SlideShare a Scribd company logo
1 of 160
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------
NGUYỄN DANH HÙNG
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THỰC VẬT BẬC CAO CÓ MẠCH
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN Ở KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN PÙ HOẠT, TỈNH NGHỆ AN
LUẬN ÁN TIẾN SỸ SINH HỌC
HÀ NỘI - 2020
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
……..….***…………
NGUYỄN DANH HÙNG
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THỰC VẬT BẬC CAO CÓ MẠCH
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN Ở KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN PÙ HOẠT, TỈNH NGHỆ AN
LUẬN ÁN TIẾN SỸ SINH HỌC
Chuyên ngành: Thực vật học
Mã số: 9.42.01.11
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Đỗ Ngọc Đài
2. PGS. TS. Trần Minh Hợi
Hà Nội - 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu riêng tôi. Các số liệu
trong luận án được trích dẫn đầy đủ, rõ ràng.
Tác giả luận án
NCS Nguyễn Danh Hùng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án ............................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................. 2
4. Bố cục của luận án.................................................................................... 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................... 3
1.1. Đa dạng sinh học.................................................................................... 3
1.2. Nghiên cứu về thực vật trên thế giới ..................................................... 3
1.2.1. Nghiên cứu về hệ thực vật .................................................................. 3
1.2.2. Nghiên cứu thảm thực vật................................................................... 5
1.3. Nghiên cứu về thực vật ở Việt Nam...................................................... 8
1.3.1. Nghiên cứu hệ thực vật....................................................................... 8
1.3.2. Nghiên cứu thảm thực vật.................................................................12
1.4. Nghiên cứu yếu tố địa lý thực vật........................................................20
1.5. Nghiên cứu phổ dạng sống ..................................................................23
1.6. Nghiên cứu thực vật ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt...................25
1.7. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ở Khu BTTN Pù Hoạt.............26
1.7.1. Điều kiện tự nhiên khu BTTN Pù Hoạt............................................26
1.7.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................30
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU............................................................................................................33
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................33
2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................33
2.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................33
2.4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................34
2.4.1. Phương pháp kế thừa ........................................................................34
2.4.2. Phương pháp điều tra thực địa..........................................................34
2.4.3. Xử lý và trình bày mẫu .....................................................................35
2.4.4. Giám định tên khoa học.....................................................................36
2.4.5. Lập danh lục thành phần loài............................................................36
2.4.6. Phương pháp đánh giá về đa dạng thực vật......................................36
2.4.6.1. Đánh giá đa dạng các ngành, lớp, họ và chi..................................36
2.4.6.2. Phương pháp đánh giá về dạng sống .............................................36
2.4.6.3. Phương pháp đánh giá đa dạng về yếu tố địa lý............................37
2.4.6.4. Phương pháp đánh giá về giá trị tài nguyên và các loài thực vật quý
hiếm, bảo tồn...............................................................................................38
2.4.7. Phương pháp xây dựng bản đồ thảm thực vật và hệ thống các đơn vị
thảm thực vật...............................................................................................39
2.4.8. Phương pháp xây dựng đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn đa
dạng thực vật ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt....................................40
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................42
3.1. Đa dạng về thành phần loài thực vật Bậc cao có mạch ở Khu Bảo tồn thiên
nhiên Pù Hoạt...............................................................................................42
3.1.1. Đa dạng về các taxon thực vật ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt42
3.1.1.1. Đa dạng về bậc ngành....................................................................42
Về các chỉ số đa dạng của các taxon...........................................................51
3.1.1.2. Đa dạng về bậc họ..........................................................................52
3.1.1.3. Đa dạng về bậc chi.........................................................................54
3.1.2. Đa dạng về giá trị sử dụng................................................................55
3.1.3. Đa dạng về dạng sống.......................................................................63
3.1.4. Đa dạng về yếu tố địa lý ...................................................................67
3.1.5. Đa dạng về các loài thực vật nguy cấp .............................................70
3.1.6. Một số phát hiện mới cho khoa học và cho HTV Việt Nam ở Khu
Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt......................................................................72
3.2. Đa dạng về thảm thực vật ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt ..........91
3.2.1. Thành phần các kiểu thảm thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt .............93
3.2.2. Đặc điểm các kiểu thảm tại Khu BTTN Pù Hoạt .............................94
3.3. Đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt
...................................................................................................................105
3.3.1. Nguyên nhân đe dọa đa dạng thực vật tại Khu BTTN Pù Hoạt .....105
3.3.2. Những thuận lợi trong công tác bảo tồn đa dạng thực vật..............114
3.3.3. Những khó khăn trong công tác bảo tồn đa dạng thực vật.............116
3.3.4. Đề xuất giải pháp quản lý hệ thực vật tại Khu BTTN Pù Hoạt......118
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................129
1. Kết luận.................................................................................................129
2. Kiến nghị...............................................................................................130
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN.........................................131
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN.........................................................................................132
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................134
PHỤ LỤC 1. DANH LỤC CÁC LOÀI THỰC VẬT Ở KHU BTTN PÙ
HOẠT .........................................................Error! Bookmark not defined.
PHỤ LỤC 2. DANH LỤC CÁC LOÀI THỰC VẬT NGUY CẤP Ở KHU
BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HOẠT......Error! Bookmark not defined.
PHỤ LỤC 3. HÌNH ẢNH VỀ ĐIỀU TRA THỰC ĐỊA VÀ MỘT SỐ LOÀI
THỰC VẬT Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HOẠT............Error!
Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 3.1. Phân bố của các bậc taxon ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù
Hoạt
43
Bảng 3.2. Phân bố của các taxon trong hai lớp của ngành Ngọc lan 44
Bảng 3.3. So sánh cấu trúc tỷ lệ % số loài của lớp Ngọc lan và lớp Hành
trong ngành Ngọc lan giữa Pù Hoạt với Pù Mát, Pù Luông và
Xuân Liên
45
Bảng 3.4. So sánh tỷ lệ % số loài của HTV Pù Hoạt với HTV Việt
Nam
46
Bảng 3.5. So sánh cấu trúc tỷ lệ % số loài của HTV Pù Hoạt với Pù
Mát, Pù Luông và Xuân Liên
48
Bảng 3.6. So sánh tỷ lệ % số loài của Pù Hoạt với Xuân Liên, Pù Mát và
Pù Luông
50
Bảng 3.7. So sánh số loài trên cùng một đơn vị diện tích của Pù Hoạt
với Xuân Liên, Pù Mát và Pù Luông
51
Bảng 3.8. Các chỉ số đa dạng của từng ngành và cả hệ thực vật 51
Bảng 3.9. So sánh các chỉ số của HTV Pù Hoạt với các chỉ số của Pù
Mát, Xuân Liên và Pù Luông
52
Bảng 3.10. Các họ đa dạng nhất của hệ thực vật Pù Hoạt 53
Bảng 3.11. So sánh số lượng các loài trong các họ đa dạng nhất của hệ
thực vật Pù Hoạt với hệ thực vật Việt Nam
54
Bảng 3.12. Các chi đa dạng nhất của hệ thực vật Pù Hoạt 55
Bảng 3.13. Giá trị sử dụng của các loài thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt 56
Bảng 3.14. So sánh tỷ lệ % về số loài các giá trị tài nguyên nổi bật của
HTV Pù Hoạt với Xuân Liên, Pù Mát và Pù Luông
62
Bảng 3.15. Dạng sống của các loài thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt 63
Bảng 3.16. So sánh phổ dạng sống của Pù Hoạt với các hệ thực vật Pù
Luông, Xuân Liên, Pù Mát, Bến En và Việt Nam
64
Bảng 3.17. Tỷ lệ dạng sống cây chồi trên (Ph) ở Khu BTTN Pù Hoạt 65
Bảng 3.18. Yếu tố địa lý của các loài thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt 68
Bảng 3.19. Phân bố của các loài theo theo các mức độ bị đe dọa ở Pù
Hoạt
71
Bảng 3.20. So sánh loài Camellia ngheanensis với loài Camellia
euphlebia
74
Bảng 3.21. So sánh loài C. puhoatensis với loài C. dormoyana 77
Bảng 3.22. So sánh loài Loxostigma puhoatensis với loài Loxostigma
mekongense và Loxostigma griffithii
81
Bảng 3.23. Thông tin tóm tắt đặc điểm các ô tiêu chuẩn ở Khu BTTN Pù
Hoạt
92
Bảng 3.24. Diện tích các kiểu thảm thực vật rừng tại Khu BTTN Pù
Hoạt
93
Bảng 3.25. Số vụ khai thác gỗ trái phép tại Pù Hoạt giai đoạn 2013-2019 106
Bảng 3.26. Giá trị thương mại của một số loài LSNG trên thị trường Nghệ
An
108
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ đồ tuyến điều tra thực vật tại Khu BTTN Pù Hoạt
Hình 3.1. Phân bố của các taxon bậc ngành ở Khu BTTN Pù Hoạt 43
Hình 3.2. Tỷ lệ % của lớp Ngọc lan so với lớp Hành trong ngành
Ngọc lan
45
Hình 3.3. So sánh tỷ lệ % số loài của lớp Hành và Ngọc lan trong
ngành Ngọc lan của Pù Hoạt với Pù Mát, Pù Luông,
Xuân Liên
46
Hình 3.4. So sánh tỷ lệ % của HTV Pù Hoạt với HTV Việt Nam 47
Hình 3.5. So sánh tỷ lệ % số loài trong các ngành thực vật ở Pù
Hoạt với Pù Mát, Xuân Liên và Pù Luông
49
Hình 3.6. Giá trị sử dụng của các loài thực vật ở Khu BTTN Pù
Hoạt
57
Hình 3.7. Phổ dạng sống của hệ thực vật Khu BTTN Pù Hoạt 64
Hình 3.8. Phổ dạng sống của nhóm cây chồi trên Ph ở Khu BTTN
Pù Hoạt
66
Hình 3.9. Phố các yếu tố địa lý cơ bản của hệ thực vật Pù Hoạt 69
Hình 3.10. Bản đồ phân bố các loài thực vật nguy cấp ở Khu BTTN
Pù Hoạt
Hình 3.11. Ảnh vệ tinh Sentinel ranh giới Khu BTTN Pù Hoạt
Hình 3.12. Bản đồ thảm thực vật rừng tại Khu BTTN Pù Hoạt
DANH MỤC CÁC ẢNH
Trang
Ảnh. 3.1. Camellia ngheanensis Do N. D., Luong V.D., Ly N.S.,
Le T.H. & Nguyen D.H.
73
Ảnh 3.2. Camellia puhoatensis N.S. Ly, V.D. Luong, T.H. Le,
D.H. Nguyen & N.D. Do
76
Ảnh 3.3. Loxostigma puhoatensis Ly N.S., Le T.H., Nguyen
D.H. & Do D.N.
80
Ảnh 3.4. Zingiber nudicarpum D. Fang 83
Ảnh 3.5. Zingiber neotruncatum T.L. Wu, K. Larsen & Turland 86
Ảnh 3.6. Amomum glabrum S.Q.Tong 88
Ảnh 3.7. Spatholobus pulcher Dunn 90
Ảnh 3.8. Một số nhân tố tác động đến hệ thực vật Khu BTTN
Pù Hoạt
107
Ảnh. 3.9. Khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ 110
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTTN: Bảo tồn thiên nhiên
ĐDSH: Đa dạng sinh học
HTV: Hệ thực vật
VQG: Vườn quốc gia
QLBVR: Quản lý bảo vệ rừng
TCN: Trước công nguyên
SL: Số lượng
1. Dạng sống
Ph Phanerophytes - Cây có chồi trên đất
Mg Megaphanerophytes - Cây có chồi lớn
Me Mesophanerophytes- Cây chồi trên vừa
Mi Microphanerophytes - Cây có chồi nhỏ trên đất
Na Nanophanerophytes - Cây có chồi lùn trên đất
Lp Lianesphanerophytes - Cây dây leo
Ep Epiphytes phanerophytes - Cây sống bám
Hp Herbo phanerophytes -Cây có chồi trên thân thảo
Pp Parasit-hemiparasit-phanerophytes - Cây ký sinh hay bán ký sinh
Suc Phanerophytes Succulentes - Cây mọng nước
Ch Chamaephytes - Cây có chồi sát mặt đất
Hm Hemicryptophytes - Cây có chồi nửa ẩn
Cr Cryptophytes - Cây có chồi ẩn
Th Therophytes - Cây một năm
2- Yếu tố địa lý
1 Yếu tố toàn thế giới
2 Yếu tố liên nhiệt đới
2.1 Yếu tố nhiệt đới Á - Mỹ
2.2 Yếu tố nhiệt đới Á - Phi - Mỹ
2.3 Yếu tố nhiệt đới Á - Phi - Mỹ và các đảo Thái Bình Dương
3 Yếu tố cổ nhiệt đới
3.1 Yếu tố nhiệt đới Á - Úc
3.2 Yếu tố nhiệt đới Á - Phi
4 Yếu tố châu á nhiệt đới
4.1 Yếu tố Đông Dương - Malêsia
4.2 Yếu tố Đông Dương-Ấn Độ
4.3 Yếu tố Đông Dương - Himalaya
4.4 Yếu tố Đông Dương - Nam Trung Quốc
4.5 Đặc hữu Đông Dương
5 Yếu tố ôn đới
5.1 Ôn đới châu Á - Bắc Mỹ
5.2 Ôn đới cổ thế giới
5.3 Ôn đới Địa Trung Hải
5.4 Đông Á
6 Đặc hữu Việt Nam
6.1 Yếu tố gần đặc hữu Việt Nam
7 Yếu tố cây trồng
3. Giá trị sử dụng
CAN Cây làm ảnh
LGO Cây cho gỗ
THUOC Cây cho thuốc
CTD Cây có tinh dầu
ANĐ Cây ăn được
AGS Cây làm thức ăn gia súc
DAN Cây đan lát
DOC Cây cho độc
CDB Cây cho dầu béo
TAN Cây cho tanin
DAY Cây cho dây buộc
GIA Cây cho gia vị
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Đa dạng sinh học (ĐDSH) có vai trò cực kì to lớn đối với con người.
Từ xa xưa, con người đã sử dụng nguồn tài nguyên này cho nhiều mục đích
khác nhau để phục vụ đời sống như: lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh,
nơi ở và ngay cả những hoạt động tinh thần như phong tục tập quán, nghệ
thuật - thi ca, hội hoạ... cũng đều xuất phát từ mối liên hệ giữa con người và
những sinh vật xung quanh.
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với các khu hệ
động vật, thực vật, nấm, vi sinh vật rất đa dạng và phong phú nên được xem
là một trong những trung tâm ĐDSH cao trên thế giới. Đến nay, ở Việt Nam
biết khoảng hơn 13.000 loài thực vật bậc cao có mạch [1]; hàng năm, con số
này vẫn tăng lên vì có nhiều loài mới được phát hiện và bổ sung thêm.
Khu BTTN Pù Hoạt bao gồm những khối núi lớn với độ cao là 2.457 m.
Đây là vùng nằm trong “Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An” được
UNESCO công nhận ngày 20/9/2007. Khu BTTN Pù Hoạt có tổng diện tích
90.741 ha, thuộc phạm vi 9 xã của huyện Quế Phong gồm: Thông Thụ, Đồng
Văn, Tiền Phong, Hạch Dịch, Nậm Giải, Tri Lễ, Nậm Nhoóng, Cắm Muộn và
Châu Thôn, ở phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An, có tọa độ địa lý 190
27’46” -
190
59’55” độ vĩ Bắc, 1040
37’-1040
14’ độ kinh Đông. Tuy có Hệ thực vật
phong phú nhưng những nghiên cứu về chúng còn rất ít. Một số công trình đã
có của Lê Thị Hương và công sự (2012) [2], Đoàn Điều tra Quy hoạch lâm
nghiệp Nghệ An (2013) [3], Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An (2017) [4]
mới đề cập đến những khía cạnh khác nhau chưa mang tính hệ thống và cập
nhập đầy đủ về Khu hệ thực vật bậc cao có mạch. Chính vì vậy, tác giả chọn đề
tài: “Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch và đề xuất các giải pháp
bảo tồn ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An”.
2
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được tính đa dạng hệ thực vật bậc cao có mạch (thành phần
loài, thảm thực vật) ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt nhằm đề xuất các giải
pháp bảo tồn và phát triển bền vững.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học
+ Cập nhật, bổ sung và hệ thống các dẫn liệu về đa dạng Hệ thực vật
bậc cao có mạch tại Khu BTTN Pù Hoạt, trong số đó đã mô tả 3 loài mới cho
khoa học, ghi nhận 4 loài bổ sung cho Hệ thực vật Việt Nam.
+ Đánh giá được tính đa dạng thành phần loài, dạng sống, yếu tố địa lý,
giá trị sử dụng và giá trị bảo tồn làm cơ sở cho công tác bảo tồn đa dạng thực
vật nói riêng và sinh học nói chung ở Khu BTTN Pù Hoạt.
+ Phân loại các kiểu thảm thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt.
+ Đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng thực vật.
- Ý nghĩa về thực tiễn
+ Trên cơ sở những luận cứ khoa học thu được, kết quả của luận án sẽ
giúp các nhà quản lý đề xuất và xây dựng chiến lược bảo tồn tổng thể cũng
như bảo tồn các loài thực vật có giá trị khoa học, kinh tế, quý hiếm, cùng các
kiểu rừng hiện có tại Khu BTTN Pù Hoạt.
+ Danh lục các loài cây có giá trị sử dụng sẽ hỗ trợ tốt cho việc định
hướng quản lý, phát triển, khai thác và sử dụng hợp lý bền vững trong tương lai.
4. Bố cục của luận án
Luận án gồm 130 trang, 25 bảng, 14 hình, 9 trang ảnh. Được cấu trúc
thành các phần chính như sau: Mở đầu (2 trang); Chương 1: Tổng quan tài
liệu (30 trang); Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
(9 trang); Chương 3: Kết quả và thảo luận (87 trang); Kết luận và kiến nghị
(2 trang); Điểm mới của luận án (1 trang); Danh mục công trình công bố liên
quan đến luận án (2 trang); Tài liệu tham khảo (14 trang) và phần phụ lục
(gồm 3 phụ lục, 143 trang, 142 ảnh).
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đa dạng sinh học
Vấn đề đa dạng sinh học và bảo tồn đã trở thành một chiến lược trên
toàn thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế đã ra đời để hướng dẫn, giúp đỡ và tổ
chức việc đánh giá, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học trên toàn cầu. Đó là
Hiệp hội Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (IUCN) [5], Chương trình Môi trường
Liên hợp quốc (UNEP) [6], Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) [7], Viện
Tài nguyên di truyền thực vật Quốc tế (IPGRI) [8]... Loài người muốn tồn tại
lâu dài trên trái đất thì phải có một dạng phát triển mới và phải có cách sống
mới. Nhu cầu cơ bản và sự sống còn của con người phụ thuộc vào tài nguyên
thiên nhiên, nếu những tài nguyên đó bị giảm sút thì cuộc sống của chúng ta
và con cháu của chúng ta sẽ bị đe doạ [9]. Chúng ta đã quá lạm dụng những
nguồn tài nguyên đó, nên ngày nay loài người đang đứng trước hiểm hoạ. Hội
nghị thượng đỉnh về vấn đề môi trường và đa dạng sinh học đã được tổ chức
tại Rio de Janeiro (Brazil) tháng 6 năm 1992, 150 nước đã ký vào Công ước
về Đa dạng sinh vật và các biện pháp bảo vệ chúng. Công ước Quốc tế tại Rio
de Janeiro (Brazil) tháng 6 năm 1992 đã xác định: sự đa dạng trong một loài,
sự tác động gữa các loài và đa dạng hệ sinh thái [10].
1.2. Nghiên cứu về thực vật trên thế giới
1.2.1. Nghiên cứu về hệ thực vật
Nghiên cứu về hệ thực vật được thực hiện từ thời Ai Cập Cổ đại cách
đây hơn 3.000 năm TCN và Trung Quốc cổ đại cách đây 2.200 năm TCN, sau
đó là ở Hy Lạp, La Mã cổ đại cũng xuất hiện hàng loạt các tác phẩm về thực
vật [11].
Théophraste (371-286 TCN) là người đầu tiên đề xướng ra phương
pháp phân loại thực vật và phân biệt một số tính chất cơ bản trong cấu tạo cơ
thể thực vật. Trong hai tác phẩm "Lịch sử thực vật" (Historia Plantarum) và
"Cơ sở thực vật" đã mô tả được khoảng 500 loài cây cỏ. Sau đó nhà bác học
4
La Mã Plinus (79-24 TCN) viết bộ "Lịch sử tự nhiên" (Historia Naturalis), đã
mô tả gần 1.000 loài cây. Cùng thời này có Dioseoride (20-60) một thầy thuốc
của vùng Tiểu Á đã viết cuốn sách "Dược liệu học" chủ yếu nói về cây thuốc
với hơn 500 loài cây và xếp chúng vào các họ khác nhau [11].
Thời kỳ Phục Hưng thế kỷ (XV - XVI) có các công trình của Andrea
Caesalpino (1519 - 1603) ông đưa ra bảng phân loại đầu tiên về thực vật [12];
John Ray (1628 -1705) mô tả được gần 18.000 loài thực vật trong cuốn "Lịch
sử thực vật” [12]. Tiếp sau đó Linnée (1753) với bảng phân loại được coi là
đỉnh cao của hệ thống phân loại thực vật lúc bấy giờ. Ông đã đưa ra cách đặt
tên bằng tiếng La tinh gồm 2 từ ghép lại mà ngày nay chúng ta còn sử dụng
và ông đưa ra hệ thống phân loại gồm 7 đơn vị phân loại: Giới, ngành, lớp,
bộ, họ, chi, loài [13].
Từ nửa sau thế kỷ XIX đến nay có các công trình nghiên cứu về phân
loại thực vật của các tác giả như: Cronquits (1981) [14], Hutchinson (1975) đã
đưa ra hệ thống phân loại của thực vật có hoa [15], Takhtajan (1987, 2009)
[16], [17]. Đáng lưu ý, R. K. Brummitt (1992), chuyên gia của Bảo tàng Thực
vật Hoàng Gia Anh, trong cuốn “Vascular plant families and genera” đã thống
kê tiêu bản thực vật bậc cao có mạch trên thế giới vào 13.884 chi, 511 họ
thuộc 6 ngành là: Psilotophyta, Lycopodiophyta, Equisetophyta,
Polypodiophyta, Pinophyta và Magnoliophyta. Trong đó Magnoliophyta có
13.477 chi, 454 họ và được chia ra 2 lớp là Magnoliopsida bao gồm 10.715
chi, 357 họ và Liliopsida bao gồm 2.762 chi, 97 họ [18]. V. H. Heywood
(2007) đã ghi nhận thực vật có hoa trên thế giới với ước tính có khoảng
250.000 loài [19]. Gần đây, dựa trên sinh học phân tử các nhà nghiên cứu về
thực vật phân loại dựa vào chủng loại phát sinh đã phân chia các lớp, phân
lớp theo hệ thống APG IV [20].
Ở các nước châu Âu, châu Mỹ, việc nghiên cứu hệ thực vật trên toàn lãnh
thổ đã được hoàn thành từ lâu. Hầu hết các vật mẫu đã được thu thập và lưu trữ
tại các phòng mẫu khô (Herbarium) như: Kew (Anh), Bảo tàng Lịch sử tự nhiên
Paris (Pháp), New York (Hoa Kỳ), Xanh Pê-téc-bua (Nga)... Vì vậy, khi xây
5
dựng các Khu BTTN và VQG hết sức thuận lợi, đơn giản đối với họ. Một số
công trình tiêu biểu của một số nước châu Á như: Thực vật chí Ấn Độ [21],
Thực vật chí Malaixia (1948-1972) [22], Thực vật chí Thái Lan (1970-2012)
[23], Thực vật chí Hải Nam (1971-1980) [24], Thực vật chí Vân Nam (1977-
1997) [25], Thực vật chí Trung Quốc (1994-2013), (1968-2000) [26], [27],
Thực vật chí Hồng Kông (2007-2009) [28], Thực vật chí Đài Loan (1993-
2000) [29],…
Như vậy, nghiên cứu về đa dạng thực vật nói chung trên thế giới ở các
nước tiên tiến đã có các công trình khá đầy đủ về thực vật chí, phòng tiêu bản
thực vật để giúp cho quá trình tra cứu và nghiên cứu tiếp theo được thuận lợi
và dễ dàng.
1.2.2. Nghiên cứu thảm thực vật
Nghiên cứu về thảm thực vật, có nhiều quan điểm khác nhau, mỗi quan
điểm đều đưa ra những cách thức phân loại riêng theo từng mục đích như
phân loại rừng dựa theo cấu trúc và ngoại mạo. Đây là hướng cổ điển được
nhiều nhà nghiên cứu áp dụng như A. F. Schimper (1903) [30], Champion
(1936) [31], A. Aubréville (1949) [32], Schimithusen (1959) [33], UNESCO
(1973) [34],… Cơ sở phân loại của xu hướng này thường là đặc điểm phân
bố, dạng sống ưu thế, cấu trúc tầng thứ và một số đặc điểm hình thái khác của
quần xã thực vật.
Champion (1936) đã phân biệt 4 đai thảm thực vật lớn dựa vào nhiệt độ
là: nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới và núi cao [31]. Bear (1944) đã đưa ra hệ thống
3 cấp là: quần hợp, quần hệ và loạt quần hệ [35]. Forber (1958) đưa ra đề án hệ
thống phân loại chung cho thảm thực vật rừng nhiệt đới dựa vào hình thái ngoại
mạo cấu trúc quần thể là: lớp quần hệ, quần hệ và phân quần hệ [36].
Theo Schimitthusen (1959), ở châu Âu hệ thống phân loại thảm thực
vật chủ yếu phân loại theo quần xã thực vật. Ở Phần Lan, A. K. Caiande lại
dựa vào thực vật thảm tươi để phân loại rừng. Ông cho rằng trong lâm phần
thành thục, tổ thành thảm tươi không chỉ phụ thuộc vào hoàn cảnh sinh thái
môi trường mà còn phụ thuộc vào cả tổ thành loài cây gỗ của lâm phần. Theo
6
đó, thảm tươi là chỉ tiêu tốt nhất để xem xét tính đồng nhất sinh học của môi
trường, kể cả tính đồng nhất về hiệu quả của thực vật rừng. Tuy thế, điều này
không hoàn toàn đúng vì thực tế thảm tươi có khả năng chỉ thị nhưng không
có khả năng chỉ thị cho tất cả các điều kiện lập địa. Ngoài ra các yếu tố bên
ngoài như lửa rừng, khai thác,… cũng ảnh hưởng lên thảm tươi [33].
Ở Mỹ, phân loại rừng chủ yếu dựa vào học thuyết cực đỉnh (climax)
của Clement. Theo học tuyết này, climax tạo cho quần xã thực vật ổn định
trong quá trình phát triển lâu dài trên những vùng lãnh thổ rộng lớn với đất
đai đã được hình thành từ lâu. Khí hậu là nhân tố để xác định Climax [33].
Cũng theo Schmitthusen (1959), thảm tươi trên trái đất được chia thành
9 lớp quần hệ là: lớp quần hệ rừng, lớp quần hệ cây bụi, lớp quần hệ Sa-van,
lớp quần hệ đồng cỏ và nửa cây bụi, lớp quần hệ thực vật sống 1 năm, lớp
quần hệ hoang mạc, lớp quần hệ đồng rêu, lớp quần hệ thực vật hồ nước nội
địa và lớp quần hệ thực vật biển [33].
Năm 1973, UNESCO đã công bố khung phân loại thảm thực vật trên
thế giới dựa theo nguyên tắc ngoại mạo và cấu trúc, được thể hiện trên bản đồ
1:2.000 000; chia có 5 lớp quần hệ trên thế giới làm 5 lớp quần hệ là lớp quần
hệ rừng rậm, lớp quần hệ rừng thưa, lớp quần hệ cây bụi, lớp quần hệ cây bụi
lùn và các quần xã gần gũi và lớp quần hệ cây thảo. Mỗi lớp quần hệ lại chia
ra thành các phân lớp, mỗi phân lớp lại chia ra thành các nhóm quần hệ và
sau đó mới đến các quần hệ. Mỗi quần hệ được phân nhỏ thành các phân
quần hệ và dưới đó là quần hợp [34]. Hệ thống đó được sắp xếp như sau:
1. Lớp quần hệ
1.A. Phân lớp quần hệ
1.A.1. Nhóm quần hệ
1.A.1.1. Quần hệ
1.A.1.1.1. Phân quần hệ
Đến nay, dù dưới các hình thức phân loại khác nhau, dựa trên những
nhân tố khác nhau, nhưng 14 nhóm thảm thực vật chính trên trái đất được
nhiều tác giả công nhận. Các nhóm đó đan xen vào nhau và xuất hiện trong
7
các đai khí hậu khác nhau. Điều đó được thể hiện khá rõ nét trên cơ sở bản đồ
của Udvardy (1975) và sơ đồ phân loại của Holdridge (1867). Chi tiết các
nhóm như sau:
1. Rừng mưa nhiệt đới
2. Rừng mưa á nhiệt đới-ôn đới
3. Rừng lá kim ôn đới
4. Rừng khô nhiệt đới
5. Rừng lá rộng ôn đới
6. Rừng lá cứng thường xanh
7. Sa mạc và bán sa mạc
8. Sa mạc, bán sa mạc lạnh
9. Đầm rêu (Tundra) và sa mạc cực
10. Trảng và đồng cỏ nhiệt đới
11. Đồng cỏ ôn đới
12. Thảm thực vật vùng núi
13. Thảm thực vật vùng đảo
14. Thảm thực vật ao hồ
Ở châu Âu, theo Schitmithusen (1959) có hai hệ thống phân loại thảm
thực vật chủ yếu, đó là hệ thống phân loại quần xã thực vật của Braun-
Blanquet 1928 phần lớn được thực hiện bởi các nhà thực vật học theo trường
phái của Pháp và hệ thống phân loại các quần thể thực vật chủ yếu được thực
hiện bởi các nhà địa thực vật học của Đức.
Việc phân loại rừng nhằm các mục đích kinh doanh đều rất đa dạng với
nhiều trường phái và phương pháp phân loại khác nhau như: trường phái Liên
Xô cũ, trường phái Pháp, trường phái Hà Lan, trường phái Mỹ, trường phái
Canada,… Nói chung tùy mục đích nghiên cứu, mỗi trường phái lựa chọn yếu
tố chủ đạo và đưa ra nguyên tắc phân loại khác nhau.
Nga là một nước có lịch sử lâu dài về vấn đề phân loại rừng theo điều
kiện tự nhiên. Tuy nhiên phải đến đầu thế kỷ 20, Môrôđốp mới là người đầu
tiên đặt nền móng chắc chắn cho vấn đề phân loại rừng phục vụ kinh doanh.
Theo ông, kiểu rừng là tập hợp các lâm phần có thể khác nhau về những đặc
trưng thứ yếu nhưng lại tương tự nhau về lập địa, đặc biệt là nhân tố thổ
nhưỡng. Ông đã tiến hành phân loại rừng theo 5 yếu tố hình thành rừng:
+ Đặc tính sinh thái học của cây cao.
+ Hoàn cảnh địa lý (khí hậu, thổ nhưỡng, địa chất,…).
+ Quan hệ giữa các thực vật tạo nên quần lạc và quan hệ giữa chúng với
động vật.
8
+ Nhân tố lịch sử địa chất.
+ Tác động của con người.
Kế thừa học thuyết của Môrôđốp và dựa trên quan điểm coi rừng là một
sinh địa quần lạc, Sucasốp đã xây dựng nên trường phái phân loại kiểu rừng
mà theo ông nó phải dựa vào những đặc điểm tổng hợp để phân loại. Theo đó,
khi tiến hành phân loại rừng yếu tố đầu tiên cần phải chú ý là địa hình, sau đó
là thực bì và thổ nhưỡng.
1.3. Nghiên cứu về thực vật ở Việt Nam
1.3.1. Nghiên cứu hệ thực vật
Nghiên cứu về Hệ thực vật Việt Nam chủ yếu là các tác giả người
Pháp, điển hình là các công trình của Loureiro (1793) về nghiên cứu rừng ở
Nam Bộ [37], sang thế kỷ XIX có công trình của Pierre (1880-1988) [38] và
cho đến những năm đầu của thế kỷ XX đã xuất hiện một số công trình nổi
tiếng, là nền tảng cho việc đánh giá tính đa dạng thực vật Việt Nam, đó là bộ
Thực vật chí đại cương Đông Dương, gồm 7 tập chính và 1 tập bổ sung, đã
được công bố từ năm 1907 tới 1952 bởi nhà thực vật người Pháp là H.
Lecomte chủ biên cùng cộng sự (1907-1951) [39]. Trong công trình này, các
tác giả người Pháp đã thu mẫu và định tên, lập khoá định loại và mô tả các
loài thực vật có mạch trên toàn bộ lãnh thổ ba nước Đông Dương. Trên cơ sở
bộ thực vật chí Đông Dương, Thái Văn Trừng (1978) trong công trình
“Thảm thực vật rừng Việt Nam” đã thống kê Khu Hệ thực vật Việt Nam có
7.004 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 1.850 chi và 289 họ. Trong đó:
ngành Ngọc lan có 3.366 loài (90,9%), 239 họ (82,7%) và 1.727 chi (93,4%).
Ngành Dương xỉ và họ hàng Dương xỉ có 599 loài (8,6%), 42 họ (14,5%) và
205 chi (5,57%); ngành Thông 39 loài (0,5%), 8 họ (2,8%), 18 chi (0,9%)
[40], [41].
Tiếp theo phải kể đến bộ sách Thực vật chí Campuchia, Lào và Việt
Nam "Flore du Cambodge du Laos et du Vietnam" do Aubréville khởi xướng
và chủ biên (1960-2001) cùng với nhiều tác giả khác. Đến nay đã công bố 31
tập nhỏ gồm 75 họ cây có mạch, nghĩa là chưa đầy 21% tổng số họ đã có
9
[42]. Năm 1969-1984, Lê Khả Kế và cộng sự công bố bộ sách “Cây cỏ
thường thấy ở Việt Nam” [43]. Lê Trần Chấn và cộng sự (1999) khi nghiên
cứu một số đặc điểm của Hệ thực vật Việt Nam đã ghi nhận có 10.192 loài
thuộc 2.298 chi, 285 họ của 6 ngành thực vật [44].
Đáng chú ý nhất là bộ “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (1993)
xuất bản tại Canada và đã được tái bản có bổ sung tại Việt Nam (1999 -
2000), thống kê mô tả 11.611 loài, thuộc 3.179 chi, 295 họ và 6 ngành [45],
[46]. Năm 2001, 2003, 2005, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi
trường - Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật -
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam lần lượt công bố 3 tập "Danh lục
các loài thực vật Việt Nam", trong đó đã cập nhật, thống kê được tương đối
đầy đủ các loài thực vật có ở Việt Nam. Trong tài liệu này, đã công bố
11.238 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 2.435 chi, 327 họ [1], [47].
Những năm gần đây, các tập Thực vật chí Việt Nam về một số họ
riêng biệt đã được công bố như họ Lan (Orchidaceae) ở Việt Nam của L. V.
Averyanov and A. V. Averyanov (2003) [48], [49], họ Na (Annonaceae) của
Nguyễn Tiến Bân (2000) [50], họ Bạc hà (Lamiaceae) (2000) và họ Cỏ roi
ngựa (Verbenaceae) (2007) của Vũ Xuân Phương [51], [52], họ Cói
(Cyperaceae) của Nguyễn Khắc Khôi (2002) [53], họ Đơn nem
(Myrsinaceae) của Trần Thị Kim Liên (2002) [54], họ Trúc đào
(Apocynaceae) của Trần Đình Lý (2007) [55], họ Cúc (Asteraceae) của Lê
Kim Biên (2007) [56], Chi Hoàng thảo (Dendrobium) của Dương Đức
Huyến (2007) [57], họ Rau răm (Polygonaceae) và Bộ loa kèn (Liliales) của
Nguyễn Thị Đỏ (2007) [58], [59], họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) Việt Nam
của Nguyễn Nghĩa Thìn (2006) [60], họ Long não (Lauraceae) của Nguyễn
Kim Đào (2017) [61], họ Gừng (Zingiberaceae) của Nguyễn Quốc Bình
(2017) [62], họ Tai voi (Gesreniaceae) của Vũ Xuân Phương (2017) [63], họ
Chè (Theaceae) của Nguyễn Hữu Hiến (2017) [64], họ Thiên lý
(Asclepiadaceae) của Trần Thế Bách (2017) [65], họ Bồ hòn (Sapindaceae)
của Hà Minh Tâm (2017) [66], họ Cau (Arecaceae) của Trần Thị Phương
10
Anh [67], họ Bông (Malvaceae) của Đỗ Thị Xuyến [68], họ Cà (Solanaceae)
và họ Mã tiền (Loganiaceae) của Vũ Xuân Phương và Vũ Văn Hợp [69], họ
Ráy (Araceae) của Nguyễn Văn Dư (2017) [70].
Để phục vụ công tác khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên thực vật,
Viện Điều tra Quy hoạch rừng đã công bố 7 tập "Cây gỗ rừng Việt Nam"
(1971-1988) [71] Vũ Văn Dũng chủ biên (1996) [72]. Trần Đình Lý và tập thể
(1993) công bố "1900 loài cây có ích ở Việt Nam" [73]; Võ Văn Chi (1997)
công bố cuốn “Từ điển Cây thuốc Việt Nam”, đã thống kê có hơn 3.700 loài
và năm 2012 tái bản bổ sung nâng tổng số lên hơn 4.700 loài cây thuốc [74],
[75]; Tập thể tác giả thuộc Viện Dược liệu (2004) cho ra cuốn "Cây thuốc và
động vật làm thuốc ở Việt Nam" với 3.948 loài thực vật và nấm được sử dụng
làm thuốc [76]; Trần Hợp (2003) công bố "Tài nguyên cây gỗ Việt Nam" đã
giới thiệu 433 loài cây gỗ có giá trị sử dụng [77].
Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu về hệ thực vật ở các VQG,
Khu BTTN như “Đa dạng thực vật VQG Cúc Phương” của Phùng Ngọc Lan
và cộng sự (1996) [78], Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn ở VQG
Pù Mát (2004) [79], Nguyễn Nghĩa Thìn và Mai Văn Phô ở VQG Bạch Mã
(2003) [80], Nguyễn Nghĩa Thìn và Đặng Quyết Chiến ở Khu BTTN Na
Hang (2006) [81]. Năm 2008, Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự cho xuất bản
cuốn “Đa dạng sinh học VQG Hoàng Liên”, đã thống kê được 2.024 loài
thực vật bậc cao có mạch thuộc 771 chi, 200 họ và 6 ngành [82], Trần Minh
Hợi và cộng sự ở VQG Xuân Sơn (2008) [83], Đậu Bá Thìn và cộng sự
(2016), Đa dạng thực vật ở Khu BTTN Pù Luông, Thanh Hóa [84].
Gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu về các hệ thực vật khác nhau
trong cả nước điển hình như: Hệ thực vật trên đá vôi tỉnh Hòa Bình của
Nguyễn Nghĩa Thìn, Trần Quang Ngọc (1997) [85]; Hệ thực vật Kon Ka
Kinh (tỉnh Gia Lai) của Trần Quang Ngọc (1999) [86]; Hệ thực vật ở Cát
Tiên (tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng) của Nguyễn Nghĩa Thìn, Phạm Phú
Long, Trần Văn Mùi (2000) [87]. Tiếp theo là công trình của Nguyễn Nghĩa
Thìn, Vũ Anh Tài (2004) [88]; Hệ thực vật Chư Mom Ray (tỉnh Kon Tum)
11
của Hồ Mạnh Tường, Lê Văn Chẩm, Đỗ Tước, Hoàng Văn Tuệ, Nguyễn Cử
(2006) [89]; Hệ thực vật núi đá vôi Bến En (Thanh Hóa) của Đỗ Ngọc Đài
và cộng sự (2007) [90]; Hệ thực vật Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) của Đỗ
Ngọc Đài, Lê Thị Hương (2008) [91]; Hệ thực vật VQG Núi chúa, Ninh
Thuận của Lý Ngọc Sâm (2009) [92]; Hệ thực vật trên núi đá vôi vùng Đông
Bắc huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An của Nguyễn Đức Linh, Phạm Hồng
Ban, Đỗ Ngọc Đài (2010) [93]; Hệ thực vật Khu BTTN Xuân Liên (Thanh
Hóa) của Đỗ Ngọc Đài, Lê Thị Hương (2010) [94]; Hệ thực vật Vân Long
(Ninh Bình) của Bùi Thu Hà, Trần Thế Bách (2011) [95]; Hệ thực vật Tà
Sùa, tỉnh Sơn La của Đỗ Văn Trường, Lê Văn Phúc (2011) [96]; Hệ thực vật
Pù Hu (Thanh Hóa) của Hoàng Văn Sâm, Nguyễn Hữu Cường (2011) [97];
Hệ thực vật Nam Xuân Lạc, Chợ Đồn (Bắc Kạn) của Nguyễn Thị Bích
Hạnh, Ma Thị Ngọc Mai, Lê Đồng Tấn (2011) [98]; Hệ thực vật VQG Xuân
Sơn, Phú Thọ của Nguyễn Thị Yến (2014) [99], Hệ thực vật VQG Ba Vì của
Trần Minh Tuấn (2014) [100], Hệ thực vật VQG Vũ Quang, Hà Tĩnh của Lê
Thị Hương và cs (2015) [101]; Đa dạng hệ thực vật Khu BTTN Hữu Liên
của Chu Hoàng Anh Tuấn và cộng sự (2015) [102]; Hệ thực vật VQG Xuân
Thủy, Nam Định của Phan Thị Hà và cộng sự (2015) [103]; Đa dạng thực
vật tại Khu BTTN Nà Hầu của Ma Thị Ngọc Mai và cộng sự (2015) [104];
Hệ Thực vật của tỉnh Bạc Liêu (2016) của Đặng Văn Sơn và cộng sự [105];
Hệ thực vật Xuân Liên của Đặng Quốc Vũ (2016) [106]; Nghiên cứu tính đa
dạng thực vật cấu trúc rừng tại Rừng quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh của
Phan Thanh Luân (2017) [107]; Đinh Thị Hoa (2017) Hệ thực vật Khu BTTN
Xuân Nha [108]; Hệ thực vật tỉnh Bắc Kạn của Nguyễn Chí Hiểu và cộng sự
(2017) [109].
Như vậy, nghiên cứu về hệ thực vật ở Việt Nam nói chung và các vùng
sinh thái nói riêng (chủ yếu là các VQG và Khu BTTN) đã và đang được chú
trọng. Tuy nhiên, cần đầu tư trọng điểm về các phòng tiêu bản mẫu thực vật
khô để phục vụ cho công tác nghiên cứu tiếp theo. Ngoài ra, cần tập trung
nghiên cứu để xuất bản các tập tiếp theo của bộ Thực vật chí Việt Nam.
12
1.3.2. Nghiên cứu thảm thực vật
Nghiên cứu về thảm thực vật ở Việt Nam, năm 1918, nhà bác học Pháp,
Chevalier là người đầu tiên đã đưa ra một bảng phân loại thảm thực vật rừng
Bắc bộ Việt Nam (đây được xem là bảng phân loại thảm thực vật rừng nhiệt
đới châu Á đầu tiên trên thế giới) [110]. Theo bảng phân loại này, rừng
ở miền Bắc Việt Nam được chia thành 10 kiểu thảm thực vật. Năm 1943, kỹ
sư lâm học người Pháp, Maurand đã chia Đông Dương thành 3 vùng thảm
thực vật [111]:
• Thảm thực vật Bắc Đông Dương.
• Thảm thực vật Nam Đông Dương.
• Thảm thực vật vùng trung gian.
Theo bảng phân loại này vùng Đông Dương có 8 kiểu rừng.
Năm 1953, ở miền Nam Việt Nam xuất hiện bảng phân loại thảm thực vật
rừng miền Nam Việt Nam của Maurand khi ông tổng kết về các công trình
nghiên cứu các quần thể rừng thưa của Rollet, Lý Văn Hội, Neang Sam Oil.
Năm 1956, giáo sư người Trung Quốc, Dương Hàm Nghi đã xếp loại thảm
thực vật rừng miền Bắc Việt Nam theo một bảng phân loại mới [40]. Năm
1962, ở miền nam Việt Nam còn xuất hiện một bản phân loại thảm thực vật
rừng Nam Trường Sơn. Bản phân loại đầu tiên của ngành lâm nghiệp Việt
Nam về thảm thực vật rừng ở Việt Nam là bảng phân loại của Cục Điều tra và
Quy hoạch rừng thuộc Tổng cục lâm nghiệp Việt Nam, bảng phân loại này
xây dựng năm 1960, theo bảng phân loại này, rừng trên toàn lãnh thổ Việt
Nam được chia làm bốn loại hình lớn:
+ Loại I: Đất đai hoang trọc, những trảng cỏ và cây bụi, trên loại này
cần phải trồng rừng.
+ Loại II: Gồm những rừng non mới mọc, cần phải tra dặm thêm cây
hoặc tỉa thưa.
+ Loại III: Gồm tất cả các loại hình rừng bị khai thác mạnh nên trở
thành nghèo kiệt tuy còn có thể khai thác lấy gỗ, trụ mỏ, củi, nhưng cần phải
xúc tiến tái sinh, tu bổ, cải tạo.
13
+ Loại IV: Gồm những rừng già nguyên sinh còn nhiều nguyên liệu,
chưa bị phá hoại, cần khai thác hợp lý.
Phân loại này không phân biệt được kiểu rừng nguyên sinh với các kiểu
phụ thứ sinh và các giai đoạn diễn thế.
Năm 1970, Trần Ngũ Phương đưa ra bảng phân loại rừng ở miền bắc
Việt Nam, chia thành 3 đai lớn theo độ cao [112]:
• Đai rừng nhiệt đới mưa mùa
• Đai rừng á nhiệt đới mưa mùa
• Đai rừng á nhiệt đới mưa mùa núi cao
Hiện nay, ngành lâm nghiệp sử dụng hệ thống này để đánh giá chất
lượng rừng, làm cơ sở cho công tác điều tra ngoại nghiệp và lập bản đồ hiện
trạng rừng và đất rừng.
Trên quan điểm sinh thái phát sinh, Thái Văn Trừng (1978, 1999) [40],
[41] đã xây dựng bảng phân loại rừng Việt Nam. Trong hệ thống này, tác giả
đã sắp xếp các kiểu thảm thực vật hiện có ở Việt Nam vào một khung hợp lý,
qui định được trật tự trước sau giữa các nhân tố sinh thái, đồng thời lại theo
một trật tự giảm dần từ kiểu tốt nhất đến kiểu xấu nhất. Đây là một công trình
tổng quát, đáp ứng được quy hoạch sinh thái. Tuy nhiên theo tác giả thì bảng
phân loại này thuộc loại đặc biệt hay mang tính chất địa phương của một vùng
hay một khu vực. Bảng phân loại được chia làm hai nhóm: Nhóm các kiểu
thảm thực vật ở vùng thấp (có độ cao dưới 1000m ở miền Nam và dưới 700m
ở miền Bắc) và nhóm các kiểu thảm thực vật ở vùng cao (có độ cao trên 1.000
m ở miền Nam và trên 700 m ở miền Bắc), cụ thể:
- Nhóm các kiểu thảm ở độ cao dưới 1.000 m ở miền Nam, dưới 700 m
ở miền Bắc có các kiểu sau:
+ Các kiểu rừng rú kín vùng thấp:
(1) Kiểu rừng kín thường xanh mưa hơi ẩm nhiệt đới: Là quần thụ
nhiều tầng, cao 25 - 30m, cây gỗ lớn thường xanh, các loài cây chủ yếu: Dầu,
Sao, Kiền kiền, Chò chỉ, Chò nâu, Dầu rái, Táu, Vên vên,...
14
(2) Kiểu rừng kín nửa rụng lá khô nhiệt đới: Là quần thụ phải bao gồm
có 25%-75% cây rụng lá. Loài cây chủ yếu là các loài thuộc các họ: Dầu, Bàng,
Tử vi, Dâu tằm, Xoan, Bời lời, Đậu, Trôm, Mỡ, Bồ đề, Lim, Sau sau và Nứa.
(3) Kiểu rừng kín rụng lá, hơi ẩm nhiệt đới: Kiểu này có cấu trúc đơn
giản, gồm 2 tầng, tầng cao gồm những cây rụng lá cao trung bình 25m, tầng
dưới cao 15 - 20m. Các loài cây chủ yếu: Tử vi, Thung, Dẻ, Sau sau, Gạo, Sổ,
Bồ đề, Xoan, Thầu tấu lông, Thành ngạnh,...
(4) Kiểu rú kín lá cứng, hơi khô nhiệt đới: kiểu này ít gặp ở Việt Nam,
thường ở ven biển và Nam Trường Sơn.
+ Các kiểu rừng thưa:
(1) Kiểu rừng thưa cây lá rộng, rụng lá, khô nhiệt đới: Phân bố ở các
vùng Đắc Lắk, Thuận Hải, Buôn Ma Thuột, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà
Tây, Hoà Bình.
(2) Kiểu rừng thưa cây lá kim hơi khô á nhiệt đới núi thấp: Phân bố ở
Sơn La, Đà Lạt.
Các kiểu rừng thưa trên chiếm một diện tích rộng ở miền Nam, có đặc
điểm chính là tầng cây gỗ thưa cây. Các loài cây chủ yếu là: Dầu, Bàng, Cẩm
liên, Cà chắc, Chiêu liêu, Sơn, Thầu tấu lông, Me rừng...
+ Các kiểu trảng, truông:
(1) Kiểu trảng cây to, cây bụi cỏ cao, khô nhiệt đới (gặp nhiều ở miền
Nam, ở miền Bắc gặp ở Hà Giang, Bắc Kạn, Lai Châu, Nghệ An, Hà Tĩnh).
Đặc điểm của kiểu này là tầng ưu thế sinh thái là tầng cỏ, trong tầng cây thì
mật độ cây to, nhỏ, cây bụi rất thưa thớt. Thực vật chủ yếu là các loài thuộc
các họ Lúa, họ Tuế, họ Thầu dầu, họ Trôm và họ Cúc.
(2) Kiểu truông bụi gai, hạn nhiệt đới (thường gặp ở vùng thấp và cao
trung bình) với nét đặc trưng là thành phần thực vật chủ yếu là cây bụi có gai,
và thảm cỏ thưa thớt.
- Nhóm các kiểu thảm vùng núi có độ cao trên 1.000 m (ở miền
Nam) và trên 700 m (ở miền Bắc) gồm:
+ Các kiểu rừng kín:
15
(1) Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp (thường
gặp ở miền Bắc);
(2) Kiểu rừng kín hỗn hợp lá rộng, lá kim, ẩm á nhiệt đới núi thấp
(thường gặp ở miền Bắc);
(3) Kiểu rừng lá kim ẩm ôn đới núi vừa (thường gặp ở vùng núi cao
như dãy Hoàng Liên Sơn, Lai Châu, Nam Trung Bộ).
(4) Đó là các kiểu rừng vùng cao, có các quần thụ cây gỗ kín rậm. Thực
vật gồm: Dẻ, Re, Mộc lan, Sau sau, Cáng lò, Tre gầy, Giang, Nghiến, Kim
giao, Hoàng đàn.
+ Các kiểu quần hệ khô lạnh vùng cao:
(1) Kiểu quần hệ khô vùng cao: Đó là rừng cây bụi nhỏ, trảng cỏ cao, cỏ
thấp, nhóm loài ưu thế, đặc trưng gồm: Dẻ, Óc chó, Cỏ lách, Cỏ lào, Ngải cứu.
(2) Kiểu quần hệ lạnh vùng cao (thường gặp ở đỉnh núi cao như Phan Si
Phăng, Tà Pình, Tây Côn Lĩnh...) nhóm loài ưu thế, đặc trưng gồm: Dẻ, Pơ
mu, Đỗ quyên, Thông....
Trong công trình này, các nhân tố sinh thái phát sinh được tác giả Thái
Văn Trừng đề cập, làm cơ sở để phân chia các kiểu, kiểu phụ/kiểu trái thảm
thực vật. Các nhóm nhân tố này sẽ được trình bày ở phần sau.
Phan Kế Lộc (1985) [113], dựa trên khung phân loại của UNESCO
(1973) đã đưa ra khung phân loại thảm thực vật ở Việt Nam có thể thể hiện
được trên bản đồ 1:2.000.000. Bảng phân loại gồm có 5 lớp quần hệ. Mỗi một
phân lớp quần hệ lại phân thành các liên quần hệ, nhóm quần hệ, quần hệ và
thấp nhất là phân quần hệ:
- Lớp quần hệ 1: Rừng rậm. Lớp quần hệ này gồm 3 phân lớp quần hệ
chính là: rừng thường xanh, rừng rụng lá và rừng khô.
+ Phân lớp quần hệ rừng thường xanh nhiệt đới.
• Nhóm quần hệ rừng mưa thường xanh.
• Nhóm quần hệ rừng mưa mùa thường xanh.
• Nhóm quần hệ rừng nửa rụng lá nhiệt đới.
+ Phân lớp quần hệ rừng rụng lá nhiệt đới.
16
+ Phân lớp quần hệ rừng khô nhiệt đới.
• Nhóm quần hệ rừng lá cứng khô.
• Nhóm quần hệ rừng gai.
- Lớp quần hệ 2: Rừng thưa. Lớp quần hệ này có 3 phân lớp quần hệ.
+ Phân lớp quần hệ rừng thưa thường xanh:.
• Nhóm quần hệ rừng thưa lá rộng.
• Nhóm quần hệ rừng lá kim.
+ Phân lớp quần hệ lá rộng rụng lá vùng núi và vùng đất thấp.
+ Phân lớp quần hệ rừng thưa khô.
• Nhóm quần hệ rừng thưa lá cứng khô,
• Nhóm quần hệ rừng thưa có gai.
- Lớp quần hệ trảng cây bụi.
- Lớp quần hệ trảng cây bụi lùn.
- Lớp quần hệ trảng cỏ.
M. Schmid (1974) [114], trong công trình “Végéstation du Vietnam Le
massif Sud-Annamitique et Les Régiónes Limitrophes” đã mô tả các đơn vị
thảm thực vật Việt Nam theo các sinh khí hậu khác nhau, gồm:
- Sinh khí hậu nửa khô nóng:
+ Thảm thực vật ven biển:
• Vùng trũng ngập mặn: vùng ngập mặn và vùng sau ngập mặn;
• Vùng ven bờ, vịnh.
• Trên các đụn cát.
+ Thảm thực vật trên cát đỏ độ cao trên 100 m ở các bậc thềm khác.
+ Thảm thực vật trên đồng bằng phù sa.
+ Thảm thực vật trên đồi núi ven biển.
• Rừng còi khu vực núi Chúa.
• Rừng thưa trên sườn núi.
• Rừng rụng lá chân sườn núi.
• Trảng cây gỗ khác ở độ cao 800-1.000 m.
17
- Sinh khí hậu nửa ẩm và nóng.
+ Thảm thực vật trên đất bazan.
• Rừng kín nửa rụng lá trên đất đỏ.
• Rừng rụng lá trên đất nâu.
• Rừng thưa trên đất xám.
• Thảm thực vật trên đất trũng: ngập nước thường xuyên; ngập
nước theo mùa.
• Trảng cây bụi, trảng cỏ thứ sinh.
+ Thảm thực vật trên đất không phải bazan.
• Thảm tre nứa trên đất dày.
• Rừng thưa trên đất mỏng sỏi sạn.
+ Nhóm thảm thực vật khác.
• Rừng kín thường xanh trên đất sâu dày, chân đồi.
• Rừng rụng lá trên đất phiến thạch.
• Trảng bụi, trảng cỏ thứ sinh.
+ Thảm thực vật trên đồng bằng phù sa.
• Trên phù sa cổ: theo địa hình và tầng dày của đất gồm Rừng
thưa; Rừng nửa rụng lá.
• Trên phù sa hiện đại: ngập nước thường xuyên; ngập nước theo
mùa.
+ Thảm thực vật ven suối: Gồm cả rừng thường xanh hoặc quần xã thực
vật thủy sinh.
- Sinh khí hậu ẩm gần núi: Thường ở độ cao 600-1.200 m, mùa khô tương
đối dài:
+ Rừng kín thường xanh trên đất dốc thoát nước tốt
• Rừng kín thường xanh trên đá bazan;
• Rừng kín thường xanh trên sườn núi không phải là bazan, độ cao
dưới 600 m;
18
• Nhóm rừng khác không đặc trưng theo khí hậu do đất bị già, thực
vật khó phát triển, gồm rú cây bụi trên các đồi bazan có bô-xít;
+ Rừng thưa: Gồm rừng thông hai lá hoặc rừng thưa không có thông trên
đất ngập nước tạm thời.
+ Rừng rụng lá trên bazan mỏng.
+ Rừng tre nứa.
+ Trảng cây bụi, trảng cỏ thứ sinh.
+ Thảm thực vật ngập nước.
+ Thảm thực vật ở vùng trũng.
+ Thảm thực vật ven suối.
- Sinh khí hậu nửa ẩm gần núi (độ cao 600-1.200 m).
+ Thảm thực vật trên đất bazan dày.
• Rừng kín thường xanh.
• Trảng bụi, trảng cỏ thứ sinh.
+ Thảm thực vật trên đá phiến sét: gồm rừng thường xanh và rừng rụng lá.
+ Nhóm rừng thưa gồm.
• Rừng thông hai lá (độ cao dưới 800 m).
• Rừng thông hai lá và ba lá.
• Rừng thưa trên đất sỏi sạn (cây lá rộng) và tro tàn núi lửa.
• Rừng thưa trên đất ngập nước tạm thời.
+ Thảm thực vật ngập nước.
+ Thảm thực vật ven suối.
+ Thảm thực vật trên đồng bằng phù sa.
- Sinh khí hậu luôn ẩm vùng núi (độ cao trên 1.200 m).
+ Rừng kín thường xanh trên đất xít.
+ Rừng kín thường xanh trên đá granit.
+ Nhóm thảm thực vật đặc biệt.
• Thảm thực vật trên các mỏm và đỉnh.
• Rừng rêu.
19
• Thảm thực vật ở thung lũng hẹp trên núi.
• Khu phân bố tập trung rừng thông ba lá.
• Trảng cây bụi thấp bé theo suối.
• Thảm trên đất ngập nước.
Ngoài công trình trên, Vũ Tự Lập (1976) [115], trong công trình “Cảnh
quan địa lý miền Bắc Việt Nam” đã sử dụng độ ưu thế của các loài cây trong ô
tiêu chuẩn để xác định các quần hợp, ưu hợp, phức hợp. Trong các yếu tố phát
sinh, khí hậu là yếu tố phát sinh ra kiểu thực vật, còn các yếu tố địa lý, địa
hình, địa chất, thổ nhưỡng, khu hệ thực vật và con người,... là các yếu tố phát
sinh của các kiểu phụ, kiểu trái và ưu hợp.
Phùng Ngọc Lan và cộng sự (1996) [78], áp dụng phương pháp của
UNESCO đã nghiên cứu và mô tả các kiểu thảm thực vật VQG Cúc Phương
(Ninh Bình), gồm 3 lớp chính: lớp quần hệ rừng rậm, lớp quần hệ trảng cây bụi,
lớp quần hệ trảng cỏ. Trong đó gồm nhiều lớp phụ và quần hệ rừng khác nhau;
Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự (2004) [79], đã xây dựng hệ thống thảm
thực vật VQG Pù Mát (Nghệ An), gồm: Thảm thực vật tự nhiên (gồm: Rừng
kín thường xanh mưa mùa chưa bị tác động ở đai cao; Rừng thường xanh mưa
mùa bị tác động mạnh ở đai cao; Rừng kín thường xanh mưa mùa trên đất
thấp chưa bị tác động; Rừng kín thường xanh mưa mùa trên đất thấp bị tác
động mạnh; Trảng thường xanh nhiệt đới đai thấp; Trảng cỏ thứ sinh nhiệt đới
đai thấp, Thảm thực vật trên đất ướt và Thảm nhân tác (Gồm: Trên sườn đất
dốc; Đồng bằng và Thảm thực vật bị dẫm đạp);
Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu về thảm thực vật ở các vùng,
VQG, Khu BTTN như: Thảm thực vật VQG Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) của
Nguyễn Nghĩa Thìn - Mai Văn Phô (2003) [80]; Thảm thực vật VQG Ba Vì
của Trần Văn Thụy, Nguyễn Phúc Nguyên (2005) [116]; Thảm thực vật VQG
Yok Đôn của Ngô Tiến Dũng, Hồ Văn Cử, Nguyễn Nghĩa Thìn, Vũ Anh Tài
(2006) [117]; Thảm thực vật tỉnh Quảng Trị của Nguyễn Hữu Tứ (2007)
[118]; Thảm thực vật Hoàng Liên - Văn Bàn (tỉnh Lào Cai) của Nguyễn
20
Trọng Bình, Nguyễn Toàn Thắng (2008) [119]; Thảm thực vật tự nhiên VQG
Hoàng Liên của Vũ Anh Tài và cộng sự (2008) [120], [121], [122]; Thảm
thực vật Khau Ca, tỉnh Hà Giang của Vũ Anh Tài và công sự (2009) [123];
Thảm thực vật núi đá vôi Kiên Giang của Lý Ngọc Sâm, Trương Quang Tâm
(2009) [124]; Thảm thực vật rừng thứ sinh ở Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên của
Đinh Thị Phượng, Lê Ngọc Công, Trần Đình Lý (2009) [125]; Thảm thực vật
VQG Xuân Sơn (Phú Thọ) của Nguyễn Thế Dũng (2011) [126]; Thảm thực
vật Thái Nguyên của Đỗ Hữu Thư, Đỗ Thị Hà (2011) [127];
1.4. Nghiên cứu yếu tố địa lý thực vật
Mỗi hệ thực vật bao gồm nhiều yếu tố địa lý thực vật khác nhau, các
yếu tố này thể hiện ở yếu tố đặc hữu và yếu tố di cư, các loài thuộc yếu tố đặc
hữu thể hiện ở sự khác biệt giữa các hệ thực vật với nhau, còn các loài thuộc
yếu tố di cư sẽ chỉ ra sự liên hệ giữa các hệ thực vật đó.
Phân tích các yếu tố địa lý thực vật là một trong những nội dung quan
trọng khi nghiên cứu một hệ thực vật hay bất kỳ một khu hệ sinh vật nào để
hiểu bản chất cấu thành của nó làm cơ sở cho việc định hướng bảo tồn và dẫn
giống vật nuôi, cây trồng...
Phân tích và đánh giá các yếu tố cấu thành hệ thực vật Việt Nam về mặt
địa lý trước tiên phải kể đến các công trình của Gagnepain: “Góp phần nghiên
cứu hệ thực vật Đông Dương” (1926) và “Giới thiệu về hệ thực vật Đông
Dương” (1944) [40]. Theo tác giả, hệ thực vật Đông Dương bao gồm các yếu tố:
Trung Quốc chiếm 33,8%, yếu tố Xích Kim – Himalaya chiếm 18,5%, yếu tố
Malaysia và nhiệt đới khác chiếm 15,0%, yếu tố đặc hữu bán đảo Đông
Dương chiếm 11,9%, yếu tố nhập nội và phân bố rộng chiếm 20,8%.
Theo Pócs Tamás (1965) [128], khi nghiên cứu hệ thực vật Bắc Việt
Nam, đã phân biệt 3 nhóm các yếu tố như sau:
- Nhân tố bản địa đặc hữu 39,90 %
Của Việt Nam 32,55 %
Của Đông Dương 7,35 %
- Nhân tố di cư từ các vùng nhiệt đới: 55,27 %
21
Từ Trung Quốc 12,89 %
Từ Ấn Độ và Himalaya 9,33 %
Từ Malaysia - Indonesia 25,69 %
Từ các vùng nhiệt đới khác 7,36 %
- Nhân tố khác 4,83 %
Ôn đới 3,27 %
Thế giới 1,56 %
Tổng: 100,00 %
Nhân tố nhập nội, trồng trọt 3,08 %
Năm 1978, Thái Văn Trừng [40] căn cứ vào bảng thống kê các loài của
hệ thực vật Bắc Việt Nam đã cho rằng ở Việt Nam có 3% số chi và 27,5% số
loài đặc hữu. Nhưng khi thảo luận tác giả đã gộp các nhân tố di cư từ Nam
Trung Hoa và nhân tố đặc hữu bản địa Việt Nam làm một và căn cứ vào khu
phân bố hiện tại, nguồn gốc phát sinh của loài đó đã nâng tỷ lệ các loài đặc
hữu bản địa lên 50% (tương tự 45,7% theo Gagnepain và 52,79% theo Pócs
Tamás), còn yếu tố di cư chiếm tỷ lệ 39% (trong đó từ Malaysia - Indonesia là
15%, từ Hymalaya - Vân Nam - Quí Châu là 10% và từ Ấn Độ - Miến Điện là
14%), các nhân tố khác theo tác giả chỉ chiếm 11% (7% nhiệt đới, 3% ôn đới
và 1% thế giới), nhân tố nhập nội vẫn là 3,08%.
Năm 2007, Nguyễn Nghĩa Thìn căn cứ vào các khung phân loại của
Pócs Tamás (1965) và Ngô Chinh Dật (1993), tác giả đã xây dựng thang phân
loại các yếu tố địa lý thực vật cho hệ thực vật Việt Nam và áp dụng cho việc
sắp xếp các chi thực vật Việt Nam vào các yếu tố địa lý như sau [129]:
1. Yếu tố toàn thế giới
2. Yếu tố liên nhiệt đới
2.1. Yếu tố Á - Mỹ
2.2. Yếu tố nhiệt đới Á, Phi, Mỹ
2.3. Yếu tố Nhiệt đới châu Á, châu Úc, châu Mỹ và các đảo Thái Bình
Dương
3. Yếu tố Cổ nhiệt đới
22
3.1. Yếu tố nhiệt đới Á - Úc
3.2. Yếu tố nhiệt đới Á - Phi
4. Yếu tố châu Á nhiệt đới
4.1. Yếu tố Đông Dương - Malêzi
4.2. Yếu tố Đông Dương - Ấn Độ
4.3. Yếu tố Đông Dương - Himalaya
4.4. Yếu tố Đông Dương - Nam Trung Hoa
4.5. Yếu tố Đông Dương
5. Yếu tố Ôn đới
5.1. Yếu tố Đông Á – Bắc Mỹ
5.2. Yếu tố Ôn đới Cổ thế giới
5.3. Yếu tố Ôn đới Địa Trung Hải
5.4. Yếu tố Đông Á
6. Yếu tố Đặc hữu Việt Nam
6.1. Yếu tố Gần đặc hữu.
7. Yếu tố Cây trồng.
Từ khung phân loại các yếu tố địa lý đó Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự
đã lần lượt xác định các yếu tố địa lý thực vật của hệ thực vật các VQG và
Khu BTTN trong cả nước. Tài liệu mới nhất về các yếu tố địa lý thực vật của
hệ thực vật chính ở Vườn Quốc gia Bạch Mã (2003) được chỉ ra như sau: yếu
tố toàn cầu chiếm 0,61%; yếu tố nhiệt đới chiếm 62,93%; yếu tố ôn đới chiếm
3,76%; yếu tố đặc hữu chiếm 25,12%; yếu tố Cây trồng chiếm 1,64% [80].
Đối với VQG Pù Mát, năm 2004 các yếu tố Địa lý thực vật chính đã được tác
giả và cộng sự chỉ ra như sau: yếu tố Toàn cầu chiếm 2,40%; yếu tố Nhiệt đới
chiếm 65,05%; yếu tố Ôn đới chiếm 5,35%; yếu tố Đặc hữu chiếm 14,19%;
yếu tố Cây trồng chiếm 5,56% [79]. Năm 2006, khi nghiên cứu hệ thực vật
Na Hang [81], Nguyễn Nghĩa Thìn đã đưa ra các yếu tố địa lý như sau: Yếu tố
Toàn cầu chiếm 2,58%; Yếu tố Nhiệt đới chiếm 80,21%; yếu tố Ôn đới chiếm
5,25%; yếu tố Đặc hữu chiếm 8,87%; yếu tố Cây trồng chiếm 0,34%. Đỗ
Ngọc Đài (2009) khi nghiên cứu hệ thực vật núi đá vôi VQG Bến En, Thanh
23
Hóa đã đưa ra yếu tố địa lý với: yếu tố Nhiệt đới chiếm 63,97%; yếu tố Đặc
hữu với 31,56%; yếu tố Cổ nhiệt đới chiếm 6,42%; yếu tố Liên nhiệt đới
chiếm 1,96%; yếu tố Ôn đới chiếm 3,07%; thấp nhất là yếu tố Cây trồng
0,34% [130]. Khi nghiên cứu hệ thực vật Khu BTTN Xuân Liên, Đỗ Ngọc
Đài và cộng sự (2010) với các yếu tố chính là yếu tố Nhiệt đới chiếm 66,49%,
yếu tố Đặc hữu chiếm 14,50%, tiếp đến là yếu tố Gần đặc hữu chiếm 11,45%;
yếu tố ôn đới chiếm 2,10%; yếu tố cây trồng 1,79%; yếu tố chưa xác định
3,26% và cuối cùng là yếu tố Toàn cầu 0,42% [94]; Lê Thị Hương và công sự
(2015), khi nghiên cứu hệ thực vật VQG Vũ Quang đã đưa ra các yếu tố địa lý
gồm yếu tố Nhiệt đới chiếm 71,70%, yếu tố Đặc hữu chiếm 13,73%, yếu tố
Gần đặc hữu chiếm 6,86%; yếu tố Ôn đới chiếm 3,28%; yếu tố Cây trồng
2,95%; yếu tố Toàn cầu 0,38% [101].
1.5. Nghiên cứu phổ dạng sống
Phổ dạng sống là một đặc tính biểu hiện sự thích nghi của thực vật với
điều kiện môi trường. Vì vậy, việc nghiên cứu phổ dạng sống sẽ cho thấy mối
quan hệ chặt chẽ của các dạng sống với điều kiện tự nhiên của từng vùng và
biểu hiện sự tác động của điều kiện sinh thái đối với từng loài thực vật.
Trên thế giới, người ta thường dùng thang phân loại của Raunkiaer (1934)
[131] về phổ dạng sống, thông qua dấu hiệu vị trí chồi so với mặt đất trong thời
gian bất lợi của năm. Thang phân loại này gồm 5 nhóm phổ dạng sống cơ bản.
1. Cây có chồi trên đất (Ph).
2. Cây chồi sát đất (Ch).
3. Cây chồi nửa ẩn (Hm).
4. Cây chồi ẩn (Cr).
5. Cây chồi một năm (Th).
Trong đó cây chồi trên đất (Ph) được chia thành 9 dạng nhỏ.
a. Cây gỗ lớn cao trên 30 m (Mg).
b. Cây trung bình có chồi trên đất cao 8-30 m (Me).
c. Cây nhỏ có chồi trên đất 2-8 m (Mi).
d. Cây có chồi trên đất lùn dưới 2m (Na).
24
e. Cây có chồi trên đất leo cuốn (Lp).
f. Cây có chồi trên đất sống nhờ và sống bám (Ep).
g. Cây có chồi trên đất thân thảo (Hp).
h. Cây có chồi trên đất mọng nước (Suc).
i. Cây có chồi trên đất ký sinh và bán ký sinh (Pp).
Ở Việt Nam, trong công trình nghiên cứu hệ thực vật Bắc Việt Nam, tác
giả Pócs Tamás (1965) [128] đã đưa ra một số kết quả như sau :
- Cây gỗ lớn cao trên 30m (Mg) 4,85%.
- Cây gỗ trung bình có chồi trên đất cao 8 - 30m (Me) 3,80%.
- Cây có chồi trên đất lùn dưới 2m (Na) 8,02%.
- Cây có chồi trên đất leo cuốn (Lp) 9,08%.
- Cây có chồi trên đất sống nhờ và sống bám (Ep) 6,45%.
- Cây chồi sát đất (Ch)
- Cây chồi nửa ẩn (Hm) 40,68%.
- Cây chồi ẩn (Cr)
- Cây chồi một năm (Th) 7,11%
Và phổ dạng sống như sau:
SB = 52,21Ph + 40,68 (Ch,H, Cr) + 7,11Th
Raunkiaer [131] đã phân tích hơn 1000 loài thực vật trên khắp thế giới và
đưa ra phổ dạng sống tiêu chuẩn sau:
SB = 48Ph + 9Ch + 26Hm + 8Cr + 15Th
Richard [132] đưa ra phổ dạng sống cho rừng mưa ẩm nhiệt đới:
SB = 88Ph + 12Ch + 0Hm + 0Cr + 0Th
Đối với VQG Cúc Phương, Phùng Ngọc Lan và các tác giả (1996) [78]
đưa ra phổ dạng sống như sau:
SB = 57,78Ph + 10,46Ch + 12,38Hm + 8,37Cr + 11,01Th
Đối với VQG Bạch Mã, Nguyễn Nghĩa Thìn, Mai Văn Phô (2003) [80] đã
công bố dạng sống như sau:
SB = 75,71Ph + 5,78Ch + 4,83Hm + 10,23Cr + 3,45Th

25
Ở VQG Pù Mát, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn (2004) [79] đã
lập được phổ dạng sống :
SB = 78,88Ph + 4,14Ch + 5,76Hm + 5,97Cr + 5,25Th
Năm 2006, Nguyễn Nghĩa Thìn đưa ra phổ dạng sống ở Khu BTTN Na
Hang [81].
SB = 70,14Ph+ 4,33Ch + 3,50Hm+ 11,98Cr + 10,05Th.
Năm 2009, khi nghiên cứu hệ thực vật trên núi đá vôi VQG Bến En,
Thanh Hóa, Đỗ Ngọc Đài [130] đã lập phổ dạng sống là SB = 82,40Ph+
6,70Ch + 1,40Hm+ 7,54Cr + 1,96Th.
Khi nghiên cứu hệ thực vật Khu BTTN Xuân Liên, Đỗ Ngọc Đài và cộng
sự [94] đã cống bố phổ dạng sống như sau: SB = 84,77 Ph + 4,94 Ch + 2,41
Hm + 3,05 Cr + 4,83 Th.
Gần đây, Lê Thị Hương và cs [101] đã công bố về dạng sống của hệ thực vật
VQG Vũ Quang như sau: SB = 76,81Ph+ 10,14Ch + 4,35Hm+ 4,20Cr +
4,50Th.
1.6. Nghiên cứu thực vật ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt
Nghiên cứu thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt trước đó và sau này thành lập
Ban quản lý đã có một số công trình như: Hoàng Danh Trung và cs (2010)
“Nghiên cứu tính đa dạng thực vật ở vùng đệm Khu BTTN Pù Hoạt, Nghệ An”
[133]; Đỗ Ngọc Đài và Lê Thị Hương (2012) bước đầu đánh giá tính đa dạng
Hệ thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt, Nghệ An công bố 925 loài [1]; Năm 2013,
Đoàn Điều tra và Quy hoạch lâm nghiệp Nghệ An đã đánh giá tính đa dạng
sinh học để thành lập Khu BTTN Pù Hoạt đã công bố 776 loài [2]. Năm 2017,
Sở Khoa học và Công nghệ đã thực hiện đề tài “Điều tra, đánh giá tính đa dạng
sinh học ở Khu BTTN Pù Hoạt và đề xuất các giải pháp bảo tồn” đã thống kê
được 1159 loài, 469 chi và 122 họ trong 5 ngành thực vật bậc cao cao mạch
[3]. Năm 2018, Xin Hong và cộng sự đã công bố loài Bế pù hoạt
(Didymocarpus puhoatensis) ở Khu BTTN Pù Hoạt [134].
26
Như vậy, nghiên cứu về Hệ thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt mới chỉ đề
cập đến một vài khía cạnh khác nhau, chưa cập nhật đánh giá đầy đủ về thành
phần loài, thảm thực vật một cách có hệ thống.
1.7. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ở Khu BTTN Pù Hoạt
1.7.1. Điều kiện tự nhiên khu BTTN Pù Hoạt
1.7.1.1. Vị trí địa lý
Khu BTTN Pù Hoạt có tọa độ địa lý: từ 19o
27'46” đến 19o
59'55”
độ vĩ
Bắc, 104o
37'46’’
đến 105o
11'11”
độ kinh Đông, với tổng diện tích tự nhiên 90.741
ha, trong đó rừng đặc dụng 39.221 ha và rừng phòng hộ 51.52 ha. Thuộc địa bàn
9 xã thuộc huyện Quế Phong: Tri Lễ, Tiền Phong, Thông Thụ, Hạnh Dịch, Nậm
Giải, Đồng Văn, Nậm Nhoóng, Cắm Muộn và Châu Thôn [2].
Phía Bắc giáp Khu BTTN Xuân Liên và các xã Vạn Xuân, Xuân Lẹ, xã
Xuân Chinh, huyện Thường Xuân (tỉnh Thanh Hóa); Phía Đông giáp các xã:
Châu Bình, Châu Tiến, huyện Quỳ Châu; Phía Nam giáp xã Yên Tĩnh huyện
Tương Dương và xã Quang Phong huyện Quế Phong (tỉnh Nghệ An); Phía
Tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và xã Nhôn Mai, xã Hữu
Khuông huyện Tương Dương ( tỉnh Nghệ An).
Khu BTTN Pù Hoạt có
1.7.1.2. Địa hình, địa thế
Khu BTTN Pù Hoạt được xem là “nóc nhà” của vùng Bắc Trung Bộ, có
đỉnh Pù Hoạt cao 2.457 m so với mực nước biển. Trong vùng có 3 dạng địa
hình chính:
* Địa hình núi cao
Là địa hình đặc trưng trong khu vực, gồm các dải núi có độ cao hơn
1.700m, nằm ở phía Tây Bắc của huyện, tập trung ở 5 xã gồm: Đồng Văn,
Thông Thụ, Hạnh Dịch, Nậm Giải và Tri Lễ. Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các
dãy núi cao và hệ thống sông suối khá dày đặc, điển hình dãy núi cao Trường
Sơn có độ cao trung bình từ 1.600 - 1.828m và núi Chóp Cháp (1.705m), đỉnh
cao nhất là Pù Hoạt (2.457m). Địa hình có độ dốc thường trên 30o
, dễ gây hiện
tượng sạt lở, trượt đất, diện tích dạng địa hình này chiếm gần 52% diện tích tự
27
nhiên, đây cũng là vùng thượng lưu của hai con sông lớn là sông Chu và sông
Hiếu. Thảm thực vật chủ yếu là rừng cây tự nhiên, dạng địa hình này có ý
nghĩa lâm sinh để duy trì độ che phủ đất rừng tự nhiên phòng hộ, tạo nguồn
sinh thuỷ điều hòa khí hậu trong vùng [2].
* Địa hình núi trung bình và núi thấp
Bao gồm các dãy đồi núi có độ cao trong bình từ 300 - 1.700 m; là
vùng chuyển tiếp khu vực núi cao và vùng thấp, nằm ở phía Tây Nam của
vùng quy hoạch, tập trung ở các xã: Châu Thôn, Cắm Muộn, Nậm Nhoóng và
một phần của xã Tri Lễ và xã Nậm Giải. Diện tích chiếm 40% diện tích tự
nhiên. Thảm thực vật chủ yếu là rừng cây tự nhiên và ngoài ra còn có ít diện
tích rừng trồng đặc sản (quế), cây bản địa, rừng nguyên liệu gỗ như keo các
loại v.v... Trên địa hình này còn diện tích đất đồi núi trọc chưa sử dụng có khả
năng khai thác vào trồng rừng kinh tế và các loài cây đặc sản.
* Địa hình bằng, thấp
Là các diện tích còn lại gồm những thung lũng nằm dưới chân núi cao hoặc
dải đất bằng nằm dọc hai bên bờ suối, có những nơi diện tích rộng từ 300 đến
400 ha, phân bố tập trung ở xã Tiền Phong và một phần của các xã còn lại. Độ
dốc thường từ 3 đến 5độ rất thuận lợi cho canh tác, đây là vùng sản xuất lúa, rau,
màu tập trung với sản lượng lớn của huyện Quế Phong.
1.7.1.3. Địa chất, đất đai
* Địa chất
Khu BTTN Pù Hoạt có cấu trúc địa chất tương đối phức tạp, với nhiều
loại đá có tuổi trên 2 triệu năm: đá cổ sinh (Paleozoi), đá trung sinh (Mezozoi)
phát triển khá rộng rãi trên khu vực và ít hơn là đá tân sinh (Cenozoi). Khu
vực đã hình thành các tiểu vùng lập địa có nhiều đặc thù riêng biệt như: vùng
núi cao dốc, vùng có xen lẫn những vùng đất thấp giữa núi, vũng những thung
lũng hẹp và sâu... Mặc dù ở kiểu địa hình nào thì các sườn núi trong khu vực
đều có độ dốc khá lớn, đất đai chưa bị thoái hoá mạnh, nhưng muốn sử dụng
có hiệu quả thì đòi hỏi phải có sự đầu tư cao về kinh phí và kỹ thuật.
28
* Thổ nhưỡng
Do ảnh hưởng của cấu trúc địa hình, đặc điểm địa chất, đá mẹ, khí hậu,
thực bì che phủ và tác động của con người đã tạo cho Khu BTTN Pù Hoạt có
sự phong phú và đa dạng về đất đai với sự xuất hiện các nhóm đất chính sau:
- Nhóm dạng đất mùn Alít trên núi cao (H): diện tích là 1.783,0 ha, phân
bố ở các xã Tri Lễ, Hạnh Dịch, Nậm Giải, có đặc điểm như sau,với độ cao trên
1.700m. Lớp thảm mục dày 20- 30cm, lớp mùn dầy 7-10cm, màu xám đen, càng
xuống sâu màu đen nhạt dần. Đất có thành phần cơ giới cát pha, cấu trúc không
bền vững, rất chua (PH = 4), hàm lượng mùn cao (>8%);
- Nhóm dạng đất Feralít mùn trên núi trung bình (FH): Được hình thành
ở độ cao từ 700m-1.700m, có diện tích 54.349,0 ha, chiếm 63,4%, phân bố ở
hầu hết các xã trong khu vực. Đất có mùn là lớp thảm mục và tầng mùn tương
đối dầy, hàm lượng mùn khá cao (7-8%);
- Nhóm dạng đất Feralít điển hình trên vùng đồi và núi thấp (F): Phân bố
ở độ cao dưới 700m có diện tích là 29.398,1 ha. Quá trình Feralít xảy ra chưa
nhiều, đất có cấu tượng khá bền vững. Một số diện tích vùng đồi đã bị kết
von, nhưng không có đá ong chặt;
- Nhóm dạng đất đồng bằng (D), thung lũng (T): Có diện tích 161,0 ha,
chiếm 0,2% diện tích tự nhiên khu vực, được hình thành trên các kiểu địa
hình máng trũng, thung lũng, bồn địa;
- Ngoài ra trên địa bàn còn có 79,3 ha núi đá, chiếm 0,1% diện tích tự
nhiên, phân bố ở các xã: Hạnh Dịch, Nậm Giải và Tri Lễ.
1.7.1.4. Khí hậu, thuỷ văn
* Khí hậu
Theo số liệu của trạm khí tượng thủy văn Quỳ Châu, Khu BTTN Pù
Hoạt nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, chịu
ảnh hưởng lớn của khí hậu dãy Trường Sơn Bắc.
- Nhiệt độ trung bình năm 23,1o
C. Nhiệt độ cao nhất 41,3o
C (tháng 6),
thấp nhất 100
C (tháng 12);
- Độ ẩm trung bình năm 86%;
29
- Lượng mưa trung bình năm 1.734,5 mm. Mùa mưa từ tháng 7 đến tháng
9 hàng năm, do địa hình cao dốc nên mỗi khi mưa lớn thường gây lũ nhanh, lũ
lớn trên các con sông. Lượng mưa thấp ở các tháng mùa khô (1-3);
- Gió: Trong khu vực có hai loại gió chính, đó là: gió mùa Đông Bắc
xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, thổi mạnh vào tháng 11, 12 và
tháng 1, mỗi đợt 3-4 ngày, có khi kéo dài cả tuần. Gió mùa Đông bắc về gây
giá rét, thường kéo theo mưa phùn. Gió Lào thổi từ tháng 5 đến tháng 6, khi
có gió Lào, nhiệt độ lên cao, có khi lên đến 41,3o
C, độ ẩm xuống thấp, gây
khô nóng.
* Thủy văn
Khu BTTN Pù Hoạt là vùng đầu nguồn của hai hệ sông:
- Hệ sông Chu: phía Bắc bắt nguồn từ phía Tây Pù Hoạt (Lào), với tên là
Nậm Xam chảy qua huyện Hửa Phăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào), vào
Việt Nam được gọi là sông Chu, chảy qua các xã Đồng Văn, Thông Thụ của
huyện Quế Phong về Thanh Hoá, với chiều dài hơn 64 km. Đây là hệ thủy lớn,
nổi tiếng phong phú về các loài thủy sinh, cá, lưỡng cư cả về thành phần loài
và số lượng. Dọc hai bên sông, bên các suối lớn là vùng sinh sống và canh tác
của cộng đồng các dân tộc thuộc hai xã: Thông Thụ và Đồng Văn;
- Hệ sông Hiếu: bắt nguồn trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, có lưu
vực lớn thứ hai trong khu vực (chiếm khoảng 30% diện tích Khu BTNT Pù
Hoạt), với các chi lưu: Nậm Việc, Nậm Giải, Nậm Quàng:
+ Sông Nậm Việc: bắt nguồn từ các xã: Hạnh Dịch và Tiền Phong, lưu
lượng nước rất lớn, chảy quanh năm. Hệ thủy này được tạo bởi khá nhiều khe
suối lớn bắt nguồn từ từ các đỉnh núi cao ở biên giới Việt Lào, đổ về như:
suối Hạt, suối Phùng, suối Hiên, suối Co, suối Nậm Lan...
+ Sông Nậm Quàng: bắt nguồn từ biên giới Việt - Lào ở xã Tri Lễ, dài
71km, với diện tích lưu vực 594,8 km2
;
+ Sông Nậm Giải: Bắt nguồn từ biên giới Việt - Lào ở xã Nậm Giải dài
43 km chảy qua các xã Châu Kim và xã Mường Nọc.
30
Nhờ hệ thống sông suối khá dày đặc, cùng với địa hình tương đối cao, là
cơ hội lớn để phát triển các công trình thủy điện, tạo nguồn năng lượng sạch;
Cho đến nay trên địa bàn huyện có 06 công trình thủy điện được đầu tư xây
dựng: Hủa Na; Nhãn Hạt, Bản Cốc, Sao Va, Sông Quàng, Châu Thôn với
tổng công suất gần 280 MW, trong đó 03 công trình đã đưa vào vận hành và
hòa vào mạng lưới điện quốc gia, đó là: Hủa Na, Sao Va, Bản Cốc.
Ngoài ra, còn có thác Sao Va, thác 7 tầng là điểm đến lý tưởng cho
các du khách thích khám phá các nét đẹp mà tự nhiên ban tặng cho huyện
Quế Phong.
1.7.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.7.2.1. Dân số, dân tộc, lao động và sự phân bố dân cư
* Các cộng đồng dân cư
Cộng đồng các dân tộc sinh sống xung quanh Khu BTTN, có ảnh hưởng
trực tiếp đến Khu BTTN Pù Hoạt.
- Dân tộc: Thái có 8.148 người, chiếm 83,7%; H’Mông có 3.310 người,
chiếm 7,3%; Khơ Mú có 412 chiếm 4,5%; Kinh có 1.832 người, chiếm 4,1%;
Thổ có 166 người, chiếm 0,4%. Đặc điểm 100% dân tộc H’Mông sinh sống ở
10 bản xã Tri Lễ, trong đó 8 bản nằm trong Khu BTTN (3 bản ở trong vùng
lõi, 5 bản ở vùng đệm). Đặc điểm này nói lên việc định cư lâu đời và khá ổn
định của người H’Mông trên địa bàn huyện Quế Phong; với tập quán phát
nương, làm rẩy, săn bắn thú rừng ảnh hưởng rất lớn đến công tác QLBVR;
- Trên địa bàn có 22.058 lao động, trong đó ở lĩnh vực nông lâm nghiệp
20.956 người, chiếm 95% tổng số lao động trong toàn vùng. Đây là lực lượng
có ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến sự phát triển bền vững của Khu BTTN
Pù Hoạt;
- Lao động phi nông nghiệp: 1.542 người, chiếm 5% tổng số lao động
trong toàn vùng. Chủ yếu là các lao động thương mại dịch vụ, kinh doanh
buôn bán tại các trung tâm xã, vùng đông dân cư. Một số lao động sản xuất
mộc gia dụng, chế biến lâm sản phụ, là đối tượng đòn bẩy, cầu nối giao
31
thương giữa miền xuôi và miền ngược; hình thành, tạo dựng các điểm buôn
bán, trung tâm kinh tế trong vùng;
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong toàn vùng là 0,8%, cho thấy mức tăng
dân số trong khu vực còn ở mức cao. Điển hình ở dân tộc H’Mông, Khơ Mú,
bình quân có 6 - 7 người/hộ.
Mỗi một dân tộc đều có cách sinh sống, phong tục tập quán, phương
thức canh tác… khác nhau, biểu hiện bản sắc riêng. Quế Phong là huyện có
nhiều thành phần dân tộc sinh sống nhất tỉnh Nghệ An, nên bản sắc văn hóa
cũng rất đa dạng. Các hoạt động mưu sinh tồn tại nhiều đời nay của các cộng
đồng dân cư bản địa có ảnh hưởng rất lớn đến tài nguyên thiên nhiên (đất,
nước, khoáng sản, tài nguyên rừng…). Sự gia tăng dân số cao đã gây áp lực
lên tài nguyên rừng và sự suy giảm tài nguyên làm mất cân bằng sinh thái, ô
nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu.
* Phân bố dân cư
Trên địa bàn 9 xã thuộc Khu BTTN Pù Hoạt có 139 thôn, bản, trong đó
có 73 thôn bản sống trong vùng đệm; đặc biệt có 19 thôn, bản với 1.381 hộ,
7.706 người sinh sống trong vùng rừng đặc dụng và rừng phòng hộ do Khu
BTTN Pù Hoạt quản lý. Các cộng đồng dân cư phần lớn phân bố theo dân tộc,
tập quán, phương thức canh tác nông lâm nghiệp.
- Dân cư sống trong vùng lõi Khu BTTN Pù Hoạt (vùng bảo vệ nghiêm
ngặt và vùng phục hồi sinh thái) gồm 9 bản: Nậm Tột, Huồi Xái 1, Huồi Xái 2
(xã Tri Lễ); Bản Cáng, bản Pục, bản Méo, Piềng Lâng (xã Nậm Giải); Bản Nà
Sái, Hủa Mương (xã Hạnh Dịch);
- Dân cư sống trong vùng rừng phòng hộ gồm 12 bản: Nậm Tột, Huồi Mới
1, Huồi Mới 2, Pà Khốm, Piêng Luông (xã Tri Lễ); Bản Nhọt Nhoóng (xã Nậm
Nhoóng); Bản Mứt, bản Coóng, Chăm Pụt (xã Hạnh Dịch); Bản Mường Phú,
Mường Piệt (xã Thông Thụ); Bản Na Câng (xã Tiền Phong);
Các vùng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thường ở các địa bàn là cao, xa
và phần lớn giáp biên giới Việt – Lào, nên việc quản lý về hành chính đối với
các khu dân cư và quản lý bảo vệ rừng cũng rất khó khăn.
32
1.7.2.2. Đời sống kinh tế - xã hội
Đây là những xã vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn của huyện Quế
Phong (một trong 62 huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, ngày
27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ).
Do đặc thù là vùng núi cao, địa hình phức tạp, sản xuất chủ yếu thuần
nông, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn chậm hoặc hầu như không có, các
cây trồng vật nuôi phổ biến là các loại truyền thống, năng suất thấp. Sản xuất
đang mang tính tự cung, tự cấp là chính, sản xuất hàng hóa chưa phát triển.
Kết quả điều tra, khảo sát tại các thôn thuộc 9 xã vùng quy hoạch cho thấy:
- Kinh tế hộ gia đình: Có 457 hộ giàu (chiếm 4,7% tổng số hộ); 4.815 hộ
trung bình và khá (chiếm 50% tổng số hộ); 4.357 hộ nghèo (chiếm 45,2%
tổng số hộ);
- Về tình trạng nhà ở: số liệu thống kê trên địa bàn vùng quy hoạch: hộ
có nhà xây kiên cố chiếm tỷ lệ 12,7% (1.227 hộ); hộ còn ở nhà tạm chiếm
25,4%; Đây là nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng tiêu cực đối với tài nguyên rừng,
cụ thể là đối với gỗ rừng tự nhiên trong khu vực là rất lớn. Hàng năm, số
lượng gỗ rừng tự nhiên bị người dân chặt hạ về làm nhà ở địa phương các xã
là hàng trăm m3
. Trong tương lai, dân số ngày một tăng, áp lực lên tài nguyên
rừng cũng ngày càng lớn.
33
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các loài thực vật bậc cao có mạch và
các kiểu thảm thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An.
2.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành từ tháng 3 năm 2017 đến tháng 8 năm 2019.
Mỗi năm có 6 đợt điều tra, thu mẫu, mỗi đợt 7 ngày.
Các tuyến điều tra gồm:
+ Tuyến Hạnh Dịch: gồm các tiểu khu: 59, 61, 62, 63, 72, 78.
+ Tuyến Thông Thụ: gồm các tiểu khu: 2, 11, 12, 17, 27, 41, 46, 47, 48,
49, 50, 64, 65, 68.
+ Tuyến Nậm Giải: gồm các tiểu khu: 91, 92, 94, 96, 97, 101.
+ Tuyến Đồng Văn: gồm các tiểu khu 16, 26, 36, 37, 38, 39, 40, 52.
+ Tuyến Tiền Phong: gồm các tiểu khu: 69, 76.
+ Tuyến Tri Lễ: gồm các tiểu khu: 95, 98, 103.
+ Tuyến Châu Thôn: gồm tiểu khu 115.
+ Tuyến Nậm Nhóong: gồm các tiểu khu: 126, 130.
+ Tuyến Cắm Muộn: gồm các tiểu khu 135.
Đã thu được 5.324 mẫu, hiện được lưu ở Viện Sinh thái và Tài nguyên
Sinh vật (HN), Viện Sinh học Nhiệt đới (VNM), Trường Đại học Đà Lạt
(DLU), Trường Đại học Kinh tế Nghệ An, Khu BTTN Pù Hoạt.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Xử lý, phân tích, giám định tên khoa học, xây dựng danh lục các loài
thực vật Khu BTTN Pù Hoạt.
- Đánh giá tính đa dạng về các taxon thực vật, dạng sống, yếu tố địa lý,
giá trị sử dụng, các loài thực vật quý hiếm và vấn đề bảo tồn.
- Phân loại và mô tả cấu trúc các kiểu thảm thực vật ở Khu BTTN Pù
Hoạt.
- Đề xuất các giải pháp bảo tồn về đa dạng thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt
34
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp kế thừa
Kế thừa các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các kết quả
nghiên cứu đã có ở khu vực nghiên cứu.
2.4.2. Phương pháp điều tra thực địa
Chọn tuyến và OTC để thu mẫu theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [129],
Thái Văn Trừng (1999) [40] và Klein R.M., Klein D.T. (1975) [135].
- Điều tra tuyến
- Điều tra theo tuyến vạch sẵn trên bản đồ địa hình; các tuyến lựa chọn
dựa trên các đường mòn có sẵn, để dễ tiếp cận khu vực hơn. Các tuyến điều tra
được xác định đảm bảo đi qua tất cả các trạng thái rừng và được đánh dấu trên
bản đồ cũng như đánh dấu trên thực địa bằng sơn hoặc dây nilon có màu dễ
nhận biết. Trên các tuyến điều tra đều ghi chép, thu thập tiêu bản của tất cả các
loài thực vật bậc cao có mạch với nội dung đề ra. Nội dung điều tra theo mẫu
biểu 01.
Mẫu biểu 01. BIỂU ĐIỀU TRA TUYẾN
Số hiệu Tuyến............................ Tờ số:........................... Kiểu rừng:......................
Đá mẹ, đất:................................ Địa hình:...................... Độ rộng tuyến.................
GPS Điểm đầu:................................................................... Độ cao:...........................
GPS Điểm kết thúc:............................................................. ………............................
Địa điểm:..........................................Ngày ĐT.................... Người ĐT:......................
- Điều tra trong ô tiêu chuẩn
Lựa chọn diện tích mỗi ô tiêu chuẩn (OTC) là 2.000 m² với kích thước
40 x 50 m. Trong mỗi OTC tiến hành lập 5 ô dạng bản (ODB) ở 4 góc và 1 ô
chính giữa, diện tích ô dạng bản là 25 m² có kích thước 5 x 5 m. Trong ô tiêu
chuẩn điều tra toàn diện tầng cây gỗ. Tầng cây bụi, thảm tươi, thực vật ngoại
tầng, cây tái sinh điều tra trong các ô dạng bản.
Các nội dung điều tra trong ô tiêu chuẩn theo các mẫu biểu 02, 03, 04.
35
- Thu mẫu thực vật
Mỗi cây ít nhất thu 2-3 mẫu tiêu bản, kích cỡ phải đạt 29 x 41 cm có
thể tỉa bớt cành, lá, nếu cần thiết, đeo số hiệu và ghi lý lịch mẫu, các mẫu từ
cùng một cá thể có cùng một số hiệu. Những đặc điểm dễ bị mất khi mẫu khô
(màu sắc của cây, hình dạng các ổ bào tử và cách sắp xếp của các ổ bào tử,
các kiểu lá...) được ghi chép đầy đủ vào lý lịch khi thu mẫu.
2.4.3. Xử lý và trình bày mẫu
Các mẫu thu thập từ thực địa được làm tiêu bản theo phương pháp
Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [129].
36
Sau khi xử lý sơ bộ ở ngoài thực địa, mẫu được tiếp tục xử lý khô tại phòng
Mẫu thực vật, Khoa Nông Lâm Ngư, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An. Các
mẫu tiêu bản đã được sấy khô và ép phẳng, sau đó trình bày và khâu đính trên
bìa giấy cứng kích thước 30 x 42 cm.
2.4.4. Giám định tên khoa học
Tên khoa học được xác định bằng phương pháp hình thái so sánh. Tài
liệu chính được sử dụng trong quá trình nghiên cứu gồm: Cây cỏ Việt Nam
của Phạm Hoàng Hộ (1999-2000) [46], Thực vật chí Trung Quốc, Tập 1-25
[27], Thực vật chí Đông Dương [39] và các bộ Thực vật chí Việt Nam (Tập 1-
21) [50-70]. Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập I-III [1], [47], trang Web:
http://www.theplantlist.org (The Plant List) [136]; kết hợp với Luật danh pháp
Quốc tế, Melbourne, ÚC (2012), và trên các trang http://www.ipni.org (The
International Plant Names Index) [137].
2.4.5. Lập danh lục thành phần loài
Danh lục thành phần loài được sắp xếp họ, chi, loài theo Brummitt
(1992) [18]. Ngoài tên khoa học và tên Việt Nam của các loài còn ghi tình
trạng bảo tồn trong Sách Đỏ Việt Nam cùng các thông tin khác gồm: dạng
sống, yếu tố địa lý và giá trị sử dụng, mẫu nghiên cứu.
2.4.6. Phương pháp đánh giá về đa dạng thực vật
2.4.6.1. Đánh giá đa dạng các ngành, lớp, họ và chi
Đánh giá về các ngành, hai lớp của ngành Ngọc lan, xác định họ, chi có
nhiều loài, tính tỷ lệ % số loài các chi đó so với toàn bộ số loài của cả hệ thực vật.
2.4.6.2. Phương pháp đánh giá về dạng sống
Tiến hành xác định, phân tích dạng sống của Hệ thực vật Khu BTTN Pù
Hoạt theo thang phân chia các dạng sống của Raunkiær (1934) [131] như sau:
1. Phanérophytes (Ph) - Cây có chồi trên đất.
2. Chaméphytes (Ch) - Cây có chồi sát mặt đất.
3. Hemicryptophytes (Hm) - Cây có chồi nửa ẩn.
4. Cryptophytes (Cr) - Cây có chồi ẩn.
5. Thérophytes (Th) - Cây chồi một năm.
37
Ngoài ra nhóm cây chồi trên (Ph) còn có các dạng sống phụ như:
a. Megaphanerophytes (Mg) - Cây có chồi trên đất lớn.
b. Mesophanerophytes (Me)- Cây chồi trên đất vừa.
c. Micro - phanérophytes (Mi) - Cây có chồi nhỏ trên đất.
d. Nano - phanérophytes (Na) - Cây có chồi lùn trên đất.
e. Lianes - phanérophytes (Lp) - Cây có chồi trên leo quấn.
f. Epiphytes - phanérophytes (Ep) - Cây có chồi sống bám, sống bì sinh.
g. Hemi - Parasite - phanérophytes (Pp) - Cây sống ký sinh hoặc bán ký sinh.
h. Phanérophytes - Herbaces (Hp) - Cây có chồi trên thân thảo.
i. Phanérophytes - Succulentes (Suc) - Cây chồi trên mọng nước.
Xây dựng phổ dạng sống: sau khi thống kê các loài theo các kiểu dạng
sống, tiến hành lập phổ dạng sống. Dựa vào đó để đánh giá mức độ đa dạng
của điều kiện sống (nhân tố sinh thái) cũng như thấy được mức độ tác động
của các nhân tố đối với Hệ thực vật.
2.4.6.3. Phương pháp đánh giá đa dạng về yếu tố địa lý
Việc thiết lập phổ các yếu tố địa lý, áp dụng sự phân chia của Nguyễn
Nghĩa Thìn (2007) [129], Hệ thực vật Việt Nam bao gồm các yếu tố sau:
1. Yếu tố toàn thế giới
2. Yếu tố liên nhiệt đới
2.1. Yếu tố Á - Mỹ
2.2. Yếu tố nhiệt đới Á, Phi, Mỹ
2.3. Yếu tố Nhiệt đới châu Á, châu Úc, châu Mỹ và các đảo Thái Bình
Dương
3. Yếu tố Cổ nhiệt đới
3.1. Yếu tố nhiệt đới Á - Úc
3.2. Yếu tố nhiệt đới Á - Phi
4. Yếu tố châu Á nhiệt đới
4.1. Yếu tố Đông Dương - Malêzi
4.2. Yếu tố Đông Dương - Ấn Độ
4.3. Yếu tố Đông Dương - Himalaya
38
4.4. Yếu tố Đông Dương - Nam Trung Hoa
4.5. Yếu tố Đông Dương
5. Yếu tố Ôn đới
5.1. Yếu tố Đông Á – Bắc Mỹ
5.2. Yếu tố Ôn đới Cổ thế giới
5.3. Yếu tố Ôn đới Địa Trung Hải
5.4. Yếu tố Đông Á
6. Yếu tố Đặc hữu Việt Nam
6.1. Yếu tố Gần đặc hữu
7. Yếu tố Cây trồng
Xây dựng phổ yếu tố địa lý thực vật: phân chia các loài vào từng yếu tố
địa lý thực vật và tiến hành lập phổ các yếu tố địa lý, để dễ dàng so sánh, xem
xét cấu trúc các yếu tố địa lý thực vật giữa các vùng với nhau.
2.4.6.4. Phương pháp đánh giá về giá trị tài nguyên và các loài thực vật quý
hiếm, bảo tồn
- Đánh giá về giá trị tài nguyên
Tìm hiểu sơ bộ về giá trị sử dụng của các loài qua phương pháp tiếp cận
cộng đồng (PRA: Participatory Rural Appraisal - đánh giá nhanh nông thôn có
sự tham gia của người dân). Sưu tầm các loài cây có giá trị sử dụng làm thuốc,
làm cảnh, cho tinh dầu… (theo kinh nghiệm dân gian). Ngoài ra, còn sử dụng
các tài liệu đã công bố trong và ngoài nước để tra cứu về giá trị sử dụng của các
loài như: Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi, 2012) [75], Những cây
thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi, 1999) [138], Cây Cỏ có ích ở Việt
Nam (Võ Văn Chi- Trần Hợp, tập I-1999, tập II-2002) [139], Cây thuốc và
Động vật làm thuốc ở Việt Nam (2004) [76]; Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam
(Triệu Văn Hùng và cộng sự, 2007) [140].
- Đa dạng các loài thực vật hiếm và vấn đề bảo tồn
Căn cứ vào các tiêu chuẩn của Sách Đỏ Việt Nam (2007) Error!
Reference source not found., thang đánh giá của IUCN (2017) Error!
Reference source not found., Nghị định số 06/2019/NĐ-CP về Quản lý thực
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn

More Related Content

What's hot

tài liệu kỹ thuật trồng nấm bào ngư xám
tài liệu kỹ thuật trồng nấm bào ngư xámtài liệu kỹ thuật trồng nấm bào ngư xám
tài liệu kỹ thuật trồng nấm bào ngư xámTrang Trại Nấm CNV
 
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...Quocphong Nguyen
 
Chuyên đề CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN T...
Chuyên đề CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN T...Chuyên đề CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN T...
Chuyên đề CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN T...hieupham236
 
218 mau slide lam bao cao de tai nckh cua hs sv
218 mau slide lam bao cao de tai nckh cua hs sv218 mau slide lam bao cao de tai nckh cua hs sv
218 mau slide lam bao cao de tai nckh cua hs svTuan Hoang
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP NƯỚC RỬA CHÉN TỪ THIÊN NHIÊN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP NƯỚC RỬA CHÉN TỪ THIÊN NHIÊN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP NƯỚC RỬA CHÉN TỪ THIÊN NHIÊN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP NƯỚC RỬA CHÉN TỪ THIÊN NHIÊN nataliej4
 
Tài liệu Nấm men
Tài liệu Nấm menTài liệu Nấm men
Tài liệu Nấm menvisinh11012
 
Đề Cương Thuyết Minh Dự Án Xây Dựng Mô Hình Sản Xuất Nấm Bào Ngư Trên Địa Bàn...
Đề Cương Thuyết Minh Dự Án Xây Dựng Mô Hình Sản Xuất Nấm Bào Ngư Trên Địa Bàn...Đề Cương Thuyết Minh Dự Án Xây Dựng Mô Hình Sản Xuất Nấm Bào Ngư Trên Địa Bàn...
Đề Cương Thuyết Minh Dự Án Xây Dựng Mô Hình Sản Xuất Nấm Bào Ngư Trên Địa Bàn...nataliej4
 
Chuong 1 sinh ly te bao thuc vat
Chuong 1 sinh ly te bao thuc vatChuong 1 sinh ly te bao thuc vat
Chuong 1 sinh ly te bao thuc vatdoivaban93
 
Nghiên cứu trích ly thành phần flavonoid từ lá củ đậu và thử nghiệm độc tính ...
Nghiên cứu trích ly thành phần flavonoid từ lá củ đậu và thử nghiệm độc tính ...Nghiên cứu trích ly thành phần flavonoid từ lá củ đậu và thử nghiệm độc tính ...
Nghiên cứu trích ly thành phần flavonoid từ lá củ đậu và thử nghiệm độc tính ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giao trinh doc hoc moi truong nguyen duc hue
Giao trinh doc hoc moi truong   nguyen duc hue Giao trinh doc hoc moi truong   nguyen duc hue
Giao trinh doc hoc moi truong nguyen duc hue Dangcong Dung
 
Báo cáo tổng 2
Báo cáo tổng 2Báo cáo tổng 2
Báo cáo tổng 2quocanhsmith
 
Quy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưa
Quy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưaQuy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưa
Quy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưaTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu trồng nấm bào ngư xám trên cơ chất mạt cưa cao su có bổ sung phân ...
Nghiên cứu trồng nấm bào ngư xám trên cơ chất mạt cưa cao su có bổ sung phân ...Nghiên cứu trồng nấm bào ngư xám trên cơ chất mạt cưa cao su có bổ sung phân ...
Nghiên cứu trồng nấm bào ngư xám trên cơ chất mạt cưa cao su có bổ sung phân ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao họcSlide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao họcVan Anh Phi
 
Sản xuất nấm paecilomyces sp. để phòng trừ tuyến trùng meloidogyne sp. gây hạ...
Sản xuất nấm paecilomyces sp. để phòng trừ tuyến trùng meloidogyne sp. gây hạ...Sản xuất nấm paecilomyces sp. để phòng trừ tuyến trùng meloidogyne sp. gây hạ...
Sản xuất nấm paecilomyces sp. để phòng trừ tuyến trùng meloidogyne sp. gây hạ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (20)

Đề tài: Nghiên cứu bào chế viên nén chứa cao Hà thủ ô đỏ, HAY
Đề tài: Nghiên cứu bào chế viên nén chứa cao Hà thủ ô đỏ, HAYĐề tài: Nghiên cứu bào chế viên nén chứa cao Hà thủ ô đỏ, HAY
Đề tài: Nghiên cứu bào chế viên nén chứa cao Hà thủ ô đỏ, HAY
 
tài liệu kỹ thuật trồng nấm bào ngư xám
tài liệu kỹ thuật trồng nấm bào ngư xámtài liệu kỹ thuật trồng nấm bào ngư xám
tài liệu kỹ thuật trồng nấm bào ngư xám
 
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
 
Chuyên đề CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN T...
Chuyên đề CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN T...Chuyên đề CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN T...
Chuyên đề CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN T...
 
Kiem nghiem thuoc bang phuong phap sinh hoc
Kiem nghiem thuoc bang phuong phap sinh hocKiem nghiem thuoc bang phuong phap sinh hoc
Kiem nghiem thuoc bang phuong phap sinh hoc
 
218 mau slide lam bao cao de tai nckh cua hs sv
218 mau slide lam bao cao de tai nckh cua hs sv218 mau slide lam bao cao de tai nckh cua hs sv
218 mau slide lam bao cao de tai nckh cua hs sv
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP NƯỚC RỬA CHÉN TỪ THIÊN NHIÊN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP NƯỚC RỬA CHÉN TỪ THIÊN NHIÊN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP NƯỚC RỬA CHÉN TỪ THIÊN NHIÊN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP NƯỚC RỬA CHÉN TỪ THIÊN NHIÊN
 
Tài liệu Nấm men
Tài liệu Nấm menTài liệu Nấm men
Tài liệu Nấm men
 
Lên men
Lên menLên men
Lên men
 
Đề Cương Thuyết Minh Dự Án Xây Dựng Mô Hình Sản Xuất Nấm Bào Ngư Trên Địa Bàn...
Đề Cương Thuyết Minh Dự Án Xây Dựng Mô Hình Sản Xuất Nấm Bào Ngư Trên Địa Bàn...Đề Cương Thuyết Minh Dự Án Xây Dựng Mô Hình Sản Xuất Nấm Bào Ngư Trên Địa Bàn...
Đề Cương Thuyết Minh Dự Án Xây Dựng Mô Hình Sản Xuất Nấm Bào Ngư Trên Địa Bàn...
 
Chuong 1 sinh ly te bao thuc vat
Chuong 1 sinh ly te bao thuc vatChuong 1 sinh ly te bao thuc vat
Chuong 1 sinh ly te bao thuc vat
 
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành dược, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành dược, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành dược, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành dược, HAY, 9 ĐIỂM
 
Nghiên cứu trích ly thành phần flavonoid từ lá củ đậu và thử nghiệm độc tính ...
Nghiên cứu trích ly thành phần flavonoid từ lá củ đậu và thử nghiệm độc tính ...Nghiên cứu trích ly thành phần flavonoid từ lá củ đậu và thử nghiệm độc tính ...
Nghiên cứu trích ly thành phần flavonoid từ lá củ đậu và thử nghiệm độc tính ...
 
Giao trinh doc hoc moi truong nguyen duc hue
Giao trinh doc hoc moi truong   nguyen duc hue Giao trinh doc hoc moi truong   nguyen duc hue
Giao trinh doc hoc moi truong nguyen duc hue
 
Báo cáo tổng 2
Báo cáo tổng 2Báo cáo tổng 2
Báo cáo tổng 2
 
Phổ uv vis
Phổ uv  visPhổ uv  vis
Phổ uv vis
 
Quy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưa
Quy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưaQuy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưa
Quy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưa
 
Nghiên cứu trồng nấm bào ngư xám trên cơ chất mạt cưa cao su có bổ sung phân ...
Nghiên cứu trồng nấm bào ngư xám trên cơ chất mạt cưa cao su có bổ sung phân ...Nghiên cứu trồng nấm bào ngư xám trên cơ chất mạt cưa cao su có bổ sung phân ...
Nghiên cứu trồng nấm bào ngư xám trên cơ chất mạt cưa cao su có bổ sung phân ...
 
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao họcSlide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
 
Sản xuất nấm paecilomyces sp. để phòng trừ tuyến trùng meloidogyne sp. gây hạ...
Sản xuất nấm paecilomyces sp. để phòng trừ tuyến trùng meloidogyne sp. gây hạ...Sản xuất nấm paecilomyces sp. để phòng trừ tuyến trùng meloidogyne sp. gây hạ...
Sản xuất nấm paecilomyces sp. để phòng trừ tuyến trùng meloidogyne sp. gây hạ...
 

Similar to Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn

Nghiên cứu hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng của các chủng v...
Nghiên cứu hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng của các chủng v...Nghiên cứu hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng của các chủng v...
Nghiên cứu hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng của các chủng v...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp thuộc đất trồng mướp đắng ...
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp thuộc đất trồng mướp đắng ...Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp thuộc đất trồng mướp đắng ...
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp thuộc đất trồng mướp đắng ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đất trồng hoa cúc thuộ...
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đất trồng hoa cúc thuộ...Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đất trồng hoa cúc thuộ...
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đất trồng hoa cúc thuộ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...
Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...
Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...nataliej4
 
Luận văn: Thành phần loài giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn - Gửi miễn ...
Luận văn: Thành phần loài giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn - Gửi miễn ...Luận văn: Thành phần loài giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn - Gửi miễn ...
Luận văn: Thành phần loài giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phân tích vai trò của gốc methionine trong cấu trúc nhân tố phiên mã ở cây đậ...
Phân tích vai trò của gốc methionine trong cấu trúc nhân tố phiên mã ở cây đậ...Phân tích vai trò của gốc methionine trong cấu trúc nhân tố phiên mã ở cây đậ...
Phân tích vai trò của gốc methionine trong cấu trúc nhân tố phiên mã ở cây đậ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu tính đa dạng về thành phần loài bò sát, lưỡng cư tại vườn quốc gia...
Nghiên cứu tính đa dạng về thành phần loài bò sát, lưỡng cư tại vườn quốc gia...Nghiên cứu tính đa dạng về thành phần loài bò sát, lưỡng cư tại vườn quốc gia...
Nghiên cứu tính đa dạng về thành phần loài bò sát, lưỡng cư tại vườn quốc gia...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái, HAY - Gửi miễn phí ...
Mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái, HAY - Gửi miễn phí ...Mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái, HAY - Gửi miễn phí ...
Mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái, HAY - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ cây cam canh, cây cam v2 tạ...
Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ cây cam canh, cây cam v2 tạ...Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ cây cam canh, cây cam v2 tạ...
Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ cây cam canh, cây cam v2 tạ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạ...
Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạ...Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạ...
Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu một số đặc điểm và đề xuất biện pháp phòng trừ sâu hại lá thông nh...
Nghiên cứu một số đặc điểm và đề xuất biện pháp phòng trừ sâu hại lá thông nh...Nghiên cứu một số đặc điểm và đề xuất biện pháp phòng trừ sâu hại lá thông nh...
Nghiên cứu một số đặc điểm và đề xuất biện pháp phòng trừ sâu hại lá thông nh...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn (20)

Nghiên cứu hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng của các chủng v...
Nghiên cứu hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng của các chủng v...Nghiên cứu hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng của các chủng v...
Nghiên cứu hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng của các chủng v...
 
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học ốc cạn (Land Snails) ở khu vực xã La Hi...
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học ốc cạn (Land Snails) ở khu vực xã La Hi...Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học ốc cạn (Land Snails) ở khu vực xã La Hi...
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học ốc cạn (Land Snails) ở khu vực xã La Hi...
 
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp thuộc đất trồng mướp đắng ...
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp thuộc đất trồng mướp đắng ...Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp thuộc đất trồng mướp đắng ...
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp thuộc đất trồng mướp đắng ...
 
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đất trồng hoa cúc thuộ...
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đất trồng hoa cúc thuộ...Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đất trồng hoa cúc thuộ...
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đất trồng hoa cúc thuộ...
 
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...
 
Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài, đặc trưng phân bố của mối
Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài, đặc trưng phân bố của mốiLuận văn: Nghiên cứu thành phần loài, đặc trưng phân bố của mối
Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài, đặc trưng phân bố của mối
 
Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...
Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...
Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...
 
Luận văn: Thành phần loài giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn - Gửi miễn ...
Luận văn: Thành phần loài giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn - Gửi miễn ...Luận văn: Thành phần loài giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn - Gửi miễn ...
Luận văn: Thành phần loài giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn - Gửi miễn ...
 
Phân tích vai trò của gốc methionine trong cấu trúc nhân tố phiên mã ở cây đậ...
Phân tích vai trò của gốc methionine trong cấu trúc nhân tố phiên mã ở cây đậ...Phân tích vai trò của gốc methionine trong cấu trúc nhân tố phiên mã ở cây đậ...
Phân tích vai trò của gốc methionine trong cấu trúc nhân tố phiên mã ở cây đậ...
 
Nghiên cứu tính đa dạng về thành phần loài bò sát, lưỡng cư tại vườn quốc gia...
Nghiên cứu tính đa dạng về thành phần loài bò sát, lưỡng cư tại vườn quốc gia...Nghiên cứu tính đa dạng về thành phần loài bò sát, lưỡng cư tại vườn quốc gia...
Nghiên cứu tính đa dạng về thành phần loài bò sát, lưỡng cư tại vườn quốc gia...
 
Mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái, HAY - Gửi miễn phí ...
Mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái, HAY - Gửi miễn phí ...Mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái, HAY - Gửi miễn phí ...
Mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái, HAY - Gửi miễn phí ...
 
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
 
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng di truyền quần thể Bách xanh tự nhiên (Calocedru...
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng di truyền quần thể Bách xanh tự nhiên (Calocedru...Luận văn: Nghiên cứu đa dạng di truyền quần thể Bách xanh tự nhiên (Calocedru...
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng di truyền quần thể Bách xanh tự nhiên (Calocedru...
 
Luận án: Phát triển giống lúa kháng rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal)
Luận án: Phát triển giống lúa kháng rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal)Luận án: Phát triển giống lúa kháng rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal)
Luận án: Phát triển giống lúa kháng rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal)
 
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
 
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
 
Luận án: Đặc điểm sinh học của rệp sáp bột hồng hại sắn, HAY
Luận án: Đặc điểm sinh học của rệp sáp bột hồng hại sắn, HAYLuận án: Đặc điểm sinh học của rệp sáp bột hồng hại sắn, HAY
Luận án: Đặc điểm sinh học của rệp sáp bột hồng hại sắn, HAY
 
Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ cây cam canh, cây cam v2 tạ...
Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ cây cam canh, cây cam v2 tạ...Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ cây cam canh, cây cam v2 tạ...
Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ cây cam canh, cây cam v2 tạ...
 
Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạ...
Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạ...Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạ...
Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạ...
 
Nghiên cứu một số đặc điểm và đề xuất biện pháp phòng trừ sâu hại lá thông nh...
Nghiên cứu một số đặc điểm và đề xuất biện pháp phòng trừ sâu hại lá thông nh...Nghiên cứu một số đặc điểm và đề xuất biện pháp phòng trừ sâu hại lá thông nh...
Nghiên cứu một số đặc điểm và đề xuất biện pháp phòng trừ sâu hại lá thông nh...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- NGUYỄN DANH HÙNG NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THỰC VẬT BẬC CAO CÓ MẠCH VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HOẠT, TỈNH NGHỆ AN LUẬN ÁN TIẾN SỸ SINH HỌC HÀ NỘI - 2020
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ……..….***………… NGUYỄN DANH HÙNG NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THỰC VẬT BẬC CAO CÓ MẠCH VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HOẠT, TỈNH NGHỆ AN LUẬN ÁN TIẾN SỸ SINH HỌC Chuyên ngành: Thực vật học Mã số: 9.42.01.11 Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Đỗ Ngọc Đài 2. PGS. TS. Trần Minh Hợi Hà Nội - 2020
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu riêng tôi. Các số liệu trong luận án được trích dẫn đầy đủ, rõ ràng. Tác giả luận án NCS Nguyễn Danh Hùng
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án ............................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................. 2 4. Bố cục của luận án.................................................................................... 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................... 3 1.1. Đa dạng sinh học.................................................................................... 3 1.2. Nghiên cứu về thực vật trên thế giới ..................................................... 3 1.2.1. Nghiên cứu về hệ thực vật .................................................................. 3 1.2.2. Nghiên cứu thảm thực vật................................................................... 5 1.3. Nghiên cứu về thực vật ở Việt Nam...................................................... 8 1.3.1. Nghiên cứu hệ thực vật....................................................................... 8 1.3.2. Nghiên cứu thảm thực vật.................................................................12 1.4. Nghiên cứu yếu tố địa lý thực vật........................................................20 1.5. Nghiên cứu phổ dạng sống ..................................................................23 1.6. Nghiên cứu thực vật ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt...................25 1.7. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ở Khu BTTN Pù Hoạt.............26 1.7.1. Điều kiện tự nhiên khu BTTN Pù Hoạt............................................26 1.7.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................30 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................................................33 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................33 2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................33 2.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................33 2.4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................34 2.4.1. Phương pháp kế thừa ........................................................................34 2.4.2. Phương pháp điều tra thực địa..........................................................34
  • 5. 2.4.3. Xử lý và trình bày mẫu .....................................................................35 2.4.4. Giám định tên khoa học.....................................................................36 2.4.5. Lập danh lục thành phần loài............................................................36 2.4.6. Phương pháp đánh giá về đa dạng thực vật......................................36 2.4.6.1. Đánh giá đa dạng các ngành, lớp, họ và chi..................................36 2.4.6.2. Phương pháp đánh giá về dạng sống .............................................36 2.4.6.3. Phương pháp đánh giá đa dạng về yếu tố địa lý............................37 2.4.6.4. Phương pháp đánh giá về giá trị tài nguyên và các loài thực vật quý hiếm, bảo tồn...............................................................................................38 2.4.7. Phương pháp xây dựng bản đồ thảm thực vật và hệ thống các đơn vị thảm thực vật...............................................................................................39 2.4.8. Phương pháp xây dựng đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn đa dạng thực vật ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt....................................40 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................42 3.1. Đa dạng về thành phần loài thực vật Bậc cao có mạch ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt...............................................................................................42 3.1.1. Đa dạng về các taxon thực vật ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt42 3.1.1.1. Đa dạng về bậc ngành....................................................................42 Về các chỉ số đa dạng của các taxon...........................................................51 3.1.1.2. Đa dạng về bậc họ..........................................................................52 3.1.1.3. Đa dạng về bậc chi.........................................................................54 3.1.2. Đa dạng về giá trị sử dụng................................................................55 3.1.3. Đa dạng về dạng sống.......................................................................63 3.1.4. Đa dạng về yếu tố địa lý ...................................................................67 3.1.5. Đa dạng về các loài thực vật nguy cấp .............................................70 3.1.6. Một số phát hiện mới cho khoa học và cho HTV Việt Nam ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt......................................................................72 3.2. Đa dạng về thảm thực vật ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt ..........91 3.2.1. Thành phần các kiểu thảm thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt .............93 3.2.2. Đặc điểm các kiểu thảm tại Khu BTTN Pù Hoạt .............................94
  • 6. 3.3. Đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt ...................................................................................................................105 3.3.1. Nguyên nhân đe dọa đa dạng thực vật tại Khu BTTN Pù Hoạt .....105 3.3.2. Những thuận lợi trong công tác bảo tồn đa dạng thực vật..............114 3.3.3. Những khó khăn trong công tác bảo tồn đa dạng thực vật.............116 3.3.4. Đề xuất giải pháp quản lý hệ thực vật tại Khu BTTN Pù Hoạt......118 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................129 1. Kết luận.................................................................................................129 2. Kiến nghị...............................................................................................130 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN.........................................131 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.........................................................................................132 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................134 PHỤ LỤC 1. DANH LỤC CÁC LOÀI THỰC VẬT Ở KHU BTTN PÙ HOẠT .........................................................Error! Bookmark not defined. PHỤ LỤC 2. DANH LỤC CÁC LOÀI THỰC VẬT NGUY CẤP Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HOẠT......Error! Bookmark not defined. PHỤ LỤC 3. HÌNH ẢNH VỀ ĐIỀU TRA THỰC ĐỊA VÀ MỘT SỐ LOÀI THỰC VẬT Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HOẠT............Error! Bookmark not defined.
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 3.1. Phân bố của các bậc taxon ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt 43 Bảng 3.2. Phân bố của các taxon trong hai lớp của ngành Ngọc lan 44 Bảng 3.3. So sánh cấu trúc tỷ lệ % số loài của lớp Ngọc lan và lớp Hành trong ngành Ngọc lan giữa Pù Hoạt với Pù Mát, Pù Luông và Xuân Liên 45 Bảng 3.4. So sánh tỷ lệ % số loài của HTV Pù Hoạt với HTV Việt Nam 46 Bảng 3.5. So sánh cấu trúc tỷ lệ % số loài của HTV Pù Hoạt với Pù Mát, Pù Luông và Xuân Liên 48 Bảng 3.6. So sánh tỷ lệ % số loài của Pù Hoạt với Xuân Liên, Pù Mát và Pù Luông 50 Bảng 3.7. So sánh số loài trên cùng một đơn vị diện tích của Pù Hoạt với Xuân Liên, Pù Mát và Pù Luông 51 Bảng 3.8. Các chỉ số đa dạng của từng ngành và cả hệ thực vật 51 Bảng 3.9. So sánh các chỉ số của HTV Pù Hoạt với các chỉ số của Pù Mát, Xuân Liên và Pù Luông 52 Bảng 3.10. Các họ đa dạng nhất của hệ thực vật Pù Hoạt 53 Bảng 3.11. So sánh số lượng các loài trong các họ đa dạng nhất của hệ thực vật Pù Hoạt với hệ thực vật Việt Nam 54 Bảng 3.12. Các chi đa dạng nhất của hệ thực vật Pù Hoạt 55 Bảng 3.13. Giá trị sử dụng của các loài thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt 56 Bảng 3.14. So sánh tỷ lệ % về số loài các giá trị tài nguyên nổi bật của HTV Pù Hoạt với Xuân Liên, Pù Mát và Pù Luông 62 Bảng 3.15. Dạng sống của các loài thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt 63 Bảng 3.16. So sánh phổ dạng sống của Pù Hoạt với các hệ thực vật Pù Luông, Xuân Liên, Pù Mát, Bến En và Việt Nam 64
  • 8. Bảng 3.17. Tỷ lệ dạng sống cây chồi trên (Ph) ở Khu BTTN Pù Hoạt 65 Bảng 3.18. Yếu tố địa lý của các loài thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt 68 Bảng 3.19. Phân bố của các loài theo theo các mức độ bị đe dọa ở Pù Hoạt 71 Bảng 3.20. So sánh loài Camellia ngheanensis với loài Camellia euphlebia 74 Bảng 3.21. So sánh loài C. puhoatensis với loài C. dormoyana 77 Bảng 3.22. So sánh loài Loxostigma puhoatensis với loài Loxostigma mekongense và Loxostigma griffithii 81 Bảng 3.23. Thông tin tóm tắt đặc điểm các ô tiêu chuẩn ở Khu BTTN Pù Hoạt 92 Bảng 3.24. Diện tích các kiểu thảm thực vật rừng tại Khu BTTN Pù Hoạt 93 Bảng 3.25. Số vụ khai thác gỗ trái phép tại Pù Hoạt giai đoạn 2013-2019 106 Bảng 3.26. Giá trị thương mại của một số loài LSNG trên thị trường Nghệ An 108
  • 9. DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1. Sơ đồ tuyến điều tra thực vật tại Khu BTTN Pù Hoạt Hình 3.1. Phân bố của các taxon bậc ngành ở Khu BTTN Pù Hoạt 43 Hình 3.2. Tỷ lệ % của lớp Ngọc lan so với lớp Hành trong ngành Ngọc lan 45 Hình 3.3. So sánh tỷ lệ % số loài của lớp Hành và Ngọc lan trong ngành Ngọc lan của Pù Hoạt với Pù Mát, Pù Luông, Xuân Liên 46 Hình 3.4. So sánh tỷ lệ % của HTV Pù Hoạt với HTV Việt Nam 47 Hình 3.5. So sánh tỷ lệ % số loài trong các ngành thực vật ở Pù Hoạt với Pù Mát, Xuân Liên và Pù Luông 49 Hình 3.6. Giá trị sử dụng của các loài thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt 57 Hình 3.7. Phổ dạng sống của hệ thực vật Khu BTTN Pù Hoạt 64 Hình 3.8. Phổ dạng sống của nhóm cây chồi trên Ph ở Khu BTTN Pù Hoạt 66 Hình 3.9. Phố các yếu tố địa lý cơ bản của hệ thực vật Pù Hoạt 69 Hình 3.10. Bản đồ phân bố các loài thực vật nguy cấp ở Khu BTTN Pù Hoạt Hình 3.11. Ảnh vệ tinh Sentinel ranh giới Khu BTTN Pù Hoạt Hình 3.12. Bản đồ thảm thực vật rừng tại Khu BTTN Pù Hoạt
  • 10. DANH MỤC CÁC ẢNH Trang Ảnh. 3.1. Camellia ngheanensis Do N. D., Luong V.D., Ly N.S., Le T.H. & Nguyen D.H. 73 Ảnh 3.2. Camellia puhoatensis N.S. Ly, V.D. Luong, T.H. Le, D.H. Nguyen & N.D. Do 76 Ảnh 3.3. Loxostigma puhoatensis Ly N.S., Le T.H., Nguyen D.H. & Do D.N. 80 Ảnh 3.4. Zingiber nudicarpum D. Fang 83 Ảnh 3.5. Zingiber neotruncatum T.L. Wu, K. Larsen & Turland 86 Ảnh 3.6. Amomum glabrum S.Q.Tong 88 Ảnh 3.7. Spatholobus pulcher Dunn 90 Ảnh 3.8. Một số nhân tố tác động đến hệ thực vật Khu BTTN Pù Hoạt 107 Ảnh. 3.9. Khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ 110
  • 11. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BTTN: Bảo tồn thiên nhiên ĐDSH: Đa dạng sinh học HTV: Hệ thực vật VQG: Vườn quốc gia QLBVR: Quản lý bảo vệ rừng TCN: Trước công nguyên SL: Số lượng 1. Dạng sống Ph Phanerophytes - Cây có chồi trên đất Mg Megaphanerophytes - Cây có chồi lớn Me Mesophanerophytes- Cây chồi trên vừa Mi Microphanerophytes - Cây có chồi nhỏ trên đất Na Nanophanerophytes - Cây có chồi lùn trên đất Lp Lianesphanerophytes - Cây dây leo Ep Epiphytes phanerophytes - Cây sống bám Hp Herbo phanerophytes -Cây có chồi trên thân thảo Pp Parasit-hemiparasit-phanerophytes - Cây ký sinh hay bán ký sinh Suc Phanerophytes Succulentes - Cây mọng nước Ch Chamaephytes - Cây có chồi sát mặt đất Hm Hemicryptophytes - Cây có chồi nửa ẩn Cr Cryptophytes - Cây có chồi ẩn Th Therophytes - Cây một năm 2- Yếu tố địa lý 1 Yếu tố toàn thế giới 2 Yếu tố liên nhiệt đới 2.1 Yếu tố nhiệt đới Á - Mỹ 2.2 Yếu tố nhiệt đới Á - Phi - Mỹ 2.3 Yếu tố nhiệt đới Á - Phi - Mỹ và các đảo Thái Bình Dương 3 Yếu tố cổ nhiệt đới 3.1 Yếu tố nhiệt đới Á - Úc
  • 12. 3.2 Yếu tố nhiệt đới Á - Phi 4 Yếu tố châu á nhiệt đới 4.1 Yếu tố Đông Dương - Malêsia 4.2 Yếu tố Đông Dương-Ấn Độ 4.3 Yếu tố Đông Dương - Himalaya 4.4 Yếu tố Đông Dương - Nam Trung Quốc 4.5 Đặc hữu Đông Dương 5 Yếu tố ôn đới 5.1 Ôn đới châu Á - Bắc Mỹ 5.2 Ôn đới cổ thế giới 5.3 Ôn đới Địa Trung Hải 5.4 Đông Á 6 Đặc hữu Việt Nam 6.1 Yếu tố gần đặc hữu Việt Nam 7 Yếu tố cây trồng 3. Giá trị sử dụng CAN Cây làm ảnh LGO Cây cho gỗ THUOC Cây cho thuốc CTD Cây có tinh dầu ANĐ Cây ăn được AGS Cây làm thức ăn gia súc DAN Cây đan lát DOC Cây cho độc CDB Cây cho dầu béo TAN Cây cho tanin DAY Cây cho dây buộc GIA Cây cho gia vị
  • 13. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Đa dạng sinh học (ĐDSH) có vai trò cực kì to lớn đối với con người. Từ xa xưa, con người đã sử dụng nguồn tài nguyên này cho nhiều mục đích khác nhau để phục vụ đời sống như: lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nơi ở và ngay cả những hoạt động tinh thần như phong tục tập quán, nghệ thuật - thi ca, hội hoạ... cũng đều xuất phát từ mối liên hệ giữa con người và những sinh vật xung quanh. Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với các khu hệ động vật, thực vật, nấm, vi sinh vật rất đa dạng và phong phú nên được xem là một trong những trung tâm ĐDSH cao trên thế giới. Đến nay, ở Việt Nam biết khoảng hơn 13.000 loài thực vật bậc cao có mạch [1]; hàng năm, con số này vẫn tăng lên vì có nhiều loài mới được phát hiện và bổ sung thêm. Khu BTTN Pù Hoạt bao gồm những khối núi lớn với độ cao là 2.457 m. Đây là vùng nằm trong “Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An” được UNESCO công nhận ngày 20/9/2007. Khu BTTN Pù Hoạt có tổng diện tích 90.741 ha, thuộc phạm vi 9 xã của huyện Quế Phong gồm: Thông Thụ, Đồng Văn, Tiền Phong, Hạch Dịch, Nậm Giải, Tri Lễ, Nậm Nhoóng, Cắm Muộn và Châu Thôn, ở phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An, có tọa độ địa lý 190 27’46” - 190 59’55” độ vĩ Bắc, 1040 37’-1040 14’ độ kinh Đông. Tuy có Hệ thực vật phong phú nhưng những nghiên cứu về chúng còn rất ít. Một số công trình đã có của Lê Thị Hương và công sự (2012) [2], Đoàn Điều tra Quy hoạch lâm nghiệp Nghệ An (2013) [3], Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An (2017) [4] mới đề cập đến những khía cạnh khác nhau chưa mang tính hệ thống và cập nhập đầy đủ về Khu hệ thực vật bậc cao có mạch. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch và đề xuất các giải pháp bảo tồn ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An”.
  • 14. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá được tính đa dạng hệ thực vật bậc cao có mạch (thành phần loài, thảm thực vật) ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt nhằm đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Ý nghĩa khoa học + Cập nhật, bổ sung và hệ thống các dẫn liệu về đa dạng Hệ thực vật bậc cao có mạch tại Khu BTTN Pù Hoạt, trong số đó đã mô tả 3 loài mới cho khoa học, ghi nhận 4 loài bổ sung cho Hệ thực vật Việt Nam. + Đánh giá được tính đa dạng thành phần loài, dạng sống, yếu tố địa lý, giá trị sử dụng và giá trị bảo tồn làm cơ sở cho công tác bảo tồn đa dạng thực vật nói riêng và sinh học nói chung ở Khu BTTN Pù Hoạt. + Phân loại các kiểu thảm thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt. + Đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng thực vật. - Ý nghĩa về thực tiễn + Trên cơ sở những luận cứ khoa học thu được, kết quả của luận án sẽ giúp các nhà quản lý đề xuất và xây dựng chiến lược bảo tồn tổng thể cũng như bảo tồn các loài thực vật có giá trị khoa học, kinh tế, quý hiếm, cùng các kiểu rừng hiện có tại Khu BTTN Pù Hoạt. + Danh lục các loài cây có giá trị sử dụng sẽ hỗ trợ tốt cho việc định hướng quản lý, phát triển, khai thác và sử dụng hợp lý bền vững trong tương lai. 4. Bố cục của luận án Luận án gồm 130 trang, 25 bảng, 14 hình, 9 trang ảnh. Được cấu trúc thành các phần chính như sau: Mở đầu (2 trang); Chương 1: Tổng quan tài liệu (30 trang); Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu (9 trang); Chương 3: Kết quả và thảo luận (87 trang); Kết luận và kiến nghị (2 trang); Điểm mới của luận án (1 trang); Danh mục công trình công bố liên quan đến luận án (2 trang); Tài liệu tham khảo (14 trang) và phần phụ lục (gồm 3 phụ lục, 143 trang, 142 ảnh).
  • 15. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đa dạng sinh học Vấn đề đa dạng sinh học và bảo tồn đã trở thành một chiến lược trên toàn thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế đã ra đời để hướng dẫn, giúp đỡ và tổ chức việc đánh giá, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học trên toàn cầu. Đó là Hiệp hội Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (IUCN) [5], Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) [6], Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) [7], Viện Tài nguyên di truyền thực vật Quốc tế (IPGRI) [8]... Loài người muốn tồn tại lâu dài trên trái đất thì phải có một dạng phát triển mới và phải có cách sống mới. Nhu cầu cơ bản và sự sống còn của con người phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, nếu những tài nguyên đó bị giảm sút thì cuộc sống của chúng ta và con cháu của chúng ta sẽ bị đe doạ [9]. Chúng ta đã quá lạm dụng những nguồn tài nguyên đó, nên ngày nay loài người đang đứng trước hiểm hoạ. Hội nghị thượng đỉnh về vấn đề môi trường và đa dạng sinh học đã được tổ chức tại Rio de Janeiro (Brazil) tháng 6 năm 1992, 150 nước đã ký vào Công ước về Đa dạng sinh vật và các biện pháp bảo vệ chúng. Công ước Quốc tế tại Rio de Janeiro (Brazil) tháng 6 năm 1992 đã xác định: sự đa dạng trong một loài, sự tác động gữa các loài và đa dạng hệ sinh thái [10]. 1.2. Nghiên cứu về thực vật trên thế giới 1.2.1. Nghiên cứu về hệ thực vật Nghiên cứu về hệ thực vật được thực hiện từ thời Ai Cập Cổ đại cách đây hơn 3.000 năm TCN và Trung Quốc cổ đại cách đây 2.200 năm TCN, sau đó là ở Hy Lạp, La Mã cổ đại cũng xuất hiện hàng loạt các tác phẩm về thực vật [11]. Théophraste (371-286 TCN) là người đầu tiên đề xướng ra phương pháp phân loại thực vật và phân biệt một số tính chất cơ bản trong cấu tạo cơ thể thực vật. Trong hai tác phẩm "Lịch sử thực vật" (Historia Plantarum) và "Cơ sở thực vật" đã mô tả được khoảng 500 loài cây cỏ. Sau đó nhà bác học
  • 16. 4 La Mã Plinus (79-24 TCN) viết bộ "Lịch sử tự nhiên" (Historia Naturalis), đã mô tả gần 1.000 loài cây. Cùng thời này có Dioseoride (20-60) một thầy thuốc của vùng Tiểu Á đã viết cuốn sách "Dược liệu học" chủ yếu nói về cây thuốc với hơn 500 loài cây và xếp chúng vào các họ khác nhau [11]. Thời kỳ Phục Hưng thế kỷ (XV - XVI) có các công trình của Andrea Caesalpino (1519 - 1603) ông đưa ra bảng phân loại đầu tiên về thực vật [12]; John Ray (1628 -1705) mô tả được gần 18.000 loài thực vật trong cuốn "Lịch sử thực vật” [12]. Tiếp sau đó Linnée (1753) với bảng phân loại được coi là đỉnh cao của hệ thống phân loại thực vật lúc bấy giờ. Ông đã đưa ra cách đặt tên bằng tiếng La tinh gồm 2 từ ghép lại mà ngày nay chúng ta còn sử dụng và ông đưa ra hệ thống phân loại gồm 7 đơn vị phân loại: Giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài [13]. Từ nửa sau thế kỷ XIX đến nay có các công trình nghiên cứu về phân loại thực vật của các tác giả như: Cronquits (1981) [14], Hutchinson (1975) đã đưa ra hệ thống phân loại của thực vật có hoa [15], Takhtajan (1987, 2009) [16], [17]. Đáng lưu ý, R. K. Brummitt (1992), chuyên gia của Bảo tàng Thực vật Hoàng Gia Anh, trong cuốn “Vascular plant families and genera” đã thống kê tiêu bản thực vật bậc cao có mạch trên thế giới vào 13.884 chi, 511 họ thuộc 6 ngành là: Psilotophyta, Lycopodiophyta, Equisetophyta, Polypodiophyta, Pinophyta và Magnoliophyta. Trong đó Magnoliophyta có 13.477 chi, 454 họ và được chia ra 2 lớp là Magnoliopsida bao gồm 10.715 chi, 357 họ và Liliopsida bao gồm 2.762 chi, 97 họ [18]. V. H. Heywood (2007) đã ghi nhận thực vật có hoa trên thế giới với ước tính có khoảng 250.000 loài [19]. Gần đây, dựa trên sinh học phân tử các nhà nghiên cứu về thực vật phân loại dựa vào chủng loại phát sinh đã phân chia các lớp, phân lớp theo hệ thống APG IV [20]. Ở các nước châu Âu, châu Mỹ, việc nghiên cứu hệ thực vật trên toàn lãnh thổ đã được hoàn thành từ lâu. Hầu hết các vật mẫu đã được thu thập và lưu trữ tại các phòng mẫu khô (Herbarium) như: Kew (Anh), Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Paris (Pháp), New York (Hoa Kỳ), Xanh Pê-téc-bua (Nga)... Vì vậy, khi xây
  • 17. 5 dựng các Khu BTTN và VQG hết sức thuận lợi, đơn giản đối với họ. Một số công trình tiêu biểu của một số nước châu Á như: Thực vật chí Ấn Độ [21], Thực vật chí Malaixia (1948-1972) [22], Thực vật chí Thái Lan (1970-2012) [23], Thực vật chí Hải Nam (1971-1980) [24], Thực vật chí Vân Nam (1977- 1997) [25], Thực vật chí Trung Quốc (1994-2013), (1968-2000) [26], [27], Thực vật chí Hồng Kông (2007-2009) [28], Thực vật chí Đài Loan (1993- 2000) [29],… Như vậy, nghiên cứu về đa dạng thực vật nói chung trên thế giới ở các nước tiên tiến đã có các công trình khá đầy đủ về thực vật chí, phòng tiêu bản thực vật để giúp cho quá trình tra cứu và nghiên cứu tiếp theo được thuận lợi và dễ dàng. 1.2.2. Nghiên cứu thảm thực vật Nghiên cứu về thảm thực vật, có nhiều quan điểm khác nhau, mỗi quan điểm đều đưa ra những cách thức phân loại riêng theo từng mục đích như phân loại rừng dựa theo cấu trúc và ngoại mạo. Đây là hướng cổ điển được nhiều nhà nghiên cứu áp dụng như A. F. Schimper (1903) [30], Champion (1936) [31], A. Aubréville (1949) [32], Schimithusen (1959) [33], UNESCO (1973) [34],… Cơ sở phân loại của xu hướng này thường là đặc điểm phân bố, dạng sống ưu thế, cấu trúc tầng thứ và một số đặc điểm hình thái khác của quần xã thực vật. Champion (1936) đã phân biệt 4 đai thảm thực vật lớn dựa vào nhiệt độ là: nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới và núi cao [31]. Bear (1944) đã đưa ra hệ thống 3 cấp là: quần hợp, quần hệ và loạt quần hệ [35]. Forber (1958) đưa ra đề án hệ thống phân loại chung cho thảm thực vật rừng nhiệt đới dựa vào hình thái ngoại mạo cấu trúc quần thể là: lớp quần hệ, quần hệ và phân quần hệ [36]. Theo Schimitthusen (1959), ở châu Âu hệ thống phân loại thảm thực vật chủ yếu phân loại theo quần xã thực vật. Ở Phần Lan, A. K. Caiande lại dựa vào thực vật thảm tươi để phân loại rừng. Ông cho rằng trong lâm phần thành thục, tổ thành thảm tươi không chỉ phụ thuộc vào hoàn cảnh sinh thái môi trường mà còn phụ thuộc vào cả tổ thành loài cây gỗ của lâm phần. Theo
  • 18. 6 đó, thảm tươi là chỉ tiêu tốt nhất để xem xét tính đồng nhất sinh học của môi trường, kể cả tính đồng nhất về hiệu quả của thực vật rừng. Tuy thế, điều này không hoàn toàn đúng vì thực tế thảm tươi có khả năng chỉ thị nhưng không có khả năng chỉ thị cho tất cả các điều kiện lập địa. Ngoài ra các yếu tố bên ngoài như lửa rừng, khai thác,… cũng ảnh hưởng lên thảm tươi [33]. Ở Mỹ, phân loại rừng chủ yếu dựa vào học thuyết cực đỉnh (climax) của Clement. Theo học tuyết này, climax tạo cho quần xã thực vật ổn định trong quá trình phát triển lâu dài trên những vùng lãnh thổ rộng lớn với đất đai đã được hình thành từ lâu. Khí hậu là nhân tố để xác định Climax [33]. Cũng theo Schmitthusen (1959), thảm tươi trên trái đất được chia thành 9 lớp quần hệ là: lớp quần hệ rừng, lớp quần hệ cây bụi, lớp quần hệ Sa-van, lớp quần hệ đồng cỏ và nửa cây bụi, lớp quần hệ thực vật sống 1 năm, lớp quần hệ hoang mạc, lớp quần hệ đồng rêu, lớp quần hệ thực vật hồ nước nội địa và lớp quần hệ thực vật biển [33]. Năm 1973, UNESCO đã công bố khung phân loại thảm thực vật trên thế giới dựa theo nguyên tắc ngoại mạo và cấu trúc, được thể hiện trên bản đồ 1:2.000 000; chia có 5 lớp quần hệ trên thế giới làm 5 lớp quần hệ là lớp quần hệ rừng rậm, lớp quần hệ rừng thưa, lớp quần hệ cây bụi, lớp quần hệ cây bụi lùn và các quần xã gần gũi và lớp quần hệ cây thảo. Mỗi lớp quần hệ lại chia ra thành các phân lớp, mỗi phân lớp lại chia ra thành các nhóm quần hệ và sau đó mới đến các quần hệ. Mỗi quần hệ được phân nhỏ thành các phân quần hệ và dưới đó là quần hợp [34]. Hệ thống đó được sắp xếp như sau: 1. Lớp quần hệ 1.A. Phân lớp quần hệ 1.A.1. Nhóm quần hệ 1.A.1.1. Quần hệ 1.A.1.1.1. Phân quần hệ Đến nay, dù dưới các hình thức phân loại khác nhau, dựa trên những nhân tố khác nhau, nhưng 14 nhóm thảm thực vật chính trên trái đất được nhiều tác giả công nhận. Các nhóm đó đan xen vào nhau và xuất hiện trong
  • 19. 7 các đai khí hậu khác nhau. Điều đó được thể hiện khá rõ nét trên cơ sở bản đồ của Udvardy (1975) và sơ đồ phân loại của Holdridge (1867). Chi tiết các nhóm như sau: 1. Rừng mưa nhiệt đới 2. Rừng mưa á nhiệt đới-ôn đới 3. Rừng lá kim ôn đới 4. Rừng khô nhiệt đới 5. Rừng lá rộng ôn đới 6. Rừng lá cứng thường xanh 7. Sa mạc và bán sa mạc 8. Sa mạc, bán sa mạc lạnh 9. Đầm rêu (Tundra) và sa mạc cực 10. Trảng và đồng cỏ nhiệt đới 11. Đồng cỏ ôn đới 12. Thảm thực vật vùng núi 13. Thảm thực vật vùng đảo 14. Thảm thực vật ao hồ Ở châu Âu, theo Schitmithusen (1959) có hai hệ thống phân loại thảm thực vật chủ yếu, đó là hệ thống phân loại quần xã thực vật của Braun- Blanquet 1928 phần lớn được thực hiện bởi các nhà thực vật học theo trường phái của Pháp và hệ thống phân loại các quần thể thực vật chủ yếu được thực hiện bởi các nhà địa thực vật học của Đức. Việc phân loại rừng nhằm các mục đích kinh doanh đều rất đa dạng với nhiều trường phái và phương pháp phân loại khác nhau như: trường phái Liên Xô cũ, trường phái Pháp, trường phái Hà Lan, trường phái Mỹ, trường phái Canada,… Nói chung tùy mục đích nghiên cứu, mỗi trường phái lựa chọn yếu tố chủ đạo và đưa ra nguyên tắc phân loại khác nhau. Nga là một nước có lịch sử lâu dài về vấn đề phân loại rừng theo điều kiện tự nhiên. Tuy nhiên phải đến đầu thế kỷ 20, Môrôđốp mới là người đầu tiên đặt nền móng chắc chắn cho vấn đề phân loại rừng phục vụ kinh doanh. Theo ông, kiểu rừng là tập hợp các lâm phần có thể khác nhau về những đặc trưng thứ yếu nhưng lại tương tự nhau về lập địa, đặc biệt là nhân tố thổ nhưỡng. Ông đã tiến hành phân loại rừng theo 5 yếu tố hình thành rừng: + Đặc tính sinh thái học của cây cao. + Hoàn cảnh địa lý (khí hậu, thổ nhưỡng, địa chất,…). + Quan hệ giữa các thực vật tạo nên quần lạc và quan hệ giữa chúng với động vật.
  • 20. 8 + Nhân tố lịch sử địa chất. + Tác động của con người. Kế thừa học thuyết của Môrôđốp và dựa trên quan điểm coi rừng là một sinh địa quần lạc, Sucasốp đã xây dựng nên trường phái phân loại kiểu rừng mà theo ông nó phải dựa vào những đặc điểm tổng hợp để phân loại. Theo đó, khi tiến hành phân loại rừng yếu tố đầu tiên cần phải chú ý là địa hình, sau đó là thực bì và thổ nhưỡng. 1.3. Nghiên cứu về thực vật ở Việt Nam 1.3.1. Nghiên cứu hệ thực vật Nghiên cứu về Hệ thực vật Việt Nam chủ yếu là các tác giả người Pháp, điển hình là các công trình của Loureiro (1793) về nghiên cứu rừng ở Nam Bộ [37], sang thế kỷ XIX có công trình của Pierre (1880-1988) [38] và cho đến những năm đầu của thế kỷ XX đã xuất hiện một số công trình nổi tiếng, là nền tảng cho việc đánh giá tính đa dạng thực vật Việt Nam, đó là bộ Thực vật chí đại cương Đông Dương, gồm 7 tập chính và 1 tập bổ sung, đã được công bố từ năm 1907 tới 1952 bởi nhà thực vật người Pháp là H. Lecomte chủ biên cùng cộng sự (1907-1951) [39]. Trong công trình này, các tác giả người Pháp đã thu mẫu và định tên, lập khoá định loại và mô tả các loài thực vật có mạch trên toàn bộ lãnh thổ ba nước Đông Dương. Trên cơ sở bộ thực vật chí Đông Dương, Thái Văn Trừng (1978) trong công trình “Thảm thực vật rừng Việt Nam” đã thống kê Khu Hệ thực vật Việt Nam có 7.004 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 1.850 chi và 289 họ. Trong đó: ngành Ngọc lan có 3.366 loài (90,9%), 239 họ (82,7%) và 1.727 chi (93,4%). Ngành Dương xỉ và họ hàng Dương xỉ có 599 loài (8,6%), 42 họ (14,5%) và 205 chi (5,57%); ngành Thông 39 loài (0,5%), 8 họ (2,8%), 18 chi (0,9%) [40], [41]. Tiếp theo phải kể đến bộ sách Thực vật chí Campuchia, Lào và Việt Nam "Flore du Cambodge du Laos et du Vietnam" do Aubréville khởi xướng và chủ biên (1960-2001) cùng với nhiều tác giả khác. Đến nay đã công bố 31 tập nhỏ gồm 75 họ cây có mạch, nghĩa là chưa đầy 21% tổng số họ đã có
  • 21. 9 [42]. Năm 1969-1984, Lê Khả Kế và cộng sự công bố bộ sách “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam” [43]. Lê Trần Chấn và cộng sự (1999) khi nghiên cứu một số đặc điểm của Hệ thực vật Việt Nam đã ghi nhận có 10.192 loài thuộc 2.298 chi, 285 họ của 6 ngành thực vật [44]. Đáng chú ý nhất là bộ “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (1993) xuất bản tại Canada và đã được tái bản có bổ sung tại Việt Nam (1999 - 2000), thống kê mô tả 11.611 loài, thuộc 3.179 chi, 295 họ và 6 ngành [45], [46]. Năm 2001, 2003, 2005, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam lần lượt công bố 3 tập "Danh lục các loài thực vật Việt Nam", trong đó đã cập nhật, thống kê được tương đối đầy đủ các loài thực vật có ở Việt Nam. Trong tài liệu này, đã công bố 11.238 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 2.435 chi, 327 họ [1], [47]. Những năm gần đây, các tập Thực vật chí Việt Nam về một số họ riêng biệt đã được công bố như họ Lan (Orchidaceae) ở Việt Nam của L. V. Averyanov and A. V. Averyanov (2003) [48], [49], họ Na (Annonaceae) của Nguyễn Tiến Bân (2000) [50], họ Bạc hà (Lamiaceae) (2000) và họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) (2007) của Vũ Xuân Phương [51], [52], họ Cói (Cyperaceae) của Nguyễn Khắc Khôi (2002) [53], họ Đơn nem (Myrsinaceae) của Trần Thị Kim Liên (2002) [54], họ Trúc đào (Apocynaceae) của Trần Đình Lý (2007) [55], họ Cúc (Asteraceae) của Lê Kim Biên (2007) [56], Chi Hoàng thảo (Dendrobium) của Dương Đức Huyến (2007) [57], họ Rau răm (Polygonaceae) và Bộ loa kèn (Liliales) của Nguyễn Thị Đỏ (2007) [58], [59], họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) Việt Nam của Nguyễn Nghĩa Thìn (2006) [60], họ Long não (Lauraceae) của Nguyễn Kim Đào (2017) [61], họ Gừng (Zingiberaceae) của Nguyễn Quốc Bình (2017) [62], họ Tai voi (Gesreniaceae) của Vũ Xuân Phương (2017) [63], họ Chè (Theaceae) của Nguyễn Hữu Hiến (2017) [64], họ Thiên lý (Asclepiadaceae) của Trần Thế Bách (2017) [65], họ Bồ hòn (Sapindaceae) của Hà Minh Tâm (2017) [66], họ Cau (Arecaceae) của Trần Thị Phương
  • 22. 10 Anh [67], họ Bông (Malvaceae) của Đỗ Thị Xuyến [68], họ Cà (Solanaceae) và họ Mã tiền (Loganiaceae) của Vũ Xuân Phương và Vũ Văn Hợp [69], họ Ráy (Araceae) của Nguyễn Văn Dư (2017) [70]. Để phục vụ công tác khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên thực vật, Viện Điều tra Quy hoạch rừng đã công bố 7 tập "Cây gỗ rừng Việt Nam" (1971-1988) [71] Vũ Văn Dũng chủ biên (1996) [72]. Trần Đình Lý và tập thể (1993) công bố "1900 loài cây có ích ở Việt Nam" [73]; Võ Văn Chi (1997) công bố cuốn “Từ điển Cây thuốc Việt Nam”, đã thống kê có hơn 3.700 loài và năm 2012 tái bản bổ sung nâng tổng số lên hơn 4.700 loài cây thuốc [74], [75]; Tập thể tác giả thuộc Viện Dược liệu (2004) cho ra cuốn "Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam" với 3.948 loài thực vật và nấm được sử dụng làm thuốc [76]; Trần Hợp (2003) công bố "Tài nguyên cây gỗ Việt Nam" đã giới thiệu 433 loài cây gỗ có giá trị sử dụng [77]. Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu về hệ thực vật ở các VQG, Khu BTTN như “Đa dạng thực vật VQG Cúc Phương” của Phùng Ngọc Lan và cộng sự (1996) [78], Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn ở VQG Pù Mát (2004) [79], Nguyễn Nghĩa Thìn và Mai Văn Phô ở VQG Bạch Mã (2003) [80], Nguyễn Nghĩa Thìn và Đặng Quyết Chiến ở Khu BTTN Na Hang (2006) [81]. Năm 2008, Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự cho xuất bản cuốn “Đa dạng sinh học VQG Hoàng Liên”, đã thống kê được 2.024 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 771 chi, 200 họ và 6 ngành [82], Trần Minh Hợi và cộng sự ở VQG Xuân Sơn (2008) [83], Đậu Bá Thìn và cộng sự (2016), Đa dạng thực vật ở Khu BTTN Pù Luông, Thanh Hóa [84]. Gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu về các hệ thực vật khác nhau trong cả nước điển hình như: Hệ thực vật trên đá vôi tỉnh Hòa Bình của Nguyễn Nghĩa Thìn, Trần Quang Ngọc (1997) [85]; Hệ thực vật Kon Ka Kinh (tỉnh Gia Lai) của Trần Quang Ngọc (1999) [86]; Hệ thực vật ở Cát Tiên (tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng) của Nguyễn Nghĩa Thìn, Phạm Phú Long, Trần Văn Mùi (2000) [87]. Tiếp theo là công trình của Nguyễn Nghĩa Thìn, Vũ Anh Tài (2004) [88]; Hệ thực vật Chư Mom Ray (tỉnh Kon Tum)
  • 23. 11 của Hồ Mạnh Tường, Lê Văn Chẩm, Đỗ Tước, Hoàng Văn Tuệ, Nguyễn Cử (2006) [89]; Hệ thực vật núi đá vôi Bến En (Thanh Hóa) của Đỗ Ngọc Đài và cộng sự (2007) [90]; Hệ thực vật Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) của Đỗ Ngọc Đài, Lê Thị Hương (2008) [91]; Hệ thực vật VQG Núi chúa, Ninh Thuận của Lý Ngọc Sâm (2009) [92]; Hệ thực vật trên núi đá vôi vùng Đông Bắc huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An của Nguyễn Đức Linh, Phạm Hồng Ban, Đỗ Ngọc Đài (2010) [93]; Hệ thực vật Khu BTTN Xuân Liên (Thanh Hóa) của Đỗ Ngọc Đài, Lê Thị Hương (2010) [94]; Hệ thực vật Vân Long (Ninh Bình) của Bùi Thu Hà, Trần Thế Bách (2011) [95]; Hệ thực vật Tà Sùa, tỉnh Sơn La của Đỗ Văn Trường, Lê Văn Phúc (2011) [96]; Hệ thực vật Pù Hu (Thanh Hóa) của Hoàng Văn Sâm, Nguyễn Hữu Cường (2011) [97]; Hệ thực vật Nam Xuân Lạc, Chợ Đồn (Bắc Kạn) của Nguyễn Thị Bích Hạnh, Ma Thị Ngọc Mai, Lê Đồng Tấn (2011) [98]; Hệ thực vật VQG Xuân Sơn, Phú Thọ của Nguyễn Thị Yến (2014) [99], Hệ thực vật VQG Ba Vì của Trần Minh Tuấn (2014) [100], Hệ thực vật VQG Vũ Quang, Hà Tĩnh của Lê Thị Hương và cs (2015) [101]; Đa dạng hệ thực vật Khu BTTN Hữu Liên của Chu Hoàng Anh Tuấn và cộng sự (2015) [102]; Hệ thực vật VQG Xuân Thủy, Nam Định của Phan Thị Hà và cộng sự (2015) [103]; Đa dạng thực vật tại Khu BTTN Nà Hầu của Ma Thị Ngọc Mai và cộng sự (2015) [104]; Hệ Thực vật của tỉnh Bạc Liêu (2016) của Đặng Văn Sơn và cộng sự [105]; Hệ thực vật Xuân Liên của Đặng Quốc Vũ (2016) [106]; Nghiên cứu tính đa dạng thực vật cấu trúc rừng tại Rừng quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh của Phan Thanh Luân (2017) [107]; Đinh Thị Hoa (2017) Hệ thực vật Khu BTTN Xuân Nha [108]; Hệ thực vật tỉnh Bắc Kạn của Nguyễn Chí Hiểu và cộng sự (2017) [109]. Như vậy, nghiên cứu về hệ thực vật ở Việt Nam nói chung và các vùng sinh thái nói riêng (chủ yếu là các VQG và Khu BTTN) đã và đang được chú trọng. Tuy nhiên, cần đầu tư trọng điểm về các phòng tiêu bản mẫu thực vật khô để phục vụ cho công tác nghiên cứu tiếp theo. Ngoài ra, cần tập trung nghiên cứu để xuất bản các tập tiếp theo của bộ Thực vật chí Việt Nam.
  • 24. 12 1.3.2. Nghiên cứu thảm thực vật Nghiên cứu về thảm thực vật ở Việt Nam, năm 1918, nhà bác học Pháp, Chevalier là người đầu tiên đã đưa ra một bảng phân loại thảm thực vật rừng Bắc bộ Việt Nam (đây được xem là bảng phân loại thảm thực vật rừng nhiệt đới châu Á đầu tiên trên thế giới) [110]. Theo bảng phân loại này, rừng ở miền Bắc Việt Nam được chia thành 10 kiểu thảm thực vật. Năm 1943, kỹ sư lâm học người Pháp, Maurand đã chia Đông Dương thành 3 vùng thảm thực vật [111]: • Thảm thực vật Bắc Đông Dương. • Thảm thực vật Nam Đông Dương. • Thảm thực vật vùng trung gian. Theo bảng phân loại này vùng Đông Dương có 8 kiểu rừng. Năm 1953, ở miền Nam Việt Nam xuất hiện bảng phân loại thảm thực vật rừng miền Nam Việt Nam của Maurand khi ông tổng kết về các công trình nghiên cứu các quần thể rừng thưa của Rollet, Lý Văn Hội, Neang Sam Oil. Năm 1956, giáo sư người Trung Quốc, Dương Hàm Nghi đã xếp loại thảm thực vật rừng miền Bắc Việt Nam theo một bảng phân loại mới [40]. Năm 1962, ở miền nam Việt Nam còn xuất hiện một bản phân loại thảm thực vật rừng Nam Trường Sơn. Bản phân loại đầu tiên của ngành lâm nghiệp Việt Nam về thảm thực vật rừng ở Việt Nam là bảng phân loại của Cục Điều tra và Quy hoạch rừng thuộc Tổng cục lâm nghiệp Việt Nam, bảng phân loại này xây dựng năm 1960, theo bảng phân loại này, rừng trên toàn lãnh thổ Việt Nam được chia làm bốn loại hình lớn: + Loại I: Đất đai hoang trọc, những trảng cỏ và cây bụi, trên loại này cần phải trồng rừng. + Loại II: Gồm những rừng non mới mọc, cần phải tra dặm thêm cây hoặc tỉa thưa. + Loại III: Gồm tất cả các loại hình rừng bị khai thác mạnh nên trở thành nghèo kiệt tuy còn có thể khai thác lấy gỗ, trụ mỏ, củi, nhưng cần phải xúc tiến tái sinh, tu bổ, cải tạo.
  • 25. 13 + Loại IV: Gồm những rừng già nguyên sinh còn nhiều nguyên liệu, chưa bị phá hoại, cần khai thác hợp lý. Phân loại này không phân biệt được kiểu rừng nguyên sinh với các kiểu phụ thứ sinh và các giai đoạn diễn thế. Năm 1970, Trần Ngũ Phương đưa ra bảng phân loại rừng ở miền bắc Việt Nam, chia thành 3 đai lớn theo độ cao [112]: • Đai rừng nhiệt đới mưa mùa • Đai rừng á nhiệt đới mưa mùa • Đai rừng á nhiệt đới mưa mùa núi cao Hiện nay, ngành lâm nghiệp sử dụng hệ thống này để đánh giá chất lượng rừng, làm cơ sở cho công tác điều tra ngoại nghiệp và lập bản đồ hiện trạng rừng và đất rừng. Trên quan điểm sinh thái phát sinh, Thái Văn Trừng (1978, 1999) [40], [41] đã xây dựng bảng phân loại rừng Việt Nam. Trong hệ thống này, tác giả đã sắp xếp các kiểu thảm thực vật hiện có ở Việt Nam vào một khung hợp lý, qui định được trật tự trước sau giữa các nhân tố sinh thái, đồng thời lại theo một trật tự giảm dần từ kiểu tốt nhất đến kiểu xấu nhất. Đây là một công trình tổng quát, đáp ứng được quy hoạch sinh thái. Tuy nhiên theo tác giả thì bảng phân loại này thuộc loại đặc biệt hay mang tính chất địa phương của một vùng hay một khu vực. Bảng phân loại được chia làm hai nhóm: Nhóm các kiểu thảm thực vật ở vùng thấp (có độ cao dưới 1000m ở miền Nam và dưới 700m ở miền Bắc) và nhóm các kiểu thảm thực vật ở vùng cao (có độ cao trên 1.000 m ở miền Nam và trên 700 m ở miền Bắc), cụ thể: - Nhóm các kiểu thảm ở độ cao dưới 1.000 m ở miền Nam, dưới 700 m ở miền Bắc có các kiểu sau: + Các kiểu rừng rú kín vùng thấp: (1) Kiểu rừng kín thường xanh mưa hơi ẩm nhiệt đới: Là quần thụ nhiều tầng, cao 25 - 30m, cây gỗ lớn thường xanh, các loài cây chủ yếu: Dầu, Sao, Kiền kiền, Chò chỉ, Chò nâu, Dầu rái, Táu, Vên vên,...
  • 26. 14 (2) Kiểu rừng kín nửa rụng lá khô nhiệt đới: Là quần thụ phải bao gồm có 25%-75% cây rụng lá. Loài cây chủ yếu là các loài thuộc các họ: Dầu, Bàng, Tử vi, Dâu tằm, Xoan, Bời lời, Đậu, Trôm, Mỡ, Bồ đề, Lim, Sau sau và Nứa. (3) Kiểu rừng kín rụng lá, hơi ẩm nhiệt đới: Kiểu này có cấu trúc đơn giản, gồm 2 tầng, tầng cao gồm những cây rụng lá cao trung bình 25m, tầng dưới cao 15 - 20m. Các loài cây chủ yếu: Tử vi, Thung, Dẻ, Sau sau, Gạo, Sổ, Bồ đề, Xoan, Thầu tấu lông, Thành ngạnh,... (4) Kiểu rú kín lá cứng, hơi khô nhiệt đới: kiểu này ít gặp ở Việt Nam, thường ở ven biển và Nam Trường Sơn. + Các kiểu rừng thưa: (1) Kiểu rừng thưa cây lá rộng, rụng lá, khô nhiệt đới: Phân bố ở các vùng Đắc Lắk, Thuận Hải, Buôn Ma Thuột, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Tây, Hoà Bình. (2) Kiểu rừng thưa cây lá kim hơi khô á nhiệt đới núi thấp: Phân bố ở Sơn La, Đà Lạt. Các kiểu rừng thưa trên chiếm một diện tích rộng ở miền Nam, có đặc điểm chính là tầng cây gỗ thưa cây. Các loài cây chủ yếu là: Dầu, Bàng, Cẩm liên, Cà chắc, Chiêu liêu, Sơn, Thầu tấu lông, Me rừng... + Các kiểu trảng, truông: (1) Kiểu trảng cây to, cây bụi cỏ cao, khô nhiệt đới (gặp nhiều ở miền Nam, ở miền Bắc gặp ở Hà Giang, Bắc Kạn, Lai Châu, Nghệ An, Hà Tĩnh). Đặc điểm của kiểu này là tầng ưu thế sinh thái là tầng cỏ, trong tầng cây thì mật độ cây to, nhỏ, cây bụi rất thưa thớt. Thực vật chủ yếu là các loài thuộc các họ Lúa, họ Tuế, họ Thầu dầu, họ Trôm và họ Cúc. (2) Kiểu truông bụi gai, hạn nhiệt đới (thường gặp ở vùng thấp và cao trung bình) với nét đặc trưng là thành phần thực vật chủ yếu là cây bụi có gai, và thảm cỏ thưa thớt. - Nhóm các kiểu thảm vùng núi có độ cao trên 1.000 m (ở miền Nam) và trên 700 m (ở miền Bắc) gồm: + Các kiểu rừng kín:
  • 27. 15 (1) Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp (thường gặp ở miền Bắc); (2) Kiểu rừng kín hỗn hợp lá rộng, lá kim, ẩm á nhiệt đới núi thấp (thường gặp ở miền Bắc); (3) Kiểu rừng lá kim ẩm ôn đới núi vừa (thường gặp ở vùng núi cao như dãy Hoàng Liên Sơn, Lai Châu, Nam Trung Bộ). (4) Đó là các kiểu rừng vùng cao, có các quần thụ cây gỗ kín rậm. Thực vật gồm: Dẻ, Re, Mộc lan, Sau sau, Cáng lò, Tre gầy, Giang, Nghiến, Kim giao, Hoàng đàn. + Các kiểu quần hệ khô lạnh vùng cao: (1) Kiểu quần hệ khô vùng cao: Đó là rừng cây bụi nhỏ, trảng cỏ cao, cỏ thấp, nhóm loài ưu thế, đặc trưng gồm: Dẻ, Óc chó, Cỏ lách, Cỏ lào, Ngải cứu. (2) Kiểu quần hệ lạnh vùng cao (thường gặp ở đỉnh núi cao như Phan Si Phăng, Tà Pình, Tây Côn Lĩnh...) nhóm loài ưu thế, đặc trưng gồm: Dẻ, Pơ mu, Đỗ quyên, Thông.... Trong công trình này, các nhân tố sinh thái phát sinh được tác giả Thái Văn Trừng đề cập, làm cơ sở để phân chia các kiểu, kiểu phụ/kiểu trái thảm thực vật. Các nhóm nhân tố này sẽ được trình bày ở phần sau. Phan Kế Lộc (1985) [113], dựa trên khung phân loại của UNESCO (1973) đã đưa ra khung phân loại thảm thực vật ở Việt Nam có thể thể hiện được trên bản đồ 1:2.000.000. Bảng phân loại gồm có 5 lớp quần hệ. Mỗi một phân lớp quần hệ lại phân thành các liên quần hệ, nhóm quần hệ, quần hệ và thấp nhất là phân quần hệ: - Lớp quần hệ 1: Rừng rậm. Lớp quần hệ này gồm 3 phân lớp quần hệ chính là: rừng thường xanh, rừng rụng lá và rừng khô. + Phân lớp quần hệ rừng thường xanh nhiệt đới. • Nhóm quần hệ rừng mưa thường xanh. • Nhóm quần hệ rừng mưa mùa thường xanh. • Nhóm quần hệ rừng nửa rụng lá nhiệt đới. + Phân lớp quần hệ rừng rụng lá nhiệt đới.
  • 28. 16 + Phân lớp quần hệ rừng khô nhiệt đới. • Nhóm quần hệ rừng lá cứng khô. • Nhóm quần hệ rừng gai. - Lớp quần hệ 2: Rừng thưa. Lớp quần hệ này có 3 phân lớp quần hệ. + Phân lớp quần hệ rừng thưa thường xanh:. • Nhóm quần hệ rừng thưa lá rộng. • Nhóm quần hệ rừng lá kim. + Phân lớp quần hệ lá rộng rụng lá vùng núi và vùng đất thấp. + Phân lớp quần hệ rừng thưa khô. • Nhóm quần hệ rừng thưa lá cứng khô, • Nhóm quần hệ rừng thưa có gai. - Lớp quần hệ trảng cây bụi. - Lớp quần hệ trảng cây bụi lùn. - Lớp quần hệ trảng cỏ. M. Schmid (1974) [114], trong công trình “Végéstation du Vietnam Le massif Sud-Annamitique et Les Régiónes Limitrophes” đã mô tả các đơn vị thảm thực vật Việt Nam theo các sinh khí hậu khác nhau, gồm: - Sinh khí hậu nửa khô nóng: + Thảm thực vật ven biển: • Vùng trũng ngập mặn: vùng ngập mặn và vùng sau ngập mặn; • Vùng ven bờ, vịnh. • Trên các đụn cát. + Thảm thực vật trên cát đỏ độ cao trên 100 m ở các bậc thềm khác. + Thảm thực vật trên đồng bằng phù sa. + Thảm thực vật trên đồi núi ven biển. • Rừng còi khu vực núi Chúa. • Rừng thưa trên sườn núi. • Rừng rụng lá chân sườn núi. • Trảng cây gỗ khác ở độ cao 800-1.000 m.
  • 29. 17 - Sinh khí hậu nửa ẩm và nóng. + Thảm thực vật trên đất bazan. • Rừng kín nửa rụng lá trên đất đỏ. • Rừng rụng lá trên đất nâu. • Rừng thưa trên đất xám. • Thảm thực vật trên đất trũng: ngập nước thường xuyên; ngập nước theo mùa. • Trảng cây bụi, trảng cỏ thứ sinh. + Thảm thực vật trên đất không phải bazan. • Thảm tre nứa trên đất dày. • Rừng thưa trên đất mỏng sỏi sạn. + Nhóm thảm thực vật khác. • Rừng kín thường xanh trên đất sâu dày, chân đồi. • Rừng rụng lá trên đất phiến thạch. • Trảng bụi, trảng cỏ thứ sinh. + Thảm thực vật trên đồng bằng phù sa. • Trên phù sa cổ: theo địa hình và tầng dày của đất gồm Rừng thưa; Rừng nửa rụng lá. • Trên phù sa hiện đại: ngập nước thường xuyên; ngập nước theo mùa. + Thảm thực vật ven suối: Gồm cả rừng thường xanh hoặc quần xã thực vật thủy sinh. - Sinh khí hậu ẩm gần núi: Thường ở độ cao 600-1.200 m, mùa khô tương đối dài: + Rừng kín thường xanh trên đất dốc thoát nước tốt • Rừng kín thường xanh trên đá bazan; • Rừng kín thường xanh trên sườn núi không phải là bazan, độ cao dưới 600 m;
  • 30. 18 • Nhóm rừng khác không đặc trưng theo khí hậu do đất bị già, thực vật khó phát triển, gồm rú cây bụi trên các đồi bazan có bô-xít; + Rừng thưa: Gồm rừng thông hai lá hoặc rừng thưa không có thông trên đất ngập nước tạm thời. + Rừng rụng lá trên bazan mỏng. + Rừng tre nứa. + Trảng cây bụi, trảng cỏ thứ sinh. + Thảm thực vật ngập nước. + Thảm thực vật ở vùng trũng. + Thảm thực vật ven suối. - Sinh khí hậu nửa ẩm gần núi (độ cao 600-1.200 m). + Thảm thực vật trên đất bazan dày. • Rừng kín thường xanh. • Trảng bụi, trảng cỏ thứ sinh. + Thảm thực vật trên đá phiến sét: gồm rừng thường xanh và rừng rụng lá. + Nhóm rừng thưa gồm. • Rừng thông hai lá (độ cao dưới 800 m). • Rừng thông hai lá và ba lá. • Rừng thưa trên đất sỏi sạn (cây lá rộng) và tro tàn núi lửa. • Rừng thưa trên đất ngập nước tạm thời. + Thảm thực vật ngập nước. + Thảm thực vật ven suối. + Thảm thực vật trên đồng bằng phù sa. - Sinh khí hậu luôn ẩm vùng núi (độ cao trên 1.200 m). + Rừng kín thường xanh trên đất xít. + Rừng kín thường xanh trên đá granit. + Nhóm thảm thực vật đặc biệt. • Thảm thực vật trên các mỏm và đỉnh. • Rừng rêu.
  • 31. 19 • Thảm thực vật ở thung lũng hẹp trên núi. • Khu phân bố tập trung rừng thông ba lá. • Trảng cây bụi thấp bé theo suối. • Thảm trên đất ngập nước. Ngoài công trình trên, Vũ Tự Lập (1976) [115], trong công trình “Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam” đã sử dụng độ ưu thế của các loài cây trong ô tiêu chuẩn để xác định các quần hợp, ưu hợp, phức hợp. Trong các yếu tố phát sinh, khí hậu là yếu tố phát sinh ra kiểu thực vật, còn các yếu tố địa lý, địa hình, địa chất, thổ nhưỡng, khu hệ thực vật và con người,... là các yếu tố phát sinh của các kiểu phụ, kiểu trái và ưu hợp. Phùng Ngọc Lan và cộng sự (1996) [78], áp dụng phương pháp của UNESCO đã nghiên cứu và mô tả các kiểu thảm thực vật VQG Cúc Phương (Ninh Bình), gồm 3 lớp chính: lớp quần hệ rừng rậm, lớp quần hệ trảng cây bụi, lớp quần hệ trảng cỏ. Trong đó gồm nhiều lớp phụ và quần hệ rừng khác nhau; Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự (2004) [79], đã xây dựng hệ thống thảm thực vật VQG Pù Mát (Nghệ An), gồm: Thảm thực vật tự nhiên (gồm: Rừng kín thường xanh mưa mùa chưa bị tác động ở đai cao; Rừng thường xanh mưa mùa bị tác động mạnh ở đai cao; Rừng kín thường xanh mưa mùa trên đất thấp chưa bị tác động; Rừng kín thường xanh mưa mùa trên đất thấp bị tác động mạnh; Trảng thường xanh nhiệt đới đai thấp; Trảng cỏ thứ sinh nhiệt đới đai thấp, Thảm thực vật trên đất ướt và Thảm nhân tác (Gồm: Trên sườn đất dốc; Đồng bằng và Thảm thực vật bị dẫm đạp); Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu về thảm thực vật ở các vùng, VQG, Khu BTTN như: Thảm thực vật VQG Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) của Nguyễn Nghĩa Thìn - Mai Văn Phô (2003) [80]; Thảm thực vật VQG Ba Vì của Trần Văn Thụy, Nguyễn Phúc Nguyên (2005) [116]; Thảm thực vật VQG Yok Đôn của Ngô Tiến Dũng, Hồ Văn Cử, Nguyễn Nghĩa Thìn, Vũ Anh Tài (2006) [117]; Thảm thực vật tỉnh Quảng Trị của Nguyễn Hữu Tứ (2007) [118]; Thảm thực vật Hoàng Liên - Văn Bàn (tỉnh Lào Cai) của Nguyễn
  • 32. 20 Trọng Bình, Nguyễn Toàn Thắng (2008) [119]; Thảm thực vật tự nhiên VQG Hoàng Liên của Vũ Anh Tài và cộng sự (2008) [120], [121], [122]; Thảm thực vật Khau Ca, tỉnh Hà Giang của Vũ Anh Tài và công sự (2009) [123]; Thảm thực vật núi đá vôi Kiên Giang của Lý Ngọc Sâm, Trương Quang Tâm (2009) [124]; Thảm thực vật rừng thứ sinh ở Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên của Đinh Thị Phượng, Lê Ngọc Công, Trần Đình Lý (2009) [125]; Thảm thực vật VQG Xuân Sơn (Phú Thọ) của Nguyễn Thế Dũng (2011) [126]; Thảm thực vật Thái Nguyên của Đỗ Hữu Thư, Đỗ Thị Hà (2011) [127]; 1.4. Nghiên cứu yếu tố địa lý thực vật Mỗi hệ thực vật bao gồm nhiều yếu tố địa lý thực vật khác nhau, các yếu tố này thể hiện ở yếu tố đặc hữu và yếu tố di cư, các loài thuộc yếu tố đặc hữu thể hiện ở sự khác biệt giữa các hệ thực vật với nhau, còn các loài thuộc yếu tố di cư sẽ chỉ ra sự liên hệ giữa các hệ thực vật đó. Phân tích các yếu tố địa lý thực vật là một trong những nội dung quan trọng khi nghiên cứu một hệ thực vật hay bất kỳ một khu hệ sinh vật nào để hiểu bản chất cấu thành của nó làm cơ sở cho việc định hướng bảo tồn và dẫn giống vật nuôi, cây trồng... Phân tích và đánh giá các yếu tố cấu thành hệ thực vật Việt Nam về mặt địa lý trước tiên phải kể đến các công trình của Gagnepain: “Góp phần nghiên cứu hệ thực vật Đông Dương” (1926) và “Giới thiệu về hệ thực vật Đông Dương” (1944) [40]. Theo tác giả, hệ thực vật Đông Dương bao gồm các yếu tố: Trung Quốc chiếm 33,8%, yếu tố Xích Kim – Himalaya chiếm 18,5%, yếu tố Malaysia và nhiệt đới khác chiếm 15,0%, yếu tố đặc hữu bán đảo Đông Dương chiếm 11,9%, yếu tố nhập nội và phân bố rộng chiếm 20,8%. Theo Pócs Tamás (1965) [128], khi nghiên cứu hệ thực vật Bắc Việt Nam, đã phân biệt 3 nhóm các yếu tố như sau: - Nhân tố bản địa đặc hữu 39,90 % Của Việt Nam 32,55 % Của Đông Dương 7,35 % - Nhân tố di cư từ các vùng nhiệt đới: 55,27 %
  • 33. 21 Từ Trung Quốc 12,89 % Từ Ấn Độ và Himalaya 9,33 % Từ Malaysia - Indonesia 25,69 % Từ các vùng nhiệt đới khác 7,36 % - Nhân tố khác 4,83 % Ôn đới 3,27 % Thế giới 1,56 % Tổng: 100,00 % Nhân tố nhập nội, trồng trọt 3,08 % Năm 1978, Thái Văn Trừng [40] căn cứ vào bảng thống kê các loài của hệ thực vật Bắc Việt Nam đã cho rằng ở Việt Nam có 3% số chi và 27,5% số loài đặc hữu. Nhưng khi thảo luận tác giả đã gộp các nhân tố di cư từ Nam Trung Hoa và nhân tố đặc hữu bản địa Việt Nam làm một và căn cứ vào khu phân bố hiện tại, nguồn gốc phát sinh của loài đó đã nâng tỷ lệ các loài đặc hữu bản địa lên 50% (tương tự 45,7% theo Gagnepain và 52,79% theo Pócs Tamás), còn yếu tố di cư chiếm tỷ lệ 39% (trong đó từ Malaysia - Indonesia là 15%, từ Hymalaya - Vân Nam - Quí Châu là 10% và từ Ấn Độ - Miến Điện là 14%), các nhân tố khác theo tác giả chỉ chiếm 11% (7% nhiệt đới, 3% ôn đới và 1% thế giới), nhân tố nhập nội vẫn là 3,08%. Năm 2007, Nguyễn Nghĩa Thìn căn cứ vào các khung phân loại của Pócs Tamás (1965) và Ngô Chinh Dật (1993), tác giả đã xây dựng thang phân loại các yếu tố địa lý thực vật cho hệ thực vật Việt Nam và áp dụng cho việc sắp xếp các chi thực vật Việt Nam vào các yếu tố địa lý như sau [129]: 1. Yếu tố toàn thế giới 2. Yếu tố liên nhiệt đới 2.1. Yếu tố Á - Mỹ 2.2. Yếu tố nhiệt đới Á, Phi, Mỹ 2.3. Yếu tố Nhiệt đới châu Á, châu Úc, châu Mỹ và các đảo Thái Bình Dương 3. Yếu tố Cổ nhiệt đới
  • 34. 22 3.1. Yếu tố nhiệt đới Á - Úc 3.2. Yếu tố nhiệt đới Á - Phi 4. Yếu tố châu Á nhiệt đới 4.1. Yếu tố Đông Dương - Malêzi 4.2. Yếu tố Đông Dương - Ấn Độ 4.3. Yếu tố Đông Dương - Himalaya 4.4. Yếu tố Đông Dương - Nam Trung Hoa 4.5. Yếu tố Đông Dương 5. Yếu tố Ôn đới 5.1. Yếu tố Đông Á – Bắc Mỹ 5.2. Yếu tố Ôn đới Cổ thế giới 5.3. Yếu tố Ôn đới Địa Trung Hải 5.4. Yếu tố Đông Á 6. Yếu tố Đặc hữu Việt Nam 6.1. Yếu tố Gần đặc hữu. 7. Yếu tố Cây trồng. Từ khung phân loại các yếu tố địa lý đó Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự đã lần lượt xác định các yếu tố địa lý thực vật của hệ thực vật các VQG và Khu BTTN trong cả nước. Tài liệu mới nhất về các yếu tố địa lý thực vật của hệ thực vật chính ở Vườn Quốc gia Bạch Mã (2003) được chỉ ra như sau: yếu tố toàn cầu chiếm 0,61%; yếu tố nhiệt đới chiếm 62,93%; yếu tố ôn đới chiếm 3,76%; yếu tố đặc hữu chiếm 25,12%; yếu tố Cây trồng chiếm 1,64% [80]. Đối với VQG Pù Mát, năm 2004 các yếu tố Địa lý thực vật chính đã được tác giả và cộng sự chỉ ra như sau: yếu tố Toàn cầu chiếm 2,40%; yếu tố Nhiệt đới chiếm 65,05%; yếu tố Ôn đới chiếm 5,35%; yếu tố Đặc hữu chiếm 14,19%; yếu tố Cây trồng chiếm 5,56% [79]. Năm 2006, khi nghiên cứu hệ thực vật Na Hang [81], Nguyễn Nghĩa Thìn đã đưa ra các yếu tố địa lý như sau: Yếu tố Toàn cầu chiếm 2,58%; Yếu tố Nhiệt đới chiếm 80,21%; yếu tố Ôn đới chiếm 5,25%; yếu tố Đặc hữu chiếm 8,87%; yếu tố Cây trồng chiếm 0,34%. Đỗ Ngọc Đài (2009) khi nghiên cứu hệ thực vật núi đá vôi VQG Bến En, Thanh
  • 35. 23 Hóa đã đưa ra yếu tố địa lý với: yếu tố Nhiệt đới chiếm 63,97%; yếu tố Đặc hữu với 31,56%; yếu tố Cổ nhiệt đới chiếm 6,42%; yếu tố Liên nhiệt đới chiếm 1,96%; yếu tố Ôn đới chiếm 3,07%; thấp nhất là yếu tố Cây trồng 0,34% [130]. Khi nghiên cứu hệ thực vật Khu BTTN Xuân Liên, Đỗ Ngọc Đài và cộng sự (2010) với các yếu tố chính là yếu tố Nhiệt đới chiếm 66,49%, yếu tố Đặc hữu chiếm 14,50%, tiếp đến là yếu tố Gần đặc hữu chiếm 11,45%; yếu tố ôn đới chiếm 2,10%; yếu tố cây trồng 1,79%; yếu tố chưa xác định 3,26% và cuối cùng là yếu tố Toàn cầu 0,42% [94]; Lê Thị Hương và công sự (2015), khi nghiên cứu hệ thực vật VQG Vũ Quang đã đưa ra các yếu tố địa lý gồm yếu tố Nhiệt đới chiếm 71,70%, yếu tố Đặc hữu chiếm 13,73%, yếu tố Gần đặc hữu chiếm 6,86%; yếu tố Ôn đới chiếm 3,28%; yếu tố Cây trồng 2,95%; yếu tố Toàn cầu 0,38% [101]. 1.5. Nghiên cứu phổ dạng sống Phổ dạng sống là một đặc tính biểu hiện sự thích nghi của thực vật với điều kiện môi trường. Vì vậy, việc nghiên cứu phổ dạng sống sẽ cho thấy mối quan hệ chặt chẽ của các dạng sống với điều kiện tự nhiên của từng vùng và biểu hiện sự tác động của điều kiện sinh thái đối với từng loài thực vật. Trên thế giới, người ta thường dùng thang phân loại của Raunkiaer (1934) [131] về phổ dạng sống, thông qua dấu hiệu vị trí chồi so với mặt đất trong thời gian bất lợi của năm. Thang phân loại này gồm 5 nhóm phổ dạng sống cơ bản. 1. Cây có chồi trên đất (Ph). 2. Cây chồi sát đất (Ch). 3. Cây chồi nửa ẩn (Hm). 4. Cây chồi ẩn (Cr). 5. Cây chồi một năm (Th). Trong đó cây chồi trên đất (Ph) được chia thành 9 dạng nhỏ. a. Cây gỗ lớn cao trên 30 m (Mg). b. Cây trung bình có chồi trên đất cao 8-30 m (Me). c. Cây nhỏ có chồi trên đất 2-8 m (Mi). d. Cây có chồi trên đất lùn dưới 2m (Na).
  • 36. 24 e. Cây có chồi trên đất leo cuốn (Lp). f. Cây có chồi trên đất sống nhờ và sống bám (Ep). g. Cây có chồi trên đất thân thảo (Hp). h. Cây có chồi trên đất mọng nước (Suc). i. Cây có chồi trên đất ký sinh và bán ký sinh (Pp). Ở Việt Nam, trong công trình nghiên cứu hệ thực vật Bắc Việt Nam, tác giả Pócs Tamás (1965) [128] đã đưa ra một số kết quả như sau : - Cây gỗ lớn cao trên 30m (Mg) 4,85%. - Cây gỗ trung bình có chồi trên đất cao 8 - 30m (Me) 3,80%. - Cây có chồi trên đất lùn dưới 2m (Na) 8,02%. - Cây có chồi trên đất leo cuốn (Lp) 9,08%. - Cây có chồi trên đất sống nhờ và sống bám (Ep) 6,45%. - Cây chồi sát đất (Ch) - Cây chồi nửa ẩn (Hm) 40,68%. - Cây chồi ẩn (Cr) - Cây chồi một năm (Th) 7,11% Và phổ dạng sống như sau: SB = 52,21Ph + 40,68 (Ch,H, Cr) + 7,11Th Raunkiaer [131] đã phân tích hơn 1000 loài thực vật trên khắp thế giới và đưa ra phổ dạng sống tiêu chuẩn sau: SB = 48Ph + 9Ch + 26Hm + 8Cr + 15Th Richard [132] đưa ra phổ dạng sống cho rừng mưa ẩm nhiệt đới: SB = 88Ph + 12Ch + 0Hm + 0Cr + 0Th Đối với VQG Cúc Phương, Phùng Ngọc Lan và các tác giả (1996) [78] đưa ra phổ dạng sống như sau: SB = 57,78Ph + 10,46Ch + 12,38Hm + 8,37Cr + 11,01Th Đối với VQG Bạch Mã, Nguyễn Nghĩa Thìn, Mai Văn Phô (2003) [80] đã công bố dạng sống như sau: SB = 75,71Ph + 5,78Ch + 4,83Hm + 10,23Cr + 3,45Th 
  • 37. 25 Ở VQG Pù Mát, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn (2004) [79] đã lập được phổ dạng sống : SB = 78,88Ph + 4,14Ch + 5,76Hm + 5,97Cr + 5,25Th Năm 2006, Nguyễn Nghĩa Thìn đưa ra phổ dạng sống ở Khu BTTN Na Hang [81]. SB = 70,14Ph+ 4,33Ch + 3,50Hm+ 11,98Cr + 10,05Th. Năm 2009, khi nghiên cứu hệ thực vật trên núi đá vôi VQG Bến En, Thanh Hóa, Đỗ Ngọc Đài [130] đã lập phổ dạng sống là SB = 82,40Ph+ 6,70Ch + 1,40Hm+ 7,54Cr + 1,96Th. Khi nghiên cứu hệ thực vật Khu BTTN Xuân Liên, Đỗ Ngọc Đài và cộng sự [94] đã cống bố phổ dạng sống như sau: SB = 84,77 Ph + 4,94 Ch + 2,41 Hm + 3,05 Cr + 4,83 Th. Gần đây, Lê Thị Hương và cs [101] đã công bố về dạng sống của hệ thực vật VQG Vũ Quang như sau: SB = 76,81Ph+ 10,14Ch + 4,35Hm+ 4,20Cr + 4,50Th. 1.6. Nghiên cứu thực vật ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt Nghiên cứu thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt trước đó và sau này thành lập Ban quản lý đã có một số công trình như: Hoàng Danh Trung và cs (2010) “Nghiên cứu tính đa dạng thực vật ở vùng đệm Khu BTTN Pù Hoạt, Nghệ An” [133]; Đỗ Ngọc Đài và Lê Thị Hương (2012) bước đầu đánh giá tính đa dạng Hệ thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt, Nghệ An công bố 925 loài [1]; Năm 2013, Đoàn Điều tra và Quy hoạch lâm nghiệp Nghệ An đã đánh giá tính đa dạng sinh học để thành lập Khu BTTN Pù Hoạt đã công bố 776 loài [2]. Năm 2017, Sở Khoa học và Công nghệ đã thực hiện đề tài “Điều tra, đánh giá tính đa dạng sinh học ở Khu BTTN Pù Hoạt và đề xuất các giải pháp bảo tồn” đã thống kê được 1159 loài, 469 chi và 122 họ trong 5 ngành thực vật bậc cao cao mạch [3]. Năm 2018, Xin Hong và cộng sự đã công bố loài Bế pù hoạt (Didymocarpus puhoatensis) ở Khu BTTN Pù Hoạt [134].
  • 38. 26 Như vậy, nghiên cứu về Hệ thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt mới chỉ đề cập đến một vài khía cạnh khác nhau, chưa cập nhật đánh giá đầy đủ về thành phần loài, thảm thực vật một cách có hệ thống. 1.7. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ở Khu BTTN Pù Hoạt 1.7.1. Điều kiện tự nhiên khu BTTN Pù Hoạt 1.7.1.1. Vị trí địa lý Khu BTTN Pù Hoạt có tọa độ địa lý: từ 19o 27'46” đến 19o 59'55” độ vĩ Bắc, 104o 37'46’’ đến 105o 11'11” độ kinh Đông, với tổng diện tích tự nhiên 90.741 ha, trong đó rừng đặc dụng 39.221 ha và rừng phòng hộ 51.52 ha. Thuộc địa bàn 9 xã thuộc huyện Quế Phong: Tri Lễ, Tiền Phong, Thông Thụ, Hạnh Dịch, Nậm Giải, Đồng Văn, Nậm Nhoóng, Cắm Muộn và Châu Thôn [2]. Phía Bắc giáp Khu BTTN Xuân Liên và các xã Vạn Xuân, Xuân Lẹ, xã Xuân Chinh, huyện Thường Xuân (tỉnh Thanh Hóa); Phía Đông giáp các xã: Châu Bình, Châu Tiến, huyện Quỳ Châu; Phía Nam giáp xã Yên Tĩnh huyện Tương Dương và xã Quang Phong huyện Quế Phong (tỉnh Nghệ An); Phía Tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và xã Nhôn Mai, xã Hữu Khuông huyện Tương Dương ( tỉnh Nghệ An). Khu BTTN Pù Hoạt có 1.7.1.2. Địa hình, địa thế Khu BTTN Pù Hoạt được xem là “nóc nhà” của vùng Bắc Trung Bộ, có đỉnh Pù Hoạt cao 2.457 m so với mực nước biển. Trong vùng có 3 dạng địa hình chính: * Địa hình núi cao Là địa hình đặc trưng trong khu vực, gồm các dải núi có độ cao hơn 1.700m, nằm ở phía Tây Bắc của huyện, tập trung ở 5 xã gồm: Đồng Văn, Thông Thụ, Hạnh Dịch, Nậm Giải và Tri Lễ. Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao và hệ thống sông suối khá dày đặc, điển hình dãy núi cao Trường Sơn có độ cao trung bình từ 1.600 - 1.828m và núi Chóp Cháp (1.705m), đỉnh cao nhất là Pù Hoạt (2.457m). Địa hình có độ dốc thường trên 30o , dễ gây hiện tượng sạt lở, trượt đất, diện tích dạng địa hình này chiếm gần 52% diện tích tự
  • 39. 27 nhiên, đây cũng là vùng thượng lưu của hai con sông lớn là sông Chu và sông Hiếu. Thảm thực vật chủ yếu là rừng cây tự nhiên, dạng địa hình này có ý nghĩa lâm sinh để duy trì độ che phủ đất rừng tự nhiên phòng hộ, tạo nguồn sinh thuỷ điều hòa khí hậu trong vùng [2]. * Địa hình núi trung bình và núi thấp Bao gồm các dãy đồi núi có độ cao trong bình từ 300 - 1.700 m; là vùng chuyển tiếp khu vực núi cao và vùng thấp, nằm ở phía Tây Nam của vùng quy hoạch, tập trung ở các xã: Châu Thôn, Cắm Muộn, Nậm Nhoóng và một phần của xã Tri Lễ và xã Nậm Giải. Diện tích chiếm 40% diện tích tự nhiên. Thảm thực vật chủ yếu là rừng cây tự nhiên và ngoài ra còn có ít diện tích rừng trồng đặc sản (quế), cây bản địa, rừng nguyên liệu gỗ như keo các loại v.v... Trên địa hình này còn diện tích đất đồi núi trọc chưa sử dụng có khả năng khai thác vào trồng rừng kinh tế và các loài cây đặc sản. * Địa hình bằng, thấp Là các diện tích còn lại gồm những thung lũng nằm dưới chân núi cao hoặc dải đất bằng nằm dọc hai bên bờ suối, có những nơi diện tích rộng từ 300 đến 400 ha, phân bố tập trung ở xã Tiền Phong và một phần của các xã còn lại. Độ dốc thường từ 3 đến 5độ rất thuận lợi cho canh tác, đây là vùng sản xuất lúa, rau, màu tập trung với sản lượng lớn của huyện Quế Phong. 1.7.1.3. Địa chất, đất đai * Địa chất Khu BTTN Pù Hoạt có cấu trúc địa chất tương đối phức tạp, với nhiều loại đá có tuổi trên 2 triệu năm: đá cổ sinh (Paleozoi), đá trung sinh (Mezozoi) phát triển khá rộng rãi trên khu vực và ít hơn là đá tân sinh (Cenozoi). Khu vực đã hình thành các tiểu vùng lập địa có nhiều đặc thù riêng biệt như: vùng núi cao dốc, vùng có xen lẫn những vùng đất thấp giữa núi, vũng những thung lũng hẹp và sâu... Mặc dù ở kiểu địa hình nào thì các sườn núi trong khu vực đều có độ dốc khá lớn, đất đai chưa bị thoái hoá mạnh, nhưng muốn sử dụng có hiệu quả thì đòi hỏi phải có sự đầu tư cao về kinh phí và kỹ thuật.
  • 40. 28 * Thổ nhưỡng Do ảnh hưởng của cấu trúc địa hình, đặc điểm địa chất, đá mẹ, khí hậu, thực bì che phủ và tác động của con người đã tạo cho Khu BTTN Pù Hoạt có sự phong phú và đa dạng về đất đai với sự xuất hiện các nhóm đất chính sau: - Nhóm dạng đất mùn Alít trên núi cao (H): diện tích là 1.783,0 ha, phân bố ở các xã Tri Lễ, Hạnh Dịch, Nậm Giải, có đặc điểm như sau,với độ cao trên 1.700m. Lớp thảm mục dày 20- 30cm, lớp mùn dầy 7-10cm, màu xám đen, càng xuống sâu màu đen nhạt dần. Đất có thành phần cơ giới cát pha, cấu trúc không bền vững, rất chua (PH = 4), hàm lượng mùn cao (>8%); - Nhóm dạng đất Feralít mùn trên núi trung bình (FH): Được hình thành ở độ cao từ 700m-1.700m, có diện tích 54.349,0 ha, chiếm 63,4%, phân bố ở hầu hết các xã trong khu vực. Đất có mùn là lớp thảm mục và tầng mùn tương đối dầy, hàm lượng mùn khá cao (7-8%); - Nhóm dạng đất Feralít điển hình trên vùng đồi và núi thấp (F): Phân bố ở độ cao dưới 700m có diện tích là 29.398,1 ha. Quá trình Feralít xảy ra chưa nhiều, đất có cấu tượng khá bền vững. Một số diện tích vùng đồi đã bị kết von, nhưng không có đá ong chặt; - Nhóm dạng đất đồng bằng (D), thung lũng (T): Có diện tích 161,0 ha, chiếm 0,2% diện tích tự nhiên khu vực, được hình thành trên các kiểu địa hình máng trũng, thung lũng, bồn địa; - Ngoài ra trên địa bàn còn có 79,3 ha núi đá, chiếm 0,1% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã: Hạnh Dịch, Nậm Giải và Tri Lễ. 1.7.1.4. Khí hậu, thuỷ văn * Khí hậu Theo số liệu của trạm khí tượng thủy văn Quỳ Châu, Khu BTTN Pù Hoạt nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, chịu ảnh hưởng lớn của khí hậu dãy Trường Sơn Bắc. - Nhiệt độ trung bình năm 23,1o C. Nhiệt độ cao nhất 41,3o C (tháng 6), thấp nhất 100 C (tháng 12); - Độ ẩm trung bình năm 86%;
  • 41. 29 - Lượng mưa trung bình năm 1.734,5 mm. Mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm, do địa hình cao dốc nên mỗi khi mưa lớn thường gây lũ nhanh, lũ lớn trên các con sông. Lượng mưa thấp ở các tháng mùa khô (1-3); - Gió: Trong khu vực có hai loại gió chính, đó là: gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, thổi mạnh vào tháng 11, 12 và tháng 1, mỗi đợt 3-4 ngày, có khi kéo dài cả tuần. Gió mùa Đông bắc về gây giá rét, thường kéo theo mưa phùn. Gió Lào thổi từ tháng 5 đến tháng 6, khi có gió Lào, nhiệt độ lên cao, có khi lên đến 41,3o C, độ ẩm xuống thấp, gây khô nóng. * Thủy văn Khu BTTN Pù Hoạt là vùng đầu nguồn của hai hệ sông: - Hệ sông Chu: phía Bắc bắt nguồn từ phía Tây Pù Hoạt (Lào), với tên là Nậm Xam chảy qua huyện Hửa Phăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào), vào Việt Nam được gọi là sông Chu, chảy qua các xã Đồng Văn, Thông Thụ của huyện Quế Phong về Thanh Hoá, với chiều dài hơn 64 km. Đây là hệ thủy lớn, nổi tiếng phong phú về các loài thủy sinh, cá, lưỡng cư cả về thành phần loài và số lượng. Dọc hai bên sông, bên các suối lớn là vùng sinh sống và canh tác của cộng đồng các dân tộc thuộc hai xã: Thông Thụ và Đồng Văn; - Hệ sông Hiếu: bắt nguồn trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, có lưu vực lớn thứ hai trong khu vực (chiếm khoảng 30% diện tích Khu BTNT Pù Hoạt), với các chi lưu: Nậm Việc, Nậm Giải, Nậm Quàng: + Sông Nậm Việc: bắt nguồn từ các xã: Hạnh Dịch và Tiền Phong, lưu lượng nước rất lớn, chảy quanh năm. Hệ thủy này được tạo bởi khá nhiều khe suối lớn bắt nguồn từ từ các đỉnh núi cao ở biên giới Việt Lào, đổ về như: suối Hạt, suối Phùng, suối Hiên, suối Co, suối Nậm Lan... + Sông Nậm Quàng: bắt nguồn từ biên giới Việt - Lào ở xã Tri Lễ, dài 71km, với diện tích lưu vực 594,8 km2 ; + Sông Nậm Giải: Bắt nguồn từ biên giới Việt - Lào ở xã Nậm Giải dài 43 km chảy qua các xã Châu Kim và xã Mường Nọc.
  • 42. 30 Nhờ hệ thống sông suối khá dày đặc, cùng với địa hình tương đối cao, là cơ hội lớn để phát triển các công trình thủy điện, tạo nguồn năng lượng sạch; Cho đến nay trên địa bàn huyện có 06 công trình thủy điện được đầu tư xây dựng: Hủa Na; Nhãn Hạt, Bản Cốc, Sao Va, Sông Quàng, Châu Thôn với tổng công suất gần 280 MW, trong đó 03 công trình đã đưa vào vận hành và hòa vào mạng lưới điện quốc gia, đó là: Hủa Na, Sao Va, Bản Cốc. Ngoài ra, còn có thác Sao Va, thác 7 tầng là điểm đến lý tưởng cho các du khách thích khám phá các nét đẹp mà tự nhiên ban tặng cho huyện Quế Phong. 1.7.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 1.7.2.1. Dân số, dân tộc, lao động và sự phân bố dân cư * Các cộng đồng dân cư Cộng đồng các dân tộc sinh sống xung quanh Khu BTTN, có ảnh hưởng trực tiếp đến Khu BTTN Pù Hoạt. - Dân tộc: Thái có 8.148 người, chiếm 83,7%; H’Mông có 3.310 người, chiếm 7,3%; Khơ Mú có 412 chiếm 4,5%; Kinh có 1.832 người, chiếm 4,1%; Thổ có 166 người, chiếm 0,4%. Đặc điểm 100% dân tộc H’Mông sinh sống ở 10 bản xã Tri Lễ, trong đó 8 bản nằm trong Khu BTTN (3 bản ở trong vùng lõi, 5 bản ở vùng đệm). Đặc điểm này nói lên việc định cư lâu đời và khá ổn định của người H’Mông trên địa bàn huyện Quế Phong; với tập quán phát nương, làm rẩy, săn bắn thú rừng ảnh hưởng rất lớn đến công tác QLBVR; - Trên địa bàn có 22.058 lao động, trong đó ở lĩnh vực nông lâm nghiệp 20.956 người, chiếm 95% tổng số lao động trong toàn vùng. Đây là lực lượng có ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến sự phát triển bền vững của Khu BTTN Pù Hoạt; - Lao động phi nông nghiệp: 1.542 người, chiếm 5% tổng số lao động trong toàn vùng. Chủ yếu là các lao động thương mại dịch vụ, kinh doanh buôn bán tại các trung tâm xã, vùng đông dân cư. Một số lao động sản xuất mộc gia dụng, chế biến lâm sản phụ, là đối tượng đòn bẩy, cầu nối giao
  • 43. 31 thương giữa miền xuôi và miền ngược; hình thành, tạo dựng các điểm buôn bán, trung tâm kinh tế trong vùng; - Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong toàn vùng là 0,8%, cho thấy mức tăng dân số trong khu vực còn ở mức cao. Điển hình ở dân tộc H’Mông, Khơ Mú, bình quân có 6 - 7 người/hộ. Mỗi một dân tộc đều có cách sinh sống, phong tục tập quán, phương thức canh tác… khác nhau, biểu hiện bản sắc riêng. Quế Phong là huyện có nhiều thành phần dân tộc sinh sống nhất tỉnh Nghệ An, nên bản sắc văn hóa cũng rất đa dạng. Các hoạt động mưu sinh tồn tại nhiều đời nay của các cộng đồng dân cư bản địa có ảnh hưởng rất lớn đến tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, khoáng sản, tài nguyên rừng…). Sự gia tăng dân số cao đã gây áp lực lên tài nguyên rừng và sự suy giảm tài nguyên làm mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu. * Phân bố dân cư Trên địa bàn 9 xã thuộc Khu BTTN Pù Hoạt có 139 thôn, bản, trong đó có 73 thôn bản sống trong vùng đệm; đặc biệt có 19 thôn, bản với 1.381 hộ, 7.706 người sinh sống trong vùng rừng đặc dụng và rừng phòng hộ do Khu BTTN Pù Hoạt quản lý. Các cộng đồng dân cư phần lớn phân bố theo dân tộc, tập quán, phương thức canh tác nông lâm nghiệp. - Dân cư sống trong vùng lõi Khu BTTN Pù Hoạt (vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng phục hồi sinh thái) gồm 9 bản: Nậm Tột, Huồi Xái 1, Huồi Xái 2 (xã Tri Lễ); Bản Cáng, bản Pục, bản Méo, Piềng Lâng (xã Nậm Giải); Bản Nà Sái, Hủa Mương (xã Hạnh Dịch); - Dân cư sống trong vùng rừng phòng hộ gồm 12 bản: Nậm Tột, Huồi Mới 1, Huồi Mới 2, Pà Khốm, Piêng Luông (xã Tri Lễ); Bản Nhọt Nhoóng (xã Nậm Nhoóng); Bản Mứt, bản Coóng, Chăm Pụt (xã Hạnh Dịch); Bản Mường Phú, Mường Piệt (xã Thông Thụ); Bản Na Câng (xã Tiền Phong); Các vùng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thường ở các địa bàn là cao, xa và phần lớn giáp biên giới Việt – Lào, nên việc quản lý về hành chính đối với các khu dân cư và quản lý bảo vệ rừng cũng rất khó khăn.
  • 44. 32 1.7.2.2. Đời sống kinh tế - xã hội Đây là những xã vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn của huyện Quế Phong (một trong 62 huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ). Do đặc thù là vùng núi cao, địa hình phức tạp, sản xuất chủ yếu thuần nông, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn chậm hoặc hầu như không có, các cây trồng vật nuôi phổ biến là các loại truyền thống, năng suất thấp. Sản xuất đang mang tính tự cung, tự cấp là chính, sản xuất hàng hóa chưa phát triển. Kết quả điều tra, khảo sát tại các thôn thuộc 9 xã vùng quy hoạch cho thấy: - Kinh tế hộ gia đình: Có 457 hộ giàu (chiếm 4,7% tổng số hộ); 4.815 hộ trung bình và khá (chiếm 50% tổng số hộ); 4.357 hộ nghèo (chiếm 45,2% tổng số hộ); - Về tình trạng nhà ở: số liệu thống kê trên địa bàn vùng quy hoạch: hộ có nhà xây kiên cố chiếm tỷ lệ 12,7% (1.227 hộ); hộ còn ở nhà tạm chiếm 25,4%; Đây là nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng tiêu cực đối với tài nguyên rừng, cụ thể là đối với gỗ rừng tự nhiên trong khu vực là rất lớn. Hàng năm, số lượng gỗ rừng tự nhiên bị người dân chặt hạ về làm nhà ở địa phương các xã là hàng trăm m3 . Trong tương lai, dân số ngày một tăng, áp lực lên tài nguyên rừng cũng ngày càng lớn.
  • 45. 33 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các loài thực vật bậc cao có mạch và các kiểu thảm thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An. 2.2. Thời gian nghiên cứu Đề tài được tiến hành từ tháng 3 năm 2017 đến tháng 8 năm 2019. Mỗi năm có 6 đợt điều tra, thu mẫu, mỗi đợt 7 ngày. Các tuyến điều tra gồm: + Tuyến Hạnh Dịch: gồm các tiểu khu: 59, 61, 62, 63, 72, 78. + Tuyến Thông Thụ: gồm các tiểu khu: 2, 11, 12, 17, 27, 41, 46, 47, 48, 49, 50, 64, 65, 68. + Tuyến Nậm Giải: gồm các tiểu khu: 91, 92, 94, 96, 97, 101. + Tuyến Đồng Văn: gồm các tiểu khu 16, 26, 36, 37, 38, 39, 40, 52. + Tuyến Tiền Phong: gồm các tiểu khu: 69, 76. + Tuyến Tri Lễ: gồm các tiểu khu: 95, 98, 103. + Tuyến Châu Thôn: gồm tiểu khu 115. + Tuyến Nậm Nhóong: gồm các tiểu khu: 126, 130. + Tuyến Cắm Muộn: gồm các tiểu khu 135. Đã thu được 5.324 mẫu, hiện được lưu ở Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (HN), Viện Sinh học Nhiệt đới (VNM), Trường Đại học Đà Lạt (DLU), Trường Đại học Kinh tế Nghệ An, Khu BTTN Pù Hoạt. 2.3. Nội dung nghiên cứu - Xử lý, phân tích, giám định tên khoa học, xây dựng danh lục các loài thực vật Khu BTTN Pù Hoạt. - Đánh giá tính đa dạng về các taxon thực vật, dạng sống, yếu tố địa lý, giá trị sử dụng, các loài thực vật quý hiếm và vấn đề bảo tồn. - Phân loại và mô tả cấu trúc các kiểu thảm thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt. - Đề xuất các giải pháp bảo tồn về đa dạng thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt
  • 46. 34 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp kế thừa Kế thừa các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các kết quả nghiên cứu đã có ở khu vực nghiên cứu. 2.4.2. Phương pháp điều tra thực địa Chọn tuyến và OTC để thu mẫu theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [129], Thái Văn Trừng (1999) [40] và Klein R.M., Klein D.T. (1975) [135]. - Điều tra tuyến - Điều tra theo tuyến vạch sẵn trên bản đồ địa hình; các tuyến lựa chọn dựa trên các đường mòn có sẵn, để dễ tiếp cận khu vực hơn. Các tuyến điều tra được xác định đảm bảo đi qua tất cả các trạng thái rừng và được đánh dấu trên bản đồ cũng như đánh dấu trên thực địa bằng sơn hoặc dây nilon có màu dễ nhận biết. Trên các tuyến điều tra đều ghi chép, thu thập tiêu bản của tất cả các loài thực vật bậc cao có mạch với nội dung đề ra. Nội dung điều tra theo mẫu biểu 01. Mẫu biểu 01. BIỂU ĐIỀU TRA TUYẾN Số hiệu Tuyến............................ Tờ số:........................... Kiểu rừng:...................... Đá mẹ, đất:................................ Địa hình:...................... Độ rộng tuyến................. GPS Điểm đầu:................................................................... Độ cao:........................... GPS Điểm kết thúc:............................................................. ………............................ Địa điểm:..........................................Ngày ĐT.................... Người ĐT:...................... - Điều tra trong ô tiêu chuẩn Lựa chọn diện tích mỗi ô tiêu chuẩn (OTC) là 2.000 m² với kích thước 40 x 50 m. Trong mỗi OTC tiến hành lập 5 ô dạng bản (ODB) ở 4 góc và 1 ô chính giữa, diện tích ô dạng bản là 25 m² có kích thước 5 x 5 m. Trong ô tiêu chuẩn điều tra toàn diện tầng cây gỗ. Tầng cây bụi, thảm tươi, thực vật ngoại tầng, cây tái sinh điều tra trong các ô dạng bản. Các nội dung điều tra trong ô tiêu chuẩn theo các mẫu biểu 02, 03, 04.
  • 47. 35 - Thu mẫu thực vật Mỗi cây ít nhất thu 2-3 mẫu tiêu bản, kích cỡ phải đạt 29 x 41 cm có thể tỉa bớt cành, lá, nếu cần thiết, đeo số hiệu và ghi lý lịch mẫu, các mẫu từ cùng một cá thể có cùng một số hiệu. Những đặc điểm dễ bị mất khi mẫu khô (màu sắc của cây, hình dạng các ổ bào tử và cách sắp xếp của các ổ bào tử, các kiểu lá...) được ghi chép đầy đủ vào lý lịch khi thu mẫu. 2.4.3. Xử lý và trình bày mẫu Các mẫu thu thập từ thực địa được làm tiêu bản theo phương pháp Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [129].
  • 48. 36 Sau khi xử lý sơ bộ ở ngoài thực địa, mẫu được tiếp tục xử lý khô tại phòng Mẫu thực vật, Khoa Nông Lâm Ngư, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An. Các mẫu tiêu bản đã được sấy khô và ép phẳng, sau đó trình bày và khâu đính trên bìa giấy cứng kích thước 30 x 42 cm. 2.4.4. Giám định tên khoa học Tên khoa học được xác định bằng phương pháp hình thái so sánh. Tài liệu chính được sử dụng trong quá trình nghiên cứu gồm: Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ (1999-2000) [46], Thực vật chí Trung Quốc, Tập 1-25 [27], Thực vật chí Đông Dương [39] và các bộ Thực vật chí Việt Nam (Tập 1- 21) [50-70]. Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập I-III [1], [47], trang Web: http://www.theplantlist.org (The Plant List) [136]; kết hợp với Luật danh pháp Quốc tế, Melbourne, ÚC (2012), và trên các trang http://www.ipni.org (The International Plant Names Index) [137]. 2.4.5. Lập danh lục thành phần loài Danh lục thành phần loài được sắp xếp họ, chi, loài theo Brummitt (1992) [18]. Ngoài tên khoa học và tên Việt Nam của các loài còn ghi tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ Việt Nam cùng các thông tin khác gồm: dạng sống, yếu tố địa lý và giá trị sử dụng, mẫu nghiên cứu. 2.4.6. Phương pháp đánh giá về đa dạng thực vật 2.4.6.1. Đánh giá đa dạng các ngành, lớp, họ và chi Đánh giá về các ngành, hai lớp của ngành Ngọc lan, xác định họ, chi có nhiều loài, tính tỷ lệ % số loài các chi đó so với toàn bộ số loài của cả hệ thực vật. 2.4.6.2. Phương pháp đánh giá về dạng sống Tiến hành xác định, phân tích dạng sống của Hệ thực vật Khu BTTN Pù Hoạt theo thang phân chia các dạng sống của Raunkiær (1934) [131] như sau: 1. Phanérophytes (Ph) - Cây có chồi trên đất. 2. Chaméphytes (Ch) - Cây có chồi sát mặt đất. 3. Hemicryptophytes (Hm) - Cây có chồi nửa ẩn. 4. Cryptophytes (Cr) - Cây có chồi ẩn. 5. Thérophytes (Th) - Cây chồi một năm.
  • 49. 37 Ngoài ra nhóm cây chồi trên (Ph) còn có các dạng sống phụ như: a. Megaphanerophytes (Mg) - Cây có chồi trên đất lớn. b. Mesophanerophytes (Me)- Cây chồi trên đất vừa. c. Micro - phanérophytes (Mi) - Cây có chồi nhỏ trên đất. d. Nano - phanérophytes (Na) - Cây có chồi lùn trên đất. e. Lianes - phanérophytes (Lp) - Cây có chồi trên leo quấn. f. Epiphytes - phanérophytes (Ep) - Cây có chồi sống bám, sống bì sinh. g. Hemi - Parasite - phanérophytes (Pp) - Cây sống ký sinh hoặc bán ký sinh. h. Phanérophytes - Herbaces (Hp) - Cây có chồi trên thân thảo. i. Phanérophytes - Succulentes (Suc) - Cây chồi trên mọng nước. Xây dựng phổ dạng sống: sau khi thống kê các loài theo các kiểu dạng sống, tiến hành lập phổ dạng sống. Dựa vào đó để đánh giá mức độ đa dạng của điều kiện sống (nhân tố sinh thái) cũng như thấy được mức độ tác động của các nhân tố đối với Hệ thực vật. 2.4.6.3. Phương pháp đánh giá đa dạng về yếu tố địa lý Việc thiết lập phổ các yếu tố địa lý, áp dụng sự phân chia của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [129], Hệ thực vật Việt Nam bao gồm các yếu tố sau: 1. Yếu tố toàn thế giới 2. Yếu tố liên nhiệt đới 2.1. Yếu tố Á - Mỹ 2.2. Yếu tố nhiệt đới Á, Phi, Mỹ 2.3. Yếu tố Nhiệt đới châu Á, châu Úc, châu Mỹ và các đảo Thái Bình Dương 3. Yếu tố Cổ nhiệt đới 3.1. Yếu tố nhiệt đới Á - Úc 3.2. Yếu tố nhiệt đới Á - Phi 4. Yếu tố châu Á nhiệt đới 4.1. Yếu tố Đông Dương - Malêzi 4.2. Yếu tố Đông Dương - Ấn Độ 4.3. Yếu tố Đông Dương - Himalaya
  • 50. 38 4.4. Yếu tố Đông Dương - Nam Trung Hoa 4.5. Yếu tố Đông Dương 5. Yếu tố Ôn đới 5.1. Yếu tố Đông Á – Bắc Mỹ 5.2. Yếu tố Ôn đới Cổ thế giới 5.3. Yếu tố Ôn đới Địa Trung Hải 5.4. Yếu tố Đông Á 6. Yếu tố Đặc hữu Việt Nam 6.1. Yếu tố Gần đặc hữu 7. Yếu tố Cây trồng Xây dựng phổ yếu tố địa lý thực vật: phân chia các loài vào từng yếu tố địa lý thực vật và tiến hành lập phổ các yếu tố địa lý, để dễ dàng so sánh, xem xét cấu trúc các yếu tố địa lý thực vật giữa các vùng với nhau. 2.4.6.4. Phương pháp đánh giá về giá trị tài nguyên và các loài thực vật quý hiếm, bảo tồn - Đánh giá về giá trị tài nguyên Tìm hiểu sơ bộ về giá trị sử dụng của các loài qua phương pháp tiếp cận cộng đồng (PRA: Participatory Rural Appraisal - đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân). Sưu tầm các loài cây có giá trị sử dụng làm thuốc, làm cảnh, cho tinh dầu… (theo kinh nghiệm dân gian). Ngoài ra, còn sử dụng các tài liệu đã công bố trong và ngoài nước để tra cứu về giá trị sử dụng của các loài như: Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi, 2012) [75], Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi, 1999) [138], Cây Cỏ có ích ở Việt Nam (Võ Văn Chi- Trần Hợp, tập I-1999, tập II-2002) [139], Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt Nam (2004) [76]; Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam (Triệu Văn Hùng và cộng sự, 2007) [140]. - Đa dạng các loài thực vật hiếm và vấn đề bảo tồn Căn cứ vào các tiêu chuẩn của Sách Đỏ Việt Nam (2007) Error! Reference source not found., thang đánh giá của IUCN (2017) Error! Reference source not found., Nghị định số 06/2019/NĐ-CP về Quản lý thực