SlideShare a Scribd company logo
1 of 70
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
PHẠM THỊ HIẾU
THƠ CỔ PHONG NGUYỄN TRÃI,
NGUYỄN DU TỪ GÓC NHÌN THI PHÁP
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Thừa Thiên Huế, Năm
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
PHẠM THỊ HIẾU
THƠ CỔ PHONG NGUYỄN TRÃI,
NGUYỄN DU TỪ GÓC NHÌN THI PHÁP
Chuyên ngành : VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số :
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. NGÔ THỜI ĐÔN
Thừa Thiên Huế, Năm
i
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận
văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kì một
công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Phạm Thị Hiếu
ii
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân còn nhờ có sự
hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của các quý thầy cô giáo, của gia đình và bạn bè.
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân
sâu sắc đến Thầy giáo TS. Ngô Thời Đôn người đã tận tâm
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô giáo
khoa Ngữ văn, phòng Đào tạo Sau Đại học, Đại học Huế đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu cùng các đồng nghiệp
nơi công tác Trường THPT Vinh Xuân đã giúp đỡ và tạo điều kiện
tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn
Phạm Thị Hiếu
iii
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
PHỤ BÌA .................................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................iii
MỤC LỤC................................................................................................................. 1
DANH MỤC BẢNG................................................................................................. 3
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................... 4
1. Lí do chọn đề tài..................................................................................................... 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................... 5
2.1. Về thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi ....................................................................... 5
2.2. Về thơ chữ Hán của Nguyễn Du ......................................................................... 7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................ 10
3.1. Đối tượng nghiên cứu: ...................................................................................... 10
3.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................... 10
4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 10
5. Đóng góp của đề tài.............................................................................................. 11
6. Bố cục của luận văn ............................................................................................. 11
PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................. 12
Chƣơng 1. THƠ CỔ PHONG NGUYỄN TRÃI, NGUYỄN DU TRONG
MẠCH THƠ CỔ PHONG TRUNG ĐẠI VIỆT NAM ....................................... 12
1.1. Một số vấn đề về thơ cổ phong ......................................................................... 12
1.1.1. Nguồn gốc của thơ cổ phong.......................................................................... 12
1.1.2. Khái niệm thơ cổ phong................................................................................. 13
1.1.3. Thơ cổ phong và sự xuất hiện thơ cổ phong chữ Hán trong văn học trung đại
.................................................................................................................................. 17
1.2. Thi pháp và thi pháp học................................................................................... 20
1.3. Nguyễn Trãi và thơ chữ Hán............................................................................. 23
1.3.1. Cuộc đời ......................................................................................................... 23
1.3.2. Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi....................................................................... 25
1.4. Nguyễn Du và thơ chữ Hán............................................................................... 28
1.4.1. Cuộc đời ......................................................................................................... 28
1.4.2. Thơ chữ Hán của Nguyễn Du ........................................................................ 30
1
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Chƣơng 2. THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ CỔ PHONG NGUYỄN TRÃI,
NGUYỄN DU.......................................................................................................... 33
2.1. Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn
Du............................................................................................................................. 33
2.1.1. Quan niệm về con người đời tư trong thơ cổ phong Nguyễn Du .................. 33
2.1.2. Quan niệm về con người - nhân vật lịch sử Trung Hoa trong thơ cổ phong
Nguyễn Trãi, Nguyễn Du......................................................................................... 57
2.2. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong thơ cổ phong Nguyễn Trãi,
Nguyễn Du ............................................................................................................... 65
2.2.1. Không gian nghệ thuật .................................................................................. 65
2.2.2. Thời gian nghệ thuật ...................................................................................... 77
Chƣơng 3. THỂ THƠ, NGÔN NGỮ, GIỌNG ĐIỆU THƠ CỔ PHONG
NGUYỄN TRÃI, NGUYỄN DU ........................................................................... 82
3.1. Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du ở phương diện thể thơ...................... 82
3.2. Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du ở phương diện ngôn ngữ.................. 86
3.2.1. Từ vựng .......................................................................................................... 87
3.2.2. Biện pháp tu từ cú pháp ................................................................................. 96
3.3. Giọng điệu nghệ thuât ..................................................................................... 103
3.3.1. Giọng điệu khái quát, triết lí ........................................................................103
3.3.2. Giọng điệu đối thoại - tranh biện .................................................................109
3.3.3. Giọng điệu u buồn........................................................................................ 115
PHẦN KẾT LUẬN............................................................................................... 121
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................123
2
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các nhân vật lịch sử được nhắc đến trong thơ cổ phong Nguyễn Du ..... 57
Bảng 3.1. Những bài thơ và câu thơ có sử dụng từ láy trong thơ cổ phong của
Nguyễn Trãi, Nguyễn Du......................................................................................... 87
3
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Khi nhắc đến những tác giả của nền văn học trung đại Việt Nam, ta sẽ
không thể nào quên hình ảnh của một con người chịu nhiều oan khiên trong cuộc
sống, với nỗi đau mà sau 20 năm mới được hóa giải. Người mà tôi muốn nói đến
chính là đại thi hào Nguyễn Trãi, một con người với tâm hồn trong sáng, một trái
tim luôn tràn đầy lòng nhiệt huyết và tình yêu thương, suốt cả cuộc đời luôn cống
hiến hết mình cho dân tộc. Nói đến Nguyễn Trãi là nói đến một con người tài năng
hiếm có: nhà tư tưởng, nhà chính trị - nhà quân sự, nhà ngoại giao. Nguyễn Trãi còn
được người đời biết đến với tư cách nhà một nhà văn nhà thơ kiệt xuất. Ông để lại
một sự nghiệp thơ văn khá lớn được sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm, những áng
thơ văn có ảnh hưởng rất lớn trong lịch sử văn học nước nhà. Chính vì vậy, Nguyễn
Trãi được ca ngợi: “là ngôi sao sáng trên văn đàn Việt Nam thế kỉ XV, cũng là ngôi
sao sáng trên văn đàn thế giới”. Nổi bật trong dòng chảy ấy là sự xuất hiện của
nhiều tác giả văn học có tên tuổi như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đặng Trần Côn, Hồ
Xuân Hương, Huyện Thanh Quan… nhưng tôi còn rất ấn tượng với tác giả Nguyễn
Du với kiệt tác Truyện Kiều bất hủ luôn trường tồn mãi với thời gian. Chỉ với
Truyện Kiều cũng đủ để Nguyễn Du trở thành một danh nhân văn hóa thế giới, đại
thi hào của dân tộc. Nguyễn Du còn để lại ba tập thơ chữ Hán càng khẳng định
thêm tài năng cũng như sự nghiệp thơ văn trong nền văn học nước nhà.
1.2. Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du được sáng tác với nhiều thể
loại khác nhau và được các nhà nghiên cứu đánh giá cao. Khi đánh giá về thơ chữ
Hán của Nguyễn Trãi, Phạm Thị Ngọc Hoa đã nhận xét: “Thơ chữ Hán của Nguyễn
Trãi có khả năng sống mãi với thời gian, bởi chất xúc cảm chân thành trong thơ ông
là vô hạn. Thơ ông là một sáng tạo, không phải của từ ngữ, mà của nội dung tâm
hồn” [19]. Còn Mai Quốc Liên đã khẳng định: “Thơ chữ Hán Nguyễn Du là những
áng văn chương nghệ thuật tuyệt tác, ẩn chứa một tiềm năng vô tận về ý nghĩa. Nó
mới lạ và độc đáo trong một nghìn năm thơ chữ Hán của ông cha ta đã đành, mà
cũng độc đáo so với thơ chữ Hán của Trung quốc nữa” [31, tr. 7]. Từ những ý nghĩa
và giá trị to lớn của thơ văn chữ Hán của hai tác giả. Chúng tôi vận dụng thi pháp
vào nghiên cứu thơ cổ phong trong thơ chữ Hán Nguyễn Trãi, Nguyễn Du. Thơ cổ
phong tuy chiếm số lượng ít nhưng lại có ưu thế trong việc phản ánh hiện thực cuộc
4
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
sống một cách đầy đủ, chi tiết, có khả năng giãi bày tâm trạng, bộc lộ thế giới nội
tâm ở nhiều cung bậc cảm xúc vô cùng phong phú. Việc thực hiện đề tài “Thơ cổ
phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp” nhằm mục đích đi sâu tìm
hiểu một số phạm trù của thi pháp như thể loại (vận, luật, ngôn ngữ), một số phương
diện như: hình tượng về con người; không gian, thời gian nghệ thuật; ngôn ngữ
nghệ thuật. Đề tài tập trung vào các phương diện trên vì đây là những phạm trù cơ
bản, quan trọng nhất của thi pháp đồng thời còn làm nổi bật đặc điểm về mặt hình
thức cũng như nội dung của tác phẩm văn học.
1.3. Trong những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu về thơ văn
chữ Hán Nguyễn Trãi, Nguyễn Du. Mỗi công trình nghiên cứu đều được tiếp cận ở
những góc độ khác nhau góp phần phân tích, đánh giá một cách toàn diện thơ chữ
Hán Nguyễn Trãi, Nguyễn Du và khẳng định vị trí của hai thi hào trong nền văn học
dân tộc. Nhưng chúng tôi nhận thấy chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu vào
nghiên cứu thể thơ cổ phong trong thơ chữ Hán. Ở góc độ tiếp nhận mới, chúng tôi
chọn đề tài “Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp” để
nghiên cứu văn phong của hai tác giả. Tiến hành tìm hiểu nhóm thơ cổ phong trong
tập thơ chữ Hán: “Ức Trai thi tập” của Nguyễn Trãi và ba tập thơ Thanh Hiên thi
tập; Nam trung tạp ngâm; Bắc hành tạp lục của Nguyễn Du. Qua việc tìm hiểu
nhóm bài thơ cổ phong, chúng tôi bày tỏ lòng kính trọng dành cho hai tác giả, đồng
thời thấy được những đóng góp của hai nhà thơ về thể loại này. Nghiên cứu thơ cổ
phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du góp phần giúp bản thân hiểu rõ hơn về sự hình
thành và phát triển của thơ cổ phong trong nền văn học trung đại Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Về thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi
Trong sự nghiệp sáng tác, Nguyễn Trãi đã để lại một số lượng tác phẩm văn
học có giá trị. Thơ văn ông cũng rất đa dạng nên được giới nghiên cứu quan tâm.
Chính vì vậy, số lượng công trình nghiên cứu về thơ văn và cuộc đời Nguyễn Trãi
khá nhiều. Sau đây chúng tôi xin điểm qua một số công trình, bài báo nghiên cứu
tiêu biểu về cuộc đời cũng như thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi.
Theo Võ Nguyên Giáp, khi viết về Nguyễn Trãi trong chuyên luận: Nguyễn
Trãi người anh hùng dân tộc vĩ đại, nhà văn hóa kiệt xuất đã nhận định rằng:
Nguyễn Trãi người anh hùng dân tộc vĩ đại, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà tư tưởng lớn,
nhà chiến lược thiên tài. Phần nói về nhà tư tưởng lớn, Võ Nguyên Giáp nhấn
5
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
mạnh: “Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là kết tinh những tư tưởng tiến bộ,
những giá trị tinh thần và văn hóa của dân tộc ta từ buổi đầu dựng nước cho đến thế
kỉ XV. Tư tưởng nhân nghĩa được Nguyễn Trãi vận dụng thành công và phát triển
rực rỡ trong sự nghiệp giải phóng đất nước tạo nên một bước tiến mới trong lịch sử
tư tưởng của dân tộc” [11, tr. 28].
Phạm Thị Ngọc Hoa trong bài viết “Nghệ thuật sử dụng điển trong Ức Trai thi
tập của Nguyễn Trãi” đăng trên (Tạp chí Hán Nôm, Số 2 (81) 2007 trong bài viết tác
giả khẳng định: “Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi chủ yếu thuộc thể Đường luật. Ngoài
hai bài Đề Hoàng ngự sử Mai tuyết hiên làm theo thể trường thiên cổ thể và Côn Sơn
ca theo thể trường thiên đoản cú, còn lại là thơ ngũ ngôn, thất ngôn tứ tuyệt và thất
ngôn bát cú… thơ Nguyễn Trãi vẫn đầy sự sáng tạo và có sức lay động mạnh mẽ lòng
người bằng sự chân thật tự thân của nó! “Nguyễn Trãi đã gieo vần theo một lối thi luật
riêng, tự nhiên hơn, phù hợp hơn với cộng đồng người Việt” [20].
Viện sử học, Nguyễn Trãi toàn tập (1976). NXB Khoa học xã hội nhận định
“Duy có Nguyễn Trãi là vị anh hùng cứu quốc không những để lại sự nghiệp còn
ghi trong chính sử, mà còn để lại khá nhiều tác phẩm nói lên tư tưởng của ông về
các mặt triết học, quân sự, chính trị và thơ văn hết sức quý báu” [69, tr.7].
Tác giả Nguyễn Huệ Chi với bài viết “Niềm thao thức lớn trong thơ Nguyễn
Trãi” đã đem đến cách nhìn nhận mới trong thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi “Đọc
Tập thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi ta lại bị cuốn hút vào cái màu sắc của một thiên
nhiên vô vàn hùng tráng; ta say mê trước khí tượng của sông núi được nhắc đến
trong thơ và trên từng câu thơ trữ tình thắm thiết, ta bỗng lặng người đi trước bề sâu
của một tâm hồn vĩ đại ” [47, tr. 453,454].
Đây cũng là quan điểm của tác giả Đinh Thị Khang với bài viết “Thơ Nguyễn
Trãi viết về giai nhân” in trên tạp chí VHNT số 333 tháng 3-2012 có nhận định
“Tập thơ đã bao quát một không gian thiên nhiên rộng lớn, từ di tích lịch sử đến
danh lam thắng cảnh, từ vẻ kỳ vĩ hùng tráng đến vẻ mỹ lệ nên thơ. Thơ Ức Trai
đem đến sức cuốn hút của một thiên nhiên hùng tráng: nơi cửa biển Thần Phù, núi
rừng Lam Sơn, cửa biển Bạch Đằng - những địa điểm liên quan đến cuộc kháng
chiến chống xâm lược thời Trần, thời Lê. Khí tượng sông núi, vẻ hùng vĩ của thiên
nhiên kỳ tích được mô tả với bút pháp và phép liên tưởng truyền thống của thơ ca
trung đại” [26].
6
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Tác giả Trần Thị Băng Thanh trong bài viết “Ức Trai thi tập và thơ chữ Hán
đời Trần” đã đưa ra nhận xét “Ở phần thơ chữ Hán này Nguyễn Trãi “giữ lại” nét
hào hùng, kiên nghị, khí phách của nhà thơ thời chống quân Nguyên thế kỷ XIII,
Nguyễn Trãi cũng “giữ lại” tính triết lí sâu sắc mà phóng khoáng, táo bạo của tinh
thần thiền đời thịnh Trần, đồng thời với sự tiếp thu nét ưu tư, thương dân, băn khoăn
về trách nhiệm kẻ sĩ của các nhà thơ cuối Trần mà nổi bật hơn cả là Trần Nguyên
Đán và Nguyễn Phi Khanh…” [47, tr. 521].
Tác giả Bùi Duy Tân lại đem đến đề tài“Anh hùng và cảm quan anh hùng qua
thơ văn Nguyễn Trãi” trong bài viết tác giả đưa ra nhận định “Cảm quan anh hùng
của Nguyễn Trãi vừa có tính hàm súc vừa có tính nhạy bén, tinh tế. Với tâm hồn của
một người nghệ sĩ, với trí tuệ của một nhà tư tưởng lớn của thời đại, Nguyễn Trãi
đều cảm nhận được, tổng kết được. Những tư tưởng nhân nghĩa, khử bạo, an dân,
thương dân… Từ quan niệm anh hùng đến cảm quan anh hùng, có thể thấy Nguyễn
Trãi đã có những đóng góp không nhỏ vào truyền thống viết về người anh hùng của
văn học dân tộc” [47, tr. 542].
Những công trình bài viết trên chính là cơ sở là tiền đề cho chúng tôi tiếp tục
đi sâu nghiên cứu, khám phá thêm những cái hay, cái đẹp trong thơ văn chữ Hán
của Nguyễn Trãi. Nhưng do tính chất, phạm vi, mục đích của các công trình, các bài
viết, chúng tôi nhận thấy chưa có công trình nghiên cứu nào đi vào nghiên cứu thơ
cổ phong trong thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi. Mặc dù, nhóm thơ cổ phong của
Nguyễn Trãi chỉ chiếm một con số rất nhỏ, nhưng không phải vì thế mà nó không
có giá trị, tìm hiểu thơ cổ phong Nguyễn Trãi để hiểu rõ hơn về con người cũng như
giá trị thơ văn Nguyễn Trãi để lại cho nền văn học dân tộc.
2.2. Về thơ chữ Hán của Nguyễn Du
Thơ chữ Hán của Nguyễn Du trong những năm gần đây rất được các nhà
nghiên cứu quan tâm, vì vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu tìm hiểu về sáng tác
thơ chữ Hán của ông. Tuy nhiên, theo sự tìm hiểu của chúng tôi thì do mục đích của
các công trình chi phối nên vẫn chưa có một nghiên cứu nào đi sâu vào tìm hiểu về
thể thơ cổ phong trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du.
Đào Duy Anh trong bài viết Thi tập của Nguyễn Du trong công trình Khảo
luận về Kim Vân Kiều, (Nhà xuất bản Quan Hải tùng thư, 1943) lần đầu tiên vị trí
của thơ chữ Hán Nguyễn Du được khẳng định “về hình thức cũng như về nội dung,
7
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
thơ chữ Hán Nguyễn Du có thể để vào hàng với thơ Cao Bá Quát và có thể đem so
sánh với thơ Đường” [1, tr. 207].
Tác giả Xuân Diệu trong bài viết “Con người Nguyễn Du trong thơ chữ Hán”
đã có nhận xét: “Thơ chữ Hán chứa đựng bóng hình, đời sống, nét mặt, mái tóc, dấu
chân, tâm tình, suy nghĩ của Nguyễn Du” không những thế Xuân Diệu còn khẳng
định “Những bài thơ chữ Hán mở cho ta thấy “cái khía cạnh Tố Như”. Có thể nói là
lần đầu tiên, nhiều người trong chúng ta mới được nhìn một số nét về con người của
tác giả Truyện Kiều và Văn chiêu hồn”. [10, tr. 56]
Trong cuốn Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam (nhóm Lê Quý Đôn, Nxb.
Xây dựng, H. 1957), Trương Chính khẳng định thơ chữ Hán chẳng những “là nguồn
tư liệu rất quý để tìm hiểu tác giả Truyện Kiều”, mà còn “phải được kể là những tác
phẩm bậc nhất trong văn thơ chữ Hán của cha ông ta ngày trước”. Theo ông, những
sáng tác đó không phải làm để tiêu khiển thù ứng “mà là thứ thơ chân thành, xuất
phát tự tâm can”…Ông còn nhấn mạnh rằng giá trị độc đáo nhất trong thơ chữ Hán
Nguyễn Du là “đã có một ngòi bút hiện thực, điều hiếm gặp trong các thi tập thời
xưa”. [43]
Nhà phê bình Hoài Thanh trong bài viết Tâm tình Nguyễn Du qua một số bài
thơ chữ Hán (Tạp chí Văn nghệ tháng 3/1960) đã nêu lên những mâu thuẫn phức
tạp, trong đó “có một điểm khá rắc rối là thái độ của Nguyễn Du đối với các triều
đại lần lượt thay thế nhau từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX”. Song Hoài
Thanh cũng khẳng định rằng: “ Nhưng giữa một bên là những thế lực bạo tàn nó
ngự trị trên cuộc đời cũ; một bên là hàng vạn vạn con người cơ khổ, thái độ Nguyễn
Du rõ ràng, tình cảm Nguyễn Du chân thành, sâu sắc. Thơ Nguyễn Du do đó có giá
trị hiện thực rất cao, có sức rung cảm mãnh liệt” [58].
Tác giả Lê Trí Viễn trong Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam (Tập II. Nxb.
Giáo dục, H. 1962). Ông đi sâu vào thế giới nhân vật mà Nguyễn Du mô tả trong
Bắc hành tạp lục. Đó là những con người trung can nghĩa khí bị hãm hại; những
kiếp tài hoa lỗi lạc phải lầm than; những kẻ hèn yếu đáng thương. Đặc biệt, những
lời thương cảm trìu mến nhất Nguyễn Du đã dành cho người phụ nữ (người ca nữ
đất Long Thành, Tiểu Thanh, Dương Phi, nàng Vọng Phu). Từ đó, ông khẳng định
rằng “cảm xúc của Nguyễn Du không còn giới hạn trong phạm vi “trông người mà
ngẫm đến ta”, để đau xót cho bản thân mình; Nguyễn Du đau xót và căm giận
8
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
cho cả cuộc đời; căm giận bọn thống trị tàn nhẫn, đau xót cho tất cả những người
nhân nghĩa gặp phải tai ương [67, tr.153]
Tháng 11 năm 1965, Tạp chí Văn học đăng bài viết Tìm hiểu thơ chữ Hán
Nguyễn Du của Nguyễn Huệ Chi đã mở ra một hướng đi trên hành trình nghiên cứu
thơ chữ Hán Nguyễn Du: kiếm tìm chân dung của chính tác giả - như một hình
tượng được biểu hiện trực tiếp qua những bài thơ viết về mình và biểu hiện gián tiếp
qua các đối tượng trữ tình.
Từ những vấn đề trên chúng ta có thể thấy được rằng các tập thơ chữ Hán của
Nguyễn Du đã thu hút được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học có
tên tuổi.
Năm 1965, cuốn “Thơ chữ Hán Nguyễn Du”, một công trình nghiên cứu ra
mắt đúng vào dịp kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du. Trong phần giới thiệu của
cuốn sách tái bản (1978), Trương Chính nhận xét: thơ chữ Hán Nguyễn Du “bài nào
cũng chứa đựng một lời tâm sự” và “bộc lộ thái độ sống của ông một cách rõ nét”.
Trương Chính cũng cho biết trong sáng tác của Nguyễn Du, từ Truyện Kiều, Văn tế
chiêu hồn cho đến thơ chữ Hán, “điều nổi bật là nhà thơ rất gần gũi với những
người nghèo khổ, bị ô nhục trong xã hội cũ, và có một cái nhìn hiện thực đối với xã
hội, đối với giai cấp thống trị thời đại ông” [6, tr.17-18].
Đây cũng là quan điểm đánh giá của Lê Thu Yến trong cuốn Đặc điểm nghệ
thuật thơ chữ Hán Nguyễn Du (Nxb. Thanh Niên. Tp. Hồ Chí Minh 1999) tác giả đi
vào khảo sát cụ thể, đồng thời phân tích các phạm trù: hình tượng con người nghệ
thuật, không gian và thời gian nghệ thuật. Từ đó tác giả Lê Thu Yến nêu lên nhận
định: “có rất nhiều Nguyễn Du trong một Nguyễn Du”. Thấp thoáng trong lời thơ
là: “Nguyễn Du với nỗi đau nhân thế”, “những lo âu vụn vặt đời thường và mập mờ
giữa các làn ranh của tâm trạng là những dự định nhập cuộc không thành, những
bước đi tự tìm mình khắc khoải” [73, tr. 57].
Tiếp thu ý kiến của những người đi trước, kế thừa những thành tựu nghiên
cứu, phê bình về Nguyễn Trãi, Nguyễn Du. Thông qua đề tài này, chúng tôi sẽ cố
gắng đi sâu tìm hiểu toàn diện hơn về “Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ
góc nhìn thi pháp” đây là mảnh đất chứa đựng nhiều hứa hẹn, thú vị mà chúng tôi
cần nghiên cứu.
9
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
- Thơ cổ phong chữ Hán của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du.
+ Nguyễn Trãi có “Ức trai thi tập” gồm 105 bài thơ chữ Hán, trong đó có hai
bài làm theo thể thơ cổ phong : Đề Hoàng ngự sử Mai tuyết hiên và Côn Sơn ca:
+ Nguyễn Du có ba tập thơ chữ Hán:
Thanh Hiên thi tập: gồm78 bài chủ yếu viết trong những năm tháng trước khi
ra làm quan nhà Nguyễn, trong đó có bốn bài làm theo thể thơ ngũ ngôn cổ phong:
Hành lạc từ 1; Hành lạc từ 2; Lam Giang; Ký mộng:
Nam trung tạp ngâm: có 40 bài viết thời gian làm quan ở Huế và Quảng
Bình, những địa phương phía nam Hà Tĩnh, quê hương ông. Trong đó có hai bài
được làm theo thể thơ cổ phong: Điệu khuyển; Ngẫu thư công quán bích.
Bắc hành tạp lục: gồm 131 bài thơ sáng tác trong chuyến đi sứ Trung Quốc,
trong đó có 20 bài được làm theo thể thơ cổ phong: Long Thành cầm giả ca; Ninh
Minh giang chu hành; Thái Bình thành hạ văn xuy địch; Thái Bình mại ca giả; Bất tiến
hành; Phản chiêu hồn; Biện Giả; Cựu Hứa Đô; Trở binh hành; Đồng Tước đài; Liêm
Pha bi; Tô Tần đình 2; Dự Nhượng kiều chủy thủ hành; Kinh Kha cố lý; Kỳ lân mộ;
Mạnh Tử từ cổ liễu; Đào Hoa đàm Lý Thanh Liên cựu tích; Lương Chiêu Minh Thái tử
phân kinh thạch đài; Sở kiến hành; Hoàng Mai sơn thượng thôn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Dựa vào Nguyễn Trãi toàn tập, [69] Nguyễn Du toàn tập, [33], vận dụng lý
thuyết thi pháp, các phương pháp khoa học, chúng tôi tiến hành nghiên cứu toàn bộ
thơ cổ phong của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du trên các phương diện nội dung và hình
thức sau: quan niệm nghệ thuật về con người; không gian và thời gian nghệ thuật;
thể thơ, ngôn ngữ, giọng điệu nghệ thuật.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Thi pháp học: Ở đây, chúng tôi vận dụng các lý thuyết thi pháp học để
nghiên cứu các phạm vi đề tài. Đây là phương pháp quan trọng bậc nhất của đề tài.
4.2. Phƣơng pháp thống kê, phân loại: trên cơ sở các tài liệu, tác phẩm,
chúng tôi tiến hành khảo sát, thông kê, phân loại đối tượng. Việc khảo sát, thông kê,
phân loại các đối tượng nghiên cứu giúp sự phân tích, đánh giá có căn cứ xác thực.
10
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
4.3. Phƣơng pháp lịch sử - cụ thể: Là phương pháp đặt đối tượng nghiên cứu
vào thời đại, bối cảnh cụ thể khi nó ra đời để tìm hiểu sâu hơn về tác giả, tác phẩm,
và đối tượng nghiên cứu.
4.4. Phƣơng pháp so sánh: Đây là con đường để chúng tôi tìm hiểu về đặc điểm
sự vận động và phát triển của thể thơ cổ phong chữ Hán ở mỗi giai đoạn. So sánh với
các thể thơ khác, giữa các tác giả làm theo thể thơ cổ phong để làm nổi bật đặc trưng
thể loại vừa thấy được sự vận động của thể thơ ở mỗi giai đoạn khác nhau.
4.5. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: Là phương pháp được chúng tôi sử
dụng nhằm phân tích một cách kĩ lưỡng các tác phẩm thơ cổ phong chữ Hán của
Nguyễn Trãi, Nguyễn Du. Sau đó tổng hợp khái quát chỉ ra những đặc điểm riêng
biệt về nội dung cũng như hình thức, quan niệm nghệ thuật, không gian, thời gian
nghệ thuật, ngôn ngữ, âm vận của hai nhà thơ.
5. Đóng góp của đề tài
Luận văn góp phần vào thành tựu nghiên cứu tác phẩm thơ cổ phong Nguyễn
Trãi, Nguyễn Du, tiếp tục khẳng định vị trí, tài năng của hai nhà thơ trong tiến trình
văn học trung đại Việt Nam và những đóng góp của hai ông đối với sự phát triển
ngôn ngữ văn học dân tộc.
Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu và giảng
dạy về thể loại thơ cổ phong chữ Hán nói chung và các tác phẩm thơ cổ phong của
Nguyễn Trãi, Nguyễn Du nói riêng.
Cuối cùng, kết quả nghiên cứu của luận văn mang đến một cái nhìn khái quát
về giá trị nội dung, nghệ thuật và tư tưởng về thơ cổ phong chữ Hán của Nguyễn
Trãi, Nguyễn Du.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được triển
khai trong 3 chương như sau:
Chƣơng 1. Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du trong mạch thơ cổ phong
trung đại Việt Nam
Chƣơng 2. Thế giới nghệ thuật thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Chƣơng 3.
Thể thơ, ngôn ngữ, giọng điệu thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du
11
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
THƠ CỔ PHONG NGUYỄN TRÃI, NGUYỄN DU
TRONG MẠCH THƠ CỔ PHONG TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
1.1. Một số vấn đề về thơ cổ phong
1.1.1. Nguồn gốc của thơ cổ phong
Như tên gọi của nó, thể cổ phong xuất hiện và định hình từ “xưa”. Việc xác
định thời điểm ra đời của thể loại cổ phong cũng tồn tại nhiều ý kiến khác nhau.
Bùi Văn Nguyên – Hà Minh Đức trong Thơ ca Việt Nam, hình thức và thể loại
cho rằng: “Thể cổ phong tức thể thơ phổ biến ngũ ngôn (5 từ) hay thất ngôn (7 từ)
có trước thơ Đường luật” [39, tr. 270].
Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, trong Từ điển thuật ngữ văn học
lại cho rằng: “Thơ cổ phong một thuật ngữ chỉ tất cả những bài thơ cổ được sáng tác
từ đời Đường trở về sau mà không theo luật thơ Đường (không kể từ và khúc)” [16,
tr. 263].
Tác giả Nguyễn Thị Bích Hải trong Thi pháp thơ Đường ở mục Các thể thơ
đời Đường có khẳng định rằng: “Các nhà thơ đời Đường sử dụng hai thể thơ chính
là Cổ thể (gồm cổ phong và nhạc phủ) và Kim thể. Cách gọi này một phần thông
báo cho ta biết sự ra đời của chúng so với đời Đường. Thơ cổ thể ra đời sớm hơn từ
đời Hán” [13, tr.192].
Tác giả Nguyễn Thái Hòa trong cuốn Từ điển tu từ - phong cách thi pháp học
ở mục thơ cổ phong có chỉ ra rằng: “Cổ phong trường thiên (hành) … thể hành rất
phổ biến ở Trung Quốc, xuất hiện trước đời Đường, và các bậc thi bá đời Đường đã
dùng thể này để tạo nên những kiệt tác” [21, tr. 44, 45].
Tác giả Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá trong
Từ điển văn học (bộ mới). “Cổ phong còn gọi là cổ thi hoặc cổ thể thi là thuật ngữ
dùng để chỉ các thể thơ cổ điển ở Trung Quốc trong sự khu biệt với thơ cận thể thời
Đường. Cổ phong bao gồm toàn bộ thơ ca ra đời trước đời Đường” [19, tr. 320].
Trong cuốn Lí luận văn học do Phương Lựu (chủ biên) đã có nhận xét như
sau: “Cổ phong vốn là tên gọi của người đời sau đối với các thể thơ có trước đời
12
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Đường. Nhưng tên ấy cũng được dùng để chỉ những bài thơ trong và sau đời Đường
mà không dùng niêm luật chặt chẽ như luật thơ Đường quy định” [36, tr. 453].
Từ các công trình nghiên cứu của các tác giả, chúng tôi nhận thấy hầu hết các
nhà nghiên cứu đều chỉ ra rằng thơ cổ phong xuất hiện từ trước đời nhà Đường
không theo niêm luật nhất định.
Như vậy, có thể khẳng định rằng thơ cổ phong đã có nguồn gốc lâu đời từ đời
Hán đã được khai sinh và trên cơ sở đó nó đã có điều kiện và một môi trường tiếp xúc
thuận lợi để phát triển ở đời Đường. Chính vì vậy, nhiều thi sĩ nhà Đường đã viết
những bài thơ cổ phong rất nổi tiếng như: Nguyệt hạ độc chước của Lí Bạch, Vọng
nhạc, Binh xa hành của Đỗ Phủ. Thơ cổ phong Việt Nam không chỉ xuất hiện trong văn
học chữ Hán mà nó còn xuất hiện trong văn học chữ Nôm. Từ việc tìm hiểu về nguồn
gốc của thơ cổ phong giúp chúng tôi có thể hiểu hơn về sự ra đời cũng như quá trình
hình thành và phát triển của thơ cổ phong trong nền văn học trung đại Việt Nam.
1.1.2. Khái niệm thơ cổ phong
Trong quá trình nghiên cứu về thơ cổ phong chúng tôi nhận thấy rằng thơ cổ
phong còn có nhiều khái niệm khác nhau, cũng như tên gọi của nó vẫn chưa có sự
thống nhất cao giữa các nhà nghiên cứu. Để phần nào hiểu hơn về thể thơ cổ phong,
chúng tôi đưa ra một số quan niệm của các nhà nghiên cứu, giúp có cái nhìn bao
quát, toàn diện hơn về thể loại này.
Bùi Văn Nguyên – Hà Minh Đức trong Thơ ca Việt Nam, hình thức và thể loại
miêu tả cổ phong: Người ta gọi thể thơ cổ phong hay gọi tắt là thể cổ phong tức thể
thơ phổ biến ngũ ngôn (5 từ) hay thất ngôn (7 từ ) có trước thơ Đường luật, thể thơ
này chỉ cần có vần hoặc bằng hoặc trắc mà không cần đối nhau, không cần theo một
niêm luật bằng trắc nhất định; lối câu phổ biến là bốn câu (tuyệt cú), tám câu (bát
cú) và trường thiên (hành); thơ cổ phong còn có thể lục ngôn nhưng ít dùng...[ 39,
tr.213, 214].
Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu định nghĩa cổ phong: “lối
này chỉ có số chữ trong câu là nhất định (hoặc ngũ ngôn hoặc thất ngôn); ngoài ra,
không phải theo thể lệ chặt chẽ như lối Đường luật…không hạn số câu, cứ tự bốn
câu trở lên, muốn làm dài ngắn bao nhiêu cũng được”, những bài dài quá 8 câu thất
ngôn hoặc quá 16 câu ngũ ngôn gọi là tràng thiên [15, tr.117].
Bùi Kỷ trong Quốc văn cụ thể phân biệt hai thể thơ Hán văn gồm cổ phong và
Đường luật bên cạnh các lối thơ: tứ tuyệt, tràng thiên, thủ vĩ ngâm, liên hoàn, yết
13
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
hậu, lục ngôn thể; các biến thể của thơ gồm minh, trâm. Trong đó, cổ phong “là lối
văn có vần mà không đối nhau. Nếu có đối nhau là tùy ý của nhà làm văn, không
phải là một luật nhất định. Cổ phong không có niêm luật, không hạn câu, tự bốn câu
cho đến bao nhiêu câu cũng được”; có lối ngũ ngôn/thất ngôn độc vận hoặc ngũ
ngôn/thất ngôn liên vận [30, tr.36, 37].
Tác giả Đỗ Đức Hiểu trong cuốn Từ điển văn học trong mục Thơ Đường:
“Các nhà thơ Đường sáng tác theo ba thể chính: luật thi, cổ phong, nhạc phủ (có
người cho nhạc phủ cũng là một dạng của cổ phong)” [19, tr.1690].
Nguyễn Thái Hòa trong cuốn Từ điển tu từ - phong cách thi pháp học đã phân biệt về
thơ cổ phong như sau: “Cổ phong còn có tên gọi là cổ thể do các nhà thơ đời Đường gọi để
phân biệt với các thể Đường luật, lúc bấy giờ được gọi là cận thể” [21, tr. 43].
Trần Đình Sử trong Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam kể tên
các thể thơ trữ tình đời Lý - Trần và nhà Lê mạt - Nguyễn thế kỷ XVIII – XIX như
sau: “Theo Thơ văn Lý - Trần (ba tập đã công bố), thì có hơn 200 bài tuyệt cú, hơn
300 bài thất luật, phần còn lại chia cho các thể thơ ngũ tuyệt, ngũ luật, trường đoản
cú, nhạc phủ, cổ phong, lục ngôn, tứ ngôn...”. “...Các thể thơ chữ Hán được sử dụng
rất đa dạng: ngoài thất luật, tuyệt cú ra, các thể ngũ ngôn, cổ phong, ca hành đều
được sử dụng...” [54, tr.168, 169].
Trong cuốn Từ điển văn học (Bộ mới) trong mục Thơ cổ phong đã đưa ra nhận
định như sau: “Thơ cổ phong không có quy định về cách luật như các thể thơ đời
Đường nghĩa là không có niêm, luật, đối…thơ cổ phong không giới hạn về độ dài,
bài thơ từ bốn câu trở lên, muốn dài ngắn bao nhiêu tùy tác giả, cũng có bài làm sáu
câu, hoặc 12 câu; những bài thất ngôn dài quá 8 câu, bài ngũ ngôn dài quá 16 câu
gọi là trường thiên, những bài làm theo thể hành có độ dài khá lớn…số chữ trong
câu cũng được sử dụng khá linh hoạt có thể toàn bài theo thể tứ ngôn, ngũ ngôn, lục
ngôn, hoặc thất ngôn, cũng có thể sử dụng những câu dài, ngắn khác nhau trong
cùng một bài” và cuối cùng tác giả đi đến kết luận “ Thơ cổ phong là chỉ các thể thơ
không bị cấu thúc vào vần, niêm, thanh điệu và đối ngẫu”. [19, tr. 320]
Tác giả Nguyễn Thị Bích Hải trong Thi pháp thơ đường cũng khẳng định thơ cổ
thể có hai dạng: cổ phong và nhạc phủ. Trong bài viết nhà nghiên cứu chỉ rõ: Thơ cổ
phong không có luật lệ nhất định không hạn định về số câu trong bài và số chữ trong
câu cũng tương đối tự do - Tuy rằng năm chữ và bảy chữ nhưng cũng có co giản, dao
động quanh cái định số năm hoặc bảy đó. Cách gieo vần cũng rất linh hoạt. Có thể
14
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
dùng độc vận cả bài (cả bài chỉ có một vần), liên vận (nhiều vần nối nhau), có thể
không hiệp vần ở từng bộ phận; có thể dùng vận chính, vận thông hay vận chuyển.
Thể này không quy định niêm luật và cũng không cần đối ngẫu. [13, tr.192, 193].
Tác giả Đào Duy Anh trong cuốn Từ điển Hán Việt xét về mặt chữ nghĩa:
Trong cổ phong; chữ cổ có nghĩa là đời xưa – xưa cũ [2, tr.112], chữ phong có
nghĩa là phong cách, thể cách. Vậy cổ phong là phong cách cổ, một thể cách trong
phép làm thơ, không hạn định ngũ ngôn hay thất ngôn, và cũng không hạn định âm,
luật, bằng, trắc [2, tr.114]. Còn trong cổ thể chữ thể có nghĩa là thể loại. Như vậy,
cổ thể là thể xưa.
Trong các công trình nghiên cứu về thơ cổ phong hầu hết các nhà nghiên cứu
đều quan niệm “cổ phong” và “cổ thể” tuy khác nhau về tên gọi nhưng thực chất chỉ
là một: Trong cuốn Lí luận văn học do Phương lựu (chủ biên) đã nêu Thơ cổ phong
còn gọi là thơ cổ thể (thể xưa) để so sánh với thơ cận thể [36, tr. 453].
Tác giả Bùi Văn Nguyên trong cuốn Tư liệu tham khảo văn học Việt Nam đã đi
đến kết luận: “Thơ cổ phong cũng như dân ca không hạn định số câu, có thể ít nhất là
hai hoặc bốn câu, hoặc sáu câu, tám, mười câu hoặc nữa là rất nhiều câu …Tuy nhiên,
thể cổ phong phổ biến nhất là thể bốn câu, tám câu và thể hành” [38, tr.299]
Theo quan niệm đó, tác giả Trần Thị Hoa Lê trong bài viết Thơ cổ phong chữ
Hán của Nguyễn Du và cuộc đối thoại trường thiên về nhân thế: đã cho rằng “có thể
hình dung cổ phong tương tự “thơ tự do” hoặc giả như “thơ văn xuôi”/“trường ca”
thời hiện đại, có vị trí độc lập bên cạnh lục bát, luật thi hay tuyệt cú... Tuy nhiên,
ranh giới giữa cổ phong và một số thể (thơ) liên quan như nhạc phủ, tuyệt cú,
trường thiên, ca, hành, ngâm... không phải luôn được phân định thật rõ ràng tự giác
và thống nhất trong quá trình sáng tác của người xưa cũng như trong sự thưởng
thức/phê bình của người nay. Thực tế là, quan niệm về cổ phong ngày càng được
mở rộng hơn, bao chứa nhiều hơn các tiểu loại thơ “tự do” khác (đặc biệt là thơ có
nguồn gốc dân gian) thay vì chỉ gồm hai thể ngũ ngôn và thất ngôn” [76]
Thông qua quá trình tìm hiểu về những quan niệm cũng như các định nghĩa mà
các nhà nghiên cứu đưa ra. Chúng tôi thấy rằng các định nghĩa về thơ cổ phong
chưa có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu, nhưng bên cạnh đó những đặc điểm
của thơ cổ phong lại được nêu lên khá rõ.
- Về vần: Thơ cổ phong có thể có một vần (độc vận) hay nhiều vần theo kiểu
vần liền, vần cách không nhất định, nhưng phải có vần mới thành thơ.
15
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Về luật bằng trắc: thơ cổ phong tuy không có niêm luật nhất định và chặt
chẽ như thơ Đường luật, nhưng tất nhiên phải thích ứng với quy luật âm thanh của
tiếng nói do đó phải có tiếng bằng, tiếng trắc xen nhau để đọc cho dễ nghe, hoặc dễ
ngâm. Cách gieo vần trong thơ cổ phong có thể độc vận hay liên vận. Có thể cứ 4
câu lại đổi vần hay cứ 8 câu đổi vần, hoặc mỗi 2 câu đổi vần một lần cũng được.
- Cách đối thì tùy, muốn đối thì đối, muốn không thì không. Nếu đã đối thì
phải đối cho chỉnh. Ý đối ý và chữ đối chữ cho đúng cách.
- Về câu: Thơ cổ phong không bị giới hạn về độ dài, bài thơ từ bốn câu trở lên,
muốn dài ngắn tùy thuộc tác giả; thường phổ biến là những bài 4 câu và 8 câu, cũng có
bài làm 6 câu hoặc 12 câu; những bài thất ngôn dài quá 8 câu, bài ngũ ngôn dài quá 16
câu gọi là trường thiên, những bài làm theo thể hành thường có độ dài khá lớn.
- Số chữ trong câu, số câu trong một bài cổ phong cũng được sử dụng linh
hoạt, có thể toàn bài theo thể tứ ngôn, ngũ ngôn, lục ngôn, hoặc thất ngôn; cũng có
thể sử dụng những câu dài, ngắn khác nhau trong một bài.
Như vậy, từ việc tìm hiểu những thuật ngữ, khái niệm về thơ cổ phong của các
nhà nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy thơ “cổ phong còn được gọi là “cổ thi” hay “cổ
thể” “đây là một trong những thuật ngữ dùng để chỉ các thể thơ cổ điển ở Trung
Quốc trong sự khu biệt với thơ cận thể thời Đường” [19, tr. 320].
Như đã nêu ở trên, thời gian qua, nhiều vấn đề về thuật ngữ, cũng như nội
dung khái niệm của thơ cổ phong vẫn chưa có sự thống nhất một cách triệt để.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nghiên cứu, chúng tôi xin đưa ra cách
hiểu về nội dung khái niệm thơ cổ phong như sau.
Thơ cổ phong (hay còn gọi là cổ thi hoặc cổ thể) là lối thơ tự do không chịu sự
quy định nghiêm ngặt về niêm luật, số câu, số chữ/từ, có thể dùng câu tứ ngôn, ngũ
ngôn, lục ngôn, thất ngôn hoặc đan xen câu dài ngắn khác nhau (tạp ngôn), hay
những bài thơ trường thiên. Vần trong thơ cổ phong cũng tự do hơn, có thể dùng
một vần (độc vận) hay nhiều vần (liên vận) nhưng vần vẫn phải thích ứng với quy
luật âm thanh, có nhịp bằng trắc xen nhau cho dễ đọc, dễ nhớ.
Cũng trên cơ sở cách hiểu này, để thuận tiện cho việc nghiên cứu “Thơ cổ
phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du”, chúng tôi quan niệm thơ cổ phong bao gồm trước
hết là những bài thơ sáng tác bằng chữ Hán và làm theo thể tự do như: ca, hành,
ngâm, ngũ ngôn, thất ngôn, trường thiên. Những bài thơ bát cú, tuyệt cú không đưa
16
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
vào đối tượng khảo sát của đề tài, bởi vì chúng tôi nghĩ dạng thức này không có
ranh giới rõ ràng giữa luật thi và bất luật thi.
1.1.3. Thơ cổ phong và sự xuất hiện thơ cổ phong chữ Hán trong văn học trung đại
Trong dòng chảy của nền văn học trung đại Việt Nam, văn học chữ Hán xuất
hiện rất sớm, tồn tại trong suốt quá trình hình thành và phát triển của văn học trung
đại, bao gồm cả thơ và văn xuôi. Về thể loại văn học chữ Hán chủ yếu tiếp thu các
thể loại văn học từ Trung Quốc như chiếu, biểu, hịch, cáo, truyện truyền kì, tiểu
thuyết chương hồi, thơ cổ phong, thơ Đường luật … dù ở thể loại nào văn học chữ
Hán cũng có những thành tựu nghệ thuật đáng kể.
Người mở đầu cho thể thơ cổ phong trung đại đó chính là tác giả Trần Tung.
Sáng tác của Trần Tung được tập hợp trong bộ Thượng sĩ ngữ lục. Bộ sách gồm bốn
phần: Phần thứ nhất: Đối cơ, gồm những mẩu đối thoại giữa Tuệ Trung với các môn
đệ và các học giả. Phần thứ hai: Cử Công án, gồm 13 công án, mỗi công án có lời
niêm (nhận xét) và một bài kệ của Tuệ Trung. Phần thứ ba: Thi tụng, gồm 49 bài
vừa thơ vừa kệ của Tuệ Trung. Phần thứ tư: Thượng sĩ hành trạng, do Trần Nhân
Tông viết. Sau bài của Trần Nhân Tông là một số bài kệ tụng của các vị đệ tử nổi
danh của ông viết.
Qua việc tìm hiểu và khảo sát có thể thấy, Trần Tung đã để lại hơn 50 bài thơ
chữ Hán được làm theo các thể khác nhau trong đó có các bài thơ cổ phong khá đa
dạng về thể như (ca, ngâm, tạp ngôn; thất ngôn, ngũ ngôn trường thiên) gồm các bài
sau: Phật tâm ca; Mê ngộ bất dị; Phóng cuồng ngâm; Sinh tử nhàn nhi dĩ; Thị đồ;
Trì giới kiêm nhẫn nhục; Trữ từ tự cảnh văn; Trừu thần ngâm. Nhóm thơ cổ phong
của Trần Tung đã phản ánh nội dung tư tưởng gần với đời sống hiện thực mang
nhiều màu sắc. Ông đã để lại trong các tác phẩm văn chương dấu ấn tâm linh thiền
đạo khá lớn, đóng góp không nhỏ cho văn học Thiền và văn học trung đại Việt
Nam. Mặc dù, số lượng các bài thơ cổ phong của Trần Tung để lại không nhiều,
nhưng nó cũng góp phần tạo tiền đề cho quá trình hình thành và phát triển thể thơ cổ
phong trong những giai đoạn sau của nền văn học dân tộc.
Bước sang giai đoạn văn học từ thế kỉ XIV đến hết thế kỉ XVII, một số tác giả
như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng có sáng tác theo thể thơ cổ phong,
nhưng xét về số lượng tác phẩm thơ cổ phong không giống nhau.
Đầu tiên chúng tôi khảo sát trong tập thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi: Tập“Ức
Trai thi tập” gồm 105 bài thơ chữ Hán được sáng tác theo các thể loại khác nhau
17
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
như: thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn bát cú và trong đó chỉ có hai bài
thơ được sáng tác theo thể cổ phong đó là bài: Đề Hoàng ngự sử Mai tuyết hiên và
Côn Sơn ca.
Đến với thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, chúng tôi nhận thấy thơ cổ phong được ông
sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm. Trong Bạch Vân am thi tập (tập thơ chữ Hán)
có hai bài thơ được sáng tác theo thể thất ngôn và ngũ ngôn cổ phong gồm các bài
như: : Trách tử, Trung tân ngụ hứng. Trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập (Tập thơ
chữ Nôm) có 7 bài được làm theo thể cổ phong gồm các bài: Đạo thường; Mặc ai
tài trí; Thú ẩn dật; Thú dưỡng thân; Tăng thử, Thương loạn, Cảm hứng. Nhóm bài
thơ cổ phong của Nguyễn Bỉnh Khiêm nói lên chức năng phản ánh hiện thực xã hội,
trong đó có những bài thơ cổ phong lên án chiến tranh phi nghĩa, phê phán thói
tham lam đục khoét của những kẻ đương quyền, khiến xã hội suy vi.
Sang thế kỉ XVIII đây là giai đoạn văn học có những phát triển rực rỡ nhất
trong văn học dân tộc dưới chế độ phong kiến. Văn học thời kì này đã kế thừa
những di sản văn học quý báu của những thế kỉ trước. Văn học lúc này có chức
năng phản ánh hiện thực xã hội và giải bày tâm trạng của con người. Chính vì vậy,
các tác giả văn học trung đại thời kì này ít nhiều đều có sử dụng thơ cổ phong để
sáng tác. Nhờ đó số lượng các tác phẩm được viết bằng thể cổ phong có xu hướng
tăng dần, nội dung cũng phong phú đa dạng hơn.
Sáng tác thơ cổ phong trong giai đoạn này, chúng ta phải kể đến là tác giả
Đặng Trần Côn với tác phẩm Chinh phụ ngâm rất nổi tiếng. Tác phẩm Chinh phụ
ngâm có 13 tiểu mục khác nhau như: Loạn thời; xuất chinh; sầu tủi; hoài tưởng; cô
lánh; vọng tưởng; sầu muộn; thất vọng; vọng tầm; hoài nghi; ưu lão; nguyện ước;
khẩn cầu. Tác phẩm viết về đề tài chiền tranh, chiến tranh luôn gắn liền với những
vấn đề: tình yêu, lòng thủy chung, sự chờ đợi, hạnh phúc, hi sinh…Chinh phụ ngâm
là tác phẩm nói lên sự oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa đồng thời thể hiện
tâm trạng khát khao tình yêu, hạnh phúc đôi lứa. Thể thơ phóng túng tự do có ưu
điểm tạo nên sự linh hoạt trong mạch thơ, nhịp thơ dồi dào nhạc tính làm cho khúc
ngâm luôn đổi mới, phù hợp với tâm trạng và tình cảm của người chinh phụ.
Hay khi tìm về với 250 bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du, chúng tôi nhận thấy
thơ chữ Hán được ông sáng tác theo những thể khác nhau. Trong tập thơ có 26 bài
thơ làm theo thể cổ phong. Những bài thơ cổ phong của Nguyễn Du có cái nhìn bao
quát hơn về hiện thực xã hội lúc bấy giờ, đặc biệt là nhóm thơ cổ phong được ông
18
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
viết trong tập Bắc hành tạp lục. Hiện hữu trong mỗi bài thơ cổ phong của Nguyễn
Du, ẩn chứa một câu chuyện, một cảnh ngộ, một cuộc đời của một nhân vật cụ thể
nào đó: ví như bài “Long thành cầm giả ca” kể về cuộc đời của một ca nữ vô danh,
từ số phận cuộc đời của ca nữ trong tác phẩm thấy được số phận bất hạnh của những
người phụ nữ trong xã hội.
Sau tác giả Nguyễn Du, ta bắt gặp những tác phẩm thơ cổ phong trong sáng
tác của Hồ Xuân Hương trong tập“Lưu hương kí” gồm 24 bài thơ chữ Hán và 28
bài thơ chữ Nôm. Trong tập Lưu hương kí có sáu bài được sáng tác theo thể cổ
phong gồm các bài sau: Thu ca phong; Nguyệt dạ ca kỳ 1; Nguyệt dạ ca kỳ 2; Ngư
ông khúc hành; Tặng Tốn Phong Tử. Những bài thơ cổ phong của Hồ Xuân Hương
đã góp phần đem đến một đề tài mới cho thơ cổ phong đó là đề tài tình yêu, là sự
bộc bạch nỗi lòng, tâm sự thầm kín của nhà thơ nói riêng, cũng như những người
phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung.
Bước sang giai đoạn nửa đầu thế kỉ XIX, chúng tôi nhận thấy, Cao Bá Quát là
một trong những tác giả sáng tác theo thể thơ cổ phong nhiều nhất. Khảo sát, trên
251 bài thơ chữ Hán của Cao Bá Quát, chúng tôi nhận thấy ông để lại số lượng tác
phẩm thơ cổ phong tương đối nhiều trên 53 bài thơ cổ phong, chiếm tới 21,1% trong
tổng số 251 bài thơ chữ Hán của ông. So với các nhà thơ khác, Cao Bá Quát là
người sử dụng khá nhiều loại thơ cổ thể trường thiên. Đối với ông, thể tài này tương
đối tự do và dung lượng lớn, thích hợp với những tứ thơ hào mại, sảng khoái.
Những bài thơ cổ phong của Cao Bá Quát được viết theo thể ngũ ngôn, thất ngôn cổ
phong có thể dẫn ra một số tác phẩm như: Ban Siêu đầu bút; Bảo Xuyên ông nhục
kiến thứ họa, tẩu bút thù chi; Bân phong đồ…Từ đây có thể thấy rằng Cao Bá Quát
được xem là một trong những tác giả sáng tác thơ cổ phong nhiều nhất trong nền
văn học trung đại Việt Nam thế kỉ XVIII đến nữa đầu thế kỉ XIX. Chính nhờ những
tác phẩm thơ cổ phong của Cao Bá Quát, thơ cổ phong Việt Nam thực sự đạt tới
phẩm chất “Tập đại thành” của dòng thơ cổ phong.
Như vậy, tìm hiểu sự hình thành và phát triển của thể thơ cổ phong, ở một số
tác giả lớn trong văn học trung đại Việt Nam. Chúng tôi nhận thấy, ở mỗi giai đoạn
phát triển của văn học trung đại đều có các tác giả sáng tác thơ cổ phong. Tuy số
lượng tác phẩm thơ cổ phong ở mỗi giai đoạn không giống nhau, nhưng ít nhiều
cũng góp phần hình thành và phát triển thể thơ cổ phong về sau.
19
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Xét về số lượng tác phẩm các tác giả lớn đều có sáng tác theo thể cổ phong ở
những mức độ chưa đồng đều: Trần Tung có 8 bài; Nguyễn Trãi có 2 bài; Nguyễn
Bỉnh Khiêm có 2 bài cổ phong chữ Hán và 7 bài cổ phong chữ Nôm; Nguyễn Du có
26 bài; Hồ Xuân Hương có 5 bài; Cao Bá Quát có số lượng tác phẩm sáng tác theo
thể cổ phong nhiều nhất trên 53 bài.
Xét về đề tài thơ cổ phong cũng khá đa dạng như: đề tài về Phật giáo trong thơ
Trần Tung, đề tài về thiên nhiên trong thơ cổ phong Nguyễn Trãi, đề tài về phê
phán quan lại trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, đề tài về tình yêu trong thơ Hồ Xuân
Hương. Đề tài oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa, tâm trạng khát khao hạnh
phúc của người chinh phụ trong tác phẩm của Đặng Trần Côn. Hay những vấn đề
về hiện thực cuộc sống của con người được phản ánh trong thơ cổ phong của
Nguyễn Du, Cao Bá Quát.
Tóm lại, chúng tôi nhận thấy từ giai đoạn thế kỉ XVIII trở về sau thơ cổ phong
càng phát triển mạnh. Từ khi xuất hiện khuynh hướng phản ánh hiện thực cuộc sống
của con người trong không gian và thời gian sinh hoạt đời thường. Thơ cận thể do
chỉ có bốn câu hoặc tám câu, lối thơ quá ngắn gọn, quá hàm súc, không đủ dung
lượng để phản ánh hiện thực cuộc sống, với những biến động của cuộc đời con
người nên hầu hết các tác giả lại tìm đến với lối thơ cổ thể.
1.2. Thi pháp và thi pháp học
Nếu như trước đây khi nghiên cứu một tác phẩm văn học chúng ta thường ít quan
tâm đến mặt hình thức, mà chỉ chú trọng vào nội dung của tác phẩm, nhưng trong một
tác phẩm văn học chúng ta không thể tách biệt nội dung khỏi hình thức, hay hình thức
khỏi nội dung. Nội dung chỉ có thể thể hiện trong hình thức. Và hình thức phải là một
hình thức của một nội dung nào đó. Như vậy nghiên cứu thi pháp là chúng ta đang
nghiên cứu văn học trong sự thống nhất giữa nội dung và hình thức.
Trong Từ điển thuật ngữ văn học ở mục Thi pháp học và thi pháp (Lê Bá Hán,
Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên) định nghĩa. “Thi pháp học là khoa học
nghiên cứu thi pháp, tức hệ thống phương thức, phương tiện biểu hiện đời sống bằng
hình tượng nghệ thuật trong sáng tác văn học. Mục đích của thi pháp học là chia tách
và hệ thống hóa các yếu tố của văn bản nghệ thuật tham gia vào sự tạo thành thế giới
nghệ thuật, ấn tượng thẩm mỹ chiều sâu phản ánh của sáng tác nghệ thuật.
20
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Xét các chỉnh thể văn học mang thi pháp, có thể nói tới thi pháp tác phẩm cụ
thể, thi pháp sáng tác của một nhà văn, thi pháp một trào lưu, thi pháp văn học dân
tộc, thi pháp văn học một thời đại, thời kì lịch sử.
Xét các phương tiện, phương thức nghệ thuật đã được chia tách, có thể nói tới
thi pháp của thể loại, thi pháp của phương pháp, thi pháp của phong cách, thi pháp
kết cấu, thi pháp không gian, thời gian, thi pháp ngôn ngữ…
Xét về cách tiếp cận, thi pháp học còn có ba phạm vi nghiên cứu:
- Thi pháp học đại cương (còn gọi là thi pháp học lý thuyết, thi pháp học hệ
thống hóa hay thi pháp học vĩ mô).
- Thi pháp học chuyên biệt (hay còn gọi là thi pháp học miêu tả vi mô).
- Thi pháp học lịch sử.
Thi pháp học chuyên biệt, tiến hành việc miêu tả tất cả các phương diện nói
trên (tức thi pháp thể loại, không gian, thời gian, kết cấu, ngôn ngữ, mô típ…) của
sáng tác văn học nhằm xây dựng “mô hình” hệ thống cá biệt của các thuộc tính tác
động thẩm mỹ. Vấn đề ở đây chính là các tương quan của tất cả các yếu tố nói trên
trong chỉnh thể nghệ thuật.
Thi pháp học chuyên biệt có thể miêu tả tác phẩm văn học cá biệt, cũng như
cụm tác phẩm trong sáng tác của một nhà văn học, của một thể loại, một trào lưu
văn học hoặc một thời đại văn học.
Thi pháp học giúp ta công cụ để thâm nhập vào cấu trúc tác phẩm, cốt cách tư
duy của tác giả cũng như nắm bắt “mã” văn học nghệ thuật của các tác gia và các
thời kì văn học nghệ thuật, từ đó nâng cao năng lực thụ cảm tác phẩm.
Thi pháp học cổ xưa nặng về tính quy phạm, cẩm nang. Thi pháp học hiện đại
nặng về phát hiện, miêu tả các ngôn ngữ nghệ thuật đang hình thành và song hành
với sự vân động của văn học”. [16, tr. 206,207].
Mục “Thi pháp học” trong Từ điển văn học (Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi,
Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá) đã nêu:
“Thi pháp học thuật ngữ chỉ lĩnh vực khoa học nghiên cứu văn học với tư cách
là một nghệ thuật. Thi pháp học (còn gọi là thi học) nghiên cứu cấu tạo của tác
phẩm văn học với các nguyên tắc, phương thức, phương tiện của nó.
Nhìn một cách tổng quát thi pháp học bao gồm ba bộ phận.
- Thi pháp học đại cương: (còn gọi là thi pháp học lý thuyết) nghiên cứu các
yếu tố, phương tiện, nguyên tắc chung của tác phẩm văn học.
21
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Thi pháp học miêu tả: nghiên cứu cấu trúc của tác phẩm văn học cụ thể của
các tác giả hay thời kỳ riêng biệt…
- Thi pháp học lịch sử: nghiên cứu tiến trình phát triển, đổi thay của các hình
thức thủ pháp văn học.
Trong thực tế sử dụng, thuật ngữ thi pháp học có thể chỉ những phạm vi khác
nhau. Khi rộng nhất nó chỉ toàn bộ lý luận văn học, khi hẹp nhất nó chỉ luật thơ,
phép làm thơ. Nó có thể chỉ các phương thức, phương tiện sáng tạo của nghệ thuật
khác, như thi pháp điện ảnh, thi pháp sân khấu [19 tr. 1666, 1667].
Từ hai khái niệm trên, ta thấy giữa hai khái niệm có cách diễn đạt tuy khác
nhau nhưng quan niệm về thi pháp và thi pháp học căn bản cũng có những nét
thống nhất về một số mặt. Đều có mục đích chung, khám phá các nguyên tắc phổ
quát hoặc cụ thể, lịch sử làm thành nghệ thuật.
Thi pháp học là bộ môn chuyên nghiên cứu các hệ thống nghệ thuật cụ thể,
một khoa học ứng dụng gần gũi với phân tích, phê bình văn học, lịch sử văn học.
Thi pháp là hệ thống các phương thức, phương tiện biểu hiện đời sống bằng
những hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học. Hệ thống đó bao gồm: thể
loại, kết cấu, phương pháp, không gian, thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ.
Thi pháp học là khoa học nghiên cứu hệ thống thi pháp đó.
Thi pháp học được chia ra làm ba bộ phận chính: Thi pháp học đại cương; thi
pháp học chuyên biệt, thi pháp học lịch sử. Để miêu tả các phương diện của thi
pháp tác phẩm, trào lưu, thời đại, dân tộc thì đó chính là nhiệm vụ của thi pháp học
chuyên biệt.
Tóm lại, thông qua cách hiểu trên chúng tôi vận dụng thi pháp học vào nghiên
cứu thơ cổ phong của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du về các phương diện của nội dung
và hình thức của tác phẩm văn học về các mặt: thời gian, không gian nghệ thuật;
quan niệm nghệ thuật về con người; thể thơ, ngôn ngữ, giọng điệu nghệ thuật.
Người nghiên cứu và giảng dạy là người đi sau sự ra đời của một tác phẩm nghệ
thuật. Lại không phải là tác giả nên càng không thể hiểu hết được các phương thức,
phương tiện biểu hiện về mặt đời sống của một sáng tác, tác phẩm, vì thế người
nghiên cứu cần tìm hiểu và sử dụng thi pháp.
Văn học trung đại Việt Nam gồm những tác phẩm ra đời trong lịch sử văn học
dân tộc. Để hiểu rõ hơn các tác giả văn học trung đại nói chung và hiểu rõ hơn về
tác giả Nguyễn Trãi, Nguyễn Du cũng như những sáng tác văn học của hai nhà thơ
22
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
về những phạm trù văn hóa, văn học, thẩm mỹ. Vì vậy, chúng tôi dùng thi pháp học
để nghiên cứu để hiểu đúng, hiểu hết về các sáng tác của hai tác gia lớn trong nền
văn học trung đại Việt Nam
1.3. Nguyễn Trãi và thơ chữ Hán
1.3.1. Cuộc đời
Nguyễn Trãi (1380 - 1442), hiệu Ức Trai, quê ở xã Chi Ngại, lộ Lạng Giang
(nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Cha là Nguyễn Ứng Long một nho
sinh nghèo, học giỏi. Mẹ là Trần Thị Thái – con gái của Trần Nguyên Đán.
Nguyễn Trãi sinh ở Thăng Long, trong dinh của ông ngoại, và sống qua thời
niên thiếu trong gia đình ông ngoại. Tuy vây, tuổi thơ của Nguyễn Trãi cũng chịu
nhiều mất mát và đau thương: lên năm tuổi mồ côi mẹ, một thời gian không lâu ông
ngoại qua đời. Nguyễn Trãi phải trở về làng Nhị Khê sống với bố, tại đây ông được
bố rèn cặp, dạy dỗ, trong những năm tháng sống ở Nhị Khê, ông trải qua cuộc sống
“cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc”, sớm hòa nhập với cuộc sống nơi thôn quê.
Nguyễn Trãi thấu hiểu được nỗi vất vả, khó khăn của những người dân lao động
nghèo khổ, hiểu được tâm tư nguyện vọng của người dân, lòng yêu nước thương
dân của ông từ đó cũng dần dần trở thành động cơ chi phối toàn bộ tư tưởng và hành
động của ông sau này.
Trải qua cuộc sống vất vả, nhưng ông vẫn quyết trau dồi kinh sử. Năm 1400,
Nguyễn Trãi đi thi, đỗ Thái học sinh (tiến sĩ), được trao chức Ngự sử đài chánh
chưởng khi mới tròn hai mươi tuổi. Năm 1406, Nhà Minh đem quân xâm lược nước
Nam. Cha con Hồ Quý Ly tổ chức kháng chiến nhưng thất bại và bị bắt. Nhiều bề
tôi nhà Hồ cũng bị bắt ra hàng trong đó có Nguyễn Phi Khanh. Nghe tin cha bị bắt,
Nguyễn Trãi cùng em là Nguyễn Phi Hùng đến chỗ quân Minh giam giữ tù binh để
tìm cha. Hai anh em theo đoàn xe tù lên ải Nam quan với ý định sang bên kia biên
giới đề phụng dưỡng cha, nhưng ông khuyên Nguyễn Trãi trở về phục thù và báo
hiếu cho cha bằng con đường cứu nước. Nghe lời, ông để Nguyễn Phi Hùng đi tiếp
với cha, còn mình thì tìm đường trở về Nguyễn Trãi luôn khắc sâu lời cha dặn:
“Con là người có học, có tài, nên tìm cách rửa nhục cho nước, trả thù cho cha như
thế mới là đại hiếu”. Khi về đến Đông Quan, ông bị tướng giặc Trương Phụ bắt.
Phụ dụ dỗ ra làm quan, ông từ chối. Phụ định giết ông, nhưng một tướng giặc khác
là Hoàng Phúc xin tha cho và buộc ông phải sống ở thành Đông Quan để chúng dễ
bề kiểm soát.
23
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Sau khi thoát khỏi sự giam lỏng của giặc Minh, Nguyễn Trãi từ Đông Quan tìm
vào Lam Sơn, đại bản doanh của nghĩa quân Lê Lợi. Năm 1420 Nguyễn Trãi đã hiến
dâng Lê Lợi tập Bình Ngô sách (Sách lược dẹp giặc Ngô). Từ khi có Bình Ngô sách
của Nguyễn Trãi hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn không ngừng được mở rộng, từng
bước đưa nghĩa quân tiến bước vững chắc đi đến thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Cuối năm 1427, đầu năm 1428, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, Nguyễn
Trãi vâng lệnh Lê Lợi viết tác phẩm Bình Ngô đại cáo, một “áng thiên cổ hùng
tráng suốt thiên cổ”, nhằm trịnh trọng tuyên bố nền độc lập mới mẻ của xã tắc.
Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi vua và sáng lập ra niên hiệu Lê Thái Tổ và tiến
hành luận công khen thưởng, ban thưởng cho 227 công thần, Nguyễn Trãi được ban
quốc tính và phong ban tước Quan Phục hầu. Dù được giữ nhiều chức vụ chủ chốt
trong triều đình nhưng Nguyễn Trãi vẫn hết lòng trung thành, phụng sự triều đình
nhà Lê trong buổi đầu đất nước thống nhất, bước vào sự nghiệp kiến quốc. Năm
1429, nhà vua sai bắt Trần Nguyên Hãn đệ nhất công thần cũng là người có họ hàng
với Nguyễn Trãi bị giết, đến cuối năm vua hạ lệnh giết Thái úy Phạm Văn Xão, một
đệ nhất công thần khác. Nguyễn Trãi cũng nghi oan và bị bắt giam một thời gian
(1430). Sau đó tuy được tha nhưng cho đến khi Lê Lợi mất (1433), ông vẫn không
được giao một công việc gì quan trọng.
Năm 1438, Nguyễn Trãi xin vể ở ẩn tại Côn Sơn. Côn Sơn là nơi quê tổ, lại là
nơi thuở nhỏ Nguyễn Trãi đã từng sống với ông ngoại. Ở đây, Nguyễn Trãi đã sáng
tác bài Côn Sơn ca nổi tiếng. Cũng trong thời gian này ông sáng tác phần lớn thơ
Nôm của mình được tập hợp trong tập “Quốc âm thi tập”. Năm 1439, Lê Thái Tông
xuống chiếu mời Nguyễn Trãi ra nhận lại mọi chức quan cũ, lại phong thêm chức
Môn hạ sảnh tả ty Gián nghị đại phu kiêm Tri tam quán sự, Đề cử chùa Tư Phúc ở
Côn Sơn, đặc trách trông coi hai đạo Đông và Bắc.
Năm 1422, Lê Thái Tông đi duyệt võ ở Phả Lại - Chí Linh có ghé thăm Nguyễn
Trãi ở Côn Sơn và trên đường trở về lại kinh thành, đã đi cùng Nguyễn Thị Lộ, vợ lẽ
Nguyễn Trãi, bấy giờ đang sung chức Lễ nghi nữ học sĩ trong triều. Ngày 4 tháng tám
âm lịch (7- 9- 1442) vua về đến Lệ Chi Viên tục gọi là Trại Vải ở làng (Đại Lại –
Lương Tài – Bắc Ninh). Nửa đêm hôm ấy, nhà vua bị cảm, và đến sáng thì mất. Ngay
sau đó triều đình liền bắt giam Nguyễn Thị Lộ. Nguyễn Trãi đang đi kiểm tra hai đạo
Đông và Bắc, được tin lập tức trở về triều, cũng bị bắt. Ngày 16 tháng tám năm Nhâm
Tuất (19 - 9 - 1942) Nguyễn Trãi cùng với vợ lẽ là Nguyễn Thị Lộ và toàn thể gia tộc
24
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
phải nhận bản án tru di tam tộc. Năm ấy Nguyễn Trãi vừa mới 63 tuổi, đáng tiếc
rằng vụ án Lệ Chi Viên oan khiên với hình thức tru di tam tộc mà Nguyễn Trãi phải
gánh chịu, chính là hệ quả tất yếu của những cuộc tranh giành ngôi thứ, bè phái nảy
sinh vào thời hậu chiến trong hoàn cảnh cụ thể lúc bấy giờ.
Nỗi oan của Nguyễn Trãi phải hai mươi năm sau khi Lê Thánh Tông lên ngôi
mới minh oan, cho sưu tầm lại thơ văn của ông. Cho một người con duy nhất thoát
nạn tru di là Nguyễn Anh Vũ làm Tri huyện và cấp 100 mẫu ruộng dùng vào việc
thờ cúng.
Năm 1980, Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổ chức Văn
hóa – Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) tổ chức kỷ niệm lần thứ
600 năm sinh danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi.
Cuộc đời của Nguyễn Trãi là cuộc đời của một con người chịu nhiều oan khiên
nhất trong lịch sử dân tộc, cũng là cuộc đời của một con người suốt đời hết lòng vì
nước vì dân và vẫn giữ được nét thanh cao của một tấm lòng son sắt cương trực.
1.3.2. Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi
Thơ văn của Nguyễn Trãi, được viết bằng cả chữ Hán và Chữ Nôm. Những tác
phẩm tiêu biểu như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập,
Ức Trai thi tập, Băng hồ di sự lục, Lam Sơn Vĩnh Lăng thần đao bi kí, Dư địa chí…
Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi còn lại được tập hợp trong tập “Ức Trai thi
tâp” tập thơ gồm 105 bài. Để hiểu rõ hơn về thơ chữ Hán cũng như con người
Nguyễn Trãi qua thơ chữ Hán, căn cứ vào toàn bộ nội dung của tập thơ Ức Trai thi
tập có thể sắp xếp tập thơ làm năm phần như sau:
Thơ làm trong khi chƣa thành công (17 bài) gồm các bài sau: Thính vũ;
Tặng hữu nhân; Thôn xá thu châm; Loạn hậu cảm tác; Ký cữu Dịch Trai Trần
Công; Thanh minh; Ký hữu; Thu dạ khách cảm; Hạ nhật mạn thành; Họa Tân Trai
vận; Quy Côn Sơn chu trung tác; Loạn hậu đáo Côn Sơn cảm tác; Quan hải; Lâm
cảng dạ bạc; Thần Phù hải khẩu; Hải khẩu dạ bạc hữu cảm; Long Đại nham.
Thơ làm sau khi thành công và làm quan ở triều đình (31 bài) gồm các bài:
Thượng nguyên hộ giá chu trung tác; Quan duyệt thủy trận; Hạ quy Lam Sơn kỳ 1;
Hạ quy Lam Sơn kỳ 2; Đề kiếm; Hạ tiệp kỳ 1; Hạ tiệp kỳ 2; Hạ tiệp kỳ 3; Hạ tiệp kỳ
4; Chu Công phụ Thành Vương đồ; Đề Bá Nha cổ cầm đồ; Thứ vận Trần thượng
thư đề Nguyễn bố chánh thảo đường; Thú dạ dữ Hoàng Giang Nguyễn Nhược Thủy
đồng phú; Đoan ngọ nhật; Ngẫu thành (I); Thu dạ khách cảm (II); Tức sự; Thứ Cúc
25
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Pha tặng thi; Đề Thạch Trúc oa; Dục Thúy sơn; Quá Thần Phù hải khẩu; Chu
trung ngẫu thành kỳ 1; Chu trung ngẫu thành kỳ 2; Đề Ngọc Thanh quán; Đề Yên
Tử sơn Hoa Yên tự; Vân Đồn; Bạch Đằng hải khẩu; Tĩnh Yên vãn lập; Oan thán;
Đề Hoàng ngự sử Mai tuyết hiên.
Thơ tỏ ý chán nản và muốn về nghỉ (23 bài ) gồm các bài như: Ngẫu thành
(II); Vãn lập; Đề sơn điểu hô nhân đồ; Đề Động Sơn tự; Họa Hương tiên sinh vận
giản chư đồng chí; Mạn hứng (I) kỳ I; Mạn hứng (I) kỳ II; Khất nhân họa Côn Sơn
đồ; Đề trình xử sĩ vân oa đồ; Đề Từ Trọng Phủ Canh Ẩn đường; Đề Hà hiệu úy
“Bạch vân tư thân”; Thu nhật ngẫu thành; Mạn hứng(II) kỳ 1; Mạn hứng (II) kỳ 2;
Mạn hứng (II)kỳ 3; Mạn thành (I) kỳ 1; Mạn thành (I) kỳ 2; Thù hữu nhân kiến ký;
Họa hữu nhân Yên hà ngụ hứng kỳ 1; Họa hữu nhân Yên hà ngụ hứng kỳ 2; Họa
hữu nhân Yên hà ngụ hứng kỳ 3; Tống tăng Đạo Khiêm quy sơn; Hải khẩu dạ bạc
hữu cảm (II).
Thơ làm trong thời ở ẩn ở Côn Sơn ( 17 bài) gồm các bài như: Giang hành;
Đề vân oa; Mộng sơn trung; Mộ xuân tức sự; Trại đầu xuân độ; Hí đề; Tức hứng;
Vãn hứng; Mạn thành (II); Thứ vận Hoàng môn thị lang Nguyễn Cúc Pha hạ tân cư
thành; Đồ trung ký Thao giang thứ sử Trình Thiêm Hiến; Thu nguyệt ngẫu thành;
Hạ nhật mạn thành; Tiên Du tự; Đề Bão Phúc nham; Côn Sơn ca.
Thơ làm trong thời đoán là sang Trung Quốc (12 bài) gồm các bài như:
Quá hải; Tầm Châu; Bình Nam dạ bạc; Ngô Châu; Du Nam Hoa tự;; Thiều Châu
Văn Hiến miếu; Quá lĩnh; Giang Tây; Thái Thạch hoài cổ; Đồ trung ký hữu; Ký
hữu (II); Chu trung ngẫu thành (III).
Về nội dung: Tập thơ Ức Trai thi tập của Nguyễn Trãi phong phú nội dung.
Đầu tiên bao trùm lên toàn bộ tập thơ là những tình cảm của nhà thơ với đối với
vua, với dân, với nước, với gia đình, với bạn bè. Trong tập thơ chữ Hán còn có
nhiều bài thơ viết về đề tài thiên nhiên, đất nước, gắn liền với hình ảnh quê hương
nơi mà Nguyễn Trãi đã một thời gắn bó. Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi là
những bức tranh phong cảnh tươi đẹp, là không gian khoáng đạt, rộng lớn, bao la,
nơi Nguyễn Trãi trút bầu tâm sự thầm kín, nơi đem đến niềm vui cho tâm hồn. Tập
thơ Ức Trai thi tập còn bộc lộ tư tưởng phóng khoáng, thể hiện tài năng và trí tuệ
của Nguyễn Trãi đồng thời đánh dấu bước chuyển từ chặng đường thơ chữ Hán
Việt Nam từ thời Trần sang thời Lê Sơ. Ngoài ra, thơ văn của Nguyễn Trãi còn là
tiếng nói của con người cá nhân trước cuộc đời, trước thời đại. Một con người luôn
26
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
tự ý thức về mình, luôn đề cao trách nhiệm với đời, con người luôn nguyện cống
hiến mình cho dân tộc. Không chỉ vậy, trong thơ Nguyễn Trãi người đọc còn bắt
gặp hình ảnh của một con người luôn có tinh thần lạc quan, luôn tin yêu vào cuộc
sống, một con người tràn đầy ý chí, lòng quyết tâm đấu tranh chống lại những bất
công, ngang trái, để tự mình khẳng định bản thân trước cuộc đời.
Về nghệ thuật: Ở phương diện thể thơ trong 105 bài thơ chữ Hán được
Nguyễn Trãi sáng tác theo các thể khác nhau. Trong đó có 86 bài làm theo thể thất
ngôn bát cú, như các bài: Đề Lư thị gia phả, Loạn hậu cảm tác, Ký hữu, Mạn hứng,
Oan thán…ngoài ra có 12 bài sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt như các bài:
Thôn xá thu châm, Lam Quan hoài cổ, Đề Bá Nha cổ cầm đồ…bên cạnh đó có 5 bài
làm theo thể ngũ ngôn bát cú như: Tiên Du tự, Giang hành, Dục Thúy sơn, Thính
vũ, Tặng hữu nhân và có 2 bài được sáng tác theo thể cổ phong Đề Hoàng ngự sử
Mai tuyết hiên và Côn Sơn ca. Trong thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi phần lớn mỗi đề
mục là một bài, nhưng cũng có một số đề mục từ hai đến năm bài như: Mạn hứng kỳ
1; Mạn hứng kỳ 2; Mạn hứng kỳ 3; Mạn thành kỳ 1; Mạn thành kỳ 2; Hạ tiệp kỳ 1;
Hạ tiệp kỳ 2; Hạ tiệp kỳ 3; Hạ tiệp kỳ 4.
Về hình thức thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi dùng chữ, dùng câu, gieo vần khá
điêu luyện tạo cảm giác hứng thú cho người đọc. Nét đặc sắc trong thơ chữ Hán của
Nguyễn Trãi chính là ở “ý tại ngôn ngoại” có những bài thơ Nguyễn Trãi dùng chữ
cô động, ít chữ nhưng lại nhiều nghĩa ví dụ như các câu: “Niên lai biến cố xâm nhân
lão – Thu việt tha hương cảm khách đa” hai câu này có nghĩa đầy đủ là “Mấy năm
nay xảy ra nhiều biến cố làm cho người ta mau già – Thu về nơi quê người khiến
lòng khách nhiều thương cảm”. Như vậy, ta có thể thấy tập thơ chữ Hán của
Nguyễn Trãi đều theo Đường luật, niêm, luật, vần nghiêm chỉnh, câu, chữ đối nhau
rất cân xứng, trừ hai bài thơ Đề Hoàng ngự sử Mai tuyết hiên và Côn Sơn ca được
làm theo thể thơ cổ phong tương đối tự do.
Khái quát tập thơ chữ Hán, Trần Thị Băng Thanh nhận xét rằng: “Đọc Ức Trai
thi tập có thể hình dung khá rõ Nguyễn Trãi là một con người đằm thắm trong tình
cảm gia đình, bạn bè, sâu nặng trong nghĩa nước tình dân; hào hoa phóng khoáng
giữa thiên nhiên; thanh đạm, nhàn dật mà nhập cuộc,… Không những thế, còn có
thể hình dung ra Nguyễn Trãi trong những khung cảnh, tư thế rất cụ thể. Khi thì
khoác tấm chăn mỏng ngồi suốt đêm hay trăn trở bên song thuyền đến sáng, suy
nghĩ trầm ngâm; khi thì tựa ghế dạo đàn hay ủ tay trong tay áo ngồi ngâm thơ khe
27
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
khẽ hứng thú hoặc sầu muộn; khi ung dung, nhanh nhẹn và say mê dạo giữa thiên
nhiên” [47, tr.530].
1.4. Nguyễn Du và thơ chữ Hán
1.4.1. Cuộc đời
Nguyễn Du sinh năm 1765, tại phường Bích Câu, quê ở Tiên Điền, huyện Nghi
Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là con trai tể tướng Nguyễn Nghiễm và bà Trần Thị Tần.
Nguyễn Du được sinh ra trong gia đình quyền quý có truyền thống văn
chương nhiều người đỗ đạt cao và làm quan ở trong triều đình. Ông nội Nguyễn Du
là Nguyễn Quỳnh là một nhà triết học chuyên thuyên phú kinh dịch. Cha Nguyễn
Du là Nguyễn Nghiễm thường viết sử và làm thơ. Anh cả của Nguyễn Du là
Nguyễn Khản là một vị quan nhưng cũng giỏi làm thơ, cháu ruột Nguyễn Du là
Nguyễn Thiện và Nguyễn Thành đều giỏi thơ văn cả dòng họ có nhiều người đỗ
tiến sĩ vì vậy trong dân gian còn lưu truyền câu ca về dòng họ Tiên Điền.
Bao giờ ngàn Hống hết cây
Sông Rum hết nước, họ này hết quan
Được sinh trưởng trong một gia đình như thế nên Nguyễn Du có điều kiện học
tập năng khiếu văn học nảy nở và sớm phát triển, đồng thời tiếp nhận truyền thống
văn hóa quý báu của quê hương, gia đình và nhiều vùng văn hóa khác nhau thuận
lợi cho sự tổng hợp nghệ thuật. Tất cả góp phần hun đúc nên con người và thiên tài
văn học Nguyễn Du.
Những năm tuổi nhỏ nhà thơ sống trong nhung lụa giàu sang. Nhưng cuộc
sống này kéo dài không quá mười năm, sau đó những biến cố dữ dội của thời đại
của gia đình đã nhanh chóng đẩy ông ra giữa bão táp cuộc đời. Mười tuổi Nguyễn
Du mồ côi cha, mười hai tuổi mồ côi mẹ. Trong thời gian này Nguyễn Du đến sống
với người anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản. Nguyễn Khản từng làm quan tới
chức Tham tụng, nổi tiếng phong lưu một thời, thân với chúa Trịnh Sâm và là người
rất mê hát xướng. Trong thời gian sống ở nhà của Nguyễn Khản, Nguyễn Du có
nhiều điều kiện thuân lợi để dùi mài kinh sử, có dịp hiểu biết về cuộc sống phong
lưu, xa hoa của giới quý tộc phong kiến.
Năm 1783, 18 tuổi, Nguyễn Du thi Hương ở trường Sơn Nam, đậu Tam
trường (tú tài) và được tập ấm chức Chánh thủ hiệu hiệu quân Hùng hậu của cha
nuôi họ Hà ở Thái Nguyên, cũng trong năm này Nguyễn Du lấy vợ là con gái của
Đoàn Nguyễn Thục.
28
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Năm 1786, quân Tây Sơn ra Bắc Hà. Các danh tướng Bắc Hà theo nhau bỏ
chạy. Nghe quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc, Nguyễn Khản ở Hà Tĩnh vượt mành ra
Bắc, giúp vua, nhưng không làm được gì, cuối cùng thì cảm bệnh mất ở Thăng
Long (1786).
Đến năm 1789, Tây Sơn kéo quân ra Bắc đánh tan 29 vạn quân Thanh sang
xâm lược nước ta, Lê Chiêu Thống chạy theo tàn quân xâm lược sang Trung quốc.
Ba anh em cùng cha khác mẹ của Nguyễn Du chạy theo Lê Chiêu Thống nhưng
không kịp. Lúc này Nguyễn Du cùng với hai anh em còn lại chia tay nhau mỗi
người một nơi, Nguyễn Nễ trở về quê mẹ ở xã Hoa Thiều, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh.
Nguyễn Ức trở về quê vợ ở làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, Bắc Ninh. Bản thân
Nguyễn Du trở về quê vợ ở Thái Bình.
Sau một thời gian sống nhờ ở nhà người anh vợ là Đoàn Nguyễn Thuấn,
Nguyễn Du trở lại Nghệ An đến năm 1796 nghe tin ở Gia Định Nguyễn Ánh hoạt
động mạnh, Nguyễn Du có ý định trốn vào Gia Định theo Nguyễn Ánh nhưng chưa
ra khỏi địa phận Nghệ An Nguyễn Du bị Quận công Nguyễn Thận bắt giam ba
tháng ở Nghệ An. Sau khi được tha Nguyễn Du về sống ở Tiên Điền. Nguyễn Du
phải sống một cuộc sống chật vật và khó khăn ở quê nhà, đồng thời trong lòng luôn
chứa đầy những nỗi niềm và tâm sự nặng nề không biết chia sẻ cùng ai.
Sau 13 năm sống hết sức khó khăn chật vật ở các vùng nông thôn khác nhau,
đến thánh tám năm 1802, Nguyễn Du ra làm quan Tri Huyện Phù Dung, phủ Khoái
Châu, trấn Sơn Nam (nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Tháng mười một đổi sang Tri phủ
Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng (nay thuộc tỉnh Hà Tây).
Từ năm 1805 đến năm 1809, ông được thăng chức Đông Các điện học sĩ. Năm
1809, được bổ làm Cai bạ dinh Quảng Bình. Đến năm Quý Dậu (1813) Nguyễn Du
được thăng Cần chánh điện học sĩ và được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc. Sang
Trung Quốc Nguyễn Du có điều kiện tiếp xúc với nền văn hóa nước bạn, chuyến đi
sứ đã để lại nhiều dấu ấn trong cách nhìn nhận về xã hội và con người Trung Quốc,
và phần nào được Nguyễn Du thể hiện rõ trong trong tập thơ chữ Hán “Bắc hành
tạp lục”. Năm 1820, Nguyễn Du được cử làm Chánh sứ sang Trung Quốc lần hai để
báo tang và cầu phong nhưng lần này chưa kịp đi thì ông bị bệnh dịch mất ngày 10
tháng 8 năm Canh Thìn (18 – 9 - 1820), thọ 54 tuổi. Có thể thấy Nguyễn Du làm
quan cho nhà Nguyễn gần 19 năm và trên bước đường thăng tiến khá thuận lợi
không có gì gập ghềnh, trắc trở.
29
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Năm 1965, Hội đồng Hòa bình thế giới đã công nhận Nguyễn Du là danh nhân
văn hóa thế giới và tổ chức kỉ niệm trọng thể nhân dịp 200 năm năm sinh của ông
(1765 - 1965).
Như vậy, thông qua cuộc đời của Nguyễn Du có thể nhận thấy quê hương, gia
đình, xã hội và những biến cố trong cuộc đời ông đã góp phần hình thành nhân cách
và phát huy năng lực nghệ thuật dồi dào ở Nguyễn Du. Điều vĩ đại ở Nguyễn Du là
từ một quý tộc phá sản, ông đã vươn lên trở thành một nghệ sĩ thiên tài. Mặc dù
xuất thân từ giai cấp phong kiến nhưng Nguyễn Du sớm nhận thấy những hạn chế
của giai cấp mình, sớm thấu hiểu và cảm thông với nhân dân lao động. Nguyễn Du
xứng đáng là nhà nhân đạo lỗi lạc của nền văn học nước nhà.
1.4.2. Thơ chữ Hán của Nguyễn Du
Trong sự nghiệp văn học Nguyễn Du đã để lại cho hậu thế những tác phẩm
văn chương có giá trị, mãi trường tồn với thời gian. Ông sáng tác cả chữ Hán và
chữ Nôm. Sáng tác bằng chữ Nôm Nguyễn Du có tác phẩm Truyện Kiều. Về sáng
tác bằng chữ Hán hiện nay giới nghiên cứu đã sưu tầm được 250 bài thơ chữ Hán
do Nguyễn Du viết vào các thời kì khác nhau gồm ba tập: Thanh Hiên thi tập,
Nam Trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục.
Tập đầu tiên trong thơ chữ Hán đó là tập thơ: “Thanh Hiên thi tập” được
sáng tác trong khoảng thời gian từ năm 1785 đến năm 1802, chủ yếu được nhà thơ
viết khi ông lánh ẩn ở quê vợ, Thái Bình, rồi trở về Hồng Lĩnh và ra lại Bắc Hà làm
quan triều Gia Long. Tập thơ gồm 78 bài và chia làm các giai đoạn khác nhau như:
Mười năm gió bụi (1786- 1795) gồm 30 bài, “Dưới chân núi Hồng” (1796 - 1802)
gồm 30 bài, Làm quan ở Bắc Hà (1802 - 1804) gồm 18 bài. Tập thơ là tâm sự của
nhà thơ trong những năm tháng sống long đong vất vả ở Thái Bình, cũng như ở
Tiên Điền. Qua những bài thơ thấy được nỗi buồn tủi cô đơn, và đồng thời là những
lời than thở của tác giả về cuộc sống nay ở đầu sông, mai ở cuối bể, ăn nhờ ở đậu,
bệnh tật, đói rét ốm đau. Có những khoảng thời gian nhà thơ muốn được trở về quê
nhà ở Hà Tĩnh, nhưng Hà Tĩnh nhà cũng không còn, giờ đây anh em lại mỗi người
một phương. Mang trong mình tâm trạng u buồn nhiều lúc Nguyễn Du muốn tìm
đến những nơi bình yên, muốn đi ở ẩn, muốn hành lạc, để vơi đi những buồn đau
trong lòng, nhưng với cuộc sống hiện tại không cho phép nhà thơ đi ở ẩn, cũng
không có điều kiện để đi hành lạc. Chính vì vậy, Nguyễn Du lại trở về với chính nỗi
buồn của mình và nỗi nhớ quê hương in lằn trong tâm hồn nhà thơ, mỗi bài thơ
30
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
trong Thanh Hiên thi tập là một câu chuyện kể về những khoảnh khắc thời gian và
cuộc đời của tác giả ở những năm tháng khác nhau.
Tập thơ thứ hai: Nam trung tạp ngâm sáng tác trong khoảng thời gian từ năm
(1805 - 1812) gồm 40 bài khi Nguyễn Du làm quan ở Huế và Quảng Bình, những
địa phương ở phía nam Hà Tĩnh, quê hương ông. Những bài thơ trong Nam trung
tạp ngâm vẫn là tiếng than thở của nhà thơ trước một thực trạng mà ông không thấy
có gì gắn bó, rải rác trong những vần thơ vẫn thấy Nguyễn Du nói về sự nghèo khổ
và ốm đau, ở một số bài thơ ông có nói đến bọn quan lại hay chèn ép, bên cạnh đó
cũng có những bài ông tâm sự về việc ra làm quan bị gò bó, và không tìm thấy
những ngày tự do, phóng khoáng. Khi ra làm quan ông phải cố giữ mình tránh va
chạm với những quần thần trong triều, đồng thời tránh những hiềm khích đố kị lẫn
nhau ở chốn quan trường. Như vậy, các bài thơ trong Thanh Hiên thi tập và Nam
trung tạp ngâm tuy biểu hiện một tâm trạng buồn đau, day dứt nhưng đã cho thấy rõ
khuynh hướng quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về xã hội của tác giả.
Tập cuối cùng là Bắc hành tạp lục (1813 - 1814) gồm 132 bài được sáng tác
trong chuyến đi sứ ở Trung Quốc. Trong tập thơ Nguyễn Du viết về nhiều đề tài và
có nhiều nội dung khác nhau, có những bài ông viết về đề tài lấy từ đất nước mình
như bài Long thành cầm giả ca (Bài ca người gảy đàn ở thành Thăng Long). Ngoài
ra Bắc hành tạp lục là tập thơ Nguyễn Du viết về đề tài ở đất nước Trung Quốc, bao
gồm những đề tài lịch sử và những điều ông tận mắt thấy, tai nghe trong chuyến đi
sứ. Có thể thấy, đây là một trong những tập thơ Nguyễn Du viết nhiều nhất và hay
nhất trong các tập thơ chữ Hán của mình. Bắc hành tạp lục có ba nhóm đề tài đáng
chú ý: Thứ nhất là đề tài vịnh sử, thứ hai phê phán xã hội phong kiến chà đạp lên
quyền sống của con người, thứ ba cảm thông với những thân phận nhỏ bé dưới đáy
xã hội bị đày đọa hắt hủi.
Về phương diện thể thơ trong 250 bài thơ chữ Hán được Nguyễn Du viết theo
nhiều thể khác nhau. Phần lớn thơ chữ Hán của Nguyễn Du được làm theo thể thất
ngôn bát cú gồm các bài như: My trung mạn hứng (Cảm hứng lan man trong tù),
Mạn hứng (Cảm hứng lan man), Điếu La Thành ca giả (Viếng người đào nương ở
La Thành)… ngoài ra còn có những bài làm theo thể ngũ ngôn bát cú gồm các bài
như: Bất mị (Không ngủ), Khổng tước vũ (Chim công múa), Tái du Tam Điệp sơn
(Lại vượt đèo Ba Dội)… có những bài được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt
như: Thương Ngô trúc chi ca (Ca điệu Trúc Chi làm khi đi qua đất Thương Ngô),
31
Luận văn thạc sĩ ngữ văn- Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi Pháp.doc
Luận văn thạc sĩ ngữ văn- Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi Pháp.doc
Luận văn thạc sĩ ngữ văn- Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi Pháp.doc
Luận văn thạc sĩ ngữ văn- Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi Pháp.doc
Luận văn thạc sĩ ngữ văn- Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi Pháp.doc
Luận văn thạc sĩ ngữ văn- Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi Pháp.doc
Luận văn thạc sĩ ngữ văn- Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi Pháp.doc
Luận văn thạc sĩ ngữ văn- Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi Pháp.doc
Luận văn thạc sĩ ngữ văn- Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi Pháp.doc
Luận văn thạc sĩ ngữ văn- Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi Pháp.doc
Luận văn thạc sĩ ngữ văn- Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi Pháp.doc
Luận văn thạc sĩ ngữ văn- Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi Pháp.doc
Luận văn thạc sĩ ngữ văn- Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi Pháp.doc
Luận văn thạc sĩ ngữ văn- Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi Pháp.doc
Luận văn thạc sĩ ngữ văn- Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi Pháp.doc
Luận văn thạc sĩ ngữ văn- Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi Pháp.doc
Luận văn thạc sĩ ngữ văn- Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi Pháp.doc
Luận văn thạc sĩ ngữ văn- Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi Pháp.doc
Luận văn thạc sĩ ngữ văn- Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi Pháp.doc
Luận văn thạc sĩ ngữ văn- Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi Pháp.doc
Luận văn thạc sĩ ngữ văn- Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi Pháp.doc
Luận văn thạc sĩ ngữ văn- Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi Pháp.doc
Luận văn thạc sĩ ngữ văn- Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi Pháp.doc
Luận văn thạc sĩ ngữ văn- Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi Pháp.doc
Luận văn thạc sĩ ngữ văn- Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi Pháp.doc
Luận văn thạc sĩ ngữ văn- Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi Pháp.doc
Luận văn thạc sĩ ngữ văn- Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi Pháp.doc
Luận văn thạc sĩ ngữ văn- Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi Pháp.doc
Luận văn thạc sĩ ngữ văn- Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi Pháp.doc
Luận văn thạc sĩ ngữ văn- Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi Pháp.doc
Luận văn thạc sĩ ngữ văn- Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi Pháp.doc
Luận văn thạc sĩ ngữ văn- Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi Pháp.doc
Luận văn thạc sĩ ngữ văn- Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi Pháp.doc
Luận văn thạc sĩ ngữ văn- Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi Pháp.doc

More Related Content

Similar to Luận văn thạc sĩ ngữ văn- Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi Pháp.doc

Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...mokoboo56
 
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...tcoco3199
 
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...tcoco3199
 
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.docLuận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.docsividocz
 
Đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với chất lượng dịch vụ kê khai th...
Đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với chất lượng dịch vụ kê khai th...Đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với chất lượng dịch vụ kê khai th...
Đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với chất lượng dịch vụ kê khai th...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 

Similar to Luận văn thạc sĩ ngữ văn- Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi Pháp.doc (20)

Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...
 
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...
 
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...
Luận Văn Ứng Xử Đạo Đức Của Nhân Vật Thúy Kiều Trong Đoạn Trường Tân Thanh Củ...
 
Luận văn thạc sĩ - Thương nghiệp vùng Thuận Quảng thời chúa Nguyễn (1558 - 17...
Luận văn thạc sĩ - Thương nghiệp vùng Thuận Quảng thời chúa Nguyễn (1558 - 17...Luận văn thạc sĩ - Thương nghiệp vùng Thuận Quảng thời chúa Nguyễn (1558 - 17...
Luận văn thạc sĩ - Thương nghiệp vùng Thuận Quảng thời chúa Nguyễn (1558 - 17...
 
Luận văn thạc sĩ - Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn ...
Luận văn thạc sĩ - Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn ...Luận văn thạc sĩ - Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn ...
Luận văn thạc sĩ - Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn ...
 
Luận án: Nghiên cứu văn bản Then cấp sắc Nôm Tày, HAY
Luận án: Nghiên cứu văn bản Then cấp sắc Nôm Tày, HAYLuận án: Nghiên cứu văn bản Then cấp sắc Nôm Tày, HAY
Luận án: Nghiên cứu văn bản Then cấp sắc Nôm Tày, HAY
 
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn...
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn...Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn...
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn...
 
Tìm hiểu và khai thác văn hóa then của người tày tại huyện bình liêu tỉnh Quả...
Tìm hiểu và khai thác văn hóa then của người tày tại huyện bình liêu tỉnh Quả...Tìm hiểu và khai thác văn hóa then của người tày tại huyện bình liêu tỉnh Quả...
Tìm hiểu và khai thác văn hóa then của người tày tại huyện bình liêu tỉnh Quả...
 
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.docLuận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
 
Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống phục vụ phá...
Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống phục vụ phá...Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống phục vụ phá...
Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống phục vụ phá...
 
Nghiên cứu về thành phần và sự phân bố của các loài ong thuộc họ chrysididae ...
Nghiên cứu về thành phần và sự phân bố của các loài ong thuộc họ chrysididae ...Nghiên cứu về thành phần và sự phân bố của các loài ong thuộc họ chrysididae ...
Nghiên cứu về thành phần và sự phân bố của các loài ong thuộc họ chrysididae ...
 
Đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với chất lượng dịch vụ kê khai th...
Đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với chất lượng dịch vụ kê khai th...Đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với chất lượng dịch vụ kê khai th...
Đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với chất lượng dịch vụ kê khai th...
 
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dọc đường Hồ Chí Minh đoạn qua huyện ...
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dọc đường Hồ Chí Minh đoạn qua huyện ...Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dọc đường Hồ Chí Minh đoạn qua huyện ...
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dọc đường Hồ Chí Minh đoạn qua huyện ...
 
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đDạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
 
Đặc điểm dân số và nguồn lao động của thành phố Viêng Chăn nước cộng hòa dân ...
Đặc điểm dân số và nguồn lao động của thành phố Viêng Chăn nước cộng hòa dân ...Đặc điểm dân số và nguồn lao động của thành phố Viêng Chăn nước cộng hòa dân ...
Đặc điểm dân số và nguồn lao động của thành phố Viêng Chăn nước cộng hòa dân ...
 
Luận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAY
Luận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAYLuận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAY
Luận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAY
 
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ buồng phòng tại khách sạn Sài Gòn.doc
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ buồng phòng tại khách sạn Sài Gòn.docGiải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ buồng phòng tại khách sạn Sài Gòn.doc
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ buồng phòng tại khách sạn Sài Gòn.doc
 
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
 
Luận văn Vành đai diệt Mĩ Sơn - An - Nguyên ở Phong Điền, Thừa Thiên Huế (196...
Luận văn Vành đai diệt Mĩ Sơn - An - Nguyên ở Phong Điền, Thừa Thiên Huế (196...Luận văn Vành đai diệt Mĩ Sơn - An - Nguyên ở Phong Điền, Thừa Thiên Huế (196...
Luận văn Vành đai diệt Mĩ Sơn - An - Nguyên ở Phong Điền, Thừa Thiên Huế (196...
 
Luận án: Nghệ thuật tiểu thuyết Diêm Liên Khoa, HAY
Luận án: Nghệ thuật tiểu thuyết Diêm Liên Khoa, HAYLuận án: Nghệ thuật tiểu thuyết Diêm Liên Khoa, HAY
Luận án: Nghệ thuật tiểu thuyết Diêm Liên Khoa, HAY
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍 (20)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
 
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
 
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
 
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
 
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
 
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
 
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
 
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.docNghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
 
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
 
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
 
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.docĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
 
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.docĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
 
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.docĐồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
 
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.docHoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
 
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.docĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
 
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.docĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
 
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docxThiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
 
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
 
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docxThiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
 

Recently uploaded

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 

Luận văn thạc sĩ ngữ văn- Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi Pháp.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM PHẠM THỊ HIẾU THƠ CỔ PHONG NGUYỄN TRÃI, NGUYỄN DU TỪ GÓC NHÌN THI PHÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Thừa Thiên Huế, Năm
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM PHẠM THỊ HIẾU THƠ CỔ PHONG NGUYỄN TRÃI, NGUYỄN DU TỪ GÓC NHÌN THI PHÁP Chuyên ngành : VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số : LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGÔ THỜI ĐÔN Thừa Thiên Huế, Năm i
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kì một công trình nào khác. Tác giả luận văn Phạm Thị Hiếu ii
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Lời Cảm Ơn Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân còn nhờ có sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của các quý thầy cô giáo, của gia đình và bạn bè. Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đến Thầy giáo TS. Ngô Thời Đôn người đã tận tâm hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô giáo khoa Ngữ văn, phòng Đào tạo Sau Đại học, Đại học Huế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Cuối cùng tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu cùng các đồng nghiệp nơi công tác Trường THPT Vinh Xuân đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 9 năm 2018 Tác giả luận văn Phạm Thị Hiếu iii
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC PHỤ BÌA .................................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................................ii LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................iii MỤC LỤC................................................................................................................. 1 DANH MỤC BẢNG................................................................................................. 3 PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................... 4 1. Lí do chọn đề tài..................................................................................................... 4 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................... 5 2.1. Về thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi ....................................................................... 5 2.2. Về thơ chữ Hán của Nguyễn Du ......................................................................... 7 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................ 10 3.1. Đối tượng nghiên cứu: ...................................................................................... 10 3.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................... 10 4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 10 5. Đóng góp của đề tài.............................................................................................. 11 6. Bố cục của luận văn ............................................................................................. 11 PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................. 12 Chƣơng 1. THƠ CỔ PHONG NGUYỄN TRÃI, NGUYỄN DU TRONG MẠCH THƠ CỔ PHONG TRUNG ĐẠI VIỆT NAM ....................................... 12 1.1. Một số vấn đề về thơ cổ phong ......................................................................... 12 1.1.1. Nguồn gốc của thơ cổ phong.......................................................................... 12 1.1.2. Khái niệm thơ cổ phong................................................................................. 13 1.1.3. Thơ cổ phong và sự xuất hiện thơ cổ phong chữ Hán trong văn học trung đại .................................................................................................................................. 17 1.2. Thi pháp và thi pháp học................................................................................... 20 1.3. Nguyễn Trãi và thơ chữ Hán............................................................................. 23 1.3.1. Cuộc đời ......................................................................................................... 23 1.3.2. Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi....................................................................... 25 1.4. Nguyễn Du và thơ chữ Hán............................................................................... 28 1.4.1. Cuộc đời ......................................................................................................... 28 1.4.2. Thơ chữ Hán của Nguyễn Du ........................................................................ 30 1
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Chƣơng 2. THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ CỔ PHONG NGUYỄN TRÃI, NGUYỄN DU.......................................................................................................... 33 2.1. Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du............................................................................................................................. 33 2.1.1. Quan niệm về con người đời tư trong thơ cổ phong Nguyễn Du .................. 33 2.1.2. Quan niệm về con người - nhân vật lịch sử Trung Hoa trong thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du......................................................................................... 57 2.2. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du ............................................................................................................... 65 2.2.1. Không gian nghệ thuật .................................................................................. 65 2.2.2. Thời gian nghệ thuật ...................................................................................... 77 Chƣơng 3. THỂ THƠ, NGÔN NGỮ, GIỌNG ĐIỆU THƠ CỔ PHONG NGUYỄN TRÃI, NGUYỄN DU ........................................................................... 82 3.1. Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du ở phương diện thể thơ...................... 82 3.2. Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du ở phương diện ngôn ngữ.................. 86 3.2.1. Từ vựng .......................................................................................................... 87 3.2.2. Biện pháp tu từ cú pháp ................................................................................. 96 3.3. Giọng điệu nghệ thuât ..................................................................................... 103 3.3.1. Giọng điệu khái quát, triết lí ........................................................................103 3.3.2. Giọng điệu đối thoại - tranh biện .................................................................109 3.3.3. Giọng điệu u buồn........................................................................................ 115 PHẦN KẾT LUẬN............................................................................................... 121 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................123 2
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Các nhân vật lịch sử được nhắc đến trong thơ cổ phong Nguyễn Du ..... 57 Bảng 3.1. Những bài thơ và câu thơ có sử dụng từ láy trong thơ cổ phong của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du......................................................................................... 87 3
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Khi nhắc đến những tác giả của nền văn học trung đại Việt Nam, ta sẽ không thể nào quên hình ảnh của một con người chịu nhiều oan khiên trong cuộc sống, với nỗi đau mà sau 20 năm mới được hóa giải. Người mà tôi muốn nói đến chính là đại thi hào Nguyễn Trãi, một con người với tâm hồn trong sáng, một trái tim luôn tràn đầy lòng nhiệt huyết và tình yêu thương, suốt cả cuộc đời luôn cống hiến hết mình cho dân tộc. Nói đến Nguyễn Trãi là nói đến một con người tài năng hiếm có: nhà tư tưởng, nhà chính trị - nhà quân sự, nhà ngoại giao. Nguyễn Trãi còn được người đời biết đến với tư cách nhà một nhà văn nhà thơ kiệt xuất. Ông để lại một sự nghiệp thơ văn khá lớn được sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm, những áng thơ văn có ảnh hưởng rất lớn trong lịch sử văn học nước nhà. Chính vì vậy, Nguyễn Trãi được ca ngợi: “là ngôi sao sáng trên văn đàn Việt Nam thế kỉ XV, cũng là ngôi sao sáng trên văn đàn thế giới”. Nổi bật trong dòng chảy ấy là sự xuất hiện của nhiều tác giả văn học có tên tuổi như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đặng Trần Côn, Hồ Xuân Hương, Huyện Thanh Quan… nhưng tôi còn rất ấn tượng với tác giả Nguyễn Du với kiệt tác Truyện Kiều bất hủ luôn trường tồn mãi với thời gian. Chỉ với Truyện Kiều cũng đủ để Nguyễn Du trở thành một danh nhân văn hóa thế giới, đại thi hào của dân tộc. Nguyễn Du còn để lại ba tập thơ chữ Hán càng khẳng định thêm tài năng cũng như sự nghiệp thơ văn trong nền văn học nước nhà. 1.2. Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du được sáng tác với nhiều thể loại khác nhau và được các nhà nghiên cứu đánh giá cao. Khi đánh giá về thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, Phạm Thị Ngọc Hoa đã nhận xét: “Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi có khả năng sống mãi với thời gian, bởi chất xúc cảm chân thành trong thơ ông là vô hạn. Thơ ông là một sáng tạo, không phải của từ ngữ, mà của nội dung tâm hồn” [19]. Còn Mai Quốc Liên đã khẳng định: “Thơ chữ Hán Nguyễn Du là những áng văn chương nghệ thuật tuyệt tác, ẩn chứa một tiềm năng vô tận về ý nghĩa. Nó mới lạ và độc đáo trong một nghìn năm thơ chữ Hán của ông cha ta đã đành, mà cũng độc đáo so với thơ chữ Hán của Trung quốc nữa” [31, tr. 7]. Từ những ý nghĩa và giá trị to lớn của thơ văn chữ Hán của hai tác giả. Chúng tôi vận dụng thi pháp vào nghiên cứu thơ cổ phong trong thơ chữ Hán Nguyễn Trãi, Nguyễn Du. Thơ cổ phong tuy chiếm số lượng ít nhưng lại có ưu thế trong việc phản ánh hiện thực cuộc 4
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 sống một cách đầy đủ, chi tiết, có khả năng giãi bày tâm trạng, bộc lộ thế giới nội tâm ở nhiều cung bậc cảm xúc vô cùng phong phú. Việc thực hiện đề tài “Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp” nhằm mục đích đi sâu tìm hiểu một số phạm trù của thi pháp như thể loại (vận, luật, ngôn ngữ), một số phương diện như: hình tượng về con người; không gian, thời gian nghệ thuật; ngôn ngữ nghệ thuật. Đề tài tập trung vào các phương diện trên vì đây là những phạm trù cơ bản, quan trọng nhất của thi pháp đồng thời còn làm nổi bật đặc điểm về mặt hình thức cũng như nội dung của tác phẩm văn học. 1.3. Trong những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu về thơ văn chữ Hán Nguyễn Trãi, Nguyễn Du. Mỗi công trình nghiên cứu đều được tiếp cận ở những góc độ khác nhau góp phần phân tích, đánh giá một cách toàn diện thơ chữ Hán Nguyễn Trãi, Nguyễn Du và khẳng định vị trí của hai thi hào trong nền văn học dân tộc. Nhưng chúng tôi nhận thấy chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu vào nghiên cứu thể thơ cổ phong trong thơ chữ Hán. Ở góc độ tiếp nhận mới, chúng tôi chọn đề tài “Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp” để nghiên cứu văn phong của hai tác giả. Tiến hành tìm hiểu nhóm thơ cổ phong trong tập thơ chữ Hán: “Ức Trai thi tập” của Nguyễn Trãi và ba tập thơ Thanh Hiên thi tập; Nam trung tạp ngâm; Bắc hành tạp lục của Nguyễn Du. Qua việc tìm hiểu nhóm bài thơ cổ phong, chúng tôi bày tỏ lòng kính trọng dành cho hai tác giả, đồng thời thấy được những đóng góp của hai nhà thơ về thể loại này. Nghiên cứu thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du góp phần giúp bản thân hiểu rõ hơn về sự hình thành và phát triển của thơ cổ phong trong nền văn học trung đại Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Về thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi Trong sự nghiệp sáng tác, Nguyễn Trãi đã để lại một số lượng tác phẩm văn học có giá trị. Thơ văn ông cũng rất đa dạng nên được giới nghiên cứu quan tâm. Chính vì vậy, số lượng công trình nghiên cứu về thơ văn và cuộc đời Nguyễn Trãi khá nhiều. Sau đây chúng tôi xin điểm qua một số công trình, bài báo nghiên cứu tiêu biểu về cuộc đời cũng như thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi. Theo Võ Nguyên Giáp, khi viết về Nguyễn Trãi trong chuyên luận: Nguyễn Trãi người anh hùng dân tộc vĩ đại, nhà văn hóa kiệt xuất đã nhận định rằng: Nguyễn Trãi người anh hùng dân tộc vĩ đại, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà tư tưởng lớn, nhà chiến lược thiên tài. Phần nói về nhà tư tưởng lớn, Võ Nguyên Giáp nhấn 5
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 mạnh: “Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là kết tinh những tư tưởng tiến bộ, những giá trị tinh thần và văn hóa của dân tộc ta từ buổi đầu dựng nước cho đến thế kỉ XV. Tư tưởng nhân nghĩa được Nguyễn Trãi vận dụng thành công và phát triển rực rỡ trong sự nghiệp giải phóng đất nước tạo nên một bước tiến mới trong lịch sử tư tưởng của dân tộc” [11, tr. 28]. Phạm Thị Ngọc Hoa trong bài viết “Nghệ thuật sử dụng điển trong Ức Trai thi tập của Nguyễn Trãi” đăng trên (Tạp chí Hán Nôm, Số 2 (81) 2007 trong bài viết tác giả khẳng định: “Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi chủ yếu thuộc thể Đường luật. Ngoài hai bài Đề Hoàng ngự sử Mai tuyết hiên làm theo thể trường thiên cổ thể và Côn Sơn ca theo thể trường thiên đoản cú, còn lại là thơ ngũ ngôn, thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú… thơ Nguyễn Trãi vẫn đầy sự sáng tạo và có sức lay động mạnh mẽ lòng người bằng sự chân thật tự thân của nó! “Nguyễn Trãi đã gieo vần theo một lối thi luật riêng, tự nhiên hơn, phù hợp hơn với cộng đồng người Việt” [20]. Viện sử học, Nguyễn Trãi toàn tập (1976). NXB Khoa học xã hội nhận định “Duy có Nguyễn Trãi là vị anh hùng cứu quốc không những để lại sự nghiệp còn ghi trong chính sử, mà còn để lại khá nhiều tác phẩm nói lên tư tưởng của ông về các mặt triết học, quân sự, chính trị và thơ văn hết sức quý báu” [69, tr.7]. Tác giả Nguyễn Huệ Chi với bài viết “Niềm thao thức lớn trong thơ Nguyễn Trãi” đã đem đến cách nhìn nhận mới trong thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi “Đọc Tập thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi ta lại bị cuốn hút vào cái màu sắc của một thiên nhiên vô vàn hùng tráng; ta say mê trước khí tượng của sông núi được nhắc đến trong thơ và trên từng câu thơ trữ tình thắm thiết, ta bỗng lặng người đi trước bề sâu của một tâm hồn vĩ đại ” [47, tr. 453,454]. Đây cũng là quan điểm của tác giả Đinh Thị Khang với bài viết “Thơ Nguyễn Trãi viết về giai nhân” in trên tạp chí VHNT số 333 tháng 3-2012 có nhận định “Tập thơ đã bao quát một không gian thiên nhiên rộng lớn, từ di tích lịch sử đến danh lam thắng cảnh, từ vẻ kỳ vĩ hùng tráng đến vẻ mỹ lệ nên thơ. Thơ Ức Trai đem đến sức cuốn hút của một thiên nhiên hùng tráng: nơi cửa biển Thần Phù, núi rừng Lam Sơn, cửa biển Bạch Đằng - những địa điểm liên quan đến cuộc kháng chiến chống xâm lược thời Trần, thời Lê. Khí tượng sông núi, vẻ hùng vĩ của thiên nhiên kỳ tích được mô tả với bút pháp và phép liên tưởng truyền thống của thơ ca trung đại” [26]. 6
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Tác giả Trần Thị Băng Thanh trong bài viết “Ức Trai thi tập và thơ chữ Hán đời Trần” đã đưa ra nhận xét “Ở phần thơ chữ Hán này Nguyễn Trãi “giữ lại” nét hào hùng, kiên nghị, khí phách của nhà thơ thời chống quân Nguyên thế kỷ XIII, Nguyễn Trãi cũng “giữ lại” tính triết lí sâu sắc mà phóng khoáng, táo bạo của tinh thần thiền đời thịnh Trần, đồng thời với sự tiếp thu nét ưu tư, thương dân, băn khoăn về trách nhiệm kẻ sĩ của các nhà thơ cuối Trần mà nổi bật hơn cả là Trần Nguyên Đán và Nguyễn Phi Khanh…” [47, tr. 521]. Tác giả Bùi Duy Tân lại đem đến đề tài“Anh hùng và cảm quan anh hùng qua thơ văn Nguyễn Trãi” trong bài viết tác giả đưa ra nhận định “Cảm quan anh hùng của Nguyễn Trãi vừa có tính hàm súc vừa có tính nhạy bén, tinh tế. Với tâm hồn của một người nghệ sĩ, với trí tuệ của một nhà tư tưởng lớn của thời đại, Nguyễn Trãi đều cảm nhận được, tổng kết được. Những tư tưởng nhân nghĩa, khử bạo, an dân, thương dân… Từ quan niệm anh hùng đến cảm quan anh hùng, có thể thấy Nguyễn Trãi đã có những đóng góp không nhỏ vào truyền thống viết về người anh hùng của văn học dân tộc” [47, tr. 542]. Những công trình bài viết trên chính là cơ sở là tiền đề cho chúng tôi tiếp tục đi sâu nghiên cứu, khám phá thêm những cái hay, cái đẹp trong thơ văn chữ Hán của Nguyễn Trãi. Nhưng do tính chất, phạm vi, mục đích của các công trình, các bài viết, chúng tôi nhận thấy chưa có công trình nghiên cứu nào đi vào nghiên cứu thơ cổ phong trong thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi. Mặc dù, nhóm thơ cổ phong của Nguyễn Trãi chỉ chiếm một con số rất nhỏ, nhưng không phải vì thế mà nó không có giá trị, tìm hiểu thơ cổ phong Nguyễn Trãi để hiểu rõ hơn về con người cũng như giá trị thơ văn Nguyễn Trãi để lại cho nền văn học dân tộc. 2.2. Về thơ chữ Hán của Nguyễn Du Thơ chữ Hán của Nguyễn Du trong những năm gần đây rất được các nhà nghiên cứu quan tâm, vì vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu tìm hiểu về sáng tác thơ chữ Hán của ông. Tuy nhiên, theo sự tìm hiểu của chúng tôi thì do mục đích của các công trình chi phối nên vẫn chưa có một nghiên cứu nào đi sâu vào tìm hiểu về thể thơ cổ phong trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Đào Duy Anh trong bài viết Thi tập của Nguyễn Du trong công trình Khảo luận về Kim Vân Kiều, (Nhà xuất bản Quan Hải tùng thư, 1943) lần đầu tiên vị trí của thơ chữ Hán Nguyễn Du được khẳng định “về hình thức cũng như về nội dung, 7
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 thơ chữ Hán Nguyễn Du có thể để vào hàng với thơ Cao Bá Quát và có thể đem so sánh với thơ Đường” [1, tr. 207]. Tác giả Xuân Diệu trong bài viết “Con người Nguyễn Du trong thơ chữ Hán” đã có nhận xét: “Thơ chữ Hán chứa đựng bóng hình, đời sống, nét mặt, mái tóc, dấu chân, tâm tình, suy nghĩ của Nguyễn Du” không những thế Xuân Diệu còn khẳng định “Những bài thơ chữ Hán mở cho ta thấy “cái khía cạnh Tố Như”. Có thể nói là lần đầu tiên, nhiều người trong chúng ta mới được nhìn một số nét về con người của tác giả Truyện Kiều và Văn chiêu hồn”. [10, tr. 56] Trong cuốn Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam (nhóm Lê Quý Đôn, Nxb. Xây dựng, H. 1957), Trương Chính khẳng định thơ chữ Hán chẳng những “là nguồn tư liệu rất quý để tìm hiểu tác giả Truyện Kiều”, mà còn “phải được kể là những tác phẩm bậc nhất trong văn thơ chữ Hán của cha ông ta ngày trước”. Theo ông, những sáng tác đó không phải làm để tiêu khiển thù ứng “mà là thứ thơ chân thành, xuất phát tự tâm can”…Ông còn nhấn mạnh rằng giá trị độc đáo nhất trong thơ chữ Hán Nguyễn Du là “đã có một ngòi bút hiện thực, điều hiếm gặp trong các thi tập thời xưa”. [43] Nhà phê bình Hoài Thanh trong bài viết Tâm tình Nguyễn Du qua một số bài thơ chữ Hán (Tạp chí Văn nghệ tháng 3/1960) đã nêu lên những mâu thuẫn phức tạp, trong đó “có một điểm khá rắc rối là thái độ của Nguyễn Du đối với các triều đại lần lượt thay thế nhau từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX”. Song Hoài Thanh cũng khẳng định rằng: “ Nhưng giữa một bên là những thế lực bạo tàn nó ngự trị trên cuộc đời cũ; một bên là hàng vạn vạn con người cơ khổ, thái độ Nguyễn Du rõ ràng, tình cảm Nguyễn Du chân thành, sâu sắc. Thơ Nguyễn Du do đó có giá trị hiện thực rất cao, có sức rung cảm mãnh liệt” [58]. Tác giả Lê Trí Viễn trong Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam (Tập II. Nxb. Giáo dục, H. 1962). Ông đi sâu vào thế giới nhân vật mà Nguyễn Du mô tả trong Bắc hành tạp lục. Đó là những con người trung can nghĩa khí bị hãm hại; những kiếp tài hoa lỗi lạc phải lầm than; những kẻ hèn yếu đáng thương. Đặc biệt, những lời thương cảm trìu mến nhất Nguyễn Du đã dành cho người phụ nữ (người ca nữ đất Long Thành, Tiểu Thanh, Dương Phi, nàng Vọng Phu). Từ đó, ông khẳng định rằng “cảm xúc của Nguyễn Du không còn giới hạn trong phạm vi “trông người mà ngẫm đến ta”, để đau xót cho bản thân mình; Nguyễn Du đau xót và căm giận 8
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 cho cả cuộc đời; căm giận bọn thống trị tàn nhẫn, đau xót cho tất cả những người nhân nghĩa gặp phải tai ương [67, tr.153] Tháng 11 năm 1965, Tạp chí Văn học đăng bài viết Tìm hiểu thơ chữ Hán Nguyễn Du của Nguyễn Huệ Chi đã mở ra một hướng đi trên hành trình nghiên cứu thơ chữ Hán Nguyễn Du: kiếm tìm chân dung của chính tác giả - như một hình tượng được biểu hiện trực tiếp qua những bài thơ viết về mình và biểu hiện gián tiếp qua các đối tượng trữ tình. Từ những vấn đề trên chúng ta có thể thấy được rằng các tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du đã thu hút được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học có tên tuổi. Năm 1965, cuốn “Thơ chữ Hán Nguyễn Du”, một công trình nghiên cứu ra mắt đúng vào dịp kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du. Trong phần giới thiệu của cuốn sách tái bản (1978), Trương Chính nhận xét: thơ chữ Hán Nguyễn Du “bài nào cũng chứa đựng một lời tâm sự” và “bộc lộ thái độ sống của ông một cách rõ nét”. Trương Chính cũng cho biết trong sáng tác của Nguyễn Du, từ Truyện Kiều, Văn tế chiêu hồn cho đến thơ chữ Hán, “điều nổi bật là nhà thơ rất gần gũi với những người nghèo khổ, bị ô nhục trong xã hội cũ, và có một cái nhìn hiện thực đối với xã hội, đối với giai cấp thống trị thời đại ông” [6, tr.17-18]. Đây cũng là quan điểm đánh giá của Lê Thu Yến trong cuốn Đặc điểm nghệ thuật thơ chữ Hán Nguyễn Du (Nxb. Thanh Niên. Tp. Hồ Chí Minh 1999) tác giả đi vào khảo sát cụ thể, đồng thời phân tích các phạm trù: hình tượng con người nghệ thuật, không gian và thời gian nghệ thuật. Từ đó tác giả Lê Thu Yến nêu lên nhận định: “có rất nhiều Nguyễn Du trong một Nguyễn Du”. Thấp thoáng trong lời thơ là: “Nguyễn Du với nỗi đau nhân thế”, “những lo âu vụn vặt đời thường và mập mờ giữa các làn ranh của tâm trạng là những dự định nhập cuộc không thành, những bước đi tự tìm mình khắc khoải” [73, tr. 57]. Tiếp thu ý kiến của những người đi trước, kế thừa những thành tựu nghiên cứu, phê bình về Nguyễn Trãi, Nguyễn Du. Thông qua đề tài này, chúng tôi sẽ cố gắng đi sâu tìm hiểu toàn diện hơn về “Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp” đây là mảnh đất chứa đựng nhiều hứa hẹn, thú vị mà chúng tôi cần nghiên cứu. 9
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu: - Thơ cổ phong chữ Hán của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du. + Nguyễn Trãi có “Ức trai thi tập” gồm 105 bài thơ chữ Hán, trong đó có hai bài làm theo thể thơ cổ phong : Đề Hoàng ngự sử Mai tuyết hiên và Côn Sơn ca: + Nguyễn Du có ba tập thơ chữ Hán: Thanh Hiên thi tập: gồm78 bài chủ yếu viết trong những năm tháng trước khi ra làm quan nhà Nguyễn, trong đó có bốn bài làm theo thể thơ ngũ ngôn cổ phong: Hành lạc từ 1; Hành lạc từ 2; Lam Giang; Ký mộng: Nam trung tạp ngâm: có 40 bài viết thời gian làm quan ở Huế và Quảng Bình, những địa phương phía nam Hà Tĩnh, quê hương ông. Trong đó có hai bài được làm theo thể thơ cổ phong: Điệu khuyển; Ngẫu thư công quán bích. Bắc hành tạp lục: gồm 131 bài thơ sáng tác trong chuyến đi sứ Trung Quốc, trong đó có 20 bài được làm theo thể thơ cổ phong: Long Thành cầm giả ca; Ninh Minh giang chu hành; Thái Bình thành hạ văn xuy địch; Thái Bình mại ca giả; Bất tiến hành; Phản chiêu hồn; Biện Giả; Cựu Hứa Đô; Trở binh hành; Đồng Tước đài; Liêm Pha bi; Tô Tần đình 2; Dự Nhượng kiều chủy thủ hành; Kinh Kha cố lý; Kỳ lân mộ; Mạnh Tử từ cổ liễu; Đào Hoa đàm Lý Thanh Liên cựu tích; Lương Chiêu Minh Thái tử phân kinh thạch đài; Sở kiến hành; Hoàng Mai sơn thượng thôn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Dựa vào Nguyễn Trãi toàn tập, [69] Nguyễn Du toàn tập, [33], vận dụng lý thuyết thi pháp, các phương pháp khoa học, chúng tôi tiến hành nghiên cứu toàn bộ thơ cổ phong của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du trên các phương diện nội dung và hình thức sau: quan niệm nghệ thuật về con người; không gian và thời gian nghệ thuật; thể thơ, ngôn ngữ, giọng điệu nghệ thuật. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Thi pháp học: Ở đây, chúng tôi vận dụng các lý thuyết thi pháp học để nghiên cứu các phạm vi đề tài. Đây là phương pháp quan trọng bậc nhất của đề tài. 4.2. Phƣơng pháp thống kê, phân loại: trên cơ sở các tài liệu, tác phẩm, chúng tôi tiến hành khảo sát, thông kê, phân loại đối tượng. Việc khảo sát, thông kê, phân loại các đối tượng nghiên cứu giúp sự phân tích, đánh giá có căn cứ xác thực. 10
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 4.3. Phƣơng pháp lịch sử - cụ thể: Là phương pháp đặt đối tượng nghiên cứu vào thời đại, bối cảnh cụ thể khi nó ra đời để tìm hiểu sâu hơn về tác giả, tác phẩm, và đối tượng nghiên cứu. 4.4. Phƣơng pháp so sánh: Đây là con đường để chúng tôi tìm hiểu về đặc điểm sự vận động và phát triển của thể thơ cổ phong chữ Hán ở mỗi giai đoạn. So sánh với các thể thơ khác, giữa các tác giả làm theo thể thơ cổ phong để làm nổi bật đặc trưng thể loại vừa thấy được sự vận động của thể thơ ở mỗi giai đoạn khác nhau. 4.5. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: Là phương pháp được chúng tôi sử dụng nhằm phân tích một cách kĩ lưỡng các tác phẩm thơ cổ phong chữ Hán của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du. Sau đó tổng hợp khái quát chỉ ra những đặc điểm riêng biệt về nội dung cũng như hình thức, quan niệm nghệ thuật, không gian, thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ, âm vận của hai nhà thơ. 5. Đóng góp của đề tài Luận văn góp phần vào thành tựu nghiên cứu tác phẩm thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, tiếp tục khẳng định vị trí, tài năng của hai nhà thơ trong tiến trình văn học trung đại Việt Nam và những đóng góp của hai ông đối với sự phát triển ngôn ngữ văn học dân tộc. Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu và giảng dạy về thể loại thơ cổ phong chữ Hán nói chung và các tác phẩm thơ cổ phong của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du nói riêng. Cuối cùng, kết quả nghiên cứu của luận văn mang đến một cái nhìn khái quát về giá trị nội dung, nghệ thuật và tư tưởng về thơ cổ phong chữ Hán của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được triển khai trong 3 chương như sau: Chƣơng 1. Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du trong mạch thơ cổ phong trung đại Việt Nam Chƣơng 2. Thế giới nghệ thuật thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Chƣơng 3. Thể thơ, ngôn ngữ, giọng điệu thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du 11
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1 THƠ CỔ PHONG NGUYỄN TRÃI, NGUYỄN DU TRONG MẠCH THƠ CỔ PHONG TRUNG ĐẠI VIỆT NAM 1.1. Một số vấn đề về thơ cổ phong 1.1.1. Nguồn gốc của thơ cổ phong Như tên gọi của nó, thể cổ phong xuất hiện và định hình từ “xưa”. Việc xác định thời điểm ra đời của thể loại cổ phong cũng tồn tại nhiều ý kiến khác nhau. Bùi Văn Nguyên – Hà Minh Đức trong Thơ ca Việt Nam, hình thức và thể loại cho rằng: “Thể cổ phong tức thể thơ phổ biến ngũ ngôn (5 từ) hay thất ngôn (7 từ) có trước thơ Đường luật” [39, tr. 270]. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, trong Từ điển thuật ngữ văn học lại cho rằng: “Thơ cổ phong một thuật ngữ chỉ tất cả những bài thơ cổ được sáng tác từ đời Đường trở về sau mà không theo luật thơ Đường (không kể từ và khúc)” [16, tr. 263]. Tác giả Nguyễn Thị Bích Hải trong Thi pháp thơ Đường ở mục Các thể thơ đời Đường có khẳng định rằng: “Các nhà thơ đời Đường sử dụng hai thể thơ chính là Cổ thể (gồm cổ phong và nhạc phủ) và Kim thể. Cách gọi này một phần thông báo cho ta biết sự ra đời của chúng so với đời Đường. Thơ cổ thể ra đời sớm hơn từ đời Hán” [13, tr.192]. Tác giả Nguyễn Thái Hòa trong cuốn Từ điển tu từ - phong cách thi pháp học ở mục thơ cổ phong có chỉ ra rằng: “Cổ phong trường thiên (hành) … thể hành rất phổ biến ở Trung Quốc, xuất hiện trước đời Đường, và các bậc thi bá đời Đường đã dùng thể này để tạo nên những kiệt tác” [21, tr. 44, 45]. Tác giả Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá trong Từ điển văn học (bộ mới). “Cổ phong còn gọi là cổ thi hoặc cổ thể thi là thuật ngữ dùng để chỉ các thể thơ cổ điển ở Trung Quốc trong sự khu biệt với thơ cận thể thời Đường. Cổ phong bao gồm toàn bộ thơ ca ra đời trước đời Đường” [19, tr. 320]. Trong cuốn Lí luận văn học do Phương Lựu (chủ biên) đã có nhận xét như sau: “Cổ phong vốn là tên gọi của người đời sau đối với các thể thơ có trước đời 12
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Đường. Nhưng tên ấy cũng được dùng để chỉ những bài thơ trong và sau đời Đường mà không dùng niêm luật chặt chẽ như luật thơ Đường quy định” [36, tr. 453]. Từ các công trình nghiên cứu của các tác giả, chúng tôi nhận thấy hầu hết các nhà nghiên cứu đều chỉ ra rằng thơ cổ phong xuất hiện từ trước đời nhà Đường không theo niêm luật nhất định. Như vậy, có thể khẳng định rằng thơ cổ phong đã có nguồn gốc lâu đời từ đời Hán đã được khai sinh và trên cơ sở đó nó đã có điều kiện và một môi trường tiếp xúc thuận lợi để phát triển ở đời Đường. Chính vì vậy, nhiều thi sĩ nhà Đường đã viết những bài thơ cổ phong rất nổi tiếng như: Nguyệt hạ độc chước của Lí Bạch, Vọng nhạc, Binh xa hành của Đỗ Phủ. Thơ cổ phong Việt Nam không chỉ xuất hiện trong văn học chữ Hán mà nó còn xuất hiện trong văn học chữ Nôm. Từ việc tìm hiểu về nguồn gốc của thơ cổ phong giúp chúng tôi có thể hiểu hơn về sự ra đời cũng như quá trình hình thành và phát triển của thơ cổ phong trong nền văn học trung đại Việt Nam. 1.1.2. Khái niệm thơ cổ phong Trong quá trình nghiên cứu về thơ cổ phong chúng tôi nhận thấy rằng thơ cổ phong còn có nhiều khái niệm khác nhau, cũng như tên gọi của nó vẫn chưa có sự thống nhất cao giữa các nhà nghiên cứu. Để phần nào hiểu hơn về thể thơ cổ phong, chúng tôi đưa ra một số quan niệm của các nhà nghiên cứu, giúp có cái nhìn bao quát, toàn diện hơn về thể loại này. Bùi Văn Nguyên – Hà Minh Đức trong Thơ ca Việt Nam, hình thức và thể loại miêu tả cổ phong: Người ta gọi thể thơ cổ phong hay gọi tắt là thể cổ phong tức thể thơ phổ biến ngũ ngôn (5 từ) hay thất ngôn (7 từ ) có trước thơ Đường luật, thể thơ này chỉ cần có vần hoặc bằng hoặc trắc mà không cần đối nhau, không cần theo một niêm luật bằng trắc nhất định; lối câu phổ biến là bốn câu (tuyệt cú), tám câu (bát cú) và trường thiên (hành); thơ cổ phong còn có thể lục ngôn nhưng ít dùng...[ 39, tr.213, 214]. Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu định nghĩa cổ phong: “lối này chỉ có số chữ trong câu là nhất định (hoặc ngũ ngôn hoặc thất ngôn); ngoài ra, không phải theo thể lệ chặt chẽ như lối Đường luật…không hạn số câu, cứ tự bốn câu trở lên, muốn làm dài ngắn bao nhiêu cũng được”, những bài dài quá 8 câu thất ngôn hoặc quá 16 câu ngũ ngôn gọi là tràng thiên [15, tr.117]. Bùi Kỷ trong Quốc văn cụ thể phân biệt hai thể thơ Hán văn gồm cổ phong và Đường luật bên cạnh các lối thơ: tứ tuyệt, tràng thiên, thủ vĩ ngâm, liên hoàn, yết 13
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 hậu, lục ngôn thể; các biến thể của thơ gồm minh, trâm. Trong đó, cổ phong “là lối văn có vần mà không đối nhau. Nếu có đối nhau là tùy ý của nhà làm văn, không phải là một luật nhất định. Cổ phong không có niêm luật, không hạn câu, tự bốn câu cho đến bao nhiêu câu cũng được”; có lối ngũ ngôn/thất ngôn độc vận hoặc ngũ ngôn/thất ngôn liên vận [30, tr.36, 37]. Tác giả Đỗ Đức Hiểu trong cuốn Từ điển văn học trong mục Thơ Đường: “Các nhà thơ Đường sáng tác theo ba thể chính: luật thi, cổ phong, nhạc phủ (có người cho nhạc phủ cũng là một dạng của cổ phong)” [19, tr.1690]. Nguyễn Thái Hòa trong cuốn Từ điển tu từ - phong cách thi pháp học đã phân biệt về thơ cổ phong như sau: “Cổ phong còn có tên gọi là cổ thể do các nhà thơ đời Đường gọi để phân biệt với các thể Đường luật, lúc bấy giờ được gọi là cận thể” [21, tr. 43]. Trần Đình Sử trong Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam kể tên các thể thơ trữ tình đời Lý - Trần và nhà Lê mạt - Nguyễn thế kỷ XVIII – XIX như sau: “Theo Thơ văn Lý - Trần (ba tập đã công bố), thì có hơn 200 bài tuyệt cú, hơn 300 bài thất luật, phần còn lại chia cho các thể thơ ngũ tuyệt, ngũ luật, trường đoản cú, nhạc phủ, cổ phong, lục ngôn, tứ ngôn...”. “...Các thể thơ chữ Hán được sử dụng rất đa dạng: ngoài thất luật, tuyệt cú ra, các thể ngũ ngôn, cổ phong, ca hành đều được sử dụng...” [54, tr.168, 169]. Trong cuốn Từ điển văn học (Bộ mới) trong mục Thơ cổ phong đã đưa ra nhận định như sau: “Thơ cổ phong không có quy định về cách luật như các thể thơ đời Đường nghĩa là không có niêm, luật, đối…thơ cổ phong không giới hạn về độ dài, bài thơ từ bốn câu trở lên, muốn dài ngắn bao nhiêu tùy tác giả, cũng có bài làm sáu câu, hoặc 12 câu; những bài thất ngôn dài quá 8 câu, bài ngũ ngôn dài quá 16 câu gọi là trường thiên, những bài làm theo thể hành có độ dài khá lớn…số chữ trong câu cũng được sử dụng khá linh hoạt có thể toàn bài theo thể tứ ngôn, ngũ ngôn, lục ngôn, hoặc thất ngôn, cũng có thể sử dụng những câu dài, ngắn khác nhau trong cùng một bài” và cuối cùng tác giả đi đến kết luận “ Thơ cổ phong là chỉ các thể thơ không bị cấu thúc vào vần, niêm, thanh điệu và đối ngẫu”. [19, tr. 320] Tác giả Nguyễn Thị Bích Hải trong Thi pháp thơ đường cũng khẳng định thơ cổ thể có hai dạng: cổ phong và nhạc phủ. Trong bài viết nhà nghiên cứu chỉ rõ: Thơ cổ phong không có luật lệ nhất định không hạn định về số câu trong bài và số chữ trong câu cũng tương đối tự do - Tuy rằng năm chữ và bảy chữ nhưng cũng có co giản, dao động quanh cái định số năm hoặc bảy đó. Cách gieo vần cũng rất linh hoạt. Có thể 14
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 dùng độc vận cả bài (cả bài chỉ có một vần), liên vận (nhiều vần nối nhau), có thể không hiệp vần ở từng bộ phận; có thể dùng vận chính, vận thông hay vận chuyển. Thể này không quy định niêm luật và cũng không cần đối ngẫu. [13, tr.192, 193]. Tác giả Đào Duy Anh trong cuốn Từ điển Hán Việt xét về mặt chữ nghĩa: Trong cổ phong; chữ cổ có nghĩa là đời xưa – xưa cũ [2, tr.112], chữ phong có nghĩa là phong cách, thể cách. Vậy cổ phong là phong cách cổ, một thể cách trong phép làm thơ, không hạn định ngũ ngôn hay thất ngôn, và cũng không hạn định âm, luật, bằng, trắc [2, tr.114]. Còn trong cổ thể chữ thể có nghĩa là thể loại. Như vậy, cổ thể là thể xưa. Trong các công trình nghiên cứu về thơ cổ phong hầu hết các nhà nghiên cứu đều quan niệm “cổ phong” và “cổ thể” tuy khác nhau về tên gọi nhưng thực chất chỉ là một: Trong cuốn Lí luận văn học do Phương lựu (chủ biên) đã nêu Thơ cổ phong còn gọi là thơ cổ thể (thể xưa) để so sánh với thơ cận thể [36, tr. 453]. Tác giả Bùi Văn Nguyên trong cuốn Tư liệu tham khảo văn học Việt Nam đã đi đến kết luận: “Thơ cổ phong cũng như dân ca không hạn định số câu, có thể ít nhất là hai hoặc bốn câu, hoặc sáu câu, tám, mười câu hoặc nữa là rất nhiều câu …Tuy nhiên, thể cổ phong phổ biến nhất là thể bốn câu, tám câu và thể hành” [38, tr.299] Theo quan niệm đó, tác giả Trần Thị Hoa Lê trong bài viết Thơ cổ phong chữ Hán của Nguyễn Du và cuộc đối thoại trường thiên về nhân thế: đã cho rằng “có thể hình dung cổ phong tương tự “thơ tự do” hoặc giả như “thơ văn xuôi”/“trường ca” thời hiện đại, có vị trí độc lập bên cạnh lục bát, luật thi hay tuyệt cú... Tuy nhiên, ranh giới giữa cổ phong và một số thể (thơ) liên quan như nhạc phủ, tuyệt cú, trường thiên, ca, hành, ngâm... không phải luôn được phân định thật rõ ràng tự giác và thống nhất trong quá trình sáng tác của người xưa cũng như trong sự thưởng thức/phê bình của người nay. Thực tế là, quan niệm về cổ phong ngày càng được mở rộng hơn, bao chứa nhiều hơn các tiểu loại thơ “tự do” khác (đặc biệt là thơ có nguồn gốc dân gian) thay vì chỉ gồm hai thể ngũ ngôn và thất ngôn” [76] Thông qua quá trình tìm hiểu về những quan niệm cũng như các định nghĩa mà các nhà nghiên cứu đưa ra. Chúng tôi thấy rằng các định nghĩa về thơ cổ phong chưa có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu, nhưng bên cạnh đó những đặc điểm của thơ cổ phong lại được nêu lên khá rõ. - Về vần: Thơ cổ phong có thể có một vần (độc vận) hay nhiều vần theo kiểu vần liền, vần cách không nhất định, nhưng phải có vần mới thành thơ. 15
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Về luật bằng trắc: thơ cổ phong tuy không có niêm luật nhất định và chặt chẽ như thơ Đường luật, nhưng tất nhiên phải thích ứng với quy luật âm thanh của tiếng nói do đó phải có tiếng bằng, tiếng trắc xen nhau để đọc cho dễ nghe, hoặc dễ ngâm. Cách gieo vần trong thơ cổ phong có thể độc vận hay liên vận. Có thể cứ 4 câu lại đổi vần hay cứ 8 câu đổi vần, hoặc mỗi 2 câu đổi vần một lần cũng được. - Cách đối thì tùy, muốn đối thì đối, muốn không thì không. Nếu đã đối thì phải đối cho chỉnh. Ý đối ý và chữ đối chữ cho đúng cách. - Về câu: Thơ cổ phong không bị giới hạn về độ dài, bài thơ từ bốn câu trở lên, muốn dài ngắn tùy thuộc tác giả; thường phổ biến là những bài 4 câu và 8 câu, cũng có bài làm 6 câu hoặc 12 câu; những bài thất ngôn dài quá 8 câu, bài ngũ ngôn dài quá 16 câu gọi là trường thiên, những bài làm theo thể hành thường có độ dài khá lớn. - Số chữ trong câu, số câu trong một bài cổ phong cũng được sử dụng linh hoạt, có thể toàn bài theo thể tứ ngôn, ngũ ngôn, lục ngôn, hoặc thất ngôn; cũng có thể sử dụng những câu dài, ngắn khác nhau trong một bài. Như vậy, từ việc tìm hiểu những thuật ngữ, khái niệm về thơ cổ phong của các nhà nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy thơ “cổ phong còn được gọi là “cổ thi” hay “cổ thể” “đây là một trong những thuật ngữ dùng để chỉ các thể thơ cổ điển ở Trung Quốc trong sự khu biệt với thơ cận thể thời Đường” [19, tr. 320]. Như đã nêu ở trên, thời gian qua, nhiều vấn đề về thuật ngữ, cũng như nội dung khái niệm của thơ cổ phong vẫn chưa có sự thống nhất một cách triệt để. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nghiên cứu, chúng tôi xin đưa ra cách hiểu về nội dung khái niệm thơ cổ phong như sau. Thơ cổ phong (hay còn gọi là cổ thi hoặc cổ thể) là lối thơ tự do không chịu sự quy định nghiêm ngặt về niêm luật, số câu, số chữ/từ, có thể dùng câu tứ ngôn, ngũ ngôn, lục ngôn, thất ngôn hoặc đan xen câu dài ngắn khác nhau (tạp ngôn), hay những bài thơ trường thiên. Vần trong thơ cổ phong cũng tự do hơn, có thể dùng một vần (độc vận) hay nhiều vần (liên vận) nhưng vần vẫn phải thích ứng với quy luật âm thanh, có nhịp bằng trắc xen nhau cho dễ đọc, dễ nhớ. Cũng trên cơ sở cách hiểu này, để thuận tiện cho việc nghiên cứu “Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du”, chúng tôi quan niệm thơ cổ phong bao gồm trước hết là những bài thơ sáng tác bằng chữ Hán và làm theo thể tự do như: ca, hành, ngâm, ngũ ngôn, thất ngôn, trường thiên. Những bài thơ bát cú, tuyệt cú không đưa 16
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 vào đối tượng khảo sát của đề tài, bởi vì chúng tôi nghĩ dạng thức này không có ranh giới rõ ràng giữa luật thi và bất luật thi. 1.1.3. Thơ cổ phong và sự xuất hiện thơ cổ phong chữ Hán trong văn học trung đại Trong dòng chảy của nền văn học trung đại Việt Nam, văn học chữ Hán xuất hiện rất sớm, tồn tại trong suốt quá trình hình thành và phát triển của văn học trung đại, bao gồm cả thơ và văn xuôi. Về thể loại văn học chữ Hán chủ yếu tiếp thu các thể loại văn học từ Trung Quốc như chiếu, biểu, hịch, cáo, truyện truyền kì, tiểu thuyết chương hồi, thơ cổ phong, thơ Đường luật … dù ở thể loại nào văn học chữ Hán cũng có những thành tựu nghệ thuật đáng kể. Người mở đầu cho thể thơ cổ phong trung đại đó chính là tác giả Trần Tung. Sáng tác của Trần Tung được tập hợp trong bộ Thượng sĩ ngữ lục. Bộ sách gồm bốn phần: Phần thứ nhất: Đối cơ, gồm những mẩu đối thoại giữa Tuệ Trung với các môn đệ và các học giả. Phần thứ hai: Cử Công án, gồm 13 công án, mỗi công án có lời niêm (nhận xét) và một bài kệ của Tuệ Trung. Phần thứ ba: Thi tụng, gồm 49 bài vừa thơ vừa kệ của Tuệ Trung. Phần thứ tư: Thượng sĩ hành trạng, do Trần Nhân Tông viết. Sau bài của Trần Nhân Tông là một số bài kệ tụng của các vị đệ tử nổi danh của ông viết. Qua việc tìm hiểu và khảo sát có thể thấy, Trần Tung đã để lại hơn 50 bài thơ chữ Hán được làm theo các thể khác nhau trong đó có các bài thơ cổ phong khá đa dạng về thể như (ca, ngâm, tạp ngôn; thất ngôn, ngũ ngôn trường thiên) gồm các bài sau: Phật tâm ca; Mê ngộ bất dị; Phóng cuồng ngâm; Sinh tử nhàn nhi dĩ; Thị đồ; Trì giới kiêm nhẫn nhục; Trữ từ tự cảnh văn; Trừu thần ngâm. Nhóm thơ cổ phong của Trần Tung đã phản ánh nội dung tư tưởng gần với đời sống hiện thực mang nhiều màu sắc. Ông đã để lại trong các tác phẩm văn chương dấu ấn tâm linh thiền đạo khá lớn, đóng góp không nhỏ cho văn học Thiền và văn học trung đại Việt Nam. Mặc dù, số lượng các bài thơ cổ phong của Trần Tung để lại không nhiều, nhưng nó cũng góp phần tạo tiền đề cho quá trình hình thành và phát triển thể thơ cổ phong trong những giai đoạn sau của nền văn học dân tộc. Bước sang giai đoạn văn học từ thế kỉ XIV đến hết thế kỉ XVII, một số tác giả như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng có sáng tác theo thể thơ cổ phong, nhưng xét về số lượng tác phẩm thơ cổ phong không giống nhau. Đầu tiên chúng tôi khảo sát trong tập thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi: Tập“Ức Trai thi tập” gồm 105 bài thơ chữ Hán được sáng tác theo các thể loại khác nhau 17
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 như: thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn bát cú và trong đó chỉ có hai bài thơ được sáng tác theo thể cổ phong đó là bài: Đề Hoàng ngự sử Mai tuyết hiên và Côn Sơn ca. Đến với thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, chúng tôi nhận thấy thơ cổ phong được ông sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm. Trong Bạch Vân am thi tập (tập thơ chữ Hán) có hai bài thơ được sáng tác theo thể thất ngôn và ngũ ngôn cổ phong gồm các bài như: : Trách tử, Trung tân ngụ hứng. Trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập (Tập thơ chữ Nôm) có 7 bài được làm theo thể cổ phong gồm các bài: Đạo thường; Mặc ai tài trí; Thú ẩn dật; Thú dưỡng thân; Tăng thử, Thương loạn, Cảm hứng. Nhóm bài thơ cổ phong của Nguyễn Bỉnh Khiêm nói lên chức năng phản ánh hiện thực xã hội, trong đó có những bài thơ cổ phong lên án chiến tranh phi nghĩa, phê phán thói tham lam đục khoét của những kẻ đương quyền, khiến xã hội suy vi. Sang thế kỉ XVIII đây là giai đoạn văn học có những phát triển rực rỡ nhất trong văn học dân tộc dưới chế độ phong kiến. Văn học thời kì này đã kế thừa những di sản văn học quý báu của những thế kỉ trước. Văn học lúc này có chức năng phản ánh hiện thực xã hội và giải bày tâm trạng của con người. Chính vì vậy, các tác giả văn học trung đại thời kì này ít nhiều đều có sử dụng thơ cổ phong để sáng tác. Nhờ đó số lượng các tác phẩm được viết bằng thể cổ phong có xu hướng tăng dần, nội dung cũng phong phú đa dạng hơn. Sáng tác thơ cổ phong trong giai đoạn này, chúng ta phải kể đến là tác giả Đặng Trần Côn với tác phẩm Chinh phụ ngâm rất nổi tiếng. Tác phẩm Chinh phụ ngâm có 13 tiểu mục khác nhau như: Loạn thời; xuất chinh; sầu tủi; hoài tưởng; cô lánh; vọng tưởng; sầu muộn; thất vọng; vọng tầm; hoài nghi; ưu lão; nguyện ước; khẩn cầu. Tác phẩm viết về đề tài chiền tranh, chiến tranh luôn gắn liền với những vấn đề: tình yêu, lòng thủy chung, sự chờ đợi, hạnh phúc, hi sinh…Chinh phụ ngâm là tác phẩm nói lên sự oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa đồng thời thể hiện tâm trạng khát khao tình yêu, hạnh phúc đôi lứa. Thể thơ phóng túng tự do có ưu điểm tạo nên sự linh hoạt trong mạch thơ, nhịp thơ dồi dào nhạc tính làm cho khúc ngâm luôn đổi mới, phù hợp với tâm trạng và tình cảm của người chinh phụ. Hay khi tìm về với 250 bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du, chúng tôi nhận thấy thơ chữ Hán được ông sáng tác theo những thể khác nhau. Trong tập thơ có 26 bài thơ làm theo thể cổ phong. Những bài thơ cổ phong của Nguyễn Du có cái nhìn bao quát hơn về hiện thực xã hội lúc bấy giờ, đặc biệt là nhóm thơ cổ phong được ông 18
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 viết trong tập Bắc hành tạp lục. Hiện hữu trong mỗi bài thơ cổ phong của Nguyễn Du, ẩn chứa một câu chuyện, một cảnh ngộ, một cuộc đời của một nhân vật cụ thể nào đó: ví như bài “Long thành cầm giả ca” kể về cuộc đời của một ca nữ vô danh, từ số phận cuộc đời của ca nữ trong tác phẩm thấy được số phận bất hạnh của những người phụ nữ trong xã hội. Sau tác giả Nguyễn Du, ta bắt gặp những tác phẩm thơ cổ phong trong sáng tác của Hồ Xuân Hương trong tập“Lưu hương kí” gồm 24 bài thơ chữ Hán và 28 bài thơ chữ Nôm. Trong tập Lưu hương kí có sáu bài được sáng tác theo thể cổ phong gồm các bài sau: Thu ca phong; Nguyệt dạ ca kỳ 1; Nguyệt dạ ca kỳ 2; Ngư ông khúc hành; Tặng Tốn Phong Tử. Những bài thơ cổ phong của Hồ Xuân Hương đã góp phần đem đến một đề tài mới cho thơ cổ phong đó là đề tài tình yêu, là sự bộc bạch nỗi lòng, tâm sự thầm kín của nhà thơ nói riêng, cũng như những người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung. Bước sang giai đoạn nửa đầu thế kỉ XIX, chúng tôi nhận thấy, Cao Bá Quát là một trong những tác giả sáng tác theo thể thơ cổ phong nhiều nhất. Khảo sát, trên 251 bài thơ chữ Hán của Cao Bá Quát, chúng tôi nhận thấy ông để lại số lượng tác phẩm thơ cổ phong tương đối nhiều trên 53 bài thơ cổ phong, chiếm tới 21,1% trong tổng số 251 bài thơ chữ Hán của ông. So với các nhà thơ khác, Cao Bá Quát là người sử dụng khá nhiều loại thơ cổ thể trường thiên. Đối với ông, thể tài này tương đối tự do và dung lượng lớn, thích hợp với những tứ thơ hào mại, sảng khoái. Những bài thơ cổ phong của Cao Bá Quát được viết theo thể ngũ ngôn, thất ngôn cổ phong có thể dẫn ra một số tác phẩm như: Ban Siêu đầu bút; Bảo Xuyên ông nhục kiến thứ họa, tẩu bút thù chi; Bân phong đồ…Từ đây có thể thấy rằng Cao Bá Quát được xem là một trong những tác giả sáng tác thơ cổ phong nhiều nhất trong nền văn học trung đại Việt Nam thế kỉ XVIII đến nữa đầu thế kỉ XIX. Chính nhờ những tác phẩm thơ cổ phong của Cao Bá Quát, thơ cổ phong Việt Nam thực sự đạt tới phẩm chất “Tập đại thành” của dòng thơ cổ phong. Như vậy, tìm hiểu sự hình thành và phát triển của thể thơ cổ phong, ở một số tác giả lớn trong văn học trung đại Việt Nam. Chúng tôi nhận thấy, ở mỗi giai đoạn phát triển của văn học trung đại đều có các tác giả sáng tác thơ cổ phong. Tuy số lượng tác phẩm thơ cổ phong ở mỗi giai đoạn không giống nhau, nhưng ít nhiều cũng góp phần hình thành và phát triển thể thơ cổ phong về sau. 19
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Xét về số lượng tác phẩm các tác giả lớn đều có sáng tác theo thể cổ phong ở những mức độ chưa đồng đều: Trần Tung có 8 bài; Nguyễn Trãi có 2 bài; Nguyễn Bỉnh Khiêm có 2 bài cổ phong chữ Hán và 7 bài cổ phong chữ Nôm; Nguyễn Du có 26 bài; Hồ Xuân Hương có 5 bài; Cao Bá Quát có số lượng tác phẩm sáng tác theo thể cổ phong nhiều nhất trên 53 bài. Xét về đề tài thơ cổ phong cũng khá đa dạng như: đề tài về Phật giáo trong thơ Trần Tung, đề tài về thiên nhiên trong thơ cổ phong Nguyễn Trãi, đề tài về phê phán quan lại trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, đề tài về tình yêu trong thơ Hồ Xuân Hương. Đề tài oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa, tâm trạng khát khao hạnh phúc của người chinh phụ trong tác phẩm của Đặng Trần Côn. Hay những vấn đề về hiện thực cuộc sống của con người được phản ánh trong thơ cổ phong của Nguyễn Du, Cao Bá Quát. Tóm lại, chúng tôi nhận thấy từ giai đoạn thế kỉ XVIII trở về sau thơ cổ phong càng phát triển mạnh. Từ khi xuất hiện khuynh hướng phản ánh hiện thực cuộc sống của con người trong không gian và thời gian sinh hoạt đời thường. Thơ cận thể do chỉ có bốn câu hoặc tám câu, lối thơ quá ngắn gọn, quá hàm súc, không đủ dung lượng để phản ánh hiện thực cuộc sống, với những biến động của cuộc đời con người nên hầu hết các tác giả lại tìm đến với lối thơ cổ thể. 1.2. Thi pháp và thi pháp học Nếu như trước đây khi nghiên cứu một tác phẩm văn học chúng ta thường ít quan tâm đến mặt hình thức, mà chỉ chú trọng vào nội dung của tác phẩm, nhưng trong một tác phẩm văn học chúng ta không thể tách biệt nội dung khỏi hình thức, hay hình thức khỏi nội dung. Nội dung chỉ có thể thể hiện trong hình thức. Và hình thức phải là một hình thức của một nội dung nào đó. Như vậy nghiên cứu thi pháp là chúng ta đang nghiên cứu văn học trong sự thống nhất giữa nội dung và hình thức. Trong Từ điển thuật ngữ văn học ở mục Thi pháp học và thi pháp (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên) định nghĩa. “Thi pháp học là khoa học nghiên cứu thi pháp, tức hệ thống phương thức, phương tiện biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật trong sáng tác văn học. Mục đích của thi pháp học là chia tách và hệ thống hóa các yếu tố của văn bản nghệ thuật tham gia vào sự tạo thành thế giới nghệ thuật, ấn tượng thẩm mỹ chiều sâu phản ánh của sáng tác nghệ thuật. 20
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Xét các chỉnh thể văn học mang thi pháp, có thể nói tới thi pháp tác phẩm cụ thể, thi pháp sáng tác của một nhà văn, thi pháp một trào lưu, thi pháp văn học dân tộc, thi pháp văn học một thời đại, thời kì lịch sử. Xét các phương tiện, phương thức nghệ thuật đã được chia tách, có thể nói tới thi pháp của thể loại, thi pháp của phương pháp, thi pháp của phong cách, thi pháp kết cấu, thi pháp không gian, thời gian, thi pháp ngôn ngữ… Xét về cách tiếp cận, thi pháp học còn có ba phạm vi nghiên cứu: - Thi pháp học đại cương (còn gọi là thi pháp học lý thuyết, thi pháp học hệ thống hóa hay thi pháp học vĩ mô). - Thi pháp học chuyên biệt (hay còn gọi là thi pháp học miêu tả vi mô). - Thi pháp học lịch sử. Thi pháp học chuyên biệt, tiến hành việc miêu tả tất cả các phương diện nói trên (tức thi pháp thể loại, không gian, thời gian, kết cấu, ngôn ngữ, mô típ…) của sáng tác văn học nhằm xây dựng “mô hình” hệ thống cá biệt của các thuộc tính tác động thẩm mỹ. Vấn đề ở đây chính là các tương quan của tất cả các yếu tố nói trên trong chỉnh thể nghệ thuật. Thi pháp học chuyên biệt có thể miêu tả tác phẩm văn học cá biệt, cũng như cụm tác phẩm trong sáng tác của một nhà văn học, của một thể loại, một trào lưu văn học hoặc một thời đại văn học. Thi pháp học giúp ta công cụ để thâm nhập vào cấu trúc tác phẩm, cốt cách tư duy của tác giả cũng như nắm bắt “mã” văn học nghệ thuật của các tác gia và các thời kì văn học nghệ thuật, từ đó nâng cao năng lực thụ cảm tác phẩm. Thi pháp học cổ xưa nặng về tính quy phạm, cẩm nang. Thi pháp học hiện đại nặng về phát hiện, miêu tả các ngôn ngữ nghệ thuật đang hình thành và song hành với sự vân động của văn học”. [16, tr. 206,207]. Mục “Thi pháp học” trong Từ điển văn học (Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá) đã nêu: “Thi pháp học thuật ngữ chỉ lĩnh vực khoa học nghiên cứu văn học với tư cách là một nghệ thuật. Thi pháp học (còn gọi là thi học) nghiên cứu cấu tạo của tác phẩm văn học với các nguyên tắc, phương thức, phương tiện của nó. Nhìn một cách tổng quát thi pháp học bao gồm ba bộ phận. - Thi pháp học đại cương: (còn gọi là thi pháp học lý thuyết) nghiên cứu các yếu tố, phương tiện, nguyên tắc chung của tác phẩm văn học. 21
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Thi pháp học miêu tả: nghiên cứu cấu trúc của tác phẩm văn học cụ thể của các tác giả hay thời kỳ riêng biệt… - Thi pháp học lịch sử: nghiên cứu tiến trình phát triển, đổi thay của các hình thức thủ pháp văn học. Trong thực tế sử dụng, thuật ngữ thi pháp học có thể chỉ những phạm vi khác nhau. Khi rộng nhất nó chỉ toàn bộ lý luận văn học, khi hẹp nhất nó chỉ luật thơ, phép làm thơ. Nó có thể chỉ các phương thức, phương tiện sáng tạo của nghệ thuật khác, như thi pháp điện ảnh, thi pháp sân khấu [19 tr. 1666, 1667]. Từ hai khái niệm trên, ta thấy giữa hai khái niệm có cách diễn đạt tuy khác nhau nhưng quan niệm về thi pháp và thi pháp học căn bản cũng có những nét thống nhất về một số mặt. Đều có mục đích chung, khám phá các nguyên tắc phổ quát hoặc cụ thể, lịch sử làm thành nghệ thuật. Thi pháp học là bộ môn chuyên nghiên cứu các hệ thống nghệ thuật cụ thể, một khoa học ứng dụng gần gũi với phân tích, phê bình văn học, lịch sử văn học. Thi pháp là hệ thống các phương thức, phương tiện biểu hiện đời sống bằng những hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học. Hệ thống đó bao gồm: thể loại, kết cấu, phương pháp, không gian, thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ. Thi pháp học là khoa học nghiên cứu hệ thống thi pháp đó. Thi pháp học được chia ra làm ba bộ phận chính: Thi pháp học đại cương; thi pháp học chuyên biệt, thi pháp học lịch sử. Để miêu tả các phương diện của thi pháp tác phẩm, trào lưu, thời đại, dân tộc thì đó chính là nhiệm vụ của thi pháp học chuyên biệt. Tóm lại, thông qua cách hiểu trên chúng tôi vận dụng thi pháp học vào nghiên cứu thơ cổ phong của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du về các phương diện của nội dung và hình thức của tác phẩm văn học về các mặt: thời gian, không gian nghệ thuật; quan niệm nghệ thuật về con người; thể thơ, ngôn ngữ, giọng điệu nghệ thuật. Người nghiên cứu và giảng dạy là người đi sau sự ra đời của một tác phẩm nghệ thuật. Lại không phải là tác giả nên càng không thể hiểu hết được các phương thức, phương tiện biểu hiện về mặt đời sống của một sáng tác, tác phẩm, vì thế người nghiên cứu cần tìm hiểu và sử dụng thi pháp. Văn học trung đại Việt Nam gồm những tác phẩm ra đời trong lịch sử văn học dân tộc. Để hiểu rõ hơn các tác giả văn học trung đại nói chung và hiểu rõ hơn về tác giả Nguyễn Trãi, Nguyễn Du cũng như những sáng tác văn học của hai nhà thơ 22
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 về những phạm trù văn hóa, văn học, thẩm mỹ. Vì vậy, chúng tôi dùng thi pháp học để nghiên cứu để hiểu đúng, hiểu hết về các sáng tác của hai tác gia lớn trong nền văn học trung đại Việt Nam 1.3. Nguyễn Trãi và thơ chữ Hán 1.3.1. Cuộc đời Nguyễn Trãi (1380 - 1442), hiệu Ức Trai, quê ở xã Chi Ngại, lộ Lạng Giang (nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Cha là Nguyễn Ứng Long một nho sinh nghèo, học giỏi. Mẹ là Trần Thị Thái – con gái của Trần Nguyên Đán. Nguyễn Trãi sinh ở Thăng Long, trong dinh của ông ngoại, và sống qua thời niên thiếu trong gia đình ông ngoại. Tuy vây, tuổi thơ của Nguyễn Trãi cũng chịu nhiều mất mát và đau thương: lên năm tuổi mồ côi mẹ, một thời gian không lâu ông ngoại qua đời. Nguyễn Trãi phải trở về làng Nhị Khê sống với bố, tại đây ông được bố rèn cặp, dạy dỗ, trong những năm tháng sống ở Nhị Khê, ông trải qua cuộc sống “cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc”, sớm hòa nhập với cuộc sống nơi thôn quê. Nguyễn Trãi thấu hiểu được nỗi vất vả, khó khăn của những người dân lao động nghèo khổ, hiểu được tâm tư nguyện vọng của người dân, lòng yêu nước thương dân của ông từ đó cũng dần dần trở thành động cơ chi phối toàn bộ tư tưởng và hành động của ông sau này. Trải qua cuộc sống vất vả, nhưng ông vẫn quyết trau dồi kinh sử. Năm 1400, Nguyễn Trãi đi thi, đỗ Thái học sinh (tiến sĩ), được trao chức Ngự sử đài chánh chưởng khi mới tròn hai mươi tuổi. Năm 1406, Nhà Minh đem quân xâm lược nước Nam. Cha con Hồ Quý Ly tổ chức kháng chiến nhưng thất bại và bị bắt. Nhiều bề tôi nhà Hồ cũng bị bắt ra hàng trong đó có Nguyễn Phi Khanh. Nghe tin cha bị bắt, Nguyễn Trãi cùng em là Nguyễn Phi Hùng đến chỗ quân Minh giam giữ tù binh để tìm cha. Hai anh em theo đoàn xe tù lên ải Nam quan với ý định sang bên kia biên giới đề phụng dưỡng cha, nhưng ông khuyên Nguyễn Trãi trở về phục thù và báo hiếu cho cha bằng con đường cứu nước. Nghe lời, ông để Nguyễn Phi Hùng đi tiếp với cha, còn mình thì tìm đường trở về Nguyễn Trãi luôn khắc sâu lời cha dặn: “Con là người có học, có tài, nên tìm cách rửa nhục cho nước, trả thù cho cha như thế mới là đại hiếu”. Khi về đến Đông Quan, ông bị tướng giặc Trương Phụ bắt. Phụ dụ dỗ ra làm quan, ông từ chối. Phụ định giết ông, nhưng một tướng giặc khác là Hoàng Phúc xin tha cho và buộc ông phải sống ở thành Đông Quan để chúng dễ bề kiểm soát. 23
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Sau khi thoát khỏi sự giam lỏng của giặc Minh, Nguyễn Trãi từ Đông Quan tìm vào Lam Sơn, đại bản doanh của nghĩa quân Lê Lợi. Năm 1420 Nguyễn Trãi đã hiến dâng Lê Lợi tập Bình Ngô sách (Sách lược dẹp giặc Ngô). Từ khi có Bình Ngô sách của Nguyễn Trãi hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn không ngừng được mở rộng, từng bước đưa nghĩa quân tiến bước vững chắc đi đến thắng lợi này đến thắng lợi khác. Cuối năm 1427, đầu năm 1428, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, Nguyễn Trãi vâng lệnh Lê Lợi viết tác phẩm Bình Ngô đại cáo, một “áng thiên cổ hùng tráng suốt thiên cổ”, nhằm trịnh trọng tuyên bố nền độc lập mới mẻ của xã tắc. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi vua và sáng lập ra niên hiệu Lê Thái Tổ và tiến hành luận công khen thưởng, ban thưởng cho 227 công thần, Nguyễn Trãi được ban quốc tính và phong ban tước Quan Phục hầu. Dù được giữ nhiều chức vụ chủ chốt trong triều đình nhưng Nguyễn Trãi vẫn hết lòng trung thành, phụng sự triều đình nhà Lê trong buổi đầu đất nước thống nhất, bước vào sự nghiệp kiến quốc. Năm 1429, nhà vua sai bắt Trần Nguyên Hãn đệ nhất công thần cũng là người có họ hàng với Nguyễn Trãi bị giết, đến cuối năm vua hạ lệnh giết Thái úy Phạm Văn Xão, một đệ nhất công thần khác. Nguyễn Trãi cũng nghi oan và bị bắt giam một thời gian (1430). Sau đó tuy được tha nhưng cho đến khi Lê Lợi mất (1433), ông vẫn không được giao một công việc gì quan trọng. Năm 1438, Nguyễn Trãi xin vể ở ẩn tại Côn Sơn. Côn Sơn là nơi quê tổ, lại là nơi thuở nhỏ Nguyễn Trãi đã từng sống với ông ngoại. Ở đây, Nguyễn Trãi đã sáng tác bài Côn Sơn ca nổi tiếng. Cũng trong thời gian này ông sáng tác phần lớn thơ Nôm của mình được tập hợp trong tập “Quốc âm thi tập”. Năm 1439, Lê Thái Tông xuống chiếu mời Nguyễn Trãi ra nhận lại mọi chức quan cũ, lại phong thêm chức Môn hạ sảnh tả ty Gián nghị đại phu kiêm Tri tam quán sự, Đề cử chùa Tư Phúc ở Côn Sơn, đặc trách trông coi hai đạo Đông và Bắc. Năm 1422, Lê Thái Tông đi duyệt võ ở Phả Lại - Chí Linh có ghé thăm Nguyễn Trãi ở Côn Sơn và trên đường trở về lại kinh thành, đã đi cùng Nguyễn Thị Lộ, vợ lẽ Nguyễn Trãi, bấy giờ đang sung chức Lễ nghi nữ học sĩ trong triều. Ngày 4 tháng tám âm lịch (7- 9- 1442) vua về đến Lệ Chi Viên tục gọi là Trại Vải ở làng (Đại Lại – Lương Tài – Bắc Ninh). Nửa đêm hôm ấy, nhà vua bị cảm, và đến sáng thì mất. Ngay sau đó triều đình liền bắt giam Nguyễn Thị Lộ. Nguyễn Trãi đang đi kiểm tra hai đạo Đông và Bắc, được tin lập tức trở về triều, cũng bị bắt. Ngày 16 tháng tám năm Nhâm Tuất (19 - 9 - 1942) Nguyễn Trãi cùng với vợ lẽ là Nguyễn Thị Lộ và toàn thể gia tộc 24
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 phải nhận bản án tru di tam tộc. Năm ấy Nguyễn Trãi vừa mới 63 tuổi, đáng tiếc rằng vụ án Lệ Chi Viên oan khiên với hình thức tru di tam tộc mà Nguyễn Trãi phải gánh chịu, chính là hệ quả tất yếu của những cuộc tranh giành ngôi thứ, bè phái nảy sinh vào thời hậu chiến trong hoàn cảnh cụ thể lúc bấy giờ. Nỗi oan của Nguyễn Trãi phải hai mươi năm sau khi Lê Thánh Tông lên ngôi mới minh oan, cho sưu tầm lại thơ văn của ông. Cho một người con duy nhất thoát nạn tru di là Nguyễn Anh Vũ làm Tri huyện và cấp 100 mẫu ruộng dùng vào việc thờ cúng. Năm 1980, Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổ chức Văn hóa – Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) tổ chức kỷ niệm lần thứ 600 năm sinh danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi. Cuộc đời của Nguyễn Trãi là cuộc đời của một con người chịu nhiều oan khiên nhất trong lịch sử dân tộc, cũng là cuộc đời của một con người suốt đời hết lòng vì nước vì dân và vẫn giữ được nét thanh cao của một tấm lòng son sắt cương trực. 1.3.2. Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi Thơ văn của Nguyễn Trãi, được viết bằng cả chữ Hán và Chữ Nôm. Những tác phẩm tiêu biểu như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Ức Trai thi tập, Băng hồ di sự lục, Lam Sơn Vĩnh Lăng thần đao bi kí, Dư địa chí… Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi còn lại được tập hợp trong tập “Ức Trai thi tâp” tập thơ gồm 105 bài. Để hiểu rõ hơn về thơ chữ Hán cũng như con người Nguyễn Trãi qua thơ chữ Hán, căn cứ vào toàn bộ nội dung của tập thơ Ức Trai thi tập có thể sắp xếp tập thơ làm năm phần như sau: Thơ làm trong khi chƣa thành công (17 bài) gồm các bài sau: Thính vũ; Tặng hữu nhân; Thôn xá thu châm; Loạn hậu cảm tác; Ký cữu Dịch Trai Trần Công; Thanh minh; Ký hữu; Thu dạ khách cảm; Hạ nhật mạn thành; Họa Tân Trai vận; Quy Côn Sơn chu trung tác; Loạn hậu đáo Côn Sơn cảm tác; Quan hải; Lâm cảng dạ bạc; Thần Phù hải khẩu; Hải khẩu dạ bạc hữu cảm; Long Đại nham. Thơ làm sau khi thành công và làm quan ở triều đình (31 bài) gồm các bài: Thượng nguyên hộ giá chu trung tác; Quan duyệt thủy trận; Hạ quy Lam Sơn kỳ 1; Hạ quy Lam Sơn kỳ 2; Đề kiếm; Hạ tiệp kỳ 1; Hạ tiệp kỳ 2; Hạ tiệp kỳ 3; Hạ tiệp kỳ 4; Chu Công phụ Thành Vương đồ; Đề Bá Nha cổ cầm đồ; Thứ vận Trần thượng thư đề Nguyễn bố chánh thảo đường; Thú dạ dữ Hoàng Giang Nguyễn Nhược Thủy đồng phú; Đoan ngọ nhật; Ngẫu thành (I); Thu dạ khách cảm (II); Tức sự; Thứ Cúc 25
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Pha tặng thi; Đề Thạch Trúc oa; Dục Thúy sơn; Quá Thần Phù hải khẩu; Chu trung ngẫu thành kỳ 1; Chu trung ngẫu thành kỳ 2; Đề Ngọc Thanh quán; Đề Yên Tử sơn Hoa Yên tự; Vân Đồn; Bạch Đằng hải khẩu; Tĩnh Yên vãn lập; Oan thán; Đề Hoàng ngự sử Mai tuyết hiên. Thơ tỏ ý chán nản và muốn về nghỉ (23 bài ) gồm các bài như: Ngẫu thành (II); Vãn lập; Đề sơn điểu hô nhân đồ; Đề Động Sơn tự; Họa Hương tiên sinh vận giản chư đồng chí; Mạn hứng (I) kỳ I; Mạn hứng (I) kỳ II; Khất nhân họa Côn Sơn đồ; Đề trình xử sĩ vân oa đồ; Đề Từ Trọng Phủ Canh Ẩn đường; Đề Hà hiệu úy “Bạch vân tư thân”; Thu nhật ngẫu thành; Mạn hứng(II) kỳ 1; Mạn hứng (II) kỳ 2; Mạn hứng (II)kỳ 3; Mạn thành (I) kỳ 1; Mạn thành (I) kỳ 2; Thù hữu nhân kiến ký; Họa hữu nhân Yên hà ngụ hứng kỳ 1; Họa hữu nhân Yên hà ngụ hứng kỳ 2; Họa hữu nhân Yên hà ngụ hứng kỳ 3; Tống tăng Đạo Khiêm quy sơn; Hải khẩu dạ bạc hữu cảm (II). Thơ làm trong thời ở ẩn ở Côn Sơn ( 17 bài) gồm các bài như: Giang hành; Đề vân oa; Mộng sơn trung; Mộ xuân tức sự; Trại đầu xuân độ; Hí đề; Tức hứng; Vãn hứng; Mạn thành (II); Thứ vận Hoàng môn thị lang Nguyễn Cúc Pha hạ tân cư thành; Đồ trung ký Thao giang thứ sử Trình Thiêm Hiến; Thu nguyệt ngẫu thành; Hạ nhật mạn thành; Tiên Du tự; Đề Bão Phúc nham; Côn Sơn ca. Thơ làm trong thời đoán là sang Trung Quốc (12 bài) gồm các bài như: Quá hải; Tầm Châu; Bình Nam dạ bạc; Ngô Châu; Du Nam Hoa tự;; Thiều Châu Văn Hiến miếu; Quá lĩnh; Giang Tây; Thái Thạch hoài cổ; Đồ trung ký hữu; Ký hữu (II); Chu trung ngẫu thành (III). Về nội dung: Tập thơ Ức Trai thi tập của Nguyễn Trãi phong phú nội dung. Đầu tiên bao trùm lên toàn bộ tập thơ là những tình cảm của nhà thơ với đối với vua, với dân, với nước, với gia đình, với bạn bè. Trong tập thơ chữ Hán còn có nhiều bài thơ viết về đề tài thiên nhiên, đất nước, gắn liền với hình ảnh quê hương nơi mà Nguyễn Trãi đã một thời gắn bó. Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi là những bức tranh phong cảnh tươi đẹp, là không gian khoáng đạt, rộng lớn, bao la, nơi Nguyễn Trãi trút bầu tâm sự thầm kín, nơi đem đến niềm vui cho tâm hồn. Tập thơ Ức Trai thi tập còn bộc lộ tư tưởng phóng khoáng, thể hiện tài năng và trí tuệ của Nguyễn Trãi đồng thời đánh dấu bước chuyển từ chặng đường thơ chữ Hán Việt Nam từ thời Trần sang thời Lê Sơ. Ngoài ra, thơ văn của Nguyễn Trãi còn là tiếng nói của con người cá nhân trước cuộc đời, trước thời đại. Một con người luôn 26
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 tự ý thức về mình, luôn đề cao trách nhiệm với đời, con người luôn nguyện cống hiến mình cho dân tộc. Không chỉ vậy, trong thơ Nguyễn Trãi người đọc còn bắt gặp hình ảnh của một con người luôn có tinh thần lạc quan, luôn tin yêu vào cuộc sống, một con người tràn đầy ý chí, lòng quyết tâm đấu tranh chống lại những bất công, ngang trái, để tự mình khẳng định bản thân trước cuộc đời. Về nghệ thuật: Ở phương diện thể thơ trong 105 bài thơ chữ Hán được Nguyễn Trãi sáng tác theo các thể khác nhau. Trong đó có 86 bài làm theo thể thất ngôn bát cú, như các bài: Đề Lư thị gia phả, Loạn hậu cảm tác, Ký hữu, Mạn hứng, Oan thán…ngoài ra có 12 bài sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt như các bài: Thôn xá thu châm, Lam Quan hoài cổ, Đề Bá Nha cổ cầm đồ…bên cạnh đó có 5 bài làm theo thể ngũ ngôn bát cú như: Tiên Du tự, Giang hành, Dục Thúy sơn, Thính vũ, Tặng hữu nhân và có 2 bài được sáng tác theo thể cổ phong Đề Hoàng ngự sử Mai tuyết hiên và Côn Sơn ca. Trong thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi phần lớn mỗi đề mục là một bài, nhưng cũng có một số đề mục từ hai đến năm bài như: Mạn hứng kỳ 1; Mạn hứng kỳ 2; Mạn hứng kỳ 3; Mạn thành kỳ 1; Mạn thành kỳ 2; Hạ tiệp kỳ 1; Hạ tiệp kỳ 2; Hạ tiệp kỳ 3; Hạ tiệp kỳ 4. Về hình thức thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi dùng chữ, dùng câu, gieo vần khá điêu luyện tạo cảm giác hứng thú cho người đọc. Nét đặc sắc trong thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi chính là ở “ý tại ngôn ngoại” có những bài thơ Nguyễn Trãi dùng chữ cô động, ít chữ nhưng lại nhiều nghĩa ví dụ như các câu: “Niên lai biến cố xâm nhân lão – Thu việt tha hương cảm khách đa” hai câu này có nghĩa đầy đủ là “Mấy năm nay xảy ra nhiều biến cố làm cho người ta mau già – Thu về nơi quê người khiến lòng khách nhiều thương cảm”. Như vậy, ta có thể thấy tập thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi đều theo Đường luật, niêm, luật, vần nghiêm chỉnh, câu, chữ đối nhau rất cân xứng, trừ hai bài thơ Đề Hoàng ngự sử Mai tuyết hiên và Côn Sơn ca được làm theo thể thơ cổ phong tương đối tự do. Khái quát tập thơ chữ Hán, Trần Thị Băng Thanh nhận xét rằng: “Đọc Ức Trai thi tập có thể hình dung khá rõ Nguyễn Trãi là một con người đằm thắm trong tình cảm gia đình, bạn bè, sâu nặng trong nghĩa nước tình dân; hào hoa phóng khoáng giữa thiên nhiên; thanh đạm, nhàn dật mà nhập cuộc,… Không những thế, còn có thể hình dung ra Nguyễn Trãi trong những khung cảnh, tư thế rất cụ thể. Khi thì khoác tấm chăn mỏng ngồi suốt đêm hay trăn trở bên song thuyền đến sáng, suy nghĩ trầm ngâm; khi thì tựa ghế dạo đàn hay ủ tay trong tay áo ngồi ngâm thơ khe 27
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 khẽ hứng thú hoặc sầu muộn; khi ung dung, nhanh nhẹn và say mê dạo giữa thiên nhiên” [47, tr.530]. 1.4. Nguyễn Du và thơ chữ Hán 1.4.1. Cuộc đời Nguyễn Du sinh năm 1765, tại phường Bích Câu, quê ở Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là con trai tể tướng Nguyễn Nghiễm và bà Trần Thị Tần. Nguyễn Du được sinh ra trong gia đình quyền quý có truyền thống văn chương nhiều người đỗ đạt cao và làm quan ở trong triều đình. Ông nội Nguyễn Du là Nguyễn Quỳnh là một nhà triết học chuyên thuyên phú kinh dịch. Cha Nguyễn Du là Nguyễn Nghiễm thường viết sử và làm thơ. Anh cả của Nguyễn Du là Nguyễn Khản là một vị quan nhưng cũng giỏi làm thơ, cháu ruột Nguyễn Du là Nguyễn Thiện và Nguyễn Thành đều giỏi thơ văn cả dòng họ có nhiều người đỗ tiến sĩ vì vậy trong dân gian còn lưu truyền câu ca về dòng họ Tiên Điền. Bao giờ ngàn Hống hết cây Sông Rum hết nước, họ này hết quan Được sinh trưởng trong một gia đình như thế nên Nguyễn Du có điều kiện học tập năng khiếu văn học nảy nở và sớm phát triển, đồng thời tiếp nhận truyền thống văn hóa quý báu của quê hương, gia đình và nhiều vùng văn hóa khác nhau thuận lợi cho sự tổng hợp nghệ thuật. Tất cả góp phần hun đúc nên con người và thiên tài văn học Nguyễn Du. Những năm tuổi nhỏ nhà thơ sống trong nhung lụa giàu sang. Nhưng cuộc sống này kéo dài không quá mười năm, sau đó những biến cố dữ dội của thời đại của gia đình đã nhanh chóng đẩy ông ra giữa bão táp cuộc đời. Mười tuổi Nguyễn Du mồ côi cha, mười hai tuổi mồ côi mẹ. Trong thời gian này Nguyễn Du đến sống với người anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản. Nguyễn Khản từng làm quan tới chức Tham tụng, nổi tiếng phong lưu một thời, thân với chúa Trịnh Sâm và là người rất mê hát xướng. Trong thời gian sống ở nhà của Nguyễn Khản, Nguyễn Du có nhiều điều kiện thuân lợi để dùi mài kinh sử, có dịp hiểu biết về cuộc sống phong lưu, xa hoa của giới quý tộc phong kiến. Năm 1783, 18 tuổi, Nguyễn Du thi Hương ở trường Sơn Nam, đậu Tam trường (tú tài) và được tập ấm chức Chánh thủ hiệu hiệu quân Hùng hậu của cha nuôi họ Hà ở Thái Nguyên, cũng trong năm này Nguyễn Du lấy vợ là con gái của Đoàn Nguyễn Thục. 28
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Năm 1786, quân Tây Sơn ra Bắc Hà. Các danh tướng Bắc Hà theo nhau bỏ chạy. Nghe quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc, Nguyễn Khản ở Hà Tĩnh vượt mành ra Bắc, giúp vua, nhưng không làm được gì, cuối cùng thì cảm bệnh mất ở Thăng Long (1786). Đến năm 1789, Tây Sơn kéo quân ra Bắc đánh tan 29 vạn quân Thanh sang xâm lược nước ta, Lê Chiêu Thống chạy theo tàn quân xâm lược sang Trung quốc. Ba anh em cùng cha khác mẹ của Nguyễn Du chạy theo Lê Chiêu Thống nhưng không kịp. Lúc này Nguyễn Du cùng với hai anh em còn lại chia tay nhau mỗi người một nơi, Nguyễn Nễ trở về quê mẹ ở xã Hoa Thiều, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh. Nguyễn Ức trở về quê vợ ở làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, Bắc Ninh. Bản thân Nguyễn Du trở về quê vợ ở Thái Bình. Sau một thời gian sống nhờ ở nhà người anh vợ là Đoàn Nguyễn Thuấn, Nguyễn Du trở lại Nghệ An đến năm 1796 nghe tin ở Gia Định Nguyễn Ánh hoạt động mạnh, Nguyễn Du có ý định trốn vào Gia Định theo Nguyễn Ánh nhưng chưa ra khỏi địa phận Nghệ An Nguyễn Du bị Quận công Nguyễn Thận bắt giam ba tháng ở Nghệ An. Sau khi được tha Nguyễn Du về sống ở Tiên Điền. Nguyễn Du phải sống một cuộc sống chật vật và khó khăn ở quê nhà, đồng thời trong lòng luôn chứa đầy những nỗi niềm và tâm sự nặng nề không biết chia sẻ cùng ai. Sau 13 năm sống hết sức khó khăn chật vật ở các vùng nông thôn khác nhau, đến thánh tám năm 1802, Nguyễn Du ra làm quan Tri Huyện Phù Dung, phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam (nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Tháng mười một đổi sang Tri phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng (nay thuộc tỉnh Hà Tây). Từ năm 1805 đến năm 1809, ông được thăng chức Đông Các điện học sĩ. Năm 1809, được bổ làm Cai bạ dinh Quảng Bình. Đến năm Quý Dậu (1813) Nguyễn Du được thăng Cần chánh điện học sĩ và được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc. Sang Trung Quốc Nguyễn Du có điều kiện tiếp xúc với nền văn hóa nước bạn, chuyến đi sứ đã để lại nhiều dấu ấn trong cách nhìn nhận về xã hội và con người Trung Quốc, và phần nào được Nguyễn Du thể hiện rõ trong trong tập thơ chữ Hán “Bắc hành tạp lục”. Năm 1820, Nguyễn Du được cử làm Chánh sứ sang Trung Quốc lần hai để báo tang và cầu phong nhưng lần này chưa kịp đi thì ông bị bệnh dịch mất ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn (18 – 9 - 1820), thọ 54 tuổi. Có thể thấy Nguyễn Du làm quan cho nhà Nguyễn gần 19 năm và trên bước đường thăng tiến khá thuận lợi không có gì gập ghềnh, trắc trở. 29
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Năm 1965, Hội đồng Hòa bình thế giới đã công nhận Nguyễn Du là danh nhân văn hóa thế giới và tổ chức kỉ niệm trọng thể nhân dịp 200 năm năm sinh của ông (1765 - 1965). Như vậy, thông qua cuộc đời của Nguyễn Du có thể nhận thấy quê hương, gia đình, xã hội và những biến cố trong cuộc đời ông đã góp phần hình thành nhân cách và phát huy năng lực nghệ thuật dồi dào ở Nguyễn Du. Điều vĩ đại ở Nguyễn Du là từ một quý tộc phá sản, ông đã vươn lên trở thành một nghệ sĩ thiên tài. Mặc dù xuất thân từ giai cấp phong kiến nhưng Nguyễn Du sớm nhận thấy những hạn chế của giai cấp mình, sớm thấu hiểu và cảm thông với nhân dân lao động. Nguyễn Du xứng đáng là nhà nhân đạo lỗi lạc của nền văn học nước nhà. 1.4.2. Thơ chữ Hán của Nguyễn Du Trong sự nghiệp văn học Nguyễn Du đã để lại cho hậu thế những tác phẩm văn chương có giá trị, mãi trường tồn với thời gian. Ông sáng tác cả chữ Hán và chữ Nôm. Sáng tác bằng chữ Nôm Nguyễn Du có tác phẩm Truyện Kiều. Về sáng tác bằng chữ Hán hiện nay giới nghiên cứu đã sưu tầm được 250 bài thơ chữ Hán do Nguyễn Du viết vào các thời kì khác nhau gồm ba tập: Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục. Tập đầu tiên trong thơ chữ Hán đó là tập thơ: “Thanh Hiên thi tập” được sáng tác trong khoảng thời gian từ năm 1785 đến năm 1802, chủ yếu được nhà thơ viết khi ông lánh ẩn ở quê vợ, Thái Bình, rồi trở về Hồng Lĩnh và ra lại Bắc Hà làm quan triều Gia Long. Tập thơ gồm 78 bài và chia làm các giai đoạn khác nhau như: Mười năm gió bụi (1786- 1795) gồm 30 bài, “Dưới chân núi Hồng” (1796 - 1802) gồm 30 bài, Làm quan ở Bắc Hà (1802 - 1804) gồm 18 bài. Tập thơ là tâm sự của nhà thơ trong những năm tháng sống long đong vất vả ở Thái Bình, cũng như ở Tiên Điền. Qua những bài thơ thấy được nỗi buồn tủi cô đơn, và đồng thời là những lời than thở của tác giả về cuộc sống nay ở đầu sông, mai ở cuối bể, ăn nhờ ở đậu, bệnh tật, đói rét ốm đau. Có những khoảng thời gian nhà thơ muốn được trở về quê nhà ở Hà Tĩnh, nhưng Hà Tĩnh nhà cũng không còn, giờ đây anh em lại mỗi người một phương. Mang trong mình tâm trạng u buồn nhiều lúc Nguyễn Du muốn tìm đến những nơi bình yên, muốn đi ở ẩn, muốn hành lạc, để vơi đi những buồn đau trong lòng, nhưng với cuộc sống hiện tại không cho phép nhà thơ đi ở ẩn, cũng không có điều kiện để đi hành lạc. Chính vì vậy, Nguyễn Du lại trở về với chính nỗi buồn của mình và nỗi nhớ quê hương in lằn trong tâm hồn nhà thơ, mỗi bài thơ 30
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 trong Thanh Hiên thi tập là một câu chuyện kể về những khoảnh khắc thời gian và cuộc đời của tác giả ở những năm tháng khác nhau. Tập thơ thứ hai: Nam trung tạp ngâm sáng tác trong khoảng thời gian từ năm (1805 - 1812) gồm 40 bài khi Nguyễn Du làm quan ở Huế và Quảng Bình, những địa phương ở phía nam Hà Tĩnh, quê hương ông. Những bài thơ trong Nam trung tạp ngâm vẫn là tiếng than thở của nhà thơ trước một thực trạng mà ông không thấy có gì gắn bó, rải rác trong những vần thơ vẫn thấy Nguyễn Du nói về sự nghèo khổ và ốm đau, ở một số bài thơ ông có nói đến bọn quan lại hay chèn ép, bên cạnh đó cũng có những bài ông tâm sự về việc ra làm quan bị gò bó, và không tìm thấy những ngày tự do, phóng khoáng. Khi ra làm quan ông phải cố giữ mình tránh va chạm với những quần thần trong triều, đồng thời tránh những hiềm khích đố kị lẫn nhau ở chốn quan trường. Như vậy, các bài thơ trong Thanh Hiên thi tập và Nam trung tạp ngâm tuy biểu hiện một tâm trạng buồn đau, day dứt nhưng đã cho thấy rõ khuynh hướng quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về xã hội của tác giả. Tập cuối cùng là Bắc hành tạp lục (1813 - 1814) gồm 132 bài được sáng tác trong chuyến đi sứ ở Trung Quốc. Trong tập thơ Nguyễn Du viết về nhiều đề tài và có nhiều nội dung khác nhau, có những bài ông viết về đề tài lấy từ đất nước mình như bài Long thành cầm giả ca (Bài ca người gảy đàn ở thành Thăng Long). Ngoài ra Bắc hành tạp lục là tập thơ Nguyễn Du viết về đề tài ở đất nước Trung Quốc, bao gồm những đề tài lịch sử và những điều ông tận mắt thấy, tai nghe trong chuyến đi sứ. Có thể thấy, đây là một trong những tập thơ Nguyễn Du viết nhiều nhất và hay nhất trong các tập thơ chữ Hán của mình. Bắc hành tạp lục có ba nhóm đề tài đáng chú ý: Thứ nhất là đề tài vịnh sử, thứ hai phê phán xã hội phong kiến chà đạp lên quyền sống của con người, thứ ba cảm thông với những thân phận nhỏ bé dưới đáy xã hội bị đày đọa hắt hủi. Về phương diện thể thơ trong 250 bài thơ chữ Hán được Nguyễn Du viết theo nhiều thể khác nhau. Phần lớn thơ chữ Hán của Nguyễn Du được làm theo thể thất ngôn bát cú gồm các bài như: My trung mạn hứng (Cảm hứng lan man trong tù), Mạn hứng (Cảm hứng lan man), Điếu La Thành ca giả (Viếng người đào nương ở La Thành)… ngoài ra còn có những bài làm theo thể ngũ ngôn bát cú gồm các bài như: Bất mị (Không ngủ), Khổng tước vũ (Chim công múa), Tái du Tam Điệp sơn (Lại vượt đèo Ba Dội)… có những bài được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt như: Thương Ngô trúc chi ca (Ca điệu Trúc Chi làm khi đi qua đất Thương Ngô), 31