SlideShare a Scribd company logo
1 of 60
Download to read offline
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------
LÊ THỊ LOAN
TƯ DUY NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT
NGUYỄN VIỆT HÀ
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 32
HÀ NỘi- 2012
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------
LÊ THỊ LOAN
TƯ DUY NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT
NGUYỄN VIỆT HÀ
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 32
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đoàn Đức Phương
HÀ NỘi- 2012
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................5
2. Lịch sử vấn đề .....................................................................................................7
3. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu......................................................15
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................16
5. Cấu trúc luận văn...............................................................................................16
Chương 1: KHÁI LƯỢC VỀ TƯ DUY NGHỆ THUẬT VÀ HÀNH TRÌNH
SÁNG TÁC CUẢ NGUYỄN VIỆT HÀ..............................................................17
1.1. Một số vấn đề lý luận về tư duy nghệ thuật.....................................................17
1.1.1. Khái niệm tư duy ..................................................................................17
1.1.2. Quan niệm tư duy về nghệ thuật............................................................18
1.1.3. Tư duy trong tiểu thuyết........................................................................20
1.2. Hành trình sáng tác.........................................................................................21
1.3 Tư duy tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà……………………………………………25
Chương 2: TỪ HƯỚNG TIẾP CẬN HIỆN THỰC ĐẾN THẾ GIỚI NHÂN
VẬT VÀ HÌNH ẢNH BIỂU TƯỢNG TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN
VIỆT HÀ..............................................................................................................37
2.1. Hướng tiếp cận hiện thực................................................................................37
2.1.1 Hiện thực đa chiều đầy biến động phức tạp............................................38
2.1.2 Hiện thực biến đổi đa đoan, đa sự nhưng không hoàn kết.......................41
2.2. Nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà ....................................................43
2.2.1. Quan niệm chung về nhân vật ...............................................................43
2.2.2. Nhân vật trong tiểu thuyết.....................................................................44
2.3. Các loại nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà .......................................46
2.3.1 Nhân vật dấn thân và hoài nghi ..............................................................46
2.3.2. Nhân vật tha hóa và sám hối .................................................................50
2.3.3. Nhân vật cô đơn, lạc lõng......................................................................56
2.3.4. Nhân vật khát vọng ...............................................................................61
2.4. Hình ảnh biểu tượng tiêu biểu trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà ....................66
2.4.1. Các quan niệm về biểu tượng nghệ thuật...............................................66
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
4
2.4.1.1 Biểu tượng dưới góc độ tâm lý, văn hóa..........................................66
2.4.1.2. Quan niệm biểu tượng dưới góc độ văn học ...................................68
2.4.2. Giải mã một số hình ảnh biểu tượng trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà……...70
2.4.2.1 Biểu tượng kính trắng ......................................................................70
2.4.2.2 Biểu tượng bầu vú ...........................................................................73
Chương 3: NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CỦA TIỂU THUYẾT NGUYỄN
VIỆT HÀ..............................................................................................................81
3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật.........................................................................81
3.1.1 Phi trung tâm hóa nhân vật.....................................................................81
3.1.2. Phân xuất nhân vật...............................................................................82
3.2. Kết cấu tiểu thuyết..........................................................................................84
3.2.1. Những vấn đề về lý thuyết kết cấu. .......................................................84
3.2.2. Kết cấu tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà......................................................88
3.2.2.1.Kết cấu phân mảnh, đứt gãy, gián đoạn...........................................88
3.2.2.2 Kết cấu lồng ghép nhiều mạch truyện………………………………88
3.2.2.3 Sự phối hợp luân phiên các điểm nhìn trần thuật.............................92
3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu..................................................................................96
3.3.1. Ngôn ngữ..............................................................................................96
3.3.1.1. Tính chất của ngôn ngữ......................................................................97
3.3.1.2. Các kiểu ngôn ngữ. ..........................................................................102
3.3.2. Giọng điệu ..........................................................................................110
3.3.2.1 Giọng giễu nhại, mỉa mai, bỡn cợt ...............................................111
3.3.2.2.Giọng triết lí .................................................................................115
3.3.2.3. Giọng trữ tình ..............................................................................117
KẾT LUẬN........................................................................................................120
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................123
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau ba mươi năm kiên cường đánh đuổi giặc ngoại xâm, đất nước ta hoàn
toàn giải phóng. Từ đây (1975) văn học mang một trọng trách mới, phục vụ kịp thời
xu hướng của thời đại.
Nhằm đổi mới tư duy, đổi mới cách đánh giá tình hình, Báo cáo chính trị tại
Đại hội Đảng lần thứ VI đã nhấn mạnh văn học cần phải “nhìn thẳng vào sự thật,
đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”.
Trên tinh thần đó, văn học sau năm 1975 đã có nhiều khởi sắc, đặc biệt là thể
loại văn xuôi. Có thể nói chưa bao giờ văn xuôi phát triển mạnh mẽ như bây giờ và
cũng chưa bao giờ, nhà văn được thành thật như bây giờ. Tinh thần tại Đại hội Đảng
lần thứ VI về văn hoá văn nghệ đã thật sự cởi trói cho văn học.
Trước năm 1975, với lối tư duy cũ, hầu hết các tác phẩm đều được sáng tác
bởi khoảng cách sử thi cho nên con người cũng là con người sử thi, con người cộng
đồng với những phẩm chất cao cả. Sau năm 1975, tư duy nghệ thuật mới cho phép
người viết nhiều khi trần thuật không khoảng cách. Nói khác đi, đó là sự trần thuật
ở điểm nhìn hiện tại, ở cái nhìn chưa hoàn thành. Và người ta phát hiện ra rằng thế
giới không phải là hiện thực khép kín, con người không phải ai cũng toàn bích.
Trong con người luôn có sự đấu tranh giữa cái tốt và cái xấu, cái cao cả và cái thấp
hèn, giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng. Con người phần lớn là làm chủ hoàn
cảnh, nhưng cũng không ít lần bị hoàn cảnh xô đẩy, trở thành nạn nhân của hoàn
cảnh.
Nguyễn Việt Hà là cây bút tiểu thuyết sau đổi mới. Tác phẩm đánh dấu hành
trình gia nhập làng văn của anh là các tập truyện ngắn Thiền giả và Của rơi. Nhưng
Nguyễn Việt Hà chỉ thực sự trở thành một hiện tượng văn học nổi bật sau khi tác
phẩm Cơ hội của Chúa của anh ra đời năm 1999. Tiếp đến là sự xuất hiện của tiểu
thuyết Khải huyền muộn sau sáu năm.
Có một điều thú vị là cứ sau mỗi tác phẩm của Nguyễn Việt Hà được xuất
bản thì làn sóng dư luận về nhà văn, về tác phẩm lại rộ lên. Chín người mười ý. Có
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
6
nhiều ý kiến đồng thuận với nhà văn, nhưng cũng có không ít những lời chê, chê hết
lời, lại có cả những ý kiến lưỡng chiều. Đọc Nguyễn Việt Hà người ta thấy không
yên tâm, người ta thấy hoài nghi. Lý giải cho tâm lý đó có lẽ phải xuất phát từ cách
viết của anh. Mặc dù “không mong mình quá mới” [32] nhưng lối viết của anh
dường như đang đánh đố người đọc. Anh gây rối với thói quen thẩm mỹ của họ, gây
rối với các nhà văn viết tiểu thuyết truyền thống và đương đại. Với một tư duy tiểu
thuyết sắc sảo cộng với một sự mẫn cảm sẵn có, văn chương Nguyễn Việt Hà có
khả năng gợi rất sâu vào những buồn vui của kiếp người. Tác phẩm của Nguyễn
Việt Hà luôn khiến cho bạn đọc phải giật mình, không thể không tự vấn lương tâm.
Nói khác đi, độc giả có thể nhận ra mình qua những sáng tác của Nguyễn Việt Hà.
Chỉ bấy nhiêu đó thôi cũng đủ nói lên phần nào tài năng của Nguyễn Việt Hà trong
nền tiểu thuyết đương đại Việt Nam.
Nguyễn Việt Hà là nhà văn trẻ, cùng thế hệ với Trung Trung Đỉnh, Tạ Duy
Anh, Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái, Phạm Thị Hoài… Cũng bởi anh là nhà
văn trẻ nên lịch sử nghiên cứu sáng tác của anh giống như cuốn sổ còn bỏ ngỏ.
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy dư luận xung quanh Nguyễn Việt Hà rất nhiều,
nhưng những bài nghiên cứu, phê bình nhằm chỉ ra những đóng góp của Nguyễn
Việt Hà trong công cuộc đổi mới tư duy tiểu thuyết Việt Nam không nhiều. Chưa có
một nghiên cứu nào thật sự kỹ lưỡng và thấu đáo về sự chuyển biến trong tư duy
nghệ thuật của Nguyễn Việt Hà qua những sáng tác của anh.
Như vậy, trước những hiệu ứng đa chiều của độc giả về Nguyễn Việt Hà, vấn
đề cần đặt ra ở đây là nên nhìn nhận một hiện tượng văn học, một tác phẩm văn học
như thế nào cho đúng đắn? Nên chăng hãy bắt đầu từ chính tư duy nghệ thuật, từ
quan niệm nghệ thuật của nhà văn để xem xét?
Với đề tài Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà, chúng tôi không
dám khẳng định rằng việc nghiên cứu của mình sẽ khiến cho mọi người sẽ yêu mến
tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà hơn. Chúng tôi chỉ mong góp phần bù đắp vào khoảng
trống trong việc tìm hiểu con đường sáng tạo của một nhà văn đã trở thành một hiện
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
7
tượng văn học từ đó hiểu một cách đầy đủ hơn sự phát triển phong phú và đa dạng
của tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
2. Lịch sử vấn đề
Như chúng ta đã biết, sau những tiếng vang và thành công nhất định với thể
loại truyện ngắn, Nguyễn Việt Hà đã tiếp tục hòa nhập với đời sống văn chương
bằng hai tiểu thuyết Cơ hội của Chúa (1999) và Khải huyền muộn (2005). Cũng
kể từ đây cái tên Nguyễn Việt Hà mới thật sự gây dấu ấn trong lòng bạn đọc và làm
bận tâm các nhà nghiên cứu, lí luận phê bình
Ngay sau khi xuất hiện khoảng một tháng với cuốn tiểu thuyết đầu tiên Cơ
hội của Chúa, Nguyễn Việt Hà đã được coi là một hiện tượng văn học. Bạn đọc chỉ
cần seach trên trang Google cũng có thể thấy hiển thị trên trang tìm kiếm này hơn
10 triệu kết quả có liên quan đến Nguyễn Việt Hà cũng như tiểu thuyết của anh.
Điều này đã chứng tỏ sáng tác của Nguyễn Việt Hà đã nhận được nhiều sự quan tâm
của độc giả và giới nghiên cứu. Tuy nhiên, văn chương cũng giống như nhiều loại
hình nghệ thuật khác, khi tiếp cận với cái mới, có rất nhiều luồng tư tưởng trái
ngược nhau. Nhiều nhà nghiên cứu đã hoài nghi những sáng tác, thậm chí phê phán,
phủ định hoặc chất vấn tác giả.
Dương Kiều Linh trong bài viết của mình đã gay gắt phê phán Cơ hội của
Chúa “Cách mô tả tình dục rất thô tục. Cảnh yêu đương quan hệ xác thịt, quan
niệm suy nghĩ về phụ nữ cũng như cách cư xử của họ trong tình yêu rất đỗi thấp
hèn. Và tất nhiên lời lẽ văn chương khi nói về những pha yêu đương kiểu đó cũng
thật xứng đáng là cuốn sách có đủ các pha giật gân câu khách rẻ tiền” [9]. Ngoài ra
chị còn cho rằng đọc tiểu thuyết Cơ hội của Chúa “người đọc bị coi thường… phái
nữ cảm thấy bị xúc phạm”. Vì vậy, với Dương Kiều Linh Cơ hội của Chúa thực sự
đã “gây ra một cú sốc lớn” [9].
Nguyễn Thanh Sơn trong bài viết Cơ hội của Chúa: Gánh nặng của những
cái tôi phù phiếm có vẻ bình tĩnh hơn khi nhìn tác phẩm của Nguyễn Việt Hà từ
cách viết. Tác giả bình luận: Cơ hội của Chúa đã “không phản ánh được nhiều
những biến đổi” của đất nước thời kỳ chuyển đổi từ bao cấp sang cơ chế thị
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
8
trường”. Nguyễn Thanh Sơn cũng tỏ ra khó chịu với cách sử dụng ngôn ngữ trong
Cơ hội của Chúa: “nhân vật pha trộn tiếng mẹ đẻ với tiếng Anh không cần thiết và
sai chính tả, văn phạm một cách cẩu thả” [49]. Vì theo như tác giả của bài phê bình
thì Nguyễn Việt Hà chỉ “viết cho sướng ngòi bút, cho thỏa mãn ego của mình,
Nguyễn Việt Hà không thể kết thúc được câu chuyện… không hiểu tác giả sẽ đi về
đâu trong cái mớ bòng bong những câu chuyện vụn vặt này” [49]. Cùng quan điểm
với tác giả Thanh Sơn, nhà lí luận phê bình văn học Nguyễn Hòa cũng cho rằng:
“Dù tác giả có khéo léo cài đặt viện dẫn tới Kinh Thánh, huy động một vốn sống
phong phú, thổi vào một không khí hiện sinh thì cũng chưa đưa ra được một lí giải
về tình trạng mà chỉ là sự miêu tả về tình trạng trong một mớ bòng bong các sự kiện
và chi tiết” [40]. Trong bài viết của mình Nguyễn Hòa cũng bày tỏ thái độ không
thích cái cách nhà văn Nguyễn Việt Hà thể hiện quá nhiều chi tiết đời tư của mình
trong tác phẩm. Nhà phê bình này cho rằng “Nguyễn Việt Hà đã phóng chiếu những
gì anh có vào trong tác phẩm với một tần số cao đến mức đọc nhiều trang lại ngỡ
tác phẩm là nơi tác giả tự giới thiệu mình chứ không phải làm văn chương” [40].
Trong loạt bài nhận xét đánh giá về nội dung của tiểu thuyết một số nhà phê
bình chỉ ra: “Con người và sự việc trong Cơ hội của Chúa không có gì mới. Vẫn là
những xung đột gia đình, những cuộc tình tay ba, những chuyện mánh mung, những
trò lừa tình, lừa tiền … không diễn ra trong sàn nhảy, nhà hàng thì diễn ra trong
một văn phòng, một biệt thự sang trọng vốn đầy rẫy trong phim “mì ăn liền” của
Hồng Kông, nội địa” [40]. Tác giả Nguyễn Việt Thắng đã sắc sảo hơn khi cho rằng:
“Chất liệu đời sống mà tác giả dùng làm cơ sở cho trí tưởng tượng, cho tổ chức tác
phẩm, cho việc tìm hình thức diễn đạt và cả ngôn từ phù hợp, thực ra là không có gì
mới” [5;302]. Thậm chí nhà phê bình còn có phản hồi khá gay gắt về cách nhà văn
xây dựng nhân vật tạo linh hồn cho tiểu thuyết: “nát rượu, chìm đắm trong ái tình
và là một triết gia nửa mùa” [5;134]. Theo Nguyễn Việt Thắng thì “Quảng cáo cho
một kiểu người kì dị như thế quả là không có lợi cho nhiệm vụ giáo dưỡng tinh thần
thanh niên thời đại” [5;134].
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
9
Năm 2005, sau sáu năm khi những sóng gió tranh luận xung quanh cuốn Cơ
hội của Chúa tạm lắng xuống Nguyễn Việt Hà cho ra mắt cuốn tiểu thuyết thứ hai
với nhan đề Khải huyền muộn. Cuốn tiểu thuyết này được người đọc đón nhận bình
tĩnh hơn và cũng nhận được nhiều lời nhận xét, đánh giá của độc giả và giới phê
bình lí luận.
Như một sự ác cảm với lối viết của nhà văn, nhà phê bình Nguyễn Hòa trong
bài viết Văn chương 2005- tín hiệu vui và giấc mộng bất thành đánh giá về Khải
huyền muộn: “So với Cơ hội của Chúa, văn của Nguyễn Viêt Hà chưa có gì nhúc
nhích” [41], thậm chí ông còn cho rằng “đây là một bước thụt lùi của Nguyễn Việt
Hà” [41]
Tác giả Thanh Huyền trong lời giới thiệu về cuốn Khải huyền muộn cũng
đưa ra ý kiến riêng rất sắc sảo về lối viết của Nguyễn Việt Hà: “Dường như anh quá
mải mê vào việc thể hiện vốn hiểu biết khá rộng và khá kỹ về đủ loại, từ Nho giáo,
Phật giáo đến đạo Công giáo mà tác phẩm đôi lúc, đôi chỗ bộn bề, thiếu chọn lọc,
rườm rà... Nhiều lúc nhà văn miên man kể từ chuyện này đến chuyện nọ khiến độc
giả như lạc vào một ma trận ngập tràn chi tiết không phải lúc nào cũng có sự móc
xích vào nhau” [65]. Cùng với cách tiếp cận như Thanh Huyền, nhà văn Tạ Duy
Anh trong bài viết: Khải huyền muộn và những lời bình nhẹ nhàng chỉ ra nhược
điểm lớn nhất của Khải huyền muộn là “Tác giả lộ ra mình phải cố… có chỗ đuối
sức”[67]. Họa sĩ Lê Thiết Cương thành thực hơn khi cho rằng “Giá như Khải huyền
muộn có kết cấu bớt mạch lạc đi nữa. Thừa thiếu chấm phẩy, câu chữ xô bồ chút
nữa, không giống chút nữa cũng chả sao, mỗi người viết cần có chính tả của
mình”[67]
Trong bài viết nhìn lại văn học năm cuối thế kỉ, tác giả phê bình Phạm Xuân
Nguyên dù phê phán tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà là một bức tranh ảm đạm, bi
quan về thực tại đời sống, nhân vật hóa thành tác giả từ hành vi đến phát ngôn, từ
chuyện quen sài rượu Tây đến chuyện sính tiếng Tây, song nhà phê bình này cũng
đã khẳng định tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà là: “tác phẩm có giá trị, có khả năng
níu kéo được người đọc. Vì vậy, Cơ hội của Chúa cũng như nhà văn đã không mất
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
10
hết cơ hội, Khải huyền muộn vẫn hơn không khải huyền. Cơ hội của Chúa và
Khải huyền muộn có không ít lời chê nhưng cũng nhận được rất nhiều lời khen.
Nhiều tác giả đã đánh giá cao những nỗ lực cách tân tiểu thuyết của Nguyễn Việt
Hà. Từ ngôn ngữ, cấu trúc, điểm nhìn trần thuật, đến những cảm quan mới trong tác
phẩm.
Tác giả Thu Hồng, Nguyễn Quyến trong bài viết trên tờ Thể thao và văn hóa
số 46 tháng 6/1999 đã cho rằng “cay nghiệt và bùi bụi, nhưng duyên và sang trọng
là giọng của Nguyễn Việt Hà trong Cơ hội của Chúa. Văn phong của anh là sự hài
hòa kết hợp giữa những bức biếm họa đời sống của Phạm Thị Hoài (nhưng ấm áp
và đôn hậu hơn) và những lời rủ rỉ triết lí nhân sinh của Nguyễn Khải ” [66]
Tháng 7 năm 1999 tờ Thể thao và Văn hóa số 55 đã đăng bài viết với tiêu đề
Về cuốn tiểu thuyết Cơ hội của Chúa. Bài báo đã dẫn lời phê bình nhận xét của
những người thuộc các lĩnh vực khác nhau về cuốn tiểu thuyết. Phóng viên Nhật
Minh cho rằng đây là “một cuốn tiểu thuyết tâm lý xã hội theo đúng nghĩa”. Nhà thơ
Hoàng Hưng lại đánh giá “Cơ hội của Chúa đặt nghiêm túc lên bàn những băn
khoăn về cứu cánh của sự sống mà mỗi con người trung thực hướng thiện hôm nay
đang phải hàng ngày đặt ra cho bản thân mình nếu không muốn bị trôi tuột xuống
địa ngục của hư vô”. Với đạo diễn Lê Hoàng thì lại có cảm giác “Cơ hội của Chúa
là món nộm. Ăn lạ miệng, hấp dẫn nhưng vài kẻ ăn xong để một lúc nghe ngóng
bụng mình và bụng các bạn cùng mâm” [78]. Cuốn tiểu thuyết này cũng khiến anh
kinh ngạc: “lâu lắm rồi mới có một cuốn tiểu thuyết hấp dẫn đến thế, châm biếm
đến thế và… lạy Chúa, trơ tráo đến thế” [78]. Vì vậy Lê Hoàng đã bị Cơ hội của
Chúa lôi cuốn để rồi đọc một mạch từ trang đầu đến trang cuối không cần phải nghỉ
ngơi.
Đặc biệt có một bài viết 41 trang khá công phu của Hoàng Ngọc Hiến năm
2000. Bài viết thể hiện được những phát hiện mới mẻ và sắc sảo của lối đọc hiện
đại. Hoàng Ngọc Hiến đã phân tích khá kỹ lưỡng nhiều mặt của tác phẩm,: Những
khái quát xanh rờn; Những mẫu người lập thân – lập nghiệp; Chủ đề văn hóa tôn
giáo trong “Cơ hội của Chúa”. Ở đâu tác giả cũng chỉ ra những chỗ được và chưa
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
11
được của cuốn tiểu thuyết. Theo Hoàng Ngọc Hiến, “những khái quát xanh rờn”
trong tác phẩm cho thấy Nguyễn Việt Hà “khá am hiểu, có sự cảm nhận tinh tế, có
cả sự “vô tư” của một triết gia tiểu thuyết, vô tư theo cách hiểu rất bác học và cũng
rất bình dân của người Hà Nội” [18]. Song song với cách đánh giá như vậy, tác giả
cũng bày tỏ ý kiến rất khách quan về những khái quát này: “chớ cả tin nhưng rất
đáng suy nghĩ”. Đáng chú ý là trong bài viết Hoàng Ngọc Hiến đã phân tích khá kỹ
lưỡng về các nhân vật trong Cơ hội của Chúa. Ông chú ý đến đặc điểm chung và
đặc điểm riêng trong tính cách của từng cặp nhân vật: Lâm và Sáng mẫu người trí
thức lập thân theo hai con đường khác nhau; Trần Bình và Tâm mẫu người kinh
doanh lập nghiệp rất khác nhau… Những phân tích nhận xét của nhà nghiên cứu là
những gợi ý quan trọng giúp chúng tôi khi triển khai đề tài.
Năm 2004, xuất hiện muộn hơn với bài viết Cơ hội của Chúa, từ nhật kí đến
hậu trường văn học của Đoàn Cầm Thi. Tác giả chú ý phân tích tỉ mỉ nghệ thuật của
tiểu thuyết. Theo nhà phê bình Cơ hội của Chúa cuốn hút “trên hết bởi nghệ thuật
của nó. Tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà là lò thử nghiệm văn phong khổng lồ trong
đó ta bắt gặp lối kể chuyện ngôi thứ ba, thể loại tự sự ở ngôi thứ nhất, văn nhái,
truyện lồng trong truyện, tiểu luận” [12]. Đặc biệt Đoàn Cầm Thi đánh giá cao cái
cách Nguyễn Việt Hà để cho nhân vật cũng như sự việc được nhìn nhận ở nhiều góc
độ khác nhau khiến cho thế giới trong Cơ hội của Chúa hiện ra “không thuần nhất
mà muôn hình vạn trạng, không khép mà mở, không xác thực mà đầy bí hiểm, bất
ổn, hoài nghi” [12]. Những nhận xét của Đoàn Cầm Thi về nghệ thuật viết tiểu
thuyết của Nguyễn Việt Hà thực sự là những nhận xét khá sắc sảo, khách quan, phù
hợp với lý thuyết tiếp nhận đương đại.
Cũng giống như Cơ hội của Chúa, Khải huyền muộn nhận được không ít
lời ngợi khen, tán thưởng. Tác giả Thanh Huyền trong lời giới thiệu về cuốn sách đã
đưa ra đánh giá khá sắc sảo những hạn chế trong lối viết của Nguyễn Việt Hà song
cũng không ngần ngại khẳng định: “Khải huyền muộn là một tác phẩm mới nối tiếp
những sáng tạo của Nguyễn Việt Hà trên nhiều phương diện: nghệ thuật kể chuyện,
điểm nhìn trần thuật, nhân vật, cấu trúc tiểu thuyết” [65].
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
12
Cũng bàn về Khải huyền muộn, nhà văn Trung Trung Đỉnh nhận định: “Nhà
văn Nguyễn Việt Hà đã tự mình bứt ra khỏi lối mòn của cấu trúc tiểu thuyết và cách
kể chuyện truyền thống”. Họa sĩ Lê Thiết Cương cũng đưa ra những bình luận về
kết cấu của tiểu thuyết: “Trong Khải huyền muộn có những đoạn luận văn học,
những đoạn không bịa như Nhật ký. Cảm giác như đang xem phim truyện lại có một
trường đoạn phim tài liệu… Không có kiếm tiền xong rồi, yêu xong rồi, sống xong
rồi. Không có kết. Khải huyền muộn là kiểu kết cấu siêu văn bản của nhiều văn
bản dở dang”. Nhà văn Tạ Duy Anh đánh giá, khen ngợi: “Tôi phải nói ngay rằng
văn trong Khải huyền muộn hơn đứt trong Cơ hội của Chúa. Nhiều trang văn rất
đẹp, có chiều sâu, có sức lan toả và nó cũng cho thấy tác giả là người nghiêm túc,
có bản lĩnh, có trách nhiệm nghề nghiệp… Đây là một cuốn tiểu thuyết không dễ
đọc. Vì vậy sự vồ vập với người này, sự thất vọng với người kia là điều bình thường.
Nhà văn không thể răm rắp làm theo đơn đặt hàng của độc giả. Sự bừa bộn nằm
trong ý đồ của tác giả…” [67]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Mạnh Hùng cũng tỏ ra rất
hao hứng với lối viết của Nguyễn Việt Hà. Anh nhấn mạnh: “Khải huyền muộn là
những sải bơi tiếp theo của Cơ hội của Chúa trên dòng sông tiểu thuyết Nguyễn
Việt Hà. Chọn lựa thứ cấu trúc đa ngôi thứ như thể khối vuông ru- bích, Nguyễn
Việt Hà tạo cho mình ưu thế thoải mái để quan sát và kể chuyện, thỏa cơn khát tìm
tòi và đồng cảm với các nhân vật trong cuộc sống. Không có số phận đi tới cùng
cũng như không có những câu chuyện đi đến hồi kết thúc, tác giả đang khám phá,
mô tả cuộc sống đang diễn ra và điều thú vị, cũng là đóng góp riêng của Nguyễn
Việt Hà, chính là vẽ nên những tâm trạng người đương thời” [67]. Nhà lý luận phê
bình văn học Nguyễn Chí Hoan khi đọc Khải huyền muộn cũng chỉ ra đặc điểm về
cấu trúc và nội dung của tiểu thuyết này: “Thứ nhất, là hình thức: nhà văn kể về nhà
văn và nhân vật, tiểu thuyết kể về việc viết tiểu thuyết… Thứ hai, là nội dung: tiểu
thuyết kể về những con người đang sám hối - từ một vài nhân vật công chức cao
cấp mà đồi bại về đạo đức cho đến ngay cả nhân vật "đóng vai" nhân vật tiểu
thuyết và nhân vật "đóng vai" tác giả/ nhà văn. Chủ đề đạo đức và sám hối này
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
13
được triển khai trên bình diện thời gian đương đại, không hề có chuyện sai lầm quá
khứ nào” [67].
Năm 2005 thêm một lần nữa trong bài viết khác với nhan đề Khải huyền
muộn- cuốn tiểu thuyết về chính nó nhà thơ, nhà phê bình Nguyễn Chí Hoan giúp
người đọc ra nhận cấu trúc của cuốn tiểu thuyết với sự trình bày cụ thể từng chương
đoạn. Theo nhà phê bình thì: “Cuốn tiểu thuyết này được cấu tạo bằng một loạt
những câu chuyện dang dở, kết nối vào nhau hết sức chặt chẽ để bày tỏ sự dở dang
của chính nó” [42]. Ngoài ra tác giả bài viết cũng rất chú ý đến cách Nguyễn Việt
Hà để cho các nhân vật và ký ức hiện lên ngang bằng nhau. Trong câu chuyện của
người này có câu chuyện của người khác, trong nhân vật này có một nhân vật khác
và mỗi người đều là nhân chứng cho sự tha hóa của chính mình đồng thời lại còn là
chứng nhân cho sự tha hóa của người khác và cuộc sống xung quanh. Bài viết của
Nguyễn Chí Hoan là một gợi ý rất quan trọng cho chúng tôi khi nghiên cứu về sự
dịch chuyển cấu trúc của tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà.
Năm 2006, với bài viết Khải huyền muộn- cảm hứng những dấu hiệu của
hình thức nghệ thuật đương đại trong tiểu thuyết, nhà văn đàn anh Nguyễn Huy
Thiệp đánh giá: “Khác với các nhà văn khác viết tiểu thuyết cùng thế hệ với anh
như Bảo Ninh, Trung Trung Đỉnh, Tạ Duy Anh, Phạm Ngọc Tiến, Nguyễn Bình
Phương, v.v… tôi luôn có cảm giác Nguyễn Việt Hà “cao tay ấn” hơn họ. Ở trong
tác phẩm của Nguyễn Việt Hà có sự nguy hiểm tinh thần đáng sợ thế nào đó với các
“đồng nghiệp”, những người đồng chí “cùng lý tưởng nhưng khác hạng”. Sự nguy
hiểm ấy chí ít ở cả hai phương diện: nội dung và hình thức” [51]. Nếu nhìn từ góc
độ khoa học thì bài viết của Nguyễn Huy Thiệp là một bài viết mang tính chất hàn
lâm có khả năng gợi mở rất nhiều tranh luận xung quanh vấn đề tư duy sáng tạo của
Nguyễn Việt Hà.
Trong văn chương, người đọc có quyền dân chủ với tác giả và với các độc
giả khác. Vì thế, việc có những ý kiến trái chiều cũng là điều dễ hiểu. Bên cạnh
những bài viết có tính chất phê bình, luận bàn, có khá nhiều niên luận, khóa luận,
luận văn nghiên cứu về tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà, chứng tỏ sự yêu thích và
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
14
quan tâm của giới trẻ đến những tiểu thuyết này, dù đó là những tiểu thuyết không
dễ đọc.
Tại báo cáo khoa học năm 2003, hai sinh viên Đỗ Thị Bích Liên và Vũ Thị
Hồng Minh với đề tài: Ngôn ngữ trong tiểu thuyết Cơ hội của Chúa của Nguyễn
Việt Hà đã cố gắng khảo sát và phân tích khá sắc sảo cách thức sử dụng từ vựng,
ngôn ngữ của Nguyễn Việt Hà trong tiểu thuyết. Theo hai sinh viên này cái độc đáo
trong ngôn ngữ Cơ hội của Chúa của Nguyễn Việt Hà đó là lớp từ vay mượn phong
phú gồm từ mượn tiếng Anh, tiếng Pháp và sự suồng sã hóa lớp từ Hán Việt. Bên
cạnh đó là sự xuất hiện nhiều lần của các thuật ngữ tôn giáo, hệ thống từ láy cũng
như các từ được “lạ hóa” bằng những kết hợp mới. Bích Liên và Hồng Minh chú ý
đến cấu trúc ngữ pháp câu văn mà Nguyễn Việt Hà sử dụng, đặc biệt là những câu
văn ngắn và các phương thức tu từ chuyển nghĩa. Ngoài ra hai sinh viên cũng đã có
những phát hiện khá chính xác về ngôn ngữ của người kể chuyện và ngôn ngữ nhân
vật trong cuốn tiểu thuyết. Mặc dù đây là một bài nghiên cứu nằm trong khuôn khổ
của một báo cáo khoa học, nhưng các tác giả của bài khoa học đã nghiêm túc và
dụng công khi tìm hiểu ngôn ngữ của cuốn tiểu thuyết đầu tay của nhà văn Nguyễn
Việt Hà.
Năm 2004, sinh viên Hà Thu Nga với báo cáo khoa học, Bước đầu tìm hiểu
một số phương diện đổi mới của tiểu thuyết Cơ hội của Chúa đã chỉ ra những
phương diện đổi mới của tiểu thuyết này trên góc độ thi pháp của thể loại như: đề
tài, chủ đề, cốt truyện, kết cấu, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật trần thuật.
Có thể thấy trong khuôn khổ hạn hẹp của một bài nghiên cứu tác giả đã bao quát tất
cả các phương diện của tiểu thuyết, tuy nhiên tác giả cũng bộc lộ hạn chế của mình
ở chỗ những đánh giá, nhận định đưa ra chưa có sự phân tích kỹ lưỡng, còn sơ sài
và chưa thật sự thuyết phục.
Phạm Thị Thu Thủy trong luận văn năm 2003 Nhìn chung về tiểu thuyết Việt
Nam từ năm 1995 đến nay đã đề cập đến những vấn đề đổi mới tiểu thuyết Việt
Nam từ năm 1995 đến nay. Trong một số tiểu thuyết đáng chú ý, tác giả đã đánh giá
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
15
khái quát những băn khoăn về ý nghĩa cuộc sống, những thể nghiệm đổi mới thể
loại trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà.
Năm 2007, trong luận văn Những thể nghiệm tiểu thuyết qua Cơ hội của
Chúa và Khải huyền muộn của Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Thị Anh Đào đi từ sự thay
đổi cách tiếp cận đời sống đến quan niệm nghệ thuật về con người. Tác giả chỉ ra
những thể nghiệm về cốt truyện và di chuyển điểm nhìn trần thuật, cách ứng xử mới
và khác trong nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Năm 2009, tác giả Lê Thị Sáng trong luận văn Cảm quan hiện sinh trong tiểu
thuyết Nguyễn Việt Hà và Đoàn Minh Phượng đã phân tích khá kỹ lưỡng về các vấn
đề: Cảm quan hiện sinh trong thế giới hiện thực; Cảm quan hiện sinh trong con
người; Cảm quan hiện sinh trong nghệ thuật. Đây thực sự là một gợi ý quan trọng
giúp chúng tôi hoàn thiện quá trình nghiên cứu về tư duy tiểu thuyết Nguyễn Việt
Hà.
Như vậy, chỉ với hai tiểu thuyết có dung lượng vừa phải song các thế hệ độc
giả cũng như nhiều nhà phê bình đã nhận ra cái “tạng” của Nguyễn Việt Hà trong
làng tiểu thuyết. Những nhận xét đánh giá đều dựa trên cách tiếp cận từ khuynh
hướng xã hội học, có người lại đọc tác phẩm từ khuynh hướng đạo đức. Đây đều là
những cách tiếp cận không tương thích. Một số bài nghiên cứu đã ít nhiểu chỉ ra
hướng đi riêng trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà bằng cách đưa ra những dẫn
chứng về sự thể nghiệm của tiểu thuyết đương đại trong nội dung lẫn nghệ thuật,
vượt qua lối tư duy truyền thống. Tuy nhiên những bài nghiên cứu này mới chỉ
dừng lại ở mức riêng lẻ, chưa thật sự có hệ thống cũng như chưa có một cái nhìn
trên cấp độ tổng thể về tư duy sáng tác của nhà văn.
3. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu
Đối tượng của luận văn là: “Tư duy nghệ thuât tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà”.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung khảo sát 2 tiểu thuyết của Nguyễn
Việt Hà: Cơ hội của Chúa, Khải huyền muộn.
Kế thừa những nghiên cứu nói trên, luận văn của chúng tôi muốn dựa trên lý
thuyết tiếp nhận đương đại để nghiên cứu lối viết tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà.
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
16
Vì thế chúng tôi sẽ tìm hiểu cả những điểm thành công và cả những điều còn dang
dở trong tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà. Làm điều này, chúng tôi cố gắng có một
cái nhìn xác đáng và toàn diện hơn về một hiện tượng văn học khá mới từ đó muốn
góp thêm tiếng nói vào quá trình tìm hiểu hành trình sáng tạo của nhà văn, đặc biệt
là sự đổi mới trong tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà từ đó chỉ ra vị trí
của nhà văn Nguyễn Việt Hà trên văn đàn, góp phần xây dựng một nền văn học
hiện đại giàu tính nhân văn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng những phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp lịch sử- xã hội
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp thống kê
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Khái lược về tư duy nghệ thuật và
hành trình sáng tác của Nguyễn Việt Hà
Chương 2: Từ hướng tiếp cận hiện thực đến thế giới nhân vật và
hình ảnh biểu tượng trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
Chương 3: Nghệ thuật biểu hiện của tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
17
Chương 1: KHÁI LƯỢC VỀ TƯ DUY NGHỆ THUẬT
VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN VIỆT HÀ
1.1. Một số vấn đề lý luận về tư duy nghệ thuật
1.1.1. Khái niệm tư duy
Tư duy không chỉ là đối tượng nghiên cứu của khoa học tâm lý, triết học, …
mà còn là đối tượng nghiên cứu của lĩnh vực nghệ thuật. “Tư duy là hoạt động nhận
thức lý trí của con người. Khí quan của tư duy chính là bộ óc người với một hệt
thống tinh vi của gần 16 tỷ tế bào thần kinh” [59;32]. Tư duy không chỉ là một sản
phẩm xã hội hay sản phẩm của tự nhiên, mà là sản phẩm có tính tổng hòa của quá
trình lịch sử nhân loại. Tư duy là kết quả phát triển của vật chất tự tổng hợp qua
hàng vạn, hàng triệu năm. Sự ra đời của tư duy chính là bằng chứng về sự xuất hiện
của con người. Do vậy có thể định nghĩa: “con người là một động vật có tư duy”.
Tư duy (pensée) là toàn bộ hoạt động tâm lý của con người, chỉ có con người
mới có, đó là đời sống trí tuệ của con người. Tư duy được phân biệt với nhận thức
(conscience). Nói đến ý thức là nói đến sự “phản ánh” hiện thực của hoạt động tâm
lý. Hay nói đúng hơn, ý thức là tư duy ở trạng thái tĩnh, và tư duy ở trạng thái động,
tư duy là hành động nhận thức của con người. Tư duy và lý trí (raison) không phải
là một. Nói đến lý trí là nói đến cái lôgic có tính nguyên tắc của nhận thức. Nói đến
tư duy là nói đến sự vận động có tính tổng thể của các yếu tố tư tưởng và tình cảm,
cảm xúc và lý trí nhằm mục đích nhận thức. Tư tưởng (Idée) hay còn gọi là quan
niệm tư tưởng vừa là kết quả lại vừa là xuất phát điểm của tư duy. Quan hệ con
người với con người, con người với xã hội, con người với hoàn cảnh sống… là
những mối quan hệ chủ yếu tạo nên quan niệm tư tưởng ở mỗi con người. Tư tưởng
mang tính chất dân tộc, đoàn thể quốc gia, tính giai cấp… là những phạm trù mang
tính chủ quan hơn so với tư duy. Tư tưởng nằm ở phạm trù nội dung, tư duy nằm ở
phạm trù phương pháp. Tuy nhiên giữa chúng vẫn có những mối quan hệ mật thiết
với nhau. Đặc trưng của tư duy là phản ánh các mối quan hệ của con người với thế
giới khách quan, quan hệ con người với con người và quan hệ giữa các sự vật hiện
tượng; truy tìm các mối quan hệ, biểu diễn các mối quan hệ đó bằng các phương
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
18
tiện ngôn ngữ, đó là toàn bộ chức năng nhận thức của tư duy. Nói đến tư duy là nói
đến những hoạt động của bộ óc con người ở trạng thái sống động của nó. Tư duy
nảy sinh từ sự sống và gắn liền với hoạt động của tế bào não. Nó là một quá trình xử
lý lượng thông tin do các khí quan cảm giác thu nhận được. Trong lịch sử phát triển
của con người, sự hình thành và phát triển của tư duy gắn liền với sự hình thành và
phát triển của chủ thể. Vậy, phán đoán đầu tiên của sự sống là ở chỗ, với tư cách là
chủ thể cá thể, sự sống tự tách mình ra khỏi tính khách quan.
Nói đến sự sống trong vận động của tư duy chính là nói đến cơ sở sinh lý của
tư duy. Yếu tố “sống” đó sẽ tạo cho tư duy một thuộc tính quan trọng, đó là sự trao
đổi tinh thần có tính chất giao tiếp, tính chất “cảm ứng”, “giao cảm” giữa người với
người. Bởi vậy, giao tiếp ngôn ngữ là một giao tiếp có tính bề ngoài, còn trao đổi
tinh thần, giao lưu tư tưởng và tình cảm là bản chất của hoạt động tư duy.
Tư duy là một “trạng thái” bên trong của vật chất (Plêkhanôp) nhưng chỉ có
ở trong dạng vật chất đặc biệt, phát triển ở trình độ cao, tức là ở con người. Mọi
quan niệm cho rằng tư duy, tinh thần hay ý niệm tồn tại độc lập, bên ngoài đầu óc
của con người, đều là quan niệm tư duy phi chủ thể, hoặc tạo ra một chủ thể siêu
nhiên đối lập với con người.
Nhưng cả tư tưởng và tư duy sẽ không nảy sinh được nếu không có ngôn
ngữ. Ngôn ngữ là công cụ của tư duy. Ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư tưởng.
Không có ngôn ngữ thì tư duy chỉ là những dự báo mơ hồ, những phản ứng có tính
bản năng trước hiện thực. Không có tư duy thì ngôn ngữ chỉ là những tiếng kêu bập
bẹ của trẻ sơ sinh mà thôi. Tư duy làm cho ngôn ngữ phát triển phong phú, tinh xảo,
ngôn ngữ tạo điều kiện cho tư duy đi sâu vào bản chất của sự vật hơn.
1.1.2. Quan niệm tư duy về nghệ thuật.
Tư duy nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của con người trong lĩnh vực nghệ
thuật. Có nhiều quan điểm về vấn đề này, tuy nhiên chúng tôi thống nhất quan điểm
của nhóm các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong cuốn Từ
điển thuật ngữ văn học (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1998) và ý kiến của tác giả
Nguyễn Bá Thành trong cuốn Tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt Nam (Nxb Văn
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
19
học Hà Nội, 1996). Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Tư duy nghệ thuật là
dạng hoạt động trí tuệ của con người hướng tới sáng tạo và tiếp nhận tác phẩm
nghệ thuật” [54;381]. Kiểu tư duy đặc thù của nghệ thuật là tư duy bằng hình tượng.
Mục đích cuối cùng của tư duy nghệ thuật là tìm đến bản chất của sự vật, hiện
tượng để nắm bắt quy luật của đời sống khách quan. Nhưng ở đây tư duy hình
tượng phản ánh cái chung qua cái cụ thể mang tính đại diện, mang tính quy luật.
Khác với loại tư duy hành động trực quan và tư duy khái niệm lôgic, tư duy
nghệ thuật có cơ sở là tư duy hình tượng cảm tính hoặc tư duy này cho phép nghệ sĩ
cùng một lúc vừa phát hiện khách thể vừa bộc lộ nỗi lòng, tâm tư của chủ thể sáng
tạo. Đặc điểm của loại tư duy này là sự tái hiện từ xa, tách khỏi khách thể, bởi thế
có thể sử dụng hư cấu tưởng tượng để hình thành những hình tượng nghệ thuật có
tầm khái quát lớn lao, có sự tác động mạnh mẽ đến độc giả. Chính vì thế, Bêlinxki
đã phân biệt: để tác động đến trí tuệ của người nghe và người đọc, kinh tế chính trị
thì “chứng minh” bằng các số liệu, còn nhà thơ thì lại “trình bày” hiện thực như
vốn có. Không phải ngẫu nhiên mà từ Hêghen cho đến Plêkhanôp, Gorki đều nhấn
mạnh tư duy nghệ thuật là tư duy hình tượng. Dĩ nhiên tư duy nghệ thuật có những
đặc trưng khác biệt so với tư duy hình tượng- cảm tính. Thông thường, chính tư duy
nghệ thuật đã giúp cho nghệ sĩ có một quan niệm nghệ thuật riêng biệt về thế giới.
Nói khác đi, trong nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật là giới hạn thực tế của tư duy
nghệ thuật. Nó tương tự như một khí quyển của hoạt động con người.
Như vậy, quan niệm nghệ thuật tạo ra khả năng lĩnh hội hiện thực đời sống
triệt để, sâu sắc trong sự đa dạng, phức tạp của chúng. Cho nên trong thực tiễn sáng
tạo nghệ thuật không phải nhà văn nào cũng có thể tạo một thứ tư tưởng cho riêng
mình. Trên thực tế, những nhà văn lớn cũng là những nhà tư tưởng. Sáng tác của họ
không thể đơn thuần dùng lại nguyên xi cuộc sống mà họ phải tìm ra bản chất và
quy luật vận động của hiện thực khách quan, giải quyết nhiệm vụ thẩm mỹ. Chính
nhờ đặc điểm này mà nội dung khái quát của nghệ thuật thường mang tính phổ quát
hơn, triết học hơn so với sự thật cá biệt. Lấy trí tưởng tượng sáng tạo là chất xúc tác
của hoạt động tư duy nghệ thuật, nghệ sĩ xây dựng các giả thiết, làm sáng rõ các bộ
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
20
phận còn bị che khuất của thực tại, lấp đầy các “lỗ hổng chưa biết”. Tư duy nghệ
thuật “nhìn thấy” thế giới một cách toàn vẹn, nắm bắt nó qua những dấu hiệu phát
sinh, đồng thời phát hiện các mối liên hệ mới chưa được nhận ra.
Tư duy nghệ thuật đòi hỏi một ngôn ngữ nghệ thuật làm “hiện thực trực tiếp”
cho nó. Ngôn ngữ, đó là hệ thống các ký hiệu nghệ thuật, các hình tượng, các
phương thức tạo hình và biểu hiện. Nó có mã nghệ thuật, tức là các hệ thống năng
động gồm các quy tắc sử dụng ký hiệu để gìn giữ tổ chức và truyền đạt thông tin.
Điểm xuất phát của tư duy vẫn là lý tính, là trí tuệ có kinh nghiệm, biết nghiền
ngẫm và hệ thống hóa các kết quả nhận thức. Như vây, tư duy nghệ thuật được thể
hiện rõ nét trong cảm hứng sáng tạo, trong quá trình nghệ sĩ phát hiện, chiêm
nghiệm và thể hiện chân lý của đối tượng.
1.1.3. Tư duy trong tiểu thuyết
Tiểu thuyết là một thể loại lớn nằm trong phương thức tự sự có khả năng
phản ánh hiện thực đời sống một cách bao quát ở mọi giới hạn không gian và thời
gian, khả năng khám phá một cách sâu sắc những vấn đề thuộc về thân phận con
người thông qua những tính cách đa dạng, phức tạp và khả năng tái hiện những bức
tranh mang tính tổng thể rộng lớn về đời sống xã hội.
Thật khó để có một khái niệm đầy đủ về tư duy nghệ thuật của tiểu thuyết,
bởi tiểu thuyết trong quá trình phát triển của mình luôn có sự biến đổi và giao thoa.
Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận thấy tư duy tiểu thuyết trong sự đối sánh với tư duy
thơ và truyện ngắn. Do đặc trưng thể loại, tư duy thơ thường chỉ tập trung thể hiện
những cung bậc tình cảm khác nhau của chủ thể trữ tình. Cái mà tư duy thơ quan
tâm chính là cảm xúc. Khác với tư duy thơ, dấu hiệu đầu tiên để người ta có thể
nhận ra tư duy tiểu thuyết là tiểu thuyết đã biểu thị được mối liên hệ giữa thực tại xã
hội với số phận cá nhân. Theo hướng tư duy này, nhà văn khám phá những vấn đề
bản chất của hiện thực thông qua sự tái hiện số phận cá nhân. Hướng tư duy này
cũng tạo nên kiểu nhân vật tiểu thuyết. Nhân vật tiểu thuyết không phải là những
con người đơn giản một chiều mà là những con người đa đoan, “con người nếm
trải”, con người không tương hợp với số phận và vị thế của nó. Nhân vật trong tiểu
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
21
thuyết còn là những con người luôn có nhu cầu nhận thức laị, đánh giá lại các giá trị
cũ ở một chừng mực nào đó để nhân cách mình đẹp hơn lên xóa mờ đi những vết
đen bên trong tâm hồn. Chính nhu cầu nhận thức lại này sẽ góp phần thúc đẩy tư
duy tiểu thuyết phát triển lên một trình độ mới.
1.2. Hành trình sáng tác
Nguyễn Việt Hà (là bút danh, tên thật là Trần Quốc Cường) sinh ngày 12
tháng 7 năm 1962 tại Hà Nội. Xuất thân là một tiểu thị dân, với tuổi thơ bụi bặm
lang thang hè phố, Nguyễn Việt Hà hấp thụ những âm thanh hỗn tạp của đô thị từ
những cảnh đời lam lũ đến những bản thánh ca trong giáo đường phố Nhà Chung.
Dưới một cảm quan đời sống đặc thù, tác phẩm của anh đã thể hiện khá sinh động
những trạng thái tinh thần tiêu biểu và câu chuyện tâm thức đặc thù của con người
thời đại.
Nguyễn Việt Hà chính thức bước vào hoạt động nghệ thuật năm 1993 với
nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, tạp văn, tiểu thuyết, kịch… và được đông
đảo độc giả tìm đến. Đọc văn Nguyễn Việt Hà ngỡ như nhà văn ở cạnh mình, nghe
được từ mình từng hơi thở, đọc được ý nghĩ, bóc mẽ đến tận cùng cái khốn nạn của
thằng người đang bập bềnh trong dòng đời ô tạp, tha hóa, trơ lỳ đến không thể trơ lỳ
hơn. Chúng ta có thể mất ngủ với những chi tiết tưởng chừng như vô tình thoáng
qua trong trang viết của tác giả, nhưng thực ra lại chứa đầy ám ảnh day dứt. Với văn
chương Nguyễn Việt Hà, chúng ta cảm thấy được an ủi, bị lục vấn, bị hắt nước vào
mặt, luôn luôn phải trang bị cho mình một “tâm lý tự vấn”, buộc chúng ta phải ngồi
dậy, cởi bỏ mặt nạ, soi gương để nhận diện chính mình, thèm cười vang, thèm hét
lớn để nổ tung trong những cảm xúc thật đến trần trụi. Với giọng văn lạnh lùng,
khách quan, không cố tình áp đặt, răn dạy như một cái gu thẩm mĩ riêng của
Nguyễn Việt Hà chỉ có những ai đã qua trải nghiệm của đời sống mới có được.
Truyện ngắn Sếp và tôi và… là truyện ngắn đầu tiên được nhà văn chính
thức ký tên Nguyễn Việt Hà. Sếp và tôi và… đã giành được giải nhì truyện ngắn do
Tạp chí Sông Hương tổ chức ngày 23 tháng 11 năm 1993. Truyện ngắn được viết
khi Nguyễn Việt Hà đang loay hoay, thảng thốt với mối tình đầu trong trắng có
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
22
nguy cơ rạn nứt. Nhà văn tâm sự: “sự rạn nứt ở đây không xuất phát từ chủ quan
của hai cá thể yêu nhau mà nó là hệ lụy của xã hội thời mở cửa, con người vô tình
đánh mất nhau trước bão táp cuộc đời, trước cơ chế thị trường đầy nghiệt ngã”. Vì
vậy truyện ngắn Sếp và tôi và… không chỉ là sự cay đắng của số phận nhà văn mà
còn là chuyện kể về cơ chế thị trường ở nước ta những năm đầu thập kỉ 90 của thế
kỷ XX đang dần lộ rõ mặt trái. Trong dung lượng hạn hẹp của một truyện ngắn
Nguyễn Việt Hà tập trung xoáy sâu và phẫn nộ trước những thủ đoạn của một nhóm
người có học vấn tự làm tha hóa chính mình và cố tình làm tha hóa cả những người
trong trắng ngây thơ.
Tiếp tục với chủ đề tha hóa năm 1998, Nguyễn Việt Hà cho ra mắt tập truyện
ngắn Thiền giả. Tập truyện bao gồm 11 truyện ngắn xuyên suốt bốn mảng đề tài
lớn: Đề tài viết về đô thị; Đề tài viết về tình yêu; Đề tài viết về trí thức trẻ; Đề tài
viết về tôn giáo. Đọc kỹ 11 truyện ngắn của Thiền giả có thể thấy âm hưởng của nó
phảng phất xuất hiện trong cuốn tiểu thuyết Cơ hội của Chúa. Sở dĩ có những dư
ba trong tiểu thuyết từ truyện ngắn là vì Nguyễn Việt Hà luôn quan niệm “truyện
ngắn là bản nháp của tiểu thuyết, tiểu thuyết là bản nháp của cuộc sống. Truyện
ngắn trong tiểu thuyết không bao giờ có kết thúc cũng như cuộc sống không bao
giờ có thể lý giải đến tận cùng”. Theo Nguyễn Việt Hà, tên của tập truyện Thiền
giả được lấy từ chính nhan đề của một truyện ngắn có trong tập truyện. Thiền giả
được khoác lên nó hai ý nghĩa. Ý nghĩa đầu tiên Thiền tức là thiền luận, giả tức là
học giả. Ở lớp nghĩa này, tác giả muốn nhấn mạnh đến tầng lớp độc giả ưu tú của
Thiền Luận, tức là những người có trí thức, bác học có khả năng đạt đến cảnh giới
cao nhất để hiểu và luận về thiền. Ý nghĩa thứ hai, mang màu sắc ngược lại: Thiền
giả là những nhóm, bộ phận người trí thức tha hóa có khả năng lừa lọc giả dối trắng
trợn mà lại giống như không lừa lọc giả dối. Đây chính là sự tha hóa “siêu đẳng”
của một bộ phận giới trí thức. Nói như văn sĩ thì sự “giả dối của trí thức là một thứ
đẳng cấp, tinh hoa của mọi tinh hoa”.
Ngay sau khi Thiền giả được đón nhận, cuối năm 1998, Nguyễn Viêt Hà
hoàn thành tập truyện ngắn Của rơi nhưng vì những lí do nhất định mà mãi tới năm
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
23
2004 tập truyện này mới chính thức được ra mắt bạn đọc trong ấn phẩm của nhà
xuất bản Phụ Nữ. Của rơi được độc giả đón nhận một cách háo hức, nồng nhiệt sau
khi tên tuổi của Nguyễn Việt Hà đã được đánh giá sau tập Thiền giả. Tập truyện
chưa đầy 300 trang xuyên suốt 19 truyện, truyện nào cũng chứa đựng ngổn ngang
những suy tư trăn trở của nhà văn về thế hệ trí thức hiện đại. Vẫn với ngôn ngữ sắc
lạnh, Nguyễn Việt Hà đưa đến cho người đọc cái nhìn mới về giới trí thức và thanh
niên trong đời sống đô thị, loay hoay trong tình yêu, sự nghiệp, vô tình bị biến chất,
tha hóa, rồi cố gắng đi tìm sự cứu rỗi ở một thế giới siêu hình. Trong một lần nói
chuyện ngoài lề với VnExpress, Nguyễn Việt Hà bộc bạch “Ở một mức độ nào đó,
người trí thức là một thứ của rơi nhặt được và sử dụng nó như thế nào lại là một
vấn đề” [32]. Tập truyện còn là một minh chứng cho những nỗ lực trong ý thức
nghề nghiệp và con đường nghệ thuật của Nguyễn Việt Hà, đó là không ngừng làm
phong phú kỹ thuật kể chuyện, để từ đó, vượt lên trên cả nội dung, đạt đến lối viết
như là chủ đề văn học.
Luôn tìm kiếm cái mới trong lối viết, Cơ hội của Chúa là loại hình thứ hai
Nguyễn Việt Hà tham gia thử nghiệm trong lĩnh vực văn xuôi. Cuốn tiểu thuyết đầu
tay này được Nguyễn Việt Hà viết chấp bút từ tháng 3 năm 1989 đến tháng 2 năm
1997, nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 1999. Sau khi tiểu thuyết được biên tập
nội dung, nhà xuất bản đề nghị đổi nhan đề Cơ hội của Chúa thành Một ngày của
Chúa. Nhưng Nguyễn Việt Hà đã từ chối, bởi Nguyễn Việt Hà là một nhà văn công
giáo, một giáo dân của phố nhà Chung, hơn ai hết anh hiểu được xuất xứ của nhan
đề được trích dẫn nguyên bản từ Kinh Thánh: “sự cùng quẫn cuối cùng của con
người, ấy là cơ hội của Chúa”. Ngoài ra theo như lời trò chuyện của nhà văn thì:
“nhan đề của tiểu thuyết là định đề mà tiểu thuyết phải triển khai trong cả nội dung
cũng như cách thể hiện. Nhan đề ấy trong sâu thẳm ẩn chứa một nội lực, khoảng
trống rất lạ, rất khó nhận ra. Trong đời sống hỗn độn, đầy phức tạp của con người
ai cũng sống loay hoay. Toàn bộ cuộc đời là sự chống đỡ những loay hoay. Nếu
không tìm ra lối để thoát khỏi sự loay hoay thì dễ dẫn đến tha hóa mất giá trị, ở
điểm nút cuối cùng ấy con người bao giờ cũng cần sự cứu chuộc và đấy là cơ hội
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
24
của đấng tối cao”. Như vậy ngay từ cái tên nhan đề của tiểu thuyết Cơ hội của
Chúa cũng đã phải đấu tranh dữ dội với dư luận để rồi cuối cùng nó được giữ
nguyên như bản thảo và ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Ở một tầm cao hơn, chúng tôi
đánh giá đây thực sự là cuốn sách mang tính hiện thực, triết lý về thời kỳ hậu bao
cấp ở đô thị Việt Nam. Có lẽ chính vì vậy, mà sau những bút luận còn chưa ráo
mực, cuốn tiểu thuyết gây nhiều tranh cãi này đã được tiếp tục tái bản lần thứ hai
năm 2006 tại nhà xuất bản Hội Nhà văn.
Năm 2002, Nguyễn Việt Hà tiếp tục khẳng định sự thành công ở thể tài
truyện ngắn với truyện ngắn Mãi không tới núi đã được dịch ra tiếng Pháp và được
đọc bằng song ngữ cho cả người Việt Nam và nước ngoài tại trung tâm văn hoá
Pháp L’Espace. Khi Mãi không tới núi ra đời, Nguyễn Việt Hà tâm sự: “Mãi
không tới núi là khát vọng thiêng liêng và trong sạch dần bị bào mòn và dung tục
hoá trong đời sống thường ngày. Quá trình đó không chỉ diễn ra ở một nhân vật
mang tên Vọng mà thường trực trong mỗi chúng ta” [37]. Như vậy, sự xuất hiện của
truyện ngắn Mãi không tới núi đã cho thấy sự ám ảnh dai dẳng trong nội dung tác
phẩm của Nguyễn Việt Hà về cái gọi là lý tưởng của giới trí thức. Họ thông tuệ, ưu
tú, muốn cống hiến, đóng góp cho cuộc đời, nhưng không khí đời sống Việt Nam
hiện nay không tạo điều kiện tối ưu cho trí thức Việt Nam bộc lộ khả năng.
Sau khi tham gia làm việc tại Ngân hàng Công thương Hà Nội một thời gian,
tháng 12 năm 2004, Nguyễn Việt Hà bỏ hẳn vị trí công chức nhà nước để thực hiện
duyên nợ của anh với văn chương. Khải huyền muộn là cuốn tiểu thuyết được chờ
đợi nhiều sau thành công của tập truyện ngắn Của rơi và tiểu thuyết Cơ hội của
Chúa. Tiểu thuyết được in năm 2005 bởi Nhà xuất bản Hội nhà văn. Có thể nói
Khải huyền muộn rất kén độc giả, cuốn tiểu thuyết đòi hỏi người đọc phải là những
người trải nghiệm, đã vấp ngã và từng đau đớn. Vì vậy nó khó đọc hơn với những
người đọc giải trí thông thường. Dưới những trang viết tưởng chừng chỉ đơn thuần
tái hiện hiện thực đời sống với cái vỏ ngoài hào nhoáng của những con người có
nhan sắc, có tiền tài, địa vị trong xã hội lại chứa đựng bên trong ngồn ngộn những
điều bậy bạ, “nhố nhăng”. Dưới những câu văn đầy cổ quái, đầy hấp dẫn người đọc
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
25
có thể nhận ra nhân vật Vũ- một thứ trưởng của ngành thể thao văn hóa là con số
cộng của một lớp người trong xã hội mà người ta vẫn thường gọi là quan chức. Sự
tha hóa của Vũ chính là sự khốn nạn tận cùng. Vũ là một trí thức chuẩn, ý thức
được sự tha hóa của mình, anh biết tận cùng được căn nguyên và lí do của sự tha
hóa ấy, anh đau đớn muốn đi tìm lối thoát, một nơi để cứu rỗi tâm hồn. Vậy nhưng
trong hành trình đi tìm tính thiện cho tâm hồn, anh vẫn không thoát khỏi những cám
dỗ và dục vọng của chính mình. Anh không có sự lựa chọn nào khác, dù anh biết
con đường anh đi đầy bất trắc, bỉ ổi, nhớp nhúa. Chính vì vậy, Nguyễn Việt Hà
chính thức đặt tên cho tiểu thuyết thứ hai của anh là Khải huyền muộn. Ngoài ra
Khải huyền muộn còn là một cuốn tiểu thuyết có ý thức nỗ lực cách tân làm mới
mình của nhà văn Nguyễn Việt Hà. Anh tâm sự “Nếu Cơ hội của Chúa lấy trục
thời gian làm chính để kể chuyện của các nhân vật thông qua những trang nhật kí,
thư từ, hồi ức thì Khải huyền muộn lại lấy không gian làm trục chính. Về hình thức
đây là cuốn tiểu thuyết viết về một cuốn tiểu thuyết đang viết dở, có dáng dấp như
lời tự sự về hành trình sáng tạo của nhà văn”. Đọc những trang viết của Khải
huyền muộn, người đọc có thể bắt gặp không ít những triết lí tư tưởng sâu sắc của
Nguyễn Việt Hà về nghề văn mà chính anh cũng đang là người trải nghiệm.
Không dừng lại ở thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết, Nguyễn Việt Hà lần
lượt cho ra mắt bạn đọc ba cuốn tạp văn Nhà văn thì chơi với ai và Mặt của đàn
ông trong năm 2007 và gần đây nhất là Đàn bà uống rượu.
Trong một ngày cuối tháng 11 năm 2011, khi được tiếp xúc với Nguyễn Việt
Hà, nhà văn tự nhận mình là tay "tán nhảm lắm mồm", nhưng cái sự nhảm của tác
giả, từ tập Nhà văn thì chơi với ai qua Mặt của đàn ông (Nxb Hội Nhà Văn) rồi
đến Ðàn bà uống rượu (Nxb Văn Học), thấy chưa nhạt đi mà đậm hơn, sâu sắc
nước đời hơn, giễu cợt hơn, và đọc được nhiều hơn. Nhân vật nhìn chung vẫn gồm:
đàn ông và đàn bà, diễn viên, văn sĩ, thương gia, thầy giáo..., với không gian đô thị,
với thời gian bây giờ, mỗi loại lại chứa nhiều "tập con" hành xử của đàn ông - đàn
bà với mình, với người, với thiên nhiên mưa gió bốn mùa... Từ đó bày ra một bề
mặt đô thị nhốn nháo, ngược xuôi giá trị, nhiều nghịch lý, ê hề cái phàm tục, dấp
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
26
dính cả vào cái cao thượng ít ỏi... Trong cái dung dịch phàm tục đó, cuốn trước, tác
giả thả những tranh vẽ "mặt của đàn ông", cuốn sau lại phơi một loạt thiếu nữ, thiếu
phụ (Tuy nhiên, xin mở ngoặc, đàn ông đọc hai tập tạp văn này được an ủi nhiều
hơn đàn bà, thấy mình "nghĩa hiệp" hành sự hôn nhân như "chuyện không đáng làm
mà không thể không làm". Cái đề tài xoay đi xoay lại không xong này ắt làm phật
lòng nhiều đàn bà hiện đại, bực mình như bị soi nhầm phải gương xấu - cái gương
không biết nịnh mặt, vì hôn nhân cũng là cái hạn không giải được của bậc nữ nhi
trót nông nổi tin vào ái tình phút chốc và mơ mộng về tuyệt đối). Nguyễn Việt Hà
xoay, dựng, ngắm nghía... chuyện người, chuyện mình, với cái nhìn từ bên ngoài,
chứ không tự ru mình, không day dứt dằn vặt, không bày đủ hỉ nộ ái ố riêng tư,
không ngao ngán đạo mạo. Nhưng tác giả không thể không bình luận và giễu cợt.
Cái giọng giễu cợt đặc trưng qua cách dùng từ ngữ lung linh hoa mỹ cố tình, gieo
vần, đảo tính từ nhấn mạnh, cách khóa bằng câu kết - nhiều câu "nhớ đời", một kiểu
khẩu văn lai thơ đậm đặc chất dân gian đương đại.
Có thể thấy, tiếp nối Nhà văn thì chơi với ai và Mặt của đàn ông tới Đàn bà
uống rượu vẫn với giọng văn giễu cợt qua cách dùng từ, dù vẫn khá đậm chất thơ
với một chút “khẩu khí” dân gian.
Với tư cách là một nhà văn, Nguyễn Việt Hà vẫn đang miệt mài, nghiêm túc
lao động trên những trang văn. Hàng loạt những truyện ngắn khác nhau của anh đã
được đăng rải rác trên các tạp chí Đẹp, tạp chí Tuổi trẻ, tạp chí Lao động như: Mắt
của mưa, Mưa ngày cưới, Họp lớp cũ, Vẫn chỉ là mây trắng, Cổ tích ngày mưa,
Trùng trùng điệp điệp...
Như vậy Nguyễn Việt Hà là nhà văn viết không nhiều và viết chậm, tuy
nhiên mỗi tác phẩm của anh lại mang tầm bao quát rộng, tính triết lý sâu sắc. Nhà
văn viết những điều không phải để người đọc thích thú mà anh viết nhiều về những
điều buộc người ta phải suy nghĩ. Anh thường không viết những êm đềm, bóng bẩy,
vui tươi mà viết nhiều những vấn đề gai góc, những bài toán lớn đặt ra trong cuộc
sống. Ở đó, anh dẫn người đọc vào những không gian thật với rất nhiều luồng lạch,
ngõ ngách khác nhau. Chúng không hoàn toàn xa lạ và thật cần thiết cho những ai
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
27
đang chập chững bước vào đời. Có phải do chính điều này mà văn anh trở nên khô
khan, khó được tiếp nhận?
Với một nội dung chứa đầy thông điệp như vậy buộc nhà văn phải sử dụng
các hình thức, thi pháp nghệ thuật cho riêng mình. Đọc tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà,
chúng tôi nhận thấy tư duy biểu đạt của nhà văn chính là hành trình tăng dần tính
ký hiệu, các hình ảnh biểu tượng, sự vật lộn trăn trở tìm kiếm ngôn ngữ riêng, điểm
nhìn riêng để thể hiện các sự kiện, vấn đề liên quan tới muôn mặt đời thường trong
cuộc sống đô thị nhốn nháo trong đó mỗi con người cá nhân chứa không ít nghịch
lý, phàm tục... qua văn của Nguyễn Việt Hà tất cả đều được mổ xẻ, bình luận với
giọng văn giễu cợt, bất kỳ nhân vật là trí thức thật- trí thức “ dỏm”, đàn ông - đàn
bà, thương gia, văn sĩ, diễn viên, người mẫu ... Vì vậy, văn chương của Nguyễn
Việt Hà mang một phong cách khó lẫn, gây thú vị hoặc khó chịu tùy cách cảm của
từng người đọc.
1.3. Đặc điểm tư duy tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà.
Sau năm 1975 đặc biệt là từ sau 1986, văn học chủ trương đổi mới tư duy,
nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, bao quát được những
vấn đề cơ bản của đời sống xã hội và số phận con người trong sự vận động và phát
triển, đáp ứng được sự đòi hỏi bức xúc của công chúng đương đại, trong đó tiểu
thuyết vẫn là thể loại chủ đạo. Vì vậy, hiện thực được các nhà văn đề cập đến là một
hiện thực phức tạp, không thể biết trước, không thể biết hết. Nhà văn nhìn hiện thực
về cuộc sống vốn bao gồm cả cái “tất yếu” và “không tất yếu” với đầy những ngẫu
nhiên, may rủi, những bất trắc khôn lường: “Hiện thực không chỉ là hiện thực cách
mạng, các biến cố lịch sử và đời sống cộng đồng mà đó là hiện thực của đời sống
hàng ngày với các quan hệ thế sự vốn dĩ đa đoan, phức tạp, chằng chịt, đan dệt
những mạch nổi và mạch ngầm của đời sống. Hiện thực, đó còn là cuộc sống cá
nhân của mỗi con người với những vấn đề riêng tư, số phận, nhân cách, khát vọng
mọi mặt, cả hạnh phúc và bi kịch” [65].
Tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà xuất hiện ở thời điểm nhu cầu “đổi mới tư duy
tiểu thuyết” đang là vấn đề nóng bỏng, vậy nhưng anh đã nhanh chóng hòa mình,
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
28
bắt kịp với xu thế của thời đại. Điều này chứng tỏ sự nghiêm khắc nghề nghiệp và
tâm đắc với thể loại của nhà văn. Cả hai tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà nằm trọn
vẹn trong mốc thời gian của thời kỳ hậu đổi mới, thời kỳ dân chủ hóa của đời sống
văn học, thời kỳ tiểu thuyết mới đang bùng phát và thăng hoa. Sự đổi mới ở tư duy
nghệ thuật trong sáng tạo tiểu thuyết được tác giả thể hiện rõ nét nhất ở các yếu tố
thuộc về cơ cấu của tiểu thuyết như: đề tài, kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ... Sự thay
đổi tư duy nghệ thuật và tự làm mới mình của Nguyễn Việt Hà đã có một số thành
tựu đáng ghi nhận nhìn từ thi pháp thể loại.
Tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà hoàn toàn bứt ra khỏi lối tư duy sử thi của các
nhà tiểu thuyết tiền nhiệm sang tư duy tiểu thuyết hậu hiện đại. Trong tác phẩm của
anh không có cảm hứng ngợi ca anh hùng mà là cảm hứng chiêm nghiệm, suy tư.
Tiểu thuyết của anh bao chứa trọn vẹn đề tài thế sự và đời tư. Nguyễn Việt Hà đã
biết lấy tự ngã làm tâm lõi, lấy cuộc sống của mình làm bán kính, không quan tâm
đến lịch sử mà chỉ chú mục vào hiện thực, không sáng tác với thân phận của người
phát ngôn cho dân chúng mà chỉ viết với tư cách cá nhân hóa. Vì vậy, hiện thực mà
Nguyễn Việt Hà trải nghiệm là hiện thực trong cuộc sống đời thường giữa những
biến động nơi Hà thành hoa lệ, của những đô thị lớn thời mở cửa, con người trở
thành trung tâm vòng quay của cuộc đời với những phức tạp và những băn khoăn,
day dứt trước những giá trị mới chưa kịp hình thành và những giá trị cũ chưa hẳn đã
mất đi. Tiểu thuyết của anh khai thác đề tài thế sự đời tư không chỉ bộc lộ ở những
nếm trải, suy tư chiêm nghiệm của bản thân, mà còn phanh phui, phơi bày các sự
vật hiện tượng để đi đến tận cùng cốt lõi của nó. Nhà văn không ngần ngại chạm tới
mọi tầng vỉa của hiện thực đời sống, những mảnh đời cá nhân đẫm đầy bi kịch. Hà
thành đích thực hiện ra sau lớp sơn hào nhoáng là khung cảnh rối rắm đầy rẫy
những mánh khóe, vụ lợi. Nhìn kỹ vào đô thị ấy, ta sẽ thấy cả xã hội Việt Nam
những năm đầu đổi mới. Con người dần bị tha hóa biến chất, là nạn nhân của những
vòng xoáy biến động đầy dữ dội của cuộc đời.
Viết về thành thị, Nguyễn Việt Hà đề cập đến số phận con người. Đặc biệt
nhà văn đã đem đến cho bạn đọc bức tranh sống động cùng những cảm nhận mới
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
29
về công dân Việt Nam hiện đại. Thời đại công nghiệp thật muôn màu và con người
bươn trải trong đó cũng thật muôn vẻ. Cuộc đời của họ nhiều khi không như họ
mong muốn. Nếu như cái Hà thành trong cảm quan của Nguyễn Khải trong Một
người Hà Nội vẫn còn rơi sót lại cái u hoài, kín đáo, thanh lịch của người Tràng
An, thì trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà cái thanh lịch, kiêu bạc của người Hà
thành gần như bị tẩy trắng. Thế giới nhân vật của anh mỗi người một tính cách khá
điển hình, người thì xu thời, người thì ngay thẳng, người sống bằng lý trí, người
sống bằng tình cảm với một thế giới nội tâm đặc sắc, nhưng tất cả đều không tìm
thấy được đâu là lý tưởng, bản ngã, đâu là ý nghĩa đích thực của cuộc đời. Thế cuộc
hỗn loạn, trớ trêu là cơ hội lớn cho con người tha hoá toàn diện và “khốn nạn có
gien” bất chấp thủ đoạn, chỉ chạy theo danh lợi. Từ đây các thang bảng giá trị đời
sống bị đổ vỡ tan tành, niềm tin tôn giáo cũng trở nên ngờ vực, mong manh.
Là nhà văn viết về đời sống đô thị thời kì sau đổi mới, Nguyễn Việt Hà
không quan tâm đến tới tốc độ, nhịp độ phát triển của nó mà anh quan tâm đến
những hệ lụy để lại của sự phát triển đó. Lối viết sắc lạnh đã giúp ngòi bút nhà văn
đã phơi bày đầy đủ hiện thực tàn nhẫn của đô thị Việt Nam thời kỳ đổi mới với
nhiều nhức nhối: vấn đề nỗi cô đơn, vấn đề con người hoài nghi, con người mất
niềm tin… được nhìn nhận như là kết quả của lối sống ích kỷ, tàn nhẫn vô tâm của
con người hiện đại. Đó là một đô thị mà cuộc sống ở đấy đầy rẫy những tranh sáng
tranh tối với những mặt trái của cuộc đời: lừa đảo, buôn lậu, sự băng hoại về nhân
cách, sự đau đớn, vật vã của cuộc đời đầy mâu thuẫn. Con người luôn luôn sống
trong sự hoảng loạn, bị bào mòn, tha hóa từ lúc nào không hay biết. Hiện thực trong
tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà không còn mang tính thuần nhất về các phương diện
thẩm mĩ. Đó chính là sản phẩm của đời sống hiện thực đa đoan.
Nguyễn Việt Hà không viết về đô thị rộng lớn chung chung. Anh là nhà văn
của Hà Nội. Trong không gian chật hẹp của đô thị, anh viết về Hà Nội- một thành
phố hòa bình nhưng không hề yên bình. Anh viết những cái quanh mình, gần với
mình và giống mình. Người đọc có thể thấy hiện lên trong trang viết của Nguyễn
Việt Hà hình ảnh của đô thị Hà Nội những năm đầu đổi mới. Ẩn sau giọng văn kiêu
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
30
bạc, dửng dưng đầy lạnh lùng của anh là thứ xúc cảm da diết, đau nhức, tiếc nuối
những giá trị văn hóa của người Hà Nội cứ dần bị mai một, bào mòn thêm mãi.
Nguyễn Việt Hà không chỉ đề cập đến hiện thực ai cũng đã biết mà anh có thiên
hướng đi sâu khám phá những mảng khuất lấp của hiện thực, phơi bày nó ra ánh
sáng để mọi người nhận thấy. Đưa những mảng khuất lấp của hiện thực ra ngoài
ánh sáng không phải để lên án, giễu cợt mà đằng sau từng câu chữ của Nguyễn Việt
Hà người đọc vẫn thấy lấp lánh những tia sáng nhân văn mà anh gửi gắm. Hiện thực
trong quan niệm của Nguyễn Việt Hà không phải là một hiện thực đơn giản xuôi
chiều, mà bộn bề lo âu và gai góc. Một hiện thực được soi xét, quy chiếu từ nhiều
góc độ khác nhau nhưng nó chỉ là một phương tiện để nhà văn trình bày những suy
tư khắc khoải của mình về hai chữ “con người”.
Quan niệm hiện thực thay đổi sẽ dẫn tới những cách đổi mới trong cách đánh
giá về con người. Trước năm 1975, văn học mang cảm hứng sử thi cho nên con
người trong sáng tác văn học là những con người cộng đồng. Sau đổi mới, văn học
chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự và đặc biệt quan tâm đến con người cá nhân trong
những hoàn cảnh xã hội cụ thể. Hiện thực đa chiều, con người đa đoan, đa sự. Văn
học thời kỳ đổi mới đặt con người vào vị trí trung tâm của tác phẩm. Văn học xem
xét con người từ nhiều góc độ, nhiều hệ quy chiếu, nhiều thang bậc giá trị trên
những nền tảng nhân văn, nhân bản. Con người hiện lên trong mỗi sáng tác như một
tiểu vũ trụ còn nhiều bí ẩn cần phải khám phá, tìm tòi. Không nhìn con người bằng
con mắt xuôi chiều như trước, văn học thời kỳ này nhìn nhận con người độ lượng,
tỉnh táo và thận trọng hơn. Chính vì vậy, đã không còn những nhân vật “sạch sẽ”,
“được bao bọc trong một bầu không khí vô trùng” như trước mà thay vào đó là hình
ảnh con người của ngày thường, của đời thường. Con người hiện lên như nó vốn có.
Nghĩa là trong mỗi con người luôn tồn tại những thái cực đối lập nhau: cái cao
thượng- cái thấp hèn, cái lạnh lùng tàn nhẫn- cái nhân hậu trong sáng… Sức hấp
dẫn của văn xuôi đương thời còn là ở chỗ văn học liên tục phát hiện những cái
khuất lấp, ẩn chìm, sức mạnh kỳ lạ đã chi phối và dẫn dắt số phận riêng của mỗi
người. Thế giới nội tâm, đời sống tâm hồn con người là một trong những đối tượng
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
31
quan trọng mà văn học chiếm lĩnh, khám phá thể hiện. Nói như nhà văn Nguyễn
Minh Châu thì “Niềm hạnh phúc lớn nhất và cũng là cái điều khổ ải nhất của một
anh cầm bút xưa nay chính là việc khám phá ra tất cả những cái gì khó nắm bắt
nhất xảy ra nơi cái thế giới bên trong con người” [8].
Văn học thời kỳ này đặc biệt quan tâm mạnh mẽ tới số phận cá nhân, hạnh
phúc riêng tư của con người. Nếu trước đây do yêu cầu lịch sử con người cá nhân
bị mờ đi, hòa tan trong con người cộng đồng thì nay số phận cá nhân của họ đã
được các nhà văn lưu tâm. Bằng cái nhìn đa chiều, đa góc cạnh khi thì ở phương
diện tập thể, cộng đồng, lúc lại ở tư cách cá nhân, các nhà văn đã có những điểm
nhìn đầy thông cảm và sẻ chia với con người. Có lẽ vì vậy nên con người trong văn
học ngày càng phức tạp hơn, xuất hiện nhiều những nhân vật có số phận bi kịch cay
đắng, oan ức và những cá nhân lệch pha với cộng đồng.
Nguyễn Việt Hà là một nhà văn sau đổi mới vì thế anh nhìn con người bằng
cặp mắt chan chứa tinh thần nhân văn nhưng không hề dễ dãi. Thật vậy, Nguyễn
Việt Hà đã đưa đến cho người đọc cái nhìn không đơn giản về con người. Cũng vẫn
là những trí thức trẻ nhưng khi đi vào tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà họ đại diện
cho cả một bộ phận trong tầng lớp của mình, vì là trí thức nên họ tiềm ẩn một sức
mạnh tinh thần khủng khiếp. Hôm nay, họ có thể làm được trăm nghìn việc tốt,
nhưng ngày mai họ cũng có thể trở thành con người đầy thủ đoạn. Nguyễn Việt Hà
không chỉ nhìn con người ở một điểm nhìn duy nhất mà còn đặt họ trong mối quan
hệ nhiều chiều với các nhân vật cùng tồn tại trong tiểu thuyết để xem xét, đánh giá.
Có lẽ vì những quan niệm như vậy mà khi viết về con người, Nguyễn Việt
Hà có xu hướng đi sâu vào khai thác và miêu tả những mảng tối, những phần chưa
hoàn thiện trong con người. Hơn nữa hiện thực trong sáng tác của anh là hiện thực
gai góc, cái đô thị mà anh hướng tới là một đô thị ngồn ngộn những điều bậy bạ,
“nhố nhăng”, lừa thầy phản bạn, ngoại tình chơi gái, vợ chồng lừa dối nhau, đút lót
chạy chọt, tiêu tiền của nhà nước…, cho nên cái không khí lịch thiệp, những con
người hào hoa nhã nhặn hầu như vắng bóng và không thuộc cảm hứng của anh.
Nguyễn Việt Hà đi sâu vào những trạng thái đời sống tinh thần của con người, khai
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
32
thác một cách tối đa ranh giới giữa sự trong sáng và sự tha hóa. Ngòi bút của anh
xoáy sâu, bật tung những góc cạnh tối nhất trong tâm hồn cũng như cuộc sống của
những trí thức trẻ thời hiện đại mà không phải nhà văn nào cũng khám phá được và
mạnh dạn nói ra.
Viết về những con người trong xã hội hiện đại, ngòi bút Nguyễn Việt Hà
luôn tỉnh táo và sắc lạnh. Trong xã hội ấy con người tự phơi bày những cái thấp
hèn, bản tính phi nhân của mình. Có phải vậy chăng mà trong mỗi tác phẩm của anh
đều vang lên âm hưởng róng riết nhằm chống lại sự tha hóa bẩn thỉu, kêu gọi và
thức tỉnh nhân cách con người?
Mỗi trang văn của Nguyễn Việt Hà luôn ẩn chứa một sự khiêu khích, một lời
chất vấn tư cách làm người. Đằng sau những chi tiết, những câu văn ngắn đầy kiêu
bạc, tàn nhẫn, ta nhận ra nỗi buồn mà tác giả đang mang. Nỗi buồn trước sự tha hóa
của con người, nỗi lo về thân phận con người, về sự biến chất của cá nhân là một
chủ đề ám ảnh trong tác phẩm của Nguyễn Việt Hà. Anh băn khoăn đi tìm những
nguồn cơn gây đau đớn, nhức nhối bên trong của con người. Trong hành trình ấy,
anh nghiệm ra một điều “Trong con người có tính thiện nhưng trong vòng quay
chóng mặt của cuộc sống, khi phải đối mặt với hiện thực nghiệt ngã của xã hội,
không ít người đánh mất mình. Nếu để ý, trong các nhân vật của tôi dù có trượt ngã
thế nào, người ta sẽ thấy một chút gì đó của những day dứt trăn trở [37]. Có lẽ vì
vậy mà nhân vật trong sáng tác của anh luôn sống trong trạng thái tinh thần căng
thẳng bị dằn vặt và muốn chuộc lỗi, những con người đầy đau khổ và nhiều niềm
trắc ẩn. Cuộc sống của họ là một chuỗi những ngày loay hoay trong lưu đày. Nhà
văn để cho nhân vật trải nghiệm, nói về cuộc sống. Đó là lời Tâm: “Đạo đức hiểu
nôm na là hiếu với bố mẹ, tốt với anh em và giữ chữ tín với bằng hữu. Còn trách
nhiệm với xã hội thì hãy đợi có tiền” [29;334], lời Hoàng: “Tôi vĩnh viễn không còn
cặp mắt xanh non nhìn đời nữa. Và như thế là tôi mất hết”[29;448]; Nhã : “Thông
minh giỏi giang để làm gì nếu cái ấy chỉ cho tôi biết những bất hạnh. Lần đầu tôi
đã bị bán rẻ cho cái lợi còn lần này, tôi không muốn là nạn nhân của cái
danh”[29;504]; Thủy: “Người ta bảo lấy chồng giống như đi qua sông. Em chưa
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
33
qua hẳn được sông vẫn đang loay hoay trên con thuyền đang cháy. Chỉ mong là
mình đừng chìm giữa dòng. Còn bờ bên kia là thiên đàng hay địa ngục em đâu có
quan tâm. Nhưng em biết ở đó em vĩnh viễn không bao giờ có hạnh phúc” [29;458];
Bạch: “Con người ta hình như càng sống lâu thì càng khôn. Thời gian cho kinh
nghiệm và kinh nghiệm cho nó kiến thức. Đáng nhẽ ra trong quá trình khôn nó cần
phải hiền và ngoan hơn, thì nó lại làm ngược lại, ác và hư”[31;274], Những trải
lòng ấy như là sự hiện thân cho sự bạc bẽo của kiếp người sau những va đập nghiệt
ngã của cuộc sống. Đặc biệt hơn nữa đây là sự loay hoay của những trí thức có tài,
muốn sống có tâm và có ích. Họ vật lộn muốn trốn thoát khỏi nó nhưng đành bất
lực.
Nguyễn Việt Hà quan tâm tới số phận của con người trong xã hội hiện đại.
Anh cảm nhận sâu sắc sự đau đớn vật vã của những nhân vật trí thức là bị cáo trong
“tòa án lương tâm”: tha hóa, biến chất, tự đánh mất mình. Tác giả cũng bộc lộ thái
độ chân thành đầy cảm thông trước những nỗi sợ hãi và khổ đau mà họ đang phải
đối diện. Tuy chưa mở ra cho những nhân vật của mình một con đường thật sự tươi
mới hơn nhưng Nguyễn Việt Hà đã để cho các nhân vật của mình, đặc biệt là nhân
vật trí thức khi buồn chán thì họ phải làm một cái gì đó để giải chán như yêu đương,
uống rượu hay tồi tệ hơn là cờ bạc. Để ý khảo sát các nhân vật trong hai tiểu thuyết
của Nguyễn Việt Hà chúng tôi nhận thấy các nhân vật của anh hầu hết đều chọn
rượu, thích uống rượu, uống rượu giỏi nhưng không nát rượu vì có thể nó hợp với
họ, hỗ trợ họ khi phải đối mặt với sự cô đơn.
Khi Nguyễn Việt Hà xuất hiện thì những thay đổi về cách viết tiểu thuyết
mới đã không còn xa lạ. Trước Nguyễn Việt Hà, rất nhiều nhà văn đã đổi mới cách
viết, có những thể nghiệm về hình thức trần thuật. Điều đó có nghĩa là Nguyễn Việt
Hà phải nỗ lực không lặp lại và vượt qua những nhà văn “tiền nhiệm đáng ghét”
(chữ dùng của Nguyễn Việt Hà), đồng thời không lặp lại chính mình. Bài toán khó
này, Nguyễn Việt Hà đã giải quyết ổn thỏa. Vì vậy, giờ đây khi nhắc đến văn
chương sau đổi mới, đặc biệt là thể loại tiểu thuyết cùng với nhà văn Nguyễn Khải,
Nguyễn Bình Phương, Tạ Duy Anh…, người ta không thể không nhắc đến cái tên
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
34
Nguyễn Việt Hà là những tác giả đã có nhiều đổi mới trong việc xây dựng kết cấu
tiểu thuyết.
Xu hướng lắp ghép liên văn bản là một trong những yếu tố không thể không
kể đến của thi pháp cốt truyện trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà. Tiểu thuyết hình
thành bằng cách lắp ghép, tạo dựng các mảnh cốt truyện, các mảnh tâm trạng không
theo trật tự thời gian mà ngổn ngang, đảo ngược theo ý đồ tác giả, tạo ra cấu trúc
“truyện trong truyện”. Những tình huống, cảnh ngộ, biến cố như không quan hệ,
liên đới được xích lại gần nhau. Cùng với sự lắp ghép đó là sự di chuyển, đan xen
chồng chéo lên nhau điểm nhìn của các nhân vật một cách khó hiểu. Người lười
biếng đọc lướt qua không thể nào hiểu được thực ra nhà văn này đang viết cái gì.
Người thích rành mạch lại chê lối viết này là bề bộn, phức tạp, có lúc rườm rà đến
khó hiểu.
Sự thâm nhập các thể loại khác vào tiểu thuyết cũng là một nhân tố làm co
giãn cốt truyện. Đọc tiểu thuyết chúng tôi nhận thấy các tác phẩm của Nguyễn Việt
Hà chứa trong chính nó: nhật ký, truyện kể, thư từ… những hình thức văn bản trong
văn bản góp phần tạo thành những tiếng nói khác nhau trong tiểu thuyết, nới rộng
cấu trúc thể loại, mở rộng trường nhìn.
Tiểu thuyết Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn một mặt vẫn kế thừa và
phát huy những đặc trưng của truyền thống, mặt khác đã tiếp cận với tiểu thuyết
hiện đại thế giới ở những nét tinh túy. Nghệ thuật đồng hiện, kỹ thuật độc thoại nội
tâm, dòng ý thức, lắp ghép văn bản, nghệ thuật gián cách, đa giọng điệu là những
vấn đề còn mới mẻ trong văn xuôi hiện đại đã được Nguyễn Việt Hà vận dụng, biến
hóa một cách linh hoạt và uyển chuyển. Cách tư duy của Nguyễn Việt Hà đã giúp
người đọc nhận ra không thể đọc tiểu thuyết như trước đây được nữa. Nhà văn đã có
những ứng xử nghệ thuật mới với công việc sáng tạo văn chương và người đọc cũng
phải có một thái độ mới với tác phẩm của nhà văn
Ngôn ngữ là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang đặc trưng của văn học.
Ngôn ngữ của từng thể loại mang sắc thái khác nhau. Ngôn ngữ tiểu thuyêt là ngôn
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
35
ngữ gần gũi tới mức tối đa với đời sống, nó mang những đặc trưng của thể loại như:
tính văn xuôi, tính tổng hợp, tính đa thanh.
Với đặc thù thể loại là miêu tả cuộc đời như nó vốn có, ngôn ngữ tiểu thuyết
không chỉ được soi sáng bằng ngôn ngữ tác giả mà còn được soi sáng bởi ngôn ngữ
nhân vật. Tính đối thoại là một trong những yếu tố cơ bản của ngôn ngữ tiểu thuyết
Nguyễn Việt Hà. Tác giả hoàn toàn không đứng ngoài mà cùng tranh luận với ngôn
ngữ nhân vật. Ngôn ngữ tiểu thuyết không bao giờ thỏa mãn với một ý thức, một
tiếng nói, luôn mang tính đa thanh.
Ý thức được trần thuật là một trong những yếu tố quan trọng trong hình thức
thể hiện của tiểu thuyết nên trần thuật là yếu tố cơ bản thể hiện cá tính sáng tạo của
Nguyễn Việt Hà. Tác giả đã thể hiện một lối kể “không lừa bịp”- nghĩa là kể sự việc
một cách trần trụi, thô ráp, thẳng băng.
Ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật tạo nên giá trị nghệ thuật của
tác phẩm tự sự thông qua đối thoại. Nhờ đối thoại mà các vấn đề trong tác phẩm đặt
ra dưới những điểm nhìn khác nhau. Ngôn ngữ đối thoại giữ vai trò đáng kể trong
khắc họa tính cách nhân vật. Mỗi nhân vật được nhà văn quan niệm như một ý
thức, một tiếng nói, một chủ thể độc lập. Nhà văn không còn đứng ở vị trí trên, lấn
lướt nhân vật mà hòa nhập, tham gia vào cuộc đối thoại của nhiều ý thức độc lập,
qua hệ thống hình tượng.
Ý thức đối thoại trong tiểu thuyết những năm đổi mới tiếp tục được triển
khai và phát huy trong bối cảnh lịch sử mới, trong không khí dân chủ của đời sống
văn học. Dấu vết thời đại đã ảnh hưởng và quy định cách nói năng, đối đáp. Để ý
tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà chúng tôi thấy nhiều lớp từ mới được hình thành, quan
niệm về lời nói cũng được bổ sung những sắc thái biểu cảm mới. Ngôn ngữ tiểu
thuyết của nhà văn gần với ngôn ngữ của đời thường, giàu khẩu ngữ. Ngôn ngữ ấy
biểu hiện sự cá tính hóa mạnh mẽ. Tính cách nào lời lẽ ấy. Cách nói lạnh lùng, trần
trụi của những kẻ làm ăn trên thương trường (Nhã, Tâm, Trần Bình, Cẩm My, Vũ);
cách nói thâm trầm, sâu sắc của người trí thức trót đa mang bút nghiệp văn chương
(Hoàng, Bạch, Nhà văn).
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
36
Bên cạnh đối thoại, độc thoại nội tâm cũng đóng vai trò chủ yếu trong
phương thức tự sự của tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà. Độc thoại nội tâm trở thành một
thủ pháp nghệ thuật hiệu quả trong quá trình tự ý thức của nhân vật, thể hiện những
mâu thuẫn giằng xé, trong thế giới nội tâm đầy phức tạp và bí ẩn của nhân vật.
Mọi tìm tòi đổi mới về tư duy nghệ thuật hay phương thức biểu hiện của tác
giả Nguyễn Việt Hà đều hướng tới một cái đích cuối cùng là tăng cường hiệu quả
thẩm mỹ và sức mạnh đặc thù của thể loại. Chính cách tư duy và lối làm việc không
ngừng đòi hỏi sáng tạo của nhà văn đã góp phần củng cố được vị trí của loại hình
văn xuôi nghệ thuật, đánh dấu sự trưởng thành của một nền văn học đồng thời đáp
ứng nhu cầu tiếp nhận của độc giả hiện đại trong thời kỳ đổi mới.
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdf
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdf
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdf
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdf
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdf
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdf
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdf
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdf
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdf
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdf
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdf
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdf
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdf
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdf
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdf
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdf
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdf
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdf
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdf
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdf
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdf
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdf
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdf
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdf

More Related Content

Similar to Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdf

NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdfNGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdfNuioKila
 
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdfNgôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdfHanaTiti
 
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh KhuêLuận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh KhuêDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260nataliej4
 
Tailieu.vncty.com the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
Tailieu.vncty.com   the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...Tailieu.vncty.com   the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
Tailieu.vncty.com the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...Trần Đức Anh
 
NHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdf
NHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdfNHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdf
NHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdfHanaTiti
 
Xuân diệu về tác gia và tác phẩm
Xuân diệu về tác gia và tác phẩmXuân diệu về tác gia và tác phẩm
Xuân diệu về tác gia và tác phẩmjackjohn45
 
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...nataliej4
 

Similar to Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdf (20)

minh chau.pdf
minh chau.pdfminh chau.pdf
minh chau.pdf
 
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdfNGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
 
Luận văn: Tản văn Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư – từ đặc trưng thể loại, 9đ
Luận văn: Tản văn Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư – từ đặc trưng thể loại, 9đLuận văn: Tản văn Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư – từ đặc trưng thể loại, 9đ
Luận văn: Tản văn Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư – từ đặc trưng thể loại, 9đ
 
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
 
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdfNgôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
 
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh KhuêLuận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
 
Luận văn: Thơ Bùi Chí Vinh trong bối cảnh thơ Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...
Luận văn: Thơ Bùi Chí Vinh trong bối cảnh thơ Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...Luận văn: Thơ Bùi Chí Vinh trong bối cảnh thơ Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...
Luận văn: Thơ Bùi Chí Vinh trong bối cảnh thơ Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...
 
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quêLuận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
 
ANH EM NHÀ KARAMAZOV CỦA DOSTOYEVSKY DƯỚI GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC - TẢI FREE ZA...
ANH EM NHÀ KARAMAZOV CỦA DOSTOYEVSKY DƯỚI GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC - TẢI FREE ZA...ANH EM NHÀ KARAMAZOV CỦA DOSTOYEVSKY DƯỚI GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC - TẢI FREE ZA...
ANH EM NHÀ KARAMAZOV CỦA DOSTOYEVSKY DƯỚI GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC - TẢI FREE ZA...
 
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của ngườiLuận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người
 
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...
 
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂMLuận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
 
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
 
Tailieu.vncty.com the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
Tailieu.vncty.com   the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...Tailieu.vncty.com   the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
Tailieu.vncty.com the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
 
Các Nhân Vật Nam Trong Lục Vân Tiên Đọc Theo Lý Thuyết Giới.
Các Nhân Vật Nam Trong Lục Vân Tiên Đọc Theo Lý Thuyết Giới.Các Nhân Vật Nam Trong Lục Vân Tiên Đọc Theo Lý Thuyết Giới.
Các Nhân Vật Nam Trong Lục Vân Tiên Đọc Theo Lý Thuyết Giới.
 
Luận văn: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
Luận văn: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy ThiệpLuận văn: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
Luận văn: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
 
NHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdf
NHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdfNHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdf
NHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdf
 
Luận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đ
Luận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đLuận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đ
Luận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đ
 
Xuân diệu về tác gia và tác phẩm
Xuân diệu về tác gia và tác phẩmXuân diệu về tác gia và tác phẩm
Xuân diệu về tác gia và tác phẩm
 
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
 

More from NuioKila

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfNuioKila
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...NuioKila
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...NuioKila
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...NuioKila
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...NuioKila
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNuioKila
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfNuioKila
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfNuioKila
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfNuioKila
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NuioKila
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...NuioKila
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...NuioKila
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...NuioKila
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...NuioKila
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfNuioKila
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...NuioKila
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdfNuioKila
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfNuioKila
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNuioKila
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...NuioKila
 

More from NuioKila (20)

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
 

Recently uploaded

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 

Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdf

  • 1. Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ LÊ THỊ LOAN TƯ DUY NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT NGUYỄN VIỆT HÀ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số: 60 22 32 HÀ NỘi- 2012
  • 2. Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ LÊ THỊ LOAN TƯ DUY NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT NGUYỄN VIỆT HÀ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số: 60 22 32 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đoàn Đức Phương HÀ NỘi- 2012
  • 3. Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 3 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................5 1. Lý do chọn đề tài................................................................................................5 2. Lịch sử vấn đề .....................................................................................................7 3. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu......................................................15 4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................16 5. Cấu trúc luận văn...............................................................................................16 Chương 1: KHÁI LƯỢC VỀ TƯ DUY NGHỆ THUẬT VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CUẢ NGUYỄN VIỆT HÀ..............................................................17 1.1. Một số vấn đề lý luận về tư duy nghệ thuật.....................................................17 1.1.1. Khái niệm tư duy ..................................................................................17 1.1.2. Quan niệm tư duy về nghệ thuật............................................................18 1.1.3. Tư duy trong tiểu thuyết........................................................................20 1.2. Hành trình sáng tác.........................................................................................21 1.3 Tư duy tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà……………………………………………25 Chương 2: TỪ HƯỚNG TIẾP CẬN HIỆN THỰC ĐẾN THẾ GIỚI NHÂN VẬT VÀ HÌNH ẢNH BIỂU TƯỢNG TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN VIỆT HÀ..............................................................................................................37 2.1. Hướng tiếp cận hiện thực................................................................................37 2.1.1 Hiện thực đa chiều đầy biến động phức tạp............................................38 2.1.2 Hiện thực biến đổi đa đoan, đa sự nhưng không hoàn kết.......................41 2.2. Nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà ....................................................43 2.2.1. Quan niệm chung về nhân vật ...............................................................43 2.2.2. Nhân vật trong tiểu thuyết.....................................................................44 2.3. Các loại nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà .......................................46 2.3.1 Nhân vật dấn thân và hoài nghi ..............................................................46 2.3.2. Nhân vật tha hóa và sám hối .................................................................50 2.3.3. Nhân vật cô đơn, lạc lõng......................................................................56 2.3.4. Nhân vật khát vọng ...............................................................................61 2.4. Hình ảnh biểu tượng tiêu biểu trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà ....................66 2.4.1. Các quan niệm về biểu tượng nghệ thuật...............................................66
  • 4. Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 4 2.4.1.1 Biểu tượng dưới góc độ tâm lý, văn hóa..........................................66 2.4.1.2. Quan niệm biểu tượng dưới góc độ văn học ...................................68 2.4.2. Giải mã một số hình ảnh biểu tượng trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà……...70 2.4.2.1 Biểu tượng kính trắng ......................................................................70 2.4.2.2 Biểu tượng bầu vú ...........................................................................73 Chương 3: NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CỦA TIỂU THUYẾT NGUYỄN VIỆT HÀ..............................................................................................................81 3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật.........................................................................81 3.1.1 Phi trung tâm hóa nhân vật.....................................................................81 3.1.2. Phân xuất nhân vật...............................................................................82 3.2. Kết cấu tiểu thuyết..........................................................................................84 3.2.1. Những vấn đề về lý thuyết kết cấu. .......................................................84 3.2.2. Kết cấu tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà......................................................88 3.2.2.1.Kết cấu phân mảnh, đứt gãy, gián đoạn...........................................88 3.2.2.2 Kết cấu lồng ghép nhiều mạch truyện………………………………88 3.2.2.3 Sự phối hợp luân phiên các điểm nhìn trần thuật.............................92 3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu..................................................................................96 3.3.1. Ngôn ngữ..............................................................................................96 3.3.1.1. Tính chất của ngôn ngữ......................................................................97 3.3.1.2. Các kiểu ngôn ngữ. ..........................................................................102 3.3.2. Giọng điệu ..........................................................................................110 3.3.2.1 Giọng giễu nhại, mỉa mai, bỡn cợt ...............................................111 3.3.2.2.Giọng triết lí .................................................................................115 3.3.2.3. Giọng trữ tình ..............................................................................117 KẾT LUẬN........................................................................................................120 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................123
  • 5. Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sau ba mươi năm kiên cường đánh đuổi giặc ngoại xâm, đất nước ta hoàn toàn giải phóng. Từ đây (1975) văn học mang một trọng trách mới, phục vụ kịp thời xu hướng của thời đại. Nhằm đổi mới tư duy, đổi mới cách đánh giá tình hình, Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ VI đã nhấn mạnh văn học cần phải “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”. Trên tinh thần đó, văn học sau năm 1975 đã có nhiều khởi sắc, đặc biệt là thể loại văn xuôi. Có thể nói chưa bao giờ văn xuôi phát triển mạnh mẽ như bây giờ và cũng chưa bao giờ, nhà văn được thành thật như bây giờ. Tinh thần tại Đại hội Đảng lần thứ VI về văn hoá văn nghệ đã thật sự cởi trói cho văn học. Trước năm 1975, với lối tư duy cũ, hầu hết các tác phẩm đều được sáng tác bởi khoảng cách sử thi cho nên con người cũng là con người sử thi, con người cộng đồng với những phẩm chất cao cả. Sau năm 1975, tư duy nghệ thuật mới cho phép người viết nhiều khi trần thuật không khoảng cách. Nói khác đi, đó là sự trần thuật ở điểm nhìn hiện tại, ở cái nhìn chưa hoàn thành. Và người ta phát hiện ra rằng thế giới không phải là hiện thực khép kín, con người không phải ai cũng toàn bích. Trong con người luôn có sự đấu tranh giữa cái tốt và cái xấu, cái cao cả và cái thấp hèn, giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng. Con người phần lớn là làm chủ hoàn cảnh, nhưng cũng không ít lần bị hoàn cảnh xô đẩy, trở thành nạn nhân của hoàn cảnh. Nguyễn Việt Hà là cây bút tiểu thuyết sau đổi mới. Tác phẩm đánh dấu hành trình gia nhập làng văn của anh là các tập truyện ngắn Thiền giả và Của rơi. Nhưng Nguyễn Việt Hà chỉ thực sự trở thành một hiện tượng văn học nổi bật sau khi tác phẩm Cơ hội của Chúa của anh ra đời năm 1999. Tiếp đến là sự xuất hiện của tiểu thuyết Khải huyền muộn sau sáu năm. Có một điều thú vị là cứ sau mỗi tác phẩm của Nguyễn Việt Hà được xuất bản thì làn sóng dư luận về nhà văn, về tác phẩm lại rộ lên. Chín người mười ý. Có
  • 6. Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6 nhiều ý kiến đồng thuận với nhà văn, nhưng cũng có không ít những lời chê, chê hết lời, lại có cả những ý kiến lưỡng chiều. Đọc Nguyễn Việt Hà người ta thấy không yên tâm, người ta thấy hoài nghi. Lý giải cho tâm lý đó có lẽ phải xuất phát từ cách viết của anh. Mặc dù “không mong mình quá mới” [32] nhưng lối viết của anh dường như đang đánh đố người đọc. Anh gây rối với thói quen thẩm mỹ của họ, gây rối với các nhà văn viết tiểu thuyết truyền thống và đương đại. Với một tư duy tiểu thuyết sắc sảo cộng với một sự mẫn cảm sẵn có, văn chương Nguyễn Việt Hà có khả năng gợi rất sâu vào những buồn vui của kiếp người. Tác phẩm của Nguyễn Việt Hà luôn khiến cho bạn đọc phải giật mình, không thể không tự vấn lương tâm. Nói khác đi, độc giả có thể nhận ra mình qua những sáng tác của Nguyễn Việt Hà. Chỉ bấy nhiêu đó thôi cũng đủ nói lên phần nào tài năng của Nguyễn Việt Hà trong nền tiểu thuyết đương đại Việt Nam. Nguyễn Việt Hà là nhà văn trẻ, cùng thế hệ với Trung Trung Đỉnh, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái, Phạm Thị Hoài… Cũng bởi anh là nhà văn trẻ nên lịch sử nghiên cứu sáng tác của anh giống như cuốn sổ còn bỏ ngỏ. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy dư luận xung quanh Nguyễn Việt Hà rất nhiều, nhưng những bài nghiên cứu, phê bình nhằm chỉ ra những đóng góp của Nguyễn Việt Hà trong công cuộc đổi mới tư duy tiểu thuyết Việt Nam không nhiều. Chưa có một nghiên cứu nào thật sự kỹ lưỡng và thấu đáo về sự chuyển biến trong tư duy nghệ thuật của Nguyễn Việt Hà qua những sáng tác của anh. Như vậy, trước những hiệu ứng đa chiều của độc giả về Nguyễn Việt Hà, vấn đề cần đặt ra ở đây là nên nhìn nhận một hiện tượng văn học, một tác phẩm văn học như thế nào cho đúng đắn? Nên chăng hãy bắt đầu từ chính tư duy nghệ thuật, từ quan niệm nghệ thuật của nhà văn để xem xét? Với đề tài Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà, chúng tôi không dám khẳng định rằng việc nghiên cứu của mình sẽ khiến cho mọi người sẽ yêu mến tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà hơn. Chúng tôi chỉ mong góp phần bù đắp vào khoảng trống trong việc tìm hiểu con đường sáng tạo của một nhà văn đã trở thành một hiện
  • 7. Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 7 tượng văn học từ đó hiểu một cách đầy đủ hơn sự phát triển phong phú và đa dạng của tiểu thuyết Việt Nam đương đại. 2. Lịch sử vấn đề Như chúng ta đã biết, sau những tiếng vang và thành công nhất định với thể loại truyện ngắn, Nguyễn Việt Hà đã tiếp tục hòa nhập với đời sống văn chương bằng hai tiểu thuyết Cơ hội của Chúa (1999) và Khải huyền muộn (2005). Cũng kể từ đây cái tên Nguyễn Việt Hà mới thật sự gây dấu ấn trong lòng bạn đọc và làm bận tâm các nhà nghiên cứu, lí luận phê bình Ngay sau khi xuất hiện khoảng một tháng với cuốn tiểu thuyết đầu tiên Cơ hội của Chúa, Nguyễn Việt Hà đã được coi là một hiện tượng văn học. Bạn đọc chỉ cần seach trên trang Google cũng có thể thấy hiển thị trên trang tìm kiếm này hơn 10 triệu kết quả có liên quan đến Nguyễn Việt Hà cũng như tiểu thuyết của anh. Điều này đã chứng tỏ sáng tác của Nguyễn Việt Hà đã nhận được nhiều sự quan tâm của độc giả và giới nghiên cứu. Tuy nhiên, văn chương cũng giống như nhiều loại hình nghệ thuật khác, khi tiếp cận với cái mới, có rất nhiều luồng tư tưởng trái ngược nhau. Nhiều nhà nghiên cứu đã hoài nghi những sáng tác, thậm chí phê phán, phủ định hoặc chất vấn tác giả. Dương Kiều Linh trong bài viết của mình đã gay gắt phê phán Cơ hội của Chúa “Cách mô tả tình dục rất thô tục. Cảnh yêu đương quan hệ xác thịt, quan niệm suy nghĩ về phụ nữ cũng như cách cư xử của họ trong tình yêu rất đỗi thấp hèn. Và tất nhiên lời lẽ văn chương khi nói về những pha yêu đương kiểu đó cũng thật xứng đáng là cuốn sách có đủ các pha giật gân câu khách rẻ tiền” [9]. Ngoài ra chị còn cho rằng đọc tiểu thuyết Cơ hội của Chúa “người đọc bị coi thường… phái nữ cảm thấy bị xúc phạm”. Vì vậy, với Dương Kiều Linh Cơ hội của Chúa thực sự đã “gây ra một cú sốc lớn” [9]. Nguyễn Thanh Sơn trong bài viết Cơ hội của Chúa: Gánh nặng của những cái tôi phù phiếm có vẻ bình tĩnh hơn khi nhìn tác phẩm của Nguyễn Việt Hà từ cách viết. Tác giả bình luận: Cơ hội của Chúa đã “không phản ánh được nhiều những biến đổi” của đất nước thời kỳ chuyển đổi từ bao cấp sang cơ chế thị
  • 8. Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 8 trường”. Nguyễn Thanh Sơn cũng tỏ ra khó chịu với cách sử dụng ngôn ngữ trong Cơ hội của Chúa: “nhân vật pha trộn tiếng mẹ đẻ với tiếng Anh không cần thiết và sai chính tả, văn phạm một cách cẩu thả” [49]. Vì theo như tác giả của bài phê bình thì Nguyễn Việt Hà chỉ “viết cho sướng ngòi bút, cho thỏa mãn ego của mình, Nguyễn Việt Hà không thể kết thúc được câu chuyện… không hiểu tác giả sẽ đi về đâu trong cái mớ bòng bong những câu chuyện vụn vặt này” [49]. Cùng quan điểm với tác giả Thanh Sơn, nhà lí luận phê bình văn học Nguyễn Hòa cũng cho rằng: “Dù tác giả có khéo léo cài đặt viện dẫn tới Kinh Thánh, huy động một vốn sống phong phú, thổi vào một không khí hiện sinh thì cũng chưa đưa ra được một lí giải về tình trạng mà chỉ là sự miêu tả về tình trạng trong một mớ bòng bong các sự kiện và chi tiết” [40]. Trong bài viết của mình Nguyễn Hòa cũng bày tỏ thái độ không thích cái cách nhà văn Nguyễn Việt Hà thể hiện quá nhiều chi tiết đời tư của mình trong tác phẩm. Nhà phê bình này cho rằng “Nguyễn Việt Hà đã phóng chiếu những gì anh có vào trong tác phẩm với một tần số cao đến mức đọc nhiều trang lại ngỡ tác phẩm là nơi tác giả tự giới thiệu mình chứ không phải làm văn chương” [40]. Trong loạt bài nhận xét đánh giá về nội dung của tiểu thuyết một số nhà phê bình chỉ ra: “Con người và sự việc trong Cơ hội của Chúa không có gì mới. Vẫn là những xung đột gia đình, những cuộc tình tay ba, những chuyện mánh mung, những trò lừa tình, lừa tiền … không diễn ra trong sàn nhảy, nhà hàng thì diễn ra trong một văn phòng, một biệt thự sang trọng vốn đầy rẫy trong phim “mì ăn liền” của Hồng Kông, nội địa” [40]. Tác giả Nguyễn Việt Thắng đã sắc sảo hơn khi cho rằng: “Chất liệu đời sống mà tác giả dùng làm cơ sở cho trí tưởng tượng, cho tổ chức tác phẩm, cho việc tìm hình thức diễn đạt và cả ngôn từ phù hợp, thực ra là không có gì mới” [5;302]. Thậm chí nhà phê bình còn có phản hồi khá gay gắt về cách nhà văn xây dựng nhân vật tạo linh hồn cho tiểu thuyết: “nát rượu, chìm đắm trong ái tình và là một triết gia nửa mùa” [5;134]. Theo Nguyễn Việt Thắng thì “Quảng cáo cho một kiểu người kì dị như thế quả là không có lợi cho nhiệm vụ giáo dưỡng tinh thần thanh niên thời đại” [5;134].
  • 9. Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 9 Năm 2005, sau sáu năm khi những sóng gió tranh luận xung quanh cuốn Cơ hội của Chúa tạm lắng xuống Nguyễn Việt Hà cho ra mắt cuốn tiểu thuyết thứ hai với nhan đề Khải huyền muộn. Cuốn tiểu thuyết này được người đọc đón nhận bình tĩnh hơn và cũng nhận được nhiều lời nhận xét, đánh giá của độc giả và giới phê bình lí luận. Như một sự ác cảm với lối viết của nhà văn, nhà phê bình Nguyễn Hòa trong bài viết Văn chương 2005- tín hiệu vui và giấc mộng bất thành đánh giá về Khải huyền muộn: “So với Cơ hội của Chúa, văn của Nguyễn Viêt Hà chưa có gì nhúc nhích” [41], thậm chí ông còn cho rằng “đây là một bước thụt lùi của Nguyễn Việt Hà” [41] Tác giả Thanh Huyền trong lời giới thiệu về cuốn Khải huyền muộn cũng đưa ra ý kiến riêng rất sắc sảo về lối viết của Nguyễn Việt Hà: “Dường như anh quá mải mê vào việc thể hiện vốn hiểu biết khá rộng và khá kỹ về đủ loại, từ Nho giáo, Phật giáo đến đạo Công giáo mà tác phẩm đôi lúc, đôi chỗ bộn bề, thiếu chọn lọc, rườm rà... Nhiều lúc nhà văn miên man kể từ chuyện này đến chuyện nọ khiến độc giả như lạc vào một ma trận ngập tràn chi tiết không phải lúc nào cũng có sự móc xích vào nhau” [65]. Cùng với cách tiếp cận như Thanh Huyền, nhà văn Tạ Duy Anh trong bài viết: Khải huyền muộn và những lời bình nhẹ nhàng chỉ ra nhược điểm lớn nhất của Khải huyền muộn là “Tác giả lộ ra mình phải cố… có chỗ đuối sức”[67]. Họa sĩ Lê Thiết Cương thành thực hơn khi cho rằng “Giá như Khải huyền muộn có kết cấu bớt mạch lạc đi nữa. Thừa thiếu chấm phẩy, câu chữ xô bồ chút nữa, không giống chút nữa cũng chả sao, mỗi người viết cần có chính tả của mình”[67] Trong bài viết nhìn lại văn học năm cuối thế kỉ, tác giả phê bình Phạm Xuân Nguyên dù phê phán tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà là một bức tranh ảm đạm, bi quan về thực tại đời sống, nhân vật hóa thành tác giả từ hành vi đến phát ngôn, từ chuyện quen sài rượu Tây đến chuyện sính tiếng Tây, song nhà phê bình này cũng đã khẳng định tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà là: “tác phẩm có giá trị, có khả năng níu kéo được người đọc. Vì vậy, Cơ hội của Chúa cũng như nhà văn đã không mất
  • 10. Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 10 hết cơ hội, Khải huyền muộn vẫn hơn không khải huyền. Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn có không ít lời chê nhưng cũng nhận được rất nhiều lời khen. Nhiều tác giả đã đánh giá cao những nỗ lực cách tân tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà. Từ ngôn ngữ, cấu trúc, điểm nhìn trần thuật, đến những cảm quan mới trong tác phẩm. Tác giả Thu Hồng, Nguyễn Quyến trong bài viết trên tờ Thể thao và văn hóa số 46 tháng 6/1999 đã cho rằng “cay nghiệt và bùi bụi, nhưng duyên và sang trọng là giọng của Nguyễn Việt Hà trong Cơ hội của Chúa. Văn phong của anh là sự hài hòa kết hợp giữa những bức biếm họa đời sống của Phạm Thị Hoài (nhưng ấm áp và đôn hậu hơn) và những lời rủ rỉ triết lí nhân sinh của Nguyễn Khải ” [66] Tháng 7 năm 1999 tờ Thể thao và Văn hóa số 55 đã đăng bài viết với tiêu đề Về cuốn tiểu thuyết Cơ hội của Chúa. Bài báo đã dẫn lời phê bình nhận xét của những người thuộc các lĩnh vực khác nhau về cuốn tiểu thuyết. Phóng viên Nhật Minh cho rằng đây là “một cuốn tiểu thuyết tâm lý xã hội theo đúng nghĩa”. Nhà thơ Hoàng Hưng lại đánh giá “Cơ hội của Chúa đặt nghiêm túc lên bàn những băn khoăn về cứu cánh của sự sống mà mỗi con người trung thực hướng thiện hôm nay đang phải hàng ngày đặt ra cho bản thân mình nếu không muốn bị trôi tuột xuống địa ngục của hư vô”. Với đạo diễn Lê Hoàng thì lại có cảm giác “Cơ hội của Chúa là món nộm. Ăn lạ miệng, hấp dẫn nhưng vài kẻ ăn xong để một lúc nghe ngóng bụng mình và bụng các bạn cùng mâm” [78]. Cuốn tiểu thuyết này cũng khiến anh kinh ngạc: “lâu lắm rồi mới có một cuốn tiểu thuyết hấp dẫn đến thế, châm biếm đến thế và… lạy Chúa, trơ tráo đến thế” [78]. Vì vậy Lê Hoàng đã bị Cơ hội của Chúa lôi cuốn để rồi đọc một mạch từ trang đầu đến trang cuối không cần phải nghỉ ngơi. Đặc biệt có một bài viết 41 trang khá công phu của Hoàng Ngọc Hiến năm 2000. Bài viết thể hiện được những phát hiện mới mẻ và sắc sảo của lối đọc hiện đại. Hoàng Ngọc Hiến đã phân tích khá kỹ lưỡng nhiều mặt của tác phẩm,: Những khái quát xanh rờn; Những mẫu người lập thân – lập nghiệp; Chủ đề văn hóa tôn giáo trong “Cơ hội của Chúa”. Ở đâu tác giả cũng chỉ ra những chỗ được và chưa
  • 11. Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 11 được của cuốn tiểu thuyết. Theo Hoàng Ngọc Hiến, “những khái quát xanh rờn” trong tác phẩm cho thấy Nguyễn Việt Hà “khá am hiểu, có sự cảm nhận tinh tế, có cả sự “vô tư” của một triết gia tiểu thuyết, vô tư theo cách hiểu rất bác học và cũng rất bình dân của người Hà Nội” [18]. Song song với cách đánh giá như vậy, tác giả cũng bày tỏ ý kiến rất khách quan về những khái quát này: “chớ cả tin nhưng rất đáng suy nghĩ”. Đáng chú ý là trong bài viết Hoàng Ngọc Hiến đã phân tích khá kỹ lưỡng về các nhân vật trong Cơ hội của Chúa. Ông chú ý đến đặc điểm chung và đặc điểm riêng trong tính cách của từng cặp nhân vật: Lâm và Sáng mẫu người trí thức lập thân theo hai con đường khác nhau; Trần Bình và Tâm mẫu người kinh doanh lập nghiệp rất khác nhau… Những phân tích nhận xét của nhà nghiên cứu là những gợi ý quan trọng giúp chúng tôi khi triển khai đề tài. Năm 2004, xuất hiện muộn hơn với bài viết Cơ hội của Chúa, từ nhật kí đến hậu trường văn học của Đoàn Cầm Thi. Tác giả chú ý phân tích tỉ mỉ nghệ thuật của tiểu thuyết. Theo nhà phê bình Cơ hội của Chúa cuốn hút “trên hết bởi nghệ thuật của nó. Tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà là lò thử nghiệm văn phong khổng lồ trong đó ta bắt gặp lối kể chuyện ngôi thứ ba, thể loại tự sự ở ngôi thứ nhất, văn nhái, truyện lồng trong truyện, tiểu luận” [12]. Đặc biệt Đoàn Cầm Thi đánh giá cao cái cách Nguyễn Việt Hà để cho nhân vật cũng như sự việc được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau khiến cho thế giới trong Cơ hội của Chúa hiện ra “không thuần nhất mà muôn hình vạn trạng, không khép mà mở, không xác thực mà đầy bí hiểm, bất ổn, hoài nghi” [12]. Những nhận xét của Đoàn Cầm Thi về nghệ thuật viết tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà thực sự là những nhận xét khá sắc sảo, khách quan, phù hợp với lý thuyết tiếp nhận đương đại. Cũng giống như Cơ hội của Chúa, Khải huyền muộn nhận được không ít lời ngợi khen, tán thưởng. Tác giả Thanh Huyền trong lời giới thiệu về cuốn sách đã đưa ra đánh giá khá sắc sảo những hạn chế trong lối viết của Nguyễn Việt Hà song cũng không ngần ngại khẳng định: “Khải huyền muộn là một tác phẩm mới nối tiếp những sáng tạo của Nguyễn Việt Hà trên nhiều phương diện: nghệ thuật kể chuyện, điểm nhìn trần thuật, nhân vật, cấu trúc tiểu thuyết” [65].
  • 12. Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 12 Cũng bàn về Khải huyền muộn, nhà văn Trung Trung Đỉnh nhận định: “Nhà văn Nguyễn Việt Hà đã tự mình bứt ra khỏi lối mòn của cấu trúc tiểu thuyết và cách kể chuyện truyền thống”. Họa sĩ Lê Thiết Cương cũng đưa ra những bình luận về kết cấu của tiểu thuyết: “Trong Khải huyền muộn có những đoạn luận văn học, những đoạn không bịa như Nhật ký. Cảm giác như đang xem phim truyện lại có một trường đoạn phim tài liệu… Không có kiếm tiền xong rồi, yêu xong rồi, sống xong rồi. Không có kết. Khải huyền muộn là kiểu kết cấu siêu văn bản của nhiều văn bản dở dang”. Nhà văn Tạ Duy Anh đánh giá, khen ngợi: “Tôi phải nói ngay rằng văn trong Khải huyền muộn hơn đứt trong Cơ hội của Chúa. Nhiều trang văn rất đẹp, có chiều sâu, có sức lan toả và nó cũng cho thấy tác giả là người nghiêm túc, có bản lĩnh, có trách nhiệm nghề nghiệp… Đây là một cuốn tiểu thuyết không dễ đọc. Vì vậy sự vồ vập với người này, sự thất vọng với người kia là điều bình thường. Nhà văn không thể răm rắp làm theo đơn đặt hàng của độc giả. Sự bừa bộn nằm trong ý đồ của tác giả…” [67]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Mạnh Hùng cũng tỏ ra rất hao hứng với lối viết của Nguyễn Việt Hà. Anh nhấn mạnh: “Khải huyền muộn là những sải bơi tiếp theo của Cơ hội của Chúa trên dòng sông tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà. Chọn lựa thứ cấu trúc đa ngôi thứ như thể khối vuông ru- bích, Nguyễn Việt Hà tạo cho mình ưu thế thoải mái để quan sát và kể chuyện, thỏa cơn khát tìm tòi và đồng cảm với các nhân vật trong cuộc sống. Không có số phận đi tới cùng cũng như không có những câu chuyện đi đến hồi kết thúc, tác giả đang khám phá, mô tả cuộc sống đang diễn ra và điều thú vị, cũng là đóng góp riêng của Nguyễn Việt Hà, chính là vẽ nên những tâm trạng người đương thời” [67]. Nhà lý luận phê bình văn học Nguyễn Chí Hoan khi đọc Khải huyền muộn cũng chỉ ra đặc điểm về cấu trúc và nội dung của tiểu thuyết này: “Thứ nhất, là hình thức: nhà văn kể về nhà văn và nhân vật, tiểu thuyết kể về việc viết tiểu thuyết… Thứ hai, là nội dung: tiểu thuyết kể về những con người đang sám hối - từ một vài nhân vật công chức cao cấp mà đồi bại về đạo đức cho đến ngay cả nhân vật "đóng vai" nhân vật tiểu thuyết và nhân vật "đóng vai" tác giả/ nhà văn. Chủ đề đạo đức và sám hối này
  • 13. Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 13 được triển khai trên bình diện thời gian đương đại, không hề có chuyện sai lầm quá khứ nào” [67]. Năm 2005 thêm một lần nữa trong bài viết khác với nhan đề Khải huyền muộn- cuốn tiểu thuyết về chính nó nhà thơ, nhà phê bình Nguyễn Chí Hoan giúp người đọc ra nhận cấu trúc của cuốn tiểu thuyết với sự trình bày cụ thể từng chương đoạn. Theo nhà phê bình thì: “Cuốn tiểu thuyết này được cấu tạo bằng một loạt những câu chuyện dang dở, kết nối vào nhau hết sức chặt chẽ để bày tỏ sự dở dang của chính nó” [42]. Ngoài ra tác giả bài viết cũng rất chú ý đến cách Nguyễn Việt Hà để cho các nhân vật và ký ức hiện lên ngang bằng nhau. Trong câu chuyện của người này có câu chuyện của người khác, trong nhân vật này có một nhân vật khác và mỗi người đều là nhân chứng cho sự tha hóa của chính mình đồng thời lại còn là chứng nhân cho sự tha hóa của người khác và cuộc sống xung quanh. Bài viết của Nguyễn Chí Hoan là một gợi ý rất quan trọng cho chúng tôi khi nghiên cứu về sự dịch chuyển cấu trúc của tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà. Năm 2006, với bài viết Khải huyền muộn- cảm hứng những dấu hiệu của hình thức nghệ thuật đương đại trong tiểu thuyết, nhà văn đàn anh Nguyễn Huy Thiệp đánh giá: “Khác với các nhà văn khác viết tiểu thuyết cùng thế hệ với anh như Bảo Ninh, Trung Trung Đỉnh, Tạ Duy Anh, Phạm Ngọc Tiến, Nguyễn Bình Phương, v.v… tôi luôn có cảm giác Nguyễn Việt Hà “cao tay ấn” hơn họ. Ở trong tác phẩm của Nguyễn Việt Hà có sự nguy hiểm tinh thần đáng sợ thế nào đó với các “đồng nghiệp”, những người đồng chí “cùng lý tưởng nhưng khác hạng”. Sự nguy hiểm ấy chí ít ở cả hai phương diện: nội dung và hình thức” [51]. Nếu nhìn từ góc độ khoa học thì bài viết của Nguyễn Huy Thiệp là một bài viết mang tính chất hàn lâm có khả năng gợi mở rất nhiều tranh luận xung quanh vấn đề tư duy sáng tạo của Nguyễn Việt Hà. Trong văn chương, người đọc có quyền dân chủ với tác giả và với các độc giả khác. Vì thế, việc có những ý kiến trái chiều cũng là điều dễ hiểu. Bên cạnh những bài viết có tính chất phê bình, luận bàn, có khá nhiều niên luận, khóa luận, luận văn nghiên cứu về tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà, chứng tỏ sự yêu thích và
  • 14. Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 14 quan tâm của giới trẻ đến những tiểu thuyết này, dù đó là những tiểu thuyết không dễ đọc. Tại báo cáo khoa học năm 2003, hai sinh viên Đỗ Thị Bích Liên và Vũ Thị Hồng Minh với đề tài: Ngôn ngữ trong tiểu thuyết Cơ hội của Chúa của Nguyễn Việt Hà đã cố gắng khảo sát và phân tích khá sắc sảo cách thức sử dụng từ vựng, ngôn ngữ của Nguyễn Việt Hà trong tiểu thuyết. Theo hai sinh viên này cái độc đáo trong ngôn ngữ Cơ hội của Chúa của Nguyễn Việt Hà đó là lớp từ vay mượn phong phú gồm từ mượn tiếng Anh, tiếng Pháp và sự suồng sã hóa lớp từ Hán Việt. Bên cạnh đó là sự xuất hiện nhiều lần của các thuật ngữ tôn giáo, hệ thống từ láy cũng như các từ được “lạ hóa” bằng những kết hợp mới. Bích Liên và Hồng Minh chú ý đến cấu trúc ngữ pháp câu văn mà Nguyễn Việt Hà sử dụng, đặc biệt là những câu văn ngắn và các phương thức tu từ chuyển nghĩa. Ngoài ra hai sinh viên cũng đã có những phát hiện khá chính xác về ngôn ngữ của người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong cuốn tiểu thuyết. Mặc dù đây là một bài nghiên cứu nằm trong khuôn khổ của một báo cáo khoa học, nhưng các tác giả của bài khoa học đã nghiêm túc và dụng công khi tìm hiểu ngôn ngữ của cuốn tiểu thuyết đầu tay của nhà văn Nguyễn Việt Hà. Năm 2004, sinh viên Hà Thu Nga với báo cáo khoa học, Bước đầu tìm hiểu một số phương diện đổi mới của tiểu thuyết Cơ hội của Chúa đã chỉ ra những phương diện đổi mới của tiểu thuyết này trên góc độ thi pháp của thể loại như: đề tài, chủ đề, cốt truyện, kết cấu, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật trần thuật. Có thể thấy trong khuôn khổ hạn hẹp của một bài nghiên cứu tác giả đã bao quát tất cả các phương diện của tiểu thuyết, tuy nhiên tác giả cũng bộc lộ hạn chế của mình ở chỗ những đánh giá, nhận định đưa ra chưa có sự phân tích kỹ lưỡng, còn sơ sài và chưa thật sự thuyết phục. Phạm Thị Thu Thủy trong luận văn năm 2003 Nhìn chung về tiểu thuyết Việt Nam từ năm 1995 đến nay đã đề cập đến những vấn đề đổi mới tiểu thuyết Việt Nam từ năm 1995 đến nay. Trong một số tiểu thuyết đáng chú ý, tác giả đã đánh giá
  • 15. Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 15 khái quát những băn khoăn về ý nghĩa cuộc sống, những thể nghiệm đổi mới thể loại trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà. Năm 2007, trong luận văn Những thể nghiệm tiểu thuyết qua Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn của Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Thị Anh Đào đi từ sự thay đổi cách tiếp cận đời sống đến quan niệm nghệ thuật về con người. Tác giả chỉ ra những thể nghiệm về cốt truyện và di chuyển điểm nhìn trần thuật, cách ứng xử mới và khác trong nghệ thuật xây dựng nhân vật. Năm 2009, tác giả Lê Thị Sáng trong luận văn Cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà và Đoàn Minh Phượng đã phân tích khá kỹ lưỡng về các vấn đề: Cảm quan hiện sinh trong thế giới hiện thực; Cảm quan hiện sinh trong con người; Cảm quan hiện sinh trong nghệ thuật. Đây thực sự là một gợi ý quan trọng giúp chúng tôi hoàn thiện quá trình nghiên cứu về tư duy tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà. Như vậy, chỉ với hai tiểu thuyết có dung lượng vừa phải song các thế hệ độc giả cũng như nhiều nhà phê bình đã nhận ra cái “tạng” của Nguyễn Việt Hà trong làng tiểu thuyết. Những nhận xét đánh giá đều dựa trên cách tiếp cận từ khuynh hướng xã hội học, có người lại đọc tác phẩm từ khuynh hướng đạo đức. Đây đều là những cách tiếp cận không tương thích. Một số bài nghiên cứu đã ít nhiểu chỉ ra hướng đi riêng trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà bằng cách đưa ra những dẫn chứng về sự thể nghiệm của tiểu thuyết đương đại trong nội dung lẫn nghệ thuật, vượt qua lối tư duy truyền thống. Tuy nhiên những bài nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở mức riêng lẻ, chưa thật sự có hệ thống cũng như chưa có một cái nhìn trên cấp độ tổng thể về tư duy sáng tác của nhà văn. 3. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu Đối tượng của luận văn là: “Tư duy nghệ thuât tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà”. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung khảo sát 2 tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà: Cơ hội của Chúa, Khải huyền muộn. Kế thừa những nghiên cứu nói trên, luận văn của chúng tôi muốn dựa trên lý thuyết tiếp nhận đương đại để nghiên cứu lối viết tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà.
  • 16. Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 16 Vì thế chúng tôi sẽ tìm hiểu cả những điểm thành công và cả những điều còn dang dở trong tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà. Làm điều này, chúng tôi cố gắng có một cái nhìn xác đáng và toàn diện hơn về một hiện tượng văn học khá mới từ đó muốn góp thêm tiếng nói vào quá trình tìm hiểu hành trình sáng tạo của nhà văn, đặc biệt là sự đổi mới trong tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà từ đó chỉ ra vị trí của nhà văn Nguyễn Việt Hà trên văn đàn, góp phần xây dựng một nền văn học hiện đại giàu tính nhân văn. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng những phương pháp chủ yếu sau: - Phương pháp lịch sử- xã hội - Phương pháp phân tích, tổng hợp - Phương pháp so sánh - Phương pháp hệ thống - Phương pháp thống kê 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm ba chương: Chương 1: Khái lược về tư duy nghệ thuật và hành trình sáng tác của Nguyễn Việt Hà Chương 2: Từ hướng tiếp cận hiện thực đến thế giới nhân vật và hình ảnh biểu tượng trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà Chương 3: Nghệ thuật biểu hiện của tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
  • 17. Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 17 Chương 1: KHÁI LƯỢC VỀ TƯ DUY NGHỆ THUẬT VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN VIỆT HÀ 1.1. Một số vấn đề lý luận về tư duy nghệ thuật 1.1.1. Khái niệm tư duy Tư duy không chỉ là đối tượng nghiên cứu của khoa học tâm lý, triết học, … mà còn là đối tượng nghiên cứu của lĩnh vực nghệ thuật. “Tư duy là hoạt động nhận thức lý trí của con người. Khí quan của tư duy chính là bộ óc người với một hệt thống tinh vi của gần 16 tỷ tế bào thần kinh” [59;32]. Tư duy không chỉ là một sản phẩm xã hội hay sản phẩm của tự nhiên, mà là sản phẩm có tính tổng hòa của quá trình lịch sử nhân loại. Tư duy là kết quả phát triển của vật chất tự tổng hợp qua hàng vạn, hàng triệu năm. Sự ra đời của tư duy chính là bằng chứng về sự xuất hiện của con người. Do vậy có thể định nghĩa: “con người là một động vật có tư duy”. Tư duy (pensée) là toàn bộ hoạt động tâm lý của con người, chỉ có con người mới có, đó là đời sống trí tuệ của con người. Tư duy được phân biệt với nhận thức (conscience). Nói đến ý thức là nói đến sự “phản ánh” hiện thực của hoạt động tâm lý. Hay nói đúng hơn, ý thức là tư duy ở trạng thái tĩnh, và tư duy ở trạng thái động, tư duy là hành động nhận thức của con người. Tư duy và lý trí (raison) không phải là một. Nói đến lý trí là nói đến cái lôgic có tính nguyên tắc của nhận thức. Nói đến tư duy là nói đến sự vận động có tính tổng thể của các yếu tố tư tưởng và tình cảm, cảm xúc và lý trí nhằm mục đích nhận thức. Tư tưởng (Idée) hay còn gọi là quan niệm tư tưởng vừa là kết quả lại vừa là xuất phát điểm của tư duy. Quan hệ con người với con người, con người với xã hội, con người với hoàn cảnh sống… là những mối quan hệ chủ yếu tạo nên quan niệm tư tưởng ở mỗi con người. Tư tưởng mang tính chất dân tộc, đoàn thể quốc gia, tính giai cấp… là những phạm trù mang tính chủ quan hơn so với tư duy. Tư tưởng nằm ở phạm trù nội dung, tư duy nằm ở phạm trù phương pháp. Tuy nhiên giữa chúng vẫn có những mối quan hệ mật thiết với nhau. Đặc trưng của tư duy là phản ánh các mối quan hệ của con người với thế giới khách quan, quan hệ con người với con người và quan hệ giữa các sự vật hiện tượng; truy tìm các mối quan hệ, biểu diễn các mối quan hệ đó bằng các phương
  • 18. Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 18 tiện ngôn ngữ, đó là toàn bộ chức năng nhận thức của tư duy. Nói đến tư duy là nói đến những hoạt động của bộ óc con người ở trạng thái sống động của nó. Tư duy nảy sinh từ sự sống và gắn liền với hoạt động của tế bào não. Nó là một quá trình xử lý lượng thông tin do các khí quan cảm giác thu nhận được. Trong lịch sử phát triển của con người, sự hình thành và phát triển của tư duy gắn liền với sự hình thành và phát triển của chủ thể. Vậy, phán đoán đầu tiên của sự sống là ở chỗ, với tư cách là chủ thể cá thể, sự sống tự tách mình ra khỏi tính khách quan. Nói đến sự sống trong vận động của tư duy chính là nói đến cơ sở sinh lý của tư duy. Yếu tố “sống” đó sẽ tạo cho tư duy một thuộc tính quan trọng, đó là sự trao đổi tinh thần có tính chất giao tiếp, tính chất “cảm ứng”, “giao cảm” giữa người với người. Bởi vậy, giao tiếp ngôn ngữ là một giao tiếp có tính bề ngoài, còn trao đổi tinh thần, giao lưu tư tưởng và tình cảm là bản chất của hoạt động tư duy. Tư duy là một “trạng thái” bên trong của vật chất (Plêkhanôp) nhưng chỉ có ở trong dạng vật chất đặc biệt, phát triển ở trình độ cao, tức là ở con người. Mọi quan niệm cho rằng tư duy, tinh thần hay ý niệm tồn tại độc lập, bên ngoài đầu óc của con người, đều là quan niệm tư duy phi chủ thể, hoặc tạo ra một chủ thể siêu nhiên đối lập với con người. Nhưng cả tư tưởng và tư duy sẽ không nảy sinh được nếu không có ngôn ngữ. Ngôn ngữ là công cụ của tư duy. Ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư tưởng. Không có ngôn ngữ thì tư duy chỉ là những dự báo mơ hồ, những phản ứng có tính bản năng trước hiện thực. Không có tư duy thì ngôn ngữ chỉ là những tiếng kêu bập bẹ của trẻ sơ sinh mà thôi. Tư duy làm cho ngôn ngữ phát triển phong phú, tinh xảo, ngôn ngữ tạo điều kiện cho tư duy đi sâu vào bản chất của sự vật hơn. 1.1.2. Quan niệm tư duy về nghệ thuật. Tư duy nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của con người trong lĩnh vực nghệ thuật. Có nhiều quan điểm về vấn đề này, tuy nhiên chúng tôi thống nhất quan điểm của nhóm các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1998) và ý kiến của tác giả Nguyễn Bá Thành trong cuốn Tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt Nam (Nxb Văn
  • 19. Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 19 học Hà Nội, 1996). Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Tư duy nghệ thuật là dạng hoạt động trí tuệ của con người hướng tới sáng tạo và tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật” [54;381]. Kiểu tư duy đặc thù của nghệ thuật là tư duy bằng hình tượng. Mục đích cuối cùng của tư duy nghệ thuật là tìm đến bản chất của sự vật, hiện tượng để nắm bắt quy luật của đời sống khách quan. Nhưng ở đây tư duy hình tượng phản ánh cái chung qua cái cụ thể mang tính đại diện, mang tính quy luật. Khác với loại tư duy hành động trực quan và tư duy khái niệm lôgic, tư duy nghệ thuật có cơ sở là tư duy hình tượng cảm tính hoặc tư duy này cho phép nghệ sĩ cùng một lúc vừa phát hiện khách thể vừa bộc lộ nỗi lòng, tâm tư của chủ thể sáng tạo. Đặc điểm của loại tư duy này là sự tái hiện từ xa, tách khỏi khách thể, bởi thế có thể sử dụng hư cấu tưởng tượng để hình thành những hình tượng nghệ thuật có tầm khái quát lớn lao, có sự tác động mạnh mẽ đến độc giả. Chính vì thế, Bêlinxki đã phân biệt: để tác động đến trí tuệ của người nghe và người đọc, kinh tế chính trị thì “chứng minh” bằng các số liệu, còn nhà thơ thì lại “trình bày” hiện thực như vốn có. Không phải ngẫu nhiên mà từ Hêghen cho đến Plêkhanôp, Gorki đều nhấn mạnh tư duy nghệ thuật là tư duy hình tượng. Dĩ nhiên tư duy nghệ thuật có những đặc trưng khác biệt so với tư duy hình tượng- cảm tính. Thông thường, chính tư duy nghệ thuật đã giúp cho nghệ sĩ có một quan niệm nghệ thuật riêng biệt về thế giới. Nói khác đi, trong nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật là giới hạn thực tế của tư duy nghệ thuật. Nó tương tự như một khí quyển của hoạt động con người. Như vậy, quan niệm nghệ thuật tạo ra khả năng lĩnh hội hiện thực đời sống triệt để, sâu sắc trong sự đa dạng, phức tạp của chúng. Cho nên trong thực tiễn sáng tạo nghệ thuật không phải nhà văn nào cũng có thể tạo một thứ tư tưởng cho riêng mình. Trên thực tế, những nhà văn lớn cũng là những nhà tư tưởng. Sáng tác của họ không thể đơn thuần dùng lại nguyên xi cuộc sống mà họ phải tìm ra bản chất và quy luật vận động của hiện thực khách quan, giải quyết nhiệm vụ thẩm mỹ. Chính nhờ đặc điểm này mà nội dung khái quát của nghệ thuật thường mang tính phổ quát hơn, triết học hơn so với sự thật cá biệt. Lấy trí tưởng tượng sáng tạo là chất xúc tác của hoạt động tư duy nghệ thuật, nghệ sĩ xây dựng các giả thiết, làm sáng rõ các bộ
  • 20. Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 20 phận còn bị che khuất của thực tại, lấp đầy các “lỗ hổng chưa biết”. Tư duy nghệ thuật “nhìn thấy” thế giới một cách toàn vẹn, nắm bắt nó qua những dấu hiệu phát sinh, đồng thời phát hiện các mối liên hệ mới chưa được nhận ra. Tư duy nghệ thuật đòi hỏi một ngôn ngữ nghệ thuật làm “hiện thực trực tiếp” cho nó. Ngôn ngữ, đó là hệ thống các ký hiệu nghệ thuật, các hình tượng, các phương thức tạo hình và biểu hiện. Nó có mã nghệ thuật, tức là các hệ thống năng động gồm các quy tắc sử dụng ký hiệu để gìn giữ tổ chức và truyền đạt thông tin. Điểm xuất phát của tư duy vẫn là lý tính, là trí tuệ có kinh nghiệm, biết nghiền ngẫm và hệ thống hóa các kết quả nhận thức. Như vây, tư duy nghệ thuật được thể hiện rõ nét trong cảm hứng sáng tạo, trong quá trình nghệ sĩ phát hiện, chiêm nghiệm và thể hiện chân lý của đối tượng. 1.1.3. Tư duy trong tiểu thuyết Tiểu thuyết là một thể loại lớn nằm trong phương thức tự sự có khả năng phản ánh hiện thực đời sống một cách bao quát ở mọi giới hạn không gian và thời gian, khả năng khám phá một cách sâu sắc những vấn đề thuộc về thân phận con người thông qua những tính cách đa dạng, phức tạp và khả năng tái hiện những bức tranh mang tính tổng thể rộng lớn về đời sống xã hội. Thật khó để có một khái niệm đầy đủ về tư duy nghệ thuật của tiểu thuyết, bởi tiểu thuyết trong quá trình phát triển của mình luôn có sự biến đổi và giao thoa. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận thấy tư duy tiểu thuyết trong sự đối sánh với tư duy thơ và truyện ngắn. Do đặc trưng thể loại, tư duy thơ thường chỉ tập trung thể hiện những cung bậc tình cảm khác nhau của chủ thể trữ tình. Cái mà tư duy thơ quan tâm chính là cảm xúc. Khác với tư duy thơ, dấu hiệu đầu tiên để người ta có thể nhận ra tư duy tiểu thuyết là tiểu thuyết đã biểu thị được mối liên hệ giữa thực tại xã hội với số phận cá nhân. Theo hướng tư duy này, nhà văn khám phá những vấn đề bản chất của hiện thực thông qua sự tái hiện số phận cá nhân. Hướng tư duy này cũng tạo nên kiểu nhân vật tiểu thuyết. Nhân vật tiểu thuyết không phải là những con người đơn giản một chiều mà là những con người đa đoan, “con người nếm trải”, con người không tương hợp với số phận và vị thế của nó. Nhân vật trong tiểu
  • 21. Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 21 thuyết còn là những con người luôn có nhu cầu nhận thức laị, đánh giá lại các giá trị cũ ở một chừng mực nào đó để nhân cách mình đẹp hơn lên xóa mờ đi những vết đen bên trong tâm hồn. Chính nhu cầu nhận thức lại này sẽ góp phần thúc đẩy tư duy tiểu thuyết phát triển lên một trình độ mới. 1.2. Hành trình sáng tác Nguyễn Việt Hà (là bút danh, tên thật là Trần Quốc Cường) sinh ngày 12 tháng 7 năm 1962 tại Hà Nội. Xuất thân là một tiểu thị dân, với tuổi thơ bụi bặm lang thang hè phố, Nguyễn Việt Hà hấp thụ những âm thanh hỗn tạp của đô thị từ những cảnh đời lam lũ đến những bản thánh ca trong giáo đường phố Nhà Chung. Dưới một cảm quan đời sống đặc thù, tác phẩm của anh đã thể hiện khá sinh động những trạng thái tinh thần tiêu biểu và câu chuyện tâm thức đặc thù của con người thời đại. Nguyễn Việt Hà chính thức bước vào hoạt động nghệ thuật năm 1993 với nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, tạp văn, tiểu thuyết, kịch… và được đông đảo độc giả tìm đến. Đọc văn Nguyễn Việt Hà ngỡ như nhà văn ở cạnh mình, nghe được từ mình từng hơi thở, đọc được ý nghĩ, bóc mẽ đến tận cùng cái khốn nạn của thằng người đang bập bềnh trong dòng đời ô tạp, tha hóa, trơ lỳ đến không thể trơ lỳ hơn. Chúng ta có thể mất ngủ với những chi tiết tưởng chừng như vô tình thoáng qua trong trang viết của tác giả, nhưng thực ra lại chứa đầy ám ảnh day dứt. Với văn chương Nguyễn Việt Hà, chúng ta cảm thấy được an ủi, bị lục vấn, bị hắt nước vào mặt, luôn luôn phải trang bị cho mình một “tâm lý tự vấn”, buộc chúng ta phải ngồi dậy, cởi bỏ mặt nạ, soi gương để nhận diện chính mình, thèm cười vang, thèm hét lớn để nổ tung trong những cảm xúc thật đến trần trụi. Với giọng văn lạnh lùng, khách quan, không cố tình áp đặt, răn dạy như một cái gu thẩm mĩ riêng của Nguyễn Việt Hà chỉ có những ai đã qua trải nghiệm của đời sống mới có được. Truyện ngắn Sếp và tôi và… là truyện ngắn đầu tiên được nhà văn chính thức ký tên Nguyễn Việt Hà. Sếp và tôi và… đã giành được giải nhì truyện ngắn do Tạp chí Sông Hương tổ chức ngày 23 tháng 11 năm 1993. Truyện ngắn được viết khi Nguyễn Việt Hà đang loay hoay, thảng thốt với mối tình đầu trong trắng có
  • 22. Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 22 nguy cơ rạn nứt. Nhà văn tâm sự: “sự rạn nứt ở đây không xuất phát từ chủ quan của hai cá thể yêu nhau mà nó là hệ lụy của xã hội thời mở cửa, con người vô tình đánh mất nhau trước bão táp cuộc đời, trước cơ chế thị trường đầy nghiệt ngã”. Vì vậy truyện ngắn Sếp và tôi và… không chỉ là sự cay đắng của số phận nhà văn mà còn là chuyện kể về cơ chế thị trường ở nước ta những năm đầu thập kỉ 90 của thế kỷ XX đang dần lộ rõ mặt trái. Trong dung lượng hạn hẹp của một truyện ngắn Nguyễn Việt Hà tập trung xoáy sâu và phẫn nộ trước những thủ đoạn của một nhóm người có học vấn tự làm tha hóa chính mình và cố tình làm tha hóa cả những người trong trắng ngây thơ. Tiếp tục với chủ đề tha hóa năm 1998, Nguyễn Việt Hà cho ra mắt tập truyện ngắn Thiền giả. Tập truyện bao gồm 11 truyện ngắn xuyên suốt bốn mảng đề tài lớn: Đề tài viết về đô thị; Đề tài viết về tình yêu; Đề tài viết về trí thức trẻ; Đề tài viết về tôn giáo. Đọc kỹ 11 truyện ngắn của Thiền giả có thể thấy âm hưởng của nó phảng phất xuất hiện trong cuốn tiểu thuyết Cơ hội của Chúa. Sở dĩ có những dư ba trong tiểu thuyết từ truyện ngắn là vì Nguyễn Việt Hà luôn quan niệm “truyện ngắn là bản nháp của tiểu thuyết, tiểu thuyết là bản nháp của cuộc sống. Truyện ngắn trong tiểu thuyết không bao giờ có kết thúc cũng như cuộc sống không bao giờ có thể lý giải đến tận cùng”. Theo Nguyễn Việt Hà, tên của tập truyện Thiền giả được lấy từ chính nhan đề của một truyện ngắn có trong tập truyện. Thiền giả được khoác lên nó hai ý nghĩa. Ý nghĩa đầu tiên Thiền tức là thiền luận, giả tức là học giả. Ở lớp nghĩa này, tác giả muốn nhấn mạnh đến tầng lớp độc giả ưu tú của Thiền Luận, tức là những người có trí thức, bác học có khả năng đạt đến cảnh giới cao nhất để hiểu và luận về thiền. Ý nghĩa thứ hai, mang màu sắc ngược lại: Thiền giả là những nhóm, bộ phận người trí thức tha hóa có khả năng lừa lọc giả dối trắng trợn mà lại giống như không lừa lọc giả dối. Đây chính là sự tha hóa “siêu đẳng” của một bộ phận giới trí thức. Nói như văn sĩ thì sự “giả dối của trí thức là một thứ đẳng cấp, tinh hoa của mọi tinh hoa”. Ngay sau khi Thiền giả được đón nhận, cuối năm 1998, Nguyễn Viêt Hà hoàn thành tập truyện ngắn Của rơi nhưng vì những lí do nhất định mà mãi tới năm
  • 23. Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 23 2004 tập truyện này mới chính thức được ra mắt bạn đọc trong ấn phẩm của nhà xuất bản Phụ Nữ. Của rơi được độc giả đón nhận một cách háo hức, nồng nhiệt sau khi tên tuổi của Nguyễn Việt Hà đã được đánh giá sau tập Thiền giả. Tập truyện chưa đầy 300 trang xuyên suốt 19 truyện, truyện nào cũng chứa đựng ngổn ngang những suy tư trăn trở của nhà văn về thế hệ trí thức hiện đại. Vẫn với ngôn ngữ sắc lạnh, Nguyễn Việt Hà đưa đến cho người đọc cái nhìn mới về giới trí thức và thanh niên trong đời sống đô thị, loay hoay trong tình yêu, sự nghiệp, vô tình bị biến chất, tha hóa, rồi cố gắng đi tìm sự cứu rỗi ở một thế giới siêu hình. Trong một lần nói chuyện ngoài lề với VnExpress, Nguyễn Việt Hà bộc bạch “Ở một mức độ nào đó, người trí thức là một thứ của rơi nhặt được và sử dụng nó như thế nào lại là một vấn đề” [32]. Tập truyện còn là một minh chứng cho những nỗ lực trong ý thức nghề nghiệp và con đường nghệ thuật của Nguyễn Việt Hà, đó là không ngừng làm phong phú kỹ thuật kể chuyện, để từ đó, vượt lên trên cả nội dung, đạt đến lối viết như là chủ đề văn học. Luôn tìm kiếm cái mới trong lối viết, Cơ hội của Chúa là loại hình thứ hai Nguyễn Việt Hà tham gia thử nghiệm trong lĩnh vực văn xuôi. Cuốn tiểu thuyết đầu tay này được Nguyễn Việt Hà viết chấp bút từ tháng 3 năm 1989 đến tháng 2 năm 1997, nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 1999. Sau khi tiểu thuyết được biên tập nội dung, nhà xuất bản đề nghị đổi nhan đề Cơ hội của Chúa thành Một ngày của Chúa. Nhưng Nguyễn Việt Hà đã từ chối, bởi Nguyễn Việt Hà là một nhà văn công giáo, một giáo dân của phố nhà Chung, hơn ai hết anh hiểu được xuất xứ của nhan đề được trích dẫn nguyên bản từ Kinh Thánh: “sự cùng quẫn cuối cùng của con người, ấy là cơ hội của Chúa”. Ngoài ra theo như lời trò chuyện của nhà văn thì: “nhan đề của tiểu thuyết là định đề mà tiểu thuyết phải triển khai trong cả nội dung cũng như cách thể hiện. Nhan đề ấy trong sâu thẳm ẩn chứa một nội lực, khoảng trống rất lạ, rất khó nhận ra. Trong đời sống hỗn độn, đầy phức tạp của con người ai cũng sống loay hoay. Toàn bộ cuộc đời là sự chống đỡ những loay hoay. Nếu không tìm ra lối để thoát khỏi sự loay hoay thì dễ dẫn đến tha hóa mất giá trị, ở điểm nút cuối cùng ấy con người bao giờ cũng cần sự cứu chuộc và đấy là cơ hội
  • 24. Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 24 của đấng tối cao”. Như vậy ngay từ cái tên nhan đề của tiểu thuyết Cơ hội của Chúa cũng đã phải đấu tranh dữ dội với dư luận để rồi cuối cùng nó được giữ nguyên như bản thảo và ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Ở một tầm cao hơn, chúng tôi đánh giá đây thực sự là cuốn sách mang tính hiện thực, triết lý về thời kỳ hậu bao cấp ở đô thị Việt Nam. Có lẽ chính vì vậy, mà sau những bút luận còn chưa ráo mực, cuốn tiểu thuyết gây nhiều tranh cãi này đã được tiếp tục tái bản lần thứ hai năm 2006 tại nhà xuất bản Hội Nhà văn. Năm 2002, Nguyễn Việt Hà tiếp tục khẳng định sự thành công ở thể tài truyện ngắn với truyện ngắn Mãi không tới núi đã được dịch ra tiếng Pháp và được đọc bằng song ngữ cho cả người Việt Nam và nước ngoài tại trung tâm văn hoá Pháp L’Espace. Khi Mãi không tới núi ra đời, Nguyễn Việt Hà tâm sự: “Mãi không tới núi là khát vọng thiêng liêng và trong sạch dần bị bào mòn và dung tục hoá trong đời sống thường ngày. Quá trình đó không chỉ diễn ra ở một nhân vật mang tên Vọng mà thường trực trong mỗi chúng ta” [37]. Như vậy, sự xuất hiện của truyện ngắn Mãi không tới núi đã cho thấy sự ám ảnh dai dẳng trong nội dung tác phẩm của Nguyễn Việt Hà về cái gọi là lý tưởng của giới trí thức. Họ thông tuệ, ưu tú, muốn cống hiến, đóng góp cho cuộc đời, nhưng không khí đời sống Việt Nam hiện nay không tạo điều kiện tối ưu cho trí thức Việt Nam bộc lộ khả năng. Sau khi tham gia làm việc tại Ngân hàng Công thương Hà Nội một thời gian, tháng 12 năm 2004, Nguyễn Việt Hà bỏ hẳn vị trí công chức nhà nước để thực hiện duyên nợ của anh với văn chương. Khải huyền muộn là cuốn tiểu thuyết được chờ đợi nhiều sau thành công của tập truyện ngắn Của rơi và tiểu thuyết Cơ hội của Chúa. Tiểu thuyết được in năm 2005 bởi Nhà xuất bản Hội nhà văn. Có thể nói Khải huyền muộn rất kén độc giả, cuốn tiểu thuyết đòi hỏi người đọc phải là những người trải nghiệm, đã vấp ngã và từng đau đớn. Vì vậy nó khó đọc hơn với những người đọc giải trí thông thường. Dưới những trang viết tưởng chừng chỉ đơn thuần tái hiện hiện thực đời sống với cái vỏ ngoài hào nhoáng của những con người có nhan sắc, có tiền tài, địa vị trong xã hội lại chứa đựng bên trong ngồn ngộn những điều bậy bạ, “nhố nhăng”. Dưới những câu văn đầy cổ quái, đầy hấp dẫn người đọc
  • 25. Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 25 có thể nhận ra nhân vật Vũ- một thứ trưởng của ngành thể thao văn hóa là con số cộng của một lớp người trong xã hội mà người ta vẫn thường gọi là quan chức. Sự tha hóa của Vũ chính là sự khốn nạn tận cùng. Vũ là một trí thức chuẩn, ý thức được sự tha hóa của mình, anh biết tận cùng được căn nguyên và lí do của sự tha hóa ấy, anh đau đớn muốn đi tìm lối thoát, một nơi để cứu rỗi tâm hồn. Vậy nhưng trong hành trình đi tìm tính thiện cho tâm hồn, anh vẫn không thoát khỏi những cám dỗ và dục vọng của chính mình. Anh không có sự lựa chọn nào khác, dù anh biết con đường anh đi đầy bất trắc, bỉ ổi, nhớp nhúa. Chính vì vậy, Nguyễn Việt Hà chính thức đặt tên cho tiểu thuyết thứ hai của anh là Khải huyền muộn. Ngoài ra Khải huyền muộn còn là một cuốn tiểu thuyết có ý thức nỗ lực cách tân làm mới mình của nhà văn Nguyễn Việt Hà. Anh tâm sự “Nếu Cơ hội của Chúa lấy trục thời gian làm chính để kể chuyện của các nhân vật thông qua những trang nhật kí, thư từ, hồi ức thì Khải huyền muộn lại lấy không gian làm trục chính. Về hình thức đây là cuốn tiểu thuyết viết về một cuốn tiểu thuyết đang viết dở, có dáng dấp như lời tự sự về hành trình sáng tạo của nhà văn”. Đọc những trang viết của Khải huyền muộn, người đọc có thể bắt gặp không ít những triết lí tư tưởng sâu sắc của Nguyễn Việt Hà về nghề văn mà chính anh cũng đang là người trải nghiệm. Không dừng lại ở thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết, Nguyễn Việt Hà lần lượt cho ra mắt bạn đọc ba cuốn tạp văn Nhà văn thì chơi với ai và Mặt của đàn ông trong năm 2007 và gần đây nhất là Đàn bà uống rượu. Trong một ngày cuối tháng 11 năm 2011, khi được tiếp xúc với Nguyễn Việt Hà, nhà văn tự nhận mình là tay "tán nhảm lắm mồm", nhưng cái sự nhảm của tác giả, từ tập Nhà văn thì chơi với ai qua Mặt của đàn ông (Nxb Hội Nhà Văn) rồi đến Ðàn bà uống rượu (Nxb Văn Học), thấy chưa nhạt đi mà đậm hơn, sâu sắc nước đời hơn, giễu cợt hơn, và đọc được nhiều hơn. Nhân vật nhìn chung vẫn gồm: đàn ông và đàn bà, diễn viên, văn sĩ, thương gia, thầy giáo..., với không gian đô thị, với thời gian bây giờ, mỗi loại lại chứa nhiều "tập con" hành xử của đàn ông - đàn bà với mình, với người, với thiên nhiên mưa gió bốn mùa... Từ đó bày ra một bề mặt đô thị nhốn nháo, ngược xuôi giá trị, nhiều nghịch lý, ê hề cái phàm tục, dấp
  • 26. Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 26 dính cả vào cái cao thượng ít ỏi... Trong cái dung dịch phàm tục đó, cuốn trước, tác giả thả những tranh vẽ "mặt của đàn ông", cuốn sau lại phơi một loạt thiếu nữ, thiếu phụ (Tuy nhiên, xin mở ngoặc, đàn ông đọc hai tập tạp văn này được an ủi nhiều hơn đàn bà, thấy mình "nghĩa hiệp" hành sự hôn nhân như "chuyện không đáng làm mà không thể không làm". Cái đề tài xoay đi xoay lại không xong này ắt làm phật lòng nhiều đàn bà hiện đại, bực mình như bị soi nhầm phải gương xấu - cái gương không biết nịnh mặt, vì hôn nhân cũng là cái hạn không giải được của bậc nữ nhi trót nông nổi tin vào ái tình phút chốc và mơ mộng về tuyệt đối). Nguyễn Việt Hà xoay, dựng, ngắm nghía... chuyện người, chuyện mình, với cái nhìn từ bên ngoài, chứ không tự ru mình, không day dứt dằn vặt, không bày đủ hỉ nộ ái ố riêng tư, không ngao ngán đạo mạo. Nhưng tác giả không thể không bình luận và giễu cợt. Cái giọng giễu cợt đặc trưng qua cách dùng từ ngữ lung linh hoa mỹ cố tình, gieo vần, đảo tính từ nhấn mạnh, cách khóa bằng câu kết - nhiều câu "nhớ đời", một kiểu khẩu văn lai thơ đậm đặc chất dân gian đương đại. Có thể thấy, tiếp nối Nhà văn thì chơi với ai và Mặt của đàn ông tới Đàn bà uống rượu vẫn với giọng văn giễu cợt qua cách dùng từ, dù vẫn khá đậm chất thơ với một chút “khẩu khí” dân gian. Với tư cách là một nhà văn, Nguyễn Việt Hà vẫn đang miệt mài, nghiêm túc lao động trên những trang văn. Hàng loạt những truyện ngắn khác nhau của anh đã được đăng rải rác trên các tạp chí Đẹp, tạp chí Tuổi trẻ, tạp chí Lao động như: Mắt của mưa, Mưa ngày cưới, Họp lớp cũ, Vẫn chỉ là mây trắng, Cổ tích ngày mưa, Trùng trùng điệp điệp... Như vậy Nguyễn Việt Hà là nhà văn viết không nhiều và viết chậm, tuy nhiên mỗi tác phẩm của anh lại mang tầm bao quát rộng, tính triết lý sâu sắc. Nhà văn viết những điều không phải để người đọc thích thú mà anh viết nhiều về những điều buộc người ta phải suy nghĩ. Anh thường không viết những êm đềm, bóng bẩy, vui tươi mà viết nhiều những vấn đề gai góc, những bài toán lớn đặt ra trong cuộc sống. Ở đó, anh dẫn người đọc vào những không gian thật với rất nhiều luồng lạch, ngõ ngách khác nhau. Chúng không hoàn toàn xa lạ và thật cần thiết cho những ai
  • 27. Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 27 đang chập chững bước vào đời. Có phải do chính điều này mà văn anh trở nên khô khan, khó được tiếp nhận? Với một nội dung chứa đầy thông điệp như vậy buộc nhà văn phải sử dụng các hình thức, thi pháp nghệ thuật cho riêng mình. Đọc tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà, chúng tôi nhận thấy tư duy biểu đạt của nhà văn chính là hành trình tăng dần tính ký hiệu, các hình ảnh biểu tượng, sự vật lộn trăn trở tìm kiếm ngôn ngữ riêng, điểm nhìn riêng để thể hiện các sự kiện, vấn đề liên quan tới muôn mặt đời thường trong cuộc sống đô thị nhốn nháo trong đó mỗi con người cá nhân chứa không ít nghịch lý, phàm tục... qua văn của Nguyễn Việt Hà tất cả đều được mổ xẻ, bình luận với giọng văn giễu cợt, bất kỳ nhân vật là trí thức thật- trí thức “ dỏm”, đàn ông - đàn bà, thương gia, văn sĩ, diễn viên, người mẫu ... Vì vậy, văn chương của Nguyễn Việt Hà mang một phong cách khó lẫn, gây thú vị hoặc khó chịu tùy cách cảm của từng người đọc. 1.3. Đặc điểm tư duy tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà. Sau năm 1975 đặc biệt là từ sau 1986, văn học chủ trương đổi mới tư duy, nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, bao quát được những vấn đề cơ bản của đời sống xã hội và số phận con người trong sự vận động và phát triển, đáp ứng được sự đòi hỏi bức xúc của công chúng đương đại, trong đó tiểu thuyết vẫn là thể loại chủ đạo. Vì vậy, hiện thực được các nhà văn đề cập đến là một hiện thực phức tạp, không thể biết trước, không thể biết hết. Nhà văn nhìn hiện thực về cuộc sống vốn bao gồm cả cái “tất yếu” và “không tất yếu” với đầy những ngẫu nhiên, may rủi, những bất trắc khôn lường: “Hiện thực không chỉ là hiện thực cách mạng, các biến cố lịch sử và đời sống cộng đồng mà đó là hiện thực của đời sống hàng ngày với các quan hệ thế sự vốn dĩ đa đoan, phức tạp, chằng chịt, đan dệt những mạch nổi và mạch ngầm của đời sống. Hiện thực, đó còn là cuộc sống cá nhân của mỗi con người với những vấn đề riêng tư, số phận, nhân cách, khát vọng mọi mặt, cả hạnh phúc và bi kịch” [65]. Tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà xuất hiện ở thời điểm nhu cầu “đổi mới tư duy tiểu thuyết” đang là vấn đề nóng bỏng, vậy nhưng anh đã nhanh chóng hòa mình,
  • 28. Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 28 bắt kịp với xu thế của thời đại. Điều này chứng tỏ sự nghiêm khắc nghề nghiệp và tâm đắc với thể loại của nhà văn. Cả hai tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà nằm trọn vẹn trong mốc thời gian của thời kỳ hậu đổi mới, thời kỳ dân chủ hóa của đời sống văn học, thời kỳ tiểu thuyết mới đang bùng phát và thăng hoa. Sự đổi mới ở tư duy nghệ thuật trong sáng tạo tiểu thuyết được tác giả thể hiện rõ nét nhất ở các yếu tố thuộc về cơ cấu của tiểu thuyết như: đề tài, kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ... Sự thay đổi tư duy nghệ thuật và tự làm mới mình của Nguyễn Việt Hà đã có một số thành tựu đáng ghi nhận nhìn từ thi pháp thể loại. Tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà hoàn toàn bứt ra khỏi lối tư duy sử thi của các nhà tiểu thuyết tiền nhiệm sang tư duy tiểu thuyết hậu hiện đại. Trong tác phẩm của anh không có cảm hứng ngợi ca anh hùng mà là cảm hứng chiêm nghiệm, suy tư. Tiểu thuyết của anh bao chứa trọn vẹn đề tài thế sự và đời tư. Nguyễn Việt Hà đã biết lấy tự ngã làm tâm lõi, lấy cuộc sống của mình làm bán kính, không quan tâm đến lịch sử mà chỉ chú mục vào hiện thực, không sáng tác với thân phận của người phát ngôn cho dân chúng mà chỉ viết với tư cách cá nhân hóa. Vì vậy, hiện thực mà Nguyễn Việt Hà trải nghiệm là hiện thực trong cuộc sống đời thường giữa những biến động nơi Hà thành hoa lệ, của những đô thị lớn thời mở cửa, con người trở thành trung tâm vòng quay của cuộc đời với những phức tạp và những băn khoăn, day dứt trước những giá trị mới chưa kịp hình thành và những giá trị cũ chưa hẳn đã mất đi. Tiểu thuyết của anh khai thác đề tài thế sự đời tư không chỉ bộc lộ ở những nếm trải, suy tư chiêm nghiệm của bản thân, mà còn phanh phui, phơi bày các sự vật hiện tượng để đi đến tận cùng cốt lõi của nó. Nhà văn không ngần ngại chạm tới mọi tầng vỉa của hiện thực đời sống, những mảnh đời cá nhân đẫm đầy bi kịch. Hà thành đích thực hiện ra sau lớp sơn hào nhoáng là khung cảnh rối rắm đầy rẫy những mánh khóe, vụ lợi. Nhìn kỹ vào đô thị ấy, ta sẽ thấy cả xã hội Việt Nam những năm đầu đổi mới. Con người dần bị tha hóa biến chất, là nạn nhân của những vòng xoáy biến động đầy dữ dội của cuộc đời. Viết về thành thị, Nguyễn Việt Hà đề cập đến số phận con người. Đặc biệt nhà văn đã đem đến cho bạn đọc bức tranh sống động cùng những cảm nhận mới
  • 29. Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 29 về công dân Việt Nam hiện đại. Thời đại công nghiệp thật muôn màu và con người bươn trải trong đó cũng thật muôn vẻ. Cuộc đời của họ nhiều khi không như họ mong muốn. Nếu như cái Hà thành trong cảm quan của Nguyễn Khải trong Một người Hà Nội vẫn còn rơi sót lại cái u hoài, kín đáo, thanh lịch của người Tràng An, thì trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà cái thanh lịch, kiêu bạc của người Hà thành gần như bị tẩy trắng. Thế giới nhân vật của anh mỗi người một tính cách khá điển hình, người thì xu thời, người thì ngay thẳng, người sống bằng lý trí, người sống bằng tình cảm với một thế giới nội tâm đặc sắc, nhưng tất cả đều không tìm thấy được đâu là lý tưởng, bản ngã, đâu là ý nghĩa đích thực của cuộc đời. Thế cuộc hỗn loạn, trớ trêu là cơ hội lớn cho con người tha hoá toàn diện và “khốn nạn có gien” bất chấp thủ đoạn, chỉ chạy theo danh lợi. Từ đây các thang bảng giá trị đời sống bị đổ vỡ tan tành, niềm tin tôn giáo cũng trở nên ngờ vực, mong manh. Là nhà văn viết về đời sống đô thị thời kì sau đổi mới, Nguyễn Việt Hà không quan tâm đến tới tốc độ, nhịp độ phát triển của nó mà anh quan tâm đến những hệ lụy để lại của sự phát triển đó. Lối viết sắc lạnh đã giúp ngòi bút nhà văn đã phơi bày đầy đủ hiện thực tàn nhẫn của đô thị Việt Nam thời kỳ đổi mới với nhiều nhức nhối: vấn đề nỗi cô đơn, vấn đề con người hoài nghi, con người mất niềm tin… được nhìn nhận như là kết quả của lối sống ích kỷ, tàn nhẫn vô tâm của con người hiện đại. Đó là một đô thị mà cuộc sống ở đấy đầy rẫy những tranh sáng tranh tối với những mặt trái của cuộc đời: lừa đảo, buôn lậu, sự băng hoại về nhân cách, sự đau đớn, vật vã của cuộc đời đầy mâu thuẫn. Con người luôn luôn sống trong sự hoảng loạn, bị bào mòn, tha hóa từ lúc nào không hay biết. Hiện thực trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà không còn mang tính thuần nhất về các phương diện thẩm mĩ. Đó chính là sản phẩm của đời sống hiện thực đa đoan. Nguyễn Việt Hà không viết về đô thị rộng lớn chung chung. Anh là nhà văn của Hà Nội. Trong không gian chật hẹp của đô thị, anh viết về Hà Nội- một thành phố hòa bình nhưng không hề yên bình. Anh viết những cái quanh mình, gần với mình và giống mình. Người đọc có thể thấy hiện lên trong trang viết của Nguyễn Việt Hà hình ảnh của đô thị Hà Nội những năm đầu đổi mới. Ẩn sau giọng văn kiêu
  • 30. Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 30 bạc, dửng dưng đầy lạnh lùng của anh là thứ xúc cảm da diết, đau nhức, tiếc nuối những giá trị văn hóa của người Hà Nội cứ dần bị mai một, bào mòn thêm mãi. Nguyễn Việt Hà không chỉ đề cập đến hiện thực ai cũng đã biết mà anh có thiên hướng đi sâu khám phá những mảng khuất lấp của hiện thực, phơi bày nó ra ánh sáng để mọi người nhận thấy. Đưa những mảng khuất lấp của hiện thực ra ngoài ánh sáng không phải để lên án, giễu cợt mà đằng sau từng câu chữ của Nguyễn Việt Hà người đọc vẫn thấy lấp lánh những tia sáng nhân văn mà anh gửi gắm. Hiện thực trong quan niệm của Nguyễn Việt Hà không phải là một hiện thực đơn giản xuôi chiều, mà bộn bề lo âu và gai góc. Một hiện thực được soi xét, quy chiếu từ nhiều góc độ khác nhau nhưng nó chỉ là một phương tiện để nhà văn trình bày những suy tư khắc khoải của mình về hai chữ “con người”. Quan niệm hiện thực thay đổi sẽ dẫn tới những cách đổi mới trong cách đánh giá về con người. Trước năm 1975, văn học mang cảm hứng sử thi cho nên con người trong sáng tác văn học là những con người cộng đồng. Sau đổi mới, văn học chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự và đặc biệt quan tâm đến con người cá nhân trong những hoàn cảnh xã hội cụ thể. Hiện thực đa chiều, con người đa đoan, đa sự. Văn học thời kỳ đổi mới đặt con người vào vị trí trung tâm của tác phẩm. Văn học xem xét con người từ nhiều góc độ, nhiều hệ quy chiếu, nhiều thang bậc giá trị trên những nền tảng nhân văn, nhân bản. Con người hiện lên trong mỗi sáng tác như một tiểu vũ trụ còn nhiều bí ẩn cần phải khám phá, tìm tòi. Không nhìn con người bằng con mắt xuôi chiều như trước, văn học thời kỳ này nhìn nhận con người độ lượng, tỉnh táo và thận trọng hơn. Chính vì vậy, đã không còn những nhân vật “sạch sẽ”, “được bao bọc trong một bầu không khí vô trùng” như trước mà thay vào đó là hình ảnh con người của ngày thường, của đời thường. Con người hiện lên như nó vốn có. Nghĩa là trong mỗi con người luôn tồn tại những thái cực đối lập nhau: cái cao thượng- cái thấp hèn, cái lạnh lùng tàn nhẫn- cái nhân hậu trong sáng… Sức hấp dẫn của văn xuôi đương thời còn là ở chỗ văn học liên tục phát hiện những cái khuất lấp, ẩn chìm, sức mạnh kỳ lạ đã chi phối và dẫn dắt số phận riêng của mỗi người. Thế giới nội tâm, đời sống tâm hồn con người là một trong những đối tượng
  • 31. Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 31 quan trọng mà văn học chiếm lĩnh, khám phá thể hiện. Nói như nhà văn Nguyễn Minh Châu thì “Niềm hạnh phúc lớn nhất và cũng là cái điều khổ ải nhất của một anh cầm bút xưa nay chính là việc khám phá ra tất cả những cái gì khó nắm bắt nhất xảy ra nơi cái thế giới bên trong con người” [8]. Văn học thời kỳ này đặc biệt quan tâm mạnh mẽ tới số phận cá nhân, hạnh phúc riêng tư của con người. Nếu trước đây do yêu cầu lịch sử con người cá nhân bị mờ đi, hòa tan trong con người cộng đồng thì nay số phận cá nhân của họ đã được các nhà văn lưu tâm. Bằng cái nhìn đa chiều, đa góc cạnh khi thì ở phương diện tập thể, cộng đồng, lúc lại ở tư cách cá nhân, các nhà văn đã có những điểm nhìn đầy thông cảm và sẻ chia với con người. Có lẽ vì vậy nên con người trong văn học ngày càng phức tạp hơn, xuất hiện nhiều những nhân vật có số phận bi kịch cay đắng, oan ức và những cá nhân lệch pha với cộng đồng. Nguyễn Việt Hà là một nhà văn sau đổi mới vì thế anh nhìn con người bằng cặp mắt chan chứa tinh thần nhân văn nhưng không hề dễ dãi. Thật vậy, Nguyễn Việt Hà đã đưa đến cho người đọc cái nhìn không đơn giản về con người. Cũng vẫn là những trí thức trẻ nhưng khi đi vào tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà họ đại diện cho cả một bộ phận trong tầng lớp của mình, vì là trí thức nên họ tiềm ẩn một sức mạnh tinh thần khủng khiếp. Hôm nay, họ có thể làm được trăm nghìn việc tốt, nhưng ngày mai họ cũng có thể trở thành con người đầy thủ đoạn. Nguyễn Việt Hà không chỉ nhìn con người ở một điểm nhìn duy nhất mà còn đặt họ trong mối quan hệ nhiều chiều với các nhân vật cùng tồn tại trong tiểu thuyết để xem xét, đánh giá. Có lẽ vì những quan niệm như vậy mà khi viết về con người, Nguyễn Việt Hà có xu hướng đi sâu vào khai thác và miêu tả những mảng tối, những phần chưa hoàn thiện trong con người. Hơn nữa hiện thực trong sáng tác của anh là hiện thực gai góc, cái đô thị mà anh hướng tới là một đô thị ngồn ngộn những điều bậy bạ, “nhố nhăng”, lừa thầy phản bạn, ngoại tình chơi gái, vợ chồng lừa dối nhau, đút lót chạy chọt, tiêu tiền của nhà nước…, cho nên cái không khí lịch thiệp, những con người hào hoa nhã nhặn hầu như vắng bóng và không thuộc cảm hứng của anh. Nguyễn Việt Hà đi sâu vào những trạng thái đời sống tinh thần của con người, khai
  • 32. Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 32 thác một cách tối đa ranh giới giữa sự trong sáng và sự tha hóa. Ngòi bút của anh xoáy sâu, bật tung những góc cạnh tối nhất trong tâm hồn cũng như cuộc sống của những trí thức trẻ thời hiện đại mà không phải nhà văn nào cũng khám phá được và mạnh dạn nói ra. Viết về những con người trong xã hội hiện đại, ngòi bút Nguyễn Việt Hà luôn tỉnh táo và sắc lạnh. Trong xã hội ấy con người tự phơi bày những cái thấp hèn, bản tính phi nhân của mình. Có phải vậy chăng mà trong mỗi tác phẩm của anh đều vang lên âm hưởng róng riết nhằm chống lại sự tha hóa bẩn thỉu, kêu gọi và thức tỉnh nhân cách con người? Mỗi trang văn của Nguyễn Việt Hà luôn ẩn chứa một sự khiêu khích, một lời chất vấn tư cách làm người. Đằng sau những chi tiết, những câu văn ngắn đầy kiêu bạc, tàn nhẫn, ta nhận ra nỗi buồn mà tác giả đang mang. Nỗi buồn trước sự tha hóa của con người, nỗi lo về thân phận con người, về sự biến chất của cá nhân là một chủ đề ám ảnh trong tác phẩm của Nguyễn Việt Hà. Anh băn khoăn đi tìm những nguồn cơn gây đau đớn, nhức nhối bên trong của con người. Trong hành trình ấy, anh nghiệm ra một điều “Trong con người có tính thiện nhưng trong vòng quay chóng mặt của cuộc sống, khi phải đối mặt với hiện thực nghiệt ngã của xã hội, không ít người đánh mất mình. Nếu để ý, trong các nhân vật của tôi dù có trượt ngã thế nào, người ta sẽ thấy một chút gì đó của những day dứt trăn trở [37]. Có lẽ vì vậy mà nhân vật trong sáng tác của anh luôn sống trong trạng thái tinh thần căng thẳng bị dằn vặt và muốn chuộc lỗi, những con người đầy đau khổ và nhiều niềm trắc ẩn. Cuộc sống của họ là một chuỗi những ngày loay hoay trong lưu đày. Nhà văn để cho nhân vật trải nghiệm, nói về cuộc sống. Đó là lời Tâm: “Đạo đức hiểu nôm na là hiếu với bố mẹ, tốt với anh em và giữ chữ tín với bằng hữu. Còn trách nhiệm với xã hội thì hãy đợi có tiền” [29;334], lời Hoàng: “Tôi vĩnh viễn không còn cặp mắt xanh non nhìn đời nữa. Và như thế là tôi mất hết”[29;448]; Nhã : “Thông minh giỏi giang để làm gì nếu cái ấy chỉ cho tôi biết những bất hạnh. Lần đầu tôi đã bị bán rẻ cho cái lợi còn lần này, tôi không muốn là nạn nhân của cái danh”[29;504]; Thủy: “Người ta bảo lấy chồng giống như đi qua sông. Em chưa
  • 33. Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 33 qua hẳn được sông vẫn đang loay hoay trên con thuyền đang cháy. Chỉ mong là mình đừng chìm giữa dòng. Còn bờ bên kia là thiên đàng hay địa ngục em đâu có quan tâm. Nhưng em biết ở đó em vĩnh viễn không bao giờ có hạnh phúc” [29;458]; Bạch: “Con người ta hình như càng sống lâu thì càng khôn. Thời gian cho kinh nghiệm và kinh nghiệm cho nó kiến thức. Đáng nhẽ ra trong quá trình khôn nó cần phải hiền và ngoan hơn, thì nó lại làm ngược lại, ác và hư”[31;274], Những trải lòng ấy như là sự hiện thân cho sự bạc bẽo của kiếp người sau những va đập nghiệt ngã của cuộc sống. Đặc biệt hơn nữa đây là sự loay hoay của những trí thức có tài, muốn sống có tâm và có ích. Họ vật lộn muốn trốn thoát khỏi nó nhưng đành bất lực. Nguyễn Việt Hà quan tâm tới số phận của con người trong xã hội hiện đại. Anh cảm nhận sâu sắc sự đau đớn vật vã của những nhân vật trí thức là bị cáo trong “tòa án lương tâm”: tha hóa, biến chất, tự đánh mất mình. Tác giả cũng bộc lộ thái độ chân thành đầy cảm thông trước những nỗi sợ hãi và khổ đau mà họ đang phải đối diện. Tuy chưa mở ra cho những nhân vật của mình một con đường thật sự tươi mới hơn nhưng Nguyễn Việt Hà đã để cho các nhân vật của mình, đặc biệt là nhân vật trí thức khi buồn chán thì họ phải làm một cái gì đó để giải chán như yêu đương, uống rượu hay tồi tệ hơn là cờ bạc. Để ý khảo sát các nhân vật trong hai tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà chúng tôi nhận thấy các nhân vật của anh hầu hết đều chọn rượu, thích uống rượu, uống rượu giỏi nhưng không nát rượu vì có thể nó hợp với họ, hỗ trợ họ khi phải đối mặt với sự cô đơn. Khi Nguyễn Việt Hà xuất hiện thì những thay đổi về cách viết tiểu thuyết mới đã không còn xa lạ. Trước Nguyễn Việt Hà, rất nhiều nhà văn đã đổi mới cách viết, có những thể nghiệm về hình thức trần thuật. Điều đó có nghĩa là Nguyễn Việt Hà phải nỗ lực không lặp lại và vượt qua những nhà văn “tiền nhiệm đáng ghét” (chữ dùng của Nguyễn Việt Hà), đồng thời không lặp lại chính mình. Bài toán khó này, Nguyễn Việt Hà đã giải quyết ổn thỏa. Vì vậy, giờ đây khi nhắc đến văn chương sau đổi mới, đặc biệt là thể loại tiểu thuyết cùng với nhà văn Nguyễn Khải, Nguyễn Bình Phương, Tạ Duy Anh…, người ta không thể không nhắc đến cái tên
  • 34. Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 34 Nguyễn Việt Hà là những tác giả đã có nhiều đổi mới trong việc xây dựng kết cấu tiểu thuyết. Xu hướng lắp ghép liên văn bản là một trong những yếu tố không thể không kể đến của thi pháp cốt truyện trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà. Tiểu thuyết hình thành bằng cách lắp ghép, tạo dựng các mảnh cốt truyện, các mảnh tâm trạng không theo trật tự thời gian mà ngổn ngang, đảo ngược theo ý đồ tác giả, tạo ra cấu trúc “truyện trong truyện”. Những tình huống, cảnh ngộ, biến cố như không quan hệ, liên đới được xích lại gần nhau. Cùng với sự lắp ghép đó là sự di chuyển, đan xen chồng chéo lên nhau điểm nhìn của các nhân vật một cách khó hiểu. Người lười biếng đọc lướt qua không thể nào hiểu được thực ra nhà văn này đang viết cái gì. Người thích rành mạch lại chê lối viết này là bề bộn, phức tạp, có lúc rườm rà đến khó hiểu. Sự thâm nhập các thể loại khác vào tiểu thuyết cũng là một nhân tố làm co giãn cốt truyện. Đọc tiểu thuyết chúng tôi nhận thấy các tác phẩm của Nguyễn Việt Hà chứa trong chính nó: nhật ký, truyện kể, thư từ… những hình thức văn bản trong văn bản góp phần tạo thành những tiếng nói khác nhau trong tiểu thuyết, nới rộng cấu trúc thể loại, mở rộng trường nhìn. Tiểu thuyết Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn một mặt vẫn kế thừa và phát huy những đặc trưng của truyền thống, mặt khác đã tiếp cận với tiểu thuyết hiện đại thế giới ở những nét tinh túy. Nghệ thuật đồng hiện, kỹ thuật độc thoại nội tâm, dòng ý thức, lắp ghép văn bản, nghệ thuật gián cách, đa giọng điệu là những vấn đề còn mới mẻ trong văn xuôi hiện đại đã được Nguyễn Việt Hà vận dụng, biến hóa một cách linh hoạt và uyển chuyển. Cách tư duy của Nguyễn Việt Hà đã giúp người đọc nhận ra không thể đọc tiểu thuyết như trước đây được nữa. Nhà văn đã có những ứng xử nghệ thuật mới với công việc sáng tạo văn chương và người đọc cũng phải có một thái độ mới với tác phẩm của nhà văn Ngôn ngữ là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang đặc trưng của văn học. Ngôn ngữ của từng thể loại mang sắc thái khác nhau. Ngôn ngữ tiểu thuyêt là ngôn
  • 35. Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 35 ngữ gần gũi tới mức tối đa với đời sống, nó mang những đặc trưng của thể loại như: tính văn xuôi, tính tổng hợp, tính đa thanh. Với đặc thù thể loại là miêu tả cuộc đời như nó vốn có, ngôn ngữ tiểu thuyết không chỉ được soi sáng bằng ngôn ngữ tác giả mà còn được soi sáng bởi ngôn ngữ nhân vật. Tính đối thoại là một trong những yếu tố cơ bản của ngôn ngữ tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà. Tác giả hoàn toàn không đứng ngoài mà cùng tranh luận với ngôn ngữ nhân vật. Ngôn ngữ tiểu thuyết không bao giờ thỏa mãn với một ý thức, một tiếng nói, luôn mang tính đa thanh. Ý thức được trần thuật là một trong những yếu tố quan trọng trong hình thức thể hiện của tiểu thuyết nên trần thuật là yếu tố cơ bản thể hiện cá tính sáng tạo của Nguyễn Việt Hà. Tác giả đã thể hiện một lối kể “không lừa bịp”- nghĩa là kể sự việc một cách trần trụi, thô ráp, thẳng băng. Ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật tạo nên giá trị nghệ thuật của tác phẩm tự sự thông qua đối thoại. Nhờ đối thoại mà các vấn đề trong tác phẩm đặt ra dưới những điểm nhìn khác nhau. Ngôn ngữ đối thoại giữ vai trò đáng kể trong khắc họa tính cách nhân vật. Mỗi nhân vật được nhà văn quan niệm như một ý thức, một tiếng nói, một chủ thể độc lập. Nhà văn không còn đứng ở vị trí trên, lấn lướt nhân vật mà hòa nhập, tham gia vào cuộc đối thoại của nhiều ý thức độc lập, qua hệ thống hình tượng. Ý thức đối thoại trong tiểu thuyết những năm đổi mới tiếp tục được triển khai và phát huy trong bối cảnh lịch sử mới, trong không khí dân chủ của đời sống văn học. Dấu vết thời đại đã ảnh hưởng và quy định cách nói năng, đối đáp. Để ý tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà chúng tôi thấy nhiều lớp từ mới được hình thành, quan niệm về lời nói cũng được bổ sung những sắc thái biểu cảm mới. Ngôn ngữ tiểu thuyết của nhà văn gần với ngôn ngữ của đời thường, giàu khẩu ngữ. Ngôn ngữ ấy biểu hiện sự cá tính hóa mạnh mẽ. Tính cách nào lời lẽ ấy. Cách nói lạnh lùng, trần trụi của những kẻ làm ăn trên thương trường (Nhã, Tâm, Trần Bình, Cẩm My, Vũ); cách nói thâm trầm, sâu sắc của người trí thức trót đa mang bút nghiệp văn chương (Hoàng, Bạch, Nhà văn).
  • 36. Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 36 Bên cạnh đối thoại, độc thoại nội tâm cũng đóng vai trò chủ yếu trong phương thức tự sự của tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà. Độc thoại nội tâm trở thành một thủ pháp nghệ thuật hiệu quả trong quá trình tự ý thức của nhân vật, thể hiện những mâu thuẫn giằng xé, trong thế giới nội tâm đầy phức tạp và bí ẩn của nhân vật. Mọi tìm tòi đổi mới về tư duy nghệ thuật hay phương thức biểu hiện của tác giả Nguyễn Việt Hà đều hướng tới một cái đích cuối cùng là tăng cường hiệu quả thẩm mỹ và sức mạnh đặc thù của thể loại. Chính cách tư duy và lối làm việc không ngừng đòi hỏi sáng tạo của nhà văn đã góp phần củng cố được vị trí của loại hình văn xuôi nghệ thuật, đánh dấu sự trưởng thành của một nền văn học đồng thời đáp ứng nhu cầu tiếp nhận của độc giả hiện đại trong thời kỳ đổi mới.