SlideShare a Scribd company logo
1 of 89
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
LÂM PHƯỚC TOÀN
HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
TOÀN BỘ TẠI BỆNH VIỆN CÔNG LẬP: TRƯỜNG HỢP
BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐỒNG THÁP
Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
LÂM PHƯỚC TOÀN
HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
TOÀN BỘ TẠI BỆNH VIỆN CÔNG LẬP: TRƯỜNG HỢP
BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐỒNG THÁP
Chuyên ngành: Tài chính công
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS TS. VŨ THỊ MINH HẰNG
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đề tài “Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ tại Bệnh
viện công lập: Trường hợp Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp” là bài
nghiên cứu của chính tôi dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Vũ Thị Minh Hằng.
Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Ngày 10 tháng 07 năm 2019
Tác giả
Lâm Phước Toàn
MỤC LỤC
TRANG BÌA
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
TÓM TẮT
ABSTRACT
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................. 1
1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu......................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................3
1.2.1. Mục tiêu chung..................................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................................3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................4
1.5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................4
1.6. Bố cục của luận văn .............................................................................................4
Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH VÀ KHUNG
PHÂN TÍCH CỦA ĐỀ TÀI..................................................................................... 6
2.1. Cơ sở lý thuyết về tự chủ tài chính tại bệnh viện công ........................................6
2.1.1. Bệnh viện công..................................................................................................6
2.1.2. Cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện công.......................................................7
2.1.3. Nội dung cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện công........................................9
2.1.4. Điều kiện để bệnh viện công thực hiện tự chủ tài chính toàn bộ ....................11
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tự chủ tài chính tại bệnh viện công .........................12
2.2.1. Yếu tố bên ngoài .............................................................................................12
2.2.2. Yếu tố bên trong..............................................................................................14
2.3. Các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài ....................................................16
2.3.1. Các nghiên cứu của nước ngoài ......................................................................16
2.3.2. Các nghiên cứu của Việt Nam.........................................................................17
2.4. Khung phân tích của đề tài.................................................................................19
2.4.1. Khung pháp lý về tự chủ tài chính bệnh viện công ở Việt Nam.....................19
2.4.2. Khung phân tích ..............................................................................................20
2.4.3. Các chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động của bệnh viện công trong cơ chế tự
chủ tài chính ..............................................................................................................20
2.4.4. Phương pháp nghiên cứu định tính .................................................................21
2.4.5. Phương pháp thu thập dữ liệu .........................................................................22
2.4.6. Phương pháp phân tích dữ liệu........................................................................23
Tóm tắt Chương 2 .....................................................................................................23
Chương 3. THỰC TRẠNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TOÀN BỘ TẠI BỆNH
VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐỒNG THÁP........................................................ 25
3.1. Tổng quan về Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp.......................................25
3.1.1. Quá trình thành lập..........................................................................................25
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ ......................................................................................25
3.1.3. Cơ cấu tổ chức.................................................................................................26
3.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ.............27
3.2. Thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ tại Bệnh viện Y học cổ
truyền Đồng Tháp......................................................................................................29
3.2.1. Hoạt động khám chữa, bệnh............................................................................29
3.2.2. Các khoản thu của Bệnh viện giai đoạn 2015 - 2018......................................31
3.2.3. Các khoản chi của Bệnh viện giai đoạn 2015 - 2018......................................33
3.2.4. Kết quả thực hiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ tại Bệnh viện Y học cổ
truyền Đồng Tháp......................................................................................................43
3.2.5. Thay đổi kết quả hoạt động của Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng tháp trước
và sau khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ ................................................50
3.2.6. Đánh giá khả năng tự chủ đối với chi đầu tư của Bệnh viện Y học cổ truyền
Đồng Tháp.................................................................................................................51
3.3. Đánh giá chung về thực hiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ tại Bệnh viện Y
học cổ truyền Đồng Tháp giai đoạn 2015 - 2018......................................................54
3.3.1. Về kết quả đạt được.........................................................................................54
3.3.2. Hạn chế............................................................................................................54
3.3.3. Nguyên nhân hạn chế......................................................................................55
Tóm tắt chương 3 ......................................................................................................56
Chương 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH .......................... 57
4.1. Kết luận ..............................................................................................................57
4.2. Khuyến nghị chính sách.....................................................................................58
4.2.1. Tăng cường khai thác các khoản thu của bệnh viện .......................................58
4.2.2. Quản lý các khoản chi của bệnh viện..............................................................59
4.2.3. Quản lý cơ sở vật chất và tài sản của bệnh viện..............................................61
4.2.4. Quản lý nguồn nhân lực của bệnh viện...........................................................62
4.2.5. Hoàn thiện văn bản hướng dẫn thực hiện tự chủ tài chính toàn bộ đối với bệnh
viện công ...................................................................................................................64
4.2.6. Hoàn thiện chính sách giá dịch vụ ..................................................................65
4.2.7. Huy động nguồn tài chính bên ngoài cho chi đầu tư.......................................65
4.3. Kết luận ..............................................................................................................66
4.4. Hạn chế của đề tài ..............................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT CBNV BỆNH VIỆN
PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KHÁM, CHỮA
BỆNH TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐỒNG THÁP
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
CBNV Cán bộ nhân viên
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
NSNN Ngân sách nhà nước
SNYT Sự nghiệp y tế
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
UBND Ủy ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Tình hình nguồn nhân lực của bệnh viện giai đoạn 2015 - 2018 .............27
Bảng 3.2: Tình hình khám chữa bệnh tại bệnh viện giai đoạn 2015 - 2018 .............29
Bảng 3.3: Tình hình nguồn thu của Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp giai đoạn
2015 – 2018...............................................................................................................32
Bảng 3.4: Tiền lương của người lao động.................................................................34
Bảng 3.5: Các khoản chi cho đóng góp.....................................................................34
Bảng 3.6: Chi nghiệp vụ chuyên môn.......................................................................35
Bảng 3.7: Thanh toán dịch vụ công cộng..................................................................37
Bảng 3.8: Chi phí hành chính tổng hợp ....................................................................38
Bảng 3.9: Trích lập các nguồn quỹ của bệnh viện....................................................40
Bảng 3.10: Thu nhập của CBNV Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp ...............42
Bảng 3.11: Chỉ tiêu phản ánh khả năng tự chủ tài chính giai đoạn 2015 - 2018 ......43
Bảng 3.12: Mức độ phù hợp của cơ chế tự chủ tại bệnh viện...................................45
Bảng 3.13: Đánh giá tình hình nguồn nhân lực tại bệnh viện...................................46
Bảng 3.14: Đánh giá sự thay đổi trước và sau khi thực hiện cơ chế tự chủ..............47
Bảng 3.15: Đánh giá của bệnh nhân và thân nhân người bệnh.................................49
Bảng 3.16: Thay đổi kết quả hoạt động của Bệnh viện trước và sau khi thực hiện cơ
chế tự chủ tài chính toàn bộ.......................................................................................50
Bảng 3.17: Khả năng tự chủ chi đầu tư của Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp
đến 2020 ....................................................................................................................53
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Khung phân tích........................................................................................20
Hình 3.1: Tỷ lệ chuyển viện......................................................................................30
Hình 3.2: Tỷ lệ tử vong .............................................................................................31
Hình 3.3: Thu giá dịch vụ giai đoạn 2015 - 2018 .....................................................31
Hình 3.4: Chi phí khác của Bệnh viện giai đoạn 2015 - 2018 ..................................38
Hình 3.5: Phân bổ mẫu khảo sát theo chức danh công việc......................................44
Hình 3.6: Thái độ phục vụ của bác sĩ, y tá................................................................48
Hình 3.7: Thời điểm để bệnh viện tự chủ toàn bộ chi đầu tư....................................51
Hình 3.8: Điều kiện để Bệnh viện tự chủ chi đầu tư.................................................52
TÓM TẮT
Tên đề tài: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ tại Bệnh viện công lập:
Trường hợp Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp.
Lý do chọn đề tài: Nghiên cứu và hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ
tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp sẽ giúp cho các ngành, các cấp và các
bệnh viện công tại tỉnh Đồng Tháp có thêm kinh nghiệm thực tiễn cho việc thực
hiện lộ trình tự chủ tài chính đã đặt ra.
Vấn đề: Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ tại Bệnh viện Y học cổ
truyền Đồng Tháp thời gian qua đạt được những kết quả gì? Những khó khăn,
vướng mắc khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ tại Bệnh viện Y học cổ
truyền Đồng Tháp là gì? Và nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc đó?
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so
sánh, phương pháp khảo sát.
Kết quả nghiên cứu: Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp thực hiện cơ chế
tự chủ tài chính rất tốt, mang lại nhiều lợi ích lớn của bệnh viện và đội ngũ cán bộ
nhân viên của Bệnh viện và người dân. Tuy nhiên, Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng
Tháp mới tự chủ toàn bộ đối với khoản chi thường xuyên, chưa có tích lũy để thực
hiện chi đầu tư. Điều kiện tiền đề để Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp tự đảm
bảo chi đầu tư mà không dựa NSNN là: (1) Áp dụng viện phí theo nguyên tắc tính
đúng, tỉnh đủ chi phí, có tích lũy; (2) Hợp tác công tư; (3) Vay vốn ngân hàng
Kết luận và khuyến nghị: Đề tài đề xuất các khuyến nghị chính sách gồm:
Hoàn thiện chính sách viện phí; Hoàn thiện văn bản hướng dẫn thực hiện tự chủ tài
chính toàn bộ đối với bệnh viện công; Tăng cường khai thác các khoản thu của bệnh
viện; Quản lý cơ sở vật chất và tài sản của bệnh viện; Quản lý các khoản chi của
bệnh viện; Quản lý nguồn nhân lực của bệnh viện; Huy động nguồn tài chính bên
ngoài cho chi đầu tư.
Từ khóa: Tự chủ tài chính một phần, Bệnh viện Y học Cổ truyền Đồng Tháp.
Keywords: Partial financial autonomy, Dong Thap traditional medicine Hospital
ABSTRACT
Title: Completing the overall financial autonomy mechanism at Public
Hospital: The case of Dong Thap Traditional Medicine Hospital.
Reason for writing: Researching and perfecting the overall financial
autonomy mechanism at Dong Thap Traditional Medicine Hospital will help
industries, levels and public hospitals in Dong Thap province has more practical
experience for implementing the financial autonomy roadmap.
Problem: What are the results achieved in implementing the overall financial
autonomy mechanism at Dong Thap Traditional Medicine Hospital over the past
time? What are the difficulties and obstacles when implementing the entire financial
autonomy mechanism at Dong Thap Traditional Medicine Hospital? And the cause
of these difficulties and obstacles?
Methods: Descriptive statistical, comparison methods, survey methods.
Results: Dong Thap Traditional Medicine Hospital implements a very good
financial autonomy mechanism, bringing great benefits to hospitals and staff of the
Hospital and the people. However, Dong Thap Traditional Medicine Hospital is
fully self - sufficient for regular expenditures, not yet accumulated to implement
investment expenditures. The prerequisite condition for Dong Thap Traditional
Medicine Hospital to ensure its investment without the state budget is: (1) Applying
hospital fees on the principle of proper calculation, sufficient cost, and
accumulation; (2) Public-private cooperation; (3) Bank loans.
Conclusions and implications: The thesis proposes policy recommendations
including: Completing the hospital fee policy; Completing documents guiding
overall financial autonomy for public hospitals; Strengthening the exploitation of
hospital revenues; Managing hospital facilities and assets; Managing hospital
expenditures; Managing human resources of hospitals; Mobilizing external finance
for investment expenditures.
.
1
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Sự gia tăng chi phí chăm sóc sức khỏe là thách thức mà nhiều quốc gia phải
đối mặt. Nhiều thay đổi đã được thực hiện trong lĩnh vực y tế ở nhiều quốc gia khác
nhau trên thế giới nhằm mục đích tổ chức lại các đơn vị cung cấp dịch vụ y tế để
cung cấp dịch vụ chăm sóc tốt hơn và chất lượng cao hơn (Thanasas, 2013). Việc
kiểm soát chi phí và hiệu quả của lĩnh vực y tế bắt nguồn từ Hoa Kỳ (McKinlay và
Arches, 1985) sau đó trở thành xu hướng phổ biến trong hệ thống bệnh viện công ở
các nước đã phát triển cũng như đang phát triển (Hsihui và cộng sự 2004).
Chính phủ Việt Nam xem việc trao quyền tự chủ cho các bệnh viện công là
một chính sách quan trọng. Bệnh viện công được trao quyền tự chủ về tài chính,
được huy động vốn, liên doanh liên kết, huy động thêm nguồn vốn từ xã hội; Được
chủ động sử dụng nguồn ngân sách chi thường xuyên và các nguồn thu để thực hiện
nhiệm vụ chuyên môn, làm tăng tính hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính. Nếu
bệnh viện hoạt động tốt, nguồn thu tăng thêm, chi phí tiết kiệm, có chênh lệch thu
chi thì được sử dụng một phắn để tăng thêm thu nhập cho đội ngũ cán bộ quản lý,
bác sĩ, nhân viên y tế. Điều này sẽ khuyến khích họ làm việc hiệu quả hơn, nâng cao
chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân (Bộ Y tế, 2011).
Theo Ngân hàng Thế giới (2011), “Kể từ năm 2002, khi thực hiện chính sách
tự chủ tài chính, một số tiến bộ đã được ghi nhận như nhiều bệnh viện công đã huy
động được các nguồn vốn ngoài ngân sách để đầu tư, mua sắm trang thiết bị, tổ
chức các hoạt động dịch vụ làm tăng năng lực cung ứng dịch vụ cho người dân,
nhiều kỹ thuật y tế mới được triển khai, chất lượng dịch vụ tăng lên, thu nhập của
cán bộ tăng lên, từ đó tạo ra tâm lý ổn định và hài lòng đối với các cán bộ y tế”.
Đồng Tháp là một tỉnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Trong
những năm qua, hệ thống bệnh viện công trên địa bàn tỉnh giữ vai trò chủ đạo trong
việc khám, chữa bệnh cho người dân tại Đồng Tháp và các tỉnh lân cận. Ngành Y tế
Đồng Tháp xác định, tăng cường tự chủ tài chính cho hệ thống bệnh viện công để
2
nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh là một trong những nhiệm vụ trọng
tâm của ngành trong giai đoạn 2015 - 2020 (Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp, 2015).
Theo Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp (2019), “Đến cuối năm 2018, trong số 26 đơn vị
sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế đã được giao quyền được giao quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ thì chỉ có 3 bệnh
viện tự đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên, 23 bệnh viện còn lại chỉ mới tự đảm bảo
được một phần chi thường xuyên. Ngành y tế tỉnh Đồng Tháp xác định lộ trình thực
hiện cơ chế tự chủ tài chính đến năm 2025, 100% bệnh viện công trên địa bàn sẽ tự
đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên”.
Vấn đề tự chủ tài chính bệnh viện công, đặc biệt là tự đảm bảo toàn bộ chi
thường xuyên là vấn đề nhạy cảm và mang tính thời sự vì nó liên quan đến khả năng
cung cấp dịch vụ của bệnh viện, liên quan đến công bằng trong chăm sóc sức khỏe,
liên quan đến phát triển kỹ thuật, đến đời sống cán bộ nhân viên trong bệnh viện.
Do vậy, việc thực hiện lộ trình đến năm 2025, 100% bệnh viện công trên địa bàn
tỉnh Đồng Tháp tự đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên chắc chắn sẽ gặp rất nhiều
vướng mắc.
Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp bắt đầu triển khai thực hiện cơ chế tự
chủ tài chính từ năm 2015. Trong giai đoạn 2015 - 2017, bệnh viện mới tự đảm bảo
được một phần chi thường xuyên. Nhưng đến năm 2018 thì bệnh viện đã tự đảm
bảo được chi thường xuyên (gọi tắt là tự chủ tài chính toàn bộ).
Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp được xem là một trong ba đơn vị điển
hình về thực hiện tự chủ tài chính toàn bộ tại bệnh viện công ở tỉnh Đồng Tháp (Sở
Y tế tỉnh Đồng Tháp, 2019). Do vậy, việc nghiên cứu và hoàn thiện cơ chế tự chủ
tài chính toàn bộ tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp sẽ giúp cho các ngành,
các cấp và các bệnh viện công tại tỉnh Đồng Tháp có thêm kinh nghiệm thực tiễn
cho việc thực hiện lộ trình tự chủ tài chính đã đặt ra.
Từ những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện cơ chế tự
chủ tài chính toàn bộ tại Bệnh viện công lập: Trường hợp Bệnh viện Y học cổ
truyền Đồng Tháp” để làm luận văn thạc sĩ.
3
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ tại Bệnh viện Y
học cổ truyền Đồng Tháp. Từ đó đưa ra khuyến nghị một số giải pháp nhằm hoàn
thiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Đề tài được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu sau:
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng mức độ tự chủ và tiến trình thực hiện cơ chế
tự chủ tài chính toàn bộ qua các năm tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp.
Mục tiêu 2: Tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân của khó
khăn, vướng mắc khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ tại Bệnh viện Y học
cổ truyền Đồng Tháp.
Mục tiêu 3: Khuyến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế tự chủ tài
chính toàn bộ tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng
Tháp thời gian đang diễn ra như thế nào?
Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ tại
Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp là gì? Và nguyên nhân của những khó khăn,
vướng mắc đó?
Cần có những chính sách gì để hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ tại
Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là cơ chế tài chính
của Bệnh viện khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính.
Đối tượng khảo sát: Lãnh đạo và cán bộ viên chức đang làm việc tại các
Phòng, Khoa của Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp và bệnh nhân hoặc người
nhà bệnh nhân đang điều trị nội trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp.
4
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Đề tài tập trung phân tích nội dung về quản lý tài chính, các nội
dung khác liên quan đến chuyên môn y tế không thuộc nội dung nghiên cứu của đề
tài này.
Về không gian: Thực hiện tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp.
Về thời gian của dữ liệu: Nghiên cứu sử dụng dữ liệu về tài chính của Y học
cổ truyền Đồng Tháp trong 4 năm, từ năm 2015 đến năm 2018 (số liệu thứ cấp). Số
liệu sơ cấp liên quan đến khảo sát được thu thập từ tháng 04/2019 đến tháng
05/2019.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh và phương
pháp phỏng vấn đối tượng khảo sát bằng bảng câu hỏi.
Thống kê mô tả sử dụng các giá trị trung bình, tỷ lệ phần trăm, nhỏ nhất, lớn
nhất; Phương pháp so sánh sử dụng để đánh giá sự thay đổi các chỉ tiêu phản ánh
kết quả hoạt động của Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp.
Phương pháp khảo sát để tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc và nguyên
nhân của khó khăn, vướng mắc khi triển khai cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện
Y học cổ truyền Đồng Tháp cũng như tình hình chất lượng dịch vụ khám, chữa
bệnh tại Bệnh viện.
1.6. Bố cục của luận văn
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu. Giới thiệu sự cần thiết nghiên cứu; Mục
tiêu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về tự chủ tài chính tại bệnh viện công và khung
phân tích. Trình bày cơ sở lý thuyết về tự chủ tài chính ở bệnh viện công; Các
nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài; Khung phân tích của đề tài.
Chương 3: Thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Y học
cổ truyền Đồng Tháp. Giới thiệu tổng quan về Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng
Tháp; Thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính và những khó khăn, vướng mắc
khi triển khai cơ chế tự chủ tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp. Đánh giá
5
khả năng tự chủ toàn bộ chi phí đầu tư của Bệnh viện trong thời gian tới.
Chương 4: Kết luận và các khuyến nghị chính sách. Trình bày kết luận;
Khuyến nghị chính sách nhằm hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ tại Bệnh
viện Y học cổ truyền Đồng Tháp. Kiến nghị với các cơ quan Nhà nước. Chỉ ra hạn
chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
6
Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH VÀ
KHUNG PHÂN TÍCH CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Cơ sở lý thuyết về tự chủ tài chính tại bệnh viện công
2.1.1. Bệnh viện công
2.1.1.1. Khái niệm bệnh viện công
Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước,
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có
tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước (Quốc hội,
2010).
Đơn vị sự nghiệp y tế công lập là tổ chức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
thành lập và quản lý theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, con dấu, tài
khoản và tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán để thực
hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công hoặc phục vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh
vực chuyên môn y tế như: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh; điều dưỡng và
phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y dược cổ truyền;
kiểm nghiệm dược, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế; an toàn vệ sinh thực phẩm; dân số
- kế hoạch hóa gia đình sức khỏe sinh sản; truyền thông giáo dục sức khỏe (Chính
phủ, 2012).
Như vậy, có thể hiểu bệnh viện công là bệnh viện do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền thành lập, hoạt động dưới sự quản lý của nhà nước, cung cấp dịch vụ
công về y tế cho người dân, thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về y tế.
2.1.1.2. Đặc điểm của bệnh viện công
Theo Trần Thế Cương (2016) Bệnh viện công mặc dù có quy mô hoạt động
khác nhau nhưng đều có chug một số đặc điểm như sau:
Một là, bệnh viện công hoạt động theo nguyên tắc không vì mục tiêu lợi
nhuận. Do đây là những bệnh viện do Nhà nước thành lập, nhằm mục đích cung cấp
cho xã hội các dịch vụ đặc biệt để hỗ trợ cho các ngành, các lĩnh vực kinh tế hoạt
động bình thường, nâng cao dân trí, bảo đảm nguồn nhân lực, thúc đẩy kinh tế phát
7
triển, nâng cao sức khoẻ, tinh thần của nhân dân. Vì vậy quá trình hoạt động của các
đơn vị bệnh viện công lập chủ yếu là cung cấp dịch vụ công thực hiện chức năng và
các nhiệm vụ do Nhà nước giao là chính chứ không nhằm mục đích lợi nhuận như
các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Hai là, sản phẩm của đơn vị bệnh viện công lập là sản phẩm mang lại lợi ích
chung, gắn bó chặt chẽ quá trình tạo ra của cải vật chất. Những sản phẩm, dịch vụ
do bệnh viện công tạo ra chủ yếu là những sản phẩm có giá trị về sức khoẻ, thể hiện
ở dạng vật chất hoặc phi vật chất không chỉ giới hạn trong một ngành, một lĩnh vực
mà những sản phẩm đó khi tiêu dùng thường có tác dụng lan toả, truyền tiếp. Hoạt
động sự nghiệp y tế mang lại sức khoẻ, tri thức, hiểu biết cần thiết, giúp cho sự phát
triển toàn diện của con người nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội
đất nước. Vì vậy, hoạt động của bệnh viên công luôn gắn bó chặt chẽ, có ảnh hưởng
tích cực đến quá trình tái sản xuất mở rộng của cải vật chất.
Ba là, hoạt động của bệnh viện công bị chi phối bởi các chương trình phát
triển kinh tế xã hội. Để thực hiện phát triển kinh tế, xã hội, Chính phủ phải bảo đảm
hoạt động sự nghiệp y tế và thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia như:
Chương trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, Chương trình dân số kế hoạch hoá gia
đình, Chương trình phòng chống một số bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS,… Với
những chương trình mục tiêu quốc gia này chỉ có các bệnh viện công mới có thể
thực hiện một cách triệt để và có hiệu quả bởi nếu để tư nhân thực hiện họ sẽ vì mục
tiêu lợi nhuận là chính mà không quan tâm nhiều đến mục tiêu xã hội dẫn đến hạn
chế việc tiêu dùng và kìm hãm sự phát triển hiệu quả công bằng xã hội.
Bốn là, các bệnh viện công có nguồn thu từ việc thực hiện các dịch vụ y tế
ngoài nguồn tài chính do NSNN cấp. Nhà nước đã giao cho bệnh viện công quyền
được khai thác nguồn thu trong phạm vi, chức năng và nhiệm vụ của đơn vị.
2.1.2. Cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện công
2.1.2.1. Khái niệm cơ chế tự chủ tài chính
Cơ chế quản lý là một hệ thống các nguyên tắc, phương pháp quản lý trong
những giai đoạn khác nhau áp dụng cho những đối tượng khác nhau, những khâu
8
khác nhau trong việc quản lý xã hội. Tự chủ là chủ thể có quyền tự quyết, hành
động trong khuôn khổ pháp luật, có tính chủ động và năng động trong việc điều
hành các hoạt động của mình. Cơ chế tự chủ tài chính là việc cơ quan quản lý cấp
trên (chủ thể quản lý) cho phép đơn vị cấp dưới (chủ thể bị quản lý) được phép chủ
động điều hành, tự quyết các hoạt động tài chính trong khuôn khổ pháp luật về
quản lý tài chính với mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị.
“Tự chủ tài chính của bệnh viện công được hiểu là quyền tự quyết định tự chịu
trách nhiệm đối với việc huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn tài chính nhằm
duy trì sự hoạt động và phát triển không ngừng của bệnh viện” (Chính phủ, 2006).
Theo Chính phủ (2015), cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công là các quy
định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ
máy, nhân sự và tài chính của đơn vị sự nghiệp công.
Như vậy, có thể hiểu tự chủ tài chính đối với bệnh viện công là phương thức
quản lý tài chính trong nền kinh tế thị trường dựa trên cơ sở trao quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về các hoạt động tài chính cho các bệnh viện công. Theo đó, bệnh
viện công tự quyết định việc huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn tài chính,
đảm bảo cân đối thu chi qua đó làm tăng chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ
công của đơn vị.
2.1.2.2. Mục tiêu thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện công
Cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện công nhằm hướng tới các mục tiêu:
Thứ nhất, tách biệt chức năng quản lý nhà nước về y tế với chức năng điều
hành các hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập y tế. Thực hiện cơ chế tự chủ, tự
chịu trách nhiệm, bệnh viện công được tăng tính chủ động, năng động trong điều
hành hoạt động của bệnh viện. Trong đó, có các hoạt động tài chính nhằm hướng tới
mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng dịch vụ y tế.
Thứ hai, thực hiện chủ trương xã hội hóa y tế, huy động sự đóng góp của cộng
đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp y tế, từng bước giảm dần bao cấp
của Nhà nước, giảm bớt gánh nặng cho NSNN.
9
2.1.2.3. Nguyên tắc quản lý tài chính tại bệnh viện tự chủ tài chính
Cơ chế tự chủ tài chính cho phép bệnh viện công được chủ động trong việc
huy động và tạo đủ các nguồn thu và sử dụng chúng một cách hiệu quả trong khuôn
khổ luật pháp, đem lại lợi ích cho cả xã hội và bệnh viện. Tuy nhiên, do bệnh viện
công là bệnh viện của Nhà nước, nên quản lý tài chính bệnh viện công đòi hỏi phải
tuân thủ các nguyên tắc, chế độ tài chính của Nhà nước đồng thời phải thực hiện các
quy chế, quy định do bệnh viện đề ra đối với hoạt động tài chính bệnh viện. Do
vậy, quản lý tài chính bệnh viện công phải thực hiện các nguyên tắc sau:
Thực hiện thu, chi theo đúng pháp luật, đúng nguyên tắc của Nhà nước và các
quy định của bệnh viện về quản lý tài chính.
Tăng nguồn thu hợp pháp, quản lý các nguồn kinh phí NSNN cấp và các
nguồn thu khác như bảo hiểm y tế, giá dịch vụ, viện trợ, đóng góp của nhân viên
theo đúng quy định của Nhà nước; sử dụng các khoản chi có hiệu quả, chống lãng
phí, tiết kiệm trong chi tiêu.
Công khai chi phí phải trả cho các loại dịch vụ khám chữa bệnh để bệnh nhân
biết và giám sát. Thực hiện chính sách ưu đãi và cải thiện tính công bằng trong
khám, chữa bệnh cho các đối tượng ưu đãi và người nghèo. Bảo đảm hài hoà lợi ích
của Nhà nước, bệnh viện và bệnh nhân.
2.1.3. Nội dung cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện công
2.1.3.1. Tự chủ trong quản lý nguồn thu
Nguồn thu của bệnh viện công (Chính phủ, 2012):
Nguồn kinh phí do NSNN cấp: Bệnh viện chỉ được nhận kinh phí từ NSNN
khi tuân thủ đầy đủ, nghiêm túc các quy định của Luật NSNN từ khâu lập, chấp
hành đến quyết toán nguồn NSNN cấp.
Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp: Nguồn thu chính hiện nay của các bệnh
viện công là từ thu phí các dịch vụ y tế. Phần được để lại từ số thu phí cho đơn vị sử
dụng theo quy định của nhà nước;
Thu từ hoạt động dịch vụ, thu từ hoạt động sự nghiệp khác (nếu có).
Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luật.
10
Nguồn khác theo quy định của pháp luật: Nguồn vốn vay của các tổ chức tín
dụng, huy động của cán bộ, viên chức trong đơn vị; Nguồn vốn tham gia liên doanh
liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
2.1.3.2. Tự chủ trong quản lý chi
Tại các bệnh viện công, các khoản chi được chia thành: chi thường xuyên và
chi không thường xuyên. Bệnh viện được tự chủ trong sử dụng tài chính như sau:
Căn cứ tính chất công việc, bệnh viện được quyết định phương thức khoán chi
phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc.
Quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn tài sản thực hiện
theo quy định của pháp luật và quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP.
Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, đối với các
khoản chi thường xuyên, bệnh viện tự đảm bảo chi phí hoạt động và bệnh viện tự
đảm bảo một phần chi phí hoạt động được quyết định một số mức chi quản lý, chi
hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quy định.
2.1.3.3. Tự chủ trong quản lý, sử dụng kết quả tài chính
Hàng năm sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản khác
theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi tại bệnh viện được sử dụng theo
trình tự sau (Chính phủ, 2006):
Đối với bệnh viện tự đảm bảo chi phí hoạt động: Trích tối thiểu 25% để lập
Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động;
Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Đối với
Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi, mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương,
tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm. Mức trả thu nhập
tăng thêm, trích lập các quỹ do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp quyết định theo quy
chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
Đối với đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động: Trích tối thiểu 25% để
lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động;
Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Đối với
11
Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương,
tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm. Trường hợp chênh
lệch thu lớn hơn chi trong năm bằng hoặc nhỏ hơn một lần quỹ tiền lương cấp bậc,
chức vụ trong năm, đơn vị được sử dụng để trả thu nhập tăng thêm cho người lao
động, trích lập 4 quỹ: Quỹ dự phòng ổn định thu nhập, Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc
lợi, Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, trong đó, đối với Quỹ khen thưởng và Quỹ
phúc lợi tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình
quân thực hiện trong năm. Mức trả thu nhập tăng thêm, trích lập các quỹ do Thủ
trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
Đối với đơn vị do NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động: Chi trả thu nhập
tăng thêm cho người lao động, tổng mức chi trả thu nhập trong năm của đơn vị
không quá hai lần quỹ tiền lương cấp bậc chức vụ trong năm do nhà nước quy định.
Chi khen thưởng cho tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị theo hiệu quả công việc
và thành tích đóng góp vào hoạt động của đơn vị. Chi phúc lợi, trợ cấp khó khăn đột
xuất cho người lao động, kể cả trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; chi thêm cho
người lao động trong biên chế thực hiện tinh giản biên chế. Mức chi cụ thể do Thủ
trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị; Chi tăng cường cơ
sở vật chất của đơn vị.
2.1.4. Điều kiện để bệnh viện công thực hiện tự chủ tài chính toàn bộ
Việc giao quyền tự chủ tài chính cho các bệnh viện công được căn cứ trên tổng
thể các nguồn thu của đơn vị, bao gồm cả nguồn NSNN. Tự chủ tài chính của các
bệnh viện công được quy định theo 3 mức độ cụ thể đó là: Tự chủ tài chính toán bộ
(bệnh viện tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư); Tự chủ tài chính một phần
(bệnh việ công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên); NSNN đảm bảo toàn bộ
kinh phí hoạt động (Chính phủ, 2015). Mức độ tự chủ tài chính của bệnh viện công
được xác định bằng (=) Tổng thu sự nghiệp y tế/ Tổng chi thường xuyên. Bệnh viện
công được xem là tự chủ tài chính toàn bộ khi Tổng thu sự nghiệp y tế/ Tổng chi
thường xuyên bằng hoặc lớn hơn 100% (Bộ Tài chính, 2006).
Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 nêu rõ bệnh viện tự chủ tài chính
12
toàn bộ được vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp (công ty TNHH một
thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ), khi đáp ứng đủ các điều kiện
sau: Hoạt động dịch vụ sự nghiệp công có điều kiện xã hội hóa cao, Nhà nước
không cần bao cấp; giá dịch vụ sự nghiệp công tính đủ chi phí (bao gồm cả trích
khấu hao tài sản cố định); được Nhà nước xác định giá trị tài sản và giao vốn cho
đơn vị quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
hạch toán kế toán để phản ánh các hoạt động theo quy định của các chuẩn mực kế
toán có liên quan áp dụng cho doanh nghiệp.
Khi được phép vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp, các đơn vị sự
nghiệp được xác định vốn điều lệ và bảo toàn vốn; được huy động vốn, đầu tư vốn
ra ngoài đơn vị; quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định theo doanh
nghiệp; quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận; thực hiện chế độ kế toán,
thống kê như doanh nghiệp.
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tự chủ tài chính tại bệnh viện công
Các yếu tố ảnh hưởng đến tự chủ tài chính tại bệnh viện công gồm yếu tố bên
ngoài và yếu tố bên trong (Lê Thanh Huệ, 2015). Cụ thể:
2.2.1. Yếu tố bên ngoài
2.2.1.1. Chính sách, pháp luật của Nhà nước
Nhà nước đã có nhiều thay đổi trong hệ thống chính sách trong đó có chính
sách tài chính y tế. Những thay đổi này tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh viện
trong việc hợp tác với các tổ chức y tế trong và ngoài nước, chuyển giao công nghệ
và nhận các khoản viện trợ không hoàn lại từ các tổ chức quốc tế.
Chính sách xã hội hoá y tế cho phép các bệnh viện đa dạng hoá việc khai thác
các nguồn tài chính phục vụ cho công tác khám chữa bệnh của mình: xây dựng khoa
khám và điều trị tự nguyện; phát triển thành bệnh viện bán công. Chính sách xã hội
hoá làm thúc đẩy cạnh tranh giữa các bệnh viện công lập và dân lập, cũng như giữa
các bệnh viện công với nhau, đòi hỏi bệnh viện phải nâng cao chất lượng khám,
chữa bệnh và hoàn thiện quản lý tài chính theo hướng công bằng và hiệu quả hơn.
Hệ thống các chính sách y tế nói chung đều hướng tới việc củng cố và phát
13
triển hệ thống y tế, nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế đồng thời đảm bảo công
bằng và hiệu quả trong công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, đặc biệt là các chính
sách tài chính áp dụng cho quản lý bệnh viện đã tạo hành lang pháp lý cho bệnh
viện tổ chức thực hiện tốt quản lý tài chính. Chính sách giá dịch vụ và bảo hiểm y tế
là có tác động rõ rệt nhất đến quản lý tài chính bệnh viện công.
Về chính sách giá dịch vụ: Trước thời kỳ đổi mới, các bệnh viện được Nhà
nước bao cấp hoàn toàn, nhân dân được khám chữa bệnh miễn phí. Bước sang thời
kỳ đổi mới, nguồn NSNN không thể đảm bảo cho công tác chăm sóc sức khoẻ nên
Nhà nước đã ban hành chính sách thu một phần giá dịch vụ. Chính sách này đã tăng
nguồn tài chính cho hoạt động của các bệnh viện, góp phần nâng cao chất lượng
khám chữa bệnh. Giá dịch vụ cũng là một chính sách tăng cường sự tham gia đóng
góp của cộng đồng nhất là các đối tượng có khả năng chi trả từ đó có thêm nguồn
ngân sách để tăng cường khám chữa bệnh cho người nghèo.
Về chính sách bảo hiểm y tế: Bảo hiểm y tế được triển khai ở Việt Nam từ
năm 1993 và trong những năm qua đã tạo nhiều thuận lợi cho quản lý tài chính bệnh
viện công. Song các loại hình bảo hiểm y tế tự nguyện chưa đa dạng, phong phú và
chưa thu hút được các đối tượng tham gia. Các đối tượng được NSNN hỗ trợ toàn
bộ hoặc một phần kinh phí tham gia BHYT chiếm tỷ lệ 60% tổng số người có
BHYT.
2.2.1.2. Trình độ phát triển kinh tế, xã hội
Tăng trưởng kinh tế những năm gần đây tương đối cao và ổn định; Cơ sở hạ
tầng phát triển mạnh mẽ; Lạm phát được kiềm chế; Đầu tư cho y tế nói chung, đặc
biệt là cho các bệnh viện tăng nhiều; Chi từ NSNN cho y tế hàng năm chiếm
khoảng trên 1% GDP; Tình trạng đói nghèo được cải thiện. Tất cả những yếu tố nói
trên tạo cơ hội tăng nguồn kinh phí cho hoạt động của bệnh viện công, có tác động
tích cực đến quản lý tài chính bệnh viện.
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, trình độ dân trí và mức sống của đa số
người dân được nâng lên so với trước thời kỳ đổi mới. Nhu cầu khám chữa bệnh,
chăm sóc sức khoẻ tăng nhanh về số lượng và đòi hỏi cao hơn về chât lượng làm
14
cho nguồn thu giá dịch vụ và các khoản chi của bệnh viện cũng phải tăng theo.
Mặt khác, mặc dù nền kinh tế tăng trưởng tương đối mạnh song do xuất phát
điểm thấp, lại chưa thực sự vững chắc, các lĩnh vực xã hội khác như vấn đề giáo
dục, việc làm, an sinh xã hội, môi trường cũng đòi hỏi cấp bách phải chi rất nhiều,
dẫn đến đầu tư cho ngành y tế còn chưa tương xứng mặc dù đầu tư phục vụ khám
chữa bệnh cho các bệnh viện vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư cho y tế. Do
mức sống người dân còn thấp nên khả năng thu phí để tái đầu tư mở rộng bệnh viện
công còn rất hạn chế. Việc xác định các đối tượng nghèo không có khả năng chi trả
chi phí khám chữa bệnh để thực hiện các chế độ ưu đãi còn rất khó khăn.
2.2.1.3. Sự phát triển của khoa học công nghệ
Ngày nay những tiến bộ nhanh chóng của khoa học công nghệ, đặc biệt là việc
áp dụng công nghệ cao trong lĩnh vực chẩn đoán và điều trị đã mở ra cơ hội hiện đại
hóa, phát triển bệnh viện cả về số lượng và chất lượng. Bệnh viện nào không chú ý
hoặc không có khả năng áp dụng khoa học công nghệ thì chắc chắn sẽ trở nên lạc
hậu, khó thu hút khách hàng. Xét lâu dài thì đây cũng là một yếu tố tạo nên năng lực
cạnh tranh của bệnh viện trong cơ chế thị trường.
Sự phát triển khoa học công nghệ nói chung, công nghệ y học nói riêng vừa
tạo cơ hội để phát triển bệnh viện, đồng thời cũng đặt ra những thách thức rất lớn.
Việc áp dụng các tiến bộ trong lĩnh vực y học và hiện đại hoá bệnh viện đòi hỏi
bệnh viện phải có nguồn tài chính đầu tư cho cả công nghệ “cứng” (mua sắm máy
móc, trang thiết bị hiện đại) và công nghệ “mềm” (đào tạo bác sỹ, nhân viên kỹ
thuật để sử dụng công nghệ hiện đại đó). Vì vậy, bệnh viện cần tranh thủ xã hội hoá,
đa dạng hoá các nguồn thu trong khuôn khổ luật pháp, nhằm đáp ứng nhu cầu đầu
tư ngày càng cao, tạo điều kiện nâng cao năng lực của bệnh viện.
2.2.2. Yếu tố bên trong
2.2.2.1. Phương hướng chiến lược phát triển của bệnh viện
Phương hướng chiến lược phát triển bệnh viện quyết định trực tiếp tới hoạt
động tài chính của bệnh viện. Do đó, bệnh viện phải xác định được chính xác, đúng
đắn phương hướng chiến lược phát triển của mình để từ đó xây dựng các mục tiêu
15
và giải pháp quản lý tài chính phù hợp. Mục tiêu chung mà quản lý tài chính bệnh
viện công phải hướng đến là tính hiệu quả và tính công bằng. Tính hiệu quả nghĩa là
đảm bảo thực hiện được các mục tiêu của bệnh viện với kết quả cao nhất và chi phí
thấp nhất. Do đó nó đòi hỏi phải xem xét thận trọng các quyết định đầu tư, mua sắm
và sử dụng trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ, phương pháp phân bổ và sử dụng các
nguồn lực, hệ thống kiểm soát chi tiêu và chất lượng dịch vụ y tế cung cấp cho nhân
dân. Tính công bằng nghĩa là cung cấp dịch vụ y tế đồng đều cho những người có
mức độ bệnh tật như nhau, thoả mãn nhu cầu khám chữa bệnh của người dân khi
ốm đau với chi phí nhất định mà không đòi hỏi khả năng chi trả của người bệnh là
trọng tâm. Thực hiện tính công bằng trong điều kiện nguồn NSNN cũng như các
nguồn lực khác của bệnh viện còn rất hạn chế quả là một thách thức lớn đối với
quản lý tài chính bệnh viện công.
2.2.2.2. Đội ngũ nhân lực chuyên môn
Đặc thù của bệnh viện là cung cấp các dịch vụ phục vụ cho chăm sóc sức khoẻ
con người nên nhân lực của bệnh viện rất quan trọng. Nó đòi hỏi đội ngũ y bác sĩ,
nhân viên của bệnh viện phải vừa có y đức vừa có tay nghề chuyên môn tốt.
Trong đội ngũ nhân lực của bệnh viện thì ban lãnh đạo, các cán bộ quản lý
bệnh viện mà trực tiếp là bộ phận quản lý tài chính là những người đưa ra các quyết
định tài chính, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động và sự phát triển của bệnh
viện nói chung. Với đội ngũ cán bộ quản lý tài chính có trình độ chuyên môn nghiệp
vụ, có hiểu biết và kinh nghiệm, năng động là điều kiện để hoạt động tự chủ tài
chính của bệnh viện ngày càng hoàn thiện, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài
chính bệnh viện. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ nhân viên làm việc ở tất cả các bộ phận
khác nhau của bệnh viện, thông qua việc thực hiện các hoạt động chuyên môn
nghiệp vụ của mình, đều có ảnh hưởng đến quá trình quản lý tài chính bệnh viện.
2.2.2.3. Quy mô phát triển và chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện
Ngày nay do kinh tế xã hội phát triển đòi hỏi quy mô và chất lượng khám chữa
bệnh của bệnh viện cũng phải tăng để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng
cao và đa dạng của nhân dân cũng như để cạnh tranh với các hình thức cung cấp
16
dịch vụ y tế khác. Khi quy mô và chất lượng khám chữa bệnh tăng lên lại đòi hỏi
các bệnh viện phải đầu tư mua sắm thiết bị, phương tiện hiện đại, kỹ thuật mới cũng
như phải đầu tư cho đào tạo, nâng cao tay nghề của đội ngũ nhân lực.
Nếu xác định quy mô bệnh viện phù hợp và nâng cao được chất lượng khám
chữa bệnh sẽ tạo cơ sở để tăng thu nhập và cân đối thu chi tài chính cho bệnh viện.
2.2.2.4. Văn hoá bệnh viện
Trong cơ chế tự chủ tài chính, mối quan hệ giữa bệnh viện và bệnh nhân là
mối quan hệ giữa người cung cấp dịch vụ và khách hàng sử dụng các dịch vụ đó.
Mối quan hệ đó trước hết phụ thuộc vào năng lực chuyên môn và thái độ phục vụ
của đội ngũ y bác sĩ, nhân viên bệnh viện. Khi cán bộ nhân viên bệnh viện có quan
hệ tốt với khách hàng của mình, sẽ tạo được uy tín của bệnh viện trước xã hội, tạo
khả năng và xu hướng phát triển bệnh viện trong tương lai.
Với uy tín trong hoạt động khám chữa bệnh của mình, bệnh viện còn tranh thủ
được sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế thông qua các dự án viện trợ không hoàn
lại; hoặc liên doanh, liên kết, mở rộng hợp tác đầu tư trong và ngoài nước. Để xây
dựng văn hoá bệnh viện theo hướng phục vụ khách hàng, bệnh viện cần có những
quy định cụ thể về thái độ và hành vi ứng xử, về y đức và về chuyên môn cho đội
ngũ các y bác sĩ và nhân viên của bệnh viện, quan tâm đến công tác giáo dục và có
cơ chế thưởng phạt nghiêm minh đối với những người vi phạm những quy định đó.
2.3. Các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài
2.3.1. Các nghiên cứu của nước ngoài
Stiglitz (1995) nghiên cứu về tài chính của bệnh viện công tại Hoa Kỳ. Stiglitz
(1995) cho rằng tính hiệu quả và tính công bằng trong hoạt động của bệnh viện
công là vấn đề cần phải giải quyết. Theo Stiglitz (1995), để giải quyết vấn đề nêu
trên, quản lý tài chính đối với bệnh viện công phải tính đến nhiều mối quan hệ phức
tạp: quan hệ Chính phủ với bệnh viện, bệnh viện với người sử dụng dịch vụ y tế,
Chính phủ với người dân, thị trường với sự can thiệp của Chính phủ. Đây được xem
là cách tiếp cận mang tính tổng quát khi nghiên cứu về tài chính ở bệnh viện công
tại các quốc gia đã có nền kinh tế thị trường phát triển.
17
Ikegami (2013) nghiên cứu về tự chủ tài chính tại bệnh viện ở Nhật Bản. Theo
Ikegami (2013) những nội dung chủ yếu cần thiết cho tự chủ tài chính tại bệnh viện
là: Nguồn thu của tất cả các bệnh viện đều từ việc cung cấp dịch vụ dựa trên cơ sở
thu phí dịch vụ; Chính phủ quy định mức phí và điều kiện về thanh toán đối với tất
cả bệnh viện.
Thanasas (2013) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc chi phí của
bệnh viện: Trường hợp bệnh viện Đại học Hy Lạp. Mục đích của nghiên cứu này là
khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc chi phí của Bệnh viện Đại học Công
lập. Các chi phí hoạt động được đưa vào mô hình nghiên cứu bao gồm các loại chi
phí: chi phí vật tư tiêu hao, chi phí vật tư dược phẩm, chi phí vật liệu chỉnh hình, chi
phí thuốc thử phòng thí nghiệm, chi phí vệ sinh, chi phí phục vụ, chi phí thiết bị cơ
điện, chi phí sửa chữa và bảo trì, chi phí dịch vụ của bên thứ ba, chi phí tiền lương
và cuối cùng là các chi phí khác.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến
chi phí hoạt động của bệnh viện gồm có số lượng bệnh nhân và thời gian nằm viện
trung bình.
2.3.2. Các nghiên cứu của Việt Nam
Trần Thu Hà (1997), nghiên cứu về đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với
đơn vị sự nghiệp có thu. Đề tài này là một công trình khoa học nghiên cứu tương
đối tổng quát về cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp, đã tổng kết, đánh
giá khá toàn diện về thực trạng hoạt động sự nghiệp và tình hình quản lý tài chính
đối với các đơn vị sự nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường
(giai đoạn 1991-1995). Đã đánh giá được những vướng mắc, hạn chế trong chính
sách như: về quản lý phí, lệ phí, cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự
nghiệp chưa thống nhất, chưa phù hợp với các loại hình hoạt động sự nghiệp.
Phạm Chí Thanh (2011), nghiên cứu về đổi mới chính sách tài chính đối với
khu vực sự nghiệp công lập ở Việt Nam. Tác giả đã đi sâu phân tích mối quan hệ
tài chính giữa Nhà nước giao nhiệm vụ và kinh phí thực hiện nhiệm vụ với đơn vị
sự nghiệp công lập tổ chức hoạt động cung cấp dịch vụ, tức là Nhà nước mua các
18
dịch vụ của đơn vị này. Do vậy, đơn vị được quyền quyết định trong quản lý, sử
dụng kinh phí và chính sách tài chính đối với khu vực sự nghiệp cần đổi mới theo
hướng xoá bỏ bao cấp, thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính và hoạt
động của đơn vị sự nghiệp công lập.
Từ đó, tác giả đề xuất hệ thống giải pháp nhằm đổi mới chính sách tài chính
đối với khu vực sự nghiệp, trong đó có những giải pháp có tính đột phá: chuyển
chính sách phí, lệ phí hiện nay sang chính sách quản lý giá dịch vụ, theo hướng
ĐVSN thực hiện hạch toán đầy đủ chi phí hoạt động bao gồm cả chi phí khấu hao;
chuyển cơ chế chi NSNN cho đơn vị sự nghiệp công lập mang tính bao cấp hiện nay
sang quản lý chi theo kết quả hoạt động, có chính sách hỗ trợ trực tiếp cho các đối
tượng chính sách.
Ngân hàng thế giới (2011), nghiên cứu về chính sách tự chủ bệnh viện tại
Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cơ chế tự chủ tài chính đã có ảnh hưởng
tích cực đến hoạt động của bệnh viện công ở Việt Nam, thể hiện ở các chỉ tiêu như
tổng nguồn thu, thu nhập của người lao động đều tăng, chi phí được sử dụng tiết
kiệm hơn. Tuy nhiên, ảnh hưởng tiêu cực làm tăng chi phí điều trị, quá tải ở các
bệnh viện tuyến trên, nhân sự dịch chuyển từ tuyến dưới lên tuyến làm thiếu hụt
nhân lực ở các bệnh viện vùng nông thôn, vùng còn nhiều khó khăn.
Nguyễn Phương Quỳnh (2017), nghiên cứu tự chủ tài chính trong các bệnh
viện công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ - Nghiên cứu trường hợp Bệnh viện Đa khoa
tỉnh Phú Thọ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đã có
hiệu ứng tích cực đối với hoạt động của Bệnh viện. Nguồn thu, đặc biệt là thu từ sự
nghiệp y tế có sự tăng trưởng dẫn đến cơ cấu nguồn thu dịch chuyển theo hướng
tích cực; Các khoản chi tăng lên nhằm đáp ứng các nhu cầu chi thường xuyên của
bệnh viện, đặc biệt là thu nhập của người lao động có sự cải thiện rõ rệt. Chất lượng
dịch vụ khám, chữa bệnh cũng có sự cải thiện. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cơ
chế tự chủ tài chính vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc như: Giá giá dịch vụ quá
thấp, chưa phù hợp với thực tế; Một số cán bộ, nhân viên chưa đáp ứng yêu cầu
quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ; Hệ thống tin học phục vụ quản lý chưa được
19
nâng cấp, dẫn đến quản lý chưa chặt chẽ.
Thông qua lược khảo các tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài nghiên cứu
tác giả nhận thấy nhìn chung đề tài nghiên cứu về cơ chế tự chủ tài chính tại các cơ
quan hành chính nhà nước và các tổ chức công nói chung và các bệnh viện công nói
riêng là đề tài tương đối phổ biến. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp mặc dù
có rất nhiều bệnh viện công nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để
đánh giá về việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính bệnh viện. Hơn nữa, tại bệnh viện
Y học cổ truyền tỉnh Đồng Tháp từ khi thành lập đến nay vẫn chưa có nghiên cứu
đánh giá thực tế tình hình thực hiện tự chủ tài chính. Chính vì thế, tác giả cho rằng
đây cũng là một điểm mới, khác biệt trong nghiên cứu của tác giả so với các nghiên
cứu trước.
2.4. Khung phân tích của đề tài
2.4.1. Khung pháp lý về tự chủ tài chính bệnh viện công ở Việt Nam
Các văn bản do Quốc hội ban hành:Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày 30
tháng 6 năm 1984; Luật Bảo hiểm y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008; Luật khám chữa
bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009; Luật ngân sách Nhà nước ngày 16/2/2002. Nghị
quyết số 18/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Quốc hội về đẩy mạnh thực
hiện chính sách pháp luật, pháp luật xã hội hoá để nâng cao chất lượng chăm sóc
sức khoẻ nhân dân.”
Các văn bản do Chính phủ ban hành: Nghị định 43/2005/NĐ-CP của Chính
phủ ngày 25/4/2005 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm
vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.
Nghị định 85/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/10/2012 về cơ chế hoạt động, cơ
chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh,
chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập.
Cụ thể, nghiên cứu sẽ tập trung tham chiếu Nghị đinh 16/2015/NĐ-CP về việc
Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị nghiệp công lập do Chính phủ ban hành
ngày14/02/2015 và Nghị đinh 141/2016/NĐ-CP về việc Quy định cơ chế tự chủ của
đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác do
20
Yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế
tự chủ tài chính
Yếu tố bên ngoài
Yếu tố bên trong
Thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ
tài chính toàn bộ tại Bệnh viện
Y học cổ truyền Đồng Tháp
Chính phủ ban hành ngày 10/10/2016 để xây dựng khung phân tích cho đề tài.
2.4.2. Khung phân tích
Trên cơ sở lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan khung phân tích của
đề tài được trình bày tại hình 2.1.
Kết quả hoạt động trước thực hiện
tự chủ tài chính (năm 2014)
- Nguồn thu, khoản chi
- Chênh lệch thu - chi
- Cơ cấu nguồn thu
- Thu nhập bình quân
Kết quả hoạt động sau thực hiện
tự chủ tài chính (năm 2018)
- Nguồn thu, khoản chi
- Chênh lệch thu - chi
- Cơ cấu nguồn thu
- Thu nhập bình quân
Hình 2.1: Khung phân tích
Nguồn: Đề xuất của tác giả (2018)
2.4.3. Các chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động của bệnh viện công trong
cơ chế tự chủ tài chính
Theo Chính phủ (2006), nguồn thu, chi của bệnh viện công gồm:
Nguồn thu của bệnh viện: Thu đối với các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và
thanh toán BHYT; Thu các khoản lệ phí, phí theo quy định của Nhà nước về mức
thu, đối tượng thu; Thu đối với các hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước đặt hàng theo
mức giá do cơ quan Nhà nước quy định; Thu khác theo quy định của Nhà nước.
Các khoản chi thường xuyên: Chi thực hiện hoạt động dịch vụ; chi duy tu, bảo
dưỡng, mua sắm trang thiết bị phục vụ chuyên môn; Chi quản lý, chi hoạt động
chuyên môn, chi thường xuyên để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên
môn, mua sắm trang thiết bị, tăng cường năng lực, nâng cao chất lượng dịch vụ.
Kinh phí NSNN/Tổng nguồn thu =
Kinh phí NSNN cấp
x 100% (2.1)
Tổng nguồn thu
21
Chỉ tiêu (2.1) phản ánh mức độ tự chủ về thu của đơn vị. Nếu chỉ tiêu này
giảm, trong khi tổng nguồn thu tăng chứng tỏ rằng hoạt động của bệnh viện ít phụ
thuộc hơn vào nguồn kinh phí của NSNN, cũng có nghĩa là tự chủ nhiều hơn.
Thu sự nghiệp y tế/Tổng chi thường xuyên =
Thu sự nghiệp y tế
x 100% (2.2)
Tổng chi thường xuyên
Chỉ tiêu (2.2) phản ánh mức độ tự chủ về chi thường xuyên của đơn vị. Đối
với bệnh viện công tự chủ tài chính toàn bộ thì chỉ tiêu này phải lớn hơn hoặc bằng
100%.
Thu sự nghiệp y tế/Tổng nguồn thu =
Thu từ sự nghiệp y tế
x 100% (2.3)
Tổng nguồn thu
Chỉ tiêu (2.3) thể hiện mức độ tự chủ đối với nguồn thu, tỷ lệ thuận với việc
thực hiện mở rộng tự chủ tài chính của bệnh viện công.
Tốc độ tăng thu sự nghiệp y tế năm t =
Thu từ dịch vụ y
tế năm t
-1 x 100% (2.4)
Thu từ dịch vụ y
tế năm (t - 1)
Chỉ tiêu (2.4) phản ánh mức độ mở rộng tự chủ tài chính làm tăng thêm nguồn
thu dịch vụ y tế năm sau so với năm tài chính trước đó.
Thu nhập bình quân của người lao động/năm =
Tổng quỹ thu nhập
(2.5)
Tổng số người lao động
Tổng quỹ thu nhập của người lao động gồm toàn bộ lương, phụ cấp, thưởng.
Chỉ tiêu (2.5) cho biết thu nhập trung bình của người lao động trong năm.
2.4.4. Phương pháp nghiên cứu định tính
2.4.4.1. Lựa chọn đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát gồm có: Lãnh đạo; Trưởng Phòng Tài chính kế toán;
Trưởng/Phó Phòng Hành chính; Trưởng, phó các khoa chuyên môn và một số cán
bộ nhân viên của Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp.
2.4.4.2. Thiết kế bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi sẽ thu thập một số thông tin đánh giá của người được khảo sát về
cơ chế TCTC, những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân khó khăn, vướng mắc
22
trong quá trình triển khai cơ chế TCTC trong giai đoạn 2014 - 2018. Phiếu khảo sát
sử dụng hình thức kết hợp câu hỏi mở và câu hỏi đóng. Các thông tin chính trong
phiếu khảo sát gồm:
Phần mở đầu: Giới thiệu mục đích khảo sát và cam kết bảo mật thông tin.
Phần đánh giá về cơ chế TCTC, bao gồm: Đánh giá của người được khảo sát
đối với các nội dung: Sự cần thiết TCTC, Sự tự chủ người đứng đầu, Sự phù hợp
của giá dịch vụ, Sự phù hợp của thu nhập. Những thuận lợi, khó khăn và nguyên
nhân khó khăn khi bệnh viện tham gia cơ chế TCTC; Xu thế đạt khả năng TCTC
toàn bộ của Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp. Các đề xuất, kiến nghị liên quan
đến cơ chế TCTC.
Nội dung chi tiết nội dung bảng câu hỏi được trình bày tại Phụ lục 1.
2.4.4.3. Các thang đo sử dụng trong nghiên cứu
Đối với các dữ liệu định lượng liên quan đến nguồn thu, chi thường xuyên,
chênh lệch thu - chi, cơ cấu nguồn thu, thu nhập, số lượng lao động, ... sử dụng
thang đo tỷ lệ. Ý kiến đánh giá của đối tượng khảo sát về mức độ phù hợp của cơ
chế TCTC, sử dụng thang đo Linkert 5 điểm để đo lường, với mức đồng ý tăng dần:
1 - Hoàn toàn không đồng ý/Rất kém; 2 - Không đồng ý/Kém; 3 -Trung lập (Bình
thường); 4 - Đồng ý/Tốt; 5 - Hoàn toàn đồng ý/Rất tốt.
2.4.5. Phương pháp thu thập dữ liệu
2.4.5.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Thông tin thứ cấp bao gồm: Số liệu thống kê về tài chính, cơ cấu, bộ máy tổ
chức hoạt động của Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp.
Thông tin thứ cấp được thu thập từ các văn bản và các báo cáo của Bệnh viện
Y học cổ truyền Đồng Tháp từ năm 2014 đến năm 2018.
2.4.5.2. Thu thập thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp là những thông tin đã thu thập được từ khảo sát: Khảo sát
CBNV của Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp và khảo sát bệnh nhân hoặc
người nhà của họ.
Khảo sát CBNV Bệnh viện Y học”cổ truyền Đồng Tháp: Mục đích khảo sát
23
nhằm xác định những khó khăn và nguyên nhân dẫn đến khó khăn khi thực hiện tự
chủ tài chính toàn bộ. Đánh giá khả năng tự đảm bảo các khoản chi đầu tư của Bệnh
viện. Đối tượng khảo sát: Lãnh đạo bệnh viện, CBNV có liên quan đến thực hiện cơ
chế tự chủ tài chính toàn bộ. Số lượng khảo sát: dự kiến 25 người. Trước khi khảo
sát tác giả sẽ liên hệ với ban lãnh đạo bệnh viện để thông báo về việc khảo sát, gửi
trước bảng câu hỏi qua email hoặc trực tiếp để cán bộ nhân viên tham khảo. Sau đó,
tác giả hẹn ngày gặp trực tiếp để phỏng vấn sâu, thu thập ý kiến của cán bộ nhân
viên bệnh viện.
Khảo sát người bệnh/ thân nhân người bệnh: Đo lường”chất lượng dịch vụ
khám, chữa bệnh của Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp. Dự kiến khảo sát 300
người đang điều trị nội trú tại Bệnh viện Y học”cổ truyền Đồng Tháp.
Số lượng phiếu khảo sát thu về có thể thấp hơn so với số lượng dự kiến do một
số người từ chối tham gia hoặc trả lời thiếu thông tin quan trọng.
Do thời gian nghiên cứu giới hạn và hạn chế về nguồn lực nên tác giả sử dụng
phương pháp chọn mẫu thuận tiện, phi xác suất.
2.4.6. Phương pháp phân tích dữ liệu
Mục tiêu 1: Nghiên cứu thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ tại
Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp. Sử dụng phương pháp thống kê, phương
pháp so sánh, phương pháp khảo sát.
Mục tiêu 2: Tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân của khó
khăn, vướng mắc khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ tại Bệnh viện Y học
cổ truyền Đồng Tháp. Sử dụng phương pháp tổng hợp kết quả khảo sát CBNV bệnh
viện và tổng hợp từ các báo cáo nội bộ của Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp.
Mục tiêu 3: Khuyến nghị một số chính sách nhằm hoàn thiện cơ chế tự chủ tài
chính toàn bộ tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp. Sử dụng phương pháp
tổng hợp kết quả từ mục tiêu 1 và mục tiêu 2 để khuyến nghị chính sách.
Tóm tắt Chương 2
Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết về cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện
công, các yếu tố ảnh hưởng đến tự chủ tài chính toàn bộ tại bệnh viện công. Chương
24
này cũng lược khảo một số nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Cuối cùng, tác giả đề
xuất khung phân tích, cách thức thu thập, phân tích dữ liệu để làm cơ sở cho việc
triển khai nghiên cứu.
25
Chương 3. THỰC TRẠNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TOÀN BỘ TẠI
BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐỒNG THÁP
3.1. Tổng quan về Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp
3.1.1. Quá trình thành lập
Tiền thân của Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp là Bệnh Viện Đông y
Đồng Tháp được thành lập năm 1977 theo Quyết định số 783/ QĐ-77 ngày
12/9/1977 của UBND tỉnh Đồng Tháp với quy mô 50 giường, 45 CBVC. Giai đoạn
đầu thành lập, Bệnh viện chỉ có 12 giường nội trú và 8 cán bộ, nhân viên (2 bác sĩ +
6 y tá, điều dưỡng), hoạt động trên nền đất ruộng, có diện tích 352 m2
.
Từ năm 1977 đến nay, Bệnh viện Y học cổ truyển Đồng Tháp không ngừng
phát triển, là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành về y học cổ truyền của tỉnh Đồng
Tháp. Năm 2018, Bệnh viện có quy mô 250 giường, diện tích xây dựng khoảng
30.000 m2
. Hằng năm Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp đã khám và điều trị
vượt chỉ tiêu kế hoạch giường bệnh và luôn trong tình trạng quá tải.
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ
Chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện Y học cổ truyển Đồng Tháp được quy
định như sau (Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp, 2014):
Cấp cứu - khám bệnh - chữa bệnh: Tiếp nhận các trường hợp người bệnh từ
ngoài vào hoặc từ các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa
bệnh nội trú hoặc ngoại trú; Tổ chức khám giám định sức khoẻ, khám giám định
pháp y khi Hội đồng giám định y khoa tỉnh hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng
cầu; Chuyển người bệnh lên tuyến trên khi bệnh viện không đủ khả năng giải quyết.
Đào tạo cán bộ y tế: Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở bậc
đại học và trung học; Tổ chức đào tạo cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến
dưới để nâng cao trình độ chuyên môn.
Nghiên cứu khoa học về y học: Tổ chức nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các đề
tài y học cấp Nhà nước, cấp tỉnh hoặc cấp cơ sở, chú trọng nghiên cứu về y học cổ
truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc;
26
Kết hợp với Bệnh viện tuyến trên và các bệnh viện chuyên khoa để phát triển kỹ
thuật của bệnh viện.
Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật, phát triển kỹ thuật chuyên môn;
Kết hợp với bệnh viện tuyến dưới thực hiện các chương trình về chăm sóc sức khoẻ
ban đầu trong địa bàn tỉnh.
Phòng bệnh: Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thường xuyên thực hiện
nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch.
Hợp tác quốc tế: Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân ở ngoài nước theo quy
định của Nhà nước.
3.1.3. Cơ cấu tổ chức
Bộ máy của Bệnh viện được tổ chức theo dây chuyền hoạt động của một bệnh
viện chuyên khoa, gồm 2 khối:
Khối quản lý Hành chánh - chuyên môn gồm có: Ban Giám đốc, Phòng Kế
hoạch tổng hợp - Công nghệ thông tin; Phòng Tổ chức - Hành chính quản trị; Phòng
Tài chính - Kế toán; Phòng Điều dưỡng
Khối lâm sàng - cận lâm sàng gồm có: Khoa Khám bệnh đa khoa, Khoa Nội
tổng hợp A, Khoa Nội tổng hợp B, Khoa Ngoại phụ, Khoa Hồi sức tích cực - chống
độc, Khoa Phục hồi chức năng, Khoa xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh, Khoa
Dược, Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Khoa dinh dưỡng.
Bảng 3.1 cho thấy về phân loại theo giới tính thì năm 2015 có 206 cán bộ nhân
viên trong đó có 100 người nam và 106 người nữ; năm 2016 có 191 cán bộ nhân
viên trong đó có 81 người nam và 110 người nữ; năm 2017 có 197 cán bộ nhân viên
trong đó có 91 người nam và 106 người nữ và năm 2018 có 191 cán bộ nhân viên
trong đó có 90 người nam và 101 người nữ.
Theo loại hợp đồng lao động thì trong năm 2015 có 195 người là viên chức
nhà nước và 11 người có hình thức lao động theo hợp đồng; năm 2016 có 191 người
đều là viên chức nhà nước; năm 2017 có 197 người đều là viên chức nhà nước và
năm 2018 có 187 người là viên chức nhà nước và 4 người có hình thức lao động
theo hợp đồng.
27
Bảng 3.1: Tình hình nguồn nhân lực của bệnh viện giai đoạn 2015 - 2018
Đơn vị tính: người
Stt Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
I Theo giới tính 206 191 197 191
1 Nam 100 81 91 90
2 Nữ 106 110 106 101
II Theo loại hợp đồng 206 191 197 191
1 Viên chức nhà nước 195 191 197 187
2 Hợp đồng 11 0 0 4
III Theo trình độ 206 191 197 191
1 Sau đại học 12 7 14 15
2 Đại học 50 53 57 60
3 Cao đẳng 7 7 8 9
4 Trung cấp 110 104 94 85
5 Sơ cấp 6 4 24 7
6 Hộ lý 21 16 0 15
Nguồn: Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp (2015 - 2018)
Theo trình độ học vấn thì năm 2015 có 12 người trình độ sau đại học, 50
người trình độ đại học, 7 người trình độ cao đẳng, 110 người trình độ trung cấp, 6
người trình độ sơ cấp và 21 người là hộ lý; năm 2016 có 7 người trình độ sau đại
học, 53 người trình độ đại học, 7 người trình độ cao đẳng, 104 người trình độ trung
cấp, 4 người trình độ sơ cấp và 16 người là hộ lý; năm 2017 có 14 người trình độ
sau đại học, 57 người trình độ đại học, 8 người trình độ cao đẳng, 94 người trình độ
trung cấp, 24 người trình độ sơ cấp; năm 2018 có 15 người trình độ sau đại học, 60
người trình độ đại học, 9 người trình độ cao đẳng, 85 người trình độ trung cấp, 7
người trình độ sơ cấp và 15 người là hộ lý.
3.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ
Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp thực hiện cơ chế tự chủ tài chính từ
năm 2015. Đối chiếu với các điều kiện để thực hiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ
của bệnh viện công với thực tế tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp, tác giả
nhận thấy như sau:
28
Về chính sách của nhà nước: Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp đã giao cho Bệnh viện Y
học cổ truyền Đồng Tháp hoạt động theo loại hình có nguồn thu sự nghiệp tự đảm
bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên, lộ trình thực hiện như sau: Từ năm
2016 đến 2018, tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên; Từ năm
2019 trở về sau, tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên. Bệnh viện Y
học cổ truyền Đồng Tháp đã xây dựng và triển khai quy định về chức năng, nhiệm
vụ, trách nhiệm, quyền hạn, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ nhân viên tại đơn vị
căn cứ theo các quy định của Nhà nước.
Về điều kiện cơ sở vật chất: Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp được Nhà
nước nâng cấp trang thiết bị, đầu tư xây dựng mới trụ sở làm việc, phòng khám
bệnh khang trang từ năm 2009. Do vậy, trang thiết bị khá đồng bộ, cơ sở vật chất
tốt phù hợp với quy mô bệnh viện chuyên ngành tuyến tỉnh. Đáp ứng khá tốt cho
nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân Đồng Tháp và các tỉnh lần cận thuộc vùng
Đồng Tháp Mười (An Giang, Long An).
Về chất lượng nguồn nhân lực của Bệnh viện: Đội ngũ cán bộ quản lý được
tập huấn chuyên sâu về quản lý bệnh viện theo mô hình tự chủ tài chính. Nhân sự
làm công tác quản lý và thừa hành các mảng công tác như tài chính, kế toán, kế
hoạch tổng hợp đều tốt nghiệp đại học chuyên ngành kế toán, kiểm toán, kinh tế. Hệ
thống máy tính được Bệnh viện đầu tư mới, cán bộ nhân viên được đào tạo để sử
dụng thành thạo các phân hệ trên phần mềm kế toán.
Về chi tiêu nội bộ: Bệnh viện đã ban hành quy chế chi tiêu nội bộ từ khi bắt
đầu chuyển sang cơ chế tự chủ tài chính. Hàng năm, quy chế chi tiêu nội bộ đều
được rà soát để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế hoạt động nhằm mục
tiêu huy động tốt nguồn thu và kiểm soát chi tiêu hiệu quả. Nội dung của quy chế
chi tiêu nội bộ quy định định mức, tiêu chuẩn các khoản chi về tiền lương, phụ cấp,
định mức chi cho công tác quản lý, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm sửa
chữa và trích lập các quỹ.
Các khoản chi tiêu đều được quản lý chặt chẽ, chỉ thanh toán khi có đầy đủ
chứng từ, chữ ký, đúng định mức, đã có kế hoạch chi tiêu. Mọi khoản chi đều được
29
kiểm soát chặt chẽ từ nhân viên phòng tài chính kế toán, kế toán tổng hợp đến kế
toán trưởng, Ban Giám đốc. Quy trình quản lý nguồn thu giá dịch vụ, BHYT đều có
sự đối chiếu giữa các bộ phận liên quan nên đã hạn chế tối đa sai sót. Vai trò của
Ban Thanh tra nhân dân trong giám sát tài chính của Bệnh viện được phát huy thông
qua các hoạt động kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất. Các khoản thu từ giá dịch vụ,
thuốc men, chi phí vật tư, y tế, chi phí khám chữa bệnh đều được công khai tại Bảng
giá dịch vụ y tế để người dân biết. Vì vậy, các khoản thu, chi của Bệnh viện đều bảo
đảm công khai, minh bạch, có sự giám sát chặt chẽ.
3.2. Thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ tại Bệnh viện Y
học cổ truyền Đồng Tháp
3.2.1. Hoạt động khám chữa, bệnh
3.2.1.1. Tình hình khám chữa bệnh
Tình hình khám chữa bệnh tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp được
tổng hợp tại Bảng 3.2. Số bệnh nhân điều trị ngoại trú năm 2015 là 1.565 người,
năm 2016 là 1.143 người, năm 2017 là 312 người và năm 2018 là 414 người. Số
bệnh nhân điều trị nội trú năm 2015 là 6.910 người, năm 2016 là 8.256 người, năm
2017 là 8.785 người và năm 2018 là 7.453 người.
Bảng 3.2: Tình hình khám chữa bệnh tại bệnh viện giai đoạn 2015 - 2018
Stt Nội dung
Đơn vị
tính
2015 2016 2017 2018
1 Bênh nhân ngoại trú Người 1.565 1.143 312 414
2 Bệnh nhân nội trú Người 6.910 8.256 8.785 7.453
3 Tổng số ngày điều trị Ngày 91.736 104.399 99.350 105.635
4
Số ngày điều trị trung
bình của mỗi bệnh nhân
Ngày 13,3 12,7 12,0 14,2
5
Số lượng giường bệnh
thực tế
Giường 336 341 343 350
6
Năng suất sử dụng
giường bệnh
Ngày 114,2 85,1 123,7 131,6
Nguồn: Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp (2015 - 2018)
Tổng số ngày điều trị của bệnh nhân trong năm 2015 là 91.736 ngày, trong
năm 2016 là 104.399 ngày, năm 2017 là 99.350 ngày và năm 2018 là 105.635 ngày.
30
Số ngày điều trị trung bình của mỗi bệnh nhân trong năm 2015 là 13,3 ngày;
năm 2016 là 12,7 ngày, năm 2017 là 12,0 ngày và năm 2018 là 14,2 ngày.
Số giường bệnh thực tế năm 2015 là 336 giường, năm 2016 là 341 giường,
năm 2017 là 343 giường và năm 2018 là 350 giường. Công suất sử dụng giường
bệnh trung bình trong năm cũng tăng theo: trong năm 2015 là 114,2 ngày, năm 2016
là 85,1 ngày, năm 2017 là 123,7 ngày và năm 2018 là 131,6 ngày.
3.2.1.2. Tình hình chuyển viện
Hình 3.2 cho thấy tình hình chuyển viện của bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện
Y học cổ truyền Đồng Tháp giai đoạn 2015 - 2018 có xu hướng giảm, cho thấy
công tác khám chữa bệnh tại bệnh viện được cải thiện ngày càng tốt, điều trị khỏi
bệnh cho bệnh nhân nên giảm tỷ lệ chuyển viện lên các tuyến cao hơn. Cụ thể: tỷ lệ
chuyển viện năm 2015 là 0,69%; năm 2016 là 0,74%; năm 2017 là 0,70% và năm
2018 là 0,64%.
Hình 3.1: Tỷ lệ chuyển viện
Nguồn: Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp (2015 - 2018)
3.2.1.3. Tình hình tử vong của bệnh nhân tại bệnh viện
Hình 3.3 thể hiện tình hình bệnh nhân tử vong tại Bệnh viện Y học cổ truyền
Đồng Tháp trong giai đoạn năm 2015 - 2018 là rất thấp và có xu hướng giảm dần.
Năm 2015, tỷ lệ tử vong là 0,15%; năm 2016 là 0,36%; năm 2017 là 0,18% và năm
2018 chỉ có 0,1%. Điều này cho thấy, Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp có đủ
khả năng để điều trị cho bệnh nhân nên hiếm khi xảy ra tử vong tại bệnh viện.
31
Hình 3.2: Tỷ lệ tử vong
Nguồn: Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp (2015 - 2018)
3.2.2. Các khoản thu của Bệnh viện giai đoạn 2015 - 2018
Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp từ khi hoạt động đến nay đã không
ngừng cải tiến nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh cho người dân địa
phương và các địa bàn lân cận. Nguồn thu giá dịch vụ luôn có xu hướng gia tăng,
năm sau cao hơn năm trước (Hình 3.3).
Hình 3.3: Thu giá dịch vụ giai đoạn 2015 - 2018
Nguồn: Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp (2015 - 2018)
Nguồn thu giá dịch vụ có được từ các nguồn như các khoản phí thu cho việc
khám bệnh, chẩn đoán, phí giường điều trị hàng ngày, giá các dịch vụ, kỹ thuật y
tế…, luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn thu của bệnh viện.
32
Bảng 3.3: Tình hình nguồn thu của Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp giai đoạn 2015 – 2018
Đvt: Triệu đồng
Stt Khoản mục
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
I NSNN cấp 9.331 22,4 8.463 22,9 2.700 5,5 0 0,0
1 Kinh phí thường xuyên 9.331 22,4 8.386 22,7 2.700 5,5 0 0
2 Kinh phí không thường xuyên 0 0 78 0,2 0 0 0 0
II Các nguồn thu sự nghiệp, thu khác 32.330 77,6 28.495 77,1 46.659 94,5 46.528 100,0
1 Thu giá dịch vụ 14.675 35,2 16.250 44,0 19.252 39,0 21.426 46,1
2 Thu BHYT 16.933 40,6 11.646 31,5 26.052 52,8 23.562 50,6
3 Thu khác 723 1,7 598 1,6 1.354 2,7 1.540 3,3
Nguồn: Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp (2015 - 2018)
33
Chi tiết nguồn thu của Bệnh viện giai đoạn 2015 - 2018 được thể hiện ở Bảng
3.3. Năm 2015 nguồn NSNN cấp là 9.331 triệu đồng (chiếm 22,4%); Các nguồn thu
sự nghiệp, thu khác là 32.330 triệu đồng (chiếm 77,6%), trong đó: thu từ giá dịch vụ
là 14.675 triệu đồng, thu từ BHYT là 16.933 triệu đồng và thu khác là 723 triệu
đồng.
Năm 2016 nguồn NSNN cấp là 8.463 triệu đồng (chiếm 22,0%); Các nguồn
thu sự nghiệp, thu khác là 28.495 triệu đồng (chiếm 77,1%), trong đó: thu từ giá
dịch vụ 16.250 triệu đồng, thu từ BHYT 11.646 triệu đồng, thu khác 598 triệu đồng.
Năm 2017 nguồn NSNN cấp là 2.700 triệu đồng (chiếm 5,5%); Các nguồn thu
sự nghiệp, thu khác là 46.659 triệu đồng (chiếm 94,5%), trong đó: thu từ giá dịch vụ
19.252 triệu đồng, thu từ BHYT 26.052 triệu đồng, thu khác là 1.354 triệu đồng.
Năm 2018, nguồn thu của bệnh viện hoàn toàn từ nguồn thu sự nghiệp và thu
khác được 46.528 triệu đồng (chiếm 100,0%), trong đó: thu từ giá dịch vụ 21.426
triệu đồng, thu từ BHYT 23.562 triệu đồng, thu khác 1.540 triệu đồng.
Như vậy, cơ cấu nguồn thu của Bệnh viện có sự dịch chuyển theo hướng tích
cực. Giảm dần nguồn kinh phí do NSNN cấp từ 22,4% ở năm 2015 xuống 0,0% ở
năm 2018. Ngược lại, nguồn thu kinh phí sự nghiệp, thu khác của Bệnh viện tăng
dần từ 77,6% ở năm 2015 lên 100,0% ở năm 2018.
3.2.3. Các khoản chi của Bệnh viện giai đoạn 2015 - 2018
3.2.3.1. Chi cho người lao động
Tiền lương của người lao động gồm có lương cơ bản cộng với phụ cấp lương.
Phụ cấp lương gồm các khoản chi như bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật, phụ cấp
trực 24/24 giờ, ca kíp (8 giờ), phụ cấp làm thêm giờ, phụ cấp phẫu thuật, thủ
thuật… và phụ cấp ưu đãi theo ngành nghề. Bảng 3.4 cho thấy tiền lương của người
lao động tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp tăng qua các năm.
Năm 2015: Lương cơ bản là 7.203 triệu đồng, trong đó tiền lương từ NSNN
giao là 5.352 triệu đồng và tiền lương từ phí, lệ phí để lại là 1.851 triệu đồng. Phụ
cấp lương là 3.387 triệu đồng, trong đó phụ cấp lương từ NSNN giao là 1.883 triệu
đồng và phụ cấp lương từ phí, lệ phí để lại là 1.504 triệu đồng. Tính chung, tiền
34
lương và phụ cấp lương là 10.590 triệu đồng.
Bảng 3.4: Tiền lương của người lao động
Đơn vị tính: triệu đồng
Stt Khoản mục 2015 2016 2017 2018
I Tiền lương cơ bản 7.203 7.592 8.104 8.572
1 NSNN giao 5.352 4.922 1.861 1.382
2 Phí, lệ phí để lại 1.851 2.669 6.243 7.190
II Phụ cấp lương 3.387 3.644 3.927 4.446
1 NSNN giao 1.883 1.801 522 457
2 Phí, lệ phí để lại 1.504 1.843 3.405 3.989
Tiền lương và phụ cấp lương (I + II) 10.590 11.236 12.031 13.018
Nguồn: Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp (2015 - 2018)
Tương tự, năm 2016: tiền lương và phụ cấp lương là 11.236 triệu đồng. Năm
2017: tiền lương và phụ cấp lương là 12.031 triệu đồng. Năm 2018: tiền lương và
phụ cấp lương là 13.018 triệu đồng.
3.2.3.2. Chi cho các khoản đóng góp
Nguồn chi này bao gồm các khoản chi 17% cho BHXH, 3% cho BHYT, 1%
cho BHTN và 2% cho kinh phí công đoàn được tính, trích trên tiền lương theo chế
độ quy định hiện hành. Bảng 3.5 cho thấy các khoản đóng góp có xu hướng tăng
dần qua các năm. Năm 2015: Tổng các khoản đóng góp là 1.795 triệu đồng, bao
gồm: chi BHXH là 1.348 triệu đồng, chi BHYT là 225 triệu đồng cho BHYT, chi
kinh phí công đoàn là 147 triệu đồng và chi bảo hiểm thất nghiệp là 75 triệu đồng.
Bảng 3.5: Các khoản chi cho đóng góp
Đơn vị tính: triệu đồng
Stt Khoản mục 2015 2016 2017 2018
1 Bảo hiểm xã hội 1.348 1.462 1.545 1.553
2 Bảo hiểm y tế 225 244 251 266
3 Kinh phí công đoàn 147 154 167 177
4 Bảo hiểm thất nghiệp 75 80 83 88
Tổng cộng 1.795 1.940 2.046 2.082
Nguồn: Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp (2015 - 2018)
Năm 2016: Tổng các khoản mục đóng góp là 1.940 triệu đồng, bao gồm: chi
BHXH là 1.462 triệu đồng, chi BHYT là 244 triệu đồng cho BHYT, chi kinh phí
35
công đoàn là 154 triệu đồng và chi bảo hiểm thất nghiệp là 80 triệu đồng.
Năm 2017: Tổng các khoản mục đóng góp là 2.046 triệu đồng, bao gồm: chi
BHXH là 1.545 triệu đồng, chi BHYT là 251 triệu đồng cho BHYT, chi kinh phí
công đoàn là 167 triệu đồng và chi bảo hiểm thất nghiệp là 83 triệu đồng.
Năm 2018: Tổng các khoản mục đóng góp là 2.082 triệu đồng, bao gồm: chi
BHXH là 1.553 triệu đồng, chi BHYT là 266 triệu đồng cho BHYT, chi kinh phí
công đoàn là 177 triệu đồng và chi bảo hiểm thất nghiệp là 88 triệu đồng.
3.2.3.3. Chi nghiệp vụ chuyên môn
Chi phí nghiệp vụ chuyên môn là một khoản chi đặc biệt quan trọng và cần
thiết để đảm bảo cho công tác khám chữa bệnh tại bệnh viện. Tại Bệnh viện Y học
cổ truyền Đồng Tháp thì khoản chi này luôn chiếm tỷ trọng lớn và được quy định
chi theo quy chế chi tiêu nội bộ. Thanh quyết toán theo quy định hiện hành, cụ thể
như: Thuốc phải sử dụng hợp lý, an toàn, hiệu quả; Dụng cụ, vật tư y tế tiêu hao chi
theo định mức từng khoa, phòng đã được Giám đốc Bệnh viện phê duyệt; Y cụ:
Thực hiện việc mua sắm, sử dụng bảo quản đúng nguyên tắc, hiệu quả, tiết kiệm;
Định mức trang phục bảo hộ lao động, quần áo chuyên môn, ấn phẩm phục vụ công
tác chuyên môn. Các loại biểu mẫu, giấy khám chữa bệnh, hồ sơ bệnh án... xây
dựng định mức sử dụng, tiết kiệm, tránh tình trạng lãng phí gây ảnh hưởng đến kinh
phí đơn vị.
Bảng 3.6: Chi nghiệp vụ chuyên môn
Đơn vị tính: triệu đồng
Stt Khoản mục 2015 2016 2017 2018
1 Mua hàng hóa, vật tư chuyên môn 15.913 9.086 9.729 12.446
2 Chi cho tài liệu chuyên môn 101 94 97 -
3 Đồng phục, trang phục 62 101 183 186
4 Chi phí khác 263 250 257 6
Tổng cộng 16.339 9.531 10.266 12.638
Nguồn: Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp (2015 - 2018)
Năm 2015 tổng chi nghiệp vụ chuyên môn là 16.339 triệu đồng, trong đó chi
mua hàng hóa, vật tư chuyên môn là 15.913 triệu đồng, chi mua, in ấn, photo tài
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập

More Related Content

Similar to Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập

Similar to Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập (20)

Luận Văn Ảnh Hưởng Của Sự Thỏa Mãn Công Việc Đến Sự Gắn Kết Tình Cảm Của Công...
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Sự Thỏa Mãn Công Việc Đến Sự Gắn Kết Tình Cảm Của Công...Luận Văn Ảnh Hưởng Của Sự Thỏa Mãn Công Việc Đến Sự Gắn Kết Tình Cảm Của Công...
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Sự Thỏa Mãn Công Việc Đến Sự Gắn Kết Tình Cảm Của Công...
 
Luận văn: Đánh giá năng lực của nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa...
Luận văn: Đánh giá năng lực của nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa...Luận văn: Đánh giá năng lực của nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa...
Luận văn: Đánh giá năng lực của nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa...
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học 2 buổi/ngày ở các trường tiểu h...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học 2 buổi/ngày ở các trường tiểu h...Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học 2 buổi/ngày ở các trường tiểu h...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học 2 buổi/ngày ở các trường tiểu h...
 
Luận văn: Quản lý dạy học 2 buổi/ngày ở các trường tiểu học TP Đông Hà
Luận văn: Quản lý dạy học 2 buổi/ngày ở các trường tiểu học TP Đông HàLuận văn: Quản lý dạy học 2 buổi/ngày ở các trường tiểu học TP Đông Hà
Luận văn: Quản lý dạy học 2 buổi/ngày ở các trường tiểu học TP Đông Hà
 
Luận án: Năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại các bệnh viện Trung ...
Luận án: Năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại các bệnh viện Trung ...Luận án: Năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại các bệnh viện Trung ...
Luận án: Năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại các bệnh viện Trung ...
 
Luận Văn Phân Cấp Tài Khóa Và Tăng Trưởng Kinh Tế Địa Phương
Luận Văn Phân Cấp Tài Khóa Và Tăng Trưởng Kinh Tế Địa PhươngLuận Văn Phân Cấp Tài Khóa Và Tăng Trưởng Kinh Tế Địa Phương
Luận Văn Phân Cấp Tài Khóa Và Tăng Trưởng Kinh Tế Địa Phương
 
Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa
Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa
Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa
 
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sứ...
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sứ...Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sứ...
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sứ...
 
Hoàn Thiện Phương Pháp Lập Dự Toán Doanh Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh Viện Đa ...
Hoàn Thiện Phương Pháp Lập Dự Toán Doanh Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh Viện Đa ...Hoàn Thiện Phương Pháp Lập Dự Toán Doanh Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh Viện Đa ...
Hoàn Thiện Phương Pháp Lập Dự Toán Doanh Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh Viện Đa ...
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ĐH Kinh tế
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ĐH Kinh tếLuận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ĐH Kinh tế
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ĐH Kinh tế
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệ...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệ...
 
Luận Văn Đánh Giá Năng Lực Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Hòa ...
Luận Văn Đánh Giá Năng Lực Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Hòa ...Luận Văn Đánh Giá Năng Lực Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Hòa ...
Luận Văn Đánh Giá Năng Lực Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Hòa ...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chất Lượng Dịch Vụ Của Bệnh Viện Đa Khoa Thủ Đức
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chất Lượng Dịch Vụ Của Bệnh Viện Đa Khoa Thủ ĐứcKhóa Luận Tốt Nghiệp Chất Lượng Dịch Vụ Của Bệnh Viện Đa Khoa Thủ Đức
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chất Lượng Dịch Vụ Của Bệnh Viện Đa Khoa Thủ Đức
 
Kiểm Soát Nội Bộ Hoạt Động Thu Chi Tại Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam
Kiểm Soát Nội Bộ Hoạt Động Thu Chi Tại Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt NamKiểm Soát Nội Bộ Hoạt Động Thu Chi Tại Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam
Kiểm Soát Nội Bộ Hoạt Động Thu Chi Tại Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam
 
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện đa...
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện đa...Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện đa...
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện đa...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác SĩLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
 
[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdf
[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdf[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdf
[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdf
 
Luận Văn Giải Pháp Thực Hiện Tự Chủ Tài Chính Theo Hướng Hiệu Quả
Luận Văn Giải Pháp Thực Hiện Tự Chủ Tài Chính Theo Hướng Hiệu QuảLuận Văn Giải Pháp Thực Hiện Tự Chủ Tài Chính Theo Hướng Hiệu Quả
Luận Văn Giải Pháp Thực Hiện Tự Chủ Tài Chính Theo Hướng Hiệu Quả
 
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Thạch Thất
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Thạch ThấtTổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Thạch Thất
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Thạch Thất
 
KẾ TOÁN THU, CHI VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG - TẢI FRE...
KẾ TOÁN THU, CHI VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG  - TẢI FRE...KẾ TOÁN THU, CHI VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG  - TẢI FRE...
KẾ TOÁN THU, CHI VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG - TẢI FRE...
 

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com (20)

Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaLuận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIILuận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng ChaiLuận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà MauLuận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
 

Recently uploaded

Recently uploaded (20)

35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLSĐồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
 

Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÂM PHƯỚC TOÀN HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TOÀN BỘ TẠI BỆNH VIỆN CÔNG LẬP: TRƯỜNG HỢP BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐỒNG THÁP Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÂM PHƯỚC TOÀN HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TOÀN BỘ TẠI BỆNH VIỆN CÔNG LẬP: TRƯỜNG HỢP BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐỒNG THÁP Chuyên ngành: Tài chính công Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS TS. VŨ THỊ MINH HẰNG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đề tài “Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ tại Bệnh viện công lập: Trường hợp Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp” là bài nghiên cứu của chính tôi dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Vũ Thị Minh Hằng. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Ngày 10 tháng 07 năm 2019 Tác giả Lâm Phước Toàn
  • 4. MỤC LỤC TRANG BÌA TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG TÓM TẮT ABSTRACT Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................. 1 1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu......................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................3 1.2.1. Mục tiêu chung..................................................................................................3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................................3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................4 1.5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................4 1.6. Bố cục của luận văn .............................................................................................4 Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH VÀ KHUNG PHÂN TÍCH CỦA ĐỀ TÀI..................................................................................... 6 2.1. Cơ sở lý thuyết về tự chủ tài chính tại bệnh viện công ........................................6 2.1.1. Bệnh viện công..................................................................................................6 2.1.2. Cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện công.......................................................7 2.1.3. Nội dung cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện công........................................9 2.1.4. Điều kiện để bệnh viện công thực hiện tự chủ tài chính toàn bộ ....................11 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tự chủ tài chính tại bệnh viện công .........................12 2.2.1. Yếu tố bên ngoài .............................................................................................12
  • 5. 2.2.2. Yếu tố bên trong..............................................................................................14 2.3. Các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài ....................................................16 2.3.1. Các nghiên cứu của nước ngoài ......................................................................16 2.3.2. Các nghiên cứu của Việt Nam.........................................................................17 2.4. Khung phân tích của đề tài.................................................................................19 2.4.1. Khung pháp lý về tự chủ tài chính bệnh viện công ở Việt Nam.....................19 2.4.2. Khung phân tích ..............................................................................................20 2.4.3. Các chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động của bệnh viện công trong cơ chế tự chủ tài chính ..............................................................................................................20 2.4.4. Phương pháp nghiên cứu định tính .................................................................21 2.4.5. Phương pháp thu thập dữ liệu .........................................................................22 2.4.6. Phương pháp phân tích dữ liệu........................................................................23 Tóm tắt Chương 2 .....................................................................................................23 Chương 3. THỰC TRẠNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TOÀN BỘ TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐỒNG THÁP........................................................ 25 3.1. Tổng quan về Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp.......................................25 3.1.1. Quá trình thành lập..........................................................................................25 3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ ......................................................................................25 3.1.3. Cơ cấu tổ chức.................................................................................................26 3.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ.............27 3.2. Thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp......................................................................................................29 3.2.1. Hoạt động khám chữa, bệnh............................................................................29 3.2.2. Các khoản thu của Bệnh viện giai đoạn 2015 - 2018......................................31 3.2.3. Các khoản chi của Bệnh viện giai đoạn 2015 - 2018......................................33 3.2.4. Kết quả thực hiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp......................................................................................................43 3.2.5. Thay đổi kết quả hoạt động của Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng tháp trước và sau khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ ................................................50
  • 6. 3.2.6. Đánh giá khả năng tự chủ đối với chi đầu tư của Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp.................................................................................................................51 3.3. Đánh giá chung về thực hiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp giai đoạn 2015 - 2018......................................................54 3.3.1. Về kết quả đạt được.........................................................................................54 3.3.2. Hạn chế............................................................................................................54 3.3.3. Nguyên nhân hạn chế......................................................................................55 Tóm tắt chương 3 ......................................................................................................56 Chương 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH .......................... 57 4.1. Kết luận ..............................................................................................................57 4.2. Khuyến nghị chính sách.....................................................................................58 4.2.1. Tăng cường khai thác các khoản thu của bệnh viện .......................................58 4.2.2. Quản lý các khoản chi của bệnh viện..............................................................59 4.2.3. Quản lý cơ sở vật chất và tài sản của bệnh viện..............................................61 4.2.4. Quản lý nguồn nhân lực của bệnh viện...........................................................62 4.2.5. Hoàn thiện văn bản hướng dẫn thực hiện tự chủ tài chính toàn bộ đối với bệnh viện công ...................................................................................................................64 4.2.6. Hoàn thiện chính sách giá dịch vụ ..................................................................65 4.2.7. Huy động nguồn tài chính bên ngoài cho chi đầu tư.......................................65 4.3. Kết luận ..............................................................................................................66 4.4. Hạn chế của đề tài ..............................................................................................66 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT CBNV BỆNH VIỆN PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KHÁM, CHỮA BỆNH TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐỒNG THÁP
  • 7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CBNV Cán bộ nhân viên ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long NSNN Ngân sách nhà nước SNYT Sự nghiệp y tế TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Ủy ban nhân dân
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Tình hình nguồn nhân lực của bệnh viện giai đoạn 2015 - 2018 .............27 Bảng 3.2: Tình hình khám chữa bệnh tại bệnh viện giai đoạn 2015 - 2018 .............29 Bảng 3.3: Tình hình nguồn thu của Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp giai đoạn 2015 – 2018...............................................................................................................32 Bảng 3.4: Tiền lương của người lao động.................................................................34 Bảng 3.5: Các khoản chi cho đóng góp.....................................................................34 Bảng 3.6: Chi nghiệp vụ chuyên môn.......................................................................35 Bảng 3.7: Thanh toán dịch vụ công cộng..................................................................37 Bảng 3.8: Chi phí hành chính tổng hợp ....................................................................38 Bảng 3.9: Trích lập các nguồn quỹ của bệnh viện....................................................40 Bảng 3.10: Thu nhập của CBNV Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp ...............42 Bảng 3.11: Chỉ tiêu phản ánh khả năng tự chủ tài chính giai đoạn 2015 - 2018 ......43 Bảng 3.12: Mức độ phù hợp của cơ chế tự chủ tại bệnh viện...................................45 Bảng 3.13: Đánh giá tình hình nguồn nhân lực tại bệnh viện...................................46 Bảng 3.14: Đánh giá sự thay đổi trước và sau khi thực hiện cơ chế tự chủ..............47 Bảng 3.15: Đánh giá của bệnh nhân và thân nhân người bệnh.................................49 Bảng 3.16: Thay đổi kết quả hoạt động của Bệnh viện trước và sau khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ.......................................................................................50 Bảng 3.17: Khả năng tự chủ chi đầu tư của Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp đến 2020 ....................................................................................................................53
  • 9. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1: Khung phân tích........................................................................................20 Hình 3.1: Tỷ lệ chuyển viện......................................................................................30 Hình 3.2: Tỷ lệ tử vong .............................................................................................31 Hình 3.3: Thu giá dịch vụ giai đoạn 2015 - 2018 .....................................................31 Hình 3.4: Chi phí khác của Bệnh viện giai đoạn 2015 - 2018 ..................................38 Hình 3.5: Phân bổ mẫu khảo sát theo chức danh công việc......................................44 Hình 3.6: Thái độ phục vụ của bác sĩ, y tá................................................................48 Hình 3.7: Thời điểm để bệnh viện tự chủ toàn bộ chi đầu tư....................................51 Hình 3.8: Điều kiện để Bệnh viện tự chủ chi đầu tư.................................................52
  • 10. TÓM TẮT Tên đề tài: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ tại Bệnh viện công lập: Trường hợp Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp. Lý do chọn đề tài: Nghiên cứu và hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp sẽ giúp cho các ngành, các cấp và các bệnh viện công tại tỉnh Đồng Tháp có thêm kinh nghiệm thực tiễn cho việc thực hiện lộ trình tự chủ tài chính đã đặt ra. Vấn đề: Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp thời gian qua đạt được những kết quả gì? Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp là gì? Và nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc đó? Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp khảo sát. Kết quả nghiên cứu: Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp thực hiện cơ chế tự chủ tài chính rất tốt, mang lại nhiều lợi ích lớn của bệnh viện và đội ngũ cán bộ nhân viên của Bệnh viện và người dân. Tuy nhiên, Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp mới tự chủ toàn bộ đối với khoản chi thường xuyên, chưa có tích lũy để thực hiện chi đầu tư. Điều kiện tiền đề để Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp tự đảm bảo chi đầu tư mà không dựa NSNN là: (1) Áp dụng viện phí theo nguyên tắc tính đúng, tỉnh đủ chi phí, có tích lũy; (2) Hợp tác công tư; (3) Vay vốn ngân hàng Kết luận và khuyến nghị: Đề tài đề xuất các khuyến nghị chính sách gồm: Hoàn thiện chính sách viện phí; Hoàn thiện văn bản hướng dẫn thực hiện tự chủ tài chính toàn bộ đối với bệnh viện công; Tăng cường khai thác các khoản thu của bệnh viện; Quản lý cơ sở vật chất và tài sản của bệnh viện; Quản lý các khoản chi của bệnh viện; Quản lý nguồn nhân lực của bệnh viện; Huy động nguồn tài chính bên ngoài cho chi đầu tư. Từ khóa: Tự chủ tài chính một phần, Bệnh viện Y học Cổ truyền Đồng Tháp.
  • 11. Keywords: Partial financial autonomy, Dong Thap traditional medicine Hospital ABSTRACT Title: Completing the overall financial autonomy mechanism at Public Hospital: The case of Dong Thap Traditional Medicine Hospital. Reason for writing: Researching and perfecting the overall financial autonomy mechanism at Dong Thap Traditional Medicine Hospital will help industries, levels and public hospitals in Dong Thap province has more practical experience for implementing the financial autonomy roadmap. Problem: What are the results achieved in implementing the overall financial autonomy mechanism at Dong Thap Traditional Medicine Hospital over the past time? What are the difficulties and obstacles when implementing the entire financial autonomy mechanism at Dong Thap Traditional Medicine Hospital? And the cause of these difficulties and obstacles? Methods: Descriptive statistical, comparison methods, survey methods. Results: Dong Thap Traditional Medicine Hospital implements a very good financial autonomy mechanism, bringing great benefits to hospitals and staff of the Hospital and the people. However, Dong Thap Traditional Medicine Hospital is fully self - sufficient for regular expenditures, not yet accumulated to implement investment expenditures. The prerequisite condition for Dong Thap Traditional Medicine Hospital to ensure its investment without the state budget is: (1) Applying hospital fees on the principle of proper calculation, sufficient cost, and accumulation; (2) Public-private cooperation; (3) Bank loans. Conclusions and implications: The thesis proposes policy recommendations including: Completing the hospital fee policy; Completing documents guiding overall financial autonomy for public hospitals; Strengthening the exploitation of hospital revenues; Managing hospital facilities and assets; Managing hospital expenditures; Managing human resources of hospitals; Mobilizing external finance for investment expenditures. .
  • 12. 1 Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Sự gia tăng chi phí chăm sóc sức khỏe là thách thức mà nhiều quốc gia phải đối mặt. Nhiều thay đổi đã được thực hiện trong lĩnh vực y tế ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới nhằm mục đích tổ chức lại các đơn vị cung cấp dịch vụ y tế để cung cấp dịch vụ chăm sóc tốt hơn và chất lượng cao hơn (Thanasas, 2013). Việc kiểm soát chi phí và hiệu quả của lĩnh vực y tế bắt nguồn từ Hoa Kỳ (McKinlay và Arches, 1985) sau đó trở thành xu hướng phổ biến trong hệ thống bệnh viện công ở các nước đã phát triển cũng như đang phát triển (Hsihui và cộng sự 2004). Chính phủ Việt Nam xem việc trao quyền tự chủ cho các bệnh viện công là một chính sách quan trọng. Bệnh viện công được trao quyền tự chủ về tài chính, được huy động vốn, liên doanh liên kết, huy động thêm nguồn vốn từ xã hội; Được chủ động sử dụng nguồn ngân sách chi thường xuyên và các nguồn thu để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, làm tăng tính hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính. Nếu bệnh viện hoạt động tốt, nguồn thu tăng thêm, chi phí tiết kiệm, có chênh lệch thu chi thì được sử dụng một phắn để tăng thêm thu nhập cho đội ngũ cán bộ quản lý, bác sĩ, nhân viên y tế. Điều này sẽ khuyến khích họ làm việc hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân (Bộ Y tế, 2011). Theo Ngân hàng Thế giới (2011), “Kể từ năm 2002, khi thực hiện chính sách tự chủ tài chính, một số tiến bộ đã được ghi nhận như nhiều bệnh viện công đã huy động được các nguồn vốn ngoài ngân sách để đầu tư, mua sắm trang thiết bị, tổ chức các hoạt động dịch vụ làm tăng năng lực cung ứng dịch vụ cho người dân, nhiều kỹ thuật y tế mới được triển khai, chất lượng dịch vụ tăng lên, thu nhập của cán bộ tăng lên, từ đó tạo ra tâm lý ổn định và hài lòng đối với các cán bộ y tế”. Đồng Tháp là một tỉnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Trong những năm qua, hệ thống bệnh viện công trên địa bàn tỉnh giữ vai trò chủ đạo trong việc khám, chữa bệnh cho người dân tại Đồng Tháp và các tỉnh lân cận. Ngành Y tế Đồng Tháp xác định, tăng cường tự chủ tài chính cho hệ thống bệnh viện công để
  • 13. 2 nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong giai đoạn 2015 - 2020 (Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp, 2015). Theo Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp (2019), “Đến cuối năm 2018, trong số 26 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế đã được giao quyền được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ thì chỉ có 3 bệnh viện tự đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên, 23 bệnh viện còn lại chỉ mới tự đảm bảo được một phần chi thường xuyên. Ngành y tế tỉnh Đồng Tháp xác định lộ trình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đến năm 2025, 100% bệnh viện công trên địa bàn sẽ tự đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên”. Vấn đề tự chủ tài chính bệnh viện công, đặc biệt là tự đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên là vấn đề nhạy cảm và mang tính thời sự vì nó liên quan đến khả năng cung cấp dịch vụ của bệnh viện, liên quan đến công bằng trong chăm sóc sức khỏe, liên quan đến phát triển kỹ thuật, đến đời sống cán bộ nhân viên trong bệnh viện. Do vậy, việc thực hiện lộ trình đến năm 2025, 100% bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp tự đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên chắc chắn sẽ gặp rất nhiều vướng mắc. Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp bắt đầu triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tài chính từ năm 2015. Trong giai đoạn 2015 - 2017, bệnh viện mới tự đảm bảo được một phần chi thường xuyên. Nhưng đến năm 2018 thì bệnh viện đã tự đảm bảo được chi thường xuyên (gọi tắt là tự chủ tài chính toàn bộ). Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp được xem là một trong ba đơn vị điển hình về thực hiện tự chủ tài chính toàn bộ tại bệnh viện công ở tỉnh Đồng Tháp (Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp, 2019). Do vậy, việc nghiên cứu và hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp sẽ giúp cho các ngành, các cấp và các bệnh viện công tại tỉnh Đồng Tháp có thêm kinh nghiệm thực tiễn cho việc thực hiện lộ trình tự chủ tài chính đã đặt ra. Từ những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ tại Bệnh viện công lập: Trường hợp Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp” để làm luận văn thạc sĩ.
  • 14. 3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp. Từ đó đưa ra khuyến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Đề tài được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu sau: Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng mức độ tự chủ và tiến trình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ qua các năm tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp. Mục tiêu 2: Tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân của khó khăn, vướng mắc khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp. Mục tiêu 3: Khuyến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp thời gian đang diễn ra như thế nào? Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp là gì? Và nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc đó? Cần có những chính sách gì để hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là cơ chế tài chính của Bệnh viện khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. Đối tượng khảo sát: Lãnh đạo và cán bộ viên chức đang làm việc tại các Phòng, Khoa của Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp và bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân đang điều trị nội trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp.
  • 15. 4 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Đề tài tập trung phân tích nội dung về quản lý tài chính, các nội dung khác liên quan đến chuyên môn y tế không thuộc nội dung nghiên cứu của đề tài này. Về không gian: Thực hiện tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp. Về thời gian của dữ liệu: Nghiên cứu sử dụng dữ liệu về tài chính của Y học cổ truyền Đồng Tháp trong 4 năm, từ năm 2015 đến năm 2018 (số liệu thứ cấp). Số liệu sơ cấp liên quan đến khảo sát được thu thập từ tháng 04/2019 đến tháng 05/2019. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh và phương pháp phỏng vấn đối tượng khảo sát bằng bảng câu hỏi. Thống kê mô tả sử dụng các giá trị trung bình, tỷ lệ phần trăm, nhỏ nhất, lớn nhất; Phương pháp so sánh sử dụng để đánh giá sự thay đổi các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp. Phương pháp khảo sát để tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân của khó khăn, vướng mắc khi triển khai cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp cũng như tình hình chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tại Bệnh viện. 1.6. Bố cục của luận văn Chương 1: Tổng quan nghiên cứu. Giới thiệu sự cần thiết nghiên cứu; Mục tiêu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết về tự chủ tài chính tại bệnh viện công và khung phân tích. Trình bày cơ sở lý thuyết về tự chủ tài chính ở bệnh viện công; Các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài; Khung phân tích của đề tài. Chương 3: Thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp. Giới thiệu tổng quan về Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp; Thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính và những khó khăn, vướng mắc khi triển khai cơ chế tự chủ tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp. Đánh giá
  • 16. 5 khả năng tự chủ toàn bộ chi phí đầu tư của Bệnh viện trong thời gian tới. Chương 4: Kết luận và các khuyến nghị chính sách. Trình bày kết luận; Khuyến nghị chính sách nhằm hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp. Kiến nghị với các cơ quan Nhà nước. Chỉ ra hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
  • 17. 6 Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH VÀ KHUNG PHÂN TÍCH CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Cơ sở lý thuyết về tự chủ tài chính tại bệnh viện công 2.1.1. Bệnh viện công 2.1.1.1. Khái niệm bệnh viện công Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước (Quốc hội, 2010). Đơn vị sự nghiệp y tế công lập là tổ chức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập và quản lý theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản và tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán để thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công hoặc phục vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực chuyên môn y tế như: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh; điều dưỡng và phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y dược cổ truyền; kiểm nghiệm dược, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế; an toàn vệ sinh thực phẩm; dân số - kế hoạch hóa gia đình sức khỏe sinh sản; truyền thông giáo dục sức khỏe (Chính phủ, 2012). Như vậy, có thể hiểu bệnh viện công là bệnh viện do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, hoạt động dưới sự quản lý của nhà nước, cung cấp dịch vụ công về y tế cho người dân, thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về y tế. 2.1.1.2. Đặc điểm của bệnh viện công Theo Trần Thế Cương (2016) Bệnh viện công mặc dù có quy mô hoạt động khác nhau nhưng đều có chug một số đặc điểm như sau: Một là, bệnh viện công hoạt động theo nguyên tắc không vì mục tiêu lợi nhuận. Do đây là những bệnh viện do Nhà nước thành lập, nhằm mục đích cung cấp cho xã hội các dịch vụ đặc biệt để hỗ trợ cho các ngành, các lĩnh vực kinh tế hoạt động bình thường, nâng cao dân trí, bảo đảm nguồn nhân lực, thúc đẩy kinh tế phát
  • 18. 7 triển, nâng cao sức khoẻ, tinh thần của nhân dân. Vì vậy quá trình hoạt động của các đơn vị bệnh viện công lập chủ yếu là cung cấp dịch vụ công thực hiện chức năng và các nhiệm vụ do Nhà nước giao là chính chứ không nhằm mục đích lợi nhuận như các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Hai là, sản phẩm của đơn vị bệnh viện công lập là sản phẩm mang lại lợi ích chung, gắn bó chặt chẽ quá trình tạo ra của cải vật chất. Những sản phẩm, dịch vụ do bệnh viện công tạo ra chủ yếu là những sản phẩm có giá trị về sức khoẻ, thể hiện ở dạng vật chất hoặc phi vật chất không chỉ giới hạn trong một ngành, một lĩnh vực mà những sản phẩm đó khi tiêu dùng thường có tác dụng lan toả, truyền tiếp. Hoạt động sự nghiệp y tế mang lại sức khoẻ, tri thức, hiểu biết cần thiết, giúp cho sự phát triển toàn diện của con người nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội đất nước. Vì vậy, hoạt động của bệnh viên công luôn gắn bó chặt chẽ, có ảnh hưởng tích cực đến quá trình tái sản xuất mở rộng của cải vật chất. Ba là, hoạt động của bệnh viện công bị chi phối bởi các chương trình phát triển kinh tế xã hội. Để thực hiện phát triển kinh tế, xã hội, Chính phủ phải bảo đảm hoạt động sự nghiệp y tế và thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia như: Chương trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, Chương trình dân số kế hoạch hoá gia đình, Chương trình phòng chống một số bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS,… Với những chương trình mục tiêu quốc gia này chỉ có các bệnh viện công mới có thể thực hiện một cách triệt để và có hiệu quả bởi nếu để tư nhân thực hiện họ sẽ vì mục tiêu lợi nhuận là chính mà không quan tâm nhiều đến mục tiêu xã hội dẫn đến hạn chế việc tiêu dùng và kìm hãm sự phát triển hiệu quả công bằng xã hội. Bốn là, các bệnh viện công có nguồn thu từ việc thực hiện các dịch vụ y tế ngoài nguồn tài chính do NSNN cấp. Nhà nước đã giao cho bệnh viện công quyền được khai thác nguồn thu trong phạm vi, chức năng và nhiệm vụ của đơn vị. 2.1.2. Cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện công 2.1.2.1. Khái niệm cơ chế tự chủ tài chính Cơ chế quản lý là một hệ thống các nguyên tắc, phương pháp quản lý trong những giai đoạn khác nhau áp dụng cho những đối tượng khác nhau, những khâu
  • 19. 8 khác nhau trong việc quản lý xã hội. Tự chủ là chủ thể có quyền tự quyết, hành động trong khuôn khổ pháp luật, có tính chủ động và năng động trong việc điều hành các hoạt động của mình. Cơ chế tự chủ tài chính là việc cơ quan quản lý cấp trên (chủ thể quản lý) cho phép đơn vị cấp dưới (chủ thể bị quản lý) được phép chủ động điều hành, tự quyết các hoạt động tài chính trong khuôn khổ pháp luật về quản lý tài chính với mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị. “Tự chủ tài chính của bệnh viện công được hiểu là quyền tự quyết định tự chịu trách nhiệm đối với việc huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn tài chính nhằm duy trì sự hoạt động và phát triển không ngừng của bệnh viện” (Chính phủ, 2006). Theo Chính phủ (2015), cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công là các quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính của đơn vị sự nghiệp công. Như vậy, có thể hiểu tự chủ tài chính đối với bệnh viện công là phương thức quản lý tài chính trong nền kinh tế thị trường dựa trên cơ sở trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các hoạt động tài chính cho các bệnh viện công. Theo đó, bệnh viện công tự quyết định việc huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn tài chính, đảm bảo cân đối thu chi qua đó làm tăng chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ công của đơn vị. 2.1.2.2. Mục tiêu thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện công Cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện công nhằm hướng tới các mục tiêu: Thứ nhất, tách biệt chức năng quản lý nhà nước về y tế với chức năng điều hành các hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập y tế. Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bệnh viện công được tăng tính chủ động, năng động trong điều hành hoạt động của bệnh viện. Trong đó, có các hoạt động tài chính nhằm hướng tới mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Thứ hai, thực hiện chủ trương xã hội hóa y tế, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp y tế, từng bước giảm dần bao cấp của Nhà nước, giảm bớt gánh nặng cho NSNN.
  • 20. 9 2.1.2.3. Nguyên tắc quản lý tài chính tại bệnh viện tự chủ tài chính Cơ chế tự chủ tài chính cho phép bệnh viện công được chủ động trong việc huy động và tạo đủ các nguồn thu và sử dụng chúng một cách hiệu quả trong khuôn khổ luật pháp, đem lại lợi ích cho cả xã hội và bệnh viện. Tuy nhiên, do bệnh viện công là bệnh viện của Nhà nước, nên quản lý tài chính bệnh viện công đòi hỏi phải tuân thủ các nguyên tắc, chế độ tài chính của Nhà nước đồng thời phải thực hiện các quy chế, quy định do bệnh viện đề ra đối với hoạt động tài chính bệnh viện. Do vậy, quản lý tài chính bệnh viện công phải thực hiện các nguyên tắc sau: Thực hiện thu, chi theo đúng pháp luật, đúng nguyên tắc của Nhà nước và các quy định của bệnh viện về quản lý tài chính. Tăng nguồn thu hợp pháp, quản lý các nguồn kinh phí NSNN cấp và các nguồn thu khác như bảo hiểm y tế, giá dịch vụ, viện trợ, đóng góp của nhân viên theo đúng quy định của Nhà nước; sử dụng các khoản chi có hiệu quả, chống lãng phí, tiết kiệm trong chi tiêu. Công khai chi phí phải trả cho các loại dịch vụ khám chữa bệnh để bệnh nhân biết và giám sát. Thực hiện chính sách ưu đãi và cải thiện tính công bằng trong khám, chữa bệnh cho các đối tượng ưu đãi và người nghèo. Bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, bệnh viện và bệnh nhân. 2.1.3. Nội dung cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện công 2.1.3.1. Tự chủ trong quản lý nguồn thu Nguồn thu của bệnh viện công (Chính phủ, 2012): Nguồn kinh phí do NSNN cấp: Bệnh viện chỉ được nhận kinh phí từ NSNN khi tuân thủ đầy đủ, nghiêm túc các quy định của Luật NSNN từ khâu lập, chấp hành đến quyết toán nguồn NSNN cấp. Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp: Nguồn thu chính hiện nay của các bệnh viện công là từ thu phí các dịch vụ y tế. Phần được để lại từ số thu phí cho đơn vị sử dụng theo quy định của nhà nước; Thu từ hoạt động dịch vụ, thu từ hoạt động sự nghiệp khác (nếu có). Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luật.
  • 21. 10 Nguồn khác theo quy định của pháp luật: Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, huy động của cán bộ, viên chức trong đơn vị; Nguồn vốn tham gia liên doanh liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. 2.1.3.2. Tự chủ trong quản lý chi Tại các bệnh viện công, các khoản chi được chia thành: chi thường xuyên và chi không thường xuyên. Bệnh viện được tự chủ trong sử dụng tài chính như sau: Căn cứ tính chất công việc, bệnh viện được quyết định phương thức khoán chi phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc. Quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP. Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, đối với các khoản chi thường xuyên, bệnh viện tự đảm bảo chi phí hoạt động và bệnh viện tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động được quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. 2.1.3.3. Tự chủ trong quản lý, sử dụng kết quả tài chính Hàng năm sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản khác theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi tại bệnh viện được sử dụng theo trình tự sau (Chính phủ, 2006): Đối với bệnh viện tự đảm bảo chi phí hoạt động: Trích tối thiểu 25% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động; Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Đối với Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi, mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm. Mức trả thu nhập tăng thêm, trích lập các quỹ do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Đối với đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động: Trích tối thiểu 25% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động; Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Đối với
  • 22. 11 Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm. Trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chi trong năm bằng hoặc nhỏ hơn một lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm, đơn vị được sử dụng để trả thu nhập tăng thêm cho người lao động, trích lập 4 quỹ: Quỹ dự phòng ổn định thu nhập, Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, trong đó, đối với Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm. Mức trả thu nhập tăng thêm, trích lập các quỹ do Thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Đối với đơn vị do NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động: Chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động, tổng mức chi trả thu nhập trong năm của đơn vị không quá hai lần quỹ tiền lương cấp bậc chức vụ trong năm do nhà nước quy định. Chi khen thưởng cho tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp vào hoạt động của đơn vị. Chi phúc lợi, trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động, kể cả trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; chi thêm cho người lao động trong biên chế thực hiện tinh giản biên chế. Mức chi cụ thể do Thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị; Chi tăng cường cơ sở vật chất của đơn vị. 2.1.4. Điều kiện để bệnh viện công thực hiện tự chủ tài chính toàn bộ Việc giao quyền tự chủ tài chính cho các bệnh viện công được căn cứ trên tổng thể các nguồn thu của đơn vị, bao gồm cả nguồn NSNN. Tự chủ tài chính của các bệnh viện công được quy định theo 3 mức độ cụ thể đó là: Tự chủ tài chính toán bộ (bệnh viện tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư); Tự chủ tài chính một phần (bệnh việ công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên); NSNN đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động (Chính phủ, 2015). Mức độ tự chủ tài chính của bệnh viện công được xác định bằng (=) Tổng thu sự nghiệp y tế/ Tổng chi thường xuyên. Bệnh viện công được xem là tự chủ tài chính toàn bộ khi Tổng thu sự nghiệp y tế/ Tổng chi thường xuyên bằng hoặc lớn hơn 100% (Bộ Tài chính, 2006). Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 nêu rõ bệnh viện tự chủ tài chính
  • 23. 12 toàn bộ được vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp (công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ), khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: Hoạt động dịch vụ sự nghiệp công có điều kiện xã hội hóa cao, Nhà nước không cần bao cấp; giá dịch vụ sự nghiệp công tính đủ chi phí (bao gồm cả trích khấu hao tài sản cố định); được Nhà nước xác định giá trị tài sản và giao vốn cho đơn vị quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; hạch toán kế toán để phản ánh các hoạt động theo quy định của các chuẩn mực kế toán có liên quan áp dụng cho doanh nghiệp. Khi được phép vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp được xác định vốn điều lệ và bảo toàn vốn; được huy động vốn, đầu tư vốn ra ngoài đơn vị; quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định theo doanh nghiệp; quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận; thực hiện chế độ kế toán, thống kê như doanh nghiệp. 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tự chủ tài chính tại bệnh viện công Các yếu tố ảnh hưởng đến tự chủ tài chính tại bệnh viện công gồm yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong (Lê Thanh Huệ, 2015). Cụ thể: 2.2.1. Yếu tố bên ngoài 2.2.1.1. Chính sách, pháp luật của Nhà nước Nhà nước đã có nhiều thay đổi trong hệ thống chính sách trong đó có chính sách tài chính y tế. Những thay đổi này tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh viện trong việc hợp tác với các tổ chức y tế trong và ngoài nước, chuyển giao công nghệ và nhận các khoản viện trợ không hoàn lại từ các tổ chức quốc tế. Chính sách xã hội hoá y tế cho phép các bệnh viện đa dạng hoá việc khai thác các nguồn tài chính phục vụ cho công tác khám chữa bệnh của mình: xây dựng khoa khám và điều trị tự nguyện; phát triển thành bệnh viện bán công. Chính sách xã hội hoá làm thúc đẩy cạnh tranh giữa các bệnh viện công lập và dân lập, cũng như giữa các bệnh viện công với nhau, đòi hỏi bệnh viện phải nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và hoàn thiện quản lý tài chính theo hướng công bằng và hiệu quả hơn. Hệ thống các chính sách y tế nói chung đều hướng tới việc củng cố và phát
  • 24. 13 triển hệ thống y tế, nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế đồng thời đảm bảo công bằng và hiệu quả trong công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, đặc biệt là các chính sách tài chính áp dụng cho quản lý bệnh viện đã tạo hành lang pháp lý cho bệnh viện tổ chức thực hiện tốt quản lý tài chính. Chính sách giá dịch vụ và bảo hiểm y tế là có tác động rõ rệt nhất đến quản lý tài chính bệnh viện công. Về chính sách giá dịch vụ: Trước thời kỳ đổi mới, các bệnh viện được Nhà nước bao cấp hoàn toàn, nhân dân được khám chữa bệnh miễn phí. Bước sang thời kỳ đổi mới, nguồn NSNN không thể đảm bảo cho công tác chăm sóc sức khoẻ nên Nhà nước đã ban hành chính sách thu một phần giá dịch vụ. Chính sách này đã tăng nguồn tài chính cho hoạt động của các bệnh viện, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Giá dịch vụ cũng là một chính sách tăng cường sự tham gia đóng góp của cộng đồng nhất là các đối tượng có khả năng chi trả từ đó có thêm nguồn ngân sách để tăng cường khám chữa bệnh cho người nghèo. Về chính sách bảo hiểm y tế: Bảo hiểm y tế được triển khai ở Việt Nam từ năm 1993 và trong những năm qua đã tạo nhiều thuận lợi cho quản lý tài chính bệnh viện công. Song các loại hình bảo hiểm y tế tự nguyện chưa đa dạng, phong phú và chưa thu hút được các đối tượng tham gia. Các đối tượng được NSNN hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần kinh phí tham gia BHYT chiếm tỷ lệ 60% tổng số người có BHYT. 2.2.1.2. Trình độ phát triển kinh tế, xã hội Tăng trưởng kinh tế những năm gần đây tương đối cao và ổn định; Cơ sở hạ tầng phát triển mạnh mẽ; Lạm phát được kiềm chế; Đầu tư cho y tế nói chung, đặc biệt là cho các bệnh viện tăng nhiều; Chi từ NSNN cho y tế hàng năm chiếm khoảng trên 1% GDP; Tình trạng đói nghèo được cải thiện. Tất cả những yếu tố nói trên tạo cơ hội tăng nguồn kinh phí cho hoạt động của bệnh viện công, có tác động tích cực đến quản lý tài chính bệnh viện. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, trình độ dân trí và mức sống của đa số người dân được nâng lên so với trước thời kỳ đổi mới. Nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ tăng nhanh về số lượng và đòi hỏi cao hơn về chât lượng làm
  • 25. 14 cho nguồn thu giá dịch vụ và các khoản chi của bệnh viện cũng phải tăng theo. Mặt khác, mặc dù nền kinh tế tăng trưởng tương đối mạnh song do xuất phát điểm thấp, lại chưa thực sự vững chắc, các lĩnh vực xã hội khác như vấn đề giáo dục, việc làm, an sinh xã hội, môi trường cũng đòi hỏi cấp bách phải chi rất nhiều, dẫn đến đầu tư cho ngành y tế còn chưa tương xứng mặc dù đầu tư phục vụ khám chữa bệnh cho các bệnh viện vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư cho y tế. Do mức sống người dân còn thấp nên khả năng thu phí để tái đầu tư mở rộng bệnh viện công còn rất hạn chế. Việc xác định các đối tượng nghèo không có khả năng chi trả chi phí khám chữa bệnh để thực hiện các chế độ ưu đãi còn rất khó khăn. 2.2.1.3. Sự phát triển của khoa học công nghệ Ngày nay những tiến bộ nhanh chóng của khoa học công nghệ, đặc biệt là việc áp dụng công nghệ cao trong lĩnh vực chẩn đoán và điều trị đã mở ra cơ hội hiện đại hóa, phát triển bệnh viện cả về số lượng và chất lượng. Bệnh viện nào không chú ý hoặc không có khả năng áp dụng khoa học công nghệ thì chắc chắn sẽ trở nên lạc hậu, khó thu hút khách hàng. Xét lâu dài thì đây cũng là một yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của bệnh viện trong cơ chế thị trường. Sự phát triển khoa học công nghệ nói chung, công nghệ y học nói riêng vừa tạo cơ hội để phát triển bệnh viện, đồng thời cũng đặt ra những thách thức rất lớn. Việc áp dụng các tiến bộ trong lĩnh vực y học và hiện đại hoá bệnh viện đòi hỏi bệnh viện phải có nguồn tài chính đầu tư cho cả công nghệ “cứng” (mua sắm máy móc, trang thiết bị hiện đại) và công nghệ “mềm” (đào tạo bác sỹ, nhân viên kỹ thuật để sử dụng công nghệ hiện đại đó). Vì vậy, bệnh viện cần tranh thủ xã hội hoá, đa dạng hoá các nguồn thu trong khuôn khổ luật pháp, nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư ngày càng cao, tạo điều kiện nâng cao năng lực của bệnh viện. 2.2.2. Yếu tố bên trong 2.2.2.1. Phương hướng chiến lược phát triển của bệnh viện Phương hướng chiến lược phát triển bệnh viện quyết định trực tiếp tới hoạt động tài chính của bệnh viện. Do đó, bệnh viện phải xác định được chính xác, đúng đắn phương hướng chiến lược phát triển của mình để từ đó xây dựng các mục tiêu
  • 26. 15 và giải pháp quản lý tài chính phù hợp. Mục tiêu chung mà quản lý tài chính bệnh viện công phải hướng đến là tính hiệu quả và tính công bằng. Tính hiệu quả nghĩa là đảm bảo thực hiện được các mục tiêu của bệnh viện với kết quả cao nhất và chi phí thấp nhất. Do đó nó đòi hỏi phải xem xét thận trọng các quyết định đầu tư, mua sắm và sử dụng trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ, phương pháp phân bổ và sử dụng các nguồn lực, hệ thống kiểm soát chi tiêu và chất lượng dịch vụ y tế cung cấp cho nhân dân. Tính công bằng nghĩa là cung cấp dịch vụ y tế đồng đều cho những người có mức độ bệnh tật như nhau, thoả mãn nhu cầu khám chữa bệnh của người dân khi ốm đau với chi phí nhất định mà không đòi hỏi khả năng chi trả của người bệnh là trọng tâm. Thực hiện tính công bằng trong điều kiện nguồn NSNN cũng như các nguồn lực khác của bệnh viện còn rất hạn chế quả là một thách thức lớn đối với quản lý tài chính bệnh viện công. 2.2.2.2. Đội ngũ nhân lực chuyên môn Đặc thù của bệnh viện là cung cấp các dịch vụ phục vụ cho chăm sóc sức khoẻ con người nên nhân lực của bệnh viện rất quan trọng. Nó đòi hỏi đội ngũ y bác sĩ, nhân viên của bệnh viện phải vừa có y đức vừa có tay nghề chuyên môn tốt. Trong đội ngũ nhân lực của bệnh viện thì ban lãnh đạo, các cán bộ quản lý bệnh viện mà trực tiếp là bộ phận quản lý tài chính là những người đưa ra các quyết định tài chính, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động và sự phát triển của bệnh viện nói chung. Với đội ngũ cán bộ quản lý tài chính có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có hiểu biết và kinh nghiệm, năng động là điều kiện để hoạt động tự chủ tài chính của bệnh viện ngày càng hoàn thiện, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chính bệnh viện. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ nhân viên làm việc ở tất cả các bộ phận khác nhau của bệnh viện, thông qua việc thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của mình, đều có ảnh hưởng đến quá trình quản lý tài chính bệnh viện. 2.2.2.3. Quy mô phát triển và chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện Ngày nay do kinh tế xã hội phát triển đòi hỏi quy mô và chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện cũng phải tăng để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao và đa dạng của nhân dân cũng như để cạnh tranh với các hình thức cung cấp
  • 27. 16 dịch vụ y tế khác. Khi quy mô và chất lượng khám chữa bệnh tăng lên lại đòi hỏi các bệnh viện phải đầu tư mua sắm thiết bị, phương tiện hiện đại, kỹ thuật mới cũng như phải đầu tư cho đào tạo, nâng cao tay nghề của đội ngũ nhân lực. Nếu xác định quy mô bệnh viện phù hợp và nâng cao được chất lượng khám chữa bệnh sẽ tạo cơ sở để tăng thu nhập và cân đối thu chi tài chính cho bệnh viện. 2.2.2.4. Văn hoá bệnh viện Trong cơ chế tự chủ tài chính, mối quan hệ giữa bệnh viện và bệnh nhân là mối quan hệ giữa người cung cấp dịch vụ và khách hàng sử dụng các dịch vụ đó. Mối quan hệ đó trước hết phụ thuộc vào năng lực chuyên môn và thái độ phục vụ của đội ngũ y bác sĩ, nhân viên bệnh viện. Khi cán bộ nhân viên bệnh viện có quan hệ tốt với khách hàng của mình, sẽ tạo được uy tín của bệnh viện trước xã hội, tạo khả năng và xu hướng phát triển bệnh viện trong tương lai. Với uy tín trong hoạt động khám chữa bệnh của mình, bệnh viện còn tranh thủ được sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế thông qua các dự án viện trợ không hoàn lại; hoặc liên doanh, liên kết, mở rộng hợp tác đầu tư trong và ngoài nước. Để xây dựng văn hoá bệnh viện theo hướng phục vụ khách hàng, bệnh viện cần có những quy định cụ thể về thái độ và hành vi ứng xử, về y đức và về chuyên môn cho đội ngũ các y bác sĩ và nhân viên của bệnh viện, quan tâm đến công tác giáo dục và có cơ chế thưởng phạt nghiêm minh đối với những người vi phạm những quy định đó. 2.3. Các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài 2.3.1. Các nghiên cứu của nước ngoài Stiglitz (1995) nghiên cứu về tài chính của bệnh viện công tại Hoa Kỳ. Stiglitz (1995) cho rằng tính hiệu quả và tính công bằng trong hoạt động của bệnh viện công là vấn đề cần phải giải quyết. Theo Stiglitz (1995), để giải quyết vấn đề nêu trên, quản lý tài chính đối với bệnh viện công phải tính đến nhiều mối quan hệ phức tạp: quan hệ Chính phủ với bệnh viện, bệnh viện với người sử dụng dịch vụ y tế, Chính phủ với người dân, thị trường với sự can thiệp của Chính phủ. Đây được xem là cách tiếp cận mang tính tổng quát khi nghiên cứu về tài chính ở bệnh viện công tại các quốc gia đã có nền kinh tế thị trường phát triển.
  • 28. 17 Ikegami (2013) nghiên cứu về tự chủ tài chính tại bệnh viện ở Nhật Bản. Theo Ikegami (2013) những nội dung chủ yếu cần thiết cho tự chủ tài chính tại bệnh viện là: Nguồn thu của tất cả các bệnh viện đều từ việc cung cấp dịch vụ dựa trên cơ sở thu phí dịch vụ; Chính phủ quy định mức phí và điều kiện về thanh toán đối với tất cả bệnh viện. Thanasas (2013) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc chi phí của bệnh viện: Trường hợp bệnh viện Đại học Hy Lạp. Mục đích của nghiên cứu này là khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc chi phí của Bệnh viện Đại học Công lập. Các chi phí hoạt động được đưa vào mô hình nghiên cứu bao gồm các loại chi phí: chi phí vật tư tiêu hao, chi phí vật tư dược phẩm, chi phí vật liệu chỉnh hình, chi phí thuốc thử phòng thí nghiệm, chi phí vệ sinh, chi phí phục vụ, chi phí thiết bị cơ điện, chi phí sửa chữa và bảo trì, chi phí dịch vụ của bên thứ ba, chi phí tiền lương và cuối cùng là các chi phí khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến chi phí hoạt động của bệnh viện gồm có số lượng bệnh nhân và thời gian nằm viện trung bình. 2.3.2. Các nghiên cứu của Việt Nam Trần Thu Hà (1997), nghiên cứu về đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu. Đề tài này là một công trình khoa học nghiên cứu tương đối tổng quát về cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp, đã tổng kết, đánh giá khá toàn diện về thực trạng hoạt động sự nghiệp và tình hình quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường (giai đoạn 1991-1995). Đã đánh giá được những vướng mắc, hạn chế trong chính sách như: về quản lý phí, lệ phí, cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp chưa thống nhất, chưa phù hợp với các loại hình hoạt động sự nghiệp. Phạm Chí Thanh (2011), nghiên cứu về đổi mới chính sách tài chính đối với khu vực sự nghiệp công lập ở Việt Nam. Tác giả đã đi sâu phân tích mối quan hệ tài chính giữa Nhà nước giao nhiệm vụ và kinh phí thực hiện nhiệm vụ với đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức hoạt động cung cấp dịch vụ, tức là Nhà nước mua các
  • 29. 18 dịch vụ của đơn vị này. Do vậy, đơn vị được quyền quyết định trong quản lý, sử dụng kinh phí và chính sách tài chính đối với khu vực sự nghiệp cần đổi mới theo hướng xoá bỏ bao cấp, thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập. Từ đó, tác giả đề xuất hệ thống giải pháp nhằm đổi mới chính sách tài chính đối với khu vực sự nghiệp, trong đó có những giải pháp có tính đột phá: chuyển chính sách phí, lệ phí hiện nay sang chính sách quản lý giá dịch vụ, theo hướng ĐVSN thực hiện hạch toán đầy đủ chi phí hoạt động bao gồm cả chi phí khấu hao; chuyển cơ chế chi NSNN cho đơn vị sự nghiệp công lập mang tính bao cấp hiện nay sang quản lý chi theo kết quả hoạt động, có chính sách hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng chính sách. Ngân hàng thế giới (2011), nghiên cứu về chính sách tự chủ bệnh viện tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cơ chế tự chủ tài chính đã có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của bệnh viện công ở Việt Nam, thể hiện ở các chỉ tiêu như tổng nguồn thu, thu nhập của người lao động đều tăng, chi phí được sử dụng tiết kiệm hơn. Tuy nhiên, ảnh hưởng tiêu cực làm tăng chi phí điều trị, quá tải ở các bệnh viện tuyến trên, nhân sự dịch chuyển từ tuyến dưới lên tuyến làm thiếu hụt nhân lực ở các bệnh viện vùng nông thôn, vùng còn nhiều khó khăn. Nguyễn Phương Quỳnh (2017), nghiên cứu tự chủ tài chính trong các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ - Nghiên cứu trường hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đã có hiệu ứng tích cực đối với hoạt động của Bệnh viện. Nguồn thu, đặc biệt là thu từ sự nghiệp y tế có sự tăng trưởng dẫn đến cơ cấu nguồn thu dịch chuyển theo hướng tích cực; Các khoản chi tăng lên nhằm đáp ứng các nhu cầu chi thường xuyên của bệnh viện, đặc biệt là thu nhập của người lao động có sự cải thiện rõ rệt. Chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh cũng có sự cải thiện. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc như: Giá giá dịch vụ quá thấp, chưa phù hợp với thực tế; Một số cán bộ, nhân viên chưa đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ; Hệ thống tin học phục vụ quản lý chưa được
  • 30. 19 nâng cấp, dẫn đến quản lý chưa chặt chẽ. Thông qua lược khảo các tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài nghiên cứu tác giả nhận thấy nhìn chung đề tài nghiên cứu về cơ chế tự chủ tài chính tại các cơ quan hành chính nhà nước và các tổ chức công nói chung và các bệnh viện công nói riêng là đề tài tương đối phổ biến. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp mặc dù có rất nhiều bệnh viện công nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để đánh giá về việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính bệnh viện. Hơn nữa, tại bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Đồng Tháp từ khi thành lập đến nay vẫn chưa có nghiên cứu đánh giá thực tế tình hình thực hiện tự chủ tài chính. Chính vì thế, tác giả cho rằng đây cũng là một điểm mới, khác biệt trong nghiên cứu của tác giả so với các nghiên cứu trước. 2.4. Khung phân tích của đề tài 2.4.1. Khung pháp lý về tự chủ tài chính bệnh viện công ở Việt Nam Các văn bản do Quốc hội ban hành:Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày 30 tháng 6 năm 1984; Luật Bảo hiểm y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008; Luật khám chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009; Luật ngân sách Nhà nước ngày 16/2/2002. Nghị quyết số 18/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật, pháp luật xã hội hoá để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân.” Các văn bản do Chính phủ ban hành: Nghị định 43/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25/4/2005 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Nghị định 85/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/10/2012 về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập. Cụ thể, nghiên cứu sẽ tập trung tham chiếu Nghị đinh 16/2015/NĐ-CP về việc Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị nghiệp công lập do Chính phủ ban hành ngày14/02/2015 và Nghị đinh 141/2016/NĐ-CP về việc Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác do
  • 31. 20 Yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế tự chủ tài chính Yếu tố bên ngoài Yếu tố bên trong Thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp Chính phủ ban hành ngày 10/10/2016 để xây dựng khung phân tích cho đề tài. 2.4.2. Khung phân tích Trên cơ sở lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan khung phân tích của đề tài được trình bày tại hình 2.1. Kết quả hoạt động trước thực hiện tự chủ tài chính (năm 2014) - Nguồn thu, khoản chi - Chênh lệch thu - chi - Cơ cấu nguồn thu - Thu nhập bình quân Kết quả hoạt động sau thực hiện tự chủ tài chính (năm 2018) - Nguồn thu, khoản chi - Chênh lệch thu - chi - Cơ cấu nguồn thu - Thu nhập bình quân Hình 2.1: Khung phân tích Nguồn: Đề xuất của tác giả (2018) 2.4.3. Các chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động của bệnh viện công trong cơ chế tự chủ tài chính Theo Chính phủ (2006), nguồn thu, chi của bệnh viện công gồm: Nguồn thu của bệnh viện: Thu đối với các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán BHYT; Thu các khoản lệ phí, phí theo quy định của Nhà nước về mức thu, đối tượng thu; Thu đối với các hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước đặt hàng theo mức giá do cơ quan Nhà nước quy định; Thu khác theo quy định của Nhà nước. Các khoản chi thường xuyên: Chi thực hiện hoạt động dịch vụ; chi duy tu, bảo dưỡng, mua sắm trang thiết bị phục vụ chuyên môn; Chi quản lý, chi hoạt động chuyên môn, chi thường xuyên để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, mua sắm trang thiết bị, tăng cường năng lực, nâng cao chất lượng dịch vụ. Kinh phí NSNN/Tổng nguồn thu = Kinh phí NSNN cấp x 100% (2.1) Tổng nguồn thu
  • 32. 21 Chỉ tiêu (2.1) phản ánh mức độ tự chủ về thu của đơn vị. Nếu chỉ tiêu này giảm, trong khi tổng nguồn thu tăng chứng tỏ rằng hoạt động của bệnh viện ít phụ thuộc hơn vào nguồn kinh phí của NSNN, cũng có nghĩa là tự chủ nhiều hơn. Thu sự nghiệp y tế/Tổng chi thường xuyên = Thu sự nghiệp y tế x 100% (2.2) Tổng chi thường xuyên Chỉ tiêu (2.2) phản ánh mức độ tự chủ về chi thường xuyên của đơn vị. Đối với bệnh viện công tự chủ tài chính toàn bộ thì chỉ tiêu này phải lớn hơn hoặc bằng 100%. Thu sự nghiệp y tế/Tổng nguồn thu = Thu từ sự nghiệp y tế x 100% (2.3) Tổng nguồn thu Chỉ tiêu (2.3) thể hiện mức độ tự chủ đối với nguồn thu, tỷ lệ thuận với việc thực hiện mở rộng tự chủ tài chính của bệnh viện công. Tốc độ tăng thu sự nghiệp y tế năm t = Thu từ dịch vụ y tế năm t -1 x 100% (2.4) Thu từ dịch vụ y tế năm (t - 1) Chỉ tiêu (2.4) phản ánh mức độ mở rộng tự chủ tài chính làm tăng thêm nguồn thu dịch vụ y tế năm sau so với năm tài chính trước đó. Thu nhập bình quân của người lao động/năm = Tổng quỹ thu nhập (2.5) Tổng số người lao động Tổng quỹ thu nhập của người lao động gồm toàn bộ lương, phụ cấp, thưởng. Chỉ tiêu (2.5) cho biết thu nhập trung bình của người lao động trong năm. 2.4.4. Phương pháp nghiên cứu định tính 2.4.4.1. Lựa chọn đối tượng khảo sát Đối tượng khảo sát gồm có: Lãnh đạo; Trưởng Phòng Tài chính kế toán; Trưởng/Phó Phòng Hành chính; Trưởng, phó các khoa chuyên môn và một số cán bộ nhân viên của Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp. 2.4.4.2. Thiết kế bảng câu hỏi Bảng câu hỏi sẽ thu thập một số thông tin đánh giá của người được khảo sát về cơ chế TCTC, những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân khó khăn, vướng mắc
  • 33. 22 trong quá trình triển khai cơ chế TCTC trong giai đoạn 2014 - 2018. Phiếu khảo sát sử dụng hình thức kết hợp câu hỏi mở và câu hỏi đóng. Các thông tin chính trong phiếu khảo sát gồm: Phần mở đầu: Giới thiệu mục đích khảo sát và cam kết bảo mật thông tin. Phần đánh giá về cơ chế TCTC, bao gồm: Đánh giá của người được khảo sát đối với các nội dung: Sự cần thiết TCTC, Sự tự chủ người đứng đầu, Sự phù hợp của giá dịch vụ, Sự phù hợp của thu nhập. Những thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân khó khăn khi bệnh viện tham gia cơ chế TCTC; Xu thế đạt khả năng TCTC toàn bộ của Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp. Các đề xuất, kiến nghị liên quan đến cơ chế TCTC. Nội dung chi tiết nội dung bảng câu hỏi được trình bày tại Phụ lục 1. 2.4.4.3. Các thang đo sử dụng trong nghiên cứu Đối với các dữ liệu định lượng liên quan đến nguồn thu, chi thường xuyên, chênh lệch thu - chi, cơ cấu nguồn thu, thu nhập, số lượng lao động, ... sử dụng thang đo tỷ lệ. Ý kiến đánh giá của đối tượng khảo sát về mức độ phù hợp của cơ chế TCTC, sử dụng thang đo Linkert 5 điểm để đo lường, với mức đồng ý tăng dần: 1 - Hoàn toàn không đồng ý/Rất kém; 2 - Không đồng ý/Kém; 3 -Trung lập (Bình thường); 4 - Đồng ý/Tốt; 5 - Hoàn toàn đồng ý/Rất tốt. 2.4.5. Phương pháp thu thập dữ liệu 2.4.5.1. Thu thập thông tin thứ cấp Thông tin thứ cấp bao gồm: Số liệu thống kê về tài chính, cơ cấu, bộ máy tổ chức hoạt động của Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp. Thông tin thứ cấp được thu thập từ các văn bản và các báo cáo của Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp từ năm 2014 đến năm 2018. 2.4.5.2. Thu thập thông tin sơ cấp Thông tin sơ cấp là những thông tin đã thu thập được từ khảo sát: Khảo sát CBNV của Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp và khảo sát bệnh nhân hoặc người nhà của họ. Khảo sát CBNV Bệnh viện Y học”cổ truyền Đồng Tháp: Mục đích khảo sát
  • 34. 23 nhằm xác định những khó khăn và nguyên nhân dẫn đến khó khăn khi thực hiện tự chủ tài chính toàn bộ. Đánh giá khả năng tự đảm bảo các khoản chi đầu tư của Bệnh viện. Đối tượng khảo sát: Lãnh đạo bệnh viện, CBNV có liên quan đến thực hiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ. Số lượng khảo sát: dự kiến 25 người. Trước khi khảo sát tác giả sẽ liên hệ với ban lãnh đạo bệnh viện để thông báo về việc khảo sát, gửi trước bảng câu hỏi qua email hoặc trực tiếp để cán bộ nhân viên tham khảo. Sau đó, tác giả hẹn ngày gặp trực tiếp để phỏng vấn sâu, thu thập ý kiến của cán bộ nhân viên bệnh viện. Khảo sát người bệnh/ thân nhân người bệnh: Đo lường”chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh của Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp. Dự kiến khảo sát 300 người đang điều trị nội trú tại Bệnh viện Y học”cổ truyền Đồng Tháp. Số lượng phiếu khảo sát thu về có thể thấp hơn so với số lượng dự kiến do một số người từ chối tham gia hoặc trả lời thiếu thông tin quan trọng. Do thời gian nghiên cứu giới hạn và hạn chế về nguồn lực nên tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, phi xác suất. 2.4.6. Phương pháp phân tích dữ liệu Mục tiêu 1: Nghiên cứu thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp. Sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp khảo sát. Mục tiêu 2: Tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân của khó khăn, vướng mắc khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp. Sử dụng phương pháp tổng hợp kết quả khảo sát CBNV bệnh viện và tổng hợp từ các báo cáo nội bộ của Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp. Mục tiêu 3: Khuyến nghị một số chính sách nhằm hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp. Sử dụng phương pháp tổng hợp kết quả từ mục tiêu 1 và mục tiêu 2 để khuyến nghị chính sách. Tóm tắt Chương 2 Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết về cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện công, các yếu tố ảnh hưởng đến tự chủ tài chính toàn bộ tại bệnh viện công. Chương
  • 35. 24 này cũng lược khảo một số nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Cuối cùng, tác giả đề xuất khung phân tích, cách thức thu thập, phân tích dữ liệu để làm cơ sở cho việc triển khai nghiên cứu.
  • 36. 25 Chương 3. THỰC TRẠNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TOÀN BỘ TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐỒNG THÁP 3.1. Tổng quan về Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp 3.1.1. Quá trình thành lập Tiền thân của Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp là Bệnh Viện Đông y Đồng Tháp được thành lập năm 1977 theo Quyết định số 783/ QĐ-77 ngày 12/9/1977 của UBND tỉnh Đồng Tháp với quy mô 50 giường, 45 CBVC. Giai đoạn đầu thành lập, Bệnh viện chỉ có 12 giường nội trú và 8 cán bộ, nhân viên (2 bác sĩ + 6 y tá, điều dưỡng), hoạt động trên nền đất ruộng, có diện tích 352 m2 . Từ năm 1977 đến nay, Bệnh viện Y học cổ truyển Đồng Tháp không ngừng phát triển, là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành về y học cổ truyền của tỉnh Đồng Tháp. Năm 2018, Bệnh viện có quy mô 250 giường, diện tích xây dựng khoảng 30.000 m2 . Hằng năm Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp đã khám và điều trị vượt chỉ tiêu kế hoạch giường bệnh và luôn trong tình trạng quá tải. 3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ Chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện Y học cổ truyển Đồng Tháp được quy định như sau (Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp, 2014): Cấp cứu - khám bệnh - chữa bệnh: Tiếp nhận các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc từ các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú; Tổ chức khám giám định sức khoẻ, khám giám định pháp y khi Hội đồng giám định y khoa tỉnh hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu; Chuyển người bệnh lên tuyến trên khi bệnh viện không đủ khả năng giải quyết. Đào tạo cán bộ y tế: Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở bậc đại học và trung học; Tổ chức đào tạo cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên môn. Nghiên cứu khoa học về y học: Tổ chức nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các đề tài y học cấp Nhà nước, cấp tỉnh hoặc cấp cơ sở, chú trọng nghiên cứu về y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc;
  • 37. 26 Kết hợp với Bệnh viện tuyến trên và các bệnh viện chuyên khoa để phát triển kỹ thuật của bệnh viện. Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật, phát triển kỹ thuật chuyên môn; Kết hợp với bệnh viện tuyến dưới thực hiện các chương trình về chăm sóc sức khoẻ ban đầu trong địa bàn tỉnh. Phòng bệnh: Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thường xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch. Hợp tác quốc tế: Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân ở ngoài nước theo quy định của Nhà nước. 3.1.3. Cơ cấu tổ chức Bộ máy của Bệnh viện được tổ chức theo dây chuyền hoạt động của một bệnh viện chuyên khoa, gồm 2 khối: Khối quản lý Hành chánh - chuyên môn gồm có: Ban Giám đốc, Phòng Kế hoạch tổng hợp - Công nghệ thông tin; Phòng Tổ chức - Hành chính quản trị; Phòng Tài chính - Kế toán; Phòng Điều dưỡng Khối lâm sàng - cận lâm sàng gồm có: Khoa Khám bệnh đa khoa, Khoa Nội tổng hợp A, Khoa Nội tổng hợp B, Khoa Ngoại phụ, Khoa Hồi sức tích cực - chống độc, Khoa Phục hồi chức năng, Khoa xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh, Khoa Dược, Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Khoa dinh dưỡng. Bảng 3.1 cho thấy về phân loại theo giới tính thì năm 2015 có 206 cán bộ nhân viên trong đó có 100 người nam và 106 người nữ; năm 2016 có 191 cán bộ nhân viên trong đó có 81 người nam và 110 người nữ; năm 2017 có 197 cán bộ nhân viên trong đó có 91 người nam và 106 người nữ và năm 2018 có 191 cán bộ nhân viên trong đó có 90 người nam và 101 người nữ. Theo loại hợp đồng lao động thì trong năm 2015 có 195 người là viên chức nhà nước và 11 người có hình thức lao động theo hợp đồng; năm 2016 có 191 người đều là viên chức nhà nước; năm 2017 có 197 người đều là viên chức nhà nước và năm 2018 có 187 người là viên chức nhà nước và 4 người có hình thức lao động theo hợp đồng.
  • 38. 27 Bảng 3.1: Tình hình nguồn nhân lực của bệnh viện giai đoạn 2015 - 2018 Đơn vị tính: người Stt Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 I Theo giới tính 206 191 197 191 1 Nam 100 81 91 90 2 Nữ 106 110 106 101 II Theo loại hợp đồng 206 191 197 191 1 Viên chức nhà nước 195 191 197 187 2 Hợp đồng 11 0 0 4 III Theo trình độ 206 191 197 191 1 Sau đại học 12 7 14 15 2 Đại học 50 53 57 60 3 Cao đẳng 7 7 8 9 4 Trung cấp 110 104 94 85 5 Sơ cấp 6 4 24 7 6 Hộ lý 21 16 0 15 Nguồn: Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp (2015 - 2018) Theo trình độ học vấn thì năm 2015 có 12 người trình độ sau đại học, 50 người trình độ đại học, 7 người trình độ cao đẳng, 110 người trình độ trung cấp, 6 người trình độ sơ cấp và 21 người là hộ lý; năm 2016 có 7 người trình độ sau đại học, 53 người trình độ đại học, 7 người trình độ cao đẳng, 104 người trình độ trung cấp, 4 người trình độ sơ cấp và 16 người là hộ lý; năm 2017 có 14 người trình độ sau đại học, 57 người trình độ đại học, 8 người trình độ cao đẳng, 94 người trình độ trung cấp, 24 người trình độ sơ cấp; năm 2018 có 15 người trình độ sau đại học, 60 người trình độ đại học, 9 người trình độ cao đẳng, 85 người trình độ trung cấp, 7 người trình độ sơ cấp và 15 người là hộ lý. 3.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp thực hiện cơ chế tự chủ tài chính từ năm 2015. Đối chiếu với các điều kiện để thực hiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ của bệnh viện công với thực tế tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp, tác giả nhận thấy như sau:
  • 39. 28 Về chính sách của nhà nước: Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp đã giao cho Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp hoạt động theo loại hình có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên, lộ trình thực hiện như sau: Từ năm 2016 đến 2018, tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên; Từ năm 2019 trở về sau, tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên. Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp đã xây dựng và triển khai quy định về chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ nhân viên tại đơn vị căn cứ theo các quy định của Nhà nước. Về điều kiện cơ sở vật chất: Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp được Nhà nước nâng cấp trang thiết bị, đầu tư xây dựng mới trụ sở làm việc, phòng khám bệnh khang trang từ năm 2009. Do vậy, trang thiết bị khá đồng bộ, cơ sở vật chất tốt phù hợp với quy mô bệnh viện chuyên ngành tuyến tỉnh. Đáp ứng khá tốt cho nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân Đồng Tháp và các tỉnh lần cận thuộc vùng Đồng Tháp Mười (An Giang, Long An). Về chất lượng nguồn nhân lực của Bệnh viện: Đội ngũ cán bộ quản lý được tập huấn chuyên sâu về quản lý bệnh viện theo mô hình tự chủ tài chính. Nhân sự làm công tác quản lý và thừa hành các mảng công tác như tài chính, kế toán, kế hoạch tổng hợp đều tốt nghiệp đại học chuyên ngành kế toán, kiểm toán, kinh tế. Hệ thống máy tính được Bệnh viện đầu tư mới, cán bộ nhân viên được đào tạo để sử dụng thành thạo các phân hệ trên phần mềm kế toán. Về chi tiêu nội bộ: Bệnh viện đã ban hành quy chế chi tiêu nội bộ từ khi bắt đầu chuyển sang cơ chế tự chủ tài chính. Hàng năm, quy chế chi tiêu nội bộ đều được rà soát để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế hoạt động nhằm mục tiêu huy động tốt nguồn thu và kiểm soát chi tiêu hiệu quả. Nội dung của quy chế chi tiêu nội bộ quy định định mức, tiêu chuẩn các khoản chi về tiền lương, phụ cấp, định mức chi cho công tác quản lý, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm sửa chữa và trích lập các quỹ. Các khoản chi tiêu đều được quản lý chặt chẽ, chỉ thanh toán khi có đầy đủ chứng từ, chữ ký, đúng định mức, đã có kế hoạch chi tiêu. Mọi khoản chi đều được
  • 40. 29 kiểm soát chặt chẽ từ nhân viên phòng tài chính kế toán, kế toán tổng hợp đến kế toán trưởng, Ban Giám đốc. Quy trình quản lý nguồn thu giá dịch vụ, BHYT đều có sự đối chiếu giữa các bộ phận liên quan nên đã hạn chế tối đa sai sót. Vai trò của Ban Thanh tra nhân dân trong giám sát tài chính của Bệnh viện được phát huy thông qua các hoạt động kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất. Các khoản thu từ giá dịch vụ, thuốc men, chi phí vật tư, y tế, chi phí khám chữa bệnh đều được công khai tại Bảng giá dịch vụ y tế để người dân biết. Vì vậy, các khoản thu, chi của Bệnh viện đều bảo đảm công khai, minh bạch, có sự giám sát chặt chẽ. 3.2. Thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp 3.2.1. Hoạt động khám chữa, bệnh 3.2.1.1. Tình hình khám chữa bệnh Tình hình khám chữa bệnh tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp được tổng hợp tại Bảng 3.2. Số bệnh nhân điều trị ngoại trú năm 2015 là 1.565 người, năm 2016 là 1.143 người, năm 2017 là 312 người và năm 2018 là 414 người. Số bệnh nhân điều trị nội trú năm 2015 là 6.910 người, năm 2016 là 8.256 người, năm 2017 là 8.785 người và năm 2018 là 7.453 người. Bảng 3.2: Tình hình khám chữa bệnh tại bệnh viện giai đoạn 2015 - 2018 Stt Nội dung Đơn vị tính 2015 2016 2017 2018 1 Bênh nhân ngoại trú Người 1.565 1.143 312 414 2 Bệnh nhân nội trú Người 6.910 8.256 8.785 7.453 3 Tổng số ngày điều trị Ngày 91.736 104.399 99.350 105.635 4 Số ngày điều trị trung bình của mỗi bệnh nhân Ngày 13,3 12,7 12,0 14,2 5 Số lượng giường bệnh thực tế Giường 336 341 343 350 6 Năng suất sử dụng giường bệnh Ngày 114,2 85,1 123,7 131,6 Nguồn: Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp (2015 - 2018) Tổng số ngày điều trị của bệnh nhân trong năm 2015 là 91.736 ngày, trong năm 2016 là 104.399 ngày, năm 2017 là 99.350 ngày và năm 2018 là 105.635 ngày.
  • 41. 30 Số ngày điều trị trung bình của mỗi bệnh nhân trong năm 2015 là 13,3 ngày; năm 2016 là 12,7 ngày, năm 2017 là 12,0 ngày và năm 2018 là 14,2 ngày. Số giường bệnh thực tế năm 2015 là 336 giường, năm 2016 là 341 giường, năm 2017 là 343 giường và năm 2018 là 350 giường. Công suất sử dụng giường bệnh trung bình trong năm cũng tăng theo: trong năm 2015 là 114,2 ngày, năm 2016 là 85,1 ngày, năm 2017 là 123,7 ngày và năm 2018 là 131,6 ngày. 3.2.1.2. Tình hình chuyển viện Hình 3.2 cho thấy tình hình chuyển viện của bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp giai đoạn 2015 - 2018 có xu hướng giảm, cho thấy công tác khám chữa bệnh tại bệnh viện được cải thiện ngày càng tốt, điều trị khỏi bệnh cho bệnh nhân nên giảm tỷ lệ chuyển viện lên các tuyến cao hơn. Cụ thể: tỷ lệ chuyển viện năm 2015 là 0,69%; năm 2016 là 0,74%; năm 2017 là 0,70% và năm 2018 là 0,64%. Hình 3.1: Tỷ lệ chuyển viện Nguồn: Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp (2015 - 2018) 3.2.1.3. Tình hình tử vong của bệnh nhân tại bệnh viện Hình 3.3 thể hiện tình hình bệnh nhân tử vong tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp trong giai đoạn năm 2015 - 2018 là rất thấp và có xu hướng giảm dần. Năm 2015, tỷ lệ tử vong là 0,15%; năm 2016 là 0,36%; năm 2017 là 0,18% và năm 2018 chỉ có 0,1%. Điều này cho thấy, Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp có đủ khả năng để điều trị cho bệnh nhân nên hiếm khi xảy ra tử vong tại bệnh viện.
  • 42. 31 Hình 3.2: Tỷ lệ tử vong Nguồn: Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp (2015 - 2018) 3.2.2. Các khoản thu của Bệnh viện giai đoạn 2015 - 2018 Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp từ khi hoạt động đến nay đã không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh cho người dân địa phương và các địa bàn lân cận. Nguồn thu giá dịch vụ luôn có xu hướng gia tăng, năm sau cao hơn năm trước (Hình 3.3). Hình 3.3: Thu giá dịch vụ giai đoạn 2015 - 2018 Nguồn: Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp (2015 - 2018) Nguồn thu giá dịch vụ có được từ các nguồn như các khoản phí thu cho việc khám bệnh, chẩn đoán, phí giường điều trị hàng ngày, giá các dịch vụ, kỹ thuật y tế…, luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn thu của bệnh viện.
  • 43. 32 Bảng 3.3: Tình hình nguồn thu của Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp giai đoạn 2015 – 2018 Đvt: Triệu đồng Stt Khoản mục Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) I NSNN cấp 9.331 22,4 8.463 22,9 2.700 5,5 0 0,0 1 Kinh phí thường xuyên 9.331 22,4 8.386 22,7 2.700 5,5 0 0 2 Kinh phí không thường xuyên 0 0 78 0,2 0 0 0 0 II Các nguồn thu sự nghiệp, thu khác 32.330 77,6 28.495 77,1 46.659 94,5 46.528 100,0 1 Thu giá dịch vụ 14.675 35,2 16.250 44,0 19.252 39,0 21.426 46,1 2 Thu BHYT 16.933 40,6 11.646 31,5 26.052 52,8 23.562 50,6 3 Thu khác 723 1,7 598 1,6 1.354 2,7 1.540 3,3 Nguồn: Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp (2015 - 2018)
  • 44. 33 Chi tiết nguồn thu của Bệnh viện giai đoạn 2015 - 2018 được thể hiện ở Bảng 3.3. Năm 2015 nguồn NSNN cấp là 9.331 triệu đồng (chiếm 22,4%); Các nguồn thu sự nghiệp, thu khác là 32.330 triệu đồng (chiếm 77,6%), trong đó: thu từ giá dịch vụ là 14.675 triệu đồng, thu từ BHYT là 16.933 triệu đồng và thu khác là 723 triệu đồng. Năm 2016 nguồn NSNN cấp là 8.463 triệu đồng (chiếm 22,0%); Các nguồn thu sự nghiệp, thu khác là 28.495 triệu đồng (chiếm 77,1%), trong đó: thu từ giá dịch vụ 16.250 triệu đồng, thu từ BHYT 11.646 triệu đồng, thu khác 598 triệu đồng. Năm 2017 nguồn NSNN cấp là 2.700 triệu đồng (chiếm 5,5%); Các nguồn thu sự nghiệp, thu khác là 46.659 triệu đồng (chiếm 94,5%), trong đó: thu từ giá dịch vụ 19.252 triệu đồng, thu từ BHYT 26.052 triệu đồng, thu khác là 1.354 triệu đồng. Năm 2018, nguồn thu của bệnh viện hoàn toàn từ nguồn thu sự nghiệp và thu khác được 46.528 triệu đồng (chiếm 100,0%), trong đó: thu từ giá dịch vụ 21.426 triệu đồng, thu từ BHYT 23.562 triệu đồng, thu khác 1.540 triệu đồng. Như vậy, cơ cấu nguồn thu của Bệnh viện có sự dịch chuyển theo hướng tích cực. Giảm dần nguồn kinh phí do NSNN cấp từ 22,4% ở năm 2015 xuống 0,0% ở năm 2018. Ngược lại, nguồn thu kinh phí sự nghiệp, thu khác của Bệnh viện tăng dần từ 77,6% ở năm 2015 lên 100,0% ở năm 2018. 3.2.3. Các khoản chi của Bệnh viện giai đoạn 2015 - 2018 3.2.3.1. Chi cho người lao động Tiền lương của người lao động gồm có lương cơ bản cộng với phụ cấp lương. Phụ cấp lương gồm các khoản chi như bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật, phụ cấp trực 24/24 giờ, ca kíp (8 giờ), phụ cấp làm thêm giờ, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật… và phụ cấp ưu đãi theo ngành nghề. Bảng 3.4 cho thấy tiền lương của người lao động tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp tăng qua các năm. Năm 2015: Lương cơ bản là 7.203 triệu đồng, trong đó tiền lương từ NSNN giao là 5.352 triệu đồng và tiền lương từ phí, lệ phí để lại là 1.851 triệu đồng. Phụ cấp lương là 3.387 triệu đồng, trong đó phụ cấp lương từ NSNN giao là 1.883 triệu đồng và phụ cấp lương từ phí, lệ phí để lại là 1.504 triệu đồng. Tính chung, tiền
  • 45. 34 lương và phụ cấp lương là 10.590 triệu đồng. Bảng 3.4: Tiền lương của người lao động Đơn vị tính: triệu đồng Stt Khoản mục 2015 2016 2017 2018 I Tiền lương cơ bản 7.203 7.592 8.104 8.572 1 NSNN giao 5.352 4.922 1.861 1.382 2 Phí, lệ phí để lại 1.851 2.669 6.243 7.190 II Phụ cấp lương 3.387 3.644 3.927 4.446 1 NSNN giao 1.883 1.801 522 457 2 Phí, lệ phí để lại 1.504 1.843 3.405 3.989 Tiền lương và phụ cấp lương (I + II) 10.590 11.236 12.031 13.018 Nguồn: Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp (2015 - 2018) Tương tự, năm 2016: tiền lương và phụ cấp lương là 11.236 triệu đồng. Năm 2017: tiền lương và phụ cấp lương là 12.031 triệu đồng. Năm 2018: tiền lương và phụ cấp lương là 13.018 triệu đồng. 3.2.3.2. Chi cho các khoản đóng góp Nguồn chi này bao gồm các khoản chi 17% cho BHXH, 3% cho BHYT, 1% cho BHTN và 2% cho kinh phí công đoàn được tính, trích trên tiền lương theo chế độ quy định hiện hành. Bảng 3.5 cho thấy các khoản đóng góp có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2015: Tổng các khoản đóng góp là 1.795 triệu đồng, bao gồm: chi BHXH là 1.348 triệu đồng, chi BHYT là 225 triệu đồng cho BHYT, chi kinh phí công đoàn là 147 triệu đồng và chi bảo hiểm thất nghiệp là 75 triệu đồng. Bảng 3.5: Các khoản chi cho đóng góp Đơn vị tính: triệu đồng Stt Khoản mục 2015 2016 2017 2018 1 Bảo hiểm xã hội 1.348 1.462 1.545 1.553 2 Bảo hiểm y tế 225 244 251 266 3 Kinh phí công đoàn 147 154 167 177 4 Bảo hiểm thất nghiệp 75 80 83 88 Tổng cộng 1.795 1.940 2.046 2.082 Nguồn: Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp (2015 - 2018) Năm 2016: Tổng các khoản mục đóng góp là 1.940 triệu đồng, bao gồm: chi BHXH là 1.462 triệu đồng, chi BHYT là 244 triệu đồng cho BHYT, chi kinh phí
  • 46. 35 công đoàn là 154 triệu đồng và chi bảo hiểm thất nghiệp là 80 triệu đồng. Năm 2017: Tổng các khoản mục đóng góp là 2.046 triệu đồng, bao gồm: chi BHXH là 1.545 triệu đồng, chi BHYT là 251 triệu đồng cho BHYT, chi kinh phí công đoàn là 167 triệu đồng và chi bảo hiểm thất nghiệp là 83 triệu đồng. Năm 2018: Tổng các khoản mục đóng góp là 2.082 triệu đồng, bao gồm: chi BHXH là 1.553 triệu đồng, chi BHYT là 266 triệu đồng cho BHYT, chi kinh phí công đoàn là 177 triệu đồng và chi bảo hiểm thất nghiệp là 88 triệu đồng. 3.2.3.3. Chi nghiệp vụ chuyên môn Chi phí nghiệp vụ chuyên môn là một khoản chi đặc biệt quan trọng và cần thiết để đảm bảo cho công tác khám chữa bệnh tại bệnh viện. Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp thì khoản chi này luôn chiếm tỷ trọng lớn và được quy định chi theo quy chế chi tiêu nội bộ. Thanh quyết toán theo quy định hiện hành, cụ thể như: Thuốc phải sử dụng hợp lý, an toàn, hiệu quả; Dụng cụ, vật tư y tế tiêu hao chi theo định mức từng khoa, phòng đã được Giám đốc Bệnh viện phê duyệt; Y cụ: Thực hiện việc mua sắm, sử dụng bảo quản đúng nguyên tắc, hiệu quả, tiết kiệm; Định mức trang phục bảo hộ lao động, quần áo chuyên môn, ấn phẩm phục vụ công tác chuyên môn. Các loại biểu mẫu, giấy khám chữa bệnh, hồ sơ bệnh án... xây dựng định mức sử dụng, tiết kiệm, tránh tình trạng lãng phí gây ảnh hưởng đến kinh phí đơn vị. Bảng 3.6: Chi nghiệp vụ chuyên môn Đơn vị tính: triệu đồng Stt Khoản mục 2015 2016 2017 2018 1 Mua hàng hóa, vật tư chuyên môn 15.913 9.086 9.729 12.446 2 Chi cho tài liệu chuyên môn 101 94 97 - 3 Đồng phục, trang phục 62 101 183 186 4 Chi phí khác 263 250 257 6 Tổng cộng 16.339 9.531 10.266 12.638 Nguồn: Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp (2015 - 2018) Năm 2015 tổng chi nghiệp vụ chuyên môn là 16.339 triệu đồng, trong đó chi mua hàng hóa, vật tư chuyên môn là 15.913 triệu đồng, chi mua, in ấn, photo tài