SlideShare a Scribd company logo
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
PHẠM THỊ XUYẾN
KHẢO SÁT TRUYỀN THUYẾT DÂN
GIAN BẮC GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học dân gian
Hà Nội-2015
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
PHẠM THỊ XUYẾN
KHẢO SÁT TRUYỀN THUYẾT DÂN
GIAN BẮC GIANG
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học dân gian
Mã số: 60 22 01 25
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS NGUYỄN THỊ NGUYỆT
Hà Nội-2015
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi thực hiện
dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Thị Nguyệt. Các số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc sử dụng trong công
trình nghiên cứu khoa học nào. Những luận điểm sử dụng của tác giả khác,
tác giả luận văn đều có ghi chú rõ ràng nguồn gốc. Tác giả hoàn toàn chịu
trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn
Phạm Thị Xuyến
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện luận văn, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi luôn
nhận đƣợc sự hƣớng dẫn tận tình của PGS.TS. Nguyễn Thị Nguyệt.
Sự giúp đỡ của các thầy cô khoa Sau Đại Học, khoa Văn trƣờng Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân Văn.
Sự giúp đỡ của phòng Văn hóa Thể dục Thể thao tỉnh Bắc Giang; Cán bộ
thƣ viện Quốc Gia, Thƣ viện Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn;
Thƣ viện tỉnh Bắc Giang.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị
Nguyệt cùng toàn thể các thầy cô giáo Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học Sƣ phạm Hà Nội và đồng nghiệp, ngƣời thân đã giúp đỡ
tôi hoàn thành luận văn này.
Tác giả luận văn
Phạm Thị Xuyến
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................................. 4
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRYỀN THUYẾT DÂN GIAN BẮC GIANG...............10
1.1. Diện mạo chung truyền thuyết dân gian Bắc Giang........................................10
1.1.1. Số lƣợng truyền thuyết dân gian Bắc Giang............................................10
1.1.2. Tƣơng quan với các thể loại truyện kể dân gian khác..........................12
1.2. Các dạng truyền thuyết tiêu biểu ................................................................................12
1.2.1. Lý thuyết phân loại ....................................................................................................12
1.2.2. Phân loại truyền thuyết Bắc Giang...................................................................16
1.2.2.1. Truyền thuyết nhân vật...................................................................................17
1.2.2.2. Truyền thuyết địa danh...................................................................................27
1.2.2.3. Truyền thuyết phong vật................................................................................27
Tiểu kết chƣơng 1: ...................................................................................................................................28
CHƢƠNG 2: TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN BẮC GIANG NHÌN TỪ ĐẶC TRƢNG
THỂ LOẠI ..................................................................................................................................................30
2.1. Nhân vật truyền thuyết......................................................................................................30
2.1.1. Nguồn gốc nhân vật...................................................................................................30
2.1.2. Các nhân vật nữ tƣớng ............................................................................................32
2.1.3. Xu hƣớng biến đổi nhân vật.................................................................................39
2.2. Cấu trúc truyền thuyết với các dạng motif tiêu biểu.......................................44
2.2.1. Cấu trúc mở và kết cấu lỏng lẻo.........................................................................44
2.2.2. Cấu trúc đơn nhất và tính dở dang của kết cấu..........................................51
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
2.2.3. Các dạng thức motif tiêu biểu của truyền thuyết dân gian Bắc
Giang................................................................................................................................................54
2.2.3.1. Motif Sinh nở thần kỳ......................................................................................55
2.2.3.2. Motif tạo lập chiến công................................................................................58
2.2.2.3. Motif hiển linh âm phù ...................................................................................60
Tiểu kết chƣơng 2: ...................................................................................................................................63
CHƢƠNG 3: TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN BẮC GIANG TRONG KHÔNG GIAN
VĂN HÓA BẮC GIANG.......................................................................................................................65
3.1. Truyền thuyết dân gian Bắc Giang trong tƣơng tác văn hóa vùng ........65
3.1.1. Không gian văn hóa Bắc Giang..........................................................................65
3.1.2. Điều kiện tự nhiên xã hội.......................................................................................65
3.1.3. Văn hoá truyền thống Bắc Giang.......................................................................66
3.2. Truyền thuyết dân gian Bắc Giang với tín ngƣỡng thờ thần, thờ ngƣời
anh hùng..............................................................................................................................................68
3.2.1. Tín ngƣỡng thờ nhiên thần ...................................................................................68
3.2.3. Tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên.................................................................................72
3.2.4. Tín ngƣỡng thờ Thành hoàng làng...................................................................73
3.2.5. Tín ngƣỡng thờ Mẫu.................................................................................................74
3.3. Truyền thuyết dân gian Bắc Giang với lễ hội......................................................78
3.3.1. Hội Từ Hả........................................................................................................................79
3.3.2. Hội Suối Mỡ...................................................................................................................84
3.4. Truyền thuyết dân gian Bắc Giang gắn với di tích...........................................88
3.4.1. Thống kê các di tích văn hóa gắn với truyền thuyết...............................88
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
3.4.2. Lịch sử và thực trạng tồn tại của các di tích văn hóa vật thể ............89
Tiểu kết chƣơng 3: ...................................................................................................................................90
KẾT LUẬN.................................................................................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................93
PHỤ LỤC................................................................................................................................................. 104
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, truyền thuyết là một thể
loại quan trọng. Hiện nay, thể loại truyền thuyết đã phát triển đến đỉnh cao ở cả
phƣơng diện nội dung tƣ tƣởng và hình thức cấu trúc nghệ thuật. Tuy nhiên
trong giới nghiên cứu lại có nhiều quan điểm khác biệt về thể loại này. Sự phức
tạp có lẽ bắt nguồn từ bản thân đối tƣợng nghiên cứu. Vì vậy nghiên cứu về
truyền thuyết dân gian trong thời điểm hiện tại là việc làm rất cần thiết.
1.2. Truyền thuyết đƣợc sinh ra, lƣu truyền trong môi trƣờng văn hóa cụ
thể. Nó có đặc trƣng gắn với các vùng văn hóa, địa phƣơng cụ thể. Vì vậy
nghiên cứu theo vùng là hƣớng nghiên cứu mới mẻ tránh sự trùng lặp các
công trình nghiên cứu trƣớc đây. Cho đến nay, truyền thuyết dân gian Bắc
Giang có thể nói rất đồ sộ và vô cùng phong phú. Chỉ riêng truyền thuyết lịch
sử đã có đến hàng trăm truyền thuyết, chƣa kể những truyền thuyết còn
vƣơng sót trong dân gian mà chúng ta chƣa sƣu tầm đƣợc. Chỉ tính riêng
truyền thuyết, chúng ta cũng có thể khẳng định rằng văn học dân gian Bắc
Giang quả thực là một kho tàng quý báu. Thông qua truyền thuyết, chúng ta
có thể khái quát diện mạo lịch sử và văn hóa Bắc Giang. Từ đó, sẽ cung cấp
cho bạn đọc những hiểu biết sâu sắc về vùng đất cổ có di chỉ đồ đá cũ cách
đây hàng vạn năm, di chỉ đồng thau cách đây hàng nghìn năm và là vùng đất
phên dậu ngàn năm của kinh thành nƣớc Việt. Chọn đề tài khảo sát và nghiên
cứu Truyền thuyết dân gian Bắc Giang tôi muốn có cái nhìn hệ thống về thể
loại văn học dân gian của vùng quê Kinh Bắc giàu truyền thống văn hóa.
1.3. Bắc Giang – vùng quê Kinh Bắc đã hình thành và lƣu giữ đƣợc những
nét văn hóa đặc trƣng. Tuy đã có những công trình nghiên cứu về văn học dân
1
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
gian Bắc Giang nhƣng vốn di sản văn hóa phi vật thể nói chung và văn học
dân gian Bắc Giang nói riêng vô cùng phong phú, đa dạng và đang còn tiềm
ẩn chƣa khai thác hết đƣợc. Đó không chỉ là tƣ liệu quý giá giúp chúng ta
tìm hiểu nghiên cứu lịch sử văn hóa vùng đất Bắc Giang nói riêng và Việt
Nam nói chung. Tự hào là ngƣời con quê hƣơng Bắc Giang anh hùng, tôi
muốn góp một phần nhỏ bé của mình để thắp sáng mãi ngọn lửa linh thiêng
trên mảnh đất này.
2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu trong luận văn là truyền thuyết dân gian Bắc
Giang qua các bản kể đã đƣợc sƣu tầm, qua thần tích, thần phả cũng nhƣ các
sách đã xuất bản thời hiện đại.
2.1. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu thể loại truyền thuyết trong giới hạn
không gian văn hóa vùng Bắc Giang.
2.2. Phạm vi tƣ liệu khảo sát
Với mong muốn có cái nhìn toàn diện về đối tƣợng nghiên cứu, cho nên
chúng tôi mở rộng tối đa phạm vi tƣ liệu khảo sát. Đầu tiên chúng tôi tìm
kiếm truyền thuyết dân gian Bắc Giang trong các công trình đã xuất bản nhƣ:
Tổng tập văn học dân gian người Việt do Kiều Thu Hoạch chủ biên (tập 4, tập
5) trong đó có một số truyền thuyết dân gian Bắc Giang nhƣ Truyền thuyết
Quế Mị Nương, ông Nỏ, Sự tích Tiên Lạp Thạch tướng quân... . Năm 2005,
cuốn “ Văn nghệ Bắc Giang”, tập I, tác giả Nguyễn Đình Bƣu đã thống kê
một cách chi tiết, chân thực số lƣợng các di tích lịch sử gắn với tên tuổi nhân
vật lịch sử thông qua truyền thuyết. Đồng thời tác giả cũng trình bày nội dung,
giá trị của một số truyền thuyết lịch sử tiêu biểu nhƣ truyền thuyết Chuyển
Hùng Thạch Tướng, Hùng Linh Công, Cao Sơn đại vương và Quý
2
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
Minh đại vương…. . Cũng trong năm 2005, trong cuốn “ Địa chí – Bắc
Giang”, các tác giả cũng sƣu tầm đƣợc 10 truyền thuyết tiêu biểu trên địa bàn
tỉnh nhƣ Truyền thuyết Cao Sơn Qúy Minh, Truyền thuyết Hùng Linh Công,
Truyền thuyết Thân Cảnh Phúc….. . Tập hợp tƣơng đối đầy đủ các truyền
thuyết dân gian Bắc Giang phải kể đến cuốn Di sản văn học dân gian Bắc
Giang do Ngô Văn Trụ và Bùi Văn Thành đồng chủ biên. Gần 1000 trang
sách bao chứa nội dung phong phú phản ánh các mặt đời sống xã hội các dân
tộc trong tỉnh thông qua các hình thức văn học, văn nghệ dân gian ở các thời
kỳ lịch sử. Tiếp đến chúng ta có hể tìm thấy truyền thuyết Bắc Giang qua các
cuốn Văn nghệ dân gian miền Yên Thế do Nguyễn Xuân Cần chủ biên. Cuốn
sách đƣa ta đến với vùng đất cổ Yên Thế, mảnh đất không chỉ có truyền
thuyết về lợn vàng, hang bạc, về Nàng Giã đại thần trong thời Bắc thuộc mà
đến thời Lý – Trần cũng có rất nhiều truyền thuyết viết về những đội dân binh
trong vùng. Bƣớc sang triều Nguyễn, tình hình chính trị xã hội rối ren. Giặc
giã nổi lên khắp nơi, trong đó có nhiều cuộc khởi nghĩa ở Yên Thế. Đặc biệt
là cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Lƣơng Văn Nắm và Hoàng Hoa Thám lãnh
đạo chống lại thực dân Pháp trong gần suốt 30 năm. Truyền thuyết dân gian
đã kể nhiều về các tƣớng lĩnh nghĩa quân trong đó phong phú hơn cả là là về
Hoàng Hoa Thám. Ngƣời đƣợc mệnh danh là con “hùm xám” Yên Thế. Thật
là thiếu sót nếu không nhắc đến những cuốn sách viết về văn hóa dân gian
Bắc Giang của tác giả Nguyễn Thu Minh nhƣ: Những vùng văn hóa dân gian
tiêu biểu ở Hiệp Hòa; Văn nghệ dân gian huyện Sơn Động; Văn hóa dân gian
Việt Yên; văn hóa dân gian làng Mai; Văn hóa dân gian người Dao ở Bắc
Giang và báo cáo chuyên đề: “ Truyện kể dân gian Bắc Giang” đƣợc tác giả
thực hiện năm 2005. Ngoài ra còn có một số sách do địa phƣơng xuất bản. Và
3
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
để tiếp tục cập nhật và bổ sung đối tƣợng nghiên cứu, chúng tôi còn sử dụng
các tài liệu sƣu tầm đƣợc tại các địa phƣơng trên đất Bắc Giang.
3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.1. Về mặt văn bản
Trong thời trung đại, truyền thuyết tồn tại trong các thần tích, thần phả và
trong các tác phẩm nhƣ: Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái… Đến thế kỉ
XV Ngô Sĩ Liên đã có công sƣu tầm, ghi chép lại truyền thuyết trong bộ Đại
Việt sử kí toàn thư. Tác giả đá sắp xếp lại một cách hệ thống và đƣợc ghi
trong phần Ngoại kỉ. Đến những năm 70, 80 của thế kỷ trƣớc, truyền thuyết
của các vùng Phú Thọ, Sơn Tây, Thanh Hóa, Lạng Sơn, Bình Định…. lần
lƣợt đƣợc sƣu tầm và xuất bản trong đó có những cuốn sách viết về văn nghệ
dân gian Bắc Giang chứa đựng một số truyền thuyết lƣu truyền ở Bắc Giang
chúng tôi đã nói ở phần trên. Đầu thế kỷ XXI, Tổng tập văn học dân gian
người Việt do Kiều Thu Hoạch chủ biên đã tập hợp đầy đủ nhất về truyền
thuyết dân gian trong hai tập 4 và 5.
3.2. Vấn đề nghiên cứu thể loại Truyền thuyết
Truyền thuyết đƣợc nảy nở trong lòng thần thoại và nó là đứa con đƣợc sinh
thành và sáng tạo theo yêu cầu của lịch sử. Do vậy truyền thuyết mang số phận
khá đặc biệt. Trong giới nghiên cứu, Đào Duy Anh là ngƣời đầu tiên đƣa ra
thuật ngữ truyền thuyết trong bài viết “Những truyền thuyết thời thượng cổ nước
ta”. Tuy thể loại truyền thuyết đƣợc công nhận vào những năm 50 của thế kỷ
XX nhƣng nó vẫn chƣa thể nào có một vị thế trong nền văn học dân gian Việt
Nam bởi giữa các nhà nghiên cứu vẫn có những bất đồng. Việc nghiên cứu
truyền thuyết đƣợc đặc biệt chú trọng trong nhƣng năm 70, 80, 90 của thế kỷ
XX. Các công trình của Kiều Thu Hoạch: Truyền thuyết anh hùng trong thời kỳ
phong kiến; Đỗ Bình Trị: Nghiên cứu tiến trình của văn học dân
4
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
gian Việt Nam; Lê Chí Quế: Văn học dân gian Việt Nam; Lê Văn Kỳ: Mối
quan hệ giữa truyền thuyết dân gian người Việt và hội lễ về các anh hùng…
đã khẳng định sự ra đời và phát triển của thể loại truyền thuyết với những đặc
trƣng của nó. Năm 2000, tác giả Trần Thị An đã bảo vệ xuất sắc luận án tiến
sĩ: Đặc trưng thể loại và vấn để văn bản hóa truyền thuyết. Luận án này đã
đƣợc xuất bản thành sách chuyên khảo năm 2014. Trong những năm đầu của
thế kỷ XXI, các công trình nghiên cứu về truyền thuyết xuất hiện rải rác dƣới
dạng các bài nghiên cứu đăng trên tạp chí hoặc các chuyên khảo, luận văn,
luận án với cách tiếp cận từ một chủ đề cụ thể, một cốt truyện hay một vùng
truyền thuyết cụ thể. Tiêu biểu nhƣ Nguyễn Huy Bỉnh với Truyện kể dân gian
trong không gian văn hóa xứ Bắc. Tác giả đã tiến hành khảo sát nội dung
những văn bản theo các kiểu truyện nhằm làm rõ nét hơn truyện kể dân gian
xứ Bắc và đặc trƣng của nó trong kho tàng truyện kể dân gian Việt Nam. Bên
cạnh đó, tác giả còn đi phân tích nội dung, thi pháp truyện kể dân gian xứ Bắc
trong các hình thái đã đƣợc phân định. Công trình nghiên cứu của Nguyễn
Huy Bỉnh không chỉ cung cấp một bức tranh về diện mạo truyện kể dân gian
xứ Bắc để từ đó chúng ta có thể nhận diện đƣợc sự tồn tại của hệ thống truyện
kể dân gian xứ Bắc với ba thể loại đặc trƣng là truyền thuyết, truyện cổ tích
và truyện cƣời. Công trình còn lý giải và làm rõ mối quan hệ giữa nội dung
cốt truyện của truyện kể dân gian xứ Bắc với các hình thức văn hóa dân gian
khác theo những quy luật tồn tại của chúng. Tiếp theo là công trình Khảo sát
và nghiên cứu truyền thuyết dân gian xứ Nghệ của tác giả Nguyễn Thị Thanh
Lƣu. Tác giả đã khảo sát nghiên cứu truyền thuyết dân gian xứ Nghệ nhìn từ
đặc trƣng thể loại và trong không gian văn hóa xứ Nghệ. Công trình đã có
những đóng góp lớn cho việc nghiên cứu và giảng dạy truyền thuyết dân gian
Việt Nam nói chung. Luận án không chỉ trình bày một cái nhìn hệ thống về
5
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
truyền thuyết dân gian xứ Nghệ mà còn tái khẳng định củng cố hệ thống thi
pháp thể loại của truyền thuyết dân gian bằng các dẫn chứng và phân tích cụ
thể từ kho tàng truyền thuyết dân gian Xứ Nghệ.
Bên cạnh đó việc sƣu tầm truyền thuyết dân gian cũng gặt hái đƣợc
nhiều thành tựu. Các địa phƣơng đều có tuyển tập truyện dân gian của địa
phƣơng mình, trong đó không thể thiếu truyền thuyết dân gian.
3.3. Vấn đề nghiên cứu văn học dân gian bắc giang nói chung và truyền
thuyết dân gian Bắc Giang nói riêng
Hƣớng nghiên cứu văn học dân gian theo vùng đang trở thành hƣớng
nghiên cứu đem lại nhiều kết quả, có ý nghĩa thực tiễn cao và đã không ít nhà
nghiên cứu theo đuổi. Các công trình nghiên cứu văn học dân gian Bắc Giang
có thể điểm lƣợc: Truyện cổ xứ Bắc do Nguyễn Xuân Cần, Anh Vũ chủ biên.
Quyển sách đã tập hợp các truyền thuyết của không gian văn hóa xứ Bắc.
Trong đó Bắc Giang có 21 truyền thuyết. Di sản văn học dân gian Bắc Giang
do Ngô Văn Trụ, Bùi Văn Thành chủ biên. Đây là tập sách giới thiệu về các
huyền thoại, truyền tích, sự tích, những câu chuyện ca dao, tục ngữ, thành
ngữ, phƣơng ngôn, thơ văn lƣu truyền trong dân gian của các dân tộc ở tỉnh
Bắc Giang. Tiếp đó phải kể đến cuốn Văn nghệ dân gian Bắc Giang do Hội
Văn học - Nghệ thuật Bắc Giang biên soạn. Mở đầu cuốn sách, tác giả
Nguyễn Đình Bƣu đã giới thiệu về Truyền thuyết lịch sử Bắc Giang. Với sự
dày công nghiên cứu tác giả đã cho chúng ta ôn lại truyền thuyết lịch sử quê
hƣơng với niềm tự hào thành kính. Nghiên cứu về truyền thuyết Bắc Giang
còn có thể kể đến luận án tiến sĩ bảo vệ năm 2011 của nhà nghiên cứu Nguyễn
Huy Bỉnh: Truyện kể dân gian trong không gian văn hóa xứ Bắc. Trong công
trình của mình tác giả đã tiến hành khảo sát 21 truyền thuyết của Bắc Giang.
Bên cạnh đó là các công trình nghiên cứu theo tiểu vùng văn hóa
6
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
nhƣ: Văn học dân gian người Dao ở Bắc Giang, Nguyễn Thu Minh, Đại Học
Quốc Gia Hà Nội, 2010. Văn hóa dân gian Việt Yên, Nguyễn Thu Minh,Trần
Văn Lạng, Nhà xuất bản Lao động, 2011. Văn hóa dân gian miền Yên Thế,
Nguyễn Xuân Cần, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011. Văn hóa
dân gian huyện Sơn Động, Bắc Giang, Nguyễn Thu Minh, Nhà xuất bản văn
hóa thông tin, 2013. Những vùng đất văn hóa dân gian tiêu biểu ở Hiệp Hòa,
Nguyễn Thu Minh, Đỗ Thanh Thủy, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2014.
Các công trình nghiên cứu chủ yếu liệt kê những giá trị văn hóa dân gian Bắc
Giang chứ chƣa đi sâu vào khai thác đặc điểm, tính chất của một thể loại
riêng biệt trong không gian văn hóa. Ngoài ra các công trình nghiên cứu về
thể loại truyền thuyết chỉ có những bài viết lẻ tẻ nhƣ bài viết : Truyền thuyết
Thạch Tướng Quân trong tín ngưỡng thờ đá của Nguyễn Huy Bỉnh, Truyền
thuyết và di tích Suối Mỡ trong vùng văn hóa Tây YênTử của PGS.TS.
Nguyễn Thị Bích Hà… Những công trình nghiên cứu trên sẽ là tƣ liệu để tôi
tiếp tục nghiên cứu đề tài này.
4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Hệ thống về truyền thuyết dân gian Bắc Giang từ đó có cái nhìn tổng
quát về văn học dân gian Bắc Giang. Không chỉ nghiên cứu về diện mạo mà
chúng tôi còn tập trung khảo sát nội dung những văn bản theo các motif nhằm
làm rõ đặc điểm truyền thuyết dân gian Bắc Giang và đặc trƣng của nó trong
kho tàng truyện kể dân gian Bắc Giang. Bên cạnh đó ngƣời viết muốn đi sâu
lý giải văn bản truyền thuyết theo hƣớng làm rõ nội dung và thi pháp truyền
thuyết dân gian Bắc Giang.
Luận văn còn đặt truyền thuyết trong không gian văn hóa để tìm hiểu để
làm rõ tác động, ảnh hƣởng, mối quan hệ hữu cơ giữa truyền thuyết và những
thành tố văn hóa khác. Chúng tôi không chỉ đi sâu tìm hiểu truyền thuyết nhƣ
7
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
những văn bản khô cứng mà tìm hiểu nó trong nội hàm văn hóa dân gian và
các sinh hoạt trong đời sống cổ truyền cùa ngƣời dân Bắc Giang. Mặt khác
qua hiện trạng tồn tại cuả các di tích lịch sử trên quê hƣơng Bắc Giang ngƣời
viết muốn gửi tới thông điệp hãy giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của
lớp cha anh đi trƣớc - những ngƣời đã trực tiếp viết nên những trang sử vẻ
vang của vùng đất Bắc Giang.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Phƣơng pháp hệ thống, thống kê, phân loại: Chúng tôi tập hợp các
bản kể truyền thuyết dân gian ở Bắc Giang và sƣu tầm thêm một số truyền
thuyết dân gian lƣu truyền ở địa phƣơng. Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành
phân loại các truyền thuyết Bắc Giang thành các tiểu loại, dựa vào đặc trƣng
thể loại truyền thuyết và dựa vào đặc điểm của truyền thuyết dân gian tại địa
phƣơng này.
5.2. Phƣơng pháp điều tra thực địa: đây là phƣơng pháp quan trọng khi
chúng tôi thực hiện đề tại này. Vì thời gian có hạn, chúng tôi không thể tiến
hành điền dã ở tất cả nhƣng nơi lƣu hành truyền thuyết dân gian ở Bắc Giang
. Do vậy chúng tôi chỉ lựa chọn những địa điểm gắn với truyền thuyết và lễ
hội dân gian tiêu biểu trên đất Bắc Giang.
5.3. Phƣơng pháp liên ngành: Truyền thuyết là thể loại gắn với có mối
quan hệ chặt chẽ với lịch sử, phong tục, lễ hội… . Vì vậy trong luận văn
chúng tôi sẽ sử dụng phƣơng pháp liên ngành để xem xét truyền thuyết dân
gian dƣới nhiều góc độ để có đƣợc cái nhìn tổng thể và toàn diện về truyền
thuyết dân gian Bắc Giang.
5.4. Phƣơng pháp phân tích: phƣơng pháp này đƣợc chúng tôi sử dụng
thƣờng xuyên để phân tích các mẩu truyện, các motif theo đặc trƣng thể loại
nhằm chứng minh cho các luận điểm mà luận văn đƣa ra.
8
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
5.5. Phƣơng pháp so sánh: ngoài việc tiến hành khảo sát, phân tích bản
thân đối tƣợng, chúng tôi còn sử dụng phƣơng pháp so sánh. Sử dụng
phƣơng pháp này chúng tôi đặt truyền thuyết dân gian Bắc Giang bên cạnh
truyền thuyết các vùng văn hóa khác để thấy rõ những điểm tƣơng đồng, dị
biệt về nội dung và hình thức. Từ đó làm nổi bật nét đặc sắc của kho truyền
thuyết dân gian Bắc Giang.
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
6 .1. Trình bày cái nhìn hệ thống về truyền thuyết dân gian Bắc Giang, từ
đó góp phần bổ sung tƣ liệu cho việc nghiên cứu và giảng dạy truyền thuyết
dân gian Việt Nam.
6.2. Luận văn một lần nữa khẳng định củng cố hệ thống thi pháp của thể
loại truyền thuyết.
6.3.Thông qua việc tìm hiểu mối quan hệ giữa truyền thuyết dân gian và lễ
hội, luận văn sẽ tái dựng diễn biến lƣu truyền của truyền thuyết dân gian Bắc
Giang.
7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục luận văn gồm 3 chƣơng:
- Chƣơng 1: Tổng quan về truyền thuyết dân gian Bắc Giang
- Chƣơng 2: Truyền thuyết dân gian Bắc Giang nhìn từ đặc trƣng thể loại
- Chƣơng 3: Truyền thuyết dân gian Bắc Giang trong không gian văn hóa
Bắc Giang.
9
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN THUYẾT
DÂN GIAN BẮC GIANG
1.1. Diện mạo chung truyền thuyết dân gian Bắc Giang
Bắc Giang nằm ở vùng chuyển tiếp giữa châu thổ sông Hồng với miền
thƣợng du phía đông bắc Bắc Bộ. Bắc Giang không chỉ là một vùng văn hóa
cổ mà còn là vùng đất giàu truyền thống thƣợng võ, tinh thần cách mạng.
Mảnh đất ấy còn ghi dấu biết bao giá trị văn hóa quý báu với hàng ngàn lễ hội
truyền thống. Ba con sông Cầu, sông Thƣơng, sông Lục Nam nhƣ vệt chân
chim tạc trên miền Đông thổ đã dệt lên nhiều truyền thuyết đẹp trong kho tàng
văn hóa dân gian đất Việt. Những truyền thuyết ấy chứa đựng trong nó các
sắc thái văn hóa địa phƣơng, đồng thời trong không gian và thời gian nó
đƣợc bồi đắp liên tục những giá trị văn hóa dân gian địa phƣơng ấy. Thể loại
truyền thuyết đặc biệt ở chỗ bản thân vừa chứa đựng vẻ cổ xƣa bí ẩn với cái
cốt là lịch sử lại vừa phô diễn vẻ tƣơi tắn hiện đại thể hiện qua các lễ hội.
Truyền thuyết dân gian Bắc Giang cũng đƣợc nhuốm màu văn hóa vùng miền
đặc trƣng. Đó là văn hóa có sự kết hợp cả miền núi, trung du và đồng bằng.
1.1.1. Số lượng truyền thuyết dân gian Bắc Giang
Do đặc trƣng về chủ thể sáng tạo và phƣơng thức lƣu truyền nên truyền
thuyết cũng nhƣ các thể loại văn học dân gian khác có một số phận khá đặc
biệt. Sự tồn tại của truyền thuyết phụ thuộc vào trí nhớ, khả năng tri nhận, lƣu
giữ của cộng đồng. Mặt khác nó đƣợc bồi đắp bằng sự sáng tạo vô biên của
dân gian. Tâm thức dân gian gán cho nó muôn vàn giá trị của nhân dân, ẩn
chứa trong đó cả những ƣớc mơ, hoài bão, những dự định mà con ngƣời
chƣa thể thực hiện đƣợc.
10
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
Dƣờng nhƣ truyền thuyết đƣợc ƣu ái hơn các thể loại văn học dân gian
khác bởi số phận của nó không chỉ đơn thuần là những cốt truyện truyền
miệng mà nó còn có mối ràng buộc sinh tử với những giá trị vật thể hiện hữu
nhƣ đình, đền, chùa, miếu, lăng, tẩm, nhà thờ họ, … . Trí nhớ nhân dân và di
tích lịch sử văn hóa cùng nuôi dƣỡng truyền thuyết khiến cho nó sống động
và linh thiêng trong lời kể, trong lễ hội, diễn xƣớng. Gần 800 năm lịch sử,
Bắc Giang là một vùng văn hóa nhiều màu sắc, trải qua bao biến thiên lịch sử
từ thời các vua Hùng đến nay đã tạo nên hàng trăm truyền thuyết, chƣa kể
những truyền thuyết còn vƣơng sót đâu đó trong dân gian chƣa đƣợc bất kỳ
nhà sƣu tầm văn hóa dân gian nào biết đến. Tuy nhiên, để tiện việc phân tích
và nghiên cứu, chúng tôi buộc phải giới hạn truyền thuyết dân gian Bắc Giang
bằng một con số cụ thể với độ chính xác nhất định thông qua quá trình tập
hợp, lựa chọn từ nhiều tuyển tập truyện kể dân gian khác nhau và sƣu tầm từ
các cuộc điền dã thực tế ở địa phƣơng.
Tiêu chí thống kê:
Những tiêu chí đƣợc đƣa ra để thống kê truyền thuyết là lựa chọn những
truyện kể thích hợp và đáp ứng đủ các yếu tố cần thiết để làm nên một truyền
thuyết. Bên cạnh việc thống kê các bản kể đã đƣợc cố định ở dạng văn bản,
chúng tôi còn khảo sát các bản kể truyền miệng chƣa đƣợc ghi chép còn lƣu
truyền trong dân gian. Điều đó giúp chúng tôi nhìn truyền thuyết dân gian
nhƣ một sinh thể đang vận động trong chính môi trƣờng sinh ra nó. Cuối
cùng để có một con số thống kê súc tích, tiêu chí thứ ba mà chúng tôi đặt ra là
sự quy các dị bản về một mối. Theo cách đó chúng tôi dễ dàng nhận biết sự
phát triển của một cốt truyện truyền thuyết đồng thời nắm bắt đƣợc khả năng
biến hóa của nó dƣới sức mạnh của tâm thức dân gian.
11
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
Số lƣợng: Với các tiêu chí đó, chúng tôi thống kê 100 truyền thuyết trong
kho tàng văn học dân gian Bắc Giang thông qua các sách vở thƣ tịch.
1.1.2. Tương quan với các thể loại truyện kể dân gian khác
Trong cuốn : Di sản văn học dân gian Bắc Giang có 186 truyện thì có 9
thần thoại (4,8%), 44 truyện kể (23,6%) , 64 truyền thuyết (34,4%), 69 truyện
cổ tích (37,2%). Những con số mang tính chất tƣợng trƣng trên cho thấy
truyền thuyết có vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa dân gian Bắc Giang.
Điều đó còn chứng tỏ vùng đất Bắc Giang xƣa kia là một trong những vùng
giao tranh chủ yếu của các vua Hùng với các thế lực xâm lấn từ phƣơng Bắc.
Đặc biệt một khối lƣợng lớn các truyền thuyết viết về ngƣời anh hùng nông
dân đã phản ánh truyền thống đấu tranh bất khuất, kiên cƣờng, anh dũng của
những ngƣời con quê hƣơng Bắc Giang.
1.2. Các dạng truyền thuyết tiêu biểu
1.2.1. Lý thuyết phân loại
Vấn đề phân loại truyền thuyết là một vấn đề phức tạp. Mỗi cách phân loại
của các nhà Folklore đều có lý riêng và căn cứ vào những tiêu chí nhất định.
Thực tế phức tạp của vấn đề phân loại truyền thuyết đã đƣợc nhà nghiên cứu
Kiều Thu Hoạch mô tả khá tỉ mỉ trong bài viết Xác định thể loại truyền thuyết
[43, tr.125]. Trong bài viết này, tác giả đã trình bày tỉ mỉ những khuynh
hƣớng khác nhau khi phân loại truyền thuyết của giới folklore quốc tế. Ở
Nhật Bản có ít nhất 4 phƣơng án phân loại đƣợc thực hiện dƣới 4 tiêu chí
khác nhau. Khi lấy sự vật khách thể có liên quan đến nội dung truyền thuyết
là tiêu chí phân loại, truyền thuyết đƣợc chia làm 6 loại: Loại cây cối; Loại
hang động, đá nói; Loại nƣớc; Loại mồ mả; Loại sƣờn đèo, dốc núi; Loại nhà
thờ. Khi tiêu chí phân loại là hình thái tồn tại và chức năng của truyền thuyết
làm tiêu chí phân loại thì truyền thuyết đƣợc chia làm 3 loại: truyền thuyết
12
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
thuyết minh (giải thích nguồn gốc các sự vật); Truyền thuyết lịch sử (về các
nhân vật và sự kiện lịch sử); Truyền thuyết tín ngƣỡng. Khi căn cứ vào tính
chất của nội dung truyền thuyết lại phân thành 6 loại lớn nhƣ: Truyền thuyết
thần tiên; Truyền thuyết thị tộc; Truyền thuyết nữ giới; Truyền thuyết động
thực vật; Truyền thuyết địa lí, thiên văn; Truyền thuyết tôn giáo. Căn cứ vào
quan điểm lịch sử cội nguồn, có nhà folklore lại chia truyền thuyết làm 3 loại:
Truyền thuyết thần thoại; Truyền thuyết lịch sử; Truyền thuyết văn nghệ.
Đối với giới nghiên cứu folklore Trung Quốc tình hình phân loại truyền
thuyết cũng diễn ra tƣơng tự. Có tài liệu chia truyền thuyết thành 6 loại:
Truyền thuyết nhân vật (danh nhân lịch sử); Truyền thuyết lịch sử (sự kiện
lịch sử); Truyền thuyết địa phƣơng (nguồn gốc địa danh); Truyền thuyết sản
vật; Truyền thuyết phong tục; Truyền thuyết thời sự. Còn tác giả cuốn Từ điển
truyện dân gian Quảng Tây lại phân loại truyền thuyết gọn gàng hơn, chỉ gồm
3 loại: Truyền thuyết nhân vật; Truyền thuyết sự kiện lịch sử; Truyền thuyết
phong vật địa phƣơng. Đặc biệt trong một công trình đồ sộ Trung Quốc
truyền thuyết cố sự đại từ điển, các tác giả đã đề xuất phân loại truyền thuyết
thành 23 loại hình nhƣ: Loại hình gà gáy; Loại hình phụ nữ hiến thân; Loại
hình đá vọng phu….
Ở Việt Nam, vấn đề phân loại truyền thuyết đƣợc Lê Chí Quế nhận xét: “
Vấn đề phân loại truyền thuyết Việt Nam từ trước đến nay ít được bàn đến’’ [
80, tr. 62]. Bản thân tác giả Lê Chí Quế, ngƣời biên soạn mục “Truyền
thuyết” trong cuốn “ Văn học dân gian Việt Nam” chia truyền thuyết thành 3
loại: Truyền thuyết lịch sử; Truyền thuyết anh hùng; Truyền thuyết về các
danh nhân văn hóa. Tác giả Hoàng Tiến Tựu trong sách Văn học dân gian
Việt Nam, tập II [99] lại chia truyền thuyết thành 4 nhóm: Truyền thuyết về họ
Hồng Bàng và thời kỳ Văn Lang; Truyền thuyết về thời kỳ Âu Lạc và Bắc
13
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
thuộc; Truyền thuyết về thời kỳ phong kiến tự chủ; Truyền thuyết về thời kỳ
Pháp thuộc. Trong giáo trình đào tạo giáo viên tiểu học hệ CĐSP và SP 12+2,
tác giả Đỗ Bình Trị lại đặt ra hai cách phân loại truyền thuyết. Cách thứ nhất:
tác giả căn cứ theo lịch sử và căn cứ vào “ phạm vi những sự kiện và nhân vật
lịch sử được nhân dân quan tâm” [91] để chia truyền thuyết thành hai bộ
phận: Những truyền thuyết về thời vua Hùng và Những truyền thuyết về sau
thời vua Hùng. Trong bộ phận hai này lại chia thành các nhóm nhỏ: Truyền
thuyết về: “ những cuộc khởi nghĩa và những cuộc kháng chiến chống ngoại
xâm với nhân vật trung tâm là những anh hùng dân tộc”, truyền thuyết về “
danh nhân văn hóa và những vị quan nổi tiếng công minh chính trực hoặc có
tài kinh băng tế thế”; Truyền thuyết về “ những cuộc nổi dậy chống ách áp
bức của vua quan tham tàn, bạo ngược, với nhân vật trung tâm được ngày
nay gọi là anh hùng nông dân”. Cách phân loại thứ hai: Đỗ Bình Trị căn cứ
vào những đặc trƣng của thể loại và sự khác biệt của đối tƣợng đƣợc truyện
kể đến, ông chia truyền thuyết thành ba tiểu loại: Truyền thuyết địa danh
(gồm những truyện kể dân gian về nguồn gốc lịch sử của những tên gọi địa lí
khác nhau hoặc về nguồn gốc bản thân những địa điểm, địa hình, sự vật địa lý
ấy’’; Truyền thuyết phổ hệ (gồm “ những truyện kể dân gian về nguồn gốc các
thị tộc, bộ lạc, gia tộc, các làng xã, thành thị, xƣởng máy… và các thủy tổ, tổ
sƣ cùng những đại biểu tài năng nhất của các nghề thủ công mỹ nghệ,…);
Truyền thuyết về nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử [91, tr.184 – 195]. Trong
bài Tổng quan về thể loại truyền thuyết, nhà nghiên cứu Kiều Thu Hoạch đã
đƣa ra những bất cập, những chỗ chƣa thỏa đáng cần trao đổi bàn bạc thêm.
Trên cơ sở đó, ông đƣa ra phƣơng án phân loại truyền thuyết thành ba loại
lớn: Truyền thuyết nhân vật; Truyền thuyết địa danh; Truyền thuyết phong vật
(phong tục, sản vật). Tác giả cũng định hình rõ mỗi loại trên bằng cách “
14
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
trong mỗi loại lớn lại tùy theo đề tài, chức năng của nội dung truyện kể mà
phân chia tiếp thành các biến thể, thể loại hoặc tiểu loại” [43, tr.144 - 145 ].
Ví nhƣ truyền thuyết nhân vật, sẽ bao gồm các tiểu loại: truyền thuyết về các
anh hùng chống xâm lƣợc; truyền thuyết về các anh hùng văn hóa; truyền
thuyết về các anh hùng nông dân [43, tr.144-145].
Mỗi cách phân loại của các nhà nghiên cứu folklore trong và ngoài nƣớc
đều căn cứ vào những tiêu chí khá cụ thể. Tuy nhiên khó có phƣơng án phân loại
nào có thể coi là chìa khóa vạn năng để có thể sử dụng trong mọi tình huống
nghiên cứu. Với mục đích nghiên cứu thể loại truyền thuyết gắn với một địa
phƣơng cụ thể, gắn với không gian văn hóa cụ thể, tôi nhận thấy cách phân loại
của nhà nghiên cứu Kiều Thu Hoạch phù hợp với vấn đề nghiên cứu mà luận văn
đặt ra. Căn cứ vào thực tế tƣ liệu truyền thuyết đặc thù của địa phƣơng đã đƣợc
thống kê ở mục 1.1.1, chúng tôi nhận thấy có một chút thay đổi nhỏ trong cách
phân chia các tiểu loại. Trong loại truyền thuyết nhân vật, căn cứ và đối tƣợng
đƣợc kể chúng tôi chia làm hai bộ phận, gồm: Truyền thuyết nhiên thần và
truyền thuyết nhân thần. Trong mỗi bộ phận lại chia thành các tiểu loại nhỏ. Sở
dĩ chúng tôi để truyền thuyết nhiên thần đứng riêng bởi trong kho tàng truyền
thuyết Bắc Giang có một số lƣợng khá lớn các truyền thuyết về các vị thần tự
nhiên. Mặt khác, bộ phận truyền thuyết về nhiên thần là bộ phận cổ xƣa bậc
nhất. Có một số nhà khoa học còn quan niệm những câu chuyện kể về những vị
thần này thuộc thể loại thần thoại. Vì thế truyền thuyết về nhiên thần vô cùng
quan trọng trong kho tàng truyền thuyết dân gian. Một mặt nó phản ánh tín
ngƣỡng thờ tự nhiên của cƣ dân bản địa. Mặt khác nó sẽ cho thấy con đƣờng
bóc tách các lớp văn hóa trong truyền thuyết qua thời gian và qua sự biến đổi
trong tƣ duy con ngƣời. Trong bộ phận truyền thuyết nhân thần chúng tôi vẫn
giữ nguyên: Truyền thuyết về các
15
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
anh hùng chống xâm lƣợc; truyền thuyết về các anh hùng văn hóa; truyền
thuyết về các anh hùng nông dân.
1.2.2. Phân loại truyền thuyết Bắc Giang
Nhƣ đã xác định ở mục 1.2.1, chúng tôi lựa chọn cách phân loại của nhà
nghiên cứu Kiều Thu Hoạch trong đó có thay đổi một chút để phù hợp với các
truyền thuyết dân gian Bắc Giang đã thống kê, sƣu tầm. Để có cái nhìn toàn
diện về truyền thuyết dân gian Bắc Giang, chúng tôi đã lập bảng thống kê,
phân loại truyền thuyết dân gian Bắc Giang (xem bảng 1.1, phần phụ lục).
Qua thống kê phân loại chúng tôi thu đƣợc kết quả định lƣợng nhƣ sau:
Truyết thuyết nhân vật có 65 truyện , truyền thuyết địa danh có 20 truyện,
truyền thuyết phong vật có 15 truyện. Kết quả này cho thấy khuynh hƣớng
phát triển này tập trung vào loại truyền thuyết nhân vật. Mức độ đậm đặc
chiếm tỉ lệ 65% ở loại truyền thuyết nhân vật phản ánh rõ nét thói quen sáng
tạo, thị hiếu của ngƣời dân xứ Bắc. Họ tạo dựng và truyền tụng những câu
chuyện về những vị thần của chính họ. Và họ đã khoác lên những câu chuyện
của mình những yếu tố hƣ ảo, thần kỳ để thêm đôi cánh thơ và mộng cho
truyền thuyết. Là vùng đất địa linh nhân kiệt, với bề dày lịch sử văn hóa cùng
với thói quen sáng tác của dân gian xứ Bắc thì dƣờng nhƣ thế giới truyền
thuyết đƣợc thu lại trong những câu chuyện về các nhân vật hóa thân thần
thánh. Cốt lõi của truyền thuyết là sự kiện lịch sử là tinh thần lịch sử đƣợc
phản ánh, đƣợc nhìn dƣới lăng kính nhãn quan của nhân dân. Nhƣ vậy chẳng
có gì khó hiểu khi truyền thuyết lịch sử hay truyền thuyết về các nhân vật lịch
sử chiếm số lƣợng vƣợt trội so với truyền thuyết địa danh và truyền thuyết
phong vật.
16
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
1.2.2.1. Truyền thuyết nhân vật
Là tiểu loại bao chiếm hầu hết số lƣợng truyền thuyết dân gian Bắc
Giang, truyền thuyết nhân vật thu vào nó hầu hết các đặc trƣng của thể loại
truyền thuyết. Lấy tiêu chí của thể loại truyền thuyết làm hệ quy chiếu, chúng
tôi nhận thấy có một mảng truyền thuyết xứ Bắc về thần tự nhiên khá phổ
biến và đƣợc biểu hiện dƣới các dạng khác nhau. Các truyền thuyết này bắt
nguồn từ tín ngƣỡng thờ thần linh, mà cơ sở ban đầu là sùng bái tự nhiên. Đó
là tín ngƣỡng thờ thần Đá, thần Nƣớc, thần Núi, thần Cây, thờ Tứ Pháp: Mây,
Mƣa, Sấm, Chớp – Những hiện tƣợng tự nhiên có ảnh hƣởng trực tiếp đến
đời sống của cƣ dân nông nghiệp lúa nƣớc. Nhƣ vậy truyền thuyết nhiên thần
trở thành nơi nƣơng náu cho những tín ngƣỡng cổ xƣa bậc nhất của ngƣời
Việt – tín ngƣỡng thờ vật tổ và tín ngƣỡng thờ tự nhiên. Còn truyền thuyết
nhân thần là những câu chuyện về các anh hùng là nơi vun đắp cho tín
ngƣỡng thờ tổ tiên và thờ phụng những vị có công với nhân dân.
 Truyền thuyết nhiên thần
Tìm hiểu tục thờ Thành hoàng làng ở Bắc Giang chúng tôi đƣợc biết việc
thờ Thành hoàng của nhiều làng thực ra là thờ một sức mạnh tự nhiên nào đó
nhƣ: thần sông, thần núi, thần sấm, thần sét, thần mây, thần mƣa. Trong số
các vị thần này, nơi nào thờ loại thần gì là tuỳ thuộc vào đặc điểm cƣ trú của
làng đó. Chẳng hạn, những làng ở hai bên bờ các con sông thƣờng là thờ các
vị thuỷ thần; những làng ở trên sƣờn núi thƣờng thờ thần núi. Căn cứ vào
cuốn Trương tôn thần sự tích thì vùng Bắc Ninh, Bắc Giang, ngoại thành Hà
Nội có đến 308 làng thờ thánh Tam Giang. Theo bảng thống kê của chúng tôi
thì Bắc Giang 48 lễ hội chính gắn với tục thờ thánh Tam Giang. Còn các làng
miền núi của các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang, Hiệp
Hoà,… thì thờ thần núi (mà trong thần tích thƣờng gọi là Cao Sơn - Quý
17
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
Minh Đại vƣơng). Những vị thần này đƣợc lịch sử hoá bằng cách điển hình
hoá thành những vị anh hùng, mà sự nghiệp của những anh hùng này đƣợc
gắn liền với thời đại các vua Hùng.
Trong kho tàng truyền thuyết dân gian Bắc Giang, truyền thuyết nhiên
thần đƣợc định lƣợng bằng con số 6 truyền thuyết (chiếm 6%). Con số khiêm
tốn ấy phản ánh sự tồn tại ít ỏi của mảng truyền thuyết nhiên thần nhƣng con
số ấy không thể phản ánh đúng về mức độ phát triển của tín ngƣỡng dân gian
trên mảnh đất này. Tuy chỉ có 6 truyền thuyết về nhiên thần nhƣng cũng đủ
mở ra một thế giới thần linh cổ xƣa. Khảo sát truyền thuyết nhiên thần của
Bắc Giang chúng ta thấy gồm có hai loại. Một loại là truyền thuyết về những
nhân vật nguyên dạng là các vị thần tự nhiên, hai là những nhân vật có nguồn
gốc nửa tự nhiên, nửa lịch sử hóa. Trong các tín ngƣỡng thờ thần Nƣớc, thần
Đá, thần Núi ở Bắc Giang nổi bật nhất là tục thờ thần Đá.
Việc nghiên cứu truyện kể dân gian trong mối tƣơng quan với tín
ngƣỡng thờ đá ở Việt Nam đã đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu. Tác giả để lại
dấu ấn đậm nét khi nghiên cứu về tín ngƣỡng thờ đá phải kể đến Leopold
Cadiere, trong công trình “ Văn hóa tín ngưỡng và thực hành tôn giáo người
Việt” sau khi phân chia thành bốn nhóm đá thờ: nhóm đá hiểm hóc, nhóm đá
linh gọi là bụt, nhóm những viên đá hộ mệnh, nhóm thần đá. Là ngƣời ngoại
quốc nhƣng ông đã có những lý giải và nhận định hết sức thuyết phục về tín
ngƣỡng thờ đá của ngƣời Việt, đáng chú ý là bàn về mối quan hệ giữa tục thờ
đá với truyện kể dân gian Leopold Cadiere cho rằng, các huyền thoại về thần
đá có khởi nguồn từ tín ngƣỡng thờ đá. Tác giả Trần Thị An trong bài viết
“Những biểu tượng không gian thiêng trong truyền thuyết dân gian người
Việt” cũng nhận định đá là sự sống trong trạng thái tĩnh và truyền thuyết còn
lƣu giữ nhiều hình ảnh về đá.
18
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
Ở Bắc Giang có rất nhiều nơi thờ thần Đá gắn liền với những truyền thuyết
dân gian. Tác giả Trần Đình Luyện trong chuyên khảo Luy Lâu lịch sử và văn
hóa đã thống kê ở Bắc Giang có các dạng đá thiêng sau: Tảng đá nguyên khối
Thần Cao Sơn, tƣớng của Hùng Vƣơng ở xã Vân Tƣơng, huyện Việt Yên; Tảng
đá nguyên khối Thạch Linh thần tƣớng, tƣớng của Hùng Vƣơng ở xã Tiên Sơn,
huyện Việt Yên, Bắc Giang. Ngoài ra còn rất nhiều nơi thờ thần Đá ở vùng đất
này mà chƣa đề cập đến nhƣ phiến đá vuông bàn thạch
ở làng Chu Sơn, xã Chu Điện, huyện Lục Nam; đống đá cát kết ở núi Am Ni,
Lục Ngạn. Trong sách Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới cho rằng: “Trong
thần thoại, đá chiếm một vị trí trang trọng. Giữa linh hồn con người và đá có
mối quan hệ chặt chẽ” [23, tr. 268]. Tuy nhiên trong số các nơi thờ đá, chỉ tồn
tại một số truyền thuyết nhất định. Và vùng thờ đá nổi tiếng ở Bắc Giang phải
nhắc tới xã Tiên Lát, huyện Việt Yên với truyền thuyết về Thạch Tƣớng
Quân.
Truyền thuyết kể lại rằng: “Vào thời Hùng Vương, ở xã này có một tảng
đá lớn. Một hôm có con rắn ngũ sắc dài 10 trượng tới quấn vòng quanh tảng
đá. Rồi đá mẹ thụ thai, sau ba năm tách ra làm ba, lộ rõ một bé trai nằm
trong. Trước đó, trưởng giả Nguyễn Hòa đã được thần báo mộng cho biết
Hùng Thạch tướng quân giáng thế. Ông đem đứa trẻ về nuôi. Cậu bé 7 tuổi
mà chưa biết nói. Thời đó có giặc Lục Đình Man nổi loạn ở Cao Bằng, dẫn
đường cho 50 vạn quân Bắc quốc sang cướp nước ta. Vua liền hội các quan,
tìm người chống giặc. Khi sứ giả đến, đứa bé bỗng cất tiếng gọi sứ giả vào,
bảo sứ giả về tâu vua làm cho một con voi đá để giúp vua đánh giặc. Khi sứ
giả nhà vua đưa voi đá đến, đứa trẻ vươn vai ba lần, trở thành người cao lớn,
nhảy lên lưng voi hướng về phía Cao Bằng, phá tan quân giặc. Khải hoàn trở
về, vua phong tước nhưng Thạch Tướng Quân không nhận, nói đã có mệnh ở
19
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
thiên đình triệu về trời. nói xong, Thạch Tướng Quân bèn lên núi, cởi áo để
lại, rồi bay về trời”[92, tr. 139- 148].
Qua khảo sát truyền thuyết chúng tôi thấy truyền thuyết về Thạch Linh
thần tƣớng có những tình tiết gần gũi với truyền thuyết Thánh Gióng nhƣ:
nhiều tuổi chƣa biết nói biết cƣời, khi thấy sứ giả tìm ngƣời tài cứu nƣớc
bỗng chuyển mình thành ngƣời cao lớn, xin nhà vua cấp cho vũ khí để giết
giặc. Sau khi giết hết giặc thì lên núi bay về trời. Nhƣng bên cạnh đó cũng có
những điểm khác biệt, Thánh Gióng đƣợc sinh ra do ngƣời mẹ ƣớm phải vết
chân lạ, rồi yêu cầu nhà vua đúc ngựa sắt, áo giáp sắt, một cây gậy sắt để ra
trận. Nếu Thánh Gióng đƣợc sinh ra trong thời đại đồ sắt thì Thạch Tƣớng
Quân sinh ra từ đá. Do vậy khi ra trận Thạch tƣớng quân yêu cầu nhà vua đúc
cho các đồ vật bằng đá, nhƣ: voi đá, cờ lệnh đá, kiếm đá. Rõ ràng Thạch
Tƣớng Quân là nhân vật xuất thân từ tự nhiên, nhƣng lại thuộc thuộc kiểu
truyện Ngƣời anh hùng chống giặc ngoại xâm sinh ra từ đá. Điều đó cũng dễ
hiểu vì Bắc Giang là vùng đất cổ có hàng ngàn năm văn hiến. Tại thị trấn Bố
Hạ, trên cánh đồng cửa ngõ bên bờ sông Thƣơng, các nhà khảo cổ đã tìm thấy
những viên cuội ghè đẽo rất điển hình, có niên đại thuộc hậu kỳ đá cũ, đầu
thời đại đá mới. Điều đó nói lên rằng: từ thủa xa xƣa, thời hậu kỳ đá cũ, cách
đây khoảng vài vạn năm con ngƣời đã tới Bắc Giang cƣ trú.
Xuất phát từ nội dung truyền thuyết và từ tín ngƣỡng thờ Thạch Tƣớng
Quân ở Tiên Lát, chúng ta có thể nhận dạng nhân vật Thạch Tƣớng Quân vốn
nguyên thủy là một vị thần Đá, trải qua chiều dài lịch sử, qua sự du nhập văn
hóa và sự thẩm thấu văn hóa đã dần trở thành vị anh hùng chống giặc ngoại
xâm, rồi sau khi hoàn thành nhiệm vụ giết giặc lại đƣợc ngƣời dân thờ làm
một vị phúc thần bảo hộ cho dân làng. Chính quá trình ấy đã làm cho diện
mạo và hành trạng của nhân vật Thạch Tƣớng Quân có sự vận động biến đổi
20
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
từ một vị nhiên thần đã trở thành một vị thiên thần, và trở thành một Thành
hoàng làng.
Bên cạnh tín ngƣỡng thờ đá trong đời sống tín ngƣỡng dân gian Việt
Nam, rắn, rồng, giao long, cá chép… là những biểu tƣợng linh vật thuộc về
nƣớc. Do vậy truyền thuyết và lễ tục về những con vật này đều liên quan đến
tục thờ Thủy thần. Dấu tích thờ cúng thủy thần đƣợc tìm thấy dọc các dòng
sông, đó là truyền thuyết và tín ngƣỡng về thần Rắn, ông Dài ông Cộc, Rồng
(Lạc Long Quân).
Truyền thuyết về thần Rắn đƣợc lƣu truyền ở bên sông Cầu Lồ, sông
Thƣơng, những truyền thuyết này đƣợc ghi lại trong sách Di sản văn hóa Bắc
Giang phi vật thể và trong sách Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Di sản văn
học dân gian Bắc Giang. Qua những bản kể này cho thấy, truyền thuyết về
thần Rắn và ông Cộc, ông Dài có rất nhiều dị bản và đƣợc thờ ở nhiều điểm
khác nhau. Các vị thần hiện lên với sức mạnh điều khiển dòng nƣớc, luôn
mang lại một cảm giác sợ hãi đối với cuộc sống con ngƣời. Các truyền thuyết
về thần Rắn với nghi thức thờ cúng và trò diễn dân gian đã diễn ra ở rất nhiều
nơi thuộc tỉnh Bắc Giang. Trên núi Hang Non nhân dân vẫn nhớ về Ông Cộc
– Ông Dài là những ngƣời có công khai thiên lập địa. Ở làng Hƣơng Cảo, xã
Nham Sơn, huyện Yên Dũng có tục mở hội từ ngày 8 đến ngày 12 tháng 4 âm
lịch hàng năm để diễn lại trò đánh rắn.
Cùng với truyền thuyết về các vị thủy thần có nguồn gốc tự nhiên, còn có
truyền thuyết về các nhân vật nửa tự nhiên, nửa lịch sử hóa đƣợc thờ là Thủy
thần, tiêu biểu là truyền thuyết về Trƣơng Hống, Trƣơng Hát, hay còn đƣợc
gọi là Thánh Tam Giang. Tỉnh Bắc Giang hiện có 100 di tích đình, đền, nghè
thờ Thánh Tam Giang, mỗi một làng đều có truyền thuyết, thần tích ghi chép
về lai lịch, công trạng của Thánh Tam Giang với quê hƣơng đất nƣớc.
21
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
Truyền thuyết về Trƣơng Hống, Trƣơng Hát đƣợc kể lại “ Ở làng Vân
Mẫu, xã Vân Dương, huyện Quế Võ, có người đàn bà họ Phùng tên Nhan, bố
mẹ mất sớm nên cuộc sống chồng con lận đận, muộn mằn. Một hôm bà nằm
mơ đi tắm ở sông Nguyệt Đức, gặp giao long cuộn phủ, sau về nhà mang thai.
Bà sinh được 5 người con đặt tên thứ tự là: Trương Hống, Trương Hát,
Trương Lừng, Trương Lẫy và Trương Đạm Nương. Lớn lên an em họ Trương
gặp lúc giặc Lương sang xâm lược nước nhà. Hai anh em Hống Hát đã theo
Triệu Quang Phục đi đánh giặc. Quang Phục mất Lý Phật Tử lên thay. Hai
ông không thờ hai chủ nên đã bỏ về quê. Phật Tử cho mời mấy lần liền nhưng
các ông đề từ chối. Cuối cùng bức bách quá họ đã đưa cả gia đình lên sống ở
vùng Đu Buổm, Thái Nguyên. Nhưng rồi ở đó cũng chẳng được yên. Hai ông
đã đóng một chiếc thuyền gỗ lớn rồi đưa cả gia đình xuôi theo dòng Nguyệt
Đức mà đi. Đến Ngã Ba Xà, họ đã đục thuyền cả gia đình tuẫn tiết ở đó”
[93,tr46]. Truyền thuyết đƣợc xây dựng dựa trên những tình tiết nhƣ: Sinh nở
thần kỳ (Bà mẹ nằm mộng ra sông Lục Đầu tắm gặp thần Long quấn quanh
mình rồi có thai); Nhân vật đã lập chiến công phi thƣờng (Trƣơng Hống và
Trƣơng Hát đánh thắng quỷ, giúp Triệu Quang Phục phá giặc Lƣơng); Kết
thúc là nhân vật đã hiển linh phù trợ và đƣợc thờ tự (Giúp Lý Thƣờng Kiệt
phá quân Tống, đƣợc thờ từ thƣợng ngã ba Xà đến hạ lục đầu giang dọc sông
Cầu, sông Thƣơng)...
Các bản thần tích cho chúng ta thấy đức Thánh Tam Giang là các vị thần
sông đƣợc nhân dân nhân Thần hóa vào thế kỷ X và đƣợc phong Thần thờ ở
dọc sông Cầu từ thế kỷ X trở đi. Bắc Giang có ba con sông lớn là sông Cầu,
sông Thƣơng, sông Lục Nam. Đa số ngƣời dân nới đây sinh sống bằng nghề
chài lƣới và trồng lúa nƣớc, do vậy đối với họ nƣớc có vai trò vô cùng quan
trọng, nƣớc vừa đem lại nguồn sống nhƣng cũng chính là thủ phạm gây nên
22
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
thiên tai đe dọa cuộc sống con ngƣời. Để trấn áp nỗi sợ hãi đó các cƣ dân nơi
đây đã thờ Thủy thần nhằm cầu mong sông nƣớc hiền hòa, mùa màng tƣơi tốt.
Bên cạnh tục thờ thần Đá, thần Nƣớc ở Bắc Giang còn có tục thờ thần
Núi. Theo thống kê của Sở Văn hóa thông tin nay là Sở Văn hóa thể thao và
du lịch tỉnh Bắc Giang có đến 150 nơi thờ Cao Sơn - Qúy Minh trên khắp các
làng xã của tỉnh. Truyền thuyết về Cao Sơn, Qúy Minh đƣợc ngƣời dân Việt
Yên kể lại: “ Vào đời vua Hùng Vương thứ 18 có đôi vợ chồng người Nghệ An
đến Thanh Hóa cầu tự. Tới ngày 15 tháng 3 năm Nhâm Ngọ, bà sinh được hai
người con trai diện mạo khác thường. Ông đặt tên cho người con trai lớn là
Cao Sơn, người con bé là Qúy Minh. Đến năm 12 tuổi thiên tư đã tỏ ra rất
thông minh, võ nghệ hơn người, khó ai địch nổi. Năm 18 tuổi thì cha mẹ quy
tiên. Thời gian đó Hùng Duệ Vương cho tìm người tài, hai ngài bèn đến chầu
vua và được giữ chức chỉ huy sứ. Hai tướng Cao Sơn – Qúy Minh cùng quân
sĩ lên đường tới lộ Bắc Giang thì sẩm tối, hai ông hạ trại đóng quân ở đó.
Được linh thần báo mộng, phù giúp hai ông đã dẹp xong nghịch giặc Thục
Phán. Sau khi về triều nhận bổng lộc vua ban, hai ông trở lại Bắc Giang,
cùng lúc ấy có hai đám mây vàng từ trên trời hạ xuống đưa hai ông bay đi.
Đó là ngày 15 tháng 8 âm lịch”[64, tr. 316- 318].
Trong tâm thức của ngƣời Việt, trên những dòng sông hung dữ là các vị
Thủy thần, còn trên các ngọn núi cao hùng vĩ là các vị Sơn thần cai quản. Nhà
nghiên cứu Ngô Đức Thịnh trong cuốn Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt
Nam đã giải thích tục thờ Sơn thần theo vũ trụ luận nguyên sơ của của phƣơng
Đông với các cặp tƣơng sinh tƣơng khắc và đối lập với nhau nhƣ sông – núi, đất
– nƣớc….[87, tr. 98]. Với cƣ dân nông nghiệp, họ sống phụ thuộc rất nhiều vào
tự nhiên. Đất – nƣớc có vai trò vô cùng quan trọng đối với
23
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
họ và trong hệ tƣ duy huyền thoại của mình họ luôn quan niệm vạn vật hữu
linh. Chính vì vậy họ luôn cầu mong sự phù hộ của các vị thần tự nhiên.
Qua quá trình khảo sát truyền thuyết Bắc Giang chúng tôi nhận thấy có
hai dạng nhân vật thần tự nhiên: Một là những nhân vật có nguồn gốc thần tự
nhiên, ở đây có sự xuất hiện Thần núi, Thần đá, Thần nƣớc, không hề thấy
xuất hiện Thần cây, Thần tứ pháp nhƣ truyền thuyết Bắc Ninh; hai là những
nhân vật có nguồn gốc nửa tự nhiên nửa lịch sử hóa. Những nhân vật có
nguồn gốc là thần tự nhiên biểu hiện niềm tin của ngƣời dân theo quan niệm
Vạn vật hữu linh. Còn các nhân vật nửa tự nhiên nửa lịch sử hóa đƣợc thờ
khá phổ biến, qua các chứng tích còn sót lại thì các vị thần này đều có nguồn
gốc là các vị thần tự nhiên, trải qua nhiều triều đại lịch sử, các lớp văn hóa
chồng xếp lên nhau bồi đắp và phát triển làm cho các vị thần tự nhiên khoác
trên mình dáng dấp các vị nhân thần.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Bỉnh đã nhận xét : “ Truyền thuyết xứ Bắc
về các nhân vật thần tự nhiên phản ánh quá trình truyền thuyết hóa thần
thoại”[13]. Qủa đúng nhƣ vậy, các thần thoại ban đầu kể về các vị thần tự
nhiên nhằn giải thích nguồn gốc vũ trụ, nguồn gốc loài ngƣời và mơ ƣớc về
một cuộc sống hòa hợp với tự nhiên. Nhƣng càng về sau thần thoại càng gần
gũi với cuộc sống con ngƣời hơn. Thần thoại không còn giữ đƣợc nguyên
dạng ban đầu vì đã bị truyền thuyết hóa rất mạnh mẽ. Rất nhiều vị thần trong
thần thoại đã đi vào truyền thuyết với tƣ cách là những nhân vật lịch sử, trở
thành những vị tƣớng tài ba hay những vị tổ tiên của dân tộc…. .Chúng ta có
thể lấy việc ghi chép lại thần tích của các triều đại để lý giải điều này. Khi đã
đƣợc truyền thuyết hóa thì các nhân vật thần thoại có một lý lịch rõ ràng,
mang đậm dấu ấn truyền thuyết, thƣờng có dạng: sinh nở thần kỳ, chiến công
phi thƣờng và hóa thân kỳ ảo.
24
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
 Truyền thuyết nhân thần
Là bộ phận truyền thuyết có số lƣợng lớn (59 truyện, chiếm 59 % ) và
đƣợc phân chia thành 3 mảng khác nhau dựa vào tính chất các nhân vật đƣợc
kể (anh hùng văn hóa, anh hùng chống giặc ngoại xâm và anh hùng nông
dân), truyền thuyết nhân thần hội đủ các yếu tố để trở thành bộ phận tiêu biểu
của thể loại. Chúng tôi lập Bảng phân loại truyền thuyết nhân vật (xem bảng
1. 2, phần phụ lục). Qua bảng 1. 2, chúng tôi thống kê đƣợc kết quả nhƣ sau:
Truyền thuyết về ngƣời anh hùng chống giặc ngoại xâm và anh hùng nông
dân có 48 truyện. Truyền thuyết về ngƣời anh hùng văn hóa có 11 truyện.
Đây là kết quả thống kê trong giới hạn không gian văn hóa Bắc Giang nhƣng
kết quả đó vẫn đồng nhất với truyền thuyết dân gian nói chung khi Truyền
thuyết về người anh hùng chống giặc ngoại xâm và anh hùng nông dân chiếm
ƣu thế. Số lƣợng đó chứng tỏ rằng mảng Truyền thuyết về người anh hùng
chống giặc ngoại xâm và anh hùng nông dân là trung tâm sáng tạo trong tâm
thức dân gian của ngƣời xứ Bắc. Lý do gì dẫn đến hiện tƣợng “ loại truyền
thuyết nhân vật mà trong đó có tiểu loại truyền thuyết anh hùng chống xâm
lược vẫn là biến thể nổi bật nhất, và cũng chiếm số lượng nhiều nhất trong
kho tàng truyền thuyết người Việt” [43, tr.146]. Trong giới hạn luận văn của
mình, chúng tôi chỉ xin đƣa ra một số nguyên nhân xã hội – lịch sử mang tính
địa phƣơng để lý giải hiện tƣợng trên.
Xét về phƣơng diện lịch sử, trong lịch sử đấu tranh dựng nƣớc và giữ
nƣớc của dân tộc, Bắc giang từng đƣợc coi là “phên dậu”, là một trong “tứ
trấn” trọng yếu của đất nƣớc. Ngƣời Bắc Giang luôn đoàn kết bên nhau xây
dựng cuộc sống, cùng nhau chống lại thù trong, giặc ngoài. Nhân dân Bắc
Giang đã từng tham gia các cuộc chiến tranh vệ quốc đánh đuổi kẻ thù dân tộc
nhƣ: Tống, Nguyên, Minh, Thanh, Pháp, Nhật, Mỹ. Tinh thần đấu tranh anh
25
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
dũng đó đã làm nên truyền thống yêu nƣớc, chống giặc ngoại xâm kiên
cƣờng bất khuất của nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Giang và từ đó dệt nên
các truyền thuyết đẹp lƣu truyền đến ngày nay.
Xét về phƣơng diện văn hóa, bắt nguồn từ truyền thống yêu nƣớc, yêu
quê hƣơng mà ngƣời Bắc Giang có truyền thống tinh thần thƣợng võ. Ngƣời
Bắc Giang yêu mến võ thuật trƣớc hết để rèn luyện mình sau là để giữ làng
giữ nƣớc. Tiêu biểu cho tinh thần thƣợng võ của ngƣời Bắc Giang là ngƣời
anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám với phong trào khởi nghĩa nông dân Yên
Thế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Trên mảnh đất ấy, bất kể ngƣời anh hùng
chống xâm lăng hay anh hùng nông dân, họ đều chiến đấu với mục đích cao
cả cứu giúp dân lành. Họ xứng đáng đƣợc lƣu danh tiếng thơm muôn thủa
không chỉ trong sử sách mà còn trong lòng nhân dân bằng những mẩu truyền
thuyết có sức sống mãnh liệt, xuyên qua mọi không gian và thời gian.
Xét về phƣơng diện tôn giáo tín ngƣỡng, ngƣời xứ Bắc bên cạnh tín
ngƣỡng thờ thần tự nhiên thì họ tôn vinh những con ngƣời quả cảm đã hi sinh
để bảo vệ đời sống nhân dân. Họ tìm thấy ở những vị anh hùng sức mạnh và
dĩ nhiên họ muốn nhân sức mạnh ấy lên bằng tín ngƣỡng thờ nhân thần và
các truyền thuyết dân gian.
Tiểu loại còn lại trong hệ thống truyền thuyết dân gian Bắc Giang là
truyền thuyết anh hùng văn hóa. Tiểu loại này có 11 truyện, chiếm 11%.
Truyền thuyết anh hùng văn hóa gồm các truyền thuyết về các vị tổ sƣ, tổ
nghề ( Truyện về tổ nghề rèn ở Đức Thắng, Truyện về nghề nấu rượu ở làng
Vân, Truyện tổ nghề gốm Thổ Hà); truyền thuyết về anh hùng chinh phục
thiên nhiên (Truyện Quế Mị Nương ở Nghĩa Phương ); truyện về tổ dòng họ (
Tướng quân Vi Đức Lục); truyện về các nhân vật tôn giáo (Truyền thuyết về
bà chúa kho ở đền phủ); truyện về các danh nhân văn hóa ( Trạng nguyên
26
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
Giáp Hải, Truyện kể về Hà Văn Chiếu ở Nghĩa Phương, truyện kể về truyền
thống học hành khoa bảng của dòng họ Thân, ). Tuy chiếm số lƣợng không
nhiều nhƣng mảng truyền thuyết anh hùng văn hóa vẫn mang nét phong phú,
đa dạng khi gom trong mình tất cả các phƣơng diện văn hóa. Tập trung hơn
cả ở mảng truyện về các danh nhân văn hóa.
1.2.2.2. Truyền thuyết địa danh
Truyền thuyết địa danh của Bắc Giang chỉ có 20 truyền thuyết, chiếm 20%
tổng số truyền thuyết dân gian Bắc Giang. Nét đặc trƣng dễ nhận thấy trong
các truyền thuyết địa danh nơi đây là các tên đất, tên làng, (Tên đất tổ rồng,
Núi Nham Biền, Truyền tích gò An Lạc, Sự tích tên làng Thành – Vẽ, Sự tích
ruộng điền thành ); tên chùa tên đình ( Truyện kể ngôi đền Cổ Phao, xã Đồng
Việt,; tên cầu cống ( Sự tích cầu Ngảnh, Sự tích Cầu Cần, Cống Trạng, Sự
tích cầu Quận) đƣợc tồn tại trên mảnh đất này. Truyền thuyết địa danh có chỗ
đứng tƣơng đối khiêm tốn song nó vẫn mang những nét riêng trong tâm hồn
dân gian xứ Kinh Bắc. Các địa danh quen thuộc ấy đều gắn bó với các nhân
vật lịch sử hoặc sự kiện lịch sử đã từng diễn ra trên quê hƣơng Bắc Giang.
Tên đất tổ rồng chính là quê hƣơng của con rồng cháu tiên, ngôi đền Cổ Phao
chính là nơi thờ tƣớng quân Nghĩa Xuyên dƣới thời Trần hay ngôi đền Từ Co
chính là nơi thờ mẹ con Ngọ Tiên Nƣơng còn truyền tích gò An Lạc chính là
các truyền thuyết về Bờ Xác, Ao Xác, chùa Xác nơi gắn với cuộc kháng chiến
chống quân Tống của triều đình phong kiến nhà Lê.
1.2.2.3. Truyền thuyết phong vật
Thực ra đây là cách gọi ƣớc lệ của tác giả Kiều Thu Hoạch khi nghiên
cứu về loại truyền thuyết về các phong tục và sản vật. Tác giả đã giải thích:
“gọi như thế là một cách nói tắt cho gọn chứ không liên quan gì đến từ
“phong vật” trong tiếng Hán có nghĩa là phong cảnh” [43, tr. 145]. Ở đây
27
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
chúng tôi nghiên cứu truyền thuyết phong vật chủ yếu chỉ những câu chuyện
kể về nguồn gốc các phong tục, kỵ hèm, hội hè, trò diễn, diễn xƣớng dân
gian… hoặc các sản vật có gắn với các nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. Loại
truyền thuyết phong tục sản vật trong kho tàng truyền thuyết dân gian Bắc
Giang chỉ có 15 truyền thuyết chiếm 15%. Tuy chiếm số lƣợng nhỏ nhoi
nhƣng chúng cho ta thấy đời sống văn hóa dân gian nơi đây vô cùng phong
phú. Chúng ta có thể tìm thấy các sản vật nhƣ rƣợu làng Vân với tục thề giữ
bí quyết truyền nghề nấu rƣợu (Truyện kể về nghề nấu rượu ở làng Vân), tục
cấm lửa đồng ( Nàng Giã đại thần) hay tục gọi lúa, gọi gạo của ngƣời dân
Yên Thế. Trong truyền thuyết phong – vật chúng ta còn bắt gặp tín ngƣỡng
thờ đá của ngƣời dân Yên Dũng ( Sự tích chùa Dâu). Gắn với thái sƣ Trần
Thủ Độ đời Trần là trò đánh rắn của ngƣời dân Yên Dũng diễn ra vào ngày
mùng 8 đến ngày 12 tháng tƣ Âm lịch hàng năm( Truyền tích Thái sư Trần
Thủ Độ). Đặc biệt trong kho truyền thuyết phong – vật còn nói đến nét độc
đáo của Bắc Giang đó là tục nói phét của ngƣời dân Hòa Làng và Dƣơng
Sơn. Tục đó còn đƣợc dân gian ca rằng : “Hòa làng nói phét có ca/ Dương
Sơn nói phét bằng ba Hòa Làng”. Khi cuộc sống còn khốn khó thì cách nói
độc đáo của ngƣời dân Bắc Giang giúp họ lạc quan hơn trong cuộc sống.
Tiểu kết chƣơng 1:
Qua khảo sát, hệ thống, phân loại truyền thuyết dân gian Bắc Giang với
những con số cụ thể, một số vấn đề đã đƣợc sáng tỏ.
1. Thứ nhất, truyền thuyết tuy không phải là thể loại chiếm vị trí trung
tâm trong kho tàng truyện kể dân gian Bắc Giang song truyền thuyết
cũng tạo dựng cho mình một bầu khí quyển riêng chứa đựng khí thiêng
trên đất Bắc.
28
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
2. Thứ hai, qua phân loại về mặt nội dung, chúng tôi nhận thấy truyền
thuyết dân gian Bắc Giang tập trung chủ yếu vào loại truyền thuyết
nhân vật chiếm 65 %. Một mặt nó phản ánh truyền thống đấu tranh của
Bắc Giang mặt khác nó phản ánh đời sống tâm hồn của ngƣời dân xứ
Kinh Bắc.
3. Thứ ba, những nghiên cứu sơ lƣợc ban đầu hai bộ phận truyền thuyết
nhiên thần và nhân thần cho chúng ta thấy con đƣờng phát triển của tƣ
duy dân gian. Đó là con đƣờng đi từ tƣ duy huyền thoại đến tƣ duy
tôn giáo, từ tín ngƣỡng sùng bái tự nhiên đến tín ngƣỡng sùng bái con
ngƣời. Ngoài ra, ở thể loại truyền thuyết về các anh hùng chống ngoại
xâm và anh hùng nông dân chiếm số lƣợng vƣợt trội so với tiểu loại
truyền thuyết về anh hùng văn hóa đã thể hiện một phần tích cách và
tâm hồn của con ngƣời Bắc Giang. Chƣơng một khép lại để mở ra
những nghiên cứu sâu hơn ở chƣơng tiếp theo.
29
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
CHƢƠNG 2
TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN BẮC GIANG
NHÌN TỪ ĐẶC TRƢNG THỂ
LOẠI 2.1. Nhân vật truyền thuyết
2.1.1. Nguồn gốc nhân vật
Căn cứ vào Bảng thống kê, phân loại truyền thuyết dân gian Bắc Giang
(bảng 1.1, phần Phụ lục), chúng ta thấy truyền thuyết nhân vật là bộ phận
truyền thuyết chiếm số lƣợng nhiều nhất với 65 truyện. Điều đó chứng tỏ rằng
các nhân vật chính là đối tƣợng trung tâm đƣợc các tác giả dân gian hƣớng
tới trong quá trình sáng tạo của mình – đó chính là các nhân vật nhiên thần
hoặc nhân thần.
Truyền thuyết đƣợc nhân dân sáng tạo từ khi con ngƣời bắt đầu có ý thức
lịch sử: “ Bắt nguồn từ cảm hứng tự hào và ngợi ca những anh hùng kiệt xuất
có nhiều công trạng với nhân dân, đất nước..”[ 96, tr.110] . Chính vì thế “
Các nhân vật dù có hư cấu hay là đích thực lịch sử thì cũng đều có tên tuổi,
gốc gác…., nói chung là có một lí lịch rõ ràng gắn với địa phương hay thời
đại” [103, tr.183]. Và cũng vì nét đặc trƣng này mà nhân vật truyền thuyết ở
các vùng văn hóa khác nhau lại mang trong mình những dấu ấn văn hóa riêng,
đậm nét đặc trƣng của văn hóa vùng. Vì thế chỉ cần nhắc đến họ, ngƣời ta
nghĩ ngay đến mảnh đất nơi họ sinh ra. Khảo sát kho tàng truyền thuyết dân
gian Bắc Giang, chúng ta bắt gặp rất nhiều thế hệ những ngƣời con nơi đây:
từ các anh hùng chống quân xâm lƣợc, anh hùng nông dân, anh hùng văn hóa
cho đến những ngƣời có khả năng kì lạ khác thƣờng. Hầu hết các nhân vật
trong truyền thuyết Bắc Giang có nguồn gốc xuất thân trên quê hƣơng. Đặc
biệt có rất nhiều nhân vật xuất thân từ Yên Thế. Đó là nàng Dƣơng Thị Giã ở
xá Lý Cốt – Yên Thế, ba anh em họ Dƣơng, Giáp Văn Thú ở làng Chùa xã
30
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
Bảo Lộc Sơn, các tƣớng lĩnh nhƣ: Cai Vàng, Đại Trận, Quận Tƣờng, Lƣơng
Văn Nắm, Hoàng Hoa Thám… . Ngoài ra còn có Thuổng Thắng, Đức thánh
Hùng Linh Công, Nguyễn Đình Chính ở Hiệp Hòa, Thân Công Tài, Thạch
tƣớng quân ở Việt Yên… . Sáng tạo nên những truyện kể về những ngƣời
con của quê hƣơng mình, tác giả dân gian gửi vào đó bao niềm tự hào, tự tôn
trong những câu chuyện giản dị. Truyền thuyết nhân vật đƣợc sáng tạo bởi
cảm hứng anh hùng ca, cảm hứng tự tôn tự hào. Do vậy, khi kể về họ, tác giả
dân gian ƣu tiên lựa chọn những nhân vật có nguồn gốc, hành trạng gắn chặt
với mảnh đất quê hƣơng.
Tuy nhiên không phải tất cả các nhân vật trong truyền thuyết Bắc Giang
đều là ngƣời Bắc Giang. Mảnh đất tự hào còn tự hào bởi những ngƣời anh
hùng không sinh ra ở đây nhƣng tên tuổi, sự nghiệp của họ gắn chặt với mảnh
đất này. Từ xứ Nghệ xa xôi, Tƣớng quân Vi Đức Lục đƣợc vua Lê tin tƣởng
giao phó trọng trách đem quân lên trấn ải cửa ngõ đông bắc, tức vùng đất Sơn
Động ngày nay. Ông không chỉ giữ sự bình yên cho đất nƣớc mà ông còn dạy
dân cách sống. Ông cũng là ngƣời lập ra dòng họ Vi ở Bắc Giang. Đó còn là
Phạm Văn Liêu ngƣời Thanh Hóa. Ông là một trong những tƣớng vây hạ
thành Xƣơng Giang. Sau đó, ông ở lại lập nghiệp tại phủ Lạng Thƣơng. Đó
còn là nàng công chúa Quế Mị Nƣơng vƣợt bao con sông xanh vời vợi, qua
hết cánh rừng này tới cánh rừng kia. Cuối cùng nàng ở lại trên đất Nghĩa
Phƣơng, Lục Nam. Đó còn là nàng công chúa Kim Châu đã chọn vùng ngã ba
sông để làm thực ấp lâu dài. Đó còn là Thiều Dƣơng công chúa cải trang nam
nhi kéo quân đi dẹp giặc để đến khi đất nƣớc thanh bình Thiều Dƣơng trở lại
Hoàng Mai rồi hóa tại nơi đây.
Tác giả dân gian kéo họ vào không gian văn hóa xứ Bắc, gắn giữ họ trong
tâm thức của ngƣời Bắc Giang bằng cách gắn kết họ với những địa danh
31
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
cụ thể. Những gắn kết ấy đều rất hợp lí bởi chúng dựa trên cơ sở những mối
dây liên hệ thực tế của nhân vật với mảnh đất Bắc Giang. Tƣớng quân Vi Đức
Lục đã mang họ Vi đến với Bắc Giang và trở thành thủy tổ của dòng họ này.
Còn ở Nghĩa Phƣơng Lục Nam đền Thƣợng, đền Trung, đền Hạ đều là dấu
tích hành cung của Quế Mị Nƣơng. Năm vệt ngón tay nàng để lại đã in dấu
thành năm bậc thác Suối Mỡ vẫn còn đến ngày nay.
Sự góp mặt của các nhân vật này khiến cho kho tàng truyền thuyết dân
gian Bắc Giang phong phú hơn. Đồng thời, đó cũng là sự cởi mở trong thái độ
tiếp cận văn hóa của ngƣời dân Bắc Giang. Hơn nữa đó còn thể hiện sự quan
tâm sâu sắc của họ đến cộng đồng chung. Điều này góp phần sáng tỏ nhận
định truyền thuyết không phải là thể loại chỉ có ở một địa phƣơng cụ thể mà
nó có một đời sống rộng lớn nhờ những kết nối đặc trƣng.
2.1.2. Các nhân vật nữ tướng
Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc, Bắc Giang là nơi hội
tụ và sinh ra những nữ tƣớng tài ba. Những nữ tƣớng ấy đã tạo nên danh
xƣng muôn thủa cho vùng đất này- “ Bắc Giang miền nữ tướng”. Ngƣợc
dòng lịch sử mấy nghìn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc, chúng ta thấy, ở thời
đại nào Bắc Giang cũng xuất hiện những nữ tƣớng kiệt xuất. Những nữ tƣớng
ấy đã đƣợc truyền thuyết tạc tƣợng trong lòng nhân dân để mãi mãi về sau
con cháu nhắc tới họ với một niềm tự hào, thành kính.
Thời vua Hùng thứ 15 do Hùng Định Vƣơng trị vì có bà hoàng hậu thứ 6
là Trần Thị Tĩnh, hiệu Diệu Mai sinh hạ đƣợc một nàng công chúa vào ngày 8
tháng 4, đặt tên là Kim Châu. Công chúa lớn lên muôn phần xinh đẹp, da
trắng nhƣ ngọc, môi đỏ nhƣ son. Không chỉ xinh đẹp nết na công chúa còn
tinh thông sử sách, võ nghệ cao cƣờng. Vào độ đôi mƣơi nàng muốn đi du
ngoạn núi sông, tìm nơi thắng địa. Vua cha ban cho 5 chiếc thuyền rồng và 28
32
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
đình thần đi theo hộ giá. Ngày mồng 10 tháng 3, thuyền cập bến Bò, các phụ
lão và nhân dân tiếp đón rất long trọng. Cảm động trƣớc tấm lòng mến mộ
của nhân dân, cùng cảnh đẹp sơn thủy hữu tình và lại là nơi hiểm yếu nên
nàng đã tâu vua cha cho lập hành cung ở ngã ba sông này. Khi đất nƣớc có
giặc ngoại xâm, đại bản doanh của công chúa Kim Châu là thành lũy vững
chắc chặn đánh giặc. Nhờ sự dũng cảm, tài thao lƣợc của công chúa và sự
đoàn kết của nhân dân đã góp phần cùng đại binh ta đuổi khỏi quân xâm lăng
ra khỏi bờ cõi, đem lại nền độc lập cho dân tộc. Ngày mùng 8 tháng 11 không
mắc bệnh gì mà công chúa đột ngột hóa về trời. Cảm thƣơng trƣớc tấm lòng
yêu nƣớc thƣơng dân và công lao đánh giặc của công chúa, vua cho lập đền
thờ trên đồi Phúc Cƣơng, cạnh bến Bò và ban cho 8 chữ: “ Trấn quốc tam
giang Ả nương công chúa”. Lại cho 35 vùng khác nơi mà công chúa đã đi qua
cũng đƣợc tôn thờ và muôn đời hƣơng hỏa. Từ đó đến nay, cứ đến ngày
mùng 4 tháng 3 âm lịch nhân dân ở đây tổ chức lễ hội rƣớc công chúa từ đền
Sú về đến bến Bò.
Thời vua Hùng dựng nƣớc, có nàng Huệ Hoàng Công Quốc là ngƣời có đủ
tài sắc vẹn toàn, văn hay võ giỏi. Vào thời ấy, đất nƣớc ta luôn có giặc ngoại
bang xâm lƣợc và lang thú luôn luôn đến quấy nhiễu dân lành. Tuy là phận liễu
yếu đào tơ nhƣng trƣớc cảnh đất nƣớc nhƣ vậy, Huệ Hoàng đã nung nấu lòng
yêu nƣớc và căm thù giặc sâu sắc. Bà xin vua cha đi diệt bầy lang thú, dẹp giặc
ngoại xâm để cứu dân cứu nƣớc. Ý nguyện của bà đã đƣợc vua cha chấp thuận,
sau khi diệt tan quân giặc thắng trận trở về bà đƣợc phong: “ Ngã Linh Vương
công chúa”. Những lúc thanh nhàn bà cùng em gái thƣờng đi du ngoạn vùng núi
Đót. Ngày mồng 8 tháng 4, hai chị em bà cùng nhau lên tắm ở giếng Tiên trên
đỉnh núi Đót, bỗng nhiên từ đâu có một con hắc điểu sà xuống cắp xiêm áo của
hai bay về hƣớng đền Quán Tần, sau đó lại bay xuôi
33
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
về hƣớng sông Nhƣ Nguyệt. Khi tắm xong vì không có quần áo, công chúa
không lên bờ đƣợc, phải đợi đến khi trời tối hẳn mới dám lên bờ. Cũng từ đó,
không thấy công chúa về cung nữa. Còn làng Thù Sơn nơi con chim hắc điểu
đến để lại hai dải yếm đào ở đó thì làng xóm ngày càng đông vui, dân an vật
thịnh. Nhân dân tôn vinh công chúa là đức vua bà – thành hoàng làng Yêm để
tỏ rõ ơn nghĩa đối với nàng.
Bên cạnh đó còn có công chúa Thiều Dƣơng đẹp ngƣời, đẹp nết. Truyền
thuyết về Công chúa Thiều Dƣơng kể lại rằng: “Nàng là con gái thứ 8 của
vua Lê Thánh Tông, là người có nhan sắc, mặt đẹp như hoa, mắt phượng mày
ngài, môi đỏ như son, da trắng như phấn. 17 tuổi Thiều Dương tài sắc hơn cả
con gái vua Nghiêu, vua Thuấn. Khi giặc Chiêm Thành kéo vào xâm chiếm bờ
cõi, nhà vua và các tướng lĩnh trong triều nhiều phen xuất trận mà không
phân thắng bại. Công chúa Thiều Dương bèn xin phép vua cha được đi đánh
giặc. Sau khi đến Hoàng Mai lập hành cung làm nơi cầu đảo thiên địa để
được âm phù, nàng cai trang nam nhi kéo quân đi diệt giặc. Quân giặc tan
tác tìm đường tháo chạy, đất nước trở lại thanh bình. Thiều Dương xin phép
vua cha được trở lại Hoàng Mai. Khi thuyền công chúa đang đi trên sông
bỗng gió lớn nổi lên, mưa to trút xuống, sóng lớn nổi lên ầm ầm, lật sấp
thuyền của công chúa. Ba ngày sau, thi thể công chúa nổi lên mặt nước rồi
theo dòng sông nhỏ trôi về phía hành cung phường Hoàng Mai. Nhà vua ban
lệnh cho nhân dân phường Hoàng Mai, huyện Yên Dũng làm đền thờ chính để
cho nhân dân khắp nơi hương hỏa, phụng thờ”[92 , tr. 85].
Thời Hai Bà Trƣng ở Bắc Giang còn nổi tiếng bởi nữ tƣớng Thánh Thiên
tài ba mƣu lƣợc. Thần tích đình Ngọc Lâm (nay đình này thuộc huyện Yên
Dũng, tỉnh Bắc Giang) ghi lại Thánh Thiên Công Chúa còn có biệt danh là
Nàng Chủ. Nàng Chủ có cá tính rất mạnh mẽ và cũng là ngƣời rất có uy, tuy
34
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
chỉ mới mƣời sáu tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, nhƣng dân làng ai cũng đều nể
phục, đã đồng lòng tôn Nàng làm Nữ Chủ và tặng cho Nàng biệt danh là Nàng
Chủ. Bấy giờ, bọn đô hộ Hậu Hán rất tham tàn, ai ai cũng căm tức và chỉ
trông chờ có cơ hội là vùng lên diệt thù. Hiểu đƣợc ý nguyện của dân, Nàng
Chủ đã thành lập một đội quân khá lớn và truyền hịch khởi nghĩa. Quân đô hộ
nhiều phen đến đàn áp (trong đó có lần do đích thân Tô Định chỉ huy) nhƣng
không thể nào tiêu diệt đƣợc nghĩa quân của Nàng, ngƣợc lại, còn bị quân sĩ
của Nàng đánh cho thất điên bát đảo. Bấy giờ, một vùng đất rộng lớn, trên đại
thể là tƣơng ứng với tỉnh Bắc Giang và một phần tỉnh Bắc Ninh ngày nay do
Nàng Chủ nắm quyền chi phối. Khi Hai Bà Trƣng kêu gọi nhân dân cả nƣớc
vùng lên đánh đuổi Tô Định, Nàng Chủ đã đem lực lƣợng của mình theo về,
thanh thế của Hai Bà Trƣng vì thế mà nhanh chóng trở nên mạnh mẽ. Nàng
Chủ đƣợc Trƣng Nữ Vƣơng phong làm Thánh Thiên Công Chúa và trao cho
nhiều trọng trách. Truyền thuyết kể rằng, khi Mã Viện đem đại binh nhà Hậu
Hán sang đàn áp, chính Thánh Thiên Công Chúa đã chủ động đem lực lƣợng
của mình tiến đến tận Hợp Phố để đánh chặn đánh. Mã Viện vì thế chịu rất
nhiều tổn thất. Sau, Thánh Thiên Công Chúa anh dũng hi sinh trong cuộc
chiến đấu bảo vệ chính quyền Trƣng Nữ Vƣơng. Hiện nay, Thánh Thiên
Công Chúa đƣợc thờ chính ở đình Ngọc Lâm (Yên Dũng, Bắc Giang). Hàng
năm hội đền đƣợc mở trong 3 ngày : mồng 7 tháng giêng âm lịch ( ngày bà
đến Ngọc Lâm lập đại bản doanh; ngày 12 tháng 2 âm lịch ( ngày tháng bà
sinh); và ngày 30 tháng 8 âm lịch, ngày bà Thánh hóa. Nhân dân khắp nơi đến
trảy hội rất đông để tƣởng nhớ đến công lao và tấm lòng vì nƣớc vì dân của
bà.
Thời kỳ này còn có bà Dƣơng Thị Giã đã đứng lên phất cờ khởi nghĩa
chống lại Tô Định. Đoàn nữ binh từ rừng núi tiến về Mê Linh nhập vào đội
35
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
quân của Hai Bà Trƣng. Dƣơng Thị Giã đƣợc phong làm tƣớng. Bà đã cầm
quân đánh giặc nhiều trận, lập đƣợc nhiều chiến công. Trong một trận quyết
chiến, bà bị thƣơng khắp ngƣời nhƣng bà vẫn một mình một ngựa phá vòng
vây về đến chân núi Đót rồi mới chịu ngã xuống trên mảnh đất quê nhà. Bà
đƣợc nhân dân trong vùng tôn thần và lập đền thờ, gọi là Nàng Giã đại thần.
Trong truyền thuyết dân gian Bắc Giang còn có ngƣời con gái quả cảm
có biệt hiệu: Hồng Y liệt nữ. Đó chính là Bà Ba Cai Vàng. Bà có tên thật là
Lê Thị Miên, thƣờng gọi là Yến Phi, sinh ở Thuận Thành, Bắc Ninh. Năm 20
tuổi, vì không chấp nhận làm vợ lẽ tên chánh tổng quyền thế ở quê, bà đã
cùng cha là ông đồ Nho trốn lên Lục Nam ở ẩn trong nhà Tuần Nhỡn. Ở đây
bà đã tham gia lực lƣợng của Cai Vàng. Vì có văn võ song toàn nên bà nhanh
chóng đƣợc tin dùng và trở thành vợ ba thủ lĩnh, gọi là Bà Ba Cai Vàng. Bà
không chỉ văn võ song toàn mà còn mang trong mình một khát vọng lớn lao,
nhờ có tài cầm quân và tinh thần dũng cảm mà bà đã trở thành linh hồn của
cuộc khởi nghĩa. Khi thủ lĩnh Cai Vàng hi sinh, nghĩa quân tôn bà thay chồng
thống lĩnh toàn quân. Mùa xuân năm 1864, bà đã lãnh đạo nghĩa quân đánh
thẳng vào sào huyệt của Võ Tảo. Sau 22 ngày đêm kiên cƣờng chiến đấu
nghĩa quân đã bắt sống đƣợc Võ Tảo. Vua Tự Đức tức giận giáng Nguyễn Tri
Phƣơng xuống 2 cấp. Ngày 4 tháng 2 năm giáp Tý bà tổ chức lễ tế chồng và
tƣởng niệm các thủ lĩnh, nghĩa quân anh dũng hi sinh. Rồi, giải tán lực lƣợng,
kết thúc cuộc khởi nghĩa bà song tu hành khổ hạnh tại chùa Dận, Đình Bảng,
Bắc Ninh.
Truyền thuyết dân gian Yên Thế không chịu dừng lại ở kết thúc bà Ba Cai
Vàng trả xong thù cho chồng, lánh mình vào ở ẩn. Nhân dân ở đây còn kể lại
nhiều câu chuyện về bà. Có câu chuyện kể bà Ba Cai Vàng thực ra không chịu
dƣỡng nhà. Biết đƣợc vận nƣớc còn tao loạn cần ngƣời tài giỏi giúp dân,
36
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
bà Ba đã đi các nơi tìm chọn ngƣời cho mai sau… Lại có chuyện kể rằng, bà
Ba Cai Vàng về sau lên tu ở một ngôi chùa nhỏ trong rừng Yên Thế. Chính
Đề Thám đã đƣợc gặp bà, đƣợc bà trao cho cây gƣơm vàng. Lại có chuyện
bảo rằng bà Ba Cai vàng chính là thầy dạy của bà Ba Cẩn - bà Ba Đề Thám,
nên bà Ba Đề Thám mới tài giỏi nhƣ thế… Bao nhiêu chuyện về vị nữ tƣớng
ấy, nét hƣ hòa với nét thực. Nhƣng tất cả chỉ làm đẹp thêm hình ảnh ngƣời
nữ tƣớng tài ba. Ngƣời đời sau vẫn không ngớt ca tụng bà:
“ Ngẫm xem lịch sử nước nhà
Mấy ai sánh kịp vợ Ba Cai Vàng”
Tiếp nối theo tinh thần quả cảm của Bà Ba Cai Vàng là nữ tƣớng
ĐặngThị Nho, ngƣời làng Vân Hà, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc
Giang. Bà mồ côi mẹ từ nhỏ nhƣng đƣợc bố dạy dỗ cẩn thận, văn võ song
toàn. Từ nhỏ bà đã có những suy nghĩ mạnh mẽ khác thƣờng. Ngƣời ta thấy
bà thích tập võ, múa gƣơm, đi săn cƣỡi ngựa bắn cung hơn là vì đầu vào
đƣờng kim mũi chỉ. Khoảng năm 1894, nghĩa quân Yên Thế bƣớc vào giai
đoạn thử thách gay go. Đề Thám bị truy lùng gay gắt. Chính trong dịp này Đề
Thám đã gặp bà Đặng Thị Nho. Ông bà mến mộ nhau về tài, đức rồi nên
duyên vợ chồng. Từ đó bà mang một cái tên mới bà Ba Đề Thám hay bà Ba
Cẩn. Bà giữ nhiều trọng trách trong chính quyền địa phƣơng. Bà đƣợc đánh
giá là một nữ tƣớng có nhiều mƣu lƣợc, đƣợc các vị tƣớng tá, ký giả Pháp
rất nể phục. Bên cạnh việc tổ chức nhiều trận đánh lớn, bà còn quán xuyến
việc tổ chức sản xuất lƣơng thực phục vụ cho cuộc kháng chiến. Bà luôn bên
cạnh chồng góp nhiều ý kiến sáng suốt. Các mƣu kế nhƣ cho ngƣời trá hàng,
bắt cóc giặc Pháp đòi tiền chuộc, hòa hoãn chờ thời cơ, lập quán thử vàng,
thăm dò trong dân chúng để tuyển chọn ngƣời tài… đều có phần đóng góp
đáng kể của bà.
37
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc

More Related Content

Similar to Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc

Luận văn thạc sĩ: Khảo sát văn học dân gian Stiêng, HOT, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Khảo sát văn học dân gian Stiêng, HOT, 9đLuận văn thạc sĩ: Khảo sát văn học dân gian Stiêng, HOT, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Khảo sát văn học dân gian Stiêng, HOT, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀICHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nghiên cứu sự hấp dẫn của một số loại hình văn hóa phi vật thể ở Huế đối với ...
Nghiên cứu sự hấp dẫn của một số loại hình văn hóa phi vật thể ở Huế đối với ...Nghiên cứu sự hấp dẫn của một số loại hình văn hóa phi vật thể ở Huế đối với ...
Nghiên cứu sự hấp dẫn của một số loại hình văn hóa phi vật thể ở Huế đối với ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết ma văn kháng thời kì đổi mới.doc
Màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết ma văn kháng thời kì đổi mới.docMàu sắc văn hóa trong tiểu thuyết ma văn kháng thời kì đổi mới.doc
Màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết ma văn kháng thời kì đổi mới.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAYĐặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAYLuận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca TàyẢnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.docLuận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
sividocz
 
Bảo vệ môi trường du lịch bãi biển Thừa Thiên Huế, nghiên cứu trường hợp các ...
Bảo vệ môi trường du lịch bãi biển Thừa Thiên Huế, nghiên cứu trường hợp các ...Bảo vệ môi trường du lịch bãi biển Thừa Thiên Huế, nghiên cứu trường hợp các ...
Bảo vệ môi trường du lịch bãi biển Thừa Thiên Huế, nghiên cứu trường hợp các ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Sự ảnh hưởng văn học nhà Nho và văn học Tây Âu, HAY
Luận văn:  Sự ảnh hưởng văn học nhà Nho và văn học Tây Âu, HAYLuận văn:  Sự ảnh hưởng văn học nhà Nho và văn học Tây Âu, HAY
Luận văn: Sự ảnh hưởng văn học nhà Nho và văn học Tây Âu, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Đề tài: Ca trù tại làng Đông Môn huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
Đề tài: Ca trù tại làng Đông Môn huyện Thủy Nguyên, Hải PhòngĐề tài: Ca trù tại làng Đông Môn huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
Đề tài: Ca trù tại làng Đông Môn huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Lễ Hội Đền Thờ Mạc Đĩnh Chi Xã Nam Tân, Huyện Nam Sách, Tỉnh Hải Dương Không ...
Lễ Hội Đền Thờ Mạc Đĩnh Chi Xã Nam Tân, Huyện Nam Sách, Tỉnh Hải Dương Không ...Lễ Hội Đền Thờ Mạc Đĩnh Chi Xã Nam Tân, Huyện Nam Sách, Tỉnh Hải Dương Không ...
Lễ Hội Đền Thờ Mạc Đĩnh Chi Xã Nam Tân, Huyện Nam Sách, Tỉnh Hải Dương Không ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh ...
Luận văn: Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh ...Luận văn: Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh ...
Luận văn: Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh ...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nayXây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Quản Lý Nhà Nƣớc Về Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Trên Địa Bàn Tỉnh Lào Cai.doc
Quản Lý Nhà Nƣớc Về Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Trên Địa Bàn Tỉnh Lào Cai.docQuản Lý Nhà Nƣớc Về Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Trên Địa Bàn Tỉnh Lào Cai.doc
Quản Lý Nhà Nƣớc Về Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Trên Địa Bàn Tỉnh Lào Cai.doc
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đLuận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAYLuận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Phát triển du lịch tại làng Văn hóa du lịch Bảo Hà, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch tại làng Văn hóa du lịch Bảo Hà, HAYĐề tài: Phát triển du lịch tại làng Văn hóa du lịch Bảo Hà, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch tại làng Văn hóa du lịch Bảo Hà, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoáLuận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt, HAY
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt, HAYLuận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt, HAY
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc (20)

Luận văn thạc sĩ: Khảo sát văn học dân gian Stiêng, HOT, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Khảo sát văn học dân gian Stiêng, HOT, 9đLuận văn thạc sĩ: Khảo sát văn học dân gian Stiêng, HOT, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Khảo sát văn học dân gian Stiêng, HOT, 9đ
 
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀICHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
 
Nghiên cứu sự hấp dẫn của một số loại hình văn hóa phi vật thể ở Huế đối với ...
Nghiên cứu sự hấp dẫn của một số loại hình văn hóa phi vật thể ở Huế đối với ...Nghiên cứu sự hấp dẫn của một số loại hình văn hóa phi vật thể ở Huế đối với ...
Nghiên cứu sự hấp dẫn của một số loại hình văn hóa phi vật thể ở Huế đối với ...
 
Màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết ma văn kháng thời kì đổi mới.doc
Màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết ma văn kháng thời kì đổi mới.docMàu sắc văn hóa trong tiểu thuyết ma văn kháng thời kì đổi mới.doc
Màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết ma văn kháng thời kì đổi mới.doc
 
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAYĐặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
 
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAYLuận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
 
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca TàyẢnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
 
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.docLuận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
 
Bảo vệ môi trường du lịch bãi biển Thừa Thiên Huế, nghiên cứu trường hợp các ...
Bảo vệ môi trường du lịch bãi biển Thừa Thiên Huế, nghiên cứu trường hợp các ...Bảo vệ môi trường du lịch bãi biển Thừa Thiên Huế, nghiên cứu trường hợp các ...
Bảo vệ môi trường du lịch bãi biển Thừa Thiên Huế, nghiên cứu trường hợp các ...
 
Luận văn: Sự ảnh hưởng văn học nhà Nho và văn học Tây Âu, HAY
Luận văn:  Sự ảnh hưởng văn học nhà Nho và văn học Tây Âu, HAYLuận văn:  Sự ảnh hưởng văn học nhà Nho và văn học Tây Âu, HAY
Luận văn: Sự ảnh hưởng văn học nhà Nho và văn học Tây Âu, HAY
 
Đề tài: Ca trù tại làng Đông Môn huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
Đề tài: Ca trù tại làng Đông Môn huyện Thủy Nguyên, Hải PhòngĐề tài: Ca trù tại làng Đông Môn huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
Đề tài: Ca trù tại làng Đông Môn huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
 
Lễ Hội Đền Thờ Mạc Đĩnh Chi Xã Nam Tân, Huyện Nam Sách, Tỉnh Hải Dương Không ...
Lễ Hội Đền Thờ Mạc Đĩnh Chi Xã Nam Tân, Huyện Nam Sách, Tỉnh Hải Dương Không ...Lễ Hội Đền Thờ Mạc Đĩnh Chi Xã Nam Tân, Huyện Nam Sách, Tỉnh Hải Dương Không ...
Lễ Hội Đền Thờ Mạc Đĩnh Chi Xã Nam Tân, Huyện Nam Sách, Tỉnh Hải Dương Không ...
 
Luận văn: Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh ...
Luận văn: Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh ...Luận văn: Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh ...
Luận văn: Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh ...
 
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nayXây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
 
Quản Lý Nhà Nƣớc Về Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Trên Địa Bàn Tỉnh Lào Cai.doc
Quản Lý Nhà Nƣớc Về Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Trên Địa Bàn Tỉnh Lào Cai.docQuản Lý Nhà Nƣớc Về Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Trên Địa Bàn Tỉnh Lào Cai.doc
Quản Lý Nhà Nƣớc Về Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Trên Địa Bàn Tỉnh Lào Cai.doc
 
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đLuận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
 
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAYLuận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
 
Đề tài: Phát triển du lịch tại làng Văn hóa du lịch Bảo Hà, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch tại làng Văn hóa du lịch Bảo Hà, HAYĐề tài: Phát triển du lịch tại làng Văn hóa du lịch Bảo Hà, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch tại làng Văn hóa du lịch Bảo Hà, HAY
 
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoáLuận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
 
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt, HAY
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt, HAYLuận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt, HAY
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt, HAY
 

More from sividocz

Luận Văn Xác Định Hành Vi Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Kiểu Dáng...
Luận Văn Xác Định Hành Vi Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Kiểu Dáng...Luận Văn Xác Định Hành Vi Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Kiểu Dáng...
Luận Văn Xác Định Hành Vi Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Kiểu Dáng...
sividocz
 
Luận Vănkế Toán Vốn Bằng Tiền Lương Tại Xí Nghiệp Xây Dựng 492.doc
Luận Vănkế Toán Vốn Bằng Tiền Lương Tại Xí Nghiệp Xây Dựng 492.docLuận Vănkế Toán Vốn Bằng Tiền Lương Tại Xí Nghiệp Xây Dựng 492.doc
Luận Vănkế Toán Vốn Bằng Tiền Lương Tại Xí Nghiệp Xây Dựng 492.doc
sividocz
 
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Nƣớc Ngoài Về Giải Quyết Tranh Chấp D...
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Nƣớc Ngoài Về Giải Quyết Tranh Chấp D...Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Nƣớc Ngoài Về Giải Quyết Tranh Chấp D...
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Nƣớc Ngoài Về Giải Quyết Tranh Chấp D...
sividocz
 
Luận văn Vấn đề giao dịch bảo đảm bằng tàu bay trong pháp luật quốc tế hiện đ...
Luận văn Vấn đề giao dịch bảo đảm bằng tàu bay trong pháp luật quốc tế hiện đ...Luận văn Vấn đề giao dịch bảo đảm bằng tàu bay trong pháp luật quốc tế hiện đ...
Luận văn Vấn đề giao dịch bảo đảm bằng tàu bay trong pháp luật quốc tế hiện đ...
sividocz
 
Luận Văn Trợ Giúp Pháp Lý Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Tỉnh Tha...
Luận Văn Trợ Giúp Pháp Lý Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Tỉnh Tha...Luận Văn Trợ Giúp Pháp Lý Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Tỉnh Tha...
Luận Văn Trợ Giúp Pháp Lý Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Tỉnh Tha...
sividocz
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...
sividocz
 
Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...
Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...
Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...
sividocz
 
Luận Văn Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Hội Sở Chính Ngân.doc
Luận Văn Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Hội Sở Chính Ngân.docLuận Văn Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Hội Sở Chính Ngân.doc
Luận Văn Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Hội Sở Chính Ngân.doc
sividocz
 
Luận Văn Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại...
Luận Văn Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại...Luận Văn Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại...
Luận Văn Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại...
sividocz
 
Luận Văn Phương Pháp Hạch Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Lương Thực Đà Nẵng.doc
Luận Văn Phương Pháp Hạch Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Lương Thực Đà Nẵng.docLuận Văn Phương Pháp Hạch Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Lương Thực Đà Nẵng.doc
Luận Văn Phương Pháp Hạch Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Lương Thực Đà Nẵng.doc
sividocz
 
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Việt Nam Về Xóa Bỏ Lao Động Cưỡng Bức...
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Việt Nam Về Xóa Bỏ Lao Động Cưỡng Bức...Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Việt Nam Về Xóa Bỏ Lao Động Cưỡng Bức...
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Việt Nam Về Xóa Bỏ Lao Động Cưỡng Bức...
sividocz
 
Luân Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Hoạt Động Marketing Dịch Vụ Vận Tải Biển Của...
Luân Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Hoạt Động Marketing Dịch Vụ Vận Tải Biển Của...Luân Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Hoạt Động Marketing Dịch Vụ Vận Tải Biển Của...
Luân Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Hoạt Động Marketing Dịch Vụ Vận Tải Biển Của...
sividocz
 
Luận Văn Rào Cản Thực Hiện Hệ Thống Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Đối Với Doa...
Luận Văn Rào Cản Thực Hiện Hệ Thống Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Đối Với Doa...Luận Văn Rào Cản Thực Hiện Hệ Thống Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Đối Với Doa...
Luận Văn Rào Cản Thực Hiện Hệ Thống Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Đối Với Doa...
sividocz
 
Luận Văn Quản Trị Cung Ứng Giống Cây Cà Phê Tại Doanh Nghiệp Tƣ Nhân Dịch Vụ ...
Luận Văn Quản Trị Cung Ứng Giống Cây Cà Phê Tại Doanh Nghiệp Tƣ Nhân Dịch Vụ ...Luận Văn Quản Trị Cung Ứng Giống Cây Cà Phê Tại Doanh Nghiệp Tƣ Nhân Dịch Vụ ...
Luận Văn Quản Trị Cung Ứng Giống Cây Cà Phê Tại Doanh Nghiệp Tƣ Nhân Dịch Vụ ...
sividocz
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...
sividocz
 
Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Các Dự Án Đầu Tư Vào Khu Kinh Tế Mở Chu Lai, Tỉnh...
Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Các Dự Án Đầu Tư Vào Khu Kinh Tế Mở Chu Lai, Tỉnh...Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Các Dự Án Đầu Tư Vào Khu Kinh Tế Mở Chu Lai, Tỉnh...
Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Các Dự Án Đầu Tư Vào Khu Kinh Tế Mở Chu Lai, Tỉnh...
sividocz
 
Mô Tả Ngắn Gọn Lịch Sử Hình Thành Và Chức Năng Hoạt Động Của Đơn Vị Thực Tập ...
Mô Tả Ngắn Gọn Lịch Sử Hình Thành Và Chức Năng Hoạt Động Của Đơn Vị Thực Tập ...Mô Tả Ngắn Gọn Lịch Sử Hình Thành Và Chức Năng Hoạt Động Của Đơn Vị Thực Tập ...
Mô Tả Ngắn Gọn Lịch Sử Hình Thành Và Chức Năng Hoạt Động Của Đơn Vị Thực Tập ...
sividocz
 
Luận Văn Phân Tích Năng Lực Cạnh Tranh Của Cụm Ngành TômTỉnh.doc
Luận Văn Phân Tích Năng Lực Cạnh Tranh Của Cụm Ngành TômTỉnh.docLuận Văn Phân Tích Năng Lực Cạnh Tranh Của Cụm Ngành TômTỉnh.doc
Luận Văn Phân Tích Năng Lực Cạnh Tranh Của Cụm Ngành TômTỉnh.doc
sividocz
 
Luận Văn Những Yếu Tố Văn Học Dân Gian Trong Một Số Trò Rối Nước Cổ Truyền.doc
Luận Văn Những Yếu Tố Văn Học Dân Gian Trong Một Số Trò Rối Nước Cổ Truyền.docLuận Văn Những Yếu Tố Văn Học Dân Gian Trong Một Số Trò Rối Nước Cổ Truyền.doc
Luận Văn Những Yếu Tố Văn Học Dân Gian Trong Một Số Trò Rối Nước Cổ Truyền.doc
sividocz
 
Luận Văn Nguồn Lực Và Vấn Đề Nghèo Đói Của Hộ Nông Dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thá...
Luận Văn Nguồn Lực Và Vấn Đề Nghèo Đói Của Hộ Nông Dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thá...Luận Văn Nguồn Lực Và Vấn Đề Nghèo Đói Của Hộ Nông Dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thá...
Luận Văn Nguồn Lực Và Vấn Đề Nghèo Đói Của Hộ Nông Dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thá...
sividocz
 

More from sividocz (20)

Luận Văn Xác Định Hành Vi Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Kiểu Dáng...
Luận Văn Xác Định Hành Vi Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Kiểu Dáng...Luận Văn Xác Định Hành Vi Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Kiểu Dáng...
Luận Văn Xác Định Hành Vi Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Kiểu Dáng...
 
Luận Vănkế Toán Vốn Bằng Tiền Lương Tại Xí Nghiệp Xây Dựng 492.doc
Luận Vănkế Toán Vốn Bằng Tiền Lương Tại Xí Nghiệp Xây Dựng 492.docLuận Vănkế Toán Vốn Bằng Tiền Lương Tại Xí Nghiệp Xây Dựng 492.doc
Luận Vănkế Toán Vốn Bằng Tiền Lương Tại Xí Nghiệp Xây Dựng 492.doc
 
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Nƣớc Ngoài Về Giải Quyết Tranh Chấp D...
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Nƣớc Ngoài Về Giải Quyết Tranh Chấp D...Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Nƣớc Ngoài Về Giải Quyết Tranh Chấp D...
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Nƣớc Ngoài Về Giải Quyết Tranh Chấp D...
 
Luận văn Vấn đề giao dịch bảo đảm bằng tàu bay trong pháp luật quốc tế hiện đ...
Luận văn Vấn đề giao dịch bảo đảm bằng tàu bay trong pháp luật quốc tế hiện đ...Luận văn Vấn đề giao dịch bảo đảm bằng tàu bay trong pháp luật quốc tế hiện đ...
Luận văn Vấn đề giao dịch bảo đảm bằng tàu bay trong pháp luật quốc tế hiện đ...
 
Luận Văn Trợ Giúp Pháp Lý Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Tỉnh Tha...
Luận Văn Trợ Giúp Pháp Lý Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Tỉnh Tha...Luận Văn Trợ Giúp Pháp Lý Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Tỉnh Tha...
Luận Văn Trợ Giúp Pháp Lý Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Tỉnh Tha...
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...
 
Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...
Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...
Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...
 
Luận Văn Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Hội Sở Chính Ngân.doc
Luận Văn Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Hội Sở Chính Ngân.docLuận Văn Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Hội Sở Chính Ngân.doc
Luận Văn Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Hội Sở Chính Ngân.doc
 
Luận Văn Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại...
Luận Văn Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại...Luận Văn Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại...
Luận Văn Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại...
 
Luận Văn Phương Pháp Hạch Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Lương Thực Đà Nẵng.doc
Luận Văn Phương Pháp Hạch Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Lương Thực Đà Nẵng.docLuận Văn Phương Pháp Hạch Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Lương Thực Đà Nẵng.doc
Luận Văn Phương Pháp Hạch Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Lương Thực Đà Nẵng.doc
 
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Việt Nam Về Xóa Bỏ Lao Động Cưỡng Bức...
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Việt Nam Về Xóa Bỏ Lao Động Cưỡng Bức...Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Việt Nam Về Xóa Bỏ Lao Động Cưỡng Bức...
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Việt Nam Về Xóa Bỏ Lao Động Cưỡng Bức...
 
Luân Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Hoạt Động Marketing Dịch Vụ Vận Tải Biển Của...
Luân Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Hoạt Động Marketing Dịch Vụ Vận Tải Biển Của...Luân Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Hoạt Động Marketing Dịch Vụ Vận Tải Biển Của...
Luân Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Hoạt Động Marketing Dịch Vụ Vận Tải Biển Của...
 
Luận Văn Rào Cản Thực Hiện Hệ Thống Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Đối Với Doa...
Luận Văn Rào Cản Thực Hiện Hệ Thống Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Đối Với Doa...Luận Văn Rào Cản Thực Hiện Hệ Thống Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Đối Với Doa...
Luận Văn Rào Cản Thực Hiện Hệ Thống Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Đối Với Doa...
 
Luận Văn Quản Trị Cung Ứng Giống Cây Cà Phê Tại Doanh Nghiệp Tƣ Nhân Dịch Vụ ...
Luận Văn Quản Trị Cung Ứng Giống Cây Cà Phê Tại Doanh Nghiệp Tƣ Nhân Dịch Vụ ...Luận Văn Quản Trị Cung Ứng Giống Cây Cà Phê Tại Doanh Nghiệp Tƣ Nhân Dịch Vụ ...
Luận Văn Quản Trị Cung Ứng Giống Cây Cà Phê Tại Doanh Nghiệp Tƣ Nhân Dịch Vụ ...
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Các Dự Án Đầu Tư Vào Khu Kinh Tế Mở Chu Lai, Tỉnh...
Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Các Dự Án Đầu Tư Vào Khu Kinh Tế Mở Chu Lai, Tỉnh...Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Các Dự Án Đầu Tư Vào Khu Kinh Tế Mở Chu Lai, Tỉnh...
Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Các Dự Án Đầu Tư Vào Khu Kinh Tế Mở Chu Lai, Tỉnh...
 
Mô Tả Ngắn Gọn Lịch Sử Hình Thành Và Chức Năng Hoạt Động Của Đơn Vị Thực Tập ...
Mô Tả Ngắn Gọn Lịch Sử Hình Thành Và Chức Năng Hoạt Động Của Đơn Vị Thực Tập ...Mô Tả Ngắn Gọn Lịch Sử Hình Thành Và Chức Năng Hoạt Động Của Đơn Vị Thực Tập ...
Mô Tả Ngắn Gọn Lịch Sử Hình Thành Và Chức Năng Hoạt Động Của Đơn Vị Thực Tập ...
 
Luận Văn Phân Tích Năng Lực Cạnh Tranh Của Cụm Ngành TômTỉnh.doc
Luận Văn Phân Tích Năng Lực Cạnh Tranh Của Cụm Ngành TômTỉnh.docLuận Văn Phân Tích Năng Lực Cạnh Tranh Của Cụm Ngành TômTỉnh.doc
Luận Văn Phân Tích Năng Lực Cạnh Tranh Của Cụm Ngành TômTỉnh.doc
 
Luận Văn Những Yếu Tố Văn Học Dân Gian Trong Một Số Trò Rối Nước Cổ Truyền.doc
Luận Văn Những Yếu Tố Văn Học Dân Gian Trong Một Số Trò Rối Nước Cổ Truyền.docLuận Văn Những Yếu Tố Văn Học Dân Gian Trong Một Số Trò Rối Nước Cổ Truyền.doc
Luận Văn Những Yếu Tố Văn Học Dân Gian Trong Một Số Trò Rối Nước Cổ Truyền.doc
 
Luận Văn Nguồn Lực Và Vấn Đề Nghèo Đói Của Hộ Nông Dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thá...
Luận Văn Nguồn Lực Và Vấn Đề Nghèo Đói Của Hộ Nông Dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thá...Luận Văn Nguồn Lực Và Vấn Đề Nghèo Đói Của Hộ Nông Dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thá...
Luận Văn Nguồn Lực Và Vấn Đề Nghèo Đói Của Hộ Nông Dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thá...
 

Recently uploaded

BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
vivan030207
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
ChuPhan32
 

Recently uploaded (18)

BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
 

Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc

  • 1. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- PHẠM THỊ XUYẾN KHẢO SÁT TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN BẮC GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học dân gian Hà Nội-2015
  • 2. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- PHẠM THỊ XUYẾN KHẢO SÁT TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN BẮC GIANG Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học dân gian Mã số: 60 22 01 25 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ NGUYỆT Hà Nội-2015
  • 3. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Thị Nguyệt. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc sử dụng trong công trình nghiên cứu khoa học nào. Những luận điểm sử dụng của tác giả khác, tác giả luận văn đều có ghi chú rõ ràng nguồn gốc. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn. Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2015 Tác giả luận văn Phạm Thị Xuyến
  • 4. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 LỜI CẢM ƠN Để thực hiện luận văn, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi luôn nhận đƣợc sự hƣớng dẫn tận tình của PGS.TS. Nguyễn Thị Nguyệt. Sự giúp đỡ của các thầy cô khoa Sau Đại Học, khoa Văn trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn. Sự giúp đỡ của phòng Văn hóa Thể dục Thể thao tỉnh Bắc Giang; Cán bộ thƣ viện Quốc Gia, Thƣ viện Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Thƣ viện tỉnh Bắc Giang. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Nguyệt cùng toàn thể các thầy cô giáo Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Sƣ phạm Hà Nội và đồng nghiệp, ngƣời thân đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tác giả luận văn Phạm Thị Xuyến
  • 5. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................................. 4 MỞ ĐẦU....................................................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRYỀN THUYẾT DÂN GIAN BẮC GIANG...............10 1.1. Diện mạo chung truyền thuyết dân gian Bắc Giang........................................10 1.1.1. Số lƣợng truyền thuyết dân gian Bắc Giang............................................10 1.1.2. Tƣơng quan với các thể loại truyện kể dân gian khác..........................12 1.2. Các dạng truyền thuyết tiêu biểu ................................................................................12 1.2.1. Lý thuyết phân loại ....................................................................................................12 1.2.2. Phân loại truyền thuyết Bắc Giang...................................................................16 1.2.2.1. Truyền thuyết nhân vật...................................................................................17 1.2.2.2. Truyền thuyết địa danh...................................................................................27 1.2.2.3. Truyền thuyết phong vật................................................................................27 Tiểu kết chƣơng 1: ...................................................................................................................................28 CHƢƠNG 2: TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN BẮC GIANG NHÌN TỪ ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI ..................................................................................................................................................30 2.1. Nhân vật truyền thuyết......................................................................................................30 2.1.1. Nguồn gốc nhân vật...................................................................................................30 2.1.2. Các nhân vật nữ tƣớng ............................................................................................32 2.1.3. Xu hƣớng biến đổi nhân vật.................................................................................39 2.2. Cấu trúc truyền thuyết với các dạng motif tiêu biểu.......................................44 2.2.1. Cấu trúc mở và kết cấu lỏng lẻo.........................................................................44 2.2.2. Cấu trúc đơn nhất và tính dở dang của kết cấu..........................................51
  • 6. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 2.2.3. Các dạng thức motif tiêu biểu của truyền thuyết dân gian Bắc Giang................................................................................................................................................54 2.2.3.1. Motif Sinh nở thần kỳ......................................................................................55 2.2.3.2. Motif tạo lập chiến công................................................................................58 2.2.2.3. Motif hiển linh âm phù ...................................................................................60 Tiểu kết chƣơng 2: ...................................................................................................................................63 CHƢƠNG 3: TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN BẮC GIANG TRONG KHÔNG GIAN VĂN HÓA BẮC GIANG.......................................................................................................................65 3.1. Truyền thuyết dân gian Bắc Giang trong tƣơng tác văn hóa vùng ........65 3.1.1. Không gian văn hóa Bắc Giang..........................................................................65 3.1.2. Điều kiện tự nhiên xã hội.......................................................................................65 3.1.3. Văn hoá truyền thống Bắc Giang.......................................................................66 3.2. Truyền thuyết dân gian Bắc Giang với tín ngƣỡng thờ thần, thờ ngƣời anh hùng..............................................................................................................................................68 3.2.1. Tín ngƣỡng thờ nhiên thần ...................................................................................68 3.2.3. Tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên.................................................................................72 3.2.4. Tín ngƣỡng thờ Thành hoàng làng...................................................................73 3.2.5. Tín ngƣỡng thờ Mẫu.................................................................................................74 3.3. Truyền thuyết dân gian Bắc Giang với lễ hội......................................................78 3.3.1. Hội Từ Hả........................................................................................................................79 3.3.2. Hội Suối Mỡ...................................................................................................................84 3.4. Truyền thuyết dân gian Bắc Giang gắn với di tích...........................................88 3.4.1. Thống kê các di tích văn hóa gắn với truyền thuyết...............................88
  • 7. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 3.4.2. Lịch sử và thực trạng tồn tại của các di tích văn hóa vật thể ............89 Tiểu kết chƣơng 3: ...................................................................................................................................90 KẾT LUẬN.................................................................................................................................................91 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................93 PHỤ LỤC................................................................................................................................................. 104
  • 8. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, truyền thuyết là một thể loại quan trọng. Hiện nay, thể loại truyền thuyết đã phát triển đến đỉnh cao ở cả phƣơng diện nội dung tƣ tƣởng và hình thức cấu trúc nghệ thuật. Tuy nhiên trong giới nghiên cứu lại có nhiều quan điểm khác biệt về thể loại này. Sự phức tạp có lẽ bắt nguồn từ bản thân đối tƣợng nghiên cứu. Vì vậy nghiên cứu về truyền thuyết dân gian trong thời điểm hiện tại là việc làm rất cần thiết. 1.2. Truyền thuyết đƣợc sinh ra, lƣu truyền trong môi trƣờng văn hóa cụ thể. Nó có đặc trƣng gắn với các vùng văn hóa, địa phƣơng cụ thể. Vì vậy nghiên cứu theo vùng là hƣớng nghiên cứu mới mẻ tránh sự trùng lặp các công trình nghiên cứu trƣớc đây. Cho đến nay, truyền thuyết dân gian Bắc Giang có thể nói rất đồ sộ và vô cùng phong phú. Chỉ riêng truyền thuyết lịch sử đã có đến hàng trăm truyền thuyết, chƣa kể những truyền thuyết còn vƣơng sót trong dân gian mà chúng ta chƣa sƣu tầm đƣợc. Chỉ tính riêng truyền thuyết, chúng ta cũng có thể khẳng định rằng văn học dân gian Bắc Giang quả thực là một kho tàng quý báu. Thông qua truyền thuyết, chúng ta có thể khái quát diện mạo lịch sử và văn hóa Bắc Giang. Từ đó, sẽ cung cấp cho bạn đọc những hiểu biết sâu sắc về vùng đất cổ có di chỉ đồ đá cũ cách đây hàng vạn năm, di chỉ đồng thau cách đây hàng nghìn năm và là vùng đất phên dậu ngàn năm của kinh thành nƣớc Việt. Chọn đề tài khảo sát và nghiên cứu Truyền thuyết dân gian Bắc Giang tôi muốn có cái nhìn hệ thống về thể loại văn học dân gian của vùng quê Kinh Bắc giàu truyền thống văn hóa. 1.3. Bắc Giang – vùng quê Kinh Bắc đã hình thành và lƣu giữ đƣợc những nét văn hóa đặc trƣng. Tuy đã có những công trình nghiên cứu về văn học dân 1
  • 9. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 gian Bắc Giang nhƣng vốn di sản văn hóa phi vật thể nói chung và văn học dân gian Bắc Giang nói riêng vô cùng phong phú, đa dạng và đang còn tiềm ẩn chƣa khai thác hết đƣợc. Đó không chỉ là tƣ liệu quý giá giúp chúng ta tìm hiểu nghiên cứu lịch sử văn hóa vùng đất Bắc Giang nói riêng và Việt Nam nói chung. Tự hào là ngƣời con quê hƣơng Bắc Giang anh hùng, tôi muốn góp một phần nhỏ bé của mình để thắp sáng mãi ngọn lửa linh thiêng trên mảnh đất này. 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tƣợng nghiên cứu trong luận văn là truyền thuyết dân gian Bắc Giang qua các bản kể đã đƣợc sƣu tầm, qua thần tích, thần phả cũng nhƣ các sách đã xuất bản thời hiện đại. 2.1. Phạm vi nghiên cứu Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu thể loại truyền thuyết trong giới hạn không gian văn hóa vùng Bắc Giang. 2.2. Phạm vi tƣ liệu khảo sát Với mong muốn có cái nhìn toàn diện về đối tƣợng nghiên cứu, cho nên chúng tôi mở rộng tối đa phạm vi tƣ liệu khảo sát. Đầu tiên chúng tôi tìm kiếm truyền thuyết dân gian Bắc Giang trong các công trình đã xuất bản nhƣ: Tổng tập văn học dân gian người Việt do Kiều Thu Hoạch chủ biên (tập 4, tập 5) trong đó có một số truyền thuyết dân gian Bắc Giang nhƣ Truyền thuyết Quế Mị Nương, ông Nỏ, Sự tích Tiên Lạp Thạch tướng quân... . Năm 2005, cuốn “ Văn nghệ Bắc Giang”, tập I, tác giả Nguyễn Đình Bƣu đã thống kê một cách chi tiết, chân thực số lƣợng các di tích lịch sử gắn với tên tuổi nhân vật lịch sử thông qua truyền thuyết. Đồng thời tác giả cũng trình bày nội dung, giá trị của một số truyền thuyết lịch sử tiêu biểu nhƣ truyền thuyết Chuyển Hùng Thạch Tướng, Hùng Linh Công, Cao Sơn đại vương và Quý 2
  • 10. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 Minh đại vương…. . Cũng trong năm 2005, trong cuốn “ Địa chí – Bắc Giang”, các tác giả cũng sƣu tầm đƣợc 10 truyền thuyết tiêu biểu trên địa bàn tỉnh nhƣ Truyền thuyết Cao Sơn Qúy Minh, Truyền thuyết Hùng Linh Công, Truyền thuyết Thân Cảnh Phúc….. . Tập hợp tƣơng đối đầy đủ các truyền thuyết dân gian Bắc Giang phải kể đến cuốn Di sản văn học dân gian Bắc Giang do Ngô Văn Trụ và Bùi Văn Thành đồng chủ biên. Gần 1000 trang sách bao chứa nội dung phong phú phản ánh các mặt đời sống xã hội các dân tộc trong tỉnh thông qua các hình thức văn học, văn nghệ dân gian ở các thời kỳ lịch sử. Tiếp đến chúng ta có hể tìm thấy truyền thuyết Bắc Giang qua các cuốn Văn nghệ dân gian miền Yên Thế do Nguyễn Xuân Cần chủ biên. Cuốn sách đƣa ta đến với vùng đất cổ Yên Thế, mảnh đất không chỉ có truyền thuyết về lợn vàng, hang bạc, về Nàng Giã đại thần trong thời Bắc thuộc mà đến thời Lý – Trần cũng có rất nhiều truyền thuyết viết về những đội dân binh trong vùng. Bƣớc sang triều Nguyễn, tình hình chính trị xã hội rối ren. Giặc giã nổi lên khắp nơi, trong đó có nhiều cuộc khởi nghĩa ở Yên Thế. Đặc biệt là cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Lƣơng Văn Nắm và Hoàng Hoa Thám lãnh đạo chống lại thực dân Pháp trong gần suốt 30 năm. Truyền thuyết dân gian đã kể nhiều về các tƣớng lĩnh nghĩa quân trong đó phong phú hơn cả là là về Hoàng Hoa Thám. Ngƣời đƣợc mệnh danh là con “hùm xám” Yên Thế. Thật là thiếu sót nếu không nhắc đến những cuốn sách viết về văn hóa dân gian Bắc Giang của tác giả Nguyễn Thu Minh nhƣ: Những vùng văn hóa dân gian tiêu biểu ở Hiệp Hòa; Văn nghệ dân gian huyện Sơn Động; Văn hóa dân gian Việt Yên; văn hóa dân gian làng Mai; Văn hóa dân gian người Dao ở Bắc Giang và báo cáo chuyên đề: “ Truyện kể dân gian Bắc Giang” đƣợc tác giả thực hiện năm 2005. Ngoài ra còn có một số sách do địa phƣơng xuất bản. Và 3
  • 11. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 để tiếp tục cập nhật và bổ sung đối tƣợng nghiên cứu, chúng tôi còn sử dụng các tài liệu sƣu tầm đƣợc tại các địa phƣơng trên đất Bắc Giang. 3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3.1. Về mặt văn bản Trong thời trung đại, truyền thuyết tồn tại trong các thần tích, thần phả và trong các tác phẩm nhƣ: Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái… Đến thế kỉ XV Ngô Sĩ Liên đã có công sƣu tầm, ghi chép lại truyền thuyết trong bộ Đại Việt sử kí toàn thư. Tác giả đá sắp xếp lại một cách hệ thống và đƣợc ghi trong phần Ngoại kỉ. Đến những năm 70, 80 của thế kỷ trƣớc, truyền thuyết của các vùng Phú Thọ, Sơn Tây, Thanh Hóa, Lạng Sơn, Bình Định…. lần lƣợt đƣợc sƣu tầm và xuất bản trong đó có những cuốn sách viết về văn nghệ dân gian Bắc Giang chứa đựng một số truyền thuyết lƣu truyền ở Bắc Giang chúng tôi đã nói ở phần trên. Đầu thế kỷ XXI, Tổng tập văn học dân gian người Việt do Kiều Thu Hoạch chủ biên đã tập hợp đầy đủ nhất về truyền thuyết dân gian trong hai tập 4 và 5. 3.2. Vấn đề nghiên cứu thể loại Truyền thuyết Truyền thuyết đƣợc nảy nở trong lòng thần thoại và nó là đứa con đƣợc sinh thành và sáng tạo theo yêu cầu của lịch sử. Do vậy truyền thuyết mang số phận khá đặc biệt. Trong giới nghiên cứu, Đào Duy Anh là ngƣời đầu tiên đƣa ra thuật ngữ truyền thuyết trong bài viết “Những truyền thuyết thời thượng cổ nước ta”. Tuy thể loại truyền thuyết đƣợc công nhận vào những năm 50 của thế kỷ XX nhƣng nó vẫn chƣa thể nào có một vị thế trong nền văn học dân gian Việt Nam bởi giữa các nhà nghiên cứu vẫn có những bất đồng. Việc nghiên cứu truyền thuyết đƣợc đặc biệt chú trọng trong nhƣng năm 70, 80, 90 của thế kỷ XX. Các công trình của Kiều Thu Hoạch: Truyền thuyết anh hùng trong thời kỳ phong kiến; Đỗ Bình Trị: Nghiên cứu tiến trình của văn học dân 4
  • 12. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 gian Việt Nam; Lê Chí Quế: Văn học dân gian Việt Nam; Lê Văn Kỳ: Mối quan hệ giữa truyền thuyết dân gian người Việt và hội lễ về các anh hùng… đã khẳng định sự ra đời và phát triển của thể loại truyền thuyết với những đặc trƣng của nó. Năm 2000, tác giả Trần Thị An đã bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ: Đặc trưng thể loại và vấn để văn bản hóa truyền thuyết. Luận án này đã đƣợc xuất bản thành sách chuyên khảo năm 2014. Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, các công trình nghiên cứu về truyền thuyết xuất hiện rải rác dƣới dạng các bài nghiên cứu đăng trên tạp chí hoặc các chuyên khảo, luận văn, luận án với cách tiếp cận từ một chủ đề cụ thể, một cốt truyện hay một vùng truyền thuyết cụ thể. Tiêu biểu nhƣ Nguyễn Huy Bỉnh với Truyện kể dân gian trong không gian văn hóa xứ Bắc. Tác giả đã tiến hành khảo sát nội dung những văn bản theo các kiểu truyện nhằm làm rõ nét hơn truyện kể dân gian xứ Bắc và đặc trƣng của nó trong kho tàng truyện kể dân gian Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả còn đi phân tích nội dung, thi pháp truyện kể dân gian xứ Bắc trong các hình thái đã đƣợc phân định. Công trình nghiên cứu của Nguyễn Huy Bỉnh không chỉ cung cấp một bức tranh về diện mạo truyện kể dân gian xứ Bắc để từ đó chúng ta có thể nhận diện đƣợc sự tồn tại của hệ thống truyện kể dân gian xứ Bắc với ba thể loại đặc trƣng là truyền thuyết, truyện cổ tích và truyện cƣời. Công trình còn lý giải và làm rõ mối quan hệ giữa nội dung cốt truyện của truyện kể dân gian xứ Bắc với các hình thức văn hóa dân gian khác theo những quy luật tồn tại của chúng. Tiếp theo là công trình Khảo sát và nghiên cứu truyền thuyết dân gian xứ Nghệ của tác giả Nguyễn Thị Thanh Lƣu. Tác giả đã khảo sát nghiên cứu truyền thuyết dân gian xứ Nghệ nhìn từ đặc trƣng thể loại và trong không gian văn hóa xứ Nghệ. Công trình đã có những đóng góp lớn cho việc nghiên cứu và giảng dạy truyền thuyết dân gian Việt Nam nói chung. Luận án không chỉ trình bày một cái nhìn hệ thống về 5
  • 13. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 truyền thuyết dân gian xứ Nghệ mà còn tái khẳng định củng cố hệ thống thi pháp thể loại của truyền thuyết dân gian bằng các dẫn chứng và phân tích cụ thể từ kho tàng truyền thuyết dân gian Xứ Nghệ. Bên cạnh đó việc sƣu tầm truyền thuyết dân gian cũng gặt hái đƣợc nhiều thành tựu. Các địa phƣơng đều có tuyển tập truyện dân gian của địa phƣơng mình, trong đó không thể thiếu truyền thuyết dân gian. 3.3. Vấn đề nghiên cứu văn học dân gian bắc giang nói chung và truyền thuyết dân gian Bắc Giang nói riêng Hƣớng nghiên cứu văn học dân gian theo vùng đang trở thành hƣớng nghiên cứu đem lại nhiều kết quả, có ý nghĩa thực tiễn cao và đã không ít nhà nghiên cứu theo đuổi. Các công trình nghiên cứu văn học dân gian Bắc Giang có thể điểm lƣợc: Truyện cổ xứ Bắc do Nguyễn Xuân Cần, Anh Vũ chủ biên. Quyển sách đã tập hợp các truyền thuyết của không gian văn hóa xứ Bắc. Trong đó Bắc Giang có 21 truyền thuyết. Di sản văn học dân gian Bắc Giang do Ngô Văn Trụ, Bùi Văn Thành chủ biên. Đây là tập sách giới thiệu về các huyền thoại, truyền tích, sự tích, những câu chuyện ca dao, tục ngữ, thành ngữ, phƣơng ngôn, thơ văn lƣu truyền trong dân gian của các dân tộc ở tỉnh Bắc Giang. Tiếp đó phải kể đến cuốn Văn nghệ dân gian Bắc Giang do Hội Văn học - Nghệ thuật Bắc Giang biên soạn. Mở đầu cuốn sách, tác giả Nguyễn Đình Bƣu đã giới thiệu về Truyền thuyết lịch sử Bắc Giang. Với sự dày công nghiên cứu tác giả đã cho chúng ta ôn lại truyền thuyết lịch sử quê hƣơng với niềm tự hào thành kính. Nghiên cứu về truyền thuyết Bắc Giang còn có thể kể đến luận án tiến sĩ bảo vệ năm 2011 của nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Bỉnh: Truyện kể dân gian trong không gian văn hóa xứ Bắc. Trong công trình của mình tác giả đã tiến hành khảo sát 21 truyền thuyết của Bắc Giang. Bên cạnh đó là các công trình nghiên cứu theo tiểu vùng văn hóa 6
  • 14. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 nhƣ: Văn học dân gian người Dao ở Bắc Giang, Nguyễn Thu Minh, Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2010. Văn hóa dân gian Việt Yên, Nguyễn Thu Minh,Trần Văn Lạng, Nhà xuất bản Lao động, 2011. Văn hóa dân gian miền Yên Thế, Nguyễn Xuân Cần, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011. Văn hóa dân gian huyện Sơn Động, Bắc Giang, Nguyễn Thu Minh, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, 2013. Những vùng đất văn hóa dân gian tiêu biểu ở Hiệp Hòa, Nguyễn Thu Minh, Đỗ Thanh Thủy, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2014. Các công trình nghiên cứu chủ yếu liệt kê những giá trị văn hóa dân gian Bắc Giang chứ chƣa đi sâu vào khai thác đặc điểm, tính chất của một thể loại riêng biệt trong không gian văn hóa. Ngoài ra các công trình nghiên cứu về thể loại truyền thuyết chỉ có những bài viết lẻ tẻ nhƣ bài viết : Truyền thuyết Thạch Tướng Quân trong tín ngưỡng thờ đá của Nguyễn Huy Bỉnh, Truyền thuyết và di tích Suối Mỡ trong vùng văn hóa Tây YênTử của PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Hà… Những công trình nghiên cứu trên sẽ là tƣ liệu để tôi tiếp tục nghiên cứu đề tài này. 4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Hệ thống về truyền thuyết dân gian Bắc Giang từ đó có cái nhìn tổng quát về văn học dân gian Bắc Giang. Không chỉ nghiên cứu về diện mạo mà chúng tôi còn tập trung khảo sát nội dung những văn bản theo các motif nhằm làm rõ đặc điểm truyền thuyết dân gian Bắc Giang và đặc trƣng của nó trong kho tàng truyện kể dân gian Bắc Giang. Bên cạnh đó ngƣời viết muốn đi sâu lý giải văn bản truyền thuyết theo hƣớng làm rõ nội dung và thi pháp truyền thuyết dân gian Bắc Giang. Luận văn còn đặt truyền thuyết trong không gian văn hóa để tìm hiểu để làm rõ tác động, ảnh hƣởng, mối quan hệ hữu cơ giữa truyền thuyết và những thành tố văn hóa khác. Chúng tôi không chỉ đi sâu tìm hiểu truyền thuyết nhƣ 7
  • 15. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 những văn bản khô cứng mà tìm hiểu nó trong nội hàm văn hóa dân gian và các sinh hoạt trong đời sống cổ truyền cùa ngƣời dân Bắc Giang. Mặt khác qua hiện trạng tồn tại cuả các di tích lịch sử trên quê hƣơng Bắc Giang ngƣời viết muốn gửi tới thông điệp hãy giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của lớp cha anh đi trƣớc - những ngƣời đã trực tiếp viết nên những trang sử vẻ vang của vùng đất Bắc Giang. 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1. Phƣơng pháp hệ thống, thống kê, phân loại: Chúng tôi tập hợp các bản kể truyền thuyết dân gian ở Bắc Giang và sƣu tầm thêm một số truyền thuyết dân gian lƣu truyền ở địa phƣơng. Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành phân loại các truyền thuyết Bắc Giang thành các tiểu loại, dựa vào đặc trƣng thể loại truyền thuyết và dựa vào đặc điểm của truyền thuyết dân gian tại địa phƣơng này. 5.2. Phƣơng pháp điều tra thực địa: đây là phƣơng pháp quan trọng khi chúng tôi thực hiện đề tại này. Vì thời gian có hạn, chúng tôi không thể tiến hành điền dã ở tất cả nhƣng nơi lƣu hành truyền thuyết dân gian ở Bắc Giang . Do vậy chúng tôi chỉ lựa chọn những địa điểm gắn với truyền thuyết và lễ hội dân gian tiêu biểu trên đất Bắc Giang. 5.3. Phƣơng pháp liên ngành: Truyền thuyết là thể loại gắn với có mối quan hệ chặt chẽ với lịch sử, phong tục, lễ hội… . Vì vậy trong luận văn chúng tôi sẽ sử dụng phƣơng pháp liên ngành để xem xét truyền thuyết dân gian dƣới nhiều góc độ để có đƣợc cái nhìn tổng thể và toàn diện về truyền thuyết dân gian Bắc Giang. 5.4. Phƣơng pháp phân tích: phƣơng pháp này đƣợc chúng tôi sử dụng thƣờng xuyên để phân tích các mẩu truyện, các motif theo đặc trƣng thể loại nhằm chứng minh cho các luận điểm mà luận văn đƣa ra. 8
  • 16. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 5.5. Phƣơng pháp so sánh: ngoài việc tiến hành khảo sát, phân tích bản thân đối tƣợng, chúng tôi còn sử dụng phƣơng pháp so sánh. Sử dụng phƣơng pháp này chúng tôi đặt truyền thuyết dân gian Bắc Giang bên cạnh truyền thuyết các vùng văn hóa khác để thấy rõ những điểm tƣơng đồng, dị biệt về nội dung và hình thức. Từ đó làm nổi bật nét đặc sắc của kho truyền thuyết dân gian Bắc Giang. 6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN 6 .1. Trình bày cái nhìn hệ thống về truyền thuyết dân gian Bắc Giang, từ đó góp phần bổ sung tƣ liệu cho việc nghiên cứu và giảng dạy truyền thuyết dân gian Việt Nam. 6.2. Luận văn một lần nữa khẳng định củng cố hệ thống thi pháp của thể loại truyền thuyết. 6.3.Thông qua việc tìm hiểu mối quan hệ giữa truyền thuyết dân gian và lễ hội, luận văn sẽ tái dựng diễn biến lƣu truyền của truyền thuyết dân gian Bắc Giang. 7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục luận văn gồm 3 chƣơng: - Chƣơng 1: Tổng quan về truyền thuyết dân gian Bắc Giang - Chƣơng 2: Truyền thuyết dân gian Bắc Giang nhìn từ đặc trƣng thể loại - Chƣơng 3: Truyền thuyết dân gian Bắc Giang trong không gian văn hóa Bắc Giang. 9
  • 17. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 NỘI DUNG CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN BẮC GIANG 1.1. Diện mạo chung truyền thuyết dân gian Bắc Giang Bắc Giang nằm ở vùng chuyển tiếp giữa châu thổ sông Hồng với miền thƣợng du phía đông bắc Bắc Bộ. Bắc Giang không chỉ là một vùng văn hóa cổ mà còn là vùng đất giàu truyền thống thƣợng võ, tinh thần cách mạng. Mảnh đất ấy còn ghi dấu biết bao giá trị văn hóa quý báu với hàng ngàn lễ hội truyền thống. Ba con sông Cầu, sông Thƣơng, sông Lục Nam nhƣ vệt chân chim tạc trên miền Đông thổ đã dệt lên nhiều truyền thuyết đẹp trong kho tàng văn hóa dân gian đất Việt. Những truyền thuyết ấy chứa đựng trong nó các sắc thái văn hóa địa phƣơng, đồng thời trong không gian và thời gian nó đƣợc bồi đắp liên tục những giá trị văn hóa dân gian địa phƣơng ấy. Thể loại truyền thuyết đặc biệt ở chỗ bản thân vừa chứa đựng vẻ cổ xƣa bí ẩn với cái cốt là lịch sử lại vừa phô diễn vẻ tƣơi tắn hiện đại thể hiện qua các lễ hội. Truyền thuyết dân gian Bắc Giang cũng đƣợc nhuốm màu văn hóa vùng miền đặc trƣng. Đó là văn hóa có sự kết hợp cả miền núi, trung du và đồng bằng. 1.1.1. Số lượng truyền thuyết dân gian Bắc Giang Do đặc trƣng về chủ thể sáng tạo và phƣơng thức lƣu truyền nên truyền thuyết cũng nhƣ các thể loại văn học dân gian khác có một số phận khá đặc biệt. Sự tồn tại của truyền thuyết phụ thuộc vào trí nhớ, khả năng tri nhận, lƣu giữ của cộng đồng. Mặt khác nó đƣợc bồi đắp bằng sự sáng tạo vô biên của dân gian. Tâm thức dân gian gán cho nó muôn vàn giá trị của nhân dân, ẩn chứa trong đó cả những ƣớc mơ, hoài bão, những dự định mà con ngƣời chƣa thể thực hiện đƣợc. 10
  • 18. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 Dƣờng nhƣ truyền thuyết đƣợc ƣu ái hơn các thể loại văn học dân gian khác bởi số phận của nó không chỉ đơn thuần là những cốt truyện truyền miệng mà nó còn có mối ràng buộc sinh tử với những giá trị vật thể hiện hữu nhƣ đình, đền, chùa, miếu, lăng, tẩm, nhà thờ họ, … . Trí nhớ nhân dân và di tích lịch sử văn hóa cùng nuôi dƣỡng truyền thuyết khiến cho nó sống động và linh thiêng trong lời kể, trong lễ hội, diễn xƣớng. Gần 800 năm lịch sử, Bắc Giang là một vùng văn hóa nhiều màu sắc, trải qua bao biến thiên lịch sử từ thời các vua Hùng đến nay đã tạo nên hàng trăm truyền thuyết, chƣa kể những truyền thuyết còn vƣơng sót đâu đó trong dân gian chƣa đƣợc bất kỳ nhà sƣu tầm văn hóa dân gian nào biết đến. Tuy nhiên, để tiện việc phân tích và nghiên cứu, chúng tôi buộc phải giới hạn truyền thuyết dân gian Bắc Giang bằng một con số cụ thể với độ chính xác nhất định thông qua quá trình tập hợp, lựa chọn từ nhiều tuyển tập truyện kể dân gian khác nhau và sƣu tầm từ các cuộc điền dã thực tế ở địa phƣơng. Tiêu chí thống kê: Những tiêu chí đƣợc đƣa ra để thống kê truyền thuyết là lựa chọn những truyện kể thích hợp và đáp ứng đủ các yếu tố cần thiết để làm nên một truyền thuyết. Bên cạnh việc thống kê các bản kể đã đƣợc cố định ở dạng văn bản, chúng tôi còn khảo sát các bản kể truyền miệng chƣa đƣợc ghi chép còn lƣu truyền trong dân gian. Điều đó giúp chúng tôi nhìn truyền thuyết dân gian nhƣ một sinh thể đang vận động trong chính môi trƣờng sinh ra nó. Cuối cùng để có một con số thống kê súc tích, tiêu chí thứ ba mà chúng tôi đặt ra là sự quy các dị bản về một mối. Theo cách đó chúng tôi dễ dàng nhận biết sự phát triển của một cốt truyện truyền thuyết đồng thời nắm bắt đƣợc khả năng biến hóa của nó dƣới sức mạnh của tâm thức dân gian. 11
  • 19. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 Số lƣợng: Với các tiêu chí đó, chúng tôi thống kê 100 truyền thuyết trong kho tàng văn học dân gian Bắc Giang thông qua các sách vở thƣ tịch. 1.1.2. Tương quan với các thể loại truyện kể dân gian khác Trong cuốn : Di sản văn học dân gian Bắc Giang có 186 truyện thì có 9 thần thoại (4,8%), 44 truyện kể (23,6%) , 64 truyền thuyết (34,4%), 69 truyện cổ tích (37,2%). Những con số mang tính chất tƣợng trƣng trên cho thấy truyền thuyết có vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa dân gian Bắc Giang. Điều đó còn chứng tỏ vùng đất Bắc Giang xƣa kia là một trong những vùng giao tranh chủ yếu của các vua Hùng với các thế lực xâm lấn từ phƣơng Bắc. Đặc biệt một khối lƣợng lớn các truyền thuyết viết về ngƣời anh hùng nông dân đã phản ánh truyền thống đấu tranh bất khuất, kiên cƣờng, anh dũng của những ngƣời con quê hƣơng Bắc Giang. 1.2. Các dạng truyền thuyết tiêu biểu 1.2.1. Lý thuyết phân loại Vấn đề phân loại truyền thuyết là một vấn đề phức tạp. Mỗi cách phân loại của các nhà Folklore đều có lý riêng và căn cứ vào những tiêu chí nhất định. Thực tế phức tạp của vấn đề phân loại truyền thuyết đã đƣợc nhà nghiên cứu Kiều Thu Hoạch mô tả khá tỉ mỉ trong bài viết Xác định thể loại truyền thuyết [43, tr.125]. Trong bài viết này, tác giả đã trình bày tỉ mỉ những khuynh hƣớng khác nhau khi phân loại truyền thuyết của giới folklore quốc tế. Ở Nhật Bản có ít nhất 4 phƣơng án phân loại đƣợc thực hiện dƣới 4 tiêu chí khác nhau. Khi lấy sự vật khách thể có liên quan đến nội dung truyền thuyết là tiêu chí phân loại, truyền thuyết đƣợc chia làm 6 loại: Loại cây cối; Loại hang động, đá nói; Loại nƣớc; Loại mồ mả; Loại sƣờn đèo, dốc núi; Loại nhà thờ. Khi tiêu chí phân loại là hình thái tồn tại và chức năng của truyền thuyết làm tiêu chí phân loại thì truyền thuyết đƣợc chia làm 3 loại: truyền thuyết 12
  • 20. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 thuyết minh (giải thích nguồn gốc các sự vật); Truyền thuyết lịch sử (về các nhân vật và sự kiện lịch sử); Truyền thuyết tín ngƣỡng. Khi căn cứ vào tính chất của nội dung truyền thuyết lại phân thành 6 loại lớn nhƣ: Truyền thuyết thần tiên; Truyền thuyết thị tộc; Truyền thuyết nữ giới; Truyền thuyết động thực vật; Truyền thuyết địa lí, thiên văn; Truyền thuyết tôn giáo. Căn cứ vào quan điểm lịch sử cội nguồn, có nhà folklore lại chia truyền thuyết làm 3 loại: Truyền thuyết thần thoại; Truyền thuyết lịch sử; Truyền thuyết văn nghệ. Đối với giới nghiên cứu folklore Trung Quốc tình hình phân loại truyền thuyết cũng diễn ra tƣơng tự. Có tài liệu chia truyền thuyết thành 6 loại: Truyền thuyết nhân vật (danh nhân lịch sử); Truyền thuyết lịch sử (sự kiện lịch sử); Truyền thuyết địa phƣơng (nguồn gốc địa danh); Truyền thuyết sản vật; Truyền thuyết phong tục; Truyền thuyết thời sự. Còn tác giả cuốn Từ điển truyện dân gian Quảng Tây lại phân loại truyền thuyết gọn gàng hơn, chỉ gồm 3 loại: Truyền thuyết nhân vật; Truyền thuyết sự kiện lịch sử; Truyền thuyết phong vật địa phƣơng. Đặc biệt trong một công trình đồ sộ Trung Quốc truyền thuyết cố sự đại từ điển, các tác giả đã đề xuất phân loại truyền thuyết thành 23 loại hình nhƣ: Loại hình gà gáy; Loại hình phụ nữ hiến thân; Loại hình đá vọng phu…. Ở Việt Nam, vấn đề phân loại truyền thuyết đƣợc Lê Chí Quế nhận xét: “ Vấn đề phân loại truyền thuyết Việt Nam từ trước đến nay ít được bàn đến’’ [ 80, tr. 62]. Bản thân tác giả Lê Chí Quế, ngƣời biên soạn mục “Truyền thuyết” trong cuốn “ Văn học dân gian Việt Nam” chia truyền thuyết thành 3 loại: Truyền thuyết lịch sử; Truyền thuyết anh hùng; Truyền thuyết về các danh nhân văn hóa. Tác giả Hoàng Tiến Tựu trong sách Văn học dân gian Việt Nam, tập II [99] lại chia truyền thuyết thành 4 nhóm: Truyền thuyết về họ Hồng Bàng và thời kỳ Văn Lang; Truyền thuyết về thời kỳ Âu Lạc và Bắc 13
  • 21. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 thuộc; Truyền thuyết về thời kỳ phong kiến tự chủ; Truyền thuyết về thời kỳ Pháp thuộc. Trong giáo trình đào tạo giáo viên tiểu học hệ CĐSP và SP 12+2, tác giả Đỗ Bình Trị lại đặt ra hai cách phân loại truyền thuyết. Cách thứ nhất: tác giả căn cứ theo lịch sử và căn cứ vào “ phạm vi những sự kiện và nhân vật lịch sử được nhân dân quan tâm” [91] để chia truyền thuyết thành hai bộ phận: Những truyền thuyết về thời vua Hùng và Những truyền thuyết về sau thời vua Hùng. Trong bộ phận hai này lại chia thành các nhóm nhỏ: Truyền thuyết về: “ những cuộc khởi nghĩa và những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm với nhân vật trung tâm là những anh hùng dân tộc”, truyền thuyết về “ danh nhân văn hóa và những vị quan nổi tiếng công minh chính trực hoặc có tài kinh băng tế thế”; Truyền thuyết về “ những cuộc nổi dậy chống ách áp bức của vua quan tham tàn, bạo ngược, với nhân vật trung tâm được ngày nay gọi là anh hùng nông dân”. Cách phân loại thứ hai: Đỗ Bình Trị căn cứ vào những đặc trƣng của thể loại và sự khác biệt của đối tƣợng đƣợc truyện kể đến, ông chia truyền thuyết thành ba tiểu loại: Truyền thuyết địa danh (gồm những truyện kể dân gian về nguồn gốc lịch sử của những tên gọi địa lí khác nhau hoặc về nguồn gốc bản thân những địa điểm, địa hình, sự vật địa lý ấy’’; Truyền thuyết phổ hệ (gồm “ những truyện kể dân gian về nguồn gốc các thị tộc, bộ lạc, gia tộc, các làng xã, thành thị, xƣởng máy… và các thủy tổ, tổ sƣ cùng những đại biểu tài năng nhất của các nghề thủ công mỹ nghệ,…); Truyền thuyết về nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử [91, tr.184 – 195]. Trong bài Tổng quan về thể loại truyền thuyết, nhà nghiên cứu Kiều Thu Hoạch đã đƣa ra những bất cập, những chỗ chƣa thỏa đáng cần trao đổi bàn bạc thêm. Trên cơ sở đó, ông đƣa ra phƣơng án phân loại truyền thuyết thành ba loại lớn: Truyền thuyết nhân vật; Truyền thuyết địa danh; Truyền thuyết phong vật (phong tục, sản vật). Tác giả cũng định hình rõ mỗi loại trên bằng cách “ 14
  • 22. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 trong mỗi loại lớn lại tùy theo đề tài, chức năng của nội dung truyện kể mà phân chia tiếp thành các biến thể, thể loại hoặc tiểu loại” [43, tr.144 - 145 ]. Ví nhƣ truyền thuyết nhân vật, sẽ bao gồm các tiểu loại: truyền thuyết về các anh hùng chống xâm lƣợc; truyền thuyết về các anh hùng văn hóa; truyền thuyết về các anh hùng nông dân [43, tr.144-145]. Mỗi cách phân loại của các nhà nghiên cứu folklore trong và ngoài nƣớc đều căn cứ vào những tiêu chí khá cụ thể. Tuy nhiên khó có phƣơng án phân loại nào có thể coi là chìa khóa vạn năng để có thể sử dụng trong mọi tình huống nghiên cứu. Với mục đích nghiên cứu thể loại truyền thuyết gắn với một địa phƣơng cụ thể, gắn với không gian văn hóa cụ thể, tôi nhận thấy cách phân loại của nhà nghiên cứu Kiều Thu Hoạch phù hợp với vấn đề nghiên cứu mà luận văn đặt ra. Căn cứ vào thực tế tƣ liệu truyền thuyết đặc thù của địa phƣơng đã đƣợc thống kê ở mục 1.1.1, chúng tôi nhận thấy có một chút thay đổi nhỏ trong cách phân chia các tiểu loại. Trong loại truyền thuyết nhân vật, căn cứ và đối tƣợng đƣợc kể chúng tôi chia làm hai bộ phận, gồm: Truyền thuyết nhiên thần và truyền thuyết nhân thần. Trong mỗi bộ phận lại chia thành các tiểu loại nhỏ. Sở dĩ chúng tôi để truyền thuyết nhiên thần đứng riêng bởi trong kho tàng truyền thuyết Bắc Giang có một số lƣợng khá lớn các truyền thuyết về các vị thần tự nhiên. Mặt khác, bộ phận truyền thuyết về nhiên thần là bộ phận cổ xƣa bậc nhất. Có một số nhà khoa học còn quan niệm những câu chuyện kể về những vị thần này thuộc thể loại thần thoại. Vì thế truyền thuyết về nhiên thần vô cùng quan trọng trong kho tàng truyền thuyết dân gian. Một mặt nó phản ánh tín ngƣỡng thờ tự nhiên của cƣ dân bản địa. Mặt khác nó sẽ cho thấy con đƣờng bóc tách các lớp văn hóa trong truyền thuyết qua thời gian và qua sự biến đổi trong tƣ duy con ngƣời. Trong bộ phận truyền thuyết nhân thần chúng tôi vẫn giữ nguyên: Truyền thuyết về các 15
  • 23. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 anh hùng chống xâm lƣợc; truyền thuyết về các anh hùng văn hóa; truyền thuyết về các anh hùng nông dân. 1.2.2. Phân loại truyền thuyết Bắc Giang Nhƣ đã xác định ở mục 1.2.1, chúng tôi lựa chọn cách phân loại của nhà nghiên cứu Kiều Thu Hoạch trong đó có thay đổi một chút để phù hợp với các truyền thuyết dân gian Bắc Giang đã thống kê, sƣu tầm. Để có cái nhìn toàn diện về truyền thuyết dân gian Bắc Giang, chúng tôi đã lập bảng thống kê, phân loại truyền thuyết dân gian Bắc Giang (xem bảng 1.1, phần phụ lục). Qua thống kê phân loại chúng tôi thu đƣợc kết quả định lƣợng nhƣ sau: Truyết thuyết nhân vật có 65 truyện , truyền thuyết địa danh có 20 truyện, truyền thuyết phong vật có 15 truyện. Kết quả này cho thấy khuynh hƣớng phát triển này tập trung vào loại truyền thuyết nhân vật. Mức độ đậm đặc chiếm tỉ lệ 65% ở loại truyền thuyết nhân vật phản ánh rõ nét thói quen sáng tạo, thị hiếu của ngƣời dân xứ Bắc. Họ tạo dựng và truyền tụng những câu chuyện về những vị thần của chính họ. Và họ đã khoác lên những câu chuyện của mình những yếu tố hƣ ảo, thần kỳ để thêm đôi cánh thơ và mộng cho truyền thuyết. Là vùng đất địa linh nhân kiệt, với bề dày lịch sử văn hóa cùng với thói quen sáng tác của dân gian xứ Bắc thì dƣờng nhƣ thế giới truyền thuyết đƣợc thu lại trong những câu chuyện về các nhân vật hóa thân thần thánh. Cốt lõi của truyền thuyết là sự kiện lịch sử là tinh thần lịch sử đƣợc phản ánh, đƣợc nhìn dƣới lăng kính nhãn quan của nhân dân. Nhƣ vậy chẳng có gì khó hiểu khi truyền thuyết lịch sử hay truyền thuyết về các nhân vật lịch sử chiếm số lƣợng vƣợt trội so với truyền thuyết địa danh và truyền thuyết phong vật. 16
  • 24. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 1.2.2.1. Truyền thuyết nhân vật Là tiểu loại bao chiếm hầu hết số lƣợng truyền thuyết dân gian Bắc Giang, truyền thuyết nhân vật thu vào nó hầu hết các đặc trƣng của thể loại truyền thuyết. Lấy tiêu chí của thể loại truyền thuyết làm hệ quy chiếu, chúng tôi nhận thấy có một mảng truyền thuyết xứ Bắc về thần tự nhiên khá phổ biến và đƣợc biểu hiện dƣới các dạng khác nhau. Các truyền thuyết này bắt nguồn từ tín ngƣỡng thờ thần linh, mà cơ sở ban đầu là sùng bái tự nhiên. Đó là tín ngƣỡng thờ thần Đá, thần Nƣớc, thần Núi, thần Cây, thờ Tứ Pháp: Mây, Mƣa, Sấm, Chớp – Những hiện tƣợng tự nhiên có ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống của cƣ dân nông nghiệp lúa nƣớc. Nhƣ vậy truyền thuyết nhiên thần trở thành nơi nƣơng náu cho những tín ngƣỡng cổ xƣa bậc nhất của ngƣời Việt – tín ngƣỡng thờ vật tổ và tín ngƣỡng thờ tự nhiên. Còn truyền thuyết nhân thần là những câu chuyện về các anh hùng là nơi vun đắp cho tín ngƣỡng thờ tổ tiên và thờ phụng những vị có công với nhân dân.  Truyền thuyết nhiên thần Tìm hiểu tục thờ Thành hoàng làng ở Bắc Giang chúng tôi đƣợc biết việc thờ Thành hoàng của nhiều làng thực ra là thờ một sức mạnh tự nhiên nào đó nhƣ: thần sông, thần núi, thần sấm, thần sét, thần mây, thần mƣa. Trong số các vị thần này, nơi nào thờ loại thần gì là tuỳ thuộc vào đặc điểm cƣ trú của làng đó. Chẳng hạn, những làng ở hai bên bờ các con sông thƣờng là thờ các vị thuỷ thần; những làng ở trên sƣờn núi thƣờng thờ thần núi. Căn cứ vào cuốn Trương tôn thần sự tích thì vùng Bắc Ninh, Bắc Giang, ngoại thành Hà Nội có đến 308 làng thờ thánh Tam Giang. Theo bảng thống kê của chúng tôi thì Bắc Giang 48 lễ hội chính gắn với tục thờ thánh Tam Giang. Còn các làng miền núi của các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang, Hiệp Hoà,… thì thờ thần núi (mà trong thần tích thƣờng gọi là Cao Sơn - Quý 17
  • 25. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 Minh Đại vƣơng). Những vị thần này đƣợc lịch sử hoá bằng cách điển hình hoá thành những vị anh hùng, mà sự nghiệp của những anh hùng này đƣợc gắn liền với thời đại các vua Hùng. Trong kho tàng truyền thuyết dân gian Bắc Giang, truyền thuyết nhiên thần đƣợc định lƣợng bằng con số 6 truyền thuyết (chiếm 6%). Con số khiêm tốn ấy phản ánh sự tồn tại ít ỏi của mảng truyền thuyết nhiên thần nhƣng con số ấy không thể phản ánh đúng về mức độ phát triển của tín ngƣỡng dân gian trên mảnh đất này. Tuy chỉ có 6 truyền thuyết về nhiên thần nhƣng cũng đủ mở ra một thế giới thần linh cổ xƣa. Khảo sát truyền thuyết nhiên thần của Bắc Giang chúng ta thấy gồm có hai loại. Một loại là truyền thuyết về những nhân vật nguyên dạng là các vị thần tự nhiên, hai là những nhân vật có nguồn gốc nửa tự nhiên, nửa lịch sử hóa. Trong các tín ngƣỡng thờ thần Nƣớc, thần Đá, thần Núi ở Bắc Giang nổi bật nhất là tục thờ thần Đá. Việc nghiên cứu truyện kể dân gian trong mối tƣơng quan với tín ngƣỡng thờ đá ở Việt Nam đã đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu. Tác giả để lại dấu ấn đậm nét khi nghiên cứu về tín ngƣỡng thờ đá phải kể đến Leopold Cadiere, trong công trình “ Văn hóa tín ngưỡng và thực hành tôn giáo người Việt” sau khi phân chia thành bốn nhóm đá thờ: nhóm đá hiểm hóc, nhóm đá linh gọi là bụt, nhóm những viên đá hộ mệnh, nhóm thần đá. Là ngƣời ngoại quốc nhƣng ông đã có những lý giải và nhận định hết sức thuyết phục về tín ngƣỡng thờ đá của ngƣời Việt, đáng chú ý là bàn về mối quan hệ giữa tục thờ đá với truyện kể dân gian Leopold Cadiere cho rằng, các huyền thoại về thần đá có khởi nguồn từ tín ngƣỡng thờ đá. Tác giả Trần Thị An trong bài viết “Những biểu tượng không gian thiêng trong truyền thuyết dân gian người Việt” cũng nhận định đá là sự sống trong trạng thái tĩnh và truyền thuyết còn lƣu giữ nhiều hình ảnh về đá. 18
  • 26. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 Ở Bắc Giang có rất nhiều nơi thờ thần Đá gắn liền với những truyền thuyết dân gian. Tác giả Trần Đình Luyện trong chuyên khảo Luy Lâu lịch sử và văn hóa đã thống kê ở Bắc Giang có các dạng đá thiêng sau: Tảng đá nguyên khối Thần Cao Sơn, tƣớng của Hùng Vƣơng ở xã Vân Tƣơng, huyện Việt Yên; Tảng đá nguyên khối Thạch Linh thần tƣớng, tƣớng của Hùng Vƣơng ở xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, Bắc Giang. Ngoài ra còn rất nhiều nơi thờ thần Đá ở vùng đất này mà chƣa đề cập đến nhƣ phiến đá vuông bàn thạch ở làng Chu Sơn, xã Chu Điện, huyện Lục Nam; đống đá cát kết ở núi Am Ni, Lục Ngạn. Trong sách Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới cho rằng: “Trong thần thoại, đá chiếm một vị trí trang trọng. Giữa linh hồn con người và đá có mối quan hệ chặt chẽ” [23, tr. 268]. Tuy nhiên trong số các nơi thờ đá, chỉ tồn tại một số truyền thuyết nhất định. Và vùng thờ đá nổi tiếng ở Bắc Giang phải nhắc tới xã Tiên Lát, huyện Việt Yên với truyền thuyết về Thạch Tƣớng Quân. Truyền thuyết kể lại rằng: “Vào thời Hùng Vương, ở xã này có một tảng đá lớn. Một hôm có con rắn ngũ sắc dài 10 trượng tới quấn vòng quanh tảng đá. Rồi đá mẹ thụ thai, sau ba năm tách ra làm ba, lộ rõ một bé trai nằm trong. Trước đó, trưởng giả Nguyễn Hòa đã được thần báo mộng cho biết Hùng Thạch tướng quân giáng thế. Ông đem đứa trẻ về nuôi. Cậu bé 7 tuổi mà chưa biết nói. Thời đó có giặc Lục Đình Man nổi loạn ở Cao Bằng, dẫn đường cho 50 vạn quân Bắc quốc sang cướp nước ta. Vua liền hội các quan, tìm người chống giặc. Khi sứ giả đến, đứa bé bỗng cất tiếng gọi sứ giả vào, bảo sứ giả về tâu vua làm cho một con voi đá để giúp vua đánh giặc. Khi sứ giả nhà vua đưa voi đá đến, đứa trẻ vươn vai ba lần, trở thành người cao lớn, nhảy lên lưng voi hướng về phía Cao Bằng, phá tan quân giặc. Khải hoàn trở về, vua phong tước nhưng Thạch Tướng Quân không nhận, nói đã có mệnh ở 19
  • 27. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 thiên đình triệu về trời. nói xong, Thạch Tướng Quân bèn lên núi, cởi áo để lại, rồi bay về trời”[92, tr. 139- 148]. Qua khảo sát truyền thuyết chúng tôi thấy truyền thuyết về Thạch Linh thần tƣớng có những tình tiết gần gũi với truyền thuyết Thánh Gióng nhƣ: nhiều tuổi chƣa biết nói biết cƣời, khi thấy sứ giả tìm ngƣời tài cứu nƣớc bỗng chuyển mình thành ngƣời cao lớn, xin nhà vua cấp cho vũ khí để giết giặc. Sau khi giết hết giặc thì lên núi bay về trời. Nhƣng bên cạnh đó cũng có những điểm khác biệt, Thánh Gióng đƣợc sinh ra do ngƣời mẹ ƣớm phải vết chân lạ, rồi yêu cầu nhà vua đúc ngựa sắt, áo giáp sắt, một cây gậy sắt để ra trận. Nếu Thánh Gióng đƣợc sinh ra trong thời đại đồ sắt thì Thạch Tƣớng Quân sinh ra từ đá. Do vậy khi ra trận Thạch tƣớng quân yêu cầu nhà vua đúc cho các đồ vật bằng đá, nhƣ: voi đá, cờ lệnh đá, kiếm đá. Rõ ràng Thạch Tƣớng Quân là nhân vật xuất thân từ tự nhiên, nhƣng lại thuộc thuộc kiểu truyện Ngƣời anh hùng chống giặc ngoại xâm sinh ra từ đá. Điều đó cũng dễ hiểu vì Bắc Giang là vùng đất cổ có hàng ngàn năm văn hiến. Tại thị trấn Bố Hạ, trên cánh đồng cửa ngõ bên bờ sông Thƣơng, các nhà khảo cổ đã tìm thấy những viên cuội ghè đẽo rất điển hình, có niên đại thuộc hậu kỳ đá cũ, đầu thời đại đá mới. Điều đó nói lên rằng: từ thủa xa xƣa, thời hậu kỳ đá cũ, cách đây khoảng vài vạn năm con ngƣời đã tới Bắc Giang cƣ trú. Xuất phát từ nội dung truyền thuyết và từ tín ngƣỡng thờ Thạch Tƣớng Quân ở Tiên Lát, chúng ta có thể nhận dạng nhân vật Thạch Tƣớng Quân vốn nguyên thủy là một vị thần Đá, trải qua chiều dài lịch sử, qua sự du nhập văn hóa và sự thẩm thấu văn hóa đã dần trở thành vị anh hùng chống giặc ngoại xâm, rồi sau khi hoàn thành nhiệm vụ giết giặc lại đƣợc ngƣời dân thờ làm một vị phúc thần bảo hộ cho dân làng. Chính quá trình ấy đã làm cho diện mạo và hành trạng của nhân vật Thạch Tƣớng Quân có sự vận động biến đổi 20
  • 28. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 từ một vị nhiên thần đã trở thành một vị thiên thần, và trở thành một Thành hoàng làng. Bên cạnh tín ngƣỡng thờ đá trong đời sống tín ngƣỡng dân gian Việt Nam, rắn, rồng, giao long, cá chép… là những biểu tƣợng linh vật thuộc về nƣớc. Do vậy truyền thuyết và lễ tục về những con vật này đều liên quan đến tục thờ Thủy thần. Dấu tích thờ cúng thủy thần đƣợc tìm thấy dọc các dòng sông, đó là truyền thuyết và tín ngƣỡng về thần Rắn, ông Dài ông Cộc, Rồng (Lạc Long Quân). Truyền thuyết về thần Rắn đƣợc lƣu truyền ở bên sông Cầu Lồ, sông Thƣơng, những truyền thuyết này đƣợc ghi lại trong sách Di sản văn hóa Bắc Giang phi vật thể và trong sách Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Di sản văn học dân gian Bắc Giang. Qua những bản kể này cho thấy, truyền thuyết về thần Rắn và ông Cộc, ông Dài có rất nhiều dị bản và đƣợc thờ ở nhiều điểm khác nhau. Các vị thần hiện lên với sức mạnh điều khiển dòng nƣớc, luôn mang lại một cảm giác sợ hãi đối với cuộc sống con ngƣời. Các truyền thuyết về thần Rắn với nghi thức thờ cúng và trò diễn dân gian đã diễn ra ở rất nhiều nơi thuộc tỉnh Bắc Giang. Trên núi Hang Non nhân dân vẫn nhớ về Ông Cộc – Ông Dài là những ngƣời có công khai thiên lập địa. Ở làng Hƣơng Cảo, xã Nham Sơn, huyện Yên Dũng có tục mở hội từ ngày 8 đến ngày 12 tháng 4 âm lịch hàng năm để diễn lại trò đánh rắn. Cùng với truyền thuyết về các vị thủy thần có nguồn gốc tự nhiên, còn có truyền thuyết về các nhân vật nửa tự nhiên, nửa lịch sử hóa đƣợc thờ là Thủy thần, tiêu biểu là truyền thuyết về Trƣơng Hống, Trƣơng Hát, hay còn đƣợc gọi là Thánh Tam Giang. Tỉnh Bắc Giang hiện có 100 di tích đình, đền, nghè thờ Thánh Tam Giang, mỗi một làng đều có truyền thuyết, thần tích ghi chép về lai lịch, công trạng của Thánh Tam Giang với quê hƣơng đất nƣớc. 21
  • 29. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 Truyền thuyết về Trƣơng Hống, Trƣơng Hát đƣợc kể lại “ Ở làng Vân Mẫu, xã Vân Dương, huyện Quế Võ, có người đàn bà họ Phùng tên Nhan, bố mẹ mất sớm nên cuộc sống chồng con lận đận, muộn mằn. Một hôm bà nằm mơ đi tắm ở sông Nguyệt Đức, gặp giao long cuộn phủ, sau về nhà mang thai. Bà sinh được 5 người con đặt tên thứ tự là: Trương Hống, Trương Hát, Trương Lừng, Trương Lẫy và Trương Đạm Nương. Lớn lên an em họ Trương gặp lúc giặc Lương sang xâm lược nước nhà. Hai anh em Hống Hát đã theo Triệu Quang Phục đi đánh giặc. Quang Phục mất Lý Phật Tử lên thay. Hai ông không thờ hai chủ nên đã bỏ về quê. Phật Tử cho mời mấy lần liền nhưng các ông đề từ chối. Cuối cùng bức bách quá họ đã đưa cả gia đình lên sống ở vùng Đu Buổm, Thái Nguyên. Nhưng rồi ở đó cũng chẳng được yên. Hai ông đã đóng một chiếc thuyền gỗ lớn rồi đưa cả gia đình xuôi theo dòng Nguyệt Đức mà đi. Đến Ngã Ba Xà, họ đã đục thuyền cả gia đình tuẫn tiết ở đó” [93,tr46]. Truyền thuyết đƣợc xây dựng dựa trên những tình tiết nhƣ: Sinh nở thần kỳ (Bà mẹ nằm mộng ra sông Lục Đầu tắm gặp thần Long quấn quanh mình rồi có thai); Nhân vật đã lập chiến công phi thƣờng (Trƣơng Hống và Trƣơng Hát đánh thắng quỷ, giúp Triệu Quang Phục phá giặc Lƣơng); Kết thúc là nhân vật đã hiển linh phù trợ và đƣợc thờ tự (Giúp Lý Thƣờng Kiệt phá quân Tống, đƣợc thờ từ thƣợng ngã ba Xà đến hạ lục đầu giang dọc sông Cầu, sông Thƣơng)... Các bản thần tích cho chúng ta thấy đức Thánh Tam Giang là các vị thần sông đƣợc nhân dân nhân Thần hóa vào thế kỷ X và đƣợc phong Thần thờ ở dọc sông Cầu từ thế kỷ X trở đi. Bắc Giang có ba con sông lớn là sông Cầu, sông Thƣơng, sông Lục Nam. Đa số ngƣời dân nới đây sinh sống bằng nghề chài lƣới và trồng lúa nƣớc, do vậy đối với họ nƣớc có vai trò vô cùng quan trọng, nƣớc vừa đem lại nguồn sống nhƣng cũng chính là thủ phạm gây nên 22
  • 30. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 thiên tai đe dọa cuộc sống con ngƣời. Để trấn áp nỗi sợ hãi đó các cƣ dân nơi đây đã thờ Thủy thần nhằm cầu mong sông nƣớc hiền hòa, mùa màng tƣơi tốt. Bên cạnh tục thờ thần Đá, thần Nƣớc ở Bắc Giang còn có tục thờ thần Núi. Theo thống kê của Sở Văn hóa thông tin nay là Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Bắc Giang có đến 150 nơi thờ Cao Sơn - Qúy Minh trên khắp các làng xã của tỉnh. Truyền thuyết về Cao Sơn, Qúy Minh đƣợc ngƣời dân Việt Yên kể lại: “ Vào đời vua Hùng Vương thứ 18 có đôi vợ chồng người Nghệ An đến Thanh Hóa cầu tự. Tới ngày 15 tháng 3 năm Nhâm Ngọ, bà sinh được hai người con trai diện mạo khác thường. Ông đặt tên cho người con trai lớn là Cao Sơn, người con bé là Qúy Minh. Đến năm 12 tuổi thiên tư đã tỏ ra rất thông minh, võ nghệ hơn người, khó ai địch nổi. Năm 18 tuổi thì cha mẹ quy tiên. Thời gian đó Hùng Duệ Vương cho tìm người tài, hai ngài bèn đến chầu vua và được giữ chức chỉ huy sứ. Hai tướng Cao Sơn – Qúy Minh cùng quân sĩ lên đường tới lộ Bắc Giang thì sẩm tối, hai ông hạ trại đóng quân ở đó. Được linh thần báo mộng, phù giúp hai ông đã dẹp xong nghịch giặc Thục Phán. Sau khi về triều nhận bổng lộc vua ban, hai ông trở lại Bắc Giang, cùng lúc ấy có hai đám mây vàng từ trên trời hạ xuống đưa hai ông bay đi. Đó là ngày 15 tháng 8 âm lịch”[64, tr. 316- 318]. Trong tâm thức của ngƣời Việt, trên những dòng sông hung dữ là các vị Thủy thần, còn trên các ngọn núi cao hùng vĩ là các vị Sơn thần cai quản. Nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh trong cuốn Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam đã giải thích tục thờ Sơn thần theo vũ trụ luận nguyên sơ của của phƣơng Đông với các cặp tƣơng sinh tƣơng khắc và đối lập với nhau nhƣ sông – núi, đất – nƣớc….[87, tr. 98]. Với cƣ dân nông nghiệp, họ sống phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Đất – nƣớc có vai trò vô cùng quan trọng đối với 23
  • 31. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 họ và trong hệ tƣ duy huyền thoại của mình họ luôn quan niệm vạn vật hữu linh. Chính vì vậy họ luôn cầu mong sự phù hộ của các vị thần tự nhiên. Qua quá trình khảo sát truyền thuyết Bắc Giang chúng tôi nhận thấy có hai dạng nhân vật thần tự nhiên: Một là những nhân vật có nguồn gốc thần tự nhiên, ở đây có sự xuất hiện Thần núi, Thần đá, Thần nƣớc, không hề thấy xuất hiện Thần cây, Thần tứ pháp nhƣ truyền thuyết Bắc Ninh; hai là những nhân vật có nguồn gốc nửa tự nhiên nửa lịch sử hóa. Những nhân vật có nguồn gốc là thần tự nhiên biểu hiện niềm tin của ngƣời dân theo quan niệm Vạn vật hữu linh. Còn các nhân vật nửa tự nhiên nửa lịch sử hóa đƣợc thờ khá phổ biến, qua các chứng tích còn sót lại thì các vị thần này đều có nguồn gốc là các vị thần tự nhiên, trải qua nhiều triều đại lịch sử, các lớp văn hóa chồng xếp lên nhau bồi đắp và phát triển làm cho các vị thần tự nhiên khoác trên mình dáng dấp các vị nhân thần. Nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Bỉnh đã nhận xét : “ Truyền thuyết xứ Bắc về các nhân vật thần tự nhiên phản ánh quá trình truyền thuyết hóa thần thoại”[13]. Qủa đúng nhƣ vậy, các thần thoại ban đầu kể về các vị thần tự nhiên nhằn giải thích nguồn gốc vũ trụ, nguồn gốc loài ngƣời và mơ ƣớc về một cuộc sống hòa hợp với tự nhiên. Nhƣng càng về sau thần thoại càng gần gũi với cuộc sống con ngƣời hơn. Thần thoại không còn giữ đƣợc nguyên dạng ban đầu vì đã bị truyền thuyết hóa rất mạnh mẽ. Rất nhiều vị thần trong thần thoại đã đi vào truyền thuyết với tƣ cách là những nhân vật lịch sử, trở thành những vị tƣớng tài ba hay những vị tổ tiên của dân tộc…. .Chúng ta có thể lấy việc ghi chép lại thần tích của các triều đại để lý giải điều này. Khi đã đƣợc truyền thuyết hóa thì các nhân vật thần thoại có một lý lịch rõ ràng, mang đậm dấu ấn truyền thuyết, thƣờng có dạng: sinh nở thần kỳ, chiến công phi thƣờng và hóa thân kỳ ảo. 24
  • 32. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864  Truyền thuyết nhân thần Là bộ phận truyền thuyết có số lƣợng lớn (59 truyện, chiếm 59 % ) và đƣợc phân chia thành 3 mảng khác nhau dựa vào tính chất các nhân vật đƣợc kể (anh hùng văn hóa, anh hùng chống giặc ngoại xâm và anh hùng nông dân), truyền thuyết nhân thần hội đủ các yếu tố để trở thành bộ phận tiêu biểu của thể loại. Chúng tôi lập Bảng phân loại truyền thuyết nhân vật (xem bảng 1. 2, phần phụ lục). Qua bảng 1. 2, chúng tôi thống kê đƣợc kết quả nhƣ sau: Truyền thuyết về ngƣời anh hùng chống giặc ngoại xâm và anh hùng nông dân có 48 truyện. Truyền thuyết về ngƣời anh hùng văn hóa có 11 truyện. Đây là kết quả thống kê trong giới hạn không gian văn hóa Bắc Giang nhƣng kết quả đó vẫn đồng nhất với truyền thuyết dân gian nói chung khi Truyền thuyết về người anh hùng chống giặc ngoại xâm và anh hùng nông dân chiếm ƣu thế. Số lƣợng đó chứng tỏ rằng mảng Truyền thuyết về người anh hùng chống giặc ngoại xâm và anh hùng nông dân là trung tâm sáng tạo trong tâm thức dân gian của ngƣời xứ Bắc. Lý do gì dẫn đến hiện tƣợng “ loại truyền thuyết nhân vật mà trong đó có tiểu loại truyền thuyết anh hùng chống xâm lược vẫn là biến thể nổi bật nhất, và cũng chiếm số lượng nhiều nhất trong kho tàng truyền thuyết người Việt” [43, tr.146]. Trong giới hạn luận văn của mình, chúng tôi chỉ xin đƣa ra một số nguyên nhân xã hội – lịch sử mang tính địa phƣơng để lý giải hiện tƣợng trên. Xét về phƣơng diện lịch sử, trong lịch sử đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc, Bắc giang từng đƣợc coi là “phên dậu”, là một trong “tứ trấn” trọng yếu của đất nƣớc. Ngƣời Bắc Giang luôn đoàn kết bên nhau xây dựng cuộc sống, cùng nhau chống lại thù trong, giặc ngoài. Nhân dân Bắc Giang đã từng tham gia các cuộc chiến tranh vệ quốc đánh đuổi kẻ thù dân tộc nhƣ: Tống, Nguyên, Minh, Thanh, Pháp, Nhật, Mỹ. Tinh thần đấu tranh anh 25
  • 33. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 dũng đó đã làm nên truyền thống yêu nƣớc, chống giặc ngoại xâm kiên cƣờng bất khuất của nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Giang và từ đó dệt nên các truyền thuyết đẹp lƣu truyền đến ngày nay. Xét về phƣơng diện văn hóa, bắt nguồn từ truyền thống yêu nƣớc, yêu quê hƣơng mà ngƣời Bắc Giang có truyền thống tinh thần thƣợng võ. Ngƣời Bắc Giang yêu mến võ thuật trƣớc hết để rèn luyện mình sau là để giữ làng giữ nƣớc. Tiêu biểu cho tinh thần thƣợng võ của ngƣời Bắc Giang là ngƣời anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám với phong trào khởi nghĩa nông dân Yên Thế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Trên mảnh đất ấy, bất kể ngƣời anh hùng chống xâm lăng hay anh hùng nông dân, họ đều chiến đấu với mục đích cao cả cứu giúp dân lành. Họ xứng đáng đƣợc lƣu danh tiếng thơm muôn thủa không chỉ trong sử sách mà còn trong lòng nhân dân bằng những mẩu truyền thuyết có sức sống mãnh liệt, xuyên qua mọi không gian và thời gian. Xét về phƣơng diện tôn giáo tín ngƣỡng, ngƣời xứ Bắc bên cạnh tín ngƣỡng thờ thần tự nhiên thì họ tôn vinh những con ngƣời quả cảm đã hi sinh để bảo vệ đời sống nhân dân. Họ tìm thấy ở những vị anh hùng sức mạnh và dĩ nhiên họ muốn nhân sức mạnh ấy lên bằng tín ngƣỡng thờ nhân thần và các truyền thuyết dân gian. Tiểu loại còn lại trong hệ thống truyền thuyết dân gian Bắc Giang là truyền thuyết anh hùng văn hóa. Tiểu loại này có 11 truyện, chiếm 11%. Truyền thuyết anh hùng văn hóa gồm các truyền thuyết về các vị tổ sƣ, tổ nghề ( Truyện về tổ nghề rèn ở Đức Thắng, Truyện về nghề nấu rượu ở làng Vân, Truyện tổ nghề gốm Thổ Hà); truyền thuyết về anh hùng chinh phục thiên nhiên (Truyện Quế Mị Nương ở Nghĩa Phương ); truyện về tổ dòng họ ( Tướng quân Vi Đức Lục); truyện về các nhân vật tôn giáo (Truyền thuyết về bà chúa kho ở đền phủ); truyện về các danh nhân văn hóa ( Trạng nguyên 26
  • 34. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 Giáp Hải, Truyện kể về Hà Văn Chiếu ở Nghĩa Phương, truyện kể về truyền thống học hành khoa bảng của dòng họ Thân, ). Tuy chiếm số lƣợng không nhiều nhƣng mảng truyền thuyết anh hùng văn hóa vẫn mang nét phong phú, đa dạng khi gom trong mình tất cả các phƣơng diện văn hóa. Tập trung hơn cả ở mảng truyện về các danh nhân văn hóa. 1.2.2.2. Truyền thuyết địa danh Truyền thuyết địa danh của Bắc Giang chỉ có 20 truyền thuyết, chiếm 20% tổng số truyền thuyết dân gian Bắc Giang. Nét đặc trƣng dễ nhận thấy trong các truyền thuyết địa danh nơi đây là các tên đất, tên làng, (Tên đất tổ rồng, Núi Nham Biền, Truyền tích gò An Lạc, Sự tích tên làng Thành – Vẽ, Sự tích ruộng điền thành ); tên chùa tên đình ( Truyện kể ngôi đền Cổ Phao, xã Đồng Việt,; tên cầu cống ( Sự tích cầu Ngảnh, Sự tích Cầu Cần, Cống Trạng, Sự tích cầu Quận) đƣợc tồn tại trên mảnh đất này. Truyền thuyết địa danh có chỗ đứng tƣơng đối khiêm tốn song nó vẫn mang những nét riêng trong tâm hồn dân gian xứ Kinh Bắc. Các địa danh quen thuộc ấy đều gắn bó với các nhân vật lịch sử hoặc sự kiện lịch sử đã từng diễn ra trên quê hƣơng Bắc Giang. Tên đất tổ rồng chính là quê hƣơng của con rồng cháu tiên, ngôi đền Cổ Phao chính là nơi thờ tƣớng quân Nghĩa Xuyên dƣới thời Trần hay ngôi đền Từ Co chính là nơi thờ mẹ con Ngọ Tiên Nƣơng còn truyền tích gò An Lạc chính là các truyền thuyết về Bờ Xác, Ao Xác, chùa Xác nơi gắn với cuộc kháng chiến chống quân Tống của triều đình phong kiến nhà Lê. 1.2.2.3. Truyền thuyết phong vật Thực ra đây là cách gọi ƣớc lệ của tác giả Kiều Thu Hoạch khi nghiên cứu về loại truyền thuyết về các phong tục và sản vật. Tác giả đã giải thích: “gọi như thế là một cách nói tắt cho gọn chứ không liên quan gì đến từ “phong vật” trong tiếng Hán có nghĩa là phong cảnh” [43, tr. 145]. Ở đây 27
  • 35. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 chúng tôi nghiên cứu truyền thuyết phong vật chủ yếu chỉ những câu chuyện kể về nguồn gốc các phong tục, kỵ hèm, hội hè, trò diễn, diễn xƣớng dân gian… hoặc các sản vật có gắn với các nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. Loại truyền thuyết phong tục sản vật trong kho tàng truyền thuyết dân gian Bắc Giang chỉ có 15 truyền thuyết chiếm 15%. Tuy chiếm số lƣợng nhỏ nhoi nhƣng chúng cho ta thấy đời sống văn hóa dân gian nơi đây vô cùng phong phú. Chúng ta có thể tìm thấy các sản vật nhƣ rƣợu làng Vân với tục thề giữ bí quyết truyền nghề nấu rƣợu (Truyện kể về nghề nấu rượu ở làng Vân), tục cấm lửa đồng ( Nàng Giã đại thần) hay tục gọi lúa, gọi gạo của ngƣời dân Yên Thế. Trong truyền thuyết phong – vật chúng ta còn bắt gặp tín ngƣỡng thờ đá của ngƣời dân Yên Dũng ( Sự tích chùa Dâu). Gắn với thái sƣ Trần Thủ Độ đời Trần là trò đánh rắn của ngƣời dân Yên Dũng diễn ra vào ngày mùng 8 đến ngày 12 tháng tƣ Âm lịch hàng năm( Truyền tích Thái sư Trần Thủ Độ). Đặc biệt trong kho truyền thuyết phong – vật còn nói đến nét độc đáo của Bắc Giang đó là tục nói phét của ngƣời dân Hòa Làng và Dƣơng Sơn. Tục đó còn đƣợc dân gian ca rằng : “Hòa làng nói phét có ca/ Dương Sơn nói phét bằng ba Hòa Làng”. Khi cuộc sống còn khốn khó thì cách nói độc đáo của ngƣời dân Bắc Giang giúp họ lạc quan hơn trong cuộc sống. Tiểu kết chƣơng 1: Qua khảo sát, hệ thống, phân loại truyền thuyết dân gian Bắc Giang với những con số cụ thể, một số vấn đề đã đƣợc sáng tỏ. 1. Thứ nhất, truyền thuyết tuy không phải là thể loại chiếm vị trí trung tâm trong kho tàng truyện kể dân gian Bắc Giang song truyền thuyết cũng tạo dựng cho mình một bầu khí quyển riêng chứa đựng khí thiêng trên đất Bắc. 28
  • 36. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 2. Thứ hai, qua phân loại về mặt nội dung, chúng tôi nhận thấy truyền thuyết dân gian Bắc Giang tập trung chủ yếu vào loại truyền thuyết nhân vật chiếm 65 %. Một mặt nó phản ánh truyền thống đấu tranh của Bắc Giang mặt khác nó phản ánh đời sống tâm hồn của ngƣời dân xứ Kinh Bắc. 3. Thứ ba, những nghiên cứu sơ lƣợc ban đầu hai bộ phận truyền thuyết nhiên thần và nhân thần cho chúng ta thấy con đƣờng phát triển của tƣ duy dân gian. Đó là con đƣờng đi từ tƣ duy huyền thoại đến tƣ duy tôn giáo, từ tín ngƣỡng sùng bái tự nhiên đến tín ngƣỡng sùng bái con ngƣời. Ngoài ra, ở thể loại truyền thuyết về các anh hùng chống ngoại xâm và anh hùng nông dân chiếm số lƣợng vƣợt trội so với tiểu loại truyền thuyết về anh hùng văn hóa đã thể hiện một phần tích cách và tâm hồn của con ngƣời Bắc Giang. Chƣơng một khép lại để mở ra những nghiên cứu sâu hơn ở chƣơng tiếp theo. 29
  • 37. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 CHƢƠNG 2 TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN BẮC GIANG NHÌN TỪ ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI 2.1. Nhân vật truyền thuyết 2.1.1. Nguồn gốc nhân vật Căn cứ vào Bảng thống kê, phân loại truyền thuyết dân gian Bắc Giang (bảng 1.1, phần Phụ lục), chúng ta thấy truyền thuyết nhân vật là bộ phận truyền thuyết chiếm số lƣợng nhiều nhất với 65 truyện. Điều đó chứng tỏ rằng các nhân vật chính là đối tƣợng trung tâm đƣợc các tác giả dân gian hƣớng tới trong quá trình sáng tạo của mình – đó chính là các nhân vật nhiên thần hoặc nhân thần. Truyền thuyết đƣợc nhân dân sáng tạo từ khi con ngƣời bắt đầu có ý thức lịch sử: “ Bắt nguồn từ cảm hứng tự hào và ngợi ca những anh hùng kiệt xuất có nhiều công trạng với nhân dân, đất nước..”[ 96, tr.110] . Chính vì thế “ Các nhân vật dù có hư cấu hay là đích thực lịch sử thì cũng đều có tên tuổi, gốc gác…., nói chung là có một lí lịch rõ ràng gắn với địa phương hay thời đại” [103, tr.183]. Và cũng vì nét đặc trƣng này mà nhân vật truyền thuyết ở các vùng văn hóa khác nhau lại mang trong mình những dấu ấn văn hóa riêng, đậm nét đặc trƣng của văn hóa vùng. Vì thế chỉ cần nhắc đến họ, ngƣời ta nghĩ ngay đến mảnh đất nơi họ sinh ra. Khảo sát kho tàng truyền thuyết dân gian Bắc Giang, chúng ta bắt gặp rất nhiều thế hệ những ngƣời con nơi đây: từ các anh hùng chống quân xâm lƣợc, anh hùng nông dân, anh hùng văn hóa cho đến những ngƣời có khả năng kì lạ khác thƣờng. Hầu hết các nhân vật trong truyền thuyết Bắc Giang có nguồn gốc xuất thân trên quê hƣơng. Đặc biệt có rất nhiều nhân vật xuất thân từ Yên Thế. Đó là nàng Dƣơng Thị Giã ở xá Lý Cốt – Yên Thế, ba anh em họ Dƣơng, Giáp Văn Thú ở làng Chùa xã 30
  • 38. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 Bảo Lộc Sơn, các tƣớng lĩnh nhƣ: Cai Vàng, Đại Trận, Quận Tƣờng, Lƣơng Văn Nắm, Hoàng Hoa Thám… . Ngoài ra còn có Thuổng Thắng, Đức thánh Hùng Linh Công, Nguyễn Đình Chính ở Hiệp Hòa, Thân Công Tài, Thạch tƣớng quân ở Việt Yên… . Sáng tạo nên những truyện kể về những ngƣời con của quê hƣơng mình, tác giả dân gian gửi vào đó bao niềm tự hào, tự tôn trong những câu chuyện giản dị. Truyền thuyết nhân vật đƣợc sáng tạo bởi cảm hứng anh hùng ca, cảm hứng tự tôn tự hào. Do vậy, khi kể về họ, tác giả dân gian ƣu tiên lựa chọn những nhân vật có nguồn gốc, hành trạng gắn chặt với mảnh đất quê hƣơng. Tuy nhiên không phải tất cả các nhân vật trong truyền thuyết Bắc Giang đều là ngƣời Bắc Giang. Mảnh đất tự hào còn tự hào bởi những ngƣời anh hùng không sinh ra ở đây nhƣng tên tuổi, sự nghiệp của họ gắn chặt với mảnh đất này. Từ xứ Nghệ xa xôi, Tƣớng quân Vi Đức Lục đƣợc vua Lê tin tƣởng giao phó trọng trách đem quân lên trấn ải cửa ngõ đông bắc, tức vùng đất Sơn Động ngày nay. Ông không chỉ giữ sự bình yên cho đất nƣớc mà ông còn dạy dân cách sống. Ông cũng là ngƣời lập ra dòng họ Vi ở Bắc Giang. Đó còn là Phạm Văn Liêu ngƣời Thanh Hóa. Ông là một trong những tƣớng vây hạ thành Xƣơng Giang. Sau đó, ông ở lại lập nghiệp tại phủ Lạng Thƣơng. Đó còn là nàng công chúa Quế Mị Nƣơng vƣợt bao con sông xanh vời vợi, qua hết cánh rừng này tới cánh rừng kia. Cuối cùng nàng ở lại trên đất Nghĩa Phƣơng, Lục Nam. Đó còn là nàng công chúa Kim Châu đã chọn vùng ngã ba sông để làm thực ấp lâu dài. Đó còn là Thiều Dƣơng công chúa cải trang nam nhi kéo quân đi dẹp giặc để đến khi đất nƣớc thanh bình Thiều Dƣơng trở lại Hoàng Mai rồi hóa tại nơi đây. Tác giả dân gian kéo họ vào không gian văn hóa xứ Bắc, gắn giữ họ trong tâm thức của ngƣời Bắc Giang bằng cách gắn kết họ với những địa danh 31
  • 39. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 cụ thể. Những gắn kết ấy đều rất hợp lí bởi chúng dựa trên cơ sở những mối dây liên hệ thực tế của nhân vật với mảnh đất Bắc Giang. Tƣớng quân Vi Đức Lục đã mang họ Vi đến với Bắc Giang và trở thành thủy tổ của dòng họ này. Còn ở Nghĩa Phƣơng Lục Nam đền Thƣợng, đền Trung, đền Hạ đều là dấu tích hành cung của Quế Mị Nƣơng. Năm vệt ngón tay nàng để lại đã in dấu thành năm bậc thác Suối Mỡ vẫn còn đến ngày nay. Sự góp mặt của các nhân vật này khiến cho kho tàng truyền thuyết dân gian Bắc Giang phong phú hơn. Đồng thời, đó cũng là sự cởi mở trong thái độ tiếp cận văn hóa của ngƣời dân Bắc Giang. Hơn nữa đó còn thể hiện sự quan tâm sâu sắc của họ đến cộng đồng chung. Điều này góp phần sáng tỏ nhận định truyền thuyết không phải là thể loại chỉ có ở một địa phƣơng cụ thể mà nó có một đời sống rộng lớn nhờ những kết nối đặc trƣng. 2.1.2. Các nhân vật nữ tướng Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc, Bắc Giang là nơi hội tụ và sinh ra những nữ tƣớng tài ba. Những nữ tƣớng ấy đã tạo nên danh xƣng muôn thủa cho vùng đất này- “ Bắc Giang miền nữ tướng”. Ngƣợc dòng lịch sử mấy nghìn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc, chúng ta thấy, ở thời đại nào Bắc Giang cũng xuất hiện những nữ tƣớng kiệt xuất. Những nữ tƣớng ấy đã đƣợc truyền thuyết tạc tƣợng trong lòng nhân dân để mãi mãi về sau con cháu nhắc tới họ với một niềm tự hào, thành kính. Thời vua Hùng thứ 15 do Hùng Định Vƣơng trị vì có bà hoàng hậu thứ 6 là Trần Thị Tĩnh, hiệu Diệu Mai sinh hạ đƣợc một nàng công chúa vào ngày 8 tháng 4, đặt tên là Kim Châu. Công chúa lớn lên muôn phần xinh đẹp, da trắng nhƣ ngọc, môi đỏ nhƣ son. Không chỉ xinh đẹp nết na công chúa còn tinh thông sử sách, võ nghệ cao cƣờng. Vào độ đôi mƣơi nàng muốn đi du ngoạn núi sông, tìm nơi thắng địa. Vua cha ban cho 5 chiếc thuyền rồng và 28 32
  • 40. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 đình thần đi theo hộ giá. Ngày mồng 10 tháng 3, thuyền cập bến Bò, các phụ lão và nhân dân tiếp đón rất long trọng. Cảm động trƣớc tấm lòng mến mộ của nhân dân, cùng cảnh đẹp sơn thủy hữu tình và lại là nơi hiểm yếu nên nàng đã tâu vua cha cho lập hành cung ở ngã ba sông này. Khi đất nƣớc có giặc ngoại xâm, đại bản doanh của công chúa Kim Châu là thành lũy vững chắc chặn đánh giặc. Nhờ sự dũng cảm, tài thao lƣợc của công chúa và sự đoàn kết của nhân dân đã góp phần cùng đại binh ta đuổi khỏi quân xâm lăng ra khỏi bờ cõi, đem lại nền độc lập cho dân tộc. Ngày mùng 8 tháng 11 không mắc bệnh gì mà công chúa đột ngột hóa về trời. Cảm thƣơng trƣớc tấm lòng yêu nƣớc thƣơng dân và công lao đánh giặc của công chúa, vua cho lập đền thờ trên đồi Phúc Cƣơng, cạnh bến Bò và ban cho 8 chữ: “ Trấn quốc tam giang Ả nương công chúa”. Lại cho 35 vùng khác nơi mà công chúa đã đi qua cũng đƣợc tôn thờ và muôn đời hƣơng hỏa. Từ đó đến nay, cứ đến ngày mùng 4 tháng 3 âm lịch nhân dân ở đây tổ chức lễ hội rƣớc công chúa từ đền Sú về đến bến Bò. Thời vua Hùng dựng nƣớc, có nàng Huệ Hoàng Công Quốc là ngƣời có đủ tài sắc vẹn toàn, văn hay võ giỏi. Vào thời ấy, đất nƣớc ta luôn có giặc ngoại bang xâm lƣợc và lang thú luôn luôn đến quấy nhiễu dân lành. Tuy là phận liễu yếu đào tơ nhƣng trƣớc cảnh đất nƣớc nhƣ vậy, Huệ Hoàng đã nung nấu lòng yêu nƣớc và căm thù giặc sâu sắc. Bà xin vua cha đi diệt bầy lang thú, dẹp giặc ngoại xâm để cứu dân cứu nƣớc. Ý nguyện của bà đã đƣợc vua cha chấp thuận, sau khi diệt tan quân giặc thắng trận trở về bà đƣợc phong: “ Ngã Linh Vương công chúa”. Những lúc thanh nhàn bà cùng em gái thƣờng đi du ngoạn vùng núi Đót. Ngày mồng 8 tháng 4, hai chị em bà cùng nhau lên tắm ở giếng Tiên trên đỉnh núi Đót, bỗng nhiên từ đâu có một con hắc điểu sà xuống cắp xiêm áo của hai bay về hƣớng đền Quán Tần, sau đó lại bay xuôi 33
  • 41. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 về hƣớng sông Nhƣ Nguyệt. Khi tắm xong vì không có quần áo, công chúa không lên bờ đƣợc, phải đợi đến khi trời tối hẳn mới dám lên bờ. Cũng từ đó, không thấy công chúa về cung nữa. Còn làng Thù Sơn nơi con chim hắc điểu đến để lại hai dải yếm đào ở đó thì làng xóm ngày càng đông vui, dân an vật thịnh. Nhân dân tôn vinh công chúa là đức vua bà – thành hoàng làng Yêm để tỏ rõ ơn nghĩa đối với nàng. Bên cạnh đó còn có công chúa Thiều Dƣơng đẹp ngƣời, đẹp nết. Truyền thuyết về Công chúa Thiều Dƣơng kể lại rằng: “Nàng là con gái thứ 8 của vua Lê Thánh Tông, là người có nhan sắc, mặt đẹp như hoa, mắt phượng mày ngài, môi đỏ như son, da trắng như phấn. 17 tuổi Thiều Dương tài sắc hơn cả con gái vua Nghiêu, vua Thuấn. Khi giặc Chiêm Thành kéo vào xâm chiếm bờ cõi, nhà vua và các tướng lĩnh trong triều nhiều phen xuất trận mà không phân thắng bại. Công chúa Thiều Dương bèn xin phép vua cha được đi đánh giặc. Sau khi đến Hoàng Mai lập hành cung làm nơi cầu đảo thiên địa để được âm phù, nàng cai trang nam nhi kéo quân đi diệt giặc. Quân giặc tan tác tìm đường tháo chạy, đất nước trở lại thanh bình. Thiều Dương xin phép vua cha được trở lại Hoàng Mai. Khi thuyền công chúa đang đi trên sông bỗng gió lớn nổi lên, mưa to trút xuống, sóng lớn nổi lên ầm ầm, lật sấp thuyền của công chúa. Ba ngày sau, thi thể công chúa nổi lên mặt nước rồi theo dòng sông nhỏ trôi về phía hành cung phường Hoàng Mai. Nhà vua ban lệnh cho nhân dân phường Hoàng Mai, huyện Yên Dũng làm đền thờ chính để cho nhân dân khắp nơi hương hỏa, phụng thờ”[92 , tr. 85]. Thời Hai Bà Trƣng ở Bắc Giang còn nổi tiếng bởi nữ tƣớng Thánh Thiên tài ba mƣu lƣợc. Thần tích đình Ngọc Lâm (nay đình này thuộc huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) ghi lại Thánh Thiên Công Chúa còn có biệt danh là Nàng Chủ. Nàng Chủ có cá tính rất mạnh mẽ và cũng là ngƣời rất có uy, tuy 34
  • 42. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 chỉ mới mƣời sáu tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, nhƣng dân làng ai cũng đều nể phục, đã đồng lòng tôn Nàng làm Nữ Chủ và tặng cho Nàng biệt danh là Nàng Chủ. Bấy giờ, bọn đô hộ Hậu Hán rất tham tàn, ai ai cũng căm tức và chỉ trông chờ có cơ hội là vùng lên diệt thù. Hiểu đƣợc ý nguyện của dân, Nàng Chủ đã thành lập một đội quân khá lớn và truyền hịch khởi nghĩa. Quân đô hộ nhiều phen đến đàn áp (trong đó có lần do đích thân Tô Định chỉ huy) nhƣng không thể nào tiêu diệt đƣợc nghĩa quân của Nàng, ngƣợc lại, còn bị quân sĩ của Nàng đánh cho thất điên bát đảo. Bấy giờ, một vùng đất rộng lớn, trên đại thể là tƣơng ứng với tỉnh Bắc Giang và một phần tỉnh Bắc Ninh ngày nay do Nàng Chủ nắm quyền chi phối. Khi Hai Bà Trƣng kêu gọi nhân dân cả nƣớc vùng lên đánh đuổi Tô Định, Nàng Chủ đã đem lực lƣợng của mình theo về, thanh thế của Hai Bà Trƣng vì thế mà nhanh chóng trở nên mạnh mẽ. Nàng Chủ đƣợc Trƣng Nữ Vƣơng phong làm Thánh Thiên Công Chúa và trao cho nhiều trọng trách. Truyền thuyết kể rằng, khi Mã Viện đem đại binh nhà Hậu Hán sang đàn áp, chính Thánh Thiên Công Chúa đã chủ động đem lực lƣợng của mình tiến đến tận Hợp Phố để đánh chặn đánh. Mã Viện vì thế chịu rất nhiều tổn thất. Sau, Thánh Thiên Công Chúa anh dũng hi sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ chính quyền Trƣng Nữ Vƣơng. Hiện nay, Thánh Thiên Công Chúa đƣợc thờ chính ở đình Ngọc Lâm (Yên Dũng, Bắc Giang). Hàng năm hội đền đƣợc mở trong 3 ngày : mồng 7 tháng giêng âm lịch ( ngày bà đến Ngọc Lâm lập đại bản doanh; ngày 12 tháng 2 âm lịch ( ngày tháng bà sinh); và ngày 30 tháng 8 âm lịch, ngày bà Thánh hóa. Nhân dân khắp nơi đến trảy hội rất đông để tƣởng nhớ đến công lao và tấm lòng vì nƣớc vì dân của bà. Thời kỳ này còn có bà Dƣơng Thị Giã đã đứng lên phất cờ khởi nghĩa chống lại Tô Định. Đoàn nữ binh từ rừng núi tiến về Mê Linh nhập vào đội 35
  • 43. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 quân của Hai Bà Trƣng. Dƣơng Thị Giã đƣợc phong làm tƣớng. Bà đã cầm quân đánh giặc nhiều trận, lập đƣợc nhiều chiến công. Trong một trận quyết chiến, bà bị thƣơng khắp ngƣời nhƣng bà vẫn một mình một ngựa phá vòng vây về đến chân núi Đót rồi mới chịu ngã xuống trên mảnh đất quê nhà. Bà đƣợc nhân dân trong vùng tôn thần và lập đền thờ, gọi là Nàng Giã đại thần. Trong truyền thuyết dân gian Bắc Giang còn có ngƣời con gái quả cảm có biệt hiệu: Hồng Y liệt nữ. Đó chính là Bà Ba Cai Vàng. Bà có tên thật là Lê Thị Miên, thƣờng gọi là Yến Phi, sinh ở Thuận Thành, Bắc Ninh. Năm 20 tuổi, vì không chấp nhận làm vợ lẽ tên chánh tổng quyền thế ở quê, bà đã cùng cha là ông đồ Nho trốn lên Lục Nam ở ẩn trong nhà Tuần Nhỡn. Ở đây bà đã tham gia lực lƣợng của Cai Vàng. Vì có văn võ song toàn nên bà nhanh chóng đƣợc tin dùng và trở thành vợ ba thủ lĩnh, gọi là Bà Ba Cai Vàng. Bà không chỉ văn võ song toàn mà còn mang trong mình một khát vọng lớn lao, nhờ có tài cầm quân và tinh thần dũng cảm mà bà đã trở thành linh hồn của cuộc khởi nghĩa. Khi thủ lĩnh Cai Vàng hi sinh, nghĩa quân tôn bà thay chồng thống lĩnh toàn quân. Mùa xuân năm 1864, bà đã lãnh đạo nghĩa quân đánh thẳng vào sào huyệt của Võ Tảo. Sau 22 ngày đêm kiên cƣờng chiến đấu nghĩa quân đã bắt sống đƣợc Võ Tảo. Vua Tự Đức tức giận giáng Nguyễn Tri Phƣơng xuống 2 cấp. Ngày 4 tháng 2 năm giáp Tý bà tổ chức lễ tế chồng và tƣởng niệm các thủ lĩnh, nghĩa quân anh dũng hi sinh. Rồi, giải tán lực lƣợng, kết thúc cuộc khởi nghĩa bà song tu hành khổ hạnh tại chùa Dận, Đình Bảng, Bắc Ninh. Truyền thuyết dân gian Yên Thế không chịu dừng lại ở kết thúc bà Ba Cai Vàng trả xong thù cho chồng, lánh mình vào ở ẩn. Nhân dân ở đây còn kể lại nhiều câu chuyện về bà. Có câu chuyện kể bà Ba Cai Vàng thực ra không chịu dƣỡng nhà. Biết đƣợc vận nƣớc còn tao loạn cần ngƣời tài giỏi giúp dân, 36
  • 44. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 bà Ba đã đi các nơi tìm chọn ngƣời cho mai sau… Lại có chuyện kể rằng, bà Ba Cai Vàng về sau lên tu ở một ngôi chùa nhỏ trong rừng Yên Thế. Chính Đề Thám đã đƣợc gặp bà, đƣợc bà trao cho cây gƣơm vàng. Lại có chuyện bảo rằng bà Ba Cai vàng chính là thầy dạy của bà Ba Cẩn - bà Ba Đề Thám, nên bà Ba Đề Thám mới tài giỏi nhƣ thế… Bao nhiêu chuyện về vị nữ tƣớng ấy, nét hƣ hòa với nét thực. Nhƣng tất cả chỉ làm đẹp thêm hình ảnh ngƣời nữ tƣớng tài ba. Ngƣời đời sau vẫn không ngớt ca tụng bà: “ Ngẫm xem lịch sử nước nhà Mấy ai sánh kịp vợ Ba Cai Vàng” Tiếp nối theo tinh thần quả cảm của Bà Ba Cai Vàng là nữ tƣớng ĐặngThị Nho, ngƣời làng Vân Hà, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Bà mồ côi mẹ từ nhỏ nhƣng đƣợc bố dạy dỗ cẩn thận, văn võ song toàn. Từ nhỏ bà đã có những suy nghĩ mạnh mẽ khác thƣờng. Ngƣời ta thấy bà thích tập võ, múa gƣơm, đi săn cƣỡi ngựa bắn cung hơn là vì đầu vào đƣờng kim mũi chỉ. Khoảng năm 1894, nghĩa quân Yên Thế bƣớc vào giai đoạn thử thách gay go. Đề Thám bị truy lùng gay gắt. Chính trong dịp này Đề Thám đã gặp bà Đặng Thị Nho. Ông bà mến mộ nhau về tài, đức rồi nên duyên vợ chồng. Từ đó bà mang một cái tên mới bà Ba Đề Thám hay bà Ba Cẩn. Bà giữ nhiều trọng trách trong chính quyền địa phƣơng. Bà đƣợc đánh giá là một nữ tƣớng có nhiều mƣu lƣợc, đƣợc các vị tƣớng tá, ký giả Pháp rất nể phục. Bên cạnh việc tổ chức nhiều trận đánh lớn, bà còn quán xuyến việc tổ chức sản xuất lƣơng thực phục vụ cho cuộc kháng chiến. Bà luôn bên cạnh chồng góp nhiều ý kiến sáng suốt. Các mƣu kế nhƣ cho ngƣời trá hàng, bắt cóc giặc Pháp đòi tiền chuộc, hòa hoãn chờ thời cơ, lập quán thử vàng, thăm dò trong dân chúng để tuyển chọn ngƣời tài… đều có phần đóng góp đáng kể của bà. 37