SlideShare a Scribd company logo
1 of 164
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------
Nguyễn Thị Kim Thoa
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC
VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC LOÀI
Vitex limonifolia WALL. EX C.B.CLARK VÀ Vitex trifolia L.
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC
Hà Nội - 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------
Nguyễn Thị Kim Thoa
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC
VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC LOÀI
Vitex limonifolia WALL. EX C.B.CLARK VÀ Vitex trifolia L.
Chuyên ngành: Hóa Hữu Cơ
Mã số: 9.44.01.14
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. TS. Nguyễn Xuân Nhiệm
2. PGS. TS. Ninh Khắc Bản
Hà Nội – 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Xuân Nhiệm và PGS. TS. Ninh Khắc Bản.
Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Kim Thoa
ii
LỜI CẢM ƠN
Luận án này được hoàn thành tại Viện Hóa sinh biển - Viện Hàn lâm Khoa
học và Công nghệ Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã nhận được sự
giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các nhà khoa học, các đồng nghiệp, bạn bè và gia
đình.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc, sự cảm phục và kính trọng nhất tới TS.
Nguyễn Xuân Nhiệm và PGS. TS. Ninh Khắc Bản - những người Thầy đã tận tâm
hướng dẫn khoa học, động viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt thời gian thực hiện luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Học viện Khoa học và Công nghệ,
đồng cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Hóa sinh biển cùng tập thể cán bộ của Viện đã quan
tâm, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn phòng Nghiên cứu cấu trúc - Viện Hóa Sinh biển,
đặc biệt là PGS. TS. Phan Văn Kiệm, ThS. Đan Thị Thúy Hằng, ThS. Đỗ Thị Trang
về sự quan tâm giúp đỡ, với những lời khuyên bổ ích và những góp ý quý báu trong
việc thực hiện và hoàn thiện luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Khoa Dược, Trường Đại học Yonsei, Hàn Quốc đã
giúp đỡ tôi thử hoạt tính kháng viêm và hoạt tính kháng virus.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu Trường đại học Mỏ -
Địa chất, Phòng Tổ chức Cán bộ và các đồng nghiệp của tôi tại Bộ môn Hóa học,
khoa Khoa học cơ bản đã ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời
gian làm nghiên cứu sinh.
Tôi xin chân thành cảm ơn Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam
(NAFOSTED) đã tài trợ kinh phí theo mã số đề tài 104.01-2014.02.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới toàn thể gia đình,
bạn bè và những người thân đã luôn luôn quan tâm, khích lệ, động viên tôi trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!
iii
MỤC LỤC
MỤC LỤC...............................................................................................................III
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................VII
DANH MỤC BẢNG............................................................................................... IX
DANH MỤC HÌNH..................................................................................................X
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN................................................................................................3
1.1. Giới thiệu về chi Vitex ..................................................................................................3
1.1.1. Đặc điểm thực vật của chi Vitex................................................................................................3
1.1.2. Công dụng của các loài thuộc chi Vitex...................................................................................4
1.1.2.1. Tình hình sử dụng trong y học cổ truyền các loài thuộc chi Vitex.......................................4
1.1.2.2. Công dụng khác của các loài thuộc chi Vitex.........................................................................5
1.1.3. Giới thiệu về loài V. limonifolia và loài V. trifolia..................................................................5
1.1.3.1. Loài V. limonifolia.....................................................................................................................5
1.1.3.2. Loài V. trifolia............................................................................................................................6
1.1.4. Tình hình nghiên cứu về thành phần hóa học của chi Vitex................................................7
1.1.4.1. Các hợp chất triterpennoid.......................................................................................................7
1.1.4.2. Các hợp chất ecdysteroid .......................................................................................................10
1.1.4.3. Các hợp chất labdane-diterpennoid......................................................................................12
1.1.4.4. Các hợp chất lignan và neolignan.........................................................................................16
1.1.4.5. Các hợp chất flavonoid...........................................................................................................19
1.1.4.6. Các hợp chất iridoid................................................................................................................22
1.1.4.7. Các hợp chất khác...................................................................................................................24
1.1.5. Các nghiên cứu về hoạt tính sinh học của chi Vitex............................................................27
1.1.5.1. Hoạt tính gây độc tế bào ung thư...........................................................................................27
1.1.5.2. Hoạt tính kháng viêm, giảm đau............................................................................................29
1.1.5.3. Hoạt tính kháng virus và vi sinh vật......................................................................................31
1.1.5.4. Các hoạt tính khác...................................................................................................................32
1.1.6. Tình hình nghiên cứu về chi Vitex ở Việt Nam....................................................................33
1.1.7. Tình hình nghiên cứu về loài V. limonifolia và V. trifolia..................................................34
1.2. Giới thiệu về viêm .......................................................................................................34
1.2.1. Sơ lược về viêm..........................................................................................................................34
1.2.1.1. Giới thiệu về quá trình viêm...................................................................................................34
1.2.1.2. Các giai đoạn của quá trình viêm..........................................................................................35
1.2.1.3. Vai trò của nitric oxide trong bệnh lý viêm...........................................................................35
iv
1.2.2. Các thuốc kháng viêm..............................................................................................................36
1.3. Giới thiệu về kháng virus...........................................................................................37
1.3.1. Sơ lược về virus..........................................................................................................................37
1.3.2. Các thuốc kháng virus..............................................................................................................39
CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ..............................................................41
2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................41
2.1.1. Loài Vitex limonifolia Wall. ex C.B.Clarke..........................................................................41
2.1.2. Loài Vitex trifolia L...................................................................................................................41
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................41
2.2.1. Phương pháp phân lập các hợp chất .....................................................................................41
2.2.1.1. Sắc ký lớp mỏng (TLC)...........................................................................................................41
2.2.1.2. Sắc ký cột (CC)........................................................................................................................41
2.2.2. Phương pháp xác định cấu trúc..............................................................................................41
2.2.2.1. Phổ khối lượng phân giải cao (HR-ESI-MS)........................................................................42
2.2.2.2. Phổ cộng hưởng từ nhân (NMR) ...........................................................................................42
2.2.2.3. Phổ lưỡng sắc tròn (CD)........................................................................................................42
2.2.2.4. Phương pháp tính toán phổ CD lý thuyết.............................................................................42
2.2.2.5. Độ quay cực ([α]D)..................................................................................................................42
2.2.3. Phương pháp xác định hoạt tính sinh học.............................................................................43
2.2.3.1. Phương pháp đánh giá hoạt tính kháng viêm in vitro.........................................................43
2.2.3.2. Phương pháp đánh giá hoạt tính kháng virus in vitro.........................................................45
2.3. Phân lập các hợp chất.................................................................................................46
2.3.1. Các hợp chất phân lập từ loài V. limonifolia........................................................................46
2.3.2. Các hợp chất phân lập từ loài V. trifolia...............................................................................49
2.4. Thông số vật lý và dữ liệu phổ của các hợp chất đã phân lập được.......................52
2.4.1. Các thông số vật lí của các hợp chất phân lập được từ loài V. limonifolia......................52
2.4.1.1. Hợp chất VL1: 7α,12α-Dihydroxylabda-8(17),13-dien-15,16-olide (Vitexlimolide A) (hợp
chất mới).................................................................................................................................................52
2.4.1.2. Hợp chất VL2: 7α,12β,16-Trihydroxylabda-8(17),13-dien-15,16-olide (Vitexlimolide B)
(hợp chất mới) .......................................................................................................................................52
2.4.1.3. Hợp chất VL3: 7α,16-Dihydroxylabda-8(17),13-dien-15,16-olide (Vitexlimolide C) (hợp
chất mới).................................................................................................................................................52
2.4.1.4. Hợp chất VL4: 5,4′-Dihydroxy-3,7-dimethoxyflavone........................................................52
2.4.1.5. Hợp chất VL5: Vitecetin.........................................................................................................53
2.4.1.6. Hợp chất VL6: 5,4′-Dihydroxy-7,3′-dimethoxyflavone.......................................................53
v
2.4.1.7. Hợp chất VL7: Verrucosin.....................................................................................................53
2.4.1.8. Hợp chất VL8: 2α,3α-Dihydroxyurs-12-en-28-oic acid.....................................................54
2.4.1.9. Hợp chất VL9: Euscaphic acid..............................................................................................54
2.4.1.10. Hợp chất VL10: 2α,3α-Dihydroxy-19-oxo-18,19-seco-urs-11,13(18)-dien-28-oic acid
.................................................................................................................................................................54
2.4.1.11. Hợp chất VL11: Maslinic acid............................................................................................54
2.4.1.12. Hợp chất VL12: Maltol O-β-D-glucopyranoside..............................................................54
2.4.2. Các thông số vật lí của các hợp chất phân lập được từ loài V. trifolia.............................55
2.4.2.1. Hợp chất VT1: 3α-Hydroxylanosta-8,24E-dien-26-oic acid (hợp chất mới)...................55
2.4.2.2. Hợp chất VT2: Matairesinol 4′-O-β-D-glucopyranoside (hợp chất mới).........................55
2.4.2.3. Hợp chất VT3: Ecdysone .......................................................................................................55
2.4.2.4. Hợp chất VT4: 20-Hydroxyecdysone....................................................................................55
2.4.2.5. Hợp chất VT5: 20-Hydroxyecdysone 2,3-monoacetonide..................................................55
2.4.2.6. Hợp chất VT6: Turkesterone .................................................................................................56
2.4.2.7. Hợp chất VT7: Polypodine B.................................................................................................56
2.4.2.8. Hợp chất VT8: Rubrosterone.................................................................................................56
2.4.2.9. Hợp chất VT9: Luteolin..........................................................................................................56
2.4.2.10. Hợp chất VT10: (2S)-7,4'-Dihydroxy-5-methoxyflavanone.............................................57
2.4.2.11. Hợp chất VT11: Vitexin........................................................................................................57
2.4.2.12. Hợp chất VT12: Orientin.....................................................................................................57
2.4.2.13. Hợp chất VT13: Homoorientin............................................................................................57
2.4.2.14. Hợp chất VT14: 2-O-Rhamnosylvitexin...........................................................................58
2.4.2.15. Hợp chất VT15: Euscaphic acid .........................................................................................58
2.4.2.16. Hợp chất VT16: Tormentic acid..........................................................................................58
2.5. Kết quả thử hoạt tính sinh học của các hợp chất phân lập được...........................59
2.5.1. Hoạt tính kháng viêm in vitro của các hợp chất phân lập được từ loài V. limonifolia..59
2.5.2. Hoạt tính kháng virus in vitro của các hợp chất..................................................................60
CHƯƠNG 3. THẢO LUẬN KẾT QUẢ...........................................................................62
3.1. Xác định cấu trúc của các hợp chất phân lập được.................................................62
3.1.1. Xác định cấu trúc của các hợp chất phân lập được từ loài V. limonifolia.......................64
3.1.1.1. Hợp chất VL1: Vitexlimolide A (hợp chất mới)...................................................................64
3.1.1.2. Hợp chất VL2: Vitexlimolide B (hợp chất mới)...................................................................71
3.1.1.3. Hợp chất VL3: Vitexlimolide C (hợp chất mới)...................................................................77
3.1.1.4. Hợp chất VL4: 5,4′-Dihydroxy-3,7-dimethoxyflavone........................................................84
3.1.1.5. Hợp chất VL5: Vitecetin.........................................................................................................86
vi
3.1.1.6. Hợp chất VL6: 5,4′-Dihydroxy-7,3′-dimethoxyflavone.......................................................87
3.1.1.7. Hợp chất VL7: Verrucosin.....................................................................................................88
3.1.1.8. Hợp chất VL8: 2α,3α-Dihydroxyurs-12-en-28-oic acid.....................................................89
3.1.1.9. Hợp chất VL9: Euscaphic acid..............................................................................................91
3.1.1.10. Hợp chất VL10: 2α,3α-Dihydroxy-19-oxo-18,19-seco-urs-11,13(18)-dien-28-oic acid
.................................................................................................................................................................93
3.1.1.11. Hợp chất VL11: Maslinic acid............................................................................................95
3.1.1.12. Hợp chất VL12: Maltol O-β-D-glucopyranoside..............................................................97
3.1.2. Xác định cấu trúc của các hợp chất phân lập được từ loài V. trifolia..............................98
3.1.2.1. Hợp chất VT1: 3α-Hydroxylanosta-8,24E-dien-26-oic acid (hợp chất mới)...................98
3.1.2.2. Hợp chất VT2: Matairesinol 4′-O-β-D-glucopyranoside (hợp chất mới).......................104
3.1.2.3. Hợp chất VT3: Ecdysone .....................................................................................................111
3.1.2.4. Hợp chất VT4: 20-Hydroxyecdysone..................................................................................113
3.1.2.5. Hợp chất VT5: 20-Hydroxyecdysone 2,3-monoacetonide................................................115
3.1.2.6. Hợp chất VT6: Turkesterone ...............................................................................................117
3.1.2.7. Hợp chất VT7: Polypodine B...............................................................................................117
3.1.2.8. Hợp chất VT8: Rubrosterone...............................................................................................119
3.1.2.9. Hợp chất VT9: Luteolin........................................................................................................121
3.1.2.10. Hợp chất VT10: (2S)-7,4'-Dihydroxy-5-methoxyflavanone...........................................121
3.1.2.11. Hợp chất VT11: Vitexin......................................................................................................123
3.1.2.12. Hợp chất VT12: Orientin...................................................................................................123
3.1.2.13. Hợp chất VT13: Homoorientin..........................................................................................124
3.1.2.14. Hợp chất VT14: 2-O-rhamnosylvitexin..........................................................................125
3.1.2.15. Hợp chất VT15: Eucaphic acid.........................................................................................126
3.1.2.16. Hợp chất VT16: Tormentic acid........................................................................................126
3.2. Hoạt tính sinh học của các hợp chất phân lập được..............................................128
3.2.1. Hoạt tính kháng viêm in vitro của các hợp chất phân lập từ loài V. limonifolia..........128
3.2.2. Hoạt tính kháng virus in vitro của các hợp chất................................................................130
3.2.2.1. Hoạt tính kháng virus in vitro của các hợp chất từ loài V. limonifolia............................131
3.2.2.2. Hoạt tính kháng virus in vitro của các hợp chất từ loài V. trifolia ..................................132
KẾT LUẬN............................................................................................................134
KIẾN NGHỊ...........................................................................................................136
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ...........................................137
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................138
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu Tiếng Anh Diễn giải
13
C-NMR Carbon-13 nuclear magnetic
resonance spectroscopy
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân carbon
13
1
H-NMR Proton nuclear magnetic
resonance spectroscopy
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton
786-O Renal carcinoma cell Tế bào ung thư biểu mô thận
A549 Lung carcinoma cell Tế bào ung thư phổi
ACN Acetonide Acetonide
BEL-7402 Hepatocyte carcinoma cell Tế bào ung thư gan
BV2 Mouse microglial cell Tế bào tiểu thần kinh đệm của chuột
BXPC-3 Pancreatic cancer cell Tế bào ung thư tuyến tụy
CC50 Cytotoxicity concentration 50% Nồng độ gây độc 50% đối tượng thử
nghiệm
CD Circular dichroism spectroscopy Phổ lưỡng sắc tròn
Colo-320 Human colon cancer cell Tế bào ung thư đại tràng
COSY 1
H-1
H- correlation spectroscopy Phổ 1
H-1
H COSY
COX Cyclo-oxygenase Enzyme cyclo-oxygenase
CVB3 Coxsackievirus B3 Virus coxsackievirus B3
DEPT Distortionless enhancement by
polarization transfer
Phổ DEPT
DMSO Dimethylsulfoxide Dimethylsulfoxide
DPPH 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl
Eca-109 Human esophageal cancer cells Tế bào ung thư thực quản người
EV71 Enterovirus 71 Virus enterovirus 71
FBS Fetal bovine serum Huyết thanh bò
Glc Glucose Đường glucose
HBV Hepatitic B Virus Virus viêm gan B
HCMV Human cytomegalovirus Cytomegalovirus người
HCT-116 Human colon cancer cell Tế bào ung thư đại tràng
HCV Hepatitic C Virus Virus viêm gan C
HeLa Human cervicalcancer cell Tế bào ung thư cổ tử cung
HepG2 Hepatocyte carcinoma cell Tế bào ung thư gan
HIV Human Immunodecificiency Virus Virus HIV
HL-60 Human promyelocytic leukemia
cell
Tế bào ung thư máu người
HMBC Heteronuclear mutiple bond
correlation
Phổ tương tác dị hạt nhân qua nhiều
liên kết
HO-8910 Human ovarian cell Tế bào ung thư buồng trứng người
HPV Human Papilloma Virus Virus papilloma ở người
HR-ESI-
MS
High resolution electrospray
ionization mass spectrum
Phổ khối lượng phân giải cao phun
mù điện tử
HRV1B Human rhinovirus B3 Virus human rhinovirus B3
HSQC Heteronuclear singlequantum
correlation
Phổ tương tác dị hạt nhân qua 1 liên
kết
HSV Herpe Simplex Virus Virus herpe simplex
HT-29 Human colon cancer cell Tế bào ung thư đại tràng
viii
IC50 Inhibitory concentration at 50% Nồng độ ức chế 50% đối tượng thử
nghiệm
iNOS Inducible nitric oxide synthase Enzym tạo ra oxit nitơ từ amino L-
arginine acid
K562 Human promyelocytic leukemia
cell
Tế bào ung thư máu người
KB Human epidemoid carcinoma Tế bào ung thư biểu mô người
KH Kí hiệu
L-NMMA N(omega)-Monomethyl-L-
Arginine Acetate
N(omega)-Monomethyl-L-
Arginine Acetate
LPS Lipopolysaccharide Lipopolysaccharide
LS180 Pancreatic cancer cell Tế bào ung thư tuyến tụy
MCF-7 Human breast carcinomacell Tế bào ung thư vú người
MDA-
MB-435
Human melanoma cell Tế bào ung thư vú người
MIC Minimum inhibitory concentration Nồng độ ức chế tối thiểu
MRC-5 Human lung carcinoma cell Tế bào ung thư phổi người
MTT 3-[4,5-dimethylthiazol-2-yl]-2,5-
diphenyltetrazolium bromide
NO Nitric oxide Oxit nitric
NOESY Nuclear overhauser enhancement
spectroscopy
Phổ NOESY
NSAIDs Non-steroidal anti-inflammatory
drugs
Thuốc chống viêm không steroid
OD Optical density Mật độ quang
OVCAR-3 Human ovarian cancer cell Tế bào ung thư buồng trứng
PANC-1 Pancreatic cancer cell Tế bào ung thư tuyến tụy
PC-3 Prostate adenocarcinoma cell Tế bào ung thư tuyến tiền liệt
RAW
264.7
Đại thực bào
RSV Respiratory Syncytial Virus Virus hợp bào hô hấp
SGC-7901 Human gastric cancer cell Tế bào ung thư dạ dày người
SKOV-3 Human ovarian cancer cell Tế bào ung thư buồng trứng người
SMMC-
7721
Human hepatocarcinoma cell Tế bào ung thư gan người
SR Human promyelocytic leukemia
cell
Tế bào ung thư máu người
SRB Sulforhodamine B Sulforhodamine B
TLC Thin layer chromatography Sắc ký lớp mỏng
TLTK Tài liệu tham khảo
TNF Tumor necrosis factor Yếu tố hoại tử khối u
tsFT210 Mouse cancer cells Tế bào ung thư ở chuột
TT Thứ tự
V. Vitex Chi Đẻn
Vero Kidney epithelial cells Tế bào biểu mô thận
VZV Varicella-zoster Virus Virus thủy đậu-zona
ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Danh sách các loài thuộc chi Vitex ở Việt Nam...............................................................4
Bảng 1.2. Các hợp chất khung ursane từ chi Vitex...........................................................................7
Bảng 1.3. Các hợp chất khung oleanane và friedelane từ chi Vitex...............................................9
Bảng 1.4. Các hợp chất khung lupane từ chi Vitex...........................................................................9
Bảng 1.5. Các hợp chất ecdysteroid từ chi Vitex.............................................................................10
Bảng 1.6. Các hợp chất khung labdane từ chi Vitex.......................................................................12
Bảng 1.7. Các hợp chất lignan và neoligan từ chi Vitex.................................................................17
Bảng 1.8. Các hợp chất flavonoid từ chi Vitex.................................................................................20
Bảng 1.9. Các hợp chất iridoid từ chi Vitex......................................................................................22
Bảng 1.10. Các hợp chất khác từ chi Vitex.......................................................................................24
Bảng 2.1. Kết quả đánh giá hoạt tính ức chế sự sản sinh NO của các hợp chất VL1-VL12 trên
tế bào BV2.............................................................................................................................................59
Bảng2.2.HoạttínhkhángviruscoxsackievirusB3,humanrhinovirus1Bvàenterovirus71của
một số hợp chất từ loài V. limonifolia................................................................................................60
Bảng 2.3. Kết quả sàng lọc hoạt tính kháng một số chủng virus của các hợp chất từ loài V.
trifolia.....................................................................................................................................................61
Bảng 3.1. Số liệu phổ NMR của hợp chất VL1 và hợp chất tham khảo......................................66
Bảng 3.2. Số liệu phổ NMR của hợp chất VL2 và hợp chất tham khảo......................................73
Bảng 3.3. Số liệu phổ NMR của hợp chất VL3 và hợp chất tham khảo......................................79
Bảng 3.4. Số liệu phổ NMR của hợp chất VL4 và hợp chất tham khảo......................................84
Bảng 3.5. Số liệu phổ NMR của hợp chất VL5 và hợp chất tham khảo......................................87
Bảng 3.6. Số liệu phổ NMR của hợp chất VL8 và hợp chất tham khảo......................................90
Bảng 3.7. Số liệu phổ NMR của hợp chất VL9 và hợp chất tham khảo......................................92
Bảng 3.8. Số liệu phổ NMR của hợp chất VL10 và hợp chất tham khảo....................................94
Bảng 3.9. Số liệu phổ NMR của hợp chất VL11 và hợp chất tham khảo....................................96
Bảng 3.10. Số liệu phổ NMR của hợp chất VL12 và hợp chất tham khảo..................................97
Bảng 3.11. Số liệu phổ NMR của hợp chất VT1 và hợp chất tham khảo..................................100
Bảng 3.12. Số liệu phổ NMR của hợp chất VT2 và hợp chất tham khảo..................................105
Bảng 3.13. Số liệu phổ NMR của hợp chất VT3 và hợp chất tham khảo..................................112
Bảng 3.14. Số liệu phổ NMR của hợp chất VT4 và hợp chất tham khảo..................................114
Bảng 3.15. Số liệu phổ NMR của hợp chất VT5 và hợp chất tham khảo..................................116
Bảng 3.16. Số liệu phổ NMR của hợp chất VT7 và hợp chất tham khảo..................................118
Bảng 3.17. Số liệu phổ NMR của hợp chất VT8 và hợp chất tham khảo..................................120
Bảng 3.18. Số liệu phổ NMR của hợp chất VT10 và hợp chất tham khảo................................122
Bảng 3.19. Số liệu phổ NMR của hợp chất VT16 và hợp chất tham khảo................................127
x
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hình ảnh một số loài thuộc chi Vitex ................................................................................3
Hình 1.2. Cấu trúc các hợp chất khung ursane từ chi Vitex ............................................................8
Hình 1.3. Cấu trúc các hợp chất khung oleanane và friedelane từ chi Vitex ................................9
Hình 1.4. Cấu trúc các hợp chất khung lupane từ chi Vitex ..........................................................10
Hình 1.5. Cấu trúc của các hợp chất ecdysteroid từ chi Vitex.......................................................12
Hình 1.6. Cấu trúc các hợp chất khung labdane từ chi Vitex........................................................16
Hình 1.7. Cấu trúc các hợp chất lignan và neolignan từ chi Vitex...............................................19
Hình 1.8. Cấu trúc các hợp chất flavonoid từ chi Vitex..................................................................22
Hình 1.9. Cấu trúc các hợp chất iridoid từ chi Vitex.......................................................................23
Hình 1.10. Cấu trúc các hợp chất khác từ chi Vitex........................................................................26
Hình 2.1. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ loài V. limonifolia........................................................48
Hình 2.2. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ loài V. trifolia...............................................................51
Hình 3.1. Cấu trúc hóa học các hợp chất được phân lập từ loài V. limonifolia.........................62
Hình 3.2. Cấu trúc hóa học các hợp chất được phân lập từ loài V. trifolia.................................63
Hình 3.3. Cấu trúc hóa học của hợp chất VL1 và hợp chất tham khảo.......................................64
Hình 3.4. Các tương tác HMBC, COSY và NOESY chính của hợp chất VL1...........................65
Hình 3.5. Phổ CD thực nghiệm của hợp chất VL1 và tính toán CD theo lý thuyết của
hai epimer 1a và 1b..........................................................................................................................67
Hình 3.6. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất VL1.................................................................................67
Hình 3.7. Phổ 1
H-NMR của hợp chất VL1 ......................................................................................68
Hình 3.8. Phổ 13
C-NMR của hợp chất VL1.....................................................................................68
Hình 3.9. Phổ DEPT của hợp chất VL1...........................................................................................69
Hình 3.10. Phổ HSQC của hợp chất VL1........................................................................................69
Hình 3.11. Phổ HMBC của hợp chất VL1.......................................................................................70
Hình 3.12. Phổ COSY của hợp chất VL1.........................................................................................70
Hình 3.13. Phổ NOESY của hợp chất VL1......................................................................................71
Hình 3.14. Cấu trúc hóa học VL2 và hợp chất tham khảo (VL1)................................................71
Hình 3.15. Các tương tác HMBC, COSY và NOESY chính của hợp chất VL2.........................72
Hình 3.16. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất VL2...............................................................................74
Hình 3.17. Phổ 1
H-NMR của hợp chất VL2....................................................................................74
Hình 3.18. Phổ 13
C-NMR của hợp chất VL2...................................................................................75
Hình 3.19. Phổ HSQC của hợp chất VL2........................................................................................75
Hình 3.20. Phổ HMBC của hợp chất VL2.......................................................................................76
Hình 3.21. Phổ COSY của hợp chất VL2.........................................................................................76
xi
Hình 3.22. Phổ NOESY của hợp chất VL2......................................................................................77
Hình 3.23. Cấu trúc hóa học của VL3 và hợp chất tham khảo (VL2).........................................77
Hình 3.24. Các tương tác HMBC và COSY chính của hợp chất VL3.........................................78
Hình 3.25. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất VL3...............................................................................80
Hình 3.26. Phổ 1
H-NMR của hợp chất VL3....................................................................................80
Hình 3.27. Phổ 13
C-NMR của hợp chất VL3...................................................................................81
Hình 3.28. Phổ DEPT của hợp chất VL3.........................................................................................81
Hình 3.29. Phổ HSQC của hợp chất VL3........................................................................................82
Hình 3.30. Phổ HMBC của hợp chất VL3.......................................................................................82
Hình 3.31. Phổ COSY của hợp chất VL3.........................................................................................83
Hình 3.32. Phổ ROESY của hợp chất VL3 ......................................................................................83
Hình 3.33. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VL4.......................84
Hình 3.34. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất VL4...............................................................................85
Hình 3.35. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VL5.......................86
Hình 3.36. Cấu trúc hóa học của hợp chất VL6..............................................................................87
Hình 3.37. Cấu trúc hóa học của hợp chất VL7..............................................................................88
Hình 3.38. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VL8.......................89
Hình 3.39. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VL9.......................91
Hình 3.40. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VL10....................93
Hình 3.41. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VL11....................95
Hình 3.42. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VL12....................97
Hình 3.43. Cấu trúc hóa học của hợp chất VT1 và hợp chất tham khảo....................................98
Hình 3.44. Các tương tác HMBC chính của hợp chất VT1..........................................................99
Hình 3.45. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất VT1.............................................................................101
Hình 3.46. Phổ 1
H-NMR của hợp chất VT1..................................................................................101
Hình 3.47. Phổ 13
C-NMR của hợp chất VT1.................................................................................102
Hình 3.48. Phổ DEPT của hợp chất VT1.......................................................................................102
Hình 3.49. Phổ HSQC của hợp chất VT1......................................................................................103
Hình 3.50. Phổ HMBC của hợp chất VT1.....................................................................................103
Hình 3.51. Cấu trúc hóa học của VT2 và hợp chất tham khảo...................................................104
Hình 3.52. Các tương tác HMBC, COSY và NOESY chính của hợp chất VT2.......................106
Hình 3.53. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất VT2.............................................................................107
Hình 3.54. Phổ 1
H-NMR của hợp chất VT2..................................................................................107
Hình 3.55. Phổ 13
C-NMR của hợp chất VT2.................................................................................108
Hình 3.56. Phổ HSQC của hợp chất VT2......................................................................................108
xii
Hình 3.57. Phổ HMBC của hợp chất VT2.....................................................................................109
Hình 3.58. Phổ COSY của hợp chất VT2.......................................................................................109
Hình 3.59. Phổ ROESY của hợp chất VT2....................................................................................110
Hình 3.60. Phổ CD của hợp chất VT2 trong MeOH....................................................................110
Hình 3.61. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VT3.....................111
Hình 3.62. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VT4.....................113
Hình 3.63. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VT5.....................115
Hình 3.64. Cấu trúc hóa học của hợp chất VT6............................................................................117
Hình 3.65. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VT7.....................117
Hình 3.66. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VT8.....................119
Hình 3.67. Cấu trúc hóa học của hợp chất VT9............................................................................121
Hình 3.68. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VT10..................121
Hình 3.69. Cấu trúc hóa học của hợp chất VT11.........................................................................123
Hình 3.70. Cấu trúc hóa học của hợp chất VT12.........................................................................123
Hình 3.71. Cấu trúc hóa học của hợp chất VT13.........................................................................124
Hình 3.72. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VT14..................125
Hình 3.73. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VT16..................126
Hình 3.74. Kết quả sàng lọc hoạt tính kháng viêm của các hợp chất VL1-VL12....................129
Hình 3.75. Tác dụng kháng virus CVB3 của các hợp chất VT1-VT16.....................................132
Hình 3.76. Tác dụng kháng virus HRV1B của các hợp chất VT1-VT16..................................132
Hình 3.77. Tác dụng kháng virus EV71 của các hợp chất VT1-VT16......................................133
1
MỞ ĐẦU
Việt Nam có vị trí địa lý nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, địa hình
nhiều đồi núi chia cắt nên điều kiện khí hậu rất đa dạng, có nhiều tiểu vùng khí hậu
khá đặc trưng. Những yếu tố trên đã tạo nên những hệ sinh thái, thảm thực vật nhiệt
đới phong phú và phát triển với khoảng 12 000 loài, trong đó có khoảng 1/3 trên tổng
số loài được nhân dân ta dùng làm thuốc. Nhiều loài từ xa xưa được sử dụng trong y
học cổ truyền và các mục đích khác phục vụ đời sống của con người đã trở nên quen
thuộc như: mật nhân (Eurycoma longifolia), khổ qua (Momordica charantia), đương
quy (Angelica sinensis), ba kích (Morinda oficinalis), bông mã đề (Plantago major),
sâm (Panax vietnamensis), tam thất (Panax pseudoginseng), nghệ (Curcuma
longa),…. Cho đến nay, hàng trăm cây thuốc đã được khoa học y - dược hiện đại
chứng minh về giá trị chữa bệnh của chúng.
Trong vài thập kỉ trở lại đây, xu hướng đi sâu nghiên cứu các cây thuốc và
động vật làm thuốc để tìm kiếm các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học cao nhằm
sản xuất các loại thuốc có giá trị cao phục vụ cuộc sống ngày càng được các nhà khoa
học trên thế giới quan tâm. Với sự trợ giúp của các phương pháp phổ (như phổ cộng
hưởng từ, phổ khối,..) đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về các nhóm cây có
ích, trong đó có nhóm cây có hoạt tính sinh học.
Theo Từ điển cây thuốc Việt Nam, nhiều loài thuộc chi Đẻn (Vitex) có công
dụng chữa các bệnh như: cảm mạo, sốt rét, chóng mặt, nhức đầu, viêm ruột, rối loạn
tiêu hóa, ho, hen suyễn, trị bệnh ngoài da,...[1]. Các nghiên cứu về thành phần hóa
học các loài thuộc chi Vitex cho thấy chi này chứa đa dạng các lớp chất như: terpenoid,
flavonoid, ecdysteroid, lignan,... Các nghiên cứu đánh giá hoạt tính sinh học cho thấy
dịch chiết và các hợp chất phân lập từ các loài thuộc chi này có các hoạt tính đáng
quan tâm như: gây độc tế bào ung thư, kháng nấm, kháng khuẩn, chống oxi hóa, ....
Tuy vậy, những nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của
các loài thuộc chi Vitex ở Việt Nam còn rất hạn chế. Tính đến nay, ở Việt Nam mới
chỉ có khoảng 5 công trình nghiên cứu về thành phần hóa học một số loài thuộc chi
Vitex [2-6], chưa có công bố nào về hoạt tính sinh học các loài thuộc chi này.
Chính vì vậy, nhằm mục đích nghiên cứu làm rõ thành phần hóa học và hoạt
tính sinh học các loài thuộc chi Vitex ở Việt Nam tạo cơ sở khoa học trong việc sử
dụng bền vững tài nguyên cây thuốc này, đồng thời tạo tiền đề cho những nghiên cứu
2
tiếp theo trong việc tạo ra các chế phẩm có hoạt tính sinh học cao phục vụ công tác
bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu thành
phần hóa học và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall. Ex C.B.Clark và
Vitex trifolia L.”.
Mục tiêu của luận án:
Xác định thành phần hóa học chủ yếu của lá hai loài Vitex limonifolia Wall. Ex
C.B.Clark và Vitex trifolia L. ở Việt Nam.
Đánh giá hoạt tính kháng viêm và hoạt tính kháng virus in vitro của các hợp
chất phân lập được.
Nội dung luận án bao gồm:
1. Phân lập các hợp chất từ lá loài V. limonifolia và V. trifolia ở Việt Nam bằng
các phương pháp sắc ký;
2. Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được bằng các phương
pháp vật lý, hóa học;
3. Đánh giá hoạt tính kháng viêm in vitro của các hợp chất phân lập được từ loài
V. limonifolia;
4. Đánh giá hoạt tính kháng virus in vitro của các hợp chất phân lập được từ loài
V. limonifolia và V. trifolia.
3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu về chi Vitex
1.1.1. Đặc điểm thực vật của chi Vitex
Chi Vitex (Đẻn) thuộc họ Verbenaceae (Cỏ roi ngựa), bộ Lamiales (Hoa môi),
lớp Magnoliapsida (Hai lá mầm), ngành Magnoliophyta (Mộc lan) [1]. Chi Vitex trên
thế giới có khoảng 250 loài phân bố chủ yếu tại các quốc gia thuộc khu vực nhiệt đới
và cận nhiệt đới thuộc hai bán cầu [7]. Các loài trong chi Vitex rất đa dạng, từ cây bụi
tới cây gỗ trung bình, cao khoảng từ 1 m tới 35 m. Lá thường mọc đối, kép chân vịt,
thường có 3 hay 5 lá chét; lá chét có mép nguyên hay xẻ răng cưa. Cuống chung dài
3-5 cm, hơi phình ở gốc, mặt trên lõm, màu xanh, rất nhiều lông mịn. Hoa lưỡng tính,
cụm hoa ở đỉnh cành hay ở nách lá phía đỉnh cành, gồm các xim 2 ngả hay 3 ngả hợp
thành hình chùy, hình tháp hay hình ngù. Quả hạch gần hình cầu hay hình trứng, vỏ
quả trong hóa gỗ cứng, vỏ quả giữa nạc, thường 1-2 hạt [7].
Ở Việt Nam, chi Vitex đã ghi nhận được 20 loài [1, 7] (Bảng 1.1). Chúng được
phân bố khá rộng rãi từ bắc đến nam, tìm thấy ở cả địa hình vùng cao lẫn vùng ven
biển.
Mạn kinh
(V. trifolia)
Từ bi biển
(V. rotundifolia)
Ngũ trảo
(V. negundo)
Mẫu kinh năm cánh
(V. quinata)
Bình linh vàng chanh
(V. limonifolia)
Chân chim ba lá
(V. tripinnata)
Hình 1.1. Hình ảnh một số loài thuộc chi Vitex
4
Bảng 1.1. Danh sách các loài thuộc chi Vitex ở Việt Nam
TT Tên khoa học Tên tiếng Việt
1 V. canescens Kurz Đẻn lông, Mẫu kinh lông tro
2 V. helogiton K. Chum. synonym V.
glabrata
Đẻn nhẵn
3 V. negundo L. Ngũ trảo, Hoàng kinh, Chân chim
4 V. negundo L. var. cannabifolia Mẫu kinh, Ngũ trảo lá có răng
5 V. penduncalaris Wall. Ex Schauer San trắng, Cây chân vịt
6 V. pinnata L. synonym V. pubescens Vahl Bình linh lông, Cây năng
7 V. pinnata L. var. ptilota Bình linh cánh, Cây nàng, Suông gia
8 V. quinata (Lour.) F. N. Williams Mẫu kinh núi, Mẫu kinh năm lá, Đẹn năm lá
9 V. quinata (Lour.) Williams var. puberula
Moldenke
Mẫu kinh núi lông ngắn, Mạn kinh lông
10 V. rotundifolia L. synonym V. ovata
Thunb.
Bình linh xoan, Từ bi biển, Quan âm biển,
Mạn kinh lá đơn
11 V. trifolia L. Mạn kinh, Đẹn ba lá, Quan âm
12 V. tripinnata (Lour.) Merr. Mắt cáo, Chân chim ba lá
13 V. tripinnata var evrardii (P. Dop) Phuong Chân chim evrard
14 V. limonifolia Wall ex C.B.Clark Bình linh vàng chanh
15 V. vestita Wall ex Schauer Đẻn lông nhung
16 V. pierrei Craib Bình linh piere
17 V. stylosa P. Dop Bình linh vòi dài
18 V. ajugaeflora P. Dop Bình linh nghệ
19 V. pierreana Dop Đẻn dài, Bình linh đá
20 V. pierreana var chartacea Dop Đẻn lá như giấy
1.1.2. Công dụng của các loài thuộc chi Vitex
1.1.2.1. Tình hình sử dụng trong y học cổ truyền các loài thuộc chi Vitex
Trên thế giới, từ thời cổ đại, con người đã sử dụng nhiều loài thuộc chi Vitex
để chữa nhiều bệnh khác nhau như: đau khớp, co giật, giảm sốt, các bệnh về đường
hô hấp, kháng lao, kháng u hay điều hòa kinh nguyệt [8]. Ở Ấn Độ, lá loài V. trifolia
được sử dụng trong giảm đau, kháng viêm, chống co giật; vỏ loài V. peduncularis
làm thuốc đắp ngoài trị đau ở vùng ngực; nước hãm lá hoặc vỏ rễ, vỏ cành non được
dùng trị sốt rét và bệnh sốt đen Ấn Độ,…. Loài V. angus-catus được người Thổ Nhĩ
Kì sử dụng trong các bài thuốc về tiêu hóa, lợi tiểu và chữa nấm. Ở Trung Quốc, rễ
loài V. canescens được dùng trị ngoại cảm, phong hàn, sốt rét, giun kim; lá loài V.
negundo dùng trị cảm mạo, viêm ruột, trị lỵ; rễ loài V. quinata dùng trị viêm khí quản,
háo suyễn, cam tích, phong thấp,.…[1].
Ở Việt Nam, nhiều loài Vitex cũng được sử dụng trong các bài thuốc dân gian
để chữa trị một số bệnh thông dụng [1]. Chẳng hạn, lá loài V. negundo dùng để trị
5
nhức mỏi gân cốt, trị sốt; quả, hạt sắc nước tác dụng điều hòa kinh nguyệt, giảm đau
đầu, trị cảm mạo, sốt rét, đau dạ dày. Loài V. quinata dùng để nấu nước thay trà uống
làm ngon miệng; rễ trị viêm thanh quản; lá trị phong thấp, cảm mạo. Lá non loài V.
pinata phối hợp với lá phèn đen, cối xay, hương nhu trắng, giã uống chữa trúng
phong....
1.1.2.2. Công dụng khác của các loài thuộc chi Vitex
Tinh dầu Vitex có mùi cam chanh nên được sử dụng làm nguyên liệu trong
sản xuất xà phòng, nước lau nhà, nước khử mùi, chất giữ ẩm. Ở Ấn Độ, một số loài
thuộc chi Vitex được trồng quanh nhà để chống rắn. Các loài thuộc chi Vitex còn được
dùng để diệt côn trùng, rệp. Ngoài ra, Vitex còn được dùng như gia vị trong nấu ăn,
chuẩn bị thực phẩm.
1.1.3. Giới thiệu về loài V. limonifolia và loài V. trifolia
1.1.3.1. Loài V. limonifolia
Tên khoa học: Vitex limonifolia Wall. ex C.B.Clarke.
Tên thường gọi: Bình linh vàng chanh
Chi: Vitex
Họ: Verbenaceae
Mô tả về thực vật: Cây gỗ nhỏ, cao 8-10 m. Cành non có lông tơ dày màu
nâu nhạt. Lá mọc đối, kép chân vịt, 3-5 lá chét; cuống chung dài 5-7 cm, có lông, có
cánh rộng tới 20-25 mm, mép cánh song song, chóp thót lại, gốc đỉnh tim. Lá chét
hình bầu dục, hình trứng, hình trứng ngược hay hình ngọn giáo; chóp lá nhọn hay có
mũi nhọn dài; gốc nhọn; mép nguyên; mặt trên có lông rải rác và nháp; mặt dưới có
lông mềm màu nâu nhạt; cuống lá chét rất ngắn. Cụm hoa hình chùy ở đỉnh cành,
gồm các bông hoa dài, gián đoạn, có lông màu vàng. Lá bắc dạng lá, hình mũi mác;
lá bắc nhỏ dài 6-7 mm. Đài hình chuông, dài 2,5-3 mm, có lông phía ngoài, 5 thùy
nhỏ, nhọn. Tràng màu trắng ngà, dài 6 mm, nhẵn ở phía ngoài, có lông ở họng, 2 môi:
môi trên 2 thùy tròn, ngắn, cong và hơi lõm; môi dưới 3 thùy với thùy giữa lớn. Nhị
4, thò khỏi ống tràng; chỉ nhị nhẵn, đính ở phía trên ống tràng. Bầu gần hình cầu có
lông ở đỉnh; vòi dài bằng nhị, đỉnh xẻ 2 thùy ngắn. Quả có hình cầu, có lông rải rác,
đường kính 4-6 mm, mang đài bao gần nửa quả [7].
6
Phân bố: Loài V. limonifolia thường gặp ở vùng rừng hỗn giao, rừng thưa
hoặc ven rừng. Ở Việt Nam, loài này được tìm thấy ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Ninh
Thuận. Ngoài ra còn có ở Ấn Độ, Mianma, Lào, Campuchia, Thái Lan [7].
1.1.3.2. Loài V. trifolia
Tên khoa học: Vitex trifolia Linn.
Tên thường gọi: Mạn kinh
Chi: Vitex
Họ: Verbenaceae
Mô tả về thực vật: Loài V. trifolia L. là cây bụi lớn hoặc cây gỗ nhỏ. Cành
non có 4 cạnh, có lông mềm, màu xám nhạt; cành già tròn, nhẵn, màu nâu. Lá kép
mọc đối, 3 lá chét (lá ở gần ngọn có hoa thường đơn), lá chét hình trứng, gốc tròn,
đầu tù hoặc hơi nhọn, mép nguyên, mặt trên nhẵn và đen lại khi khô, mặt dưới phủ
đầy lông trắng, lá chét giữa lớn hơn; lá vò ra có mùi thơm; cuống lá dài 1-3 cm. Cụm
hoa là một chùy tận cùng, đôi khi có lá ở gốc, có lông dày; mang nhiều xim mọc đối,
mỗi xim có 2-3 hoa tím nhạt hoặc lam nhạt; lá bắc nhỏ, hình dài; đài hình chuông, có
lông trắng, 5 răng nhỏ đều; tràng hình trụ có lông ở mặt ngoài trừ phần gốc, môi trên
có 2 thùy ngắn, môi dưới 3 thùy, thùy giữa lớn hơn hai thùy bên; nhị 4, thò ra ngoài,
chỉ nhị có lông ở phía dưới, bao phấn 2 ô dãng ra. Quả hạch, hình cầu đường kính 5-
6 mm, khi chín có màu đen. Mùa hoa quả: tháng 5-7 [7, 9].
Phân bố: Loài V. trifolia phân bố rải rác ở khắp các tỉnh vùng núi thấp xuống đến
trung du, đôi khi gặp cả ở đồng bằng. Độ cao phân bố thường dưới 100 m [9]. Cụ thể,
thường gặp loài mạn kinh ở Quảng Ninh, Hà Nội, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng,
Quảng Nam vào tới Tiền Giang [1]. Ngoài ra còn có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào,
Campuchia, Thái Lan, Malayxia và một số nước châu Á khác [7].
Công dụng: Mạn kinh có vị đắng, tính mát. Theo kinh nghiệm dân gian, mạn
kinh được dùng làm thuốc chữa cảm mạo, sốt, đau đầu, nhức thái dương, nhức mắt,
tối tăm mặt mũi. Ở Philippin, người ta dùng dịch chiết từ lá chữa bệnh lao. Ở Ấn Độ,
hoa, lá, rễ được dùng làm thuốc hạ sốt, chống nôn, quả chữa vô kinh. Ở Malaysia,
nhân dân dùng mạn kinh chữa nhiều bệnh. Quả mạn kinh tán nhỏ cho vào kho thóc
gạo hoặc tủ quần áo để trừ côn trùng [9].
7
1.1.4. Tình hình nghiên cứu về thành phần hóa học của chi Vitex
Theo thống kê, đến nay mới có khoảng 28 loài thuộc chi Vitex đã được nghiên
cứu về thành phần hóa học, bao gồm: V. agnus-castus, V. altissima, V. canescens, V.
cannabifolia, V. cymosa, V.divaricata, V. doniana, V. fisherii, V. glabrata, V.
leptobotrys, V. leucoxylon, V. limonifolia, V. littoralis (V. lucens), V.madiensis, V.
megapotamica, V. negundo, V. peduncularis, V. pubescence (V. pinnata), V.
polygama, V. pseudo-negundo, V. rehmanni, V. rotundifolia V. rotundiforia, V.
scabra, V. sereti, V. strickeri, V. thyrsiflora và V. trifolia [8, 10]. Kết quả từ các công
trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước cho thấy, thành phần hóa học của các
loài trong chi Vitex khá đa dạng, nhưng chủ yếu là các hợp chất terpenoid, flavonoid,
iridoid, ecdysteroid, lignan,….
1.1.4.1. Các hợp chất triterpennoid
Các hợp chất thuộc loại triterpenoid phân lập từ chi Vitex chủ yếu là các hợp
chất thuộc khung ursane (1-17) (Bảng 1.2, Hình 1.2), oleanane (18-24) (Bảng 1.3,
Hình 1.3) và lupane (25-29) (Bảng 1.4, Hình 1.4).
Các hợp chất khung ursane
Bảng 1.2. Các hợp chất khung ursane từ chi Vitex
KH Tên chất Bộ phận cây Loài Vitex TLTK
1 3β-hydroxy-11-oxours-12-ene Lá V. negundo var.
heterophylla
[11]
2 3β-hydroxy-30-al-urs-12-en-28-oic
acid
Quả V. trifolia var.
simplicifolia
[12]
3 2α-hydroxyursolic acid Hạt V. negundo var.
heterophylla
[13, 14]
4 tormentic acid Lá V. peduncularis [14]
5 ursolic acid acetate Lá V. trifolia [15]
6 negundonorin A Hạt V. negundo [16]
7 negundonorin B Hạt V. negundo [16]
8 3-epicorosolic acid Hạt V. negundo [16]
9 2β,3β,19α-hydroxyursolic acid Lá V. cymosa [17]
10 uvaol Thân lá V. cauliflora [18]
11 ursolic acid Hạt V. negundo [19]
12 3-epiursolic acid Lá cành V. trifolia var.
simplicifolia
[20]
13 vitexnegheteroin H Hạt V. negundo var.
heterophylla
[13]
14 2α,3α-hydroxyursolic acid Lá V. cymosa [17]
15 2α,3β-hydroxyursolic acid Lá V. cymosa [17]
8
KH Tên chất Bộ phận cây Loài Vitex TLTK
16 2α,3α,19α,24-tetrahydroxyurs-12-
en-28-oic acid β-D-glucopyranosyl
ester
Lá V. negundo var.
cannabifolia
[21]
17 28-O-glucosyl-2α,3α,19α-
hydroxyursolic acid ester
Lá V. cymosa [17]
Hình 1.2. Cấu trúc các hợp chất khung ursane từ chi Vitex
9
Các hợp chất khung oleanane và friedelane
Bảng 1.3. Các hợp chất khung oleanane và friedelane từ chi Vitex
KH Tên chất Bộ phận cây Loài Vitex TLTK
18 oleanolic acid Hạt V. negundo [19]
19 2α,3β-hydroxyoleanolic acid Lá V. cymosa [17]
20 2α,3α-hydroxyoleanolic acid Lá V. cymosa [17]
21 vulgarsaponin A Lá V. negundo var.
cannabifolia
[21]
22 2α,3α,19α,24-tetrahydroxyolea-12-
en-28-oic acid β-D-glucopyranosyl
ester
Lá V. negundo var.
cannabifolia
[21]
23 3α-friedelinol Lá V. peduncularis [22]
24 3β-friedelinol Lá V. peduncularis [22]
Hình 1.3. Cấu trúc các hợp chất khung oleanane và friedelane từ chi Vitex
Các hợp chất khung lupane
Bảng 1.4. Các hợp chất khung lupane từ chi Vitex
KH Tên chất Bộ phận cây Loài Vitex TLTK
25 lupeol Lá, cành V. trifolia var.
simplicifolia
[20]
26 betulinic acid Lá, cành V. trifolia var.
simplicifolia
[19, 20]
27 obtusalin Hạt V. negundo [19]
28 lup-20(29)-en-3β,30-diol Hạt V. negundo [19]
29 platanic acid Lá V. trifolia [15]
10
Hình 1.4. Cấu trúc các hợp chất khung lupane từ chi Vitex
1.1.4.2. Các hợp chất ecdysteroid
Theo các tài liệu công bố, từ các loài chi Vitex, có khoảng 29 hợp chất
ecdysteroid (30-58) được phân lập (Bảng 1.5, Hình 1.5).
Bảng 1.5. Các hợp chất ecdysteroid từ chi Vitex
KH Tên chất Bộ phận cây Loài Vitex TLTK
30 20-hydroxyecdysone Rễ Vitex schiliebenii [23]
31 20,26-dihydroxyecdysone Rễ Vitex scabra [24]
32 21-hydroxyshidasterone Rễ Vitex doniana [25]
33 11β-hydroxy-20-deoxyshidasterone Rễ Vitex doniana [25]
34 shidasterone Rễ Vitex doniana [25]
35 2,3-acetonide-24-hydroxyecdysone Rễ Vitex doniana [25]
36 ajugasterone C Rễ Vitex doniana [25]
37 scabrasterone Rễ Vitex scabra [24]
38 24-hydroxyecdysone Rễ Vitex doniana [25]
39 11β,24-hydroxyecdysone Rễ Vitex doniana [25]
40 viticosterone E Lá Vitex agnus-castus [26]
41 pterosterone Rễ Vitex scabra [24]
42 24-epi-makisterone A Rễ Vitex scabra [24]
43 polypodine B Rễ Vitex scabra [24]
44 pinnatasterone Rễ Vitex scabra [24]
45 26-hydroxypinnatasterone Rễ Vitex cymosa [27]
46 11α-hydroxyecdysone Rễ Vitex scabra [24]
47 turkesterone Rễ Vitex scabra [24]
48 abutasterone Rễ Vitex canescens [28]
49 24-epi-abutasterone Rễ Vitex scabra [24]
50 (24R)-11α,20,24-
trihydroxyecdysone
Rễ Vitex canescens [28]
51 11α,20,26-trihydroxyecdysone Rễ Vitex canescens [28]
52 canescensterone Rễ Vitex canescens [29]
53 ajugasterone C -20,22-
monoacetonide
Rễ Vitex strickeri [30]
54 24(28)-dehydromakisterone A Thân, lá V. lebototrys [2]
55 makisterone A Thân, lá V. lebototrys [2]
56 2-deoxy-20-hydroxyecdysone Thân, lá V. lebototrys [2]
57 7,8-dihydro-8α-20-
hydroxyecdysone
Vỏ cây Vitex glabrata [31]
58 calonysterone Rễ Vitex scabra [24]
11
12
Hình 1.5. Cấu trúc của các hợp chất ecdysteroid từ chi Vitex
1.1.4.3. Các hợp chất labdane-diterpennoid
Diterpenoid là một lớp chất quan trọng của chi Vitex. Trong đó đại đa số là các
hợp chất diterpenenoid khung labdane, một số ít thuộc khung norlabdane và một vài
hợp chất thuộc khung halimane, abietane, clerodance. Bảng 1.6, Hình 1.6 dưới đây là
tổng hợp 74 hợp chất khung labdane (59-132) được phân lập từ chi Vitex.
Bảng 1.6. Các hợp chất khung labdane từ chi Vitex
KH Tên chất Bộ phận cây Loài Vitex TLTK
59 negundoin D Lá V. negundo var.
heterophylla
[11, 32]
60 vitrifolin B Quả V. rotundifolia [33]
61 9,13-epoxy-16-norlabda-13E-en-15-
al
Quả V. rotundifolia [34]
62 viteagnusin F Quả V. rotundifolia
V. agnus-castus
[34]
[35]
63 viteagnusin G Quả V. rotundifolia
V. agnus-castus
[34]
[35]
64 viterotulin A Quả V. rotundifolia [34]
65 (rel 3S,5S,8R,9R,10S)-3,9-
dihydroxy-13(14)-labden-16,15-
olide
Quả V. rotundifolia [34]
66 viterotulin B Quả V. rotundifolia [34]
67 (rel 5S,6R,8R,9R,10S,13S,16R)-6-
acetoxy-9,13-epoxy-16-methoxy-
labdan-15,16-olide
Quả V. agnus-castus [36]
68 (rel 5S,6R,8R,9R,10S,13S,16S)-6-
acetoxy-9,13-epoxy-16-methoxy-
labdan-15,16-olide
Quả V. agnus-castus
V. rotundifolia
[36]
[37]
69 (rel 5S,6R,8R,9R,10S,13S)-6-
acetoxy-9,13-epoxy-15-methoxy-
labdan-16,15-olide
Quả V. agnus-castus
V. rotundifolia
[36]
[37]
70 (rel 5S,6R,8R,9R,10S,13R,16R)-6-
acetoxy-9,13-epoxy-16-methoxy-
labdan-15,16-olide
Quả V. agnus-castus [36]
71 (rel 5S,6R,8R,9R,10S,13R,16S)-6-
acetoxy-9,13-epoxy-16-methoxy-
labdan-15,16-olide
Quả V. agnus-castus [36]
13
KH Tên chất Bộ phận cây Loài Vitex TLTK
72 (rel 5S,6R,8R,9R,10S,13R)-6-
acetoxy-9,13-epoxy-15-methoxy-
labdan-16,15-olide
Quả V. agnus-castus
V. rotundifolia
[36]
[37]
73 negundoin A Hạt V. negundo [32]
74 negundoin B Hạt V. negundo [32]
75 negundoin C Hạt V. negundo [32]
76 negundoin E Hạt V. negundo [32]
77 (rel 5S,6R,8R,9R,10S,13R,15R)-6-
acetoxy-9,13;15,16-diepoxy-15-
methoxylabdane
Quả V. agnus-castus [35]
78 (rel 5S,6R,8R,9R,10S,13R,15S)-6-
acetoxy-9,13;15,16-diepoxy-15-
methoxylabdane
Quả V. agnus-castus [35]
79 (rel 5S,6R,8R,9R,10S,13S,15S)-6-
acetoxy-9,13;15,16-diepoxy-15-
methoxylabdane
Quả V. agnus-castus [35]
80 (rel 5S,6R,8R,9R,10S,13S,15R)-6-
acetoxy-9,13;15,16-diepoxy-15-
methoxylabdane
Quả V. agnus-castus [35]
81 vitetrifolin H Quả V. trifolia [38]
82 vitexilactone Lá V. negundo var.
heterophylla
[11, 33]
83 (6R)-6-acetoxy-9-hydroxy-13(14)-
labdane-16,15-olide
Quả V. trifolia [37, 38]
84 previtexilactone Quả V. trifolia [38]
85 (15S)-6-acetoxy-9,13;15,16-
diepoxy-15-methoxylabdane
Quả V. trifolia [38]
86 (rel 5S,6S,8R,9R,10S)-6-acetoxy-9-
hydroxy-13(14)-labden-16,15-olide
Quả V. rotundifolia [37]
87 (rel 5S,6R,8R,9R,10S)-6-acetoxy-9-
hydroxy-15-methoxy-13(14)-labden-
16,15-olide
Quả V. rotundifolia [37]
88 (rel 5S,8R,9R,10S,13S,15S,16R)-
9,13;15,16-diepoxy-15,16-
dimethoxylabdane
Quả V. rotundifolia [37]
89 (rel 5S,8R,9R,10S,13S,15R,16S)-
9,13;15,16-diepoxy-15,16-
dimethoxylabdane
Quả V. rotundifolia [37]
90 (rel 5S,8R,9R,10S,13S,15R,16R)-
9,13;15,16-diepoxy-15,16-
dimethoxylabdane
Quả V. rotundifolia [37]
91 vitetrifolin B Quả V. trifolia [39]
92 vitetrifolin C Quả V. trifolia [39]
93 dihydrosolidagenone Quả V. trifolia [39]
94 prerotundifuran Lá V. limonifolia [40]
95 vitextrifolin A Quả V. trifolia [41]
96 vitextrifolin B Quả V. trifolia [41]
97 vitextrifolin F Quả V. trifolia [41]
98 vitextrifolin G Quả V. trifolia [41]
14
KH Tên chất Bộ phận cây Loài Vitex TLTK
99 viteagnuside A Lá V. negundo var.
heterophylla
[11]
100 vitexilactone C Hạt V. negundo var.
heterophylla
[13]
101 vitexolide A Lá V. vestita [42]
102 12-epivitexolide A Lá V. vestita [42]
103 vitexolide B Lá V. vestita [42]
104 vitexolide C Lá V. vestita [42]
105 vitexolide D Lá V. vestita [42]
106 vitexolide E Lá V. vestita [42]
107 acuminolide Lá V. vestita [42]
108 vitexlactam A Quả V. rotundifolia [33]
109 9α-hydroxy-13(14)-labden-16,15-
amide
Quả V. agnus-castus [43]
110 vitexolin A Lá V. vestita [42]
111 vitexolin B Lá V. vestita [42]
112 rotundifuran Quả V. agnus-castus [43]
113 (rel 5S,6R,8R,9R,10S)-6-acetoxy-9-
hydroxy-13(14)-labden-16,15-olide
Quả V. rotundifolia [34]
114 13-epi-2-oxokolavelool Quả V. rotundifolia [34]
115 epimanoyl oxide Quả V. agnus-castus [43]
116 isolophanthin A Quả V. rotundifolia [34]
117 vitedoin B Quả V. rotundifolia [34]
118 6α,7α-diacetoxy-13-hydroxy-
8(9),14-labdadien
Lá V. trifolia [44]
119 9-hydroxy-13(14)-labden-15,16-
olide
Lá V. trifolia [44]
120 viteagnusin H Quả V. agnus-castus [35]
121 viteagnusin C Quả V. agnus-castus [36]
122 8-epi-sclareol Quả V. agnus-castus [36]
123 vitexilactone B Hạt V. negundo [19]
124 3-oxo,15,17,18-triacetoxy-labda-
7,13E-diene
Thân, lá V. cauliflora [18]
125 vitetrifolin I Quả V. trifolia [38]
126 vitetrifolin D Quả V. trifolia [38]
127 vitetrifolin E Quả V. trifolia [38]
128 vitetrifolin F Quả V. trifolia [38]
129 limonidilactone Lá V. limonifolia [40]
130 vitextrifolin C Quả V. trifolia [41]
131 vitextrifolin D Quả V. trifolia [41]
132 vitextrifolin E Quả V. trifolia [41]
15
16
Hình 1.6. Cấu trúc các hợp chất khung labdane từ chi Vitex
1.1.4.4. Các hợp chất lignan và neolignan
Tổng hợp các công trình nghiên cứu về thành phần hóa học, cho thấy có 42
hợp chất khung lignan và neolignan (133-174) được phân lập từ chi Vitex. Tên gọi và
cấu trúc của những hợp chất này được liệt kê ở Bảng 1.7, Hình 1.7.
17
Bảng 1.7. Các hợp chất lignan và neoligan từ chi Vitex
KH Tên chất Bộ phận cây Loài Vitex TLTK
133 cannabilignin Lá V. negundo var.
cannabifolia
[21]
134 isocannabilignin Lá V. negundo var.
cannabifolia
[21]
135 vitexkarinol Lá, cành V. leptobotrys [3]
136 neopaulownin Lá, cành V. leptobotrys [3]
137 fiscusesquilignan A Quả V. rotundifolia [34]
138 (+)-sesamin Hạt V. negundo [45]
139 9R-hydroxy-D-sesamin Lá V. negundo var.
cannabifolia
V. negundo var.
heterophylla
[21]
[13]
140 (+)-pinoresinol Hạt
Rễ
Quả
V. negundo
V. negundo
V. cannabifolia
[45]
[46]
[47]
141 (+)-diasyringaresinol Rễ V. negundo [46]
142 (+)-paulownin Hạt V. negundo [45]
143 vitelignin A Hạt V. negundo [45]
144 altissinone Lá V. altissima [48]
145 (+)-lariciresinol Quả V. rotundifolia [34]
146 (7S,8R)-dihydrodehydrodiconiferyl
alcohol
Quả V. rotundifolia [34]
147 viterolignan A Quả V. rotundifolia [34]
148 viterolignan B Quả V. rotundifolia [34]
149 ficusal Quả V. rotundifolia [34]
150 vitexnegheteroin E Hạt V. negundo var.
heterophylla
[13]
151 vitexnegheteroin F Hạt V. negundo var.
heterophylla
[13]
152 vitecannaside B Hạt
Quả
V. negundo var.
heterophylla
V. cannabifolia
[13]
[47]
153 6-hydroxy-4-(4-hydroxy-3-
methoxyphenyl)-3-hydroxymethyl-
7-methoxy-3,4-dihydro-2-
naphthaldehyde
Hạt
Quả
V. negundo var.
heterophylla
V. cannabifolia
[13]
[47]
154 vitedoin A Hạt V. negundo var.
heterophylla
V. cannabifolia
[13]
[47]
155 vitexdoin A Hạt V. negundo var.
heterophylla
[13]
156 6-hydroxy-4-(4-hydroxy-3-
methoxyphenyl)-3-acetoxymethyl-7-
methoxy-3,4-dihydro-2-
naphthaldehyde
Quả V. negundo var.
cannabifolia
[49]
157 vitexdoin F Hạt
Hạt
V. negundo var.
cannabifolia
V. negundo
[50]
[51]
18
KH Tên chất Bộ phận cây Loài Vitex TLTK
158 vitecannaside A Quả V. cannabifolia [47]
159 vitexnegheteroin G Hạt V. negundo var.
heterophylla
[13]
160 vitexdoin G Hạt V. negundo [51]
161 vitexdoin H Hạt V. negundo [51]
162 vitexdoin I Hạt V. negundo [51]
163 detetrahydroconidendrin Quả
Quả
Hạt
V. rotundifolia
V. cannabifolia
V. negundo
[52]
[47]
[53]
164 vitedoamine A Hạt V. negundo [53]
165 vitrofolal E Quả
Hạt
V. cannabifolia
V. negundo
[47]
[53]
166 vitrofolal F Quả
Hạt
V. cannabifolia
V. negundo
[47]
[53]
167 vitrofolal A Rễ V. rotundifolia [54]
168 vitrofolal B Rễ V. rotundifolia [54]
169 negundin A Rễ V. negundo [46]
170 negundin B Rễ V. negundo [46, 55]
171 6-hydroxy-4-(4-hydroxy-3-
methoxy)-3-hydroxymethyl-7-
methoxy-3,4-dihydro-2-
naphthaledehyde
Rễ V. negundo [46]
172 (+)-lyoniresinol Rễ V. negundo [46, 55]
173 (+)-lyoniresinol-3α-O-β-D-glucoside Rễ V. negundo [46]
174 vitrofolal C Rễ V. rotundifolia [56]
19
Hình 1.7. Cấu trúc các hợp chất lignan và neolignan từ chi Vitex
1.1.4.5. Các hợp chất flavonoid
Các nhà khoa học cũng đã xác định có 54 hợp chất flavonoid được phân lập
từ các loài thuộc chi Vitex (175-228) (Bảng 1.8, Hình 1.8).
20
Bảng 1.8. Các hợp chất flavonoid từ chi Vitex
KH Tên chất Bộ phận cây Loài Vitex TLTK
175 vitecetin Lá V. peduncularis [14]
176 luteolin Lá V. pinnata [14]
177 2-(5-methoxyphenyl)-3,4,5,7,8-
trihydroxychroman-4-one
Lá V. simplicifolia [57]
178 2-(3,4-dimethoxyphenyl)-7-
hydroxychromen-4-one
Lá V. simplicifolia [57]
179 5-hydroxy-7,4-dimethoxyflavanone Lá V. quinata [58]
180 3-hydroxy-5,6,7,4-tetramethoxy flavone Thân, lá V. agnus-castus [59]
181 persicogenin V. trifolia [60]
182 4-acetoxy-5-hydroxy-6,7-
dimethoxyflavone
Lá V. peduncularis [22]
183 cirsimaritin Lá V. peduncularis [22]
184 genkwanin Lá V. peduncularis [22]
185 tsugafolin Lá cành V. leptobotrys [3]
186 alpinetin Lá cành V. leptobotrys [3]
187 5-hydroxy-3,4,3,6,7-
pentamethoxyflavone
Lá V. negundo [61]
188 5-hydroxy-3,4,6,7-tetramethoxyflavone Quả V. agnus-castus [35]
189 vitexin Lá V. peduncularis [14]
190 isovitexin Lá V. peduncularis [14]
191 vitegnoside Lá V. negundo [61]
192 luteolin-7-O-β-D-glucoside Lá V. negundo [62]
193 luteolin 6-C-(4-methyl-6-O-
transcaffeoylglucoside)
Vỏ rễ V. agnus-castus [63]
194 luteolin 6-C-(6-O-transcaffeoyl glucoside) Vỏ rễ V. agnus-castus [63]
195 luteolin 6-C-(2-O-transcaffeoyl glucoside) Vỏ rễ V. agnus-castus [63]
196 schaftoside Lá V. polygama [64]
197 isoschaftoside Lá V. polygama [64]
198 carlinoside Lá V. polygama [64]
199 isocarlinoside Lá V. polygama [64]
200 luteolin 7-O-(6-p-benzoyl glucoside) Vỏ rễ V. agnus-castus [63]
201 4,5-dihydroxy-3,3,6,7-
tetramethoxyflavone
Vỏ rễ V. agnus-castus [63]
202 isorhamnetin Vỏ rễ V. agnus-castus [63]
203 2-(5-methoxyphenyl)-4,5,7-trihydroxy-
3-methoxychromen-4-one
Lá V. simplicifolia [57]
204 penduletin Lá V. simplicifolia [57]
205 2-(4-hydroxyphenyl)-5-hydroxy 3,7-
dimethoxy chromen-4-one
Lá V. simplicifolia [57]
206 2-(4-hydroxyphenyl)-3,5,7-trihydroxy
chromen-4-one
Lá V. simplicifolia [57]
207 artemetin Lá V. simplicifolia [57]
208 5,3-dihydroxy-6,7,4-trimethoxyflavanone Quả V. rotundifolia [65]
209 casticin Lá, cành V. trifolia var.
simplicifolia
[20]
210 chrysoplenetin Lá V. negundo [66]
211 chrysosplenol D Lá V. negundo [66]
21
KH Tên chất Bộ phận cây Loài Vitex TLTK
212 vitexicarpin Lá V. trifolia [60]
213 kampferol Lá V. cymosa [17]
214 3-O-methylluteolin Lá V. cymosa [17]
215 pachypodol Lá V. cymosa [17]
216 apigenin Lá V. cymosa [17]
217 orientin Lá V. cymosa [17]
218 iso-orientin Lá V. cymosa [17]
219 2-O-p-hydroxybenzoyl orienti Lá V. cymosa [17]
220 2-O-caffeoyl orientin Lá V. cymosa [17]
221 3,5,6,7,3,4-hexamethoxyflavone Lá V. negundo [67]
222 5,3-diacetoxy-3,6,7,4-tetramethoxyflavone Lá V. negundo [67]
223 3-benzoyloxy-5-hydroxy-3,6,7,4-
tetramethoxyflavone
Lá V. negundo [67]
224 5,3-dibenzoyloxy-3,6,7,4-
tetramethoxyflavone
Lá V. negundo [67]
225 5,3-dipropanoyloxy-3,6,7,4-
tetramethoxyflavone
Lá V. negundo [67]
226 5,3-dibutanoyloxy-3,6,7,4-
tetramethoxyflavone
Lá V. negundo [67]
227 5,3-dipent-4-enoyloxy-3,6,7,4-
tetramethoxyflavone
Lá V. negundo [67]
228 5,3-dihexanoyloxy-3,6,7,4-
tetramethoxyflavone
Lá V. negundo [67]
22
Hình 1.8. Cấu trúc các hợp chất flavonoid từ chi Vitex
1.1.4.6. Các hợp chất iridoid
Hợp chất iridoid được tìm thấy trong một số loài thuộc chi Vitex như V. agnus-
catus, V. negundo, V. rotundifolia,... Kết quả từ các công trình nghiên cứu chỉ ra rằng,
có 18 hợp chất iridoid được phân lập từ chi Vitex (229-246) (Bảng 1.9, Hình 1.9).
Bảng 1.9. Các hợp chất iridoid từ chi Vitex
KH Tên chất Bộ phận cây Loài Vitex TLTK
229 10-p-hydroxybenzoyl-6β-
hydroxyiridoid 1-O-β-D-(6-O-p-
hydroxybenzoyl)glucopyranoside
Lá V. negundo var.
heterophylla
[11]
230 agnusoside Hoa V. agnus-castus [68]
231 agnuside Hoa
Vỏ cây
V. agnus-castus
V. peduncularis
[68]
[73]
232 pedunculariside Vỏ cây V. peduncularis [73]
233 trans-eurostoside Hoa V. agnus-castus [68]
234 1,4α,5,7α-tetrahydro-1-β-D-glucosyl-
7-(3,4-
dihydroxybenzoyloxymethyl)-5-
ketocyclopenta[c]pyran-4-carboxylic
acid
Lá V. negundo [62]
235 isonishindaside Lá V. cannubifolia [69]
23
KH Tên chất Bộ phận cây Loài Vitex TLTK
236 nishindaside Lá V. negundo [62]
237 negundoside Lá V. negundo [62]
238 geniposide Quả V. cannabifolia [47]
239 agnucastoside C Cành có hoa V. agnus-castus [70]
240 aucubin Cành có hoa V. agnus-castus [70]
241 mussaenosidic acid Cành có hoa V. agnus-castus [70]
242 6-O-p-
hydroxybenzoylmussaenosidic acid
Cành có hoa V. agnus-castus [70]
243 agnucastoside A Cành có hoa V. agnus-castus [70]
244 agnucastoside B Cành có hoa V. agnus-castus [70]
245 iridolactone Quả V. rotundifolia [71]
246 viteoid II Lá V. cymosa [17]
Hình 1.9. Cấu trúc các hợp chất iridoid từ chi Vitex
24
1.1.4.7. Các hợp chất khác
Ngoài các chất đã nêu trên, người ta đã phân lập được một số hợp chất khác
(247-283) từ một số loài thuộc chi Vitex còn như: hợp chất phenolic, hợp chất
chalcone,… (Bảng 1.10, Hình 1.10).
Bảng 1.10. Các hợp chất khác từ chi Vitex
KH Tên chất Bộ phận cây Loài Vitex TLTK
247 4-hydroxyphenethanol 3-O-β-D-(6-O-
p-hydroxybenzoyl)glucopyranoside
Lá V. negundo var.
heterophylla
[11]
248 salviaplebeiaside Lá V. negundo var.
heterophylla
[11]
249 vitexnegheteroin A Hạt V. negundo var.
heterophylla
[72]
250 vanilloyl-β-D-(2-O-4-
hydroxybenzoyl)glucoside
Hạt V. negundo var.
heterophylla
[72]
251 vitexnegheteroin B Hạt V. negundo var.
heterophylla
[72]
252 vitexnegheteroin C Hạt V. negundo var.
heterophylla
[72]
253 methyl(6-O-4-hydroxybenzoyl)-α-D-
glucopyranoside
Hạt V. negundo var.
heterophylla
[72]
254 2-methyl pyromeconic acid 3-O-β-D-
glucopyranoside-6-(O-4-
hydroxybenzoate)
Hạt V. negundo var.
heterophylla
[72]
255 breynioside A Hạt V. negundo var.
heterophylla
[72]
256 dunnianoside D Hạt V. negundo var.
heterophylla
[72]
257 1,6-di-O-4-hydroxybenzoyl-β-D-
glucopyranoside
Hạt V. negundo var.
heterophylla
[72]
258 vitexfolin C Hạt V. negundo var.
heterophylla
[72]
259 caffeoyl 6-O-β-D-glucopyranoside Lá V. polygama [64]
260 caffeoyl 6-O-α-D-glucopyranoside Lá V. polygama [64]
261 4-(3,4-dihydroxyphenyl)-butan-2-
one-4-O-β-D-glucoside
Quả V. cannabifolia [47]
262 myzodendrone Cành V. agnus-castus [70]
263 vitexnegheteroin D Hạt V. negundo var.
heterophylla
[72]
264 castusic acid Hoa V. agnus-castus [68]
265 chlorogenic acid Hoa V. agnus-castus [68]
266 dimethyl 3,4,3,4-tetrahydroxy--truxinate Lá V. quinata [58]
267 vitexcarpan Thân, lá V. agnus-castus [73]
268 γ-tocopherol Thân, lá V. negundo var.
cannabifolia
[74]
269 α-tocoquinone Thân, lá V. negundo var.
cannabifolia
[74]
25
KH Tên chất Bộ phận cây Loài Vitex TLTK
270 isochlorogenic acid A Hoa V. agnus-castus [68]
271 methyl 3,4,5-O-tricaffeoyl quinate Lá V. quinata [58]
272 stigmasterol Rễ V. schiliebenii [23]
273 stigmasterol glucoside Lá V. negundo [75]
274 γ-sitosterol Rễ V. schiliebenii [23]
275 β-sitosterol Lá V. trifolia var.
simplicifolia
[20]
276 β-daucosterol Lá V. trifolia var.
simplicifolia
[20]
277 3-(4-hydroxyphenyl)-1-(2,4,6-
trimethoxyphenyl)-2-propen-1-one
Lá V. leptobotrys [3]
278 cardamomin Thân V. leptobotrys [2]
279 helichrysetin Thân V. leptobotrys [2]
280 2,4-dihydroxy-4,6-dimethoxychalcone Thân V. leptobotrys [2]
281 4,4-dihydroxy-2,6-dimethoxychalcone Thân V. leptobotrys [2]
282 4-hydroxy-4,2,6-trimethoxychalcone Thân V. leptobotrys [2]
283 4,2,4,β-tetrahydroxy-6-methoxy-α,β-
dihydrochalcone
Thân V. leptobotrys [2]
26
Hình 1.10. Cấu trúc các hợp chất khác từ chi Vitex
Như vậy: Tổng hợp các kết quả nghiên cứu đã công bố cho thấy, thành phần
hoá học của các loài trong chi Vitex rất đa dạng và phong phú, góp phần tạo cơ sở
khoa học lý giải cho việc sử dụng các loài thuộc chi này để chữa bệnh trong y học cổ
truyền.
27
1.1.5. Các nghiên cứu về hoạt tính sinh học của chi Vitex
1.1.5.1. Hoạt tính gây độc tế bào ung thư
Kết quả từ các công trình nghiên cứu trên thế giới về các loài thuộc chi Vitex
cho thấy dịch chiết nhiều loài Vitex thể hiện hoạt tính ức chế sự phát triển tế bào ung
thư. Theo Zhelev [76], tinh dầu từ quả của loài V. angus-castus trồng ở Bulgaria có
hoạt tính trên các dòng tế bào ung thư tuyến tụy (LS180), ung thư phổi (A549), ung
thư cổ tử cung (HeLa) với giá trị IC50 trong khoảng 0,12-0,25 g/mL, trong đó tác
dụng ức chế tốt nhất trên tế bào HeLa (IC50 = 0,12 g/mL). Theo một nghiên cứu
khác, tinh dầu từ quả loài V. agnus-catus mọc ở vùng Izmir, Thổ Nhĩ Kì thể hiện hoạt
tính tốt đối với dòng tế bào ung thư vú (MCF-7), ung thư phổi (A549) [77, 78]. Kết
quả nghiên cứu từ loài V. trifolia cũng cho thấy dịch chiết n-butanol tác dụng ức chế
sự phát triển dòng tế bào ung thư gan (HepG2) [79].
Các công trình công bố cũng cho thấy rằng, các hợp chất labdane có thể hiện
hoạt tính gây độc tế bào ung thư với các mức độ khác nhau [42]. Năm 2015, N. Corlay
và các cộng sự nghiên cứu dịch chiết dichloromethane từ lá loài V. vestita đã tách
được 9 hợp chất thuộc khung labdane, trong đó có 6 hợp chất mới 12-epivitexolide
A (102), vitexolide B (103), vitexolide C (104), vitexolin A (110), vitexolin B (111),
vitexolide E (106), và 3 hợp chất đã biết vitexolide A (101), vitexolide D (105),
acuminolide (107), đồng thời đánh giá hoạt tính trên dòng tế bào ung thư đại tràng
(HCT-116) và ung thư phổi (MRC-5). Kết quả cho thấy tất cả các hợp chất đều thể
hiện tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư HTC-116 (1 < IC50 < 10 μM),
trong khi đó, thí nghiệm tương tự trên dòng tế bào ung thư MCR-5 thì chỉ có hợp chất
101, 102, 105, 106 và 107 thể hiện tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư
với giá trị IC50 < 10 μM [42].
Năm 2009, tác giả Wu và cộng sự [38] từ dịch chiết của quả loài V. trifolia đã
phân lập được 2 hợp chất mới thuộc khung labdane là vitetrifolin H (81) và vitetrifolin
I (125) cùng với một số các hợp chất labdane. Các hợp chất này thể hiện tác dụng ức
chế sự phát triển tế bào ung thư cổ tử cung (Hela) với giá trị IC50 trong khoảng 4-28
μM, trong đó hợp chất 125 thể hiện tác dụng gây chết tế bào ung thư theo chương
trình (apoptosis). Một hợp chất diterpene khác khung labdane, rotundifuran (112)
được phân lập từ quả của loài V. rotundifolia đã được chứng minh có khả năng ức
chế tế bào ung thư máu (HL-60) với giá trị IC50 là 22,5 M [80].
28
Từ quả của loài V. trifolia var. simplicifolia, tác giả Huang [12] đã phân lập
được một hợp chất ursane mới là 3β-hydroxy-30-al-urs-12-en-28-oic acid (2) cùng 7
hợp chất triterpene đã biết khác. Những hợp chất này được đánh giá hoạt tính kháng
u trên các dòng tế bào ung thư HL-60, SGC-7901, PANC-1 và Eca-109, trong đó hợp
chất 2 thể hiện hoạt tính tốt nhất trên 4 dòng ung thư kể trên với các giá trị IC50 lần
lượt là 4,12, 10,46, 9,61 và 7,65 M.
Agnuside (231), một iridoid glycoside khá phổ biến trong nhiều loài Vitex như
V. agnus-catus [81], V. cymosa [17], V. negundo [62]. Hợp chất này thể hiện hoạt
tính gây độc tế bào ung thư với dòng tế bào ung thư đại tràng (Colo-320) với tỷ lệ
phần trăm sống sót sau 24 giờ đạt 76,1% (ở nồng độ 200 g/mL) và giá trị IC50 là
15,99 μg/mL [81].
EVn-50, một lignan có trong thành phần của loài V. negundo, đã được Xin và
cộng sự [82] phân lập và đánh giá hoạt tính cũng như cơ chế ức chế sự phát triển một
số dòng tế bào ung thư. Kết quả thu được EVn-50 thể hiện hoạt tính mạnh với các
dòng tế bào MDA-MB-435, SKOV-3, BXPC-3, SMMC-7721, MCF-7, HO-8910,
SGC-7901, BEL-7402, HCT-116 và 786-O với giá trị IC50 < 10 g/mL. Các tác giả
cũng phát hiện hợp chất này gây chết tế bào ung thư MDA-MB-435 theo cơ chế chết
theo chương trình.
Năm 2013, một flavonoid, castitin (209), được M. Y. Huang và cộng sự phân
lập từ lá, cành của loài V. trifolia var. simplicifolia, thể hiện hoạt tính gây độc tế bào
ung thư đối với tế bào ung thư tuyến tụy (PANC-1) và tế bào ung thư máu (K562)
với giá trị IC50 lần lượt là 4,67 và 0,72 μg/mL [20]. Người ta cũng tìm thấy hợp chất
này trong quả của loài V. rotundifolia [83]. Kết quả nghiên cứu cho thấy casticin gây
chết tế bào ung thư theo chương trình đối với hai dòng tế bào ung thư đại tràng (HT-
29 và HCT-116). Trong một nghiên cứu khác về dịch chiết từ quả của loài V.
rotundifolia [52], casticin thể hiện hoạt tính ức chế mạnh với các dòng tế bào ung thư
máu (K562, với giá trị IC50 = 0,21 μM), tế bào ung thư phổi (NCI H522, IC50 = 0,34
μM). Theo Kim và cộng sự [52], một flavonoid khác là 5,3-dihydroxy-6,7,4-
trimethoxyflavanone (208) đã thể hiện tác dụng gây độc đối với với hai dòng tế bào
ung thư máu K-562 (IC50 = 7,33 μM) và SR (IC50 = 4,82 μM). Ngoài ra, casticin còn
gây ức chế sự phát triển của tế bào ung thư biểu mô KB (IC50 = 0,23 μM) [84].
29
Năm 2011, nhóm nghiên cứu của Awale đã phát hiện dịch chiết methanol từ
quả của loài V. negundo thể hiện hoạt tính ức chế đối với tế bào ung thư tuyến tụy
(PANC-1) [66]. Từ dịch chiết này, hai flavonoid phân lập được là chrysoplenetin
(210) và chrysosplenol D (211) đã được đánh giá tác dụng ức chế sự phát triển tế bào
ung thư tuyến tụy (PANC-1) và cho kết quả IC50 lần lượt là 3,4 μg/mL và 4,6 μg/mL.
Hợp chất 210 cũng đã được đánh giá hoạt tính ức chế 39 dòng tế bào ung thư người
tại Trung tâm nghiên cứu ung thư Nhật Bản, kết quả cho thấy, hợp chất 210 thể hiện
tác dụng ức chế sự phát triển của các dòng tế bào ung thư phổi (NCI-H522), ung thư
buồng trứng (OVCAR‐3) và ung thư tuyến tiền liệt (PC‐3) với giá trị IC50 lần lượt là
0,12, 0,18 và 0,17 μM [66].
Từ loài V. trifolia, Li và các cộng sự đã phân lập được sáu hợp chất flavonoid:
persicogenin (181), artemetin (207), luteolin (176), penduletin (204), chrysosplenol
D (211) và vitexicarpin (212) [60]. Đánh giá hoạt tính gây độc tế bào ung thư của
những hợp chất này, các hợp chất 176, 204, 211, 212 thể hiện tác dụng ức chế sự phát
triển của tế bào ung thư tsFT210 với các giá trị IC50 lần lượt là 10,7, 19,8, 3,5 và 0,3
μg/mL. Ngoài ra, hợp chất 212 còn có khả năng gây chết tế bào ung thư theo chương
trình đối với tế bào ung thư máu (K562).
Luteolin (176), một flavonoid được J. Kobayakawa và cộng sự phân lập từ quả
của loài V. rotundifolia cũng như tìm thấy ở một số loài Vitex khác, thể hiện hoạt tính
ức chế sự phát triển của tế bào ung thư máu (HL-60) với giá trị IC50 là 15±1,1 μM và
có cơ chết gây chết tế bào ung thư theo chương trình [85].
Từ các kết quả nghiên cứu cho thấy, các hợp chất phân lập từ các loài thuộc
chi Vitex thể hiện hoạt tính ức chế sự phát triển nhiều dòng tế bào ung thư với các
mức độ khác nhau.
1.1.5.2. Hoạt tính kháng viêm, giảm đau
Các công trình công bố cho thấy, có khá nhiều nghiên cứu về tác dụng hoạt
tính kháng viêm của loài V. negundo. Dịch chiết từ lá loài V. negundo được thử
nghiệm trên chuột có khả năng giảm đau đáng kể và có tác dụng kháng viêm cấp tính
[86]. Theo Zeng và cộng sự cho rằng, dịch chiết từ hạt loài V. negundo thể hiện hoạt
tính giảm phù chân, giảm tỉ lệ viêm khớp, giảm khả năng viêm nhiễm và tăng sản
sinh chất nhầy ở khớp khi thử nghiệm trên chuột. Các kết quả cũng cho thấy việc sử
dụng dịch chiết V. negundo điều trị viêm khớp đã làm giảm nồng độ các chất gây
30
viêm (TNF-α, IL-1β và IL-6) và tăng nồng độ IL-10 trong huyết thanh. Đây có thể
xem là một liệu pháp hiệu quả để điều trị bệnh viêm khớp [87, 88].
Nghiên cứu dịch chiết từ lá loài V. trifolia của nhóm tác giả Kulkarni [89] cũng
cho kết quả thể hiện hoạt tính kháng viêm.
Dịch chiết từ loài V. cymosa sinh trưởng ở vùng rừng Amazon, Brazil đã được
thử nghiệm hoạt tính và nghiên cứu cơ chế kháng viêm, giảm đau [17]. Kết quả nghiên
cứu đã cho thấy dịch chiết từ lá của loài cây này có tác dụng kích thích hoạt động
giảm đau ngoại vi và trung tâm.
Khi nghiên cứu dịch chiết dichloromethane từ hạt của V. negundo, Zeng và
cộng sự đã phân lập được 5 hợp chất diterpene khung labdane mới là negundoin A-E
(73, 74, 75, 59, 76) và 4 diterpenoid đã biết. Kết quả đánh giá hoạt tính kháng viêm
cho thấy, hợp chất 74, 75 ức chế mạnh đối với sự sản sinh nitric oxid (NO) trên các
đại thực bào RAW 264.7 kích thích bởi LPS, với giá trị IC50 tương ứng là 0,12 và
0,23 M. Hai hợp chất này cũng làm giảm đáng kể nồng độ iNOS xuống 0,40% và
41,02% và nồng độ COX-2 xuống tương ứng là 2,06% và 26,40% [32]. Nhóm tác giả
này cũng phân lập được 4 hợp chất lignan mới là vitexdoin F-I (157, 160, 161, 162)
từ hạt loài V. negundo [51]. Khi tiến hành đánh giá hoạt tính kháng viêm của những
hợp chất này thì vitexdoin F (157) có hoạt tính ức chế sự sản sinh NO với giá trị IC50
4,17 μg/mL.
Năm 2002, Suksamrarn đã phân lập được 2 hợp chất iridoid là agnuside (231)
và pedunculariside (232). Cả hai hợp chất này đều thể hiện khả năng ức chế COX-2
với giá trị IC50 là 0,15 ± 0,21 mg/mL và 0,026 ± 0,015 mg/mL, nhưng có hoạt tính
yếu đối với COX-1 và không gây độc trên dòng tế bào thường [90]. Ngoài ra, từ loài
V. grandifolia Om và cộng sự cũng đã phân lập được các iridoid, các iridoid này thể
hiện tác dụng kháng viêm mạnh [91].
Vitexicarpin (212), một flavonoid tìm thấy trong nhiều loài Vitex như V.
rotundifolia [92], V. negundo [67], V. trifolia [60], thể hiện hoạt tính ức chế sự phát
triển của các tiểu bạch cầu, được xem là một tác nhân trị liệu các chứng viêm hay rối
loạn hệ miễn dịch như viêm thấp khớp, ức chế u bạch huyết [92].
Hai hợp chất phenolic là 4-hydroxyphenethanol 3-O-β-D-(6-O-p-
hydroxybenzoyl)glucopyranoside (247) và salviaplebeiaside (248) được phân lập từ
31
lá loài V. negundo var. heterophylla có khả năng ức chế sự sản sinh NO trên các đại
thực bào RAW 264.7 với giá trị IC50 là 30,76 và 49,89 M [11].
1.1.5.3. Hoạt tính kháng virus và vi sinh vật
Trong một nghiên cứu về khả năng ức chế integrase của virus HIV-1 của một
số cây thuốc đã được dùng cho bệnh nhân nhiễm HIV, cây hoàng kinh (V. negundo)
cũng được nghiên cứu hoạt tính kháng virus HIV-1 [93]. Kết quả cho thấy dịch chiết
ethanol từ lá loài V. negundo có tác động đến quá trình phiên mã ngược của virus
HIV-1. Trong một nghiên cứu khác, W. Pan và cộng sự đã phân lập được chalcone
3-(4-hydroxyphenyl)-1-(2,4,6-trimethoxyphenyl)-2-propen-1-one (277) từ lá loài V.
lepbototrys có khả năng ức chế sự sao chép virus HIV-1 lên tới 77% ở nồng độ 15,9
μM. Các tác giả cũng cho rằng 2 hợp chất flavonoid là tsugafolin (165) và alpinetin
(166) cũng thể hiện hoạt tính kháng virus HIV yếu với các giá trị IC50 lần lượt là 118
và 130 μM [3].
Trong chương trình phát hiện các hợp chất thể hiện hoạt tính kháng khuẩn của
một số loài cây nhiệt đới, từ dịch chiết dichloromethane của lá loài V. vestita, các nhà
khoa học đã phân lập được vitexolide A (101), 12-epivitexolide A (102), acuminolide
(107) và vitexolin B (111), trong đó hợp chất 101 thể hiện hoạt tính khá mạnh. Ở
nồng độ 48 μM, hợp chất 101 ức chế được 35 trong số 46 chủng vi khuẩn Gram (+),
còn ở nồng độ 96 μM thì hợp chất này có hoạt tính với tất cả các chủng vi khuẩn thử
nghiệm. Một vài kết quả cho hoạt tính cao là: Bacillus sp. (MIC = 6-12 μM),
Staphylococcus sp. (MIC = 6-24 μM, trừ S. sciuri) và Streptococcus agalactiae (MIC
= 12 μM).
Từ hạt của loài V. negundo, Zheng và cộng sự đã phân lập được 9 hợp chất
lignan, trong đó có 1 hợp chất mới là vitelignin A (143). Những hợp chất này được
thử nghiệm hoạt tính kháng nấm Candida albicans, Cryptococcus neoformans,
Trichophyton rubrum và có tác dụng ức chế sự phát triển của nấm với giá trị MIC
trong khoảng 16-64 g/mL [45].
Theo nghiên cứu của T.J. Ling và cộng sự, dịch chiết từ cây V. negundo có
hoạt tính ức chế các chủng vi khuẩn Escherichia coli, Bacillus subtilis, Micrococcus
tetragenus và Pseudomonas fluorescens. Phân tích sâu hơn, nhóm đã phân lập được
hợp chất chrysoplenetin (210) và chrysosplenol D (211) có tác dụng ức chế với cả 4
chủng vi khuẩn trên. So sánh với ampicillin sodium thì 211 có hoạt tính mạnh hơn
32
khi thử hoạt tính kháng P. fluorescens với nồng độ ức chế tối thiểu là 500 μg/mL,
nhưng yếu hơn trong thử nghiệm kháng E.coli, B. subtilis và M. tetragenus ở nồng
độ tương ứng là 500, 500 và 250 μg/mL [74].
Kết quả đánh giá hoạt tính kháng nấm của một số hợp chất phân lập được từ
dịch chiết ethanol từ lá loài V. negundo, nhóm tác giả Sathiamoorthy đã xác định hợp
chất vitegnoside (191) và negundoside (237) có hoạt tính ức chế sự phát triển của hai
loại nấm là Trichophyton mentagrophytes và Cryptococcus neoformans với giá trị
MIC 6,25 g/mL [61].
1.1.5.4. Các hoạt tính khác
Bên cạnh hoạt tính gây độc tế bào, hoạt tính kháng viêm, kháng virus, kháng
khuẩn, kháng nấm, các hợp chất và dịch chiết phân lập được từ chi Vitex cũng thể
hiện hoạt tính chống oxi hóa, khả năng chống trầm cảm, điều trị đái tháo đường,….
Năm 2014, từ hạt loài V. negundo var cannabifolia, Lou và cộng sự đã phân lập
được 23 hợp chất khung lignan, tiến hành đánh giá hoạt tính chống oxy hóa cho thấy,
trong số những hợp chất này có 16 hợp chất có khả năng thu dọn gốc tự do DPPH
cao.
Trong nghiên cứu về hoạt tính chống oxi hóa của những hợp chất từ quả loài V.
cannabifolia [47] và so sánh khả năng thu dọn gốc tự do DPPH với hai chất chống
oxi hóa tiêu chuẩn là α-tocopherol và L-cysteine đã thu được, các hợp chất
vitecannaside B (152), vitecannaside A (158), orientin (217) và iso-orientin (218) thể
hiện hoạt tính mạnh hơn L-cysteine. Đặc biệt 2 hợp chất flavonoid 217, 218 được
phát hiện tác dụng chống oxi hóa mạnh hơn α-tocopherol.
Từ hạt của loài V. negundo, Ono và cộng sự đã phân lập được 6 hợp chất lignan
6-hydroxy-4-(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-3-hydroxymethyl-7-methoxy-3,4-
dihydro-2-naphthaldehyde (153), vitexdoin A (155), detetrahydroconidendrin (163),
vitedoamine A (164), vitrofolal E (165), vitrofolal F (166). Kết quả đánh giá hoạt tính
chống oxi hóa các hợp chất này có thể hiện hoạt tính thu dọn gốc tự do DPPH mạnh
và mạnh hơn L-cysteine [53].
Dịch chiết của V. agnus-catus, loài thực vật vốn được sử dụng trong y học cổ
truyền để điều trị căng thẳng tiền kinh nguyệt, ngăn ngừa u xơ tử cung và các triệu
chứng tiền mãn kinh, đã được H. Hasan và cộng sự nghiên cứu và chứng minh thấy
sự gia tăng đáng kể chỉ số LH và hoocmon estrogen trong thử nghiệm trên chuột cái,
33
đồng thời cũng thấy trên nhóm điều trị có thêm nhiều nang trứng và tăng độ dày niêm
mạc tử cung [94].
Từ dịch chiết thân cây loài V. doniana, người ta đã phân lập được 3 hợp chất
mới: 21-hydroxyshidasterone (32), 11β-hydroxy-20-deoxyshidasterone (33) và 2,3-
acetonide-24-hydroxyecdysone (35). Những hợp chất này đã được chứng minh có tác
dụng chống trầm cảm [95].
Một nghiên cứu của nhóm J. Stella về đánh giá hoạt tính hạ đường huyết của
dịch chiết methanol V. agnus-castus [96] cho thấy, dịch chiết ở các nồng độ 50, 100,
200 mg/kg thể trọng trong điều trị Streptozotocin (một tác nhân được sử dụng để gây
ra bệnh đái tháo đường) có tác động tăng insulin và giảm đáng kể lượng đường trong
máu.
Dịch chiết methanol từ lá loài V. negundo trong thử nghiệm trên chuột cũng
đã chứng minh hiệu quả chống lại các cơn co giật do sốc điện, hay do
pentylenetetrazole, strychnine, picrotoxin, từ đó cho thấy tiềm năng của V. negundo
trong điều trị chứng động kinh [97].
Như vậy: Các nghiên cứu về hoạt tính sinh học của chi Vitex cho thấy các loài
trong chi này thể hiện nhiều hoạt tính thú vị như gây độc tế bào ung thư, kháng viêm,
kháng virus, kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxi hóa,.... Điều này góp phần định
hướng quan trọng trong việc tiến hành các nghiên cứu tiếp theo về hoạt tính sinh học
các loài Vitex.
1.1.6. Tình hình nghiên cứu về chi Vitex ở Việt Nam
Theo các tài liệu đã công bố thì những nghiên cứu về chi Vitex ở Việt Nam còn
hạn chế. Trong công bố năm 1998, GS. TSKH. Trần Văn Sung và công sự đã phân lập
từ loài V. leptobotrys một số hợp chất chalcone và ecdysteroid, trong đó có 3 hợp chất
mới là 2',4'-dihydroxy-4,6'-dimethoxychalcone (280), 4'-hydroxy-4,2',6'-
trimethoxychalcone (282), 4,2',4',β-tetrahydroxy-6'-methoxy-α,β-dihydrochalcone (283)
[2]. Gần đây, năm 2014, từ lá, cành của loài V. leptobotrys (thu mẫu ở rừng quốc gia Cúc
Phương), Pan và cộng sự đã phân lập được một hợp chất lignan mới vitexkarinol (135),
và một số hợp chất lignan, chalcone, flavonoid đã biết [3].
Năm 2006, PGS. TS. Trần Huy Thái và cộng sự đã công bố kết quả về thành phần
hóa học của tinh dầu từ lá và quả của loài từ bi biển (V. rotundifolia) [5]. Năm 2016, tác
giả Đỗ Ngọc Đại và cộng sự công bố một nghiên cứu về thành phần hóa học tinh dầu
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.

More Related Content

What's hot

Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Quocphong Nguyen
 

What's hot (20)

Đề tài: Hoạt tính kháng khuẩn từ dịch chiết của củ cải trắng, HAY
Đề tài: Hoạt tính kháng khuẩn từ dịch chiết của củ cải trắng, HAYĐề tài: Hoạt tính kháng khuẩn từ dịch chiết của củ cải trắng, HAY
Đề tài: Hoạt tính kháng khuẩn từ dịch chiết của củ cải trắng, HAY
 
TỔNG QUAN VỀ NẤM
TỔNG QUAN VỀ NẤMTỔNG QUAN VỀ NẤM
TỔNG QUAN VỀ NẤM
 
Nghiên Cứu Tri Thức Bản Địa Về Khai Thác Và Sử Dụng Tài Nguyên Cây Thuốc Của ...
Nghiên Cứu Tri Thức Bản Địa Về Khai Thác Và Sử Dụng Tài Nguyên Cây Thuốc Của ...Nghiên Cứu Tri Thức Bản Địa Về Khai Thác Và Sử Dụng Tài Nguyên Cây Thuốc Của ...
Nghiên Cứu Tri Thức Bản Địa Về Khai Thác Và Sử Dụng Tài Nguyên Cây Thuốc Của ...
 
Luận văn: Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống dạy Sinh học 11 - Gửi miễn p...
Luận văn: Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống dạy Sinh học 11 - Gửi miễn p...Luận văn: Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống dạy Sinh học 11 - Gửi miễn p...
Luận văn: Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống dạy Sinh học 11 - Gửi miễn p...
 
Đề tài: Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của rễ cây Đinh lăng, 9đ
Đề tài: Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của rễ cây Đinh lăng, 9đĐề tài: Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của rễ cây Đinh lăng, 9đ
Đề tài: Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của rễ cây Đinh lăng, 9đ
 
Hóa sinh công nghiệp
Hóa sinh công nghiệpHóa sinh công nghiệp
Hóa sinh công nghiệp
 
Luận văn: Chủng vi sinh vật để xử lý nước thải giàu Nitơ Photpho
Luận văn: Chủng vi sinh vật để xử lý nước thải giàu Nitơ PhotphoLuận văn: Chủng vi sinh vật để xử lý nước thải giàu Nitơ Photpho
Luận văn: Chủng vi sinh vật để xử lý nước thải giàu Nitơ Photpho
 
Khóa luận: Nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng tài nguyên cây thuốc, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng tài nguyên cây thuốc, 9 ĐIỂMKhóa luận: Nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng tài nguyên cây thuốc, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng tài nguyên cây thuốc, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Sử dụng lõi ngô làm chất hấp phụ để lọc amoni ra khỏi nước
Đề tài: Sử dụng lõi ngô làm chất hấp phụ để lọc amoni ra khỏi nướcĐề tài: Sử dụng lõi ngô làm chất hấp phụ để lọc amoni ra khỏi nước
Đề tài: Sử dụng lõi ngô làm chất hấp phụ để lọc amoni ra khỏi nước
 
Mẫu bài báo cáo thực tập tại Nhà Thuốc điểm cao, hay nhất
Mẫu bài báo cáo thực tập tại Nhà Thuốc điểm cao, hay nhấtMẫu bài báo cáo thực tập tại Nhà Thuốc điểm cao, hay nhất
Mẫu bài báo cáo thực tập tại Nhà Thuốc điểm cao, hay nhất
 
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...
 
Tinh chế và phân tích đặc điểm cấu trúc của fucoidan từ rong nâu - Gửi miễn p...
Tinh chế và phân tích đặc điểm cấu trúc của fucoidan từ rong nâu - Gửi miễn p...Tinh chế và phân tích đặc điểm cấu trúc của fucoidan từ rong nâu - Gửi miễn p...
Tinh chế và phân tích đặc điểm cấu trúc của fucoidan từ rong nâu - Gửi miễn p...
 
Bai giang cong nghe enzyme
Bai giang cong nghe enzymeBai giang cong nghe enzyme
Bai giang cong nghe enzyme
 
Nhân giống cây ba kích tím (morinda officinalis how) bằng phương pháp nuôi cấ...
Nhân giống cây ba kích tím (morinda officinalis how) bằng phương pháp nuôi cấ...Nhân giống cây ba kích tím (morinda officinalis how) bằng phương pháp nuôi cấ...
Nhân giống cây ba kích tím (morinda officinalis how) bằng phương pháp nuôi cấ...
 
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồnLuận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm
Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêmNghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm
Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm
 
Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn và xác định thành phần hóa học của một số loạ...
Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn và xác định thành phần hóa học của một số loạ...Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn và xác định thành phần hóa học của một số loạ...
Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn và xác định thành phần hóa học của một số loạ...
 
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
 
Nghiên Cứu Khả Năng Kháng Nấm Và Tạo Chế Phẩm Sinh Học Từ TRICHODERMA
Nghiên Cứu Khả Năng Kháng Nấm Và Tạo Chế Phẩm Sinh Học Từ TRICHODERMA Nghiên Cứu Khả Năng Kháng Nấm Và Tạo Chế Phẩm Sinh Học Từ TRICHODERMA
Nghiên Cứu Khả Năng Kháng Nấm Và Tạo Chế Phẩm Sinh Học Từ TRICHODERMA
 
Đề tài: Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn của cao Hoàng Kinh và tác dụ...
Đề tài: Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn của cao Hoàng Kinh và tác dụ...Đề tài: Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn của cao Hoàng Kinh và tác dụ...
Đề tài: Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn của cao Hoàng Kinh và tác dụ...
 

Similar to Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.

Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạn
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạnNghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạn
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạn
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall. (20)

Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensisLuận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
 
Thành phần loài giun tròn (nematoda) ký sinh ở một số loài cá, HAY
Thành phần loài giun tròn (nematoda) ký sinh ở một số loài cá, HAYThành phần loài giun tròn (nematoda) ký sinh ở một số loài cá, HAY
Thành phần loài giun tròn (nematoda) ký sinh ở một số loài cá, HAY
 
Luận án: Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài lá kim - Gửi miễn ...
Luận án: Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài lá kim - Gửi miễn ...Luận án: Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài lá kim - Gửi miễn ...
Luận án: Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài lá kim - Gửi miễn ...
 
Luận án: Thành phần loài và phân bố của giáp xác nước ngọt, HAY
Luận án: Thành phần loài và phân bố của giáp xác nước ngọt, HAYLuận án: Thành phần loài và phân bố của giáp xác nước ngọt, HAY
Luận án: Thành phần loài và phân bố của giáp xác nước ngọt, HAY
 
Hoạt tính kháng sinh, gây độc tế bào của chủng xạ khuẩn Streptomyces
Hoạt tính kháng sinh, gây độc tế bào của chủng xạ khuẩn StreptomycesHoạt tính kháng sinh, gây độc tế bào của chủng xạ khuẩn Streptomyces
Hoạt tính kháng sinh, gây độc tế bào của chủng xạ khuẩn Streptomyces
 
Luận án: Ảnh hưởng của kích dục tố đến sinh sản của cầy vòi hương
Luận án: Ảnh hưởng của kích dục tố đến sinh sản của cầy vòi hươngLuận án: Ảnh hưởng của kích dục tố đến sinh sản của cầy vòi hương
Luận án: Ảnh hưởng của kích dục tố đến sinh sản của cầy vòi hương
 
Nghiên cứu làm sạch CO2 từ khí thải đốt than bằng kĩ thuật Xúc tác
Nghiên cứu làm sạch CO2 từ khí thải đốt than bằng kĩ thuật Xúc tácNghiên cứu làm sạch CO2 từ khí thải đốt than bằng kĩ thuật Xúc tác
Nghiên cứu làm sạch CO2 từ khí thải đốt than bằng kĩ thuật Xúc tác
 
Làm sạch khí CO2 từ khí thải đốt than bằng xúc tác hấp phụ, HAY
Làm sạch khí CO2 từ khí thải đốt than bằng xúc tác hấp phụ, HAYLàm sạch khí CO2 từ khí thải đốt than bằng xúc tác hấp phụ, HAY
Làm sạch khí CO2 từ khí thải đốt than bằng xúc tác hấp phụ, HAY
 
Đặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOT
Đặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOTĐặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOT
Đặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOT
 
Luận án: Tổng hợp hoạt tính gây độc tế bào của hợp chất quinazolin - Gửi miễn...
Luận án: Tổng hợp hoạt tính gây độc tế bào của hợp chất quinazolin - Gửi miễn...Luận án: Tổng hợp hoạt tính gây độc tế bào của hợp chất quinazolin - Gửi miễn...
Luận án: Tổng hợp hoạt tính gây độc tế bào của hợp chất quinazolin - Gửi miễn...
 
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...
 
Luận án: Tính chất của vật liệu nano YVO4:Eu3+ và EuPO4.H2O - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Tính chất của vật liệu nano YVO4:Eu3+ và EuPO4.H2O - Gửi miễn phí qu...Luận án: Tính chất của vật liệu nano YVO4:Eu3+ và EuPO4.H2O - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Tính chất của vật liệu nano YVO4:Eu3+ và EuPO4.H2O - Gửi miễn phí qu...
 
Luận án: Tính chất hấp phụ chất hữu cơ độc hại trong nước của cacbon
Luận án: Tính chất hấp phụ chất hữu cơ độc hại trong nước của cacbonLuận án: Tính chất hấp phụ chất hữu cơ độc hại trong nước của cacbon
Luận án: Tính chất hấp phụ chất hữu cơ độc hại trong nước của cacbon
 
Tổng hợp vật liệu CeO2/TiO2 nano ống và hoạt tính xúc tác, HAY
Tổng hợp vật liệu CeO2/TiO2 nano ống và hoạt tính xúc tác, HAYTổng hợp vật liệu CeO2/TiO2 nano ống và hoạt tính xúc tác, HAY
Tổng hợp vật liệu CeO2/TiO2 nano ống và hoạt tính xúc tác, HAY
 
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạn
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạnNghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạn
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạn
 
Phân lập nấm paecilomyces spp. và xác định một số đặc điểm sinh học, khả năng...
Phân lập nấm paecilomyces spp. và xác định một số đặc điểm sinh học, khả năng...Phân lập nấm paecilomyces spp. và xác định một số đặc điểm sinh học, khả năng...
Phân lập nấm paecilomyces spp. và xác định một số đặc điểm sinh học, khả năng...
 
Hiệu quả tác động của hệ nano đa chức năng lên tế bào ung thư
Hiệu quả tác động của hệ nano đa chức năng lên tế bào ung thưHiệu quả tác động của hệ nano đa chức năng lên tế bào ung thư
Hiệu quả tác động của hệ nano đa chức năng lên tế bào ung thư
 
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào của loài Sóc, HAY
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào của loài Sóc, HAYThành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào của loài Sóc, HAY
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào của loài Sóc, HAY
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...
đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...
đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...
 
Nghiên cứu đa dạng của họ bọ cánh cứng ăn lá tại Ninh Thuận
Nghiên cứu đa dạng của họ bọ cánh cứng ăn lá tại Ninh ThuậnNghiên cứu đa dạng của họ bọ cánh cứng ăn lá tại Ninh Thuận
Nghiên cứu đa dạng của họ bọ cánh cứng ăn lá tại Ninh Thuận
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
Gingvin36HC
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 

Recently uploaded (20)

QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt NamĐào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
 
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 

Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- Nguyễn Thị Kim Thoa NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC LOÀI Vitex limonifolia WALL. EX C.B.CLARK VÀ Vitex trifolia L. LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC Hà Nội - 2019
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- Nguyễn Thị Kim Thoa NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC LOÀI Vitex limonifolia WALL. EX C.B.CLARK VÀ Vitex trifolia L. Chuyên ngành: Hóa Hữu Cơ Mã số: 9.44.01.14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. TS. Nguyễn Xuân Nhiệm 2. PGS. TS. Ninh Khắc Bản Hà Nội – 2019
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Xuân Nhiệm và PGS. TS. Ninh Khắc Bản. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận án Nguyễn Thị Kim Thoa
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Luận án này được hoàn thành tại Viện Hóa sinh biển - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các nhà khoa học, các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc, sự cảm phục và kính trọng nhất tới TS. Nguyễn Xuân Nhiệm và PGS. TS. Ninh Khắc Bản - những người Thầy đã tận tâm hướng dẫn khoa học, động viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Học viện Khoa học và Công nghệ, đồng cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Hóa sinh biển cùng tập thể cán bộ của Viện đã quan tâm, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn phòng Nghiên cứu cấu trúc - Viện Hóa Sinh biển, đặc biệt là PGS. TS. Phan Văn Kiệm, ThS. Đan Thị Thúy Hằng, ThS. Đỗ Thị Trang về sự quan tâm giúp đỡ, với những lời khuyên bổ ích và những góp ý quý báu trong việc thực hiện và hoàn thiện luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Khoa Dược, Trường Đại học Yonsei, Hàn Quốc đã giúp đỡ tôi thử hoạt tính kháng viêm và hoạt tính kháng virus. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu Trường đại học Mỏ - Địa chất, Phòng Tổ chức Cán bộ và các đồng nghiệp của tôi tại Bộ môn Hóa học, khoa Khoa học cơ bản đã ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian làm nghiên cứu sinh. Tôi xin chân thành cảm ơn Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam (NAFOSTED) đã tài trợ kinh phí theo mã số đề tài 104.01-2014.02. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới toàn thể gia đình, bạn bè và những người thân đã luôn luôn quan tâm, khích lệ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn!
  • 5. iii MỤC LỤC MỤC LỤC...............................................................................................................III DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................VII DANH MỤC BẢNG............................................................................................... IX DANH MỤC HÌNH..................................................................................................X MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN................................................................................................3 1.1. Giới thiệu về chi Vitex ..................................................................................................3 1.1.1. Đặc điểm thực vật của chi Vitex................................................................................................3 1.1.2. Công dụng của các loài thuộc chi Vitex...................................................................................4 1.1.2.1. Tình hình sử dụng trong y học cổ truyền các loài thuộc chi Vitex.......................................4 1.1.2.2. Công dụng khác của các loài thuộc chi Vitex.........................................................................5 1.1.3. Giới thiệu về loài V. limonifolia và loài V. trifolia..................................................................5 1.1.3.1. Loài V. limonifolia.....................................................................................................................5 1.1.3.2. Loài V. trifolia............................................................................................................................6 1.1.4. Tình hình nghiên cứu về thành phần hóa học của chi Vitex................................................7 1.1.4.1. Các hợp chất triterpennoid.......................................................................................................7 1.1.4.2. Các hợp chất ecdysteroid .......................................................................................................10 1.1.4.3. Các hợp chất labdane-diterpennoid......................................................................................12 1.1.4.4. Các hợp chất lignan và neolignan.........................................................................................16 1.1.4.5. Các hợp chất flavonoid...........................................................................................................19 1.1.4.6. Các hợp chất iridoid................................................................................................................22 1.1.4.7. Các hợp chất khác...................................................................................................................24 1.1.5. Các nghiên cứu về hoạt tính sinh học của chi Vitex............................................................27 1.1.5.1. Hoạt tính gây độc tế bào ung thư...........................................................................................27 1.1.5.2. Hoạt tính kháng viêm, giảm đau............................................................................................29 1.1.5.3. Hoạt tính kháng virus và vi sinh vật......................................................................................31 1.1.5.4. Các hoạt tính khác...................................................................................................................32 1.1.6. Tình hình nghiên cứu về chi Vitex ở Việt Nam....................................................................33 1.1.7. Tình hình nghiên cứu về loài V. limonifolia và V. trifolia..................................................34 1.2. Giới thiệu về viêm .......................................................................................................34 1.2.1. Sơ lược về viêm..........................................................................................................................34 1.2.1.1. Giới thiệu về quá trình viêm...................................................................................................34 1.2.1.2. Các giai đoạn của quá trình viêm..........................................................................................35 1.2.1.3. Vai trò của nitric oxide trong bệnh lý viêm...........................................................................35
  • 6. iv 1.2.2. Các thuốc kháng viêm..............................................................................................................36 1.3. Giới thiệu về kháng virus...........................................................................................37 1.3.1. Sơ lược về virus..........................................................................................................................37 1.3.2. Các thuốc kháng virus..............................................................................................................39 CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ..............................................................41 2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................41 2.1.1. Loài Vitex limonifolia Wall. ex C.B.Clarke..........................................................................41 2.1.2. Loài Vitex trifolia L...................................................................................................................41 2.2. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................41 2.2.1. Phương pháp phân lập các hợp chất .....................................................................................41 2.2.1.1. Sắc ký lớp mỏng (TLC)...........................................................................................................41 2.2.1.2. Sắc ký cột (CC)........................................................................................................................41 2.2.2. Phương pháp xác định cấu trúc..............................................................................................41 2.2.2.1. Phổ khối lượng phân giải cao (HR-ESI-MS)........................................................................42 2.2.2.2. Phổ cộng hưởng từ nhân (NMR) ...........................................................................................42 2.2.2.3. Phổ lưỡng sắc tròn (CD)........................................................................................................42 2.2.2.4. Phương pháp tính toán phổ CD lý thuyết.............................................................................42 2.2.2.5. Độ quay cực ([α]D)..................................................................................................................42 2.2.3. Phương pháp xác định hoạt tính sinh học.............................................................................43 2.2.3.1. Phương pháp đánh giá hoạt tính kháng viêm in vitro.........................................................43 2.2.3.2. Phương pháp đánh giá hoạt tính kháng virus in vitro.........................................................45 2.3. Phân lập các hợp chất.................................................................................................46 2.3.1. Các hợp chất phân lập từ loài V. limonifolia........................................................................46 2.3.2. Các hợp chất phân lập từ loài V. trifolia...............................................................................49 2.4. Thông số vật lý và dữ liệu phổ của các hợp chất đã phân lập được.......................52 2.4.1. Các thông số vật lí của các hợp chất phân lập được từ loài V. limonifolia......................52 2.4.1.1. Hợp chất VL1: 7α,12α-Dihydroxylabda-8(17),13-dien-15,16-olide (Vitexlimolide A) (hợp chất mới).................................................................................................................................................52 2.4.1.2. Hợp chất VL2: 7α,12β,16-Trihydroxylabda-8(17),13-dien-15,16-olide (Vitexlimolide B) (hợp chất mới) .......................................................................................................................................52 2.4.1.3. Hợp chất VL3: 7α,16-Dihydroxylabda-8(17),13-dien-15,16-olide (Vitexlimolide C) (hợp chất mới).................................................................................................................................................52 2.4.1.4. Hợp chất VL4: 5,4′-Dihydroxy-3,7-dimethoxyflavone........................................................52 2.4.1.5. Hợp chất VL5: Vitecetin.........................................................................................................53 2.4.1.6. Hợp chất VL6: 5,4′-Dihydroxy-7,3′-dimethoxyflavone.......................................................53
  • 7. v 2.4.1.7. Hợp chất VL7: Verrucosin.....................................................................................................53 2.4.1.8. Hợp chất VL8: 2α,3α-Dihydroxyurs-12-en-28-oic acid.....................................................54 2.4.1.9. Hợp chất VL9: Euscaphic acid..............................................................................................54 2.4.1.10. Hợp chất VL10: 2α,3α-Dihydroxy-19-oxo-18,19-seco-urs-11,13(18)-dien-28-oic acid .................................................................................................................................................................54 2.4.1.11. Hợp chất VL11: Maslinic acid............................................................................................54 2.4.1.12. Hợp chất VL12: Maltol O-β-D-glucopyranoside..............................................................54 2.4.2. Các thông số vật lí của các hợp chất phân lập được từ loài V. trifolia.............................55 2.4.2.1. Hợp chất VT1: 3α-Hydroxylanosta-8,24E-dien-26-oic acid (hợp chất mới)...................55 2.4.2.2. Hợp chất VT2: Matairesinol 4′-O-β-D-glucopyranoside (hợp chất mới).........................55 2.4.2.3. Hợp chất VT3: Ecdysone .......................................................................................................55 2.4.2.4. Hợp chất VT4: 20-Hydroxyecdysone....................................................................................55 2.4.2.5. Hợp chất VT5: 20-Hydroxyecdysone 2,3-monoacetonide..................................................55 2.4.2.6. Hợp chất VT6: Turkesterone .................................................................................................56 2.4.2.7. Hợp chất VT7: Polypodine B.................................................................................................56 2.4.2.8. Hợp chất VT8: Rubrosterone.................................................................................................56 2.4.2.9. Hợp chất VT9: Luteolin..........................................................................................................56 2.4.2.10. Hợp chất VT10: (2S)-7,4'-Dihydroxy-5-methoxyflavanone.............................................57 2.4.2.11. Hợp chất VT11: Vitexin........................................................................................................57 2.4.2.12. Hợp chất VT12: Orientin.....................................................................................................57 2.4.2.13. Hợp chất VT13: Homoorientin............................................................................................57 2.4.2.14. Hợp chất VT14: 2-O-Rhamnosylvitexin...........................................................................58 2.4.2.15. Hợp chất VT15: Euscaphic acid .........................................................................................58 2.4.2.16. Hợp chất VT16: Tormentic acid..........................................................................................58 2.5. Kết quả thử hoạt tính sinh học của các hợp chất phân lập được...........................59 2.5.1. Hoạt tính kháng viêm in vitro của các hợp chất phân lập được từ loài V. limonifolia..59 2.5.2. Hoạt tính kháng virus in vitro của các hợp chất..................................................................60 CHƯƠNG 3. THẢO LUẬN KẾT QUẢ...........................................................................62 3.1. Xác định cấu trúc của các hợp chất phân lập được.................................................62 3.1.1. Xác định cấu trúc của các hợp chất phân lập được từ loài V. limonifolia.......................64 3.1.1.1. Hợp chất VL1: Vitexlimolide A (hợp chất mới)...................................................................64 3.1.1.2. Hợp chất VL2: Vitexlimolide B (hợp chất mới)...................................................................71 3.1.1.3. Hợp chất VL3: Vitexlimolide C (hợp chất mới)...................................................................77 3.1.1.4. Hợp chất VL4: 5,4′-Dihydroxy-3,7-dimethoxyflavone........................................................84 3.1.1.5. Hợp chất VL5: Vitecetin.........................................................................................................86
  • 8. vi 3.1.1.6. Hợp chất VL6: 5,4′-Dihydroxy-7,3′-dimethoxyflavone.......................................................87 3.1.1.7. Hợp chất VL7: Verrucosin.....................................................................................................88 3.1.1.8. Hợp chất VL8: 2α,3α-Dihydroxyurs-12-en-28-oic acid.....................................................89 3.1.1.9. Hợp chất VL9: Euscaphic acid..............................................................................................91 3.1.1.10. Hợp chất VL10: 2α,3α-Dihydroxy-19-oxo-18,19-seco-urs-11,13(18)-dien-28-oic acid .................................................................................................................................................................93 3.1.1.11. Hợp chất VL11: Maslinic acid............................................................................................95 3.1.1.12. Hợp chất VL12: Maltol O-β-D-glucopyranoside..............................................................97 3.1.2. Xác định cấu trúc của các hợp chất phân lập được từ loài V. trifolia..............................98 3.1.2.1. Hợp chất VT1: 3α-Hydroxylanosta-8,24E-dien-26-oic acid (hợp chất mới)...................98 3.1.2.2. Hợp chất VT2: Matairesinol 4′-O-β-D-glucopyranoside (hợp chất mới).......................104 3.1.2.3. Hợp chất VT3: Ecdysone .....................................................................................................111 3.1.2.4. Hợp chất VT4: 20-Hydroxyecdysone..................................................................................113 3.1.2.5. Hợp chất VT5: 20-Hydroxyecdysone 2,3-monoacetonide................................................115 3.1.2.6. Hợp chất VT6: Turkesterone ...............................................................................................117 3.1.2.7. Hợp chất VT7: Polypodine B...............................................................................................117 3.1.2.8. Hợp chất VT8: Rubrosterone...............................................................................................119 3.1.2.9. Hợp chất VT9: Luteolin........................................................................................................121 3.1.2.10. Hợp chất VT10: (2S)-7,4'-Dihydroxy-5-methoxyflavanone...........................................121 3.1.2.11. Hợp chất VT11: Vitexin......................................................................................................123 3.1.2.12. Hợp chất VT12: Orientin...................................................................................................123 3.1.2.13. Hợp chất VT13: Homoorientin..........................................................................................124 3.1.2.14. Hợp chất VT14: 2-O-rhamnosylvitexin..........................................................................125 3.1.2.15. Hợp chất VT15: Eucaphic acid.........................................................................................126 3.1.2.16. Hợp chất VT16: Tormentic acid........................................................................................126 3.2. Hoạt tính sinh học của các hợp chất phân lập được..............................................128 3.2.1. Hoạt tính kháng viêm in vitro của các hợp chất phân lập từ loài V. limonifolia..........128 3.2.2. Hoạt tính kháng virus in vitro của các hợp chất................................................................130 3.2.2.1. Hoạt tính kháng virus in vitro của các hợp chất từ loài V. limonifolia............................131 3.2.2.2. Hoạt tính kháng virus in vitro của các hợp chất từ loài V. trifolia ..................................132 KẾT LUẬN............................................................................................................134 KIẾN NGHỊ...........................................................................................................136 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ...........................................137 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................138
  • 9. vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Kí hiệu Tiếng Anh Diễn giải 13 C-NMR Carbon-13 nuclear magnetic resonance spectroscopy Phổ cộng hưởng từ hạt nhân carbon 13 1 H-NMR Proton nuclear magnetic resonance spectroscopy Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton 786-O Renal carcinoma cell Tế bào ung thư biểu mô thận A549 Lung carcinoma cell Tế bào ung thư phổi ACN Acetonide Acetonide BEL-7402 Hepatocyte carcinoma cell Tế bào ung thư gan BV2 Mouse microglial cell Tế bào tiểu thần kinh đệm của chuột BXPC-3 Pancreatic cancer cell Tế bào ung thư tuyến tụy CC50 Cytotoxicity concentration 50% Nồng độ gây độc 50% đối tượng thử nghiệm CD Circular dichroism spectroscopy Phổ lưỡng sắc tròn Colo-320 Human colon cancer cell Tế bào ung thư đại tràng COSY 1 H-1 H- correlation spectroscopy Phổ 1 H-1 H COSY COX Cyclo-oxygenase Enzyme cyclo-oxygenase CVB3 Coxsackievirus B3 Virus coxsackievirus B3 DEPT Distortionless enhancement by polarization transfer Phổ DEPT DMSO Dimethylsulfoxide Dimethylsulfoxide DPPH 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl Eca-109 Human esophageal cancer cells Tế bào ung thư thực quản người EV71 Enterovirus 71 Virus enterovirus 71 FBS Fetal bovine serum Huyết thanh bò Glc Glucose Đường glucose HBV Hepatitic B Virus Virus viêm gan B HCMV Human cytomegalovirus Cytomegalovirus người HCT-116 Human colon cancer cell Tế bào ung thư đại tràng HCV Hepatitic C Virus Virus viêm gan C HeLa Human cervicalcancer cell Tế bào ung thư cổ tử cung HepG2 Hepatocyte carcinoma cell Tế bào ung thư gan HIV Human Immunodecificiency Virus Virus HIV HL-60 Human promyelocytic leukemia cell Tế bào ung thư máu người HMBC Heteronuclear mutiple bond correlation Phổ tương tác dị hạt nhân qua nhiều liên kết HO-8910 Human ovarian cell Tế bào ung thư buồng trứng người HPV Human Papilloma Virus Virus papilloma ở người HR-ESI- MS High resolution electrospray ionization mass spectrum Phổ khối lượng phân giải cao phun mù điện tử HRV1B Human rhinovirus B3 Virus human rhinovirus B3 HSQC Heteronuclear singlequantum correlation Phổ tương tác dị hạt nhân qua 1 liên kết HSV Herpe Simplex Virus Virus herpe simplex HT-29 Human colon cancer cell Tế bào ung thư đại tràng
  • 10. viii IC50 Inhibitory concentration at 50% Nồng độ ức chế 50% đối tượng thử nghiệm iNOS Inducible nitric oxide synthase Enzym tạo ra oxit nitơ từ amino L- arginine acid K562 Human promyelocytic leukemia cell Tế bào ung thư máu người KB Human epidemoid carcinoma Tế bào ung thư biểu mô người KH Kí hiệu L-NMMA N(omega)-Monomethyl-L- Arginine Acetate N(omega)-Monomethyl-L- Arginine Acetate LPS Lipopolysaccharide Lipopolysaccharide LS180 Pancreatic cancer cell Tế bào ung thư tuyến tụy MCF-7 Human breast carcinomacell Tế bào ung thư vú người MDA- MB-435 Human melanoma cell Tế bào ung thư vú người MIC Minimum inhibitory concentration Nồng độ ức chế tối thiểu MRC-5 Human lung carcinoma cell Tế bào ung thư phổi người MTT 3-[4,5-dimethylthiazol-2-yl]-2,5- diphenyltetrazolium bromide NO Nitric oxide Oxit nitric NOESY Nuclear overhauser enhancement spectroscopy Phổ NOESY NSAIDs Non-steroidal anti-inflammatory drugs Thuốc chống viêm không steroid OD Optical density Mật độ quang OVCAR-3 Human ovarian cancer cell Tế bào ung thư buồng trứng PANC-1 Pancreatic cancer cell Tế bào ung thư tuyến tụy PC-3 Prostate adenocarcinoma cell Tế bào ung thư tuyến tiền liệt RAW 264.7 Đại thực bào RSV Respiratory Syncytial Virus Virus hợp bào hô hấp SGC-7901 Human gastric cancer cell Tế bào ung thư dạ dày người SKOV-3 Human ovarian cancer cell Tế bào ung thư buồng trứng người SMMC- 7721 Human hepatocarcinoma cell Tế bào ung thư gan người SR Human promyelocytic leukemia cell Tế bào ung thư máu người SRB Sulforhodamine B Sulforhodamine B TLC Thin layer chromatography Sắc ký lớp mỏng TLTK Tài liệu tham khảo TNF Tumor necrosis factor Yếu tố hoại tử khối u tsFT210 Mouse cancer cells Tế bào ung thư ở chuột TT Thứ tự V. Vitex Chi Đẻn Vero Kidney epithelial cells Tế bào biểu mô thận VZV Varicella-zoster Virus Virus thủy đậu-zona
  • 11. ix DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Danh sách các loài thuộc chi Vitex ở Việt Nam...............................................................4 Bảng 1.2. Các hợp chất khung ursane từ chi Vitex...........................................................................7 Bảng 1.3. Các hợp chất khung oleanane và friedelane từ chi Vitex...............................................9 Bảng 1.4. Các hợp chất khung lupane từ chi Vitex...........................................................................9 Bảng 1.5. Các hợp chất ecdysteroid từ chi Vitex.............................................................................10 Bảng 1.6. Các hợp chất khung labdane từ chi Vitex.......................................................................12 Bảng 1.7. Các hợp chất lignan và neoligan từ chi Vitex.................................................................17 Bảng 1.8. Các hợp chất flavonoid từ chi Vitex.................................................................................20 Bảng 1.9. Các hợp chất iridoid từ chi Vitex......................................................................................22 Bảng 1.10. Các hợp chất khác từ chi Vitex.......................................................................................24 Bảng 2.1. Kết quả đánh giá hoạt tính ức chế sự sản sinh NO của các hợp chất VL1-VL12 trên tế bào BV2.............................................................................................................................................59 Bảng2.2.HoạttínhkhángviruscoxsackievirusB3,humanrhinovirus1Bvàenterovirus71của một số hợp chất từ loài V. limonifolia................................................................................................60 Bảng 2.3. Kết quả sàng lọc hoạt tính kháng một số chủng virus của các hợp chất từ loài V. trifolia.....................................................................................................................................................61 Bảng 3.1. Số liệu phổ NMR của hợp chất VL1 và hợp chất tham khảo......................................66 Bảng 3.2. Số liệu phổ NMR của hợp chất VL2 và hợp chất tham khảo......................................73 Bảng 3.3. Số liệu phổ NMR của hợp chất VL3 và hợp chất tham khảo......................................79 Bảng 3.4. Số liệu phổ NMR của hợp chất VL4 và hợp chất tham khảo......................................84 Bảng 3.5. Số liệu phổ NMR của hợp chất VL5 và hợp chất tham khảo......................................87 Bảng 3.6. Số liệu phổ NMR của hợp chất VL8 và hợp chất tham khảo......................................90 Bảng 3.7. Số liệu phổ NMR của hợp chất VL9 và hợp chất tham khảo......................................92 Bảng 3.8. Số liệu phổ NMR của hợp chất VL10 và hợp chất tham khảo....................................94 Bảng 3.9. Số liệu phổ NMR của hợp chất VL11 và hợp chất tham khảo....................................96 Bảng 3.10. Số liệu phổ NMR của hợp chất VL12 và hợp chất tham khảo..................................97 Bảng 3.11. Số liệu phổ NMR của hợp chất VT1 và hợp chất tham khảo..................................100 Bảng 3.12. Số liệu phổ NMR của hợp chất VT2 và hợp chất tham khảo..................................105 Bảng 3.13. Số liệu phổ NMR của hợp chất VT3 và hợp chất tham khảo..................................112 Bảng 3.14. Số liệu phổ NMR của hợp chất VT4 và hợp chất tham khảo..................................114 Bảng 3.15. Số liệu phổ NMR của hợp chất VT5 và hợp chất tham khảo..................................116 Bảng 3.16. Số liệu phổ NMR của hợp chất VT7 và hợp chất tham khảo..................................118 Bảng 3.17. Số liệu phổ NMR của hợp chất VT8 và hợp chất tham khảo..................................120 Bảng 3.18. Số liệu phổ NMR của hợp chất VT10 và hợp chất tham khảo................................122 Bảng 3.19. Số liệu phổ NMR của hợp chất VT16 và hợp chất tham khảo................................127
  • 12. x DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Hình ảnh một số loài thuộc chi Vitex ................................................................................3 Hình 1.2. Cấu trúc các hợp chất khung ursane từ chi Vitex ............................................................8 Hình 1.3. Cấu trúc các hợp chất khung oleanane và friedelane từ chi Vitex ................................9 Hình 1.4. Cấu trúc các hợp chất khung lupane từ chi Vitex ..........................................................10 Hình 1.5. Cấu trúc của các hợp chất ecdysteroid từ chi Vitex.......................................................12 Hình 1.6. Cấu trúc các hợp chất khung labdane từ chi Vitex........................................................16 Hình 1.7. Cấu trúc các hợp chất lignan và neolignan từ chi Vitex...............................................19 Hình 1.8. Cấu trúc các hợp chất flavonoid từ chi Vitex..................................................................22 Hình 1.9. Cấu trúc các hợp chất iridoid từ chi Vitex.......................................................................23 Hình 1.10. Cấu trúc các hợp chất khác từ chi Vitex........................................................................26 Hình 2.1. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ loài V. limonifolia........................................................48 Hình 2.2. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ loài V. trifolia...............................................................51 Hình 3.1. Cấu trúc hóa học các hợp chất được phân lập từ loài V. limonifolia.........................62 Hình 3.2. Cấu trúc hóa học các hợp chất được phân lập từ loài V. trifolia.................................63 Hình 3.3. Cấu trúc hóa học của hợp chất VL1 và hợp chất tham khảo.......................................64 Hình 3.4. Các tương tác HMBC, COSY và NOESY chính của hợp chất VL1...........................65 Hình 3.5. Phổ CD thực nghiệm của hợp chất VL1 và tính toán CD theo lý thuyết của hai epimer 1a và 1b..........................................................................................................................67 Hình 3.6. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất VL1.................................................................................67 Hình 3.7. Phổ 1 H-NMR của hợp chất VL1 ......................................................................................68 Hình 3.8. Phổ 13 C-NMR của hợp chất VL1.....................................................................................68 Hình 3.9. Phổ DEPT của hợp chất VL1...........................................................................................69 Hình 3.10. Phổ HSQC của hợp chất VL1........................................................................................69 Hình 3.11. Phổ HMBC của hợp chất VL1.......................................................................................70 Hình 3.12. Phổ COSY của hợp chất VL1.........................................................................................70 Hình 3.13. Phổ NOESY của hợp chất VL1......................................................................................71 Hình 3.14. Cấu trúc hóa học VL2 và hợp chất tham khảo (VL1)................................................71 Hình 3.15. Các tương tác HMBC, COSY và NOESY chính của hợp chất VL2.........................72 Hình 3.16. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất VL2...............................................................................74 Hình 3.17. Phổ 1 H-NMR của hợp chất VL2....................................................................................74 Hình 3.18. Phổ 13 C-NMR của hợp chất VL2...................................................................................75 Hình 3.19. Phổ HSQC của hợp chất VL2........................................................................................75 Hình 3.20. Phổ HMBC của hợp chất VL2.......................................................................................76 Hình 3.21. Phổ COSY của hợp chất VL2.........................................................................................76
  • 13. xi Hình 3.22. Phổ NOESY của hợp chất VL2......................................................................................77 Hình 3.23. Cấu trúc hóa học của VL3 và hợp chất tham khảo (VL2).........................................77 Hình 3.24. Các tương tác HMBC và COSY chính của hợp chất VL3.........................................78 Hình 3.25. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất VL3...............................................................................80 Hình 3.26. Phổ 1 H-NMR của hợp chất VL3....................................................................................80 Hình 3.27. Phổ 13 C-NMR của hợp chất VL3...................................................................................81 Hình 3.28. Phổ DEPT của hợp chất VL3.........................................................................................81 Hình 3.29. Phổ HSQC của hợp chất VL3........................................................................................82 Hình 3.30. Phổ HMBC của hợp chất VL3.......................................................................................82 Hình 3.31. Phổ COSY của hợp chất VL3.........................................................................................83 Hình 3.32. Phổ ROESY của hợp chất VL3 ......................................................................................83 Hình 3.33. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VL4.......................84 Hình 3.34. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất VL4...............................................................................85 Hình 3.35. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VL5.......................86 Hình 3.36. Cấu trúc hóa học của hợp chất VL6..............................................................................87 Hình 3.37. Cấu trúc hóa học của hợp chất VL7..............................................................................88 Hình 3.38. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VL8.......................89 Hình 3.39. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VL9.......................91 Hình 3.40. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VL10....................93 Hình 3.41. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VL11....................95 Hình 3.42. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VL12....................97 Hình 3.43. Cấu trúc hóa học của hợp chất VT1 và hợp chất tham khảo....................................98 Hình 3.44. Các tương tác HMBC chính của hợp chất VT1..........................................................99 Hình 3.45. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất VT1.............................................................................101 Hình 3.46. Phổ 1 H-NMR của hợp chất VT1..................................................................................101 Hình 3.47. Phổ 13 C-NMR của hợp chất VT1.................................................................................102 Hình 3.48. Phổ DEPT của hợp chất VT1.......................................................................................102 Hình 3.49. Phổ HSQC của hợp chất VT1......................................................................................103 Hình 3.50. Phổ HMBC của hợp chất VT1.....................................................................................103 Hình 3.51. Cấu trúc hóa học của VT2 và hợp chất tham khảo...................................................104 Hình 3.52. Các tương tác HMBC, COSY và NOESY chính của hợp chất VT2.......................106 Hình 3.53. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất VT2.............................................................................107 Hình 3.54. Phổ 1 H-NMR của hợp chất VT2..................................................................................107 Hình 3.55. Phổ 13 C-NMR của hợp chất VT2.................................................................................108 Hình 3.56. Phổ HSQC của hợp chất VT2......................................................................................108
  • 14. xii Hình 3.57. Phổ HMBC của hợp chất VT2.....................................................................................109 Hình 3.58. Phổ COSY của hợp chất VT2.......................................................................................109 Hình 3.59. Phổ ROESY của hợp chất VT2....................................................................................110 Hình 3.60. Phổ CD của hợp chất VT2 trong MeOH....................................................................110 Hình 3.61. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VT3.....................111 Hình 3.62. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VT4.....................113 Hình 3.63. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VT5.....................115 Hình 3.64. Cấu trúc hóa học của hợp chất VT6............................................................................117 Hình 3.65. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VT7.....................117 Hình 3.66. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VT8.....................119 Hình 3.67. Cấu trúc hóa học của hợp chất VT9............................................................................121 Hình 3.68. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VT10..................121 Hình 3.69. Cấu trúc hóa học của hợp chất VT11.........................................................................123 Hình 3.70. Cấu trúc hóa học của hợp chất VT12.........................................................................123 Hình 3.71. Cấu trúc hóa học của hợp chất VT13.........................................................................124 Hình 3.72. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VT14..................125 Hình 3.73. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VT16..................126 Hình 3.74. Kết quả sàng lọc hoạt tính kháng viêm của các hợp chất VL1-VL12....................129 Hình 3.75. Tác dụng kháng virus CVB3 của các hợp chất VT1-VT16.....................................132 Hình 3.76. Tác dụng kháng virus HRV1B của các hợp chất VT1-VT16..................................132 Hình 3.77. Tác dụng kháng virus EV71 của các hợp chất VT1-VT16......................................133
  • 15. 1 MỞ ĐẦU Việt Nam có vị trí địa lý nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, địa hình nhiều đồi núi chia cắt nên điều kiện khí hậu rất đa dạng, có nhiều tiểu vùng khí hậu khá đặc trưng. Những yếu tố trên đã tạo nên những hệ sinh thái, thảm thực vật nhiệt đới phong phú và phát triển với khoảng 12 000 loài, trong đó có khoảng 1/3 trên tổng số loài được nhân dân ta dùng làm thuốc. Nhiều loài từ xa xưa được sử dụng trong y học cổ truyền và các mục đích khác phục vụ đời sống của con người đã trở nên quen thuộc như: mật nhân (Eurycoma longifolia), khổ qua (Momordica charantia), đương quy (Angelica sinensis), ba kích (Morinda oficinalis), bông mã đề (Plantago major), sâm (Panax vietnamensis), tam thất (Panax pseudoginseng), nghệ (Curcuma longa),…. Cho đến nay, hàng trăm cây thuốc đã được khoa học y - dược hiện đại chứng minh về giá trị chữa bệnh của chúng. Trong vài thập kỉ trở lại đây, xu hướng đi sâu nghiên cứu các cây thuốc và động vật làm thuốc để tìm kiếm các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học cao nhằm sản xuất các loại thuốc có giá trị cao phục vụ cuộc sống ngày càng được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Với sự trợ giúp của các phương pháp phổ (như phổ cộng hưởng từ, phổ khối,..) đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về các nhóm cây có ích, trong đó có nhóm cây có hoạt tính sinh học. Theo Từ điển cây thuốc Việt Nam, nhiều loài thuộc chi Đẻn (Vitex) có công dụng chữa các bệnh như: cảm mạo, sốt rét, chóng mặt, nhức đầu, viêm ruột, rối loạn tiêu hóa, ho, hen suyễn, trị bệnh ngoài da,...[1]. Các nghiên cứu về thành phần hóa học các loài thuộc chi Vitex cho thấy chi này chứa đa dạng các lớp chất như: terpenoid, flavonoid, ecdysteroid, lignan,... Các nghiên cứu đánh giá hoạt tính sinh học cho thấy dịch chiết và các hợp chất phân lập từ các loài thuộc chi này có các hoạt tính đáng quan tâm như: gây độc tế bào ung thư, kháng nấm, kháng khuẩn, chống oxi hóa, .... Tuy vậy, những nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của các loài thuộc chi Vitex ở Việt Nam còn rất hạn chế. Tính đến nay, ở Việt Nam mới chỉ có khoảng 5 công trình nghiên cứu về thành phần hóa học một số loài thuộc chi Vitex [2-6], chưa có công bố nào về hoạt tính sinh học các loài thuộc chi này. Chính vì vậy, nhằm mục đích nghiên cứu làm rõ thành phần hóa học và hoạt tính sinh học các loài thuộc chi Vitex ở Việt Nam tạo cơ sở khoa học trong việc sử dụng bền vững tài nguyên cây thuốc này, đồng thời tạo tiền đề cho những nghiên cứu
  • 16. 2 tiếp theo trong việc tạo ra các chế phẩm có hoạt tính sinh học cao phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall. Ex C.B.Clark và Vitex trifolia L.”. Mục tiêu của luận án: Xác định thành phần hóa học chủ yếu của lá hai loài Vitex limonifolia Wall. Ex C.B.Clark và Vitex trifolia L. ở Việt Nam. Đánh giá hoạt tính kháng viêm và hoạt tính kháng virus in vitro của các hợp chất phân lập được. Nội dung luận án bao gồm: 1. Phân lập các hợp chất từ lá loài V. limonifolia và V. trifolia ở Việt Nam bằng các phương pháp sắc ký; 2. Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được bằng các phương pháp vật lý, hóa học; 3. Đánh giá hoạt tính kháng viêm in vitro của các hợp chất phân lập được từ loài V. limonifolia; 4. Đánh giá hoạt tính kháng virus in vitro của các hợp chất phân lập được từ loài V. limonifolia và V. trifolia.
  • 17. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Giới thiệu về chi Vitex 1.1.1. Đặc điểm thực vật của chi Vitex Chi Vitex (Đẻn) thuộc họ Verbenaceae (Cỏ roi ngựa), bộ Lamiales (Hoa môi), lớp Magnoliapsida (Hai lá mầm), ngành Magnoliophyta (Mộc lan) [1]. Chi Vitex trên thế giới có khoảng 250 loài phân bố chủ yếu tại các quốc gia thuộc khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc hai bán cầu [7]. Các loài trong chi Vitex rất đa dạng, từ cây bụi tới cây gỗ trung bình, cao khoảng từ 1 m tới 35 m. Lá thường mọc đối, kép chân vịt, thường có 3 hay 5 lá chét; lá chét có mép nguyên hay xẻ răng cưa. Cuống chung dài 3-5 cm, hơi phình ở gốc, mặt trên lõm, màu xanh, rất nhiều lông mịn. Hoa lưỡng tính, cụm hoa ở đỉnh cành hay ở nách lá phía đỉnh cành, gồm các xim 2 ngả hay 3 ngả hợp thành hình chùy, hình tháp hay hình ngù. Quả hạch gần hình cầu hay hình trứng, vỏ quả trong hóa gỗ cứng, vỏ quả giữa nạc, thường 1-2 hạt [7]. Ở Việt Nam, chi Vitex đã ghi nhận được 20 loài [1, 7] (Bảng 1.1). Chúng được phân bố khá rộng rãi từ bắc đến nam, tìm thấy ở cả địa hình vùng cao lẫn vùng ven biển. Mạn kinh (V. trifolia) Từ bi biển (V. rotundifolia) Ngũ trảo (V. negundo) Mẫu kinh năm cánh (V. quinata) Bình linh vàng chanh (V. limonifolia) Chân chim ba lá (V. tripinnata) Hình 1.1. Hình ảnh một số loài thuộc chi Vitex
  • 18. 4 Bảng 1.1. Danh sách các loài thuộc chi Vitex ở Việt Nam TT Tên khoa học Tên tiếng Việt 1 V. canescens Kurz Đẻn lông, Mẫu kinh lông tro 2 V. helogiton K. Chum. synonym V. glabrata Đẻn nhẵn 3 V. negundo L. Ngũ trảo, Hoàng kinh, Chân chim 4 V. negundo L. var. cannabifolia Mẫu kinh, Ngũ trảo lá có răng 5 V. penduncalaris Wall. Ex Schauer San trắng, Cây chân vịt 6 V. pinnata L. synonym V. pubescens Vahl Bình linh lông, Cây năng 7 V. pinnata L. var. ptilota Bình linh cánh, Cây nàng, Suông gia 8 V. quinata (Lour.) F. N. Williams Mẫu kinh núi, Mẫu kinh năm lá, Đẹn năm lá 9 V. quinata (Lour.) Williams var. puberula Moldenke Mẫu kinh núi lông ngắn, Mạn kinh lông 10 V. rotundifolia L. synonym V. ovata Thunb. Bình linh xoan, Từ bi biển, Quan âm biển, Mạn kinh lá đơn 11 V. trifolia L. Mạn kinh, Đẹn ba lá, Quan âm 12 V. tripinnata (Lour.) Merr. Mắt cáo, Chân chim ba lá 13 V. tripinnata var evrardii (P. Dop) Phuong Chân chim evrard 14 V. limonifolia Wall ex C.B.Clark Bình linh vàng chanh 15 V. vestita Wall ex Schauer Đẻn lông nhung 16 V. pierrei Craib Bình linh piere 17 V. stylosa P. Dop Bình linh vòi dài 18 V. ajugaeflora P. Dop Bình linh nghệ 19 V. pierreana Dop Đẻn dài, Bình linh đá 20 V. pierreana var chartacea Dop Đẻn lá như giấy 1.1.2. Công dụng của các loài thuộc chi Vitex 1.1.2.1. Tình hình sử dụng trong y học cổ truyền các loài thuộc chi Vitex Trên thế giới, từ thời cổ đại, con người đã sử dụng nhiều loài thuộc chi Vitex để chữa nhiều bệnh khác nhau như: đau khớp, co giật, giảm sốt, các bệnh về đường hô hấp, kháng lao, kháng u hay điều hòa kinh nguyệt [8]. Ở Ấn Độ, lá loài V. trifolia được sử dụng trong giảm đau, kháng viêm, chống co giật; vỏ loài V. peduncularis làm thuốc đắp ngoài trị đau ở vùng ngực; nước hãm lá hoặc vỏ rễ, vỏ cành non được dùng trị sốt rét và bệnh sốt đen Ấn Độ,…. Loài V. angus-catus được người Thổ Nhĩ Kì sử dụng trong các bài thuốc về tiêu hóa, lợi tiểu và chữa nấm. Ở Trung Quốc, rễ loài V. canescens được dùng trị ngoại cảm, phong hàn, sốt rét, giun kim; lá loài V. negundo dùng trị cảm mạo, viêm ruột, trị lỵ; rễ loài V. quinata dùng trị viêm khí quản, háo suyễn, cam tích, phong thấp,.…[1]. Ở Việt Nam, nhiều loài Vitex cũng được sử dụng trong các bài thuốc dân gian để chữa trị một số bệnh thông dụng [1]. Chẳng hạn, lá loài V. negundo dùng để trị
  • 19. 5 nhức mỏi gân cốt, trị sốt; quả, hạt sắc nước tác dụng điều hòa kinh nguyệt, giảm đau đầu, trị cảm mạo, sốt rét, đau dạ dày. Loài V. quinata dùng để nấu nước thay trà uống làm ngon miệng; rễ trị viêm thanh quản; lá trị phong thấp, cảm mạo. Lá non loài V. pinata phối hợp với lá phèn đen, cối xay, hương nhu trắng, giã uống chữa trúng phong.... 1.1.2.2. Công dụng khác của các loài thuộc chi Vitex Tinh dầu Vitex có mùi cam chanh nên được sử dụng làm nguyên liệu trong sản xuất xà phòng, nước lau nhà, nước khử mùi, chất giữ ẩm. Ở Ấn Độ, một số loài thuộc chi Vitex được trồng quanh nhà để chống rắn. Các loài thuộc chi Vitex còn được dùng để diệt côn trùng, rệp. Ngoài ra, Vitex còn được dùng như gia vị trong nấu ăn, chuẩn bị thực phẩm. 1.1.3. Giới thiệu về loài V. limonifolia và loài V. trifolia 1.1.3.1. Loài V. limonifolia Tên khoa học: Vitex limonifolia Wall. ex C.B.Clarke. Tên thường gọi: Bình linh vàng chanh Chi: Vitex Họ: Verbenaceae Mô tả về thực vật: Cây gỗ nhỏ, cao 8-10 m. Cành non có lông tơ dày màu nâu nhạt. Lá mọc đối, kép chân vịt, 3-5 lá chét; cuống chung dài 5-7 cm, có lông, có cánh rộng tới 20-25 mm, mép cánh song song, chóp thót lại, gốc đỉnh tim. Lá chét hình bầu dục, hình trứng, hình trứng ngược hay hình ngọn giáo; chóp lá nhọn hay có mũi nhọn dài; gốc nhọn; mép nguyên; mặt trên có lông rải rác và nháp; mặt dưới có lông mềm màu nâu nhạt; cuống lá chét rất ngắn. Cụm hoa hình chùy ở đỉnh cành, gồm các bông hoa dài, gián đoạn, có lông màu vàng. Lá bắc dạng lá, hình mũi mác; lá bắc nhỏ dài 6-7 mm. Đài hình chuông, dài 2,5-3 mm, có lông phía ngoài, 5 thùy nhỏ, nhọn. Tràng màu trắng ngà, dài 6 mm, nhẵn ở phía ngoài, có lông ở họng, 2 môi: môi trên 2 thùy tròn, ngắn, cong và hơi lõm; môi dưới 3 thùy với thùy giữa lớn. Nhị 4, thò khỏi ống tràng; chỉ nhị nhẵn, đính ở phía trên ống tràng. Bầu gần hình cầu có lông ở đỉnh; vòi dài bằng nhị, đỉnh xẻ 2 thùy ngắn. Quả có hình cầu, có lông rải rác, đường kính 4-6 mm, mang đài bao gần nửa quả [7].
  • 20. 6 Phân bố: Loài V. limonifolia thường gặp ở vùng rừng hỗn giao, rừng thưa hoặc ven rừng. Ở Việt Nam, loài này được tìm thấy ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Ninh Thuận. Ngoài ra còn có ở Ấn Độ, Mianma, Lào, Campuchia, Thái Lan [7]. 1.1.3.2. Loài V. trifolia Tên khoa học: Vitex trifolia Linn. Tên thường gọi: Mạn kinh Chi: Vitex Họ: Verbenaceae Mô tả về thực vật: Loài V. trifolia L. là cây bụi lớn hoặc cây gỗ nhỏ. Cành non có 4 cạnh, có lông mềm, màu xám nhạt; cành già tròn, nhẵn, màu nâu. Lá kép mọc đối, 3 lá chét (lá ở gần ngọn có hoa thường đơn), lá chét hình trứng, gốc tròn, đầu tù hoặc hơi nhọn, mép nguyên, mặt trên nhẵn và đen lại khi khô, mặt dưới phủ đầy lông trắng, lá chét giữa lớn hơn; lá vò ra có mùi thơm; cuống lá dài 1-3 cm. Cụm hoa là một chùy tận cùng, đôi khi có lá ở gốc, có lông dày; mang nhiều xim mọc đối, mỗi xim có 2-3 hoa tím nhạt hoặc lam nhạt; lá bắc nhỏ, hình dài; đài hình chuông, có lông trắng, 5 răng nhỏ đều; tràng hình trụ có lông ở mặt ngoài trừ phần gốc, môi trên có 2 thùy ngắn, môi dưới 3 thùy, thùy giữa lớn hơn hai thùy bên; nhị 4, thò ra ngoài, chỉ nhị có lông ở phía dưới, bao phấn 2 ô dãng ra. Quả hạch, hình cầu đường kính 5- 6 mm, khi chín có màu đen. Mùa hoa quả: tháng 5-7 [7, 9]. Phân bố: Loài V. trifolia phân bố rải rác ở khắp các tỉnh vùng núi thấp xuống đến trung du, đôi khi gặp cả ở đồng bằng. Độ cao phân bố thường dưới 100 m [9]. Cụ thể, thường gặp loài mạn kinh ở Quảng Ninh, Hà Nội, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam vào tới Tiền Giang [1]. Ngoài ra còn có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malayxia và một số nước châu Á khác [7]. Công dụng: Mạn kinh có vị đắng, tính mát. Theo kinh nghiệm dân gian, mạn kinh được dùng làm thuốc chữa cảm mạo, sốt, đau đầu, nhức thái dương, nhức mắt, tối tăm mặt mũi. Ở Philippin, người ta dùng dịch chiết từ lá chữa bệnh lao. Ở Ấn Độ, hoa, lá, rễ được dùng làm thuốc hạ sốt, chống nôn, quả chữa vô kinh. Ở Malaysia, nhân dân dùng mạn kinh chữa nhiều bệnh. Quả mạn kinh tán nhỏ cho vào kho thóc gạo hoặc tủ quần áo để trừ côn trùng [9].
  • 21. 7 1.1.4. Tình hình nghiên cứu về thành phần hóa học của chi Vitex Theo thống kê, đến nay mới có khoảng 28 loài thuộc chi Vitex đã được nghiên cứu về thành phần hóa học, bao gồm: V. agnus-castus, V. altissima, V. canescens, V. cannabifolia, V. cymosa, V.divaricata, V. doniana, V. fisherii, V. glabrata, V. leptobotrys, V. leucoxylon, V. limonifolia, V. littoralis (V. lucens), V.madiensis, V. megapotamica, V. negundo, V. peduncularis, V. pubescence (V. pinnata), V. polygama, V. pseudo-negundo, V. rehmanni, V. rotundifolia V. rotundiforia, V. scabra, V. sereti, V. strickeri, V. thyrsiflora và V. trifolia [8, 10]. Kết quả từ các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước cho thấy, thành phần hóa học của các loài trong chi Vitex khá đa dạng, nhưng chủ yếu là các hợp chất terpenoid, flavonoid, iridoid, ecdysteroid, lignan,…. 1.1.4.1. Các hợp chất triterpennoid Các hợp chất thuộc loại triterpenoid phân lập từ chi Vitex chủ yếu là các hợp chất thuộc khung ursane (1-17) (Bảng 1.2, Hình 1.2), oleanane (18-24) (Bảng 1.3, Hình 1.3) và lupane (25-29) (Bảng 1.4, Hình 1.4). Các hợp chất khung ursane Bảng 1.2. Các hợp chất khung ursane từ chi Vitex KH Tên chất Bộ phận cây Loài Vitex TLTK 1 3β-hydroxy-11-oxours-12-ene Lá V. negundo var. heterophylla [11] 2 3β-hydroxy-30-al-urs-12-en-28-oic acid Quả V. trifolia var. simplicifolia [12] 3 2α-hydroxyursolic acid Hạt V. negundo var. heterophylla [13, 14] 4 tormentic acid Lá V. peduncularis [14] 5 ursolic acid acetate Lá V. trifolia [15] 6 negundonorin A Hạt V. negundo [16] 7 negundonorin B Hạt V. negundo [16] 8 3-epicorosolic acid Hạt V. negundo [16] 9 2β,3β,19α-hydroxyursolic acid Lá V. cymosa [17] 10 uvaol Thân lá V. cauliflora [18] 11 ursolic acid Hạt V. negundo [19] 12 3-epiursolic acid Lá cành V. trifolia var. simplicifolia [20] 13 vitexnegheteroin H Hạt V. negundo var. heterophylla [13] 14 2α,3α-hydroxyursolic acid Lá V. cymosa [17] 15 2α,3β-hydroxyursolic acid Lá V. cymosa [17]
  • 22. 8 KH Tên chất Bộ phận cây Loài Vitex TLTK 16 2α,3α,19α,24-tetrahydroxyurs-12- en-28-oic acid β-D-glucopyranosyl ester Lá V. negundo var. cannabifolia [21] 17 28-O-glucosyl-2α,3α,19α- hydroxyursolic acid ester Lá V. cymosa [17] Hình 1.2. Cấu trúc các hợp chất khung ursane từ chi Vitex
  • 23. 9 Các hợp chất khung oleanane và friedelane Bảng 1.3. Các hợp chất khung oleanane và friedelane từ chi Vitex KH Tên chất Bộ phận cây Loài Vitex TLTK 18 oleanolic acid Hạt V. negundo [19] 19 2α,3β-hydroxyoleanolic acid Lá V. cymosa [17] 20 2α,3α-hydroxyoleanolic acid Lá V. cymosa [17] 21 vulgarsaponin A Lá V. negundo var. cannabifolia [21] 22 2α,3α,19α,24-tetrahydroxyolea-12- en-28-oic acid β-D-glucopyranosyl ester Lá V. negundo var. cannabifolia [21] 23 3α-friedelinol Lá V. peduncularis [22] 24 3β-friedelinol Lá V. peduncularis [22] Hình 1.3. Cấu trúc các hợp chất khung oleanane và friedelane từ chi Vitex Các hợp chất khung lupane Bảng 1.4. Các hợp chất khung lupane từ chi Vitex KH Tên chất Bộ phận cây Loài Vitex TLTK 25 lupeol Lá, cành V. trifolia var. simplicifolia [20] 26 betulinic acid Lá, cành V. trifolia var. simplicifolia [19, 20] 27 obtusalin Hạt V. negundo [19] 28 lup-20(29)-en-3β,30-diol Hạt V. negundo [19] 29 platanic acid Lá V. trifolia [15]
  • 24. 10 Hình 1.4. Cấu trúc các hợp chất khung lupane từ chi Vitex 1.1.4.2. Các hợp chất ecdysteroid Theo các tài liệu công bố, từ các loài chi Vitex, có khoảng 29 hợp chất ecdysteroid (30-58) được phân lập (Bảng 1.5, Hình 1.5). Bảng 1.5. Các hợp chất ecdysteroid từ chi Vitex KH Tên chất Bộ phận cây Loài Vitex TLTK 30 20-hydroxyecdysone Rễ Vitex schiliebenii [23] 31 20,26-dihydroxyecdysone Rễ Vitex scabra [24] 32 21-hydroxyshidasterone Rễ Vitex doniana [25] 33 11β-hydroxy-20-deoxyshidasterone Rễ Vitex doniana [25] 34 shidasterone Rễ Vitex doniana [25] 35 2,3-acetonide-24-hydroxyecdysone Rễ Vitex doniana [25] 36 ajugasterone C Rễ Vitex doniana [25] 37 scabrasterone Rễ Vitex scabra [24] 38 24-hydroxyecdysone Rễ Vitex doniana [25] 39 11β,24-hydroxyecdysone Rễ Vitex doniana [25] 40 viticosterone E Lá Vitex agnus-castus [26] 41 pterosterone Rễ Vitex scabra [24] 42 24-epi-makisterone A Rễ Vitex scabra [24] 43 polypodine B Rễ Vitex scabra [24] 44 pinnatasterone Rễ Vitex scabra [24] 45 26-hydroxypinnatasterone Rễ Vitex cymosa [27] 46 11α-hydroxyecdysone Rễ Vitex scabra [24] 47 turkesterone Rễ Vitex scabra [24] 48 abutasterone Rễ Vitex canescens [28] 49 24-epi-abutasterone Rễ Vitex scabra [24] 50 (24R)-11α,20,24- trihydroxyecdysone Rễ Vitex canescens [28] 51 11α,20,26-trihydroxyecdysone Rễ Vitex canescens [28] 52 canescensterone Rễ Vitex canescens [29] 53 ajugasterone C -20,22- monoacetonide Rễ Vitex strickeri [30] 54 24(28)-dehydromakisterone A Thân, lá V. lebototrys [2] 55 makisterone A Thân, lá V. lebototrys [2] 56 2-deoxy-20-hydroxyecdysone Thân, lá V. lebototrys [2] 57 7,8-dihydro-8α-20- hydroxyecdysone Vỏ cây Vitex glabrata [31] 58 calonysterone Rễ Vitex scabra [24]
  • 25. 11
  • 26. 12 Hình 1.5. Cấu trúc của các hợp chất ecdysteroid từ chi Vitex 1.1.4.3. Các hợp chất labdane-diterpennoid Diterpenoid là một lớp chất quan trọng của chi Vitex. Trong đó đại đa số là các hợp chất diterpenenoid khung labdane, một số ít thuộc khung norlabdane và một vài hợp chất thuộc khung halimane, abietane, clerodance. Bảng 1.6, Hình 1.6 dưới đây là tổng hợp 74 hợp chất khung labdane (59-132) được phân lập từ chi Vitex. Bảng 1.6. Các hợp chất khung labdane từ chi Vitex KH Tên chất Bộ phận cây Loài Vitex TLTK 59 negundoin D Lá V. negundo var. heterophylla [11, 32] 60 vitrifolin B Quả V. rotundifolia [33] 61 9,13-epoxy-16-norlabda-13E-en-15- al Quả V. rotundifolia [34] 62 viteagnusin F Quả V. rotundifolia V. agnus-castus [34] [35] 63 viteagnusin G Quả V. rotundifolia V. agnus-castus [34] [35] 64 viterotulin A Quả V. rotundifolia [34] 65 (rel 3S,5S,8R,9R,10S)-3,9- dihydroxy-13(14)-labden-16,15- olide Quả V. rotundifolia [34] 66 viterotulin B Quả V. rotundifolia [34] 67 (rel 5S,6R,8R,9R,10S,13S,16R)-6- acetoxy-9,13-epoxy-16-methoxy- labdan-15,16-olide Quả V. agnus-castus [36] 68 (rel 5S,6R,8R,9R,10S,13S,16S)-6- acetoxy-9,13-epoxy-16-methoxy- labdan-15,16-olide Quả V. agnus-castus V. rotundifolia [36] [37] 69 (rel 5S,6R,8R,9R,10S,13S)-6- acetoxy-9,13-epoxy-15-methoxy- labdan-16,15-olide Quả V. agnus-castus V. rotundifolia [36] [37] 70 (rel 5S,6R,8R,9R,10S,13R,16R)-6- acetoxy-9,13-epoxy-16-methoxy- labdan-15,16-olide Quả V. agnus-castus [36] 71 (rel 5S,6R,8R,9R,10S,13R,16S)-6- acetoxy-9,13-epoxy-16-methoxy- labdan-15,16-olide Quả V. agnus-castus [36]
  • 27. 13 KH Tên chất Bộ phận cây Loài Vitex TLTK 72 (rel 5S,6R,8R,9R,10S,13R)-6- acetoxy-9,13-epoxy-15-methoxy- labdan-16,15-olide Quả V. agnus-castus V. rotundifolia [36] [37] 73 negundoin A Hạt V. negundo [32] 74 negundoin B Hạt V. negundo [32] 75 negundoin C Hạt V. negundo [32] 76 negundoin E Hạt V. negundo [32] 77 (rel 5S,6R,8R,9R,10S,13R,15R)-6- acetoxy-9,13;15,16-diepoxy-15- methoxylabdane Quả V. agnus-castus [35] 78 (rel 5S,6R,8R,9R,10S,13R,15S)-6- acetoxy-9,13;15,16-diepoxy-15- methoxylabdane Quả V. agnus-castus [35] 79 (rel 5S,6R,8R,9R,10S,13S,15S)-6- acetoxy-9,13;15,16-diepoxy-15- methoxylabdane Quả V. agnus-castus [35] 80 (rel 5S,6R,8R,9R,10S,13S,15R)-6- acetoxy-9,13;15,16-diepoxy-15- methoxylabdane Quả V. agnus-castus [35] 81 vitetrifolin H Quả V. trifolia [38] 82 vitexilactone Lá V. negundo var. heterophylla [11, 33] 83 (6R)-6-acetoxy-9-hydroxy-13(14)- labdane-16,15-olide Quả V. trifolia [37, 38] 84 previtexilactone Quả V. trifolia [38] 85 (15S)-6-acetoxy-9,13;15,16- diepoxy-15-methoxylabdane Quả V. trifolia [38] 86 (rel 5S,6S,8R,9R,10S)-6-acetoxy-9- hydroxy-13(14)-labden-16,15-olide Quả V. rotundifolia [37] 87 (rel 5S,6R,8R,9R,10S)-6-acetoxy-9- hydroxy-15-methoxy-13(14)-labden- 16,15-olide Quả V. rotundifolia [37] 88 (rel 5S,8R,9R,10S,13S,15S,16R)- 9,13;15,16-diepoxy-15,16- dimethoxylabdane Quả V. rotundifolia [37] 89 (rel 5S,8R,9R,10S,13S,15R,16S)- 9,13;15,16-diepoxy-15,16- dimethoxylabdane Quả V. rotundifolia [37] 90 (rel 5S,8R,9R,10S,13S,15R,16R)- 9,13;15,16-diepoxy-15,16- dimethoxylabdane Quả V. rotundifolia [37] 91 vitetrifolin B Quả V. trifolia [39] 92 vitetrifolin C Quả V. trifolia [39] 93 dihydrosolidagenone Quả V. trifolia [39] 94 prerotundifuran Lá V. limonifolia [40] 95 vitextrifolin A Quả V. trifolia [41] 96 vitextrifolin B Quả V. trifolia [41] 97 vitextrifolin F Quả V. trifolia [41] 98 vitextrifolin G Quả V. trifolia [41]
  • 28. 14 KH Tên chất Bộ phận cây Loài Vitex TLTK 99 viteagnuside A Lá V. negundo var. heterophylla [11] 100 vitexilactone C Hạt V. negundo var. heterophylla [13] 101 vitexolide A Lá V. vestita [42] 102 12-epivitexolide A Lá V. vestita [42] 103 vitexolide B Lá V. vestita [42] 104 vitexolide C Lá V. vestita [42] 105 vitexolide D Lá V. vestita [42] 106 vitexolide E Lá V. vestita [42] 107 acuminolide Lá V. vestita [42] 108 vitexlactam A Quả V. rotundifolia [33] 109 9α-hydroxy-13(14)-labden-16,15- amide Quả V. agnus-castus [43] 110 vitexolin A Lá V. vestita [42] 111 vitexolin B Lá V. vestita [42] 112 rotundifuran Quả V. agnus-castus [43] 113 (rel 5S,6R,8R,9R,10S)-6-acetoxy-9- hydroxy-13(14)-labden-16,15-olide Quả V. rotundifolia [34] 114 13-epi-2-oxokolavelool Quả V. rotundifolia [34] 115 epimanoyl oxide Quả V. agnus-castus [43] 116 isolophanthin A Quả V. rotundifolia [34] 117 vitedoin B Quả V. rotundifolia [34] 118 6α,7α-diacetoxy-13-hydroxy- 8(9),14-labdadien Lá V. trifolia [44] 119 9-hydroxy-13(14)-labden-15,16- olide Lá V. trifolia [44] 120 viteagnusin H Quả V. agnus-castus [35] 121 viteagnusin C Quả V. agnus-castus [36] 122 8-epi-sclareol Quả V. agnus-castus [36] 123 vitexilactone B Hạt V. negundo [19] 124 3-oxo,15,17,18-triacetoxy-labda- 7,13E-diene Thân, lá V. cauliflora [18] 125 vitetrifolin I Quả V. trifolia [38] 126 vitetrifolin D Quả V. trifolia [38] 127 vitetrifolin E Quả V. trifolia [38] 128 vitetrifolin F Quả V. trifolia [38] 129 limonidilactone Lá V. limonifolia [40] 130 vitextrifolin C Quả V. trifolia [41] 131 vitextrifolin D Quả V. trifolia [41] 132 vitextrifolin E Quả V. trifolia [41]
  • 29. 15
  • 30. 16 Hình 1.6. Cấu trúc các hợp chất khung labdane từ chi Vitex 1.1.4.4. Các hợp chất lignan và neolignan Tổng hợp các công trình nghiên cứu về thành phần hóa học, cho thấy có 42 hợp chất khung lignan và neolignan (133-174) được phân lập từ chi Vitex. Tên gọi và cấu trúc của những hợp chất này được liệt kê ở Bảng 1.7, Hình 1.7.
  • 31. 17 Bảng 1.7. Các hợp chất lignan và neoligan từ chi Vitex KH Tên chất Bộ phận cây Loài Vitex TLTK 133 cannabilignin Lá V. negundo var. cannabifolia [21] 134 isocannabilignin Lá V. negundo var. cannabifolia [21] 135 vitexkarinol Lá, cành V. leptobotrys [3] 136 neopaulownin Lá, cành V. leptobotrys [3] 137 fiscusesquilignan A Quả V. rotundifolia [34] 138 (+)-sesamin Hạt V. negundo [45] 139 9R-hydroxy-D-sesamin Lá V. negundo var. cannabifolia V. negundo var. heterophylla [21] [13] 140 (+)-pinoresinol Hạt Rễ Quả V. negundo V. negundo V. cannabifolia [45] [46] [47] 141 (+)-diasyringaresinol Rễ V. negundo [46] 142 (+)-paulownin Hạt V. negundo [45] 143 vitelignin A Hạt V. negundo [45] 144 altissinone Lá V. altissima [48] 145 (+)-lariciresinol Quả V. rotundifolia [34] 146 (7S,8R)-dihydrodehydrodiconiferyl alcohol Quả V. rotundifolia [34] 147 viterolignan A Quả V. rotundifolia [34] 148 viterolignan B Quả V. rotundifolia [34] 149 ficusal Quả V. rotundifolia [34] 150 vitexnegheteroin E Hạt V. negundo var. heterophylla [13] 151 vitexnegheteroin F Hạt V. negundo var. heterophylla [13] 152 vitecannaside B Hạt Quả V. negundo var. heterophylla V. cannabifolia [13] [47] 153 6-hydroxy-4-(4-hydroxy-3- methoxyphenyl)-3-hydroxymethyl- 7-methoxy-3,4-dihydro-2- naphthaldehyde Hạt Quả V. negundo var. heterophylla V. cannabifolia [13] [47] 154 vitedoin A Hạt V. negundo var. heterophylla V. cannabifolia [13] [47] 155 vitexdoin A Hạt V. negundo var. heterophylla [13] 156 6-hydroxy-4-(4-hydroxy-3- methoxyphenyl)-3-acetoxymethyl-7- methoxy-3,4-dihydro-2- naphthaldehyde Quả V. negundo var. cannabifolia [49] 157 vitexdoin F Hạt Hạt V. negundo var. cannabifolia V. negundo [50] [51]
  • 32. 18 KH Tên chất Bộ phận cây Loài Vitex TLTK 158 vitecannaside A Quả V. cannabifolia [47] 159 vitexnegheteroin G Hạt V. negundo var. heterophylla [13] 160 vitexdoin G Hạt V. negundo [51] 161 vitexdoin H Hạt V. negundo [51] 162 vitexdoin I Hạt V. negundo [51] 163 detetrahydroconidendrin Quả Quả Hạt V. rotundifolia V. cannabifolia V. negundo [52] [47] [53] 164 vitedoamine A Hạt V. negundo [53] 165 vitrofolal E Quả Hạt V. cannabifolia V. negundo [47] [53] 166 vitrofolal F Quả Hạt V. cannabifolia V. negundo [47] [53] 167 vitrofolal A Rễ V. rotundifolia [54] 168 vitrofolal B Rễ V. rotundifolia [54] 169 negundin A Rễ V. negundo [46] 170 negundin B Rễ V. negundo [46, 55] 171 6-hydroxy-4-(4-hydroxy-3- methoxy)-3-hydroxymethyl-7- methoxy-3,4-dihydro-2- naphthaledehyde Rễ V. negundo [46] 172 (+)-lyoniresinol Rễ V. negundo [46, 55] 173 (+)-lyoniresinol-3α-O-β-D-glucoside Rễ V. negundo [46] 174 vitrofolal C Rễ V. rotundifolia [56]
  • 33. 19 Hình 1.7. Cấu trúc các hợp chất lignan và neolignan từ chi Vitex 1.1.4.5. Các hợp chất flavonoid Các nhà khoa học cũng đã xác định có 54 hợp chất flavonoid được phân lập từ các loài thuộc chi Vitex (175-228) (Bảng 1.8, Hình 1.8).
  • 34. 20 Bảng 1.8. Các hợp chất flavonoid từ chi Vitex KH Tên chất Bộ phận cây Loài Vitex TLTK 175 vitecetin Lá V. peduncularis [14] 176 luteolin Lá V. pinnata [14] 177 2-(5-methoxyphenyl)-3,4,5,7,8- trihydroxychroman-4-one Lá V. simplicifolia [57] 178 2-(3,4-dimethoxyphenyl)-7- hydroxychromen-4-one Lá V. simplicifolia [57] 179 5-hydroxy-7,4-dimethoxyflavanone Lá V. quinata [58] 180 3-hydroxy-5,6,7,4-tetramethoxy flavone Thân, lá V. agnus-castus [59] 181 persicogenin V. trifolia [60] 182 4-acetoxy-5-hydroxy-6,7- dimethoxyflavone Lá V. peduncularis [22] 183 cirsimaritin Lá V. peduncularis [22] 184 genkwanin Lá V. peduncularis [22] 185 tsugafolin Lá cành V. leptobotrys [3] 186 alpinetin Lá cành V. leptobotrys [3] 187 5-hydroxy-3,4,3,6,7- pentamethoxyflavone Lá V. negundo [61] 188 5-hydroxy-3,4,6,7-tetramethoxyflavone Quả V. agnus-castus [35] 189 vitexin Lá V. peduncularis [14] 190 isovitexin Lá V. peduncularis [14] 191 vitegnoside Lá V. negundo [61] 192 luteolin-7-O-β-D-glucoside Lá V. negundo [62] 193 luteolin 6-C-(4-methyl-6-O- transcaffeoylglucoside) Vỏ rễ V. agnus-castus [63] 194 luteolin 6-C-(6-O-transcaffeoyl glucoside) Vỏ rễ V. agnus-castus [63] 195 luteolin 6-C-(2-O-transcaffeoyl glucoside) Vỏ rễ V. agnus-castus [63] 196 schaftoside Lá V. polygama [64] 197 isoschaftoside Lá V. polygama [64] 198 carlinoside Lá V. polygama [64] 199 isocarlinoside Lá V. polygama [64] 200 luteolin 7-O-(6-p-benzoyl glucoside) Vỏ rễ V. agnus-castus [63] 201 4,5-dihydroxy-3,3,6,7- tetramethoxyflavone Vỏ rễ V. agnus-castus [63] 202 isorhamnetin Vỏ rễ V. agnus-castus [63] 203 2-(5-methoxyphenyl)-4,5,7-trihydroxy- 3-methoxychromen-4-one Lá V. simplicifolia [57] 204 penduletin Lá V. simplicifolia [57] 205 2-(4-hydroxyphenyl)-5-hydroxy 3,7- dimethoxy chromen-4-one Lá V. simplicifolia [57] 206 2-(4-hydroxyphenyl)-3,5,7-trihydroxy chromen-4-one Lá V. simplicifolia [57] 207 artemetin Lá V. simplicifolia [57] 208 5,3-dihydroxy-6,7,4-trimethoxyflavanone Quả V. rotundifolia [65] 209 casticin Lá, cành V. trifolia var. simplicifolia [20] 210 chrysoplenetin Lá V. negundo [66] 211 chrysosplenol D Lá V. negundo [66]
  • 35. 21 KH Tên chất Bộ phận cây Loài Vitex TLTK 212 vitexicarpin Lá V. trifolia [60] 213 kampferol Lá V. cymosa [17] 214 3-O-methylluteolin Lá V. cymosa [17] 215 pachypodol Lá V. cymosa [17] 216 apigenin Lá V. cymosa [17] 217 orientin Lá V. cymosa [17] 218 iso-orientin Lá V. cymosa [17] 219 2-O-p-hydroxybenzoyl orienti Lá V. cymosa [17] 220 2-O-caffeoyl orientin Lá V. cymosa [17] 221 3,5,6,7,3,4-hexamethoxyflavone Lá V. negundo [67] 222 5,3-diacetoxy-3,6,7,4-tetramethoxyflavone Lá V. negundo [67] 223 3-benzoyloxy-5-hydroxy-3,6,7,4- tetramethoxyflavone Lá V. negundo [67] 224 5,3-dibenzoyloxy-3,6,7,4- tetramethoxyflavone Lá V. negundo [67] 225 5,3-dipropanoyloxy-3,6,7,4- tetramethoxyflavone Lá V. negundo [67] 226 5,3-dibutanoyloxy-3,6,7,4- tetramethoxyflavone Lá V. negundo [67] 227 5,3-dipent-4-enoyloxy-3,6,7,4- tetramethoxyflavone Lá V. negundo [67] 228 5,3-dihexanoyloxy-3,6,7,4- tetramethoxyflavone Lá V. negundo [67]
  • 36. 22 Hình 1.8. Cấu trúc các hợp chất flavonoid từ chi Vitex 1.1.4.6. Các hợp chất iridoid Hợp chất iridoid được tìm thấy trong một số loài thuộc chi Vitex như V. agnus- catus, V. negundo, V. rotundifolia,... Kết quả từ các công trình nghiên cứu chỉ ra rằng, có 18 hợp chất iridoid được phân lập từ chi Vitex (229-246) (Bảng 1.9, Hình 1.9). Bảng 1.9. Các hợp chất iridoid từ chi Vitex KH Tên chất Bộ phận cây Loài Vitex TLTK 229 10-p-hydroxybenzoyl-6β- hydroxyiridoid 1-O-β-D-(6-O-p- hydroxybenzoyl)glucopyranoside Lá V. negundo var. heterophylla [11] 230 agnusoside Hoa V. agnus-castus [68] 231 agnuside Hoa Vỏ cây V. agnus-castus V. peduncularis [68] [73] 232 pedunculariside Vỏ cây V. peduncularis [73] 233 trans-eurostoside Hoa V. agnus-castus [68] 234 1,4α,5,7α-tetrahydro-1-β-D-glucosyl- 7-(3,4- dihydroxybenzoyloxymethyl)-5- ketocyclopenta[c]pyran-4-carboxylic acid Lá V. negundo [62] 235 isonishindaside Lá V. cannubifolia [69]
  • 37. 23 KH Tên chất Bộ phận cây Loài Vitex TLTK 236 nishindaside Lá V. negundo [62] 237 negundoside Lá V. negundo [62] 238 geniposide Quả V. cannabifolia [47] 239 agnucastoside C Cành có hoa V. agnus-castus [70] 240 aucubin Cành có hoa V. agnus-castus [70] 241 mussaenosidic acid Cành có hoa V. agnus-castus [70] 242 6-O-p- hydroxybenzoylmussaenosidic acid Cành có hoa V. agnus-castus [70] 243 agnucastoside A Cành có hoa V. agnus-castus [70] 244 agnucastoside B Cành có hoa V. agnus-castus [70] 245 iridolactone Quả V. rotundifolia [71] 246 viteoid II Lá V. cymosa [17] Hình 1.9. Cấu trúc các hợp chất iridoid từ chi Vitex
  • 38. 24 1.1.4.7. Các hợp chất khác Ngoài các chất đã nêu trên, người ta đã phân lập được một số hợp chất khác (247-283) từ một số loài thuộc chi Vitex còn như: hợp chất phenolic, hợp chất chalcone,… (Bảng 1.10, Hình 1.10). Bảng 1.10. Các hợp chất khác từ chi Vitex KH Tên chất Bộ phận cây Loài Vitex TLTK 247 4-hydroxyphenethanol 3-O-β-D-(6-O- p-hydroxybenzoyl)glucopyranoside Lá V. negundo var. heterophylla [11] 248 salviaplebeiaside Lá V. negundo var. heterophylla [11] 249 vitexnegheteroin A Hạt V. negundo var. heterophylla [72] 250 vanilloyl-β-D-(2-O-4- hydroxybenzoyl)glucoside Hạt V. negundo var. heterophylla [72] 251 vitexnegheteroin B Hạt V. negundo var. heterophylla [72] 252 vitexnegheteroin C Hạt V. negundo var. heterophylla [72] 253 methyl(6-O-4-hydroxybenzoyl)-α-D- glucopyranoside Hạt V. negundo var. heterophylla [72] 254 2-methyl pyromeconic acid 3-O-β-D- glucopyranoside-6-(O-4- hydroxybenzoate) Hạt V. negundo var. heterophylla [72] 255 breynioside A Hạt V. negundo var. heterophylla [72] 256 dunnianoside D Hạt V. negundo var. heterophylla [72] 257 1,6-di-O-4-hydroxybenzoyl-β-D- glucopyranoside Hạt V. negundo var. heterophylla [72] 258 vitexfolin C Hạt V. negundo var. heterophylla [72] 259 caffeoyl 6-O-β-D-glucopyranoside Lá V. polygama [64] 260 caffeoyl 6-O-α-D-glucopyranoside Lá V. polygama [64] 261 4-(3,4-dihydroxyphenyl)-butan-2- one-4-O-β-D-glucoside Quả V. cannabifolia [47] 262 myzodendrone Cành V. agnus-castus [70] 263 vitexnegheteroin D Hạt V. negundo var. heterophylla [72] 264 castusic acid Hoa V. agnus-castus [68] 265 chlorogenic acid Hoa V. agnus-castus [68] 266 dimethyl 3,4,3,4-tetrahydroxy--truxinate Lá V. quinata [58] 267 vitexcarpan Thân, lá V. agnus-castus [73] 268 γ-tocopherol Thân, lá V. negundo var. cannabifolia [74] 269 α-tocoquinone Thân, lá V. negundo var. cannabifolia [74]
  • 39. 25 KH Tên chất Bộ phận cây Loài Vitex TLTK 270 isochlorogenic acid A Hoa V. agnus-castus [68] 271 methyl 3,4,5-O-tricaffeoyl quinate Lá V. quinata [58] 272 stigmasterol Rễ V. schiliebenii [23] 273 stigmasterol glucoside Lá V. negundo [75] 274 γ-sitosterol Rễ V. schiliebenii [23] 275 β-sitosterol Lá V. trifolia var. simplicifolia [20] 276 β-daucosterol Lá V. trifolia var. simplicifolia [20] 277 3-(4-hydroxyphenyl)-1-(2,4,6- trimethoxyphenyl)-2-propen-1-one Lá V. leptobotrys [3] 278 cardamomin Thân V. leptobotrys [2] 279 helichrysetin Thân V. leptobotrys [2] 280 2,4-dihydroxy-4,6-dimethoxychalcone Thân V. leptobotrys [2] 281 4,4-dihydroxy-2,6-dimethoxychalcone Thân V. leptobotrys [2] 282 4-hydroxy-4,2,6-trimethoxychalcone Thân V. leptobotrys [2] 283 4,2,4,β-tetrahydroxy-6-methoxy-α,β- dihydrochalcone Thân V. leptobotrys [2]
  • 40. 26 Hình 1.10. Cấu trúc các hợp chất khác từ chi Vitex Như vậy: Tổng hợp các kết quả nghiên cứu đã công bố cho thấy, thành phần hoá học của các loài trong chi Vitex rất đa dạng và phong phú, góp phần tạo cơ sở khoa học lý giải cho việc sử dụng các loài thuộc chi này để chữa bệnh trong y học cổ truyền.
  • 41. 27 1.1.5. Các nghiên cứu về hoạt tính sinh học của chi Vitex 1.1.5.1. Hoạt tính gây độc tế bào ung thư Kết quả từ các công trình nghiên cứu trên thế giới về các loài thuộc chi Vitex cho thấy dịch chiết nhiều loài Vitex thể hiện hoạt tính ức chế sự phát triển tế bào ung thư. Theo Zhelev [76], tinh dầu từ quả của loài V. angus-castus trồng ở Bulgaria có hoạt tính trên các dòng tế bào ung thư tuyến tụy (LS180), ung thư phổi (A549), ung thư cổ tử cung (HeLa) với giá trị IC50 trong khoảng 0,12-0,25 g/mL, trong đó tác dụng ức chế tốt nhất trên tế bào HeLa (IC50 = 0,12 g/mL). Theo một nghiên cứu khác, tinh dầu từ quả loài V. agnus-catus mọc ở vùng Izmir, Thổ Nhĩ Kì thể hiện hoạt tính tốt đối với dòng tế bào ung thư vú (MCF-7), ung thư phổi (A549) [77, 78]. Kết quả nghiên cứu từ loài V. trifolia cũng cho thấy dịch chiết n-butanol tác dụng ức chế sự phát triển dòng tế bào ung thư gan (HepG2) [79]. Các công trình công bố cũng cho thấy rằng, các hợp chất labdane có thể hiện hoạt tính gây độc tế bào ung thư với các mức độ khác nhau [42]. Năm 2015, N. Corlay và các cộng sự nghiên cứu dịch chiết dichloromethane từ lá loài V. vestita đã tách được 9 hợp chất thuộc khung labdane, trong đó có 6 hợp chất mới 12-epivitexolide A (102), vitexolide B (103), vitexolide C (104), vitexolin A (110), vitexolin B (111), vitexolide E (106), và 3 hợp chất đã biết vitexolide A (101), vitexolide D (105), acuminolide (107), đồng thời đánh giá hoạt tính trên dòng tế bào ung thư đại tràng (HCT-116) và ung thư phổi (MRC-5). Kết quả cho thấy tất cả các hợp chất đều thể hiện tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư HTC-116 (1 < IC50 < 10 μM), trong khi đó, thí nghiệm tương tự trên dòng tế bào ung thư MCR-5 thì chỉ có hợp chất 101, 102, 105, 106 và 107 thể hiện tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư với giá trị IC50 < 10 μM [42]. Năm 2009, tác giả Wu và cộng sự [38] từ dịch chiết của quả loài V. trifolia đã phân lập được 2 hợp chất mới thuộc khung labdane là vitetrifolin H (81) và vitetrifolin I (125) cùng với một số các hợp chất labdane. Các hợp chất này thể hiện tác dụng ức chế sự phát triển tế bào ung thư cổ tử cung (Hela) với giá trị IC50 trong khoảng 4-28 μM, trong đó hợp chất 125 thể hiện tác dụng gây chết tế bào ung thư theo chương trình (apoptosis). Một hợp chất diterpene khác khung labdane, rotundifuran (112) được phân lập từ quả của loài V. rotundifolia đã được chứng minh có khả năng ức chế tế bào ung thư máu (HL-60) với giá trị IC50 là 22,5 M [80].
  • 42. 28 Từ quả của loài V. trifolia var. simplicifolia, tác giả Huang [12] đã phân lập được một hợp chất ursane mới là 3β-hydroxy-30-al-urs-12-en-28-oic acid (2) cùng 7 hợp chất triterpene đã biết khác. Những hợp chất này được đánh giá hoạt tính kháng u trên các dòng tế bào ung thư HL-60, SGC-7901, PANC-1 và Eca-109, trong đó hợp chất 2 thể hiện hoạt tính tốt nhất trên 4 dòng ung thư kể trên với các giá trị IC50 lần lượt là 4,12, 10,46, 9,61 và 7,65 M. Agnuside (231), một iridoid glycoside khá phổ biến trong nhiều loài Vitex như V. agnus-catus [81], V. cymosa [17], V. negundo [62]. Hợp chất này thể hiện hoạt tính gây độc tế bào ung thư với dòng tế bào ung thư đại tràng (Colo-320) với tỷ lệ phần trăm sống sót sau 24 giờ đạt 76,1% (ở nồng độ 200 g/mL) và giá trị IC50 là 15,99 μg/mL [81]. EVn-50, một lignan có trong thành phần của loài V. negundo, đã được Xin và cộng sự [82] phân lập và đánh giá hoạt tính cũng như cơ chế ức chế sự phát triển một số dòng tế bào ung thư. Kết quả thu được EVn-50 thể hiện hoạt tính mạnh với các dòng tế bào MDA-MB-435, SKOV-3, BXPC-3, SMMC-7721, MCF-7, HO-8910, SGC-7901, BEL-7402, HCT-116 và 786-O với giá trị IC50 < 10 g/mL. Các tác giả cũng phát hiện hợp chất này gây chết tế bào ung thư MDA-MB-435 theo cơ chế chết theo chương trình. Năm 2013, một flavonoid, castitin (209), được M. Y. Huang và cộng sự phân lập từ lá, cành của loài V. trifolia var. simplicifolia, thể hiện hoạt tính gây độc tế bào ung thư đối với tế bào ung thư tuyến tụy (PANC-1) và tế bào ung thư máu (K562) với giá trị IC50 lần lượt là 4,67 và 0,72 μg/mL [20]. Người ta cũng tìm thấy hợp chất này trong quả của loài V. rotundifolia [83]. Kết quả nghiên cứu cho thấy casticin gây chết tế bào ung thư theo chương trình đối với hai dòng tế bào ung thư đại tràng (HT- 29 và HCT-116). Trong một nghiên cứu khác về dịch chiết từ quả của loài V. rotundifolia [52], casticin thể hiện hoạt tính ức chế mạnh với các dòng tế bào ung thư máu (K562, với giá trị IC50 = 0,21 μM), tế bào ung thư phổi (NCI H522, IC50 = 0,34 μM). Theo Kim và cộng sự [52], một flavonoid khác là 5,3-dihydroxy-6,7,4- trimethoxyflavanone (208) đã thể hiện tác dụng gây độc đối với với hai dòng tế bào ung thư máu K-562 (IC50 = 7,33 μM) và SR (IC50 = 4,82 μM). Ngoài ra, casticin còn gây ức chế sự phát triển của tế bào ung thư biểu mô KB (IC50 = 0,23 μM) [84].
  • 43. 29 Năm 2011, nhóm nghiên cứu của Awale đã phát hiện dịch chiết methanol từ quả của loài V. negundo thể hiện hoạt tính ức chế đối với tế bào ung thư tuyến tụy (PANC-1) [66]. Từ dịch chiết này, hai flavonoid phân lập được là chrysoplenetin (210) và chrysosplenol D (211) đã được đánh giá tác dụng ức chế sự phát triển tế bào ung thư tuyến tụy (PANC-1) và cho kết quả IC50 lần lượt là 3,4 μg/mL và 4,6 μg/mL. Hợp chất 210 cũng đã được đánh giá hoạt tính ức chế 39 dòng tế bào ung thư người tại Trung tâm nghiên cứu ung thư Nhật Bản, kết quả cho thấy, hợp chất 210 thể hiện tác dụng ức chế sự phát triển của các dòng tế bào ung thư phổi (NCI-H522), ung thư buồng trứng (OVCAR‐3) và ung thư tuyến tiền liệt (PC‐3) với giá trị IC50 lần lượt là 0,12, 0,18 và 0,17 μM [66]. Từ loài V. trifolia, Li và các cộng sự đã phân lập được sáu hợp chất flavonoid: persicogenin (181), artemetin (207), luteolin (176), penduletin (204), chrysosplenol D (211) và vitexicarpin (212) [60]. Đánh giá hoạt tính gây độc tế bào ung thư của những hợp chất này, các hợp chất 176, 204, 211, 212 thể hiện tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư tsFT210 với các giá trị IC50 lần lượt là 10,7, 19,8, 3,5 và 0,3 μg/mL. Ngoài ra, hợp chất 212 còn có khả năng gây chết tế bào ung thư theo chương trình đối với tế bào ung thư máu (K562). Luteolin (176), một flavonoid được J. Kobayakawa và cộng sự phân lập từ quả của loài V. rotundifolia cũng như tìm thấy ở một số loài Vitex khác, thể hiện hoạt tính ức chế sự phát triển của tế bào ung thư máu (HL-60) với giá trị IC50 là 15±1,1 μM và có cơ chết gây chết tế bào ung thư theo chương trình [85]. Từ các kết quả nghiên cứu cho thấy, các hợp chất phân lập từ các loài thuộc chi Vitex thể hiện hoạt tính ức chế sự phát triển nhiều dòng tế bào ung thư với các mức độ khác nhau. 1.1.5.2. Hoạt tính kháng viêm, giảm đau Các công trình công bố cho thấy, có khá nhiều nghiên cứu về tác dụng hoạt tính kháng viêm của loài V. negundo. Dịch chiết từ lá loài V. negundo được thử nghiệm trên chuột có khả năng giảm đau đáng kể và có tác dụng kháng viêm cấp tính [86]. Theo Zeng và cộng sự cho rằng, dịch chiết từ hạt loài V. negundo thể hiện hoạt tính giảm phù chân, giảm tỉ lệ viêm khớp, giảm khả năng viêm nhiễm và tăng sản sinh chất nhầy ở khớp khi thử nghiệm trên chuột. Các kết quả cũng cho thấy việc sử dụng dịch chiết V. negundo điều trị viêm khớp đã làm giảm nồng độ các chất gây
  • 44. 30 viêm (TNF-α, IL-1β và IL-6) và tăng nồng độ IL-10 trong huyết thanh. Đây có thể xem là một liệu pháp hiệu quả để điều trị bệnh viêm khớp [87, 88]. Nghiên cứu dịch chiết từ lá loài V. trifolia của nhóm tác giả Kulkarni [89] cũng cho kết quả thể hiện hoạt tính kháng viêm. Dịch chiết từ loài V. cymosa sinh trưởng ở vùng rừng Amazon, Brazil đã được thử nghiệm hoạt tính và nghiên cứu cơ chế kháng viêm, giảm đau [17]. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy dịch chiết từ lá của loài cây này có tác dụng kích thích hoạt động giảm đau ngoại vi và trung tâm. Khi nghiên cứu dịch chiết dichloromethane từ hạt của V. negundo, Zeng và cộng sự đã phân lập được 5 hợp chất diterpene khung labdane mới là negundoin A-E (73, 74, 75, 59, 76) và 4 diterpenoid đã biết. Kết quả đánh giá hoạt tính kháng viêm cho thấy, hợp chất 74, 75 ức chế mạnh đối với sự sản sinh nitric oxid (NO) trên các đại thực bào RAW 264.7 kích thích bởi LPS, với giá trị IC50 tương ứng là 0,12 và 0,23 M. Hai hợp chất này cũng làm giảm đáng kể nồng độ iNOS xuống 0,40% và 41,02% và nồng độ COX-2 xuống tương ứng là 2,06% và 26,40% [32]. Nhóm tác giả này cũng phân lập được 4 hợp chất lignan mới là vitexdoin F-I (157, 160, 161, 162) từ hạt loài V. negundo [51]. Khi tiến hành đánh giá hoạt tính kháng viêm của những hợp chất này thì vitexdoin F (157) có hoạt tính ức chế sự sản sinh NO với giá trị IC50 4,17 μg/mL. Năm 2002, Suksamrarn đã phân lập được 2 hợp chất iridoid là agnuside (231) và pedunculariside (232). Cả hai hợp chất này đều thể hiện khả năng ức chế COX-2 với giá trị IC50 là 0,15 ± 0,21 mg/mL và 0,026 ± 0,015 mg/mL, nhưng có hoạt tính yếu đối với COX-1 và không gây độc trên dòng tế bào thường [90]. Ngoài ra, từ loài V. grandifolia Om và cộng sự cũng đã phân lập được các iridoid, các iridoid này thể hiện tác dụng kháng viêm mạnh [91]. Vitexicarpin (212), một flavonoid tìm thấy trong nhiều loài Vitex như V. rotundifolia [92], V. negundo [67], V. trifolia [60], thể hiện hoạt tính ức chế sự phát triển của các tiểu bạch cầu, được xem là một tác nhân trị liệu các chứng viêm hay rối loạn hệ miễn dịch như viêm thấp khớp, ức chế u bạch huyết [92]. Hai hợp chất phenolic là 4-hydroxyphenethanol 3-O-β-D-(6-O-p- hydroxybenzoyl)glucopyranoside (247) và salviaplebeiaside (248) được phân lập từ
  • 45. 31 lá loài V. negundo var. heterophylla có khả năng ức chế sự sản sinh NO trên các đại thực bào RAW 264.7 với giá trị IC50 là 30,76 và 49,89 M [11]. 1.1.5.3. Hoạt tính kháng virus và vi sinh vật Trong một nghiên cứu về khả năng ức chế integrase của virus HIV-1 của một số cây thuốc đã được dùng cho bệnh nhân nhiễm HIV, cây hoàng kinh (V. negundo) cũng được nghiên cứu hoạt tính kháng virus HIV-1 [93]. Kết quả cho thấy dịch chiết ethanol từ lá loài V. negundo có tác động đến quá trình phiên mã ngược của virus HIV-1. Trong một nghiên cứu khác, W. Pan và cộng sự đã phân lập được chalcone 3-(4-hydroxyphenyl)-1-(2,4,6-trimethoxyphenyl)-2-propen-1-one (277) từ lá loài V. lepbototrys có khả năng ức chế sự sao chép virus HIV-1 lên tới 77% ở nồng độ 15,9 μM. Các tác giả cũng cho rằng 2 hợp chất flavonoid là tsugafolin (165) và alpinetin (166) cũng thể hiện hoạt tính kháng virus HIV yếu với các giá trị IC50 lần lượt là 118 và 130 μM [3]. Trong chương trình phát hiện các hợp chất thể hiện hoạt tính kháng khuẩn của một số loài cây nhiệt đới, từ dịch chiết dichloromethane của lá loài V. vestita, các nhà khoa học đã phân lập được vitexolide A (101), 12-epivitexolide A (102), acuminolide (107) và vitexolin B (111), trong đó hợp chất 101 thể hiện hoạt tính khá mạnh. Ở nồng độ 48 μM, hợp chất 101 ức chế được 35 trong số 46 chủng vi khuẩn Gram (+), còn ở nồng độ 96 μM thì hợp chất này có hoạt tính với tất cả các chủng vi khuẩn thử nghiệm. Một vài kết quả cho hoạt tính cao là: Bacillus sp. (MIC = 6-12 μM), Staphylococcus sp. (MIC = 6-24 μM, trừ S. sciuri) và Streptococcus agalactiae (MIC = 12 μM). Từ hạt của loài V. negundo, Zheng và cộng sự đã phân lập được 9 hợp chất lignan, trong đó có 1 hợp chất mới là vitelignin A (143). Những hợp chất này được thử nghiệm hoạt tính kháng nấm Candida albicans, Cryptococcus neoformans, Trichophyton rubrum và có tác dụng ức chế sự phát triển của nấm với giá trị MIC trong khoảng 16-64 g/mL [45]. Theo nghiên cứu của T.J. Ling và cộng sự, dịch chiết từ cây V. negundo có hoạt tính ức chế các chủng vi khuẩn Escherichia coli, Bacillus subtilis, Micrococcus tetragenus và Pseudomonas fluorescens. Phân tích sâu hơn, nhóm đã phân lập được hợp chất chrysoplenetin (210) và chrysosplenol D (211) có tác dụng ức chế với cả 4 chủng vi khuẩn trên. So sánh với ampicillin sodium thì 211 có hoạt tính mạnh hơn
  • 46. 32 khi thử hoạt tính kháng P. fluorescens với nồng độ ức chế tối thiểu là 500 μg/mL, nhưng yếu hơn trong thử nghiệm kháng E.coli, B. subtilis và M. tetragenus ở nồng độ tương ứng là 500, 500 và 250 μg/mL [74]. Kết quả đánh giá hoạt tính kháng nấm của một số hợp chất phân lập được từ dịch chiết ethanol từ lá loài V. negundo, nhóm tác giả Sathiamoorthy đã xác định hợp chất vitegnoside (191) và negundoside (237) có hoạt tính ức chế sự phát triển của hai loại nấm là Trichophyton mentagrophytes và Cryptococcus neoformans với giá trị MIC 6,25 g/mL [61]. 1.1.5.4. Các hoạt tính khác Bên cạnh hoạt tính gây độc tế bào, hoạt tính kháng viêm, kháng virus, kháng khuẩn, kháng nấm, các hợp chất và dịch chiết phân lập được từ chi Vitex cũng thể hiện hoạt tính chống oxi hóa, khả năng chống trầm cảm, điều trị đái tháo đường,…. Năm 2014, từ hạt loài V. negundo var cannabifolia, Lou và cộng sự đã phân lập được 23 hợp chất khung lignan, tiến hành đánh giá hoạt tính chống oxy hóa cho thấy, trong số những hợp chất này có 16 hợp chất có khả năng thu dọn gốc tự do DPPH cao. Trong nghiên cứu về hoạt tính chống oxi hóa của những hợp chất từ quả loài V. cannabifolia [47] và so sánh khả năng thu dọn gốc tự do DPPH với hai chất chống oxi hóa tiêu chuẩn là α-tocopherol và L-cysteine đã thu được, các hợp chất vitecannaside B (152), vitecannaside A (158), orientin (217) và iso-orientin (218) thể hiện hoạt tính mạnh hơn L-cysteine. Đặc biệt 2 hợp chất flavonoid 217, 218 được phát hiện tác dụng chống oxi hóa mạnh hơn α-tocopherol. Từ hạt của loài V. negundo, Ono và cộng sự đã phân lập được 6 hợp chất lignan 6-hydroxy-4-(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-3-hydroxymethyl-7-methoxy-3,4- dihydro-2-naphthaldehyde (153), vitexdoin A (155), detetrahydroconidendrin (163), vitedoamine A (164), vitrofolal E (165), vitrofolal F (166). Kết quả đánh giá hoạt tính chống oxi hóa các hợp chất này có thể hiện hoạt tính thu dọn gốc tự do DPPH mạnh và mạnh hơn L-cysteine [53]. Dịch chiết của V. agnus-catus, loài thực vật vốn được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị căng thẳng tiền kinh nguyệt, ngăn ngừa u xơ tử cung và các triệu chứng tiền mãn kinh, đã được H. Hasan và cộng sự nghiên cứu và chứng minh thấy sự gia tăng đáng kể chỉ số LH và hoocmon estrogen trong thử nghiệm trên chuột cái,
  • 47. 33 đồng thời cũng thấy trên nhóm điều trị có thêm nhiều nang trứng và tăng độ dày niêm mạc tử cung [94]. Từ dịch chiết thân cây loài V. doniana, người ta đã phân lập được 3 hợp chất mới: 21-hydroxyshidasterone (32), 11β-hydroxy-20-deoxyshidasterone (33) và 2,3- acetonide-24-hydroxyecdysone (35). Những hợp chất này đã được chứng minh có tác dụng chống trầm cảm [95]. Một nghiên cứu của nhóm J. Stella về đánh giá hoạt tính hạ đường huyết của dịch chiết methanol V. agnus-castus [96] cho thấy, dịch chiết ở các nồng độ 50, 100, 200 mg/kg thể trọng trong điều trị Streptozotocin (một tác nhân được sử dụng để gây ra bệnh đái tháo đường) có tác động tăng insulin và giảm đáng kể lượng đường trong máu. Dịch chiết methanol từ lá loài V. negundo trong thử nghiệm trên chuột cũng đã chứng minh hiệu quả chống lại các cơn co giật do sốc điện, hay do pentylenetetrazole, strychnine, picrotoxin, từ đó cho thấy tiềm năng của V. negundo trong điều trị chứng động kinh [97]. Như vậy: Các nghiên cứu về hoạt tính sinh học của chi Vitex cho thấy các loài trong chi này thể hiện nhiều hoạt tính thú vị như gây độc tế bào ung thư, kháng viêm, kháng virus, kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxi hóa,.... Điều này góp phần định hướng quan trọng trong việc tiến hành các nghiên cứu tiếp theo về hoạt tính sinh học các loài Vitex. 1.1.6. Tình hình nghiên cứu về chi Vitex ở Việt Nam Theo các tài liệu đã công bố thì những nghiên cứu về chi Vitex ở Việt Nam còn hạn chế. Trong công bố năm 1998, GS. TSKH. Trần Văn Sung và công sự đã phân lập từ loài V. leptobotrys một số hợp chất chalcone và ecdysteroid, trong đó có 3 hợp chất mới là 2',4'-dihydroxy-4,6'-dimethoxychalcone (280), 4'-hydroxy-4,2',6'- trimethoxychalcone (282), 4,2',4',β-tetrahydroxy-6'-methoxy-α,β-dihydrochalcone (283) [2]. Gần đây, năm 2014, từ lá, cành của loài V. leptobotrys (thu mẫu ở rừng quốc gia Cúc Phương), Pan và cộng sự đã phân lập được một hợp chất lignan mới vitexkarinol (135), và một số hợp chất lignan, chalcone, flavonoid đã biết [3]. Năm 2006, PGS. TS. Trần Huy Thái và cộng sự đã công bố kết quả về thành phần hóa học của tinh dầu từ lá và quả của loài từ bi biển (V. rotundifolia) [5]. Năm 2016, tác giả Đỗ Ngọc Đại và cộng sự công bố một nghiên cứu về thành phần hóa học tinh dầu