SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------
NGUYỄN THỊ VÂN
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CHỦNG XẠ KHUẨN
Streptomyces toxytricini (VN08 - A12) KHÁNG BỆNH BẠC LÁ LÚA DO
Xanthomonas oryzae
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-----------------------
NGUYỄN THỊ VÂN
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CHỦNG XẠ KHUẨN
Streptomyces toxytricini (VN08 - A12) KHÁNG BỆNH BẠC LÁ LÚA DO
Xanthomonas oryzae
Chuyên ngành: Vi sinh vật học
Mã số: 60420107
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Dương Văn Hợp
TS. Phạm Thế Hải
Hà Nội - 2014
i
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS. TS. Dương Văn Hợp
và TS. Phạm Thế Hải, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn em rất tận tình trong cả
quá trình thực hiện đề tài, giúp em vượt qua khó khăn và hoàn thành tốt luận văn
này.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Khoa Sinh học, trường Đại
Học Khoa học Tự nhiên đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn và cung cấp cho em
những kiến thức bổ ích trong suốt hai năm học vừa qua và giúp đỡ em rất nhiều
trong việc nắm bắt kiến thức cũng như động viên em rất lớn về mặt tinh thần.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Kim Nữ Thảo Viện Vi
sinh vật và Công nghệ Sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giúp đỡ, chỉ
bảo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt luận văn này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn TS. Phan Thị Phương Hoa (chủ nhiệm đề
tài Nafosted số 106.03 - 2010.34 “Sàng lọc các chất có hoạt tính sinh học từ xạ
khuẩn dùng cho đấu tranh sinh học và diệt vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv.
oryzae gây bệnh bạc lá lúa ở Việt Nam”) và các thành viên tham gia đề tài đã hỗ
trợ cho em kỹ thuật chuyên môn để em hoàn thành luận văn.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn Ban lãnh đạo và các anh chị Viện Vi sinh vật và
Công nghệ sinh học đã luôn chia sẻ, giúp đỡ và tạo điều kiện rất lớn trong suốt quá
trình em thực hiện luận văn.
Em xin cảm ơn TS. Kyung Sook Bae, TS. Song Gun Kim và cử nhân
Hyangmi Kim Bảo tàng giống chuẩn (KCTC), Viện Khoa học và Công nghệ sinh
học Hàn Quốc (KRIBB) đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong thời gian
học tập ngắn hạn tại Hàn Quốc để em hoàn thành luận văn.
Em xin cảm ơn TS. Hiroshi Kinoshita trường Đại học Osaka Nhật Bản đã hỗ
trợ và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu để em hoàn thành luận văn này.
ii
Xin cảm ơn sinh viên Vũ Thị Kim Chi đã hỗ trợ em một số công việc thí
nghiệm trong quá trình nghiên cứu để em hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình thân yêu và bạn bè đã luôn ở
bên, động viên, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn.
Hà Nội, ngày 2 tháng 10 năm 2014
Học viên
Nguyễn Thị Vân
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................................3
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN ....................................................................................4
1.1. Bệnh bạc lá lúa và tác hại của bệnh bạc lá lúa...................................................4
1.1.1. Giới thiệu chung............................................................................................4
1.1.2. Tác nhân gây bệnh bạc lá lúa........................................................................5
1.2. Các cách phòng trừ bệnh bạc lá lúa...................................................................7
1.2.1. Sử dụng thuốc hóa học..................................................................................7
1.2.2. Chọn giống lúa kháng bệnh...........................................................................8
1.2.3. Khống chế sinh học.....................................................................................11
1.3. Xạ khuẩn ........................................................................................................12
1.3.1. Giới thiệu chung về xạ khuẩn......................................................................12
1.3.2. Khả năng sinh chất kháng sinh của xạ khuẩn..............................................14
1.3.3. Sử dụng xạ khuẩn trong khống chế sinh học...............................................16
1.4. Tình hình nghiên cứu xạ khuẩn trong kiểm soát bệnh bạc lá lúa .....................17
CHƢƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................19
2.1. Nguyên liệu và hóa chất..................................................................................19
2.1.1 Nguyên liệu..................................................................................................19
2.1.1.1. Các chủng Xoo ...................................................................................19
iv
2.1.1.2. Các chủng xạ khuẩn ...........................................................................20
2.1.1.3. Vi sinh vật kiểm định .........................................................................20
2.1.2. Hóa chất, dụng cụ và thiết bị.......................................................................20
2.1.2.1. Hóa chất.............................................................................................20
2.1.2.2. Dụng cụ và thiết bị .............................................................................21
2.1.2.3. Môi trƣờng nghiên cứu.......................................................................21
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................22
2.2.1. Phƣơng pháp thử hoạt tính kháng vi sinh vật..............................................22
2.2.1.1. Phƣơng pháp thỏi thạch......................................................................22
2.2.1.2. Phƣơng pháp đục lỗ thạch ..................................................................23
2.2.2. Phân loại bằng đặc điểm hình thái...............................................................23
2.2.2.1. Hình thái khuẩn lạc ............................................................................23
2.2.2.2. Hình thái chuỗi sinh bào tử và bề mặt bào tử......................................23
2.2.3. Hóa phân loại...............................................................................................24
2.2.3.1. Phân tích thành phần axit amin trong thành tế bào..............................24
2.2.3.2. Phân tích thành phần menaquinone ....................................................24
2.2.3.3. Phân tích thành phần axit béo.............................................................25
2.2.3.4. Phân tích thành phần G+C trong ADN ...............................................25
2.2.4. Phân loại sinh học phân tử giải trình tự 16S - rADN..................................25
2.2.5. Tối ƣu hóa điều kiện nuôi cấy xạ khuẩn......................................................27
2.2.5.1. Lựa chọn môi trƣờng nuôi cấy thích hợp ............................................27
2.2.5.2. Lựa chọn thời gian nuôi cấy thích hợp................................................27
2.2.5.3. Lựa chọn thể tích nuôi cấy thích hợp..................................................28
2.2.5.4. Lựa chọn nhiệt độ nuôi cấy ................................................................28
v
2.2.5.5. Lựa chọn cách cấy giống....................................................................28
2.2.6. Tinh sạch hoạt chất kháng Xoo...................................................................28
2.2.6.1. Tách dịch chiết thô.............................................................................28
2.2.6.2. Tinh sạch bằng silica gel ....................................................................28
2.2.6.3. Tinh sạch bằng HPLC ........................................................................29
2.2.7. Xác định khối lƣợng phân tử bằng khối phổ (MS)......................................29
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..........................................................31
3.1. Khả năng kháng vi sinh vật của chủng xạ khuẩn VN08 - A12.........................31
3.2. Phân loại chủng VN08 - A12..........................................................................32
3.2.1. Phân loại bằng hình thái..............................................................................32
3.2.2. Hóa phân loại..............................................................................................33
3.2.2.1. Thành phần axit amin trong thành tế bào............................................33
3.2.2.2. Thành phần menaquinone...................................................................34
3.2.2.3.Thành phần axit béo............................................................................35
3.2.2.4. Thành phần G + C trong ADN............................................................37
3.2.3. Trình tự 16S rADN......................................................................................38
3.3. Tối ƣu hóa điều kiện nuôi cấy của chủng VN08 - A12....................................39
3.3.1. Môi trƣờng nuôi cấy thích hợp....................................................................39
3.3.2. Thời gian nuôi cấy thích hợp.......................................................................40
3.3.3. Thể tích nuôi cấy thích hợp.........................................................................41
3.3.4. Nhiệt độ nuôi cấy thích hợp........................................................................41
3.3.5. Cách cấy giống thích hợp............................................................................42
3.4. Tinh sạch và phân tích hoạt chất kháng Xoo của chủng VN08 - A12 ..............43
3.4.1. Tinh sạch hoạt chất kháng Xoo của chủng VN08 - A12.............................43
vi
3.4.2. Phân tích trọng lƣợng phân tử.....................................................................47
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................................51
4.1. Kết luận..........................................................................................................51
4.2. Kiến nghị........................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................52
PHỤ LỤC........................................................................................................... - 1 -
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Đặc điểm và nguồn gốc của các gen Xa kháng bệnh bạc lá lúa [37]............8
Bảng 2. Trình tự các đoạn mồi đặc hiệu để phát hiện gen Xa trên lúa [15]...............9
Bảng 3. Danh sách 10 chủng Xoo phân lập đƣợc ở miền Bắc Việt Nam đƣợc sử
dụng trong nghiên cứu...........................................................................................19
Bảng 4. Chƣơng trình phân tích HPLC ..................................................................29
Bảng 5. Hoạt tính kháng 10 chủng Xoo của chủng xạ khuẩn VN08 - A12 .............31
Bảng 6. Hoạt tính kháng vi sinh vật của chủng xạ khuẩn VN08 - A12...................31
Bảng 7. Hoạt tính kháng vi sinh vật có lợi của chủng xạ khuẩn VN08 - A12 .........32
Bảng 8 : Kết quả phân tích thành phần menaquinone của chủng VN08 - A12........35
Bảng 9. Kết quả phân tích thành phần menaquinone của chủng VN08 - A12.........36
Bảng 10. Kết quả phân tích thành phần GC của chủng VN08 - A12 ......................38
Bảng 11. Hoạt chất của VN08 - A12 thu đƣợc từ các phân đoạn khi tinh sạch bằng
silica gel ................................................................................................................44
Bảng 12. Hoạt chất của VN08 - A12 thu đƣợc từ HPLC từ phân đoạn 4.1.............45
Bảng 13. Chƣơng trình chạy HPLC phân tích thành phần axit amin ................... - 1 -
Bảng 14. Phân tích thành phần menaquinone chuẩn........................................... - 2 -
Bảng 15. Phân tích thành phần axit béo chuẩn.................................................... - 3 -
Bảng 16. Trình tự mồi dùng cho phản ứng đọc trình tự ADNr 16S..................... - 5 -
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. Lúa bị nhiễm bệnh bạc lá do vi khuẩn Xoo..................................................5
Hình 2. Khuẩn lạc và tế bào của vi khuẩn Xoo [9] ...................................................6
Hình 3. Tổn thƣơng ít trên lá của giống lúa IRBB21 chứa gen Xa21 do bệnh bạc lá
lúa ở Ấn Độ [19] ...................................................................................................10
Hình 4. Khuẩn lạc của một số chủng xạ khuẩn. .....................................................14
Hình 5. Cuống sinh bào tử của một số chủng xạ khuẩn..........................................14
Hình 6. Bản đồ phân bố của 10 chủng Xoo ở miền Bắc Việt Nam đƣợc sử dụng
trong nghiên cứu....................................................................................................20
Hình 7. Khuẩn lạc và chuỗi bào tử của chủng VN08 - A12....................................33
Hình 8. Chuỗi bào tử và bào tử của chủng VN08 - A12.........................................33
Hình 9. Kết quả chạy sắc ký bản mỏng thành phần axit amin trong thành tế bào của
chủng VN08 - A12. ...............................................................................................34
Hình 10. Kết quả phân tích LC thành phần menaquinone của chủng VN08 - A12. 35
Hình 11. Sắc ký đồ thành phần axit béo của chủng VN08 - A12............................36
Hình 12. Sắc ký đồ thành phần GC của chủng VN08 - A12...................................37
Hình 13. Cây phân loại chủng VN08 - A12 dựa trên trình tự gen 16S – rADN. .....39
Hình 14. Ảnh hƣởng của môi trƣờng nuôi cấy khác nhau đến sự sản sinh hợp chất
kháng sinh ức chế vi khuẩn Xoo của chủng VN08 - A12 .......................................40
Hình 15. Ảnh hƣởng của thời gian cấy khác nhau đến sự sản sinh hợp chất kháng
sinh ức chế vi khuẩn Xoo của chủng VN08 - A12..................................................40
Hình 16. Ảnh hƣởng của thể tích môi trƣờng nuôi cấy khác nhau đến sự sản sinh
hợp chất kháng sinh ức chế vi khuẩn Xoo của chủng VN08 - A12 (S. toxytricini)..41
Hình 17. Ảnh hƣởng của nhiệt độ môi trƣờng nuôi cấy khác nhau đến sự sản sinh
hợp chất kháng sinh ức chế vi khuẩn Xoo của chủng VN08 - A12.........................42
Hình 18. Ảnh hƣởng của cách cấy giống đến sự sản sinh hợp chất kháng sinh ức chế
vi khuẩn Xoo của chủng VN08 - A12. ...................................................................43
Hình 19. Quy trình tách dịch chiết thô của chủng VN08 - A12..............................44
Hình 20. Phổ HPLC của hoạt chất chủng VN08 - A12...........................................46
ix
Hình 21. Phổ HPLC của hoạt chất sau tinh sạch ....................................................47
Hình 22. Phổ hấp thụ UV của hoạt chất sau tinh sạch............................................47
Hình 23. Kết quả phân tích khối phổ của chủng VN08 - A12 ................................48
Hình 24. Cấu trúc hóa học của factumycin [31].....................................................48
Hình 25. Cấu trúc của factumycin [46] ..................................................................49
Hình 26. Cụm gen sinh tổng hợp factumycin (A) WAC5292 (Streptomyces
toxytricini) và (B) Streptomyces cattleya………………………………………………..49
Hình 27. Sắc ký đồ thành phần menaquinone chuẩn ........................................... - 2 -
Hình 28. Sắc ký đồ thành phần axit béo chuẩn.................................................... - 4 -
Hình 29. Hoạt tính kháng Xoo của VN08 - A12 trong các điều kiện nuôi cấy khác
nhau ................................................................................................................... - 7 -
Hình 30. Hoạt chất kháng sinh của chủng VN08 - A12....................................... - 7 -
x
TỪ VIẾT TẮT
ADN Axit deoxyribonucleic
Ala Alanine
DAP Diaminopimelic
DW Distilled Water (Nƣớc cất)
ĐHQGHN Đại học Quốc Gia Hà Nội
GC Gas Chromatography (Sắc ký khí)
Glu Glutamic acid
Gly Glycine
HPLC High Performance Liquid Chromatography (Sắc ký lỏng hiệu năng cao)
Lys Lysine
MQ Milli- Q water
MS Mass Spectrometry ( Phƣơng pháp khối phổ)
MT Môi trƣờng
SKS Sinh kháng sinh
TLC Thin- layer Chromatography (Sắc ký lớp mỏng)
VTCC Vietnam Type Culture Collection (Bảo tàng giống chuẩn Vi sinh vật)
Xoo Xanthomonas oryzae pv. Oryzae
1
MỞ ĐẦU
Bệnh bạc lá lúa do vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae (Xoo) gây ra,
xuất hiện khá phổ biến trên các khu vực trồng lúa ở Việt Nam, đặc biệt tập trung ở
khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Bệnh gây hại trong vụ lúa hè thu nhiều hơn
trong vụ đông xuân do thời tiết ẩm ƣớt, nhiều sƣơng mù, độ ẩm không khí cao.
Bệnh xuất hiện và gây hại từ giai đoạn lúa đẻ nhánh đến đòng trổ và chín. Bệnh bạc
lá lúa gây thiệt hại rất nặng nề cho ngành nông nghiệp, làm giảm năng suất lúa 25 -
50 %, thậm chí mất trắng (Số liệu thống kê của cục bảo vệ thực vật). Do đó, việc
kiểm soát và ngăn chặn sự bùng phát của bệnh bạc lá lúa là vấn đề rất quan trọng và
là mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu khoa học. Một trong những giải pháp
quan trọng nhất phòng trừ bệnh bạc lá lúa hiện nay là sử dụng các dòng lúa mang
gen kháng bệnh. Tuy nhiên, các dòng lúa chỉ mang một vài gen kháng đơn lẻ, đƣợc
nuôi trồng liên tục trên diện rộng dẫn đến tình trạng các chủng Xoo có khả năng gây
bệnh ngay cả khi có các gen kháng đó [18]. Chính vì vậy, việc kiểm soát bệnh bạc
lá lúa bằng biện pháp sinh học đang thu hút đƣợc sự chú ý của nhiều nhà nghiên
cứu [36]. Một trong những biện pháp sinh học đó là việc sử dụng xạ khuẩn để
khống chế vi khuẩn gây bệnh, đây là biện pháp có triển vọng cao, an toàn với môi
trƣờng và có hiệu quả về kinh tế.
Xạ khuẩn là nhóm vi khuẩn Gram dƣơng, đƣợc biết đến nhƣ nguồn sinh các
chất kháng sinh và các chất có hoạt tính sinh học. Trong số khoảng hơn 10000 loại
thuốc kháng sinh đƣợc phát hiện do vi sinh vật thì có đến hai phần ba đƣợc phân lập
từ xạ khuẩn mà chủ yếu thuộc chi Streptomyces; và nhiều chất trong đó là các thuốc
kháng sinh đang đƣợc ứng dụng và sản xuất rộng rãi hiện nay [6]. Ngoài ra xạ
khuẩn còn là nguồn sinh các loại vitamin, enzym, chất ức chế miễn dịch, hocmôn
sinh trƣởng. Số loài xạ khuẩn trong tự nhiên ƣớc tính lớn hơn rất nhiều so với con
số 1000 loài đƣợc công bố. Đồng thời xạ khuẩn luôn là nguồn vi sinh vật rất giá trị
trong việc tìm kiếm các chất có hoạt tính sinh học mới. Bộ sƣu tập hơn 3000 chủng
2
xạ khuẩn đang đƣợc bảo quản tại Bảo tàng giống chuẩn, Viện Vi Sinh và Công nghệ
sinh học, ĐHQGHN hứa hẹn tiềm năng tìm ra các chất có hoạt tính sinh học mới
dùng cho việc khống chế và tiêu diệt vi khuẩn Xoo gây bệnh bạc lá lúa ở Việt Nam
hiện nay. Trong nghiên cứu này, đƣợc sự tài trợ của quỹ đề tài NAFOSTED, TS.
Phan Thị Phƣơng Hoa và các cộng sự đã sàng lọc 2690 chủng xạ khuẩn và lựa chọn
đƣợc 17 chủng có khả năng kháng tất cả 10 chủng Xoo. Trong đó, lựa chọn chủng
VN08 - A12 là một tác nhân kiểm soát sinh học của bệnh bạc lá lúa. Chủng VN08 -
A12 có nhiều ƣu điểm nổi bật đã đƣợc thử nghiệm ngoài đồng ruộng và thu đƣợc
kết quả rất đáng mừng. Kết quả cho thấy chủng VN08-A12 không chỉ có thể làm
giảm chiều dài tổn thƣơng của cây lúa do nhiễm Xoo, mà còn làm giảm đáng kể tổn
thất năng suất của giống lúa bị nhiễm Xoo [23] [24]. Chính vì vậy, để phát triển một
chế phẩm khống chế sinh học để kiểm soát bệnh bạc lá lúa, chúng tôi đã tiến hành
thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces
toxytricini (VN08 - A12) kháng bệnh bạc lá lúa do Xanthomonas oryzae”.
3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này đƣợc thực hiện nhằm thực hiện các mục tiêu cụ thể nhƣ sau:
 Phân loại chủng xạ khuẩn VN08 - A12.
 Lựa chọn điều kiện nuôi cấy tối ƣu nhất để khả năng sinh hoạt chất của
chủng xạ khuẩn là cao nhất.
 Tinh sạch và xác định cấu trúc của hoạt chất kháng Xoo sinh ra bởi chủng xạ
khuẩn VN08 - A12.
4
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN
1.1. Bệnh bạc lá lúa và tác hại của bệnh bạc lá lúa
1.1.1. Giới thiệu chung
Bệnh bạc lá lúa - hay còn gọi là bệnh cháy bìa lá lúa (Bacterial leaf blight
disease) là một trong những bệnh phổ biến trong các nƣớc trồng lúa. Bệnh bạc lá lúa
đƣợc phát hiện lần đầu ở vùng Fukuoko, Kyushu, Nhật Bản ngay từ những năm
1884 [45]. Hiện nay, bệnh bạc lá đã xảy ra trên rất nhiều quốc gia, đặc biệt ở châu
Á. Ở nhiều nƣớc châu Á, căn bệnh này đã trở thành đại dịch trên lúa. Bệnh có thể
làm giảm sản lƣợng ở mức độ khác nhau, tùy thuộc vào giai đoạn nhiễm bệnh của
cây, mức độ nhạy cảm của giống lúa và ảnh hƣởng của môi trƣờng. Ở một số nƣớc
châu Á và Đông Nam Á, bệnh bạc lá lúa thƣờng làm giảm năng suất 10 - 20 %
nhƣng có thể lên đến 50% [33] [38]. Ở Nhật Bản, thiệt hại năng suất ƣớc tính là 20 -
30% thậm chí đến 50%. Ở vùng nhiệt đới, bệnh phá hoại gây ảnh hƣởng nặng tới
hàng triệu ha lúa. Ở Ấn Độ, thiệt hại về sản lƣợng từ 6 đến 60%. Việc giảm sản
lƣợng chủ yếu là do giảm số lƣợng bông và trọng lƣợng hạt [43].
Ở Việt Nam, tuy khả năng lây lan thành dịch của bệnh bạc lá lúa không cao
nhƣ các bệnh dịch hại khác nhƣ rầy nâu, đạo ôn, hậu quả do bệnh bạc lá lúa gây ra
không hề thua kém những dịch hại khác. Theo số liệu thống kê của cục Bảo vệ Thực
vật, từ năm 1999 - 2003 diện tích lúa bị hại do bệnh bạc lá gây ra trong cả nƣớc là
108.691,4 ha (miền Bắc là 86.429,2 ha; miền Nam là 22.262,2 ha), trong đó diện tích
bị hại nặng nhất là 156,76 ha và diện tích mất trắng là 80 ha. Cho đến năm 2013 diện
tích lúa nhiễm bệnh bạc lá là 135,4 nghìn ha, tăng gấp 6,5 lần so với năm 2010. Từ
năm 2010 đến năm 2011 diện tích cây mắc bệnh tăng nhẹ và đột ngột tăng cao trong
giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2012. Diện tích lúa bị mắc bệnh năm 2012 là 90,543
nghìn ha, cao gấp gần 4 lần so với năm 2011 (26 nghìn ha) đến năm 2013 diện tích
lúa bị mắc bệnh đã tăng đến 135,4 nghìn ha. Trong đó diện tích lúa bị nhiễm nặng là
hơn 9,5 ngàn ha. Tình trạng mất trắng vẫn đang diễn ra và tăng cao trong các năm trở
5
lại đây tập trung nhiều tại các tỉnh phía bắc và một số tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu
Long. Tuy nhiên, kết quả khảo sát mới đây của chi cục cho thấy, vụ hè thu 2014, lần
đầu tiên bệnh này đã xuất hiện tập trung ở cánh đồng huyện Đạ Tẻh , Lâm Đồng và
diện tích nhiễm bệnh lên đến 25 ha và tỷ lệ gây hại từ 50% - 80% (cao hơn nhiều so
với bình quân chung cả nƣớc).
Bệnh bạc lá phát sinh trong suốt thời kỳ lúa chín nhƣng các triệu chứng bệnh
điển hình thƣờng xuất hiện từ thời kỳ đẻ nhánh đến thời kỳ trổ và chín, đạt đỉnh ở
giai đoạn ra hoa [33]. Bệnh bạc lá lúa đƣợc chia làm hai giai đoạn: giai đoạn
“Kresek” và giai đoạn cháy lá. Kresek là giai đoạn phá hoại nghiêm trọng nhất, toàn
bộ lá của cây chuyển màu vàng nhạt và héo. Nếu xảy ra trong thời kỳ đẻ nhánh sớm
sẽ dẫn đến mất mùa một phần hoặc hoàn toàn. Cây con dƣới 21 ngày tuổi dễ bị
kresek ở nhiệt độ từ 28o
C đến 34o
C [5]. Chính vì vậy, bệnh lây lan dễ dàng hơn ở
vùng khí hậu ấm áp và ẩm. Trong giai đoạn cháy lá, lá có màu vàng đặc trƣng với
gợn sóng trên phiến lá (hình 1).
Hình 1. Lúa bị nhiễm bệnh bạc lá do vi khuẩn Xoo.
(www.thaibinhseed.com.vn/benh-bac-la-lua)
1.1.2. Tác nhân gây bệnh bạc lá lúa
Tác nhân gây bệnh bạc lá lúa là vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae
(Xoo). Vi khuẩn này có tế bào hình que với đầu tròn, với chiều dài từ 0,8 đến 1 µm,
6
chiều rộng 0,4 đến 0,7 μm, bao quanh tế bào là một màng nhầy. Đây là loại vi
khuẩn Gram âm và không sinh bào tử, khuẩn lạc hình tròn, lồi, bề mặt nhẵn, màu
vàng (hình 2) [9]. Vi khuẩn này chủ yếu xâm nhập vào hệ thống mạch dẫn rồi dẫn
đến nhiễm trùng toàn thân cây lúa . Ngoài ra vi khuẩn còn có thể xâm nhập qua lỗ
thùy khổng ở mép lá, đầu mút lá dễ dàng gây tổn thƣơng dọc theo gân lá [39].
Hình 2. Khuẩn lạc và tế bào của vi khuẩn Xoo [9]
Loại vi khuẩn này đầu tiên đƣợc các nhà khoa học Nhật Bản, Hori và Bokura
đặt tên là Bacillus oryzae từ năm 1911 và đƣợc đổi tên nhiều lần [33]. Sau đó, do
phát hiện là tác nhân gây bệnh bạc lá lúa, loài vi khuẩn này đƣợc đổi tên thành
Xanthomonas campestris pv. oryzae để phân biệt với các tác nhân gây bệnh sọc lá
X. campestris pv. oryzicola [51]. Năm 1990, Swings phát hiện ra vi khuẩn gây bệnh
bạc lá và bệnh sọc lá khác biệt với các vi khuẩn gây bệnh X. campestris khác nên
phân loại lại thành một loài riêng biệt X. oryzae, bao gồm pv. oryzae và pv.
oryzicola. Bằng các phân tích giải trình tự DNA, protein và phân tích thành phần
acid béo, vị trí phân loại của Xanthomonas oryzae đã đƣợc khẳng định và công nhận
đến ngày nay [49] [50].
Xoo là một loại vi khuẩn Gram âm, màu vàng, sản sinh lƣợng lớn
polysaccharide ngoại bào (EPS). Các chủng đột biến thiếu EPS không có khả năng
gây bệnh bạc lá lúa [44]. Xoo chỉ có thể tồn tại trong đất từ một đến hai tháng, ngoài
ra Xoo có thể tồn tại trong hạt giống của các cây lúa bị nhiễm, hay trong rơm rạ. Vi
5µm
7
khuẩn này sẽ đƣợc kích hoạt khi gặp độ ẩm thích hợp và sinh trƣởng trong gốc rạ
cũng nhƣ trong một số loại cỏ nhƣ Leersia sp.. Giả thuyết tác nhân gây bệnh là từ
giống lúa hay từ ADN của hạt giống nhiễm bệnh đã bị loại bỏ [16] [48]. Các vi
khuẩn gây bệnh bạc lá xâm nhập vào cây qua các vết thƣơng xây xát ở trên lá do
mƣa bão gây ra và qua các lỗ khí khổng, sau đó sẽ gây bệnh trên các mô và từ đó sẽ
nhân và lây lan toàn bộ cây dẫn đến nhiễm trùng toàn thân [26]. Vi khuẩn lây lan
thông qua nƣớc tƣới, mƣa và gió. Nƣớc tƣới cũng đƣợc coi là tác nhân đóng góp lớn
vào sự lây lan của bệnh này trên diện rộng đất canh tác. Tuy nhiên, vi khuẩn chỉ tồn
tại đƣợc trong nƣớc dƣới 15 ngày [45].
1.2. Các cách phòng trừ bệnh bạc lá lúa
Bệnh bạc lá lúa gây tổn thất nặng nề và ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sản
xuất lúa gạo trên toàn thế giới, do vậy đòi hỏi phải có chiến lƣợc quản lý nhằm
chống lại sự bùng phát của dịch bệnh. Bƣớc đầu cần thực hiện để kiểm soát bệnh
bạc lá lúa là làm giảm tác nhân gây bệnh và ngăn chặn phát triển của tác nhân gây
bệnh trên cây chủ. Điều này có thể đƣợc thực hiện thông qua việc sử dụng các hóa
chất, giống kháng bệnh, và tác nhân sinh học.
1.2.1. Sử dụng thuốc hóa học
Thuốc hóa học đƣợc sử dụng để giết chết hoặc ức chế sự nhân lên của các tác
nhân gây bệnh bằng cách ngăn chặn con đƣờng trao đổi chất của vi khuẩn. Một số
hóa chất đƣợc sử dụng để kiểm soát bệnh bạc lá lúa nhƣ Bordeaux có hoặc không
có đƣờng, hỗn hợp đồng xà phòng, thuốc diệt nấm và đồng thủy ngân, dịch phun
oxychloride. Ở Ấn Độ, sử dụng bột Clo trong xử lý nƣớc cũng làm giảm bệnh [11].
Một số chất hữu cơ tổng hợp diệt khuẩn cũng đã đƣợc sử dụng nhƣ niken dimethyl
dithiocarbamate, dithianone, phenazine và phenazine N- oxit. Ngoài ra, thuốc diệt
nấm dithiocarbamate cũng ức chế sự phát triển của Xoo bằng cách ngăn chặn quá
trình sinh tổng hợp acid béo và lipid [54]. Một vài loại thuốc kháng sinh nhƣ
streptocycline và các thuốc diệt nấm nhƣ zineb, carbendazim cũng đƣợc chứng
minh là có khả năng ức chế vi khuẩn gây bệnh in vitro. Một số chất diệt khuẩn nhƣ
8
kasugamycin, phenazin và streptomycin có thể ngăn chặn đƣợc các vi khuẩn gây
bạc lá lúa, nhƣng lại có nhƣợc điểm là giá thành đắt và không thân thiện với môi
trƣờng. Việc sử dụng các thuốc hóa học luôn mang lại hậu quả rất nặng nề đối với
môi trƣờng. Đồng thời, cũng chƣa có phƣơng thức kiểm soát bằng hóa chất nào
mang lại hiệu quả cao bởi vì khả năng tồn tại và phát triển của các chủng kháng
thuốc.
1.2.2. Chọn giống lúa kháng bệnh
Chọn giống lúa kháng bệnh hiện nay cũng là phƣơng pháp đang đƣợc quan
tâm. Hiện nay, 23 gen kháng bệnh bạc lá lúa (Xa) đã đƣợc công bố (bảng 1). Các
đoạn mồi cũng đã đƣợc thiết kế để phát hiện các gen Xa trên các giống lúa khác
nhau (bảng 2).
Bảng 1. Đặc điểm và nguồn gốc của các gen Xa kháng bệnh bạc lá lúa [37]
Tên gen Xa
mới
Tên gen Xa
cũ
Nhiễm sắc thể Giống, dòng lúa đại diện
Xa1 Xa1 NST 4 Kogyoku
Xa1-h Xa-1h NST 4 IR28, IR29, IR30
Xa2 Xa2 NST 4 Rentai Emas2, tẻ tép
Xa3 Xa-w NST11 Wase Aikoku3
Xa-4b NST11 Semora Mangga
Xa-6 NST-5 Zenith
Xa-9 NST-6 Sateng
Xa4 Xa-4 NST11 TKM6, IR20, UR22
Xa5 Xa-5 NST 4 DZ192,IR1545-339
Xa7 Xa-7 NST 4 DV85, DZ78
Xa8 Xa-8 NST 4 PI231129
Xa10 Xa-10 NST11 Cas 209
Xa11 Xa-11 RP 9-3, IR8
9
Tên gen Xa
mới
Tên gen Xa
cũ
Nhiễm sắc thể Giống, dòng lúa đại diện
Xa12 Xa-kg NST4 Kogyoku, Java14
Xa12-h Xa-kgh NST 4 IR28, IR29, IR30
Xa13 Xa-13 NST 5 BJ1, Chinsura Boro II
Xa14 Xa-14 Tai chung Native 1
Xa15 (t) Xa-nm (t) M41
Xa16 Xa-16 Tẻ tép
Xa17 Xa-as(t) NST 4 Asominori
Xa18 Xa-18 IR24, Milyang 23
Xa19 Xa19 Đột biến XM5
Xa20 Xa-20 Đột biến M6
Xa21 Xa-21 NST 11 IRBB21
Xa22 (t)b Xa-22 (t) NST 11 Zachanglong
Xa23 (t)b Xa-23 (t) NST 11 WBB1
Bảng 2. Trình tự các đoạn mồi đặc hiệu để phát hiện gen Xa trên lúa [15]
Mồi Trình tự nucleotide Xa-gen
MP1 5'-ATC-GAT-CGA-TCT-TCA-CGA-GG-3' Xa-4
MP2 5'-dTG-CTA-TAA-AAG-GCA-TTC-GGG-3'
RG556 F 5'-TAG-CTG-CTG-CCG-TGC-TGT-GC-3' Xa-5
RG556 R 5'-AAT-ATT-TCA-GTG-TGC-ATC-3'
P3 F 5'-CAG-CAA-TTC-ACT-GGA-GTA-GTG-GTT-3' Xa-7
P3 R 5'-CAT-CAC-GGT-CAC-CGC-CAT-ATC-GGA-3'
Xa21F 5'-ATA-GCA-ACT-GAT-TGC-TTT-GC-3' Xa-21
Xa 21 R 5'- CGA - TCG - GTA - TAA- CAG-CAA-AAC-3'
RG136 F 5' - TCC-CAG-AAA-GCT - ACA-GC-3' Xa-13
RG136 R 5' - GCA-GAC-TCC-AGT=TTG-ACT-TC-3'
10
Gen Xa21 lần đầu tiên đƣợc phát hiện trong một giống lúa hoang dại Oryza
longistaminata và đã dƣợc chuyển vào giống lúa IR24 để tạo ra giống lúa kháng
bệnh IRBB21 [30]. Ở Ấn Độ và Philippin, giống lúa này đã đƣợc chứng minh là có
khả năng kháng với hầu hết các chủng Xoo. Tuy nhiên, cho đến nay một số chủng
Xoo ở một số vùng của châu Á đã đƣợc phát hiện là có thể vƣợt qua đƣợc gen
kháng Xa21 trong giống lúa IRBB21 (hình 3) [18]
Hình 3. Tổn thƣơng ít trên lá của giống lúa IRBB21 chứa gen Xa21 do bệnh bạc lá
lúa ở Ấn Độ [19]
Các nghiên cứu về bệnh Xoo cuối những năm 2000 đã đƣợc phát triển lên từ
việc phân lập, chuẩn đoán và định dạng bằng hình thái vi khuẩn, lên mức sử dụng
các kĩ thuật phân tử (ví dụ nhƣ chuẩn đoán bệnh nhanh bằng PCR, giải trình tự các
gen kháng bệnh Xoo trên lúa, dùng phƣơng pháp đánh dấu gen để chuyển gen kháng
vào các dòng lúa) [3] [47]. Các nhà khoa học Việt Nam kết hợp với Viện nghiên
cứu lúa quốc tế (IRRI) của Nhật Bản và xác định các gen kháng Xa7, Xa21 (trội) và
11
Xa5 (lặn) có tính kháng cao đối với hầu hết các dòng vi khuẩn Xoo gây bệnh bạc lá
lúa ở các tỉnh phía Bắc [47], đồng thời xác định các dạng bệnh gây ra bởi các chủng
Xoo đã phân lập đƣợc từ các mẫu lúa trồng tại đồng bằng sông Cửu Long [13].
Tuy nhiên, việc sử dụng liên tục và trên diện rộng các gen kháng bệnh đơn lẻ
đã dẫn đến sự chọn lọc các dòng vi khuẩn gây bệnh có khả năng phá vỡ sức kháng
bệnh của cây. Vì thế, việc chuyển tổ hợp các gen kháng đƣợc cho là giải pháp lâu
dài cho việc làm chậm lại sự xuất hiện các dòng vi khuẩn gây bệnh miễn dịch với
các dòng lúa có gen kháng bệnh. Các gen khác nhau kháng các dòng, các chủng, các
dạng sinh học của vi khuẩn gây bệnh khác nhau. Tổ hợp các gen đó làm rộng phổ
tác động kháng lại sự đa dạng của các chủng Xoo gây bệnh. Hơn nữa, bằng cách tổ
hợp các gen chính và các gen phụ kháng bệnh bạc lá lúa sẽ làm kéo dài sức kháng
bệnh ở cây lúa [8]. Do vậy, các nghiên cứu hiện nay đang tìm cách chuyển nhiều
gen kháng vào một giống lúa tạo tính kháng ổn định cao.
1.2.3. Khống chế sinh học
Các thuốc hóa học đã đƣợc chứng minh là có hiệu quả trong việc kiểm soát
bệnh bạc lá lúa nhƣng không đƣợc ứng dụng rộng vì những biến đổi khó lƣờng của
các tác nhân gây bệnh. Sự xuất hiện các quần thể kháng thuốc đặt ra mối đe dọa
nghiêm trọng cho chiến lƣợc kiểm soát hóa học lâu dài. Đồng thời, các chất hóa học
thƣờng rất độc hại đối với ngƣời sử dụng, gây ảnh hƣởng đến các loài sinh vật khác,
và tích lũy qua thời gian dài sẽ gây ảnh hƣởng trầm trọng lên hệ sinh thái. Việc
chọn tạo giống kháng bệnh cũng đã đƣợc áp dụng nhƣng các nhóm quần thể kháng
lại gen kháng bệnh cũng phát triển nhanh chóng. Do đó, kiểm soát sinh học đƣợc
cho là một giải pháp sinh thái có hiệu quả cho việc ngăn ngừa bệnh bạc lá lúa. Vì
thế khống chế sinh học kết hợp với các biện pháp kể trên có thể là giải pháp tốt hơn
để điều trị bệnh bạc lá lúa. Islam và Bora (1998) đã đƣa ra biện pháp phòng trừ
bệnh trên lúa bằng việc sử dụng 2 chủng vi khuẩn Rhizobacterial vào việc khử
trùng hạt giống. Kết quả cho thấy việc xử lý hạt giống không chỉ có tác dụng làm
giảm ảnh hƣởng của bệnh bạc lá mà còn có tác dụng làm tăng năng suất lúa [27].
12
Ngoài ra, các nghiên cứu của Gnanamanickam và các cộng sự của ông ở Ấn
Độ và Philipin đã tìm thấy chủng Pseudomonas fluorescens và một số chủng
Bacillus đƣợc phân lập từ các mẫu vùng rễ lúa, có khả năng ức chế sự phát triển của
Xoo trong phòng thí nghiệm [17]. Năm 2008, Ji và cộng sự công bố chủng
Lysobacter antibioticus đƣợc phân lập từ rễ cây lúa ở tỉnh Yunnan, Trung Quốc, có
khả năng ức chế sự phát triển của nhiều loại nấm và vi khuẩn gây bệnh thực vật,
trong đó có Xoo [29].
1.3. Xạ khuẩn
1.3.1. Giới thiệu chung về xạ khuẩn
Xạ khuẩn là nhóm vi khuẩn Gram dƣơng, thƣờng có tỷ lệ GC trong ADN cao
hơn 55%. Trong số khoảng 1000 chi và 5000 loài sinh vật nhân sơ đã công bố có
khoảng 100 chi và 1000 loài xạ khuẩn [12]. Xạ khuẩn thuộc về lớp Actinobacteria,
bộ Actinomycetales, 10 dƣới bộ, 35 họ, 110 chi và 1000 loài. Xạ khuẩn phân bố chủ
yếu trong đất và đóng vai trò rất quan trọng trong chu trình tuần hoàn vật chất trong
tự nhiên. Chúng sử dụng axit humic và các chất hữu cơ khó phân giải khác trong
đất. Trong đất xạ khuẩn chiếm từ 9% - 45% tổng số vi sinh vật, số lƣợng trung bình
khoảng 106
- 108
tế bào/ g đất. Số lƣợng xạ khuẩn trong đất không chỉ phụ thuộc
vào loại đất mà còn phụ thuộc vào mức độ canh tác của đất và khả năng bao phủ
của thực vật. Đất giàu chất dinh dƣỡng hữu cơ, khoáng và lớp đất trên bề mặt (đến
40 cm) thƣờng có số lƣợng xạ khuẩn lớn. Trong 1 g đất canh tác có thể có tới 5 x
106
tế bào xạ khuẩn, trong khi đó đất vùng sa mạc, nóng, khô, độ ẩm thấp, nghèo
chất dinh dƣỡng, có số lƣợng xạ khuẩn thấp hơn 10 - 100 lần, dao động trong
khoảng 104
- 105
tế bào/ 1 g đất. Sự phân bố của xạ khuẩn trong đất còn phụ thuộc
nhiều vào độ pH của môi trƣờng, thƣờng có nhiều trong lớp đất trung tính và kiềm
yếu hoặc axit yếu, trong khoảng pH 6,0 - 8,0. Xạ khuẩn không có nhiều trong lớp
đất kiềm hay axit và càng hiếm trong các lớp đất rất kiềm. Số lƣợng xạ khuẩn trong
đất cũng thay đổi theo thời gian trong năm [4].
13
Khuẩn lạc của xạ khuẩn không trơn ƣớt nhƣ ở vi khuẩn và ở nấm men mà
thƣờng rắn chắc, thô ráp, dạng vôi, dạng nhung tơ, hay dạng mang dẻo, không trong
suốt. Kích thƣớc khuẩn lạc thay đổi tuỳ loại xạ khuẩn và tuỳ điều kiện nuôi cấy,
đƣờng kính khuẩn lạc trung bình 0,5 - 2 mm. Khuẩn lạc của xạ khuẩn có nhiều màu
sắc khác nhau nhƣ đỏ, da cam, vàng, lam, hồng, nâu, tím. Màu sắc của xạ khuẩn
cũng đƣợc coi là một trong những đặc điểm phân loại quan trọng [1].
Trên môi trƣờng đặc, đa số xạ khuẩn có hai loại khuẩn ty: khuẩn ty khí sinh
(aerial mycelium) và khuẩn ty cơ chất (substrate mycelium). Nhiều loại chỉ có
khuẩn ty cơ chất nhƣng cũng có loại (nhƣ chi Sporichthya) lại chỉ có khuẩn ty khí
sinh. Giữa khuẩn lạc thƣờng thấy có nhiều bào tử màng mỏng gọi là bào tử trần
(conidia hay conidiospores). Nếu bào tử nằm trong bào nang (sporangium) thì đƣợc
gọi là nang bào tử hay bào tử kín (sporangiospores). Bào tử ở xạ khuẩn đƣợc sinh ra
ở đầu một số khuẩn ty theo kiểu hình thành các vách ngăn (septa). Các chuỗi bào tử
trần có thể chỉ là 1 bào tử (nhƣ ở Thermoactinomyces, Saccharomonospora,
Promicromonospora, Micromonospora và Thermomonosspora), có thể có 2 bào tử
(nhƣ ở Microbispora), có thể là chuỗi ngắn (nhƣ ở Nocardia, Pseudonocardia,
Streptoverticillium, Sporichthya, Actinomadura, Microtetraspora,
Streptoalloteichus, Glycomyces, Amycolata, Amycolatopsis, Catellatospora,và
Microellobosporia), có thể là chuỗi dài (nhƣ ở Streptomyces, Saccharopolyspora,
Actinopolyspora, Kibdelosporangium, Kitasatosporia, Saccharothrix, nhiều loài ở
Nocardia, Nocardioides, Pseudonocardia, Amycolatopsis và Streptoverticillium), có
thể các bào tử trần nằm trên bó sợi (synnema), tƣơng tự bó sợi của nấm (nhƣ ở
Actinosynnema và Actinomadura). Các chuỗi bào tử có thể thẳng, xoắn hoặc lƣợn
sóng, có thể mọc đơn hay mọc vòng. Các cuống sinh bào tử (sporophore) và cuống
sinh nang bào tử (sporangiophorres) có thể riêng rẽ hoặc phân nhánh. Các đặc điểm
hình thái này rất quan trọng khi tiến hành định tên xạ khuẩn. Tuy nhiên, xạ khuẩn
hoàn toàn khác biệt so với nấm ở những đặc điểm sau: Xạ khuẩn không có nhân
thật, đƣờng kính khuẩn ty và bào tử nhỏ hơn so với ở nấm, khuẩn ty không có vách
14
ngăn, xạ khuẩn là đích tấn công của các phage, không nhạy cảm với các chất kháng
sinh kháng nấm nhƣ các polyen, không chứa chitin và cellulose [2].
(A) Actinoplanes brasiliensi (VTCC - A - 2908). (B) khuẩn lạc chủng Streptomyces
lannensis (VTCC-A2780).
(C) Nonomuraea roseoviolacea (VTCC - A - 2062). (D) Streptomyces
malachitofuscus (VTCC - A - 2789).
1.3.2. Khả năng sinh chất kháng sinh của xạ khuẩn
Một trong những đặc điểm quan trọng của xạ khuẩn là khả năng sinh chất
kháng sinh. Trong số 5500 chất kháng sinh hiện nay có 4000 chất có nguồn gốc từ
Hình 4. Khuẩn lạc của một số chủng xạ khuẩn.
Hình 5. Cuống sinh bào tử của một số chủng xạ khuẩn.
C D
BA
15
xạ khuẩn. Đa số các chất kháng sinh có nguồn gốc từ xạ khuẩn đều có phổ kháng
rộng, kìm hãm và ức chế đƣợc nhiều loại vi sinh vật khác nhau [35].
Rất nhiều chất kháng sinh đƣợc sinh ra bởi xạ khuẩn đang đƣợc sử dụng rộng
rãi trong thực tế hiện nay nhƣ:
Streptomycin: Có nguồn gốc từ Streptomyces griseus có khả năng kháng các vi
khuẩn Gram dƣơng khá mạnh, đƣợc sử dụng để diều trị các bệnh dịch hạch, ho gà
và quan trọng hơn cả là bệnh lao [40] .
Neomycin: Là chất kháng sinh có hoạt phổ rộng, đƣợc phát hiện từ chủng xạ
khuẩn Streptomyces fradiae, có khả năng kháng lại vi khuẩn Gram dƣơng và Gram
âm, đặc biệt chống đƣợc nhiều loại vi khuẩn kháng penicillin và streptomycin [25]
Gentamycin: Có nguồn gốc từ Micromonospora purpurea, có phổ kháng sinh
rộng, có tác dụng chống lại vi khuẩn Gram dƣơng nhƣ tụ cầu, phế cầu đã kháng lại
penicillin và Gram âm nhƣ màng não cầu, lậu cầu. Trong y học hiện nay,
Gentamycin chủ yếu dùng để diều trị các bệnh nhiễm Pseudomonas [19].
Tetracyclin: Là kháng sinh đƣợc tách chiết từ một số chủng xạ khuẩn thuộc chi
Streptomyces. Loại kháng sinh này có phổ rộng, chống lại đƣợc cả vi khuẩn Gram
dƣơng lẫn Gram âm. Ngoài đƣợc sử dụng trong y học, tetracyclin còn đƣợc sử dụng
trong công nghiệp chế biến thực phẩm [7].
Cloramphenicol: Có nguồn gốc từ xạ khuẩn Streptomyces venezueae, có phổ
kháng sinh rộng với vi khuẩn Gram dƣơng và Gram âm [42].
Erythromycin: Có nguồn gốc từ Streptomyces erythreus, có phổ kháng sinh rộng
đối với các vi khuẩn Gram dƣơng, đƣợc sử dụng để điều trị viêm phổi do
Mycoplasma và viêm họng do liên cầu khuẩn [52].
Novobiocin: Có nguồn gốc từ Streptomyces spheroides và Streptomyces niverus,
có hoạt tính mạnh với các vi khuẩn Gram dƣơng, đặc biệt có khả năng chống các tụ
cầu đã kháng penicillin và một số chất kháng sinh khác [34].
16
Amphoterycin: Có nguồn gốc từ Streptomyces nodosus, đƣợc dùng để điều trị
các bệnh ngoài da do nấm Candida abbicans gây ra [10].
Actinomycin: Có nguồn gốc từ Streptomyces antibiticus có hoạt tính kìm hãm sự
phát triển của các khối u ác tính, đƣợc dùng để điều trị một số bệnh ung thƣ [53].
Daunorubixin: Có nguồn gốc từ Streptomyces coeruleorubidus, đƣợc dùng để
điều trị các bệnh bạch cầu cấp tính, bệnh Hodgkin [41].
1.3.3. Sử dụng xạ khuẩn trong khống chế sinh học
Một trong những phƣơng pháp kiểm soát sinh học đƣợc tập trung nghiên cứu
đó là sử dụng các chủng xạ khuẩn. Các chủng xạ khuẩn có khả năng thúc đẩy tăng
trƣởng thực vật bằng cách tác động trực tiếp nhƣ thải ra sắt, photpho hòa tan và sản
sinh các hormone thực vật hoặc gián tiếp nhƣ ức chế tác nhân gây bệnh hoặc cảm
ứng các cơ chế kháng của thực vật chống lại mầm bệnh [14] [22].
Một số chủng thuộc chi Streptomyces đã đƣợc chứng minh là không những
hỗ trợ thực vật trong việc hấp thu các chất dinh dƣỡng mà còn kiểm soát các tác
nhân gây bệnh cho cây trồng [20]. Năm chủng Streptomyces spp. (CAI - 24, CAI -
121, CAI - 127, KAI - 32 và KAI - 90) đƣợc phân lập từ cỏ ở các đống ủ đã đƣợc
báo cáo là có hoạt tính chống lại bệnh héo lá ở đậu xanh do Fusarium oxysporum
gây ra. Ngoài ra, các chủng xạ khuẩn Streptomyces đƣợc chọn lọc này cũng có khả
năng sinh siderophore, indole acetic acid (trừ KAI - 90), hydrocyanic acid, cellulase
(chỉ KAI - 32 và KAI - 90) và protease (chỉ CAI - 24 và CAI - 127) [20].
Năm 2006, Prapavathy và cộng sự công bố hiệu quả của chủng Streptomyces
sp. PM5 trong việc ức chế sự tăng trƣởng của nấm gây bệnh đạo ôn Pryricularia
oryzae và nấm gây bệnh bạc lá lúa Rhizoctonia solani. Ngoài ra, một số chủng
Streptomyces spp. phân lập từ 21 mẫu đất Indonesia đƣợc công bố có khả năng ức
chế sự sinh trƣởng của vi khuẩn Gram dƣơng Bacillus subtilis và Gram âm
Xanthomonas axonopodis [32].
17
Trƣớc đây, các nghiên cứu về khống chế sinh học để kiểm soát các bệnh trên
lúa chƣa đƣợc chú ý nhiều, nhƣng gần đây, đã có một vài thành tựu có ý nghĩa.
Trong đó có sử dụng các vi khuẩn có mối quan hệ với thực vật nhƣ là các tác nhân
khống chế sinh học. Ví dụ nhƣ các nghiên cứu của Gnanamanickam và các cộng sự
của ông tại Ấn Độ và Philipin đã tìm thấy chủng Pseudomonas fluorescens có khả
năng ức chế sự phát triển của Xoo gây bệnh bạc lá lúa [17]. Ngoài ra chủng còn cho
thấy có khả năng ức chế sự phát triển của nhiều vi sinh vật gây bệnh trên cây nhƣ vi
khuẩn, nấm, virus và giun sống kí sinh. Các kết quả thử nghiệm đã chứng minh
chủng P. fluorescens này có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các bệnh cây củ
cải đƣờng, lúa mạch và cây thuốc lá. Các nghiên cứu của Ji và cộng sự năm 2008 đã
cho thấy chủng Lysobacter antibioticus 13-1 có khả năng ức chế sự phát triển của
nhiều loài nấm và vi khuẩn gây bệnh thực vật, trong đó có Xoo [29].. Chủng này có
khả năng kìm hãm sự phát triển của Xoo hiệu quả lên tới 69.7%. Những thử nghiệm
trên đồng ruộng cho thấy hiệu quả làm giảm sự có mặt của Xoo trên lúa từ 59.1-
r73.5%. Hiệu quả ức chế Xoo của chủng Lysobacter antibioticus 13-1 thử trên các
dòng lúa khác nhau có biến động tùy theo từng dòng lúa. Thêm vào đó hiệu quả ức
chế này còn phụ thuộc vào từng chủng Xoo gây bệnh [29].
1.4. Tình hình nghiên cứu xạ khuẩn trong kiểm soát bệnh bạc lá lúa
Tại Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học, TS. Phan Thị Phƣơng Hoa và
cộng sự đã sàng lọc 2690 chủng xạ khuẩn đang đƣợc lƣu giữ tại Bảo tàng giống
chuẩn Vi sinh vật (VTCC) và tìm đƣợc 167 chủng đƣợc lựa chọn với khả năng
kháng cao nhất cả hai chủng kiểm định Micrococcus luteus NBRC 13867 và
Escherichia coli NBRC 14237 [23]. Các chủng xạ khuẩn này đƣợc tiếp tục sàng lọc
khả năng kháng 10 chủng vi khuẩn gây bệnh bạc lá lúa Xanthomonas oryzae pv.
oryzae (Xoo) R1, R2, R3, R4, R5, R6, R7, R8, R9 và R10 do PGS. TS. Phan Hữu
Tôn (Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội) và cộng sự phân lập. Trong số 167
chủng xạ khuẩn này, 17 chủng xạ khuẩn có khả năng kháng cả 10 chủng Xoo. Để
nghiên cứu khả năng kháng đặc hiệu đối với Xoo của các 17 chủng xạ khuẩn, các
18
chủng vi sinh vật Bacillus subtilis NBRC 3134, Saccharomyces cerevisiae NBRC
10217, Azotobacter sp. VTCC - B - 106 và Pseudomonas putida VTCC - B - 657
đƣợc sử dụng. 5 chủng VN06 - A -353, VN08 - A - 306, VN08 - A - 352, VTCC -
A - 99, VN10 - A - 44 và VN08 - A12 có tính đặc hiệu cao với Xoo, chúng chỉ ức
chế một loại vi sinh vật kiểm định. Trong số đó, chủng VN08 - A12 sinh trƣởng tốt
nhất và không gây ức chế những vi sinh vật có lợi nhƣ Azotobacter sp. (VTCC - B -
106) và Pseudomonas putida (VTCC - B - 657). Những thử nghiệm ngoài đồng
ruộng trên 2 giống lúa Oryza sativa L. SS1 và Oryza sativa L. KD18 cho thấy dịch
nuôi cấy của chủng VN08 - A12 làm giảm đáng kể tổn thƣơng do Xoo gây ra trên lá
lúa [23]. Chính vì vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung nghiên cứu các
đặc điểm sinh học và phân tích hoạt chất kháng Xoo do chủng VN08 - A12 sinh ra.
19
CHƢƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên liệu và hóa chất
2.1.1 Nguyên liệu
2.1.1.1. Các chủng Xoo
10 chủng vi khuẩn Xoo gây bệnh bạc lá lúa ở miền Bắc Việt Nam đã nhận
đƣợc từ PGS. TS. Phan Hữu Tôn và cộng sự (trƣờng Đại Học Nông Nghiệp Hà
Nội). Danh sách và nơi phân bố của 10 chủng vi khuẩn Xoo trên đƣợc trình bày
trong bảng 3 và hình 6.
Bảng 3. Danh sách 10 chủng Xoo phân lập đƣợc ở miền Bắc Việt Nam đƣợc sử
dụng trong nghiên cứu
STT Chủng Phân lập từ giống lúa Địa điểm thu thập
1 R1 Khang dân, Bắc thơm 7 Bắc Ninh, Hà Nội
2 R2 Nếp tân, HT1 Sơn La, Hải Dƣơng
3 R3 Nhị ƣu 838, Hƣơng cốm Nghệ An, Thái Bình
4 R4 Thục Hƣng Thái Bình
5 R5 Khang dân, Bắc thơm Nghệ An, Hải Dƣơng
6 R6 Nhị ƣu 383 Yên Bái
7 R7 Q5, Nàng hƣơng Hải Dƣơng, Thái Bình
8 R8 Nếp thơm Hải Dƣơng
9 R9 Q5 Hải Dƣơng
10 R10 Hybrid rice Yên Bái
20
Hình 6. Bản đồ phân bố của 10 chủng Xoo ở miền Bắc Việt Nam đƣợc sử dụng
trong nghiên cứu
2.1.1.2. Các chủng xạ khuẩn
Chủng xạ khuẩn VN08 - A12 đƣợc phân lập năm 2008 hiện đang đƣợc lƣu
giữ tại Bảo tàng Giống chuẩn Vi sinh vật học (VTCC), Viện Vi sinh vật và Công
nghệ Sinh học, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
2.1.1.3. Vi sinh vật kiểm định
Sáu chủng vi sinh vật kiểm định đƣợc sử dụng hiện đang đƣợc bảo quản tại
VTCC bao gồm:
- Pseudomonas putida (VTCC - B - 657)
- Saccharomyces cerevisiae (VTCC - Y - 62)
- Bacillus subtilis (VTCC - B - 888)
- Azotobacter sp. (VTCC - B - 106)
- Fusarium oxysporum (ATCC - 7601)
- Staphylococcus aureus (ATCC - 29923)
2.1.2. Hóa chất, dụng cụ và thiết bị
2.1.2.1. Hóa chất
- Các loại đƣờng chuẩn: glucose, saccarose, lactose, fructose, mantose ... đƣợc
mua từ hãng Merck (Đức).
21
- Các loại muối: K2HPO4, KH2PO4, KI, MgSO4. 7H2O, KNO3, NaCl, FeSO4.
7H2O, (NH4)2SO4, CaCO3, MnCl2, Na2CO3, ZnCl2, ZnSO4 ... đƣợc nhập từ các hãng
của Trung Quốc.
- Cao thịt, cao nấm men, cao malt, peptone... của hãng Merck (Đức).
- Các loại hóa chất khác nhƣ thạch, tinh bột tan, casein, CMC (Carboxyl
Methyl Cellulose) đƣợc sản xuất ở Nhật, Trung Quốc, Việt Nam.
- Các dung môi nhƣ ethanol, iso - propanol, methanol, acetone, ethylacetate
đƣợc mua từ hãng Fisher (Mỹ).
2.1.2.2. Dụng cụ và thiết bị
- Kính hiển vi quang học Olympus (Nhật) - Tủ ấm, tủ sấy Memmert (Đức)
- Kính hiển vi điện tử Joel (Nhật) - Cân phân tích, cân kỹ thuật
- Máy lắc (Hàn Quốc) - Nồi khử trùng (Đài Loan)
- Box cấy vô trùng Nuaire (Mỹ) - Máy đo pH 151 Martini
- Máy ly tâm Hettich (Đức) - Máy cất nƣớc Hamilton.
- Các dụng cụ thủy tinh của Trung Quốc, Đức, Việt Nam.
2.1.2.3. Môi trƣờng nghiên cứu
 Môi trƣờng nuôi cấy xạ khuẩn:
+ Môi trƣờng 2M (g/ l): tinh bột - 20, bột đậu tƣơng - 15, cao nấm men - 2, CaCO3
- 4, pH 6.2
+ Môi trƣờng No. 8(g/ l): casitone - 7.5, cao nấm men - 7.5, glycerol - 15, NaCl -
2.5
+ Môi trƣờng 301 (g/ l): tinh bột - 24, glucose - 1, peptone - 3, cao thịt - 3, cao nấm
men - 5, CaCO3 - 4, pH 7.0
+ Môi trƣờng A - 3M g/l): glucose - 5, glycerol - 20, tinh bột - 20, pharmamedia -
15, cao nấm men - 3, Diaion HP - 20 - 10, pH 7,0
22
+ Môi trƣờng A - 16 (g/ l): glucose - 20, pharmamedia - 10, CaCO3 - 5
+ Môi trƣờng SKS (g/ l): tinh bột - 10, glucose - 10, bột đậu tƣơng - 10, peptone -
5, CaCO3 - 3
+ Môi trƣờng YS (g/l): cao nấm men - 2, tinh bột - 10, thạch - 16
 Môi trƣờng thử hoạt tính kháng vi khuẩn:
+ Môi trƣờng PSA (g/ l): Khoai tây - 300, Na2HPO4 - 2, Ca(NO3)2 - 0.5, pepton - 5,
sucrose - 15, thạch - 16, pH 7,0
+ Môi trƣờng YM (g/ l): Glucoza - 10, pepton - 5, cao nấm men - 3, cao malt - 3,
thạch - 15
+ Môi trƣờng thạch thƣờng (g/ l): Pepton - 5, cao thịt - 2, NaCl - 1, thạch - 15, pH –
7,0
+ Môi trƣờng Muller - Hinton (g/l): Cao thịt - 3 ; casein thuỷ phân – 17,5; tinh bột
tan – 1,5; thạch 17; pH 7,4 + 0,2.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phƣơng pháp thử hoạt tính kháng vi sinh vật
2.2.1.1. Phương pháp thỏi thạch
Vi sinh vật kiểm định đƣợc nuôi trên môi trƣờng Muller - Hinton, PSA, YM,
hoặc thạch thƣờng. Dịch nuôi vi sinh vật kiểm định (1 - 5 ml/ l) đƣợc thêm vào môi
trƣờng đã khử trùng và để nguội đến 40 - 45C và đổ ra đĩa petri. Sau đó các thỏi
thạch có xạ khuẩn đƣợc đặt lên đĩa, ủ ở 30o
C trong 24 giờ. Hoạt tính kháng vi sinh
vật đƣợc đánh giá bằng khả năng tạo vòng ức chế xung quanh thỏi thạch theo công
thức D - d (D: đƣờng kính vòng kháng trên đĩa thạch, d: đƣờng kính của lỗ đục)
(mm).
23
2.2.1.2. Phương pháp đục lỗ thạch
Môi trƣờng chứa vi sinh vật kiểm định đƣợc chuẩn bị nhƣ trong phƣơng pháp
thỏi thạch. Sau đó, 4 - 5 lỗ trên đĩa thạch đƣợc tạo bằng khoan đục lỗ. 100 µl dịch
nuôi hoặc mẫu đƣợc nhỏ vào mỗi lỗ, ủ ở 30o
C trong 24 giờ. Khả năng ức chế đƣợc
đánh giá bằng khả năng tạo vòng ức chế xung quanh lỗ, theo công thức D - d (mm).
2.2.2. Phân loại bằng đặc điểm hình thái
2.2.2.1. Hình thái khuẩn lạc
Hình thái khuẩn lạc xạ khuẩn đƣợc xác định về kích thƣớc, bề mặt khuẩn lạc,
màu sắc của hệ sợi khí sinh và hệ sợi cơ chất bằng cách cấy ria 3 pha các chủng xạ
khuẩn trên các môi trƣờng (ISP1, ISP2, ISP3, ISP4, ISP5, ISP6, ISP7 và YS), ủ ở
30o
C trong 7 - 14 ngày.
2.2.2.2. Hình thái chuỗi sinh bào tử và bề mặt bào tử
Hình thái chuỗi sinh bào tử được quan sát dưới kính hiển vi quang học
sử dụng phương pháp cắm lamen nghiêng 45oC trên đĩa thạch YS đã cấy chủng
xạ khuẩn, ủ ở 30oC trong 7 - 14 ngày.
Ngoài ra, chuỗi bào tử và bề mặt bào tử cũng đƣợc quan sát dƣới kính hiển
vi điện tử quét qua các bƣớc sau:
- Cố định mẫu: Đặt thỏi thạch có bào tử xạ khuẩn lên lam kính nghiêng 45o
C
trong bình có chứa osmium oxide 2% trong 2 - 3 giờ.
- Rửa mẫu: Mẫu đƣợc rửa lần lƣợt bằng ethanol ở các nồng độ 50%, 60%,
70%, 80%, 90%, 95% và 100% trong 15 phút. Sau đó, mẫu đƣợc ngâm trong
isopentyl acetate 100% trong 12 giờ.
- Làm khô mẫu: Mẫu đƣợc làm khô bằng thiết bị có phun ngập khí nitơ trong
20 phút.
- Quan sát dƣới kính hiển vi điện tử quét.
24
2.2.3. Hóa phân loại
2.2.3.1. Phân tích thành phần axit amin trong thành tế bào
Chuẩn bị thành tế bào: Tế bào ƣớt (1 - 2 ml) + 5 ml nƣớc cất vô trùng + hạt
thủy tinh (loại lớn và nhỏ, đƣờng kính 0, 11 - 0, 12 mm). Phá tế bào bằng sóng siêu
âm ca.180 trong 1 - 1,5 giờ cho đến khi dung dịch trở nên trong. Ly tâm với tốc độ
10000 vòng/ 30 phút. Bỏ dịch trên. Thêm 3 ml SDS 4%. Giữ ở 100o
C trong 40 phút.
Ly tâm với tốc độ 10000 vòng/ phút trong 30 phút ở 30o
C loại bỏ dịch trên. Rửa với
nƣớc ít nhất 3 lần với điều kiện giống trên (17000 vòng/ phút trong 30 phút). Đông
khô qua đêm.
2 - 3 mg thành tế bào đƣợc bổ sung 200 μl HCl 4 N, ủ ở 100o
C qua đêm.
Mẫu đƣợc làm khô bằng hút chân không (khoảng 24 giờ). Thêm 200 μl nƣớc cất,
chuyển sang ống eppendorf, ly tâm với tốc độ 12000 vòng/ phút trong 5 phút. Dịch
trên đƣợc thu và lọc qua màng lọc.
Phân tích mẫu bằng sắc ký bản mỏng TLC: Mẫu (3 - 5 μl) và các axit amin
chuẩn (1 μl) DAP, Ala, Gly, Glu, Lys đƣợc chấm lên bản sắc ký cellulose (phụ lục
1). Bản sắc ký đƣợc nhuộm bằng ninhydrin ở 100o
C trong 5 phút. Các axit amin sẽ
hiện lên dƣới dạng các chấm màu tím.
Phân tích mẫu bằng HPLC: 10 - 20 μl mẫu và các axit amin chuẩn (25 nmol)
đƣợc làm khô bằng hút chân không trong 2 giờ, thêm 20 μl Ethanol/ DW/
Triethylamine 2/ 2/ 1, làm khô bằng hút chân không trong 2 giờ. Thêm 20 μl
Ethanol/ DW/ Triethylamine/ Phenylisothiocyanate 7/ 1/ 1/ 1, giữ ở nhiệt độ phòng
trong 20 phút, làm khô bằng hút chân không trong 2 giờ. Mẫu đƣợc hòa tan bằng
0,5 ml dung dịch A và đƣợc phân tích bằng HPLC (phụ lục 1).
2.2.3.2. Phân tích thành phần menaquinone
100 - 500 mg tế bào khô đƣợc hòa tan trong 10 - 15 ml Chloroform:
methanol (2: 1), trộn bằng khuấy từ chậm trong 3 giờ. Ly tâm 3000 vòng/ phút
25
trong 10 phút, lấy dịch trên, làm khô bằng cô quay. Hòa tan bằng 1,5 ml acetone,
làm khô bằng hút chân không.
Mẫu đƣợc hòa tan bằng 50 μl ethanol, chấm lên bản gel silica. Menaquinone
đƣợc phát hiện bằng tia UV, sau đó đƣợc cạo ra chuyển vào ống eppendorf, thêm
1,5 ml acetone, ly tâm 3000 vòng/ phút trong 5 phút, lấy dịch trên, làm khô bằng
nitơ lỏng. Thêm 50 - 100 μl ethanol, lọc và dùng làm mẫu chạy HPLC và khối phổ
(MS) (phụ lục 2).
2.2.3.3. Phân tích thành phần axit béo
5 mg tế bào khô + dung dịch kiềm (R1) 1 ml, vortex 5 - 10 giây, giữ ở 100o
C
trong 5 phút, vortex 5 - 10 giây, giữ tiếp ở 100o
C trong 25 phút, để nguội xuống
nhiệt độ phòng, có thể đặt trực tiếp dƣới vòi nƣớc sau khi hạ xuống 80o
C. Thêm 2
ml dung dịch methyl hóa (R2) giữ ở 80o
C trong 10 phút. Thêm 3 ml dung dịch tách
(R3) trộn đều, loại bỏ lớp dƣới. Thêm 3 ml dịch rửa (R4), ly tâm 2000 vòng/ phút
trong 3 phút, chuyển 2/3 lớp trên sang ống đựng mẫu. Mẫu đƣợc phân tích bằng sắc
ký khí (hệ thống MIDI).
2.2.3.4. Phân tích thành phần G+C trong ADN
25 μl ADN (2 - 25 μg) giữ ở 60o
C trong 1 giờ, giữ ở 100o
C trong 2 phút,
chuyển lên đá. Thêm 25 μl đệm acetate (phụ lục 5), giữ ở 37o
C trong 1 giờ. Thêm
25 μl đệm Glycine (0,1 M, pH 10,4) và 2 μl alkaline photphatase (0,35 U/ μl), giữ ở
37o
C trong 1 - 2 giờ. Phân tích bằng HPLC (phụ lục 4).
2.2.4. Phân loại sinh học phân tử giải trình tự 16S – rADN
 Tách chiết ADN
Tế bào xạ khuẩn thu từ 1,5 ml dịch nuôi cấy đƣợc hòa tan trong 100 l TE,
thêm 0,4 mg lysozyme, ủ 37o
C trong 1 giờ. Thêm 100 l SDS 10% (w/v), ủ 37o
C
trong 30 phút. Thêm 8 l ARNase 3 mg/ ml, ủ ở 37o
C trong 30 phút. Thêm 12 l
26
proteinase K (5 mg/ ml), ủ 15 phút ở 56o
C. Thêm 1 V phenol: chloroform: isoamyl
alcohol (P: C: I = 25: 24: 1), ly tâm 15000 vòng/ phút, 15 phút, thu lớp dịch trên.
Thực hiện bƣớc này 3 lần. Thêm 1/ 10 V natri acetate 3 M và 2,5 V ethanol 100%,
đặt trong đá 30 phút. Ly tâm 15000 vòng/ phút trong 15 phút, thu cặn, rửa bằng
ethanol 70%. Làm khô, hoà tan trong 50 l TE.
 Phản ứng khuếch đại ADN
Thành phần phản ứng (l): 10X buffer - 10; dNTP 2 mM - 10; mồi 27F (10
pM) - 2; 1525R (10 pM) - 2; Taq polymerase (5u/l) - 2; ADN khuôn (50 - 100g/
l) - 1- 2; H2O đủ 100 l
Chu trình nhiệt: 35 chu kỳ
95o
C - 3 phút
95o
C - 30giây
55o
C - 30 giây
72o
C - 1 phút
4o
C - 
Kiểm tra các sản phẩm của PCR bằng điện di agarose 1 %. Sản phẩm PCR
sau đó đƣợc tinh sạch bằng kit PCR clean up (QIAgen).
 Phản ứng khuếch đại ADN cho đọc trình tự
Thành phần Terminator Ready Reaction Mix (Termix): Buffer 5X - 9 l,
Bigdye Ready Reaction premix -18 l, H2O - 9l.
Thành phần phản ứng PCR: Termix - 8 l, dNTP 2 mM - 10, Mồi - 1 l, ADN
khuôn - 1 l (nồng độ ADN là 40 - 60 g/ ml), H2O - 10 l.
- Chu trình nhiệt cho phản ứng khuếch đại gen:
27
96o
C - 1phút
96o
C - 10giây 25 chu kỳ
50o
C - 5 giây
60o
C - 4 phút
- Tinh sạch sản phẩm PCR:
Thêm 5 l EDTA 125 mM và 60 l ethanol 100%, để 15 phút ở nhiệt độ
phòng. Ly tâm 15000 vòng/ phút trong 15 phút, thu cặn, rửa bằng 60 l ethanol
70%. Thêm 10 l HiDi Formamide. Để ở 96o
C trong 2 phút sau đó chuyển ngay
mẫu lên đá. Mẫu đƣợc đọc trình tự bằng máy ABI 3100 Avant.
 Phân tích trình tự và xây dựng cây phát sinh chủng loại
Trình tự của ADNr 16S đƣợc phân tích bằng phần mềm CLUSTAL W. Các
trình tự tham khảo dùng trong nghiên cứu cây phát sinh chủng loại đƣợc lấy từ dữ
liệu của DDBJ, EMBL, GenBank. Cây phát sinh đƣợc xây dựng theo phƣơng pháp
của Saitou và Nei (1987) với độ lặp lại 1000 lần trên phần mềm ClustalX2 và
ClustalW2.
2.2.5. Tối ƣu hóa điều kiện nuôi cấy xạ khuẩn
2.2.5.1. Lựa chọn môi trường nuôi cấy thích hợp
Chủng VN08 - A12 (3% giống cấp 1) đƣợc nuôi trong 25 ml của 6 môi
trƣờng: 3M, 16M, 2M, 301, N8, SKS trong bình tam giác 250 ml, lắc ở 150 vòng/
phút trong 4 ngày. Dịch nuôi cấy sau ly tâm đƣợc thử hoạt tính kháng Xoo R2 theo
phƣơng pháp đục lỗ thạch.
2.2.5.2. Lựa chọn thời gian nuôi cấy thích hợp
Chủng VN08 - A12 đƣợc nuôi cấy nhƣ trên trong môi trƣờng SKS. Dịch
nuôi cấy (1 ml) đƣợc thu sau 2, 3, 4, 5, 6 và 7 ngày, thử hoạt tính đối kháng Xoo R2
theo phƣơng pháp đục lỗ thạch.
28
2.2.5.3. Lựa chọn thể tích nuôi cấy thích hợp
Chủng VN08 - A12 (3% giống cấp 1) đƣợc nuôi trong 25, 50, 75, 100, 125,
150 ml môi trƣờng SKS trong bình tam giác 250 ml, lắc 150 vòng/ phút trong 4
ngày. Dịch nuôi cấy sau ly tâm đƣợc thử hoạt tính kháng Xoo R2 theo phƣơng pháp
đục lỗ thạch.
2.2.5.4. Lựa chọn nhiệt độ nuôi cấy
Chủng VN08 - A12 đƣợc nuôi trong môi trƣờng SKS, lắc 150 vòng/ phút ở
các nhiệt độ 25, 30, 35, 40o
C trong 4 ngày. Dịch nuôi cấy sau ly tâm đƣợc thử hoạt
tính kháng Xoo R2 theo phƣơng pháp đục lỗ thạch.
2.2.5.5. Lựa chọn cách cấy giống
Chủng xạ khuẩn VN08 - A12 đƣợc cấy bằng các cách khác nhau: giống cấp
1, giống cấp 2 và bào tử (1x108
, 2x108
, 3x108
, 4x108
, 5x108
, 6x108
bào tử/ ml), lắc
150 vòng/ phút ở 30o
C trong 4 ngày. Dịch nuôi cấy sau ly tâm đƣợc thử hoạt tính
kháng Xoo R2 theo phƣơng pháp đục lỗ thạch.
2.2.6. Tinh sạch hoạt chất kháng Xoo
2.2.6.1. Tách dịch chiết thô
Dịch nuôi cấy (100 ml) đƣợc ly tâm ở 8000 vòng/phút trong 10 phút, thu
dịch trong. Thêm 50 ml ethylacetate, lắc đều, ly tâm ở 4o
C vận tốc 8000 vòng/ phút
trong 10 phút. Thu lớp dịch phía trên, bổ sung khoảng 0,02 g Na2SO4, lắc đều, lọc
lấy dịch trong, cô đến khô, hòa tan lại bằng 1 ml methanol.
2.2.6.2. Tinh sạch bằng silica gel
Silica gel (20 ml) hòa vào hexan và nhồi vào cột. Các dung môi cần sử dụng:
(1). Hexan 100%
(2). 80% Hexan: 20% ethyl acetate
(3). 50% Hexan: 50% ethyl acetate
29
(4). 20% Hexan: 80% ethyl acetate
(5). 0% Hexan: 100% ethyl acetate
(6). 50% Methanol: 50% ethyl acetate
Chuyển dịch chiết thô lên cột. Các dung môi (1), (2), (3), (4), (5), (6) đƣợc
lần lƣợt thêm vào cột (40 ml), các phân đoạn đƣợc thu tƣơng ứng, cô quay đến khô,
hòa tan trong 1 ml methanol. Các phân đoạn đƣợc thử hoạt tích kháng Xoo R2 bằng
phƣơng pháp đục lỗ thạch.
2.2.6.3. Tinh sạch bằng HPLC
Các phân đoạn có hoạt tính đƣợc phân tích và tinh sạch bằng phƣơng pháp
HPLC sử dụng cột Cadenza CD - C18 (7,5 x 4,6 mm). Nồng độ acetonitrile đƣợc
tăng tuyến tính từ 15% đến 85% trong 22 phút với tốc độ 1,2 ml/ phút.
Kênh A: Nƣớc MQ: Axit formic = 1000: 1
Kênh B: Acetonnitrile
Bảng 4. Chƣơng trình phân tích HPLC
Thời gian (phút) Dịch A (%) Dịch B (%) Tốc độ (ml/ phút)
0 85 15 1
3 85 15 1
25 15 85 1
29 15 85 1
32 85 15 1
35 85 15 1
2.2.7. Xác định khối lƣợng phân tử bằng khối phổ (MS)
30
Chất kháng Xoo đã đƣợc tinh sạch qua máy HPLC đƣợc phân tích trọng
lƣợng phân tử bằng phƣơng pháp khối phổ. Mẫu đƣợc bơm trực tiếp vào máy
khối phổ ở trạng thái tích điện dƣơng.
31
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khả năng kháng vi sinh vật của chủng xạ khuẩn VN08 - A12
Chủng xạ khuẩn VN08 - A12 đƣợc tiến hành thử hoạt tính kháng với 10
chủng Xanthomonas oryzae pv. oryzae (Xoo) từ R1 đến R10 bằng phƣơng pháp
thỏi thạch. Kết quả đƣờng kính vòng hoạt tính kháng Xoo đƣợc thể hiện trong bảng
5. Bảng 5. Hoạt tính kháng 10 chủng Xoo của chủng xạ khuẩn VN08 - A12
Chủng Đƣờng kính vòng kháng khuẩn (D-d: mm)
R1 R2 R3 R4 R5 R6 R7 R8 R9 R10
VN08-
A12
10±1 14±1 18±1 12±4 8±1 14±2 8±1 5±1 8±1 10±1
Kết quả trong bảng 5 cho thấy chủng VN08 - A12 có khả năng kháng cả 10
chủng Xoo. Trong đó, chủng này có khả năng kháng mạnh đối với R2, R3 và R6
nhƣng kháng yếu với R8.
Mục đích của nghiên cứu này là lựa chọn chủng có khả năng kháng đƣợc tất
cả 10 chủng Xoo nhƣng không gây hại cho vi sinh vật khác. Chính vì vậy, khả năng
ức chế đối với 5 vi sinh vật kiểm và 2 vi sinh vật hữu ích của chủng xạ khuẩn này
đƣợc tiếp tục thử nghiệm. Kết quả đƣợc trình bày trong bảng 6 và bảng 7.
Bảng 6. Hoạt tính kháng vi sinh vật của chủng xạ khuẩn VN08 - A12
STT Chủng Vi sinh vật kiểm đinh Đƣờng kính vòng kháng
khuẩn (D-d: mm)
1 Pseudomonas putida VTCC - B-657 -
2 Fusarium oxysporum ATCC - 7601 -
3 Staphylococcus aureus ATCC - 29923 -
4 Saccharomyces cerevisiae VTCC - Y - 62 -
5 Bacillus subtilis VTCC - B - 888 -
32
Kết quả cho thấychủng xạ khuẩn VN08 - A12 không ức chế vi sinh vật kiểm
định nào. Ngoài ra, chủng VN08 - A12 có khả năng tăng trƣởng khá nhanh. Vì vậy,
chủng VN08 - A12 đƣợc tiếp tục kiểm tra khả năng ức chế đối với hai vi sinh vật có
lợi Azotobacter sp. (VTCC - B - 106) và Pseudomonas putida (VTCC - B - 657).
Kết quả thử hoạt tính cho thấy chủng VN08 - A12 không kháng cả hai loại vi khuẩn
đƣợc kiểm tra này (Bảng 7). Nhƣ vậy, chủng VN08 - A12 có khả năng kháng rất
đặc hiệu với vi khuẩn Xoo.
Bảng 7. Hoạt tính kháng vi sinh vật có lợi của chủng xạ khuẩn VN08 - A12
Chủng xạ khuẩn Đƣờng kính vòng kháng khuẩn (D - d, mm)
Azotobacter sp.
(VTCC - B - 106)
Pseudomonas putida
(VTCC - B - 657)
VN08 - A12 - -
3.2. Phân loại chủng VN08 - A12
3.2.1. Phân loại bằng hình thái
Sau 7 ngày nuôi cấy trên đĩa thạch YS, chủng VN08 - A12 tạo khuẩn lạc lồi,
mép tạo viền có dạng sợi tia nhỏ, hệ sợi khí sinh có màu từ trắng đến nâu. Hệ sợi cơ
chất có màu nâu nhạt (hình 7A). Đƣờng kính khuẩn lạc 0,5 - 2,5 mm, không tiết sắc
tố vào môi trƣờng.
Chuỗi bào tử của chủng VN08 - A12 có dạng thẳng, dài, thƣờng có trên 20
bào tử trong một chuỗi (hình 7B và hình 8C). Khi quan sát dƣới kính hiển vi điện tử
quét (SEM) bề mặt bào tử có dạng nhẵn (hình 8D).
33
3.2.2. Hóa phân loại
3.2.2.1. Thành phần axit amin trong thành tế bào
Thành phần axit amin trong thành tế bào của chủng VN08 - A12 đƣợc xác
định bằng sắc ký bản mỏng nhƣ đã mô tả trong phần phƣơng pháp 2.2.3.1 (hình 9).
Kết quả so sánh với chất chuẩn cho thấy chủng VN08 - A12 chứa LL - DAP. (DAP:
Diaminopimelic).
Hình 7. Khuẩn lạc và chuỗi bào tử của chủng VN08 - A12
(Ảnh SEM ở 15KVx 5,000) (Ảnh SEM ở 10KVx 30,000)
Hình 8. Chuỗi bào tử và bào tử của chủng VN08 - A12
1µm
A B
DC
34
Hình 9. Kết quả chạy sắc ký bản mỏng thành phần axit amin trong thành tế bào của
chủng VN08 - A12.
(1). Chất chuẩn Meso - DAP và LL - DAP
(2). Mẫu VN08 - A12
3.2.2.2. Thành phần menaquinone
Thành phần menaquinone của chủng VN08 - A12 đƣợc phân tích theo
phƣơng pháp đã đƣợc trình bày trong mục 2.2.3.2. Mẫu menaquinone sau khi đƣợc
phân tách bằng sắc ký bản mỏng đƣợc thu lại để phân tích bằng LC - MS. Hai đỉnh
ở phút 14,019 và 15, 689 trên LC đƣợc xác định tƣơng ứng là MK - 9(H6) và MK -
9(H8) bằng phân tích khối phổ đi kèm (hình 10). Kết quả phân tích diện tích của hai
đỉnh này đƣợc thể hiện trong bảng 8, cho thấy thành phần menaquinone của chủng
VN08 - A12 là MK - 9 (H6) 51,9% và MK-9(H8) 48,1%.
1 2
Meso - DAP
LL - DAP Chủng VN08 -A12:
LL - DAP
35
Hình 10. Kết quả phân tích LC thành phần menaquinone của chủng VN08 - A12.
Bảng 8 : Kết quả phân tích thành phần menaquinone của chủng VN08 - A12
Peak Thời
gian
lƣu
Diện
tích
peak
Chiều
cao
peak
Phần trăm
diện tích
peak (%)
Phần trăm
chiều cao
peak (%)
Loại
menaquinone
của VN08 -A12
1 14,019 840142 44224 51,961 55,145 MK - 9 (H6)
2 15,689 776728 35972 48,039 44,55 MK - 9(H8)
Tổng 1616869 80196 100,00 100,000
3.2.2.3.Thành phần axit béo
Thành phần axit béo của chủng VN08 - A12 đƣợc phân tích bằng hệ thống
sắc ký khí kết hợp với phần mềm MIDI theo phƣơng pháp đƣợc trình bày trong mục
2.2.3.3. Kết quả phân tích đƣợc thể hiện trong hình 11 và bảng 9, cho thấy chủng
MK - 9 (H6) MK - 9 (H8)
36
VN08 - A12 có thành phần axit béo gồm anteios - (anteios - C15 : 0), iso - (iso - C16 :
0) và (n - C16 : 0).
Hình 11. Sắc ký đồ thành phần axit béo của chủng VN08 - A12
Bảng 9. Kết quả phân tích thành phần menaquinone của chủng VN08 - A12
Thời gian lƣu Tên peak Tỷ lệ phần trăm
6,974 14: 0 iso 1,77
7,503 14: 0 0,77
8,478 15: 0 iso 9,18
8,619 15: 0 anteiso 19,25
9,064 15: 0 1,13
9,838 16: 1 iso H 2,45
10,119 16: 0 iso 16,02
10,441 16:1 cis 9 11,16
10,744 16: 0 10,09
37
Thời gian lƣu Tên peak Tỷ lệ phần trăm
11,472 16:0 9 methyl 5,41
11,661 17: 1 anteiso 4,89
11,840 17: 0 iso 4,19
12,003 17: 0 anteiso 11,53
12,127 17: 1 0,75
12,438 17: 0 10 methyl 0,45
13,205 18: 1 iso H 0,41
3.2.2.4. Thành phần G+C trong AND
Thành phần GC của chủng VN08 - A12 đƣợc phân tích bằng phƣơng pháp
HPLC nhƣ đƣợc trình bày trong mục 2.2.3.4. Kết quả đƣợc thể hiện trong hình 12
và bảng 10. Kết quả phân tích cho thấy rằng thành phần GC trong ADN của chủng
VN08 - A12 là 75%.
Hình 12. Sắc ký đồ thành phần GC của chủng VN08 - A12
A
C G
T
38
Bảng 10. Kết quả phân tích thành phần GC của chủng VN08 - A12
Peak Thời gian
lƣu
Diện tích
peak
Chiều
cao peak
Phần
trăm
diện tích
peak (%)
Phần trăm
chiều cao
peak (%)
Thành
phần
GC
1 2,299 1063153 162556 38,736 40,537 C
2 4,058 1019074 161599 37,130 40,298 G
3 6,302 327432 40445 11,930 10,086 T
4 6,841 334930 36411 12,203 9,080 A
Tổng 2744589 401012 100,000 100,000
3.2.3. Trình tự 16S rADN
Kết quả trình tự gen 16S rADN của chủng VN08 - A12 (phụ lục 8).
Căn cứ vào các kết quả phân tích về hình thái đƣợc thể hiện trong phần 3.2.1.
cho thấy chủng VN08-A12 có đặc điểm điển hình của chi Streptomyces. Phân tích
thành phần axit amin trong thành tế bào của chủng VN08 - A12 đặc trƣng bởi LL -
DAP. Các thành phần chính của axit béo là anteios- (anteios - C15 : 0), ISO - (iso -
C16 : 0) và bình thƣờng (n- C16 : 0) axit. Các menaquinones là MK-9 (H6) 51,9%
và MK-9 (H8) 48,1%. Thành phần GC là 75%..
Kết quả Blast search trên GenBank cho thấy chủng VN08 - A12 có trình tự
16S rADN hoàn toàn tƣơng đồng với loài Streptomyces toxytricini với tỉ lệ 100%.
Cây phân loại của chủng VN08 - A12 đƣợc dựng bằng phần mềm ClustalX2 và
ClustalW2 cho thấy chủng nghiên cứu nằm trong cùng nhóm với nhóm chủng
Streptomyces toxytricini (hình 13). Nhƣ vậy căn cứ vào các kết quả phân tich về
hình thái, đặc điểm sinh lý sinh hóa, hóa phân loại và trình tự 16s rADN của chủng
VN08 - A12 cho thấy chủng VN08 - A12 thuộc chi Streptomyces toxytricini.
39
Hình 13. Cây phân loại chủng VN08 - A12 dựa trên trình tự gen 16S – rADN.
3.3. Tối ƣu hóa điều kiện nuôi cấy của chủng VN08 - A12
3.3.1. Môi trường nuôi cấy thích hợp
Để lựa chọn môi trƣờng nuôi cấy của chủng VN08 - A12 để đạt hoạt tính
kháng Xoo cao nhất, 6 loại môi trƣờng đã đƣợc lựa chọn để thử nghiệm bao gồm
3M, 16M, 2M, 301, N8 và SKS. Chủng VN08 - A12 đƣợc nuôi trong 25 ml của mỗi
loại môi trƣờng trong bình tam giác 250 ml, lắc ở 150 vòng/ phút trong 4 ngày ở
nhiệt độ 30o
C. Dịch nuôi cấy sau ly tâm đƣợc thử hoạt tính kháng Xoo R2 theo
phƣơng pháp đục lỗ thạch. Kết quả đƣợc trình bày trong hình 14 và hình 29C. Kết
quả cho thấy, môi trƣờng SKS là môi trƣờng tốt nhất cho chủng VN08 - A12 để sản
sinh chất kháng Xoo.
40
Hình 14. Ảnh hƣởng của môi trƣờng nuôi cấy khác nhau đến sự sản sinh hợp chất
kháng sinh ức chế vi khuẩn Xoo của chủng VN08 - A12
3.3.2. Thời gian nuôi cấy thích hợp
Chủng VN08 - A12 đƣợc nuôi lắc trong môi trƣờng SKS ở 30o
C, dịch nuôi
cấy đƣợc thu và thử hoạt tính kháng Xoo ở các ngày khác nhau. Kết quả đƣợc trình
bày trong hình 15 và hình 29B. Kết quả cho thấy rằng, thời gian nuôi cấy ảnh hƣởng
đến sự sản sinh lƣợng chất kháng Xoo. Khả năng ức chế Xoo (R2) đạt cao nhất sau 4
ngày nuôi cấy và giảm dần khi tăng thời gian nuôi cấy.
Hình 15. Ảnh hƣởng của thời gian cấy khác nhau đến sự sản sinh hợp chất kháng
sinh ức chế vi khuẩn Xoo của chủng VN08 - A12
0
5
10
15
20
25
30
35
3M 16M 2M 301 N8 SKS
Đườngkínhvòngkhángkhuẩn(D-
d:mm)
Môi trường nuôi cấy
0
5
10
15
20
25
30
3 4 5 6 7
Đườngkínhvòngkhángkhuẩn
(D:mm)
Thời gian nuôi cấy (ngày)
41
3.3.3. Thể tích nuôi cấy thích hợp
Để xác định thể tích nuôi cấy thích hợp, chủng VN08 - A12 đƣợc nuôi cấy
trong môi trƣờng SKS với các thể tích khác nhau ở 30o
C. Sau 4 ngày, dịch nuôi cấy
đƣợc thu để thử hoạt tính kháng Xoo. Kết quả đƣợc thể hiện trong hình 16 và hình
29A. Kết quả cho thấy hoạt tính kháng Xoo cao nhất ở thể tích 25 ml trong bình 250
ml và giảm dần với sự gia tăng của thể tích môi trƣờng. Kết quả này khẳng định oxy
là nhân tố quan trọng ảnh hƣởng khả năng sinh hoạt chất kháng Xoo của chủng
VN08 - A12.
Hình 16. Ảnh hƣởng của thể tích môi trƣờng nuôi cấy khác nhau đến sự sản sinh
hợp chất kháng sinh ức chế vi khuẩn Xoo của chủng VN08 - A12 (S. toxytricini)
3.3.4. Nhiệt độ nuôi cấy thích hợp
Chủng VN08 - A12 đƣợc nuôi trong môi trƣờng SKS, ở các nhiệt độ khác
nhau. Dịch nuôi cấy sau 4 ngày đƣợc thử hoạt tính kháng Xoo. Kết quả đƣợc trình
bày trong hình 17 và hình 29D. Nhiệt độ nuôi cấy ảnh hƣởng rất lớn đến sự sản sinh
hoạt chất kháng Xoo. Kết quả cho thấy rằng chủng VN08 - A12 đƣợc nuôi ở nhiệt
30o
C là tốt nhất.
0
5
10
15
20
25
30
25 50 75 100 125 150
Đườngkínhvòngkhángkhuẩn
(D-d:mm)
Thể tích nuôi cấy (ml)
42
Hình 17. Ảnh hƣởng của nhiệt độ môi trƣờng nuôi cấy khác nhau đến sự sản sinh
hợp chất kháng sinh ức chế vi khuẩn Xoo của chủng VN08 - A12
3.3.5. Cách cấy giống thích hợp
Cách cấy giống thƣờng ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng sinh các chất có hoạt
tính sinh học. Chính vì vậy, chúng tôi khảo sát các cách cấy giống khác nhau để tìm
phƣơng pháp thu đƣợc hoạt chất kháng Xoo cao nhất, bao gồm: giống cấp 1 ở 24,
48, 76, 92 giờ và bào tử (1x108
, 2x108
, 3x108
và 4x108
)bào tử
. Dịch nuôi cấy sau 4
ngày đƣợc thử hoạt tính kháng Xoo (R2). Kết quả đƣợc trình bày trong hình 18
hình 29E và hình 29F. Kết quả cho thấy rằng phƣơng pháp cấy bằng giống cấp 1 tốt
hơn cấy bằng bào tử. Giống cấp 1 ở các thời điểm khác nhau không ảnh hƣởng đến
khả năng sinh hoạt chất.
0
5
10
15
20
25
30
35
25 30 35 40
Đườngkínhvòngkhángkhuẩn
(D-d:mm)
Nhiệt độ nuôi cấy (o C)
43
Hình 18. Ảnh hƣởng của cách cấy giống đến sự sản sinh hợp chất kháng sinh ức chế
vi khuẩn Xoo của chủng VN08 - A12.
3.4. Tinh sạch và phân tích hoạt chất kháng Xoo của chủng VN08 - A12
3.4.1. Tinh sạch hoạt chất kháng Xoo của chủng VN08 - A12
Dịch chiết thô của chủng VN08 - A12 đƣợc tách chiết bằng 1/2 thể tích ethyl
acetate nhƣ đã mô tả trong mục 2.2.6.1 và tóm tắt ở sơ đồ hình 19. Hoạt tính kháng
Xoo của dịch chiết thô đƣợc kiểm tra bằng phƣơng pháp đục lỗ thạch và khẳng định
hoạt chất đƣợc tách trong dung môi ethylacetate (hình 30A).
Dịch chiết thô tiếp tục đƣợc tinh sạch bằng cột silica gel, các phân đoạn đƣợc
thu và thử hoạt tính kháng Xoo (R2) nhƣ đƣợc trình bày trong mục 2.2.6.2. Hoạt
tính của các phân đoạn đƣợc thể hiện trong bảng 11 và hình 30B. Các phân đoạn từ
4.1 trở đi đều có hoạt tính chứng tỏ hoạt chất kháng Xoo chỉ có thể thôi khỏi cột với
nồng độ ethylacetate trên 80%.
23
24
25
26
27
28
29
24 48 72 96 1x108 2x108 3x108 4x108
Đườngkínhvòngkhángkhuẩn
(D-d:mm)
Cách cấy giống
(1x108
) (2x108
) (3x108
) (4x108
)
Bào tử
Giống cấp I
( Thời gian nuôi – giờ)
44
Hình 19. Quy trình tách dịch chiết thô của chủng VN08 - A12
Bảng 11. Hoạt chất của VN08 - A12 thu đƣợc từ các phân đoạn khi tinh sạch bằng
silica gel
Phân đoạn
mẫu chủng
VN08 - A12
Nồng độ
dung môi
Thể tích
(ml)
Đƣờng kính
vòng kháng
(D-d, mm)
1.1 Hexan 100% 20 -
1.2 Hexan 100% 20 -
2.1 80% Hexan: 20% ethyl acetate 20 -
2.2 80% Hexan: 20% ethyl acetate 20 -
3.1 50% Hexan: 50% ethyl acetate 20 -
3.2 50% Hexan: 50% ethyl acetate 20 -
4.1 20% Hexan: 80% ethyl acetate 20 15
4.2 20% Hexan: 80% ethyl acetate 20 10
5.1 0% Hexan: 100% ethyl acetate 20 5
5.2 0% Hexan: 100% ethyl acetate 20 4
5.3 50% Methanol: 50% ethyl acetate 20 3
Dịch trong
(Dịch chiết thô)
Dịch
nuôi
cấy (Ly tâm)
Dịch trong
(1V)
1/2V Ethyl
acetate
Ly tâm
45
Phân đoạn 4.1 có hoạt tính cao nhất nên đƣợc tiếp tục tinh sạch bằng phƣơng
pháp HPLC sử dụng cột sắc ký phản pha C18. Các phân đoạn (1 phút/ phân đoạn)
sau HPLC đƣợc thu lại và thử hoạt tính kháng Xoo (bảng 12 và hình 20). Kết quả
cho thấy phân đoạn 14 có hoạt tính cao nhất, tƣơng ứng với phút 14. Vì vậy, chất ở
phút 14 đƣợc tinh sạch (hình 21). Phổ hấp thụ của hoạt chất này đƣợc thể hiện trong
hình 22. Bƣớc sóng hấp thụ cực đại của chất là 360 nm.
Bảng 12. Hoạt chất của VN08 - A12 thu đƣợc từ HPLC từ phân đoạn 4.1
Phân đoạn mẫu
chủng VN08 - A12
Đƣờng kính vòng kháng Xoo (R2)
(D-d, mm)
1 -
2 -
3 -
4 -
5 -
6 -
7 -
8 -
9 -
10 -
11 -
12 -
13 -
14 14
46
Phân đoạn mẫu
chủng VN08 - A12
Đƣờng kính vòng kháng Xoo (R2)
(D-d, mm)
15 12
16 9
17 8
18 5
19 -
20 -
21 -
22 -
23 -
24 -
25 -
26 -
Hình 20. Phổ HPLC của hoạt chất chủng VN08 - A12
min12 13 14 15 16 17
mAU
0
250
500
750
1000
1250
1500
1750
2000
DAD1 A, Sig=254,4 Ref=450,100 (20130228NT 2013-02-28 14-11-301AA-0201.D)
11.945
12.401
12.836
12.992
13.183
13.467
13.568
13.857
14.024
14.156
14.576
14.723
14.939
15.170
15.311
15.425
15.735
16.064
16.221
16.651
17.246
17.397
17.636
17.799
47
Hình 21. Phổ HPLC của hoạt chất sau tinh sạch
Hình 22. Phổ hấp thụ UV của hoạt chất sau tinh sạch
3.4.2. Phân tích trọng lƣợng phân tử
Trọng lƣợng phân tử của hoạt chất kháng Xoo tinh sạch từ chủng VN08 -
A12 đƣợc xác định bằng phƣơng pháp khối phổ (hình 23). Kết quả cho thấy hoạt
chất có trọng lƣợng phân tử là 778,43. Dựa trên phổ hấp phụ và trọng lƣợng phân
min5 10 15 20 25 30
mAU
0
10
20
30
40
50
60
70
DAD1A, Sig=254,4Ref=450,100(2013086NT2013-08-0609-48-35014-0401.D)
0.9311.060
12.22212.58512.907
14.368
26.19426.294
26.910
nm250 300 350 400 450 500 550
mAU
0
50
100
150
200
250
300
350
400
*DAD1, 12.380 (449 mAU, - ) Ref=11.447 & 12.967 of 012-0201.D
48
tử, chúng tôi bƣớc đầu tạm xác định hoạt chất là factumycin với cấu trúc hóa học
nhƣ trong hình 24.
Hình 23. Kết quả phân tích khối phổ của chủng VN08 - A12
Hình 24. Cấu trúc hóa học của factumycin [31]
Factumycin đƣợc phát hiện lần đầu tiên vào năm 1982 nhƣ một chất kháng
sinh thuộc cùng nhóm với aurodox, kirromycin, efrotomycin, mocimycin,
heneicomycin [21]. Factumycin có trọng lƣợng phân tử là 778,97048 g/ mol và
801.438
[M+Na]
+
49
công thức phân tử là C44H62N2O10 (hình 25). Sự khác biệt giữa factumycin với các
chất trong nhóm là sự có mặt của một vòng tetrahydrofuran mở và liên kết đôi với
gốc ketone. Thêm vào đó bƣớc sóng hấp thụ của factumycin là 355 nm, dài hơn so
với các chất kháng sinh khác trong cùng nhóm (~322 nm).
Hình 25. Cấu trúc của factumycin [46]
Factumycin có khả năng kháng cả các vi khuẩn Gram âm và Gram dƣơng
[46] [21]. Năm 2011 Kyota Kimura và cộng sự đã chứng minh môi trƣờng lên men
của chủng Streptomyces spp. K07-0034 có khả năng ức chế T3SS (hệ thống tiết típ
3) của các vi khuẩn Gram âm [31]. Năm 2012, Thaker và cộng sự phát hiện ra
factumycin từ chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini (WAC 5292) có hoạt tính
kháng một số loại vi khuẩn Gram âm thƣờng đƣợc tìm thấy ở mầm bệnh đa kháng
thuốc trong y tế nhƣ: Acinetobacter baumannii, Enterococcus faecalis, Escherichia
coli, Klebsiella pneumoniae, Pseudomonas aeruginosa và Staphylococcus aureus
[46]. Trong thử nghiệm của Kimura năm 2011, đã lây nhiễm trên chuột một liều gây
chết của Citrobactor rodentium - một loại vi khuẩn gây bệnh cho ngƣời tƣơng tự
Escherichia coli. Kết quả quan sát cho thấy những con chuột đƣợc uống audorox
liều lƣợng 25 mg/ kg có khả năng sống sót sau khi bị nhiễm Citrobactor rodentium
[31]. Trong một nghiên cứu in vivo về tác dụng của UK 69,753 - một glycoside của
factumycin trên chuột bị nhiễm Treponema hyodysenteriae, kết quả cho thấy không
50
còn tìm thấy Treponema hyodysenteriae trong phân của chuột thí nghiệm thậm chí
ở thời điểm 12 ngày sau khi thử nghiệm [28]. Tuy nhiên, factumycin chƣa từng
đƣợc sử dụng để kháng Xoo gây bệnh bạc lá lúa.
Những nghiên cứu về cơ chế tổng hợp factumycin ở Streptomyces sp. cho
thấy cụm gen sinh tổng hợp factumycin có kích thƣớc gần 76kb gồm 23 khung đọc
mở: facAVI, facAV, facAIV, facAIII, facAII và facAI (gen quy định PKS và NRPS–
PKS); facHIV, facHV và facHI (Hypothetical protein) và các gene khác: facP,
facRI, facT, facCII, facM, facD, facOI, facOII, facCI, facMII và facB (hình 26).
Trong đó facT là gen quan trọng nhất trong việc sinh tổng hợp factumycin [46].
Trong nghiên cứu này, factumycin đƣợc tìm thấy có trong dịch nuôi cấy
chủng VN08-A12. Thử nghiệm kháng vi sinh vật cho thấy, dịch nuôi cấy của chủng
VN08-A12 có khả năng ức chế sinh trƣởng của cả vi khuẩn Gram âm (Escherichia
coli NBRC 14237 và Xanthomonas oryzae pv. oryzae) và vi khuẩn Gram dƣơng
(Micrococcus luteus NBRC 13867). Tuy nhiên, dịch nuôi cấy của chủng VN08-
A12 có chứa factumycin không thể kháng đƣợc các vi sinh vật kiểm định khác.
Chúng tôi giả thuyết rằng factumycin sinh ra từ chủng VN08-A12 có một phổ
kháng vi sinh vật tƣơng đối hẹp. Điều này sẽ giúp ích cho việc ứng dụng chế phẩm
factumycin trong xử lý bệnh bạc lá lúa trên đồng ruộng trong khi không gây ảnh
hƣởng đến hệ vi sinh vật trong đất.
Hình 26. Cụm gen sinh tổng hợp factumycin (A) chủng WAC5292 (Streptomyces
toxytricini) và (B) Streptomyces cattleya.
51
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
- Bằng phƣơng pháp hóa phân loại, hình thái học và phân tích trình tự gen
16S rADN, chủng VN08 - A12 đƣợc xác định là Streptomyces toxytricini.
- Điều kiện nuôi cấy tối ƣu để chủng VN08 - A12 sinh hoạt chất kháng Xoo
cao nhất đƣợc xác định nhƣ sau: 25 ml môi trƣờng SKS trong bình định mức 250
ml trong 4 ngày ở 30o
C, cấy giống cấp 1 tốt hơn cấy bằng bào tử.
- Hoạt chất kháng Xoo sinh ra bởi chủng VN08 - A12 đã đƣợc tinh sạch và
xác định là factumycin.
4.2. Kiến nghị
Kết quả trong nghiên cứu cho thấy chủng VN08 - A12 (Streptomyces
toxytricini) có tiềm năng ứng dụng trong kiểm soát sinh học bệnh bạc lá lúa. Chính
vì vậy, các nghiên cứu tiếp theo sẽ tập trung vào việc cải biến di truyền chủng
VN08 - A12 để tăng khả năng sinh hoạt chất kháng Xoo và phát triển chế phẩm
kiểm soát bệnh bạc lá lúa ở Việt Nam.
52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Kiều Hữu Ảnh (1999), Giáo trình Vi sinh vật học công nghiệp, tập 1, Nhà
xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
2. Nguyễn Lân Dũng (2012), Giáo trình Vi sinh vật học, phần 3, Nhà xuất bản
giáo dục Việt Nam.
3. Lê Lƣơng Tề, Bùi Trọng Thủy (2007). “Một số nghiên cứu về các Xa-gen
kháng bệnh bạc lá lúa”, Tạp chí Bảo vệ thực vật, 1(1), tr. 1-7.
4. Nguyễn Xuân Thành, Dƣơng Đức Tiến (2003), Vi sinh vật học nông nghiệp,
Nhà xuất bản Đại học sƣ phạm, Hà Nội.
TIẾNG ANH
5. Adhikari, T. B., Basnyat, R. C. (1999), “Virulence of Xanthomonas oryzae
pv. oryzae on rice lines containing single resistance genes and gene
combinations”, Plant Disease, 83, pp. 46-50.
6. Baltz, R. H. (2006), “Antibiotic discovery from actinomycetes: will a
renaissance follow the decline and fall?”, SIM News, 55, pp. 186-196.
7. Basavaraj, M., Shivayageeswar, E. N. (2011), “Production and optimisation
of tetracycline by various strains of Streptomyces under solid state
fermentation using pineapple peel as a novel substrate ”, Recent Research in
Science and Technology 3,pp. 01-08.
8. Bharathkumar, S., David, P. R. S., Brindha, P. V., Kavitha, S.,
Gnanamanickam, S. S. (2008), “ Improvement of bacterial blight resistance
in rice cultivars Jyothi and IR50 via markerassisted backcross breeding”,
Journal of Crop Improvement, 21, pp. 101-116.
9. Bulletin, B. O. E. (2007), “Xanthomonas oryzae”, 37, pp. 543-553.
10. Caffrey, P., Lynch, S., Flood, E., Finnan, S., Oliynyk, M. (2001),
“Amphotericin biosynthesis in Streptomyces nodosus: deductions from
53
analysis of polyketide synthase and late genes”, journal of Biology
Chemistry, 8, pp. 713-723.
11. Chand, T., Singh, N., Singh, H., Thind, B. S. (1979), “Field efficacy of stable
bleaching powder to control bacterial leaf blight”, journal of Rice Research
Newsletter, 4, pp. 12-13.
12. Das, S., Lyla, P. S., Khan, S. A. (2008), “Distribution and generic
composition of culturable marine actinomycetes from the sediments of
Indian continental slope of Bay of Bengal”, Chinese Journal
Oceanology Limnology, 26, pp. 166-177.
13. Dinh, H. D., Oanh, N. K., Toan, N. D., Du, P. V., Loan, L. C. (2008),
“Pathotype profilce of Xanthomonas oryzae pv. oryzae isoaltes from the rice
ecosystem in Cuulong river Delta”, Omonrice, 16, pp. 34-40.
14. Fravel, D. R. (2005), “Commercialization and implementation of
biocontrol”, journal of Phytopathology, 43, pp. 337-359.
15. Furuya, N., Taura, S., Thuy, B. T., Ton, P. H., Hoan, N. V., Yoshimura, A.
(2003), “Experimental technique for Bacterial Blight of Rice”, HAU-JICA
ERCB Project, 25, pp. 42-50.
16. Gnanamanickam, S. S., Sakthivel, N., Alvarez, A. M., Benedict, A. A.,
Leach, J. E. (1996), “Serological and molecular probes for the detection of
seedborne bacterial pathogens of rice and lack of demonstrable evidence for
seed transmission of Xanthomonas oryzae pv. oryzae”, journal of plant
Disease, 8, pp. 24-29.
17. Gnanamanickam, S. S., Velusamy, P., Immanuel, J. E., Thomashow, L. S.
(2006), “Biological control of rice bacterial blight by plant-associated
bacteria producing 2,4-diacetylphloroglucinol”, Canadian Journal of
Microbiology, 52, pp. 56-65.
18. Gnanamanickan, S. S. (2009), “Biological control of rice diseases”,
Biological control of rice diseases, 8, pp. 29-31.
54
19. Gonzalaz, R. I., Obregon, A. M., Escalante, L., Sanchez, S. (1995),
“Gentamicin formation in Micromonospora purpurea: stimulatory efect of
amanonium”, Journal of antibiotic, 48, pp. 479-483.
20. Gopalakrishnan, S., Kumar, R., Humayun, P., Srinivas, V., Ratnakumari, B.,
Vijayabharathi, R., Singh, A., Surekha, K., Padmavathi, C., Somashekar, N.,
Rao, R. P., Rao, L. V. S., Babu, V. R., Viraktamath, B. C., Goud, V. V.,
Loganandhan, N., Gujja, B., Rupela Oh, Y. Y. (2013), “Assessment of
different methods of rice (Oryza sativa, L) cultivation for growth parameters,
soil chemical, biological and microbiological properties, water saving and
grain yield in rice-rice system”, Paddy Water Environment, 13, pp. 362-366.
21. Gullo, V. P., Zimmerman, S. B., Dewey, R. S., Hensens, O., Cassidy, P. J.
(1982), “Factumycin, a new antinbiotic (A40A): Fermentation, isolation and
antibacterial spectrum”, Journal of Antibiotic, 12, pp. 1705- 1707
22. Hao, D., Gao, P., Liu, P., Zhao, J., Wang, Y., Yang, W., Lu, Y., Shi, T.,
Zhang, X. (2011), “A novel secretory protein, inhibits Elk1 transcriptional
activity via ERK pathway”, Molecular Biology Reports, 38, pp. 1375–1382.
23. Hoa, P. T. P., Hop, D. V., Quang, N. Q., Ton, P. H., Ha, T. H., Hung, N. V.,
Van, N. T., Hai, T. V., Quy, N. T. K., Dao, N. T. A., Thom, V. T., (2014),
“Biological Control of Xanthomonas Oryzae pv. Oryzae Causing Rice
Bacterial Blight Disease by Streptomyces toxytricini (VN08-A-12), Isolated
from Soil and Leaf-litter Samples in Vietnam ”, Biocontrol science, 19, pp.
3.
24. Hoa, P. T. P., Quang, N. D., Sakiyama, Y., Hop, D. V., Hang, D. T., Ha, T.
H., Van., N. T., Quy, N. T. K., Dao, N. T. A., (2012), “Screening for
actinomyces isolated from soil with the ability to inhibit Xanthomonas
oryzae pv. oryzae causing rice bacterial blight disease in Vietnam”, African
Journal of Biotechnology 10, pp. 1684–5315
25. Howard, T. D. (1998), “The Production of Neomycin by Streptomyces
fradiae in Synthetic Media ”, Applied Microbiology, 1, pp. 103-106.
55
26. Huang, N., Angeles, E. R., Domingo, J., Magpantay, G., Singh, S., Zhang, G.
(1997), “Pyramiding of bacterial blight resistance genes in rice; marker-
assisted selection using RFLP and PCR”, Theoretical and Applied Genetic,
95, pp. 313-320.
27. Islam, N., Bora, L. C. (1998), “Biologycal management of Bacterial leaf
blight of rice (Oryza Santiva) with plant grow promoting Rhizobacteria”,
Indian Journal of Agricultural Univercity, 12, pp. 50-63.
28. Jefson, M. R., Bordner, J., Reese, C. P., Whipple, E. B. (1989), “UK-69, 753,
a novel member of the efrotomycin family of antibiotics II. Structure
determination and biological activity”, Journal of Antibiotic, 11, pp. 1610-
1618.
29. Ji, G. H., Wei, L. F., Wu, Y. P., Bai, X. H. (2008), “Biological control of rice
bacterial blight by Lysobacter antibioticus strain 13-1”, Biological control,
45, pp. 288-296.
30. Khush, G. S., Bacalango, E., Ogawa, T. (1990), “A new gene for resistance
to bacterial blight from O. longistaminata”, Rice Genetics Newsletter, 7, pp.
121-122.
31. Kimura, K., Iwatsuki, M., Nagai, T., Matsumoto, A., Takahashi, Y., Shiom,
K., Mura, S. O., Abe, A. (2011), “A small-molecule inhibitor of the bacterial
type III secretion system protects againstin vivo infection with Citrobacter
rodentium”, Journal of Antibiotic, 64, pp. 197-203.
32. Lestari, Y. (2006), “Short communication : Identification of indigenous
Streptomyces spp. Producing antibacterial compounds”, Journal of
Mikrobiology Indonesia, 11, pp. 99-101.
33. Mew, T. W., Alvarez, A. M., Leach, J. E., Swings, J. (1993), “Focus on
bacterial blight of rice”, Plant Disease, 77, pp. 5-11.
34. Mitchell, J. I., Logan, P. G., Cushing, K. E., Ritchie, D. A. (2006),
“Novobiocin resistance sequences from the novobiocin producing strain
Streptomyces niveus ”, Molecular Microbiology, 10, pp. 1365-2958.
Đặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOT
Đặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOT
Đặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOT
Đặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOT
Đặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOT
Đặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOT
Đặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOT
Đặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOT
Đặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOT
Đặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOT
Đặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOT
Đặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOT
Đặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOT
Đặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOT
Đặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOT
Đặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOT
Đặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOT
Đặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOT
Đặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOT
Đặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOT
Đặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOT
Đặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOT
Đặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOT
Đặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOT
Đặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOT
Đặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOT
Đặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOT
Đặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOT
Đặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOT

More Related Content

What's hot

Đề tài: Nghiên cứu chiết xuất chất màu anthocyanin từ cây lá cẩm, HAY
Đề tài: Nghiên cứu chiết xuất chất màu anthocyanin từ cây lá cẩm, HAYĐề tài: Nghiên cứu chiết xuất chất màu anthocyanin từ cây lá cẩm, HAY
Đề tài: Nghiên cứu chiết xuất chất màu anthocyanin từ cây lá cẩm, HAY
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Phân lập bacillus subtilis từ ruột cá
Phân lập bacillus subtilis từ ruột cáPhân lập bacillus subtilis từ ruột cá
Phân lập bacillus subtilis từ ruột cá
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài: Hoạt tính kháng khuẩn từ dịch chiết của củ cải trắng, HAY
Đề tài: Hoạt tính kháng khuẩn từ dịch chiết của củ cải trắng, HAYĐề tài: Hoạt tính kháng khuẩn từ dịch chiết của củ cải trắng, HAY
Đề tài: Hoạt tính kháng khuẩn từ dịch chiết của củ cải trắng, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phân lập và tuyển chọn các chủng bacillus ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp
Phân lập và tuyển chọn các chủng bacillus ứng dụng trong sản xuất nông nghiệpPhân lập và tuyển chọn các chủng bacillus ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp
Phân lập và tuyển chọn các chủng bacillus ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hấp phụ ion Cu2+, Cd2+ trong nước của vật liệu chế tạo từ bã trà
Hấp phụ ion Cu2+, Cd2+ trong nước của vật liệu chế tạo từ bã tràHấp phụ ion Cu2+, Cd2+ trong nước của vật liệu chế tạo từ bã trà
Hấp phụ ion Cu2+, Cd2+ trong nước của vật liệu chế tạo từ bã trà
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Phân tich cảm quan thực phẩm nhóm cảm quan
Phân tich cảm quan thực phẩm nhóm cảm quanPhân tich cảm quan thực phẩm nhóm cảm quan
Phân tich cảm quan thực phẩm nhóm cảm quan
Minh Nguyen
 
Đánh giá hàm lượng tổng phenolic và flavonoid trong quả Nhàu
Đánh giá hàm lượng tổng phenolic và flavonoid trong quả NhàuĐánh giá hàm lượng tổng phenolic và flavonoid trong quả Nhàu
Đánh giá hàm lượng tổng phenolic và flavonoid trong quả Nhàu
nhuphung96
 
EBOOK - Kỹ thuật lên men công nghiệp - 2016 (Hoàng Văn Quốc Chương).pdf
EBOOK - Kỹ thuật lên men công nghiệp - 2016 (Hoàng Văn Quốc Chương).pdfEBOOK - Kỹ thuật lên men công nghiệp - 2016 (Hoàng Văn Quốc Chương).pdf
EBOOK - Kỹ thuật lên men công nghiệp - 2016 (Hoàng Văn Quốc Chương).pdf
Khuyen ND
 
Luận văn: Phân tích hàm lượng vitamin A trong một số loại trứng gia cầm bằng ...
Luận văn: Phân tích hàm lượng vitamin A trong một số loại trứng gia cầm bằng ...Luận văn: Phân tích hàm lượng vitamin A trong một số loại trứng gia cầm bằng ...
Luận văn: Phân tích hàm lượng vitamin A trong một số loại trứng gia cầm bằng ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn nghiên cứu quy trình chưng cất tinh dầu gừng và ứng dụng phụ phẩm củ...
Luận văn nghiên cứu quy trình chưng cất tinh dầu gừng và ứng dụng phụ phẩm củ...Luận văn nghiên cứu quy trình chưng cất tinh dầu gừng và ứng dụng phụ phẩm củ...
Luận văn nghiên cứu quy trình chưng cất tinh dầu gừng và ứng dụng phụ phẩm củ...
nataliej4
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận án: Nghiên cứu xác định tên khoa học, quy trình nhân giống in vitro và h...
Luận án: Nghiên cứu xác định tên khoa học, quy trình nhân giống in vitro và h...Luận án: Nghiên cứu xác định tên khoa học, quy trình nhân giống in vitro và h...
Luận án: Nghiên cứu xác định tên khoa học, quy trình nhân giống in vitro và h...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu bạch đàn trắn...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu bạch đàn trắn...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu bạch đàn trắn...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu bạch đàn trắn...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đặc điểm kháng kháng sinh ở các chủng salmonella đa kháng, HAY
Đặc điểm kháng kháng sinh ở các chủng salmonella đa kháng, HAYĐặc điểm kháng kháng sinh ở các chủng salmonella đa kháng, HAY
Đặc điểm kháng kháng sinh ở các chủng salmonella đa kháng, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Phân lập và tuyển chọn lactobacillus sp. từ thực vật ủ chua có tiềm năng sản ...
Phân lập và tuyển chọn lactobacillus sp. từ thực vật ủ chua có tiềm năng sản ...Phân lập và tuyển chọn lactobacillus sp. từ thực vật ủ chua có tiềm năng sản ...
Phân lập và tuyển chọn lactobacillus sp. từ thực vật ủ chua có tiềm năng sản ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài: Tổng hợp nano curcumin từ củ nghệ vàng, HAY, 9đ
Đề tài: Tổng hợp nano curcumin từ củ nghệ vàng, HAY, 9đĐề tài: Tổng hợp nano curcumin từ củ nghệ vàng, HAY, 9đ
Đề tài: Tổng hợp nano curcumin từ củ nghệ vàng, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ quả dứa
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ quả dứaNghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ quả dứa
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ quả dứa
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu khả năng ứng dụng chitosan hòa tan trong nước vào bảo quản đậu hũ ...
Nghiên cứu khả năng ứng dụng chitosan hòa tan trong nước vào bảo quản đậu hũ ...Nghiên cứu khả năng ứng dụng chitosan hòa tan trong nước vào bảo quản đậu hũ ...
Nghiên cứu khả năng ứng dụng chitosan hòa tan trong nước vào bảo quản đậu hũ ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp nano đồng và ứng dụng, HAY
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp nano đồng và ứng dụng, HAYLuận văn: Nghiên cứu tổng hợp nano đồng và ứng dụng, HAY
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp nano đồng và ứng dụng, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

What's hot (20)

Đề tài: Nghiên cứu chiết xuất chất màu anthocyanin từ cây lá cẩm, HAY
Đề tài: Nghiên cứu chiết xuất chất màu anthocyanin từ cây lá cẩm, HAYĐề tài: Nghiên cứu chiết xuất chất màu anthocyanin từ cây lá cẩm, HAY
Đề tài: Nghiên cứu chiết xuất chất màu anthocyanin từ cây lá cẩm, HAY
 
Phân lập bacillus subtilis từ ruột cá
Phân lập bacillus subtilis từ ruột cáPhân lập bacillus subtilis từ ruột cá
Phân lập bacillus subtilis từ ruột cá
 
Đề tài: Hoạt tính kháng khuẩn từ dịch chiết của củ cải trắng, HAY
Đề tài: Hoạt tính kháng khuẩn từ dịch chiết của củ cải trắng, HAYĐề tài: Hoạt tính kháng khuẩn từ dịch chiết của củ cải trắng, HAY
Đề tài: Hoạt tính kháng khuẩn từ dịch chiết của củ cải trắng, HAY
 
Phân lập và tuyển chọn các chủng bacillus ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp
Phân lập và tuyển chọn các chủng bacillus ứng dụng trong sản xuất nông nghiệpPhân lập và tuyển chọn các chủng bacillus ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp
Phân lập và tuyển chọn các chủng bacillus ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp
 
Hấp phụ ion Cu2+, Cd2+ trong nước của vật liệu chế tạo từ bã trà
Hấp phụ ion Cu2+, Cd2+ trong nước của vật liệu chế tạo từ bã tràHấp phụ ion Cu2+, Cd2+ trong nước của vật liệu chế tạo từ bã trà
Hấp phụ ion Cu2+, Cd2+ trong nước của vật liệu chế tạo từ bã trà
 
Phân tich cảm quan thực phẩm nhóm cảm quan
Phân tich cảm quan thực phẩm nhóm cảm quanPhân tich cảm quan thực phẩm nhóm cảm quan
Phân tich cảm quan thực phẩm nhóm cảm quan
 
Đánh giá hàm lượng tổng phenolic và flavonoid trong quả Nhàu
Đánh giá hàm lượng tổng phenolic và flavonoid trong quả NhàuĐánh giá hàm lượng tổng phenolic và flavonoid trong quả Nhàu
Đánh giá hàm lượng tổng phenolic và flavonoid trong quả Nhàu
 
EBOOK - Kỹ thuật lên men công nghiệp - 2016 (Hoàng Văn Quốc Chương).pdf
EBOOK - Kỹ thuật lên men công nghiệp - 2016 (Hoàng Văn Quốc Chương).pdfEBOOK - Kỹ thuật lên men công nghiệp - 2016 (Hoàng Văn Quốc Chương).pdf
EBOOK - Kỹ thuật lên men công nghiệp - 2016 (Hoàng Văn Quốc Chương).pdf
 
Luận văn: Phân tích hàm lượng vitamin A trong một số loại trứng gia cầm bằng ...
Luận văn: Phân tích hàm lượng vitamin A trong một số loại trứng gia cầm bằng ...Luận văn: Phân tích hàm lượng vitamin A trong một số loại trứng gia cầm bằng ...
Luận văn: Phân tích hàm lượng vitamin A trong một số loại trứng gia cầm bằng ...
 
Luận văn nghiên cứu quy trình chưng cất tinh dầu gừng và ứng dụng phụ phẩm củ...
Luận văn nghiên cứu quy trình chưng cất tinh dầu gừng và ứng dụng phụ phẩm củ...Luận văn nghiên cứu quy trình chưng cất tinh dầu gừng và ứng dụng phụ phẩm củ...
Luận văn nghiên cứu quy trình chưng cất tinh dầu gừng và ứng dụng phụ phẩm củ...
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...
 
Bài thuyết trình ktg
Bài thuyết trình ktgBài thuyết trình ktg
Bài thuyết trình ktg
 
Luận án: Nghiên cứu xác định tên khoa học, quy trình nhân giống in vitro và h...
Luận án: Nghiên cứu xác định tên khoa học, quy trình nhân giống in vitro và h...Luận án: Nghiên cứu xác định tên khoa học, quy trình nhân giống in vitro và h...
Luận án: Nghiên cứu xác định tên khoa học, quy trình nhân giống in vitro và h...
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu bạch đàn trắn...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu bạch đàn trắn...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu bạch đàn trắn...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu bạch đàn trắn...
 
Đặc điểm kháng kháng sinh ở các chủng salmonella đa kháng, HAY
Đặc điểm kháng kháng sinh ở các chủng salmonella đa kháng, HAYĐặc điểm kháng kháng sinh ở các chủng salmonella đa kháng, HAY
Đặc điểm kháng kháng sinh ở các chủng salmonella đa kháng, HAY
 
Phân lập và tuyển chọn lactobacillus sp. từ thực vật ủ chua có tiềm năng sản ...
Phân lập và tuyển chọn lactobacillus sp. từ thực vật ủ chua có tiềm năng sản ...Phân lập và tuyển chọn lactobacillus sp. từ thực vật ủ chua có tiềm năng sản ...
Phân lập và tuyển chọn lactobacillus sp. từ thực vật ủ chua có tiềm năng sản ...
 
Đề tài: Tổng hợp nano curcumin từ củ nghệ vàng, HAY, 9đ
Đề tài: Tổng hợp nano curcumin từ củ nghệ vàng, HAY, 9đĐề tài: Tổng hợp nano curcumin từ củ nghệ vàng, HAY, 9đ
Đề tài: Tổng hợp nano curcumin từ củ nghệ vàng, HAY, 9đ
 
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ quả dứa
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ quả dứaNghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ quả dứa
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ quả dứa
 
Nghiên cứu khả năng ứng dụng chitosan hòa tan trong nước vào bảo quản đậu hũ ...
Nghiên cứu khả năng ứng dụng chitosan hòa tan trong nước vào bảo quản đậu hũ ...Nghiên cứu khả năng ứng dụng chitosan hòa tan trong nước vào bảo quản đậu hũ ...
Nghiên cứu khả năng ứng dụng chitosan hòa tan trong nước vào bảo quản đậu hũ ...
 
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp nano đồng và ứng dụng, HAY
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp nano đồng và ứng dụng, HAYLuận văn: Nghiên cứu tổng hợp nano đồng và ứng dụng, HAY
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp nano đồng và ứng dụng, HAY
 

Similar to Đặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOT

Luận án: Thành phần hóa học và hoạt tính sinh của loài Ardisia - Gửi miễn phí...
Luận án: Thành phần hóa học và hoạt tính sinh của loài Ardisia - Gửi miễn phí...Luận án: Thành phần hóa học và hoạt tính sinh của loài Ardisia - Gửi miễn phí...
Luận án: Thành phần hóa học và hoạt tính sinh của loài Ardisia - Gửi miễn phí...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâuLuận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc một số gen thuộc hệ miễn dịch tôm sú (...
Luận án:  Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc một số gen thuộc hệ miễn dịch tôm sú (...Luận án:  Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc một số gen thuộc hệ miễn dịch tôm sú (...
Luận án: Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc một số gen thuộc hệ miễn dịch tôm sú (...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Khu hệ cá nội địa vùng Thừa Thiên Huế, HAY
Luận án: Khu hệ cá nội địa vùng Thừa Thiên Huế, HAYLuận án: Khu hệ cá nội địa vùng Thừa Thiên Huế, HAY
Luận án: Khu hệ cá nội địa vùng Thừa Thiên Huế, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân loại một số loài rong biển thuộc chi Ulva (Chlorophyta) phân bố tại khu ...
Phân loại một số loài rong biển thuộc chi Ulva (Chlorophyta) phân bố tại khu ...Phân loại một số loài rong biển thuộc chi Ulva (Chlorophyta) phân bố tại khu ...
Phân loại một số loài rong biển thuộc chi Ulva (Chlorophyta) phân bố tại khu ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thành phần hóa học của một số loài dược liệu của đồng bào Pako và Bru
Thành phần hóa học của một số loài dược liệu của đồng bào Pako và BruThành phần hóa học của một số loài dược liệu của đồng bào Pako và Bru
Thành phần hóa học của một số loài dược liệu của đồng bào Pako và Bru
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả của ghép tế bào gốc tự thân điều trị bệnh đa u tủ...
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả của ghép tế bào gốc tự thân điều trị bệnh đa u tủ...Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả của ghép tế bào gốc tự thân điều trị bệnh đa u tủ...
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả của ghép tế bào gốc tự thân điều trị bệnh đa u tủ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận án: Phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, HAY
Luận án: Phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, HAYLuận án: Phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, HAY
Luận án: Phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Hoàn thiện quy trình sản xuất chế phẩm diệt sâu từ dịch nuôi cấy vi khuẩn ser...
Hoàn thiện quy trình sản xuất chế phẩm diệt sâu từ dịch nuôi cấy vi khuẩn ser...Hoàn thiện quy trình sản xuất chế phẩm diệt sâu từ dịch nuôi cấy vi khuẩn ser...
Hoàn thiện quy trình sản xuất chế phẩm diệt sâu từ dịch nuôi cấy vi khuẩn ser...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình Định
Luận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình ĐịnhLuận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình Định
Luận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình Định
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB, IV
Luận án: Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB, IVLuận án: Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB, IV
Luận án: Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB, IV
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Khảo sát hiệu lực diệt sâu và khả năng sinh sản của hai chủng tuyến trùng s –...
Khảo sát hiệu lực diệt sâu và khả năng sinh sản của hai chủng tuyến trùng s –...Khảo sát hiệu lực diệt sâu và khả năng sinh sản của hai chủng tuyến trùng s –...
Khảo sát hiệu lực diệt sâu và khả năng sinh sản của hai chủng tuyến trùng s –...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Biện pháp kỹ thuật canh tác giống lúa kháng rầy lưng trắng ở Huế
Biện pháp kỹ thuật canh tác giống lúa kháng rầy lưng trắng ở HuếBiện pháp kỹ thuật canh tác giống lúa kháng rầy lưng trắng ở Huế
Biện pháp kỹ thuật canh tác giống lúa kháng rầy lưng trắng ở Huế
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Khả năng chống ung thư của các hoạt chất phân lập từ cây vông nem - Gửi miễn ...
Khả năng chống ung thư của các hoạt chất phân lập từ cây vông nem - Gửi miễn ...Khả năng chống ung thư của các hoạt chất phân lập từ cây vông nem - Gửi miễn ...
Khả năng chống ung thư của các hoạt chất phân lập từ cây vông nem - Gửi miễn ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Chống ung thư của hoạt chất phân lập từ cây vông nem
Đề tài: Chống ung thư của hoạt chất phân lập từ cây vông nemĐề tài: Chống ung thư của hoạt chất phân lập từ cây vông nem
Đề tài: Chống ung thư của hoạt chất phân lập từ cây vông nem
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensisLuận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Biến động các thông số ảnh hưởng đến chất lượng tôm sú bảo quản ở 0 OC
Biến động các thông số ảnh hưởng đến chất lượng tôm sú bảo quản ở 0 OCBiến động các thông số ảnh hưởng đến chất lượng tôm sú bảo quản ở 0 OC
Biến động các thông số ảnh hưởng đến chất lượng tôm sú bảo quản ở 0 OC
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Đặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOT (20)

Luận án: Thành phần hóa học và hoạt tính sinh của loài Ardisia - Gửi miễn phí...
Luận án: Thành phần hóa học và hoạt tính sinh của loài Ardisia - Gửi miễn phí...Luận án: Thành phần hóa học và hoạt tính sinh của loài Ardisia - Gửi miễn phí...
Luận án: Thành phần hóa học và hoạt tính sinh của loài Ardisia - Gửi miễn phí...
 
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâuLuận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
 
Luận án: Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc một số gen thuộc hệ miễn dịch tôm sú (...
Luận án:  Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc một số gen thuộc hệ miễn dịch tôm sú (...Luận án:  Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc một số gen thuộc hệ miễn dịch tôm sú (...
Luận án: Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc một số gen thuộc hệ miễn dịch tôm sú (...
 
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...
 
Luận án: Khu hệ cá nội địa vùng Thừa Thiên Huế, HAY
Luận án: Khu hệ cá nội địa vùng Thừa Thiên Huế, HAYLuận án: Khu hệ cá nội địa vùng Thừa Thiên Huế, HAY
Luận án: Khu hệ cá nội địa vùng Thừa Thiên Huế, HAY
 
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...
 
Phân loại một số loài rong biển thuộc chi Ulva (Chlorophyta) phân bố tại khu ...
Phân loại một số loài rong biển thuộc chi Ulva (Chlorophyta) phân bố tại khu ...Phân loại một số loài rong biển thuộc chi Ulva (Chlorophyta) phân bố tại khu ...
Phân loại một số loài rong biển thuộc chi Ulva (Chlorophyta) phân bố tại khu ...
 
Thành phần hóa học của một số loài dược liệu của đồng bào Pako và Bru
Thành phần hóa học của một số loài dược liệu của đồng bào Pako và BruThành phần hóa học của một số loài dược liệu của đồng bào Pako và Bru
Thành phần hóa học của một số loài dược liệu của đồng bào Pako và Bru
 
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả của ghép tế bào gốc tự thân điều trị bệnh đa u tủ...
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả của ghép tế bào gốc tự thân điều trị bệnh đa u tủ...Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả của ghép tế bào gốc tự thân điều trị bệnh đa u tủ...
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả của ghép tế bào gốc tự thân điều trị bệnh đa u tủ...
 
Luận án: Phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, HAY
Luận án: Phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, HAYLuận án: Phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, HAY
Luận án: Phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, HAY
 
Hoàn thiện quy trình sản xuất chế phẩm diệt sâu từ dịch nuôi cấy vi khuẩn ser...
Hoàn thiện quy trình sản xuất chế phẩm diệt sâu từ dịch nuôi cấy vi khuẩn ser...Hoàn thiện quy trình sản xuất chế phẩm diệt sâu từ dịch nuôi cấy vi khuẩn ser...
Hoàn thiện quy trình sản xuất chế phẩm diệt sâu từ dịch nuôi cấy vi khuẩn ser...
 
Luận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình Định
Luận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình ĐịnhLuận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình Định
Luận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình Định
 
Luận án: Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB, IV
Luận án: Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB, IVLuận án: Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB, IV
Luận án: Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB, IV
 
Khảo sát hiệu lực diệt sâu và khả năng sinh sản của hai chủng tuyến trùng s –...
Khảo sát hiệu lực diệt sâu và khả năng sinh sản của hai chủng tuyến trùng s –...Khảo sát hiệu lực diệt sâu và khả năng sinh sản của hai chủng tuyến trùng s –...
Khảo sát hiệu lực diệt sâu và khả năng sinh sản của hai chủng tuyến trùng s –...
 
Biện pháp kỹ thuật canh tác giống lúa kháng rầy lưng trắng ở Huế
Biện pháp kỹ thuật canh tác giống lúa kháng rầy lưng trắng ở HuếBiện pháp kỹ thuật canh tác giống lúa kháng rầy lưng trắng ở Huế
Biện pháp kỹ thuật canh tác giống lúa kháng rầy lưng trắng ở Huế
 
Khả năng chống ung thư của các hoạt chất phân lập từ cây vông nem - Gửi miễn ...
Khả năng chống ung thư của các hoạt chất phân lập từ cây vông nem - Gửi miễn ...Khả năng chống ung thư của các hoạt chất phân lập từ cây vông nem - Gửi miễn ...
Khả năng chống ung thư của các hoạt chất phân lập từ cây vông nem - Gửi miễn ...
 
Đề tài: Chống ung thư của hoạt chất phân lập từ cây vông nem
Đề tài: Chống ung thư của hoạt chất phân lập từ cây vông nemĐề tài: Chống ung thư của hoạt chất phân lập từ cây vông nem
Đề tài: Chống ung thư của hoạt chất phân lập từ cây vông nem
 
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensisLuận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
 
Biến động các thông số ảnh hưởng đến chất lượng tôm sú bảo quản ở 0 OC
Biến động các thông số ảnh hưởng đến chất lượng tôm sú bảo quản ở 0 OCBiến động các thông số ảnh hưởng đến chất lượng tôm sú bảo quản ở 0 OC
Biến động các thông số ảnh hưởng đến chất lượng tôm sú bảo quản ở 0 OC
 
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Đặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOT

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- NGUYỄN THỊ VÂN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CHỦNG XẠ KHUẨN Streptomyces toxytricini (VN08 - A12) KHÁNG BỆNH BẠC LÁ LÚA DO Xanthomonas oryzae LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - 2014
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ----------------------- NGUYỄN THỊ VÂN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CHỦNG XẠ KHUẨN Streptomyces toxytricini (VN08 - A12) KHÁNG BỆNH BẠC LÁ LÚA DO Xanthomonas oryzae Chuyên ngành: Vi sinh vật học Mã số: 60420107 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Dương Văn Hợp TS. Phạm Thế Hải Hà Nội - 2014
  • 3. i LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS. TS. Dương Văn Hợp và TS. Phạm Thế Hải, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn em rất tận tình trong cả quá trình thực hiện đề tài, giúp em vượt qua khó khăn và hoàn thành tốt luận văn này. Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Khoa Sinh học, trường Đại Học Khoa học Tự nhiên đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn và cung cấp cho em những kiến thức bổ ích trong suốt hai năm học vừa qua và giúp đỡ em rất nhiều trong việc nắm bắt kiến thức cũng như động viên em rất lớn về mặt tinh thần. Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Kim Nữ Thảo Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt luận văn này. Em cũng xin chân thành cảm ơn TS. Phan Thị Phương Hoa (chủ nhiệm đề tài Nafosted số 106.03 - 2010.34 “Sàng lọc các chất có hoạt tính sinh học từ xạ khuẩn dùng cho đấu tranh sinh học và diệt vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae gây bệnh bạc lá lúa ở Việt Nam”) và các thành viên tham gia đề tài đã hỗ trợ cho em kỹ thuật chuyên môn để em hoàn thành luận văn. Em cũng xin gửi lời cảm ơn Ban lãnh đạo và các anh chị Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học đã luôn chia sẻ, giúp đỡ và tạo điều kiện rất lớn trong suốt quá trình em thực hiện luận văn. Em xin cảm ơn TS. Kyung Sook Bae, TS. Song Gun Kim và cử nhân Hyangmi Kim Bảo tàng giống chuẩn (KCTC), Viện Khoa học và Công nghệ sinh học Hàn Quốc (KRIBB) đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong thời gian học tập ngắn hạn tại Hàn Quốc để em hoàn thành luận văn. Em xin cảm ơn TS. Hiroshi Kinoshita trường Đại học Osaka Nhật Bản đã hỗ trợ và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu để em hoàn thành luận văn này.
  • 4. ii Xin cảm ơn sinh viên Vũ Thị Kim Chi đã hỗ trợ em một số công việc thí nghiệm trong quá trình nghiên cứu để em hoàn thành luận văn. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình thân yêu và bạn bè đã luôn ở bên, động viên, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn. Hà Nội, ngày 2 tháng 10 năm 2014 Học viên Nguyễn Thị Vân
  • 5. iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................................3 CHƢƠNG I. TỔNG QUAN ....................................................................................4 1.1. Bệnh bạc lá lúa và tác hại của bệnh bạc lá lúa...................................................4 1.1.1. Giới thiệu chung............................................................................................4 1.1.2. Tác nhân gây bệnh bạc lá lúa........................................................................5 1.2. Các cách phòng trừ bệnh bạc lá lúa...................................................................7 1.2.1. Sử dụng thuốc hóa học..................................................................................7 1.2.2. Chọn giống lúa kháng bệnh...........................................................................8 1.2.3. Khống chế sinh học.....................................................................................11 1.3. Xạ khuẩn ........................................................................................................12 1.3.1. Giới thiệu chung về xạ khuẩn......................................................................12 1.3.2. Khả năng sinh chất kháng sinh của xạ khuẩn..............................................14 1.3.3. Sử dụng xạ khuẩn trong khống chế sinh học...............................................16 1.4. Tình hình nghiên cứu xạ khuẩn trong kiểm soát bệnh bạc lá lúa .....................17 CHƢƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................19 2.1. Nguyên liệu và hóa chất..................................................................................19 2.1.1 Nguyên liệu..................................................................................................19 2.1.1.1. Các chủng Xoo ...................................................................................19
  • 6. iv 2.1.1.2. Các chủng xạ khuẩn ...........................................................................20 2.1.1.3. Vi sinh vật kiểm định .........................................................................20 2.1.2. Hóa chất, dụng cụ và thiết bị.......................................................................20 2.1.2.1. Hóa chất.............................................................................................20 2.1.2.2. Dụng cụ và thiết bị .............................................................................21 2.1.2.3. Môi trƣờng nghiên cứu.......................................................................21 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................22 2.2.1. Phƣơng pháp thử hoạt tính kháng vi sinh vật..............................................22 2.2.1.1. Phƣơng pháp thỏi thạch......................................................................22 2.2.1.2. Phƣơng pháp đục lỗ thạch ..................................................................23 2.2.2. Phân loại bằng đặc điểm hình thái...............................................................23 2.2.2.1. Hình thái khuẩn lạc ............................................................................23 2.2.2.2. Hình thái chuỗi sinh bào tử và bề mặt bào tử......................................23 2.2.3. Hóa phân loại...............................................................................................24 2.2.3.1. Phân tích thành phần axit amin trong thành tế bào..............................24 2.2.3.2. Phân tích thành phần menaquinone ....................................................24 2.2.3.3. Phân tích thành phần axit béo.............................................................25 2.2.3.4. Phân tích thành phần G+C trong ADN ...............................................25 2.2.4. Phân loại sinh học phân tử giải trình tự 16S - rADN..................................25 2.2.5. Tối ƣu hóa điều kiện nuôi cấy xạ khuẩn......................................................27 2.2.5.1. Lựa chọn môi trƣờng nuôi cấy thích hợp ............................................27 2.2.5.2. Lựa chọn thời gian nuôi cấy thích hợp................................................27 2.2.5.3. Lựa chọn thể tích nuôi cấy thích hợp..................................................28 2.2.5.4. Lựa chọn nhiệt độ nuôi cấy ................................................................28
  • 7. v 2.2.5.5. Lựa chọn cách cấy giống....................................................................28 2.2.6. Tinh sạch hoạt chất kháng Xoo...................................................................28 2.2.6.1. Tách dịch chiết thô.............................................................................28 2.2.6.2. Tinh sạch bằng silica gel ....................................................................28 2.2.6.3. Tinh sạch bằng HPLC ........................................................................29 2.2.7. Xác định khối lƣợng phân tử bằng khối phổ (MS)......................................29 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..........................................................31 3.1. Khả năng kháng vi sinh vật của chủng xạ khuẩn VN08 - A12.........................31 3.2. Phân loại chủng VN08 - A12..........................................................................32 3.2.1. Phân loại bằng hình thái..............................................................................32 3.2.2. Hóa phân loại..............................................................................................33 3.2.2.1. Thành phần axit amin trong thành tế bào............................................33 3.2.2.2. Thành phần menaquinone...................................................................34 3.2.2.3.Thành phần axit béo............................................................................35 3.2.2.4. Thành phần G + C trong ADN............................................................37 3.2.3. Trình tự 16S rADN......................................................................................38 3.3. Tối ƣu hóa điều kiện nuôi cấy của chủng VN08 - A12....................................39 3.3.1. Môi trƣờng nuôi cấy thích hợp....................................................................39 3.3.2. Thời gian nuôi cấy thích hợp.......................................................................40 3.3.3. Thể tích nuôi cấy thích hợp.........................................................................41 3.3.4. Nhiệt độ nuôi cấy thích hợp........................................................................41 3.3.5. Cách cấy giống thích hợp............................................................................42 3.4. Tinh sạch và phân tích hoạt chất kháng Xoo của chủng VN08 - A12 ..............43 3.4.1. Tinh sạch hoạt chất kháng Xoo của chủng VN08 - A12.............................43
  • 8. vi 3.4.2. Phân tích trọng lƣợng phân tử.....................................................................47 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................................51 4.1. Kết luận..........................................................................................................51 4.2. Kiến nghị........................................................................................................51 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................52 PHỤ LỤC........................................................................................................... - 1 -
  • 9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. Đặc điểm và nguồn gốc của các gen Xa kháng bệnh bạc lá lúa [37]............8 Bảng 2. Trình tự các đoạn mồi đặc hiệu để phát hiện gen Xa trên lúa [15]...............9 Bảng 3. Danh sách 10 chủng Xoo phân lập đƣợc ở miền Bắc Việt Nam đƣợc sử dụng trong nghiên cứu...........................................................................................19 Bảng 4. Chƣơng trình phân tích HPLC ..................................................................29 Bảng 5. Hoạt tính kháng 10 chủng Xoo của chủng xạ khuẩn VN08 - A12 .............31 Bảng 6. Hoạt tính kháng vi sinh vật của chủng xạ khuẩn VN08 - A12...................31 Bảng 7. Hoạt tính kháng vi sinh vật có lợi của chủng xạ khuẩn VN08 - A12 .........32 Bảng 8 : Kết quả phân tích thành phần menaquinone của chủng VN08 - A12........35 Bảng 9. Kết quả phân tích thành phần menaquinone của chủng VN08 - A12.........36 Bảng 10. Kết quả phân tích thành phần GC của chủng VN08 - A12 ......................38 Bảng 11. Hoạt chất của VN08 - A12 thu đƣợc từ các phân đoạn khi tinh sạch bằng silica gel ................................................................................................................44 Bảng 12. Hoạt chất của VN08 - A12 thu đƣợc từ HPLC từ phân đoạn 4.1.............45 Bảng 13. Chƣơng trình chạy HPLC phân tích thành phần axit amin ................... - 1 - Bảng 14. Phân tích thành phần menaquinone chuẩn........................................... - 2 - Bảng 15. Phân tích thành phần axit béo chuẩn.................................................... - 3 - Bảng 16. Trình tự mồi dùng cho phản ứng đọc trình tự ADNr 16S..................... - 5 -
  • 10. viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1. Lúa bị nhiễm bệnh bạc lá do vi khuẩn Xoo..................................................5 Hình 2. Khuẩn lạc và tế bào của vi khuẩn Xoo [9] ...................................................6 Hình 3. Tổn thƣơng ít trên lá của giống lúa IRBB21 chứa gen Xa21 do bệnh bạc lá lúa ở Ấn Độ [19] ...................................................................................................10 Hình 4. Khuẩn lạc của một số chủng xạ khuẩn. .....................................................14 Hình 5. Cuống sinh bào tử của một số chủng xạ khuẩn..........................................14 Hình 6. Bản đồ phân bố của 10 chủng Xoo ở miền Bắc Việt Nam đƣợc sử dụng trong nghiên cứu....................................................................................................20 Hình 7. Khuẩn lạc và chuỗi bào tử của chủng VN08 - A12....................................33 Hình 8. Chuỗi bào tử và bào tử của chủng VN08 - A12.........................................33 Hình 9. Kết quả chạy sắc ký bản mỏng thành phần axit amin trong thành tế bào của chủng VN08 - A12. ...............................................................................................34 Hình 10. Kết quả phân tích LC thành phần menaquinone của chủng VN08 - A12. 35 Hình 11. Sắc ký đồ thành phần axit béo của chủng VN08 - A12............................36 Hình 12. Sắc ký đồ thành phần GC của chủng VN08 - A12...................................37 Hình 13. Cây phân loại chủng VN08 - A12 dựa trên trình tự gen 16S – rADN. .....39 Hình 14. Ảnh hƣởng của môi trƣờng nuôi cấy khác nhau đến sự sản sinh hợp chất kháng sinh ức chế vi khuẩn Xoo của chủng VN08 - A12 .......................................40 Hình 15. Ảnh hƣởng của thời gian cấy khác nhau đến sự sản sinh hợp chất kháng sinh ức chế vi khuẩn Xoo của chủng VN08 - A12..................................................40 Hình 16. Ảnh hƣởng của thể tích môi trƣờng nuôi cấy khác nhau đến sự sản sinh hợp chất kháng sinh ức chế vi khuẩn Xoo của chủng VN08 - A12 (S. toxytricini)..41 Hình 17. Ảnh hƣởng của nhiệt độ môi trƣờng nuôi cấy khác nhau đến sự sản sinh hợp chất kháng sinh ức chế vi khuẩn Xoo của chủng VN08 - A12.........................42 Hình 18. Ảnh hƣởng của cách cấy giống đến sự sản sinh hợp chất kháng sinh ức chế vi khuẩn Xoo của chủng VN08 - A12. ...................................................................43 Hình 19. Quy trình tách dịch chiết thô của chủng VN08 - A12..............................44 Hình 20. Phổ HPLC của hoạt chất chủng VN08 - A12...........................................46
  • 11. ix Hình 21. Phổ HPLC của hoạt chất sau tinh sạch ....................................................47 Hình 22. Phổ hấp thụ UV của hoạt chất sau tinh sạch............................................47 Hình 23. Kết quả phân tích khối phổ của chủng VN08 - A12 ................................48 Hình 24. Cấu trúc hóa học của factumycin [31].....................................................48 Hình 25. Cấu trúc của factumycin [46] ..................................................................49 Hình 26. Cụm gen sinh tổng hợp factumycin (A) WAC5292 (Streptomyces toxytricini) và (B) Streptomyces cattleya………………………………………………..49 Hình 27. Sắc ký đồ thành phần menaquinone chuẩn ........................................... - 2 - Hình 28. Sắc ký đồ thành phần axit béo chuẩn.................................................... - 4 - Hình 29. Hoạt tính kháng Xoo của VN08 - A12 trong các điều kiện nuôi cấy khác nhau ................................................................................................................... - 7 - Hình 30. Hoạt chất kháng sinh của chủng VN08 - A12....................................... - 7 -
  • 12. x TỪ VIẾT TẮT ADN Axit deoxyribonucleic Ala Alanine DAP Diaminopimelic DW Distilled Water (Nƣớc cất) ĐHQGHN Đại học Quốc Gia Hà Nội GC Gas Chromatography (Sắc ký khí) Glu Glutamic acid Gly Glycine HPLC High Performance Liquid Chromatography (Sắc ký lỏng hiệu năng cao) Lys Lysine MQ Milli- Q water MS Mass Spectrometry ( Phƣơng pháp khối phổ) MT Môi trƣờng SKS Sinh kháng sinh TLC Thin- layer Chromatography (Sắc ký lớp mỏng) VTCC Vietnam Type Culture Collection (Bảo tàng giống chuẩn Vi sinh vật) Xoo Xanthomonas oryzae pv. Oryzae
  • 13. 1 MỞ ĐẦU Bệnh bạc lá lúa do vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae (Xoo) gây ra, xuất hiện khá phổ biến trên các khu vực trồng lúa ở Việt Nam, đặc biệt tập trung ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Bệnh gây hại trong vụ lúa hè thu nhiều hơn trong vụ đông xuân do thời tiết ẩm ƣớt, nhiều sƣơng mù, độ ẩm không khí cao. Bệnh xuất hiện và gây hại từ giai đoạn lúa đẻ nhánh đến đòng trổ và chín. Bệnh bạc lá lúa gây thiệt hại rất nặng nề cho ngành nông nghiệp, làm giảm năng suất lúa 25 - 50 %, thậm chí mất trắng (Số liệu thống kê của cục bảo vệ thực vật). Do đó, việc kiểm soát và ngăn chặn sự bùng phát của bệnh bạc lá lúa là vấn đề rất quan trọng và là mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu khoa học. Một trong những giải pháp quan trọng nhất phòng trừ bệnh bạc lá lúa hiện nay là sử dụng các dòng lúa mang gen kháng bệnh. Tuy nhiên, các dòng lúa chỉ mang một vài gen kháng đơn lẻ, đƣợc nuôi trồng liên tục trên diện rộng dẫn đến tình trạng các chủng Xoo có khả năng gây bệnh ngay cả khi có các gen kháng đó [18]. Chính vì vậy, việc kiểm soát bệnh bạc lá lúa bằng biện pháp sinh học đang thu hút đƣợc sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu [36]. Một trong những biện pháp sinh học đó là việc sử dụng xạ khuẩn để khống chế vi khuẩn gây bệnh, đây là biện pháp có triển vọng cao, an toàn với môi trƣờng và có hiệu quả về kinh tế. Xạ khuẩn là nhóm vi khuẩn Gram dƣơng, đƣợc biết đến nhƣ nguồn sinh các chất kháng sinh và các chất có hoạt tính sinh học. Trong số khoảng hơn 10000 loại thuốc kháng sinh đƣợc phát hiện do vi sinh vật thì có đến hai phần ba đƣợc phân lập từ xạ khuẩn mà chủ yếu thuộc chi Streptomyces; và nhiều chất trong đó là các thuốc kháng sinh đang đƣợc ứng dụng và sản xuất rộng rãi hiện nay [6]. Ngoài ra xạ khuẩn còn là nguồn sinh các loại vitamin, enzym, chất ức chế miễn dịch, hocmôn sinh trƣởng. Số loài xạ khuẩn trong tự nhiên ƣớc tính lớn hơn rất nhiều so với con số 1000 loài đƣợc công bố. Đồng thời xạ khuẩn luôn là nguồn vi sinh vật rất giá trị trong việc tìm kiếm các chất có hoạt tính sinh học mới. Bộ sƣu tập hơn 3000 chủng
  • 14. 2 xạ khuẩn đang đƣợc bảo quản tại Bảo tàng giống chuẩn, Viện Vi Sinh và Công nghệ sinh học, ĐHQGHN hứa hẹn tiềm năng tìm ra các chất có hoạt tính sinh học mới dùng cho việc khống chế và tiêu diệt vi khuẩn Xoo gây bệnh bạc lá lúa ở Việt Nam hiện nay. Trong nghiên cứu này, đƣợc sự tài trợ của quỹ đề tài NAFOSTED, TS. Phan Thị Phƣơng Hoa và các cộng sự đã sàng lọc 2690 chủng xạ khuẩn và lựa chọn đƣợc 17 chủng có khả năng kháng tất cả 10 chủng Xoo. Trong đó, lựa chọn chủng VN08 - A12 là một tác nhân kiểm soát sinh học của bệnh bạc lá lúa. Chủng VN08 - A12 có nhiều ƣu điểm nổi bật đã đƣợc thử nghiệm ngoài đồng ruộng và thu đƣợc kết quả rất đáng mừng. Kết quả cho thấy chủng VN08-A12 không chỉ có thể làm giảm chiều dài tổn thƣơng của cây lúa do nhiễm Xoo, mà còn làm giảm đáng kể tổn thất năng suất của giống lúa bị nhiễm Xoo [23] [24]. Chính vì vậy, để phát triển một chế phẩm khống chế sinh học để kiểm soát bệnh bạc lá lúa, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini (VN08 - A12) kháng bệnh bạc lá lúa do Xanthomonas oryzae”.
  • 15. 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này đƣợc thực hiện nhằm thực hiện các mục tiêu cụ thể nhƣ sau:  Phân loại chủng xạ khuẩn VN08 - A12.  Lựa chọn điều kiện nuôi cấy tối ƣu nhất để khả năng sinh hoạt chất của chủng xạ khuẩn là cao nhất.  Tinh sạch và xác định cấu trúc của hoạt chất kháng Xoo sinh ra bởi chủng xạ khuẩn VN08 - A12.
  • 16. 4 CHƢƠNG I. TỔNG QUAN 1.1. Bệnh bạc lá lúa và tác hại của bệnh bạc lá lúa 1.1.1. Giới thiệu chung Bệnh bạc lá lúa - hay còn gọi là bệnh cháy bìa lá lúa (Bacterial leaf blight disease) là một trong những bệnh phổ biến trong các nƣớc trồng lúa. Bệnh bạc lá lúa đƣợc phát hiện lần đầu ở vùng Fukuoko, Kyushu, Nhật Bản ngay từ những năm 1884 [45]. Hiện nay, bệnh bạc lá đã xảy ra trên rất nhiều quốc gia, đặc biệt ở châu Á. Ở nhiều nƣớc châu Á, căn bệnh này đã trở thành đại dịch trên lúa. Bệnh có thể làm giảm sản lƣợng ở mức độ khác nhau, tùy thuộc vào giai đoạn nhiễm bệnh của cây, mức độ nhạy cảm của giống lúa và ảnh hƣởng của môi trƣờng. Ở một số nƣớc châu Á và Đông Nam Á, bệnh bạc lá lúa thƣờng làm giảm năng suất 10 - 20 % nhƣng có thể lên đến 50% [33] [38]. Ở Nhật Bản, thiệt hại năng suất ƣớc tính là 20 - 30% thậm chí đến 50%. Ở vùng nhiệt đới, bệnh phá hoại gây ảnh hƣởng nặng tới hàng triệu ha lúa. Ở Ấn Độ, thiệt hại về sản lƣợng từ 6 đến 60%. Việc giảm sản lƣợng chủ yếu là do giảm số lƣợng bông và trọng lƣợng hạt [43]. Ở Việt Nam, tuy khả năng lây lan thành dịch của bệnh bạc lá lúa không cao nhƣ các bệnh dịch hại khác nhƣ rầy nâu, đạo ôn, hậu quả do bệnh bạc lá lúa gây ra không hề thua kém những dịch hại khác. Theo số liệu thống kê của cục Bảo vệ Thực vật, từ năm 1999 - 2003 diện tích lúa bị hại do bệnh bạc lá gây ra trong cả nƣớc là 108.691,4 ha (miền Bắc là 86.429,2 ha; miền Nam là 22.262,2 ha), trong đó diện tích bị hại nặng nhất là 156,76 ha và diện tích mất trắng là 80 ha. Cho đến năm 2013 diện tích lúa nhiễm bệnh bạc lá là 135,4 nghìn ha, tăng gấp 6,5 lần so với năm 2010. Từ năm 2010 đến năm 2011 diện tích cây mắc bệnh tăng nhẹ và đột ngột tăng cao trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2012. Diện tích lúa bị mắc bệnh năm 2012 là 90,543 nghìn ha, cao gấp gần 4 lần so với năm 2011 (26 nghìn ha) đến năm 2013 diện tích lúa bị mắc bệnh đã tăng đến 135,4 nghìn ha. Trong đó diện tích lúa bị nhiễm nặng là hơn 9,5 ngàn ha. Tình trạng mất trắng vẫn đang diễn ra và tăng cao trong các năm trở
  • 17. 5 lại đây tập trung nhiều tại các tỉnh phía bắc và một số tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, kết quả khảo sát mới đây của chi cục cho thấy, vụ hè thu 2014, lần đầu tiên bệnh này đã xuất hiện tập trung ở cánh đồng huyện Đạ Tẻh , Lâm Đồng và diện tích nhiễm bệnh lên đến 25 ha và tỷ lệ gây hại từ 50% - 80% (cao hơn nhiều so với bình quân chung cả nƣớc). Bệnh bạc lá phát sinh trong suốt thời kỳ lúa chín nhƣng các triệu chứng bệnh điển hình thƣờng xuất hiện từ thời kỳ đẻ nhánh đến thời kỳ trổ và chín, đạt đỉnh ở giai đoạn ra hoa [33]. Bệnh bạc lá lúa đƣợc chia làm hai giai đoạn: giai đoạn “Kresek” và giai đoạn cháy lá. Kresek là giai đoạn phá hoại nghiêm trọng nhất, toàn bộ lá của cây chuyển màu vàng nhạt và héo. Nếu xảy ra trong thời kỳ đẻ nhánh sớm sẽ dẫn đến mất mùa một phần hoặc hoàn toàn. Cây con dƣới 21 ngày tuổi dễ bị kresek ở nhiệt độ từ 28o C đến 34o C [5]. Chính vì vậy, bệnh lây lan dễ dàng hơn ở vùng khí hậu ấm áp và ẩm. Trong giai đoạn cháy lá, lá có màu vàng đặc trƣng với gợn sóng trên phiến lá (hình 1). Hình 1. Lúa bị nhiễm bệnh bạc lá do vi khuẩn Xoo. (www.thaibinhseed.com.vn/benh-bac-la-lua) 1.1.2. Tác nhân gây bệnh bạc lá lúa Tác nhân gây bệnh bạc lá lúa là vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae (Xoo). Vi khuẩn này có tế bào hình que với đầu tròn, với chiều dài từ 0,8 đến 1 µm,
  • 18. 6 chiều rộng 0,4 đến 0,7 μm, bao quanh tế bào là một màng nhầy. Đây là loại vi khuẩn Gram âm và không sinh bào tử, khuẩn lạc hình tròn, lồi, bề mặt nhẵn, màu vàng (hình 2) [9]. Vi khuẩn này chủ yếu xâm nhập vào hệ thống mạch dẫn rồi dẫn đến nhiễm trùng toàn thân cây lúa . Ngoài ra vi khuẩn còn có thể xâm nhập qua lỗ thùy khổng ở mép lá, đầu mút lá dễ dàng gây tổn thƣơng dọc theo gân lá [39]. Hình 2. Khuẩn lạc và tế bào của vi khuẩn Xoo [9] Loại vi khuẩn này đầu tiên đƣợc các nhà khoa học Nhật Bản, Hori và Bokura đặt tên là Bacillus oryzae từ năm 1911 và đƣợc đổi tên nhiều lần [33]. Sau đó, do phát hiện là tác nhân gây bệnh bạc lá lúa, loài vi khuẩn này đƣợc đổi tên thành Xanthomonas campestris pv. oryzae để phân biệt với các tác nhân gây bệnh sọc lá X. campestris pv. oryzicola [51]. Năm 1990, Swings phát hiện ra vi khuẩn gây bệnh bạc lá và bệnh sọc lá khác biệt với các vi khuẩn gây bệnh X. campestris khác nên phân loại lại thành một loài riêng biệt X. oryzae, bao gồm pv. oryzae và pv. oryzicola. Bằng các phân tích giải trình tự DNA, protein và phân tích thành phần acid béo, vị trí phân loại của Xanthomonas oryzae đã đƣợc khẳng định và công nhận đến ngày nay [49] [50]. Xoo là một loại vi khuẩn Gram âm, màu vàng, sản sinh lƣợng lớn polysaccharide ngoại bào (EPS). Các chủng đột biến thiếu EPS không có khả năng gây bệnh bạc lá lúa [44]. Xoo chỉ có thể tồn tại trong đất từ một đến hai tháng, ngoài ra Xoo có thể tồn tại trong hạt giống của các cây lúa bị nhiễm, hay trong rơm rạ. Vi 5µm
  • 19. 7 khuẩn này sẽ đƣợc kích hoạt khi gặp độ ẩm thích hợp và sinh trƣởng trong gốc rạ cũng nhƣ trong một số loại cỏ nhƣ Leersia sp.. Giả thuyết tác nhân gây bệnh là từ giống lúa hay từ ADN của hạt giống nhiễm bệnh đã bị loại bỏ [16] [48]. Các vi khuẩn gây bệnh bạc lá xâm nhập vào cây qua các vết thƣơng xây xát ở trên lá do mƣa bão gây ra và qua các lỗ khí khổng, sau đó sẽ gây bệnh trên các mô và từ đó sẽ nhân và lây lan toàn bộ cây dẫn đến nhiễm trùng toàn thân [26]. Vi khuẩn lây lan thông qua nƣớc tƣới, mƣa và gió. Nƣớc tƣới cũng đƣợc coi là tác nhân đóng góp lớn vào sự lây lan của bệnh này trên diện rộng đất canh tác. Tuy nhiên, vi khuẩn chỉ tồn tại đƣợc trong nƣớc dƣới 15 ngày [45]. 1.2. Các cách phòng trừ bệnh bạc lá lúa Bệnh bạc lá lúa gây tổn thất nặng nề và ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sản xuất lúa gạo trên toàn thế giới, do vậy đòi hỏi phải có chiến lƣợc quản lý nhằm chống lại sự bùng phát của dịch bệnh. Bƣớc đầu cần thực hiện để kiểm soát bệnh bạc lá lúa là làm giảm tác nhân gây bệnh và ngăn chặn phát triển của tác nhân gây bệnh trên cây chủ. Điều này có thể đƣợc thực hiện thông qua việc sử dụng các hóa chất, giống kháng bệnh, và tác nhân sinh học. 1.2.1. Sử dụng thuốc hóa học Thuốc hóa học đƣợc sử dụng để giết chết hoặc ức chế sự nhân lên của các tác nhân gây bệnh bằng cách ngăn chặn con đƣờng trao đổi chất của vi khuẩn. Một số hóa chất đƣợc sử dụng để kiểm soát bệnh bạc lá lúa nhƣ Bordeaux có hoặc không có đƣờng, hỗn hợp đồng xà phòng, thuốc diệt nấm và đồng thủy ngân, dịch phun oxychloride. Ở Ấn Độ, sử dụng bột Clo trong xử lý nƣớc cũng làm giảm bệnh [11]. Một số chất hữu cơ tổng hợp diệt khuẩn cũng đã đƣợc sử dụng nhƣ niken dimethyl dithiocarbamate, dithianone, phenazine và phenazine N- oxit. Ngoài ra, thuốc diệt nấm dithiocarbamate cũng ức chế sự phát triển của Xoo bằng cách ngăn chặn quá trình sinh tổng hợp acid béo và lipid [54]. Một vài loại thuốc kháng sinh nhƣ streptocycline và các thuốc diệt nấm nhƣ zineb, carbendazim cũng đƣợc chứng minh là có khả năng ức chế vi khuẩn gây bệnh in vitro. Một số chất diệt khuẩn nhƣ
  • 20. 8 kasugamycin, phenazin và streptomycin có thể ngăn chặn đƣợc các vi khuẩn gây bạc lá lúa, nhƣng lại có nhƣợc điểm là giá thành đắt và không thân thiện với môi trƣờng. Việc sử dụng các thuốc hóa học luôn mang lại hậu quả rất nặng nề đối với môi trƣờng. Đồng thời, cũng chƣa có phƣơng thức kiểm soát bằng hóa chất nào mang lại hiệu quả cao bởi vì khả năng tồn tại và phát triển của các chủng kháng thuốc. 1.2.2. Chọn giống lúa kháng bệnh Chọn giống lúa kháng bệnh hiện nay cũng là phƣơng pháp đang đƣợc quan tâm. Hiện nay, 23 gen kháng bệnh bạc lá lúa (Xa) đã đƣợc công bố (bảng 1). Các đoạn mồi cũng đã đƣợc thiết kế để phát hiện các gen Xa trên các giống lúa khác nhau (bảng 2). Bảng 1. Đặc điểm và nguồn gốc của các gen Xa kháng bệnh bạc lá lúa [37] Tên gen Xa mới Tên gen Xa cũ Nhiễm sắc thể Giống, dòng lúa đại diện Xa1 Xa1 NST 4 Kogyoku Xa1-h Xa-1h NST 4 IR28, IR29, IR30 Xa2 Xa2 NST 4 Rentai Emas2, tẻ tép Xa3 Xa-w NST11 Wase Aikoku3 Xa-4b NST11 Semora Mangga Xa-6 NST-5 Zenith Xa-9 NST-6 Sateng Xa4 Xa-4 NST11 TKM6, IR20, UR22 Xa5 Xa-5 NST 4 DZ192,IR1545-339 Xa7 Xa-7 NST 4 DV85, DZ78 Xa8 Xa-8 NST 4 PI231129 Xa10 Xa-10 NST11 Cas 209 Xa11 Xa-11 RP 9-3, IR8
  • 21. 9 Tên gen Xa mới Tên gen Xa cũ Nhiễm sắc thể Giống, dòng lúa đại diện Xa12 Xa-kg NST4 Kogyoku, Java14 Xa12-h Xa-kgh NST 4 IR28, IR29, IR30 Xa13 Xa-13 NST 5 BJ1, Chinsura Boro II Xa14 Xa-14 Tai chung Native 1 Xa15 (t) Xa-nm (t) M41 Xa16 Xa-16 Tẻ tép Xa17 Xa-as(t) NST 4 Asominori Xa18 Xa-18 IR24, Milyang 23 Xa19 Xa19 Đột biến XM5 Xa20 Xa-20 Đột biến M6 Xa21 Xa-21 NST 11 IRBB21 Xa22 (t)b Xa-22 (t) NST 11 Zachanglong Xa23 (t)b Xa-23 (t) NST 11 WBB1 Bảng 2. Trình tự các đoạn mồi đặc hiệu để phát hiện gen Xa trên lúa [15] Mồi Trình tự nucleotide Xa-gen MP1 5'-ATC-GAT-CGA-TCT-TCA-CGA-GG-3' Xa-4 MP2 5'-dTG-CTA-TAA-AAG-GCA-TTC-GGG-3' RG556 F 5'-TAG-CTG-CTG-CCG-TGC-TGT-GC-3' Xa-5 RG556 R 5'-AAT-ATT-TCA-GTG-TGC-ATC-3' P3 F 5'-CAG-CAA-TTC-ACT-GGA-GTA-GTG-GTT-3' Xa-7 P3 R 5'-CAT-CAC-GGT-CAC-CGC-CAT-ATC-GGA-3' Xa21F 5'-ATA-GCA-ACT-GAT-TGC-TTT-GC-3' Xa-21 Xa 21 R 5'- CGA - TCG - GTA - TAA- CAG-CAA-AAC-3' RG136 F 5' - TCC-CAG-AAA-GCT - ACA-GC-3' Xa-13 RG136 R 5' - GCA-GAC-TCC-AGT=TTG-ACT-TC-3'
  • 22. 10 Gen Xa21 lần đầu tiên đƣợc phát hiện trong một giống lúa hoang dại Oryza longistaminata và đã dƣợc chuyển vào giống lúa IR24 để tạo ra giống lúa kháng bệnh IRBB21 [30]. Ở Ấn Độ và Philippin, giống lúa này đã đƣợc chứng minh là có khả năng kháng với hầu hết các chủng Xoo. Tuy nhiên, cho đến nay một số chủng Xoo ở một số vùng của châu Á đã đƣợc phát hiện là có thể vƣợt qua đƣợc gen kháng Xa21 trong giống lúa IRBB21 (hình 3) [18] Hình 3. Tổn thƣơng ít trên lá của giống lúa IRBB21 chứa gen Xa21 do bệnh bạc lá lúa ở Ấn Độ [19] Các nghiên cứu về bệnh Xoo cuối những năm 2000 đã đƣợc phát triển lên từ việc phân lập, chuẩn đoán và định dạng bằng hình thái vi khuẩn, lên mức sử dụng các kĩ thuật phân tử (ví dụ nhƣ chuẩn đoán bệnh nhanh bằng PCR, giải trình tự các gen kháng bệnh Xoo trên lúa, dùng phƣơng pháp đánh dấu gen để chuyển gen kháng vào các dòng lúa) [3] [47]. Các nhà khoa học Việt Nam kết hợp với Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) của Nhật Bản và xác định các gen kháng Xa7, Xa21 (trội) và
  • 23. 11 Xa5 (lặn) có tính kháng cao đối với hầu hết các dòng vi khuẩn Xoo gây bệnh bạc lá lúa ở các tỉnh phía Bắc [47], đồng thời xác định các dạng bệnh gây ra bởi các chủng Xoo đã phân lập đƣợc từ các mẫu lúa trồng tại đồng bằng sông Cửu Long [13]. Tuy nhiên, việc sử dụng liên tục và trên diện rộng các gen kháng bệnh đơn lẻ đã dẫn đến sự chọn lọc các dòng vi khuẩn gây bệnh có khả năng phá vỡ sức kháng bệnh của cây. Vì thế, việc chuyển tổ hợp các gen kháng đƣợc cho là giải pháp lâu dài cho việc làm chậm lại sự xuất hiện các dòng vi khuẩn gây bệnh miễn dịch với các dòng lúa có gen kháng bệnh. Các gen khác nhau kháng các dòng, các chủng, các dạng sinh học của vi khuẩn gây bệnh khác nhau. Tổ hợp các gen đó làm rộng phổ tác động kháng lại sự đa dạng của các chủng Xoo gây bệnh. Hơn nữa, bằng cách tổ hợp các gen chính và các gen phụ kháng bệnh bạc lá lúa sẽ làm kéo dài sức kháng bệnh ở cây lúa [8]. Do vậy, các nghiên cứu hiện nay đang tìm cách chuyển nhiều gen kháng vào một giống lúa tạo tính kháng ổn định cao. 1.2.3. Khống chế sinh học Các thuốc hóa học đã đƣợc chứng minh là có hiệu quả trong việc kiểm soát bệnh bạc lá lúa nhƣng không đƣợc ứng dụng rộng vì những biến đổi khó lƣờng của các tác nhân gây bệnh. Sự xuất hiện các quần thể kháng thuốc đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng cho chiến lƣợc kiểm soát hóa học lâu dài. Đồng thời, các chất hóa học thƣờng rất độc hại đối với ngƣời sử dụng, gây ảnh hƣởng đến các loài sinh vật khác, và tích lũy qua thời gian dài sẽ gây ảnh hƣởng trầm trọng lên hệ sinh thái. Việc chọn tạo giống kháng bệnh cũng đã đƣợc áp dụng nhƣng các nhóm quần thể kháng lại gen kháng bệnh cũng phát triển nhanh chóng. Do đó, kiểm soát sinh học đƣợc cho là một giải pháp sinh thái có hiệu quả cho việc ngăn ngừa bệnh bạc lá lúa. Vì thế khống chế sinh học kết hợp với các biện pháp kể trên có thể là giải pháp tốt hơn để điều trị bệnh bạc lá lúa. Islam và Bora (1998) đã đƣa ra biện pháp phòng trừ bệnh trên lúa bằng việc sử dụng 2 chủng vi khuẩn Rhizobacterial vào việc khử trùng hạt giống. Kết quả cho thấy việc xử lý hạt giống không chỉ có tác dụng làm giảm ảnh hƣởng của bệnh bạc lá mà còn có tác dụng làm tăng năng suất lúa [27].
  • 24. 12 Ngoài ra, các nghiên cứu của Gnanamanickam và các cộng sự của ông ở Ấn Độ và Philipin đã tìm thấy chủng Pseudomonas fluorescens và một số chủng Bacillus đƣợc phân lập từ các mẫu vùng rễ lúa, có khả năng ức chế sự phát triển của Xoo trong phòng thí nghiệm [17]. Năm 2008, Ji và cộng sự công bố chủng Lysobacter antibioticus đƣợc phân lập từ rễ cây lúa ở tỉnh Yunnan, Trung Quốc, có khả năng ức chế sự phát triển của nhiều loại nấm và vi khuẩn gây bệnh thực vật, trong đó có Xoo [29]. 1.3. Xạ khuẩn 1.3.1. Giới thiệu chung về xạ khuẩn Xạ khuẩn là nhóm vi khuẩn Gram dƣơng, thƣờng có tỷ lệ GC trong ADN cao hơn 55%. Trong số khoảng 1000 chi và 5000 loài sinh vật nhân sơ đã công bố có khoảng 100 chi và 1000 loài xạ khuẩn [12]. Xạ khuẩn thuộc về lớp Actinobacteria, bộ Actinomycetales, 10 dƣới bộ, 35 họ, 110 chi và 1000 loài. Xạ khuẩn phân bố chủ yếu trong đất và đóng vai trò rất quan trọng trong chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Chúng sử dụng axit humic và các chất hữu cơ khó phân giải khác trong đất. Trong đất xạ khuẩn chiếm từ 9% - 45% tổng số vi sinh vật, số lƣợng trung bình khoảng 106 - 108 tế bào/ g đất. Số lƣợng xạ khuẩn trong đất không chỉ phụ thuộc vào loại đất mà còn phụ thuộc vào mức độ canh tác của đất và khả năng bao phủ của thực vật. Đất giàu chất dinh dƣỡng hữu cơ, khoáng và lớp đất trên bề mặt (đến 40 cm) thƣờng có số lƣợng xạ khuẩn lớn. Trong 1 g đất canh tác có thể có tới 5 x 106 tế bào xạ khuẩn, trong khi đó đất vùng sa mạc, nóng, khô, độ ẩm thấp, nghèo chất dinh dƣỡng, có số lƣợng xạ khuẩn thấp hơn 10 - 100 lần, dao động trong khoảng 104 - 105 tế bào/ 1 g đất. Sự phân bố của xạ khuẩn trong đất còn phụ thuộc nhiều vào độ pH của môi trƣờng, thƣờng có nhiều trong lớp đất trung tính và kiềm yếu hoặc axit yếu, trong khoảng pH 6,0 - 8,0. Xạ khuẩn không có nhiều trong lớp đất kiềm hay axit và càng hiếm trong các lớp đất rất kiềm. Số lƣợng xạ khuẩn trong đất cũng thay đổi theo thời gian trong năm [4].
  • 25. 13 Khuẩn lạc của xạ khuẩn không trơn ƣớt nhƣ ở vi khuẩn và ở nấm men mà thƣờng rắn chắc, thô ráp, dạng vôi, dạng nhung tơ, hay dạng mang dẻo, không trong suốt. Kích thƣớc khuẩn lạc thay đổi tuỳ loại xạ khuẩn và tuỳ điều kiện nuôi cấy, đƣờng kính khuẩn lạc trung bình 0,5 - 2 mm. Khuẩn lạc của xạ khuẩn có nhiều màu sắc khác nhau nhƣ đỏ, da cam, vàng, lam, hồng, nâu, tím. Màu sắc của xạ khuẩn cũng đƣợc coi là một trong những đặc điểm phân loại quan trọng [1]. Trên môi trƣờng đặc, đa số xạ khuẩn có hai loại khuẩn ty: khuẩn ty khí sinh (aerial mycelium) và khuẩn ty cơ chất (substrate mycelium). Nhiều loại chỉ có khuẩn ty cơ chất nhƣng cũng có loại (nhƣ chi Sporichthya) lại chỉ có khuẩn ty khí sinh. Giữa khuẩn lạc thƣờng thấy có nhiều bào tử màng mỏng gọi là bào tử trần (conidia hay conidiospores). Nếu bào tử nằm trong bào nang (sporangium) thì đƣợc gọi là nang bào tử hay bào tử kín (sporangiospores). Bào tử ở xạ khuẩn đƣợc sinh ra ở đầu một số khuẩn ty theo kiểu hình thành các vách ngăn (septa). Các chuỗi bào tử trần có thể chỉ là 1 bào tử (nhƣ ở Thermoactinomyces, Saccharomonospora, Promicromonospora, Micromonospora và Thermomonosspora), có thể có 2 bào tử (nhƣ ở Microbispora), có thể là chuỗi ngắn (nhƣ ở Nocardia, Pseudonocardia, Streptoverticillium, Sporichthya, Actinomadura, Microtetraspora, Streptoalloteichus, Glycomyces, Amycolata, Amycolatopsis, Catellatospora,và Microellobosporia), có thể là chuỗi dài (nhƣ ở Streptomyces, Saccharopolyspora, Actinopolyspora, Kibdelosporangium, Kitasatosporia, Saccharothrix, nhiều loài ở Nocardia, Nocardioides, Pseudonocardia, Amycolatopsis và Streptoverticillium), có thể các bào tử trần nằm trên bó sợi (synnema), tƣơng tự bó sợi của nấm (nhƣ ở Actinosynnema và Actinomadura). Các chuỗi bào tử có thể thẳng, xoắn hoặc lƣợn sóng, có thể mọc đơn hay mọc vòng. Các cuống sinh bào tử (sporophore) và cuống sinh nang bào tử (sporangiophorres) có thể riêng rẽ hoặc phân nhánh. Các đặc điểm hình thái này rất quan trọng khi tiến hành định tên xạ khuẩn. Tuy nhiên, xạ khuẩn hoàn toàn khác biệt so với nấm ở những đặc điểm sau: Xạ khuẩn không có nhân thật, đƣờng kính khuẩn ty và bào tử nhỏ hơn so với ở nấm, khuẩn ty không có vách
  • 26. 14 ngăn, xạ khuẩn là đích tấn công của các phage, không nhạy cảm với các chất kháng sinh kháng nấm nhƣ các polyen, không chứa chitin và cellulose [2]. (A) Actinoplanes brasiliensi (VTCC - A - 2908). (B) khuẩn lạc chủng Streptomyces lannensis (VTCC-A2780). (C) Nonomuraea roseoviolacea (VTCC - A - 2062). (D) Streptomyces malachitofuscus (VTCC - A - 2789). 1.3.2. Khả năng sinh chất kháng sinh của xạ khuẩn Một trong những đặc điểm quan trọng của xạ khuẩn là khả năng sinh chất kháng sinh. Trong số 5500 chất kháng sinh hiện nay có 4000 chất có nguồn gốc từ Hình 4. Khuẩn lạc của một số chủng xạ khuẩn. Hình 5. Cuống sinh bào tử của một số chủng xạ khuẩn. C D BA
  • 27. 15 xạ khuẩn. Đa số các chất kháng sinh có nguồn gốc từ xạ khuẩn đều có phổ kháng rộng, kìm hãm và ức chế đƣợc nhiều loại vi sinh vật khác nhau [35]. Rất nhiều chất kháng sinh đƣợc sinh ra bởi xạ khuẩn đang đƣợc sử dụng rộng rãi trong thực tế hiện nay nhƣ: Streptomycin: Có nguồn gốc từ Streptomyces griseus có khả năng kháng các vi khuẩn Gram dƣơng khá mạnh, đƣợc sử dụng để diều trị các bệnh dịch hạch, ho gà và quan trọng hơn cả là bệnh lao [40] . Neomycin: Là chất kháng sinh có hoạt phổ rộng, đƣợc phát hiện từ chủng xạ khuẩn Streptomyces fradiae, có khả năng kháng lại vi khuẩn Gram dƣơng và Gram âm, đặc biệt chống đƣợc nhiều loại vi khuẩn kháng penicillin và streptomycin [25] Gentamycin: Có nguồn gốc từ Micromonospora purpurea, có phổ kháng sinh rộng, có tác dụng chống lại vi khuẩn Gram dƣơng nhƣ tụ cầu, phế cầu đã kháng lại penicillin và Gram âm nhƣ màng não cầu, lậu cầu. Trong y học hiện nay, Gentamycin chủ yếu dùng để diều trị các bệnh nhiễm Pseudomonas [19]. Tetracyclin: Là kháng sinh đƣợc tách chiết từ một số chủng xạ khuẩn thuộc chi Streptomyces. Loại kháng sinh này có phổ rộng, chống lại đƣợc cả vi khuẩn Gram dƣơng lẫn Gram âm. Ngoài đƣợc sử dụng trong y học, tetracyclin còn đƣợc sử dụng trong công nghiệp chế biến thực phẩm [7]. Cloramphenicol: Có nguồn gốc từ xạ khuẩn Streptomyces venezueae, có phổ kháng sinh rộng với vi khuẩn Gram dƣơng và Gram âm [42]. Erythromycin: Có nguồn gốc từ Streptomyces erythreus, có phổ kháng sinh rộng đối với các vi khuẩn Gram dƣơng, đƣợc sử dụng để điều trị viêm phổi do Mycoplasma và viêm họng do liên cầu khuẩn [52]. Novobiocin: Có nguồn gốc từ Streptomyces spheroides và Streptomyces niverus, có hoạt tính mạnh với các vi khuẩn Gram dƣơng, đặc biệt có khả năng chống các tụ cầu đã kháng penicillin và một số chất kháng sinh khác [34].
  • 28. 16 Amphoterycin: Có nguồn gốc từ Streptomyces nodosus, đƣợc dùng để điều trị các bệnh ngoài da do nấm Candida abbicans gây ra [10]. Actinomycin: Có nguồn gốc từ Streptomyces antibiticus có hoạt tính kìm hãm sự phát triển của các khối u ác tính, đƣợc dùng để điều trị một số bệnh ung thƣ [53]. Daunorubixin: Có nguồn gốc từ Streptomyces coeruleorubidus, đƣợc dùng để điều trị các bệnh bạch cầu cấp tính, bệnh Hodgkin [41]. 1.3.3. Sử dụng xạ khuẩn trong khống chế sinh học Một trong những phƣơng pháp kiểm soát sinh học đƣợc tập trung nghiên cứu đó là sử dụng các chủng xạ khuẩn. Các chủng xạ khuẩn có khả năng thúc đẩy tăng trƣởng thực vật bằng cách tác động trực tiếp nhƣ thải ra sắt, photpho hòa tan và sản sinh các hormone thực vật hoặc gián tiếp nhƣ ức chế tác nhân gây bệnh hoặc cảm ứng các cơ chế kháng của thực vật chống lại mầm bệnh [14] [22]. Một số chủng thuộc chi Streptomyces đã đƣợc chứng minh là không những hỗ trợ thực vật trong việc hấp thu các chất dinh dƣỡng mà còn kiểm soát các tác nhân gây bệnh cho cây trồng [20]. Năm chủng Streptomyces spp. (CAI - 24, CAI - 121, CAI - 127, KAI - 32 và KAI - 90) đƣợc phân lập từ cỏ ở các đống ủ đã đƣợc báo cáo là có hoạt tính chống lại bệnh héo lá ở đậu xanh do Fusarium oxysporum gây ra. Ngoài ra, các chủng xạ khuẩn Streptomyces đƣợc chọn lọc này cũng có khả năng sinh siderophore, indole acetic acid (trừ KAI - 90), hydrocyanic acid, cellulase (chỉ KAI - 32 và KAI - 90) và protease (chỉ CAI - 24 và CAI - 127) [20]. Năm 2006, Prapavathy và cộng sự công bố hiệu quả của chủng Streptomyces sp. PM5 trong việc ức chế sự tăng trƣởng của nấm gây bệnh đạo ôn Pryricularia oryzae và nấm gây bệnh bạc lá lúa Rhizoctonia solani. Ngoài ra, một số chủng Streptomyces spp. phân lập từ 21 mẫu đất Indonesia đƣợc công bố có khả năng ức chế sự sinh trƣởng của vi khuẩn Gram dƣơng Bacillus subtilis và Gram âm Xanthomonas axonopodis [32].
  • 29. 17 Trƣớc đây, các nghiên cứu về khống chế sinh học để kiểm soát các bệnh trên lúa chƣa đƣợc chú ý nhiều, nhƣng gần đây, đã có một vài thành tựu có ý nghĩa. Trong đó có sử dụng các vi khuẩn có mối quan hệ với thực vật nhƣ là các tác nhân khống chế sinh học. Ví dụ nhƣ các nghiên cứu của Gnanamanickam và các cộng sự của ông tại Ấn Độ và Philipin đã tìm thấy chủng Pseudomonas fluorescens có khả năng ức chế sự phát triển của Xoo gây bệnh bạc lá lúa [17]. Ngoài ra chủng còn cho thấy có khả năng ức chế sự phát triển của nhiều vi sinh vật gây bệnh trên cây nhƣ vi khuẩn, nấm, virus và giun sống kí sinh. Các kết quả thử nghiệm đã chứng minh chủng P. fluorescens này có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các bệnh cây củ cải đƣờng, lúa mạch và cây thuốc lá. Các nghiên cứu của Ji và cộng sự năm 2008 đã cho thấy chủng Lysobacter antibioticus 13-1 có khả năng ức chế sự phát triển của nhiều loài nấm và vi khuẩn gây bệnh thực vật, trong đó có Xoo [29].. Chủng này có khả năng kìm hãm sự phát triển của Xoo hiệu quả lên tới 69.7%. Những thử nghiệm trên đồng ruộng cho thấy hiệu quả làm giảm sự có mặt của Xoo trên lúa từ 59.1- r73.5%. Hiệu quả ức chế Xoo của chủng Lysobacter antibioticus 13-1 thử trên các dòng lúa khác nhau có biến động tùy theo từng dòng lúa. Thêm vào đó hiệu quả ức chế này còn phụ thuộc vào từng chủng Xoo gây bệnh [29]. 1.4. Tình hình nghiên cứu xạ khuẩn trong kiểm soát bệnh bạc lá lúa Tại Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học, TS. Phan Thị Phƣơng Hoa và cộng sự đã sàng lọc 2690 chủng xạ khuẩn đang đƣợc lƣu giữ tại Bảo tàng giống chuẩn Vi sinh vật (VTCC) và tìm đƣợc 167 chủng đƣợc lựa chọn với khả năng kháng cao nhất cả hai chủng kiểm định Micrococcus luteus NBRC 13867 và Escherichia coli NBRC 14237 [23]. Các chủng xạ khuẩn này đƣợc tiếp tục sàng lọc khả năng kháng 10 chủng vi khuẩn gây bệnh bạc lá lúa Xanthomonas oryzae pv. oryzae (Xoo) R1, R2, R3, R4, R5, R6, R7, R8, R9 và R10 do PGS. TS. Phan Hữu Tôn (Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội) và cộng sự phân lập. Trong số 167 chủng xạ khuẩn này, 17 chủng xạ khuẩn có khả năng kháng cả 10 chủng Xoo. Để nghiên cứu khả năng kháng đặc hiệu đối với Xoo của các 17 chủng xạ khuẩn, các
  • 30. 18 chủng vi sinh vật Bacillus subtilis NBRC 3134, Saccharomyces cerevisiae NBRC 10217, Azotobacter sp. VTCC - B - 106 và Pseudomonas putida VTCC - B - 657 đƣợc sử dụng. 5 chủng VN06 - A -353, VN08 - A - 306, VN08 - A - 352, VTCC - A - 99, VN10 - A - 44 và VN08 - A12 có tính đặc hiệu cao với Xoo, chúng chỉ ức chế một loại vi sinh vật kiểm định. Trong số đó, chủng VN08 - A12 sinh trƣởng tốt nhất và không gây ức chế những vi sinh vật có lợi nhƣ Azotobacter sp. (VTCC - B - 106) và Pseudomonas putida (VTCC - B - 657). Những thử nghiệm ngoài đồng ruộng trên 2 giống lúa Oryza sativa L. SS1 và Oryza sativa L. KD18 cho thấy dịch nuôi cấy của chủng VN08 - A12 làm giảm đáng kể tổn thƣơng do Xoo gây ra trên lá lúa [23]. Chính vì vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung nghiên cứu các đặc điểm sinh học và phân tích hoạt chất kháng Xoo do chủng VN08 - A12 sinh ra.
  • 31. 19 CHƢƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nguyên liệu và hóa chất 2.1.1 Nguyên liệu 2.1.1.1. Các chủng Xoo 10 chủng vi khuẩn Xoo gây bệnh bạc lá lúa ở miền Bắc Việt Nam đã nhận đƣợc từ PGS. TS. Phan Hữu Tôn và cộng sự (trƣờng Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội). Danh sách và nơi phân bố của 10 chủng vi khuẩn Xoo trên đƣợc trình bày trong bảng 3 và hình 6. Bảng 3. Danh sách 10 chủng Xoo phân lập đƣợc ở miền Bắc Việt Nam đƣợc sử dụng trong nghiên cứu STT Chủng Phân lập từ giống lúa Địa điểm thu thập 1 R1 Khang dân, Bắc thơm 7 Bắc Ninh, Hà Nội 2 R2 Nếp tân, HT1 Sơn La, Hải Dƣơng 3 R3 Nhị ƣu 838, Hƣơng cốm Nghệ An, Thái Bình 4 R4 Thục Hƣng Thái Bình 5 R5 Khang dân, Bắc thơm Nghệ An, Hải Dƣơng 6 R6 Nhị ƣu 383 Yên Bái 7 R7 Q5, Nàng hƣơng Hải Dƣơng, Thái Bình 8 R8 Nếp thơm Hải Dƣơng 9 R9 Q5 Hải Dƣơng 10 R10 Hybrid rice Yên Bái
  • 32. 20 Hình 6. Bản đồ phân bố của 10 chủng Xoo ở miền Bắc Việt Nam đƣợc sử dụng trong nghiên cứu 2.1.1.2. Các chủng xạ khuẩn Chủng xạ khuẩn VN08 - A12 đƣợc phân lập năm 2008 hiện đang đƣợc lƣu giữ tại Bảo tàng Giống chuẩn Vi sinh vật học (VTCC), Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học, Đại học Quốc Gia Hà Nội. 2.1.1.3. Vi sinh vật kiểm định Sáu chủng vi sinh vật kiểm định đƣợc sử dụng hiện đang đƣợc bảo quản tại VTCC bao gồm: - Pseudomonas putida (VTCC - B - 657) - Saccharomyces cerevisiae (VTCC - Y - 62) - Bacillus subtilis (VTCC - B - 888) - Azotobacter sp. (VTCC - B - 106) - Fusarium oxysporum (ATCC - 7601) - Staphylococcus aureus (ATCC - 29923) 2.1.2. Hóa chất, dụng cụ và thiết bị 2.1.2.1. Hóa chất - Các loại đƣờng chuẩn: glucose, saccarose, lactose, fructose, mantose ... đƣợc mua từ hãng Merck (Đức).
  • 33. 21 - Các loại muối: K2HPO4, KH2PO4, KI, MgSO4. 7H2O, KNO3, NaCl, FeSO4. 7H2O, (NH4)2SO4, CaCO3, MnCl2, Na2CO3, ZnCl2, ZnSO4 ... đƣợc nhập từ các hãng của Trung Quốc. - Cao thịt, cao nấm men, cao malt, peptone... của hãng Merck (Đức). - Các loại hóa chất khác nhƣ thạch, tinh bột tan, casein, CMC (Carboxyl Methyl Cellulose) đƣợc sản xuất ở Nhật, Trung Quốc, Việt Nam. - Các dung môi nhƣ ethanol, iso - propanol, methanol, acetone, ethylacetate đƣợc mua từ hãng Fisher (Mỹ). 2.1.2.2. Dụng cụ và thiết bị - Kính hiển vi quang học Olympus (Nhật) - Tủ ấm, tủ sấy Memmert (Đức) - Kính hiển vi điện tử Joel (Nhật) - Cân phân tích, cân kỹ thuật - Máy lắc (Hàn Quốc) - Nồi khử trùng (Đài Loan) - Box cấy vô trùng Nuaire (Mỹ) - Máy đo pH 151 Martini - Máy ly tâm Hettich (Đức) - Máy cất nƣớc Hamilton. - Các dụng cụ thủy tinh của Trung Quốc, Đức, Việt Nam. 2.1.2.3. Môi trƣờng nghiên cứu  Môi trƣờng nuôi cấy xạ khuẩn: + Môi trƣờng 2M (g/ l): tinh bột - 20, bột đậu tƣơng - 15, cao nấm men - 2, CaCO3 - 4, pH 6.2 + Môi trƣờng No. 8(g/ l): casitone - 7.5, cao nấm men - 7.5, glycerol - 15, NaCl - 2.5 + Môi trƣờng 301 (g/ l): tinh bột - 24, glucose - 1, peptone - 3, cao thịt - 3, cao nấm men - 5, CaCO3 - 4, pH 7.0 + Môi trƣờng A - 3M g/l): glucose - 5, glycerol - 20, tinh bột - 20, pharmamedia - 15, cao nấm men - 3, Diaion HP - 20 - 10, pH 7,0
  • 34. 22 + Môi trƣờng A - 16 (g/ l): glucose - 20, pharmamedia - 10, CaCO3 - 5 + Môi trƣờng SKS (g/ l): tinh bột - 10, glucose - 10, bột đậu tƣơng - 10, peptone - 5, CaCO3 - 3 + Môi trƣờng YS (g/l): cao nấm men - 2, tinh bột - 10, thạch - 16  Môi trƣờng thử hoạt tính kháng vi khuẩn: + Môi trƣờng PSA (g/ l): Khoai tây - 300, Na2HPO4 - 2, Ca(NO3)2 - 0.5, pepton - 5, sucrose - 15, thạch - 16, pH 7,0 + Môi trƣờng YM (g/ l): Glucoza - 10, pepton - 5, cao nấm men - 3, cao malt - 3, thạch - 15 + Môi trƣờng thạch thƣờng (g/ l): Pepton - 5, cao thịt - 2, NaCl - 1, thạch - 15, pH – 7,0 + Môi trƣờng Muller - Hinton (g/l): Cao thịt - 3 ; casein thuỷ phân – 17,5; tinh bột tan – 1,5; thạch 17; pH 7,4 + 0,2. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Phƣơng pháp thử hoạt tính kháng vi sinh vật 2.2.1.1. Phương pháp thỏi thạch Vi sinh vật kiểm định đƣợc nuôi trên môi trƣờng Muller - Hinton, PSA, YM, hoặc thạch thƣờng. Dịch nuôi vi sinh vật kiểm định (1 - 5 ml/ l) đƣợc thêm vào môi trƣờng đã khử trùng và để nguội đến 40 - 45C và đổ ra đĩa petri. Sau đó các thỏi thạch có xạ khuẩn đƣợc đặt lên đĩa, ủ ở 30o C trong 24 giờ. Hoạt tính kháng vi sinh vật đƣợc đánh giá bằng khả năng tạo vòng ức chế xung quanh thỏi thạch theo công thức D - d (D: đƣờng kính vòng kháng trên đĩa thạch, d: đƣờng kính của lỗ đục) (mm).
  • 35. 23 2.2.1.2. Phương pháp đục lỗ thạch Môi trƣờng chứa vi sinh vật kiểm định đƣợc chuẩn bị nhƣ trong phƣơng pháp thỏi thạch. Sau đó, 4 - 5 lỗ trên đĩa thạch đƣợc tạo bằng khoan đục lỗ. 100 µl dịch nuôi hoặc mẫu đƣợc nhỏ vào mỗi lỗ, ủ ở 30o C trong 24 giờ. Khả năng ức chế đƣợc đánh giá bằng khả năng tạo vòng ức chế xung quanh lỗ, theo công thức D - d (mm). 2.2.2. Phân loại bằng đặc điểm hình thái 2.2.2.1. Hình thái khuẩn lạc Hình thái khuẩn lạc xạ khuẩn đƣợc xác định về kích thƣớc, bề mặt khuẩn lạc, màu sắc của hệ sợi khí sinh và hệ sợi cơ chất bằng cách cấy ria 3 pha các chủng xạ khuẩn trên các môi trƣờng (ISP1, ISP2, ISP3, ISP4, ISP5, ISP6, ISP7 và YS), ủ ở 30o C trong 7 - 14 ngày. 2.2.2.2. Hình thái chuỗi sinh bào tử và bề mặt bào tử Hình thái chuỗi sinh bào tử được quan sát dưới kính hiển vi quang học sử dụng phương pháp cắm lamen nghiêng 45oC trên đĩa thạch YS đã cấy chủng xạ khuẩn, ủ ở 30oC trong 7 - 14 ngày. Ngoài ra, chuỗi bào tử và bề mặt bào tử cũng đƣợc quan sát dƣới kính hiển vi điện tử quét qua các bƣớc sau: - Cố định mẫu: Đặt thỏi thạch có bào tử xạ khuẩn lên lam kính nghiêng 45o C trong bình có chứa osmium oxide 2% trong 2 - 3 giờ. - Rửa mẫu: Mẫu đƣợc rửa lần lƣợt bằng ethanol ở các nồng độ 50%, 60%, 70%, 80%, 90%, 95% và 100% trong 15 phút. Sau đó, mẫu đƣợc ngâm trong isopentyl acetate 100% trong 12 giờ. - Làm khô mẫu: Mẫu đƣợc làm khô bằng thiết bị có phun ngập khí nitơ trong 20 phút. - Quan sát dƣới kính hiển vi điện tử quét.
  • 36. 24 2.2.3. Hóa phân loại 2.2.3.1. Phân tích thành phần axit amin trong thành tế bào Chuẩn bị thành tế bào: Tế bào ƣớt (1 - 2 ml) + 5 ml nƣớc cất vô trùng + hạt thủy tinh (loại lớn và nhỏ, đƣờng kính 0, 11 - 0, 12 mm). Phá tế bào bằng sóng siêu âm ca.180 trong 1 - 1,5 giờ cho đến khi dung dịch trở nên trong. Ly tâm với tốc độ 10000 vòng/ 30 phút. Bỏ dịch trên. Thêm 3 ml SDS 4%. Giữ ở 100o C trong 40 phút. Ly tâm với tốc độ 10000 vòng/ phút trong 30 phút ở 30o C loại bỏ dịch trên. Rửa với nƣớc ít nhất 3 lần với điều kiện giống trên (17000 vòng/ phút trong 30 phút). Đông khô qua đêm. 2 - 3 mg thành tế bào đƣợc bổ sung 200 μl HCl 4 N, ủ ở 100o C qua đêm. Mẫu đƣợc làm khô bằng hút chân không (khoảng 24 giờ). Thêm 200 μl nƣớc cất, chuyển sang ống eppendorf, ly tâm với tốc độ 12000 vòng/ phút trong 5 phút. Dịch trên đƣợc thu và lọc qua màng lọc. Phân tích mẫu bằng sắc ký bản mỏng TLC: Mẫu (3 - 5 μl) và các axit amin chuẩn (1 μl) DAP, Ala, Gly, Glu, Lys đƣợc chấm lên bản sắc ký cellulose (phụ lục 1). Bản sắc ký đƣợc nhuộm bằng ninhydrin ở 100o C trong 5 phút. Các axit amin sẽ hiện lên dƣới dạng các chấm màu tím. Phân tích mẫu bằng HPLC: 10 - 20 μl mẫu và các axit amin chuẩn (25 nmol) đƣợc làm khô bằng hút chân không trong 2 giờ, thêm 20 μl Ethanol/ DW/ Triethylamine 2/ 2/ 1, làm khô bằng hút chân không trong 2 giờ. Thêm 20 μl Ethanol/ DW/ Triethylamine/ Phenylisothiocyanate 7/ 1/ 1/ 1, giữ ở nhiệt độ phòng trong 20 phút, làm khô bằng hút chân không trong 2 giờ. Mẫu đƣợc hòa tan bằng 0,5 ml dung dịch A và đƣợc phân tích bằng HPLC (phụ lục 1). 2.2.3.2. Phân tích thành phần menaquinone 100 - 500 mg tế bào khô đƣợc hòa tan trong 10 - 15 ml Chloroform: methanol (2: 1), trộn bằng khuấy từ chậm trong 3 giờ. Ly tâm 3000 vòng/ phút
  • 37. 25 trong 10 phút, lấy dịch trên, làm khô bằng cô quay. Hòa tan bằng 1,5 ml acetone, làm khô bằng hút chân không. Mẫu đƣợc hòa tan bằng 50 μl ethanol, chấm lên bản gel silica. Menaquinone đƣợc phát hiện bằng tia UV, sau đó đƣợc cạo ra chuyển vào ống eppendorf, thêm 1,5 ml acetone, ly tâm 3000 vòng/ phút trong 5 phút, lấy dịch trên, làm khô bằng nitơ lỏng. Thêm 50 - 100 μl ethanol, lọc và dùng làm mẫu chạy HPLC và khối phổ (MS) (phụ lục 2). 2.2.3.3. Phân tích thành phần axit béo 5 mg tế bào khô + dung dịch kiềm (R1) 1 ml, vortex 5 - 10 giây, giữ ở 100o C trong 5 phút, vortex 5 - 10 giây, giữ tiếp ở 100o C trong 25 phút, để nguội xuống nhiệt độ phòng, có thể đặt trực tiếp dƣới vòi nƣớc sau khi hạ xuống 80o C. Thêm 2 ml dung dịch methyl hóa (R2) giữ ở 80o C trong 10 phút. Thêm 3 ml dung dịch tách (R3) trộn đều, loại bỏ lớp dƣới. Thêm 3 ml dịch rửa (R4), ly tâm 2000 vòng/ phút trong 3 phút, chuyển 2/3 lớp trên sang ống đựng mẫu. Mẫu đƣợc phân tích bằng sắc ký khí (hệ thống MIDI). 2.2.3.4. Phân tích thành phần G+C trong ADN 25 μl ADN (2 - 25 μg) giữ ở 60o C trong 1 giờ, giữ ở 100o C trong 2 phút, chuyển lên đá. Thêm 25 μl đệm acetate (phụ lục 5), giữ ở 37o C trong 1 giờ. Thêm 25 μl đệm Glycine (0,1 M, pH 10,4) và 2 μl alkaline photphatase (0,35 U/ μl), giữ ở 37o C trong 1 - 2 giờ. Phân tích bằng HPLC (phụ lục 4). 2.2.4. Phân loại sinh học phân tử giải trình tự 16S – rADN  Tách chiết ADN Tế bào xạ khuẩn thu từ 1,5 ml dịch nuôi cấy đƣợc hòa tan trong 100 l TE, thêm 0,4 mg lysozyme, ủ 37o C trong 1 giờ. Thêm 100 l SDS 10% (w/v), ủ 37o C trong 30 phút. Thêm 8 l ARNase 3 mg/ ml, ủ ở 37o C trong 30 phút. Thêm 12 l
  • 38. 26 proteinase K (5 mg/ ml), ủ 15 phút ở 56o C. Thêm 1 V phenol: chloroform: isoamyl alcohol (P: C: I = 25: 24: 1), ly tâm 15000 vòng/ phút, 15 phút, thu lớp dịch trên. Thực hiện bƣớc này 3 lần. Thêm 1/ 10 V natri acetate 3 M và 2,5 V ethanol 100%, đặt trong đá 30 phút. Ly tâm 15000 vòng/ phút trong 15 phút, thu cặn, rửa bằng ethanol 70%. Làm khô, hoà tan trong 50 l TE.  Phản ứng khuếch đại ADN Thành phần phản ứng (l): 10X buffer - 10; dNTP 2 mM - 10; mồi 27F (10 pM) - 2; 1525R (10 pM) - 2; Taq polymerase (5u/l) - 2; ADN khuôn (50 - 100g/ l) - 1- 2; H2O đủ 100 l Chu trình nhiệt: 35 chu kỳ 95o C - 3 phút 95o C - 30giây 55o C - 30 giây 72o C - 1 phút 4o C -  Kiểm tra các sản phẩm của PCR bằng điện di agarose 1 %. Sản phẩm PCR sau đó đƣợc tinh sạch bằng kit PCR clean up (QIAgen).  Phản ứng khuếch đại ADN cho đọc trình tự Thành phần Terminator Ready Reaction Mix (Termix): Buffer 5X - 9 l, Bigdye Ready Reaction premix -18 l, H2O - 9l. Thành phần phản ứng PCR: Termix - 8 l, dNTP 2 mM - 10, Mồi - 1 l, ADN khuôn - 1 l (nồng độ ADN là 40 - 60 g/ ml), H2O - 10 l. - Chu trình nhiệt cho phản ứng khuếch đại gen:
  • 39. 27 96o C - 1phút 96o C - 10giây 25 chu kỳ 50o C - 5 giây 60o C - 4 phút - Tinh sạch sản phẩm PCR: Thêm 5 l EDTA 125 mM và 60 l ethanol 100%, để 15 phút ở nhiệt độ phòng. Ly tâm 15000 vòng/ phút trong 15 phút, thu cặn, rửa bằng 60 l ethanol 70%. Thêm 10 l HiDi Formamide. Để ở 96o C trong 2 phút sau đó chuyển ngay mẫu lên đá. Mẫu đƣợc đọc trình tự bằng máy ABI 3100 Avant.  Phân tích trình tự và xây dựng cây phát sinh chủng loại Trình tự của ADNr 16S đƣợc phân tích bằng phần mềm CLUSTAL W. Các trình tự tham khảo dùng trong nghiên cứu cây phát sinh chủng loại đƣợc lấy từ dữ liệu của DDBJ, EMBL, GenBank. Cây phát sinh đƣợc xây dựng theo phƣơng pháp của Saitou và Nei (1987) với độ lặp lại 1000 lần trên phần mềm ClustalX2 và ClustalW2. 2.2.5. Tối ƣu hóa điều kiện nuôi cấy xạ khuẩn 2.2.5.1. Lựa chọn môi trường nuôi cấy thích hợp Chủng VN08 - A12 (3% giống cấp 1) đƣợc nuôi trong 25 ml của 6 môi trƣờng: 3M, 16M, 2M, 301, N8, SKS trong bình tam giác 250 ml, lắc ở 150 vòng/ phút trong 4 ngày. Dịch nuôi cấy sau ly tâm đƣợc thử hoạt tính kháng Xoo R2 theo phƣơng pháp đục lỗ thạch. 2.2.5.2. Lựa chọn thời gian nuôi cấy thích hợp Chủng VN08 - A12 đƣợc nuôi cấy nhƣ trên trong môi trƣờng SKS. Dịch nuôi cấy (1 ml) đƣợc thu sau 2, 3, 4, 5, 6 và 7 ngày, thử hoạt tính đối kháng Xoo R2 theo phƣơng pháp đục lỗ thạch.
  • 40. 28 2.2.5.3. Lựa chọn thể tích nuôi cấy thích hợp Chủng VN08 - A12 (3% giống cấp 1) đƣợc nuôi trong 25, 50, 75, 100, 125, 150 ml môi trƣờng SKS trong bình tam giác 250 ml, lắc 150 vòng/ phút trong 4 ngày. Dịch nuôi cấy sau ly tâm đƣợc thử hoạt tính kháng Xoo R2 theo phƣơng pháp đục lỗ thạch. 2.2.5.4. Lựa chọn nhiệt độ nuôi cấy Chủng VN08 - A12 đƣợc nuôi trong môi trƣờng SKS, lắc 150 vòng/ phút ở các nhiệt độ 25, 30, 35, 40o C trong 4 ngày. Dịch nuôi cấy sau ly tâm đƣợc thử hoạt tính kháng Xoo R2 theo phƣơng pháp đục lỗ thạch. 2.2.5.5. Lựa chọn cách cấy giống Chủng xạ khuẩn VN08 - A12 đƣợc cấy bằng các cách khác nhau: giống cấp 1, giống cấp 2 và bào tử (1x108 , 2x108 , 3x108 , 4x108 , 5x108 , 6x108 bào tử/ ml), lắc 150 vòng/ phút ở 30o C trong 4 ngày. Dịch nuôi cấy sau ly tâm đƣợc thử hoạt tính kháng Xoo R2 theo phƣơng pháp đục lỗ thạch. 2.2.6. Tinh sạch hoạt chất kháng Xoo 2.2.6.1. Tách dịch chiết thô Dịch nuôi cấy (100 ml) đƣợc ly tâm ở 8000 vòng/phút trong 10 phút, thu dịch trong. Thêm 50 ml ethylacetate, lắc đều, ly tâm ở 4o C vận tốc 8000 vòng/ phút trong 10 phút. Thu lớp dịch phía trên, bổ sung khoảng 0,02 g Na2SO4, lắc đều, lọc lấy dịch trong, cô đến khô, hòa tan lại bằng 1 ml methanol. 2.2.6.2. Tinh sạch bằng silica gel Silica gel (20 ml) hòa vào hexan và nhồi vào cột. Các dung môi cần sử dụng: (1). Hexan 100% (2). 80% Hexan: 20% ethyl acetate (3). 50% Hexan: 50% ethyl acetate
  • 41. 29 (4). 20% Hexan: 80% ethyl acetate (5). 0% Hexan: 100% ethyl acetate (6). 50% Methanol: 50% ethyl acetate Chuyển dịch chiết thô lên cột. Các dung môi (1), (2), (3), (4), (5), (6) đƣợc lần lƣợt thêm vào cột (40 ml), các phân đoạn đƣợc thu tƣơng ứng, cô quay đến khô, hòa tan trong 1 ml methanol. Các phân đoạn đƣợc thử hoạt tích kháng Xoo R2 bằng phƣơng pháp đục lỗ thạch. 2.2.6.3. Tinh sạch bằng HPLC Các phân đoạn có hoạt tính đƣợc phân tích và tinh sạch bằng phƣơng pháp HPLC sử dụng cột Cadenza CD - C18 (7,5 x 4,6 mm). Nồng độ acetonitrile đƣợc tăng tuyến tính từ 15% đến 85% trong 22 phút với tốc độ 1,2 ml/ phút. Kênh A: Nƣớc MQ: Axit formic = 1000: 1 Kênh B: Acetonnitrile Bảng 4. Chƣơng trình phân tích HPLC Thời gian (phút) Dịch A (%) Dịch B (%) Tốc độ (ml/ phút) 0 85 15 1 3 85 15 1 25 15 85 1 29 15 85 1 32 85 15 1 35 85 15 1 2.2.7. Xác định khối lƣợng phân tử bằng khối phổ (MS)
  • 42. 30 Chất kháng Xoo đã đƣợc tinh sạch qua máy HPLC đƣợc phân tích trọng lƣợng phân tử bằng phƣơng pháp khối phổ. Mẫu đƣợc bơm trực tiếp vào máy khối phổ ở trạng thái tích điện dƣơng.
  • 43. 31 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khả năng kháng vi sinh vật của chủng xạ khuẩn VN08 - A12 Chủng xạ khuẩn VN08 - A12 đƣợc tiến hành thử hoạt tính kháng với 10 chủng Xanthomonas oryzae pv. oryzae (Xoo) từ R1 đến R10 bằng phƣơng pháp thỏi thạch. Kết quả đƣờng kính vòng hoạt tính kháng Xoo đƣợc thể hiện trong bảng 5. Bảng 5. Hoạt tính kháng 10 chủng Xoo của chủng xạ khuẩn VN08 - A12 Chủng Đƣờng kính vòng kháng khuẩn (D-d: mm) R1 R2 R3 R4 R5 R6 R7 R8 R9 R10 VN08- A12 10±1 14±1 18±1 12±4 8±1 14±2 8±1 5±1 8±1 10±1 Kết quả trong bảng 5 cho thấy chủng VN08 - A12 có khả năng kháng cả 10 chủng Xoo. Trong đó, chủng này có khả năng kháng mạnh đối với R2, R3 và R6 nhƣng kháng yếu với R8. Mục đích của nghiên cứu này là lựa chọn chủng có khả năng kháng đƣợc tất cả 10 chủng Xoo nhƣng không gây hại cho vi sinh vật khác. Chính vì vậy, khả năng ức chế đối với 5 vi sinh vật kiểm và 2 vi sinh vật hữu ích của chủng xạ khuẩn này đƣợc tiếp tục thử nghiệm. Kết quả đƣợc trình bày trong bảng 6 và bảng 7. Bảng 6. Hoạt tính kháng vi sinh vật của chủng xạ khuẩn VN08 - A12 STT Chủng Vi sinh vật kiểm đinh Đƣờng kính vòng kháng khuẩn (D-d: mm) 1 Pseudomonas putida VTCC - B-657 - 2 Fusarium oxysporum ATCC - 7601 - 3 Staphylococcus aureus ATCC - 29923 - 4 Saccharomyces cerevisiae VTCC - Y - 62 - 5 Bacillus subtilis VTCC - B - 888 -
  • 44. 32 Kết quả cho thấychủng xạ khuẩn VN08 - A12 không ức chế vi sinh vật kiểm định nào. Ngoài ra, chủng VN08 - A12 có khả năng tăng trƣởng khá nhanh. Vì vậy, chủng VN08 - A12 đƣợc tiếp tục kiểm tra khả năng ức chế đối với hai vi sinh vật có lợi Azotobacter sp. (VTCC - B - 106) và Pseudomonas putida (VTCC - B - 657). Kết quả thử hoạt tính cho thấy chủng VN08 - A12 không kháng cả hai loại vi khuẩn đƣợc kiểm tra này (Bảng 7). Nhƣ vậy, chủng VN08 - A12 có khả năng kháng rất đặc hiệu với vi khuẩn Xoo. Bảng 7. Hoạt tính kháng vi sinh vật có lợi của chủng xạ khuẩn VN08 - A12 Chủng xạ khuẩn Đƣờng kính vòng kháng khuẩn (D - d, mm) Azotobacter sp. (VTCC - B - 106) Pseudomonas putida (VTCC - B - 657) VN08 - A12 - - 3.2. Phân loại chủng VN08 - A12 3.2.1. Phân loại bằng hình thái Sau 7 ngày nuôi cấy trên đĩa thạch YS, chủng VN08 - A12 tạo khuẩn lạc lồi, mép tạo viền có dạng sợi tia nhỏ, hệ sợi khí sinh có màu từ trắng đến nâu. Hệ sợi cơ chất có màu nâu nhạt (hình 7A). Đƣờng kính khuẩn lạc 0,5 - 2,5 mm, không tiết sắc tố vào môi trƣờng. Chuỗi bào tử của chủng VN08 - A12 có dạng thẳng, dài, thƣờng có trên 20 bào tử trong một chuỗi (hình 7B và hình 8C). Khi quan sát dƣới kính hiển vi điện tử quét (SEM) bề mặt bào tử có dạng nhẵn (hình 8D).
  • 45. 33 3.2.2. Hóa phân loại 3.2.2.1. Thành phần axit amin trong thành tế bào Thành phần axit amin trong thành tế bào của chủng VN08 - A12 đƣợc xác định bằng sắc ký bản mỏng nhƣ đã mô tả trong phần phƣơng pháp 2.2.3.1 (hình 9). Kết quả so sánh với chất chuẩn cho thấy chủng VN08 - A12 chứa LL - DAP. (DAP: Diaminopimelic). Hình 7. Khuẩn lạc và chuỗi bào tử của chủng VN08 - A12 (Ảnh SEM ở 15KVx 5,000) (Ảnh SEM ở 10KVx 30,000) Hình 8. Chuỗi bào tử và bào tử của chủng VN08 - A12 1µm A B DC
  • 46. 34 Hình 9. Kết quả chạy sắc ký bản mỏng thành phần axit amin trong thành tế bào của chủng VN08 - A12. (1). Chất chuẩn Meso - DAP và LL - DAP (2). Mẫu VN08 - A12 3.2.2.2. Thành phần menaquinone Thành phần menaquinone của chủng VN08 - A12 đƣợc phân tích theo phƣơng pháp đã đƣợc trình bày trong mục 2.2.3.2. Mẫu menaquinone sau khi đƣợc phân tách bằng sắc ký bản mỏng đƣợc thu lại để phân tích bằng LC - MS. Hai đỉnh ở phút 14,019 và 15, 689 trên LC đƣợc xác định tƣơng ứng là MK - 9(H6) và MK - 9(H8) bằng phân tích khối phổ đi kèm (hình 10). Kết quả phân tích diện tích của hai đỉnh này đƣợc thể hiện trong bảng 8, cho thấy thành phần menaquinone của chủng VN08 - A12 là MK - 9 (H6) 51,9% và MK-9(H8) 48,1%. 1 2 Meso - DAP LL - DAP Chủng VN08 -A12: LL - DAP
  • 47. 35 Hình 10. Kết quả phân tích LC thành phần menaquinone của chủng VN08 - A12. Bảng 8 : Kết quả phân tích thành phần menaquinone của chủng VN08 - A12 Peak Thời gian lƣu Diện tích peak Chiều cao peak Phần trăm diện tích peak (%) Phần trăm chiều cao peak (%) Loại menaquinone của VN08 -A12 1 14,019 840142 44224 51,961 55,145 MK - 9 (H6) 2 15,689 776728 35972 48,039 44,55 MK - 9(H8) Tổng 1616869 80196 100,00 100,000 3.2.2.3.Thành phần axit béo Thành phần axit béo của chủng VN08 - A12 đƣợc phân tích bằng hệ thống sắc ký khí kết hợp với phần mềm MIDI theo phƣơng pháp đƣợc trình bày trong mục 2.2.3.3. Kết quả phân tích đƣợc thể hiện trong hình 11 và bảng 9, cho thấy chủng MK - 9 (H6) MK - 9 (H8)
  • 48. 36 VN08 - A12 có thành phần axit béo gồm anteios - (anteios - C15 : 0), iso - (iso - C16 : 0) và (n - C16 : 0). Hình 11. Sắc ký đồ thành phần axit béo của chủng VN08 - A12 Bảng 9. Kết quả phân tích thành phần menaquinone của chủng VN08 - A12 Thời gian lƣu Tên peak Tỷ lệ phần trăm 6,974 14: 0 iso 1,77 7,503 14: 0 0,77 8,478 15: 0 iso 9,18 8,619 15: 0 anteiso 19,25 9,064 15: 0 1,13 9,838 16: 1 iso H 2,45 10,119 16: 0 iso 16,02 10,441 16:1 cis 9 11,16 10,744 16: 0 10,09
  • 49. 37 Thời gian lƣu Tên peak Tỷ lệ phần trăm 11,472 16:0 9 methyl 5,41 11,661 17: 1 anteiso 4,89 11,840 17: 0 iso 4,19 12,003 17: 0 anteiso 11,53 12,127 17: 1 0,75 12,438 17: 0 10 methyl 0,45 13,205 18: 1 iso H 0,41 3.2.2.4. Thành phần G+C trong AND Thành phần GC của chủng VN08 - A12 đƣợc phân tích bằng phƣơng pháp HPLC nhƣ đƣợc trình bày trong mục 2.2.3.4. Kết quả đƣợc thể hiện trong hình 12 và bảng 10. Kết quả phân tích cho thấy rằng thành phần GC trong ADN của chủng VN08 - A12 là 75%. Hình 12. Sắc ký đồ thành phần GC của chủng VN08 - A12 A C G T
  • 50. 38 Bảng 10. Kết quả phân tích thành phần GC của chủng VN08 - A12 Peak Thời gian lƣu Diện tích peak Chiều cao peak Phần trăm diện tích peak (%) Phần trăm chiều cao peak (%) Thành phần GC 1 2,299 1063153 162556 38,736 40,537 C 2 4,058 1019074 161599 37,130 40,298 G 3 6,302 327432 40445 11,930 10,086 T 4 6,841 334930 36411 12,203 9,080 A Tổng 2744589 401012 100,000 100,000 3.2.3. Trình tự 16S rADN Kết quả trình tự gen 16S rADN của chủng VN08 - A12 (phụ lục 8). Căn cứ vào các kết quả phân tích về hình thái đƣợc thể hiện trong phần 3.2.1. cho thấy chủng VN08-A12 có đặc điểm điển hình của chi Streptomyces. Phân tích thành phần axit amin trong thành tế bào của chủng VN08 - A12 đặc trƣng bởi LL - DAP. Các thành phần chính của axit béo là anteios- (anteios - C15 : 0), ISO - (iso - C16 : 0) và bình thƣờng (n- C16 : 0) axit. Các menaquinones là MK-9 (H6) 51,9% và MK-9 (H8) 48,1%. Thành phần GC là 75%.. Kết quả Blast search trên GenBank cho thấy chủng VN08 - A12 có trình tự 16S rADN hoàn toàn tƣơng đồng với loài Streptomyces toxytricini với tỉ lệ 100%. Cây phân loại của chủng VN08 - A12 đƣợc dựng bằng phần mềm ClustalX2 và ClustalW2 cho thấy chủng nghiên cứu nằm trong cùng nhóm với nhóm chủng Streptomyces toxytricini (hình 13). Nhƣ vậy căn cứ vào các kết quả phân tich về hình thái, đặc điểm sinh lý sinh hóa, hóa phân loại và trình tự 16s rADN của chủng VN08 - A12 cho thấy chủng VN08 - A12 thuộc chi Streptomyces toxytricini.
  • 51. 39 Hình 13. Cây phân loại chủng VN08 - A12 dựa trên trình tự gen 16S – rADN. 3.3. Tối ƣu hóa điều kiện nuôi cấy của chủng VN08 - A12 3.3.1. Môi trường nuôi cấy thích hợp Để lựa chọn môi trƣờng nuôi cấy của chủng VN08 - A12 để đạt hoạt tính kháng Xoo cao nhất, 6 loại môi trƣờng đã đƣợc lựa chọn để thử nghiệm bao gồm 3M, 16M, 2M, 301, N8 và SKS. Chủng VN08 - A12 đƣợc nuôi trong 25 ml của mỗi loại môi trƣờng trong bình tam giác 250 ml, lắc ở 150 vòng/ phút trong 4 ngày ở nhiệt độ 30o C. Dịch nuôi cấy sau ly tâm đƣợc thử hoạt tính kháng Xoo R2 theo phƣơng pháp đục lỗ thạch. Kết quả đƣợc trình bày trong hình 14 và hình 29C. Kết quả cho thấy, môi trƣờng SKS là môi trƣờng tốt nhất cho chủng VN08 - A12 để sản sinh chất kháng Xoo.
  • 52. 40 Hình 14. Ảnh hƣởng của môi trƣờng nuôi cấy khác nhau đến sự sản sinh hợp chất kháng sinh ức chế vi khuẩn Xoo của chủng VN08 - A12 3.3.2. Thời gian nuôi cấy thích hợp Chủng VN08 - A12 đƣợc nuôi lắc trong môi trƣờng SKS ở 30o C, dịch nuôi cấy đƣợc thu và thử hoạt tính kháng Xoo ở các ngày khác nhau. Kết quả đƣợc trình bày trong hình 15 và hình 29B. Kết quả cho thấy rằng, thời gian nuôi cấy ảnh hƣởng đến sự sản sinh lƣợng chất kháng Xoo. Khả năng ức chế Xoo (R2) đạt cao nhất sau 4 ngày nuôi cấy và giảm dần khi tăng thời gian nuôi cấy. Hình 15. Ảnh hƣởng của thời gian cấy khác nhau đến sự sản sinh hợp chất kháng sinh ức chế vi khuẩn Xoo của chủng VN08 - A12 0 5 10 15 20 25 30 35 3M 16M 2M 301 N8 SKS Đườngkínhvòngkhángkhuẩn(D- d:mm) Môi trường nuôi cấy 0 5 10 15 20 25 30 3 4 5 6 7 Đườngkínhvòngkhángkhuẩn (D:mm) Thời gian nuôi cấy (ngày)
  • 53. 41 3.3.3. Thể tích nuôi cấy thích hợp Để xác định thể tích nuôi cấy thích hợp, chủng VN08 - A12 đƣợc nuôi cấy trong môi trƣờng SKS với các thể tích khác nhau ở 30o C. Sau 4 ngày, dịch nuôi cấy đƣợc thu để thử hoạt tính kháng Xoo. Kết quả đƣợc thể hiện trong hình 16 và hình 29A. Kết quả cho thấy hoạt tính kháng Xoo cao nhất ở thể tích 25 ml trong bình 250 ml và giảm dần với sự gia tăng của thể tích môi trƣờng. Kết quả này khẳng định oxy là nhân tố quan trọng ảnh hƣởng khả năng sinh hoạt chất kháng Xoo của chủng VN08 - A12. Hình 16. Ảnh hƣởng của thể tích môi trƣờng nuôi cấy khác nhau đến sự sản sinh hợp chất kháng sinh ức chế vi khuẩn Xoo của chủng VN08 - A12 (S. toxytricini) 3.3.4. Nhiệt độ nuôi cấy thích hợp Chủng VN08 - A12 đƣợc nuôi trong môi trƣờng SKS, ở các nhiệt độ khác nhau. Dịch nuôi cấy sau 4 ngày đƣợc thử hoạt tính kháng Xoo. Kết quả đƣợc trình bày trong hình 17 và hình 29D. Nhiệt độ nuôi cấy ảnh hƣởng rất lớn đến sự sản sinh hoạt chất kháng Xoo. Kết quả cho thấy rằng chủng VN08 - A12 đƣợc nuôi ở nhiệt 30o C là tốt nhất. 0 5 10 15 20 25 30 25 50 75 100 125 150 Đườngkínhvòngkhángkhuẩn (D-d:mm) Thể tích nuôi cấy (ml)
  • 54. 42 Hình 17. Ảnh hƣởng của nhiệt độ môi trƣờng nuôi cấy khác nhau đến sự sản sinh hợp chất kháng sinh ức chế vi khuẩn Xoo của chủng VN08 - A12 3.3.5. Cách cấy giống thích hợp Cách cấy giống thƣờng ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng sinh các chất có hoạt tính sinh học. Chính vì vậy, chúng tôi khảo sát các cách cấy giống khác nhau để tìm phƣơng pháp thu đƣợc hoạt chất kháng Xoo cao nhất, bao gồm: giống cấp 1 ở 24, 48, 76, 92 giờ và bào tử (1x108 , 2x108 , 3x108 và 4x108 )bào tử . Dịch nuôi cấy sau 4 ngày đƣợc thử hoạt tính kháng Xoo (R2). Kết quả đƣợc trình bày trong hình 18 hình 29E và hình 29F. Kết quả cho thấy rằng phƣơng pháp cấy bằng giống cấp 1 tốt hơn cấy bằng bào tử. Giống cấp 1 ở các thời điểm khác nhau không ảnh hƣởng đến khả năng sinh hoạt chất. 0 5 10 15 20 25 30 35 25 30 35 40 Đườngkínhvòngkhángkhuẩn (D-d:mm) Nhiệt độ nuôi cấy (o C)
  • 55. 43 Hình 18. Ảnh hƣởng của cách cấy giống đến sự sản sinh hợp chất kháng sinh ức chế vi khuẩn Xoo của chủng VN08 - A12. 3.4. Tinh sạch và phân tích hoạt chất kháng Xoo của chủng VN08 - A12 3.4.1. Tinh sạch hoạt chất kháng Xoo của chủng VN08 - A12 Dịch chiết thô của chủng VN08 - A12 đƣợc tách chiết bằng 1/2 thể tích ethyl acetate nhƣ đã mô tả trong mục 2.2.6.1 và tóm tắt ở sơ đồ hình 19. Hoạt tính kháng Xoo của dịch chiết thô đƣợc kiểm tra bằng phƣơng pháp đục lỗ thạch và khẳng định hoạt chất đƣợc tách trong dung môi ethylacetate (hình 30A). Dịch chiết thô tiếp tục đƣợc tinh sạch bằng cột silica gel, các phân đoạn đƣợc thu và thử hoạt tính kháng Xoo (R2) nhƣ đƣợc trình bày trong mục 2.2.6.2. Hoạt tính của các phân đoạn đƣợc thể hiện trong bảng 11 và hình 30B. Các phân đoạn từ 4.1 trở đi đều có hoạt tính chứng tỏ hoạt chất kháng Xoo chỉ có thể thôi khỏi cột với nồng độ ethylacetate trên 80%. 23 24 25 26 27 28 29 24 48 72 96 1x108 2x108 3x108 4x108 Đườngkínhvòngkhángkhuẩn (D-d:mm) Cách cấy giống (1x108 ) (2x108 ) (3x108 ) (4x108 ) Bào tử Giống cấp I ( Thời gian nuôi – giờ)
  • 56. 44 Hình 19. Quy trình tách dịch chiết thô của chủng VN08 - A12 Bảng 11. Hoạt chất của VN08 - A12 thu đƣợc từ các phân đoạn khi tinh sạch bằng silica gel Phân đoạn mẫu chủng VN08 - A12 Nồng độ dung môi Thể tích (ml) Đƣờng kính vòng kháng (D-d, mm) 1.1 Hexan 100% 20 - 1.2 Hexan 100% 20 - 2.1 80% Hexan: 20% ethyl acetate 20 - 2.2 80% Hexan: 20% ethyl acetate 20 - 3.1 50% Hexan: 50% ethyl acetate 20 - 3.2 50% Hexan: 50% ethyl acetate 20 - 4.1 20% Hexan: 80% ethyl acetate 20 15 4.2 20% Hexan: 80% ethyl acetate 20 10 5.1 0% Hexan: 100% ethyl acetate 20 5 5.2 0% Hexan: 100% ethyl acetate 20 4 5.3 50% Methanol: 50% ethyl acetate 20 3 Dịch trong (Dịch chiết thô) Dịch nuôi cấy (Ly tâm) Dịch trong (1V) 1/2V Ethyl acetate Ly tâm
  • 57. 45 Phân đoạn 4.1 có hoạt tính cao nhất nên đƣợc tiếp tục tinh sạch bằng phƣơng pháp HPLC sử dụng cột sắc ký phản pha C18. Các phân đoạn (1 phút/ phân đoạn) sau HPLC đƣợc thu lại và thử hoạt tính kháng Xoo (bảng 12 và hình 20). Kết quả cho thấy phân đoạn 14 có hoạt tính cao nhất, tƣơng ứng với phút 14. Vì vậy, chất ở phút 14 đƣợc tinh sạch (hình 21). Phổ hấp thụ của hoạt chất này đƣợc thể hiện trong hình 22. Bƣớc sóng hấp thụ cực đại của chất là 360 nm. Bảng 12. Hoạt chất của VN08 - A12 thu đƣợc từ HPLC từ phân đoạn 4.1 Phân đoạn mẫu chủng VN08 - A12 Đƣờng kính vòng kháng Xoo (R2) (D-d, mm) 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 14
  • 58. 46 Phân đoạn mẫu chủng VN08 - A12 Đƣờng kính vòng kháng Xoo (R2) (D-d, mm) 15 12 16 9 17 8 18 5 19 - 20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - Hình 20. Phổ HPLC của hoạt chất chủng VN08 - A12 min12 13 14 15 16 17 mAU 0 250 500 750 1000 1250 1500 1750 2000 DAD1 A, Sig=254,4 Ref=450,100 (20130228NT 2013-02-28 14-11-301AA-0201.D) 11.945 12.401 12.836 12.992 13.183 13.467 13.568 13.857 14.024 14.156 14.576 14.723 14.939 15.170 15.311 15.425 15.735 16.064 16.221 16.651 17.246 17.397 17.636 17.799
  • 59. 47 Hình 21. Phổ HPLC của hoạt chất sau tinh sạch Hình 22. Phổ hấp thụ UV của hoạt chất sau tinh sạch 3.4.2. Phân tích trọng lƣợng phân tử Trọng lƣợng phân tử của hoạt chất kháng Xoo tinh sạch từ chủng VN08 - A12 đƣợc xác định bằng phƣơng pháp khối phổ (hình 23). Kết quả cho thấy hoạt chất có trọng lƣợng phân tử là 778,43. Dựa trên phổ hấp phụ và trọng lƣợng phân min5 10 15 20 25 30 mAU 0 10 20 30 40 50 60 70 DAD1A, Sig=254,4Ref=450,100(2013086NT2013-08-0609-48-35014-0401.D) 0.9311.060 12.22212.58512.907 14.368 26.19426.294 26.910 nm250 300 350 400 450 500 550 mAU 0 50 100 150 200 250 300 350 400 *DAD1, 12.380 (449 mAU, - ) Ref=11.447 & 12.967 of 012-0201.D
  • 60. 48 tử, chúng tôi bƣớc đầu tạm xác định hoạt chất là factumycin với cấu trúc hóa học nhƣ trong hình 24. Hình 23. Kết quả phân tích khối phổ của chủng VN08 - A12 Hình 24. Cấu trúc hóa học của factumycin [31] Factumycin đƣợc phát hiện lần đầu tiên vào năm 1982 nhƣ một chất kháng sinh thuộc cùng nhóm với aurodox, kirromycin, efrotomycin, mocimycin, heneicomycin [21]. Factumycin có trọng lƣợng phân tử là 778,97048 g/ mol và 801.438 [M+Na] +
  • 61. 49 công thức phân tử là C44H62N2O10 (hình 25). Sự khác biệt giữa factumycin với các chất trong nhóm là sự có mặt của một vòng tetrahydrofuran mở và liên kết đôi với gốc ketone. Thêm vào đó bƣớc sóng hấp thụ của factumycin là 355 nm, dài hơn so với các chất kháng sinh khác trong cùng nhóm (~322 nm). Hình 25. Cấu trúc của factumycin [46] Factumycin có khả năng kháng cả các vi khuẩn Gram âm và Gram dƣơng [46] [21]. Năm 2011 Kyota Kimura và cộng sự đã chứng minh môi trƣờng lên men của chủng Streptomyces spp. K07-0034 có khả năng ức chế T3SS (hệ thống tiết típ 3) của các vi khuẩn Gram âm [31]. Năm 2012, Thaker và cộng sự phát hiện ra factumycin từ chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini (WAC 5292) có hoạt tính kháng một số loại vi khuẩn Gram âm thƣờng đƣợc tìm thấy ở mầm bệnh đa kháng thuốc trong y tế nhƣ: Acinetobacter baumannii, Enterococcus faecalis, Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Pseudomonas aeruginosa và Staphylococcus aureus [46]. Trong thử nghiệm của Kimura năm 2011, đã lây nhiễm trên chuột một liều gây chết của Citrobactor rodentium - một loại vi khuẩn gây bệnh cho ngƣời tƣơng tự Escherichia coli. Kết quả quan sát cho thấy những con chuột đƣợc uống audorox liều lƣợng 25 mg/ kg có khả năng sống sót sau khi bị nhiễm Citrobactor rodentium [31]. Trong một nghiên cứu in vivo về tác dụng của UK 69,753 - một glycoside của factumycin trên chuột bị nhiễm Treponema hyodysenteriae, kết quả cho thấy không
  • 62. 50 còn tìm thấy Treponema hyodysenteriae trong phân của chuột thí nghiệm thậm chí ở thời điểm 12 ngày sau khi thử nghiệm [28]. Tuy nhiên, factumycin chƣa từng đƣợc sử dụng để kháng Xoo gây bệnh bạc lá lúa. Những nghiên cứu về cơ chế tổng hợp factumycin ở Streptomyces sp. cho thấy cụm gen sinh tổng hợp factumycin có kích thƣớc gần 76kb gồm 23 khung đọc mở: facAVI, facAV, facAIV, facAIII, facAII và facAI (gen quy định PKS và NRPS– PKS); facHIV, facHV và facHI (Hypothetical protein) và các gene khác: facP, facRI, facT, facCII, facM, facD, facOI, facOII, facCI, facMII và facB (hình 26). Trong đó facT là gen quan trọng nhất trong việc sinh tổng hợp factumycin [46]. Trong nghiên cứu này, factumycin đƣợc tìm thấy có trong dịch nuôi cấy chủng VN08-A12. Thử nghiệm kháng vi sinh vật cho thấy, dịch nuôi cấy của chủng VN08-A12 có khả năng ức chế sinh trƣởng của cả vi khuẩn Gram âm (Escherichia coli NBRC 14237 và Xanthomonas oryzae pv. oryzae) và vi khuẩn Gram dƣơng (Micrococcus luteus NBRC 13867). Tuy nhiên, dịch nuôi cấy của chủng VN08- A12 có chứa factumycin không thể kháng đƣợc các vi sinh vật kiểm định khác. Chúng tôi giả thuyết rằng factumycin sinh ra từ chủng VN08-A12 có một phổ kháng vi sinh vật tƣơng đối hẹp. Điều này sẽ giúp ích cho việc ứng dụng chế phẩm factumycin trong xử lý bệnh bạc lá lúa trên đồng ruộng trong khi không gây ảnh hƣởng đến hệ vi sinh vật trong đất. Hình 26. Cụm gen sinh tổng hợp factumycin (A) chủng WAC5292 (Streptomyces toxytricini) và (B) Streptomyces cattleya.
  • 63. 51 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận - Bằng phƣơng pháp hóa phân loại, hình thái học và phân tích trình tự gen 16S rADN, chủng VN08 - A12 đƣợc xác định là Streptomyces toxytricini. - Điều kiện nuôi cấy tối ƣu để chủng VN08 - A12 sinh hoạt chất kháng Xoo cao nhất đƣợc xác định nhƣ sau: 25 ml môi trƣờng SKS trong bình định mức 250 ml trong 4 ngày ở 30o C, cấy giống cấp 1 tốt hơn cấy bằng bào tử. - Hoạt chất kháng Xoo sinh ra bởi chủng VN08 - A12 đã đƣợc tinh sạch và xác định là factumycin. 4.2. Kiến nghị Kết quả trong nghiên cứu cho thấy chủng VN08 - A12 (Streptomyces toxytricini) có tiềm năng ứng dụng trong kiểm soát sinh học bệnh bạc lá lúa. Chính vì vậy, các nghiên cứu tiếp theo sẽ tập trung vào việc cải biến di truyền chủng VN08 - A12 để tăng khả năng sinh hoạt chất kháng Xoo và phát triển chế phẩm kiểm soát bệnh bạc lá lúa ở Việt Nam.
  • 64. 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Kiều Hữu Ảnh (1999), Giáo trình Vi sinh vật học công nghiệp, tập 1, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 2. Nguyễn Lân Dũng (2012), Giáo trình Vi sinh vật học, phần 3, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 3. Lê Lƣơng Tề, Bùi Trọng Thủy (2007). “Một số nghiên cứu về các Xa-gen kháng bệnh bạc lá lúa”, Tạp chí Bảo vệ thực vật, 1(1), tr. 1-7. 4. Nguyễn Xuân Thành, Dƣơng Đức Tiến (2003), Vi sinh vật học nông nghiệp, Nhà xuất bản Đại học sƣ phạm, Hà Nội. TIẾNG ANH 5. Adhikari, T. B., Basnyat, R. C. (1999), “Virulence of Xanthomonas oryzae pv. oryzae on rice lines containing single resistance genes and gene combinations”, Plant Disease, 83, pp. 46-50. 6. Baltz, R. H. (2006), “Antibiotic discovery from actinomycetes: will a renaissance follow the decline and fall?”, SIM News, 55, pp. 186-196. 7. Basavaraj, M., Shivayageeswar, E. N. (2011), “Production and optimisation of tetracycline by various strains of Streptomyces under solid state fermentation using pineapple peel as a novel substrate ”, Recent Research in Science and Technology 3,pp. 01-08. 8. Bharathkumar, S., David, P. R. S., Brindha, P. V., Kavitha, S., Gnanamanickam, S. S. (2008), “ Improvement of bacterial blight resistance in rice cultivars Jyothi and IR50 via markerassisted backcross breeding”, Journal of Crop Improvement, 21, pp. 101-116. 9. Bulletin, B. O. E. (2007), “Xanthomonas oryzae”, 37, pp. 543-553. 10. Caffrey, P., Lynch, S., Flood, E., Finnan, S., Oliynyk, M. (2001), “Amphotericin biosynthesis in Streptomyces nodosus: deductions from
  • 65. 53 analysis of polyketide synthase and late genes”, journal of Biology Chemistry, 8, pp. 713-723. 11. Chand, T., Singh, N., Singh, H., Thind, B. S. (1979), “Field efficacy of stable bleaching powder to control bacterial leaf blight”, journal of Rice Research Newsletter, 4, pp. 12-13. 12. Das, S., Lyla, P. S., Khan, S. A. (2008), “Distribution and generic composition of culturable marine actinomycetes from the sediments of Indian continental slope of Bay of Bengal”, Chinese Journal Oceanology Limnology, 26, pp. 166-177. 13. Dinh, H. D., Oanh, N. K., Toan, N. D., Du, P. V., Loan, L. C. (2008), “Pathotype profilce of Xanthomonas oryzae pv. oryzae isoaltes from the rice ecosystem in Cuulong river Delta”, Omonrice, 16, pp. 34-40. 14. Fravel, D. R. (2005), “Commercialization and implementation of biocontrol”, journal of Phytopathology, 43, pp. 337-359. 15. Furuya, N., Taura, S., Thuy, B. T., Ton, P. H., Hoan, N. V., Yoshimura, A. (2003), “Experimental technique for Bacterial Blight of Rice”, HAU-JICA ERCB Project, 25, pp. 42-50. 16. Gnanamanickam, S. S., Sakthivel, N., Alvarez, A. M., Benedict, A. A., Leach, J. E. (1996), “Serological and molecular probes for the detection of seedborne bacterial pathogens of rice and lack of demonstrable evidence for seed transmission of Xanthomonas oryzae pv. oryzae”, journal of plant Disease, 8, pp. 24-29. 17. Gnanamanickam, S. S., Velusamy, P., Immanuel, J. E., Thomashow, L. S. (2006), “Biological control of rice bacterial blight by plant-associated bacteria producing 2,4-diacetylphloroglucinol”, Canadian Journal of Microbiology, 52, pp. 56-65. 18. Gnanamanickan, S. S. (2009), “Biological control of rice diseases”, Biological control of rice diseases, 8, pp. 29-31.
  • 66. 54 19. Gonzalaz, R. I., Obregon, A. M., Escalante, L., Sanchez, S. (1995), “Gentamicin formation in Micromonospora purpurea: stimulatory efect of amanonium”, Journal of antibiotic, 48, pp. 479-483. 20. Gopalakrishnan, S., Kumar, R., Humayun, P., Srinivas, V., Ratnakumari, B., Vijayabharathi, R., Singh, A., Surekha, K., Padmavathi, C., Somashekar, N., Rao, R. P., Rao, L. V. S., Babu, V. R., Viraktamath, B. C., Goud, V. V., Loganandhan, N., Gujja, B., Rupela Oh, Y. Y. (2013), “Assessment of different methods of rice (Oryza sativa, L) cultivation for growth parameters, soil chemical, biological and microbiological properties, water saving and grain yield in rice-rice system”, Paddy Water Environment, 13, pp. 362-366. 21. Gullo, V. P., Zimmerman, S. B., Dewey, R. S., Hensens, O., Cassidy, P. J. (1982), “Factumycin, a new antinbiotic (A40A): Fermentation, isolation and antibacterial spectrum”, Journal of Antibiotic, 12, pp. 1705- 1707 22. Hao, D., Gao, P., Liu, P., Zhao, J., Wang, Y., Yang, W., Lu, Y., Shi, T., Zhang, X. (2011), “A novel secretory protein, inhibits Elk1 transcriptional activity via ERK pathway”, Molecular Biology Reports, 38, pp. 1375–1382. 23. Hoa, P. T. P., Hop, D. V., Quang, N. Q., Ton, P. H., Ha, T. H., Hung, N. V., Van, N. T., Hai, T. V., Quy, N. T. K., Dao, N. T. A., Thom, V. T., (2014), “Biological Control of Xanthomonas Oryzae pv. Oryzae Causing Rice Bacterial Blight Disease by Streptomyces toxytricini (VN08-A-12), Isolated from Soil and Leaf-litter Samples in Vietnam ”, Biocontrol science, 19, pp. 3. 24. Hoa, P. T. P., Quang, N. D., Sakiyama, Y., Hop, D. V., Hang, D. T., Ha, T. H., Van., N. T., Quy, N. T. K., Dao, N. T. A., (2012), “Screening for actinomyces isolated from soil with the ability to inhibit Xanthomonas oryzae pv. oryzae causing rice bacterial blight disease in Vietnam”, African Journal of Biotechnology 10, pp. 1684–5315 25. Howard, T. D. (1998), “The Production of Neomycin by Streptomyces fradiae in Synthetic Media ”, Applied Microbiology, 1, pp. 103-106.
  • 67. 55 26. Huang, N., Angeles, E. R., Domingo, J., Magpantay, G., Singh, S., Zhang, G. (1997), “Pyramiding of bacterial blight resistance genes in rice; marker- assisted selection using RFLP and PCR”, Theoretical and Applied Genetic, 95, pp. 313-320. 27. Islam, N., Bora, L. C. (1998), “Biologycal management of Bacterial leaf blight of rice (Oryza Santiva) with plant grow promoting Rhizobacteria”, Indian Journal of Agricultural Univercity, 12, pp. 50-63. 28. Jefson, M. R., Bordner, J., Reese, C. P., Whipple, E. B. (1989), “UK-69, 753, a novel member of the efrotomycin family of antibiotics II. Structure determination and biological activity”, Journal of Antibiotic, 11, pp. 1610- 1618. 29. Ji, G. H., Wei, L. F., Wu, Y. P., Bai, X. H. (2008), “Biological control of rice bacterial blight by Lysobacter antibioticus strain 13-1”, Biological control, 45, pp. 288-296. 30. Khush, G. S., Bacalango, E., Ogawa, T. (1990), “A new gene for resistance to bacterial blight from O. longistaminata”, Rice Genetics Newsletter, 7, pp. 121-122. 31. Kimura, K., Iwatsuki, M., Nagai, T., Matsumoto, A., Takahashi, Y., Shiom, K., Mura, S. O., Abe, A. (2011), “A small-molecule inhibitor of the bacterial type III secretion system protects againstin vivo infection with Citrobacter rodentium”, Journal of Antibiotic, 64, pp. 197-203. 32. Lestari, Y. (2006), “Short communication : Identification of indigenous Streptomyces spp. Producing antibacterial compounds”, Journal of Mikrobiology Indonesia, 11, pp. 99-101. 33. Mew, T. W., Alvarez, A. M., Leach, J. E., Swings, J. (1993), “Focus on bacterial blight of rice”, Plant Disease, 77, pp. 5-11. 34. Mitchell, J. I., Logan, P. G., Cushing, K. E., Ritchie, D. A. (2006), “Novobiocin resistance sequences from the novobiocin producing strain Streptomyces niveus ”, Molecular Microbiology, 10, pp. 1365-2958.