SlideShare a Scribd company logo
1 of 63
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÊ THỊ KIỀU OANH
PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC VÀ
THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LUẬT KINH DOANH
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: QH-2014-L
HÀ NỘI
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
-----------------------
LÊ THỊ KIỀU OANH
PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC VÀ
THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LUẬT KINH DOANH
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: QH-2014-L
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: Ts. Lê Kim Nguyệt
(Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội)
HÀ NỘI
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các kết quả nêu trong Khóa luận chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Khóa luận đảm bảo tính chính xác, tin
cậy và trung thực.
Tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ
Khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Lê Thị Kiều Oanh
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
COD Nhu cầu Oxy hóa
DO Độ Oxy hòa tan
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
UBND Ủy ban nhân dân
UNICEF Quỹ Nhi đồng thế giới
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
TN&MT Tài nguyên và môi trường
XLNT Xử lý nước thải
WPPCL Luật kiểm soát và phòng chống ô nhiễm nước Trung Quốc
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài............................................................ 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 4
6. Bố cục nội dung của khóa luận .............................................................................. 4
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT Ô
NHIỄM NGUỒN NƯỚC......................................................................................... 5
1.1. Khái niệm và đặc điểm của nguồn nước............................................................. 5
1.1.1. Khái niệm nguồn nước..................................................................................... 5
1.1.2. Đặc điểm của nguồn nước................................................................................ 7
1.2. Khái niệm, đặc điểm và nguyên nhân của ô nhiễm nguồn nước ........................ 8
1.2.1. Khái niệm ô nhiễm nguồn nước....................................................................... 8
1.2.2. Đặc điểm của ô nhiễm nguồn nước................................................................ 10
1.2.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ......................................................... 11
1.3. Khái niệm, đặc điểm, vai trò và nguyên tắc của pháp luật kiểm soát ô nhiễm
nguồn nước............................................................................................................... 12
1.3.1. Khái niệm pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước..................................... 12
1.3.2. Đặc điểm pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước...................................... 13
1.3.3. Vai trò của pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước.................................... 14
1.3.4. Nguyên tắc của pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ............................ 17
1.4. Pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ở một số quốc gia trên thế giới ....... 18
Chương 2:THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM NGUỒN
NƯỚC Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ HÀ NỘI.......................................................................................................... 24
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn
nước ở Việt Nam...................................................................................................... 24
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.2. Một số nội dung cơ bản của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ở Việt
Nam .......................................................................................................................... 28
2.2.1. Quy hoạch, chiến lược môi trường trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm nguồn nước
....................................................................................................................................... 28
2.2.2. Chủ thể tham gia pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước.......................... 31
2.2.3. Xây dựng, ban hành, công bố quy chuẩn kỹ thuật môi trường nước............. 43
2.2.4. Cấp, thu hồi giấy phép tài nguyên nước......................................................... 47
2.2.5. Xử lý vi phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ......................... 51
2.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật về kiểm soát ô nhiềm nguồn nước trên địa bàn
thành phố Hà Nội ..................................................................................................... 56
2.3.1. Thực trạng ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn thành phố Hà Nội................... 56
2.3.2. Phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ở Hà
Nội............................................................................................................................ 61
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
NGUỒN NƯỚC VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC
THI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.................................................... 68
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ................... 68
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ở Việt
Nam .......................................................................................................................... 69
3.3. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về kiểm soát ô nhiễm
nguồn nước tại địa bàn thành phố Hà Nội ............................................................... 76
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 79
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC BẢNG
Tên bảng Trang
Bảng 2.1. Thời hạn cấp giấy phép tài nguyên nước 49
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá nhưng không phải là vô tận. Nước
cần cho mọi sự sống và mọi sự phát triển, nước vừa là môi trường vừa là nhân tố
đầu vào cho nhiều quá trình sản xuất, đặc biệt nước là nguồn của sự sống con người.
Chính vì thế bảo vệ nguồn nước trong đó có hoạt động kiểm soát ô nhiễm nguồn
nước là vô cùng quan trọng, luôn có trong những vấn đề môi trường được thế giới
quan tâm.
Theo đó, “Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lý; sử dụng hiệu
quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh
học; chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu… nội dung vấn
đề bảo vệ môi trường nói chung”[22,Điều 63]. Sau khi bước sang thời kì đồi mới,
Việt Nam đã đặt được những bước tiến lớn về các lĩnh vực của đời sống xã hội góp
phần từng bước xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Vấn đề bảo vệ
môi trường là một trong những vấn đề có tầm chiến lược quan trọng luôn được
Đảng và Nhà nước quan tâm. Điều đó được thể hiện ở các Nghị Quyết, quyết định
của Nhà nước như: Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị về
Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
Quyết định166/QĐ-TTg 2014 Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm
2020, tầm nhìn đến 2030… Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật của Việt Nam như
Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Luật Tài nguyên nước năm 2012, Bộ luật Dân
sự năm 2015, Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung, các Nghị định, Thông tư
hướng dẫn thi hành khác là cơ sở ban đầu để Nhà nước thống nhất và đưa hoạt động
quản lý, kiểm soát nguồn nước ở nước ta đạt hiệu quả cao nhất. Là một quốc gia
đang phát triển, song song với phát triển kinh tế, Việt Nam đã và đang phải đối mặt
với nhiều vấn đề môi trường trong đó có vấn đề ô nhiễm nguồn nước. Tuy nhiên
vấn đề kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đang gặp phải khá nhiều khó
khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau cả khách quan lẫn chủ quan, đòi hỏi phải có
dự điều chỉnh về mặt luật pháp để phù hợp với thực tế phát sinh trong giai đoạn hiện
nay.
Hà Nội, một thành phố với mật độ dân số rất cao, là nơi tập trung những cơ quan
1
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
đầu não, những trí lực hàng đầu của cả nước và hàng triệu người dân lao động từ
khắp nơi đổ về sinh sống. Sản xuất công nghiệp ở Hà Nội trong phạm trung tâm hay
vùng lân cận đều tập trung khá đông các cơ sở và nhiều ngành nghề với quy mô
khác nhau, nên đã tác động không nhỏ tới nguồn nước. Nơi đây còn là hạ lưu của
nhiều hệ thống sông lớn và cũng là thành phố có hệ thống hồ lớn dẫn tới vấn đề
kiểm soát ô nhiễm nguồn nước càng cần được quan tâm. Tuy vậy, thực trạng ô
nhiễm nguồn nước ở địa bàn thành phố Hà Nội đang ở mức báo động trong những
năm gần đây, ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống, sức khỏe của hàng triệu người
mà còn gây nguy hại lớn đến môi trường. Kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ở Hà Nội
đang tồn tại một số bất cập cần giải quyết. Xuất phát từ tình hình đó, đề tài “ Pháp
luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước và liên hệ thực tiễn tại địa bàn Thành
phố Hà Nội” đã được lựa chọn để nghiên cứu với mong muốn từ cơ sở thực tiễn có
thể đóng góp được phần nào giúp quá trình hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô
nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đạt được những kết quả tốt đẹp hơn.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
Đứng trước những khó khăn và thách thức mà các vấn đề môi trường ở nước ta
đang đặt ra, công tác nghiên cứu các đề tài liên quan đến bảo vệ môi trường ngày
càng gia tăng. Thực tế cho thấy đã có nhiều đề tài khoa học, luận văn và nhiều bài
viết trên các tạp chí chuyên ngành có liên quan đến môi trường đề cập một cách trực
tiếp hoặc gián tiếp vấn đề bảo vệ môi trường hoặc có lồng ghép với vấn đề liên quan
đến ô nhiễm nguồn nước như: Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Quốc
Hùng, “Pháp luật về phòng chống và khắc phục ô nhiễm nguồn nước- Thực tiễn áp
dụng tại tỉnh Quảng Bình” (2017), hay một số bài viết trên tạp chí như: Hàn Ngọc
Tài (2018), “Một số quy định về đánh giá sức chịu tải, khả năng tiếp nhận nước
thải của sông hồ”, Tạp chí Môi trường Cục môi trường, số tháng 3; “Pháp luật về
kiểm soát ô nhiễm môi trường do hoạt động của làng nghề gây ra (Lê Kim Nguyệt,
Tạp chí dân chủ và pháp luật,2014); “Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cộng
đồng dân cư trong kiểm soát môi trường làng nghề ở Việt Nam” ( Lê Kim Nguyệt,
Tạp chí dân chủ và pháp luật, 1/2017) … Phần nào những công trình nghiên cứu đã
thể hiện phần nào lý luận và thực tiễn về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ở Việt
Nam. Đề tài được nghiên cứu này sẽ góp phần làm rõ hơn nữa về lý luận và thực
tiễn trên một địa bàn cụ thể để làm sâu hơn và phong phú hơn các vấn đề pháp luật
môi trường đang đươc quan tâm nghiên cứu.
2
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát:
Dựa vào việc nghiên cứu các quy phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn
nước, từ đó tìm hiểu đánh giá đúng thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm
nguồn nước ở Việt Nam, cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật về kiểm soát ô
nhiễm nguồn nước trên địa bàn Hà Nội. Phân tích, đánh giá và đưa ra một số giải
pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước.
3.2. Mục tiêu cụ thể:
Để đạt được những mục tiêu tổng quát đã đặt ra khi nghiên cứu đề tài, khóa luận
cần giải quyết được một số vấn đề sau:
Một là, nghiên cứu cơ sở lý luận về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước. Trong đó, có
đưa ra những khái niệm, đưa ra cơ sở lý luận về ô nhiễm nguồn nước và đưa ra vai
trò của pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước, đồng thời liên hệ với pháp luật
một số quốc gia trên thế giới.
Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn
nước được quy định trong các văn bản pháp luật Việt Nam hiện hành.
Ba là, nêu và phân tích về thực trạng ô nhiễm nguồn nước ở Hà Nội và thực tiễn
áp dụng pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ở Hà Nội qua một số trường hợp
cụ thể, đồng thời tìm ra nguyên nhân dẫn đến những vấn đề đó. Từ đó nêu ra
phương hướng , giải pháp hoàn thiện pháp luật trong thời gian tới về kiểm soát ô
nhiễm nguồn nước ở Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: khóa luận tập trung nghiên cứu lý luận về pháp luật kiểm
soát ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam hiện nay và thực tiễn áp dụng các quy định
pháp luật về kiểm ô nhiễm nguồn nước tại địa bàn thành phố Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu: Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Luật bảo vệ môi trường,
Luật tài nguyên nước và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành… Giới hạn
nội dung phạm vi nghiên cứu trong lý luận về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước được
ghi nhận trong các văn bản pháp luật hiện hành ở Việt Nam. Giới hạn phạm vi thời
gian nghiên cứu là quá trình áp dụng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước
trên địa bàn Thành phố Hà Nội từ năm 2010 đến nay.
3
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
5. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài các phương pháp cơ bản được sử dụng trong việc nghiên cứu khoa học xã
hội nói chung như phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp trừu tượng hoá
khoa học.
Một số phương pháp chủ yếu như: phương pháp phân tích, đánh giá quy phạm,
tính tích cực và tiêu cực của các vấn đề liên quan đến pháp luật về kiểm soát ô
nhiễm nguồn nước; phương pháp phân loại trong việc nhận dạng các loại nguồn
nước, các loại vi phạm và hình thức xử phạt về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước…;
phương pháp so sánh để thấy được mặt lợi, mặt hạn chế của các quy phạm pháp
luật. Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp
liệt kê, tổng hợp, phương pháp mô tả, điển hình hóa… để đáp ứng yêu cầu phát
triển từ lý luận về pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước đến đi vào thực tiễn.
6. Bố cục nội dung của khóa luận
Khóa luận ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung gồm ba phần chính:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước
Chương 2: Thực trạng pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam và
thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước và
một số kiến nghị nâng cao hiệu quả thực thi trên địa bàn thành phố Hà Nội.
4
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
NGUỒN NƯỚC
1.1. Khái niệm và đặc điểm của nguồn nước
Nước là một thành phần môi trường vô cùng quan trọng mà tạo hóa ban tặng
cho thế giới bởi lẽ nó gắn liền với sự tồn tại, phát triển của con người cũng như sự
sống của mọi sinh vật trên Trái đất. Nước cũng là một dạng tài nguyên thiên nhiên
có những tính chất vật lý, hóa học, sinh học … riêng biệt, một dạng vật chất, năng
lượng, thông tin có giá trị tự thân, và tồn tại theo một quy luật tự nhiên nhất định.
Nước quyết định sự tồn tại của xã hội và có khả năng ảnh hưởng đến sự phát
triển của xã hội. Nước ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người từ sinh hoạt
cho đến đời sống sản xuất, thậm chí đến cả nền chính trị và kinh tế.
Thuật ngữ về tài nguyên nước được ghi nhận tại khoản 1, Điều 2, Luật Tài
nguyên nước năm 2012 như sau: “Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước
dưới đất, nước mưa và nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam”. Như vậy, định nghĩa được pháp luật quy định đã chỉ ra rằng, nước
là một loại tài nguyên, tài nguyên nước của một quốc gia là toàn bộ lượng nước có
trong lãnh thổ quốc gia đó mà con người có thể khai thác, sử dụng vì một mục đích
nhất định. Vì nước có vai trò rất lớn đối với cuộc sống con người, đặc biệt là có ảnh
hưởng lớn đến đời sống sản xuất, cùng với sự phát triển phức tạp của xã hội, các
quan hệ xã hội phát sinh liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Điều này
ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực đến nguồn tài nguyên nước nói chung và
nguồn nước nói riêng, đòi hỏi cần phải có pháp luật điều chỉnh quy định cụ thể liên
quan đến nguồn nước.
1.1.1. Khái niệm nguồn nước
Theo từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, nguồn nước là lượng nước mặt
của sông, suối, hồ ao và nước dưới đất có thể sử dụng được của một khu vực nào
đó. Đối với một khu vực lớn, một quốc gia, nguồn nước được giới hạn bởi đại lượng
dòng chảy năm trung bình nhiều năm của các sông, suối. Đối với các vùng nhỏ hơn,
các vùng kinh tế, nguồn nước phải tính đến lượng nước dưới đất và lượng nước của
hồ ao. Từ điển cũng ghi nhận thêm về khái niệm nguồn nước trong thủy lợi, khi
5
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
phân biệt khái niệm lượng nước trữ và nguồn nước. Theo đó, nguồn nước là lượng
nước dưới đất và nước mặt đảm bảo cho chu trình tuần hoàn nước; còn lượng nước
trữ là khối lượng chung của nước ngầm trong tầng đất giới hạn ở vùng (khu vực)
xem xét. Lưu lượng nước ngầm có thể đảm bảo cho yêu cầu dùng nước đủ tiêu
chuẩn chất lượng trong thời gian dài được gọi là nguồn nước ngầm để khai thác.
Theo góc độ pháp luật, khoản 2, Điều 2, Luật tài nguyên nước năm 2012 quy
định khái niệm nguồn nước là: “các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể
khai thác, sử dụng bao gồm sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các tầng
chứa nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác”. Như vậy,
pháp luật ghi nhận khái niệm nguồn nước chỉ các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc
nhân tạo có thể khai thác được như biển, sông, suối, ao, hồ, kênh, mương hoặc các
tầng chưa nước ở như nước ngầm, băng tuyết và các dạng tích tụ khác. Tùy theo đặc
điểm cũng như yêu cầu về khai thác, sử dụng, quản lý của từng loại nước mà có thể
chia nước thành các loại nước khác nhau, chẳng hạn như: nước mặt, nước dưới đất,
nguồn nước liên tỉnh, nguồn nước nội tỉnh, nguồn nước liên quốc gia…
Xét về mặt tự nhiên, nguồn nước có thể chia làm hai loại chính : nước mặt và
nước dưới đất. “Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo”
[21,Khoản 3, Điều 2]. Nước mặt có thể chia thành hai loại: nước mặt có dòng chảy
và nước mặt không có dòng chảy. Nước mặt có dòng chảy như sông, suối, có khả
năng tự làm sạch. Nước mặt không có dòng chảy như ao, hồ, thường có rong, rêu và
các thủy sinh vật sinh sống nên khả năng bị nhiễm bẩn cao. “Nước dưới đất là nước
tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất”[21, Khoản 4, Điều 2]. Các tầng dưới đất
có thể chia nguồn nước dựa theo đặc điểm cấu tạo và vị trí của các tầng mạch nước.
Nước ngầm mạch nông có khả năng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài nhiều
hơn nước tầng mạch sâu. Nhưng thông thường thì nguồn nước ở các tầng chứa nước
dưới đất chó chất lượng tương đối tốt. Luật Tài nguyên nước năm 2012 cũng dựa
vào sự phân chia các loại nguồn nước như để thể hiện các quy phạm pháp luật.
Xét về mặt phạm vi phân bố, nguồn nước được chia làm hai loại chủ yếu là:
nguồn nước liên tỉnh và nguồn nước nội tỉnh. Khoản 5, Điều 2, Luật Tài nguyên
nước năm 2012 quy định: “Nguồn nước liên tỉnh là nguồn nước phân bố trên địa
bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên”. Nguồn nước liên tỉnh có
khả năng gây ảnh hưởng lẫn nhau giữa đời sống sản xuất và sinh hoạt của các địa
6
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
bàn, đòi hỏi phải có những quy định để đảm bảo tính thống nhất và linh hoạt giữa
hoạt động kiểm soát ô nhiễm nguồn nước của các địa bàn có chung nguồn nước.
Nguồn nước nội tỉnh là “nguồn nước phân bố trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương” [21, Khoản 6, Điều 2], nghĩa là nguồn nước thuộc phạm vi quản
lý và khai thác của riêng một tỉnh hoặc một thành phố trực thuộc trung ương nào đó,
giúp cho việc quản lý riêng rẽ nguồn nước của địa phương được tập trung hơn. Việc
phân loại theo cách này ý nghĩa đối với việc khoanh vùng phạm vi quản lý, sử dụng,
khai thác nguồn nước một cách hiệu quả đối phù hợp với từng đơn vị địa phương
nhất định và phối hợp hài hòa với các địa phương khác trong công tác quản lý.
1.1.2. Đặc điểm của nguồn nước
Hiện nay, nguồn nước Việt Nam đang bị xâm hại khá nhiều từ nhiều nguyên
nhân khác nhau dẫn đến việc bảo vệ tài nguyên nước đang ngày càng trở nên cấp
thiết. Bảo vệ tài nguyên nước chính là bảo vệ sự sống còn và sự phát triển của con
người. Pháp luật chính là một công cụ đắc lực để thực hiện yêu cầu cấp thiết bảo vệ
tài nguyên nước trong đó có nhiệm vụ quan trọng đó là kiểm soát ô nhiễm nguồn
nước. Để làm được việc đó, về phương diện pháp luật cần xác định thấu đáo những
đặc điểm của nguồn nước để có hướng đi đúng trong xây dựng pháp luật về kiểm
soát ô nhiễm nguồn nước.
Thứ nhất là, nguồn nước không phải vô tận. Dựa vào tính tự làm mới và
chuyển hóa của nước mà con người nghĩ rằng nguồn nước là vô tận. Đó là suy nghĩa
hoàn toàn sai lầm. Nước có mặt trrong mọi mặt của đời sống vì thế nước càng dễ bị
làm ô nhiễm. Hiện nay, nguồn nước đang bị suy thoái rất nhiều do các hoạt động
sản xuất và sinh hoạt cuẩ con người. Nước không có đủ thời gian để tự làm sạch cho
dù con người có tác động vào quá trình tuần hoàn của nước hoặc tác động vào quá
trình tự làm sạch của nước vẫn không thể đáp ứng đủ nhu cầu về chất lượng nguồn
nước của chính con người. Chính vì thế pháp luật phải có những tác động, bắt buộc
con người phải có những hành động cụ thể, phải tuân thủ để kiểm soát được ô
nhiễm nguồn nước. Chẳng hạn như việc quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm
quyền của các cơ quan quản lý; cơ chế kiểm soát nguồn nước sao cho phù hợp với
tình hình của từng địa phương…
Thứ hai, nguồn nước là dung môi hòa tan nhiều chất. Xuất phát từ tính chất
vật lý và hóa học của nước mà nước là dung môi có thể hòa tan nhiều chất, cũng
7
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
chính là nguyên nhân khiến nước dễ bị “tổn thương”. Từ đó phát sinh ra vấn đề chất
thải nguy hại hoặc những chất độc hại khác có thể dễ dàng hòa tan trong nước và
“lây lan” giữa các nguồn nước với nhau. Muốn kiểm soát được ô nhiễm nguồn nước
cần kiểm soát ngay từ những nguồn có thể làm “bẩn” nước, đòi hỏi pháp luật nên
xét đến những nguồn khác nhau gây hại cho nước nhất là trong vấn đề liên quan đến
chế tài xử phạt các hành vi gây ô nhiễm nguồn nước.
Thứ ba, nguồn nước tồn tại ở mọi nơi. Tức là nước có mặt trên cả mặt đất,
trong lòng đất và cả bầu khí quyển. Chính vì thế việc kiểm soát ô nhiễm nguồn
nước đòi hỏi phải toàn diện ở nhiều dạng khác nhau. Thậm chí các loại thiên tai như
bão, lũ lụt, hạn hán cũng là một phần gây nên ô nhiễm nguồn nước, cần được quan
tâm để bảo vệ lợi ích của con người.
Thứ tư là nước có khả năng luân chuyển. Mặc dù định nghĩa về nguồn nước
chỉ ra rằng, nguồn nước là các loại nước đã “tích tụ”, tuy nhiên từ “tích tụ” không
có nghĩa là nước tập trung lại một vị trí cố định mà chỉ là khả năng tập hợp của
nước. Nước có khả năng tích tụ lại với nhau nhưng lượng nước đó hoàn toàn có khả
năng luân chuyển đi nơi khác thông qua nhiều quá trình khác nhau như chảy trôi,
quá trình tuần hoàn của nước… Vì thế kiểm soát ô nhiễm nguồn nước không chỉ là
trách nhiệm của riêng một đơn vị địa lý cố định nào cả mà phải là sự chung tay, góp
sức của nhiều chủ thể, của các địa phương với nhau. Từ đó cũng đặt ra vấn đề cho
pháp luật làm sao để có thể kiểm soát hài hòa hoạt động giữa các cơ quan nhà nước
với nhau, và giữa các cơ quan nhà nước ở các địa phương khác nhau để việc kiểm
soát ô nhiễm nguồn nước đạt được hiệu quả cao.
1.2. Khái niệm, đặc điểm và nguyên nhân của ô nhiễm nguồn nước
Ô nhiễm nguồn nước là vấn đề môi trường được cả nhân loại quan tâm vì nó
ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống, đời sống sinh hoạt và đời sống sản xuất của con
người. Ô nhiễm nguồn nước cũng là một vấn đề khá phức tạp, vì có nhiều nguyên
nhân cũng như nhiều dạng ô nhiễm mà có thể con người cũng chưa thể nắm rõ hết
tất cả. Pháp luật dựa vào những khái niệm, đặc điểm , từ cái cốt lõi của vấn đề để
đưa ra được những quy định phù hợp, bao quát được hết những khía cạnh mà ô
nhiễm nguồn nước đưa ra.
1.2.1. Khái niệm ô nhiễm nguồn nước
Ô nhiễm môi trường là “sự biến đổi của các thành phần môi trường không
8
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh
hưởng xấu đến con người và sinh vật”[23]. Nước là một thành phần của môi trường,
xuất phát trên quan điểm của định nghĩa trên, pháp luật điều chỉnh riêng về tài
nguyên nước đã đưa ra khái niệm về ô nhiễm nguồn nước.
Hiến chương Châu Âu đã ghi nhận: “Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung
do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho
con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật
nuôi và các loài hoang dã”. Theo khoản 14, Điều 2, Luật Tài nguyên nước năm
2012, khái niệm về ô nhiễm nguồn nước được quy định như sau: “Ô nhiễm nguồn
nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và thành phần sinh học của
nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép, gây ảnh hưởng
xấu đến con người và sinh vật”. Như vậy định nghĩa của hiến chương châu Âu chưa
nêu ra cụ thể sự biến đổi trong đất là gì và cơ sở xác định ô nhiễm là gì, chỉ quy
định chung là “làm nhiễm bẩn nước” và “gây nguy hiểm”. Khác với “suy thoái”
nguồn nước (sự suy giảm về số lượng, chất lượng nguồn nước so với trạng thái tự
nhiên hoặc so với trạng thái của nguồn nước đã được quan trắc trong các thời kỳ
trước đó [21khoản 15, Điều 2]), là khái niệm thiên về sự thay đổi về số lượng, chất
lượng nước so với thời kỳ trước đó, tức là lấy lượng và chất của nước ở một thời kỳ
trước đó làm cơ sở xác định, thì ô nhiễm nguồn nước là sự thay đổi thiên về tính
chất của nước, như tính vật lý, hóa học, thành phần sinh học và lấy tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật cho phép để làm cơ sở nhận định ô nhiễm. Bên cạnh đó về khía cạnh
biểu hiện nhận biết, ô nhiễm nguồn nước thể hiện tác động xấu của nó đến con
người và sinh vật.
Ô nhiễm nguồn nước có thể dựa vào các tiêu chí khác nhau để phân loại.
Dựa vào tiêu chí nguồn gốc, có thể chia ô nhiễm nguồn nước thành hai loại: ô
nhiễm tự nhiên và ô nhiễm nhân tạo. Ô nhiễm tự nhiên có thể xuất phát mưa, tuyết
tan, lũ lụt…đưa vào môi trường những chất thải bẩn, các vi sinh vật có hại… Ô
nhiễm nhân tạo là quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các
chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp…vào môi trường nước. Theo tiêu chí
bản chất ô nhiễm, có thể phân ra thành: ô nhiễm vô cơ, ô nhiềm hữu cơ, ô nhiễm
hóa chất, ô nhiễm sinh học… Hiện nay pháp luật cũng dựa vào những tiêu chí phân
loại này để quy định các tiêu chuẩn, quy chuẩn và các biện pháp xử phạt.
9
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.2.2. Đặc điểm của ô nhiễm nguồn nước
Xuất phát từ khái niệm về ô nhiễm nguồn nước và đặc trưng của nguồn nước,
ô nhiễm nguồn nước có những đặc điểm riêng biệt so với các ô nhiễm khác. Sau đây
là hai đặc điểm nổi bật nhất về ô nhiễm nguồn nước:
Một là, ô nhiễm nguồn nước có tính tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng
lớn. Nước có mặt ở mọi nơi trên Trái đất và là nền tảng cấu trúc nên tế bào sống,
nước len lỏi ở khắp mọi nơi và dễ dàng luân chuyển sang nơi khác. Các nguồn nước
không có nguồn nào là hoàn toàn riêng biệt, chúng có liên hệ đến nhau. Chẳng hạn
như nước ao, hồ nếu chỉ nhìn vào tính chất của nó bên ngoài sẽ thấy tính luân
chuyển của nước thấp, tính ổn định cao; nhưng bên trong đó, quá trình nước xâm
nhập vào đất, ngấm qua các tầng đất xuống tầng nước ngầm hay quá trình bốc hơi
ngưng đọng bên trên tầng khí quyển vẫn luôn luôn diễn ra. Chính vì xuất phát từ
tính luân chuyển của nước mà ô nhiễm nguồn nước rất dễ lây lan từ nguồn nước này
sang nguồn nước khác. Khi đã lây lan ô nhiễm thì quy mô ảnh hưởng trở nên lớn
hơn rất nhiều, vì quá trình lây lan sẽ luôn luôn diễn ra. Chẳng hạn như sự cố môi
trường ở các tỉnh miền Trung nước ta xảy ra vào tháng 4 năm 2016 là một ví dụ
điển hình cho sự tốc độ lan truyền của ô nhiễm nguồn nước. Hiện tượng hải sản chết
bất thường bắt đầu xuất hiện tại Hà Tĩnh vào ngày 6/4/2016, sau đó lần lượt xuất
hiện tại các tỉnh: Quảng Bình (10/4/2016), Thừa Thiên - Huế (15/4/2016), Quảng
Trị (16/4/2016) do nguồn nước bị ô nhiễm từ việc xả thải chất thải chứa độc tố của
công ty Formosa Hà Tĩnh. Tốc độ lan truyền ô nhiễm quá nhanh đã làm cho bốn
tỉnh dọc ven biển miền Trung nước ta chịu nhiều thiệt hại nặng nề.
Hai là, ô nhiễm nguồn nước phức tạp với nhiều tác nhân. Từ các tính chất
đặc trưng của nguồn nước để thay đổi mô hình, tính chất vật lý , hóa học sinh học ,
của nước có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Tốc độ lây lan cao cũng là trở
ngại để xác định tác nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước. Để pháp luật thực hiện tốt vai
trò kiểm soát ô nhiễm nguồn nước cần làm tốt công tác xác đinh tác nhân gây ô
nhiễm nguồn nước và dựa vào đó để có những quy định hợp lý. Kiểm soát từ tác
nhân gây ô nhiễm là một hướng đi đúng và hiệu quả, tránh để xảy ra tình trạng lây
lan ô nhiễm rồi mới có những biện pháp xử lý. Ngoài ra do tính phức tạp của ô
nhiễm nguồn nước các quy chế về xử phạt cũng khá rắc rối và chưa bao quát đủ các
nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nguồn nước.
10
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.2.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước
Hiện nay có nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nguồn nước, nguyên nhân
tự nhiên hoặc nguyên nhân nhân tạo. Tuy nhiên nguyên nhân xuất phát từ các hoạt
động của con người vẫn là nguyên nhân chủ yếu tác động xấu đến tài nguyên nước,
dẫn tới cần phải có các biện pháp để kiểm soát ô nhiễm nguồn nước
Thứ nhất về nguyên nhân tự nhiên: Bất cứ một hiện tượng nào làm giảm chất
lượng nước đều bị coi là nguyên nhân gây ô nhiễm nước.Ô nhiễm nước do mưa,
tuyết tan, lũ lụt, gió bão… hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả
xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành
chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô
nhiễm, hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn. Lụt lội có thể làm nước mất sự
trong sạch, khuấy động những chất dơ trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều
chất thải độc hại từ nơi đổ rác, và cuốn theo các loại hoá chất trước đây đã được cất
giữ. Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hoá chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ hoặc
do các tác nhân độc hại ở các khu phế thải. Công nhân thu dọn lân cận các công
trường kỹ nghệ bị lụt có thể bị tác hại bởi nước ô nhiễm hoá chất. Ô nhiễm nước do
các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt,...) có thể rất nghiêm trọng, nhưng
không thường xuyên, và không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng
nước toàn cầu. Sự suy giảm chất lượng nước có thể do đặc tính địa chất của nguồn
nước ví dụ như: nước trên đất phèn thường chứa nhiều sắt, nhôm. nước lấy từ lòng
đất thường chứa nhiều canxi… Ngoài ra, biến đổi khí hậu toàn cầu cũng là một
trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.
Thứ hai về nguyên nhân nhân tạo. Hoạt động sản xuất kinh doanh của con
người cần tập trung với lưu lượng lớn. Đặc biệt sản xuất công nghiệp thải ra nguồn
nước (trực tiếp hoặc gián tiếp) lượng lớn chất thải công nghiệp. Lượng nước thải
này chưa qua xử lý hoặc đã quy xử lý những chưa đạt tiêu chuẩn có thể được thải
trực tiếp vào các vùng nước mặt hoặc thấm từ vùng nước mặt xuống nước ngầm.
Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn tới ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam hiện nay.
Ở Việt Nam với mức tăng dân số nhanh chóng đã đưa nước ta vào hàng thứ
14[39] trong các quốc gia có dân số đông nhất Thế giới. Trong vòng hơn 50 năm
gần đây (1980- 2018), dân số nước ta tăng gần gấp đôi lần từ 54.372.518 người lên
95.563.102 người[39]. Dân số tăng nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt và phát triển
kinh tế tăng lên, các nguồn thải tăng, sự ô nhiễm môi trường nước cũng tăng lên.
11
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Sinh hoạt của con người cũng tác nhân lớn gây ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt
là nguồn nước ở các đô thị. Nước thải sinh hoạt là nước thải phát sinh từ các hộ gia
đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình
sinh hoạt, vệ sinh của con người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các
chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh
dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn[34]. Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước
thải cũng như tải lượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là
khác nhau. Quá trình sản xuất nông nghiệp như sử dụng thuốc trừ sâu không đúng
quy trình, các loại phân bón hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật tràn lan khiến các hóa
chất bị tồn dư sẽ ngấm xuống nước ngầm, cũng làm nguồn nước bị ảnh hưởng.
Trên đây là những tác nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước. Với tốc độ gia
tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp ồ ạt như hiện nay, nguồn nước đang
đứng trước những nguy cơ rất lớn của ô nhiễm nặng nề. Hậu quả chung của tình
trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mạn tính liên quan đến ô
nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày càng tăng. Người dân
sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại bệnh tình nghi là do
dùng nước bẩn trong mọi sinh hoạt. Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất
lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản…Tác hại của ô
nhiễm nguồn nước là khôn lường, trong cả đời sống sinh hoạt, sản xuất của con
người; thậm chí là chính sự sống của con người và các loài sinh vật khác. Xuất phát
từ những đòi hỏi khác quan của thực tiễn đời sống xã hội, cùng với những ưu thế
đặc biệt của một công cụ pháp lý mà các công cụ khác không có được, pháp luật
phải thể hiện được vai trò, sức mạnh của mình trong việc điều chỉnh các quan hệ xã
hội liên quan đến kiểm soát ô nhiễm nguồn nước. Pháp luật về kiểm soát nguồn
nước sẽ là cơ sở pháp lý, là tiền đề cho mọi hoạt động kiểm soát ô nhiễm nguồn
nước; là công cụ đắc lực giúp cho hoạt động kiểm soát ô nhiễm nguồn nước có được
hiệu quả tốt hơn.
1.3. Khái niệm, đặc điểm, vai trò và nguyên tắc của pháp luật kiểm soát ô
nhiễm nguồn nước
1.3.1. Khái niệm pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước
Bảo vệ môi trường luôn là vấn đề sống còn, là vấn đề ảnh hưởng đến mọi
mặt đời sống xã hội của mỗi quốc gia.Với những đặc điểm riêng có của mình, pháp
12
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
luật giúp triển khai những chủ trương, chính sách của nhà nước một cách nhanh,
đồng bộ và hiệu quả nhất. Pháp luật cũng chính là tiếng nói của nhân dân thông qua
quyền và nghĩa vụ của mình. Pháp luật thể hiện vai trò của mình trong việc quy định
các hành vi xử sự đúng đắn, có lợi cho việc kiểm soát và phát triển nguồn nước
đồng thời thể hiện tính răn đe bằng những biện pháp, chế tài xử phạt những hành vi
gây hại cho nguồn nước, vi phạm quá trình kiểm soát ô nhiễm nguồn nước. Pháp
luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước đặt ra những chuẩn mực xử sự, quy định những
hành vi được phép hay không được phép đối với nguồn nước, đồng thời đưa ra các
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để kiểm soát nguồn nước gắn với các hoạt động
kiểm soát nguồn nước riêng biệt của từng chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về
kiểm soát ô nhiễm nguồn nước. Sau đó, đưa ra những quy định về xử lý vi phạm
liên quan đến ô nhiễm nguồn nước để một lần nữa thể hiện tính cưỡng chế, răn đe
của pháp luật đối với những hành vi gây hại cho đời sống xã hội.
Như vậy, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước là tổng thể các quy
phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội liên quan đến kiểm soát ô nhiễm
nguồn nước, cụ thể là điều chỉnh hoạt động của các cơ quan nhà nước cũng như các
tổ chức, cá nhân nhằm kiểm soát ô nhiễm nguồn nước, tránh những tác động tiêu
cực mà các hoạt động của con người có thể gây hại đến nguồn nước. Bao gồm
những quy định về chủ thể tham gia quan hệ pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn
nước, các quy định liên quan đến cấp , thu hồi giấy phép tài nguyên nước; quy
hoạch nguồn nước và các quy điịnh liên quan đến xử lý vi phạm pháp luật về kiểm
soát ô nhiễm nguồn nước.
1.3.2. Đặc điểm pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước
Công tác bảo vệ môi trường nói chung và công tác kiểm soát ô nhiễm nguồn
nước nói riêng đạt được những bước tiến đáng kể trong thời gian gần đây. Trong đó
có sự đóng góp đắc lực của công cụ pháp luật. Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm
nguồn nước đã thể hiện được những đặc trưng riêng có của mình so với các ngành
luật khác, ngày càng thể hiện vị trí độc lập của mình và vai trò hữu hiệu trong kiểm
soát ô nhiễm nguồn nước. Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước nổi bật
những đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước là công cụ định hướng xử
sự của con người trong quan hệ với môi trường nói chung và nguồn nước nói riêng.
13
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Ví dụ như thông qua các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về nguồn nước để khoanh
vùng giới hạn hành vi của các chủ thể. Đồng thời, pháp luật đưa ra những quy định
về quy hoạch, kế hoạch kiểm soát nguồn nước, góp phần định hướng hoạt động
kiểm soát nguồn nước lâu dài và có tính chiến lược hơn.
Thứ hai, pháp luật kiểm soát nguồn nước quy định rõ chức năng, nhiệm vụ
quyền hạn cụ thể của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để kiểm soát ô nhiễm
nguồn nước. Pháp luật có tính bắt buộc chung, tính xã hội và tính quy phạm phổ
biến được đảm bảo thực hiện bởi các biện pháp cưỡng chế của nhà nước. Sở dĩ
.pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước có hiệu quả hơn một các biện pháp khác
bởi lẽ nó đã quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền, cũng như các tổ chức cá nhân trong việc kiểm soát ô nhiễm nguồn nước.
Đặc biệt là việc đề cao sự vào cuộc, kiểm soát của các cơ quan nhà nước, như định
kỳ đánh giá tình hình môi trường nước, xây dựng kế hoạch bảo vệ nguồn nước…,
sẽ giúp ích rất lớn trong việc kiểm soát được hiệu quả và có răn đe cao hơn…
Thứ ba, pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước có tính bắt buộc các chủ thể
phải thực hiện các nghĩa vụ của mình rất cao. Bên cạnh những quy phạm đề ra cách
thức xử sự và nghĩa vụ của các chủ thể chung, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm
nguồn nước còn quy định những chế tài phát hiện hành vi vi phạm và chế tài xử
phạt những vi phạm liên quan đến kiểm soát ô nhiễm nguồn nước. Các chế tài về
hành chính, dân sự, hình sự… được áp dụng trong từng hành vi vi phạm cụ thể, để
công cụ pháp luật về kiểm soát nguồn nước thể hiện được sức mạnh của mình.
1.3.3. Vai trò của pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước
Pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội, đảm bảo cho
sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội. Pháp luật không chỉ là một công cụ hữu
hiệu của nhà nước mà còn tạo môi trường thuận lợi để phát triển ý thức đạo đức của
con người. Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ngày càng khẳng định được
vai trò của mình trong trong hệ thống pháp luật về môi trường. Ý nghĩa và vai trò
của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước được thể hiện như sau:
Một là, pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước tạo thành khung pháp lý
quy định quy tắc xử sự của con người khi tác động đến nguồn nước. Trong đời
sống, có rất nhiều hoạt động của con người tác động vào môi trường nước. Các hoạt
động đó diễn ra liên tục và dưới nhiều hình thức khác nhau đòi hỏi pháp luật phải có
14
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
những quy định về cách xử sự của con người với nguồn nước. Con người với vai trò
là chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật với nguồn nước cần biết điều chỉnh hành
vi của mình theo các quy định của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước.
Pháp luật thông qua các công cụ chẳng hạn như các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
về nước để quy định mức, điều kiện chất thải mà con người có thể xả thải ra nguồn
nước. Cũng nhờ có các quy chuẩn làm cơ sở để pháp luật truy cứu trách nhiệm pháp
lý của các chủ thể vi phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước. Pháp luật
cũng quy định về các hành vi của con người với từng loại nước (nước mặt, nước
ngầm…), bắt buộc con người phải tuân thủ và điều chỉnh chặt chẽ hành vi của mình
theo hướng có lợi cho nguồn nước, tất cả vì mục đích chung là bảo vệ được nguồn
nước khỏi ô nhiễm, cũng chính là bảo vệ chính cuộc sống, sự sống của con người.
Hai là, pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước quy định nghĩa vụ của các
cơ quan nhà nước trong việc kiểm soát ô nhiễm nguồn nước. Mặc dù, kiểm soát ô
nhiễm nguồn nước là nghĩa vụ của tất cả mọi người, cần có sự chung tay, góp sức
của cộng đồng, thế nhưng nhà nước lại đóng vai trò vô cùng quan trọng và nổi bật
hơn cả trong việc kiểm soát ô nhiễm nguồn nước. Nhà nước sử dụng công cụ đắc
lực của mình đó là pháp luật để thực hiện tốt vai trò đó. Chính vì thế, pháp luật kiểm
soát ô nhiễm nguồn nước quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ
quan quản lý nhà nước. Cơ quan nhà nước sẽ có trách nhiệm với từng hoạt động
kiểm soát khác nhau, điều hòa hoạt động của các cơ quan nhà nước với nhau, đảm
bảo sư phối hợp hài hòa và có hiệu quả trong công tác kiểm soát ô nhiễm nguồn
nước. Thực tế đã khẳng định tính tất yếu của các cơ quan nhà nước trong mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội. Cơ quan nhà nước lấy cơ sở là quy định pháp luật để có
quyền thực hiện các hoạt động kiểm soát nguồn nước trê thực tế. Trong quá trình
kiểm soát ô nhiễm nguồn nước, cơ quan nhà nước sẽ phát hiện ra nhiều sai phạm.
Pháp luật cũng có những quy định về xử lý vi phạm trong lĩnh vực kiểm soát ô
nhiễm nguồn nước, để tạo cơ sở cho các cơ quan nhà nước thực thi những biện pháp
được pháp luật quy định. Chẳng hạn như quy định chắc năng quyền hạn của Sở tài
nguyễn và môi trường, các chi cục bảo vệ môi trường… sau đó sở tài nguyên dựa
vào những quy định trong luật, phối kết hợp với các chi cục và các địa phương tổ
chức kiểm soát ô nhiễm nguồn nước theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn … do pháp luật
đặt ra, rà soát những vi phạm pháp luật tại địa phương và có những chế tài thích hợp
15
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
để răn đe. Nhờ có sự quy định nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của các cơ quan nhà
nước mà ý thức bảo vệ môi trường của cấp lãnh đạo cũng như đội ngũ nhân viên
các cơ quan kiểm soát được nâng cao hơn rất nhiều. Vì ý thức được trách nhiệm
tiên phong của mình, các cơ quan nhà nước sẽ thực hiện tốt hơn các hoạt động kiểm
soát ô nhiễm nguồn nước.
Ba là, pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước có ràng buộc các chủ thể
phải thực hiện những yêu cầu của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước. Các
chủ thể, nhất là các tổ chức, cá nhân, mặc dù nắm rõ trách nhiệm của mình với hoạt
động bảo vệ môi trường nói chung và với nguồn nước nói riêng nhưng có thể vì một
lý do nào đó chẳng hạn như lợi nhuận, các chủ thể sẵn sàng lờ đi trách nhiệm của
mình. Nhất là khi kiểm soát nguồn nước là một công việc chung mà không có lợi
ích cá nhân ở đó nên việc coi như mặc kệ trách nhiệm bảo vệ môi trường là điều
thường xuyên xảy ra trong đời sống xã hội. Một khi pháp luật đã quy định rõ nghĩa
vụ mà họ phải thực hiện và có các chế tài xử phạt để cảnh tỉnh họ thì hành vi của
các chủ thể sẽ đúng đắn hơn. Đây không chỉ đơn thuần là các biện pháp ngăn ngừa,
giáo dục chủ thể vi phạm mà còn mang tính răn đe để họ phát huy trách nhiệm và ý
thức của mỗi cá nhân.
Bốn là, việc duy trì và phát triển pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước
giúp đảm bảo sự phát triển của xã hội. Nguồn nước là nguồn sống của các tế bào xã
hội. Việc kiểm soát ô nhiễm nguồn nước đối với bất kì quốc gia nào cũng là nhiệm
vụ được ưu tiên. Điều này càng cần thiết hơn trong bối cảnh các nước đang phát
triển như nước ta đẩy mạnh phát triển công nghiệp và các ngành ứng dụng khoa học
kỹ thuật hiện đại. Đời sống con người ngày càng được nâng cao, nhưng ý thức về
bảo vệ môi trường nói chung và nguồn nước nói riêng chưa thực sự tốt. Nhiều tổ
chức, cá nhân thậm chí là cơ quan quản lý nhà nước vẫn còn coi trọng lợi ích riêng
mà lơ là lợi ích chung của toàn xã hội. Tất cả những điều trên tác động rất xấu tới
nguồn nước, đòi hỏi pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước phải luôn duy trì
vai trò của mình trong đời sống xã hội. Bên cạnh đó, pháp luật cũng phải luôn luôn
vận động, đổi mới để ứng phó với những diễn biến mới có thể xảy ra và bù lấp
những lỗ hổng còn thiếu sót, để điều chỉnh hành vi của xã hội tốt hơn vì lợi ích của
chính xã hội, vì chính sự phát triển của toàn xã hội.
Nhờ những vai trò và đóng góp quan trọng của pháp luật kiểm soát ô nhiễm
16
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
nguồn nước mà các hoạt động kiểm soát ô nhiễm nguồn nước đã có những bước
tiến mới. Xã hội từ các cơ quan nhà nước cho tới các tổ chức, cá nhân ngày càng ý
thức hơn nghĩa vụ của mình trong việc làm thế nào để nguồn nước tránh khỏi những
tác hại xấu do chính con người gây ra. Một khi con người đã có ý thức và biến ý
thức thành hành động được thực hiện theo sự điều chỉnh hành vi của pháp luật, sẽ
giúp cho đích đến của ý thức là cái đích tốt đẹp nhất.
1.3.4. Nguyên tắc của pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước
Hiện nay, có nhiều văn bản pháp pháp luật thể hiện nguyên tắc của pháp luật
kiểm soát ô nhiễm nguồn nước, tuy nhiên vẫn chưa có quy định cụ thể nào về
nguyên tắc của kiểm soát ô nhiễm nguồn nước. Nổi bật lên trong hệ thống pháp luật
kiểm soát ô nhiễm nguồn nước là một số nguyên tắc cơ bản sau:
Nguyên tắc công bằng trách nhiệm giữa cơ quan quản lý nhà nước và các tổ
chức, cá nhân. Mỗi chủ thể trong quan hệ pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn
nước cần được quy định nghĩa vụ theo nguyên tắc công bằng. Vì kiểm soát ô nhiễm
nguồn nước là một công việc chung cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các chủ
thể. Không chủ thể nào phải chịu nhiều nghĩa vụ để thực hiện một công việc chung
thay cho chủ thể khác. Mỗi chủ thể phải có những nghĩa vụ khác nhau phù hợp với
từng chủ thể khác nhau, đồng thời các chủ thể phải có mỗi quan hệ chặt chẽ với
nhau để hoàn thành tốt những nghĩa vụ mà pháp luật quy định.
Nguyên tắc đảm bảo chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia, công bằng, hợp lý
trong kiểm soát ô nhiễm nguồn nước. Nguyên tắc này phần nào được ghi nhận tại
khoản 9, Điều 3, Luật tài nguyên nước năm 2012. Nguồn nước không chỉ tồn tại
trong lãnh thổ mỗi quốc gia, nhờ tính luân chuyển của nguồn nước mà nhiều nguồn
nước có thể liên quan từ quốc gia này đến các quốc gia khác. Chẳng hạn các quốc
gia có nguồn nước ở đầu nguồn hoặc thượng lưu các con sông có thể có những
chính sách về nguồn nước ảnh hưởng đến các quốc gia ở hạ lưu sông. Chính vì thế
nguyên tắc bảo đảm chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia là nguyên tắc quan trọng,
bên cạnh đó cũng cần đảm bảo công bằng, hợp lý khi kiểm soát nguồn nước để hài
hòa lợi ích của các quốc gia có nguồn nước liên quốc gia với nhau. Từ đó, thúc đẩy
quan hệ hợp tác, phát triển cùng có lợi về nhiều mặt kinh tế, chính trị, văn hóa của
các quốc gia có chung nguồn nước.
17
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Nguyên tắc kiểm soát nguồn nước lấy “phòng ngừa” là chính. Trong các hoạt
động kiểm soát nguồn nước, luôn ưu tiên công đoạn “phòng ngừa” là nguyên tắc
đầu tiên. Nó được thể hiện ở chỗ, pháp luật kiểm soát nguồn nước đã quy định
nghĩa vụ của nhà nước và các tổ chức cá nhân dựa trên mục tiêu phòng ngừa ô
nhiễm nguồn nước là cái chính yếu, chứ không phải chỉ quy định chế tài xử lý vi
phạm sau khi đã có vi phạm về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước dẫn đến ô nhiễm
nguồn nước.
Nguyên tắc lấy nguồn nước và bảo vệ nguồn nước gắn liền với các mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Với bất kì một quy hoạch, kế hoạch
nào liên quan đến phát triển các lĩnh vực trong đời sống xã hội đều cần lấy việc bảo
vệ nguồn nước làm cơ sở để xây dựng. Chẳng hạn như quy hoạch đô thị ven sông
cần đảm bảo duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông, không vượt quá ngưỡng khai thác
đối với các tầng chứa nước và có các biện pháp bảo đảm đời sống khu dân cư
[20,Khoản 8, Điều 3]; hay theo khoản 6, Điều 6, Luật quy hoạch đô thị năm 2009,
quy định nội dung quy hoạch hạ tầng đô thị như sau: “Đáp ứng nhu cầu sử dụng nhà
ở, công trình y tế, giáo dục, văn hoá, thể thao, thương mại, công viên, cây xanh, mặt
nước và công trình hạ tầng xã hội khác”. Như vậy, các lĩnh vực phát triển của xã hội
cần lấy kiểm soát ô nhiễm nguồn nước nói riêng và bảo vệ nguồn nước nói chung ra
làm cơ sở, mục tiêu để xây dựng các nội dung, các kế hoạch để phát triển để đảm
bảo công tác kiểm soát nguồn nước được sâu rộng và đồng bộ.
1.4. Pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ở một số quốc gia trên thế giới
Vấn đề bảo môi trường liên quan đến nguồn nước giờ đây không còn là vấn
đề riêng của mỗi quốc gia mà là vấn đề được cả thế giới quan tâm, đặc biệt là các
quốc gia trong khu vực với nhau, các quốc gia láng giềng càng quan tâm học hỏi,
chia sẻ kinh nghiệm với nhau để bảo vệ tốt nguồn nước liên quốc gia và tài nguyên
nước của thế giới nói chung. Hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đã xây dựng cho
mình một luật riêng về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước. Cho đến nay, Việt Nam vẫn
chưa có văn bản pháp luật riêng của quốc gia về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước mà
hệ thông quy phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước vẫn được quy định
riêng lẻ ở một số Luật như Luật bảo vệ môi trường (2014), Luật Tài nguyên nước
(2012), Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (2006), Luật thủy lợi (2017)… và
một số Nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành.
18
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Một số quốc gia trên thế giới hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề về ô
nhiễm nguồn nước vô cùng lớn. Tiêu biểu có thể kể đến Hà Lan- một quốc gia có
mật độ dân số khá cao nhưng với gần 2/3 diện tích lãnh thổ nằm dưới mực nước
biển. Hà Lan chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ biến đổi khí hậu khiến nguồn nước quốc
gia này bị ô nhiễm rất lớn từ nguyên nhân tự nhiên. Chính vì thế hoạt động kiểm
soát ô nhiễm nguồn nước ở Hà Lan thể hiện rõ vai trò sống còn và ảnh hưởng quyết
định đến sự phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia này.
Về quy định cơ quan có thẩm quyền kiểm soát nguồn nước. Ở Hà Lan các ủy
ban về nước (water board) - một thể chế bao gồm chính quyền địa phương, các cơ
quan chuyên môn và các tổ chức đại diện cho người dân trên địa bàn cả về quyền
lợi và nghĩa vụ… đã có từ 700 năm nay, và hiện nay, số lượng ủy ban chỉ còn lại 27,
nhằm tăng cường về nguồn lực và sự phối hợp được nhanh chóng và tập trung hơn.
Trong phạm vi địa bàn của mình, ủy ban về nước có các trách nhiệm: (a) quản lý và
bảo trì các công trình có tác động đối với dòng chảy của nước như đê, giồng, bến
cảng; (b) quản lý và bảo trì các thủy lộ; bảo trì một mực nước thích hợp trong các
polder và các thủy lộ; (c) bảo trì chất lượng nước mặt thông qua việc xử lý nước
thải. Tuy nhiên, ủy ban về nước không phụ trách việc cung cấp nước sạch và cũng
không phải là cơ quan dịch vụ công ích [37].
Ngoài ra, Hà Lan còn thành lập các ủy ban châu thổ (Delta commissie) có
chức năng tư vấn cho cả nước và tầm nhìn dài hạn cho Chính phủ trong việc phát
triển các vùng ven biển và vùng thấp, hạn chế ô nhiễm nguồn nước ngầm do xâm
nhập mặn. Như vậy, Hà Lan có các cơ quan riêng biệt không chia theo cấp mà thành
lập thành từng ủy ban khác nhau, mỗi ủy ban về nước có lĩnh vực quản lý và kiểm
soát riêng biệt. Ngoài ra, điểm hay ở quy định thẩm quyền quản lý và kiểm soát ô
nhiễm nguồn nước ở Hà Lan là ủy ban về nước sẽ có một thành phần là tổ chức đại
diện người dân trên địa bàn cả về quyền lợi và nghĩa vụ. Điều nay làm tăng tính
phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và người dân trong công tác
chung bảo vệ nguồn nước. Đồng thời các ủy ban chuyên trách về tư vấn riêng, có
khả năng tư vấn trên phạm vi cả nước, tạo ra tính mở và tính linh hoạt, chủ động
cho các chủ thể thực hiện nghĩa vụ của mình đối với nguồn nước.
Pháp luật Singapore, cũng quy định đạo luật riêng về kiểm soát ô nhiễm môi
trường. Đạo luật này điều chỉnh các vấn đề liên quan đến việc kiểm soát ô nhiễm
19
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
môi trường và các hoạt động có mục đích liên quan đến việc kiểm soát ô nhiễm môi
trường[35]. Pháp luật Singapore trao quyền lớn cho nhà nước can thiệp vào việc ra
quyết định của danh nghiệp và người dân. Công cụ cấp phép được sử dụng rất phổ
biến. Luật quản lý và Bảo vệ môi trường cho phép cơ quan nhà nước có quyền yêu
cầu bất kỳ chủ dự án nào cũng phải làm báo cáo đánh giá tác động môi trường và
được cơ quan này phê duyệt trước khi quy hoạch dự án[14]. Việc cấp giấy phép và
giấy chứng nhận thuộc thẩm quyền của Bộ Môi trường nhằm đảm bảo kiểm soát và
quản lý chặt chẽ các hoạt động có khả năng tác động có hại tới môi trường. Cụ thể
là trước khi một hoạt động được phép tiến hành, Bộ Môi trường phải đảm bảo là
hoạt động đó sẽ không gây ra tác hại gì cho môi trường[34]. Về vấn đề xử lý vi
phạm liên quan đến kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ở Singapore. Tùy vào mức độ vi
phạm khác nhau, pháp luật về bảo vệ môi trường ở Singapore ngoài quy định các
biện pháp giáo dục, thì các biện pháp mang tính cưỡng chế là không thể thiếu từ
biện pháp hình sự đến biện pháp hành chính và dân sự. Về vấn đề hình phạt cũng
được quy định khá đa dạng. Pháp luật môi trường Singapore lấy chế tài hình sự là
công cụ cơ bản để thực thi, biện pháp này được áp dụng đối với người bị kết án phạt
tiền, phạt tù, bắt bồi thường và đối với những vi phạm nhỏ thì phạt cải tạo lao động
bắt buộc (chỉ áp dụng với những bị cáo đủ 16 tuổi trở lên và đủ tiêu chuẩn y tế).
Chẳng hạn như về biện pháp xử lý hình sự, hình thức phạt tiền được coi là hình phạt
phổ biến và hữu hiệu nhất. Đối với các hành vi vi phạm nghiêm trọng hơn thì có
hình thức phạt từ.
Ví dụ: theo Đạo luật về môi trường sức khoẻ cộng đồng và Đạo luật kiểm
soát ô nhiễm thì những người vi phạm lần đầu bị buộc tội về hành vi đưa chất thải
hoặc các chất độc hại vào nguồn nước ngầm có thể bị phạt tù đến 12 tháng[35]. Đối
với những người tái phạm thì có thể bị phạt tù với chế độ khắc nghiệt từ 1 đến 12
tháng . Ngoài ra, pháp luật Singapore cũng quy định các hình phạt khác như tạm
giữ, tịch thu; lao động cải tạo bắt buộc. Đối với các hành vi nhỏ, hình phạt lao động
cải tạo bắt buộc có hiệu quả khá cao, ít người tái phạm. Bên cạnh các chế tài hình
sự, Singapore cũng rất coi trọng các chế tài về hành chính (thông báo và lệnh; giấy
phép, giấy chứng nhận…) và các chế tài về dân sự ( bồi thường thiệt hại, các khoản
phí tổn mà cơ quan có thẩm quyền phải chịu để làm sạch môi trường…)
Nổi bật ở pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước nói riêng và kiểm soát
20
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
các loại ô nhiễm môi trường nói chung là việc quy định các biện pháp xử lý vi
phạm. Các biện pháp xử lý vi phạm này được thực hiện nghiêm ngặt và có tính răn
đe cao, từ những vi phạm nhỏ với các hình thức xử phạt nhỏ như lao động, cải taoj
công ích đến hình thức phạt tiền hay đến phạt tù. Ở Việt Nam hình thức xử phạt
chính vẫn là xử phạt hành chính, tuy nhiên mức độ răn đe chưa thực sự hiệu quả.
Bài học kinh nghiệm khác đến từ Trung Quốc, quốc gia đông dân nhất thế
giới, đã và đang trong thời kỳ phát triển nóng công nghiệp. Theo Thống kê dân số
thế giới năm 2017 của viện khoa học thống kê, dân số Trung quốc chiếm hơn 18%
dân số thế giới. Tuy nhiên, Trung Quốc chỉ có 7% là nước sạch, thống kê cho thấy,
trên 70% nguồn nước các sông, hồ và 50% các đô thị có nước ngầm bị ô nhiễm[35].
Trước tình hình đó, Chính phủ Trung Quốc đã cho ra đời Luật Kiểm soát và Phòng
ngừa ô nhiễm nước (WPPCL) năm 1984, trước cả khi có Luật bảo vệ môi trường.
Năm 2008, Luật WPPCL đã được sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện như hiện nay. Một
số điểm nổi bật hiệu quả của luật WPPCL thể hiện như sau:
Thứ nhất, củng cố trách nhiệm bảo vệ môi trường của chính quyền địa
phương. Theo Luật WPPCL 2008, chính quyền địa phương phải đưa bảo vệ môi
trường nước vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và chính quyền sẽ chịu trách
nhiệm về chất lượng nước trong khu vực quản lý tương ứng của mình. Luật cũng
quy định lấy thành tích đạt được trong mục tiêu bảo vệ nước là một chỉ số để đánh
giá hoạt động của chính quyền địa phương và cơ quan quản lý môi trường. Cụ thể,
chính quyền địa phương phải ký cam kết trách nhiệm với Chính phủ trong việc thực
hiện các mục tiêu bảo vệ môi trường trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 11, một trong số
các mục tiêu đó là giảm nhu cầu ôxy hóa (COD) trong nước xuống 10% trong giai
đoạn 2006 - 2010. Qua đó, Chính phủ sẽ xem xét các mục tiêu để đánh giá chính
quyền địa phương trong việc thực thi nhiệm vụ của mình[32, tr28].
Thứ hai, tạo cơ hội cho cộng đồng tham gia vào bảo vệ môi trường nước.
Theo quy định của Luật WPPCL 2008, cộng đồng có quyền yêu cầu tiết lộ thông tin
về chất lượng nước quốc gia một cách thống nhất. Ví dụ khác : Theo Điều 88, luật
WPPCL, nếu số lượng (lớn hơn 10) các bên có quyền lợi hợp pháp bị thiệt hại trong
một sự cố ô nhiễm nguồn nước với mức độ tương đối lớn, các bên có thể lựa chọn
một đại diện để nộp đơn kiện tập thể[32]. Ngoài ra, Bộ Bảo vệ môi trường Trung
Quốc có trách nhiệm ban hành các thông tin về tiêu chuẩn chất lượng nước
21
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
quốc gia để tránh nhầm lẫn và bảo đảm công chúng được cung cấp thông tin chính
xác và đáng tin cậy về chất lượng nước.
Thứ ba, về công cụ pháp lý, để kiểm soát được hoàn toàn chất lượng nước
dòng sông, hồ thì bắt buộc ngay cả các nhà máy đạt tiêu chuẩn cũng phải giảm
lượng thải các chất gây ô nhiễm chính [16,tr26]. Đồng thời, chính quyền địa phương
cũng phải giảm thiểu và kiểm soát tổng lượng thải các chất gây ô nhiễm nước trong
khu vực hành chính và Chính phủ chịu trách nhiệm tương ứng để giảm thiểu và
kiểm soát tổng lượng thải các chất trong phạm vi quốc gia.
Nhật Bản ban hành luật Kiểm soát ô nhiễm nước từ năm 1970 với mục tiêu
đạt được tiêu chuẩn môi trường nước đạt được ở hầu hết các địa phương trên toàn
quốc. Chính vì thế Nhật Bản đặt nguyên tắc tiêu chuẩn chất lượng nước là một mục
tiêu quan trọng với cơ quan quản lý nhà nước được quy định áp dụng cho mọi
nguồn nước công cộng, đồng thời được chia làm nhiều nhóm tùy theo mục tiêu sử
dụng ở ao, hồ, sông [16, tr121]. Theo đó, thống đốc mỗi tỉnh sẽ đề ra một số tiêu
chuẩn nước thải phù hợp với tình trạng ô nhiễm nguồn nước của mỗi khu vực mình
quản lý và giám sát. Từ các quy định chung của vùng sẽ thiết kế quy định chung cho
toàn quốc. Thống nhất tiêu chuẩn nước thải quốc gia cho các đối tượng khác nhau.
Luật tập trung vào ba nội dung chủ yếu đó là tiêu chuẩn môi trường nước liên quan
đến bảo vệ sức khỏe con người và bảo vệ môi trường sống; Tiêu chuẩn và quy định
phát thải; Kiểm soát tổng lượng chất ô nhiễm. Nội dung pháp luật chủ yếu nhấn
mạnh vào tiêu chuẩn chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân ý thức con người của đất
nước phát triển như Nhật Bản rất cao. Điều quan trọng nhất mà họ cần làm đó ra đặt
ra những tiêu chuẩn để kiểm soát. Những tiêu chuẩn về nguồn nước có ý nghĩa lớn
trong việc kiểm soát ô nhiễm nguồn nước tại Nhật Bản. Điều này cũng để lại những
vấn đề cần xem xét về vấn đề tăng cường hiệu quả của các quy chuẩn, tiêu chuẩn
môi trường nước trong kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ở nước ta hiện nay.
Dựa vào những bài học kinh nghiệm của pháp luật một số quốc gia trên thế
giới, Việt Nam cần xem xét và ban hành các quy định nghiêm ngặt đối với kiểm
soát nguồn nước, đặt biệt là kiểm soát các nguồn độc hại làm ô nhiễm nước. Đặc
biệt, cũng cần chú trọng ô nhiễm nguồn nước do các nguyên nhân tự nhiên như xâm
nhập mặn ở nguồn nước đồng bằng Sông Cửu Long. Phân công rõ nghĩa vụ của các
cơ quan nhà nước và tặng cường cự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc
22
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
kiểm soát ô nhiễm nguồn nước. Đồng thời, pháp luật cũng nên đặt ra các biện pháp,
chế tài xử lý có hiệu quả, như kinh nghiệm phát huy hiệu quả các biện pháp xử phạt
của Singapore để nâng cao hơn ý thức của cá nhân và toàn thể cộng đồng trong việc
bảo vệ nguồn nước. Hơn hết, nâng cao tinh thần trách nhiệm và sự tham gia của
người dân trong việc kiểm soát ô nhiễm nguồn nước bởi vì hơn hết hoạt động kiểm
soát có hiệu quả hay không phụ thuộc lớn vào ý thức tự giác của người dân. Trong
bối cảnh của phát triển kinh tế thị trường, vấn đề kiểm soát ô nhiễm nguồn nước rất
cần sự vào cuộc của các quy định pháp luật. Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm của
các quốc gia đi trước và việc xây dựng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước
kết hợp với thực tiễn tại quốc gia mình để có hướng đi đúng đắn nhất cho các giải
pháp hoàn thiện pháp luật.
23
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Chương 2:
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC Ở
VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ
NỘI
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm
nguồn nước ở Việt Nam
Đảng và nhà nước ta luôn chú trọng, quan tâm đến đến vấn đề bảo vệ môi
trường , bảo vệ nguồn nước, càng ngày càng xác định rõ bảo vệ môi trường là
nhiệm vụ trọng tâm của cả đất nước. Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm Việt Nam trải
qua quá trình hình thành và phát triển từ những năm cuối của thập niên 80 của thế
kỷ XX cho tới ngày nay, từ những nhen nhóm ban đầu để phục vụ quá trình đổi mới
của đất nước cho tới ngày nay khi đã có nhiều văn bản pháp luật quy định về lĩnh
vực kiểm soát ô nhiễm nguồn nước và mở ra hướng đi trong tương lai của việc phát
triển pháp luật pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước đã không ngừng phát
triển và hoàn thiện.
Giai đoạn trước năm 1986
Sau nhiều năm đất nước bị nhấn chìm trong các cuộc chiến tranh liên miên,
hậu quả chiến tranh để lại là hết sức nặng nề. Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó
khăn, các cấm vân từ Mỹ và các nước phương Tây, đối phó với nguy cơ chiến tranh
ở phía Tây Nam và phía Bắc cùng với các thiên tai xảy ra liên tục khiến Việt Nam
phải suy nghĩa đến hướng đi mới cho đất nước . Những năm 80, nước ta rơi vào thời
kỳ khủng hoảng kinh tế, thêm việc bị cô lập về quan hệ ngoại giao, thêm vào đó là
nước ta vận hành theo hệ thống quan liêu bao cấp. Khó khăn chồng chất khó khăn
dẫn đến hoạt động bảo vệ môi trường không được quan tâm đúng mức. Trong giai
đoạn này, chính sách phát triển kinh tế- xã hội của đất nước dường như không đi đôi
với bảo vệ môi trường.
Hệ thống pháp luật nước ta trước năm 1986 cũng chưa hoàn chỉnh. Cơ chế
bao cấp với sự chi phối của hệ thống chi tiêu kế hoạch trong mọi lĩnh vực kinh tế-
xã hội kìm hãm sự phát triển của pháp luật. Các luật về kinh tế, tài chính thậm chí
cũng không có điều kiện phát triển vì thế phát triển pháp luật về môi trường còn là
một điều chưa được suy nghĩ đến một cách thấu đáo.
24
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Về văn bản pháp luật, Điều 36, Hiến pháp năm 1980 có đề cập đến nghĩa vụ
thực hiện chính sách bảo vệ môi trường một cách chung chung như sau: “Các cơ
quan Nhà nước, xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân đều có
nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ, cải tạo và tái sinh các nguồn tài nguyên thiên
nhiên, bảo vệ và cải thiện môi trường sống”. Ngoài ra, có một số sắc lệnh, nghị
quyết khác liên quan đến bảo vệ môi trường như sắc lệnh số 142/SL do Chủ tịch Hồ
Chí Minh ký ngày 21/12/1949 quy định về kiểm soát lập biên bản các hành vi vi
phạm pháp luật bảo vệ môi trường, Nghị quyết số 36/CP của Hội đồng chính phủ
ngày 11/03/1961 về Quản lý, bảo vệ tài nguyên dưới lòng đất. Trong thời kỳ này,
Việt Nam cũng chưa tham gia bất kỳ một công ước quốc tế nào về môi trường, nên
pháp luật về môi trường chỉ đơn thuần xuất phát từ yêu cầu quản lý của nhà nước.
Như vậy, pháp luật về bảo vệ môi trường trong thời kỳ này chưa được quan tâm, mà
chỉ có một số những quy định ban đầu hình thành cho nên pháp luật về kiểm soát ô
nhiễm nguồn nước cũng chưa có điều kiện hình thành và phát triển.
Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1998
Sau khi đất nước đã có nhiều thay đổi, nhờ chủ trương đổi mới đất nước sau
Đại hội Đảng lần thứ VI, bảo vệ môi trường đã được coi là một lĩnh vực cần coi
trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Năm 1992, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường được thành lập. Cục
Môi trường là cơ quan đầu tiên chuyên trách về môi trường có chức năng giúp Bộ
trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thống nhất quản lý các hoạt động
bảo vệ môi trường trong cả nước.
Trong bối cảnh tại thời điểm năm 1993, việc nhà nước ta ban hành Luật Bảo
vệ môi trường đầu tiên cho thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với công
tác bảo vệ môi trường. Năm 1993 đã đánh dấu một bước ngoặt trong sự phát triển
của pháp luật bảo vệ môi trường nói chung và pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn
nước nói riêng. Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 gồm có 55 điều được chia làm 7
chương, quy định những vấn đề có tính cốt lõi nhất trong công tác bảo vệ môi
trường. Trong giai đoạn này, chưa có luật tập trung quy định về bảo vệ nguồn tài
nguyên nước mà chỉ được quy định tại một số điều trong luật môi trường.
Luật Tài nguyên nước đầu tiên được Quốc hội khoá X thông qua tại kỳ họp
thứ 3 (ngày 20 tháng 5 năm 1998), có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1999, đánh
25
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
dấu một bước tiến quan trọng nữa trong công tác quản lý tài nguyên nước ở nước ta.
Đây là văn bản pháp luật cao nhất về quản lý tài nguyên nước, trong đó các quan
điểm, đường lối của Đảng, chiến lược phát triển đất nước có liên quan đến tài
nguyên nước đã được thể chế hoá; bước đầu tiếp cận quan điểm hiện đại của thế
giới về quản lý tổng hợp tài nguyên nước. Luật ra đời đã góp phần tăng cường hiệu
lực quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các tổ chức
và cá nhân trong bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắc
phục hậu quả tác hại do nước gây ra; ý thức, nhận thức của người dân trong khai
thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước đã được cải thiện đáng kể.
Giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2012
Sau nhiều năm thi hành Luật, nhiều quy định của Luật đã được triển khai trên
thực tế và đạt nhiều kết quả khả quan, đặc biệt là đã khai thác, sử dụng tốt hơn các
nguồn nước để đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Công
tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước có nhiều tiến bộ và từng bước đi vào nề
nếp, nhất là từ sau khi thành lập Bộ TN&MT: hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
đã được bổ sung, hoàn thiện thêm một bước để đáp ứng yêu cầu của công tác quản
lý và đòi hỏi từ thực tiễn; công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực tài nguyên
nước được tăng cường hơn trước; công tác cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng
nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất cũng được
triển khai đồng bộ ở cả trung ương và địa phương…
Với những lý do cơ bản nêu trên, việc xây dựng để ban hành Luật Tài
nguyên nước (sửa đổi) thay thế Luật Tài nguyên nước năm 1998 nhằm bảo vệ tài
nguyên nước có hiệu quả; sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm; phòng, chống, khắc phục
hậu quả tác hại do nước gây ra được tốt hơn; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước
về tài nguyên nước là thực sự cần thiết.
Từ vai trò quan trọng của nước với cuộc sống và từ những thách thức trong
quản lý tài nguyên nước đặt ra yêu cầu cấp bách tăng cường và nâng cao hiệu quả
quản lý tài nguyên nước. Theo đó, cần phải quản lý bền vững và hiệu quả hơn các
hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước và phòng chống, khắc phục
hậu quả tác hại do nước gây ra. Để bảo đảm tính đồng bộ, đáp ứng yêu cầu quản lý
tài nguyên nước trong tình hình mới, ngày 21/6/2012, Quốc hội đã thông qua Luật
Tài nguyên nước số 17/2012/QH13. Hệ thống văn bản pháp luật về tài nguyên nước
26
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
đã được Bộ TN&MT tập trung xây dựng, từng bước hoàn thiện, đặc biệt là hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật Tài nguyên nước năm 2012,
tạo lập hành lang pháp lý cơ bản cho công tác quản lý tài nguyên nước từ trung
ương đến địa phương. “Quy định về quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên
nước; Phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra thuộc lãnh thổ
của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [21,Điều 1]. Trong đó, liên quan
đến yếu tố môi trường, Luật Tài nguyên nước năm 2012 đề cập sâu hơn đến các
biện pháp phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, bảo đảm an toàn nguồn
nước và bảo vệ khả năng phát triển tài nguyên nước, quyền và nghĩa vụ của các chủ
thể được phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Khi quy định trách nhiệm của
các tổ chức và cá nhân trong việc bảo vệ chất lượng nước, Luật Tài nguyên nước
năm 2012 thường dẫn chiếu đến các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường,
đặc biệt là dẫn chiếu đến các quy chuẩn môi trường được điều chỉnh theo pháp luật
môi trường.
Giai đoạn từ năm 2012 đến nay
Tích cực phát triển những quy định từ luật Tài nguyên nước năm 2012, các
cơ quan có thẩm quyền đã triển khai xây dựng, ban hành 06 Nghị định của Chính
phủ, 21 Thông tư của Bộ TN&MT, riêng từ đầu năm 2017 đến nay đã ban hành
Nghị định số 33/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực tài nguyên nước và khoáng sản; Nghị định số 82/2017/NĐ-CP quy định mức
thu, phương pháp tính, phương thức thu, chế độ quản lý, sử dụng tiền cấp quyền
khai thác tài nguyên nước,..
Trên cơ sở tinh thần đó, Việt Nam đề cao việc bảo vệ và quản lý nguồn nước,
coi đây là một nội hàm quan trọng của "Chiến lược phát triển bền vững của Việt
Nam giai đoạn 2011-2020" và triển khai "Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước
đến năm 2020." Chiến lược đề ra yêu cầu quản lý tài nguyên nước theo phương thức
tổng hợp, sử dụng đa mục tiêu và gắn với các tài nguyên thiên nhiên khác: “quản lý
tài nguyên nước phải được thực hiện theo phương thức tổng hợp và thống nhất trên
cơ sở lưu vực sông. Cơ cấu sử dụng nước phải phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; tài nguyên
nước phải được phát triển bền vững; khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tổng
hợp và đa mục tiêu. Phải coi sản phẩm nước là hàng hoá; sớm
27
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
xóa bỏ cơ chế bao cấp, thực hiện xã hội hoá các hoạt động bảo vệ, phát triển nguồn
nước và cung ứng dịch vụ nước”. Phương thức quản lý này được thể hiện thống
nhất trong các văn bản quy phạm pháp luật cũng như trong việc triển khai chính
sách quản lý tài nguyên nước ở các cấp.
Như vậy cho tới nay, hệ thống pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ở
Việt Nam đã phần nào bao quát được các vấn đề về nước. Tuy luật còn quy định lẻ
tẻ ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau, và một số văn bản tính thống nhất chưa
cao, nhưng đã phần nào động chạm đến tất cả các vấn đề về kiểm soát ô nhiễm
nguồn nước ở nước ta hiện nay.
2.2. Một số nội dung cơ bản của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ở
Việt Nam
2.2.1. Quy hoạch, chiến lược môi trường trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm nguồn nước
Đối với hoạt động kiểm soát ô nhiễm nguồn nước, quy hoạch, kế hoạch môi
trường cùng với đánh giá chiến lược, đánh giá tác động môi trường là những công
cụ pháp lý quan trọng quy định quy tắc xử sự của các chủ thể trong việc định hướng
nội dung, cách thức của hành vi của các chủ thể với nguồn nước.
Quy hoạch bảo vệ môi trường là việc phân vùng môi trường để bảo tồn, phát
triển và thiết lập hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường gắn với hệ thống giải
pháp bảo vệ môi trường trong sự liên quan chặt chẽ với quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội nhằm bảo đảm phát triển bền vững. [23,Khoản 21, Điều 3]
Đối với lĩnh vực liên quan đến tài nguyên nước, Luật Tài nguyên nước năm
2012 có đề cập đến kế hoạch tài nguyên nước. Theo đó quy hoạch tài nguyền nước
bao gồm có quy hoạch tài nguyên nước chung của cả nước; quy hoạch tài nguyên
nước lưu vực sông liên tỉnh, nguồn liên tỉnh; quy hoạch tài nguyên nước của tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương. [21,32,Điều 15].Đối tượng của tất cả các hoạt
động quy hoạch trên là nguồn nước mặt và nước dưới đất. Mỗi kỳ quy hoạch là 10
năm, tầm nhìn 20 năm.
Về việc xây dựng kế hoạch kiểm soát nguồn nước cần đảm bảo phù hợp với
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của
cả nước, và các cùng. [21,Điều 18-20].Tùy vào đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội
của từng lưu vực sông, tiềm năng cơ bàn của nguồn nước và dự báo biến đổi khí hậu
đến tài nguyên nước, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về nguồn nước đã ban
28
Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước và liên hệ thực tiễn tại địa bàn Thành phố Hà Nội.doc
Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước và liên hệ thực tiễn tại địa bàn Thành phố Hà Nội.doc
Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước và liên hệ thực tiễn tại địa bàn Thành phố Hà Nội.doc
Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước và liên hệ thực tiễn tại địa bàn Thành phố Hà Nội.doc
Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước và liên hệ thực tiễn tại địa bàn Thành phố Hà Nội.doc
Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước và liên hệ thực tiễn tại địa bàn Thành phố Hà Nội.doc
Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước và liên hệ thực tiễn tại địa bàn Thành phố Hà Nội.doc
Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước và liên hệ thực tiễn tại địa bàn Thành phố Hà Nội.doc
Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước và liên hệ thực tiễn tại địa bàn Thành phố Hà Nội.doc
Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước và liên hệ thực tiễn tại địa bàn Thành phố Hà Nội.doc
Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước và liên hệ thực tiễn tại địa bàn Thành phố Hà Nội.doc
Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước và liên hệ thực tiễn tại địa bàn Thành phố Hà Nội.doc
Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước và liên hệ thực tiễn tại địa bàn Thành phố Hà Nội.doc
Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước và liên hệ thực tiễn tại địa bàn Thành phố Hà Nội.doc
Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước và liên hệ thực tiễn tại địa bàn Thành phố Hà Nội.doc
Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước và liên hệ thực tiễn tại địa bàn Thành phố Hà Nội.doc
Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước và liên hệ thực tiễn tại địa bàn Thành phố Hà Nội.doc
Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước và liên hệ thực tiễn tại địa bàn Thành phố Hà Nội.doc
Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước và liên hệ thực tiễn tại địa bàn Thành phố Hà Nội.doc
Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước và liên hệ thực tiễn tại địa bàn Thành phố Hà Nội.doc
Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước và liên hệ thực tiễn tại địa bàn Thành phố Hà Nội.doc
Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước và liên hệ thực tiễn tại địa bàn Thành phố Hà Nội.doc
Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước và liên hệ thực tiễn tại địa bàn Thành phố Hà Nội.doc
Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước và liên hệ thực tiễn tại địa bàn Thành phố Hà Nội.doc
Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước và liên hệ thực tiễn tại địa bàn Thành phố Hà Nội.doc
Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước và liên hệ thực tiễn tại địa bàn Thành phố Hà Nội.doc
Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước và liên hệ thực tiễn tại địa bàn Thành phố Hà Nội.doc
Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước và liên hệ thực tiễn tại địa bàn Thành phố Hà Nội.doc

More Related Content

Similar to Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước và liên hệ thực tiễn tại địa bàn Thành phố Hà Nội.doc

Chuyên đề Pháp luật về đánh giá tác động môi trường – lý luận và thực tiễn.doc
Chuyên đề Pháp luật về đánh giá tác động môi trường – lý luận và thực tiễn.docChuyên đề Pháp luật về đánh giá tác động môi trường – lý luận và thực tiễn.doc
Chuyên đề Pháp luật về đánh giá tác động môi trường – lý luận và thực tiễn.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864
 

Similar to Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước và liên hệ thực tiễn tại địa bàn Thành phố Hà Nội.doc (20)

Khóa luận Môi trường biển và ven biển hải phòng - Thực trạng và đề xuất giải ...
Khóa luận Môi trường biển và ven biển hải phòng - Thực trạng và đề xuất giải ...Khóa luận Môi trường biển và ven biển hải phòng - Thực trạng và đề xuất giải ...
Khóa luận Môi trường biển và ven biển hải phòng - Thực trạng và đề xuất giải ...
 
Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử trê...
Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử trê...Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử trê...
Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử trê...
 
BÀI MẪU Luận văn Quản Lý nhà nước về ô nhiễm không khí, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản Lý nhà nước về ô nhiễm không khí, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Quản Lý nhà nước về ô nhiễm không khí, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản Lý nhà nước về ô nhiễm không khí, 9 ĐIỂM
 
Luận Văn Về Thực Trạng Quan Trắc Cảnh Báo Ô Nhiễm Sông Hồng
Luận Văn Về Thực Trạng Quan Trắc Cảnh Báo Ô Nhiễm Sông HồngLuận Văn Về Thực Trạng Quan Trắc Cảnh Báo Ô Nhiễm Sông Hồng
Luận Văn Về Thực Trạng Quan Trắc Cảnh Báo Ô Nhiễm Sông Hồng
 
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docxLuận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
 
Luận văn: Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự, HOTLuận văn: Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự, HOT
 
Giải pháp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.doc
Giải pháp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.docGiải pháp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.doc
Giải pháp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.doc
 
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về môi trường nước.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về môi trường nước.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước về môi trường nước.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về môi trường nước.docx
 
Luận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luật
Luận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luậtLuận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luật
Luận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luật
 
Tiểu luận Ô nhiễm môi trường đô thị tại quận Tân Phú và một số biện pháp khắc...
Tiểu luận Ô nhiễm môi trường đô thị tại quận Tân Phú và một số biện pháp khắc...Tiểu luận Ô nhiễm môi trường đô thị tại quận Tân Phú và một số biện pháp khắc...
Tiểu luận Ô nhiễm môi trường đô thị tại quận Tân Phú và một số biện pháp khắc...
 
Quản lý nhà nước đối với hoạt động nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản trên địa b...
Quản lý nhà nước đối với hoạt động nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản trên địa b...Quản lý nhà nước đối với hoạt động nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản trên địa b...
Quản lý nhà nước đối với hoạt động nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản trên địa b...
 
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trườngtrong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản.docx
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trườngtrong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản.docxPháp Luật Bảo Vệ Môi Trườngtrong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản.docx
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trườngtrong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản.docx
 
Luận văn: Pháp luật về nước thải công nghiệp ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về nước thải công nghiệp ở Việt Nam, HAYLuận văn: Pháp luật về nước thải công nghiệp ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về nước thải công nghiệp ở Việt Nam, HAY
 
Hoàn Thiện Pháp Luật Về Trách Nhiệm Pháp Lý Trong Lĩnh Vực Bảo Vệ Môi Trường ...
Hoàn Thiện Pháp Luật Về Trách Nhiệm Pháp Lý Trong Lĩnh Vực Bảo Vệ Môi Trường ...Hoàn Thiện Pháp Luật Về Trách Nhiệm Pháp Lý Trong Lĩnh Vực Bảo Vệ Môi Trường ...
Hoàn Thiện Pháp Luật Về Trách Nhiệm Pháp Lý Trong Lĩnh Vực Bảo Vệ Môi Trường ...
 
TIỂU LUẬN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 9 điểm.doc
TIỂU LUẬN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 9 điểm.docTIỂU LUẬN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 9 điểm.doc
TIỂU LUẬN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 9 điểm.doc
 
Pháp luật về hoạt động cho vay của ngân hàng và vấn đề môi trường.doc
Pháp luật về hoạt động cho vay của ngân hàng và vấn đề môi trường.docPháp luật về hoạt động cho vay của ngân hàng và vấn đề môi trường.doc
Pháp luật về hoạt động cho vay của ngân hàng và vấn đề môi trường.doc
 
Khóa luận: Pháp luật về bảo vệ môi trường biển, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về bảo vệ môi trường biển, HAY, 9 ĐIỂMKhóa luận: Pháp luật về bảo vệ môi trường biển, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về bảo vệ môi trường biển, HAY, 9 ĐIỂM
 
Hiện Trạng Quản Lý Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Tại Xã Đại Hợp Huyện Kiến Thụy – H...
Hiện Trạng Quản Lý Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Tại Xã Đại Hợp Huyện Kiến Thụy – H...Hiện Trạng Quản Lý Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Tại Xã Đại Hợp Huyện Kiến Thụy – H...
Hiện Trạng Quản Lý Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Tại Xã Đại Hợp Huyện Kiến Thụy – H...
 
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kỹ thuật cơ sở hạ tầng Trường Đại học Thủy Lợi.doc
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kỹ thuật cơ sở hạ tầng Trường Đại học Thủy Lợi.docKhóa luận tốt nghiệp Khoa Kỹ thuật cơ sở hạ tầng Trường Đại học Thủy Lợi.doc
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kỹ thuật cơ sở hạ tầng Trường Đại học Thủy Lợi.doc
 
Chuyên đề Pháp luật về đánh giá tác động môi trường – lý luận và thực tiễn.doc
Chuyên đề Pháp luật về đánh giá tác động môi trường – lý luận và thực tiễn.docChuyên đề Pháp luật về đánh giá tác động môi trường – lý luận và thực tiễn.doc
Chuyên đề Pháp luật về đánh giá tác động môi trường – lý luận và thực tiễn.doc
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤ (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Khoá Luận Tốt Nghiệp Về Giáo Dục, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Khoá Luận Tốt Nghiệp Về Giáo Dục, Từ Sinh Viên Giỏi.docxDanh Sách 200 Đề Tài Khoá Luận Tốt Nghiệp Về Giáo Dục, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Khoá Luận Tốt Nghiệp Về Giáo Dục, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
474 Đề tài luận văn thạc sĩ học viện tài chính, 9 điểm.docx
474 Đề tài luận văn thạc sĩ học viện tài chính, 9 điểm.docx474 Đề tài luận văn thạc sĩ học viện tài chính, 9 điểm.docx
474 Đề tài luận văn thạc sĩ học viện tài chính, 9 điểm.docx
 
200 Đề Tài Luận Văn Về Kỹ Năng Làm Việc Nhóm, Hay Nhất.docx
200 Đề Tài Luận Văn Về Kỹ Năng Làm Việc Nhóm, Hay Nhất.docx200 Đề Tài Luận Văn Về Kỹ Năng Làm Việc Nhóm, Hay Nhất.docx
200 Đề Tài Luận Văn Về Kỹ Năng Làm Việc Nhóm, Hay Nhất.docx
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docxDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
201 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
201 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx201 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
201 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
 
Danh Sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ lịch sử việt nam, đạt điểm cao.docx
Danh Sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ lịch sử việt nam, đạt điểm cao.docxDanh Sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ lịch sử việt nam, đạt điểm cao.docx
Danh Sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ lịch sử việt nam, đạt điểm cao.docx
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docxKho 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
 
200 Đề Tài Luận Văn Sử Dụng Phương Pháp Định Tính, Mới Nhất.docx
200 Đề Tài Luận Văn Sử Dụng Phương Pháp Định Tính, Mới Nhất.docx200 Đề Tài Luận Văn Sử Dụng Phương Pháp Định Tính, Mới Nhất.docx
200 Đề Tài Luận Văn Sử Dụng Phương Pháp Định Tính, Mới Nhất.docx
 
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docxDanh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Kho 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Kho 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docxKho 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Kho 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
 
180 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Esg, Hay Nhất.docx
180 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Esg, Hay Nhất.docx180 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Esg, Hay Nhất.docx
180 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Esg, Hay Nhất.docx
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Zalo, Mới Nhất.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Zalo, Mới Nhất.docxDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Zalo, Mới Nhất.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Zalo, Mới Nhất.docx
 
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
 
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docxTop 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
 
201 Đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
201 Đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx201 Đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
201 Đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
 
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docxKho 200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
 
211 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Văn Hóa Công Sở, Mới Nhất.docx
211 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Văn Hóa Công Sở, Mới Nhất.docx211 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Văn Hóa Công Sở, Mới Nhất.docx
211 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Văn Hóa Công Sở, Mới Nhất.docx
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty Phư...
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty Phư...Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty Phư...
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty Phư...
 
The effects of consuming fortified rice with iron and zinc on the nutritional...
The effects of consuming fortified rice with iron and zinc on the nutritional...The effects of consuming fortified rice with iron and zinc on the nutritional...
The effects of consuming fortified rice with iron and zinc on the nutritional...
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động bán hàng.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động bán hàng.docxCơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động bán hàng.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động bán hàng.docx
 

Recently uploaded

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Recently uploaded (20)

Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 

Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước và liên hệ thực tiễn tại địa bàn Thành phố Hà Nội.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ THỊ KIỀU OANH PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT KINH DOANH Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2014-L HÀ NỘI
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ----------------------- LÊ THỊ KIỀU OANH PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT KINH DOANH Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2014-L NGƯỜI HƯỚNG DẪN: Ts. Lê Kim Nguyệt (Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội) HÀ NỘI
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Khóa luận chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Khóa luận đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Khóa luận tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Lê Thị Kiều Oanh
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT COD Nhu cầu Oxy hóa DO Độ Oxy hòa tan NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn UBND Ủy ban nhân dân UNICEF Quỹ Nhi đồng thế giới QCVN Quy chuẩn Việt Nam TN&MT Tài nguyên và môi trường XLNT Xử lý nước thải WPPCL Luật kiểm soát và phòng chống ô nhiễm nước Trung Quốc
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài............................................................ 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 4 6. Bố cục nội dung của khóa luận .............................................................................. 4 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC......................................................................................... 5 1.1. Khái niệm và đặc điểm của nguồn nước............................................................. 5 1.1.1. Khái niệm nguồn nước..................................................................................... 5 1.1.2. Đặc điểm của nguồn nước................................................................................ 7 1.2. Khái niệm, đặc điểm và nguyên nhân của ô nhiễm nguồn nước ........................ 8 1.2.1. Khái niệm ô nhiễm nguồn nước....................................................................... 8 1.2.2. Đặc điểm của ô nhiễm nguồn nước................................................................ 10 1.2.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ......................................................... 11 1.3. Khái niệm, đặc điểm, vai trò và nguyên tắc của pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước............................................................................................................... 12 1.3.1. Khái niệm pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước..................................... 12 1.3.2. Đặc điểm pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước...................................... 13 1.3.3. Vai trò của pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước.................................... 14 1.3.4. Nguyên tắc của pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ............................ 17 1.4. Pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ở một số quốc gia trên thế giới ....... 18 Chương 2:THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.......................................................................................................... 24 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam...................................................................................................... 24
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.2. Một số nội dung cơ bản của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam .......................................................................................................................... 28 2.2.1. Quy hoạch, chiến lược môi trường trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ....................................................................................................................................... 28 2.2.2. Chủ thể tham gia pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước.......................... 31 2.2.3. Xây dựng, ban hành, công bố quy chuẩn kỹ thuật môi trường nước............. 43 2.2.4. Cấp, thu hồi giấy phép tài nguyên nước......................................................... 47 2.2.5. Xử lý vi phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ......................... 51 2.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật về kiểm soát ô nhiềm nguồn nước trên địa bàn thành phố Hà Nội ..................................................................................................... 56 2.3.1. Thực trạng ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn thành phố Hà Nội................... 56 2.3.2. Phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ở Hà Nội............................................................................................................................ 61 Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.................................................... 68 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ................... 68 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam .......................................................................................................................... 69 3.3. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước tại địa bàn thành phố Hà Nội ............................................................... 76 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 79
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 2.1. Thời hạn cấp giấy phép tài nguyên nước 49
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá nhưng không phải là vô tận. Nước cần cho mọi sự sống và mọi sự phát triển, nước vừa là môi trường vừa là nhân tố đầu vào cho nhiều quá trình sản xuất, đặc biệt nước là nguồn của sự sống con người. Chính vì thế bảo vệ nguồn nước trong đó có hoạt động kiểm soát ô nhiễm nguồn nước là vô cùng quan trọng, luôn có trong những vấn đề môi trường được thế giới quan tâm. Theo đó, “Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lý; sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu… nội dung vấn đề bảo vệ môi trường nói chung”[22,Điều 63]. Sau khi bước sang thời kì đồi mới, Việt Nam đã đặt được những bước tiến lớn về các lĩnh vực của đời sống xã hội góp phần từng bước xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Vấn đề bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề có tầm chiến lược quan trọng luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Điều đó được thể hiện ở các Nghị Quyết, quyết định của Nhà nước như: Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị về Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Quyết định166/QĐ-TTg 2014 Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030… Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật của Việt Nam như Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Luật Tài nguyên nước năm 2012, Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành khác là cơ sở ban đầu để Nhà nước thống nhất và đưa hoạt động quản lý, kiểm soát nguồn nước ở nước ta đạt hiệu quả cao nhất. Là một quốc gia đang phát triển, song song với phát triển kinh tế, Việt Nam đã và đang phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường trong đó có vấn đề ô nhiễm nguồn nước. Tuy nhiên vấn đề kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đang gặp phải khá nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau cả khách quan lẫn chủ quan, đòi hỏi phải có dự điều chỉnh về mặt luật pháp để phù hợp với thực tế phát sinh trong giai đoạn hiện nay. Hà Nội, một thành phố với mật độ dân số rất cao, là nơi tập trung những cơ quan 1
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 đầu não, những trí lực hàng đầu của cả nước và hàng triệu người dân lao động từ khắp nơi đổ về sinh sống. Sản xuất công nghiệp ở Hà Nội trong phạm trung tâm hay vùng lân cận đều tập trung khá đông các cơ sở và nhiều ngành nghề với quy mô khác nhau, nên đã tác động không nhỏ tới nguồn nước. Nơi đây còn là hạ lưu của nhiều hệ thống sông lớn và cũng là thành phố có hệ thống hồ lớn dẫn tới vấn đề kiểm soát ô nhiễm nguồn nước càng cần được quan tâm. Tuy vậy, thực trạng ô nhiễm nguồn nước ở địa bàn thành phố Hà Nội đang ở mức báo động trong những năm gần đây, ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống, sức khỏe của hàng triệu người mà còn gây nguy hại lớn đến môi trường. Kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ở Hà Nội đang tồn tại một số bất cập cần giải quyết. Xuất phát từ tình hình đó, đề tài “ Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước và liên hệ thực tiễn tại địa bàn Thành phố Hà Nội” đã được lựa chọn để nghiên cứu với mong muốn từ cơ sở thực tiễn có thể đóng góp được phần nào giúp quá trình hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đạt được những kết quả tốt đẹp hơn. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài Đứng trước những khó khăn và thách thức mà các vấn đề môi trường ở nước ta đang đặt ra, công tác nghiên cứu các đề tài liên quan đến bảo vệ môi trường ngày càng gia tăng. Thực tế cho thấy đã có nhiều đề tài khoa học, luận văn và nhiều bài viết trên các tạp chí chuyên ngành có liên quan đến môi trường đề cập một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vấn đề bảo vệ môi trường hoặc có lồng ghép với vấn đề liên quan đến ô nhiễm nguồn nước như: Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Quốc Hùng, “Pháp luật về phòng chống và khắc phục ô nhiễm nguồn nước- Thực tiễn áp dụng tại tỉnh Quảng Bình” (2017), hay một số bài viết trên tạp chí như: Hàn Ngọc Tài (2018), “Một số quy định về đánh giá sức chịu tải, khả năng tiếp nhận nước thải của sông hồ”, Tạp chí Môi trường Cục môi trường, số tháng 3; “Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường do hoạt động của làng nghề gây ra (Lê Kim Nguyệt, Tạp chí dân chủ và pháp luật,2014); “Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cộng đồng dân cư trong kiểm soát môi trường làng nghề ở Việt Nam” ( Lê Kim Nguyệt, Tạp chí dân chủ và pháp luật, 1/2017) … Phần nào những công trình nghiên cứu đã thể hiện phần nào lý luận và thực tiễn về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam. Đề tài được nghiên cứu này sẽ góp phần làm rõ hơn nữa về lý luận và thực tiễn trên một địa bàn cụ thể để làm sâu hơn và phong phú hơn các vấn đề pháp luật môi trường đang đươc quan tâm nghiên cứu. 2
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu tổng quát: Dựa vào việc nghiên cứu các quy phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước, từ đó tìm hiểu đánh giá đúng thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam, cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn Hà Nội. Phân tích, đánh giá và đưa ra một số giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước. 3.2. Mục tiêu cụ thể: Để đạt được những mục tiêu tổng quát đã đặt ra khi nghiên cứu đề tài, khóa luận cần giải quyết được một số vấn đề sau: Một là, nghiên cứu cơ sở lý luận về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước. Trong đó, có đưa ra những khái niệm, đưa ra cơ sở lý luận về ô nhiễm nguồn nước và đưa ra vai trò của pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước, đồng thời liên hệ với pháp luật một số quốc gia trên thế giới. Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước được quy định trong các văn bản pháp luật Việt Nam hiện hành. Ba là, nêu và phân tích về thực trạng ô nhiễm nguồn nước ở Hà Nội và thực tiễn áp dụng pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ở Hà Nội qua một số trường hợp cụ thể, đồng thời tìm ra nguyên nhân dẫn đến những vấn đề đó. Từ đó nêu ra phương hướng , giải pháp hoàn thiện pháp luật trong thời gian tới về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: khóa luận tập trung nghiên cứu lý luận về pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam hiện nay và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về kiểm ô nhiễm nguồn nước tại địa bàn thành phố Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu: Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Luật bảo vệ môi trường, Luật tài nguyên nước và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành… Giới hạn nội dung phạm vi nghiên cứu trong lý luận về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước được ghi nhận trong các văn bản pháp luật hiện hành ở Việt Nam. Giới hạn phạm vi thời gian nghiên cứu là quá trình áp dụng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn Thành phố Hà Nội từ năm 2010 đến nay. 3
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 5. Phương pháp nghiên cứu Ngoài các phương pháp cơ bản được sử dụng trong việc nghiên cứu khoa học xã hội nói chung như phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp trừu tượng hoá khoa học. Một số phương pháp chủ yếu như: phương pháp phân tích, đánh giá quy phạm, tính tích cực và tiêu cực của các vấn đề liên quan đến pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước; phương pháp phân loại trong việc nhận dạng các loại nguồn nước, các loại vi phạm và hình thức xử phạt về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước…; phương pháp so sánh để thấy được mặt lợi, mặt hạn chế của các quy phạm pháp luật. Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp liệt kê, tổng hợp, phương pháp mô tả, điển hình hóa… để đáp ứng yêu cầu phát triển từ lý luận về pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước đến đi vào thực tiễn. 6. Bố cục nội dung của khóa luận Khóa luận ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung gồm ba phần chính: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước Chương 2: Thực trạng pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước và một số kiến nghị nâng cao hiệu quả thực thi trên địa bàn thành phố Hà Nội. 4
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC 1.1. Khái niệm và đặc điểm của nguồn nước Nước là một thành phần môi trường vô cùng quan trọng mà tạo hóa ban tặng cho thế giới bởi lẽ nó gắn liền với sự tồn tại, phát triển của con người cũng như sự sống của mọi sinh vật trên Trái đất. Nước cũng là một dạng tài nguyên thiên nhiên có những tính chất vật lý, hóa học, sinh học … riêng biệt, một dạng vật chất, năng lượng, thông tin có giá trị tự thân, và tồn tại theo một quy luật tự nhiên nhất định. Nước quyết định sự tồn tại của xã hội và có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội. Nước ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người từ sinh hoạt cho đến đời sống sản xuất, thậm chí đến cả nền chính trị và kinh tế. Thuật ngữ về tài nguyên nước được ghi nhận tại khoản 1, Điều 2, Luật Tài nguyên nước năm 2012 như sau: “Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Như vậy, định nghĩa được pháp luật quy định đã chỉ ra rằng, nước là một loại tài nguyên, tài nguyên nước của một quốc gia là toàn bộ lượng nước có trong lãnh thổ quốc gia đó mà con người có thể khai thác, sử dụng vì một mục đích nhất định. Vì nước có vai trò rất lớn đối với cuộc sống con người, đặc biệt là có ảnh hưởng lớn đến đời sống sản xuất, cùng với sự phát triển phức tạp của xã hội, các quan hệ xã hội phát sinh liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Điều này ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực đến nguồn tài nguyên nước nói chung và nguồn nước nói riêng, đòi hỏi cần phải có pháp luật điều chỉnh quy định cụ thể liên quan đến nguồn nước. 1.1.1. Khái niệm nguồn nước Theo từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, nguồn nước là lượng nước mặt của sông, suối, hồ ao và nước dưới đất có thể sử dụng được của một khu vực nào đó. Đối với một khu vực lớn, một quốc gia, nguồn nước được giới hạn bởi đại lượng dòng chảy năm trung bình nhiều năm của các sông, suối. Đối với các vùng nhỏ hơn, các vùng kinh tế, nguồn nước phải tính đến lượng nước dưới đất và lượng nước của hồ ao. Từ điển cũng ghi nhận thêm về khái niệm nguồn nước trong thủy lợi, khi 5
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 phân biệt khái niệm lượng nước trữ và nguồn nước. Theo đó, nguồn nước là lượng nước dưới đất và nước mặt đảm bảo cho chu trình tuần hoàn nước; còn lượng nước trữ là khối lượng chung của nước ngầm trong tầng đất giới hạn ở vùng (khu vực) xem xét. Lưu lượng nước ngầm có thể đảm bảo cho yêu cầu dùng nước đủ tiêu chuẩn chất lượng trong thời gian dài được gọi là nguồn nước ngầm để khai thác. Theo góc độ pháp luật, khoản 2, Điều 2, Luật tài nguyên nước năm 2012 quy định khái niệm nguồn nước là: “các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử dụng bao gồm sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các tầng chứa nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác”. Như vậy, pháp luật ghi nhận khái niệm nguồn nước chỉ các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác được như biển, sông, suối, ao, hồ, kênh, mương hoặc các tầng chưa nước ở như nước ngầm, băng tuyết và các dạng tích tụ khác. Tùy theo đặc điểm cũng như yêu cầu về khai thác, sử dụng, quản lý của từng loại nước mà có thể chia nước thành các loại nước khác nhau, chẳng hạn như: nước mặt, nước dưới đất, nguồn nước liên tỉnh, nguồn nước nội tỉnh, nguồn nước liên quốc gia… Xét về mặt tự nhiên, nguồn nước có thể chia làm hai loại chính : nước mặt và nước dưới đất. “Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo” [21,Khoản 3, Điều 2]. Nước mặt có thể chia thành hai loại: nước mặt có dòng chảy và nước mặt không có dòng chảy. Nước mặt có dòng chảy như sông, suối, có khả năng tự làm sạch. Nước mặt không có dòng chảy như ao, hồ, thường có rong, rêu và các thủy sinh vật sinh sống nên khả năng bị nhiễm bẩn cao. “Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất”[21, Khoản 4, Điều 2]. Các tầng dưới đất có thể chia nguồn nước dựa theo đặc điểm cấu tạo và vị trí của các tầng mạch nước. Nước ngầm mạch nông có khả năng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài nhiều hơn nước tầng mạch sâu. Nhưng thông thường thì nguồn nước ở các tầng chứa nước dưới đất chó chất lượng tương đối tốt. Luật Tài nguyên nước năm 2012 cũng dựa vào sự phân chia các loại nguồn nước như để thể hiện các quy phạm pháp luật. Xét về mặt phạm vi phân bố, nguồn nước được chia làm hai loại chủ yếu là: nguồn nước liên tỉnh và nguồn nước nội tỉnh. Khoản 5, Điều 2, Luật Tài nguyên nước năm 2012 quy định: “Nguồn nước liên tỉnh là nguồn nước phân bố trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên”. Nguồn nước liên tỉnh có khả năng gây ảnh hưởng lẫn nhau giữa đời sống sản xuất và sinh hoạt của các địa 6
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 bàn, đòi hỏi phải có những quy định để đảm bảo tính thống nhất và linh hoạt giữa hoạt động kiểm soát ô nhiễm nguồn nước của các địa bàn có chung nguồn nước. Nguồn nước nội tỉnh là “nguồn nước phân bố trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương” [21, Khoản 6, Điều 2], nghĩa là nguồn nước thuộc phạm vi quản lý và khai thác của riêng một tỉnh hoặc một thành phố trực thuộc trung ương nào đó, giúp cho việc quản lý riêng rẽ nguồn nước của địa phương được tập trung hơn. Việc phân loại theo cách này ý nghĩa đối với việc khoanh vùng phạm vi quản lý, sử dụng, khai thác nguồn nước một cách hiệu quả đối phù hợp với từng đơn vị địa phương nhất định và phối hợp hài hòa với các địa phương khác trong công tác quản lý. 1.1.2. Đặc điểm của nguồn nước Hiện nay, nguồn nước Việt Nam đang bị xâm hại khá nhiều từ nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc bảo vệ tài nguyên nước đang ngày càng trở nên cấp thiết. Bảo vệ tài nguyên nước chính là bảo vệ sự sống còn và sự phát triển của con người. Pháp luật chính là một công cụ đắc lực để thực hiện yêu cầu cấp thiết bảo vệ tài nguyên nước trong đó có nhiệm vụ quan trọng đó là kiểm soát ô nhiễm nguồn nước. Để làm được việc đó, về phương diện pháp luật cần xác định thấu đáo những đặc điểm của nguồn nước để có hướng đi đúng trong xây dựng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước. Thứ nhất là, nguồn nước không phải vô tận. Dựa vào tính tự làm mới và chuyển hóa của nước mà con người nghĩ rằng nguồn nước là vô tận. Đó là suy nghĩa hoàn toàn sai lầm. Nước có mặt trrong mọi mặt của đời sống vì thế nước càng dễ bị làm ô nhiễm. Hiện nay, nguồn nước đang bị suy thoái rất nhiều do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt cuẩ con người. Nước không có đủ thời gian để tự làm sạch cho dù con người có tác động vào quá trình tuần hoàn của nước hoặc tác động vào quá trình tự làm sạch của nước vẫn không thể đáp ứng đủ nhu cầu về chất lượng nguồn nước của chính con người. Chính vì thế pháp luật phải có những tác động, bắt buộc con người phải có những hành động cụ thể, phải tuân thủ để kiểm soát được ô nhiễm nguồn nước. Chẳng hạn như việc quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan quản lý; cơ chế kiểm soát nguồn nước sao cho phù hợp với tình hình của từng địa phương… Thứ hai, nguồn nước là dung môi hòa tan nhiều chất. Xuất phát từ tính chất vật lý và hóa học của nước mà nước là dung môi có thể hòa tan nhiều chất, cũng 7
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 chính là nguyên nhân khiến nước dễ bị “tổn thương”. Từ đó phát sinh ra vấn đề chất thải nguy hại hoặc những chất độc hại khác có thể dễ dàng hòa tan trong nước và “lây lan” giữa các nguồn nước với nhau. Muốn kiểm soát được ô nhiễm nguồn nước cần kiểm soát ngay từ những nguồn có thể làm “bẩn” nước, đòi hỏi pháp luật nên xét đến những nguồn khác nhau gây hại cho nước nhất là trong vấn đề liên quan đến chế tài xử phạt các hành vi gây ô nhiễm nguồn nước. Thứ ba, nguồn nước tồn tại ở mọi nơi. Tức là nước có mặt trên cả mặt đất, trong lòng đất và cả bầu khí quyển. Chính vì thế việc kiểm soát ô nhiễm nguồn nước đòi hỏi phải toàn diện ở nhiều dạng khác nhau. Thậm chí các loại thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán cũng là một phần gây nên ô nhiễm nguồn nước, cần được quan tâm để bảo vệ lợi ích của con người. Thứ tư là nước có khả năng luân chuyển. Mặc dù định nghĩa về nguồn nước chỉ ra rằng, nguồn nước là các loại nước đã “tích tụ”, tuy nhiên từ “tích tụ” không có nghĩa là nước tập trung lại một vị trí cố định mà chỉ là khả năng tập hợp của nước. Nước có khả năng tích tụ lại với nhau nhưng lượng nước đó hoàn toàn có khả năng luân chuyển đi nơi khác thông qua nhiều quá trình khác nhau như chảy trôi, quá trình tuần hoàn của nước… Vì thế kiểm soát ô nhiễm nguồn nước không chỉ là trách nhiệm của riêng một đơn vị địa lý cố định nào cả mà phải là sự chung tay, góp sức của nhiều chủ thể, của các địa phương với nhau. Từ đó cũng đặt ra vấn đề cho pháp luật làm sao để có thể kiểm soát hài hòa hoạt động giữa các cơ quan nhà nước với nhau, và giữa các cơ quan nhà nước ở các địa phương khác nhau để việc kiểm soát ô nhiễm nguồn nước đạt được hiệu quả cao. 1.2. Khái niệm, đặc điểm và nguyên nhân của ô nhiễm nguồn nước Ô nhiễm nguồn nước là vấn đề môi trường được cả nhân loại quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống, đời sống sinh hoạt và đời sống sản xuất của con người. Ô nhiễm nguồn nước cũng là một vấn đề khá phức tạp, vì có nhiều nguyên nhân cũng như nhiều dạng ô nhiễm mà có thể con người cũng chưa thể nắm rõ hết tất cả. Pháp luật dựa vào những khái niệm, đặc điểm , từ cái cốt lõi của vấn đề để đưa ra được những quy định phù hợp, bao quát được hết những khía cạnh mà ô nhiễm nguồn nước đưa ra. 1.2.1. Khái niệm ô nhiễm nguồn nước Ô nhiễm môi trường là “sự biến đổi của các thành phần môi trường không 8
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”[23]. Nước là một thành phần của môi trường, xuất phát trên quan điểm của định nghĩa trên, pháp luật điều chỉnh riêng về tài nguyên nước đã đưa ra khái niệm về ô nhiễm nguồn nước. Hiến chương Châu Âu đã ghi nhận: “Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã”. Theo khoản 14, Điều 2, Luật Tài nguyên nước năm 2012, khái niệm về ô nhiễm nguồn nước được quy định như sau: “Ô nhiễm nguồn nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và thành phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”. Như vậy định nghĩa của hiến chương châu Âu chưa nêu ra cụ thể sự biến đổi trong đất là gì và cơ sở xác định ô nhiễm là gì, chỉ quy định chung là “làm nhiễm bẩn nước” và “gây nguy hiểm”. Khác với “suy thoái” nguồn nước (sự suy giảm về số lượng, chất lượng nguồn nước so với trạng thái tự nhiên hoặc so với trạng thái của nguồn nước đã được quan trắc trong các thời kỳ trước đó [21khoản 15, Điều 2]), là khái niệm thiên về sự thay đổi về số lượng, chất lượng nước so với thời kỳ trước đó, tức là lấy lượng và chất của nước ở một thời kỳ trước đó làm cơ sở xác định, thì ô nhiễm nguồn nước là sự thay đổi thiên về tính chất của nước, như tính vật lý, hóa học, thành phần sinh học và lấy tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép để làm cơ sở nhận định ô nhiễm. Bên cạnh đó về khía cạnh biểu hiện nhận biết, ô nhiễm nguồn nước thể hiện tác động xấu của nó đến con người và sinh vật. Ô nhiễm nguồn nước có thể dựa vào các tiêu chí khác nhau để phân loại. Dựa vào tiêu chí nguồn gốc, có thể chia ô nhiễm nguồn nước thành hai loại: ô nhiễm tự nhiên và ô nhiễm nhân tạo. Ô nhiễm tự nhiên có thể xuất phát mưa, tuyết tan, lũ lụt…đưa vào môi trường những chất thải bẩn, các vi sinh vật có hại… Ô nhiễm nhân tạo là quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp…vào môi trường nước. Theo tiêu chí bản chất ô nhiễm, có thể phân ra thành: ô nhiễm vô cơ, ô nhiềm hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học… Hiện nay pháp luật cũng dựa vào những tiêu chí phân loại này để quy định các tiêu chuẩn, quy chuẩn và các biện pháp xử phạt. 9
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.2.2. Đặc điểm của ô nhiễm nguồn nước Xuất phát từ khái niệm về ô nhiễm nguồn nước và đặc trưng của nguồn nước, ô nhiễm nguồn nước có những đặc điểm riêng biệt so với các ô nhiễm khác. Sau đây là hai đặc điểm nổi bật nhất về ô nhiễm nguồn nước: Một là, ô nhiễm nguồn nước có tính tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng lớn. Nước có mặt ở mọi nơi trên Trái đất và là nền tảng cấu trúc nên tế bào sống, nước len lỏi ở khắp mọi nơi và dễ dàng luân chuyển sang nơi khác. Các nguồn nước không có nguồn nào là hoàn toàn riêng biệt, chúng có liên hệ đến nhau. Chẳng hạn như nước ao, hồ nếu chỉ nhìn vào tính chất của nó bên ngoài sẽ thấy tính luân chuyển của nước thấp, tính ổn định cao; nhưng bên trong đó, quá trình nước xâm nhập vào đất, ngấm qua các tầng đất xuống tầng nước ngầm hay quá trình bốc hơi ngưng đọng bên trên tầng khí quyển vẫn luôn luôn diễn ra. Chính vì xuất phát từ tính luân chuyển của nước mà ô nhiễm nguồn nước rất dễ lây lan từ nguồn nước này sang nguồn nước khác. Khi đã lây lan ô nhiễm thì quy mô ảnh hưởng trở nên lớn hơn rất nhiều, vì quá trình lây lan sẽ luôn luôn diễn ra. Chẳng hạn như sự cố môi trường ở các tỉnh miền Trung nước ta xảy ra vào tháng 4 năm 2016 là một ví dụ điển hình cho sự tốc độ lan truyền của ô nhiễm nguồn nước. Hiện tượng hải sản chết bất thường bắt đầu xuất hiện tại Hà Tĩnh vào ngày 6/4/2016, sau đó lần lượt xuất hiện tại các tỉnh: Quảng Bình (10/4/2016), Thừa Thiên - Huế (15/4/2016), Quảng Trị (16/4/2016) do nguồn nước bị ô nhiễm từ việc xả thải chất thải chứa độc tố của công ty Formosa Hà Tĩnh. Tốc độ lan truyền ô nhiễm quá nhanh đã làm cho bốn tỉnh dọc ven biển miền Trung nước ta chịu nhiều thiệt hại nặng nề. Hai là, ô nhiễm nguồn nước phức tạp với nhiều tác nhân. Từ các tính chất đặc trưng của nguồn nước để thay đổi mô hình, tính chất vật lý , hóa học sinh học , của nước có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Tốc độ lây lan cao cũng là trở ngại để xác định tác nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước. Để pháp luật thực hiện tốt vai trò kiểm soát ô nhiễm nguồn nước cần làm tốt công tác xác đinh tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước và dựa vào đó để có những quy định hợp lý. Kiểm soát từ tác nhân gây ô nhiễm là một hướng đi đúng và hiệu quả, tránh để xảy ra tình trạng lây lan ô nhiễm rồi mới có những biện pháp xử lý. Ngoài ra do tính phức tạp của ô nhiễm nguồn nước các quy chế về xử phạt cũng khá rắc rối và chưa bao quát đủ các nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nguồn nước. 10
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.2.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước Hiện nay có nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nguồn nước, nguyên nhân tự nhiên hoặc nguyên nhân nhân tạo. Tuy nhiên nguyên nhân xuất phát từ các hoạt động của con người vẫn là nguyên nhân chủ yếu tác động xấu đến tài nguyên nước, dẫn tới cần phải có các biện pháp để kiểm soát ô nhiễm nguồn nước Thứ nhất về nguyên nhân tự nhiên: Bất cứ một hiện tượng nào làm giảm chất lượng nước đều bị coi là nguyên nhân gây ô nhiễm nước.Ô nhiễm nước do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão… hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm, hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn. Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác, và cuốn theo các loại hoá chất trước đây đã được cất giữ. Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hoá chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ hoặc do các tác nhân độc hại ở các khu phế thải. Công nhân thu dọn lân cận các công trường kỹ nghệ bị lụt có thể bị tác hại bởi nước ô nhiễm hoá chất. Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt,...) có thể rất nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên, và không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu. Sự suy giảm chất lượng nước có thể do đặc tính địa chất của nguồn nước ví dụ như: nước trên đất phèn thường chứa nhiều sắt, nhôm. nước lấy từ lòng đất thường chứa nhiều canxi… Ngoài ra, biến đổi khí hậu toàn cầu cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Thứ hai về nguyên nhân nhân tạo. Hoạt động sản xuất kinh doanh của con người cần tập trung với lưu lượng lớn. Đặc biệt sản xuất công nghiệp thải ra nguồn nước (trực tiếp hoặc gián tiếp) lượng lớn chất thải công nghiệp. Lượng nước thải này chưa qua xử lý hoặc đã quy xử lý những chưa đạt tiêu chuẩn có thể được thải trực tiếp vào các vùng nước mặt hoặc thấm từ vùng nước mặt xuống nước ngầm. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn tới ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam hiện nay. Ở Việt Nam với mức tăng dân số nhanh chóng đã đưa nước ta vào hàng thứ 14[39] trong các quốc gia có dân số đông nhất Thế giới. Trong vòng hơn 50 năm gần đây (1980- 2018), dân số nước ta tăng gần gấp đôi lần từ 54.372.518 người lên 95.563.102 người[39]. Dân số tăng nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt và phát triển kinh tế tăng lên, các nguồn thải tăng, sự ô nhiễm môi trường nước cũng tăng lên. 11
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Sinh hoạt của con người cũng tác nhân lớn gây ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là nguồn nước ở các đô thị. Nước thải sinh hoạt là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn[34]. Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau. Quá trình sản xuất nông nghiệp như sử dụng thuốc trừ sâu không đúng quy trình, các loại phân bón hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật tràn lan khiến các hóa chất bị tồn dư sẽ ngấm xuống nước ngầm, cũng làm nguồn nước bị ảnh hưởng. Trên đây là những tác nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước. Với tốc độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp ồ ạt như hiện nay, nguồn nước đang đứng trước những nguy cơ rất lớn của ô nhiễm nặng nề. Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày càng tăng. Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại bệnh tình nghi là do dùng nước bẩn trong mọi sinh hoạt. Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản…Tác hại của ô nhiễm nguồn nước là khôn lường, trong cả đời sống sinh hoạt, sản xuất của con người; thậm chí là chính sự sống của con người và các loài sinh vật khác. Xuất phát từ những đòi hỏi khác quan của thực tiễn đời sống xã hội, cùng với những ưu thế đặc biệt của một công cụ pháp lý mà các công cụ khác không có được, pháp luật phải thể hiện được vai trò, sức mạnh của mình trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến kiểm soát ô nhiễm nguồn nước. Pháp luật về kiểm soát nguồn nước sẽ là cơ sở pháp lý, là tiền đề cho mọi hoạt động kiểm soát ô nhiễm nguồn nước; là công cụ đắc lực giúp cho hoạt động kiểm soát ô nhiễm nguồn nước có được hiệu quả tốt hơn. 1.3. Khái niệm, đặc điểm, vai trò và nguyên tắc của pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước 1.3.1. Khái niệm pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước Bảo vệ môi trường luôn là vấn đề sống còn, là vấn đề ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống xã hội của mỗi quốc gia.Với những đặc điểm riêng có của mình, pháp 12
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 luật giúp triển khai những chủ trương, chính sách của nhà nước một cách nhanh, đồng bộ và hiệu quả nhất. Pháp luật cũng chính là tiếng nói của nhân dân thông qua quyền và nghĩa vụ của mình. Pháp luật thể hiện vai trò của mình trong việc quy định các hành vi xử sự đúng đắn, có lợi cho việc kiểm soát và phát triển nguồn nước đồng thời thể hiện tính răn đe bằng những biện pháp, chế tài xử phạt những hành vi gây hại cho nguồn nước, vi phạm quá trình kiểm soát ô nhiễm nguồn nước. Pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước đặt ra những chuẩn mực xử sự, quy định những hành vi được phép hay không được phép đối với nguồn nước, đồng thời đưa ra các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để kiểm soát nguồn nước gắn với các hoạt động kiểm soát nguồn nước riêng biệt của từng chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước. Sau đó, đưa ra những quy định về xử lý vi phạm liên quan đến ô nhiễm nguồn nước để một lần nữa thể hiện tính cưỡng chế, răn đe của pháp luật đối với những hành vi gây hại cho đời sống xã hội. Như vậy, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội liên quan đến kiểm soát ô nhiễm nguồn nước, cụ thể là điều chỉnh hoạt động của các cơ quan nhà nước cũng như các tổ chức, cá nhân nhằm kiểm soát ô nhiễm nguồn nước, tránh những tác động tiêu cực mà các hoạt động của con người có thể gây hại đến nguồn nước. Bao gồm những quy định về chủ thể tham gia quan hệ pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước, các quy định liên quan đến cấp , thu hồi giấy phép tài nguyên nước; quy hoạch nguồn nước và các quy điịnh liên quan đến xử lý vi phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước. 1.3.2. Đặc điểm pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước Công tác bảo vệ môi trường nói chung và công tác kiểm soát ô nhiễm nguồn nước nói riêng đạt được những bước tiến đáng kể trong thời gian gần đây. Trong đó có sự đóng góp đắc lực của công cụ pháp luật. Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước đã thể hiện được những đặc trưng riêng có của mình so với các ngành luật khác, ngày càng thể hiện vị trí độc lập của mình và vai trò hữu hiệu trong kiểm soát ô nhiễm nguồn nước. Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước nổi bật những đặc điểm sau đây: Thứ nhất, pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước là công cụ định hướng xử sự của con người trong quan hệ với môi trường nói chung và nguồn nước nói riêng. 13
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Ví dụ như thông qua các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về nguồn nước để khoanh vùng giới hạn hành vi của các chủ thể. Đồng thời, pháp luật đưa ra những quy định về quy hoạch, kế hoạch kiểm soát nguồn nước, góp phần định hướng hoạt động kiểm soát nguồn nước lâu dài và có tính chiến lược hơn. Thứ hai, pháp luật kiểm soát nguồn nước quy định rõ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn cụ thể của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để kiểm soát ô nhiễm nguồn nước. Pháp luật có tính bắt buộc chung, tính xã hội và tính quy phạm phổ biến được đảm bảo thực hiện bởi các biện pháp cưỡng chế của nhà nước. Sở dĩ .pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước có hiệu quả hơn một các biện pháp khác bởi lẽ nó đã quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cũng như các tổ chức cá nhân trong việc kiểm soát ô nhiễm nguồn nước. Đặc biệt là việc đề cao sự vào cuộc, kiểm soát của các cơ quan nhà nước, như định kỳ đánh giá tình hình môi trường nước, xây dựng kế hoạch bảo vệ nguồn nước…, sẽ giúp ích rất lớn trong việc kiểm soát được hiệu quả và có răn đe cao hơn… Thứ ba, pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước có tính bắt buộc các chủ thể phải thực hiện các nghĩa vụ của mình rất cao. Bên cạnh những quy phạm đề ra cách thức xử sự và nghĩa vụ của các chủ thể chung, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước còn quy định những chế tài phát hiện hành vi vi phạm và chế tài xử phạt những vi phạm liên quan đến kiểm soát ô nhiễm nguồn nước. Các chế tài về hành chính, dân sự, hình sự… được áp dụng trong từng hành vi vi phạm cụ thể, để công cụ pháp luật về kiểm soát nguồn nước thể hiện được sức mạnh của mình. 1.3.3. Vai trò của pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước Pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội, đảm bảo cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội. Pháp luật không chỉ là một công cụ hữu hiệu của nhà nước mà còn tạo môi trường thuận lợi để phát triển ý thức đạo đức của con người. Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong trong hệ thống pháp luật về môi trường. Ý nghĩa và vai trò của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước được thể hiện như sau: Một là, pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước tạo thành khung pháp lý quy định quy tắc xử sự của con người khi tác động đến nguồn nước. Trong đời sống, có rất nhiều hoạt động của con người tác động vào môi trường nước. Các hoạt động đó diễn ra liên tục và dưới nhiều hình thức khác nhau đòi hỏi pháp luật phải có 14
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 những quy định về cách xử sự của con người với nguồn nước. Con người với vai trò là chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật với nguồn nước cần biết điều chỉnh hành vi của mình theo các quy định của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước. Pháp luật thông qua các công cụ chẳng hạn như các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về nước để quy định mức, điều kiện chất thải mà con người có thể xả thải ra nguồn nước. Cũng nhờ có các quy chuẩn làm cơ sở để pháp luật truy cứu trách nhiệm pháp lý của các chủ thể vi phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước. Pháp luật cũng quy định về các hành vi của con người với từng loại nước (nước mặt, nước ngầm…), bắt buộc con người phải tuân thủ và điều chỉnh chặt chẽ hành vi của mình theo hướng có lợi cho nguồn nước, tất cả vì mục đích chung là bảo vệ được nguồn nước khỏi ô nhiễm, cũng chính là bảo vệ chính cuộc sống, sự sống của con người. Hai là, pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước quy định nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước trong việc kiểm soát ô nhiễm nguồn nước. Mặc dù, kiểm soát ô nhiễm nguồn nước là nghĩa vụ của tất cả mọi người, cần có sự chung tay, góp sức của cộng đồng, thế nhưng nhà nước lại đóng vai trò vô cùng quan trọng và nổi bật hơn cả trong việc kiểm soát ô nhiễm nguồn nước. Nhà nước sử dụng công cụ đắc lực của mình đó là pháp luật để thực hiện tốt vai trò đó. Chính vì thế, pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước. Cơ quan nhà nước sẽ có trách nhiệm với từng hoạt động kiểm soát khác nhau, điều hòa hoạt động của các cơ quan nhà nước với nhau, đảm bảo sư phối hợp hài hòa và có hiệu quả trong công tác kiểm soát ô nhiễm nguồn nước. Thực tế đã khẳng định tính tất yếu của các cơ quan nhà nước trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Cơ quan nhà nước lấy cơ sở là quy định pháp luật để có quyền thực hiện các hoạt động kiểm soát nguồn nước trê thực tế. Trong quá trình kiểm soát ô nhiễm nguồn nước, cơ quan nhà nước sẽ phát hiện ra nhiều sai phạm. Pháp luật cũng có những quy định về xử lý vi phạm trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm nguồn nước, để tạo cơ sở cho các cơ quan nhà nước thực thi những biện pháp được pháp luật quy định. Chẳng hạn như quy định chắc năng quyền hạn của Sở tài nguyễn và môi trường, các chi cục bảo vệ môi trường… sau đó sở tài nguyên dựa vào những quy định trong luật, phối kết hợp với các chi cục và các địa phương tổ chức kiểm soát ô nhiễm nguồn nước theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn … do pháp luật đặt ra, rà soát những vi phạm pháp luật tại địa phương và có những chế tài thích hợp 15
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 để răn đe. Nhờ có sự quy định nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của các cơ quan nhà nước mà ý thức bảo vệ môi trường của cấp lãnh đạo cũng như đội ngũ nhân viên các cơ quan kiểm soát được nâng cao hơn rất nhiều. Vì ý thức được trách nhiệm tiên phong của mình, các cơ quan nhà nước sẽ thực hiện tốt hơn các hoạt động kiểm soát ô nhiễm nguồn nước. Ba là, pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước có ràng buộc các chủ thể phải thực hiện những yêu cầu của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước. Các chủ thể, nhất là các tổ chức, cá nhân, mặc dù nắm rõ trách nhiệm của mình với hoạt động bảo vệ môi trường nói chung và với nguồn nước nói riêng nhưng có thể vì một lý do nào đó chẳng hạn như lợi nhuận, các chủ thể sẵn sàng lờ đi trách nhiệm của mình. Nhất là khi kiểm soát nguồn nước là một công việc chung mà không có lợi ích cá nhân ở đó nên việc coi như mặc kệ trách nhiệm bảo vệ môi trường là điều thường xuyên xảy ra trong đời sống xã hội. Một khi pháp luật đã quy định rõ nghĩa vụ mà họ phải thực hiện và có các chế tài xử phạt để cảnh tỉnh họ thì hành vi của các chủ thể sẽ đúng đắn hơn. Đây không chỉ đơn thuần là các biện pháp ngăn ngừa, giáo dục chủ thể vi phạm mà còn mang tính răn đe để họ phát huy trách nhiệm và ý thức của mỗi cá nhân. Bốn là, việc duy trì và phát triển pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước giúp đảm bảo sự phát triển của xã hội. Nguồn nước là nguồn sống của các tế bào xã hội. Việc kiểm soát ô nhiễm nguồn nước đối với bất kì quốc gia nào cũng là nhiệm vụ được ưu tiên. Điều này càng cần thiết hơn trong bối cảnh các nước đang phát triển như nước ta đẩy mạnh phát triển công nghiệp và các ngành ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại. Đời sống con người ngày càng được nâng cao, nhưng ý thức về bảo vệ môi trường nói chung và nguồn nước nói riêng chưa thực sự tốt. Nhiều tổ chức, cá nhân thậm chí là cơ quan quản lý nhà nước vẫn còn coi trọng lợi ích riêng mà lơ là lợi ích chung của toàn xã hội. Tất cả những điều trên tác động rất xấu tới nguồn nước, đòi hỏi pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước phải luôn duy trì vai trò của mình trong đời sống xã hội. Bên cạnh đó, pháp luật cũng phải luôn luôn vận động, đổi mới để ứng phó với những diễn biến mới có thể xảy ra và bù lấp những lỗ hổng còn thiếu sót, để điều chỉnh hành vi của xã hội tốt hơn vì lợi ích của chính xã hội, vì chính sự phát triển của toàn xã hội. Nhờ những vai trò và đóng góp quan trọng của pháp luật kiểm soát ô nhiễm 16
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 nguồn nước mà các hoạt động kiểm soát ô nhiễm nguồn nước đã có những bước tiến mới. Xã hội từ các cơ quan nhà nước cho tới các tổ chức, cá nhân ngày càng ý thức hơn nghĩa vụ của mình trong việc làm thế nào để nguồn nước tránh khỏi những tác hại xấu do chính con người gây ra. Một khi con người đã có ý thức và biến ý thức thành hành động được thực hiện theo sự điều chỉnh hành vi của pháp luật, sẽ giúp cho đích đến của ý thức là cái đích tốt đẹp nhất. 1.3.4. Nguyên tắc của pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước Hiện nay, có nhiều văn bản pháp pháp luật thể hiện nguyên tắc của pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước, tuy nhiên vẫn chưa có quy định cụ thể nào về nguyên tắc của kiểm soát ô nhiễm nguồn nước. Nổi bật lên trong hệ thống pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước là một số nguyên tắc cơ bản sau: Nguyên tắc công bằng trách nhiệm giữa cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân. Mỗi chủ thể trong quan hệ pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước cần được quy định nghĩa vụ theo nguyên tắc công bằng. Vì kiểm soát ô nhiễm nguồn nước là một công việc chung cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các chủ thể. Không chủ thể nào phải chịu nhiều nghĩa vụ để thực hiện một công việc chung thay cho chủ thể khác. Mỗi chủ thể phải có những nghĩa vụ khác nhau phù hợp với từng chủ thể khác nhau, đồng thời các chủ thể phải có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau để hoàn thành tốt những nghĩa vụ mà pháp luật quy định. Nguyên tắc đảm bảo chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia, công bằng, hợp lý trong kiểm soát ô nhiễm nguồn nước. Nguyên tắc này phần nào được ghi nhận tại khoản 9, Điều 3, Luật tài nguyên nước năm 2012. Nguồn nước không chỉ tồn tại trong lãnh thổ mỗi quốc gia, nhờ tính luân chuyển của nguồn nước mà nhiều nguồn nước có thể liên quan từ quốc gia này đến các quốc gia khác. Chẳng hạn các quốc gia có nguồn nước ở đầu nguồn hoặc thượng lưu các con sông có thể có những chính sách về nguồn nước ảnh hưởng đến các quốc gia ở hạ lưu sông. Chính vì thế nguyên tắc bảo đảm chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia là nguyên tắc quan trọng, bên cạnh đó cũng cần đảm bảo công bằng, hợp lý khi kiểm soát nguồn nước để hài hòa lợi ích của các quốc gia có nguồn nước liên quốc gia với nhau. Từ đó, thúc đẩy quan hệ hợp tác, phát triển cùng có lợi về nhiều mặt kinh tế, chính trị, văn hóa của các quốc gia có chung nguồn nước. 17
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Nguyên tắc kiểm soát nguồn nước lấy “phòng ngừa” là chính. Trong các hoạt động kiểm soát nguồn nước, luôn ưu tiên công đoạn “phòng ngừa” là nguyên tắc đầu tiên. Nó được thể hiện ở chỗ, pháp luật kiểm soát nguồn nước đã quy định nghĩa vụ của nhà nước và các tổ chức cá nhân dựa trên mục tiêu phòng ngừa ô nhiễm nguồn nước là cái chính yếu, chứ không phải chỉ quy định chế tài xử lý vi phạm sau khi đã có vi phạm về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước dẫn đến ô nhiễm nguồn nước. Nguyên tắc lấy nguồn nước và bảo vệ nguồn nước gắn liền với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Với bất kì một quy hoạch, kế hoạch nào liên quan đến phát triển các lĩnh vực trong đời sống xã hội đều cần lấy việc bảo vệ nguồn nước làm cơ sở để xây dựng. Chẳng hạn như quy hoạch đô thị ven sông cần đảm bảo duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông, không vượt quá ngưỡng khai thác đối với các tầng chứa nước và có các biện pháp bảo đảm đời sống khu dân cư [20,Khoản 8, Điều 3]; hay theo khoản 6, Điều 6, Luật quy hoạch đô thị năm 2009, quy định nội dung quy hoạch hạ tầng đô thị như sau: “Đáp ứng nhu cầu sử dụng nhà ở, công trình y tế, giáo dục, văn hoá, thể thao, thương mại, công viên, cây xanh, mặt nước và công trình hạ tầng xã hội khác”. Như vậy, các lĩnh vực phát triển của xã hội cần lấy kiểm soát ô nhiễm nguồn nước nói riêng và bảo vệ nguồn nước nói chung ra làm cơ sở, mục tiêu để xây dựng các nội dung, các kế hoạch để phát triển để đảm bảo công tác kiểm soát nguồn nước được sâu rộng và đồng bộ. 1.4. Pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ở một số quốc gia trên thế giới Vấn đề bảo môi trường liên quan đến nguồn nước giờ đây không còn là vấn đề riêng của mỗi quốc gia mà là vấn đề được cả thế giới quan tâm, đặc biệt là các quốc gia trong khu vực với nhau, các quốc gia láng giềng càng quan tâm học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với nhau để bảo vệ tốt nguồn nước liên quốc gia và tài nguyên nước của thế giới nói chung. Hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đã xây dựng cho mình một luật riêng về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước. Cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có văn bản pháp luật riêng của quốc gia về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước mà hệ thông quy phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước vẫn được quy định riêng lẻ ở một số Luật như Luật bảo vệ môi trường (2014), Luật Tài nguyên nước (2012), Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (2006), Luật thủy lợi (2017)… và một số Nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành. 18
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Một số quốc gia trên thế giới hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề về ô nhiễm nguồn nước vô cùng lớn. Tiêu biểu có thể kể đến Hà Lan- một quốc gia có mật độ dân số khá cao nhưng với gần 2/3 diện tích lãnh thổ nằm dưới mực nước biển. Hà Lan chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ biến đổi khí hậu khiến nguồn nước quốc gia này bị ô nhiễm rất lớn từ nguyên nhân tự nhiên. Chính vì thế hoạt động kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ở Hà Lan thể hiện rõ vai trò sống còn và ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia này. Về quy định cơ quan có thẩm quyền kiểm soát nguồn nước. Ở Hà Lan các ủy ban về nước (water board) - một thể chế bao gồm chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn và các tổ chức đại diện cho người dân trên địa bàn cả về quyền lợi và nghĩa vụ… đã có từ 700 năm nay, và hiện nay, số lượng ủy ban chỉ còn lại 27, nhằm tăng cường về nguồn lực và sự phối hợp được nhanh chóng và tập trung hơn. Trong phạm vi địa bàn của mình, ủy ban về nước có các trách nhiệm: (a) quản lý và bảo trì các công trình có tác động đối với dòng chảy của nước như đê, giồng, bến cảng; (b) quản lý và bảo trì các thủy lộ; bảo trì một mực nước thích hợp trong các polder và các thủy lộ; (c) bảo trì chất lượng nước mặt thông qua việc xử lý nước thải. Tuy nhiên, ủy ban về nước không phụ trách việc cung cấp nước sạch và cũng không phải là cơ quan dịch vụ công ích [37]. Ngoài ra, Hà Lan còn thành lập các ủy ban châu thổ (Delta commissie) có chức năng tư vấn cho cả nước và tầm nhìn dài hạn cho Chính phủ trong việc phát triển các vùng ven biển và vùng thấp, hạn chế ô nhiễm nguồn nước ngầm do xâm nhập mặn. Như vậy, Hà Lan có các cơ quan riêng biệt không chia theo cấp mà thành lập thành từng ủy ban khác nhau, mỗi ủy ban về nước có lĩnh vực quản lý và kiểm soát riêng biệt. Ngoài ra, điểm hay ở quy định thẩm quyền quản lý và kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ở Hà Lan là ủy ban về nước sẽ có một thành phần là tổ chức đại diện người dân trên địa bàn cả về quyền lợi và nghĩa vụ. Điều nay làm tăng tính phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và người dân trong công tác chung bảo vệ nguồn nước. Đồng thời các ủy ban chuyên trách về tư vấn riêng, có khả năng tư vấn trên phạm vi cả nước, tạo ra tính mở và tính linh hoạt, chủ động cho các chủ thể thực hiện nghĩa vụ của mình đối với nguồn nước. Pháp luật Singapore, cũng quy định đạo luật riêng về kiểm soát ô nhiễm môi trường. Đạo luật này điều chỉnh các vấn đề liên quan đến việc kiểm soát ô nhiễm 19
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 môi trường và các hoạt động có mục đích liên quan đến việc kiểm soát ô nhiễm môi trường[35]. Pháp luật Singapore trao quyền lớn cho nhà nước can thiệp vào việc ra quyết định của danh nghiệp và người dân. Công cụ cấp phép được sử dụng rất phổ biến. Luật quản lý và Bảo vệ môi trường cho phép cơ quan nhà nước có quyền yêu cầu bất kỳ chủ dự án nào cũng phải làm báo cáo đánh giá tác động môi trường và được cơ quan này phê duyệt trước khi quy hoạch dự án[14]. Việc cấp giấy phép và giấy chứng nhận thuộc thẩm quyền của Bộ Môi trường nhằm đảm bảo kiểm soát và quản lý chặt chẽ các hoạt động có khả năng tác động có hại tới môi trường. Cụ thể là trước khi một hoạt động được phép tiến hành, Bộ Môi trường phải đảm bảo là hoạt động đó sẽ không gây ra tác hại gì cho môi trường[34]. Về vấn đề xử lý vi phạm liên quan đến kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ở Singapore. Tùy vào mức độ vi phạm khác nhau, pháp luật về bảo vệ môi trường ở Singapore ngoài quy định các biện pháp giáo dục, thì các biện pháp mang tính cưỡng chế là không thể thiếu từ biện pháp hình sự đến biện pháp hành chính và dân sự. Về vấn đề hình phạt cũng được quy định khá đa dạng. Pháp luật môi trường Singapore lấy chế tài hình sự là công cụ cơ bản để thực thi, biện pháp này được áp dụng đối với người bị kết án phạt tiền, phạt tù, bắt bồi thường và đối với những vi phạm nhỏ thì phạt cải tạo lao động bắt buộc (chỉ áp dụng với những bị cáo đủ 16 tuổi trở lên và đủ tiêu chuẩn y tế). Chẳng hạn như về biện pháp xử lý hình sự, hình thức phạt tiền được coi là hình phạt phổ biến và hữu hiệu nhất. Đối với các hành vi vi phạm nghiêm trọng hơn thì có hình thức phạt từ. Ví dụ: theo Đạo luật về môi trường sức khoẻ cộng đồng và Đạo luật kiểm soát ô nhiễm thì những người vi phạm lần đầu bị buộc tội về hành vi đưa chất thải hoặc các chất độc hại vào nguồn nước ngầm có thể bị phạt tù đến 12 tháng[35]. Đối với những người tái phạm thì có thể bị phạt tù với chế độ khắc nghiệt từ 1 đến 12 tháng . Ngoài ra, pháp luật Singapore cũng quy định các hình phạt khác như tạm giữ, tịch thu; lao động cải tạo bắt buộc. Đối với các hành vi nhỏ, hình phạt lao động cải tạo bắt buộc có hiệu quả khá cao, ít người tái phạm. Bên cạnh các chế tài hình sự, Singapore cũng rất coi trọng các chế tài về hành chính (thông báo và lệnh; giấy phép, giấy chứng nhận…) và các chế tài về dân sự ( bồi thường thiệt hại, các khoản phí tổn mà cơ quan có thẩm quyền phải chịu để làm sạch môi trường…) Nổi bật ở pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước nói riêng và kiểm soát 20
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 các loại ô nhiễm môi trường nói chung là việc quy định các biện pháp xử lý vi phạm. Các biện pháp xử lý vi phạm này được thực hiện nghiêm ngặt và có tính răn đe cao, từ những vi phạm nhỏ với các hình thức xử phạt nhỏ như lao động, cải taoj công ích đến hình thức phạt tiền hay đến phạt tù. Ở Việt Nam hình thức xử phạt chính vẫn là xử phạt hành chính, tuy nhiên mức độ răn đe chưa thực sự hiệu quả. Bài học kinh nghiệm khác đến từ Trung Quốc, quốc gia đông dân nhất thế giới, đã và đang trong thời kỳ phát triển nóng công nghiệp. Theo Thống kê dân số thế giới năm 2017 của viện khoa học thống kê, dân số Trung quốc chiếm hơn 18% dân số thế giới. Tuy nhiên, Trung Quốc chỉ có 7% là nước sạch, thống kê cho thấy, trên 70% nguồn nước các sông, hồ và 50% các đô thị có nước ngầm bị ô nhiễm[35]. Trước tình hình đó, Chính phủ Trung Quốc đã cho ra đời Luật Kiểm soát và Phòng ngừa ô nhiễm nước (WPPCL) năm 1984, trước cả khi có Luật bảo vệ môi trường. Năm 2008, Luật WPPCL đã được sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện như hiện nay. Một số điểm nổi bật hiệu quả của luật WPPCL thể hiện như sau: Thứ nhất, củng cố trách nhiệm bảo vệ môi trường của chính quyền địa phương. Theo Luật WPPCL 2008, chính quyền địa phương phải đưa bảo vệ môi trường nước vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và chính quyền sẽ chịu trách nhiệm về chất lượng nước trong khu vực quản lý tương ứng của mình. Luật cũng quy định lấy thành tích đạt được trong mục tiêu bảo vệ nước là một chỉ số để đánh giá hoạt động của chính quyền địa phương và cơ quan quản lý môi trường. Cụ thể, chính quyền địa phương phải ký cam kết trách nhiệm với Chính phủ trong việc thực hiện các mục tiêu bảo vệ môi trường trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 11, một trong số các mục tiêu đó là giảm nhu cầu ôxy hóa (COD) trong nước xuống 10% trong giai đoạn 2006 - 2010. Qua đó, Chính phủ sẽ xem xét các mục tiêu để đánh giá chính quyền địa phương trong việc thực thi nhiệm vụ của mình[32, tr28]. Thứ hai, tạo cơ hội cho cộng đồng tham gia vào bảo vệ môi trường nước. Theo quy định của Luật WPPCL 2008, cộng đồng có quyền yêu cầu tiết lộ thông tin về chất lượng nước quốc gia một cách thống nhất. Ví dụ khác : Theo Điều 88, luật WPPCL, nếu số lượng (lớn hơn 10) các bên có quyền lợi hợp pháp bị thiệt hại trong một sự cố ô nhiễm nguồn nước với mức độ tương đối lớn, các bên có thể lựa chọn một đại diện để nộp đơn kiện tập thể[32]. Ngoài ra, Bộ Bảo vệ môi trường Trung Quốc có trách nhiệm ban hành các thông tin về tiêu chuẩn chất lượng nước 21
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 quốc gia để tránh nhầm lẫn và bảo đảm công chúng được cung cấp thông tin chính xác và đáng tin cậy về chất lượng nước. Thứ ba, về công cụ pháp lý, để kiểm soát được hoàn toàn chất lượng nước dòng sông, hồ thì bắt buộc ngay cả các nhà máy đạt tiêu chuẩn cũng phải giảm lượng thải các chất gây ô nhiễm chính [16,tr26]. Đồng thời, chính quyền địa phương cũng phải giảm thiểu và kiểm soát tổng lượng thải các chất gây ô nhiễm nước trong khu vực hành chính và Chính phủ chịu trách nhiệm tương ứng để giảm thiểu và kiểm soát tổng lượng thải các chất trong phạm vi quốc gia. Nhật Bản ban hành luật Kiểm soát ô nhiễm nước từ năm 1970 với mục tiêu đạt được tiêu chuẩn môi trường nước đạt được ở hầu hết các địa phương trên toàn quốc. Chính vì thế Nhật Bản đặt nguyên tắc tiêu chuẩn chất lượng nước là một mục tiêu quan trọng với cơ quan quản lý nhà nước được quy định áp dụng cho mọi nguồn nước công cộng, đồng thời được chia làm nhiều nhóm tùy theo mục tiêu sử dụng ở ao, hồ, sông [16, tr121]. Theo đó, thống đốc mỗi tỉnh sẽ đề ra một số tiêu chuẩn nước thải phù hợp với tình trạng ô nhiễm nguồn nước của mỗi khu vực mình quản lý và giám sát. Từ các quy định chung của vùng sẽ thiết kế quy định chung cho toàn quốc. Thống nhất tiêu chuẩn nước thải quốc gia cho các đối tượng khác nhau. Luật tập trung vào ba nội dung chủ yếu đó là tiêu chuẩn môi trường nước liên quan đến bảo vệ sức khỏe con người và bảo vệ môi trường sống; Tiêu chuẩn và quy định phát thải; Kiểm soát tổng lượng chất ô nhiễm. Nội dung pháp luật chủ yếu nhấn mạnh vào tiêu chuẩn chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân ý thức con người của đất nước phát triển như Nhật Bản rất cao. Điều quan trọng nhất mà họ cần làm đó ra đặt ra những tiêu chuẩn để kiểm soát. Những tiêu chuẩn về nguồn nước có ý nghĩa lớn trong việc kiểm soát ô nhiễm nguồn nước tại Nhật Bản. Điều này cũng để lại những vấn đề cần xem xét về vấn đề tăng cường hiệu quả của các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường nước trong kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ở nước ta hiện nay. Dựa vào những bài học kinh nghiệm của pháp luật một số quốc gia trên thế giới, Việt Nam cần xem xét và ban hành các quy định nghiêm ngặt đối với kiểm soát nguồn nước, đặt biệt là kiểm soát các nguồn độc hại làm ô nhiễm nước. Đặc biệt, cũng cần chú trọng ô nhiễm nguồn nước do các nguyên nhân tự nhiên như xâm nhập mặn ở nguồn nước đồng bằng Sông Cửu Long. Phân công rõ nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước và tặng cường cự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc 22
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 kiểm soát ô nhiễm nguồn nước. Đồng thời, pháp luật cũng nên đặt ra các biện pháp, chế tài xử lý có hiệu quả, như kinh nghiệm phát huy hiệu quả các biện pháp xử phạt của Singapore để nâng cao hơn ý thức của cá nhân và toàn thể cộng đồng trong việc bảo vệ nguồn nước. Hơn hết, nâng cao tinh thần trách nhiệm và sự tham gia của người dân trong việc kiểm soát ô nhiễm nguồn nước bởi vì hơn hết hoạt động kiểm soát có hiệu quả hay không phụ thuộc lớn vào ý thức tự giác của người dân. Trong bối cảnh của phát triển kinh tế thị trường, vấn đề kiểm soát ô nhiễm nguồn nước rất cần sự vào cuộc của các quy định pháp luật. Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia đi trước và việc xây dựng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước kết hợp với thực tiễn tại quốc gia mình để có hướng đi đúng đắn nhất cho các giải pháp hoàn thiện pháp luật. 23
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam Đảng và nhà nước ta luôn chú trọng, quan tâm đến đến vấn đề bảo vệ môi trường , bảo vệ nguồn nước, càng ngày càng xác định rõ bảo vệ môi trường là nhiệm vụ trọng tâm của cả đất nước. Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm Việt Nam trải qua quá trình hình thành và phát triển từ những năm cuối của thập niên 80 của thế kỷ XX cho tới ngày nay, từ những nhen nhóm ban đầu để phục vụ quá trình đổi mới của đất nước cho tới ngày nay khi đã có nhiều văn bản pháp luật quy định về lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm nguồn nước và mở ra hướng đi trong tương lai của việc phát triển pháp luật pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước đã không ngừng phát triển và hoàn thiện. Giai đoạn trước năm 1986 Sau nhiều năm đất nước bị nhấn chìm trong các cuộc chiến tranh liên miên, hậu quả chiến tranh để lại là hết sức nặng nề. Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, các cấm vân từ Mỹ và các nước phương Tây, đối phó với nguy cơ chiến tranh ở phía Tây Nam và phía Bắc cùng với các thiên tai xảy ra liên tục khiến Việt Nam phải suy nghĩa đến hướng đi mới cho đất nước . Những năm 80, nước ta rơi vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế, thêm việc bị cô lập về quan hệ ngoại giao, thêm vào đó là nước ta vận hành theo hệ thống quan liêu bao cấp. Khó khăn chồng chất khó khăn dẫn đến hoạt động bảo vệ môi trường không được quan tâm đúng mức. Trong giai đoạn này, chính sách phát triển kinh tế- xã hội của đất nước dường như không đi đôi với bảo vệ môi trường. Hệ thống pháp luật nước ta trước năm 1986 cũng chưa hoàn chỉnh. Cơ chế bao cấp với sự chi phối của hệ thống chi tiêu kế hoạch trong mọi lĩnh vực kinh tế- xã hội kìm hãm sự phát triển của pháp luật. Các luật về kinh tế, tài chính thậm chí cũng không có điều kiện phát triển vì thế phát triển pháp luật về môi trường còn là một điều chưa được suy nghĩ đến một cách thấu đáo. 24
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Về văn bản pháp luật, Điều 36, Hiến pháp năm 1980 có đề cập đến nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ môi trường một cách chung chung như sau: “Các cơ quan Nhà nước, xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân đều có nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ, cải tạo và tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện môi trường sống”. Ngoài ra, có một số sắc lệnh, nghị quyết khác liên quan đến bảo vệ môi trường như sắc lệnh số 142/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 21/12/1949 quy định về kiểm soát lập biên bản các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường, Nghị quyết số 36/CP của Hội đồng chính phủ ngày 11/03/1961 về Quản lý, bảo vệ tài nguyên dưới lòng đất. Trong thời kỳ này, Việt Nam cũng chưa tham gia bất kỳ một công ước quốc tế nào về môi trường, nên pháp luật về môi trường chỉ đơn thuần xuất phát từ yêu cầu quản lý của nhà nước. Như vậy, pháp luật về bảo vệ môi trường trong thời kỳ này chưa được quan tâm, mà chỉ có một số những quy định ban đầu hình thành cho nên pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước cũng chưa có điều kiện hình thành và phát triển. Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1998 Sau khi đất nước đã có nhiều thay đổi, nhờ chủ trương đổi mới đất nước sau Đại hội Đảng lần thứ VI, bảo vệ môi trường đã được coi là một lĩnh vực cần coi trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Năm 1992, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường được thành lập. Cục Môi trường là cơ quan đầu tiên chuyên trách về môi trường có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thống nhất quản lý các hoạt động bảo vệ môi trường trong cả nước. Trong bối cảnh tại thời điểm năm 1993, việc nhà nước ta ban hành Luật Bảo vệ môi trường đầu tiên cho thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với công tác bảo vệ môi trường. Năm 1993 đã đánh dấu một bước ngoặt trong sự phát triển của pháp luật bảo vệ môi trường nói chung và pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước nói riêng. Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 gồm có 55 điều được chia làm 7 chương, quy định những vấn đề có tính cốt lõi nhất trong công tác bảo vệ môi trường. Trong giai đoạn này, chưa có luật tập trung quy định về bảo vệ nguồn tài nguyên nước mà chỉ được quy định tại một số điều trong luật môi trường. Luật Tài nguyên nước đầu tiên được Quốc hội khoá X thông qua tại kỳ họp thứ 3 (ngày 20 tháng 5 năm 1998), có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1999, đánh 25
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 dấu một bước tiến quan trọng nữa trong công tác quản lý tài nguyên nước ở nước ta. Đây là văn bản pháp luật cao nhất về quản lý tài nguyên nước, trong đó các quan điểm, đường lối của Đảng, chiến lược phát triển đất nước có liên quan đến tài nguyên nước đã được thể chế hoá; bước đầu tiếp cận quan điểm hiện đại của thế giới về quản lý tổng hợp tài nguyên nước. Luật ra đời đã góp phần tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các tổ chức và cá nhân trong bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; ý thức, nhận thức của người dân trong khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước đã được cải thiện đáng kể. Giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2012 Sau nhiều năm thi hành Luật, nhiều quy định của Luật đã được triển khai trên thực tế và đạt nhiều kết quả khả quan, đặc biệt là đã khai thác, sử dụng tốt hơn các nguồn nước để đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước có nhiều tiến bộ và từng bước đi vào nề nếp, nhất là từ sau khi thành lập Bộ TN&MT: hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã được bổ sung, hoàn thiện thêm một bước để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý và đòi hỏi từ thực tiễn; công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực tài nguyên nước được tăng cường hơn trước; công tác cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất cũng được triển khai đồng bộ ở cả trung ương và địa phương… Với những lý do cơ bản nêu trên, việc xây dựng để ban hành Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) thay thế Luật Tài nguyên nước năm 1998 nhằm bảo vệ tài nguyên nước có hiệu quả; sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm; phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra được tốt hơn; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về tài nguyên nước là thực sự cần thiết. Từ vai trò quan trọng của nước với cuộc sống và từ những thách thức trong quản lý tài nguyên nước đặt ra yêu cầu cấp bách tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước. Theo đó, cần phải quản lý bền vững và hiệu quả hơn các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước và phòng chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra. Để bảo đảm tính đồng bộ, đáp ứng yêu cầu quản lý tài nguyên nước trong tình hình mới, ngày 21/6/2012, Quốc hội đã thông qua Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13. Hệ thống văn bản pháp luật về tài nguyên nước 26
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 đã được Bộ TN&MT tập trung xây dựng, từng bước hoàn thiện, đặc biệt là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật Tài nguyên nước năm 2012, tạo lập hành lang pháp lý cơ bản cho công tác quản lý tài nguyên nước từ trung ương đến địa phương. “Quy định về quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; Phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra thuộc lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [21,Điều 1]. Trong đó, liên quan đến yếu tố môi trường, Luật Tài nguyên nước năm 2012 đề cập sâu hơn đến các biện pháp phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, bảo đảm an toàn nguồn nước và bảo vệ khả năng phát triển tài nguyên nước, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể được phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Khi quy định trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trong việc bảo vệ chất lượng nước, Luật Tài nguyên nước năm 2012 thường dẫn chiếu đến các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, đặc biệt là dẫn chiếu đến các quy chuẩn môi trường được điều chỉnh theo pháp luật môi trường. Giai đoạn từ năm 2012 đến nay Tích cực phát triển những quy định từ luật Tài nguyên nước năm 2012, các cơ quan có thẩm quyền đã triển khai xây dựng, ban hành 06 Nghị định của Chính phủ, 21 Thông tư của Bộ TN&MT, riêng từ đầu năm 2017 đến nay đã ban hành Nghị định số 33/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản; Nghị định số 82/2017/NĐ-CP quy định mức thu, phương pháp tính, phương thức thu, chế độ quản lý, sử dụng tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước,.. Trên cơ sở tinh thần đó, Việt Nam đề cao việc bảo vệ và quản lý nguồn nước, coi đây là một nội hàm quan trọng của "Chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam giai đoạn 2011-2020" và triển khai "Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020." Chiến lược đề ra yêu cầu quản lý tài nguyên nước theo phương thức tổng hợp, sử dụng đa mục tiêu và gắn với các tài nguyên thiên nhiên khác: “quản lý tài nguyên nước phải được thực hiện theo phương thức tổng hợp và thống nhất trên cơ sở lưu vực sông. Cơ cấu sử dụng nước phải phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; tài nguyên nước phải được phát triển bền vững; khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tổng hợp và đa mục tiêu. Phải coi sản phẩm nước là hàng hoá; sớm 27
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 xóa bỏ cơ chế bao cấp, thực hiện xã hội hoá các hoạt động bảo vệ, phát triển nguồn nước và cung ứng dịch vụ nước”. Phương thức quản lý này được thể hiện thống nhất trong các văn bản quy phạm pháp luật cũng như trong việc triển khai chính sách quản lý tài nguyên nước ở các cấp. Như vậy cho tới nay, hệ thống pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đã phần nào bao quát được các vấn đề về nước. Tuy luật còn quy định lẻ tẻ ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau, và một số văn bản tính thống nhất chưa cao, nhưng đã phần nào động chạm đến tất cả các vấn đề về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ở nước ta hiện nay. 2.2. Một số nội dung cơ bản của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam 2.2.1. Quy hoạch, chiến lược môi trường trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm nguồn nước Đối với hoạt động kiểm soát ô nhiễm nguồn nước, quy hoạch, kế hoạch môi trường cùng với đánh giá chiến lược, đánh giá tác động môi trường là những công cụ pháp lý quan trọng quy định quy tắc xử sự của các chủ thể trong việc định hướng nội dung, cách thức của hành vi của các chủ thể với nguồn nước. Quy hoạch bảo vệ môi trường là việc phân vùng môi trường để bảo tồn, phát triển và thiết lập hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường gắn với hệ thống giải pháp bảo vệ môi trường trong sự liên quan chặt chẽ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội nhằm bảo đảm phát triển bền vững. [23,Khoản 21, Điều 3] Đối với lĩnh vực liên quan đến tài nguyên nước, Luật Tài nguyên nước năm 2012 có đề cập đến kế hoạch tài nguyên nước. Theo đó quy hoạch tài nguyền nước bao gồm có quy hoạch tài nguyên nước chung của cả nước; quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông liên tỉnh, nguồn liên tỉnh; quy hoạch tài nguyên nước của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. [21,32,Điều 15].Đối tượng của tất cả các hoạt động quy hoạch trên là nguồn nước mặt và nước dưới đất. Mỗi kỳ quy hoạch là 10 năm, tầm nhìn 20 năm. Về việc xây dựng kế hoạch kiểm soát nguồn nước cần đảm bảo phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước, và các cùng. [21,Điều 18-20].Tùy vào đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của từng lưu vực sông, tiềm năng cơ bàn của nguồn nước và dự báo biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về nguồn nước đã ban 28