SlideShare a Scribd company logo
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Phạm Thị Xuân Lan
VĂN HÓA TÂM LINH
TRONG TRUYỆN NGẮN, TIỂU THUYẾT VIỆT NAM
(1932 – 1945)
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Phạm Thị Xuân Lan
VĂN HÓA TÂM LINH
TRONG TRUYỆN NGẮN, TIỂU THUYẾT VIỆT NAM
(1932 – 1945)
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số :602234
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. LÊ THU YẾN
Thành phố Hồ Chí Minh
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài này, ngoài việc cố gắng của bản thân,
người viết đã nhận được rất nhiều sự động viên giúp đỡ từ thầy cô, bạn bè,
cơ quan công tác và các tổ chức ban ngành của trường ĐHSP TP. HCM.
Trước tiên người viết xin bày tỏ lòng biết ơn của mình với PGS. TS Lê
Thu Yến – Phó chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư Phạm Thành Phố
Hồ Chí Minh. PGS. TS Lê Thu Yến đã tận tình giúp đỡ người viết làm sáng tỏ
các vấn đề được triển khai trong đề tài suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Ban chủ nhiệm Khoa Ngữ văn,
phòng SĐH Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho người viết hoàn thành luận văn này. Xin cảm ơn BGH Trường THPT
Nguyễn Văn Trỗi đã tạo điều kiện thuận về thời gian công tác để người viết
hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp và bạn bè đã giúp đỡ và động
viên người viết trong suốt quá trình làm luận văn.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2012
Người viết
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỤC LỤC
DẪN NHẬP............................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề..................................................................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 6
4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 6
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 7
5.1. Phương pháp lịch sử..................................................................................... 8
5.2. Phương pháp hệ thống.................................................................................. 8
5.3. Phương pháp so sánh.................................................................................... 8
5.4. Phương pháp phân tích tổng hợp.................................................................. 8
5.5. Phương pháp liên ngành............................................................................... 9
6. Đóng góp của luận văn ......................................................................................10
7. Bố cục của luận văn...........................................................................................10
NỘI DUNG...............................................................................................................12
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ................................................................12
1.1. Văn hóa và văn hóa tâm linh ..........................................................................12
1.1.1. Văn hóa.....................................................................................................12
1.1.2. Tâm linh....................................................................................................14
1.1.3. Văn hóa tâm linh ......................................................................................18
1.2. Cơ sở hình thành yếu tố tâm linh trong văn hóa Việt Nam............................20
1.2.1. Nền văn hóa gốc nông nghiệp trồng lúa nước..........................................21
1.2.2. Tư tưởng Nho- Phật- Đạo và các tôn giáo khác.......................................24
1.3. Truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1932-1945 ..............................25
1.3.1. Bối cảnh văn học 1932-1945....................................................................25
1.3.2. Thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết có yếu tố tâm linh trong văn học Việt
Nam 1932-1945..................................................................................................28
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1.4. Cơ sở hình thành yếu tố tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt
Nam1932-1945 ......................................................................................................30
1.4.1. Kế thừa yếu tố tâm linh trong văn học dân gian Việt Nam......................31
1.4.2. Kế thừa yếu tố tâm linh trong văn học trung đại Việt Nam .....................34
1.4.3. Tiếp biến yếu tố tâm linh trong văn học phương Tây..............................37
CHƯƠNG 2: NHỮNG BIỂU HIỆN VĂN HÓA TÂM LINH TRONG
TRUYỆN NGẮN, TIỂU THUYẾT VIỆT NAM 1932-1945................................40
2.1. Mộng...............................................................................................................40
2.2. Cầu cúng, khấn vái..........................................................................................48
2.2.1. Cầu đảo.....................................................................................................48
2.2.2. Thờ cúng...................................................................................................55
2.2.3. Khấn vái, thề nguyền................................................................................60
2.2.4. Lập miếu (am, miễu) ................................................................................66
2.3. Điềm báo.........................................................................................................68
2.4. Phép thuật, bói toán ........................................................................................74
2.4.1. Phép thuật, bùa ngải, phù chú...................................................................74
2.4.2. Bói toán, tướng thuật................................................................................79
2.5. Linh ứng..........................................................................................................82
2.5.1. Quả báo.....................................................................................................82
2.5.2. Ứng báo ....................................................................................................86
2.6. Hồn ma, hóa kiếp............................................................................................88
2.6.1. Hồn ma .....................................................................................................88
2.6.2. Hóa kiếp....................................................................................................96
Chương 3: HIỆU QUẢ THẨM MĨ CỦA YẾU TỐ TÂM LINH TRONG
TRUYỆN NGẮN, TIỂU THUYẾT VIỆT NAM 1932-1945............................. 103
3.1. Yếu tố tâm linh – phản ánh hiện thực.......................................................... 103
3.1.1. Hiện thực đời sống tâm linh .................................................................. 104
3.1.2. Hiện thực xã hội .................................................................................... 108
3.2. Yếu tố tâm linh – Ý nghĩa nhân văn............................................................ 111
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
3.2.1. Yếu tố tâm linh – Ý nghĩa giáo dục....................................................... 111
3.2.2. Yếu tố tâm linh – Khát vọng hạnh phúc................................................ 117
3.3. Yếu tố tâm linh – Giá trị nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn, tiểu thuyết Việt
Nam 1932-1945 .................................................................................................. 124
3.3.1. Chi tiết, tình huống................................................................................ 124
3.3.2. Hệ thống ngôn từ................................................................................... 128
3.3.3. Hệ thống nhân vật.................................................................................. 131
3.3.4. Không gian thiêng ................................................................................. 134
3.3.5. Thời gian thiêng..................................................................................... 137
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 141
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 144
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1
DẪN NHẬP
1. Lí do chọn đề tài
Văn học, nghệ thuật cùng với triết học, chính trị, tôn giáo, đạo đức, phong
tục… là những bộ phận hợp thành của toàn thể cấu trúc văn hoá. Nếu văn hoá thể
hiện quan niệm và cách ứng xử của con người trước thế giới, thì văn học là hoạt
động lưu giữ những thành quả đó một cách sinh động nhất. Văn hoá của một dân tộc
cũng như của toàn thể nhân loại từng trải qua nhiều chặng đường tìm kiếm, chọn
lựa, đấu tranh và sáng tạo để hình thành những giá trị trong xã hội. Văn học vừa thể
hiện con đường tìm kiếm đó, vừa là nơi định hình những giá trị đã hình thành. Cũng
có thể nói văn học là văn hoá lên tiếng bằng ngôn từ nghệ thuật.
Văn học biểu hiện văn hoá, cho nên văn học là tấm gương của văn hoá. Trần
Ngọc Thêm đã nhận xét Tiếng Việt “phản ánh rõ hơn đâu hết linh hồn, tính cách
của con người Việt Nam và những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa Việt Nam”
[92; tr 316]. Văn hoá tác động đến văn học không chỉ ở đề tài mà còn ở toàn bộ bầu
khí quyển tinh thần bao bọc hoạt động sáng tạo của nhà văn và hoạt động tiếp nhận
của bạn đọc. Bản thân nhà văn với thế giới nghệ thuật của mình là một sản phẩm
văn hoá. Người đọc, với chân trời chờ đợi hướng về tác phẩm, cũng được rèn luyện
về thị hiếu thẩm mỹ trong một môi trường văn hoá nhất định. Chính không gian văn
hoá này chi phối cách xử lý đề tài, thể hiện chủ đề, xây dựng nhân vật, sử dụng thủ
pháp nghệ thuật… trong quá trình sáng tác; đồng thời cũng chi phối cách phổ biến,
đánh giá, thưởng thức… trong quá trình tiếp nhận. Một nền văn hoá cởi mở, bao
dung mới tạo điều kiện thuận lợi cho văn học phát triển. Vì vậy, có thể nói văn học
là thước đo, là “nhiệt kế” vừa lượng định, vừa kiểm nghiệm chất lượng và trình độ
văn hoá của một xã hội trong một thời điểm lịch sử nhất định.
Trong tinh thần đó, nhiều nhà nghiên cứu đã căn cứ vào những dữ liệu văn học
để tìm hiểu bức tranh văn hoá của một thời đại. Nói cách khác, thực tiễn văn học có
thể cung cấp những cứ liệu đáng tin cậy cho khoa nghiên cứu văn hoá. Đối với mỗi
quốc gia, văn hóa là giá trị cao quí nhất. Bởi văn hóa (do gốc rễ lịch sử bền sâu bao
giờ cũng có tiềm lực trường tồn lớn hơn những thiết chế văn minh). Văn hóa với sự
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
2
tích lũy những hằng số lịch sử, mang hồn cốt của một dân tộc và có thể trụ vững
theo thời gian đồng thời định hướng sự phát triển của văn minh. Văn hoá chi phối
hoạt động và sự phát triển của văn học, thì ngược lại, văn học cũng tác động đến
văn hóa, hoặc trên toàn thể cấu trúc, hoặc thông qua những bộ phận hợp thành khác
của nó. Những nhà văn tiên phong của dân tộc bao giờ cũng là những nhà văn hoá
lớn. Giữa văn học và văn hoá có mối quan hệ hữu cơ mật thiết như vậy, nên việc
tìm hiểu văn học dưới góc nhìn văn hoá là một hướng đi cần thiết và có triển vọng.
Cùng với những cách tiếp cận văn học bằng xã hội học, mỹ học, thi pháp học…
cách tiếp cận văn học bằng văn hoá học giúp chúng ta lý giải trọn vẹn hơn tác phẩm
nghệ thuật với hệ thống mã văn hoá được bao hàm bên trong nó. Những yếu tố văn
hoá liên quan đến thiên nhiên, địa lý, lịch sử, phong tục, tập quán, ngôn ngữ… có
thể được vận dụng để cắt nghĩa những phương diện nội dung và hình thức của tác
phẩm. Nó cũng có thể góp phần lý giải tâm lý sáng tác, thị hiếu độc giả và con
đường phát triển nói chung của văn học.
Văn học Việt Nam giai đoạn 1932-1945 mang những giá trị từ nguồn văn hoá
truyền thống âm thầm chảy trong mạch ngầm của nó và thấm vào thế giới hình
tượng và ngôn từ của tác phẩm đồng thời có những giá trị văn hoá mới hình thành
vào lúc đương thời không thôi cám dỗ, kêu gọi, thách thức. Trong văn học thời kì
này, qua tài năng nghệ thuật, sự phá cách, chất hiện đại trong phong cách sáng tác
cùng với vốn văn hóa truyền thống sâu rộng của mình, các tác giả đã cho chúng ta
hiểu được niềm tin thiêng liêng, tín ngưỡng truyền thống, phong tục tạp quán, nếp
cảm nếp nghĩ và những quan niệm thể hiện phương thức tư duy của nhân dân –
những điểm cốt lõi tạo nên giá trị văn hóa tinh thần đặc sắc của dân tộc: văn hóa
tâm linh.
Văn học Việt Nam giai đoạn 1932-1945 một mặt kế thừa các giá trị văn hóa tinh
thần của văn học dân gian và văn học trung đại mặt khác đi sâu khám phá tâm hồn
phức tạp của con người trong thời đại mới. Sự phá cách, chất hiện đại trong phong
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
cách sáng tác của các nhà văn đã làm nên sự đa sắc cho giai đoạn văn học này.
Trong thời đại của chúng ta, vấn đề tâm linh con người được quan tâm chú ý nhiều
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
3
hơn bởi “tâm linh trong cuộc sống của con người thuộc về văn hóa, và phải được
đối xử một cách văn hóa” [33; tr 328]. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài: “Văn hóa tâm
linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam 1932-1945” như một hành trình tìm
hiểu truyền thống văn hóa Việt Nam trong dòng chảy của văn học dân tộc.
2. Lịch sử vấn đề
Tâm linh là vấn đề phức tạp chưa được tìm hiểu thấu đáo. Đã có một thời
người ta đồng nhất tâm linh với mê tín dị đoan và ra sức bài trừ. Những năm gần
đây, trên tinh thần cởi mở để hòa nhập cùng thế giới, vấn đề tâm linh được đề cập
nhiều hơn. Người ta nói nhiều về tâm linh như thế giới tâm linh, đời sống tâm linh,
giải tỏa tâm linh, văn hóa tâm linh... Tâm linh đối với văn học đã có gắn kết nhau
như duyên nợ nên việc đi sâu khám phá tâm linh sẽ là hướng đi đúng quĩ đạo của
văn học, Huỳnh Như Phương cũng có ý cho rằng tìm hiểu tâm linh là hướng đi vào
thế giới nội tâm để khám phá chiều sâu tâm linh nhằm nhận diện hình ảnh con
người đích thực là ý hướng có triển vọng của nền văn học dân chủ. Con người với
đời sống tâm hồn vốn là một kho báu bí ẩn đối với nhà văn. Nói như nhà văn Mô-
ôm thì chính đời sống tâm linh đã làm cho bản chất của con người chứa đầy những
yếu tố bất ngờ, bí ẩn.
Văn học chính là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa tinh thần cho mọi thế hệ.
Từ văn học hiểu thêm về văn hóa, đứng ở góc độ văn hóa nhìn sang văn học, văn
hóa được nhận ra một cách tinh tế và văn học có nền tảng vững chắc như cội cây đã
được sâu rễ bền gốc.
Xung quanh đề tài luận văn về Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu
thuyết Việt Nam 1932-1945, trong phạm vi tư liệu sưu tầm được, chúng tôi điểm qua
một số công trình, bài báo khoa học có liên quan đến vấn đề này.
Về văn hóa tâm linh, trong nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa, các tác
giả đều có đề cập những vấn đề liên quan đến văn hóa tâm linh. Tuy nhiên sự đề cập
mới chỉ dừng lại ở việc nêu hiện tượng, nhìn nhận khái quát.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Công trình “Văn hóa tâm linh” (2002) của Nguyễn Đăng Duy giới thiệu
những vấn đề về văn hóa tâm linh người Việt ở miền Bắc trong các lĩnh vực: tín
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
4
ngưỡng, thần thánh, trời đất, thờ Mẫu, tang ma, thờ cúng tổ tiên, các tôn giáo Phật,
Đạo, Thiên chúa giáo. Tác giả nhìn khái quát về tâm linh trong mọi mặt đời sống.
Trong đó có khía cạnh tâm linh trong văn học nghệ thuật “tâm linh trong sáng tác
văn học nghệ thuật là những hình ảnh, biểu tượng thiêng liêng nào đó mà tác giả
thể hiện được ra trong tác phẩm, làm rung động những trái tim, ngấn lệ những tâm
hồn” [20; tr 38].
Công trình “Phân tâm học và văn hóa tâm linh” của S.Freud, C.Jung,
E.Fromm, R.Assagioli do Đỗ Lai Thúy biên soạn (2004). Công trình này đã đi sâu
vào tìm hiểu con người với ba kích thước cơ bản. Đó là con người với bản chất sinh
học, con người với bản chất xã hội và con người với bản chất tâm linh. Trong công
trình này, S.Freud và C.Jung đã phân tích tâm linh như một lĩnh vực của đời sống
tinh thần. Tâm linh không đồng nhất với tín ngưỡng và tôn giáo. Tâm linh không
nằm ngoài phạm vi nghiên cứu khoa học, mà còn là đối tượng của khoa học. Tâm
linh cùng với khoa học và tôn giáo sẽ đưa con người đến một sự phát triển hài hòa
tất cả các mặt sinh học - xã hội - tâm lí - tâm linh. S.Freud đã lí giải tâm linh con
người từ nguồn gốc của tục Tôtem và C.Jung lí giải về giấc mơ của con người.
Cùng với lí thuyết Phân tâm học và tôn giáo của E.Fromm, lí thuyết Phân tâm học
và Thiền, lí thuyết về sự phát triển của siêu cá nhân đã giúp cho chúng ta có cái nhìn
khoa học về các hiện tượng tâm linh.
Gần với công trình trên là chuyên luận “Tìm hiểu văn hóa tâm linh Nam
Bộ” (2004) của Nguyễn Hữu Hiếu bàn về văn hóa tâm linh của người Việt ở Nam
Bộ qua tín ngưỡng thờ Mẫu và các lễ hội cổ truyền từ sự ảnh hưởng của văn hóa
Chăm.
Với công trình nghiên cứu “Văn hóa tâm linh Thăng Long Hà Nội” của
Văn Quảng, chúng ta được hiểu thêm những biểu hiện phong phú, đa dạng về tâm
thức cũng như hoạt động thờ cúng cụ thể trong đời sống tinh thần, văn hóa tâm linh
của cư dân Thăng Long - Hà Nội. Qua đây, tác giả đã giới thiệu về những công trình
văn hóa vật chất đậm tính tâm linh: phủ, điện, đình, đền, chùa, miếu… cùng
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
5
với những tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ cúng các thần và những tín ngưỡng tâm linh nổi
bật nhất ở mảnh đất kinh kì ngàn năm văn hiến.
Bài viết “Tiếp cận vấn đề tâm linh” của Sơn Nam đã khẳng định tâm linh là
vấn đề “bản sắc văn hóa” [69; tr 282], tác giả đã đi tìm ranh giới giữa tâm linh với
tín ngưỡng và mê tín.
Bài viết “Tinh thần phân tích tâm linh một đặc trưng của chủ nghĩa hiện
thực” của PGS.TS. Phùng Quí Nhâm đã góp thêm một cách nhìn về tâm linh con
người. Ông xem phân tích tâm linh con người cũng là một trong những đặc trưng
quan trọng của chủ nghĩa hiện thực.
Trong bài viết “Văn hóa và thị trường” GS.TS. Nguyễn Văn Hạnh nhận
định rằng “Tâm linh có vị trí hiển nhiên và nổi bật trong đời sống tinh thần của con
người. Có thể coi con người là một sinh vật tâm linh” [33; tr 328].
Trong những công trình bàn về thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam
1932-1945 chúng tôi chú ý đến những công trình của Bùi Việt Thắng bởi trong công
trình nghiên cứu Truyện ngắn - những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại, ít
nhất có ba lần Bùi Việt Thắng nhắc đến vấn đề “truyện ngắn được quan niệm là
một bộ phận của tiểu thuyết” [90; tr 36-71-132]
Bài viết “Tâm linh- bản thể con người” của Nguyễn Kiên trên Tạp chí Tia
sáng góp phần làm rõ cốt lõi của đời sống tâm linh ở trong bản thể của con người.
Luận văn thạc sĩ của Hoàng Thị Minh Phương về “Văn hóa tâm linh trong
văn xuôi trung đại” đã góp phần tìm hiểu những giá trị đặc sắc của các văn hóa tâm
linh trong văn xuôi trung đại.
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thu Hiền đã tìm hiểu “Yếu tố tâm linh trong
truyện ngắn sau 1975”. Qua công trình này, chúng ta thấy rằng yếu tố tâm linh có
những giá trị như hằng số trong văn học nói riêng và trong đời sống văn hóa Việt
nói chung theo suốt chiều dài của lịch sử dân tộc.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Mặc dù vấn đề tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945
chưa được quan tâm nhiều, nhưng cũng có một vài công trình nghiên cứu liên quan
đến tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945. Đó là luận văn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
6
thạc sĩ của Trần Thanh Tùng nghiên cứu về Yếu tố kỳ ảo trong văn xuôi lãng mạn
Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Qua luận văn này, người viết đi vào tìm hiểu yếu tố
kỳ ảo như một thủ pháp nghệ thuật trong văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930-1945.
Như vậy, vấn đề tâm linh trong văn học đã được một số nhà nghiên cứu bàn
đến ở những phạm vi khác nhau. Nhìn chung các nhà nghiên cứu thừa nhận có một
thế giới tâm linh tồn tại trong đời sống con người Việt Nam từ xưa đến nay, đặc biệt
là trong văn học. Tuy nhiên, trong truyện ngắn, tiểu thuyết Viêt Nam 1932-1945
vẫn chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu và qui mô. Từ những ý kiến quí báu
của những người nghiên cứu đi trước, chúng tôi chọn vấn đề văn hóa tâm linh và đi
sâu vào đề tài “Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-
1945” yếu tố quan trọng làm nên giá trị của văn học giai đoạn này.
3. Mục đích nghiên cứu
Tác phẩm văn học tái hiện lại đời sống của con người. Văn học Việt Nam có nhiều
thay đổi và để lại dấu ấn đậm nét nhất ở giai đoạn 1932-1945. Đây là thời kì hoàn
thiện diện mạo hiện đại trên tất cả mọi phương diện của đời sống văn chương nghệ
thuật dân tộc.
Truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 không chỉ phản ánh hiện thực
phức tạp của đời sống mà còn đi sâu vào thế giới tâm linh của con người. Trong
cách cảm nhận thế giới của người Việt “thiên nhân tương cảm”, “địa linh sinh
nhân kiệt”, “vạn vật hữu linh” nên truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945
cũng để lại dấu ấn tâm linh trong các tác phẩm... Chính vì thế, luận văn đi sâu tìm
hiểu văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 để cóp
nhặt những hiện tượng mang dấu ấn văn hóa tâm linh- một biểu hiện của truyền
thống văn hóa Việt trong sáng tác của các nhà văn hiện đại. Đồng thời cũng giúp ta
nhận thấy sức hấp dẫn của những truyện ngắn, tiểu thuyết mang yếu tâm linh. Đó
cũng là sự minh chứng cho một dòng văn học về tâm linh vẫn ngầm chảy trong lịch
sử văn học nước nhà.
4. Phạm vi nghiên cứu
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
7
Trong phạm vi đề tài và tư liệu, chúng tôi chỉ khảo sát những tác phẩm
truyện ngắn và tiểu thuyết có xuất hiện nhiều yếu tố tâm linh của các tác giả tiêu
biểu ở miền Bắc giai đoạn 1932-1945. Cụ thể gồm 16 tác giả và 75 tác phẩm
(truyện ngắn, tiểu thuyết) như sau:
1. Nam Cao - 2 truyện ngắn
2. Phạm Cao Củng - 1 truyện ngắn
3. Bùi Hiển - 2 truyện ngắn
4. Nguyên Hồng - 2 truyện ngắn; 1 tiểu thuyết
5. Lan Khai - 8 truyện ngắn; 1 tiểu thuyết
6. Cung Khanh - 6 truyện ngắn
7. Nhất Linh - 4 truyện ngắn;1 tiểu thuyết
8. Thế Lữ - 5 truyện ngắn; 2 tiểu thuyết
9. Hoàng Trọng Miên - 5 truyện ngắn
10. Đỗ Huy Nhiệm - 5 truyện ngắn
11. Vũ Trọng Phụng - 1 truyện ngắn; 2 tiểu thuyết
12. Trần Tiêu - 5 truyện ngắn; 2 tiểu thuyết
13. Thanh Tịnh - 4 truyện ngắn
14. Ngô Tất Tố - 1 tiểu thuyết
15. Nguyễn Tuân - 11 truyện ngắn; 1 tiểu thuyết
16. TCHYA- Đái Đức Tuấn - 1 truyện ngắn; 2 tiểu thuyết
Trên cơ sở thống kê, phân loại các hiện tượng tâm linh trong các tác phẩm
dựa trên hệ qui chiếu từ văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam (phong tục, tập
quán, tín ngưỡng, quan niệm, nếp cảm nếp nghĩ...), chúng tôi đã bước đầu giải thích
một cách có cơ sở một số hiện tượng tâm linh phổ biến trong đời sống tinh thần của
người dân Việt. Qua đó, chúng ta sẽ thấy được ý nghĩa của yếu tố tâm linh đối với
các truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945.
5. Phương pháp nghiên cứu
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
8
5.1. Phương pháp lịch sử
Tác phẩm văn học là sản phẩm của một hoàn cảnh lịch sử trong tiến trình
phát triển của lịch sử dân tộc. Vì vậy, hướng đến việc tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử xã
hội, môi trường văn hóa tư tưởng chung của thời đại trong mối tương tác của chúng
với tác giả sẽ giúp chúng tôi lí giải yếu tố văn hóa trong văn học một thời đại.
5.2. Phương pháp hệ thống
Chúng tôi coi truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932–1945 là một bộ phận,
một hệ thống. Trong đó những tác phẩm mang yếu tố tâm linh được đặt trong hệ
thống chung của truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam để khảo sát.
Căn cứ vào những số liệu có được từ thao tác thống kê, phân loại từ tần số
xuất hiện các hiện tượng tâm linh, chúng tôi sử dụng phương pháp tổng hợp nhằm
lý giải những yếu tố tâm linh trong từng tác phẩm thuộc phạm vi khảo sát. Từ đó có
cái nhìn toàn diện về văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam giai
đoạn 1932- 1945.
5.3. Phương pháp so sánh
Sử dụng phương pháp so sánh giúp chúng tôi thấy được điểm giống và khác
nhau giữa các yếu tố tâm linh trong từng tác phẩm của các tác giả khác nhau, cũng
như góp phần làm rõ sự giống và khác nhau của những yếu tố tâm linh trong truyện
ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 so với văn học trung đại Việt Nam và truyện
ngắn Việt Nam sau 1975.
5.4. Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp phân tích, tổng hợp cũng được chúng tôi sử dụng trong quá
trình tiếp nhận, nghiên cứu truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam có yếu tố tâm linh
giai đoạn 1932-1945. Phương pháp này giúp chúng tôi xem xét yếu tố tâm linh trên
những cơ sở nhất định đồng thời rút ra những nhận định xác thực về sự tồn tại của
tâm linh trong dòng chảy của văn học.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
9
5.5. Phương pháp liên ngành
Phương pháp này cũng được sử dụng trong luận văn của chúng tôi để việc
nghiên cứu hướng đến mục đích giúp người đọc thấy rõ vấn đề tâm linh thuộc về
văn hóa. Hơn thế, văn hóa và văn học luôn có mối quan hệ mật thiết.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
10
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn tập trung tìm hiểu những biểu hiện của văn hóa tâm linh trong
truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945. Từ đó góp phần lí giải cho một số
vấn đề tâm linh trong văn học thời kì này, đồng thời làm sáng tỏ giá trị của những
tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết có yếu tố tâm linh.
7. Bố cục của luận văn gồm: (142 trang)
Dẫn luận (10 trang)
Chương 1: Những vấn đề chung (29 trang)
Trong chương 1, chúng tôi giới thiệu khái quát bối cảnh văn hóa - văn học
Việt Nam giai đoạn 1932-1945. Trên nền một xã hội có những biến đổi về kinh tế,
chính trị, văn hóa... văn học cũng có sự vận động, phát triển theo xu hướng phù hợp
với thời đại mới. Đặc biệt là thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết đã có bước hiện đại
hóa đáng kể và có nhiều đóng góp lớn cho nền văn học nước nhà. Trong dòng chảy
chung của văn học, chúng tôi muốn tìm về cội nguồn của văn hóa tâm linh trong
văn học dân tộc. Những vấn đề trên sẽ được làm sáng tỏ qua các mục sau:
1.1.Văn hóa tâm linh
1.2. Cơ sở hình thành yếu tố tâm linh trong văn hóa Việt Nam
1.3.Truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1932-1945
1.4.Cơ sở hình thành yếu tố tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam
1932-1945
Chương 2: Những biểu hiện của văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu
thuyết Việt Nam 1932-1945 (53 trang)
Chúng tôi phân tích các biểu hiện văn hóa tâm linh của người Việt Nam qua các
truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1932-1945. Bước đầu tiếp cận, chúng
tôi cóp nhặt và phân biệt những biểu hiện văn hóa tâm linh qua những hình thức
biểu hiện cụ thể:
2.1. Mộng
2.2 .Cầu cúng, khấn vái
2.3. Điềm báo
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
11
2.4. Phép thuật, bói toán
2.5. Linh ứng
2.6. Hồn ma, hóa kiếp
Chương 3: Hiệu quả thẩm mĩ của yếu tố tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt
Nam 1932-1945 (39 trang)
Tâm linh là một vấn đề thuộc về văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Vì vậy, khai thác yếu tố tâm linh chính là cách thức để nhà văn đi sâu vào thế giới
tâm linh đầy bí ẩn của con người. Chính vì thế, yếu tố tâm linh đã góp phần tạo nên
những giá trị khó phủ nhận về mặt nội dung và nghệ thuật. Nó là phương thức thể
hiện quan niệm mới về thế giới, cuộc sống và là một thủ pháp để nhà văn đi sâu vào
khám phá nội tâm phức tạp của con người. Từ đó, chúng tôi tìm hiểu hiệu quả nghệ
thuật của yếu tố tâm linh qua các mục sau:
3.1. Yếu tố tâm linh – Phản ánh hiện thực
3.2. Yếu tố tâm linh – Ý nghĩa nhân văn
3.3. Yếu tố tâm linh – Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam
1932-1945
Kết luận (3 trang)
Tài liệu tham khảo (8 trang)
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
12
CHƯƠNG 2
NHỮNG BIỂU HIỆN VĂN HÓA TÂM LINH TRONG TRUYỆN NGẮN,
TIỂU THUYẾT VIỆT NAM 1932-1945
Tất cả những biểu hiện liên quan đến đời sống tâm linh con người sẽ tạo nên
văn hóa tâm linh. Thế giới văn hóa tâm linh của người Việt được xây dựng theo mô
hình “dương sao, âm vậy - trần sao, âm vậy”. Đây là quan niệm xuất phát để tìm
hiểu về mô hình thế giới tâm linh của người Việt. Văn hóa tâm linh có những biểu
hiện vô cùng phong phú, đa dạng trong đời sống của người Việt. Tâm linh chính là
một biểu hiện trong đời sống tinh thần của con người, với tất cả sự phong phú, phức
tạp của nó. Những biểu hiện liên quan đến đời sống tâm linh con người sẽ tạo nên
văn hóa tâm linh. Tìm hiểu những biểu hiện văn hóa tâm linh của người Việt qua
truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945, chúng tôi thấy có những biểu hiện
như: Mộng ; Cầu cúng, khấn vái; điềm báo ; Phép thuật, tướng số ; Linh ứng; hồn
ma, hóa kiếp.
2.1. Mộng
Mộng là “hiện tượng thấy người hay sự vật hiện ra như thật trong giấc ngủ”.
Mộng còn được gọi là giấc mơ, chiêm bao, mơ, mê [76; tr 792]. Trong văn hóa tâm
linh “mộng là kết quả của sự hiển linh hoặc sự gợi ý của quỷ thần” [73, tr158].
Công trình Văn hóa nguyên thủy của E.P.Tylor đã cho ta biết rằng người
nguyên thủy có nhiều cách để liên thông với thần linh. Trong đó giấc mơ là một
cách để con người liên lạc với thần linh hoặc gặp gỡ linh hồn của con người ở thế
giới bên kia. Ănghen (Engels) cũng cho rằng “người nguyên thủy qua sự suy ngẫm
về giấc mộng mà hợp thành nên quan niệm về linh hồn. Ngược lại, họ lại dùng quan
niệm về linh hồn mà giải thích về hoàn cảnh và hình tượng trong giấc mộng” [79;tr
26]. Nhà triết học Đức Niêt-sơ cho rằng: “Giấc mộng là sự bồi thường lại sự vui vẻ
và mĩ cảm bị mất đi lúc ban ngày” [79; tr160]. Theo Lêvibôliu trong cuốn Tư duy
nguyên thủy cho rằng mộng là “sự giao tiếp giữa người nằm mơ với tinh linh, tri
linh hồn, thần...” [79; tr34]. Theo Freud và Jung “giấc mơ diễn tả cái gì đặc thù
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
41
tiềm thức muốn thông báo cho chúng ta biết” [79; tr118]. Có thể nói “Bản đồ thế
giới mà ta có thể tưởng tượng nên, chỉ được vẽ ra trong giấc mộng…” (79; tr.294).
Mộng không phải là “một sản phẩm vô nghĩa của hoạt động bị nhiễu của tâm linh”,
mà ngược hẳn lại “giấc mơ là một thành quả tâm lý riêng của người chiêm bao”, là
kết quả của “sức chống đối giữa cái tôi đã thức tỉnh và cái vô thức bị chèn ép” [79;
tr 47-197]. Sau khi phân biệt “nội dung hiển nhiên của giấc mơ” và “nội dung tiềm
ẩn của giấc mơ”, Freud đã viết rất hay và đầy thuyết phục như sau: “… thường
những suy nghĩ trong Giấc mơ gần nhất lại dễ thu hút chúng ta nhất bởi vẻ ngoài
khác thường của chúng. Chúng được diễn đạt không bằng ngôn ngữ đời thường mà
chúng ta quen tư duy, mà bằng thứ ngôn ngữ biểu tượng đầy những sự so sánh và
phép ẩn dụ, và giàu hình ảnh như ngôn ngữ thi ca” [79; tr 56,72). Và chính Freud
đã trân trọng nhắc lại lời của nhạc sĩ thiên tài Schubert trong chuyên luận quan
trọng nhất của ông “Giấc mơ là sự giải phóng cho Tâm linh khỏi các trói buộc của
thiên nhiên bên ngoài, là sự cởi trói cho Tâm linh thoát khỏi năng lực cảm nhận.”
[79; tr 48].
Trong những cách phân loại về Giấc mơ hình thành từ thời cổ xưa cho tới
trước những những công trình phân tâm học của S.Freud, đều coi mộng là sự khao
khát, sự kêu gọi của tiềm thức đối với cái Chân- Thiện -Mỹ. Thi hào Đức Goethe
từng viết: “Trong đời tôi có nhiều lần đau khổ, nuốt nước mắt. Nhưng sau khi tôi
lên giường nằm, cảnh mộng có thể dùng mọi hình thức dẫn dắt và an ủi tôi, làm cho
tôi siêu thoát khỏi nỗi bi thương mà đổi lại được sự nhẹ nhàng vui vẻ” [79; tr 19].
Giấc mộng là sản phẩm của tác dụng “tinh thần”. Mộng có liên quan đến cuộc sống
hiện thực. Ngay như một người nằm ngủ có nhiều chiêm bao, thì cái chiêm bao nào
cũng có nguyên nhân từ sinh lý và tâm lý của sinh thể. Đôi khi chiêm bao lại là một
linh ảnh báo trước cho một chuyện sẽ xảy ra rất đúng với thực tế. Vì vậy chiêm bao
dù cho hồ đồ hay đúng sai gì cũng có nhân quả của nó. Theo Phật giáo, một trong
những nguyên nhân của giấc chiêm bao là do sự tu tĩnh, hành điều thiện, cảm đến
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
bực trên, hiện ra mộng lành, trái lại hành điều ác, cảm đến bực trên, hiện ra điều dữ.
Theo thuyết duy linh thì mộng là một dự giác, một bí quyết răn dạy của thần linh,
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
42
nghĩa là thần linh báo trước cho ta, do đó có giấc mộng lành (cát mộng) và giấc
mộng dữ (hung mộng). Dân gian cho rằng mộng không chỉ là hình thức thông linh
cơ bản giữa con người với thần thánh, ma quỉ mà còn là điềm trời, vận số mà các
lực lượng siêu nhiên báo triệu, định đoạt cho người trần. Qua giấc mộng, con người
có thể gặp lại người đã chết hoặc chiêm nghiệm, đoán định những điều sẽ xảy ra
ứng với giấc mộng. Phật giáo cho rằng đau khổ và hạnh phúc của giấc mộng là có
thật với người trong mộng. Mộng sẽ qua đi, nhưng sự sống của tâm linh thì không
qua đi bao giờ.
Xưa nay, những giấc mộng thường được miêu tả trong văn chương, và nhiều
khôn xiết: những giấc mộng trong kinh sách của Trang Chu, trong thơ Đỗ Phủ, Lý
Bạch, trong hồi ký Nam Ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng, trong tiểu thuyết
Hồng Lâu mộng của Tào Tuyết Cần, trong Truyện kì lạ và bài thơ Mộng ảo của
Edga Poe,... Trong truyện ngắn, tiểu thuyết 1932-1945 hiện tượng mộng xuất hiện
với ý nghĩa là giấc mộng và báo mộng. Sự linh ứng của mộng liên quan đến nhiều
vấn đề trong cuộc sống: gặp người thân đã chết, gặp người yêu bày tỏ khát vọng
tình yêu mà lúc sống không thực hiện được, gặp những người phụ nữ đẹp, gặp
những thần linh, nỗi ám ảnh về định mệnh...
Người ta tin rằng thế giới của thần linh ma quỉ tồn taị song song với thế giới
của con người và hai thế giới ấy có sự thông linh. Mộng là cầu nối giúp con người
tiếp xúc và lĩnh hội những ý muốn, những điềm triệu, những điều “thiên cơ bất khả
lậu” mà con người luôn mong muốn được biết. Trong Câu chuyện mơ trong giấc
mộng của Nhất Linh, Tuyết mơ thấy ba cô gái tìm đến “mặc toàn đồ trắng” là điềm
báo cho sự việc sẽ xảy ra trong thực tế về kiếp phù hoa của đời mình. Định mệnh
của mỗi con người dường như đã có sự sắp đặt của hóa công. Trong giấc mơ, người
đàn bà thấy đứa con của mình nửa người nửa rắn về báo cho mẹ biết cuộc chiến
sanh tử vào ngày mai “chị thấy một vật nửa người nửa rắn tự ngoài vào, vừa đi vừa
khóc suốt mướt (..) Mẹ ơi, mẹ cứu Cuổng với! Ngoài ngòi bây giờ có một con
thuồng luồng trắng ở Đài Thị mới về, nó định chiếm chỗ của con. Giờ Ngọ ngày
mai, con với nó đánh nhau to. Được, chẳng nói làm gì, nếu thua, con sẽ một là bị
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
43
chết, hai là bị đuổi đi nơi khác, bấy giờ thì mẹ con sẽ mãn kiếp xa nhau...Vậy mai
mẹ giúp con một tay, mẹ đem dao ra bờ ngòi, chờ lúc hai bên đánh nhau, hễ thấy
khúc trắng nổi lên thì mẹ chém, mẹ nhớ nhé!...” (Con Thuồng Luồng nhà họ Ma –
Lan Khai).
Mộng là thời khắc mà người sống có thể gặp gỡ người đã chết, tiếp xúc với
linh hồn những con người từ thế giới bên kia. Vì vậy, Tuấn gặp Mai Lan Hương
trong giấc mộng Liêu Trai vô cùng đẹp đẽ và thơ mộng “Tuấn để cho người anh mê
đi trong tay ôm ấp gọn ghẽ của chiếc ghế bành, cũng như tâm hồn du dương ẩn nép
trong lòng một thú vui mơ hồ (...) Tuấn mơ tưởng thấy cả hai bàn tay, cả màu áo
xanh phơn phớt và màu da trắng điểm hồng”. Hình ảnh người con gái ở trại Bồ
Tùng Linh cũng hiện về trong giấc mơ của Thằng Dần - đày tớ của Tuấn “con nằm
mơ thấy có người đến (...) không trông rõ mặt, chỉ biết một hình tóc xòa, vận toàn
đồ trắng chập chờn đi qua” (Trại Bồ Tùng Linh – Thế Lữ). Giấc mộng của Tuấn là
một cuộc “tương ngộ” tiền duyên của một người nghệ sĩ đi tìm cái đẹp và cô gái
Hoàng Lan Hương mà chàng gặp là hiện thân cho sự tận mĩ. Cái đẹp tuyệt mĩ đôi
khi khó tìm thấy trong cõi thực mà chỉ có thể tìm nó trong cõi tâm linh của con
người. Giấc mộng còn là hiện tượng thấy người hiện về thông tri cho người sống
biết việc làm, mong muốn của người đã khuất. Vì thế, trong giấc ngủ mơ màng ông
Chánh hội nghe tiếng chú Khì chào hiện về báo mộng “ Tôi đây. Chú Khì đây. Chào
ông Chánh hội tôi đi về Tàu” (Chú Khì – người đánh tổ tôm vô hình – Nam Cao).
Giấc mộng là cầu nối để người sống gặp người chết hiện về bằng linh hồn “cái chòi
tôi nằm, bốn cột làm bằng bốn cây ba xoi mảnh dẻ, hơi bị lay cũng rung rinh như
võng. Người con gái ấy lên lúc nào mà tôi không biết?” (Người Lạ - Lan Khai).
Giấc mơ là ám ảnh cuộc sống, là những cơn ác mộng đối với những người
mang những mặc cảm tội lỗi khi làm những việc xấu xa, là nỗi day dứt lương tâm
của những con người đã bị vết chàm tội lỗi. Đó là giấc mơ của Trương khi hắn trượt
dài trên con đường buông thả, sa đọa “Trương ngủ thiếp đi, chàng nhìn thấy mình
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
cứ cố nhoi lên để tránh mũi dao mà Thu đưa vào cổ mình, nhưng có một sức mạnh
ghê gớm giữ chặt lấy chàng, đè nặng hai bên ngực. Mũi dao đã chạm vào cổ, nhưng
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
44
chàng không đau đớn gì cả: một dòng máu chảy ngang cổ xuống gáy lạnh như một
dòng nước đá mới tan, Trương kêu thét lên: "Em ghét anh" và giật mình tỉnh dậy”
(Bướm Trắng – Nhất Linh) .
Bằng cách tạo ra những giấc mơ trong tác phẩm của mình, nhà văn Nguyễn
Tuân đưa bạn đọc vào không gian của những câu chuyện đầy mộng ảo với những
hồn ma thấp thoáng đi về trong giấc mơ. Đó là giấc mơ của hai anh em ông Đầu Xứ
đều mơ về “người đàn bà trẻ, xõa tóc, ẵm con, hiện ngay lên dưới lều (…) kêu khóc
giữ rịt lấy tay không cho viết”. Giấc mơ về người đàn bà như là một định mệnh, một
sự báo oán dai dẳng. Cơn ác mộng ấy khiến “Ông Đầu Xứ Em thấy bãi trường thi
hình như rộng lớn hơn cả kiếp người” (Khoa thi cuối cùng – Nguyễn Tuân).
Mộng do trạng thái tâm sinh lý, do thân xác mỏi mệt mà hình thành, mộng
chính là linh cảm từ con người nhưng không nhìn thấy đoán ra, vì thế mộng có
những điều đã xảy ra và những điều sẽ xảy ra. Ông Kinh Trịnh trong Loạn âm vì
mệt quá mà ngủ thiếp đi. Trong giấc ngủ mộng mị, ông thấy: “Bỗng hai cánh cửa
lùa từ từ mở rộng, gió ùa dần vào (…) có hai người lính áo dấu nẹp đỏ, đầu đội nón
sơn, hiện hình trong khung cửa. Họ từ tốn bước vào…” (Loạn âm – Nguyễn Tuân).
Trong giấc mơ, ông gặp lại một người đồng môn đã mất mấy chục năm về trước,
bây giờ giữ một chức quan nhỏ dưới âm phủ. Hồn ma ấy về dương gian để bắt phu
theo lệnh của Diêm Vương, vì vậy người dân trong làng bị dịch bệnh, chết chóc,
làng quê nặng nề âm khí với những chiếc khăn tang trên đầu trắng xóa và “chợ làng
đến ba phần tư là ma họp”.
Giấc mơ là thời khắc người chết và người sống gặp nhau. Mộng là điềm báo
cho sự việc sẽ xảy ra trong thực tế. Đó là giấc mộng của cô Tơ “nghe thấy tiếng
người dón dén đi từ trong buồng thờ ra (...) thấy ông Chánh Thú đứng sững đấy, áo
xô gai rộng tay và hoen ố”, ông Chánh Thú hiện về trong giấc mơ của cô Tơ để báo
trước cái chết mang tính định mệnh của Bá Nhỡ “Một ngày rất gần đây, sẽ có một
người tìm đến để nghe mình hát. Cứ để cho người ấy đàn vào cái đàn dựng ở bàn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
thờ tôi. Mình đừng có ngăn giữ người ta. Mình phải hát cho người ấy đàn. Đàn
xong thì người ấy lăn ra chết. Thế nghĩa là người ấy sẽ thế mạng cho tôi ở dưới
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
45
cung Thủy Tinh này. Thì tôi mới được trở lên làm người dương gian” (Tâm sự của
nước độc – Nguyễn Tuân).
Thế giới giấc mơ là thế giới mà con người sống thật với lòng mình. Cô Ngọc
đã ngất đi và mơ thấy mình trở thành bà Thám “thỉnh thoảng lại cứ nói mê nói sảng,
khi thì xưng cô thám, khi thì xưng là cô bảng, y như một người ma làm” (Lều Chõng
– Ngô Tất Tố). Giấc mơ của cô Ngọc chính là khao khát danh vọng cả đời cô đeo
đuổi mà Vân Hạc là người thay cô thực hiện. Đó là một giấc mộng công danh trong
thời đại nền Hán học đã sức cùng lực kiệt, thoi thóp trút chút hơi tàn. Giấc mơ là
phương thuốc giải phóng những khát vọng của con người trong tình yêu đôi lứa.
Nàng Peng Slao đã yêu Đèo Lầm Khẳng nhưng lúc sống họ không được ở bên nhau,
được cùng nhau âu yếm. Hai người âm dương cách biệt chỉ gặp được nhau trong
giấc mơ “giữa bóng tối chập chùng lạnh lẽo chàng được biết người đàn bà thứ
nhất, chàng được cùng nàng say đắm trong một cuộc ân ái mê ly” (Thần Hổ -
TCHYA Đái Đức Tuấn). Khát vọng ấy cũng chính là tiếng lòng của Tuấn – một văn
sĩ “muốn trốn Hà Nội với sự náo động và bao nhiêu cái bận rộn vội vã” nên đã tìm
về trại Bồ Tùng Linh với thế giới Liêu Trai. Trong những giấc mơ Tuấn đã gặp Lan
Hương “đầu nàng ta rất nhẹ nhàng giấu mãi vào lòng tay Tuấn và cả tấm thân yêu
kiều nhỏ bé lại lả lướt bên người con trai”, “đôi mắt đen lặng lẽ một ý quá đỗi nồng
nàn. Những tia lửa chìm trong đôi ngọc huyền ấy bỗng dưng khiến Tuấn ngây ngất”
(Trại Bồ Tùng Linh – Thế Lữ). Những giấc mơ đã đưa Tuấn đến với cái đẹp tuyệt
mĩ để rồi trở về với cuộc đời “đàn bà, đối với Tuấn, không ai có nhan sắc nữa”.
Giấc mơ, giấc mộng được hiểu là hoạt động tâm thần, không phụ thuộc vào ý
chí, diễn ra trong giấc ngủ hoặc có thể, diễn ra trong trạng thái thức, đó là một hư
cấu của trí tưởng tượng trong khi tìm cách thoát khỏi thực tại. Giữa lúc giá trị đạo
đức bị tấn công từ nhiều phía, ở hiền chưa chắc đã gặp lành, con người tìm về thế
giới tâm linh như một giải pháp để có được sự thăng bằng trong cuộc sống giữa xã
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
hội đầy biến động. Bên cạnh đó, nhu cầu đào sâu tìm hiểu con người cá nhân, con
người bản thể đang trở thành tâm điểm chú ý của nền văn học. Bằng cách sử dụng
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
46
hình thức mộng mị, chiêm bao, cơn mê các tác giả đã thật sự quan tâm nhiều đến sự
giải phóng cái tôi cá nhân, con người cá nhân tự do và hiện sinh. Vì vậy những giấc
mộng trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 ngoài ý nghĩa là một biểu
hiện tâm linh của con người, nó còn là sự trăn trở về cuộc sống về thế sự nhân sinh.
Đó là giấc mơ cả đời của một người nông dân nghèo, mơ có “con trâu cái béo mập.
Theo sau, một con nghé tơ nhảy nhót. Và bác thủng thỉnh bước trên đồng lúa chín
vàng” và ước mơ vẫn chỉ là mơ ước mà thôi bởi đến lúc chết bác xã Chính vẫn cón
trăn trối “con trâu cái, con trâu cái” (Con Trâu – Trần Tiêu). Đó là giấc mộng của
Tám Bính như nỗi ám ảnh vào thực tại cuộc sống của một “bỉ võ” bất đắc dĩ “Bính
lạc vào cảnh mộng rất khủng khiếp. Một hôm Bính ho ra máu, cách ít lâu, thuốc
thang không có, Bính kiệt quá rồi chết (...) mỗi ngày thây một rữa ra, mãi khi bốc
hơi thối và nhung nhúc giòi bọ (...) Cái chết của Bính thật giống hệt cái chết của
hạng người ăn mày khốn cùng không thân thích chết đường chết chợ”(Bỉ vỏ -
Nguyên Hồng). Và giấc mơ ấy cứ trở đi trở lại trong tâm trí của Bính “một người
đàn bà trơ trọi ở nơi bán trôn nuôi miệng (...) một xác chết thối rữa trên chiếc
giường mọt gẫy (...) một cỗ áo quan mỏng mảnh đu đi đu lại dưới chiếc đòn gánh
chạy cót két ra một bãi tha ma” (Bỉ vỏ - Nguyên Hồng). Giấc mơ của anh Tín –
chồng của hai mươi hai (một nữ tù nhân mang số hiệu hai mươi hai) bị Năm Béo
cưỡng bức trong nhà lao làm chết đứa con trong bụng – khiến ta không khỏi xót xa
quặn lòng “anh mơ màng thấy ngày xuân vui tươi sắp tới đây, trên tay anh thiêm
thiếp ngủ đứa con trai đầu lòng mà vợ anh khỏe mạnh hết hạn tù sẽ bế về” (Linh
hồn – Nguyên Hồng).
Mộng tạo một không gian linh dị của một thế giới khác với những hồn ma,
thánh thần... thể hiện những thông điệp về đời sống và thỏa mãn khát vọng tinh thần
của con người. Là hình thức thông linh giữa con người - thần thánh - ma quỉ. Cô Tơ
một goá phụ đoan chính, một danh ca có tình thương, căn tu. Mặc dù Bá nài nỉ
nhiều lần nhưng vì đã trót thề giải nghệ nên đã không lên ấp Mê thảo hát cho cậu
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
nghe, cô quí trọng tài nghệ của Bá Nhỡ, cảm thông cho lòng trung thành của hắn
nên cũng đã cố sức cứu mạng cho Bá : Một tối nọ cô nửa ngủ nửa mê thì chồng
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
47
(Chánh Thú) hiện hồn về cho biết một ngày rất gần đây sẽ có người đến nghe cô
hát, cứ để hắn lấy cái đàn ở bàn thờ mà gẩy, gẩy xong hắn sẽ lăn ra chết thế mạng
cho ông dưới cung Thủy Tinh để ông đầu thai lên dương thế, Chánh than thở đàn
hát cho Diêm Vương trong mười vương phủ tối tăm khổ sở lắm. Khi Bá Nhỡ đến
nhà cô Tơ lần thứ ba, nhớ ra giấc mộng hôm nọ, cô đã gắng công cứu mạng cho Bá
như sau“Nếu mộng triệu ứng vào người khách chơi đàn trên ấp Mê Thảo đang ngồi
ngoài kia, thì tôi muốn xin mình tha cho người ấy. Mình chờ đến người sau rồi hãy
đầu thai lên lại với cuộc đời bằng thịt bằng xương thật này. Cũng không lâu gì
đâu… Nhưng đến cái người ngồi ngoài nhà kia thì tôi thấy không đang tâm. Tôi xin
mình, mình chứng giám cho tấm lòng ngay thẳng và thương người của vợ mình. Tôi
gieo tiền, mình bằng lòng thì một đồng sấp một đồng ngửa”. Giấc mộng của cô Tơ
đã ứng nghiệm cho thấy mộng đáng tin cậy và chính xác hơn những quan sát và
cảm nhận của con người. Vì thế, người ta tin vào mộng bằng một niềm tin thiêng
liêng không gì thay đổi.
Những giấc mộng trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam còn là những mơ
ước, những khoảnh khắc con người đắm chìm trong không gian tâm linh khi được
thả hồn mình trên dòng sông quê hương với những khúc hát dân ca mê hồn từ cõi vô
hình nào vọng lại “đò bên kia sẽ có giọng nữ vô danh cất lên, đáp lại, cho đến khi
hai con thuyền chia biệt tình về Đại Lược, duyên ngược Kim Long…” (Tình trong
câu hát – Thanh Tịnh). Quả là nhận xét của Vũ Ngọc Phan thật thấu đáo là cảnh
thực mà như mộng “Anh lái đò lo sợ mộng tan”.
Mộng được xem là một hiện tượng thần bí, một hiện tượng văn hóa huyền ảo,
nửa hư nửa thực không biết bao nhiêu những thuật chiêm mộng thời cổ đại, những
máy thăm dò các giấc mơ của Mỹ, những lý thuyết hiện đại nghiên cứu về giấc mơ
nhưng vẫn chưa tìm được lời giải đáp thỏa đáng về giấc mộng. Thế nhưng trong lịch
sử nhân loại, mộng có tương quan chặt chẽ với cuộc sống hiện thực, với hoạt động
tâm lí, tinh thần của con người. Vì vậy, các nhà văn đã đào sâu vào nội tâm mình,
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
kích thích trí tưởng tượng, giải phóng năng lượng Tâm linh để có thể tiếp tục chiêm
nghiệm về cuộc đời. Thông qua những tác phẩm có sự xuất hiện của mộng
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
48
mị, chiêm bao, cơn mê... nhà văn muốn chuyển tải những triết lý nhân sinh có khả
năng giúp con người sống gần với chất Người hơn. Mộng và sự linh ứng từ giấc
mộng có thể có thực với người này nhưng không có thức với người khác nhưng
niềm tin tâm linh về giấc mộng vẫn mãi tồn tại trong tâm thức của mỗi người vì
mộng “chỉ có thể mất đi chừng nào mà con người không hướng đến một thế giới
ngoài con người, gọi là thế giới của thần linh, của ước mơ, thế giới phóng thể của
người, gọi thế nào đi nữa cũng vẫn phải có thể có một cái tên cho phần cuộc sống
đang diễn biến của con người, kéo dài ra” [106; tr 90].
Nhìn chung phổ biến trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 là
hiện tượng giấc mộng với những khát vọng tình yêu hạnh phúc. Những cuộc tình
không thành trong cuộc sống, những mối tình đẹp đẽ nhưng không thuộc về cõi
người. Đây cũng là tiếng nói đạo đức cất lên từ những truyện ngắn, tiểu thuyết
1932-1945. Văn học đâu chỉ là là phương tiện để giải trí mà nó còn góp phần bồi
đắp đời sống tình cảm, tâm hồn, tư tưởng cho con người. Thông qua những giấc
mộng, nhà văn muốn thể hiện cái nhìn mới về tình yêu trong xu hướng văn học
được hiện đại hoá khi nhà văn chú ý miêu tả cuộc sống thực như nó vốn có và đang
tồn tại, khi ý thức cá nhân được hình thành cũng là lúc con người muốn sống trọn
vẹn với cái tôi cá nhân của mình.
2.2. Cầu cúng, khấn vái
Trong các hình thức cầu cúng có cầu đảo, thờ cúng tổ tiên, thờ cúng
Thành hoàng, thờ cúng các anh hùng có công với dân với nước, thờ cúng các thế lực
phù trợ cho cuộc sống con người, thờ cúng những thế lực tác oai tác quái gây trở
ngại trong cuộc sống... Để thông linh với các thế lực siêu nhiên, con người thực hiện
các nghi thức bày tỏ lòng thành của mình để mong được phù trợ và linh ứng như
khấn vái, cầu nguyện.
2.2.1. Cầu đảo
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Cầu đảo tức “cầu thần thánh ban cho những điều mong muốn bằng cách
cúng bái” [76; tr 126]; “cầu trời mưa bằng cách cúng bái khi bị hạn hán” [76; tr
165]. Xuất phát từ thuyết “Vạn vật hữu linh” cho rằng mọi loài, mọi vật (người, con
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
49
vật, cây cối, hoa quả, núi sông, đất đá, mây, mưa, sấm, chớp...) đều có linh hồn, có
sức mạnh vô hình chi phối mọi hành vi của con người trong cuộc sống. Trong đời
sống tâm linh, con người luôn tìm cách thông linh với thế giới vô hình bằng những
nghi thức cúng tế, thờ tự, cầu nguyện, khấn vái, các loại phù phép và lễ bái... Đó là
cách thức thể hiện sự cố gắng chủ quan của loài người để tạo kênh nối với thế giới
thần linh. Tổ tiên xưa cho rằng, một khi người và thần có sức mạnh kết hợp lại được
nhau thì “sẽ chiến thắng được bệnh tật, đánh thắng trận hoặc được mùa, linh hồn
được lên trời và biết trước được tương lai” [74; tr 24]. Do vậy, con người luôn
hướng về và cầu nguyện các thế lực siêu nhiên để mong cầu được mưa thuận gió
hòa mùa màng tươi tốt, mọi việc được xuôi buồm thuận gió, cuộc sống hạnh phúc
ấm no.
Ở một đất nước mà nông nghiệp là kinh tế chính quyết định cuộc sống của
người dân. Thế lực mà họ phải đối mặt trước tiên là thiên nhiên. Thiên nhiên luôn là
một thế giới kì bí trong cảm quan của họ. Những bất trắc trong lao động sản xuất,
trong cuộc sống mưu sinh là những điều hằng thường trong cuộc sống. Vì vậy họ có
tâm lí sùng bái các hiện tượng thiên nhiên. Một trong những đặc điểm văn hóa của
người Việt Nam là lòng tín mộ. Có thể nói, từ ngàn xưa, người Việt Nam nào cũng
có đối tượng niềm tin riêng và thực hành niềm tin ấy bằng sự thờ cúng một cách nào
đó. Song sự biểu hiện lòng tín mộ quan trọng nhất lại chính là các tín ngưỡng đầy
tính dân gian và tính phổ biến của riêng người Việt Nam. Đó là sự thờ cúng các vị
thần linh, biểu hiện thành nghi lễ, tế tự. Con người thường làm lễ cầu xin Trời, Đất,
Thần, Thánh, Tiên Phật... mong được ban phước trừ họa. Trong đó nghi thức có ý
nghĩa quan trọng và thiêng liêng nhất là cầu đảo. Mặc dù người Việt Nam đã đón
nhận các nền đạo học và các tôn giáo truyền từ nước ngoài vào nước ta, như :
Khổng - Mạnh, Lão - Trang, Phật giáo, Kitô giáo, Hồi giáo,... hoặc là đã thành tâm
tin theo Cao Đài giáo và Phật giáo Hòa Hảo... nhưng trong lịch sử tín ngưỡng người
Việt, thờ cúng thần linh đã có từ lâu đời, do cuộc sống dựa chủ yếu vào tự nhiên nên
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
người xưa lập đàn kính tế quỷ thần, mong giảm bớt thiên tai đem đến phúc lộc. Lễ
cầu đảo của người Việt dựa trên nền tảng nhu cầu tâm linh bình dị của nhân dân.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
50
Các tục cầu đảo ngày xưa bao gồm : cầu đảo mưu việc lớn, cầu đảo chữa bệnh, cầu
mưa, cầu phúc, cầu an, đàn tràng giải oan, đàn chiêu hồn... Nội dung, mục đích,
nghi thức và đối tượng hướng đến có khác nhau nhưng đều chung mục đích “cầu
thần thánh ban cho những điều mong muốn bằng cách cúng bái” [73; tr 122]. Hiện
tượng cầu đảo được tái hiện trong các tác phẩm văn chương thuộc các giai đoạn
khác nhau. Điều đó có cơ sở từ sự thịnh hành tín ngưỡng dân gian, sự ảnh hưởng
các tôn giáo và văn hóa, lịch sử xã hội ở từng thời đại khác nhau.
Trong tâm thức của nhân dân luôn có một lực lượng siêu hình tồn tại song
song với thế giới hữu hình. Hơn nữa, lực lượng vô hình ấy có sức mạnh và quyền
nặng vô hạn có thể định đoạt phần số, rủi may cho con người. Cầu đảo là cách thức
con người nương tựa vào sức mạnh của các thế lực vô hình để có được những điều
tốt đẹp trong cuộc sống. Đó là hình thức thể hiện niềm tin thiêng liêng của con
người vào các lực lượng siêu nhiên (Trời, Đất, Chúa, Thượng đế, Thánh thần, Tiên
Phật...). Trong các lực lượng siêu nhiên ấy, người ta luôn nghĩ đến đấng tối cao là
Trời. Khi gặp may mắn người ta bảo “trời cho”, “ơn trời”, “lộc trời” ; khi đau đớn
bất giác người ta kêu trời “trời ơi” khi hoạn nạn, tai ương lại bảo “trời trả báo”,
“trời hại”, “trời hành”, khi cần giữ cho nhau niềm tin, sự xác tín người ta đem trời
ra làm điểm tựa “thề có trời”, “trời biết”, “trời thấu”... Trời là vị chúa tể có thể
thấu suốt mọi chuyện thế gian, tham gia vào mọi việc lớn nhỏ, định đoạt phần số
cho mỗi con người. Thế gian rộng lớn nhưng đặt dưới sự “giám sát” của Trời. Vì
thế, khi có một sự kiện trọng đại người ta hướng đến trời như một nghi thức thiêng
liêng. Đó là lí do các quan chủ khảo lập đàn tế “người đứng bao quanh đàn cúng
(...) trên đàn phủ phục ba cỗ tam sinh còng queo: một con trâu và một con dê đen
thui kèm một con lợn cạo trắng mắt mở to cặp mắt chết”, “Trong cái âm dương
không chia biệt rõ quan Chánh Chủ khảo trường Nam Hà hợp thi khoa Mậu Ngọ
đang tế cáo giời đất vua thần và thánh” (Khoa thi cuối cùng – Nguyễn Tuân). Khi
gặp năm hạn, đồng khô cỏ cháy “cây cối xơ xác”, “những cây lúa cằn cỗi đâm tua
tủa lên trời”, những người dân ở huyện Tuy Viễn nghĩ ngay đến “việc đảo võ”, các
thân hào bốn thôn trong huyện “rước các thần linh đến xã Đoài để chiều ngày 25
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
51
hay rạng sáng ngày 26 quan huyện về đứng chủ lễ cầu đảo” ( Con Trâu – Trần
Tiêu). Cũng niềm tin ấy, người dân Nùng mỗi khi gặp phải sự cản trở trong công
việc họ làm theo suy nghĩ “nếu là người thì họ giết phắt kẻ làm trở ngại kia đi. Nếu
là thần thánh hay tà ma xui nên thì họ cầu đảo, phù chú” (Một truyện ghê gớm –
Thế Lữ). Con người sống gắn liền với niềm tin rằng tất cả những điều gì con người
không biết thì Trời biết hết“Trời là đấng chí công chí minh, ta có ra ngoài cõi thế,
nhìn vào phàm trần, mới trông thấy lắm điều chí lý mà khi làm người, ta không bao
giờ tưởng tượng được” (Oan nghiệt – TCHYA Đái Đức Tuấn). Với niềm tin vào
Trời qui định phần số nên con người dường như chấp nhận hiện tại bởi “thiên cơ
bất khả lậu” vì thế Bác xã Chính gái nói với chồng “biết sự trời mười đời chẳng
khó” (Con Trâu – Trần Tiêu). Trước sự công minh và thấu hiểu mọi lẽ của Trời, con
người mong ước điều gì trời cũng soi xét. Có lẽ vậy nên bà Mi nàng “vái ông trời
lạy ông trời...cho mẹ con tôi bắt được nhiều chim” (Một chuyện ghê ghớm – Thế
Lữ). Sự cầu mong của bà mẹ Mi Nàng có được điều may mắn trong công việc làm
ăn cũng chính là một niềm tin phổ biến trong đời sống thường nhật của mỗi người
dân Việt trong cuộc sống mưu sinh. Tin vào Trời là một niềm tin đã trở thành vô
thức của con người nhằm mục đích truy cầu một cuộc sống ổn định, bền vững.
Người Việt Nam thực hiện các nghi thức lễ bái ở chùa, đình, đền, miếu... vào
những thời khắc thiêng để cầu mong cho chúng sinh, dân làng, dân bản, cho người
người được bình an. Với niềm tin ấy, trong Truyện quê ba thầy lí vái ông huyện rồi
đi ra miếu làm lễ cầu đảo mong cho dân làng được mọi sự tốt lành, an khang thịnh
vượng “Ông lí Thạch đương đại bái, ông lí Nhãn đọc chú, ông lí Túy thông xướng.
Miếu thờ Thần Nông chỉ rộng bằng một gian nhà, ba bề tường vây kín mít, mặt
trước có cửa tò vò. Tứ bệ thờ, trừ chiếc án thư trên để thủ lợn và mâm xôi, chỉ còn
đủ chỗ rải cái chiếu để ba ông làm lễ” (Truyện quê – Trần Tiêu). Họ cầu mong
cuộc sống ấm no hạnh phúc cho dân làng “nhờ trời, nhờ phật, nhờ thành tổ, làng ta
yên là phúc” (Con trâu – Trần Tiêu). Người ta đi lễ chùa là tìm đến sự từ bi bác ái
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
của nhà Phật bằng câu kinh tiếng kệ và chay tịnh để cầu mong được thanh thản
trong tâm hồn khi cảm thấy bất an hoặc lương tâm ray rứt. Vì thế sau khi làm những
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
52
việc hại người ông Bá “cho người đi thỉnh các sư, lập đàn chay giải oan, tiếng
chiêng tiếng trống rộn rịp ba bốn ngày trời” (Giết chồng báo thù chồng – Nhất
Linh). Đó cũng là lí do vì sao sau khi khám thi thể người Tàu, Cụ đô thống Nguyễn
đâm ra sợ quỉ thần và tìm sự cân bằng tinh thần bằng cách “cách một ngày lại đem
vàng hương lên lễ trên gò Con Qui một lần” và người ta phải chữa bệnh cho cụ Đô
Thống bằng cách cầu đảo “lễ bái cầu đảo khắp nơi” (Cây đa ba chạc – Đỗ Huy
Nhiệm).
Sự tôn kính thờ tự là hành vi giao tiếp với thần của con người. Đó là hình
thức giao hòa giữa trần thế và tiên giới. Vì vậy, miếu thờ Sơn Thần, miếu thờ thần
giữ của đều rất trang nghiêm “một cái ngai đặt trên một cái bệ. Trong lòng ngai
sừng sững một bộ xương người” (Truyện không nên đọc lúc giao thừa – Nguyễn
Tuân). Và nếu con người biết đến thần linh thì sẽ thấy được phép nhiệm mầu như sự
linh ứng của ngôi đền “Tại làng Long Xú, thuộc tỉnh Cao Bằng”, “Ai muốn cầu gì
được nấy. Người buôn bán qua vùng đó, mỗi lần khấn vái cầu đảo, hàng buôn một
bán mười”( Ông rắn – Đỗ Huy Nhiệm). Trong tâm thức dân gian, thần linh luôn ngự
trị và chi phối, nếu biết kính nể và chu tất lễ lộc, con người sẽ được phù trợ, nếu
dám xúc phạm đến thần thì phải chịu sự trừng phạt. Vì vậy trước cảnh “bao nhiêu
con cháu họ Vương đều rủ rê nhau đi tìm Tử thần trong những trường hợp cực kì
thê thảm, khiến ông tộc trưởng đêm ngày lo lắng lập đàn cúng tế, mời thầy trừ tà”
(Oan nghiệt – TCHYA Đái Đức Tuấn) thì và vào dịp rằm tháng bảy, trong nhà Thái
công lập đàn tràng giải oan và làm lễ cầu siêu cho các vong hồn oan khuất, ông đã
“mời tăng ni và pháp sư đến lập đàn tràng để cúng giải oan cho các vong linh kẻ
thù được siêu linh tĩnh độ” (Oan nghiệt – TCHYA Đái Đức Tuấn).
Niềm tin vào sự phù trợ của thần linh được biểu hiện ở tục thờ Thành Hoàng,
bao gồm cả phúc thần và tà thần. Đó là một nét văn hóa cổ truyền của người dân
Việt. Hằng năm, đến những ngày giờ thiêng người ta tổ chức nghi lễ, cúng tế mong
thần ban phúc ấm cho làng. Nhiều khi đó là nghi thức cổ truyền bởi như cách nghĩ
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
của bà Cống “cúng ngài không phải chỉ cốt cần ngài phù hộ” (Lều chõng – Ngô
Tất Tố). Chính sự thờ phụng này là sợi dây liên lạc vô hình, giúp dân làng
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
53
đoàn kết, nếp sống cộng cảm hoà đồng, đất lề quê thói được bảo tồn. Vì lẽ đó, các
hương chức cũng như các gia đình trong làng, mỗi khi muốn mở hội hoặc tổ chức
việc gì đều phải có lễ cúng Thành hoàng để xin phép trước. Dường như sự ngưỡng
mộ Thành hoàng của người dân không kém gì sự ngưỡng mộ đối với tổ tiên của họ.
Niềm tin ấy đã ăn sâu vào nếp nghĩ của những người dân trong cuộc sống làng quê
êm đềm. Vì thế những người Thổ ở gần đền đưa đồ lễ đến đủ thứ để cúng bái các vị
thần được dân làng kính thờ “người thì nắm gạo nếp, người thì ít chuối, cái oản,
bày la liệt quanh cái hốc lớn dưới gốc cây đa” (Ông Rắn – Đỗ Huy Nhiệm). Vì
niềm và sự kính trong thần linh trở thành nếp ứng xử văn hóa cổ truyền, rất phổ biến
trong tâm thức người dân nên mỗi lần Vân Hạc đi thi, ông đồ bà đồ sắm lễ “xôi và
gà ra đình cúng đức “thượng đẳng” (Lều chõng – Ngô Tất Tố). Đặc biệt trên những
vùng núi, người ta tin và tôn thờ cả những con vật thiêng. Những con vật thiêng như
hổ, thuồng luồng, voi, rắn... có lẽ chỉ là con vật vô tri khi con người có đủ sức thu
phục. Nhưng ở những vùng ma thiêng nước độc, miền thượng du u thẳm thì sức
mạnh và sự chi phối của những loài mãnh thú là mối đe dọa thường trực của con
người. Vì thế, người Mường thờ con hổ đã thành tinh như một Thành hoàng “Không
nhà nào không đặt hương án thờ con hổ đó”, người ta tin rằng “thờ nó, nó sẽ không
làm hại đến, và sẽ phù hộ cho làm ăn”, “Mỗi năm bốn kỳ, họ mua trâu, dê, bò, lợn,
đem vào rừng cúng tế”, tín ngưỡng của dân Mường tuy vô lý nhưng phù hợp với
kinh nghiệm sống vì: “năm nào, vì sao nhãng, dân làng không cúng vái hoặc mua lễ
vật biếu Thần hổ, năm ấy tự nhiên mất mùa và hay có thiên tai” (Thần Hổ -
TCHYA Đái Đức Tuấn). Trong đời sống tâm linh của một số dân tộc thiểu số miền
núi, họ còn tôn thờ các con vật thiêng như bò thần, thuồng luồng (Con bò dưới Thủy
Tề, ma Thuồng Luồng, con Thuồng Luồng nhà họ Ma - Lan Khai). Hay như những
người dân ở làng Long Xú, tỉnh Cao Bằng thờ đôi rắn thần một cách tôn kính vì đền
thờ “dựa vào gốc một cây đa cổ thụ” và “rất linh ứng” (Ông Rắn – Đỗ Huy
Nhiệm). Sống với niềm tin tâm linh nên khi ba anh em Văn Quản lạc bước ở chốn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
rừng thiêng nước độc, bốn bề nguy hiểm trùng vây, trong phút nguy nan, họ cầu
được bình an “trước thần tượng đức Bạch Hổ giữ đền, cả ba cùng khấn khứa rất
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
54
lâu, cầu đức Bạch Hổ phù trì cho giữa buổi xông pha rừng núi” (Ai hát giữa rừng
khuya – Tchya Đái Đức Tuấn). Dường như quan niệm “đất có thổ công, sông có hà
bá”, “thần cây đa ma cây gạo” vẫn còn in đậm trong tâm thức dân gian.
Đặc biệt trong tín ngưỡng dân gian, với nhận thức thô sơ mộc mạc và đầy
lòng nhân ái, họ còn thờ cả những Thành Hoàng thuộc “hạ đẳng thần”. Đó là những
vị thần không có thần tích gia phả, không lai lịch, công trạng miễn là khi chết họ
hiển linh phù trợ cho dân làng thì đều được thờ cúng tử tế. Chính từ tín ngưỡng dân
gian đầy tình nhân ái ấy mà dân làng Tiên lập đền thờ Vua “Cuốn chiếu” vì “ông
nằm chết co quắp ở cạnh cái quán ngói thuộc về làng Tiên. Rồi ông linh thiêng báo
mộng cho dân làng ấy, biết rằng ông đã được Ngọc Hoàng ban cho tước Vương và
bắt dân lập đền thờ, nếu không thờ sẽ động” (Con Trâu – Trần Tiêu). Đình làng là
nơi thờ phụng Thành hoàng và trở thành một biểu tượng văn hoá tâm linh của mỗi
người dân Việt. Làng nào cũng có đình, có khi mỗi thôn lại có một đình riêng. Đình
để thờ thành hoàng nhưng đồng thời cũng trở thành nơi hội họp của chức sắc trong
làng, hay là nơi sinh hoạt của cộng đồng làng xã. Mọi hoạt động này đều xảy ra ở
đình với sự chứng kiến của thành hoàng. Vì Thành Hoàng là chủ tể trên cõi thiêng
của làng có vai trò chung là hộ quốc tỳ dân (hộ nước giúp dân) ở ngay địa phương
đó.
Niềm tin thiêng liêng trong “tín ngưỡng đa thần” tất yếu dẫn đến việc hình
thành những không gian thiêng. Từ đó nước ta có một hệ thống đình, đền, chùa...
khá tôn nghiêm từ làng xã đến cấp quốc gia. Người ta thực hiện các nghi thức lễ bái
ở chùa, đình, đền... vào các dịp cử hành lễ lớn để cầu an (quốc thái dân an). Đối với
cá nhân, cầu an là cầu bình an, khỏe mạnh “gia đình bình an”, “vạn sự như ý”, “an
khang thịnh vượng”... Với niềm tin này, bà cụ mẹ xã Bổng thường năng đi lễ “trong
trí bà không mấy lúc bà không nhớ đến Phật, đến những ông bụt ốc vàng chói lọi
ngồi phệ bụng trên tòa sen, đến bà Thị Kính ẵm con, đến ông “Châu Xương” gầy
nhòm, đến ông “Di Lặc”, đến Nam Tào, Bắc Đẩu ngồi chầu hai bên đức Ngọc
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Hoàng, rồi đến đức Thích Ca nhỏ xíu một tay chỉ thiên, một tay chỉ địa. Mỗi lần
nghĩ tới cụ không quên cầu nguyện cho con cụ sớm sinh cháu giai để cụ được nhìn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
55
thấy trước khi về cõi Phật” (Chồng con – Trần Tiêu). Niềm mong mỏi đứa con của
xã Bổng khiến chị hướng đến việc vào đền cầu tự mong thánh thần phù hộ “vào đền
đức thánh Mẫu thì tín ngưỡng của nàng chú trọng cả vào đấy (...) cúi rạp người
xuống, chắp tay cầu khẩn” (Chồng con – Trần Tiêu).
Mặc dù cơn bão văn minh từ phương Tây thổi tới tràn vào các đô thị lớn rồi
lại xâm nhập mảnh đất làng quê êm ả thanh bình của người dân Việt nhưng không
thể phá vỡ không gian của niềm tin thiêng liêng ở họ. Đình, đền, chùa là những kiến
trúc văn hóa phổ biến ở làng xã. Đó là nơi diễn ra những hoạt động tâm linh quan
trọng trong đời sống văn hóa tín ngưỡng của người Việt như lễ cầu mưa, lễ tế Thành
hoàng, lễ cầu siêu, lễ cầu an... Ngoài ra, việc lập đàn giải oan, lập đàn trừ tà, lập đàn
tế cáo trời đất... là nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tính nhân văn của dân tộc Việt. Những
việc làm mang tính tâm linh ấy thể hiện cách hành xử “kính trên nhường dưới”
trong tư duy trên có Trời dưới có Đất. Các nghi thức cúng lễ trong cầu đảo góp phần
tỏ lòng sùng kính Thánh Thần, Trời, Phật... và cũng phần nào làm cho vong linh
người đã mất được an ủi. Đó cũng là một trong những nét đẹp truyền thống của
người Việt ta.
2.2.2. Thờ cúng
Ý thức “con người có tổ có tông như cây có cội như sông có nguồn” được
bảo tồn trong cõi tâm linh và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vì thế
những biểu hiện thờ cúng, khấn vái xuất hiện khá phổ biến trong truyện ngắn, tiểu
thuyết Việt Nam 1932 – 1945. Thờ cúng, khấn vái chính là sự thể hiện tâm thức
thiêng liêng của người dân Việt về sự tồn tại của tổ tiên sau khi chết. Cách hành xử
tâm linh ấy góp phần bồi đắp những giá trị đạo đức truyền thống về đạo lý “uống
nước nhớ nguồn”. Niềm cầu mong được thần thánh chở che, phù trợ cho người an
vật thịnh, quốc thái dân an là ước muốn thường trực trong tâm thức nhân dân. Hơn
thế, từ niềm tin ấy, con người biết sợ cái ác, cái xấu, hướng cuộc sống của mình đến
chân- mĩ -thiện. Đó cũng là tín ngưỡng và phong tục có giá trị làm nên sức sống
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
trường tồn của dân tộc Việt Nam trước bao biến cố của lịch sử mấy ngàn năm dựng
nước và giữ nước.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
56
Xuất phát từ tín ngưỡng dân gian cho rằng mọi vật đều có linh hồn “vạn vật
hữu linh” và nhận thức về cái chết. Chết là một dạng sống mới ở môi trường khác
như một sự đối xứng: có thế giới bên này ắt phải có thế giới bên kia. Triết lí sinh tử
của Nho giáo “sự tử cũng như sự sinh, sự vong cũng như sự tồn” và quan niệm
“dương sao âm vậy”, “âm phù dương trợ”. Cùng với thuyết luân hồi chuyển kiếp
của đạo Phật và chết sẽ về cõi tiên của Đạo giáo... Tất cả dung hợp tạo nên tục thờ
cúng và được xem như một phong tục tập quán từ bao đời nay. Nó là tâm hồn, tư
duy, là trí tưởng tượng, là quan niệm về vũ trụ và nhân sinh của bao thế hệ người
dân Việt. Vì vậy con người đã đặt ra các nghi thức thờ cúng để tỏ lòng tôn vinh kính
trọng các thần linh đầy uy lực siêu việt.
Trong truyện Trên đỉnh non Tản là sự thờ cúng thiêng liêng thần Tản Viên-
một vị thần trong tứ bất tử đã ăn sâu trong tâm thức dân gian. Trong Một trận bão
cuối năm cứ ngày hăm ba tháng Chạp người dân vùng biển Bắc Trung Kì đốt vàng
tiễn ông Táo và “cũng để tạ ơn thần Phật tổ tiên đã phù hộ cho”.
Người Việt Nam chẳng những tin linh hồn trường tồn, mà còn tin các linh
hồn khi lìa xác vẫn còn tiếp tục lui tới với người sống và hòa mình vào tất cả các
hoạt động để phụ giúp hay đối nghịch lại. Như thế, mối cảm thông giữa kẻ chết và
người sống đã được thành lập thật sự. Song nếu kẻ chết không được chôn cất, không
có mộ phần, dường như là bị bỏ rơi và khổ sở, họ sẽ trở nên đáng sợ. Họ là những
cô hồn hoặc ma quỷ luôn luôn tìm cách làm khổ người ta. Vì vậy, do sự sợ hãi và do
lòng thương xót mà người ta lập nên những bàn thờ để thờ kính. Bên cạnh thờ cúng
tổ tiên, thờ cúng các danh nhân, anh hùng người Việt Nam còn thờ cúng các vong
hồn.
Trong các nghi lễ bày tỏ lòng tôn kính những người đã chết hay các thần linh
nói chung, chính ý niệm về linh hồn đã giải thích nghi thức đốt những que hương và
đổ rượu xuống đất. Khói của hương bay lên tới các hồn trong không gian đã mời
các hồn ngự xuống trên bàn thờ. Điều đó chứng tỏ trong tâm linh của người Việt
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Nam, họ tin rằng chết không phải là hết. Người chết cũng có thể trở về tham gia
những hoạt động của người sống hoặc để phù trợ hay trừng phạt. Và thờ cúng là
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
57
cách người sống giữ mối dây liên kết với người chết. Vì thế, như một nét cổ truyền
thấm đậm tình người ở những miền quê trong truyện ngắn của Thanh Tịnh “hàng
năm làng cử một người đến cúng bái trong ba ngày Tết” (Làng – Thanh Tịnh).
Người chết thật sự chết đi khi người sống không còn tưởng nhớ. Vì vậy, nghi thức
thờ cúng là sợi dây liên hệ giữa hai thế giới để nối kết con người với nhau trong tâm
hồn của họ. Có lẽ tin vào điều đó nên khi Liên bỏ mạng ở nhà thương sau khi sinh,
Đạt sống trong não nùng ai oán “Rồi trong khoảng mấy tháng đầu hễ có dịp chèo
thuyền đi xa Đạt lại nối dây kéo thuyền của Liên đi theo. Trong thuyền ấy chỉ để
độc một bát hương khói tỏa ra nghi ngút” (Tình trong câu hát – Thanh Tịnh). Thờ
cúng và khấn vái tổ tiên như là một cách hành xử quen thuộc của người dân để
thông báo và cầu mong ông bà tổ tiên phù hộ cho con cháu những lúc đi xa, làm
việc lớn, đi thi... vì thế “Bà Cống cung kính đến trước bàn thờ (...)bà vừa lễ khấn
ông Cống phù hộ các con khoa này thi cử cho may” (Lều chõng – Ngô Tất Tố).
Niềm tin có linh hồn và người chết có thể trở về chứng kiến mọi việc làm của người
sống nên tên Lí Thạch bắt cô gái Thúy Liễu phải chịu một hình phạt vô cùng dã
man để “tế vong hồn cha mẹ nó” (Một chuyện ghê ghớm – Thế Lữ). Lòng thành
kính ông bà tổ tiên là một tín ngưỡng đậm bản sắc Việt Nam. Nó bám rễ sâu trong
mạch nguồn văn hóa và đi sâu vào lòng bao thế hệ. Từ người dân quê đến người
thành thị, từ miền xuôi lên miền ngược đâu đâu cũng thấy người ta lập bàn thờ trong
một góc trang trọng nhất. Bởi đối với đa phần người Việt, bàn thờ chính là nơi thu
nhỏ của thế giới tâm linh. Về một khía cạnh nào đó, nó như một nhịp cầu kết nối
Âm – Dương, thể hiện lòng thành kính giữa con cháu với ông bà tổ tiên. Trong quan
niệm của người Việt, bàn thờ trong mỗi gia đình – nơi thờ cúng gia tiên, tưởng nhớ
cha ông là nơi trang nghiêm, tôn kính nhất. Vì thế không gian thờ cúng luôn được
coi trọng như một quy định bất thành văn của gia đình. Dù trong một “túp nhà
tranh tồi tàn” cũng “có ba gian thì một gian làm buồng ngủ, gian đầu đằng kia kê
bàn thờ và giường tiếp khách. Bàn thờ chẳng qua là tấm phên nứa đặt lên bốn gốc
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
tre chôn một đầu liền xuống đất. Trên “bàn” mấy cái bình hương tre tro tàn bề bộn,
dăm cái chén đất, cái úp cái ngửa, một cái bát đựng nước cúng và một cái bát bày
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
58
trầu, cau, hoa. Vài thẻ hương” (Ma Thuồng Luồng – Lan Khai). Tục thờ cúng tổ
tiên chính là sự ghi nhớ công ơn và niềm mong cầu tổ tiên sẽ phù hộ độ trì cho con
cháu.
Trong quan niệm của người dân Việt, chết chưa hẳn đã hết, giữa cõi âm và
cõi trần dường như có một lớp sương mù huyền ảo, có một sợi dây liên hệ vô hình
bởi “sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn”. Và sự gặp gỡ giữa người sống với
người chết trong khi thờ cúng là những giây phút linh thiêng nhất. Đó là cội nguồn
của cái thiêng trong đời sống tâm linh. Người Việt thường nói "có thờ có thiêng" vì
thế “cứ ngày hăm ba tháng Chạp người dân vùng biển Bắc Trung Kì đốt vàng tiễn
ông Táo và cũng để tạ ơn thần Phật tổ tiên đã phù hộ cho” (Một trận bão cuối năm
– Bùi Hiển). Cái linh thiêng bao trùm lên cả sự sống và cái chết, nó nối cái tâm của
người sống với tổ tiên ông bà. Bằng cách thờ cúng, con người làm cho người chết
trở thành không chết, và như thế nghĩa là người sống đã biến cái hữu hạn thành cái
vô hạn. Từ ý nghĩa đó, cho dù cuộc sống của những người dân quê còn bao điều
gian truân vất vả nhưng “bà chánh, bà lý, bà khán, bà xã, bà nào cũng đội cái thúng
trong để một “ông mũ” lấp lánh những mặt gương và trang kim, vài trăm vàng, một
bó hương đen và một nải chuối còn xanh ngắt” (Con trâu – Trần Tiêu).
Ngoài bàn thờ là nơi thờ tự tôn nghiêm được người sống rất chú trọng trong
đời sống tâm linh thì phần mộ của dòng họ tổ tiên cũng là một tín hiệu thiêng.
Người Việt Nam ta còn rất coi trong phần mộ của ông bà tổ tiên. Họ tin rằng ngôi
mộ ở vị trí đẹp, phong thủy tốt sẽ ảnh hưởng tốt đến cuộc sống của cả dòng họ con
cháu. Đặc biệt, những ngôi “mộ kết” là điềm báo cho sự phát đạt thịnh vượng. Vì
vậy, làng văn khoa náo nức rộn rịp khiến người ta nghĩ đến “họ Trần kết ngôi mộ
tổ” (Lều chõng – Ngô Tất Tố).
Bên cạnh việc lập bàn thờ gia tiên, người ta còn có các bàn thờ dành cho các
Thánh thần. Thần linh được nói đến trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-
1945 gồm cả phúc thần và tà thần. Trong tín ngưỡng của người Việt phúc thần được
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
chiếm vị trí quan trọng. Phúc thần là những vị thần có công đức ban phúc cho dân,
cho làng. Đó là những vị thần trong tín ngưỡng dân gian như thần Tản Viên (Trên
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc
Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc

More Related Content

Similar to Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc

Luận văn thạc sĩ Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực.doc
Luận văn thạc sĩ Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực.docLuận văn thạc sĩ Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực.doc
Luận văn thạc sĩ Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Phân chia di sản thừa kế - Những vấn đề lý luận và thực tiễn.doc
Phân chia di sản thừa kế - Những vấn đề lý luận và thực tiễn.docPhân chia di sản thừa kế - Những vấn đề lý luận và thực tiễn.doc
Phân chia di sản thừa kế - Những vấn đề lý luận và thực tiễn.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa.docx
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa.docxLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa.docx
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa.docx
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh quảng bình.docx
Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh quảng bình.docxQuản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh quảng bình.docx
Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh quảng bình.docx
💖Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói 💖 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Soạn thảo và ban hành văn bản hành chính tại ubnd huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa B...
Soạn thảo và ban hành văn bản hành chính tại ubnd huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa B...Soạn thảo và ban hành văn bản hành chính tại ubnd huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa B...
Soạn thảo và ban hành văn bản hành chính tại ubnd huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa B...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã - từ thực tiễn huyện hoài đức...
Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã - từ thực tiễn huyện hoài đức...Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã - từ thực tiễn huyện hoài đức...
Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã - từ thực tiễn huyện hoài đức...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Phát triển du lịch tỉnh bo kẹo cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2010-2...
Phát triển du lịch tỉnh bo kẹo cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2010-2...Phát triển du lịch tỉnh bo kẹo cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2010-2...
Phát triển du lịch tỉnh bo kẹo cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2010-2...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...
Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...
Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864
 
Nhân vật cô đầu trong văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ 19 đến năm 1930
Nhân vật cô đầu trong văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ 19 đến năm 1930 Nhân vật cô đầu trong văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ 19 đến năm 1930
Nhân vật cô đầu trong văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ 19 đến năm 1930
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận Văn Yếu Tố Tâm Linh Trong Truyện Ngắn Nguyễn Minh Châu Sau 1975.doc
Luận Văn Yếu Tố Tâm Linh Trong Truyện Ngắn Nguyễn Minh Châu Sau 1975.docLuận Văn Yếu Tố Tâm Linh Trong Truyện Ngắn Nguyễn Minh Châu Sau 1975.doc
Luận Văn Yếu Tố Tâm Linh Trong Truyện Ngắn Nguyễn Minh Châu Sau 1975.doc
tcoco3199
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa Ở Thị Xã Phú Thọ.docx
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa Ở Thị Xã Phú Thọ.docxTiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa Ở Thị Xã Phú Thọ.docx
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa Ở Thị Xã Phú Thọ.docx
Zalo/Tele: 0973.287.149 Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói
 
Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.doc
Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.docPhát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.doc
Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam, 9 điểm.doc
Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam, 9 điểm.docGiải pháp phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam, 9 điểm.doc
Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam, 9 điểm.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam.doc
Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam.docGiải pháp phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam.doc
Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.doc
Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.docNghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.doc
Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Quản lý công Trường Đại học nội vụ Hà Nội.doc
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Quản lý công Trường Đại học nội vụ Hà Nội.docKhóa luận tốt nghiệp Khoa Quản lý công Trường Đại học nội vụ Hà Nội.doc
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Quản lý công Trường Đại học nội vụ Hà Nội.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Luận văn Vành đai diệt Mĩ Sơn - An - Nguyên ở Phong Điền, Thừa Thiên Huế (196...
Luận văn Vành đai diệt Mĩ Sơn - An - Nguyên ở Phong Điền, Thừa Thiên Huế (196...Luận văn Vành đai diệt Mĩ Sơn - An - Nguyên ở Phong Điền, Thừa Thiên Huế (196...
Luận văn Vành đai diệt Mĩ Sơn - An - Nguyên ở Phong Điền, Thừa Thiên Huế (196...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 

Similar to Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc (18)

Luận văn thạc sĩ Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực.doc
Luận văn thạc sĩ Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực.docLuận văn thạc sĩ Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực.doc
Luận văn thạc sĩ Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực.doc
 
Phân chia di sản thừa kế - Những vấn đề lý luận và thực tiễn.doc
Phân chia di sản thừa kế - Những vấn đề lý luận và thực tiễn.docPhân chia di sản thừa kế - Những vấn đề lý luận và thực tiễn.doc
Phân chia di sản thừa kế - Những vấn đề lý luận và thực tiễn.doc
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa.docx
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa.docxLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa.docx
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa.docx
 
Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh quảng bình.docx
Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh quảng bình.docxQuản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh quảng bình.docx
Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh quảng bình.docx
 
Soạn thảo và ban hành văn bản hành chính tại ubnd huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa B...
Soạn thảo và ban hành văn bản hành chính tại ubnd huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa B...Soạn thảo và ban hành văn bản hành chính tại ubnd huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa B...
Soạn thảo và ban hành văn bản hành chính tại ubnd huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa B...
 
Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã - từ thực tiễn huyện hoài đức...
Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã - từ thực tiễn huyện hoài đức...Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã - từ thực tiễn huyện hoài đức...
Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã - từ thực tiễn huyện hoài đức...
 
Phát triển du lịch tỉnh bo kẹo cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2010-2...
Phát triển du lịch tỉnh bo kẹo cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2010-2...Phát triển du lịch tỉnh bo kẹo cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2010-2...
Phát triển du lịch tỉnh bo kẹo cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2010-2...
 
Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...
Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...
Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...
 
Nhân vật cô đầu trong văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ 19 đến năm 1930
Nhân vật cô đầu trong văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ 19 đến năm 1930 Nhân vật cô đầu trong văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ 19 đến năm 1930
Nhân vật cô đầu trong văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ 19 đến năm 1930
 
Luận Văn Yếu Tố Tâm Linh Trong Truyện Ngắn Nguyễn Minh Châu Sau 1975.doc
Luận Văn Yếu Tố Tâm Linh Trong Truyện Ngắn Nguyễn Minh Châu Sau 1975.docLuận Văn Yếu Tố Tâm Linh Trong Truyện Ngắn Nguyễn Minh Châu Sau 1975.doc
Luận Văn Yếu Tố Tâm Linh Trong Truyện Ngắn Nguyễn Minh Châu Sau 1975.doc
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa Ở Thị Xã Phú Thọ.docx
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa Ở Thị Xã Phú Thọ.docxTiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa Ở Thị Xã Phú Thọ.docx
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa Ở Thị Xã Phú Thọ.docx
 
Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.doc
Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.docPhát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.doc
Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.doc
 
Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam, 9 điểm.doc
Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam, 9 điểm.docGiải pháp phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam, 9 điểm.doc
Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam, 9 điểm.doc
 
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
 
Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam.doc
Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam.docGiải pháp phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam.doc
Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam.doc
 
Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.doc
Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.docNghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.doc
Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.doc
 
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Quản lý công Trường Đại học nội vụ Hà Nội.doc
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Quản lý công Trường Đại học nội vụ Hà Nội.docKhóa luận tốt nghiệp Khoa Quản lý công Trường Đại học nội vụ Hà Nội.doc
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Quản lý công Trường Đại học nội vụ Hà Nội.doc
 
Luận văn Vành đai diệt Mĩ Sơn - An - Nguyên ở Phong Điền, Thừa Thiên Huế (196...
Luận văn Vành đai diệt Mĩ Sơn - An - Nguyên ở Phong Điền, Thừa Thiên Huế (196...Luận văn Vành đai diệt Mĩ Sơn - An - Nguyên ở Phong Điền, Thừa Thiên Huế (196...
Luận văn Vành đai diệt Mĩ Sơn - An - Nguyên ở Phong Điền, Thừa Thiên Huế (196...
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤

Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docxCơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docxCơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docxCơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docxCơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docxCơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docxCơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docxCơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docxCơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docxCơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docxCơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docxCơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤ (20)

Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docxCơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
 
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
 
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docxCơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docxCơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
 
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docxCơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
 
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docxCơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
 
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docxCơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
 
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docxCơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
 
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docxCơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
 
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
 
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docxCơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
 
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docxCơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
 
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docxCơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
 

Recently uploaded

BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 

Recently uploaded (11)

BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 

Luận văn Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945).doc

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  Phạm Thị Xuân Lan VĂN HÓA TÂM LINH TRONG TRUYỆN NGẮN, TIỂU THUYẾT VIỆT NAM (1932 – 1945) LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  Phạm Thị Xuân Lan VĂN HÓA TÂM LINH TRONG TRUYỆN NGẮN, TIỂU THUYẾT VIỆT NAM (1932 – 1945) Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số :602234 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ THU YẾN Thành phố Hồ Chí Minh
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài này, ngoài việc cố gắng của bản thân, người viết đã nhận được rất nhiều sự động viên giúp đỡ từ thầy cô, bạn bè, cơ quan công tác và các tổ chức ban ngành của trường ĐHSP TP. HCM. Trước tiên người viết xin bày tỏ lòng biết ơn của mình với PGS. TS Lê Thu Yến – Phó chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh. PGS. TS Lê Thu Yến đã tận tình giúp đỡ người viết làm sáng tỏ các vấn đề được triển khai trong đề tài suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Ban chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, phòng SĐH Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người viết hoàn thành luận văn này. Xin cảm ơn BGH Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi đã tạo điều kiện thuận về thời gian công tác để người viết hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp và bạn bè đã giúp đỡ và động viên người viết trong suốt quá trình làm luận văn. TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2012 Người viết
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỤC LỤC DẪN NHẬP............................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề..................................................................................................... 3 3. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 6 4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 6 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 7 5.1. Phương pháp lịch sử..................................................................................... 8 5.2. Phương pháp hệ thống.................................................................................. 8 5.3. Phương pháp so sánh.................................................................................... 8 5.4. Phương pháp phân tích tổng hợp.................................................................. 8 5.5. Phương pháp liên ngành............................................................................... 9 6. Đóng góp của luận văn ......................................................................................10 7. Bố cục của luận văn...........................................................................................10 NỘI DUNG...............................................................................................................12 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ................................................................12 1.1. Văn hóa và văn hóa tâm linh ..........................................................................12 1.1.1. Văn hóa.....................................................................................................12 1.1.2. Tâm linh....................................................................................................14 1.1.3. Văn hóa tâm linh ......................................................................................18 1.2. Cơ sở hình thành yếu tố tâm linh trong văn hóa Việt Nam............................20 1.2.1. Nền văn hóa gốc nông nghiệp trồng lúa nước..........................................21 1.2.2. Tư tưởng Nho- Phật- Đạo và các tôn giáo khác.......................................24 1.3. Truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1932-1945 ..............................25 1.3.1. Bối cảnh văn học 1932-1945....................................................................25 1.3.2. Thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết có yếu tố tâm linh trong văn học Việt Nam 1932-1945..................................................................................................28
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1.4. Cơ sở hình thành yếu tố tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam1932-1945 ......................................................................................................30 1.4.1. Kế thừa yếu tố tâm linh trong văn học dân gian Việt Nam......................31 1.4.2. Kế thừa yếu tố tâm linh trong văn học trung đại Việt Nam .....................34 1.4.3. Tiếp biến yếu tố tâm linh trong văn học phương Tây..............................37 CHƯƠNG 2: NHỮNG BIỂU HIỆN VĂN HÓA TÂM LINH TRONG TRUYỆN NGẮN, TIỂU THUYẾT VIỆT NAM 1932-1945................................40 2.1. Mộng...............................................................................................................40 2.2. Cầu cúng, khấn vái..........................................................................................48 2.2.1. Cầu đảo.....................................................................................................48 2.2.2. Thờ cúng...................................................................................................55 2.2.3. Khấn vái, thề nguyền................................................................................60 2.2.4. Lập miếu (am, miễu) ................................................................................66 2.3. Điềm báo.........................................................................................................68 2.4. Phép thuật, bói toán ........................................................................................74 2.4.1. Phép thuật, bùa ngải, phù chú...................................................................74 2.4.2. Bói toán, tướng thuật................................................................................79 2.5. Linh ứng..........................................................................................................82 2.5.1. Quả báo.....................................................................................................82 2.5.2. Ứng báo ....................................................................................................86 2.6. Hồn ma, hóa kiếp............................................................................................88 2.6.1. Hồn ma .....................................................................................................88 2.6.2. Hóa kiếp....................................................................................................96 Chương 3: HIỆU QUẢ THẨM MĨ CỦA YẾU TỐ TÂM LINH TRONG TRUYỆN NGẮN, TIỂU THUYẾT VIỆT NAM 1932-1945............................. 103 3.1. Yếu tố tâm linh – phản ánh hiện thực.......................................................... 103 3.1.1. Hiện thực đời sống tâm linh .................................................................. 104 3.1.2. Hiện thực xã hội .................................................................................... 108 3.2. Yếu tố tâm linh – Ý nghĩa nhân văn............................................................ 111
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 3.2.1. Yếu tố tâm linh – Ý nghĩa giáo dục....................................................... 111 3.2.2. Yếu tố tâm linh – Khát vọng hạnh phúc................................................ 117 3.3. Yếu tố tâm linh – Giá trị nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 .................................................................................................. 124 3.3.1. Chi tiết, tình huống................................................................................ 124 3.3.2. Hệ thống ngôn từ................................................................................... 128 3.3.3. Hệ thống nhân vật.................................................................................. 131 3.3.4. Không gian thiêng ................................................................................. 134 3.3.5. Thời gian thiêng..................................................................................... 137 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 141 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 144
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1 DẪN NHẬP 1. Lí do chọn đề tài Văn học, nghệ thuật cùng với triết học, chính trị, tôn giáo, đạo đức, phong tục… là những bộ phận hợp thành của toàn thể cấu trúc văn hoá. Nếu văn hoá thể hiện quan niệm và cách ứng xử của con người trước thế giới, thì văn học là hoạt động lưu giữ những thành quả đó một cách sinh động nhất. Văn hoá của một dân tộc cũng như của toàn thể nhân loại từng trải qua nhiều chặng đường tìm kiếm, chọn lựa, đấu tranh và sáng tạo để hình thành những giá trị trong xã hội. Văn học vừa thể hiện con đường tìm kiếm đó, vừa là nơi định hình những giá trị đã hình thành. Cũng có thể nói văn học là văn hoá lên tiếng bằng ngôn từ nghệ thuật. Văn học biểu hiện văn hoá, cho nên văn học là tấm gương của văn hoá. Trần Ngọc Thêm đã nhận xét Tiếng Việt “phản ánh rõ hơn đâu hết linh hồn, tính cách của con người Việt Nam và những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa Việt Nam” [92; tr 316]. Văn hoá tác động đến văn học không chỉ ở đề tài mà còn ở toàn bộ bầu khí quyển tinh thần bao bọc hoạt động sáng tạo của nhà văn và hoạt động tiếp nhận của bạn đọc. Bản thân nhà văn với thế giới nghệ thuật của mình là một sản phẩm văn hoá. Người đọc, với chân trời chờ đợi hướng về tác phẩm, cũng được rèn luyện về thị hiếu thẩm mỹ trong một môi trường văn hoá nhất định. Chính không gian văn hoá này chi phối cách xử lý đề tài, thể hiện chủ đề, xây dựng nhân vật, sử dụng thủ pháp nghệ thuật… trong quá trình sáng tác; đồng thời cũng chi phối cách phổ biến, đánh giá, thưởng thức… trong quá trình tiếp nhận. Một nền văn hoá cởi mở, bao dung mới tạo điều kiện thuận lợi cho văn học phát triển. Vì vậy, có thể nói văn học là thước đo, là “nhiệt kế” vừa lượng định, vừa kiểm nghiệm chất lượng và trình độ văn hoá của một xã hội trong một thời điểm lịch sử nhất định. Trong tinh thần đó, nhiều nhà nghiên cứu đã căn cứ vào những dữ liệu văn học để tìm hiểu bức tranh văn hoá của một thời đại. Nói cách khác, thực tiễn văn học có thể cung cấp những cứ liệu đáng tin cậy cho khoa nghiên cứu văn hoá. Đối với mỗi quốc gia, văn hóa là giá trị cao quí nhất. Bởi văn hóa (do gốc rễ lịch sử bền sâu bao giờ cũng có tiềm lực trường tồn lớn hơn những thiết chế văn minh). Văn hóa với sự
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 2 tích lũy những hằng số lịch sử, mang hồn cốt của một dân tộc và có thể trụ vững theo thời gian đồng thời định hướng sự phát triển của văn minh. Văn hoá chi phối hoạt động và sự phát triển của văn học, thì ngược lại, văn học cũng tác động đến văn hóa, hoặc trên toàn thể cấu trúc, hoặc thông qua những bộ phận hợp thành khác của nó. Những nhà văn tiên phong của dân tộc bao giờ cũng là những nhà văn hoá lớn. Giữa văn học và văn hoá có mối quan hệ hữu cơ mật thiết như vậy, nên việc tìm hiểu văn học dưới góc nhìn văn hoá là một hướng đi cần thiết và có triển vọng. Cùng với những cách tiếp cận văn học bằng xã hội học, mỹ học, thi pháp học… cách tiếp cận văn học bằng văn hoá học giúp chúng ta lý giải trọn vẹn hơn tác phẩm nghệ thuật với hệ thống mã văn hoá được bao hàm bên trong nó. Những yếu tố văn hoá liên quan đến thiên nhiên, địa lý, lịch sử, phong tục, tập quán, ngôn ngữ… có thể được vận dụng để cắt nghĩa những phương diện nội dung và hình thức của tác phẩm. Nó cũng có thể góp phần lý giải tâm lý sáng tác, thị hiếu độc giả và con đường phát triển nói chung của văn học. Văn học Việt Nam giai đoạn 1932-1945 mang những giá trị từ nguồn văn hoá truyền thống âm thầm chảy trong mạch ngầm của nó và thấm vào thế giới hình tượng và ngôn từ của tác phẩm đồng thời có những giá trị văn hoá mới hình thành vào lúc đương thời không thôi cám dỗ, kêu gọi, thách thức. Trong văn học thời kì này, qua tài năng nghệ thuật, sự phá cách, chất hiện đại trong phong cách sáng tác cùng với vốn văn hóa truyền thống sâu rộng của mình, các tác giả đã cho chúng ta hiểu được niềm tin thiêng liêng, tín ngưỡng truyền thống, phong tục tạp quán, nếp cảm nếp nghĩ và những quan niệm thể hiện phương thức tư duy của nhân dân – những điểm cốt lõi tạo nên giá trị văn hóa tinh thần đặc sắc của dân tộc: văn hóa tâm linh. Văn học Việt Nam giai đoạn 1932-1945 một mặt kế thừa các giá trị văn hóa tinh thần của văn học dân gian và văn học trung đại mặt khác đi sâu khám phá tâm hồn phức tạp của con người trong thời đại mới. Sự phá cách, chất hiện đại trong phong
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 cách sáng tác của các nhà văn đã làm nên sự đa sắc cho giai đoạn văn học này. Trong thời đại của chúng ta, vấn đề tâm linh con người được quan tâm chú ý nhiều
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 3 hơn bởi “tâm linh trong cuộc sống của con người thuộc về văn hóa, và phải được đối xử một cách văn hóa” [33; tr 328]. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài: “Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam 1932-1945” như một hành trình tìm hiểu truyền thống văn hóa Việt Nam trong dòng chảy của văn học dân tộc. 2. Lịch sử vấn đề Tâm linh là vấn đề phức tạp chưa được tìm hiểu thấu đáo. Đã có một thời người ta đồng nhất tâm linh với mê tín dị đoan và ra sức bài trừ. Những năm gần đây, trên tinh thần cởi mở để hòa nhập cùng thế giới, vấn đề tâm linh được đề cập nhiều hơn. Người ta nói nhiều về tâm linh như thế giới tâm linh, đời sống tâm linh, giải tỏa tâm linh, văn hóa tâm linh... Tâm linh đối với văn học đã có gắn kết nhau như duyên nợ nên việc đi sâu khám phá tâm linh sẽ là hướng đi đúng quĩ đạo của văn học, Huỳnh Như Phương cũng có ý cho rằng tìm hiểu tâm linh là hướng đi vào thế giới nội tâm để khám phá chiều sâu tâm linh nhằm nhận diện hình ảnh con người đích thực là ý hướng có triển vọng của nền văn học dân chủ. Con người với đời sống tâm hồn vốn là một kho báu bí ẩn đối với nhà văn. Nói như nhà văn Mô- ôm thì chính đời sống tâm linh đã làm cho bản chất của con người chứa đầy những yếu tố bất ngờ, bí ẩn. Văn học chính là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa tinh thần cho mọi thế hệ. Từ văn học hiểu thêm về văn hóa, đứng ở góc độ văn hóa nhìn sang văn học, văn hóa được nhận ra một cách tinh tế và văn học có nền tảng vững chắc như cội cây đã được sâu rễ bền gốc. Xung quanh đề tài luận văn về Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945, trong phạm vi tư liệu sưu tầm được, chúng tôi điểm qua một số công trình, bài báo khoa học có liên quan đến vấn đề này. Về văn hóa tâm linh, trong nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa, các tác giả đều có đề cập những vấn đề liên quan đến văn hóa tâm linh. Tuy nhiên sự đề cập mới chỉ dừng lại ở việc nêu hiện tượng, nhìn nhận khái quát.
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Công trình “Văn hóa tâm linh” (2002) của Nguyễn Đăng Duy giới thiệu những vấn đề về văn hóa tâm linh người Việt ở miền Bắc trong các lĩnh vực: tín
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 4 ngưỡng, thần thánh, trời đất, thờ Mẫu, tang ma, thờ cúng tổ tiên, các tôn giáo Phật, Đạo, Thiên chúa giáo. Tác giả nhìn khái quát về tâm linh trong mọi mặt đời sống. Trong đó có khía cạnh tâm linh trong văn học nghệ thuật “tâm linh trong sáng tác văn học nghệ thuật là những hình ảnh, biểu tượng thiêng liêng nào đó mà tác giả thể hiện được ra trong tác phẩm, làm rung động những trái tim, ngấn lệ những tâm hồn” [20; tr 38]. Công trình “Phân tâm học và văn hóa tâm linh” của S.Freud, C.Jung, E.Fromm, R.Assagioli do Đỗ Lai Thúy biên soạn (2004). Công trình này đã đi sâu vào tìm hiểu con người với ba kích thước cơ bản. Đó là con người với bản chất sinh học, con người với bản chất xã hội và con người với bản chất tâm linh. Trong công trình này, S.Freud và C.Jung đã phân tích tâm linh như một lĩnh vực của đời sống tinh thần. Tâm linh không đồng nhất với tín ngưỡng và tôn giáo. Tâm linh không nằm ngoài phạm vi nghiên cứu khoa học, mà còn là đối tượng của khoa học. Tâm linh cùng với khoa học và tôn giáo sẽ đưa con người đến một sự phát triển hài hòa tất cả các mặt sinh học - xã hội - tâm lí - tâm linh. S.Freud đã lí giải tâm linh con người từ nguồn gốc của tục Tôtem và C.Jung lí giải về giấc mơ của con người. Cùng với lí thuyết Phân tâm học và tôn giáo của E.Fromm, lí thuyết Phân tâm học và Thiền, lí thuyết về sự phát triển của siêu cá nhân đã giúp cho chúng ta có cái nhìn khoa học về các hiện tượng tâm linh. Gần với công trình trên là chuyên luận “Tìm hiểu văn hóa tâm linh Nam Bộ” (2004) của Nguyễn Hữu Hiếu bàn về văn hóa tâm linh của người Việt ở Nam Bộ qua tín ngưỡng thờ Mẫu và các lễ hội cổ truyền từ sự ảnh hưởng của văn hóa Chăm. Với công trình nghiên cứu “Văn hóa tâm linh Thăng Long Hà Nội” của Văn Quảng, chúng ta được hiểu thêm những biểu hiện phong phú, đa dạng về tâm thức cũng như hoạt động thờ cúng cụ thể trong đời sống tinh thần, văn hóa tâm linh của cư dân Thăng Long - Hà Nội. Qua đây, tác giả đã giới thiệu về những công trình văn hóa vật chất đậm tính tâm linh: phủ, điện, đình, đền, chùa, miếu… cùng
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 5 với những tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ cúng các thần và những tín ngưỡng tâm linh nổi bật nhất ở mảnh đất kinh kì ngàn năm văn hiến. Bài viết “Tiếp cận vấn đề tâm linh” của Sơn Nam đã khẳng định tâm linh là vấn đề “bản sắc văn hóa” [69; tr 282], tác giả đã đi tìm ranh giới giữa tâm linh với tín ngưỡng và mê tín. Bài viết “Tinh thần phân tích tâm linh một đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực” của PGS.TS. Phùng Quí Nhâm đã góp thêm một cách nhìn về tâm linh con người. Ông xem phân tích tâm linh con người cũng là một trong những đặc trưng quan trọng của chủ nghĩa hiện thực. Trong bài viết “Văn hóa và thị trường” GS.TS. Nguyễn Văn Hạnh nhận định rằng “Tâm linh có vị trí hiển nhiên và nổi bật trong đời sống tinh thần của con người. Có thể coi con người là một sinh vật tâm linh” [33; tr 328]. Trong những công trình bàn về thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 chúng tôi chú ý đến những công trình của Bùi Việt Thắng bởi trong công trình nghiên cứu Truyện ngắn - những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại, ít nhất có ba lần Bùi Việt Thắng nhắc đến vấn đề “truyện ngắn được quan niệm là một bộ phận của tiểu thuyết” [90; tr 36-71-132] Bài viết “Tâm linh- bản thể con người” của Nguyễn Kiên trên Tạp chí Tia sáng góp phần làm rõ cốt lõi của đời sống tâm linh ở trong bản thể của con người. Luận văn thạc sĩ của Hoàng Thị Minh Phương về “Văn hóa tâm linh trong văn xuôi trung đại” đã góp phần tìm hiểu những giá trị đặc sắc của các văn hóa tâm linh trong văn xuôi trung đại. Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thu Hiền đã tìm hiểu “Yếu tố tâm linh trong truyện ngắn sau 1975”. Qua công trình này, chúng ta thấy rằng yếu tố tâm linh có những giá trị như hằng số trong văn học nói riêng và trong đời sống văn hóa Việt nói chung theo suốt chiều dài của lịch sử dân tộc.
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Mặc dù vấn đề tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 chưa được quan tâm nhiều, nhưng cũng có một vài công trình nghiên cứu liên quan đến tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945. Đó là luận văn
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 6 thạc sĩ của Trần Thanh Tùng nghiên cứu về Yếu tố kỳ ảo trong văn xuôi lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Qua luận văn này, người viết đi vào tìm hiểu yếu tố kỳ ảo như một thủ pháp nghệ thuật trong văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930-1945. Như vậy, vấn đề tâm linh trong văn học đã được một số nhà nghiên cứu bàn đến ở những phạm vi khác nhau. Nhìn chung các nhà nghiên cứu thừa nhận có một thế giới tâm linh tồn tại trong đời sống con người Việt Nam từ xưa đến nay, đặc biệt là trong văn học. Tuy nhiên, trong truyện ngắn, tiểu thuyết Viêt Nam 1932-1945 vẫn chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu và qui mô. Từ những ý kiến quí báu của những người nghiên cứu đi trước, chúng tôi chọn vấn đề văn hóa tâm linh và đi sâu vào đề tài “Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932- 1945” yếu tố quan trọng làm nên giá trị của văn học giai đoạn này. 3. Mục đích nghiên cứu Tác phẩm văn học tái hiện lại đời sống của con người. Văn học Việt Nam có nhiều thay đổi và để lại dấu ấn đậm nét nhất ở giai đoạn 1932-1945. Đây là thời kì hoàn thiện diện mạo hiện đại trên tất cả mọi phương diện của đời sống văn chương nghệ thuật dân tộc. Truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 không chỉ phản ánh hiện thực phức tạp của đời sống mà còn đi sâu vào thế giới tâm linh của con người. Trong cách cảm nhận thế giới của người Việt “thiên nhân tương cảm”, “địa linh sinh nhân kiệt”, “vạn vật hữu linh” nên truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 cũng để lại dấu ấn tâm linh trong các tác phẩm... Chính vì thế, luận văn đi sâu tìm hiểu văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 để cóp nhặt những hiện tượng mang dấu ấn văn hóa tâm linh- một biểu hiện của truyền thống văn hóa Việt trong sáng tác của các nhà văn hiện đại. Đồng thời cũng giúp ta nhận thấy sức hấp dẫn của những truyện ngắn, tiểu thuyết mang yếu tâm linh. Đó cũng là sự minh chứng cho một dòng văn học về tâm linh vẫn ngầm chảy trong lịch sử văn học nước nhà. 4. Phạm vi nghiên cứu
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 7 Trong phạm vi đề tài và tư liệu, chúng tôi chỉ khảo sát những tác phẩm truyện ngắn và tiểu thuyết có xuất hiện nhiều yếu tố tâm linh của các tác giả tiêu biểu ở miền Bắc giai đoạn 1932-1945. Cụ thể gồm 16 tác giả và 75 tác phẩm (truyện ngắn, tiểu thuyết) như sau: 1. Nam Cao - 2 truyện ngắn 2. Phạm Cao Củng - 1 truyện ngắn 3. Bùi Hiển - 2 truyện ngắn 4. Nguyên Hồng - 2 truyện ngắn; 1 tiểu thuyết 5. Lan Khai - 8 truyện ngắn; 1 tiểu thuyết 6. Cung Khanh - 6 truyện ngắn 7. Nhất Linh - 4 truyện ngắn;1 tiểu thuyết 8. Thế Lữ - 5 truyện ngắn; 2 tiểu thuyết 9. Hoàng Trọng Miên - 5 truyện ngắn 10. Đỗ Huy Nhiệm - 5 truyện ngắn 11. Vũ Trọng Phụng - 1 truyện ngắn; 2 tiểu thuyết 12. Trần Tiêu - 5 truyện ngắn; 2 tiểu thuyết 13. Thanh Tịnh - 4 truyện ngắn 14. Ngô Tất Tố - 1 tiểu thuyết 15. Nguyễn Tuân - 11 truyện ngắn; 1 tiểu thuyết 16. TCHYA- Đái Đức Tuấn - 1 truyện ngắn; 2 tiểu thuyết Trên cơ sở thống kê, phân loại các hiện tượng tâm linh trong các tác phẩm dựa trên hệ qui chiếu từ văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam (phong tục, tập quán, tín ngưỡng, quan niệm, nếp cảm nếp nghĩ...), chúng tôi đã bước đầu giải thích một cách có cơ sở một số hiện tượng tâm linh phổ biến trong đời sống tinh thần của người dân Việt. Qua đó, chúng ta sẽ thấy được ý nghĩa của yếu tố tâm linh đối với các truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945. 5. Phương pháp nghiên cứu
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 8 5.1. Phương pháp lịch sử Tác phẩm văn học là sản phẩm của một hoàn cảnh lịch sử trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. Vì vậy, hướng đến việc tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử xã hội, môi trường văn hóa tư tưởng chung của thời đại trong mối tương tác của chúng với tác giả sẽ giúp chúng tôi lí giải yếu tố văn hóa trong văn học một thời đại. 5.2. Phương pháp hệ thống Chúng tôi coi truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932–1945 là một bộ phận, một hệ thống. Trong đó những tác phẩm mang yếu tố tâm linh được đặt trong hệ thống chung của truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam để khảo sát. Căn cứ vào những số liệu có được từ thao tác thống kê, phân loại từ tần số xuất hiện các hiện tượng tâm linh, chúng tôi sử dụng phương pháp tổng hợp nhằm lý giải những yếu tố tâm linh trong từng tác phẩm thuộc phạm vi khảo sát. Từ đó có cái nhìn toàn diện về văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1932- 1945. 5.3. Phương pháp so sánh Sử dụng phương pháp so sánh giúp chúng tôi thấy được điểm giống và khác nhau giữa các yếu tố tâm linh trong từng tác phẩm của các tác giả khác nhau, cũng như góp phần làm rõ sự giống và khác nhau của những yếu tố tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 so với văn học trung đại Việt Nam và truyện ngắn Việt Nam sau 1975. 5.4. Phương pháp phân tích tổng hợp Phương pháp phân tích, tổng hợp cũng được chúng tôi sử dụng trong quá trình tiếp nhận, nghiên cứu truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam có yếu tố tâm linh giai đoạn 1932-1945. Phương pháp này giúp chúng tôi xem xét yếu tố tâm linh trên những cơ sở nhất định đồng thời rút ra những nhận định xác thực về sự tồn tại của tâm linh trong dòng chảy của văn học.
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 9 5.5. Phương pháp liên ngành Phương pháp này cũng được sử dụng trong luận văn của chúng tôi để việc nghiên cứu hướng đến mục đích giúp người đọc thấy rõ vấn đề tâm linh thuộc về văn hóa. Hơn thế, văn hóa và văn học luôn có mối quan hệ mật thiết.
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 10 6. Đóng góp của luận văn Luận văn tập trung tìm hiểu những biểu hiện của văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945. Từ đó góp phần lí giải cho một số vấn đề tâm linh trong văn học thời kì này, đồng thời làm sáng tỏ giá trị của những tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết có yếu tố tâm linh. 7. Bố cục của luận văn gồm: (142 trang) Dẫn luận (10 trang) Chương 1: Những vấn đề chung (29 trang) Trong chương 1, chúng tôi giới thiệu khái quát bối cảnh văn hóa - văn học Việt Nam giai đoạn 1932-1945. Trên nền một xã hội có những biến đổi về kinh tế, chính trị, văn hóa... văn học cũng có sự vận động, phát triển theo xu hướng phù hợp với thời đại mới. Đặc biệt là thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết đã có bước hiện đại hóa đáng kể và có nhiều đóng góp lớn cho nền văn học nước nhà. Trong dòng chảy chung của văn học, chúng tôi muốn tìm về cội nguồn của văn hóa tâm linh trong văn học dân tộc. Những vấn đề trên sẽ được làm sáng tỏ qua các mục sau: 1.1.Văn hóa tâm linh 1.2. Cơ sở hình thành yếu tố tâm linh trong văn hóa Việt Nam 1.3.Truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1932-1945 1.4.Cơ sở hình thành yếu tố tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 Chương 2: Những biểu hiện của văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 (53 trang) Chúng tôi phân tích các biểu hiện văn hóa tâm linh của người Việt Nam qua các truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1932-1945. Bước đầu tiếp cận, chúng tôi cóp nhặt và phân biệt những biểu hiện văn hóa tâm linh qua những hình thức biểu hiện cụ thể: 2.1. Mộng 2.2 .Cầu cúng, khấn vái 2.3. Điềm báo
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 11 2.4. Phép thuật, bói toán 2.5. Linh ứng 2.6. Hồn ma, hóa kiếp Chương 3: Hiệu quả thẩm mĩ của yếu tố tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 (39 trang) Tâm linh là một vấn đề thuộc về văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Vì vậy, khai thác yếu tố tâm linh chính là cách thức để nhà văn đi sâu vào thế giới tâm linh đầy bí ẩn của con người. Chính vì thế, yếu tố tâm linh đã góp phần tạo nên những giá trị khó phủ nhận về mặt nội dung và nghệ thuật. Nó là phương thức thể hiện quan niệm mới về thế giới, cuộc sống và là một thủ pháp để nhà văn đi sâu vào khám phá nội tâm phức tạp của con người. Từ đó, chúng tôi tìm hiểu hiệu quả nghệ thuật của yếu tố tâm linh qua các mục sau: 3.1. Yếu tố tâm linh – Phản ánh hiện thực 3.2. Yếu tố tâm linh – Ý nghĩa nhân văn 3.3. Yếu tố tâm linh – Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 Kết luận (3 trang) Tài liệu tham khảo (8 trang)
  • 21. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 12 CHƯƠNG 2 NHỮNG BIỂU HIỆN VĂN HÓA TÂM LINH TRONG TRUYỆN NGẮN, TIỂU THUYẾT VIỆT NAM 1932-1945 Tất cả những biểu hiện liên quan đến đời sống tâm linh con người sẽ tạo nên văn hóa tâm linh. Thế giới văn hóa tâm linh của người Việt được xây dựng theo mô hình “dương sao, âm vậy - trần sao, âm vậy”. Đây là quan niệm xuất phát để tìm hiểu về mô hình thế giới tâm linh của người Việt. Văn hóa tâm linh có những biểu hiện vô cùng phong phú, đa dạng trong đời sống của người Việt. Tâm linh chính là một biểu hiện trong đời sống tinh thần của con người, với tất cả sự phong phú, phức tạp của nó. Những biểu hiện liên quan đến đời sống tâm linh con người sẽ tạo nên văn hóa tâm linh. Tìm hiểu những biểu hiện văn hóa tâm linh của người Việt qua truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945, chúng tôi thấy có những biểu hiện như: Mộng ; Cầu cúng, khấn vái; điềm báo ; Phép thuật, tướng số ; Linh ứng; hồn ma, hóa kiếp. 2.1. Mộng Mộng là “hiện tượng thấy người hay sự vật hiện ra như thật trong giấc ngủ”. Mộng còn được gọi là giấc mơ, chiêm bao, mơ, mê [76; tr 792]. Trong văn hóa tâm linh “mộng là kết quả của sự hiển linh hoặc sự gợi ý của quỷ thần” [73, tr158]. Công trình Văn hóa nguyên thủy của E.P.Tylor đã cho ta biết rằng người nguyên thủy có nhiều cách để liên thông với thần linh. Trong đó giấc mơ là một cách để con người liên lạc với thần linh hoặc gặp gỡ linh hồn của con người ở thế giới bên kia. Ănghen (Engels) cũng cho rằng “người nguyên thủy qua sự suy ngẫm về giấc mộng mà hợp thành nên quan niệm về linh hồn. Ngược lại, họ lại dùng quan niệm về linh hồn mà giải thích về hoàn cảnh và hình tượng trong giấc mộng” [79;tr 26]. Nhà triết học Đức Niêt-sơ cho rằng: “Giấc mộng là sự bồi thường lại sự vui vẻ và mĩ cảm bị mất đi lúc ban ngày” [79; tr160]. Theo Lêvibôliu trong cuốn Tư duy nguyên thủy cho rằng mộng là “sự giao tiếp giữa người nằm mơ với tinh linh, tri linh hồn, thần...” [79; tr34]. Theo Freud và Jung “giấc mơ diễn tả cái gì đặc thù
  • 22. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 41 tiềm thức muốn thông báo cho chúng ta biết” [79; tr118]. Có thể nói “Bản đồ thế giới mà ta có thể tưởng tượng nên, chỉ được vẽ ra trong giấc mộng…” (79; tr.294). Mộng không phải là “một sản phẩm vô nghĩa của hoạt động bị nhiễu của tâm linh”, mà ngược hẳn lại “giấc mơ là một thành quả tâm lý riêng của người chiêm bao”, là kết quả của “sức chống đối giữa cái tôi đã thức tỉnh và cái vô thức bị chèn ép” [79; tr 47-197]. Sau khi phân biệt “nội dung hiển nhiên của giấc mơ” và “nội dung tiềm ẩn của giấc mơ”, Freud đã viết rất hay và đầy thuyết phục như sau: “… thường những suy nghĩ trong Giấc mơ gần nhất lại dễ thu hút chúng ta nhất bởi vẻ ngoài khác thường của chúng. Chúng được diễn đạt không bằng ngôn ngữ đời thường mà chúng ta quen tư duy, mà bằng thứ ngôn ngữ biểu tượng đầy những sự so sánh và phép ẩn dụ, và giàu hình ảnh như ngôn ngữ thi ca” [79; tr 56,72). Và chính Freud đã trân trọng nhắc lại lời của nhạc sĩ thiên tài Schubert trong chuyên luận quan trọng nhất của ông “Giấc mơ là sự giải phóng cho Tâm linh khỏi các trói buộc của thiên nhiên bên ngoài, là sự cởi trói cho Tâm linh thoát khỏi năng lực cảm nhận.” [79; tr 48]. Trong những cách phân loại về Giấc mơ hình thành từ thời cổ xưa cho tới trước những những công trình phân tâm học của S.Freud, đều coi mộng là sự khao khát, sự kêu gọi của tiềm thức đối với cái Chân- Thiện -Mỹ. Thi hào Đức Goethe từng viết: “Trong đời tôi có nhiều lần đau khổ, nuốt nước mắt. Nhưng sau khi tôi lên giường nằm, cảnh mộng có thể dùng mọi hình thức dẫn dắt và an ủi tôi, làm cho tôi siêu thoát khỏi nỗi bi thương mà đổi lại được sự nhẹ nhàng vui vẻ” [79; tr 19]. Giấc mộng là sản phẩm của tác dụng “tinh thần”. Mộng có liên quan đến cuộc sống hiện thực. Ngay như một người nằm ngủ có nhiều chiêm bao, thì cái chiêm bao nào cũng có nguyên nhân từ sinh lý và tâm lý của sinh thể. Đôi khi chiêm bao lại là một linh ảnh báo trước cho một chuyện sẽ xảy ra rất đúng với thực tế. Vì vậy chiêm bao dù cho hồ đồ hay đúng sai gì cũng có nhân quả của nó. Theo Phật giáo, một trong những nguyên nhân của giấc chiêm bao là do sự tu tĩnh, hành điều thiện, cảm đến
  • 23. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 bực trên, hiện ra mộng lành, trái lại hành điều ác, cảm đến bực trên, hiện ra điều dữ. Theo thuyết duy linh thì mộng là một dự giác, một bí quyết răn dạy của thần linh,
  • 24. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 42 nghĩa là thần linh báo trước cho ta, do đó có giấc mộng lành (cát mộng) và giấc mộng dữ (hung mộng). Dân gian cho rằng mộng không chỉ là hình thức thông linh cơ bản giữa con người với thần thánh, ma quỉ mà còn là điềm trời, vận số mà các lực lượng siêu nhiên báo triệu, định đoạt cho người trần. Qua giấc mộng, con người có thể gặp lại người đã chết hoặc chiêm nghiệm, đoán định những điều sẽ xảy ra ứng với giấc mộng. Phật giáo cho rằng đau khổ và hạnh phúc của giấc mộng là có thật với người trong mộng. Mộng sẽ qua đi, nhưng sự sống của tâm linh thì không qua đi bao giờ. Xưa nay, những giấc mộng thường được miêu tả trong văn chương, và nhiều khôn xiết: những giấc mộng trong kinh sách của Trang Chu, trong thơ Đỗ Phủ, Lý Bạch, trong hồi ký Nam Ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng, trong tiểu thuyết Hồng Lâu mộng của Tào Tuyết Cần, trong Truyện kì lạ và bài thơ Mộng ảo của Edga Poe,... Trong truyện ngắn, tiểu thuyết 1932-1945 hiện tượng mộng xuất hiện với ý nghĩa là giấc mộng và báo mộng. Sự linh ứng của mộng liên quan đến nhiều vấn đề trong cuộc sống: gặp người thân đã chết, gặp người yêu bày tỏ khát vọng tình yêu mà lúc sống không thực hiện được, gặp những người phụ nữ đẹp, gặp những thần linh, nỗi ám ảnh về định mệnh... Người ta tin rằng thế giới của thần linh ma quỉ tồn taị song song với thế giới của con người và hai thế giới ấy có sự thông linh. Mộng là cầu nối giúp con người tiếp xúc và lĩnh hội những ý muốn, những điềm triệu, những điều “thiên cơ bất khả lậu” mà con người luôn mong muốn được biết. Trong Câu chuyện mơ trong giấc mộng của Nhất Linh, Tuyết mơ thấy ba cô gái tìm đến “mặc toàn đồ trắng” là điềm báo cho sự việc sẽ xảy ra trong thực tế về kiếp phù hoa của đời mình. Định mệnh của mỗi con người dường như đã có sự sắp đặt của hóa công. Trong giấc mơ, người đàn bà thấy đứa con của mình nửa người nửa rắn về báo cho mẹ biết cuộc chiến sanh tử vào ngày mai “chị thấy một vật nửa người nửa rắn tự ngoài vào, vừa đi vừa khóc suốt mướt (..) Mẹ ơi, mẹ cứu Cuổng với! Ngoài ngòi bây giờ có một con thuồng luồng trắng ở Đài Thị mới về, nó định chiếm chỗ của con. Giờ Ngọ ngày mai, con với nó đánh nhau to. Được, chẳng nói làm gì, nếu thua, con sẽ một là bị
  • 25. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 43 chết, hai là bị đuổi đi nơi khác, bấy giờ thì mẹ con sẽ mãn kiếp xa nhau...Vậy mai mẹ giúp con một tay, mẹ đem dao ra bờ ngòi, chờ lúc hai bên đánh nhau, hễ thấy khúc trắng nổi lên thì mẹ chém, mẹ nhớ nhé!...” (Con Thuồng Luồng nhà họ Ma – Lan Khai). Mộng là thời khắc mà người sống có thể gặp gỡ người đã chết, tiếp xúc với linh hồn những con người từ thế giới bên kia. Vì vậy, Tuấn gặp Mai Lan Hương trong giấc mộng Liêu Trai vô cùng đẹp đẽ và thơ mộng “Tuấn để cho người anh mê đi trong tay ôm ấp gọn ghẽ của chiếc ghế bành, cũng như tâm hồn du dương ẩn nép trong lòng một thú vui mơ hồ (...) Tuấn mơ tưởng thấy cả hai bàn tay, cả màu áo xanh phơn phớt và màu da trắng điểm hồng”. Hình ảnh người con gái ở trại Bồ Tùng Linh cũng hiện về trong giấc mơ của Thằng Dần - đày tớ của Tuấn “con nằm mơ thấy có người đến (...) không trông rõ mặt, chỉ biết một hình tóc xòa, vận toàn đồ trắng chập chờn đi qua” (Trại Bồ Tùng Linh – Thế Lữ). Giấc mộng của Tuấn là một cuộc “tương ngộ” tiền duyên của một người nghệ sĩ đi tìm cái đẹp và cô gái Hoàng Lan Hương mà chàng gặp là hiện thân cho sự tận mĩ. Cái đẹp tuyệt mĩ đôi khi khó tìm thấy trong cõi thực mà chỉ có thể tìm nó trong cõi tâm linh của con người. Giấc mộng còn là hiện tượng thấy người hiện về thông tri cho người sống biết việc làm, mong muốn của người đã khuất. Vì thế, trong giấc ngủ mơ màng ông Chánh hội nghe tiếng chú Khì chào hiện về báo mộng “ Tôi đây. Chú Khì đây. Chào ông Chánh hội tôi đi về Tàu” (Chú Khì – người đánh tổ tôm vô hình – Nam Cao). Giấc mộng là cầu nối để người sống gặp người chết hiện về bằng linh hồn “cái chòi tôi nằm, bốn cột làm bằng bốn cây ba xoi mảnh dẻ, hơi bị lay cũng rung rinh như võng. Người con gái ấy lên lúc nào mà tôi không biết?” (Người Lạ - Lan Khai). Giấc mơ là ám ảnh cuộc sống, là những cơn ác mộng đối với những người mang những mặc cảm tội lỗi khi làm những việc xấu xa, là nỗi day dứt lương tâm của những con người đã bị vết chàm tội lỗi. Đó là giấc mơ của Trương khi hắn trượt dài trên con đường buông thả, sa đọa “Trương ngủ thiếp đi, chàng nhìn thấy mình
  • 26. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 cứ cố nhoi lên để tránh mũi dao mà Thu đưa vào cổ mình, nhưng có một sức mạnh ghê gớm giữ chặt lấy chàng, đè nặng hai bên ngực. Mũi dao đã chạm vào cổ, nhưng
  • 27. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 44 chàng không đau đớn gì cả: một dòng máu chảy ngang cổ xuống gáy lạnh như một dòng nước đá mới tan, Trương kêu thét lên: "Em ghét anh" và giật mình tỉnh dậy” (Bướm Trắng – Nhất Linh) . Bằng cách tạo ra những giấc mơ trong tác phẩm của mình, nhà văn Nguyễn Tuân đưa bạn đọc vào không gian của những câu chuyện đầy mộng ảo với những hồn ma thấp thoáng đi về trong giấc mơ. Đó là giấc mơ của hai anh em ông Đầu Xứ đều mơ về “người đàn bà trẻ, xõa tóc, ẵm con, hiện ngay lên dưới lều (…) kêu khóc giữ rịt lấy tay không cho viết”. Giấc mơ về người đàn bà như là một định mệnh, một sự báo oán dai dẳng. Cơn ác mộng ấy khiến “Ông Đầu Xứ Em thấy bãi trường thi hình như rộng lớn hơn cả kiếp người” (Khoa thi cuối cùng – Nguyễn Tuân). Mộng do trạng thái tâm sinh lý, do thân xác mỏi mệt mà hình thành, mộng chính là linh cảm từ con người nhưng không nhìn thấy đoán ra, vì thế mộng có những điều đã xảy ra và những điều sẽ xảy ra. Ông Kinh Trịnh trong Loạn âm vì mệt quá mà ngủ thiếp đi. Trong giấc ngủ mộng mị, ông thấy: “Bỗng hai cánh cửa lùa từ từ mở rộng, gió ùa dần vào (…) có hai người lính áo dấu nẹp đỏ, đầu đội nón sơn, hiện hình trong khung cửa. Họ từ tốn bước vào…” (Loạn âm – Nguyễn Tuân). Trong giấc mơ, ông gặp lại một người đồng môn đã mất mấy chục năm về trước, bây giờ giữ một chức quan nhỏ dưới âm phủ. Hồn ma ấy về dương gian để bắt phu theo lệnh của Diêm Vương, vì vậy người dân trong làng bị dịch bệnh, chết chóc, làng quê nặng nề âm khí với những chiếc khăn tang trên đầu trắng xóa và “chợ làng đến ba phần tư là ma họp”. Giấc mơ là thời khắc người chết và người sống gặp nhau. Mộng là điềm báo cho sự việc sẽ xảy ra trong thực tế. Đó là giấc mộng của cô Tơ “nghe thấy tiếng người dón dén đi từ trong buồng thờ ra (...) thấy ông Chánh Thú đứng sững đấy, áo xô gai rộng tay và hoen ố”, ông Chánh Thú hiện về trong giấc mơ của cô Tơ để báo trước cái chết mang tính định mệnh của Bá Nhỡ “Một ngày rất gần đây, sẽ có một người tìm đến để nghe mình hát. Cứ để cho người ấy đàn vào cái đàn dựng ở bàn
  • 28. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 thờ tôi. Mình đừng có ngăn giữ người ta. Mình phải hát cho người ấy đàn. Đàn xong thì người ấy lăn ra chết. Thế nghĩa là người ấy sẽ thế mạng cho tôi ở dưới
  • 29. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 45 cung Thủy Tinh này. Thì tôi mới được trở lên làm người dương gian” (Tâm sự của nước độc – Nguyễn Tuân). Thế giới giấc mơ là thế giới mà con người sống thật với lòng mình. Cô Ngọc đã ngất đi và mơ thấy mình trở thành bà Thám “thỉnh thoảng lại cứ nói mê nói sảng, khi thì xưng cô thám, khi thì xưng là cô bảng, y như một người ma làm” (Lều Chõng – Ngô Tất Tố). Giấc mơ của cô Ngọc chính là khao khát danh vọng cả đời cô đeo đuổi mà Vân Hạc là người thay cô thực hiện. Đó là một giấc mộng công danh trong thời đại nền Hán học đã sức cùng lực kiệt, thoi thóp trút chút hơi tàn. Giấc mơ là phương thuốc giải phóng những khát vọng của con người trong tình yêu đôi lứa. Nàng Peng Slao đã yêu Đèo Lầm Khẳng nhưng lúc sống họ không được ở bên nhau, được cùng nhau âu yếm. Hai người âm dương cách biệt chỉ gặp được nhau trong giấc mơ “giữa bóng tối chập chùng lạnh lẽo chàng được biết người đàn bà thứ nhất, chàng được cùng nàng say đắm trong một cuộc ân ái mê ly” (Thần Hổ - TCHYA Đái Đức Tuấn). Khát vọng ấy cũng chính là tiếng lòng của Tuấn – một văn sĩ “muốn trốn Hà Nội với sự náo động và bao nhiêu cái bận rộn vội vã” nên đã tìm về trại Bồ Tùng Linh với thế giới Liêu Trai. Trong những giấc mơ Tuấn đã gặp Lan Hương “đầu nàng ta rất nhẹ nhàng giấu mãi vào lòng tay Tuấn và cả tấm thân yêu kiều nhỏ bé lại lả lướt bên người con trai”, “đôi mắt đen lặng lẽ một ý quá đỗi nồng nàn. Những tia lửa chìm trong đôi ngọc huyền ấy bỗng dưng khiến Tuấn ngây ngất” (Trại Bồ Tùng Linh – Thế Lữ). Những giấc mơ đã đưa Tuấn đến với cái đẹp tuyệt mĩ để rồi trở về với cuộc đời “đàn bà, đối với Tuấn, không ai có nhan sắc nữa”. Giấc mơ, giấc mộng được hiểu là hoạt động tâm thần, không phụ thuộc vào ý chí, diễn ra trong giấc ngủ hoặc có thể, diễn ra trong trạng thái thức, đó là một hư cấu của trí tưởng tượng trong khi tìm cách thoát khỏi thực tại. Giữa lúc giá trị đạo đức bị tấn công từ nhiều phía, ở hiền chưa chắc đã gặp lành, con người tìm về thế giới tâm linh như một giải pháp để có được sự thăng bằng trong cuộc sống giữa xã
  • 30. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 hội đầy biến động. Bên cạnh đó, nhu cầu đào sâu tìm hiểu con người cá nhân, con người bản thể đang trở thành tâm điểm chú ý của nền văn học. Bằng cách sử dụng
  • 31. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 46 hình thức mộng mị, chiêm bao, cơn mê các tác giả đã thật sự quan tâm nhiều đến sự giải phóng cái tôi cá nhân, con người cá nhân tự do và hiện sinh. Vì vậy những giấc mộng trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 ngoài ý nghĩa là một biểu hiện tâm linh của con người, nó còn là sự trăn trở về cuộc sống về thế sự nhân sinh. Đó là giấc mơ cả đời của một người nông dân nghèo, mơ có “con trâu cái béo mập. Theo sau, một con nghé tơ nhảy nhót. Và bác thủng thỉnh bước trên đồng lúa chín vàng” và ước mơ vẫn chỉ là mơ ước mà thôi bởi đến lúc chết bác xã Chính vẫn cón trăn trối “con trâu cái, con trâu cái” (Con Trâu – Trần Tiêu). Đó là giấc mộng của Tám Bính như nỗi ám ảnh vào thực tại cuộc sống của một “bỉ võ” bất đắc dĩ “Bính lạc vào cảnh mộng rất khủng khiếp. Một hôm Bính ho ra máu, cách ít lâu, thuốc thang không có, Bính kiệt quá rồi chết (...) mỗi ngày thây một rữa ra, mãi khi bốc hơi thối và nhung nhúc giòi bọ (...) Cái chết của Bính thật giống hệt cái chết của hạng người ăn mày khốn cùng không thân thích chết đường chết chợ”(Bỉ vỏ - Nguyên Hồng). Và giấc mơ ấy cứ trở đi trở lại trong tâm trí của Bính “một người đàn bà trơ trọi ở nơi bán trôn nuôi miệng (...) một xác chết thối rữa trên chiếc giường mọt gẫy (...) một cỗ áo quan mỏng mảnh đu đi đu lại dưới chiếc đòn gánh chạy cót két ra một bãi tha ma” (Bỉ vỏ - Nguyên Hồng). Giấc mơ của anh Tín – chồng của hai mươi hai (một nữ tù nhân mang số hiệu hai mươi hai) bị Năm Béo cưỡng bức trong nhà lao làm chết đứa con trong bụng – khiến ta không khỏi xót xa quặn lòng “anh mơ màng thấy ngày xuân vui tươi sắp tới đây, trên tay anh thiêm thiếp ngủ đứa con trai đầu lòng mà vợ anh khỏe mạnh hết hạn tù sẽ bế về” (Linh hồn – Nguyên Hồng). Mộng tạo một không gian linh dị của một thế giới khác với những hồn ma, thánh thần... thể hiện những thông điệp về đời sống và thỏa mãn khát vọng tinh thần của con người. Là hình thức thông linh giữa con người - thần thánh - ma quỉ. Cô Tơ một goá phụ đoan chính, một danh ca có tình thương, căn tu. Mặc dù Bá nài nỉ nhiều lần nhưng vì đã trót thề giải nghệ nên đã không lên ấp Mê thảo hát cho cậu
  • 32. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 nghe, cô quí trọng tài nghệ của Bá Nhỡ, cảm thông cho lòng trung thành của hắn nên cũng đã cố sức cứu mạng cho Bá : Một tối nọ cô nửa ngủ nửa mê thì chồng
  • 33. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 47 (Chánh Thú) hiện hồn về cho biết một ngày rất gần đây sẽ có người đến nghe cô hát, cứ để hắn lấy cái đàn ở bàn thờ mà gẩy, gẩy xong hắn sẽ lăn ra chết thế mạng cho ông dưới cung Thủy Tinh để ông đầu thai lên dương thế, Chánh than thở đàn hát cho Diêm Vương trong mười vương phủ tối tăm khổ sở lắm. Khi Bá Nhỡ đến nhà cô Tơ lần thứ ba, nhớ ra giấc mộng hôm nọ, cô đã gắng công cứu mạng cho Bá như sau“Nếu mộng triệu ứng vào người khách chơi đàn trên ấp Mê Thảo đang ngồi ngoài kia, thì tôi muốn xin mình tha cho người ấy. Mình chờ đến người sau rồi hãy đầu thai lên lại với cuộc đời bằng thịt bằng xương thật này. Cũng không lâu gì đâu… Nhưng đến cái người ngồi ngoài nhà kia thì tôi thấy không đang tâm. Tôi xin mình, mình chứng giám cho tấm lòng ngay thẳng và thương người của vợ mình. Tôi gieo tiền, mình bằng lòng thì một đồng sấp một đồng ngửa”. Giấc mộng của cô Tơ đã ứng nghiệm cho thấy mộng đáng tin cậy và chính xác hơn những quan sát và cảm nhận của con người. Vì thế, người ta tin vào mộng bằng một niềm tin thiêng liêng không gì thay đổi. Những giấc mộng trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam còn là những mơ ước, những khoảnh khắc con người đắm chìm trong không gian tâm linh khi được thả hồn mình trên dòng sông quê hương với những khúc hát dân ca mê hồn từ cõi vô hình nào vọng lại “đò bên kia sẽ có giọng nữ vô danh cất lên, đáp lại, cho đến khi hai con thuyền chia biệt tình về Đại Lược, duyên ngược Kim Long…” (Tình trong câu hát – Thanh Tịnh). Quả là nhận xét của Vũ Ngọc Phan thật thấu đáo là cảnh thực mà như mộng “Anh lái đò lo sợ mộng tan”. Mộng được xem là một hiện tượng thần bí, một hiện tượng văn hóa huyền ảo, nửa hư nửa thực không biết bao nhiêu những thuật chiêm mộng thời cổ đại, những máy thăm dò các giấc mơ của Mỹ, những lý thuyết hiện đại nghiên cứu về giấc mơ nhưng vẫn chưa tìm được lời giải đáp thỏa đáng về giấc mộng. Thế nhưng trong lịch sử nhân loại, mộng có tương quan chặt chẽ với cuộc sống hiện thực, với hoạt động tâm lí, tinh thần của con người. Vì vậy, các nhà văn đã đào sâu vào nội tâm mình,
  • 34. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 kích thích trí tưởng tượng, giải phóng năng lượng Tâm linh để có thể tiếp tục chiêm nghiệm về cuộc đời. Thông qua những tác phẩm có sự xuất hiện của mộng
  • 35. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 48 mị, chiêm bao, cơn mê... nhà văn muốn chuyển tải những triết lý nhân sinh có khả năng giúp con người sống gần với chất Người hơn. Mộng và sự linh ứng từ giấc mộng có thể có thực với người này nhưng không có thức với người khác nhưng niềm tin tâm linh về giấc mộng vẫn mãi tồn tại trong tâm thức của mỗi người vì mộng “chỉ có thể mất đi chừng nào mà con người không hướng đến một thế giới ngoài con người, gọi là thế giới của thần linh, của ước mơ, thế giới phóng thể của người, gọi thế nào đi nữa cũng vẫn phải có thể có một cái tên cho phần cuộc sống đang diễn biến của con người, kéo dài ra” [106; tr 90]. Nhìn chung phổ biến trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 là hiện tượng giấc mộng với những khát vọng tình yêu hạnh phúc. Những cuộc tình không thành trong cuộc sống, những mối tình đẹp đẽ nhưng không thuộc về cõi người. Đây cũng là tiếng nói đạo đức cất lên từ những truyện ngắn, tiểu thuyết 1932-1945. Văn học đâu chỉ là là phương tiện để giải trí mà nó còn góp phần bồi đắp đời sống tình cảm, tâm hồn, tư tưởng cho con người. Thông qua những giấc mộng, nhà văn muốn thể hiện cái nhìn mới về tình yêu trong xu hướng văn học được hiện đại hoá khi nhà văn chú ý miêu tả cuộc sống thực như nó vốn có và đang tồn tại, khi ý thức cá nhân được hình thành cũng là lúc con người muốn sống trọn vẹn với cái tôi cá nhân của mình. 2.2. Cầu cúng, khấn vái Trong các hình thức cầu cúng có cầu đảo, thờ cúng tổ tiên, thờ cúng Thành hoàng, thờ cúng các anh hùng có công với dân với nước, thờ cúng các thế lực phù trợ cho cuộc sống con người, thờ cúng những thế lực tác oai tác quái gây trở ngại trong cuộc sống... Để thông linh với các thế lực siêu nhiên, con người thực hiện các nghi thức bày tỏ lòng thành của mình để mong được phù trợ và linh ứng như khấn vái, cầu nguyện. 2.2.1. Cầu đảo
  • 36. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Cầu đảo tức “cầu thần thánh ban cho những điều mong muốn bằng cách cúng bái” [76; tr 126]; “cầu trời mưa bằng cách cúng bái khi bị hạn hán” [76; tr 165]. Xuất phát từ thuyết “Vạn vật hữu linh” cho rằng mọi loài, mọi vật (người, con
  • 37. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 49 vật, cây cối, hoa quả, núi sông, đất đá, mây, mưa, sấm, chớp...) đều có linh hồn, có sức mạnh vô hình chi phối mọi hành vi của con người trong cuộc sống. Trong đời sống tâm linh, con người luôn tìm cách thông linh với thế giới vô hình bằng những nghi thức cúng tế, thờ tự, cầu nguyện, khấn vái, các loại phù phép và lễ bái... Đó là cách thức thể hiện sự cố gắng chủ quan của loài người để tạo kênh nối với thế giới thần linh. Tổ tiên xưa cho rằng, một khi người và thần có sức mạnh kết hợp lại được nhau thì “sẽ chiến thắng được bệnh tật, đánh thắng trận hoặc được mùa, linh hồn được lên trời và biết trước được tương lai” [74; tr 24]. Do vậy, con người luôn hướng về và cầu nguyện các thế lực siêu nhiên để mong cầu được mưa thuận gió hòa mùa màng tươi tốt, mọi việc được xuôi buồm thuận gió, cuộc sống hạnh phúc ấm no. Ở một đất nước mà nông nghiệp là kinh tế chính quyết định cuộc sống của người dân. Thế lực mà họ phải đối mặt trước tiên là thiên nhiên. Thiên nhiên luôn là một thế giới kì bí trong cảm quan của họ. Những bất trắc trong lao động sản xuất, trong cuộc sống mưu sinh là những điều hằng thường trong cuộc sống. Vì vậy họ có tâm lí sùng bái các hiện tượng thiên nhiên. Một trong những đặc điểm văn hóa của người Việt Nam là lòng tín mộ. Có thể nói, từ ngàn xưa, người Việt Nam nào cũng có đối tượng niềm tin riêng và thực hành niềm tin ấy bằng sự thờ cúng một cách nào đó. Song sự biểu hiện lòng tín mộ quan trọng nhất lại chính là các tín ngưỡng đầy tính dân gian và tính phổ biến của riêng người Việt Nam. Đó là sự thờ cúng các vị thần linh, biểu hiện thành nghi lễ, tế tự. Con người thường làm lễ cầu xin Trời, Đất, Thần, Thánh, Tiên Phật... mong được ban phước trừ họa. Trong đó nghi thức có ý nghĩa quan trọng và thiêng liêng nhất là cầu đảo. Mặc dù người Việt Nam đã đón nhận các nền đạo học và các tôn giáo truyền từ nước ngoài vào nước ta, như : Khổng - Mạnh, Lão - Trang, Phật giáo, Kitô giáo, Hồi giáo,... hoặc là đã thành tâm tin theo Cao Đài giáo và Phật giáo Hòa Hảo... nhưng trong lịch sử tín ngưỡng người Việt, thờ cúng thần linh đã có từ lâu đời, do cuộc sống dựa chủ yếu vào tự nhiên nên
  • 38. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 người xưa lập đàn kính tế quỷ thần, mong giảm bớt thiên tai đem đến phúc lộc. Lễ cầu đảo của người Việt dựa trên nền tảng nhu cầu tâm linh bình dị của nhân dân.
  • 39. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 50 Các tục cầu đảo ngày xưa bao gồm : cầu đảo mưu việc lớn, cầu đảo chữa bệnh, cầu mưa, cầu phúc, cầu an, đàn tràng giải oan, đàn chiêu hồn... Nội dung, mục đích, nghi thức và đối tượng hướng đến có khác nhau nhưng đều chung mục đích “cầu thần thánh ban cho những điều mong muốn bằng cách cúng bái” [73; tr 122]. Hiện tượng cầu đảo được tái hiện trong các tác phẩm văn chương thuộc các giai đoạn khác nhau. Điều đó có cơ sở từ sự thịnh hành tín ngưỡng dân gian, sự ảnh hưởng các tôn giáo và văn hóa, lịch sử xã hội ở từng thời đại khác nhau. Trong tâm thức của nhân dân luôn có một lực lượng siêu hình tồn tại song song với thế giới hữu hình. Hơn nữa, lực lượng vô hình ấy có sức mạnh và quyền nặng vô hạn có thể định đoạt phần số, rủi may cho con người. Cầu đảo là cách thức con người nương tựa vào sức mạnh của các thế lực vô hình để có được những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Đó là hình thức thể hiện niềm tin thiêng liêng của con người vào các lực lượng siêu nhiên (Trời, Đất, Chúa, Thượng đế, Thánh thần, Tiên Phật...). Trong các lực lượng siêu nhiên ấy, người ta luôn nghĩ đến đấng tối cao là Trời. Khi gặp may mắn người ta bảo “trời cho”, “ơn trời”, “lộc trời” ; khi đau đớn bất giác người ta kêu trời “trời ơi” khi hoạn nạn, tai ương lại bảo “trời trả báo”, “trời hại”, “trời hành”, khi cần giữ cho nhau niềm tin, sự xác tín người ta đem trời ra làm điểm tựa “thề có trời”, “trời biết”, “trời thấu”... Trời là vị chúa tể có thể thấu suốt mọi chuyện thế gian, tham gia vào mọi việc lớn nhỏ, định đoạt phần số cho mỗi con người. Thế gian rộng lớn nhưng đặt dưới sự “giám sát” của Trời. Vì thế, khi có một sự kiện trọng đại người ta hướng đến trời như một nghi thức thiêng liêng. Đó là lí do các quan chủ khảo lập đàn tế “người đứng bao quanh đàn cúng (...) trên đàn phủ phục ba cỗ tam sinh còng queo: một con trâu và một con dê đen thui kèm một con lợn cạo trắng mắt mở to cặp mắt chết”, “Trong cái âm dương không chia biệt rõ quan Chánh Chủ khảo trường Nam Hà hợp thi khoa Mậu Ngọ đang tế cáo giời đất vua thần và thánh” (Khoa thi cuối cùng – Nguyễn Tuân). Khi gặp năm hạn, đồng khô cỏ cháy “cây cối xơ xác”, “những cây lúa cằn cỗi đâm tua tủa lên trời”, những người dân ở huyện Tuy Viễn nghĩ ngay đến “việc đảo võ”, các thân hào bốn thôn trong huyện “rước các thần linh đến xã Đoài để chiều ngày 25
  • 40. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 51 hay rạng sáng ngày 26 quan huyện về đứng chủ lễ cầu đảo” ( Con Trâu – Trần Tiêu). Cũng niềm tin ấy, người dân Nùng mỗi khi gặp phải sự cản trở trong công việc họ làm theo suy nghĩ “nếu là người thì họ giết phắt kẻ làm trở ngại kia đi. Nếu là thần thánh hay tà ma xui nên thì họ cầu đảo, phù chú” (Một truyện ghê gớm – Thế Lữ). Con người sống gắn liền với niềm tin rằng tất cả những điều gì con người không biết thì Trời biết hết“Trời là đấng chí công chí minh, ta có ra ngoài cõi thế, nhìn vào phàm trần, mới trông thấy lắm điều chí lý mà khi làm người, ta không bao giờ tưởng tượng được” (Oan nghiệt – TCHYA Đái Đức Tuấn). Với niềm tin vào Trời qui định phần số nên con người dường như chấp nhận hiện tại bởi “thiên cơ bất khả lậu” vì thế Bác xã Chính gái nói với chồng “biết sự trời mười đời chẳng khó” (Con Trâu – Trần Tiêu). Trước sự công minh và thấu hiểu mọi lẽ của Trời, con người mong ước điều gì trời cũng soi xét. Có lẽ vậy nên bà Mi nàng “vái ông trời lạy ông trời...cho mẹ con tôi bắt được nhiều chim” (Một chuyện ghê ghớm – Thế Lữ). Sự cầu mong của bà mẹ Mi Nàng có được điều may mắn trong công việc làm ăn cũng chính là một niềm tin phổ biến trong đời sống thường nhật của mỗi người dân Việt trong cuộc sống mưu sinh. Tin vào Trời là một niềm tin đã trở thành vô thức của con người nhằm mục đích truy cầu một cuộc sống ổn định, bền vững. Người Việt Nam thực hiện các nghi thức lễ bái ở chùa, đình, đền, miếu... vào những thời khắc thiêng để cầu mong cho chúng sinh, dân làng, dân bản, cho người người được bình an. Với niềm tin ấy, trong Truyện quê ba thầy lí vái ông huyện rồi đi ra miếu làm lễ cầu đảo mong cho dân làng được mọi sự tốt lành, an khang thịnh vượng “Ông lí Thạch đương đại bái, ông lí Nhãn đọc chú, ông lí Túy thông xướng. Miếu thờ Thần Nông chỉ rộng bằng một gian nhà, ba bề tường vây kín mít, mặt trước có cửa tò vò. Tứ bệ thờ, trừ chiếc án thư trên để thủ lợn và mâm xôi, chỉ còn đủ chỗ rải cái chiếu để ba ông làm lễ” (Truyện quê – Trần Tiêu). Họ cầu mong cuộc sống ấm no hạnh phúc cho dân làng “nhờ trời, nhờ phật, nhờ thành tổ, làng ta yên là phúc” (Con trâu – Trần Tiêu). Người ta đi lễ chùa là tìm đến sự từ bi bác ái
  • 41. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 của nhà Phật bằng câu kinh tiếng kệ và chay tịnh để cầu mong được thanh thản trong tâm hồn khi cảm thấy bất an hoặc lương tâm ray rứt. Vì thế sau khi làm những
  • 42. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 52 việc hại người ông Bá “cho người đi thỉnh các sư, lập đàn chay giải oan, tiếng chiêng tiếng trống rộn rịp ba bốn ngày trời” (Giết chồng báo thù chồng – Nhất Linh). Đó cũng là lí do vì sao sau khi khám thi thể người Tàu, Cụ đô thống Nguyễn đâm ra sợ quỉ thần và tìm sự cân bằng tinh thần bằng cách “cách một ngày lại đem vàng hương lên lễ trên gò Con Qui một lần” và người ta phải chữa bệnh cho cụ Đô Thống bằng cách cầu đảo “lễ bái cầu đảo khắp nơi” (Cây đa ba chạc – Đỗ Huy Nhiệm). Sự tôn kính thờ tự là hành vi giao tiếp với thần của con người. Đó là hình thức giao hòa giữa trần thế và tiên giới. Vì vậy, miếu thờ Sơn Thần, miếu thờ thần giữ của đều rất trang nghiêm “một cái ngai đặt trên một cái bệ. Trong lòng ngai sừng sững một bộ xương người” (Truyện không nên đọc lúc giao thừa – Nguyễn Tuân). Và nếu con người biết đến thần linh thì sẽ thấy được phép nhiệm mầu như sự linh ứng của ngôi đền “Tại làng Long Xú, thuộc tỉnh Cao Bằng”, “Ai muốn cầu gì được nấy. Người buôn bán qua vùng đó, mỗi lần khấn vái cầu đảo, hàng buôn một bán mười”( Ông rắn – Đỗ Huy Nhiệm). Trong tâm thức dân gian, thần linh luôn ngự trị và chi phối, nếu biết kính nể và chu tất lễ lộc, con người sẽ được phù trợ, nếu dám xúc phạm đến thần thì phải chịu sự trừng phạt. Vì vậy trước cảnh “bao nhiêu con cháu họ Vương đều rủ rê nhau đi tìm Tử thần trong những trường hợp cực kì thê thảm, khiến ông tộc trưởng đêm ngày lo lắng lập đàn cúng tế, mời thầy trừ tà” (Oan nghiệt – TCHYA Đái Đức Tuấn) thì và vào dịp rằm tháng bảy, trong nhà Thái công lập đàn tràng giải oan và làm lễ cầu siêu cho các vong hồn oan khuất, ông đã “mời tăng ni và pháp sư đến lập đàn tràng để cúng giải oan cho các vong linh kẻ thù được siêu linh tĩnh độ” (Oan nghiệt – TCHYA Đái Đức Tuấn). Niềm tin vào sự phù trợ của thần linh được biểu hiện ở tục thờ Thành Hoàng, bao gồm cả phúc thần và tà thần. Đó là một nét văn hóa cổ truyền của người dân Việt. Hằng năm, đến những ngày giờ thiêng người ta tổ chức nghi lễ, cúng tế mong thần ban phúc ấm cho làng. Nhiều khi đó là nghi thức cổ truyền bởi như cách nghĩ
  • 43. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 của bà Cống “cúng ngài không phải chỉ cốt cần ngài phù hộ” (Lều chõng – Ngô Tất Tố). Chính sự thờ phụng này là sợi dây liên lạc vô hình, giúp dân làng
  • 44. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 53 đoàn kết, nếp sống cộng cảm hoà đồng, đất lề quê thói được bảo tồn. Vì lẽ đó, các hương chức cũng như các gia đình trong làng, mỗi khi muốn mở hội hoặc tổ chức việc gì đều phải có lễ cúng Thành hoàng để xin phép trước. Dường như sự ngưỡng mộ Thành hoàng của người dân không kém gì sự ngưỡng mộ đối với tổ tiên của họ. Niềm tin ấy đã ăn sâu vào nếp nghĩ của những người dân trong cuộc sống làng quê êm đềm. Vì thế những người Thổ ở gần đền đưa đồ lễ đến đủ thứ để cúng bái các vị thần được dân làng kính thờ “người thì nắm gạo nếp, người thì ít chuối, cái oản, bày la liệt quanh cái hốc lớn dưới gốc cây đa” (Ông Rắn – Đỗ Huy Nhiệm). Vì niềm và sự kính trong thần linh trở thành nếp ứng xử văn hóa cổ truyền, rất phổ biến trong tâm thức người dân nên mỗi lần Vân Hạc đi thi, ông đồ bà đồ sắm lễ “xôi và gà ra đình cúng đức “thượng đẳng” (Lều chõng – Ngô Tất Tố). Đặc biệt trên những vùng núi, người ta tin và tôn thờ cả những con vật thiêng. Những con vật thiêng như hổ, thuồng luồng, voi, rắn... có lẽ chỉ là con vật vô tri khi con người có đủ sức thu phục. Nhưng ở những vùng ma thiêng nước độc, miền thượng du u thẳm thì sức mạnh và sự chi phối của những loài mãnh thú là mối đe dọa thường trực của con người. Vì thế, người Mường thờ con hổ đã thành tinh như một Thành hoàng “Không nhà nào không đặt hương án thờ con hổ đó”, người ta tin rằng “thờ nó, nó sẽ không làm hại đến, và sẽ phù hộ cho làm ăn”, “Mỗi năm bốn kỳ, họ mua trâu, dê, bò, lợn, đem vào rừng cúng tế”, tín ngưỡng của dân Mường tuy vô lý nhưng phù hợp với kinh nghiệm sống vì: “năm nào, vì sao nhãng, dân làng không cúng vái hoặc mua lễ vật biếu Thần hổ, năm ấy tự nhiên mất mùa và hay có thiên tai” (Thần Hổ - TCHYA Đái Đức Tuấn). Trong đời sống tâm linh của một số dân tộc thiểu số miền núi, họ còn tôn thờ các con vật thiêng như bò thần, thuồng luồng (Con bò dưới Thủy Tề, ma Thuồng Luồng, con Thuồng Luồng nhà họ Ma - Lan Khai). Hay như những người dân ở làng Long Xú, tỉnh Cao Bằng thờ đôi rắn thần một cách tôn kính vì đền thờ “dựa vào gốc một cây đa cổ thụ” và “rất linh ứng” (Ông Rắn – Đỗ Huy Nhiệm). Sống với niềm tin tâm linh nên khi ba anh em Văn Quản lạc bước ở chốn
  • 45. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 rừng thiêng nước độc, bốn bề nguy hiểm trùng vây, trong phút nguy nan, họ cầu được bình an “trước thần tượng đức Bạch Hổ giữ đền, cả ba cùng khấn khứa rất
  • 46. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 54 lâu, cầu đức Bạch Hổ phù trì cho giữa buổi xông pha rừng núi” (Ai hát giữa rừng khuya – Tchya Đái Đức Tuấn). Dường như quan niệm “đất có thổ công, sông có hà bá”, “thần cây đa ma cây gạo” vẫn còn in đậm trong tâm thức dân gian. Đặc biệt trong tín ngưỡng dân gian, với nhận thức thô sơ mộc mạc và đầy lòng nhân ái, họ còn thờ cả những Thành Hoàng thuộc “hạ đẳng thần”. Đó là những vị thần không có thần tích gia phả, không lai lịch, công trạng miễn là khi chết họ hiển linh phù trợ cho dân làng thì đều được thờ cúng tử tế. Chính từ tín ngưỡng dân gian đầy tình nhân ái ấy mà dân làng Tiên lập đền thờ Vua “Cuốn chiếu” vì “ông nằm chết co quắp ở cạnh cái quán ngói thuộc về làng Tiên. Rồi ông linh thiêng báo mộng cho dân làng ấy, biết rằng ông đã được Ngọc Hoàng ban cho tước Vương và bắt dân lập đền thờ, nếu không thờ sẽ động” (Con Trâu – Trần Tiêu). Đình làng là nơi thờ phụng Thành hoàng và trở thành một biểu tượng văn hoá tâm linh của mỗi người dân Việt. Làng nào cũng có đình, có khi mỗi thôn lại có một đình riêng. Đình để thờ thành hoàng nhưng đồng thời cũng trở thành nơi hội họp của chức sắc trong làng, hay là nơi sinh hoạt của cộng đồng làng xã. Mọi hoạt động này đều xảy ra ở đình với sự chứng kiến của thành hoàng. Vì Thành Hoàng là chủ tể trên cõi thiêng của làng có vai trò chung là hộ quốc tỳ dân (hộ nước giúp dân) ở ngay địa phương đó. Niềm tin thiêng liêng trong “tín ngưỡng đa thần” tất yếu dẫn đến việc hình thành những không gian thiêng. Từ đó nước ta có một hệ thống đình, đền, chùa... khá tôn nghiêm từ làng xã đến cấp quốc gia. Người ta thực hiện các nghi thức lễ bái ở chùa, đình, đền... vào các dịp cử hành lễ lớn để cầu an (quốc thái dân an). Đối với cá nhân, cầu an là cầu bình an, khỏe mạnh “gia đình bình an”, “vạn sự như ý”, “an khang thịnh vượng”... Với niềm tin này, bà cụ mẹ xã Bổng thường năng đi lễ “trong trí bà không mấy lúc bà không nhớ đến Phật, đến những ông bụt ốc vàng chói lọi ngồi phệ bụng trên tòa sen, đến bà Thị Kính ẵm con, đến ông “Châu Xương” gầy nhòm, đến ông “Di Lặc”, đến Nam Tào, Bắc Đẩu ngồi chầu hai bên đức Ngọc
  • 47. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Hoàng, rồi đến đức Thích Ca nhỏ xíu một tay chỉ thiên, một tay chỉ địa. Mỗi lần nghĩ tới cụ không quên cầu nguyện cho con cụ sớm sinh cháu giai để cụ được nhìn
  • 48. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 55 thấy trước khi về cõi Phật” (Chồng con – Trần Tiêu). Niềm mong mỏi đứa con của xã Bổng khiến chị hướng đến việc vào đền cầu tự mong thánh thần phù hộ “vào đền đức thánh Mẫu thì tín ngưỡng của nàng chú trọng cả vào đấy (...) cúi rạp người xuống, chắp tay cầu khẩn” (Chồng con – Trần Tiêu). Mặc dù cơn bão văn minh từ phương Tây thổi tới tràn vào các đô thị lớn rồi lại xâm nhập mảnh đất làng quê êm ả thanh bình của người dân Việt nhưng không thể phá vỡ không gian của niềm tin thiêng liêng ở họ. Đình, đền, chùa là những kiến trúc văn hóa phổ biến ở làng xã. Đó là nơi diễn ra những hoạt động tâm linh quan trọng trong đời sống văn hóa tín ngưỡng của người Việt như lễ cầu mưa, lễ tế Thành hoàng, lễ cầu siêu, lễ cầu an... Ngoài ra, việc lập đàn giải oan, lập đàn trừ tà, lập đàn tế cáo trời đất... là nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tính nhân văn của dân tộc Việt. Những việc làm mang tính tâm linh ấy thể hiện cách hành xử “kính trên nhường dưới” trong tư duy trên có Trời dưới có Đất. Các nghi thức cúng lễ trong cầu đảo góp phần tỏ lòng sùng kính Thánh Thần, Trời, Phật... và cũng phần nào làm cho vong linh người đã mất được an ủi. Đó cũng là một trong những nét đẹp truyền thống của người Việt ta. 2.2.2. Thờ cúng Ý thức “con người có tổ có tông như cây có cội như sông có nguồn” được bảo tồn trong cõi tâm linh và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vì thế những biểu hiện thờ cúng, khấn vái xuất hiện khá phổ biến trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932 – 1945. Thờ cúng, khấn vái chính là sự thể hiện tâm thức thiêng liêng của người dân Việt về sự tồn tại của tổ tiên sau khi chết. Cách hành xử tâm linh ấy góp phần bồi đắp những giá trị đạo đức truyền thống về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Niềm cầu mong được thần thánh chở che, phù trợ cho người an vật thịnh, quốc thái dân an là ước muốn thường trực trong tâm thức nhân dân. Hơn thế, từ niềm tin ấy, con người biết sợ cái ác, cái xấu, hướng cuộc sống của mình đến chân- mĩ -thiện. Đó cũng là tín ngưỡng và phong tục có giá trị làm nên sức sống
  • 49. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 trường tồn của dân tộc Việt Nam trước bao biến cố của lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước.
  • 50. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 56 Xuất phát từ tín ngưỡng dân gian cho rằng mọi vật đều có linh hồn “vạn vật hữu linh” và nhận thức về cái chết. Chết là một dạng sống mới ở môi trường khác như một sự đối xứng: có thế giới bên này ắt phải có thế giới bên kia. Triết lí sinh tử của Nho giáo “sự tử cũng như sự sinh, sự vong cũng như sự tồn” và quan niệm “dương sao âm vậy”, “âm phù dương trợ”. Cùng với thuyết luân hồi chuyển kiếp của đạo Phật và chết sẽ về cõi tiên của Đạo giáo... Tất cả dung hợp tạo nên tục thờ cúng và được xem như một phong tục tập quán từ bao đời nay. Nó là tâm hồn, tư duy, là trí tưởng tượng, là quan niệm về vũ trụ và nhân sinh của bao thế hệ người dân Việt. Vì vậy con người đã đặt ra các nghi thức thờ cúng để tỏ lòng tôn vinh kính trọng các thần linh đầy uy lực siêu việt. Trong truyện Trên đỉnh non Tản là sự thờ cúng thiêng liêng thần Tản Viên- một vị thần trong tứ bất tử đã ăn sâu trong tâm thức dân gian. Trong Một trận bão cuối năm cứ ngày hăm ba tháng Chạp người dân vùng biển Bắc Trung Kì đốt vàng tiễn ông Táo và “cũng để tạ ơn thần Phật tổ tiên đã phù hộ cho”. Người Việt Nam chẳng những tin linh hồn trường tồn, mà còn tin các linh hồn khi lìa xác vẫn còn tiếp tục lui tới với người sống và hòa mình vào tất cả các hoạt động để phụ giúp hay đối nghịch lại. Như thế, mối cảm thông giữa kẻ chết và người sống đã được thành lập thật sự. Song nếu kẻ chết không được chôn cất, không có mộ phần, dường như là bị bỏ rơi và khổ sở, họ sẽ trở nên đáng sợ. Họ là những cô hồn hoặc ma quỷ luôn luôn tìm cách làm khổ người ta. Vì vậy, do sự sợ hãi và do lòng thương xót mà người ta lập nên những bàn thờ để thờ kính. Bên cạnh thờ cúng tổ tiên, thờ cúng các danh nhân, anh hùng người Việt Nam còn thờ cúng các vong hồn. Trong các nghi lễ bày tỏ lòng tôn kính những người đã chết hay các thần linh nói chung, chính ý niệm về linh hồn đã giải thích nghi thức đốt những que hương và đổ rượu xuống đất. Khói của hương bay lên tới các hồn trong không gian đã mời các hồn ngự xuống trên bàn thờ. Điều đó chứng tỏ trong tâm linh của người Việt
  • 51. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Nam, họ tin rằng chết không phải là hết. Người chết cũng có thể trở về tham gia những hoạt động của người sống hoặc để phù trợ hay trừng phạt. Và thờ cúng là
  • 52. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 57 cách người sống giữ mối dây liên kết với người chết. Vì thế, như một nét cổ truyền thấm đậm tình người ở những miền quê trong truyện ngắn của Thanh Tịnh “hàng năm làng cử một người đến cúng bái trong ba ngày Tết” (Làng – Thanh Tịnh). Người chết thật sự chết đi khi người sống không còn tưởng nhớ. Vì vậy, nghi thức thờ cúng là sợi dây liên hệ giữa hai thế giới để nối kết con người với nhau trong tâm hồn của họ. Có lẽ tin vào điều đó nên khi Liên bỏ mạng ở nhà thương sau khi sinh, Đạt sống trong não nùng ai oán “Rồi trong khoảng mấy tháng đầu hễ có dịp chèo thuyền đi xa Đạt lại nối dây kéo thuyền của Liên đi theo. Trong thuyền ấy chỉ để độc một bát hương khói tỏa ra nghi ngút” (Tình trong câu hát – Thanh Tịnh). Thờ cúng và khấn vái tổ tiên như là một cách hành xử quen thuộc của người dân để thông báo và cầu mong ông bà tổ tiên phù hộ cho con cháu những lúc đi xa, làm việc lớn, đi thi... vì thế “Bà Cống cung kính đến trước bàn thờ (...)bà vừa lễ khấn ông Cống phù hộ các con khoa này thi cử cho may” (Lều chõng – Ngô Tất Tố). Niềm tin có linh hồn và người chết có thể trở về chứng kiến mọi việc làm của người sống nên tên Lí Thạch bắt cô gái Thúy Liễu phải chịu một hình phạt vô cùng dã man để “tế vong hồn cha mẹ nó” (Một chuyện ghê ghớm – Thế Lữ). Lòng thành kính ông bà tổ tiên là một tín ngưỡng đậm bản sắc Việt Nam. Nó bám rễ sâu trong mạch nguồn văn hóa và đi sâu vào lòng bao thế hệ. Từ người dân quê đến người thành thị, từ miền xuôi lên miền ngược đâu đâu cũng thấy người ta lập bàn thờ trong một góc trang trọng nhất. Bởi đối với đa phần người Việt, bàn thờ chính là nơi thu nhỏ của thế giới tâm linh. Về một khía cạnh nào đó, nó như một nhịp cầu kết nối Âm – Dương, thể hiện lòng thành kính giữa con cháu với ông bà tổ tiên. Trong quan niệm của người Việt, bàn thờ trong mỗi gia đình – nơi thờ cúng gia tiên, tưởng nhớ cha ông là nơi trang nghiêm, tôn kính nhất. Vì thế không gian thờ cúng luôn được coi trọng như một quy định bất thành văn của gia đình. Dù trong một “túp nhà tranh tồi tàn” cũng “có ba gian thì một gian làm buồng ngủ, gian đầu đằng kia kê bàn thờ và giường tiếp khách. Bàn thờ chẳng qua là tấm phên nứa đặt lên bốn gốc
  • 53. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 tre chôn một đầu liền xuống đất. Trên “bàn” mấy cái bình hương tre tro tàn bề bộn, dăm cái chén đất, cái úp cái ngửa, một cái bát đựng nước cúng và một cái bát bày
  • 54. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 58 trầu, cau, hoa. Vài thẻ hương” (Ma Thuồng Luồng – Lan Khai). Tục thờ cúng tổ tiên chính là sự ghi nhớ công ơn và niềm mong cầu tổ tiên sẽ phù hộ độ trì cho con cháu. Trong quan niệm của người dân Việt, chết chưa hẳn đã hết, giữa cõi âm và cõi trần dường như có một lớp sương mù huyền ảo, có một sợi dây liên hệ vô hình bởi “sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn”. Và sự gặp gỡ giữa người sống với người chết trong khi thờ cúng là những giây phút linh thiêng nhất. Đó là cội nguồn của cái thiêng trong đời sống tâm linh. Người Việt thường nói "có thờ có thiêng" vì thế “cứ ngày hăm ba tháng Chạp người dân vùng biển Bắc Trung Kì đốt vàng tiễn ông Táo và cũng để tạ ơn thần Phật tổ tiên đã phù hộ cho” (Một trận bão cuối năm – Bùi Hiển). Cái linh thiêng bao trùm lên cả sự sống và cái chết, nó nối cái tâm của người sống với tổ tiên ông bà. Bằng cách thờ cúng, con người làm cho người chết trở thành không chết, và như thế nghĩa là người sống đã biến cái hữu hạn thành cái vô hạn. Từ ý nghĩa đó, cho dù cuộc sống của những người dân quê còn bao điều gian truân vất vả nhưng “bà chánh, bà lý, bà khán, bà xã, bà nào cũng đội cái thúng trong để một “ông mũ” lấp lánh những mặt gương và trang kim, vài trăm vàng, một bó hương đen và một nải chuối còn xanh ngắt” (Con trâu – Trần Tiêu). Ngoài bàn thờ là nơi thờ tự tôn nghiêm được người sống rất chú trọng trong đời sống tâm linh thì phần mộ của dòng họ tổ tiên cũng là một tín hiệu thiêng. Người Việt Nam ta còn rất coi trong phần mộ của ông bà tổ tiên. Họ tin rằng ngôi mộ ở vị trí đẹp, phong thủy tốt sẽ ảnh hưởng tốt đến cuộc sống của cả dòng họ con cháu. Đặc biệt, những ngôi “mộ kết” là điềm báo cho sự phát đạt thịnh vượng. Vì vậy, làng văn khoa náo nức rộn rịp khiến người ta nghĩ đến “họ Trần kết ngôi mộ tổ” (Lều chõng – Ngô Tất Tố). Bên cạnh việc lập bàn thờ gia tiên, người ta còn có các bàn thờ dành cho các Thánh thần. Thần linh được nói đến trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932- 1945 gồm cả phúc thần và tà thần. Trong tín ngưỡng của người Việt phúc thần được
  • 55. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 chiếm vị trí quan trọng. Phúc thần là những vị thần có công đức ban phúc cho dân, cho làng. Đó là những vị thần trong tín ngưỡng dân gian như thần Tản Viên (Trên