SlideShare a Scribd company logo
1 of 109
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
QUYỀN VỀ MÔI TRƢỜNG TRONG PHÁP LUẬT
QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội – 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
QUYỀN VỀ MÔI TRƢỜNG TRONG PHÁP LUẬT
QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số: 60 38 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học:PGS.TS TƢỜNG DUY KIÊN
Hà Nội – 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các luận
điểm, nội dung nêu trong Luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính
chính xác, tin cậy và trung thực.
Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo
vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1.Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu .........................................................................................4
3. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................5
3.1. Mục tiêu tổng quát ..........................................................................................5
3.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................6
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu......................................................................6
5. Tính mới của đề tài.............................................................................................6
6. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu...............................................................7
6.1. Nội dung..........................................................................................................7
6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................7
7. Kết cấu của luận văn ..........................................................................................8
CHƢƠNG 1............................................................................................................9
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN QUYỀN VỀ MÔI TRƢỜNG..............................9
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển khái niệm Quyền con ngƣời về Môi trƣờng9
1.1.1. Nhận thức của cộng đồng quốc tế về Quyền con ngƣời về Môi trƣờng......9
1.1.2. Sự phát triển khái niệm Quyền về Môi trƣờng ..........................................20
1.1.3. Mối quan hệ giữa Quyền con ngƣời với Môi trƣờng.................................25
1.2. Nội dung Quyền con ngƣời về Môi trƣờng...................................................32
CHƢƠNG 2..........................................................................................................45
QUYỀN VỀ MÔI TRƢỜNG TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ.......................45
2.1. Quyền con ngƣời về Môi trƣờng trong các văn kiện quốc tế .......................45
2.1.1. Quyền con ngƣời về Môi trƣờng trong Tuyên ngôn Thế giới về Quyền con
ngƣời năm 1948....................................................................................................45
2.1.2. Quyền con ngƣời về môi trƣờng trong Công ƣớc quốc tế về các quyền
kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966 .......................................................................47
2.1.3. Quyền con ngƣời về môi trƣờng trong Tuyên bố Stockholm năm 1972...49
2.1.4. Quyền con ngƣời về môi trƣờng trong Tuyên bố Rio năm 1992...............51
2.1.5. Quyền con ngƣời về môi trƣờng trong Chƣơng trình Nghị sự 21 .............53
2.2. Quyền con ngƣời về Môi trƣờng trong pháp luật của một số nƣớc..............55
CHƢƠNG 3..........................................................................................................58
QUYỀN VỀ MÔI TRƢỜNG TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM ....................58
3.1. Quyền con ngƣời về môi trƣờng trong Hiếp pháp năm 2013.......................58
3.2. Quyền con ngƣời về môi trƣờng trong Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2014..63
3.3. Quyền con ngƣời về môi trƣờng trong Luật tài nguyên nƣớc năm 2012 .....66
3.4. Quyền con ngƣời trong Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004...............74
3.5. Quyền con ngƣời về môi trƣờng trong Luật sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và
hiệu quả năm 2010. ..............................................................................................77
3.6. Quyền con ngƣời về môi trƣờng trong Luật Đất đai năm 2013....................81
3.7. Quyền con ngƣời về môi trƣờng trong các văn bản dƣới luật......................85
3.8. Nhận xét chung các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền con ngƣời về
môi trƣờng............................................................................................................90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................99
1
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Môi trƣờng đã, đang và sẽ trở thành một trong những vấn đề nóng bỏng
nhất đối với các nƣớc phát triển cũng nhƣ đang phát triển. Vấn đề quyền con
ngƣời về môi trƣờng cũng vì thế mà dần trở thành mối quan tâm hàng đầu của
các quốc gia, vì chỉ khi môi trƣờng trong lành, quyền con ngƣời về môi trƣờng
nói riêng và quyền con ngƣời nói chung mới có thể đƣợc đảm bảo một cách hiệu
quả.
Thật vậy, môi trƣờng có sự ảnh hƣởng rất lớn đến đời sống của mỗi con
ngƣời. Hiểu theo cách thuần túy nhất, môi trƣờng ở đây chính là nguồn nƣớc, là
cây xanh hay chính là không khí mà chúng ta hít thở hàng ngày…Nó là các yếu
tố tác động và ảnh hƣởng trực tiếp đến cuộc sống của mỗi con ngƣời. Theo
nghiên cứu của các nhà khoa học thế giới, con số 3 là con số chuẩn để đo
ngƣỡng giới hạn cuối cùng của con ngƣời bình thƣờng trong hoạt động nhịn thở
và nhịn uống. Tức là nếu nhƣ không có nƣớc uống trong 3 ngày, không có oxi để
thở quá 3 phút thì con ngƣời sẽ chết. Chỉ một ví dụ đơn giản đã có thể chứng
minh cho chúng ta thấy đƣợc, môi trƣờng chính là yếu tố quyết định đến chất
lƣợng sống và quyền sống của con ngƣời.
Trái đất nóng lên, băng tan, hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trƣờng…đang
là những vấn đề vô cùng nghiêm trọng ảnh hƣởng từng ngày đến toàn thế giới.
Đứng trƣớc thực trạng đáng báo động của môi trƣờng buộc cộng đồng quốc tế
phải có những cái nhìn đúng đắn về tầm quan trọng của môi trƣờng, quyền con
ngƣời về môi trƣờng. Nhận thức đƣợc điều đó, rất nhiều các quốc gia đã ban
hành các đạo luật cho riêng mình nhằm bảo vệ môi trƣờng. Nhiều công ƣớc quốc
2
tế đƣợc ban hành nhằm gắn kết và nâng cao tính bảo vệ môi trƣờng liên kết và
có đƣợc những kết quả đáng ghi nhận.
Tại Việt Nam, cùng với xu hƣớng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, với
những kết quả đã đạt đƣợc của một đất nƣớc đang phát triển nhƣ tốc độ phát
triển kinh tế tăng, đời sống của con ngƣời đƣợc nâng cao, hội nhập quốc tế đạt
nhiều kết quả đáng tự hào…thì cũng kéo theo rất nhiều các vấn đề về môi trƣờng
nhƣ ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, sự suy giảm nghiêm trọng đa
dạng sinh học…và rất nhiều vấn đề khác liên quan đến môi trƣờng, có những
ảnh hƣởng tiêu cực đến đời sống con ngƣời. Đặc biệt, đối với các nƣớc đang
phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng thì nguy cơ môi trƣờng lại càng nóng
bỏng khi có sự xung đột mạnh mẽ giữa nhu cầu cuộc sống hàng ngày và nhu cầu
phát triển của xã hội với sự cần thiết phải bảo vệ môi trƣờng, đảm bảo quyền con
ngƣời về môi trƣờng đang là dấu hỏi lớn đƣợc đặt ra, phải làm sao để có đƣợc sự
cân bằng và phát triển bền vững.
Hiến pháp năm 2013 của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam lần
đầu tiên quy định về quyền con ngƣời về môi trƣờng tại Điều 43 “Mọi người có
quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi
trường".Điều đó cho thấy, quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành là
quyền căn bản của con ngƣời đƣợc quy định cụ thể và rõ ràng trong Hiến pháp
bên cạnh các quyền khác nhƣ quyền đƣợc sống, quyền đƣợc học tập, quyền tự
do, quyền đƣợc nghiên cứu khoa học…Xuyên suốt chiều dài lịch sử, đã có rất
nhiều các văn bản quy phạm pháp luật về môi trƣờng đƣợc ban hành nhƣ Luật
bảo vệ môi trƣờng năm 1993, Luật bảo vệ môi trƣờng sửa đổi bổ sung năm 2005,
Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2014, Luật đa dạng sinh học, Luật bảo vệ và phát
triển rừng, Luật đất đai, Luật tài nguyên nƣớc…và rất nhiều các văn bản dƣới
3
luật khác nhƣ: Tiêu chuẩn phát thải cho các phƣơng tiện, tiêu chuẩn môi trƣờng
quốc gia, về phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải, chiến lƣợc bảo vệ môi
trƣờng quốc gia đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020…cho thấy tầm quan
trọng trong việc bảo vệ môi trƣờng, đảm bảo quyền con ngƣời về môi trƣờng
trong các chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, nhằm đảm bảo con
ngƣời thực sự đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành, với những tiêu chuẩn chất
lƣợng cuộc sống cao nhất.
Tuy nhiên, những giải pháp đề ra vẫn chƣa thực sự đạt đƣợc hiệu quả rõ
rệt, các quy định của pháp luật vẫn chƣa đƣợc thực thi một cách triệt để, nhận
thức của ngƣời dân chƣa thực sự đƣợc nâng cao về môi trƣờng, về quyền con
ngƣời đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành.
Có thể thấy rằng, vấn đề quyền con ngƣời về môi trƣờng với thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng đang còn rất nhiều vƣớng mắc, trở ngại buộc chúng
ta phải phân tích, tìm hiểu, nhằm đƣa ra những giải pháp tốt nhất, hiệu quả nhất
góp phần giải quyết vấn đề môi trƣờng triệt để theo hƣớng có lợi và gắn liền với
sự phát triển bền vững. Trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam có rất
nhiều các quy định quyền con ngƣời về môi trƣờng. Để có thể đƣa ra hƣớng đi
tối ƣu nhằm bảo vệ môi trƣờng, đảm bảo quyền con ngƣời về môi trƣờng thì việc
hiểu đủ, đúng và rõ về các quy định trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt
Nam là điều rất cần thiết. Từ đó chúng ta có thể đƣa ra những phân tích từ các
Công ƣớc quốc tế về quyền con ngƣời về môi trƣờng, sau đó lĩnh hội, kế thừa
sao cho phù hợp với pháp luật Việt Nam- một quốc gia đang phát triển thực sự
quan tâm đến vấn đề quyền con ngƣời về môi trƣờng và phát triển bền vững,
đồng thời làm cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ cho việc hoàn thiện hệ thống
pháp luật về quyền con ngƣời về môi trƣờng, pháp luật môi trƣờng trong thời
4
gian tới. Chính từ những lý do và vấn đề đã nêu trên, học viên lựa chọn cho mình
đề tài: “Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam” để
nghiên cứu luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu
Cùng với thực tiễn xã hội, môi trƣờng đã, đang và sẽ trở thành vấn đề
đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm, từng có rất nhiều các công trình nghiên cứu
xoay quanh vấn đề này. Tuy nhiên, nghiên cứu môi trƣờng dƣới góc nhìn quyền
con ngƣời về môi trƣờng lại là vấn đề mới mẻ, đặc biệt quyền con ngƣời về môi
trƣờng trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam - một vấn đề xoay quanh
và tìm hiểu quyền con ngƣời về môi trƣờng trong pháp luật quốc tế và pháp luật
Việt Nam lại là chủ đề rất mới trong việc tiếp cận và nghiên cứu. Theo tìm hiểu,
chỉ có một số bài viết, tham luận, nghiên cứu khoa học, tài liệu tập huấn tại một
số hội thảo khoa học, trong đó nổi bật có thể kể đến:
- Tiếp cận quyền trong bảo vệ môi trường, TS. Nguyễn Đức Thùy chủ
biên, Tài liệu tập huấn của IUCN Việt Nam, Hà Nội – 2012
- Một số vấn đề pháp lý về quyền được sống trong môi trường trong lành
ở Việt Nam hiện nay, Th.S Bùi Đức Hiển
- Quyền về môi trường – một quyền con người mới trong thời kì hiện đại,
Lƣu Mẫn, Quyền con ngƣời ở Trung Quốc và Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, Hà Nội – 2003
- Mấy góp ý về quyền được sống trong môi trường trong lành trong dự
thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Th.S Bùi Đức Hiển, Tạp chí Nhà nƣớc và
pháp luật, Viện Nhà nƣớc và Pháp luật, Số 6/2013, tr.12-18.
- Một số vấn đề cơ bản về quyền con người với môi trường và điều kiện
đảm bảo thực thi ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020 vì mục tiêu phát triển con
5
người, Đào Thị Minh Hƣơng, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện nghiên cứu con
ngƣời, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội – 2012
- Pháp luật Quốc tế về quyền tiếp cận thông tin, ThS. Thái Anh Hùng, Hà
Nội – 2015
- Hoàn thiện pháp luật về môi trường để phát triển bền vững, ThS. Bùi
Đức Hiển, Tạp chí Cộng Sản, Hà Nội – 2016
- Môi trường với quyền con người và quyền con người trong bảo vệ môi
trường ở Việt Nam, ThS. Phạm Thị Tính, Tạp chí nghiên cứu Lập pháp số 172,
tr.18-25
Những công trình nêu trên đã cung cấp một lƣợng kiến thức căn bản
quyền con ngƣời về môi trƣờng. Tuy nhiên, chƣa có một công trình nào nghiên
cứu một cách toàn diện từ quy định pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về
vấn đề này, đồng thời lồng ghép thực tiễn và đƣa ra đánh giá về tính thực thi của
pháp luật quyền về môi trƣờng trong các lĩnh vực liên quan, phân tích cụ thể
nguyên tắc Hiến định, từ đó đƣa ra giải pháp khắc phục toàn diện, giúp cho
quyền về môi trƣờng đƣợc kế thừa và thực thi một cách hiệu quả. Vì vậy, việc
nghiên cứu quyền về môi trƣờng trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
là một đề tài mang tính mới, có ý nghĩa nhất định về lý luận và thực tiễn.
3.Mục tiêu nghiên cứu
3.1.Mục tiêu tổng quát
Làm rõ những vấn đề lý luận quyền về môi trƣờng đƣợc quy định trong
pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam hiện nay, từ đó chỉ ra đƣợc những tiến
bộ, bất cập, hạn chế, đƣa ra những phƣơng hƣớng, giải pháp nhằm giúp pháp luật
quyền về môi trƣờng đi vào thực tế một cách hiệu quả hơn, góp phần thực thi
nguyên tắc Hiến định quyền con ngƣời đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành.
6
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Nêu và phân tích những nội dung quyền về môi trƣờng trong pháp luật
quốc tế nhƣ: công ƣớc quốc tế và trong pháp luật của một số quốc gia.
- Nêu và phân tích những nội dung quyền về môi trƣờng trong pháp luật
Việt Nam, đặc biệt đi sâu và làm rõ nguyên tắc Hiến định quyền con ngƣời đƣợc
sống trong môi trƣờng trong lành.
- Đƣa ra những phân tích đánh giá quyền về môi trƣờng trong pháp luật
quốc tế và pháp luật Việt Nam, từ đó làm cơ sở lý luận, giúp hoàn thiện hệ thống
pháp luật quyền con ngƣời về môi trƣờng
- Nêu lên thực trạng bảo đảm thực thi quyền về môi trƣờng trong pháp luật
Việt Nam, đƣa ra những kiến nghị nhằm đảm bảo quyền con ngƣời về môi
trƣờng trong pháp luật quốc tế nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng
4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Quyền về môi trƣờng là một quyền con ngƣời bên cạnh các quyền về dân
sự, kinh tế, xã hội khác… Chính vì vậy, quyền về môi trƣờng trong đề tài nghiên
cứu này đƣợc tiếp cận dƣới góc độ quyền con ngƣời về môi trƣờng.
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài chính là các vấn đề lý luận và thực tiễn
quyền con ngƣời về môi trƣờng trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam,
đặc biệt chú trọng về vấn đề quyền môi trƣờng lần đầu tiên đƣợc quy định tại
Hiến pháp năm 2013.
5.Tính mới của đề tài
Vấn đề môi trƣờng là một trong những vấn đề đã đƣợc các nhà khoa học
nghiên cứu từ nhiều góc nhìn và cho ra đời nhiều đề tài khác nhau. Tuy nhiên,
phần lớn mới chỉ dừng lại ở góc độ gắn liền môi trƣờng với pháp luật và kinh tế.
Trong thời gian gần đây, khi nhận thức môi trƣờng có mối quan hệ mật thiết tới
7
sức khỏe và quyền con ngƣời thì hƣớng tiếp cận quyền về môi trƣờng dƣới góc
độ quyền con ngƣời về môi trƣờng là khá mới mẻ, hơn thế nữa, đề tài nghiên cứu
còn tiếp cận về quyền môi trƣờng từ cả góc độ pháp luật quốc tế và pháp luật
Việt Nam, từ đó đƣa ra cái nhìn tổng quát, nhằm hoàn thiện, kế thừa có chọn lọc
những điểm ƣu việt của pháp luật quốc tế đối với pháp luật quyền con ngƣời về
môi trƣờng của Việt Nam, với mục tiêu hòa nhập và bắt kịp xu thế thời đại.
Đồng thời, Hiến pháp năm 2013 đƣợc Quốc Hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 ngày 28 tháng 11 năm 2013 thông qua,
là Hiến pháp mới ban hành, trong đó quyền con ngƣời đƣợc sống trong môi
trƣờng trong lành cũng là một trong những nguyên tắc Hiến định mới đƣợc đƣa
ra. Luận văn nghiên cứu góp phần trong việc thực thi hiệu quả Hiến pháp 2013.
6.Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Nội dung
Đƣa ra và phân tích quyền về môi trƣờng trong pháp luật quốc tế và pháp
luật Việt Nam dƣới góc độ quyền con ngƣời về môi trƣờng. Từ đó tìm ra phƣơng
hƣớng hoàn thiện hệ thống pháp luật quyền về môi trƣờng dƣới góc độ tiếp cận
cũng nhƣ góp phần thực thi nguyên tắc Hiến định quyền con ngƣời đƣợc sống
trong môi trƣờng trong lành.
6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận của Chủ nghĩa Mác-
Lênin (duy vật biện chứng và duy vật lịch sử), tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và các
quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc ta về Nhà nƣớc và Pháp luật, về Nhà nƣớc pháp
quyền xã hội chủ nghĩa, đảm bảo quyền con ngƣời về môi trƣờng. Việc nghiên
cứu đƣợc thực hiện từ góc độ lý luận chung, đặc biệt là vấn đề quyền con ngƣời
về môi trƣờng trong đó chú trọng đến nguyên tắc Hiến định quyền con ngƣời
8
đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành và sử dụng cách tiếp cận liên ngành.Các
phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể đƣợc sử dụng là phân tích, tổng hợp, lịch sử, so
sánh, thống kê...
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, cấu trúc luận văn bao gồm 3
chƣơng:Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận Quyền về môi trƣờng
Chƣơng 2: Quyền về Môi trƣờng trong Pháp luật Quốc tế
Chƣơng 3: Quyền về môi trƣờng trong Pháp luật Việt Nam
9
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN QUYỀN VỀ MÔI TRƢỜNG
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển khái niệm Quyền con ngƣời về
Môi trƣờng
1.1.1.Nhận thức của cộng đồng quốc tế về Quyền con ngƣời về Môi
trƣờng
Có thể nói rằng, từ phƣơng Đông đến phƣơng Tây, tƣ tƣởng về quyền con
ngƣời đã xuất hiện, hình thành và phát triển trong tất cả các nền văn hóa. Đây
không phải là sản phẩm của một giai cấp, tầng lớp, dân tộc hay nền văn hóa nào
mà chính là sự kết tinh của nền văn minh nhân loại.
Trong thời đại ngày nay, ở bất kì một quốc gia nào, quyền con ngƣời cũng
đƣợc chú trọng và quan tâm hàng đầu, trong mọi lĩnh vực, từ vấn đề hoạch định
chính sách, pháp luật đến thiết lập quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia.
Quyền con ngƣời là một giá trị cao quý, cả thế giới đang hƣớng tới xây
dựng một xã hội mà ở đó con ngƣời đƣợc hƣởng một cách thực chất nhất các
quyền lợi của mình – một cách trọn vẹn.
Từ thời cổ đại, chúng ta cũng dễ dàng tìm thấy những văn bản pháp luật
chứa đựng, đề cập đến việc bảo vệ các giá trị, nhân phẩm của con ngƣời. Đó
chính là các quy định nhằm bảo vệ các quyền của thần dân chống lại các vi phạm
xâm phạm đến các quyền vốn có nhƣ quyền sống, quyền sở hữu, quyền tự do
thân thể…Điển hình là Bộ luật Hammurabi (khoảng năm 1780 TCN)- một trong
những bộ luật tiêu biểu nhất cho thời cổ đại với hình phạt vô cùng nghiêm khắc:
tội vu khống ngƣời khác, tội xâm phạm quyền sở hữu…Ngoài ra, có rất nhiều
10
các tác phẩm tôn giáo nổi tiếng thế giới cũng thể hiện tấm lòng yêu thƣơng con
ngƣời nhƣ: Kinh Ko-ran, Luận ngữ, Kinh phật, Kinh thánh…
Tƣ tƣởng quyền con ngƣời đƣợc hình thành từ rất sớm trong lịch sử nhân
loại. Tuy nhiên, đã có rất nhiều quan điểm trái chiều về quyền con ngƣời, rằng
nó là quyền tự nhiên hayquyền pháp lý. Trên thế giới đã đƣa ra rất nhiều giả
thuyết từ những ngƣời theo các trƣờng phái khác nhau. Cùng với sự phát triển
của thời đại, từ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, tƣ tƣởng quyền con ngƣời đã dần
trở thành một vấn đề mang tính chất toàn cầu, đƣợc thể chế hóa một cách toàn
diện và có tính hệ thống. Một loạt các tổ chức quốc tế ra đời nhƣ: Hội chữ thập
đỏ và Trăng lƣỡi liềm đỏ Quốc tế ra đời năm 1863, Hội Quốc liên và Tổ chức
Lao động Quốc tế ra đời ra đời năm 1919. Và đặc biệt từ sau sự ra đời của Liên
hợp Quốc năm 1945 và ban hành Tuyên ngôn thế giới về Quyền con ngƣời năm
1948 thì vấn đề quyền con ngƣời đã trở thành mục tiêu chung của toàn nhân loại.
Mặc dù Tuyên ngôn không đƣa ra định nghĩa về quyền con ngƣời mà đi
thẳng vào nội hàm của vấn đề, nhƣng ngay ở lời nói đầu của Tuyên ngôn: “Việc
thừa nhận phẩm giá vốn có, các quyền bình đẳng và không thể tách rời của mọi
thành viên trong gia đình nhân loại là cơ sở cho tự do, công bằng và hòa bình
thế giới” đủ để cho chúng ta thấy quyền con ngƣời là một quyền tự nhiên, vốn có
nhƣng phải đƣợc pháp luật ghi nhận và bảo vệ.[19]
Ở Việt Nam hiện nay, đã có một số định nghĩa về quyền con ngƣời đƣợc
đƣa ra, nhƣng về căn bản không phải định nghĩa nào cũng hoàn toàn giống nhau,
tựu chung lại chúng đều đƣợc hiểu theo hƣớng quyền con ngƣời là “những nhu
cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo
vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế” [18, tr38]
11
Nói đến quyền về môi trƣờng thực chất để nói tới quyền của con đƣợc
sống trong môi trƣờng trong lành. Đây chính là sự phát triển dựa trên những lý
thuyết về quyền con ngƣời.
Có thể thấy rằng, trong những văn bản pháp luật đầu tiên về quyền con
ngƣời, mặc dù đã có rất nhiều các quy định bao hàm tƣ tƣởng nhằm bảo vệ
những quyền căn bản nhƣ quyền đƣợc sống, quyền đƣợc sở hữu, quyền tự do
thân thể… quyền về môi trƣờng lại chƣa đƣợc các nhà làm luật nghĩ tới, bởi lẽ,
trong thời kì đầu của xã hội nguyên thủy, mục tiêu hƣớng tới của con ngƣời là
khai phá và làm chủ thiên nhiên.
Quyền về môi trƣờng đƣợc phát sinh trên cơ sở lợi ích chung của toàn
nhân loại. Không phải chỉ vì lợi ích của một giai cấp, một nền văn hóa, một cá
nhân hay một quốc gia nào đó. Trong quá trình khai thác và làm chủ thiên nhiên,
để phục vụ cho cuộc sống của toàn nhân loại thì sự xung đột với thiên nhiên lại
diễn ra đồng thời. Khi mà nền kinh tế ngày càng phát triển, cùng với quá trình
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóalại kéo theo sự suy thoái của môi trƣờng tự
nhiên. Trong những năm gần đây, cơn giận dữ của mẹ thiên nhiên đã cho chúng
ta giật mình thấy những hậu quả nặng nề do chính chúng ta gây ra: biến đổi khí
hậu, hiệu ứng nhà kính, trái đất nóng lên…gây ra một loạt những hậu quả
nghiêm trọng màchúng ta phải gánh chịu.
Con ngƣời đang ngày càng nhận thức đƣợc những hậu quả nghiệm trọng
mà ô nhiễm môi trƣờng gây ra. Quyền sống căn bản đang bị đe dọa. Chính vì
vậy mà con ngƣời đã nảy ra ý tƣởng về một môi trƣờng trong lành, về quyền và
nghĩa vụ để giữ môi trƣờng trong lành và phát triển bền vững. Làm sao để cải
thiện và giúp cho môi trƣờng phát triển bền vững, đảm bảo cho sự phát triển của
thế hệ tƣơng lai. Cũng chính từ đó quyền về môi trƣờng ra đời.
12
Theo giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con ngƣời của nhà xuất bản
chính trị quốc gia năm 2009 thì “Quyền về môi trường là quyền được sống trong
môi trường trong lành hay khi nói quyền về môi trường là muốn đề cập đến
quyền của mọi người trong thế hệ hiện tại và tương lai được sống trong môi
trường trong lành, có lợi cho sức khỏe”. Nhƣ chúng ta đã biết, các khái niệm căn
bản liên quan đến quyền con ngƣời chủ yếu gắn với quyền cá nhân và quyền tài
sản. Trong đó quyền cá nhân bao gồm quyền sống, quyền tự do còn quyền tài
sản liên quan đến quyền sở hữu. Ở đây, bản chất của các quyền này thể hiện mối
quan liên hệ giữa con ngƣời với con ngƣời, còn quyền về môi trƣờng lại đề cập
đến mối quan hệ giữa con ngƣời với thiên nhiên.
Chỉ khi chúng ta có những vấn đề về môi trƣờng, ảnh hƣởng tới đời sống
và các quyền căn bản của con ngƣời, chúng ta mới xác lập quyền về môi trƣờng.
Ban đầu, quyền về môi trƣờng không đƣợc coi là một quyền con ngƣời độc lập
mà nó đƣợc coi là một quyền phát sinh từ quyền con ngƣời truyền thống nhƣ
quyền đƣợc sống, quyền tự do, quyền mƣu cầu hạnh phúc…Tức là quyền về môi
trƣờng trƣớc đây không phải là một quyền độc lập.
Thực chất có thể xếp quyền về môi trƣờng vào nhóm quyền con ngƣời,
nhƣng lại không có quyền nào giống nhƣ quyền về môi trƣờng. Quyền về môi
trƣờng có thể rất gần với quyền sống, nhƣng lại khác xa quyền sống thông
thƣờng, bởi quyền về môi trƣờng vƣợt xa quyền sống. Tại sao lại nói vậy, bởi vì
môi trƣờng có ảnh hƣởng mật thiết đến chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời. Môi
trƣờng có trong lành thì chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời mới đƣợc nâng cao,
các hoạt động sản xuất nông nghiệp với thuận lợi, thiên tai dịch bệnh khó có cơ
hội bùng phát…Chính vì vậy mà quyền về môi trƣờng cần thiết đƣợc ra đời, nó
xuất phát từ chính nhu cầu của thời đại.
13
Mặc dù vấn đề quyền về môi trƣờng đã đƣợc quan tâm nhƣng nó đƣợc
quan tâm đúng mức hay chƣa lại là vấn đề cần lời giải đáp. Tất cả các quốc gia
đều thừa nhận quyền về môi trƣờng , nhƣng nó đã đƣợc thực hiện hay chƣa lại là
chuyện khác. Hiện nay mới chỉ có rất ít quốc gia thực hiện, một phần bởi quyền
về môi trƣờng là một quyền mới, tuy nhiên với tầm quan trọng và dài lâu thì các
quốc gia nên chú trọng và coi nó là một quyền căn bản. Hiện tại, quyền về môi
trƣờng đã đƣợc công nhận trên bình diện quốc tế nhƣng mới chỉ dừng lại ở
nguyên tắc chỉ đạo trong các tuyên bố hay nghị quyết không bắt buộc với tất cả
các nƣớc.Quyền về môi trƣờng thực tế nên đƣợc quy định trong pháp luật của
từng quốc gia. Bởi lẽ nó xuất phát từ thực tế, quyền có một môi trƣờng trong
lành chính là để đáp ứng nhu cầu sống của con ngƣời. Để có thể thỏa mãn những
quyền cơ bản thì con ngƣời cần đạt đƣợc và duy trì một tiêu chuẩn sống tốt nhất,
mà điển hình là vấn đề môi trƣờng. Hơn nữa, nhu cầu về môi trƣờng trong lành,
lành mạnh là vô cùng quan trọng đối với việc bảo vệ cuộc sống, bảo tồn, nâng
cao chất lƣợng và điều kiện sống. Những chuẩn mực về sức khỏe và phúc lợi sẽ
không thể bền vững trong một môi trƣờng đã bị vắt kiệt những yếu tố duy trì sự
sống. Cần làm sao để có thể vừa khai thác thiên nhiên phục vụ cho nhu cầu cuộc
sống nhƣng vẫn phải đảm bảo sự phát triển bền vững cho tƣơng lai. Sự can thiệp
quá sâu vào môi trƣờng sinh thái có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng,
thậm chí đẩy lùi con ngƣời về quá khứ, tƣớc đi môi trƣờng xã hội, trí tuệ và công
nghệ mà con ngƣời đã dày công xây dựng những năm qua. Con ngƣời muốn phát
triển ổn định thực sự cần có sự hậu thuận của thiên nhiên, muốn vậy, chúng ta
cần có trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng sống một cách bền vững.
Tuyên ngôn Quyền con ngƣời thế giới năm 1948, Tuyên bố của Liên hợp
Quốc về Môi trƣờng và Phát triển năm 1972, Tuyên bố Rio năm 1992…là những
14
cơ sở pháp lý quan trọng quyền con ngƣời về môi trƣờng trên thế giới. Trƣớc và
sau khi có Dự thảo Tuyên ngôn Quyền con ngƣời về môi trƣờng năm 1994,
nhiều nƣớc trên thế giới đã tiếp cận quyền về môi trƣờng thông qua việc ban
hành các quy định, điều luật công nhận quyền con ngƣời đối với môi trƣờng
cũng nhƣ xây dựng cơ chế thực thi quyền. Bảo vệ môi trƣờng theo hƣớng cho
phép nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc sống và tạo cơ hội bình đẳng cho mọi
ngƣời tiếp cận môi trƣờng nhƣ nguồn lực phát triển và môi trƣờng sống. Đây
chính là cách tiếp cận quyền căn bản và dần trở thành cơ sở trong việc ban hành
các chính sách pháp luật nói chung và các chính sách, pháp luật về môi trƣờng
nói riêng.
Việc xây dựng cơ sở pháp lý và thực thi quyền con ngƣời với môi trƣờng
căn bản dựa trên ba bƣớc tiếp cận:
-Thứ nhất: Huy động và sử dụng các quyền đang có đã đạt đƣợc mục đích
bảo vệ môi trƣờng
-Thứ hai: Giải thích lại các quyền hiện có, tính đến các mối quan tâm đến
môi trƣờng
- Thứ ba: Tạo ra các quyền mới bao gồm đủ các đặc tính về môi trƣờng
Bên cạnh đó còn có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau. Bảo vệ môi trƣờng
có thể đạt đƣợc kết quả không chỉ thông qua việc khẳng định các quyền con
ngƣời hiện tại mà còn có thể qua sự phát triển của quyền con ngƣời mới liên
quan đến môi trƣờng hoặc một quyền chung đối với môi trƣờng. Chính điều đó
đòi hỏi quyền con ngƣời về môi trƣờng cần đƣợc nâng tầm sao cho bình đẳng
với các quyền khác của con ngƣời. Không chỉ từ nguồn gốc của quyền con ngƣời
phát triển lên mà còn có sự ngang tầm cần thiết đúng với xu thế phát triển của
thời đại ngày nay.
15
Việc sử dụng một phần các quyền con ngƣời sẵn có từ dân sự, chính trị,
kinh tế, xã hội và văn hóa là vô cùng cần thiết. Điều đó đã đƣợc quy định cụ thể
trong Tuyên ngôn thế giới về Quyền con ngƣời năm 1948, Công ƣớc Quốc tế về
các quyền dân sự, chính trị ( ICCPR) hay Công ƣớc Quốc tế về các quyền kinh
tế, xã hội và văn hóa năm 1966 (ICESCR)
Điều 1 của Công ƣớc Quốc tế về các quyền dân sự, chính trị ( ICCPR)và
Công ƣớc Quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966
(ICESCR)quy định: “Vì lợi ích của mình, các dân tộc có quyền tự do định đoạt
nguồn tài nguyên thiên nhiên và của cải của mình miễn là không làm phương hại
đến các nghĩa vụ phát sinh từ hợp tác kinh tế, quốc tế mà dựa trên nguyên tắc
các bên cùng có lợi và nguyên tắc của luật pháp quốc tế. Trong bất kì hoàn cảnh
nào cũng không được phép tước đi những phương tiện sinh tồn của một dân tộc”
[20,21]
Đây chính là một sự cảnh báo thể hiện tầm quan trọng về vấn đề bảo vệ
môi trƣờng và lên án các quốc gia đang góp phần gây nên tình trạng ô nhiễm môi
trƣờng khi mà vào những năm 1960, các vấn đề môi trƣờng bị xếp vào hàng thứ
yếu, các chính sách về môi trƣờng chủ yếu mang tính nhỏ lẻ nhằm chống lại
những ô nhiễm cục bộ theo thời gian và không gian. Nguyên nhân của chúng dễ
dàng có thể nhận thấy, đó chính là các chất thải, nƣớc thải gây ra các vấn đề nhƣ
ô nhiễm khí quyển dẫn đến các rủi ro về nông nghiệp, công nghệ… hầu nhƣ
không đƣợc xử lý. Điển hình là thảm họa về môi trƣờng do các hoạt động kinh tế
gây nên nhƣ: tác động ô nhiễm do thủy ngân ở Nhật Bản vào những năm 1950
và dẫn đến ảnh hƣởng lâu dài tới môi trƣờng. Chính vì vậy đã dẫn đến nhiều
tranh cãi về vấn đề môi trƣờng song song với vấn đề phát triển kinh tế. Các tranh
luận về tình trạng cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên bắt đầu tạo ra nhận thức rằng
16
với những điều kiện hiện tại của sự tăng trƣởng không thể tiếp tục tồn tại nếu
nhƣ không có những biện pháp, giải pháp nhằm tạo sự phát triển bền vững cũng
nhƣ bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng.
Chính vì vậy, từ các quyền con ngƣời căn bản, tại hai công ƣớc trên chúng
ta có thể tận dụng và gắn kết với việc bảo vệ môi trƣờng, đảm bảo quyền về môi
trƣờng. Đơn cử là quyền tham gia chính trị, tham gia hiệp hội, quyền tự do ngôn
luận, tự do cá nhân… sẽ cho phép chúng ta đƣợc nói lên các vấn đề về ô nhiễm
môi trƣờng khi mà hàng ngày, hàng giờ họ đang phải đối mặt. Với công ƣớc
quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 đã đƣa ra khuôn khổ
pháp lý và đạo đức bảo vệ môi trƣờng thông qua một loạt các quy định, các
quyền về sức khỏe, quyền đƣợc hƣởng lợi từ các tài nguyên thiên nhiên, quyền
có điều kiện sống tối thiểu…
Có thể thấy Tuyên ngôn về Nhân quyền (UDHR) năm 1948 cùng với hai
công ƣớc ra đời năm 1966 là Công ƣớc Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị
(ICCPR) và Công ƣớc về các quyền kinh tế xã hội và văn hóa (ICESCR) đã tạo
thành một hành lang vững chắc với những quy định về nhân quyền quốc tế. Đây
chính là những quy định, cũng chính là sự đảm bảo cho một loạt các quyền con
ngƣời về các vấn đề trên nhiều lĩnh vực nhƣ bảo vệ quyền về sức khỏe, vệ sinh,
thực phẩm và tiếp cận nƣớc sạch… Là tiền để vững chắc để có thể đảm bảo
quyền về môi trƣờng sau này.
Tại Stockholm năm 1972, Hội nghị về Môi trƣờng và phát triển của Liên
hợp Quốc đã thừa nhận quyền đƣợc hƣởng một cuộc sống với mức sống đủ cho
sức khỏe và hạnh phúc, quyền lƣơng thực, nƣớc sạch…Với Tuyên bố: “Con
người có các quyền cơ bản về tự do, bình đẳng và điều kiện sống đầy đủ trong
môi trường chất lượng, cho phép con người có cuộc sống khỏe mạnh”. Về căn
17
bản thì với Tuyên bố này, cũng đã có sự xác nhận quyền về môi trƣờng là một
quyền căn bản và cần phải có của nhân loại.
Tiếp sau đó, năm 1986, với Tuyên ngôn về Quyền phát triển cũng đã đƣa
ra khẳng định quyền phát triển là quyền phổ biến và không thể chuyển nhƣợng,
là bộ phận thiết yếu của quyền con ngƣời, vì vậy các quốc gia cần áp dụng các
biện pháp cần thiết để hiện thực hóa quyền phát triển, bảo đảm bình đẳng về cơ
hội cho tất cả mọi ngƣời trong tiếp cận các nguồn tài nguyên cơ bản. Và trong
Nghị quyết 54/175 cũng đã một lần nữa khẳng định “Quyền thực phẩm và nước
sạch là các quyền con người cơ bản và thúc đầy các quyền này là yêu cầu đạo
đức bắt buộc cho cả các chính phủ và cộng đồng quốc tế”. Ở đây có thể thấy rất
rõ mối quan hệ giữa quyền phát triển và quyền về môi trƣờng là một trong những
mối quan hệ mật thiết. Con ngƣời, muốn đảm bảo quyền phát triền cần phải có
một môi trƣờng trong lành, đảm bảo tiêu chuẩn sạch đáp ứng những nhu cầu cơ
bản nhất nhƣ hít thở, nguồn nƣớc…[41]
Sau đó, với kế hoạch Mar de Plata cũng thừa nhận nƣớc là một quyền con
ngƣời: Tất cả mọi ngƣời có quyền tiếp cận bình đẳng về nƣớc uống, đủ về số
lƣợng và chất lƣợng, đáp ứng nhu cầu cơ bản của con ngƣời.
Đến năm 1990 tại Hội nghị thƣợng đỉnh Thế giới về trẻ em, trong kế
hoạch hành động cũng đã kêu gọi sự hợp tác giữa các quốc gia và quốc tế nhằm
đạt đƣợc sự tiếp cận toàn cầu đối với nƣớc uống và các phƣơng tiện vệ sinh vì sự
sống còn và phát triển của trẻ em. Cũng trong năm 1990 này, trong Nghị quyết
45/94, sự cần thiết về môi trƣờng một lần nữa đƣợc khẳng định: “Tất cả các cá
nhân có quyền sống trong môi trường được bảo đảm tối thiểu cho sức khỏe và
hạnh phúc”. Nhƣ vậy, cùng theo thời gian và các vấn đề phát sinh thì môi trƣờng
đang ngày càng đƣợc các quốc gia và toàn thế giới quan tâm. Họ cũng đã nhận
18
thức đƣợc rằng, để đảm bảo các quyền căn bản của con ngƣời, để con ngƣời có
thể sống hạnh phúc thì phải đảm bảo một môi trƣờng trong lành và lành mạnh.
Năm 1992 cũng đánh dấu nhiều sự chuyển biến tích cực trong chính nhận
thức của cộng đồng quốc tế. Với tuyên bố Dublin của Hội nghị về nƣớc vì sự
phát triển bền vững đã tái khẳng định quyền về nƣớc là một quyền căn bản của
con ngƣời, quyền đƣợc tiếp cận với nƣớc sạch, vệ sinh và giá hợp lý tại nguyên
tắc thứ tƣ. Cũng trong năm 1992, trong Hội nghị thƣợng đỉnh về Môi trƣờng và
Phát triển tại Rio de Janeiro, ở nguyên tắc đầu tiên cũng đƣa ra những quy định
thể hiện sự quan tâm và cần thiết đối với quyền về môi trƣờng. Nguyên tắc 1 có
nói: “Con người có quyền có cuộc sống lành mạnh trong sự hòa hợp với thiên
nhiên”. Không chỉ ở Hội nghị Rio năm 1992, quyền con ngƣời đƣợc sống trong
môi trƣờng lành mạnh và có sự hòa hợp với thiên nhiên còn đƣợc đề cập ở rất
nhiều các văn kiện khác nhau nhƣ: Công ƣớc khung về Biến đổi khí hậu, Công
ƣớc về Đa dạng sinh học…[42]
Bên cạnh đó, tại Hội nghị Rio năm 1992 còn nhấn mạnh sự tham gia của
đông đảo các thành phần từ phụ nữ, thanh niên cho đến các cộng đồng địa
phƣơng…Đây là một sự móc nối quan trọng, là yếu tố tiên quyết giúp cho quyền
về môi trƣờng đƣợc vững chắc và đạt đƣợc hiệu quả nhất định khi có sự ủng hộ,
tham gia thực hiện một cách hiệu quả nhất với đông đảo các giai cấp, tầng lớp.
Đây cũng chính là điều kiện tiên quyết tạo nên sự phát triển bền vững mà chúng
ta đang hƣớng tới.
Vấn đề môi trƣờng trong thời gian này đã đƣợc quan tâm một cách đúng
mức nhất, các quốc gia đã có sự nhìn nhận sâu sắc và lƣờng trƣớc hậu quả khi bà
mẹ thiên nhiên nổi giận, một loạt các văn kiện quốc tế đƣợc ban hành nhƣ: Công
19
ƣớc về kiểm soát chất thải nguy hại xuyên biên giới, bảo vệ tầng ô zôn; Nghị
quyết về tiếp cận nƣớc sạch…
Quyền về môi trƣờng trong cộng đồng quốc tế đang ngày càng đƣợc ghi
nhận mạnh mẽ. Ở cấp độ khu vực, trong Hiến chƣơng của Châu Phi về quyền
con ngƣời; Nghị định thƣ bổ sung Công ƣớc nhân quyền liên Mỹ về các quyền
kinh tế, văn hóa và xã hội, Công ƣớc Châu Âu về tiếp cận thông tin, sự tham gia
và tiếp cận tƣ pháp trong các vấn đề môi trƣờng…Ở cấp độ quốc gia, đã có hơn
100 quốc gia ghi nhận quyền về môi trƣờng hoặc nghĩa vụ của các quốc gia
trong việc ngăn chặn sự tổn hại môi trƣờng.
Tiếp đó năm 2003, Hiến chƣơng Trái đất đã thông qua, bao gồm những
nguyên tắc về việc xây dựng một xã hội công bằng, bền vững và hòa bình. Trong
đó có rất nhiều các quyền liên quan đến vấn đề môi trƣờng nhƣ quyền tiếp cận
nƣớc, không khí, nơi ở và đất đai không bị ô nhiễm…
Đến năm 2010, Nghị quyết 64/292 – Nghị quyết về Quyền con ngƣời với
nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng đã đƣợc thông qua, nhằm tái khẳng định tầm
quan trọng đối với vấn đề nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng. Môt trong những
vấn đề đã đƣợc khẳng định ở rất nhiều các văn kiện trƣớc đó.
Trong những năm tiếp theo, cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội thì
vấn đề môi trƣờng ngày càng đƣợc thế giới quan tâm. Một loạt các vấn đề phát
sinh từ môi trƣờng, những hậu quả song song với sự phát triển đòi hỏi chúng ta
làm thế nào để có sự phát triển bền vững, để những thế hệ tƣơng lai vẫn có thể
đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành? Đó là câu hỏi lớn đặt ra không chỉ với
cá nhân, một quốc gia mà là toàn xã hội, chúng ta cần chung tay bảo vệ môi
trƣờng nhằm đảm bảo quyền con ngƣời về môi trƣờng.
20
Tại Hội nghị Rio+20 vào năm 2012, Liên hợp Quốc vẫn kêu gọi cộng
đồng quốc tế có những hành động quyết liệt hơn nhằm bảo vệ môi trƣờng. Trong
những năm đầu thế kỉ XIX này, một loạt các vấn đề nhƣ khan hiếm nƣớc ngọt,
giá lƣơng thực tăng cao, sự khắc nghiệt của các thảm họa thiên nhiên ngày càng
gia tăng, kéo theo đó là chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời cũng dần suy giảm
khi mà biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ô zôn… gây ra một loạt
các thiên tai dịch họa. Số ngƣời dƣới ngƣỡng nghèo trên thế giới có thể tăng lên
rất nhiều lần vào những năm tới nếu nhƣ chúng ta không tập trung giải quyết các
vấn đề về môi trƣờng – vấn đề có sự ảnh hƣởng nghiêm trọng và trực tiếp nhất
tới sự phát triển của con ngƣời.
Suốt những thập kỉ qua, quyền con ngƣời nói chung và quyền con ngƣời
về môi trƣờng nói riêng đã phát triển và ngày càng đƣợc thế giới khẳng định tầm
quan trọng của nó đối với đời sống xã hội cũng nhƣ sự phát triển bền vững.
Trong Báo cáo phát triển con ngƣời năm 2011 đã khẳng định một cách rõ ràng
“Một môi trường sạch và an toàn là quyền chứ không phải ân huệ”. Từ đó có thể
thấy trong thời kì phát triển ngày nay, chất lƣợng cuộc sống tốt là điều mà mỗi
cá nhân, mỗi quốc gia và toàn thế giới đang hƣớng tới. Con ngƣời trong xã hội
hiện đại không chỉ hƣớng tới ăn no, mặc ấm mà còn hƣớng tới một xã hội mà
chất lƣợng cuộc sống đƣợc nâng cao, cơ sở vật chất, chế độ giáo dục phát triển
và đặc biệt là môi trƣờng sống trong lành, đất, nƣớc, không khí và thực phẩm
sạch cũng là những vấn đề vô cùng cần thiết.
1.1.2.Sự phát triển khái niệm Quyền về Môi trƣờng
Quyền về môi trƣờng đƣợc xuất phát từ chính thực tại xã hội, khi mà vấn
đề môi trƣờng đang từng ngày từng giờ ảnh hƣởng tới đời sống và sự phát triển
của loài ngƣời.
21
Theo giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con ngƣời của nhà xuất bản
chính trị quốc gia năm 2009 thì khái niệm quyền về môi trƣờng đƣợc hiểu là
“quyền được sống trong môi trường trong lành hay khi nói quyền về môi trường
là muốn đề cập đến quyền của mọi người trong thế hệ hiện tại và tương lai được
sống trong môi trường trong lành, có lợi cho sức khỏe”.
Nếu nhƣ quyền con ngƣời đã đƣợc manh nha xuất hiện từ rất sớm thì
quyền về môi trƣờng lại xuất hiện sau đó, khi mà vấn đề môi trƣờng trở thành
mối quan ngại hàng đầu cho toàn xã hội. Mối quan hệ giữa con ngƣời với môi
trƣờng xuất hiện từ rất sớm, khi xuất hiện xã hội loài ngƣời. Tuy nhiên trong thời
kì sơ khai, con ngƣời cần khai thác thiên nhiên để phát triển, để duy trì sự sống
và phục vụ cho chính những nhu cầu thiết yếu của xã hội loài ngƣời, để khẳng
định sự “cai trị” của con ngƣời đối với thiên nhiên thì mối quan hệ này vẫn chƣa
xảy ra xung đột. Cho đến khi môi trƣờng ô nhiễm, suy thoái và có sự ảnh hƣởng
nặng nề tới toàn xã hội thì chúng ta mới bắt đầu quan tâm đến vấn đề phát triển
bền vững, mới thấy rằng để đảm bảo các quyền con ngƣời căn bản thì cần phải
có một môi trƣờng sống trong lành và chất lƣợng, để tài nguyên thiên nhiên còn
có thể bền vững cho tƣơng lai con em chúng ta. Ô nhiễm, suy thoái tài nguyên
thiên nhiên không còn dừng lại là vấn đề của một cá nhân, một địa phƣơng, một
quốc gia mà nó chính là vấn đề của toàn nhân loại. Chúng ta bắt đầu nhận thấy
mối quan hệ hai chiều giữa sự phát triển của con ngƣời và môi trƣờng, để có thể
phát triển bền vững, bên cạnh hành lang pháp lý chặt chẽ đƣa vấn đề quyền môi
trƣờng vào trong các văn bản pháp luật của từng quốc gia, các công ƣớc quốc tế
có hiệu lực trên phạm vi toàn cầu, còn do chính tinh thần, trách nhiệm và nghĩa
vụ của mỗi cá nhân, cộng đồng.
22
Bƣớc sang thế kỉ XXI, chúng ta thấy rõ sự nổi giận của bà mẹ thiên nhiên,
một loạt các thiên tai, thảm họa với tần xuất thƣờng xuyên trên khắp thế giới: sự
tác động của biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, các thiên tai dịch bệnh…đủ
cho chúng ta thấy các chất độc hại thải ra môi trƣờng từng ngày từng giờ đang
gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho chính chúng ta. Vì vậy quyền về môi
trƣờng cần đƣợc phát triển một cách mạnh mẽ phù hợp với xu thế thời đại, khi
mà ô nhiễm nguồn nƣớc, ô nhiễm không khí, ô nhiễm hệ sinh thái đang là những
vấn đềgây ảnh hƣởng rất lớn đến cuộc sống xã hội hiện tại và tƣơng lai. Có thể
thấy rằng sự phát triển của quyền về môi trƣờng đƣợc tóm tắt nhƣ sau:
Đầu tiên phải kể tới sự việc ở thế kỉ XIX diễn ra tại Châu Âu với vấn đề y
tế công cộng nghiêm trọng liên quan đến thực phẩm bị làm giả và nhiễm bẩn
nguồn nƣớc. Điều này đã dẫn tới sự nhận thức sâu sắc và mang tới những hành
động thực tế. Cuộc cải cách giữa thế kỉ XIX nhằm khắc phục các vấn đề nhƣ lao
động trẻ em, nạn mại dâm, quyền sở hữu đất đai…bằng pháp luật. Tuy nhiên,
cuộc cải cách này chỉ mới dừng lại ở phạm vi thu hẹp và giảm thiểu chứ chƣa
thực sự giải quyết đƣợc vấn đề.
Sự kiện khá quan trọng đánh dấu một bƣớc chuyển mình mới, đó là vào
năm 1948 khi Quốc Hội Anh thông qua đạo luật Y tế công cộng. Đây là một đạo
luật tập trung vào các vấn đề ô nhiễm môi trƣờng nhƣ vấn đề nƣớc sạch, các yếu
tố có nguy cơ gây hại tới sức khỏe con ngƣời…Tuy nhiên vấn đề ô nhiễm công
nghiệp lại bị bỏ qua. Dƣờng nhƣ ở thời điểm này họ mới chỉ dừng lại ở sự quan
tâm đến vấn đề môi trƣờng ở mức độ hạn chế, vấn đề quan tâm hàng đầu vẫn
chính là tăng trƣởng kinh tế và lợi nhuận.
Vào đầu thế kỉ XX, rất nhiều các cuộc xung đột diễn ra xung quanh vấn đề
môi trƣờng, điển hình là cuộc xung đột giữa Mĩ và Canada khi các chất ô nhiễm
23
không khí sinh ra từ các khu công nghiệp lớn của Hoa Kì tràn qua Canada gây
nên các trận mƣa axit, làm hƣ hại rừng cây, ao hồ khiến cho nền kinh tế của
Canada bị thiệt hại nặng nề. Bên cạnh đó, hàng loạt các cuộc đụng độ về chính
trị, về vấn đề tài nguyên môi trƣờng nhƣ các quốc gia có chung nguồn nƣớc hay
ô nhiễm môi trƣờng xuyên biên giới. Vào năm 1909, Ủy ban Liên hiệp Quốc tế
đƣợc thành lập trên cơ sở hiệp ƣớc về mặt nƣớc tại biên giới đƣợc kí kết giữa
Hoa Kì và Canada nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm nguồn nƣớc tại biên giới và
dòng chảy qua biên giới. Cũng từ đây, vấn đề ô nhiễm nguồn nƣớc xuyên biên
giới đã trở thành vấn đề quan tâm của các quốc gia.
Sự phát triển về vấn đề quyền con ngƣời còn đƣợc thể hiện rất rõ vào giai
đoạn giữa và cuối thể kỉ XX, vào những năm 1960, các vấn đề môi trƣờng đƣợc
xếp vào hàng thứ yếu, hoặc nếu có thì các chính sách cũng chủ yếu mang tính
chất cục bộ, nhỏ lẻ. Ô nhiễm môi trƣờng lúc này chủ yếu do một số nguyên nhân
căn bản đó là do chất thải, nƣớc thải…Các vấn đề ô nhiễm khí quyển do sự phát
triển của các khu công nghiệp, ô nhiễm nông nghiệp… đều hiếm khi đƣợc giải
quyết. Bên cạnh đó, các chất độc hại có thể phá hủy môi trƣờng và gây nguy hại
cho con ngƣời cũng là vấn đề căn bản trong thời gian này. Tuy nhiên, vào đầu
những năm 1970 đã có những thay đổi nhất định trong vấn đề nhận thức liên
quan tới vấn đề môi trƣờng.
Hội nghị Liên hợp Quốc về Môi trƣờng và Con ngƣời năm 1972 tại
Stockholm là một dấu mốc lịch sử quan trọng, đã khiến cho các quốc gia trên thế
giới ban hành pháp luật nhằm hạn chế ô nhiễm môi trƣờng công nghiệp, từ đó
ban hành một loạt các quy định yêu cầu doanh nghiệp xử lý các chất thải độc hại
trƣớc khi xả ra môi trƣờng. Mặc dù mới chỉ dừng lại ở kết quả khiêm tốn nhƣng
bƣớc đầu đã làm giảm đáng kể phạm vi và mức độ ô nhiễm môi trƣờng. Hội nghị
24
Stockhom cũng đã đƣa ra những thỏa thuận về một chƣơng trình hành động quốc
tế, những lo ngại về sự suy yếu của môi trƣờng và ảnh hƣởng của nó tới con
ngƣời cũng nhƣ vai trò, vị trí và quyền hạn của con ngƣời với môi trƣờng và đặc
biệt là những vấn đềquan tâm hàng đầu hiện nay nhƣ ô nhiễm môi trƣờng sống,
cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên…Đến năm 1979, Công ƣớc về ô nhiễm không
khí dài hạn xuyên biên giới đã đƣợc thông qua. Đây đƣợc coi là một bƣớc tiến
mới về quyền về môi trƣờng của thế giới.
Vào những năm 1980- 1992, cùng với sự tăng trƣởng kinh tế, tỉ lệ dân số
tăng thì ô nhiễm môi trƣờng, đặc biệt từ các nƣớc đang phát triển cũng gia tăng
và còn có nguy cơ lan sang cả các nƣớc lân cận. Đứng trƣớc tình hình đó đòi hỏi
chúng ta cần có những phƣơng thức quản lý, những quy định pháp lý sao cho
phù hợp với các vấn đề môi trƣờng phát sinh. Môi trƣờng ô nhiễm gây ảnh
hƣởng rất lớn không chỉ đối với cuộc sống của một cá nhân mà còn ảnh hƣởng
tới môi trƣờng và chất lƣợng sống của toàn xã hội, đe dọa tới sự phát triển kinh
tế xã hội một cách bền vững. Một lần nữa quyền về môi trƣờng lại đƣợc chú
trọng khi chiến lƣợc Bảo vệ toàn cầu ra đời, nhằm cải thiện tình trạng môi
trƣờng và chất lƣợng sống của con ngƣời bằng việc đƣa ra hai yêu cầu. Thứ nhất
là củng cố nền đạo đức mới một cách sâu rộng vì sự sống bền vững, biến những
nguyên lý thành hiện thực. Thứ hai là sự đảm bảo giữa bảo vệ và phát triển,
nhằm tạo ra sự phát triển bền vững.
Chính những vấn đề phức tạp phát sinh trong quá trình phát triển của ô
nhiễm môi trƣờng đã dấy lên một hồi chuông cảnh tỉnh. Bảo vệ môi trƣờng, bảo
vệ nguồn nƣớc, không khí…mà chúng ta đang từng ngày từng giờ sử dụng là
một trong những vấn đề cấp bách của toàn xã hội, buộc các nhà chính trị, các nhà
hoạch định, các chuyên gia pháp lý và mọi tầng lớp, giai cấp phải quan tâm và
25
đặt nó ở vị trí hàng đầu. Bởi bà mẹ thiên nhiên chính là nguồn sống từ thuở sơ
khai, theo sát chúng ta trong những phát triển của lịch sử. Chính vì vậy không
chỉ vì sự phát triển hay lợi ích của một nhóm ngƣời mà chúng ta dẫm đạp hay tàn
phá lên thiên nhiên, làm ảnh hƣởng tới nguồn tài nguyên của thế hệ tƣơng lai. Từ
những vấn đề cấp thiết đó, xuất phát từ thực tại xã hội mà quyền về môi trƣờng
đã xuất hiện, nhằm đảm bảo các quyền con ngƣời khác đƣợc thực hiện một cách
tốt nhất, đồng thời đây cũng chính là một quyền thích đáng và thiết yếu cho sự
tồn tại và phát triển của loài ngƣời. Con ngƣời không thể có một cuộc sống chất
lƣợng khi mà nguồn nƣớc và bầu không khí bị ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt…và
thế hệ tƣơng lai sẽ phải xoay sở ra sao với những vấn đề về môi trƣờng mà thế
hệ trƣớc để lại.
Xét về tổng thể, cùng với sự phát triển của đời sống xã hội thì quyền về
môi trƣờng đã đƣợc manh nha về tƣ tƣởng từ rất sớm, tuy nhiên chỉ đến khi các
vấn đề về môi trƣờng xuất hiện với tần suất mạnh và nhanh chóng, gây ra những
hậu quả nguy hại thì con ngƣời mới bắt đầu chú ý tới mối quan hệ giữa con
ngƣời với thiên nhiên thay vì chế ngự nó. Quyền con ngƣời ra đời thực chất
nhằm giúp cho con ngƣời có một môi trƣờng sống lành mạnh, để chất lƣợng
cuộc sống đƣợc nâng cao và đảm bảo sự phát triển bền vững cho thế hệ tƣơng
lai.
1.1.3.Mối quan hệ giữa Quyền con ngƣời với Môi trƣờng
Có thể thấy rằng, Quyền con ngƣời với môi trƣờng có một mối liên hệ đặc
biệt chặt chẽ, và có sự tác động qua lại lẫn nhau.
Trƣớc hết, môi trƣờng chính là những yếu tố giúp con ngƣời có thể duy trì
sự sống nhƣ: không khí để thở, nƣớc để uống…Bên cạnh đó, môi trƣờng còn
cung cấp protein, khoáng chất, đồng thời đây cũng chính là nơi tiếp nhận các sản
26
phẩm từ quá trình trao đổi chất trực tiếp của con ngƣời. Môi trƣờng tự nhiên là
nơi quy định cách thức tồn tại và phát triển.
Môi trƣờng chính là sự khởi đầu của mọi nguồn cảm hứng vô tận của con
ngƣời, là nguồn thông tin, là cảm hứng cho những sáng tác nghệ thuật, là đối
tƣợng của hoạt động nghiên cứu và thẩm mỹ của con ngƣời. Ủy ban Kinh tế và
xã hội của Liên hợp Quốc đã nhận xét: “Môi trường sinh lý cung cấp hàng hóa,
các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các dịch vụ hệ sinh thái – tiếp nhận các chất
thải từ các hoạt động kinh tế và sinh hoạt của con người, đồng thời đem lại sự
sáng tạo cái đẹp cho loài người” [28,tr.13]
Môi trƣờng còn là nơi cung cấp các nguồn lực để con ngƣời thực hiện các
hoạt động sản xuất phục vụ cho đời sống xã hội, duy trì sự sống nhƣ tài nguyên
đất, tài nguyên nƣớc, năng lƣợng và đồng thời môi trƣờng cũng chính là nơi tiếp
nhận các chất phế thải, từ sự phát triển kinh tế, rác thải công nghiệp hay chính
rác thải do hoạt động sinh hoạt của con ngƣời.
Con ngƣời - đây chính là chủ thể chính của môi trƣờng sống. Con ngƣời
tồn tại trong môi trƣờng tự nhiên, sử dụng, khai thác và tác động đến môi trƣờng.
Con ngƣời tạo dựng môi trƣờng sống cho mình từ chính môi trƣờng tự nhiên, và
tác động vào môi trƣờng tự nhiên theo cả hƣớng tích cực và tiêu cực.
Sự tác động theo hƣớng tích cực ở đây đƣợc thể hiện qua việc khai thác tài
nguyên thiên nhiên, môi trƣờng nhằm phục vụ cuộc sống của chính mình. Con
ngƣời sử dụng môi trƣờng tự nhiên để tạo ra nguồn lƣơng thực thực phẩm nhằm
duy trì và nâng cao cuộc sống. Hơn nữa, con ngƣời bằng những nghiên cứu và
phát minh khoa học còn chế ngự thiên tai, cải tạo chinh phục tự nhiên để hình
thành nên những môi trƣờng sống lý tƣởng, khai hoang, xây dựng các cơ sở vật
chất, khu vui chơi giải trí nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc sống. Tuy nhiên, chính
27
việc sử dụng và khai thác tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng tự nhiên đã bị ảnh
hƣởng một cách nghiêm trọng. Nó có thể do tác hại của các chất thải công
nghiệp chƣa qua xử lý nhằm tiết kiệm cái lợi trƣớc mắt cho một nhóm đối tƣợng,
nó có thể do sự khai thác quá mức cho phép, khai thác chui làm cho nguồn tài
nguyên thiên nhiên dần cạn kiệt, mất cân bằng sinh thái, biến đổi khí hậu…khiến
cho môi trƣờng tự nhiên bị tàn phá, con ngƣời có nguy cơ phải sống trong thiên
tai, dịch họa, ô nhiễm môi trƣờng khi “bà mẹ thiên nhiên” giận dữ. Đây chính là
mối quan hệ hai chiều giữa con ngƣời và tự nhiên. Nếu nhƣ chúng ta không bảo
vệ tài nguyên thiên nhiên, không thức tỉnh và sớm nhận ra hậu quả nghiêm trọng
của vấn đề thì con ngƣời – chính chúng ta, hoặc có thể là con cháu chúng ta,
những thế hệ tƣơng lai sẽ phải gánh chịu hậu quả này. Làm sao để phát triển bền
vững, để môi trƣờng đƣợc trong lành, để con ngƣời đƣợc đảm bảo chất lƣợng
cuộc sống và không phải đứng trƣớc nỗi lo thiên tai dịch bệnh, làm sao để phát
triển bền vững? Đó chính là lý do mà quyền về môi trƣờng đang ngày càng đƣợc
các quốc gia trên thế giới quan tâm một cách đúng mức.
Bên cạnh đó, nhận thức của cộng đồng quốc tế về mối liên hệ giữa quyền
con ngƣời với môi trƣờng đã đƣợc mở rộng và đƣợc đặt ở vị trí hàng đầu khi mà
bảo vệ môi trƣờng trở thành vấn đề quan tâm của các quốc gia và cộng đồng
quốc tế. Khoảng hai thập kỉ sau khi quyền con ngƣời xuất hiện trên chƣơng trình
nghị sự quốc tế, cộng đồng quốc tế đã thông qua đáng kể các công cụ pháp lý,
thành lập các cơ quan chuyên ngành toàn cầu và cấp khu vực để xây dựng công
cụ, kiểm soát và thúc đẩy việc thực hiện quyền con ngƣời với môi trƣờng.
Mối quan hệ giữa quyền con ngƣời với bảo vệ môi trƣờng tồn tại theo ba
cách hiểu:
28
Thứ nhất, đó chính là bảo vệ môi trƣờng nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc
sống của con ngƣời có cùng giá trị xã hội với đảm bảo quyền con ngƣời.
Thứ hai, đó là đảm bảo quyền con ngƣời với bảo vệ môi trƣờng dựa trên
giá trị xã hội khác nhau.
Thứ ba, đó là đảm bảo quyền con ngƣời với bảo vệ môi trƣờng là đại diện
cho hai hƣớng khác nhau nhƣng chồng lấn các giá trị xã hội. Một mặt, các giá trị
xã hội của bảo vệ môi trƣờng và đảm bảo quyền con ngƣời có thể hỗ trợ lẫn
nhau, nơi mà các giá trị môi trƣờng cũng là giá trị hƣớng tới bảo vệ nhu cầu con
ngƣời. Mặt khác, mặc dù quyền con ngƣời và bảo vệ môi trƣờng tìm cách đạt
đƣợc chất lƣợng bền vững cao nhất cho đời sống của con ngƣời thì mục tiêu của
chúng có thể khác nhau.
Quyền con ngƣời và bảo vệ môi trƣờng phụ thuộc lẫn nhau, bổ sung và
không chia cắt. Thật vậy, trong cuộc sống hiện tại, đối với quyền con ngƣời, vấn
đề khẩn cấp của sự sống quan trọng hơn an ninh sinh thái lâu dài, hay nói cách
khác, mọi ngƣời luôn dành ƣu tiên cho những nhu cầu căn bản trƣớc mắt nhƣ
thực phẩm, nƣớc uống mà chƣa có sự quan tâm đúng mức tới vấn đề dài hạn,
nhằm đảm bảo chính các quyền con ngƣời đã đƣợc quy định, đó chính là vấn đề
môi trƣờng.
Từ đó có thể thấy mối quan hệ giữa quyền con ngƣời với môi trƣờng chính
là mối quan hệ hai chiều, có sự tác động qua lại và ảnh hƣởng trực tiếp đến nhau.
Ô nhiễm môi trƣờng, suy thoái môi trƣờng thƣờng dẫn đến vấn đề vi phạm
quyền con ngƣời, nhƣng ngƣợc lại, nghèo đói hay thất bại trong việc thực hiện
quyền con ngƣời cũng làm môi trƣờng trở nên căng thẳng. Trong nhiều trƣờng
hợp, các quyết định pháp luật còn công nhận việc vi phạm quyền con ngƣời cơ
bản nhƣ nguyên nhân hoặc kết quả của suy thoái môi trƣờng. Sự phát triển
29
không bền vững của môi trƣờng cũng chính là nguyên nhân gây ra sự vi phạm
quyền con ngƣời. Chính vì vậy mà chúng ta cần thúc đẩy và tăng cƣờng mối
quan hệ mật thiết giữa thúc đẩy và bảo vệ quyền con ngƣời với bảo vệ, phục hồi
và phát triển môi trƣờng để quyền con ngƣời nói riêng và quyền về môi trƣờng
đƣợc đảm bảo phát triển bền vững.
Có thế thấy, cùng với dòng chảy của thời đại, cộng đồng quốc tế cũng đã
có những chuyển biến tích cực và thấy đƣợc mối liên hệ chặt chẽ giữa quyền con
ngƣời với môi trƣờng:
Thứ nhất, bảo vệ môi trƣờng chính là điều kiện tiên quyết nhằm đảm bảo
con ngƣời đƣợc hƣởng các quyền căn bản của mình. Giả thiết rằng nếu nhƣ môi
trƣờng bị ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt, nguồn nƣớc, đa dạng sinh học biến đổi
liệu con ngƣời có đƣợc đảm bảo các quyền căn bản? Thậm chí nếu nhƣ vấn đề
xảy ra nặng nề còn đƣa con ngƣời đứng trƣớc nguy cơ sống còn giữa sự sống và
cái chết. Chính vì vậy mà các quốc gia và cộng đồng quốc tế cần có cái nhìn
đúng đắn về tầm quan trọng của quyền về môi trƣờng.
Thứ hai, cần hiểu rõ tầm quan trọng của việc thực hiện quyền con ngƣời.
Đây là yếu tố cần và đủ để đảm bảo quyền về môi trƣờng đƣợc thực hiện đầy đủ
nhất. Bởi quyền con ngƣời và môi trƣờng có mối quan hệ qua lại khăng khít, khi
mục đích bảo vệ sức khỏe con ngƣời và bình đẳng trong tiếp cận môi trƣờng
cũng nhƣ nguồn lực phát triển đƣợc đảm bảo, tôn trọng một số quyền con ngƣời
nhƣ quyền tiếp cận thông tin, quyền tham gia quyết định và tiếp cận tƣ pháp
trong các vấn đề môi trƣờng là yếu tố vô cùng cần thiết để bảo vệ môi trƣờng.
Thứ ba, chúng ta có thể thấy quyền đƣợc hƣởng một môi trƣờng an toàn,
lành mạnh và cân bằng sinh thái là một quyền độc lập trong quyền con ngƣời.
Điều này đƣợc thể hiện rất rõ trong Hiến pháp, hệ thống các văn bản pháp luật
30
môi trƣờng ở cấp độ quốc gia, công ƣớc khu vực hay trong các tuyên bố của
Liên hợp Quốc về quyền của ngƣời dân bản địa. Nội dung của các quyền con
ngƣời với môi trƣờng tập trung làm rõ sự liên kết giữa bảo vệ môi trƣờng và mục
tiêu kinh tế cũng nhƣ sức khỏe của con ngƣời.
Quyền con ngƣời và môi trƣờng còn cho thấy mối liên hệ mật thiết khi các
nhà khoa học, các nhà hoạch định cũng nhƣ thực thi pháp luật thể hiện quan
điểm và nhận thức của mình trong việc đảm bảo quyền con ngƣời với môi trƣờng
cũng chính là mục tiêu phát triển bền vững của toàn xã hội.
Từ những phân tích về mối quan hệ giữa quyền con ngƣời với môi trƣờng
có thể đƣa ra khái niệm tổng quát nhƣ sau: Quyền con ngƣời về môi trƣờng là
quyền căn bản, đƣợc đặt trong mối quan hệ tổng hòa mà độc lập với quyền con
ngƣời. Quyền con ngƣời về môi trƣờng là sự tổng hòa các lợi ích, nhu cầu của
con ngƣời đối với các yếu tố cấu thành môi trƣờng, nhằm đảm bảo chất lƣợng
cuộc sống của con ngƣời nhƣng vẫn đảm bảo sự phát triển bền vững cho thế hệ
tƣơng lai, đƣợc quy định trong pháp luật quốc gia và các công ƣớc quốc tế.
Quyền con ngƣời có mối quan hệ chặt chẽ với môi trƣờng thì quyền con
ngƣời và quyền về môi trƣờng cũng có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.
Quyền con ngƣời là quyền của toàn nhân loại.Khái niệm quyền con ngƣời là một
trong những khái niệm mang tính phổ quát, tuy nhiên sự hiểu biết về quyền con
ngƣời có thể khác nhau theo từng khu vực và từng nền văn hóa. Còn quyền về
môi trƣờng là quyền thuộc về tất cả mọi ngƣời trên thế giới, không phân biệt tôn
giáo, chủng tộc, giới, nơi sinh hay địa vị xã hội. Quyền về môi trƣờng còn có sự
liên kết chặt chẽ với quyền con ngƣời khi nó thỏa mãn tiêu chuẩn chung của
quyền con ngƣời:
31
Thứ nhất, quyền con ngƣời là quyền của quan hệ chung giữa bản chất và
nhân phẩm con ngƣời.Quyền có một môi trƣờng trong lành có ý nghĩa ở chỗ con
ngƣời làm chủ đƣợc cuộc sống phù hợp với bản chất và nhân phẩm của họ, vì
một môi trƣờng trong lành là yêu cầu căn bản để bảo vệ và nâng cao chất lƣợng
cuộc sống. Ở đây, vấn đề môi trƣờng thể hiện rõ ràng ở sự suy thoái môi trƣờng
thiên nhiên, đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng, lâu dài thậm chí tức thì tới cuộc
sống của toàn nhân loại. Trƣớc mắt chúng ta, hiệu ứng nhà kính và suy giảm
tầng ô zôn chính là hai thảm họa đe dọa môi trƣờng sống của con ngƣời. Nếu
nhƣ không có các biện pháp giải quyết, khắc phục vấn đề thì rất có thể, những
thành tựu về cơ sở vật chất, những thành tựu về khoa học sẽ trở về con số 0.
Thứ hai, để đảm bảo cho thế hệ tƣơng lai có một môi trƣờng sống chất
lƣợng, đòi hỏi chúng ta cần có những biện pháp đảm bảo quyền về môi trƣờng.
Nếu nhƣ môi trƣờng sống bị ô nhiễm, con ngƣời thậm chí còn không đảm bảo
đƣợc các quyền căn bản nhƣ quyền đƣợc sống, hoặc sống nhƣng chất lƣợng
không đƣợc nâng cao.
Xét về các khía cạnh, quyền về môi trƣờng có thể đƣợc xem nhƣ một khía
cạnh quan trọng của quyền sống. Nếu nhƣ không có một môi trƣờng tốt thì con
ngƣời sẽ không có một cuộc sống chất lƣợng theo đúng nghĩa của nó. Mà quyền
sống lại chính là hạt nhân của quyền con ngƣời. Theo tính chất bắc cầu thì quyền
về môi trƣờng một lần nữa lại có tác động qua lại mạnh mẽ với con ngƣời.
Trong xu thế phát triển của xã hội hiện đại thì quyền về môi trƣờng đƣợc
xem nhƣ một quyền cơ bản của con ngƣời. Thậm chí là quyền bất khả xâm
phạm. Nhìn từ góc độ mối quan hệ căn bản giữa môi trƣờng trong lành với sự
tồn tại của con ngƣời, có thể khẳng định, quyền về môi trƣờng là một quyền
không thể bị tƣớc bỏ vì nó ảnh hƣởng trực tiếp, thậm chí là dài lâu tới cuộc sống.
32
Cuộc sống của xã hội loài ngƣời sẽ không đƣợc đảm bảo đúng nghĩa nếu nhƣ
môi trƣờng sống bị ô nhiễm và phá hủy.
1.2.Nội dung Quyền con ngƣời về Môi trƣờng
Dựa trên Dự thảo Tuyên bố về Quyền con ngƣời và môi trƣờng năm 1994,
cộng đồng quốc tế thừa nhận quyền con ngƣời về môi trƣờng gồm hai nhóm
quyền căn bản:
Thứ nhất, đó là các quyền thiết yếu (Substantive rights) bao gồm: Quyền
đƣợc sống trong môi trƣờng an toàn, trong lành; Quyền tiếp cận nƣớc sạch,
Quyền tiếp cận đất đai.
Thứ hai, đó là nhóm các Quyền thủ tục (Procedural rights) bao gồm:
Quyền tiếp cận thông tin môi trƣờng, Quyền tham gia vào các quyết định về môi
trƣờng, Quyền tiếp cận tƣ pháp.
Nội dung đầu tiên cần đề cập tới trong quyền về môi trƣờng đó chính là
quyền đƣợc sống trong môi trƣờng an toàn, trong lành:
Môi trƣờng ở đây đƣợc hiểu là môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng xã hội.
Quyền đƣợc sống trong môi trƣờng an toàn, trong lành là môi trƣờng mà ở đó
không khí, đất, nƣớc…không bị ô nhiễm. Khi không khí, đất, nƣớc không bị ô
nhiễm chúng ta sẽ đƣợc cung cấp nguồn thực phẩm sạch, nơi mà chất lƣợng cuộc
sống đƣợc đảm bảo từ môi trƣờng làm việc, nơi vui chơi,sinh sống; nơi mà
chúng ta có đầy đủ sự phát triển bền vững cho thế hệ tƣơng lai, có những hoạch
định để cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trƣờng, để các hiện tƣợng
nhƣ biến đổi khí hậu, trái đất nóng lên, nƣớc biển dâng cao đƣợc giảm nhẹ
đi…để những vấn đề từ thiên nhiên không còn là mối đe dọa hàng đầu với cuộc
sống của con ngƣời.
33
Bảo vệ môi trƣờng và phát triển môi trƣờng bền vững có liên quan trực
tiếp và chặt chẽ tới quyền đƣợc hƣởng một môi trƣờng sống an toàn, trong lành.
Để đạt đƣợc quyền căn bản này chúng ta cần có những giải pháp giúp cho bầu
không khí không bị ô nhiễm, đạt đƣợc những tiêu chuẩn căn bản vềkhông khí nói
chung và môi trƣờng nói riêng nhằm bảo vệ sức khỏe – vốn quý nhất của mỗi
con ngƣời; cần có sự tham gia chặt chẽ của Nhà nƣớc, trong từng khâu quản lý
và sử dụng môi trƣờng, cần có sự chung tay của toàn xã hội để các doanh nghiệp
làm đúng trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trƣờng, không vì lợi ích
của một nhóm ngƣời mà làm cho môi trƣờng sống bị đe dọa. Nhà nƣớc cần có
nghĩa vụ quản lý môi trƣờng một cách hiệu quả. Quản lý ở đây đƣợc hiểu bao
gồm các khâu khai thác, sử dụng, bảo vệ, bảo tồn và cải tạo môi trƣờng.
Tại Việt Nam, cùng với xu thế hội nhập và phát triển, chúng ta cũng đã
nhìn và nhận thấy tầm quan trọng của quyền về môi trƣờng đối với mọi mặt đời
sống xã hội. Chính vì vậy, tại Hiến pháp năm 2013, lần đầu tiên ghi nhận nội
dung quyền về môi trƣờng tại Điều 43, theo đó “Mọi người có quyền được sống
trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”[34]. Đây chính
là kim chỉ nam, là lực đẩy để Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2014 lần đầu tiên ghi
nhận quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành và các yếu tố đảm bảo
quyền. Khoản 2, Điều 4 có ghi rõ: “Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với phát
triển kinh tế, an sinh xã hội, bảo đảm quyền trẻ em, thúc đẩy giới và phát triển,
bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu để đảm bảo quyền mọi
người được sống trong môi trường trong lành” [35]
Nội dung thứ hai đƣợc nhắc tới ở quyền về môi trƣờng đó chính là quyền
con ngƣời về môi trƣờng nƣớc:
34
Có thể nói nƣớc là một yếu tố tự nhiên vô cùng quan trọng, nếu nhƣ thiếu
nƣớc, con ngƣời không thể tồn tại, chƣa nói gì đến phát triển. Nội dung của
quyền này đƣợc hiểu một cách bao quát rằng con ngƣời có quyền có một môi
trƣờng nƣớc sạch, đƣợc tiếp cận với nguồn nƣớc đầy đủ và an toàn. Nƣớc sạch là
một yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết, nƣớc sạch giúp chúng ta chống lại
nguy cơ tử vong, giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nƣớc, cung cấp nƣớc
cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con ngƣời, cho hoạt động kinh
doanh, sản xuất của các doanh nghiệp, bất kì ai cũng cần nƣớc sạch. Ủy ban về
các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đã ghi nhận trong Bình luận chung số 15
năm 2002 rẳng quyền sử dụng nƣớc là một quyền con ngƣời. Đây chính là quyền
nằm trong nhóm những cam kết thiết yếu để đảm bảo một mức sống thỏa đáng,
đặc biệt đây còn là điều kiện căn bản nhất cho sự tồn tại của con ngƣời.
Đây đƣợc coi là một quyền có sự gắn bó mật thiết với quyền đƣợc chăm
sóc sức khỏe tốt nhất có thể và quyền có nhà ở, có đủ thức ăn. Quyền sử dụng
nƣớc còn đƣợc quy định trong các văn kiện quốc tế, các bản tuyên bố và các tiêu
chuẩn khác nhƣ:tại công ƣớc xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại
phụ nữnăm 1979 có quy định các nƣớc tham gia công ƣớc sẽ đảm bảo cho phụ
nữ có quyền “được hưởng các tiêu chuẩn sống thích đáng, nhất là về vấn đề
cung cấp điện nước”[22], hay tại Khoản 2, Điều 24 của công ƣớc về quyền trẻ
em năm 1989 có quy định “qua việc cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng và
nước uống sạch, có tính đến những nguy cơ ô nhiễm môi trường”[23]
Nguồn nƣớc còn cần thiết cho chính sự phát triển nông nghiệp. Chúng ta
cần đảm bảo và đƣa ra những giải pháp nhằm giúp có một nguồn nƣớc bền vững
cho sự phát triển nông nghiệp, bởi có nhƣ vậy nguồn thức ăn của chúng ta mới
35
đƣợc đảm bảo, cũng từ đó quyền sống của con ngƣời mới thật sự chất lƣợng và
bền vững.
Chúng ta đã từng chứng kiến tại Việt Nam, vào những năm 2008, với vụ
việc nhà máy Vedan, chỉ vì lợi nhuận trƣớc mắt của một nhóm đối tƣợng đã làm
ô nhiễm một cách nghiêm trọng dòng sông Thị Vải của tỉnh Đồng Nai, nƣớc thải
chƣa đƣợc xử lý đã thải trực tiếp ra dòng sông lớn nhằm tiết kiệm chi phí lọc
thải. Đây là một trong những sự việc lớn, dóng lên bức xúc trong dƣ luận về vấn
đề này. Thử đặt câu hỏi, nếu nhƣ doanh nghiệp nào cũng chỉ vì lợi nhuận trƣớc
mắt mà có những hành động làm ô nhiễm nguồn đất, nƣớc hay không khí, liệu
cuộc sống của con ngƣời có đảm bảo? Liệu còn có một môi trƣờng bền vững cho
các thế hệ tƣơng lai?
Hay trên chính quê hƣơng học viên, thị trấn Lâm Thao thuộc tỉnh Phú
Thọ. Theo thống kê của Sở Y tế tỉnh Phú Thọ, tính từ năm 1991 đến cuối năm
2005, tại xã Thạch Sơn có 304 ngƣời chết thì đã có tới 106 ngƣời (chiếm
34,86%) chết do mắc bệnh ung thƣ. Để tìm hiểu nguyên nhân gây ung thƣ tại
Thạch Sơn, từ cuối năm 2005 đoàn khảo sát của Cục Bảo vệ môi trƣờng và Viện
Công nghệ môi trƣờng đã về Thạch Sơn lấy mẫu phân tích đánh giá thực trạng ô
nhiễm môi trƣờng. Theo báo cáo của đoàn khảo sát, môi trƣờng không khí khu
vực Thạch Sơn bị ô nhiễm rất nghiêm trọng bởi các chất khí sulfur oxide (SO2,
SO3), chì (Pb), sulfur hydro (H2S), amoniac (NH3), acid hydro (HCl), hydro
florua (HF), nitrite kim loại (NO2). Hàm lƣợng các thông số trên đều vƣợt quá
tiêu chuẩn môi trƣờng Việt Nam cho phép. Các chất ô nhiễm tập trung chủ yếu
xung quanh khu vực Công ty Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao và Công ty
cổ phần pin Ắc quy Vĩnh Phú. Hàm lƣợng các chất khí lan tỏa trong cả vùng và
theo chiều các hƣớng gió. Ngoài ra, môi trƣờng không khí còn chịu ảnh hƣởng
36
của khí thải các lò gạch và mùi hôi bốc lên từ cửa xả nƣớc thải của Công ty giấy
Bãi Bằng đổ ra sông Hồng. Nguy hiểm hơn cả là việc hầu hết các giếng tại
Thạch Sơn đều không đảm bảo tiêu chuẩn chất lƣợng nƣớc ngầm và nƣớc dùng
cho sinh hoạt. Nguồn nƣớc ngầm và các mẫu rau, mẫu cá tại Thạch Sơn đều có
hàm lƣợng kim loại có ảnh hƣởng nghiêm trọng tới sức khỏe ngƣời dân. Đối với
các ao, hồ, môi trƣờng đất cạnh bãi thải của Công ty pin Ắc quy Vĩnh Phú, đoàn
khảo sát phân tích thấy có hàm lƣợng kẽm (Zn), cadmium (Cd) cao gấp bốn lần
tiêu chuẩn cho phép trong đất nông nghiệp. Chỉ một ví dụ rất nhỏ thôi cũng cho
chúng ta thấy đƣợc tác hại nghiêm trọng đối với việc ô nhiễm môi trƣờng đất,
nƣớc và không khí. Quyền con ngƣời về môi trƣờng liệu có thực sự đƣợc đảm
bảo?
Điều đó cho chúng ta thấy quyền con ngƣời có một môi trƣờng nƣớc sạch
là điều vô cùng cần thiết. Và sau hơn 15 năm tranh luận, cuối tháng 7 năm 2010,
Đại hội đồng Liên hợp Quốc đã bỏ phiếu công nhận tiếp cận nƣớc sạch và điều
kiện sống hợp vệ sinh là một trong những quyền căn bản của con ngƣời, với 122
phiếu ủng hộ, 44 phiếu trắng và 0 phiếu trống.
“Quyền về nước gồm cả các quyền tự do và sự cho phép. Các quyền tự do
bao gồm các quyền duy trì sự tiếp cận với các nguồn cung cấp nước hiện có cần
thiết đối với quyền được sử dụng nước, quyền không bị can thiệp, như quyền
không bị tùy tiện cắt hoặc làm ô nhiễm các nguồn cung cấp nước. Ngược lại, sự
cho phép gồm quyền được tiếp cận với hệ thống cung cấp nước và quản lý cung
cấp, cơ hội ngang nhau cho người dân được hưởng quyền được sử dụng nước”
Đây chính là những nội dung liên quan đến quyền sử dụng nƣớc mà Bình luận
chung số 15 của Ủy ban về các Quyền kinh tế, văn hóa và xã hội của Liên hợp
Quốc có đề cập tới. [44]
37
Việc đảm bảo quyền sử dụng nƣớc dựa trên nhiều yếu tố. Nó có thể là việc
cung cấp nƣớc cho con ngƣời phải đầy đủ và liên tục nhằm phục vụ cho nhu cầu
sử dụng của cá nhân, hộ gia đình, hay doanh nghiệp…Hay chất lƣợng nƣớc phải
đảm bảo là nƣớc sạch: từ mùi, vị, màu sắc…đều không chứa các chất gây hại
cho sức khỏe con ngƣời và đặc biệt, tất cả các cá nhân trên các quốc gia đều có
quyền tiếp cận với nƣớc, đƣợc sử dụng nguồn nƣớc sạch.
Nội dung của quyền về môi trƣờng còn đƣợc thể hiện ở khía cạnh Quyền
con ngƣời về môi trƣờng đất:
Đây chính là một trong ba nhóm quyền nội dung đƣợc Dự thảo Tuyên
ngôn về Con ngƣời và môi trƣờng năm 1994 ghi nhận. Chúng ta có thể thấy, đất
đai có mối quan hệ mật thiết không kém nƣớc đối với quyền con ngƣời. Đơn cử
nhƣ khi chúng ta không có đất đai để lao động sản xuất sẽ rất dễ gây nên tình
trạng đói nghèo và nhiều vấn đề phát sinh khác.
Không chỉ ở các nƣớc phát triển, mà đặc biệt với một nƣớc nông ngiệp
nhƣ Việt Nam, đất đai càng trở nên quan trọng và có giá trị. Tuy nhiên, quyền
tiếp cận đất đai vẫn cho thấy sự bất bình đẳng, nguyên nhân chính xuất phát từ
hoạt động quản lý, sử dụng đất không có hiệu quả, đặc biệt là ở các nƣớc đang
phát triển.
Để thực hiện đƣợc quyền con ngƣời một cách tối ƣu nhất cần phải nhận ra
rằng quyền sử dụng và cải cách ruộng đất có mối quan hệ mật thiết và gắn bó
chặt chẽ. Bởi các quyền kinh tế,văn hóa, xã hội đều có mối liên hệ trực tiếp với
đất đai nhƣ quyền đảm bảo lƣơng thực, nhà ở, quyền có cuộc sống đầy đủ…Nếu
nhƣ không có đất, con ngƣời sẽ không thể trồng trọt, chăn nuôi, cấy hái, vấn đề
lƣơng thực sẽ lại phát sinh. Không có đất, con ngƣời cũng không thể xây nên
những cơ sở vật chất phục vụ các nhu cầu văn hóa, giáo dục, cho các tiện ích xã
38
hội hay chính nhu cầu nhà ở của mỗi hộ gia đình. Chính vì thế, mà quyền con
ngƣời về môi trƣờng đất, đúng nhƣ Dự thảo Tuyên bố về Quyền con ngƣời và
môi trƣờng năm 1994 khẳng định, đây là một quyền quan trọng trong nhóm
quyền nội dung của quyền về môi trƣờng.
Có rất nhiều các công ƣớc quốc tế có nội dung nói về quyền con ngƣời có
liên quan đến vấn đề đất đai, điển hình là Tuyên ngôn Toàn thế giới về Quyền
con ngƣời năm 1948, Công ƣớc quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa
(ICESCR), Công ƣớc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ
năm 1797 (CEDAW), Công ƣớc số 169 của Tổ chức lao động Quốc tế (ILO).
Hay trong pháp luật Việt Nam, Luật đất đai năm 1988, năm 1993 vànăm 2003
đều có những quy định thể hiện quan điểm rõ ràng về mối quan hệ này.
Điều 17 Tuyên ngôn Toàn thế giới về Quyền con ngƣời năm 1948 với nội
dung bao quát và khẳng định: Mọi ngƣời đều có quyền sở hữu bất động sản nhƣ
quyền sở hữu tài sản cá nhân của mình hoặc sở hữu chung với ngƣời khác.
Tại Điều 1 và Điều 11 Công ƣớc ICESCR hay Điều 1 của Công ƣớc
ICCPR có công nhận quyền của mọi công dân đƣợc tự định đoạt thể chế chính
trị, đƣờng lối phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa, gồm cả quyền tự do định đoạt
các nguồn tài nguyên của mình. Hay công nhận quyền con ngƣời đƣợc hƣởng
thụ mức sống phù hợp, bao gồm các khía cạnh về ăn, mặc, ở và đƣợc không
ngừng cải thiện điều kiện sống.
Công ƣớc xóa bỏ mọi hình thức chống lại phụ nữ năm 1979, Điều 14 cũng
đã yêu cầu các nƣớc tham gia phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp để xóa bỏ
những sự phân biệt đối xử đối với phụ nữ nông thôn, đặc biệt là đƣợc đối xử
bình đẳng với các chính sách ruộng đất cũng nhƣ các dự án quy hoạch đất đai.
39
Điều 15 kế tiếp cũng quy định quyền bình đẳng của phụ nữ trong việc giao kết
các hợp đồng và quản lý tài sản, trong đó có vấn đề đất đai.
Tại Công ƣớc 169 của Tổ chức lao động Quốc tế ILO, từ Điều 13 đến
Điều 19 cũng quy định về vấn đề các dân tộc bản địa và bộ tộc năm 1989, thể
hiện sự bảo vệ một cách toàn diện các quyền của ngƣời địa phƣơng đến các vùng
đất và lãnh thổ của họ. Công ƣớc công nhận quyền của ngƣời dân trên vùng đất,
vùng lãnh thổ và tài nguyên họ có truyền thống sở hữu, chiếm giữ và đã sử dụng
lâu dài. Bên cạnh đó, công ƣớc còn đƣa ra một loạt các giải pháp bảo vệ, cũng
tƣơng tự nhƣ các giải pháp đƣợc quy định tại công ƣớc này thì đến năm 2007
Tuyên bố Liên hợp quốc về quyền của ngƣời dân bản địa cũng đã đƣa ra những
nội dung kế thừa.
Tại Việt Nam, đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân. Từ những năm 80,
Việt Nam bắt đầu làm rõ các vấn đề sở hữu, quản lý và sử dụng đất đai trong hệ
thống chính trị và pháp luật. Luật đất đai mới đã có một bƣớc tiến đáng kể khi có
sự phân định rạch ròi ba loại quyền đất đai căn bản là quyền sở hữu, quyền quản
lý và quyền sử dụng. Quyền sở hữu theo quy định mới của Luật Đất đai hiện
hành thuộc quyền sở hữu toàn dân, quyền quản lý thuộc về Nhà nƣớc và quyền
sử dụng đƣợc giao cho các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức và cộng đồng.
Cùng theo lịch sử ra đời và phát triển của Luật đất đai, có thể thấy Luật
đất đai năm 1988 và Luật đất đai năm 1993 đã tạo cơ sở pháp lý cho việc chia lại
đất hợp tác xã cho các hộ nông dân để sử dụng lâu dài cũng nhƣ công nhận một
số quyền sử dụng đất bao gồm quyền bán, chuyển nhƣợng, cho thuê, thừa kế,
cầm cố hay bồi thƣờng trong trƣờng hợp nhà nƣớc thu hồi đất, quyền đƣợc cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Luật Đất đai năm 2003 có một bƣớc tiến
mới quy định các quyền đi kèm với quyền sử dụng đất, quyền hạn và trách
40
nhiệm của cơ quan quản lý đất đai, quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất và
công nhận quyền sử dụng đất bình đẳng giữa vợ và chồng. Luật đất đai năm
2003 ghi nhận nguyên tắc đất thị trƣờng vào một số điều khoản và khuyến khích
phát triển thị trƣờng đất đai, thiết lập cơ chế quản lý đất đai thống nhất và phi tập
trung hóa, tăng cƣờng hệ thống giải quyết tranh chấp khiếu nại về xử lý đất đai,
xác lập nguyên tắc bồi thƣờng đất đai dựa trên giá thị trƣờng và đặc biệt còn có
quy định hạn chế áp dụng biện pháp thu hồi bắt buộc cũng nhƣ thiết lập vận hành
hình thức chuyển dịch đất đai tự nguyện.
Luật đất đai qua các thời kì đã bƣớc đầu tạo nên cơ sở pháp lý trong việc
hình thành và phát triển quyền con ngƣời về đất đai ở Việt Nam. Đặc biệt, Luật
Đất đai năm 2013 đã tiếp tục kế thừa và phát triển hệ thống pháp luật đất đai
đƣợc quy định các nội dung liên quan đến quyền đƣợc công nhận, sử dụng,
chuyển nhƣợng đất đai. Luật đất đai đã ghi nhận sự bình đẳng của các đối tƣợng
sử dụng đất, về quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng, mở rộng quyền tiếp cận
thông tin về đất đai…Ngoài ra, Luật còn mở rộng thời hạn giao đất nông nghiệp
cho hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp, mở rộng hạn mức nhận chuyển
quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đáp ứng yêu cầu tích tụ đất đai phục
vụ sản xuất nông nghiệp theo hƣớng hiện đại phù hợp với hƣớng phát triển nông
nghiệp nông thôn. Đặc biệt, Luật đất đai năm 2013 lần đầu tiên thể hiện sự quan
tâm đến các đối tƣợng yếu thế bằng việc đảm bảo quyền sử dụng đất cho nhóm
ngƣời dễ bị tổn thƣơng nhƣ phụ nữ, ngƣời nghèo hay đồng bào dân tộc thiểu số.
Lời mở đầu Luật Đất đai năm 2013 có nói: “Luật quy định cụ thể trách nhiệm
của Nhà nước về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu
số, quy định việc cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp quyền sử dụng đất
41
là tài sản chung của vợ và chồng, bổ sung quyết định chính sách miễn, giảm tiền
sử dụng đất, tiền thuê đất cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số”[33]
Nội dung thứ hai của quyền con ngƣời về môi trƣờng đó chính là nhóm
quyền thủ tục: quyền con ngƣời trong tiếp cận thông tin, quyền tham gia vào các
quyết định, hoạt động bảo vệ môi trƣờng, quyền tiếp cận tƣ pháp về môi
trƣờng.Bên cạnh các quyền nội dung của quyền con ngƣời về môi trƣờng thì các
quyền thủ tục của quyền con ngƣời về môi trƣờng gồm:
-Quyền tiếp cận thông tin liên quan tới môi trƣờng
-Quyền đƣợc tham gia một cách tích cực, chủ động trong hoạch định chính
sách, lập kế hoạch, ban hành quyết định có tác động đến môi trƣờng và phát triển
- Quyền tham gia đánh giá tác động trƣớc về môi trƣờng
-Quyền tiếp cận tƣ pháp đối với vấn đề môi trƣờng. Ví dụ nhƣ quyền khởi
kiện đòi đền bù thiệt hại môi trƣờng do hành vi vi phạm pháp luật môi trƣờng
gây ra
Thực chất, các quyền thủ tục này có chức năng nhƣ sự phòng ngừa các
hành vi vi phạm pháp luật môi trƣờng. Không chỉ dừng lại ở việc khắc phục khi
xảy ra các vấn đề về môi trƣờng mà hơn thế nữa nó còn chủ động trong vấn đề
bảo vệ môi trƣờng bằng việc cung cấp các thông tin cho cá nhân tổ chức, chủ
động trong việc hoạch định chính sách, lƣờng trƣớc các tác động của con ngƣời
tới môi trƣờng nhằm tránh việc phải giải quyết hậu quảbằng cách tính toán ngăn
ngừa một cách hiệu quả.
Có thể thấy rằng, trong nhóm quyền thủ tục thì quyền tiếp cận thông tin về
môi trƣờng của công chúng, quyền tham gia vào các quyết định môi trƣờng và
tiếp cận tƣ pháp là những quyền vô cùng quan trọng. Đây cũng chính là nội dung
đƣợc ghi nhận trong Nguyên tắc 10 của Tuyên bố Rio về môi trƣờng và phát
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Thu hồi đất để phát triển kinh tế, xã hội theo pháp luật đất đai, 9đ
Thu hồi đất để phát triển kinh tế, xã hội theo pháp luật đất đai, 9đThu hồi đất để phát triển kinh tế, xã hội theo pháp luật đất đai, 9đ
Thu hồi đất để phát triển kinh tế, xã hội theo pháp luật đất đai, 9đ
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về bán đấu giá tài sản ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về bán đấu giá tài sản ở Việt Nam hiện nayLuận văn: Pháp luật về bán đấu giá tài sản ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về bán đấu giá tài sản ở Việt Nam hiện nay
 
Luận văn: Hoạch định đường cơ sở theo quy định của Luật biển
Luận văn: Hoạch định đường cơ sở theo quy định của Luật biểnLuận văn: Hoạch định đường cơ sở theo quy định của Luật biển
Luận văn: Hoạch định đường cơ sở theo quy định của Luật biển
 
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOTLuận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
 
Luận văn: Thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội Luận văn: Thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội
 
Liệt Kê 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Tại Công Ty Luật, 9 Điểm
Liệt Kê 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Tại Công Ty Luật, 9 ĐiểmLiệt Kê 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Tại Công Ty Luật, 9 Điểm
Liệt Kê 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Tại Công Ty Luật, 9 Điểm
 
Luận văn: Kết hôn giữa những người song tính và chuyển giới, HOT
Luận văn: Kết hôn giữa những người song tính và chuyển giới, HOTLuận văn: Kết hôn giữa những người song tính và chuyển giới, HOT
Luận văn: Kết hôn giữa những người song tính và chuyển giới, HOT
 
Liệt Kê 200 Các Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Lao Động, Điểm Cao
Liệt Kê 200 Các Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Lao Động, Điểm CaoLiệt Kê 200 Các Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Lao Động, Điểm Cao
Liệt Kê 200 Các Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Lao Động, Điểm Cao
 
Luận văn: Kết hôn đồng giới theo pháp luật một số quốc gia, HOT
Luận văn: Kết hôn đồng giới theo pháp luật một số quốc gia, HOTLuận văn: Kết hôn đồng giới theo pháp luật một số quốc gia, HOT
Luận văn: Kết hôn đồng giới theo pháp luật một số quốc gia, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại Huế, HOT
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại Huế, HOTLuận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại Huế, HOT
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại Huế, HOT
 
Luận văn: Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số, 9đ
Luận văn: Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số, 9đLuận văn: Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số, 9đ
Luận văn: Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số, 9đ
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Đề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, HAY
Đề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, HAYĐề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, HAY
Đề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, HAY
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Luật Kinh Tế
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Luật Kinh TếDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Luật Kinh Tế
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Luật Kinh Tế
 
Luận văn: Hợp đồng nhượng quyền thương mại tại doanh nghiệp
Luận văn: Hợp đồng nhượng quyền thương mại tại doanh nghiệpLuận văn: Hợp đồng nhượng quyền thương mại tại doanh nghiệp
Luận văn: Hợp đồng nhượng quyền thương mại tại doanh nghiệp
 
Luận văn: Chấm dứt hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động
Luận văn: Chấm dứt hợp đồng lao động trong Bộ luật lao độngLuận văn: Chấm dứt hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động
Luận văn: Chấm dứt hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động
 
Luận văn: Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trong pháp luật, HAY
Luận văn: Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trong pháp luật, HAYLuận văn: Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trong pháp luật, HAY
Luận văn: Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trong pháp luật, HAY
 
Luận văn: Pháp lý về định giá đất trong giải phóng mặt bằng, HOT
Luận văn: Pháp lý về định giá đất trong giải phóng mặt bằng, HOTLuận văn: Pháp lý về định giá đất trong giải phóng mặt bằng, HOT
Luận văn: Pháp lý về định giá đất trong giải phóng mặt bằng, HOT
 
Luận văn: Hợp đồng tặng cho tài sản theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng tặng cho tài sản theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hợp đồng tặng cho tài sản theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng tặng cho tài sản theo pháp luật Việt Nam
 

Similar to Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT

Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em ở việt nam hiện nay 6834408
Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em ở việt nam hiện nay 6834408Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em ở việt nam hiện nay 6834408
Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em ở việt nam hiện nay 6834408jackjohn45
 
Thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường qua thực tiễn ở thành...
Thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường qua thực tiễn ở thành...Thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường qua thực tiễn ở thành...
Thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường qua thực tiễn ở thành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Bảo vệ quyền con người trong pháp luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ở ...
Bảo vệ quyền con người trong pháp luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ở ...Bảo vệ quyền con người trong pháp luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ở ...
Bảo vệ quyền con người trong pháp luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ở ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Khoa Học Môi Trường (word)
Khoa Học Môi Trường (word)Khoa Học Môi Trường (word)
Khoa Học Môi Trường (word)Pham Vui
 

Similar to Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT (20)

Luận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOTLuận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOT
 
BÀI MẪU Luận văn Quản Lý nhà nước về ô nhiễm không khí, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản Lý nhà nước về ô nhiễm không khí, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Quản Lý nhà nước về ô nhiễm không khí, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản Lý nhà nước về ô nhiễm không khí, 9 ĐIỂM
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
 
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản.
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản.Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản.
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản.
 
Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em ở việt nam hiện nay 6834408
Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em ở việt nam hiện nay 6834408Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em ở việt nam hiện nay 6834408
Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em ở việt nam hiện nay 6834408
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em, HOTLuận văn: Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em, HOT
 
Thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường qua thực tiễn ở thành...
Thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường qua thực tiễn ở thành...Thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường qua thực tiễn ở thành...
Thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường qua thực tiễn ở thành...
 
Luận án: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Luận án: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trườngLuận án: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Luận án: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
 
Luận văn: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Luận văn: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trườngLuận văn: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Luận văn: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
 
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng NinhLuận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
 
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật trên tỉnh Quảng Ninh, HOT
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật trên tỉnh Quảng Ninh, HOTLuận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật trên tỉnh Quảng Ninh, HOT
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật trên tỉnh Quảng Ninh, HOT
 
Luận văn: Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học theo luật
Luận văn: Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học theo luậtLuận văn: Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học theo luật
Luận văn: Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học theo luật
 
Bảo vệ quyền con người trong pháp luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ở ...
Bảo vệ quyền con người trong pháp luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ở ...Bảo vệ quyền con người trong pháp luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ở ...
Bảo vệ quyền con người trong pháp luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ở ...
 
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOTLuận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
 
Khóa Luận Quyền Của Người Đồng Tính, Song Tính Và Người Chuyển Giới.doc
Khóa Luận Quyền Của Người Đồng Tính, Song Tính Và Người Chuyển Giới.docKhóa Luận Quyền Của Người Đồng Tính, Song Tính Và Người Chuyển Giới.doc
Khóa Luận Quyền Của Người Đồng Tính, Song Tính Và Người Chuyển Giới.doc
 
Luận văn: Bảo vệ quyền con người bằng chế định hình phạt, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền con người bằng chế định hình phạt, HOTLuận văn: Bảo vệ quyền con người bằng chế định hình phạt, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền con người bằng chế định hình phạt, HOT
 
Bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt
Bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạtBảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt
Bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt
 
Khoa Học Môi Trường (word)
Khoa Học Môi Trường (word)Khoa Học Môi Trường (word)
Khoa Học Môi Trường (word)
 
Luận văn: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí, HOT
Luận văn: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí, HOTLuận văn: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí, HOT
Luận văn: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí, HOT
 
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAYLuận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Doanh Nghiệp, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Doanh Nghiệp, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Doanh Nghiệp, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Doanh Nghiệp, Dễ Làm Điểm Cao
 

Recently uploaded

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 

Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ THU HẰNG QUYỀN VỀ MÔI TRƢỜNG TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2016
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ THU HẰNG QUYỀN VỀ MÔI TRƢỜNG TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số: 60 38 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học:PGS.TS TƢỜNG DUY KIÊN Hà Nội – 2016
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các luận điểm, nội dung nêu trong Luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN NGUYỄN THỊ THU HẰNG
  • 4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................1 1.Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu .........................................................................................4 3. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................5 3.1. Mục tiêu tổng quát ..........................................................................................5 3.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................6 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu......................................................................6 5. Tính mới của đề tài.............................................................................................6 6. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu...............................................................7 6.1. Nội dung..........................................................................................................7 6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................7 7. Kết cấu của luận văn ..........................................................................................8 CHƢƠNG 1............................................................................................................9 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN QUYỀN VỀ MÔI TRƢỜNG..............................9 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển khái niệm Quyền con ngƣời về Môi trƣờng9 1.1.1. Nhận thức của cộng đồng quốc tế về Quyền con ngƣời về Môi trƣờng......9 1.1.2. Sự phát triển khái niệm Quyền về Môi trƣờng ..........................................20 1.1.3. Mối quan hệ giữa Quyền con ngƣời với Môi trƣờng.................................25 1.2. Nội dung Quyền con ngƣời về Môi trƣờng...................................................32 CHƢƠNG 2..........................................................................................................45
  • 5. QUYỀN VỀ MÔI TRƢỜNG TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ.......................45 2.1. Quyền con ngƣời về Môi trƣờng trong các văn kiện quốc tế .......................45 2.1.1. Quyền con ngƣời về Môi trƣờng trong Tuyên ngôn Thế giới về Quyền con ngƣời năm 1948....................................................................................................45 2.1.2. Quyền con ngƣời về môi trƣờng trong Công ƣớc quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966 .......................................................................47 2.1.3. Quyền con ngƣời về môi trƣờng trong Tuyên bố Stockholm năm 1972...49 2.1.4. Quyền con ngƣời về môi trƣờng trong Tuyên bố Rio năm 1992...............51 2.1.5. Quyền con ngƣời về môi trƣờng trong Chƣơng trình Nghị sự 21 .............53 2.2. Quyền con ngƣời về Môi trƣờng trong pháp luật của một số nƣớc..............55 CHƢƠNG 3..........................................................................................................58 QUYỀN VỀ MÔI TRƢỜNG TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM ....................58 3.1. Quyền con ngƣời về môi trƣờng trong Hiếp pháp năm 2013.......................58 3.2. Quyền con ngƣời về môi trƣờng trong Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2014..63 3.3. Quyền con ngƣời về môi trƣờng trong Luật tài nguyên nƣớc năm 2012 .....66 3.4. Quyền con ngƣời trong Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004...............74 3.5. Quyền con ngƣời về môi trƣờng trong Luật sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010. ..............................................................................................77 3.6. Quyền con ngƣời về môi trƣờng trong Luật Đất đai năm 2013....................81 3.7. Quyền con ngƣời về môi trƣờng trong các văn bản dƣới luật......................85 3.8. Nhận xét chung các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền con ngƣời về môi trƣờng............................................................................................................90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................99
  • 6. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Môi trƣờng đã, đang và sẽ trở thành một trong những vấn đề nóng bỏng nhất đối với các nƣớc phát triển cũng nhƣ đang phát triển. Vấn đề quyền con ngƣời về môi trƣờng cũng vì thế mà dần trở thành mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia, vì chỉ khi môi trƣờng trong lành, quyền con ngƣời về môi trƣờng nói riêng và quyền con ngƣời nói chung mới có thể đƣợc đảm bảo một cách hiệu quả. Thật vậy, môi trƣờng có sự ảnh hƣởng rất lớn đến đời sống của mỗi con ngƣời. Hiểu theo cách thuần túy nhất, môi trƣờng ở đây chính là nguồn nƣớc, là cây xanh hay chính là không khí mà chúng ta hít thở hàng ngày…Nó là các yếu tố tác động và ảnh hƣởng trực tiếp đến cuộc sống của mỗi con ngƣời. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thế giới, con số 3 là con số chuẩn để đo ngƣỡng giới hạn cuối cùng của con ngƣời bình thƣờng trong hoạt động nhịn thở và nhịn uống. Tức là nếu nhƣ không có nƣớc uống trong 3 ngày, không có oxi để thở quá 3 phút thì con ngƣời sẽ chết. Chỉ một ví dụ đơn giản đã có thể chứng minh cho chúng ta thấy đƣợc, môi trƣờng chính là yếu tố quyết định đến chất lƣợng sống và quyền sống của con ngƣời. Trái đất nóng lên, băng tan, hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trƣờng…đang là những vấn đề vô cùng nghiêm trọng ảnh hƣởng từng ngày đến toàn thế giới. Đứng trƣớc thực trạng đáng báo động của môi trƣờng buộc cộng đồng quốc tế phải có những cái nhìn đúng đắn về tầm quan trọng của môi trƣờng, quyền con ngƣời về môi trƣờng. Nhận thức đƣợc điều đó, rất nhiều các quốc gia đã ban hành các đạo luật cho riêng mình nhằm bảo vệ môi trƣờng. Nhiều công ƣớc quốc
  • 7. 2 tế đƣợc ban hành nhằm gắn kết và nâng cao tính bảo vệ môi trƣờng liên kết và có đƣợc những kết quả đáng ghi nhận. Tại Việt Nam, cùng với xu hƣớng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, với những kết quả đã đạt đƣợc của một đất nƣớc đang phát triển nhƣ tốc độ phát triển kinh tế tăng, đời sống của con ngƣời đƣợc nâng cao, hội nhập quốc tế đạt nhiều kết quả đáng tự hào…thì cũng kéo theo rất nhiều các vấn đề về môi trƣờng nhƣ ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, sự suy giảm nghiêm trọng đa dạng sinh học…và rất nhiều vấn đề khác liên quan đến môi trƣờng, có những ảnh hƣởng tiêu cực đến đời sống con ngƣời. Đặc biệt, đối với các nƣớc đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng thì nguy cơ môi trƣờng lại càng nóng bỏng khi có sự xung đột mạnh mẽ giữa nhu cầu cuộc sống hàng ngày và nhu cầu phát triển của xã hội với sự cần thiết phải bảo vệ môi trƣờng, đảm bảo quyền con ngƣời về môi trƣờng đang là dấu hỏi lớn đƣợc đặt ra, phải làm sao để có đƣợc sự cân bằng và phát triển bền vững. Hiến pháp năm 2013 của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam lần đầu tiên quy định về quyền con ngƣời về môi trƣờng tại Điều 43 “Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường".Điều đó cho thấy, quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành là quyền căn bản của con ngƣời đƣợc quy định cụ thể và rõ ràng trong Hiến pháp bên cạnh các quyền khác nhƣ quyền đƣợc sống, quyền đƣợc học tập, quyền tự do, quyền đƣợc nghiên cứu khoa học…Xuyên suốt chiều dài lịch sử, đã có rất nhiều các văn bản quy phạm pháp luật về môi trƣờng đƣợc ban hành nhƣ Luật bảo vệ môi trƣờng năm 1993, Luật bảo vệ môi trƣờng sửa đổi bổ sung năm 2005, Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2014, Luật đa dạng sinh học, Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật đất đai, Luật tài nguyên nƣớc…và rất nhiều các văn bản dƣới
  • 8. 3 luật khác nhƣ: Tiêu chuẩn phát thải cho các phƣơng tiện, tiêu chuẩn môi trƣờng quốc gia, về phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải, chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng quốc gia đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020…cho thấy tầm quan trọng trong việc bảo vệ môi trƣờng, đảm bảo quyền con ngƣời về môi trƣờng trong các chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, nhằm đảm bảo con ngƣời thực sự đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành, với những tiêu chuẩn chất lƣợng cuộc sống cao nhất. Tuy nhiên, những giải pháp đề ra vẫn chƣa thực sự đạt đƣợc hiệu quả rõ rệt, các quy định của pháp luật vẫn chƣa đƣợc thực thi một cách triệt để, nhận thức của ngƣời dân chƣa thực sự đƣợc nâng cao về môi trƣờng, về quyền con ngƣời đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành. Có thể thấy rằng, vấn đề quyền con ngƣời về môi trƣờng với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang còn rất nhiều vƣớng mắc, trở ngại buộc chúng ta phải phân tích, tìm hiểu, nhằm đƣa ra những giải pháp tốt nhất, hiệu quả nhất góp phần giải quyết vấn đề môi trƣờng triệt để theo hƣớng có lợi và gắn liền với sự phát triển bền vững. Trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam có rất nhiều các quy định quyền con ngƣời về môi trƣờng. Để có thể đƣa ra hƣớng đi tối ƣu nhằm bảo vệ môi trƣờng, đảm bảo quyền con ngƣời về môi trƣờng thì việc hiểu đủ, đúng và rõ về các quy định trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam là điều rất cần thiết. Từ đó chúng ta có thể đƣa ra những phân tích từ các Công ƣớc quốc tế về quyền con ngƣời về môi trƣờng, sau đó lĩnh hội, kế thừa sao cho phù hợp với pháp luật Việt Nam- một quốc gia đang phát triển thực sự quan tâm đến vấn đề quyền con ngƣời về môi trƣờng và phát triển bền vững, đồng thời làm cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con ngƣời về môi trƣờng, pháp luật môi trƣờng trong thời
  • 9. 4 gian tới. Chính từ những lý do và vấn đề đã nêu trên, học viên lựa chọn cho mình đề tài: “Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam” để nghiên cứu luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu Cùng với thực tiễn xã hội, môi trƣờng đã, đang và sẽ trở thành vấn đề đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm, từng có rất nhiều các công trình nghiên cứu xoay quanh vấn đề này. Tuy nhiên, nghiên cứu môi trƣờng dƣới góc nhìn quyền con ngƣời về môi trƣờng lại là vấn đề mới mẻ, đặc biệt quyền con ngƣời về môi trƣờng trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam - một vấn đề xoay quanh và tìm hiểu quyền con ngƣời về môi trƣờng trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam lại là chủ đề rất mới trong việc tiếp cận và nghiên cứu. Theo tìm hiểu, chỉ có một số bài viết, tham luận, nghiên cứu khoa học, tài liệu tập huấn tại một số hội thảo khoa học, trong đó nổi bật có thể kể đến: - Tiếp cận quyền trong bảo vệ môi trường, TS. Nguyễn Đức Thùy chủ biên, Tài liệu tập huấn của IUCN Việt Nam, Hà Nội – 2012 - Một số vấn đề pháp lý về quyền được sống trong môi trường trong lành ở Việt Nam hiện nay, Th.S Bùi Đức Hiển - Quyền về môi trường – một quyền con người mới trong thời kì hiện đại, Lƣu Mẫn, Quyền con ngƣời ở Trung Quốc và Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội – 2003 - Mấy góp ý về quyền được sống trong môi trường trong lành trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Th.S Bùi Đức Hiển, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật, Viện Nhà nƣớc và Pháp luật, Số 6/2013, tr.12-18. - Một số vấn đề cơ bản về quyền con người với môi trường và điều kiện đảm bảo thực thi ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020 vì mục tiêu phát triển con
  • 10. 5 người, Đào Thị Minh Hƣơng, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện nghiên cứu con ngƣời, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội – 2012 - Pháp luật Quốc tế về quyền tiếp cận thông tin, ThS. Thái Anh Hùng, Hà Nội – 2015 - Hoàn thiện pháp luật về môi trường để phát triển bền vững, ThS. Bùi Đức Hiển, Tạp chí Cộng Sản, Hà Nội – 2016 - Môi trường với quyền con người và quyền con người trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam, ThS. Phạm Thị Tính, Tạp chí nghiên cứu Lập pháp số 172, tr.18-25 Những công trình nêu trên đã cung cấp một lƣợng kiến thức căn bản quyền con ngƣời về môi trƣờng. Tuy nhiên, chƣa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện từ quy định pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về vấn đề này, đồng thời lồng ghép thực tiễn và đƣa ra đánh giá về tính thực thi của pháp luật quyền về môi trƣờng trong các lĩnh vực liên quan, phân tích cụ thể nguyên tắc Hiến định, từ đó đƣa ra giải pháp khắc phục toàn diện, giúp cho quyền về môi trƣờng đƣợc kế thừa và thực thi một cách hiệu quả. Vì vậy, việc nghiên cứu quyền về môi trƣờng trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam là một đề tài mang tính mới, có ý nghĩa nhất định về lý luận và thực tiễn. 3.Mục tiêu nghiên cứu 3.1.Mục tiêu tổng quát Làm rõ những vấn đề lý luận quyền về môi trƣờng đƣợc quy định trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam hiện nay, từ đó chỉ ra đƣợc những tiến bộ, bất cập, hạn chế, đƣa ra những phƣơng hƣớng, giải pháp nhằm giúp pháp luật quyền về môi trƣờng đi vào thực tế một cách hiệu quả hơn, góp phần thực thi nguyên tắc Hiến định quyền con ngƣời đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành.
  • 11. 6 3.2. Mục tiêu cụ thể - Nêu và phân tích những nội dung quyền về môi trƣờng trong pháp luật quốc tế nhƣ: công ƣớc quốc tế và trong pháp luật của một số quốc gia. - Nêu và phân tích những nội dung quyền về môi trƣờng trong pháp luật Việt Nam, đặc biệt đi sâu và làm rõ nguyên tắc Hiến định quyền con ngƣời đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành. - Đƣa ra những phân tích đánh giá quyền về môi trƣờng trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, từ đó làm cơ sở lý luận, giúp hoàn thiện hệ thống pháp luật quyền con ngƣời về môi trƣờng - Nêu lên thực trạng bảo đảm thực thi quyền về môi trƣờng trong pháp luật Việt Nam, đƣa ra những kiến nghị nhằm đảm bảo quyền con ngƣời về môi trƣờng trong pháp luật quốc tế nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng 4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Quyền về môi trƣờng là một quyền con ngƣời bên cạnh các quyền về dân sự, kinh tế, xã hội khác… Chính vì vậy, quyền về môi trƣờng trong đề tài nghiên cứu này đƣợc tiếp cận dƣới góc độ quyền con ngƣời về môi trƣờng. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài chính là các vấn đề lý luận và thực tiễn quyền con ngƣời về môi trƣờng trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, đặc biệt chú trọng về vấn đề quyền môi trƣờng lần đầu tiên đƣợc quy định tại Hiến pháp năm 2013. 5.Tính mới của đề tài Vấn đề môi trƣờng là một trong những vấn đề đã đƣợc các nhà khoa học nghiên cứu từ nhiều góc nhìn và cho ra đời nhiều đề tài khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn mới chỉ dừng lại ở góc độ gắn liền môi trƣờng với pháp luật và kinh tế. Trong thời gian gần đây, khi nhận thức môi trƣờng có mối quan hệ mật thiết tới
  • 12. 7 sức khỏe và quyền con ngƣời thì hƣớng tiếp cận quyền về môi trƣờng dƣới góc độ quyền con ngƣời về môi trƣờng là khá mới mẻ, hơn thế nữa, đề tài nghiên cứu còn tiếp cận về quyền môi trƣờng từ cả góc độ pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, từ đó đƣa ra cái nhìn tổng quát, nhằm hoàn thiện, kế thừa có chọn lọc những điểm ƣu việt của pháp luật quốc tế đối với pháp luật quyền con ngƣời về môi trƣờng của Việt Nam, với mục tiêu hòa nhập và bắt kịp xu thế thời đại. Đồng thời, Hiến pháp năm 2013 đƣợc Quốc Hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 ngày 28 tháng 11 năm 2013 thông qua, là Hiến pháp mới ban hành, trong đó quyền con ngƣời đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành cũng là một trong những nguyên tắc Hiến định mới đƣợc đƣa ra. Luận văn nghiên cứu góp phần trong việc thực thi hiệu quả Hiến pháp 2013. 6.Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Nội dung Đƣa ra và phân tích quyền về môi trƣờng trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam dƣới góc độ quyền con ngƣời về môi trƣờng. Từ đó tìm ra phƣơng hƣớng hoàn thiện hệ thống pháp luật quyền về môi trƣờng dƣới góc độ tiếp cận cũng nhƣ góp phần thực thi nguyên tắc Hiến định quyền con ngƣời đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành. 6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin (duy vật biện chứng và duy vật lịch sử), tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc ta về Nhà nƣớc và Pháp luật, về Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đảm bảo quyền con ngƣời về môi trƣờng. Việc nghiên cứu đƣợc thực hiện từ góc độ lý luận chung, đặc biệt là vấn đề quyền con ngƣời về môi trƣờng trong đó chú trọng đến nguyên tắc Hiến định quyền con ngƣời
  • 13. 8 đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành và sử dụng cách tiếp cận liên ngành.Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể đƣợc sử dụng là phân tích, tổng hợp, lịch sử, so sánh, thống kê... 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, cấu trúc luận văn bao gồm 3 chƣơng:Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận Quyền về môi trƣờng Chƣơng 2: Quyền về Môi trƣờng trong Pháp luật Quốc tế Chƣơng 3: Quyền về môi trƣờng trong Pháp luật Việt Nam
  • 14. 9 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN QUYỀN VỀ MÔI TRƢỜNG 1.1.Lịch sử hình thành và phát triển khái niệm Quyền con ngƣời về Môi trƣờng 1.1.1.Nhận thức của cộng đồng quốc tế về Quyền con ngƣời về Môi trƣờng Có thể nói rằng, từ phƣơng Đông đến phƣơng Tây, tƣ tƣởng về quyền con ngƣời đã xuất hiện, hình thành và phát triển trong tất cả các nền văn hóa. Đây không phải là sản phẩm của một giai cấp, tầng lớp, dân tộc hay nền văn hóa nào mà chính là sự kết tinh của nền văn minh nhân loại. Trong thời đại ngày nay, ở bất kì một quốc gia nào, quyền con ngƣời cũng đƣợc chú trọng và quan tâm hàng đầu, trong mọi lĩnh vực, từ vấn đề hoạch định chính sách, pháp luật đến thiết lập quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia. Quyền con ngƣời là một giá trị cao quý, cả thế giới đang hƣớng tới xây dựng một xã hội mà ở đó con ngƣời đƣợc hƣởng một cách thực chất nhất các quyền lợi của mình – một cách trọn vẹn. Từ thời cổ đại, chúng ta cũng dễ dàng tìm thấy những văn bản pháp luật chứa đựng, đề cập đến việc bảo vệ các giá trị, nhân phẩm của con ngƣời. Đó chính là các quy định nhằm bảo vệ các quyền của thần dân chống lại các vi phạm xâm phạm đến các quyền vốn có nhƣ quyền sống, quyền sở hữu, quyền tự do thân thể…Điển hình là Bộ luật Hammurabi (khoảng năm 1780 TCN)- một trong những bộ luật tiêu biểu nhất cho thời cổ đại với hình phạt vô cùng nghiêm khắc: tội vu khống ngƣời khác, tội xâm phạm quyền sở hữu…Ngoài ra, có rất nhiều
  • 15. 10 các tác phẩm tôn giáo nổi tiếng thế giới cũng thể hiện tấm lòng yêu thƣơng con ngƣời nhƣ: Kinh Ko-ran, Luận ngữ, Kinh phật, Kinh thánh… Tƣ tƣởng quyền con ngƣời đƣợc hình thành từ rất sớm trong lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, đã có rất nhiều quan điểm trái chiều về quyền con ngƣời, rằng nó là quyền tự nhiên hayquyền pháp lý. Trên thế giới đã đƣa ra rất nhiều giả thuyết từ những ngƣời theo các trƣờng phái khác nhau. Cùng với sự phát triển của thời đại, từ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, tƣ tƣởng quyền con ngƣời đã dần trở thành một vấn đề mang tính chất toàn cầu, đƣợc thể chế hóa một cách toàn diện và có tính hệ thống. Một loạt các tổ chức quốc tế ra đời nhƣ: Hội chữ thập đỏ và Trăng lƣỡi liềm đỏ Quốc tế ra đời năm 1863, Hội Quốc liên và Tổ chức Lao động Quốc tế ra đời ra đời năm 1919. Và đặc biệt từ sau sự ra đời của Liên hợp Quốc năm 1945 và ban hành Tuyên ngôn thế giới về Quyền con ngƣời năm 1948 thì vấn đề quyền con ngƣời đã trở thành mục tiêu chung của toàn nhân loại. Mặc dù Tuyên ngôn không đƣa ra định nghĩa về quyền con ngƣời mà đi thẳng vào nội hàm của vấn đề, nhƣng ngay ở lời nói đầu của Tuyên ngôn: “Việc thừa nhận phẩm giá vốn có, các quyền bình đẳng và không thể tách rời của mọi thành viên trong gia đình nhân loại là cơ sở cho tự do, công bằng và hòa bình thế giới” đủ để cho chúng ta thấy quyền con ngƣời là một quyền tự nhiên, vốn có nhƣng phải đƣợc pháp luật ghi nhận và bảo vệ.[19] Ở Việt Nam hiện nay, đã có một số định nghĩa về quyền con ngƣời đƣợc đƣa ra, nhƣng về căn bản không phải định nghĩa nào cũng hoàn toàn giống nhau, tựu chung lại chúng đều đƣợc hiểu theo hƣớng quyền con ngƣời là “những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế” [18, tr38]
  • 16. 11 Nói đến quyền về môi trƣờng thực chất để nói tới quyền của con đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành. Đây chính là sự phát triển dựa trên những lý thuyết về quyền con ngƣời. Có thể thấy rằng, trong những văn bản pháp luật đầu tiên về quyền con ngƣời, mặc dù đã có rất nhiều các quy định bao hàm tƣ tƣởng nhằm bảo vệ những quyền căn bản nhƣ quyền đƣợc sống, quyền đƣợc sở hữu, quyền tự do thân thể… quyền về môi trƣờng lại chƣa đƣợc các nhà làm luật nghĩ tới, bởi lẽ, trong thời kì đầu của xã hội nguyên thủy, mục tiêu hƣớng tới của con ngƣời là khai phá và làm chủ thiên nhiên. Quyền về môi trƣờng đƣợc phát sinh trên cơ sở lợi ích chung của toàn nhân loại. Không phải chỉ vì lợi ích của một giai cấp, một nền văn hóa, một cá nhân hay một quốc gia nào đó. Trong quá trình khai thác và làm chủ thiên nhiên, để phục vụ cho cuộc sống của toàn nhân loại thì sự xung đột với thiên nhiên lại diễn ra đồng thời. Khi mà nền kinh tế ngày càng phát triển, cùng với quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóalại kéo theo sự suy thoái của môi trƣờng tự nhiên. Trong những năm gần đây, cơn giận dữ của mẹ thiên nhiên đã cho chúng ta giật mình thấy những hậu quả nặng nề do chính chúng ta gây ra: biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, trái đất nóng lên…gây ra một loạt những hậu quả nghiêm trọng màchúng ta phải gánh chịu. Con ngƣời đang ngày càng nhận thức đƣợc những hậu quả nghiệm trọng mà ô nhiễm môi trƣờng gây ra. Quyền sống căn bản đang bị đe dọa. Chính vì vậy mà con ngƣời đã nảy ra ý tƣởng về một môi trƣờng trong lành, về quyền và nghĩa vụ để giữ môi trƣờng trong lành và phát triển bền vững. Làm sao để cải thiện và giúp cho môi trƣờng phát triển bền vững, đảm bảo cho sự phát triển của thế hệ tƣơng lai. Cũng chính từ đó quyền về môi trƣờng ra đời.
  • 17. 12 Theo giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con ngƣời của nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 2009 thì “Quyền về môi trường là quyền được sống trong môi trường trong lành hay khi nói quyền về môi trường là muốn đề cập đến quyền của mọi người trong thế hệ hiện tại và tương lai được sống trong môi trường trong lành, có lợi cho sức khỏe”. Nhƣ chúng ta đã biết, các khái niệm căn bản liên quan đến quyền con ngƣời chủ yếu gắn với quyền cá nhân và quyền tài sản. Trong đó quyền cá nhân bao gồm quyền sống, quyền tự do còn quyền tài sản liên quan đến quyền sở hữu. Ở đây, bản chất của các quyền này thể hiện mối quan liên hệ giữa con ngƣời với con ngƣời, còn quyền về môi trƣờng lại đề cập đến mối quan hệ giữa con ngƣời với thiên nhiên. Chỉ khi chúng ta có những vấn đề về môi trƣờng, ảnh hƣởng tới đời sống và các quyền căn bản của con ngƣời, chúng ta mới xác lập quyền về môi trƣờng. Ban đầu, quyền về môi trƣờng không đƣợc coi là một quyền con ngƣời độc lập mà nó đƣợc coi là một quyền phát sinh từ quyền con ngƣời truyền thống nhƣ quyền đƣợc sống, quyền tự do, quyền mƣu cầu hạnh phúc…Tức là quyền về môi trƣờng trƣớc đây không phải là một quyền độc lập. Thực chất có thể xếp quyền về môi trƣờng vào nhóm quyền con ngƣời, nhƣng lại không có quyền nào giống nhƣ quyền về môi trƣờng. Quyền về môi trƣờng có thể rất gần với quyền sống, nhƣng lại khác xa quyền sống thông thƣờng, bởi quyền về môi trƣờng vƣợt xa quyền sống. Tại sao lại nói vậy, bởi vì môi trƣờng có ảnh hƣởng mật thiết đến chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời. Môi trƣờng có trong lành thì chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời mới đƣợc nâng cao, các hoạt động sản xuất nông nghiệp với thuận lợi, thiên tai dịch bệnh khó có cơ hội bùng phát…Chính vì vậy mà quyền về môi trƣờng cần thiết đƣợc ra đời, nó xuất phát từ chính nhu cầu của thời đại.
  • 18. 13 Mặc dù vấn đề quyền về môi trƣờng đã đƣợc quan tâm nhƣng nó đƣợc quan tâm đúng mức hay chƣa lại là vấn đề cần lời giải đáp. Tất cả các quốc gia đều thừa nhận quyền về môi trƣờng , nhƣng nó đã đƣợc thực hiện hay chƣa lại là chuyện khác. Hiện nay mới chỉ có rất ít quốc gia thực hiện, một phần bởi quyền về môi trƣờng là một quyền mới, tuy nhiên với tầm quan trọng và dài lâu thì các quốc gia nên chú trọng và coi nó là một quyền căn bản. Hiện tại, quyền về môi trƣờng đã đƣợc công nhận trên bình diện quốc tế nhƣng mới chỉ dừng lại ở nguyên tắc chỉ đạo trong các tuyên bố hay nghị quyết không bắt buộc với tất cả các nƣớc.Quyền về môi trƣờng thực tế nên đƣợc quy định trong pháp luật của từng quốc gia. Bởi lẽ nó xuất phát từ thực tế, quyền có một môi trƣờng trong lành chính là để đáp ứng nhu cầu sống của con ngƣời. Để có thể thỏa mãn những quyền cơ bản thì con ngƣời cần đạt đƣợc và duy trì một tiêu chuẩn sống tốt nhất, mà điển hình là vấn đề môi trƣờng. Hơn nữa, nhu cầu về môi trƣờng trong lành, lành mạnh là vô cùng quan trọng đối với việc bảo vệ cuộc sống, bảo tồn, nâng cao chất lƣợng và điều kiện sống. Những chuẩn mực về sức khỏe và phúc lợi sẽ không thể bền vững trong một môi trƣờng đã bị vắt kiệt những yếu tố duy trì sự sống. Cần làm sao để có thể vừa khai thác thiên nhiên phục vụ cho nhu cầu cuộc sống nhƣng vẫn phải đảm bảo sự phát triển bền vững cho tƣơng lai. Sự can thiệp quá sâu vào môi trƣờng sinh thái có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí đẩy lùi con ngƣời về quá khứ, tƣớc đi môi trƣờng xã hội, trí tuệ và công nghệ mà con ngƣời đã dày công xây dựng những năm qua. Con ngƣời muốn phát triển ổn định thực sự cần có sự hậu thuận của thiên nhiên, muốn vậy, chúng ta cần có trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng sống một cách bền vững. Tuyên ngôn Quyền con ngƣời thế giới năm 1948, Tuyên bố của Liên hợp Quốc về Môi trƣờng và Phát triển năm 1972, Tuyên bố Rio năm 1992…là những
  • 19. 14 cơ sở pháp lý quan trọng quyền con ngƣời về môi trƣờng trên thế giới. Trƣớc và sau khi có Dự thảo Tuyên ngôn Quyền con ngƣời về môi trƣờng năm 1994, nhiều nƣớc trên thế giới đã tiếp cận quyền về môi trƣờng thông qua việc ban hành các quy định, điều luật công nhận quyền con ngƣời đối với môi trƣờng cũng nhƣ xây dựng cơ chế thực thi quyền. Bảo vệ môi trƣờng theo hƣớng cho phép nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc sống và tạo cơ hội bình đẳng cho mọi ngƣời tiếp cận môi trƣờng nhƣ nguồn lực phát triển và môi trƣờng sống. Đây chính là cách tiếp cận quyền căn bản và dần trở thành cơ sở trong việc ban hành các chính sách pháp luật nói chung và các chính sách, pháp luật về môi trƣờng nói riêng. Việc xây dựng cơ sở pháp lý và thực thi quyền con ngƣời với môi trƣờng căn bản dựa trên ba bƣớc tiếp cận: -Thứ nhất: Huy động và sử dụng các quyền đang có đã đạt đƣợc mục đích bảo vệ môi trƣờng -Thứ hai: Giải thích lại các quyền hiện có, tính đến các mối quan tâm đến môi trƣờng - Thứ ba: Tạo ra các quyền mới bao gồm đủ các đặc tính về môi trƣờng Bên cạnh đó còn có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau. Bảo vệ môi trƣờng có thể đạt đƣợc kết quả không chỉ thông qua việc khẳng định các quyền con ngƣời hiện tại mà còn có thể qua sự phát triển của quyền con ngƣời mới liên quan đến môi trƣờng hoặc một quyền chung đối với môi trƣờng. Chính điều đó đòi hỏi quyền con ngƣời về môi trƣờng cần đƣợc nâng tầm sao cho bình đẳng với các quyền khác của con ngƣời. Không chỉ từ nguồn gốc của quyền con ngƣời phát triển lên mà còn có sự ngang tầm cần thiết đúng với xu thế phát triển của thời đại ngày nay.
  • 20. 15 Việc sử dụng một phần các quyền con ngƣời sẵn có từ dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa là vô cùng cần thiết. Điều đó đã đƣợc quy định cụ thể trong Tuyên ngôn thế giới về Quyền con ngƣời năm 1948, Công ƣớc Quốc tế về các quyền dân sự, chính trị ( ICCPR) hay Công ƣớc Quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 (ICESCR) Điều 1 của Công ƣớc Quốc tế về các quyền dân sự, chính trị ( ICCPR)và Công ƣớc Quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 (ICESCR)quy định: “Vì lợi ích của mình, các dân tộc có quyền tự do định đoạt nguồn tài nguyên thiên nhiên và của cải của mình miễn là không làm phương hại đến các nghĩa vụ phát sinh từ hợp tác kinh tế, quốc tế mà dựa trên nguyên tắc các bên cùng có lợi và nguyên tắc của luật pháp quốc tế. Trong bất kì hoàn cảnh nào cũng không được phép tước đi những phương tiện sinh tồn của một dân tộc” [20,21] Đây chính là một sự cảnh báo thể hiện tầm quan trọng về vấn đề bảo vệ môi trƣờng và lên án các quốc gia đang góp phần gây nên tình trạng ô nhiễm môi trƣờng khi mà vào những năm 1960, các vấn đề môi trƣờng bị xếp vào hàng thứ yếu, các chính sách về môi trƣờng chủ yếu mang tính nhỏ lẻ nhằm chống lại những ô nhiễm cục bộ theo thời gian và không gian. Nguyên nhân của chúng dễ dàng có thể nhận thấy, đó chính là các chất thải, nƣớc thải gây ra các vấn đề nhƣ ô nhiễm khí quyển dẫn đến các rủi ro về nông nghiệp, công nghệ… hầu nhƣ không đƣợc xử lý. Điển hình là thảm họa về môi trƣờng do các hoạt động kinh tế gây nên nhƣ: tác động ô nhiễm do thủy ngân ở Nhật Bản vào những năm 1950 và dẫn đến ảnh hƣởng lâu dài tới môi trƣờng. Chính vì vậy đã dẫn đến nhiều tranh cãi về vấn đề môi trƣờng song song với vấn đề phát triển kinh tế. Các tranh luận về tình trạng cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên bắt đầu tạo ra nhận thức rằng
  • 21. 16 với những điều kiện hiện tại của sự tăng trƣởng không thể tiếp tục tồn tại nếu nhƣ không có những biện pháp, giải pháp nhằm tạo sự phát triển bền vững cũng nhƣ bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng. Chính vì vậy, từ các quyền con ngƣời căn bản, tại hai công ƣớc trên chúng ta có thể tận dụng và gắn kết với việc bảo vệ môi trƣờng, đảm bảo quyền về môi trƣờng. Đơn cử là quyền tham gia chính trị, tham gia hiệp hội, quyền tự do ngôn luận, tự do cá nhân… sẽ cho phép chúng ta đƣợc nói lên các vấn đề về ô nhiễm môi trƣờng khi mà hàng ngày, hàng giờ họ đang phải đối mặt. Với công ƣớc quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 đã đƣa ra khuôn khổ pháp lý và đạo đức bảo vệ môi trƣờng thông qua một loạt các quy định, các quyền về sức khỏe, quyền đƣợc hƣởng lợi từ các tài nguyên thiên nhiên, quyền có điều kiện sống tối thiểu… Có thể thấy Tuyên ngôn về Nhân quyền (UDHR) năm 1948 cùng với hai công ƣớc ra đời năm 1966 là Công ƣớc Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) và Công ƣớc về các quyền kinh tế xã hội và văn hóa (ICESCR) đã tạo thành một hành lang vững chắc với những quy định về nhân quyền quốc tế. Đây chính là những quy định, cũng chính là sự đảm bảo cho một loạt các quyền con ngƣời về các vấn đề trên nhiều lĩnh vực nhƣ bảo vệ quyền về sức khỏe, vệ sinh, thực phẩm và tiếp cận nƣớc sạch… Là tiền để vững chắc để có thể đảm bảo quyền về môi trƣờng sau này. Tại Stockholm năm 1972, Hội nghị về Môi trƣờng và phát triển của Liên hợp Quốc đã thừa nhận quyền đƣợc hƣởng một cuộc sống với mức sống đủ cho sức khỏe và hạnh phúc, quyền lƣơng thực, nƣớc sạch…Với Tuyên bố: “Con người có các quyền cơ bản về tự do, bình đẳng và điều kiện sống đầy đủ trong môi trường chất lượng, cho phép con người có cuộc sống khỏe mạnh”. Về căn
  • 22. 17 bản thì với Tuyên bố này, cũng đã có sự xác nhận quyền về môi trƣờng là một quyền căn bản và cần phải có của nhân loại. Tiếp sau đó, năm 1986, với Tuyên ngôn về Quyền phát triển cũng đã đƣa ra khẳng định quyền phát triển là quyền phổ biến và không thể chuyển nhƣợng, là bộ phận thiết yếu của quyền con ngƣời, vì vậy các quốc gia cần áp dụng các biện pháp cần thiết để hiện thực hóa quyền phát triển, bảo đảm bình đẳng về cơ hội cho tất cả mọi ngƣời trong tiếp cận các nguồn tài nguyên cơ bản. Và trong Nghị quyết 54/175 cũng đã một lần nữa khẳng định “Quyền thực phẩm và nước sạch là các quyền con người cơ bản và thúc đầy các quyền này là yêu cầu đạo đức bắt buộc cho cả các chính phủ và cộng đồng quốc tế”. Ở đây có thể thấy rất rõ mối quan hệ giữa quyền phát triển và quyền về môi trƣờng là một trong những mối quan hệ mật thiết. Con ngƣời, muốn đảm bảo quyền phát triền cần phải có một môi trƣờng trong lành, đảm bảo tiêu chuẩn sạch đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất nhƣ hít thở, nguồn nƣớc…[41] Sau đó, với kế hoạch Mar de Plata cũng thừa nhận nƣớc là một quyền con ngƣời: Tất cả mọi ngƣời có quyền tiếp cận bình đẳng về nƣớc uống, đủ về số lƣợng và chất lƣợng, đáp ứng nhu cầu cơ bản của con ngƣời. Đến năm 1990 tại Hội nghị thƣợng đỉnh Thế giới về trẻ em, trong kế hoạch hành động cũng đã kêu gọi sự hợp tác giữa các quốc gia và quốc tế nhằm đạt đƣợc sự tiếp cận toàn cầu đối với nƣớc uống và các phƣơng tiện vệ sinh vì sự sống còn và phát triển của trẻ em. Cũng trong năm 1990 này, trong Nghị quyết 45/94, sự cần thiết về môi trƣờng một lần nữa đƣợc khẳng định: “Tất cả các cá nhân có quyền sống trong môi trường được bảo đảm tối thiểu cho sức khỏe và hạnh phúc”. Nhƣ vậy, cùng theo thời gian và các vấn đề phát sinh thì môi trƣờng đang ngày càng đƣợc các quốc gia và toàn thế giới quan tâm. Họ cũng đã nhận
  • 23. 18 thức đƣợc rằng, để đảm bảo các quyền căn bản của con ngƣời, để con ngƣời có thể sống hạnh phúc thì phải đảm bảo một môi trƣờng trong lành và lành mạnh. Năm 1992 cũng đánh dấu nhiều sự chuyển biến tích cực trong chính nhận thức của cộng đồng quốc tế. Với tuyên bố Dublin của Hội nghị về nƣớc vì sự phát triển bền vững đã tái khẳng định quyền về nƣớc là một quyền căn bản của con ngƣời, quyền đƣợc tiếp cận với nƣớc sạch, vệ sinh và giá hợp lý tại nguyên tắc thứ tƣ. Cũng trong năm 1992, trong Hội nghị thƣợng đỉnh về Môi trƣờng và Phát triển tại Rio de Janeiro, ở nguyên tắc đầu tiên cũng đƣa ra những quy định thể hiện sự quan tâm và cần thiết đối với quyền về môi trƣờng. Nguyên tắc 1 có nói: “Con người có quyền có cuộc sống lành mạnh trong sự hòa hợp với thiên nhiên”. Không chỉ ở Hội nghị Rio năm 1992, quyền con ngƣời đƣợc sống trong môi trƣờng lành mạnh và có sự hòa hợp với thiên nhiên còn đƣợc đề cập ở rất nhiều các văn kiện khác nhau nhƣ: Công ƣớc khung về Biến đổi khí hậu, Công ƣớc về Đa dạng sinh học…[42] Bên cạnh đó, tại Hội nghị Rio năm 1992 còn nhấn mạnh sự tham gia của đông đảo các thành phần từ phụ nữ, thanh niên cho đến các cộng đồng địa phƣơng…Đây là một sự móc nối quan trọng, là yếu tố tiên quyết giúp cho quyền về môi trƣờng đƣợc vững chắc và đạt đƣợc hiệu quả nhất định khi có sự ủng hộ, tham gia thực hiện một cách hiệu quả nhất với đông đảo các giai cấp, tầng lớp. Đây cũng chính là điều kiện tiên quyết tạo nên sự phát triển bền vững mà chúng ta đang hƣớng tới. Vấn đề môi trƣờng trong thời gian này đã đƣợc quan tâm một cách đúng mức nhất, các quốc gia đã có sự nhìn nhận sâu sắc và lƣờng trƣớc hậu quả khi bà mẹ thiên nhiên nổi giận, một loạt các văn kiện quốc tế đƣợc ban hành nhƣ: Công
  • 24. 19 ƣớc về kiểm soát chất thải nguy hại xuyên biên giới, bảo vệ tầng ô zôn; Nghị quyết về tiếp cận nƣớc sạch… Quyền về môi trƣờng trong cộng đồng quốc tế đang ngày càng đƣợc ghi nhận mạnh mẽ. Ở cấp độ khu vực, trong Hiến chƣơng của Châu Phi về quyền con ngƣời; Nghị định thƣ bổ sung Công ƣớc nhân quyền liên Mỹ về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội, Công ƣớc Châu Âu về tiếp cận thông tin, sự tham gia và tiếp cận tƣ pháp trong các vấn đề môi trƣờng…Ở cấp độ quốc gia, đã có hơn 100 quốc gia ghi nhận quyền về môi trƣờng hoặc nghĩa vụ của các quốc gia trong việc ngăn chặn sự tổn hại môi trƣờng. Tiếp đó năm 2003, Hiến chƣơng Trái đất đã thông qua, bao gồm những nguyên tắc về việc xây dựng một xã hội công bằng, bền vững và hòa bình. Trong đó có rất nhiều các quyền liên quan đến vấn đề môi trƣờng nhƣ quyền tiếp cận nƣớc, không khí, nơi ở và đất đai không bị ô nhiễm… Đến năm 2010, Nghị quyết 64/292 – Nghị quyết về Quyền con ngƣời với nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng đã đƣợc thông qua, nhằm tái khẳng định tầm quan trọng đối với vấn đề nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng. Môt trong những vấn đề đã đƣợc khẳng định ở rất nhiều các văn kiện trƣớc đó. Trong những năm tiếp theo, cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội thì vấn đề môi trƣờng ngày càng đƣợc thế giới quan tâm. Một loạt các vấn đề phát sinh từ môi trƣờng, những hậu quả song song với sự phát triển đòi hỏi chúng ta làm thế nào để có sự phát triển bền vững, để những thế hệ tƣơng lai vẫn có thể đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành? Đó là câu hỏi lớn đặt ra không chỉ với cá nhân, một quốc gia mà là toàn xã hội, chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trƣờng nhằm đảm bảo quyền con ngƣời về môi trƣờng.
  • 25. 20 Tại Hội nghị Rio+20 vào năm 2012, Liên hợp Quốc vẫn kêu gọi cộng đồng quốc tế có những hành động quyết liệt hơn nhằm bảo vệ môi trƣờng. Trong những năm đầu thế kỉ XIX này, một loạt các vấn đề nhƣ khan hiếm nƣớc ngọt, giá lƣơng thực tăng cao, sự khắc nghiệt của các thảm họa thiên nhiên ngày càng gia tăng, kéo theo đó là chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời cũng dần suy giảm khi mà biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ô zôn… gây ra một loạt các thiên tai dịch họa. Số ngƣời dƣới ngƣỡng nghèo trên thế giới có thể tăng lên rất nhiều lần vào những năm tới nếu nhƣ chúng ta không tập trung giải quyết các vấn đề về môi trƣờng – vấn đề có sự ảnh hƣởng nghiêm trọng và trực tiếp nhất tới sự phát triển của con ngƣời. Suốt những thập kỉ qua, quyền con ngƣời nói chung và quyền con ngƣời về môi trƣờng nói riêng đã phát triển và ngày càng đƣợc thế giới khẳng định tầm quan trọng của nó đối với đời sống xã hội cũng nhƣ sự phát triển bền vững. Trong Báo cáo phát triển con ngƣời năm 2011 đã khẳng định một cách rõ ràng “Một môi trường sạch và an toàn là quyền chứ không phải ân huệ”. Từ đó có thể thấy trong thời kì phát triển ngày nay, chất lƣợng cuộc sống tốt là điều mà mỗi cá nhân, mỗi quốc gia và toàn thế giới đang hƣớng tới. Con ngƣời trong xã hội hiện đại không chỉ hƣớng tới ăn no, mặc ấm mà còn hƣớng tới một xã hội mà chất lƣợng cuộc sống đƣợc nâng cao, cơ sở vật chất, chế độ giáo dục phát triển và đặc biệt là môi trƣờng sống trong lành, đất, nƣớc, không khí và thực phẩm sạch cũng là những vấn đề vô cùng cần thiết. 1.1.2.Sự phát triển khái niệm Quyền về Môi trƣờng Quyền về môi trƣờng đƣợc xuất phát từ chính thực tại xã hội, khi mà vấn đề môi trƣờng đang từng ngày từng giờ ảnh hƣởng tới đời sống và sự phát triển của loài ngƣời.
  • 26. 21 Theo giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con ngƣời của nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 2009 thì khái niệm quyền về môi trƣờng đƣợc hiểu là “quyền được sống trong môi trường trong lành hay khi nói quyền về môi trường là muốn đề cập đến quyền của mọi người trong thế hệ hiện tại và tương lai được sống trong môi trường trong lành, có lợi cho sức khỏe”. Nếu nhƣ quyền con ngƣời đã đƣợc manh nha xuất hiện từ rất sớm thì quyền về môi trƣờng lại xuất hiện sau đó, khi mà vấn đề môi trƣờng trở thành mối quan ngại hàng đầu cho toàn xã hội. Mối quan hệ giữa con ngƣời với môi trƣờng xuất hiện từ rất sớm, khi xuất hiện xã hội loài ngƣời. Tuy nhiên trong thời kì sơ khai, con ngƣời cần khai thác thiên nhiên để phát triển, để duy trì sự sống và phục vụ cho chính những nhu cầu thiết yếu của xã hội loài ngƣời, để khẳng định sự “cai trị” của con ngƣời đối với thiên nhiên thì mối quan hệ này vẫn chƣa xảy ra xung đột. Cho đến khi môi trƣờng ô nhiễm, suy thoái và có sự ảnh hƣởng nặng nề tới toàn xã hội thì chúng ta mới bắt đầu quan tâm đến vấn đề phát triển bền vững, mới thấy rằng để đảm bảo các quyền con ngƣời căn bản thì cần phải có một môi trƣờng sống trong lành và chất lƣợng, để tài nguyên thiên nhiên còn có thể bền vững cho tƣơng lai con em chúng ta. Ô nhiễm, suy thoái tài nguyên thiên nhiên không còn dừng lại là vấn đề của một cá nhân, một địa phƣơng, một quốc gia mà nó chính là vấn đề của toàn nhân loại. Chúng ta bắt đầu nhận thấy mối quan hệ hai chiều giữa sự phát triển của con ngƣời và môi trƣờng, để có thể phát triển bền vững, bên cạnh hành lang pháp lý chặt chẽ đƣa vấn đề quyền môi trƣờng vào trong các văn bản pháp luật của từng quốc gia, các công ƣớc quốc tế có hiệu lực trên phạm vi toàn cầu, còn do chính tinh thần, trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi cá nhân, cộng đồng.
  • 27. 22 Bƣớc sang thế kỉ XXI, chúng ta thấy rõ sự nổi giận của bà mẹ thiên nhiên, một loạt các thiên tai, thảm họa với tần xuất thƣờng xuyên trên khắp thế giới: sự tác động của biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, các thiên tai dịch bệnh…đủ cho chúng ta thấy các chất độc hại thải ra môi trƣờng từng ngày từng giờ đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho chính chúng ta. Vì vậy quyền về môi trƣờng cần đƣợc phát triển một cách mạnh mẽ phù hợp với xu thế thời đại, khi mà ô nhiễm nguồn nƣớc, ô nhiễm không khí, ô nhiễm hệ sinh thái đang là những vấn đềgây ảnh hƣởng rất lớn đến cuộc sống xã hội hiện tại và tƣơng lai. Có thể thấy rằng sự phát triển của quyền về môi trƣờng đƣợc tóm tắt nhƣ sau: Đầu tiên phải kể tới sự việc ở thế kỉ XIX diễn ra tại Châu Âu với vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng liên quan đến thực phẩm bị làm giả và nhiễm bẩn nguồn nƣớc. Điều này đã dẫn tới sự nhận thức sâu sắc và mang tới những hành động thực tế. Cuộc cải cách giữa thế kỉ XIX nhằm khắc phục các vấn đề nhƣ lao động trẻ em, nạn mại dâm, quyền sở hữu đất đai…bằng pháp luật. Tuy nhiên, cuộc cải cách này chỉ mới dừng lại ở phạm vi thu hẹp và giảm thiểu chứ chƣa thực sự giải quyết đƣợc vấn đề. Sự kiện khá quan trọng đánh dấu một bƣớc chuyển mình mới, đó là vào năm 1948 khi Quốc Hội Anh thông qua đạo luật Y tế công cộng. Đây là một đạo luật tập trung vào các vấn đề ô nhiễm môi trƣờng nhƣ vấn đề nƣớc sạch, các yếu tố có nguy cơ gây hại tới sức khỏe con ngƣời…Tuy nhiên vấn đề ô nhiễm công nghiệp lại bị bỏ qua. Dƣờng nhƣ ở thời điểm này họ mới chỉ dừng lại ở sự quan tâm đến vấn đề môi trƣờng ở mức độ hạn chế, vấn đề quan tâm hàng đầu vẫn chính là tăng trƣởng kinh tế và lợi nhuận. Vào đầu thế kỉ XX, rất nhiều các cuộc xung đột diễn ra xung quanh vấn đề môi trƣờng, điển hình là cuộc xung đột giữa Mĩ và Canada khi các chất ô nhiễm
  • 28. 23 không khí sinh ra từ các khu công nghiệp lớn của Hoa Kì tràn qua Canada gây nên các trận mƣa axit, làm hƣ hại rừng cây, ao hồ khiến cho nền kinh tế của Canada bị thiệt hại nặng nề. Bên cạnh đó, hàng loạt các cuộc đụng độ về chính trị, về vấn đề tài nguyên môi trƣờng nhƣ các quốc gia có chung nguồn nƣớc hay ô nhiễm môi trƣờng xuyên biên giới. Vào năm 1909, Ủy ban Liên hiệp Quốc tế đƣợc thành lập trên cơ sở hiệp ƣớc về mặt nƣớc tại biên giới đƣợc kí kết giữa Hoa Kì và Canada nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm nguồn nƣớc tại biên giới và dòng chảy qua biên giới. Cũng từ đây, vấn đề ô nhiễm nguồn nƣớc xuyên biên giới đã trở thành vấn đề quan tâm của các quốc gia. Sự phát triển về vấn đề quyền con ngƣời còn đƣợc thể hiện rất rõ vào giai đoạn giữa và cuối thể kỉ XX, vào những năm 1960, các vấn đề môi trƣờng đƣợc xếp vào hàng thứ yếu, hoặc nếu có thì các chính sách cũng chủ yếu mang tính chất cục bộ, nhỏ lẻ. Ô nhiễm môi trƣờng lúc này chủ yếu do một số nguyên nhân căn bản đó là do chất thải, nƣớc thải…Các vấn đề ô nhiễm khí quyển do sự phát triển của các khu công nghiệp, ô nhiễm nông nghiệp… đều hiếm khi đƣợc giải quyết. Bên cạnh đó, các chất độc hại có thể phá hủy môi trƣờng và gây nguy hại cho con ngƣời cũng là vấn đề căn bản trong thời gian này. Tuy nhiên, vào đầu những năm 1970 đã có những thay đổi nhất định trong vấn đề nhận thức liên quan tới vấn đề môi trƣờng. Hội nghị Liên hợp Quốc về Môi trƣờng và Con ngƣời năm 1972 tại Stockholm là một dấu mốc lịch sử quan trọng, đã khiến cho các quốc gia trên thế giới ban hành pháp luật nhằm hạn chế ô nhiễm môi trƣờng công nghiệp, từ đó ban hành một loạt các quy định yêu cầu doanh nghiệp xử lý các chất thải độc hại trƣớc khi xả ra môi trƣờng. Mặc dù mới chỉ dừng lại ở kết quả khiêm tốn nhƣng bƣớc đầu đã làm giảm đáng kể phạm vi và mức độ ô nhiễm môi trƣờng. Hội nghị
  • 29. 24 Stockhom cũng đã đƣa ra những thỏa thuận về một chƣơng trình hành động quốc tế, những lo ngại về sự suy yếu của môi trƣờng và ảnh hƣởng của nó tới con ngƣời cũng nhƣ vai trò, vị trí và quyền hạn của con ngƣời với môi trƣờng và đặc biệt là những vấn đềquan tâm hàng đầu hiện nay nhƣ ô nhiễm môi trƣờng sống, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên…Đến năm 1979, Công ƣớc về ô nhiễm không khí dài hạn xuyên biên giới đã đƣợc thông qua. Đây đƣợc coi là một bƣớc tiến mới về quyền về môi trƣờng của thế giới. Vào những năm 1980- 1992, cùng với sự tăng trƣởng kinh tế, tỉ lệ dân số tăng thì ô nhiễm môi trƣờng, đặc biệt từ các nƣớc đang phát triển cũng gia tăng và còn có nguy cơ lan sang cả các nƣớc lân cận. Đứng trƣớc tình hình đó đòi hỏi chúng ta cần có những phƣơng thức quản lý, những quy định pháp lý sao cho phù hợp với các vấn đề môi trƣờng phát sinh. Môi trƣờng ô nhiễm gây ảnh hƣởng rất lớn không chỉ đối với cuộc sống của một cá nhân mà còn ảnh hƣởng tới môi trƣờng và chất lƣợng sống của toàn xã hội, đe dọa tới sự phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững. Một lần nữa quyền về môi trƣờng lại đƣợc chú trọng khi chiến lƣợc Bảo vệ toàn cầu ra đời, nhằm cải thiện tình trạng môi trƣờng và chất lƣợng sống của con ngƣời bằng việc đƣa ra hai yêu cầu. Thứ nhất là củng cố nền đạo đức mới một cách sâu rộng vì sự sống bền vững, biến những nguyên lý thành hiện thực. Thứ hai là sự đảm bảo giữa bảo vệ và phát triển, nhằm tạo ra sự phát triển bền vững. Chính những vấn đề phức tạp phát sinh trong quá trình phát triển của ô nhiễm môi trƣờng đã dấy lên một hồi chuông cảnh tỉnh. Bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ nguồn nƣớc, không khí…mà chúng ta đang từng ngày từng giờ sử dụng là một trong những vấn đề cấp bách của toàn xã hội, buộc các nhà chính trị, các nhà hoạch định, các chuyên gia pháp lý và mọi tầng lớp, giai cấp phải quan tâm và
  • 30. 25 đặt nó ở vị trí hàng đầu. Bởi bà mẹ thiên nhiên chính là nguồn sống từ thuở sơ khai, theo sát chúng ta trong những phát triển của lịch sử. Chính vì vậy không chỉ vì sự phát triển hay lợi ích của một nhóm ngƣời mà chúng ta dẫm đạp hay tàn phá lên thiên nhiên, làm ảnh hƣởng tới nguồn tài nguyên của thế hệ tƣơng lai. Từ những vấn đề cấp thiết đó, xuất phát từ thực tại xã hội mà quyền về môi trƣờng đã xuất hiện, nhằm đảm bảo các quyền con ngƣời khác đƣợc thực hiện một cách tốt nhất, đồng thời đây cũng chính là một quyền thích đáng và thiết yếu cho sự tồn tại và phát triển của loài ngƣời. Con ngƣời không thể có một cuộc sống chất lƣợng khi mà nguồn nƣớc và bầu không khí bị ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt…và thế hệ tƣơng lai sẽ phải xoay sở ra sao với những vấn đề về môi trƣờng mà thế hệ trƣớc để lại. Xét về tổng thể, cùng với sự phát triển của đời sống xã hội thì quyền về môi trƣờng đã đƣợc manh nha về tƣ tƣởng từ rất sớm, tuy nhiên chỉ đến khi các vấn đề về môi trƣờng xuất hiện với tần suất mạnh và nhanh chóng, gây ra những hậu quả nguy hại thì con ngƣời mới bắt đầu chú ý tới mối quan hệ giữa con ngƣời với thiên nhiên thay vì chế ngự nó. Quyền con ngƣời ra đời thực chất nhằm giúp cho con ngƣời có một môi trƣờng sống lành mạnh, để chất lƣợng cuộc sống đƣợc nâng cao và đảm bảo sự phát triển bền vững cho thế hệ tƣơng lai. 1.1.3.Mối quan hệ giữa Quyền con ngƣời với Môi trƣờng Có thể thấy rằng, Quyền con ngƣời với môi trƣờng có một mối liên hệ đặc biệt chặt chẽ, và có sự tác động qua lại lẫn nhau. Trƣớc hết, môi trƣờng chính là những yếu tố giúp con ngƣời có thể duy trì sự sống nhƣ: không khí để thở, nƣớc để uống…Bên cạnh đó, môi trƣờng còn cung cấp protein, khoáng chất, đồng thời đây cũng chính là nơi tiếp nhận các sản
  • 31. 26 phẩm từ quá trình trao đổi chất trực tiếp của con ngƣời. Môi trƣờng tự nhiên là nơi quy định cách thức tồn tại và phát triển. Môi trƣờng chính là sự khởi đầu của mọi nguồn cảm hứng vô tận của con ngƣời, là nguồn thông tin, là cảm hứng cho những sáng tác nghệ thuật, là đối tƣợng của hoạt động nghiên cứu và thẩm mỹ của con ngƣời. Ủy ban Kinh tế và xã hội của Liên hợp Quốc đã nhận xét: “Môi trường sinh lý cung cấp hàng hóa, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các dịch vụ hệ sinh thái – tiếp nhận các chất thải từ các hoạt động kinh tế và sinh hoạt của con người, đồng thời đem lại sự sáng tạo cái đẹp cho loài người” [28,tr.13] Môi trƣờng còn là nơi cung cấp các nguồn lực để con ngƣời thực hiện các hoạt động sản xuất phục vụ cho đời sống xã hội, duy trì sự sống nhƣ tài nguyên đất, tài nguyên nƣớc, năng lƣợng và đồng thời môi trƣờng cũng chính là nơi tiếp nhận các chất phế thải, từ sự phát triển kinh tế, rác thải công nghiệp hay chính rác thải do hoạt động sinh hoạt của con ngƣời. Con ngƣời - đây chính là chủ thể chính của môi trƣờng sống. Con ngƣời tồn tại trong môi trƣờng tự nhiên, sử dụng, khai thác và tác động đến môi trƣờng. Con ngƣời tạo dựng môi trƣờng sống cho mình từ chính môi trƣờng tự nhiên, và tác động vào môi trƣờng tự nhiên theo cả hƣớng tích cực và tiêu cực. Sự tác động theo hƣớng tích cực ở đây đƣợc thể hiện qua việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng nhằm phục vụ cuộc sống của chính mình. Con ngƣời sử dụng môi trƣờng tự nhiên để tạo ra nguồn lƣơng thực thực phẩm nhằm duy trì và nâng cao cuộc sống. Hơn nữa, con ngƣời bằng những nghiên cứu và phát minh khoa học còn chế ngự thiên tai, cải tạo chinh phục tự nhiên để hình thành nên những môi trƣờng sống lý tƣởng, khai hoang, xây dựng các cơ sở vật chất, khu vui chơi giải trí nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc sống. Tuy nhiên, chính
  • 32. 27 việc sử dụng và khai thác tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng tự nhiên đã bị ảnh hƣởng một cách nghiêm trọng. Nó có thể do tác hại của các chất thải công nghiệp chƣa qua xử lý nhằm tiết kiệm cái lợi trƣớc mắt cho một nhóm đối tƣợng, nó có thể do sự khai thác quá mức cho phép, khai thác chui làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên dần cạn kiệt, mất cân bằng sinh thái, biến đổi khí hậu…khiến cho môi trƣờng tự nhiên bị tàn phá, con ngƣời có nguy cơ phải sống trong thiên tai, dịch họa, ô nhiễm môi trƣờng khi “bà mẹ thiên nhiên” giận dữ. Đây chính là mối quan hệ hai chiều giữa con ngƣời và tự nhiên. Nếu nhƣ chúng ta không bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, không thức tỉnh và sớm nhận ra hậu quả nghiêm trọng của vấn đề thì con ngƣời – chính chúng ta, hoặc có thể là con cháu chúng ta, những thế hệ tƣơng lai sẽ phải gánh chịu hậu quả này. Làm sao để phát triển bền vững, để môi trƣờng đƣợc trong lành, để con ngƣời đƣợc đảm bảo chất lƣợng cuộc sống và không phải đứng trƣớc nỗi lo thiên tai dịch bệnh, làm sao để phát triển bền vững? Đó chính là lý do mà quyền về môi trƣờng đang ngày càng đƣợc các quốc gia trên thế giới quan tâm một cách đúng mức. Bên cạnh đó, nhận thức của cộng đồng quốc tế về mối liên hệ giữa quyền con ngƣời với môi trƣờng đã đƣợc mở rộng và đƣợc đặt ở vị trí hàng đầu khi mà bảo vệ môi trƣờng trở thành vấn đề quan tâm của các quốc gia và cộng đồng quốc tế. Khoảng hai thập kỉ sau khi quyền con ngƣời xuất hiện trên chƣơng trình nghị sự quốc tế, cộng đồng quốc tế đã thông qua đáng kể các công cụ pháp lý, thành lập các cơ quan chuyên ngành toàn cầu và cấp khu vực để xây dựng công cụ, kiểm soát và thúc đẩy việc thực hiện quyền con ngƣời với môi trƣờng. Mối quan hệ giữa quyền con ngƣời với bảo vệ môi trƣờng tồn tại theo ba cách hiểu:
  • 33. 28 Thứ nhất, đó chính là bảo vệ môi trƣờng nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời có cùng giá trị xã hội với đảm bảo quyền con ngƣời. Thứ hai, đó là đảm bảo quyền con ngƣời với bảo vệ môi trƣờng dựa trên giá trị xã hội khác nhau. Thứ ba, đó là đảm bảo quyền con ngƣời với bảo vệ môi trƣờng là đại diện cho hai hƣớng khác nhau nhƣng chồng lấn các giá trị xã hội. Một mặt, các giá trị xã hội của bảo vệ môi trƣờng và đảm bảo quyền con ngƣời có thể hỗ trợ lẫn nhau, nơi mà các giá trị môi trƣờng cũng là giá trị hƣớng tới bảo vệ nhu cầu con ngƣời. Mặt khác, mặc dù quyền con ngƣời và bảo vệ môi trƣờng tìm cách đạt đƣợc chất lƣợng bền vững cao nhất cho đời sống của con ngƣời thì mục tiêu của chúng có thể khác nhau. Quyền con ngƣời và bảo vệ môi trƣờng phụ thuộc lẫn nhau, bổ sung và không chia cắt. Thật vậy, trong cuộc sống hiện tại, đối với quyền con ngƣời, vấn đề khẩn cấp của sự sống quan trọng hơn an ninh sinh thái lâu dài, hay nói cách khác, mọi ngƣời luôn dành ƣu tiên cho những nhu cầu căn bản trƣớc mắt nhƣ thực phẩm, nƣớc uống mà chƣa có sự quan tâm đúng mức tới vấn đề dài hạn, nhằm đảm bảo chính các quyền con ngƣời đã đƣợc quy định, đó chính là vấn đề môi trƣờng. Từ đó có thể thấy mối quan hệ giữa quyền con ngƣời với môi trƣờng chính là mối quan hệ hai chiều, có sự tác động qua lại và ảnh hƣởng trực tiếp đến nhau. Ô nhiễm môi trƣờng, suy thoái môi trƣờng thƣờng dẫn đến vấn đề vi phạm quyền con ngƣời, nhƣng ngƣợc lại, nghèo đói hay thất bại trong việc thực hiện quyền con ngƣời cũng làm môi trƣờng trở nên căng thẳng. Trong nhiều trƣờng hợp, các quyết định pháp luật còn công nhận việc vi phạm quyền con ngƣời cơ bản nhƣ nguyên nhân hoặc kết quả của suy thoái môi trƣờng. Sự phát triển
  • 34. 29 không bền vững của môi trƣờng cũng chính là nguyên nhân gây ra sự vi phạm quyền con ngƣời. Chính vì vậy mà chúng ta cần thúc đẩy và tăng cƣờng mối quan hệ mật thiết giữa thúc đẩy và bảo vệ quyền con ngƣời với bảo vệ, phục hồi và phát triển môi trƣờng để quyền con ngƣời nói riêng và quyền về môi trƣờng đƣợc đảm bảo phát triển bền vững. Có thế thấy, cùng với dòng chảy của thời đại, cộng đồng quốc tế cũng đã có những chuyển biến tích cực và thấy đƣợc mối liên hệ chặt chẽ giữa quyền con ngƣời với môi trƣờng: Thứ nhất, bảo vệ môi trƣờng chính là điều kiện tiên quyết nhằm đảm bảo con ngƣời đƣợc hƣởng các quyền căn bản của mình. Giả thiết rằng nếu nhƣ môi trƣờng bị ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt, nguồn nƣớc, đa dạng sinh học biến đổi liệu con ngƣời có đƣợc đảm bảo các quyền căn bản? Thậm chí nếu nhƣ vấn đề xảy ra nặng nề còn đƣa con ngƣời đứng trƣớc nguy cơ sống còn giữa sự sống và cái chết. Chính vì vậy mà các quốc gia và cộng đồng quốc tế cần có cái nhìn đúng đắn về tầm quan trọng của quyền về môi trƣờng. Thứ hai, cần hiểu rõ tầm quan trọng của việc thực hiện quyền con ngƣời. Đây là yếu tố cần và đủ để đảm bảo quyền về môi trƣờng đƣợc thực hiện đầy đủ nhất. Bởi quyền con ngƣời và môi trƣờng có mối quan hệ qua lại khăng khít, khi mục đích bảo vệ sức khỏe con ngƣời và bình đẳng trong tiếp cận môi trƣờng cũng nhƣ nguồn lực phát triển đƣợc đảm bảo, tôn trọng một số quyền con ngƣời nhƣ quyền tiếp cận thông tin, quyền tham gia quyết định và tiếp cận tƣ pháp trong các vấn đề môi trƣờng là yếu tố vô cùng cần thiết để bảo vệ môi trƣờng. Thứ ba, chúng ta có thể thấy quyền đƣợc hƣởng một môi trƣờng an toàn, lành mạnh và cân bằng sinh thái là một quyền độc lập trong quyền con ngƣời. Điều này đƣợc thể hiện rất rõ trong Hiến pháp, hệ thống các văn bản pháp luật
  • 35. 30 môi trƣờng ở cấp độ quốc gia, công ƣớc khu vực hay trong các tuyên bố của Liên hợp Quốc về quyền của ngƣời dân bản địa. Nội dung của các quyền con ngƣời với môi trƣờng tập trung làm rõ sự liên kết giữa bảo vệ môi trƣờng và mục tiêu kinh tế cũng nhƣ sức khỏe của con ngƣời. Quyền con ngƣời và môi trƣờng còn cho thấy mối liên hệ mật thiết khi các nhà khoa học, các nhà hoạch định cũng nhƣ thực thi pháp luật thể hiện quan điểm và nhận thức của mình trong việc đảm bảo quyền con ngƣời với môi trƣờng cũng chính là mục tiêu phát triển bền vững của toàn xã hội. Từ những phân tích về mối quan hệ giữa quyền con ngƣời với môi trƣờng có thể đƣa ra khái niệm tổng quát nhƣ sau: Quyền con ngƣời về môi trƣờng là quyền căn bản, đƣợc đặt trong mối quan hệ tổng hòa mà độc lập với quyền con ngƣời. Quyền con ngƣời về môi trƣờng là sự tổng hòa các lợi ích, nhu cầu của con ngƣời đối với các yếu tố cấu thành môi trƣờng, nhằm đảm bảo chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời nhƣng vẫn đảm bảo sự phát triển bền vững cho thế hệ tƣơng lai, đƣợc quy định trong pháp luật quốc gia và các công ƣớc quốc tế. Quyền con ngƣời có mối quan hệ chặt chẽ với môi trƣờng thì quyền con ngƣời và quyền về môi trƣờng cũng có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Quyền con ngƣời là quyền của toàn nhân loại.Khái niệm quyền con ngƣời là một trong những khái niệm mang tính phổ quát, tuy nhiên sự hiểu biết về quyền con ngƣời có thể khác nhau theo từng khu vực và từng nền văn hóa. Còn quyền về môi trƣờng là quyền thuộc về tất cả mọi ngƣời trên thế giới, không phân biệt tôn giáo, chủng tộc, giới, nơi sinh hay địa vị xã hội. Quyền về môi trƣờng còn có sự liên kết chặt chẽ với quyền con ngƣời khi nó thỏa mãn tiêu chuẩn chung của quyền con ngƣời:
  • 36. 31 Thứ nhất, quyền con ngƣời là quyền của quan hệ chung giữa bản chất và nhân phẩm con ngƣời.Quyền có một môi trƣờng trong lành có ý nghĩa ở chỗ con ngƣời làm chủ đƣợc cuộc sống phù hợp với bản chất và nhân phẩm của họ, vì một môi trƣờng trong lành là yêu cầu căn bản để bảo vệ và nâng cao chất lƣợng cuộc sống. Ở đây, vấn đề môi trƣờng thể hiện rõ ràng ở sự suy thoái môi trƣờng thiên nhiên, đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng, lâu dài thậm chí tức thì tới cuộc sống của toàn nhân loại. Trƣớc mắt chúng ta, hiệu ứng nhà kính và suy giảm tầng ô zôn chính là hai thảm họa đe dọa môi trƣờng sống của con ngƣời. Nếu nhƣ không có các biện pháp giải quyết, khắc phục vấn đề thì rất có thể, những thành tựu về cơ sở vật chất, những thành tựu về khoa học sẽ trở về con số 0. Thứ hai, để đảm bảo cho thế hệ tƣơng lai có một môi trƣờng sống chất lƣợng, đòi hỏi chúng ta cần có những biện pháp đảm bảo quyền về môi trƣờng. Nếu nhƣ môi trƣờng sống bị ô nhiễm, con ngƣời thậm chí còn không đảm bảo đƣợc các quyền căn bản nhƣ quyền đƣợc sống, hoặc sống nhƣng chất lƣợng không đƣợc nâng cao. Xét về các khía cạnh, quyền về môi trƣờng có thể đƣợc xem nhƣ một khía cạnh quan trọng của quyền sống. Nếu nhƣ không có một môi trƣờng tốt thì con ngƣời sẽ không có một cuộc sống chất lƣợng theo đúng nghĩa của nó. Mà quyền sống lại chính là hạt nhân của quyền con ngƣời. Theo tính chất bắc cầu thì quyền về môi trƣờng một lần nữa lại có tác động qua lại mạnh mẽ với con ngƣời. Trong xu thế phát triển của xã hội hiện đại thì quyền về môi trƣờng đƣợc xem nhƣ một quyền cơ bản của con ngƣời. Thậm chí là quyền bất khả xâm phạm. Nhìn từ góc độ mối quan hệ căn bản giữa môi trƣờng trong lành với sự tồn tại của con ngƣời, có thể khẳng định, quyền về môi trƣờng là một quyền không thể bị tƣớc bỏ vì nó ảnh hƣởng trực tiếp, thậm chí là dài lâu tới cuộc sống.
  • 37. 32 Cuộc sống của xã hội loài ngƣời sẽ không đƣợc đảm bảo đúng nghĩa nếu nhƣ môi trƣờng sống bị ô nhiễm và phá hủy. 1.2.Nội dung Quyền con ngƣời về Môi trƣờng Dựa trên Dự thảo Tuyên bố về Quyền con ngƣời và môi trƣờng năm 1994, cộng đồng quốc tế thừa nhận quyền con ngƣời về môi trƣờng gồm hai nhóm quyền căn bản: Thứ nhất, đó là các quyền thiết yếu (Substantive rights) bao gồm: Quyền đƣợc sống trong môi trƣờng an toàn, trong lành; Quyền tiếp cận nƣớc sạch, Quyền tiếp cận đất đai. Thứ hai, đó là nhóm các Quyền thủ tục (Procedural rights) bao gồm: Quyền tiếp cận thông tin môi trƣờng, Quyền tham gia vào các quyết định về môi trƣờng, Quyền tiếp cận tƣ pháp. Nội dung đầu tiên cần đề cập tới trong quyền về môi trƣờng đó chính là quyền đƣợc sống trong môi trƣờng an toàn, trong lành: Môi trƣờng ở đây đƣợc hiểu là môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng xã hội. Quyền đƣợc sống trong môi trƣờng an toàn, trong lành là môi trƣờng mà ở đó không khí, đất, nƣớc…không bị ô nhiễm. Khi không khí, đất, nƣớc không bị ô nhiễm chúng ta sẽ đƣợc cung cấp nguồn thực phẩm sạch, nơi mà chất lƣợng cuộc sống đƣợc đảm bảo từ môi trƣờng làm việc, nơi vui chơi,sinh sống; nơi mà chúng ta có đầy đủ sự phát triển bền vững cho thế hệ tƣơng lai, có những hoạch định để cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trƣờng, để các hiện tƣợng nhƣ biến đổi khí hậu, trái đất nóng lên, nƣớc biển dâng cao đƣợc giảm nhẹ đi…để những vấn đề từ thiên nhiên không còn là mối đe dọa hàng đầu với cuộc sống của con ngƣời.
  • 38. 33 Bảo vệ môi trƣờng và phát triển môi trƣờng bền vững có liên quan trực tiếp và chặt chẽ tới quyền đƣợc hƣởng một môi trƣờng sống an toàn, trong lành. Để đạt đƣợc quyền căn bản này chúng ta cần có những giải pháp giúp cho bầu không khí không bị ô nhiễm, đạt đƣợc những tiêu chuẩn căn bản vềkhông khí nói chung và môi trƣờng nói riêng nhằm bảo vệ sức khỏe – vốn quý nhất của mỗi con ngƣời; cần có sự tham gia chặt chẽ của Nhà nƣớc, trong từng khâu quản lý và sử dụng môi trƣờng, cần có sự chung tay của toàn xã hội để các doanh nghiệp làm đúng trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trƣờng, không vì lợi ích của một nhóm ngƣời mà làm cho môi trƣờng sống bị đe dọa. Nhà nƣớc cần có nghĩa vụ quản lý môi trƣờng một cách hiệu quả. Quản lý ở đây đƣợc hiểu bao gồm các khâu khai thác, sử dụng, bảo vệ, bảo tồn và cải tạo môi trƣờng. Tại Việt Nam, cùng với xu thế hội nhập và phát triển, chúng ta cũng đã nhìn và nhận thấy tầm quan trọng của quyền về môi trƣờng đối với mọi mặt đời sống xã hội. Chính vì vậy, tại Hiến pháp năm 2013, lần đầu tiên ghi nhận nội dung quyền về môi trƣờng tại Điều 43, theo đó “Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”[34]. Đây chính là kim chỉ nam, là lực đẩy để Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2014 lần đầu tiên ghi nhận quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành và các yếu tố đảm bảo quyền. Khoản 2, Điều 4 có ghi rõ: “Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, an sinh xã hội, bảo đảm quyền trẻ em, thúc đẩy giới và phát triển, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu để đảm bảo quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành” [35] Nội dung thứ hai đƣợc nhắc tới ở quyền về môi trƣờng đó chính là quyền con ngƣời về môi trƣờng nƣớc:
  • 39. 34 Có thể nói nƣớc là một yếu tố tự nhiên vô cùng quan trọng, nếu nhƣ thiếu nƣớc, con ngƣời không thể tồn tại, chƣa nói gì đến phát triển. Nội dung của quyền này đƣợc hiểu một cách bao quát rằng con ngƣời có quyền có một môi trƣờng nƣớc sạch, đƣợc tiếp cận với nguồn nƣớc đầy đủ và an toàn. Nƣớc sạch là một yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết, nƣớc sạch giúp chúng ta chống lại nguy cơ tử vong, giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nƣớc, cung cấp nƣớc cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con ngƣời, cho hoạt động kinh doanh, sản xuất của các doanh nghiệp, bất kì ai cũng cần nƣớc sạch. Ủy ban về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đã ghi nhận trong Bình luận chung số 15 năm 2002 rẳng quyền sử dụng nƣớc là một quyền con ngƣời. Đây chính là quyền nằm trong nhóm những cam kết thiết yếu để đảm bảo một mức sống thỏa đáng, đặc biệt đây còn là điều kiện căn bản nhất cho sự tồn tại của con ngƣời. Đây đƣợc coi là một quyền có sự gắn bó mật thiết với quyền đƣợc chăm sóc sức khỏe tốt nhất có thể và quyền có nhà ở, có đủ thức ăn. Quyền sử dụng nƣớc còn đƣợc quy định trong các văn kiện quốc tế, các bản tuyên bố và các tiêu chuẩn khác nhƣ:tại công ƣớc xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữnăm 1979 có quy định các nƣớc tham gia công ƣớc sẽ đảm bảo cho phụ nữ có quyền “được hưởng các tiêu chuẩn sống thích đáng, nhất là về vấn đề cung cấp điện nước”[22], hay tại Khoản 2, Điều 24 của công ƣớc về quyền trẻ em năm 1989 có quy định “qua việc cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng và nước uống sạch, có tính đến những nguy cơ ô nhiễm môi trường”[23] Nguồn nƣớc còn cần thiết cho chính sự phát triển nông nghiệp. Chúng ta cần đảm bảo và đƣa ra những giải pháp nhằm giúp có một nguồn nƣớc bền vững cho sự phát triển nông nghiệp, bởi có nhƣ vậy nguồn thức ăn của chúng ta mới
  • 40. 35 đƣợc đảm bảo, cũng từ đó quyền sống của con ngƣời mới thật sự chất lƣợng và bền vững. Chúng ta đã từng chứng kiến tại Việt Nam, vào những năm 2008, với vụ việc nhà máy Vedan, chỉ vì lợi nhuận trƣớc mắt của một nhóm đối tƣợng đã làm ô nhiễm một cách nghiêm trọng dòng sông Thị Vải của tỉnh Đồng Nai, nƣớc thải chƣa đƣợc xử lý đã thải trực tiếp ra dòng sông lớn nhằm tiết kiệm chi phí lọc thải. Đây là một trong những sự việc lớn, dóng lên bức xúc trong dƣ luận về vấn đề này. Thử đặt câu hỏi, nếu nhƣ doanh nghiệp nào cũng chỉ vì lợi nhuận trƣớc mắt mà có những hành động làm ô nhiễm nguồn đất, nƣớc hay không khí, liệu cuộc sống của con ngƣời có đảm bảo? Liệu còn có một môi trƣờng bền vững cho các thế hệ tƣơng lai? Hay trên chính quê hƣơng học viên, thị trấn Lâm Thao thuộc tỉnh Phú Thọ. Theo thống kê của Sở Y tế tỉnh Phú Thọ, tính từ năm 1991 đến cuối năm 2005, tại xã Thạch Sơn có 304 ngƣời chết thì đã có tới 106 ngƣời (chiếm 34,86%) chết do mắc bệnh ung thƣ. Để tìm hiểu nguyên nhân gây ung thƣ tại Thạch Sơn, từ cuối năm 2005 đoàn khảo sát của Cục Bảo vệ môi trƣờng và Viện Công nghệ môi trƣờng đã về Thạch Sơn lấy mẫu phân tích đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trƣờng. Theo báo cáo của đoàn khảo sát, môi trƣờng không khí khu vực Thạch Sơn bị ô nhiễm rất nghiêm trọng bởi các chất khí sulfur oxide (SO2, SO3), chì (Pb), sulfur hydro (H2S), amoniac (NH3), acid hydro (HCl), hydro florua (HF), nitrite kim loại (NO2). Hàm lƣợng các thông số trên đều vƣợt quá tiêu chuẩn môi trƣờng Việt Nam cho phép. Các chất ô nhiễm tập trung chủ yếu xung quanh khu vực Công ty Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao và Công ty cổ phần pin Ắc quy Vĩnh Phú. Hàm lƣợng các chất khí lan tỏa trong cả vùng và theo chiều các hƣớng gió. Ngoài ra, môi trƣờng không khí còn chịu ảnh hƣởng
  • 41. 36 của khí thải các lò gạch và mùi hôi bốc lên từ cửa xả nƣớc thải của Công ty giấy Bãi Bằng đổ ra sông Hồng. Nguy hiểm hơn cả là việc hầu hết các giếng tại Thạch Sơn đều không đảm bảo tiêu chuẩn chất lƣợng nƣớc ngầm và nƣớc dùng cho sinh hoạt. Nguồn nƣớc ngầm và các mẫu rau, mẫu cá tại Thạch Sơn đều có hàm lƣợng kim loại có ảnh hƣởng nghiêm trọng tới sức khỏe ngƣời dân. Đối với các ao, hồ, môi trƣờng đất cạnh bãi thải của Công ty pin Ắc quy Vĩnh Phú, đoàn khảo sát phân tích thấy có hàm lƣợng kẽm (Zn), cadmium (Cd) cao gấp bốn lần tiêu chuẩn cho phép trong đất nông nghiệp. Chỉ một ví dụ rất nhỏ thôi cũng cho chúng ta thấy đƣợc tác hại nghiêm trọng đối với việc ô nhiễm môi trƣờng đất, nƣớc và không khí. Quyền con ngƣời về môi trƣờng liệu có thực sự đƣợc đảm bảo? Điều đó cho chúng ta thấy quyền con ngƣời có một môi trƣờng nƣớc sạch là điều vô cùng cần thiết. Và sau hơn 15 năm tranh luận, cuối tháng 7 năm 2010, Đại hội đồng Liên hợp Quốc đã bỏ phiếu công nhận tiếp cận nƣớc sạch và điều kiện sống hợp vệ sinh là một trong những quyền căn bản của con ngƣời, với 122 phiếu ủng hộ, 44 phiếu trắng và 0 phiếu trống. “Quyền về nước gồm cả các quyền tự do và sự cho phép. Các quyền tự do bao gồm các quyền duy trì sự tiếp cận với các nguồn cung cấp nước hiện có cần thiết đối với quyền được sử dụng nước, quyền không bị can thiệp, như quyền không bị tùy tiện cắt hoặc làm ô nhiễm các nguồn cung cấp nước. Ngược lại, sự cho phép gồm quyền được tiếp cận với hệ thống cung cấp nước và quản lý cung cấp, cơ hội ngang nhau cho người dân được hưởng quyền được sử dụng nước” Đây chính là những nội dung liên quan đến quyền sử dụng nƣớc mà Bình luận chung số 15 của Ủy ban về các Quyền kinh tế, văn hóa và xã hội của Liên hợp Quốc có đề cập tới. [44]
  • 42. 37 Việc đảm bảo quyền sử dụng nƣớc dựa trên nhiều yếu tố. Nó có thể là việc cung cấp nƣớc cho con ngƣời phải đầy đủ và liên tục nhằm phục vụ cho nhu cầu sử dụng của cá nhân, hộ gia đình, hay doanh nghiệp…Hay chất lƣợng nƣớc phải đảm bảo là nƣớc sạch: từ mùi, vị, màu sắc…đều không chứa các chất gây hại cho sức khỏe con ngƣời và đặc biệt, tất cả các cá nhân trên các quốc gia đều có quyền tiếp cận với nƣớc, đƣợc sử dụng nguồn nƣớc sạch. Nội dung của quyền về môi trƣờng còn đƣợc thể hiện ở khía cạnh Quyền con ngƣời về môi trƣờng đất: Đây chính là một trong ba nhóm quyền nội dung đƣợc Dự thảo Tuyên ngôn về Con ngƣời và môi trƣờng năm 1994 ghi nhận. Chúng ta có thể thấy, đất đai có mối quan hệ mật thiết không kém nƣớc đối với quyền con ngƣời. Đơn cử nhƣ khi chúng ta không có đất đai để lao động sản xuất sẽ rất dễ gây nên tình trạng đói nghèo và nhiều vấn đề phát sinh khác. Không chỉ ở các nƣớc phát triển, mà đặc biệt với một nƣớc nông ngiệp nhƣ Việt Nam, đất đai càng trở nên quan trọng và có giá trị. Tuy nhiên, quyền tiếp cận đất đai vẫn cho thấy sự bất bình đẳng, nguyên nhân chính xuất phát từ hoạt động quản lý, sử dụng đất không có hiệu quả, đặc biệt là ở các nƣớc đang phát triển. Để thực hiện đƣợc quyền con ngƣời một cách tối ƣu nhất cần phải nhận ra rằng quyền sử dụng và cải cách ruộng đất có mối quan hệ mật thiết và gắn bó chặt chẽ. Bởi các quyền kinh tế,văn hóa, xã hội đều có mối liên hệ trực tiếp với đất đai nhƣ quyền đảm bảo lƣơng thực, nhà ở, quyền có cuộc sống đầy đủ…Nếu nhƣ không có đất, con ngƣời sẽ không thể trồng trọt, chăn nuôi, cấy hái, vấn đề lƣơng thực sẽ lại phát sinh. Không có đất, con ngƣời cũng không thể xây nên những cơ sở vật chất phục vụ các nhu cầu văn hóa, giáo dục, cho các tiện ích xã
  • 43. 38 hội hay chính nhu cầu nhà ở của mỗi hộ gia đình. Chính vì thế, mà quyền con ngƣời về môi trƣờng đất, đúng nhƣ Dự thảo Tuyên bố về Quyền con ngƣời và môi trƣờng năm 1994 khẳng định, đây là một quyền quan trọng trong nhóm quyền nội dung của quyền về môi trƣờng. Có rất nhiều các công ƣớc quốc tế có nội dung nói về quyền con ngƣời có liên quan đến vấn đề đất đai, điển hình là Tuyên ngôn Toàn thế giới về Quyền con ngƣời năm 1948, Công ƣớc quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR), Công ƣớc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ năm 1797 (CEDAW), Công ƣớc số 169 của Tổ chức lao động Quốc tế (ILO). Hay trong pháp luật Việt Nam, Luật đất đai năm 1988, năm 1993 vànăm 2003 đều có những quy định thể hiện quan điểm rõ ràng về mối quan hệ này. Điều 17 Tuyên ngôn Toàn thế giới về Quyền con ngƣời năm 1948 với nội dung bao quát và khẳng định: Mọi ngƣời đều có quyền sở hữu bất động sản nhƣ quyền sở hữu tài sản cá nhân của mình hoặc sở hữu chung với ngƣời khác. Tại Điều 1 và Điều 11 Công ƣớc ICESCR hay Điều 1 của Công ƣớc ICCPR có công nhận quyền của mọi công dân đƣợc tự định đoạt thể chế chính trị, đƣờng lối phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa, gồm cả quyền tự do định đoạt các nguồn tài nguyên của mình. Hay công nhận quyền con ngƣời đƣợc hƣởng thụ mức sống phù hợp, bao gồm các khía cạnh về ăn, mặc, ở và đƣợc không ngừng cải thiện điều kiện sống. Công ƣớc xóa bỏ mọi hình thức chống lại phụ nữ năm 1979, Điều 14 cũng đã yêu cầu các nƣớc tham gia phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp để xóa bỏ những sự phân biệt đối xử đối với phụ nữ nông thôn, đặc biệt là đƣợc đối xử bình đẳng với các chính sách ruộng đất cũng nhƣ các dự án quy hoạch đất đai.
  • 44. 39 Điều 15 kế tiếp cũng quy định quyền bình đẳng của phụ nữ trong việc giao kết các hợp đồng và quản lý tài sản, trong đó có vấn đề đất đai. Tại Công ƣớc 169 của Tổ chức lao động Quốc tế ILO, từ Điều 13 đến Điều 19 cũng quy định về vấn đề các dân tộc bản địa và bộ tộc năm 1989, thể hiện sự bảo vệ một cách toàn diện các quyền của ngƣời địa phƣơng đến các vùng đất và lãnh thổ của họ. Công ƣớc công nhận quyền của ngƣời dân trên vùng đất, vùng lãnh thổ và tài nguyên họ có truyền thống sở hữu, chiếm giữ và đã sử dụng lâu dài. Bên cạnh đó, công ƣớc còn đƣa ra một loạt các giải pháp bảo vệ, cũng tƣơng tự nhƣ các giải pháp đƣợc quy định tại công ƣớc này thì đến năm 2007 Tuyên bố Liên hợp quốc về quyền của ngƣời dân bản địa cũng đã đƣa ra những nội dung kế thừa. Tại Việt Nam, đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân. Từ những năm 80, Việt Nam bắt đầu làm rõ các vấn đề sở hữu, quản lý và sử dụng đất đai trong hệ thống chính trị và pháp luật. Luật đất đai mới đã có một bƣớc tiến đáng kể khi có sự phân định rạch ròi ba loại quyền đất đai căn bản là quyền sở hữu, quyền quản lý và quyền sử dụng. Quyền sở hữu theo quy định mới của Luật Đất đai hiện hành thuộc quyền sở hữu toàn dân, quyền quản lý thuộc về Nhà nƣớc và quyền sử dụng đƣợc giao cho các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức và cộng đồng. Cùng theo lịch sử ra đời và phát triển của Luật đất đai, có thể thấy Luật đất đai năm 1988 và Luật đất đai năm 1993 đã tạo cơ sở pháp lý cho việc chia lại đất hợp tác xã cho các hộ nông dân để sử dụng lâu dài cũng nhƣ công nhận một số quyền sử dụng đất bao gồm quyền bán, chuyển nhƣợng, cho thuê, thừa kế, cầm cố hay bồi thƣờng trong trƣờng hợp nhà nƣớc thu hồi đất, quyền đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Luật Đất đai năm 2003 có một bƣớc tiến mới quy định các quyền đi kèm với quyền sử dụng đất, quyền hạn và trách
  • 45. 40 nhiệm của cơ quan quản lý đất đai, quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất và công nhận quyền sử dụng đất bình đẳng giữa vợ và chồng. Luật đất đai năm 2003 ghi nhận nguyên tắc đất thị trƣờng vào một số điều khoản và khuyến khích phát triển thị trƣờng đất đai, thiết lập cơ chế quản lý đất đai thống nhất và phi tập trung hóa, tăng cƣờng hệ thống giải quyết tranh chấp khiếu nại về xử lý đất đai, xác lập nguyên tắc bồi thƣờng đất đai dựa trên giá thị trƣờng và đặc biệt còn có quy định hạn chế áp dụng biện pháp thu hồi bắt buộc cũng nhƣ thiết lập vận hành hình thức chuyển dịch đất đai tự nguyện. Luật đất đai qua các thời kì đã bƣớc đầu tạo nên cơ sở pháp lý trong việc hình thành và phát triển quyền con ngƣời về đất đai ở Việt Nam. Đặc biệt, Luật Đất đai năm 2013 đã tiếp tục kế thừa và phát triển hệ thống pháp luật đất đai đƣợc quy định các nội dung liên quan đến quyền đƣợc công nhận, sử dụng, chuyển nhƣợng đất đai. Luật đất đai đã ghi nhận sự bình đẳng của các đối tƣợng sử dụng đất, về quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng, mở rộng quyền tiếp cận thông tin về đất đai…Ngoài ra, Luật còn mở rộng thời hạn giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp, mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đáp ứng yêu cầu tích tụ đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hƣớng hiện đại phù hợp với hƣớng phát triển nông nghiệp nông thôn. Đặc biệt, Luật đất đai năm 2013 lần đầu tiên thể hiện sự quan tâm đến các đối tƣợng yếu thế bằng việc đảm bảo quyền sử dụng đất cho nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng nhƣ phụ nữ, ngƣời nghèo hay đồng bào dân tộc thiểu số. Lời mở đầu Luật Đất đai năm 2013 có nói: “Luật quy định cụ thể trách nhiệm của Nhà nước về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số, quy định việc cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp quyền sử dụng đất
  • 46. 41 là tài sản chung của vợ và chồng, bổ sung quyết định chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số”[33] Nội dung thứ hai của quyền con ngƣời về môi trƣờng đó chính là nhóm quyền thủ tục: quyền con ngƣời trong tiếp cận thông tin, quyền tham gia vào các quyết định, hoạt động bảo vệ môi trƣờng, quyền tiếp cận tƣ pháp về môi trƣờng.Bên cạnh các quyền nội dung của quyền con ngƣời về môi trƣờng thì các quyền thủ tục của quyền con ngƣời về môi trƣờng gồm: -Quyền tiếp cận thông tin liên quan tới môi trƣờng -Quyền đƣợc tham gia một cách tích cực, chủ động trong hoạch định chính sách, lập kế hoạch, ban hành quyết định có tác động đến môi trƣờng và phát triển - Quyền tham gia đánh giá tác động trƣớc về môi trƣờng -Quyền tiếp cận tƣ pháp đối với vấn đề môi trƣờng. Ví dụ nhƣ quyền khởi kiện đòi đền bù thiệt hại môi trƣờng do hành vi vi phạm pháp luật môi trƣờng gây ra Thực chất, các quyền thủ tục này có chức năng nhƣ sự phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật môi trƣờng. Không chỉ dừng lại ở việc khắc phục khi xảy ra các vấn đề về môi trƣờng mà hơn thế nữa nó còn chủ động trong vấn đề bảo vệ môi trƣờng bằng việc cung cấp các thông tin cho cá nhân tổ chức, chủ động trong việc hoạch định chính sách, lƣờng trƣớc các tác động của con ngƣời tới môi trƣờng nhằm tránh việc phải giải quyết hậu quảbằng cách tính toán ngăn ngừa một cách hiệu quả. Có thể thấy rằng, trong nhóm quyền thủ tục thì quyền tiếp cận thông tin về môi trƣờng của công chúng, quyền tham gia vào các quyết định môi trƣờng và tiếp cận tƣ pháp là những quyền vô cùng quan trọng. Đây cũng chính là nội dung đƣợc ghi nhận trong Nguyên tắc 10 của Tuyên bố Rio về môi trƣờng và phát