SlideShare a Scribd company logo
1 of 61
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
–––––––––––––––––––––––
NGUYỄN THỊ MINH
MÀU SẮC VĂN HÓA TRONG TIỂU THUYẾT
MA VĂN KHÁNG THỜI KÌ ĐỔI MỚI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
THÁI NGUYÊN -
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
–––––––––––––––––––––––
NGUYỄN THỊ MINH
MÀU SẮC VĂN HÓA TRONG TIỂU THUYẾT
MA VĂN KHÁNG THỜI KÌ ĐỔI MỚI
Chuyên nghành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: TS. Mai Thị Nhung
THÁI NGUYÊN -
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luân văn “ Màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết của Ma Văn
Kháng thời kì đổi mới” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, hoàn toàn không sao chép
của bất cứ ai. Các kết quả của đề tài là trung thực và chưa được công bố ở các công
trình khác.
Nội dung của luận văn có sử dụng tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác
phẩm, tạp chí, trên các trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Thái nguyên tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Minh
i
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng sâu sắc tới TS. Mai Thị Nhung công tác tại trường ĐHSP
Thái Nguyên về sự hướng dẫn tận tình, đầy đủ, chú đáo và đầy tinh thần trách nhiệm
của cô trong toàn bộ quá trình em thực hiện và hoàn thành luận văn.
Em xin trên trọng cảm ơn sự tào điều kiện giúp đỡ của Ban Chủ nhiệm khoa
Ngữ Văn và các thầy cô giáo trong Phòng Đào tạo - Trường Đại học Sư Phạm Thái
Nguyên đã giúp đỡ em thực hiện Đề tài luận văn này.
Em cũng xin chân thành cám ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên và
nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này.
Thái nguyên tháng 9 năm 2017
Tác giả Luận văn
Nguyễn Thị Minh
ii
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
Lời cam đoan.................................................................................................................................................. i
Lời cảm ơn...................................................................................................................................................... ii
Mục lục ...........................................................................................................................................................iii
Danh mục các bảng....................................................................................................................................iv
MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề........................................................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 9
5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 9
6. Đóng góp của luận văn ........................................................................................... 10
7. Cấu trúc luận văn.................................................................................................... 11
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG
TẠO NGHỆ THUẬT CỦA MA VĂN KHÁNG .................................................... 12
1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản............................................................................... 12
1.1.1. Khái niệm văn hóa và văn học.......................................................................... 12
1.1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học .............................................................. 15
1.1.3. Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa .............................................................. 17
1.2. Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Ma Văn Kháng............................................ 19
1.2.1. Vài nét về tiểu sử Ma Văn Kháng .................................................................... 19
1.2.2. Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Ma Văn Kháng......................................... 21
Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................... 24
Chương 2: DẤU ẤN VĂN HÓA TRONG TIỂU THUYẾT MA VĂN
KHÁNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI................................................................................. 26
2.1. Bức tranh thiên nhiên mang dấu ấn văn hóa Việt Nam....................................... 26
2.1.1. Bức tranh thiên nhiên bốn mùa Việt Nam........................................................ 26
iii
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.1.2. Thiên nhiên gắn với đời sống của con người Việt Nam................................... 30
2.2. Con người văn hóa trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kì Đổi mới................ 34
2.2.1. Con người mang giá trị đạo đức truyền thống dân tộc ..................................... 35
2.2.2. Con người giàu nghị lực và niềm tin vào cuộc sống ........................................ 39
2.2.3. Con người với những mặt trái của đạo đức truyền thống................................. 42
2.3. Đời sống văn hóa - xã hội Việt Nam trong tiểu thuyết Ma Văn kháng thời kì
Đổi mới....................................................................................................................... 46
2.3.1. Những nét đẹp văn hóa trong đời sống xã hội Việt Nam ................................. 46
2.3.2. Những mặt trái của đời sống văn hóa - xã hội Việt Nam................................. 49
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................... 53
Chương 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN DẤU ẤN VĂN HÓA TRONG TIỂU
THUYẾT MA VĂN KHÁNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI ............................................. 54
3.1. Nghệ thuật miêu tả không gian văn hóa .............................................................. 54
3.1.1. Không gian sinh hoạt........................................................................................ 54
3.1.2. Không gian xã hội............................................................................................. 61
3.2. Nghệ thuật xây dựng hình tượng con người văn hóa .......................................... 66
3.2.1. Khắc họa ngoại hình ......................................................................................... 67
3.2.2. Thế giới nội tâm................................................................................................ 72
3.3. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ đậm chất văn hóa................................................. 76
3.3.1. Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm............................................................................ 77
3.3.2. Ngôn ngữ đậm tính đời thường kết hợp thành ngữ, tục ngữ ............................ 83
Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................... 92
KẾT LUẬN................................................................................................................ 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 95
iv
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Ngôn ngữ lạ trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kì Đổi mới................. 78
Bảng 3.2: Từ ngữ thông tục trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi mới........ 84
Bảng 3.3: Thành ngữ, tục ngữ trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi mới .... 88
iv
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Ma Văn Kháng là một trong những “Tác gia văn xuôi lực lưỡng” (Nguyễn
Ngọc Thiện) của nền học Việt Nam hiện đại nửa cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI. Và
là một trong những người có công đầu tiên cho sự nghiệp đổi mới văn học. Với sức
viết dẻo dai, bền bỉ cùng phong cách làm việc hết sức nghiêm túc, không ngừng tìm
tòi đổi mới, ông đã khẳng định vững chắc tên tuổi của mình trên văn đàn. Ma Văn
Kháng viết nhiều, viết khỏe; ở thể loại nào ông cũng thành công và được đông đảo
bạn đọc đón nhận, đặc biệt là truyện ngắn và tiểu thuyết. Trên mỗi trang văn của
mình, ông luôn thể hiện tài năng, tâm huyết và sức sáng tạo của một cây bút luôn tìm
tòi đổi mới, chuyên tâm cho sự nghiệp văn chương.
Trong sự nghiệp sáng tác, cùng với truyện ngắn và truyện vừa Ma Văn Kháng
rất thành công ở thể loại tiểu thuyết. Nhìn chung tiểu thuyết của Ma Văn Kháng chủ
yếu viết về hai mảng đề tài: thứ nhất là đề tài về miền núi, thứ hai là đề tài về đô thị,
trí thức và cuộc sống hiện đại. Ma Văn Kháng là một trong những nhà văn tiên phong
trong việc đưa văn xuôi đến với tiểu thuyết - một thể loại có tầm vóc sử thi và quy mô
đủ lớn, đủ sức khái quát một hiện thực rộng lớn và có ý nghĩa lịch sử.
Ma Văn Kháng được coi là một trong những người “đi tiền trạm” cho đổi mới
văn học. Sau đổi mới, ông vững bước đi trên con đường đã chọn với những cảm hứng
mới và khí thế ngày càng mạnh mẽ. Bên cạnh các sáng tác về đề tài miền núi, khi
chuyển hướng ngòi bút về đồng bằng, Ma Văn Kháng nhanh chóng tiếp cận với một
hiện thực mới, đó là cuộc sống thành thị với nhiều màu sắc phong phú và độc đáo.
Bằng sự nhạy cảm tinh tế của mình cộng với tinh thần trách nhiệm của một ngòi bút
đầy tâm huyết, Ma Văn Kháng viết về cuộc sống và con người đô thị trong sự day
dứt, trăn trở khi phát hiện ra những “lỗ hổng”, những “khoảng trống” đang tồn tại
bủa vây con người.
1.2. Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu các sáng tác của Ma Văn Kháng,
chúng tôi nhận thấy tiểu thuyết của ông mang nhiều dấu ấn văn hóa Việt Nam. Bởi vì
ông được sinh ra trong một gia đình có văn hóa, có truyền thống quý trọng nâng niu
văn hóa. Hơn nữa, ông là người sớm được tiếp thu lý tưởng cách mạng. Bên
1
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
cạnh đó với trải nghiệm thực tế của mình (sống ở vùng dân tộc 22 năm từ năm 1945
đến 1976, sau đó lại trở về sinh sống ở Hà Nội), bằng khả năng quan sát và cảm nhận
hiện thực cuộc sống một cách tinh tế đã tạo nên cho nhà văn một vốn kiến thức vừa
sâu sắc vừa đa dạng, phong phú về đời sống văn hóa Việt Nam. Có thể nói đây chính
là cơ sở làm nảy sinh những mạch nguồn cảm hứng sâu xa, góp phần tạo nên những
trang văn đậm chất văn hóa của Ma Văn Kháng.
1.3. Nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hóa là một cách tiếp cận rất lý thú
trong đời sống nghiên cứu văn học. Vì vậy những năm gần đây đã xuất hiện nhiều
công trình nghiên cứu văn học trong mối quan hệ với văn hóa. Văn học là bộ phận
hợp thành của toàn thể cấu trúc văn hóa. Bất kì tác phẩm văn học ở thời kì nào cũng
đều mang dấu ấn văn hóa của thời kì đó. Do vậy, khi nghiên cứu một tác phẩm, sẽ là
thiếu sót vô cùng nếu ta không tìm hiểu những giá trị văn hóa được thể hiện trong
một tác phẩm ấy. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc của mỗi quốc gia đang là vấn đề bức thiết được đặt lên hàng đầu. Nhận biết được
điều này, chúng tôi mong muốn đi sâu nghiên cứu sáng tác của một tác giả cụ thể
theo hướng tiếp cận văn hóa.
1.4. Sáng tác của Ma Văn kháng đã được đưa vào chương trình đại học và các
bậc học phổ thông. Cụ thể là trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 có
bài đọc thêm “Mùa lá rụng trong vườn” của Ma Văn kháng. Nghiên cứu vấn đề này,
chúng tôi mong muốn phần nào giúp cho việc giảng dạy, học tập các tác phẩm của
ông được thuận lợi hơn.
Xuất phát từ những lí do trên, với niềm say mê và kính trọng, khâm phục tài
năng của Ma Văn Kháng, đặc biệt là ở thể loại tiểu thuyết, chúng tôi quyết định lựa
chọn đề tài: “Màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kì đổi mới”
(Qua Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú và Côi cút giữa cảnh
đời) làm vấn đề nghiên cứu cho luận văn của mình. Sở dĩ chúng tôi lựa chọn ba cuốn
tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú và Côi cút giữa
cảnh đời để làm sáng tỏ màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ
Đổi mới là bởi đây là ba cuốn tiểu thuyết được các nhà nghiên cứu đánh giá là những
tác phẩm đạt được nhiều giá trị cao về nội dung cũng như nghệ thuật; đạt được nhiều
2
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
giải thưởng cao của Hội Nhà văn Việt Nam, qua đó góp phần đưa sự nghiệp sáng tác
của nhà văn lên một tầm cao mới.
2. Lịch sử vấn đề
Trong nền văn học đương đại, Ma Văn Kháng là nhà văn giàu nội lực sáng tạo.
Với hơn 50 năm cầm bút, ông đã có nhiều đóng góp to lớn cho văn xuôi hiện đại thời
kì Đổi mới. Các tác phẩm của ông, ngoài mảng đề tài viết về miền núi, mảng đề tài
viết về thành thị cũng thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình và
giảng dạy văn học. Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi chỉ tập trung vào những
công trình nghiên cứu, phê bình về ba tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới
không có giấy giá thú và Côi cút giữa cảnh đời.
2.1. Những công trình nghiên cứu về tác phẩm “Mùa lá rụng trong vườn” của Ma
Văn Kháng
Tiểu thuyết "Mùa lá rụng trong vườn" ngay từ khi mới ra đời đã được đông đảo
giới bạn đọc quan tâm và trở thành đề tài được các nhà nghiên cứu phê bình văn học
thường xuyên khai thác một thời.
"Mùa lá rụng trong vườn" lấy bối cảnh một gia đình truyền thống vào những
năm 80 của thế kỉ XX, khi đất nước có những bước chuyển mình mạnh mẽ sau chiến
tranh, gây ra nhiều thay đổi tốt có, xấu có. Truyện đã phản ánh chân thực những biến
động trong xã hội thời bấy giờ và những ảnh hưởng to lớn của nó tới gia đình - tế bào
của xã hội.
Ngay từ khi mới ra đời năm 1985, tác phẩm đã nhận được nhiều sự quan tâm,
ưu ái; nhiều nhận xét, đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học và nhiều
công trình nghiên cứu của các bạn sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh đang theo học
ở các trường cao đẳng, đại học:
Nguyễn Văn Lưu khi “Bàn thêm về Mùa lá rụng trong vườn” đã chỉ ra được
mối quan hệ giữa bản thân, gia đình đến xã hội trong mối tương quan giữa lối sống và
mức sống. ông nói: “Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn tìm câu trả lời trong sự
khám phá mối quan hệ gần gũi, thân thiết với tất cả mọi người, mối quan hệ - gia
đình - xã hội” [45, tr.72]. Hay “Gia đình là xã hội thu nhỏ lại, ở đó con người bộc lộ
cao nhất bản chất sống, nó ánh lên màu sắc của hạt nhân, những vạch phổ của hiện
3
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
thực xã hội theo quy luật tâm lý và tình cảm.” [45, tr.73]. Như vậy, Nguyễn Văn Lưu
đã chỉ ra được một thành công nổi bật của Ma Văn Kháng về giá trị văn hóa trong
tiểu thuyết "Mùa lá rụng trong vườn" đó là sự am hiểu sâu sắc của tác giả về truyền
thống văn hóa trong gia đình, về tâm hồn, tính cách con người Việt Nam.
Hà Ân trong bài viết "Đọc Mùa lá rụng trong vườn" cũng chỉ rõ “vấn đề gia
đình là một vấn đề trung tâm, có tính chiến lược và cũng là một vấn đề khẩn thiết
đang được toàn xã hội quan tâm” [45, tr.81]. Nhận xét đó cho ta thấy rằng nhà
nghiên cứu Hà Ân cũng đánh giá rất cao tầm quan trọng của truyền thống văn hóa gia
đình được đề cập đến trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng.
Trần Bảo Hưng trong bài viết "Mùa lá rụng trong vườn và những vấn đề của
đời sống gia đình hôm nay" đã khẳng định giá trị to lớn của cuốn tiểu thuyết này cũng
như thành công của Ma Văn Kháng: “Cuốn sách đi vào một đề tài có thể nói là khá
khiêm tốn, nhưng lại là vấn đề quan thiết của nhiều người: gia đình - những mối
quan hệ trong gia đình với những cung cách, lối sống quan niệm vừa thống nhất, vừa
mâu thuẫn vừa rõ ràng, cụ thể, vừa rối rắm, phức tạp. Trong thời gian qua, do hoàn
cảnh lịch sử của đất nước, văn học của ta tập trung phản ánh những vấn đề lớn,
những con người xã hội mà chưa có điều kiện giải quyết những vấn đề của thường
ngày, những con người gia đình trong cuộc sống riêng tư, cá nhân. “Mùa lá rụng
trong vườn” đáp ứng được những khách quan ấy" [45, tr.89].
Tác giả Lê Thanh Hùng trong luận văn thạc sĩ của mình đã đưa ra nhận xét về
cái nhìn hiện thực cuộc sống: "Có lẽ Ma Văn Kháng muốn bộc lộ một cái nhìn tiến bộ
và khá mới mẻ, một nhận định khá chính xác về hiện thực đời sống đương thời - cái
xấu, cái ác vẫn tồn tại, hoành hành và sinh sôi trong đời sống, còn cái thiện, cái tốt
mặc dù có nhưng có lẽ chưa đủ mạnh để có thể chiến thắng" [20, tr.77].
Trong luận văn Nghệ thuật của tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới, tác
giả Dương Thị Hồng Liên lại đặt sự quan tâm của mình vào thái độ của những nhân
vật mang lý tưởng tốt đẹp, mang nhân cách cao cả nhưng lại bị kìm hãm trong một xã
hội thực dụng, các giá trị đạo đức đang bị xuống cấp một cách trầm trọng: "Họ là
những trí thức chân chính suốt đời theo đuổi lý tưởng cao đẹp nhưng lại bị ném chìm
vào một xã hội thực dụng, trong sự băng hoại về đạo đức và nhân cách nhưng vẫn cố
4
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
gắng dùng sức lực nhỏ bé của mình để giữ gìn những giá trị đạo đức tốt đẹp của
truyền thống dân tộc Việt" [33, tr.31].
P.V Báo Hà Nội mới trong bài viết "Thảo luận tiểu thuyết Mùa Lá rụng trong
vườn của Ma Văn Kháng" đã có rất nhiều ý kiến về cuốn tiểu thuyết này như Tô
Hoài, Vương Trí Nhàn, Vũ Quần Phương, Hoàng Kim Qúy, Nguyên Ân, Thiếu Mai,
Nguyễn Xuân Tụ… các ý kiến của tác giả đều đề cập đến con người, gia đình thành
thị và ít nhiều đề cập đến giá trị văn hóa có trong cuốn tiểu thuyết. Tuy nhiên, đó
không phải là nội dung chính nên các tác giả không đi sâu nghiên cứu vấn đề này một
cách chuyên sâu.
2.2. Những công trình nghiên cứu về tác phẩm “Đám cưới không có giấy giá thú”
của Ma Văn Kháng
“Đám cưới không có giấy giá thú” xuất bản 1989 đã nhanh chóng gây lên một
làn sóng tranh luận sôi nổi.
11-1-1990, tuần báo Văn nghệ đã tiến hành tổ chức một cuộc hội thảo về cuốn
sách này với sự tham gia của nhiều nhà văn, nhiều nhà nghiên cứu, phê bình: Xuân
Cang, Nguyên Ngọc, Nguyễn Kiên, Huy Phương, Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ, Phan
Hồng Giang….
Trong cuộc thảo luận, Hà Minh Đức cho rằng: “Đám cưới không có giấy giá thú
viết về nhà trường nhưng thực ra là đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn hơn.
Những chuyện tiêu cực ở một nhà trường phổ thông trung học mang dấu ấn và là sản
phẩm của một giai đoạn xã hội mang nặng tính chất giáo điều, máy móc áp đặt. Lối
làm việc chạy theo thành tích, giả dối trong công việc, và quan hệ đối xử, thái độ xem
thường trí thức bộc lộ nặng nề..." [45, tr.202]. Với nhận định trên, nhà nghiên cứu đã
chạm được, cảm được cái mục đích, nội dung sâu xa của người sáng tạo ra tác phẩm.
Nhà nghiên cứu Xuân Cang lại chỉ ra sự đổi mới trong phương pháp xây dựng
nhân vật phản diện của Ma Văn Kháng đồng thời cũng bày tỏ quan điểm cá nhân của
mình đối với sự đổi mới có phần táo bạo ấy: "Ở đây anh Kháng đã mạnh dạn đưa ra
những nhân vật chịu trách nhiệm chính để người đọc phán xét một cách bình đẳng.
Nếu đọc theo lối truyền thống thì khó chấp nhận. Riêng tôi, tôi tán thành sự chuyển
hướng phương pháp này..." [45, tr.194].
5
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Giáo sư Phan Cự Đệ cũng là một trong số những người tham gia cuộc thảo luận
này. Bên cạnh những ý khen về nội dung phản ánh "Trong tiểu thuyết Đám cưới
không có giấy giá thú, nhà văn Ma Văn Kháng đã phản ánh được cái bi kịch của nhà
giáo, một tri thức" [45, tr.195], về cái tâm của người cầm bút "điều đáng trân trọng
là tấm lòng trung thực và trong sáng của người cầm bút, là những trang viết chân
thành và xúc động" [45, tr.196]... Phan Cự Đệ còn mạnh dạn chỉ ra những hạn chế
của tác phẩm, của người sáng tác: "cách nhìn những nhân vật tiêu cực trong hàng
ngũ lãnh đạo ở đây có lúc còn đơn giản và phiến diện, đôi khi biến họ thành nhân vật
của một hài kịch, thành những tính cách bị phong đại trong nghệ thuật biếm họa.
Tính khái quát của loại nhân vật này chưa cao." [45, tr.196] và bên cạnh những trang
văn sinh động, hấp dẫn trong đối thoại, trong việc dựng người, dựng cảnh là những
trang văn còn "chìm sâu một cách nặng nề vào những suy tư, vào những lời biện giải
mang màu sắc duy lý của tiểu thuyết luận đề" [45, tr.197].
Lê Ngọc Y khi "Đọc Đám cưới không có giấy giá thú" đã khẳng định: "Đám
cưới không có giấy giá thú là tác phẩm tiểu thuyết luận đề. Nội dung tác phẩm đã phê
phán những sai sót về công tác giáo dục. Ngành giáo dục đã xuống cấp đến nỗi: thầy
chẳng ra thầy, trò chẳng ra trò. Nội dung ấy được thể hiện, thứ nhất là ở công tác
cán bộ trong nhà trường đã không làm đúng những quy trình đào tạo cán bộ giáo
dục. Thứ hai là công tác giảng dạy và học tập sa sút, vì vất bỏ những nguyên tắc tối
thiểu dẫn tới đơn giản và tùy tiện." [45, tr.257].
Trần Bảo Hưng trong bài viết “Đọc Đám cưới không có giấy giá thú” đã viết:
"Đám cưới không có giấy giá thú của Ma Văn Kháng là một hiện tượng của văn học
năm 1989. Tác phẩm vừa mới ra đời đã tạo được dư luận sôi nổi, kẻ khen người chê,
ý kiến có thể khác nhau khá xa. Có lẽ đây là tác phẩm gây tranh cãi nhiều nhất trong
số các cuốn sách đã xuất bản của Ma Văn Kháng” [45, tr.188]. Nhận xét đã nhấn
mạnh tầm ảnh hưởng, sức vang dội của tác phẩm đối với dư luận ngay từ thời điểm
mới bắt đầu trình làng.
Với tư cách là người tận mắt chứng kiến và trải nghiệm hiện thực xã hội nhà
trường ấy, tự bản thân nhà văn đã bộc bạch: “Với Đám cưới không có giấy giá thú,
tôi muốn đề cập đến số phận của người tri thức trong xã hội còn nhiều thiên kiến
6
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
nặng nề. Tự hao hao nhân vật Thứ trong “Sống mòn” của Nam Cao, là nạn nhân của
thói lộng hành kém cỏi về trí tuệ, bị đẩy dồn đến chân tường, không có lối thoát, trở
thành nhân vật của một vở bi kịch xã hội” [tr.579].
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu, phê bình khác như Nguyễn Văn Lưu, Đào Thanh
Tùng, Hồng Diệu, Mai Thục, Lê Ngọc Bảo, Nguyễn Việt, Bùi Kim Chi, Minh Hạnh,
Đặng Minh Hân... cũng đã đưa ra những ý kiến cá nhân về nhiều khía cạnh của bộ
tiểu thuyết này.
2.3. Những công trình nghiên cứu về tác phẩm “Côi cút giữa cảnh đời” của Ma
Văn Kháng
Cũng như "Mùa lá rụng trong vườn" và "Đám cưới không có giấy giá thú", tác
phẩm "Côi cút giữa cảnh đời" (xuất bản lần đầu năm 1989) ngay từ khi mới ra đời
cũng đã được dư luận quan tâm, chú ý. Có rất nhiều ý kiến khác nhau về thiên truyện
đặc sắc này.
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thiện trong bài viết: “Tiểu thuyết về đề tài dân tộc và
miền núi của Ma Văn Kháng” cho rằng: “Trong thể tài truyện vừa của văn học thiếu
nhi, Ma Văn Kháng đã góp vào bốn truyện hay. Tác phẩm tâm huyết về chủ đề này
của ông là tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời, được tái hiện trên cơ sở thu hút nhiều
yếu tố tự truyện, đã được tổ chức SIDA (Thụy Điển) trao giải thưởng, bởi tác phẩm là
tiếng nói xác tín và truyền cảm bảo hộ quyền sống và nhân cách con người ngay từ
khi nó vẫn còn là một đứa trẻ non nớt và vụng dại” [59, tr.231]. Như vậy, Nguyễn
Ngọc Thiện đã chỉ ra được thể tài cũng như giá trị nhân đạo mà tiểu thuyết "Côi cút
giữa cảnh đời" mang lại cho cuộc sống con người.
PGS.TS. Thanh Vân - Tác giả cuốn Phác thảo Văn học thiếu nhi Việt Nam cũng
đã trích dẫn một số ý kiến của một số nhà phê bình về cuốn tiểu thuyết "Côi cút giữa
cảnh đời". Tác phẩm thu hút ngay người đọc ở sự thể hiện cuộc sống thực đầy cay
đắng và cũng không thiếu chất thơ diễn ra quanh ta: “Cuốn sách thể hiện cuộc sống
như một sự toàn vẹn”, “không một cuộc phiêu lưu, không một pha đuổi bắt, như cứ
văn học đích thực nào. Ở đây cái hấp dẫn là do tính cách và số phận những con
người” (Văn Hồng), "Đọc Côi cút giữa cảnh đời, có trang rơi nước mắt, có đoạn
muốn gào lên” (Quần Phương) [tr.238].
7
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Văn Trọng, trên báo Tiền Phong số 26, ngày 30/6/2002 đã viết: “Tôi rất thích
truyện Côi cút giữa cảnh đời của nhà văn Ma Văn kháng bởi tác phẩm đó giúp thiếu
nhi giáp mặt với thực tế xã hội người lớn, trang bị cho các em một cái nhìn đúng về
cuộc đời, giúp các em biết phân biệt người và quỷ” [tr.388]. Nói như vậy tức là "Côi
cút giữa cảnh đời" mang những giá trị thực tế nhất định trong việc trang bị những
kiến thức, hiểu biết cần thiết giúp lứa tuổi thiếu nhi vững vàng bước vào cuộc sống.
Giáo sư Phong Lê trong bài viết "Ma Văn Kháng với Côi cút giữa cảnh đời" đã
chỉ ra cái tiếp nối và cái tiến bộ, phát triển của Ma Văn Kháng so với các nhà văn
khác được thể hiện trong cuốn tiểu thuyết "Côi cút giữa cảnh đời": "Cuốn sách của
Ma Văn Kháng đã vục hẳn vào cái sự thật tối tăm oan khổ đó như nhiều cuốn sách
khác. Nhưng thật lạ, anh lại đưa con người vào quỹ đạo những tình cảm nhân hậu,
tốt lành. Có thể nói đó là một hiệu quả thanh lọc, tẩy rửa" [45, tr.159].
Dương Thị Hồng Liên - tác giả luận văn "Nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn
Kháng thời kỳ đổi mới" nhận xét: "Đa dạng trong cái nhìn, nếp cảm, lối nghĩ, Ma
Văn Kháng đã nhìn rõ chân dung của những nhà cầm quyền một thời. Họ không hề
có ý thức vì dân, phục vụ dân. Trái lại, họ lợi dụng chức quyền để bóc lột và chèn ép
người dân. Mục đích duy nhất của những nhà cầm quyền trong Côi cút giữa cảnh đời
là làm sao vơ vét được càng nhiều tiền của cho bản thân mình càng tốt cho dù phải
dùng thủ đoạn gì chăng nữa" [33, tr.20-21].
Tóm lại, với các bài viết, ý kiến nhận định, các công trình nghiên cứu… về ba cuốn
tiểu thuyết “Mùa lá rụng trong vườn”, “Đám cưới không có giấy giá thú” và “Côi cút
giữa cảnh đời” chúng tôi nhận thấy những bài viết, ý kiến nhận định... này mới chỉ dừng
lại ở một khía cạnh đơn lẻ về nội dung hay nghệ thuật, quan trọng hơn là chưa có bài
viết, công trình nào đề cập đến góc độ màu sắc văn hóa hiện diện trong các tác phẩm.
Mặc dù vậy, đây vẫn là những gợi ý tham khảo, những tư liệu quý báu, cần thiết hỗ trợ
chúng tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài: Màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết Ma
Văn Kháng thời kì đổi mới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa văn học và văn hóa, dấu ấn và giá trị văn
hóa trong ba cuốn tiểu thuyết “Mùa lá rụng trong vườn”, “Đám cưới không có giấy
8
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
giá thú" và “Côi cút giữa cảnh đời” của Ma Văn Kháng. Từ đó khẳng định những
đóng góp của nhà văn trên cả hai phương diện văn hóa và văn học.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận văn giải quyết tìm hiểu cơ sở lí luận để soi tỏ mối quan hệ giữa văn hóa
và văn học. Từ đó có cơ sở tìm hiểu tiểu thuyết “Mùa lá rụng trong vườn”, “Đám
cưới không có giấy giá thú” và “Côi cút giữa cảnh đời” của Ma Văn Kháng trong
mối quan hệ liên ngành văn hóa - văn học.
- Luận văn nhằm chỉ ra những nét đặc sắc về văn hóa Việt Nam được thể hiện
trong ba cuốn tiểu thuyết và những phương diện thể hiện. Từ đó giúp người đọc cảm
thụ và có cái nhìn sâu sắc hơn về tác phẩm.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung tìm hiểu màu sắc văn hóa trong tiểu
thuyết Ma Văn Kháng.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Chúng tôi tập trung vào ba cuốn tiểu thuyết
. Mùa lá rụng trong vườn
. Đám cưới không có giấy giá thú
. Côi cút giữa cảnh đời
+ Ngoài ra, chúng tôi cũng đề cập đến những truyện ngắn và tiểu thuyết khác
của Ma Văn Kháng và tác phẩm của một số nhà văn khác để so sánh nhằm làm nổi
bật vấn đề của luận văn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu cơ bản sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phương pháp này giúp chúng tôi xác định được những cơ sở lí luận và thực
tiễn làm tiền đề trước khi tiến hành triển khai vấn đề cụ thể.
- Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại
Phương pháp này giúp chúng tôi tìm hiểu, khám phá và phân tích những dấu ấn
văn hóa trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi mới. Đấy là phương pháp
không thể thiếu để có thể hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
9
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Phương pháp so sánh đối chiếu
Để chỉ ra và làm rõ những dấu ấn văn hóa trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời
kỳ Đổi mới, chúng tôi không chỉ tiến hành so sánh trong nội bộ các sáng tác của Ma
Văn Kháng mà còn mở rộng đối chiếu, so sánh với một vài sáng tác của các nhà văn
khác nhằm làm nổi bật rõ đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp khảo sát, thống kê
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi tiến hành khảo sát ba tiểu thuyết Mùa lá rụng
trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú, Côi cút giữa cảnh đời của Ma Văn
Kháng, tìm hiểu những dấu ấn văn hóa được thể hiện trong nội dung và nghệ thuật
của tác phẩm. Do vậy, chúng tôi vận dụng phương pháp khảo sát, thống kê.
- Phương pháp tiếp cận từ góc độ lịch sử
Phương pháp này giúp chúng tôi khám phá dấu ấn văn hóa trong tiểu thuyết Ma
Văn Kháng dưới sự chi phối, ảnh hưởng, tác động của những biến động, những thay
đổi trong một thời kỳ lịch sử nhất định.
- Phương pháp nghiên cứu liên nghành
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài, chúng tôi có liên hệ và kết hợp sử
dụng một cách đúng mực kiến thức của các ngành lịch sử, xã hội học, văn hóa học,
tâm lý học... nhằm giúp cho việc đánh giá và nhìn nhận vấn đề nghiên cứu được toàn
diện và sâu sắc hơn.
6. Đóng góp của luận văn
- Thông qua đề tài, luận văn góp thêm cái nhìn mới về tiểu thuyết “Mùa lá rụng
trong vườn”, “Đám cưới không có giá thú” và “Côi cút giữa cảnh đời” của Ma Văn
Kháng. Khẳng định những thành tựu đắc sắc và đóng góp cơ bản của Ma Văn Kháng
đối với nền văn học Việt Nam hiện đại.
- Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay nghiên cứu văn học dưới góc nhìn
văn hóa đang mở ra triển vọng mới mẻ cho tiếp cận văn chương. Luận văn có những
đóng góp nhất định vào vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc.
- Thực hiện đề tài này chúng tôi hi vọng sẽ đóng góp được một tư liệu tham
khảo bổ ích cho công tác nghiên cứu và giảng dạy văn xuôi Việt Nam hiện đại nói
chung và các sáng tác của Ma Văn Kháng nói riêng.
10
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần thư mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
được triển khai làm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lí luận cơ bản và hành trình sáng tạo nghệ thuật của
Ma Văn Kháng.
Chuơng 2: Dấu ấn văn hóa trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kì đổi mới.
Chương 3: Nghệ thuật thể hiện dấu ấn văn hóa trong tiểu tuyết Ma Văn Kháng
thời kì đổi mới.
11
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO
NGHỆ THUẬT CỦA MA VĂN KHÁNG
1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản
1.1.1. Khái niệm văn hóa và văn học
1.1.1.1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm khá rộng, nó liên quan đến mọi mặt của đời
sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của con người. Văn hóa là sản phẩm do
con người sáng tạo ra, nó chi phối đến toàn bộ hoạt động của con người. Giữ một vai
trò khá quan trọng, văn hóa đã trở thành một trong những đối tượng nghiên cứu chính
của nhiều nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngay từ năm 1952, hai nhà
nhân loại học Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã thống kê được có tới 164
định nghĩa khác nhau về văn hóa được đề cập đến trong các công trình nổi tiếng. Từ
đó đến nay còn có biết bao nhiêu định nghĩa mới. Tuy nhiên, ở phạm vi đề tài, chúng
tôi chỉ đề cập đến một số định nghĩa phổ biến, được mọi người sử dụng nhiều nhất.
Theo quan niệm phương Tây: "Văn hóa lúc đầu được hiểu là canh tác, trồng
trọt (cultus). Có hai loại trồng trọt, một là trồng trọt ngoài đồng (cultusagri) và hai
là trồng trọt tinh thần tức là sự giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn con người" (Theo
Hướng tới một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc). Như vậy, hiểu một cách đơn
giản thì văn hóa luôn gắn liền với quá trình sáng tạo ra các sản phẩm vật chất và tinh
thần, gắn liền với hoạt động giáo dục của con người.
Từ xa xưa, người phương Đông cũng đưa ra định nghĩa văn hóa riêng của mình,
cách định nghĩa này về cơ bản là khác so với định nghĩa của người phương Tây.
Người phương Đông quan niệm "văn" là vẻ đẹp, "hóa" là sự biến đổi, hai chữ này khi
ghép lại với nhau mang ý nghĩa là sự biến cải, thay đổi cho đẹp ra.
Cùng với bước chuyển mình của thời gian, khái niệm văn hóa cũng được mở
rộng và hoàn thiện từ nhiều mặt. Đầu tiên phải kể đến định nghĩa của nhà nhân loại
học người Anh Edward Burnett Tylor trong cuốn Văn hóa nguyên thủy (1871): văn
hóa hay văn minh hiểu theo nghĩa rộng trong dân tộc học là một tổng thể phức hợp
gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và bất cứ những
12
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
khả năng, tập quán nào mà con người thu nhận được với tư cách là một thành viên
của xã hội.
Sau định nghĩa của E. Tylor, đã có hàng loạt những định nghĩa khác nhau về
văn hóa, mỗi định nghĩa lại đưa ra một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Trong
số đó, định nghĩa văn hóa mà UNESCO đưa ra có tầm khái quát cao hơn cả: "Văn
hóa là tổng hợp các hệ thống bao gồm các mặt tình cảm, tri thức, vật chất, tinh thần
của xã hội. Văn hóa không thuần túy bó hẹp trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật mà
còn bao hàm cả phương thức sống, những quyền cơ bản của con người, truyền thống,
tín ngưỡng". Trong định nghĩa của mình, UNESCO đã nhấn mạnh rằng mỗi nền văn
hóa đều có những tính riêng biệt, chính điều này đã làm nên nét đặc sắc, phong phú
cho các nền văn hóa.
Trên đây là một vài định nghĩa văn hóa tiêu biểu của các nhà nghiên cứu nước
ngoài. Các nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam cũng đưa ra không ít định nghĩa khác nhau
về văn hóa. Trong số đó, định nghĩa văn hóa của Trần Ngọc Thêm trong cuốn Cơ sở văn
hóa Việt Nam được các nhà nghiên cứu cũng như các học giả đánh giá cao và sử dụng
nhiều nhất. Họ coi đó như một công cụ đắc lực, một tiền đề lý luận đúng đắn mỗi khi tìm
hiểu về văn hóa: "Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do
con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác
giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội" [56, tr.10].
Xuất phát từ những khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu văn hóa là sản phẩm
của con người. Nó được tạo ra và phát triển trong mối quan hệ qua lại giữa con người
với xã hội. Tuy nhiên, sau khi đã được tạo ra, chính văn hóa lại quay trở lại tham gia
vào hoạt động tạo ra con người, duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Nó phản ánh
trình độ phát triển của con người cũng như xã hội mà những con người đó đang sống
thông qua hình thức tổ chức đời sống, mọi hoạt động của con người, những giá trị vật
chất, tinh thần mà con người sáng tạo ra.
Trong những năm gần đây, cùng với khái niệm văn hóa, các nhà nghiên cứu còn
quan tâm đến khái niệm bản sắc văn hóa - một khái niệm gần gũi với văn hóa. Bản
sắc văn hóa cũng được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu.
13
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Nếu xét từ phương diện từ nguyên thì "bản" có nghĩa là cơ bản, bản chất, còn "sắc"
có nghĩa là màu sắc, sắc thái. Hiểu theo sự cắt nghĩa đó thì "bản sắc" là những gì
mang tính đặc trưng nhất, căn bản nhất của một sự vật, hiện tượng; nó là cơ sở để
phân biệt sự việc, hiện tượng này với sự việc, hiện tượng kia. Nói như vậy thì bản sắc
văn hóa cũng là những nét đặc trưng, độc đáo và cơ bản nhất giúp chúng ta có thể
nhận diện được một nền văn hóa và phân biệt nền văn hóa này với một nền văn hóa
khác. Cũng theo đó, tìm hiểu bản sắc văn hóa trong sáng tác của Ma Văn Kháng
là đi khai thác những dấu ấn văn hóa nổi bật trong sáng tác của nhà văn - những
điểm sáng mang tính đặc trưng, độc đáo mà chỉ cần nhắc đến người ta nghĩ
ngay đến Ma Văn Kháng chứ không phải một nhà văn nào khác.
Khái niệm "màu sắc văn hóa": Theo như chúng tôi tìm hiểu, từ trước tới nay
khái niệm "màu sắc văn hóa" chưa từng được nhắc đến trong bất cứ từ điển văn học
hay từ điển thuật ngữ văn học nào. Bởi vậy trong đề tài "Màu sắc văn hóa trong tiểu
thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi mới", chúng tôi mạnh dạn đưa ra cách hiểu về màu
sắc văn hóa đó là: những sắc thái văn hóa được phản ánh trong các sáng tác của Ma
Văn Kháng. Đó là những nét văn hóa truyền thống được truyền qua nhiều thế hệ, đến
nay vẫn đang tồn tại và dần dần thay đổi sao cho vừa giữ được nét đẹp truyền thống,
vừa phù hợp với cuộc sống hiện tại.
1.1.1.2. Khái niệm văn học
Văn học hiểu theo nghĩa rộng là thuật ngữ gọi chung cho tất cả các hành vi ngôn
ngữ nói - viết và các tác phẩm ngôn ngữ. Nếu hiểu theo nghĩa này thì các tác phẩm
chính trị, tôn giáo, triết học... cũng được gọi chung là văn học. Còn hiểu theo nghĩa
hẹp thì văn học bao gồm các tác phẩm ngôn từ phản ánh những vấn đề xã hội thông
qua hình tượng nghệ thuật. Như vậy, nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì tất cả các tác phẩm
chính trị, triết học, tôn giáo... đều nằm ngoài phạm vi khái niệm văn học.
Trong thực tế, nhiều khi khái niệm văn học được dùng tương tự như khái niệm
văn chương. Tuy nhiên, giữa hai khái niệm này có sự khác nhau về phạm vi nghĩa,
khái niệm văn học thường có phạm vi rộng hơn khái niệm văn chương. Văn chương
thường chỉ nhấn mạnh vào tính thẩm mĩ, tính sáng tạo của văn học về phương diện
nghệ thuật ngôn từ.
14
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Cũng giống như màu sắc đối với hội họa, đường nét đối với điêu khắc, giai điệu
đối với âm nhạc... ngôn ngữ cũng là yếu tố thứ nhất của văn học. Hay nói cách khác,
văn học chính là một loại hình nghệ thuật ngôn từ. Theo M. Gorki, ngôn ngữ nhân
dân là tiếng nói "nguyên liệu", còn ngôn ngữ văn học là tiếng nói đã được "những
người thợ tinh xảo nhào luyện". Những nhà văn lớn trên thế giới đều là những nhà
ngôn ngữ điêu luyện. Ngôn ngữ phản ánh khả năng sáng tạo của nhà văn, nó là
phương tiện để nhà văn xây dựng nên các hình tượng nghệ thuật của riêng mình.
Thông qua những hình tượng nghệ thuật ấy, mỗi nhà văn có thể thể hiện lập trường,
quan điểm, suy nghĩ, cách đánh giá, nhìn nhận cũng như thái độ của mình trước hiện
thực cuộc sống.
Mặc dù có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về "văn học" nhưng chúng ta có
thể lựa chọn cách định nghĩa được trình bày trong cuốn: "Từ điển thuật ngữ văn học":
"Văn học là loại hình nghệ thuật sáng tạo bằng ngôn từ. Khái niệm văn học bao gồm
cả văn học dân gian, được sáng tác và lưu truyền bằng miệng từ đời này sang đời
khác và văn học viết được sáng tác và lưu truyền dưới hình thức văn bản viết (...).
Văn học là sự phản ánh của đời sống xã hội thể hiện sự nhận thức và sáng tạo của
con người (...) Văn học lấy con người làm đối tượng nhận thức trung tâm. Văn học
nhận thức con người với toàn bộ tính tổng hợp, toàn vẹn, sống động trong các mối
quan hệ đời sống phong phú và phức tạp của nó trên phương diện thẩm mĩ. Trong tác
phẩm văn học, nhà văn không chỉ nhận thức chân lý khách quan mà còn bộc lộ tư
tưởng và tình cảm, ước mơ và khát vọng của mình đối với con người và cuộc sống.
Do đó, nội dung của văn học là sự thống nhất biện chứng giữa phương diện chủ quan
và phương diện khách quan" [15, tr.401-402]
1.1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học
Nói về mối quan hệ giữa văn hóa và văn học, giáo sư Trần Đình Sử đã từng phát
biểu: "văn học có một vị trí không thể thiếu trong mỗi nền văn hóa". Có nghĩa là văn
hóa và văn học là hai khía cạnh có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Cụ thể
hơn, mối quan hệ giữa văn hóa và văn học là mối quan hệ hữu cơ giữa cái chung với
cái riêng, giữa cái toàn thể với cái bộ phận. Cùng với triết học, chính trị, tôn giáo...
văn học cũng là một bộ phận hợp thành của toàn thể cấu trúc văn hóa. Nếu như mỗi
một dân tộc để có thể hình thành nên những giá trị văn hóa trong xã hội đều phải trải
15
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
qua một quá trình tìm kiếm, chọn lọc, đấu tranh, sáng tạo thì văn học chính là nơi lưu
giữ những thành quả đấu tranh, những giá trị văn hóa ấy. Ở cách diễn đạt khác, văn
học chính là tấm gương phản chiếu của văn hóa bằng nghệ thuật ngôn từ hay "văn
học là văn hóa lên tiếng bằng ngôn từ nghệ thuật" (Huỳnh Như Phương).
Nhà nghiên cứu nối tiếng thế giới M. Bakhtin cũng khẳng định mối quan hệ gắn
bó mật thiết, không thể tách rời giữa văn hóa và văn học: "Văn học là một bộ phận
không thể tách rời của văn hóa. Không thể hiểu nó ngoài cái mạch nguyên vẹn của
toàn bộ văn hóa của một thời đại trong đó nó tồn tại" [63, tr.362]
Mỗi tác giả văn học, dù ít hay nhiều, trong mỗi tác phẩm của mình đều tái hiện
hình ảnh của một nền văn hóa - nơi mình sinh sống và gắn bó. Đó có thể là một nền
văn hóa lúa nước với những kinh nghiệm dân gian được đúc kết từ ngàn đời qua kho
tàng tục ngữ, ca dao; đó là những nét văn hóa của "một thời vang bóng" trong truyện
ngắn của Nguyễn Tuân; hay truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm, sẵn sàng
hi sinh cho lý tưởng của Đảng trong các tác phẩm thời kỳ kháng chiến; bản sắc văn
hóa các dân tộc thiểu số trong thơ, văn của Bàn Tải Đoàn, Vi Hồng, Y Phương, Ma
Trường Nguyên...
Văn hóa chi phối toàn bộ hoạt động sáng tạo - tiếp nhận văn học. Bản thân mỗi
người nghệ sĩ trong quan điểm, cách cảm, cách nghĩ, cách viết đều được chi phối bởi
một nền văn hóa nhất định. Điều đó giải thích tại sao trong tác phẩm văn học lại
mang dáng dấp của văn hóa. Sự chi phối đó đã tác động đến việc lựa chọn đề tài, thể
hiện chủ đề, xây dựng thế giới nhân vật... của một nhà văn. Về phương diện hoạt
động tiếp nhận, văn hóa cũng chi phối đến cách đánh giá, thưởng thức, thị hiếu thẩm
mĩ của độc giả. Như vậy, nếu muốn tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc của một thời
đại, chúng ta có thể căn cứ vào các tác phẩm văn học của thời đại đó.
Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học không phải là mối quan hệ một chiều mà
nó là mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau. Nếu như văn hóa tác động đến sự hình
thành và phát triển của văn học thì ngược lại, văn học với những ưu điểm nhất định
của mình cũng tác động trở lại văn hóa. Đối với văn hóa, văn học chính là nơi bảo lưu
tốt nhất những giá trị văn hóa lâu đời. Trên thực tế, có những giá trị văn hóa, những
16
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
truyền thống văn hóa (phong tục, tập quán, lễ hội...) ta không tài nào tìm thấy hay bắt
gặp ở ngoài hiện thực cuộc sống mà chỉ có thể bắt gặp trong những tác phẩm văn học
dân gian. Trải qua hàng ngàn đời, những nét văn hóa đó đã dần dần bị mai một và
mất đi nhưng nó vĩnh viễn tồn tại trong văn học, trong trí nhớ của mọi người.
Bên cạnh đó, văn học còn góp phần khẳng định, định hướng những giá trị văn
hóa của nhân loại. Từ lâu nay, những nhà văn, nhà thơ đích thực đồng thời cũng
chính là những nhà văn hóa tích cực. Bằng khả năng sử dụng ngôn từ tài tình của
mình, các nhà văn, nhà thơ vừa khẳng định những giá trị văn hóa tích cực, qua đó góp
phần bảo lưu và tuyên truyền đến mọi người dân vừa đấu tranh, phê phán, lên án, bài
trừ những biểu hiện văn hóa tiêu cực nhằm góp phần thanh lọc, tạo nên một nền văn
hóa trong lành. Không chỉ vậy, nhiều nhà văn, nhà thơ thông qua các tác phẩm văn
học của mình còn đi tiên phong, định hướng cho sự phát triển của một nền văn hóa
mới mẻ, tiến bộ. Độc giả nhờ đó mà có thể điều chỉnh lại cách sống, cách suy nghĩ,
ứng xử của bản thân sao cho phù hợp.
1.1.3. Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa
Như tìm hiểu ở trên, văn hóa và văn học có mối quan hệ mật thiết, có ảnh hưởng
và tác động qua lại lẫn nhau. Do vậy, hướng tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa là
một hướng tiếp cận đúng, mang nhiều triển vọng trong thời điểm hiện nay.
Để tiếp cận, nghiên cứu một tác phẩm văn học, có rất nhiều con đường, nhiều
phương thức khác nhau; chẳng hạn như tiếp cận từ phương diện xã hội học, thi pháp
học, thể loại, đặc điểm... Đây đều là những hướng tiếp cận được các nhà nghiên cứu
cũng như bạn đọc sử dụng. Phương thức tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa đang
ngày càng khẳng định được thế mạnh cũng như sự ưu việt của mình. Đặc biệt là trong
thời đại nước ta đang có xu hướng mở rộng giao lưu văn hóa với các nước trong khu
vực và trên thế giới.
Giáo sư Trần Đình Sử trong bài nghiên cứu của mình đã đề cập đến vai trò, tác
dụng của xu hướng tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa. Theo Giáo sư hướng tiếp
cận này đã "mở rộng phạm vi đề tài nghiên cứu văn học, cho phép người ta nhìn văn
học dưới nhiều góc độ mới đầy hứa hẹn"
17
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa là phương pháp tiếp cận ưu tiên cho việc
phục nguyên không gian văn hóa trong đó tác phẩm văn học đã ra đời, xác lập sự chi
phối của các quan niệm triết học, tôn giáo, đạo đức, chính trị, thẩm mĩ, quan niệm về
con người, cũng như sự chi phối của các phương diện khác nhau trong đời sống sinh
hoạt xã hội... Hiểu theo cách khác, phương pháp tiếp cận này chính là việc đặt một
tác phẩm văn học vào môi trường văn hóa đã chi phối, tác động đến tác phẩm ấy. Từ
xưa đến nay, văn hóa vốn là một mảnh đất trù phú, ươm mầm cho các sáng tạo nghệ
thuật. Mỗi nhà văn trên thế giới đều chịu ảnh hưởng của một nền văn hóa riêng, các
nhà văn Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Mạch nguồn văn hóa lâu đời
của dân tộc đã thấm sâu vào tâm hồn của các nhà văn, nhà thơ từ đó chi phối đến thế
giới nghệ thuật, đến cách cảm, cách nghĩ, cách nhìn nhận đánh giá một sự vật, hiện
tượng cũng như cách sử dụng ngôn từ trong mỗi tác phẩm văn học mà họ sáng tạo ra.
Do vậy, để có thể hiểu một cách tổng thể, khái quát; đi đến ngọn nguồn, tận cùng giá
trị tư tưởng của một tác phẩm văn học, ta không thể tách rời tác phẩm văn học ấy với
những yếu tố văn hóa điển hình được thể hiện.
Bên cạnh đó, việc tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa sẽ giúp cho chúng ta có
những nhận định đúng đắn về giá trị đích thực của một tác phẩm văn học. Bởi mỗi
dân tộc lại có một nền văn hóa riêng; nền văn hóa ấy chi phối, quyết định đến mọi
chuẩn mực trong xã hội mà con người phải nương theo.
Ngày nay, nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa là hướng tiếp cận đang ngày
càng được đề cao và mở rộng với nhiều mục đích nghiên cứu khác nhau: nghiên cứu
thiên về giải mã các hình tượng nghệ thuật, tìm ra nền tảng văn hóa lịch sử của nó;
nghiên cứu nhằm nhận diện và miêu tả các biểu hiện văn hóa tồn tại trong một tác
phẩm văn học; nghiên cứu ngôn ngữ của văn bản nghệ thuật từ đó hiểu nghĩa và cơ
chế kiến tạo nghĩa của nội dung cũng như hình thức của tác phẩm văn học từ bối cảnh
văn hóa - xã hội...
Trong cuốn "Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa" PGS.TS Trần
Nho Thìn đã đề cập đến một số bài viết thành công với hướng tiếp cận văn học từ góc
nhìn văn hóa này: đó là Hoài Thanh trong bài viết mở đầu cho cuốn "Thi nhân Việt
Nam", Trần Đình Hựu với công trình "Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại".
18
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Tác giả đã mạnh dạn đưa ra sự đánh giá của mình: "Hoài Thanh đã chọn cách so
sánh thơ mới với thơ cũ trên nền của sự thay đổi văn hóa do cuộc tiếp xúc văn hóa
Đông - Tây... Trần Đình Hựu lại chọn cách đọc văn học trung đại trên cơ sở phân
tích ảnh hưởng của tư tưởng triết học - đạo đức - thẩm mĩ của Nho giáo". Trong bài
viết của mình, PGS.TS Trần Nho Thìn cũng nhắc đến hướng nghiên cứu, tiếp cận
Truyện Kiều của nhà nghiên cứu người Pháp René Craysac: "đã tìm cách lý giải tư
tưởng, hành động của nhân vật Truyện Kiều trên cơ sở liên hệ với quan niệm đề cao
gia đình, xem nhẹ cá nhân của văn hóa phương Đông". Như vậy, hướng tiếp cận của
nhà nghiên cứu người Pháp này cũng xuất phát từ góc nhìn văn hóa.
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có khá nhiều công trình, nhiều tác giả nghiên
cứu văn học trong mối quan hệ mật thiết với văn hóa. Tiêu biểu ở Việt Nam, ta phải
nhắc đến các bài nghiên cứu của Trần Nho Thìn, Trần Đình Hựu, Trần Ngọc Vượng,
Đỗ Lai Thúy, Trần Lê Bảo... Những tác giả này thông qua những công trình nghiên
cứu của mình đã đạt được những thành công nhất định, góp phần làm phong phú hơn,
đa dạng hơn xu hướng tiếp cận tác phẩm văn học.
Tiếp cận văn học dưới góc nhìn văn hóa cùng với những khuynh hướng tiếp cận
văn học khác đã góp phần lí giải, giải mã trọn vẹn một tác phẩm văn học qua đó làm
cho tác phẩm văn học ấy trở lên thú vị, hấp dẫn hơn.
1.2. Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Ma Văn Kháng
Ma Văn Kháng là nhà văn từng được mệnh danh là "người khuấy động văn đàn
Việt Nam hiện đại" (Lưu Khánh Thơ). Mặc dù so về tuổi đời thì Ma Văn Kháng không
bằng Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải nhưng ông vẫn thuộc nhóm đại biểu tinh anh của
văn học một thời, xứng danh là một trong những ngọn cờ tiên phong đổi mới.
1.2.1. Vài nét về tiểu sử Ma Văn Kháng
Ma Văn Kháng tên thật là Đinh Trọng Đoàn, sinh ngày 1 tháng 12 năm 1936 tại
làng Kim Liên - Đống Đa - Hà Nội. Đó là một làng quê cổ, thanh bình nhưng nghèo
nàn, cuộc sống của mọi người dân vô cùng vất vả. Ma Văn Kháng đã theo học và tốt
nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Năm 1954, sau khi hòa bình lặp lại, cũng giống như bao thanh niên cùng thế hệ,
nghe theo tiếng gọi của tổ quốc, Ma Văn Kháng đã quyết định rời quê hương Hà Nội
19
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
thân yêu để đến với vùng đất Tây Bắc tham gia hoạt động cách mạng. Tuổi trẻ của
ông gắn với rất nhiều nghề: dạy học, làm thư kí cho Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Lào Cai, làm
phóng viên, viết báo... sau đó là viết văn. Nhà văn đã có giai đoạn sống gắn bó với
cuộc sống lam lũ nhưng chứa chan tình cảm của người miền núi: cuộc sống tuy vẫn
còn lạc hậu nhưng rất đỗi chân tình của đồng bào các dân tộc thiểu số, những mảnh
đời gieo neo của người dân miền xuôi tha phương cầu thực và lập nghiệp ở đây,
những trai gái hăm hở lên khai hoang, xây dựng quê hương mới, những điều mới mẻ
từ quan hệ thầy trò ấp áp tình xuôi ngược. Chính cuộc sống nơi đây đã thu hút, mời
gọi, tạo thành một vốn sống phong phú cho con đường viết văn của ông sau này. Ông
viết báo, viết văn như là một sự thôi thúc của tâm hồn.
Năm 1961, ông cho trình làng truyện ngắn "Phố cụt". Kể từ đây, sự nghiệp văn
chương của ông bắt đầu.
Từ năm 1974, Ma Văn Kháng là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, năm 1976, Ma Văn Kháng đã rời Lào
Cai - quê hương thứ hai của ông để trở về Hà Nội công tác với tư cách là một nhà văn
chuyên nghiệp. Bắt đầu từ thời điểm này, một giai đoạn mới mở ra với sự nghiệp viết
văn của ông.
Ma Văn Kháng từng giữ chức Tổng biên tập, Phó Giám đốc Nhà Xuất bản Lao
Động. Từ tháng 3/1995, ông là Tổng biên tập Tạp chí Văn học nước ngoài của Hội
Nhà văn Việt Nam.
Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Ma Văn Kháng đã nhận được khá nhiều giải
thưởng có giá trị:
Giải thưởng loại B của Hội Nhà văn Việt Nam (1986) cho tiểu thuyết Mùa lá
rụng trong vườn.
Giải thưởng của Hội đồng văn xuôi Hội Nhà văn Việt Nam (1995) cho tập
truyện ngắn Trăng soi sân nhỏ
Giải thưởng văn học ASEAN
Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật năm 2001
Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật năm 2012 cho các tác phẩm
Truyện ngắn chọn lọc, Mưa mùa hạ, Côi cút giữa cảnh đời, Gặp gỡ ở La Pan Tẩn.
20
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.2.2. Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Ma Văn Kháng
Trước khi đến và gắn bó với sự nghiệp văn chương, Ma Văn Kháng đã từng làm
khá nhiều nghề khác nhau. Nhưng tự bản thân ông thấy với những nghề đó, ông chưa
thực sự trải được hết lòng mình. Chỉ đến khi bước chân vào sự nghiệp văn chương,
ông mới có thể giãi bày được hết tâm tư, tình cảm với đất và con người nơi ông sinh
sống, nơi ông đã từng đến, ở và làm việc.
Truyện ngắn đầu tiên mở đầu cho văn nghiệp của Ma Văn Kháng là Phố cụt.
Ngay trong lần xuất hiện đầu tiên, truyện ngắn đã được in trang trọng trên trang nhất
của tuần báo Văn nghệ số 136, ngày 3/3/1961. Với cốt truyện đơn giản, văn mạch rõ
ràng, truyện ngắn đã được đông đảo người dân tiếp nhận, nó báo hiệu sự nghiệp văn
chương của một nhà văn lớn đã bắt đầu khởi hành.
"Phố cụt" là truyện ngắn miêu tả về số phận của một vài người sống trong một
ngõ phố nhỏ, heo hút miền núi. Trong cuộc sống lam lũ, vất vả ấy, tình yêu và hạnh
phúc vẫn nhen nhóm và nảy nở một cách dung dị, chất phác giữa những mảnh đời
đơn chiếc, từng hứng chịu những vết thương do chế độ cũ để lại. Đọc truyện ngắn,
người đọc cảm nhận được tấm lòng ấm áp, nhân hậu, một niềm tin sắt son của tác giả
rằng dù cho hoàn cảnh có xô đẩy đến đâu, những con người lao động lương thiện vẫn
luôn giữ vững phẩm cách, sự bao dung, nhân hậu của mình.
Sự nghiệp văn chương của Ma Văn Kháng được chia ra thành hai giai đoạn, đó
là giai đoạn trước 1975 và giai đoạn sau 1975.
Trước năm 1975, Ma Văn Kháng thường tập trung vào đề tài miền núi ở nhiều
thời điểm lịch sử khác nhau: dưới chế độ cũ, hiện thực cuộc kháng chiến chống Pháp,
chống Mỹ, hiện thực xây dựng xã hội Chủ nghĩa ở miền bắc. Xa Phủ đề cập đến sự
đổi thay trong suy nghĩ, nhận thức và hành động của những con người miền núi. Ở
họ, dù vẫn tồn tại những vết thương to lớn do chế độ cũ để lại nhưng họ đã biết chủ
động chuyển mình để trở thành những con người mới có thể tự làm chủ cuộc đời.
Cùng với quá trình sáng tạo nghệ thuật, nhà văn đã đặt ra vô số vấn đề nhức
nhối: đó là vấn đề con người miền núi sẽ ra sao, cuộc sống của họ sẽ thay đổi như thế
nào trước hiện thực lớn lao của dân tộc? Điều đặc biệt là dù trong bất kỳ hoàn cảnh
nào, nhà văn cũng luôn tin tưởng vào phẩm chất tốt đẹp và khả năng, ý chí tự vươn
lên khắc phục hoàn cảnh của họ.
21
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Cái móng ngựa là truyện ngắn phản ánh quá trình xây dựng cuộc sống mới ở
vùng cao cũng như thái độ, tâm tư, tình cảm, cách ứng xử của những con người miền
núi trước hiện thực, trước những tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan đã tồn tại từ lâu đời.
Như vậy, trước năm 1975, các sáng tác của Ma Văn Kháng chính là một bức
tranh sinh động đầy màu sắc về cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng
Tây Bắc. Nhà văn đã hòa nhập và thấu hiểu cuộc sống của những con người nơi đây.
Trong các tác phẩm của ông, những người dân miền núi đều hiện lên vô cùng đẹp đẽ
với tình yêu quê hương da diết, với tính cách trung thực, thật thà, chất phác yêu đời
và lòng nhiệt thành với cách mạng.
Trước hiện thực cuộc sống khó khăn và phức tạp, nhà văn đã cần cù, bền bỉ từng
bước thâm nhập vào cuộc sống. Ông gặp gỡ, hỏi han, ghi chép rồi lặng lẽ chuyển hóa
hiện thực cuộc sống lên các trang văn của mình. Thông qua những hình tượng nhân
vật, Ma Văn Kháng đã đặt ra những vấn đề bức xúc của đời sống muôn mặt.
Có thể nói, cảm hứng bao trùm lên các sáng tác của Ma Văn Kháng giai đoạn
trước năm 1975 là cảm hứng ngợi ca. Ngợi ca những con người mới, cuộc sống mới
trên quê hương miền núi. Cùng nằm trong dòng chảy chung của văn chương giai
đoạn này, Ma Văn Kháng cũng đề cao những con người cộng đồng, coi nhẹ con
người cá nhân. Đó là những con người có ý thức chính trị cao, sẵn sàng quên cái tôi
để hi sinh cho cái chung của cả dân tộc. Với khuynh hướng sử thi, các nhân vật hiện
lên như những đại diện xứng đáng cho sức mạnh của cộng đồng. Ma Văn Kháng đã
đứng trên quan điểm chung của cộng đồng mà miêu tả, mà kể chuyện.
Sáng tác của Ma Văn Kháng giai đoạn này cùng với sáng tác của các nhà văn
khác đã góp phần khởi sắc cho nền văn học viết về đề tài miền núi. Tuy nhiên vẫn tồn
tại những hạn chế nhất định. Đó là sự đơn điệu, lặp lại của chủ đề, tư tưởng tác phẩm;
cách nhìn nhận thế giới nhân vật còn thuần nhất, đơn giản, một chiều, chưa thấy được
sự phức tạp, đa dạng, nhiều chiều của thế giới nhân vật.
Sau khi đất nước thống nhất, năm 1976, Ma Văn Kháng đã rời Lào Cai trở về
Hà Nội. Kể từ đây, sự nghiệp sáng tác của ông bước sang một trang mới với các sáng
tác ngày càng nở rộ, đề tài được mở rộng, nhiều chủ đề được khai thác sâu hơn, tinh
tế hơn. Cảm hứng sử thi bao trùm toàn bộ sáng tác giai đoạn trước đã dần thay thế,
nhường chỗ cho cảm hứng thế sự, đời tư.
22
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Thời kỳ này, các sáng tác của ông có sự đổi mới trên cả hai bình diện: nội dung
và nghệ thuật. Trải qua sự chiêm nghiệm đã được đúc kết qua nhiều năm, cách nhìn
về cuộc sống và con người của nhà văn đã có sự thay đổi lớn: cuộc sống luôn đa
dạng, phong phú, bề bộn và phức tạp nhưng chính sự đa đạng ấy đã làm nên cái mới
trong các sáng tác của ông.
Sau 1975, Ma Văn Kháng tập trung viết về hai mảng đề tài đó là đề tài miền núi
và đề tài thành thị. Ở mảng đề tài miền núi nhà văn đi sâu khai thác những vấn đề về
số phận và cuộc đời của con người
Ở mảng đề tài thành thị, nhà văn lại hướng ngòi bút của mình vào những vấn đề
nóng hổi của xã hội: vấn đề đời tư, thế sự, nhân sinh... Nhiều lĩnh vực, nhiều mặt của
cuộc sống đã được ông đề cập đến: tình yêu, tình dục, hôn nhân, gia đình, đạo đức, sự
tha hóa do tác động của đồng tiền... Qua các sáng tác của mình, nhà văn đã bộc lộ sự
trăn trở về số phận con người, về sự tác động khủng khiếp của hoàn cảnh đối với con
người từ đó dẫn đến những xung đột quyết liệt giữa con người với con người, giữa
con người với hoàn cảnh sống và giữa con người với chính bản thân mình. Vấn đề đặt
ra là làm thế nào để giữ vững nhân cách và hoàn thiện nhân cách con người trong
hoàn cảnh phức tạp ấy?
Ma Văn Kháng được coi là một trong những người "đi tiền trạm" cho đổi mới
văn học. Mưa mùa hạ (1982), Mùa lá rụng trong vườn (1985) là những tác phẩm có
tính chất mở đường. Không ra lời tuyên bố chính thức nào như Nguyễn Khải hay
Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng lặng lẽ dấn bước trên con đường đổi mới với
một quyết tâm mạnh mẽ. Sự đổi mới trong sáng tác của nhà văn bắt đầu từ Mưa mùa
hạ khi ông không để cho tác phẩm kết thúc có hậu kiểu truyền thống. Cả hai nhân vật
chính đều phải chết: một người chết vì bệnh còn một người thì hi sinh, lấy thân mình
che chắn cho con đê. Cả hai nhân vật đều ấp ủ trong mình những khát vọng đẹp đẽ về
cuộc sống nhưng cuối cùng họ lại phải ra đi trong sự ai oán, day dứt. Đây là lí do mà
tác phẩm đã bị kiểm duyệt, không cho xuất bản một thời gian, đến khi được xuất bản
lại gây ra biết bao nhiêu sóng gió.
Mùa lá rụng trong vườn ra đời tiếp tục gây chú ý mạnh mẽ đến bạn đọc. Mặc dù
ban đầu vẫn vấp phải những ý kiến trái chiều nhưng tác phẩm cuối cùng cũng vượt
qua được những thử thách và được chuyển thể thành kịch bản điện ảnh. Những va
23
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
đập, những trở ngại trên con đường viết văn càng hun đúc thêm ý chí, quyết tâm của
nhà văn muốn được phơi bày tất cả ra trước mắt độc giả.
Năm 1989, cuốn tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú được nhà văn mạnh
dạn tung ra đã gây ra một cú "sốc" mạnh cho dư luận. Theo thống kê, có tời vài ba chục
bài viết (cả đăng và chưa đăng) tranh luận sôi nổi về vấn đề được đưa ra trong tác phẩm.
Trong đó có nhiều ý kiến trái chiều, khen hết lời mà chê cũng kịch liệt.
Ngòi bút miêu tả của nhà văn đã đi sâu vào đời sống tâm hồn của con người mà
giãi bày. Hiện thực cuộc sống qua ngòi bút của ông hiện lên với tất cả những mâu
thuẫn, phức tạp, vừa có ánh sáng lại vừa có bóng tối. Viết về những xấu xa, bạc
nhược ấy, nhà văn luôn bộc lộ một nỗi đau nhân tình âm thầm, lặng lẽ. Trở về chốn
thị thành giữa lúc đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ, Ma Văn Kháng đã bắt gặp
biết bao cảnh nhếch nhác, đốn mạt; tình trạng thiếu hụt nhân tình, ích kỉ, đạo đức giả,
đố kị, ghen ghét nhau: Người đánh trống trường, Trăng soi sân nhỏ, Chọn chồng,
Xóm giềng, Côi cút giữa cảnh đời...
Có thể nói, sau 1975, sáng tác của Ma Văn Kháng là một bức tranh chân thực, đậm
nét về đời tư thế sự phức tạp, đa đoan trong xã hội Việt Nam thời kỳ Đổi mới. Với một
nhãn quan tinh tế, một thái độ bao dung và một tấm lòng nhân ái, nhà văn luôn quan tâm
đến cuộc sống con người, những mối quan hệ, những cách ứng xử của con người trong
cuộc sống. Điểm nhìn trần thuật của nhà văn cũng có sự thay đổi khá lớn: nếu giai đoạn
trước là điểm nhìn bên ngoài thì sang giai đoạn này, bên cạnh điểm nhìn bên ngoài còn
có điểm nhìn bên trong. Có lúc người trần thuật lại ẩn mình để cho nhân vật tự bộc lộ
nhưng có khi nhà văn lại thể hiện cái tôi của mình trong tác phẩm.
Thông qua hai giai đoạn trong quá trình sáng tác của Ma Văn Kháng, chúng ta
thấy nhà văn có sự thay đổi trong cái nhìn đối với cuộc sống, trong cách lựa chọn đề
tài và trong nghệ thuật thể hiện. Chính sự thay đổi này khiến những tác phẩm của ông
vô cùng hấp dẫn với người đọc.
Tiểu kết chương 1
Trên cơ sở tìm hiểu nội hàm các khái niệm văn hóa và văn học, chúng tôi đã đi
sâu tìm hiểu mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa và văn học, để cuối cùng khẳng
định hướng tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa là một hướng đi đúng đắn, cần thiết.
24
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Đặc biệt đặt trong bối cảnh giao lưu văn hóa toàn cầu như hiện nay thì việc giữ gìn
bản sắc văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc là một việc làm vô cùng quan trọng.
Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Ma Văn Kháng không ra khỏi quỹ đạo
chung của dòng chảy văn học Việt Nam. Trước thời kỳ Đổi mới ông sáng tác trên
nguồn cảm hứng sử thi, sau đổi mới ông sáng tác trên nguồn cảm hứng thế sự đời tư.
Với vai trò đi tiên phong trong thời kỳ Đổi mới, sáng tác của Ma Văn Kháng mang
những nét độc đáo, mới lạ, thể hiện tài năng sáng tác của nhà văn.
25
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Chương 2
DẤU ẤN VĂN HÓA TRONG TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG
THỜI KỲ ĐỔI MỚI
2.1. Bức tranh thiên nhiên mang dấu ấn văn hóa Việt Nam
2.1.1. Bức tranh thiên nhiên bốn mùa Việt Nam
Việt Nam là một nước nằm trọn trong vùng nhiệt đới, điều đặc biệt ở đây là dù
nằm trọn trong vùng nhiệt đới nhưng khí hậu Việt Nam lại phân bố thành ba vùng khí
hậu riêng biệt. Trong đó, miền Bắc là khu vực có khí hậu phong phú và đặc sắc nhất.
Ở miền Bắc Việt Nam, một năm có bốn mùa rõ rệt, mỗi mùa mang một nét đặc trưng
riêng hình thành nên một nét văn hóa riêng. Nét văn hóa này, từ xưa đã được các nhà thơ,
nhà văn đưa vào trong các tác phẩm thơ, văn của mình dưới nhiều biểu hiện khác nhau.
Chẳng hạn như Nguyễn Khuyến - nhà thơ nổi tiếng thời trung đại ngoài những bài thơ lẻ
đã có hẳn một chùm ba bài thơ viết về mùa thu, Xuân Diệu - nhà thơ mới nhất trong
những nhà thơ mới lại thấy mùa thu thấm đẫm một nỗi buồn man mác, cô quạnh:
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
Đây mùa thu tới! Mùa thu tới!
Với áo mơ phai dệt lá vàng
(Đây mùa thu tới)
Bản thân Ma Văn Kháng là người gốc Hà Nội mà thiên nhiên, khí hậu Hà Nội
bao giờ cũng thấm đẫm một nét đặc trưng riêng, gây một ấn tượng mạnh mẽ, ám ảnh
trong trí nhớ, trong cảm nhận của những người con nơi đây. Hơn ai hết, Ma Văn
Kháng cảm nhận rõ nét những nét đặc trưng ấy, ông đã đưa vào trong các trang văn
của mình như một sự trân trọng khôn nguôi. Có một điều người đọc hiếm khi bắt gặp
trong các tác phẩm của các nhà thơ, nhà văn khác đó là trong một tác phẩm của Ma
Văn Kháng thường xuất hiện nhiều mùa ở nhiều thời điểm, nhiều trạng thái chứ
không phải chỉ có một mùa ở một trạng thái đơn lẻ.
Ở từng mùa, thiên nhiên trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng cũng có những
sắc thái mang tính đặc trưng riêng. Mùa xuân - mùa đầu tiên của một năm mới, mùa
cây cối đâm trồi nảy lộc, sinh sôi nảy nở của mọi sự vật. Ma Văn Kháng đã rất tinh tế
26
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
khi phát hiện ra sự hiện diện của mùa xuân, dù nó mới chỉ bắt đầu chớm xuất hiện ở
những cành cây đã trơ trụi lá:
"Hàng me gầy viền hai lề đường bị cái rét gai góc tuốt sạch đến từng vẩy lá
nhỏ, một chiều áp Tết như triều dâng âm thầm đã đến kỳ bộc phát bỗng tưng bừng
nơi đầu cành, những chấm lộc vàng, li ti như những bóng đèn nhỏ, le lói sáng một
góc trời vẫn còn nhiều mây xám" [24, tr.48].
Trong cảm nhận của tác giả, mùa xuân tuy có vẻ ngoài yếu đuối nhưng ẩn trong nó
là cả một sức sống mãnh liệt. Nó không chịu khuất phục trước một khó khăn nào, trước
sự hiện diện mạnh mẽ của mùa đông, nó vẫn từng bước, từng bước tiến tới để khẳng định
sự hiện diện của mình. Ở điểm này Ma Văn Kháng có sự đồng điệu với một nhà thơ nổi
tiếng của Phong trào Thơ Mới đó chính là Xuân Diệu, Xuân Diệu cũng phát hiện ra bước
đi của thời gian, sự hiện diện của mùa thu ở thời khắc giao mùa.
Trong tiểu thuyết "Côi cút giữa cảnh đời" mùa xuân lại xuất hiện với dáng vẻ
non tơ, nõn nà, mềm mại, thanh khiết: "Nghĩa trang Yên Kỳ, một sớm đầu xuân heo
heo lạnh. Mặt đất lấm tấm những búp cỏ tơ nõn nà vàng ánh. Trần mây lồng lộng,
thanh khiết như có ai vừa quét dọn, còn lưu lại vài nét mây phất như dâu chổi lúa
mềm mại ngoài mảnh sân nhà buổi sớm mai" [25, tr.78]. Mùa xuân ở đây không còn
là chớm nở nữa, nó đã thật sự hiện diện và khẳng định vị trí của mình trên từng tầng
mây, nhánh cỏ.
Trong bốn mùa, thiên nhiên ở thời điểm mùa hạ được Ma Văn Kháng miêu tả
nhiều nhất, sinh động nhất với biết bao nhiêu biểu hiện, sắc thái. Thậm chí, ở chương
IX của tiểu thuyết "Mùa lá rụng trong vườn", nhà văn đã đặc tả cảnh sắc thiên nhiên
chớm hạ. Chớm hạ, cái nắng vẫn chưa gay gắt, những cơn gió mùa đông còn sót lại
vẫn thỉnh thoảng xuất hiện một cách yếu đuối nhưng nó không đủ sức để đẩy lui
những cơn mưa rào như một nhịp độ quen thuộc vào quãng ba giờ chiều mỗi ngày:
"Ngày đã dài hơn. Thời gian như trẻ lại. Chớm hạ, ngày nào cũng như ngày
nào, vào quãng ba giờ chiều, cái nắng đầu mùa nhợt nhợt đi, những tảng mây đen
nặng chứa các điểm dông bão lừ lừ bay về thành phố. Gió mùa đông nam đang hấp
tấp đuổi theo những lưỡi khí lạnh chưa kịp rút của mùa đông, vượt lên, đột ngột hóa
lạnh. Mưa đổ xuống thành phố. Những cơn mưa ngắn ngủi, mạnh như thác đổ.
27
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Mưa mùa hạ ào ào cảm giác hứng khởi." [24, tr.165].
Các loài ếch, nhái, cóc là những loài nổi tiếng trong văn hóa dân gian Việt Nam.
Trong đó, ếch và cóc xuất hiện nhiều trong truyền thuyết, truyện cổ tích và trong văn hóa
đại chúng. Chúng thường được mô tả là những con vật xấu xí, vụng về nhưng lại tốt
bụng và có tài năng ẩn dấu. Trong quan niệm từ lâu đời của người Việt, mỗi khi ếch,
nhái, cóc kêu ran là báo hiệu trời sắp mưa rào. Là một người yêu văn hóa dân tộc, Ma
Văn Kháng đã đưa nét văn hóa dân gian này vào trong bức tranh thiên nhiên của mình.
Không những vậy, với tâm hồn nhạy cảm, ông còn cảm nhận được sự vui sướng, hạnh
phúc của những sinh vật nhỏ bé này trong chính những tiếng kêu của chúng:
"Ếch nhái ở góc vườn rậm nổi điệu nhạc i uôm hào hứng, những đám cưới của
loài sinh vật này tắm gội trong mưa chợt rơi chợt tạnh, cũng ngắn ngủi, ồn òa như
những cơn mưa. Mưa giội xuống mặt đất một nguồn sinh lực mới và những hàng me
bên hè phố ngày nào cũng chỉ loi nhoi mấy chồi lộc, giò nhánh, cành đã xanh đầm lá
non" [24, tr.165].
Có thể nói, mùa hạ là mùa rực rỡ nhất bởi cây cối tốt tươi, hoa quả thi nhau đua
nở: "Cây trong vườn nhà ông Bằng tốt tươi hơn ở những nơi khác. Kể từ khi xuân
sang, trên lá cành của chúng đã thấy có sự hăm hở khác lạ. Giờ thì nhãn đã ra hoa.
Lặng lẽ, trên những chòm lá cao tít, hồng bấy lá non, hoa ngoi lên, ngầu ngầu một
sắc nắng nhẹ, như phấn thông vàng. Hoa gọi ong. Cây mít bật những chồi hoa cánh
mở đều đặn. Rồi sấu. Rồi vải. Lạ, vải kết quả từ lúc nào mà nhanh vậy. Một sớm mai
trở dậy, đứng dưới gốc sấu hoa rụng đầy, mịn xanh như bột đậu đồ, ngẩng lên cành
vải đã thấy những chùm quả non nho nhỏ, xanh như ngọc." [24, tr.165-166] Trong
không khí của mùa hạ, dường như tất cả cây cối trong vườn đều có sức sống mạnh
mẽ hơn. Chúng thi nhau đua sắc rồi kết trái một cách nhanh chóng dưới sự ngạc
nhiên, bất ngờ của con người.
Cũng giống như những tiếng kêu ran của ếch, nhái, cóc, hoa phượng rực rỡ cũng
là lời chào nồng nhiệt của mùa hè. Hoa phượng nở từ tháng tư đến tháng sáu hàng
năm. Hoa phượng bắt đầu nở là mùa hè bắt đầu đến. Cái sắc đỏ rực của hoa phượng
hòa vào cái nắng chói chang tạo nên một ấn tượng khó phai, đôi khi còn khiến cho
người ta giật mình để rồi thắc mắc, tò mò với những câu hỏi vu vơ:
28
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
"Tháng năm như một lời hẹn không đơn sai, phượng đã nở hoa đồng loạt, như
son đổ lênh loang, tràn trề, thật hào phóng và thiết tha. Kỳ lạ thế. Suốt cả mùa đông
giá buốt, phượng trốn lẩn ở đâu? Để bây giờ cùng lúc bừng bừng trên mỗi nhánh
cành gầy gúa là những thảm hoa đỏ tươi trinh nữ, nguyên thuần, như những linh thể
uy nghiêm và sống động" [24, tr.375-376].
Ngày dài, đêm ngắn, nhiệt độ cao, nắng nóng, tiếng ve kêu râm ran chính là
những đặc trưng của mùa hè. Với những mùa khác, bầu trời xanh thường gợi cho
người ta cảm giác chan hòa, dịu mát, thoáng đãng nhưng ở mùa hè lại là ngoại lệ, cái
xanh ấy nhiều khi khiến cho người ta cảm thấy sợ, cảm thấy chán ngán bởi trời càng
xanh nhiệt độ càng cao, khí hậu càng nóng, con người càng cảm thấy bức bí:
"Tháng sáu, nhiệt độ hàng ngày chung một khuôn đúc, cứ quẩn quanh ba mươi
tám, ba mươi chín độ. Ngày chỉ mong chóng tối. Đêm, chỉ mong chóng sáng. Nhưng
ngày lại ngày, cứ chang chang. Đêm qua đêm, cứ vằng vặc. Ve sầu rền rã từng hồi như
vuốt vào sợi thép. Người nẫu nà, chỉ mong trời giật gió. Cơn mưa từ biển vẫn mù khơi.
... Hôm nay trời xanh. Mai cũng lại trời xanh. Ngày mai nữa cũng lại nó. Ôi cái
cung màu đơn điệu, trơ trống đến chán ngán." [24, tr.559].
Khảo sát ba cuốn tiểu thuyết "Côi cút giữa cảnh đời", "Mùa lá rụng trong
vườn", "Đám cưới không có giấy giá thú" của Ma Văn Kháng, chúng tôi thấy thiên
nhiên mùa thu xuất hiện khá ít nhưng không vì thế mà mất đi vẻ đẹp của nó. Bức
tranh thiên nhiên mùa thu vẫn mang đậm dấu ấn đặc trưng của mùa thu Hà Nội - mát
mẻ, thoáng đãng: "Không khí buổi sớm cuối thu rất mát mẻ... Chúng tôi trở lại bên bờ
hồ. Mặt trời tròn hồng vừa nhô cao, đuổi giạt những gợn mây cá vàng sang hai bên"
[25, tr.39]. Thiên nhiên mùa thu còn là vầng nắng thu vàng nhưng không gay gắt phủ
lên mộ người bà trong tác phẩm "Côi cút giữa cảnh đời".
Dường như tất cả không gian nơi ngoại thành trong "Mùa lá rụng trong vườn"
đều nhuốm một màu vàng dịu nhẹ:
"Ngoại thành chớm thu huy hoàng hòa sắc xanh, vàng.
Cỏ mượt đậm ven đê. Lứa con gái đứng cây. Vòm trời thanh tao, nhẹ nhõm. Và
nắng có dáng hình mong manh, vừa đủ hong khô không khí. Mặt trời vàng nhòe ỏ
phía sau xe, nhiều lúc như đùa giỡn, chiếu một vệt dài qua kính sau, qua cô gái, tới
cái cặp tóc nhôm sáng trắng của Lý" [24, tr.266].
29
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Chỉ bằng vài câu văn ngắn, gọn, Ma Văn Kháng đã lột tả thành công một bức
tranh thiên nhiên mùa thu đẹp, rực rỡ nhưng cũng không kém phầm dịu dàng, nhí
nhảnh. Mọi sự vật của thiên nhiên như cỏ, nắng, mặt trời đều được nhà văn nhân hóa
lên có dáng, có hình, có hoạt động, có tính cách như con người vậy.
Cuối cùng là bức tranh thiên nhiên vào mùa đông - mùa cuối cùng trong năm.
Mùa đông ở nước ta được biết đến với cái rét buốt nhiều khi "cắt da cắt thịt", mọi cỏ
cây đều trở lên cằn cỗi, khẳng khiu.
"Chớm đông, lạnh heo heo, vừa đủ hồng má con gái. Cây trong vườn nhà ông
Bằng thu hình gọn ghẽ. Những đêm trăng đầu mùa lạnh, mặt đất sáng lỗ đỗ dưới vòm
cây óng ả hơi sương. Trăng vào mùa này, quãng gần rằm, hay đứng chếch mái căn
nhà gác, ghé xuống khu vườn, gợi một tứ thơ cổ điển" [24, tr.311].
Cái lạnh của mùa đông không chỉ nhuốm vào lòng người mà nó còn phủ kín cả
cảnh vật. Cây cối vốn vô tri vô giác nhưng dưới con mắt của nhà văn nó cũng có cảm
giác, có tâm trạng; với sự tác động của cái rét, cây cối như cố gắng thu mình lại để tránh
cái rét. Vị trí của mặt trăng trong đêm đông vào quãng gần rằm cũng được tác giả quan
sát và miêu tả rất rõ: đứng chếch chếch căn nhà gác. Điều này không phải do ông bất
chợt phát hiện ra mà nó là kết quả của một sự quan sát khá lâu, khá tỉ mỉ; sự quan sát
thường xuyên. Sở dĩ có thể khẳng định được như vậy là nhờ những từ ngữ trong câu văn
mà Ma Văn Kháng sử dụng: "Trăng vào mùa này", "hay đứng chếch...".
Thiên nhiên bốn mùa, mỗi mùa mang một vẻ đẹp riêng nhưng tựu chung lại đều
tạo ra được một sự cuốn hút, lay động lòng người.
2.1.2. Thiên nhiên gắn với đời sống của con người Việt Nam
Đại thi hào Nguyễn Du trong tác phẩm được đánh giá là kiệt tác của mình đã viết:
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ
(Truyện Kiều)
Cảnh không đơn thuần chỉ là bức tranh thiên nhiên mà nó còn là bức tranh tâm
trạng của con người. Mượn cảnh để gửi gắm tâm trạng hay nói một cách ngắn gọn
hơn là tả cảnh ngụ tình - Đây là một thủ pháp nghệ thuật được các tác giả xưa rất ưa
chuộng. Mặc dù, văn xuôi có nhiều đặc điểm khác so với thơ ca nhưng trong các tác
30
Màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết ma văn kháng thời kì đổi mới.doc
Màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết ma văn kháng thời kì đổi mới.doc
Màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết ma văn kháng thời kì đổi mới.doc
Màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết ma văn kháng thời kì đổi mới.doc
Màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết ma văn kháng thời kì đổi mới.doc
Màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết ma văn kháng thời kì đổi mới.doc
Màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết ma văn kháng thời kì đổi mới.doc
Màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết ma văn kháng thời kì đổi mới.doc
Màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết ma văn kháng thời kì đổi mới.doc
Màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết ma văn kháng thời kì đổi mới.doc
Màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết ma văn kháng thời kì đổi mới.doc
Màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết ma văn kháng thời kì đổi mới.doc
Màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết ma văn kháng thời kì đổi mới.doc
Màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết ma văn kháng thời kì đổi mới.doc
Màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết ma văn kháng thời kì đổi mới.doc
Màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết ma văn kháng thời kì đổi mới.doc
Màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết ma văn kháng thời kì đổi mới.doc
Màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết ma văn kháng thời kì đổi mới.doc
Màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết ma văn kháng thời kì đổi mới.doc
Màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết ma văn kháng thời kì đổi mới.doc
Màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết ma văn kháng thời kì đổi mới.doc
Màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết ma văn kháng thời kì đổi mới.doc
Màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết ma văn kháng thời kì đổi mới.doc
Màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết ma văn kháng thời kì đổi mới.doc

More Related Content

Similar to Màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết ma văn kháng thời kì đổi mới.doc

CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀICHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀIlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.docLuận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.docsividocz
 
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.docLuận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.docsividocz
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).doc
Luận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).docLuận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).doc
Luận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).doctcoco3199
 
Luận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).doc
Luận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).docLuận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).doc
Luận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).doctcoco3199
 
Luận Văn Tính Tự Sự Trong Thơ Nguyễn Bính.doc
Luận Văn Tính Tự Sự Trong Thơ Nguyễn Bính.docLuận Văn Tính Tự Sự Trong Thơ Nguyễn Bính.doc
Luận Văn Tính Tự Sự Trong Thơ Nguyễn Bính.doctcoco3199
 
Luận Văn Tính Tự Sự Trong Thơ Nguyễn Bính.doc
Luận Văn Tính Tự Sự Trong Thơ Nguyễn Bính.docLuận Văn Tính Tự Sự Trong Thơ Nguyễn Bính.doc
Luận Văn Tính Tự Sự Trong Thơ Nguyễn Bính.doctcoco3199
 
Luận Văn Tính Tự Sự Trong Thơ Nguyễn Bính.doc
Luận Văn Tính Tự Sự Trong Thơ Nguyễn Bính.docLuận Văn Tính Tự Sự Trong Thơ Nguyễn Bính.doc
Luận Văn Tính Tự Sự Trong Thơ Nguyễn Bính.doctcoco3199
 

Similar to Màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết ma văn kháng thời kì đổi mới.doc (20)

CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀICHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
 
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.docLuận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
 
Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi Pháp.doc
Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi Pháp.docThơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi Pháp.doc
Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi Pháp.doc
 
BÀI MẪU Khóa luận ngành văn học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành văn học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận ngành văn học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành văn học, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đặc điểm tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học việt nam thế kỷ XX.doc
Đặc điểm tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học việt nam thế kỷ XX.docĐặc điểm tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học việt nam thế kỷ XX.doc
Đặc điểm tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học việt nam thế kỷ XX.doc
 
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu Và Thơ R.Tag...
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu Và Thơ R.Tag...Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu Và Thơ R.Tag...
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu Và Thơ R.Tag...
 
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản ĐàKhóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
 
Nâng cao chất lượng độ gũ công chức văn hóa – xã hội cấp xã trên địa bàn huyệ...
Nâng cao chất lượng độ gũ công chức văn hóa – xã hội cấp xã trên địa bàn huyệ...Nâng cao chất lượng độ gũ công chức văn hóa – xã hội cấp xã trên địa bàn huyệ...
Nâng cao chất lượng độ gũ công chức văn hóa – xã hội cấp xã trên địa bàn huyệ...
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI.doc
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI.docLUẬN VĂN THẠC SĨ QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI.doc
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI.doc
 
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyếnKhóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
 
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.docLuận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
 
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh NhànLuận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
 
Thế giới nghệ thuật trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn
Thế giới nghệ thuật trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh NhànThế giới nghệ thuật trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn
Thế giới nghệ thuật trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...
 
Luận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).doc
Luận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).docLuận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).doc
Luận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).doc
 
Luận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).doc
Luận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).docLuận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).doc
Luận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).doc
 
Phát triển kinh tế trang trại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.doc
Phát triển kinh tế trang trại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.docPhát triển kinh tế trang trại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.doc
Phát triển kinh tế trang trại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.doc
 
Luận Văn Tính Tự Sự Trong Thơ Nguyễn Bính.doc
Luận Văn Tính Tự Sự Trong Thơ Nguyễn Bính.docLuận Văn Tính Tự Sự Trong Thơ Nguyễn Bính.doc
Luận Văn Tính Tự Sự Trong Thơ Nguyễn Bính.doc
 
Luận Văn Tính Tự Sự Trong Thơ Nguyễn Bính.doc
Luận Văn Tính Tự Sự Trong Thơ Nguyễn Bính.docLuận Văn Tính Tự Sự Trong Thơ Nguyễn Bính.doc
Luận Văn Tính Tự Sự Trong Thơ Nguyễn Bính.doc
 
Luận Văn Tính Tự Sự Trong Thơ Nguyễn Bính.doc
Luận Văn Tính Tự Sự Trong Thơ Nguyễn Bính.docLuận Văn Tính Tự Sự Trong Thơ Nguyễn Bính.doc
Luận Văn Tính Tự Sự Trong Thơ Nguyễn Bính.doc
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍 (20)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
 
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
 
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
 
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
 
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
 
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
 
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
 
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.docNghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
 
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
 
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
 
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.docĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
 
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.docĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
 
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.docĐồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
 
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.docHoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
 
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.docĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
 
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.docĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
 
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docxThiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
 
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
 
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docxThiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
 

Recently uploaded

TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháplamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcK61PHMTHQUNHCHI
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...songtoan982017
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxsongtoan982017
 
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápTóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháplamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfchimloncamsungdinhti
 

Recently uploaded (20)

TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápTóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 

Màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết ma văn kháng thời kì đổi mới.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––––– NGUYỄN THỊ MINH MÀU SẮC VĂN HÓA TRONG TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG THỜI KÌ ĐỔI MỚI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN -
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––––– NGUYỄN THỊ MINH MÀU SẮC VĂN HÓA TRONG TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG THỜI KÌ ĐỔI MỚI Chuyên nghành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: TS. Mai Thị Nhung THÁI NGUYÊN -
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luân văn “ Màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kì đổi mới” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, hoàn toàn không sao chép của bất cứ ai. Các kết quả của đề tài là trung thực và chưa được công bố ở các công trình khác. Nội dung của luận văn có sử dụng tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí, trên các trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái nguyên tháng 9 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Minh i
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng sâu sắc tới TS. Mai Thị Nhung công tác tại trường ĐHSP Thái Nguyên về sự hướng dẫn tận tình, đầy đủ, chú đáo và đầy tinh thần trách nhiệm của cô trong toàn bộ quá trình em thực hiện và hoàn thành luận văn. Em xin trên trọng cảm ơn sự tào điều kiện giúp đỡ của Ban Chủ nhiệm khoa Ngữ Văn và các thầy cô giáo trong Phòng Đào tạo - Trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên đã giúp đỡ em thực hiện Đề tài luận văn này. Em cũng xin chân thành cám ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên và nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này. Thái nguyên tháng 9 năm 2017 Tác giả Luận văn Nguyễn Thị Minh ii
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC Lời cam đoan.................................................................................................................................................. i Lời cảm ơn...................................................................................................................................................... ii Mục lục ...........................................................................................................................................................iii Danh mục các bảng....................................................................................................................................iv MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề........................................................................................................... 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 9 5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 9 6. Đóng góp của luận văn ........................................................................................... 10 7. Cấu trúc luận văn.................................................................................................... 11 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT CỦA MA VĂN KHÁNG .................................................... 12 1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản............................................................................... 12 1.1.1. Khái niệm văn hóa và văn học.......................................................................... 12 1.1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học .............................................................. 15 1.1.3. Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa .............................................................. 17 1.2. Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Ma Văn Kháng............................................ 19 1.2.1. Vài nét về tiểu sử Ma Văn Kháng .................................................................... 19 1.2.2. Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Ma Văn Kháng......................................... 21 Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................... 24 Chương 2: DẤU ẤN VĂN HÓA TRONG TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI................................................................................. 26 2.1. Bức tranh thiên nhiên mang dấu ấn văn hóa Việt Nam....................................... 26 2.1.1. Bức tranh thiên nhiên bốn mùa Việt Nam........................................................ 26 iii
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.1.2. Thiên nhiên gắn với đời sống của con người Việt Nam................................... 30 2.2. Con người văn hóa trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kì Đổi mới................ 34 2.2.1. Con người mang giá trị đạo đức truyền thống dân tộc ..................................... 35 2.2.2. Con người giàu nghị lực và niềm tin vào cuộc sống ........................................ 39 2.2.3. Con người với những mặt trái của đạo đức truyền thống................................. 42 2.3. Đời sống văn hóa - xã hội Việt Nam trong tiểu thuyết Ma Văn kháng thời kì Đổi mới....................................................................................................................... 46 2.3.1. Những nét đẹp văn hóa trong đời sống xã hội Việt Nam ................................. 46 2.3.2. Những mặt trái của đời sống văn hóa - xã hội Việt Nam................................. 49 Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................... 53 Chương 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN DẤU ẤN VĂN HÓA TRONG TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI ............................................. 54 3.1. Nghệ thuật miêu tả không gian văn hóa .............................................................. 54 3.1.1. Không gian sinh hoạt........................................................................................ 54 3.1.2. Không gian xã hội............................................................................................. 61 3.2. Nghệ thuật xây dựng hình tượng con người văn hóa .......................................... 66 3.2.1. Khắc họa ngoại hình ......................................................................................... 67 3.2.2. Thế giới nội tâm................................................................................................ 72 3.3. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ đậm chất văn hóa................................................. 76 3.3.1. Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm............................................................................ 77 3.3.2. Ngôn ngữ đậm tính đời thường kết hợp thành ngữ, tục ngữ ............................ 83 Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................... 92 KẾT LUẬN................................................................................................................ 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 95 iv
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Ngôn ngữ lạ trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kì Đổi mới................. 78 Bảng 3.2: Từ ngữ thông tục trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi mới........ 84 Bảng 3.3: Thành ngữ, tục ngữ trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi mới .... 88 iv
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Ma Văn Kháng là một trong những “Tác gia văn xuôi lực lưỡng” (Nguyễn Ngọc Thiện) của nền học Việt Nam hiện đại nửa cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI. Và là một trong những người có công đầu tiên cho sự nghiệp đổi mới văn học. Với sức viết dẻo dai, bền bỉ cùng phong cách làm việc hết sức nghiêm túc, không ngừng tìm tòi đổi mới, ông đã khẳng định vững chắc tên tuổi của mình trên văn đàn. Ma Văn Kháng viết nhiều, viết khỏe; ở thể loại nào ông cũng thành công và được đông đảo bạn đọc đón nhận, đặc biệt là truyện ngắn và tiểu thuyết. Trên mỗi trang văn của mình, ông luôn thể hiện tài năng, tâm huyết và sức sáng tạo của một cây bút luôn tìm tòi đổi mới, chuyên tâm cho sự nghiệp văn chương. Trong sự nghiệp sáng tác, cùng với truyện ngắn và truyện vừa Ma Văn Kháng rất thành công ở thể loại tiểu thuyết. Nhìn chung tiểu thuyết của Ma Văn Kháng chủ yếu viết về hai mảng đề tài: thứ nhất là đề tài về miền núi, thứ hai là đề tài về đô thị, trí thức và cuộc sống hiện đại. Ma Văn Kháng là một trong những nhà văn tiên phong trong việc đưa văn xuôi đến với tiểu thuyết - một thể loại có tầm vóc sử thi và quy mô đủ lớn, đủ sức khái quát một hiện thực rộng lớn và có ý nghĩa lịch sử. Ma Văn Kháng được coi là một trong những người “đi tiền trạm” cho đổi mới văn học. Sau đổi mới, ông vững bước đi trên con đường đã chọn với những cảm hứng mới và khí thế ngày càng mạnh mẽ. Bên cạnh các sáng tác về đề tài miền núi, khi chuyển hướng ngòi bút về đồng bằng, Ma Văn Kháng nhanh chóng tiếp cận với một hiện thực mới, đó là cuộc sống thành thị với nhiều màu sắc phong phú và độc đáo. Bằng sự nhạy cảm tinh tế của mình cộng với tinh thần trách nhiệm của một ngòi bút đầy tâm huyết, Ma Văn Kháng viết về cuộc sống và con người đô thị trong sự day dứt, trăn trở khi phát hiện ra những “lỗ hổng”, những “khoảng trống” đang tồn tại bủa vây con người. 1.2. Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu các sáng tác của Ma Văn Kháng, chúng tôi nhận thấy tiểu thuyết của ông mang nhiều dấu ấn văn hóa Việt Nam. Bởi vì ông được sinh ra trong một gia đình có văn hóa, có truyền thống quý trọng nâng niu văn hóa. Hơn nữa, ông là người sớm được tiếp thu lý tưởng cách mạng. Bên 1
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 cạnh đó với trải nghiệm thực tế của mình (sống ở vùng dân tộc 22 năm từ năm 1945 đến 1976, sau đó lại trở về sinh sống ở Hà Nội), bằng khả năng quan sát và cảm nhận hiện thực cuộc sống một cách tinh tế đã tạo nên cho nhà văn một vốn kiến thức vừa sâu sắc vừa đa dạng, phong phú về đời sống văn hóa Việt Nam. Có thể nói đây chính là cơ sở làm nảy sinh những mạch nguồn cảm hứng sâu xa, góp phần tạo nên những trang văn đậm chất văn hóa của Ma Văn Kháng. 1.3. Nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hóa là một cách tiếp cận rất lý thú trong đời sống nghiên cứu văn học. Vì vậy những năm gần đây đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu văn học trong mối quan hệ với văn hóa. Văn học là bộ phận hợp thành của toàn thể cấu trúc văn hóa. Bất kì tác phẩm văn học ở thời kì nào cũng đều mang dấu ấn văn hóa của thời kì đó. Do vậy, khi nghiên cứu một tác phẩm, sẽ là thiếu sót vô cùng nếu ta không tìm hiểu những giá trị văn hóa được thể hiện trong một tác phẩm ấy. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của mỗi quốc gia đang là vấn đề bức thiết được đặt lên hàng đầu. Nhận biết được điều này, chúng tôi mong muốn đi sâu nghiên cứu sáng tác của một tác giả cụ thể theo hướng tiếp cận văn hóa. 1.4. Sáng tác của Ma Văn kháng đã được đưa vào chương trình đại học và các bậc học phổ thông. Cụ thể là trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 có bài đọc thêm “Mùa lá rụng trong vườn” của Ma Văn kháng. Nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi mong muốn phần nào giúp cho việc giảng dạy, học tập các tác phẩm của ông được thuận lợi hơn. Xuất phát từ những lí do trên, với niềm say mê và kính trọng, khâm phục tài năng của Ma Văn Kháng, đặc biệt là ở thể loại tiểu thuyết, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kì đổi mới” (Qua Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú và Côi cút giữa cảnh đời) làm vấn đề nghiên cứu cho luận văn của mình. Sở dĩ chúng tôi lựa chọn ba cuốn tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú và Côi cút giữa cảnh đời để làm sáng tỏ màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi mới là bởi đây là ba cuốn tiểu thuyết được các nhà nghiên cứu đánh giá là những tác phẩm đạt được nhiều giá trị cao về nội dung cũng như nghệ thuật; đạt được nhiều 2
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 giải thưởng cao của Hội Nhà văn Việt Nam, qua đó góp phần đưa sự nghiệp sáng tác của nhà văn lên một tầm cao mới. 2. Lịch sử vấn đề Trong nền văn học đương đại, Ma Văn Kháng là nhà văn giàu nội lực sáng tạo. Với hơn 50 năm cầm bút, ông đã có nhiều đóng góp to lớn cho văn xuôi hiện đại thời kì Đổi mới. Các tác phẩm của ông, ngoài mảng đề tài viết về miền núi, mảng đề tài viết về thành thị cũng thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình và giảng dạy văn học. Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi chỉ tập trung vào những công trình nghiên cứu, phê bình về ba tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú và Côi cút giữa cảnh đời. 2.1. Những công trình nghiên cứu về tác phẩm “Mùa lá rụng trong vườn” của Ma Văn Kháng Tiểu thuyết "Mùa lá rụng trong vườn" ngay từ khi mới ra đời đã được đông đảo giới bạn đọc quan tâm và trở thành đề tài được các nhà nghiên cứu phê bình văn học thường xuyên khai thác một thời. "Mùa lá rụng trong vườn" lấy bối cảnh một gia đình truyền thống vào những năm 80 của thế kỉ XX, khi đất nước có những bước chuyển mình mạnh mẽ sau chiến tranh, gây ra nhiều thay đổi tốt có, xấu có. Truyện đã phản ánh chân thực những biến động trong xã hội thời bấy giờ và những ảnh hưởng to lớn của nó tới gia đình - tế bào của xã hội. Ngay từ khi mới ra đời năm 1985, tác phẩm đã nhận được nhiều sự quan tâm, ưu ái; nhiều nhận xét, đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học và nhiều công trình nghiên cứu của các bạn sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh đang theo học ở các trường cao đẳng, đại học: Nguyễn Văn Lưu khi “Bàn thêm về Mùa lá rụng trong vườn” đã chỉ ra được mối quan hệ giữa bản thân, gia đình đến xã hội trong mối tương quan giữa lối sống và mức sống. ông nói: “Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn tìm câu trả lời trong sự khám phá mối quan hệ gần gũi, thân thiết với tất cả mọi người, mối quan hệ - gia đình - xã hội” [45, tr.72]. Hay “Gia đình là xã hội thu nhỏ lại, ở đó con người bộc lộ cao nhất bản chất sống, nó ánh lên màu sắc của hạt nhân, những vạch phổ của hiện 3
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 thực xã hội theo quy luật tâm lý và tình cảm.” [45, tr.73]. Như vậy, Nguyễn Văn Lưu đã chỉ ra được một thành công nổi bật của Ma Văn Kháng về giá trị văn hóa trong tiểu thuyết "Mùa lá rụng trong vườn" đó là sự am hiểu sâu sắc của tác giả về truyền thống văn hóa trong gia đình, về tâm hồn, tính cách con người Việt Nam. Hà Ân trong bài viết "Đọc Mùa lá rụng trong vườn" cũng chỉ rõ “vấn đề gia đình là một vấn đề trung tâm, có tính chiến lược và cũng là một vấn đề khẩn thiết đang được toàn xã hội quan tâm” [45, tr.81]. Nhận xét đó cho ta thấy rằng nhà nghiên cứu Hà Ân cũng đánh giá rất cao tầm quan trọng của truyền thống văn hóa gia đình được đề cập đến trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng. Trần Bảo Hưng trong bài viết "Mùa lá rụng trong vườn và những vấn đề của đời sống gia đình hôm nay" đã khẳng định giá trị to lớn của cuốn tiểu thuyết này cũng như thành công của Ma Văn Kháng: “Cuốn sách đi vào một đề tài có thể nói là khá khiêm tốn, nhưng lại là vấn đề quan thiết của nhiều người: gia đình - những mối quan hệ trong gia đình với những cung cách, lối sống quan niệm vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn vừa rõ ràng, cụ thể, vừa rối rắm, phức tạp. Trong thời gian qua, do hoàn cảnh lịch sử của đất nước, văn học của ta tập trung phản ánh những vấn đề lớn, những con người xã hội mà chưa có điều kiện giải quyết những vấn đề của thường ngày, những con người gia đình trong cuộc sống riêng tư, cá nhân. “Mùa lá rụng trong vườn” đáp ứng được những khách quan ấy" [45, tr.89]. Tác giả Lê Thanh Hùng trong luận văn thạc sĩ của mình đã đưa ra nhận xét về cái nhìn hiện thực cuộc sống: "Có lẽ Ma Văn Kháng muốn bộc lộ một cái nhìn tiến bộ và khá mới mẻ, một nhận định khá chính xác về hiện thực đời sống đương thời - cái xấu, cái ác vẫn tồn tại, hoành hành và sinh sôi trong đời sống, còn cái thiện, cái tốt mặc dù có nhưng có lẽ chưa đủ mạnh để có thể chiến thắng" [20, tr.77]. Trong luận văn Nghệ thuật của tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới, tác giả Dương Thị Hồng Liên lại đặt sự quan tâm của mình vào thái độ của những nhân vật mang lý tưởng tốt đẹp, mang nhân cách cao cả nhưng lại bị kìm hãm trong một xã hội thực dụng, các giá trị đạo đức đang bị xuống cấp một cách trầm trọng: "Họ là những trí thức chân chính suốt đời theo đuổi lý tưởng cao đẹp nhưng lại bị ném chìm vào một xã hội thực dụng, trong sự băng hoại về đạo đức và nhân cách nhưng vẫn cố 4
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 gắng dùng sức lực nhỏ bé của mình để giữ gìn những giá trị đạo đức tốt đẹp của truyền thống dân tộc Việt" [33, tr.31]. P.V Báo Hà Nội mới trong bài viết "Thảo luận tiểu thuyết Mùa Lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng" đã có rất nhiều ý kiến về cuốn tiểu thuyết này như Tô Hoài, Vương Trí Nhàn, Vũ Quần Phương, Hoàng Kim Qúy, Nguyên Ân, Thiếu Mai, Nguyễn Xuân Tụ… các ý kiến của tác giả đều đề cập đến con người, gia đình thành thị và ít nhiều đề cập đến giá trị văn hóa có trong cuốn tiểu thuyết. Tuy nhiên, đó không phải là nội dung chính nên các tác giả không đi sâu nghiên cứu vấn đề này một cách chuyên sâu. 2.2. Những công trình nghiên cứu về tác phẩm “Đám cưới không có giấy giá thú” của Ma Văn Kháng “Đám cưới không có giấy giá thú” xuất bản 1989 đã nhanh chóng gây lên một làn sóng tranh luận sôi nổi. 11-1-1990, tuần báo Văn nghệ đã tiến hành tổ chức một cuộc hội thảo về cuốn sách này với sự tham gia của nhiều nhà văn, nhiều nhà nghiên cứu, phê bình: Xuân Cang, Nguyên Ngọc, Nguyễn Kiên, Huy Phương, Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ, Phan Hồng Giang…. Trong cuộc thảo luận, Hà Minh Đức cho rằng: “Đám cưới không có giấy giá thú viết về nhà trường nhưng thực ra là đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn hơn. Những chuyện tiêu cực ở một nhà trường phổ thông trung học mang dấu ấn và là sản phẩm của một giai đoạn xã hội mang nặng tính chất giáo điều, máy móc áp đặt. Lối làm việc chạy theo thành tích, giả dối trong công việc, và quan hệ đối xử, thái độ xem thường trí thức bộc lộ nặng nề..." [45, tr.202]. Với nhận định trên, nhà nghiên cứu đã chạm được, cảm được cái mục đích, nội dung sâu xa của người sáng tạo ra tác phẩm. Nhà nghiên cứu Xuân Cang lại chỉ ra sự đổi mới trong phương pháp xây dựng nhân vật phản diện của Ma Văn Kháng đồng thời cũng bày tỏ quan điểm cá nhân của mình đối với sự đổi mới có phần táo bạo ấy: "Ở đây anh Kháng đã mạnh dạn đưa ra những nhân vật chịu trách nhiệm chính để người đọc phán xét một cách bình đẳng. Nếu đọc theo lối truyền thống thì khó chấp nhận. Riêng tôi, tôi tán thành sự chuyển hướng phương pháp này..." [45, tr.194]. 5
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Giáo sư Phan Cự Đệ cũng là một trong số những người tham gia cuộc thảo luận này. Bên cạnh những ý khen về nội dung phản ánh "Trong tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú, nhà văn Ma Văn Kháng đã phản ánh được cái bi kịch của nhà giáo, một tri thức" [45, tr.195], về cái tâm của người cầm bút "điều đáng trân trọng là tấm lòng trung thực và trong sáng của người cầm bút, là những trang viết chân thành và xúc động" [45, tr.196]... Phan Cự Đệ còn mạnh dạn chỉ ra những hạn chế của tác phẩm, của người sáng tác: "cách nhìn những nhân vật tiêu cực trong hàng ngũ lãnh đạo ở đây có lúc còn đơn giản và phiến diện, đôi khi biến họ thành nhân vật của một hài kịch, thành những tính cách bị phong đại trong nghệ thuật biếm họa. Tính khái quát của loại nhân vật này chưa cao." [45, tr.196] và bên cạnh những trang văn sinh động, hấp dẫn trong đối thoại, trong việc dựng người, dựng cảnh là những trang văn còn "chìm sâu một cách nặng nề vào những suy tư, vào những lời biện giải mang màu sắc duy lý của tiểu thuyết luận đề" [45, tr.197]. Lê Ngọc Y khi "Đọc Đám cưới không có giấy giá thú" đã khẳng định: "Đám cưới không có giấy giá thú là tác phẩm tiểu thuyết luận đề. Nội dung tác phẩm đã phê phán những sai sót về công tác giáo dục. Ngành giáo dục đã xuống cấp đến nỗi: thầy chẳng ra thầy, trò chẳng ra trò. Nội dung ấy được thể hiện, thứ nhất là ở công tác cán bộ trong nhà trường đã không làm đúng những quy trình đào tạo cán bộ giáo dục. Thứ hai là công tác giảng dạy và học tập sa sút, vì vất bỏ những nguyên tắc tối thiểu dẫn tới đơn giản và tùy tiện." [45, tr.257]. Trần Bảo Hưng trong bài viết “Đọc Đám cưới không có giấy giá thú” đã viết: "Đám cưới không có giấy giá thú của Ma Văn Kháng là một hiện tượng của văn học năm 1989. Tác phẩm vừa mới ra đời đã tạo được dư luận sôi nổi, kẻ khen người chê, ý kiến có thể khác nhau khá xa. Có lẽ đây là tác phẩm gây tranh cãi nhiều nhất trong số các cuốn sách đã xuất bản của Ma Văn Kháng” [45, tr.188]. Nhận xét đã nhấn mạnh tầm ảnh hưởng, sức vang dội của tác phẩm đối với dư luận ngay từ thời điểm mới bắt đầu trình làng. Với tư cách là người tận mắt chứng kiến và trải nghiệm hiện thực xã hội nhà trường ấy, tự bản thân nhà văn đã bộc bạch: “Với Đám cưới không có giấy giá thú, tôi muốn đề cập đến số phận của người tri thức trong xã hội còn nhiều thiên kiến 6
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 nặng nề. Tự hao hao nhân vật Thứ trong “Sống mòn” của Nam Cao, là nạn nhân của thói lộng hành kém cỏi về trí tuệ, bị đẩy dồn đến chân tường, không có lối thoát, trở thành nhân vật của một vở bi kịch xã hội” [tr.579]. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu, phê bình khác như Nguyễn Văn Lưu, Đào Thanh Tùng, Hồng Diệu, Mai Thục, Lê Ngọc Bảo, Nguyễn Việt, Bùi Kim Chi, Minh Hạnh, Đặng Minh Hân... cũng đã đưa ra những ý kiến cá nhân về nhiều khía cạnh của bộ tiểu thuyết này. 2.3. Những công trình nghiên cứu về tác phẩm “Côi cút giữa cảnh đời” của Ma Văn Kháng Cũng như "Mùa lá rụng trong vườn" và "Đám cưới không có giấy giá thú", tác phẩm "Côi cút giữa cảnh đời" (xuất bản lần đầu năm 1989) ngay từ khi mới ra đời cũng đã được dư luận quan tâm, chú ý. Có rất nhiều ý kiến khác nhau về thiên truyện đặc sắc này. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thiện trong bài viết: “Tiểu thuyết về đề tài dân tộc và miền núi của Ma Văn Kháng” cho rằng: “Trong thể tài truyện vừa của văn học thiếu nhi, Ma Văn Kháng đã góp vào bốn truyện hay. Tác phẩm tâm huyết về chủ đề này của ông là tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời, được tái hiện trên cơ sở thu hút nhiều yếu tố tự truyện, đã được tổ chức SIDA (Thụy Điển) trao giải thưởng, bởi tác phẩm là tiếng nói xác tín và truyền cảm bảo hộ quyền sống và nhân cách con người ngay từ khi nó vẫn còn là một đứa trẻ non nớt và vụng dại” [59, tr.231]. Như vậy, Nguyễn Ngọc Thiện đã chỉ ra được thể tài cũng như giá trị nhân đạo mà tiểu thuyết "Côi cút giữa cảnh đời" mang lại cho cuộc sống con người. PGS.TS. Thanh Vân - Tác giả cuốn Phác thảo Văn học thiếu nhi Việt Nam cũng đã trích dẫn một số ý kiến của một số nhà phê bình về cuốn tiểu thuyết "Côi cút giữa cảnh đời". Tác phẩm thu hút ngay người đọc ở sự thể hiện cuộc sống thực đầy cay đắng và cũng không thiếu chất thơ diễn ra quanh ta: “Cuốn sách thể hiện cuộc sống như một sự toàn vẹn”, “không một cuộc phiêu lưu, không một pha đuổi bắt, như cứ văn học đích thực nào. Ở đây cái hấp dẫn là do tính cách và số phận những con người” (Văn Hồng), "Đọc Côi cút giữa cảnh đời, có trang rơi nước mắt, có đoạn muốn gào lên” (Quần Phương) [tr.238]. 7
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Văn Trọng, trên báo Tiền Phong số 26, ngày 30/6/2002 đã viết: “Tôi rất thích truyện Côi cút giữa cảnh đời của nhà văn Ma Văn kháng bởi tác phẩm đó giúp thiếu nhi giáp mặt với thực tế xã hội người lớn, trang bị cho các em một cái nhìn đúng về cuộc đời, giúp các em biết phân biệt người và quỷ” [tr.388]. Nói như vậy tức là "Côi cút giữa cảnh đời" mang những giá trị thực tế nhất định trong việc trang bị những kiến thức, hiểu biết cần thiết giúp lứa tuổi thiếu nhi vững vàng bước vào cuộc sống. Giáo sư Phong Lê trong bài viết "Ma Văn Kháng với Côi cút giữa cảnh đời" đã chỉ ra cái tiếp nối và cái tiến bộ, phát triển của Ma Văn Kháng so với các nhà văn khác được thể hiện trong cuốn tiểu thuyết "Côi cút giữa cảnh đời": "Cuốn sách của Ma Văn Kháng đã vục hẳn vào cái sự thật tối tăm oan khổ đó như nhiều cuốn sách khác. Nhưng thật lạ, anh lại đưa con người vào quỹ đạo những tình cảm nhân hậu, tốt lành. Có thể nói đó là một hiệu quả thanh lọc, tẩy rửa" [45, tr.159]. Dương Thị Hồng Liên - tác giả luận văn "Nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới" nhận xét: "Đa dạng trong cái nhìn, nếp cảm, lối nghĩ, Ma Văn Kháng đã nhìn rõ chân dung của những nhà cầm quyền một thời. Họ không hề có ý thức vì dân, phục vụ dân. Trái lại, họ lợi dụng chức quyền để bóc lột và chèn ép người dân. Mục đích duy nhất của những nhà cầm quyền trong Côi cút giữa cảnh đời là làm sao vơ vét được càng nhiều tiền của cho bản thân mình càng tốt cho dù phải dùng thủ đoạn gì chăng nữa" [33, tr.20-21]. Tóm lại, với các bài viết, ý kiến nhận định, các công trình nghiên cứu… về ba cuốn tiểu thuyết “Mùa lá rụng trong vườn”, “Đám cưới không có giấy giá thú” và “Côi cút giữa cảnh đời” chúng tôi nhận thấy những bài viết, ý kiến nhận định... này mới chỉ dừng lại ở một khía cạnh đơn lẻ về nội dung hay nghệ thuật, quan trọng hơn là chưa có bài viết, công trình nào đề cập đến góc độ màu sắc văn hóa hiện diện trong các tác phẩm. Mặc dù vậy, đây vẫn là những gợi ý tham khảo, những tư liệu quý báu, cần thiết hỗ trợ chúng tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài: Màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kì đổi mới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa văn học và văn hóa, dấu ấn và giá trị văn hóa trong ba cuốn tiểu thuyết “Mùa lá rụng trong vườn”, “Đám cưới không có giấy 8
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 giá thú" và “Côi cút giữa cảnh đời” của Ma Văn Kháng. Từ đó khẳng định những đóng góp của nhà văn trên cả hai phương diện văn hóa và văn học. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Luận văn giải quyết tìm hiểu cơ sở lí luận để soi tỏ mối quan hệ giữa văn hóa và văn học. Từ đó có cơ sở tìm hiểu tiểu thuyết “Mùa lá rụng trong vườn”, “Đám cưới không có giấy giá thú” và “Côi cút giữa cảnh đời” của Ma Văn Kháng trong mối quan hệ liên ngành văn hóa - văn học. - Luận văn nhằm chỉ ra những nét đặc sắc về văn hóa Việt Nam được thể hiện trong ba cuốn tiểu thuyết và những phương diện thể hiện. Từ đó giúp người đọc cảm thụ và có cái nhìn sâu sắc hơn về tác phẩm. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung tìm hiểu màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng. - Phạm vi nghiên cứu: + Chúng tôi tập trung vào ba cuốn tiểu thuyết . Mùa lá rụng trong vườn . Đám cưới không có giấy giá thú . Côi cút giữa cảnh đời + Ngoài ra, chúng tôi cũng đề cập đến những truyện ngắn và tiểu thuyết khác của Ma Văn Kháng và tác phẩm của một số nhà văn khác để so sánh nhằm làm nổi bật vấn đề của luận văn. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây: - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Phương pháp này giúp chúng tôi xác định được những cơ sở lí luận và thực tiễn làm tiền đề trước khi tiến hành triển khai vấn đề cụ thể. - Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại Phương pháp này giúp chúng tôi tìm hiểu, khám phá và phân tích những dấu ấn văn hóa trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi mới. Đấy là phương pháp không thể thiếu để có thể hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. 9
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Phương pháp so sánh đối chiếu Để chỉ ra và làm rõ những dấu ấn văn hóa trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi mới, chúng tôi không chỉ tiến hành so sánh trong nội bộ các sáng tác của Ma Văn Kháng mà còn mở rộng đối chiếu, so sánh với một vài sáng tác của các nhà văn khác nhằm làm nổi bật rõ đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp khảo sát, thống kê Để thực hiện đề tài này, chúng tôi tiến hành khảo sát ba tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú, Côi cút giữa cảnh đời của Ma Văn Kháng, tìm hiểu những dấu ấn văn hóa được thể hiện trong nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Do vậy, chúng tôi vận dụng phương pháp khảo sát, thống kê. - Phương pháp tiếp cận từ góc độ lịch sử Phương pháp này giúp chúng tôi khám phá dấu ấn văn hóa trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng dưới sự chi phối, ảnh hưởng, tác động của những biến động, những thay đổi trong một thời kỳ lịch sử nhất định. - Phương pháp nghiên cứu liên nghành Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài, chúng tôi có liên hệ và kết hợp sử dụng một cách đúng mực kiến thức của các ngành lịch sử, xã hội học, văn hóa học, tâm lý học... nhằm giúp cho việc đánh giá và nhìn nhận vấn đề nghiên cứu được toàn diện và sâu sắc hơn. 6. Đóng góp của luận văn - Thông qua đề tài, luận văn góp thêm cái nhìn mới về tiểu thuyết “Mùa lá rụng trong vườn”, “Đám cưới không có giá thú” và “Côi cút giữa cảnh đời” của Ma Văn Kháng. Khẳng định những thành tựu đắc sắc và đóng góp cơ bản của Ma Văn Kháng đối với nền văn học Việt Nam hiện đại. - Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hóa đang mở ra triển vọng mới mẻ cho tiếp cận văn chương. Luận văn có những đóng góp nhất định vào vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc. - Thực hiện đề tài này chúng tôi hi vọng sẽ đóng góp được một tư liệu tham khảo bổ ích cho công tác nghiên cứu và giảng dạy văn xuôi Việt Nam hiện đại nói chung và các sáng tác của Ma Văn Kháng nói riêng. 10
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, phần thư mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được triển khai làm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lí luận cơ bản và hành trình sáng tạo nghệ thuật của Ma Văn Kháng. Chuơng 2: Dấu ấn văn hóa trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kì đổi mới. Chương 3: Nghệ thuật thể hiện dấu ấn văn hóa trong tiểu tuyết Ma Văn Kháng thời kì đổi mới. 11
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT CỦA MA VĂN KHÁNG 1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản 1.1.1. Khái niệm văn hóa và văn học 1.1.1.1. Khái niệm văn hóa Văn hóa là khái niệm mang nội hàm khá rộng, nó liên quan đến mọi mặt của đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của con người. Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo ra, nó chi phối đến toàn bộ hoạt động của con người. Giữ một vai trò khá quan trọng, văn hóa đã trở thành một trong những đối tượng nghiên cứu chính của nhiều nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân loại học Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã thống kê được có tới 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa được đề cập đến trong các công trình nổi tiếng. Từ đó đến nay còn có biết bao nhiêu định nghĩa mới. Tuy nhiên, ở phạm vi đề tài, chúng tôi chỉ đề cập đến một số định nghĩa phổ biến, được mọi người sử dụng nhiều nhất. Theo quan niệm phương Tây: "Văn hóa lúc đầu được hiểu là canh tác, trồng trọt (cultus). Có hai loại trồng trọt, một là trồng trọt ngoài đồng (cultusagri) và hai là trồng trọt tinh thần tức là sự giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn con người" (Theo Hướng tới một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc). Như vậy, hiểu một cách đơn giản thì văn hóa luôn gắn liền với quá trình sáng tạo ra các sản phẩm vật chất và tinh thần, gắn liền với hoạt động giáo dục của con người. Từ xa xưa, người phương Đông cũng đưa ra định nghĩa văn hóa riêng của mình, cách định nghĩa này về cơ bản là khác so với định nghĩa của người phương Tây. Người phương Đông quan niệm "văn" là vẻ đẹp, "hóa" là sự biến đổi, hai chữ này khi ghép lại với nhau mang ý nghĩa là sự biến cải, thay đổi cho đẹp ra. Cùng với bước chuyển mình của thời gian, khái niệm văn hóa cũng được mở rộng và hoàn thiện từ nhiều mặt. Đầu tiên phải kể đến định nghĩa của nhà nhân loại học người Anh Edward Burnett Tylor trong cuốn Văn hóa nguyên thủy (1871): văn hóa hay văn minh hiểu theo nghĩa rộng trong dân tộc học là một tổng thể phức hợp gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và bất cứ những 12
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 khả năng, tập quán nào mà con người thu nhận được với tư cách là một thành viên của xã hội. Sau định nghĩa của E. Tylor, đã có hàng loạt những định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa lại đưa ra một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Trong số đó, định nghĩa văn hóa mà UNESCO đưa ra có tầm khái quát cao hơn cả: "Văn hóa là tổng hợp các hệ thống bao gồm các mặt tình cảm, tri thức, vật chất, tinh thần của xã hội. Văn hóa không thuần túy bó hẹp trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật mà còn bao hàm cả phương thức sống, những quyền cơ bản của con người, truyền thống, tín ngưỡng". Trong định nghĩa của mình, UNESCO đã nhấn mạnh rằng mỗi nền văn hóa đều có những tính riêng biệt, chính điều này đã làm nên nét đặc sắc, phong phú cho các nền văn hóa. Trên đây là một vài định nghĩa văn hóa tiêu biểu của các nhà nghiên cứu nước ngoài. Các nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam cũng đưa ra không ít định nghĩa khác nhau về văn hóa. Trong số đó, định nghĩa văn hóa của Trần Ngọc Thêm trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam được các nhà nghiên cứu cũng như các học giả đánh giá cao và sử dụng nhiều nhất. Họ coi đó như một công cụ đắc lực, một tiền đề lý luận đúng đắn mỗi khi tìm hiểu về văn hóa: "Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội" [56, tr.10]. Xuất phát từ những khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu văn hóa là sản phẩm của con người. Nó được tạo ra và phát triển trong mối quan hệ qua lại giữa con người với xã hội. Tuy nhiên, sau khi đã được tạo ra, chính văn hóa lại quay trở lại tham gia vào hoạt động tạo ra con người, duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Nó phản ánh trình độ phát triển của con người cũng như xã hội mà những con người đó đang sống thông qua hình thức tổ chức đời sống, mọi hoạt động của con người, những giá trị vật chất, tinh thần mà con người sáng tạo ra. Trong những năm gần đây, cùng với khái niệm văn hóa, các nhà nghiên cứu còn quan tâm đến khái niệm bản sắc văn hóa - một khái niệm gần gũi với văn hóa. Bản sắc văn hóa cũng được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu. 13
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Nếu xét từ phương diện từ nguyên thì "bản" có nghĩa là cơ bản, bản chất, còn "sắc" có nghĩa là màu sắc, sắc thái. Hiểu theo sự cắt nghĩa đó thì "bản sắc" là những gì mang tính đặc trưng nhất, căn bản nhất của một sự vật, hiện tượng; nó là cơ sở để phân biệt sự việc, hiện tượng này với sự việc, hiện tượng kia. Nói như vậy thì bản sắc văn hóa cũng là những nét đặc trưng, độc đáo và cơ bản nhất giúp chúng ta có thể nhận diện được một nền văn hóa và phân biệt nền văn hóa này với một nền văn hóa khác. Cũng theo đó, tìm hiểu bản sắc văn hóa trong sáng tác của Ma Văn Kháng là đi khai thác những dấu ấn văn hóa nổi bật trong sáng tác của nhà văn - những điểm sáng mang tính đặc trưng, độc đáo mà chỉ cần nhắc đến người ta nghĩ ngay đến Ma Văn Kháng chứ không phải một nhà văn nào khác. Khái niệm "màu sắc văn hóa": Theo như chúng tôi tìm hiểu, từ trước tới nay khái niệm "màu sắc văn hóa" chưa từng được nhắc đến trong bất cứ từ điển văn học hay từ điển thuật ngữ văn học nào. Bởi vậy trong đề tài "Màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi mới", chúng tôi mạnh dạn đưa ra cách hiểu về màu sắc văn hóa đó là: những sắc thái văn hóa được phản ánh trong các sáng tác của Ma Văn Kháng. Đó là những nét văn hóa truyền thống được truyền qua nhiều thế hệ, đến nay vẫn đang tồn tại và dần dần thay đổi sao cho vừa giữ được nét đẹp truyền thống, vừa phù hợp với cuộc sống hiện tại. 1.1.1.2. Khái niệm văn học Văn học hiểu theo nghĩa rộng là thuật ngữ gọi chung cho tất cả các hành vi ngôn ngữ nói - viết và các tác phẩm ngôn ngữ. Nếu hiểu theo nghĩa này thì các tác phẩm chính trị, tôn giáo, triết học... cũng được gọi chung là văn học. Còn hiểu theo nghĩa hẹp thì văn học bao gồm các tác phẩm ngôn từ phản ánh những vấn đề xã hội thông qua hình tượng nghệ thuật. Như vậy, nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì tất cả các tác phẩm chính trị, triết học, tôn giáo... đều nằm ngoài phạm vi khái niệm văn học. Trong thực tế, nhiều khi khái niệm văn học được dùng tương tự như khái niệm văn chương. Tuy nhiên, giữa hai khái niệm này có sự khác nhau về phạm vi nghĩa, khái niệm văn học thường có phạm vi rộng hơn khái niệm văn chương. Văn chương thường chỉ nhấn mạnh vào tính thẩm mĩ, tính sáng tạo của văn học về phương diện nghệ thuật ngôn từ. 14
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Cũng giống như màu sắc đối với hội họa, đường nét đối với điêu khắc, giai điệu đối với âm nhạc... ngôn ngữ cũng là yếu tố thứ nhất của văn học. Hay nói cách khác, văn học chính là một loại hình nghệ thuật ngôn từ. Theo M. Gorki, ngôn ngữ nhân dân là tiếng nói "nguyên liệu", còn ngôn ngữ văn học là tiếng nói đã được "những người thợ tinh xảo nhào luyện". Những nhà văn lớn trên thế giới đều là những nhà ngôn ngữ điêu luyện. Ngôn ngữ phản ánh khả năng sáng tạo của nhà văn, nó là phương tiện để nhà văn xây dựng nên các hình tượng nghệ thuật của riêng mình. Thông qua những hình tượng nghệ thuật ấy, mỗi nhà văn có thể thể hiện lập trường, quan điểm, suy nghĩ, cách đánh giá, nhìn nhận cũng như thái độ của mình trước hiện thực cuộc sống. Mặc dù có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về "văn học" nhưng chúng ta có thể lựa chọn cách định nghĩa được trình bày trong cuốn: "Từ điển thuật ngữ văn học": "Văn học là loại hình nghệ thuật sáng tạo bằng ngôn từ. Khái niệm văn học bao gồm cả văn học dân gian, được sáng tác và lưu truyền bằng miệng từ đời này sang đời khác và văn học viết được sáng tác và lưu truyền dưới hình thức văn bản viết (...). Văn học là sự phản ánh của đời sống xã hội thể hiện sự nhận thức và sáng tạo của con người (...) Văn học lấy con người làm đối tượng nhận thức trung tâm. Văn học nhận thức con người với toàn bộ tính tổng hợp, toàn vẹn, sống động trong các mối quan hệ đời sống phong phú và phức tạp của nó trên phương diện thẩm mĩ. Trong tác phẩm văn học, nhà văn không chỉ nhận thức chân lý khách quan mà còn bộc lộ tư tưởng và tình cảm, ước mơ và khát vọng của mình đối với con người và cuộc sống. Do đó, nội dung của văn học là sự thống nhất biện chứng giữa phương diện chủ quan và phương diện khách quan" [15, tr.401-402] 1.1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học Nói về mối quan hệ giữa văn hóa và văn học, giáo sư Trần Đình Sử đã từng phát biểu: "văn học có một vị trí không thể thiếu trong mỗi nền văn hóa". Có nghĩa là văn hóa và văn học là hai khía cạnh có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Cụ thể hơn, mối quan hệ giữa văn hóa và văn học là mối quan hệ hữu cơ giữa cái chung với cái riêng, giữa cái toàn thể với cái bộ phận. Cùng với triết học, chính trị, tôn giáo... văn học cũng là một bộ phận hợp thành của toàn thể cấu trúc văn hóa. Nếu như mỗi một dân tộc để có thể hình thành nên những giá trị văn hóa trong xã hội đều phải trải 15
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 qua một quá trình tìm kiếm, chọn lọc, đấu tranh, sáng tạo thì văn học chính là nơi lưu giữ những thành quả đấu tranh, những giá trị văn hóa ấy. Ở cách diễn đạt khác, văn học chính là tấm gương phản chiếu của văn hóa bằng nghệ thuật ngôn từ hay "văn học là văn hóa lên tiếng bằng ngôn từ nghệ thuật" (Huỳnh Như Phương). Nhà nghiên cứu nối tiếng thế giới M. Bakhtin cũng khẳng định mối quan hệ gắn bó mật thiết, không thể tách rời giữa văn hóa và văn học: "Văn học là một bộ phận không thể tách rời của văn hóa. Không thể hiểu nó ngoài cái mạch nguyên vẹn của toàn bộ văn hóa của một thời đại trong đó nó tồn tại" [63, tr.362] Mỗi tác giả văn học, dù ít hay nhiều, trong mỗi tác phẩm của mình đều tái hiện hình ảnh của một nền văn hóa - nơi mình sinh sống và gắn bó. Đó có thể là một nền văn hóa lúa nước với những kinh nghiệm dân gian được đúc kết từ ngàn đời qua kho tàng tục ngữ, ca dao; đó là những nét văn hóa của "một thời vang bóng" trong truyện ngắn của Nguyễn Tuân; hay truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm, sẵn sàng hi sinh cho lý tưởng của Đảng trong các tác phẩm thời kỳ kháng chiến; bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số trong thơ, văn của Bàn Tải Đoàn, Vi Hồng, Y Phương, Ma Trường Nguyên... Văn hóa chi phối toàn bộ hoạt động sáng tạo - tiếp nhận văn học. Bản thân mỗi người nghệ sĩ trong quan điểm, cách cảm, cách nghĩ, cách viết đều được chi phối bởi một nền văn hóa nhất định. Điều đó giải thích tại sao trong tác phẩm văn học lại mang dáng dấp của văn hóa. Sự chi phối đó đã tác động đến việc lựa chọn đề tài, thể hiện chủ đề, xây dựng thế giới nhân vật... của một nhà văn. Về phương diện hoạt động tiếp nhận, văn hóa cũng chi phối đến cách đánh giá, thưởng thức, thị hiếu thẩm mĩ của độc giả. Như vậy, nếu muốn tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc của một thời đại, chúng ta có thể căn cứ vào các tác phẩm văn học của thời đại đó. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học không phải là mối quan hệ một chiều mà nó là mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau. Nếu như văn hóa tác động đến sự hình thành và phát triển của văn học thì ngược lại, văn học với những ưu điểm nhất định của mình cũng tác động trở lại văn hóa. Đối với văn hóa, văn học chính là nơi bảo lưu tốt nhất những giá trị văn hóa lâu đời. Trên thực tế, có những giá trị văn hóa, những 16
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 truyền thống văn hóa (phong tục, tập quán, lễ hội...) ta không tài nào tìm thấy hay bắt gặp ở ngoài hiện thực cuộc sống mà chỉ có thể bắt gặp trong những tác phẩm văn học dân gian. Trải qua hàng ngàn đời, những nét văn hóa đó đã dần dần bị mai một và mất đi nhưng nó vĩnh viễn tồn tại trong văn học, trong trí nhớ của mọi người. Bên cạnh đó, văn học còn góp phần khẳng định, định hướng những giá trị văn hóa của nhân loại. Từ lâu nay, những nhà văn, nhà thơ đích thực đồng thời cũng chính là những nhà văn hóa tích cực. Bằng khả năng sử dụng ngôn từ tài tình của mình, các nhà văn, nhà thơ vừa khẳng định những giá trị văn hóa tích cực, qua đó góp phần bảo lưu và tuyên truyền đến mọi người dân vừa đấu tranh, phê phán, lên án, bài trừ những biểu hiện văn hóa tiêu cực nhằm góp phần thanh lọc, tạo nên một nền văn hóa trong lành. Không chỉ vậy, nhiều nhà văn, nhà thơ thông qua các tác phẩm văn học của mình còn đi tiên phong, định hướng cho sự phát triển của một nền văn hóa mới mẻ, tiến bộ. Độc giả nhờ đó mà có thể điều chỉnh lại cách sống, cách suy nghĩ, ứng xử của bản thân sao cho phù hợp. 1.1.3. Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa Như tìm hiểu ở trên, văn hóa và văn học có mối quan hệ mật thiết, có ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau. Do vậy, hướng tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa là một hướng tiếp cận đúng, mang nhiều triển vọng trong thời điểm hiện nay. Để tiếp cận, nghiên cứu một tác phẩm văn học, có rất nhiều con đường, nhiều phương thức khác nhau; chẳng hạn như tiếp cận từ phương diện xã hội học, thi pháp học, thể loại, đặc điểm... Đây đều là những hướng tiếp cận được các nhà nghiên cứu cũng như bạn đọc sử dụng. Phương thức tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa đang ngày càng khẳng định được thế mạnh cũng như sự ưu việt của mình. Đặc biệt là trong thời đại nước ta đang có xu hướng mở rộng giao lưu văn hóa với các nước trong khu vực và trên thế giới. Giáo sư Trần Đình Sử trong bài nghiên cứu của mình đã đề cập đến vai trò, tác dụng của xu hướng tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa. Theo Giáo sư hướng tiếp cận này đã "mở rộng phạm vi đề tài nghiên cứu văn học, cho phép người ta nhìn văn học dưới nhiều góc độ mới đầy hứa hẹn" 17
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa là phương pháp tiếp cận ưu tiên cho việc phục nguyên không gian văn hóa trong đó tác phẩm văn học đã ra đời, xác lập sự chi phối của các quan niệm triết học, tôn giáo, đạo đức, chính trị, thẩm mĩ, quan niệm về con người, cũng như sự chi phối của các phương diện khác nhau trong đời sống sinh hoạt xã hội... Hiểu theo cách khác, phương pháp tiếp cận này chính là việc đặt một tác phẩm văn học vào môi trường văn hóa đã chi phối, tác động đến tác phẩm ấy. Từ xưa đến nay, văn hóa vốn là một mảnh đất trù phú, ươm mầm cho các sáng tạo nghệ thuật. Mỗi nhà văn trên thế giới đều chịu ảnh hưởng của một nền văn hóa riêng, các nhà văn Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Mạch nguồn văn hóa lâu đời của dân tộc đã thấm sâu vào tâm hồn của các nhà văn, nhà thơ từ đó chi phối đến thế giới nghệ thuật, đến cách cảm, cách nghĩ, cách nhìn nhận đánh giá một sự vật, hiện tượng cũng như cách sử dụng ngôn từ trong mỗi tác phẩm văn học mà họ sáng tạo ra. Do vậy, để có thể hiểu một cách tổng thể, khái quát; đi đến ngọn nguồn, tận cùng giá trị tư tưởng của một tác phẩm văn học, ta không thể tách rời tác phẩm văn học ấy với những yếu tố văn hóa điển hình được thể hiện. Bên cạnh đó, việc tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa sẽ giúp cho chúng ta có những nhận định đúng đắn về giá trị đích thực của một tác phẩm văn học. Bởi mỗi dân tộc lại có một nền văn hóa riêng; nền văn hóa ấy chi phối, quyết định đến mọi chuẩn mực trong xã hội mà con người phải nương theo. Ngày nay, nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa là hướng tiếp cận đang ngày càng được đề cao và mở rộng với nhiều mục đích nghiên cứu khác nhau: nghiên cứu thiên về giải mã các hình tượng nghệ thuật, tìm ra nền tảng văn hóa lịch sử của nó; nghiên cứu nhằm nhận diện và miêu tả các biểu hiện văn hóa tồn tại trong một tác phẩm văn học; nghiên cứu ngôn ngữ của văn bản nghệ thuật từ đó hiểu nghĩa và cơ chế kiến tạo nghĩa của nội dung cũng như hình thức của tác phẩm văn học từ bối cảnh văn hóa - xã hội... Trong cuốn "Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa" PGS.TS Trần Nho Thìn đã đề cập đến một số bài viết thành công với hướng tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa này: đó là Hoài Thanh trong bài viết mở đầu cho cuốn "Thi nhân Việt Nam", Trần Đình Hựu với công trình "Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại". 18
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Tác giả đã mạnh dạn đưa ra sự đánh giá của mình: "Hoài Thanh đã chọn cách so sánh thơ mới với thơ cũ trên nền của sự thay đổi văn hóa do cuộc tiếp xúc văn hóa Đông - Tây... Trần Đình Hựu lại chọn cách đọc văn học trung đại trên cơ sở phân tích ảnh hưởng của tư tưởng triết học - đạo đức - thẩm mĩ của Nho giáo". Trong bài viết của mình, PGS.TS Trần Nho Thìn cũng nhắc đến hướng nghiên cứu, tiếp cận Truyện Kiều của nhà nghiên cứu người Pháp René Craysac: "đã tìm cách lý giải tư tưởng, hành động của nhân vật Truyện Kiều trên cơ sở liên hệ với quan niệm đề cao gia đình, xem nhẹ cá nhân của văn hóa phương Đông". Như vậy, hướng tiếp cận của nhà nghiên cứu người Pháp này cũng xuất phát từ góc nhìn văn hóa. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có khá nhiều công trình, nhiều tác giả nghiên cứu văn học trong mối quan hệ mật thiết với văn hóa. Tiêu biểu ở Việt Nam, ta phải nhắc đến các bài nghiên cứu của Trần Nho Thìn, Trần Đình Hựu, Trần Ngọc Vượng, Đỗ Lai Thúy, Trần Lê Bảo... Những tác giả này thông qua những công trình nghiên cứu của mình đã đạt được những thành công nhất định, góp phần làm phong phú hơn, đa dạng hơn xu hướng tiếp cận tác phẩm văn học. Tiếp cận văn học dưới góc nhìn văn hóa cùng với những khuynh hướng tiếp cận văn học khác đã góp phần lí giải, giải mã trọn vẹn một tác phẩm văn học qua đó làm cho tác phẩm văn học ấy trở lên thú vị, hấp dẫn hơn. 1.2. Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Ma Văn Kháng Ma Văn Kháng là nhà văn từng được mệnh danh là "người khuấy động văn đàn Việt Nam hiện đại" (Lưu Khánh Thơ). Mặc dù so về tuổi đời thì Ma Văn Kháng không bằng Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải nhưng ông vẫn thuộc nhóm đại biểu tinh anh của văn học một thời, xứng danh là một trong những ngọn cờ tiên phong đổi mới. 1.2.1. Vài nét về tiểu sử Ma Văn Kháng Ma Văn Kháng tên thật là Đinh Trọng Đoàn, sinh ngày 1 tháng 12 năm 1936 tại làng Kim Liên - Đống Đa - Hà Nội. Đó là một làng quê cổ, thanh bình nhưng nghèo nàn, cuộc sống của mọi người dân vô cùng vất vả. Ma Văn Kháng đã theo học và tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Năm 1954, sau khi hòa bình lặp lại, cũng giống như bao thanh niên cùng thế hệ, nghe theo tiếng gọi của tổ quốc, Ma Văn Kháng đã quyết định rời quê hương Hà Nội 19
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 thân yêu để đến với vùng đất Tây Bắc tham gia hoạt động cách mạng. Tuổi trẻ của ông gắn với rất nhiều nghề: dạy học, làm thư kí cho Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Lào Cai, làm phóng viên, viết báo... sau đó là viết văn. Nhà văn đã có giai đoạn sống gắn bó với cuộc sống lam lũ nhưng chứa chan tình cảm của người miền núi: cuộc sống tuy vẫn còn lạc hậu nhưng rất đỗi chân tình của đồng bào các dân tộc thiểu số, những mảnh đời gieo neo của người dân miền xuôi tha phương cầu thực và lập nghiệp ở đây, những trai gái hăm hở lên khai hoang, xây dựng quê hương mới, những điều mới mẻ từ quan hệ thầy trò ấp áp tình xuôi ngược. Chính cuộc sống nơi đây đã thu hút, mời gọi, tạo thành một vốn sống phong phú cho con đường viết văn của ông sau này. Ông viết báo, viết văn như là một sự thôi thúc của tâm hồn. Năm 1961, ông cho trình làng truyện ngắn "Phố cụt". Kể từ đây, sự nghiệp văn chương của ông bắt đầu. Từ năm 1974, Ma Văn Kháng là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, năm 1976, Ma Văn Kháng đã rời Lào Cai - quê hương thứ hai của ông để trở về Hà Nội công tác với tư cách là một nhà văn chuyên nghiệp. Bắt đầu từ thời điểm này, một giai đoạn mới mở ra với sự nghiệp viết văn của ông. Ma Văn Kháng từng giữ chức Tổng biên tập, Phó Giám đốc Nhà Xuất bản Lao Động. Từ tháng 3/1995, ông là Tổng biên tập Tạp chí Văn học nước ngoài của Hội Nhà văn Việt Nam. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Ma Văn Kháng đã nhận được khá nhiều giải thưởng có giá trị: Giải thưởng loại B của Hội Nhà văn Việt Nam (1986) cho tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn. Giải thưởng của Hội đồng văn xuôi Hội Nhà văn Việt Nam (1995) cho tập truyện ngắn Trăng soi sân nhỏ Giải thưởng văn học ASEAN Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật năm 2001 Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật năm 2012 cho các tác phẩm Truyện ngắn chọn lọc, Mưa mùa hạ, Côi cút giữa cảnh đời, Gặp gỡ ở La Pan Tẩn. 20
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.2.2. Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Ma Văn Kháng Trước khi đến và gắn bó với sự nghiệp văn chương, Ma Văn Kháng đã từng làm khá nhiều nghề khác nhau. Nhưng tự bản thân ông thấy với những nghề đó, ông chưa thực sự trải được hết lòng mình. Chỉ đến khi bước chân vào sự nghiệp văn chương, ông mới có thể giãi bày được hết tâm tư, tình cảm với đất và con người nơi ông sinh sống, nơi ông đã từng đến, ở và làm việc. Truyện ngắn đầu tiên mở đầu cho văn nghiệp của Ma Văn Kháng là Phố cụt. Ngay trong lần xuất hiện đầu tiên, truyện ngắn đã được in trang trọng trên trang nhất của tuần báo Văn nghệ số 136, ngày 3/3/1961. Với cốt truyện đơn giản, văn mạch rõ ràng, truyện ngắn đã được đông đảo người dân tiếp nhận, nó báo hiệu sự nghiệp văn chương của một nhà văn lớn đã bắt đầu khởi hành. "Phố cụt" là truyện ngắn miêu tả về số phận của một vài người sống trong một ngõ phố nhỏ, heo hút miền núi. Trong cuộc sống lam lũ, vất vả ấy, tình yêu và hạnh phúc vẫn nhen nhóm và nảy nở một cách dung dị, chất phác giữa những mảnh đời đơn chiếc, từng hứng chịu những vết thương do chế độ cũ để lại. Đọc truyện ngắn, người đọc cảm nhận được tấm lòng ấm áp, nhân hậu, một niềm tin sắt son của tác giả rằng dù cho hoàn cảnh có xô đẩy đến đâu, những con người lao động lương thiện vẫn luôn giữ vững phẩm cách, sự bao dung, nhân hậu của mình. Sự nghiệp văn chương của Ma Văn Kháng được chia ra thành hai giai đoạn, đó là giai đoạn trước 1975 và giai đoạn sau 1975. Trước năm 1975, Ma Văn Kháng thường tập trung vào đề tài miền núi ở nhiều thời điểm lịch sử khác nhau: dưới chế độ cũ, hiện thực cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, hiện thực xây dựng xã hội Chủ nghĩa ở miền bắc. Xa Phủ đề cập đến sự đổi thay trong suy nghĩ, nhận thức và hành động của những con người miền núi. Ở họ, dù vẫn tồn tại những vết thương to lớn do chế độ cũ để lại nhưng họ đã biết chủ động chuyển mình để trở thành những con người mới có thể tự làm chủ cuộc đời. Cùng với quá trình sáng tạo nghệ thuật, nhà văn đã đặt ra vô số vấn đề nhức nhối: đó là vấn đề con người miền núi sẽ ra sao, cuộc sống của họ sẽ thay đổi như thế nào trước hiện thực lớn lao của dân tộc? Điều đặc biệt là dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, nhà văn cũng luôn tin tưởng vào phẩm chất tốt đẹp và khả năng, ý chí tự vươn lên khắc phục hoàn cảnh của họ. 21
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Cái móng ngựa là truyện ngắn phản ánh quá trình xây dựng cuộc sống mới ở vùng cao cũng như thái độ, tâm tư, tình cảm, cách ứng xử của những con người miền núi trước hiện thực, trước những tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan đã tồn tại từ lâu đời. Như vậy, trước năm 1975, các sáng tác của Ma Văn Kháng chính là một bức tranh sinh động đầy màu sắc về cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc. Nhà văn đã hòa nhập và thấu hiểu cuộc sống của những con người nơi đây. Trong các tác phẩm của ông, những người dân miền núi đều hiện lên vô cùng đẹp đẽ với tình yêu quê hương da diết, với tính cách trung thực, thật thà, chất phác yêu đời và lòng nhiệt thành với cách mạng. Trước hiện thực cuộc sống khó khăn và phức tạp, nhà văn đã cần cù, bền bỉ từng bước thâm nhập vào cuộc sống. Ông gặp gỡ, hỏi han, ghi chép rồi lặng lẽ chuyển hóa hiện thực cuộc sống lên các trang văn của mình. Thông qua những hình tượng nhân vật, Ma Văn Kháng đã đặt ra những vấn đề bức xúc của đời sống muôn mặt. Có thể nói, cảm hứng bao trùm lên các sáng tác của Ma Văn Kháng giai đoạn trước năm 1975 là cảm hứng ngợi ca. Ngợi ca những con người mới, cuộc sống mới trên quê hương miền núi. Cùng nằm trong dòng chảy chung của văn chương giai đoạn này, Ma Văn Kháng cũng đề cao những con người cộng đồng, coi nhẹ con người cá nhân. Đó là những con người có ý thức chính trị cao, sẵn sàng quên cái tôi để hi sinh cho cái chung của cả dân tộc. Với khuynh hướng sử thi, các nhân vật hiện lên như những đại diện xứng đáng cho sức mạnh của cộng đồng. Ma Văn Kháng đã đứng trên quan điểm chung của cộng đồng mà miêu tả, mà kể chuyện. Sáng tác của Ma Văn Kháng giai đoạn này cùng với sáng tác của các nhà văn khác đã góp phần khởi sắc cho nền văn học viết về đề tài miền núi. Tuy nhiên vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Đó là sự đơn điệu, lặp lại của chủ đề, tư tưởng tác phẩm; cách nhìn nhận thế giới nhân vật còn thuần nhất, đơn giản, một chiều, chưa thấy được sự phức tạp, đa dạng, nhiều chiều của thế giới nhân vật. Sau khi đất nước thống nhất, năm 1976, Ma Văn Kháng đã rời Lào Cai trở về Hà Nội. Kể từ đây, sự nghiệp sáng tác của ông bước sang một trang mới với các sáng tác ngày càng nở rộ, đề tài được mở rộng, nhiều chủ đề được khai thác sâu hơn, tinh tế hơn. Cảm hứng sử thi bao trùm toàn bộ sáng tác giai đoạn trước đã dần thay thế, nhường chỗ cho cảm hứng thế sự, đời tư. 22
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Thời kỳ này, các sáng tác của ông có sự đổi mới trên cả hai bình diện: nội dung và nghệ thuật. Trải qua sự chiêm nghiệm đã được đúc kết qua nhiều năm, cách nhìn về cuộc sống và con người của nhà văn đã có sự thay đổi lớn: cuộc sống luôn đa dạng, phong phú, bề bộn và phức tạp nhưng chính sự đa đạng ấy đã làm nên cái mới trong các sáng tác của ông. Sau 1975, Ma Văn Kháng tập trung viết về hai mảng đề tài đó là đề tài miền núi và đề tài thành thị. Ở mảng đề tài miền núi nhà văn đi sâu khai thác những vấn đề về số phận và cuộc đời của con người Ở mảng đề tài thành thị, nhà văn lại hướng ngòi bút của mình vào những vấn đề nóng hổi của xã hội: vấn đề đời tư, thế sự, nhân sinh... Nhiều lĩnh vực, nhiều mặt của cuộc sống đã được ông đề cập đến: tình yêu, tình dục, hôn nhân, gia đình, đạo đức, sự tha hóa do tác động của đồng tiền... Qua các sáng tác của mình, nhà văn đã bộc lộ sự trăn trở về số phận con người, về sự tác động khủng khiếp của hoàn cảnh đối với con người từ đó dẫn đến những xung đột quyết liệt giữa con người với con người, giữa con người với hoàn cảnh sống và giữa con người với chính bản thân mình. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giữ vững nhân cách và hoàn thiện nhân cách con người trong hoàn cảnh phức tạp ấy? Ma Văn Kháng được coi là một trong những người "đi tiền trạm" cho đổi mới văn học. Mưa mùa hạ (1982), Mùa lá rụng trong vườn (1985) là những tác phẩm có tính chất mở đường. Không ra lời tuyên bố chính thức nào như Nguyễn Khải hay Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng lặng lẽ dấn bước trên con đường đổi mới với một quyết tâm mạnh mẽ. Sự đổi mới trong sáng tác của nhà văn bắt đầu từ Mưa mùa hạ khi ông không để cho tác phẩm kết thúc có hậu kiểu truyền thống. Cả hai nhân vật chính đều phải chết: một người chết vì bệnh còn một người thì hi sinh, lấy thân mình che chắn cho con đê. Cả hai nhân vật đều ấp ủ trong mình những khát vọng đẹp đẽ về cuộc sống nhưng cuối cùng họ lại phải ra đi trong sự ai oán, day dứt. Đây là lí do mà tác phẩm đã bị kiểm duyệt, không cho xuất bản một thời gian, đến khi được xuất bản lại gây ra biết bao nhiêu sóng gió. Mùa lá rụng trong vườn ra đời tiếp tục gây chú ý mạnh mẽ đến bạn đọc. Mặc dù ban đầu vẫn vấp phải những ý kiến trái chiều nhưng tác phẩm cuối cùng cũng vượt qua được những thử thách và được chuyển thể thành kịch bản điện ảnh. Những va 23
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 đập, những trở ngại trên con đường viết văn càng hun đúc thêm ý chí, quyết tâm của nhà văn muốn được phơi bày tất cả ra trước mắt độc giả. Năm 1989, cuốn tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú được nhà văn mạnh dạn tung ra đã gây ra một cú "sốc" mạnh cho dư luận. Theo thống kê, có tời vài ba chục bài viết (cả đăng và chưa đăng) tranh luận sôi nổi về vấn đề được đưa ra trong tác phẩm. Trong đó có nhiều ý kiến trái chiều, khen hết lời mà chê cũng kịch liệt. Ngòi bút miêu tả của nhà văn đã đi sâu vào đời sống tâm hồn của con người mà giãi bày. Hiện thực cuộc sống qua ngòi bút của ông hiện lên với tất cả những mâu thuẫn, phức tạp, vừa có ánh sáng lại vừa có bóng tối. Viết về những xấu xa, bạc nhược ấy, nhà văn luôn bộc lộ một nỗi đau nhân tình âm thầm, lặng lẽ. Trở về chốn thị thành giữa lúc đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ, Ma Văn Kháng đã bắt gặp biết bao cảnh nhếch nhác, đốn mạt; tình trạng thiếu hụt nhân tình, ích kỉ, đạo đức giả, đố kị, ghen ghét nhau: Người đánh trống trường, Trăng soi sân nhỏ, Chọn chồng, Xóm giềng, Côi cút giữa cảnh đời... Có thể nói, sau 1975, sáng tác của Ma Văn Kháng là một bức tranh chân thực, đậm nét về đời tư thế sự phức tạp, đa đoan trong xã hội Việt Nam thời kỳ Đổi mới. Với một nhãn quan tinh tế, một thái độ bao dung và một tấm lòng nhân ái, nhà văn luôn quan tâm đến cuộc sống con người, những mối quan hệ, những cách ứng xử của con người trong cuộc sống. Điểm nhìn trần thuật của nhà văn cũng có sự thay đổi khá lớn: nếu giai đoạn trước là điểm nhìn bên ngoài thì sang giai đoạn này, bên cạnh điểm nhìn bên ngoài còn có điểm nhìn bên trong. Có lúc người trần thuật lại ẩn mình để cho nhân vật tự bộc lộ nhưng có khi nhà văn lại thể hiện cái tôi của mình trong tác phẩm. Thông qua hai giai đoạn trong quá trình sáng tác của Ma Văn Kháng, chúng ta thấy nhà văn có sự thay đổi trong cái nhìn đối với cuộc sống, trong cách lựa chọn đề tài và trong nghệ thuật thể hiện. Chính sự thay đổi này khiến những tác phẩm của ông vô cùng hấp dẫn với người đọc. Tiểu kết chương 1 Trên cơ sở tìm hiểu nội hàm các khái niệm văn hóa và văn học, chúng tôi đã đi sâu tìm hiểu mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa và văn học, để cuối cùng khẳng định hướng tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa là một hướng đi đúng đắn, cần thiết. 24
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Đặc biệt đặt trong bối cảnh giao lưu văn hóa toàn cầu như hiện nay thì việc giữ gìn bản sắc văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc là một việc làm vô cùng quan trọng. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Ma Văn Kháng không ra khỏi quỹ đạo chung của dòng chảy văn học Việt Nam. Trước thời kỳ Đổi mới ông sáng tác trên nguồn cảm hứng sử thi, sau đổi mới ông sáng tác trên nguồn cảm hứng thế sự đời tư. Với vai trò đi tiên phong trong thời kỳ Đổi mới, sáng tác của Ma Văn Kháng mang những nét độc đáo, mới lạ, thể hiện tài năng sáng tác của nhà văn. 25
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Chương 2 DẤU ẤN VĂN HÓA TRONG TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI 2.1. Bức tranh thiên nhiên mang dấu ấn văn hóa Việt Nam 2.1.1. Bức tranh thiên nhiên bốn mùa Việt Nam Việt Nam là một nước nằm trọn trong vùng nhiệt đới, điều đặc biệt ở đây là dù nằm trọn trong vùng nhiệt đới nhưng khí hậu Việt Nam lại phân bố thành ba vùng khí hậu riêng biệt. Trong đó, miền Bắc là khu vực có khí hậu phong phú và đặc sắc nhất. Ở miền Bắc Việt Nam, một năm có bốn mùa rõ rệt, mỗi mùa mang một nét đặc trưng riêng hình thành nên một nét văn hóa riêng. Nét văn hóa này, từ xưa đã được các nhà thơ, nhà văn đưa vào trong các tác phẩm thơ, văn của mình dưới nhiều biểu hiện khác nhau. Chẳng hạn như Nguyễn Khuyến - nhà thơ nổi tiếng thời trung đại ngoài những bài thơ lẻ đã có hẳn một chùm ba bài thơ viết về mùa thu, Xuân Diệu - nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới lại thấy mùa thu thấm đẫm một nỗi buồn man mác, cô quạnh: Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng Đây mùa thu tới! Mùa thu tới! Với áo mơ phai dệt lá vàng (Đây mùa thu tới) Bản thân Ma Văn Kháng là người gốc Hà Nội mà thiên nhiên, khí hậu Hà Nội bao giờ cũng thấm đẫm một nét đặc trưng riêng, gây một ấn tượng mạnh mẽ, ám ảnh trong trí nhớ, trong cảm nhận của những người con nơi đây. Hơn ai hết, Ma Văn Kháng cảm nhận rõ nét những nét đặc trưng ấy, ông đã đưa vào trong các trang văn của mình như một sự trân trọng khôn nguôi. Có một điều người đọc hiếm khi bắt gặp trong các tác phẩm của các nhà thơ, nhà văn khác đó là trong một tác phẩm của Ma Văn Kháng thường xuất hiện nhiều mùa ở nhiều thời điểm, nhiều trạng thái chứ không phải chỉ có một mùa ở một trạng thái đơn lẻ. Ở từng mùa, thiên nhiên trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng cũng có những sắc thái mang tính đặc trưng riêng. Mùa xuân - mùa đầu tiên của một năm mới, mùa cây cối đâm trồi nảy lộc, sinh sôi nảy nở của mọi sự vật. Ma Văn Kháng đã rất tinh tế 26
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 khi phát hiện ra sự hiện diện của mùa xuân, dù nó mới chỉ bắt đầu chớm xuất hiện ở những cành cây đã trơ trụi lá: "Hàng me gầy viền hai lề đường bị cái rét gai góc tuốt sạch đến từng vẩy lá nhỏ, một chiều áp Tết như triều dâng âm thầm đã đến kỳ bộc phát bỗng tưng bừng nơi đầu cành, những chấm lộc vàng, li ti như những bóng đèn nhỏ, le lói sáng một góc trời vẫn còn nhiều mây xám" [24, tr.48]. Trong cảm nhận của tác giả, mùa xuân tuy có vẻ ngoài yếu đuối nhưng ẩn trong nó là cả một sức sống mãnh liệt. Nó không chịu khuất phục trước một khó khăn nào, trước sự hiện diện mạnh mẽ của mùa đông, nó vẫn từng bước, từng bước tiến tới để khẳng định sự hiện diện của mình. Ở điểm này Ma Văn Kháng có sự đồng điệu với một nhà thơ nổi tiếng của Phong trào Thơ Mới đó chính là Xuân Diệu, Xuân Diệu cũng phát hiện ra bước đi của thời gian, sự hiện diện của mùa thu ở thời khắc giao mùa. Trong tiểu thuyết "Côi cút giữa cảnh đời" mùa xuân lại xuất hiện với dáng vẻ non tơ, nõn nà, mềm mại, thanh khiết: "Nghĩa trang Yên Kỳ, một sớm đầu xuân heo heo lạnh. Mặt đất lấm tấm những búp cỏ tơ nõn nà vàng ánh. Trần mây lồng lộng, thanh khiết như có ai vừa quét dọn, còn lưu lại vài nét mây phất như dâu chổi lúa mềm mại ngoài mảnh sân nhà buổi sớm mai" [25, tr.78]. Mùa xuân ở đây không còn là chớm nở nữa, nó đã thật sự hiện diện và khẳng định vị trí của mình trên từng tầng mây, nhánh cỏ. Trong bốn mùa, thiên nhiên ở thời điểm mùa hạ được Ma Văn Kháng miêu tả nhiều nhất, sinh động nhất với biết bao nhiêu biểu hiện, sắc thái. Thậm chí, ở chương IX của tiểu thuyết "Mùa lá rụng trong vườn", nhà văn đã đặc tả cảnh sắc thiên nhiên chớm hạ. Chớm hạ, cái nắng vẫn chưa gay gắt, những cơn gió mùa đông còn sót lại vẫn thỉnh thoảng xuất hiện một cách yếu đuối nhưng nó không đủ sức để đẩy lui những cơn mưa rào như một nhịp độ quen thuộc vào quãng ba giờ chiều mỗi ngày: "Ngày đã dài hơn. Thời gian như trẻ lại. Chớm hạ, ngày nào cũng như ngày nào, vào quãng ba giờ chiều, cái nắng đầu mùa nhợt nhợt đi, những tảng mây đen nặng chứa các điểm dông bão lừ lừ bay về thành phố. Gió mùa đông nam đang hấp tấp đuổi theo những lưỡi khí lạnh chưa kịp rút của mùa đông, vượt lên, đột ngột hóa lạnh. Mưa đổ xuống thành phố. Những cơn mưa ngắn ngủi, mạnh như thác đổ. 27
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Mưa mùa hạ ào ào cảm giác hứng khởi." [24, tr.165]. Các loài ếch, nhái, cóc là những loài nổi tiếng trong văn hóa dân gian Việt Nam. Trong đó, ếch và cóc xuất hiện nhiều trong truyền thuyết, truyện cổ tích và trong văn hóa đại chúng. Chúng thường được mô tả là những con vật xấu xí, vụng về nhưng lại tốt bụng và có tài năng ẩn dấu. Trong quan niệm từ lâu đời của người Việt, mỗi khi ếch, nhái, cóc kêu ran là báo hiệu trời sắp mưa rào. Là một người yêu văn hóa dân tộc, Ma Văn Kháng đã đưa nét văn hóa dân gian này vào trong bức tranh thiên nhiên của mình. Không những vậy, với tâm hồn nhạy cảm, ông còn cảm nhận được sự vui sướng, hạnh phúc của những sinh vật nhỏ bé này trong chính những tiếng kêu của chúng: "Ếch nhái ở góc vườn rậm nổi điệu nhạc i uôm hào hứng, những đám cưới của loài sinh vật này tắm gội trong mưa chợt rơi chợt tạnh, cũng ngắn ngủi, ồn òa như những cơn mưa. Mưa giội xuống mặt đất một nguồn sinh lực mới và những hàng me bên hè phố ngày nào cũng chỉ loi nhoi mấy chồi lộc, giò nhánh, cành đã xanh đầm lá non" [24, tr.165]. Có thể nói, mùa hạ là mùa rực rỡ nhất bởi cây cối tốt tươi, hoa quả thi nhau đua nở: "Cây trong vườn nhà ông Bằng tốt tươi hơn ở những nơi khác. Kể từ khi xuân sang, trên lá cành của chúng đã thấy có sự hăm hở khác lạ. Giờ thì nhãn đã ra hoa. Lặng lẽ, trên những chòm lá cao tít, hồng bấy lá non, hoa ngoi lên, ngầu ngầu một sắc nắng nhẹ, như phấn thông vàng. Hoa gọi ong. Cây mít bật những chồi hoa cánh mở đều đặn. Rồi sấu. Rồi vải. Lạ, vải kết quả từ lúc nào mà nhanh vậy. Một sớm mai trở dậy, đứng dưới gốc sấu hoa rụng đầy, mịn xanh như bột đậu đồ, ngẩng lên cành vải đã thấy những chùm quả non nho nhỏ, xanh như ngọc." [24, tr.165-166] Trong không khí của mùa hạ, dường như tất cả cây cối trong vườn đều có sức sống mạnh mẽ hơn. Chúng thi nhau đua sắc rồi kết trái một cách nhanh chóng dưới sự ngạc nhiên, bất ngờ của con người. Cũng giống như những tiếng kêu ran của ếch, nhái, cóc, hoa phượng rực rỡ cũng là lời chào nồng nhiệt của mùa hè. Hoa phượng nở từ tháng tư đến tháng sáu hàng năm. Hoa phượng bắt đầu nở là mùa hè bắt đầu đến. Cái sắc đỏ rực của hoa phượng hòa vào cái nắng chói chang tạo nên một ấn tượng khó phai, đôi khi còn khiến cho người ta giật mình để rồi thắc mắc, tò mò với những câu hỏi vu vơ: 28
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 "Tháng năm như một lời hẹn không đơn sai, phượng đã nở hoa đồng loạt, như son đổ lênh loang, tràn trề, thật hào phóng và thiết tha. Kỳ lạ thế. Suốt cả mùa đông giá buốt, phượng trốn lẩn ở đâu? Để bây giờ cùng lúc bừng bừng trên mỗi nhánh cành gầy gúa là những thảm hoa đỏ tươi trinh nữ, nguyên thuần, như những linh thể uy nghiêm và sống động" [24, tr.375-376]. Ngày dài, đêm ngắn, nhiệt độ cao, nắng nóng, tiếng ve kêu râm ran chính là những đặc trưng của mùa hè. Với những mùa khác, bầu trời xanh thường gợi cho người ta cảm giác chan hòa, dịu mát, thoáng đãng nhưng ở mùa hè lại là ngoại lệ, cái xanh ấy nhiều khi khiến cho người ta cảm thấy sợ, cảm thấy chán ngán bởi trời càng xanh nhiệt độ càng cao, khí hậu càng nóng, con người càng cảm thấy bức bí: "Tháng sáu, nhiệt độ hàng ngày chung một khuôn đúc, cứ quẩn quanh ba mươi tám, ba mươi chín độ. Ngày chỉ mong chóng tối. Đêm, chỉ mong chóng sáng. Nhưng ngày lại ngày, cứ chang chang. Đêm qua đêm, cứ vằng vặc. Ve sầu rền rã từng hồi như vuốt vào sợi thép. Người nẫu nà, chỉ mong trời giật gió. Cơn mưa từ biển vẫn mù khơi. ... Hôm nay trời xanh. Mai cũng lại trời xanh. Ngày mai nữa cũng lại nó. Ôi cái cung màu đơn điệu, trơ trống đến chán ngán." [24, tr.559]. Khảo sát ba cuốn tiểu thuyết "Côi cút giữa cảnh đời", "Mùa lá rụng trong vườn", "Đám cưới không có giấy giá thú" của Ma Văn Kháng, chúng tôi thấy thiên nhiên mùa thu xuất hiện khá ít nhưng không vì thế mà mất đi vẻ đẹp của nó. Bức tranh thiên nhiên mùa thu vẫn mang đậm dấu ấn đặc trưng của mùa thu Hà Nội - mát mẻ, thoáng đãng: "Không khí buổi sớm cuối thu rất mát mẻ... Chúng tôi trở lại bên bờ hồ. Mặt trời tròn hồng vừa nhô cao, đuổi giạt những gợn mây cá vàng sang hai bên" [25, tr.39]. Thiên nhiên mùa thu còn là vầng nắng thu vàng nhưng không gay gắt phủ lên mộ người bà trong tác phẩm "Côi cút giữa cảnh đời". Dường như tất cả không gian nơi ngoại thành trong "Mùa lá rụng trong vườn" đều nhuốm một màu vàng dịu nhẹ: "Ngoại thành chớm thu huy hoàng hòa sắc xanh, vàng. Cỏ mượt đậm ven đê. Lứa con gái đứng cây. Vòm trời thanh tao, nhẹ nhõm. Và nắng có dáng hình mong manh, vừa đủ hong khô không khí. Mặt trời vàng nhòe ỏ phía sau xe, nhiều lúc như đùa giỡn, chiếu một vệt dài qua kính sau, qua cô gái, tới cái cặp tóc nhôm sáng trắng của Lý" [24, tr.266]. 29
  • 37. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Chỉ bằng vài câu văn ngắn, gọn, Ma Văn Kháng đã lột tả thành công một bức tranh thiên nhiên mùa thu đẹp, rực rỡ nhưng cũng không kém phầm dịu dàng, nhí nhảnh. Mọi sự vật của thiên nhiên như cỏ, nắng, mặt trời đều được nhà văn nhân hóa lên có dáng, có hình, có hoạt động, có tính cách như con người vậy. Cuối cùng là bức tranh thiên nhiên vào mùa đông - mùa cuối cùng trong năm. Mùa đông ở nước ta được biết đến với cái rét buốt nhiều khi "cắt da cắt thịt", mọi cỏ cây đều trở lên cằn cỗi, khẳng khiu. "Chớm đông, lạnh heo heo, vừa đủ hồng má con gái. Cây trong vườn nhà ông Bằng thu hình gọn ghẽ. Những đêm trăng đầu mùa lạnh, mặt đất sáng lỗ đỗ dưới vòm cây óng ả hơi sương. Trăng vào mùa này, quãng gần rằm, hay đứng chếch mái căn nhà gác, ghé xuống khu vườn, gợi một tứ thơ cổ điển" [24, tr.311]. Cái lạnh của mùa đông không chỉ nhuốm vào lòng người mà nó còn phủ kín cả cảnh vật. Cây cối vốn vô tri vô giác nhưng dưới con mắt của nhà văn nó cũng có cảm giác, có tâm trạng; với sự tác động của cái rét, cây cối như cố gắng thu mình lại để tránh cái rét. Vị trí của mặt trăng trong đêm đông vào quãng gần rằm cũng được tác giả quan sát và miêu tả rất rõ: đứng chếch chếch căn nhà gác. Điều này không phải do ông bất chợt phát hiện ra mà nó là kết quả của một sự quan sát khá lâu, khá tỉ mỉ; sự quan sát thường xuyên. Sở dĩ có thể khẳng định được như vậy là nhờ những từ ngữ trong câu văn mà Ma Văn Kháng sử dụng: "Trăng vào mùa này", "hay đứng chếch...". Thiên nhiên bốn mùa, mỗi mùa mang một vẻ đẹp riêng nhưng tựu chung lại đều tạo ra được một sự cuốn hút, lay động lòng người. 2.1.2. Thiên nhiên gắn với đời sống của con người Việt Nam Đại thi hào Nguyễn Du trong tác phẩm được đánh giá là kiệt tác của mình đã viết: Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ (Truyện Kiều) Cảnh không đơn thuần chỉ là bức tranh thiên nhiên mà nó còn là bức tranh tâm trạng của con người. Mượn cảnh để gửi gắm tâm trạng hay nói một cách ngắn gọn hơn là tả cảnh ngụ tình - Đây là một thủ pháp nghệ thuật được các tác giả xưa rất ưa chuộng. Mặc dù, văn xuôi có nhiều đặc điểm khác so với thơ ca nhưng trong các tác 30