SlideShare a Scribd company logo
1 of 166
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH
VẤN ĐỀ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC TRONG
LÝ LUẬN VĂN HỌC Ở VIỆT NAM TỪ 1975
ĐẾN NAY
TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864
DỊCH VỤ VIẾT LUẬN VĂN CHẤT LƯỢNG
WEBSITE: LUANVANTRUST.COM
ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864
MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH
VẤN ĐỀ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC TRONG
LÝ LUẬN VĂN HỌC Ở VIỆT NAM TỪ 1975
ĐẾN NAY
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60 22 32
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. HUỲNH NHƯ PHƯƠNG
Thành phố Hồ Chí Minh - 2008
1
MỤC LỤC
trang
MỤC LỤC…………………………………………………………..…...................1
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………............3
Chương 1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHUNG VỀ VẤN ĐỀ CHỦ
NGHĨA HIỆN THỰC TRONG LÝ LUẬN VĂN HỌC Ở VIỆT
NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY...............................................................................................10
1.1. Cơ sở xã hội và tư tưởng: .....................................................................................10
1.1.1. Cơ sở xã hội:................................................................................................... 10
1.1.2. Cơ sở tư tưởng:............................................................................................... 15
1.2. Tình hình nghiên cứu:...........................................................................................22
1.2.1. Những năm 1975 – 1985:............................................................................. 26
1.2.2. Những năm 1986- 2000:............................................................................... 32
1.2.3. Những năm đầu thế kỷ XXI:......................................................................... 41
Chương 2 VẤN ĐỀ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC TRONG CÁC GIÁO
TRÌNH LÝ LUẬN VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY . 53
2.1. Lược thuật nội dung các giáo trình bàn về chủ nghĩa hiện thực: ....................54
2.1.1. Chủ nghĩa hiện thực theo nghiên cứu của Lê Đình Kỵ:............................ 54
2.1.3. Chủ nghĩa hiện thực theo nghiên cứu của Đỗ Văn Khang:....................... 74
2.2. Đánh giá việc biên soạn giáo trình lý luận văn học về vấn đề chủ nghĩa
hiện thực:.....................................................................................................................................................78
Chương 3 VẤN ĐỀ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC TRONG CÁC TIỂU
LUẬN, CHUYÊN KHẢO VỀ LÝ LUẬN VĂN HỌC Ở VIỆT
NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY...............................................................................................95
3.1. Khái niệm:..............................................................................................................96
3.2. Thời điểm xuất hiện của chủ nghĩa hiện thực: ................................................100
3.2.1. Chủ nghĩa hiện thực trong văn học cổ phương Đông: ............................ 101
3.2.2. Sự xuất hiện của chủ nghĩa hiện thực ở Việt Nam: ................................. 104
2
3.3. Văn học phản ánh hiện thực: .............................................................................108
3.3.1. Khái niệm hiện thực: ................................................................................... 108
3.3.2. Vấn đề văn học phản ánh hiện thực:......................................................... 115
3.4. Vị trí và quan hệ của chủ nghĩa hiện thực: ......................................................131
3.4.1. Vị trí của chủ nghĩa hiện thực:................................................................... 131
3.4.2. Mối quan hệ của chủ nghĩa hiện thực với các trào lưu, phương pháp
sáng tác khác:.................................................................................................................................136
3.5. Xu hướng vận động và phát triển của chủ nghĩa hiện thực: ..........................142
KẾT LUẬN ………………………………………………………………….….153
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................157
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Sáng tác văn học có hai kiểu chính là hiện thực và lãng mạn. Bêlinxki từng đề
nghị hai kiểu sáng tác này là kiểu sáng tác tái hiện và kiểu sáng tác tái tạo. Kiểu sáng
tác tái tạo thiên về bộc lộ những yếu tố chủ quan hơn là phản ánh thế giới khách
quan, bày tỏ lý tưởng hơn là mô tả thực tại. Kiểu sáng tác tái hiện lại quan tâm trước
hết đến mảnh đất thực tại và luôn tôn trọng sự thực khách quan, mô tả cuộc sống
như nó vốn có hơn là cần có. Cả hai kiểu sáng tác ấy đều có vẻ đẹp riêng và không ít
khi cùng hiện diện trong từng tác phẩm cụ thể.
Tuy nhiên, khi đến với văn chương, con người mong muốn làm giàu cho
mình bằng một thế giới của những ước mơ, mộng tưởng, nhưng vẫn không thôi tìm
kiếm ở đó bóng dáng của thế giới hiện tồn. Hơn nữa, những ước mơ, hoài bão dù
bay cao, bay xa đến đâu, vẫn thoát thai từ mảnh đất hiện thực; những niềm vui, nỗi
buồn của thế giới tâm hồn dù phức tạp đến đâu cũng bắt nguồn và được giải thích
bằng hiện thực. Chính vì vậy, chất lượng phản ánh cuộc sống, giá trị hiện thực của
tác phẩm vẫn luôn là những vấn đề được đặc biệt quan tâm. Người ta có thể tìm thấy
điều này nhiều nhất ở chủ nghĩa hiện thực, một trào lưu, một phương pháp sáng tác
ra đời vào nửa đầu thế kỷ XIX, được xem là phát huy cao độ nhất kiểu sáng tác tái
hiện. Nếu xem kiểu sáng tác tái hiện là một dòng sông, giá trị hiện thực là chất phù
sa của dòng sông ấy, thì chủ nghĩa hiện thực chính là khúc sông chảy xiết và chuyên
chở nhiều phù sa nhất.
Trong tiến trình văn học, chủ nghĩa hiện thực là một trào lưu, một phương
pháp sáng tác quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới trong tư duy nghệ thuật của
con người. Phát huy những điểm mạnh, đồng thời khắc phục những hạn chế của các
trào lưu, phương pháp xuất hiện trước đó, chủ nghĩa hiện thực đã kết tinh được
truyền thống văn học và tinh thần thời đại. Trong giai đoạn cực thịnh của mình, chủ
nghĩa hiện thực đã đóng góp cho kho tàng văn học thế giới biết bao tác phẩm, với
4
không ít những kiệt tác, thể hiện chân thực và sâu sắc thế giới khách quan cũng như
tâm hồn con người. Cuối thế kỷ XIX, mặc dù có chiều hướng suy thoái thành chủ
nghĩa tự nhiên và bị lấn át bởi một số trào lưu văn học hiện đại khác, chủ nghĩa hiện
thực vẫn khẳng định được sức sống của mình. Sang thế kỷ XX, nhiều biến thể của
chủ nghĩa hiện thực như chủ nghĩa hiện thực mới, chủ nghĩa hiện thực kỳ ảo, chủ
nghĩa hiện thực cấu trúc, chủ nghĩa hiện thực tâm lý,… đã ra đời, cho thấy đây là
một hiện tượng không ngừng vận động và phát triển.
Vì những lẽ đó, chủ nghĩa hiện thực luôn chiếm một vị trí đáng kể trong lý
luận văn học. Các nền lý luận văn học lớn trên thế giới đều dành sự quan tâm đặc
biệt cho chủ nghĩa hiện thực. Tính đến nay, chủ nghĩa hiện thực đã ra đời gần 2 thế
kỷ, nhưng vấn đề này vẫn gợi cảm hứng cho các nhà lý luận trong những công trình
nghiên cứu cũng như trong các cuộc trao đổi, tranh luận. Tình hình nghiên cứu sôi
động trên thế giới thời gian qua không cho phép các nhà nghiên cứu Việt Nam xem
đây như một cái gì đã hoàn tất, mà phải liên tục nhận thức lại vấn đề để có được một
cái nhìn sâu sắc, toàn diện và tiến bộ về chủ nghĩa hiện thực. Từ năm 1975 đến nay,
xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi quan trọng. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu
lý luận nói chung và chủ nghĩa hiện thực nói riêng cũng có những dấu hiệu mới.
Nghiên cứu “Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học ở Việt Nam từ
1975 đến nay” là một cơ hội để chúng ta nhận diện, đánh giá vấn đề lý luận không
mới này trong điều kiện, hoàn cảnh xã hội mới.
2. Lịch sử vấn đề:
Từ khi xuất hiện trong lý luận văn học Việt Nam đến nay, chủ nghĩa hiện
thực luôn là một vấn đề nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu. Được
giới thiệu trong nhiều công trình dịch thuật, có mặt trong những bộ giáo trình sử
dụng chung cho cả nước, xuất hiện trên nhiều tạp chí, tờ báo quan trọng, trong các
tập tiểu luận phê bình được đánh giá cao, là tâm điểm của nhiều cuộc tranh luận văn
học, chủ nghĩa hiện thực đã và đang là một trong những vấn đề quan yếu của lý luận
văn học Việt Nam. Tuy nhiên, bức tranh toàn cảnh về tình hình nghiên cứu chủ
nghĩa hiện thực trong lý luận văn học ở Việt Nam lại chưa được một công trình nào
5
quan tâm một cách toàn diện. Đáng kể nhất có thể kể đến là hai bài viết Một chặng
đường phát triển của việc biên soạn giáo trình lý luận văn học của Nguyễn Phúc
(trích trong Việt Nam nửa thế kỷ văn học (1945 – 1995) do Hữu Thỉnh chủ biên
(nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội, 1997) và Về việc biên soạn giáo trình lý luận bậc đại
học ở ta năm mươi năm qua của Nguyễn Ngọc Thiện (Tạp chí Nghiên cứu văn học
số 5/2006). Hai bài viết này đã cung cấp cho chúng ta một cái nhìn chung về công
việc biên soạn giáo trình lý luận văn học Việt Nam 50 năm qua, trong đó có chủ
nghĩa hiện thực. Song, lý luận về chủ nghĩa hiện thực trong các chuyên khảo, tiểu
luận từ trước đến nay lại chưa được tổng kết, đánh giá.
Trong tình hình nghiên cứu chung đó, đáng mừng là việc khái quát tình hình
nghiên cứu lý luận văn học từ 1975 đến nay có được quan tâm hơn. Trong cuốn Văn
học Việt Nam sau 1975, Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy (nxb. Giáo dục,
2006) do Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn đồng chủ biên, phần Những vấn đề
chung, các tác giả đã tập hợp các bài viết của những nhà nghiên cứu tên tuổi Việt
Nam như Phương Lựu, La Khắc Hòa, Nguyễn Nghĩa Trọng, Nguyễn Đăng Mạnh,
Nguyễn Ngọc Thiện, Nguyễn Văn Long,…Với những bài viết như Những vấn đề cơ
bản đang đặt ra trong các cuộc tranh luận của giới văn học hiện nay, Ba mươi năm
lý luận, phê bình, nghiên cứu văn học – thành tựu và suy ngẫm, Những trăn trở tiến
bước của lý luận văn học giai đoạn 1975 – 1985, Văn học Việt Nam trước và sau
1975 – nhìn từ yêu cầu phản ánh hiện thực, Sự phát triển của lý luận – phê bình văn
học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX và từ sau 1975 đến nay,… các nhà nghiên cứu đã
cung cấp cho chúng ta những tư liệu về tình hình xã hội sau năm 1975 cũng như vai
trò, diện mạo của lý luận văn học trong giai đoạn đó. Trong các ý kiến ấy, chúng ta
có thể nhận ra những ý kiến về vấn đề mối quan hệ giữa văn học và hiện thực cũng
như vị trí của chủ nghĩa hiện thực.
Sau thời kỳ đổi mới, tính từ Đại hội Đảng lần thứ VI tháng 12 năm 1986,
việc đánh giá tình hình nghiên cứu lý luận nói chung và chủ nghĩa hiện thực nói
riêng được quan tâm nhiều hơn. Với cuốn Trao đổi ý kiến - Mấy vấn đề lý luận văn
nghệ trong sự nghiệp đổi mới (Nxb. Sự thật, 1991), Hà Minh Đức đã tập hợp các
6
bài viết về văn nghệ trong quá trình đổi mới. Những bài viết như Đổi mới và quy
luật của Phan Cự Đệ, Văn học trên con đường đổi mới của Nguyễn Văn Hạnh, Đôi
nét về một tư duy văn học đang hình thành của Nguyên Ngọc, Góp một cách nhìn
tình hình văn nghệ hiện nay của Ngô Thảo, Đôi điều về sách văn học hôm nay của
Vũ Tú Nam,…đã bước đầu đánh giá về những ưu, nhược của văn nghệ ta trên con
đường đổi mới. Tương tự như vậy, những bài viết như Lý luận trước yêu cầu đổi
mới và phát triển của Phan Trọng Thưởng (Tạp chí Nghiên cứu văn học số
12/2004), Mấy ghi nhận về thành tựu của lý luận văn học trong thời kỳ đổi mới của
Nguyễn Duy Bắc (Tạp chí Nghiên cứu văn học số 1/2005) cũng không ngoài nội
dung đó. Có điều, những bài viết này chủ yếu nhận định về tình hình nghiên cứu
chung hơn là tình hình nghiên cứu vấn đề chủ nghĩa hiện thực. Chỉ với những bài
viết như Suy nghĩ và kiến nghị xung quanh vấn đề đổi mới lý luận văn học của
Phạm Vĩnh Cư (Tạp chí Nghiên cứu văn học số 12/2004), Suy nghĩ về một vài
hướng tìm tòi đổi mới trong văn học của Hà Minh Đức, (Tạp chí Nghiên cứu văn
học số 4/2006), những suy nghĩ về tình hình nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực mới
được đề cập. Đặc biệt, trong công trình Về một số vấn đề lý luận văn nghệ cơ bản
đang được tranh luận qua công cuộc đổi mới (1987 – 1992), vấn đề được trình bày
tập trung hơn. Đây là một đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ do Lê Bá Hán làm chủ
nhiệm, hoàn thành năm 1993. Công trình này đã dành chương 1 để bàn về vấn đề
văn học phản ánh hiện thực. Các tác giả Trần Đình Sử và Lê Hồng Vân sau khi lược
thuật các ý kiến khác nhau, đã đưa ra nhận định của mình về vấn đề này. Tuy nhiên,
công trình này cũng chỉ tập trung vào tình hình nghiên cứu vấn đề văn học phản ánh
hiện thực chứ không phải toàn bộ tình hình nghiên cứu về chủ nghĩa hiện thực.
Như vậy, có thể nói, nghiên cứu vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn
học ở Việt Nam từ 1975 đến nay là một công việc chưa được đầu tư thực hiện một
cách hệ thống, toàn diện. Bức tranh toàn cảnh về vấn đề này đang chờ đợi được
phác vẽ nên. Bức tranh ấy sẽ giúp chúng ta thấy được mình đang ở đâu để có hướng
đi đúng đắn trong hành trình phía trước.
7
3. Mục đích nghiên cứu:
Là một vấn đề có thâm niên trong lý luận văn học thế giới, nhưng chủ nghĩa
hiện thực mới có mặt trong lý luận văn học Việt Nam khoảng 50 năm trở lại đây.
Trong thời gian này, cái nhìn về chủ nghĩa hiện thực không hề đứng yên, mà luôn có
sự vận động, thay đổi, đặc biệt là từ năm 1975 đến nay. Nghiên cứu “Vấn đề chủ
nghĩa hiện thực trong lý luận văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay”, người viết
luận văn này muốn tìm hiểu xem giới nghiên cứu Việt Nam đã tiếp nhận và nghiên
cứu như thế nào về chủ nghĩa hiện thực, trước là để nắm bắt vấn đề chủ nghĩa hiện
thực trong giai đoạn mới, sau là để đánh giá những đóng góp cũng như những hạn
chế của giới nghiên cứu Việt Nam trong thời gian qua trong việc nghiên cứu một
vấn đề lý luận nói riêng và xây dựng, phát triển lý luận văn học nói chung.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Thực hiện đề tài này, người viết chỉ quan tâm đến vấn đề chủ nghĩa hiện thực
trong lý luận văn học thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Các trào lưu, trường
phái, phương pháp sáng tác khác nếu được nhắc đến chỉ đóng vai trò là một yếu tố
tương tác, soi chiếu để làm rõ thêm vấn đề. Người viết cũng không đi sâu nghiên
cứu chủ nghĩa hiện thực thể hiện ở những tác giả và tác phẩm cụ thể mà chủ yếu
khai thác những quan niệm, những bàn luận về chủ nghĩa hiện thực. Để thực hiện
công việc đó, người viết sẽ tiến hành các thao tác nghiên cứu trên cơ sở dữ liệu là
các bộ giáo trình, các tập tiểu luận, phê bình, chuyên khảo của các tác giả Việt Nam
có liên quan đến vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong giai đoạn từ 1975 đến nay. Bên
cạnh đó, người viết cũng sử dụng những công trình dịch thuật từ lý luận văn học
nước ngoài được giới thiệu ở Việt Nam từ 1975 đến nay, với tư cách là kết quả của
việc tiếp nhận và giới thiệu chủ nghĩa hiện thực của các nhà nghiên cứu Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Thực hiện luận văn này, chúng tôi đã sử dụng kết hợp các phương pháp sau:
Phương pháp lịch sử: tìm hiểu bối cảnh xã hội Việt Nam sau năm 1975 để
thấy được sự tác động của hoàn cảnh lịch sử đối với các nhà nghiên cứu, trên cơ sở
đó, tìm hiểu tình hình nghiên cứu vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học ở
8
Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử từ 1975 đến nay, nhằm làm rõ sự vận động và phát
triển của chủ nghĩa hiện thực.
Phương pháp hệ thống: hệ thống hóa các quan điểm, ý kiến khác nhau về
chủ nghĩa hiện thực thành những hướng nghiên cứu, những vấn đề nhất định để tiện
theo dõi và đánh giá.
Phương pháp so sánh: so sánh chủ nghĩa hiện thực với chủ nghĩa lãng mạn,
chủ nghĩa tự nhiên,…, để có cái nhìn khách quan và đúng đắn về chủ nghĩa hiện
thực; so sánh các giáo trình lý luận văn học về chủ nghĩa hiện thực với nhau để tìm
điểm giống và khác nhau của các nhà lý luận khi nghiên cứu vấn đề này.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu “Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận
văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay” giúp chúng ta có cái nhìn lịch sử đối với một
vấn đề lý luận văn học, nhìn thấy sự vận động của một lý thuyết đã được viết nên
cách đây gần hai thế kỷ. Sự vận động ấy xuất phát từ thực tế nghiên cứu và đặc biệt
là thực tế sáng tác văn học. Vì vậy, công việc này cũng thể hiện được mối quan hệ
gắn bó giữa lý luận với thực tiễn, nhìn thấy tính thực tiễn và tiến bộ của lý luận. Hơn
nữa, thực hiện đề tài này chính là đã quán triệt tinh thần của nguyên lý tính hệ thống.
Lý luận văn học Việt Nam từ 1975 đến nay là một bộ phận của lý luận văn học Việt
Nam, lý luận văn học ở Việt Nam là một bộ phận của lý luận văn học thế giới. Tìm
hiểu cái bộ phận chính là góp phần tìm hiểu cái toàn thể. Hiểu biết chủ nghĩa hiện
thực trong lý luận văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay cũng là con đường dẫn đến
hiểu biết chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học thế giới.
Ý nghĩa thực tiễn: Nền lý luận văn học Việt Nam còn khá non trẻ so với lý
luận văn học thế giới. Thời gian từ 1975 đến nay đã cho thấy sự nỗ lực vươn lên của
lý luận văn học Việt Nam để bắt kịp với sự tiến bộ chung. Kịp thời ghi nhận những
thành tựu cũng như những hạn chế của sự nỗ lực đó sẽ giúp cho lý luận văn học Việt
Nam rút ngắn khoảng cách với các nền lý luận văn học tiên tiến. Trong lý luận văn
học Việt Nam, chủ nghĩa hiện thực là một vấn đề có tính chất quan trọng hàng đầu.
Những ý kiến, đánh giá mới đây về chủ nghĩa hiện thực cần được xem xét kỹ lưỡng
9
để nắm bắt được quan niệm của giới nghiên cứu trong giai đoạn mới về vấn đề này.
Thực tiễn sáng tác hiện nay ngày càng phong phú và phức tạp, kết quả đánh giá quá
trình đổi mới lý luận thời gian qua của luận văn sẽ giúp cho việc tiếp nhận tác phẩm
văn học dễ dàng và hiệu quả hơn.
7. Cấu trúc của luậnvăn:
Luận văn gồm 3 phần:
Phần mở đầu
Các chương:
Chương 1: Tình hình nghiên cứu chung về vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong
lý luận văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay
Chương 2: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong các giáo trình lý luận văn học
Việt Nam từ 1975 đến nay
Chương 3: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong các tiểu luận, chuyên khảo về lý
luận văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay
Phần kết luận
10
Chương 1
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHUNG VỀ VẤN ĐỀ
CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC TRONG LÝ LUẬN VĂN HỌC
Ở VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY
1.1. Cơ sở xã hội và tư tưởng:
1.1.1. Cơ sở xã hội:
Từ xưa đến nay, như đã thành một quy luật, hễ lịch sử có sự thay đổi thì
trong văn học nhất định cũng có những đổi thay. Chứng kiến sức ảnh hưởng lớn
lao của cuộc Cách mạng tháng Tám vĩ đại đối với văn học dân tộc chưa lâu, nay,
chúng ta lại chứng kiến thêm một lần nữa sự rúng động ấy trong văn học sau Đại
thắng mùa xuân năm 1975. Hãy bắt đầu sự thay đổi ấy từ chính thời cuộc. Trong
cuốn “Một số vấn đề đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy ngữ văn ở
trường THPT”, tình hình xã hội ấy đã được nhận định như sau: “Cuộc kháng
chiến chống đế quốc Mỹ thắng lợi, đất nước mở sang trang sử mới. Từ sau năm
1975, đất nước từ chiến tranh chuyển sang hòa bình, cuộc sống hiện ra với tất
cả mặt phức tạp vốn có của nó. Đây là thời kỳ giao thoa giữa cái mới và cái cũ.
Cái cũ vẫn còn tồn tại, cái mới cũng chỉ vừa manh nha. Cả hai yếu tố thuận và
nghịch của đời sống kinh tế - xã hội đều tác động đến văn học. Những khó khăn
và khủng hoảng kinh tế - xã hội cuối những năm 70 đầu những năm 80, tính chất
phức tạp và sự chi phối của kinh tế thị trường đẩy tới sự phân cực giữa trắng
đen, thiện ác, tốt xấu” [100, tr.5]. Có thể nói, đó mới chỉ là một nhận định khái
quát về tình hình xã hội sau khi hòa bình lặp lại. Thực tế phức tạp hơn nhiều.
Vừa ngất ngây trong men chiến thắng bước ra, nhân dân ta đã phải đối mặt ngay
với bao khó khăn thử thách trước mắt. Đất nước bị chiến tranh tàn phá
11
nặng nề, những tàn dư của chế độ cũ chưa thể xóa sạch trong một ngày một
buổi, nhiều thế lực phản động không ngừng chống phá, chỗ dựa vững chãi cho
đất nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội đã không còn sau sự sụp đổ của
Liên Xô, nền kinh tế bị kiệt quệ và đứng trước nguy cơ khủng hoảng trầm trọng,
nhiều chủ trương, chính sách sai lầm làm giảm lòng tin đối với Đảng và Nhà
nước,… Là chủ thể của một môi trường phức tạp như vậy, con người chắc hẳn
sẽ có sự phân hóa, đặc biệt là sự phân hóa từ bên trong mỗi cá nhân. Nhà văn
Nguyễn Minh Châu đã nhận định khái quát về lịch sử của tâm hồn con người
trong giai đoạn này như sau: “Thời kỳ này diễn ra một cuộc đối chứng giữa
nhân cách và phi nhân cách, giữa hoàn thiện và chưa hoàn thiện, giữa ánh sáng
và những khoảng bóng tối còn rơi rớt bên trong tâm hồn của mỗi con người”.
Tuy nhiên, cuộc sống xã hội bên ngoài và cuộc sống âm thầm bên trong
mỗi con người càng phức tạp bao nhiêu thì lại càng có lợi cho văn học bấy
nhiêu, bởi việc mở rộng đề tài bao giờ cũng đem lại sự phong phú, đa dạng về
phong cách. Say sưa với mảnh đất màu mỡ, trong Gặp gỡ cuối năm, nhà văn
Nguyễn Khải đã thổ lộ: “Tôi thích cái hôm nay, cái hôm nay ngổn ngang bề
bộn, bóng tối và ánh sáng, màu đỏ với màu đen, đầy dẫy những biến động,
những bất ngờ, mới thật là mảnh đất phì nhiêu cho các cây bút thả sức khai vỡ”.
Một khi những người cầm bút đã bắt được mạch nguồn cảm hứng thì văn học
nhất định hứa hẹn một vụ mùa bội thu. Nhờ đó, nền văn học của nước nhà có
thêm một sức sống mới. Là người đi trước dẫn đường, đồng thời lại là người đi
sau để đúc rút kinh nghiệm, lý luận văn học do đó cũng sẽ có sự vận mình.
Giành được độc lập, nhân dân ta bắt tay ngay vào củng cố nền hòa bình
vững chắc và kiến thiết đất nước. Bên cạnh việc phát huy nội lực, tranh thủ sức
mạnh bên ngoài là một chủ trương mang tính chiến lược của Đảng và Nhà nước
ta. Do vậy, các mối quan hệ với thế giới bên ngoài ngày càng được mở rộng.
Việc đẩy mạnh hội nhập với thế giới ở nhiều lĩnh vực đã tạo điều kiện cho sự đổi
mới văn học. Trong Góp một cách nhìn tình hình văn nghệ hiện nay, Ngô Thảo
viết: “Đất nước giải phóng đã cho chúng ta thời cơ được giao lưu, tiếp
12
xúc một cách rộng rãi với văn hóa văn nghệ thế giới. [29, tr.135]. Trong xu thế
hội nhập, giao lưu văn hóa nói chung, văn học nói riêng, lý luận văn học cũng có
cơ hội đổi mới. Trong Tác động của lý luận văn học nước ngoài đối với lý luận
văn học Việt Nam, Lộc Phương Thủy đã nhận định: “Cùng những thay đổi có
tính chất cách mạng ở Việt Nam vào thời kỳ Đổi mới và tiếp theo là sự sụp đổ
của Liên Xô và các nước Đông Âu, một lần nữa đời sống học thuật nước nhà
bước vào một giai đoạn mới: cởi mở hơn, tầm nhìn được mở rộng hơn. Trong
thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, ngoài các bài giới thiệu hoặc dịch trên các báo
và tạp chí chuyên ngành như Văn nghệ, Nhà văn, Tạp chí Văn học, Tạp chí
Thông tin KHXH (Viện thông tin KHXH), đặc biệt trên Văn học nước ngoài, bạn
đọc còn có dịp tiếp xúc với nhiều kênh thông tin khác nhau về các trường phái,
trào lưu lý luận văn học nước ngoài” [85, tr.13]. Sách lý luận văn học nhờ đó
cũng tăng về số lượng: “Chỉ trong vài năm đầu thế kỷ XXI, số sách nghiên cứu
các thành tựu lý luận văn học nước ngoài tăng mạnh” [85, tr.14]. Không phải
đợi lâu, hiệu quả của việc đẩy mạnh giao lưu, trao đổi học thuật đã được thể hiện
khá rõ. Theo Lộc Phương Thủy, “trong chục năm cuối thế kỷ XX và vài năm đầu
thế kỷ XXI, đã có một sự chuyển mình đáng khích lệ trong lý luận văn học ở Việt
Nam mà một trong những nguyên nhân có đóng góp tích cực là việc giới thiệu
các thành quả lý luận văn học nước ngoài” [85, tr.15].
Từ chỗ đói thông tin, nay độc giả Việt Nam lại được tiếp nhận thông tin
từ nhiều nguồn khác nhau thì việc xử lý thông tin chắc chắn sẽ có phần bối rối.
Trong bài “Tác động của lý luận văn học nước ngoài đối với lý luận văn học
Việt Nam”, Lộc Phương Thủy đã đánh giá: “Trong thực tế, xác định “tinh hoa”
cụ thể là gì thật không phải dễ. Trước đây, trong mấy thập kỷ lý luận văn học
của Việt Nam chịu sự tác động duy nhất và trực tiếp của Liên Xô thì “tinh hoa”
là gì đương nhiên là quá rõ ràng. Nhưng tình hình hiện nay, hiểu những gì được
gọi là “tinh hoa” thật khó khăn. Bởi, hiện nay, việc giới thiệu tư tưởng học thuật
nước ngoài tuy đã có khởi sắc, đã có những gợi ý phần nào cho lý luận phê bình
nước nhà, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu” [85, tr.17]. Như vậy, hiệu
13
quả cũng mới chỉ là bước đầu. Việc giao lưu có thực sự đạt hiệu quả như mong
đợi hay không còn tùy thuộc vào bản lĩnh của các nhà lý luận Việt Nam. Phải
làm sao giới thiệu cho công chúng những nguồn thông tin phong phú, đồng thời,
phải định hướng tốt cho người đọc, giúp họ biết gạn đục khơi trong giữa biển
kiến thức mà cái đúng và cái sai, cái nhất thời và cái muôn đời, cái tinh hoa và
giấy loại luôn cùng tồn tại.
Nếu như quá trình giao lưu, hội nhập với thế giới đem lại nhiều cơ hội và
thách thức cho văn học nói chung và lý luận văn học nói riêng thì sự phát triển
của khoa học kỹ thuật cũng là một tiền đề tốt, đồng thời cũng là một thách thức
đối với quá trình sáng tạo, nghiên cứu và phổ biến văn học. Thật vậy, nhờ vào
công nghệ in ấn tiên tiến, việc xuất bản sách trở nên nhanh chóng hơn, nhờ các
phương tiện truyền thông và giao thông hiện đại, văn học đến với người đọc mau
lẹ hơn. Trong bài Văn học trở thành hàng hóa và văn học trong cơ chế thị
trường, Phong Lê đã nhận định: “tác động của khoa học kỹ thuật ở đây là đã
giúp cho sự phổ cập rộng hơn và giao lưu nhanh hơn của văn học. Trên khía
cạnh này mà xét thì văn học không bị chèn lấn mà còn có thêm phương tiện để
chuyên chở và phát huy tác dụng” [50, tr.464]. Thế nhưng, không chỉ là một
phương tiện hỗ trợ cho văn học, khoa học kỹ thuật còn là một thử thách của văn
học. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã tạo thêm nhiều hình thức giải trí,
nhiều cách thức khai thác thông tin cho con người, thu hút sự quan tâm của công
chúng. Văn học một mặt vẫn tiếp tục phát triển dựa trên sự phát triển của khoa
học kỹ thuật, mặt khác, vẫn không ngừng chạy đua để không đánh mất vị trí đặc
biệt của mình. Trước tình hình đó, lý luận văn học cũng phải luôn đổi mới để
theo kịp sự phát triển của xã hội nói chung và văn học nói riêng. Đặc biệt, trong
xu thế đa ngành hóa hiện nay, người làm công tác lý luận cần phải hiểu biết một
số lĩnh vực khoa học khác như lý thuyết thông tin, ký hiệu học,… và vận dụng
phối hợp để khai thác tối đa các giá trị của văn học.
Một vấn đề nữa đặt ra là nền kinh tế thị trường mà chúng ta đang tiến
hành đã biến sách thành một hàng hóa, gây tác động không nhỏ đến việc viết và
14
xuất bản sách. Nhận định về tình hình này, Phong Lê nói: “Chuyển mọi nhu cầu
vật chất và tinh thần của con người ra thị trường, đưa công chúng lên vị trí số
một trong chọn lựa, văn học phải chịu sự thử thách ghê gớm, và cái phản ứng,
cái động thái đầu tiên cho sự tồn tại là phải “chiếm” thị trường, hoặc chiều theo
thị trường” [50, tr.450]. Tình hình ấy không chỉ diễn ra với người sáng tác mà
còn tác động rõ rệt đến các nhà lý luận. Thời gian qua, chúng ta nhận thấy sách
lý luận văn học liên tục được ra đời, song, số lượng sách mới không nhiều, chủ
yếu là những tập hợp các bài viết đã qua hoặc những cuốn sách đã được công bố
nay có thay đổi, bổ sung thêm. Tất nhiên, việc xuất bản một cuốn sách còn có
nhiều lý do và mục đích khác, nhưng lợi nhuận là một lý do không dễ bỏ qua,
cho nên nhiều lúc, số lượng đã trở thành mục tiêu thay vì chất lượng. Điều này
khiến cho thị trường sách sôi động hơn tình hình nghiên cứu thực tế. Do tác
động của cơ chế thị trường, những bài viết ngắn thể hiện những cảm nghĩ, những
nhận xét ban đầu vẫn nhiều hơn những tiểu luận, những công trình nghiên cứu
dài hơi có uy tín, những bài dịch thuật mang tính giới thiệu vẫn nhiều hơn những
công trình dịch thuật có nghiên cứu sâu và đánh giá. Tình hình này cũng một
phần do sự yếu kém trong khâu quản lý. Trong Góp một cách nhìn tình hình văn
nghệ hiện nay, Ngô Thảo cho rằng: “Đất nước giải phóng đã cho chúng ta thời
cơ được giao lưu, tiếp xúc một cách rộng rãi với văn hóa văn nghệ thế giới. Đó
là mặt tích cực của tình hình. Nhưng do thiếu công tác tổ chức khoa học, các cơ
quan xuất bản lại thả nổi trong thương trường” [29, tr.135]. Cho nên, một khi
chấp nhận coi sách là một hàng hóa trong nền kinh tế thị trường, các nhà quản lý
phải có những chính sách hợp lý để kiểm soát thị trường sách, đồng thời có
những chính sách hỗ trợ thích đáng đối với những người viết sách cũng như xây
dựng một hệ thống kiểm định khách quan và chặt chẽ đối với loại hàng hóa nhạy
cảm này.
Tóm lại, xã hội Việt Nam sau 1975 là một xã hội của nhiều vận hội và
thử thách. Văn học nói chung và lý luận văn học nói riêng giờ đây cũng chịu sự
chi phối của quy luật mới – quy luật đời thường với những thuận lợi và khó
15
khăn riêng, song phần thuận lợi vẫn là đáng kể hơn. Đất nước độc lập, nhân dân
được tự do, đội ngũ các nhà lý luận có điều kiện chuyên tâm vào công việc
nghiên cứu của mình. Môi trường giao lưu văn hóa cởi mở là cơ hội lý tưởng để
các nhà lý luận Việt Nam được tiếp xúc với hệ thống các quan điểm hiện đại trên
thế giới, đưa nền lý luận Việt Nam bắt nhịp với sự phát triển chung của nền lý
luận hiện đại thế giới. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật sẽ là nhịp cầu đưa các
nhà lý luận của Việt Nam và thế giới đến gần nhau hơn, đến gần độc giả hơn,
đồng thời cũng cung cấp cho họ những phương tiện mới để khám phá giá trị
cũng như nắm bắt các quy luật của văn chương tốt hơn. Nền kinh tế thị trường sẽ
là một cuộc cạnh tranh tự do, bình đẳng. Đó sẽ là sàn đấu mà chỉ những ai có đủ
bản lĩnh mới trụ lại được. Với những thuận lợi ấy, chúng ta đã có đủ lạc quan để
vượt qua những khó khăn và thử thách. Đây chính là vận hội mới cho sự đổi mới
đi lên của lý luận văn học Việt Nam, một nền lý luận tính tới thời điểm này đã
lạc hậu so với thế giới. Hòa chung không khí đổi mới đó, việc nghiên cứu chủ
nghĩa hiện thực, một vấn đề vẫn còn nhiều tranh cãi trong lý luận văn học, tất sẽ
có nhiều điều đáng quan tâm.
1.1.2. Cơ sở tư tưởng:
Nhìn lại cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khó tưởng tượng được
rằng cuộc kháng chiến ấy sẽ ra sao nếu không có văn học chống Mỹ, cuộc chiến
ấy kết thúc khi nào nếu trên mặt trận văn hóa tư tưởng vắng mặt những nhà văn
yêu nước. Có thể nói, văn học chống Mỹ đã thực sự trở thành một liều thuốc tinh
thần hiệu nghiệm mang lại sức mạnh thần kỳ cho nhân dân ta, giúp chúng ta có
thêm sức mạnh và niềm tin để chiến đấu và chiến thắng. Song, có thể nhận thấy
bước vào cuộc sống mới, con người nảy sinh những nhu cầu mới. Đến với văn
chương, họ vẫn muốn nhìn lại những trang sử hào hùng của dân tộc, song lại
thiết tha hơn tìm hiểu những trang đời đã qua và trang đời đang mở. Họ muốn ca
ngợi những chiến công nhưng lại cũng muốn xoa dịu những vết thương còn rỉ
máu. Họ muốn tôn vinh những anh hùng nhưng nóng lòng hơn là phê phán
16
những sự phản bội, thoái hóa, biến chất hay những nhu nhược, hèn nhát của con
người. Họ muốn hòa vào niềm vui chung, đóng góp cho cộng đồng, nhưng hơn
lúc nào hết họ muốn nhìn lại góc riêng của mình để để lắng nghe một tiếng lòng.
Những thay đổi ấy là hoàn toàn tự nhiên bởi nó sẽ đưa con người trở về với bản
chất vốn có của mình, bản chất của những con người đời thường. Sự thay đổi ấy
tất sẽ đòi hỏi một sự đổi mới tư duy trong văn học.
Trên thực tế, tư duy văn học cũ ngày càng tỏ ra không phù hợp với thời
kỳ mới, lối viết cũ đã không còn đáp ứng được nhu cầu phản ánh hiện thực đa
dạng, đa chiều của cuộc sống sau chiến tranh, nếu không muốn nói là trong
nhiều trường hợp, đã trói buộc người cầm bút và tạo nên những tác phẩm kém
giá trị. Yêu cầu đổi mới văn học ngày càng trở nên bức thiết, từ quan niệm nghệ
thuật, quan niệm về hiện thực, quan niệm về con người, đến các thủ pháp nghệ
thuật. Yêu cầu này chỉ được thỏa mãn khi Đảng ta chủ trương công cuộc đổi mới
toàn diện.
Nếu như đổi mới chính trị và đổi mới kinh tế là quyết định, có ý nghĩa
sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của chế độ, của đất nước thì đổi mới
trong văn hóa văn nghệ đã thực sự cởi trói cho người cầm bút, mang lại một sinh
khí mới cho nền văn nghệ đang mất dần sức sống. Nghị quyết của Đại hội VI
nêu rõ: “Chính sách xã hội nhằm phát huy mọi khả năng của con người và lấy
việc phục vụ con người làm mục đích cao nhất”. Đây chính là sự thể hiện nhận
thức mới về chủ nghĩa nhân đạo: con người không phải là phương tiện của các
mục đích xã hội mà là nhân tố thúc đẩy mọi hoạt động xã hội và mọi hoạt động
xã hội đều phải hướng tới mục tiêu phục vụ con người. Trên cơ sở đó, cách nhìn
nhận, thẩm định các giá trị văn học nặng về ý thức hệ dần được điều chỉnh bằng
bằng cái nhìn toàn diện và sâu sắc từ trong bản chất của nghệ thuật. Những ràng
buộc khắt khe của tính tư tưởng có phần thô sơ, máy móc đối với tác phẩm được
gạt bỏ. Cách cư xử, can thiệp thô bạo làm ảnh hưởng tới số phận nhà văn và tác
phẩm vì không am hiểu hoặc do cực đoan, bất công,… dần dần được khắc phục.
Với sự thay đổi đó, chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước được thể hiện
17
qua Đại hội VI thực sự là một thắng lợi to lớn. Mức độ thành công của sự đổi
mới có thể đo bằng thái độ của giới văn nghệ đối với Đại hội VI: “Đại hội VI
của Đảng là một cái mốc, một sự kiện lớn trong đời sống của dân tộc. Và nghị
quyết 05 của Bộ chính trị về văn hóa – văn nghệ quả là một sự “cởi trói” đúng
theo một nghĩa nào đó, cho dân tộc, trong đó giới văn hóa văn nghệ cảm nhận
rõ và thấm thía cái phần được hưởng của mình [29, tr.98]. Trong Một số vấn đề
đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy ngữ văn ở trường THPT, thành tựu
này cũng được ca ngợi: “Đại hội VI thật sự mang lại không khí dân chủ, với tinh
thần “nhìn thẳng sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, tạo điều kiện
cho sự chuyển hướng văn học. Đây là giai đoạn văn học chuyển mình. Một mặt,
văn học vẫn bảo tồn những tinh hoa, truyền thống, mặt khác thể hiện sự trăn trở,
thể nghiệm để đáp ứng yêu cầu mới sau chiến tranh và để khẳng định mình
trong xu thế hội nhập với văn học thế giới” [100, tr.6]. Phấn khởi trước tình hình
đó, phong trào sáng tác rộ lên trông thấy, như một sự hưởng ứng nhiệt tình trước
một chính sách đúng đắn. Có thể nói, chủ trương đổi mới của Đảng đã thực sự
trở thành thành “cú hích” kích thích hoạt động sáng tác, là “cánh tay đưa” cho
“chiếc nôi ngừng” văn nghệ, mở ra một thời kỳ xán lạn cho văn nghệ.
Tiếp tục tinh thần đó, Đại hội VII đã chỉ rõ: Đảng ta chủ trương xây dựng
một “nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc…tạo ra một đời sống tinh thần cao
đẹp, phong phú và đa dạng, có nội dung nhân đạo, dân chủ, tiến bộ”. Nghị
quyết 05 của Bộ chính trị (1987) tập trung vào việc “Đổi mới và nâng cao trình
độ lãnh đạo, quản lý văn học nghệ thuật và văn hóa, phát huy khả năng sáng tạo
đưa văn học nghệ thuật và văn hóa phát triển lên một bước mới”. Đây là nghị
quyết duy nhất dành riêng cho văn nghệ từ trước cho tới lúc đó, nó mở ra một
cái nhìn mới về vị trí, chức năng, vai trò và ý nghĩa của văn nghệ, trong đó, văn
học được xem là “một bộ phận trọng yếu của cách mạng tư tưởng và văn
hóa,…bộ phận đặc biệt nhạy cảm của văn hóa, thể hiện khát vọng của con người
về chân, thiện, mỹ, có tác dụng bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn, nhân cách, bản
lĩnh của các thế hệ công dân, xây dựng môi trường đạo đức trong xã hội”.
18
Như vậy, những điều kiện bên ngoài đã sẵn sàng cho sự đổi mới, vấn đề
còn lại là người cầm bút có thực sự đổi mới từ trong chính bản thân mình hay
không, có thanh toán được với những thói quen cũ, lối nghĩ cũ và cách viết cũ
hay không. Thực tế, người ta nhận thấy nhu cầu đổi mới trong bản thân giới cầm
bút thể hiện cấp bách hơn cả. Là những người quan sát và mô tả cuộc sống, họ
có nhiều điều muốn nói hơn là được nói, thậm chí họ nói cả trước khi được cho
phép. Chính vì vậy, khi được Đảng tạo điều kiện nói thẳng, nói thật, họ đã
“được lời như cởi tấm lòng”, càng hăng hái hơn đi sâu tìm hiểu và thể hiện hiện
thực phức tạp và phong phú đang chờ đợi. Tất nhiên, không chỉ bám vào mảnh
đất hiện thực, nhiều người đã mở lối đi riêng, tìm đến những vùng đất mới, nơi
dành cho những người giàu trí tưởng tượng và óc sáng tạo. Trong Suy nghĩ về
một vài hướng tìm tòi đổi mới trong văn học, Hà Minh Đức đã nhận thấy điều
này ở nhiều nhà văn: “Hiện thực, các mối liên hệ giữa hiện thực và phương thức
biểu hiện vẫn là một vấn đề cần được luận bàn. Một số nhà văn dường như
không tìm được sự hấp dẫn của hiện thực quen thuộc vốn đã hiện hình và được
nhận diện kỹ càng nên có xu hướng đi tìm cái lạ. Cái lạ trong hiện thực chắc
chắn là có sức hấp dẫn rồi vì trong nghệ thuật, nhiều lúc cái quen thuộc, cái cũ
tồn tại và kéo dài trong nhiều thập kỉ (…). Cái lạ được chấp nhận cũng là cái
mới và không dễ đem lại trong văn chương cái lạ. Ý của Bélinski về nhân vật
điển hình lạ mà quen, phải chăng đã gợi mở hướng lạ hóa trong nghệ thuật”
[28, tr.24].
Thay đổi cái nhìn về hiện thực, về đối tượng phản ánh, các nhà văn còn
thay đổi quan niệm về con người. Nếu như trước đây, con người trong văn học
kháng chiến thường “có chung một tâm hồn, có chung một khuôn mặt” thì giờ
đây, nó hiện lên với với đầy đủ sự đa diện, với cả “rắn rết và rồng phượng” và
phát triển không theo một con đường định sẵn. Nhà văn Nguyễn Khải đã từng
trăn trở về những khía cạnh chưa thật hợp lý trong quan niệm nghệ thuật về con
người: “Cách đây 20 năm, tôi chợt nhận ra những ảo tưởng của mình trong sự
tìm kiếm những mẫu người Việt Nam hoàn toàn mới, có tham vọng đặt nền
19
móng cho một nền văn học khác hẳn với những dòng văn học trước đây… Cái
tốt và cái xấu, cái mạnh và cái yếu đều có mầm mống sẵn từ trong mỗi người, từ
trong sâu thẳm của một dân tộc… Không thể thêm hay bớt, lại càng không thể
nhào nặn theo những mẫu hình mà ta mong được thế, muốn được thế”.
Việc đổi mới quan niệm nghệ thuật cũng bao hàm cả đổi mới ngôn ngữ
nghệ thuật. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trong một lần nói chuyện với Nguyễn
Minh Châu năm 1981 đã nói: “Bây giờ đã đến lúc cần đổi mới ngôn ngữ nghệ
thuật. Trong hội họa, người ta đã thay đổi nhiều lắm rồi. Họ không vẽ như trước
nữa (…). Gần đây có xu hướng phối hợp ngôn ngữ của các loại hình nghệ thuật
như giữa thơ ca và hội họa, hội họa và nhiếp ảnh, kịch và điện ảnh. Đây là một
hướng mở nhưng cũng phải tuân theo quy luật của từng loại hình nghệ thuật”
[28, tr.22]. Hà Minh Đức cũng cho rằng: “Gần đây khi tiếp cận cuộc sống, một
số người viết như cảm thấy ngôn ngữ văn chương con đẻ của ngôn ngữ đời sống
như gò bó sức sáng tạo, luôn dựng những hàng rào ngăn cản mọi suy tưởng
trong khuôn khổ cái hợp lý thông thường và lôgích của cuộc sống. Trong thơ ca
đã có lối viết khác thường, người làm thơ dùng biểu tượng, ngôn từ lập mã và
buộc người đọc phải giải mã” [28, tr.22]. Thơ có lối viết khác thường, lối viết
khác trước, trong văn xuôi, lối kể chuyện cũng có nhiều thay đổi: “Vào những
thập kỉ đầu thế kỷ XX, lối kể chuyện theo chương hồi đã lỗi thời và hình thức kể
gần với chân lý cuộc sống và tâm lý người đọc của Tự lực văn đoàn và trào lưu
hiện thực phê phán đã thay thế. Từ đó, đất nước trải qua nhiều đổi thay, lối kể
trong văn xuôi cũng thay đổi nhiều. Ngày nay, cái khó với văn xuôi là các hình
thức thông tin báo chí, truyền hình điện ảnh đã chuyển tải nhiều câu chuyện xã
hội và riêng tư. Văn học phải có cách đóng góp của riêng mình” [28, tr.23].
Như vậy, là những người báo hiệu sự đổi mới của văn nghệ nói riêng và
xã hội nói chung, khi có chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước, các nhà văn
cũng trở thành những người tiên phong trong đổi mới từ quan niệm về nghệ
thuật cho đến các quan niệm nghệ thuật về hiện thực, về con người hay ngôn
ngữ và thủ pháp nghệ thuật. Bên cạnh đó, một quan niệm tiến bộ nữa mà chúng
20
ta cần ghi nhận đó là cái nhìn mới về mối quan hệ giữa nhà văn và công chúng.
Nếu như trước đây, quan hệ đó chỉ thường có một chiều, nhà văn thường nắm
vai trò độc diễn thì ngày nay, sự đối thoại giữa tác giả và độc giả đã được chú
trọng. Với tính đa thanh, tác phẩm thực sự là sản phẩm của sự kết hợp giữa
người sáng tạo và người đồng sáng tạo.
Sở dĩ có sự thay đổi này là vì văn học phải đáp ứng yêu cầu của một đối
tượng người đọc mới. Khi cái ăn chưa lo đủ, nhu cầu tìm tới văn học dù sao đi
nữa cũng vẫn không cao. Nhưng, một khi cuộc sống vật chất đã được đáp ứng
đến một mức độ nhất định thì nhu cầu về tinh thần trở nên thật bức thiết. Đó
cũng chính là hoàn cảnh xã hội ta những năm sau đổi mới: “Không phải chờ đến
thập niên cuối thế kỷ chúng ta mới có thể hình dung và chứng kiến sự xuất hiện
về nhu cầu thư giãn và nhu cầu gia tăng thời gian rỗi của con người trong đời
sống công nghiệp và đô thị” [50, tr.464]. Khi thời gian nhàn rỗi tăng, nhu cầu
giải trí tăng thì cũng đồng nghĩa với sự gia tăng về số lượng độc giả. Nhận xét về
những độc giả này, Nguyễn Minh Châu viết: “Rất có thể đông đảo người đọc
vẫn còn dễ tính. Mình viết thế nào người ta vẫn đọc vậy thôi nhưng yêu cầu tôi
vừa nói tới ở trên là có thực. Những người đọc đã từng đọc nhiều: những người
từng trải trong cuộc sống và có trí thức đặt nhiều kỳ vọng vào nền văn học cách
mạng của chúng ta. Tầng lớp người đọc này, đối với nước nào cũng vậy, là tiêu
biểu cho nhu cầu cũng như trình độ xã hội, và trong xã hội ta, chính tầng lớp ấy
cũng mỗi ngày một đông hơn: mỗi ngày họ đọc ta tinh tường hơn, bắt ta phải
cầm bút có trách nhiệm hơn”. [47, tr.107]. Như vậy, không những tăng lên về số
lượng, độc giả còn có sự tăng lên về chất lượng. Sự phát triển của ý thức và trình
độ thẩm mỹ trong tiếp nhận văn học buộc văn học phải đổi mới từ bên trong.
Cảm nhận rõ điều này, Nguyễn Minh Châu nói: “Quả thật, tầng lớp người đọc
khó tính và tinh tường ấy họ đang đòi ở những người sáng tác chúng ta một cái
gì trên sức chúng ta. Vẫn với chất liệu ấy trên tay, họ đòi hỏi người sáng tác
phải làm ra một cái thành phẩm thật là hơn trước. Họ chỉ vào cái gói gạo buộc
sau xe đạp anh sáng tác mà bảo: “Lâu nay anh vẫn thổi cơm cho tôi ăn, cơm
21
cũng khá dẻo đấy nhưng ăn no rồi, ăn thêm hai ba bắt chỉ thấy no thêm chứ
không say. Vậy lần này, với gói gạo kia, anh hãy đem cất rượu lên! Anh hãy cho
tôi một chén hay nửa chén thôi cũng được. Sau một ngày làm việc, anh hãy cho
phép tôi được nhấm nháp, thưởng thức cái của anh làm ra có thể say sưa tôi đôi
chút!” [47, tr.107].
Nói một cách công bằng thì không phải nhà văn là người chủ động nhận
thấy cần đối thoại với độc giả của mình trong tác phẩm, mà chính độc giả đã
buộc nhà văn phải làm như thế, phải trả lại không khí dân chủ cho quan hệ giữa
người sáng tác và người thưởng thức.
Như vậy, có thể nhận thấy văn học Việt Nam sau 1975 tồn tại trong một
môi trường thấm đẫm tinh thần đổi mới, đổi mới từ chính trong bản thân người
sáng tác, người thưởng thức, cho đến đổi mới từ phía người quản lý sinh hoạt
văn nghệ. Đó chính là tiền đề quý báu cho văn học thể hiện tính chất tiên tiến,
đồng thời giúp văn học luôn khẳng định được ý nghĩa, giá trị của nó đối với đời
sống tinh thần của nhân loại.
Trong không khí đổi mới chung đó, lý luận văn học Việt Nam sau 1975
cũng có sự chuyển mình. Điều này đã được Phan Cự Đệ nêu rõ trong Đổi mới và
quy luật: “Quá trình đổi mới cũng diễn ra sôi động trong lĩnh vực lý luận phê
bình. Điều đó là tự nhiên vì lý luận phê bình xưa nay vẫn là một mặt trận giao
phong của những tư tưởng và quan điểm khác nhau. Những cuộc tranh luận
công khai, dân chủ đã tạo ra một khí sắc mới cho công tác lý luận phê bình,
giúp bạn đọc hiểu một cách sâu sắc và nhuần nhị hơn nhiều vấn đề như mối
quan hệ giữa văn nghệ và chính trị, giữa văn nghệ và hiện thực cuộc sống…
Những quan điểm bảo thủ hoặc cơ hội, cứng nhắc, giáo điều hoặc xã hội học
dung tục đã bị tấn công quyết liệt nhằm làm sáng tỏ hơn những đặc trưng thẩm
mỹ của văn học nghệ thuật và sự phát triển mới của lý luận hiện thực xã hội chủ
nghĩa” [29, tr.55]. Trong điều kiện “trời đã mới, người càng nên đổi mới”,
không khó để nhận thấy tinh thần đổi mới chung của các nhà nghiên cứu lý luận.
Bên cạnh những vấn đề mới, những điều đã được khẳng định từ lâu, nay có thể
22
được nhìn bằng ánh sáng mới, mang những sắc màu mới, mà chủ nghĩa hiện
thực là một vấn đề như thế. Thật vậy, vốn là một trào lưu văn học xuất hiện từ
thế kỷ XIX, lý thuyết về chủ nghĩa hiện thực tưởng như đã ổn định, không có gì
đáng bàn cãi. Thế nhưng, khi mở cửa đón gió bốn phương, chúng ta mới nhận
thấy, nền lý luận thế giới đã có nhiều thay đổi và vấn đề này cũng đã được quan
niệm khác trước. Kết hợp với tình hình thực tế của văn học nước nhà, các nhà lý
luận nhận thấy không nên giữ mãi cái nhìn cũ. Nhờ đó, những quan điểm trước
đây được đem ra đánh giá lại, chỉ giữ lại những gì còn ý nghĩa tiến bộ, những gì
đã trở nên ấu trĩ, lỗi thời thì lược bỏ và thay đổi đi. Tìm hiểu chung về tình hình
nghiên cứu của giới lý luận Việt Nam về vấn đề chủ nghĩa hiện thực từ năm
1975 đến nay, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn quá trình nhận thức về vấn đề chủ nghĩa
hiện thực đã và đang được diễn ra như thế nào.
1.2. Tình hình nghiên cứu:
Lý luận văn học Việt Nam là một nền lý luận non trẻ. Mặc dù từ thời kỳ
văn học trung đại, chúng ta đã có không ít những nhận định, quan điểm rất sâu
sắc về các lĩnh vực thuộc đời sống văn học, nhưng đó mới chỉ là những ý kiến
rải rác, chưa tập hợp thành hệ thống. Đến thời kỳ văn học hiện đại 1930 – 1945,
trong sinh hoạt văn nghệ đã xuất hiện những dấu hiệu của một nền lý luận và
phê bình văn học chuyên nghiệp. Tiêu biểu là cuộc bút chiến giữa Thơ Cũ và
Thơ Mới, giữa quan điểm Nghệ thuật vị nghệ thuật và Nghệ thuật vị nhân
sinh,… với những tên tuổi, những công trình nghiên cứu ngày nay hãy còn được
nhắc tới. Tuy nhiên, những nghiên cứu lúc bấy giờ thường nghiêng về phê bình
hơn lý luận, chủ yếu vẫn dựa trên cảm xúc và kinh nghiệm cá nhân hơn là dựa
trên hệ thống những quan điểm lý luận khoa học và nếu được viết thành giáo
trình để giảng dạy thì chúng lại có mặt trong phần lịch sử văn học, chứ không
phải là lý luận văn học. Chỉ sau Cách mạng tháng Tám 1945, đứng trước yêu cầu
đào tạo thế hệ mới cho đất nước, đội ngũ các nhà giáo, các nhà nghiên cứu mới
cho ra đời những bộ giáo trình đầu tiên, đánh dấu sự ra đời của lý luận văn
23
học Việt Nam. Với bộ giáo trình Sơ thảo nguyên lý văn học, xuất bản năm 1958
và Mấy vấn đề nguyên lý văn học, xuất bản năm 1960, giáo sư Nguyễn Lương
Ngọc được xem là người đặt viên gạch đầu tiên cho nền lý luận nước nhà. Trong
bài Về việc biên soạn giáo trình lý luận văn học bậc Đại học ở ta 50 năm qua,
Nguyễn Ngọc Thiện đã nhận định: “Giáo sư Nguyễn Lương Ngọc, một cây bút
nổi tiếng từ trước Cách mạng tháng 8/1945, với uy tín và năng lực lý luận phê
bình sắc sảo đã thực hiện một cách xuất sắc vai trò khai sơn phá thạch, xây đắp
nền móng cho việc hình thành môn khoa học về văn học có tên Lý luận văn học.
Công lao và đóng góp bước đầu của ông cho lịch sử chuyên ngành là rất đáng
trân trọng” [82, tr.13]. Như vậy, nền lý luận của chúng ta mới chỉ ra đời vào nửa
sau thế kỷ XX, khá muộn so với lý luận văn học thế giới.
Vì ra đời khi nền lý luận văn học thế giới đã định hình từ lâu nên lý luận
văn học Việt Nam đã chịu ảnh hưởng sâu sắc từ nền lý luận ấy. Sẽ không quá
nếu nói rằng chúng ta không có người “lập ngôn”, mà chủ yếu chỉ tiếp thu những
thành quả của lý luận nước ngoài. Ngay từ những cuốn sách đầu tiên, sự ảnh
hưởng ấy đã thể hiện khá rõ. Theo Nguyễn Phúc, “Điều dễ nhận thấy là tác giả
chịu ảnh hưởng rõ rệt của sách giáo khoa về lý luận văn học của Liên Xô như
Abramôvits, Timôphêép và của Trung Quốc như Ba Nhân v.v…, về cả hệ thống
cũng như luận điểm chính trong từng nguyên lý” [83, tr.440]. Trong tình hình
chung ấy, việc nghiên cứu vấn đề chủ nghĩa hiện thực cũng chỉ được bắt đầu từ
thập niên 60, chủ yếu là dịch và giới thiệu những nghiên cứu đã được đúc kết của
phương Tây và Liên Xô. Ngoài những bộ giáo trình chính thống được giảng dạy
tại các trường học, các sách chuyên khảo về chủ nghĩa hiện thực chiếm số lượng
không nhiều. Đơn cử là cuốn Phương pháp sáng tác trong văn học nghệ thuật
của Hồng Chương được nhà xuất bản Sự thật ấn hành năm 1962. Còn lại, đa số
là các bài viết ngắn đăng tải trên báo chí, chủ yếu giới thiệu sơ lược hoặc giúp
độc giả tìm hiểu một vài phương diện nhất định của chủ nghĩa hiện thực phê
phán như: Vũ Khiêu, Dưới ánh sáng của Lênin tiến tới đỉnh cao nhất của văn
học (Tạp chí Văn học số 4/1960), Sơn Tùng, Điển hình trong văn học (Tạp chí
24
Văn học số 8/1960), Sơn Tùng, Tính cách điển hình (Tạp chí Văn học số
9/1960), Sơn Tùng, Hoàn cảnh điển hình (Tạp chí Văn học số 10/1960), Đỗ Đức
Dục, Tìm hiểu chủ nghĩa hiện thực phê phán (Tạp chí Văn học số 2/1964), Đỗ
Đức Dục, Chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học phương Tây từ nửa sau
thế kỷ XIX bước sang thế kỷ XX (Tạp chí Văn học số 3/1972),…Ngoài việc
nghiên cứu tài liệu lý luận nước ngoài và phổ biến cho độc giả Việt Nam, các
nhà nghiên cứu Việt Nam còn dùng lý thuyết ấy soi rọi và làm sáng tỏ thực tiễn
văn học ở Việt Nam, thể hiện qua những bài viết như: Suy nghĩ về sự xuất hiện
của chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam của Đỗ Đức Dục (Tạp chí Văn
học số 4/1971), Một vài suy nghĩ về lý luận văn học Mác – Lênin và thực tiễn
văn học Việt Nam của Phương Lựu (Tạp chí Văn học 6/ 1973), hay cuốn Truyện
Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du của Lê Đình Kỵ, xuất bản năm
1970…
Nghiên cứu và vận dụng lý thuyết về chủ nghĩa hiện thực, các nhà nghiên
cứu còn muốn dựa vào đó để phê phán một số quan điểm mà họ cho là phi
Mácxit. Một mặt, họ nghiên cứu và lên án một số xu hướng đi ngược lại quan
điểm của Mác, Lênin về văn học ở nước ngoài (như cuốn Chủ nghĩa xét lại hiện
đại trong văn học nghệ thuật ở một số nước của Hoàng Xuân Nhị, Trường Đại
học Tổng hợp, Hà Nội, 1974,…). Mặt khác, họ vận dụng những hiểu biết ấy để
phê phán những xu hướng tương tự của văn học trong nước. Một ý kiến vượt
khỏi khuôn khổ của các quan niệm kinh điển ấy, có thể sẽ trở thành chủ đề cho
một cuộc tranh luận thực sự. Tiêu biểu như cuộc tranh luận xung quanh cuốn
Các phương pháp nghệ thuật của Lê Đình Kỵ. Sự xuất hiện của tập sách này đã
kéo theo sự xuất hiện của hàng loạt bài viết: Bàn thêm về vấn đề thế giới quan và
sáng tác (Chung quanh cuộc thảo luận về cuốn “Các phương pháp nghệ thuật
của Lê Đình Kỵ” của Duy Lập (Tạp chí Văn học số 2/1963), Chung quanh cuộc
tranh luận về quyển “Các phương pháp nghệ thuật” của Lê Đình Kỵ của Hoàng
Xuân Nhị (Tạp chí Văn học số 4/1963), Nhìn lại cuộc trao đổi ý kiến về
25
cuốn “Các phương pháp nghệ thuật” của Lê Đình Kỵ của Nam Mộc (Tạp chí
Văn học số 5/1963),…
Nhìn lại nền lý luận văn học Việt Nam trước 1975, chúng ta nhận thấy đó
là một giai đoạn còn nhiều hạn chế nhưng không phải không có những mặt tích
cực. Thật vậy, tuy chưa có được lý thuyết riêng của chính mình nhưng việc tiếp
thu các công trình lý luận nước ngoài đã thể hiện được tinh thần cầu thị của giới
học thuật nước ta. Có thể còn thô sơ hay mắc phải những thiếu sót, sai lầm,
nhưng thành quả lao động ấy thật đáng ghi nhận cho những người được mệnh
danh là “khai sơn, phá thạch”, mở đầu cho một nền lý luận văn học hiện đại,
càng đáng trân trọng hơn khi họ đã vượt qua những khó khăn của đất nước trong
những năm bị chiến tranh chia cắt, để định hình và phát triển nền lý luận văn học
nước nhà.
Khi đất nước được thống nhất, hòa bình lập lại, cùng với văn học, lý luận
văn học bước sang một giai đoạn mới. Bên cạnh những cơ hội và thử thách có
chung với sáng tác văn học, lý luận còn có những cơ hội và thử thách riêng. Nếu
so với văn học thế giới, chúng ta có thể tự hào về nền văn học của cha ông,
nhưng nếu so với lý luận văn học thế giới, chúng ta chỉ là kẻ hậu duệ. Hơn nữa,
khi đất nước được giải phóng, được giao lưu với bên ngoài, chúng ta thật ái ngại
vì nhận thấy nền lý luận non trẻ của mình đã sớm già nua, lạc hậu. Nhiều vấn đề
như Tiếp nhận văn học, Chủ nghĩa cấu trúc, Chủ nghĩa hình thức, Phân tâm học,
Tâm phân học, Thi pháp học,… đã được các nước nói từ mấy chục năm trước
trong khi chúng ta chưa sẵn sàng để tiếp thu, nói gì đến phát hiện ra. Rõ ràng,
đổi mới là một nhu cầu vô cùng bức thiết đối với lý luận văn học Việt Nam.
Nhanh chóng chiếm lĩnh những mảng kiến thức mới, đồng thời vận dụng sáng
tạo vào nền văn học dân tộc là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của các nhà
lý luận văn học Việt Nam sau 1975. Với ý thức trách nhiệm cao độ, kết hợp với
tinh thần say mê khoa học, các nhà nghiên cứu Việt Nam đã đem lại sự khởi sắc
cho nền lý luận nước ta. Sự phong phú của tài liệu đã khơi thêm dòng tư duy,
khiến cho nhiều định kiến được dỡ bỏ, nhiều sai lầm được khắc phục, giúp cho
26
mỗi vấn đề được nhìn nhận từ nhiều phía hơn, khách quan hơn và hợp lý hơn.
Trong số những vấn đề ấy, vấn đề chủ nghĩa hiện thực cũng là một trong những
tâm điểm của quá trình đổi mới.
Từ 1975 đến nay, chặng đường hơn 30 năm quả không dài đối với lịch sử
và văn học dân tộc, cũng chưa đủ để hoàn tất quá trình hiện đại hóa đất nước và
nền lý luận văn học nước nhà. Song, đối với một vấn đề như chủ nghĩa hiện thực
thì việc nghiên cứu và đổi mới trong chừng ấy năm quả là không ít, nhất là khi
nó mới chỉ được chính thức ra mắt ở Việt Nam vào những năm 60. Để tiện cho
việc nghiên cứu, chúng tôi tạm chia quãng thời gian ấy thành: những năm 1975
– 1985, những năm 1986 – 2000 và những năm đầu thế kỷ XXI.
1.2.1. Những năm 1975 – 1985:
Xét về mặt lịch sử xã hội, đây là 10 năm đất nước thực hiện bước chuyển
đổi từ đời sống chiến tranh sang hòa bình, khắc phục hậu quả do chiến tranh để
lại và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Quá khứ vừa mới đi qua nên còn in
đậm dấu ấn trong lòng người. Viết về cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước vẫn là
một đề tài có sức cuốn hút lớn cả với lực lượng sáng tác đã kinh qua chiến tranh
lẫn lực lượng sáng tác trẻ. Thời gian chính là khoảng cách cần có giúp người
cầm bút nhìn về cuộc chiến tranh sâu sắc hơn, toàn diện hơn, từ đó, đối diện với
cuộc sống mới tỉnh táo hơn, vững vàng hơn. Do vậy, trong những năm cuối thập
kỉ 70, cơ bản, lối viết vẫn không khác mấy so với văn học thời kỳ kháng chiến
chống Mỹ. Tuy nhiên, sang đầu thập niên 80, tình hình đã biến chuyển theo một
xu hướng khác. Hiện thực cuộc sống sau chiến tranh đã làm vỡ lẽ nhiều điều.
Hóa ra, đằng sau vinh quang nào cũng có những đớn đau, bên cạnh những anh
hùng, cuộc sống còn có không ít kẻ tiểu nhân, trong mỗi con người đều có thiên
thần và ác quỷ. Cuộc đấu tranh giờ đây không phải chống kẻ thù ngoại xâm mà
là đấu tranh với quan liêu, tiêu cực làm thanh sạch xã hội và đấu tranh với chính
mình, làm thanh sạch tâm hồn con người. Lối viết một chiều, cách khai thác một
hướng, hoặc sơ lược, chung chung giờ đây khiến cả người đọc lẫn người viết
27
khó lòng chấp nhận. Điều này khiến cho văn học chững lại một thời gian, nhưng
đó lại là khoảng lặng cần thiết để nâng cao tư tưởng và bản lĩnh nghệ thuật của
người viết.
Trong thời gian này, lý luận văn học có sự chuyển tiếp giữa lý luận trước
và sau giải phóng. Trong bối cảnh đất nước thống nhất, sự giao lưu quốc tế
thuận lợi và được mở rộng, công việc tổ chức biên soạn giáo trình lý luận văn
học mới để giảng dạy ở khoa văn các trường đại học trên cả nước được triển
khai ngay sau tháng 4 năm 1975 bởi các chuyên gia trường Đại học Sư phạm và
Tổng hợp Hà Nội, Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, đến 5
năm sau, bộ giáo trình ấy mới được hoàn thành. Trong thời gian ấy, buộc lòng
chúng ta phải sử dụng bộ giáo trình được biên soạn trước giải phóng. Đó là bộ
Cơ sở lý luận văn học, gồm 4 tập, do tập thể các nhà giáo thuộc tổ bộ môn giảng
dạy lý luận văn học các trường Đại học Sư phạm Vinh, Đại học Sư phạm Hà Nội
và Đại học Tổng hợp Hà Nội biên soạn. Bộ sách này đã lần lượt ra đời từng tập
trong khoảng thời gian từ năm 1965 đến năm 1970.
Đến năm 1980, tập đầu tiên của bộ giáo trình được biên soạn theo tinh
thần mới đã được ra mắt. Đến năm 1985, trọn bộ 3 tập đã chính thức ra mắt, với
số trang đạt kỉ lục, lên tới 1300 trang. Đây là bộ giáo trình đầu tiên của nền lý
luận văn học trong giai đoạn mới. Nếu như trước giải phóng, các bộ giáo trình
của Nguyễn Lương Ngọc và Hà Minh Đức biên soạn chủ yếu giới thiệu những
thành tựu lý luận của các nước xã hội chủ nghĩa thì đến bộ giáo trình này, những
thành tựu của các nước tiên tiến Âu Mỹ đã được nghiên cứu và chọn lọc giới
thiệu. Nếu như trước đây, chủ nghĩa hiện thực được giới thiệu như một bước tiếp
nối của chủ nghĩa cổ điển và lãng mạn, đồng thời là tiền đề cho sự hình thành và
phát triển của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, thì nay, trong tập 3 mang
tên Phương pháp sáng tác, do Lê Đình Kỵ và Phương Lựu viết, được ấn hành
bởi nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp năm 1983, chủ nghĩa hiện
thực còn được giới thiệu trong mối tương quan với các chủ nghĩa hiện đại. Cách
giới thiệu này sẽ giúp cho việc nhìn nhận bức tranh các trào lưu, trường phái văn
28
học sẽ bao quát hơn, việc đánh giá đặc điểm và vai trò của chủ nghĩa hiện thực
cũng xác đáng hơn.
Bên cạnh việc biên soạn giáo trình để giảng dạy, các nhà lý luận Việt
Nam vẫn không ngừng đẩy mạnh công tác nghiên cứu và dịch thuật để giới thiệu
và hướng đạo cho bạn đọc bằng nhiều công trình, tiêu biểu như: Cuốn C.Mác,
F.Ăngghen, V.I.Lênin và một số vấn đề lý luận văn nghệ, của Hà Minh Đức,
được nhà xuất bản Sự thật ấn hành tại Hà Nội năm 1982 và cuốn Mấy vấn đề lý
luận văn học, Tài liệu tham khảo chương trình Hệ Cao đẳng Sư phạm, thành phố
Hồ Chí Minh, xuất bản năm 1984, với Phần chuyên đề C.Mác, F.Ăngghen,
V.I.Lênin và văn học nghệ thuật của Lê Đình Kỵ đã giới thiệu những quan điểm
về văn nghệ của các nhà tư tưởng lớn, cũng là những vấn đề then chốt của lý
luận Mácxít; cuốn Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại do Phan Cự Đệ biên soạn, được
nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp ấn hành tại Hà Nội năm 1977
và tái bản có sửa chữa, bổ sung năm 1978, trong tập 1, phần hai, cũng dành hẳn
chương sáu để bàn về Vấn đề điển hình hóa trong các tiểu thuyết hiện thực phê
phán ở Việt Nam; cuốn Tìm hiểu văn học của Lê Đình Kỵ được nhà xuất bản
Thành phố Hồ Chí Minh cho ra mắt năm 1984, dành chương ba để nói về Chủ
nghĩa hiện thực,… Mặc dù các cuốn sách kể trên cũng chỉ dành một phần nhất
định để bàn về chủ nghĩa hiện thực, nhưng đó là cơ hội cho vấn đề này được bàn
thêm ngoài phạm vi các bộ giáo trình.
Nói chung, nỗ lực của các nhà nghiên cứu Việt Nam là rất đáng ghi nhận.
Nhờ đó, độc giả Việt Nam được biết đến nền văn học hiện thực trên thế giới,
đồng thời nắm rõ nền văn học hiện thực của Việt Nam. Song, chừng ấy vẫn chưa
đủ vì việc các nhà nghiên cứu tiếp thu lý luận nước ngoài, sau đó truyền đạt lại
cho bạn đọc Việt Nam đã tỏ ra có nhiều hạn chế. Hạn chế thứ nhất là độc giả
không được tiếp xúc trực tiếp với các công trình nghiên cứu trong tính hệ thống
và toàn vẹn của nó. Việc dịch thuật đôi khi chỉ đi vào một vài vấn đề nhất định.
Hạn chế thứ hai nằm ở tính chủ quan của các dịch giả. Trong khi chuyển tải một
vấn đề từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác, nhiều dịch giả
29
thường kết hợp nguyên bản với ý kiến chủ quan của mình, làm cho nội dung bản
dịch đôi lúc sai khác so với nguyên bản. Trong khi đó, chuyện độc giả ảnh
hưởng từ tác giả lại là lẽ thường. Do vậy, việc dịch và giới thiệu trọn vẹn các
công trình nghiên cứu nước ngoài trở thành một đòi hỏi khá bức xúc. Đáp ứng
yêu cầu ấy, nhiều nhà nghiên cứu đã tập trung tâm lực để đảm đương công việc
này. Kết quả là trong thời kỳ này, chúng ta có được những tập sách quý dịch từ
tài liệu nước ngoài. Đầu tiên phải kể đến cuốn Số phận lịch sử của chủ nghĩa
hiện thực (Suy nghĩ về phương pháp sáng tác) của Bôrix Xuskôv, do Hoàng
Ngọc Hiến, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Hải Hà dịch, được nhà xuất bản Tác phẩm
mới (Hội Nhà văn Việt Nam) ấn hành năm 1980. Đây là một công trình nghiên
cứu mang tính chuyên sâu, cũng là một tài liệu quý để tham khảo khi nghiên cứu
về chủ nghĩa hiện thực. Tác giả đã chỉ ra tiến trình phát triển của chủ nghĩa hiện
thực, từ chủ nghĩa hiện thực thời Phục hưng, Khai sáng đến chủ nghĩa hiện thực
phê phán thế kỷ XIX ở Tây Âu, rồi đến chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa,
trong đó, chủ nghĩa hiện thực phê phán vẫn được trình bày kỹ hơn cả. Không
dành toàn bộ dung lượng để nghiên cứu về chủ nghĩa hiện thực, nhưng những
cuốn sách được dịch sau đó cũng đóng góp không nhỏ trong việc giới thiệu chủ
nghĩa hiện thực đến độc giả Việt Nam.
Cuốn Lý luận văn học của Gulaiep, do Lê Ngọc Tân dịch, được nhà xuất
bản Đại học và trung học chuyên nghiệp ấn hành năm 1982 dành gần 20 trang
của chương VI để nói về trào lưu văn học này. Với số trang không nhiều, tác giả
đã trực tiếp đi vào đặc điểm của chủ nghĩa hiện thực phê phán, cơ sở xã hội và ý
thức chỉ được nhắc thoáng qua. Việc đối sánh với chủ nghĩa lãng mạn là cách
Gulaiep thường dùng để nêu bật đặc điểm của chủ nghĩa hiện thực. Hơn nữa,
ông cũng tỏ ra ưu ái đối với văn học Nga khi thường xuyên trích dẫn những ý
kiến của Bêlinxki và chứng minh qua sáng tác của các nhà văn Nga, để rồi cuối
cùng, ông cho rằng “Chủ nghĩa hiện thực phê phán, trào lưu nghệ thuật chủ đạo
thế kỷ XIX, đạt được sự phồn thịnh cao nhất trong văn học Nga, nền văn học đã
nổi lên vị trí hàng đầu trên thế giới vào nửa sau thế kỷ, vào thời kỳ bắt đầu sự
30
khủng hoảng của hệ tư tưởng và văn hóa tư sản phương Tây” [31, tr.440] và
“còn tiếp tục tồn tại ở cả thế kỷ XX” [31, tr.441]. Cũng cần nói thêm là tác giả
đã gọi văn học Phục hưng là chủ nghĩa hiện thực nhân văn và gọi chủ nghĩa tự
nhiên và chủ nghĩa hiện đại là các trào lưu phi hiện thực trong văn học và nghệ
thuật thế kỷ XX.
Đặc biệt, năm 1984, nhà xuất bản Khoa học xã hội đã cho ra mắt cuốn
Sáng tạo nghệ thuật, hiện thực, con người của M.B.Khraptrenkô do Nguyễn Hải
Hà, Lại Nguyên Ân, Duy Lập dịch và giới thiệu. Đây là cuốn sách đã đạt giải
thưởng Quốc gia Liên Xô 1980. Trọng tâm của công trình là phần Các hình thức
khái quát hóa hiện thực chủ nghĩa, với hơn 200 trang sách, được in trong tập 1.
Trong phần này, Khraptrenkô đã trình bày các hình thức khái quát nghệ thuật
phong phú đa dạng của chủ nghĩa hiện thực, từ chủ nghĩa hiện thực thời Phục
hưng, thời Khai sáng, cho đến hiện thực phê phán và hiện thực xã hội chủ nghĩa.
Ông đi sâu phân tích đặc điểm sáng tác của từng nhà văn qua các tác phẩm tiêu
biểu của họ để làm rõ sự phong phú của những hình thức khái quát hiện thực ấy.
Riêng đối với chủ nghĩa hiện thực phê phán, bằng việc phân tích các sáng tác
của Xtăngđan, Bandắc, Flôber (Pháp), Puskin, Gôgôl, Đôxtôiepxki, Sêkhôp,
L.Tônxtôi (Nga), ông đã bác bỏ quan niệm phiến diện coi chủ nghĩa hiện thực
phê phán chỉ có chức năng phê phán, quan hệ giữa tính cách và hoàn cảnh chỉ là
quan hệ thụ động, một chiều, mỗi môi trường xác định chỉ thể hiện trong một
điển hình,… Theo ông, chủ nghĩa hiện thực phê phán còn bao hàm cả việc mô tả
cái tích cực, cái lý tưởng, cái đẹp, và bảng màu của nó rất linh hoạt, phong phú:
“chủ nghĩa hiện thực không bao giờ đồng nghĩa với chủ nghĩa tự nhiên. Trong
các biểu hiện ưu tú của mình, chủ nghĩa hiện thực đã bao hàm sự mô tả những
tính cách mãnh liệt, những ham mê sâu sắc, cũng như ngoa dụ, phóng đại, cái
hoang đường”. Ông luôn phê phán xã hội học dung tục, sự phiến diện, sự sơ
lược giản đơn, và nhấn mạnh tới “biện chứng của sự phát triển nghệ thuật hiện
thực”.
31
Năm 1985, Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Nghĩa Trọng, Lê
Ngọc Trà dịch và giới thiệu cuốn Dẫn luận nghiên cứu văn học do G.N.Pospelov
chủ biên. Tác giả đã dành chương VII trong tập I để trình bày về Các phương
pháp sáng tác (Các nguyên tắc phản ánh đời sống bằng nghệ thuật). Trong phần
Bản chất của chủ nghĩa hiện thực, ông đã cho rằng “Trong văn học nghệ thuật,
chủ nghĩa hiện thực đã dần dần phát triển qua nhiều thế kỷ. Nhưng sự hiểu biết
rằng nó đang tồn tại và bản thân thuật ngữ “chủ nghĩa hiện thực” thì chỉ xuất
hiện vào khoảng giữa thế kỷ XIX” [74, tr.246]. Đi vào trình bày bản chất của chủ
nghĩa hiện thực, ông bám sát vào ý kiến của Ăngghen và chỉ đi sâu phân tích
mối quan hệ giữa hoàn cảnh và tính cách. Trong Sự phản ánh cuộc sống bằng
phương pháp hiện thực chủ nghĩa và phương pháp phi hiện thực chủ nghĩa, ông
tập trung nghiên cứu tương quan giữa thế giới chủ quan của nhà văn với thực tại
khách quan được phản ánh trong tác phẩm của các phương pháp, nếu phần chủ
quan giữ vai trò chủ đạo thì đó là sự phản ánh phi hiện thực chủ nghĩa và ngược
lại. Từ đó, ông khẳng định “Trong phạm vi phát triển riêng của văn học hiện
thực chủ nghĩa cần phải thừa nhận quá trình khắc phục mâu thuẫn trong thế
giới của các nhà văn là quan trọng nhất” [74, tr.262]. Trong Những dạng cơ
bản của chủ nghĩa hiện thực, ông giới thiệu “một chủ nghĩa hiện thực với chất
lượng mới, có trình độ cao hơn đã xuất hiện và được gọi là chủ nghĩa hiện thực
xã hội chủ nghĩa” [74. tr.263].
Có thể nói, trong khi chúng ta chưa có nhiều sách của chính giới nghiên
cứu trong nước thì những cuốn sách dịch thuật từ các công trình nghiên cứu của
nước ngoài là vô cùng quý giá. Việc tiếp nhận những cuốn sách ấy giúp chúng ta
nhanh chóng chiếm lĩnh những thành tựu lý luận của nước ngoài, rút ngắn được
thời gian nghiên cứu. Tuy nhiên, do giới hạn trong việc tiếp nhận lý luận văn
học của các nước xã hội chủ nghĩa, nhất là Liên Xô, lại chưa chấp nhận những
quan điểm phi Mácxit nên nguồn tài liệu chưa thật phong phú. Theo đó, vấn đề
chủ nghĩa hiện thực chủ yếu cũng mới được nhìn từ một phía, chưa có thể gọi là
toàn diện.
32
Bên cạnh việc nghiên cứu và dịch thuật những công trình dài hơi, việc
đăng tải những bài viết ngắn trên báo chí cũng khá sôi nổi. So với các công trình
chuyên sâu, các bài viết này tỏ ra năng động hơn bởi nó thuận lợi cho sự thể hiện
các nghiên cứu bước đầu, những thử nghiệm hay những kiến nghị nhất định. Về
chủ nghĩa hiện thực, các vấn đề được đem ra bàn luận khá đa dạng. Chúng ta có
thể nhận thấy điều này qua hàng loạt bài viết: “Về bút pháp hiện thực trong thơ
Việt Nam hiện đại” 1945-1980 của Phạm Tiến Duật (Tạp chí Văn học số 5/
1980), Nhìn chủ nghĩa hiện thực trong sự vận động lịch sử (Đọc Số phận lịch sử
của chủ nghĩa hiện thực - Xuscốp) của Lại Nguyên Ân (Tạp chí Văn học số
4/1981), Mấy vấn đề lý luận về Chủ nghĩa hiện thực của Phùng Văn Tửu (Tạp
chí Văn học số 6/1982), Chủ nghĩa hiện thực dưới ánh sáng của nguyên lý hệ
thống của Trọng Đức (Tạp chí Văn học số 6/1982), Ảnh hưởng của tư tưởng
Mácxít và phong trào cách mạng đối với sự phát triển của văn xuôi hiện thực
phê phán Việt Nam 1930-1945 của Phan Cự Đệ (Tạp chí Văn học số 6/1982),…
Nhìn chung, do tính chất văn học giai đoạn này cơ bản vẫn như trước đây nên
chúng ta chưa bắt gặp một bài viết nào thể hiện quan niệm có tính đột phá. Chỉ
đến giai đoạn tiếp theo, vấn đề mới được xới lên và có nhiều điều cần bàn.
1.2.2. Những năm 1986 - 2000:
Mười năm sau giải phóng cũng là mười năm tiến lên xây dựng chủ nghĩa
xã hội trên cả nước. Không phải chúng ta không có những thành tựu, nhưng về
cơ bản, mười năm này chúng ta đã mắc phải không ít sai lầm, dẫn đến khủng
hoảng nhiều mặt. Đó là giai đoạn cực kỳ khó khăn, đến hôm nay vẫn còn là một
ám ảnh. Trong đời sống văn nghệ, không khí cũng ngày càng trở nên khó thở
hơn. Trước tình hình đó, Đảng ta đã chủ trương đổi mới, thực hiện chính sách
cải cách trên nhiều lĩnh vực, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và phát triển
đi lên. Được trả lại không khí tự do, dân chủ, văn nghệ như được tiếp thêm
nguồn sinh khí mới, hàng loạt tác phẩm đã ra đời, tạo nên sự bừng nở về phong
33
cách của các nhà văn. Tất nhiên, thành quả này đã được chuẩn bị từ trước đó.
Trước khi Đảng tiến hành công cuộc đổi mới, một số nhà văn đã mạnh dạn dấn
bước, mở đường cho một nền văn nghệ mới, nhằm phản ánh trọn vẹn bức tranh
đời sống của xã hội và mỗi cá nhân con người. Cho nên, trong bài Trên bức
tranh của ngót nửa thế kỷ văn học mới, Phong Lê đã nói lên lẽ công bằng: “Nói
Đại hội VI của Đảng và Nghị quyết 05 của Bộ chính trị mở ra một giai đoạn mới
trong văn nghệ là đúng, nhưng cũng chưa thật sát, thật khoa học. Nếu nói đến
sự khởi sắc hôm nay tôi tưởng không được quên hôm qua. Một loạt các sáng tác
mới ra đời từ nửa đầu những năm 80 của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma
Văn Kháng, Nguyễn Mạnh Tuấn, Lê Lựu,… đã là những lực lượng tiền trạm
dũng cảm mở đường và tạo đà cho văn học hôm nay. Rõ ràng những thành tựu
của văn học hôm nay có đóng góp của hôm qua” [50, tr.98]. Điều này cho thấy,
thực tiễn sáng tác luôn năng động, sự năng động ấy cũng là một nhân tố kích
thích sự năng động của đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước
đối với văn nghệ cũng như kéo theo sự năng động của lý luận văn học.
Thật vậy, nếu những năm 1975 – 1985, lý luận văn học tỏ ra khá bằng
lặng thì sau năm 1986, không khí sinh hoạt lý luận trở nên sôi nổi hẳn lên. Về
việc biên soạn giáo trình, vào giữa những năm 80 của thế kỷ XX, theo chủ
trương cải cách sư phạm của Bộ Giáo dục, các trường đại học cần chủ động tổ
chức biên soạn giáo trình riêng cho trường mình, vừa đảm bảo tính khoa học,
vừa phù hợp với nghiệp vụ đặc thù. Việc không tiến hành biên soạn một bộ giáo
trình dùng chung cho các trường đại học trong cả nước, các trường phải tự túc về
giáo trình sẽ khiến cho giáo trình về lý luận văn học tăng lên về số lượng. Thật
vậy, nếu như trước đây, các trung tâm lớn như trường Đại học Sư phạm Hà Nội
và Đại học Tổng hợp Hà Nội thường phối hợp trong công tác biên soạn giáo
trình thì nay, mỗi trường có một bộ giáo trình riêng. Hưởng ứng chủ trương cải
cách của nhà nước, họ bắt tay ngay vào công việc biên soạn. Trong 3 năm ráo
riết làm việc, từ năm 1986 đến 1988, bộ giáo trình do tập thể giáo viên thuộc bộ
môn lý luận văn học của các trường Đại học Sư phạm (Hà Nội I, Hà Nội II,
34
Thành phố Hồ Chí Minh) đã được ra mắt. Đây là bộ giáo trình quán triệt tinh
thần đổi mới tư duy lý luận văn học trong bối cảnh chung của sự nghiệp đổi mới
do Đảng vừa khai mở. Trong khi tiếp tục quán triệt các ý kiến của các tác gia
kinh điển mỹ học Mác – Lênin, các tác giả còn chú trọng tiếp tục hấp thu những
thành tựu mới mẻ của lý luận văn học Xô Viết, đồng thời kết hợp sử dụng thích
đáng những kiến thức hiện đại thuộc các chuyên ngành gần gũi với lý luận văn
học như: mỹ học, thi pháp học, phương pháp luận nghiên cứu văn học, tâm lý
học, xã hội học văn học, khiến cho những vấn đề vốn quen thuộc trở nên mới
mẻ. Trong bộ giáo trình này, vấn đề chủ nghĩa hiện thực được in trong phần ba
có tên Phương pháp sáng tác, do Phương Lựu, Nguyễn Xuân Nam, Thành Thế
Thái Bình biên soạn. Điều đặc biệt là ở phần này, Phương Lựu đã bàn về vấn đề
chủ nghĩa hiện thực (đúng hơn là khuynh hướng hiện thực) trong văn học
phương Đông vì theo ông, nó đã xuất hiện ở Trung Quốc ngay từ thời nhà
Đường, và ở Việt Nam từ thế kỷ thứ XVIII. Bộ giáo trình này sau được tái bản
vào năm 1997 và 2002.
Sau khi bộ giáo trình của Đại học Sư phạm được ra mắt, trường Đại học
Tổng hợp Hà Nội cũng cho xuất bản bộ giáo trình mang tên Lý luận văn học vào
năm 1993. Đây là thành quả lao động của tập thể cán bộ giảng dạy trẻ của bộ
môn lý luận văn học. Sức trẻ trong tư duy lý luận đã khiến họ mạnh dạn sử dụng
các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành kết hợp với liên ngành để tiếp cận và
xem xét vấn đề. Đến với phần bàn về chủ nghĩa hiện thực, chúng ta cũng nhận
thấy một cách kiến giải không giống với các giáo trình trước đó. Tính đến năm
2003, bộ giáo trình này đã được tái bản đến lần thứ 9.
Tuy nhiên, nói gì thì nói, sự đổi mới trong các bộ giáo trình chính thống
vẫn chỉ ở trong chừng mực nhất định. Sự đổi mới trong các chuyên khảo được
thể hiện rõ nét hơn, do tính chất tự do của loại tài liệu này quy định nên. Có thể
thấy giai đoạn sau đổi mới là một giai đoạn cực kỳ sôi nổi trong trao đổi văn
học. Đó là một thời kỳ mà nhiều vấn đề cũ được xới lên, lật lại và được kiến giải
theo nhiều cách mới. Vấn đề chủ nghĩa hiện thực cũng được xem xét, đánh giá
35
lại, từ khái niệm cho đến đặc điểm, vị trí, chức năng. Các tờ báo, tạp chí chuyên
ngành đã trở thành diễn đàn cho những quan niệm đối lập được cọ xát. Riêng
trên Tạp chí Văn học, người ta đã chứng kiến nhiều vấn đề được đem ra mổ xẻ:
Về nội dung khái niệm chủ nghĩa hiện thực trong văn học của Nguyễn Văn Hạnh
(Tạp chí Văn học số 2/1987), Cái cá biệt và cái khái quát trong nghệ thuật của
Nguyễn Văn Hạnh (Tạp chí Văn học số 5/1988), Phản ánh hiện thực là chức
năng hay thuộc tính của văn học (Tạp chí Văn học số 1/1989), Đổi mới hay dấu
hiệu khủng hoảng về lý luận của Thành Duy (Tạp chí Văn học số 2/1989), Nhận
thức lại vị trí của chủ nghĩa hiện thực và vấn đề chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ
nghĩa của Phong Lê (Tạp chí Văn học số 4/1989), Từ đặc thù văn học nhìn lại
(vị trí của Phản ánh luận và thế giới quan) của Nguyễn Trung Hiếu (Tạp chí
Văn học số 4/ 1989), Tinh thần phân tích tâm linh, một đặc trưng của chủ nghĩa
hiện thực của Phùng Quý Nhâm (Tạp chí Văn học số 4/1998), Lại bàn về chủ
nghĩa hiện thực trong Truyện Kiều của Nguyễn Du của Đào Xuân Quý (Tạp chí
Văn học số 9/2000),… Điều đáng chú ý là, từ những bài viết ngắn trên báo chí,
nhiều nhà nghiên cứu đã có ý thức tập hợp các bài viết rải rác lại thành một cuốn
sách, qua đó thể hiện tập trung một quan điểm nhất định hoặc phản ánh quá trình
nhận thức của một nhà nghiên cứu nhất định.
Nói đến lý luận văn học trong thời kỳ đổi mới, hẳn không ai không biết
đến cuốn Lý luận và văn học của Lê Ngọc Trà được nhà xuất bản Trẻ ấn hành
năm 1990. Đây là cuốn sách tập hợp các bài viết của ông từ năm 1974 đến năm
1989, trong đó, có sức nặng hơn cả là những bài đã đăng trên báo Văn nghệ
những năm 1987-1988. Ngay từ khi mới xuất bản, cuốn sách đã thu hút sự chú ý
của đông đảo độc giả và gây nên cuộc tranh luận sôi nổi, gay gắt trong giới
nghiên cứu, phê bình văn học. Theo Lại Nguyên Ân trong Xung quanh một cuộc
luận chiến về lý thuyết văn học thì có 3 cách phản ứng khác nhau trước những
quan điểm của Lê Ngọc Trà, đó là phản bác, đồng tình và vừa chia sẻ, vừa góp ý
cho ông. Năm 1991, tác phẩm đã đạt giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam, nhưng
xem ra cuộc tranh luận vẫn chưa ngã ngũ, bởi theo Lại Nguyên Ân, tình hình ấy
36
cần “một quan tòa phán xử” nhưng có vẻ chưa ai sẵn sàng cho vai trò ấy. Nói
như vậy không có nghĩa vấn đề bị bỏ trôi, mà ngược lại, sự bỏ ngỏ này cho phép
mỗi người khai thác tư liệu theo cách riêng của mình. Đến với những bài viết
như Văn nghệ và chính trị, Vấn đề văn học phản ánh hiện thực, Vấn đề con
người trong văn học, chúng ta sẽ tìm thấy những ý kiến mới mẻ về vấn đề chủ
nghĩa hiện thực.
Với cuốn Mấy vấn đề lý luận văn nghệ trong sự nghiệp đổi mới (nhà xuất
bản Sự thật, 1991), Hà Minh Đức đã tập hợp được các bài viết của các nhà văn,
các nhà lý luận phê bình từ Bắc chí Nam cùng khai thác các vấn đề văn nghệ
trong quá trình đổi mới. Tuy còn có những suy nghĩ và cách lý giải riêng cần
trao đổi thêm, nhưng nhìn chung các bài viết đã gặp gỡ nhau ở chỗ cùng khẳng
định tính đúng đắn trong đường lối văn nghệ của Đảng, những thành tựu của văn
nghệ cách mạng cũng như mối liên hệ giữa văn nghệ và đời sống, trách nhiệm
xã hội của nhà văn và nhiệt tình đóng góp cho sự nghiệp chung nhằm đổi mới
văn nghệ nước nhà. Trong số những bài viết ấy, bài Đổi mới và quy luật của
Phan Cự Đệ, Văn học trên con đường đổi mới của Nguyễn Văn Hạnh, Đôi nét về
một tư duy văn học đang hình thành của Nguyên Ngọc, Góp một cách nhìn tình
hình văn nghệ hiện nay của Ngô Thảo, Đôi điều về sách văn học hôm nay của
Vũ Tú Nam,… đã cung cấp cho chúng ta những vấn đề về cơ sở xã hội và ý thức
của lý luận văn học sau năm 1975, đặc biệt là những quan điểm về mối quan hệ
giữa văn học và hiện thực, về chủ nghĩa hiện thực và về văn học hiện nay.
Trang giấy trước đèn là tập phê bình, tiểu luận của Nguyễn Minh Châu
do Tôn Phương Lan sưu tầm, tuyển chọn từ những bài viết đăng trên các báo từ
1970 - 1990, được nhà xuất bản Khoa học xã hội giới thiệu đến độc giả năm
1993. Đây là một tập hợp những bài viết mà sinh thời Nguyễn Minh Châu rất
tâm đắc, thuộc 3 lĩnh vực: phê bình - tiểu luận, chân dung văn học và kinh
nghiệm sáng tác mà trước lúc lâm chung, ông kịp để lại cho đời. Riêng phần tiểu
luận – phê bình, Nguyễn Minh Châu đã khiến cho “Lịch sử phê bình đương đại
sẽ nhớ tới ông ở tư cách là người đầu tiên khuấy động sự tĩnh lặng hằng bao
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM

More Related Content

Similar to Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM

Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...NuioKila
 
Lược đồ văn học quốc ngữ việt nam nhìn từ quá trình hình thành và tương tác t...
Lược đồ văn học quốc ngữ việt nam nhìn từ quá trình hình thành và tương tác t...Lược đồ văn học quốc ngữ việt nam nhìn từ quá trình hình thành và tương tác t...
Lược đồ văn học quốc ngữ việt nam nhìn từ quá trình hình thành và tương tác t...Thế Giới Tinh Hoa
 
Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm) 2907864
Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm) 2907864Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm) 2907864
Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm) 2907864nataliej4
 
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260nataliej4
 
Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp
Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp
Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp nataliej4
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
Tailieu.vncty.com the loai-tuy_but_trong_van_hoc_viet_nam_tu_1930_den_1975
Tailieu.vncty.com   the loai-tuy_but_trong_van_hoc_viet_nam_tu_1930_den_1975Tailieu.vncty.com   the loai-tuy_but_trong_van_hoc_viet_nam_tu_1930_den_1975
Tailieu.vncty.com the loai-tuy_but_trong_van_hoc_viet_nam_tu_1930_den_1975Trần Đức Anh
 
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam nataliej4
 
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh KhuêLuận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh KhuêDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM (20)

Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
 
Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại đối với tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến...
Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại đối với tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến...Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại đối với tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến...
Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại đối với tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến...
 
Lược đồ văn học quốc ngữ việt nam nhìn từ quá trình hình thành và tương tác t...
Lược đồ văn học quốc ngữ việt nam nhìn từ quá trình hình thành và tương tác t...Lược đồ văn học quốc ngữ việt nam nhìn từ quá trình hình thành và tương tác t...
Lược đồ văn học quốc ngữ việt nam nhìn từ quá trình hình thành và tương tác t...
 
Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm) 2907864
Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm) 2907864Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm) 2907864
Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm) 2907864
 
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
 
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOTLuận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
 
Luận án: Đặc điểm hồi ký văn học Việt Nam từ 1975 đến 2010
Luận án: Đặc điểm hồi ký văn học Việt Nam từ 1975 đến 2010Luận án: Đặc điểm hồi ký văn học Việt Nam từ 1975 đến 2010
Luận án: Đặc điểm hồi ký văn học Việt Nam từ 1975 đến 2010
 
Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp
Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp
Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đLuận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
 
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh TháiĐặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
 
Tailieu.vncty.com the loai-tuy_but_trong_van_hoc_viet_nam_tu_1930_den_1975
Tailieu.vncty.com   the loai-tuy_but_trong_van_hoc_viet_nam_tu_1930_den_1975Tailieu.vncty.com   the loai-tuy_but_trong_van_hoc_viet_nam_tu_1930_den_1975
Tailieu.vncty.com the loai-tuy_but_trong_van_hoc_viet_nam_tu_1930_den_1975
 
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
 
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh KhuêLuận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
 
Tiểu thuyết “hoa hậu xứ mường” và “vương quốc ảo ảnh” của Phượng Vũ
Tiểu thuyết “hoa hậu xứ mường” và “vương quốc ảo ảnh” của Phượng VũTiểu thuyết “hoa hậu xứ mường” và “vương quốc ảo ảnh” của Phượng Vũ
Tiểu thuyết “hoa hậu xứ mường” và “vương quốc ảo ảnh” của Phượng Vũ
 
Luận văn: Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Luận văn: Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đạiLuận văn: Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Luận văn: Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
 
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đạiThơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
 
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIXLuận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
 
minh chau.pdf
minh chau.pdfminh chau.pdf
minh chau.pdf
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 

Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH VẤN ĐỀ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC TRONG LÝ LUẬN VĂN HỌC Ở VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864 DỊCH VỤ VIẾT LUẬN VĂN CHẤT LƯỢNG WEBSITE: LUANVANTRUST.COM ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864 MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH VẤN ĐỀ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC TRONG LÝ LUẬN VĂN HỌC Ở VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 60 22 32 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. HUỲNH NHƯ PHƯƠNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2008
  • 3. 1 MỤC LỤC trang MỤC LỤC…………………………………………………………..…...................1 MỞ ĐẦU……………………………………………………………………............3 Chương 1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHUNG VỀ VẤN ĐỀ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC TRONG LÝ LUẬN VĂN HỌC Ở VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY...............................................................................................10 1.1. Cơ sở xã hội và tư tưởng: .....................................................................................10 1.1.1. Cơ sở xã hội:................................................................................................... 10 1.1.2. Cơ sở tư tưởng:............................................................................................... 15 1.2. Tình hình nghiên cứu:...........................................................................................22 1.2.1. Những năm 1975 – 1985:............................................................................. 26 1.2.2. Những năm 1986- 2000:............................................................................... 32 1.2.3. Những năm đầu thế kỷ XXI:......................................................................... 41 Chương 2 VẤN ĐỀ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC TRONG CÁC GIÁO TRÌNH LÝ LUẬN VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY . 53 2.1. Lược thuật nội dung các giáo trình bàn về chủ nghĩa hiện thực: ....................54 2.1.1. Chủ nghĩa hiện thực theo nghiên cứu của Lê Đình Kỵ:............................ 54 2.1.3. Chủ nghĩa hiện thực theo nghiên cứu của Đỗ Văn Khang:....................... 74 2.2. Đánh giá việc biên soạn giáo trình lý luận văn học về vấn đề chủ nghĩa hiện thực:.....................................................................................................................................................78 Chương 3 VẤN ĐỀ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC TRONG CÁC TIỂU LUẬN, CHUYÊN KHẢO VỀ LÝ LUẬN VĂN HỌC Ở VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY...............................................................................................95 3.1. Khái niệm:..............................................................................................................96 3.2. Thời điểm xuất hiện của chủ nghĩa hiện thực: ................................................100 3.2.1. Chủ nghĩa hiện thực trong văn học cổ phương Đông: ............................ 101 3.2.2. Sự xuất hiện của chủ nghĩa hiện thực ở Việt Nam: ................................. 104
  • 4. 2 3.3. Văn học phản ánh hiện thực: .............................................................................108 3.3.1. Khái niệm hiện thực: ................................................................................... 108 3.3.2. Vấn đề văn học phản ánh hiện thực:......................................................... 115 3.4. Vị trí và quan hệ của chủ nghĩa hiện thực: ......................................................131 3.4.1. Vị trí của chủ nghĩa hiện thực:................................................................... 131 3.4.2. Mối quan hệ của chủ nghĩa hiện thực với các trào lưu, phương pháp sáng tác khác:.................................................................................................................................136 3.5. Xu hướng vận động và phát triển của chủ nghĩa hiện thực: ..........................142 KẾT LUẬN ………………………………………………………………….….153 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................157
  • 5. 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Sáng tác văn học có hai kiểu chính là hiện thực và lãng mạn. Bêlinxki từng đề nghị hai kiểu sáng tác này là kiểu sáng tác tái hiện và kiểu sáng tác tái tạo. Kiểu sáng tác tái tạo thiên về bộc lộ những yếu tố chủ quan hơn là phản ánh thế giới khách quan, bày tỏ lý tưởng hơn là mô tả thực tại. Kiểu sáng tác tái hiện lại quan tâm trước hết đến mảnh đất thực tại và luôn tôn trọng sự thực khách quan, mô tả cuộc sống như nó vốn có hơn là cần có. Cả hai kiểu sáng tác ấy đều có vẻ đẹp riêng và không ít khi cùng hiện diện trong từng tác phẩm cụ thể. Tuy nhiên, khi đến với văn chương, con người mong muốn làm giàu cho mình bằng một thế giới của những ước mơ, mộng tưởng, nhưng vẫn không thôi tìm kiếm ở đó bóng dáng của thế giới hiện tồn. Hơn nữa, những ước mơ, hoài bão dù bay cao, bay xa đến đâu, vẫn thoát thai từ mảnh đất hiện thực; những niềm vui, nỗi buồn của thế giới tâm hồn dù phức tạp đến đâu cũng bắt nguồn và được giải thích bằng hiện thực. Chính vì vậy, chất lượng phản ánh cuộc sống, giá trị hiện thực của tác phẩm vẫn luôn là những vấn đề được đặc biệt quan tâm. Người ta có thể tìm thấy điều này nhiều nhất ở chủ nghĩa hiện thực, một trào lưu, một phương pháp sáng tác ra đời vào nửa đầu thế kỷ XIX, được xem là phát huy cao độ nhất kiểu sáng tác tái hiện. Nếu xem kiểu sáng tác tái hiện là một dòng sông, giá trị hiện thực là chất phù sa của dòng sông ấy, thì chủ nghĩa hiện thực chính là khúc sông chảy xiết và chuyên chở nhiều phù sa nhất. Trong tiến trình văn học, chủ nghĩa hiện thực là một trào lưu, một phương pháp sáng tác quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới trong tư duy nghệ thuật của con người. Phát huy những điểm mạnh, đồng thời khắc phục những hạn chế của các trào lưu, phương pháp xuất hiện trước đó, chủ nghĩa hiện thực đã kết tinh được truyền thống văn học và tinh thần thời đại. Trong giai đoạn cực thịnh của mình, chủ nghĩa hiện thực đã đóng góp cho kho tàng văn học thế giới biết bao tác phẩm, với
  • 6. 4 không ít những kiệt tác, thể hiện chân thực và sâu sắc thế giới khách quan cũng như tâm hồn con người. Cuối thế kỷ XIX, mặc dù có chiều hướng suy thoái thành chủ nghĩa tự nhiên và bị lấn át bởi một số trào lưu văn học hiện đại khác, chủ nghĩa hiện thực vẫn khẳng định được sức sống của mình. Sang thế kỷ XX, nhiều biến thể của chủ nghĩa hiện thực như chủ nghĩa hiện thực mới, chủ nghĩa hiện thực kỳ ảo, chủ nghĩa hiện thực cấu trúc, chủ nghĩa hiện thực tâm lý,… đã ra đời, cho thấy đây là một hiện tượng không ngừng vận động và phát triển. Vì những lẽ đó, chủ nghĩa hiện thực luôn chiếm một vị trí đáng kể trong lý luận văn học. Các nền lý luận văn học lớn trên thế giới đều dành sự quan tâm đặc biệt cho chủ nghĩa hiện thực. Tính đến nay, chủ nghĩa hiện thực đã ra đời gần 2 thế kỷ, nhưng vấn đề này vẫn gợi cảm hứng cho các nhà lý luận trong những công trình nghiên cứu cũng như trong các cuộc trao đổi, tranh luận. Tình hình nghiên cứu sôi động trên thế giới thời gian qua không cho phép các nhà nghiên cứu Việt Nam xem đây như một cái gì đã hoàn tất, mà phải liên tục nhận thức lại vấn đề để có được một cái nhìn sâu sắc, toàn diện và tiến bộ về chủ nghĩa hiện thực. Từ năm 1975 đến nay, xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi quan trọng. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu lý luận nói chung và chủ nghĩa hiện thực nói riêng cũng có những dấu hiệu mới. Nghiên cứu “Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay” là một cơ hội để chúng ta nhận diện, đánh giá vấn đề lý luận không mới này trong điều kiện, hoàn cảnh xã hội mới. 2. Lịch sử vấn đề: Từ khi xuất hiện trong lý luận văn học Việt Nam đến nay, chủ nghĩa hiện thực luôn là một vấn đề nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu. Được giới thiệu trong nhiều công trình dịch thuật, có mặt trong những bộ giáo trình sử dụng chung cho cả nước, xuất hiện trên nhiều tạp chí, tờ báo quan trọng, trong các tập tiểu luận phê bình được đánh giá cao, là tâm điểm của nhiều cuộc tranh luận văn học, chủ nghĩa hiện thực đã và đang là một trong những vấn đề quan yếu của lý luận văn học Việt Nam. Tuy nhiên, bức tranh toàn cảnh về tình hình nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học ở Việt Nam lại chưa được một công trình nào
  • 7. 5 quan tâm một cách toàn diện. Đáng kể nhất có thể kể đến là hai bài viết Một chặng đường phát triển của việc biên soạn giáo trình lý luận văn học của Nguyễn Phúc (trích trong Việt Nam nửa thế kỷ văn học (1945 – 1995) do Hữu Thỉnh chủ biên (nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội, 1997) và Về việc biên soạn giáo trình lý luận bậc đại học ở ta năm mươi năm qua của Nguyễn Ngọc Thiện (Tạp chí Nghiên cứu văn học số 5/2006). Hai bài viết này đã cung cấp cho chúng ta một cái nhìn chung về công việc biên soạn giáo trình lý luận văn học Việt Nam 50 năm qua, trong đó có chủ nghĩa hiện thực. Song, lý luận về chủ nghĩa hiện thực trong các chuyên khảo, tiểu luận từ trước đến nay lại chưa được tổng kết, đánh giá. Trong tình hình nghiên cứu chung đó, đáng mừng là việc khái quát tình hình nghiên cứu lý luận văn học từ 1975 đến nay có được quan tâm hơn. Trong cuốn Văn học Việt Nam sau 1975, Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy (nxb. Giáo dục, 2006) do Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn đồng chủ biên, phần Những vấn đề chung, các tác giả đã tập hợp các bài viết của những nhà nghiên cứu tên tuổi Việt Nam như Phương Lựu, La Khắc Hòa, Nguyễn Nghĩa Trọng, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Ngọc Thiện, Nguyễn Văn Long,…Với những bài viết như Những vấn đề cơ bản đang đặt ra trong các cuộc tranh luận của giới văn học hiện nay, Ba mươi năm lý luận, phê bình, nghiên cứu văn học – thành tựu và suy ngẫm, Những trăn trở tiến bước của lý luận văn học giai đoạn 1975 – 1985, Văn học Việt Nam trước và sau 1975 – nhìn từ yêu cầu phản ánh hiện thực, Sự phát triển của lý luận – phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX và từ sau 1975 đến nay,… các nhà nghiên cứu đã cung cấp cho chúng ta những tư liệu về tình hình xã hội sau năm 1975 cũng như vai trò, diện mạo của lý luận văn học trong giai đoạn đó. Trong các ý kiến ấy, chúng ta có thể nhận ra những ý kiến về vấn đề mối quan hệ giữa văn học và hiện thực cũng như vị trí của chủ nghĩa hiện thực. Sau thời kỳ đổi mới, tính từ Đại hội Đảng lần thứ VI tháng 12 năm 1986, việc đánh giá tình hình nghiên cứu lý luận nói chung và chủ nghĩa hiện thực nói riêng được quan tâm nhiều hơn. Với cuốn Trao đổi ý kiến - Mấy vấn đề lý luận văn nghệ trong sự nghiệp đổi mới (Nxb. Sự thật, 1991), Hà Minh Đức đã tập hợp các
  • 8. 6 bài viết về văn nghệ trong quá trình đổi mới. Những bài viết như Đổi mới và quy luật của Phan Cự Đệ, Văn học trên con đường đổi mới của Nguyễn Văn Hạnh, Đôi nét về một tư duy văn học đang hình thành của Nguyên Ngọc, Góp một cách nhìn tình hình văn nghệ hiện nay của Ngô Thảo, Đôi điều về sách văn học hôm nay của Vũ Tú Nam,…đã bước đầu đánh giá về những ưu, nhược của văn nghệ ta trên con đường đổi mới. Tương tự như vậy, những bài viết như Lý luận trước yêu cầu đổi mới và phát triển của Phan Trọng Thưởng (Tạp chí Nghiên cứu văn học số 12/2004), Mấy ghi nhận về thành tựu của lý luận văn học trong thời kỳ đổi mới của Nguyễn Duy Bắc (Tạp chí Nghiên cứu văn học số 1/2005) cũng không ngoài nội dung đó. Có điều, những bài viết này chủ yếu nhận định về tình hình nghiên cứu chung hơn là tình hình nghiên cứu vấn đề chủ nghĩa hiện thực. Chỉ với những bài viết như Suy nghĩ và kiến nghị xung quanh vấn đề đổi mới lý luận văn học của Phạm Vĩnh Cư (Tạp chí Nghiên cứu văn học số 12/2004), Suy nghĩ về một vài hướng tìm tòi đổi mới trong văn học của Hà Minh Đức, (Tạp chí Nghiên cứu văn học số 4/2006), những suy nghĩ về tình hình nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực mới được đề cập. Đặc biệt, trong công trình Về một số vấn đề lý luận văn nghệ cơ bản đang được tranh luận qua công cuộc đổi mới (1987 – 1992), vấn đề được trình bày tập trung hơn. Đây là một đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ do Lê Bá Hán làm chủ nhiệm, hoàn thành năm 1993. Công trình này đã dành chương 1 để bàn về vấn đề văn học phản ánh hiện thực. Các tác giả Trần Đình Sử và Lê Hồng Vân sau khi lược thuật các ý kiến khác nhau, đã đưa ra nhận định của mình về vấn đề này. Tuy nhiên, công trình này cũng chỉ tập trung vào tình hình nghiên cứu vấn đề văn học phản ánh hiện thực chứ không phải toàn bộ tình hình nghiên cứu về chủ nghĩa hiện thực. Như vậy, có thể nói, nghiên cứu vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay là một công việc chưa được đầu tư thực hiện một cách hệ thống, toàn diện. Bức tranh toàn cảnh về vấn đề này đang chờ đợi được phác vẽ nên. Bức tranh ấy sẽ giúp chúng ta thấy được mình đang ở đâu để có hướng đi đúng đắn trong hành trình phía trước.
  • 9. 7 3. Mục đích nghiên cứu: Là một vấn đề có thâm niên trong lý luận văn học thế giới, nhưng chủ nghĩa hiện thực mới có mặt trong lý luận văn học Việt Nam khoảng 50 năm trở lại đây. Trong thời gian này, cái nhìn về chủ nghĩa hiện thực không hề đứng yên, mà luôn có sự vận động, thay đổi, đặc biệt là từ năm 1975 đến nay. Nghiên cứu “Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay”, người viết luận văn này muốn tìm hiểu xem giới nghiên cứu Việt Nam đã tiếp nhận và nghiên cứu như thế nào về chủ nghĩa hiện thực, trước là để nắm bắt vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong giai đoạn mới, sau là để đánh giá những đóng góp cũng như những hạn chế của giới nghiên cứu Việt Nam trong thời gian qua trong việc nghiên cứu một vấn đề lý luận nói riêng và xây dựng, phát triển lý luận văn học nói chung. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Thực hiện đề tài này, người viết chỉ quan tâm đến vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Các trào lưu, trường phái, phương pháp sáng tác khác nếu được nhắc đến chỉ đóng vai trò là một yếu tố tương tác, soi chiếu để làm rõ thêm vấn đề. Người viết cũng không đi sâu nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực thể hiện ở những tác giả và tác phẩm cụ thể mà chủ yếu khai thác những quan niệm, những bàn luận về chủ nghĩa hiện thực. Để thực hiện công việc đó, người viết sẽ tiến hành các thao tác nghiên cứu trên cơ sở dữ liệu là các bộ giáo trình, các tập tiểu luận, phê bình, chuyên khảo của các tác giả Việt Nam có liên quan đến vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong giai đoạn từ 1975 đến nay. Bên cạnh đó, người viết cũng sử dụng những công trình dịch thuật từ lý luận văn học nước ngoài được giới thiệu ở Việt Nam từ 1975 đến nay, với tư cách là kết quả của việc tiếp nhận và giới thiệu chủ nghĩa hiện thực của các nhà nghiên cứu Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu: Thực hiện luận văn này, chúng tôi đã sử dụng kết hợp các phương pháp sau: Phương pháp lịch sử: tìm hiểu bối cảnh xã hội Việt Nam sau năm 1975 để thấy được sự tác động của hoàn cảnh lịch sử đối với các nhà nghiên cứu, trên cơ sở đó, tìm hiểu tình hình nghiên cứu vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học ở
  • 10. 8 Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử từ 1975 đến nay, nhằm làm rõ sự vận động và phát triển của chủ nghĩa hiện thực. Phương pháp hệ thống: hệ thống hóa các quan điểm, ý kiến khác nhau về chủ nghĩa hiện thực thành những hướng nghiên cứu, những vấn đề nhất định để tiện theo dõi và đánh giá. Phương pháp so sánh: so sánh chủ nghĩa hiện thực với chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa tự nhiên,…, để có cái nhìn khách quan và đúng đắn về chủ nghĩa hiện thực; so sánh các giáo trình lý luận văn học về chủ nghĩa hiện thực với nhau để tìm điểm giống và khác nhau của các nhà lý luận khi nghiên cứu vấn đề này. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu “Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay” giúp chúng ta có cái nhìn lịch sử đối với một vấn đề lý luận văn học, nhìn thấy sự vận động của một lý thuyết đã được viết nên cách đây gần hai thế kỷ. Sự vận động ấy xuất phát từ thực tế nghiên cứu và đặc biệt là thực tế sáng tác văn học. Vì vậy, công việc này cũng thể hiện được mối quan hệ gắn bó giữa lý luận với thực tiễn, nhìn thấy tính thực tiễn và tiến bộ của lý luận. Hơn nữa, thực hiện đề tài này chính là đã quán triệt tinh thần của nguyên lý tính hệ thống. Lý luận văn học Việt Nam từ 1975 đến nay là một bộ phận của lý luận văn học Việt Nam, lý luận văn học ở Việt Nam là một bộ phận của lý luận văn học thế giới. Tìm hiểu cái bộ phận chính là góp phần tìm hiểu cái toàn thể. Hiểu biết chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay cũng là con đường dẫn đến hiểu biết chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học thế giới. Ý nghĩa thực tiễn: Nền lý luận văn học Việt Nam còn khá non trẻ so với lý luận văn học thế giới. Thời gian từ 1975 đến nay đã cho thấy sự nỗ lực vươn lên của lý luận văn học Việt Nam để bắt kịp với sự tiến bộ chung. Kịp thời ghi nhận những thành tựu cũng như những hạn chế của sự nỗ lực đó sẽ giúp cho lý luận văn học Việt Nam rút ngắn khoảng cách với các nền lý luận văn học tiên tiến. Trong lý luận văn học Việt Nam, chủ nghĩa hiện thực là một vấn đề có tính chất quan trọng hàng đầu. Những ý kiến, đánh giá mới đây về chủ nghĩa hiện thực cần được xem xét kỹ lưỡng
  • 11. 9 để nắm bắt được quan niệm của giới nghiên cứu trong giai đoạn mới về vấn đề này. Thực tiễn sáng tác hiện nay ngày càng phong phú và phức tạp, kết quả đánh giá quá trình đổi mới lý luận thời gian qua của luận văn sẽ giúp cho việc tiếp nhận tác phẩm văn học dễ dàng và hiệu quả hơn. 7. Cấu trúc của luậnvăn: Luận văn gồm 3 phần: Phần mở đầu Các chương: Chương 1: Tình hình nghiên cứu chung về vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay Chương 2: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong các giáo trình lý luận văn học Việt Nam từ 1975 đến nay Chương 3: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong các tiểu luận, chuyên khảo về lý luận văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay Phần kết luận
  • 12. 10 Chương 1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHUNG VỀ VẤN ĐỀ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC TRONG LÝ LUẬN VĂN HỌC Ở VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY 1.1. Cơ sở xã hội và tư tưởng: 1.1.1. Cơ sở xã hội: Từ xưa đến nay, như đã thành một quy luật, hễ lịch sử có sự thay đổi thì trong văn học nhất định cũng có những đổi thay. Chứng kiến sức ảnh hưởng lớn lao của cuộc Cách mạng tháng Tám vĩ đại đối với văn học dân tộc chưa lâu, nay, chúng ta lại chứng kiến thêm một lần nữa sự rúng động ấy trong văn học sau Đại thắng mùa xuân năm 1975. Hãy bắt đầu sự thay đổi ấy từ chính thời cuộc. Trong cuốn “Một số vấn đề đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy ngữ văn ở trường THPT”, tình hình xã hội ấy đã được nhận định như sau: “Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ thắng lợi, đất nước mở sang trang sử mới. Từ sau năm 1975, đất nước từ chiến tranh chuyển sang hòa bình, cuộc sống hiện ra với tất cả mặt phức tạp vốn có của nó. Đây là thời kỳ giao thoa giữa cái mới và cái cũ. Cái cũ vẫn còn tồn tại, cái mới cũng chỉ vừa manh nha. Cả hai yếu tố thuận và nghịch của đời sống kinh tế - xã hội đều tác động đến văn học. Những khó khăn và khủng hoảng kinh tế - xã hội cuối những năm 70 đầu những năm 80, tính chất phức tạp và sự chi phối của kinh tế thị trường đẩy tới sự phân cực giữa trắng đen, thiện ác, tốt xấu” [100, tr.5]. Có thể nói, đó mới chỉ là một nhận định khái quát về tình hình xã hội sau khi hòa bình lặp lại. Thực tế phức tạp hơn nhiều. Vừa ngất ngây trong men chiến thắng bước ra, nhân dân ta đã phải đối mặt ngay với bao khó khăn thử thách trước mắt. Đất nước bị chiến tranh tàn phá
  • 13. 11 nặng nề, những tàn dư của chế độ cũ chưa thể xóa sạch trong một ngày một buổi, nhiều thế lực phản động không ngừng chống phá, chỗ dựa vững chãi cho đất nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội đã không còn sau sự sụp đổ của Liên Xô, nền kinh tế bị kiệt quệ và đứng trước nguy cơ khủng hoảng trầm trọng, nhiều chủ trương, chính sách sai lầm làm giảm lòng tin đối với Đảng và Nhà nước,… Là chủ thể của một môi trường phức tạp như vậy, con người chắc hẳn sẽ có sự phân hóa, đặc biệt là sự phân hóa từ bên trong mỗi cá nhân. Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã nhận định khái quát về lịch sử của tâm hồn con người trong giai đoạn này như sau: “Thời kỳ này diễn ra một cuộc đối chứng giữa nhân cách và phi nhân cách, giữa hoàn thiện và chưa hoàn thiện, giữa ánh sáng và những khoảng bóng tối còn rơi rớt bên trong tâm hồn của mỗi con người”. Tuy nhiên, cuộc sống xã hội bên ngoài và cuộc sống âm thầm bên trong mỗi con người càng phức tạp bao nhiêu thì lại càng có lợi cho văn học bấy nhiêu, bởi việc mở rộng đề tài bao giờ cũng đem lại sự phong phú, đa dạng về phong cách. Say sưa với mảnh đất màu mỡ, trong Gặp gỡ cuối năm, nhà văn Nguyễn Khải đã thổ lộ: “Tôi thích cái hôm nay, cái hôm nay ngổn ngang bề bộn, bóng tối và ánh sáng, màu đỏ với màu đen, đầy dẫy những biến động, những bất ngờ, mới thật là mảnh đất phì nhiêu cho các cây bút thả sức khai vỡ”. Một khi những người cầm bút đã bắt được mạch nguồn cảm hứng thì văn học nhất định hứa hẹn một vụ mùa bội thu. Nhờ đó, nền văn học của nước nhà có thêm một sức sống mới. Là người đi trước dẫn đường, đồng thời lại là người đi sau để đúc rút kinh nghiệm, lý luận văn học do đó cũng sẽ có sự vận mình. Giành được độc lập, nhân dân ta bắt tay ngay vào củng cố nền hòa bình vững chắc và kiến thiết đất nước. Bên cạnh việc phát huy nội lực, tranh thủ sức mạnh bên ngoài là một chủ trương mang tính chiến lược của Đảng và Nhà nước ta. Do vậy, các mối quan hệ với thế giới bên ngoài ngày càng được mở rộng. Việc đẩy mạnh hội nhập với thế giới ở nhiều lĩnh vực đã tạo điều kiện cho sự đổi mới văn học. Trong Góp một cách nhìn tình hình văn nghệ hiện nay, Ngô Thảo viết: “Đất nước giải phóng đã cho chúng ta thời cơ được giao lưu, tiếp
  • 14. 12 xúc một cách rộng rãi với văn hóa văn nghệ thế giới. [29, tr.135]. Trong xu thế hội nhập, giao lưu văn hóa nói chung, văn học nói riêng, lý luận văn học cũng có cơ hội đổi mới. Trong Tác động của lý luận văn học nước ngoài đối với lý luận văn học Việt Nam, Lộc Phương Thủy đã nhận định: “Cùng những thay đổi có tính chất cách mạng ở Việt Nam vào thời kỳ Đổi mới và tiếp theo là sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu, một lần nữa đời sống học thuật nước nhà bước vào một giai đoạn mới: cởi mở hơn, tầm nhìn được mở rộng hơn. Trong thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, ngoài các bài giới thiệu hoặc dịch trên các báo và tạp chí chuyên ngành như Văn nghệ, Nhà văn, Tạp chí Văn học, Tạp chí Thông tin KHXH (Viện thông tin KHXH), đặc biệt trên Văn học nước ngoài, bạn đọc còn có dịp tiếp xúc với nhiều kênh thông tin khác nhau về các trường phái, trào lưu lý luận văn học nước ngoài” [85, tr.13]. Sách lý luận văn học nhờ đó cũng tăng về số lượng: “Chỉ trong vài năm đầu thế kỷ XXI, số sách nghiên cứu các thành tựu lý luận văn học nước ngoài tăng mạnh” [85, tr.14]. Không phải đợi lâu, hiệu quả của việc đẩy mạnh giao lưu, trao đổi học thuật đã được thể hiện khá rõ. Theo Lộc Phương Thủy, “trong chục năm cuối thế kỷ XX và vài năm đầu thế kỷ XXI, đã có một sự chuyển mình đáng khích lệ trong lý luận văn học ở Việt Nam mà một trong những nguyên nhân có đóng góp tích cực là việc giới thiệu các thành quả lý luận văn học nước ngoài” [85, tr.15]. Từ chỗ đói thông tin, nay độc giả Việt Nam lại được tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau thì việc xử lý thông tin chắc chắn sẽ có phần bối rối. Trong bài “Tác động của lý luận văn học nước ngoài đối với lý luận văn học Việt Nam”, Lộc Phương Thủy đã đánh giá: “Trong thực tế, xác định “tinh hoa” cụ thể là gì thật không phải dễ. Trước đây, trong mấy thập kỷ lý luận văn học của Việt Nam chịu sự tác động duy nhất và trực tiếp của Liên Xô thì “tinh hoa” là gì đương nhiên là quá rõ ràng. Nhưng tình hình hiện nay, hiểu những gì được gọi là “tinh hoa” thật khó khăn. Bởi, hiện nay, việc giới thiệu tư tưởng học thuật nước ngoài tuy đã có khởi sắc, đã có những gợi ý phần nào cho lý luận phê bình nước nhà, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu” [85, tr.17]. Như vậy, hiệu
  • 15. 13 quả cũng mới chỉ là bước đầu. Việc giao lưu có thực sự đạt hiệu quả như mong đợi hay không còn tùy thuộc vào bản lĩnh của các nhà lý luận Việt Nam. Phải làm sao giới thiệu cho công chúng những nguồn thông tin phong phú, đồng thời, phải định hướng tốt cho người đọc, giúp họ biết gạn đục khơi trong giữa biển kiến thức mà cái đúng và cái sai, cái nhất thời và cái muôn đời, cái tinh hoa và giấy loại luôn cùng tồn tại. Nếu như quá trình giao lưu, hội nhập với thế giới đem lại nhiều cơ hội và thách thức cho văn học nói chung và lý luận văn học nói riêng thì sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng là một tiền đề tốt, đồng thời cũng là một thách thức đối với quá trình sáng tạo, nghiên cứu và phổ biến văn học. Thật vậy, nhờ vào công nghệ in ấn tiên tiến, việc xuất bản sách trở nên nhanh chóng hơn, nhờ các phương tiện truyền thông và giao thông hiện đại, văn học đến với người đọc mau lẹ hơn. Trong bài Văn học trở thành hàng hóa và văn học trong cơ chế thị trường, Phong Lê đã nhận định: “tác động của khoa học kỹ thuật ở đây là đã giúp cho sự phổ cập rộng hơn và giao lưu nhanh hơn của văn học. Trên khía cạnh này mà xét thì văn học không bị chèn lấn mà còn có thêm phương tiện để chuyên chở và phát huy tác dụng” [50, tr.464]. Thế nhưng, không chỉ là một phương tiện hỗ trợ cho văn học, khoa học kỹ thuật còn là một thử thách của văn học. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã tạo thêm nhiều hình thức giải trí, nhiều cách thức khai thác thông tin cho con người, thu hút sự quan tâm của công chúng. Văn học một mặt vẫn tiếp tục phát triển dựa trên sự phát triển của khoa học kỹ thuật, mặt khác, vẫn không ngừng chạy đua để không đánh mất vị trí đặc biệt của mình. Trước tình hình đó, lý luận văn học cũng phải luôn đổi mới để theo kịp sự phát triển của xã hội nói chung và văn học nói riêng. Đặc biệt, trong xu thế đa ngành hóa hiện nay, người làm công tác lý luận cần phải hiểu biết một số lĩnh vực khoa học khác như lý thuyết thông tin, ký hiệu học,… và vận dụng phối hợp để khai thác tối đa các giá trị của văn học. Một vấn đề nữa đặt ra là nền kinh tế thị trường mà chúng ta đang tiến hành đã biến sách thành một hàng hóa, gây tác động không nhỏ đến việc viết và
  • 16. 14 xuất bản sách. Nhận định về tình hình này, Phong Lê nói: “Chuyển mọi nhu cầu vật chất và tinh thần của con người ra thị trường, đưa công chúng lên vị trí số một trong chọn lựa, văn học phải chịu sự thử thách ghê gớm, và cái phản ứng, cái động thái đầu tiên cho sự tồn tại là phải “chiếm” thị trường, hoặc chiều theo thị trường” [50, tr.450]. Tình hình ấy không chỉ diễn ra với người sáng tác mà còn tác động rõ rệt đến các nhà lý luận. Thời gian qua, chúng ta nhận thấy sách lý luận văn học liên tục được ra đời, song, số lượng sách mới không nhiều, chủ yếu là những tập hợp các bài viết đã qua hoặc những cuốn sách đã được công bố nay có thay đổi, bổ sung thêm. Tất nhiên, việc xuất bản một cuốn sách còn có nhiều lý do và mục đích khác, nhưng lợi nhuận là một lý do không dễ bỏ qua, cho nên nhiều lúc, số lượng đã trở thành mục tiêu thay vì chất lượng. Điều này khiến cho thị trường sách sôi động hơn tình hình nghiên cứu thực tế. Do tác động của cơ chế thị trường, những bài viết ngắn thể hiện những cảm nghĩ, những nhận xét ban đầu vẫn nhiều hơn những tiểu luận, những công trình nghiên cứu dài hơi có uy tín, những bài dịch thuật mang tính giới thiệu vẫn nhiều hơn những công trình dịch thuật có nghiên cứu sâu và đánh giá. Tình hình này cũng một phần do sự yếu kém trong khâu quản lý. Trong Góp một cách nhìn tình hình văn nghệ hiện nay, Ngô Thảo cho rằng: “Đất nước giải phóng đã cho chúng ta thời cơ được giao lưu, tiếp xúc một cách rộng rãi với văn hóa văn nghệ thế giới. Đó là mặt tích cực của tình hình. Nhưng do thiếu công tác tổ chức khoa học, các cơ quan xuất bản lại thả nổi trong thương trường” [29, tr.135]. Cho nên, một khi chấp nhận coi sách là một hàng hóa trong nền kinh tế thị trường, các nhà quản lý phải có những chính sách hợp lý để kiểm soát thị trường sách, đồng thời có những chính sách hỗ trợ thích đáng đối với những người viết sách cũng như xây dựng một hệ thống kiểm định khách quan và chặt chẽ đối với loại hàng hóa nhạy cảm này. Tóm lại, xã hội Việt Nam sau 1975 là một xã hội của nhiều vận hội và thử thách. Văn học nói chung và lý luận văn học nói riêng giờ đây cũng chịu sự chi phối của quy luật mới – quy luật đời thường với những thuận lợi và khó
  • 17. 15 khăn riêng, song phần thuận lợi vẫn là đáng kể hơn. Đất nước độc lập, nhân dân được tự do, đội ngũ các nhà lý luận có điều kiện chuyên tâm vào công việc nghiên cứu của mình. Môi trường giao lưu văn hóa cởi mở là cơ hội lý tưởng để các nhà lý luận Việt Nam được tiếp xúc với hệ thống các quan điểm hiện đại trên thế giới, đưa nền lý luận Việt Nam bắt nhịp với sự phát triển chung của nền lý luận hiện đại thế giới. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật sẽ là nhịp cầu đưa các nhà lý luận của Việt Nam và thế giới đến gần nhau hơn, đến gần độc giả hơn, đồng thời cũng cung cấp cho họ những phương tiện mới để khám phá giá trị cũng như nắm bắt các quy luật của văn chương tốt hơn. Nền kinh tế thị trường sẽ là một cuộc cạnh tranh tự do, bình đẳng. Đó sẽ là sàn đấu mà chỉ những ai có đủ bản lĩnh mới trụ lại được. Với những thuận lợi ấy, chúng ta đã có đủ lạc quan để vượt qua những khó khăn và thử thách. Đây chính là vận hội mới cho sự đổi mới đi lên của lý luận văn học Việt Nam, một nền lý luận tính tới thời điểm này đã lạc hậu so với thế giới. Hòa chung không khí đổi mới đó, việc nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực, một vấn đề vẫn còn nhiều tranh cãi trong lý luận văn học, tất sẽ có nhiều điều đáng quan tâm. 1.1.2. Cơ sở tư tưởng: Nhìn lại cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khó tưởng tượng được rằng cuộc kháng chiến ấy sẽ ra sao nếu không có văn học chống Mỹ, cuộc chiến ấy kết thúc khi nào nếu trên mặt trận văn hóa tư tưởng vắng mặt những nhà văn yêu nước. Có thể nói, văn học chống Mỹ đã thực sự trở thành một liều thuốc tinh thần hiệu nghiệm mang lại sức mạnh thần kỳ cho nhân dân ta, giúp chúng ta có thêm sức mạnh và niềm tin để chiến đấu và chiến thắng. Song, có thể nhận thấy bước vào cuộc sống mới, con người nảy sinh những nhu cầu mới. Đến với văn chương, họ vẫn muốn nhìn lại những trang sử hào hùng của dân tộc, song lại thiết tha hơn tìm hiểu những trang đời đã qua và trang đời đang mở. Họ muốn ca ngợi những chiến công nhưng lại cũng muốn xoa dịu những vết thương còn rỉ máu. Họ muốn tôn vinh những anh hùng nhưng nóng lòng hơn là phê phán
  • 18. 16 những sự phản bội, thoái hóa, biến chất hay những nhu nhược, hèn nhát của con người. Họ muốn hòa vào niềm vui chung, đóng góp cho cộng đồng, nhưng hơn lúc nào hết họ muốn nhìn lại góc riêng của mình để để lắng nghe một tiếng lòng. Những thay đổi ấy là hoàn toàn tự nhiên bởi nó sẽ đưa con người trở về với bản chất vốn có của mình, bản chất của những con người đời thường. Sự thay đổi ấy tất sẽ đòi hỏi một sự đổi mới tư duy trong văn học. Trên thực tế, tư duy văn học cũ ngày càng tỏ ra không phù hợp với thời kỳ mới, lối viết cũ đã không còn đáp ứng được nhu cầu phản ánh hiện thực đa dạng, đa chiều của cuộc sống sau chiến tranh, nếu không muốn nói là trong nhiều trường hợp, đã trói buộc người cầm bút và tạo nên những tác phẩm kém giá trị. Yêu cầu đổi mới văn học ngày càng trở nên bức thiết, từ quan niệm nghệ thuật, quan niệm về hiện thực, quan niệm về con người, đến các thủ pháp nghệ thuật. Yêu cầu này chỉ được thỏa mãn khi Đảng ta chủ trương công cuộc đổi mới toàn diện. Nếu như đổi mới chính trị và đổi mới kinh tế là quyết định, có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của chế độ, của đất nước thì đổi mới trong văn hóa văn nghệ đã thực sự cởi trói cho người cầm bút, mang lại một sinh khí mới cho nền văn nghệ đang mất dần sức sống. Nghị quyết của Đại hội VI nêu rõ: “Chính sách xã hội nhằm phát huy mọi khả năng của con người và lấy việc phục vụ con người làm mục đích cao nhất”. Đây chính là sự thể hiện nhận thức mới về chủ nghĩa nhân đạo: con người không phải là phương tiện của các mục đích xã hội mà là nhân tố thúc đẩy mọi hoạt động xã hội và mọi hoạt động xã hội đều phải hướng tới mục tiêu phục vụ con người. Trên cơ sở đó, cách nhìn nhận, thẩm định các giá trị văn học nặng về ý thức hệ dần được điều chỉnh bằng bằng cái nhìn toàn diện và sâu sắc từ trong bản chất của nghệ thuật. Những ràng buộc khắt khe của tính tư tưởng có phần thô sơ, máy móc đối với tác phẩm được gạt bỏ. Cách cư xử, can thiệp thô bạo làm ảnh hưởng tới số phận nhà văn và tác phẩm vì không am hiểu hoặc do cực đoan, bất công,… dần dần được khắc phục. Với sự thay đổi đó, chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước được thể hiện
  • 19. 17 qua Đại hội VI thực sự là một thắng lợi to lớn. Mức độ thành công của sự đổi mới có thể đo bằng thái độ của giới văn nghệ đối với Đại hội VI: “Đại hội VI của Đảng là một cái mốc, một sự kiện lớn trong đời sống của dân tộc. Và nghị quyết 05 của Bộ chính trị về văn hóa – văn nghệ quả là một sự “cởi trói” đúng theo một nghĩa nào đó, cho dân tộc, trong đó giới văn hóa văn nghệ cảm nhận rõ và thấm thía cái phần được hưởng của mình [29, tr.98]. Trong Một số vấn đề đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy ngữ văn ở trường THPT, thành tựu này cũng được ca ngợi: “Đại hội VI thật sự mang lại không khí dân chủ, với tinh thần “nhìn thẳng sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, tạo điều kiện cho sự chuyển hướng văn học. Đây là giai đoạn văn học chuyển mình. Một mặt, văn học vẫn bảo tồn những tinh hoa, truyền thống, mặt khác thể hiện sự trăn trở, thể nghiệm để đáp ứng yêu cầu mới sau chiến tranh và để khẳng định mình trong xu thế hội nhập với văn học thế giới” [100, tr.6]. Phấn khởi trước tình hình đó, phong trào sáng tác rộ lên trông thấy, như một sự hưởng ứng nhiệt tình trước một chính sách đúng đắn. Có thể nói, chủ trương đổi mới của Đảng đã thực sự trở thành thành “cú hích” kích thích hoạt động sáng tác, là “cánh tay đưa” cho “chiếc nôi ngừng” văn nghệ, mở ra một thời kỳ xán lạn cho văn nghệ. Tiếp tục tinh thần đó, Đại hội VII đã chỉ rõ: Đảng ta chủ trương xây dựng một “nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc…tạo ra một đời sống tinh thần cao đẹp, phong phú và đa dạng, có nội dung nhân đạo, dân chủ, tiến bộ”. Nghị quyết 05 của Bộ chính trị (1987) tập trung vào việc “Đổi mới và nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lý văn học nghệ thuật và văn hóa, phát huy khả năng sáng tạo đưa văn học nghệ thuật và văn hóa phát triển lên một bước mới”. Đây là nghị quyết duy nhất dành riêng cho văn nghệ từ trước cho tới lúc đó, nó mở ra một cái nhìn mới về vị trí, chức năng, vai trò và ý nghĩa của văn nghệ, trong đó, văn học được xem là “một bộ phận trọng yếu của cách mạng tư tưởng và văn hóa,…bộ phận đặc biệt nhạy cảm của văn hóa, thể hiện khát vọng của con người về chân, thiện, mỹ, có tác dụng bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn, nhân cách, bản lĩnh của các thế hệ công dân, xây dựng môi trường đạo đức trong xã hội”.
  • 20. 18 Như vậy, những điều kiện bên ngoài đã sẵn sàng cho sự đổi mới, vấn đề còn lại là người cầm bút có thực sự đổi mới từ trong chính bản thân mình hay không, có thanh toán được với những thói quen cũ, lối nghĩ cũ và cách viết cũ hay không. Thực tế, người ta nhận thấy nhu cầu đổi mới trong bản thân giới cầm bút thể hiện cấp bách hơn cả. Là những người quan sát và mô tả cuộc sống, họ có nhiều điều muốn nói hơn là được nói, thậm chí họ nói cả trước khi được cho phép. Chính vì vậy, khi được Đảng tạo điều kiện nói thẳng, nói thật, họ đã “được lời như cởi tấm lòng”, càng hăng hái hơn đi sâu tìm hiểu và thể hiện hiện thực phức tạp và phong phú đang chờ đợi. Tất nhiên, không chỉ bám vào mảnh đất hiện thực, nhiều người đã mở lối đi riêng, tìm đến những vùng đất mới, nơi dành cho những người giàu trí tưởng tượng và óc sáng tạo. Trong Suy nghĩ về một vài hướng tìm tòi đổi mới trong văn học, Hà Minh Đức đã nhận thấy điều này ở nhiều nhà văn: “Hiện thực, các mối liên hệ giữa hiện thực và phương thức biểu hiện vẫn là một vấn đề cần được luận bàn. Một số nhà văn dường như không tìm được sự hấp dẫn của hiện thực quen thuộc vốn đã hiện hình và được nhận diện kỹ càng nên có xu hướng đi tìm cái lạ. Cái lạ trong hiện thực chắc chắn là có sức hấp dẫn rồi vì trong nghệ thuật, nhiều lúc cái quen thuộc, cái cũ tồn tại và kéo dài trong nhiều thập kỉ (…). Cái lạ được chấp nhận cũng là cái mới và không dễ đem lại trong văn chương cái lạ. Ý của Bélinski về nhân vật điển hình lạ mà quen, phải chăng đã gợi mở hướng lạ hóa trong nghệ thuật” [28, tr.24]. Thay đổi cái nhìn về hiện thực, về đối tượng phản ánh, các nhà văn còn thay đổi quan niệm về con người. Nếu như trước đây, con người trong văn học kháng chiến thường “có chung một tâm hồn, có chung một khuôn mặt” thì giờ đây, nó hiện lên với với đầy đủ sự đa diện, với cả “rắn rết và rồng phượng” và phát triển không theo một con đường định sẵn. Nhà văn Nguyễn Khải đã từng trăn trở về những khía cạnh chưa thật hợp lý trong quan niệm nghệ thuật về con người: “Cách đây 20 năm, tôi chợt nhận ra những ảo tưởng của mình trong sự tìm kiếm những mẫu người Việt Nam hoàn toàn mới, có tham vọng đặt nền
  • 21. 19 móng cho một nền văn học khác hẳn với những dòng văn học trước đây… Cái tốt và cái xấu, cái mạnh và cái yếu đều có mầm mống sẵn từ trong mỗi người, từ trong sâu thẳm của một dân tộc… Không thể thêm hay bớt, lại càng không thể nhào nặn theo những mẫu hình mà ta mong được thế, muốn được thế”. Việc đổi mới quan niệm nghệ thuật cũng bao hàm cả đổi mới ngôn ngữ nghệ thuật. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trong một lần nói chuyện với Nguyễn Minh Châu năm 1981 đã nói: “Bây giờ đã đến lúc cần đổi mới ngôn ngữ nghệ thuật. Trong hội họa, người ta đã thay đổi nhiều lắm rồi. Họ không vẽ như trước nữa (…). Gần đây có xu hướng phối hợp ngôn ngữ của các loại hình nghệ thuật như giữa thơ ca và hội họa, hội họa và nhiếp ảnh, kịch và điện ảnh. Đây là một hướng mở nhưng cũng phải tuân theo quy luật của từng loại hình nghệ thuật” [28, tr.22]. Hà Minh Đức cũng cho rằng: “Gần đây khi tiếp cận cuộc sống, một số người viết như cảm thấy ngôn ngữ văn chương con đẻ của ngôn ngữ đời sống như gò bó sức sáng tạo, luôn dựng những hàng rào ngăn cản mọi suy tưởng trong khuôn khổ cái hợp lý thông thường và lôgích của cuộc sống. Trong thơ ca đã có lối viết khác thường, người làm thơ dùng biểu tượng, ngôn từ lập mã và buộc người đọc phải giải mã” [28, tr.22]. Thơ có lối viết khác thường, lối viết khác trước, trong văn xuôi, lối kể chuyện cũng có nhiều thay đổi: “Vào những thập kỉ đầu thế kỷ XX, lối kể chuyện theo chương hồi đã lỗi thời và hình thức kể gần với chân lý cuộc sống và tâm lý người đọc của Tự lực văn đoàn và trào lưu hiện thực phê phán đã thay thế. Từ đó, đất nước trải qua nhiều đổi thay, lối kể trong văn xuôi cũng thay đổi nhiều. Ngày nay, cái khó với văn xuôi là các hình thức thông tin báo chí, truyền hình điện ảnh đã chuyển tải nhiều câu chuyện xã hội và riêng tư. Văn học phải có cách đóng góp của riêng mình” [28, tr.23]. Như vậy, là những người báo hiệu sự đổi mới của văn nghệ nói riêng và xã hội nói chung, khi có chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước, các nhà văn cũng trở thành những người tiên phong trong đổi mới từ quan niệm về nghệ thuật cho đến các quan niệm nghệ thuật về hiện thực, về con người hay ngôn ngữ và thủ pháp nghệ thuật. Bên cạnh đó, một quan niệm tiến bộ nữa mà chúng
  • 22. 20 ta cần ghi nhận đó là cái nhìn mới về mối quan hệ giữa nhà văn và công chúng. Nếu như trước đây, quan hệ đó chỉ thường có một chiều, nhà văn thường nắm vai trò độc diễn thì ngày nay, sự đối thoại giữa tác giả và độc giả đã được chú trọng. Với tính đa thanh, tác phẩm thực sự là sản phẩm của sự kết hợp giữa người sáng tạo và người đồng sáng tạo. Sở dĩ có sự thay đổi này là vì văn học phải đáp ứng yêu cầu của một đối tượng người đọc mới. Khi cái ăn chưa lo đủ, nhu cầu tìm tới văn học dù sao đi nữa cũng vẫn không cao. Nhưng, một khi cuộc sống vật chất đã được đáp ứng đến một mức độ nhất định thì nhu cầu về tinh thần trở nên thật bức thiết. Đó cũng chính là hoàn cảnh xã hội ta những năm sau đổi mới: “Không phải chờ đến thập niên cuối thế kỷ chúng ta mới có thể hình dung và chứng kiến sự xuất hiện về nhu cầu thư giãn và nhu cầu gia tăng thời gian rỗi của con người trong đời sống công nghiệp và đô thị” [50, tr.464]. Khi thời gian nhàn rỗi tăng, nhu cầu giải trí tăng thì cũng đồng nghĩa với sự gia tăng về số lượng độc giả. Nhận xét về những độc giả này, Nguyễn Minh Châu viết: “Rất có thể đông đảo người đọc vẫn còn dễ tính. Mình viết thế nào người ta vẫn đọc vậy thôi nhưng yêu cầu tôi vừa nói tới ở trên là có thực. Những người đọc đã từng đọc nhiều: những người từng trải trong cuộc sống và có trí thức đặt nhiều kỳ vọng vào nền văn học cách mạng của chúng ta. Tầng lớp người đọc này, đối với nước nào cũng vậy, là tiêu biểu cho nhu cầu cũng như trình độ xã hội, và trong xã hội ta, chính tầng lớp ấy cũng mỗi ngày một đông hơn: mỗi ngày họ đọc ta tinh tường hơn, bắt ta phải cầm bút có trách nhiệm hơn”. [47, tr.107]. Như vậy, không những tăng lên về số lượng, độc giả còn có sự tăng lên về chất lượng. Sự phát triển của ý thức và trình độ thẩm mỹ trong tiếp nhận văn học buộc văn học phải đổi mới từ bên trong. Cảm nhận rõ điều này, Nguyễn Minh Châu nói: “Quả thật, tầng lớp người đọc khó tính và tinh tường ấy họ đang đòi ở những người sáng tác chúng ta một cái gì trên sức chúng ta. Vẫn với chất liệu ấy trên tay, họ đòi hỏi người sáng tác phải làm ra một cái thành phẩm thật là hơn trước. Họ chỉ vào cái gói gạo buộc sau xe đạp anh sáng tác mà bảo: “Lâu nay anh vẫn thổi cơm cho tôi ăn, cơm
  • 23. 21 cũng khá dẻo đấy nhưng ăn no rồi, ăn thêm hai ba bắt chỉ thấy no thêm chứ không say. Vậy lần này, với gói gạo kia, anh hãy đem cất rượu lên! Anh hãy cho tôi một chén hay nửa chén thôi cũng được. Sau một ngày làm việc, anh hãy cho phép tôi được nhấm nháp, thưởng thức cái của anh làm ra có thể say sưa tôi đôi chút!” [47, tr.107]. Nói một cách công bằng thì không phải nhà văn là người chủ động nhận thấy cần đối thoại với độc giả của mình trong tác phẩm, mà chính độc giả đã buộc nhà văn phải làm như thế, phải trả lại không khí dân chủ cho quan hệ giữa người sáng tác và người thưởng thức. Như vậy, có thể nhận thấy văn học Việt Nam sau 1975 tồn tại trong một môi trường thấm đẫm tinh thần đổi mới, đổi mới từ chính trong bản thân người sáng tác, người thưởng thức, cho đến đổi mới từ phía người quản lý sinh hoạt văn nghệ. Đó chính là tiền đề quý báu cho văn học thể hiện tính chất tiên tiến, đồng thời giúp văn học luôn khẳng định được ý nghĩa, giá trị của nó đối với đời sống tinh thần của nhân loại. Trong không khí đổi mới chung đó, lý luận văn học Việt Nam sau 1975 cũng có sự chuyển mình. Điều này đã được Phan Cự Đệ nêu rõ trong Đổi mới và quy luật: “Quá trình đổi mới cũng diễn ra sôi động trong lĩnh vực lý luận phê bình. Điều đó là tự nhiên vì lý luận phê bình xưa nay vẫn là một mặt trận giao phong của những tư tưởng và quan điểm khác nhau. Những cuộc tranh luận công khai, dân chủ đã tạo ra một khí sắc mới cho công tác lý luận phê bình, giúp bạn đọc hiểu một cách sâu sắc và nhuần nhị hơn nhiều vấn đề như mối quan hệ giữa văn nghệ và chính trị, giữa văn nghệ và hiện thực cuộc sống… Những quan điểm bảo thủ hoặc cơ hội, cứng nhắc, giáo điều hoặc xã hội học dung tục đã bị tấn công quyết liệt nhằm làm sáng tỏ hơn những đặc trưng thẩm mỹ của văn học nghệ thuật và sự phát triển mới của lý luận hiện thực xã hội chủ nghĩa” [29, tr.55]. Trong điều kiện “trời đã mới, người càng nên đổi mới”, không khó để nhận thấy tinh thần đổi mới chung của các nhà nghiên cứu lý luận. Bên cạnh những vấn đề mới, những điều đã được khẳng định từ lâu, nay có thể
  • 24. 22 được nhìn bằng ánh sáng mới, mang những sắc màu mới, mà chủ nghĩa hiện thực là một vấn đề như thế. Thật vậy, vốn là một trào lưu văn học xuất hiện từ thế kỷ XIX, lý thuyết về chủ nghĩa hiện thực tưởng như đã ổn định, không có gì đáng bàn cãi. Thế nhưng, khi mở cửa đón gió bốn phương, chúng ta mới nhận thấy, nền lý luận thế giới đã có nhiều thay đổi và vấn đề này cũng đã được quan niệm khác trước. Kết hợp với tình hình thực tế của văn học nước nhà, các nhà lý luận nhận thấy không nên giữ mãi cái nhìn cũ. Nhờ đó, những quan điểm trước đây được đem ra đánh giá lại, chỉ giữ lại những gì còn ý nghĩa tiến bộ, những gì đã trở nên ấu trĩ, lỗi thời thì lược bỏ và thay đổi đi. Tìm hiểu chung về tình hình nghiên cứu của giới lý luận Việt Nam về vấn đề chủ nghĩa hiện thực từ năm 1975 đến nay, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn quá trình nhận thức về vấn đề chủ nghĩa hiện thực đã và đang được diễn ra như thế nào. 1.2. Tình hình nghiên cứu: Lý luận văn học Việt Nam là một nền lý luận non trẻ. Mặc dù từ thời kỳ văn học trung đại, chúng ta đã có không ít những nhận định, quan điểm rất sâu sắc về các lĩnh vực thuộc đời sống văn học, nhưng đó mới chỉ là những ý kiến rải rác, chưa tập hợp thành hệ thống. Đến thời kỳ văn học hiện đại 1930 – 1945, trong sinh hoạt văn nghệ đã xuất hiện những dấu hiệu của một nền lý luận và phê bình văn học chuyên nghiệp. Tiêu biểu là cuộc bút chiến giữa Thơ Cũ và Thơ Mới, giữa quan điểm Nghệ thuật vị nghệ thuật và Nghệ thuật vị nhân sinh,… với những tên tuổi, những công trình nghiên cứu ngày nay hãy còn được nhắc tới. Tuy nhiên, những nghiên cứu lúc bấy giờ thường nghiêng về phê bình hơn lý luận, chủ yếu vẫn dựa trên cảm xúc và kinh nghiệm cá nhân hơn là dựa trên hệ thống những quan điểm lý luận khoa học và nếu được viết thành giáo trình để giảng dạy thì chúng lại có mặt trong phần lịch sử văn học, chứ không phải là lý luận văn học. Chỉ sau Cách mạng tháng Tám 1945, đứng trước yêu cầu đào tạo thế hệ mới cho đất nước, đội ngũ các nhà giáo, các nhà nghiên cứu mới cho ra đời những bộ giáo trình đầu tiên, đánh dấu sự ra đời của lý luận văn
  • 25. 23 học Việt Nam. Với bộ giáo trình Sơ thảo nguyên lý văn học, xuất bản năm 1958 và Mấy vấn đề nguyên lý văn học, xuất bản năm 1960, giáo sư Nguyễn Lương Ngọc được xem là người đặt viên gạch đầu tiên cho nền lý luận nước nhà. Trong bài Về việc biên soạn giáo trình lý luận văn học bậc Đại học ở ta 50 năm qua, Nguyễn Ngọc Thiện đã nhận định: “Giáo sư Nguyễn Lương Ngọc, một cây bút nổi tiếng từ trước Cách mạng tháng 8/1945, với uy tín và năng lực lý luận phê bình sắc sảo đã thực hiện một cách xuất sắc vai trò khai sơn phá thạch, xây đắp nền móng cho việc hình thành môn khoa học về văn học có tên Lý luận văn học. Công lao và đóng góp bước đầu của ông cho lịch sử chuyên ngành là rất đáng trân trọng” [82, tr.13]. Như vậy, nền lý luận của chúng ta mới chỉ ra đời vào nửa sau thế kỷ XX, khá muộn so với lý luận văn học thế giới. Vì ra đời khi nền lý luận văn học thế giới đã định hình từ lâu nên lý luận văn học Việt Nam đã chịu ảnh hưởng sâu sắc từ nền lý luận ấy. Sẽ không quá nếu nói rằng chúng ta không có người “lập ngôn”, mà chủ yếu chỉ tiếp thu những thành quả của lý luận nước ngoài. Ngay từ những cuốn sách đầu tiên, sự ảnh hưởng ấy đã thể hiện khá rõ. Theo Nguyễn Phúc, “Điều dễ nhận thấy là tác giả chịu ảnh hưởng rõ rệt của sách giáo khoa về lý luận văn học của Liên Xô như Abramôvits, Timôphêép và của Trung Quốc như Ba Nhân v.v…, về cả hệ thống cũng như luận điểm chính trong từng nguyên lý” [83, tr.440]. Trong tình hình chung ấy, việc nghiên cứu vấn đề chủ nghĩa hiện thực cũng chỉ được bắt đầu từ thập niên 60, chủ yếu là dịch và giới thiệu những nghiên cứu đã được đúc kết của phương Tây và Liên Xô. Ngoài những bộ giáo trình chính thống được giảng dạy tại các trường học, các sách chuyên khảo về chủ nghĩa hiện thực chiếm số lượng không nhiều. Đơn cử là cuốn Phương pháp sáng tác trong văn học nghệ thuật của Hồng Chương được nhà xuất bản Sự thật ấn hành năm 1962. Còn lại, đa số là các bài viết ngắn đăng tải trên báo chí, chủ yếu giới thiệu sơ lược hoặc giúp độc giả tìm hiểu một vài phương diện nhất định của chủ nghĩa hiện thực phê phán như: Vũ Khiêu, Dưới ánh sáng của Lênin tiến tới đỉnh cao nhất của văn học (Tạp chí Văn học số 4/1960), Sơn Tùng, Điển hình trong văn học (Tạp chí
  • 26. 24 Văn học số 8/1960), Sơn Tùng, Tính cách điển hình (Tạp chí Văn học số 9/1960), Sơn Tùng, Hoàn cảnh điển hình (Tạp chí Văn học số 10/1960), Đỗ Đức Dục, Tìm hiểu chủ nghĩa hiện thực phê phán (Tạp chí Văn học số 2/1964), Đỗ Đức Dục, Chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học phương Tây từ nửa sau thế kỷ XIX bước sang thế kỷ XX (Tạp chí Văn học số 3/1972),…Ngoài việc nghiên cứu tài liệu lý luận nước ngoài và phổ biến cho độc giả Việt Nam, các nhà nghiên cứu Việt Nam còn dùng lý thuyết ấy soi rọi và làm sáng tỏ thực tiễn văn học ở Việt Nam, thể hiện qua những bài viết như: Suy nghĩ về sự xuất hiện của chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam của Đỗ Đức Dục (Tạp chí Văn học số 4/1971), Một vài suy nghĩ về lý luận văn học Mác – Lênin và thực tiễn văn học Việt Nam của Phương Lựu (Tạp chí Văn học 6/ 1973), hay cuốn Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du của Lê Đình Kỵ, xuất bản năm 1970… Nghiên cứu và vận dụng lý thuyết về chủ nghĩa hiện thực, các nhà nghiên cứu còn muốn dựa vào đó để phê phán một số quan điểm mà họ cho là phi Mácxit. Một mặt, họ nghiên cứu và lên án một số xu hướng đi ngược lại quan điểm của Mác, Lênin về văn học ở nước ngoài (như cuốn Chủ nghĩa xét lại hiện đại trong văn học nghệ thuật ở một số nước của Hoàng Xuân Nhị, Trường Đại học Tổng hợp, Hà Nội, 1974,…). Mặt khác, họ vận dụng những hiểu biết ấy để phê phán những xu hướng tương tự của văn học trong nước. Một ý kiến vượt khỏi khuôn khổ của các quan niệm kinh điển ấy, có thể sẽ trở thành chủ đề cho một cuộc tranh luận thực sự. Tiêu biểu như cuộc tranh luận xung quanh cuốn Các phương pháp nghệ thuật của Lê Đình Kỵ. Sự xuất hiện của tập sách này đã kéo theo sự xuất hiện của hàng loạt bài viết: Bàn thêm về vấn đề thế giới quan và sáng tác (Chung quanh cuộc thảo luận về cuốn “Các phương pháp nghệ thuật của Lê Đình Kỵ” của Duy Lập (Tạp chí Văn học số 2/1963), Chung quanh cuộc tranh luận về quyển “Các phương pháp nghệ thuật” của Lê Đình Kỵ của Hoàng Xuân Nhị (Tạp chí Văn học số 4/1963), Nhìn lại cuộc trao đổi ý kiến về
  • 27. 25 cuốn “Các phương pháp nghệ thuật” của Lê Đình Kỵ của Nam Mộc (Tạp chí Văn học số 5/1963),… Nhìn lại nền lý luận văn học Việt Nam trước 1975, chúng ta nhận thấy đó là một giai đoạn còn nhiều hạn chế nhưng không phải không có những mặt tích cực. Thật vậy, tuy chưa có được lý thuyết riêng của chính mình nhưng việc tiếp thu các công trình lý luận nước ngoài đã thể hiện được tinh thần cầu thị của giới học thuật nước ta. Có thể còn thô sơ hay mắc phải những thiếu sót, sai lầm, nhưng thành quả lao động ấy thật đáng ghi nhận cho những người được mệnh danh là “khai sơn, phá thạch”, mở đầu cho một nền lý luận văn học hiện đại, càng đáng trân trọng hơn khi họ đã vượt qua những khó khăn của đất nước trong những năm bị chiến tranh chia cắt, để định hình và phát triển nền lý luận văn học nước nhà. Khi đất nước được thống nhất, hòa bình lập lại, cùng với văn học, lý luận văn học bước sang một giai đoạn mới. Bên cạnh những cơ hội và thử thách có chung với sáng tác văn học, lý luận còn có những cơ hội và thử thách riêng. Nếu so với văn học thế giới, chúng ta có thể tự hào về nền văn học của cha ông, nhưng nếu so với lý luận văn học thế giới, chúng ta chỉ là kẻ hậu duệ. Hơn nữa, khi đất nước được giải phóng, được giao lưu với bên ngoài, chúng ta thật ái ngại vì nhận thấy nền lý luận non trẻ của mình đã sớm già nua, lạc hậu. Nhiều vấn đề như Tiếp nhận văn học, Chủ nghĩa cấu trúc, Chủ nghĩa hình thức, Phân tâm học, Tâm phân học, Thi pháp học,… đã được các nước nói từ mấy chục năm trước trong khi chúng ta chưa sẵn sàng để tiếp thu, nói gì đến phát hiện ra. Rõ ràng, đổi mới là một nhu cầu vô cùng bức thiết đối với lý luận văn học Việt Nam. Nhanh chóng chiếm lĩnh những mảng kiến thức mới, đồng thời vận dụng sáng tạo vào nền văn học dân tộc là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của các nhà lý luận văn học Việt Nam sau 1975. Với ý thức trách nhiệm cao độ, kết hợp với tinh thần say mê khoa học, các nhà nghiên cứu Việt Nam đã đem lại sự khởi sắc cho nền lý luận nước ta. Sự phong phú của tài liệu đã khơi thêm dòng tư duy, khiến cho nhiều định kiến được dỡ bỏ, nhiều sai lầm được khắc phục, giúp cho
  • 28. 26 mỗi vấn đề được nhìn nhận từ nhiều phía hơn, khách quan hơn và hợp lý hơn. Trong số những vấn đề ấy, vấn đề chủ nghĩa hiện thực cũng là một trong những tâm điểm của quá trình đổi mới. Từ 1975 đến nay, chặng đường hơn 30 năm quả không dài đối với lịch sử và văn học dân tộc, cũng chưa đủ để hoàn tất quá trình hiện đại hóa đất nước và nền lý luận văn học nước nhà. Song, đối với một vấn đề như chủ nghĩa hiện thực thì việc nghiên cứu và đổi mới trong chừng ấy năm quả là không ít, nhất là khi nó mới chỉ được chính thức ra mắt ở Việt Nam vào những năm 60. Để tiện cho việc nghiên cứu, chúng tôi tạm chia quãng thời gian ấy thành: những năm 1975 – 1985, những năm 1986 – 2000 và những năm đầu thế kỷ XXI. 1.2.1. Những năm 1975 – 1985: Xét về mặt lịch sử xã hội, đây là 10 năm đất nước thực hiện bước chuyển đổi từ đời sống chiến tranh sang hòa bình, khắc phục hậu quả do chiến tranh để lại và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Quá khứ vừa mới đi qua nên còn in đậm dấu ấn trong lòng người. Viết về cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước vẫn là một đề tài có sức cuốn hút lớn cả với lực lượng sáng tác đã kinh qua chiến tranh lẫn lực lượng sáng tác trẻ. Thời gian chính là khoảng cách cần có giúp người cầm bút nhìn về cuộc chiến tranh sâu sắc hơn, toàn diện hơn, từ đó, đối diện với cuộc sống mới tỉnh táo hơn, vững vàng hơn. Do vậy, trong những năm cuối thập kỉ 70, cơ bản, lối viết vẫn không khác mấy so với văn học thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Tuy nhiên, sang đầu thập niên 80, tình hình đã biến chuyển theo một xu hướng khác. Hiện thực cuộc sống sau chiến tranh đã làm vỡ lẽ nhiều điều. Hóa ra, đằng sau vinh quang nào cũng có những đớn đau, bên cạnh những anh hùng, cuộc sống còn có không ít kẻ tiểu nhân, trong mỗi con người đều có thiên thần và ác quỷ. Cuộc đấu tranh giờ đây không phải chống kẻ thù ngoại xâm mà là đấu tranh với quan liêu, tiêu cực làm thanh sạch xã hội và đấu tranh với chính mình, làm thanh sạch tâm hồn con người. Lối viết một chiều, cách khai thác một hướng, hoặc sơ lược, chung chung giờ đây khiến cả người đọc lẫn người viết
  • 29. 27 khó lòng chấp nhận. Điều này khiến cho văn học chững lại một thời gian, nhưng đó lại là khoảng lặng cần thiết để nâng cao tư tưởng và bản lĩnh nghệ thuật của người viết. Trong thời gian này, lý luận văn học có sự chuyển tiếp giữa lý luận trước và sau giải phóng. Trong bối cảnh đất nước thống nhất, sự giao lưu quốc tế thuận lợi và được mở rộng, công việc tổ chức biên soạn giáo trình lý luận văn học mới để giảng dạy ở khoa văn các trường đại học trên cả nước được triển khai ngay sau tháng 4 năm 1975 bởi các chuyên gia trường Đại học Sư phạm và Tổng hợp Hà Nội, Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, đến 5 năm sau, bộ giáo trình ấy mới được hoàn thành. Trong thời gian ấy, buộc lòng chúng ta phải sử dụng bộ giáo trình được biên soạn trước giải phóng. Đó là bộ Cơ sở lý luận văn học, gồm 4 tập, do tập thể các nhà giáo thuộc tổ bộ môn giảng dạy lý luận văn học các trường Đại học Sư phạm Vinh, Đại học Sư phạm Hà Nội và Đại học Tổng hợp Hà Nội biên soạn. Bộ sách này đã lần lượt ra đời từng tập trong khoảng thời gian từ năm 1965 đến năm 1970. Đến năm 1980, tập đầu tiên của bộ giáo trình được biên soạn theo tinh thần mới đã được ra mắt. Đến năm 1985, trọn bộ 3 tập đã chính thức ra mắt, với số trang đạt kỉ lục, lên tới 1300 trang. Đây là bộ giáo trình đầu tiên của nền lý luận văn học trong giai đoạn mới. Nếu như trước giải phóng, các bộ giáo trình của Nguyễn Lương Ngọc và Hà Minh Đức biên soạn chủ yếu giới thiệu những thành tựu lý luận của các nước xã hội chủ nghĩa thì đến bộ giáo trình này, những thành tựu của các nước tiên tiến Âu Mỹ đã được nghiên cứu và chọn lọc giới thiệu. Nếu như trước đây, chủ nghĩa hiện thực được giới thiệu như một bước tiếp nối của chủ nghĩa cổ điển và lãng mạn, đồng thời là tiền đề cho sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, thì nay, trong tập 3 mang tên Phương pháp sáng tác, do Lê Đình Kỵ và Phương Lựu viết, được ấn hành bởi nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp năm 1983, chủ nghĩa hiện thực còn được giới thiệu trong mối tương quan với các chủ nghĩa hiện đại. Cách giới thiệu này sẽ giúp cho việc nhìn nhận bức tranh các trào lưu, trường phái văn
  • 30. 28 học sẽ bao quát hơn, việc đánh giá đặc điểm và vai trò của chủ nghĩa hiện thực cũng xác đáng hơn. Bên cạnh việc biên soạn giáo trình để giảng dạy, các nhà lý luận Việt Nam vẫn không ngừng đẩy mạnh công tác nghiên cứu và dịch thuật để giới thiệu và hướng đạo cho bạn đọc bằng nhiều công trình, tiêu biểu như: Cuốn C.Mác, F.Ăngghen, V.I.Lênin và một số vấn đề lý luận văn nghệ, của Hà Minh Đức, được nhà xuất bản Sự thật ấn hành tại Hà Nội năm 1982 và cuốn Mấy vấn đề lý luận văn học, Tài liệu tham khảo chương trình Hệ Cao đẳng Sư phạm, thành phố Hồ Chí Minh, xuất bản năm 1984, với Phần chuyên đề C.Mác, F.Ăngghen, V.I.Lênin và văn học nghệ thuật của Lê Đình Kỵ đã giới thiệu những quan điểm về văn nghệ của các nhà tư tưởng lớn, cũng là những vấn đề then chốt của lý luận Mácxít; cuốn Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại do Phan Cự Đệ biên soạn, được nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp ấn hành tại Hà Nội năm 1977 và tái bản có sửa chữa, bổ sung năm 1978, trong tập 1, phần hai, cũng dành hẳn chương sáu để bàn về Vấn đề điển hình hóa trong các tiểu thuyết hiện thực phê phán ở Việt Nam; cuốn Tìm hiểu văn học của Lê Đình Kỵ được nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh cho ra mắt năm 1984, dành chương ba để nói về Chủ nghĩa hiện thực,… Mặc dù các cuốn sách kể trên cũng chỉ dành một phần nhất định để bàn về chủ nghĩa hiện thực, nhưng đó là cơ hội cho vấn đề này được bàn thêm ngoài phạm vi các bộ giáo trình. Nói chung, nỗ lực của các nhà nghiên cứu Việt Nam là rất đáng ghi nhận. Nhờ đó, độc giả Việt Nam được biết đến nền văn học hiện thực trên thế giới, đồng thời nắm rõ nền văn học hiện thực của Việt Nam. Song, chừng ấy vẫn chưa đủ vì việc các nhà nghiên cứu tiếp thu lý luận nước ngoài, sau đó truyền đạt lại cho bạn đọc Việt Nam đã tỏ ra có nhiều hạn chế. Hạn chế thứ nhất là độc giả không được tiếp xúc trực tiếp với các công trình nghiên cứu trong tính hệ thống và toàn vẹn của nó. Việc dịch thuật đôi khi chỉ đi vào một vài vấn đề nhất định. Hạn chế thứ hai nằm ở tính chủ quan của các dịch giả. Trong khi chuyển tải một vấn đề từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác, nhiều dịch giả
  • 31. 29 thường kết hợp nguyên bản với ý kiến chủ quan của mình, làm cho nội dung bản dịch đôi lúc sai khác so với nguyên bản. Trong khi đó, chuyện độc giả ảnh hưởng từ tác giả lại là lẽ thường. Do vậy, việc dịch và giới thiệu trọn vẹn các công trình nghiên cứu nước ngoài trở thành một đòi hỏi khá bức xúc. Đáp ứng yêu cầu ấy, nhiều nhà nghiên cứu đã tập trung tâm lực để đảm đương công việc này. Kết quả là trong thời kỳ này, chúng ta có được những tập sách quý dịch từ tài liệu nước ngoài. Đầu tiên phải kể đến cuốn Số phận lịch sử của chủ nghĩa hiện thực (Suy nghĩ về phương pháp sáng tác) của Bôrix Xuskôv, do Hoàng Ngọc Hiến, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Hải Hà dịch, được nhà xuất bản Tác phẩm mới (Hội Nhà văn Việt Nam) ấn hành năm 1980. Đây là một công trình nghiên cứu mang tính chuyên sâu, cũng là một tài liệu quý để tham khảo khi nghiên cứu về chủ nghĩa hiện thực. Tác giả đã chỉ ra tiến trình phát triển của chủ nghĩa hiện thực, từ chủ nghĩa hiện thực thời Phục hưng, Khai sáng đến chủ nghĩa hiện thực phê phán thế kỷ XIX ở Tây Âu, rồi đến chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, trong đó, chủ nghĩa hiện thực phê phán vẫn được trình bày kỹ hơn cả. Không dành toàn bộ dung lượng để nghiên cứu về chủ nghĩa hiện thực, nhưng những cuốn sách được dịch sau đó cũng đóng góp không nhỏ trong việc giới thiệu chủ nghĩa hiện thực đến độc giả Việt Nam. Cuốn Lý luận văn học của Gulaiep, do Lê Ngọc Tân dịch, được nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp ấn hành năm 1982 dành gần 20 trang của chương VI để nói về trào lưu văn học này. Với số trang không nhiều, tác giả đã trực tiếp đi vào đặc điểm của chủ nghĩa hiện thực phê phán, cơ sở xã hội và ý thức chỉ được nhắc thoáng qua. Việc đối sánh với chủ nghĩa lãng mạn là cách Gulaiep thường dùng để nêu bật đặc điểm của chủ nghĩa hiện thực. Hơn nữa, ông cũng tỏ ra ưu ái đối với văn học Nga khi thường xuyên trích dẫn những ý kiến của Bêlinxki và chứng minh qua sáng tác của các nhà văn Nga, để rồi cuối cùng, ông cho rằng “Chủ nghĩa hiện thực phê phán, trào lưu nghệ thuật chủ đạo thế kỷ XIX, đạt được sự phồn thịnh cao nhất trong văn học Nga, nền văn học đã nổi lên vị trí hàng đầu trên thế giới vào nửa sau thế kỷ, vào thời kỳ bắt đầu sự
  • 32. 30 khủng hoảng của hệ tư tưởng và văn hóa tư sản phương Tây” [31, tr.440] và “còn tiếp tục tồn tại ở cả thế kỷ XX” [31, tr.441]. Cũng cần nói thêm là tác giả đã gọi văn học Phục hưng là chủ nghĩa hiện thực nhân văn và gọi chủ nghĩa tự nhiên và chủ nghĩa hiện đại là các trào lưu phi hiện thực trong văn học và nghệ thuật thế kỷ XX. Đặc biệt, năm 1984, nhà xuất bản Khoa học xã hội đã cho ra mắt cuốn Sáng tạo nghệ thuật, hiện thực, con người của M.B.Khraptrenkô do Nguyễn Hải Hà, Lại Nguyên Ân, Duy Lập dịch và giới thiệu. Đây là cuốn sách đã đạt giải thưởng Quốc gia Liên Xô 1980. Trọng tâm của công trình là phần Các hình thức khái quát hóa hiện thực chủ nghĩa, với hơn 200 trang sách, được in trong tập 1. Trong phần này, Khraptrenkô đã trình bày các hình thức khái quát nghệ thuật phong phú đa dạng của chủ nghĩa hiện thực, từ chủ nghĩa hiện thực thời Phục hưng, thời Khai sáng, cho đến hiện thực phê phán và hiện thực xã hội chủ nghĩa. Ông đi sâu phân tích đặc điểm sáng tác của từng nhà văn qua các tác phẩm tiêu biểu của họ để làm rõ sự phong phú của những hình thức khái quát hiện thực ấy. Riêng đối với chủ nghĩa hiện thực phê phán, bằng việc phân tích các sáng tác của Xtăngđan, Bandắc, Flôber (Pháp), Puskin, Gôgôl, Đôxtôiepxki, Sêkhôp, L.Tônxtôi (Nga), ông đã bác bỏ quan niệm phiến diện coi chủ nghĩa hiện thực phê phán chỉ có chức năng phê phán, quan hệ giữa tính cách và hoàn cảnh chỉ là quan hệ thụ động, một chiều, mỗi môi trường xác định chỉ thể hiện trong một điển hình,… Theo ông, chủ nghĩa hiện thực phê phán còn bao hàm cả việc mô tả cái tích cực, cái lý tưởng, cái đẹp, và bảng màu của nó rất linh hoạt, phong phú: “chủ nghĩa hiện thực không bao giờ đồng nghĩa với chủ nghĩa tự nhiên. Trong các biểu hiện ưu tú của mình, chủ nghĩa hiện thực đã bao hàm sự mô tả những tính cách mãnh liệt, những ham mê sâu sắc, cũng như ngoa dụ, phóng đại, cái hoang đường”. Ông luôn phê phán xã hội học dung tục, sự phiến diện, sự sơ lược giản đơn, và nhấn mạnh tới “biện chứng của sự phát triển nghệ thuật hiện thực”.
  • 33. 31 Năm 1985, Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Nghĩa Trọng, Lê Ngọc Trà dịch và giới thiệu cuốn Dẫn luận nghiên cứu văn học do G.N.Pospelov chủ biên. Tác giả đã dành chương VII trong tập I để trình bày về Các phương pháp sáng tác (Các nguyên tắc phản ánh đời sống bằng nghệ thuật). Trong phần Bản chất của chủ nghĩa hiện thực, ông đã cho rằng “Trong văn học nghệ thuật, chủ nghĩa hiện thực đã dần dần phát triển qua nhiều thế kỷ. Nhưng sự hiểu biết rằng nó đang tồn tại và bản thân thuật ngữ “chủ nghĩa hiện thực” thì chỉ xuất hiện vào khoảng giữa thế kỷ XIX” [74, tr.246]. Đi vào trình bày bản chất của chủ nghĩa hiện thực, ông bám sát vào ý kiến của Ăngghen và chỉ đi sâu phân tích mối quan hệ giữa hoàn cảnh và tính cách. Trong Sự phản ánh cuộc sống bằng phương pháp hiện thực chủ nghĩa và phương pháp phi hiện thực chủ nghĩa, ông tập trung nghiên cứu tương quan giữa thế giới chủ quan của nhà văn với thực tại khách quan được phản ánh trong tác phẩm của các phương pháp, nếu phần chủ quan giữ vai trò chủ đạo thì đó là sự phản ánh phi hiện thực chủ nghĩa và ngược lại. Từ đó, ông khẳng định “Trong phạm vi phát triển riêng của văn học hiện thực chủ nghĩa cần phải thừa nhận quá trình khắc phục mâu thuẫn trong thế giới của các nhà văn là quan trọng nhất” [74, tr.262]. Trong Những dạng cơ bản của chủ nghĩa hiện thực, ông giới thiệu “một chủ nghĩa hiện thực với chất lượng mới, có trình độ cao hơn đã xuất hiện và được gọi là chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa” [74. tr.263]. Có thể nói, trong khi chúng ta chưa có nhiều sách của chính giới nghiên cứu trong nước thì những cuốn sách dịch thuật từ các công trình nghiên cứu của nước ngoài là vô cùng quý giá. Việc tiếp nhận những cuốn sách ấy giúp chúng ta nhanh chóng chiếm lĩnh những thành tựu lý luận của nước ngoài, rút ngắn được thời gian nghiên cứu. Tuy nhiên, do giới hạn trong việc tiếp nhận lý luận văn học của các nước xã hội chủ nghĩa, nhất là Liên Xô, lại chưa chấp nhận những quan điểm phi Mácxit nên nguồn tài liệu chưa thật phong phú. Theo đó, vấn đề chủ nghĩa hiện thực chủ yếu cũng mới được nhìn từ một phía, chưa có thể gọi là toàn diện.
  • 34. 32 Bên cạnh việc nghiên cứu và dịch thuật những công trình dài hơi, việc đăng tải những bài viết ngắn trên báo chí cũng khá sôi nổi. So với các công trình chuyên sâu, các bài viết này tỏ ra năng động hơn bởi nó thuận lợi cho sự thể hiện các nghiên cứu bước đầu, những thử nghiệm hay những kiến nghị nhất định. Về chủ nghĩa hiện thực, các vấn đề được đem ra bàn luận khá đa dạng. Chúng ta có thể nhận thấy điều này qua hàng loạt bài viết: “Về bút pháp hiện thực trong thơ Việt Nam hiện đại” 1945-1980 của Phạm Tiến Duật (Tạp chí Văn học số 5/ 1980), Nhìn chủ nghĩa hiện thực trong sự vận động lịch sử (Đọc Số phận lịch sử của chủ nghĩa hiện thực - Xuscốp) của Lại Nguyên Ân (Tạp chí Văn học số 4/1981), Mấy vấn đề lý luận về Chủ nghĩa hiện thực của Phùng Văn Tửu (Tạp chí Văn học số 6/1982), Chủ nghĩa hiện thực dưới ánh sáng của nguyên lý hệ thống của Trọng Đức (Tạp chí Văn học số 6/1982), Ảnh hưởng của tư tưởng Mácxít và phong trào cách mạng đối với sự phát triển của văn xuôi hiện thực phê phán Việt Nam 1930-1945 của Phan Cự Đệ (Tạp chí Văn học số 6/1982),… Nhìn chung, do tính chất văn học giai đoạn này cơ bản vẫn như trước đây nên chúng ta chưa bắt gặp một bài viết nào thể hiện quan niệm có tính đột phá. Chỉ đến giai đoạn tiếp theo, vấn đề mới được xới lên và có nhiều điều cần bàn. 1.2.2. Những năm 1986 - 2000: Mười năm sau giải phóng cũng là mười năm tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước. Không phải chúng ta không có những thành tựu, nhưng về cơ bản, mười năm này chúng ta đã mắc phải không ít sai lầm, dẫn đến khủng hoảng nhiều mặt. Đó là giai đoạn cực kỳ khó khăn, đến hôm nay vẫn còn là một ám ảnh. Trong đời sống văn nghệ, không khí cũng ngày càng trở nên khó thở hơn. Trước tình hình đó, Đảng ta đã chủ trương đổi mới, thực hiện chính sách cải cách trên nhiều lĩnh vực, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và phát triển đi lên. Được trả lại không khí tự do, dân chủ, văn nghệ như được tiếp thêm nguồn sinh khí mới, hàng loạt tác phẩm đã ra đời, tạo nên sự bừng nở về phong
  • 35. 33 cách của các nhà văn. Tất nhiên, thành quả này đã được chuẩn bị từ trước đó. Trước khi Đảng tiến hành công cuộc đổi mới, một số nhà văn đã mạnh dạn dấn bước, mở đường cho một nền văn nghệ mới, nhằm phản ánh trọn vẹn bức tranh đời sống của xã hội và mỗi cá nhân con người. Cho nên, trong bài Trên bức tranh của ngót nửa thế kỷ văn học mới, Phong Lê đã nói lên lẽ công bằng: “Nói Đại hội VI của Đảng và Nghị quyết 05 của Bộ chính trị mở ra một giai đoạn mới trong văn nghệ là đúng, nhưng cũng chưa thật sát, thật khoa học. Nếu nói đến sự khởi sắc hôm nay tôi tưởng không được quên hôm qua. Một loạt các sáng tác mới ra đời từ nửa đầu những năm 80 của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Mạnh Tuấn, Lê Lựu,… đã là những lực lượng tiền trạm dũng cảm mở đường và tạo đà cho văn học hôm nay. Rõ ràng những thành tựu của văn học hôm nay có đóng góp của hôm qua” [50, tr.98]. Điều này cho thấy, thực tiễn sáng tác luôn năng động, sự năng động ấy cũng là một nhân tố kích thích sự năng động của đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với văn nghệ cũng như kéo theo sự năng động của lý luận văn học. Thật vậy, nếu những năm 1975 – 1985, lý luận văn học tỏ ra khá bằng lặng thì sau năm 1986, không khí sinh hoạt lý luận trở nên sôi nổi hẳn lên. Về việc biên soạn giáo trình, vào giữa những năm 80 của thế kỷ XX, theo chủ trương cải cách sư phạm của Bộ Giáo dục, các trường đại học cần chủ động tổ chức biên soạn giáo trình riêng cho trường mình, vừa đảm bảo tính khoa học, vừa phù hợp với nghiệp vụ đặc thù. Việc không tiến hành biên soạn một bộ giáo trình dùng chung cho các trường đại học trong cả nước, các trường phải tự túc về giáo trình sẽ khiến cho giáo trình về lý luận văn học tăng lên về số lượng. Thật vậy, nếu như trước đây, các trung tâm lớn như trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Đại học Tổng hợp Hà Nội thường phối hợp trong công tác biên soạn giáo trình thì nay, mỗi trường có một bộ giáo trình riêng. Hưởng ứng chủ trương cải cách của nhà nước, họ bắt tay ngay vào công việc biên soạn. Trong 3 năm ráo riết làm việc, từ năm 1986 đến 1988, bộ giáo trình do tập thể giáo viên thuộc bộ môn lý luận văn học của các trường Đại học Sư phạm (Hà Nội I, Hà Nội II,
  • 36. 34 Thành phố Hồ Chí Minh) đã được ra mắt. Đây là bộ giáo trình quán triệt tinh thần đổi mới tư duy lý luận văn học trong bối cảnh chung của sự nghiệp đổi mới do Đảng vừa khai mở. Trong khi tiếp tục quán triệt các ý kiến của các tác gia kinh điển mỹ học Mác – Lênin, các tác giả còn chú trọng tiếp tục hấp thu những thành tựu mới mẻ của lý luận văn học Xô Viết, đồng thời kết hợp sử dụng thích đáng những kiến thức hiện đại thuộc các chuyên ngành gần gũi với lý luận văn học như: mỹ học, thi pháp học, phương pháp luận nghiên cứu văn học, tâm lý học, xã hội học văn học, khiến cho những vấn đề vốn quen thuộc trở nên mới mẻ. Trong bộ giáo trình này, vấn đề chủ nghĩa hiện thực được in trong phần ba có tên Phương pháp sáng tác, do Phương Lựu, Nguyễn Xuân Nam, Thành Thế Thái Bình biên soạn. Điều đặc biệt là ở phần này, Phương Lựu đã bàn về vấn đề chủ nghĩa hiện thực (đúng hơn là khuynh hướng hiện thực) trong văn học phương Đông vì theo ông, nó đã xuất hiện ở Trung Quốc ngay từ thời nhà Đường, và ở Việt Nam từ thế kỷ thứ XVIII. Bộ giáo trình này sau được tái bản vào năm 1997 và 2002. Sau khi bộ giáo trình của Đại học Sư phạm được ra mắt, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội cũng cho xuất bản bộ giáo trình mang tên Lý luận văn học vào năm 1993. Đây là thành quả lao động của tập thể cán bộ giảng dạy trẻ của bộ môn lý luận văn học. Sức trẻ trong tư duy lý luận đã khiến họ mạnh dạn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành kết hợp với liên ngành để tiếp cận và xem xét vấn đề. Đến với phần bàn về chủ nghĩa hiện thực, chúng ta cũng nhận thấy một cách kiến giải không giống với các giáo trình trước đó. Tính đến năm 2003, bộ giáo trình này đã được tái bản đến lần thứ 9. Tuy nhiên, nói gì thì nói, sự đổi mới trong các bộ giáo trình chính thống vẫn chỉ ở trong chừng mực nhất định. Sự đổi mới trong các chuyên khảo được thể hiện rõ nét hơn, do tính chất tự do của loại tài liệu này quy định nên. Có thể thấy giai đoạn sau đổi mới là một giai đoạn cực kỳ sôi nổi trong trao đổi văn học. Đó là một thời kỳ mà nhiều vấn đề cũ được xới lên, lật lại và được kiến giải theo nhiều cách mới. Vấn đề chủ nghĩa hiện thực cũng được xem xét, đánh giá
  • 37. 35 lại, từ khái niệm cho đến đặc điểm, vị trí, chức năng. Các tờ báo, tạp chí chuyên ngành đã trở thành diễn đàn cho những quan niệm đối lập được cọ xát. Riêng trên Tạp chí Văn học, người ta đã chứng kiến nhiều vấn đề được đem ra mổ xẻ: Về nội dung khái niệm chủ nghĩa hiện thực trong văn học của Nguyễn Văn Hạnh (Tạp chí Văn học số 2/1987), Cái cá biệt và cái khái quát trong nghệ thuật của Nguyễn Văn Hạnh (Tạp chí Văn học số 5/1988), Phản ánh hiện thực là chức năng hay thuộc tính của văn học (Tạp chí Văn học số 1/1989), Đổi mới hay dấu hiệu khủng hoảng về lý luận của Thành Duy (Tạp chí Văn học số 2/1989), Nhận thức lại vị trí của chủ nghĩa hiện thực và vấn đề chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa của Phong Lê (Tạp chí Văn học số 4/1989), Từ đặc thù văn học nhìn lại (vị trí của Phản ánh luận và thế giới quan) của Nguyễn Trung Hiếu (Tạp chí Văn học số 4/ 1989), Tinh thần phân tích tâm linh, một đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực của Phùng Quý Nhâm (Tạp chí Văn học số 4/1998), Lại bàn về chủ nghĩa hiện thực trong Truyện Kiều của Nguyễn Du của Đào Xuân Quý (Tạp chí Văn học số 9/2000),… Điều đáng chú ý là, từ những bài viết ngắn trên báo chí, nhiều nhà nghiên cứu đã có ý thức tập hợp các bài viết rải rác lại thành một cuốn sách, qua đó thể hiện tập trung một quan điểm nhất định hoặc phản ánh quá trình nhận thức của một nhà nghiên cứu nhất định. Nói đến lý luận văn học trong thời kỳ đổi mới, hẳn không ai không biết đến cuốn Lý luận và văn học của Lê Ngọc Trà được nhà xuất bản Trẻ ấn hành năm 1990. Đây là cuốn sách tập hợp các bài viết của ông từ năm 1974 đến năm 1989, trong đó, có sức nặng hơn cả là những bài đã đăng trên báo Văn nghệ những năm 1987-1988. Ngay từ khi mới xuất bản, cuốn sách đã thu hút sự chú ý của đông đảo độc giả và gây nên cuộc tranh luận sôi nổi, gay gắt trong giới nghiên cứu, phê bình văn học. Theo Lại Nguyên Ân trong Xung quanh một cuộc luận chiến về lý thuyết văn học thì có 3 cách phản ứng khác nhau trước những quan điểm của Lê Ngọc Trà, đó là phản bác, đồng tình và vừa chia sẻ, vừa góp ý cho ông. Năm 1991, tác phẩm đã đạt giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam, nhưng xem ra cuộc tranh luận vẫn chưa ngã ngũ, bởi theo Lại Nguyên Ân, tình hình ấy
  • 38. 36 cần “một quan tòa phán xử” nhưng có vẻ chưa ai sẵn sàng cho vai trò ấy. Nói như vậy không có nghĩa vấn đề bị bỏ trôi, mà ngược lại, sự bỏ ngỏ này cho phép mỗi người khai thác tư liệu theo cách riêng của mình. Đến với những bài viết như Văn nghệ và chính trị, Vấn đề văn học phản ánh hiện thực, Vấn đề con người trong văn học, chúng ta sẽ tìm thấy những ý kiến mới mẻ về vấn đề chủ nghĩa hiện thực. Với cuốn Mấy vấn đề lý luận văn nghệ trong sự nghiệp đổi mới (nhà xuất bản Sự thật, 1991), Hà Minh Đức đã tập hợp được các bài viết của các nhà văn, các nhà lý luận phê bình từ Bắc chí Nam cùng khai thác các vấn đề văn nghệ trong quá trình đổi mới. Tuy còn có những suy nghĩ và cách lý giải riêng cần trao đổi thêm, nhưng nhìn chung các bài viết đã gặp gỡ nhau ở chỗ cùng khẳng định tính đúng đắn trong đường lối văn nghệ của Đảng, những thành tựu của văn nghệ cách mạng cũng như mối liên hệ giữa văn nghệ và đời sống, trách nhiệm xã hội của nhà văn và nhiệt tình đóng góp cho sự nghiệp chung nhằm đổi mới văn nghệ nước nhà. Trong số những bài viết ấy, bài Đổi mới và quy luật của Phan Cự Đệ, Văn học trên con đường đổi mới của Nguyễn Văn Hạnh, Đôi nét về một tư duy văn học đang hình thành của Nguyên Ngọc, Góp một cách nhìn tình hình văn nghệ hiện nay của Ngô Thảo, Đôi điều về sách văn học hôm nay của Vũ Tú Nam,… đã cung cấp cho chúng ta những vấn đề về cơ sở xã hội và ý thức của lý luận văn học sau năm 1975, đặc biệt là những quan điểm về mối quan hệ giữa văn học và hiện thực, về chủ nghĩa hiện thực và về văn học hiện nay. Trang giấy trước đèn là tập phê bình, tiểu luận của Nguyễn Minh Châu do Tôn Phương Lan sưu tầm, tuyển chọn từ những bài viết đăng trên các báo từ 1970 - 1990, được nhà xuất bản Khoa học xã hội giới thiệu đến độc giả năm 1993. Đây là một tập hợp những bài viết mà sinh thời Nguyễn Minh Châu rất tâm đắc, thuộc 3 lĩnh vực: phê bình - tiểu luận, chân dung văn học và kinh nghiệm sáng tác mà trước lúc lâm chung, ông kịp để lại cho đời. Riêng phần tiểu luận – phê bình, Nguyễn Minh Châu đã khiến cho “Lịch sử phê bình đương đại sẽ nhớ tới ông ở tư cách là người đầu tiên khuấy động sự tĩnh lặng hằng bao