SlideShare a Scribd company logo
1 of 77
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
===  ===
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA KẾ
THEO DI CHÚC TẠI TAND TP. VINH –
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562
VINH - 2022
2
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện khóa luận này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, em đã
nhận được sự giúp đỡ tận tình của Hội đồng khoa học của khoa, các Thầy cô
giáo trong tổ bộ môn Luật dân sự, các Thầy cô khoa Giáo dục chính trị, các Thầy
cô khoa Luật trường Đại học Vinh. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các
thầy cô đã giành nhiều thời gian và tâm huyết truyền đạt những kiến thức quý
báu giúp tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đoàn Minh Duệ
đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu, đã hướng dẫn và đóng góp
những ý kiến quý báu để em hoàn thiện khóa luận này. Đó cũng là nguồn động
viên lớn lao để cổ vũ và tiếp thêm nghị lực cho em hoàn thành tốt khóa luận này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cô, chú, anh, chị là cán bộ của ngành
Tòa án nhân dân thành phố Vinh đã giúp đỡ, chỉ bảo và cung cấp những tài liệu
quý báu để giúp em hoàn thành khóa luận này.
Cuối cùng em xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình và những bậc sinh
thành đã có công sinh thành và nuôi dưỡng em đến ngày hôm nay, những người
luôn hết lòng tận tụy, chăm sóc và động viên em trong lúc khó khăn cũng như
trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Dù cố gắng hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp nhưng trong quá trình
nghiên cứu do năng lực bản thân còn hạn chế không tránh khỏi những thiếu sót.
Em mong nhận được sự thông cảm và tận tình chỉ bảo của thầy cô và các bạn.
Vinh, tháng 5 năm 2022
Sinh viên
Nguyễn Thị Thu Hiền
3
BẢNG TỪ VIẾT TẮT
CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
BL Bộ luật
BLDS Bộ luật Dân sự
PL Pháp lệnh
TA Tòa án
TAND Tòa án nhân dân
TANDTC Tòa án nhân dân Tối cao
TP. Vinh Thành phố Vinh
TAND TP. Vinh Tòa án nhân dân Thành phố Vinh
4
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 5
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ............................................................................ 6
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................... 8
3.1. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................... 8
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................... 8
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 8
5. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................... 9
6. Ý nghĩa của đề tài............................................................................................ 9
6.1. Ý nghĩ lý luận ............................................................................................... 9
6.2. Ý nghĩa thực tiễn .......................................................................................... 9
7. Bố cục của đề tài ............................................................................................. 9
PHẦN NỘI DUNG
Một số vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc
Chương 1
1.1.Một số khái niệm chung ............................................................................. 11
1.1.1. Khái niệm thừa kế ..................................................................................... 11
1.1.2. Khái niệm thừa kế theo di chúc................................................................. 12
1.1.3. Khái niệm tranh chấp thừa kế theo di chúc .............................................. 13
1.2. Tiến trình phát triển quy định pháp luật Việt Nam về giải quyết các
tranh chấp thừa kế theo di chúc từ 1945 đến nay...................................... 14
1.2.1. Giai đoạn từ 1945 đến 1990...................................................................... 15
1.2.2. Giai đoạn từ 1990 đến 1996 .................................................................... 18
1.2.3. Giai đoạn từ 1996 đến nay........................................................................ 19
5
1.3. Các loại tranh chấp thừa kế theo di chúc ................................................ 26
1.3.1. Tranh chấp liên quan đến người lập di chúc........................................... 27
1.3.2. Tranh chấp về nội dung của di chúc......................................................... 29
1.3.3. Tranh chấp về người thừa kế theo di chúc................................................ 43
1.3.4. Tranh chấp về hình thức của di chúc........................................................ 45
1.3.5. Tranh chấp về hiệu lực của di chúc .......................................................... 47
Tiểu luận chương 1............................................................................................ 49
Chương 2
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp thừa kế
theo di chúc tại Tòa án nhân dân Thành phố Vinh trong giai đoạn hiện nay
2.1. Thực trạng giải quyết các tranh chấp thừa kế theo di chúc tại TAND
TP. Vinh trong giai đoạn hiện nay................................................................... 50
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Thành phố Vinh................................ 50
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................. 50
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội....................................................................... 51
2.1.2. Tình hình giải quyết tranh chấp dân sự tại TAND TP. Vinh .................... 52
2.1.3. Thực trạng giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc tại TAND TP. Vinh58
2.2. Nguyên nhân............................................................................................... 66
2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết các tranh chấp
thừa kế theo di chúc tại TAND TP. Vinh trong giai đoạn hiện nay............. 68
Tiểu kết chương 2.............................................................................................. 72
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
6
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thừa kế là một chế định xuất hiện từ rất sớm. Ngay từ khi xã hội loài người
mới hình thành và nhất là giai đoạn có sự xuất hiện tư hữu về tư liệu sản xuất. Theo
đó việc một cá nhân để lại di sản của mình sau khi chết cho các thành viên khác
trong gia đình hoặc trong gia tộc, bộ lạc của mình là vấn đề thường xuyên diễn ra.
Cho đến ngày nay, quan hệ thừa kế vẫn là quan hệ pháp luật phổ biến trong xã hội.
Đặc biệt là khi nền kinh tế xã hội càng phát triển thì số lượng và giá trị tài sản của
cá nhân ngày càng tăng lên đa dạng và phong phú hơn dẫn đến xảy ra các tranh
chấp về di sản thừa kế cũng tăng lên đáng kể.
Để hạn chế những tranh chấp về di sản thừa kế trong thực tế đời sống xã hội,
luật pháp của các nước trên thế giới nói chung và luật pháp của Việt Nam nói riêng
đã có những quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ pháp luật về thừa kế.
Trên thế giới từ trước đến nay, hầu hết các nước đều có những quy định về
thừa kế và thừa kế theo di chúc. Ví dụ như: Bộ luật dân sự Napolêon, Bộ luật La
Mã....trong các bộ luật đó quan niệm rằng, thừa kế theo di chúc là sự dịch chuyển
tài sản từ người chết cho người còn sống, theo quyết định của người đó trước khi
chết.
Ở Việt Nam, trong Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam qua các thời kỳ đều
quy định: Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản được nhà nước bảo hộ.
Bộ luật dân sự nước CHXHCN Việt Nam năm 1995 và năm 2005 ra đời đã kế thừa
và phát triển các quan niệm về thừa kế, thừa kế theo di chúc trong pháp luật của các
nước trên thế giới và pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ. Bộ luật dân sự đã đáp ứng
được các yêu cầu bức thiết của xã hội đặt ra trong giai đoạn hiện nay về việc giải
quyết các tranh chấp về thừa kế theo di chúc. Tuy nhiên thực tiễn cũng chỉ ra nhiều
bất cập và khó khăn trong việc giải quyết phân chia di sản thừa kế theo di chúc.
Những khó khăn đó thể hiện ở nhiều dạng tranh chấp như tính hợp pháp của di
7
chúc, điều kiện của người lập di chúc, ý chí của người lập di chúc, nội dung của di
chúc, hình thức của di chúc và hiệu lực của di chúc.
Trong thực tiễn thực hiện quy phạm pháp luật về giải quyết tranh chấp thừa
kế theo di chúc có nhiều bất cập như khi chấp hành hay áp dụng pháp luật về thừa
kế có nhiều cách hiểu khác nhau, dẫn tới việc nhầm lẫn, hiểu sai và áp dụng sai
hoặc không đầy đủ các quy phạm đó. Từ đó dẫn tới việc có nhiều dạng tranh chấp
di sản thừa kế. Mặt khác các cơ quan nhà nước và các cá nhân có thẩm quyền giải
quyết các tranh chấp về thừa kế theo di chúc cũng còn nhiều hạn chế về năng lực và
trình độ chuyên môn, nên cùng một vụ án tranh chấp nhưng lại có các hướng giải
quyết khác nhau. Những vấn đề tồn tại trong việc giải quyết các tranh chấp thừa kế
theo di chúc không chỉ ảnh hưởng tới tình cảm gia đình, mà còn gây sự mất tin
tưởng đối với cơ quan chức năng mà cụ thể là cơ quan tòa án. Đồng thời còn ảnh
hưởng tới đời sống kinh tế - xã hội đất nước.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên việc nghiên cứu đề tài “Giải quyết tranh
chấp thừa kế theo di chúc tại Tòa án nhân dân Thành phố Vinh - thực trạng và giải
pháp” nhằm làm rõ các quy phạm pháp luật về thừa kế theo di chúc được quy định
trong Bộ luật dân sự Việt Nam năm 1995 và 2005. Thực tiễn các tranh chấp về thừa
kế và cách giải quyết các tranh chấp đó tại TAND Thành phố Vinh trong thời gian
gần đây. Việc nghiên cứu đề tài còn nhằm chỉ ra những bất cập trong lý luận và
thực tiễn để đưa ra những kiến nghị và giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định
về thừa kế nói chung và thừa kế theo pháp luật nói riêng.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đây là đề tài được các nhà khoa học pháp lý, các luật gia, các giáo sư, tiến sĩ,
thạc sĩ, các nghiên cứu sinh cũng như sinh viên trên thế giới và trong nước lựa chọn
làm đề tài nghiên cứu. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, Bộ luật dân sự của các nước
đều quy định về quyền định đoạt bằng di chúc của chủ sở hữu tài sản nhằm chuyển
dịch tài sản của mình cho người khác. Quyền định đoạt bằng di chúc là quyền dân sự
8
được Nhà nước bảo hộ, được ghi nhận trong Hiến pháp của Nhà nước ta và của các
nước khác trên thế giới.
Ở nước ta, việc nghiên cứu về thừa kế theo di chúc nói chung và nghiên cứu về
các tranh chấp về di chúc nói riêng đã có từ xa xưa. Chúng ta có thể kể đến nhiều bộ
luật như: Bộ luật Hồng Đức, Bộ luật Gia Long, Dân luật Bắc Kỳ, Dân luật Trung
Kỳ...
Sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, các tranh chấp về thừa kế
theo di chúc cũng đã được các nhà lập pháp nghiên cứu, nhưng những quy định đó
còn đơn giản và chưa đầy đủ. Trong số các loại văn bản này, đáng chú ý là Thông
tư số 81 - TATC ngày 24/07/1981 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn giải
quyết tranh chấp thừa kế (đúc kết từ thực tiễn xét xử của ngành Tòa án nhân dân) và
Pháp lệnh Thừa kế ngày 10/9/1990. Chỉ khi Bộ luật dân sự năm 1995 và năm 2005
được ban hành thì vấn đề tranh chấp thừa kế theo di chúc mới được quy định rõ
ràng hơn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Bộ luật này, cũng còn nhiều vấn đề
cần phải trao đổi.
Tính đến thời điểm hiện nay cũng đã có nhiều công trình khoa học nghiên
cứu về thừa kế, nhưng chỉ có một số ít công trình nghiên cứu về thừa kế theo di
chúc. Đáng chú ý trong các công trình nghiên cứu này, phải kể đến đề tài: “Thừa kế
theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay” của tiến sĩ Phùng
Trung Tập; đề tài: “Thừa kế theo di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự Việt
Nam” của tiến sĩ Phạm Văn Tuyết; cuốn sách: “Một số suy nghĩ về thừa kế trong
luật dân sự Việt Nam” của tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện; “Một số vấn đề thực tiễn giải
quyết các tranh chấp thừa kế tại TAND trong thời gian qua”của Tưởng Lương
Bằng;“Giải quyết tranh chấp về thừa kế, thực trạng và giải pháp” của Đào Tuân
Tiến...
Các công trình nghiên cứu khoa học trên đây đã nêu ra được những vấn đề
bất cập cả trong lý luận và thực tiễn, và từ đó đã nêu ra các kiến nghị, giải pháp
nhằm hạn chế các tranh chấp diễn ra trong thực tế đời sống; nâng cao hiểu biết về
9
pháp luật cho quần chúng nhân dân; nâng cao trình độ lý luận, hiểu biết của các cán
bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc...
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu nói trên chỉ mới dừng lại ở tầm khái quát
chung, mà chưa đi sâu vào thực tiễn cụ thể của một huyện, thành phố, tỉnh...
Đề tài nghiên cứu “Giải quyết các tranh chấp về thừa kế theo di chúc tại
TAND Thành phố Vinh, thực trạng và giải pháp” kế thừa và bổ sung một số lý luận
về tranh chấp thừa kế theo di chúc. Đồng thời, chỉ ra thực trạng các tranh chấp và
giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc tại TAND thành phố Vinh. Từ đó đưa ra
các giải pháp.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu một số khái niệm khoa học về thừa kế theo di chúc, các loại
tranh chấp thừa kế theo di chúc.
- Nghiên cứu pháp luật Việt Nam về thừa kế theo di chúc giai đoạn 1945 đến
nay.
- Nghiên cứu thực trạng giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc của cơ
quan thực thi là TAND thành phố vinh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Dựa vào mục tiêu nghiên cứu của đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đặt
ra như sau:
- Phân tích các tranh chấp thừa kế theo di chúc.
- Phân tích thực trạng giải quyết các tranh chấp thừa kế theo di chúc tại
TAND Thành phố Vinh trong giai đoạn hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết có hiệu quả, hợp lý, đúng pháp
luật các tranh chấp thừa ké theo di chúc.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp
nghiên cứu như:
10
- Phương pháp thu thập, phân tích tài liệu: phân tích các nguồn tư liệu có sẵn
về thực trạng giải quyết các tranh chấp tại TAND Thành phố Vinh.
- Phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp và so sánh hệ thống văn bản
pháp luật về thừa kế theo di chúc của Việt Nam giai đoạn từ 1945 đến nay.
5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: đề tài giải quyết các mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đã
đề ra ở mục 3.
Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Khoảng 5 tháng
6. Ý nghĩa của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận:
Đề tài nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ về phương diện lý luận trong khoa
học pháp lý về các khái niệm: thừa kế, thừa kế theo di chúc, tranh chấp thừa kế theo
di chúc...
6.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần hoàn thiện việc giải quyết các
tranh chấp về thừa kế theo di chúc, phục vụ cho cơ quan TAND Thành phố Vinh
nói riêng cũng như các TAND các cấp và cá nhân có thẩm quyền nâng cao trình độ
lý luận.
Các giải pháp giải quyết tranh chấp có tác dụng giảm thiểu các tranh chấp
trong thực tế đời sống xã hội và nâng cao năng lực của cơ quan, cá nhân có thẩm
quyền giải quyết các tranh chấp về thừa kế theo di chúc.
Những luận cứ khoa học và thực tiễn được trình bày có thể được sử dụng làm
tài liệu tham khảo trong nghiên cứu của các sinh viên các khóa học sau này cũng
như những người quan tâm.
7. Bố cục của đề tài
11
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, báo cáo khoa
học gồm 2 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp thừa kế theo di
chúc
Chương 2: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp
thừa kế theo di chúc ở Tòa án nhân dân thành phố Vinh trong giai đoạn hiện nay.
12
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
Một số vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc
1.1. Một số khái niệm chung
1.1.1. Khái niệm thừa kế
Thừa kế là một chế định xuất hiện ngay từ thời kỳ sơ khai của xã hội loài
người, tồn tại và phát triển cho đến ngày nay, gắn liền với quyền sở hữu về tư liệu
sản xuất. Với ý nghĩa đó, thừa kế là một phạm trù kinh tế.
Quan hệ thừa kế là một quan hệ xã hội được pháp luật dân sự điều chỉnh và
trở thành một quan hệ pháp luật. Quan hệ pháp luật thừa kế quy định các quyền và
nghĩa vụ của các chủ thể thuộc quan hệ thừa kế.
Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân được pháp
luật của quốc gia ghi nhận. Tuy vậy ở các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, hay
trong cùng một hình thái nhưng thể chế chính trị khác nhau, hay cùng thể chế chính
trị nhưng các quốc gia khác nhau lại có sự quy định khác nhau.
Quyền thừa kế mang bản chất giai cấp, vì quyền thừa kế có mối quan hệ chặt
chẽ với quyền sở hữu. Trong chế độ tư hữu, khi để lại thừa kế giai cấp thống trị
không những để lại những di sản mang tính kinh tế mà cả quyền lợi về chính trị.
Nhưng trong chế độ công hữu, quyền lợi của giai cấp thống trị (giai cấp công nhân)
cũng là quyền lợi của toàn thể quần chúng nhân dân, lợi ích của toàn dân tộc nên
quyền thừa kế còn khuyến khích công dân làm việc tạo ra của cải cho bản thân, gia
đình và xã hội.
Quyền thừa kế có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với quyền sở hữu.
Từ chỗ pháp luật quy định cho công dân có quyền sở hữu tài sản và cũng dựa vào
đó pháp luật quy định cho họ các quyền năng trong quan hệ thừa kế.
Công dân có quyền để lại thừa kế những tài sản thuộc quền sở hữu của mình
cho người khác, nhà nước không hạn chế quyền để lại thừa kế và quyền nhận thừa
kế của công dân (trừ trường hợp vi phạm điều 646 BLDS năm 2005). Mặt khác,
13
Nhà nước khuyến khích công dân bằng sức lao động của mình tạo ra nhiều của cải
cho xã hội, hướng tới mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ
văn minh”.
Tóm lại, thừa kế là một chế định pháp luật dân sự, là tổng hợp các quy phạm
pháp luật điều chỉnh việc dịch chuyển tài sản của người chết cho người khác theo di
chúc hoặc theo một trình tự nhất định, đồng thời quy định phạm vi quyền và nghĩa
vụ và phương thức bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế.
Thừa kế theo di chúc là một loại của thừa kế và được pháp luật các nước ghi
nhận và bảo vệ nhằm đảm bảo quyền của người để lại thừa kế và người được nhận
thừa kế.
1.1.2. Khái niệm thừa kế theo di chúc
Thừa kế theo di chúc được quy định tại Điều 646 BLDS năm 2005: “Di chúc
là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau
khi chết”. Theo quy định này thì di chúc phải có các yếu tố sau:
- Đó là sự thể hiện ý chí của cá nhân mà không phải là của bất cứ chủ thể nào
khác;
- Mục đích của việc lập di chúc là chuyển tài sản là di sản của mình cho
người khác;
- Chỉ có hiệu lực sau khi người đó chết.
Di chúc là hành vi pháp lý đơn phương của người lập di chúc, do đó di chúc
phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung và các điều
kiện có hiệu lực của di chúc nói riêng. Vì vậy, một người muốn định đoạt tài sản
của mình bằng di chúc, cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật về thừa kế theo
di chúc.
Thừa kế theo di chúc là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người
khác còn sống theo quyết định của người đó trước khi người đó chết và được thể
hiện trong di chúc. Nội dung cơ bản của thừa kế theo di chúc là chỉ định người thừa
14
kế (cá nhân, tổ chức) và phân định tài sản, quyền tài sản cho họ, giao cho họ nghĩa
vụ tài sản,….
1.1.3. Khái niệm tranh chấp thừa kế theo di chúc
Tranh chấp thừa kế theo di chúc là một cụm từ ghép, trong đó: “tranh chấp là
sự tranh giành cái gì đó”[II,1, 87]. Sự tranh giành đó cho ta thấy số lượng cá thể
tham gia và sự thể hiện của nó ra bên ngoài. Tranh chấp nào cũng có ít nhất hai cá
thể trở lên. Tranh chấp là sự xung đột các quyền và lợi ích của các cá thể trong xã
hội.
Tranh chấp thừa kế theo di chúc là một trong các loại tranh chấp diễn ra phổ
biến trong xã hội. Nó được sử dụng từ khi xuất hiện quan hệ thừa kế và cho đến
ngày nay lại diễn ra đa dạng và phong phú hơn về các loại tranh chấp. Quan hệ thừa
kế xuất hiện ở đâu thì tất yếu có sự tranh chấp về thừa kế ở đó.
Tranh chấp thừa kế theo di chúc là những tranh chấp về quyền và lợi ích của
các chủ thể tham gia vào quan hệ thừa kế về các vấn đề như: Phân chia di sản,
người nhận di sản thừa kế, hình thức của di chúc, hiệu lực của di chúc....
Dấu hiệu của tranh chấp thừa kế theo di chúc: Một tranh chấp thừa kế theo di
chúc thể hiện ra bên ngoài qua các hình thức nhất định. Không thể có tranh chấp
thừa kế theo di chúc tồn tại trong tư duy, suy nghĩ của các chủ thể tranh chấp mà
tranh chấp đó phải được bộc lộ ra bên ngoài thành các hành vi tranh chấp. Các chủ
thể tranh chấp thể hiện thái độ, hành vi của mình về vấn đề tranh chấp và khi đến
cực đỉnh là đơn yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề tranh chấp đó.
Như vậy, để phân biệt tranh chấp về thừa kế theo di chúc với các loại tranh
chấp khác, cần lưu ý một số điểm sau:
Tranh chấp thừa kế theo di chúc phải là sự xung đột giữa các chủ thể trong
quan hệ thừa kế theo di chúc.
- Sự xung đột đó diễn ra trong thời điểm di chúc có hiêu lực (từ thời điểm mở
di chúc, di chúc không trái quy định của pháp luật, không trái đạo đức xã hội), và
trong thời hạn khởi kiện.
15
- Sự xung đột giữa các bên tranh chấp phải gắn với quyền và lợi ích của các
chủ thể liên quan đến di chúc và người để lại di chúc.
- Xung đột giữa các chủ thể phải thể hiện qua một hình thức nhất định và
biểu đạt qua việc yêu cầu của các chủ thể về sự giải quyết tranh chấp thừa kế theo di
chúc đó (thông qua các hình thức giải quyết như: thương lượng, hòa giải, giải quyết
tại tòa án)
Khác với các loại tranh chấp khác, tranh chấp thừa kế theo di chúc diễn ra
chủ yếu giữa các thành viên trong gia đình. Do đó, hậu quả của việc tranh chấp
không chỉ ảnh hưởng tới nền kinh tế, sự ổn định của xã hội như các tranh chấp khác
mà còn tác động tới đạo đức, lối sống của gia đình. Làm cho mối quan hệ giữa các
thành viên bị rạn nứt. Do vậy, việc giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc có ý
nghĩa hết sức quan trọng.
1.2. Tiến trình phát triển quy định pháp luật Việt Nam về giải quyết các
tranh chấp thừa kế theo di chúc từ 1945 đến nay.
Pháp luật thành văn Việt Nam xuất hiện khá muộn so với các quốc gia trên
thế giới. Cho nên, các tư liệu về pháp luật nước ta thời kỳ trước 1945 rất ít. Chế
định thừa kế ở Việt Nam đã được điều chỉnh từ thời phong kiến Việt Nam qua các
bộ luật, chiếu, chỉ dụ, lệnh của vua…, đặc biệt là Bộ luật Hồng Đức (1483) và Bộ
luật Gia Long (1815).
Trong các bộ luật này, các quy phạm pháp luật điều chỉnh khá đầy đủ và chi
tiết các quan hệ trong đời sống xã hội lúc bấy giờ. Trong đó, có những quy định về
thừa kế theo di chúc.
Bộ luật Hồng Đức quy định các con (con trai, con gái, con nuôi) đều có
quyền thừa kế di sản của cha mẹ để lại và mọi người đều có quyền để lại hương hỏa
cho con cháu. Điều 390 BL Hồng Đức quy định: “Cha mẹ làm chúc thư phân chia
tài sản, thiết lập hương hỏa trong chúc thư”.
16
Bộ luật Gia Long lại không thừa nhận quyền thừa kế của con gái mà chú
trọng đến quyền lợi của con trai. Điều 388 BL Gia Long quy định: “Nếu có mệnh
lệnh của cha mẹ, phải theo đúng. Vi phạm điều này sẽ mất phần của mình”.
Mặc dù, BL Hồng Đức ra đời trước nhưng lại thể hiện sự tiến bộ hơn BL Gia
Long. Nó thể hiện sự bình đẳng giữa những người được hưởng thừa kế, không phân
biệt nam nữ, con trai hay con gái. Là quy phạm pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi
ích của công dân, là nền tảng giải quyết các tranh chấp về thừa kế theo di chúc trong
thời kỳ này. BL Hồng Đức, BL Gia Long là những văn bản luật cho các nhà làm
luật, các nhà khoa học pháp lý hiện nay kế thừa và pháp triển.
Đến thời kỳ Pháp thuộc, nước ta áp dụng các bộ luật sau: Dân luật Nam
kỳ(1883), Dân luật Bắc kỳ (1931), Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật (1933). Trong các
bộ luật này đều có quy định về thừa kế theo di chúc.
1.2.1. Giai đoạn từ 1945 đến 1990
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra
đời. Để đảm bảo cho các quan hệ xã hội trong thời kỳ này, trong đó có lĩnh vực dân
sự phát triển bình thường, Nhà nước cần phải ban hành hệ thống pháp luật nhằm ổn
định tình hình chính trị - xã hội, thắt chặt mối quan hệ trong nhân dân, giải quyết
những tranh chấp về dân sự.
Trong lĩnh vực dân sự, ngày 22/5/1950, Hồ chủ tịch ký Sắc lệnh 97/SL về
việc sửa đổi một số quy lệ và chế định trong luật dân sự, quy định một số nguyên
tắc mới để áp dụng trong điều kiện của nền dân chủ nước ta. Riêng trong lĩnh vực
thừa kế, Sắc lệnh đã quy định tại một số điều: Điều 10, Điều 11 của Sắc lệnh.
Điều 10, Sắc lệnh 97 quy định: “Con cháu hoặc vợ chồng của người chết
không bắt buộc phải nhận thừa kế của người ấy; khi nhận thừa kế thì các chủ nợ
của người chết cũng không có quyền đòi nợ quá số di sản để lại”.
Điều 11, Sắc lệnh 97 quy định: “Trong lúc còn sinh thời người chồng goá vợ
hay vợ goá, các con đã thành niên có quyền xin chia phần tài sản thuộc quyền sở
hữu của người chết, sau khi đã thanh toán tài sản chung”.
17
Sắc lệnh 97 đã có những quy định mới so với các bộ luật và dân luật trước
đây, sắc lệnh đã công nhận vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau; con trai,
con gái, con nuôi đều có quyền thừa kế tài sản của cha mẹ; quyền không nhận thừa
kế, nghĩa vụ trả nợ thay cho người chết trong phạm vi di sản được nhận thừa kế.
Mặc dù còn chưa đầy đủ và hoàn thiện nhưng Sắc lệnh 97 đã đáp ứng được
nhu cầu thực tiễn lúc bấy giờ, giúp cơ quan tòa án giải quyết các tranh chấp về thừa
kế theo di chúc có hiệu quả hơn.
Năm 1959 đánh đấu trong hệ thống pháp luật Việt Nam là việc ban hành
Hiến pháp 1959 quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Trong đó,
Hiến pháp đã công nhận vấn đề thừa kế thành nguyên tắc, Điều 19 Hiến pháp 1959
quy định: “Nhà nước chiếu theo pháp luật, bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công
dân”.
Vấn đề thừa kế còn được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình năm
1959. Luật hôn nhân và gia đình quy định: “Các con đều có quyền lợi và nghĩa vụ
ngang nhau trong gia đình và trong việc hưởng thừa kế, không phân biệt con trai,
con gái, con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi”.
Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 đã mở rộng các chủ thể được nhận thừa
kế, không phân biệt con trai, con gái, con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng
đều có quyền nhận thừa kế của người để lại di chúc. Cũng chính sự đổi mới đó đã
làm cho các tranh chấp giữa con đẻ, con nuôi, con ngoài giá thú diễn ra ngày càng
nhiều hơn.
Để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn cũng như nâng cao công tác xét xử trong
phạm vi chức năng do Luật Tổ chức Tòa án quy định, TAND Tối cao đã ban hành
một số Thông tư hướng dẫn. Ví dụ như: Thông tư số 549/NCPL ngày 27/8/1968
hướng dẫn đường lối xét xử các việc tranh chấp về thừa kế; Thông tư số 02/TATC
ngày 02/8/1973 hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế di sản liệt sĩ; ...
18
Cũng như Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980 cũng thừa nhận quyền thừa kế là
quyền cơ bản của công dân. Điều 27, Hiến pháp năm 1980 ghi nhận: “Pháp luật
bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân”.
Để phục vụ công tác xét xử giải quyết các tranh chấp về thừa kế, đồng thời
bổ sung một số điểm cho phù hợp với Hiến pháp mới, qua tổng kết rút kinh nghiệm
công tác xét xử, TANDTC đã ban hành Thông tư 81 ngày 24/7/1981 Hướng dẫn
giải quyết các tranh chấp về thừa kế.
Thông tư 81 đã quy định chi tiết về các nguyên tắc chung về việc giải quyết
các tranh chấp về thừa kế. Ví dụ như: “Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của
công dân”, nam nữ có quyền bình đẳng để lại thừa kế và nhận di sản thừa kế; Tôn
trọng quyền định đoạt bằng di chúc của người có di sản; Việc thừa kế phát sinh từ
thời điểm mở thừa kế; Người thừa kế có quyền nhận hoặc không nhận thừa kế; Khi
giải quyết việc thừa kế cần kiên trì hòa giải nhằm góp phần củng cố và phát triển
tình đoàn kết, thương yêu trong nội bộ gia đình, bảo đảm sản xuất và công tác.
Về di sản thừa kế, Thông tư 81 quy định: Các tài sản thuộc quyền sở hữu của
người để thừa kế và thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt và
những công cụ sản xuất dùng trong những trường hợp được phép lao động riêng lẻ.
Đặc biệt Thông tư đã đề cập đến các di sản như: Đất đai, nhà thờ họ, tư liệu sản
xuất và nhà thuộc diện cải tạo, tư liệu sản xuất của xã viên hợp tác xã sản xuất nông
nghiệp hoặc thủ công nghiệp, đồ dùng mượn của cơ quan, vàng, bạc, bạch kim và
kim cương.
Về thừa kế theo di chúc, Thông tư 81 quy định cụ thể về hình thức di chúc,
quyền định đoạt tài sản của người lập di chúc.
Qua hơn 9 năm thực hiện thông tư về hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về
thừa kế, thông tư đã đáp ứng được nhu cầu thực tiễn về giải quyết các tranh chấp về
thừa kế theo di chúc, đảm bảo được quyền thừa kế của công dân.
Tiếp đó, Luật hôn nhân và gia đình ban hành năm 1986 đã quy định một số
điều liên quan đến quyền thừa kế của vợ, chồng (Điều 14, Điều 16, Điều 17...).
19
Pháp luật thừa kế giai đoạn này đã có nhiều điểm đổi mới. Các quy phạm về
thừa kế nói chung và thừa kế theo di chúc nói riêng đã căn bản giải quyết được các
tranh chấp thừa kế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tuy nhiên, do xã
hội ngày càng phát triển, các quan hệ xã hội mới nảy sinh các quy định của pháp
luật thừa kế giai đoạn này không còn đáp ứng được nhu cầu cuat thự tiễn, buộc các
nhà làm luật phải có sự điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung những quy định mới.
1.2.2. Giai đoạn từ 1990 đến 1996
Khi số lượng các vụ tranh chấp về thừa kế theo di chúc diễn ra ngày càng
phổ biến, đa dạng hơn thì các nhà làm luật dự liệu và ban hành các văn bản pháp
luật nhằm giải quyết các tranh chấp đó một cách có hiệu quả nhất nhằm bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Khi nền kinh tế- xã hội càng phát triển thì các quan hệ xã hội mới cũng pháp
sinh đòi hỏi các nhà làm luật, các nhà khoa học pháp lý phải dự thảo, thông qua và
ban hành những văn bản luật mới thay thế các văn bản cũ đã lỗi thời không còn đáp
ứng được nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn.
Ngày 30/8/1990, Hội đồng Nhà nước nước CHXHCN Việt Nam đã thông
qua Pháp lệnh Thừa kế. Pháp lệnh thừa kế ra đời là sự kế thừa các văn bản như:
Hiến pháp 1980, Thông tư 81 năm 1981...đồng thời sửa đổi, bổ sung một số điều
về: quy định chi tiết về các hình thức của di chúc; Những người được hưởng di sản
không phụ thuộc vào nội dung của di chúc; Việc thừa kế của những người được coi
là chết trong cùng một thời điểm; Những người thừa kế không có quyền hưởng di
sản; di chúc hợp pháp (Điều 6,7,12,13,20... Pháp lệnh thừa kế).
Pháp lệnh thừa kế năm 1990 là văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết
về thừa kế nói chung và thừa kế theo di chúc nói riêng đầy đủ nhất từ trước nhất đến
nay. Là nền tảng để Nhà nước ta xây dựng các Bộ luật dân sự sau này và nhất là các
quy phạm về chế định thừa kế. Thực tế cho thấy BLDS 1995 và 2005 trên cơ sở của
Pháp lệnh thừa kế 1990 sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện BLDS cả về kỹ thuật lập
pháp và nội dung của một số điều còn chưa hợp lý.
20
Qua hơn 5 năm thực hiện Pháp lệnh thừa kế và thực tiễn xét xử cho thấy
pháp lệnh này đã đi vào cuộc sống, về cơ bản vẫn phù hợp với thực trạng quan hệ
thừa kế hiện nay, bảo đảm được quyền thừa kế của công dân được các tầng lớp
nhân dân đồng tình, chấp nhận. Pháp lệnh là nền tảng để cơ quan tòa án giải quyết
các tranh chấp có hiệu quả, bảo vệ quyền thừa kế của công dân, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của các chủ thể tham gia quan hệ thừa kế.
1.2.3. Giai đoạn 1996 đến nay
Giai đoạn này vấn đề giải quyết tranh chấp về thừa kế đã đáp ứng được nhu
cầu cấp bách của xã hội, khi nhà nước ban hành hai BLDS năm 1995 và 2005.
Sự phát triển của chế định thừa kế trong BLDS 1995
Chế định thừa kế được quy định tại phần thứ tư BLDS 1995, với những quy
định chung tại chương I, thừa kế theo di chúc tại chương II và thừa kế theo pháp
luật tại chương III.
BLDS 1995 đã có sự hoàn thiện về kỹ thuật lập pháp. Tại chương I những
quy định chung, BLDS có một số điều chỉnh như sau:
Về quyền thừa kế, pháp lệnh thừa kế quy định công dân có quyền để lại thừa
kế thì BLDS 1995 đã có sự điều chỉnh thành cá nhân. Như vậy, BLDS đã chỉ rõ chỉ
có cá nhân mới có quyền để lại thừa kế chứ không phải là bất kỳ một chủ thể nào
khác.
Về di sản thừa kế, ngoài những di sản mà Pháp lệnh đã quy định, BLDS đã
bổ sung quyền sử dụng đất vào di sản thừa kế tại khoản 2, Điều 637: “Quyền sử
dụng đất cũng thuộc di sản thừa kế và được để lại thừa kế theo quy định tại Phần
thứ năm của Bộ luật này”.
BLDS 1995 đã bổ sung một số điều về người quản lý di sản, quyền và nghĩa
vụ của người quản lý di sản và quyền từ chối nhận di sản của người được nhận thừa
kế, thời hiệu khởi kiện thừa kế (quy định tại Điều 641, 642, 643, 645). Sự bổ sung
những điều luật này có ý nghĩa quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu thực tiễn về
những tranh chấp liên quan đến các vấn đề nói trên, phù hợp với thực tiễn xã hội
21
ngày càng phát triển, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người để lại di chúc và
người thừa kế di chúc.
Chương II phần thứ tư BLDS 1995 quy định về thừa kế theo di chúc. Tại
chương này BLDS 1995 cũng có những sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với nhu cầu
của thực tiễn. Cụ thể như sau:
BLDS 1995 đã bổ sung pháp lệnh thừa kế 1990: quy định rõ di chúc là gì?
“Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người
khác sau khi chết” .(Điều 649),
BLDS 1995 còn quy định về năng lực chủ thể của người lập di chúc. Những
trường hợp nằm ngoài các trường hợp dưới đây thì cá nhân nào lập di chúc, di chúc
đó sẽ không được công nhận. Như vậy, BLDS 1995 đã có sự quy định khác về năng
lực của người lập di chúc so với Pháp lệnh thừa kế năm 1990 đó là: ngoài cá nhân
đã thành niên từ đủ 18 tuổi không bị hạn chế hay mất năng lực hành vi dân sự, cá
nhân khi lập di chúc tự nguyện, minh mẫn không bị lừa dối, cưỡng ép thì pháp lệnh
công nhận di chúc đó là hợp pháp. Ngoài ra, Pháp lệnh quy định “Di chúc cũng
được coi là hợp pháp nếu do người từ đủ mười sáu tuổi trở lên nhưng chưa đủ mười
tám tuổi tự nguyện lập trong khi minh mẫn, được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người
đỡ đầu, không bị lừa dối và không trái với quy định của pháp luật”. BLDS 1995
mở rộng phạm vi cá nhân có quyền lập di chúc là từ 15 tuổi trở lên “Người từ đủ
mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ
hoặc người giám hộ đồng ý”. ( Khoản 2 Điều 650, BLDS 1995)
Về quyền của người lập di chúc, thực tiễn cho thấy trong nội dung di chúc
của một số cá nhân có phần di tặng (tặng cho) di sản cho những người nằm ngoài
những người được hưởng di sản thừa kế, di tặng một phần trong khối di sản để lại
của người đó sau khi chết. Khoản 4 Điều 651, BLDS 1995 đã bổ sung về phần di
sản dùng để di tặng, phần mà Pháp lệnh thừa kế năm 1990 không đề cập đến.
Về di chúc miệng, Pháp lệnh Thừa kế 1990 thừa nhận giá trị của di chúc
miệng nhưng không qui định thủ tục ghi chép lại di chúc miệng. Khi tranh tụng tại
22
tòa án, hầu hết các di chúc miệng đều bị tòa án bác bỏ vì không có cơ sở để tin cậy
nếu chỉ dựa vào lời khai đơn phương của một bên nhân chứng hoặc khi các nhân
chứng có lời khai mâu thuẫn. Khắc phục bất cập này, BLDS 1995 qui định về thủ
tục lập nội dung di chúc miệng là: những người làm chứng “phải ghi chép lại bằng
văn bản ngay sau đó”. Nhưng “ngay sau đó” là bao lâu thì không thể xác định
được, nên thực tế có nhiều người làm chứng đã để rất lâu sau mới chịu lập văn bản
ghi nội dung di chúc miệng. Điều này đã gây ra khó khăn cho tòa án trong việc
thẩm định giá trị của di chúc miệng và muốn bác bỏ nó thì cũng thiếu cơ sở pháp lý
rõ ràng.
Như vậy, BLDS 1995 đã có sự điều chỉnh các quy định về thừa kế theo di
chúc cho phù hợp với thực tiễn. Tăng cường về kỹ thuật lập pháp, sửa đổi một số từ
ngữ, tách một số phần trong các điều của Pháp lệnh thành các điều luật khác nhau.
BLDS 1995 bổ sung thêm các điều luật về di chúc, quyền của người lập di chúc,
quyền thừa kế quyền sử dụng đất, người quản lý di sản...BLDS 1995 đã đáp ứng
được nhu cầu thực tiễn xã hội, tăng cường công tác xét xử của cơ quan Tòa án giải
quyết nhanh chóng có hiệu quả các tranh chấp về thừa kế theo di chúc.
Trong vòng 10 năm thực hiện BLDS 1995 về các quy định về thừa kế theo di
chúc, thực tiễn cho thấy cần phải có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực
tiễn phát triển của xã hội. BLDS 2005 ra đời đã khắc phục được những hạn chế của
Pháp lệnh về thừa kế 1990 và BLDS 1995.
Sự phát triển của chế định thừa kế trong BLDS 2005
So với BLDS 1995, các quy định về thừa kế trong BLDS 2005 đã có nhiều
điểm mới. Về cơ cấu, bố cục của các chương mục và số lượng các điều luật không
có sự thay đổi lớn, ngoài việc tăng thêm một số điều luật mới (Điều 687). Về nội
dung có một số điểm mới sau:
Phần những quy định chung có tất cả 14 điều, nhưng có 7 điểm mới được sửa
đổi, bổ sung. Ngoài sửa đổi mang tính kỹ thuật tại Điều 635 thì việc sửa đổi, bổ
sung trong 6 trường hợp còn lại đã làm thay đổi căn bản về nội dung các điều luật.
23
Về di sản thừa kế, có một số sửa đổi. Khoản 2 Điều 637, BLDS 1995 qui
định quyền sử dụng đất là một loại di sản thừa kế. Điều 634 BLDS 2005 bỏ qui định
tại khoản 2 của Điều luật tương ứng và chỉ qui định thành 1 đoạn: “Di sản bao gồm
tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với
người khác”. Điều này không có nghĩa là từ nay, pháp luật không thừa nhận quyền
sử dụng đất là một loại di sản. Quyền sử dụng đất vẫn là một loại di sản thừa kế vì
theo BLDS 2005 và Luật Đất đai 2003 thì quyền sử dụng đất là một loại tài sản và
được để lại thừa kế. Đồng thời, việc thừa kế quyền sử dụng đất dần dần đã được xã
hội chấp nhận. Vì thế, BLDS 2005 không cần thiết phải qui định thêm về di sản là
quyền sử dụng đất. Sự sửa đổi này là tích cực và tiến bộ hơn về kỹ thuật lập pháp so
với Luật cũ vì nó làm cho điều luật trở nên tinh gọn hơn nhưng vẫn không làm ảnh
hưởng đến việc nhận thức và áp dụng pháp luật.
Về thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại, BLDS 1995 qui định người thừa
kế chỉ phải thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại trong “phạm vi di sản” mà họ
được hưởng. BLDS 2005 đã bổ sung cụm từ “trừ trường hợp có thỏa thuận khác”
vào cuối khoản 1 và cuối khoản 3. Về nguyên tắc, nghĩa vụ của người thừa kế đối
với khoản nợ do người chết để lại vẫn nằm trong giới hạn và theo tỷ lệ di sản mà họ
nhận được từ người chết, nhưng phạm vi này có thể không tương ứng với tỷ lệ di
sản, thậm chí có thể lớn hơn phần di sản mà người thừa kế thực tế được hưởng, nếu
các bên có thỏa thuận khác. Quy định này vừa bảo vệ được quyền lợi chính đáng
của những người thừa kế và quyền lợi chính đáng của chủ nợ.
Về quyền từ chối nhận di sản thừa kế, khoản 3, điều 642, BLDS 2005 bổ
sung qui định: “Sau sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không có từ chối nhận di
sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế”. Bổ sung này không làm thay đổi tinh thần
Điều luật, nhưng làm rõ hơn tính chất “mặc nhiên” và “tự động” của quyền thừa
kế; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để xác định những vấn đề có liên quan trong
việc giải quyết nợ của người chết, xác định kỷ phần thừa kế bắt buộc, tiến hành các
thủ tục phân chia di sản, xác định tư cách tố tụng trong việc kiện chia di sản… Việc
24
bổ sung điều luật là một trong những yếu tố giúp cơ quan xét xử giải quyết các
tranh chấp về thừa kế theo di chúc trong thực tiễn.
Về di sản không có người thừa kế thì thuộc về Nhà nước, điều 647, BLDS
1995 qui định Nhà nước hưởng di sản không có người thừa kế nhưng Nhà nước
không phải là người thừa kế sau cùng. Tuy nhiên, Điều luật đã không qui định rõ là
Nhà nước phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại, nên đã dẫn đến nhiều
cách hiểu và vận dụng không nhất quán. Nhiều trường hợp, cơ quan chức năng
không quan tâm đến nghĩa vụ của người chết đối với người khác, nên đã làm thiệt
hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người liên quan. Khắc phục điểm yếu
này, Điều 644 BLDS 2005 bổ sung như sau:
“Trong trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc
có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại
sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc Nhà
nước.”
Qui định này vẫn không làm thay đổi nguyên tắc Nhà nước được hưởng di
sản không người thừa kế, nhưng xác định rõ ràng trách nhiệm của cơ quan nhà nước
khi nhận di sản không người thừa kế: phải thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại,
qua đó thể hiện sự tích cực hơn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của
các chủ thể có quyền và lợi ích liên quan đến di sản.
Về thời hiệu khởi kiện yêu cầu thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại, điều
648 BLDS 1995 không qui định về thời hiệu khởi kiện đòi nợ do người chết để lại.
Thông tư liên ngành số 03/1996 của Tòa án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân
dân Tối cao dựa vào Nghị quyết ngày 28/10/1995 của Quốc hội để hướng dẫn thời
hiệu khởi kiện đòi nợ do người chết để lại là “không hạn chế thời gian”. Qui định
này đã gây ra những bất cập, khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp về thừa kế.
Thực tế cho thấy quy định đó không chỉ gây khó khăn cho tòa án trong việc điều
tra, xác minh tìm chứng cứ và gây ra sự bất ổn trong các quan hệ dân sự, mà còn đe
dọa xâm phạm tới quyền và lợi ích chính đáng của người thừa kế, những người đã
25
thực hiện nghĩa vụ từ rất lâu, nhưng không lưu giữ được chứng từ… Khắc phục
nhược điểm này, BLDS 2005 đã bổ sung qui định: “về thời hiệu khởi kiện đòi thực
hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại là 3 năm, tính từ ngày mở thừa kế”. Có
nghĩa, sau 3 năm kể từ ngày mở thừa kế, các chủ nợ không đòi nợ người thừa kế thì
quyền đòi nợ chấm dứt.
Chương XXIII, quy định về thừa kế theo di chúc gồm 28 điều luật, trong đó
có 7 điều luật được sửa đổi, bổ sung. Ngoài những sửa đổi mang tính kỹ thuật tại
khoản 3 Điều 650 và Điều 657, thì 5 điểm mới còn lại đều có những thay đổi cơ bản
về mặt nội dung.
Về quyền của người lập di chúc, khoản 4, Điều 648, BLDS 2005 qui định về
quyền của người lập di chúc cơ bản vẫn giữ nội dung gần giống như Luật cũ, nhưng
bỏ đi cụm từ “trong phạm vi di sản”. Quy định này dẫn đến nhiều tranh chấp giừa
người nhận thừa kế (người có ngĩa vụ trả nợ) với ý chí của người lập di chúc, vì có
thể họ phải trả nợ thay cho người chết ngoài phạm vi di sản thừa kế mà họ được
nhận.
Về di chúc miệng, khoản 1 Điều 651, BLDS 2005 bỏ đoạn cuối trong khoản
1 của Điều 654 BLDS 1995 và nội dung này được chuyển thành khoản 5 của Điều
652 BLDS 2005. Sự sửa đổi này không làm thay đổi nội dung mà chỉ có tác dụng
làm cho Điều luật tinh gọn.
Khoản 2 của Điều 651 bổ sung thêm hai từ “mặc nhiên”, làm cho Điều luật
trở nên rõ nghĩa hơn. Theo Luật cũ, di chúc miệng cũng được coi là bị hủy bỏ sau 6
tháng kể từ ngày lập mà người di chúc vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn, sáng suốt,
nhưng không qui định thủ tục để hủy bỏ và ai có quyền tuyên bố hủy bỏ di chúc
miệng. Bổ sung thêm hai từ “mặc nhiên” nhằm xác định rõ phạm vi áp dụng của
Điều luật, tránh làm cho Điều luật được hiểu theo nhiều nghĩa và áp dụng không
thống nhất..
Về điều kiện để công nhận di chúc hợp pháp, điều 652 BLDS 2005 có một bổ
sung rất quan trọng: “Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể
26
hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực”. Chính sự
bổ sung này đã làm hạn chế các tranh chấp thừa kế theo di chúc về hình thức của di
chúc và là cơ sở để cơ quan Tòa án xác minh tính hợp pháp của di chúc.
Nhà làm luật còn qui định thêm về thời hạn xác định và thủ tục để lập bản
ghi chép nội dung di chúc miệng. Luật mới xác định chính xác khoảng thời gian mà
người làm chứng phải viết lại nội dung di chúc miệng là “5 ngày, sau khi người di
chúc miệng thể ý chí sau cùng”. Với quy định này, pháp luật ngăn ngừa sự thể hiện
ý chí chủ quan của người làm chứng, tăng cường trách nhiệm của người làm chứng
di chúc. Qui định này cũng thể hiện quyết tâm của nhà lập pháp nhằm loại bỏ khả
năng người làm chứng có thể tự ý sửa chữa, viết lại nhiều lần hay đánh tráo văn bản
ghi nội dung di chúc miệng.
Về hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng, điều 671, BLDS 1995 qui định:
“Trong trường hợp vợ, chồng lập di chúc chung mà có người chết trước, thì chỉ
phần di chúc liên quan đến phần di sản của người chết trong tài sản chung có hiệu
lực pháp luật; nếu vợ, chồng có thỏa thuận trong di chúc chung về thời điểm có
hiệu lực của di chúc chung là thời điểm người sau cùng chết, thì di sản của vợ,
chồng theo di chúc chung chỉ được phân chia từ thời điểm đó”. Quy định này gây
khó khăn cho việc thi hành di chúc vì chỉ có một giao dịch, nhưng có đến hai thời
điểm có hiệu lực khác nhau. Khắc phục nhược điểm này, Điều 668 BLDS 2005 qui
định: “Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết
hoặc thời điểm vợ, chồng cùng chết”. Qui định này tỏ ra hợp lý hơn so với qui định
tương ứng trong BLDS 1995, vì một di chúc chỉ có thể có một thời điểm có hiệu
lực.
Về công bố di chúc, khoản 3, Điều 672, BLDS 2005 bỏ đoạn “bản sao di
chúc phải có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Ủy ban
nhân dân xã, phường, thị trấn nơi mở thừa kế”. Phù hợp với thực trạng pháp luật
công chứng, chứng thực hiện nay, luật không bắt buộc phải công chứng, chứng thực
bản sao tờ di chúc. Qui định này tỏ ra thông thoáng, thể hiện tính thực tiễn cao, làm
27
cho Điều luật mang tính khả thi hơn, tạo điều thuận lợi hơn cho việc công bố di
chúc mà vẫn bảo đảm sự minh bạch vì tại khoản 4 của Điều luật đã qui định quyền
được đối chiếu bản sao di chúc với bản gốc của nó.
Như vậy, qua thực tiễn đời sống và công tác xét xử các tranh chấp tại Tòa án
nhân dân các cấp. Nhà làm lập đã sửa đổi, bổ sung và thông qua việc ban hành
BLDS 2005. BLDS 2005 đã khắc phục được những hạn chế về kỹ thuật lập pháp và
nội dung của BLDS 1995 về chương thừa kế theo di chúc.
Qua hơn 5 năm thực hiện BLDS 2005, thực tiễn cho thấy BLDS 2005, sửa
đổi, bổ sung đã phần nào làm giảm bớt các tranh chấp xảy ra về thừa kế theo di
chúc, giảm bớt chi phí tố tụng, hạn chế được sự bất bình ổn về xã hội do xung đột
về quyền lợi và nhất là bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham
gia quan hệ thừa kế theo di chúc.
Tóm lại, sự phát triển về các quy định về thừa kế nói chung và thừa kế theo
di chúc nói riêng qua các thời kỳ càng khẳng định, chế định thừa kế đã có sự phát
triển tương ứng với sự phát triển của xã hội. Buộc các nhà làm luật phải ban hành
các quy phạm pháp luật để điều chỉnh quan hệ thừa kế và các vấn đề liên quan đến
thừa kế. Và để giải quyết các tranh chấp về thừa kế theo di chúc buộc các chủ thể
tham gia quan hệ thừa kế phải tuân theo những quy định của pháp luật về thừa kế
theo di chúc. Cũng dựa trên cơ sở pháp luật, cơ quan xét xử Tòa án tiến hành giải
quyết các tranh chấp đó.
1.3. Các loại tranh chấp về thừa kế theo di chúc
Các tranh chấp về thừa kế theo di chúc là do sự bất đồng, xung đột về ý chí
của những người thừa kế hoặc những người thuộc diện, hàng thừa kế pháp luật theo
quy định của pháp luật. Hoặc là do sự quy định không chặt chẽ của pháp luật về vấn
đề thừa kế theo di chúc. BLDS 2005 đã dự liệu các trường hợp tranh chấp có thể sẽ
diễn ra trong thực tế, cũng trên cơ sở các quy phạm pháp luật đó, cơ quan Tòa án
giải quyết các tranh chấp.
28
1.3.1. Tranh chấp liên quan đến người lập di chúc
Trong thực tiễn hiện nay cho thấy tranh chấp về thừa kế theo di chúc diễn ra
ngày càng đa dạng và phức tạp. Và một trong những tranh chấp đó liên quan đến
người lập di chúc. Cụ thể là: năng lực hành vi của người lập di chúc; người lập di
chúc tự nguyện, minh mẫn; quyền định đoạt của người lập di chúc.
Khi các chủ thể trong quan hệ thừa kế nhận thấy di chúc do người chết để lại
có sự bất ổn hoặc có sự sai phạm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp chua họ,
dẫn đến tranh chấp xảy ra, các chủ thể đó yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp. Để
giải quyết tranh chấp đó, cơ quan xét xử Tòa án phải dựa trên những quy định cụ
thể của pháp luật về thừa kế theo di chúc.
Tranh chấp liên quan đến năng lực hành vi của người lập di chúc
Theo quy định của pháp luật tại điều 647 BLDS năm 2005, người có thể lập
di chúc là:
"- Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị
bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức được và làm chủ được
hành vi của mình.
- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc,
nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý".
Pháp luật nước ta công nhận người từ đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên.
Vì vậy, không phân biệt nam, nữ, tôn giáo, thành phần,… Người từ đủ 18 tuổi đều
có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình cho người thừa kế. Người lập di
chúc phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự (quy định tại Điều 22, 23 BLDS năm
2005).
Tuy nhiên, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi (người có năng lực hành
vi một phần) có thể lập di chúc nhưng với điều kiện “lập thành văn bản và phải
được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý”. Sự đồng ý ở đây là sự đồng ý cho họ
lập di chúc. Còn về phần nội dung di chúc, họ được toàn quyền quyết định. Tuy
29
nhiên đa số những người này có số lượng tài sản rất ít, do số năm lao động không
nhiều, còn phụ thuộc vào cha mẹ hoặc số tài sản có được là do cha mẹ để lại...Do
vậy, di chúc của những người thuộc nhóm độ tuổi này sẽ có nhiều vấn đề cần quan
tâm: tính hợp pháp của di chúc, di sản để lại có thuộc sở hữu hợp pháp của cá nhân
hay không, dẫn đến nhiều tranh chấp có thể xảy ra.
Nhưng thực tế cho thấy không phải bất cứ lúc nào khi người lập di chúc đáp
ứng điều kiện về năng lực hành vi thì di chúc của họ sẽ hợp pháp, mà di chúc đó
không được trái đạo đức xã hội, không trái pháp luật, đồng thời người lập di chúc
phải tự nguyện, minh mẫn, không bị lừa dối, bị cưỡng ép.
Người lập di chúc tự nguyện, minh mẫn
Theo khoản 1 Điều 652 BLDS 2005: “Người lập di chúc tự nguyện, minh
mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa hay cưỡng ép”. Tự
nguyện của người lập di chúc là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí của họ.
Mặt khác, chúng ta thấy rằng sự thống nhất đó là sự thống nhất về mong muốn chủ
quan, mong muốn của người lập di chúc với hình thức thể hiện ra bên ngoài sự
mong muốn đó. Vì vậy, việc phá vỡ sự thống nhất làm mất đi tính tự nguyện của
việc lập di chúc. Sự phá vỡ đó là do người lập di chúc bị cưỡng ép hoặc di chúc của
họ lập trên cơ sở bị lừa dối.
Cưỡng ép có thể là sự cưỡng ép về thể chất (đánh đập, giam giữ...) hoặc
cưỡng ép về tinh thần (đe dọa tính mạng của người thân trong gia đình người lập di
chúc...). Người lập di chúc còn có thể bị lừa dối bằng những thủ đoạn như: Làm tài
liệu giả để cho người đó tin rằng một người đã chết hoặc mất tích nên không lập di
chúc để lại di sản cho người đó mà để lại tài sản cho người làm tài liệu giả...
Đây là trường hợp diễn ra nhiều trong thực tế, vì muốn người lập di chúc để
lại tài sản cho mình mà những người khác có những hành vi trái pháp luật, trái đạo
đức xã hội nhằm có được di sản của người thừa kế. Và khi những người khác phát
hiện và chứng minh được di chúc đó không hợp pháp do trái pháp luật thì tất yếu sẽ
có sự xung đột và tranh chấp giữa các chủ thể liên quan.
30
Quyền định đoạt của người lập di chúc
Để bảo vệ quyền định đoạt của người lập di chúc, và hạn chế các tranh chấp
liên quan đến quyền định đoạt của người lập di chúc, BLDS năm 2005 đã quy định
chi tiết về quyền của người lập di chúc.
Tôn trọng và bảo vệ quyền năng của một cá nhân đối với tài sản của họ,
BLDS 2005 của nhà nước ta đã ghi nhận quyền của người lập di chúc tại các điều
luật sau đây:
Điều 631: Quyền thừa kế của cá nhân
“Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản
của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo
pháp luật”.
Theo quy định của pháp luật, khi xét về thừa kế theo di chúc thì cá nhân có
quyền lập di chúc và hưởng di sản thừa kế theo ý chí của người lập di chúc. Như
vậy, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, nhà nước
không có quyền để lại di sản thừa kế. Về đối tượng thừa kế theo di chúc thì ngoài cá
nhân, còn có tổ chức, nhà nước.
Quyền của người lập di chúc được quy định tại Điều 648, 662, 664 BLDS
2005.
Quyền của người lập di chúc sẽ được chúng tôi phân tích cụ thể ở phần nội
dung của di chúc. Nói rõ hơn về các tranh chấp về nội dung của di chúc. Tóm lại,
các tranh chấp liên quan đến người lập di chúc phải chịu sự quy định của pháp luật
liên quan đến vấn đề này.
1.3.2. Tranh chấp về nội dung của di chúc
Nội dung của di chúc là tổng hợp ý chí của người lập di chúc, thể hiện ở
quyền định đoạt của người lập di chúc. Người lập di chúc chỉ định người thừa kế;
giao nghĩa vụ cho người thừa kế, phân định di sản thừa kế, đưa ra các điều kiện để
chia di sản thừa kế...Ý chí của người lập di chúc phải phù hợp với ý chí của Nhà
31
nước, đạo đức xã hội, tuân thủ các quy định tại điểm 3 Điều 4 BLDS 2005. Vi phạm
các điều đó di chúc sẽ vô hiệu. Nội dung của di chúc được quy định tại Điều 648,
662, 664 BLDS 2005.
Để hiểu được quyền phân định di sản thừa kế của người lập di chúc thì phải
biết được những di sản nào của người lập di chúc có quyền phân chia. Đây là cơ sở
để ngành Tòa án dùng làm căn cứ để xác định di chúc có vi phạm quy định của
pháp luật hay không?
Di sản thừa kế
Di sản bao gồm: tài sản riêng của người đã chết, phần tài sản của người chết
trong tài sản chung với người khác, ngoài ra di sản thừa kế còn là các quyền tài sản
mà người chết để lại.
Di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người đã
chết, quyền về tài sản của người đó. Quyền sở hữu tài sản là một trong những quyền
cơ bản của công dân được nhà nước bảo hộ. “công dân có quyền sở hữu về thu
nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và
tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác....Nhà nước
bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân”. (Điều 58 Hiến
Pháp 1992).
Tài sản riêng của người chết
Tài sản riêng của người chết là tài sản do người đó tạo ra bằng thu nhập hợp
pháp( như tiền lương, tiền được trả công lao động, tiền thưởng, tiền nhuận bút....)
tài sản được tặng cho, được thừa kế, tư liệu sinh hoạt riêng( như quần áo, giường tủ,
xe máy, ô tô....) nhà ở, tư liệu sản xuất các loại, vốn để sản xuất kinh doanh.
Tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý được dùng để làm đồ trang sức hoặc
được dùng làm của để dành.
Nhà ở, diện tích mà người có nhà bị cải tạo XHCN, được Nhà nước để lại
cho để ở và xác định là thuộc quyền sở hữu của người đó. Nhà do được thừa kế,
32
tặng cho, mua, trao đổi hoặc tự xây dựng các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho
phép và đã làm thủ tục sang tên, trước bạ.
Vốn, cổ phần, vật tư, tư liệu sản xuất của những người sản xuất cá thể, hoặc
các tư nhân được sản xuất kinh doanh hợp pháp.
Tài liệu, dụng cụ máy móc của người làm công tác nghiên cứu.
Cây cối mà người được giao sử dụng đất trồng và hưởng lợi trên đất đó.
Quyền về tài sản do người chết để lại. Đó là các quyền dân dân sự được phát
sinh từ các quan hệ hợp đồng do việc bồi thường thiệt hại mà trước khi chết họ đã
tham gia vào những quan hệ này (như quyền đòi nợ, đòi lại tài sản cho thuê, hoặc
cho mượn, chuộc lại tài sản đã thế chấp, cầm cố, yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng...)
Ngoài những quyền nói trên quyền về tài sản của người chết được để lại như:
quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp.
Việc quy định về tài sản do người chết để lại là di sản thừa kế, góp phần bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tăng cường tinh thần trách nhiệm của
các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ PLDS. Tuy nhiên các quyền tài sản gắn
liền với nhân thân cuả người chết (quyền hưởng trợ cấp, tiền lương hưu) không là di
sản thừa kế.
Đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân, Nhà nước là người quản lý toàn bộ đất
đai và giao cho tổ chức và cá nhân sử dụng lâu dài để tạo điều kiện cho cá nhân, tổ
chức đầu tư công, sức vào sản xuất nhà nước cho phép cá nhân có 5 quyền, trong đó
có quyền để lại thừa kế, quyền sử dụng đất, tùy loại đất khác nhau mà quyền thừa
kế cũng có quy định khác nhau.
Vấn đề đất đai trong thừa kế ngày càng trở nên quan trọng hơn khi đa số các
loại tranh chấp về thừa kế theo di chúc thường liên quan đến quyền sử dụng đất.
Vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai là di sản thừa kế càng khó giải quyết hơn khi
Luật Đất đai có nhiều văn bản hướng dẫn, dẫn tới sự chồng chéo trong quá trình
giải quyết .
33
BLDS 2005 quy định di sản thừa kế nói chung và di sản thừa kế theo di chúc
nói riêng, làm căn cứ để xác định người để lại di chúc có quyền phân chia di sản
thừa kế, di tặng, quyền giao nghĩa vụ thừa kế... trong phạm vi di sản thừa kế hợp
pháp.
Quyền phân định di sản cho từng người thừa kế
Người lập di chúc có quyền phân chia một cách cụ thể cho người thừa kế nào
hưởng phần di sản là bao nhiêu hoặc hưởng di sản là vật gì. Người lập di chúc có
quyền phân chia di sản cho mỗi người không nhất thiết phải ngang nhau mà không
cần phải nêu lý do, nếu không phân định. Vì vậy, quyền phân định di sản của người
lập di chúc được xem xét dưới ba góc độ và qua từng góc độ đó, việc phân chia di
sản theo di chúc được tiến hành cho phù hợp với ý nguyện của người để lại di sản.
- Phân định tổng quát : Là trường hợp người lập di chúc không xác định rõ
phần di sản mà từng người thừa kế được hưởng. Theo góc độ này nếu trong di chúc
chỉ có một người thừa kế thì toàn bộ di sản sẽ thuộc về người đó. Nếu di chúc chỉ
định nhiều người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người có tên trong di
chúc. Nếu những người này có sự thỏa thuận về việc hưởng di sản thì việc phân
chia di sản sẽ tuân theo sự thỏa thuận đó.
- Phân định theo tỷ lệ: Là trường hợp trong di chúc đã nói rõ mỗi người thừa
kế được hưởng một phần di sản theo một tỷ lệ nhất định so với tổng giá trị tài sản.
Vì vậy, khi phân chia di sản theo di chúc thì mỗi người thừa kế được hưởng phần di
sản theo tỷ lệ đã được xác định trên tổng giá trị khối tài sản đang còn vào thời điểm
phân chia. Chẳng hạn, nếu di chúc xác định rằng cho A hưởng 1/5 di sản và sau khi
định giá đã xác định được tổng giá trị di sản là 400 triệu đồng thì sẽ A được hưởng
phần di sản là: 400 triệu : 5 = 80 triệu.
- Phân định cụ thể: Là trường hợp người để lại di sản đã xác định rõ trong di
chúc người thừa kế nào được hưởng di sản là hiện vật gì. Vì vậy khi di sản được
phân chia, các thừa kế được nhận hiện vật theo sự xác định trong di chúc “kèm theo
hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị hiện vật bị giảm
34
sút tính đến thời điểm phân chia di sản”. “Nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người
khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại” (Điều 684 BLDS
2005).
Do việc xác định tổng tài sản của người lập di chúc không thể hiện rõ ràng
trong di chúc cho nên khi những người liên quan đến quan hệ thừa kế đó sẽ có cách
xác định di sản của người đã chết khác nhau, dẫn đến việc phân định di sản thừa kế
cũng khác nhau tất yếu dẫn đến tranh chấp, buộc họ phải yêu cầu tòa án giải quyết.
Việc phân chia di sản là một trong những tranh chấp diễn ra phổ biến nhất
trong các tranh chấp về thừa kế theo di chúc vì nó tác động đến quyền và lợi ích của
các chủ thể được nhận thừa kế.
Quyền giao nghĩa vụ cho người thừa kế
Nghĩa vụ được xét đến trong mục này là những nghĩa vụ về tài sản.
Theo sự chỉ định trong di chúc, người thừa kế phải thực hiện một công việc
vì lợi ích chất của người khác mà đáng lẽ khi còn sống, người để lại di sản phải thực
hiện như trả nợ, bồi thường thiệt hại… Tuy nhiên, người thừa kế không phải thực
hiện những nghĩa vụ về tài sản gắn liền với nhân thân của người để lại di sản.
Cũng giống như việc phân định tài sản, việc phân định nghĩa vụ cũng được
hiểu theo ba góc độ sau đây:
- Trong trường hợp người để lại di sản có để lại một nghĩa vụ về tài sản
nhưng trong di chúc không nói rõ người thừa kế nào phải thực hiện nghĩa vụ đó thì
theo quy định của pháp luật, ai hưởng thừa kế người đó phải thực hiện. Tuy nhiên,
người thừa kế chỉ phải thực hiện nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại trong phạm
vi di sản thừa kế.
- Trong trường hợp hợp để lại thừa kế đã xác định rõ tỷ lệ nghĩa vụ mà từng
người thừa kế phải thực hiện thì mỗi người phải thực hiện phần đó trong phạm vi di
sản mà mình được hưởng. Phần nghĩa vụ vượt quá di sản người này được hưởng sẽ
chia đều cho những người thừa kế khác thực hiện tương ứng với phần di sản mà họ
đã nhận.
35
- Nếu người lập di chúc đã giao nghĩa vụ cụ thể cho người thừa kế thì riêng
người được giao nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đó. Tuy nhiên, nếu có phần nghĩa
vụ vượt quá số di sản mà người đó được hưởng thì những người thừa kế khác phải
thực hiện tương ứng với phần di sản mà họ được hưởng. Ví dụ: Ông A lập di chúc
để định đoạt khối tài sản của mình trị giá 120 triệu đồng như sau: cho M hưởng 30
triệu đồng, N hưởng 30 triệu đồng, P hưởng 60 triệu đồng. Khi ông A chết còn nợ
của người khác một khoản tiền là 54 triệu đồng. Ông A giao cho M phải thay ông
trả khoản nợ đó. Như vậy, trong thực tế coi như M không được hưởng di sản theo di
chúc. Ngoài 30 triệu đồng mà M được hưởng đã dùng để thanh toán nghĩa vụ,
khoản nợ vẫn còn lại 24 triệu đồng. Khoản nợ này do N và P cùng phải thực hiện
nhưng tương ứng với phần di sản mà mỗi người được hưởng (do di sản của N được
hưởng = 1/2 di sản mà P được hưởng). Vì vậy N = 30 triệu đồng trừ 8 triệu đồng
(1/3 của 24 triệu đồng) còn 22 triệu đồng; P = 60 triệu đồng trừ 16 triệu đồng (2/3
của 24 triệu đồng) còn 44 triệu đồng.
Như vậy, những người thừa kế không chỉ được nhận di sản thừa kế mà còn
phải gánh vác nghĩa vụ cho người để lại thừa kế. Đây cũng là một trong những
nguyên nhân dẫn đến tranh chấp. Vì tâm lý của người thừa kế là chỉ muốn hưởng
quyền mà không muốn phải gánh vác nghĩa vụ thay cho người đã chết. Họ cho rằng
người nào nợ thì phải có nghĩa vụ trả nợ không thể buộc người khác phải trả nợ
thay. Xuất pháp từ tâm lý và suy nghĩ như vậy mà người thừa kế theo di chúc sẽ từ
chối nhận thừa kế hoặc đùn đẩy trách nhiệm cho nhau dẫn đến xung đột.
Người lập di chúc có quyền dành một phần di sản để di tặng
Di tặng là việc người để lại di sản dành một phần trong số di sản để tặng cho
người khác thông qua việc thể hiện ý nguyện trong một di chúc.
Về nguyên tắc, hiệu lực của việc di tặng được xác định theo hiệu lực của di
chúc. Nghĩa là việc di tặng chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm người lập di chúc chết và
dĩ nhiên là người được di tặng phải còn sống vào thời điểm đó. Mặt khác, người
nhận tài sản di tặng được coi là một bên trong hợp đồng tặng cho (dù hợp đồng đó
36
chỉ được thực hiện sau khi người tặng cho đã chết) nên họ được hưởng di sản mà
không phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại. Tuy nhiên, để bảo vệ
quyền lợi chính đáng cho các chủ nợ của người chết, pháp luật nước ta quy định:
“Trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của
người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn
lại của người này”. (Khoản 2 Điều 671 BLDS 2005).
Thực tiễn cho thấy đây là vấn đề có nhiều tranh cãi vì người được di tặng sẽ
gách vác ít nghĩa vụ trả nợ hơn so với những người được hưởng di sản thừa kế. Đặc
biệt là các trường hợp toàn bộ di sản đủ để thực hiện nghĩa vụ trả nợ, khi đó sẽ có
sự bất đồng xảy ra.
Quyền được để lại di sản dùng vào việc thờ cúng
Con người Việt Nam cổ truyền vốn coi việc thờ phụng tổ tiên là bổn phận hết
sức thiêng liêng và hệ trọng của con, cháu. Khi một gia đình có kinh tế khá giả bao
giờ người ta cũng quan tâm thi hành bổn phận ấy bằng cách dành ra một số tài sản
để lo việc xây dựng nhà thờ, tài sản trong nhà thờ và thờ cúng hàng ngày. Các tài
sản này có thể bao gồm nhiều loại với tên gọi khác nhau, nhưng chung quy đó là
các “Di sản dùng vào việc thờ cúng” mà các bộ dân luật cũ gọi là “hương hỏa”.
Tôn trọng và ghi nhận truyền thống đó của dân tộc, Pháp lệnh Thừa kế trước
đây và BLDS hiện nay của nước ta đều ghi nhận quyền để lại di sản dùng vào việc
thờ cúng của người lập di chúc. Đồng thời, tại Điều 670, BLDS 2005 đã ghi rõ:
“1. Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào
việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một
người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người
được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những
người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ
cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản
thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng.
37
Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì
phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó
trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
2. Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán
nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc
thờ cúng”.
Như vậy, việc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng là do ý muốn
của người để lại thừa kế. Không ai có thể buộc một người phải dành một số di sản
khi chết để con cháu lo việc cúng giỗ cho họ và tổ tiên của họ nhưng nếu bằng di
chúc, người để lại di sản thể hiện ý nguyện như vậy thì ý nguyện đó phải được tôn
trọng.
Ý nguyện thật sự của người để lại di sản thờ cúng là phần di sản đó phải
được những người về sau này lưu giữ mãi mãi, truyền từ đời này sang đời khác,
những người thừa kế chỉ thay nhau quản lý để phục vụ cho công việc phụng tự.
Phỏng đoán theo ý chí truyền thống, pháp luật nước ta quy định: phần di sản dùng
vào việc thờ cúng không được chia thừa kế.
Trên cơ sở tôn trọng quyền tự định đoạt của người lập di chúc, pháp luật
nước ta cho phép người đó dành một phần di sản để dùng việc thờ cúng và cũng
không cần quy định cụ thể “phần” đó là tỷ lệ bao nhiêu so với giá trị khối tài sản.
Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho những người có quyền tài sản liên quan đến di
sản của người đã chết, pháp luật nước ta cũng đã hạn chế quyền dành di sản vào
việc thờ cúng của người lập di chúc bằng việc quy định tại Khoản 2 Điêu 670
BLDS: “Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán
nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc
thờ cúng”.
Theo quy định trên dù người lập di chúc đã thể hiện ý chí dành một phần di
sản của mình vào việc thờ cúng nhưng ý chí đó không được pháp luật thừa nhận nếu
38
những phần tài sản còn lại để thờ cúng phải dùng để thanh toán các khoản còn lại
của người lập di chúc.
Mặt khác, nếu việc để lại di sản vào việc thờ cúng của người lập di cúng ảnh
hưởng đến quyền lợi chính đáng của những người thừa kế theo Điều 669 BLDS thì
quyền định đoạt đó bị hạn chế để bảo đảm những người thừa kế nói trên được
hưởng phần di sản ít nhất là bằng hai phần ba của một suất thừa kế theo pháp luật.
Chỉ định người thừa kế
Thông thường, một người bao giờ cũng mong muốn rằng, sau khi chết, tài
sản của mình sẽ được dịch chuyển cho những người gần gũi, thân thiết nhất. Mong
muốn này thường được thể hiện trong di chúc mà họ đã lập trước khi chết.
Người lập di chúc có quyền để lại di sản cho bất cứ cá nhân hoặc tổ chức
nào. Họ có thể là con, cha, mẹ, vợ, chồng… của người thuộc diện thừa kế theo luật
dựa trên các quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng hoặc quan hệ huyết thống; và
cũng có thể là người nằm ngoài phạm vi nói trên, như Nhà nước, tổ chức kinh tế, xã
hội… Vì đó là ý chí thực sự tự nguyện của người lập di chúc.
Việc chỉ định người thừa kế theo ý chí của người lập di chúc dẫn đến sự xung
đột về ý chí của người thừa kế đáng được hưởng thừa kế nếu chia thừa kế theo pháp
luật với ý chí của người lập di chúc. Tuy nhiên, pháp luật công nhận di chúc là hợp
pháp và cần phải tôn trọng người đã chết. Cho nên khi giải quyết tranh chấp, cơ
quan Tòa án phải dựa trên tinh thần của di chúc để giải quyết (với điều kiện di chúc
hợp pháp).
Truất quyền hưởng di sản
Quyền định đoạt của người lập di chúc còn được thể hiện thông qua việc họ
có thể truất quyền hưởng di sản của người thừa kế theo pháp luật (như: Cha, mẹ, vợ,
chồng, con, anh, em ruột…) mà không nhất thiết phải nêu lý do, người lập di chúc
có thể chỉ định một hay nhiều người thừa kế theo luật không được hưởng di sản
thừa kế của mình.
39
Tuy nhiên, do pháp luật không quy định cụ thể như thế nào là truất nên hiện
nay còn nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng người lập di chúc
không cho người thừa kế nào hưởng di sản theo di chúc thì người đó là người bị
truất quyền. Theo quan điểm này thì có hai cách truất quyền khác nhau:
- Truất quyền hưởng di sản được nói rõ: Là việc người lập di chúc tuyên bố
một cách minh bạch trong di chúc rằng một hoặc nhiều người thừa kế theo pháp luật
không có quyền hưởng di sản.
- Truất quyền hưởng di sản không được nói rõ: Là việc người lập di chúc chỉ
định một hoặc nhiều người để hưởng toàn bộ di sản nhưng lại không nói gì đến
những người thừa kế theo pháp luật không được chỉ định. Khi đó người thừa kế
không được chỉ định trở thành người bị truất quyền hưởng di sản không được nói
rõ.
Việc truất quyền hưởng di sản không được nói rõ gần giống với chỉ định
người thừa kế. Đó là di chúc chỉ định người thừa kế thì những người đó được nhận
di sản thừa kế, còn những người không được chỉ định đương nhiên trở thành người
bị truất quyền hưởng di sản.
Do việc chỉ định người thừa kế và truất quyền hưởng di sản thừa kế không
cần nêu rõ lý do trong di chúc nên những người được thừa kế và không được thừa
kế có sự xung đột về lợi ích. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dân dẫn
đến tranh chấp về thừa kế theo di chúc.
Quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc
Người lập di chúc có sự thay đổi ý chí thì việc định đoạt trong di chúc sẽ bị
thay đổi. Sự thay đổi đó xảy ra khi người lập di chúc thực hiện việc sửa đổi, bổ
sung, hủy bỏ di chúc.
Sửa đổi di chúc là việc người lập di chúc bằng di chúc ý chí tự nguyện của
mình phủ nhận (làm thay đổi) một phần di chúc đã lập. Vì vậy, những phần di chúc
không bị sửa đổi (phần giữ nguyên) vẫn có hiệu lực pháp luật, phần di chúc đã bị
sửa đổi sẽ không còn hiệu lực mà thay vào đó, pháp luật sẽ căn cứ vào ý chí thể
40
hiện trong sự sửa đổi sau cùng. Thông thường sự thay đổi di chúc đã lập được biểu
hiện ở những mặt sau đây:
- Sửa đổi người được hưởng thừa kế: Có nghĩa là một di chúc đã lập có thể
đã chỉ định một số người được hưỏng là A, B, C…sau đó người lập di chúc sửa đổi
bổ sung không cho B hoặc C thừa kế nữa mà chỉ định K thay vào vị trí của B hoặc
C để hưởng di sản.
- Sửa đổi về quyền và nghĩa vụ của người thừa kế : Sửa đổi di chúc còn được
thể hiện qua việc sửa đổi về quyền và nghĩa vụ cho người thừa kế, có thể bớt hoặc
tăng thêm quyền và nghĩa vụ mà người thừa kế phải thực hiện. Ví dụ như: Ông A
viết di chúc để lại cho B- 50 triệu đồng, cho C- miếng đất mà trước khi chết ông A
đã ở. Sau đó, ông A sửa lại chia đều cho B và C số di sản của mình.
- Sửa đổi về câu chữ: Trong di chúc có thể có những câu khó hiểu hoặc có từ
được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Người lập di chúc có quyền sửa đổi những
câu, chữ cho rõ ràng, tránh sự hiểu nhầm sau này ảnh hưởng đến quyền lợi của
những người thừa kê.
Bổ sung di chúc là việc người lập di chúc quy định thêm một số vấn đề mà
trong di chúc đã lập chưa nói đến nhằm làm cho di chúc cụ thể, chi tiết hơn, rõ hơn.
Vì vậy, khi người lập di chúc bổ sung di chúc thì cả di chúc đã lập và cả phần bổ
sung đều có hiệu lực như nhau. Trong trường hợp di chúc đã lập và phần bổ sung
mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật (lúc này việc bổ sung di
chúc đã chuyển hóa thành sự sửa đổi di chúc).
Hủy bỏ di chúc là việc người để lại thừa kế từ bỏ di chúc của mình bằng
cách không công nhận di chúc do mình lập ra là có giá trị. Trường hợp này được coi
là không có di chúc. Do vậy di sản thừa kế sẽ được giải quyết theo quy định của
pháp luật.
Hủy bỏ di chúc là người đã lập di chúc lại bằng ý chí tự nguyện của mình
truất bãi di chúc đã lập. Việc hủy bỏ di chúc có thể được thực hiện dưới các hình
thức sau: Người lập di chúc tự tiêu hủy tất cả di chúc đã lập; Người lập di chúc lập
41
một di chúc khác tuyên bố hủy di chúc đã lập. Theo Khoản 3 Điểu 662 BLDS 2005
thì pháp luật chỉ xác định một trường hợp được coi là hủy bỏ di chúc: khi người lập
di chúc thay thế di chúc đã lập.
Theo nguyên tắc: “Di chúc chỉ có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế” nên khi
còn sống, một người tuy đã lập di chúc định đoạt tài sản của mình cho người khác
nhưng sau đó nếu họ thấy việc định đoạt của mình chưa phù hợp (hoặc không còn
phù hợp) thì có quyền lập một di chúc khác để thay di chúc đã lập trước. Trường
hợp này gọi là thay thế di chúc. Tại Khoản 3 Điều 22 Pháp lệnh Thừa kế đã quy
định “Trong trường hợp người lập di chúc đã thay thế di chúc thì coi như không có
di chúc trước”. Điều đó được quy định lại trong BLDS 2005 tại Khoản 3 Điều 662:
“Trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằn di chúc mới thì di chúc
trước bị hủy bỏ”. Như vậy, theo quy định của pháp luật, người lập di chúc đã thay
thế di chúc thì những di chúc trước hoàn toàn không có hiệu lực pháp luật.
Tuy nhiên bản chất của việc thay thế di chúc là gì, trường hợp nào mới được
coi là thay thế di chúc có một ý nghĩa hết sức quan trọng và thiết thực trong việc
giải quyết đúng đắn một vụ án.
Trước hết, cần thống nhất về bản chất của thay thế di chúc là: Việc một
người bằng ý chí tự nguyện sau của mình phủ nhận một ý chí tự nguyện trước đó về
việc định đoạt di sản thừa kế.
Đối với trường hợp di chúc chung của vợ, chồng, vấn đề sửa đổi, bổ sung,
thay thế, hủy bỏ di chúc phải được sự đồng ý của cả vợ và chồng (quy định tại điều
664 BLDS 2005)
Người lập di chúc còn có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế di chúc. Khi người
để lại di chúc có sự thay đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ di chúc sẽ dẫn đến có
nhiều di chúc từ đó việc xác định đâu là di chúc cuối cùng trở thành vấn đề xung
đột giữa các chủ thể nhận thừa kế. Vì trong trường hợp một người để lại bản di chúc
được lập ra theo những ngày tháng khác nhau nhưng chưa hẳn đó là sự thay thế di
chúc vì rằng chưa chắc bản di chúc sau đã là ý chí tự nguyện của người đó.
42
Quyền chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia
di sản
Để đảm bảo ý nguyện của mình không bị người khác xâm phạm, để tránh
việc thất lạc, hư hỏng di chúc, người lập di chúc có thể gửi lại di chúc ở công chứng
nhà nước hoặc gửi bất kỳ người nào mà mình tin tưởng giữ bản di chúc.
Nếu di chúc được gửi ở công chứng nhà nước thì cơ quan công chứng phải
bảo quản giữ gìn bản di chúc theo quy định của pháp luật. Khi người lập di chúc
chết thì cơ quan công chứng phải công bố trước những người thừa kế bằng việc sao
gửi di chúc đến tất cả những người có liên quan đến nội dung của di chúc. Nếu di
chúc được lập bằng tiếng nước ngoài thì bản di chúc đó phải được dịch ra tiếng
Việt. Tất cả các bản dịch và sao di chúc đều phải có chứng nhận hoặc chứng thực
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nếu người giữ bản di chúc là cá nhân thì cá nhân đó phải giữ bí mật nội dung
của di chúc, nghĩa là không được tiết lộ cho người thừa kế cũng như những người
khác biết được sự định đoạt trong nội dung của di chúc. Người nhân giữ bản di chúc
phải bảo quản, giữ gìn cẩn thận bản di chúc. Trong thời gian người lập di chúc còn
sống, nếu không may di chúc bị thất lạc, hư hại thì cá nhân giữ bản di chúc phải
thông báo ngay cho người lập di chúc biết. Khi người lập di chúc chết, cá nhân giữ
bản di chúc phải giao lại bản di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền
công bố di chúc.
Nếu người giữ di chúc đồng thời được người lập di chúc chỉ định là người
công bố di chúc thì khi người lập di chúc chết, người đó phải công bố di chúc trước
những người thừa kế theo đúng thủ tục như trường hợp cơ quan công chứng là
người công bố di chúc.
Nếu người giữ di chúc là cá nhân, mà di chúc đó là di chúc miệng thì khả
năng người giữ di chúc có thể sửa đổi nội dung di chúc hoặc cố tình không công bố
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh

More Related Content

What's hot

Giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc, một số vấn đề lý luận và thực ...
Giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc, một số vấn đề lý luận và thực ...Giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc, một số vấn đề lý luận và thực ...
Giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc, một số vấn đề lý luận và thực ...hieu anh
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hônLuận văn: Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hônViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, thực tiễn tại Tòa án nhân dâ...
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, thực tiễn tại Tòa án nhân dâ...Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, thực tiễn tại Tòa án nhân dâ...
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, thực tiễn tại Tòa án nhân dâ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Các nguyên tắc cơ bản trong hiệp định GATS và việc thực thi ở Việt Nam
Luận văn: Các nguyên tắc cơ bản trong hiệp định GATS và việc thực thi ở Việt NamLuận văn: Các nguyên tắc cơ bản trong hiệp định GATS và việc thực thi ở Việt Nam
Luận văn: Các nguyên tắc cơ bản trong hiệp định GATS và việc thực thi ở Việt NamDịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

What's hot (20)

Giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc, một số vấn đề lý luận và thực ...
Giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc, một số vấn đề lý luận và thực ...Giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc, một số vấn đề lý luận và thực ...
Giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc, một số vấn đề lý luận và thực ...
 
Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hônGiải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hônLuận văn: Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Phú Thọ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Phú ThọLuận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Phú Thọ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Phú Thọ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về chứng thực tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về chứng thực tại Hà Nội, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về chứng thực tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về chứng thực tại Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Cấp dưỡng sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Cấp dưỡng sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận văn: Cấp dưỡng sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Cấp dưỡng sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất
Luận văn: Thực hiện pháp luật thế chấp quyền sử dụng đấtLuận văn: Thực hiện pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất
Luận văn: Thực hiện pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất
 
Luận án: Thừa kế theo pháp luật theo Bộ luật Dân sự 2015, HAY
Luận án: Thừa kế theo pháp luật theo Bộ luật Dân sự 2015, HAYLuận án: Thừa kế theo pháp luật theo Bộ luật Dân sự 2015, HAY
Luận án: Thừa kế theo pháp luật theo Bộ luật Dân sự 2015, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về phá sản các tổ chức tín dụng, HAY
Luận văn: Pháp luật về phá sản các tổ chức tín dụng, HAYLuận văn: Pháp luật về phá sản các tổ chức tín dụng, HAY
Luận văn: Pháp luật về phá sản các tổ chức tín dụng, HAY
 
Báo cáo thực tập pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn
Báo cáo thực tập pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hônBáo cáo thực tập pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn
Báo cáo thực tập pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn
 
Luận văn: Hòa giải tranh chấp đất đai tại cấp chính quyền cơ sở
Luận văn: Hòa giải tranh chấp đất đai tại cấp chính quyền cơ sởLuận văn: Hòa giải tranh chấp đất đai tại cấp chính quyền cơ sở
Luận văn: Hòa giải tranh chấp đất đai tại cấp chính quyền cơ sở
 
Luận văn: Xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên HuếLuận văn: Xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế
 
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOTLuận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOT
 
Luận văn: Điều kiện hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Điều kiện hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, HOTLuận văn: Điều kiện hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Điều kiện hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, HOT
 
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Thừa Kế Quyền Sử Dụng Đất.docx
Báo Cáo Thực Tập  Pháp Luật Về Thừa Kế Quyền Sử Dụng Đất.docxBáo Cáo Thực Tập  Pháp Luật Về Thừa Kế Quyền Sử Dụng Đất.docx
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Thừa Kế Quyền Sử Dụng Đất.docx
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ  Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ  Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
 
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOTĐề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
 
Luận văn: Xác định và phân chia di sản thừa kế theo luật, HAY
Luận văn: Xác định và phân chia di sản thừa kế theo luật, HAYLuận văn: Xác định và phân chia di sản thừa kế theo luật, HAY
Luận văn: Xác định và phân chia di sản thừa kế theo luật, HAY
 
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, thực tiễn tại Tòa án nhân dâ...
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, thực tiễn tại Tòa án nhân dâ...Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, thực tiễn tại Tòa án nhân dâ...
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, thực tiễn tại Tòa án nhân dâ...
 
Luận văn: Các nguyên tắc cơ bản trong hiệp định GATS và việc thực thi ở Việt Nam
Luận văn: Các nguyên tắc cơ bản trong hiệp định GATS và việc thực thi ở Việt NamLuận văn: Các nguyên tắc cơ bản trong hiệp định GATS và việc thực thi ở Việt Nam
Luận văn: Các nguyên tắc cơ bản trong hiệp định GATS và việc thực thi ở Việt Nam
 

Similar to Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh

Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp VinhKhóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp VinhViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN THỪA KẾ
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN THỪA KẾKHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN THỪA KẾ
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN THỪA KẾOnTimeVitThu
 
GIA ĐÌNH THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM.pdf
GIA ĐÌNH THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM.pdfGIA ĐÌNH THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM.pdf
GIA ĐÌNH THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM.pdfNuioKila
 
Báo cáo tốt nghiệp Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn – Thực tiễn thi...
Báo cáo tốt nghiệp Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn – Thực tiễn thi...Báo cáo tốt nghiệp Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn – Thực tiễn thi...
Báo cáo tốt nghiệp Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn – Thực tiễn thi...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh (20)

Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp VinhKhóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
 
Đề tài: Quyền công dân trong xét xử vụ án hôn nhân và gia đình
Đề tài: Quyền công dân trong xét xử vụ án hôn nhân và gia đìnhĐề tài: Quyền công dân trong xét xử vụ án hôn nhân và gia đình
Đề tài: Quyền công dân trong xét xử vụ án hôn nhân và gia đình
 
Luận văn: Di chúc chung của vợ chồng theo pháp luật Dân sự, HOT
Luận văn: Di chúc chung của vợ chồng theo pháp luật Dân sự, HOTLuận văn: Di chúc chung của vợ chồng theo pháp luật Dân sự, HOT
Luận văn: Di chúc chung của vợ chồng theo pháp luật Dân sự, HOT
 
Quyền thừa kế của con nuôi theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam.docx
Quyền thừa kế của con nuôi theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam.docxQuyền thừa kế của con nuôi theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam.docx
Quyền thừa kế của con nuôi theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam.docx
 
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CHA, MẸ VỚI CON SAU LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT...
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CHA, MẸ VỚI CON SAU LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT...QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CHA, MẸ VỚI CON SAU LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT...
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CHA, MẸ VỚI CON SAU LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT...
 
Những bất cập trong chế định thừa kế của Bộ luật dân sự 2005, HAY
Những bất cập trong chế định thừa kế của Bộ luật dân sự 2005, HAYNhững bất cập trong chế định thừa kế của Bộ luật dân sự 2005, HAY
Những bất cập trong chế định thừa kế của Bộ luật dân sự 2005, HAY
 
Đề tài: Pháp luật trong giải quyết vụ án về Hôn nhân gia đình, HAY
Đề tài: Pháp luật trong giải quyết vụ án về Hôn nhân gia đình, HAYĐề tài: Pháp luật trong giải quyết vụ án về Hôn nhân gia đình, HAY
Đề tài: Pháp luật trong giải quyết vụ án về Hôn nhân gia đình, HAY
 
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN THỪA KẾ
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN THỪA KẾKHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN THỪA KẾ
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN THỪA KẾ
 
Đề tài: Gia đình theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, HOT
Đề tài: Gia đình theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, HOTĐề tài: Gia đình theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, HOT
Đề tài: Gia đình theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, HOT
 
GIA ĐÌNH THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM.pdf
GIA ĐÌNH THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM.pdfGIA ĐÌNH THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM.pdf
GIA ĐÌNH THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM.pdf
 
Báo cáo tốt nghiệp Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn – Thực tiễn thi...
Báo cáo tốt nghiệp Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn – Thực tiễn thi...Báo cáo tốt nghiệp Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn – Thực tiễn thi...
Báo cáo tốt nghiệp Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn – Thực tiễn thi...
 
Giải Quyết Các Tranh Chấp Về Hôn Nhân Và Gia Đình Của Tand (Qua Thực Tiễn Tại...
Giải Quyết Các Tranh Chấp Về Hôn Nhân Và Gia Đình Của Tand (Qua Thực Tiễn Tại...Giải Quyết Các Tranh Chấp Về Hôn Nhân Và Gia Đình Của Tand (Qua Thực Tiễn Tại...
Giải Quyết Các Tranh Chấp Về Hôn Nhân Và Gia Đình Của Tand (Qua Thực Tiễn Tại...
 
Luận văn: Quản lý hộ tịch - qua thực tiễn Hải Phòng, HAY
Luận văn: Quản lý hộ tịch - qua thực tiễn Hải Phòng, HAYLuận văn: Quản lý hộ tịch - qua thực tiễn Hải Phòng, HAY
Luận văn: Quản lý hộ tịch - qua thực tiễn Hải Phòng, HAY
 
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOT
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOTLuận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOT
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOT
 
Luận văn: Quyền của người lập di chúc theo pháp luật, HOT
Luận văn: Quyền của người lập di chúc theo pháp luật, HOTLuận văn: Quyền của người lập di chúc theo pháp luật, HOT
Luận văn: Quyền của người lập di chúc theo pháp luật, HOT
 
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN TẠI TAND QUA THỰC TIỄN ...
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN TẠI TAND QUA THỰC TIỄN ...GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN TẠI TAND QUA THỰC TIỄN ...
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN TẠI TAND QUA THỰC TIỄN ...
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hônLuận văn: Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
 
Luận Văn Thạc Sĩ Xét Xử Sơ Thẩm Các Vụ Án Ly Hôn
Luận Văn Thạc Sĩ Xét Xử Sơ Thẩm Các Vụ Án Ly HônLuận Văn Thạc Sĩ Xét Xử Sơ Thẩm Các Vụ Án Ly Hôn
Luận Văn Thạc Sĩ Xét Xử Sơ Thẩm Các Vụ Án Ly Hôn
 
Luận Văn Thạc Sĩ Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án
Luận Văn Thạc Sĩ Xét Xử Sơ Thẩm Vụ ÁnLuận Văn Thạc Sĩ Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án
Luận Văn Thạc Sĩ Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án, 9 ĐIỂM
Luận văn: Giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án, 9 ĐIỂMLuận văn: Giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án, 9 ĐIỂM
Luận văn: Giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án, 9 ĐIỂM
 

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com

Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaLuận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIILuận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIIHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú NhuậnHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com (20)

Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaLuận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIILuận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng ChaiLuận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà MauLuận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
 

Recently uploaded

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh

  • 1. 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ ===  === GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA KẾ THEO DI CHÚC TẠI TAND TP. VINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562 VINH - 2022
  • 2. 2 LỜI CẢM ƠN Để thực hiện khóa luận này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của Hội đồng khoa học của khoa, các Thầy cô giáo trong tổ bộ môn Luật dân sự, các Thầy cô khoa Giáo dục chính trị, các Thầy cô khoa Luật trường Đại học Vinh. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô đã giành nhiều thời gian và tâm huyết truyền đạt những kiến thức quý báu giúp tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đoàn Minh Duệ đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu, đã hướng dẫn và đóng góp những ý kiến quý báu để em hoàn thiện khóa luận này. Đó cũng là nguồn động viên lớn lao để cổ vũ và tiếp thêm nghị lực cho em hoàn thành tốt khóa luận này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cô, chú, anh, chị là cán bộ của ngành Tòa án nhân dân thành phố Vinh đã giúp đỡ, chỉ bảo và cung cấp những tài liệu quý báu để giúp em hoàn thành khóa luận này. Cuối cùng em xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình và những bậc sinh thành đã có công sinh thành và nuôi dưỡng em đến ngày hôm nay, những người luôn hết lòng tận tụy, chăm sóc và động viên em trong lúc khó khăn cũng như trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Dù cố gắng hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp nhưng trong quá trình nghiên cứu do năng lực bản thân còn hạn chế không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự thông cảm và tận tình chỉ bảo của thầy cô và các bạn. Vinh, tháng 5 năm 2022 Sinh viên Nguyễn Thị Thu Hiền
  • 3. 3 BẢNG TỪ VIẾT TẮT CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa BL Bộ luật BLDS Bộ luật Dân sự PL Pháp lệnh TA Tòa án TAND Tòa án nhân dân TANDTC Tòa án nhân dân Tối cao TP. Vinh Thành phố Vinh TAND TP. Vinh Tòa án nhân dân Thành phố Vinh
  • 4. 4 MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 5 2. Tình hình nghiên cứu đề tài ............................................................................ 6 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................... 8 3.1. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................... 8 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................... 8 4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 8 5. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................... 9 6. Ý nghĩa của đề tài............................................................................................ 9 6.1. Ý nghĩ lý luận ............................................................................................... 9 6.2. Ý nghĩa thực tiễn .......................................................................................... 9 7. Bố cục của đề tài ............................................................................................. 9 PHẦN NỘI DUNG Một số vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc Chương 1 1.1.Một số khái niệm chung ............................................................................. 11 1.1.1. Khái niệm thừa kế ..................................................................................... 11 1.1.2. Khái niệm thừa kế theo di chúc................................................................. 12 1.1.3. Khái niệm tranh chấp thừa kế theo di chúc .............................................. 13 1.2. Tiến trình phát triển quy định pháp luật Việt Nam về giải quyết các tranh chấp thừa kế theo di chúc từ 1945 đến nay...................................... 14 1.2.1. Giai đoạn từ 1945 đến 1990...................................................................... 15 1.2.2. Giai đoạn từ 1990 đến 1996 .................................................................... 18 1.2.3. Giai đoạn từ 1996 đến nay........................................................................ 19
  • 5. 5 1.3. Các loại tranh chấp thừa kế theo di chúc ................................................ 26 1.3.1. Tranh chấp liên quan đến người lập di chúc........................................... 27 1.3.2. Tranh chấp về nội dung của di chúc......................................................... 29 1.3.3. Tranh chấp về người thừa kế theo di chúc................................................ 43 1.3.4. Tranh chấp về hình thức của di chúc........................................................ 45 1.3.5. Tranh chấp về hiệu lực của di chúc .......................................................... 47 Tiểu luận chương 1............................................................................................ 49 Chương 2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc tại Tòa án nhân dân Thành phố Vinh trong giai đoạn hiện nay 2.1. Thực trạng giải quyết các tranh chấp thừa kế theo di chúc tại TAND TP. Vinh trong giai đoạn hiện nay................................................................... 50 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Thành phố Vinh................................ 50 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................. 50 2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội....................................................................... 51 2.1.2. Tình hình giải quyết tranh chấp dân sự tại TAND TP. Vinh .................... 52 2.1.3. Thực trạng giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc tại TAND TP. Vinh58 2.2. Nguyên nhân............................................................................................... 66 2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết các tranh chấp thừa kế theo di chúc tại TAND TP. Vinh trong giai đoạn hiện nay............. 68 Tiểu kết chương 2.............................................................................................. 72 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 6. 6 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thừa kế là một chế định xuất hiện từ rất sớm. Ngay từ khi xã hội loài người mới hình thành và nhất là giai đoạn có sự xuất hiện tư hữu về tư liệu sản xuất. Theo đó việc một cá nhân để lại di sản của mình sau khi chết cho các thành viên khác trong gia đình hoặc trong gia tộc, bộ lạc của mình là vấn đề thường xuyên diễn ra. Cho đến ngày nay, quan hệ thừa kế vẫn là quan hệ pháp luật phổ biến trong xã hội. Đặc biệt là khi nền kinh tế xã hội càng phát triển thì số lượng và giá trị tài sản của cá nhân ngày càng tăng lên đa dạng và phong phú hơn dẫn đến xảy ra các tranh chấp về di sản thừa kế cũng tăng lên đáng kể. Để hạn chế những tranh chấp về di sản thừa kế trong thực tế đời sống xã hội, luật pháp của các nước trên thế giới nói chung và luật pháp của Việt Nam nói riêng đã có những quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ pháp luật về thừa kế. Trên thế giới từ trước đến nay, hầu hết các nước đều có những quy định về thừa kế và thừa kế theo di chúc. Ví dụ như: Bộ luật dân sự Napolêon, Bộ luật La Mã....trong các bộ luật đó quan niệm rằng, thừa kế theo di chúc là sự dịch chuyển tài sản từ người chết cho người còn sống, theo quyết định của người đó trước khi chết. Ở Việt Nam, trong Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam qua các thời kỳ đều quy định: Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản được nhà nước bảo hộ. Bộ luật dân sự nước CHXHCN Việt Nam năm 1995 và năm 2005 ra đời đã kế thừa và phát triển các quan niệm về thừa kế, thừa kế theo di chúc trong pháp luật của các nước trên thế giới và pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ. Bộ luật dân sự đã đáp ứng được các yêu cầu bức thiết của xã hội đặt ra trong giai đoạn hiện nay về việc giải quyết các tranh chấp về thừa kế theo di chúc. Tuy nhiên thực tiễn cũng chỉ ra nhiều bất cập và khó khăn trong việc giải quyết phân chia di sản thừa kế theo di chúc. Những khó khăn đó thể hiện ở nhiều dạng tranh chấp như tính hợp pháp của di
  • 7. 7 chúc, điều kiện của người lập di chúc, ý chí của người lập di chúc, nội dung của di chúc, hình thức của di chúc và hiệu lực của di chúc. Trong thực tiễn thực hiện quy phạm pháp luật về giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc có nhiều bất cập như khi chấp hành hay áp dụng pháp luật về thừa kế có nhiều cách hiểu khác nhau, dẫn tới việc nhầm lẫn, hiểu sai và áp dụng sai hoặc không đầy đủ các quy phạm đó. Từ đó dẫn tới việc có nhiều dạng tranh chấp di sản thừa kế. Mặt khác các cơ quan nhà nước và các cá nhân có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về thừa kế theo di chúc cũng còn nhiều hạn chế về năng lực và trình độ chuyên môn, nên cùng một vụ án tranh chấp nhưng lại có các hướng giải quyết khác nhau. Những vấn đề tồn tại trong việc giải quyết các tranh chấp thừa kế theo di chúc không chỉ ảnh hưởng tới tình cảm gia đình, mà còn gây sự mất tin tưởng đối với cơ quan chức năng mà cụ thể là cơ quan tòa án. Đồng thời còn ảnh hưởng tới đời sống kinh tế - xã hội đất nước. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên việc nghiên cứu đề tài “Giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc tại Tòa án nhân dân Thành phố Vinh - thực trạng và giải pháp” nhằm làm rõ các quy phạm pháp luật về thừa kế theo di chúc được quy định trong Bộ luật dân sự Việt Nam năm 1995 và 2005. Thực tiễn các tranh chấp về thừa kế và cách giải quyết các tranh chấp đó tại TAND Thành phố Vinh trong thời gian gần đây. Việc nghiên cứu đề tài còn nhằm chỉ ra những bất cập trong lý luận và thực tiễn để đưa ra những kiến nghị và giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định về thừa kế nói chung và thừa kế theo pháp luật nói riêng. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Đây là đề tài được các nhà khoa học pháp lý, các luật gia, các giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, các nghiên cứu sinh cũng như sinh viên trên thế giới và trong nước lựa chọn làm đề tài nghiên cứu. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, Bộ luật dân sự của các nước đều quy định về quyền định đoạt bằng di chúc của chủ sở hữu tài sản nhằm chuyển dịch tài sản của mình cho người khác. Quyền định đoạt bằng di chúc là quyền dân sự
  • 8. 8 được Nhà nước bảo hộ, được ghi nhận trong Hiến pháp của Nhà nước ta và của các nước khác trên thế giới. Ở nước ta, việc nghiên cứu về thừa kế theo di chúc nói chung và nghiên cứu về các tranh chấp về di chúc nói riêng đã có từ xa xưa. Chúng ta có thể kể đến nhiều bộ luật như: Bộ luật Hồng Đức, Bộ luật Gia Long, Dân luật Bắc Kỳ, Dân luật Trung Kỳ... Sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, các tranh chấp về thừa kế theo di chúc cũng đã được các nhà lập pháp nghiên cứu, nhưng những quy định đó còn đơn giản và chưa đầy đủ. Trong số các loại văn bản này, đáng chú ý là Thông tư số 81 - TATC ngày 24/07/1981 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn giải quyết tranh chấp thừa kế (đúc kết từ thực tiễn xét xử của ngành Tòa án nhân dân) và Pháp lệnh Thừa kế ngày 10/9/1990. Chỉ khi Bộ luật dân sự năm 1995 và năm 2005 được ban hành thì vấn đề tranh chấp thừa kế theo di chúc mới được quy định rõ ràng hơn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Bộ luật này, cũng còn nhiều vấn đề cần phải trao đổi. Tính đến thời điểm hiện nay cũng đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về thừa kế, nhưng chỉ có một số ít công trình nghiên cứu về thừa kế theo di chúc. Đáng chú ý trong các công trình nghiên cứu này, phải kể đến đề tài: “Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay” của tiến sĩ Phùng Trung Tập; đề tài: “Thừa kế theo di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam” của tiến sĩ Phạm Văn Tuyết; cuốn sách: “Một số suy nghĩ về thừa kế trong luật dân sự Việt Nam” của tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện; “Một số vấn đề thực tiễn giải quyết các tranh chấp thừa kế tại TAND trong thời gian qua”của Tưởng Lương Bằng;“Giải quyết tranh chấp về thừa kế, thực trạng và giải pháp” của Đào Tuân Tiến... Các công trình nghiên cứu khoa học trên đây đã nêu ra được những vấn đề bất cập cả trong lý luận và thực tiễn, và từ đó đã nêu ra các kiến nghị, giải pháp nhằm hạn chế các tranh chấp diễn ra trong thực tế đời sống; nâng cao hiểu biết về
  • 9. 9 pháp luật cho quần chúng nhân dân; nâng cao trình độ lý luận, hiểu biết của các cán bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc... Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu nói trên chỉ mới dừng lại ở tầm khái quát chung, mà chưa đi sâu vào thực tiễn cụ thể của một huyện, thành phố, tỉnh... Đề tài nghiên cứu “Giải quyết các tranh chấp về thừa kế theo di chúc tại TAND Thành phố Vinh, thực trạng và giải pháp” kế thừa và bổ sung một số lý luận về tranh chấp thừa kế theo di chúc. Đồng thời, chỉ ra thực trạng các tranh chấp và giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc tại TAND thành phố Vinh. Từ đó đưa ra các giải pháp. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu một số khái niệm khoa học về thừa kế theo di chúc, các loại tranh chấp thừa kế theo di chúc. - Nghiên cứu pháp luật Việt Nam về thừa kế theo di chúc giai đoạn 1945 đến nay. - Nghiên cứu thực trạng giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc của cơ quan thực thi là TAND thành phố vinh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Dựa vào mục tiêu nghiên cứu của đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đặt ra như sau: - Phân tích các tranh chấp thừa kế theo di chúc. - Phân tích thực trạng giải quyết các tranh chấp thừa kế theo di chúc tại TAND Thành phố Vinh trong giai đoạn hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết có hiệu quả, hợp lý, đúng pháp luật các tranh chấp thừa ké theo di chúc. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:
  • 10. 10 - Phương pháp thu thập, phân tích tài liệu: phân tích các nguồn tư liệu có sẵn về thực trạng giải quyết các tranh chấp tại TAND Thành phố Vinh. - Phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp và so sánh hệ thống văn bản pháp luật về thừa kế theo di chúc của Việt Nam giai đoạn từ 1945 đến nay. 5. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: đề tài giải quyết các mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra ở mục 3. Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Khoảng 5 tháng 6. Ý nghĩa của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận: Đề tài nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ về phương diện lý luận trong khoa học pháp lý về các khái niệm: thừa kế, thừa kế theo di chúc, tranh chấp thừa kế theo di chúc... 6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần hoàn thiện việc giải quyết các tranh chấp về thừa kế theo di chúc, phục vụ cho cơ quan TAND Thành phố Vinh nói riêng cũng như các TAND các cấp và cá nhân có thẩm quyền nâng cao trình độ lý luận. Các giải pháp giải quyết tranh chấp có tác dụng giảm thiểu các tranh chấp trong thực tế đời sống xã hội và nâng cao năng lực của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về thừa kế theo di chúc. Những luận cứ khoa học và thực tiễn được trình bày có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu của các sinh viên các khóa học sau này cũng như những người quan tâm. 7. Bố cục của đề tài
  • 11. 11 Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, báo cáo khoa học gồm 2 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc Chương 2: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc ở Tòa án nhân dân thành phố Vinh trong giai đoạn hiện nay.
  • 12. 12 PHẦN NỘI DUNG Chương 1 Một số vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc 1.1. Một số khái niệm chung 1.1.1. Khái niệm thừa kế Thừa kế là một chế định xuất hiện ngay từ thời kỳ sơ khai của xã hội loài người, tồn tại và phát triển cho đến ngày nay, gắn liền với quyền sở hữu về tư liệu sản xuất. Với ý nghĩa đó, thừa kế là một phạm trù kinh tế. Quan hệ thừa kế là một quan hệ xã hội được pháp luật dân sự điều chỉnh và trở thành một quan hệ pháp luật. Quan hệ pháp luật thừa kế quy định các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể thuộc quan hệ thừa kế. Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân được pháp luật của quốc gia ghi nhận. Tuy vậy ở các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, hay trong cùng một hình thái nhưng thể chế chính trị khác nhau, hay cùng thể chế chính trị nhưng các quốc gia khác nhau lại có sự quy định khác nhau. Quyền thừa kế mang bản chất giai cấp, vì quyền thừa kế có mối quan hệ chặt chẽ với quyền sở hữu. Trong chế độ tư hữu, khi để lại thừa kế giai cấp thống trị không những để lại những di sản mang tính kinh tế mà cả quyền lợi về chính trị. Nhưng trong chế độ công hữu, quyền lợi của giai cấp thống trị (giai cấp công nhân) cũng là quyền lợi của toàn thể quần chúng nhân dân, lợi ích của toàn dân tộc nên quyền thừa kế còn khuyến khích công dân làm việc tạo ra của cải cho bản thân, gia đình và xã hội. Quyền thừa kế có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với quyền sở hữu. Từ chỗ pháp luật quy định cho công dân có quyền sở hữu tài sản và cũng dựa vào đó pháp luật quy định cho họ các quyền năng trong quan hệ thừa kế. Công dân có quyền để lại thừa kế những tài sản thuộc quền sở hữu của mình cho người khác, nhà nước không hạn chế quyền để lại thừa kế và quyền nhận thừa kế của công dân (trừ trường hợp vi phạm điều 646 BLDS năm 2005). Mặt khác,
  • 13. 13 Nhà nước khuyến khích công dân bằng sức lao động của mình tạo ra nhiều của cải cho xã hội, hướng tới mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”. Tóm lại, thừa kế là một chế định pháp luật dân sự, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc dịch chuyển tài sản của người chết cho người khác theo di chúc hoặc theo một trình tự nhất định, đồng thời quy định phạm vi quyền và nghĩa vụ và phương thức bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế. Thừa kế theo di chúc là một loại của thừa kế và được pháp luật các nước ghi nhận và bảo vệ nhằm đảm bảo quyền của người để lại thừa kế và người được nhận thừa kế. 1.1.2. Khái niệm thừa kế theo di chúc Thừa kế theo di chúc được quy định tại Điều 646 BLDS năm 2005: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”. Theo quy định này thì di chúc phải có các yếu tố sau: - Đó là sự thể hiện ý chí của cá nhân mà không phải là của bất cứ chủ thể nào khác; - Mục đích của việc lập di chúc là chuyển tài sản là di sản của mình cho người khác; - Chỉ có hiệu lực sau khi người đó chết. Di chúc là hành vi pháp lý đơn phương của người lập di chúc, do đó di chúc phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung và các điều kiện có hiệu lực của di chúc nói riêng. Vì vậy, một người muốn định đoạt tài sản của mình bằng di chúc, cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật về thừa kế theo di chúc. Thừa kế theo di chúc là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người khác còn sống theo quyết định của người đó trước khi người đó chết và được thể hiện trong di chúc. Nội dung cơ bản của thừa kế theo di chúc là chỉ định người thừa
  • 14. 14 kế (cá nhân, tổ chức) và phân định tài sản, quyền tài sản cho họ, giao cho họ nghĩa vụ tài sản,…. 1.1.3. Khái niệm tranh chấp thừa kế theo di chúc Tranh chấp thừa kế theo di chúc là một cụm từ ghép, trong đó: “tranh chấp là sự tranh giành cái gì đó”[II,1, 87]. Sự tranh giành đó cho ta thấy số lượng cá thể tham gia và sự thể hiện của nó ra bên ngoài. Tranh chấp nào cũng có ít nhất hai cá thể trở lên. Tranh chấp là sự xung đột các quyền và lợi ích của các cá thể trong xã hội. Tranh chấp thừa kế theo di chúc là một trong các loại tranh chấp diễn ra phổ biến trong xã hội. Nó được sử dụng từ khi xuất hiện quan hệ thừa kế và cho đến ngày nay lại diễn ra đa dạng và phong phú hơn về các loại tranh chấp. Quan hệ thừa kế xuất hiện ở đâu thì tất yếu có sự tranh chấp về thừa kế ở đó. Tranh chấp thừa kế theo di chúc là những tranh chấp về quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia vào quan hệ thừa kế về các vấn đề như: Phân chia di sản, người nhận di sản thừa kế, hình thức của di chúc, hiệu lực của di chúc.... Dấu hiệu của tranh chấp thừa kế theo di chúc: Một tranh chấp thừa kế theo di chúc thể hiện ra bên ngoài qua các hình thức nhất định. Không thể có tranh chấp thừa kế theo di chúc tồn tại trong tư duy, suy nghĩ của các chủ thể tranh chấp mà tranh chấp đó phải được bộc lộ ra bên ngoài thành các hành vi tranh chấp. Các chủ thể tranh chấp thể hiện thái độ, hành vi của mình về vấn đề tranh chấp và khi đến cực đỉnh là đơn yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề tranh chấp đó. Như vậy, để phân biệt tranh chấp về thừa kế theo di chúc với các loại tranh chấp khác, cần lưu ý một số điểm sau: Tranh chấp thừa kế theo di chúc phải là sự xung đột giữa các chủ thể trong quan hệ thừa kế theo di chúc. - Sự xung đột đó diễn ra trong thời điểm di chúc có hiêu lực (từ thời điểm mở di chúc, di chúc không trái quy định của pháp luật, không trái đạo đức xã hội), và trong thời hạn khởi kiện.
  • 15. 15 - Sự xung đột giữa các bên tranh chấp phải gắn với quyền và lợi ích của các chủ thể liên quan đến di chúc và người để lại di chúc. - Xung đột giữa các chủ thể phải thể hiện qua một hình thức nhất định và biểu đạt qua việc yêu cầu của các chủ thể về sự giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc đó (thông qua các hình thức giải quyết như: thương lượng, hòa giải, giải quyết tại tòa án) Khác với các loại tranh chấp khác, tranh chấp thừa kế theo di chúc diễn ra chủ yếu giữa các thành viên trong gia đình. Do đó, hậu quả của việc tranh chấp không chỉ ảnh hưởng tới nền kinh tế, sự ổn định của xã hội như các tranh chấp khác mà còn tác động tới đạo đức, lối sống của gia đình. Làm cho mối quan hệ giữa các thành viên bị rạn nứt. Do vậy, việc giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc có ý nghĩa hết sức quan trọng. 1.2. Tiến trình phát triển quy định pháp luật Việt Nam về giải quyết các tranh chấp thừa kế theo di chúc từ 1945 đến nay. Pháp luật thành văn Việt Nam xuất hiện khá muộn so với các quốc gia trên thế giới. Cho nên, các tư liệu về pháp luật nước ta thời kỳ trước 1945 rất ít. Chế định thừa kế ở Việt Nam đã được điều chỉnh từ thời phong kiến Việt Nam qua các bộ luật, chiếu, chỉ dụ, lệnh của vua…, đặc biệt là Bộ luật Hồng Đức (1483) và Bộ luật Gia Long (1815). Trong các bộ luật này, các quy phạm pháp luật điều chỉnh khá đầy đủ và chi tiết các quan hệ trong đời sống xã hội lúc bấy giờ. Trong đó, có những quy định về thừa kế theo di chúc. Bộ luật Hồng Đức quy định các con (con trai, con gái, con nuôi) đều có quyền thừa kế di sản của cha mẹ để lại và mọi người đều có quyền để lại hương hỏa cho con cháu. Điều 390 BL Hồng Đức quy định: “Cha mẹ làm chúc thư phân chia tài sản, thiết lập hương hỏa trong chúc thư”.
  • 16. 16 Bộ luật Gia Long lại không thừa nhận quyền thừa kế của con gái mà chú trọng đến quyền lợi của con trai. Điều 388 BL Gia Long quy định: “Nếu có mệnh lệnh của cha mẹ, phải theo đúng. Vi phạm điều này sẽ mất phần của mình”. Mặc dù, BL Hồng Đức ra đời trước nhưng lại thể hiện sự tiến bộ hơn BL Gia Long. Nó thể hiện sự bình đẳng giữa những người được hưởng thừa kế, không phân biệt nam nữ, con trai hay con gái. Là quy phạm pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của công dân, là nền tảng giải quyết các tranh chấp về thừa kế theo di chúc trong thời kỳ này. BL Hồng Đức, BL Gia Long là những văn bản luật cho các nhà làm luật, các nhà khoa học pháp lý hiện nay kế thừa và pháp triển. Đến thời kỳ Pháp thuộc, nước ta áp dụng các bộ luật sau: Dân luật Nam kỳ(1883), Dân luật Bắc kỳ (1931), Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật (1933). Trong các bộ luật này đều có quy định về thừa kế theo di chúc. 1.2.1. Giai đoạn từ 1945 đến 1990 Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời. Để đảm bảo cho các quan hệ xã hội trong thời kỳ này, trong đó có lĩnh vực dân sự phát triển bình thường, Nhà nước cần phải ban hành hệ thống pháp luật nhằm ổn định tình hình chính trị - xã hội, thắt chặt mối quan hệ trong nhân dân, giải quyết những tranh chấp về dân sự. Trong lĩnh vực dân sự, ngày 22/5/1950, Hồ chủ tịch ký Sắc lệnh 97/SL về việc sửa đổi một số quy lệ và chế định trong luật dân sự, quy định một số nguyên tắc mới để áp dụng trong điều kiện của nền dân chủ nước ta. Riêng trong lĩnh vực thừa kế, Sắc lệnh đã quy định tại một số điều: Điều 10, Điều 11 của Sắc lệnh. Điều 10, Sắc lệnh 97 quy định: “Con cháu hoặc vợ chồng của người chết không bắt buộc phải nhận thừa kế của người ấy; khi nhận thừa kế thì các chủ nợ của người chết cũng không có quyền đòi nợ quá số di sản để lại”. Điều 11, Sắc lệnh 97 quy định: “Trong lúc còn sinh thời người chồng goá vợ hay vợ goá, các con đã thành niên có quyền xin chia phần tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết, sau khi đã thanh toán tài sản chung”.
  • 17. 17 Sắc lệnh 97 đã có những quy định mới so với các bộ luật và dân luật trước đây, sắc lệnh đã công nhận vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau; con trai, con gái, con nuôi đều có quyền thừa kế tài sản của cha mẹ; quyền không nhận thừa kế, nghĩa vụ trả nợ thay cho người chết trong phạm vi di sản được nhận thừa kế. Mặc dù còn chưa đầy đủ và hoàn thiện nhưng Sắc lệnh 97 đã đáp ứng được nhu cầu thực tiễn lúc bấy giờ, giúp cơ quan tòa án giải quyết các tranh chấp về thừa kế theo di chúc có hiệu quả hơn. Năm 1959 đánh đấu trong hệ thống pháp luật Việt Nam là việc ban hành Hiến pháp 1959 quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Trong đó, Hiến pháp đã công nhận vấn đề thừa kế thành nguyên tắc, Điều 19 Hiến pháp 1959 quy định: “Nhà nước chiếu theo pháp luật, bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân”. Vấn đề thừa kế còn được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình năm 1959. Luật hôn nhân và gia đình quy định: “Các con đều có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau trong gia đình và trong việc hưởng thừa kế, không phân biệt con trai, con gái, con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi”. Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 đã mở rộng các chủ thể được nhận thừa kế, không phân biệt con trai, con gái, con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng đều có quyền nhận thừa kế của người để lại di chúc. Cũng chính sự đổi mới đó đã làm cho các tranh chấp giữa con đẻ, con nuôi, con ngoài giá thú diễn ra ngày càng nhiều hơn. Để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn cũng như nâng cao công tác xét xử trong phạm vi chức năng do Luật Tổ chức Tòa án quy định, TAND Tối cao đã ban hành một số Thông tư hướng dẫn. Ví dụ như: Thông tư số 549/NCPL ngày 27/8/1968 hướng dẫn đường lối xét xử các việc tranh chấp về thừa kế; Thông tư số 02/TATC ngày 02/8/1973 hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế di sản liệt sĩ; ...
  • 18. 18 Cũng như Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980 cũng thừa nhận quyền thừa kế là quyền cơ bản của công dân. Điều 27, Hiến pháp năm 1980 ghi nhận: “Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân”. Để phục vụ công tác xét xử giải quyết các tranh chấp về thừa kế, đồng thời bổ sung một số điểm cho phù hợp với Hiến pháp mới, qua tổng kết rút kinh nghiệm công tác xét xử, TANDTC đã ban hành Thông tư 81 ngày 24/7/1981 Hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế. Thông tư 81 đã quy định chi tiết về các nguyên tắc chung về việc giải quyết các tranh chấp về thừa kế. Ví dụ như: “Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân”, nam nữ có quyền bình đẳng để lại thừa kế và nhận di sản thừa kế; Tôn trọng quyền định đoạt bằng di chúc của người có di sản; Việc thừa kế phát sinh từ thời điểm mở thừa kế; Người thừa kế có quyền nhận hoặc không nhận thừa kế; Khi giải quyết việc thừa kế cần kiên trì hòa giải nhằm góp phần củng cố và phát triển tình đoàn kết, thương yêu trong nội bộ gia đình, bảo đảm sản xuất và công tác. Về di sản thừa kế, Thông tư 81 quy định: Các tài sản thuộc quyền sở hữu của người để thừa kế và thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt và những công cụ sản xuất dùng trong những trường hợp được phép lao động riêng lẻ. Đặc biệt Thông tư đã đề cập đến các di sản như: Đất đai, nhà thờ họ, tư liệu sản xuất và nhà thuộc diện cải tạo, tư liệu sản xuất của xã viên hợp tác xã sản xuất nông nghiệp hoặc thủ công nghiệp, đồ dùng mượn của cơ quan, vàng, bạc, bạch kim và kim cương. Về thừa kế theo di chúc, Thông tư 81 quy định cụ thể về hình thức di chúc, quyền định đoạt tài sản của người lập di chúc. Qua hơn 9 năm thực hiện thông tư về hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế, thông tư đã đáp ứng được nhu cầu thực tiễn về giải quyết các tranh chấp về thừa kế theo di chúc, đảm bảo được quyền thừa kế của công dân. Tiếp đó, Luật hôn nhân và gia đình ban hành năm 1986 đã quy định một số điều liên quan đến quyền thừa kế của vợ, chồng (Điều 14, Điều 16, Điều 17...).
  • 19. 19 Pháp luật thừa kế giai đoạn này đã có nhiều điểm đổi mới. Các quy phạm về thừa kế nói chung và thừa kế theo di chúc nói riêng đã căn bản giải quyết được các tranh chấp thừa kế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tuy nhiên, do xã hội ngày càng phát triển, các quan hệ xã hội mới nảy sinh các quy định của pháp luật thừa kế giai đoạn này không còn đáp ứng được nhu cầu cuat thự tiễn, buộc các nhà làm luật phải có sự điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung những quy định mới. 1.2.2. Giai đoạn từ 1990 đến 1996 Khi số lượng các vụ tranh chấp về thừa kế theo di chúc diễn ra ngày càng phổ biến, đa dạng hơn thì các nhà làm luật dự liệu và ban hành các văn bản pháp luật nhằm giải quyết các tranh chấp đó một cách có hiệu quả nhất nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Khi nền kinh tế- xã hội càng phát triển thì các quan hệ xã hội mới cũng pháp sinh đòi hỏi các nhà làm luật, các nhà khoa học pháp lý phải dự thảo, thông qua và ban hành những văn bản luật mới thay thế các văn bản cũ đã lỗi thời không còn đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn. Ngày 30/8/1990, Hội đồng Nhà nước nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua Pháp lệnh Thừa kế. Pháp lệnh thừa kế ra đời là sự kế thừa các văn bản như: Hiến pháp 1980, Thông tư 81 năm 1981...đồng thời sửa đổi, bổ sung một số điều về: quy định chi tiết về các hình thức của di chúc; Những người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc; Việc thừa kế của những người được coi là chết trong cùng một thời điểm; Những người thừa kế không có quyền hưởng di sản; di chúc hợp pháp (Điều 6,7,12,13,20... Pháp lệnh thừa kế). Pháp lệnh thừa kế năm 1990 là văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết về thừa kế nói chung và thừa kế theo di chúc nói riêng đầy đủ nhất từ trước nhất đến nay. Là nền tảng để Nhà nước ta xây dựng các Bộ luật dân sự sau này và nhất là các quy phạm về chế định thừa kế. Thực tế cho thấy BLDS 1995 và 2005 trên cơ sở của Pháp lệnh thừa kế 1990 sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện BLDS cả về kỹ thuật lập pháp và nội dung của một số điều còn chưa hợp lý.
  • 20. 20 Qua hơn 5 năm thực hiện Pháp lệnh thừa kế và thực tiễn xét xử cho thấy pháp lệnh này đã đi vào cuộc sống, về cơ bản vẫn phù hợp với thực trạng quan hệ thừa kế hiện nay, bảo đảm được quyền thừa kế của công dân được các tầng lớp nhân dân đồng tình, chấp nhận. Pháp lệnh là nền tảng để cơ quan tòa án giải quyết các tranh chấp có hiệu quả, bảo vệ quyền thừa kế của công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia quan hệ thừa kế. 1.2.3. Giai đoạn 1996 đến nay Giai đoạn này vấn đề giải quyết tranh chấp về thừa kế đã đáp ứng được nhu cầu cấp bách của xã hội, khi nhà nước ban hành hai BLDS năm 1995 và 2005. Sự phát triển của chế định thừa kế trong BLDS 1995 Chế định thừa kế được quy định tại phần thứ tư BLDS 1995, với những quy định chung tại chương I, thừa kế theo di chúc tại chương II và thừa kế theo pháp luật tại chương III. BLDS 1995 đã có sự hoàn thiện về kỹ thuật lập pháp. Tại chương I những quy định chung, BLDS có một số điều chỉnh như sau: Về quyền thừa kế, pháp lệnh thừa kế quy định công dân có quyền để lại thừa kế thì BLDS 1995 đã có sự điều chỉnh thành cá nhân. Như vậy, BLDS đã chỉ rõ chỉ có cá nhân mới có quyền để lại thừa kế chứ không phải là bất kỳ một chủ thể nào khác. Về di sản thừa kế, ngoài những di sản mà Pháp lệnh đã quy định, BLDS đã bổ sung quyền sử dụng đất vào di sản thừa kế tại khoản 2, Điều 637: “Quyền sử dụng đất cũng thuộc di sản thừa kế và được để lại thừa kế theo quy định tại Phần thứ năm của Bộ luật này”. BLDS 1995 đã bổ sung một số điều về người quản lý di sản, quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản và quyền từ chối nhận di sản của người được nhận thừa kế, thời hiệu khởi kiện thừa kế (quy định tại Điều 641, 642, 643, 645). Sự bổ sung những điều luật này có ý nghĩa quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu thực tiễn về những tranh chấp liên quan đến các vấn đề nói trên, phù hợp với thực tiễn xã hội
  • 21. 21 ngày càng phát triển, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người để lại di chúc và người thừa kế di chúc. Chương II phần thứ tư BLDS 1995 quy định về thừa kế theo di chúc. Tại chương này BLDS 1995 cũng có những sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với nhu cầu của thực tiễn. Cụ thể như sau: BLDS 1995 đã bổ sung pháp lệnh thừa kế 1990: quy định rõ di chúc là gì? “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết” .(Điều 649), BLDS 1995 còn quy định về năng lực chủ thể của người lập di chúc. Những trường hợp nằm ngoài các trường hợp dưới đây thì cá nhân nào lập di chúc, di chúc đó sẽ không được công nhận. Như vậy, BLDS 1995 đã có sự quy định khác về năng lực của người lập di chúc so với Pháp lệnh thừa kế năm 1990 đó là: ngoài cá nhân đã thành niên từ đủ 18 tuổi không bị hạn chế hay mất năng lực hành vi dân sự, cá nhân khi lập di chúc tự nguyện, minh mẫn không bị lừa dối, cưỡng ép thì pháp lệnh công nhận di chúc đó là hợp pháp. Ngoài ra, Pháp lệnh quy định “Di chúc cũng được coi là hợp pháp nếu do người từ đủ mười sáu tuổi trở lên nhưng chưa đủ mười tám tuổi tự nguyện lập trong khi minh mẫn, được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người đỡ đầu, không bị lừa dối và không trái với quy định của pháp luật”. BLDS 1995 mở rộng phạm vi cá nhân có quyền lập di chúc là từ 15 tuổi trở lên “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý”. ( Khoản 2 Điều 650, BLDS 1995) Về quyền của người lập di chúc, thực tiễn cho thấy trong nội dung di chúc của một số cá nhân có phần di tặng (tặng cho) di sản cho những người nằm ngoài những người được hưởng di sản thừa kế, di tặng một phần trong khối di sản để lại của người đó sau khi chết. Khoản 4 Điều 651, BLDS 1995 đã bổ sung về phần di sản dùng để di tặng, phần mà Pháp lệnh thừa kế năm 1990 không đề cập đến. Về di chúc miệng, Pháp lệnh Thừa kế 1990 thừa nhận giá trị của di chúc miệng nhưng không qui định thủ tục ghi chép lại di chúc miệng. Khi tranh tụng tại
  • 22. 22 tòa án, hầu hết các di chúc miệng đều bị tòa án bác bỏ vì không có cơ sở để tin cậy nếu chỉ dựa vào lời khai đơn phương của một bên nhân chứng hoặc khi các nhân chứng có lời khai mâu thuẫn. Khắc phục bất cập này, BLDS 1995 qui định về thủ tục lập nội dung di chúc miệng là: những người làm chứng “phải ghi chép lại bằng văn bản ngay sau đó”. Nhưng “ngay sau đó” là bao lâu thì không thể xác định được, nên thực tế có nhiều người làm chứng đã để rất lâu sau mới chịu lập văn bản ghi nội dung di chúc miệng. Điều này đã gây ra khó khăn cho tòa án trong việc thẩm định giá trị của di chúc miệng và muốn bác bỏ nó thì cũng thiếu cơ sở pháp lý rõ ràng. Như vậy, BLDS 1995 đã có sự điều chỉnh các quy định về thừa kế theo di chúc cho phù hợp với thực tiễn. Tăng cường về kỹ thuật lập pháp, sửa đổi một số từ ngữ, tách một số phần trong các điều của Pháp lệnh thành các điều luật khác nhau. BLDS 1995 bổ sung thêm các điều luật về di chúc, quyền của người lập di chúc, quyền thừa kế quyền sử dụng đất, người quản lý di sản...BLDS 1995 đã đáp ứng được nhu cầu thực tiễn xã hội, tăng cường công tác xét xử của cơ quan Tòa án giải quyết nhanh chóng có hiệu quả các tranh chấp về thừa kế theo di chúc. Trong vòng 10 năm thực hiện BLDS 1995 về các quy định về thừa kế theo di chúc, thực tiễn cho thấy cần phải có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội. BLDS 2005 ra đời đã khắc phục được những hạn chế của Pháp lệnh về thừa kế 1990 và BLDS 1995. Sự phát triển của chế định thừa kế trong BLDS 2005 So với BLDS 1995, các quy định về thừa kế trong BLDS 2005 đã có nhiều điểm mới. Về cơ cấu, bố cục của các chương mục và số lượng các điều luật không có sự thay đổi lớn, ngoài việc tăng thêm một số điều luật mới (Điều 687). Về nội dung có một số điểm mới sau: Phần những quy định chung có tất cả 14 điều, nhưng có 7 điểm mới được sửa đổi, bổ sung. Ngoài sửa đổi mang tính kỹ thuật tại Điều 635 thì việc sửa đổi, bổ sung trong 6 trường hợp còn lại đã làm thay đổi căn bản về nội dung các điều luật.
  • 23. 23 Về di sản thừa kế, có một số sửa đổi. Khoản 2 Điều 637, BLDS 1995 qui định quyền sử dụng đất là một loại di sản thừa kế. Điều 634 BLDS 2005 bỏ qui định tại khoản 2 của Điều luật tương ứng và chỉ qui định thành 1 đoạn: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”. Điều này không có nghĩa là từ nay, pháp luật không thừa nhận quyền sử dụng đất là một loại di sản. Quyền sử dụng đất vẫn là một loại di sản thừa kế vì theo BLDS 2005 và Luật Đất đai 2003 thì quyền sử dụng đất là một loại tài sản và được để lại thừa kế. Đồng thời, việc thừa kế quyền sử dụng đất dần dần đã được xã hội chấp nhận. Vì thế, BLDS 2005 không cần thiết phải qui định thêm về di sản là quyền sử dụng đất. Sự sửa đổi này là tích cực và tiến bộ hơn về kỹ thuật lập pháp so với Luật cũ vì nó làm cho điều luật trở nên tinh gọn hơn nhưng vẫn không làm ảnh hưởng đến việc nhận thức và áp dụng pháp luật. Về thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại, BLDS 1995 qui định người thừa kế chỉ phải thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại trong “phạm vi di sản” mà họ được hưởng. BLDS 2005 đã bổ sung cụm từ “trừ trường hợp có thỏa thuận khác” vào cuối khoản 1 và cuối khoản 3. Về nguyên tắc, nghĩa vụ của người thừa kế đối với khoản nợ do người chết để lại vẫn nằm trong giới hạn và theo tỷ lệ di sản mà họ nhận được từ người chết, nhưng phạm vi này có thể không tương ứng với tỷ lệ di sản, thậm chí có thể lớn hơn phần di sản mà người thừa kế thực tế được hưởng, nếu các bên có thỏa thuận khác. Quy định này vừa bảo vệ được quyền lợi chính đáng của những người thừa kế và quyền lợi chính đáng của chủ nợ. Về quyền từ chối nhận di sản thừa kế, khoản 3, điều 642, BLDS 2005 bổ sung qui định: “Sau sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không có từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế”. Bổ sung này không làm thay đổi tinh thần Điều luật, nhưng làm rõ hơn tính chất “mặc nhiên” và “tự động” của quyền thừa kế; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để xác định những vấn đề có liên quan trong việc giải quyết nợ của người chết, xác định kỷ phần thừa kế bắt buộc, tiến hành các thủ tục phân chia di sản, xác định tư cách tố tụng trong việc kiện chia di sản… Việc
  • 24. 24 bổ sung điều luật là một trong những yếu tố giúp cơ quan xét xử giải quyết các tranh chấp về thừa kế theo di chúc trong thực tiễn. Về di sản không có người thừa kế thì thuộc về Nhà nước, điều 647, BLDS 1995 qui định Nhà nước hưởng di sản không có người thừa kế nhưng Nhà nước không phải là người thừa kế sau cùng. Tuy nhiên, Điều luật đã không qui định rõ là Nhà nước phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại, nên đã dẫn đến nhiều cách hiểu và vận dụng không nhất quán. Nhiều trường hợp, cơ quan chức năng không quan tâm đến nghĩa vụ của người chết đối với người khác, nên đã làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người liên quan. Khắc phục điểm yếu này, Điều 644 BLDS 2005 bổ sung như sau: “Trong trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc Nhà nước.” Qui định này vẫn không làm thay đổi nguyên tắc Nhà nước được hưởng di sản không người thừa kế, nhưng xác định rõ ràng trách nhiệm của cơ quan nhà nước khi nhận di sản không người thừa kế: phải thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại, qua đó thể hiện sự tích cực hơn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể có quyền và lợi ích liên quan đến di sản. Về thời hiệu khởi kiện yêu cầu thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại, điều 648 BLDS 1995 không qui định về thời hiệu khởi kiện đòi nợ do người chết để lại. Thông tư liên ngành số 03/1996 của Tòa án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao dựa vào Nghị quyết ngày 28/10/1995 của Quốc hội để hướng dẫn thời hiệu khởi kiện đòi nợ do người chết để lại là “không hạn chế thời gian”. Qui định này đã gây ra những bất cập, khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp về thừa kế. Thực tế cho thấy quy định đó không chỉ gây khó khăn cho tòa án trong việc điều tra, xác minh tìm chứng cứ và gây ra sự bất ổn trong các quan hệ dân sự, mà còn đe dọa xâm phạm tới quyền và lợi ích chính đáng của người thừa kế, những người đã
  • 25. 25 thực hiện nghĩa vụ từ rất lâu, nhưng không lưu giữ được chứng từ… Khắc phục nhược điểm này, BLDS 2005 đã bổ sung qui định: “về thời hiệu khởi kiện đòi thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại là 3 năm, tính từ ngày mở thừa kế”. Có nghĩa, sau 3 năm kể từ ngày mở thừa kế, các chủ nợ không đòi nợ người thừa kế thì quyền đòi nợ chấm dứt. Chương XXIII, quy định về thừa kế theo di chúc gồm 28 điều luật, trong đó có 7 điều luật được sửa đổi, bổ sung. Ngoài những sửa đổi mang tính kỹ thuật tại khoản 3 Điều 650 và Điều 657, thì 5 điểm mới còn lại đều có những thay đổi cơ bản về mặt nội dung. Về quyền của người lập di chúc, khoản 4, Điều 648, BLDS 2005 qui định về quyền của người lập di chúc cơ bản vẫn giữ nội dung gần giống như Luật cũ, nhưng bỏ đi cụm từ “trong phạm vi di sản”. Quy định này dẫn đến nhiều tranh chấp giừa người nhận thừa kế (người có ngĩa vụ trả nợ) với ý chí của người lập di chúc, vì có thể họ phải trả nợ thay cho người chết ngoài phạm vi di sản thừa kế mà họ được nhận. Về di chúc miệng, khoản 1 Điều 651, BLDS 2005 bỏ đoạn cuối trong khoản 1 của Điều 654 BLDS 1995 và nội dung này được chuyển thành khoản 5 của Điều 652 BLDS 2005. Sự sửa đổi này không làm thay đổi nội dung mà chỉ có tác dụng làm cho Điều luật tinh gọn. Khoản 2 của Điều 651 bổ sung thêm hai từ “mặc nhiên”, làm cho Điều luật trở nên rõ nghĩa hơn. Theo Luật cũ, di chúc miệng cũng được coi là bị hủy bỏ sau 6 tháng kể từ ngày lập mà người di chúc vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn, sáng suốt, nhưng không qui định thủ tục để hủy bỏ và ai có quyền tuyên bố hủy bỏ di chúc miệng. Bổ sung thêm hai từ “mặc nhiên” nhằm xác định rõ phạm vi áp dụng của Điều luật, tránh làm cho Điều luật được hiểu theo nhiều nghĩa và áp dụng không thống nhất.. Về điều kiện để công nhận di chúc hợp pháp, điều 652 BLDS 2005 có một bổ sung rất quan trọng: “Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể
  • 26. 26 hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực”. Chính sự bổ sung này đã làm hạn chế các tranh chấp thừa kế theo di chúc về hình thức của di chúc và là cơ sở để cơ quan Tòa án xác minh tính hợp pháp của di chúc. Nhà làm luật còn qui định thêm về thời hạn xác định và thủ tục để lập bản ghi chép nội dung di chúc miệng. Luật mới xác định chính xác khoảng thời gian mà người làm chứng phải viết lại nội dung di chúc miệng là “5 ngày, sau khi người di chúc miệng thể ý chí sau cùng”. Với quy định này, pháp luật ngăn ngừa sự thể hiện ý chí chủ quan của người làm chứng, tăng cường trách nhiệm của người làm chứng di chúc. Qui định này cũng thể hiện quyết tâm của nhà lập pháp nhằm loại bỏ khả năng người làm chứng có thể tự ý sửa chữa, viết lại nhiều lần hay đánh tráo văn bản ghi nội dung di chúc miệng. Về hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng, điều 671, BLDS 1995 qui định: “Trong trường hợp vợ, chồng lập di chúc chung mà có người chết trước, thì chỉ phần di chúc liên quan đến phần di sản của người chết trong tài sản chung có hiệu lực pháp luật; nếu vợ, chồng có thỏa thuận trong di chúc chung về thời điểm có hiệu lực của di chúc chung là thời điểm người sau cùng chết, thì di sản của vợ, chồng theo di chúc chung chỉ được phân chia từ thời điểm đó”. Quy định này gây khó khăn cho việc thi hành di chúc vì chỉ có một giao dịch, nhưng có đến hai thời điểm có hiệu lực khác nhau. Khắc phục nhược điểm này, Điều 668 BLDS 2005 qui định: “Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc thời điểm vợ, chồng cùng chết”. Qui định này tỏ ra hợp lý hơn so với qui định tương ứng trong BLDS 1995, vì một di chúc chỉ có thể có một thời điểm có hiệu lực. Về công bố di chúc, khoản 3, Điều 672, BLDS 2005 bỏ đoạn “bản sao di chúc phải có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi mở thừa kế”. Phù hợp với thực trạng pháp luật công chứng, chứng thực hiện nay, luật không bắt buộc phải công chứng, chứng thực bản sao tờ di chúc. Qui định này tỏ ra thông thoáng, thể hiện tính thực tiễn cao, làm
  • 27. 27 cho Điều luật mang tính khả thi hơn, tạo điều thuận lợi hơn cho việc công bố di chúc mà vẫn bảo đảm sự minh bạch vì tại khoản 4 của Điều luật đã qui định quyền được đối chiếu bản sao di chúc với bản gốc của nó. Như vậy, qua thực tiễn đời sống và công tác xét xử các tranh chấp tại Tòa án nhân dân các cấp. Nhà làm lập đã sửa đổi, bổ sung và thông qua việc ban hành BLDS 2005. BLDS 2005 đã khắc phục được những hạn chế về kỹ thuật lập pháp và nội dung của BLDS 1995 về chương thừa kế theo di chúc. Qua hơn 5 năm thực hiện BLDS 2005, thực tiễn cho thấy BLDS 2005, sửa đổi, bổ sung đã phần nào làm giảm bớt các tranh chấp xảy ra về thừa kế theo di chúc, giảm bớt chi phí tố tụng, hạn chế được sự bất bình ổn về xã hội do xung đột về quyền lợi và nhất là bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia quan hệ thừa kế theo di chúc. Tóm lại, sự phát triển về các quy định về thừa kế nói chung và thừa kế theo di chúc nói riêng qua các thời kỳ càng khẳng định, chế định thừa kế đã có sự phát triển tương ứng với sự phát triển của xã hội. Buộc các nhà làm luật phải ban hành các quy phạm pháp luật để điều chỉnh quan hệ thừa kế và các vấn đề liên quan đến thừa kế. Và để giải quyết các tranh chấp về thừa kế theo di chúc buộc các chủ thể tham gia quan hệ thừa kế phải tuân theo những quy định của pháp luật về thừa kế theo di chúc. Cũng dựa trên cơ sở pháp luật, cơ quan xét xử Tòa án tiến hành giải quyết các tranh chấp đó. 1.3. Các loại tranh chấp về thừa kế theo di chúc Các tranh chấp về thừa kế theo di chúc là do sự bất đồng, xung đột về ý chí của những người thừa kế hoặc những người thuộc diện, hàng thừa kế pháp luật theo quy định của pháp luật. Hoặc là do sự quy định không chặt chẽ của pháp luật về vấn đề thừa kế theo di chúc. BLDS 2005 đã dự liệu các trường hợp tranh chấp có thể sẽ diễn ra trong thực tế, cũng trên cơ sở các quy phạm pháp luật đó, cơ quan Tòa án giải quyết các tranh chấp.
  • 28. 28 1.3.1. Tranh chấp liên quan đến người lập di chúc Trong thực tiễn hiện nay cho thấy tranh chấp về thừa kế theo di chúc diễn ra ngày càng đa dạng và phức tạp. Và một trong những tranh chấp đó liên quan đến người lập di chúc. Cụ thể là: năng lực hành vi của người lập di chúc; người lập di chúc tự nguyện, minh mẫn; quyền định đoạt của người lập di chúc. Khi các chủ thể trong quan hệ thừa kế nhận thấy di chúc do người chết để lại có sự bất ổn hoặc có sự sai phạm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp chua họ, dẫn đến tranh chấp xảy ra, các chủ thể đó yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp. Để giải quyết tranh chấp đó, cơ quan xét xử Tòa án phải dựa trên những quy định cụ thể của pháp luật về thừa kế theo di chúc. Tranh chấp liên quan đến năng lực hành vi của người lập di chúc Theo quy định của pháp luật tại điều 647 BLDS năm 2005, người có thể lập di chúc là: "- Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức được và làm chủ được hành vi của mình. - Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý". Pháp luật nước ta công nhận người từ đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên. Vì vậy, không phân biệt nam, nữ, tôn giáo, thành phần,… Người từ đủ 18 tuổi đều có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình cho người thừa kế. Người lập di chúc phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự (quy định tại Điều 22, 23 BLDS năm 2005). Tuy nhiên, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi (người có năng lực hành vi một phần) có thể lập di chúc nhưng với điều kiện “lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý”. Sự đồng ý ở đây là sự đồng ý cho họ lập di chúc. Còn về phần nội dung di chúc, họ được toàn quyền quyết định. Tuy
  • 29. 29 nhiên đa số những người này có số lượng tài sản rất ít, do số năm lao động không nhiều, còn phụ thuộc vào cha mẹ hoặc số tài sản có được là do cha mẹ để lại...Do vậy, di chúc của những người thuộc nhóm độ tuổi này sẽ có nhiều vấn đề cần quan tâm: tính hợp pháp của di chúc, di sản để lại có thuộc sở hữu hợp pháp của cá nhân hay không, dẫn đến nhiều tranh chấp có thể xảy ra. Nhưng thực tế cho thấy không phải bất cứ lúc nào khi người lập di chúc đáp ứng điều kiện về năng lực hành vi thì di chúc của họ sẽ hợp pháp, mà di chúc đó không được trái đạo đức xã hội, không trái pháp luật, đồng thời người lập di chúc phải tự nguyện, minh mẫn, không bị lừa dối, bị cưỡng ép. Người lập di chúc tự nguyện, minh mẫn Theo khoản 1 Điều 652 BLDS 2005: “Người lập di chúc tự nguyện, minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa hay cưỡng ép”. Tự nguyện của người lập di chúc là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí của họ. Mặt khác, chúng ta thấy rằng sự thống nhất đó là sự thống nhất về mong muốn chủ quan, mong muốn của người lập di chúc với hình thức thể hiện ra bên ngoài sự mong muốn đó. Vì vậy, việc phá vỡ sự thống nhất làm mất đi tính tự nguyện của việc lập di chúc. Sự phá vỡ đó là do người lập di chúc bị cưỡng ép hoặc di chúc của họ lập trên cơ sở bị lừa dối. Cưỡng ép có thể là sự cưỡng ép về thể chất (đánh đập, giam giữ...) hoặc cưỡng ép về tinh thần (đe dọa tính mạng của người thân trong gia đình người lập di chúc...). Người lập di chúc còn có thể bị lừa dối bằng những thủ đoạn như: Làm tài liệu giả để cho người đó tin rằng một người đã chết hoặc mất tích nên không lập di chúc để lại di sản cho người đó mà để lại tài sản cho người làm tài liệu giả... Đây là trường hợp diễn ra nhiều trong thực tế, vì muốn người lập di chúc để lại tài sản cho mình mà những người khác có những hành vi trái pháp luật, trái đạo đức xã hội nhằm có được di sản của người thừa kế. Và khi những người khác phát hiện và chứng minh được di chúc đó không hợp pháp do trái pháp luật thì tất yếu sẽ có sự xung đột và tranh chấp giữa các chủ thể liên quan.
  • 30. 30 Quyền định đoạt của người lập di chúc Để bảo vệ quyền định đoạt của người lập di chúc, và hạn chế các tranh chấp liên quan đến quyền định đoạt của người lập di chúc, BLDS năm 2005 đã quy định chi tiết về quyền của người lập di chúc. Tôn trọng và bảo vệ quyền năng của một cá nhân đối với tài sản của họ, BLDS 2005 của nhà nước ta đã ghi nhận quyền của người lập di chúc tại các điều luật sau đây: Điều 631: Quyền thừa kế của cá nhân “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”. Theo quy định của pháp luật, khi xét về thừa kế theo di chúc thì cá nhân có quyền lập di chúc và hưởng di sản thừa kế theo ý chí của người lập di chúc. Như vậy, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, nhà nước không có quyền để lại di sản thừa kế. Về đối tượng thừa kế theo di chúc thì ngoài cá nhân, còn có tổ chức, nhà nước. Quyền của người lập di chúc được quy định tại Điều 648, 662, 664 BLDS 2005. Quyền của người lập di chúc sẽ được chúng tôi phân tích cụ thể ở phần nội dung của di chúc. Nói rõ hơn về các tranh chấp về nội dung của di chúc. Tóm lại, các tranh chấp liên quan đến người lập di chúc phải chịu sự quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề này. 1.3.2. Tranh chấp về nội dung của di chúc Nội dung của di chúc là tổng hợp ý chí của người lập di chúc, thể hiện ở quyền định đoạt của người lập di chúc. Người lập di chúc chỉ định người thừa kế; giao nghĩa vụ cho người thừa kế, phân định di sản thừa kế, đưa ra các điều kiện để chia di sản thừa kế...Ý chí của người lập di chúc phải phù hợp với ý chí của Nhà
  • 31. 31 nước, đạo đức xã hội, tuân thủ các quy định tại điểm 3 Điều 4 BLDS 2005. Vi phạm các điều đó di chúc sẽ vô hiệu. Nội dung của di chúc được quy định tại Điều 648, 662, 664 BLDS 2005. Để hiểu được quyền phân định di sản thừa kế của người lập di chúc thì phải biết được những di sản nào của người lập di chúc có quyền phân chia. Đây là cơ sở để ngành Tòa án dùng làm căn cứ để xác định di chúc có vi phạm quy định của pháp luật hay không? Di sản thừa kế Di sản bao gồm: tài sản riêng của người đã chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác, ngoài ra di sản thừa kế còn là các quyền tài sản mà người chết để lại. Di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người đã chết, quyền về tài sản của người đó. Quyền sở hữu tài sản là một trong những quyền cơ bản của công dân được nhà nước bảo hộ. “công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác....Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân”. (Điều 58 Hiến Pháp 1992). Tài sản riêng của người chết Tài sản riêng của người chết là tài sản do người đó tạo ra bằng thu nhập hợp pháp( như tiền lương, tiền được trả công lao động, tiền thưởng, tiền nhuận bút....) tài sản được tặng cho, được thừa kế, tư liệu sinh hoạt riêng( như quần áo, giường tủ, xe máy, ô tô....) nhà ở, tư liệu sản xuất các loại, vốn để sản xuất kinh doanh. Tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý được dùng để làm đồ trang sức hoặc được dùng làm của để dành. Nhà ở, diện tích mà người có nhà bị cải tạo XHCN, được Nhà nước để lại cho để ở và xác định là thuộc quyền sở hữu của người đó. Nhà do được thừa kế,
  • 32. 32 tặng cho, mua, trao đổi hoặc tự xây dựng các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và đã làm thủ tục sang tên, trước bạ. Vốn, cổ phần, vật tư, tư liệu sản xuất của những người sản xuất cá thể, hoặc các tư nhân được sản xuất kinh doanh hợp pháp. Tài liệu, dụng cụ máy móc của người làm công tác nghiên cứu. Cây cối mà người được giao sử dụng đất trồng và hưởng lợi trên đất đó. Quyền về tài sản do người chết để lại. Đó là các quyền dân dân sự được phát sinh từ các quan hệ hợp đồng do việc bồi thường thiệt hại mà trước khi chết họ đã tham gia vào những quan hệ này (như quyền đòi nợ, đòi lại tài sản cho thuê, hoặc cho mượn, chuộc lại tài sản đã thế chấp, cầm cố, yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng...) Ngoài những quyền nói trên quyền về tài sản của người chết được để lại như: quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp. Việc quy định về tài sản do người chết để lại là di sản thừa kế, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tăng cường tinh thần trách nhiệm của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ PLDS. Tuy nhiên các quyền tài sản gắn liền với nhân thân cuả người chết (quyền hưởng trợ cấp, tiền lương hưu) không là di sản thừa kế. Đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân, Nhà nước là người quản lý toàn bộ đất đai và giao cho tổ chức và cá nhân sử dụng lâu dài để tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức đầu tư công, sức vào sản xuất nhà nước cho phép cá nhân có 5 quyền, trong đó có quyền để lại thừa kế, quyền sử dụng đất, tùy loại đất khác nhau mà quyền thừa kế cũng có quy định khác nhau. Vấn đề đất đai trong thừa kế ngày càng trở nên quan trọng hơn khi đa số các loại tranh chấp về thừa kế theo di chúc thường liên quan đến quyền sử dụng đất. Vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai là di sản thừa kế càng khó giải quyết hơn khi Luật Đất đai có nhiều văn bản hướng dẫn, dẫn tới sự chồng chéo trong quá trình giải quyết .
  • 33. 33 BLDS 2005 quy định di sản thừa kế nói chung và di sản thừa kế theo di chúc nói riêng, làm căn cứ để xác định người để lại di chúc có quyền phân chia di sản thừa kế, di tặng, quyền giao nghĩa vụ thừa kế... trong phạm vi di sản thừa kế hợp pháp. Quyền phân định di sản cho từng người thừa kế Người lập di chúc có quyền phân chia một cách cụ thể cho người thừa kế nào hưởng phần di sản là bao nhiêu hoặc hưởng di sản là vật gì. Người lập di chúc có quyền phân chia di sản cho mỗi người không nhất thiết phải ngang nhau mà không cần phải nêu lý do, nếu không phân định. Vì vậy, quyền phân định di sản của người lập di chúc được xem xét dưới ba góc độ và qua từng góc độ đó, việc phân chia di sản theo di chúc được tiến hành cho phù hợp với ý nguyện của người để lại di sản. - Phân định tổng quát : Là trường hợp người lập di chúc không xác định rõ phần di sản mà từng người thừa kế được hưởng. Theo góc độ này nếu trong di chúc chỉ có một người thừa kế thì toàn bộ di sản sẽ thuộc về người đó. Nếu di chúc chỉ định nhiều người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người có tên trong di chúc. Nếu những người này có sự thỏa thuận về việc hưởng di sản thì việc phân chia di sản sẽ tuân theo sự thỏa thuận đó. - Phân định theo tỷ lệ: Là trường hợp trong di chúc đã nói rõ mỗi người thừa kế được hưởng một phần di sản theo một tỷ lệ nhất định so với tổng giá trị tài sản. Vì vậy, khi phân chia di sản theo di chúc thì mỗi người thừa kế được hưởng phần di sản theo tỷ lệ đã được xác định trên tổng giá trị khối tài sản đang còn vào thời điểm phân chia. Chẳng hạn, nếu di chúc xác định rằng cho A hưởng 1/5 di sản và sau khi định giá đã xác định được tổng giá trị di sản là 400 triệu đồng thì sẽ A được hưởng phần di sản là: 400 triệu : 5 = 80 triệu. - Phân định cụ thể: Là trường hợp người để lại di sản đã xác định rõ trong di chúc người thừa kế nào được hưởng di sản là hiện vật gì. Vì vậy khi di sản được phân chia, các thừa kế được nhận hiện vật theo sự xác định trong di chúc “kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị hiện vật bị giảm
  • 34. 34 sút tính đến thời điểm phân chia di sản”. “Nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại” (Điều 684 BLDS 2005). Do việc xác định tổng tài sản của người lập di chúc không thể hiện rõ ràng trong di chúc cho nên khi những người liên quan đến quan hệ thừa kế đó sẽ có cách xác định di sản của người đã chết khác nhau, dẫn đến việc phân định di sản thừa kế cũng khác nhau tất yếu dẫn đến tranh chấp, buộc họ phải yêu cầu tòa án giải quyết. Việc phân chia di sản là một trong những tranh chấp diễn ra phổ biến nhất trong các tranh chấp về thừa kế theo di chúc vì nó tác động đến quyền và lợi ích của các chủ thể được nhận thừa kế. Quyền giao nghĩa vụ cho người thừa kế Nghĩa vụ được xét đến trong mục này là những nghĩa vụ về tài sản. Theo sự chỉ định trong di chúc, người thừa kế phải thực hiện một công việc vì lợi ích chất của người khác mà đáng lẽ khi còn sống, người để lại di sản phải thực hiện như trả nợ, bồi thường thiệt hại… Tuy nhiên, người thừa kế không phải thực hiện những nghĩa vụ về tài sản gắn liền với nhân thân của người để lại di sản. Cũng giống như việc phân định tài sản, việc phân định nghĩa vụ cũng được hiểu theo ba góc độ sau đây: - Trong trường hợp người để lại di sản có để lại một nghĩa vụ về tài sản nhưng trong di chúc không nói rõ người thừa kế nào phải thực hiện nghĩa vụ đó thì theo quy định của pháp luật, ai hưởng thừa kế người đó phải thực hiện. Tuy nhiên, người thừa kế chỉ phải thực hiện nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại trong phạm vi di sản thừa kế. - Trong trường hợp hợp để lại thừa kế đã xác định rõ tỷ lệ nghĩa vụ mà từng người thừa kế phải thực hiện thì mỗi người phải thực hiện phần đó trong phạm vi di sản mà mình được hưởng. Phần nghĩa vụ vượt quá di sản người này được hưởng sẽ chia đều cho những người thừa kế khác thực hiện tương ứng với phần di sản mà họ đã nhận.
  • 35. 35 - Nếu người lập di chúc đã giao nghĩa vụ cụ thể cho người thừa kế thì riêng người được giao nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đó. Tuy nhiên, nếu có phần nghĩa vụ vượt quá số di sản mà người đó được hưởng thì những người thừa kế khác phải thực hiện tương ứng với phần di sản mà họ được hưởng. Ví dụ: Ông A lập di chúc để định đoạt khối tài sản của mình trị giá 120 triệu đồng như sau: cho M hưởng 30 triệu đồng, N hưởng 30 triệu đồng, P hưởng 60 triệu đồng. Khi ông A chết còn nợ của người khác một khoản tiền là 54 triệu đồng. Ông A giao cho M phải thay ông trả khoản nợ đó. Như vậy, trong thực tế coi như M không được hưởng di sản theo di chúc. Ngoài 30 triệu đồng mà M được hưởng đã dùng để thanh toán nghĩa vụ, khoản nợ vẫn còn lại 24 triệu đồng. Khoản nợ này do N và P cùng phải thực hiện nhưng tương ứng với phần di sản mà mỗi người được hưởng (do di sản của N được hưởng = 1/2 di sản mà P được hưởng). Vì vậy N = 30 triệu đồng trừ 8 triệu đồng (1/3 của 24 triệu đồng) còn 22 triệu đồng; P = 60 triệu đồng trừ 16 triệu đồng (2/3 của 24 triệu đồng) còn 44 triệu đồng. Như vậy, những người thừa kế không chỉ được nhận di sản thừa kế mà còn phải gánh vác nghĩa vụ cho người để lại thừa kế. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp. Vì tâm lý của người thừa kế là chỉ muốn hưởng quyền mà không muốn phải gánh vác nghĩa vụ thay cho người đã chết. Họ cho rằng người nào nợ thì phải có nghĩa vụ trả nợ không thể buộc người khác phải trả nợ thay. Xuất pháp từ tâm lý và suy nghĩ như vậy mà người thừa kế theo di chúc sẽ từ chối nhận thừa kế hoặc đùn đẩy trách nhiệm cho nhau dẫn đến xung đột. Người lập di chúc có quyền dành một phần di sản để di tặng Di tặng là việc người để lại di sản dành một phần trong số di sản để tặng cho người khác thông qua việc thể hiện ý nguyện trong một di chúc. Về nguyên tắc, hiệu lực của việc di tặng được xác định theo hiệu lực của di chúc. Nghĩa là việc di tặng chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm người lập di chúc chết và dĩ nhiên là người được di tặng phải còn sống vào thời điểm đó. Mặt khác, người nhận tài sản di tặng được coi là một bên trong hợp đồng tặng cho (dù hợp đồng đó
  • 36. 36 chỉ được thực hiện sau khi người tặng cho đã chết) nên họ được hưởng di sản mà không phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các chủ nợ của người chết, pháp luật nước ta quy định: “Trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này”. (Khoản 2 Điều 671 BLDS 2005). Thực tiễn cho thấy đây là vấn đề có nhiều tranh cãi vì người được di tặng sẽ gách vác ít nghĩa vụ trả nợ hơn so với những người được hưởng di sản thừa kế. Đặc biệt là các trường hợp toàn bộ di sản đủ để thực hiện nghĩa vụ trả nợ, khi đó sẽ có sự bất đồng xảy ra. Quyền được để lại di sản dùng vào việc thờ cúng Con người Việt Nam cổ truyền vốn coi việc thờ phụng tổ tiên là bổn phận hết sức thiêng liêng và hệ trọng của con, cháu. Khi một gia đình có kinh tế khá giả bao giờ người ta cũng quan tâm thi hành bổn phận ấy bằng cách dành ra một số tài sản để lo việc xây dựng nhà thờ, tài sản trong nhà thờ và thờ cúng hàng ngày. Các tài sản này có thể bao gồm nhiều loại với tên gọi khác nhau, nhưng chung quy đó là các “Di sản dùng vào việc thờ cúng” mà các bộ dân luật cũ gọi là “hương hỏa”. Tôn trọng và ghi nhận truyền thống đó của dân tộc, Pháp lệnh Thừa kế trước đây và BLDS hiện nay của nước ta đều ghi nhận quyền để lại di sản dùng vào việc thờ cúng của người lập di chúc. Đồng thời, tại Điều 670, BLDS 2005 đã ghi rõ: “1. Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng. Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng.
  • 37. 37 Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật. 2. Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng”. Như vậy, việc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng là do ý muốn của người để lại thừa kế. Không ai có thể buộc một người phải dành một số di sản khi chết để con cháu lo việc cúng giỗ cho họ và tổ tiên của họ nhưng nếu bằng di chúc, người để lại di sản thể hiện ý nguyện như vậy thì ý nguyện đó phải được tôn trọng. Ý nguyện thật sự của người để lại di sản thờ cúng là phần di sản đó phải được những người về sau này lưu giữ mãi mãi, truyền từ đời này sang đời khác, những người thừa kế chỉ thay nhau quản lý để phục vụ cho công việc phụng tự. Phỏng đoán theo ý chí truyền thống, pháp luật nước ta quy định: phần di sản dùng vào việc thờ cúng không được chia thừa kế. Trên cơ sở tôn trọng quyền tự định đoạt của người lập di chúc, pháp luật nước ta cho phép người đó dành một phần di sản để dùng việc thờ cúng và cũng không cần quy định cụ thể “phần” đó là tỷ lệ bao nhiêu so với giá trị khối tài sản. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho những người có quyền tài sản liên quan đến di sản của người đã chết, pháp luật nước ta cũng đã hạn chế quyền dành di sản vào việc thờ cúng của người lập di chúc bằng việc quy định tại Khoản 2 Điêu 670 BLDS: “Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng”. Theo quy định trên dù người lập di chúc đã thể hiện ý chí dành một phần di sản của mình vào việc thờ cúng nhưng ý chí đó không được pháp luật thừa nhận nếu
  • 38. 38 những phần tài sản còn lại để thờ cúng phải dùng để thanh toán các khoản còn lại của người lập di chúc. Mặt khác, nếu việc để lại di sản vào việc thờ cúng của người lập di cúng ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của những người thừa kế theo Điều 669 BLDS thì quyền định đoạt đó bị hạn chế để bảo đảm những người thừa kế nói trên được hưởng phần di sản ít nhất là bằng hai phần ba của một suất thừa kế theo pháp luật. Chỉ định người thừa kế Thông thường, một người bao giờ cũng mong muốn rằng, sau khi chết, tài sản của mình sẽ được dịch chuyển cho những người gần gũi, thân thiết nhất. Mong muốn này thường được thể hiện trong di chúc mà họ đã lập trước khi chết. Người lập di chúc có quyền để lại di sản cho bất cứ cá nhân hoặc tổ chức nào. Họ có thể là con, cha, mẹ, vợ, chồng… của người thuộc diện thừa kế theo luật dựa trên các quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng hoặc quan hệ huyết thống; và cũng có thể là người nằm ngoài phạm vi nói trên, như Nhà nước, tổ chức kinh tế, xã hội… Vì đó là ý chí thực sự tự nguyện của người lập di chúc. Việc chỉ định người thừa kế theo ý chí của người lập di chúc dẫn đến sự xung đột về ý chí của người thừa kế đáng được hưởng thừa kế nếu chia thừa kế theo pháp luật với ý chí của người lập di chúc. Tuy nhiên, pháp luật công nhận di chúc là hợp pháp và cần phải tôn trọng người đã chết. Cho nên khi giải quyết tranh chấp, cơ quan Tòa án phải dựa trên tinh thần của di chúc để giải quyết (với điều kiện di chúc hợp pháp). Truất quyền hưởng di sản Quyền định đoạt của người lập di chúc còn được thể hiện thông qua việc họ có thể truất quyền hưởng di sản của người thừa kế theo pháp luật (như: Cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, em ruột…) mà không nhất thiết phải nêu lý do, người lập di chúc có thể chỉ định một hay nhiều người thừa kế theo luật không được hưởng di sản thừa kế của mình.
  • 39. 39 Tuy nhiên, do pháp luật không quy định cụ thể như thế nào là truất nên hiện nay còn nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng người lập di chúc không cho người thừa kế nào hưởng di sản theo di chúc thì người đó là người bị truất quyền. Theo quan điểm này thì có hai cách truất quyền khác nhau: - Truất quyền hưởng di sản được nói rõ: Là việc người lập di chúc tuyên bố một cách minh bạch trong di chúc rằng một hoặc nhiều người thừa kế theo pháp luật không có quyền hưởng di sản. - Truất quyền hưởng di sản không được nói rõ: Là việc người lập di chúc chỉ định một hoặc nhiều người để hưởng toàn bộ di sản nhưng lại không nói gì đến những người thừa kế theo pháp luật không được chỉ định. Khi đó người thừa kế không được chỉ định trở thành người bị truất quyền hưởng di sản không được nói rõ. Việc truất quyền hưởng di sản không được nói rõ gần giống với chỉ định người thừa kế. Đó là di chúc chỉ định người thừa kế thì những người đó được nhận di sản thừa kế, còn những người không được chỉ định đương nhiên trở thành người bị truất quyền hưởng di sản. Do việc chỉ định người thừa kế và truất quyền hưởng di sản thừa kế không cần nêu rõ lý do trong di chúc nên những người được thừa kế và không được thừa kế có sự xung đột về lợi ích. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dân dẫn đến tranh chấp về thừa kế theo di chúc. Quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc Người lập di chúc có sự thay đổi ý chí thì việc định đoạt trong di chúc sẽ bị thay đổi. Sự thay đổi đó xảy ra khi người lập di chúc thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ di chúc. Sửa đổi di chúc là việc người lập di chúc bằng di chúc ý chí tự nguyện của mình phủ nhận (làm thay đổi) một phần di chúc đã lập. Vì vậy, những phần di chúc không bị sửa đổi (phần giữ nguyên) vẫn có hiệu lực pháp luật, phần di chúc đã bị sửa đổi sẽ không còn hiệu lực mà thay vào đó, pháp luật sẽ căn cứ vào ý chí thể
  • 40. 40 hiện trong sự sửa đổi sau cùng. Thông thường sự thay đổi di chúc đã lập được biểu hiện ở những mặt sau đây: - Sửa đổi người được hưởng thừa kế: Có nghĩa là một di chúc đã lập có thể đã chỉ định một số người được hưỏng là A, B, C…sau đó người lập di chúc sửa đổi bổ sung không cho B hoặc C thừa kế nữa mà chỉ định K thay vào vị trí của B hoặc C để hưởng di sản. - Sửa đổi về quyền và nghĩa vụ của người thừa kế : Sửa đổi di chúc còn được thể hiện qua việc sửa đổi về quyền và nghĩa vụ cho người thừa kế, có thể bớt hoặc tăng thêm quyền và nghĩa vụ mà người thừa kế phải thực hiện. Ví dụ như: Ông A viết di chúc để lại cho B- 50 triệu đồng, cho C- miếng đất mà trước khi chết ông A đã ở. Sau đó, ông A sửa lại chia đều cho B và C số di sản của mình. - Sửa đổi về câu chữ: Trong di chúc có thể có những câu khó hiểu hoặc có từ được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Người lập di chúc có quyền sửa đổi những câu, chữ cho rõ ràng, tránh sự hiểu nhầm sau này ảnh hưởng đến quyền lợi của những người thừa kê. Bổ sung di chúc là việc người lập di chúc quy định thêm một số vấn đề mà trong di chúc đã lập chưa nói đến nhằm làm cho di chúc cụ thể, chi tiết hơn, rõ hơn. Vì vậy, khi người lập di chúc bổ sung di chúc thì cả di chúc đã lập và cả phần bổ sung đều có hiệu lực như nhau. Trong trường hợp di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật (lúc này việc bổ sung di chúc đã chuyển hóa thành sự sửa đổi di chúc). Hủy bỏ di chúc là việc người để lại thừa kế từ bỏ di chúc của mình bằng cách không công nhận di chúc do mình lập ra là có giá trị. Trường hợp này được coi là không có di chúc. Do vậy di sản thừa kế sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật. Hủy bỏ di chúc là người đã lập di chúc lại bằng ý chí tự nguyện của mình truất bãi di chúc đã lập. Việc hủy bỏ di chúc có thể được thực hiện dưới các hình thức sau: Người lập di chúc tự tiêu hủy tất cả di chúc đã lập; Người lập di chúc lập
  • 41. 41 một di chúc khác tuyên bố hủy di chúc đã lập. Theo Khoản 3 Điểu 662 BLDS 2005 thì pháp luật chỉ xác định một trường hợp được coi là hủy bỏ di chúc: khi người lập di chúc thay thế di chúc đã lập. Theo nguyên tắc: “Di chúc chỉ có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế” nên khi còn sống, một người tuy đã lập di chúc định đoạt tài sản của mình cho người khác nhưng sau đó nếu họ thấy việc định đoạt của mình chưa phù hợp (hoặc không còn phù hợp) thì có quyền lập một di chúc khác để thay di chúc đã lập trước. Trường hợp này gọi là thay thế di chúc. Tại Khoản 3 Điều 22 Pháp lệnh Thừa kế đã quy định “Trong trường hợp người lập di chúc đã thay thế di chúc thì coi như không có di chúc trước”. Điều đó được quy định lại trong BLDS 2005 tại Khoản 3 Điều 662: “Trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằn di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ”. Như vậy, theo quy định của pháp luật, người lập di chúc đã thay thế di chúc thì những di chúc trước hoàn toàn không có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên bản chất của việc thay thế di chúc là gì, trường hợp nào mới được coi là thay thế di chúc có một ý nghĩa hết sức quan trọng và thiết thực trong việc giải quyết đúng đắn một vụ án. Trước hết, cần thống nhất về bản chất của thay thế di chúc là: Việc một người bằng ý chí tự nguyện sau của mình phủ nhận một ý chí tự nguyện trước đó về việc định đoạt di sản thừa kế. Đối với trường hợp di chúc chung của vợ, chồng, vấn đề sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc phải được sự đồng ý của cả vợ và chồng (quy định tại điều 664 BLDS 2005) Người lập di chúc còn có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế di chúc. Khi người để lại di chúc có sự thay đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ di chúc sẽ dẫn đến có nhiều di chúc từ đó việc xác định đâu là di chúc cuối cùng trở thành vấn đề xung đột giữa các chủ thể nhận thừa kế. Vì trong trường hợp một người để lại bản di chúc được lập ra theo những ngày tháng khác nhau nhưng chưa hẳn đó là sự thay thế di chúc vì rằng chưa chắc bản di chúc sau đã là ý chí tự nguyện của người đó.
  • 42. 42 Quyền chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản Để đảm bảo ý nguyện của mình không bị người khác xâm phạm, để tránh việc thất lạc, hư hỏng di chúc, người lập di chúc có thể gửi lại di chúc ở công chứng nhà nước hoặc gửi bất kỳ người nào mà mình tin tưởng giữ bản di chúc. Nếu di chúc được gửi ở công chứng nhà nước thì cơ quan công chứng phải bảo quản giữ gìn bản di chúc theo quy định của pháp luật. Khi người lập di chúc chết thì cơ quan công chứng phải công bố trước những người thừa kế bằng việc sao gửi di chúc đến tất cả những người có liên quan đến nội dung của di chúc. Nếu di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài thì bản di chúc đó phải được dịch ra tiếng Việt. Tất cả các bản dịch và sao di chúc đều phải có chứng nhận hoặc chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu người giữ bản di chúc là cá nhân thì cá nhân đó phải giữ bí mật nội dung của di chúc, nghĩa là không được tiết lộ cho người thừa kế cũng như những người khác biết được sự định đoạt trong nội dung của di chúc. Người nhân giữ bản di chúc phải bảo quản, giữ gìn cẩn thận bản di chúc. Trong thời gian người lập di chúc còn sống, nếu không may di chúc bị thất lạc, hư hại thì cá nhân giữ bản di chúc phải thông báo ngay cho người lập di chúc biết. Khi người lập di chúc chết, cá nhân giữ bản di chúc phải giao lại bản di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc. Nếu người giữ di chúc đồng thời được người lập di chúc chỉ định là người công bố di chúc thì khi người lập di chúc chết, người đó phải công bố di chúc trước những người thừa kế theo đúng thủ tục như trường hợp cơ quan công chứng là người công bố di chúc. Nếu người giữ di chúc là cá nhân, mà di chúc đó là di chúc miệng thì khả năng người giữ di chúc có thể sửa đổi nội dung di chúc hoặc cố tình không công bố