SlideShare a Scribd company logo
1 of 110
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ THỊ NGỌC AN
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DÂN DI CƯ TỰ
DO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG
ĐẮK LẮK, 2019
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ THỊ NGỌC AN
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DÂN DI CƯ TỰ
DO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG
Chuyên ngành: CHÍNH SÁCH CÔNG
Mã số: 834.04.02
LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
TS. NGUYỄN DUY THỤY
ĐẮK LẮK, 2019
LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập tại Khoa Chính sách công, Học viện Khoa học Xã hội - Viện
Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, cùng với việc hoàn thành Luận văn. Với lòng biết
ơn chân thành nhất cho phép tôi được gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, các thầy, cô
giảng viên, cán bộ các phòng, ban chức năng của Học viện đã giúp đỡ tôi hoàn thành
khoá học và hoàn thành xuất sắc luận văn này.
Đặc biệt cho tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất đến TS Nguyễn Duy
Thụy đã dành nhiều thời gian tâm huyết và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành
luận văn này. Đồng thời tôi cũng xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, cán bộ,
công chức Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đắk Lắk và các đồng nghiệp đã giúp
đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Đắk Lắk, tháng 8 năm 2019
Người thực hiện
Lê Thị Ngọc An
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn “Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk” là công trình nghiên cứu của tôi. Các nội dung nghiên cứu và kết quả được
trình bày trong luận văn là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng
lĩnh vực, trên cùng địa bàn.
Tác giả luận văn
Lê Thị Ngọc An
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................ii
MỤC LỤC ......................................................................................................................iii
MỞ ĐẦU..........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài luận văn................................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn.......................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................................4
3.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................................4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................................................4
4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................................4
4.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................................5
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu..............................................................................5
5.1. Phương pháp luận......................................................................................................................5
5.2. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................................5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn........................................................................................5
7. Kết cấu của luận văn..........................................................................................................................6
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DÂN DI
CƯ TỰ DO ......................................................................................................................7
1.1. Một số khái niệm cơ bản................................................................................................................7
1.1.1. Chính sách công......................................................................................................................7
1.1.2. Di cư, di cư tự do, dân di cư tự do ........................................................................................8
1.1.3. Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do...................................................................13
1.2. Sự cần thiết phải thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do................................................15
1.2.1. Góp phần ổn định và phát triển xã hội...............................................................................15
1.2.2. Góp phần ổn định và phát triển kinh tế..............................................................................17
1.2.3. Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của dân di cư tự do ......................................18
1.2.4. Góp phần quản lý dân cư thống nhất, đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã
hội......................................................................................................................................................20
1.3. Nội dung thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do.............................................................21
1.3.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, dự án bình ổn dân di cư
tự do..................................................................................................................................................21
1.3.2. Xây dựng hệ thống chính sách đối với dân di cư tự do.....................................................21
1.3.3. Xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống văn bản thực hiện chính sách đối với dân
di cư tự do.........................................................................................................................................23
1.3.4. Xây dựng và kiện toàn tổ chức bộ máy để thực hiện chính sách về hoạt động di dân ..24
1.3.5. Xây dựng đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do .........................25
1.3.6. Huy động các nguồn lực cho việc thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do...........25
1.3.7. Tổng kết, giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm thực hiện chính sách đối
với dân di cư tự do...........................................................................................................................26
1.4. Kinh nghiệm của một số tỉnh về thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do.....................27
1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh Lâm Đồng........................................................................................27
1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Cà Mau ............................................................................................29
1.4.3. Kinh nghiệm của tỉnh Đắk Nông.........................................................................................30
Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DÂN DI CƯ
TỰ DO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK...............................................................33
2.1. Khái quát chung về tỉnh Đắk Lắk................................................................................................33
2.1.1. Về vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên ...................................................................................33
2.1.2. Về kinh tế ...............................................................................................................................34
2.1.3. Về văn hóa - xã hội và an ninh quốc phòng.......................................................................35
2.1.4. Khái quát về thực trạng dân số của tỉnh Đắk Lắk.............................................................39
2.1.5. Đặc điểm dân di cư tự do của tỉnh Đắk Lắk ......................................................................40
2.1.6. Thực trạng đời sống, sản xuất của các hộ dân di cư tự do...............................................43
2.2. Tình hình thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ...............43
2.3.1. Thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
đối với dân di cư tự do....................................................................................................................47
2.2.2. Thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống chính sách đối với dân di cư tự
do.......................................................................................................................................................49
2.2.3. Thực trạng xây dựng và kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý thực hiện chính sách đối
với dân di cư tự do...........................................................................................................................52
2.2.4. Thực trạng xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý thực hiện chính sách đối với dân di
cư tự do.............................................................................................................................................52
2.2.5. Thực trạng huy động các nguồn lực từ 2010 đến 2017 thực hiện chính sách đối với
dân di cư tự do.................................................................................................................................53
2.2.6. Thực trạng thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong công tác thực hiện chính
sách đối với dân di cư tự do ..........................................................................................................54
2.3. Nhận xét về thực trạng thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk.................................................................................................................................................55
2.3.1. Những kết quả đạt được trong thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do................55
2.3.2. Những hạn chế trong thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do...............................56
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong thực hiện chính sách đối với dân di cư tự
do.......................................................................................................................................................58
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
DÂN DI CƯ TỰ DO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK ........................................60
3.1. Quan điểm và định hướng ổn định đời sống dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.......60
3.1.1. Quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về vấn đề dân di cư tự do..............60
3.1.2 Quan điểm phương hướng thực hiện của tỉnh Đắk Lắk ....................................................63
3.2. Một số giải pháp thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk
Lắk.........................................................................................................................................................66
3.2.1. Tuyên truyền, giáo dục nhằm thuyết phục để người dân thay đổi nhận thức về vấn
đề di cư tự do ...................................................................................................................................66
3.2.2. Xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách đối với di dân ..................................................67
3.2.3. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng tư vấn cho đội ngũ cán bộ quản
lý dân di cư tự do.............................................................................................................................67
3.2.4. Tăng cường và tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm trong thực hiện
chính sách đối với dân di cư tự do................................................................................................68
3.2.5. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể:....................................68
3.3. Một số kiến nghị ...........................................................................................................................69
3.3.1. Đối với Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương ............................................................69
3.3.2. Đối với địa phương có dân di cư đi và đến........................................................................73
KẾT LUẬN....................................................................................................................78
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
PGS.TS Phó Giáo sư. Tiến sỹ
WWF Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên
DCTD Di cư tự do
NSTW Ngân sách Trung ương
NSĐP Ngân sách địa phương
ha Héc ta
m Mét
m3
Mét khối
km Kí lô mét
km2
Kí lô mét vuông
KH Kế hoạch
0
C Độ C
KT3
Sổ tạm trú dài hạn (không xác định thời hạn) ở một tỉnh hoặc thành phố
trực thuộc Trung ương khác với nơi đăng ký thường trú
Tp Thành phố
HCM Hồ Chí Minh
GKDP tổng sản phẩm tính trên phạm vi một tỉnh
% Phần trăm
MW Megawatt
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phố thông
MTTQ Mặt trận Tổ quốc
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
Con người sinh ra có nhu cầu tồn tại và phát triển. Bởi vậy con người luôn có
nhu cầu di chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác với mục đích tìm đến những
nơi thích hợp hơn cho sự sinh tồn. Di cư là một quy luật phổ biến diễn ra ở tất cả
các nước với nhiều phương thức khác nhau, tùy thuộc vào mỗi thời kỳ và đặc điểm
địa lý kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Di dân thể hiện sự tồn tại và phát triển của
mỗi quốc gia trước những thách thức của cuộc sống và có ý nghĩa quan trọng trong
việc phân công lao động trên lãnh thổ [16].
Ở những quốc gia khác nhau, trong những giai đoạn lịch sử khác nhau, cường
độ và phương thức di dân cũng khác nhau. Ở Việt Nam, tính đến cuối thập kỷ 90,
theo thống kê chính thức thì số hộ di chuyển nội địa tự phát là 280 nghìn hộ với
tổng số 1,33 triệu khẩu, chủ yếu đến vùng Tây Nguyên, Đông Nam bộ. Còn ở các
tỉnh miền núi phía Bắc ước tính đã có trên 26.000 đồng bào dân tộc tham gia vào
quá trình di chuyển tự phát. Nhu cầu du canh, du cư của đồng bào dân tộc chủ yếu
là do thiếu đất sản xuất lương thực và khan hiếm nguồn nước. So với di dân đến
nông thôn, di chuyển dân số ra thành thị đa dạng hơn về thể loại. Mặc dù khó ước
tính được chính xác quy mô của dòng di cư này song số người di dân ra đô thị đã
lên đến hàng triệu khẩu, tập trung ở các thành phố lớn.
Đắk Lắk là tỉnh có quỹ đất đỏ bazan chiếm khoảng 36% tổng diện tích tự
nhiên, phù hợp để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp với nhiều loại cây công
nghiệp dài ngày như cà phê, tiêu, cao su có giá trị kinh tế cao. Vì vậy, trong thời
gian qua, ngoài việc tiếp nhận hàng chục nghìn hộ dân từ các tỉnh khác đến xây
dựng vùng kinh tế mới theo kế hoạch của Nhà nước thì Đắk Lắk cũng là nơi thu hút
mạnh mẽ các luồng dân di cư tự do trong toàn quốc đến sinh sống và lập nghiệp tạo
nên một địa phương có nhiều biến động trong thời kỳ đổi mới. Để thực hiện đồng
bộ các giải pháp bố trí giữ dân, ổn định dân cư, đặc biệt là giải pháp an sinh xã hội
nhằm ổn định đời sống của người dân di cư. Tiếp nối kết quả nghiên cứu trước đó,
2
xuất phát từ nhu cầu thực tế, tôi chọn đề tài nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp
khóa học thạc sĩ chính sách công “Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Liên quan đến vấn đề di cư tự do ở nước ta đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu
của nhiều cấp, nhiều ngành và theo những mục đích khác nhau như: Ủy ban về các
vấn đề xã hội của Quốc Hội; Ủy ban quốc gia Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; Bộ
Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Viện
Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, một số công trình nghiên cứu đã được công bố
và nổi bật:
+ Nhóm nghiên cứu về chính sách đối với dân di cư tự do trong phạm vi cả
nước
Đề tài cấp Bộ của nhóm cán bộ nghiên cứu Viện Dân tộc học, Viện Khoa học
xã hội Việt Nam “Di dân tự phát của các dân tộc thiểu số từ miền núi phía Bắc vào
Tây Nguyên” (1990) do PGS. TS. Khổng Diễn làm chủ nhiệm, trong đó, trên cơ sở
làm sáng tỏ thực trạng kinh tế - xã hội và môi trường của các dân tộc thiểu số miền
núi phía Bắc ở nơi xuất cư, phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của di dân
tự phát đến kinh tế, xã hội, môi trường Tây Nguyên cùng với đó là những kiến nghị,
giải pháp góp phần giải quyết vấn đề di dân ở vùng lãnh thổ này.
Tác giả Nguyễn Hữu Tiến có đề tài nghiên cứu cấp Bộ về “Điều tra cơ bản và
xác định các giải pháp giải quyết tình trạng di cư tự do đến Tây Nguyên và một số
tỉnh khác” (1996). Đề tài đã đánh giá tổng quan tình hình dân di cư tự do tại 4 tỉnh
có dân đi (Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu và Nghệ An), 6 tỉnh có dân đến (Bình
Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Sông Bé (cũ), Lâm đồng, Đắk Lắk (cũ), xác
định nguyên nhân di cư tự do và đề xuất các giải pháp giải quyết tình hình dân di cư
tự do vào Tây Nguyên và các tỉnh khác.
Nhóm nghiên cứu Nguyễn Mạnh Tiến, Nguyễn Ngọc Quế, Ngụ Văn Hải,
Phạm Minh Trí thuộc Viện Kinh tế nông nghiệp có dự án “Phân tích đa biến các dự
án di dân có tổ chức ở Việt Nam từ năm 1991 đến nay” (Multivariate Analysis of
3
Organized Miggration Projects in Vietnam since 1991) (1996), trong đó đã xác định
được mối tương quan tác động của các nhân tố về cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy
lợi, đường, điện, trường học, y tế), đất rừng, đất nông nghiệp, số lao động, kinh phí
và lương thực đầu tư hỗ trợ ảnh hưởng đến kết quả di chuyển cư đến các tỉnh miền
núi phía Bắc và Tây Nguyên trong giai đoạn 1991 - 1996.
Đề tài “Nghiên cứu chính sách đối với di dân tự do trong cả nước (1997-
1998)” của nhóm nghiên cứu Viện Kinh tế nông nghiệp Nguyễn Hữu Tiến, Ngô
Văn Hải, Phạm Văn Khiên, Nguyễn Đình Chính, trong đó phân tích thực trạng dân
di cư tự do, động cơ, lý do của hoạt động di dân tự do đến các địa phương; các mặt
tích cực và tiêu cực của di dân tự do. Đề xuất các chính sách của Trung ương và địa
phương nơi đi, nơi đến áp dụng với số dân di cư tự do nhằm sớm ổn định đời sống,
đảm bảo ổn định dân bản địa và dân chuyển đến, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã
hội của các địa phương miền núi và Tây Nguyên.
Nhóm nghiên cứu Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) có một nghiên cứu về
“Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng”, trong đó có đề cập đến vấn đề di
cư tự do đến Đắk Lắk, tình hình về đất đai, vốn, sức khoẻ của người nhập cư, sự
liên quan giữa di cư tự do với môi trường (2003).
Sách tham khảo của TS. Đặng Nguyên Anh “Chính sách di dân trong quá
trình phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền núi” (2006).
+ Nhóm nghiên cứu về chính sách đối với dân di cư tự do đến Tây Nguyên:
Báo cáo “Di dân tự do nông thôn - nông thôn: Thực trạng và giải pháp” của tác
giả Nguyễn Quang Huề và báo cáo “Những ảnh hưởng của vấn đề di dân từ nông thôn
ra nông thôn ở Đắk Lắk” của tác giả Huỳnh Thị Xuân tại Hội thảo quốc tế Di dân
trong nước đã đưa ra những khuyến nghị về chính sách di dân ở Việt Nam (1998).
Công trình sách chuyên khảo của tác giả Nguyễn Bá Thủy về “Di dân tự do
của các dân tộc Tày, Nùng, H’Mông, Dao từ Cao Bằng, Lạng Sơn vào Đắk Lắk”
(2004), trong đó bước đầu đã làm sáng tỏ một số vấn đề liên quan đến di dân tự do
của 4 dân tộc vào Đắk Lắk như đặc điểm kinh tế xã hội của các dân tộc di cư và tại
chỗ, nguyên nhân di cư, một số tác động của di cư.
4
Nhóm nghiên cứu của Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) do Huỳnh
Thu Ba và cộng sự đã đưa ra bản báo cáo về “Biến động dân số và sử dụng tài
nguyên tại khu vực vùng đệm của Vườn quốc gia Yok Đôn tỉnh Đắk Lắk” (1999).
TS. Nguyễn Duy Thụy (2016) Di cư của người DTTS đến Tây Nguyên từ năm
1975 đến năm 2015.
Điều tra di cư của Việt Nam năm 2017 của Tổng cục Thống kê, thông tin được
thu thập theo các luồng di chuyển khác nhau và phân tích số liệu, gắn di cư với các
mô hình phát triển cấp vùng và cấp quốc gia.
Tất cả các công trình nghiên cứu trên đều thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu
những vấn đề lý luận về di dân, phân tích thực trạng và đề ra một số giải pháp để
giải quyết vấn đề di cư tự do. Tuy nhiên mỗi đề tài nghiên cứu lại thực hiện trong
những phạm vi không gian khác nhau hoặc nghiên cứu cụ thể một nhóm đối tượng
di cư tự do. Vấn đề chính sách di dân trong phạm vi cả nước đã được đề cập phần
nào nhưng việc Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk
Lắk vẫn còn bỏ ngỏ. Đây chính là nội dung luận văn tiến hành nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nội dung thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk
Lắk.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan lý luận về thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do.
- Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
- Đề xuất một số giải pháp thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do trên
địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiệu quả hơn trong thời gian đến.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc thực hiện chính sách đối với dân di
cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
5
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
- Về thời gian: Thu thập số liệu dân di cư tự do giai đoạn từ năm 2005 đến
nay. Đây là mốc thời gian sau những cuộc bạo loạn tại Tây nguyên năm 2011 và
năm 2004.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Dựa trên cơ sở phương pháp luận của các quan điểm, đường lối của Đảng;
chính sách, pháp luật của Nhà nước về vấn đề di dân.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích: Là đánh giá tính toàn vẹn, tính thống nhất, tính khả
thi và hiệu quả của chính sách nhằm điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu và thực
tế.
- Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập, phân tích và khai thác thông tin từ
các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê: Là phương pháp thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu,
tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân
tích, dự đoán và đề ra các quyết định.
- Phương pháp điều tra bảng hỏi: Luận văn khảo sát văn bản của UBND tỉnh
Đắk Lắk một số vấn đề liên quan đến việc thực hiện chính sách đối với dân di cư tự
do để tìm hiểu thực trạng và phân tích kết quả, đưa ra nhận định, đánh giá chung.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu việc di dân tự do hàng năm tỉnh Đắk Lắk.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn đã khái quát được một số lý luận cơ bản về thực hiện chính sách
đối với dân di cư tự do trên cơ sở tổng quan có chọn lọc các công trình đã nghiên
cứu, quy định của pháp luật về di dân.
- Luận văn đã phân tích thực trạng và xác định được nguyên nhân hạn chế
trong thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm
2005 đến nay.
6
- Luận văn đề xuất được một số giải pháp nhằm hoàn thiện thực hiện chính
sách đối với dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các
nhà quản lý trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thực hiện chính sách đối với dân di cư
tự do trên địa bàn.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm ba
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do.
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do trên địa
bàn tỉnh Đắk Lắk.
Chương 3: Định hướng và giải pháp thực hiện chính sách đối với dân di cư tự
do trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.
7
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DÂN DI CƯ TỰ DO
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Chính sách công
Chính sách công được tiếp cận nghiên cứu từ những phương diện khoa học
khác nhau. Ở các nước phát triển và các tổ chức kinh tế quốc tế, có thể nêu ra một
số khái niệm về “Chính sách công” như sau:
- Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau của một
nhà chính trị hay một nhóm các nhà chính trị gắn liền việc lựa chọn các mục tiêu và
các giải pháp để đạt các mục tiêu đó (William Jenkin, 1978) [13, tr.5].
- Chính sách công bao gồm các hoạt động thực tế do chính phủ tiến hành
(Peter Aucoin, 1971)[11, tr7].
- Chính sách công là cái mà chính phủ lựa chọn làm hay không làm (Thomas
R. Dye, 1984) [11, tr6].
- Chính sách công là một kết hợp phức tạp những sự lựa chọn liên quan lẫn
nhau, bao gồm cả các quyết định không hành động, do các cơ quan nhà nước hay
các quan chức nhà nước đề ra (William N. Dunn, 1992) [11, tr9].
- Chính sách công là toàn bộ các hoạt động của nhà nước có ảnh hưởng một
cách trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của mọi công dân (B. Guy Peter,
1990)[11, tr10].
- Thuật ngữ chính sách công luôn chỉ những hành động của chính phủ/chính
quyền và những ý định quyết định hành động này; hoặc chính sách công là kết quả
của cuộc đấu tranh trong chính quyền để ai giành được cái gì (Clarke E. Cochran, et
al, 1999) [11, tr11].
- Nói cách đơn giản nhất, chính sách công là tổng hợp các hoạt động của chính
phủ/chính quyền, trực tiếp hoặc thông qua tác nhân bởi vì nó có ảnh hưởng tới đời
sống của công dân (B. Guy Peters, 1999) [11, tr8].
8
- Chính sách công là một quá trình hành động hoặc không hành động của chính
quyền để đáp lại một vấn đề công cộng, được kết hợp với các mục tiêu và cách thức
đã được chấp thuận một cách chính thức, cũng như các quy định của các cơ quan
chức năng thực hiện những chương trình (Kraft and Furlong, 2004) [11, tr5].
-Tác giả Lê Thúy Mai: “Chính sách công là thuật ngữ dùng để chỉ một chuối
các quyết định hoạt động của nhà nước nhằm giải quyết một vấn đề chung đang đặt
ra trong đời sống kinh tế xã hội theo mục tiêu xác định” [12, tr.38].
Như vậy, có rất nhiều khái niệm về chính sách công tùy theo những góc độ
tiếp cận khác nhau. Tựu chung lại, có thể hiểu: “Chính sách công là một tập hợp
các quyết định chính trị có liên quan của Đảng và Nhà nước nhằm lựa chọn mục
tiêu và giải pháp, công cụ chính sách nhằm giải quyết các vấn đề xã hội theo
mục tiêu tổng thể đã xác định.”
1.1.2. Di cư, di cư tự do, dân di cư tự do
 Di cư
Hiện nay, có rất nhiều cách hiểu về di cư, song mỗi định nghĩa về di cư được
xuất phát từ những khía cạnh khác nhau.
Di cư có hai nghĩa; thứ nhất: Di cư là hiện tượng di chuyển để mưu sinh của
bầy đoàn khi chuyển mùa; thứ hai: Di cư là hiện tượng người dân dịch chuyển từ
nơi này đến nơi khác để sinh sống. Di cư theo nghĩa thứ hai được hiểu đồng nghĩa
với di dân.
Theo khái niệm của Liên Hiệp Quốc, di cư là sự di chuyển từ một đơn vị lãnh
thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác, hoặc là sự di chuyển với khoảng cách tối
thiểu quy định. Sự di chuyển này diễn ra trong khoảng thời gian di dân xác định và
được đặc trưng bởi sự thay đổi nơi cư trú thường xuyên.
Nơi xuất cư hay gọi là nơi đưa dân đi (đầu đi): Là địa phương có dân đi đến
các vùng thuộc các tỉnh khác, hoặc trong phạm vi của tỉnh. Người dân đi từ địa
phương này gọi là dân xuất cư.
Nơi nhập cư hay gọi là nơi đón dân (đầu đến): Là địa phương có dân đến.
Người dân định cư ở vùng mới gọi là dân nhập cư [17, 7].
9
 Di dân
Di dân là một hiện tượng kinh tế - xã hội gắn liền với lịch sử phát triển của xã
hội loài người với những thay đổi của tự nhiên, xã hội và sự phát triển không đồng
đều về kinh tế - xã hội giữa các vùng, các quốc gia trên thế giới. Quá trình di dân có
những nét khác biệt giữa các nước và các vùng về hướng, quy mô cũng như hiệu
quả kinh tế của nó. Vì vậy, cơ sở lý luận về di dân cũng cần được nghiên cứu kỹ,
cần có những đánh giá cụ thể các cuộc di dân quốc tế cũng như trong từng nước,
từng khu vực để phát huy hết những ảnh hưởng tích cực, khắc phục những mặt tiêu
cực của quá trình này [17, 8].
Theo nghĩa rộng: Di dân được hiểu là sự chuyển động cơ học của dân cư. Như
vậy, bất cứ sự chuyển động nào của con người trong không gian gắn với sự thay đổi
theo vị trí địa lý lãnh thổ đều được coi là di dân.
Theo nghĩa hẹp: Di dân được hiểu là sự chuyển dịch của dân cư theo lãnh thổ,
sự phân bố lại dân cư. Tuy nhiên không phải bất kỳ sự dịch chuyển nào của dân
cũng là di dân, mà di dân là sự di chuyển của dân cư ra khỏi biên giới đất nước hay
ra khỏi lãnh thổ hành chính mà họ đang cư trú gắn với việc thay đổi chỗ ở của họ
[17, 8-9].
Các nhà dân số học coi di dân là một trong ba bộ phận cấu thành của quá trình
dân số và phân biệt với quá trình sinh, tử bởi những đặc điểm sau:
- Di dân không phải là quá trình sinh học nên không bị giới hạn độ tuổi hay
giới tính mà chỉ giới hạn về mặt xã hội.
- Di dân không có hạn định tối đa, sự di chuyển giữa các vùng, khu vực chỉ có
ảnh hưởng về mặt xã hội hay sự phát triển từ trong khu vực.
- Quá trình di dân không đồng nhất, có sự khác biệt giữa các loại và đặc điểm
của các loại về mặt xã hội.
Dưới góc độ quản lý, di dân là sự dịch chuyển dân cư theo không gian và thời
gian từ nơi này đến nơi khác.
Có ba tiêu chí để xác định di dân:
10
- Đây là sự dịch chuyển địa điểm từ đơn vị hành chính này đến đơn vị hành
chính khác.
- Vì mục đích kinh tế - xã hội, gắn với điều kiện kinh tế, phát triển đời sống.
- Thời gian đến nơi ở mới phải lâu dài [17, 11].
Qua nghiên cứu khái niệm di dân và di cư cho thấy, các thuật ngữ “di dân” và
“di cư” được dùng khá phổ biến và thường không có sự khác nhau vì cùng nói về sự
di chuyển của con người.
 Di dân được phân loại theo các góc độ khác nhau, tùy thuộc vào mục đích
nghiên cứu:
- Theo khoảng cách: Đây là hình thức di dân quan trọng nhất, người ta phân
biệt di dân xa hay gần giữa nơi đi và nơi đến.
- Theo địa bàn nơi đến: Bao gồm hình thức di dân nội địa và di dân quốc tế. Di
dân quốc tế là hình thức di dân giữa các nước. Trong hình thức di dân này, người ta
còn phân chia di dân thành nhiều loại hình trên cơ sở mục đích di dân: Di dân hợp
pháp; di dân bất hợp pháp; chảy máu chất xám; cư trú tị nạn; buôn bán người qua
biên giới. Di dân nội địa là di dân giữa các vùng miền, các đơn vị hành chính trong
một nước. Trong hình thức di dân này, thông thường có các nhóm di dân sau: Di
dân nông thôn - đô thị; di dân nông thôn - nông thôn; di dân đô thị - nông thôn; di
dân đô thị - đô thị.
- Theo độ dài thời gian cư trú, thường có các hình thức: Di chuyển lâu dài bao
gồm các hình thức thay đổi nơi cư trú thường xuyên và nơi làm việc, với mục đích
định cư sinh sống lâu dài tại nơi mới; phần lớn người di cư là do điều động công
tác, người tìm cơ hội việc làm và thoát ly gia đình, những đối tượng này thường
không quay trở về sống tại quê hương cũ. Di dân tạm thời là loại hình diễn ra
thường xuyên hoặc không thường xuyên trong đó di dân mùa vụ là trường hợp đặc
biệt; sự vắng mặt tại đầu đi diễn ra không lâu, và khả năng quay trở về của người di
chuyển là chắc chắn. Di dân tạm thời bao gồm các hình thức di chuyển làm việc
theo mùa vụ, đi công tác dài ngày, hoặc như trường hợp ra nước ngoài học tập rồi
về nước. Hình thái di chuyển này thường không được phản ánh trong các con số
11
thống kê về di biến động dân số, và do đó khó có thể biết được chính xác quy mô
của nó. Di dân mùa vụ: Loại hình này diễn ra chủ yếu trong các xã hội nông nghiệp
mặc dù thuật ngữ “mùa vụ” không nhất thiết hàm ý vụ mùa sản xuất nông nghiệp.
Thuật ngữ này còn bao gồm những hoạt động mùa vụ khác như mùa xây dựng, mùa
du lịch, hội làng nghề và thậm chí cả loại hình đi làm ăn xa ở khu vực nông thôn
nước ta hiện nay. Ngoài ra, di dân còn bao gồm loại hình di chuyển con lắc là dòng
di chuyển của cư dân nông thôn vào thành phố trong thời kỳ những dịp nông nhàn,
hoặc trong điều kiện thiếu việc làm thường xuyên, việc làm có thu nhập. Hình thái
di cư này có xu hướng gia tăng trong thời kỳ đầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
nước ta đang phát triển.
Ngoài những hình thái nêu trên, tùy theo mục đích nghiên cứu mà các nhà
nghiên cứu còn phân loại di dân của cá nhân (chủ hộ, con cái, lao động chính trong
gia đình) hay của nhóm (di dân phụ nữ, trẻ em, hộ gia đình, sinh viên đại học, lao
động làng nghề).
- Theo hình thái di dân, gồm di dân có tổ chức và di dân tự phát. Di dân có tổ
chức: Là hình thái di chuyển dân cư theo kế hoạch và các chương trình dự án do
Nhà nước, chính quyền các cấp vạch ra, tổ chức và chỉ đạo thực hiện, với sự tham
gia của các tổ chức đoàn thể xã hội. Về nguyên tắc, người di chuyển có tổ chức
được Nhà nước và chính quyền địa phương nơi nhập cư giúp đỡ. Thông qua các hỗ
trợ ban đầu về tài chính hay lương thực, nhà ở, di dân có tổ chức có thể giảm bớt
khó khăn cho những người di cư, tăng nguồn lực sức lao động địa phương, có thể
tránh được việc khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi, gây ảnh hưởng xấu tới môi
trường sinh thái. Các chương trình di dân có tổ chức thường bao gồm việc di
chuyển nơi thường trú của hộ gia đình hay cộng đồng. Di dân tự phát: Là hình thái
di chuyển do cá nhân người di chuyển hoặc bộ phận gia đình quyết định, di dân tự
phát không có và không phụ thuộc vào kế hoạch và sự hỗ trợ của Nhà nước và các
cấp chính quyền. Người di dân chịu trách nhiệm và tự trang trải các phí tổn có liên
quan đến sự di chuyển và lựa chọn nơi đến. Di dân tự phát tuy được thừa nhận song
không được khuyến khích hay hỗ trợ [5, 140-145].
12
Khái niệm
Có nhiều quan điểm khác nhau về di cư tự do. Theo quy định tại Thông tư số
05/NN/ĐCĐC-KTM, ngày 26 tháng 3 năm 1996 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn thì “di dân tự do (di cư tự do) là đồng bào chuyển cư ngoài kế hoạch di
dân hàng năm của Nhà nước” [9]. Quan niệm phổ biến được các nhà nghiên cứu
công nhận: Di dân tự do cũng có đủ các tiêu chí như di dân nhưng trong trường
hợp này một cá nhân, một gia đình, một nhóm người tự quyết định hành vi đi
hay ở mà không chịu sự tác động từ phía Nhà nước hoặc bên ngoài.
Đặc điểm
Di cư tự do có một số đặc điểm sau:
- Sự chọn lọc về tuổi: Dù là di chuyển theo hình thức nào, những người ở tuổi
trưởng thành và những người mới lớn di cư nhiều hơn. Thanh niên dễ thích nghi và
hòa nhập với cuộc sống mới, họ là lực lượng lao động mới, họ dễ dàng thay đổi hơn.
- Tình trạng hôn nhân cũng có mối quan hệ với tính lựa chọn của di cư. Ở
những nước đang phát triển trên thế giới, thường người trẻ, chưa lập gia đình di cư
nhiều hơn. Điều này cũng giống như các nước phát triển những thời kỳ trước. Tuy
nhiên ngày nay ở những nước phát triển những người có gia đình cũng có khả năng
di cư như những người chưa có gia đình.
- Nghề nghiệp và trình độ học vấn cũng là những biến số của tính chọn lọc
trong di cư. Những lao động lành nghề thường di cư nhiều hơn. Những người có
chuyên môn có tỷ lệ cao hơn. Có một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa trình độ
học vấn và sự chọn lọc của di cư. Những nghiên cứu này tập trung vào sự giống
nhau và khác nhau giữa những người có trình độ học vấn cao và những người ít học
liên quan đến khoảng cách di cư, tỷ lệ và hướng di cư. Đồng thời cũng có nhiều
công trình nghiên cứu đề cập đến trình độ học vấn ở những nơi đến và nơi đi của
người di cư [17, 24-25].
Khái niệm
- Dân di cư (người di cư): Hiện không có một định nghĩa thống nhất về “người
di cư”. Liên Hợp Quốc định nghĩa người di cư là một cá nhân đã cư trú tại một nước
13
hơn một năm, bất kể người đó di cư tự nguyện hay không, hay theo cách được phép
hay trái phép. Với một định nghĩa như vậy, những người đi lại với thời gian ngắn
hơn như khách du lịch, thương nhân không được coi là người di cư. Tuy nhiên cách
sử dụng chung bao gồm cả những nhóm nhất định chỉ những người di cư ngắn hạn,
như người lao động nông nghiệp theo thời vụ, những người đi lại trong những thời
gian ngắn để trồng trọt và thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.
- Dân di cư tự do là khái niệm dùng để chỉ những người chuyển cư ngoài kế
hoạch di dân của Nhà nước.
Dân di cư tự do có một số đặc điểm chung như sau:
- Đại đa số thuộc đối tượng đói nghèo, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thiếu vốn
sản xuất, tỷ lệ hộ nghèo chiếm cao trong tổng số dân di cư tự do.
- Về địa bàn cư trú, dân di cư tự do là đồng bào dân tộc thiểu số thường sống
theo từng nhóm nhỏ, sâu ở trong rừng, không có cơ sở hạ tầng phúc lợi xã hội.
- Hình thức di chuyển đa dạng, hoặc là đi tập trung cả bản, cả dòng họ hoặc là
đi phân tán, xé lẻ số hộ, số người trong bản, trong hộ; hiện nay chủ yếu đi phân tán
nên càng khó kiểm soát.
- Trình độ dân trí thấp, người mù chữ chiếm tỷ lệ cao, các cháu đến tuổi không
có điều kiện đến lớp.
1.1.3. Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do
Thực hiện là sự tác động có ý thức của chủ thể thực hiện lên đối tượng thực
hiện nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá
nhân hướng đến mục đích hoạt động chung và phù hợp với quy luật khách quan.
Thực hiện chính sách là sự chỉ huy, điều hành xã hội của các cơ quan nhà
nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp) để thực thi quyền lực nhà nước thông qua
các văn bản quy phạm pháp luật.
Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do là quá trình hoạch định, tổ chức
thực hiện có hiệu lực và hiệu quả các chính sách đối với dân di cư tự do nhằm đạt
được mục tiêu quản lý của Nhà nước.
14
Như trên đã nói, di cư là quy luật phổ biến của xã hội loài người. Con người di
chuyển để tìm đến một nơi mới có điều kiện sống tốt hơn nơi ở cũ. Di cư tự do cũng
vậy, người dân cũng muốn tìm một nơi mới để làm ăn sinh sống tốt hơn nơi ở cũ,
chỉ có điều việc di chuyển này của họ mang tính tự phát, không có sự điều tiết của
Nhà nước. Chính vì không có sự kiểm soát của Nhà nước nên những người di cư tự
do tạo nên mặt tiêu cực và tích cực cho xã hội:
- Mặt tiêu cực: Di cư tự do đến các vùng đất mới cùng với việc tăng dân số tự
nhiên làm tăng đột biến nhu cầu các dịch vụ xã hội, quá tải sử dụng các công trình hạ
tầng cơ sở, vượt khả năng đáp ứng hiện có ở địa phương, cơ sở hạ tầng phục vụ dân
sinh vốn đã thiếu lại càng thiếu thêm. Một bộ phận những người di cư tự do không có
đất dựng nhà nên đã phá rừng, đốt rẫy, lấy gỗ để dựng nhà khiến cho diện tích rừng
bị thu hẹp, nhiều vùng đất đai bị xói mòn và thoái hóa nghiêm trọng cũng như làm
cạn kiệt nguồn nước tự nhiên. Di cư tự do ngoài kế hoạch làm đời sống nhân dân ở
nhiều vùng định cư gặp nhiều khó khăn, còn tạo thêm gánh nặng cho địa phương
(nơi nhập cư) trong việc đầu tư thêm cơ sở hạ tầng ở các vùng đất mới. Di cư tự do
còn làm nảy sinh một số vấn đề xã hội phức tạp như mất trật tự an ninh, an toàn xã
hội, xung đột giữa người di cư và người địa phương; nạn cờ bạc, nghiện hút, mại
dâm,... Đa số những người di cư tự do không đăng ký hộ khẩu, kể cả hộ khẩu tạm
trú nên địa phương nơi cư trú khó nắm bắt được hoạt động của họ khi có những vi
phạm về trật tự, an ninh xảy ra.
- Mặt tích cực: Tuy có một số hệ lụy kinh tế - xã hội nhất định song di cư tự
do thể hiện tính năng động, vai trò độc lập của các cá nhân và hộ gia đình trong việc
giải quyết khó khăn trong đời sống, tìm công ăn việc làm và một cuộc sống tốt đẹp
hơn cho gia đình và bản thân. Mặt tích cực của dân di cư tự do có thể được ghi
nhận: làm giảm sức ép về việc làm và đời sống khó khăn nơi xuất cư; Góp phần vào
việc bổ sung nhanh chóng nguồn lao động, đáp ứng nhu cầu khai thác tài nguyên ở
nơi mới định cư. Người di cư tự do thường khá sẵn sàng chịu đựng khó khăn để
phát triển sản xuất, ổn định đời sống, xây dựng quê hương mới; Góp phần nâng cao
15
thu nhập, xóa đói giảm nghèo ở đầu đi. Thể hiện quyền tự do đi lại, tự do cư trú và
tìm việc làm của công dân như đã được quy định trong Hiến pháp và pháp luật.
Chính những mặt tích cực và tiêu cực như trên, đòi hỏi Nhà nước cần phải
thực hiện chính sách đối với đối tượng này, đưa họ vào “quỹ đạo” phát triển chung
của xã hội, tạo điều kiện cho đất nước phát triển toàn diện mọi mặt.
1.2. Sự cần thiết phải thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do
1.2.1. Góp phần ổn định và phát triển xã hội
Dân di cư tự do phần lớn ra đi từ các vùng khó khăn, thu nhập thấp để tìm
kiếm những vùng đất thuận lợi cho phát triển sản xuất và ổn định cuộc sống. Điều
có ảnh hưởng lớn đến phân bố dân cư, lao động, việc làm, tác động đến mục tiêu
phát triển của quốc gia. Đặc biệt ở những nơi có “lực hút” càng lớn thì dân di cư
đến càng nhiều, các cấp chính quyền địa phương càng phải tổ chức thực hiện tốt
chính sách, nếu không, với một lượng dân cư quá đông so với quy hoạch của địa
phương sẽ gây ra những hệ lụy xấu cho phát triển xã hội như mất an ninh trật tự, tài
nguyên môi trường bị tàn phá, tệ nạn xã hội, đặt ra yêu cầu giải quyết đất ở, đất sản
xuất, việc làm, gánh nặng chính sách an sinh xã hội cho người dân.
Đời sống kinh tế - xã hội luôn vận động và phát triển hàng ngày, hàng giờ Nhà
nước phải giải quyết những vấn đề thực tiễn, những bài toán thuộc nhiều lĩnh vực
khác nhau. Di cư tự do là vấn đề nóng bỏng, diễn biến rất phức tạp, đó không phải
là mục đích tự thân mà là phương tiện để thực hiện các nhu cầu khác. Động lực dẫn
đến di cư bị chi phối bởi yếu tố xã hội ở những cấp độ khác nhau. Ở cấp độ vi mô,
người di cư ra đi với hy vọng có được một cuộc sống tốt đẹp hơn tại nơi ở mới. Mặc
dù thu nhập và việc làm là hai yếu tố chủ đạo đối với động lực di cư song các
nguyên nhân xã hội như hôn nhân, học hành, gia đình, sức khỏe, quan hệ gia đình,
cộng đồng, khác biệt ngôn ngữ, lối sống không mang tính chất kinh tế cũng có ảnh
hưởng độc lập đến quyết định di cư. Những nguyên nhân xã hội dẫn đến di cư có
ảnh hưởng đến phân bố lại dân cư và phân bố lại lao động theo lãnh thổ. Nếu phân
bố dân cư, lao động hợp lý sẽ cung cấp đầy đủ nhu cầu nguồn nhân lực cho sự phát
16
triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của cả vùng và cả nước trên
cơ sở tận dụng tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện xã hội.
Dân số cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến di cư tự do. Cơ
cấu dân số chịu ảnh hưởng nhiều nhất của của dân di cư tự do là cơ cấu tuổi, cơ cấu
giới tính và cơ cấu theo trình độ học vấn. Tỷ số giới tính có thể biến đổi với sự có
mặt của dân nhập cư. Quy mô và cơ cấu dân số của dân di cư tự do có tác động đến
quy mô và cơ cấu dân số ở cả nơi đi và nơi đến, cụ thể: Sự ra đi của một bộ phận
dân cư sẽ làm cho quy mô dân số và sức ép dân số tại nơi đó giảm và ngược lại, số
người nhập cư nhiều làm cho quy mô dân số tăng nhanh. Bên cạnh việc làm thay
đổi quy mô và cơ cấu dân số, dân di cư tự do còn gián tiếp tác động đến quá trình
sinh, chết và hôn nhân. Khi có biến động, dân số có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực
đến sự phát triển chung của cả nước, cụ thể: Mặt tích cực: Dân số trẻ sẽ đóng góp
vào nguồn lao động có trình độ kĩ thuật cao; là nguồn lao động quan trọng cho tất cả
mọi ngành kinh tế, nếu không có nguồn lao động thì tất cả mọi ngành kinh tế đều
ngừng tồn tại; dân số sẽ thể hiện được tình hình kinh tế xã hội của quốc gia, thúc
đẩy việc khai thác, tận dụng thế mạnh của từng quốc gia. Mặt tiêu cực: Việc gia
tăng dân số quá nhanh sẽ ảnh hưởng tới tình hình chính trị, kinh tế xã hội của quốc
gia: Tệ nạn xã hội gia tăng, khó đáp ứng được vấn đề lao động, tỉ lệ thất nghiệp,
thiếu việc làm luôn là một bài toán khó cho các nhà chức trách; dân số già ảnh
hưởng tới việc chăm sóc, xây dựng nhiều nơi an dưỡng, tốn kém nguồn lực tài
chính quốc gia.
Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển bởi lẽ, văn
hóa do con người sáng tạo ra, chi phối toàn bộ hoạt động của con người, là hoạt
động sản xuất nhằm cung cấp năng lượng tinh thần cho con người, làm cho con
người ngày càng hoàn thiện. Do đó, văn hóa bao giờ cũng gắn liền với một phạm vi
không gian - xã hội nhất định, nơi các cá nhân và cộng đồng người tổ chức các hoạt
động sống, lao động, sinh hoạt. Mỗi người dân hay một nhóm dân cư, một cộng
đồng đều có phong cách sống chứa đựng những yếu tố văn hóa, tinh thần, tôn giáo,
17
dân tộc riêng. Vì vậy, nếu một cộng đồng người có sự thích ứng, hòa nhập được với
một nền văn hóa nào đó mà họ cảm thấy tốt thì khả năng họ chuyển đổi nơi sinh
sống là rất cao. Mặt khác, văn hóa hình thành qua một quá trình lâu dài nên thái độ,
hành vi, phong tục tập quán, thói quen của con người không thể thay đổi ngay mà
được bảo lưu mang theo đến nơi ở mới, phát huy tác dụng trong một thời gian dài.
Sự hiện diện của những người mới đến sinh sống với nền văn hóa và đặc điểm sắc
tộc khác nhau có thể gây nên sự xung đột, phân biệt đối xử trong cộng đồng nơi
đến. Nó đặt ra cho Nhà nước yêu cầu phải thực hiện chính sách đối với dân di cư tự
do nhưng phải đảm bảo phát triển văn hoá, xã hội hài hoà với phát triển kinh tế, bảo
đảm tiến bộ và công bằng xã hội.
Chính những yếu tố trên có tác động mạnh mẽ đến quyết định di cư của người
dân, ảnh hưởng đến phát triển ổn định xã hội của đại phương, cả quốc gia nên cần
thiết phải thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do nhằm góp phần ổn định và
phát triển xã hội.
1.2.2. Góp phần ổn định và phát triển kinh tế
Yếu tố kinh tế bao gồm tổng thể các điều kiện, hoàn cảnh kinh tế - xã hội, hệ
thống các chính sách kinh tế và triển khai thực hiện, áp dụng chúng trong thực tế xã
hội. Nền kinh tế phát triển năng động, bền vững, tạo điều kiện thuận lợi cho người
dân ổn định cuộc sống, định cư lâu dài. Ngược lại nền kinh tế chậm phát triển, kém
năng động thì người dân buộc phải chủ động di cư lựa chọn nền kinh tế khác tốt hơn
để đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình.
“Trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa khu vực nông thôn - thành thị và giữa
các vùng khác nhau dẫn đến hiện tượng di dân nói chung và di dân tự do nói riêng”
[17]. Như vậy kinh tế là nguyên nhân chủ yếu, quan trọng nhất tác động đến thực
hiện chính sách đối với dân di cư biểu hiện ở các mặt: Sức ép về tăng dân số; thiếu
công ăn việc làm; thu nhập thấp; ruộng đất có hạn; ngành nghề chưa phát triển;
công nghiệp chưa có khả năng thu hút nhiều lao động; điều kiện sản xuất khó khăn;
hạ tầng yếu kém là nguyên nhân những “cuộc ra đi” của người dân. Điều đó đòi hỏi
Nhà nước phải hoạch định hệ thống chính sách về kinh tế để tạo điều kiện phát triển
18
kinh tế đồng đều giữa các địa phương trên cơ sở tận dụng thế mạnh, tiềm năng riêng
của từng vùng nhằm hạn chế thấp nhất dân di cư tự do. Chính sách kinh tế phải đảm
bảo các yêu cầu sau:
- Tính khách quan: Việc ban hành chính sách phải dựa trên yêu cầu chung của
toàn xã hội không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của một người hay một nhóm
người có quyền lực nhất định trong xã hội. Nội dung phải phù hợp với thực tiễn
phát triển kinh tế - xã hội, không đi chậm mà cũng không yêu cầu quá xa so với
trình độ thực tế, tính “thời sự”, tính cấp thiết của vấn đề mà chính sách đưa ra để
giải quyết.
- Tính chính trị: Mỗi chính sách kinh tế do một Nhà nước nhất định ban hành
mang ý chí đại diện cho chế độ chính trị, cho lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc. Mọi
chính sách kinh tế được ban hành phải kết hợp hài hòa lợi ích của đất nước và lợi
ích cao nhất của toàn thể nhân dân.
- Tính đồng bộ và hệ thống: Thể hiện sự thống nhất trong quá trình thực hiện,
thống nhất giữa các giai đoạn và các cơ quan có liên quan. Đặc trưng của hệ thống
không phải chỉ là các mối liên hệ và quan hệ giữa các yếu tố, các bộ phận cấu thành,
mà còn là sự thống nhất với môi trường, thông qua những mối quan hệ qua lại giữa
nó với môi trường.
- Tính thực tiễn: Một chính sách đưa ra phải đáp ứng được nhu cầu hiện tại
của nền kinh tế, có tính khả thi và đem lại hiệu quả nhất định. Trước khi áp dụng
cần xem xét khi đưa vào thực tiễn sẽ vận hành ra sao, vấp phải những khó khăn, trở
ngại như thế nào? Bên cạnh đó cần cân nhắc trước hoàn cảnh thực tế của đất nước
và bối cảnh quốc tế.
1.2.3. Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của dân di cư tự do
Hiện nay, tập quán du canh du cư, đặc biệt là du canh, canh tác nương rẫy vẫn
chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống của các dân tộc miền núi trong cả nước
nói chung. Việc thiếu đất sản xuất, mất đất, mất rừng đã đẩy nhiều hộ người dân tộc
vào sâu trong núi để du canh, tạo thêm sức ép môi trường. Tập quán du canh gây tác
động mạnh mẽ đến hai nguồn tài nguyên chính đó là rừng và đất. Rừng là nguồn
19
cung cấp các chất dinh dưỡng cho đất thông qua nhiều cơ chế: Cành lá rụng, khối
lượng rễ để lại cho đất sau khi phân hủy bởi vi sinh vật sẽ biến thành các nguyên tố
dinh dưỡng khoáng nuôi sống cây trồng. Nhưng khi đốt rừng làm rẫy, thảm thực vật
không còn, các chất dinh dưỡng bề mặt nghèo kiệt, đất trở nên chai cứng, mất hoàn
toàn tính năng sản xuất, thoái hóa, gây xói mòn, rửa trôi, sạt lỡ. Hàng năm các vụ
cháy rừng do đốt nương làm rẫy của đồng bào dân tộc thiểu số chiếm một tỷ lệ khá
cao trong tổng số các vụ cháy rừng [4, 141-143].
Những địa phương có nguồn tài nguyên rừng phong phú, đất đai màu mỡ,
thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, dân cư thưa thớt, là địa bàn thu hút số
lượng lớn các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc di cư tự do đến để làm ăn sinh
sống. Đa số dân di cư tự do là những người không có việc làm ổn định, sống chủ
yếu dựa vào hoạt động khoa học tự nhiên hoặc sản xuất nông nghiệp với phương
thức và tập quán canh tác lạc hậu, vì vậy rừng là nguồn sống chủ yếu của họ. Do tập
quán canh tác và cư trú trong các khu rừng nên điều kiện sống gặp rất nhiều khó
khăn, thiếu nước sinh hoạt, dịch bệnh diễn biến phức tạp, trẻ em không được đi học,
các tệ nạn xã hội ngày càng phát triển như trộm cắp, nghiện hút, các hoạt động mê
tín dị đoan, truyền đạo trái pháp luật. Đặc biệt, một số tổ chức, cá nhân đã lợi dụng
vấn đề dân tộc, tôn giáo, lợi dụng những khó khăn trước mắt của đồng bào để lôi
kéo, kích động, đã gây ra nhiều vấn đề bất ổn cho an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở
những vùng có dân di cư tự do sinh sống. Giải quyết những vấn đề này không có tổ
chức, cá nhân nào có thể thay thế Nhà nước làm được bởi các lý do sau:
- Hoạt động di dân, di dân tự do liên quan đến con người (cá nhân, hộ gia
đình, cộng đồng dân cư), những mặt tác động đến đời sống toàn diện của con người,
ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương cụ thể. Nhà nước
phải quản lý nhằm đảm bảo thực hiện chương trình có kết quả, hiệu quả.
- Hoạt động di dân, di dân tự do không chỉ liên quan đến một địa phương mà
cần có sự tham gia của nhiều địa phương và phối hợp của các ban, ngành hữu quan;
mang tính tổ chức có kế hoạch của Nhà nước.
20
- Chỉ Nhà nước mới có khả năng, có điều kiện, chính sách hỗ trợ và đầu tư
lĩnh vực hạ tầng kinh tế - xã hội bảo đảm cho các hoạt động di dân có hiệu quả.
Vì vậy sự hỗ trợ của Nhà nước sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống
của dân di cư tự do.
1.2.4. Góp phần quản lý dân cư thống nhất, đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự
an toàn xã hội
Quốc phòng là công cuộc giữ nước của một quốc gia, gồm tổng thể các hoạt
động đối nội và đối ngoại về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học của Nhà
nước và nhân dân để phòng thủ đất nước, tạo nên sức mạnh toàn diện, cân đối, trong
đó sức mạnh quân sự làm nòng cốt, nhằm giữ vững hòa bình, đẩy lùi, ngăn chặn các
hoạt động gây chiến của kẻ thù và sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược dưới
mọi hình thức, mọi quy mô.
Mục tiêu của quốc phòng, an ninh là giữ vững môi trường hoà bình cho sự
nghiệp phát triển đất nước. Với tính chất, mục tiêu đó, nền quốc phòng và an ninh
được xây dựng theo hướng toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường và ngày
càng hiện đại. Vì vậy, lực lượng quốc phòng là lực lượng toàn dân, được xây dựng
và huy động toàn diện, đủ sức mạnh ngăn ngừa và đối phó hiệu quả với mọi tình
huống, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa
trong thời bình và chuyển hóa thành chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện để
đập tan các cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù.
Lực lượng và thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh sẽ là
chỗ dựa vững chắc để các ngành, các lĩnh vực xây dựng kế hoạch, quy hoạch, chính
sách giải quyết mối quan hệ giữa phát triển nhanh và bền vững, ổn định đời sống
của nhân dân. Nơi nào có quốc phòng vững mạnh, an ninh trật tự được bảo đảm,
người dân có điều kiện phát triển kinh tế tốt sẽ thu hút dân di cư đến để sinh sống,
làm ăn.
Di dân tạo ra sự phân công lao động xã hội mới, hình thành các điểm dân cư
mới, làm thay đổi cấu trúc dân số, dân tộc. Bởi vậy, di dân có tác động, ảnh hưởng
rất lớn đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Chiến lược phân bố lại lao động
21
dân cư trên địa bàn lãnh thổ ngoài mục tiêu phát triển kinh tế còn góp phần đáng kể
vào sự nghiệp an ninh, quốc phòng.
Như vậy, di dân không chỉ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế mà còn tác động
mạnh mẽ việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và an ninh, quốc phòng. Tùy từng giai
đoạn lịch sử của cách mạng, tính cấp thiết của công tác này có khác nhau. Hiện nay
trong điều kiện đổi mới, chúng ta đã đạt được những thành tự to lớn. Với âm mưu
và thủ đoạn mới của các thế lực phản động hiện nay, chúng ta luôn nâng cao cảnh
giác cách mạng, phải dựa vào dân để bảo vệ tốt chủ quyền, đảm bảo yêu cầu kết
hợp phát triển kinh tế ổn định đời sống nhân dân, trong đó có phương án dân di cư
tự do với thực hiện tốt nhiệm vụ về an ninh, quốc phòng.
1.3. Nội dung thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do
1.3.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, dự án bình ổn
dân di cư tự do
Chiến lược phát triển phát triển hoạt động di dân giữ một vị trí quan trọng.
Nhà nước là người duy nhất có khả năng thực hiện hoạt động di dân trên phạm vi
toàn quốc gia. Bằng chức năng hoạch định chiến lược và thực hiện kế hoạch, nhà
nước thực hiện vai trò bằng chương trình dự án cụ thể.
1.3.2. Xây dựng hệ thống chính sách đối với dân di cư tự do
Trên thực tế, hoạt động di dân có tổ chức, di dân tự do; mục đích, tính chất
vận động có những điểm giống, khác nhau đó là:
Tuy di dân tự do, nhưng người di cư cũng phải tuân thủ những quy định, chính
sách của Nhà nước tại nơi xuất, nhập cư. Nhà nước đã có một số văn bản điều chỉnh
hiện tượng di dân tự do. Nhà nước quản lý bằng công cụ pháp luật ở đây còn thể
hiện ở việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật các lĩnh vực nói chung và lĩnh vực liên
quan, sử dụng pháp luật. Ngoài công cụ pháp luật, Nhà nước còn sử dụng các chính
sách như: Chính sách cho đối tượng di dân (những chế độ, chính sách hỗ trợ cho
người di dân, hộ gia đình và được bổ sung, điều chỉnh theo từng giai đoạn phù hợp
với điều kiện thực tiễn hoạt động); Chính sách cho cán bộ đi phía trước (thể hiện sự
quan tâm đối với cán bộ công tác tại các vùng khó khăn, công việc đòi hỏi phải xa
22
gia đình, môi trường mới có nhiều thử thách); Chính sách về đầu tư (nhà nước phải
tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, những công trình phục vụ dân sinh và chỉ Nhà
nước mới đủ điều kiện để thực hiện nhằm thực hiện việc đưa dân); Chính sách về
đất đai (di dân gắn liền với sử dụng đất, cấp đất cho sản xuất, đất thổ cư, đất sử
dụng cho công trình phúc lợi); Chính sách hỗ trợ vốn (nhà nước hỗ trợ, hướng dẫn
cho người dân tiếp cận các nguồn vốn phục vụ cho sản xuất đầu tư; tạo công ăn việc
làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống).
Bên cạnh các chính sách áp dụng đối với các địa phương cả nước, đối với dân
di cư tự do. Trong giai đoạn hiện nay Nhà nước thực hiện một số chính sách sau:
- Chính sách đất đai: Căn cứ theo quy định của Luật Đất đai hiện hành, các địa
phương có biện pháp thu hồi diện tích đất đai chưa sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu
quả của các tổ chức, các nông, lâm trường hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất
theo quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để giao cho hộ gia
đình, cá nhân thuộc các dự án bố trí dân cư.
- Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vùng dự án ổn định dân di cư: Ngân sách
Nhà nước hỗ trợ từ nguồn vốn đầu tư phát triển để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
tại địa bàn bố trí dân cư, bao gồm: Bồi thường, giải phóng mặt bằng; san gạt đất ở
tại điểm tái định cư; khai hoang đất sản xuất; giao thông; thuỷ lợi nhỏ; nhà trẻ, mẫu
giáo, trường, lớp học bậc tiểu học và trung học cơ sở; trạm y tế; hệ thống nước sinh
hoạt và một số công trình thiết yếu khác theo yêu cầu thực tế.
- Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình: Nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp cho
hộ gia đình được sử dụng từ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế. Mức hỗ trợ cụ thể tùy
theo đối tượng và thực hiện theo các quy định của Nhà nước như: Đối với hộ phải
di dân vì điều kiện sản xuất và đời sống quá khó khăn, bao gồm hộ du canh du cư;
hộ mất đất ở, đất sản xuất do thiên tai; hộ sống ở nơi đặc biệt khó khăn thiếu đất sản
xuất, thiếu nước sinh hoạt; hộ di dân đến khu kinh tế - quốc phòng và hộ dân cần
phải đưa ra khỏi các khu rừng đặc dụng; hộ di dân đến các xã biên giới, hải đảo; cán
bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang, thanh niên xung phong, trí thức trẻ đang làm
nhiệm vụ ở các vùng dự án di dân, có nhu cầu đưa gia đình (bố, mẹ, vợ hoặc chồng,
23
con) đến định cư lâu dài hoặc lập gia đình mới và tự nguyện định cư lâu dài tại vùng
dự án thì được hỗ trợ. Đối với hộ di dân tự do đang ở trong các khu rừng tự nhiên,
rừng đặc dụng, rừng phòng hộ cần phải chuyển ra khỏi các khu rừng nếu hộ tự
nguyện chấp hành theo bố trí của chính quyền các cấp ở địa phương nơi đến thì
được xem xét giao đất ở, đất sản xuất theo mức và điều kiện giao đất do Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định. Trường hợp là hộ dân tộc thiểu số, đời sống quá
khó khăn thì được xem xét hỗ trợ thêm kinh phí để di chuyển, mua lương thực trong
thời gian đầu, mua giống cây lương thực, phân bón và giải quyết nước sinh hoạt.
Đối với hộ không chấp hành định cư theo bố trí của chính quyền các cấp ở địa
phương thì Ủy ban nhân dân tỉnh nơi có dân đến tiến hành cưỡng chế ra khỏi các
khu rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và thông báo cho chính quyền địa
phương nơi có dân đi tự bố trí kinh phí, tổ chức đón họ trở lại nơi ở cũ (nơi có đăng
ký hộ khẩu thường trú) và tạo điều kiện cho người dân sớm ổn định lại đời sống và
sản xuất.
- Chính sách đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ chương trình bố trí
dân cư: Ngân sách Nhà nước hỗ trợ để xây dựng nội dung chương trình và tổ chức
các lớp đào tạo, bồi dưỡng về quản lý tổ chức thực hiện chương trình cho các cán
bộ làm công tác bố trí dân cư các cấp.
1.3.3. Xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống văn bản thực hiện chính sách
đối với dân di cư tự do
Trong hoạt động thực hiện chính sách, trong giao dịch giữa các cơ quan nhà
nước với nhau, cơ quan nhà nước với tổ chức và người dân, văn bản là phương tiện
thông tin cơ bản, là sợi dây liên lạc chính, là một trong những yếu tố rất quan trọng,
nhất thiết để kiến tạo thể chế của nền hành chính nhà nước. Có thể thấy văn bản
thực hiện chính sách chính là phương tiện để xác định và vận dụng các chuẩn mực
pháp lý vào quá trình thực hiện chính sách. Các văn bản thực hiện chính sách luôn
luôn có tính pháp lý chung. Tuy nhiên, biểu hiện của tính chất pháp lý của văn bản
không giống nhau. Có những văn bản chỉ mang tính thông tin quản lý thông thường,
trong khi có những văn bản lại mang tính cưỡng chế thực hiện.
24
Văn bản thực hiện chính sách là những quyết định và thông tin quản lý thành
văn (được văn bản hóa) do các cơ quan thực hiện chính sách ban hành theo thẩm
quyền, trình tự, thủ tục, hình thức nhất định và được Nhà nước đảm bảo thi hành
bằng những biện pháp khác nhau nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quản lý nội bộ
Nhà nước hoặc giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức và công dân.
Đối với lĩnh vực dân di cư tự do, văn bản Nhà nước ban hành cũng theo thẩm
quyền, trình tự, thủ tục, hình thức nhất định và được Nhà nước đảm bảo thi hành
bằng những biện pháp khác nhau nhưng đối tượng điều chỉnh chỉ là những người di
cư tự do. Như vậy, cũng là văn bản thực hiện chính sách nhưng phạm vi đối tượng
điều chỉnh của những văn bản thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do hẹp hơn
so với các văn bản thực hiện các chính sách thông thường.
Văn bản có vai trò quan trọng trong thực hiện chính sách nói chung và thực
hiện chính sách đối với dân di cư tự do, bởi các lý do sau:
- Văn bản thực hiện chính sách đảm bảo thông tin cho hoạt động thực hiện
chính sách đối với dân di cư tự do. Đó là các thông tin về: Chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến dân di cư tự do.
- Văn bản là phương tiện truyền đạt các quyết định thực hiện chính sách của
Nhà nước đối với dân di cư tự do.
- Văn bản là phương tiện kiểm tra, theo dõi hoạt động của bộ máy lãnh đạo và
quản lý trong việc thực hiện chính sách công đối với người di dân tự do.
- Văn bản là công cụ xây dựng hệ thống pháp luật.
1.3.4. Xây dựng và kiện toàn tổ chức bộ máy để thực hiện chính sách về hoạt
động di dân
Thông qua tổ chức bộ máy, Nhà nước quản lý hoạt động di dân và ổn định đời
sống dân di cư tự do. Hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước với đặc trưng là quyền lực
công, biểu hiện ở chính những tác động có ý thức vào quá trình phát triển của xã
hội, vào nhận thức của con người, buộc mọi người phải suy nghĩ và hành động theo
một hướng và mục tiêu nhất định. Việc thực hiện chính sách của Nhà nước về hoạt
động di dân như trên được thể hiện thông qua các cơ quan có thẩm quyền theo thứ
25
bậc chính sách, từ Chính phủ đến các Bộ, ngành và đến chính quyền các cấp. Hệ
thống tổ chức bộ máy nhà nước thực hiện chính sách vĩ mô việc phân bố lao động
dân cư, lực lượng sản xuất trên phạm vi cả nước, hình thành các chính sách và
hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách. Nhà nước có vai trò tạo
hành lang pháp lý và tổ chức thực hiện chính sách về hoạt động di dân và ổn định
đời sống dân di cư tự do thông qua hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước.
1.3.5. Xây dựng đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do
Đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do có vai trò đặc biệt
quan trọng. Thực tiễn cho thấy, nơi nào có đội ngũ cán bộ cơ sở thực hiện chính sách
vững mạnh thì nơi đó tình hình chính trị, xã hội ổn định; kinh tế, văn hóa phát triển;
quốc phòng, an ninh được giữ vững. Ngược lại, cơ sở nào đội ngũ cán bộ không đủ
phẩm chất, năng lực và uy tín, thì cơ sở đó, địa phương đó sẽ gặp khó khăn, kinh tế -
xã hội chậm phát triển, thậm chí tạo sơ hở cho các phần tử cơ hội, chống đối ở trong
và ngoài nước lợi dụng gây “điểm nóng” về chính trị. Với đặc thù đối tượng thực
hiện nhiệm vụ là dân di cư tự do, một đối tượng rất khó quản lý nên nhiệm vụ xây
dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có phẩm chất đạo đức, năng động, phương pháp, phong
cách làm việc tốt cần phải được chú trọng để quản lý toàn diện tình hình an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương nơi có dân di cư tự do đến.
1.3.6. Huy động các nguồn lực cho việc thực hiện chính sách đối với dân di cư
tự do
Đầu tư phát triển cho chương trình di dân thể hiện vai trò của Nhà nước trong
phân bố lao động dân cư, lực lượng sản xuất trên địa bàn lãnh thổ đồng thời là công
cụ thực hiện chính sách đối với công tác di dân. Nhà nước đầu tư rất lớn cho các
vùng dự án di dân tại các tỉnh; tập trung cho hạ tầng cơ sở như điện, đường, trường,
trạm; cấp kinh phí sự nghiệp di dân, tư vấn hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị vốn sản
xuất. Vốn này tăng dần hàng năm, và chỉ có Nhà nước mới có đủ lực để đầu tư, hỗ
trợ.
Thông qua các dự án thực hiện, các công trình hoàn thành, các đơn vị phải
thực hiện các thủ tục quy định về báo cáo, thanh quyết toán, về trình tự đầu tư xây
26
dựng cơ bản, về thẩm định. Nhà nước bằng công cụ tài chính kiểm tra, giám sát các
công việc, dự án, và cả hoạt động di dân. Các cấp có thẩm quyền có trách nhiệm
trong từng lĩnh vực thực hiện chức năng bằng các công cụ Nhà nước cho phép.
Bằng các công cụ tài chính khác như thuế, lãi suất, tín dụng. Nhà nước có thể
thu hút mọi nguồn lực xã hội tham gia vào các dự án. Nhà nước chỉ tập trung đầu tư
vốn vào các dự án, địa bàn mà chỉ có Nhà nước mới đảm trách được, còn lại phải
kêu gọi đầu tư, và có chính sách về tài chính phù hợp để có sự chia sẽ và đầu tư từ
tư nhân, tập thể, các tổ chức kinh tế - xã hội ở trong và ngoài nước [17,80-81].
1.3.7. Tổng kết, giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm thực hiện chính
sách đối với dân di cư tự do
Nhà nước bằng công cụ kiểm tra để thực hiện chính sách đối với dân di cư tự
do. Các cấp quản lý, cơ quan có thẩm quyền thực hiện chính sách về lĩnh vực của
mình bằng công cụ kiểm tra, sử dụng công cụ này đạt hiệu quả. Phải tránh tình trạng
thực hiện kiểm tra mang tính chiếu lệ, hoặc không có chính kiến rõ ràng trước
những sai sót, khiếm khuyết và nhất là phải kiên quyết với các vi phạm pháp luật,
công cụ này nếu sử dụng không đúng bản chất của nó thì có tác dụng sai lệch.
Nhà nước thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do thông qua báo cáo, hội
nghị sơ kết, tổng kết. Các hình thức này cũng giúp cho việc đánh giá được hoạt
động trong một thời gian nhất định, nhận diện được mặt mạnh cũng như những
thiếu sót của các đơn vị. Qua tổng kết, cho thấy kết quả việc thực hiện chương trình,
dự án; từ chủ trương đưa vào thực tiễn cuộc sống, thực tiễn kiểm tra lý luận, lý luận
được củng cố, điều chỉnh cho phù hợp và có cơ sở chỉ đạo tiếp chương trình, phải
bổ sung, điều chỉnh hoặc phải dừng chương trình.
Quá trình hội nhập, giao lưu kinh tế, chính trị, văn hóa với các nước trên thế
giới tác động không nhỏ đến sự vận động bên trong của cơ cấu kinh tế và chiến lược
phân bố lao động dân cư, đòi hỏi nâng cao vai trò, tầm quan trọng của công tác
kiểm tra, đánh giá của Nhà nước. Hơn nữa bằng công cụ kiểm tra, Nhà nước định
hướng, hoàn thiện các chính sách đối với dân di cư tự do đáp ứng yêu cầu và thực
27
hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đất nước, mục tiêu công nghiệp
hóa nông nghiệp nông thôn [17,84-85].
1.4. Kinh nghiệm của một số tỉnh về thực hiện chính sách đối với dân di
cư tự do
1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh Lâm Đồng
Lâm Đồng, một tỉnh miền núi thuộc phía Nam Tây Nguyên, diện tích tự nhiên
9.773,5 km2
. Toàn tỉnh có 12 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 10 huyện và 2
thành phố) 147 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 116 xã và 31 phường, thị trấn), dân
số gần 1,3 triệu người với 43 dân tộc anh em cùng sinh sống; trong đó dân số thành
thị là 37,5%, dân số nông thôn là 62,5%. Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 24%,
riêng đồng bào dân tộc thiểu số tại chổ chiếm gần 17% dân số. Trong giai đoạn
2005-2017, số lượng dân di cư tự do đến Lâm Đồng là 2.195 hộ/7.183 khẩu, phần
lớn sinh sống trong rừng, ven rừng và sống xen ghép tại các thôn, bản trên địa bàn
các huyện. Dân di cư tự do đến nhiều nhất là huyện Di Linh 1.552 hộ/4.656 khẩu.
Đặc biệt, huyện Đam Rông có 319 hộ/1.638 khẩu và đang sống trong các vùng lõi
của rừng thuộc xã Liêng S’rônh, chủ yếu là người dân tộc H’Mông di cư đến từ
những năm trước và sau khi thành lập huyện. Nơi đi của dân di cư tự do đến Lâm
Đồng chủ yếu từ các tỉnh miền núi phía Bắc như Lạng Sơn, Lai Châu, Sơn La, Bắc
Kạn, Cao Bằng, Hưng Yên, Hòa Bình, Nghệ An... Giai đoạn 2017-2020 tỉnh Lâm
Đồng đầu tư xây dựng mới 22 dự án, trong đó: 07 dự án bố trí ổn định dân cư vùng
bị thiên tai để sắp xếp, ổn định cho 775 hộ; 06 dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng đặc
biệt khó khăn để sắp xếp, ổn định cho 1.001 hộ và 09 dự án bố trí sắp xếp dân di cư
tự do còn nhiều khó khăn và sinh sống trong rừng đặc dụng để sắp xếp, ổn định cho
1.452 hộ. Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã triển khai các nhiệm vụ:
- Có kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, tạo
việc làm để cuộc sống của đồng bào không phải phụ thuộc quá lớn vào sản xuất
nông nghiệp; nâng cao chất lượng các chương trình khuyến nông, khuyến lâm nâng
cao trình độ canh tác cho người dân, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị
28
kinh tế cao để nâng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích, khắc phục tình trạng
thiếu đất do sản xuất quảng canh, thiếu hiệu quả.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai; thực hiện nghiêm túc, hiệu
quả chỉ đạo của Trung ương về công tác quản lý, bảo vệ rừng, xử lý nghiêm túc,
quyết liệt các trường hợp phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp (kể cả biện pháp truy
cứu trách nhiệm hình sự).
- Tổ chức rà soát, đẩy nhanh tiến độ xem xét công nhận quyền sử dụng đất,
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân. Xử lý dứt
điểm các trường hợp lấn chiếm đất đai trong những năm trước đây theo đúng quy
định của Luật Đất đai năm 2013, Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày
15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều, khoản của Luật Đất
đai.
- Thực hiện nghiêm túc chủ trương Nhà nước chỉ thu hồi đất để triển khai các
dự án phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh vì lợi ích quốc gia, công cộng.
Đối với các dự án đầu tư ngoài ngân sách thì phải thực hiện thỏa thuận với người có
đất bị thu hồi; nhà đầu tư phải có phương án cụ thể, thiết thực, khả thi về các vấn
đề: tái định canh, tái định cư, giải quyết việc làm, hỗ trợ phát triển văn hóa, giáo
dục; kiên quyết không để người dân không có việc làm, không có đất sản xuất dẫn
đến phá rừng, lấn chiếm đất rừng.
- Các đơn vị chủ rừng cần tăng cường công tác phối hợp tuần tra, kiểm tra,
truy quét trên diện tích được giao quản lý. Nhằm kịp thời phát hiện, phòng ngừa,
ngăn chặn các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp, đặc biệt tại
các khu vực trọng điểm thường xảy ra vi phạm, tránh để xảy ra điểm nóng về công
tác quản lý, bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp.
- Các đơn vị chủ rừng cần nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ
rừng và đất lâm nghiệp trên diện tích đã được Nhà nước giao, cho thuê theo quy
định; đẩy mạnh công tác phối hợp kịp thời, chặt chẽ giữa các ngành chức năng. Sau
khi lập biên bản kiểm tra cần tiếp tục theo dõi, quản lý vị trí, diện tích vi phạm để
có biện pháp, giải pháp trồng lại rừng, phục hồi tái sinh rừng tự nhiên.
29
- Kiên quyết giải tỏa cây trồng trên diện tích rừng, đất lâm nghiệp bị phá, lấn
chiếm trái phép đối với diện tích trồng cây dưới 02 năm. Tăng cường công tác quản
lý, sử dụng diện tích rừng, đất lâm nghiệp sau giải tỏa theo quy định, hạn chế tình
trạng tái lấn chiếm xảy ra. Đối với diện tích đã trồng cây trên 2 năm, thực kiện cam
kết trồng xen cây lâm nghiệp đến khi khép tán sẽ tiến hành chặt bỏ toàn bộ cây
trồng trái phép.
1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Cà Mau
Tỉnh Cà Mau với 3 mặt giáp biển, có tổng chiều dài bờ biển 254 km, từ rạch
Tiểu Dừa giáp tỉnh Kiên Giang đến cửa biển Gành Hào giáp tỉnh Bạc Liêu, là tỉnh
duy nhất của Việt Nam có cả biển Đông 107 km và biển Tây 147 km, chiếm 7,8%
chiều dài bờ biển cả nước, có 08 huyện và 01 thành phố trực thuộc tỉnh.
Giai đoạn 2005-2018 toàn tỉnh đã bố trí được 795 hộ/ 2081 hộ dân di cư tự do
(đạt 38%), cùng với bố trí ổn định được 812 hộ ở các nhóm đối tượng vùng thiên
tai, vùng đặc biệt khó khăn (thực hiện lồng ghép trên 15 dự án được đầu tư xây
dựng thuộc chương trình bố trí dân cư theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày
21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Bố trí dân cư các
vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc
dụng giai đoạn 2013 – 2015 và định hướng đến năm 2020).
Trong giai đoạn 2018-2020 và lộ trình tới năm 2025, tỉnh Cà Mau xây dựng
chương trình tài chính khoảng 1.500 tỷ đồng để di dời thêm gần 6.900 hộ, trong đó
có khoảng 700 hộ dân di cư tự do vào sinh sống ổn định ở các cụm tuyến dân cư
mới. Xây dựng 29 dự án 34 khu dân cư theo quy hoạch đến năm 2025.
- Tăng cường công tác quản lý hộ tịch hộ khẩu: UBND các xã tăng cường
công tác quản lý hộ tịch hộ khẩu, quản lý xây dựng trên địa bàn, phối hợp với Ban
quản lý rừng nhất là rừng phòng hộ, ngăn chặn kịp thời tình trạng cất nhà trái phép,
hạn chế thấp nhất tình trạng dân di cư tự do đến địa bàn đơn vị quản lý.
- Thường xuyên tuyên truyền vận động nhân dân trên địa bàn dân cư để hiểu
rõ chính sách, pháp luật của nhà nước, cùng với chính quyền phát hiện đấu tranh để
30
ngăn chặng dân di cư tự do đến, đồng thời phối hợp cùng với địa phương hỗ trợ các
hộ vào vùng dự án sớm ổn định sản xuất và đời sống.
- Trước mắt tập trung nguồn lực đầu tư các khu dân ven biển để có mặt bằng
bố trí dân cư ven biển thuộc đối tượng nguy cơ thiên tai cao theo kế hoạch, đảm bảo
an toàn tính mạng và tài sản cho bà con, giúp bà con sớm ổn định cuộc sống, thích
ứng với biến đổi khí hậu.
1.4.3. Kinh nghiệm của tỉnh Đắk Nông
Tính đến cuối năm 2017, dân số toàn tỉnh là 157.376 hộ/646.330 nhân khẩu,
trong đó dân di cư đến rải rác trong rừng là 38.191/173.973 khẩu. Số hộ đã ổn định
đời sống là 26.680 hộ/122.220 khẩu. Hiện nay còn 11.511 hộ/51.173 khẩu chưa
được bố trí, sắp xếp ổn định.
Cùng với việc thực hiện các chính sách đối với dân di cư tự do của Trung
ương, tỉnh Đắk Lắk tập trung thực hiện một số nọi dung sau:
- Quy hoạch, bố trí sắp xếp ổn định dân di cư tự do; tập trung lồng ghép các
nguồn vốn để đầu tư dứt điểm các dự án đã được phê duyệt, đến năm 2020 cơ bản
bố trí ổn định cho 11.511 hộ/51.753 khẩu dân di cư tự do đã đến, trong đó hoàn
thành đầu tư 12 dự án đã được phê duyệt để bố trí, sắp xếp cho 7.124 hộ nằm trong
vùng quy hoạch; lập thêm một số dự án tập trung, dự án xen ghép để bố trí, sắp xếp
cho 4.387 hộ đang sinh sống rải rác ngoài vùng dự án.
- Lồng ghép các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội để nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần cho người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân di cư
tự do đã được bố trí, sắp xếp, nhập khẩu tại địa phương, giúp người dân nhanh
chóng ổn định cuọc sống, phát triển sản xuất và được hưởng các phúc lợi xã hội.
- Thu hồi diện đất sử dụng không hiệu quả của các tổ chức, cá nhân, giao cho
địa phương quản lý để thực hiện dự án đầu tư được bố trí, sắp xếp vào vùng dự án.
- Tăng cường các công tác tuyên truyền, vận động người dân chấp hành các
chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và các quy định của địa
phương. Thực hiện tốt các chính sách dân tộc, tôn giáo, đảm bảo cho nhan dân được
sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng theo quy định và có sự quản lý của chính quyền địa
31
phương. Tạo điều kiện thuận lợi để các dân tộc sinh sống sinh sống trên địa bàn tỉnh
phát huy tinh thần đoàn kết, chia sẽ kinh nghiệm, cùng nhau xây dựng quê hương
mới; không để xây ra tình trạng phân biệt dân tộc, tôn giáo gây mất tình hìn an ninh,
trật tự trên địa bàn.
- Phối hợp với các tỉnh có dân di cư tự do dến tỉnh Đắk Nông có những giải
pháp bố trí sắp xếp ổn định các hộ đã đến từ các năm trước. Kiên quyết không chấp
nhận, bàn giao, trả lại nơi đi đối với các hộ dân mới đến.
- Ưu tiên bố trí kế hoạch vốn đầu tư phát triển cho các dự án:
+ Các dự án vùng biên giới; dự án tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh chính trị trên
địa bàn tỉnh;
+ Các dự án đầu tư bố trí dân cư đã hoàn thành các hạng mục thiết yếu nhưng
chưa có vốn hỗ trợ di chuyển hỗ trợ dân vùng dự án;
+ Hỗ trợ di dời khẩn cấp các hộ dân ở các vùng có nguy cơ cao về thiên tai
(sạt lở đất bờ sông, sạt lở đất núi, luc ống, lũ quét, ngập lũ sâu) đến nơi an toàn;
+ Hỗ trợ, bố trí sắp xếp ổn định dân di cư tự do ở các khu vực trọng điểm;
+ Lập thêm một số dự án tập trung, xen ghép để bố trí, sắp xếp ổn định dân di
cư tự do tại các “điểm nóng” trên địa bàn tỉnh.
32
Tiểu kết chương 1
Trong Chương 1, tác giả tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về di
cư, dân di cư tự do, thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do đã làm rõ
được một số khái niệm: Di cư là hiện tượng người dân dịch chuyển từ nơi này
đến nơi khác để sinh sống; Di cư tự do là đồng bào chuyển cư ngoài kế hoạch
di dân của Nhà nước. Dân di cư hiện không có một định nghĩa thống nhất;
Theo Liên Hợp Quốc định nghĩa người di cư là một cá nhân đã cư trú tại một
nước hơn một năm, bất kể người đó di cư tự nguyện hay không, hay theo cách
được phép hay trái phép; Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do là quá
trình hoạch định, tổ chức thực hiện có hiệu lực và hiệu quả các chính sách đối
với dân di cư tự do nhằm đạt được mục tiêu quản lý của Đảng và Nhà nước.
Tiếp theo, tác giả đưa ra cơ sở lý luận về nội dung thực hiện chính sách
đối với dân di cư tự do, trong đó, tập trung đi sâu vào khái niệm, mục đích và
nội dung thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do như: Nhóm chính sách
tác động đến di dân có tổ chức và di dân tự do. Và cuối cùng, tác giả đề cập
đến các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách đối với dân di cư tự
do như: Điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, điều kiện kinh tế. Ngoài ra tác
giả còn đề cập đến việc thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do của một
số tỉnh trong nước và kinh nghiệm cho Việt Nam.
33
Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI
DÂN DI CƯ TỰ DO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. Khái quát chung về tỉnh Đắk Lắk
2.1.1. Về vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên
Đắk Lắk nằm ở trung tâm của khu vực vùng Tây Nguyên, phía Bắc giáp tỉnh
Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Đắk nông và Lâm Đồng, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên
và Khánh Hòa, phía Tây giáp với Vương quốc CamPuChia.
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 13.125 km2
, chiếm khoảng 24% diện tích toàn
vùng Tây Nguyên. Tỉnh hiện có 15 đơn vị hành chính, bao gồm: thành phố Buôn
Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và 13 huyện; 184 xã, phường, thị trấn; 2.481 buôn, thôn,
tổ dân phố.
Địa hình của tỉnh Đắk Lắk có sự xen kẽ giữa các địa hình thung lũng, cao
nguyên và núi cao, có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc.
Khí hậu tỉnh Đắk Lắk vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm,
vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng. Khí hậu có 2 mùa rõ rệt, mùa
mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10, tập trung 90% lượng mưa hàng năm; mùa
khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể, nhiệt độ trung
bình năm 23 - 240
C.
Đắk Lắk có nhiều sông suối, phân bố đều trên địa bàn tỉnh, mật độ sông suối
0,8 km/km2
. Đắk Lắk có hai hệ thống sông chính là Sêrêpôk và sông Ba với nhiều
thác, ghềnh đẹp và có trữ lượng thuỷ điện khá lớn.
Tài nguyên đất của Đắk Lắk rất phong phú với 11 nhóm và 84 đơn vị đất đai.
Trong đó các nhóm đất chính là đất xám chiếm 44,1% diện tích tự nhiên, đất đỏ
bazan chiếm 24,8% diện tích tự nhiên.
Đắk Lắk có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng nối liền với các tỉnh
trong vùng Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung. Có quốc lộ 14 chạy xuyên dọc
tỉnh nối Đắk Lắk với Gia Lai (phía Bắc) và với Đăk Nông (phía Nam); quốc lộ 26
nối tỉnh với thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và quốc lộ 27 đi thành phố Đà
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk

More Related Content

What's hot

Luận văn: Đào tạo dạy nghề cho phạm nhân tại Trại giam Ninh Khánh tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Đào tạo dạy nghề cho phạm nhân tại Trại giam Ninh Khánh tỉnh Ninh BìnhLuận văn: Đào tạo dạy nghề cho phạm nhân tại Trại giam Ninh Khánh tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Đào tạo dạy nghề cho phạm nhân tại Trại giam Ninh Khánh tỉnh Ninh BìnhViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Pháp luật về phổ biến giáo dục pháp luật và thực tiễn áp dụng tại UBN...
Đề tài: Pháp luật về phổ biến giáo dục pháp luật và thực tiễn áp dụng tại UBN...Đề tài: Pháp luật về phổ biến giáo dục pháp luật và thực tiễn áp dụng tại UBN...
Đề tài: Pháp luật về phổ biến giáo dục pháp luật và thực tiễn áp dụng tại UBN...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tom tat de an cqdt 20.9 rev final 24.9
Tom tat de an cqdt  20.9 rev final 24.9Tom tat de an cqdt  20.9 rev final 24.9
Tom tat de an cqdt 20.9 rev final 24.9Neo Songhan
 

What's hot (19)

Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp xã huyện Đắk Glong, 9đ
Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp xã huyện Đắk Glong, 9đChính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp xã huyện Đắk Glong, 9đ
Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp xã huyện Đắk Glong, 9đ
 
Luận văn: Xây dựng ý thức pháp luật cho nông dân, HOT
Luận văn: Xây dựng ý thức pháp luật cho nông dân, HOTLuận văn: Xây dựng ý thức pháp luật cho nông dân, HOT
Luận văn: Xây dựng ý thức pháp luật cho nông dân, HOT
 
Luận văn: Đào tạo dạy nghề cho phạm nhân tại Trại giam Ninh Khánh tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Đào tạo dạy nghề cho phạm nhân tại Trại giam Ninh Khánh tỉnh Ninh BìnhLuận văn: Đào tạo dạy nghề cho phạm nhân tại Trại giam Ninh Khánh tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Đào tạo dạy nghề cho phạm nhân tại Trại giam Ninh Khánh tỉnh Ninh Bình
 
Luận văn: Pháp luật về quản lý công chức cấp xã tại Huế, HAY
Luận văn: Pháp luật về quản lý công chức cấp xã tại Huế, HAYLuận văn: Pháp luật về quản lý công chức cấp xã tại Huế, HAY
Luận văn: Pháp luật về quản lý công chức cấp xã tại Huế, HAY
 
Luận văn: Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước
Luận văn: Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nướcLuận văn: Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước
Luận văn: Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật trong các trường sĩ quan, HOT, 9đ
Luận văn: Giáo dục pháp luật trong các trường sĩ quan, HOT, 9đLuận văn: Giáo dục pháp luật trong các trường sĩ quan, HOT, 9đ
Luận văn: Giáo dục pháp luật trong các trường sĩ quan, HOT, 9đ
 
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của người khác gây ra
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của người khác gây raTrách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của người khác gây ra
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của người khác gây ra
 
Luận văn: Năng lực kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở thành...
Luận văn: Năng lực kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở thành...Luận văn: Năng lực kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở thành...
Luận văn: Năng lực kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở thành...
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niênLuận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng NgãiLuận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
 
Đề tài: Pháp luật về phổ biến giáo dục pháp luật và thực tiễn áp dụng tại UBN...
Đề tài: Pháp luật về phổ biến giáo dục pháp luật và thực tiễn áp dụng tại UBN...Đề tài: Pháp luật về phổ biến giáo dục pháp luật và thực tiễn áp dụng tại UBN...
Đề tài: Pháp luật về phổ biến giáo dục pháp luật và thực tiễn áp dụng tại UBN...
 
Luận văn: Xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật, HOT
Luận văn: Xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật, HOTLuận văn: Xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật, HOT
Luận văn: Xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật, HOT
 
Luận văn: Thực hiện văn hóa công sở tại Bộ Tài nguyên và Môi trường
Luận văn: Thực hiện văn hóa công sở tại Bộ Tài nguyên và Môi trườngLuận văn: Thực hiện văn hóa công sở tại Bộ Tài nguyên và Môi trường
Luận văn: Thực hiện văn hóa công sở tại Bộ Tài nguyên và Môi trường
 
Đề tài: Công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đăk Nông
Đề tài: Công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đăk NôngĐề tài: Công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đăk Nông
Đề tài: Công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đăk Nông
 
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Đề tài: Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về quản lý chi ngân sách n...
Đề tài: Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về quản lý chi ngân sách n...Đề tài: Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về quản lý chi ngân sách n...
Đề tài: Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về quản lý chi ngân sách n...
 
Luận văn: Pháp luật về công chức cấp xã ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về công chức cấp xã ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về công chức cấp xã ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về công chức cấp xã ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật thông qua xét xử hình sự, HAY
Luận văn: Giáo dục pháp luật thông qua xét xử hình sự, HAYLuận văn: Giáo dục pháp luật thông qua xét xử hình sự, HAY
Luận văn: Giáo dục pháp luật thông qua xét xử hình sự, HAY
 
Tom tat de an cqdt 20.9 rev final 24.9
Tom tat de an cqdt  20.9 rev final 24.9Tom tat de an cqdt  20.9 rev final 24.9
Tom tat de an cqdt 20.9 rev final 24.9
 

Similar to Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk

Quản Lý Nhà Nước Về Công Tác Thanh Niên Trên Địa Bàn Huyện Krông Pắk, Tỉnh Đắ...
Quản Lý Nhà Nước Về Công Tác Thanh Niên Trên Địa Bàn Huyện Krông Pắk, Tỉnh Đắ...Quản Lý Nhà Nước Về Công Tác Thanh Niên Trên Địa Bàn Huyện Krông Pắk, Tỉnh Đắ...
Quản Lý Nhà Nước Về Công Tác Thanh Niên Trên Địa Bàn Huyện Krông Pắk, Tỉnh Đắ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam hiện nay
Luận văn: Quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam hiện nayLuận văn: Quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam hiện nay
Luận văn: Quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam hiện nayDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...luanvantrust
 
Đề tài: Quản lý về đất đai tại các lâm trường quốc doanh tỉnh Đắk Lắk
Đề tài: Quản lý về đất đai tại các lâm trường quốc doanh tỉnh Đắk LắkĐề tài: Quản lý về đất đai tại các lâm trường quốc doanh tỉnh Đắk Lắk
Đề tài: Quản lý về đất đai tại các lâm trường quốc doanh tỉnh Đắk LắkDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi - Gửi miễn phí ...Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã thành phố Hạ Long
 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã thành phố Hạ Long Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã thành phố Hạ Long
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã thành phố Hạ Longhieu anh
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Qlnn Đối Với Hoạt Động Kin...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Qlnn Đối Với Hoạt Động Kin...Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Qlnn Đối Với Hoạt Động Kin...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Qlnn Đối Với Hoạt Động Kin...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk (20)

Đề tài: Quản lý về môi trường huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai, HAY
Đề tài: Quản lý về môi trường huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai, HAYĐề tài: Quản lý về môi trường huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai, HAY
Đề tài: Quản lý về môi trường huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai, HAY
 
Quản Lý Nhà Nước Về Công Tác Thanh Niên Trên Địa Bàn Huyện Krông Pắk, Tỉnh Đắ...
Quản Lý Nhà Nước Về Công Tác Thanh Niên Trên Địa Bàn Huyện Krông Pắk, Tỉnh Đắ...Quản Lý Nhà Nước Về Công Tác Thanh Niên Trên Địa Bàn Huyện Krông Pắk, Tỉnh Đắ...
Quản Lý Nhà Nước Về Công Tác Thanh Niên Trên Địa Bàn Huyện Krông Pắk, Tỉnh Đắ...
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về bình đẳng giới ở Kiên Giang, HOT
Đề tài: Quản lý nhà nước về bình đẳng giới ở Kiên Giang, HOTĐề tài: Quản lý nhà nước về bình đẳng giới ở Kiên Giang, HOT
Đề tài: Quản lý nhà nước về bình đẳng giới ở Kiên Giang, HOT
 
Luận văn: Quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam hiện nay
Luận văn: Quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam hiện nayLuận văn: Quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam hiện nay
Luận văn: Quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam hiện nay
 
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanhLuận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
 
Đề tài: Quản lý về đất đai tại các lâm trường quốc doanh tỉnh Đắk Lắk
Đề tài: Quản lý về đất đai tại các lâm trường quốc doanh tỉnh Đắk LắkĐề tài: Quản lý về đất đai tại các lâm trường quốc doanh tỉnh Đắk Lắk
Đề tài: Quản lý về đất đai tại các lâm trường quốc doanh tỉnh Đắk Lắk
 
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đaiLuận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
 
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk LắkĐào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk
 
Chính sách đối với người có công huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi
Chính sách đối với người có công huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng NgãiChính sách đối với người có công huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi
Chính sách đối với người có công huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi
 
Đề tài: Hoạt động của chính quyền huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh
Đề tài: Hoạt động của chính quyền huyện miền núi tỉnh Quảng NinhĐề tài: Hoạt động của chính quyền huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh
Đề tài: Hoạt động của chính quyền huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núiLuận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi - Gửi miễn phí ...Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi - Gửi miễn phí ...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác thanh niên, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác thanh niên, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý nhà nước về công tác thanh niên, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác thanh niên, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạng
Luận văn: Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạngLuận văn: Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạng
Luận văn: Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạng
 
Đề tài: Quản lý đối với người có công với cách mạng tại Kiên Giang
Đề tài: Quản lý đối với người có công với cách mạng tại Kiên GiangĐề tài: Quản lý đối với người có công với cách mạng tại Kiên Giang
Đề tài: Quản lý đối với người có công với cách mạng tại Kiên Giang
 
Đề tài: Tạo động lực cho công chức các cơ quan chuyên môn, HAY
Đề tài: Tạo động lực cho công chức các cơ quan chuyên môn, HAYĐề tài: Tạo động lực cho công chức các cơ quan chuyên môn, HAY
Đề tài: Tạo động lực cho công chức các cơ quan chuyên môn, HAY
 
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã thành phố Hạ Long
 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã thành phố Hạ Long Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã thành phố Hạ Long
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã thành phố Hạ Long
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã Tp Hạ Long
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã Tp Hạ LongLuận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã Tp Hạ Long
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã Tp Hạ Long
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Qlnn Đối Với Hoạt Động Kin...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Qlnn Đối Với Hoạt Động Kin...Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Qlnn Đối Với Hoạt Động Kin...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Qlnn Đối Với Hoạt Động Kin...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxtiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxPhimngn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfThoNguyn989738
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxtiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLSĐồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 

Luận văn: Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do tại Đắk Lắk

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ NGỌC AN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DÂN DI CƯ TỰ DO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG ĐẮK LẮK, 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ NGỌC AN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DÂN DI CƯ TỰ DO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG Chuyên ngành: CHÍNH SÁCH CÔNG Mã số: 834.04.02 LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. NGUYỄN DUY THỤY ĐẮK LẮK, 2019
  • 3. LỜI CẢM ƠN Sau quá trình học tập tại Khoa Chính sách công, Học viện Khoa học Xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, cùng với việc hoàn thành Luận văn. Với lòng biết ơn chân thành nhất cho phép tôi được gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, các thầy, cô giảng viên, cán bộ các phòng, ban chức năng của Học viện đã giúp đỡ tôi hoàn thành khoá học và hoàn thành xuất sắc luận văn này. Đặc biệt cho tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất đến TS Nguyễn Duy Thụy đã dành nhiều thời gian tâm huyết và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Đồng thời tôi cũng xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, cán bộ, công chức Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đắk Lắk và các đồng nghiệp đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Đắk Lắk, tháng 8 năm 2019 Người thực hiện Lê Thị Ngọc An
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn “Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” là công trình nghiên cứu của tôi. Các nội dung nghiên cứu và kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực, trên cùng địa bàn. Tác giả luận văn Lê Thị Ngọc An
  • 5. MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................ii MỤC LỤC ......................................................................................................................iii MỞ ĐẦU..........................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài luận văn................................................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn.......................................................................2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................................4 3.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................................4 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................................................4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................................................4 4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................................4 4.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................................5 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu..............................................................................5 5.1. Phương pháp luận......................................................................................................................5 5.2. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................................5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn........................................................................................5 7. Kết cấu của luận văn..........................................................................................................................6 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DÂN DI CƯ TỰ DO ......................................................................................................................7 1.1. Một số khái niệm cơ bản................................................................................................................7 1.1.1. Chính sách công......................................................................................................................7 1.1.2. Di cư, di cư tự do, dân di cư tự do ........................................................................................8 1.1.3. Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do...................................................................13 1.2. Sự cần thiết phải thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do................................................15 1.2.1. Góp phần ổn định và phát triển xã hội...............................................................................15 1.2.2. Góp phần ổn định và phát triển kinh tế..............................................................................17 1.2.3. Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của dân di cư tự do ......................................18 1.2.4. Góp phần quản lý dân cư thống nhất, đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội......................................................................................................................................................20 1.3. Nội dung thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do.............................................................21
  • 6. 1.3.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, dự án bình ổn dân di cư tự do..................................................................................................................................................21 1.3.2. Xây dựng hệ thống chính sách đối với dân di cư tự do.....................................................21 1.3.3. Xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống văn bản thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do.........................................................................................................................................23 1.3.4. Xây dựng và kiện toàn tổ chức bộ máy để thực hiện chính sách về hoạt động di dân ..24 1.3.5. Xây dựng đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do .........................25 1.3.6. Huy động các nguồn lực cho việc thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do...........25 1.3.7. Tổng kết, giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do...........................................................................................................................26 1.4. Kinh nghiệm của một số tỉnh về thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do.....................27 1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh Lâm Đồng........................................................................................27 1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Cà Mau ............................................................................................29 1.4.3. Kinh nghiệm của tỉnh Đắk Nông.........................................................................................30 Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DÂN DI CƯ TỰ DO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK...............................................................33 2.1. Khái quát chung về tỉnh Đắk Lắk................................................................................................33 2.1.1. Về vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên ...................................................................................33 2.1.2. Về kinh tế ...............................................................................................................................34 2.1.3. Về văn hóa - xã hội và an ninh quốc phòng.......................................................................35 2.1.4. Khái quát về thực trạng dân số của tỉnh Đắk Lắk.............................................................39 2.1.5. Đặc điểm dân di cư tự do của tỉnh Đắk Lắk ......................................................................40 2.1.6. Thực trạng đời sống, sản xuất của các hộ dân di cư tự do...............................................43 2.2. Tình hình thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ...............43 2.3.1. Thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đối với dân di cư tự do....................................................................................................................47 2.2.2. Thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống chính sách đối với dân di cư tự do.......................................................................................................................................................49 2.2.3. Thực trạng xây dựng và kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do...........................................................................................................................52 2.2.4. Thực trạng xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do.............................................................................................................................................52 2.2.5. Thực trạng huy động các nguồn lực từ 2010 đến 2017 thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do.................................................................................................................................53 2.2.6. Thực trạng thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong công tác thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do ..........................................................................................................54 2.3. Nhận xét về thực trạng thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.................................................................................................................................................55 2.3.1. Những kết quả đạt được trong thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do................55
  • 7. 2.3.2. Những hạn chế trong thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do...............................56 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do.......................................................................................................................................................58 Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DÂN DI CƯ TỰ DO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK ........................................60 3.1. Quan điểm và định hướng ổn định đời sống dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.......60 3.1.1. Quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về vấn đề dân di cư tự do..............60 3.1.2 Quan điểm phương hướng thực hiện của tỉnh Đắk Lắk ....................................................63 3.2. Một số giải pháp thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.........................................................................................................................................................66 3.2.1. Tuyên truyền, giáo dục nhằm thuyết phục để người dân thay đổi nhận thức về vấn đề di cư tự do ...................................................................................................................................66 3.2.2. Xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách đối với di dân ..................................................67 3.2.3. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng tư vấn cho đội ngũ cán bộ quản lý dân di cư tự do.............................................................................................................................67 3.2.4. Tăng cường và tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm trong thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do................................................................................................68 3.2.5. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể:....................................68 3.3. Một số kiến nghị ...........................................................................................................................69 3.3.1. Đối với Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương ............................................................69 3.3.2. Đối với địa phương có dân di cư đi và đến........................................................................73 KẾT LUẬN....................................................................................................................78
  • 8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT PGS.TS Phó Giáo sư. Tiến sỹ WWF Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên DCTD Di cư tự do NSTW Ngân sách Trung ương NSĐP Ngân sách địa phương ha Héc ta m Mét m3 Mét khối km Kí lô mét km2 Kí lô mét vuông KH Kế hoạch 0 C Độ C KT3 Sổ tạm trú dài hạn (không xác định thời hạn) ở một tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi đăng ký thường trú Tp Thành phố HCM Hồ Chí Minh GKDP tổng sản phẩm tính trên phạm vi một tỉnh % Phần trăm MW Megawatt THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phố thông MTTQ Mặt trận Tổ quốc
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Con người sinh ra có nhu cầu tồn tại và phát triển. Bởi vậy con người luôn có nhu cầu di chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác với mục đích tìm đến những nơi thích hợp hơn cho sự sinh tồn. Di cư là một quy luật phổ biến diễn ra ở tất cả các nước với nhiều phương thức khác nhau, tùy thuộc vào mỗi thời kỳ và đặc điểm địa lý kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Di dân thể hiện sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia trước những thách thức của cuộc sống và có ý nghĩa quan trọng trong việc phân công lao động trên lãnh thổ [16]. Ở những quốc gia khác nhau, trong những giai đoạn lịch sử khác nhau, cường độ và phương thức di dân cũng khác nhau. Ở Việt Nam, tính đến cuối thập kỷ 90, theo thống kê chính thức thì số hộ di chuyển nội địa tự phát là 280 nghìn hộ với tổng số 1,33 triệu khẩu, chủ yếu đến vùng Tây Nguyên, Đông Nam bộ. Còn ở các tỉnh miền núi phía Bắc ước tính đã có trên 26.000 đồng bào dân tộc tham gia vào quá trình di chuyển tự phát. Nhu cầu du canh, du cư của đồng bào dân tộc chủ yếu là do thiếu đất sản xuất lương thực và khan hiếm nguồn nước. So với di dân đến nông thôn, di chuyển dân số ra thành thị đa dạng hơn về thể loại. Mặc dù khó ước tính được chính xác quy mô của dòng di cư này song số người di dân ra đô thị đã lên đến hàng triệu khẩu, tập trung ở các thành phố lớn. Đắk Lắk là tỉnh có quỹ đất đỏ bazan chiếm khoảng 36% tổng diện tích tự nhiên, phù hợp để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp với nhiều loại cây công nghiệp dài ngày như cà phê, tiêu, cao su có giá trị kinh tế cao. Vì vậy, trong thời gian qua, ngoài việc tiếp nhận hàng chục nghìn hộ dân từ các tỉnh khác đến xây dựng vùng kinh tế mới theo kế hoạch của Nhà nước thì Đắk Lắk cũng là nơi thu hút mạnh mẽ các luồng dân di cư tự do trong toàn quốc đến sinh sống và lập nghiệp tạo nên một địa phương có nhiều biến động trong thời kỳ đổi mới. Để thực hiện đồng bộ các giải pháp bố trí giữ dân, ổn định dân cư, đặc biệt là giải pháp an sinh xã hội nhằm ổn định đời sống của người dân di cư. Tiếp nối kết quả nghiên cứu trước đó,
  • 10. 2 xuất phát từ nhu cầu thực tế, tôi chọn đề tài nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp khóa học thạc sĩ chính sách công “Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Liên quan đến vấn đề di cư tự do ở nước ta đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều cấp, nhiều ngành và theo những mục đích khác nhau như: Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc Hội; Ủy ban quốc gia Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, một số công trình nghiên cứu đã được công bố và nổi bật: + Nhóm nghiên cứu về chính sách đối với dân di cư tự do trong phạm vi cả nước Đề tài cấp Bộ của nhóm cán bộ nghiên cứu Viện Dân tộc học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam “Di dân tự phát của các dân tộc thiểu số từ miền núi phía Bắc vào Tây Nguyên” (1990) do PGS. TS. Khổng Diễn làm chủ nhiệm, trong đó, trên cơ sở làm sáng tỏ thực trạng kinh tế - xã hội và môi trường của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc ở nơi xuất cư, phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của di dân tự phát đến kinh tế, xã hội, môi trường Tây Nguyên cùng với đó là những kiến nghị, giải pháp góp phần giải quyết vấn đề di dân ở vùng lãnh thổ này. Tác giả Nguyễn Hữu Tiến có đề tài nghiên cứu cấp Bộ về “Điều tra cơ bản và xác định các giải pháp giải quyết tình trạng di cư tự do đến Tây Nguyên và một số tỉnh khác” (1996). Đề tài đã đánh giá tổng quan tình hình dân di cư tự do tại 4 tỉnh có dân đi (Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu và Nghệ An), 6 tỉnh có dân đến (Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Sông Bé (cũ), Lâm đồng, Đắk Lắk (cũ), xác định nguyên nhân di cư tự do và đề xuất các giải pháp giải quyết tình hình dân di cư tự do vào Tây Nguyên và các tỉnh khác. Nhóm nghiên cứu Nguyễn Mạnh Tiến, Nguyễn Ngọc Quế, Ngụ Văn Hải, Phạm Minh Trí thuộc Viện Kinh tế nông nghiệp có dự án “Phân tích đa biến các dự án di dân có tổ chức ở Việt Nam từ năm 1991 đến nay” (Multivariate Analysis of
  • 11. 3 Organized Miggration Projects in Vietnam since 1991) (1996), trong đó đã xác định được mối tương quan tác động của các nhân tố về cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi, đường, điện, trường học, y tế), đất rừng, đất nông nghiệp, số lao động, kinh phí và lương thực đầu tư hỗ trợ ảnh hưởng đến kết quả di chuyển cư đến các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên trong giai đoạn 1991 - 1996. Đề tài “Nghiên cứu chính sách đối với di dân tự do trong cả nước (1997- 1998)” của nhóm nghiên cứu Viện Kinh tế nông nghiệp Nguyễn Hữu Tiến, Ngô Văn Hải, Phạm Văn Khiên, Nguyễn Đình Chính, trong đó phân tích thực trạng dân di cư tự do, động cơ, lý do của hoạt động di dân tự do đến các địa phương; các mặt tích cực và tiêu cực của di dân tự do. Đề xuất các chính sách của Trung ương và địa phương nơi đi, nơi đến áp dụng với số dân di cư tự do nhằm sớm ổn định đời sống, đảm bảo ổn định dân bản địa và dân chuyển đến, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương miền núi và Tây Nguyên. Nhóm nghiên cứu Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) có một nghiên cứu về “Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng”, trong đó có đề cập đến vấn đề di cư tự do đến Đắk Lắk, tình hình về đất đai, vốn, sức khoẻ của người nhập cư, sự liên quan giữa di cư tự do với môi trường (2003). Sách tham khảo của TS. Đặng Nguyên Anh “Chính sách di dân trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền núi” (2006). + Nhóm nghiên cứu về chính sách đối với dân di cư tự do đến Tây Nguyên: Báo cáo “Di dân tự do nông thôn - nông thôn: Thực trạng và giải pháp” của tác giả Nguyễn Quang Huề và báo cáo “Những ảnh hưởng của vấn đề di dân từ nông thôn ra nông thôn ở Đắk Lắk” của tác giả Huỳnh Thị Xuân tại Hội thảo quốc tế Di dân trong nước đã đưa ra những khuyến nghị về chính sách di dân ở Việt Nam (1998). Công trình sách chuyên khảo của tác giả Nguyễn Bá Thủy về “Di dân tự do của các dân tộc Tày, Nùng, H’Mông, Dao từ Cao Bằng, Lạng Sơn vào Đắk Lắk” (2004), trong đó bước đầu đã làm sáng tỏ một số vấn đề liên quan đến di dân tự do của 4 dân tộc vào Đắk Lắk như đặc điểm kinh tế xã hội của các dân tộc di cư và tại chỗ, nguyên nhân di cư, một số tác động của di cư.
  • 12. 4 Nhóm nghiên cứu của Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) do Huỳnh Thu Ba và cộng sự đã đưa ra bản báo cáo về “Biến động dân số và sử dụng tài nguyên tại khu vực vùng đệm của Vườn quốc gia Yok Đôn tỉnh Đắk Lắk” (1999). TS. Nguyễn Duy Thụy (2016) Di cư của người DTTS đến Tây Nguyên từ năm 1975 đến năm 2015. Điều tra di cư của Việt Nam năm 2017 của Tổng cục Thống kê, thông tin được thu thập theo các luồng di chuyển khác nhau và phân tích số liệu, gắn di cư với các mô hình phát triển cấp vùng và cấp quốc gia. Tất cả các công trình nghiên cứu trên đều thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu những vấn đề lý luận về di dân, phân tích thực trạng và đề ra một số giải pháp để giải quyết vấn đề di cư tự do. Tuy nhiên mỗi đề tài nghiên cứu lại thực hiện trong những phạm vi không gian khác nhau hoặc nghiên cứu cụ thể một nhóm đối tượng di cư tự do. Vấn đề chính sách di dân trong phạm vi cả nước đã được đề cập phần nào nhưng việc Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vẫn còn bỏ ngỏ. Đây chính là nội dung luận văn tiến hành nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nội dung thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan lý luận về thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do. - Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. - Đề xuất một số giải pháp thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiệu quả hơn trong thời gian đến. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
  • 13. 5 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. - Về thời gian: Thu thập số liệu dân di cư tự do giai đoạn từ năm 2005 đến nay. Đây là mốc thời gian sau những cuộc bạo loạn tại Tây nguyên năm 2011 và năm 2004. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Dựa trên cơ sở phương pháp luận của các quan điểm, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về vấn đề di dân. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích: Là đánh giá tính toàn vẹn, tính thống nhất, tính khả thi và hiệu quả của chính sách nhằm điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu và thực tế. - Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập, phân tích và khai thác thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Phương pháp thống kê: Là phương pháp thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các quyết định. - Phương pháp điều tra bảng hỏi: Luận văn khảo sát văn bản của UBND tỉnh Đắk Lắk một số vấn đề liên quan đến việc thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do để tìm hiểu thực trạng và phân tích kết quả, đưa ra nhận định, đánh giá chung. - Phương pháp so sánh, đối chiếu việc di dân tự do hàng năm tỉnh Đắk Lắk. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Luận văn đã khái quát được một số lý luận cơ bản về thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do trên cơ sở tổng quan có chọn lọc các công trình đã nghiên cứu, quy định của pháp luật về di dân. - Luận văn đã phân tích thực trạng và xác định được nguyên nhân hạn chế trong thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2005 đến nay.
  • 14. 6 - Luận văn đề xuất được một số giải pháp nhằm hoàn thiện thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do trên địa bàn. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do. Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Chương 3: Định hướng và giải pháp thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.
  • 15. 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DÂN DI CƯ TỰ DO 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Chính sách công Chính sách công được tiếp cận nghiên cứu từ những phương diện khoa học khác nhau. Ở các nước phát triển và các tổ chức kinh tế quốc tế, có thể nêu ra một số khái niệm về “Chính sách công” như sau: - Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau của một nhà chính trị hay một nhóm các nhà chính trị gắn liền việc lựa chọn các mục tiêu và các giải pháp để đạt các mục tiêu đó (William Jenkin, 1978) [13, tr.5]. - Chính sách công bao gồm các hoạt động thực tế do chính phủ tiến hành (Peter Aucoin, 1971)[11, tr7]. - Chính sách công là cái mà chính phủ lựa chọn làm hay không làm (Thomas R. Dye, 1984) [11, tr6]. - Chính sách công là một kết hợp phức tạp những sự lựa chọn liên quan lẫn nhau, bao gồm cả các quyết định không hành động, do các cơ quan nhà nước hay các quan chức nhà nước đề ra (William N. Dunn, 1992) [11, tr9]. - Chính sách công là toàn bộ các hoạt động của nhà nước có ảnh hưởng một cách trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của mọi công dân (B. Guy Peter, 1990)[11, tr10]. - Thuật ngữ chính sách công luôn chỉ những hành động của chính phủ/chính quyền và những ý định quyết định hành động này; hoặc chính sách công là kết quả của cuộc đấu tranh trong chính quyền để ai giành được cái gì (Clarke E. Cochran, et al, 1999) [11, tr11]. - Nói cách đơn giản nhất, chính sách công là tổng hợp các hoạt động của chính phủ/chính quyền, trực tiếp hoặc thông qua tác nhân bởi vì nó có ảnh hưởng tới đời sống của công dân (B. Guy Peters, 1999) [11, tr8].
  • 16. 8 - Chính sách công là một quá trình hành động hoặc không hành động của chính quyền để đáp lại một vấn đề công cộng, được kết hợp với các mục tiêu và cách thức đã được chấp thuận một cách chính thức, cũng như các quy định của các cơ quan chức năng thực hiện những chương trình (Kraft and Furlong, 2004) [11, tr5]. -Tác giả Lê Thúy Mai: “Chính sách công là thuật ngữ dùng để chỉ một chuối các quyết định hoạt động của nhà nước nhằm giải quyết một vấn đề chung đang đặt ra trong đời sống kinh tế xã hội theo mục tiêu xác định” [12, tr.38]. Như vậy, có rất nhiều khái niệm về chính sách công tùy theo những góc độ tiếp cận khác nhau. Tựu chung lại, có thể hiểu: “Chính sách công là một tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của Đảng và Nhà nước nhằm lựa chọn mục tiêu và giải pháp, công cụ chính sách nhằm giải quyết các vấn đề xã hội theo mục tiêu tổng thể đã xác định.” 1.1.2. Di cư, di cư tự do, dân di cư tự do  Di cư Hiện nay, có rất nhiều cách hiểu về di cư, song mỗi định nghĩa về di cư được xuất phát từ những khía cạnh khác nhau. Di cư có hai nghĩa; thứ nhất: Di cư là hiện tượng di chuyển để mưu sinh của bầy đoàn khi chuyển mùa; thứ hai: Di cư là hiện tượng người dân dịch chuyển từ nơi này đến nơi khác để sinh sống. Di cư theo nghĩa thứ hai được hiểu đồng nghĩa với di dân. Theo khái niệm của Liên Hiệp Quốc, di cư là sự di chuyển từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác, hoặc là sự di chuyển với khoảng cách tối thiểu quy định. Sự di chuyển này diễn ra trong khoảng thời gian di dân xác định và được đặc trưng bởi sự thay đổi nơi cư trú thường xuyên. Nơi xuất cư hay gọi là nơi đưa dân đi (đầu đi): Là địa phương có dân đi đến các vùng thuộc các tỉnh khác, hoặc trong phạm vi của tỉnh. Người dân đi từ địa phương này gọi là dân xuất cư. Nơi nhập cư hay gọi là nơi đón dân (đầu đến): Là địa phương có dân đến. Người dân định cư ở vùng mới gọi là dân nhập cư [17, 7].
  • 17. 9  Di dân Di dân là một hiện tượng kinh tế - xã hội gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội loài người với những thay đổi của tự nhiên, xã hội và sự phát triển không đồng đều về kinh tế - xã hội giữa các vùng, các quốc gia trên thế giới. Quá trình di dân có những nét khác biệt giữa các nước và các vùng về hướng, quy mô cũng như hiệu quả kinh tế của nó. Vì vậy, cơ sở lý luận về di dân cũng cần được nghiên cứu kỹ, cần có những đánh giá cụ thể các cuộc di dân quốc tế cũng như trong từng nước, từng khu vực để phát huy hết những ảnh hưởng tích cực, khắc phục những mặt tiêu cực của quá trình này [17, 8]. Theo nghĩa rộng: Di dân được hiểu là sự chuyển động cơ học của dân cư. Như vậy, bất cứ sự chuyển động nào của con người trong không gian gắn với sự thay đổi theo vị trí địa lý lãnh thổ đều được coi là di dân. Theo nghĩa hẹp: Di dân được hiểu là sự chuyển dịch của dân cư theo lãnh thổ, sự phân bố lại dân cư. Tuy nhiên không phải bất kỳ sự dịch chuyển nào của dân cũng là di dân, mà di dân là sự di chuyển của dân cư ra khỏi biên giới đất nước hay ra khỏi lãnh thổ hành chính mà họ đang cư trú gắn với việc thay đổi chỗ ở của họ [17, 8-9]. Các nhà dân số học coi di dân là một trong ba bộ phận cấu thành của quá trình dân số và phân biệt với quá trình sinh, tử bởi những đặc điểm sau: - Di dân không phải là quá trình sinh học nên không bị giới hạn độ tuổi hay giới tính mà chỉ giới hạn về mặt xã hội. - Di dân không có hạn định tối đa, sự di chuyển giữa các vùng, khu vực chỉ có ảnh hưởng về mặt xã hội hay sự phát triển từ trong khu vực. - Quá trình di dân không đồng nhất, có sự khác biệt giữa các loại và đặc điểm của các loại về mặt xã hội. Dưới góc độ quản lý, di dân là sự dịch chuyển dân cư theo không gian và thời gian từ nơi này đến nơi khác. Có ba tiêu chí để xác định di dân:
  • 18. 10 - Đây là sự dịch chuyển địa điểm từ đơn vị hành chính này đến đơn vị hành chính khác. - Vì mục đích kinh tế - xã hội, gắn với điều kiện kinh tế, phát triển đời sống. - Thời gian đến nơi ở mới phải lâu dài [17, 11]. Qua nghiên cứu khái niệm di dân và di cư cho thấy, các thuật ngữ “di dân” và “di cư” được dùng khá phổ biến và thường không có sự khác nhau vì cùng nói về sự di chuyển của con người.  Di dân được phân loại theo các góc độ khác nhau, tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu: - Theo khoảng cách: Đây là hình thức di dân quan trọng nhất, người ta phân biệt di dân xa hay gần giữa nơi đi và nơi đến. - Theo địa bàn nơi đến: Bao gồm hình thức di dân nội địa và di dân quốc tế. Di dân quốc tế là hình thức di dân giữa các nước. Trong hình thức di dân này, người ta còn phân chia di dân thành nhiều loại hình trên cơ sở mục đích di dân: Di dân hợp pháp; di dân bất hợp pháp; chảy máu chất xám; cư trú tị nạn; buôn bán người qua biên giới. Di dân nội địa là di dân giữa các vùng miền, các đơn vị hành chính trong một nước. Trong hình thức di dân này, thông thường có các nhóm di dân sau: Di dân nông thôn - đô thị; di dân nông thôn - nông thôn; di dân đô thị - nông thôn; di dân đô thị - đô thị. - Theo độ dài thời gian cư trú, thường có các hình thức: Di chuyển lâu dài bao gồm các hình thức thay đổi nơi cư trú thường xuyên và nơi làm việc, với mục đích định cư sinh sống lâu dài tại nơi mới; phần lớn người di cư là do điều động công tác, người tìm cơ hội việc làm và thoát ly gia đình, những đối tượng này thường không quay trở về sống tại quê hương cũ. Di dân tạm thời là loại hình diễn ra thường xuyên hoặc không thường xuyên trong đó di dân mùa vụ là trường hợp đặc biệt; sự vắng mặt tại đầu đi diễn ra không lâu, và khả năng quay trở về của người di chuyển là chắc chắn. Di dân tạm thời bao gồm các hình thức di chuyển làm việc theo mùa vụ, đi công tác dài ngày, hoặc như trường hợp ra nước ngoài học tập rồi về nước. Hình thái di chuyển này thường không được phản ánh trong các con số
  • 19. 11 thống kê về di biến động dân số, và do đó khó có thể biết được chính xác quy mô của nó. Di dân mùa vụ: Loại hình này diễn ra chủ yếu trong các xã hội nông nghiệp mặc dù thuật ngữ “mùa vụ” không nhất thiết hàm ý vụ mùa sản xuất nông nghiệp. Thuật ngữ này còn bao gồm những hoạt động mùa vụ khác như mùa xây dựng, mùa du lịch, hội làng nghề và thậm chí cả loại hình đi làm ăn xa ở khu vực nông thôn nước ta hiện nay. Ngoài ra, di dân còn bao gồm loại hình di chuyển con lắc là dòng di chuyển của cư dân nông thôn vào thành phố trong thời kỳ những dịp nông nhàn, hoặc trong điều kiện thiếu việc làm thường xuyên, việc làm có thu nhập. Hình thái di cư này có xu hướng gia tăng trong thời kỳ đầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta đang phát triển. Ngoài những hình thái nêu trên, tùy theo mục đích nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu còn phân loại di dân của cá nhân (chủ hộ, con cái, lao động chính trong gia đình) hay của nhóm (di dân phụ nữ, trẻ em, hộ gia đình, sinh viên đại học, lao động làng nghề). - Theo hình thái di dân, gồm di dân có tổ chức và di dân tự phát. Di dân có tổ chức: Là hình thái di chuyển dân cư theo kế hoạch và các chương trình dự án do Nhà nước, chính quyền các cấp vạch ra, tổ chức và chỉ đạo thực hiện, với sự tham gia của các tổ chức đoàn thể xã hội. Về nguyên tắc, người di chuyển có tổ chức được Nhà nước và chính quyền địa phương nơi nhập cư giúp đỡ. Thông qua các hỗ trợ ban đầu về tài chính hay lương thực, nhà ở, di dân có tổ chức có thể giảm bớt khó khăn cho những người di cư, tăng nguồn lực sức lao động địa phương, có thể tránh được việc khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi, gây ảnh hưởng xấu tới môi trường sinh thái. Các chương trình di dân có tổ chức thường bao gồm việc di chuyển nơi thường trú của hộ gia đình hay cộng đồng. Di dân tự phát: Là hình thái di chuyển do cá nhân người di chuyển hoặc bộ phận gia đình quyết định, di dân tự phát không có và không phụ thuộc vào kế hoạch và sự hỗ trợ của Nhà nước và các cấp chính quyền. Người di dân chịu trách nhiệm và tự trang trải các phí tổn có liên quan đến sự di chuyển và lựa chọn nơi đến. Di dân tự phát tuy được thừa nhận song không được khuyến khích hay hỗ trợ [5, 140-145].
  • 20. 12 Khái niệm Có nhiều quan điểm khác nhau về di cư tự do. Theo quy định tại Thông tư số 05/NN/ĐCĐC-KTM, ngày 26 tháng 3 năm 1996 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì “di dân tự do (di cư tự do) là đồng bào chuyển cư ngoài kế hoạch di dân hàng năm của Nhà nước” [9]. Quan niệm phổ biến được các nhà nghiên cứu công nhận: Di dân tự do cũng có đủ các tiêu chí như di dân nhưng trong trường hợp này một cá nhân, một gia đình, một nhóm người tự quyết định hành vi đi hay ở mà không chịu sự tác động từ phía Nhà nước hoặc bên ngoài. Đặc điểm Di cư tự do có một số đặc điểm sau: - Sự chọn lọc về tuổi: Dù là di chuyển theo hình thức nào, những người ở tuổi trưởng thành và những người mới lớn di cư nhiều hơn. Thanh niên dễ thích nghi và hòa nhập với cuộc sống mới, họ là lực lượng lao động mới, họ dễ dàng thay đổi hơn. - Tình trạng hôn nhân cũng có mối quan hệ với tính lựa chọn của di cư. Ở những nước đang phát triển trên thế giới, thường người trẻ, chưa lập gia đình di cư nhiều hơn. Điều này cũng giống như các nước phát triển những thời kỳ trước. Tuy nhiên ngày nay ở những nước phát triển những người có gia đình cũng có khả năng di cư như những người chưa có gia đình. - Nghề nghiệp và trình độ học vấn cũng là những biến số của tính chọn lọc trong di cư. Những lao động lành nghề thường di cư nhiều hơn. Những người có chuyên môn có tỷ lệ cao hơn. Có một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa trình độ học vấn và sự chọn lọc của di cư. Những nghiên cứu này tập trung vào sự giống nhau và khác nhau giữa những người có trình độ học vấn cao và những người ít học liên quan đến khoảng cách di cư, tỷ lệ và hướng di cư. Đồng thời cũng có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến trình độ học vấn ở những nơi đến và nơi đi của người di cư [17, 24-25]. Khái niệm - Dân di cư (người di cư): Hiện không có một định nghĩa thống nhất về “người di cư”. Liên Hợp Quốc định nghĩa người di cư là một cá nhân đã cư trú tại một nước
  • 21. 13 hơn một năm, bất kể người đó di cư tự nguyện hay không, hay theo cách được phép hay trái phép. Với một định nghĩa như vậy, những người đi lại với thời gian ngắn hơn như khách du lịch, thương nhân không được coi là người di cư. Tuy nhiên cách sử dụng chung bao gồm cả những nhóm nhất định chỉ những người di cư ngắn hạn, như người lao động nông nghiệp theo thời vụ, những người đi lại trong những thời gian ngắn để trồng trọt và thu hoạch sản phẩm nông nghiệp. - Dân di cư tự do là khái niệm dùng để chỉ những người chuyển cư ngoài kế hoạch di dân của Nhà nước. Dân di cư tự do có một số đặc điểm chung như sau: - Đại đa số thuộc đối tượng đói nghèo, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thiếu vốn sản xuất, tỷ lệ hộ nghèo chiếm cao trong tổng số dân di cư tự do. - Về địa bàn cư trú, dân di cư tự do là đồng bào dân tộc thiểu số thường sống theo từng nhóm nhỏ, sâu ở trong rừng, không có cơ sở hạ tầng phúc lợi xã hội. - Hình thức di chuyển đa dạng, hoặc là đi tập trung cả bản, cả dòng họ hoặc là đi phân tán, xé lẻ số hộ, số người trong bản, trong hộ; hiện nay chủ yếu đi phân tán nên càng khó kiểm soát. - Trình độ dân trí thấp, người mù chữ chiếm tỷ lệ cao, các cháu đến tuổi không có điều kiện đến lớp. 1.1.3. Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do Thực hiện là sự tác động có ý thức của chủ thể thực hiện lên đối tượng thực hiện nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân hướng đến mục đích hoạt động chung và phù hợp với quy luật khách quan. Thực hiện chính sách là sự chỉ huy, điều hành xã hội của các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp) để thực thi quyền lực nhà nước thông qua các văn bản quy phạm pháp luật. Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do là quá trình hoạch định, tổ chức thực hiện có hiệu lực và hiệu quả các chính sách đối với dân di cư tự do nhằm đạt được mục tiêu quản lý của Nhà nước.
  • 22. 14 Như trên đã nói, di cư là quy luật phổ biến của xã hội loài người. Con người di chuyển để tìm đến một nơi mới có điều kiện sống tốt hơn nơi ở cũ. Di cư tự do cũng vậy, người dân cũng muốn tìm một nơi mới để làm ăn sinh sống tốt hơn nơi ở cũ, chỉ có điều việc di chuyển này của họ mang tính tự phát, không có sự điều tiết của Nhà nước. Chính vì không có sự kiểm soát của Nhà nước nên những người di cư tự do tạo nên mặt tiêu cực và tích cực cho xã hội: - Mặt tiêu cực: Di cư tự do đến các vùng đất mới cùng với việc tăng dân số tự nhiên làm tăng đột biến nhu cầu các dịch vụ xã hội, quá tải sử dụng các công trình hạ tầng cơ sở, vượt khả năng đáp ứng hiện có ở địa phương, cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh vốn đã thiếu lại càng thiếu thêm. Một bộ phận những người di cư tự do không có đất dựng nhà nên đã phá rừng, đốt rẫy, lấy gỗ để dựng nhà khiến cho diện tích rừng bị thu hẹp, nhiều vùng đất đai bị xói mòn và thoái hóa nghiêm trọng cũng như làm cạn kiệt nguồn nước tự nhiên. Di cư tự do ngoài kế hoạch làm đời sống nhân dân ở nhiều vùng định cư gặp nhiều khó khăn, còn tạo thêm gánh nặng cho địa phương (nơi nhập cư) trong việc đầu tư thêm cơ sở hạ tầng ở các vùng đất mới. Di cư tự do còn làm nảy sinh một số vấn đề xã hội phức tạp như mất trật tự an ninh, an toàn xã hội, xung đột giữa người di cư và người địa phương; nạn cờ bạc, nghiện hút, mại dâm,... Đa số những người di cư tự do không đăng ký hộ khẩu, kể cả hộ khẩu tạm trú nên địa phương nơi cư trú khó nắm bắt được hoạt động của họ khi có những vi phạm về trật tự, an ninh xảy ra. - Mặt tích cực: Tuy có một số hệ lụy kinh tế - xã hội nhất định song di cư tự do thể hiện tính năng động, vai trò độc lập của các cá nhân và hộ gia đình trong việc giải quyết khó khăn trong đời sống, tìm công ăn việc làm và một cuộc sống tốt đẹp hơn cho gia đình và bản thân. Mặt tích cực của dân di cư tự do có thể được ghi nhận: làm giảm sức ép về việc làm và đời sống khó khăn nơi xuất cư; Góp phần vào việc bổ sung nhanh chóng nguồn lao động, đáp ứng nhu cầu khai thác tài nguyên ở nơi mới định cư. Người di cư tự do thường khá sẵn sàng chịu đựng khó khăn để phát triển sản xuất, ổn định đời sống, xây dựng quê hương mới; Góp phần nâng cao
  • 23. 15 thu nhập, xóa đói giảm nghèo ở đầu đi. Thể hiện quyền tự do đi lại, tự do cư trú và tìm việc làm của công dân như đã được quy định trong Hiến pháp và pháp luật. Chính những mặt tích cực và tiêu cực như trên, đòi hỏi Nhà nước cần phải thực hiện chính sách đối với đối tượng này, đưa họ vào “quỹ đạo” phát triển chung của xã hội, tạo điều kiện cho đất nước phát triển toàn diện mọi mặt. 1.2. Sự cần thiết phải thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do 1.2.1. Góp phần ổn định và phát triển xã hội Dân di cư tự do phần lớn ra đi từ các vùng khó khăn, thu nhập thấp để tìm kiếm những vùng đất thuận lợi cho phát triển sản xuất và ổn định cuộc sống. Điều có ảnh hưởng lớn đến phân bố dân cư, lao động, việc làm, tác động đến mục tiêu phát triển của quốc gia. Đặc biệt ở những nơi có “lực hút” càng lớn thì dân di cư đến càng nhiều, các cấp chính quyền địa phương càng phải tổ chức thực hiện tốt chính sách, nếu không, với một lượng dân cư quá đông so với quy hoạch của địa phương sẽ gây ra những hệ lụy xấu cho phát triển xã hội như mất an ninh trật tự, tài nguyên môi trường bị tàn phá, tệ nạn xã hội, đặt ra yêu cầu giải quyết đất ở, đất sản xuất, việc làm, gánh nặng chính sách an sinh xã hội cho người dân. Đời sống kinh tế - xã hội luôn vận động và phát triển hàng ngày, hàng giờ Nhà nước phải giải quyết những vấn đề thực tiễn, những bài toán thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Di cư tự do là vấn đề nóng bỏng, diễn biến rất phức tạp, đó không phải là mục đích tự thân mà là phương tiện để thực hiện các nhu cầu khác. Động lực dẫn đến di cư bị chi phối bởi yếu tố xã hội ở những cấp độ khác nhau. Ở cấp độ vi mô, người di cư ra đi với hy vọng có được một cuộc sống tốt đẹp hơn tại nơi ở mới. Mặc dù thu nhập và việc làm là hai yếu tố chủ đạo đối với động lực di cư song các nguyên nhân xã hội như hôn nhân, học hành, gia đình, sức khỏe, quan hệ gia đình, cộng đồng, khác biệt ngôn ngữ, lối sống không mang tính chất kinh tế cũng có ảnh hưởng độc lập đến quyết định di cư. Những nguyên nhân xã hội dẫn đến di cư có ảnh hưởng đến phân bố lại dân cư và phân bố lại lao động theo lãnh thổ. Nếu phân bố dân cư, lao động hợp lý sẽ cung cấp đầy đủ nhu cầu nguồn nhân lực cho sự phát
  • 24. 16 triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của cả vùng và cả nước trên cơ sở tận dụng tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện xã hội. Dân số cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến di cư tự do. Cơ cấu dân số chịu ảnh hưởng nhiều nhất của của dân di cư tự do là cơ cấu tuổi, cơ cấu giới tính và cơ cấu theo trình độ học vấn. Tỷ số giới tính có thể biến đổi với sự có mặt của dân nhập cư. Quy mô và cơ cấu dân số của dân di cư tự do có tác động đến quy mô và cơ cấu dân số ở cả nơi đi và nơi đến, cụ thể: Sự ra đi của một bộ phận dân cư sẽ làm cho quy mô dân số và sức ép dân số tại nơi đó giảm và ngược lại, số người nhập cư nhiều làm cho quy mô dân số tăng nhanh. Bên cạnh việc làm thay đổi quy mô và cơ cấu dân số, dân di cư tự do còn gián tiếp tác động đến quá trình sinh, chết và hôn nhân. Khi có biến động, dân số có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến sự phát triển chung của cả nước, cụ thể: Mặt tích cực: Dân số trẻ sẽ đóng góp vào nguồn lao động có trình độ kĩ thuật cao; là nguồn lao động quan trọng cho tất cả mọi ngành kinh tế, nếu không có nguồn lao động thì tất cả mọi ngành kinh tế đều ngừng tồn tại; dân số sẽ thể hiện được tình hình kinh tế xã hội của quốc gia, thúc đẩy việc khai thác, tận dụng thế mạnh của từng quốc gia. Mặt tiêu cực: Việc gia tăng dân số quá nhanh sẽ ảnh hưởng tới tình hình chính trị, kinh tế xã hội của quốc gia: Tệ nạn xã hội gia tăng, khó đáp ứng được vấn đề lao động, tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm luôn là một bài toán khó cho các nhà chức trách; dân số già ảnh hưởng tới việc chăm sóc, xây dựng nhiều nơi an dưỡng, tốn kém nguồn lực tài chính quốc gia. Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển bởi lẽ, văn hóa do con người sáng tạo ra, chi phối toàn bộ hoạt động của con người, là hoạt động sản xuất nhằm cung cấp năng lượng tinh thần cho con người, làm cho con người ngày càng hoàn thiện. Do đó, văn hóa bao giờ cũng gắn liền với một phạm vi không gian - xã hội nhất định, nơi các cá nhân và cộng đồng người tổ chức các hoạt động sống, lao động, sinh hoạt. Mỗi người dân hay một nhóm dân cư, một cộng đồng đều có phong cách sống chứa đựng những yếu tố văn hóa, tinh thần, tôn giáo,
  • 25. 17 dân tộc riêng. Vì vậy, nếu một cộng đồng người có sự thích ứng, hòa nhập được với một nền văn hóa nào đó mà họ cảm thấy tốt thì khả năng họ chuyển đổi nơi sinh sống là rất cao. Mặt khác, văn hóa hình thành qua một quá trình lâu dài nên thái độ, hành vi, phong tục tập quán, thói quen của con người không thể thay đổi ngay mà được bảo lưu mang theo đến nơi ở mới, phát huy tác dụng trong một thời gian dài. Sự hiện diện của những người mới đến sinh sống với nền văn hóa và đặc điểm sắc tộc khác nhau có thể gây nên sự xung đột, phân biệt đối xử trong cộng đồng nơi đến. Nó đặt ra cho Nhà nước yêu cầu phải thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do nhưng phải đảm bảo phát triển văn hoá, xã hội hài hoà với phát triển kinh tế, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội. Chính những yếu tố trên có tác động mạnh mẽ đến quyết định di cư của người dân, ảnh hưởng đến phát triển ổn định xã hội của đại phương, cả quốc gia nên cần thiết phải thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do nhằm góp phần ổn định và phát triển xã hội. 1.2.2. Góp phần ổn định và phát triển kinh tế Yếu tố kinh tế bao gồm tổng thể các điều kiện, hoàn cảnh kinh tế - xã hội, hệ thống các chính sách kinh tế và triển khai thực hiện, áp dụng chúng trong thực tế xã hội. Nền kinh tế phát triển năng động, bền vững, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân ổn định cuộc sống, định cư lâu dài. Ngược lại nền kinh tế chậm phát triển, kém năng động thì người dân buộc phải chủ động di cư lựa chọn nền kinh tế khác tốt hơn để đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình. “Trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa khu vực nông thôn - thành thị và giữa các vùng khác nhau dẫn đến hiện tượng di dân nói chung và di dân tự do nói riêng” [17]. Như vậy kinh tế là nguyên nhân chủ yếu, quan trọng nhất tác động đến thực hiện chính sách đối với dân di cư biểu hiện ở các mặt: Sức ép về tăng dân số; thiếu công ăn việc làm; thu nhập thấp; ruộng đất có hạn; ngành nghề chưa phát triển; công nghiệp chưa có khả năng thu hút nhiều lao động; điều kiện sản xuất khó khăn; hạ tầng yếu kém là nguyên nhân những “cuộc ra đi” của người dân. Điều đó đòi hỏi Nhà nước phải hoạch định hệ thống chính sách về kinh tế để tạo điều kiện phát triển
  • 26. 18 kinh tế đồng đều giữa các địa phương trên cơ sở tận dụng thế mạnh, tiềm năng riêng của từng vùng nhằm hạn chế thấp nhất dân di cư tự do. Chính sách kinh tế phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Tính khách quan: Việc ban hành chính sách phải dựa trên yêu cầu chung của toàn xã hội không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của một người hay một nhóm người có quyền lực nhất định trong xã hội. Nội dung phải phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, không đi chậm mà cũng không yêu cầu quá xa so với trình độ thực tế, tính “thời sự”, tính cấp thiết của vấn đề mà chính sách đưa ra để giải quyết. - Tính chính trị: Mỗi chính sách kinh tế do một Nhà nước nhất định ban hành mang ý chí đại diện cho chế độ chính trị, cho lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc. Mọi chính sách kinh tế được ban hành phải kết hợp hài hòa lợi ích của đất nước và lợi ích cao nhất của toàn thể nhân dân. - Tính đồng bộ và hệ thống: Thể hiện sự thống nhất trong quá trình thực hiện, thống nhất giữa các giai đoạn và các cơ quan có liên quan. Đặc trưng của hệ thống không phải chỉ là các mối liên hệ và quan hệ giữa các yếu tố, các bộ phận cấu thành, mà còn là sự thống nhất với môi trường, thông qua những mối quan hệ qua lại giữa nó với môi trường. - Tính thực tiễn: Một chính sách đưa ra phải đáp ứng được nhu cầu hiện tại của nền kinh tế, có tính khả thi và đem lại hiệu quả nhất định. Trước khi áp dụng cần xem xét khi đưa vào thực tiễn sẽ vận hành ra sao, vấp phải những khó khăn, trở ngại như thế nào? Bên cạnh đó cần cân nhắc trước hoàn cảnh thực tế của đất nước và bối cảnh quốc tế. 1.2.3. Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của dân di cư tự do Hiện nay, tập quán du canh du cư, đặc biệt là du canh, canh tác nương rẫy vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống của các dân tộc miền núi trong cả nước nói chung. Việc thiếu đất sản xuất, mất đất, mất rừng đã đẩy nhiều hộ người dân tộc vào sâu trong núi để du canh, tạo thêm sức ép môi trường. Tập quán du canh gây tác động mạnh mẽ đến hai nguồn tài nguyên chính đó là rừng và đất. Rừng là nguồn
  • 27. 19 cung cấp các chất dinh dưỡng cho đất thông qua nhiều cơ chế: Cành lá rụng, khối lượng rễ để lại cho đất sau khi phân hủy bởi vi sinh vật sẽ biến thành các nguyên tố dinh dưỡng khoáng nuôi sống cây trồng. Nhưng khi đốt rừng làm rẫy, thảm thực vật không còn, các chất dinh dưỡng bề mặt nghèo kiệt, đất trở nên chai cứng, mất hoàn toàn tính năng sản xuất, thoái hóa, gây xói mòn, rửa trôi, sạt lỡ. Hàng năm các vụ cháy rừng do đốt nương làm rẫy của đồng bào dân tộc thiểu số chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng số các vụ cháy rừng [4, 141-143]. Những địa phương có nguồn tài nguyên rừng phong phú, đất đai màu mỡ, thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, dân cư thưa thớt, là địa bàn thu hút số lượng lớn các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc di cư tự do đến để làm ăn sinh sống. Đa số dân di cư tự do là những người không có việc làm ổn định, sống chủ yếu dựa vào hoạt động khoa học tự nhiên hoặc sản xuất nông nghiệp với phương thức và tập quán canh tác lạc hậu, vì vậy rừng là nguồn sống chủ yếu của họ. Do tập quán canh tác và cư trú trong các khu rừng nên điều kiện sống gặp rất nhiều khó khăn, thiếu nước sinh hoạt, dịch bệnh diễn biến phức tạp, trẻ em không được đi học, các tệ nạn xã hội ngày càng phát triển như trộm cắp, nghiện hút, các hoạt động mê tín dị đoan, truyền đạo trái pháp luật. Đặc biệt, một số tổ chức, cá nhân đã lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, lợi dụng những khó khăn trước mắt của đồng bào để lôi kéo, kích động, đã gây ra nhiều vấn đề bất ổn cho an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở những vùng có dân di cư tự do sinh sống. Giải quyết những vấn đề này không có tổ chức, cá nhân nào có thể thay thế Nhà nước làm được bởi các lý do sau: - Hoạt động di dân, di dân tự do liên quan đến con người (cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư), những mặt tác động đến đời sống toàn diện của con người, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương cụ thể. Nhà nước phải quản lý nhằm đảm bảo thực hiện chương trình có kết quả, hiệu quả. - Hoạt động di dân, di dân tự do không chỉ liên quan đến một địa phương mà cần có sự tham gia của nhiều địa phương và phối hợp của các ban, ngành hữu quan; mang tính tổ chức có kế hoạch của Nhà nước.
  • 28. 20 - Chỉ Nhà nước mới có khả năng, có điều kiện, chính sách hỗ trợ và đầu tư lĩnh vực hạ tầng kinh tế - xã hội bảo đảm cho các hoạt động di dân có hiệu quả. Vì vậy sự hỗ trợ của Nhà nước sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của dân di cư tự do. 1.2.4. Góp phần quản lý dân cư thống nhất, đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội Quốc phòng là công cuộc giữ nước của một quốc gia, gồm tổng thể các hoạt động đối nội và đối ngoại về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học của Nhà nước và nhân dân để phòng thủ đất nước, tạo nên sức mạnh toàn diện, cân đối, trong đó sức mạnh quân sự làm nòng cốt, nhằm giữ vững hòa bình, đẩy lùi, ngăn chặn các hoạt động gây chiến của kẻ thù và sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức, mọi quy mô. Mục tiêu của quốc phòng, an ninh là giữ vững môi trường hoà bình cho sự nghiệp phát triển đất nước. Với tính chất, mục tiêu đó, nền quốc phòng và an ninh được xây dựng theo hướng toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường và ngày càng hiện đại. Vì vậy, lực lượng quốc phòng là lực lượng toàn dân, được xây dựng và huy động toàn diện, đủ sức mạnh ngăn ngừa và đối phó hiệu quả với mọi tình huống, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa trong thời bình và chuyển hóa thành chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện để đập tan các cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù. Lực lượng và thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh sẽ là chỗ dựa vững chắc để các ngành, các lĩnh vực xây dựng kế hoạch, quy hoạch, chính sách giải quyết mối quan hệ giữa phát triển nhanh và bền vững, ổn định đời sống của nhân dân. Nơi nào có quốc phòng vững mạnh, an ninh trật tự được bảo đảm, người dân có điều kiện phát triển kinh tế tốt sẽ thu hút dân di cư đến để sinh sống, làm ăn. Di dân tạo ra sự phân công lao động xã hội mới, hình thành các điểm dân cư mới, làm thay đổi cấu trúc dân số, dân tộc. Bởi vậy, di dân có tác động, ảnh hưởng rất lớn đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Chiến lược phân bố lại lao động
  • 29. 21 dân cư trên địa bàn lãnh thổ ngoài mục tiêu phát triển kinh tế còn góp phần đáng kể vào sự nghiệp an ninh, quốc phòng. Như vậy, di dân không chỉ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế mà còn tác động mạnh mẽ việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và an ninh, quốc phòng. Tùy từng giai đoạn lịch sử của cách mạng, tính cấp thiết của công tác này có khác nhau. Hiện nay trong điều kiện đổi mới, chúng ta đã đạt được những thành tự to lớn. Với âm mưu và thủ đoạn mới của các thế lực phản động hiện nay, chúng ta luôn nâng cao cảnh giác cách mạng, phải dựa vào dân để bảo vệ tốt chủ quyền, đảm bảo yêu cầu kết hợp phát triển kinh tế ổn định đời sống nhân dân, trong đó có phương án dân di cư tự do với thực hiện tốt nhiệm vụ về an ninh, quốc phòng. 1.3. Nội dung thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do 1.3.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, dự án bình ổn dân di cư tự do Chiến lược phát triển phát triển hoạt động di dân giữ một vị trí quan trọng. Nhà nước là người duy nhất có khả năng thực hiện hoạt động di dân trên phạm vi toàn quốc gia. Bằng chức năng hoạch định chiến lược và thực hiện kế hoạch, nhà nước thực hiện vai trò bằng chương trình dự án cụ thể. 1.3.2. Xây dựng hệ thống chính sách đối với dân di cư tự do Trên thực tế, hoạt động di dân có tổ chức, di dân tự do; mục đích, tính chất vận động có những điểm giống, khác nhau đó là: Tuy di dân tự do, nhưng người di cư cũng phải tuân thủ những quy định, chính sách của Nhà nước tại nơi xuất, nhập cư. Nhà nước đã có một số văn bản điều chỉnh hiện tượng di dân tự do. Nhà nước quản lý bằng công cụ pháp luật ở đây còn thể hiện ở việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật các lĩnh vực nói chung và lĩnh vực liên quan, sử dụng pháp luật. Ngoài công cụ pháp luật, Nhà nước còn sử dụng các chính sách như: Chính sách cho đối tượng di dân (những chế độ, chính sách hỗ trợ cho người di dân, hộ gia đình và được bổ sung, điều chỉnh theo từng giai đoạn phù hợp với điều kiện thực tiễn hoạt động); Chính sách cho cán bộ đi phía trước (thể hiện sự quan tâm đối với cán bộ công tác tại các vùng khó khăn, công việc đòi hỏi phải xa
  • 30. 22 gia đình, môi trường mới có nhiều thử thách); Chính sách về đầu tư (nhà nước phải tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, những công trình phục vụ dân sinh và chỉ Nhà nước mới đủ điều kiện để thực hiện nhằm thực hiện việc đưa dân); Chính sách về đất đai (di dân gắn liền với sử dụng đất, cấp đất cho sản xuất, đất thổ cư, đất sử dụng cho công trình phúc lợi); Chính sách hỗ trợ vốn (nhà nước hỗ trợ, hướng dẫn cho người dân tiếp cận các nguồn vốn phục vụ cho sản xuất đầu tư; tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống). Bên cạnh các chính sách áp dụng đối với các địa phương cả nước, đối với dân di cư tự do. Trong giai đoạn hiện nay Nhà nước thực hiện một số chính sách sau: - Chính sách đất đai: Căn cứ theo quy định của Luật Đất đai hiện hành, các địa phương có biện pháp thu hồi diện tích đất đai chưa sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả của các tổ chức, các nông, lâm trường hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để giao cho hộ gia đình, cá nhân thuộc các dự án bố trí dân cư. - Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vùng dự án ổn định dân di cư: Ngân sách Nhà nước hỗ trợ từ nguồn vốn đầu tư phát triển để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tại địa bàn bố trí dân cư, bao gồm: Bồi thường, giải phóng mặt bằng; san gạt đất ở tại điểm tái định cư; khai hoang đất sản xuất; giao thông; thuỷ lợi nhỏ; nhà trẻ, mẫu giáo, trường, lớp học bậc tiểu học và trung học cơ sở; trạm y tế; hệ thống nước sinh hoạt và một số công trình thiết yếu khác theo yêu cầu thực tế. - Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình: Nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình được sử dụng từ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế. Mức hỗ trợ cụ thể tùy theo đối tượng và thực hiện theo các quy định của Nhà nước như: Đối với hộ phải di dân vì điều kiện sản xuất và đời sống quá khó khăn, bao gồm hộ du canh du cư; hộ mất đất ở, đất sản xuất do thiên tai; hộ sống ở nơi đặc biệt khó khăn thiếu đất sản xuất, thiếu nước sinh hoạt; hộ di dân đến khu kinh tế - quốc phòng và hộ dân cần phải đưa ra khỏi các khu rừng đặc dụng; hộ di dân đến các xã biên giới, hải đảo; cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang, thanh niên xung phong, trí thức trẻ đang làm nhiệm vụ ở các vùng dự án di dân, có nhu cầu đưa gia đình (bố, mẹ, vợ hoặc chồng,
  • 31. 23 con) đến định cư lâu dài hoặc lập gia đình mới và tự nguyện định cư lâu dài tại vùng dự án thì được hỗ trợ. Đối với hộ di dân tự do đang ở trong các khu rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ cần phải chuyển ra khỏi các khu rừng nếu hộ tự nguyện chấp hành theo bố trí của chính quyền các cấp ở địa phương nơi đến thì được xem xét giao đất ở, đất sản xuất theo mức và điều kiện giao đất do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định. Trường hợp là hộ dân tộc thiểu số, đời sống quá khó khăn thì được xem xét hỗ trợ thêm kinh phí để di chuyển, mua lương thực trong thời gian đầu, mua giống cây lương thực, phân bón và giải quyết nước sinh hoạt. Đối với hộ không chấp hành định cư theo bố trí của chính quyền các cấp ở địa phương thì Ủy ban nhân dân tỉnh nơi có dân đến tiến hành cưỡng chế ra khỏi các khu rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và thông báo cho chính quyền địa phương nơi có dân đi tự bố trí kinh phí, tổ chức đón họ trở lại nơi ở cũ (nơi có đăng ký hộ khẩu thường trú) và tạo điều kiện cho người dân sớm ổn định lại đời sống và sản xuất. - Chính sách đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ chương trình bố trí dân cư: Ngân sách Nhà nước hỗ trợ để xây dựng nội dung chương trình và tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng về quản lý tổ chức thực hiện chương trình cho các cán bộ làm công tác bố trí dân cư các cấp. 1.3.3. Xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống văn bản thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do Trong hoạt động thực hiện chính sách, trong giao dịch giữa các cơ quan nhà nước với nhau, cơ quan nhà nước với tổ chức và người dân, văn bản là phương tiện thông tin cơ bản, là sợi dây liên lạc chính, là một trong những yếu tố rất quan trọng, nhất thiết để kiến tạo thể chế của nền hành chính nhà nước. Có thể thấy văn bản thực hiện chính sách chính là phương tiện để xác định và vận dụng các chuẩn mực pháp lý vào quá trình thực hiện chính sách. Các văn bản thực hiện chính sách luôn luôn có tính pháp lý chung. Tuy nhiên, biểu hiện của tính chất pháp lý của văn bản không giống nhau. Có những văn bản chỉ mang tính thông tin quản lý thông thường, trong khi có những văn bản lại mang tính cưỡng chế thực hiện.
  • 32. 24 Văn bản thực hiện chính sách là những quyết định và thông tin quản lý thành văn (được văn bản hóa) do các cơ quan thực hiện chính sách ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức nhất định và được Nhà nước đảm bảo thi hành bằng những biện pháp khác nhau nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quản lý nội bộ Nhà nước hoặc giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức và công dân. Đối với lĩnh vực dân di cư tự do, văn bản Nhà nước ban hành cũng theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức nhất định và được Nhà nước đảm bảo thi hành bằng những biện pháp khác nhau nhưng đối tượng điều chỉnh chỉ là những người di cư tự do. Như vậy, cũng là văn bản thực hiện chính sách nhưng phạm vi đối tượng điều chỉnh của những văn bản thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do hẹp hơn so với các văn bản thực hiện các chính sách thông thường. Văn bản có vai trò quan trọng trong thực hiện chính sách nói chung và thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do, bởi các lý do sau: - Văn bản thực hiện chính sách đảm bảo thông tin cho hoạt động thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do. Đó là các thông tin về: Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến dân di cư tự do. - Văn bản là phương tiện truyền đạt các quyết định thực hiện chính sách của Nhà nước đối với dân di cư tự do. - Văn bản là phương tiện kiểm tra, theo dõi hoạt động của bộ máy lãnh đạo và quản lý trong việc thực hiện chính sách công đối với người di dân tự do. - Văn bản là công cụ xây dựng hệ thống pháp luật. 1.3.4. Xây dựng và kiện toàn tổ chức bộ máy để thực hiện chính sách về hoạt động di dân Thông qua tổ chức bộ máy, Nhà nước quản lý hoạt động di dân và ổn định đời sống dân di cư tự do. Hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước với đặc trưng là quyền lực công, biểu hiện ở chính những tác động có ý thức vào quá trình phát triển của xã hội, vào nhận thức của con người, buộc mọi người phải suy nghĩ và hành động theo một hướng và mục tiêu nhất định. Việc thực hiện chính sách của Nhà nước về hoạt động di dân như trên được thể hiện thông qua các cơ quan có thẩm quyền theo thứ
  • 33. 25 bậc chính sách, từ Chính phủ đến các Bộ, ngành và đến chính quyền các cấp. Hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước thực hiện chính sách vĩ mô việc phân bố lao động dân cư, lực lượng sản xuất trên phạm vi cả nước, hình thành các chính sách và hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách. Nhà nước có vai trò tạo hành lang pháp lý và tổ chức thực hiện chính sách về hoạt động di dân và ổn định đời sống dân di cư tự do thông qua hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước. 1.3.5. Xây dựng đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do Đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do có vai trò đặc biệt quan trọng. Thực tiễn cho thấy, nơi nào có đội ngũ cán bộ cơ sở thực hiện chính sách vững mạnh thì nơi đó tình hình chính trị, xã hội ổn định; kinh tế, văn hóa phát triển; quốc phòng, an ninh được giữ vững. Ngược lại, cơ sở nào đội ngũ cán bộ không đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, thì cơ sở đó, địa phương đó sẽ gặp khó khăn, kinh tế - xã hội chậm phát triển, thậm chí tạo sơ hở cho các phần tử cơ hội, chống đối ở trong và ngoài nước lợi dụng gây “điểm nóng” về chính trị. Với đặc thù đối tượng thực hiện nhiệm vụ là dân di cư tự do, một đối tượng rất khó quản lý nên nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có phẩm chất đạo đức, năng động, phương pháp, phong cách làm việc tốt cần phải được chú trọng để quản lý toàn diện tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương nơi có dân di cư tự do đến. 1.3.6. Huy động các nguồn lực cho việc thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do Đầu tư phát triển cho chương trình di dân thể hiện vai trò của Nhà nước trong phân bố lao động dân cư, lực lượng sản xuất trên địa bàn lãnh thổ đồng thời là công cụ thực hiện chính sách đối với công tác di dân. Nhà nước đầu tư rất lớn cho các vùng dự án di dân tại các tỉnh; tập trung cho hạ tầng cơ sở như điện, đường, trường, trạm; cấp kinh phí sự nghiệp di dân, tư vấn hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị vốn sản xuất. Vốn này tăng dần hàng năm, và chỉ có Nhà nước mới có đủ lực để đầu tư, hỗ trợ. Thông qua các dự án thực hiện, các công trình hoàn thành, các đơn vị phải thực hiện các thủ tục quy định về báo cáo, thanh quyết toán, về trình tự đầu tư xây
  • 34. 26 dựng cơ bản, về thẩm định. Nhà nước bằng công cụ tài chính kiểm tra, giám sát các công việc, dự án, và cả hoạt động di dân. Các cấp có thẩm quyền có trách nhiệm trong từng lĩnh vực thực hiện chức năng bằng các công cụ Nhà nước cho phép. Bằng các công cụ tài chính khác như thuế, lãi suất, tín dụng. Nhà nước có thể thu hút mọi nguồn lực xã hội tham gia vào các dự án. Nhà nước chỉ tập trung đầu tư vốn vào các dự án, địa bàn mà chỉ có Nhà nước mới đảm trách được, còn lại phải kêu gọi đầu tư, và có chính sách về tài chính phù hợp để có sự chia sẽ và đầu tư từ tư nhân, tập thể, các tổ chức kinh tế - xã hội ở trong và ngoài nước [17,80-81]. 1.3.7. Tổng kết, giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do Nhà nước bằng công cụ kiểm tra để thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do. Các cấp quản lý, cơ quan có thẩm quyền thực hiện chính sách về lĩnh vực của mình bằng công cụ kiểm tra, sử dụng công cụ này đạt hiệu quả. Phải tránh tình trạng thực hiện kiểm tra mang tính chiếu lệ, hoặc không có chính kiến rõ ràng trước những sai sót, khiếm khuyết và nhất là phải kiên quyết với các vi phạm pháp luật, công cụ này nếu sử dụng không đúng bản chất của nó thì có tác dụng sai lệch. Nhà nước thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do thông qua báo cáo, hội nghị sơ kết, tổng kết. Các hình thức này cũng giúp cho việc đánh giá được hoạt động trong một thời gian nhất định, nhận diện được mặt mạnh cũng như những thiếu sót của các đơn vị. Qua tổng kết, cho thấy kết quả việc thực hiện chương trình, dự án; từ chủ trương đưa vào thực tiễn cuộc sống, thực tiễn kiểm tra lý luận, lý luận được củng cố, điều chỉnh cho phù hợp và có cơ sở chỉ đạo tiếp chương trình, phải bổ sung, điều chỉnh hoặc phải dừng chương trình. Quá trình hội nhập, giao lưu kinh tế, chính trị, văn hóa với các nước trên thế giới tác động không nhỏ đến sự vận động bên trong của cơ cấu kinh tế và chiến lược phân bố lao động dân cư, đòi hỏi nâng cao vai trò, tầm quan trọng của công tác kiểm tra, đánh giá của Nhà nước. Hơn nữa bằng công cụ kiểm tra, Nhà nước định hướng, hoàn thiện các chính sách đối với dân di cư tự do đáp ứng yêu cầu và thực
  • 35. 27 hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đất nước, mục tiêu công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn [17,84-85]. 1.4. Kinh nghiệm của một số tỉnh về thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do 1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh Lâm Đồng Lâm Đồng, một tỉnh miền núi thuộc phía Nam Tây Nguyên, diện tích tự nhiên 9.773,5 km2 . Toàn tỉnh có 12 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 10 huyện và 2 thành phố) 147 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 116 xã và 31 phường, thị trấn), dân số gần 1,3 triệu người với 43 dân tộc anh em cùng sinh sống; trong đó dân số thành thị là 37,5%, dân số nông thôn là 62,5%. Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 24%, riêng đồng bào dân tộc thiểu số tại chổ chiếm gần 17% dân số. Trong giai đoạn 2005-2017, số lượng dân di cư tự do đến Lâm Đồng là 2.195 hộ/7.183 khẩu, phần lớn sinh sống trong rừng, ven rừng và sống xen ghép tại các thôn, bản trên địa bàn các huyện. Dân di cư tự do đến nhiều nhất là huyện Di Linh 1.552 hộ/4.656 khẩu. Đặc biệt, huyện Đam Rông có 319 hộ/1.638 khẩu và đang sống trong các vùng lõi của rừng thuộc xã Liêng S’rônh, chủ yếu là người dân tộc H’Mông di cư đến từ những năm trước và sau khi thành lập huyện. Nơi đi của dân di cư tự do đến Lâm Đồng chủ yếu từ các tỉnh miền núi phía Bắc như Lạng Sơn, Lai Châu, Sơn La, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hưng Yên, Hòa Bình, Nghệ An... Giai đoạn 2017-2020 tỉnh Lâm Đồng đầu tư xây dựng mới 22 dự án, trong đó: 07 dự án bố trí ổn định dân cư vùng bị thiên tai để sắp xếp, ổn định cho 775 hộ; 06 dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng đặc biệt khó khăn để sắp xếp, ổn định cho 1.001 hộ và 09 dự án bố trí sắp xếp dân di cư tự do còn nhiều khó khăn và sinh sống trong rừng đặc dụng để sắp xếp, ổn định cho 1.452 hộ. Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã triển khai các nhiệm vụ: - Có kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, tạo việc làm để cuộc sống của đồng bào không phải phụ thuộc quá lớn vào sản xuất nông nghiệp; nâng cao chất lượng các chương trình khuyến nông, khuyến lâm nâng cao trình độ canh tác cho người dân, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị
  • 36. 28 kinh tế cao để nâng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích, khắc phục tình trạng thiếu đất do sản xuất quảng canh, thiếu hiệu quả. - Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai; thực hiện nghiêm túc, hiệu quả chỉ đạo của Trung ương về công tác quản lý, bảo vệ rừng, xử lý nghiêm túc, quyết liệt các trường hợp phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp (kể cả biện pháp truy cứu trách nhiệm hình sự). - Tổ chức rà soát, đẩy nhanh tiến độ xem xét công nhận quyền sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân. Xử lý dứt điểm các trường hợp lấn chiếm đất đai trong những năm trước đây theo đúng quy định của Luật Đất đai năm 2013, Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều, khoản của Luật Đất đai. - Thực hiện nghiêm túc chủ trương Nhà nước chỉ thu hồi đất để triển khai các dự án phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh vì lợi ích quốc gia, công cộng. Đối với các dự án đầu tư ngoài ngân sách thì phải thực hiện thỏa thuận với người có đất bị thu hồi; nhà đầu tư phải có phương án cụ thể, thiết thực, khả thi về các vấn đề: tái định canh, tái định cư, giải quyết việc làm, hỗ trợ phát triển văn hóa, giáo dục; kiên quyết không để người dân không có việc làm, không có đất sản xuất dẫn đến phá rừng, lấn chiếm đất rừng. - Các đơn vị chủ rừng cần tăng cường công tác phối hợp tuần tra, kiểm tra, truy quét trên diện tích được giao quản lý. Nhằm kịp thời phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp, đặc biệt tại các khu vực trọng điểm thường xảy ra vi phạm, tránh để xảy ra điểm nóng về công tác quản lý, bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp. - Các đơn vị chủ rừng cần nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp trên diện tích đã được Nhà nước giao, cho thuê theo quy định; đẩy mạnh công tác phối hợp kịp thời, chặt chẽ giữa các ngành chức năng. Sau khi lập biên bản kiểm tra cần tiếp tục theo dõi, quản lý vị trí, diện tích vi phạm để có biện pháp, giải pháp trồng lại rừng, phục hồi tái sinh rừng tự nhiên.
  • 37. 29 - Kiên quyết giải tỏa cây trồng trên diện tích rừng, đất lâm nghiệp bị phá, lấn chiếm trái phép đối với diện tích trồng cây dưới 02 năm. Tăng cường công tác quản lý, sử dụng diện tích rừng, đất lâm nghiệp sau giải tỏa theo quy định, hạn chế tình trạng tái lấn chiếm xảy ra. Đối với diện tích đã trồng cây trên 2 năm, thực kiện cam kết trồng xen cây lâm nghiệp đến khi khép tán sẽ tiến hành chặt bỏ toàn bộ cây trồng trái phép. 1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Cà Mau Tỉnh Cà Mau với 3 mặt giáp biển, có tổng chiều dài bờ biển 254 km, từ rạch Tiểu Dừa giáp tỉnh Kiên Giang đến cửa biển Gành Hào giáp tỉnh Bạc Liêu, là tỉnh duy nhất của Việt Nam có cả biển Đông 107 km và biển Tây 147 km, chiếm 7,8% chiều dài bờ biển cả nước, có 08 huyện và 01 thành phố trực thuộc tỉnh. Giai đoạn 2005-2018 toàn tỉnh đã bố trí được 795 hộ/ 2081 hộ dân di cư tự do (đạt 38%), cùng với bố trí ổn định được 812 hộ ở các nhóm đối tượng vùng thiên tai, vùng đặc biệt khó khăn (thực hiện lồng ghép trên 15 dự án được đầu tư xây dựng thuộc chương trình bố trí dân cư theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013 – 2015 và định hướng đến năm 2020). Trong giai đoạn 2018-2020 và lộ trình tới năm 2025, tỉnh Cà Mau xây dựng chương trình tài chính khoảng 1.500 tỷ đồng để di dời thêm gần 6.900 hộ, trong đó có khoảng 700 hộ dân di cư tự do vào sinh sống ổn định ở các cụm tuyến dân cư mới. Xây dựng 29 dự án 34 khu dân cư theo quy hoạch đến năm 2025. - Tăng cường công tác quản lý hộ tịch hộ khẩu: UBND các xã tăng cường công tác quản lý hộ tịch hộ khẩu, quản lý xây dựng trên địa bàn, phối hợp với Ban quản lý rừng nhất là rừng phòng hộ, ngăn chặn kịp thời tình trạng cất nhà trái phép, hạn chế thấp nhất tình trạng dân di cư tự do đến địa bàn đơn vị quản lý. - Thường xuyên tuyên truyền vận động nhân dân trên địa bàn dân cư để hiểu rõ chính sách, pháp luật của nhà nước, cùng với chính quyền phát hiện đấu tranh để
  • 38. 30 ngăn chặng dân di cư tự do đến, đồng thời phối hợp cùng với địa phương hỗ trợ các hộ vào vùng dự án sớm ổn định sản xuất và đời sống. - Trước mắt tập trung nguồn lực đầu tư các khu dân ven biển để có mặt bằng bố trí dân cư ven biển thuộc đối tượng nguy cơ thiên tai cao theo kế hoạch, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho bà con, giúp bà con sớm ổn định cuộc sống, thích ứng với biến đổi khí hậu. 1.4.3. Kinh nghiệm của tỉnh Đắk Nông Tính đến cuối năm 2017, dân số toàn tỉnh là 157.376 hộ/646.330 nhân khẩu, trong đó dân di cư đến rải rác trong rừng là 38.191/173.973 khẩu. Số hộ đã ổn định đời sống là 26.680 hộ/122.220 khẩu. Hiện nay còn 11.511 hộ/51.173 khẩu chưa được bố trí, sắp xếp ổn định. Cùng với việc thực hiện các chính sách đối với dân di cư tự do của Trung ương, tỉnh Đắk Lắk tập trung thực hiện một số nọi dung sau: - Quy hoạch, bố trí sắp xếp ổn định dân di cư tự do; tập trung lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư dứt điểm các dự án đã được phê duyệt, đến năm 2020 cơ bản bố trí ổn định cho 11.511 hộ/51.753 khẩu dân di cư tự do đã đến, trong đó hoàn thành đầu tư 12 dự án đã được phê duyệt để bố trí, sắp xếp cho 7.124 hộ nằm trong vùng quy hoạch; lập thêm một số dự án tập trung, dự án xen ghép để bố trí, sắp xếp cho 4.387 hộ đang sinh sống rải rác ngoài vùng dự án. - Lồng ghép các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân di cư tự do đã được bố trí, sắp xếp, nhập khẩu tại địa phương, giúp người dân nhanh chóng ổn định cuọc sống, phát triển sản xuất và được hưởng các phúc lợi xã hội. - Thu hồi diện đất sử dụng không hiệu quả của các tổ chức, cá nhân, giao cho địa phương quản lý để thực hiện dự án đầu tư được bố trí, sắp xếp vào vùng dự án. - Tăng cường các công tác tuyên truyền, vận động người dân chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và các quy định của địa phương. Thực hiện tốt các chính sách dân tộc, tôn giáo, đảm bảo cho nhan dân được sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng theo quy định và có sự quản lý của chính quyền địa
  • 39. 31 phương. Tạo điều kiện thuận lợi để các dân tộc sinh sống sinh sống trên địa bàn tỉnh phát huy tinh thần đoàn kết, chia sẽ kinh nghiệm, cùng nhau xây dựng quê hương mới; không để xây ra tình trạng phân biệt dân tộc, tôn giáo gây mất tình hìn an ninh, trật tự trên địa bàn. - Phối hợp với các tỉnh có dân di cư tự do dến tỉnh Đắk Nông có những giải pháp bố trí sắp xếp ổn định các hộ đã đến từ các năm trước. Kiên quyết không chấp nhận, bàn giao, trả lại nơi đi đối với các hộ dân mới đến. - Ưu tiên bố trí kế hoạch vốn đầu tư phát triển cho các dự án: + Các dự án vùng biên giới; dự án tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh; + Các dự án đầu tư bố trí dân cư đã hoàn thành các hạng mục thiết yếu nhưng chưa có vốn hỗ trợ di chuyển hỗ trợ dân vùng dự án; + Hỗ trợ di dời khẩn cấp các hộ dân ở các vùng có nguy cơ cao về thiên tai (sạt lở đất bờ sông, sạt lở đất núi, luc ống, lũ quét, ngập lũ sâu) đến nơi an toàn; + Hỗ trợ, bố trí sắp xếp ổn định dân di cư tự do ở các khu vực trọng điểm; + Lập thêm một số dự án tập trung, xen ghép để bố trí, sắp xếp ổn định dân di cư tự do tại các “điểm nóng” trên địa bàn tỉnh.
  • 40. 32 Tiểu kết chương 1 Trong Chương 1, tác giả tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về di cư, dân di cư tự do, thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do đã làm rõ được một số khái niệm: Di cư là hiện tượng người dân dịch chuyển từ nơi này đến nơi khác để sinh sống; Di cư tự do là đồng bào chuyển cư ngoài kế hoạch di dân của Nhà nước. Dân di cư hiện không có một định nghĩa thống nhất; Theo Liên Hợp Quốc định nghĩa người di cư là một cá nhân đã cư trú tại một nước hơn một năm, bất kể người đó di cư tự nguyện hay không, hay theo cách được phép hay trái phép; Thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do là quá trình hoạch định, tổ chức thực hiện có hiệu lực và hiệu quả các chính sách đối với dân di cư tự do nhằm đạt được mục tiêu quản lý của Đảng và Nhà nước. Tiếp theo, tác giả đưa ra cơ sở lý luận về nội dung thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do, trong đó, tập trung đi sâu vào khái niệm, mục đích và nội dung thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do như: Nhóm chính sách tác động đến di dân có tổ chức và di dân tự do. Và cuối cùng, tác giả đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do như: Điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, điều kiện kinh tế. Ngoài ra tác giả còn đề cập đến việc thực hiện chính sách đối với dân di cư tự do của một số tỉnh trong nước và kinh nghiệm cho Việt Nam.
  • 41. 33 Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DÂN DI CƯ TỰ DO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Khái quát chung về tỉnh Đắk Lắk 2.1.1. Về vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên Đắk Lắk nằm ở trung tâm của khu vực vùng Tây Nguyên, phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Đắk nông và Lâm Đồng, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, phía Tây giáp với Vương quốc CamPuChia. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 13.125 km2 , chiếm khoảng 24% diện tích toàn vùng Tây Nguyên. Tỉnh hiện có 15 đơn vị hành chính, bao gồm: thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và 13 huyện; 184 xã, phường, thị trấn; 2.481 buôn, thôn, tổ dân phố. Địa hình của tỉnh Đắk Lắk có sự xen kẽ giữa các địa hình thung lũng, cao nguyên và núi cao, có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc. Khí hậu tỉnh Đắk Lắk vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng. Khí hậu có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10, tập trung 90% lượng mưa hàng năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể, nhiệt độ trung bình năm 23 - 240 C. Đắk Lắk có nhiều sông suối, phân bố đều trên địa bàn tỉnh, mật độ sông suối 0,8 km/km2 . Đắk Lắk có hai hệ thống sông chính là Sêrêpôk và sông Ba với nhiều thác, ghềnh đẹp và có trữ lượng thuỷ điện khá lớn. Tài nguyên đất của Đắk Lắk rất phong phú với 11 nhóm và 84 đơn vị đất đai. Trong đó các nhóm đất chính là đất xám chiếm 44,1% diện tích tự nhiên, đất đỏ bazan chiếm 24,8% diện tích tự nhiên. Đắk Lắk có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng nối liền với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung. Có quốc lộ 14 chạy xuyên dọc tỉnh nối Đắk Lắk với Gia Lai (phía Bắc) và với Đăk Nông (phía Nam); quốc lộ 26 nối tỉnh với thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và quốc lộ 27 đi thành phố Đà