SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------- -----------
NGUYỄN THỊ NGỌC MAI
NGHIÊN CỨU TRI THỨC BẢN ĐỊA VỀ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG
TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC NÙNG TẠI
XÃ HỮU KHÁNH, HUYỆN LỘC BÌNH, TỈNH LẠNG SƠN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng
Khoa : Lâm nghiệp
Khóa : 2011 - 2015
Thái Nguyên - 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------- -----------
NGUYỄN THỊ NGỌC MAI
NGHIÊN CỨU TRI THỨC BẢN ĐỊA VỀ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG
TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC NÙNG TẠI
XÃ HỮU KHÁNH, HUYỆN LỘC BÌNH, TỈNH LẠNG SƠN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng
Khoa : Lâm nghiệp
Khóa : 2011 – 2015
Giảng viên hướng dẫn 1. ThS. Phạm Thu Hà
2. TS. Đỗ Hoàng Chung
Khoa Lâm nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên - 2015
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận này do chính tôi thực hiện dưới sự hướng
dẫn khoa học của ThS. Phạm Thu Hà và TS. Đỗ Hoàng Chung.
Các số liệu kết quả nghiên cứu trong khóa luận của tôi hoàn toàn trung
thực và chưa hề công bố hoặc sử dụng để bảo vệ học vị nào.
Nội dung khóa luận có tham khảo và sử các tài liệu, thông tin được
đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí,…đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Thái Nguyên, 17 tháng 06 năm 2015
Giảng viên hướng dẫn Sinh viên
ThS. Phạm Thu Hà
TS. Đỗ Hoàng Chung
Nguyễn Thị Ngọc Mai
XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
xác nhận đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng đánh giá chấm.
(Ký, họ và tên)
ii
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của mỗi
sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố và vận
dụng kiến thức mà mình đã học được trong nhà trường. Được sự nhất trí của Ban
giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp - Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, em đã tiến hành thực hiện đề tài:
"Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên cây
thuốc của các cộng đồng dân tộc Nùng tại xã Hữu Khánh, huyện Lộc Bình,
tỉnh Lạng Sơn"
Sau một thời gian nghiên cứu và thực tập tốt nghiệp, bản báo cáo thực tập
tốt nghiệp của em đã hoàn thành.
Vậy em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa
Lâm Nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giảng dạy và hướng
dẫn chúng em.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo ThS. Phạm Thu Hà
thầy giáo TS. Đỗ Hoàng Chung đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá
trình thực hiện đề tài.
Em xin cảm ơn các ban ngành lãnh đạo UBND xã Hữu Khánh huyện Lộc Bình
tỉnh Lạng Sơn cùng người dân trong xã Hữu Khánh - huyện Lộc Bình, đã tạo điều
kiện giúp em trong quá trình thực tập để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này.
giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 17 tháng 06 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Ngọc Mai
iii
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Bảng các loài thực vật được cộng đồng dân tộc Nùng khai thác sử
dụng làm thuốc tại xã Hữu Khánh, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn..23
Bảng 4.2: Bảng tóm tắt tri thức bản địa trong khai thác, sử dụng các loài cây
thuốc..........................................................................................................30
Bảng 4.3: Các bài thuốc của cộng đồng dân tộc Nùng tại xã Hữu Khánh huyện
Lộc Bình – tỉnh Lạng Sơn.......................................................................34
Bảng 4.4. Cây thuốc được người dân nhắc đến với số lần nhiều nhất từ cao
xuống thấp ................................................................................................40
Bảng 4.5: Bảng mô tả đặc điểm hình thái và sinh thái của một số loài cây tiêu
biểu được cộng đồng dân tộc Nùng sử dụng làm thuốc.......................41
Bảng 4.6. Phân hạng cây thuốc theo mức độ đe dọa của loài tại xã Hữu Khánh,
huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn..............................................................50
iv
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Đường cong xác định cây thuốc trong một cộng đồng cho thấy có
thể dừng phỏng vấn khi số loài không tăng...........................................16
Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện bộ phận thu hái các loài cây thuốc.............................31
Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện cách dùng các loài cây thuốc .....................................32
Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện cách bảo quản các loài cây thuốc...............................33
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT Ý NGHĨA
CREDEP Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây thuốc
dân tộc cổ truyền
EN Nguy cấp cao
NCCT Người cung cấp tin
SĐVN Sách đỏ Việt Nam
STT Số thứ tự
THCS Trung học cơ sở
UNESCO Tổ chức di sản văn hóa thế giới
VU Bị đe dọa, sắp nguy cấp
WHO Tổ chức y tế thế giới
WWF Tổ chức quỹ thiên nhiên thế giới
vi
MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài..............................................................................3
1.3. Ý nghĩa của đề tài ...................................................................................................3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ................................................3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn........................................................................................3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................................................................4
2.1. Cơ sở thực hiện đề tài.............................................................................................4
2.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước...................................5
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.....................................................................5
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước......................................................................7
2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu......................................................................11
2.3.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .................................................11
2.3.2. Dân sinh – kinh tê – xã hội..............................................................................13
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .............................................................................................................................14
3.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu......................................................................14
3.2. Thời gian nghiên cứu............................................................................................14
3.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................................14
3.4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................15
3.4.1. Kế thừa các tài liệu cơ bản................................................................................15
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu ...........................................................................15
3.4.3. Phương pháp nghiên cứu thực vật học ............................................................20
3.4.4. Phương pháp nội nghiệp...................................................................................22
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................23
vii
4.1. Xác định danh mục các loài cây của cộng đồng dân tộc Nùng tại xã Hữu
Khánh............................................................................................................................23
4.2. Tri thức bản địa trong việc khai thác, sử dụng các loài cây thuốc của cộng
đồng dân tộc Nùng tại xã Hữu Khánh........................................................................30
4.3. Đặc điểm hình thái của một số loài cây thuốc tiêu biểu được người dân sử
dụng phổ biến...............................................................................................................39
4.3.1. Một sô loài cây tiêu biểu được cộng đồng dân tộc Nùng sử dụng làm
thuốc ............................................................................................................ 39
4.4. Các loài cây thuốc và các bài thuốc cần được ưu tiên bảo tồn.........................49
4.4.1. Các loài cây thuốc cần được bảo tồn và nhân rộng........................................49
4.4.2. Các bài thuốc quan trọng cần được bảo tồn, nhân rộng.................................51
4.5. Đề xuất một số giải pháp trong công tác bảo tồn và nhân rộng các loài
cây thuốc, bài thuốc của cộng đồng dân tộc Nùng ......................................... 50
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................52
5.1. Kết luận..................................................................................................................53
5.2. Kiến nghị ...............................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................56
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng là tài nguyên quý giá, là một bộ phận quan trọng của môi trường
sống, luôn gắn liền với đời sống của đồng bào các dân tộc miền núi. Rừng
không chỉ có giá trị về kinh tế mà còn có ý nghĩa rất lớn trong nghiên cứu
khoa học, bảo tồn nguồn gen, bảo tồn đa dạng sinh học, điều hoà khí hậu,
phòng hộ đầu nguồn, hạn chế thiên tai, ngăn chặn sự hoang mạc hoá, chống
sói mòn, sạt lở đất, ngăn ngừa lũ lụt, đảm bảo an ninh quốc phòng, đồng thời
rừng cũng tạo cảnh quan phục vụ cho du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.
Rừng còn là nơi cung cấp nhiều tài nguyên quý giá như các loài động thực vật
và nhiều loại lâm sản ngoài gỗ khác như tre nưa, song mây, quế, hồi trong đó
có nguồn tài nguyên cây thuốc dân gian là vô cùng quý giá và đặc biệt phong
phú từ số lượng đến tác dụng đây không chỉ là nguồn dược liệu vô cùng quan
trọng đối với con người hơn cả là với nền y học cổ truyền.
Cây thuốc dân gian từ lâu đã được nhiều người quan tâm đến đây là
nguồn tài nguyên thực vật có giá trị thiết thực cho các cộng đồng địa phương
trong việc phòng chữa bệnh, ngoài ra nó còn có giá trị trong việc bảo tồn
nguồn gen, cung cấp cho lĩnh vực dược học.
Cho đến nay Việt Nam vẫn được đánh giá là nước có nguồn tài nguyên
sinh vật đa dạng và phong phú, trong đó có tài nguyên cây thuốc, đặc biệt là
khu vực Trường Sơn. Thêm vào đó với những kinh nghiệm đã được tích lũy
qua 4000 năm lịch sử, đã sử dụng nguồn tài nguyên phục vụ cho nhu cầu cuộc
sống từ ăn, mặc, ở, chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh vv… của cộng đồng 54
dân tộc anh em. Đó là một ưu thế lớn trong việc sử dụng nguồn tài nguyên
thực vật trong đó có nguồn tài nguyên cây thuốc góp phần nâng cao đời sống
2
và sức khỏe của mọi người đặc biệt là các đồng bào dân tộc thiểu số ở các
vùng sâu, vùng xa nơi cuộc sống của họ gặp nhiều khó khăn phụ thuộc rất
nhiều vào tài nguyên thiên nhiên trong đó có rừng.
Theo các nhà phân loại thực vật ở Việt Nam giàu tài nguyên thực vật
nhất Đông Nam Á, nơi có khoảng 12.000 loài thực vật bậc cao. Trong đó có
3.948 loài được dùng làm thuốc (viện dược liệu, 2004) [8] chiếm khoảng
37% số loài đã biết. Đó chưa kể đến những cây thuốc gia truyền của 53 dân
tộc thiểu số ở Việt Nam, cho đến nay chúng ta chỉ mới biết được có một phần.
Ngoài ra các nhà khoa học Nông Nghiệp đã thống kê được 1.066 loài cây trồng
trong đó cũng có 179 loài cây sử dụng làm thuốc. Theo kết quả điều tra của
viện dược liệu trong thời gian 2002 – 2005 số loài cây thuốc ở một số
vùng trọng điểm thuộc các tỉnh gắn với dãy Trường Sơn như sau: Đắc Lắc
(751 loài), Gia Lai (783 loài), Kon Tum (814 loài), Lâm Đồng (756 loài).
Với hệ thực vật như vậy, thành phần các loài cây thuốc hết sức phong phú
và đa dạng.
Sức khỏe lại là một phần quan trọng của con người, trong mỗi chúng ta
không phải lúc nào cũng khỏe và ai cũng khỏe cả, mà nhiều lúc ốm đau, bệnh
tật cần thuốc chữa bệnh nhằm ổn định và nâng cao cuộc sống hằng ngày. Với
các đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa xôi hẻo lánh khi mà nguồn
thuốc tây y không phục vụ đến kịp thời. Các bài thuốc Nam lại là nguồn
nguyên liệu sẵn có, đó là các loài cây xung quanh mình để sử dụng làm thuốc
an toàn và có hiệu quả. Chính vì thế mà các loài thuốc dân gian của các đồng
bào dân tộc thật sự cần thiết và hết sức quan trọng đôi khi được xem như là
“sức mạnh vô hình” cứu sống tính mạng con người.
Hiện nay nguồn tài nguyên rừng của chúng ta đang bị suy giảm nghiêm
trọng, kéo theo đa dạng sinh học cũng bị giảm trong đó có cả cây thuốc bản
địa có giá trị chưa kịp nghiên cứu cũng đã mất dần, việc nghiên cứu phát hiện
3
và bảo tồn tiến đến sử dụng bền vững tài nguyên cây thuốc bản địa là một vấn
đề rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Đối với các cộng đồng dân tộc ở xã
Hữu Khánh - huyện Lộc Bình - tỉnh Lạng Sơn họ có những bài thuốc, kinh
nghiệm rất hay, đơn giản nhưng hiệu quả trong việc chữa bệnh. Vấn đề đặt ra
là làm thế nào để ghi nhận và gìn giữ vốn kiến thức quý báu trong việc sử
dụng cây thuốc, bài thuốc của cộng đồng dân tộc xuất phát từ lý do trên tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử
dụng tài nguyên cây thuốc của cộng đồng dân tộc Nùng tại xã Hữu Khánh,
huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn" được thực hiện nhằm tìm ra giải pháp để
bảo tồn và phát triển các loài thuốc có giá trị và kinh nghiệm sử dụng các bài
thuốc của cộng đồng dân tộc.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài thực hiện nhằm đạt các mục tiêu sau:
Tìm hiểu được từ cộng đồng dân tộc Nùng các bài thuốc, cây thuốc dân
gian dùng để trị các loại bệnh thường gặp trong cuộc sống.
Lựa chọn được các bài thuốc, cây thuốc hay quan trọng để phát triển
nhân rộng bảo tồn trên cơ sở lựa chọn có sự tham gia của người dân.
Tư liệu hóa được tri thức sử dụng, một số bài thuốc gia truyền và những
kinh nghiệm chữa bệnh của đồng bào dân tộc từ các loài cây hoặc các bộ phận
của cây sử dụng an toàn và có hiệu quả.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Qua việc thực hiện đề tài sẽ giúp sinh viên làm quen với việc nghiên
cứu khoa học, cũng cố kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tế, biết
các thu thập, phân tích và xử lý thông tin cũng như kỹ năng tiếp cận và làm
việc với cộng đồng thôn bản và người dân.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Đề tài góp phần nghiên cứu về việc sử dụng các loài thực vật Lâm sản
ngoài gỗ để làm thuốc nhằm bảo tồn nguồn tri thức bản địa.
4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở thực hiện đề tài
Tri thức bao gồm sự hiểu biết về sự vật, hiện tượng của thế giới tự nhiên
xung quanh con người. Tri thức được tích lũy từ những kinh nghiệm của quá
trình lao động sản xuất thực tiễn trong cuộc sống hàng ngày của con người,
trải qua thời gian dài lịch sử, tri thức được tồn tại và phát triển qua sự trải
nghiệm của nhân dân lao động.
Vậy tri thức bản địa là gì? Theo định nghĩa chung cuả tổ chức UNESCO,
tri thức bản địa là tri thức hoàn thiện được duy trì, tồn tại và phát triển trong
một thời gian dài với sự tương tác qua lại gần gũi giữa con người với môi
trường tự nhiên nó được truyền miệng từ đời này sang đời khác và rất ít khi
được ghi chép lại. Tri thức bản địa là nguồn tài nguyên quốc gia giúp ích rất
nhiều cho quá trình phát triển theo những phương sách ít tốn kém, có sự tham
gia của người dân và đạt được sự bền vững. Các dự án phát triển dựa trên cơ
sở tri thức bản địa sẽ lôi kéo được nhiều người dân tham gia, vì nó hợp với
suy nghĩ của nhân dân, dân biết phải làm gì và làm như thế nào. Đó chính là
cơ sở của sự thành công. Đặc điểm quan trọng của tri thức bản địa là luôn
thích ứng với sự thay đổi của môi trường, các cộng đồng cư dân địa phương
luôn có ý thức bản địa hóa những du nhập từ bên ngoài có lợi và thích hợp với
cộng đồng.
Trước đây người ta khái niệm lâm sản chủ yếu là gỗ, ít quan tâm đến các
thành phần khác gỗ. Ngày nay, trong các chiến lược phát triển bền vững của
các dự án lâm nghiệp xã hội, nông lâm kết hợp người ta đã chú ý nhiều đến
các lâm sản khác ngoài gỗ và có khái niệm cơ bản về Lâm sản ngoài gỗ là bao
gồm tất cả các sản phẩm có nguồn gốc sinh học và các dịch vụ thu được từ
5
rừng hoặc từ bất kỳ vùng đất nào có kiểu sử dụng đất tương tự, loại trừ gỗ ở
tất cả các hình thái của nó. Các loài cây thuốc đa phần là các sản phẩm Lâm
sản ngoài gỗ thuộc một phần của tài nguyên thực vật. Tài nguyên thực vật là
tổng hợp của sinh quyển trong một loạt các thảm thực vật. Tài nguyên thực
vật như là các nhà sản xuất chính, để duy trì chu kỳ dinh dưỡng sinh quyển và
cơ sở dòng năng lượng trên trái đất. Tài nguyên thực vật giữ một vai trò vô
cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người nói riêng và sinh vật nói
chung. Nhưng trong thời gian vừa qua tài nguyên này đã bị suy thoái nghiêm
trọng do sự tác động tiêu cực của con người, chính vì vậy, gần đây Đảng và
nhà nước ta đã có những chủ trương, đường lối mới như: Luật Bảo vệ và phát
triển rừng năm 2004, Luật đất đai 2013, Luật đa dạng sinh học 2008, Nghị
định 99 của Chính phủ 2010…cùng với hàng loạt các văn bản khác đã ra đời
nhằm bảo vệ và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên hợp lí. Đây là một
cơ sở pháp lí quan trọng để thực hiện thành công đề tài tri thức bản về khai
thác và sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân tộc Nùng ở xã Hữu Khánh.
2.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới, nhiều nước đã sử dụng nguồn Lâm sản ngoài gỗ để làm
thuốc, nhiều nước đã có các đề tài nghiên cứu về thuốc và họ cũng đã sử
dụng nhiều nguồn tài nguyên này để xuất khẩu làm dược liệu và thu được
một nguồn tài chính khá lớn. Đặc biệt là Trung Quốc, có thể khẳng định
đây là quốc gia đi đầu trong việc sử dụng cây thuốc để chữa bệnh. Một
nghiên cứu rất thành công của họ đã cho ra đời cuốn sách "Kỹ thuật gây
trồng cây thuốc ở Trung Quốc" vào năm 1968, do các nhà nghiên cứu Vân
Nam - Trung Quốc thực hiện. Cuốn sách này đã đề cập tới đặc điểm sinh
thái, công dụng, kỹ thuật gây trồng, chế biến và bảo quản cây Thảo quả
(Phan Văn Thắng, 2002) [7].
6
Vào thế kỷ XVI, Lý Thời Trân đưa ra “Bản thảo cương mục” sau đó năm
1955 cuốn bản thảo này được in ấn lại. Nội dung cuốn sách đã đưa đến cho
con người cách sử dụng các loại cây cỏ để chữa bệnh. Ngay từ những năm
1950 các nhà khoa học nghiên cứu về cây thuốc của Liên Xô đã có các nghiên
cứu về cây thuốc trên quy mô rộng lớn. Năm 1972 tác giả N.G. Kovalena đã
công bố rộng rãi trên cả nước Liên Xô (cũ) việc sử dụng cây thuốc vừa mang lại
lợi ích cao vừa không gây hại cho sức khỏe của con người. Qua cuốn sách
“Chữa bệnh bằng cây thuốc” tác giả Kovalena đã giúp người đọc tìm được loại
cây thuốc và chữa đúng bệnh với liều lượng đã được định sẵn (Trần Thị Lan,
2005) [4]. Đến năm 1992, J.H.de Beer- một chuyên gia Lâm sản ngoài gỗ của tổ
chức nông lương thế giới khi nghiên cứu về vai trò của thị trường và của Lâm
sản ngoài gỗ đã nhận thấy giá trị to lớn của thảo quả đối với việc cải thiện đời
sống cho người dân ở miền núi sống ở trong và gần rừng, thu hút họ tham gia
vào việc quản lí và bảo vệ tài nguyên rừng bền vững, giúp họ có thể yên tâm
sống chủ yếu vào nghề rừng.
Theo ước tính của tổ chức Quỹ thiên nhiên thế giới (WWF) có khoảng
35.000 – 70.000 loài trong số 250.000 loài cây được sử dụng vào mục đích
chữa bệnh trên toàn thế giới. Nguồn tài nguyên cây thuốc này là kho tàng vô
cùng quý giá của các dân tộc hiện đang khai thác và sử dụng để chăm sóc sức
khỏe, phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc của các nền văn hóa. Theo báo cáo của
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày nay có khoảng 80% dân số các nước đang
phát triển có nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu phụ thuộc vào nguồn dược liệu
hoặc qua các chất chiết suất từ dược liệu (Nguyễn Văn Tập, 2006) [ 6]. Tiến sĩ
James A.Dule – nhà dược lý học người Mỹ đã có nhiều đóng góp cho tổ chức
Y tế Thế giới (WHO) trong việc xây dựng danh mục các loài cây thuốc, cách
thu hái, sử dụng, chế biến và một số thận trọng khi sử dụng các loại cây thuốc
(Trần Thị Lan, 2005) [4].
7
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Việt Nam nằm trong miền khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thích hợp cho
sự phát triển của thực vật nói chung và cây thuốc nói riêng. Một số vùng cao
lại có khí hậu á nhiệt đới, phù hợp với việc trồng cây thuốc ưa khí hậu mát
mẻ. Đặc biệt là nước ta có dãy núi Trường Sơn rộng lớn là nơi có rất nhiều
cây thuốc phục vụ cho đồng bào nhân dân sống gần ở trong rừng mà họ sống
xa các trạm xá, bệnh viện thì việc cứu chữa tại chỗ là vô cùng cần thiết và
cấp bách.
Theo nguồn thông tin Viện Dược liệu (2004) [8] thì Việt Nam có đến
3.948 loài cây làm thuốc, thuộc 1.572 chi và 307 họ thực vật (kể cả rêu và
nấm) có công dụng làm thuốc. Trong số đó có trên 90% tổng số loài cây thuốc
mọc tự nhiên. Nhưng qua điều tra thì con số này có thể được nâng lên vì kiến
thức sử dụng cây thuốc của một số đồng bào dân tộc thiểu số chúng ta nghiên
cứu chưa được đầy đủ hay còn bỡ ngỡ, trong đó có cộng đồng dân tộc Nùng ở
xã Hữu Khánh, Huyện Lộc Bình, Tỉnh Lạng Sơn. Những năm qua, chỉ riêng
ngành Y học dân tộc cổ truyền nước ta đã khai thác một lượng dược liệu khá
lớn. Theo thống kê chưa đầy đủ thì năm 1995, chỉ riêng ngành Đông dược cổ
truyền tư nhân đã sử dụng 20.000 tấn dược liệu khô đã chế biến từ khoảng
200 loài cây. Ngoài ra còn xuất khẩu khoảng trên 10.000 tấn nguyên liệu thô
(Viện Dược Liệu, 2002) [9].
Kết quả nghiên cứu của Phạm Thanh Huyền tại xã Địch Quả- huyên
Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ về việc khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn cây
thuốc của cộng đồng dân tộc cho thấy kiến thức về việc sử dụng nguồn cây
thuốc của đồng bào dân tộc Dao ở đây. Với kiến thức đó họ có thể chữa khỏi
rất nhiều loại bệnh nan y bằng những bài thuốc cổ truyền. Tuy nhiên những
kiến thức quý báu này chưa được phát huy và chưa có cách duy trì hiệu quả,
chưa có tổ chức. Tác giả đã chỉ rõ những loài thực vật rừng được người dân
8
sử dụng làm thuốc, nơi phân bố, công dụng, cách thu hái chúng. Thêm vào đó
họ còn đưa ra một cách rất chi tiết về mục đích, thời vụ, và các điều kiêng kị
khi thu hái cây thuốc. Họ đã đánh giá được mức độ tác động của người dân
địa phương, nguyên nhân làm suy giảm nguồn tài nguyên cây thuốc (Phạm
Thanh Huyền, 2000) [3].
Ở nước ta số loài cây thuốc được ghi nhận trong thời gian gần đây không
ngừng tăng lên, theo báo cáo kết quả điều tra nghiên cứu về dược liệu và tài
nguyên cây thuốc (Viện dược liệu, 2003) [10].
- Năm 1952 toàn Đông Dương có 1.350 loài.
- Năm 1986 Việt Nam đã biết có 1.863 loài.
- Năm 1996 Việt Nam đã biết có 3.200 loài.
- Năm 2000 Việt Nam đã biết có 3.800 loài
Trong công trình cây thuốc – nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ đang có
nguy cơ cạn kiệt, Trần Khắc Bảo đã đưa ra một số nguyên nhân làm cạn kiệt
nguồn tài nguyên cây thuốc như: diện tích rừng bị thu hẹp, chất lượng rừng
suy thoái hay quản lý rừng còn nhiều bất cập, trồng chéo kém hiệu quả. Từ đó
tác giả cho rằng chiến lược bảo tồn tài nguyên cây thuốc là bảo tồn các hệ
sinh thái, sự đa dạng các loài và di truyền. Bảo tồn cây thuốc phải gắn liền với
bảo tồn và phát huy trí thức Y học cổ truyền và Y học dân gian gắn với sử
dụng bền vững và phát triển cây thuốc (Trần Khắc Bảo, 2003) [1].
Theo Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây thuốc Dân tộc cổ truyền
(CREDEP) từ trước đến nay khá nhiều địa phương trong nước đã có truyền
thống trồng cây thuốc và có nhiều nghiên cứu về cây thuốc, bài thuốc chữa các
bệnh thường gặp hang ngày. Trong 2 năm gần đây, Ngô Qúy Công đã tiến hành
điều tra việc khai thác, sử dụng cây thuốc Nam tại vùng đệm của Vườn quốc gia
Tam Đảo, nghiên cứu kỹ thuật nhân giống, gây trồng một số loài cây thuốc quý
nhằm bảo tồn và phát triển cho mục đích gây trồng thương mại. Họ chỉ rõ
9
phương pháp thu hái cũng là vấn đề cần quan tâm, việc thu hái bằng cách đào cả
cây do bộ phận dùng chủ yếu là rễ, củ làm cho số lượng loài suy giảm nhanh
chóng và đây cũng là nguy cơ dẫn đến sự khan hiếm, thậm chí là sự tuyệt chủng
của một số lớn các cây thuốc. Vì vậy việc nhân giống nhằm mục đích hỗ trợ cây
giống cho người dân có thể trồng tại vườn nhà cũng như xây dựng các vườn cây
thuốc tại địa phương đều giảm áp lực thu hái cây thuốc trong rừng tự nhiên là
việc làm rất cần thiết và đưa ra những giải pháp, đề xuất hợp lý để bảo tồn và
phát triển (Ngô Quý Công, 2005)[2].
Đỗ Hoàng Sơn và cộng sự đã tiến hành đánh giá thực trạng khai thác, sử
dụng về tiềm năng gây trồng cây thuốc tại Vườn quốc gia Tam Đảo và vùng
đệm. Qua điều tra họ thống kê được tại Vườn quốc gia Tam Đảo và vùng đệm
có 459 loài cây thuốc thuộc 346 chi và 119 họ trong 4 ngành thực vật. Người
dân thuộc vùng đệm ở đây chủ yếu là cộng đồng dân tộc Sán Dìu sử dụng cây
thuốc để chữa 16 nhóm bệnh khác nhau. Trong đó trên 90% số loài được sử
dụng trong rừng tự nhiên. Mỗi năm có khoảng hơn 700 tấn thuốc tươi từ
Vườn quốc gia Tam Đảo được thu hái để buôn bán. Nguồn tài nguyên cây
thuốc ở đây đang bị suy giảm khoảng 40% so với 5 năm trước đây. Trên cơ sở
các nghiên cứu các tác giả đã đề xuất 26 loài cây thuốc cần được ưu tiên và
bảo tồn (Đỗ Hoàng Sơn, 2008) [5].
Theo Nguyễn Văn Tập trong nguồn Lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam, cây
thuốc chiếm một vị trí quan trọng về thành phần loài cũng như về giá trị sử dụng
và kinh tế. Theo điều tra cơ bản của Viện Dược liệu (Bộ Y tế) đến năm 2004 đã
phát hiện được ở nước ta có 3.948 loài thuộc 1.572 chi và 307 họ thực vật (kể cả
Rêu và Nấm) có công dụng làm thuốc. Trong số đó trên 90% tổng số loài là cây
thuốc mọc tự nhiên chủ yếu trong các quần thể rừng. Rừng cũng là nơi tập hợp
hầu hết cây thuốc quý có giá trị sử dụng và kinh tế cao. Tuy nhiên, do khai thác
không chú ý đến tái sinh trong nhiều năm qua cùng với nhiều nguyên nhân khác,
10
nguồn cây thuốc mọc tự nhiên ở Việt Nam đã bị giảm sút nghiêm trọng, biểu
hiện qua các thực tế sau:
- Vùng phân bố tự nhiên của cây thuốc bị thu hẹp: Do nạn phá rừng làm
nương rẫy, nhất là việc mở rộng diện tích trồng Cà phê, Cao su ở các tỉnh phía
Nam đã làm mất đi những vùng rừng rộng lớn vốn có nhiều cây thuốc mọc tự
nhiên chưa kịp khai thác.
- Hầu hết các cây thuốc có giá trị sử dụng và kinh tế cao, mặc dù có vùng
phân bố rộng lớn, trữ lượng tự nhiên tới hàng ngàn tấn, như Vằng đắng, các
loài Bình vôi hoặc hàng trăm tấn như Hoằng đắng nhưng do khai thác quá
mức, không chú ý bảo vệ tái sinh, dẫn đến tình trạng mất khả năng khai thác.
Một số loài thuộc nhóm này như Ba kích, Đẳng sâm…đã phải đưa vào Sách
đỏ Việt Nam (1996) và Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam (1996, 2001, 2004)
nhằm khuyến cáo bảo vệ.
- Đặc biệt đối với một số loài cây thuốc như Ba kích, Tam thất và Sâm
mọc tự nhiên, Hoàng liên, Lan một lá,…đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt
chủng cao (Nguyễn Văn Tập, 2006) [6].
Việt Nam là một nước có tài nguyên rừng rất đa dạng và phong phú
nhưng vì ở trong những khu rừng hay gần rừng lại thường tập trung nhiều
thành phần dân tộc sinh sống, có nhiều nền văn hóa đặc sắc khác nhau, kiến
thức bản địa trong việc sử dụng cây làm thuốc cũng rất đa dạng và phong phú,
mỗi dân tộc có các cây thuốc và bài thuốc riêng biệt, cách pha chế và sử dụng
khác nhau. Nên hiện nay nguồn tài nguyên rừng của chúng ta đang bị giảm
sút nghiêm trọng, kéo theo sự đa dạng sinh học cũng bị suy giảm trong đó có
cả một số cây thuốc bản địa có giá trị chưa kịp nghiên cứu cũng đã mất dần,
vậy việc nghiên cứu phát hiện và bảo tồn sử dụng tài nguyên cây thuốc bản
địa là một việc rất cần thiết. Đối với các cộng đồng dân tộc thiểu số, họ có
những bài thuốc kinh nghiệm rất hay, đơn giản nhưng chữa bệnh lại hiệu quả
11
rất cao. Lạng Sơn cũng là một tỉnh tập trung nhiều dân tộc thiểu số sinh sống
đặc biệt là huyện Lộc Bình nơi có khá nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số sinh
sống trong rừng và gần rừng, trong đó có dân tộc Nùng. Chính vì vậy, đây là
một nơi lý tưởng cho nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng tài
nguyên cây thuốc, các bài thuốc dân gian từ thiên nhiên cuả cộng đồng dân
tộc địa phương nơi đây.
2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.3.1.1.Địa hình
Xã Hữu Khánh nằm ở phía Đông Bắc huyện Lộc Bình có ranh giới tiếp
giáp với các địa phương:
- Phía bắc giáp xã Mẫu Sơn
- Phía nam giáp xã Tú Đoạn
- Phía đông giáp xã Yên Khoái
- Phía tây giáp xã Đồng Bục và thị trấn Lộc Bình
Hữu Khánh có địa hình đồi núi bát úp xen giữa những dải đất bằng bị chia
cắt mạnh những vùng đất bằng, đồi thoải, độ cao trung bình từ 150 - 350m.
Dải đường biên có hướng dốc về nội địa, độ dốc trung bình là 20 - 300
,
dải tiếp giáp với địa bàn xã là núi Mẫu Sơn có độ dốc lớn, chia cắt mạnh. Khu
vực có địa hình thung lũng là nơi cư trú và sản xuất của hàng nghìn hộ dân cư
trong huyện.
Hệ thống đường giao thông liên thôn, liên xã có tuyến đường tỉnh lộ Lộc
Bình – Chi Ma đi qua trung tâm xã. Ngoài ra còn có tuyến đường khai thác đi
vào các khu rừng vì vậy giao thông của xã rất thuận tiện.
2.3.1.2. Khí hậu, thủy văn
Khí hậu của Hữu Khánh chia bốn mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình năm là
210
C, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất 270
C- 320
C, nhiệt độ trung bình
12
mùa đông là 130
C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 90
C. Có nơi, có ngày
nhiệt độ xuống dưới 1-20
C.
Lượng mưa trung bình hàng năm tương đối thấp, đạt 1.320mm, 70%
lượng mưa từ tháng 5 đến tháng 9. Tốc độ gió trung bình năm là 2,0 m/s, mùa
đông có gió mùa Đông Bắc, hiện tượng sương muối xảy ra ảnh hưởng mạnh
đến sản xuất nông nghiệp. Độ ẩm trung bình cả năm là 82%.
2.3.1.3. Tài nguyên đất, Tài nguyên nước
Tổng diện tích tự nhiên của xã là 1.932,69 ha chia thành 7 thôn. Trong đó
diện tích đất sản xuất nông nghiệp 242,3ha.
Về cơ cấu thổ nhưỡng, đất của xã Hữu Khánh là đất feralit hình thành
trên đá cát kết và cát bột kết, phân bố chủ yếu trên dạng địa hình đồi trung
bình và đồi cao.
- Trên độ cao 700 – 1.000 m là đất feralit có mùn trên núi, đất màu
vàng nhạt, hàm lượng mùn trên 6%.
- Trên độ cao > 1.000m là loại đất mùn alít với tầng đất mặt màu đen,
hàm lượng mùn thô đạt đến 10%.
Nguồn nước mặt:
Lượng nước sông suối khá lớn vào mùa mưa, nhưng vào mùa khô lượng
nước giảm mạnh không đủ cho nhu cầu dân sinh, mặt khác chênh lệch dòng
chảy trong năm nhiều, hệ số biến đổi dòng chảy năm trên khu vực là 0,35 -
0,36, đây là điểm bất lợi trong việc lập các phương án sử dụng nguồn nước.
Nguồn nước ngầm:
Trữ lượng và tiềm năng nước ngầm Hữu Khánh là không lớn và khả
năng khai thác rất hạn chế vì địa hình hiểm trở, phân bố dân cư không tập
trung, cơ sở hạ tầng nông thôn còn hạn chế và điều kiện kinh tế của người dân
trong vùng còn khó khăn nên việc đầu tư xây dựng các công trình khai thác
nước ngầm còn gặp nhiều trở ngại.
13
2.3.1.4. Tài nguyên rừng
Xã Hữu Khánh có trữ lượng rừng không lớn, thực vật, động vật đa
dạng, nhiều cây dược liệu quý và cây ăn quả đặc sản nổi tiếng, tuy nhiên
nguồn tài nguyên rừng đã bị suy kiệt rất nhiều. Trong năm vừa qua trồng cây
phân tán trồng được 30 ha.
2.3.2. Dân sinh – kinh tê – xã hội
Xã Hữu Khánh có 7 thôn: Nà Mu, Phiêng Phấy, Bản Hoi, Bản Quang,
Bản Khiêng, Bản Rỵ, Khòn Thống. Dân tộc Nùng ở tập trung đông nhất ở
thôn Nà Mu những thôn còn lại chỉ rải rác có một hai hộ là dân tộc Nùng chủ
yếu là dân tộc Tày.
Tổng số dân: 2887 khẩu với 630 hộ, toàn xã chủ yếu là dân tộc Tày
chiếm 57,8% Nùng chiếm 40,6% số dân sinh sống một số ít là dân tộc Kinh
và Sán chỉ.
Xã Hữu Khánh có các tập quán hủ tục lạc hậu mê tín, ma chay, cưới xin
đang từng bước được cải tiến và xóa bỏ. Nhân dân đã tham gia xây dựng quy
ước thôn bản để cùng nhau thực hiện khu dân cư văn hóa phù hợp với tập tục
và đúng với luật pháp của nhà nước.
Hệ thống điện lưới hạ thế đã được kéo đến các hộ gia đình 7/7 (đạt
100%), các hộ gia đình trong xã đã có điện sinh hoạt 100%.
Đường giao thông liên xã, liên thôn đi lại thuận tiện.
Có một trường tiểu học và một trường THCS, về khám chữa bệnh có
một nhà trạm Y tế xã ( nhà cấp IV).
Nhìn chung lực lượng lao động của xã tương đối dồi dào, ngày càng
được tiếp cận dễ dàng hơn với các dịch vụ đào tạo, dạy nghề, đáp ứng đủ số
lượng cho nhu cầu phát triển trước mắt của các ngành kinh tế.
Tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực của xã hiện vẫn còn nhiều hạn
chế. Mặc dù số lao động qua đào tạo tăng nhanh nhưng chất lượng lao động
vẫn còn thấp.
14
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Tri thức bản địa về khai thác và sử
dụng tài nguyên cây thuốc của cộng đồng dân tộc Nùng.
- Địa điểm nghiên cứu: Tại xã Hữu Khánh, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.
3.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 8/2014 đến tháng 12/2014
3.3. Nội dung nghiên cứu
Từ mục tiêu nghiên cứu đặt ra của đề tài có những nội dung sau:
. Nội dung 1: Xác định các loài cây được người dân khai thác và sử dụng
làm thuốc chỉ ra tên phổ thông, tên dân tộc, tên khoa học của các loài cây
thuốc.
Nội dung 2: Tri thức bản địa trong khai thác, sử dụng các loài cây thuốc
- Xác định phương thức khai thác các loài thuốc như: Bộ phận thu hái,
kĩ thuật, mùa vụ thu hái.
- Cách chế biến và sử dụng các loài cây thuốc: Các phương thức chế
biến đối với từng cây ở cộng đồng dân tộc Nùng, từng hộ như bằng cách đơn
giản (phơi khô, gác bếp, dùng tươi..) hay cầu kỳ (phải qua nhiều công đoạn
khác nhau...).
- Phương pháp bảo quản sản phẩm: Biện pháp xử lý, bảo quản sản
phẩm sau thu hoạch.
- Tri thức bản địa của người dân trong việc sử dụng một số bài thuốc dân
gian tại địa phương.
15
Nội dung 3: đặc điểm hình thái của một số loại cây thuốc tiêu biểu được
người dân sử dụng phổ biến.
- Xác định loài cây thuốc tiêu biểu được sử dụng nhiều nhất.
- Mô tả một số đặc điểm hình thái và nơi sống của các loài cây
thuốc đặc trưng tiêu biểu.
Nội dung 4: Các loài cây thuốc và các bài thuốc cần được ưu
tiên bảo tồn
- Xác định loài cây thuốc cần được ưu tiên bảo tồn.
- xác định các bài thuốc cần được ưu tiên bảo tồn.
Nội dung 5: Đề xuất một số giải pháp trong công tác bảo tồn và
nhân rộng các loài cây thuốc, bài thuốc của cộng đồng dân tộc Nùng.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Kế thừa các tài liệu cơ bản
Kế thừa có chọn lọc các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội,
cùng các tài liệu có liên quan tới các chuyên đề của các tác giả trong và ngoài
nước tại khu vực nghiên cứu.
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu
3.4.2.1. Liệt kê tự do
Liệt kê tự do là kỹ thuật thường được áp dụng trong nghiên cứu xã hội.
Áp dụng trong điều tra cây thuốc, liệt kê tự do cần được thực hiện qua hai giai
đoạn: (i) liệt kê tự do và (ii) xác định cây thuốc
Liệt kê tự do: Là việc hỏi/ phỏng vấn một tập hợp người cung cấp tin
(NCCT), đề nghị họ cho tên tất cả các tên của cây làm thuốc.
Chọn mẫu: NCCT được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên – phân
tầng: NCCT được phân thành một số nhóm nhất định (theo kinh nghiệm; dân
tộc; độ tuổi; giới...), sau đó lấy ngẫu nhiên NCCT từ các loại đó.
16
Phỏng vấn: Sử dụng một bộ câu hỏi phù hợp để có được thông tin cần
có điều quan trọng nhất khi phỏng vấn là đề nghị NCCT liệt kê đầy đủ tên cây
làm thuốc bằng tiếng dân tộc của mình. Điều này tránh được sự nhầm lẫn tên
cây thuốc giữa các ngôn ngữ, văn hóa khác nhau.
Hình 3.1. Đường cong xác định cây thuốc trong một cộng đồng cho thấy
có thể dừng phỏng vấn khi số loài không tăng
Xử lý dữ liệu: Dữ liệu điều tra được xử lý bằng tay hay bằng các phần
mềm máy tính, bao gồm: (i) liệt kê tất cả các tên cây thuốc được NCCT nhắc
đến, (ii) đếm số lần tên cây thuốc n được nhắc đến (tần số nhắc đến), và (iii) xếp
danh mục các tên theo thứ tự nào đó, ví dụ như xếp theo tần số giảm dần. Có thể
xác định danh mục các loài được dùng làm thuốc tiêu biểu (hay các loài cốt lõi),
là các loài được nhiều NCCT nhắc đến, cộng với một số lượng lớn các loài được
một số ít NCCT hay chỉ một người nhắc đến. Các loài tiêu biểu phản ánh sự tồn
tại của một tiêu chuẩn văn hóa, tri thức chung của cộng đồng liên quan đến lĩnh
Số tên cây thuốc
Số người cung cấp tin
Số người cần hỏi
17
vực cây thuốc trong khu vực điều tra. Các loài còn lại thể hiện cái nhìn, tri thức,
kinh nghiệm riêng của các thành viên trong cộng đồng.
3.4.2.2. Xác định cây thuốc
Sau khi xử lý dữ liệu và loại bỏ tên đồng nghĩa, chúng ta có trong tay
một danh mục tên các cây được cộng đồng sử dụng là thuốc. Tuy nhiên đây
chỉ là danh mục bằng tên địa phương, chưa rõ tên nào thuộc loài nào. Do đó,
cần thiết phải xác định tên phổ thông và tên khoa học của các cây mang tên
đó. Để làm được việc này, cần thu thập mẫu tiêu bản của tất cả các tên cây
thuốc đã được nêu ra trong danh mục, xử lý và định tên (tiến hành theo phương
pháp điều tra theo tuyến). Việc xác định tên khoa học của các mẫu cây thuốc
dựa trên tên được liệt kê nói trên sẽ góp phần loại bỏ các tên đồng nghĩa trong
phần liệt kê tự do lần nữa. Như vậy số loài cây thuốc thực tế có thể sẽ nhỏ hơn số
tên thống kê được trong giai đoạn liệt kê tự do. Cần chú ý là một tên địa phương
có thể chỉ nhiều loài khác nhau, thường là các loài trong cùng một chi, có đặc
điểm hình thái giống nhau hay các loài có cùng công dụng.
Số liệu điều tra của các mục trên được ghi vào các mẫu biểu có sẵn
(Phụ lục 1 đến phụ lục 4).
3.4.2.3. Điều tra theo tuyến với người cung cấp tin quan trọng
Đây là phương pháp thường được áp dụng trong điều tra tài nguyên
thực vật. Dựa trên cơ sở kết quả của bước liệt kê tự do, lựa chọn người cung
cấp thông tin quan trọng và tiến hành xác định tên khoa học và vị trí phân loại
của các loài cây thuốc trên thực địa.
NCCT quan trọng là những người am hiểu về cây thuốc trong khu vực,
thường là những người già, phụ nữ, tự nguyện cung cấp thông tin. Mục tiêu
điều tra là xác định chính xác các loài cây đã được liệt kê tại bước liệt kê tự
do. Các bước thực hiện bao gồm:
18
+ Xác định tuyến điều tra: Tuyến điều tra có thể được xác định dựa trên
thực trạng thảm thực vật, địa hình và phân bố cây thuốc trong khu vực. Để
đảm bảo tính khách quan trong quá trình điều tra, tuyến điều tra nên đi qua
các địa hình và thảm thực vật khác nhau. Trong điều tra tại cộng đồng, lấy
trung tâm công đồng làm tâm và đi theo bốn hướng khác nhau. Số lượng
tuyến phụ thuộc vào thời gian và nhân lực sẵn có.
+ Thu thập thông tin tại thực địa: Cách đơn giản nhất là NCCT và điều
tra viên cùng đi theo tuyến và phỏng vấn đối với bất kỳ cây nào gặp trên
đường đi. Cách thu thập thông tin khác, có hệ thống hơn, là NCCT và điều tra
viên dừng lại tại mỗi điểm có sự thay đổi về thảm thực vật và phỏng vấn đối
với tất cả các loài cây thuốc xuất hiện trong khu vực đó.
Thông tin cần phỏng vấn bao gồm: tên cây (tên địa phương), bộ phận
dùng, cách dùng....Để tiết kiệm thời gian người phỏng vấn sẽ in sẵn một số
mẫu biểu có các nội dung điều tra đã định trước và đánh dấu tại các nội dung
phù hợp trong quá trình điều tra. Bất kỳ cây nào được NCCT xác định là cây
thuốc đều được thu thập để xác định tên khoa học .
+ Xử lý thông tin: Thông tin thu thập được theo phương pháp này
thường có tính chất định tính, bao gồm: Danh mục loài (tên địa phương, tên
khoa học, bộ phận dùng, công dụng,...), ước lượng tần số xuất hiện trong
tuyến điều tra.
3.4.2.4. Xác định các loài cây thuốc cần ưu tiên bảo tồn
Phân hạng cây thuốc theo mức độ đe dọa của loài:
+Độ hữuíchcủaloàiđốivớingườidânđịaphương:sửdụngthang3 mứcđiểm
- Loài không có tiềm năng được dùng ở địa phương: 0 điểm
- Loài sử dụng ít đối với người dân địa phương: 1 điểm
- Loài có tầm quan trọng đối với người dân địa phương: 2 điểm
19
+ Mức độ để xâm nhập (vị trí mọc của loài để bị tìm thấy để khai thác):
sử dụng thang 2 mức điểm
- Loài mọc ở nơi rất khó xâm nhập: 0 điểm
- Loài mọc ở nơi rất dễ xâm nhập: 1 điểm
+ Tính chuyên biệt về nơi sống (sự xuất hiện của loài thể hiện khả năng
sống thích nghi của loài hạn hẹp hay phổ biến): sử dụng thang 3 mức điểm
- Loài xuất hiện ở nhiều nơi sống khác nhau: 0 điểm
- Loài xuất hiện ở một số ít nơi sống: 1 điểm
- Loài có nơi sống hẹp: 2 điểm
+ Mức độ tác động đến sự sống của loài (sự tác động của người dân ảnh
hưởng đến sự sống của loài): sử dụng thang mức 3 điểm
- Loài có ít nhất vài nơi sống của loài ổn định: 0 điểm
- Loài có nơi sống phần nào không ổn định hay bị đe dọa: 1 điểm
- Loài có nơi sống không chắc còn tồn tại: 2 điểm
3.4.2.5. Phương pháp phỏng vấn và thảo luận nhóm
Sử dụng một số câu hỏi cho những người được chọn. Trong khi phỏng
vấn, yêu cầu người cung cấp thông tin đưa ra tên cây theo tiếng của dân tộc
mình. Quá trình phỏng vấn có thể diễn ra ở một chỗ (nhà, vườn hay trong
rừng) hoặc cán bộ nghiên cứu cùng với người cung cấp tin vừa đi vừa phỏng
vấn. Cách thứ hai có ưu điểm là trong một lúc, người cung cấp tin chưa thể
nhớ hết các cây được sử dụng, khi đi như vậy sẽ giúp họ gợi nhớ tốt hơn.
Trong phỏng vấn cần kết hợp cả các cách phỏng vấn sau:
+ Phỏng vấn mở: Là dạng phỏng vấn tự do, chúng ta có thể hỏi về bất kỳ
cây nào với những câu hỏi tuỳ thuộc vào hoàn cảnh khi đó, thứ tự các nội dung
cần hỏi có thể thay đổi tuỳ ý dựa trên câu trả lời của câu hỏi trước của người
cung cấp thông tin.
20
+ Phỏng vấn bán cấu trúc: Một số câu hỏi được chuẩn bị trước và một
số câu hỏi có thể thêm vào tuỳ theo các tình huống cụ thể.
+ Phỏng vấn có cấu trúc (phỏng vấn sâu): Là phỏng vấn có sử dụng
một bộ câu hỏi nhất định đối với những người cung cấp thông tin có chọn lọc
tham gia.
+ Phỏng vấn tái diễn (Trình diễn tri thức): Là cuộc phỏng vấn trong đó
chúng ta yêu cầu người dân địa phương diễn giải lại một quy trình xử lý hay chế
biến nào đó.
+ Phỏng vấn chéo: Là cách phỏng vấn để kiểm tra thông tin của người
khác đã đưa ra trong các lần phỏng vấn trước.
Thảo luận nhóm: Sau khi có kết quả bước đầu về tri thức và kinh
nghiệm qua phỏng vấn, để kiểm tra độ chính xác cũng như để có thêm các
thông tin bổ sung, đánh giá mức độ ưu tiên bảo tồn các loài cây thuốc, chúng
tôi tiến hành thảo luận nhóm. Nhóm thảo luận bao gồm cả những người tham
gia và không tham gia phỏng vấn trước đó. Trong khi thảo luận, cán bộ
nghiên cứu lần lượt đưa các thông tin đã thu thập được ra để mọi người tranh
luận, nhiều kinh nghiệm đã được chỉnh lý và bổ sung qua quá trình này.
3.4.3. Phương pháp nghiên cứu thực vật học
Thu mẫu: Các mẫu vật được thu thập theo kinh nghiệm sử dụng của
người dân địa phương.
Các mẫu tiêu bản tốt phải đảm bảo có đầy đủ các bộ phận đặc biệt là
cành, lá cùng với hoa, quả (đối với cây lớn) hay cả cây (cây thảo nhỏ hay
dương xỉ). Các cây lớn thu từ 3- 5 mẫu trên cùng cây, các cây thảo nhỏ và
dương xỉ thì thu 3 - 5 cây (mẫu) sống gần nhau. Điều này là rất cần thiết để bổ
sung cho nhau trong quá trình định mẫu và trao đổi mẫu vật. Các mẫu được
thu thập phải có tỷ lệ tương đối phù hợp với kích thước chuẩn của mẫu tiêu
bản: 41 x 29 cm.
21
Tuy nhiên trong điều tra thực vật dân tộc học, các mẫu tiêu bản thu được
thường không đầy đủ các tiêu chuẩn trên. Trong các trường hợp này, cần thu
thập các mẫu vật có thể (cành, lá, hoa, quả, hạt, rễ… ), các mẫu này không đủ cơ
sở để xác định chính xác tên khoa học nhưng có thể định hướng cho quá trình
thu thập thông tin kèm theo và thu mẫu tiêu bản bổ sung sau này.
Bên cạnh các mẫu thực vật điển hình thì để mô phỏng cho giá trị sử
dụng, chúng tôi còn thu thập các mẫu thực vật dân tộc học- các mẫu thực vật
chứa đựng giá trị tri thức dân tộc như: bộ phận dùng, các bộ phận có đặc điểm
để phân biệt bởi tri thức dân tộc, các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật...
Ghi chép thông tin: Các thông tin liên quan đến mỗi mẫu vật phải
được ghi chép ngay tại hiện trường. Các thông tin về thực vật cần có như:
Dạng sống, đặc điểm thân, cành, lá, hoa, quả trong đó đặc biệt lưu ý đến các
thông tin không thể hiện được trên mẫu tiêu bản khô như màu sắc hoa, quả
khi chín, màu của nhựa, dịch, mủ; mùi, vị của hoa quả nếu có thể biết được…
Bên cạnh đó, các thông tin về thời gian, địa điểm thu mẫu, điều kiện tự nhiên,
sinh thái nơi sống, mật độ, người thu mẫu… cũng nên được ghi cùng.
Các thông tin về thực vật dân tộc học được ghi chép thông qua tri thức
của người cung cấp thông tin. Có thể phỏng vấn trực tiếp hay quan sát cách
thức thực hiện các tri thức đó để thu nhận thông tin. Các thông tin cần ghi là:
tên dân tộc của cây, ý nghĩa của tên, mục đích sử dụng, bộ phận dùng, cách
khai thác, bảo quản và sử dụng, cách thức dùng khi phối hợp với các cây
khác, nguồn gốc thông tin… Ngoài ra, do mẫu thực vật dân tộc thường không
có đầy đủ các bộ phận để quan sát trực tiếp nên cán bộ điều tra đề nghị người
cung cấp tin mô tả các bộ phận còn thiếu tuy nhiên những mô tả này chỉ để
tham khảo và định hướng tiếp theo chứ không được coi là các mô tả thực vật
vì cách nhìn nhận, mô tả của người dân không hoàn toàn trùng khít với cách
mô tả thực vật của người nghiên cứu. Các thông tin có thể được vào phiếu
điều tra ngay tại hiện trường hoặc ghi vào sổ tay sau đó đến cuối ngày phải
vào phiếu.
22
Xử lý mẫu: Trong khi thực địa, các mẫu được cắt tỉa cho phù hợp sau
đó kẹp vào giữa hai tờ báo (kích thước 45 x 30 cm) và được ngâm trong dung
dịch cồn 40o
- 45o
để mang về. Khi về, mẫu được lấy ra khỏi cồn và được đặt
giữa hai tờ báo khô, cứ như vậy thành từng tập, kẹp bằng kẹp mắt cáo để
mang đi phơi hoặc sấy khô. Mẫu có thể được xử lý độc và khâu hay không là
tùy vào yêu cầu cụ thể.
Định tên: Việc định tên được sử dụng theo phương pháp hình thái so
sánh. Cơ sở để xác định là dựa vào các đặc điểm phân tích được từ mẫu vật,
các thông tin ghi chép ngoài thực địa, từ đó so sánh với các khoá phân loại đã
có hay với các bản mô tả, hình vẽ. Các tài liệu thường xuyên được dùng là:
Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, Cây cỏ
Việt Nam…
Các mẫu vật phức tạp, không có nhiều đặc điểm nhận dạng sẽ được
chuyển cho các chuyên gia phân loại sâu để giám định.
Lập danh lục: Từ các mẫu tiêu bản đã có tên, tiến hành lập danh lục
thực vật, Tên khoa học của các loài được kiểm tra và chỉnh lý theo bộ “Danh
lục các loài thực vật Việt Nam”. Danh lục cuối cùng được xây dựng theo
nguyên tắc: Tên các họ và trong mỗi họ thì tên cây được sắp xếp theo thứ tự
abc. Trong bảng danh lục có các cột là: Số thứ tự, Tên dân tộc, tên phổ thông,
tên khoa học, họ thực vật, chế biến và sử dụng, địa điểm thu mẫu.
3.4.4. Phương pháp nội nghiệp
Tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu, thống kê tất cả các loài cây thuốc lên
danh lục thực vật và viết báo cáo. Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để
phân tích xử lý thống kê.
23
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Xác định danh mục các loài cây của cộng đồng dân tộc Nùng tại xã
Hữu Khánh
Trên cơ sở điều tra nghiên cứu, thu thập thông tin đã thống kê được
một số loài thực vật được cộng đồng dân tộc Nùng khai thác và sử dụng làm
thuốc, các loài cây thuốc được xác định theo tiếng địa phương và tên phổ
thông, tất cả các loài cây thuốc đều được lấy mẫu, mô tả đặc điểm hình thái,
sinh thái sau đó mang về làm tài liệu tra cứu xác định tên phổ thông cùng tên
khoa học và họ thực vật và chia theo ngành của chúng. Kết quả được tổng hợp
thành bảng cây thuốc sau:
Bảng 4.1: Bảng các loài thực vật được cộng đồng dân tộc Nùng khai thác
sử dụng làm thuốc tại xã Hữu Khánh, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn
STT
Tên phổ
thông
Tên địa
phương
Tên khoa học
Bộ
phận
dùng
Công dụng
I. Polypodiophyta- Ngành dương xỉ
1
I.1. Schizaeaceae - Họ Thòng bong
Bòng bong Cút mây Lygodiumflexuosum Cả cây Đái vàng
2
I.2. Polypodioaceae - Họ dương xỉ
Dương xỉ Cút báng Cyclosorusparasiticus Rễ
Cầm máu
bong gân
3 Cẩu tích Mừ lình Cibotium barometz
Thân,
rễ
Nhức mỏi
chân tay
khó cử động
II. Lycopodiophyta – Ngành thạch tùng
II.1. Lycopodiaceae - Họ thông đất
4 Thông đất
Cạm quang
Lycopodiella cernua Cả cây
phong thấp,
nhức xương
và ho mãn
tính
III. Pinophyta - Ngành hạt trần
III.1. Gnetaceae - Họ Dây gắm
24
STT
Tên phổ
thông
Tên địa
phương
Tên khoa học
Bộ
phận
dùng
Công dụng
5 Dây gắm Khau muổi Gnetum montanum Dây, rễ
Sốt rét,
giảm đau,
rắn cắn
IV. Magnoliophyta– Ngành hạt kín
A. Dicotyledones - lớp hai lá mầm
6
IV.1. Malvaceae - Họ Bông
Cối say Chỏ say Abutilon indicum Cả cây
Nhức đầu,
dị ứng
7 Vông vang Pải phi
Abelmoschus
moschatus
Lá Mụn nhọt
8
IV.2. Solanaceae - Họ cà
Cà độc dược Mác chẻ phạ Datura metel Quả
Mụn nhọt,
đau nhức
9
IV.3. Rubiaceae - Họ cà phê
Chè rừng Co chè đông Aidia cochinchinensis Lá
Kháng
khuẩn, lở
loét
10
IV.4. Rutaeceae - Họ cam
Chanh rừng
Mác chanh
đông
Atalantia citroides Quả
chữa ho,
viêm họng
11
IV.5. Verbenaceae - Họ Cỏ roi ngựa
Mò mâm xôi
Pòng phì
đeng
Clerodendrum
philippinum var.
simplex
Rễ
kinh nguyệt
không đều,
mụn nhọt
12
IV.6. Asteraceae - Họ Cúc
Hoa cứt lợn Nhả mân Ageratum conyzoides Cả cây
Viêm
xoang, cầm
máu
13 Thanh thảo Thanh thảo Artemisia annua
Cả cây,
trừ rễ
Sốt rét
14 Ké đầu ngựa Mác nháng Xanthium strumarium Quả
tay chân
đau co rút
15 Ngải cứu Cò ngài Artemisia vulgaris
Lá,
ngọn
Nhức đầu
16 Nhọ nồi Lắc nà Eclipta prostrata Cả cây
Cầm máu,
kiết lỵ
17 Rau má lá Kẻm uẩn Emilia sonchifolia Cả cây Viêm họng,
25
STT
Tên phổ
thông
Tên địa
phương
Tên khoa học
Bộ
phận
dùng
Công dụng
rau muống mụn nhọt
18 Cúc tần Sác phà
Pluchea indica
Cả cây
Trị cảm
nóng, phong
thấp tê bại,
đau mắt
19 Chỉ thiên Nhả đản
Elephantopus scarber
Cả cây
cảm sốt, ho,
họng sưng
đau, đau
mắt đỏ
20
Ngũ gia bì
chân chim
Tảng tắc
tảng tó Schefflera heptaphylla
Vỏ rễ,
vỏ thân
chống viêm,
lợi tiểu
21
IV.7. Moraceae - Họ dâu tằm
Trâu cổ Mác púc Ficus pumila Cả cây
Đau lưng,
mụn nhọt
22
IV. 8. Ulmaceae - Họ Du
Hu đay Hu mỏn
Trema angustifolia
Rễ, lá Trị đòn ngã
23
IV.9. Fabaceae- Họ đậu
Ba chẽ
Mạy thặp
mong
Illigera rhodantha Lá
ỉa chảy và
rắn cắn
24 Trinh nữ Nhả nhẻn Mimosa pudica Cả cây
Suy nhược
thần kinh,
mất ngủ
25
IV.10. Myrsinaceae - Họ Ðơn nem
Trọng đũa
Mác khang
chăm
Ardisia crenata Rễ Sốt rét
26
IV.11. Urticaceae - Họ gai
Cây lá gai Bây pán Boehmeria nivea Rễ
Kháng
khuẩn, lợi
tiểu
27
IV.12. Leeaceae- Họ Gối hạc
Gối hạc Chang ma Leea rubra Rễ
Đau bụng,
rong kinh
28
IV.13. Juglandaceae - Họ hồ đào
Cây cơi Mạy slâm
Pterocarya
tonkinensis
Lá,
ngọn
non
Ngứa,
Ghẻ lở
26
STT
Tên phổ
thông
Tên địa
phương
Tên khoa học
Bộ
phận
dùng
Công dụng
29
IV.14. Lamiaceae - Họ hoa môi
Hương nhu Hương nhu Ocimum gratissmum Cành, lá
Giải nhiệt,
giảm đau
30 Ích mẫu Ích mậu
Leonurusheterophyllu
s
Cả cây
Giảm đau,
đau bụng
kinh
31 Nhân trần Bóc sling Adenosmatis caerulei Cả cây
Thanh
nhiệt, giải
độc
32
IV.15. Scrophuariaceae - Hoa mõn sói
Cam thảo đất Trạ diền sli Scoparia dulcis Cả cây
Cảm cúm,
sốt, ho
33
IV.16. Illiciaceae- Họ Hồi
Cây hồi Mác chác Illicium verum Quả Đau bụng
34
IV.17. Smilacaceae – họ khúc khắc
Khúc khắc Khau trạng Smilax glabra Rễ, củ
Phong thấp,
lợi gân cốt
35
IV.18. Passifloraceae - Họ Lạc tiên
Lạc tiên Lạc tiên Passiflora foetida Cả cây
Mất ngủ,
suy nhược
thần kinh
36
IV.19. Gentianaceae - Họ long đởm
Tần giao Sleng slảo Gentiana macrophylla Rễ
Xương cốt
đau nhức
37
IV.20.Plantaginaceae - Họ Mã đề
Mã đề Phắc đảm Plantago major Cả cây
sỏi thận, ho
lâu ngày
38
IV.21. Annonaceae - Họ na
Hoa giẻ Khẻo mèo Desmos chinensis Rễ, lá
Lợi tiểu,
giảm đau
39
IV.22. Araliaceae - Họ Nhân sâm
Đu đủ rừng Mác lầu Trevesia palmata Cả cây Tắm bà đẻ
40
IV.23. Vitaceae - Họ nho
Chè dây Mác ít
Ampelopsis
Cantoniensis
Cả cây
Trị cảm,
nước tiểu
vàng
27
STT
Tên phổ
thông
Tên địa
phương
Tên khoa học
Bộ
phận
dùng
Công dụng
41
IV.24. Amaranthaceae - Họ Rau dền
Ngưu tất Co cà liễm Achyranthes bidentata Cả cây
Chữa thấp
khớp, ngã
sưng đau
42
IV.25. Polygonaceae - Họ Rau răm
Thồm lồm Cáy thướn Polygonum chinense lá
chữa suy
tim
43
IV.27. Hamamelidaceae - Họ sau sau
Sau sau Mạy sâu
Liquidambar
formosana
Lá,
nhựa
Đau răng,
mề đay
44
IV.28. Euphorbiaceae- Họ thầu dầu
Bòn bọt
Ản mật
khuân
Glochidion
eriocarpum
Cành, lá Rắn cắn
45
Chó đẻ răng
cưa
Nhả rái Phyllanthu urinaria Cả cây
Vàng da, lở
loét
46 Bỏng nổ Mác thèng Fluggea virosa
Lá, vỏ
thân, rễ
Mủ vàng,
bệnh ngoài
da
47 Me rừng Mác kham Phyllanthus emblica
Quả, lá,
vỏ cây,
rễ
Lợi tiểu
48 Thầu dầu Mạy sùng Ricinus communis Hạt
Hạt giã đắp
vào bên bị
liệt chữa
méo miệng
49 Ớt rừng
Mác phất
đông
Micromelum falcatum Vỏ, thân Đau răng
50 Bười bung Mác bọng Glycosmis Citrifolia Rễ, lá
Giải cảm,
chống ho
51 Đơn đỏ Đan đeng Ixora cocconea Rễ Lợi tiểu
52
IV.29. Menispermaceae - Họ Tiết dê
Dây lõi tiền
Cuẩn chẻn
Stephania japonica Cả cây
Đái buốt,
rắn cắn
53
IV.30.Sterculiaceae - Họ trôm
Tổ kén cái
Tải quénh Helicteres hirsuta
Cả cây
trừ quả
Bệnh gan
28
STT
Tên phổ
thông
Tên địa
phương
Tên khoa học
Bộ
phận
dùng
Công dụng
54
B. Monocotyledone - lớp một lá mầm
IV.31. Trilliaceae - họ Bảy lá một hoa.
Bảy lá một
hoa
Bảy lá một
hoa
Paris polyphylla Thân, rễ
Rắn độc
cắn, hen
suyễn
55
IV.32. Arecaceae - Họ cau
Móc Co khuông Caryota urens Bẹ non Cầm máu
56
IV.33. Marantaceae - Họ Dong
Lá dong đỏ
Tong trinh
đeng
Phrynium
Placentarium
Cả cây Giải độc
57
IV34. .Pandanaeae – Họ dứa dại
Dứa dại
Mác dửa
đông
Pandanus tectorius Quả
Chữa đái
buốt, đái
rắt, đái đục,
đái tháo
đường
58
IV.35. Zingiberaceae - Họ gừng
Gừng đỏ Khinh đeng
Zingiber parpureum
Củ
nhức đầu,
cảm cúm,
chân tay
lạnh
59 Nghệ đen Mịn đăm Curcuma zedoaria Củ Đau dạ dày
60 Sa nhân
Mác thèng
Amomum spp.
Hạt
Kháng
khuẩn, kích
thích tiêu hóa
61 Địa liền Xá chóng Kaempferiagalanga Củ
Tê phù, đau
nhức
62
IV.36. Asteliaceae - Họ Huyết dụ
Huyết dụ Dầu sung
Cordyline terminalis
var. ferrea
Hoa, lá,
rễ
kinh nguyệt
ra quá
nhiều, băng
huyết
63
IV.37. Orchidaceae - Họ lan
Kim tuyến Kim tuyến
Anoectochilus
setaceus
Cả cây
Rắn cắn, bổ
máu
64 Lan một lá Co mầu Nervilia fordii Cả cây
Bong gân,
thấp khớp
29
STT
Tên phổ
thông
Tên địa
phương
Tên khoa học
Bộ
phận
dùng
Công dụng
65
IV.38. Poaceae - Họ Lúa
Ý dĩ Mác đươi Coix llachryma-jobi Quả, rễ
sỏi thận,,
nhức mỏi
chân tay
66 Cỏ mần trầu Nhả pác vài Eleusine indica Cả cây
Chữa cảm
sốt, huyết
áp cao, tiểu
tiện không
thông
67 Cây sả Cà péc Cymbopogon caesius Cả cây
Đau bụng,
rối loạn tiêu
hóa.
68
IV.39. Araceae - Họ ráy
Thiên niên
kiện
vạt cằn Homalomena occulta Thân rễ
Chữa thấp
khớp, đau
nhức xương
69 Ráy Vạt hương Alocasia odora Củ
Mụn nhọt,
ngứa chân,
tay
70
Thạch xương
bồ
Lầy nặm Acorus tatarinowii Thân, rễ
đau dạ dày,
ho, hen phế
quản
(Nguồn: theo số liệu điều tra )
Qua bảng thống kê trên, ta thấy rằng tri thức bản địa về khai thác và sử dụng
cây thuốc của cộng đồng dân tộc Nùng ở xã Hữu Khánh rất đa dạng và phong
phú. Các loài cây thuốc này không chỉ chữa một bệnh mà có thể chữa được nhiều
bệnh khác nhau, tùy theo sự hiểu biết của mỗi người trong cộng đồng dân tộc
nghiên cứu. Những hiểu biết của họ về công dụng, bộ phận sử dụng của các loài
cây thuốc phụ thuộc nhiều vào độ tuổi, giới tính mà có những hiểu biết khác nhau.
Những hiểu biết này phải trải qua thời gian tích lũy kinh nghiệm thực tiễn và khả
năng quan sát tinh tế của từng cá nhân trong cộng đồng.
30
4.2. Tri thức bản địa trong việc khai thác, sử dụng các loài cây thuốc của
cộng đồng dân tộc Nùng tại xã Hữu Khánh
4.2.1. Phương thức khai thác các loài cây thuốc
Tư liệu hóa những tri thức bản địa về việc khai thác các loài cây thuốc,
được thống kê từ phụ lục 5 được tóm tắt trong bảng sau
Bảng 4.2: Bảng tóm tắt tri thức bản địa trong khai thác, sử dụng
các loài cây thuốc
Bộ phận
thu hái
Số loài
điều tra
Mùa
vụ
Số loài
điều tra
Kĩ
thuật
thu hái
Số loài
điều tra
Biện
pháp
xử lý
Số loài
điều tra
Bảo
quản
sau
thu
hoạch
Số loài
điều tra
Củ, lá 8
Quanh
năm
45 Hái 41
Đun
uống
45
Phơi
khô
41
Quả 5
Thu,
đông
10 Đào 12 Giã đắp 13 tươi 16
Cả cây 24
Đông,
xuân 3
Cách
khác
17
Cách
khác
12
Cách
khác
13
Bộ phận
khác
33
Mùa
hè
12
Tổng 70 70 70 70 70
4.2.1.1. Tri thức bản địa trong việc thu hái các loài cây thuốc
Theo kết quả điều tra bộ phận thu hái các loài cây thuốc được đưa ra ở phụ
lục 5 được tóm tắt ở bảng 4.2 vẽ được biểu đồ thể hiện bộ phận thu hái hình 4.1.
Thu hái bằng củ có 4 cây, thu hái bằng quả có 5 cây, thu hái bằng lá có
4 cây, thu hái cả cây có 24 cây, thu hái bằng bộ phận khác có 33 cây.
31
Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện bộ phận thu hái các loài cây thuốc
Qua hình 4.1 trên, ta thấy mức độ khai thác và thu hái các bộ phận của
một số loài cây thuốc không giống nhau thu hái bằng củ có 4 cây chiếm 5,7%,
lá có 4 cây chiếm 5,7%, bằng quả có 5 cây chiếm 7,1%, cả cây có 24 cây
chiếm 34.3% còn các bộ phận khác như rễ, củ, hoa,vỏ cây…có 33 cây chiếm
47,1% trên tổng số 70 cây. Khi số lượng dân số còn ít thì sự tác động này của
người dân vẫn chưa gây ảnh hưởng lớn đến tài nguyên cây thuốc cũng như
thực vật rừng, nhưng khi số lượng dân số ngày một tăng cao kéo theo nhu cầu
của họ cũng tăng lên nên sự tác động này gây ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp tới
nguồn tài nguyên cây thuốc cũng như các nguồn tài nguyên khác tại khu vực
nghiên cứu. Việc khai thác triệt để thu hái cả cây, đào cả rễ, cả củ lên, từ đó
đã làm cho số lượng các loài cây thuốc suy giảm mạnh chúng không còn khả
năng tái sinh lại trong tự nhiên.
4.2.1.2. Tri thức bản địa trong việc sử dụng các loài cây thuốc
- Qua kết quả điều tra đã đưa ra ở phụ lục 5 vẽ được biểu đồ thể hiện
cách sử dụng các loại cây thuốc bằng cách đun uống có 45 cây, giã đắp có 13
cây và cách dùng khác có12 cây.
Tải bản FULL (82 trang): https://bit.ly/3fSzWni
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
32
Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện cách dùng các loài cây thuốc
Qua hình 4.2 ta thấy các loài cây thuốc được người dân sử dụng chủ yếu
bằng cách đun uống có 45 cây chiếm 64,3%, giã đắp có 13 cây chiếm 18,6%,
còn lại sử dụng bằng các cách khác như đun tắm, ngâm rượu...có 12 cây
chiếm 17,1% trong tổng số 70 cây. qua kết quả điều tra ta thấy mỗi loài thuốc
mỗi loại bệnh khác nhau thì cách sử dụng khác nhau để thấy được hiệu quả sử
dụng tốt nhất loại thuốc đó đem lại hiệu quả cao trong việc chưa trị bệnh.
4.2.1.3. Phương pháp bảo quản các loài cây thuốc
- Qua kết quả điều tra đã đưa ra ở phụ lục 5 vẽ được biểu đồ thể hiện
cách bảo quản của các loài cây thuốc như hình 4.3, gồm có phơi khô là 41
cây, tươi 16 cây và cách bảo quản khác có 13 cây.
Tải bản FULL (82 trang): https://bit.ly/3fSzWni
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
33
Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện cách bảo quản các loài cây thuốc
Quan sát biểu đồ trên ta thấy, tỷ lệ người dân sử dụng các bộ phận cây
thuốc sau thu hoạch dùng khô là chủ yếu có 41 cây chiếm 58,6%, tươi có 16
cây chiếm 22,8%, còn nhiều loại cây sử dụng cả tươi lẫn khô, cách khác có 13
cây chiếm 18,6% trên tổng số 70 cây. Bên cạnh đó người dân có thể sử dụng
tươi hoặc kết hợp sử dụng cả tươi và khô tùy từng điều kiện, thời điểm thu
hái. Nhưng theo thông tin điều tra phỏng vấn người dân cho biết sử dụng tươi
trong hầu hết các bộ phận cây thuốc sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên
do thu hái các bộ phận cây thuốc phải phụ thuộc vào mùa vụ thu hái, thời gian
sinh trưởng và phát triển của từng loài cây thuốc nên sử dụng khô vẫn là cách
phổ biến nhất. Để sử dụng các loài cây thuốc trong một thời gian dài khi thu
về ngươi dân xử lí bằng biện pháp rửa sạch rồi phơi nắng hoặc treo lên gác
bếp để sử dụng trong thời gian dài.
4.2.2. Tri thức bản địa trong việc sử dụng các bài thuốc dân gian.
Từ phương pháp nghiên cứu điều tra phát hiện về các bài thuốc, sau khi
tổng hợp và loại bỏ các bài thuốc trùng nhau đề tài đã xác định được 15 bài
thuốc với tổng cộng 35 loài cây (kể cả có tên và chưa có tên trong danh lục
3595836

More Related Content

What's hot

Anthranoid va duoc lieu chua anthranoid
Anthranoid va duoc lieu chua anthranoidAnthranoid va duoc lieu chua anthranoid
Anthranoid va duoc lieu chua anthranoid
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thuc hanh bao che 1
Thuc hanh bao che 1Thuc hanh bao che 1
Thuc hanh bao che 1
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn: Định lượng hoạt chất thuốc kháng sinh nhóm Sulfamid
Luận văn: Định lượng hoạt chất thuốc kháng sinh nhóm SulfamidLuận văn: Định lượng hoạt chất thuốc kháng sinh nhóm Sulfamid
Luận văn: Định lượng hoạt chất thuốc kháng sinh nhóm Sulfamid
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Coumarin va duoc lieu chua coumarin
Coumarin va duoc lieu chua coumarinCoumarin va duoc lieu chua coumarin
Coumarin va duoc lieu chua coumarin
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hhpt2 phan thu ba cac phuong phap tach
Hhpt2 phan thu ba cac phuong phap tachHhpt2 phan thu ba cac phuong phap tach
Hhpt2 phan thu ba cac phuong phap tach
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Cac phuong phap hoa ly trong kiem nghiem thuoc
Cac phuong phap hoa ly trong kiem nghiem thuocCac phuong phap hoa ly trong kiem nghiem thuoc
Cac phuong phap hoa ly trong kiem nghiem thuoc
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hóa Phân Tích Định Lượng
Hóa Phân Tích Định LượngHóa Phân Tích Định Lượng
Hóa Phân Tích Định Lượng
Danh Lợi Huỳnh
 
Độc-chất-học-Chất-độc-hữu-cơ-Cyanide.pptx
Độc-chất-học-Chất-độc-hữu-cơ-Cyanide.pptxĐộc-chất-học-Chất-độc-hữu-cơ-Cyanide.pptx
Độc-chất-học-Chất-độc-hữu-cơ-Cyanide.pptx
phnguyn228376
 
Phuong phap phan tich dien the
Phuong phap phan tich dien thePhuong phap phan tich dien the
Phuong phap phan tich dien the
Nam Phan
 
Phuong phap phan tich the tich
Phuong phap phan tich the tichPhuong phap phan tich the tich
Phuong phap phan tich the tich
Danh Lợi Huỳnh
 
4. Huong dan thong tin thuoc v1_ncdls
4. Huong dan thong tin thuoc v1_ncdls4. Huong dan thong tin thuoc v1_ncdls
4. Huong dan thong tin thuoc v1_ncdls
HA VO THI
 
Bao cao duoc lieu sac ky lop mong
Bao cao duoc lieu sac ky lop mongBao cao duoc lieu sac ky lop mong
Bao cao duoc lieu sac ky lop mong
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Cong thuc dinh luong
Cong thuc dinh luongCong thuc dinh luong
Cong thuc dinh luong
Danh Lợi Huỳnh
 
Bai giang hoa hoc bai alkaloid giang vien tran thi phung
Bai giang hoa hoc bai alkaloid giang vien tran thi phungBai giang hoa hoc bai alkaloid giang vien tran thi phung
Bai giang hoa hoc bai alkaloid giang vien tran thi phung
Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 3. potio, elixir,thuốc nhỏ mắt.pdf
bài 3. potio, elixir,thuốc nhỏ mắt.pdfbài 3. potio, elixir,thuốc nhỏ mắt.pdf
bài 3. potio, elixir,thuốc nhỏ mắt.pdf
PhanThPhng6
 
Chuong 4 (hoa)
Chuong 4 (hoa)Chuong 4 (hoa)
Chuong 4 (hoa)
Phi Phi
 
Đề tài: Tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu cao chiết từ Dâu tằm
Đề tài: Tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu cao chiết từ Dâu tằmĐề tài: Tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu cao chiết từ Dâu tằm
Đề tài: Tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu cao chiết từ Dâu tằm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Hướng dẫn quản lý chất lượng thuốc
Hướng dẫn quản lý chất lượng thuốcHướng dẫn quản lý chất lượng thuốc
Flavonoid va duoc lieu chua flavonoid
Flavonoid va duoc lieu chua flavonoidFlavonoid va duoc lieu chua flavonoid
Flavonoid va duoc lieu chua flavonoid
Nguyen Thanh Tu Collection
 

What's hot (20)

Anthranoid va duoc lieu chua anthranoid
Anthranoid va duoc lieu chua anthranoidAnthranoid va duoc lieu chua anthranoid
Anthranoid va duoc lieu chua anthranoid
 
Thuc hanh bao che 1
Thuc hanh bao che 1Thuc hanh bao che 1
Thuc hanh bao che 1
 
Kháng sinh
Kháng sinhKháng sinh
Kháng sinh
 
Luận văn: Định lượng hoạt chất thuốc kháng sinh nhóm Sulfamid
Luận văn: Định lượng hoạt chất thuốc kháng sinh nhóm SulfamidLuận văn: Định lượng hoạt chất thuốc kháng sinh nhóm Sulfamid
Luận văn: Định lượng hoạt chất thuốc kháng sinh nhóm Sulfamid
 
Coumarin va duoc lieu chua coumarin
Coumarin va duoc lieu chua coumarinCoumarin va duoc lieu chua coumarin
Coumarin va duoc lieu chua coumarin
 
Hhpt2 phan thu ba cac phuong phap tach
Hhpt2 phan thu ba cac phuong phap tachHhpt2 phan thu ba cac phuong phap tach
Hhpt2 phan thu ba cac phuong phap tach
 
Cac phuong phap hoa ly trong kiem nghiem thuoc
Cac phuong phap hoa ly trong kiem nghiem thuocCac phuong phap hoa ly trong kiem nghiem thuoc
Cac phuong phap hoa ly trong kiem nghiem thuoc
 
Hóa Phân Tích Định Lượng
Hóa Phân Tích Định LượngHóa Phân Tích Định Lượng
Hóa Phân Tích Định Lượng
 
Độc-chất-học-Chất-độc-hữu-cơ-Cyanide.pptx
Độc-chất-học-Chất-độc-hữu-cơ-Cyanide.pptxĐộc-chất-học-Chất-độc-hữu-cơ-Cyanide.pptx
Độc-chất-học-Chất-độc-hữu-cơ-Cyanide.pptx
 
Phuong phap phan tich dien the
Phuong phap phan tich dien thePhuong phap phan tich dien the
Phuong phap phan tich dien the
 
Phuong phap phan tich the tich
Phuong phap phan tich the tichPhuong phap phan tich the tich
Phuong phap phan tich the tich
 
4. Huong dan thong tin thuoc v1_ncdls
4. Huong dan thong tin thuoc v1_ncdls4. Huong dan thong tin thuoc v1_ncdls
4. Huong dan thong tin thuoc v1_ncdls
 
Bao cao duoc lieu sac ky lop mong
Bao cao duoc lieu sac ky lop mongBao cao duoc lieu sac ky lop mong
Bao cao duoc lieu sac ky lop mong
 
Cong thuc dinh luong
Cong thuc dinh luongCong thuc dinh luong
Cong thuc dinh luong
 
Bai giang hoa hoc bai alkaloid giang vien tran thi phung
Bai giang hoa hoc bai alkaloid giang vien tran thi phungBai giang hoa hoc bai alkaloid giang vien tran thi phung
Bai giang hoa hoc bai alkaloid giang vien tran thi phung
 
bài 3. potio, elixir,thuốc nhỏ mắt.pdf
bài 3. potio, elixir,thuốc nhỏ mắt.pdfbài 3. potio, elixir,thuốc nhỏ mắt.pdf
bài 3. potio, elixir,thuốc nhỏ mắt.pdf
 
Chuong 4 (hoa)
Chuong 4 (hoa)Chuong 4 (hoa)
Chuong 4 (hoa)
 
Đề tài: Tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu cao chiết từ Dâu tằm
Đề tài: Tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu cao chiết từ Dâu tằmĐề tài: Tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu cao chiết từ Dâu tằm
Đề tài: Tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu cao chiết từ Dâu tằm
 
Hướng dẫn quản lý chất lượng thuốc
Hướng dẫn quản lý chất lượng thuốcHướng dẫn quản lý chất lượng thuốc
Hướng dẫn quản lý chất lượng thuốc
 
Flavonoid va duoc lieu chua flavonoid
Flavonoid va duoc lieu chua flavonoidFlavonoid va duoc lieu chua flavonoid
Flavonoid va duoc lieu chua flavonoid
 

Similar to Nghiên Cứu Tri Thức Bản Địa Về Khai Thác Và Sử Dụng Tài Nguyên Cây Thuốc Của Cộng Đồng Dân Tộc Nùng Tại Tỉnh Lạng Sơn

Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài cây Giổi ăn hạt (Michelia...
Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài cây Giổi ăn hạt (Michelia...Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài cây Giổi ăn hạt (Michelia...
Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài cây Giổi ăn hạt (Michelia...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long,...
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long,...Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long,...
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long,...
nataliej4
 
Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...
Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...
Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài lim xẹt (peltophorum tonkinensis a.chev...
Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài lim xẹt (peltophorum tonkinensis a.chev...Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài lim xẹt (peltophorum tonkinensis a.chev...
Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài lim xẹt (peltophorum tonkinensis a.chev...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài ảnh hưởng của mùa vụ đến sản xuất thịt của gà F1, ĐIỂM CAO
Đề tài ảnh hưởng của mùa vụ đến sản xuất thịt của gà F1, ĐIỂM CAOĐề tài ảnh hưởng của mùa vụ đến sản xuất thịt của gà F1, ĐIỂM CAO
Đề tài ảnh hưởng của mùa vụ đến sản xuất thịt của gà F1, ĐIỂM CAO
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng p...
Luận văn: Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng p...Luận văn: Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng p...
Luận văn: Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng p...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...
hieu anh
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.
ssuser499fca
 
Đánh Giá Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Chăn Nuôi Lợn Tại Xã Tái S...
Đánh Giá Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Chăn Nuôi Lợn Tại Xã Tái S...Đánh Giá Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Chăn Nuôi Lợn Tại Xã Tái S...
Đánh Giá Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Chăn Nuôi Lợn Tại Xã Tái S...
nataliej4
 
Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sốn...
Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sốn...Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sốn...
Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sốn...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin frms cập nhật diễ...
Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin frms cập nhật diễ...Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin frms cập nhật diễ...
Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin frms cập nhật diễ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ cây cam canh, cây cam v2 tạ...
Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ cây cam canh, cây cam v2 tạ...Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ cây cam canh, cây cam v2 tạ...
Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ cây cam canh, cây cam v2 tạ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to Nghiên Cứu Tri Thức Bản Địa Về Khai Thác Và Sử Dụng Tài Nguyên Cây Thuốc Của Cộng Đồng Dân Tộc Nùng Tại Tỉnh Lạng Sơn (20)

Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...
 
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
 
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
 
Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài cây Giổi ăn hạt (Michelia...
Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài cây Giổi ăn hạt (Michelia...Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài cây Giổi ăn hạt (Michelia...
Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài cây Giổi ăn hạt (Michelia...
 
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long,...
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long,...Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long,...
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long,...
 
Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...
Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...
Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...
 
Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài lim xẹt (peltophorum tonkinensis a.chev...
Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài lim xẹt (peltophorum tonkinensis a.chev...Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài lim xẹt (peltophorum tonkinensis a.chev...
Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài lim xẹt (peltophorum tonkinensis a.chev...
 
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
 
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
 
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
 
Đề tài ảnh hưởng của mùa vụ đến sản xuất thịt của gà F1, ĐIỂM CAO
Đề tài ảnh hưởng của mùa vụ đến sản xuất thịt của gà F1, ĐIỂM CAOĐề tài ảnh hưởng của mùa vụ đến sản xuất thịt của gà F1, ĐIỂM CAO
Đề tài ảnh hưởng của mùa vụ đến sản xuất thịt của gà F1, ĐIỂM CAO
 
Luận văn: Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng p...
Luận văn: Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng p...Luận văn: Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng p...
Luận văn: Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng p...
 
đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...
 
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.
 
Đánh Giá Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Chăn Nuôi Lợn Tại Xã Tái S...
Đánh Giá Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Chăn Nuôi Lợn Tại Xã Tái S...Đánh Giá Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Chăn Nuôi Lợn Tại Xã Tái S...
Đánh Giá Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Chăn Nuôi Lợn Tại Xã Tái S...
 
Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sốn...
Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sốn...Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sốn...
Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sốn...
 
Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin frms cập nhật diễ...
Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin frms cập nhật diễ...Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin frms cập nhật diễ...
Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin frms cập nhật diễ...
 
Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ cây cam canh, cây cam v2 tạ...
Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ cây cam canh, cây cam v2 tạ...Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ cây cam canh, cây cam v2 tạ...
Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ cây cam canh, cây cam v2 tạ...
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
nataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
nataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
nataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
nataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
nataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
nataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
nataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
nataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
nataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
nataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
nataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
nataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
vivan030207
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
ChuPhan32
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 

Recently uploaded (18)

Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 

Nghiên Cứu Tri Thức Bản Địa Về Khai Thác Và Sử Dụng Tài Nguyên Cây Thuốc Của Cộng Đồng Dân Tộc Nùng Tại Tỉnh Lạng Sơn

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ----------- ----------- NGUYỄN THỊ NGỌC MAI NGHIÊN CỨU TRI THỨC BẢN ĐỊA VỀ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC NÙNG TẠI XÃ HỮU KHÁNH, HUYỆN LỘC BÌNH, TỈNH LẠNG SƠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Khoa : Lâm nghiệp Khóa : 2011 - 2015 Thái Nguyên - 2015
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ----------- ----------- NGUYỄN THỊ NGỌC MAI NGHIÊN CỨU TRI THỨC BẢN ĐỊA VỀ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC NÙNG TẠI XÃ HỮU KHÁNH, HUYỆN LỘC BÌNH, TỈNH LẠNG SƠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Khoa : Lâm nghiệp Khóa : 2011 – 2015 Giảng viên hướng dẫn 1. ThS. Phạm Thu Hà 2. TS. Đỗ Hoàng Chung Khoa Lâm nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên - 2015
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận này do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS. Phạm Thu Hà và TS. Đỗ Hoàng Chung. Các số liệu kết quả nghiên cứu trong khóa luận của tôi hoàn toàn trung thực và chưa hề công bố hoặc sử dụng để bảo vệ học vị nào. Nội dung khóa luận có tham khảo và sử các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí,…đã được chỉ rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên, 17 tháng 06 năm 2015 Giảng viên hướng dẫn Sinh viên ThS. Phạm Thu Hà TS. Đỗ Hoàng Chung Nguyễn Thị Ngọc Mai XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN xác nhận đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng đánh giá chấm. (Ký, họ và tên)
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của mỗi sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố và vận dụng kiến thức mà mình đã học được trong nhà trường. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã tiến hành thực hiện đề tài: "Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên cây thuốc của các cộng đồng dân tộc Nùng tại xã Hữu Khánh, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn" Sau một thời gian nghiên cứu và thực tập tốt nghiệp, bản báo cáo thực tập tốt nghiệp của em đã hoàn thành. Vậy em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giảng dạy và hướng dẫn chúng em. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo ThS. Phạm Thu Hà thầy giáo TS. Đỗ Hoàng Chung đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài. Em xin cảm ơn các ban ngành lãnh đạo UBND xã Hữu Khánh huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn cùng người dân trong xã Hữu Khánh - huyện Lộc Bình, đã tạo điều kiện giúp em trong quá trình thực tập để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này. giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 17 tháng 06 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Mai
  • 5. iii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 4.1: Bảng các loài thực vật được cộng đồng dân tộc Nùng khai thác sử dụng làm thuốc tại xã Hữu Khánh, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn..23 Bảng 4.2: Bảng tóm tắt tri thức bản địa trong khai thác, sử dụng các loài cây thuốc..........................................................................................................30 Bảng 4.3: Các bài thuốc của cộng đồng dân tộc Nùng tại xã Hữu Khánh huyện Lộc Bình – tỉnh Lạng Sơn.......................................................................34 Bảng 4.4. Cây thuốc được người dân nhắc đến với số lần nhiều nhất từ cao xuống thấp ................................................................................................40 Bảng 4.5: Bảng mô tả đặc điểm hình thái và sinh thái của một số loài cây tiêu biểu được cộng đồng dân tộc Nùng sử dụng làm thuốc.......................41 Bảng 4.6. Phân hạng cây thuốc theo mức độ đe dọa của loài tại xã Hữu Khánh, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn..............................................................50
  • 6. iv DANH MỤC HÌNH Trang Hình 3.1. Đường cong xác định cây thuốc trong một cộng đồng cho thấy có thể dừng phỏng vấn khi số loài không tăng...........................................16 Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện bộ phận thu hái các loài cây thuốc.............................31 Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện cách dùng các loài cây thuốc .....................................32 Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện cách bảo quản các loài cây thuốc...............................33
  • 7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT Ý NGHĨA CREDEP Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây thuốc dân tộc cổ truyền EN Nguy cấp cao NCCT Người cung cấp tin SĐVN Sách đỏ Việt Nam STT Số thứ tự THCS Trung học cơ sở UNESCO Tổ chức di sản văn hóa thế giới VU Bị đe dọa, sắp nguy cấp WHO Tổ chức y tế thế giới WWF Tổ chức quỹ thiên nhiên thế giới
  • 8. vi MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU......................................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài..............................................................................3 1.3. Ý nghĩa của đề tài ...................................................................................................3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ................................................3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn........................................................................................3 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................................................................4 2.1. Cơ sở thực hiện đề tài.............................................................................................4 2.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước...................................5 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.....................................................................5 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước......................................................................7 2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu......................................................................11 2.3.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .................................................11 2.3.2. Dân sinh – kinh tê – xã hội..............................................................................13 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................................................................14 3.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu......................................................................14 3.2. Thời gian nghiên cứu............................................................................................14 3.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................................14 3.4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................15 3.4.1. Kế thừa các tài liệu cơ bản................................................................................15 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu ...........................................................................15 3.4.3. Phương pháp nghiên cứu thực vật học ............................................................20 3.4.4. Phương pháp nội nghiệp...................................................................................22 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................23
  • 9. vii 4.1. Xác định danh mục các loài cây của cộng đồng dân tộc Nùng tại xã Hữu Khánh............................................................................................................................23 4.2. Tri thức bản địa trong việc khai thác, sử dụng các loài cây thuốc của cộng đồng dân tộc Nùng tại xã Hữu Khánh........................................................................30 4.3. Đặc điểm hình thái của một số loài cây thuốc tiêu biểu được người dân sử dụng phổ biến...............................................................................................................39 4.3.1. Một sô loài cây tiêu biểu được cộng đồng dân tộc Nùng sử dụng làm thuốc ............................................................................................................ 39 4.4. Các loài cây thuốc và các bài thuốc cần được ưu tiên bảo tồn.........................49 4.4.1. Các loài cây thuốc cần được bảo tồn và nhân rộng........................................49 4.4.2. Các bài thuốc quan trọng cần được bảo tồn, nhân rộng.................................51 4.5. Đề xuất một số giải pháp trong công tác bảo tồn và nhân rộng các loài cây thuốc, bài thuốc của cộng đồng dân tộc Nùng ......................................... 50 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................52 5.1. Kết luận..................................................................................................................53 5.2. Kiến nghị ...............................................................................................................54 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................56
  • 10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Rừng là tài nguyên quý giá, là một bộ phận quan trọng của môi trường sống, luôn gắn liền với đời sống của đồng bào các dân tộc miền núi. Rừng không chỉ có giá trị về kinh tế mà còn có ý nghĩa rất lớn trong nghiên cứu khoa học, bảo tồn nguồn gen, bảo tồn đa dạng sinh học, điều hoà khí hậu, phòng hộ đầu nguồn, hạn chế thiên tai, ngăn chặn sự hoang mạc hoá, chống sói mòn, sạt lở đất, ngăn ngừa lũ lụt, đảm bảo an ninh quốc phòng, đồng thời rừng cũng tạo cảnh quan phục vụ cho du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Rừng còn là nơi cung cấp nhiều tài nguyên quý giá như các loài động thực vật và nhiều loại lâm sản ngoài gỗ khác như tre nưa, song mây, quế, hồi trong đó có nguồn tài nguyên cây thuốc dân gian là vô cùng quý giá và đặc biệt phong phú từ số lượng đến tác dụng đây không chỉ là nguồn dược liệu vô cùng quan trọng đối với con người hơn cả là với nền y học cổ truyền. Cây thuốc dân gian từ lâu đã được nhiều người quan tâm đến đây là nguồn tài nguyên thực vật có giá trị thiết thực cho các cộng đồng địa phương trong việc phòng chữa bệnh, ngoài ra nó còn có giá trị trong việc bảo tồn nguồn gen, cung cấp cho lĩnh vực dược học. Cho đến nay Việt Nam vẫn được đánh giá là nước có nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng và phong phú, trong đó có tài nguyên cây thuốc, đặc biệt là khu vực Trường Sơn. Thêm vào đó với những kinh nghiệm đã được tích lũy qua 4000 năm lịch sử, đã sử dụng nguồn tài nguyên phục vụ cho nhu cầu cuộc sống từ ăn, mặc, ở, chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh vv… của cộng đồng 54 dân tộc anh em. Đó là một ưu thế lớn trong việc sử dụng nguồn tài nguyên thực vật trong đó có nguồn tài nguyên cây thuốc góp phần nâng cao đời sống
  • 11. 2 và sức khỏe của mọi người đặc biệt là các đồng bào dân tộc thiểu số ở các vùng sâu, vùng xa nơi cuộc sống của họ gặp nhiều khó khăn phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên thiên nhiên trong đó có rừng. Theo các nhà phân loại thực vật ở Việt Nam giàu tài nguyên thực vật nhất Đông Nam Á, nơi có khoảng 12.000 loài thực vật bậc cao. Trong đó có 3.948 loài được dùng làm thuốc (viện dược liệu, 2004) [8] chiếm khoảng 37% số loài đã biết. Đó chưa kể đến những cây thuốc gia truyền của 53 dân tộc thiểu số ở Việt Nam, cho đến nay chúng ta chỉ mới biết được có một phần. Ngoài ra các nhà khoa học Nông Nghiệp đã thống kê được 1.066 loài cây trồng trong đó cũng có 179 loài cây sử dụng làm thuốc. Theo kết quả điều tra của viện dược liệu trong thời gian 2002 – 2005 số loài cây thuốc ở một số vùng trọng điểm thuộc các tỉnh gắn với dãy Trường Sơn như sau: Đắc Lắc (751 loài), Gia Lai (783 loài), Kon Tum (814 loài), Lâm Đồng (756 loài). Với hệ thực vật như vậy, thành phần các loài cây thuốc hết sức phong phú và đa dạng. Sức khỏe lại là một phần quan trọng của con người, trong mỗi chúng ta không phải lúc nào cũng khỏe và ai cũng khỏe cả, mà nhiều lúc ốm đau, bệnh tật cần thuốc chữa bệnh nhằm ổn định và nâng cao cuộc sống hằng ngày. Với các đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa xôi hẻo lánh khi mà nguồn thuốc tây y không phục vụ đến kịp thời. Các bài thuốc Nam lại là nguồn nguyên liệu sẵn có, đó là các loài cây xung quanh mình để sử dụng làm thuốc an toàn và có hiệu quả. Chính vì thế mà các loài thuốc dân gian của các đồng bào dân tộc thật sự cần thiết và hết sức quan trọng đôi khi được xem như là “sức mạnh vô hình” cứu sống tính mạng con người. Hiện nay nguồn tài nguyên rừng của chúng ta đang bị suy giảm nghiêm trọng, kéo theo đa dạng sinh học cũng bị giảm trong đó có cả cây thuốc bản địa có giá trị chưa kịp nghiên cứu cũng đã mất dần, việc nghiên cứu phát hiện
  • 12. 3 và bảo tồn tiến đến sử dụng bền vững tài nguyên cây thuốc bản địa là một vấn đề rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Đối với các cộng đồng dân tộc ở xã Hữu Khánh - huyện Lộc Bình - tỉnh Lạng Sơn họ có những bài thuốc, kinh nghiệm rất hay, đơn giản nhưng hiệu quả trong việc chữa bệnh. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để ghi nhận và gìn giữ vốn kiến thức quý báu trong việc sử dụng cây thuốc, bài thuốc của cộng đồng dân tộc xuất phát từ lý do trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên cây thuốc của cộng đồng dân tộc Nùng tại xã Hữu Khánh, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn" được thực hiện nhằm tìm ra giải pháp để bảo tồn và phát triển các loài thuốc có giá trị và kinh nghiệm sử dụng các bài thuốc của cộng đồng dân tộc. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đề tài thực hiện nhằm đạt các mục tiêu sau: Tìm hiểu được từ cộng đồng dân tộc Nùng các bài thuốc, cây thuốc dân gian dùng để trị các loại bệnh thường gặp trong cuộc sống. Lựa chọn được các bài thuốc, cây thuốc hay quan trọng để phát triển nhân rộng bảo tồn trên cơ sở lựa chọn có sự tham gia của người dân. Tư liệu hóa được tri thức sử dụng, một số bài thuốc gia truyền và những kinh nghiệm chữa bệnh của đồng bào dân tộc từ các loài cây hoặc các bộ phận của cây sử dụng an toàn và có hiệu quả. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học Qua việc thực hiện đề tài sẽ giúp sinh viên làm quen với việc nghiên cứu khoa học, cũng cố kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tế, biết các thu thập, phân tích và xử lý thông tin cũng như kỹ năng tiếp cận và làm việc với cộng đồng thôn bản và người dân. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Đề tài góp phần nghiên cứu về việc sử dụng các loài thực vật Lâm sản ngoài gỗ để làm thuốc nhằm bảo tồn nguồn tri thức bản địa.
  • 13. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở thực hiện đề tài Tri thức bao gồm sự hiểu biết về sự vật, hiện tượng của thế giới tự nhiên xung quanh con người. Tri thức được tích lũy từ những kinh nghiệm của quá trình lao động sản xuất thực tiễn trong cuộc sống hàng ngày của con người, trải qua thời gian dài lịch sử, tri thức được tồn tại và phát triển qua sự trải nghiệm của nhân dân lao động. Vậy tri thức bản địa là gì? Theo định nghĩa chung cuả tổ chức UNESCO, tri thức bản địa là tri thức hoàn thiện được duy trì, tồn tại và phát triển trong một thời gian dài với sự tương tác qua lại gần gũi giữa con người với môi trường tự nhiên nó được truyền miệng từ đời này sang đời khác và rất ít khi được ghi chép lại. Tri thức bản địa là nguồn tài nguyên quốc gia giúp ích rất nhiều cho quá trình phát triển theo những phương sách ít tốn kém, có sự tham gia của người dân và đạt được sự bền vững. Các dự án phát triển dựa trên cơ sở tri thức bản địa sẽ lôi kéo được nhiều người dân tham gia, vì nó hợp với suy nghĩ của nhân dân, dân biết phải làm gì và làm như thế nào. Đó chính là cơ sở của sự thành công. Đặc điểm quan trọng của tri thức bản địa là luôn thích ứng với sự thay đổi của môi trường, các cộng đồng cư dân địa phương luôn có ý thức bản địa hóa những du nhập từ bên ngoài có lợi và thích hợp với cộng đồng. Trước đây người ta khái niệm lâm sản chủ yếu là gỗ, ít quan tâm đến các thành phần khác gỗ. Ngày nay, trong các chiến lược phát triển bền vững của các dự án lâm nghiệp xã hội, nông lâm kết hợp người ta đã chú ý nhiều đến các lâm sản khác ngoài gỗ và có khái niệm cơ bản về Lâm sản ngoài gỗ là bao gồm tất cả các sản phẩm có nguồn gốc sinh học và các dịch vụ thu được từ
  • 14. 5 rừng hoặc từ bất kỳ vùng đất nào có kiểu sử dụng đất tương tự, loại trừ gỗ ở tất cả các hình thái của nó. Các loài cây thuốc đa phần là các sản phẩm Lâm sản ngoài gỗ thuộc một phần của tài nguyên thực vật. Tài nguyên thực vật là tổng hợp của sinh quyển trong một loạt các thảm thực vật. Tài nguyên thực vật như là các nhà sản xuất chính, để duy trì chu kỳ dinh dưỡng sinh quyển và cơ sở dòng năng lượng trên trái đất. Tài nguyên thực vật giữ một vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người nói riêng và sinh vật nói chung. Nhưng trong thời gian vừa qua tài nguyên này đã bị suy thoái nghiêm trọng do sự tác động tiêu cực của con người, chính vì vậy, gần đây Đảng và nhà nước ta đã có những chủ trương, đường lối mới như: Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Luật đất đai 2013, Luật đa dạng sinh học 2008, Nghị định 99 của Chính phủ 2010…cùng với hàng loạt các văn bản khác đã ra đời nhằm bảo vệ và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên hợp lí. Đây là một cơ sở pháp lí quan trọng để thực hiện thành công đề tài tri thức bản về khai thác và sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân tộc Nùng ở xã Hữu Khánh. 2.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Trên thế giới, nhiều nước đã sử dụng nguồn Lâm sản ngoài gỗ để làm thuốc, nhiều nước đã có các đề tài nghiên cứu về thuốc và họ cũng đã sử dụng nhiều nguồn tài nguyên này để xuất khẩu làm dược liệu và thu được một nguồn tài chính khá lớn. Đặc biệt là Trung Quốc, có thể khẳng định đây là quốc gia đi đầu trong việc sử dụng cây thuốc để chữa bệnh. Một nghiên cứu rất thành công của họ đã cho ra đời cuốn sách "Kỹ thuật gây trồng cây thuốc ở Trung Quốc" vào năm 1968, do các nhà nghiên cứu Vân Nam - Trung Quốc thực hiện. Cuốn sách này đã đề cập tới đặc điểm sinh thái, công dụng, kỹ thuật gây trồng, chế biến và bảo quản cây Thảo quả (Phan Văn Thắng, 2002) [7].
  • 15. 6 Vào thế kỷ XVI, Lý Thời Trân đưa ra “Bản thảo cương mục” sau đó năm 1955 cuốn bản thảo này được in ấn lại. Nội dung cuốn sách đã đưa đến cho con người cách sử dụng các loại cây cỏ để chữa bệnh. Ngay từ những năm 1950 các nhà khoa học nghiên cứu về cây thuốc của Liên Xô đã có các nghiên cứu về cây thuốc trên quy mô rộng lớn. Năm 1972 tác giả N.G. Kovalena đã công bố rộng rãi trên cả nước Liên Xô (cũ) việc sử dụng cây thuốc vừa mang lại lợi ích cao vừa không gây hại cho sức khỏe của con người. Qua cuốn sách “Chữa bệnh bằng cây thuốc” tác giả Kovalena đã giúp người đọc tìm được loại cây thuốc và chữa đúng bệnh với liều lượng đã được định sẵn (Trần Thị Lan, 2005) [4]. Đến năm 1992, J.H.de Beer- một chuyên gia Lâm sản ngoài gỗ của tổ chức nông lương thế giới khi nghiên cứu về vai trò của thị trường và của Lâm sản ngoài gỗ đã nhận thấy giá trị to lớn của thảo quả đối với việc cải thiện đời sống cho người dân ở miền núi sống ở trong và gần rừng, thu hút họ tham gia vào việc quản lí và bảo vệ tài nguyên rừng bền vững, giúp họ có thể yên tâm sống chủ yếu vào nghề rừng. Theo ước tính của tổ chức Quỹ thiên nhiên thế giới (WWF) có khoảng 35.000 – 70.000 loài trong số 250.000 loài cây được sử dụng vào mục đích chữa bệnh trên toàn thế giới. Nguồn tài nguyên cây thuốc này là kho tàng vô cùng quý giá của các dân tộc hiện đang khai thác và sử dụng để chăm sóc sức khỏe, phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc của các nền văn hóa. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày nay có khoảng 80% dân số các nước đang phát triển có nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu phụ thuộc vào nguồn dược liệu hoặc qua các chất chiết suất từ dược liệu (Nguyễn Văn Tập, 2006) [ 6]. Tiến sĩ James A.Dule – nhà dược lý học người Mỹ đã có nhiều đóng góp cho tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong việc xây dựng danh mục các loài cây thuốc, cách thu hái, sử dụng, chế biến và một số thận trọng khi sử dụng các loại cây thuốc (Trần Thị Lan, 2005) [4].
  • 16. 7 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Việt Nam nằm trong miền khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thích hợp cho sự phát triển của thực vật nói chung và cây thuốc nói riêng. Một số vùng cao lại có khí hậu á nhiệt đới, phù hợp với việc trồng cây thuốc ưa khí hậu mát mẻ. Đặc biệt là nước ta có dãy núi Trường Sơn rộng lớn là nơi có rất nhiều cây thuốc phục vụ cho đồng bào nhân dân sống gần ở trong rừng mà họ sống xa các trạm xá, bệnh viện thì việc cứu chữa tại chỗ là vô cùng cần thiết và cấp bách. Theo nguồn thông tin Viện Dược liệu (2004) [8] thì Việt Nam có đến 3.948 loài cây làm thuốc, thuộc 1.572 chi và 307 họ thực vật (kể cả rêu và nấm) có công dụng làm thuốc. Trong số đó có trên 90% tổng số loài cây thuốc mọc tự nhiên. Nhưng qua điều tra thì con số này có thể được nâng lên vì kiến thức sử dụng cây thuốc của một số đồng bào dân tộc thiểu số chúng ta nghiên cứu chưa được đầy đủ hay còn bỡ ngỡ, trong đó có cộng đồng dân tộc Nùng ở xã Hữu Khánh, Huyện Lộc Bình, Tỉnh Lạng Sơn. Những năm qua, chỉ riêng ngành Y học dân tộc cổ truyền nước ta đã khai thác một lượng dược liệu khá lớn. Theo thống kê chưa đầy đủ thì năm 1995, chỉ riêng ngành Đông dược cổ truyền tư nhân đã sử dụng 20.000 tấn dược liệu khô đã chế biến từ khoảng 200 loài cây. Ngoài ra còn xuất khẩu khoảng trên 10.000 tấn nguyên liệu thô (Viện Dược Liệu, 2002) [9]. Kết quả nghiên cứu của Phạm Thanh Huyền tại xã Địch Quả- huyên Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ về việc khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn cây thuốc của cộng đồng dân tộc cho thấy kiến thức về việc sử dụng nguồn cây thuốc của đồng bào dân tộc Dao ở đây. Với kiến thức đó họ có thể chữa khỏi rất nhiều loại bệnh nan y bằng những bài thuốc cổ truyền. Tuy nhiên những kiến thức quý báu này chưa được phát huy và chưa có cách duy trì hiệu quả, chưa có tổ chức. Tác giả đã chỉ rõ những loài thực vật rừng được người dân
  • 17. 8 sử dụng làm thuốc, nơi phân bố, công dụng, cách thu hái chúng. Thêm vào đó họ còn đưa ra một cách rất chi tiết về mục đích, thời vụ, và các điều kiêng kị khi thu hái cây thuốc. Họ đã đánh giá được mức độ tác động của người dân địa phương, nguyên nhân làm suy giảm nguồn tài nguyên cây thuốc (Phạm Thanh Huyền, 2000) [3]. Ở nước ta số loài cây thuốc được ghi nhận trong thời gian gần đây không ngừng tăng lên, theo báo cáo kết quả điều tra nghiên cứu về dược liệu và tài nguyên cây thuốc (Viện dược liệu, 2003) [10]. - Năm 1952 toàn Đông Dương có 1.350 loài. - Năm 1986 Việt Nam đã biết có 1.863 loài. - Năm 1996 Việt Nam đã biết có 3.200 loài. - Năm 2000 Việt Nam đã biết có 3.800 loài Trong công trình cây thuốc – nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ đang có nguy cơ cạn kiệt, Trần Khắc Bảo đã đưa ra một số nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn tài nguyên cây thuốc như: diện tích rừng bị thu hẹp, chất lượng rừng suy thoái hay quản lý rừng còn nhiều bất cập, trồng chéo kém hiệu quả. Từ đó tác giả cho rằng chiến lược bảo tồn tài nguyên cây thuốc là bảo tồn các hệ sinh thái, sự đa dạng các loài và di truyền. Bảo tồn cây thuốc phải gắn liền với bảo tồn và phát huy trí thức Y học cổ truyền và Y học dân gian gắn với sử dụng bền vững và phát triển cây thuốc (Trần Khắc Bảo, 2003) [1]. Theo Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây thuốc Dân tộc cổ truyền (CREDEP) từ trước đến nay khá nhiều địa phương trong nước đã có truyền thống trồng cây thuốc và có nhiều nghiên cứu về cây thuốc, bài thuốc chữa các bệnh thường gặp hang ngày. Trong 2 năm gần đây, Ngô Qúy Công đã tiến hành điều tra việc khai thác, sử dụng cây thuốc Nam tại vùng đệm của Vườn quốc gia Tam Đảo, nghiên cứu kỹ thuật nhân giống, gây trồng một số loài cây thuốc quý nhằm bảo tồn và phát triển cho mục đích gây trồng thương mại. Họ chỉ rõ
  • 18. 9 phương pháp thu hái cũng là vấn đề cần quan tâm, việc thu hái bằng cách đào cả cây do bộ phận dùng chủ yếu là rễ, củ làm cho số lượng loài suy giảm nhanh chóng và đây cũng là nguy cơ dẫn đến sự khan hiếm, thậm chí là sự tuyệt chủng của một số lớn các cây thuốc. Vì vậy việc nhân giống nhằm mục đích hỗ trợ cây giống cho người dân có thể trồng tại vườn nhà cũng như xây dựng các vườn cây thuốc tại địa phương đều giảm áp lực thu hái cây thuốc trong rừng tự nhiên là việc làm rất cần thiết và đưa ra những giải pháp, đề xuất hợp lý để bảo tồn và phát triển (Ngô Quý Công, 2005)[2]. Đỗ Hoàng Sơn và cộng sự đã tiến hành đánh giá thực trạng khai thác, sử dụng về tiềm năng gây trồng cây thuốc tại Vườn quốc gia Tam Đảo và vùng đệm. Qua điều tra họ thống kê được tại Vườn quốc gia Tam Đảo và vùng đệm có 459 loài cây thuốc thuộc 346 chi và 119 họ trong 4 ngành thực vật. Người dân thuộc vùng đệm ở đây chủ yếu là cộng đồng dân tộc Sán Dìu sử dụng cây thuốc để chữa 16 nhóm bệnh khác nhau. Trong đó trên 90% số loài được sử dụng trong rừng tự nhiên. Mỗi năm có khoảng hơn 700 tấn thuốc tươi từ Vườn quốc gia Tam Đảo được thu hái để buôn bán. Nguồn tài nguyên cây thuốc ở đây đang bị suy giảm khoảng 40% so với 5 năm trước đây. Trên cơ sở các nghiên cứu các tác giả đã đề xuất 26 loài cây thuốc cần được ưu tiên và bảo tồn (Đỗ Hoàng Sơn, 2008) [5]. Theo Nguyễn Văn Tập trong nguồn Lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam, cây thuốc chiếm một vị trí quan trọng về thành phần loài cũng như về giá trị sử dụng và kinh tế. Theo điều tra cơ bản của Viện Dược liệu (Bộ Y tế) đến năm 2004 đã phát hiện được ở nước ta có 3.948 loài thuộc 1.572 chi và 307 họ thực vật (kể cả Rêu và Nấm) có công dụng làm thuốc. Trong số đó trên 90% tổng số loài là cây thuốc mọc tự nhiên chủ yếu trong các quần thể rừng. Rừng cũng là nơi tập hợp hầu hết cây thuốc quý có giá trị sử dụng và kinh tế cao. Tuy nhiên, do khai thác không chú ý đến tái sinh trong nhiều năm qua cùng với nhiều nguyên nhân khác,
  • 19. 10 nguồn cây thuốc mọc tự nhiên ở Việt Nam đã bị giảm sút nghiêm trọng, biểu hiện qua các thực tế sau: - Vùng phân bố tự nhiên của cây thuốc bị thu hẹp: Do nạn phá rừng làm nương rẫy, nhất là việc mở rộng diện tích trồng Cà phê, Cao su ở các tỉnh phía Nam đã làm mất đi những vùng rừng rộng lớn vốn có nhiều cây thuốc mọc tự nhiên chưa kịp khai thác. - Hầu hết các cây thuốc có giá trị sử dụng và kinh tế cao, mặc dù có vùng phân bố rộng lớn, trữ lượng tự nhiên tới hàng ngàn tấn, như Vằng đắng, các loài Bình vôi hoặc hàng trăm tấn như Hoằng đắng nhưng do khai thác quá mức, không chú ý bảo vệ tái sinh, dẫn đến tình trạng mất khả năng khai thác. Một số loài thuộc nhóm này như Ba kích, Đẳng sâm…đã phải đưa vào Sách đỏ Việt Nam (1996) và Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam (1996, 2001, 2004) nhằm khuyến cáo bảo vệ. - Đặc biệt đối với một số loài cây thuốc như Ba kích, Tam thất và Sâm mọc tự nhiên, Hoàng liên, Lan một lá,…đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng cao (Nguyễn Văn Tập, 2006) [6]. Việt Nam là một nước có tài nguyên rừng rất đa dạng và phong phú nhưng vì ở trong những khu rừng hay gần rừng lại thường tập trung nhiều thành phần dân tộc sinh sống, có nhiều nền văn hóa đặc sắc khác nhau, kiến thức bản địa trong việc sử dụng cây làm thuốc cũng rất đa dạng và phong phú, mỗi dân tộc có các cây thuốc và bài thuốc riêng biệt, cách pha chế và sử dụng khác nhau. Nên hiện nay nguồn tài nguyên rừng của chúng ta đang bị giảm sút nghiêm trọng, kéo theo sự đa dạng sinh học cũng bị suy giảm trong đó có cả một số cây thuốc bản địa có giá trị chưa kịp nghiên cứu cũng đã mất dần, vậy việc nghiên cứu phát hiện và bảo tồn sử dụng tài nguyên cây thuốc bản địa là một việc rất cần thiết. Đối với các cộng đồng dân tộc thiểu số, họ có những bài thuốc kinh nghiệm rất hay, đơn giản nhưng chữa bệnh lại hiệu quả
  • 20. 11 rất cao. Lạng Sơn cũng là một tỉnh tập trung nhiều dân tộc thiểu số sinh sống đặc biệt là huyện Lộc Bình nơi có khá nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống trong rừng và gần rừng, trong đó có dân tộc Nùng. Chính vì vậy, đây là một nơi lý tưởng cho nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên cây thuốc, các bài thuốc dân gian từ thiên nhiên cuả cộng đồng dân tộc địa phương nơi đây. 2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu 2.3.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 2.3.1.1.Địa hình Xã Hữu Khánh nằm ở phía Đông Bắc huyện Lộc Bình có ranh giới tiếp giáp với các địa phương: - Phía bắc giáp xã Mẫu Sơn - Phía nam giáp xã Tú Đoạn - Phía đông giáp xã Yên Khoái - Phía tây giáp xã Đồng Bục và thị trấn Lộc Bình Hữu Khánh có địa hình đồi núi bát úp xen giữa những dải đất bằng bị chia cắt mạnh những vùng đất bằng, đồi thoải, độ cao trung bình từ 150 - 350m. Dải đường biên có hướng dốc về nội địa, độ dốc trung bình là 20 - 300 , dải tiếp giáp với địa bàn xã là núi Mẫu Sơn có độ dốc lớn, chia cắt mạnh. Khu vực có địa hình thung lũng là nơi cư trú và sản xuất của hàng nghìn hộ dân cư trong huyện. Hệ thống đường giao thông liên thôn, liên xã có tuyến đường tỉnh lộ Lộc Bình – Chi Ma đi qua trung tâm xã. Ngoài ra còn có tuyến đường khai thác đi vào các khu rừng vì vậy giao thông của xã rất thuận tiện. 2.3.1.2. Khí hậu, thủy văn Khí hậu của Hữu Khánh chia bốn mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình năm là 210 C, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất 270 C- 320 C, nhiệt độ trung bình
  • 21. 12 mùa đông là 130 C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 90 C. Có nơi, có ngày nhiệt độ xuống dưới 1-20 C. Lượng mưa trung bình hàng năm tương đối thấp, đạt 1.320mm, 70% lượng mưa từ tháng 5 đến tháng 9. Tốc độ gió trung bình năm là 2,0 m/s, mùa đông có gió mùa Đông Bắc, hiện tượng sương muối xảy ra ảnh hưởng mạnh đến sản xuất nông nghiệp. Độ ẩm trung bình cả năm là 82%. 2.3.1.3. Tài nguyên đất, Tài nguyên nước Tổng diện tích tự nhiên của xã là 1.932,69 ha chia thành 7 thôn. Trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp 242,3ha. Về cơ cấu thổ nhưỡng, đất của xã Hữu Khánh là đất feralit hình thành trên đá cát kết và cát bột kết, phân bố chủ yếu trên dạng địa hình đồi trung bình và đồi cao. - Trên độ cao 700 – 1.000 m là đất feralit có mùn trên núi, đất màu vàng nhạt, hàm lượng mùn trên 6%. - Trên độ cao > 1.000m là loại đất mùn alít với tầng đất mặt màu đen, hàm lượng mùn thô đạt đến 10%. Nguồn nước mặt: Lượng nước sông suối khá lớn vào mùa mưa, nhưng vào mùa khô lượng nước giảm mạnh không đủ cho nhu cầu dân sinh, mặt khác chênh lệch dòng chảy trong năm nhiều, hệ số biến đổi dòng chảy năm trên khu vực là 0,35 - 0,36, đây là điểm bất lợi trong việc lập các phương án sử dụng nguồn nước. Nguồn nước ngầm: Trữ lượng và tiềm năng nước ngầm Hữu Khánh là không lớn và khả năng khai thác rất hạn chế vì địa hình hiểm trở, phân bố dân cư không tập trung, cơ sở hạ tầng nông thôn còn hạn chế và điều kiện kinh tế của người dân trong vùng còn khó khăn nên việc đầu tư xây dựng các công trình khai thác nước ngầm còn gặp nhiều trở ngại.
  • 22. 13 2.3.1.4. Tài nguyên rừng Xã Hữu Khánh có trữ lượng rừng không lớn, thực vật, động vật đa dạng, nhiều cây dược liệu quý và cây ăn quả đặc sản nổi tiếng, tuy nhiên nguồn tài nguyên rừng đã bị suy kiệt rất nhiều. Trong năm vừa qua trồng cây phân tán trồng được 30 ha. 2.3.2. Dân sinh – kinh tê – xã hội Xã Hữu Khánh có 7 thôn: Nà Mu, Phiêng Phấy, Bản Hoi, Bản Quang, Bản Khiêng, Bản Rỵ, Khòn Thống. Dân tộc Nùng ở tập trung đông nhất ở thôn Nà Mu những thôn còn lại chỉ rải rác có một hai hộ là dân tộc Nùng chủ yếu là dân tộc Tày. Tổng số dân: 2887 khẩu với 630 hộ, toàn xã chủ yếu là dân tộc Tày chiếm 57,8% Nùng chiếm 40,6% số dân sinh sống một số ít là dân tộc Kinh và Sán chỉ. Xã Hữu Khánh có các tập quán hủ tục lạc hậu mê tín, ma chay, cưới xin đang từng bước được cải tiến và xóa bỏ. Nhân dân đã tham gia xây dựng quy ước thôn bản để cùng nhau thực hiện khu dân cư văn hóa phù hợp với tập tục và đúng với luật pháp của nhà nước. Hệ thống điện lưới hạ thế đã được kéo đến các hộ gia đình 7/7 (đạt 100%), các hộ gia đình trong xã đã có điện sinh hoạt 100%. Đường giao thông liên xã, liên thôn đi lại thuận tiện. Có một trường tiểu học và một trường THCS, về khám chữa bệnh có một nhà trạm Y tế xã ( nhà cấp IV). Nhìn chung lực lượng lao động của xã tương đối dồi dào, ngày càng được tiếp cận dễ dàng hơn với các dịch vụ đào tạo, dạy nghề, đáp ứng đủ số lượng cho nhu cầu phát triển trước mắt của các ngành kinh tế. Tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực của xã hiện vẫn còn nhiều hạn chế. Mặc dù số lao động qua đào tạo tăng nhanh nhưng chất lượng lao động vẫn còn thấp.
  • 23. 14 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên cây thuốc của cộng đồng dân tộc Nùng. - Địa điểm nghiên cứu: Tại xã Hữu Khánh, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn. 3.2. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 8/2014 đến tháng 12/2014 3.3. Nội dung nghiên cứu Từ mục tiêu nghiên cứu đặt ra của đề tài có những nội dung sau: . Nội dung 1: Xác định các loài cây được người dân khai thác và sử dụng làm thuốc chỉ ra tên phổ thông, tên dân tộc, tên khoa học của các loài cây thuốc. Nội dung 2: Tri thức bản địa trong khai thác, sử dụng các loài cây thuốc - Xác định phương thức khai thác các loài thuốc như: Bộ phận thu hái, kĩ thuật, mùa vụ thu hái. - Cách chế biến và sử dụng các loài cây thuốc: Các phương thức chế biến đối với từng cây ở cộng đồng dân tộc Nùng, từng hộ như bằng cách đơn giản (phơi khô, gác bếp, dùng tươi..) hay cầu kỳ (phải qua nhiều công đoạn khác nhau...). - Phương pháp bảo quản sản phẩm: Biện pháp xử lý, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. - Tri thức bản địa của người dân trong việc sử dụng một số bài thuốc dân gian tại địa phương.
  • 24. 15 Nội dung 3: đặc điểm hình thái của một số loại cây thuốc tiêu biểu được người dân sử dụng phổ biến. - Xác định loài cây thuốc tiêu biểu được sử dụng nhiều nhất. - Mô tả một số đặc điểm hình thái và nơi sống của các loài cây thuốc đặc trưng tiêu biểu. Nội dung 4: Các loài cây thuốc và các bài thuốc cần được ưu tiên bảo tồn - Xác định loài cây thuốc cần được ưu tiên bảo tồn. - xác định các bài thuốc cần được ưu tiên bảo tồn. Nội dung 5: Đề xuất một số giải pháp trong công tác bảo tồn và nhân rộng các loài cây thuốc, bài thuốc của cộng đồng dân tộc Nùng. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Kế thừa các tài liệu cơ bản Kế thừa có chọn lọc các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, cùng các tài liệu có liên quan tới các chuyên đề của các tác giả trong và ngoài nước tại khu vực nghiên cứu. 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu 3.4.2.1. Liệt kê tự do Liệt kê tự do là kỹ thuật thường được áp dụng trong nghiên cứu xã hội. Áp dụng trong điều tra cây thuốc, liệt kê tự do cần được thực hiện qua hai giai đoạn: (i) liệt kê tự do và (ii) xác định cây thuốc Liệt kê tự do: Là việc hỏi/ phỏng vấn một tập hợp người cung cấp tin (NCCT), đề nghị họ cho tên tất cả các tên của cây làm thuốc. Chọn mẫu: NCCT được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên – phân tầng: NCCT được phân thành một số nhóm nhất định (theo kinh nghiệm; dân tộc; độ tuổi; giới...), sau đó lấy ngẫu nhiên NCCT từ các loại đó.
  • 25. 16 Phỏng vấn: Sử dụng một bộ câu hỏi phù hợp để có được thông tin cần có điều quan trọng nhất khi phỏng vấn là đề nghị NCCT liệt kê đầy đủ tên cây làm thuốc bằng tiếng dân tộc của mình. Điều này tránh được sự nhầm lẫn tên cây thuốc giữa các ngôn ngữ, văn hóa khác nhau. Hình 3.1. Đường cong xác định cây thuốc trong một cộng đồng cho thấy có thể dừng phỏng vấn khi số loài không tăng Xử lý dữ liệu: Dữ liệu điều tra được xử lý bằng tay hay bằng các phần mềm máy tính, bao gồm: (i) liệt kê tất cả các tên cây thuốc được NCCT nhắc đến, (ii) đếm số lần tên cây thuốc n được nhắc đến (tần số nhắc đến), và (iii) xếp danh mục các tên theo thứ tự nào đó, ví dụ như xếp theo tần số giảm dần. Có thể xác định danh mục các loài được dùng làm thuốc tiêu biểu (hay các loài cốt lõi), là các loài được nhiều NCCT nhắc đến, cộng với một số lượng lớn các loài được một số ít NCCT hay chỉ một người nhắc đến. Các loài tiêu biểu phản ánh sự tồn tại của một tiêu chuẩn văn hóa, tri thức chung của cộng đồng liên quan đến lĩnh Số tên cây thuốc Số người cung cấp tin Số người cần hỏi
  • 26. 17 vực cây thuốc trong khu vực điều tra. Các loài còn lại thể hiện cái nhìn, tri thức, kinh nghiệm riêng của các thành viên trong cộng đồng. 3.4.2.2. Xác định cây thuốc Sau khi xử lý dữ liệu và loại bỏ tên đồng nghĩa, chúng ta có trong tay một danh mục tên các cây được cộng đồng sử dụng là thuốc. Tuy nhiên đây chỉ là danh mục bằng tên địa phương, chưa rõ tên nào thuộc loài nào. Do đó, cần thiết phải xác định tên phổ thông và tên khoa học của các cây mang tên đó. Để làm được việc này, cần thu thập mẫu tiêu bản của tất cả các tên cây thuốc đã được nêu ra trong danh mục, xử lý và định tên (tiến hành theo phương pháp điều tra theo tuyến). Việc xác định tên khoa học của các mẫu cây thuốc dựa trên tên được liệt kê nói trên sẽ góp phần loại bỏ các tên đồng nghĩa trong phần liệt kê tự do lần nữa. Như vậy số loài cây thuốc thực tế có thể sẽ nhỏ hơn số tên thống kê được trong giai đoạn liệt kê tự do. Cần chú ý là một tên địa phương có thể chỉ nhiều loài khác nhau, thường là các loài trong cùng một chi, có đặc điểm hình thái giống nhau hay các loài có cùng công dụng. Số liệu điều tra của các mục trên được ghi vào các mẫu biểu có sẵn (Phụ lục 1 đến phụ lục 4). 3.4.2.3. Điều tra theo tuyến với người cung cấp tin quan trọng Đây là phương pháp thường được áp dụng trong điều tra tài nguyên thực vật. Dựa trên cơ sở kết quả của bước liệt kê tự do, lựa chọn người cung cấp thông tin quan trọng và tiến hành xác định tên khoa học và vị trí phân loại của các loài cây thuốc trên thực địa. NCCT quan trọng là những người am hiểu về cây thuốc trong khu vực, thường là những người già, phụ nữ, tự nguyện cung cấp thông tin. Mục tiêu điều tra là xác định chính xác các loài cây đã được liệt kê tại bước liệt kê tự do. Các bước thực hiện bao gồm:
  • 27. 18 + Xác định tuyến điều tra: Tuyến điều tra có thể được xác định dựa trên thực trạng thảm thực vật, địa hình và phân bố cây thuốc trong khu vực. Để đảm bảo tính khách quan trong quá trình điều tra, tuyến điều tra nên đi qua các địa hình và thảm thực vật khác nhau. Trong điều tra tại cộng đồng, lấy trung tâm công đồng làm tâm và đi theo bốn hướng khác nhau. Số lượng tuyến phụ thuộc vào thời gian và nhân lực sẵn có. + Thu thập thông tin tại thực địa: Cách đơn giản nhất là NCCT và điều tra viên cùng đi theo tuyến và phỏng vấn đối với bất kỳ cây nào gặp trên đường đi. Cách thu thập thông tin khác, có hệ thống hơn, là NCCT và điều tra viên dừng lại tại mỗi điểm có sự thay đổi về thảm thực vật và phỏng vấn đối với tất cả các loài cây thuốc xuất hiện trong khu vực đó. Thông tin cần phỏng vấn bao gồm: tên cây (tên địa phương), bộ phận dùng, cách dùng....Để tiết kiệm thời gian người phỏng vấn sẽ in sẵn một số mẫu biểu có các nội dung điều tra đã định trước và đánh dấu tại các nội dung phù hợp trong quá trình điều tra. Bất kỳ cây nào được NCCT xác định là cây thuốc đều được thu thập để xác định tên khoa học . + Xử lý thông tin: Thông tin thu thập được theo phương pháp này thường có tính chất định tính, bao gồm: Danh mục loài (tên địa phương, tên khoa học, bộ phận dùng, công dụng,...), ước lượng tần số xuất hiện trong tuyến điều tra. 3.4.2.4. Xác định các loài cây thuốc cần ưu tiên bảo tồn Phân hạng cây thuốc theo mức độ đe dọa của loài: +Độ hữuíchcủaloàiđốivớingườidânđịaphương:sửdụngthang3 mứcđiểm - Loài không có tiềm năng được dùng ở địa phương: 0 điểm - Loài sử dụng ít đối với người dân địa phương: 1 điểm - Loài có tầm quan trọng đối với người dân địa phương: 2 điểm
  • 28. 19 + Mức độ để xâm nhập (vị trí mọc của loài để bị tìm thấy để khai thác): sử dụng thang 2 mức điểm - Loài mọc ở nơi rất khó xâm nhập: 0 điểm - Loài mọc ở nơi rất dễ xâm nhập: 1 điểm + Tính chuyên biệt về nơi sống (sự xuất hiện của loài thể hiện khả năng sống thích nghi của loài hạn hẹp hay phổ biến): sử dụng thang 3 mức điểm - Loài xuất hiện ở nhiều nơi sống khác nhau: 0 điểm - Loài xuất hiện ở một số ít nơi sống: 1 điểm - Loài có nơi sống hẹp: 2 điểm + Mức độ tác động đến sự sống của loài (sự tác động của người dân ảnh hưởng đến sự sống của loài): sử dụng thang mức 3 điểm - Loài có ít nhất vài nơi sống của loài ổn định: 0 điểm - Loài có nơi sống phần nào không ổn định hay bị đe dọa: 1 điểm - Loài có nơi sống không chắc còn tồn tại: 2 điểm 3.4.2.5. Phương pháp phỏng vấn và thảo luận nhóm Sử dụng một số câu hỏi cho những người được chọn. Trong khi phỏng vấn, yêu cầu người cung cấp thông tin đưa ra tên cây theo tiếng của dân tộc mình. Quá trình phỏng vấn có thể diễn ra ở một chỗ (nhà, vườn hay trong rừng) hoặc cán bộ nghiên cứu cùng với người cung cấp tin vừa đi vừa phỏng vấn. Cách thứ hai có ưu điểm là trong một lúc, người cung cấp tin chưa thể nhớ hết các cây được sử dụng, khi đi như vậy sẽ giúp họ gợi nhớ tốt hơn. Trong phỏng vấn cần kết hợp cả các cách phỏng vấn sau: + Phỏng vấn mở: Là dạng phỏng vấn tự do, chúng ta có thể hỏi về bất kỳ cây nào với những câu hỏi tuỳ thuộc vào hoàn cảnh khi đó, thứ tự các nội dung cần hỏi có thể thay đổi tuỳ ý dựa trên câu trả lời của câu hỏi trước của người cung cấp thông tin.
  • 29. 20 + Phỏng vấn bán cấu trúc: Một số câu hỏi được chuẩn bị trước và một số câu hỏi có thể thêm vào tuỳ theo các tình huống cụ thể. + Phỏng vấn có cấu trúc (phỏng vấn sâu): Là phỏng vấn có sử dụng một bộ câu hỏi nhất định đối với những người cung cấp thông tin có chọn lọc tham gia. + Phỏng vấn tái diễn (Trình diễn tri thức): Là cuộc phỏng vấn trong đó chúng ta yêu cầu người dân địa phương diễn giải lại một quy trình xử lý hay chế biến nào đó. + Phỏng vấn chéo: Là cách phỏng vấn để kiểm tra thông tin của người khác đã đưa ra trong các lần phỏng vấn trước. Thảo luận nhóm: Sau khi có kết quả bước đầu về tri thức và kinh nghiệm qua phỏng vấn, để kiểm tra độ chính xác cũng như để có thêm các thông tin bổ sung, đánh giá mức độ ưu tiên bảo tồn các loài cây thuốc, chúng tôi tiến hành thảo luận nhóm. Nhóm thảo luận bao gồm cả những người tham gia và không tham gia phỏng vấn trước đó. Trong khi thảo luận, cán bộ nghiên cứu lần lượt đưa các thông tin đã thu thập được ra để mọi người tranh luận, nhiều kinh nghiệm đã được chỉnh lý và bổ sung qua quá trình này. 3.4.3. Phương pháp nghiên cứu thực vật học Thu mẫu: Các mẫu vật được thu thập theo kinh nghiệm sử dụng của người dân địa phương. Các mẫu tiêu bản tốt phải đảm bảo có đầy đủ các bộ phận đặc biệt là cành, lá cùng với hoa, quả (đối với cây lớn) hay cả cây (cây thảo nhỏ hay dương xỉ). Các cây lớn thu từ 3- 5 mẫu trên cùng cây, các cây thảo nhỏ và dương xỉ thì thu 3 - 5 cây (mẫu) sống gần nhau. Điều này là rất cần thiết để bổ sung cho nhau trong quá trình định mẫu và trao đổi mẫu vật. Các mẫu được thu thập phải có tỷ lệ tương đối phù hợp với kích thước chuẩn của mẫu tiêu bản: 41 x 29 cm.
  • 30. 21 Tuy nhiên trong điều tra thực vật dân tộc học, các mẫu tiêu bản thu được thường không đầy đủ các tiêu chuẩn trên. Trong các trường hợp này, cần thu thập các mẫu vật có thể (cành, lá, hoa, quả, hạt, rễ… ), các mẫu này không đủ cơ sở để xác định chính xác tên khoa học nhưng có thể định hướng cho quá trình thu thập thông tin kèm theo và thu mẫu tiêu bản bổ sung sau này. Bên cạnh các mẫu thực vật điển hình thì để mô phỏng cho giá trị sử dụng, chúng tôi còn thu thập các mẫu thực vật dân tộc học- các mẫu thực vật chứa đựng giá trị tri thức dân tộc như: bộ phận dùng, các bộ phận có đặc điểm để phân biệt bởi tri thức dân tộc, các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật... Ghi chép thông tin: Các thông tin liên quan đến mỗi mẫu vật phải được ghi chép ngay tại hiện trường. Các thông tin về thực vật cần có như: Dạng sống, đặc điểm thân, cành, lá, hoa, quả trong đó đặc biệt lưu ý đến các thông tin không thể hiện được trên mẫu tiêu bản khô như màu sắc hoa, quả khi chín, màu của nhựa, dịch, mủ; mùi, vị của hoa quả nếu có thể biết được… Bên cạnh đó, các thông tin về thời gian, địa điểm thu mẫu, điều kiện tự nhiên, sinh thái nơi sống, mật độ, người thu mẫu… cũng nên được ghi cùng. Các thông tin về thực vật dân tộc học được ghi chép thông qua tri thức của người cung cấp thông tin. Có thể phỏng vấn trực tiếp hay quan sát cách thức thực hiện các tri thức đó để thu nhận thông tin. Các thông tin cần ghi là: tên dân tộc của cây, ý nghĩa của tên, mục đích sử dụng, bộ phận dùng, cách khai thác, bảo quản và sử dụng, cách thức dùng khi phối hợp với các cây khác, nguồn gốc thông tin… Ngoài ra, do mẫu thực vật dân tộc thường không có đầy đủ các bộ phận để quan sát trực tiếp nên cán bộ điều tra đề nghị người cung cấp tin mô tả các bộ phận còn thiếu tuy nhiên những mô tả này chỉ để tham khảo và định hướng tiếp theo chứ không được coi là các mô tả thực vật vì cách nhìn nhận, mô tả của người dân không hoàn toàn trùng khít với cách mô tả thực vật của người nghiên cứu. Các thông tin có thể được vào phiếu điều tra ngay tại hiện trường hoặc ghi vào sổ tay sau đó đến cuối ngày phải vào phiếu.
  • 31. 22 Xử lý mẫu: Trong khi thực địa, các mẫu được cắt tỉa cho phù hợp sau đó kẹp vào giữa hai tờ báo (kích thước 45 x 30 cm) và được ngâm trong dung dịch cồn 40o - 45o để mang về. Khi về, mẫu được lấy ra khỏi cồn và được đặt giữa hai tờ báo khô, cứ như vậy thành từng tập, kẹp bằng kẹp mắt cáo để mang đi phơi hoặc sấy khô. Mẫu có thể được xử lý độc và khâu hay không là tùy vào yêu cầu cụ thể. Định tên: Việc định tên được sử dụng theo phương pháp hình thái so sánh. Cơ sở để xác định là dựa vào các đặc điểm phân tích được từ mẫu vật, các thông tin ghi chép ngoài thực địa, từ đó so sánh với các khoá phân loại đã có hay với các bản mô tả, hình vẽ. Các tài liệu thường xuyên được dùng là: Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, Cây cỏ Việt Nam… Các mẫu vật phức tạp, không có nhiều đặc điểm nhận dạng sẽ được chuyển cho các chuyên gia phân loại sâu để giám định. Lập danh lục: Từ các mẫu tiêu bản đã có tên, tiến hành lập danh lục thực vật, Tên khoa học của các loài được kiểm tra và chỉnh lý theo bộ “Danh lục các loài thực vật Việt Nam”. Danh lục cuối cùng được xây dựng theo nguyên tắc: Tên các họ và trong mỗi họ thì tên cây được sắp xếp theo thứ tự abc. Trong bảng danh lục có các cột là: Số thứ tự, Tên dân tộc, tên phổ thông, tên khoa học, họ thực vật, chế biến và sử dụng, địa điểm thu mẫu. 3.4.4. Phương pháp nội nghiệp Tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu, thống kê tất cả các loài cây thuốc lên danh lục thực vật và viết báo cáo. Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để phân tích xử lý thống kê.
  • 32. 23 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Xác định danh mục các loài cây của cộng đồng dân tộc Nùng tại xã Hữu Khánh Trên cơ sở điều tra nghiên cứu, thu thập thông tin đã thống kê được một số loài thực vật được cộng đồng dân tộc Nùng khai thác và sử dụng làm thuốc, các loài cây thuốc được xác định theo tiếng địa phương và tên phổ thông, tất cả các loài cây thuốc đều được lấy mẫu, mô tả đặc điểm hình thái, sinh thái sau đó mang về làm tài liệu tra cứu xác định tên phổ thông cùng tên khoa học và họ thực vật và chia theo ngành của chúng. Kết quả được tổng hợp thành bảng cây thuốc sau: Bảng 4.1: Bảng các loài thực vật được cộng đồng dân tộc Nùng khai thác sử dụng làm thuốc tại xã Hữu Khánh, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn STT Tên phổ thông Tên địa phương Tên khoa học Bộ phận dùng Công dụng I. Polypodiophyta- Ngành dương xỉ 1 I.1. Schizaeaceae - Họ Thòng bong Bòng bong Cút mây Lygodiumflexuosum Cả cây Đái vàng 2 I.2. Polypodioaceae - Họ dương xỉ Dương xỉ Cút báng Cyclosorusparasiticus Rễ Cầm máu bong gân 3 Cẩu tích Mừ lình Cibotium barometz Thân, rễ Nhức mỏi chân tay khó cử động II. Lycopodiophyta – Ngành thạch tùng II.1. Lycopodiaceae - Họ thông đất 4 Thông đất Cạm quang Lycopodiella cernua Cả cây phong thấp, nhức xương và ho mãn tính III. Pinophyta - Ngành hạt trần III.1. Gnetaceae - Họ Dây gắm
  • 33. 24 STT Tên phổ thông Tên địa phương Tên khoa học Bộ phận dùng Công dụng 5 Dây gắm Khau muổi Gnetum montanum Dây, rễ Sốt rét, giảm đau, rắn cắn IV. Magnoliophyta– Ngành hạt kín A. Dicotyledones - lớp hai lá mầm 6 IV.1. Malvaceae - Họ Bông Cối say Chỏ say Abutilon indicum Cả cây Nhức đầu, dị ứng 7 Vông vang Pải phi Abelmoschus moschatus Lá Mụn nhọt 8 IV.2. Solanaceae - Họ cà Cà độc dược Mác chẻ phạ Datura metel Quả Mụn nhọt, đau nhức 9 IV.3. Rubiaceae - Họ cà phê Chè rừng Co chè đông Aidia cochinchinensis Lá Kháng khuẩn, lở loét 10 IV.4. Rutaeceae - Họ cam Chanh rừng Mác chanh đông Atalantia citroides Quả chữa ho, viêm họng 11 IV.5. Verbenaceae - Họ Cỏ roi ngựa Mò mâm xôi Pòng phì đeng Clerodendrum philippinum var. simplex Rễ kinh nguyệt không đều, mụn nhọt 12 IV.6. Asteraceae - Họ Cúc Hoa cứt lợn Nhả mân Ageratum conyzoides Cả cây Viêm xoang, cầm máu 13 Thanh thảo Thanh thảo Artemisia annua Cả cây, trừ rễ Sốt rét 14 Ké đầu ngựa Mác nháng Xanthium strumarium Quả tay chân đau co rút 15 Ngải cứu Cò ngài Artemisia vulgaris Lá, ngọn Nhức đầu 16 Nhọ nồi Lắc nà Eclipta prostrata Cả cây Cầm máu, kiết lỵ 17 Rau má lá Kẻm uẩn Emilia sonchifolia Cả cây Viêm họng,
  • 34. 25 STT Tên phổ thông Tên địa phương Tên khoa học Bộ phận dùng Công dụng rau muống mụn nhọt 18 Cúc tần Sác phà Pluchea indica Cả cây Trị cảm nóng, phong thấp tê bại, đau mắt 19 Chỉ thiên Nhả đản Elephantopus scarber Cả cây cảm sốt, ho, họng sưng đau, đau mắt đỏ 20 Ngũ gia bì chân chim Tảng tắc tảng tó Schefflera heptaphylla Vỏ rễ, vỏ thân chống viêm, lợi tiểu 21 IV.7. Moraceae - Họ dâu tằm Trâu cổ Mác púc Ficus pumila Cả cây Đau lưng, mụn nhọt 22 IV. 8. Ulmaceae - Họ Du Hu đay Hu mỏn Trema angustifolia Rễ, lá Trị đòn ngã 23 IV.9. Fabaceae- Họ đậu Ba chẽ Mạy thặp mong Illigera rhodantha Lá ỉa chảy và rắn cắn 24 Trinh nữ Nhả nhẻn Mimosa pudica Cả cây Suy nhược thần kinh, mất ngủ 25 IV.10. Myrsinaceae - Họ Ðơn nem Trọng đũa Mác khang chăm Ardisia crenata Rễ Sốt rét 26 IV.11. Urticaceae - Họ gai Cây lá gai Bây pán Boehmeria nivea Rễ Kháng khuẩn, lợi tiểu 27 IV.12. Leeaceae- Họ Gối hạc Gối hạc Chang ma Leea rubra Rễ Đau bụng, rong kinh 28 IV.13. Juglandaceae - Họ hồ đào Cây cơi Mạy slâm Pterocarya tonkinensis Lá, ngọn non Ngứa, Ghẻ lở
  • 35. 26 STT Tên phổ thông Tên địa phương Tên khoa học Bộ phận dùng Công dụng 29 IV.14. Lamiaceae - Họ hoa môi Hương nhu Hương nhu Ocimum gratissmum Cành, lá Giải nhiệt, giảm đau 30 Ích mẫu Ích mậu Leonurusheterophyllu s Cả cây Giảm đau, đau bụng kinh 31 Nhân trần Bóc sling Adenosmatis caerulei Cả cây Thanh nhiệt, giải độc 32 IV.15. Scrophuariaceae - Hoa mõn sói Cam thảo đất Trạ diền sli Scoparia dulcis Cả cây Cảm cúm, sốt, ho 33 IV.16. Illiciaceae- Họ Hồi Cây hồi Mác chác Illicium verum Quả Đau bụng 34 IV.17. Smilacaceae – họ khúc khắc Khúc khắc Khau trạng Smilax glabra Rễ, củ Phong thấp, lợi gân cốt 35 IV.18. Passifloraceae - Họ Lạc tiên Lạc tiên Lạc tiên Passiflora foetida Cả cây Mất ngủ, suy nhược thần kinh 36 IV.19. Gentianaceae - Họ long đởm Tần giao Sleng slảo Gentiana macrophylla Rễ Xương cốt đau nhức 37 IV.20.Plantaginaceae - Họ Mã đề Mã đề Phắc đảm Plantago major Cả cây sỏi thận, ho lâu ngày 38 IV.21. Annonaceae - Họ na Hoa giẻ Khẻo mèo Desmos chinensis Rễ, lá Lợi tiểu, giảm đau 39 IV.22. Araliaceae - Họ Nhân sâm Đu đủ rừng Mác lầu Trevesia palmata Cả cây Tắm bà đẻ 40 IV.23. Vitaceae - Họ nho Chè dây Mác ít Ampelopsis Cantoniensis Cả cây Trị cảm, nước tiểu vàng
  • 36. 27 STT Tên phổ thông Tên địa phương Tên khoa học Bộ phận dùng Công dụng 41 IV.24. Amaranthaceae - Họ Rau dền Ngưu tất Co cà liễm Achyranthes bidentata Cả cây Chữa thấp khớp, ngã sưng đau 42 IV.25. Polygonaceae - Họ Rau răm Thồm lồm Cáy thướn Polygonum chinense lá chữa suy tim 43 IV.27. Hamamelidaceae - Họ sau sau Sau sau Mạy sâu Liquidambar formosana Lá, nhựa Đau răng, mề đay 44 IV.28. Euphorbiaceae- Họ thầu dầu Bòn bọt Ản mật khuân Glochidion eriocarpum Cành, lá Rắn cắn 45 Chó đẻ răng cưa Nhả rái Phyllanthu urinaria Cả cây Vàng da, lở loét 46 Bỏng nổ Mác thèng Fluggea virosa Lá, vỏ thân, rễ Mủ vàng, bệnh ngoài da 47 Me rừng Mác kham Phyllanthus emblica Quả, lá, vỏ cây, rễ Lợi tiểu 48 Thầu dầu Mạy sùng Ricinus communis Hạt Hạt giã đắp vào bên bị liệt chữa méo miệng 49 Ớt rừng Mác phất đông Micromelum falcatum Vỏ, thân Đau răng 50 Bười bung Mác bọng Glycosmis Citrifolia Rễ, lá Giải cảm, chống ho 51 Đơn đỏ Đan đeng Ixora cocconea Rễ Lợi tiểu 52 IV.29. Menispermaceae - Họ Tiết dê Dây lõi tiền Cuẩn chẻn Stephania japonica Cả cây Đái buốt, rắn cắn 53 IV.30.Sterculiaceae - Họ trôm Tổ kén cái Tải quénh Helicteres hirsuta Cả cây trừ quả Bệnh gan
  • 37. 28 STT Tên phổ thông Tên địa phương Tên khoa học Bộ phận dùng Công dụng 54 B. Monocotyledone - lớp một lá mầm IV.31. Trilliaceae - họ Bảy lá một hoa. Bảy lá một hoa Bảy lá một hoa Paris polyphylla Thân, rễ Rắn độc cắn, hen suyễn 55 IV.32. Arecaceae - Họ cau Móc Co khuông Caryota urens Bẹ non Cầm máu 56 IV.33. Marantaceae - Họ Dong Lá dong đỏ Tong trinh đeng Phrynium Placentarium Cả cây Giải độc 57 IV34. .Pandanaeae – Họ dứa dại Dứa dại Mác dửa đông Pandanus tectorius Quả Chữa đái buốt, đái rắt, đái đục, đái tháo đường 58 IV.35. Zingiberaceae - Họ gừng Gừng đỏ Khinh đeng Zingiber parpureum Củ nhức đầu, cảm cúm, chân tay lạnh 59 Nghệ đen Mịn đăm Curcuma zedoaria Củ Đau dạ dày 60 Sa nhân Mác thèng Amomum spp. Hạt Kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa 61 Địa liền Xá chóng Kaempferiagalanga Củ Tê phù, đau nhức 62 IV.36. Asteliaceae - Họ Huyết dụ Huyết dụ Dầu sung Cordyline terminalis var. ferrea Hoa, lá, rễ kinh nguyệt ra quá nhiều, băng huyết 63 IV.37. Orchidaceae - Họ lan Kim tuyến Kim tuyến Anoectochilus setaceus Cả cây Rắn cắn, bổ máu 64 Lan một lá Co mầu Nervilia fordii Cả cây Bong gân, thấp khớp
  • 38. 29 STT Tên phổ thông Tên địa phương Tên khoa học Bộ phận dùng Công dụng 65 IV.38. Poaceae - Họ Lúa Ý dĩ Mác đươi Coix llachryma-jobi Quả, rễ sỏi thận,, nhức mỏi chân tay 66 Cỏ mần trầu Nhả pác vài Eleusine indica Cả cây Chữa cảm sốt, huyết áp cao, tiểu tiện không thông 67 Cây sả Cà péc Cymbopogon caesius Cả cây Đau bụng, rối loạn tiêu hóa. 68 IV.39. Araceae - Họ ráy Thiên niên kiện vạt cằn Homalomena occulta Thân rễ Chữa thấp khớp, đau nhức xương 69 Ráy Vạt hương Alocasia odora Củ Mụn nhọt, ngứa chân, tay 70 Thạch xương bồ Lầy nặm Acorus tatarinowii Thân, rễ đau dạ dày, ho, hen phế quản (Nguồn: theo số liệu điều tra ) Qua bảng thống kê trên, ta thấy rằng tri thức bản địa về khai thác và sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân tộc Nùng ở xã Hữu Khánh rất đa dạng và phong phú. Các loài cây thuốc này không chỉ chữa một bệnh mà có thể chữa được nhiều bệnh khác nhau, tùy theo sự hiểu biết của mỗi người trong cộng đồng dân tộc nghiên cứu. Những hiểu biết của họ về công dụng, bộ phận sử dụng của các loài cây thuốc phụ thuộc nhiều vào độ tuổi, giới tính mà có những hiểu biết khác nhau. Những hiểu biết này phải trải qua thời gian tích lũy kinh nghiệm thực tiễn và khả năng quan sát tinh tế của từng cá nhân trong cộng đồng.
  • 39. 30 4.2. Tri thức bản địa trong việc khai thác, sử dụng các loài cây thuốc của cộng đồng dân tộc Nùng tại xã Hữu Khánh 4.2.1. Phương thức khai thác các loài cây thuốc Tư liệu hóa những tri thức bản địa về việc khai thác các loài cây thuốc, được thống kê từ phụ lục 5 được tóm tắt trong bảng sau Bảng 4.2: Bảng tóm tắt tri thức bản địa trong khai thác, sử dụng các loài cây thuốc Bộ phận thu hái Số loài điều tra Mùa vụ Số loài điều tra Kĩ thuật thu hái Số loài điều tra Biện pháp xử lý Số loài điều tra Bảo quản sau thu hoạch Số loài điều tra Củ, lá 8 Quanh năm 45 Hái 41 Đun uống 45 Phơi khô 41 Quả 5 Thu, đông 10 Đào 12 Giã đắp 13 tươi 16 Cả cây 24 Đông, xuân 3 Cách khác 17 Cách khác 12 Cách khác 13 Bộ phận khác 33 Mùa hè 12 Tổng 70 70 70 70 70 4.2.1.1. Tri thức bản địa trong việc thu hái các loài cây thuốc Theo kết quả điều tra bộ phận thu hái các loài cây thuốc được đưa ra ở phụ lục 5 được tóm tắt ở bảng 4.2 vẽ được biểu đồ thể hiện bộ phận thu hái hình 4.1. Thu hái bằng củ có 4 cây, thu hái bằng quả có 5 cây, thu hái bằng lá có 4 cây, thu hái cả cây có 24 cây, thu hái bằng bộ phận khác có 33 cây.
  • 40. 31 Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện bộ phận thu hái các loài cây thuốc Qua hình 4.1 trên, ta thấy mức độ khai thác và thu hái các bộ phận của một số loài cây thuốc không giống nhau thu hái bằng củ có 4 cây chiếm 5,7%, lá có 4 cây chiếm 5,7%, bằng quả có 5 cây chiếm 7,1%, cả cây có 24 cây chiếm 34.3% còn các bộ phận khác như rễ, củ, hoa,vỏ cây…có 33 cây chiếm 47,1% trên tổng số 70 cây. Khi số lượng dân số còn ít thì sự tác động này của người dân vẫn chưa gây ảnh hưởng lớn đến tài nguyên cây thuốc cũng như thực vật rừng, nhưng khi số lượng dân số ngày một tăng cao kéo theo nhu cầu của họ cũng tăng lên nên sự tác động này gây ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp tới nguồn tài nguyên cây thuốc cũng như các nguồn tài nguyên khác tại khu vực nghiên cứu. Việc khai thác triệt để thu hái cả cây, đào cả rễ, cả củ lên, từ đó đã làm cho số lượng các loài cây thuốc suy giảm mạnh chúng không còn khả năng tái sinh lại trong tự nhiên. 4.2.1.2. Tri thức bản địa trong việc sử dụng các loài cây thuốc - Qua kết quả điều tra đã đưa ra ở phụ lục 5 vẽ được biểu đồ thể hiện cách sử dụng các loại cây thuốc bằng cách đun uống có 45 cây, giã đắp có 13 cây và cách dùng khác có12 cây. Tải bản FULL (82 trang): https://bit.ly/3fSzWni Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 41. 32 Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện cách dùng các loài cây thuốc Qua hình 4.2 ta thấy các loài cây thuốc được người dân sử dụng chủ yếu bằng cách đun uống có 45 cây chiếm 64,3%, giã đắp có 13 cây chiếm 18,6%, còn lại sử dụng bằng các cách khác như đun tắm, ngâm rượu...có 12 cây chiếm 17,1% trong tổng số 70 cây. qua kết quả điều tra ta thấy mỗi loài thuốc mỗi loại bệnh khác nhau thì cách sử dụng khác nhau để thấy được hiệu quả sử dụng tốt nhất loại thuốc đó đem lại hiệu quả cao trong việc chưa trị bệnh. 4.2.1.3. Phương pháp bảo quản các loài cây thuốc - Qua kết quả điều tra đã đưa ra ở phụ lục 5 vẽ được biểu đồ thể hiện cách bảo quản của các loài cây thuốc như hình 4.3, gồm có phơi khô là 41 cây, tươi 16 cây và cách bảo quản khác có 13 cây. Tải bản FULL (82 trang): https://bit.ly/3fSzWni Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 42. 33 Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện cách bảo quản các loài cây thuốc Quan sát biểu đồ trên ta thấy, tỷ lệ người dân sử dụng các bộ phận cây thuốc sau thu hoạch dùng khô là chủ yếu có 41 cây chiếm 58,6%, tươi có 16 cây chiếm 22,8%, còn nhiều loại cây sử dụng cả tươi lẫn khô, cách khác có 13 cây chiếm 18,6% trên tổng số 70 cây. Bên cạnh đó người dân có thể sử dụng tươi hoặc kết hợp sử dụng cả tươi và khô tùy từng điều kiện, thời điểm thu hái. Nhưng theo thông tin điều tra phỏng vấn người dân cho biết sử dụng tươi trong hầu hết các bộ phận cây thuốc sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên do thu hái các bộ phận cây thuốc phải phụ thuộc vào mùa vụ thu hái, thời gian sinh trưởng và phát triển của từng loài cây thuốc nên sử dụng khô vẫn là cách phổ biến nhất. Để sử dụng các loài cây thuốc trong một thời gian dài khi thu về ngươi dân xử lí bằng biện pháp rửa sạch rồi phơi nắng hoặc treo lên gác bếp để sử dụng trong thời gian dài. 4.2.2. Tri thức bản địa trong việc sử dụng các bài thuốc dân gian. Từ phương pháp nghiên cứu điều tra phát hiện về các bài thuốc, sau khi tổng hợp và loại bỏ các bài thuốc trùng nhau đề tài đã xác định được 15 bài thuốc với tổng cộng 35 loài cây (kể cả có tên và chưa có tên trong danh lục 3595836