch cơ cấu cho vay chủ yếu là quốc doanh, tập thể sang cho vay nhiều
thành phần kinh tế, trong đó cho vay hộ nông dân sản xuất ngày càng chiếm tỷ
trọng lớn, đặc biệt có thêm một đối tượng vay mới là hộ nông dân nghèo.
Sau gần 10 năm thành lập và phát triển, Agribank Chi nhánh Vị Thanh gặp
nhiều khó khăn, vướng mắc ban đầu của quá trình suy thoái kinh tế. Nhưng đến
nay, Agribank Chi nhánh Vị Thanh đã từng bước trưởng thành, ngày càng càng phát
triển vững mạnh, và đạt được những thành công đáng kể, khẳng định được vị trí, uy
tín và thương hiệu của ngân hàng nông nghiệp trên nền kinh tế thị trường, duy trì thị
phần, xếp hàng đầu tiên trong khu vực nông thôn, nông nghiệp, dân cư và được xem
là một trong những tổ chức xuất sắc nhất trong hệ thống Agribank. Với mạng lưới
một trụ sở chính trung tâm và 03 chi nhánh và phòng giao dịch. Agribank Chi
nhánh Vị Thanh có thể hoạt động kinh doanh đa chức năng liên quan đến tín dụng,
tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng không những giúp đáp ứng được nhu cầu liên quan
đến các dịch vụ ngân hàng của các thành phần kinh tế trong khu vực và cả thành
phần kinh tế trong nước cũng như ngoài nước.
Ngày 12/12/2018, tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, UBND tỉnh Hậu
Giang phối hợp với Liên Minh Hợp tác xã Việt Nam, Viện Kinh tế Nông nghiệp
Hữu cơ và Tạp chí Nhà Quản lý đã tổ chức Diễn đàn Kinh tế Xanh 2018 với chủ đề
“Hậu Giang xây dựng chuỗi giá trị nông sản định hướng thị trường trên tảng
Logistics”. Diễn đàn thu hút hơn 400 đại biểu là các doanh nhân, nhà đầu tư, nhà
khoa học, nhà kinh tế trong và ngoài nước tham gia.
Trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế Xanh 2018 – Hậu Giang xây dựng chuỗi
giá trị nông nghiệp định hướng thị trường trên nền tảng Logictics, lãnh đạo tỉnh Hậu
Giang đã ký kết 11 thỏa thuận hợp tác đầu tư, phát triển sản xuất, chế biến và xuất
8
khẩu nông sản với các công ty, doanh nghiệp trong nước cùng 2 đơn vị đến từ Hàn
Quốc và Trung Quốc. Tham gia Diễn đàn này, Agribank Chi nhánh tỉnh Hậu Giang
đã thực hiện ký thỏa thuận hợp tác về tín dụng, thanh toán và các lĩnh vực khác với
lãnh đạo 8 huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Vị Thanh,
tỉnh Hậu Giang
Ngân hàng NN&PTNT Vị Thanh là một đơn vị hạch toán phụ thuộc ngân
hàng NN&PTNT Việt Nam, có chức năng kinh doanh đa năng về tín dụng, tiền tệ,
và các dịch vụ khác của ngân hàng trên địa bàn Tỉnh Hậu Giang. Các hoạt động
kinh doanh trong 20 năm qua của ngân hàng đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp
công nghiệp hóa hiện đại hóa, thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn ngày càng phát
triển.
Để tồn tại, đứng vững và không ngừng vươn lên trong kinh doanh, ngân hàng
NN&PTNN Vị Thanh đã thực hiện các chính sách tiền tệ - tín dụng. Các dịch vụ
Ngân hàng mềm dẻo, linh hoạt và có hiệu quả.
● Về hoạt động huy động vốn
Trong những năm qua, thị trường vốn có nhiều sự thay đổi. Điều này dẫn đến
tình trạng thanh toán kém tại nhiều ngân hàng. Năm 2016, nguồn vốn rất đắt đỏ và
khan hiếm, đồng thời thị trường mở và liên ngân hàng lên tới 35%/ năm. Tình trạng
này tác động tiêu cực đến dến việc huy động vốn của ngân hàng. Trước tình hình
đó, Ban Giám đốc Agribank Chi nhánh Vị Thanh đã đưa ra 36 quyết định về việc
điều chỉnh lãi suất một cách hợp lý nhằm phù hợp với tình hình của thị trường. Bên
cạnh đó, đơn vị cũng triển khai các sản phẩm huy động vốn mới, chẳng hạn như:
tiết kiệm điện tử, tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm gửi góp hay đại lý, tiền gửi lĩnh lãi
linh hoạt, tiền gửi rút gốc linh hoạt, tiến hành các chương trình khuyến mãi và tiếp
thị. Vì vậy, vốn huy động của chi nhánh từ nền kinh tế gia tăng đạt 38.832 tỷ đồng
năm 2018, tăng 153 % so với cuối năm 2017, và cao hơn mức tăng trường là 16.2 %
của hệ toàn hệ thống ngân hàng. Trong đó, nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế
chiếm 12.345 tỷ đồng, tăng 49.3%, và tổng nguồn huy động từ dân cư chiếm 23.434
9
tỷ đồng, tăng 34.4% (theo báo cáo từ phòng quản lý sản phẩm 2018 tại Agribank
Chi nhánh Vị Thanh). Ngoài sự tăng trưởng về nguồn vốn, trong năm 2018
Agribank Chi nhánh Vị Thanh đã tăng được một lượng khách hàng khá lớn, tính
đến 30/12/2018, so với năm 2017 thì tỷ lệ khách hàng gửi tiền tại chí nhánh tăng
30%.
● Về hoạt động đầu tư
Trong giai đoạn 2016 - 2018, thị trường chứng khoán Việt Nam đang giảm
dần đều, VN-index giảm còn 60% so với năm 2016. Nhân tố này tác động tiêu cực
tới danh mục đầu tư, và làm cho kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức giảm
xuống. Bên cạnh đó, bộ phận đầu tư cũng đã xây dựng quy trình về hoạt động đầu
tư. Hơn nữa, quy trình này có đặc điểm là đã tách biệt khỏi các bộ phận, phục vụ
cho việc đầu tư, bao gồm Back Office, Maketrisk và Front Office; trích lập dự
phòng, kiểm tra, kiểm soát việc giám sát đầu tư, tổng số trích lập dự phòng dành
cho hoạt động này là 70.32 tỷ đồng .
Dựa trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Vị
Thanh năm 2017, trong 6 tháng đầu năm 2018, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng
cũng tăng trưởng mạnh lên tới 1,1 tỷ đồng, tăng 201% so với cùng kỳ năm 2017.
Đây là kết quả của việc doanh thu ròng đạt 2,6 tỷ đồng, tăng 55% so với cùng kỳ.
Với chất lượng tín dụng đang ngày được cải thiện, chi phí dự phòng ở mức thấp
nhất là 220 tỷ đồng.
● Về phát triển dịch vụ và sản phẩm (giai đoạn 2016-2018)
Với điều kiện kinh doanh không thuận lợi, ngoài việc duy trì các hoạt động
kinh doanh, Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang vẫn chú trọng đến việc
phát triển các dịch vụ và sản phẩm mới với mục đích đáp ứng được các nhu cầu của
khách hàng. Trung tâm Công nghệ Thông tin Agribank đã chú trọng vào việc thực
hiện vận hành hệ thống CNTT, giúp hệ thồng hoạt động an toàn, ổn định, thông
suốt, đáp ứng nhu cầu của chi nhánh, đồng thời đảm bảo tính hiệu quả, nhanh
chóng, xử lý kịp thời lỗi phát sinh; góp phần gia tăng năng suất lao động, giảm giá
thành giao dịch thông qua việc tự động hóa xử lý giao dịch.
10
Trong công tác phát triển và mở rộng dịch vụ ngân hàng, trong năm 2017,
tổng thu nhập thuần của dịch vụ tăng 70.32% so với năm 2015, chiếm khoảng 13%
tong thu nhập thuần năm 2016. Trong đó, hoạt động chiếm vai trò quan trọng nhât
là hoạt động tài trợ thương mại.
Trong năm 2016, đối với khách hàng cả nhân, một số những sản phẩm tiến
dụng cũng được cải thiện, phù hợp và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, bao gồm
cho vay để kinh doanh nông nghiệp, bất động sản, mua ô tô, mua nhà cửa, tín chấp,
đầu tư cho các hoạt động kinh doanh,...
Trong hoạt động quản trị hệ thống: Agribank Chi nhánh Vị Thanh tích cực
tăng cường và thúc đẩy việc quản trị hệ thống, cụ thể là trong hoạt động huy động
vốn và hoạt động tín dụng bằng cách xây dựng chiến lược tín dụng; sửa đổi chính
sách tín dụng và quy chế cho vay dựa trên các ngành hàng, sản phẩm; vùng miền,
điều chỉnh lại cơ chế về lãi suất, sửa đổi, bổ sung quy trình về nghiệp vụ giao dịch
tín dụng, sửa đổi lãi suất huy động tiết kiệm theo khu vực và tín hiệu thị trường;
điều chỉnh số vốn kinh doanh và những quy định liên quan đến trạng thái ngoại hối
mới. Nhờ có sự điều chỉnh và thay đổi kịp thời này, Agribank Chi nhánh Vị Thanh
đã có thể thích ứng với các thay đổi của thị trường một cách linh hoạt.
Những chỉ tiêu cho hoạt động kinh doanh tại Agribank năm sau có phần tăng
trưởng cao hơn các năm trước. Bên cạnh đó, kết quả tài chính và chất lượng tín
dụng, tiêu chí xếp loại của Agribank đạt loại A, giữ vững thị phần trên địa bàn
thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Trong các năm qua, nguồn vốn huy động vẫn
tăng trưởng đều. Ban giám đốc xác định huy động vốn là hoạt động quan trọng hàng
đầu. Thêm vào đó, ngân hàng không chỉ tập trung vào việc mở rộng quy mô HĐV
mà còn tập trung vào hoạt động HĐV thông qua việc giảm thấp chi phí HĐV. Đây
cũng là nền tảng nhằm mở rộng cho vay với những thành phần kinh tế, đồng thời
cũng là yếu tố quyết định tới sự cạnh tranh về lãi suất cho vay đối với các ngân
hàng khác.
Để có được thành công như trên, trong những năm qua, đặc biệt năm 2018,
Ngân hàng một mặt bám sát mục tiêu, định hướng của Agribank, mặt khác tiếp tục
11
bám sát chương trình trọng tâm của Đảng bộ tỉnh, thấu hiểu khách hàng, để từ đó có
những giải pháp hữu hiệu thành công trong việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh
như: Nâng cao năng lực cạnh tranh trong việc tăng trưởng nguồn vốn và mở rộng
dư nợ, quảng cáo thương hiệu chiếm lĩnh được thị phần, mở rộng thị trường; Linh
hoạt, năng động trong điều hành lãi suất, kế hoạch kinh doanh; ứng dụng tốt công
nghệ thông tin và phát triển sản phẩm mới; không ngừng đào tạo lại đội ngũ
CBCNV để đáp ứng trình độ chuyên môn sâu và công nghệ dịch vụ hiện đại mới, từ
đó có kết quả đáng khích lệ, cụ thể:
+ Đóng góp tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương,
đó là tăng trưởng kinh tế, ổn đinh an ninh xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống
nhân dân.
+ Các sản phẩm dịch vụ truyền thống ngày càng được củng cố, các sản phẩm
mới từng bước được hoàn thiện nâng cao đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong và
ngoài nước. Số lượng khách hàng giao dịch thường xuyên, có uy tín ngày càng tăng.
+ Năng lực quản lý của lãnh đạo và trình độ của đội ngũ nhân viện được
nâng cao, chuyên nghiệp hơn, chuyên sâu hơn trong nghiệp vụ và trong giao tiếp.
Trong điều hành có bài bản, kỷ cương và đồng thuận cao.
+ Nội bộ đoàn kết, thực hiện tốt quy chế dân chủ, thực hiện tiết kiệm chống
lãng phí. Xây dựng đảng bộ trong sạch vững mạnh, tổ chức đoàn thể xuất sắc.
Ngân hàng từng bước khẳng định được uy tín và thương hiệu cảu mình trên địa bàn
và đứng thứ nhất trong khu vực công nghiệp, nông thôn và dân cư.
2.2. Những dấu hiệu rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp tại
Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang
RRTD ẩn chứa trong các khoản vay có vấn đề. Chúng được biểu hiện thông
qua các hình thức khác nhau. Đối với tín dụng nói chung và tín dụng trong đầu tư
nông nghiệp tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang nói riêng, dấu hiệu
cơ bản giúp nhận biết và phán đoán rủi ro tín dụng gồm:
12
2.2.1. Từ phía khách hàng
- Nhóm dấu hiệu liên quan tới mối quan hệ với Agribank Chi nhánh Vị
Thanh, tỉnh Hậu Giang: Dấu hiệu này gồm việc trì hoãn hoàn trả vốn và lãi hoặc
gây khó khăn cho cán bộ của chi nhánh trong khi kiểm tra tình hình tài chính cũng
như hoạt động kinh doanh, sản xuất của khách hàng theo định kỳ hay đột xuất, mà
không được giải thích một cách minh bạch và thuyết phục. Bên cạnh đó, khách
hàng không tuân thủ theo các quy định trong quá trình cấp tín dụng; gửi chậm hay
trì hoãn việc gửi báo cáo tài chính như yêu cầu; tỷ lệ vay liên tục tăng, thiếu báo cáo
hoặc dự toán liên quan đến việc lưu chuyển tiền tệ; tài sản đảm bảo không đạt
chuẩn. Khách hàng chú trọng vào nguồn vốn lưu động từ các nguồn khác nhau; áp
dụng các nguồn tài trợ ngắn hạn cho những hoạt động đầu tư dài hạn; áp dụng các
nguồn vay vốn cao, đề nghị gia hạn, sự sụt giảm bất thường tài khoản tiền gửi mở
tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, có sự thay đổi bất thường ngoài
dự kiến và không thể giải thích được trong tốc độ và tổng mức lưu chuyển tiền gửi
thanh toán của ngân hàng; việc thanh toán khoản lãi còn chậm, nợ không hoàn trả,
hay khách hàng không muốn trả nợ, các khoản bán chịu cũng gia tăng; việc thu hồi
công nợ chậm hơn dự tính.
- Nhóm dấu hiệu về quản lý, hoạt động tài chính và sản xuất kinh doanh của
khách hàng. Nhóm này liên quan trực tiếp tới chất lượng những khoản tín dụng của
Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, tuy nhiên tốc độ chậm. Các dấu bao
gồm: sự chênh lệch doanh thu hoặc dòng tiền thực tế và mức dự kiến cấp tín dụng
của khách hàng; các thay đổi về cơ cấu vốn, chi phí bất hợp lý ngày càng nhiều, sự
bất đồng trong quản trị điều hành, mâu thuẫn trong khi quản lý; ảnh hưởng từ chính
sách thuế, các đối thủ cạnh tranh gây ảnh hưởng tiêu cực đến chiến lược cũng như
kế hoạch sản xuất kinh doanh của khách hàng; khách hàng gặp nhiều rủi ro như bão
lũ, hỏa hoạn, mất mùa, vv.
2.2.2. Từ phía ngân hàng
Nhóm này bao gồm: việc phân tích, nhận xét và phân loại không chính xác
về tỷ lệ rủi ro của khách hàng tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang;
13
việc cấp tín dụng căn cứ vào những cam kết thiếu đảm bảo; tỷ lệ tăng trưởng của tín
dụng vượt quá sự kiểm soát cũng như nguồn vốn của chi nhánh; cho vay dựa vào
các sự kiện như sáp nhập; chính sách tín dụng của Agribank Chi nhánh Vị Thanh,
tỉnh Hậu Giang quá cứng nhắc tạo kẽ hở cho khách hàng lợi dụng; thiếu sự rõ ràng
trong hợp đồng thế chấp; cung cấp tín dụng với khối lượng lớn đối với các khách
hàng nằm trong phân đoạn thị trường của ngân hàng, thiếu hồ sơ tín dụng, không
chấp hành các quy định về phê duyệt tín dụng; cạnh tranh thái quá với lãi suất cho
vay, phí dịch vụ hay thực hiện chiến lược “giữ chân” khách hàng tiềm ẩn nguy cơ
rủi ro cao; chưa bắt kịp được với sự thay đổi của thị trường kinh tế; thiếu kế hoạch
cụ thể nhằm thanh lý từng khoản tín dụng.
Bên cạnh đó, việc kiểm soát xét duyệt cho vay của các cán bộ tín dụng tại
Agribank Chi nhánh Vị Thanh đang còn nhiều hạn chể: các cán bộ chủ yếu thu thập
thông tin thông qua qua các nguồn như hồ sơ của khách hàng, hội sở,các chi nhánh
khác, trung tâm phòng ngừa rủi ro tín dụng mà bỏ qua những nguồn thông tin từ
thực tế, từ các cơ quan có liên quan, thông tin từ báo chí. Hơn nữa, hệ thống thông
tin áp dụng cho công tác đánh giá khả năng trả nợ của các doanh nghiệp chưa đầy
đủ, một vài thông tin chưa được chuẩn xác, nhiều doanh nghiệp sửa chữa các số liệu
trên các báo cáo tài chính để được cấp tín dụng, vv. Nếu cán bộ tín dụng không
kiểm tra, kiểm soát kỹ lưỡng trước khi xét duyệt cho vay sẽ gây ra tổn thất tín dụng
lớn cho ngân hàng.
Tóm tắt chương 2
Trong chương 2, tác giả đã trình bày sơ lược về Agribank Chi nhánh Vị
Thanh, tỉnh Hậu Giang bao gồm: quá trình hình thành và phát triển, kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của chi nhánh. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra các rủi ro
tín dụng trong đầu tư nông nghiệp tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu
Giang, bao gồm những dấu hiệu phát sinh tư phía khách hàng và phía Ngân hàng.
14
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ
RỦI RO TÍN DỤNG
3.1. Tổng quan lý thuyết về rủi ro tín dụng
3.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng ngân hàng
Trong bất cứ lĩnh vực nào của đời sống đều có thể xảy ra rủi ro. Rủi ro có thể
được ngăn ngừa và giảm thiểu. Đối với các tổ chức tài chính và các nhà đầu tư tài
chính rủi ro là sự thay đổi, biến động của giá trị tài sản hoặc giá trị các khoản nợ
trong quá trình hoạt động của thị trường tài chính.
Trong điều kiện hiện nay, cấp tín dụng cho các dự án vẫn là hoạt động chủ
yếu của NHTM. RRTD đối với các dự án này cũng là loại rủi ro lớn nhất, thường
xuyên xảy ra và gây hậu quả nặng nề nhất đối với NHTM. Sở dĩ như vậy là vì với
các NHTM hiện nay, số lượng dư nợ tín dụng thường chiếm quá nửa giá trị tổng tài
sản và tạo ra từ 60% đến 70% nguồn thu của NHTM. Vì thế, vấn đề rủi ro tín dụng
cũng được nhiều học giả chú trọng nghiên cứu , do đó cũng xuất hiện nhiều quan
niệm khác nhau về RRTD của NHTM.
- Theo tạp chí tài chính (2016) “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn
thất ngoài dự kiến cho ngân hàng do khách hàng vay hoặc chủ đầu tư vay trả chậm,
không trả hay trả không đầy đủ cả vốn và lãi”. Khái niệm này đã làm rõ được
nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng của ngân hàng do khách hàng không thực hiện
đúng việc trả nợ như quy định của ngân hàng. Tuy nhiên, khái niệm này vẫn chưa
được rõ ràng và cụ thể bởi vì chưa nêu được những tổn thất, RRTD gây ra từ ngân
hàng.
- Bên cạnh đó, rủi ro tín dụng trong hoạt động NHTM có thể được hiểu là
thiệt hại có thể xảy ra đối với tổ chức tín dụng do khách hàng không tuân thủ hoặc
không thể thực hiện một phần hay toàn bộ trách nhiệm của mình như cam kết. Khái
niệm này đã làm rõ được đối tượng chịu tổn thất và đối tượng gây ra tổn thất trong
hoạt động tín dụng của NHTM, nhưng vẫn đang là khái niệm chung chung, chưa
nêu được RRTD cụ thể mà khách hàng tạo ra là gì.
15
Như vậy, từ việc phân tích các quan niệm trên đây, có thể định nghĩa rủi ro
tín dụng của NHTM như sau:
RRTD ngân hàng là việc xảy ra thiệt hại cho các NHTM về hoạt động tín
dụng, do các khách hàng không hoàn trả vốn, lãi và phí phát sinh cho NHTM khi
đến hạn thanh toán như quy định hợp đồng.
Định nghĩa trên cho thấy RRTD dụng ngân hàng là thuộc tính vốn có của
công tác tín dụng tại NHTM. Nó có thể xảy ra do nhiều yếu tố, bao gồm yếu tố chủ
quan và yếu tố khách quan, khiến dòng lưu chuyển tiền tệ có nguy cơ gặp sự cố, ảnh
hưởng xấu tới khả năng thanh khoản của NHTM. Điều này giúp NHTM phải tìm
cách điều chỉnh rủi ro hiệu quả để nâng cao hiệu quả tín dụng.
3.1.2. Đặc trưng rủi ro của tín dụng
Thứ nhất, rủi ro tín dụng là nhân tố tiềm ẩn trong công tác tín dụng tại các
ngân hàng. Bất kỳ khoản vay nào cũng sẽ tiềm ẩn rủi ro đối với các NHTM. Kinh
doanh lĩnh vực ngân hàng là kinh doanh rủi ro ở mức phù hợp nhằm đạt được lợi
nhuận tương ứng.
Với đầu tư nông nghiệp tại NHTM, RRTD là điều yếu tố kiểm soát được vì
những dự án này thường vay với một số tiền lớn để phục vụ mở rộng hoạt động
kinh doanh của mình, trong thời đại hiện nay, thường là đầu tư nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao, ngân hàng cũng nên chấp nhận yếu tố RRTD của mình, muốn
phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro thì cần phải sử dụng những biện pháp khác nhau
nhằm kiểm soát RRTD hiệu quả. Hiểu được vấn đề này, ngân hàng sẽ có thái độ
đúng đắn và có hành động tích cực, chủ động hơn khi triển khai các hoạt động tín
dụng để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh.
Thứ hai, RRTD mang tính gián tiếp, có thể RRTD tiềm ẩn từ khi NHTM
đánh giá hồ sơ tín dụng của khách hàng , tuy nhiên nó chỉ xảy ra sau khi NHTM đã
thực hiện giải ngân vốn vay và trong quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng.
Đối với đầu tư nông nghiệp tại NHTM, ngân hàng thường biết thông tin thông tin
không đúng về những thất bại của dự án, vì thế thường có các ứng phó chậm trễ,
dẫn đến hậu quả tổn thất cho mình do vốn vay không thu hồi được.
16
Thứ ba, rủi ro tín dụng cho đầu tư nông nghiệp của NHTM có tính chất đa
dạng, phức tạp. Bởi đầu tư nông nghiệp hiện nay thường ứng dụng các công nghệ
cao nên tính chất của các dự án sẽ khó kiểm soát và không lường trước được tương
lai. Do vậy, việc kiểm soát rủi ro tín dụng càng trở nên phúc tạp hơn, yêu cầu kiểm
soát phải chặt chẽ hơn Đặc điểm này thể hiện ở sự đa dạng, phức tạp của nguyên
nhân gây ra rủi ro tín dụng cũng như diễn biến sự việc, hậu quả khi rủi ro xảy ra.
Chính vì vậy, NHTM cần nhận diện, đánh giá chính xác về từng loại rủi ro tín dụng
để từ đó xây dựng các giải pháp kiểm soát rủi ro phù hợp và hiệu quả nhằm đạt
được mục đích nâng cao chất lượng tín dụng.
3.1.3. Các loại hình RRTD ngân hàng
* Dựa vào hoạt động nghiệp vụ và quản trị điều hành tại ngân hàng, có thể
chia RRTD ngân hàng thành hai loại như sau (Lương Thu Phương, 2017):
+ Nợ quá hạn
Đây là khoản nợ biểu hiện không lành mạnh trong công tác tín dụng tại ngân
hàng, thể hiệu các rủi ro cho ngân hàng và khách hàng. Nợ quá hạn xuất hiện sẽ
khiến cho các NHTM phải đối mặt với những rủi ro, không thu hồi được các khoản
đã cho vay, đe dọa tới sự phát triển của ngân hàng và toàn hệ thống các tổ chức tín
dụng.
+ Ứ đọng vốn và thiếu vốn
Với vai trò là một trung gian về tài chính, hoạt động chủ yếu của ngân hàng
chính là đi vay để cho vay. Trong trường hợp, hai bước trong quá trình hoạt động
này không phối hợp thống nhất, đồng bộ thì rủi ro sẽ xảy ra. Cụ thể như sau:
- Đọng vốn: Vốn huy động lớn hơn so với vốn cho vay. Biểu hiện đọng vốn
khiến cho chi phí của ngân hàng tăng lên, thu nhập bị giảm xuống, và có thể dẫn tới
thua lỗ.
- Thiếu vốn: nguồn vốn huy động không đáp ứng một cách đầy đủ và kịp
thời trong khi nhu cầu vốn vay của khách hàng ngày càng gia tăng. Hoặc nguồn vốn
không thể chi trả các khoản tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, kỳ phiếu, trái
phiếu.., khiến ngân hàng gặp rủi ro.
17
* Dựa trên tính chất của rủi ro
+ Rủi ro khả kháng
Đây là loại RRTD mà ngân hàng có thể đoán được chủ thể gây ra rủi ro,
đồng thời, có thể ước tính được thời gian xảy ra và mức độ ảnh hưởng của chúng ...
nhằm đưa ra các biện pháp phù hợp giúp ngăn ngừa RRTD. Nguyên nhân của rủi ro
khả kháng xuất phát từ bản thân ngân hàng.
+ Rủi ro bất khả kháng
Đây là loại RRTD mà ngân hàng không thể dự đoán được một cách chính
xác nhất tác động của chúng. Loại rủi ro này thường do các yếu tố khách quan gây
ra, chẳng hạn như: môi trường tự nhiên, môi trường chính trị, môi trường xã hội, và
chính khách hàng vay vốn từ ngân hàng.
* Dựa vào nguyên nhân gây ra RRTD ngân hàng
+ Rủi ro giao dịch: nguyên nhân gây ra rủi ro này là do các hạn chế trong quá
trình đánh giá, xét duyệt khi ngân hàng chọn lựa các phương án cho vay. Rủi ro
phát sinh từ những tiêu chuẩn, như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, chủ thể
đảm bảo các loại tài sản đảm bảo, hình thức đảm bảo, vv.
+ Rủi ro danh mục: nguyên nhân phát sinh rủi ro này là do các hạn chế trong
quản lý danh mục cho vay tại ngân hàng, được chia thành hai loại rủi ro:
- Rủi ro nội tại xuất phát từ những nhân tố, những đặc điểm cụ thể bên trong
mỗi khách hàng vay. Bên cạnh đó, nó còn xuất phát từ các đặc điểm hoạt động hay
đặc điểm sử dụng vốn vay của khách hàng.
- Rủi ro tập trung: ngân hàng thường tập trung vốn cho vay đối với một số
khách hàng quá nhiều, cho vay quá nhiều đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh
doanh trong cùng một ngành, cùng lĩnh vực kinh tế; hay trong cùng một vùng địa lý
cụ thể; hoặc cùng một loại hình cho vay gặp rủi ro cao.
Do vậy, tất cả các rủi ro tín dụng cần phải được chú trọng đặc biệt, từ đó có
thể đưa ra những biện pháp kiểm soát phù hợp nhất để hạn chế các tổn thất mà
ngân hàng phải gánh chịu.
18
3.1.4. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
RRTD đối với đầu tư nông nghiệp tại NHTM xảy do nhiều phía, bao gồm.
- Ngân hàng: ngân hàng thiếu cẩn trọng khi xem xét khả năng thanh toán của
khách hàng. Nhiều doanh nghiệp vay một số tiền lớn để đầu tư xây dựng quy mô,
phát triển cây trồng nhưng lại không thanh toán sau đó, làm cho ngân hàng phải
chịu một tổn thất lớn. Vì thế, khi muốn đánh giá chính xác việc trả nợ của khách
hàng, ngân hàng cần phải bỏ ra một chi phí lớn để thẩm định. Điều này khiến cho
lợi tức của cổ đông sẽ giảm đáng kể bởi chi phí cao trong khi lợi nhuận giảm.
- Thị trường: Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường khiến các ngân hàng phải
đẩy mạnh những khoản vay có độ rủi ro cao. Bên cạnh đó, với các khách hàng tốt,
nguyên nhân chủ quan và khách quan xảy ra làm cho khả năng trả nợ của khách
giảm, gây ra các rủi ro, tổn thất tín dụng. Tín dụng chính là nền tảng của đầu tư và
phát triển kinh tế. Do đó, chính phủ luôn tìm cách để duy trì môi trường ổn định
giúp các chủ thể kinh tế hoạt động thoải mái hơn, đồng thời giúp cho các hoạt động
tín dụng diễn ra cách thuận lợi và tích cực. Tuy nhiên, tín dụng lại gắn liền với các
rủi ro do các hạn chế, vướng mắc trong hệ thống kinh tế. Các thất bại này có thể do
nhiều nguyên nhân, gồm cả chủ quan và khách quan, hoặc do tác động tiêu cực từ
thiên nhiên – điều không thể lường trước được. Như vậy, RRTD là do 3 nguyên
nhân chính như sau:
* Từ phía ngân hàng
• Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức của cán bộ còn kém: Nguồn
nhân lực đóng vai trò quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Với NHTM, đạo đức
của người cán bộ là nhân tố quan trọng nhằm giải quyết vấn đề xảy ra, hạn chế rủi
RRTD. Đội ngũ cán bộ tín dụng chính là người trực tiếp làm việc với khách hàng,
đôi khi, cán bộ ngân hàng kết hợp với khách hàng tạo hồ sơ vay giả, hoặc nâng giá
tài sản đảm bảo để thực hiện mục đích của mình. Điều này cũng khiến cho ngân
hàng gặp nhiều rủi ro. Hơn nữa, cán bộ có trình độ, chuyên môn kém cũng là
nguyên nhân gây ra sai sót tạo cơ hội cho khách hàng lợi dụng nhằm chiếm dụng
vốn ngân hàng để sử dụng vốn sai mục đích hay trì hoãn việc trả nợ.
19
• Thiếu sự kiểm soát và quản lý sau khi cho vay vốn: Các NHTM thường chú
trọng nhiều vào việc kiểm tra, giám sát trước khi cho vay mà thờ ở quá trình kiểm
soát sau khi cho vay. Hơn nữa, việc theo dõi nợ chưa được thực hiện một cách
nghiêm túc sẽ khiến cho khách hàng không đảm bảo được sự tuân thủ các quy định,
các điều khoản như trong hợp đồng tín dụng khiến ngân hàng gặp nhiều rủi ro.
• Quyết định tín dụng thiếu chắc chắn: Chất lượng của thông tin cũng ảnh
hưởng trực tiếp tới tính chính xác của các quyết định tín dụng được đưa ra. Việc
thiếu cơ sở dữ liệu về khách hàng cũng như môi trường kinh doanh của họ khiến
ngân hàng đưa ra những quyết định sai lầm. Từ đó, tín dụng được cấp cho các
khách hàng ít có khả năng trả nợ, phát hiện rủi ro chậm trễ, biện pháp giải quyết các
rủi ro không phù hợp với những nguyên nhân gây ra rủi ro.
* Từ phía khách hàng
• Sử dụng vốn vay sai mục đích: trước khi quyết định cho khách hàng vay
vốn, các cán bộ ngân hàng sẽ xem xét rất kỹ tính khả thi của việc trả nợ, vay với số
lượng và thời hạn như thế nào. Tuy nhiên, sẽ có những khách hàng cố tình sử dụng
vốn vay sai mục đích, không nằm trong các phương án được xét duyệt bởi ngân
hàng, do đó không đảm bảo được việc trả nợ, khiến cho ngân hàng gặp nhiều tổn
thất và cán bộ tín dụng cũng mất uy tín.
• Hoạt động kinh doanh không hiệu quả: Đối với đầu tư nông nghiệp, kinh
nghiệm và năng lực quản lý hoạt động kinh doanh của các lãnh đạo còn đang thấp
và không nắm bắt được thông tin kịp thời, chưa thích nghi được với sự cạnh tranh
trên thị trường. Do đó, hiệu quả hoạt động kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng, có thể bị
thua lỗ, từ đó khiến cho khả năng trả nợ của khách hàng cũng bị chậm trễ.
• Khả năng tài chính và ghi chép số liệu kế toán của doanh nghiệp kém:
Nhiều dự án hoạt động kinh doanh với tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cao, quy mô
vốn còn nhỏ. Mức độ rủi ro cao, hơn nữa một số khách hàng không ghi chép chính
xác, đầy đủ sổ sách kế toán, khiến cho các số liệu kế toán chỉ mang tính chất hình
thức. Từ đó, việc phân tích tín dụng của ngân hàng thiếu tính thực tế và chính xác .
* Nguyên nhân từ môi trường bên ngoài
20
• Môi trường kinh tế thiếu ổn định: Hiện nay, thị trường thế giới thay đổi quá
nhanh chóng và không thể dự đoán được, hậu quả tất yếu của quá trình tự do hóa tài
chính và hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, sự xuất hiện hàng nhập lậu và việc phân bổ
đầu tư không hợp lý đã gây ra khủng hoảng về đầu tư. Ngoài ra, các mối quan hệ
quốc tế thay đổi liên tục cũng gây ra rủi ro cho công tác tín dụng tại ngân hàng. Hơn
nữa, hoạt động cấp tín dụng phụ thuộc rất nhiều vào truyền thống, tập quán, thói
quen, của người dân. Các nhân tố này nhiều khi gây khó khăn và hạn chế mở rộng
hoạt động tín dụng của NHTM.
• Sự thay đổi của môi trường tự nhiên: các thiệt hại do thiên tai, như bão lụt,
động đất, ... rất khó lường trước và có thể để lại hậu quả nghiêm trọng cho ngân
hàng. Hiện nay, sự biến đổi khí hậu đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Tại Việt
Nam, do khí hậu diễn biến phức tạp, môi trường tự nhiên được xem là nguyên nhân
gây ra RRTD của các ngân hàng. Những biến động lớn liên quan đến thời tiết, khí
hậu tác động tới hoạt động sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp, môi trường tự nhiên khó dự đoán, thường xảy ra bất ngờ, gây thiệt hại lớn
cho con người. Do đó, khi có thiên tai xảy ra, các khách hàng và ngân hàng sẽ có
nguy thiệt hại lớn, khiến cho các dự án đầu tư không có nguồn thu… Điều này đồng
nghĩa với việc các ngân hàng cho vay cũng phải cùng chia sẻ rủi ro đó với khách
hàng.
• Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện: Hệ thống pháp luật được xây dựng
căn cứ vào nhu cầu của thực tế, tuy nhiên nhiều khi khi lại đi sau và làm chậm phát
triển. Bên cạnh đó, sự tách rời và thiếu khoa học của các cơ quan quản lý làm cho
hệ thống các quy định chồng chéo, gây cản trở trong quá trình vận dụng. Nếu môi
trường pháp lý thiếu tính đồng bộ sẽ tạo ra nhiều khe hở cho kẻ xấu lợi dụng, dẫn
đến tình trạng tham ô và chiếm đoạt tài sản… Khi kinh tế xã hội chưa ổn định sẽ
khiến cho hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn, đồng thời các NHTM cũng
gặp nhiều rủi ro trong việc thu hồi nợ.
Với đầu tư nông nghiệp, đối tượng vay chủ yếu là các hộ kinh doanh muốn
chú trọng vào sản xuất kinh doanh các mặt hàng nông sản sạch, phục vụ thị trường
21
trong nước và người tiêu dùng. Đôi khi, NHTM khó nắm bắt được tất cả thông tin
về chủ đầu tư trong khi cho vay, do đó khiến ngân hàng gặp khó khăn trong việc
tìm hiểu mục đích sử dụng tiền vay của các hộ kinh doanh này. Hơn nữa, rủi ro tín
dụng sẽ xảy ra trong quá trình thực hiện các dự án xây dựng, đầu tư sản xuất kinh
doanh, việc dự toán chi phí và xác định mức sản lượng không chính xác. Nhiều dự
án đầu tư nông nghiệp thường vay với một số tiền khá lớn tại ngân hàng, sau đó lại
không có khả năng trả nợ hoặc trả nợ quá hạn cho ngân hàng như đã cam kết, hoặc
có thể gặp biến động trong quá trình triển khai dự án nên các hộ kinh doanh đã bỏ
cuộc và trốn nợ. Điều này gây ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của ngân hàng mà và
ảnh hưởng xấu tới hình ảnh của các hộ kinh doanh.
3.1.5. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng
Theo các chuyên gia, một số tài sản của ngân hàng, bao gồm các khoản cho
vay giảm giá hay không thể thu hồi được là biểu hiện của rủi ro tín dụng. Do vốn
chủ sở hữu của ngân hàng so với tổng giá trị tài sản là nhỏ nên một tỷ lệ nhỏ danh
mục cho vay có vấn đề sẽ có thể đẩy ngân hàng tới nguy cơ phá sản. Dưới đây là
một số chỉ tiêu được sử dụng rộng rãi nhất trong việc đo lường rủi ro tín dụng ngân
hàng.
Nợ quá hạn là các khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/ hoặc lãi đã
quá hạn.
Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (Nợ
nghi ngờ), nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) được quy định tại điều 6 và điều 7
Quyết định 493/2005.
Dự phòng RRTD: đây là tiêu chí đánh giá việc chi trả của ngân hàng khi gặp
rủi ro . Mục đích của việc áp dụng dự phòng rủi ro của ngân hàng là để bù đắp
những tổn thất đối với các khoản nợ của ngân hàng xảy ra khi khách hàng không có
thể chi trả do phá sản, giải thể, chết, mất tích, hoặc khi khoản nợ được xếp vào
nhóm 5.
22
Đây là các chỉ tiêu số tuyệt đối, các chỉ tiêu này càng cao thì mức độ rủi ro
tín dụng của ngân hàng càng lớn, việc quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng là chưa
tốt.
Các chỉ tiêu số tương đối rất quan trọng đo lường rủi ro tín dụng được sử
dụng để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng.
Tỷ số giữa giá trị các khoản nợ quá hạn và/hoặc nợ xấu so với tổng dư nợ .
Tỷ lệ các khoản nợ đã cơ cấu lại và/hoặc khoản xoá nợ ròng so với tổng dư
nợ.
Tỷ số giữa phân bổ dự phòng tổn thất tín dụng hàng năm so với tổng dư nợ
hay so với vốn chủ sử hữu.
Tỷ số giữa dự phòng tổn thất tín dụng được trích lập so với tổng dư nợ hay
với tổng vốn chủ sở hữu.
Tỷ lệ mất vốn = Tổng số vốn mất đã xoá trong kỳ / Dư nợ bình quân trong
kỳ.
Dư nợ trên tổng tài sản = Tổng dư nợ/Tổng tài sản
Dư nợ bình quân trên số lượng cán bộ tín dụng = Tổng dư nợ/Tổng số cán bộ
tín dụng bình quân
Số lượng khách hàng trên số lượng cán bộ tín dụng = Tổng số khách
hàng/Tổng số cán bộ tín dụng bình quân
Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng so với tốc độ tăng trưởng kinh tế = Tốc độ
tăng trưởng tín dụng/Tốc độ tăng trưởng kinh tế
3.2. Tổng quan các nghiên cứu trước
Quản lý rủi ro trong các hoạt động kinh doanh tại các NHTM hiện nay đang
là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm dưới các góc độ và mục tiêu nghiên
cứu khác nhau. Đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý rủi ro của hoạt động tín dụng tại
các NHTM, đã có nhiều công trình nghiên cứu sâu về hoạt động này được đăng lên
các tạp chí và một số đề tài nghiên cứu trong những năm gần đây như:
Nguyễn Văn Tiến (2017) đã nghiên cứu về Những rủi ro đặc thù trong kinh
doanh ngân hàng, các nguyên lý quản trị ngân hàng thương mại, đồng thời đi sâu
23
tìm hiểu công tác quản trị rủi ro trong ngân hàng, đề cập mọi khía cạnh của quản trị
rủi ro, bao gồm: Quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng, quản trị rủi ro thanh khoản,
quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái, quản trị rủi ro các phương thức thanh toán quốc tế,
quản trị vốn chủ sở hữu và rủi ro phá sản,…
Trần Thị Ngọc Trâm (2017) đã nghiên cứu về “Quản trị rủi ro của Ngân
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam” với các nội dung của hoạt động tín dụng tại
các NHTM, phân tích thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại của Ngân
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Nguyễn Thị Sâm (2015) nghiên cứu về "Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân
hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam”: Tác giả nghiên cứu những biện
pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá từ Việt Nam sang Liên minh Kinh tế Á – Âu và
đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động xuất khẩu hàng hoá từ nước ta sang
thị trường này trong bối cảnh thực thi của Hiệp định thương mại tự do giữa nước
Việt Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu.
Nguyễn Lan Khanh (2014) đã nghiên cứu về “Quản trị rủi ro tín dụng tại
ngân hàng Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) thực trạng và giải pháp”.
Tác giả đã nghiên cứu tín dụng rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng
Quốc tế Việt Nam (VIB) từ đó đưa ra các giải pháp giúp đẩy mạnh công tác quản trị
rủi ro tín dụng tại Ngân hàng VIB.
Phạm Thị Như Thủy (2016) với đề tài Quản trị rủi ro trong thanh toán quốc
tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam lại chủ yếu đề
cập đến các phương thức thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu
tư và Phát triển Việt Nam, những rủi ro gặp phải trong quá trình thực hiện các
nghiệp vụ liên quan đến các phương thức thanh toán quốc tế. Từ đó tác giả đưa ra
các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro cho các phương thức thanh toán quốc tế tại ngân
hàng.
24
3.3. Xác định phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp: tài liệu thu thập từ những số liệu thống kê dựa
trên các báo cáo thường niên của phòng Kế hoạch Kinh doanh và phòng giao dịch
thuộc NHNN&PTNT Vị Thanh. Ngoài ra, thu thập nguồn tài liệu, số liệu đã được
công bố qua sách báo, tạp chí, trên các website, các công trình nghiên cứu, và các
báo cáo khoa học.
- Thu thập số liệu sơ cấp: Thu thập thông tin qua việc tham vấn một số lãnh
đạo ngân hàng, lãnh đạo các phòng ban giao dịch, các nhân viên bộ phận tín dụng,
các nhân viên ở các phòng ban chức năng. Các thông tin về tình hình tín dụng,
những vấn đề rủi ro tín dụng, những biểu hiện thông tin bất cân xứng trong rủi ro tín
dụng ngân hàng và nhiều thông tin khác theo những nội dung nghiên cứu đã được
xác định để đánh giá và đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhất trong quá trình quản trị
rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
3.3.2. Phương pháp tính toán số liệu
Tính toán, tổng hợp, so sánh, phân tích sự biến động của số liệu thống kê
theo thời gian: sàng lọc số liệu thu thập được theo yêu cầu nghiên cứu của đề tài sau
đó tiến hành tính toán, vẽ đồ thị và phân tích số liệu trên nền của phần mềm Excel.
3.3.3. Phương pháp phân tích
- Thống kê mô tả: nhằm mô tả các đặc tính cơ bản của dữ liệu, tài liệu thu
thập được trong quá trình nghiên cứu nhằm mục đích phân tích, đánh giá kết quả
hoạt động tín dụng, năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh Vị
Thanh, tỉnh Hậu Giang.
- Phương pháp so sánh: trên cơ sở so sánh để tiến hành phân tích qua các thời
điểm, thời kỳ khác nhau liên quan đến huy động vốn; sử dụng vốn nhằm đánh giá
hiệu quả sử dụng vốn; so sánh giữa các hình thức tín dụng, các nhóm nợ, so sánh nợ
xấu và nợ quá hạn; so sánh dư nợ cho vay giữa các đối tượng vay… để thấy sự biến
động của chúng theo thời gian từ đó nhận diện được rủi ro, chỉ ra nguyên nhân của
chúng và đưa ra cách khắc phục.
25
Tóm tắt chương 3
Luận văn đã trình bày những lý luận tổng quan và phương pháp nghiên cứu
về rủi ro tín dụng, bao gồm tổng quan lý thuyết về rủi ro tín dụng, khái niệm rủi ro
tín dụng ngân hàng; đặc trưng của rủi ro tín dụng; các loại hình rủi ro tín dụng ngân
hàng; Quan điểm về rủi ro tín dụng ngân hàng và rủi ro tín dụng trong đầu tư nông
nghiệp. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và
các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Qua đó, tác giả cũng xác định
các phương pháp nghiên cứu của đề tài, bao gồm: phương pháp thu nhập số liệu,
tính toán số liệu và phương pháp phân tích.
26
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG ĐẦU TƯ
NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH VỊ THANH, TỈNH HẬU
GIANG
4.1. Thực trạng rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp tại Agribank
Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang
4.1.1. Tình hình cung cấp tín dụng cho đầu tư nông nghiệp tại Agribank
Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang
Hoạt động cho vay đối đầu tư nông nghiệp là một trong những hoạt động
chính, mang lại doanh thu đáng kể cho hầu hết các Ngân hàng tại Việt Nam. Nhất là
với xu hướng dòng vốn FDI chảy vào bất động sản như hiện nay. Agribank Chi
nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang cũng không ngoại lệ.
Từ năm 2017- 2018, dư nợ tín dụng của Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh
Hậu Giang bình quân một năm tăng khoảng 19%. Ngân hàng luôn đặc biệt quan
tâm đến chất lượng tín dụng; dư nợ cho vay luôn tăng trưởng ở mức độ vừa phải, nợ
quá hạn và nợ xấu luôn trong mức cho phép của ngân hàng nhà nước, và luôn có tỷ
lệ tốt so với các ngân hàng thương mại khác trong cả nước.
Theo báo cáo tình hình hoạt động tín dụng cho đầu tư nông nghiệp tại Agribank Chi
nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang (2018), từ 2017-2018, hoạt động tín dụng cho đầu
tư nông nghiệp rất tốt trong giai đoạn này. Riêng năm 2018, dư nợ của Agribank
Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang chiếm 31,10 tỷ đồng, đạt khoảng 200,15% kế
hoạch. So với năm 2017, tỷ lệ dư nợ tín dụng năm 2018, tăng 92,35%. Do tín dụng
tăng trưởng mạnh nên tỷ lệ nợ quá hạn của Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh
Hậu Giang trong năm 2018 cũng tăng , nhưng tăng với mức không đáng kể khoảng
82,12%,
Năm 2018, tỷ lệ dư nợ của Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang
trong những tháng đầu năm 2018 tăng trưởng tương đối tốt. Tuy nhiên, do tình hình
khủng hoảng về tài chính, tiền tệ vào cuối năm, ngân hàng thắt chặt chính sách tín
27
dụng cho đầu tư nông nghiệp, do đó dư nợ đến cuối năm 2018 bị hạn chế. Đồng
thời, xu hướng này tiếp tục ảnh hưởng sang năm 2019. Dư nợ của Agribank – Chi
nhánh Vị Thanh tăng từ 31,10 tỷ đồng tới 32,132 tỷ đồng. Do vậy, tỷ lệ nợ quá hạn
của Chi nhánh Vị Thanh vẫn ở mức trên 2,4%.
Bên cạnh đó, dư nợ cho vay của Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu
Giang chú trọng đến việc cho vay bằng VND, chiếm tỷ lệ 75%, tỷ lệ dư nợ cho vay
bằng vàng và ngoại tệ chiếm 25%, dưới đây là bảng dư nợ theo đơn vị tiền tệ của
ngân hàng trong thời gian qua.
Bảng 4.1: Cơ cấu dư nợ theo đơn vị tiền tệ cho đầu tư nông nghiệp tại
Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang năm 2013-2018
Đơn vị: Triệu đồng
TT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018
1
Cho vay bằng
VND
12, 34 13,01 14,02 15,21 16,01 17,02
2
Cho vay bằng
ngoại vàng,
ngoại tệ
11,20 12,36 12,91 13,28 14,72 15,12
3 Tổng 23,54 25,37 26,93 28,49 30,73 32,14
(Nguồn: Báo cáo kiểm toán năm 2013 - 2018 của Agribank- Chi nhánh Vị Thanh)
Về cơ cấu dư nợ theo thời gian, Agribank- Chi nhánh Vị Thanh chú trọng đến việc
cho vay ngắn hạn. Do đó, dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao, khoảng 70%. Trong
những năm gần đây, so với tổng cơ cấu dư nợ của ngân hàng, dư nợ của Chi nhánh
Vị Thanh có xu hướng tăng về tỷ trọng của nợ trung hạn và dài hạn. Năm 2016, dư
nợ trung hạn và dài hạn của Agribank vào năm 2016 chiếm khoảng 42%, năm 2017
là 45%, và năm 2018 chiếm khoảng 41%.
28
4.1.2. Thực trạng rủi ro tín dụng rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp
tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang
4.1.1.1. Tình hình nợ quá hạn
Năm 2017, Agribank Hậu Giang cùng với Đoàn công tác của Ban kinh tế -
Ngân sách Hội đồng Nhân dân tỉnh Hậu Giang đã thực hiện nghị quyết HĐND về
Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vậy nuôi trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn
2017 - 2018 và định hướng đến năm 2020, gọi tắt là Đề án 1000. Theo đó, Agribank
Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang là ngân hàng duy nhất giải ngân cho đề án
này, được hơn 1500 khách hàng vay vốn thuộc đề án với dư nợ hơn 1.126 tỷ đồng.
Tình hình nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ trong các dự án
nông nghiệp của ngân hàng được thể hiện qua bảng 4.1 dưới đây.
Bảng 4.2. Tình hình nợ quá hạn đối với đầu tư nông nghiệp tại
Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang
Chỉ tiêu
2016 2017 2018 Tốc độ phát triển (%)
Giá trị
(tr.đồng)
%
Giá trị
(tr.đồng)
%
Giá trị
(tr.đồng)
% 2017/2016 2018/2017 BQ
1. Tổng dư nợ
(tổng vốn đã sử
dụng) 922.493
1.092.008 1.126.243 218.38 103,14 121,05
2. Nợ quá hạn 17.676 100 50.129 100 73.100 100 283,60 145,82 205,41
* Nợ quá hạn dưới
180 ngày (NQH
bình Thường) 15.126
85,6 39.352 78,5 60.140 82,3 271,09 160,13 199,40
* Nợ quá hạn từ
180 – 360 ngày
(NQH có vấn đề) 2.377
13,4 10.102 20,2 11.753 16,1 424,99 116,34 222,36
* Nợ quá hạn từ
trên 360 ngày
(NQH khó đòi) 173
1,0 675 1,3 1.207 1,6 390,17 178,81 264,14
3. Nợ cơ cấu lại
thời hạn trả nợ 157.251
21.003 998
4. Tỷ lệ nợ quá 1,92 4,59 6,49
29
hạn/Tổng dư nợ
(%)
(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh – Ngân hàng NN&PTNT Vị Thanh năm 2018)
Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ đối với đầu tư nông nghiệp của Ngân hàng
có xu hướng tăng nhanh qua các năm. Tại thời điểm cuối năm 2016, tỷ lệ nợ quá
hạn so với tổng dư nợ là 1,92%, năm 2017 tăng lên là 4,59%, 6,49% là con số của
năm 2018. Nếu so sánh tỷ lệ nợ quá hạn dưới 5% trong tổng dư nợ mà Ban giám sát
hoạt động ngân hàng khuyến cáo thì tỷ lệ quá hạn của Agribank Chi nhánh Vị
Thanh, tỉnh Hậu Giang hiện tại đang nằm ngoài mức an toàn cho phép theo chuẩn
mực quốc tế. Nếu so với các ngân hàng thương mại khác có cùng quy mô và hoạt
động tương đương thì tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của ngân hàng hiện nay là
khá cao và đang nằm trong tình trạng báo động về tình trạng rủi ro tín dụng.
Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ đối với đầu tư nông nghiệp tại chi nhánh
tăng nhanh qua các năm là do dư nợ tín dụng tăng nhanh dẫn đến nợ tín dụng tăng
lên tương ứng, tuy nhiên tốc độ tốc độ phát triển của nợ quá hạn bình quân 3 năm là
205,41% tăng nhanh hơn tốc độ tăng tổng dư nợ cho vay là 121,05% với tổng dư nợ
năm 2016 là 17,7 tỷ đồng, tăng lên 50,1 tỷ đồng vào năm 2017 và 2018 là con số
73,1 tỷ đồng.
Chiếm một tỷ lệ lớn trong nợ quá hạn của Ngân hàng là nợ quá hạn bình
thường (< 180 ngày) chiếm 85,57% năm 2016, năm 2017 là 78,50% và 82,27% vào
năm 2018, còn lại là tỷ trọng của nợ quá hạn có vấn đề và nợ quá hạn khó đòi, hai
loại nợ quá hạn này vẫn tồn tại ở con số cao và lại có xu hướng tăng năm sau cao
hơn năm trước, với tốc độ phát triển bình quân lần lượt tương ứng là 271,09% và
160,13%. Điều này cho thấy công tác kiểm soát nợ của Ngân hàng chưa hiệu quả.
4.1.1.2. Tình hình nợ xấu
Nợ xấu luôn là vấn đề phức tạp nhất đối với các ngân hàng. Xu hướng giữ tỷ
lệ nợ xấu thấp và giảm dần nợ xấu là một cố gắng lớn của Agribank Chi nhánh Vị
Thanh, tỉnh Hậu Giang trong việc nâng cao chất lượng tín dụng và ngăn ngừa nợ
xấu, hạn chế rủi ro tín dụng. Tình hình nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu đối với đầu tư nông
30
nghiệp của Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang được thể hiện qua bảng
4.3.
Bảng 4.3. Tình hình phân loại nợ, nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu trong đầu tư
nông nghiệp của Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang
31
Chỉ tiêu
2016 2017 2018 Tốc độ phát triển (%)
Giá trị (tr.
Đồng)
%
Giá trị (tr.
Đồng)
%
Giá trị (tr.
Đồng)
% 17/16 18/17 BQ
1. Phân loại nợ (Tổng dư nợ) 922.493 100 1.092.008 100 1.126.243 100 118,38 103,14 110,49
+ Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) 737.173 79,9 1.014.915 92,9 745.120 66,2 137.68 73,42 100,54
+ Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) 169.533 18,4 27.698 2,5 309.090 27,4 16,34 1.115,93 135,03
+ Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) 4.844 0,5 18.710 1,7 16.877 1,5 386,25 90,20 186,66
+ Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) 377 0,0 8.560 0,8 33.133 2,9 2.270,56 387,07 937,48
+ Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất
vốn) 10.566 1,1 22.125 2,1 22.023 2,0 209,40 99,54 144,37
2. Nhóm nợ xấu(Nhóm 3 + 4 +
5) 15.787 49.395 72.033 321,33 151,18 225,43
* Theo thành phần kinh tế 15.787 100 49.395 100 72.033 100 321,33 151,18 213,61
+ Doanh nghiệp nhà nước 6.110 38,7 20.814 42,1 23.118 32,1 340,65 111,07 102,24
+ Doanh nghiệp ngoài quốc
doanh 7.912 50,1 24.155 48,9 43.001 59,7 305,30 178,02 241,02
+Hộ sản xuất 1.323 8,4 3.910 7,9 4.903 6,8 295,54 125,40 184,21
+ Các đối tượng khác 442 2,8 516 1,1 1.011 1,4 116,74 195,93 131,24
* Theo thời hạn cho vay 15.787 100 49.395 100 72.033 100 321,33 151,18 213,61
+ Ngắn hạn 3.897 24,7 9.751 19,8 11.202 15,5 250,22 114,88 169,54
+ Trung hạn 5.911 37,4 15.770 31,9 28.655 39,8 266,79 181,71 232,16
+ Dài hạn 5.979 37,9 23.874 48,3 32.176 44,7 399,30 134,77 245,04
3. Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 1,71 4,52 6,40
(Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh – Ngân hàng NN&PTNT Vị Thanh năm 2018)
32
Theo bảng 4.3, tổng nợ xấu của Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu
Giang với các khoản đầu tư nông nghiệp trong 2 năm, năm 2017 là 12,076 tỷ đồng
và năm 2018 là 15,787 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ với con số hết sức khả
quan năm 2017 là 1,44% và con số trong năm 2018 là 1,71%. Mặc dù tỷ lệ đó thấp
nhưng lại có xu hướng gia tăng nhanh vào các năm sau. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư
nợ năm 2018 tăng lên là 4,52% với tổng nợ xấu là 49,395 tỷ đồng, với tốc độ tăng
so với năm 2017 là 321,33%. Sang năm 2018, tỷ lệ nợ xấu đã lên đến con số 6,4%
với tổng nợ xấu là 72,033 tỷ đồng so với năm 2017 tăng lên 45,83%, với tốc độ tăng
bình quân là 225,43%. Nợ xấu tập trung cao nhất vào các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh chiếm 59,7%, tiếp đến khối các doanh nghiệp nhà nước chiếm 32,1%, hộ sản
xuất chỉ chiếm có 6,8%, còn lại tỷ lệ không đáng kể 1,4% thuộc các đối tượng khác
trong năm 2018.
Tốc độ tăng nợ xấu bình quân qua các năm cao nhất vẫn là doanh nghiệp
ngoài quốc doanh đạt 241,02%, sau đó là 102,24%, 184,21%, 131,24% tương ứng
của khối các doanh nghiệp nhà nước, hộ sản xuất, các đối tượng khác. Qua các năm,
nợ xấu của các khoản vay dài hạn chiếm tỷ trọng cao nhất 44,7% năm 2018, năm
2017, 2016, 2015 tương ứng là 48,3%, 37,9%, 40,7% trong tổng nợ xấu và có tốc
độ tăng nợ xấu bình quân lớn nhất 245,04%. Trong khi đó, nợ xấu của các khoản
vay ngắn hạn và trung hạn cũng có xu hướng tăng năm sau cao hơn năm trước với
tốc độ tăng nợ xấu bình quân của các món vay trung hạn là 232,16% và 169,54% là
của khoản vay ngắn hạn.
4.1.1.3. Công tác trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng
* Công tác trích lập dự phòng
Bảng 4.4. Tình hình trích lập dự phòng
(đơn vị tính: triệu đồng)
Năm
Tổng dự
phòng phải
trích
Dự phòng cụ
thể
Dự phòng
chung
Lợi nhuận
sau trích lập
2016 46,460 6,350 40,210 102,764
33
2017 49,629 14,343 35,286 104,859
2018 135,814 107,213 28,601 47,000
(Nguồn: báo cáo phân loại nợ và trích lập dự phòng tại NHNN&PTNT Vị Thanh)
Quỹ dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng của chi nhánh tăng nhanh theo từng
năm và tương ứng với mức độ rủi ro gia tăng của các khoản nợ. Năm 2018, số dự
phòng rủi ro phải trích là 135,8 tỷ đồng, lớn nhất từ trước đến nay. Mặc dù lợi
nhuận hoạt động những năm qua tương đối ổn định và có sự tăng trương nhẹ nhưng
lợi nhuận thực tế sau khi trích lập dự phòng lại giảm đáng kể do số tiền trích lập dự
phòng được hạch toán vào chi phí.
Đối với các khoản nợ đã được xử lý bằng DPRR, chi nhánh xác định rõ việc
sử dụng DPRR để xử lý các khoản nợ xấu là giải pháp để lành mạnh hóa tình hình
tài chính, còn ngân hàng vẫn phải có trách nhiệm kiên trì thu hồi nợ để giảm thiệt
hại xuống mức thấp nhất. Do vậy chi nhánh đã thực hiện các biện pháp đồng bộ để
thu hồi nợ. Đến năm 2018, số thu hồi nợ của chi nhánh đứng cao nhất toàn hệ thống
NN&PTNT với tỷ lệ thu hồi là 88,33%, cụ thể như sau:
Bảng 4.5. Tình hình thu hồi nợ xấu sau xử lý bằng DPRR của Agribank
Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Rủi ro ngân hàng được xử lý 51.807
Thu nợ lũy kế đến 30/6/2018 45.760
Rủi ro ngân hàng được xử lý băng DP còn đến
31/12/2018
6.047
Tỷ lệ thu hồi nợ 88,33%
(Nguồn: NHNN&PTNT Vị Thanh)
4.1.2. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp tại
Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang
4.1.2.1. Kiểm tra năng lực tài chính của khách hàng vay
Nhằm kiểm tra, đánh giá tình hình tài chính của khách hàng, trong năm 2016
- 2017 Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang căn cứ vào thông tin kế toán,
34
nó được tổng hợp dự trên 4 loại báo cáo chính, bao gồm: bảng cân đối kế toán; báo
cáo kết quả sản xuất kinh doanh; báo cáo lưu chuyển tiền tệ; thuyết minh tài chính,
từ đó thẩm định nguồn vốn chủ sở hữu; nợ phải trả, nợ phải thu; hàng tồn kho; khả
năng thanh toán; doanh thu; và kết quả sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, đến năm 2018, chi nhánh đã kiểm tra năng lực tài chính của
khách hàng thông qua hình thức đến tận nơi hoạt động của doanh nghiệp nhằm xem
xét cơ sở vật chất, các trang thiết bị, khoản đầu tư… có đúng với các thông tin mà
khách hàng cung cấp hay không. Đồng thời, các cán bộ cũng thăm do các ý kiến từ
công nhân hay khách hàng lâu năm của doanh nghiệp nhằm có được những thông
tin xác thực…. Nhìn chung, việc thực hiện thu thập thông tin khách hàng của
Agribank trong giai đoạn 2016 - 2018 đã được thực hiện một cách nghiêm túc hơn,
năm 2018 chi nhánh cũng đã kiểm tra thực tế tại các doanh nghiệp.
4.1.2.2. Thực hiện chấm điểm tín dụng và phân loại khách hàng
Hệ thống chấm điểm tín dụng của Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu
Giang áp dụng phương án chấm điểm những nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính
đối với mỗi khách hàng; đồng thời kết hợp phương pháp chuyên gia, thống kê nhằm
xếp hạng khách hàng. Trong từng nhóm chi tiêu tài chính hay phi tài chính bao gồm
các chỉ tiêu nhỏ; thanh điểm và trọng số của từng chỉ tiêu sẽ khác nhau với từng loại
khách hàng hoặc ngành kinh tế.
 Phân loại khách hàng
Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang xây dựng 3 hệ thống chấm
điểm khác nhau cho 3 loại khách hàng chủ yếu là:
- Tổ chức TD
- Tổ chức KT
- Cá nhân.
Quy định chấm điểm
Mỗi chỉ tiêu tài chính hay phi tài chính có 5 mức điểm là 20-40-60-80, do
dó, với mỗi chỉ tiêu điểm của khách hàng là 1 trong 5 mốc điểm vừa đề cập. Căn cứ
35
vào số khách hàng thực tế nằm trong khoảng giá trị chuẩn nào trong số những
khoảng giá trị chuẩn đã được xác định.
Dựa vào vào tổng số điểm đạt được khách hàng sẽ được phân loại vào một
trong các mức sau :
STT
Mức xếp
hạng
Ý nghĩa
1 AAA
Rất tốt: đạt hiệu quả kinh doanh cao, có khả năng tài chính
tốt đáp ứng tốt các nghĩa vụ trả nợ. Cho vay khách hàng này
ngân hàng có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng
hạn.
2 AA
Rất tốt: kinh doanh hiệu quả cao, tăng trưởng vững chắc,
tiềm năng tài chính tốt đảm bảo các nghĩa vụ tài chính đã
cam kết. Cho vay khách hàng này khả năng thu hồi đầy đủ cả
nợ gốc và lãi đúng hạn.
3 A
Rất tốt: kinh doanh hiệu quả cao và luôn tăng trưởng, khả
năng tài chính ổn định, trả nợ đảm bảo. Cho vay khách hàng
này ngân hàng có thể thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng
hạn.
4 BBB
Tương đối tốt: hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tuy nhiên
nhạy cảm với sự thay đổi về điều kiện ngoại cảnh. Khả năng
tài chính ổn định. Cho vay khách hàng này có thể thu hồi đầy
đủ nợ gốc và lãi, tuy nhiên có dấu hiệu suy giảm khả năng trả
nợ.
5 BB
Bình thường: hoạt động kinh doanh của khách có hiệu quả,
tuy nhiên hiệu quả thấp và rất nhạy cảm với sự thay đổi về
điều kiện ngoại cảnh. Khách hàng này có khó khăn về tài
chính và khả năng quản lý. Vì thế, cho vay khách hàng này
có thể thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi, tuy nhiên có dấu hiệu suy
giảm khả năng trả nợ.
36
6 B
Cần chú ý, hoạt động kinh doanh của họ hầu như không hiệu
quả, khả năng tài chính suy giảm, việc quản lý còn nhiều bất
cập. Vì vậy, dư nợ của họ thể thiệt hại một phần nợ gốc và
lãi.
7 CCC
Yếu: có hoạt động kinh doanh cầm chừng, năng lực quản trị
không tốt, tài chính mất cân đối và chịu ảnh hướng lớn nếu
thay đổi về môi trường kinh doanh. Do đó, dư nợ của các
khách hàng này có thể tổn thất một phần nợ gốc và lãi.
8 CC
Yếu kém, hoạt động kinh doanh cầm chừng, không thực hiện
đúng các cam kết trả nợ. Dư nợ các khách hàng này có khả
năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.
9 C
Rất yếu, hoạt động kinh doanh thua lỗ và có rất ít khả năng
phục hồi. Dư nợ của các khách hàng này có khả năng tổn thất
rất cao.
10 D
Đặc biệt yếu kém, có hoạt động kinh doanh thua lỗ và không
thể phục hồi. Dư nợ của các khách hàng này không còn khả
năng thu hồi vốn, mất vốn.
 Xếp loại tín dụng
(Nguồn : Tác giả tự tổng hợp)
Nhằm bảo đảm cho hệ thống xếp loại tín dụng có tính chất thực tế cao, kết
quả xếp loại thể hiện chính xác mức độ rủi ro đối với mỗi khách hàng. Hệ thống xếp
loại tín dụng nội bộ được Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang kiểm tra,
chỉnh sửa dựa trên định kỳ 1 lần/ năm và được các bộ phận dưới đây thực hiện:
- Bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ.
- Công ty kiểm toán độc lập.
- Bộ phận rà soát độc lập.
Trong đó, bộ phận rà soát độc lập có nhiệm vụ kiểm soát, kiểm tra và đánh
giá các kết quả xếp loại trên phạm vi toàn bộ Ngân hàng nhằm phát hiện và đề xuất,
bổ sung, chỉnh sửa kịp thời các điểm không phù hợp với hệ thống xếp hạng; đảm
37
bảo sự chính xác và khách quan của hệ thống. Dưới đây là các thủ tục kiểm tra và
đánh giá:
- Phân tích và đánh giá toàn bộ danh mục tín dụng nhằm đưa ra những nhận
định liên quan đến các vấn đề không hợp lý của kết quả xếp hạng. Các phân tích
này căn cứ vào những thông tin tổng hợp của toàn ngân hàng và các thông tin phân
tích về sự kiện kinh tế.
- Thường xuyên kiểm soát, kiểm tra dựa trên cơ sở có chọn mẫu khách quan
để đánh giá đo lường chất lượng xếp hạng.
- Là đầu mối tiếp nhận các thông tin phản hồi liên quan đến hệ thống từ
những bộ phận sử dụng, bộ phận kiểm tra kiểm toán nội bộ và từ Công ty kiểm toán
độc lập.
- Phân tích và đánh giá những thông tin phản hồi liên quan đến hệ thống, đề
xuất lên Ban lãnh đạo các thay đổi liên quan đến Hệ thống xếp hạng.
4.1.2.3. Bảo đảm tiền vay
Nhằm hướng dẫn cho các TCTD khi thực hiện các biện pháp ĐBTV thì các
cơ quan chức năng đã ban hành nhiều văn bản về vấn đề nay. Điều đó đã góp phần
bảo vệ quyền và lợi ích của các bên, tạo điều kiện cho thị trường tài chính phát triển
lành mạnh.
* Thế chấp
Thế chấp là một trong những biện pháp bảo đảm tín dụng đang được các
ngân hàng áp dụng phổ biến, Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang cũng
nằm trong số đó.
Bảng 4.6: Thế chấp đối với đầu tư nông nghiệp tại Agribank Vị
Thanh, tỉnh Hậu Giang
Đơn vị: Tỷ đồng
2018 2017 2016
Cho vay thế chấp 757 1.047 1.311
Thế chấp bằng nhà ở
và quyền sử dụng đất
674 897 1.068
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Trong Đầu Tư Nông Nghiệp Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Trong Đầu Tư Nông Nghiệp Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Trong Đầu Tư Nông Nghiệp Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Trong Đầu Tư Nông Nghiệp Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Trong Đầu Tư Nông Nghiệp Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Trong Đầu Tư Nông Nghiệp Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Trong Đầu Tư Nông Nghiệp Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Trong Đầu Tư Nông Nghiệp Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Trong Đầu Tư Nông Nghiệp Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Trong Đầu Tư Nông Nghiệp Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Trong Đầu Tư Nông Nghiệp Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Trong Đầu Tư Nông Nghiệp Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Trong Đầu Tư Nông Nghiệp Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Trong Đầu Tư Nông Nghiệp Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Trong Đầu Tư Nông Nghiệp Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Trong Đầu Tư Nông Nghiệp Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Trong Đầu Tư Nông Nghiệp Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Trong Đầu Tư Nông Nghiệp Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Trong Đầu Tư Nông Nghiệp Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Trong Đầu Tư Nông Nghiệp Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Trong Đầu Tư Nông Nghiệp Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Trong Đầu Tư Nông Nghiệp Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Trong Đầu Tư Nông Nghiệp Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Trong Đầu Tư Nông Nghiệp Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Trong Đầu Tư Nông Nghiệp Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Trong Đầu Tư Nông Nghiệp Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Trong Đầu Tư Nông Nghiệp Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Trong Đầu Tư Nông Nghiệp Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Trong Đầu Tư Nông Nghiệp Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Trong Đầu Tư Nông Nghiệp Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Trong Đầu Tư Nông Nghiệp Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Trong Đầu Tư Nông Nghiệp Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Trong Đầu Tư Nông Nghiệp Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp

More Related Content

Similar to Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Trong Đầu Tư Nông Nghiệp Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLI...
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLI...TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLI...
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLI...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chún...
Luận văn: Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chún...Luận văn: Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chún...
Luận văn: Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chún...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Phương Pháp Lập Dự Toán Doanh Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh Viện Đa ...
Hoàn Thiện Phương Pháp Lập Dự Toán Doanh Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh Viện Đa ...Hoàn Thiện Phương Pháp Lập Dự Toán Doanh Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh Viện Đa ...
Hoàn Thiện Phương Pháp Lập Dự Toán Doanh Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh Viện Đa ...
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân AnhLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Mối Quan Hệ Giữa Nhân Viên Y Tế Với Người...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Mối Quan Hệ Giữa Nhân Viên Y Tế Với Người...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Mối Quan Hệ Giữa Nhân Viên Y Tế Với Người...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Mối Quan Hệ Giữa Nhân Viên Y Tế Với Người...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Khi Mua Sắm Trực Tuyến
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Khi Mua Sắm Trực TuyếnCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Khi Mua Sắm Trực Tuyến
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Khi Mua Sắm Trực Tuyến
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Vinacomin
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty VinacominLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Vinacomin
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Vinacomin
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại các ...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại các ...Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại các ...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại các ...
Man_Ebook
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế PsLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công Ty
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công TyCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công Ty
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công Ty
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Đánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây Dựng
Đánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây DựngĐánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây Dựng
Đánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây Dựng
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
chất lượng tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp
chất lượng tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệpchất lượng tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp
chất lượng tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp TP Đà Nẵng
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp TP Đà NẵngLuận án: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp TP Đà Nẵng
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp TP Đà Nẵng
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện đa...
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện đa...Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện đa...
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện đa...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Quản trị rủi ro tại quỹ đầu tư phát triển tỉnh bắc ninh luận án tiến sĩ quản ...
Quản trị rủi ro tại quỹ đầu tư phát triển tỉnh bắc ninh luận án tiến sĩ quản ...Quản trị rủi ro tại quỹ đầu tư phát triển tỉnh bắc ninh luận án tiến sĩ quản ...
Quản trị rủi ro tại quỹ đầu tư phát triển tỉnh bắc ninh luận án tiến sĩ quản ...
nataliej4
 
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdfNghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Man_Ebook
 

Similar to Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Trong Đầu Tư Nông Nghiệp Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp (20)

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLI...
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLI...TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLI...
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLI...
 
Luận văn: Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chún...
Luận văn: Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chún...Luận văn: Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chún...
Luận văn: Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chún...
 
Hoàn Thiện Phương Pháp Lập Dự Toán Doanh Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh Viện Đa ...
Hoàn Thiện Phương Pháp Lập Dự Toán Doanh Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh Viện Đa ...Hoàn Thiện Phương Pháp Lập Dự Toán Doanh Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh Viện Đa ...
Hoàn Thiện Phương Pháp Lập Dự Toán Doanh Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh Viện Đa ...
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân AnhLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Mối Quan Hệ Giữa Nhân Viên Y Tế Với Người...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Mối Quan Hệ Giữa Nhân Viên Y Tế Với Người...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Mối Quan Hệ Giữa Nhân Viên Y Tế Với Người...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Mối Quan Hệ Giữa Nhân Viên Y Tế Với Người...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Khi Mua Sắm Trực Tuyến
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Khi Mua Sắm Trực TuyếnCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Khi Mua Sắm Trực Tuyến
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Khi Mua Sắm Trực Tuyến
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Vinacomin
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty VinacominLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Vinacomin
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Vinacomin
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại các ...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại các ...Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại các ...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại các ...
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế PsLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công Ty
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công TyCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công Ty
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công Ty
 
Đánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây Dựng
Đánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây DựngĐánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây Dựng
Đánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây Dựng
 
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...
 
chất lượng tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp
chất lượng tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệpchất lượng tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp
chất lượng tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp
 
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp TP Đà Nẵng
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp TP Đà NẵngLuận án: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp TP Đà Nẵng
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp TP Đà Nẵng
 
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện đa...
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện đa...Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện đa...
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện đa...
 
Quản trị rủi ro tại quỹ đầu tư phát triển tỉnh bắc ninh luận án tiến sĩ quản ...
Quản trị rủi ro tại quỹ đầu tư phát triển tỉnh bắc ninh luận án tiến sĩ quản ...Quản trị rủi ro tại quỹ đầu tư phát triển tỉnh bắc ninh luận án tiến sĩ quản ...
Quản trị rủi ro tại quỹ đầu tư phát triển tỉnh bắc ninh luận án tiến sĩ quản ...
 
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdfNghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
 

More from Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com

Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnVấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt MayTiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá VinasaLuận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách SạnLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu TưLuận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển VọngKhoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiKhoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiKhoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngHoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamChuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công TyChuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 

More from Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com (20)

Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnVấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
 
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt MayTiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
 
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
 
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá VinasaLuận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách SạnLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
 
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu TưLuận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
 
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển VọngKhoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiKhoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
 
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiKhoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
 
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngHoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
 
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamChuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
 
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công TyChuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
 

Recently uploaded

Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
vivan030207
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
ChuPhan32
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 

Recently uploaded (10)

Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 

Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Trong Đầu Tư Nông Nghiệp Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HUỲNH BỬU ĐỨC RỦI RO TÍN DỤNG TRONG ĐẦU TƯ NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HUỲNH BỬU ĐỨC RỦI RO TÍN DỤNG TRONG ĐẦU TƯ NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ MỘNG TUYẾT TP. Hồ Chí Minh - 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. . Cần Thơ, ngày 19 tháng 9 năm 2019 Tác giả luận văn Huỳnh Bửu Đức
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TÓM TẮT LUẬN VĂN CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI............................................................................1 1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu......................................................................1 1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu.................................................................................3 1.3. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................3 1.4. Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................3 1.5. Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu.....................................................3 1.6. Phương pháp nghiên cứu tiếp cận ........................................................................4 1.7. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................................4 1.8. Kết cấu luận văn...................................................................................................4 Tóm tắt chương 1 ........................................................................................................5 CHƯƠNG 2: NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG VÀ DẤU HIỆU RỦI RO TÍN DỤNG ...........................................................................................................6 2.1. Giới thiệu về Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang ............................6 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.....................................................................6 2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang...........................................................................................................................8
  • 5. 2.2. Những dấu hiệu rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp tại Agribank - Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang ..............................................................................11 2.2.1. Từ phía khách hàng.........................................................................................12 2.2.2. Từ phía ngân hàng...........................................................................................12 Tóm tắt chương 2 ......................................................................................................13 CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ RỦI RO TÍN DỤNG................................................................................................................13 3.1. Tổng quan lý thuyết về rủi ro tín dụng...............................................................14 3.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng ngân hàng...............................................................14 3.1.2. Đặc trưng rủi ro của tín dụng ..........................................................................15 3.1.3. Các loại hình RRTD ngân hàng ......................................................................16 3.1.4. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng..............................................................18 3.1.5. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng ..............................................................21 3.2. Tổng quan các nghiên cứu trước........................................................................22 3.3. Xác định phương pháp nghiên cứu ....................................................................24 3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu..........................................................................24 3.3.2. Phương pháp tính toán số liệu.........................................................................24 3.3.3. Phương pháp phân tích....................................................................................24 Tóm tắt chương 3 ......................................................................................................25 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG ĐẦU TƯ NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG.................................25 4.1. Thực trạng rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang..............................................................................................26 4.1.1. Tình hình cung cấp tín dụng cho đầu tư nông nghiệp tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.........................................................................................26 4.1.2. Thực trạng rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.........................................................................................28 4.2. Đánh giá chung thực trạng, rủi ro và quản lý rủi ro tín dụng trong đầu tư nông
  • 6. nghiệp tại Agribank, Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang .....................................48 4.2.1. Thành tựu đạt được .........................................................................................48 4.2.2. Hạn chế và nguyên nhân .................................................................................49 Tóm tắt chương 4 ......................................................................................................52 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG ĐẦU TƯ NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG.....................52 5.1. Phương hướng hoạt động của Agribank- Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang53 5.1.1. Định hướng kinh doanh...................................................................................53 5.1.2. Mục tiêu kinh doanh........................................................................................54 5.1.3. Định hướng về công tác phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp...............................................................................................................54 5.2. Một số giải pháp.................................................................................................56 5.2.1. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư nông nghiệp.............................56 5.2.2. Tăng cường hiệu quả việc xử lý nợ xấu..........................................................57 5.2.3. Sử dụng tài sản đảm bảo một cách hiệu quả ...................................................58 5.2.4. Đa dạng hóa hình thức cho vay.......................................................................58 5.2.5. Kiểm soát, giám sát và quản lý chặt chẽ quá trình giải ngân và sau khi cho vay 60 5.2.6. Nâng cao đạo đức và trình độ cán bộ..............................................................61 5.3. Các kiến nghị khác .............................................................................................62 5.3.1. Kiến nghị với Agribank - Chi nhánh Vị Thanh ..............................................62 5.3.2. Kiến nghị với Chính phủ và các bộ, ngành.....................................................62 5.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước ..........................................................63 5.4. Hạn chế của đề tài và gọi ý hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................64 Tóm tắt chương 5 ......................................................................................................65 KẾT LUẬN...............................................................................................................66 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................68
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 4.1: Cơ cấu dư nợ theo đơn vị tiền tệ cho đầu tư nông nghiệp tại Agribank- Chi nhánh Vị Thanh năm 2013-2018........................................................................27 Bảng 4.2. Tình hình nợ quá hạn đối với đầu tư nông nghiệp tại ngân hàng NN&PTNT Vị Thanh................................................................................................28 Bảng 4.3. Tình hình phân loại nợ, nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu trong đầu tư nông nghiệp của ngân hàng NN&PTNT- Vị Thanh tỉnh Hậu Giang...................................................30 Bảng 4.4. Tình hình trích lập dự phòng ....................................................................32 (đơn vị tính: triệu đồng) ............................................................................................32 Bảng 4.5. Tình hình thu hồi nợ xấu sau xử lý bằng DPRR của NHNN&PTNT Vị Thanh.........................................................................................................................33 Bảng 4.6: Thế chấp đối với các dự án nông nghiệp tại Agribank Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.........................................................................................................................37 Bảng 4.7: Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba đối với đầu tư nông nghiệp tại Agribank Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.........................................................................38 Bảng 4.8: Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay đối với đầu tư nông nghiệp tại Agribank Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang....................................................................39 Bảng 4.9. Tình hình trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng NN&PTNT Vị Thanh45
  • 8. DANH MỤC CÁC HÌNH Sơ đồ 4.1. Quy trình xử lý các khoản vay có dấu hiệu bất thường; xử lý các khoản nợ quá hạn và nợ xấu của Ngân hàng NN&PTNT Vị Thanh ...................................43
  • 9. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa AGRIBANK Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam CBCNV Cán bộ công nhân viên ĐBTV Đảm bảo tiền vay NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NQH Nợ quá hạn NHTM Ngân hàng thương mại TCTD Tổ chức tín dụng TDNH Tín dụng ngân hàng TP Thành phố UBND Ủy ban nhân dân
  • 10. TÓM TẮT LUẬN VĂN Tiếng việt Tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh chính đem lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, nó cũng là hoạt động gây ra nhiều rủi ro cho ngân hàng. Tại ngân hàng Agribank chi nhánh Vị Thanh, việc cấp tín dụng cho đầu tư nông nghiệp luôn được chú trọng. Vì đây là một trong các hoạt động tín dụng quan trọng, đem lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Tuy nhiên, vấn đề mà ngân hàng đang phải đối mặt là rủi ro tín dụng. Vấn đề này gây ra tổn thất về mặt tài chính, làm giảm giá trị thị trường của vốn ngân hàng, đồng thời có thể làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị thua lỗ nặng, thậm chí là bị phá sản. Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt nào về rủi ro tín dụng cho đầu tư nông nghiệp tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, và giải pháp để hạn chế các rủi ro đó để khai thác mọi lợi thế, tận dụng các cơ hội, hạn chế những thách thức để đẩy mạnh hiệu quả từ đầu tư nông nghiệp. Từ thực tiễn trên đã thúc đẩy tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang” để nghiên cứu làm luận văn cao học. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là phân tích, làm rõ các vấn đề còn tồn tại và đưa ra giải pháp nhằm hạn chế RRTD trong đầu tư nông nghiệp tại Agribank chi nhánh thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Bên cạnh đó, trong nghiên cứu này, tác giả cũng áp dụng các phương pháp nghiên như: phương pháp thu thập, xử lý thông tin, số liệu, thống kê toán, mổ ta, phán đoán, xử lý logic, đánh giá, phân tích, so sánh. Từ cơ sở lý thuyết về RRTD, luận văn đã làm rõ thực trạng RRTD, đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế RRTD trong đầu tư nông nghiệp tại Agribank chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Kết quả nghiên cứu này giúp ngân hàng Agribank chi nhánh Vị Thanh nhận ra được các thiếu sót trong hoạt động cấp tín dụng cho đầu tư nông nghiệp. Đồng thời cũng là kinh nghiệm cho các ngân hàng khác và tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu trong tương lai.
  • 11. Tiếng Anh Credit is one of the main business activities that bring the big profits to the banks. However, it causes many risks to the bank. At Agribank Vi Thanh branch, the credit extension for agricultural investment is always focused. This is because this is one of the important credit activities, providing the main source of income for the bank. However, the problem that banks are facing with is credit risk. This problem causes financial loss, reduces the market value of bank capital, and may cause the bank's business operations to suffer from heavy losses or even go bankrupt. So far, there has not been any specific study on credit risks for agricultural investment at Agribank Vi Thanh branch, and the solution to limit those risks to exploit all benefits, taking advantage of opportunities and limiting challenges to promote efficiency from agricultural investment. From the above practice, the author has selected the research topic: "Credit risks in agricultural investment at the Bank for Agriculture and Rural Development of Vietnam Vi Thanh branch, Hau Giang province" to study postgraduate research. The research objective of this thesis is to analyze and clarify outstanding issues and propose solutions to limit credit risks in agricultural investment at Agribank branch in Vi Thanh city, Hau Giang province. Besides, in this study, the author also applied research methods such as: methods of collecting and processing information, data, statistical statistics, dissecting, judging, logical processing, evaluating, analysis, comparison. From the theoretical basis of credit risk, the thesis clarifies the reality of credit risk, offers solutions to limit credit risk in agricultural investment at Agribank Vi Thanh branch, Hau Giang province. The results of this study help Agribank branch Vi Thanh identify the shortcomings of credit operations for agricultural investment. It is also an experience for other banks and a reference for future research.
  • 12. 1 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh đem lại lợi ích chính cho các ngân hàng thương mại (NHTM). Thực tế cho thấy, doanh thu của NHTM chủ yếu từ tín dụng với mức doanh thu chiếm từ 70 - 80% trở lên. Tuy nhiên, trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, nền kinh tế có cơ hội phát triển nhanh chóng, hoạt động tín dụng cũng gia tăng mạnh mẽ nhưng rủi ro tín dụng cũng ngày càng phức tạp hơn về nguyên nhân, hình thức và phạm vi tác động. RRTD tại một ngân hàng có diễn ra hay không hay xảy ra ở mức độ nào liên quan trực tiếp tới hoạt động quản lý rủi ro của các dự án đã vay vốn tại ngân hàng. Do đó, để hạn chế xảy ra rủi ro tín dụng tại các ngân hàng, nâng cao sự cạnh tranh, các ngân hàng thương mại phải cải thiện và nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro các dự án đầu tư mà ngân hàng đang là nguồn tài trợ vốn chính cho dự án đó. Trải qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam vẫn đang tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực trên thị trường nông nghiệp, nông thôn và luôn đồng hành cùng giai cấp Nông dân Việt Nam. Nhận thức được rằng giai cấp nông dân chiếm vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, từ năm 1997 đến nay, Agribank đã chủ động quan hệ hợp tác với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về việc phối hợp thực hiện chính sách tín dụng góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tính đến thời điểm hiện tại, Agribank đã và đang đóng góp rất quan trọng vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới của đất nước. Hậu Giang là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó thành phố Vị Thanh là thành phố trung tâm của tỉnh này. Hậu Giang có diện tích trồng lúa khá lớn, với 80.000 ha, sản lượng 1,2 triệu tấn/năm. Lúa là cây trồng chủ lực của địa phương này. Ngoài ra, Hậu Giang cũng hình thành một vùng tập trung cây ăn quả nhiệt đới với gần 21.000 ha, cho sản lượng 150.000 tấn/năm. Trong
  • 13. 2 những năm qua, ngành nông nghiệp của tỉnh Hậu Giang nói chung và của thành phố Vị Thanh nói riêng liên tục tăng trưởng mạnh mẽ với sự chuyển đổi tích cực cả về sản lượng và chất lượng. Có được kết quả đáng mừng này là nhờ sự nỗ lực của toàn bộ người dân địa phương, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương, đặc biệt là sự hỗ trợ vốn của Agribank. Nhờ có sự hỗ trợ vốn, nông dân nơi đây mạnh dạn ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác để tăng năng suất, sản lượng và chất lượng. Năm 2016, Hậu Giang là tỉnh có sản lượng lúa lớn ở châu thổ sông Mê Kông. Đối với các hộ dân đầu tư vào lĩnh vực cây căn quả nhiệt đới, họ tập trung vào các giống cây ăn trái đã được cải thiện, có nguồn gen quý hiếm như cam, quýt, bưởi năm roi Phú Hữu, nhãn, sầu riêng, măng cụt, vú sữa, chôm chôm, xoài, dâu,.... Ngoài ra, người dân thành phố Vị Thanh còn tập trung vào trồng mía và khóm (thơm) lớn trong cả nước và thành phố đã quy hoạch vùng chuyên canh khóm với giống mới năng suất, đạt tiêu chuẩn chế biến nước khóm cô đặc xuất khẩu. Thương hiệu “khóm Cầu Đúc” đã được xây dựng để quảng bá đặc sản của địa phương này. Hơn nữa, hiện tại nhiều nông hộ thành phố Vị Thanh cũng đang phát triển khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để đảm bảo cung ứng cho thị trường và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang đang phải đối mặt với rủi ro tín dụng trong các dự án đầu tư vào nông nghiệp tại thành phố Vị Thanh. Nhiều nông hộ thấy được tiềm năng lớn khi đầu tư vào các dự án nông nghiệp theo hướng đổi mới nhưng do chưa tìm hiểu kỹ phương thức hoạt động nên họ nhanh chóng thất bại. Do đó, việc trả nợ ngân hàng số tiền đã vay trở nên khó khăn. Hơn nữa, tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa” vẫn đang xảy ra với người dân nơi đây khiến cho ngân hàng không thể thu hồi được số vốn vay ban đầu. Nếu hiện trạng này tiếp tục xảy ra, Agribank Chi nhánh Vị Thanh sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn, và lâu dài, không thể tồn tại và phát triển được. Vì những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài: “Rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang” làm đề tài nghiên cứu luận văn với
  • 14. 3 mong muốn giúp Agribank có thể hạn chế được rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng một cách tốt hơn. 1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu trong luận văn này là thực trạng RRTD trong đầu tư nông nghiệp tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Từ đó, đề xuất các giải pháp giúp Agribank hạn chế rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang trong thời gian tới. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu + Mục tiêu tổng quát của của đề tài: Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. + Mục tiêu cụ thể của đề tài: từ thực trạng đã phân tích, luận văn chỉ ra các vấn đề còn tồn tại và đề xuất giải pháp nhằm hạn chế và tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. 1.4. Câu hỏi nghiên cứu Để hoàn thành được mục tiêu đó, luận văn tập trung trả lời những câu hỏi sau: + Thực trạng rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang đang diễn ra như thế nào? + Các giải pháp nào có thể đưa ra nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang? 1.5. Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp tại Agribank - Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
  • 15. 4 + Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2016 – 2018 và đề xuất phương hướng, giải pháp đến năm 2025. 1.6. Phương pháp nghiên cứu tiếp cận +Phương pháp thu thập thông tin, số liệu Thu thập thông tin số liệu thứ cấp: Các số liệu thống kê, các báo cáo và thông tư trên trang web của Agribank (Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tài chính, Ngoại giao, Tổng cục Hải quan Việt Nam,.. +Phương pháp thông kê, mô tả Phương pháp thống kê; tổng hợp số liệu; mô tả, xử lý logic; phân tích các số liệu thu thập được nhằm đưa ra những nhận xét, đánh giá chuẩn xác nhất. 1.6. Ý nghĩa của đề tài Luận văn làm sáng tỏ vai trò của tín dụng đối với các hoạt động của ngân hàng thương mại; các rủi ro thường gặp; đặc biệt đi sâu vào phân tích rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp dưới góc nhìn của các bên tham gia trong quá trình đầu tư nông nghiệp. Căn cứ vào những tổng hợp rủi ro, cơ sở lý luận đã xây dựng và thực tiễn nghiên cứu, đề ra giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang một cách hiệu quả hơn. 1.7. Kết cấu luận văn Luận văn được chia làm năm chương như sau: Chương 1: Giới thiệu đề tài Chương 2: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chương 3: Tổng quan và phương pháp nghiên cứu về rủi ro tín dụng Chương 4: Rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
  • 16. 5 Chương 5: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Tóm tắt chương 1 Trong chương 1 này, tác giả trình bày lý do chọn đề tài, xác định các mục tiêu, vấn đề nghiên cứu. Bên cạnh đó, luận văn cũng đưa ra các câu hỏi nghiên cứu, xác định các đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài, và trình bày kết cấu luận văn. Từ nội dung của Chương 1, tác giả sẽ có cơ sở, định hướng, phân tích cho các chương tiếp theo.
  • 17. 6 CHƯƠNG 2: NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG VÀ DẤU HIỆU RỦI RO TÍN DỤNG 2.1. Giới thiệu về Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) thành lập ngày 26/03/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng Việt Nam. Đến nay, Agribank là Ngân hàng thương mại hàng đầu, giữ vai trò chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng như các lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam. Agribank là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ CBCNV, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Vị thế đó được khẳng định trên nhiều phương diện như tổng tài sản đạt trên 1.300 nghìn tỷ đồng, tổng nguồn vốn đạt trên 1.100 nghìn tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay năm 2018 đạt hơn 34 nghìn tỷ đồng trong đó cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm trên 70% tỷ lệ nợ xấu theo chuẩn mực mới, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế là 1,9%. Agribank hiện có hơn 2.233 chi nhánh và điểm giao dịch được bố trí rộng khắp trên toàn quốc, trải đều từ Bắc xuống Nam, từ miền núi hẻo lánh đến các vùng hải đảo xa xôi và với gần 30.000 CBCNV. Thực hiện Quyết định số 198/QĐ-NHNN ký ngày 02/06/1988 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc thành lập Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Agribank Chi nhánh Vị Thanh là một chi nhánh trực thuộc Agribank. Khi thành lập, chi nhánh phải đối mặt với những thử thách, như khách hàng chủ yếu là những hợp tác xã, đơn vị xí nghiệp quốc doanh lớn hầu như không có mà chỉ có những đơn vị trực thuộc huyện hoạt động đơn lẻ trên địa bàn có sự cạnh tranh lớn của các ngân hàng khác như ngân hàng BIDV, Vietcombank,... Khi chưa có chỉ thị 202/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng hình thức cho vay, nhận nợ và trả nợ
  • 18. 7 ngân hàng, người dân hầu như không biết và không quan tâm đến việc vay vốn ngân hàng; đội ngũ cán bộ chỉ gồm có 25 người với trình độ chuyên môn chưa thực sự cao,... Nhưng với ý chí phấn đấu vươn lên và dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, và trình độ nghiệp vụ ngân hàng của toàn thể CBCNV, các hộ nông dân đã mạnh dạn vay vốn nhiều hơn của ngân hàng. Agribank Chi nhánh Vị Thanh thực sự chuyển dịch cơ cấu cho vay chủ yếu là quốc doanh, tập thể sang cho vay nhiều thành phần kinh tế, trong đó cho vay hộ nông dân sản xuất ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, đặc biệt có thêm một đối tượng vay mới là hộ nông dân nghèo. Sau gần 10 năm thành lập và phát triển, Agribank Chi nhánh Vị Thanh gặp nhiều khó khăn, vướng mắc ban đầu của quá trình suy thoái kinh tế. Nhưng đến nay, Agribank Chi nhánh Vị Thanh đã từng bước trưởng thành, ngày càng càng phát triển vững mạnh, và đạt được những thành công đáng kể, khẳng định được vị trí, uy tín và thương hiệu của ngân hàng nông nghiệp trên nền kinh tế thị trường, duy trì thị phần, xếp hàng đầu tiên trong khu vực nông thôn, nông nghiệp, dân cư và được xem là một trong những tổ chức xuất sắc nhất trong hệ thống Agribank. Với mạng lưới một trụ sở chính trung tâm và 03 chi nhánh và phòng giao dịch. Agribank Chi nhánh Vị Thanh có thể hoạt động kinh doanh đa chức năng liên quan đến tín dụng, tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng không những giúp đáp ứng được nhu cầu liên quan đến các dịch vụ ngân hàng của các thành phần kinh tế trong khu vực và cả thành phần kinh tế trong nước cũng như ngoài nước. Ngày 12/12/2018, tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, UBND tỉnh Hậu Giang phối hợp với Liên Minh Hợp tác xã Việt Nam, Viện Kinh tế Nông nghiệp Hữu cơ và Tạp chí Nhà Quản lý đã tổ chức Diễn đàn Kinh tế Xanh 2018 với chủ đề “Hậu Giang xây dựng chuỗi giá trị nông sản định hướng thị trường trên tảng Logistics”. Diễn đàn thu hút hơn 400 đại biểu là các doanh nhân, nhà đầu tư, nhà khoa học, nhà kinh tế trong và ngoài nước tham gia. Trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế Xanh 2018 – Hậu Giang xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp định hướng thị trường trên nền tảng Logictics, lãnh đạo tỉnh Hậu Giang đã ký kết 11 thỏa thuận hợp tác đầu tư, phát triển sản xuất, chế biến và xuất
  • 19. 8 khẩu nông sản với các công ty, doanh nghiệp trong nước cùng 2 đơn vị đến từ Hàn Quốc và Trung Quốc. Tham gia Diễn đàn này, Agribank Chi nhánh tỉnh Hậu Giang đã thực hiện ký thỏa thuận hợp tác về tín dụng, thanh toán và các lĩnh vực khác với lãnh đạo 8 huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. 2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang Ngân hàng NN&PTNT Vị Thanh là một đơn vị hạch toán phụ thuộc ngân hàng NN&PTNT Việt Nam, có chức năng kinh doanh đa năng về tín dụng, tiền tệ, và các dịch vụ khác của ngân hàng trên địa bàn Tỉnh Hậu Giang. Các hoạt động kinh doanh trong 20 năm qua của ngân hàng đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa, thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn ngày càng phát triển. Để tồn tại, đứng vững và không ngừng vươn lên trong kinh doanh, ngân hàng NN&PTNN Vị Thanh đã thực hiện các chính sách tiền tệ - tín dụng. Các dịch vụ Ngân hàng mềm dẻo, linh hoạt và có hiệu quả. ● Về hoạt động huy động vốn Trong những năm qua, thị trường vốn có nhiều sự thay đổi. Điều này dẫn đến tình trạng thanh toán kém tại nhiều ngân hàng. Năm 2016, nguồn vốn rất đắt đỏ và khan hiếm, đồng thời thị trường mở và liên ngân hàng lên tới 35%/ năm. Tình trạng này tác động tiêu cực đến dến việc huy động vốn của ngân hàng. Trước tình hình đó, Ban Giám đốc Agribank Chi nhánh Vị Thanh đã đưa ra 36 quyết định về việc điều chỉnh lãi suất một cách hợp lý nhằm phù hợp với tình hình của thị trường. Bên cạnh đó, đơn vị cũng triển khai các sản phẩm huy động vốn mới, chẳng hạn như: tiết kiệm điện tử, tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm gửi góp hay đại lý, tiền gửi lĩnh lãi linh hoạt, tiền gửi rút gốc linh hoạt, tiến hành các chương trình khuyến mãi và tiếp thị. Vì vậy, vốn huy động của chi nhánh từ nền kinh tế gia tăng đạt 38.832 tỷ đồng năm 2018, tăng 153 % so với cuối năm 2017, và cao hơn mức tăng trường là 16.2 % của hệ toàn hệ thống ngân hàng. Trong đó, nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế chiếm 12.345 tỷ đồng, tăng 49.3%, và tổng nguồn huy động từ dân cư chiếm 23.434
  • 20. 9 tỷ đồng, tăng 34.4% (theo báo cáo từ phòng quản lý sản phẩm 2018 tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh). Ngoài sự tăng trưởng về nguồn vốn, trong năm 2018 Agribank Chi nhánh Vị Thanh đã tăng được một lượng khách hàng khá lớn, tính đến 30/12/2018, so với năm 2017 thì tỷ lệ khách hàng gửi tiền tại chí nhánh tăng 30%. ● Về hoạt động đầu tư Trong giai đoạn 2016 - 2018, thị trường chứng khoán Việt Nam đang giảm dần đều, VN-index giảm còn 60% so với năm 2016. Nhân tố này tác động tiêu cực tới danh mục đầu tư, và làm cho kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức giảm xuống. Bên cạnh đó, bộ phận đầu tư cũng đã xây dựng quy trình về hoạt động đầu tư. Hơn nữa, quy trình này có đặc điểm là đã tách biệt khỏi các bộ phận, phục vụ cho việc đầu tư, bao gồm Back Office, Maketrisk và Front Office; trích lập dự phòng, kiểm tra, kiểm soát việc giám sát đầu tư, tổng số trích lập dự phòng dành cho hoạt động này là 70.32 tỷ đồng . Dựa trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Vị Thanh năm 2017, trong 6 tháng đầu năm 2018, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng cũng tăng trưởng mạnh lên tới 1,1 tỷ đồng, tăng 201% so với cùng kỳ năm 2017. Đây là kết quả của việc doanh thu ròng đạt 2,6 tỷ đồng, tăng 55% so với cùng kỳ. Với chất lượng tín dụng đang ngày được cải thiện, chi phí dự phòng ở mức thấp nhất là 220 tỷ đồng. ● Về phát triển dịch vụ và sản phẩm (giai đoạn 2016-2018) Với điều kiện kinh doanh không thuận lợi, ngoài việc duy trì các hoạt động kinh doanh, Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang vẫn chú trọng đến việc phát triển các dịch vụ và sản phẩm mới với mục đích đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng. Trung tâm Công nghệ Thông tin Agribank đã chú trọng vào việc thực hiện vận hành hệ thống CNTT, giúp hệ thồng hoạt động an toàn, ổn định, thông suốt, đáp ứng nhu cầu của chi nhánh, đồng thời đảm bảo tính hiệu quả, nhanh chóng, xử lý kịp thời lỗi phát sinh; góp phần gia tăng năng suất lao động, giảm giá thành giao dịch thông qua việc tự động hóa xử lý giao dịch.
  • 21. 10 Trong công tác phát triển và mở rộng dịch vụ ngân hàng, trong năm 2017, tổng thu nhập thuần của dịch vụ tăng 70.32% so với năm 2015, chiếm khoảng 13% tong thu nhập thuần năm 2016. Trong đó, hoạt động chiếm vai trò quan trọng nhât là hoạt động tài trợ thương mại. Trong năm 2016, đối với khách hàng cả nhân, một số những sản phẩm tiến dụng cũng được cải thiện, phù hợp và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, bao gồm cho vay để kinh doanh nông nghiệp, bất động sản, mua ô tô, mua nhà cửa, tín chấp, đầu tư cho các hoạt động kinh doanh,... Trong hoạt động quản trị hệ thống: Agribank Chi nhánh Vị Thanh tích cực tăng cường và thúc đẩy việc quản trị hệ thống, cụ thể là trong hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng bằng cách xây dựng chiến lược tín dụng; sửa đổi chính sách tín dụng và quy chế cho vay dựa trên các ngành hàng, sản phẩm; vùng miền, điều chỉnh lại cơ chế về lãi suất, sửa đổi, bổ sung quy trình về nghiệp vụ giao dịch tín dụng, sửa đổi lãi suất huy động tiết kiệm theo khu vực và tín hiệu thị trường; điều chỉnh số vốn kinh doanh và những quy định liên quan đến trạng thái ngoại hối mới. Nhờ có sự điều chỉnh và thay đổi kịp thời này, Agribank Chi nhánh Vị Thanh đã có thể thích ứng với các thay đổi của thị trường một cách linh hoạt. Những chỉ tiêu cho hoạt động kinh doanh tại Agribank năm sau có phần tăng trưởng cao hơn các năm trước. Bên cạnh đó, kết quả tài chính và chất lượng tín dụng, tiêu chí xếp loại của Agribank đạt loại A, giữ vững thị phần trên địa bàn thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Trong các năm qua, nguồn vốn huy động vẫn tăng trưởng đều. Ban giám đốc xác định huy động vốn là hoạt động quan trọng hàng đầu. Thêm vào đó, ngân hàng không chỉ tập trung vào việc mở rộng quy mô HĐV mà còn tập trung vào hoạt động HĐV thông qua việc giảm thấp chi phí HĐV. Đây cũng là nền tảng nhằm mở rộng cho vay với những thành phần kinh tế, đồng thời cũng là yếu tố quyết định tới sự cạnh tranh về lãi suất cho vay đối với các ngân hàng khác. Để có được thành công như trên, trong những năm qua, đặc biệt năm 2018, Ngân hàng một mặt bám sát mục tiêu, định hướng của Agribank, mặt khác tiếp tục
  • 22. 11 bám sát chương trình trọng tâm của Đảng bộ tỉnh, thấu hiểu khách hàng, để từ đó có những giải pháp hữu hiệu thành công trong việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh như: Nâng cao năng lực cạnh tranh trong việc tăng trưởng nguồn vốn và mở rộng dư nợ, quảng cáo thương hiệu chiếm lĩnh được thị phần, mở rộng thị trường; Linh hoạt, năng động trong điều hành lãi suất, kế hoạch kinh doanh; ứng dụng tốt công nghệ thông tin và phát triển sản phẩm mới; không ngừng đào tạo lại đội ngũ CBCNV để đáp ứng trình độ chuyên môn sâu và công nghệ dịch vụ hiện đại mới, từ đó có kết quả đáng khích lệ, cụ thể: + Đóng góp tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đó là tăng trưởng kinh tế, ổn đinh an ninh xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân. + Các sản phẩm dịch vụ truyền thống ngày càng được củng cố, các sản phẩm mới từng bước được hoàn thiện nâng cao đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước. Số lượng khách hàng giao dịch thường xuyên, có uy tín ngày càng tăng. + Năng lực quản lý của lãnh đạo và trình độ của đội ngũ nhân viện được nâng cao, chuyên nghiệp hơn, chuyên sâu hơn trong nghiệp vụ và trong giao tiếp. Trong điều hành có bài bản, kỷ cương và đồng thuận cao. + Nội bộ đoàn kết, thực hiện tốt quy chế dân chủ, thực hiện tiết kiệm chống lãng phí. Xây dựng đảng bộ trong sạch vững mạnh, tổ chức đoàn thể xuất sắc. Ngân hàng từng bước khẳng định được uy tín và thương hiệu cảu mình trên địa bàn và đứng thứ nhất trong khu vực công nghiệp, nông thôn và dân cư. 2.2. Những dấu hiệu rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang RRTD ẩn chứa trong các khoản vay có vấn đề. Chúng được biểu hiện thông qua các hình thức khác nhau. Đối với tín dụng nói chung và tín dụng trong đầu tư nông nghiệp tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang nói riêng, dấu hiệu cơ bản giúp nhận biết và phán đoán rủi ro tín dụng gồm:
  • 23. 12 2.2.1. Từ phía khách hàng - Nhóm dấu hiệu liên quan tới mối quan hệ với Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang: Dấu hiệu này gồm việc trì hoãn hoàn trả vốn và lãi hoặc gây khó khăn cho cán bộ của chi nhánh trong khi kiểm tra tình hình tài chính cũng như hoạt động kinh doanh, sản xuất của khách hàng theo định kỳ hay đột xuất, mà không được giải thích một cách minh bạch và thuyết phục. Bên cạnh đó, khách hàng không tuân thủ theo các quy định trong quá trình cấp tín dụng; gửi chậm hay trì hoãn việc gửi báo cáo tài chính như yêu cầu; tỷ lệ vay liên tục tăng, thiếu báo cáo hoặc dự toán liên quan đến việc lưu chuyển tiền tệ; tài sản đảm bảo không đạt chuẩn. Khách hàng chú trọng vào nguồn vốn lưu động từ các nguồn khác nhau; áp dụng các nguồn tài trợ ngắn hạn cho những hoạt động đầu tư dài hạn; áp dụng các nguồn vay vốn cao, đề nghị gia hạn, sự sụt giảm bất thường tài khoản tiền gửi mở tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, có sự thay đổi bất thường ngoài dự kiến và không thể giải thích được trong tốc độ và tổng mức lưu chuyển tiền gửi thanh toán của ngân hàng; việc thanh toán khoản lãi còn chậm, nợ không hoàn trả, hay khách hàng không muốn trả nợ, các khoản bán chịu cũng gia tăng; việc thu hồi công nợ chậm hơn dự tính. - Nhóm dấu hiệu về quản lý, hoạt động tài chính và sản xuất kinh doanh của khách hàng. Nhóm này liên quan trực tiếp tới chất lượng những khoản tín dụng của Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, tuy nhiên tốc độ chậm. Các dấu bao gồm: sự chênh lệch doanh thu hoặc dòng tiền thực tế và mức dự kiến cấp tín dụng của khách hàng; các thay đổi về cơ cấu vốn, chi phí bất hợp lý ngày càng nhiều, sự bất đồng trong quản trị điều hành, mâu thuẫn trong khi quản lý; ảnh hưởng từ chính sách thuế, các đối thủ cạnh tranh gây ảnh hưởng tiêu cực đến chiến lược cũng như kế hoạch sản xuất kinh doanh của khách hàng; khách hàng gặp nhiều rủi ro như bão lũ, hỏa hoạn, mất mùa, vv. 2.2.2. Từ phía ngân hàng Nhóm này bao gồm: việc phân tích, nhận xét và phân loại không chính xác về tỷ lệ rủi ro của khách hàng tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang;
  • 24. 13 việc cấp tín dụng căn cứ vào những cam kết thiếu đảm bảo; tỷ lệ tăng trưởng của tín dụng vượt quá sự kiểm soát cũng như nguồn vốn của chi nhánh; cho vay dựa vào các sự kiện như sáp nhập; chính sách tín dụng của Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang quá cứng nhắc tạo kẽ hở cho khách hàng lợi dụng; thiếu sự rõ ràng trong hợp đồng thế chấp; cung cấp tín dụng với khối lượng lớn đối với các khách hàng nằm trong phân đoạn thị trường của ngân hàng, thiếu hồ sơ tín dụng, không chấp hành các quy định về phê duyệt tín dụng; cạnh tranh thái quá với lãi suất cho vay, phí dịch vụ hay thực hiện chiến lược “giữ chân” khách hàng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao; chưa bắt kịp được với sự thay đổi của thị trường kinh tế; thiếu kế hoạch cụ thể nhằm thanh lý từng khoản tín dụng. Bên cạnh đó, việc kiểm soát xét duyệt cho vay của các cán bộ tín dụng tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh đang còn nhiều hạn chể: các cán bộ chủ yếu thu thập thông tin thông qua qua các nguồn như hồ sơ của khách hàng, hội sở,các chi nhánh khác, trung tâm phòng ngừa rủi ro tín dụng mà bỏ qua những nguồn thông tin từ thực tế, từ các cơ quan có liên quan, thông tin từ báo chí. Hơn nữa, hệ thống thông tin áp dụng cho công tác đánh giá khả năng trả nợ của các doanh nghiệp chưa đầy đủ, một vài thông tin chưa được chuẩn xác, nhiều doanh nghiệp sửa chữa các số liệu trên các báo cáo tài chính để được cấp tín dụng, vv. Nếu cán bộ tín dụng không kiểm tra, kiểm soát kỹ lưỡng trước khi xét duyệt cho vay sẽ gây ra tổn thất tín dụng lớn cho ngân hàng. Tóm tắt chương 2 Trong chương 2, tác giả đã trình bày sơ lược về Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang bao gồm: quá trình hình thành và phát triển, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra các rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, bao gồm những dấu hiệu phát sinh tư phía khách hàng và phía Ngân hàng.
  • 25. 14 CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ RỦI RO TÍN DỤNG 3.1. Tổng quan lý thuyết về rủi ro tín dụng 3.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng ngân hàng Trong bất cứ lĩnh vực nào của đời sống đều có thể xảy ra rủi ro. Rủi ro có thể được ngăn ngừa và giảm thiểu. Đối với các tổ chức tài chính và các nhà đầu tư tài chính rủi ro là sự thay đổi, biến động của giá trị tài sản hoặc giá trị các khoản nợ trong quá trình hoạt động của thị trường tài chính. Trong điều kiện hiện nay, cấp tín dụng cho các dự án vẫn là hoạt động chủ yếu của NHTM. RRTD đối với các dự án này cũng là loại rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và gây hậu quả nặng nề nhất đối với NHTM. Sở dĩ như vậy là vì với các NHTM hiện nay, số lượng dư nợ tín dụng thường chiếm quá nửa giá trị tổng tài sản và tạo ra từ 60% đến 70% nguồn thu của NHTM. Vì thế, vấn đề rủi ro tín dụng cũng được nhiều học giả chú trọng nghiên cứu , do đó cũng xuất hiện nhiều quan niệm khác nhau về RRTD của NHTM. - Theo tạp chí tài chính (2016) “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến cho ngân hàng do khách hàng vay hoặc chủ đầu tư vay trả chậm, không trả hay trả không đầy đủ cả vốn và lãi”. Khái niệm này đã làm rõ được nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng của ngân hàng do khách hàng không thực hiện đúng việc trả nợ như quy định của ngân hàng. Tuy nhiên, khái niệm này vẫn chưa được rõ ràng và cụ thể bởi vì chưa nêu được những tổn thất, RRTD gây ra từ ngân hàng. - Bên cạnh đó, rủi ro tín dụng trong hoạt động NHTM có thể được hiểu là thiệt hại có thể xảy ra đối với tổ chức tín dụng do khách hàng không tuân thủ hoặc không thể thực hiện một phần hay toàn bộ trách nhiệm của mình như cam kết. Khái niệm này đã làm rõ được đối tượng chịu tổn thất và đối tượng gây ra tổn thất trong hoạt động tín dụng của NHTM, nhưng vẫn đang là khái niệm chung chung, chưa nêu được RRTD cụ thể mà khách hàng tạo ra là gì.
  • 26. 15 Như vậy, từ việc phân tích các quan niệm trên đây, có thể định nghĩa rủi ro tín dụng của NHTM như sau: RRTD ngân hàng là việc xảy ra thiệt hại cho các NHTM về hoạt động tín dụng, do các khách hàng không hoàn trả vốn, lãi và phí phát sinh cho NHTM khi đến hạn thanh toán như quy định hợp đồng. Định nghĩa trên cho thấy RRTD dụng ngân hàng là thuộc tính vốn có của công tác tín dụng tại NHTM. Nó có thể xảy ra do nhiều yếu tố, bao gồm yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan, khiến dòng lưu chuyển tiền tệ có nguy cơ gặp sự cố, ảnh hưởng xấu tới khả năng thanh khoản của NHTM. Điều này giúp NHTM phải tìm cách điều chỉnh rủi ro hiệu quả để nâng cao hiệu quả tín dụng. 3.1.2. Đặc trưng rủi ro của tín dụng Thứ nhất, rủi ro tín dụng là nhân tố tiềm ẩn trong công tác tín dụng tại các ngân hàng. Bất kỳ khoản vay nào cũng sẽ tiềm ẩn rủi ro đối với các NHTM. Kinh doanh lĩnh vực ngân hàng là kinh doanh rủi ro ở mức phù hợp nhằm đạt được lợi nhuận tương ứng. Với đầu tư nông nghiệp tại NHTM, RRTD là điều yếu tố kiểm soát được vì những dự án này thường vay với một số tiền lớn để phục vụ mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, trong thời đại hiện nay, thường là đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, ngân hàng cũng nên chấp nhận yếu tố RRTD của mình, muốn phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro thì cần phải sử dụng những biện pháp khác nhau nhằm kiểm soát RRTD hiệu quả. Hiểu được vấn đề này, ngân hàng sẽ có thái độ đúng đắn và có hành động tích cực, chủ động hơn khi triển khai các hoạt động tín dụng để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh. Thứ hai, RRTD mang tính gián tiếp, có thể RRTD tiềm ẩn từ khi NHTM đánh giá hồ sơ tín dụng của khách hàng , tuy nhiên nó chỉ xảy ra sau khi NHTM đã thực hiện giải ngân vốn vay và trong quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng. Đối với đầu tư nông nghiệp tại NHTM, ngân hàng thường biết thông tin thông tin không đúng về những thất bại của dự án, vì thế thường có các ứng phó chậm trễ, dẫn đến hậu quả tổn thất cho mình do vốn vay không thu hồi được.
  • 27. 16 Thứ ba, rủi ro tín dụng cho đầu tư nông nghiệp của NHTM có tính chất đa dạng, phức tạp. Bởi đầu tư nông nghiệp hiện nay thường ứng dụng các công nghệ cao nên tính chất của các dự án sẽ khó kiểm soát và không lường trước được tương lai. Do vậy, việc kiểm soát rủi ro tín dụng càng trở nên phúc tạp hơn, yêu cầu kiểm soát phải chặt chẽ hơn Đặc điểm này thể hiện ở sự đa dạng, phức tạp của nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng cũng như diễn biến sự việc, hậu quả khi rủi ro xảy ra. Chính vì vậy, NHTM cần nhận diện, đánh giá chính xác về từng loại rủi ro tín dụng để từ đó xây dựng các giải pháp kiểm soát rủi ro phù hợp và hiệu quả nhằm đạt được mục đích nâng cao chất lượng tín dụng. 3.1.3. Các loại hình RRTD ngân hàng * Dựa vào hoạt động nghiệp vụ và quản trị điều hành tại ngân hàng, có thể chia RRTD ngân hàng thành hai loại như sau (Lương Thu Phương, 2017): + Nợ quá hạn Đây là khoản nợ biểu hiện không lành mạnh trong công tác tín dụng tại ngân hàng, thể hiệu các rủi ro cho ngân hàng và khách hàng. Nợ quá hạn xuất hiện sẽ khiến cho các NHTM phải đối mặt với những rủi ro, không thu hồi được các khoản đã cho vay, đe dọa tới sự phát triển của ngân hàng và toàn hệ thống các tổ chức tín dụng. + Ứ đọng vốn và thiếu vốn Với vai trò là một trung gian về tài chính, hoạt động chủ yếu của ngân hàng chính là đi vay để cho vay. Trong trường hợp, hai bước trong quá trình hoạt động này không phối hợp thống nhất, đồng bộ thì rủi ro sẽ xảy ra. Cụ thể như sau: - Đọng vốn: Vốn huy động lớn hơn so với vốn cho vay. Biểu hiện đọng vốn khiến cho chi phí của ngân hàng tăng lên, thu nhập bị giảm xuống, và có thể dẫn tới thua lỗ. - Thiếu vốn: nguồn vốn huy động không đáp ứng một cách đầy đủ và kịp thời trong khi nhu cầu vốn vay của khách hàng ngày càng gia tăng. Hoặc nguồn vốn không thể chi trả các khoản tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, kỳ phiếu, trái phiếu.., khiến ngân hàng gặp rủi ro.
  • 28. 17 * Dựa trên tính chất của rủi ro + Rủi ro khả kháng Đây là loại RRTD mà ngân hàng có thể đoán được chủ thể gây ra rủi ro, đồng thời, có thể ước tính được thời gian xảy ra và mức độ ảnh hưởng của chúng ... nhằm đưa ra các biện pháp phù hợp giúp ngăn ngừa RRTD. Nguyên nhân của rủi ro khả kháng xuất phát từ bản thân ngân hàng. + Rủi ro bất khả kháng Đây là loại RRTD mà ngân hàng không thể dự đoán được một cách chính xác nhất tác động của chúng. Loại rủi ro này thường do các yếu tố khách quan gây ra, chẳng hạn như: môi trường tự nhiên, môi trường chính trị, môi trường xã hội, và chính khách hàng vay vốn từ ngân hàng. * Dựa vào nguyên nhân gây ra RRTD ngân hàng + Rủi ro giao dịch: nguyên nhân gây ra rủi ro này là do các hạn chế trong quá trình đánh giá, xét duyệt khi ngân hàng chọn lựa các phương án cho vay. Rủi ro phát sinh từ những tiêu chuẩn, như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, chủ thể đảm bảo các loại tài sản đảm bảo, hình thức đảm bảo, vv. + Rủi ro danh mục: nguyên nhân phát sinh rủi ro này là do các hạn chế trong quản lý danh mục cho vay tại ngân hàng, được chia thành hai loại rủi ro: - Rủi ro nội tại xuất phát từ những nhân tố, những đặc điểm cụ thể bên trong mỗi khách hàng vay. Bên cạnh đó, nó còn xuất phát từ các đặc điểm hoạt động hay đặc điểm sử dụng vốn vay của khách hàng. - Rủi ro tập trung: ngân hàng thường tập trung vốn cho vay đối với một số khách hàng quá nhiều, cho vay quá nhiều đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong cùng một ngành, cùng lĩnh vực kinh tế; hay trong cùng một vùng địa lý cụ thể; hoặc cùng một loại hình cho vay gặp rủi ro cao. Do vậy, tất cả các rủi ro tín dụng cần phải được chú trọng đặc biệt, từ đó có thể đưa ra những biện pháp kiểm soát phù hợp nhất để hạn chế các tổn thất mà ngân hàng phải gánh chịu.
  • 29. 18 3.1.4. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng RRTD đối với đầu tư nông nghiệp tại NHTM xảy do nhiều phía, bao gồm. - Ngân hàng: ngân hàng thiếu cẩn trọng khi xem xét khả năng thanh toán của khách hàng. Nhiều doanh nghiệp vay một số tiền lớn để đầu tư xây dựng quy mô, phát triển cây trồng nhưng lại không thanh toán sau đó, làm cho ngân hàng phải chịu một tổn thất lớn. Vì thế, khi muốn đánh giá chính xác việc trả nợ của khách hàng, ngân hàng cần phải bỏ ra một chi phí lớn để thẩm định. Điều này khiến cho lợi tức của cổ đông sẽ giảm đáng kể bởi chi phí cao trong khi lợi nhuận giảm. - Thị trường: Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường khiến các ngân hàng phải đẩy mạnh những khoản vay có độ rủi ro cao. Bên cạnh đó, với các khách hàng tốt, nguyên nhân chủ quan và khách quan xảy ra làm cho khả năng trả nợ của khách giảm, gây ra các rủi ro, tổn thất tín dụng. Tín dụng chính là nền tảng của đầu tư và phát triển kinh tế. Do đó, chính phủ luôn tìm cách để duy trì môi trường ổn định giúp các chủ thể kinh tế hoạt động thoải mái hơn, đồng thời giúp cho các hoạt động tín dụng diễn ra cách thuận lợi và tích cực. Tuy nhiên, tín dụng lại gắn liền với các rủi ro do các hạn chế, vướng mắc trong hệ thống kinh tế. Các thất bại này có thể do nhiều nguyên nhân, gồm cả chủ quan và khách quan, hoặc do tác động tiêu cực từ thiên nhiên – điều không thể lường trước được. Như vậy, RRTD là do 3 nguyên nhân chính như sau: * Từ phía ngân hàng • Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức của cán bộ còn kém: Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Với NHTM, đạo đức của người cán bộ là nhân tố quan trọng nhằm giải quyết vấn đề xảy ra, hạn chế rủi RRTD. Đội ngũ cán bộ tín dụng chính là người trực tiếp làm việc với khách hàng, đôi khi, cán bộ ngân hàng kết hợp với khách hàng tạo hồ sơ vay giả, hoặc nâng giá tài sản đảm bảo để thực hiện mục đích của mình. Điều này cũng khiến cho ngân hàng gặp nhiều rủi ro. Hơn nữa, cán bộ có trình độ, chuyên môn kém cũng là nguyên nhân gây ra sai sót tạo cơ hội cho khách hàng lợi dụng nhằm chiếm dụng vốn ngân hàng để sử dụng vốn sai mục đích hay trì hoãn việc trả nợ.
  • 30. 19 • Thiếu sự kiểm soát và quản lý sau khi cho vay vốn: Các NHTM thường chú trọng nhiều vào việc kiểm tra, giám sát trước khi cho vay mà thờ ở quá trình kiểm soát sau khi cho vay. Hơn nữa, việc theo dõi nợ chưa được thực hiện một cách nghiêm túc sẽ khiến cho khách hàng không đảm bảo được sự tuân thủ các quy định, các điều khoản như trong hợp đồng tín dụng khiến ngân hàng gặp nhiều rủi ro. • Quyết định tín dụng thiếu chắc chắn: Chất lượng của thông tin cũng ảnh hưởng trực tiếp tới tính chính xác của các quyết định tín dụng được đưa ra. Việc thiếu cơ sở dữ liệu về khách hàng cũng như môi trường kinh doanh của họ khiến ngân hàng đưa ra những quyết định sai lầm. Từ đó, tín dụng được cấp cho các khách hàng ít có khả năng trả nợ, phát hiện rủi ro chậm trễ, biện pháp giải quyết các rủi ro không phù hợp với những nguyên nhân gây ra rủi ro. * Từ phía khách hàng • Sử dụng vốn vay sai mục đích: trước khi quyết định cho khách hàng vay vốn, các cán bộ ngân hàng sẽ xem xét rất kỹ tính khả thi của việc trả nợ, vay với số lượng và thời hạn như thế nào. Tuy nhiên, sẽ có những khách hàng cố tình sử dụng vốn vay sai mục đích, không nằm trong các phương án được xét duyệt bởi ngân hàng, do đó không đảm bảo được việc trả nợ, khiến cho ngân hàng gặp nhiều tổn thất và cán bộ tín dụng cũng mất uy tín. • Hoạt động kinh doanh không hiệu quả: Đối với đầu tư nông nghiệp, kinh nghiệm và năng lực quản lý hoạt động kinh doanh của các lãnh đạo còn đang thấp và không nắm bắt được thông tin kịp thời, chưa thích nghi được với sự cạnh tranh trên thị trường. Do đó, hiệu quả hoạt động kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng, có thể bị thua lỗ, từ đó khiến cho khả năng trả nợ của khách hàng cũng bị chậm trễ. • Khả năng tài chính và ghi chép số liệu kế toán của doanh nghiệp kém: Nhiều dự án hoạt động kinh doanh với tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cao, quy mô vốn còn nhỏ. Mức độ rủi ro cao, hơn nữa một số khách hàng không ghi chép chính xác, đầy đủ sổ sách kế toán, khiến cho các số liệu kế toán chỉ mang tính chất hình thức. Từ đó, việc phân tích tín dụng của ngân hàng thiếu tính thực tế và chính xác . * Nguyên nhân từ môi trường bên ngoài
  • 31. 20 • Môi trường kinh tế thiếu ổn định: Hiện nay, thị trường thế giới thay đổi quá nhanh chóng và không thể dự đoán được, hậu quả tất yếu của quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, sự xuất hiện hàng nhập lậu và việc phân bổ đầu tư không hợp lý đã gây ra khủng hoảng về đầu tư. Ngoài ra, các mối quan hệ quốc tế thay đổi liên tục cũng gây ra rủi ro cho công tác tín dụng tại ngân hàng. Hơn nữa, hoạt động cấp tín dụng phụ thuộc rất nhiều vào truyền thống, tập quán, thói quen, của người dân. Các nhân tố này nhiều khi gây khó khăn và hạn chế mở rộng hoạt động tín dụng của NHTM. • Sự thay đổi của môi trường tự nhiên: các thiệt hại do thiên tai, như bão lụt, động đất, ... rất khó lường trước và có thể để lại hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng. Hiện nay, sự biến đổi khí hậu đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Tại Việt Nam, do khí hậu diễn biến phức tạp, môi trường tự nhiên được xem là nguyên nhân gây ra RRTD của các ngân hàng. Những biến động lớn liên quan đến thời tiết, khí hậu tác động tới hoạt động sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, môi trường tự nhiên khó dự đoán, thường xảy ra bất ngờ, gây thiệt hại lớn cho con người. Do đó, khi có thiên tai xảy ra, các khách hàng và ngân hàng sẽ có nguy thiệt hại lớn, khiến cho các dự án đầu tư không có nguồn thu… Điều này đồng nghĩa với việc các ngân hàng cho vay cũng phải cùng chia sẻ rủi ro đó với khách hàng. • Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện: Hệ thống pháp luật được xây dựng căn cứ vào nhu cầu của thực tế, tuy nhiên nhiều khi khi lại đi sau và làm chậm phát triển. Bên cạnh đó, sự tách rời và thiếu khoa học của các cơ quan quản lý làm cho hệ thống các quy định chồng chéo, gây cản trở trong quá trình vận dụng. Nếu môi trường pháp lý thiếu tính đồng bộ sẽ tạo ra nhiều khe hở cho kẻ xấu lợi dụng, dẫn đến tình trạng tham ô và chiếm đoạt tài sản… Khi kinh tế xã hội chưa ổn định sẽ khiến cho hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn, đồng thời các NHTM cũng gặp nhiều rủi ro trong việc thu hồi nợ. Với đầu tư nông nghiệp, đối tượng vay chủ yếu là các hộ kinh doanh muốn chú trọng vào sản xuất kinh doanh các mặt hàng nông sản sạch, phục vụ thị trường
  • 32. 21 trong nước và người tiêu dùng. Đôi khi, NHTM khó nắm bắt được tất cả thông tin về chủ đầu tư trong khi cho vay, do đó khiến ngân hàng gặp khó khăn trong việc tìm hiểu mục đích sử dụng tiền vay của các hộ kinh doanh này. Hơn nữa, rủi ro tín dụng sẽ xảy ra trong quá trình thực hiện các dự án xây dựng, đầu tư sản xuất kinh doanh, việc dự toán chi phí và xác định mức sản lượng không chính xác. Nhiều dự án đầu tư nông nghiệp thường vay với một số tiền khá lớn tại ngân hàng, sau đó lại không có khả năng trả nợ hoặc trả nợ quá hạn cho ngân hàng như đã cam kết, hoặc có thể gặp biến động trong quá trình triển khai dự án nên các hộ kinh doanh đã bỏ cuộc và trốn nợ. Điều này gây ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của ngân hàng mà và ảnh hưởng xấu tới hình ảnh của các hộ kinh doanh. 3.1.5. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng Theo các chuyên gia, một số tài sản của ngân hàng, bao gồm các khoản cho vay giảm giá hay không thể thu hồi được là biểu hiện của rủi ro tín dụng. Do vốn chủ sở hữu của ngân hàng so với tổng giá trị tài sản là nhỏ nên một tỷ lệ nhỏ danh mục cho vay có vấn đề sẽ có thể đẩy ngân hàng tới nguy cơ phá sản. Dưới đây là một số chỉ tiêu được sử dụng rộng rãi nhất trong việc đo lường rủi ro tín dụng ngân hàng. Nợ quá hạn là các khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/ hoặc lãi đã quá hạn. Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (Nợ nghi ngờ), nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) được quy định tại điều 6 và điều 7 Quyết định 493/2005. Dự phòng RRTD: đây là tiêu chí đánh giá việc chi trả của ngân hàng khi gặp rủi ro . Mục đích của việc áp dụng dự phòng rủi ro của ngân hàng là để bù đắp những tổn thất đối với các khoản nợ của ngân hàng xảy ra khi khách hàng không có thể chi trả do phá sản, giải thể, chết, mất tích, hoặc khi khoản nợ được xếp vào nhóm 5.
  • 33. 22 Đây là các chỉ tiêu số tuyệt đối, các chỉ tiêu này càng cao thì mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng càng lớn, việc quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng là chưa tốt. Các chỉ tiêu số tương đối rất quan trọng đo lường rủi ro tín dụng được sử dụng để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng. Tỷ số giữa giá trị các khoản nợ quá hạn và/hoặc nợ xấu so với tổng dư nợ . Tỷ lệ các khoản nợ đã cơ cấu lại và/hoặc khoản xoá nợ ròng so với tổng dư nợ. Tỷ số giữa phân bổ dự phòng tổn thất tín dụng hàng năm so với tổng dư nợ hay so với vốn chủ sử hữu. Tỷ số giữa dự phòng tổn thất tín dụng được trích lập so với tổng dư nợ hay với tổng vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ mất vốn = Tổng số vốn mất đã xoá trong kỳ / Dư nợ bình quân trong kỳ. Dư nợ trên tổng tài sản = Tổng dư nợ/Tổng tài sản Dư nợ bình quân trên số lượng cán bộ tín dụng = Tổng dư nợ/Tổng số cán bộ tín dụng bình quân Số lượng khách hàng trên số lượng cán bộ tín dụng = Tổng số khách hàng/Tổng số cán bộ tín dụng bình quân Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng so với tốc độ tăng trưởng kinh tế = Tốc độ tăng trưởng tín dụng/Tốc độ tăng trưởng kinh tế 3.2. Tổng quan các nghiên cứu trước Quản lý rủi ro trong các hoạt động kinh doanh tại các NHTM hiện nay đang là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm dưới các góc độ và mục tiêu nghiên cứu khác nhau. Đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý rủi ro của hoạt động tín dụng tại các NHTM, đã có nhiều công trình nghiên cứu sâu về hoạt động này được đăng lên các tạp chí và một số đề tài nghiên cứu trong những năm gần đây như: Nguyễn Văn Tiến (2017) đã nghiên cứu về Những rủi ro đặc thù trong kinh doanh ngân hàng, các nguyên lý quản trị ngân hàng thương mại, đồng thời đi sâu
  • 34. 23 tìm hiểu công tác quản trị rủi ro trong ngân hàng, đề cập mọi khía cạnh của quản trị rủi ro, bao gồm: Quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng, quản trị rủi ro thanh khoản, quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái, quản trị rủi ro các phương thức thanh toán quốc tế, quản trị vốn chủ sở hữu và rủi ro phá sản,… Trần Thị Ngọc Trâm (2017) đã nghiên cứu về “Quản trị rủi ro của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam” với các nội dung của hoạt động tín dụng tại các NHTM, phân tích thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Nguyễn Thị Sâm (2015) nghiên cứu về "Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam”: Tác giả nghiên cứu những biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá từ Việt Nam sang Liên minh Kinh tế Á – Âu và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động xuất khẩu hàng hoá từ nước ta sang thị trường này trong bối cảnh thực thi của Hiệp định thương mại tự do giữa nước Việt Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu. Nguyễn Lan Khanh (2014) đã nghiên cứu về “Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) thực trạng và giải pháp”. Tác giả đã nghiên cứu tín dụng rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB) từ đó đưa ra các giải pháp giúp đẩy mạnh công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng VIB. Phạm Thị Như Thủy (2016) với đề tài Quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam lại chủ yếu đề cập đến các phương thức thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và Phát triển Việt Nam, những rủi ro gặp phải trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến các phương thức thanh toán quốc tế. Từ đó tác giả đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro cho các phương thức thanh toán quốc tế tại ngân hàng.
  • 35. 24 3.3. Xác định phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu - Thu thập số liệu thứ cấp: tài liệu thu thập từ những số liệu thống kê dựa trên các báo cáo thường niên của phòng Kế hoạch Kinh doanh và phòng giao dịch thuộc NHNN&PTNT Vị Thanh. Ngoài ra, thu thập nguồn tài liệu, số liệu đã được công bố qua sách báo, tạp chí, trên các website, các công trình nghiên cứu, và các báo cáo khoa học. - Thu thập số liệu sơ cấp: Thu thập thông tin qua việc tham vấn một số lãnh đạo ngân hàng, lãnh đạo các phòng ban giao dịch, các nhân viên bộ phận tín dụng, các nhân viên ở các phòng ban chức năng. Các thông tin về tình hình tín dụng, những vấn đề rủi ro tín dụng, những biểu hiện thông tin bất cân xứng trong rủi ro tín dụng ngân hàng và nhiều thông tin khác theo những nội dung nghiên cứu đã được xác định để đánh giá và đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhất trong quá trình quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. 3.3.2. Phương pháp tính toán số liệu Tính toán, tổng hợp, so sánh, phân tích sự biến động của số liệu thống kê theo thời gian: sàng lọc số liệu thu thập được theo yêu cầu nghiên cứu của đề tài sau đó tiến hành tính toán, vẽ đồ thị và phân tích số liệu trên nền của phần mềm Excel. 3.3.3. Phương pháp phân tích - Thống kê mô tả: nhằm mô tả các đặc tính cơ bản của dữ liệu, tài liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu nhằm mục đích phân tích, đánh giá kết quả hoạt động tín dụng, năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. - Phương pháp so sánh: trên cơ sở so sánh để tiến hành phân tích qua các thời điểm, thời kỳ khác nhau liên quan đến huy động vốn; sử dụng vốn nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn; so sánh giữa các hình thức tín dụng, các nhóm nợ, so sánh nợ xấu và nợ quá hạn; so sánh dư nợ cho vay giữa các đối tượng vay… để thấy sự biến động của chúng theo thời gian từ đó nhận diện được rủi ro, chỉ ra nguyên nhân của chúng và đưa ra cách khắc phục.
  • 36. 25 Tóm tắt chương 3 Luận văn đã trình bày những lý luận tổng quan và phương pháp nghiên cứu về rủi ro tín dụng, bao gồm tổng quan lý thuyết về rủi ro tín dụng, khái niệm rủi ro tín dụng ngân hàng; đặc trưng của rủi ro tín dụng; các loại hình rủi ro tín dụng ngân hàng; Quan điểm về rủi ro tín dụng ngân hàng và rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Qua đó, tác giả cũng xác định các phương pháp nghiên cứu của đề tài, bao gồm: phương pháp thu nhập số liệu, tính toán số liệu và phương pháp phân tích.
  • 37. 26 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG ĐẦU TƯ NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG 4.1. Thực trạng rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang 4.1.1. Tình hình cung cấp tín dụng cho đầu tư nông nghiệp tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang Hoạt động cho vay đối đầu tư nông nghiệp là một trong những hoạt động chính, mang lại doanh thu đáng kể cho hầu hết các Ngân hàng tại Việt Nam. Nhất là với xu hướng dòng vốn FDI chảy vào bất động sản như hiện nay. Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang cũng không ngoại lệ. Từ năm 2017- 2018, dư nợ tín dụng của Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang bình quân một năm tăng khoảng 19%. Ngân hàng luôn đặc biệt quan tâm đến chất lượng tín dụng; dư nợ cho vay luôn tăng trưởng ở mức độ vừa phải, nợ quá hạn và nợ xấu luôn trong mức cho phép của ngân hàng nhà nước, và luôn có tỷ lệ tốt so với các ngân hàng thương mại khác trong cả nước. Theo báo cáo tình hình hoạt động tín dụng cho đầu tư nông nghiệp tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang (2018), từ 2017-2018, hoạt động tín dụng cho đầu tư nông nghiệp rất tốt trong giai đoạn này. Riêng năm 2018, dư nợ của Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang chiếm 31,10 tỷ đồng, đạt khoảng 200,15% kế hoạch. So với năm 2017, tỷ lệ dư nợ tín dụng năm 2018, tăng 92,35%. Do tín dụng tăng trưởng mạnh nên tỷ lệ nợ quá hạn của Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang trong năm 2018 cũng tăng , nhưng tăng với mức không đáng kể khoảng 82,12%, Năm 2018, tỷ lệ dư nợ của Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang trong những tháng đầu năm 2018 tăng trưởng tương đối tốt. Tuy nhiên, do tình hình khủng hoảng về tài chính, tiền tệ vào cuối năm, ngân hàng thắt chặt chính sách tín
  • 38. 27 dụng cho đầu tư nông nghiệp, do đó dư nợ đến cuối năm 2018 bị hạn chế. Đồng thời, xu hướng này tiếp tục ảnh hưởng sang năm 2019. Dư nợ của Agribank – Chi nhánh Vị Thanh tăng từ 31,10 tỷ đồng tới 32,132 tỷ đồng. Do vậy, tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh Vị Thanh vẫn ở mức trên 2,4%. Bên cạnh đó, dư nợ cho vay của Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang chú trọng đến việc cho vay bằng VND, chiếm tỷ lệ 75%, tỷ lệ dư nợ cho vay bằng vàng và ngoại tệ chiếm 25%, dưới đây là bảng dư nợ theo đơn vị tiền tệ của ngân hàng trong thời gian qua. Bảng 4.1: Cơ cấu dư nợ theo đơn vị tiền tệ cho đầu tư nông nghiệp tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang năm 2013-2018 Đơn vị: Triệu đồng TT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018 1 Cho vay bằng VND 12, 34 13,01 14,02 15,21 16,01 17,02 2 Cho vay bằng ngoại vàng, ngoại tệ 11,20 12,36 12,91 13,28 14,72 15,12 3 Tổng 23,54 25,37 26,93 28,49 30,73 32,14 (Nguồn: Báo cáo kiểm toán năm 2013 - 2018 của Agribank- Chi nhánh Vị Thanh) Về cơ cấu dư nợ theo thời gian, Agribank- Chi nhánh Vị Thanh chú trọng đến việc cho vay ngắn hạn. Do đó, dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao, khoảng 70%. Trong những năm gần đây, so với tổng cơ cấu dư nợ của ngân hàng, dư nợ của Chi nhánh Vị Thanh có xu hướng tăng về tỷ trọng của nợ trung hạn và dài hạn. Năm 2016, dư nợ trung hạn và dài hạn của Agribank vào năm 2016 chiếm khoảng 42%, năm 2017 là 45%, và năm 2018 chiếm khoảng 41%.
  • 39. 28 4.1.2. Thực trạng rủi ro tín dụng rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang 4.1.1.1. Tình hình nợ quá hạn Năm 2017, Agribank Hậu Giang cùng với Đoàn công tác của Ban kinh tế - Ngân sách Hội đồng Nhân dân tỉnh Hậu Giang đã thực hiện nghị quyết HĐND về Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vậy nuôi trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2017 - 2018 và định hướng đến năm 2020, gọi tắt là Đề án 1000. Theo đó, Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang là ngân hàng duy nhất giải ngân cho đề án này, được hơn 1500 khách hàng vay vốn thuộc đề án với dư nợ hơn 1.126 tỷ đồng. Tình hình nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ trong các dự án nông nghiệp của ngân hàng được thể hiện qua bảng 4.1 dưới đây. Bảng 4.2. Tình hình nợ quá hạn đối với đầu tư nông nghiệp tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Tốc độ phát triển (%) Giá trị (tr.đồng) % Giá trị (tr.đồng) % Giá trị (tr.đồng) % 2017/2016 2018/2017 BQ 1. Tổng dư nợ (tổng vốn đã sử dụng) 922.493 1.092.008 1.126.243 218.38 103,14 121,05 2. Nợ quá hạn 17.676 100 50.129 100 73.100 100 283,60 145,82 205,41 * Nợ quá hạn dưới 180 ngày (NQH bình Thường) 15.126 85,6 39.352 78,5 60.140 82,3 271,09 160,13 199,40 * Nợ quá hạn từ 180 – 360 ngày (NQH có vấn đề) 2.377 13,4 10.102 20,2 11.753 16,1 424,99 116,34 222,36 * Nợ quá hạn từ trên 360 ngày (NQH khó đòi) 173 1,0 675 1,3 1.207 1,6 390,17 178,81 264,14 3. Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ 157.251 21.003 998 4. Tỷ lệ nợ quá 1,92 4,59 6,49
  • 40. 29 hạn/Tổng dư nợ (%) (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh – Ngân hàng NN&PTNT Vị Thanh năm 2018) Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ đối với đầu tư nông nghiệp của Ngân hàng có xu hướng tăng nhanh qua các năm. Tại thời điểm cuối năm 2016, tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ là 1,92%, năm 2017 tăng lên là 4,59%, 6,49% là con số của năm 2018. Nếu so sánh tỷ lệ nợ quá hạn dưới 5% trong tổng dư nợ mà Ban giám sát hoạt động ngân hàng khuyến cáo thì tỷ lệ quá hạn của Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang hiện tại đang nằm ngoài mức an toàn cho phép theo chuẩn mực quốc tế. Nếu so với các ngân hàng thương mại khác có cùng quy mô và hoạt động tương đương thì tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của ngân hàng hiện nay là khá cao và đang nằm trong tình trạng báo động về tình trạng rủi ro tín dụng. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ đối với đầu tư nông nghiệp tại chi nhánh tăng nhanh qua các năm là do dư nợ tín dụng tăng nhanh dẫn đến nợ tín dụng tăng lên tương ứng, tuy nhiên tốc độ tốc độ phát triển của nợ quá hạn bình quân 3 năm là 205,41% tăng nhanh hơn tốc độ tăng tổng dư nợ cho vay là 121,05% với tổng dư nợ năm 2016 là 17,7 tỷ đồng, tăng lên 50,1 tỷ đồng vào năm 2017 và 2018 là con số 73,1 tỷ đồng. Chiếm một tỷ lệ lớn trong nợ quá hạn của Ngân hàng là nợ quá hạn bình thường (< 180 ngày) chiếm 85,57% năm 2016, năm 2017 là 78,50% và 82,27% vào năm 2018, còn lại là tỷ trọng của nợ quá hạn có vấn đề và nợ quá hạn khó đòi, hai loại nợ quá hạn này vẫn tồn tại ở con số cao và lại có xu hướng tăng năm sau cao hơn năm trước, với tốc độ phát triển bình quân lần lượt tương ứng là 271,09% và 160,13%. Điều này cho thấy công tác kiểm soát nợ của Ngân hàng chưa hiệu quả. 4.1.1.2. Tình hình nợ xấu Nợ xấu luôn là vấn đề phức tạp nhất đối với các ngân hàng. Xu hướng giữ tỷ lệ nợ xấu thấp và giảm dần nợ xấu là một cố gắng lớn của Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang trong việc nâng cao chất lượng tín dụng và ngăn ngừa nợ xấu, hạn chế rủi ro tín dụng. Tình hình nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu đối với đầu tư nông
  • 41. 30 nghiệp của Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang được thể hiện qua bảng 4.3. Bảng 4.3. Tình hình phân loại nợ, nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu trong đầu tư nông nghiệp của Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang
  • 42. 31 Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Tốc độ phát triển (%) Giá trị (tr. Đồng) % Giá trị (tr. Đồng) % Giá trị (tr. Đồng) % 17/16 18/17 BQ 1. Phân loại nợ (Tổng dư nợ) 922.493 100 1.092.008 100 1.126.243 100 118,38 103,14 110,49 + Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) 737.173 79,9 1.014.915 92,9 745.120 66,2 137.68 73,42 100,54 + Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) 169.533 18,4 27.698 2,5 309.090 27,4 16,34 1.115,93 135,03 + Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) 4.844 0,5 18.710 1,7 16.877 1,5 386,25 90,20 186,66 + Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) 377 0,0 8.560 0,8 33.133 2,9 2.270,56 387,07 937,48 + Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) 10.566 1,1 22.125 2,1 22.023 2,0 209,40 99,54 144,37 2. Nhóm nợ xấu(Nhóm 3 + 4 + 5) 15.787 49.395 72.033 321,33 151,18 225,43 * Theo thành phần kinh tế 15.787 100 49.395 100 72.033 100 321,33 151,18 213,61 + Doanh nghiệp nhà nước 6.110 38,7 20.814 42,1 23.118 32,1 340,65 111,07 102,24 + Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 7.912 50,1 24.155 48,9 43.001 59,7 305,30 178,02 241,02 +Hộ sản xuất 1.323 8,4 3.910 7,9 4.903 6,8 295,54 125,40 184,21 + Các đối tượng khác 442 2,8 516 1,1 1.011 1,4 116,74 195,93 131,24 * Theo thời hạn cho vay 15.787 100 49.395 100 72.033 100 321,33 151,18 213,61 + Ngắn hạn 3.897 24,7 9.751 19,8 11.202 15,5 250,22 114,88 169,54 + Trung hạn 5.911 37,4 15.770 31,9 28.655 39,8 266,79 181,71 232,16 + Dài hạn 5.979 37,9 23.874 48,3 32.176 44,7 399,30 134,77 245,04 3. Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 1,71 4,52 6,40 (Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh – Ngân hàng NN&PTNT Vị Thanh năm 2018)
  • 43. 32 Theo bảng 4.3, tổng nợ xấu của Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang với các khoản đầu tư nông nghiệp trong 2 năm, năm 2017 là 12,076 tỷ đồng và năm 2018 là 15,787 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ với con số hết sức khả quan năm 2017 là 1,44% và con số trong năm 2018 là 1,71%. Mặc dù tỷ lệ đó thấp nhưng lại có xu hướng gia tăng nhanh vào các năm sau. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ năm 2018 tăng lên là 4,52% với tổng nợ xấu là 49,395 tỷ đồng, với tốc độ tăng so với năm 2017 là 321,33%. Sang năm 2018, tỷ lệ nợ xấu đã lên đến con số 6,4% với tổng nợ xấu là 72,033 tỷ đồng so với năm 2017 tăng lên 45,83%, với tốc độ tăng bình quân là 225,43%. Nợ xấu tập trung cao nhất vào các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 59,7%, tiếp đến khối các doanh nghiệp nhà nước chiếm 32,1%, hộ sản xuất chỉ chiếm có 6,8%, còn lại tỷ lệ không đáng kể 1,4% thuộc các đối tượng khác trong năm 2018. Tốc độ tăng nợ xấu bình quân qua các năm cao nhất vẫn là doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 241,02%, sau đó là 102,24%, 184,21%, 131,24% tương ứng của khối các doanh nghiệp nhà nước, hộ sản xuất, các đối tượng khác. Qua các năm, nợ xấu của các khoản vay dài hạn chiếm tỷ trọng cao nhất 44,7% năm 2018, năm 2017, 2016, 2015 tương ứng là 48,3%, 37,9%, 40,7% trong tổng nợ xấu và có tốc độ tăng nợ xấu bình quân lớn nhất 245,04%. Trong khi đó, nợ xấu của các khoản vay ngắn hạn và trung hạn cũng có xu hướng tăng năm sau cao hơn năm trước với tốc độ tăng nợ xấu bình quân của các món vay trung hạn là 232,16% và 169,54% là của khoản vay ngắn hạn. 4.1.1.3. Công tác trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng * Công tác trích lập dự phòng Bảng 4.4. Tình hình trích lập dự phòng (đơn vị tính: triệu đồng) Năm Tổng dự phòng phải trích Dự phòng cụ thể Dự phòng chung Lợi nhuận sau trích lập 2016 46,460 6,350 40,210 102,764
  • 44. 33 2017 49,629 14,343 35,286 104,859 2018 135,814 107,213 28,601 47,000 (Nguồn: báo cáo phân loại nợ và trích lập dự phòng tại NHNN&PTNT Vị Thanh) Quỹ dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng của chi nhánh tăng nhanh theo từng năm và tương ứng với mức độ rủi ro gia tăng của các khoản nợ. Năm 2018, số dự phòng rủi ro phải trích là 135,8 tỷ đồng, lớn nhất từ trước đến nay. Mặc dù lợi nhuận hoạt động những năm qua tương đối ổn định và có sự tăng trương nhẹ nhưng lợi nhuận thực tế sau khi trích lập dự phòng lại giảm đáng kể do số tiền trích lập dự phòng được hạch toán vào chi phí. Đối với các khoản nợ đã được xử lý bằng DPRR, chi nhánh xác định rõ việc sử dụng DPRR để xử lý các khoản nợ xấu là giải pháp để lành mạnh hóa tình hình tài chính, còn ngân hàng vẫn phải có trách nhiệm kiên trì thu hồi nợ để giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất. Do vậy chi nhánh đã thực hiện các biện pháp đồng bộ để thu hồi nợ. Đến năm 2018, số thu hồi nợ của chi nhánh đứng cao nhất toàn hệ thống NN&PTNT với tỷ lệ thu hồi là 88,33%, cụ thể như sau: Bảng 4.5. Tình hình thu hồi nợ xấu sau xử lý bằng DPRR của Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang (Đơn vị tính: triệu đồng) Rủi ro ngân hàng được xử lý 51.807 Thu nợ lũy kế đến 30/6/2018 45.760 Rủi ro ngân hàng được xử lý băng DP còn đến 31/12/2018 6.047 Tỷ lệ thu hồi nợ 88,33% (Nguồn: NHNN&PTNT Vị Thanh) 4.1.2. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang 4.1.2.1. Kiểm tra năng lực tài chính của khách hàng vay Nhằm kiểm tra, đánh giá tình hình tài chính của khách hàng, trong năm 2016 - 2017 Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang căn cứ vào thông tin kế toán,
  • 45. 34 nó được tổng hợp dự trên 4 loại báo cáo chính, bao gồm: bảng cân đối kế toán; báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh; báo cáo lưu chuyển tiền tệ; thuyết minh tài chính, từ đó thẩm định nguồn vốn chủ sở hữu; nợ phải trả, nợ phải thu; hàng tồn kho; khả năng thanh toán; doanh thu; và kết quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, đến năm 2018, chi nhánh đã kiểm tra năng lực tài chính của khách hàng thông qua hình thức đến tận nơi hoạt động của doanh nghiệp nhằm xem xét cơ sở vật chất, các trang thiết bị, khoản đầu tư… có đúng với các thông tin mà khách hàng cung cấp hay không. Đồng thời, các cán bộ cũng thăm do các ý kiến từ công nhân hay khách hàng lâu năm của doanh nghiệp nhằm có được những thông tin xác thực…. Nhìn chung, việc thực hiện thu thập thông tin khách hàng của Agribank trong giai đoạn 2016 - 2018 đã được thực hiện một cách nghiêm túc hơn, năm 2018 chi nhánh cũng đã kiểm tra thực tế tại các doanh nghiệp. 4.1.2.2. Thực hiện chấm điểm tín dụng và phân loại khách hàng Hệ thống chấm điểm tín dụng của Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang áp dụng phương án chấm điểm những nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính đối với mỗi khách hàng; đồng thời kết hợp phương pháp chuyên gia, thống kê nhằm xếp hạng khách hàng. Trong từng nhóm chi tiêu tài chính hay phi tài chính bao gồm các chỉ tiêu nhỏ; thanh điểm và trọng số của từng chỉ tiêu sẽ khác nhau với từng loại khách hàng hoặc ngành kinh tế.  Phân loại khách hàng Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang xây dựng 3 hệ thống chấm điểm khác nhau cho 3 loại khách hàng chủ yếu là: - Tổ chức TD - Tổ chức KT - Cá nhân. Quy định chấm điểm Mỗi chỉ tiêu tài chính hay phi tài chính có 5 mức điểm là 20-40-60-80, do dó, với mỗi chỉ tiêu điểm của khách hàng là 1 trong 5 mốc điểm vừa đề cập. Căn cứ
  • 46. 35 vào số khách hàng thực tế nằm trong khoảng giá trị chuẩn nào trong số những khoảng giá trị chuẩn đã được xác định. Dựa vào vào tổng số điểm đạt được khách hàng sẽ được phân loại vào một trong các mức sau : STT Mức xếp hạng Ý nghĩa 1 AAA Rất tốt: đạt hiệu quả kinh doanh cao, có khả năng tài chính tốt đáp ứng tốt các nghĩa vụ trả nợ. Cho vay khách hàng này ngân hàng có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn. 2 AA Rất tốt: kinh doanh hiệu quả cao, tăng trưởng vững chắc, tiềm năng tài chính tốt đảm bảo các nghĩa vụ tài chính đã cam kết. Cho vay khách hàng này khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn. 3 A Rất tốt: kinh doanh hiệu quả cao và luôn tăng trưởng, khả năng tài chính ổn định, trả nợ đảm bảo. Cho vay khách hàng này ngân hàng có thể thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn. 4 BBB Tương đối tốt: hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tuy nhiên nhạy cảm với sự thay đổi về điều kiện ngoại cảnh. Khả năng tài chính ổn định. Cho vay khách hàng này có thể thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi, tuy nhiên có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ. 5 BB Bình thường: hoạt động kinh doanh của khách có hiệu quả, tuy nhiên hiệu quả thấp và rất nhạy cảm với sự thay đổi về điều kiện ngoại cảnh. Khách hàng này có khó khăn về tài chính và khả năng quản lý. Vì thế, cho vay khách hàng này có thể thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi, tuy nhiên có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ.
  • 47. 36 6 B Cần chú ý, hoạt động kinh doanh của họ hầu như không hiệu quả, khả năng tài chính suy giảm, việc quản lý còn nhiều bất cập. Vì vậy, dư nợ của họ thể thiệt hại một phần nợ gốc và lãi. 7 CCC Yếu: có hoạt động kinh doanh cầm chừng, năng lực quản trị không tốt, tài chính mất cân đối và chịu ảnh hướng lớn nếu thay đổi về môi trường kinh doanh. Do đó, dư nợ của các khách hàng này có thể tổn thất một phần nợ gốc và lãi. 8 CC Yếu kém, hoạt động kinh doanh cầm chừng, không thực hiện đúng các cam kết trả nợ. Dư nợ các khách hàng này có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi. 9 C Rất yếu, hoạt động kinh doanh thua lỗ và có rất ít khả năng phục hồi. Dư nợ của các khách hàng này có khả năng tổn thất rất cao. 10 D Đặc biệt yếu kém, có hoạt động kinh doanh thua lỗ và không thể phục hồi. Dư nợ của các khách hàng này không còn khả năng thu hồi vốn, mất vốn.  Xếp loại tín dụng (Nguồn : Tác giả tự tổng hợp) Nhằm bảo đảm cho hệ thống xếp loại tín dụng có tính chất thực tế cao, kết quả xếp loại thể hiện chính xác mức độ rủi ro đối với mỗi khách hàng. Hệ thống xếp loại tín dụng nội bộ được Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang kiểm tra, chỉnh sửa dựa trên định kỳ 1 lần/ năm và được các bộ phận dưới đây thực hiện: - Bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ. - Công ty kiểm toán độc lập. - Bộ phận rà soát độc lập. Trong đó, bộ phận rà soát độc lập có nhiệm vụ kiểm soát, kiểm tra và đánh giá các kết quả xếp loại trên phạm vi toàn bộ Ngân hàng nhằm phát hiện và đề xuất, bổ sung, chỉnh sửa kịp thời các điểm không phù hợp với hệ thống xếp hạng; đảm
  • 48. 37 bảo sự chính xác và khách quan của hệ thống. Dưới đây là các thủ tục kiểm tra và đánh giá: - Phân tích và đánh giá toàn bộ danh mục tín dụng nhằm đưa ra những nhận định liên quan đến các vấn đề không hợp lý của kết quả xếp hạng. Các phân tích này căn cứ vào những thông tin tổng hợp của toàn ngân hàng và các thông tin phân tích về sự kiện kinh tế. - Thường xuyên kiểm soát, kiểm tra dựa trên cơ sở có chọn mẫu khách quan để đánh giá đo lường chất lượng xếp hạng. - Là đầu mối tiếp nhận các thông tin phản hồi liên quan đến hệ thống từ những bộ phận sử dụng, bộ phận kiểm tra kiểm toán nội bộ và từ Công ty kiểm toán độc lập. - Phân tích và đánh giá những thông tin phản hồi liên quan đến hệ thống, đề xuất lên Ban lãnh đạo các thay đổi liên quan đến Hệ thống xếp hạng. 4.1.2.3. Bảo đảm tiền vay Nhằm hướng dẫn cho các TCTD khi thực hiện các biện pháp ĐBTV thì các cơ quan chức năng đã ban hành nhiều văn bản về vấn đề nay. Điều đó đã góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của các bên, tạo điều kiện cho thị trường tài chính phát triển lành mạnh. * Thế chấp Thế chấp là một trong những biện pháp bảo đảm tín dụng đang được các ngân hàng áp dụng phổ biến, Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang cũng nằm trong số đó. Bảng 4.6: Thế chấp đối với đầu tư nông nghiệp tại Agribank Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang Đơn vị: Tỷ đồng 2018 2017 2016 Cho vay thế chấp 757 1.047 1.311 Thế chấp bằng nhà ở và quyền sử dụng đất 674 897 1.068