SlideShare a Scribd company logo
1 of 54
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
PHẠM QUỐC HUY
BẢO HỘ QUYỀNTÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM
ÂM NHẠC TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NGÀNH LUẬT
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
PHẠM QUỐC HUY
BẢO HỘ QUYỀNTÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM
ÂM NHẠC TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Chuyên ngành Luật Kinh Doanh
Người hướng dẫn khoa học: Thạc sĩ Nguyễn Thùy Dung
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
LỜI CÁM ƠN

Trải qua 04 năm học tập và trưởng thành dưới mái trường Đại học Kinh tế
thành phố Hồ Chí Minh tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường
cùng Quý Thầy, Cô khoa Luật đã trang bị kiến thức và giúp đỡ tôi trong quãng
thời gian tôi học tập tại trường.
Đặc biệt, trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô giáo, Thạc sỹ
Nguyễn Thùy Dung đã chỉ bảo, ân cần giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập, nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên, ủng hộ, khuyến khích
và đồng hành cùng tôi trong quá trình học tập tại trường Đại học Kinh tế
thành phố Hồ Chí Minh và trong thời gian nghiên cứu, bảo vệ khóa luận.
Mặc dù bản thân đã nỗ lực cố gắng hoàn thành tốt khóa luận, tuy nhiên
khóa luận sẽ còn có những thiếu sót, hạn chế, kính mong Quý thầy cô quan
tâm, đóng góp ý kiến để tôi có thể trau dồi thêm những kinh nghiệm quý
cho bản thân và hoàn thành tốt việc bảo vệ khóa luận tốt nghiệp.
Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn!
LỜI CAM ĐOAN

“Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của riêng tôi
với sự giúp đỡ, hướng dẫn của Thạc sỹ Nguyễn Thùy Dung, giảng viên khoa
luật, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Các số liệu và kết quả
nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành khóa
luận này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được
chỉ rõ nguồn gốc”.
Tác giả khóa luận
(Ký và ghi rõ họ tên người cam đoan)
Phạm Quốc Huy
BẢNG QUY ĐỊNH VIẾT TẮT
STT TỪ/CỤM TỪ VIẾT
TẮT
CỤM TỪ NGUYÊN NGHĨA
1 SHTT Sở hữu trí tuệ
2 VCPMC Trung tâm bảo vệ quyền tác giả
âm nhạc Việt Nam
3 APP Ứng dụng
4 Link Liên kết các trang Web
5 GDP Tổng sản phẩm nội địa
6 Won Đồng tiền Hàn Quốc
7 VCCA Hiệp hội sáng tạo và bản quyền tác
giả Việt Nam
8 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
9 Facebook Một phương tiện truyền thông và
trang mạng xã hội trực tuyến
10 Tiktok Nền tảng video âm nhạc và mạng
xã hội
11 NXB Nhà xuất bản
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài - Tình hình nghiên cứu................................................. 1
1.1 Lý do chọn đề tài ........................................................................... 1
1.2 Tình hình nghiên cứu: .................................................................... 2
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu............................................................... 3
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ............................................................ 4
4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 4
5. Kết cấu đề tài.......................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC
PHẨM ÂM NHẠC..................................................................................... 6
1.1 Khái quát về tác phẩm âm nhạc ............................................................. 6
1.2 Khái quát về quyền tác giả .................................................................... 7
1.3 Khái quát về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc .................10
1.4 Kinh nghiệm quốc tế về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc 12
Tiểu kết chương 1......................................................................................16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ
QUYỀN TÁC GIẢ TRONG TÁC PHẨM ÂM NHẠC TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY...............................................................................................17
2.1 Thực trạng bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc ở Việt Nam
hiện nay. ...................................................................................................17
2.2 Thực trạng áp dụng pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm
nhạc tại Việt Nam hiện nay ........................................................................25
2.2.1 Tranh chấp về chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc .
..................................................................................................25
2.2.2 Tranh chấp việc tự ý sử dụng tác phẩm âm nhạc ..........................26
2.2.3 Tranh chấp về hành vi phân phối tác phẩm âm nhạc ....................29
Tiểu kết chương 2......................................................................................33
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO VÀ HOÀN
THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ
ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC ............................................................34
3.1 Đánh giá nguyên nhân của những bất cập..............................................34
3.2 Kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến bảo
hộ quyền tác giả đối với tác phấm âm nhạc tại Việt Nam hiện nay ...............37
Tiểu kết chương 3......................................................................................40
KẾT LUẬN ..............................................................................................42
DANH MỤC TÀI LIỆU ............................................................................44
1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài - Tình hình nghiên cứu
1.1 Lý do chọn đề tài
Từ lâu, âm nhạc đã được biết đến và giữ vai trò quan trọng trong đời
sống con người. Cùng với sự phát triển của các thành tựu khoa học kỹ thuật,
con người có nhu cầu hưởng thụ nhiều hơn, âm nhạc chính là một phương
thức để con người hưởng thụ.
Tuy nhiên, để có được những tác phẩm âm nhạc đi vào lòng người thì
phải nói đến các tác giả của tác phẩm. Các tác phẩm âm nhạc chính là những
“đứa con tinh thần” mà những người nhạc sỹ ấp ủ, thai nghén bằng tất cả tâm
hồn và trí lực để cho ra đời những tác phẩm bất hủ.
Theo Điều 40, Hiến Pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền
nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệthuậtvà thụ hưởng
lợi ích từ các hoạt động đó”. Thế nhưng, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của
môi trường internet đã ghi nhận hàng loạt trường hợp xâm phạm quyền tác giả
đối với tác phẩm âm nhạc, thu hút sự quan tâm của dư luận báo chí và người
dân cả nước. Trong đó, nổi bật có một số vụ tranh chấp quyền tác giả điển
hình như: “Hạnh phúc mong manh” của nhạc sĩ Hoàng Quốc Việt, “ Tình xót
xa thôi” của nhạc sĩ Bảo Chấn, vụ tranh chấp bản quyền tác giả giữa VCPMC
và công ty Sky music... có thể nói đây thực trạng phổ biến về xâm phạm bản
quyền tác giả đang xảy ra tương đối rộng rãi và phổ biến ở Việt Nam hiện nay.
Tình trạng nghe nhạc, tải nhạc, “đạo nhạc”, mạo danh tác giả, chiếm
đoạt tác phẩm của tác giả ...ngày càng gia tăng, dưới nhiều hình thức tinh vi,
thủ đoạn khác nhau. Những vấn đề này đã khiến các tác giả mất niềm tin, ảnh
hưởng đến khả năng lao động sáng tạo, bởi “đứa con tinh thần” của họ luôn
đối mặt với việc bị sao chép, đánh cắp. Các hành vi này đã và đang làm cho
2
các tác giả của các tác phẩm âm nhạc bị thiệt hại về lợi ích kinh tế, tinh thần,
quyền tác giả bị xâm phạm và không được bảo vệ.
Vấn đề pháp lý đối với tác phẩm âm nhạc nhạc đã được nhiều quốc gia
trên thế giới đưa ra các hành lang pháp lý cho công tác bảo hộ quyền tác giả
một cách chặt chẽ. Vấn đề vi phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc
trên thế giới cũng như Việt Nam là vấn nạn gây nhiều nhức nhối và giấy mực
tranh luận gay gắt trong thời gian những năm trở lại đây.
Để đáp ứng các yêu cầu về hội nhập kinh tế quốc tế mà quyền tác giả đối
với các tác phẩm âm nhạc cần đáp ứng ứng các yêu cầu pháp lý hoàn thiện,
Hệ thống pháp luật cần điều chỉnh để nâng cao vai trò trò bảo hộ của pháp luật
đối với quyền tác giả âm nhạc, nhận thấy đây là một vấn đề cần được quan
tâm và hoàn thiện đối với quyền bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm âm
nhạc mà tác giả đã lựa chọn đề tài “bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm
âm nhạc tại Việt Nam hiện nay” làm đề tài khóa luận của mình.
1.2 Tình hình nghiên cứu:
Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc ở Việt Nam hiện nay đã
và đang là một trong những đề tài nổi bật thu hút sự quan tâm, chú ý của các
nhà nghiên cứu khoa học. Trong những năm gần đây, có một số công trình
nghiên cứu, các bài viết liên quan đến đề tài mà tác giả đang nghiên cứu như:
1. “Bảohộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ
thuật số tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Huệ và Nguyễn Đức Thịnh,
công bố năm 2021. Nội dung công trình nghiên cứu, phân tích các quy định
của pháp luật Việt Nam đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật
số. iĐồng ithời, icông itrình inghiên cứu iđã ichỉ ira những ivướng imắc, ibất
icập và iđưa ira imột số ibiện ipháp, ikiến inghị iđể ihoàn ithiện ipháp iluật.
3
2.“Bảohộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuậtsố theo pháp luậtViệt
Nam”, của tác giả Nguyễn Thị Quế Anh, công bố năm 2013, Đại học Quốc
gia Hà Nội. Trong luận văn này tác giả nghiên cứu các vấn đề lý luận về bảo
hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số, phân tích, đánh giá thực tiễn áp
dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. “Pháp luật quốc tế và kinh nghiệm một số nước về bảo hộ quyền tác
giả đối với tác phẩm âm nhạc”
Đây là bài nghiên cứu của ủa Trần Thị Thùy Dương hoàn thành và công
bố vào năm 2016, tại Đại học Quốc gia Hà Nộ,i bài luận văn phân tích các
điều ước quốc tế thế chủ yếu là Hàn Quốc và Mỹ, đưa ra các lập luận phân
tích về điều ước quốc tế và so sánh với pháp luật tại Việt Nam
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu của bài bài khóa luận tốt nghiệp này nhằm làm đánh giá và
phân tích tầm quan trọng của pháp luật bảo hộ quyền tác giả đối với âm nhạc.
Qua đó phân tích tình hình áp dụng thực tiễn việc áp dụng pháp luật quyền
bảo hộ tác giả đối với các tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam trong thời gian qua.
Dựa trên các cơ sở lý luận và các văn bản pháp luật về bảo hộ quyền tác giả
nói chung và bảo hộ quyền tác giả âm nhạc văn học nói riêng, qua đó cũng
làm rõ các điều ước quốc tế và kinh nghiệm em quản lý của một số quốc gia
hiện nay trên thế giới đã thành công về công tác bảo hộ quyền tác giả trong tác
phẩm âm nhạc. Bài khóa luận cũng tóm lược một số nguyên nhân những mặt
đạt được và chưa đạt được trực trong pháp luật bảo hộ quyền tác giả đối với
tác phẩm âm nhạc nhạc, để từ đó đã đưa ra các giải pháp nhằm làm hoàn thiện
pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam
hiện nay.
4
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Về không gian: Bài khóa luận nghiên cứu các kinh nghiệm về bảo hộ
quyền tác giả đối với các tác phẩm âm nhạc trên thế giới của một số quốc gia
hiện nay, Qua đó nghiên cứu u pháp luật về quyền bảo hộ tác giả các tác phẩm
văn học theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Về thời gian: Khóa luận tập trung nghiên cứu các nội dung khái quát về
bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc từ năm 2005 đến nay. Năm
2005 là cột mốc đáng ghi nhớ đối với lĩnh vực sở hữu trí tuệ Việt Nam, bởi lẽ
Quốc hội khóa 11 đã thông qua Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, là văn bản đầu
tiên quy định quyền tác gỉa, quyền liên quan.
Về đối tượng nghiên cứu:
Bài khóa luận tập trung nghiên cứu các văn bản pháp luật như Bộ luật tố
tụng dân sự 2015, Bộ luật dân sự 2015, luật Sở hữu trí tuệ 2005 và sửa đổi bổ
sung vào năm 2009, 2019, Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi 2017, công ước
bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm nghệ thuật âm nhạc và văn học học.
Ngoài ra bài khóa luận tập trung phân tích đánh giá và nghiên cứu các văn bản
quy định của pháp luật Việt Nam so với các quy ước pháp luật quốc tế mà
Việt Nam đã tham gia. Phân tích tình hình áp dụng pháp luật về bảo hộ quyền
tác giả đối với các tác phẩm âm nhạc của Việt Nam
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận duy vật biện chứng duy vật lịch sử , theo các quan
điểm của Đảng và nhà nước, chủ nghĩa Mác Lênin về pháp luật bảo hộ quyền
sở hữu tác phẩm văn học âm nhạc.
Phương pháp so sánh, đánh giá tổng hợp, đưa ra các lập luận pháp lý và
đánh giá thực tiễn của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với các
tác phẩm văn học, đưa ra một số trường hợp cụ thể về vi phạm tại Việt Nam.
5
Ngoài ra khóa luận so sánh tình hình phát triển kinh tế và xã hội của Việt
Nam hiện nay trong việc phát triển văn hóa nghệ thuật để từ đó đưa ra một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả về pháp luật trong bảo hộ quyền tác giả đối
với các tác phẩm nghệ thuật
5. Kết cấu đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của
khóa luận bao gồm ba chương, cụ thể:
Chương 1: Khái quát về bảo hộ quyền tác giả đốivới tác phẩm âm nhạc.
Chương 2: Thực trạng áp dụng pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đốivới
tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam hiện nay.
Chương 3: Một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao và hoàn thiện các
quy định của pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc.
6
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ
ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC
1.1 Khái quát về tác phẩm âm nhạc
Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu được thưởng thức các loại hình
nghệ thuật của con người ngày càng tăng cao, góp phần làm nâng cao giá trị
cuộc sống, giúp con người giải trí, thư giản sau những bề bộn, mệt mỏi của
công việc. Để đáp ứng các yêu cầu đó, nhiều loại hình tác phẩm ra đời với sự
đa dạng về hình thức, phong phú về chủng loại trong các lĩnh vực của đời
sống xã hội giúp con người có sự lựa chọn phù hợp với bản thân hơn. Theo
định nghĩa của Từ điển Luật học: “tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong các
lĩnh vực văn học, nghệthuật, khoa học được thể hiện dưới hình thức và bằng
phương pháp nào đó, không phân biệt nội dung, giá trị và không phụ thuộc
bất kỳ vào thủ tục nào”.1
Theo Công ước Berne “các tác phẩm văn học và nghệ thuật bao gồm tất
cả các sản phẩm trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật, bất kỳ được
biểu hiện theo phương thức hay hình thức nào, chẳng hạn như sách, tập in
nhỏ....các tác phẩm kịch, hay nhạc kịch.....các bản nhạc có lời hay không
lời....”2. Nội dung của Công ước Bern đã thừa nhận “tác phẩm âm nhạc” là đối
tượng thuộc phạm vi bảo hộ của Công ước Bern.
Theo đó, Luật Sở hữu trí tuệ cũng đưa ra khái niệm “ tác phẩm”. Đó là:
“tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa
học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào”.3
1, Từ điển Luật học (2006), Viện khoa học pháp, Bộ Tư Pháp, NXB Từ điển Bách Khoa, NXB Tư pháp
2 Khoản 1, Điều 2, Công ước Berne
3 Khoản 7, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ (2005), sửa đổi, bố sung năm 2009, 2019,
7
Để làm rõ hơn khái niệm tác phẩm âm nhạc, tại Nghị định số 22 năm
2018 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả,
quyền liên quan cũng đã liệt kê, hướng dẫn các tác phẩm được xem là tác
phẩm âm nhạc. Điều 10 của Nghị định 22/2018/NĐ - CP đã giải thích rõ: “Tác
phẩm âm nhạclà tác phẩm được thể hiện dưới dạng nốt trong bản nhạc hoặc
các ký tự âm nhạc khác hoặc được định hình trên bản ghi âm, ghi hình có
hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình
diễn”.4
Như vậy, itrên icơ isở icủa Công iước iBerne, iLuật Sở hữu trí tuệ iViệt
iNam iđã ghi inhận itác iphẩm iâm nhạc ithuộc iđối itượng iđược pháp iluật
ibảo ihộ iquyền itác giả. iTác iphẩm âm inhạc icó inhiều iloại ihình như inhạc
idân ica, inhạc ithiếu iphi, inhạc iphim, inhạc ikhông lờii... iĐây ichính ilà các
isản iphẩm itrí ituệ ido itác igiả, đồng tác giả trực tiếp sáng tạo trong lĩnh vực
âm nhạc được thể hiện bằng bất kỳ phương thức hay hình thức nào thông qua
một dạng vật chất nhất định. Việc pháp luật Việt Nam công nhận và bảo hộ
quyền tác giả là hoàn toàn phù hợp với nội dung các điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên cũng như hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng của các tác
giả, là cha đẻ của những “ đứa con tinh thần” và việc bảo hộ này phù hợp với
thời đại internet hiện nay.
1.2 Khái quát về quyền tác giả
Để có những “tác phẩm âm nhạc” đi vào lòng người, những tác phẩm đi
cùng năm tháng thì vai trò của tác giả, là người sáng tạo ra những “ đứa con
tinh thần” rất quan trọng. Chính vì thế, nhà nước cần phải có sự bảo hộ để
những công lao, sáng tạo của các tác giả được công nhận xứng đáng, là động
4 Điều 10, Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 của Chính Phủ
8
lực khuyến khích, thúc đẩy các tác giả phát huy sự sáng tạo, sáng tác tác phẩm
góp phần vào sự phát triển của đất nước. Về mặt lý luận, quyền tác giả là
quyền của cá nhân, tổ chức được hưởng những quyền lợi từ các sản phẩm do
mình sáng tạo hoặc sở hữu. Đó chính là các quyền về lợi ích kinh tế, mà cụ thể
chính là các khoản thù lao mà cá nhân, tổ chức xứng đáng được nhận từ hoạt
động sáng tạo đó.
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ:“quyền tác giả là quyền của tổ
chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”.5
Để giải thích rõ hơn về quyền tác giả, Nghị định số 22 năm 2018 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí
tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ
năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan đã nêu rõ: “tác giả là người trực
tiếp sáng tạo ra một phần hoặctoàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa
học”.6
Như vậy, quyền tác giả là một chế định pháp luật trong đó tập hợp các
quy định cụ thể về việc bảo hộ các sáng tạo văn học và nghệ thuật của các tác
giả. Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản của cá nhân, tổ
chức sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm trong các lĩnh vực văn học,
nghệ thuật, khoa học do bản thân cá nhân, tổ chức trực tiếp sáng tạo hoặc sở
hữu. Chủ thể của quyền tác giả đó chính là tác giả và chủ sở hữu quyền tác
giả.
Công ước Berne quy định quyền tác giả bao gồm quyền kinh tế và
quyền tinh thần. Quyền tinh thần bao gồm: đứng tên tác giả, độc lập với quyền
kinh tế của tác giả và cả sau khi quyền này đã được chuyển nhượng, tác giả
5 Khoản 2, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ (2005), sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019
6 Khoản 1, Điều 6, Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 của Chính Phủ
9
vẫn giữ nguyên quyền được đòi thừa nhận mình là tác giả của tác phẩm và
phản đối bất kỳ sự xuyên tạc, cắt xén hay sửa đổi hoặc những vi phạm khác
đối với tác phẩm có thể làm phương hại đến danh dự và tiếng tăm của tác giả.
Công ước Berne đã quy định về quyền sao chép đó là: “tác giả có tác phẩm
văn học nghệthuậtđược Công ước này bảohộ, được toàn quyền cho phép sao
in các tác phẩm đó dưới bất kỳ phương thức, hình thức nào”7. Đây là một số
nội dung cơ bản của công ước Berne quy định về bảo hộ quyền tác giả.
Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định về quyền tác giả bao gồm “quyền
nhân thân và quyền tài sản”8. Quyền nhân thân bảo vệ sự toàn vẹn về sáng
tạo và danh tiếng của tác giả được thể hiện thông qua tác phẩm. Quyền tài
sản bảo vệ các lợi ích kinh tế của tác giả và cho phép tác giả thu lợi bằng
cách khai thác trực tiếp hoặc gián tiếp tác phẩm.
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ quyền nhân thân bao gồm các
quyền sau đây: “ Đặttên cho tác phẩm; Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác
phẩm, đượcnêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
Bảo vệ sự vẹn toàn của tác phẩm, không cho người khác sữa chữa, cắt xén
hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây ra phương hại đến
danh dự và uy tín của tác giả”.9 Đây là những quyền gắn liền với tên tuổi, uy
tín, danh dự của tác giả. Do những đặc trưng riêng biệt nên quyền nhân thân
này không thể dịch chuyển cho người khác, hay còn được gọi là quyền nhân
thân không gắn với tài sản.
Đối với quyền tài sản theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, gồm: “Làm
tác phẩm phái sinh; Biểu diễn tác phẩm trước công chúng; Sao chép tác
7 Khoản 1, Điều 9, Công ước Berne
8 Điều 18, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm2009, 2019
9 Điều 19, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019
10
phẩm;Phân phối, nhậpkhẩu bản gốchoặc bản sao tác phẩm; Truyền đạt tác
phẩm đến công chúng bằngphương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin
điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; Cho thuê bản gốc hoặc
bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính”.10 Để có được một tác
phẩm đi vào lòng người, thu hút được công chúng thì tác giả luôn phải nổ lực
để sáng tạo, tốn thời gian, chi phí, trí tuệ, do vậy, việc pháp luật quy định
quyền tài sản là để tạo động lực, khuyến khích tác gỉa cống hiến tài năng của
mình.
Tóm lại,
Quyền tác giả là bao gồm quyền tài sản và quyền nhân thân được pháp
luật quy định dành cho cá nhân hoặc tổ chức trực trực tiếp sáng tác, sáng tạo
hoặc sở hữu tác phẩm nghệ thuật.
Vì vậy các tác phẩm văn học được tạo ra ra dưới hình thức thức nhất định
thì sẽ phát sinh quyền tác giả, pháp luật về bảo hộ quyền tác giả là cơ sở ở để
bảo vệ quyền lợi của tác giả đã sáng tạo ra tác phẩm và các giá trị của các tác
phẩm đó
1.3 Khái quát về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc
Theo xu thế pháp luật trên thế giới thì Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có
những những văn bản pháp luật nhằm bảo vệ kệ quyền tác giả đối với các tác
phẩm nghệ thuật, đây cũng là một trong những đường đường lối chính sách
đúng đắn của Đảng và nhà nước.
Trong giai đoạn hiện nay khi mà mạng internet phủ sóng toàn thế giới,
người dân được tiếp cận với các công cụ máy tính và điện thoại thông minh
10 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ (2005), sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019
11
nên việc phát sinh các vấn đề quyền tác giả trở nên phổ biến, các tác giả của
các tác phẩm văn học học, âm nhạc dễ dàng bị xâm phạm lợi ích của mình
Theo từ điển Tiếng việt thì: “bảo hộ là sự che chở và không để bị tổn
thất”. 11Như vậy, bảo hộ quyền tác giả chính là các hành vi bảo vệ quyền tác
giả nhằm mục đích không để tác giả bị thiệt hại về tinh thần, kinh tế. Tuy
nhiên để được pháp luật bảo hộ thì tác phẩm phải đảm bảo được một số yêu
cầu nhất định.
Thứ nhất, đối với tác phẩm cần phải có tính sáng tạo, tác phẩm phải được
tác giả trực tiếp sáng tạo, không được “ăn cắp” tác phẩm của người khác.
Đồng thời, tác phẩm phải tồn tại thông qua các hình thức, phương thức nhất
định.
Thứ hai, Pháp luật Việt Nam bảo hộ hình thức thể hiện của các tác phẩm
âm nhạc mà không bảo hộ các ý tưởng ở trong tác phẩm nốt nhạc. Hình thức
của các tác phẩm văn học và các ký tự, lời của bài hát.
Thứ ba, Chủ thể của quyền tác giả là các cá nhân và tổ chức sở hữu
quyền tác giả với các tác phẩm nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng,
trực tiếp sáng tác sáng tạo và sở hữu các tác phẩm đó.
Theo đó, chủ thể là chủ sở hữu quyền tác giả được quy định từ Điều 37
đến Điều 42 Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm: tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả là
đồng tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả là cá nhân, tổ chức giao nhiệm vụ cho
tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả là người
thừa kế, chủ sở hữu quyền tác giả là người được chuyển giao quyền, chủ sở
hữu quyền tác giả là nhà nước.
11 Trung tâm từ điển học (2008), Từ điển Tiếng Việt 2008, NXB Đà Nẵng
12
Khác với quyền sở hữu tài sản, thời hạn bảo hộ quyền tác giả chỉ được
bảo hộ trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định của pháp luật.
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả là thời hạn quyền nhân thân, quyền tài sản của
tác giả và chủ sở hữu tác giả được pháp luật bảo hộ. Thời hạn bảo hộ quyền
tác giả đối với tác phẩm âm nhạc là “bảo hộ suốt cuộc đời tác giả và năm
mươi năm tiếp theo năm tác giả chết, trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì
thời hạn bảo hộ kết thúc vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối
cùng chết”.12
Do đó, Các cơ quan chức năng, các tổ chức bảo vệ quyền tác giả và các
cá nhân, tổ chức sở hữu các tác phẩm nghệ thuật sở hữu quyền tác giả đối với
các tác phẩm nghệ thuật cần phải nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo hộ
quyền tác giả theo pháp luật của Việt Nam, nhằm góp phần ổn định các hoạt
động văn hóa nghệ thuật, ổn định cho xã hội về việc bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của các tác giả sáng tác.
1.4 Kinh nghiệm quốc tế về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm
nhạc
Cũng giống một số quốc gia khác trên thế giới, môi trường internet phát
triển và phủ rộng khắp thế giới đặt ra các thách thức lớn đối với bảo hộ quyền
tác giả trên môi trường mạng. Nhận thấy được điều này Hàn Quốc đã ban
hành luật về quyền tác giả vào năm 2006 nhằm quy định và đưa ra các biện
pháp chế tài phạt vi phạm pháp luật về bảo hộ quyền tác giả.
Căn cứ vào tính chất, mức độ thiệt hại của hành vi vi phạm để xem xét
áp dụng các biện pháp chế tài thích hợp, cụ thể:
Một là, các hành vi sau đây được Luật bản quyền tác giả Hàn Quốc quy
12 Điểm b, khoản 2, Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019
13
định là hành vi xâm phạm quyền tác giả, bao gồm: tái sản xuất, trình diễn
công cộng, truyền đạt tới công chúng, triển lãm, phân phối, cho thuê, hoặc
sản xuất một tác phẩm phái sinh xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm
âm nhạc của bất kỳ cá nhân nào thì sẽ xem xét để áp dụng biện pháp hình sự
không quá 05 năm tù, nếu áp dụng hình phạt tiền thì không quá 50 triệu won,
hoặc hành vi thì áp dụng cả hai biện pháp phạt tù và phạt tiền.
Hai là, Luật bản quyền Hàn Quốc bảo hộ quyền tác giả trên hai phương
diện là quyền nhân thân và quyền tài sản. Trong đó, quyền nhân thân của các
tác giả hoặc người biểu diễn được Luật bản quyền Hàn Quốc năm 2006 đặc
biệt coi trọng. Các hành vi xâm phạm quyền tác giả hoặc quyền nhân thân
của nghệ sĩ biểu diễn, bôi nhọ danh dự của tác giả hay nghệ sĩ biểu diễn có
thể bị áp dụng hình phạt tù hoặc áp dụng hỉnh phạt tiền, nếu mức độ xâm
phạm nghiêm trọng thì áp dụng biện pháp hình sự kết hợp với áp dụng hình
phạt bổ sung là phạt tiền nhưng không quá mức 30 triệu won.
Mặt khác, Luật bản Hàn Quốc năm 2006 còn quy định các biện pháp
chế tài áp dụng đối với các hành vi sao chép, hành vi xâm phạm quyền sản
xuất có thể bị áp dụng biện pháp hình sự, biện pháp hành chính hoặc áp dụng
cả hai biện pháp phụ thuộc vào mức độ, tính chất và hậu quả của hành vi đó.
Ngoài ra, đối với các hành vi vi phạm khác, ví dụ: thực hiện tác phẩm
dưới tên thật hoặc bút danh của người khác; công khai trình diễn hoặc phân
phối các bản sao dưới tên thật hoặc nghệ danh của một nghệ sĩ khác...thì Luật
bản quyền Hàn Quốc vẫn quy định áp dụng biện pháp chế tài là hình phạt tù
không quá 01 năm, nếu không áp dụng hình phạt tù thì áp dụng hình phạt tiền
không quá 10 triệu won.
Như vậy, với những đòi hỏi của nền âm nhạc phát triển, Luật bản
quyền tác giả Hàn Quốc năm 2006 đã điều chỉnh hoạt động bảo hộ quyền tác
14
giả đối với tác phẩm âm nhạc đầy đủ, chặt chẽ và quy mô hơn so với Luật Sở
hữu trí tuệ Việt Nam. Việc mô tả các hành vi xâm phạm quyền tác giả kèm
theo các biện pháp chế tài được phép áp dụng đều được quy định trong Luật
bản quyền tác giả năm 2006, còn đối với Viêt Nam các hình thức xử phạt
nằm rải rác ở các văn bản khác nhau. Pháp luật Hàn Quốc đề ra mức xử phạt
nghiêm khắc hơn, có tính chất trừng trị hơn nhằm răn đe, ngăn ngừa các hành
vi xâm phạm quyền tác giả.
- Kinh nghiệm bảo hộ quyềntác giả đốivới tác phẩm âm nhạc từ Hoa Kỳ
Một trong những quốc gia đi đầu về đưa ra các văn bản pháp luật về
bảo hộ quyền tác giả các tác phẩm nghệ thuật, văn học, máy tính khoa học
đó chính là Hoa Kỳ. Luật quyền tác giả được Hoa Kỳ thông qua vào năm
1790 chỉ dành cho công dân và những người đang cư trú tại Hoa Kỳ, bảo
hộ cho các tác phẩm như sách, biểu đồ và bản đồ.
Thời gian bảo hộ lúc đó được hoa kỳ quy định là 14 năm, nếu như xong
hết 14 năm mà tác giả vẫn còn sống thì có thể gia hạn thêm 14 năm tiếp theo.
Trải qua một số lần sửa đổi, bổ sung, ngày 04/03/1909, Tổng thống
Theodore Roosevelt ký thông qua Luật quyền tác giả năm 1909. Một số nội
dung điều chỉnh đáng chú ý của Luật quyền tác giả năm 1909 đó là:
- Thời hạn gia hạn bảo hộ quyền tác giả là 14 năm, thời hạn bảo hộ
tối đa 56 năm, kéo dài thời hạn bảo hộ so với Luật quyền tác giả năm 1790;
- Người sở hữu các tác phẩm âm nhạc có quyền ghi âm các tác
phẩm âm nhạc tùy thuộc vào các quy định về giấy phép bắt buộc.
Luật Quyền tác giả năm 1909 sau đó được sửa đổi vào ngày 01/01/1973.
Có thể nhận thấy rằng, Luật quyền tác giả của Hoa Kỳ ra đời từ rất sớm
và có khả năng dự liệu được các hành vi xảy ra trong tương lai, đến nay, hệ
thống pháp luật Hoa Kỳ điều chỉnh quyền tác giả gần như đã đầy đủ và hoàn
15
thiện bao gồm các biện pháp tòa án được phép áp dụng, buộc bồi thường thiệt
hại, yêu cầu trả các chi phí phục tố tụng và thuê luật sư, thu giữ và xử lý đồ
vật vi phạm, các biện pháp hình sự. Trong đó, Luật quyền tác giả của Hoa Kỳ
đề cao vai trò của tòa án đối với công tác áp dụng pháp luật bảo vệ quyền tác
giả. Các thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối
với tác phẩm âm nhạc, thủ tục tố tụng và các vấn đề liên quan đều nhanh gọn,
hợp lý, tiết kiệm thời gian, chi phí...
Ở Việt Nam Nam, sau quátrình nghiên cứu pháp luật về bảo hộ quyền tác
giả tại một số quốc gia trên thế giới đã đưa ra ra một số quy định pháp luật
riêng tại Việt Nam. Các chế tài mà các cơ quan thực thi pháp luật của Việt Nam
được phép áp dụng như biện pháp về dân sự, hành chính và hình sự. Tuy
nhiên, thẩm quyền xử lý các vi phạm về quyền tác giả hiện nay tại Việt Nam
cònchồngchéo và cònđùnđẩy lẫn nhau, chưa có sự phối hợp trong xử lý chế
tài các vi phạm về quyền sở hữu quyền tác giả. Do đó, chưa được sự coi trọng
đốivới các cơ quan tố tụng, gây nên nhiều bất cập và khó khăn trong công tác
các chế tài vi phạm.
16
Tiểu kết chương 1
Đã có rất nhiều văn bản pháp luật quy định liên quan tới bảo hộ quyền tác giả
đối với tác phẩm văn học tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Hiện nay vấn đề về
ăn cắp chất xám cũng như lạm dụng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, làm dụng sơ
hở về quyền tác giả đã trở nên phổ biến.Vì vậy, vai trò của pháp luật để chế tài vi
phạm là điều cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Qua chương 1, tác giả đã đưa ra
một số số cơ sở về bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm nghệ thuật, văn học,
một số nội dung Pháp luật hiện nay của Việt Nam và trên thế giới.
Qua đó cho thấy việc đưa ra và hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả
là cần thiết nhằm bảo vệ cho tác giả là cá nhân, tổ chức yên tâm hơn để có các hoạt
động lao động trí óc, tạo ra các sản phẩm văn hóa nghệ thuật cống hiến cho sự phát
triển văn hóa nghệ thuật và ổn định của đất nước.
17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO
HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG TÁC PHẨM ÂM NHẠC
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1 Thực trạng bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc ở Việt
Nam hiện nay.
Luật sở hữu trí tuệ đã đưa ra một số văn bản pháp luật nhằm bảo hộ quyền
tác giả đối với các tác phẩm nghệ thuật nói chung và tác phẩm âm nhạc nói
riêng hiện nay. Văn bản quy định rõ ràng về về các đối tượng được bảo hộ,
quyền và nghĩa vụ của người được bảo hộ, thời gian bảo hộ sở hữu trí tuệ và
các chế tài xử lý vi phạm về sở hữu, qua đó cũng có các điều khoản riêng đối
với các tác phẩm về âm nhạc dựa trên các kinh nghiệm của quốc tế.
Luật sở hữu trí tuệ đã đã có từ lâu nhưng thực tế hiện nay tình hình cắt
ghép, sao chép và chỉnh sửa các tác phẩm về âm nhạc vẫn còn xảy ra nhiều
đặc biệt là là trên internet, thách thức đối với các cơ quan có thẩm quyền
trong thời đại công nghệ internet là phức tạp như hiện nay.
Trước vấn nạn xâm phạm quyền tác giả “diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực với
các hình thức và mức độ khác nhau, nhấtlà trong llĩnh vực âm nhạc, văn học,
chương trình máy tính, bản ghi âm, ghi hình....”13 ngày 31 tháng 12 năm
2008, Thủ tướng chính phủ đã ban hành “Chỉ thị số 36/2008/CT-TTG về việc
tăng cường quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan”. Như
vậy, với sự chỉ đạo của thủ tướng chính phủ thì công tác thực thị bảo hộ quyền
tác giả đã được quan tâm, phối hợp thực hiện giữa các cơ quan có thẩm quyền
và đưa lại một số kết quả đáng ghi nhận.
13 Chỉ thị số 36/2008/CT-TTG ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ
18
Đánh giả kết quả 05 năm thực hiện Chỉ thị số 36 theo yêu cầu của Thủ
tướng chính phủ đã được thể hiện trong báo cáo của Bộ Văn hóa Thể thao và
Du lịch, theo đó: “Năm 2009, lực lượng Thanh tra chuyên ngành Văn hóa,
Thể thao và Du lịch đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 14.429 lượt cơ sở kinh
doanh, dịch vụ trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, trong đó phát hiện
3.013 cơ sở vi phạm. Đã xử phạtcảnh cáo 188 cơ sở, giữ giấy phép 37 cơ sở,
đình chỉ hoạt động 143 cơ sở. Thu giữ 649.324băngđĩa các loại và 3.885 bản
sách. Tổng số tiền xử phạtvi phạm hànhchính là 11.500.510.000 đồng (trong
đó số tiền xử phạtvi phạm băng đĩa không dán tem nhãn chiếm một nửa tổng
số tiền trên)”.14
Báo cáo tổng kết 15 năm thi hành Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả:
“Từ năm 2006 đến hết năm 2015 Cục bản quyền tác giả đã cấp 43.321 Giấy
chứng nhận đăng ký quyền tác giả, tốc độ tăng tưởng hàng năm đạt khoảng
6%. Trong đó, năm 2015 đã cấp 5.608 giấy chứng nhận đăng ký quyền tác
giả, quyền liên quan, năm 2016đã cấp 7.128 Giấychứng nhận đăng ký quyền
tác giả, quyền liên quan. Năm 2017 đã cấp 6.606 giấy chứng nhận đăng ký
quyền tác giả, đến 6 tháng đầu năm 2019 đã cấp 3.410giấychứng nhận đăng
ký quyền tác giả, quyền liên quan, tăng 18.4%so với cùng kỳ năm 2018. Hoạt
động đăng ký quyền tác giả ngàycàng trở lên phổ biến sẽ giúp cho các tác giả
có thể dễ dàng trong việc chứng quyền tác giả khi yêu cầu xử lý các hành vi
xâm phạm quyền”.15
14 Báo cáo số 158/BC-BVHTTDL ngày 11/7/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
15 Báo cáo số 184/BC-BVHTTDL ngày 21/6/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
19
Từ các kết quả tả về việc hoàn thiện pháp luật về quyền bảo hộ tác giả
đối với các tác phẩm nghệ thuật văn học đã cho thấy rằng tác động tích cực tới
tình hình xã hội văn hóa, đặc biệt tại là làm giảm đi các tình trạng hành vi
xâm phạm trái phép quyền tác giả, hạn chế các hành vi mạo danh, sao chép
không trả tiền thù lao nhuận bút.
Và qua đó cũng là cơ sở nhằm tạo động lực để cho các cá nhân, tổ chức
tham gia các hoạt động sáng tác tạo ra các giá trị về văn hóa. Các tác giả cũng
có thù lao tao bằng việc kinh doanh các tác phẩm của mình nhằm động viên
tinh thần và tiếp tục cống hiến cho xã hội.
Đến cuối năm 2019, VCPMC “đã ký thỏa thuận song phương, hợp
đồng hợp tác với 76 tổ chức quản lý tập thể quyền (CMOs) và nhà xuất bản
phạm vi áp dụng tại116 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tổng số thành viên ký hợp
đồng ủy quyền đến nay tại trung tâm VCPMC là 4259 thành viên”16. Sự ra đời
của trung tâm VCPMC đã làm giảm thiểu các hành vi sử dụng trái phép tác
phẩm như ăn trộm, sao chép, lạm dụng tác phẩm. Đồng thời, tạo cơ sở, động
lực, khuyến khích các chủ thể tạo ra các tác phẩm có giá trị và sáng tạo. Việc
áp dụng pháp luật bảo hộ là sự chứng nhận cho sự sáng tạo của các chủ thể,
bằng việc trao cho các tác giả phần thưởng xứng đáng, động viên tinh thần
làm việc cho chủ thể sáng tạo.
Mặt khác, “Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 20/01/2017 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt đề án tăng cường năng lực quản lý và thực thi có
hiệu quả pháp luậtbảohộ quyền tác giả, quyền liên quan đến năm 2020 định
hướng đến năm 2025. Theo báo cáo sơ kết 03 năm thực hiện Quyết định số
88/88/QĐ-TTgngày20/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa, thể
16 Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2019 của trung tâm VCPMC
20
thao và du lịch đã tổ chức, phối hợp với Bộ công an 123 đoàn Thanh tra về
việc chấp hành các quy định của pháp luật về quyền tác giả tại các doanh
nghiệp, xử phạt hành chính 110 doanh nghiệp có hành vi vi phạm quyền tác
giả, quyền liên quan, với tổng số tiền xử phạt 3.300 triệu đồng”. 17
Bộ Thông tin và Truyền thông đã tiếp nhận, giải quyết 15 kiến nghị về
124 Website vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan bằng nhiều hình thức
khác nhau, trong đó có biện pháp xử phạt hành chính, dừng tên miền đối với
Website vi phạm trong nước, cảnh báo về việc thực hiện quảng cáo trên
Website vi phạm bản quyền, phối hợp với nhà mạng viễn thông chặn phổ biến
nội dung vi phạm và thực hiện cảnh báo vi phạm nội dung quyền tác giả,
quyền liên quan trên Internet.
Sở văn hóa thể thao và du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương tổ chức thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân kinh doanh các hoạt
động thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch trên địa bàn, trong đó có kiểm
tra việc thực thi các quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan,
xử lý nếu phát hiện hành vi vi phạm pháp luật. “Thông qua hoạt động thanh
tra, kiểm tra một số địa phương (TP. Hồ Chí Minh, HảiPhòng, Phú Thọ, Lâm
Đồng...) đã kịp thời ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về quyền tác
giả, quyền liên quan trên môi trường Internet, biểu diễn nghệ thuật, kinh
doanh karaoke, các nhà hàng, quán bar. Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch đã
cấp 8000 giấychứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan (tăng hơn
20% so với cùng kỳ năm 2018)”.18
Với sự hoạt động hiệu quả của trung tâm VCPMC trong việc liên kết,
ký hợp đồng ủy quyền với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả về việc quản lý
17 Báo cáo số 319/BC-BVHTTDL, ngày 31/12/2019 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
18 Báo cáo số 319/BC-BVHTTDL, ngày 31/12/2019 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
21
thu phí tiền sử dụng bản quyền âm nhạc đối với các tổ chức, cá nhân kinh
doanh có sử dụng các tác phẩm thuộc quyền quản lý của trung tâm VCPMC.
“Trong năm 2019 trung tâm đã thu được 133.574.344.418 đồng tiền sử dụng
quyền tác giả âm nhạc, đã chi trả cho các tác giả số tiền 68.345.692.878
đồng. Số tiền thu tiền tại khu vực phía Bắc là 43,099,274,247đồng. Số tiền thu
tại khu vực phía Nam là 90,475,070,171 đồng” được thể hiện qua bảng kê chi
tiết dịch vụ các ngành nghề của các tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp có sử
dụng các tác phẩm âm nhạc thu phí bản quyền sử dụng theo quy định của Luật
Sở hữu trí tuệ.
BẢNG CHI TIẾT THU TIỀN SỬ DỤNG QUYỀN TÁC GIẢ ÂM NHẠC
Ở CÁC LĨNH VỰC
ST
T
Lĩnh vực
sử dụng
quyền
tác giả
Số tiền (chưa bao gồm VAT) So sánh
cùng kỳ
năm 2018
Phía Bắc Phía Nam Cộng Tăng Giả
m
1 Biểu diễn 897,103,568 4,060,966,279 4,958,069,847 -23%
2 Khách
sạn,
resort,ca
o ốc VP
1,011,862,710 2,912,505,349 3,924,368,059 -13%
3 Siêu thị,
TTTM,
cửa hàng
2,989,438,500 2,418,854,400 5,408,800 10%
4 Nhà
hàng,
469,516,000 5,153,878,835 5,623,394,835 -9%
22
Bar, Pub
5 Quán
cafe, giải
khát
157,980,000 2,135,278,010 2,293,258,010 11%
6 Vũ
trường,
phòng trà
21,311,818 176,996,636 198,308,454 -26%
7 Rạp
chiếu
phim
10,000,000 31,196,000 41,196,000 4%
8 DV sức
khỏe,
làm đẹp
44,452,880 603,583,412 648,036,292 -15%
9 Karaoke,
phòng
thu âm
1,991,885,909 7,647,642,297 9,639,528,206 -4%
10 Hàng
không,
phương
tiện GT
495,750,000 135,600,000 6311,350,000 24%
11 TT vui
chơi giải
trí
166,464,280 40,591,000 207,055,280 -52%
23
12 CP
Quyền
biểu diễn
khác
233,676,320 233,676,320
13 Quảng
cáo, nhạc
phim
phái
sinh, sao
chép
demo,
phim ảnh
1,554,523,400 3,130,330,000 4,684,853,400 -21%
14 Karaoke
flie midi
822,075800 1,778,820,375 2,600,895,375 -29%
15 Nhạc chờ
,tải nhạc
3,737,793,318 223,147,622 3,634,220,028 -7%
16 Phát
thanh,
truyền
hình
4,853,001,181 2,947,480,127 7,800,481,308 -7%
17 Sao chép
chương
trình
truyền
hình
3,533,588,320 3,533,588,320 -23%
24
18 Sao chép,
phát
hành trực
tuyến
1,374,928,747 4,353,155,999 5,728,084,746 346
%
19 Website,
ứng dụng
nhạc,
mạng xã
hội
20,229,578,09
6
49,125,802,51
0
66,996,130,355 87%
20 Tiền bản
quyền từ
quốc tế
(CMOs)
1,761,506,109 1,761,506,109 -17%
Tổng cộng 43,099,274,24
7
90,475,070,17
1
133,574,344,41
8
28%
(Nguồn:Báo cáo tổng kết hoạtđộng năm 2019 của trung tâm
VCPMC19)
Bên cạnh trung tâm VCPMC, tháng 4 năm 2021, Hiệp hội sáng tạo và
bản quyền tác giả Việt Nam (VCCA) được thành lập, hoạt động trong lĩnh vực
sáng tạo và bản quyền tác giả về tác phẩm văn học, nghệ thuật nhằm góp phần
nâng cao ý thức của các chủ thể khi tham gia vào các hoạt động có liên quan
đến quyền tác giả.
Thực tế đã chứng minh tại các nước trên thế giới cũng như tại Việt
Nam, hoạt động bảo hộ quyền tác giả đã giúp nâng cao đời sống văn hoá tinh
19 Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2019 của trung tâm VCPMC
25
thần cũng như vật chất cho người dân, đóng góp vào ngân sách nhà nước, góp
phần tăng trưởng GDP và phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội quốc gia.
2.2 Thực trạng áp dụng pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm
nhạc tại Việt Nam hiện nay
2.2.1 Tranh chấp về chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc
Thực tiễn tại Việt Nam, trong những năm vừa qua hành vi chiếm đoạt, mạo
danh quyển tác giả đối với tác phẩm diễn ra tương đối phổ biến, có những vụ việc
phức tạp, kéo dài, có trường hợp phải khởi kiện tại tòa án để yêu cầu giải quyết
tranh chấp. Trong đó, nổi bật là vụ tranh chấp ca khúc “chút tình phai” giữa ca sĩ
Đàm Vĩnh Hưng và nhạc sĩ Nguyễn Trường Nhân.
Cụ thể như sau:
Tháng 7/2012, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, tên thật Huỳnh Minh Hưng phát hành
album “Góc khuất”. Trong album này có ca khúc “Chút tình phai” ghi tên tác giả là
Trương Tuấn Huy. Sau khi phát hành album ra thị trường, nhạc sĩ Trường Nhân phát
hiện bài hát “chút tình phai” chính là ca khúc “chút tình” do nhạc sĩ sáng tác. Ca
khúc “Chút tình” nằm trong tuyển tập “Vị ngọt” đã được Cục bản quyền tác giả văn
học - nghệ thuật cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền số 1406/2006/QTG ngày
30/6/2006. Nhạc sỹ Trường Nhân cho rằng ca khúc “Chút tình phai” chính là “đứa
con tinh thần” của mình đã bị ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng xâm phạm, sửa chữa, đổi tên
ca khúc và tên tác giả. Nhận thấy “đứa con tinh thần” của mình bị xâm phạm, nhạc
sĩ Nguyễn Trường Nhân đã yêu cầu ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng bồi thường thiệt hại
150.000.0000 đồng (một trăm năm mươi triệu đồng), cải chính công khai, trả lại tên
ca khúc... nhưng cả hai bên đều không thỏa thuận được.
Tháng 5/2013 nhạc sĩ Trường Nhân đã nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân
quận 10, thành phố Hồ Chí Minh. TAND quận 10, thành phố Hồ Chí Minh đã thụ lý
vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Vụ án kéo dài qua nhiều năm do nhiều nguyên nhân khác nhau, cuối năm
2019, giữa ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng và nhạc sĩ Nguyễn Trường Nhân đã hòa giải thành.
26
Theo đó, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đồng ý chi trả chi phí bản quyền cho ca khúc “chút
tình” của nhạc sĩ Trường Nhân va đăng bài đính chính trên trang facebook của ca sĩ
Đàm Vĩnh Hưng.
Đây là vụ án tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quyền tác giả đối với tác
phẩm âm nhạc, cụ thể là tranh chấp quyền tác giả bài hát “chút tình phai” giữa nhạc
sĩ Nguyễn Trường Nhân và ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng.
Mặc dù, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng mua bài hát “Chút tình” thông qua nhạc sĩ
Trương Tuấn Huy với giá 3.000.000 đồng (ba triệu đồng). Thế nhưng, nhạc sĩ
Trương Tuấn Huy không chứng minh được bài hát “chút tình phai” là sản phẩm do
mình sáng tác. Đồng thời, nhạc sĩ Trương Tuấn Huy cũng đã lên tiếng xin lỗi nhạc sĩ
Trường Nhân về hành vi xâm phạm tác phẩm của mình.
Trong vụ án này, bài hát “chút tình” của nhạc sĩ Trường Nhân đã được cấp
giấy chứng nhận bản quyền của cục đăng ký bản quyền, việc ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng
có hành vi chiếm đoạt, sữa chữa, thay đổi tiêu đề ca khúc là hành vi xâm phạm
quyền tác giả. Hành vi này khiến cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả suy sụp tinh
thần, bị mất đi một khoản thù lao đáng lẽ họ phải được hưởng từ các sản phẩm lao
động sáng tạo của chính mình.
2.2.2 Tranh chấp việc tự ý sử dụng tác phẩm âm nhạc
Sử dụng tác phẩm không xin phép và không trả tiền thù lao cho tác giả không
phải là một điều quá mới mẻ, điển hình là vụ tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ giữa
Trung tâm VCPMC và công ty trách nhiệm hữu hạn Ngọc Việt, do bà Trương Thị S
làm tổng giám đốc, đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn Ngọc
Việt.
Nội dung vụ việc như sau: “Ngày 06/7/2018, công ty TNHH Ngọc Việt đã tổ
chức chương trình Đề nhớ một thời ta đã yêu 6 chủ để “Một thuở yêu người” tại
nhà hát Hòa Bình, có địa chỉ số 240, đường Ba Tháng Hai, quận 10, thành phố Hồ
Chí Minh theo giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang số
410/GP-SVH&TT do Sở Văn hóa và thể thao thành phố Hà Nội cấp ngày 02/7/2018.
27
Trong chương trình này, công ty TNHH Ngọc Việt đã sử dụng 34 tác phẩm âm
nhạc, trong đó có 31 tác phẩm âm nhạc của các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả
đã ủy quyền cho trung tâm VCPMC quản lý, khai thác và bảo vệ quyền tác giả để
biểu diễn nhưng công ty TNHH Ngọc Việt đã không xin phép trung tâm VCPMC về
việc sử dụng các ca khúc nói trên ”. 20Buổi biểu diễn này đã được trung tâm
VCPMC thuê văn phòng thừa phát lại lập vi bằng số 1468/2018/VB-TPLQ.TD lập
ngày 18/7/2018.
Trung tâm VCPMC đã nộp đơn khởi kiện tại TAND thành phố Hà Nội với
yêu cầu tuyên “buộc công ty TNHH Ngọc Việt đăng lời xin lỗi trên báo trung ương
trong ba số liên tiếp và đăng trên trang wesite của công ty TNHH Ngọc Việt. Đồng
thời, buộc công ty TNHH Ngọc Việt bồi thường thiệt hại cho các chủ sở hữu quyền
tác giả là thành viên của trung tâm VCPMC số tiền 92.126.932 đồng (chín mươi hai
triệu một trăm hai mươi sáu nghìn chín trăm ba mươi hai đồng)”.21
Phía công ty TNHH Ngọc Việt nại rằng:
Thứ nhất, trung tâm VCPMC không có tư cách là người khởi kiện. Bởi lẽ, “nếu
có hành vi xâm phạm bản quyền thì nhạc sĩ là người bị xâm phạm, không phải trung
tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam”.22
Thứ hai, nếu trung tâm VCPMC đại diện theo ủy quyền của các tác giả thì
trong hợp đồng phải ghi cụ thể là đại diện ủy quyền cho tác giả nào, theo văn bản ủy
quyền nào.
Thứ ba, đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại thì “không có chứng cứ chứng
minh các nhạc sĩ là tác giả của các bài hát trong buổi biểu diễn theo quy định tại
khoản 2 Điều 203 Luật Sở hữu trí tuệ”.23
20 Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội (2020), Bản án số 19/2020/KDTM-ST ngày 17/9/2020
21 Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội (2020), Bản án số 19/2020/KDTM-ST ngày 17/9/2020
22 Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội (2020), Bản án số 19/2020/KDTM-ST ngày 17/9/2020
23 Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội (2020), Bản án số 19/2020/KDTM-ST ngày 17/9/2020
28
Qua nghiên cứu, đánh giá nội dung vụ tranh chấp thấy rằng, đối với những yêu
cầu của công ty TNHH Ngọc Việt nại ra là không có cơ sở pháp lý.
Đối với việc xác đinh tư cách người khởi kiện: Căn cứ quyết định thành lập
Trung tâm VCPMC của Hội nhạc sĩ Việt Nam thì trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm
nhạc Việt Nam là tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả cho các tác giả, chủ sở hữu
quyền tác giả.
Đối với việc xác định đại diện theo ủy quyền: Trung tâm VCPMC đã cung cấp
hợp đồng ủy quyền quản lý và khai thác quyền tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả
trong đó có nội dung ủy quyền cho trung tâm VCPMC được quyền khởi kiện ra tòa
án có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp.
Đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ: “Tổ chức, cá nhân khi
khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều
này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao,
các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả”.24
Công ty TNHH Ngọc Việt đã có hành vi sử dụng 31 ca khúc không xin phép
tác giả là sai theo quy định của pháp luật. Theo quy định “biểu diễn tác phẩm trước
công chúng”25 thì phải xin ý kiến tác giả và phải trả tiền sử dụng bản quyền tác
phẩm cho các tác giả, trong trường hợp này là phải xin ý kiến của trung tâm
VCPMC và trả tiền sử dụng tác phẩm cho VCPMC.
Trong vụ tranh chấp này, trung tâm VCPMC đã được các chủ sở hữu quyền tác
giả ký hợp đồng ủy quyền quản lý và khai thác quyền tác giả,chủ sở hữu quyền tác
giả của 31 ca khúc mà công ty TNHH Ngọc Việt sử dụng trong đêm biểu diễn.
Đối với công ty TNHH Ngọc Việt là người tổ chức chương trình Đề nhớ một
thời ta đã yêu 6 chủ để “Một thuở yêu người” đáng lẽ phải tuân thủ quy định của
24 Khoản 3, Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019
25 Điểm b, khoản 1, Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019
29
pháp luật theo quy định tại khoản 2, Điều 1 Nghi định số 15/2016/NĐ-CP ngày
15/3/2016 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định
79/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật,
trình diễn thời trang: “Trách nhiệm của người tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình
diễn thời trang; thi người đẹp; người mẫu thực hiện đúng các quy định của pháp
luật về quyền tác giả, quyền liên quan”.26
Việc công ty TNHH Ngọc Việt tổ chức buổi biểu diễn âm nhạc có sử dụng 31
ca khúc thuộc quyền quản lý của trung tâm VCPMC mà không thực hiện nghĩa vụ
xin phép tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao... cho
tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của công ty TNHH Ngọc Việt là hành vi xâm
phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ.
Hành vi xâm phạm quyền tác giả của công ty TNHH Ngọc Việt đã xâm phạm
đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả là thành
viên của trung tâm TQVN. Hành vi này đã làm ảnh hưởng đến kinh tế của tác giả,
chủ sở hữu quyền tác giả và các chi phí khác để xử lý vụ kiện .
Như vậy, việc khởi kiện của trung tâm VCPMC là có cơ sở, việc trung tâm
VCPMC yêu cầu phía công ty TNHH Ngọc Việt phải thực hiện công khai xin lỗi và
bồi thường thiệt hại theo yêu cầu là có căn cứ, cơ sở pháp lý.
2.2.3 Tranh chấp về hành vi phân phối tác phẩm âm nhạc
Sự việc xảy ra đã lâu nhưng cũng là bài học kinh nghiệm cho các nhạc sĩ, các
doanh nghiệp trong vấn đề giao kết hợp đồng mua bán độc quyền các tác phẩm âm
nhạc. Đó là vụ mua bán ca khúc độc quyền “hạnh phúc mong manh” giữa “nhạc sĩ
Vũ Quốc Việt và công ty Vietcom” thông qua việc giao kết hợp đồng ngày
31/12/2009. Sau khi việc mua bán ca khúc “hạnh phúc mong manh” hoàn thành,
công ty Vietcom cho rằng ca khúc “hạnh phúc mong manh” là ca khúc mà công ty
Vietcom đã mua độc quyền nên Vietcom được toàn quyền trong việc sử dụng, phân
26 khoản 2, Điều 1 Nghi định số 15/2016/NĐ-CP ngày 15/3/2016 của Chính phủ
30
phối ca khúc nên “công ty Vietcom đã đồng ý cho đơn vị Galaxy Moblie được phép
kinh doanh ca khúc này”. Đại diện của Vũ Quốc Việt cho rằng hành động của công
ty Vietcom đồng ý cho đơn vị Galaxy Moblie kinh doanh ca khúc “Hạnh phúc mong
manh” mà không xin phép ý kiến nhạc sĩ là hành vi vi phạm quyền tác giả.
Theo đại diện của công ty Vietcom chia sẻ tại thời điểm ký kết hợp đồng thì
trong nội dung hợp đồng không ghi tên ca khúc độc quyền vì lúc đó nhạc sĩ chưa
sáng tác ca khúc “Hạnh phúc mong manh”.
Phía nhạc sĩ Vũ Quốc Việt thì cho rằng nội dung hợp đồng mua bán ca khúc
“hạnh phúc mong manh” không có điều khoản hay quy định nào thể hiện Vũ Quốc
Việt đã bán độc quyền ca khúc cho Vietcom.
Mặt khác, theo nội dung thông tin phía công ty Viet com cung cấp: “Công ty
Vietcom và nhạc sĩ Vũ Quốc Việt không có một giấy giao nhận nào về hai ca khúc
độc quyền như trong hợp đồng...”
Vấn đề tranh cãi trong vụ việc này là ca khúc độc quyền. Tuy nhiên, Luật Sở
hữu trí tuệ không quy định độc quyền là một quyền tài sản của quyền tác giả. Việc
“nhạc sĩ Vũ Quốc Việt và công ty Vietcom” ký kết hợp đồng mua bán ca khúc độc
quyền mà nội dung hợp đồng không ghi rõ tên ca khúc, số lượng ca khác mua bán,
số lượng ca khúc khuyến mãi là vi phạm về nội dung giao kết hợp đồng.
Mặt khác, việc công ty Vietcom đồng ý cho Galaxy moblie kinh doanh ca khúc
“hạnh phúc mong manh” mà không xin phép nhạc sĩ Vũ Quốc Việt là vi phạm điều
28 Luật Sở hữu trí tuệ. Bởi lẽ, căn cứ nội dung hợp đồng mua bán ca khúc thì không
xác định được các ca khúc mà Vũ Quốc Việt bán cho Vietcom. Trong bản hợp đồng
không ghi tên ca khúc, thậm chí lúc ký kết hợp đồng bài hát vẫn còn chưa ra đời.
Tức là giao dịch mua bán này không có cơ sở, nếu cho rằng ca khúc “hạnh phúc
mong manh” là ca khúc mà “Vũ Quốc Việt bán độc quyền cho công ty Vietcom”
nhưng lúc giao dịch mua bán đã hoàn thành mà ca khúc vẫn chưa ra đời, tác giả vẫn
chưa sáng tạo ra ca khúc thì hợp đồng mua bán ca khúc “hạnh phúc mong manh” vô
hiệu theo quy định của pháp luật.
31
Việc công ty Vietcom đồng ý cho Galaxy Moblie kinh doanh ca khác “hạnh
phúc mong manh” thông qua việc phát hành đĩa nhạc, làm video là “hành vi công
bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả”
là hành vi vi phạm quyền tác giả đã được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ.
Từ các vụ tranh chấp phát sinh nói trên, các yêu cầu đặt ra để bảo vệ tốt quyền
tác giả, bản thân tác giả, chủ sở hữu tác phẩm nên đăng ký quyền tác giả tại Cục bản
quyền tác giả. Việc đăng ký bản quyền được nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện
thuận lợi để tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện. Mặc dù thủ tục này không
phải là thủ tục bắt buộc, bởi chỉ theo tính chất đặc trưng của quyền tác giả là chỉ cẩn
sản phẩm ra đời và tồn tại dưới một hình thức, phương thức nhất định thì quyền tác
giả đã được bảp hộ một cách tự động. Lợi ích của việc đăng ký này sẽ là cơ sở pháp
lý để giải quyết nếu có tranh chấp xảy ra.
Bên cạnh đó, Luật Sở hữu trí tuệ đã quy định “quyền tự bảo vệ” của tác giả,
chủ sở hữu quyền tác giả khi phát hiện hành vi vi phạm bản quyền. Cụ thể:
“ Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ; Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
Yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu
trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định của Luật khác có liên quan; Khởi
kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.
Ngoài các biện pháp nói trên, Luật Sở hữu trí tuệ còn quy định có thể yêu cầu
cơ nhà nước bảo vệ quyền tác giả đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quyền
tác giả. Các biện pháp được áp dụng “tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể
xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự”.
Đối với biện pháp hành chính được quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 211
Luật Sở hữu trí tuệ đó là: “ Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả,
chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội”. Ngoài ra, tại Điều 214 Luật Sở hữu
trí tuệ còn quy định các hình thức áp dụng xử phạt hành chính, các biện pháp bổ
32
sung và biện pháp khắc phục. Việc xử lý hành chính được quy định bằng các biện
pháp sau đây: “cảnh cáo, phạt tiền; Biện pháp bổ sung gồm: tịch thu hàng hóa giả
mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để
sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ; Đình chỉ có thời hạn hoạt
động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm”.27
Thứ hai, Luật Sở hữu trí tuệ quy định tòa án áp dụng các biện pháp dân sự để
xử lý chủ thể có hành vi xâm phạm bản quyền. Gồm các biện pháp: “Buộc chấm dứt
hành vi xâm phạm; Buộc xin lỗi, cải chính công khai; Buộc thực hiện nghĩa vụ dân
sự; Buộc bồi thường thiệt hại; Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử
dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với
điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở
hữu trí tuệ”.28
Thứ ba, bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đã quy định về tội
xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan. Khi xác định hành vi vi phạm quyền tác
giả có đầy đủ dấu hiệu của tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự thì sẽ bị xem
xét xử lý theo quy định của pháp luật.
27 Điều 214, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019
28 Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019
33
Tiểu kết chương 2
Xuất phát từ những vụ việc xâm phạm quyền tác giả thu hút sự quan tâm của
dư luận báo chí và người dân cùng với những thành tựu trong công tác bảo hộ
quyền tác giả của các cơ quan chức năng để thấy được rằng pháp luật bảo hộ quyền
tác giả của Việt Nam đã đạt được những kết quả to lớn trong công tác lập pháp và
thực thi.
Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay với sự xuất hiện của các trang mạng xã hội
thu hút hàng triệu lượt người đăng ký tham gia cùng với sự trợ giúp của các
phương tiện kỹ thuật hỗ trợ thì hành vi vi phạm ngày càng thủ đoạn và tinh vi hơn,
đòi hỏi phải nghiên cứu, điều chỉnh các quy phạm pháp luật, trong đó cần nhấn
mạnh các biện pháp chế tài nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, răn đe để hạn chế
các hành vi xâm phạm quyền tác giả.
34
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO VÀ
HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ
QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC
3.1 Đánh giá nguyên nhân của những bất cập
Một trong những vấn nạn nhức nhối đó là vấn đề vi phạm quyền tác giả
đối với các tác phẩm nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng tại Việt Nam
hiện nay. Đây cũng là vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm của xã hội và có nhiều
vi phạm kiện cáo xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau một trong những
nguyên nhân chủ yếu như sau:
Một là về ý thức chấp hành pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với
các tác phẩm nghệ thuật của các cá nhân tổ chức trực vẫn còn còn nhiều hạn
chế.
Có nhiều cá nhân và tổ chức chạy theo lợi nhuận mà mang tâm lý xài
miễn phí, không tôn trọng tác giả, dẫn tới nhiều hành vi vi phạm về quyền
bảo hộ tác giả.
Mặc dù là các cơ quan có thẩm quyền đã có những hướng dẫn pháp luật
và vận động thực thi quyền bảo hộ tác giả nhưng vẫn không thể hoàn toàn làm
giảm bớt và các vi phạm về quyền tác giả hiện nay tại Việt Nam.
Hai là, theo yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế cùng với sự phát triển
nhanh chóng của Internet thì công việc quản lý quyền tác giả từ địa phương tới
Trung ương một phần nào đã đáp ứng được yêu cầu bảo hộ quyền tác giả của
các cá nhân. tổ chức. Tuy nhiên vẫn chưa thể phản ánh đầy đủ được trực thực
tình hình thực trạng vấn đề vi phạm quyền tác giả hiện nay từ kết quả của các
cơ quan chức năng trong công tác thực thi bảo hộ quyền tác giả.
Ba là, các hành vi vi phạm về quyền tác giả ngày càng trở nên thủ
35
đoạn hơn và tinh vi hơn, vì vậy mà vấn đề xác định hành vi vi phạm quyền
tác giả ngày càng gặp khó khăn.
Các văn bản quy định về hành vi vi phạm quyền tác giả vẫn còn rời rạc chưa
tập trung, khó khăn nhiều trong vấn đề chế tài phạt vi phạm bảo hộ quyền tác
giả đối với các cơ quan tư pháp. Việc xử lý vi phạm quyền tác giả hiện nay
còn kéo dài, tốn nhiều chi phí, tốn thời gian và có nhiều sự nhầm lẫn về thẩm
quyền giải quyết.
Thứ tư, việc phát triển in mạnh mẽ như các trang mạng xã hội Tik Tok,
Facebook và công nghệ số số làm khó khăn về vấn đề thu thập các chứng cứ
vi phạm quyền tác giả.
Ngoài ra việc phát triển in công nghệ 4.0 làm dễ dàng hơn khi thực hiện
các hành vi vi phạm một cách nhanh chóng thông qua các công cụ máy tính và
internet, chỉ cần điện thoại thông minh hoặc laptop cùng với các phần mềm
hỗ trợ cho cá nhân tổ chức.
Tuy nhiên cũng có một số thuận lợi như: trên môi trường internet các
cơ quan chức năng dễ dàng gỡ bỏ các hành vi vi phạm bản quyền tác giả, dễ
dàng thu thập chứng cứ vi phạm về quyền tác giả.
Năm là, việc xác định thiệt hại về tinh thần trong việc vi phạm quyền tác
giả được quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ như sau: “Thiệt hại về tinh thần bao
gồm các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uytín, danh tiếng và những tổn thất
khác. Mức độ thiệt hại được xác định trên cơ sở các tổn thất thực tế mà chủ
thể quyền sở hữu trí tuệ phải chịu do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
gây ra”.29
29 Điều 204, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019
36
Vấn đề xác định tổn thất về tinh thần và những tổn thất thực tế khi bị
xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn khó khăn. Yêu cầu cần phải có các cơ
sở pháp lý và phải có văn bản hướng dẫn để xác định tổn thất thực tế. Tuy
nhiên bộ luật sở hữu trí tuệ ra đời đã giúp cho các cá nhân tổ chức có niềm tin
vào pháp luật. Có tinh thần để sáng tác sáng tạo các nội dung văn hóa. Ở một
mức độ nào đó, việc bồi thường thiệt hại tinh thần được Tòa án tuyên bố bằng
một khoản tiền nhất định chính là khoản tiền nhằm ngăn ngừa, hạn chế và
khắc phục những thiệt hại vật chất gián tiếp có thể xảy ra do những thiệt hại
về tinh thần. Vì vậy, tòa án quyết định người gây thiệt hại do xâm phạm danh
dự, nhân phẩm, uy tín phải bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh
thần cho người bị xâm phạm, và đều đó rất khó xác định được là bù đắp bao
nhiêu để được thỏa đáng.
Bảy là,
Các quy định pháp luật trong luật sở hữu trí tuệ hiện nay về vấn đề xâm
phạm quyền tác giảm, Nhìn chung chưa được đầy đủ chưa có nhiều đặc biệt
và chưa được đồng bộ các văn bản pháp luật trên môi trường vi phạm 4.0
Và các quy định về hình thức xử lý các biện pháp chế tài về vấn đề vi
phạm quyền sở hữu trí tuệ hiện nay đang ở mức xử lý hành chính chưa thỏa
đáng và phù hợp với xã hội. Do đó về vấn đề vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
hiện nay chưa đủ sức răn đe để ngăn ngừa các tổ chức cá nhân có hành vi vi
phạm về quyền sở hữu trí tuệ. Chính vì vậy mà vấn đề về xâm phạm quyền tác
giả kéo dài liên tục từ trước tới nay đặc biệt là trên môi trường internet hết sức
phức tạp và ngày càng gia tăng
Tám là, hiện nay pháp luật Việt Nam giao thẩm quyền xử lý các trường
hợp vi phạm quyền tác giả cho nhiều cơ quan, đơn vị khác nhau. Việc giao
thẩm quyền này khiến việc thi hành, xử lý vi phạm nhiều lúc bị chồng chéo,
37
thiếu sự đồng bộ, phức tạp. Số lượng các hành vi vi phạm quyền tác giả bị các
cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý vi phạm có chiều hướng gia tăng hằng
năm nhưng số việc vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan bị điều tra, truy tố,
xét xử cũng như các vụ án dân sự khởi kiện tại tòa án thì rất hiếm. Các vụ việc
thuộc thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự của tòa án cũng không mang
lại hiệu quả, khi thời gian xét xử kéo dài, chi phí tốn kém, các biện pháp thi
hành án chưa đạt hiệu quả... tạo tâm lý không có niềm tin vào các cơ quan tiến
hành tố tụng.
3.2 Kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan
đến bảo hộ quyền tác giả đối với tác phấm âm nhạc tại Việt Nam hiện nay
Trước tình hình vi phạm về quyền tác giả ngày càng gia tăng đặc biệt là
trên môi trường internet đã gây ra nhiều bức xúc trong dư luận và nan giải to
các cơ quan quản lý. Trước vấn nạn về xâm phạm quyền tác giả xu hướng
ngày càng gia tăng như thế này, sau đây là một số giải pháp hoàn thiện hệ
thống các văn bản pháp luật được tác giả nhận định như sau”
Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là điều
chỉnh việc áp dụng pháp luật trong môi trường kỹ thuật số hiện nay đảm bảo
tính phù hợp với thực tiễn và đời sống văn hóa cộng đồng. Nhà nước cần đầu
tư, quan tâm đúng mức cho việc đào tạo, cơ sở vật chất kỹ thuât, đội ngũ cán
bộ làm công tác bảo hộ quyền tác giả nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đồng thời là công cụ thúc
đẩy sự sáng tạo và góp phần phát triển kinh tế, văn hóa của đất nước.
Thứ hai, Các cơ quan có thẩm quyền cần nâng cao các hoạt động về
giám sát đối với quyền tác giả trong âm nhạc văn bản pháp luật mới ra đời nên
các cấp lãnh đạo đến cơ sở chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của
công tác này. Do vậy cần nâng cao vai trò của cơ quan chức năng và và thông
38
qua các văn bản về nhiệm vụ và chức năng, phối hợp với các hoạt động kiểm
tra thanh tra để kiểm tra rà soát các hành vi vi phạm về quyền tác giả.
Thứ ba, đối với cán bộ, công chức chuyên trách làm công tác thực thi
Luật Sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm
nhạc nói riêng cần phải được đào tạo thông qua các lớp đào tạo chính quy
ngắn hạn, dài hạn, các lớp tập huấn chuyên sâu, các lớp tập huấn công nghệ
cao, các hội thảo trong nước và quốc tế nhằm nâng cao kỹ năng về mặt nghiệp
vụ và nhận thức pháp luật Sở hữu trí tuệ trong công việc của mình. Riêng đối
với đội ngũ cán bộ điều tra, kiểm sát viên, thẩm phán cần phải được đào tạo về
lĩnh vực sở hữu trí tuệ, tổ chức các khóa tập huấn chuyên ngành để giúp họ có
thể thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình.
Bốn là, cho đến thời điểm hiện tại Việt Nam đã tham gia các điều ước
quốc tế về bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số như Công ước
Berne, Hiệp định TRIPs, Hiệp ước WIPO và một số hiệp định song phương
khác... thì cần phải tuân thủ thực hiện nghiêm túc, đồng thời trong quá trình
thực thi bảo hộ quyền tác giả cần học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia trên
thế giới để vận dụng vào Việt Nam. Bên cạnh đó, cần tích cực đẩy mạnh hoạt
động công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhất là tập trung vào
các chủ thể chính của quyền tác giả đó là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và
người sử dụng tác phẩm để họ nhận thức được quyền và nghĩa vụ của mình
trong công tác bảo hộ quyền tác giả. Ngoài ra, cần xử lý nghiêm minh các
hành vi vi phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc nhằm phòng ngừa
các hành vi xâm phạm quyền tác giả, hạn chế thấp nhất các tranh chấp phát
sinh trong môi trường công nghệ kỹ thuật số.
Thứ năm, về “thời hạn bảohộ quyền tác giả” đối với tác phẩm âm nhạc
được quy định: “suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp năm tác giả chết.
39
Trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm
thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết”. 30Thiết nghĩ nên rút
ngắn thời gian bảo hộ, các tác phẩm sẽ thuộc về cộng đồng xã hội, mọi người
đều có thể sử dụng, chia sẻ đồng thời thúc đẩy sự sáng tạo cũng như đóng góp
vào môi trường các loại hình văn hóa, nghệ thuật đa dạng của đất nước.
Sáu là, cần thay đổi cách thức các biện pháp chế tài xử phạt trong công
tác bảo hộ quyền tác giả, mỗi biện pháp chế tài khác nhau sẽ có hình thức
tương ứng để xử lý. Đối với biện pháp dân sự cần nâng cao vai trò của tòa án
trong công tác thực hiện chức năng xét xử, cần phải bảo đảm rằng mọi hoạt
động thu tập các chứng cứ, tài liệu phục vụ cho vụ tranh chấp đều được đáp
ứng nhanh gọn, không phiền hà, các tổ chức, cơ quan, đơn vị có trách nhiệm
phối hợp với tòa án để nhanh chóng giải quyết vụ án, tránh trường họp phải
kéo dài thời hạn giải quyết. Đối với biện pháp hành chính, hiện nay ngoài Luật
xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020 thì còn có một
số văn bản khác hướng dẫn xử phạt vi phạm trong lĩnh vực xâm phạm quyền
tác giả, quyền liên quan. Tương ứng với từng hình thái phát triển của xã hội,
đặc biệt là trong thời đại internet phát triển nhanh như hiện nay thì việc áp
dụng các biện pháp xử lý hành chính cùng với các biện pháp khắc phục là cần
thiết. Tuy nhiên, với mức phạt hành chính cụ thể là bằng hình thức phạt tiền
vẫn chưa thật sự hữu hiệu, chưa có tính răn đe đối với cá nhân, tổ chức vi
phạm. Thậm chí, cá nhân, tổ chức có hành vi vphạm vi thu lợi rất lớn từ hành
vi xâm phạm bản quyền và mức phạt đối với hành vi đó là quá nhỏ so với lợi
nhuận thu được.
30 Điểm b, khoản 2, Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm2009, 2019
40
Thứ bảy, đối với bản thân các tác giả trước khi tác phẩm bị xâm phạm
bản quyền thì phải nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo hộ quyền
tác giả, phải chủ động đăng ký bản quyền tại Cục bản quyền, đây là một trong
những cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả. Đồng
thời, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả phải chủ động công bố quyền sở hữu
của mình trên tác phẩm, tự mình hoặc giao quyền phân phối tác phẩm thông
qua các tổ chức, doanh nghiệp đề cao tính bản quyền như đài truyền hình,
Youtube... sẽ tránh được nhiều rủi ro về hành vi xâm phạm. Ngoài ra, khi có
hành vi xâm phạm xảy ra hoặc khi có yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền
về điều tra hành vi xâm hại quyền tác giả thì cũng phải có thái độ nghiêm túc,
chấp hành sự phối hợp để giải quyết vụ việc.
Thứ tám, Luật Sở hữu trí tuệ quy định các biện pháp khẩn cấp tạm thời
gồm có: “Thu giữ; kê biên; niêm phong, cấm thay đổi hiện trạng, cấm di
chuyển; cấm chuyển dịch quyền sở hữu”. Thực tế, các biện pháp này chỉ thích
hợp để áp dụng đối với các sản phẩm là vật chất, còn đối với trong môi trường
internet hiện nay các hành vi xâm phạm chủ yếu là sao chép, sửa chữa, cắt
xén...thì rất khó để áp dụng biện pháp theo hướng dẫn của Điều luật này.
Chính sự bất cập này, đòi hỏi các nhà làm luật phải có sự linh động để đề xuất
các giải pháp thích phù hợp với môi trường kỹ thuật số.
Trên đây là một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác bảo
hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại Viêt Nam hiện nay.
Tiểu kết chương 3
Do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, hệ thống pháp luật
hiện hành về quyền tác giả hiện nay còn nhiều bất cập, nhất là trong môi
trường kỹ thuật số. Trong chương này, tác giả đã phân tích thực trạng áp dụng
pháp luật về bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam hiện nay và đánh giá một số
41
nguyên nhân bất cập đang còn tồn tại trong thực tiễn thi hành. Đồng thời, dựa
trên những khó khăn, vướng mắc để đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần
hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm
âm nhạc tại Việt Nam hiện nay. Một số kiến nghị đã được tác giả đề xuất
trong chương này nhưng giải pháp quan trọng nhất để đạt được hiệu quả là cần
phải có sự thống nhất, phối hợp liên ngành giữa các cơ quan có thẩm quyền
của nhà nước với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp...trong đó nhà nước đóng
vai trò trung tâm chỉ đạo, tạo môi trường pháp lý an toàn thuận lợi cho các chủ
thể tham gia khai thác, sử dụng tác phẩm. Đồng thời, các chủ thể sử dụng tác
phẩm âm nhạc phải tôn trọng quyền tác giả, là một trong các yếu tố hình thành
văn hóa đảm bảo và bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam hiện nay.
42
KẾT LUẬN
Tại Việt Nam hiện nay, cùng với sự phát triển của mạng Internet và các
mạng xã hội Facebook, Tiktok... đã thu hút hàng triệu người dân Việt Nam
tham gia thông qua các công cụ máy tính, điện thoại thông minh thì ngành
công nghiệp giải trí luôn đứng trước nguy cơ bị vi phạm bản quyền. Các hành
vi sao chép, chỉnh sửa... các sản phẩm âm nhạc của cá nhân, tổ chức đã làm
cho các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và các đơn vị sản xuất mất đi một
khoản thù lao đáng kể. Chính sự vi phạm ngang nhiên này đã làm cho cho các
tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả không còn niềm tin để sáng tạo, không có
nguồn kinh tế để đầu tư sản phẩm âm nhạc. Từ những bất cập về vấn nạn xâm
phạm bản quyền buộc Nhà nước phải thay đổi, điểu chỉnh hệ thống pháp luật
Việt Nam, mục đích của sự thay đổi, mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật Sở
hữu trí tuệ chính là để phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của môi trường
kỹ thuật số tại Việt Nam hiện nay, giúp ngành công nghiệp giải trí có những
tác phẩm có chất lượng, đi vào lòng người, đóng góp vào sự phát triển văn
hóa, kinh tế cho đất nước.
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã là thành viên của nhiều điều
ước quốc tế về bảo hộ quyền tác giả, vừa mới đây tháng 11/2021 Việt Nam trở
thành thành viên thứ 111 của Hiệp ước WIPO về bảo vệ tác phẩm và quyền
của tác giả trong môi trường kỹ thuật số. Thế nhưng, các vụ việc xâm phạm
quyền tác giả vẫn diễn ra tương đối phổ biến nhất là môi trường internet ngày
nay, điều này gây ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế, tinh thần của tác giả, các tác
giả và làm ảnh hưởng đến vị trí Việt Nam trên thế giới. Chính vì vậy, các cơ
quan có thẩm quyền cần đổi mới cách thức hoat động, nâng cao ý thức của các
chủ thể khi tham gia vào môi trường internet nhằm phòng ngừa các vi phạm
pháp luật về quyền tác giả.
43
Như vậy, việc thực hiện tốt hoạt động bảo hộ quyền tác giả sẽ góp hình
thành nền âm nhạc Việt Nam ngày một phát triển hơn, phù hợp với xu thế phát
triển của thế giới hơn.
44
DANH MỤC TÀI LIỆU
A. Danh mục văn bản pháp luật:
1. Quốc hội (2015), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.
2. Quốc hội (2015), Bộ luật Hình sự, Hà Nội
3. Quốc hội (2005), Luật sở hữu trí tuệ, Hà Nội.
4.Quốc hội (2009), “Luậtsố 36/2009/QH12 ngày19 tháng 6 năm 2009
Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật sở hữu trí tuệ,” Hà Nội.
5. Quốc hội (2019), Luật số 42/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019
của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật sở
hữu trí tuệ, Hà Nội.
6. Quốc hội (2012), Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 , Hà Nội.
7. Quốc hội (2020), Luậtsố 67/2020/QH14 ngày13 tháng 11 năm 2020
sửa đổi, bổ sung một số điều Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, Hà Nội.
8. Chính phủ (2006), Nghịđịnh 105/2006/NĐ-CPngày 22/9/2006 quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Sở hữu trí tuệ về
bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, Hà Nội.
9. Chính phủ (2013), “Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng
10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền
tác giả, quyền liên quan, Hà Nội.
10. Chính phủ (2017), “Nghịđịnh số 28/2017/NĐ-CPngày20/3/2017
của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghịđịnh số 131/2013/NĐ-
CP ngày16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủquyđịnh xử phạtvi phạm hành
chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghịđịnh số 158/2013/NĐ-CP
ngày12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quyđịnh xử phạtvi phạm hành
chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảngcáo, Hà Nội.
45
11. Chính phủ (2006), Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 09
năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật
Dân Sự, Luật sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền tác giả và quyền liên quan, Hà
Nội.
12. Chính phủ (2010), Nghị định 119/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010,
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghịđịnh 105/2006/NĐ-CPquyđịnh chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở
hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, Hà Nội.
13. Chính phủ (2011), Nghị định 85/2011/NĐ-CP ngày 20/9/2011 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21/6/2006
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật dân sự, sở
hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan, Hà Nội.
14. Chính phủ (2013), Nghịđịnh số 158/2013/NĐ-CP ngày12/11/2013
quy định xử phạt trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, Hà
Nội.
B. Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Bộ Tư Pháp, Viện Khoa học Pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb
Từ điển Bách khoa, NXB Tư pháp.
2. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2010), Giáo trình Pháp luật sở
hữu trí tuệ, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
4. Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2014), Giáo trình Luật
sở hữu trí tuệ, , NXB Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam.
5. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ, NXB
CAND, Hà Nội, 2010.
6. Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (2020), Báo cáo
Tổng kết hoạt động năm 2019, Hà Nội.
46
8. Nguyễn Thị Huệ & Nguyễn Đức Thịnh (2021), “Bảo hộ quyền tác
giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số tại Việt Nam”.
9. Vũ Mạnh Chu, Bài viết Kiến thức cơ bản phổthông về quyền tác giả,
quyền liên quan.
10. Dương Đình Công (2011), Thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo pháp
luật Việt Nam và pháp luật của một số nước Đông Nam Á, Hà Nội
11 Nguyễn Bá Diến (2004), “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong hiệp
định TRIPs”, Tạp chí Khoa học Kinh tế – Luật.
12. Nguyễn Thị Quế Anh (2013), “ Bảo hộ quyền tác giả trong môi
trường kỹ thuật số theo pháp luật Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc
gia Hà Nội.
13. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2014), Báo cáo số 158/BC-
BVHTTDL ngày 11 tháng 7 năm 2014, Hà Nội.
14. http://viettinlaw.com/hieu-them-ve-quven-tac-gia.htm, Hiểu thêm về
quyền tác giả.
15. http://www.wipo.int.
16.www.diendanphapluat.vn.
17.https://www.nguoiduatin.vn/vu-kien-dam-vinh-hung-vi-pham-ban-quyen-
ca-khuc-ai-duoc-loi-tu-vu-kiendanh-du-ten-tuoi-a89798.html, Vụ kiện Mr Đàm “ăn
cắp” bản quyền ca khúc.
18.https://thethaovanhoa.vn/giai-tri/nhac-si-vu-quoc-viet-doi-kien-vietcom-
n20110110104219313.htm, nhạc sĩ Vũ Quốc Việt đòi kiên Vietcom tranh chấp
19. https://zingnews.vn/dam-vinh-hung-tra-phi-ban-quyen-trong-vu-kien-
voi-nhac-si-chut-tinh-post1038660.html
20. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội (2020),.Bản án số 19/2020/KDTM-ST
ngày 17/9/2020 về việc tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ, Hà Nội.

More Related Content

What's hot

Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, thực tiễn tại Tòa án nhân dâ...
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, thực tiễn tại Tòa án nhân dâ...Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, thực tiễn tại Tòa án nhân dâ...
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, thực tiễn tại Tòa án nhân dâ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc theo luật, 9đ - Gửi mi...
Luận văn: Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc theo luật, 9đ - Gửi mi...Luận văn: Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc theo luật, 9đ - Gửi mi...
Luận văn: Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc theo luật, 9đ - Gửi mi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...
Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...
Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản lý về đăng ký quyền tác giả theo pháp luật, HAY
Luận văn: Quản lý về đăng ký quyền tác giả theo pháp luật, HAYLuận văn: Quản lý về đăng ký quyền tác giả theo pháp luật, HAY
Luận văn: Quản lý về đăng ký quyền tác giả theo pháp luật, HAY
 
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, thực tiễn tại Tòa án nhân dâ...
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, thực tiễn tại Tòa án nhân dâ...Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, thực tiễn tại Tòa án nhân dâ...
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, thực tiễn tại Tòa án nhân dâ...
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt NamLuận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam
 
Luận văn: Bảo hộ sáng chế trong lĩnh vực dược phẩm theo luật
Luận văn: Bảo hộ sáng chế trong lĩnh vực dược phẩm theo luậtLuận văn: Bảo hộ sáng chế trong lĩnh vực dược phẩm theo luật
Luận văn: Bảo hộ sáng chế trong lĩnh vực dược phẩm theo luật
 
Luận văn: Pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế, HOT, HAYLuận văn: Pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế, HOT, HAY
 
Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian, HAY, 9đ
Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian, HAY, 9đBảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian, HAY, 9đ
Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian, HAY, 9đ
 
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sảnĐề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản
 
Luận văn: Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc theo luật, 9đ - Gửi mi...
Luận văn: Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc theo luật, 9đ - Gửi mi...Luận văn: Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc theo luật, 9đ - Gửi mi...
Luận văn: Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc theo luật, 9đ - Gửi mi...
 
Luận văn: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật biển, HOT
Luận văn: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật biển, HOTLuận văn: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật biển, HOT
Luận văn: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật biển, HOT
 
Đề tài: Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, HOT
Đề tài: Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, HOTĐề tài: Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, HOT
Đề tài: Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, HAYLuận văn: Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, HAY
 
Luận văn: Trách nhiệm của thương nhân đối với người tiêu dùng
Luận văn: Trách nhiệm của thương nhân đối với người tiêu dùngLuận văn: Trách nhiệm của thương nhân đối với người tiêu dùng
Luận văn: Trách nhiệm của thương nhân đối với người tiêu dùng
 
Luận văn: Trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả, HOT
Luận văn: Trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả, HOTLuận văn: Trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả, HOT
Luận văn: Trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả, HOT
 
Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...
Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...
Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Phú Thọ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Phú ThọLuận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Phú Thọ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Phú Thọ
 
Luận văn: Tự do giao kết hợp đồng - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Tự do giao kết hợp đồng -  vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Tự do giao kết hợp đồng -  vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Tự do giao kết hợp đồng - vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAYĐề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
 
Luận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đ
Luận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đLuận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đ
Luận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đ
 
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOTĐề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
 
Liệt Kê 200 Các Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Lao Động, Điểm Cao
Liệt Kê 200 Các Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Lao Động, Điểm CaoLiệt Kê 200 Các Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Lao Động, Điểm Cao
Liệt Kê 200 Các Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Lao Động, Điểm Cao
 

Similar to Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại việt nam hiện nay.docx

Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp VinhKhóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp VinhViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Bang gia nhacso 2012
Bang gia nhacso 2012Bang gia nhacso 2012
Bang gia nhacso 2012Le Cong
 
Luận văn: Quyền tác giả đối với công trình nghiên cứu khoa học, 9đ - Gửi miễn...
Luận văn: Quyền tác giả đối với công trình nghiên cứu khoa học, 9đ - Gửi miễn...Luận văn: Quyền tác giả đối với công trình nghiên cứu khoa học, 9đ - Gửi miễn...
Luận văn: Quyền tác giả đối với công trình nghiên cứu khoa học, 9đ - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Bảo Vệ Quyền Tác Giả Đối Với Tác Phẩm Kiến Trúc​.pdf
Bảo Vệ Quyền Tác Giả Đối Với Tác Phẩm Kiến Trúc​.pdfBảo Vệ Quyền Tác Giả Đối Với Tác Phẩm Kiến Trúc​.pdf
Bảo Vệ Quyền Tác Giả Đối Với Tác Phẩm Kiến Trúc​.pdfMan_Ebook
 
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp VinhKhóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp VinhHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp VinhKhóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp VinhHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Quyền của người dân tộc thiểu số theo quy định của luật pháp quốc tế và Việt ...
Quyền của người dân tộc thiểu số theo quy định của luật pháp quốc tế và Việt ...Quyền của người dân tộc thiểu số theo quy định của luật pháp quốc tế và Việt ...
Quyền của người dân tộc thiểu số theo quy định của luật pháp quốc tế và Việt ...DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước sông nhà Lê đoạn chảy qua Thành...
Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước sông nhà Lê đoạn chảy qua Thành...Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước sông nhà Lê đoạn chảy qua Thành...
Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước sông nhà Lê đoạn chảy qua Thành...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường qua thực tiễn ở thành...
Thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường qua thực tiễn ở thành...Thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường qua thực tiễn ở thành...
Thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường qua thực tiễn ở thành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Bảo hộ quyền của người biểu diễn theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam : Luậ...
Bảo hộ quyền của người biểu diễn theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam : Luậ...Bảo hộ quyền của người biểu diễn theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam : Luậ...
Bảo hộ quyền của người biểu diễn theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam : Luậ...nataliej4
 

Similar to Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại việt nam hiện nay.docx (20)

Luận văn: Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học theo luật
Luận văn: Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học theo luậtLuận văn: Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học theo luật
Luận văn: Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học theo luật
 
Khóa Luận Quyền Của Người Đồng Tính, Song Tính Và Người Chuyển Giới.doc
Khóa Luận Quyền Của Người Đồng Tính, Song Tính Và Người Chuyển Giới.docKhóa Luận Quyền Của Người Đồng Tính, Song Tính Và Người Chuyển Giới.doc
Khóa Luận Quyền Của Người Đồng Tính, Song Tính Và Người Chuyển Giới.doc
 
Luận văn: Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc theo pháp luật Việt NamLuận văn: Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc theo pháp luật Việt Nam
 
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp VinhKhóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
 
Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước và liên hệ thực tiễn tại địa bàn Th...
Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước và liên hệ thực tiễn tại địa bàn Th...Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước và liên hệ thực tiễn tại địa bàn Th...
Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước và liên hệ thực tiễn tại địa bàn Th...
 
Luận văn: Yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc, HOT
Luận văn: Yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc, HOTLuận văn: Yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc, HOT
Luận văn: Yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc, HOT
 
Bang gia nhacso 2012
Bang gia nhacso 2012Bang gia nhacso 2012
Bang gia nhacso 2012
 
Luận văn: Quyền tác giả đối với công trình nghiên cứu khoa học, 9đ - Gửi miễn...
Luận văn: Quyền tác giả đối với công trình nghiên cứu khoa học, 9đ - Gửi miễn...Luận văn: Quyền tác giả đối với công trình nghiên cứu khoa học, 9đ - Gửi miễn...
Luận văn: Quyền tác giả đối với công trình nghiên cứu khoa học, 9đ - Gửi miễn...
 
Bảo Vệ Quyền Tác Giả Đối Với Tác Phẩm Kiến Trúc​.pdf
Bảo Vệ Quyền Tác Giả Đối Với Tác Phẩm Kiến Trúc​.pdfBảo Vệ Quyền Tác Giả Đối Với Tác Phẩm Kiến Trúc​.pdf
Bảo Vệ Quyền Tác Giả Đối Với Tác Phẩm Kiến Trúc​.pdf
 
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOTQuyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
 
Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc theo pháp luật, HAY
Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc theo pháp luật, HAYQuyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc theo pháp luật, HAY
Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc theo pháp luật, HAY
 
Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt N...
Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt N...Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt N...
Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt N...
 
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp VinhKhóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
 
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp VinhKhóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
 
Quyền thừa kế của con nuôi theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam.docx
Quyền thừa kế của con nuôi theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam.docxQuyền thừa kế của con nuôi theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam.docx
Quyền thừa kế của con nuôi theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam.docx
 
Quyền của người dân tộc thiểu số theo quy định của luật pháp quốc tế và Việt ...
Quyền của người dân tộc thiểu số theo quy định của luật pháp quốc tế và Việt ...Quyền của người dân tộc thiểu số theo quy định của luật pháp quốc tế và Việt ...
Quyền của người dân tộc thiểu số theo quy định của luật pháp quốc tế và Việt ...
 
Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước sông nhà Lê đoạn chảy qua Thành...
Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước sông nhà Lê đoạn chảy qua Thành...Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước sông nhà Lê đoạn chảy qua Thành...
Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước sông nhà Lê đoạn chảy qua Thành...
 
Thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường qua thực tiễn ở thành...
Thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường qua thực tiễn ở thành...Thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường qua thực tiễn ở thành...
Thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường qua thực tiễn ở thành...
 
TIỂU LUẬN VỀ QUYỀN TÁC GIẢ - Tải miễn phí.docx
TIỂU LUẬN VỀ QUYỀN TÁC GIẢ - Tải miễn phí.docxTIỂU LUẬN VỀ QUYỀN TÁC GIẢ - Tải miễn phí.docx
TIỂU LUẬN VỀ QUYỀN TÁC GIẢ - Tải miễn phí.docx
 
Bảo hộ quyền của người biểu diễn theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam : Luậ...
Bảo hộ quyền của người biểu diễn theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam : Luậ...Bảo hộ quyền của người biểu diễn theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam : Luậ...
Bảo hộ quyền của người biểu diễn theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam : Luậ...
 

More from Viết Thuê Đề Tài Trọn Gói Zalo: 0973287149

Khóa luận Phân tích tác động của đại dịch Covid tới sự tham gia vào chuỗi giá...
Khóa luận Phân tích tác động của đại dịch Covid tới sự tham gia vào chuỗi giá...Khóa luận Phân tích tác động của đại dịch Covid tới sự tham gia vào chuỗi giá...
Khóa luận Phân tích tác động của đại dịch Covid tới sự tham gia vào chuỗi giá...Viết Thuê Đề Tài Trọn Gói Zalo: 0973287149
 
Khóa Luận Hoạt Động Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Ubnd Quận.docx
Khóa Luận Hoạt Động Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Ubnd Quận.docxKhóa Luận Hoạt Động Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Ubnd Quận.docx
Khóa Luận Hoạt Động Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Ubnd Quận.docxViết Thuê Đề Tài Trọn Gói Zalo: 0973287149
 
Khóa luận Hoạt động xúc tiến của khách sạn daewoo hà nội trong bối cảnh của đ...
Khóa luận Hoạt động xúc tiến của khách sạn daewoo hà nội trong bối cảnh của đ...Khóa luận Hoạt động xúc tiến của khách sạn daewoo hà nội trong bối cảnh của đ...
Khóa luận Hoạt động xúc tiến của khách sạn daewoo hà nội trong bối cảnh của đ...Viết Thuê Đề Tài Trọn Gói Zalo: 0973287149
 
Khóa Luận Quan điểm của đảng cộng sản việt nam về giáo dục và đào tạo.doc
Khóa Luận Quan điểm của đảng cộng sản việt nam về giáo dục và đào tạo.docKhóa Luận Quan điểm của đảng cộng sản việt nam về giáo dục và đào tạo.doc
Khóa Luận Quan điểm của đảng cộng sản việt nam về giáo dục và đào tạo.docViết Thuê Đề Tài Trọn Gói Zalo: 0973287149
 
Luận Văn Tiếng Anh Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương Vi...
Luận Văn Tiếng Anh Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương Vi...Luận Văn Tiếng Anh Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương Vi...
Luận Văn Tiếng Anh Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương Vi...Viết Thuê Đề Tài Trọn Gói Zalo: 0973287149
 
Khóa Luận Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm thiết bị nhà thông minh qua...
Khóa Luận Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm thiết bị nhà thông minh qua...Khóa Luận Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm thiết bị nhà thông minh qua...
Khóa Luận Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm thiết bị nhà thông minh qua...Viết Thuê Đề Tài Trọn Gói Zalo: 0973287149
 
Báo Cáo Thực Tập công tác soạn thảo văn bản, ban hành và quản lý văn bản tại ...
Báo Cáo Thực Tập công tác soạn thảo văn bản, ban hành và quản lý văn bản tại ...Báo Cáo Thực Tập công tác soạn thảo văn bản, ban hành và quản lý văn bản tại ...
Báo Cáo Thực Tập công tác soạn thảo văn bản, ban hành và quản lý văn bản tại ...Viết Thuê Đề Tài Trọn Gói Zalo: 0973287149
 
Khóa luận Các bước dạy học dự án theo hướng tiếp cận phương pháp Reggio Emili...
Khóa luận Các bước dạy học dự án theo hướng tiếp cận phương pháp Reggio Emili...Khóa luận Các bước dạy học dự án theo hướng tiếp cận phương pháp Reggio Emili...
Khóa luận Các bước dạy học dự án theo hướng tiếp cận phương pháp Reggio Emili...Viết Thuê Đề Tài Trọn Gói Zalo: 0973287149
 

More from Viết Thuê Đề Tài Trọn Gói Zalo: 0973287149 (20)

A study of student engagement strategies in learning among vietnamese efl tea...
A study of student engagement strategies in learning among vietnamese efl tea...A study of student engagement strategies in learning among vietnamese efl tea...
A study of student engagement strategies in learning among vietnamese efl tea...
 
Cách làm báo cáo thực tập ngôn ngữ anh đại học thủ dầu một.docx
Cách làm báo cáo thực tập ngôn ngữ anh  đại học thủ dầu một.docxCách làm báo cáo thực tập ngôn ngữ anh  đại học thủ dầu một.docx
Cách làm báo cáo thực tập ngôn ngữ anh đại học thủ dầu một.docx
 
Tiểu Luận Đường Lối Quốc Phòng Và An Ninh, 9 Điểm.doc
Tiểu Luận Đường Lối Quốc Phòng Và An Ninh, 9 Điểm.docTiểu Luận Đường Lối Quốc Phòng Và An Ninh, 9 Điểm.doc
Tiểu Luận Đường Lối Quốc Phòng Và An Ninh, 9 Điểm.doc
 
Khóa luận Phân tích tác động của đại dịch Covid tới sự tham gia vào chuỗi giá...
Khóa luận Phân tích tác động của đại dịch Covid tới sự tham gia vào chuỗi giá...Khóa luận Phân tích tác động của đại dịch Covid tới sự tham gia vào chuỗi giá...
Khóa luận Phân tích tác động của đại dịch Covid tới sự tham gia vào chuỗi giá...
 
Khóa Luận Hoạt Động Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Ubnd Quận.docx
Khóa Luận Hoạt Động Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Ubnd Quận.docxKhóa Luận Hoạt Động Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Ubnd Quận.docx
Khóa Luận Hoạt Động Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Ubnd Quận.docx
 
Bài Tập Tình Huống Hợp Đồng Trao Đổi Tài Sản, 9 Điểm.docx
Bài Tập Tình Huống  Hợp Đồng Trao Đổi Tài Sản, 9 Điểm.docxBài Tập Tình Huống  Hợp Đồng Trao Đổi Tài Sản, 9 Điểm.docx
Bài Tập Tình Huống Hợp Đồng Trao Đổi Tài Sản, 9 Điểm.docx
 
Khóa luận Hoạt động xúc tiến của khách sạn daewoo hà nội trong bối cảnh của đ...
Khóa luận Hoạt động xúc tiến của khách sạn daewoo hà nội trong bối cảnh của đ...Khóa luận Hoạt động xúc tiến của khách sạn daewoo hà nội trong bối cảnh của đ...
Khóa luận Hoạt động xúc tiến của khách sạn daewoo hà nội trong bối cảnh của đ...
 
Khóa luận Cơ sở lý luận quan điểm của đảng về giáo dục và đào tạo.docx
Khóa luận Cơ sở lý luận quan điểm của đảng về giáo dục và đào tạo.docxKhóa luận Cơ sở lý luận quan điểm của đảng về giáo dục và đào tạo.docx
Khóa luận Cơ sở lý luận quan điểm của đảng về giáo dục và đào tạo.docx
 
Khóa Luận Quan điểm của đảng cộng sản việt nam về giáo dục và đào tạo.doc
Khóa Luận Quan điểm của đảng cộng sản việt nam về giáo dục và đào tạo.docKhóa Luận Quan điểm của đảng cộng sản việt nam về giáo dục và đào tạo.doc
Khóa Luận Quan điểm của đảng cộng sản việt nam về giáo dục và đào tạo.doc
 
Luận Văn Tiếng Anh Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương Vi...
Luận Văn Tiếng Anh Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương Vi...Luận Văn Tiếng Anh Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương Vi...
Luận Văn Tiếng Anh Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương Vi...
 
Khóa Luận Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm thiết bị nhà thông minh qua...
Khóa Luận Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm thiết bị nhà thông minh qua...Khóa Luận Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm thiết bị nhà thông minh qua...
Khóa Luận Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm thiết bị nhà thông minh qua...
 
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Tìm Kiếm Khách Hàng Cho Công Ty.docx
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Tìm Kiếm Khách Hàng Cho Công Ty.docxBáo Cáo Thực Tập Hoạt Động Tìm Kiếm Khách Hàng Cho Công Ty.docx
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Tìm Kiếm Khách Hàng Cho Công Ty.docx
 
Thiết kế nghiên cứu luận văn hành vi khách hàng.docx
Thiết kế nghiên cứu luận văn hành vi khách hàng.docxThiết kế nghiên cứu luận văn hành vi khách hàng.docx
Thiết kế nghiên cứu luận văn hành vi khách hàng.docx
 
Khóa luận cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu về hành vi khách hàng.docx
Khóa luận cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu về hành vi khách hàng.docxKhóa luận cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu về hành vi khách hàng.docx
Khóa luận cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu về hành vi khách hàng.docx
 
Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng công nghệ cao đồng nai.docx
Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng công nghệ cao đồng nai.docxCách viết báo cáo thực tập cao đẳng công nghệ cao đồng nai.docx
Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng công nghệ cao đồng nai.docx
 
Luận văn vietnamese efl teachers’ strategies to engage students in learning.docx
Luận văn vietnamese efl teachers’ strategies to engage students in learning.docxLuận văn vietnamese efl teachers’ strategies to engage students in learning.docx
Luận văn vietnamese efl teachers’ strategies to engage students in learning.docx
 
Báo Cáo Thực Tập công tác soạn thảo văn bản, ban hành và quản lý văn bản tại ...
Báo Cáo Thực Tập công tác soạn thảo văn bản, ban hành và quản lý văn bản tại ...Báo Cáo Thực Tập công tác soạn thảo văn bản, ban hành và quản lý văn bản tại ...
Báo Cáo Thực Tập công tác soạn thảo văn bản, ban hành và quản lý văn bản tại ...
 
Đề tài phân tích thực trạng sức hấp dẫn thương hiệu nhà tuyển dụng.docx
Đề tài phân tích thực trạng sức hấp dẫn thương hiệu nhà tuyển dụng.docxĐề tài phân tích thực trạng sức hấp dẫn thương hiệu nhà tuyển dụng.docx
Đề tài phân tích thực trạng sức hấp dẫn thương hiệu nhà tuyển dụng.docx
 
Cách làm báo cáo thực tập đại học công nghệ sài gòn stu.doc
Cách làm báo cáo thực tập đại học công nghệ sài gòn stu.docCách làm báo cáo thực tập đại học công nghệ sài gòn stu.doc
Cách làm báo cáo thực tập đại học công nghệ sài gòn stu.doc
 
Khóa luận Các bước dạy học dự án theo hướng tiếp cận phương pháp Reggio Emili...
Khóa luận Các bước dạy học dự án theo hướng tiếp cận phương pháp Reggio Emili...Khóa luận Các bước dạy học dự án theo hướng tiếp cận phương pháp Reggio Emili...
Khóa luận Các bước dạy học dự án theo hướng tiếp cận phương pháp Reggio Emili...
 

Recently uploaded

chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 

Recently uploaded (20)

chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 

Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại việt nam hiện nay.docx

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT PHẠM QUỐC HUY BẢO HỘ QUYỀNTÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT NGÀNH LUẬT
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT PHẠM QUỐC HUY BẢO HỘ QUYỀNTÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT Chuyên ngành Luật Kinh Doanh Người hướng dẫn khoa học: Thạc sĩ Nguyễn Thùy Dung
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
  • 4. LỜI CÁM ƠN  Trải qua 04 năm học tập và trưởng thành dưới mái trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường cùng Quý Thầy, Cô khoa Luật đã trang bị kiến thức và giúp đỡ tôi trong quãng thời gian tôi học tập tại trường. Đặc biệt, trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô giáo, Thạc sỹ Nguyễn Thùy Dung đã chỉ bảo, ân cần giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên, ủng hộ, khuyến khích và đồng hành cùng tôi trong quá trình học tập tại trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh và trong thời gian nghiên cứu, bảo vệ khóa luận. Mặc dù bản thân đã nỗ lực cố gắng hoàn thành tốt khóa luận, tuy nhiên khóa luận sẽ còn có những thiếu sót, hạn chế, kính mong Quý thầy cô quan tâm, đóng góp ý kiến để tôi có thể trau dồi thêm những kinh nghiệm quý cho bản thân và hoàn thành tốt việc bảo vệ khóa luận tốt nghiệp. Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn!
  • 5. LỜI CAM ĐOAN  “Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự giúp đỡ, hướng dẫn của Thạc sỹ Nguyễn Thùy Dung, giảng viên khoa luật, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ nguồn gốc”. Tác giả khóa luận (Ký và ghi rõ họ tên người cam đoan) Phạm Quốc Huy
  • 6. BẢNG QUY ĐỊNH VIẾT TẮT STT TỪ/CỤM TỪ VIẾT TẮT CỤM TỪ NGUYÊN NGHĨA 1 SHTT Sở hữu trí tuệ 2 VCPMC Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam 3 APP Ứng dụng 4 Link Liên kết các trang Web 5 GDP Tổng sản phẩm nội địa 6 Won Đồng tiền Hàn Quốc 7 VCCA Hiệp hội sáng tạo và bản quyền tác giả Việt Nam 8 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 9 Facebook Một phương tiện truyền thông và trang mạng xã hội trực tuyến 10 Tiktok Nền tảng video âm nhạc và mạng xã hội 11 NXB Nhà xuất bản
  • 7. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài - Tình hình nghiên cứu................................................. 1 1.1 Lý do chọn đề tài ........................................................................... 1 1.2 Tình hình nghiên cứu: .................................................................... 2 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu............................................................... 3 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ............................................................ 4 4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 4 5. Kết cấu đề tài.......................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC..................................................................................... 6 1.1 Khái quát về tác phẩm âm nhạc ............................................................. 6 1.2 Khái quát về quyền tác giả .................................................................... 7 1.3 Khái quát về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc .................10 1.4 Kinh nghiệm quốc tế về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc 12 Tiểu kết chương 1......................................................................................16 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG TÁC PHẨM ÂM NHẠC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY...............................................................................................17 2.1 Thực trạng bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc ở Việt Nam hiện nay. ...................................................................................................17 2.2 Thực trạng áp dụng pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam hiện nay ........................................................................25 2.2.1 Tranh chấp về chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc . ..................................................................................................25
  • 8. 2.2.2 Tranh chấp việc tự ý sử dụng tác phẩm âm nhạc ..........................26 2.2.3 Tranh chấp về hành vi phân phối tác phẩm âm nhạc ....................29 Tiểu kết chương 2......................................................................................33 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO VÀ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC ............................................................34 3.1 Đánh giá nguyên nhân của những bất cập..............................................34 3.2 Kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến bảo hộ quyền tác giả đối với tác phấm âm nhạc tại Việt Nam hiện nay ...............37 Tiểu kết chương 3......................................................................................40 KẾT LUẬN ..............................................................................................42 DANH MỤC TÀI LIỆU ............................................................................44
  • 9. 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài - Tình hình nghiên cứu 1.1 Lý do chọn đề tài Từ lâu, âm nhạc đã được biết đến và giữ vai trò quan trọng trong đời sống con người. Cùng với sự phát triển của các thành tựu khoa học kỹ thuật, con người có nhu cầu hưởng thụ nhiều hơn, âm nhạc chính là một phương thức để con người hưởng thụ. Tuy nhiên, để có được những tác phẩm âm nhạc đi vào lòng người thì phải nói đến các tác giả của tác phẩm. Các tác phẩm âm nhạc chính là những “đứa con tinh thần” mà những người nhạc sỹ ấp ủ, thai nghén bằng tất cả tâm hồn và trí lực để cho ra đời những tác phẩm bất hủ. Theo Điều 40, Hiến Pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệthuậtvà thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó”. Thế nhưng, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của môi trường internet đã ghi nhận hàng loạt trường hợp xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc, thu hút sự quan tâm của dư luận báo chí và người dân cả nước. Trong đó, nổi bật có một số vụ tranh chấp quyền tác giả điển hình như: “Hạnh phúc mong manh” của nhạc sĩ Hoàng Quốc Việt, “ Tình xót xa thôi” của nhạc sĩ Bảo Chấn, vụ tranh chấp bản quyền tác giả giữa VCPMC và công ty Sky music... có thể nói đây thực trạng phổ biến về xâm phạm bản quyền tác giả đang xảy ra tương đối rộng rãi và phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Tình trạng nghe nhạc, tải nhạc, “đạo nhạc”, mạo danh tác giả, chiếm đoạt tác phẩm của tác giả ...ngày càng gia tăng, dưới nhiều hình thức tinh vi, thủ đoạn khác nhau. Những vấn đề này đã khiến các tác giả mất niềm tin, ảnh hưởng đến khả năng lao động sáng tạo, bởi “đứa con tinh thần” của họ luôn đối mặt với việc bị sao chép, đánh cắp. Các hành vi này đã và đang làm cho
  • 10. 2 các tác giả của các tác phẩm âm nhạc bị thiệt hại về lợi ích kinh tế, tinh thần, quyền tác giả bị xâm phạm và không được bảo vệ. Vấn đề pháp lý đối với tác phẩm âm nhạc nhạc đã được nhiều quốc gia trên thế giới đưa ra các hành lang pháp lý cho công tác bảo hộ quyền tác giả một cách chặt chẽ. Vấn đề vi phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trên thế giới cũng như Việt Nam là vấn nạn gây nhiều nhức nhối và giấy mực tranh luận gay gắt trong thời gian những năm trở lại đây. Để đáp ứng các yêu cầu về hội nhập kinh tế quốc tế mà quyền tác giả đối với các tác phẩm âm nhạc cần đáp ứng ứng các yêu cầu pháp lý hoàn thiện, Hệ thống pháp luật cần điều chỉnh để nâng cao vai trò trò bảo hộ của pháp luật đối với quyền tác giả âm nhạc, nhận thấy đây là một vấn đề cần được quan tâm và hoàn thiện đối với quyền bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm âm nhạc mà tác giả đã lựa chọn đề tài “bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam hiện nay” làm đề tài khóa luận của mình. 1.2 Tình hình nghiên cứu: Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc ở Việt Nam hiện nay đã và đang là một trong những đề tài nổi bật thu hút sự quan tâm, chú ý của các nhà nghiên cứu khoa học. Trong những năm gần đây, có một số công trình nghiên cứu, các bài viết liên quan đến đề tài mà tác giả đang nghiên cứu như: 1. “Bảohộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Huệ và Nguyễn Đức Thịnh, công bố năm 2021. Nội dung công trình nghiên cứu, phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số. iĐồng ithời, icông itrình inghiên cứu iđã ichỉ ira những ivướng imắc, ibất icập và iđưa ira imột số ibiện ipháp, ikiến inghị iđể ihoàn ithiện ipháp iluật.
  • 11. 3 2.“Bảohộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuậtsố theo pháp luậtViệt Nam”, của tác giả Nguyễn Thị Quế Anh, công bố năm 2013, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong luận văn này tác giả nghiên cứu các vấn đề lý luận về bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số, phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam. 3. “Pháp luật quốc tế và kinh nghiệm một số nước về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc” Đây là bài nghiên cứu của ủa Trần Thị Thùy Dương hoàn thành và công bố vào năm 2016, tại Đại học Quốc gia Hà Nộ,i bài luận văn phân tích các điều ước quốc tế thế chủ yếu là Hàn Quốc và Mỹ, đưa ra các lập luận phân tích về điều ước quốc tế và so sánh với pháp luật tại Việt Nam 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu của bài bài khóa luận tốt nghiệp này nhằm làm đánh giá và phân tích tầm quan trọng của pháp luật bảo hộ quyền tác giả đối với âm nhạc. Qua đó phân tích tình hình áp dụng thực tiễn việc áp dụng pháp luật quyền bảo hộ tác giả đối với các tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam trong thời gian qua. Dựa trên các cơ sở lý luận và các văn bản pháp luật về bảo hộ quyền tác giả nói chung và bảo hộ quyền tác giả âm nhạc văn học nói riêng, qua đó cũng làm rõ các điều ước quốc tế và kinh nghiệm em quản lý của một số quốc gia hiện nay trên thế giới đã thành công về công tác bảo hộ quyền tác giả trong tác phẩm âm nhạc. Bài khóa luận cũng tóm lược một số nguyên nhân những mặt đạt được và chưa đạt được trực trong pháp luật bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc nhạc, để từ đó đã đưa ra các giải pháp nhằm làm hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam hiện nay.
  • 12. 4 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Về không gian: Bài khóa luận nghiên cứu các kinh nghiệm về bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm âm nhạc trên thế giới của một số quốc gia hiện nay, Qua đó nghiên cứu u pháp luật về quyền bảo hộ tác giả các tác phẩm văn học theo quy định của pháp luật Việt Nam. Về thời gian: Khóa luận tập trung nghiên cứu các nội dung khái quát về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc từ năm 2005 đến nay. Năm 2005 là cột mốc đáng ghi nhớ đối với lĩnh vực sở hữu trí tuệ Việt Nam, bởi lẽ Quốc hội khóa 11 đã thông qua Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, là văn bản đầu tiên quy định quyền tác gỉa, quyền liên quan. Về đối tượng nghiên cứu: Bài khóa luận tập trung nghiên cứu các văn bản pháp luật như Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Bộ luật dân sự 2015, luật Sở hữu trí tuệ 2005 và sửa đổi bổ sung vào năm 2009, 2019, Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi 2017, công ước bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm nghệ thuật âm nhạc và văn học học. Ngoài ra bài khóa luận tập trung phân tích đánh giá và nghiên cứu các văn bản quy định của pháp luật Việt Nam so với các quy ước pháp luật quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Phân tích tình hình áp dụng pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm âm nhạc của Việt Nam 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận duy vật biện chứng duy vật lịch sử , theo các quan điểm của Đảng và nhà nước, chủ nghĩa Mác Lênin về pháp luật bảo hộ quyền sở hữu tác phẩm văn học âm nhạc. Phương pháp so sánh, đánh giá tổng hợp, đưa ra các lập luận pháp lý và đánh giá thực tiễn của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, đưa ra một số trường hợp cụ thể về vi phạm tại Việt Nam.
  • 13. 5 Ngoài ra khóa luận so sánh tình hình phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam hiện nay trong việc phát triển văn hóa nghệ thuật để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả về pháp luật trong bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm nghệ thuật 5. Kết cấu đề tài Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của khóa luận bao gồm ba chương, cụ thể: Chương 1: Khái quát về bảo hộ quyền tác giả đốivới tác phẩm âm nhạc. Chương 2: Thực trạng áp dụng pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đốivới tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam hiện nay. Chương 3: Một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao và hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc.
  • 14. 6 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC 1.1 Khái quát về tác phẩm âm nhạc Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu được thưởng thức các loại hình nghệ thuật của con người ngày càng tăng cao, góp phần làm nâng cao giá trị cuộc sống, giúp con người giải trí, thư giản sau những bề bộn, mệt mỏi của công việc. Để đáp ứng các yêu cầu đó, nhiều loại hình tác phẩm ra đời với sự đa dạng về hình thức, phong phú về chủng loại trong các lĩnh vực của đời sống xã hội giúp con người có sự lựa chọn phù hợp với bản thân hơn. Theo định nghĩa của Từ điển Luật học: “tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong các lĩnh vực văn học, nghệthuật, khoa học được thể hiện dưới hình thức và bằng phương pháp nào đó, không phân biệt nội dung, giá trị và không phụ thuộc bất kỳ vào thủ tục nào”.1 Theo Công ước Berne “các tác phẩm văn học và nghệ thuật bao gồm tất cả các sản phẩm trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật, bất kỳ được biểu hiện theo phương thức hay hình thức nào, chẳng hạn như sách, tập in nhỏ....các tác phẩm kịch, hay nhạc kịch.....các bản nhạc có lời hay không lời....”2. Nội dung của Công ước Bern đã thừa nhận “tác phẩm âm nhạc” là đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ của Công ước Bern. Theo đó, Luật Sở hữu trí tuệ cũng đưa ra khái niệm “ tác phẩm”. Đó là: “tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào”.3 1, Từ điển Luật học (2006), Viện khoa học pháp, Bộ Tư Pháp, NXB Từ điển Bách Khoa, NXB Tư pháp 2 Khoản 1, Điều 2, Công ước Berne 3 Khoản 7, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ (2005), sửa đổi, bố sung năm 2009, 2019,
  • 15. 7 Để làm rõ hơn khái niệm tác phẩm âm nhạc, tại Nghị định số 22 năm 2018 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan cũng đã liệt kê, hướng dẫn các tác phẩm được xem là tác phẩm âm nhạc. Điều 10 của Nghị định 22/2018/NĐ - CP đã giải thích rõ: “Tác phẩm âm nhạclà tác phẩm được thể hiện dưới dạng nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác hoặc được định hình trên bản ghi âm, ghi hình có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn”.4 Như vậy, itrên icơ isở icủa Công iước iBerne, iLuật Sở hữu trí tuệ iViệt iNam iđã ghi inhận itác iphẩm iâm nhạc ithuộc iđối itượng iđược pháp iluật ibảo ihộ iquyền itác giả. iTác iphẩm âm inhạc icó inhiều iloại ihình như inhạc idân ica, inhạc ithiếu iphi, inhạc iphim, inhạc ikhông lờii... iĐây ichính ilà các isản iphẩm itrí ituệ ido itác igiả, đồng tác giả trực tiếp sáng tạo trong lĩnh vực âm nhạc được thể hiện bằng bất kỳ phương thức hay hình thức nào thông qua một dạng vật chất nhất định. Việc pháp luật Việt Nam công nhận và bảo hộ quyền tác giả là hoàn toàn phù hợp với nội dung các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên cũng như hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng của các tác giả, là cha đẻ của những “ đứa con tinh thần” và việc bảo hộ này phù hợp với thời đại internet hiện nay. 1.2 Khái quát về quyền tác giả Để có những “tác phẩm âm nhạc” đi vào lòng người, những tác phẩm đi cùng năm tháng thì vai trò của tác giả, là người sáng tạo ra những “ đứa con tinh thần” rất quan trọng. Chính vì thế, nhà nước cần phải có sự bảo hộ để những công lao, sáng tạo của các tác giả được công nhận xứng đáng, là động 4 Điều 10, Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 của Chính Phủ
  • 16. 8 lực khuyến khích, thúc đẩy các tác giả phát huy sự sáng tạo, sáng tác tác phẩm góp phần vào sự phát triển của đất nước. Về mặt lý luận, quyền tác giả là quyền của cá nhân, tổ chức được hưởng những quyền lợi từ các sản phẩm do mình sáng tạo hoặc sở hữu. Đó chính là các quyền về lợi ích kinh tế, mà cụ thể chính là các khoản thù lao mà cá nhân, tổ chức xứng đáng được nhận từ hoạt động sáng tạo đó. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ:“quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”.5 Để giải thích rõ hơn về quyền tác giả, Nghị định số 22 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan đã nêu rõ: “tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặctoàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học”.6 Như vậy, quyền tác giả là một chế định pháp luật trong đó tập hợp các quy định cụ thể về việc bảo hộ các sáng tạo văn học và nghệ thuật của các tác giả. Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản của cá nhân, tổ chức sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học do bản thân cá nhân, tổ chức trực tiếp sáng tạo hoặc sở hữu. Chủ thể của quyền tác giả đó chính là tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả. Công ước Berne quy định quyền tác giả bao gồm quyền kinh tế và quyền tinh thần. Quyền tinh thần bao gồm: đứng tên tác giả, độc lập với quyền kinh tế của tác giả và cả sau khi quyền này đã được chuyển nhượng, tác giả 5 Khoản 2, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ (2005), sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 6 Khoản 1, Điều 6, Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 của Chính Phủ
  • 17. 9 vẫn giữ nguyên quyền được đòi thừa nhận mình là tác giả của tác phẩm và phản đối bất kỳ sự xuyên tạc, cắt xén hay sửa đổi hoặc những vi phạm khác đối với tác phẩm có thể làm phương hại đến danh dự và tiếng tăm của tác giả. Công ước Berne đã quy định về quyền sao chép đó là: “tác giả có tác phẩm văn học nghệthuậtđược Công ước này bảohộ, được toàn quyền cho phép sao in các tác phẩm đó dưới bất kỳ phương thức, hình thức nào”7. Đây là một số nội dung cơ bản của công ước Berne quy định về bảo hộ quyền tác giả. Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định về quyền tác giả bao gồm “quyền nhân thân và quyền tài sản”8. Quyền nhân thân bảo vệ sự toàn vẹn về sáng tạo và danh tiếng của tác giả được thể hiện thông qua tác phẩm. Quyền tài sản bảo vệ các lợi ích kinh tế của tác giả và cho phép tác giả thu lợi bằng cách khai thác trực tiếp hoặc gián tiếp tác phẩm. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây: “ Đặttên cho tác phẩm; Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, đượcnêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Bảo vệ sự vẹn toàn của tác phẩm, không cho người khác sữa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây ra phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả”.9 Đây là những quyền gắn liền với tên tuổi, uy tín, danh dự của tác giả. Do những đặc trưng riêng biệt nên quyền nhân thân này không thể dịch chuyển cho người khác, hay còn được gọi là quyền nhân thân không gắn với tài sản. Đối với quyền tài sản theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, gồm: “Làm tác phẩm phái sinh; Biểu diễn tác phẩm trước công chúng; Sao chép tác 7 Khoản 1, Điều 9, Công ước Berne 8 Điều 18, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm2009, 2019 9 Điều 19, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019
  • 18. 10 phẩm;Phân phối, nhậpkhẩu bản gốchoặc bản sao tác phẩm; Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằngphương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính”.10 Để có được một tác phẩm đi vào lòng người, thu hút được công chúng thì tác giả luôn phải nổ lực để sáng tạo, tốn thời gian, chi phí, trí tuệ, do vậy, việc pháp luật quy định quyền tài sản là để tạo động lực, khuyến khích tác gỉa cống hiến tài năng của mình. Tóm lại, Quyền tác giả là bao gồm quyền tài sản và quyền nhân thân được pháp luật quy định dành cho cá nhân hoặc tổ chức trực trực tiếp sáng tác, sáng tạo hoặc sở hữu tác phẩm nghệ thuật. Vì vậy các tác phẩm văn học được tạo ra ra dưới hình thức thức nhất định thì sẽ phát sinh quyền tác giả, pháp luật về bảo hộ quyền tác giả là cơ sở ở để bảo vệ quyền lợi của tác giả đã sáng tạo ra tác phẩm và các giá trị của các tác phẩm đó 1.3 Khái quát về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc Theo xu thế pháp luật trên thế giới thì Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có những những văn bản pháp luật nhằm bảo vệ kệ quyền tác giả đối với các tác phẩm nghệ thuật, đây cũng là một trong những đường đường lối chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nước. Trong giai đoạn hiện nay khi mà mạng internet phủ sóng toàn thế giới, người dân được tiếp cận với các công cụ máy tính và điện thoại thông minh 10 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ (2005), sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019
  • 19. 11 nên việc phát sinh các vấn đề quyền tác giả trở nên phổ biến, các tác giả của các tác phẩm văn học học, âm nhạc dễ dàng bị xâm phạm lợi ích của mình Theo từ điển Tiếng việt thì: “bảo hộ là sự che chở và không để bị tổn thất”. 11Như vậy, bảo hộ quyền tác giả chính là các hành vi bảo vệ quyền tác giả nhằm mục đích không để tác giả bị thiệt hại về tinh thần, kinh tế. Tuy nhiên để được pháp luật bảo hộ thì tác phẩm phải đảm bảo được một số yêu cầu nhất định. Thứ nhất, đối với tác phẩm cần phải có tính sáng tạo, tác phẩm phải được tác giả trực tiếp sáng tạo, không được “ăn cắp” tác phẩm của người khác. Đồng thời, tác phẩm phải tồn tại thông qua các hình thức, phương thức nhất định. Thứ hai, Pháp luật Việt Nam bảo hộ hình thức thể hiện của các tác phẩm âm nhạc mà không bảo hộ các ý tưởng ở trong tác phẩm nốt nhạc. Hình thức của các tác phẩm văn học và các ký tự, lời của bài hát. Thứ ba, Chủ thể của quyền tác giả là các cá nhân và tổ chức sở hữu quyền tác giả với các tác phẩm nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng, trực tiếp sáng tác sáng tạo và sở hữu các tác phẩm đó. Theo đó, chủ thể là chủ sở hữu quyền tác giả được quy định từ Điều 37 đến Điều 42 Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm: tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả là đồng tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả là cá nhân, tổ chức giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả là người thừa kế, chủ sở hữu quyền tác giả là người được chuyển giao quyền, chủ sở hữu quyền tác giả là nhà nước. 11 Trung tâm từ điển học (2008), Từ điển Tiếng Việt 2008, NXB Đà Nẵng
  • 20. 12 Khác với quyền sở hữu tài sản, thời hạn bảo hộ quyền tác giả chỉ được bảo hộ trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định của pháp luật. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả là thời hạn quyền nhân thân, quyền tài sản của tác giả và chủ sở hữu tác giả được pháp luật bảo hộ. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc là “bảo hộ suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết, trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ kết thúc vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết”.12 Do đó, Các cơ quan chức năng, các tổ chức bảo vệ quyền tác giả và các cá nhân, tổ chức sở hữu các tác phẩm nghệ thuật sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm nghệ thuật cần phải nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật của Việt Nam, nhằm góp phần ổn định các hoạt động văn hóa nghệ thuật, ổn định cho xã hội về việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tác giả sáng tác. 1.4 Kinh nghiệm quốc tế về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc Cũng giống một số quốc gia khác trên thế giới, môi trường internet phát triển và phủ rộng khắp thế giới đặt ra các thách thức lớn đối với bảo hộ quyền tác giả trên môi trường mạng. Nhận thấy được điều này Hàn Quốc đã ban hành luật về quyền tác giả vào năm 2006 nhằm quy định và đưa ra các biện pháp chế tài phạt vi phạm pháp luật về bảo hộ quyền tác giả. Căn cứ vào tính chất, mức độ thiệt hại của hành vi vi phạm để xem xét áp dụng các biện pháp chế tài thích hợp, cụ thể: Một là, các hành vi sau đây được Luật bản quyền tác giả Hàn Quốc quy 12 Điểm b, khoản 2, Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019
  • 21. 13 định là hành vi xâm phạm quyền tác giả, bao gồm: tái sản xuất, trình diễn công cộng, truyền đạt tới công chúng, triển lãm, phân phối, cho thuê, hoặc sản xuất một tác phẩm phái sinh xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc của bất kỳ cá nhân nào thì sẽ xem xét để áp dụng biện pháp hình sự không quá 05 năm tù, nếu áp dụng hình phạt tiền thì không quá 50 triệu won, hoặc hành vi thì áp dụng cả hai biện pháp phạt tù và phạt tiền. Hai là, Luật bản quyền Hàn Quốc bảo hộ quyền tác giả trên hai phương diện là quyền nhân thân và quyền tài sản. Trong đó, quyền nhân thân của các tác giả hoặc người biểu diễn được Luật bản quyền Hàn Quốc năm 2006 đặc biệt coi trọng. Các hành vi xâm phạm quyền tác giả hoặc quyền nhân thân của nghệ sĩ biểu diễn, bôi nhọ danh dự của tác giả hay nghệ sĩ biểu diễn có thể bị áp dụng hình phạt tù hoặc áp dụng hỉnh phạt tiền, nếu mức độ xâm phạm nghiêm trọng thì áp dụng biện pháp hình sự kết hợp với áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền nhưng không quá mức 30 triệu won. Mặt khác, Luật bản Hàn Quốc năm 2006 còn quy định các biện pháp chế tài áp dụng đối với các hành vi sao chép, hành vi xâm phạm quyền sản xuất có thể bị áp dụng biện pháp hình sự, biện pháp hành chính hoặc áp dụng cả hai biện pháp phụ thuộc vào mức độ, tính chất và hậu quả của hành vi đó. Ngoài ra, đối với các hành vi vi phạm khác, ví dụ: thực hiện tác phẩm dưới tên thật hoặc bút danh của người khác; công khai trình diễn hoặc phân phối các bản sao dưới tên thật hoặc nghệ danh của một nghệ sĩ khác...thì Luật bản quyền Hàn Quốc vẫn quy định áp dụng biện pháp chế tài là hình phạt tù không quá 01 năm, nếu không áp dụng hình phạt tù thì áp dụng hình phạt tiền không quá 10 triệu won. Như vậy, với những đòi hỏi của nền âm nhạc phát triển, Luật bản quyền tác giả Hàn Quốc năm 2006 đã điều chỉnh hoạt động bảo hộ quyền tác
  • 22. 14 giả đối với tác phẩm âm nhạc đầy đủ, chặt chẽ và quy mô hơn so với Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Việc mô tả các hành vi xâm phạm quyền tác giả kèm theo các biện pháp chế tài được phép áp dụng đều được quy định trong Luật bản quyền tác giả năm 2006, còn đối với Viêt Nam các hình thức xử phạt nằm rải rác ở các văn bản khác nhau. Pháp luật Hàn Quốc đề ra mức xử phạt nghiêm khắc hơn, có tính chất trừng trị hơn nhằm răn đe, ngăn ngừa các hành vi xâm phạm quyền tác giả. - Kinh nghiệm bảo hộ quyềntác giả đốivới tác phẩm âm nhạc từ Hoa Kỳ Một trong những quốc gia đi đầu về đưa ra các văn bản pháp luật về bảo hộ quyền tác giả các tác phẩm nghệ thuật, văn học, máy tính khoa học đó chính là Hoa Kỳ. Luật quyền tác giả được Hoa Kỳ thông qua vào năm 1790 chỉ dành cho công dân và những người đang cư trú tại Hoa Kỳ, bảo hộ cho các tác phẩm như sách, biểu đồ và bản đồ. Thời gian bảo hộ lúc đó được hoa kỳ quy định là 14 năm, nếu như xong hết 14 năm mà tác giả vẫn còn sống thì có thể gia hạn thêm 14 năm tiếp theo. Trải qua một số lần sửa đổi, bổ sung, ngày 04/03/1909, Tổng thống Theodore Roosevelt ký thông qua Luật quyền tác giả năm 1909. Một số nội dung điều chỉnh đáng chú ý của Luật quyền tác giả năm 1909 đó là: - Thời hạn gia hạn bảo hộ quyền tác giả là 14 năm, thời hạn bảo hộ tối đa 56 năm, kéo dài thời hạn bảo hộ so với Luật quyền tác giả năm 1790; - Người sở hữu các tác phẩm âm nhạc có quyền ghi âm các tác phẩm âm nhạc tùy thuộc vào các quy định về giấy phép bắt buộc. Luật Quyền tác giả năm 1909 sau đó được sửa đổi vào ngày 01/01/1973. Có thể nhận thấy rằng, Luật quyền tác giả của Hoa Kỳ ra đời từ rất sớm và có khả năng dự liệu được các hành vi xảy ra trong tương lai, đến nay, hệ thống pháp luật Hoa Kỳ điều chỉnh quyền tác giả gần như đã đầy đủ và hoàn
  • 23. 15 thiện bao gồm các biện pháp tòa án được phép áp dụng, buộc bồi thường thiệt hại, yêu cầu trả các chi phí phục tố tụng và thuê luật sư, thu giữ và xử lý đồ vật vi phạm, các biện pháp hình sự. Trong đó, Luật quyền tác giả của Hoa Kỳ đề cao vai trò của tòa án đối với công tác áp dụng pháp luật bảo vệ quyền tác giả. Các thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc, thủ tục tố tụng và các vấn đề liên quan đều nhanh gọn, hợp lý, tiết kiệm thời gian, chi phí... Ở Việt Nam Nam, sau quátrình nghiên cứu pháp luật về bảo hộ quyền tác giả tại một số quốc gia trên thế giới đã đưa ra ra một số quy định pháp luật riêng tại Việt Nam. Các chế tài mà các cơ quan thực thi pháp luật của Việt Nam được phép áp dụng như biện pháp về dân sự, hành chính và hình sự. Tuy nhiên, thẩm quyền xử lý các vi phạm về quyền tác giả hiện nay tại Việt Nam cònchồngchéo và cònđùnđẩy lẫn nhau, chưa có sự phối hợp trong xử lý chế tài các vi phạm về quyền sở hữu quyền tác giả. Do đó, chưa được sự coi trọng đốivới các cơ quan tố tụng, gây nên nhiều bất cập và khó khăn trong công tác các chế tài vi phạm.
  • 24. 16 Tiểu kết chương 1 Đã có rất nhiều văn bản pháp luật quy định liên quan tới bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Hiện nay vấn đề về ăn cắp chất xám cũng như lạm dụng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, làm dụng sơ hở về quyền tác giả đã trở nên phổ biến.Vì vậy, vai trò của pháp luật để chế tài vi phạm là điều cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Qua chương 1, tác giả đã đưa ra một số số cơ sở về bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm nghệ thuật, văn học, một số nội dung Pháp luật hiện nay của Việt Nam và trên thế giới. Qua đó cho thấy việc đưa ra và hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả là cần thiết nhằm bảo vệ cho tác giả là cá nhân, tổ chức yên tâm hơn để có các hoạt động lao động trí óc, tạo ra các sản phẩm văn hóa nghệ thuật cống hiến cho sự phát triển văn hóa nghệ thuật và ổn định của đất nước.
  • 25. 17 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG TÁC PHẨM ÂM NHẠC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 2.1 Thực trạng bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc ở Việt Nam hiện nay. Luật sở hữu trí tuệ đã đưa ra một số văn bản pháp luật nhằm bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm nghệ thuật nói chung và tác phẩm âm nhạc nói riêng hiện nay. Văn bản quy định rõ ràng về về các đối tượng được bảo hộ, quyền và nghĩa vụ của người được bảo hộ, thời gian bảo hộ sở hữu trí tuệ và các chế tài xử lý vi phạm về sở hữu, qua đó cũng có các điều khoản riêng đối với các tác phẩm về âm nhạc dựa trên các kinh nghiệm của quốc tế. Luật sở hữu trí tuệ đã đã có từ lâu nhưng thực tế hiện nay tình hình cắt ghép, sao chép và chỉnh sửa các tác phẩm về âm nhạc vẫn còn xảy ra nhiều đặc biệt là là trên internet, thách thức đối với các cơ quan có thẩm quyền trong thời đại công nghệ internet là phức tạp như hiện nay. Trước vấn nạn xâm phạm quyền tác giả “diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực với các hình thức và mức độ khác nhau, nhấtlà trong llĩnh vực âm nhạc, văn học, chương trình máy tính, bản ghi âm, ghi hình....”13 ngày 31 tháng 12 năm 2008, Thủ tướng chính phủ đã ban hành “Chỉ thị số 36/2008/CT-TTG về việc tăng cường quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan”. Như vậy, với sự chỉ đạo của thủ tướng chính phủ thì công tác thực thị bảo hộ quyền tác giả đã được quan tâm, phối hợp thực hiện giữa các cơ quan có thẩm quyền và đưa lại một số kết quả đáng ghi nhận. 13 Chỉ thị số 36/2008/CT-TTG ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ
  • 26. 18 Đánh giả kết quả 05 năm thực hiện Chỉ thị số 36 theo yêu cầu của Thủ tướng chính phủ đã được thể hiện trong báo cáo của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, theo đó: “Năm 2009, lực lượng Thanh tra chuyên ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 14.429 lượt cơ sở kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, trong đó phát hiện 3.013 cơ sở vi phạm. Đã xử phạtcảnh cáo 188 cơ sở, giữ giấy phép 37 cơ sở, đình chỉ hoạt động 143 cơ sở. Thu giữ 649.324băngđĩa các loại và 3.885 bản sách. Tổng số tiền xử phạtvi phạm hànhchính là 11.500.510.000 đồng (trong đó số tiền xử phạtvi phạm băng đĩa không dán tem nhãn chiếm một nửa tổng số tiền trên)”.14 Báo cáo tổng kết 15 năm thi hành Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả: “Từ năm 2006 đến hết năm 2015 Cục bản quyền tác giả đã cấp 43.321 Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, tốc độ tăng tưởng hàng năm đạt khoảng 6%. Trong đó, năm 2015 đã cấp 5.608 giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, năm 2016đã cấp 7.128 Giấychứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan. Năm 2017 đã cấp 6.606 giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, đến 6 tháng đầu năm 2019 đã cấp 3.410giấychứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, tăng 18.4%so với cùng kỳ năm 2018. Hoạt động đăng ký quyền tác giả ngàycàng trở lên phổ biến sẽ giúp cho các tác giả có thể dễ dàng trong việc chứng quyền tác giả khi yêu cầu xử lý các hành vi xâm phạm quyền”.15 14 Báo cáo số 158/BC-BVHTTDL ngày 11/7/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 15 Báo cáo số 184/BC-BVHTTDL ngày 21/6/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
  • 27. 19 Từ các kết quả tả về việc hoàn thiện pháp luật về quyền bảo hộ tác giả đối với các tác phẩm nghệ thuật văn học đã cho thấy rằng tác động tích cực tới tình hình xã hội văn hóa, đặc biệt tại là làm giảm đi các tình trạng hành vi xâm phạm trái phép quyền tác giả, hạn chế các hành vi mạo danh, sao chép không trả tiền thù lao nhuận bút. Và qua đó cũng là cơ sở nhằm tạo động lực để cho các cá nhân, tổ chức tham gia các hoạt động sáng tác tạo ra các giá trị về văn hóa. Các tác giả cũng có thù lao tao bằng việc kinh doanh các tác phẩm của mình nhằm động viên tinh thần và tiếp tục cống hiến cho xã hội. Đến cuối năm 2019, VCPMC “đã ký thỏa thuận song phương, hợp đồng hợp tác với 76 tổ chức quản lý tập thể quyền (CMOs) và nhà xuất bản phạm vi áp dụng tại116 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tổng số thành viên ký hợp đồng ủy quyền đến nay tại trung tâm VCPMC là 4259 thành viên”16. Sự ra đời của trung tâm VCPMC đã làm giảm thiểu các hành vi sử dụng trái phép tác phẩm như ăn trộm, sao chép, lạm dụng tác phẩm. Đồng thời, tạo cơ sở, động lực, khuyến khích các chủ thể tạo ra các tác phẩm có giá trị và sáng tạo. Việc áp dụng pháp luật bảo hộ là sự chứng nhận cho sự sáng tạo của các chủ thể, bằng việc trao cho các tác giả phần thưởng xứng đáng, động viên tinh thần làm việc cho chủ thể sáng tạo. Mặt khác, “Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 20/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án tăng cường năng lực quản lý và thực thi có hiệu quả pháp luậtbảohộ quyền tác giả, quyền liên quan đến năm 2020 định hướng đến năm 2025. Theo báo cáo sơ kết 03 năm thực hiện Quyết định số 88/88/QĐ-TTgngày20/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa, thể 16 Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2019 của trung tâm VCPMC
  • 28. 20 thao và du lịch đã tổ chức, phối hợp với Bộ công an 123 đoàn Thanh tra về việc chấp hành các quy định của pháp luật về quyền tác giả tại các doanh nghiệp, xử phạt hành chính 110 doanh nghiệp có hành vi vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan, với tổng số tiền xử phạt 3.300 triệu đồng”. 17 Bộ Thông tin và Truyền thông đã tiếp nhận, giải quyết 15 kiến nghị về 124 Website vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó có biện pháp xử phạt hành chính, dừng tên miền đối với Website vi phạm trong nước, cảnh báo về việc thực hiện quảng cáo trên Website vi phạm bản quyền, phối hợp với nhà mạng viễn thông chặn phổ biến nội dung vi phạm và thực hiện cảnh báo vi phạm nội dung quyền tác giả, quyền liên quan trên Internet. Sở văn hóa thể thao và du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân kinh doanh các hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch trên địa bàn, trong đó có kiểm tra việc thực thi các quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan, xử lý nếu phát hiện hành vi vi phạm pháp luật. “Thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra một số địa phương (TP. Hồ Chí Minh, HảiPhòng, Phú Thọ, Lâm Đồng...) đã kịp thời ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường Internet, biểu diễn nghệ thuật, kinh doanh karaoke, các nhà hàng, quán bar. Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch đã cấp 8000 giấychứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan (tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm 2018)”.18 Với sự hoạt động hiệu quả của trung tâm VCPMC trong việc liên kết, ký hợp đồng ủy quyền với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả về việc quản lý 17 Báo cáo số 319/BC-BVHTTDL, ngày 31/12/2019 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 18 Báo cáo số 319/BC-BVHTTDL, ngày 31/12/2019 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
  • 29. 21 thu phí tiền sử dụng bản quyền âm nhạc đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh có sử dụng các tác phẩm thuộc quyền quản lý của trung tâm VCPMC. “Trong năm 2019 trung tâm đã thu được 133.574.344.418 đồng tiền sử dụng quyền tác giả âm nhạc, đã chi trả cho các tác giả số tiền 68.345.692.878 đồng. Số tiền thu tiền tại khu vực phía Bắc là 43,099,274,247đồng. Số tiền thu tại khu vực phía Nam là 90,475,070,171 đồng” được thể hiện qua bảng kê chi tiết dịch vụ các ngành nghề của các tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp có sử dụng các tác phẩm âm nhạc thu phí bản quyền sử dụng theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. BẢNG CHI TIẾT THU TIỀN SỬ DỤNG QUYỀN TÁC GIẢ ÂM NHẠC Ở CÁC LĨNH VỰC ST T Lĩnh vực sử dụng quyền tác giả Số tiền (chưa bao gồm VAT) So sánh cùng kỳ năm 2018 Phía Bắc Phía Nam Cộng Tăng Giả m 1 Biểu diễn 897,103,568 4,060,966,279 4,958,069,847 -23% 2 Khách sạn, resort,ca o ốc VP 1,011,862,710 2,912,505,349 3,924,368,059 -13% 3 Siêu thị, TTTM, cửa hàng 2,989,438,500 2,418,854,400 5,408,800 10% 4 Nhà hàng, 469,516,000 5,153,878,835 5,623,394,835 -9%
  • 30. 22 Bar, Pub 5 Quán cafe, giải khát 157,980,000 2,135,278,010 2,293,258,010 11% 6 Vũ trường, phòng trà 21,311,818 176,996,636 198,308,454 -26% 7 Rạp chiếu phim 10,000,000 31,196,000 41,196,000 4% 8 DV sức khỏe, làm đẹp 44,452,880 603,583,412 648,036,292 -15% 9 Karaoke, phòng thu âm 1,991,885,909 7,647,642,297 9,639,528,206 -4% 10 Hàng không, phương tiện GT 495,750,000 135,600,000 6311,350,000 24% 11 TT vui chơi giải trí 166,464,280 40,591,000 207,055,280 -52%
  • 31. 23 12 CP Quyền biểu diễn khác 233,676,320 233,676,320 13 Quảng cáo, nhạc phim phái sinh, sao chép demo, phim ảnh 1,554,523,400 3,130,330,000 4,684,853,400 -21% 14 Karaoke flie midi 822,075800 1,778,820,375 2,600,895,375 -29% 15 Nhạc chờ ,tải nhạc 3,737,793,318 223,147,622 3,634,220,028 -7% 16 Phát thanh, truyền hình 4,853,001,181 2,947,480,127 7,800,481,308 -7% 17 Sao chép chương trình truyền hình 3,533,588,320 3,533,588,320 -23%
  • 32. 24 18 Sao chép, phát hành trực tuyến 1,374,928,747 4,353,155,999 5,728,084,746 346 % 19 Website, ứng dụng nhạc, mạng xã hội 20,229,578,09 6 49,125,802,51 0 66,996,130,355 87% 20 Tiền bản quyền từ quốc tế (CMOs) 1,761,506,109 1,761,506,109 -17% Tổng cộng 43,099,274,24 7 90,475,070,17 1 133,574,344,41 8 28% (Nguồn:Báo cáo tổng kết hoạtđộng năm 2019 của trung tâm VCPMC19) Bên cạnh trung tâm VCPMC, tháng 4 năm 2021, Hiệp hội sáng tạo và bản quyền tác giả Việt Nam (VCCA) được thành lập, hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo và bản quyền tác giả về tác phẩm văn học, nghệ thuật nhằm góp phần nâng cao ý thức của các chủ thể khi tham gia vào các hoạt động có liên quan đến quyền tác giả. Thực tế đã chứng minh tại các nước trên thế giới cũng như tại Việt Nam, hoạt động bảo hộ quyền tác giả đã giúp nâng cao đời sống văn hoá tinh 19 Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2019 của trung tâm VCPMC
  • 33. 25 thần cũng như vật chất cho người dân, đóng góp vào ngân sách nhà nước, góp phần tăng trưởng GDP và phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội quốc gia. 2.2 Thực trạng áp dụng pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam hiện nay 2.2.1 Tranh chấp về chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc Thực tiễn tại Việt Nam, trong những năm vừa qua hành vi chiếm đoạt, mạo danh quyển tác giả đối với tác phẩm diễn ra tương đối phổ biến, có những vụ việc phức tạp, kéo dài, có trường hợp phải khởi kiện tại tòa án để yêu cầu giải quyết tranh chấp. Trong đó, nổi bật là vụ tranh chấp ca khúc “chút tình phai” giữa ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng và nhạc sĩ Nguyễn Trường Nhân. Cụ thể như sau: Tháng 7/2012, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, tên thật Huỳnh Minh Hưng phát hành album “Góc khuất”. Trong album này có ca khúc “Chút tình phai” ghi tên tác giả là Trương Tuấn Huy. Sau khi phát hành album ra thị trường, nhạc sĩ Trường Nhân phát hiện bài hát “chút tình phai” chính là ca khúc “chút tình” do nhạc sĩ sáng tác. Ca khúc “Chút tình” nằm trong tuyển tập “Vị ngọt” đã được Cục bản quyền tác giả văn học - nghệ thuật cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền số 1406/2006/QTG ngày 30/6/2006. Nhạc sỹ Trường Nhân cho rằng ca khúc “Chút tình phai” chính là “đứa con tinh thần” của mình đã bị ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng xâm phạm, sửa chữa, đổi tên ca khúc và tên tác giả. Nhận thấy “đứa con tinh thần” của mình bị xâm phạm, nhạc sĩ Nguyễn Trường Nhân đã yêu cầu ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng bồi thường thiệt hại 150.000.0000 đồng (một trăm năm mươi triệu đồng), cải chính công khai, trả lại tên ca khúc... nhưng cả hai bên đều không thỏa thuận được. Tháng 5/2013 nhạc sĩ Trường Nhân đã nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân quận 10, thành phố Hồ Chí Minh. TAND quận 10, thành phố Hồ Chí Minh đã thụ lý vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Vụ án kéo dài qua nhiều năm do nhiều nguyên nhân khác nhau, cuối năm 2019, giữa ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng và nhạc sĩ Nguyễn Trường Nhân đã hòa giải thành.
  • 34. 26 Theo đó, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đồng ý chi trả chi phí bản quyền cho ca khúc “chút tình” của nhạc sĩ Trường Nhân va đăng bài đính chính trên trang facebook của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng. Đây là vụ án tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc, cụ thể là tranh chấp quyền tác giả bài hát “chút tình phai” giữa nhạc sĩ Nguyễn Trường Nhân và ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng. Mặc dù, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng mua bài hát “Chút tình” thông qua nhạc sĩ Trương Tuấn Huy với giá 3.000.000 đồng (ba triệu đồng). Thế nhưng, nhạc sĩ Trương Tuấn Huy không chứng minh được bài hát “chút tình phai” là sản phẩm do mình sáng tác. Đồng thời, nhạc sĩ Trương Tuấn Huy cũng đã lên tiếng xin lỗi nhạc sĩ Trường Nhân về hành vi xâm phạm tác phẩm của mình. Trong vụ án này, bài hát “chút tình” của nhạc sĩ Trường Nhân đã được cấp giấy chứng nhận bản quyền của cục đăng ký bản quyền, việc ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng có hành vi chiếm đoạt, sữa chữa, thay đổi tiêu đề ca khúc là hành vi xâm phạm quyền tác giả. Hành vi này khiến cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả suy sụp tinh thần, bị mất đi một khoản thù lao đáng lẽ họ phải được hưởng từ các sản phẩm lao động sáng tạo của chính mình. 2.2.2 Tranh chấp việc tự ý sử dụng tác phẩm âm nhạc Sử dụng tác phẩm không xin phép và không trả tiền thù lao cho tác giả không phải là một điều quá mới mẻ, điển hình là vụ tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ giữa Trung tâm VCPMC và công ty trách nhiệm hữu hạn Ngọc Việt, do bà Trương Thị S làm tổng giám đốc, đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn Ngọc Việt. Nội dung vụ việc như sau: “Ngày 06/7/2018, công ty TNHH Ngọc Việt đã tổ chức chương trình Đề nhớ một thời ta đã yêu 6 chủ để “Một thuở yêu người” tại nhà hát Hòa Bình, có địa chỉ số 240, đường Ba Tháng Hai, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh theo giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang số 410/GP-SVH&TT do Sở Văn hóa và thể thao thành phố Hà Nội cấp ngày 02/7/2018.
  • 35. 27 Trong chương trình này, công ty TNHH Ngọc Việt đã sử dụng 34 tác phẩm âm nhạc, trong đó có 31 tác phẩm âm nhạc của các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đã ủy quyền cho trung tâm VCPMC quản lý, khai thác và bảo vệ quyền tác giả để biểu diễn nhưng công ty TNHH Ngọc Việt đã không xin phép trung tâm VCPMC về việc sử dụng các ca khúc nói trên ”. 20Buổi biểu diễn này đã được trung tâm VCPMC thuê văn phòng thừa phát lại lập vi bằng số 1468/2018/VB-TPLQ.TD lập ngày 18/7/2018. Trung tâm VCPMC đã nộp đơn khởi kiện tại TAND thành phố Hà Nội với yêu cầu tuyên “buộc công ty TNHH Ngọc Việt đăng lời xin lỗi trên báo trung ương trong ba số liên tiếp và đăng trên trang wesite của công ty TNHH Ngọc Việt. Đồng thời, buộc công ty TNHH Ngọc Việt bồi thường thiệt hại cho các chủ sở hữu quyền tác giả là thành viên của trung tâm VCPMC số tiền 92.126.932 đồng (chín mươi hai triệu một trăm hai mươi sáu nghìn chín trăm ba mươi hai đồng)”.21 Phía công ty TNHH Ngọc Việt nại rằng: Thứ nhất, trung tâm VCPMC không có tư cách là người khởi kiện. Bởi lẽ, “nếu có hành vi xâm phạm bản quyền thì nhạc sĩ là người bị xâm phạm, không phải trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam”.22 Thứ hai, nếu trung tâm VCPMC đại diện theo ủy quyền của các tác giả thì trong hợp đồng phải ghi cụ thể là đại diện ủy quyền cho tác giả nào, theo văn bản ủy quyền nào. Thứ ba, đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại thì “không có chứng cứ chứng minh các nhạc sĩ là tác giả của các bài hát trong buổi biểu diễn theo quy định tại khoản 2 Điều 203 Luật Sở hữu trí tuệ”.23 20 Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội (2020), Bản án số 19/2020/KDTM-ST ngày 17/9/2020 21 Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội (2020), Bản án số 19/2020/KDTM-ST ngày 17/9/2020 22 Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội (2020), Bản án số 19/2020/KDTM-ST ngày 17/9/2020 23 Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội (2020), Bản án số 19/2020/KDTM-ST ngày 17/9/2020
  • 36. 28 Qua nghiên cứu, đánh giá nội dung vụ tranh chấp thấy rằng, đối với những yêu cầu của công ty TNHH Ngọc Việt nại ra là không có cơ sở pháp lý. Đối với việc xác đinh tư cách người khởi kiện: Căn cứ quyết định thành lập Trung tâm VCPMC của Hội nhạc sĩ Việt Nam thì trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam là tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả cho các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Đối với việc xác định đại diện theo ủy quyền: Trung tâm VCPMC đã cung cấp hợp đồng ủy quyền quản lý và khai thác quyền tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả trong đó có nội dung ủy quyền cho trung tâm VCPMC được quyền khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp. Đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại: Theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ: “Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả”.24 Công ty TNHH Ngọc Việt đã có hành vi sử dụng 31 ca khúc không xin phép tác giả là sai theo quy định của pháp luật. Theo quy định “biểu diễn tác phẩm trước công chúng”25 thì phải xin ý kiến tác giả và phải trả tiền sử dụng bản quyền tác phẩm cho các tác giả, trong trường hợp này là phải xin ý kiến của trung tâm VCPMC và trả tiền sử dụng tác phẩm cho VCPMC. Trong vụ tranh chấp này, trung tâm VCPMC đã được các chủ sở hữu quyền tác giả ký hợp đồng ủy quyền quản lý và khai thác quyền tác giả,chủ sở hữu quyền tác giả của 31 ca khúc mà công ty TNHH Ngọc Việt sử dụng trong đêm biểu diễn. Đối với công ty TNHH Ngọc Việt là người tổ chức chương trình Đề nhớ một thời ta đã yêu 6 chủ để “Một thuở yêu người” đáng lẽ phải tuân thủ quy định của 24 Khoản 3, Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 25 Điểm b, khoản 1, Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019
  • 37. 29 pháp luật theo quy định tại khoản 2, Điều 1 Nghi định số 15/2016/NĐ-CP ngày 15/3/2016 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 79/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang: “Trách nhiệm của người tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp; người mẫu thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan”.26 Việc công ty TNHH Ngọc Việt tổ chức buổi biểu diễn âm nhạc có sử dụng 31 ca khúc thuộc quyền quản lý của trung tâm VCPMC mà không thực hiện nghĩa vụ xin phép tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao... cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của công ty TNHH Ngọc Việt là hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ. Hành vi xâm phạm quyền tác giả của công ty TNHH Ngọc Việt đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả là thành viên của trung tâm TQVN. Hành vi này đã làm ảnh hưởng đến kinh tế của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và các chi phí khác để xử lý vụ kiện . Như vậy, việc khởi kiện của trung tâm VCPMC là có cơ sở, việc trung tâm VCPMC yêu cầu phía công ty TNHH Ngọc Việt phải thực hiện công khai xin lỗi và bồi thường thiệt hại theo yêu cầu là có căn cứ, cơ sở pháp lý. 2.2.3 Tranh chấp về hành vi phân phối tác phẩm âm nhạc Sự việc xảy ra đã lâu nhưng cũng là bài học kinh nghiệm cho các nhạc sĩ, các doanh nghiệp trong vấn đề giao kết hợp đồng mua bán độc quyền các tác phẩm âm nhạc. Đó là vụ mua bán ca khúc độc quyền “hạnh phúc mong manh” giữa “nhạc sĩ Vũ Quốc Việt và công ty Vietcom” thông qua việc giao kết hợp đồng ngày 31/12/2009. Sau khi việc mua bán ca khúc “hạnh phúc mong manh” hoàn thành, công ty Vietcom cho rằng ca khúc “hạnh phúc mong manh” là ca khúc mà công ty Vietcom đã mua độc quyền nên Vietcom được toàn quyền trong việc sử dụng, phân 26 khoản 2, Điều 1 Nghi định số 15/2016/NĐ-CP ngày 15/3/2016 của Chính phủ
  • 38. 30 phối ca khúc nên “công ty Vietcom đã đồng ý cho đơn vị Galaxy Moblie được phép kinh doanh ca khúc này”. Đại diện của Vũ Quốc Việt cho rằng hành động của công ty Vietcom đồng ý cho đơn vị Galaxy Moblie kinh doanh ca khúc “Hạnh phúc mong manh” mà không xin phép ý kiến nhạc sĩ là hành vi vi phạm quyền tác giả. Theo đại diện của công ty Vietcom chia sẻ tại thời điểm ký kết hợp đồng thì trong nội dung hợp đồng không ghi tên ca khúc độc quyền vì lúc đó nhạc sĩ chưa sáng tác ca khúc “Hạnh phúc mong manh”. Phía nhạc sĩ Vũ Quốc Việt thì cho rằng nội dung hợp đồng mua bán ca khúc “hạnh phúc mong manh” không có điều khoản hay quy định nào thể hiện Vũ Quốc Việt đã bán độc quyền ca khúc cho Vietcom. Mặt khác, theo nội dung thông tin phía công ty Viet com cung cấp: “Công ty Vietcom và nhạc sĩ Vũ Quốc Việt không có một giấy giao nhận nào về hai ca khúc độc quyền như trong hợp đồng...” Vấn đề tranh cãi trong vụ việc này là ca khúc độc quyền. Tuy nhiên, Luật Sở hữu trí tuệ không quy định độc quyền là một quyền tài sản của quyền tác giả. Việc “nhạc sĩ Vũ Quốc Việt và công ty Vietcom” ký kết hợp đồng mua bán ca khúc độc quyền mà nội dung hợp đồng không ghi rõ tên ca khúc, số lượng ca khác mua bán, số lượng ca khúc khuyến mãi là vi phạm về nội dung giao kết hợp đồng. Mặt khác, việc công ty Vietcom đồng ý cho Galaxy moblie kinh doanh ca khúc “hạnh phúc mong manh” mà không xin phép nhạc sĩ Vũ Quốc Việt là vi phạm điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ. Bởi lẽ, căn cứ nội dung hợp đồng mua bán ca khúc thì không xác định được các ca khúc mà Vũ Quốc Việt bán cho Vietcom. Trong bản hợp đồng không ghi tên ca khúc, thậm chí lúc ký kết hợp đồng bài hát vẫn còn chưa ra đời. Tức là giao dịch mua bán này không có cơ sở, nếu cho rằng ca khúc “hạnh phúc mong manh” là ca khúc mà “Vũ Quốc Việt bán độc quyền cho công ty Vietcom” nhưng lúc giao dịch mua bán đã hoàn thành mà ca khúc vẫn chưa ra đời, tác giả vẫn chưa sáng tạo ra ca khúc thì hợp đồng mua bán ca khúc “hạnh phúc mong manh” vô hiệu theo quy định của pháp luật.
  • 39. 31 Việc công ty Vietcom đồng ý cho Galaxy Moblie kinh doanh ca khác “hạnh phúc mong manh” thông qua việc phát hành đĩa nhạc, làm video là “hành vi công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả” là hành vi vi phạm quyền tác giả đã được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ. Từ các vụ tranh chấp phát sinh nói trên, các yêu cầu đặt ra để bảo vệ tốt quyền tác giả, bản thân tác giả, chủ sở hữu tác phẩm nên đăng ký quyền tác giả tại Cục bản quyền tác giả. Việc đăng ký bản quyền được nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện. Mặc dù thủ tục này không phải là thủ tục bắt buộc, bởi chỉ theo tính chất đặc trưng của quyền tác giả là chỉ cẩn sản phẩm ra đời và tồn tại dưới một hình thức, phương thức nhất định thì quyền tác giả đã được bảp hộ một cách tự động. Lợi ích của việc đăng ký này sẽ là cơ sở pháp lý để giải quyết nếu có tranh chấp xảy ra. Bên cạnh đó, Luật Sở hữu trí tuệ đã quy định “quyền tự bảo vệ” của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi phát hiện hành vi vi phạm bản quyền. Cụ thể: “ Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại; Yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định của Luật khác có liên quan; Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”. Ngoài các biện pháp nói trên, Luật Sở hữu trí tuệ còn quy định có thể yêu cầu cơ nhà nước bảo vệ quyền tác giả đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quyền tác giả. Các biện pháp được áp dụng “tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự”. Đối với biện pháp hành chính được quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ đó là: “ Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội”. Ngoài ra, tại Điều 214 Luật Sở hữu trí tuệ còn quy định các hình thức áp dụng xử phạt hành chính, các biện pháp bổ
  • 40. 32 sung và biện pháp khắc phục. Việc xử lý hành chính được quy định bằng các biện pháp sau đây: “cảnh cáo, phạt tiền; Biện pháp bổ sung gồm: tịch thu hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ; Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm”.27 Thứ hai, Luật Sở hữu trí tuệ quy định tòa án áp dụng các biện pháp dân sự để xử lý chủ thể có hành vi xâm phạm bản quyền. Gồm các biện pháp: “Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; Buộc xin lỗi, cải chính công khai; Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; Buộc bồi thường thiệt hại; Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ”.28 Thứ ba, bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đã quy định về tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan. Khi xác định hành vi vi phạm quyền tác giả có đầy đủ dấu hiệu của tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự thì sẽ bị xem xét xử lý theo quy định của pháp luật. 27 Điều 214, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 28 Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019
  • 41. 33 Tiểu kết chương 2 Xuất phát từ những vụ việc xâm phạm quyền tác giả thu hút sự quan tâm của dư luận báo chí và người dân cùng với những thành tựu trong công tác bảo hộ quyền tác giả của các cơ quan chức năng để thấy được rằng pháp luật bảo hộ quyền tác giả của Việt Nam đã đạt được những kết quả to lớn trong công tác lập pháp và thực thi. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay với sự xuất hiện của các trang mạng xã hội thu hút hàng triệu lượt người đăng ký tham gia cùng với sự trợ giúp của các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ thì hành vi vi phạm ngày càng thủ đoạn và tinh vi hơn, đòi hỏi phải nghiên cứu, điều chỉnh các quy phạm pháp luật, trong đó cần nhấn mạnh các biện pháp chế tài nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, răn đe để hạn chế các hành vi xâm phạm quyền tác giả.
  • 42. 34 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO VÀ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC 3.1 Đánh giá nguyên nhân của những bất cập Một trong những vấn nạn nhức nhối đó là vấn đề vi phạm quyền tác giả đối với các tác phẩm nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng tại Việt Nam hiện nay. Đây cũng là vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm của xã hội và có nhiều vi phạm kiện cáo xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau một trong những nguyên nhân chủ yếu như sau: Một là về ý thức chấp hành pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm nghệ thuật của các cá nhân tổ chức trực vẫn còn còn nhiều hạn chế. Có nhiều cá nhân và tổ chức chạy theo lợi nhuận mà mang tâm lý xài miễn phí, không tôn trọng tác giả, dẫn tới nhiều hành vi vi phạm về quyền bảo hộ tác giả. Mặc dù là các cơ quan có thẩm quyền đã có những hướng dẫn pháp luật và vận động thực thi quyền bảo hộ tác giả nhưng vẫn không thể hoàn toàn làm giảm bớt và các vi phạm về quyền tác giả hiện nay tại Việt Nam. Hai là, theo yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế cùng với sự phát triển nhanh chóng của Internet thì công việc quản lý quyền tác giả từ địa phương tới Trung ương một phần nào đã đáp ứng được yêu cầu bảo hộ quyền tác giả của các cá nhân. tổ chức. Tuy nhiên vẫn chưa thể phản ánh đầy đủ được trực thực tình hình thực trạng vấn đề vi phạm quyền tác giả hiện nay từ kết quả của các cơ quan chức năng trong công tác thực thi bảo hộ quyền tác giả. Ba là, các hành vi vi phạm về quyền tác giả ngày càng trở nên thủ
  • 43. 35 đoạn hơn và tinh vi hơn, vì vậy mà vấn đề xác định hành vi vi phạm quyền tác giả ngày càng gặp khó khăn. Các văn bản quy định về hành vi vi phạm quyền tác giả vẫn còn rời rạc chưa tập trung, khó khăn nhiều trong vấn đề chế tài phạt vi phạm bảo hộ quyền tác giả đối với các cơ quan tư pháp. Việc xử lý vi phạm quyền tác giả hiện nay còn kéo dài, tốn nhiều chi phí, tốn thời gian và có nhiều sự nhầm lẫn về thẩm quyền giải quyết. Thứ tư, việc phát triển in mạnh mẽ như các trang mạng xã hội Tik Tok, Facebook và công nghệ số số làm khó khăn về vấn đề thu thập các chứng cứ vi phạm quyền tác giả. Ngoài ra việc phát triển in công nghệ 4.0 làm dễ dàng hơn khi thực hiện các hành vi vi phạm một cách nhanh chóng thông qua các công cụ máy tính và internet, chỉ cần điện thoại thông minh hoặc laptop cùng với các phần mềm hỗ trợ cho cá nhân tổ chức. Tuy nhiên cũng có một số thuận lợi như: trên môi trường internet các cơ quan chức năng dễ dàng gỡ bỏ các hành vi vi phạm bản quyền tác giả, dễ dàng thu thập chứng cứ vi phạm về quyền tác giả. Năm là, việc xác định thiệt hại về tinh thần trong việc vi phạm quyền tác giả được quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ như sau: “Thiệt hại về tinh thần bao gồm các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uytín, danh tiếng và những tổn thất khác. Mức độ thiệt hại được xác định trên cơ sở các tổn thất thực tế mà chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải chịu do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra”.29 29 Điều 204, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019
  • 44. 36 Vấn đề xác định tổn thất về tinh thần và những tổn thất thực tế khi bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn khó khăn. Yêu cầu cần phải có các cơ sở pháp lý và phải có văn bản hướng dẫn để xác định tổn thất thực tế. Tuy nhiên bộ luật sở hữu trí tuệ ra đời đã giúp cho các cá nhân tổ chức có niềm tin vào pháp luật. Có tinh thần để sáng tác sáng tạo các nội dung văn hóa. Ở một mức độ nào đó, việc bồi thường thiệt hại tinh thần được Tòa án tuyên bố bằng một khoản tiền nhất định chính là khoản tiền nhằm ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục những thiệt hại vật chất gián tiếp có thể xảy ra do những thiệt hại về tinh thần. Vì vậy, tòa án quyết định người gây thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín phải bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị xâm phạm, và đều đó rất khó xác định được là bù đắp bao nhiêu để được thỏa đáng. Bảy là, Các quy định pháp luật trong luật sở hữu trí tuệ hiện nay về vấn đề xâm phạm quyền tác giảm, Nhìn chung chưa được đầy đủ chưa có nhiều đặc biệt và chưa được đồng bộ các văn bản pháp luật trên môi trường vi phạm 4.0 Và các quy định về hình thức xử lý các biện pháp chế tài về vấn đề vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hiện nay đang ở mức xử lý hành chính chưa thỏa đáng và phù hợp với xã hội. Do đó về vấn đề vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hiện nay chưa đủ sức răn đe để ngăn ngừa các tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ. Chính vì vậy mà vấn đề về xâm phạm quyền tác giả kéo dài liên tục từ trước tới nay đặc biệt là trên môi trường internet hết sức phức tạp và ngày càng gia tăng Tám là, hiện nay pháp luật Việt Nam giao thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm quyền tác giả cho nhiều cơ quan, đơn vị khác nhau. Việc giao thẩm quyền này khiến việc thi hành, xử lý vi phạm nhiều lúc bị chồng chéo,
  • 45. 37 thiếu sự đồng bộ, phức tạp. Số lượng các hành vi vi phạm quyền tác giả bị các cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý vi phạm có chiều hướng gia tăng hằng năm nhưng số việc vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan bị điều tra, truy tố, xét xử cũng như các vụ án dân sự khởi kiện tại tòa án thì rất hiếm. Các vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự của tòa án cũng không mang lại hiệu quả, khi thời gian xét xử kéo dài, chi phí tốn kém, các biện pháp thi hành án chưa đạt hiệu quả... tạo tâm lý không có niềm tin vào các cơ quan tiến hành tố tụng. 3.2 Kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến bảo hộ quyền tác giả đối với tác phấm âm nhạc tại Việt Nam hiện nay Trước tình hình vi phạm về quyền tác giả ngày càng gia tăng đặc biệt là trên môi trường internet đã gây ra nhiều bức xúc trong dư luận và nan giải to các cơ quan quản lý. Trước vấn nạn về xâm phạm quyền tác giả xu hướng ngày càng gia tăng như thế này, sau đây là một số giải pháp hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật được tác giả nhận định như sau” Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là điều chỉnh việc áp dụng pháp luật trong môi trường kỹ thuật số hiện nay đảm bảo tính phù hợp với thực tiễn và đời sống văn hóa cộng đồng. Nhà nước cần đầu tư, quan tâm đúng mức cho việc đào tạo, cơ sở vật chất kỹ thuât, đội ngũ cán bộ làm công tác bảo hộ quyền tác giả nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đồng thời là công cụ thúc đẩy sự sáng tạo và góp phần phát triển kinh tế, văn hóa của đất nước. Thứ hai, Các cơ quan có thẩm quyền cần nâng cao các hoạt động về giám sát đối với quyền tác giả trong âm nhạc văn bản pháp luật mới ra đời nên các cấp lãnh đạo đến cơ sở chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của công tác này. Do vậy cần nâng cao vai trò của cơ quan chức năng và và thông
  • 46. 38 qua các văn bản về nhiệm vụ và chức năng, phối hợp với các hoạt động kiểm tra thanh tra để kiểm tra rà soát các hành vi vi phạm về quyền tác giả. Thứ ba, đối với cán bộ, công chức chuyên trách làm công tác thực thi Luật Sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc nói riêng cần phải được đào tạo thông qua các lớp đào tạo chính quy ngắn hạn, dài hạn, các lớp tập huấn chuyên sâu, các lớp tập huấn công nghệ cao, các hội thảo trong nước và quốc tế nhằm nâng cao kỹ năng về mặt nghiệp vụ và nhận thức pháp luật Sở hữu trí tuệ trong công việc của mình. Riêng đối với đội ngũ cán bộ điều tra, kiểm sát viên, thẩm phán cần phải được đào tạo về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, tổ chức các khóa tập huấn chuyên ngành để giúp họ có thể thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình. Bốn là, cho đến thời điểm hiện tại Việt Nam đã tham gia các điều ước quốc tế về bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số như Công ước Berne, Hiệp định TRIPs, Hiệp ước WIPO và một số hiệp định song phương khác... thì cần phải tuân thủ thực hiện nghiêm túc, đồng thời trong quá trình thực thi bảo hộ quyền tác giả cần học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới để vận dụng vào Việt Nam. Bên cạnh đó, cần tích cực đẩy mạnh hoạt động công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhất là tập trung vào các chủ thể chính của quyền tác giả đó là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và người sử dụng tác phẩm để họ nhận thức được quyền và nghĩa vụ của mình trong công tác bảo hộ quyền tác giả. Ngoài ra, cần xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc nhằm phòng ngừa các hành vi xâm phạm quyền tác giả, hạn chế thấp nhất các tranh chấp phát sinh trong môi trường công nghệ kỹ thuật số. Thứ năm, về “thời hạn bảohộ quyền tác giả” đối với tác phẩm âm nhạc được quy định: “suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp năm tác giả chết.
  • 47. 39 Trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết”. 30Thiết nghĩ nên rút ngắn thời gian bảo hộ, các tác phẩm sẽ thuộc về cộng đồng xã hội, mọi người đều có thể sử dụng, chia sẻ đồng thời thúc đẩy sự sáng tạo cũng như đóng góp vào môi trường các loại hình văn hóa, nghệ thuật đa dạng của đất nước. Sáu là, cần thay đổi cách thức các biện pháp chế tài xử phạt trong công tác bảo hộ quyền tác giả, mỗi biện pháp chế tài khác nhau sẽ có hình thức tương ứng để xử lý. Đối với biện pháp dân sự cần nâng cao vai trò của tòa án trong công tác thực hiện chức năng xét xử, cần phải bảo đảm rằng mọi hoạt động thu tập các chứng cứ, tài liệu phục vụ cho vụ tranh chấp đều được đáp ứng nhanh gọn, không phiền hà, các tổ chức, cơ quan, đơn vị có trách nhiệm phối hợp với tòa án để nhanh chóng giải quyết vụ án, tránh trường họp phải kéo dài thời hạn giải quyết. Đối với biện pháp hành chính, hiện nay ngoài Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020 thì còn có một số văn bản khác hướng dẫn xử phạt vi phạm trong lĩnh vực xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan. Tương ứng với từng hình thái phát triển của xã hội, đặc biệt là trong thời đại internet phát triển nhanh như hiện nay thì việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính cùng với các biện pháp khắc phục là cần thiết. Tuy nhiên, với mức phạt hành chính cụ thể là bằng hình thức phạt tiền vẫn chưa thật sự hữu hiệu, chưa có tính răn đe đối với cá nhân, tổ chức vi phạm. Thậm chí, cá nhân, tổ chức có hành vi vphạm vi thu lợi rất lớn từ hành vi xâm phạm bản quyền và mức phạt đối với hành vi đó là quá nhỏ so với lợi nhuận thu được. 30 Điểm b, khoản 2, Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm2009, 2019
  • 48. 40 Thứ bảy, đối với bản thân các tác giả trước khi tác phẩm bị xâm phạm bản quyền thì phải nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo hộ quyền tác giả, phải chủ động đăng ký bản quyền tại Cục bản quyền, đây là một trong những cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả. Đồng thời, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả phải chủ động công bố quyền sở hữu của mình trên tác phẩm, tự mình hoặc giao quyền phân phối tác phẩm thông qua các tổ chức, doanh nghiệp đề cao tính bản quyền như đài truyền hình, Youtube... sẽ tránh được nhiều rủi ro về hành vi xâm phạm. Ngoài ra, khi có hành vi xâm phạm xảy ra hoặc khi có yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền về điều tra hành vi xâm hại quyền tác giả thì cũng phải có thái độ nghiêm túc, chấp hành sự phối hợp để giải quyết vụ việc. Thứ tám, Luật Sở hữu trí tuệ quy định các biện pháp khẩn cấp tạm thời gồm có: “Thu giữ; kê biên; niêm phong, cấm thay đổi hiện trạng, cấm di chuyển; cấm chuyển dịch quyền sở hữu”. Thực tế, các biện pháp này chỉ thích hợp để áp dụng đối với các sản phẩm là vật chất, còn đối với trong môi trường internet hiện nay các hành vi xâm phạm chủ yếu là sao chép, sửa chữa, cắt xén...thì rất khó để áp dụng biện pháp theo hướng dẫn của Điều luật này. Chính sự bất cập này, đòi hỏi các nhà làm luật phải có sự linh động để đề xuất các giải pháp thích phù hợp với môi trường kỹ thuật số. Trên đây là một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại Viêt Nam hiện nay. Tiểu kết chương 3 Do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, hệ thống pháp luật hiện hành về quyền tác giả hiện nay còn nhiều bất cập, nhất là trong môi trường kỹ thuật số. Trong chương này, tác giả đã phân tích thực trạng áp dụng pháp luật về bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam hiện nay và đánh giá một số
  • 49. 41 nguyên nhân bất cập đang còn tồn tại trong thực tiễn thi hành. Đồng thời, dựa trên những khó khăn, vướng mắc để đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam hiện nay. Một số kiến nghị đã được tác giả đề xuất trong chương này nhưng giải pháp quan trọng nhất để đạt được hiệu quả là cần phải có sự thống nhất, phối hợp liên ngành giữa các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp...trong đó nhà nước đóng vai trò trung tâm chỉ đạo, tạo môi trường pháp lý an toàn thuận lợi cho các chủ thể tham gia khai thác, sử dụng tác phẩm. Đồng thời, các chủ thể sử dụng tác phẩm âm nhạc phải tôn trọng quyền tác giả, là một trong các yếu tố hình thành văn hóa đảm bảo và bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam hiện nay.
  • 50. 42 KẾT LUẬN Tại Việt Nam hiện nay, cùng với sự phát triển của mạng Internet và các mạng xã hội Facebook, Tiktok... đã thu hút hàng triệu người dân Việt Nam tham gia thông qua các công cụ máy tính, điện thoại thông minh thì ngành công nghiệp giải trí luôn đứng trước nguy cơ bị vi phạm bản quyền. Các hành vi sao chép, chỉnh sửa... các sản phẩm âm nhạc của cá nhân, tổ chức đã làm cho các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và các đơn vị sản xuất mất đi một khoản thù lao đáng kể. Chính sự vi phạm ngang nhiên này đã làm cho cho các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả không còn niềm tin để sáng tạo, không có nguồn kinh tế để đầu tư sản phẩm âm nhạc. Từ những bất cập về vấn nạn xâm phạm bản quyền buộc Nhà nước phải thay đổi, điểu chỉnh hệ thống pháp luật Việt Nam, mục đích của sự thay đổi, mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ chính là để phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của môi trường kỹ thuật số tại Việt Nam hiện nay, giúp ngành công nghiệp giải trí có những tác phẩm có chất lượng, đi vào lòng người, đóng góp vào sự phát triển văn hóa, kinh tế cho đất nước. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã là thành viên của nhiều điều ước quốc tế về bảo hộ quyền tác giả, vừa mới đây tháng 11/2021 Việt Nam trở thành thành viên thứ 111 của Hiệp ước WIPO về bảo vệ tác phẩm và quyền của tác giả trong môi trường kỹ thuật số. Thế nhưng, các vụ việc xâm phạm quyền tác giả vẫn diễn ra tương đối phổ biến nhất là môi trường internet ngày nay, điều này gây ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế, tinh thần của tác giả, các tác giả và làm ảnh hưởng đến vị trí Việt Nam trên thế giới. Chính vì vậy, các cơ quan có thẩm quyền cần đổi mới cách thức hoat động, nâng cao ý thức của các chủ thể khi tham gia vào môi trường internet nhằm phòng ngừa các vi phạm pháp luật về quyền tác giả.
  • 51. 43 Như vậy, việc thực hiện tốt hoạt động bảo hộ quyền tác giả sẽ góp hình thành nền âm nhạc Việt Nam ngày một phát triển hơn, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới hơn.
  • 52. 44 DANH MỤC TÀI LIỆU A. Danh mục văn bản pháp luật: 1. Quốc hội (2015), Bộ luật Dân sự, Hà Nội. 2. Quốc hội (2015), Bộ luật Hình sự, Hà Nội 3. Quốc hội (2005), Luật sở hữu trí tuệ, Hà Nội. 4.Quốc hội (2009), “Luậtsố 36/2009/QH12 ngày19 tháng 6 năm 2009 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật sở hữu trí tuệ,” Hà Nội. 5. Quốc hội (2019), Luật số 42/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật sở hữu trí tuệ, Hà Nội. 6. Quốc hội (2012), Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 , Hà Nội. 7. Quốc hội (2020), Luậtsố 67/2020/QH14 ngày13 tháng 11 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, Hà Nội. 8. Chính phủ (2006), Nghịđịnh 105/2006/NĐ-CPngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, Hà Nội. 9. Chính phủ (2013), “Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan, Hà Nội. 10. Chính phủ (2017), “Nghịđịnh số 28/2017/NĐ-CPngày20/3/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghịđịnh số 131/2013/NĐ- CP ngày16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủquyđịnh xử phạtvi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghịđịnh số 158/2013/NĐ-CP ngày12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quyđịnh xử phạtvi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảngcáo, Hà Nội.
  • 53. 45 11. Chính phủ (2006), Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 09 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Dân Sự, Luật sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền tác giả và quyền liên quan, Hà Nội. 12. Chính phủ (2010), Nghị định 119/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghịđịnh 105/2006/NĐ-CPquyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, Hà Nội. 13. Chính phủ (2011), Nghị định 85/2011/NĐ-CP ngày 20/9/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21/6/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật dân sự, sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan, Hà Nội. 14. Chính phủ (2013), Nghịđịnh số 158/2013/NĐ-CP ngày12/11/2013 quy định xử phạt trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, Hà Nội. B. Danh mục tài liệu tham khảo: 1. Bộ Tư Pháp, Viện Khoa học Pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa, NXB Tư pháp. 2. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2010), Giáo trình Pháp luật sở hữu trí tuệ, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. 4. Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2014), Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ, , NXB Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam. 5. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ, NXB CAND, Hà Nội, 2010. 6. Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (2020), Báo cáo Tổng kết hoạt động năm 2019, Hà Nội.
  • 54. 46 8. Nguyễn Thị Huệ & Nguyễn Đức Thịnh (2021), “Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số tại Việt Nam”. 9. Vũ Mạnh Chu, Bài viết Kiến thức cơ bản phổthông về quyền tác giả, quyền liên quan. 10. Dương Đình Công (2011), Thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số nước Đông Nam Á, Hà Nội 11 Nguyễn Bá Diến (2004), “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong hiệp định TRIPs”, Tạp chí Khoa học Kinh tế – Luật. 12. Nguyễn Thị Quế Anh (2013), “ Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số theo pháp luật Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội. 13. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2014), Báo cáo số 158/BC- BVHTTDL ngày 11 tháng 7 năm 2014, Hà Nội. 14. http://viettinlaw.com/hieu-them-ve-quven-tac-gia.htm, Hiểu thêm về quyền tác giả. 15. http://www.wipo.int. 16.www.diendanphapluat.vn. 17.https://www.nguoiduatin.vn/vu-kien-dam-vinh-hung-vi-pham-ban-quyen- ca-khuc-ai-duoc-loi-tu-vu-kiendanh-du-ten-tuoi-a89798.html, Vụ kiện Mr Đàm “ăn cắp” bản quyền ca khúc. 18.https://thethaovanhoa.vn/giai-tri/nhac-si-vu-quoc-viet-doi-kien-vietcom- n20110110104219313.htm, nhạc sĩ Vũ Quốc Việt đòi kiên Vietcom tranh chấp 19. https://zingnews.vn/dam-vinh-hung-tra-phi-ban-quyen-trong-vu-kien- voi-nhac-si-chut-tinh-post1038660.html 20. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội (2020),.Bản án số 19/2020/KDTM-ST ngày 17/9/2020 về việc tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ, Hà Nội.