SlideShare a Scribd company logo
1 of 140
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Minh Phượng
SỰ ĐỔI MỚI CÁCH NHÌN VỀ CON
NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT
NGƯỜI CÙNG QUÊ CỦA PHAN TỨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN VĂN KHA
Thành phố Hồ Chí Minh - 2013
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn, biết ơn chân thành đến:
TS. Nguyễn Văn Kha, Thầy đã tận tình định hướng, dẫn dắt, giúp đỡ và
động viên tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô phòng Sau đại học, khoa Ngữ
Văn trường ĐH Sư phạm Tp. HCM và các thầy cô giảng viên đã tạo điều kiện
và giảng dạy tôi trong suốt khóa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình của cố nhà văn Phan Tứ đã tạo điều
kiện và cung cấp cho tôi nhiều tư liệu quý giá về cuộc đời của nhà văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, tổ bộ môn Ngữ Văn trường
THPT Long Thới – Tp.HCM, cùng đồng nghiệp và bạn bè học viên lớp Cao
học Văn học Việt Nam khóa 21 đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới gia đình, những người luôn
động viên, cổ vũ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành khóa học này.
Học viên
Nguyễn Thị Minh Phượng
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của
riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Văn
Kha.
Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung
thực và chưa từng được công bố trong công trình nghiên cứu nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên
Nguyễn Thị Minh Phượng
MỤC LỤC
DẪN NHẬP................................................................................................................1
1. Lý do, mục đích nghiên cứu của đề tài ...............................................................1
2. Lịch sử vấn đề .....................................................................................................3
3. Giới hạn, phạm vi đề tài......................................................................................7
4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................8
5. Đóng góp mới của luận văn ................................................................................9
6.Cấu trúc của luận văn...........................................................................................9
Chương 1 NHÀ VĂN PHAN TỨ VÀ HOÀN CẢNH SÁNG TÁC TIỂU
THUYẾT NGƯỜI CÙNG QUÊ.............................................................................11
1.1. Cuộc đời nhà văn Phan Tứ.............................................................................11
1.2. Sự nghiệp văn chương....................................................................................16
1.2.1. Quá trình sáng tác....................................................................................16
1.2.2. Các tác phẩm đã xuất bản: ......................................................................23
1.2.3. Những trăn trở của Phan Tứ về vấn đề con người trong sáng tác văn học
...........................................................................................................................24
1.3. Hoàn cảnh sáng tác tiểu thuyết Người cùng quê............................................32
1.3.1. Bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam sau 1975...........................................32
1.3.2. Sự vận động đổi mới văn học sau 1975 qua một số tác phẩm tiêu biểu
(trong phạm vi tiểu thuyết)................................................................................34
Chương 2 SỰ ĐỔI MỚI CÁCH NHÌN VỀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU
THUYẾT NGƯỜI CÙNG QUÊ TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG ..................41
2.1. Con người cá nhân .........................................................................................41
2.2. Con người trong mối quan hệ đan xen, phức tạp..........................................53
2.3. Con người khát khao tận hưởng tình yêu và hạnh phúc ...............................57
Chương 3 SỰ ĐỔI MỚI CÁCH NHÌN VỀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU
THUYẾT NGƯỜI CÙNG QUÊ TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT............67
3.1.Sự dịch chuyển không – thời gian gắn với hành trình đời tư nhân vật...........67
3.1.1. Nhà văn đặt nhân vật trong nhiều loại không gian khác nhau, theo sự vận
động của nhân vật..............................................................................................67
3.1.2. Thời gian không theo logic tuyến tính, có thể đảo chiều một cách tự do
...........................................................................................................................77
3.2. Kết cấu đa tuyến.............................................................................................84
3.2.1.Tuyến nhân vật và tuyến sự kiện đan chéo vào nhau...............................84
3.2.2. Sự kiện lịch sử, xã hội chi phối đời sống, số phận nhân vật...................90
3.3. Cá thể hóa ngôn ngữ nhân vật........................................................................95
3.3.1. Ngôn ngữ đối thoại..................................................................................95
3.3.2. Ngôn ngữ độc thoại...............................................................................102
KẾT LUẬN............................................................................................................107
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................111
MỤC LỤC..............................................................................................................122
1
DẪN NHẬP
1. Lý do, mục đích nghiên cứu của đề tài
Từ sau cách mạng tháng Tám đến 1975, dân tộc Việt Nam tiến hành hai
cuộc kháng chiến giành độc lập, thống nhất đất nước. Văn học trong giai đoạn
này phản ánh bức tranh hiện thực “một cách chân thực và hùng hồn” nhằm
mục đích cổ vũ, động viên khí thế đấu tranh của dân tộc. Đội ngũ nhà văn
không chỉ cầm bút mà còn cầm súng với chủ trương sáng tác: “người viết
không được tuyên truyền một chủ nghĩa lạc quan rẻ giá, nhưng người nào
cũng phải có trách nhiệm không được làm nản chí tất cả những ai đang trên
đường ra trận, đang giáp mặt với kẻ thù” [51, tr.102]. Hiện thực cách mạng,
hiện thực cuộc sống được giới văn nghệ sĩ phản ánh qua thể loại tiểu thuyết
đặc biệt là tiểu thuyết sử thi đã gặt hái thành công lớn, bởi nó là “thể loại văn
chương duy nhất luôn biến đổi, do đó nó phản ánh sâu sắc hơn, cơ bản hơn,
nhạy bén trước sự chuyển biến của hiện thực” [2, tr.27]. Trong giai đoạn văn
học này, độc giả biết đến tên tuổi của các nhà văn như: Hữu Mai, Nguyễn Thi,
Nguyễn Minh Châu, Phan Tứ, Nguyên Ngọc, Anh Đức,… Họ đã xây dựng
hình tượng nhân vật trung tâm của tác phẩm là người anh hùng cách mạng,
quần chúng cách mạng với vẻ đẹp hào hùng, tràn đầy lí tưởng.
Sau đại thắng mùa xuân 1975, dân tộc Việt Nam bước vào cuộc sống mới
với nhiều biến động trên các phương diện của đời sống. Văn học nghệ thuật
cần có bước tìm tòi, sáng tạo mới đáp ứng yêu cầu của thời đại. Cái mới ở đây
thể hiện ở việc khai thác, nhìn nhận những vấn đề của đời sống đặt ra từ hiện
thực. Vẫn là sự tiếp nối đề tài truyền thống về chiến tranh, nhưng sau 1975,
nhà văn có cách nhìn về hiện thực chiến tranh, trong đó trọng tâm là vấn đề
con người có nhiều tìm tòi, đổi mới. Sự đổi mới quan niệm về con người diễn
2
ra mạnh mẽ ở mảng truyện đặc biệt là thể loại tiểu thuyết. Góp phần thay đổi
diện mạo của văn học sau năm 1975 là những sáng tác của nhà văn viết về
con người trong quá trình lao động, sản xuất và con người thế sự, đời tư như:
Nguyễn Khải, Nguyễn Mạnh Tuấn, Nguyễn Thị Ngọc Tú, Triệu Xuân, …;
con người trong cái nhìn phong tục – lịch sử: Tô Hoài, Ma Văn Kháng,…và
một loạt nhà văn với những tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh như: Hữu
Mai, Nguyễn Trọng Oánh, Nam Hà, Phan Tứ, Nguyễn Quang Sáng,…
Tìm hiểu sự đổi mới về cách nhìn con người trong văn học sau năm 1975,
luận văn của chúng tôi tập trung khảo sát bộ tiểu thuyết sử thi Người cùng quê
của Phan Tứ với mục đích sau đây:
1. Phan Tứ đã đóng góp không nhỏ tạo nên thành tựu chung của nền văn
học cách mạng Việt Nam. Bước vào nghề văn, Phan Tứ thử ngòi bút trên
nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, bút ký, hồi ký và đạt được thành công
nhất định ở mỗi thể loại. Gặt hái được nhiều thành công nhất phải kể đến tiểu
thuyết của nhà văn. Ông là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến
vĩ đại của dân tộc, vừa viết văn vừa trực tiếp cầm súng đánh giặc nên ông có
vốn sống phong phú về hiện thực xã hội, về con người trong chiến tranh. Hiện
thực con người trong tác phẩm của Phan Tứ là con người miền Trung – quê
hương của nhà văn. Vấn đề “ số phận con người” trước năm 1975 được nhà
văn quan tâm và xây dựng thành công gắn liền với số phận dân tộc. Ông còn
đi sâu lí giải và biểu dương sự biến chuyển tư tưởng của người nông dân bình
thường qua hoàn cảnh thử thách đã trở thành người anh hùng cách mạng.
Phan Tứ cũng như nhiều nhà văn khác trước 1975 đã góp phần làm phong
phú kho tàng văn học cách mạng bằng việc xây dựng thành công những hình
tượng nghệ thuật mang tầm vóc sử thi đẹp đẽ, lôi cuốn công chúng văn học
một thời. Sau năm 1975, sáng tác của Phan Tứ càng chứng tỏ ông là nhà văn
3
đi hết cuộc đời với niềm đam mê văn chương, lao động nghệ thuật bền bỉ,
giàu sức sáng tạo.
2. Sau 1975, trong xu thế vận động đổi mới của nền văn học, tư duy sử thi
đang có sự chuyển dịch sang tư duy tiểu thuyết, các nhà văn đều nhận thức
được sự đổi mới quan niệm nghệ thuật, trong đó cốt lõi là quan niệm nghệ
thuật về con người là hợp với xu thế khách quan. Phan Tứ là một trong số các
nhà văn nhạy bén trước yêu cầu đổi mới văn học. Là nhà văn trực tiếp sống và
sáng tác gắn bó với hai cuộc kháng chiến, với tham vọng kế tiếp truyền thống
của khuynh hướng văn học mang tính chất sử thi với yêu cầu cách tân, đổi
mới xuất phát từ hiện thực đời sống rộng lớn và phức tạp của đất nước sau
1975, Phan Tứ ôm ấp, nghiền ngẫm và cho ra đời bộ tiểu thuyết sử thi đồ sộ
Người cùng quê. Tác phẩm ra đời trước khi cả một nền văn học bước vào thời
kỳ đổi mới thật sự và sâu rộng từ năm 1986. Có thể coi Người cùng quê như
một trong những sáng tác có ý nghĩa “dò đường” góp phần cho sự đổi mới
mạnh mẽ về sau. Vì vậy, việc nghiên cứu đổi mới cách nhìn con người trong
bộ tiểu thuyết này sẽ giúp chúng ta thấy được quan điểm thẩm mĩ của nhà văn
Phan Tứ trong dòng vận động đổi mới của văn học dân tộc.
Chính vì lẽ đó, chúng tôi chọn đề tài: “Sự đổi mới cách nhìn về con người
trong tiểu thuyết Người cùng quê của Phan Tứ” để tìm hiểu và nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
Phan Tứ đã gặt hái được nhiều thành công lớn trên con đường sáng tạo
nghệ thuật. Trước 1975, tên tuổi của nhà văn gắn liền với tiểu thuyết sử thi
gây tiếng vang lớn trong dư luận. Khác với nhiều nhà văn cùng thời, Phan Tứ
không “tô hồng” hiện thực chiến tranh. Trong sáng tác của nhà văn, hiện thực
cuộc sống con người Việt Nam luôn sống động, chân thực. Bàn về vấn đề con
người trong sáng tác của Phan Tứ đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu:
4
2.1. Những công trình, bài viết liên quan đến vấn đề con người trong
sáng tác của nhà văn Phan Tứ trước 1975
Trong bài viết của Trần Đăng Suyền (1983) nhan đề: Phan Tứ với
những tiểu thuyết viết về chiến tranh (Văn nghệ Quân đội, số 9), tác giả cho
rằng: “Phan Tứ không tìm đến những điển hình nguyên mẫu anh hùng có sẵn
ngoài đời mà chú ý nhiều hơn tới những con người bình thường trong cuộc
sống” [92, tr.988], nhà văn chú ý “quá trình vươn tới chủ nghĩa anh hùng
cách mạng của những con người bình thường và cả những người lạc hậu
nữa” [92, tr.987]. Tác giả bài viết cũng nhận thấy hướng khai thác trong tiểu
thuyết của Phan Tứ là toàn bộ đời sống xã hội, đạo đức, tâm lý, tính cách của
con người chịu ảnh hưởng nhiều bởi chiến tranh. Chiến tranh chính là môi
trường để sàng lọc, phân hóa con người trong sáng tác của Phan Tứ. Bên cạnh
đó, Phan Tứ không chỉ miêu tả mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn giai cấp đối
kháng mà còn chú ý tới thế giới bên trong của từng cá nhân, sự “giằng xé
trong mỗi con người”. Đánh giá về nhân vật trong tác phẩm của Phan Tứ, tác
giả Hoàng Mạnh Hùng (2004) trong Tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1945- 1975
(Luận án Tiến sĩ, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội), nhận định rằng: những sáng
tác của Phan Tứ như Gia đình má Bảy, Mẫn và Tôi đã quan tâm đến số phận
con người và “là con người mang vẻ đẹp văn hóa, đã tiến gần tới những nhân
cách trong văn học” [43, tr.60]. Phạm Ngọc Hiền (2007) trong Thi pháp tiểu
thuyết sử thi Việt Nam 1945- 1975 (Luận án Tiến sĩ, Đại học KHXH&NV,
ĐHQG Hà Nội), khi trình bày quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng
tác văn học trước 1975, trong đó có tác phẩm của Phan Tứ, tác giả phân loại
quan niệm về con người gồm: con người đa diện và con người anh hùng. Tác
giả nhấn mạnh: “Phan Tứ quan niệm về con người không đơn giản, phiến
diện như hàng loạt nhà văn cùng thời” [37, tr.132]. Tức là con người vừa có
mặt tốt vừa có mặt xấu. Tào Thị Hải (2006) trong công trình Yếu tố sử thi
5
trong sáng tác của Phan Tứ (Luận văn tốt nghiệp, ĐH Vinh), chỉ ra nhân vật
của Phan Tứ “thường có lai lịch, có quá trình và phát triển trong sự tác động,
chi phối nhiều chiều của hoàn cảnh và những mối quan hệ đa dạng, đa chiều,
nhiều khi phức tạp” [28, tr.33].
2.2. Những công trình, bài viết liên quan đến vấn đề con người trong tiểu
thuyết Người cùng quê của Phan Tứ
Với Phan Tứ, con người luôn là đối tượng trung tâm của sự phản ánh
thông qua các sự kiện lịch sử, đời sống xã hội. Điều đó được nhà văn gửi gắm
nhiều vào bộ tiểu thuyết sử thi trường thiên Người cùng quê của đời mình.
Tác phẩm ra đời vào những ngày tháng cuối đời của nhà văn, trong thời kỳ
đất nước hòa bình nên điểm nhìn về con người của nhà văn có sự thay đổi.
Nhà nghiên cứu Đoàn Xoa (1985) trong Hội thảo về bộ tiểu thuyết “Người
cùng quê” của nhà văn Phan Tứ (đăng trên báo Quảng Nam – Đà Nẵng),
nhận xét rằng, trong Người cùng quê: “các nhân vật có cùng một quê hương,
mất nước và đói nghèo do bị áp bức bóc lột dã man, họ có những tâm trạng
khác nhau và cùng đi làm cách mạng. Họ đã đạt được mục đích trên con
đường đi là giải phóng cuộc đời họ khỏi ách thống trị của đế quốc và phong
kiến”. Theo tác giả, độc giả ở Quảng Nam – Đà Nẵng đã thấy được Người
cùng quê phản ánh hiện thực không khí cách mạng sục sôi thời kỳ tiền khởi
nghĩa và Cách mạng tháng Tám ở miền Trung lúc ấy cùng với những con
người chung một lí tưởng cách mạng. Họ đã trở thành những người làm chủ
lịch sử, làm chủ số phận của mình.
Lê Thị Đức Hạnh trong Lê Khâm – Phan Tứ…(in lại trong sách Mấy
vấn đề trong văn học Việt Nam hiện đại, Nxb KHXH Hà Nội, 1999) có
nhận xét tinh tế về Người cùng quê: “Truyện được viết công phu, đề cập nhiều
vấn đề thông qua nhiều loại nhân vật: tốt có, xấu có, trung gian có” [34,
6
tr.331]. Tức là Phan Tứ xây dựng nhiều loại nhân vật khác nhau trong tính
phức tạp, đa dạng như hiện thực đời sống đang diễn ra. Nhà nghiên cứu Đặng
Tiến (Việt kiều Pháp) lại quan tâm đến khía cạnh khác của Người cùng quê.
Đó là tính chân thật của tác phẩm: “nhân vật của anh, từ chính diện đến phản
diện đều có thể là bà con, cô bác hay bạn bè tôi” [34, tr.333]. Đó là những
con người của cuộc sống đời thường mà quanh ta đều bắt gặp. Cũng đề cập
tới tính chân thật trong xây dựng hình tượng nhân vật của Người cùng quê,
nhà văn Thanh Quế (1994) trong bài Lang thang với Phan Tứ (báo Đà
Nẵng), cho rằng: “Viết đúng sự thật, đã chứng minh người cộng sản như
những người khác, chỉ khác lý tưởng. Anh không hạ thấp nhân vật hoặc đề
cao nhân vật, anh viết đúng như nhân vật” [88]. Nhận định của Thanh Quế
cho người đọc thấy được sự khác biệt của Phan Tứ so với nhiều nhà văn khác
cùng thời. Trong khi đa số nhà văn miêu tả người cộng sản là những anh hùng
sử thi đẹp toàn diện thì Phan Tứ miêu tả cả cái bình thường, đời thường trong
những con người ấy. Nhân vật của Phan Tứ phát triển tính cách như nó vốn
có, có mặt tích cực, có mặt tiêu cực.
Mai Hương (2002) trong Lê Khâm – Phan Tứ – Nhà văn chiến sĩ (Phan
Tứ toàn tập, T.1, tr.13, Nxb Văn học) nhấn mạnh tính chất cách mạng trong
Người cùng quê: “phản ánh sự trưởng thành của nhiều tầng lớp quần chúng
cách mạng trong suốt cả chặng đường dài lịch sử dân tộc từ trước và sau
cách mạng tháng Tám” [45, tr.24]. Trong bão táp cách mạng, nhân vật của
Phan Tứ thuộc mọi thành phần, mọi lứa tuổi đều trải qua những thử thách và
trưởng thành nhanh chóng. Nguyễn Văn Kha (2006) trong cuốn Đổi mới
quan niệm về con người trong truyện Việt Nam 1975- 2000 (Nxb ĐHQG
Tp.HCM) đã chú ý tới cách xây dựng mối quan hệ con người của Phan Tứ:
“Trong Người cùng quê…các nhân vật có quan hệ không xuôi chiều, khó
phân biệt thành hai tuyến địch – ta, tốt – xấu, thiện – ác” [50, tr.57], con
7
người được đặt trong mối quan hệ đan xen. Tác giả khẳng định con người
trong tác phẩm không chỉ là “con người trong lịch sử bị phong trào sự kiện
lịch sử cuốn hút mà con người được nhìn nhận là chủ thể của lịch sử” [50,
tr.27], quan tâm tới yếu tố cách mạng trong mỗi con người. Chính ý thức lịch
sử trong bản thân con người đã tạo nên đời sống tự nhiên của các nhân vật
trong Người cùng quê.
Từ các công trình nghiên cứu về sáng tác của nhà văn Phan Tứ, chúng tôi
nhận thấy rằng, các tác giả đều có chung nhận xét: nhà văn nhìn con người
không phiến diện, tránh được sự dễ dãi trong xây dựng nhân vật. Trong tác
phẩm Người cùng quê, các tác giả tiếp cận ở khía cạnh con người cách mạng
và sự trưởng thành của con người qua các thời kì lịch sử một cách khái quát
nhất, đề cập đến tính chân thật trong cách xây dựng nhân vật, mặt phức tạp –
sự đan xen các mối quan hệ trong đời sống con người.
Trên cơ sở tiếp thu thành tựu nghiên cứu của người đi trước, người viết
tập trung nghiên cứu sự đổi mới cách nhìn về con người của nhà văn trong
tiểu thuyết Người cùng quê.
3. Giới hạn, phạm vi đề tài
Do tính chất của đề tài, trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ
nghiên cứu cách nhìn mới về con người trong tác phẩm Người cùng quê sau
1975 của Phan Tứ để thấy được sự đổi mới cách nhìn về con người của nhà
văn so với giai đoạn trước 1975.
Luận văn giới hạn tập trung nghiên cứu tiểu thuyết Người cùng quê của
Phan Tứ. Tuy nhiên, chúng tôi mở rộng sự khảo sát đến một số tiểu thuyết
như Ván bài lật ngửa, Hạt mùa sau, Giấy trắng để người đọc thấy được
không khí văn học đang có sự vận động đổi mới. Mặt khác, để có cái nhìn đối
8
sánh về con người trong sáng tác trước và sau năm 1975 của Phan Tứ, chúng
tôi mở rộng, tìm hiểu các tiểu thuyết của nhà văn trước 1975 như: Trước giờ
nổ súng, Gia đình má Bảy, Mẫn và tôi.
Ngoài ra, trong quá trình triển khai đề tài, luận văn còn có tham khảo
một số tác phẩm khác của các nhà văn tiêu biểu, với mong muốn làm sáng tỏ
hơn sự đổi mới về cách nhìn con người của Phan Tứ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Căn cứ vào mục đích của đề tài, yêu cầu của đối tượng nghiên cứu, luận văn
sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
4.1. Phương pháp cấu trúc – hệ thống: Đặt tiểu thuyết Người cùng quê trong
hệ thống sáng tác của Phan Tứ, hệ thống tác phẩm tiểu thuyết cùng thời, trong
bối cảnh lịch sử xã hội, luận văn làm sáng tỏ hơn điểm riêng biệt trong cách
nhìn về con người của Phan Tứ.
4.2. Phương pháp lịch sử: Nhân vật trong tiểu thuyết sử thi là sản phẩm của
lịch sử. Hoàn cảnh chiến tranh chuyển sang thời hòa bình, những biến động
về kinh tế - xã hội, qua lăng kính cảm thụ hiện thực của nhà văn đều để lại
dấu ấn trong tác phẩm và nhân vật. Vì vậy, khi nghiên cứu sự đổi mới cách
nhìn về con người của Phan Tứ trong Người cùng quê cần sử dụng phương
pháp lịch sử để tìm hiểu.
4.3. Phương pháp so sánh: Mỗi giai đoạn sáng tác, nhà văn có thẩm mĩ nghệ
thuật riêng. Bằng việc so sánh với tư duy nghệ thuật của nhà văn trước 1975,
sẽ giúp chúng ta thấy được sự đổi mới cách nhìn của nhà văn về hiện thực
cuộc sống, nhất là hiện thực con người. Sử dụng phương pháp này, người đọc
thấy sự khác biệt thẩm mĩ nghệ thuật giữa Phan Tứ và các nhà văn cùng thời,
thấy được nét riêng của Phan Tứ về cách nhìn con người.
9
4.4. Hướng tiếp cận thi pháp học: Luận văn sử dụng các kiến thức về thi
pháp học để phân tích các yếu tố hình thức của tác phẩm như thời gian –
không gian, kết cấu – cốt truyện, ngôn ngữ cũng như cách xây dựng nhân vật
của Phan Tứ, qua đó làm sáng tỏ hơn cái nhìn đổi mới về con người sau năm
1975 trong tiểu thuyết Người cùng quê của nhà văn.
5. Đóng góp mới của luận văn
5.1. Trong những năm qua, nhiều bài viết, bài nghiên cứu về Phan Tứ đánh
giá vị trí cũng như đóng góp của ông đối với nền văn học nước nhà. Với đề tài
này, luận văn của chúng tôi mong muốn cung cấp cho độc giả một cái nhìn
mới của nhà văn Phan Tứ về con người sau 1975.
5.2. Thông qua việc phân tích các biểu hiện của sự đổi mới trong cách nhìn
con người của nhà văn, chúng tôi khẳng định sự đổi mới cách nhìn con người
trong bộ tiểu thuyết này là phù hợp với xu hướng vận động đổi mới về quan
niệm con người trong văn học thời kỳ mới. Từ đó góp tiếng nói khẳng định sự
đóng góp của Phan Tứ cho sự vận động đổi mới của văn học Việt Nam sau
1975.
6.Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Dẫn nhập (10 trang), Kết luận (4 trang), Tài liệu tham
khảo (gồm 141 mục), Phụ lục (14 trang), luận văn gồm ba chương chính:
Chương 1: Nhà văn Phan Tứ và hoàn cảnh sáng tác tiểu thuyết Người cùng
quê
Ở chương này, chúng tôi trình bày cuộc đời cũng như đóng góp trong
sự nghiệp văn chương của Phan Tứ; sự ra đời của bộ tiểu thuyết Người cùng
quê trong bối cảnh xã hội Việt Nam sau 1975 có nhiều thay đổi và không khí
văn học sau 1975 (trong phạm vi tiểu thuyết) đang có sự vận động đổi mới.
10
Chương 2: Sự đổi mới cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng
quê từ phương diện nội dung
Tiếp tục cảm hứng sử thi trong tiểu thuyết trước 1975, tiểu thuyết Người
cùng quê khám phá những chiều kích của đời sống con người Việt Nam, thể
hiện cái nhìn nhân văn của Phan Tứ. Con người được nhìn nhận từ bình diện
cá nhân, đặt trong những mối quan hệ đan xen, có niềm khát khao tận hưởng
về tình yêu và hạnh phúc.
Chương 3: Sự đổi mới cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng
quê từ phương diện nghệ thuật
Cùng với sự đổi mới cách nhìn về con người, trong tiểu thuyết Người
cùng quê nhà văn Phan Tứ sử dụng những biện pháp nghệ thuật miêu tả thời
gian, không gian gắn với sự vận động của con người; xây dựng kết cấu đa
tuyến; ngôn ngữ mang tính cá thể.
11
Chương 1
NHÀ VĂN PHAN TỨ VÀ HOÀN CẢNH SÁNG TÁC
TIỂU THUYẾT NGƯỜI CÙNG QUÊ
1.1. Cuộc đời nhà văn Phan Tứ
Phan Tứ là một trong những nhà văn có quan niệm sống và làm việc hết
sức nghiêm khắc, thẳng thắn, trung thực. Đó là đức tính mà ông được thừa
hưởng từ người cha của mình. Cả cuộc đời ông gắn bó với đề tài chiến tranh
bằng nhiệt huyết: “Cuộc đời tôi từ hồi 14 tuổi cho đến nay 64 tuổi hoàn toàn
là sống trong chiến tranh, cho nên tôi rất tha thiết viết về chiến tranh. Viết ra,
hay dở còn tùy bạn đọc. Tôi chỉ muốn nói một điều thôi: Không ai ép mình đi
theo kháng chiến chống Pháp, không ai ép mình đi theo kháng chiến chống
Mỹ thì bây giờ cũng không ai ép mình viết cả... Chỉ ân hận là đã không kịp
làm trọn công việc...” [136].
Phan Tứ tên thật là Lê Khâm, con thứ 4 trong gia đình, nguyên quán xã
Quế Châu, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Ông sinh ra trong một gia đình
trí thức yêu nước: cha là Lê Ấm (1897-1976), từng làm Đốc học ở trường
Quốc học Huế, mẹ là bà Phan Thị Châu Liên - con gái đầu của nhà Chí sĩ
Phan Châu Trinh. Tuy sinh ở Bình Định nhưng suốt thời niên thiếu, Phan Tứ
lại sống ở quê cha, xã Quế Phong, Quế Sơn, Quảng Nam. Bản thân ông từ
nhỏ đã giỏi về môn văn và tiếng Pháp. Năm 15 tuổi, ông tham gia hoạt động
trong đội tuyên truyền xung phong của tỉnh Quảng Nam, làm liên lạc chuyển
tài liệu, báo chí bí mật và tham gia cướp chính quyền ở địa phương trong
Cách mạng tháng Tám.
Năm 1950, ông nhập ngũ, được kết nạp vào Đảng (20/3/1950), theo
học Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn, phân hiệu Trung Bộ, học tập huấn
12
luyện ở vùng Cồn Kênh - Thanh Hóa. Cùng với cặp kính cận luôn “ngự” trên
đôi mắt tươi cười, Phan Tứ là một con người nhiều tài năng, hát hay, đàn giỏi,
viết báo tường cho đơn vị rất hấp dẫn và luôn chan hòa với mọi người, đặc
biệt với nhân dân vùng đóng quân. Cuối năm 1951, ông được phân công theo
đội quân tình nguyện Việt Nam sang chiến đấu ở chiến trường Hạ Lào. Năm
1954, ông từ Hạ Lào hành quân về Cảng Quy Nhơn tập kết ra Bắc, nén lòng
không ghé thăm gia đình đang sống ở miền Tây Quảng Nam. Những tháng
ngày gian khổ ở Lào được nhà văn ghi lại qua dòng hồi tưởng trong nhật ký
chiến trường về những trải nghiệm của ông: “Những cuộc hành quân dưới
nắng trời gay gắt, trong những cơn khát ghê gớm, đi trên những đường mòn
đầy sỏi đá làm trầy da chân, làm phồng dộp và sưng húp chân. Uống nước thì
là nước ao, phải rẽ lăng quăng và nòng nọc để múc. Các cuộc hành quân trên
cao nguyên Bôlôvên: lạnh đến rung cả rừng núi…đỉa và vắt vô kể, thiếu thuốc
hút, cháo nấu với măng rừng cho qua bữa” [53, tr.62]. Ba năm ở Lào, nhà
văn đã tích lũy cho bản thân vốn sống từ thực tiễn đấu tranh đầy khó khăn
gian khổ. Thực tế đó giúp ông sáng tác thành công hai tiểu thuyết lớn Bên kia
biên giới, Trước giờ nổ súng. Phan Tứ chính thức bước vào sự nghiệp văn học
với hai tác phẩm viết về chiến trường Lào, đặc biệt Trước giờ nổ súng dịch ra
tiếng Lào và xây dựng kịch bản phim “Bản anh hùng ca số 5” được bạn Lào
đánh giá tốt.
Năm 1958, ông theo học khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Kể từ
đây, trong con người của Phan Tứ có sự kết hợp nhuẫn nhuyễn giữa nhà văn
và chiến sĩ cách mạng. Lớp học có 25 sinh viên và 6 lưu học sinh, duy nhất
Phan Tứ là người có tác phẩm đã xuất bản (Bên kia biên giới). Phan Tứ được
bầu làm tổ trưởng tổ sáng tác. Phan Tứ nổi tiếng: “Khắc khổ. Điều độ. Mực
thước”. Trong thời gian này, ông vừa học vừa viết tiểu thuyết Trước giờ nổ
13
súng. Đặc biệt khả năng ghi chép của nhà văn được anh Nùng – bạn học cùng
lớp cam đoan chưa có nhà văn nào ghi nhiều, bền bỉ như Phan Tứ bất kể lúc
nào (giờ nghỉ, xem diễn văn nghệ…), thời gian biểu chặt chẽ thực thi như kỉ
luật quân sự, học tập chăm chỉ, nghiêm túc và học đều các môn kể cả môn
khó nuốt như ngôn ngữ, tiếng Nga.
Sau khi tốt nghiệp năm 1961, hiện thực cách mạng miền Nam luôn giục
giã thôi thúc ông “trở về”, “vào trong kia”, “lên chiến khu”, Phan Tứ đã trở
lại công tác tại chiến trường miền Nam, làm phái viên tuyên truyền khu ủy
Liên khu V, ủy viên đảng đoàn Văn nghệ Khu 5 và viết văn dưới bút danh
Phan Tứ. Tuy được cấp chế độ sinh hoạt của cán bộ nhưng thiếu thốn quá
nhiều, Phan Tứ phải tự xoay sở tìm chỗ sáng tác (nóc ông Bền – làng
Thượng), tìm kiếm lương thực. Vừa chống chọi với khó khăn trong thời chiến
tranh (sốt rét, thiếu lương thực, bom đạn..), ông vừa sáng tác với khát khao:
“viết được một tiểu thuyết về miền Nam chiến tranh”. Từ thực tiễn sáng tác,
nhà văn tự rút ra nhược điểm của bản thân: “tìm cảm hứng trong những tình
huống đặc biệt và nhân vật kiệt xuất và không đi sâu vào những mâu thuẫn
giữa người và người với những tình tiết tế nhị hoặc thô thiển” [53, tr.95]. Để
có cái nhìn hoàn thiện hơn, Phan Tứ quyết định đi thực tế ở Kỳ Liên. Sống
bên cạnh đồng bào, đồng chí của mình, Phan Tứ luôn tâm niệm rằng phải:
“tắm mình trong cuộc sống, vừa chung tay xây dựng nó, vừa rèn giũa mình,
chắt chiu gạn lọc mỗi ngày đêm lấy vài nét độc đáo của nó, không ngừng suy
nghĩ và cảm xúc về nó, nghiền ngẫm tìm cách tái hiện nó” [45, tr.16-17].
Chính ý thức ấy, quan niệm về đời, về nghề ấy đã thúc đẩy Phan Tứ gan góc
bám thực tế, bám phong trào “trải đời, trải đạn” và viết văn. Nhà văn “tắm
mình trong cuộc sống” bằng cách xông pha, lăn lộn với thực tế chiến trường,
tìm hiểu những hoàn cảnh khác nhau và những con người cụ thể cũng như
14
chia sẻ đau thương mất mát với họ. Vì thế, ông có điều kiện hiểu về con
người cách mạng hơn.
Năm 1962, thời kỳ đau khổ tột cùng của nhân dân miền Nam chống càn
của Mỹ – Diệm, Phan Tứ tham gia tổ chức đấu tranh du kích, tiếp xúc với
những con người, những cuộc đời trong những tình huống cụ thể, khốc liệt.
Những khó khăn liên tiếp xảy ra, đấu tranh chính trị ở Kỳ Khương, chống
khủng bố trắng, chống càn ở Kỳ Thanh, tham gia võ trang tuyên truyền…
Phan Tứ đã thanh thản sống và vượt qua tất cả mọi thử thách. Ông đã ghi lại
một cách cảm động tâm sự của ông trong những ngày thật đáng nhớ: “Tôi
không băn khoăn gì trước những khó khăn ấy, bởi thực tế cách mạng miền
Nam cuốn hút tôi rất dữ dội. Tôi đã sống lại những năm tháng vừa chiến đấu
vừa xây dựng cơ sở hạ Lào hồi chống Pháp, nhưng sung sướng hơn trước
nhiều là tôi đang hoạt động trên đất quê hương mà tôi luôn thương nhớ”
[120, tr.82]. Sau đó, ông tiếp tục cuộc hành trình đi trường Tân binh 27, tổ
chức lớp học của cán bộ tuyên truyền xã. Trên đường hành quân tới Nóc ông
Thiêng, chứng kiến đồn Trà My giặc bị tiêu diệt, Phan Tứ dấy lên suy nghĩ
thích chiến đấu trực tiếp hơn là làm công tác chính trị và ông “đã hoàn toàn
tự nguyện dấn thân vào những nguy hiểm này”. Nằm trong bệnh viện vì sốt
rét tái phát nhưng ông vẫn không ngừng ghi chép và sáng tác. Vì sự thật cuộc
sống chiến trường vô cùng khắc nghiệt, chỉ “một mảnh bom, một viên đạn lạc,
một cơn sốt biến chứng có thể bẻ gẫy ngòi bút bất cứ lúc nào” [120, tr.82-83].
Chưa có điều kiện viết tác phẩm dài hơi: “cuốn tiểu thuyết dài ông hằng ao
ước được viết đang lớn dần lên trong óc”, nhưng ông đã phải gác lại để phục
vụ cuộc chiến đấu trước đã. Qua quá trình chiến đấu, học tập, nhà văn cũng
phát hiện ra mặt trái của tấm huy chương, mặt trái của con người.
15
Năm 1963, địch càn trên quy mô lớn và dữ dội. Nhà văn quay trở lại
sống ở cơ sở cách mạng, tham gia Đại hội đại biểu Đảng bộ Đảng nhân dân
cách mạng Tam Kỳ, Đại hội du kích huyện Tam Kỳ, nghe báo cáo các gương
điển hình…Tham gia công tác Mỹ vận, Phan Tứ tự trau dồi vốn tiếng Anh
nhưng ông cũng tự thú: những câu chuyện ăn chơi của tên lính Mỹ đã gợi cho
ông nhớ lại cuộc sống bình yên ngày trước. Điều đó làm ông trở nên khó tính
trước các trở ngại và sự thiếu thốn.
Năm 1966 do sức khỏe yếu và chịu ảnh hưởng bởi tác động của chất độc
hóa học, ông được đưa ra Bắc để chữa bệnh, công tác tại Hội Liên hiệp Văn
học nghệ thuật Việt Nam, giữ chức quyền Tổng biên tập Nhà xuất bản Giải
phóng. Bảy năm ở miền Bắc làm công tác đối ngoại, sáng tác và hoạt động
trong Hội nhà văn, ông tiếp tục ghi thêm 15 cuốn sổ nhật ký với 2400 trang về
thực tế đời sống và hoạt động chiến tranh phá hoại, viết bằng cả các thứ tiếng
Anh, Pháp, Lào và tiếng Nga. Trong nhật ký chiến trường của Phan Tứ, đây
đó ta bắt gặp những dòng thể hiện quyết tâm và lối sống luôn đặt ra định mức
của ông. Như có chỗ ông ghi hướng phấn đấu: “Ít nhất một năm không sốt
rét”, hoặc “Viết một truyện trong ba tháng”.
Tháng 12 năm 1974, nhà văn - chiến sĩ Phan Tứ đi B lần hai để sống tiếp,
để lấy tài liệu cho cuốn tiểu thuyết mà ông dốc toàn bộ sức lực, tài năng để
“chơi một canh bạc lớn trong đời văn nghiệp của mình”; tham gia chiến dịch
tổng tiến công 1975 và đi thực tế các tỉnh Nam Bộ.
Từ tháng 5 năm 1975 đến tháng 2 năm 1980, ông về sinh sống và làm
việc tại quê hương Quảng Nam. Ông từng là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật
tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn, Ủy viên
Ban Thư ký (Ban thường vụ) Ban chấp hành Hội Nhà văn khóa III.
16
Từ 1993 đến tháng 4 năm 1995 ông chữa bệnh do hậu quả chất độc màu
da cam, tiếp tục hoàn thành bộ tiểu thuyết Người cùng quê.
Ngày 17 tháng 4 năm 1995 tại thành phố Đà Nẵng, Phan Tứ từ trần khi
còn dang dở bộ tiểu thuyết Người cùng quê. Tang lễ của ông được tổ chức tại
Nhà Văn hóa trung tâm TP Đà Nẵng, đã có một vòng hoa viếng của bạn đọc
có dòng chữ “Mẫn và tôi sống mãi ”.
1.2. Sự nghiệp văn chương
1.2.1. Quá trình sáng tác
Sự nghiệp văn chương của nhà văn Phan Tứ là một hành trang gắn liền
với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của dân tộc. Từ truyện
ngắn Một ngày bên đồn địch, tiểu thuyết Bên kia biên giới, Trước giờ nổ súng
viết về kháng chiến chống Pháp đến những tác phẩm ra đời ngay trong khói
lửa của cuộc kháng chiến chống Mĩ: Về làng, Gia đình má Bảy, Mẫn và tôi,
Trại S.T.18 và Người cùng quê như một bộ biên niên sử phản ánh trung thực
những bước đi đầy khó khăn nhưng tất thắng của cách mạng miền Nam.
Trước khi viết cái gì ông đều làm đề cương chi tiết đưa bạn bè đọc, cấp trên
xem xét và góp ý. Cuộc sống quân ngũ khắc nghiệt đã rèn cho Phan Tứ một
nếp sống chặt chẽ, ngăn nắp và điều này ảnh hưởng tới phong cách sáng tác
của ông. Đó là “phong cách hiện thực tỉnh táo”. Bên cạnh đó, theo tác giả
Trần Đăng Suyền thì ngòi bút Phan Tứ có “cái duyên thầm, đôi khi pha chút
hóm hỉnh”. Nhà văn đặt ra chỉ tiêu một tháng một truyện ngắn, hai mươi trang
tiểu thuyết. Vì vậy cuối đời, Phan Tứ có số lượng tác phẩm phong phú, dày
dặn.
Sau truyện ngắn đầu tay Một ngày bên đồn địch (1957) chưa gây được
tiếng vang lớn, đến năm 1958 ông cho xuất bản tiểu thuyết Bên kia biên giới.
17
Theo Nguyễn Gia Nùng – người bạn của Phan Tứ đã kể lại tâm sự của nhà
văn: “sở dĩ anh viết Bên kia biên giới vì sau những năm tháng tham gia chiến
đấu chống Pháp ở nước bạn Lào, anh bị thương, có một thời gian dài phải
nằm điều trị trong bệnh viện. Thời gian ấy, anh có điều kiện đọc nhiều sách
nhất. Tủ sách của bệnh viện và sách nhờ bạn bè tìm giúp anh đều đọc hết và
anh rất ngạc nhiên là chưa thấy có sách nào viết về bộ đội tình nguyện Việt
Nam chiến đấu ở chiến trường Lào” [86, tr.315].Từ trên giường bệnh, Phan
Tứ âm thầm “thai nghén” tác phẩm này và ít lâu sau khi ra viện ông cho xuất
bản. Ông kể rằng: “Khi ra Bắc tập kết, tụi mình đóng quân ở miền tây Nghệ
An. Ngoài lúc luyện tập, làm công tác dân vận, rảnh rỗi mình ngồi ghi lại
những chuyện hồi mình sống ở Lào. Lúc đầu, mình lấy tên tập bản thảo đó là
Những người tình nguyện….. Mình phải viết đi viết lại tới bốn lần, đến năm
1958 mới được in với tên Bên kia biên giới” [89, tr.868]. Khi theo học trường
Tổng hợp, nhà văn bắt tay vào viết và hoàn thành cuốn tiểu thuyết thứ hai với
tay nghề vững vàng hơn: Trước giờ nổ súng cũng lấy đề tài từ cuộc sống và
chiến đấu của bộ đội tình nguyện Việt Nam tại Lào. Qua hai tác phẩm, nhà
văn đã đặt ra vấn đề nóng bỏng về chiến tranh, về tinh thần Quốc tế vô sản,
tinh thần đoàn kết giữa hai dân tộc. Cả hai tiểu thuyết trên đều ca ngợi, biểu
dương chủ nghĩa anh hùng cách mạng cũng như phê phán mặt tiêu cực, thoái
hóa của nhân vật chiến sĩ.
Năm 1960, ông cho xuất bản tập truyện ngắn Trở về Hà Nội và tiểu thuyết
Trước giờ nổ súng. Trong gần 7 năm ở miền Bắc, Phan Tứ “luôn hình dung
miền Nam là một kho thuốc súng đang đợi châm ngòi, chỉ cần một mồi lửa gí
vào là Mỹ - ngụy tan xác ngay” [120, tr.83]. Nhưng khi ông đi phát động quần
chúng ở khu V thì thấy thực tế không đơn giản như vậy. Ông nghĩ rằng nên có
bài viết về một mặt khác của hiện thực: “quá trình vươn tới chủ nghĩa anh
18
hùng cách mạng của những con người bình thường và cả những người lạc
hậu nữa” [120, tr.84]. Về làng (1964) ra đời trong hoàn cảnh đó, gồm 12
truyện ngắn với bút pháp hiện thực già dặn, sắc sảo, kết cấu gọn gàng và lời
văn trong sáng đã đánh dấu một bước tiến mới trong quá trình sáng tạo nghệ
thuật của ông. Nhân vật được xây dựng từ góc độ chuyển biến tư tưởng qua
những băn khoăn vướng mắc, cuối cùng tìm ra con đường đi theo cách mạng.
Tuy nhiên những nhân vật có tính bi kịch chưa được khai thác sâu vào tâm
trạng với những dày vò quá phức tạp. Theo Nguyên Ngọc thì “Những sáng
tác này của Phan Tứ có liên quan máu thịt với cuộc tranh cãi quyết liệt mà
anh - và tất cả chúng tôi lao vào hồi bấy giờ. Vấn đề nóng bỏng nhất lúc này
là đánh giá quần chúng, nhận thức về quần chúng và bao giờ cũng vậy quan
trọng nhất là nhận thức về các khối quần chúng ấy, quần chúng trung gian,
đông đảo, “số đông im lặng”. Họ sẽ đi với ai trong bão tố này?” [78, tr.368].
Phan Tứ đã nói về ý định đặt tên tập truyện ngắn Về làng: “cái tên ấy cũng
phản ánh nỗi khát khao của tôi trong những năm dài chiến đấu ở Hạ Lào và
tập kết ra miền Bắc: tôi ao ước được về đánh giặc ngay trên làng quê tôi,
vùng đồng bằng Quảng Nam thân yêu” [120, tr.85].
Từ cuối năm 1962, Phan Tứ trở về Tứ Mỹ sống tại cơ sở gia đình cách mạng
(nhà bà Tôn). Tại đây, Phan Tứ đã “thai nghén” quyển tiểu thuyết Gia đình
má Bảy. Gia đình má Bảy là bức tranh toàn diện và sâu sắc, phản ánh cách
mạng miền Nam trong bước ngoặt lịch sử những năm 1960 - 1961. Với tiểu
thuyết này, Phan Tứ đã tái hiện con đường đi tới chủ nghĩa anh hùng cách
mạng của tập thể quần chúng thông qua nhân vật trung tâm là bà mẹ của một
gia đình. Tiểu thuyết này đã khắc phục nhược điểm trong cách xây dựng nhân
vật ở Về làng. Nhà văn đã mô tả nhân vật với quá trình phát triển của tính
cách, phân tích tâm trạng trong sự chuyển biến vươn lên phù hợp với không
khí của phong trào đồng khởi. Trong nhật ký chiến trường, Phan Tứ đã ghi lại
19
phác thảo chân dung cho tập “Má Bảy” (tức Gia đình Má Bảy), thấy được quá
trình diễn biến tư tưởng của nhân vật má Bảy:
“ 1. Thôn xóm. Nhà má Bảy
Hình dáng. Tính nết: chăm, thật thà, nói lẹ.
Chồng con. Ruộng đất. Vui và buồn trong đời. Tính nết về già. Thờ Phật.
2. Một tối: (gần Tết, tháng Chạp) Sạn đi ráp về. Đứa cháu con cảnh sát
trưởng Rân. Mẹ con xô xát. Sâm buôn ham tiền ăn diện. Đêm Gành tới. Má
lạy van sợ giết con, rồi sợ địch khủng bố. Sâm hỏi thăm anh. Sau: thấy yên,
liên lạc tiếp. Thuế khóa, học tố.
3. Đêm khởi nghĩa: Trà Thọ nổi trước hai đêm. Mít tinh tố khổ. Sạn lên tố, má
lo. Thấy rầm rộ, hạ uy thế địch, má tin. Thắc mắc sao không cho hợp pháp,
cán bộ gạt (tên Gành, dân biển, vui, hăng, chủ quan, tiểu tư sản). Sạn du kích.
Má nuôi cán bộ. Sâm nữ thanh niên bị nghi quen lính và buôn. Bê an ủi..….”
[53, tr.806-807]. Qua nhiều lần chỉnh sửa, đến cuối tháng 12 năm 1965, Phan
Tứ viết lại và hoàn thành tiểu thuyết Gia đình Má Bảy. Trong tiểu thuyết này,
Phan Tứ “phải “lên gân” mới tăng được độ lãng mạn” [53, tr.442]. “Gia đình
má Bảy được viết bằng tấm lòng của những người chiến sĩ, người con yêu quý
của miền Nam, học tập và trưởng thành trên đất Bắc, trở về quê hương nơi
chôn rau cắt rốn, tôn vinh, ngợi ca má Bảy, bà mẹ anh dũng vô danh đại diện
cho hàng ngàn bà mẹ sau này được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Bà mẹ
Việt Nam anh hùng” [129]. Năm 1968, ông xuất bản tiểu thuyết Gia đình má
Bảy, tập truyện ngắn Trong đám mía.
Tháng 3 năm 1965, giặc Mỹ đổ quân vào Đà Nẵng rồi vào Chu Lai. Ông
đã xuống vùng nam Tam Kỳ để lấy tài liệu và có một cô gái tên là Phận trong
Ban Tuyên huấn Tam Kỳ dẫn đường cho nhà văn. Cô gái ấy về sau trở thành
nhân vật Mẫn trong tiểu thuyết Mẫn và Tôi. Tiểu thuyết này được sáng tác
20
trên chất liệu trải nghiệm cuộc đời của nhà văn. Tác phẩm tái hiện chân thực
cuộc chiến đấu của Làng Cá thuộc Khu V với đế quốc Mỹ trong hai cuộc
chiến tranh đặc biệt và cục bộ. Trung tâm của truyện là xây dựng những tính
cách anh hùng tiêu biểu cho lớp thanh niên: cô Mẫn – bí thư chi bộ xã Tam
Sa; Thiêm – cán bộ quân chủ lực. Mẫn và tôi đánh dấu một bước phát triển
mới của Phan Tứ về phương diện nội dung tư tưởng và nghệ thuật. Tác phẩm
đáp ứng được nhu cầu cấp bách của thời đại bấy giờ: “Làm sao có những tác
phẩm lớn để ghi lại những trang sử oanh liệt, những tác phẩm bao quát, miêu
tả lại những giai đoạn lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước này”
(trích lược bài nói chuyện của Thủ tướng Phạm Văn Đồng với anh chị em làm
công tác văn học nghệ thuật ngày 6 - 2- 1973, Báo Văn nghệ, số 314, ngày 7-
9 - 1973). Với Gia đình má Bảy và Mẫn và tôi, “Phan Tứ có tham vọng dựng
lên những bức tranh quy mô rộng lớn, xứng với tầm vóc hoàng tráng của
cuộc chiến đấu đã đi vào lịch sử và làm vang động thế giới” [126, tr.767].
Năm 1972, ông lần lượt cho xuất bản: bút ký Măng mọc trong lửa, tiểu thuyết
Mẫn và tôi. Với Trại S.T.18 (xuất bản 1974) – kết quả của 6 tháng (1963)
công tác tại trại tù binh Mỹ. Dưới hình thức là nhật ký của một phóng viên,
Phan Tứ tái hiện cuộc chiến đấu căng thẳng, không đổ máu nhưng gian khổ
của chiến sĩ giải phóng Việt Nam trong việc huấn luyện tù binh Mỹ. Tác
phẩm là sự cắt nghĩa nguyên nhân thắng lợi của cách mạng Việt Nam, của
chân lí cách mạng: “Ta càng đổ máu thì càng khao khát thêm bạn bớt thù, ta
càng nắm chắc phần thắng thì càng đối xử cao thượng với kẻ đang hoặc sẽ
thua trận, ta càng nhân đạo thì chính nghĩa của ta càng tỏa sáng trên trái đất
này”[44]. Sau đêm Đà Nẵng giải phóng (1975), Phan Tứ viết tùy bút Khi cuộc
sống vượt xa ước mơ và hàng loạt bút ký phóng sự phản ánh kịp thời không
khí miền Nam sau những ngày thống nhất. Đến năm 1984 hồi ký Trong mưa
núi ra đời chứa đựng những kỷ niệm không quên trong thời hoạt động cách
21
mạng và sáng tác đầy gian khổ, bền bỉ và tràn trề nhiệt huyết của nhà văn.
Tiếp đó, ba tập tiểu thuyết Người cùng quê (1985) được xuất bản. Người cùng
quê là bộ tiểu thuyết mà nhà văn đã nung nấu ngay từ năm 1961. Trong những
năm ở khu B, lúc ngồi bên bếp lửa, vừa nướng sắn ăn, vừa kể chuyện, nhà văn
tâm sự: “mình đang chuẩn bị để viết một cuốn sách có chủ đề ôm trùm thời
gian dài: sự trưởng thành của những tầng lớp nhân dân dưới sự lãnh đạo của
Đảng qua các thời kỳ chống Nhật, chống Pháp, chống Mỹ” [88]. Trong di bút
của nhà văn viết ngày 11/8/1990 có đoạn: “Tôi đã chuẩn bị viết bộ tiểu thuyết
Người cùng quê từ năm 1974, cố thu thập vốn sống trực tiếp và gián
tiếp….tuy rất nhiều người bạn và nhiều người quen thường chê trách tôi là
dại, là tụt hậu, viết về đề tài chiến tranh, viết dài…..tôi nghĩ về cuối đời cầm
bút nên có một cái gì đền ơn trả nghĩa đối với đồng bào, đồng chí nên cứ lì
lợm theo đuổi tác phẩm này” [103, tr.743]. Những suy tư của nhà văn về việc
hình thành tác phẩm mà ông coi là công trình văn học của cuộc đời mình đã
được nhà văn thổ lộ: “tiểu thuyết Gia đình mà tôi coi như tác phẩm của cả
cuộc đời văn học của mình: Tôi sẽ cống hiến cả cuộc đời cho nó. Mục tiêu ấy
còn xa vời nhưng chắc chắn giấc mơ đó sẽ được thực hiện. Tôi sẽ viết trong 5
hay 7 năm, chậm và kín đáo trong lúc sống ở một cơ sở nào đó, tại làng quê
của tôi ở miền Nam hay trong một nông trường nào đó ở miền Bắc” [53,
tr.43], “Chuyện nghĩ đêm qua: Có thể mở rộng phạm vi Một gia đình đến đầu
Cách mạng tháng Tám được không? Bòng mời vào thanh niên Phan Anh.
Cam chăn trâu chạy theo biểu tình. Bòng vỡ Mặt trận Nha Trang. Cam đi
học. Bưởi công tác phụ nữ. Thanh Yên vào thiếu nhi. Ông Chanh nông + thợ
vặt. Bà Chanh gây khó khăn cho phụ nữ. Bưởi lấy một du kích chết. Bòng ra
Bắc lần 1, học Lục quân 50. Cam cày đến 53, du kích, đi thanh niên xung
phong nhảy theo bộ đội. Diên quân giới về đóng gần, bị thương tật, lấy Bưởi.
Làng thành vùng du kích giáp ranh từ 48. Sai lầm tổng động viên 50 – 51.
22
Bòng dẫn vợ về cuối 53, khi quê hương giải phóng. Cụ Chanh vào Hội đồng
nhân dân, làm thủ quỹ, nhận thu lúa 10 mẫu công điền cho du kích…” [53,
tr.70]. Đây chính là một phần cốt truyện và kết cấu ban đầu mà nhà văn hình
dung ra để sau hòa bình tạo dựng lên một tác phẩm dày dặn, phong phú về
cuộc sống chiến tranh trên quê hương của nhà văn, với tựa đề Người cùng
quê. Nhà văn cũng đưa ra dự định về dung lượng tác phẩm: “Tiếp đó đến hòa
bình. Phần kháng chiến chiếm độ 1/3. Thanh niên chiếm 2/3 hoặc hơn kháng
chiến ít nhất 500 trang. Thanh niên 1000 trang đủ không? Chắc không đủ.
Hòa bình 4 giai đoạn: Địch chiếm đến tập kết + Những năm 54 – 57 + Giai
đoạn 5 8 – 61 + Thắng lợi. Nghĩa là gấp rưỡi số dự tính. Đồ sộ đấy. Nghĩ kỹ
xem sức làm nổi bộ Chiến tranh và Hòa bình ấy không? 10 năm?” [53, tr.71].
Sau này, khi trở về cuộc sống đời thường, ngồi trước trang giấy cùng với tập
đề cương bản thảo, nhà văn đã hồi tưởng, sắp xếp, chọn lọc, tái hiện lại những
sự kiện, chi tiết… của tiểu thuyết Người cùng quê. Những năm cuối đời, do di
chứng chất độc da cam, nhà văn nằm trong bệnh viện nhưng vẫn chắt chiu sức
lực sáng tác. Căn bệnh quái ác khiến ông chỉ hoàn thành được 3 tập, còn tập
thứ 4 mới ở dạng bản thảo. Qua những sáng tác, Phan Tứ chứng tỏ khả năng
phát hiện và giải quyết sâu sắc bằng hình tượng nghệ thuật những vấn đề tư
tưởng có ý nghĩa thực tiễn của cách mạng Việt Nam trong từng giai đoạn: từ
vấn đề bản chất anh hùng, nhân đạo của quân đội cách mạng, sự gắn bó giữa
cách mạng dân tộc và cách mạng dân chủ, những vấn đề chiến tranh của cách
mạng miền Nam…đến vấn đề có ý nghĩa nhân văn cao cả như: tình yêu và lý
tưởng cách mạng, tình bạn, tình đồng chí trong thực tiễn đấu tranh, sự tiếp nối
truyền thống cách mạng giữa các thế hệ trong hai cuộc kháng chiến,
v.v…Nhà văn không chỉ có ý thức làm việc nghiêm túc trong sáng tác, ngay
cả công việc viết nhật ký chiến trường, Phan Tứ cũng thể hiện là một người
làm việc khoa học và chuyên nghiệp. Để đảm bảo tính bảo mật, nhà văn viết
23
bằng các thứ tiếng: Pháp, Lào, Nga, Anh và ghi chép đầy đủ từng ngày, từng
giai đoạn, từng sự việc. Những trang nhật ký chi li kỹ lưỡng, chẳng hạn:
“Nhật ký chiến trường của Phan Tứ - quyển VII AB từ đầu năm 1962, cụ thể
là từ 8.1.1962 đến 25.1. 1962”.
Với hành trình lao động nghệ thuật bền bỉ, nghiêm túc, sáng tạo, những
sáng tác của nhà văn ngày càng đạt tới trình độ khái quát nghệ thuật cao. Sức
hấp dẫn và giá trị trong các sáng tác của Phan Tứ chính là khả năng phát hiện
và giải quyết sâu sắc những vấn đề tư tưởng cấp thiết của đời sống cách
mạng. Nhìn lại quá trình sáng tác của Phan Tứ, chúng ta thấy ông là một trong
số ít nhà văn gắn bó đến cùng với đề tài chiến tranh cách mạng bằng những
trải nghiệm đấu tranh gian khổ đầy nhiệt huyết của mình.
1.2.2. Các tác phẩm đã xuất bản:
• Bên kia biên giới (tiểu thuyết, 1958, tái bản 1978)
• Trước giờ nổ súng (tiểu thuyết, 1960, 1961, 1969, 1976, 1977)
• Trở về Hà Nội (truyện ngắn, 1960)
• Trên đất Lào (bút ký, 1961)
• Về làng (tập truyện 1964, 1976): Một buổi chợ, Nhà tôi, Tấm ảnh, Chè
đầu xuân, Mở cửa, Khó hiểu, Về làng, Sức mạnh mới, Chông ba lá….
• Trong đám mía (truyện ngắn, 1968)
• Gia đình má Bảy (tiểu thuyết, 1968, tái bản 1971, 1972, 1975, 1984)
• Măng mọc trong lửa (bút ký, 1972, 1977)
• Mẫn và tôi (tiểu thuyết, 1972, 1975, 1978, 1987, 1995, 1999)
• Trại S.T. 18 (tiểu thuyết, 1974)
• Trong mưa núi (hồi ký, 1984, 1985)
• Sông Hằng mẹ tôi (dịch từ tiếng Pháp, tiểu thuyết Ấn Độ, 1984, 1985)
• Người cùng quê (tiểu thuyết 3 tập, 1985, 1995, 1997)
24
• Từ chiến trường khu 5 (nhật ký, 2011)
* Những truyện, ký lẻ: Ông già làng Tó, Từ Cánh đồng Chum đến Bản Ban,
Lòng dân, Tiếng trống.
* Ngoài ra còn một số truyện ngắn in chung với nhiều tác giả khác, bút ký,
hồi ký.
* Các giải thưởng văn học:
• Giải thưởng văn học Nguyễn Đình Chiểu (năm 1965)
• Giải thưởng 30 năm (1945 - 1975) của tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng
(năm 1975)
• Giải thưởng văn học loại A mười năm (1975 – 1985) của tỉnh Quảng
Nam - Đà Nẵng (năm 1985)
• Giải thưởng văn học loại A mười năm (1985 – 1995) của tỉnh Quảng
Nam - Đà Nẵng (năm 1995)
• Người cùng quê – Thưởng sách hay năm 1995 của Nhà xuất bản Hội
Nhà Văn.
• Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt II năm 2000.
1.2.3. Những trăn trở của Phan Tứ về vấn đề con người trong
sáng tác văn học
Trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, các nhà văn đã xây dựng
nhiều hình tượng nghệ thuật mang tính chất sử thi, đạt tới trình độ khái quát
cao. Điều đó giúp họ thể hiện cá tính sáng tạo cũng như năng lực quan sát về
hiện thực đời sống, đặc biệt hiện thực về con người trong bão táp cách mạng.
Phan Tứ là một trong những nhà văn trưởng thành trong quân ngũ, được sống,
chiến đấu trực tiếp nên có điều kiện am hiểu về hiện thực chiến tranh, hiện
thực con người. Khác với các nhà văn cùng thời hướng ngòi bút tiếp cận con
25
người trên các đề tài khác nhau (người lính, người công nhân, nông dân, đề tài
lao động sản xuất, ...), gắn với đời sống chính trị, xã hội, đạo đức, nhân sinh,
Phan Tứ trước và sau chiến tranh trung thành với thể loại đề tài chiến tranh,
đối tượng được tiếp cận mang tính sử thi. Đó chính là nét riêng của Phan Tứ.
Bằng vốn sống thực tiễn đấu tranh, cùng với cây bút mang phong cách “hiện
thực tỉnh táo”, Phan Tứ đã xây dựng nên những sự kiện, nhân vật mang tầm
khái quát trước hiện thực đời sống. Những “bộ mặt” con người hiện lên trong
chiến tranh rất đa dạng và phong phú. Nhà văn cũng nhìn thẳng vào sự thật để
tái hiện trong trang viết của mình. Chính vì vậy, Phan Tứ là một trong rất ít
các nhà văn ngay từ ngày đầu cầm bút đã có cái nhìn tinh anh về bản chất con
người. Từ đây, Phan Tứ xác định cho mình một quan niệm nghệ thuật nghiêm
túc, nhất là trong cách nhìn về con người. Những nhân vật trong sáng tác của
Phan Tứ không đơn diện, đầy phức tạp. Trong những tháng ngày ở vùng
Trung Trung Bộ, ta với địch xen nhau trong thế cài răng lược, những khó
khăn liên tiếp xảy ra: địch đàn áp, khủng bố, cơ sở cách mạng bị cô lập, cán
bộ phải “nhảy núi”. Phan Tứ đã kịp thời phản ánh sự trưởng thành của khối
quần chúng, làm thay đổi cục diện cách mạng, dấy lên một phong trào đồng
khởi khí thế, làm thay đổi tương quan lực lượng giữa ta và địch. Nhà văn chủ
yếu chọn đối tượng mô tả là những con người bình thường, có lòng yêu nước
bị dồn nén trước sự kìm kẹp của kẻ thù. Tuy nhiên, con đường đến với cách
mạng của họ cũng trải qua một quá trình diễn biến tâm trạng phức tạp, có mặt
tiêu cực, mặt tích cực và cả một quá trình đấu tranh căng thẳng, không ít
giằng xé. Ông Sần (Về làng): “gần 60 tuổi đầu ông chưa hề biết cái sướng
được đánh con trâu nhà, cày đám ruộng nhà” [118, tr.564]. Yêu nước nhưng
có tư tưởng cầu an bảo mạng không dám đấu tranh nhưng khi biết cách mạng
chia ruộng đất cho họ thì ông dứt khoát cùng bà con đấu tranh giữ đất. Như
vậy, Phan Tứ nhận thấy quyền lợi ruộng đất, đặc biệt sự gắn bó của người
26
nông dân với ruộng đất bao đời này ăn sâu vào tiềm thức là động lực để con
người vươn lên. Hay chị Phước (Một buổi chợ), chồng bị giặc giết, chị muốn
yên phận để nuôi con, muốn quên đi hình ảnh cô du kích ngày xưa hay hát
hay cười, “nén lấy từng cơn giận, bịt lấy từng tia hy vọng mơ ước, cố tập cho
mình chai đi, trơ đi thành câm điếc”. Khi chứng kiến cái chết của nữ đảng
viên cộng sản Trần Thị Út, chị nức nở kêu lên và chị bốc dúm cát thấm máu
người cộng sản đem về đặt lên bàn thờ chồng. Phan Tứ đã khơi dậy tình cảm
chân chính của con người trong hoàn cảnh chiến tranh bị vùi lấp, nó bị tiềm
ẩn khi ngọn gió cách mạng ùa vào thì sự thức tỉnh của con người mạnh hơn
bao giờ hết. Cô Cúc (Con đĩ) vốn là cô gái đẹp, trong trắng và bị bắt trong lần
đòi ký hiệp thương, bị vu oan và rơi vào bẫy Ty trưởng công an, bị làm nhục
và trở thành vợ của quan tay sai. Từ đây, cô trượt dài con đường ăn chơi, sa
đọa. Cô xa lánh gia đình nhưng trong một trận càn lớn của địch, gia đình cô
tan nát (mẹ và em bị giải, thằng em trai bị thương). Cúc khóc và muốn làm lại
cuộc đời. Cách mạng đang dần thấm vào máu chị. Cuối cùng Cúc tham gia
cuộc biểu tình của dân làng và tố cáo tội ác của thằng Bòng (kẻ rất si mê Cúc)
và bị hắn bắn chết.
Không còn đơn thuần miêu tả chuyển biến tư tưởng cách mạng của cá
nhân, Phan Tứ cho thấy sự trưởng thành cách mạng của một gia đình nông
dân ở Gia đình má Bảy trong không khí đồng khởi mãnh liệt, tiêu biểu nhân
vật má Bảy. Má một lòng sắt son với cách mạng. Đã có lúc ngấm mệt sau
những ngày bị bắt bớ, tra tấn, má tưởng mình có thể sống bình yên nếu tạm
ngưng hoạt động cách mạng. Nhưng lúc nghĩ đến “anh em mình vẫn hoạt
động”, thì chỉ “chớp mắt” và “ý nghĩ ấy chỉ lóe thành chấm sáng yếu ớt chứ
không bốc cháy trong má nữa”. Nhưng Mỹ - Diệm đâu để gia đình má yên,
Tư Sỏi – con trai má vì sợ mẹ và em bị bọn chúng đánh đập nên dằn lòng
lãnh súng vào dân vệ. Khi cán bộ quay trở lại hoạt động, má xin lỗi Đảng,
27
giao hai đứa con cho Đảng, và bản thân má tham gia hoạt động: vạch tội tên
ác ôn Phổ, lãnh đạo công tác binh vận,… Thử thách lớn nhất với má là chứng
kiến địch tra tấn đứa con gái của má – Út Sâm: “máu ứa đầy mình” và nghe
tiếng Sâm rú lên khi địch đóng dấu đỏ rực cháy xèo xèo trên da thịt con. Má
không khóc, không van xin chỉ dùng ánh mắt khuyên con cố gắng chịu đựng.
Cuối cùng gia đình má cũng như bao người khác chỉ có con đường duy nhất
vùng lên đồng khởi giành chính quyền, giải phóng làng xóm. Không phải
ngẫu nhiên mà Phan Tứ miêu tả quá trình vươn tới chủ nghĩa anh hùng cách
mạng của những con người bình thường và cả những con người lạc hậu nữa
bởi: họ chiếm số đông trong quần chúng cách mạng. Thời kỳ này, Phan Tứ
sống và hoạt động, gắn bó với người dân, người lính. Chứng kiến cuộc chiến
tranh nhân dân đầy đau thương như rất đỗi hào hùng nên ông có điều kiện
hiểu con người quần chúng, nhận ra sức mạnh tiềm ẩn của những con người
“một nắng hai sương” nhưng trong sâu thẳm tình cảm gắn bó quê hương, tình
yêu thương con người, tinh thần nghĩa vụ, nhất là họ thấy con đường cách
mạng là ánh sáng đưa cuộc đời họ thoát khỏi những kìm kẹp của kẻ thù. Phải
là những người cán bộ có lòng tin sâu xa vào quần chúng, phải là nhà văn –
cán bộ quần chúng mới hiểu tận gốc rễ họ.
Nếu Về làng, Gia đình má Bảy, nhà văn chú ý tới quá trình trưởng thành
cách mạng của những con người bình thường thì đến Mẫn và tôi, Phan Tứ tập
trung vào thế hệ trẻ, tiêu biểu như Mẫn, trong hoàn cảnh giữa ta và địch đang
chạy đua căng thẳng ở vùng vành đai ác liệt quanh căn cứ Chu Lai. Từ nhỏ,
Mẫn mang nặng “nợ nước, thù nhà” sâu sắc. Mười bảy tuổi, cô được kết nạp
vào Đảng, “lấy bảy năm công tác bù vào việc thiếu tháng”. Hai mươi tuổi,
Mẫn vừa gánh vác việc nhà vừa làm tròn trọng trách đối với đất nước. Cô đã
sớm đảm nhiệm công việc nặng nề: làm xã đội trưởng du kích, bí thư chi bộ
xã, đảng ủy viên của cả một vành đai mười hai xã và trải qua nhiều thử thách
28
gay go, ác liệt, bao mối quan hệ phong phú và tiếp xúc với nhiều loại người
khác nhau. “Trong chân lý lớn của cách mạng Mẫn phải tự tìm những cái
chân lý nhỏ của từng việc, từng ngày, phải dám quyết định và gánh hết trách
nhiệm đôi khi quá nặng phải biết làm cho cái đúng thắng cái sai” [119]. Sự
trưởng thành nhanh chóng đến không kịp nhận thấy của Mẫn khiến người yêu
cô - Thiêm cũng phải ngỡ ngàng: “không biết bao giờ tôi mới hết ngạc nhiên
về Mẫn”. Phan Tứ đã xây dựng thành công cô Mẫn trở thành một nhân vật
điển hình, giàu sức sống. Nhà nghiên cứu – phê bình Phan Cự Đệ đã nhận xét
“Mẫn và tôi là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của nền văn nghệ giải phóng có
khuynh hướng mở rộng tầm vóc sử thi”. Phan Tứ cho người đọc thấy một sự
mẫn cảm chính trị, dám nhìn thẳng vào tâm trạng tiêu cực để bộc lộ sự hiểu
biết, thông cảm với con người và cho người đọc thấy “thép đã tôi thế đấy”,
con người chịu sự chi phối của hoàn cảnh và tác động trở lại hoàn cảnh như
thế nào. Từ trong gian khổ hy sinh, những con người bình thường kiên trinh
sẽ trở thành viên ngọc “càng mài càng sáng”. Ngược lại môi trường đó cũng
là nơi thử thách, sàng lọc, đào thải những kẻ thoái hóa, biến chất, gây không ít
tổn thất cho cách mạng. Với tâm niệm và sự sắc sảo của mình, Phan Tứ mạnh
dạn “bóc lớp sơn son thiếp vàng của tượng thần để thấy lớp đất sét bên
trong”. Trong khi nhiều nhà văn có xu hướng “tô hồng” hiện thực thì Phan Tứ
chọn cho mình một hướng đi mới. Đó là lối viết hiện thực tỉnh táo với những
mặt đa diện của nó. Trước giờ nổ súng, Bên kia biên giới hiện lên với tất cả
cái tốt - cái xấu, cái anh hùng, cái đớn hèn vv….Con người dưới ngòi bút của
Phan Tứ ngay từ thời kỳ đầu sáng tác cũng đa dạng, phong phú, phức tạp.
Phan Tứ không né tránh sự thật. Đó là Chánh (Trước giờ nổ súng) chỉ nghĩ
đến quyền lợi cá nhân mà không thấy trách nhiệm cộng đồng. Chánh tình
nguyện qua Lào vì nghĩ đó là nơi có thể ăn chơi trác táng thỏa thích: “Nghe
đâu quân ta sang bên ấy uống rượu cần cứ tít cung thang, dân cho gà lợn ăn
29
mứa, lại tán gái suốt đêm chả ai nói gì, Chánh hăm hở đi” [52, tr.383].
Nhưng đây không còn là bước chân nhiệt huyết của chiến sĩ đánh giặc mà là
của một kẻ phàm phu. Ý thức vô kỷ luật của Chánh thể hiện qua lời nói thô
tục và hành động uống lén rượu trên đường đi. Sau đó, hắn cưỡng hiếp Pha
không thành và quyết định đảo ngũ. Tham mưu trưởng trung đoàn Đặng được
miêu tả vừa có công vừa có tội. Là người nghiêm khắc trong giờ giấc làm việc
nhưng lại cứng nhắc trong xử lý các công văn khẩn dẫn đến sự chậm trễ tai
hại cho cấp dưới, vô tình gây thảm cảnh cho đội CC3, “nỗi hối hận giày vò
cắn xé anh nhiều…thương đội CC3, hổ thẹn, nhục nhã ”. Phan Tứ miêu tả anh
ta là người vừa đáng thương vừa đáng ghét. Trung đội trưởng Lương đôi lúc
có vẻ “nhẫn tâm” làm cho người ta dễ sợ hãi, tiểu đội phó Khiêm có tính ghen
tuông hay nghi ngờ, chiến sĩ Sử mang trong mình chất tiểu tư sản “còn tự ái,
kiêu ngầm, sống cô độc”. Qua những nhân vật này, Phan Tứ quan niệm : dẫu
một người anh hùng có cao cả đến mấy cũng chưa hẳn đã hoàn mỹ và tác giả
còn “đặt ra yêu cầu tìm hiểu xem con người đã được thử thách như thế nào,
những phẩm chất mới của họ đã được hình thành ra sao” [58, tr.78]. Trong
khi hầu hết các tiểu thuyết cách mạng thời chống Mỹ né tránh những mặt trái
của chiến sĩ và mâu thuẫn nội bộ của phe ta thì Phan Tứ mạnh dạn lột tả nó.
Tư tưởng này tiếp tục chi phối trong tiểu thuyết Mẫn và tôi (tiêu biểu nhân vật
Tám Liệp). Ngay từ đầu, Phan Tứ đã có cách nhìn, cách cảm về con người hết
sức chân thật, sâu sắc. Điều này có phần giống như lời phát biểu của
L.Tolstoi: “Con người như những dòng sông…mỗi con sông khi thì hẹp, khi
thì chảy xiết, khi thì đục, khi thì ấm. Con người cũng vậy” [37, tr.142]. Đồng
thời, nhà văn miêu tả “những con người thép”, “những hạt gạo trên sàng” là
con người bình thường (khác với nhiều nhà văn đưa vào tác phẩm những điển
hình anh hùng nguyên mẫu ngoài đời), có lai lịch, có quá trình và phát triển
trong sự tác động, chi phối của hoàn cảnh. Phẩm chất anh hùng của nhân vật
30
qua đó cũng được bộc lộ một cách tự nhiên, không ồn ào, gân cốt, tránh được
những gán ghép ngẫu nhiên trong tính cách, có sức sống, giàu sức thuyết
phục: đại đội trưởng Lương (Trước giờ nổ súng); má Bảy, Út Sâm (Gia đình
má Bảy); Thiêm, Mẫn (Mẫn và tôi)…Có thể nói, Phan Tứ trước 1975 đã có
cái nhìn con người gắn với cộng đồng, gắn với sự nghiệp cách mạng. Nhà văn
đã xây dựng được những hình tượng nghệ thuật mang tầm khái quát (như
nhân vật Lương, má Bảy, Mẫn….) đại diện cho tập thể, một cộng đồng đang
lớn mạnh trước bão táp cách mạng. Xét đến cùng, Phan Tứ am hiểu về con
người, chủ yếu người nông dân là do: “Từ 14 tuổi anh sống xa gia đình, được
bao bọc trong tình yêu thương của nông dân….Trong cuộc viễn chinh 15 năm
qua lăn lộn trong cuộc sống, một mình lao theo cách mạng và cố gắng tiến
cho kịp những anh hùng không tên, anh cảm thấy gắn bó thiết tha với nông
dân, bộ đội hơn bao giờ hết. Trong suốt cuộc đời sáng tác của anh, anh sẽ
trung thành với công nông binh, sẽ mãi mãi sống với họ và viết văn ca ngợi
họ…” [85, tr.514-515].
Sau 1975, “dưới cái bề mặt sôi động, khá sặc sỡ và ồn ào đó là sự vận
động tự nhiên và kín đáo của những quy luật hình thành, phân nhánh, cộng
sinh của đời sống thể loại mà nền tảng của nó là trạng thái tinh thần mới của
thời đại. Một loạt những vấn đề quan trọng đã diễn ra trong văn học ở cấp độ
cao nhất là cấp độ quan niệm và ý thức nghệ thuật….nổi bật những bổ sung
toàn diện hơn về quan niệm con người…” [25, tr.91]. Các nhà văn đã dần dần
có “độ chín” về quan niệm nghệ thuật, mở rộng cái nhìn sâu sắc hơn về con
người. Một lần nữa, Phan Tứ đã chứng minh một cây bút nhạy bén hơn về
hiện thực cách mạng và đổi mới cách nhìn về con người trong tiểu thuyết
Người cùng quê. Phan Tứ khẳng định: “Ngòi bút tôi ngày càng sắc sảo, tôi
sẵn sàng theo lối viết của Nguyễn Khải, nếu tôi không sợ phản đối của độc
31
giả ở miền Nam. Sau thống nhất tôi sẽ viết tiểu thuyết gì nhỉ? ….tôi sẽ hiện
thực như Cholokhov….nếu tôi có được tài năng của ông ta ” [53, tr.761].
Vấn đề số phận con người đã được đặt ra trong các sáng tác của dòng văn
học hiện thực phê phán 1930 – 1945 với những cây bút tên tuổi như Vũ Trọng
Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao… chủ yếu hướng tới những người lao động
nhỏ bé, nghèo khổ…. Đến giai đoạn văn học cách mạng, con người cần được
nhìn nhận như nhà nghiên cứu Lê Ngọc Trà nhận xét: “Văn học là sự thật. Mà
sự thật chủ yếu của văn học là sự thật và con người. Nhiều năm qua văn học
chúng ta còn mắc nợ cuộc đời về sự thật. Sự thật về người nông dân Việt Nam
trong bao cơn bão táp của cách mạng và chiến tranh, về người lính suốt ba
thế hệ cầm súng đánh giặc trên đủ loại chiến trường với bao nhiêu vinh
quang, hy sinh và mất mát, về anh cán bộ nghiêm túc, lương không đủ ăn, về
người trí thức cách mạng với lòng yêu nước và những ngộ nhận ngây thơ, với
niềm tâm huyết, say mê và bao điều dằn vặt. Các nhà văn ngày nay phải trả
món nợ ấy cho đời” [108]. Phan Tứ cũng như nhiều nhà văn khác đã “trả món
nợ ấy” bằng những trăn trở về số phận con người, thể hiện chiều sâu nhận
thức, trách nhiệm với đời và hướng đến bình diện con người là tổng hòa các
mối quan hệ trong tác phẩm văn học.
Trong tình hình xã hội Việt Nam sau 1975, văn học đã bám sát hiện thực
đời sống. Các nhà văn thực sự trở thành chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn
hóa. Những sáng tác tiểu thuyết của những nhà văn nói trên đã thể hiện sự
trăn trở, tìm tòi về hướng đi của xã hội Việt Nam sau chiến tranh. Trong dòng
chảy đó của văn học dân tộc, Phan Tứ có những đóng góp cho đời sống và
văn học. Với bộ tiểu thuyết Người cùng quê, Phan Tứ đã có những đổi mới
cách nhìn về con người trong dòng vận động của văn học.
32
1.3. Hoàn cảnh sáng tác tiểu thuyết Người cùng quê
1.3.1. Bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam sau 1975
Sau những tháng ngày chìm trong biển lửa chiến tranh, dân tộc Việt
Nam đã bước sang một trang sử vàng mới. Từ đây, non sông Việt Nam thu về
một mối. Cả dân tộc bắt tay vào công cuộc khôi phục và xây dựng đất nước
sau chiến tranh.
Công cuộc xây dựng đất nước trong hoà bình, sau chiến tranh là một
nhiệm vụ hết sức khó khăn. Kinh tế miền Bắc chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ,
nông nghiệp lạc hậu, cơ chế quản lý quan liêu bao cấp. Ở miền Nam, một nền
kinh tế phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh, cơ cấu mất cân đối và lệ thuộc
nặng nề vào viện trợ bên ngoài. Vì vậy, khi Mỹ rút quân, cắt giảm viện trợ,
nền kinh tế miền Nam lập tức rơi vào khủng hoảng. Đó là chưa kể đến khó
khăn ở những vùng bị tàn phá bởi chiến tranh, chất độc hóa học. Khó khăn
chồng chất khó khăn: thù trong giặc ngoài, sự bao vây cấm vận về kinh tế và
quan hệ ngoại giao, những hệ lụy do tình trạng chiến tranh kéo dài để lại rất
nặng nề như tệ nạn ma túy, lưu manh, bụi đời, mại dâm... ; số người thất
nghiệp, đặc biệt là số người mù chữ chiếm tỷ lệ lớn trong dân cư. Ngoài ra,
trong quá trình xây dựng xã hội mới, một bộ phận lãnh đạo chính quyền còn
non kém, chưa đủ năng lực đáp ứng tình hình mới của đất nước, tư duy quan
liêu bao cấp…Đó là những cản trở đẩy nền kinh tế nước ta sau 1975 rơi vào
tình trạng khủng hoảng, lạm phát, đời sống nhân dân khó khăn.
Đứng trước thực tế của đất nước, Đảng chủ trương đường lối đổi mới
nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng trên mọi phương diện
của đời sống. Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV
(1976) vạch ra đường lối kinh tế: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ
33
nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh
tế nước ta đi từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa” [125.1] và
khẳng định: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có con người xã
hội chủ nghĩa”. Đặc biệt, Đảng đưa ra quan niệm khi xây dựng con người
mới: “xây dựng con người phát triển toàn diện, có cuộc sống tập thể và cá
nhân hài hòa, phong phú”. Tiếp nối sự khẳng định yếu tố con người trong sự
phát triển của xã hội, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V (1982) nhấn mạnh:
“Mỗi người được phát triển đầy đủ nhân cách, tài năng và năng khiếu của
mình, trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân, gia đình và xã hội” [125.2].
Nghị quyết 05 của Bộ chính trị đã xác định hoàn cảnh mới và nhiệm vụ mới
của văn học nghệ thuật: “văn hóa văn nghệ nước ta cũng phải đổi mới, đổi
mới tư duy, đổi mới cách nghĩ, cách làm”. Để có sự đổi mới ấy, mỗi nhà văn
phải tìm tòi sáng tạo lối viết mới về tư tưởng và bút pháp đáp ứng nhu cầu
thẩm mĩ của thời đại.
Cuộc sống hoà bình sau năm 1975 đòi hỏi văn học có nội dung phản ánh
phù hợp với thực tế đất nước. Thị hiếu thẩm mĩ của độc giả thay đổi do tiếp
xúc với nhiều luồng văn hóa Đông - Tây qua các phương tiện truyền thông,
mảng văn học dịch,… có tác động lớn tới quá trình đổi mới văn học ở Việt
Nam. Nó làm thay đổi thị hiếu nghệ thuật của đông đảo độc giả, trước hết là
thị hiếu nghệ thuật của tầng lớp thanh niên. Các nhà văn từng sáng tác trong
thời kỳ chiến tranh đều nhận ra, nếu tiếp tục viết như cũ, họ sẽ tự đánh mất
độc giả. Đời sống phong phú và phức tạp của xã hội Việt Nam từ sau năm
1975 đã buộc các nhà văn Việt Nam đổi mới cách viết. Sự kết hợp của hai yêu
cầu: “một từ ngoài, từ phía quần chúng, phía cuộc sống và xã hội, phía cách
mạng như nhiều chục năm qua đã diễn ra; và một từ trong, từ chính bản thân
văn học” [63, tr.231], thúc đẩy văn học cần có sự “chuyển mình”.
34
Như đã nói, hiện thực đời sống đã khác trước, cần phải có cách tiếp cận
phù hợp tức là phải đổi mới tư duy. Quá trình đổi mới này đã diễn ra đầy khó
khăn và thử thách. Đổi mới ở đây không phải là sự phủ định sạch trơn cái cũ
để xây dựng cái mới mà phải đảm bảo tính nguyên tắc của đổi mới: vừa tiếp
thu thành tựu của văn học giai đoạn trước đó (1945- 1975), vừa khám phá
những hiện tượng cuộc sống mới qua cách nhìn mới về hiện thực, đặc biệt về
con người. Trong sự đổi mới ấy, đổi mới cách nhìn về con người là quan
trọng nhất vì con người là đối tượng trung tâm của văn học. Nó là thước đo sự
tiến bộ nghệ thuật và thể hiện thế giới quan của người nghệ sĩ trước cuộc
sống. Mỗi nhà văn có một cái nhìn, cách đánh giá, tầm nhận thức, sự lý giải
về con người. “Đây không phải là vấn đề miêu tả tâm lý nhân vật mà cơ bản
là vấn đề chủ nghĩa nhân văn, là quan niệm về con người” [108, tr.62]. Trong
tình hình đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá đang vận động và biến
đổi, sự thay đổi tư duy văn học là đòi hỏi khách quan, phù hợp với quy luật
vận động nội tại của đời sống và của bản thân văn học. Trong xu thế đó, sự
đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người là dấu hiệu của sự đổi mới về
chất của nền văn học Việt Nam trong giai đoạn mới.
1.3.2. Sự vận động đổi mới văn học sau 1975 qua một số tác phẩm
tiêu biểu (trong phạm vi tiểu thuyết)
Giai đoạn 1945- 1975, nền văn học dân tộc gắn liền với sự nghiệp giải
phóng đất nước. Văn học trong hoàn cảnh ấy phải mang tính thẩm mĩ của thời
đại là đề cao, ca ngợi con người anh hùng, tính cách anh hùng. Do đó, một
loạt tác phẩm mang âm hưởng sử thi ra đời: Xung kích, Vỡ bờ, Đất nước đứng
lên, Cao điểm cuối cùng, Trước giờ nổ súng, Mẫn và tôi, Hòn đất, Dấu chân
người lính…. Công chúng văn học trong một thời gian dài sống cùng không
khí văn học mang cảm hứng sử thi.
35
Sau 1975, đất nước ta bước sang một thời kỳ mới, từ chiến tranh chuyển
sang hòa bình, từ “đời sống bất bình thường của “ngày có giặc” (chữ dùng
của Hữu Thỉnh) chuyển sang đời sống bình thường” [12, tr.2]. Giai đoạn
1975- 1985 là bước chuyển tiếp từ nền văn học cách mạng trong chiến tranh
sang nền văn học của thời kì hậu chiến. Về cơ bản, nền văn học vẫn tiếp tục
phát triển theo những quy luật và với những cảm hứng chủ đạo trong thời kì
chiến tranh chống Mĩ cứu nước. Đề tài chiến tranh và khuynh hướng sử thi
vẫn nổi trội: Miền cháy (Nguyễn Minh Châu), Đất trắng (Nguyễn Trọng
Oánh), Trong cơn gió lốc (Khuất Quang Thụy), Năm 1975, họ đã sống như
thế (Nguyễn Trí Huân),... Tuy nhiên, đến đầu những năm 80, tình hình kinh tế
xã hội có nhiều biến động phức tạp cùng với quan niệm về các giá trị, chuẩn
mực, mục tiêu phấn đấu thay đổi khiến không ít người sáng tác “bày tỏ băn
khoăn nên tiếp cận hiện thực cuộc sống như thế nào: tô hồng hay bôi đen?
Viết về nhân tố tích cực hay những yếu tố tiêu cực?...” [116, tr.364].
Theo Nguyên Ngọc, thời gian này là “khoảng chân không trong văn học”.
Nhưng đây cũng là giai đoạn nhiều nhà văn mẫn cảm với cuộc sống đã nỗ lực
bằng ngòi bút của mình trên nhiều đề tài khác nhau, với những tìm tòi trăn trở
về các vấn đề xã hội, về số phận con người. Họ nhận thức được vấn đề con
người đặc biệt là chiều sâu của đời sống cá nhân là mối quan tâm hàng đầu
chứ không phải là sự kiện. Có những vấn đề hôm qua văn học chưa kịp nói
đến, chưa được đề cập, còn nhìn nhận một cách phiến diện thì nay có điều
kiện được xem xét. Ý thức cá nhân với nhu cầu đời thường đã trở lại giống
như nó vốn có. Lúc này, văn học không chỉ đề cao cái cao cả, sự xả thân mà
còn đề cập đến cái bi, cái thấp hèn, cái bản năng của con người. Trong những
tiểu thuyết viết về chiến tranh, chất sử thi đã “bắt đầu nhạt hơn so với trước
đó khi người viết tái hiện những khó khăn, tổn thất, những thất bại và xu
hướng nghiêng về con người và cuộc sống đời thường” [133]. Bích Thu trong
36
Theo dòng văn học, cho rằng văn xuôi sau 1975 đã chuyển dần tư duy sử thi
sang tư duy tiểu thuyết: “cảm hứng sáng tạo chuyển từ ngợi ca, tự hào, khâm
phục đến chiêm nghiệm, lắng đọng, suy tư. Thay vì cách nhìn đơn giản, rạch
ròi thiện ác, bạn thù, cao cả, thấp hèn là cách nhìn đa chiều, phức hợp về
hiện thực và số phận con người” [116, tr.365]. Đề tài viết về con người trong
lao động sản xuất, thế sự đời tư, các nhà văn miêu tả con người có cả: “rồng
phượng lẫn rắn rết, thiên thần và quỷ sứ”. Theo nhà văn Mạc Phi: “viết về cái
ác, cái xấu trong bản thân họ và trong cuộc sống đau đớn có phần do họ gây
nên, thực chất là nhân đạo, là có tinh thần dân chủ. Né tránh họ, cấm kỵ
không viết về cái ác, cái xấu đó chính là vô nhân đạo, vô dân chủ” [116,
tr.370]. Nhà văn Nguyễn Minh Châu cho rằng: cần biết nhìn nhận con người
như một sinh thể tuân theo quy luật sinh tồn của tự nhiên, có mặt tốt và có
mặt xấu. Như vậy, hầu hết các nhà văn đều có cái nhìn đa chiều về con người,
chú ý tới yếu tố thế sự đời tư của con người trong hiện thực cuộc sống đa
dạng. Đây là dấu hiệu của sự vận động đổi mới văn học. Các tác phẩm mang
tính chất “dò đường”, tạo tiền đề cho sự đổi mới về cách nhìn con người, đặc
biệt là con người cá nhân như: Miền cháy (1977, Nguyễn Minh Châu), Mở
rừng (1977, Lê Lựu), Đất trắng (1979- 1984, Nguyễn Trọng Oánh), Ván bài
lật ngửa (1982 – 1988, Nguyễn Trương Thiên Lý), Hạt mùa sau (1984,
Nguyễn Thị Ngọc Tú), Giấy trắng (1985, Triệu Xuân)...
Dưới đây, chúng tôi điểm lại một số tác phẩm tiêu biểu được xuất bản
trong khoảng thời gian sau 1975 đến trước thời kỳ Đổi mới nhằm tái hiện lại
không khí văn học (trong phạm vi tiểu thuyết) để thấy rõ quá trình vận động
của văn học Việt Nam từ sau 1975, trên đường tìm tòi, đổi mới. Có thể coi
Ván bài lật ngửa là một trong những tiểu thuyết tiêu biểu cho sự tìm tòi, đổi
mới của văn học Việt Nam hiện đại sau 1975. Thành công của tiểu thuyết là
xây dựng nhân vật chiến sĩ tình báo Nguyễn Thành Luân dạn dày mưu trí, linh
37
hoạt trong hoạt động cách mạng dưới chính quyền Ngô Đình Diệm. Cái nhìn
con người cách mạng ở đây không còn đơn giản. Họ suy tư, tính toán trước
những hoàn cảnh, tình huống gay cấn liên quan đến sự nghiệp cách mạng và
ngay cả sự sinh tồn của họ. Đầu óc của nhân vật Luân luôn phải “căng” ra để
đấu trí với Ngô Đình Nhu, trong “một ván bài mà mọi con bài đều lật ngửa”.
Luân phải cố gắng đóng đúng vai trò một phần tử quốc gia kháng chiến và
đặc biệt anh phải biết lợi dụng tình hình thực tế của kẻ thù để khơi sâu mâu
thuẫn trong nội bộ của chúng. Để có chỗ đứng trong gia đình Ngô, Luân trải
qua không ít những thử thách cam go của Nhu. Chỉ cần sơ hở một chút thì
Luân có thể mất tính mạng. Do đó, mỗi bước hành động của Luân là sự cân
đo, đong đếm chi tiết, cẩn thận.
Nhà văn đi sâu vào thế giới nội tâm phản ánh chân thực những tâm tư của
nhân vật. “Luân nhớ mà thèm da diết cái cảnh đầm ấm quây quần anh em
đồng chí, cười nói thoải mái, vui ra vui, giận ra giận… Hằng ngày anh phải
sống trong màn kịch căng thẳng, từ cái cười cái nhún vai...đều đòi hỏi suy
tính…Liệu thần kinh anh đủ sức chịu đựng nổi cuộc tra tấn độc địa này đến
bao lâu. Ngay trong giấc ngủ, anh không có quyền mớ. Những bộ phận ghi
âm cực nhạy thu đến nhịp thở của anh” [69, tr.144]. Những tổn thất về tinh
thần đối với Luân là quá lớn. Khi anh chứng kiến cái chết của đồng bào, đồng
chí mình: ông giáo Cần, bà con ở Bầu Mây.., anh không khỏi xót xa và uất
hận trước tội ác của kẻ thù. Khoác trên mình bộ quân phục của người lính bên
kia chiến tuyến, nó không cho phép anh bộc lộ cảm xúc thật trước cái chết ấy.
Đó là sự dồn nén, ức chế tinh thần khủng khiếp mà anh phải chịu đựng. Bên
cạnh đó, Luân còn chịu những điều tiếng xấu xa, cái nhìn khinh bỉ, nghi ngờ
của đồng bào mình. Hằng ngày, Luân hy sinh thầm lặng bản thân mình cho
Tổ quốc. Hơn 20 năm qua, số phận của Luân chia đều: “một nửa trong tư thế
cán bộ công khai đảm đương các chức vụ khác nhau, sống tập thể….; một
38
nửa ngược hẳn - anh phải mang bộ quần áo ngụy, phải nghe phải nhìn phải
nói phải làm những điều đôi khi tự chúng sỉ vả anh, chen giữa đám nhơ
nhuốc, vượt những thử thách kỳ quặc đến khốn khổ….Từng phút từng giây
anh phải đối phó với trắc trở, lừa gạt, lật lọng, gian trá nham hiểm, láo
khoét…Anh sợ “chừng ấy chất độc liệu có len lỏi phần nào vào cơ thể anh
không…Sự cám dỗ của quyền lực, tiền, gái..” [69, tr.200]. Như vậy Nguyễn
Trương Thiên Lý không còn đơn giản cái nhìn nghiêng về ngợi ca con người
cách mạng. Giờ đây nhân vật của ông được đặt trong nhiều mối quan hệ xã
hội giằng chéo, rối rắm. Luân trong quan hệ với tổ chức cách mạng và các
đồng chí trong chiến khu (Sáu Đăng, Sa, Quyến…). Bên cạnh đó, Luân còn
có quan hệ với kẻ thù (gia đình họ Ngô, các phe phái trong chế độ Việt Nam
cộng hòa), với các tổ chức tôn giáo đối lập (Cao Đài, Hòa Hảo), tổ chức gián
điệp nước ngoài (phòng nhì Pháp, CIA, Trung Quốc…), với những người
sống cận kề hàng ngày (lái xe Lục, vệ sĩ Thạch). Đồng hành cùng Luân là nữ
tình báo viên Thùy Dung, người mà anh hết mực yêu thương. Cũng như Luân,
Dung cũng chịu nhiều thiệt thòi khi hoạt động trong Tổng Nha Cảnh Sát Quốc
Gia. Mối tình giữa cô và Luân ban đầu là một kịch bản nhằm che mắt kẻ thù.
Nhưng chính lý tưởng cách mạng giúp họ gần nhau bằng một tình yêu chân
thực. Trong cuộc chiến với kẻ thù, họ “không lấy nhau là hy sinh mà lấy nhau
cũng là hy sinh”. Sống trong hoàn cảnh phức tạp như vậy, nhân vật của của
Nguyễn Trương Thiên Lý phải “căng” con người mình ra, lí trí tỉnh táo, khôn
ngoan để đối phó linh hoạt với mọi tình huống. Đúng vậy: “mỗi người trong
cuộc chiến đấu này, đều phải chịu mất mát” [69, tr.133].
Với Giấy trắng, Triệu Xuân có cái nhìn sinh động về con người thông
qua câu chuyện tìm lối thoát cho xí nghiệp Hy Vọng đang rơi vào tình cảnh
thiếu giấy in, vốn hết. Song hành với nó là cuộc chiến đầy gay go, quyết liệt
giữa hai bên trong “phương án Giấy trắng”: một bên là những người tiến bộ,
39
năng động (Thịnh, Lộc, Sáng..) đang tìm mọi cách tháo gỡ khó khăn cho xí
nghiệp với một bên là những lực lượng bảo thủ, tiêu cực, cơ hội luôn ngăn
cản, chống phá (Thân, Hài, Phát, Tư Lợi…). Mặt tốt – xấu của con người
được bộc lộ rõ rệt, những suy tư, những mưu tính của con người hiện lên sống
động. Giấy trắng là một bức tranh thu nhỏ của cuộc cải cách cơ chế kinh tế –
xã hội. Trong cuộc đổi mới cơ chế cũ, con người cách mạng chân chính đã
trải qua những khó khăn và mất mát. Và cái nhìn về con người không còn
phiến diện nữa.
Cũng trong dòng vận động của văn học, Nguyễn Thị Ngọc Tú với Hạt
mùa sau có cái nhìn con người phong phú, đa dạng ở lĩnh vực nghiên cứu
khoa học. Từ câu chuyện lai giống ở một Viện nghiên cứu cây lương thực
nhưng người đọc thấy: “hiện thực cuộc sống được tái hiện trong nhiều mối
quan hệ dằng dịt, phức tạp với biết bao cảnh đời ngang trái éo le, bao hoàn
cảnh nổi chìm, gian khổ” [34, tr.308] và sự tốt xấu xen lẫn trong mỗi con
người, do mặt này hay mặt kia lấn át: “từ đó gây nên sự phân hóa, hoặc đồng
hóa trong mỗi gia đình, tức mỗi tế bào của xã hội” [33, tr.133]. Một cuộc đấu
tranh diễn ra không gay gắt mà âm thầm, phức tạp trong mỗi con người, trong
phòng thí nghiệm, từ trong mỗi gia đình, mỗi tổ công tác đến hợp tác xã hình
thành nên hai tuyến phân hóa trong đội ngũ cán bộ khoa học: một bên là kỹ sư
Triều và một số người ủng hộ anh (Trung, Nghĩa, Hảo..); một bên là ông
Thắng – Viện trưởng và một số kẻ nịnh bợ (Bính, ông Quynh…). Bên cạnh
đó, có loại nhân vật lừng khừng đứng giữa như Khang, Hy…Trong trận tuyến
này, những người tốt tự hoàn thiện mình đấu tranh chống cái ác, để trở thành
lớp người mới của xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên Nguyễn Thị Ngọc Tú không
đơn giản nghiêng về ngợi ca. “Tính cách, phẩm chất nhân vật hiện lên là qua
các xung đột, đấu tranh quyết liệt với các hiện tượng, nhân vật tiêu cực” [95,
tr.233]. Từ dòng chảy chính của câu chuyện lai tạo giống ở một Viện nghiên
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê

More Related Content

What's hot

Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết ThiệnSự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết ThiệnMan_Ebook
 
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiLuận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...nataliej4
 
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo juliet...
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo   juliet...Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo   juliet...
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo juliet...NOT
 
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdfTruyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdfNuioKila
 
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdfNgôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdfHanaTiti
 
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdf
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdfNghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdf
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdfHanaTiti
 

What's hot (20)

Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt NamLuận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
 
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết ThiệnSự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
 
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiLuận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
 
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAYLuận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
 
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAYLuận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
 
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
 
Luận văn: Nguồn mạch dân gian trong bối cảnh hiện đại, HAY
Luận văn: Nguồn mạch dân gian trong bối cảnh hiện đại, HAYLuận văn: Nguồn mạch dân gian trong bối cảnh hiện đại, HAY
Luận văn: Nguồn mạch dân gian trong bối cảnh hiện đại, HAY
 
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh ChâuLuận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
 
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo juliet...
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo   juliet...Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo   juliet...
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo juliet...
 
Luận văn: Linh thần trong truyền thuyết Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Linh thần trong truyền thuyết Việt Nam, HAY, 9đLuận văn: Linh thần trong truyền thuyết Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Linh thần trong truyền thuyết Việt Nam, HAY, 9đ
 
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đLuận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
 
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdfTruyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf
 
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdfNgôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
 
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đQuan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
 
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdf
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdfNghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdf
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdf
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXILuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
 
Luận văn: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
Luận văn: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy ThiệpLuận văn: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
Luận văn: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
 
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoáLuận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
 
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đLuận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
 
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOTLuận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
 

Similar to Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh KhuêLuận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh KhuêDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê (20)

minh chau.pdf
minh chau.pdfminh chau.pdf
minh chau.pdf
 
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
 
Cảm hứng về người anh hùng trong văn xuôi Nguyên Ngọ, HAY
Cảm hứng về người anh hùng trong văn xuôi Nguyên Ngọ, HAYCảm hứng về người anh hùng trong văn xuôi Nguyên Ngọ, HAY
Cảm hứng về người anh hùng trong văn xuôi Nguyên Ngọ, HAY
 
Luận văn: Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn: Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn KhảiLuận văn: Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn: Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải
 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
 
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đLuận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
 
Luận văn: Quyền sống của con người trong truyện kiều của nguyễn du
Luận văn: Quyền sống của con người trong truyện kiều của nguyễn duLuận văn: Quyền sống của con người trong truyện kiều của nguyễn du
Luận văn: Quyền sống của con người trong truyện kiều của nguyễn du
 
Tiểu thuyết “hoa hậu xứ mường” và “vương quốc ảo ảnh” của Phượng Vũ
Tiểu thuyết “hoa hậu xứ mường” và “vương quốc ảo ảnh” của Phượng VũTiểu thuyết “hoa hậu xứ mường” và “vương quốc ảo ảnh” của Phượng Vũ
Tiểu thuyết “hoa hậu xứ mường” và “vương quốc ảo ảnh” của Phượng Vũ
 
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh KhuêLuận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
 
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂMLuận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Luận văn: Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đạiLuận văn: Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Luận văn: Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
 
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đạiThơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
 
Th s33.003 truyện ngắn việt nam giai đoạn 1975-1985
Th s33.003 truyện ngắn việt nam giai đoạn 1975-1985Th s33.003 truyện ngắn việt nam giai đoạn 1975-1985
Th s33.003 truyện ngắn việt nam giai đoạn 1975-1985
 
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOTLuận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và InrasaraLuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAYLuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
 
Đề tài: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong...
Đề tài: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong...Đề tài: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong...
Đề tài: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong...
 
Đặc Điểm Tiểu Thuyết Lịch Sử Nguyễn Triệu Luật.doc
Đặc Điểm Tiểu Thuyết Lịch Sử Nguyễn Triệu Luật.docĐặc Điểm Tiểu Thuyết Lịch Sử Nguyễn Triệu Luật.doc
Đặc Điểm Tiểu Thuyết Lịch Sử Nguyễn Triệu Luật.doc
 
Luận án: Đặc điểm hồi ký văn học Việt Nam từ 1975 đến 2010
Luận án: Đặc điểm hồi ký văn học Việt Nam từ 1975 đến 2010Luận án: Đặc điểm hồi ký văn học Việt Nam từ 1975 đến 2010
Luận án: Đặc điểm hồi ký văn học Việt Nam từ 1975 đến 2010
 
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châuTh s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 

Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Minh Phượng SỰ ĐỔI MỚI CÁCH NHÌN VỀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT NGƯỜI CÙNG QUÊ CỦA PHAN TỨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN KHA Thành phố Hồ Chí Minh - 2013
  • 2. LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn, biết ơn chân thành đến: TS. Nguyễn Văn Kha, Thầy đã tận tình định hướng, dẫn dắt, giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô phòng Sau đại học, khoa Ngữ Văn trường ĐH Sư phạm Tp. HCM và các thầy cô giảng viên đã tạo điều kiện và giảng dạy tôi trong suốt khóa học. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình của cố nhà văn Phan Tứ đã tạo điều kiện và cung cấp cho tôi nhiều tư liệu quý giá về cuộc đời của nhà văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, tổ bộ môn Ngữ Văn trường THPT Long Thới – Tp.HCM, cùng đồng nghiệp và bạn bè học viên lớp Cao học Văn học Việt Nam khóa 21 đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học. Cuối cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới gia đình, những người luôn động viên, cổ vũ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành khóa học này. Học viên Nguyễn Thị Minh Phượng
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Văn Kha. Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung thực và chưa từng được công bố trong công trình nghiên cứu nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Nguyễn Thị Minh Phượng
  • 4. MỤC LỤC DẪN NHẬP................................................................................................................1 1. Lý do, mục đích nghiên cứu của đề tài ...............................................................1 2. Lịch sử vấn đề .....................................................................................................3 3. Giới hạn, phạm vi đề tài......................................................................................7 4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................8 5. Đóng góp mới của luận văn ................................................................................9 6.Cấu trúc của luận văn...........................................................................................9 Chương 1 NHÀ VĂN PHAN TỨ VÀ HOÀN CẢNH SÁNG TÁC TIỂU THUYẾT NGƯỜI CÙNG QUÊ.............................................................................11 1.1. Cuộc đời nhà văn Phan Tứ.............................................................................11 1.2. Sự nghiệp văn chương....................................................................................16 1.2.1. Quá trình sáng tác....................................................................................16 1.2.2. Các tác phẩm đã xuất bản: ......................................................................23 1.2.3. Những trăn trở của Phan Tứ về vấn đề con người trong sáng tác văn học ...........................................................................................................................24 1.3. Hoàn cảnh sáng tác tiểu thuyết Người cùng quê............................................32 1.3.1. Bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam sau 1975...........................................32 1.3.2. Sự vận động đổi mới văn học sau 1975 qua một số tác phẩm tiêu biểu (trong phạm vi tiểu thuyết)................................................................................34 Chương 2 SỰ ĐỔI MỚI CÁCH NHÌN VỀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT NGƯỜI CÙNG QUÊ TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG ..................41 2.1. Con người cá nhân .........................................................................................41 2.2. Con người trong mối quan hệ đan xen, phức tạp..........................................53 2.3. Con người khát khao tận hưởng tình yêu và hạnh phúc ...............................57
  • 5. Chương 3 SỰ ĐỔI MỚI CÁCH NHÌN VỀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT NGƯỜI CÙNG QUÊ TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT............67 3.1.Sự dịch chuyển không – thời gian gắn với hành trình đời tư nhân vật...........67 3.1.1. Nhà văn đặt nhân vật trong nhiều loại không gian khác nhau, theo sự vận động của nhân vật..............................................................................................67 3.1.2. Thời gian không theo logic tuyến tính, có thể đảo chiều một cách tự do ...........................................................................................................................77 3.2. Kết cấu đa tuyến.............................................................................................84 3.2.1.Tuyến nhân vật và tuyến sự kiện đan chéo vào nhau...............................84 3.2.2. Sự kiện lịch sử, xã hội chi phối đời sống, số phận nhân vật...................90 3.3. Cá thể hóa ngôn ngữ nhân vật........................................................................95 3.3.1. Ngôn ngữ đối thoại..................................................................................95 3.3.2. Ngôn ngữ độc thoại...............................................................................102 KẾT LUẬN............................................................................................................107 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................111 MỤC LỤC..............................................................................................................122
  • 6. 1 DẪN NHẬP 1. Lý do, mục đích nghiên cứu của đề tài Từ sau cách mạng tháng Tám đến 1975, dân tộc Việt Nam tiến hành hai cuộc kháng chiến giành độc lập, thống nhất đất nước. Văn học trong giai đoạn này phản ánh bức tranh hiện thực “một cách chân thực và hùng hồn” nhằm mục đích cổ vũ, động viên khí thế đấu tranh của dân tộc. Đội ngũ nhà văn không chỉ cầm bút mà còn cầm súng với chủ trương sáng tác: “người viết không được tuyên truyền một chủ nghĩa lạc quan rẻ giá, nhưng người nào cũng phải có trách nhiệm không được làm nản chí tất cả những ai đang trên đường ra trận, đang giáp mặt với kẻ thù” [51, tr.102]. Hiện thực cách mạng, hiện thực cuộc sống được giới văn nghệ sĩ phản ánh qua thể loại tiểu thuyết đặc biệt là tiểu thuyết sử thi đã gặt hái thành công lớn, bởi nó là “thể loại văn chương duy nhất luôn biến đổi, do đó nó phản ánh sâu sắc hơn, cơ bản hơn, nhạy bén trước sự chuyển biến của hiện thực” [2, tr.27]. Trong giai đoạn văn học này, độc giả biết đến tên tuổi của các nhà văn như: Hữu Mai, Nguyễn Thi, Nguyễn Minh Châu, Phan Tứ, Nguyên Ngọc, Anh Đức,… Họ đã xây dựng hình tượng nhân vật trung tâm của tác phẩm là người anh hùng cách mạng, quần chúng cách mạng với vẻ đẹp hào hùng, tràn đầy lí tưởng. Sau đại thắng mùa xuân 1975, dân tộc Việt Nam bước vào cuộc sống mới với nhiều biến động trên các phương diện của đời sống. Văn học nghệ thuật cần có bước tìm tòi, sáng tạo mới đáp ứng yêu cầu của thời đại. Cái mới ở đây thể hiện ở việc khai thác, nhìn nhận những vấn đề của đời sống đặt ra từ hiện thực. Vẫn là sự tiếp nối đề tài truyền thống về chiến tranh, nhưng sau 1975, nhà văn có cách nhìn về hiện thực chiến tranh, trong đó trọng tâm là vấn đề con người có nhiều tìm tòi, đổi mới. Sự đổi mới quan niệm về con người diễn
  • 7. 2 ra mạnh mẽ ở mảng truyện đặc biệt là thể loại tiểu thuyết. Góp phần thay đổi diện mạo của văn học sau năm 1975 là những sáng tác của nhà văn viết về con người trong quá trình lao động, sản xuất và con người thế sự, đời tư như: Nguyễn Khải, Nguyễn Mạnh Tuấn, Nguyễn Thị Ngọc Tú, Triệu Xuân, …; con người trong cái nhìn phong tục – lịch sử: Tô Hoài, Ma Văn Kháng,…và một loạt nhà văn với những tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh như: Hữu Mai, Nguyễn Trọng Oánh, Nam Hà, Phan Tứ, Nguyễn Quang Sáng,… Tìm hiểu sự đổi mới về cách nhìn con người trong văn học sau năm 1975, luận văn của chúng tôi tập trung khảo sát bộ tiểu thuyết sử thi Người cùng quê của Phan Tứ với mục đích sau đây: 1. Phan Tứ đã đóng góp không nhỏ tạo nên thành tựu chung của nền văn học cách mạng Việt Nam. Bước vào nghề văn, Phan Tứ thử ngòi bút trên nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, bút ký, hồi ký và đạt được thành công nhất định ở mỗi thể loại. Gặt hái được nhiều thành công nhất phải kể đến tiểu thuyết của nhà văn. Ông là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, vừa viết văn vừa trực tiếp cầm súng đánh giặc nên ông có vốn sống phong phú về hiện thực xã hội, về con người trong chiến tranh. Hiện thực con người trong tác phẩm của Phan Tứ là con người miền Trung – quê hương của nhà văn. Vấn đề “ số phận con người” trước năm 1975 được nhà văn quan tâm và xây dựng thành công gắn liền với số phận dân tộc. Ông còn đi sâu lí giải và biểu dương sự biến chuyển tư tưởng của người nông dân bình thường qua hoàn cảnh thử thách đã trở thành người anh hùng cách mạng. Phan Tứ cũng như nhiều nhà văn khác trước 1975 đã góp phần làm phong phú kho tàng văn học cách mạng bằng việc xây dựng thành công những hình tượng nghệ thuật mang tầm vóc sử thi đẹp đẽ, lôi cuốn công chúng văn học một thời. Sau năm 1975, sáng tác của Phan Tứ càng chứng tỏ ông là nhà văn
  • 8. 3 đi hết cuộc đời với niềm đam mê văn chương, lao động nghệ thuật bền bỉ, giàu sức sáng tạo. 2. Sau 1975, trong xu thế vận động đổi mới của nền văn học, tư duy sử thi đang có sự chuyển dịch sang tư duy tiểu thuyết, các nhà văn đều nhận thức được sự đổi mới quan niệm nghệ thuật, trong đó cốt lõi là quan niệm nghệ thuật về con người là hợp với xu thế khách quan. Phan Tứ là một trong số các nhà văn nhạy bén trước yêu cầu đổi mới văn học. Là nhà văn trực tiếp sống và sáng tác gắn bó với hai cuộc kháng chiến, với tham vọng kế tiếp truyền thống của khuynh hướng văn học mang tính chất sử thi với yêu cầu cách tân, đổi mới xuất phát từ hiện thực đời sống rộng lớn và phức tạp của đất nước sau 1975, Phan Tứ ôm ấp, nghiền ngẫm và cho ra đời bộ tiểu thuyết sử thi đồ sộ Người cùng quê. Tác phẩm ra đời trước khi cả một nền văn học bước vào thời kỳ đổi mới thật sự và sâu rộng từ năm 1986. Có thể coi Người cùng quê như một trong những sáng tác có ý nghĩa “dò đường” góp phần cho sự đổi mới mạnh mẽ về sau. Vì vậy, việc nghiên cứu đổi mới cách nhìn con người trong bộ tiểu thuyết này sẽ giúp chúng ta thấy được quan điểm thẩm mĩ của nhà văn Phan Tứ trong dòng vận động đổi mới của văn học dân tộc. Chính vì lẽ đó, chúng tôi chọn đề tài: “Sự đổi mới cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê của Phan Tứ” để tìm hiểu và nghiên cứu. 2. Lịch sử vấn đề Phan Tứ đã gặt hái được nhiều thành công lớn trên con đường sáng tạo nghệ thuật. Trước 1975, tên tuổi của nhà văn gắn liền với tiểu thuyết sử thi gây tiếng vang lớn trong dư luận. Khác với nhiều nhà văn cùng thời, Phan Tứ không “tô hồng” hiện thực chiến tranh. Trong sáng tác của nhà văn, hiện thực cuộc sống con người Việt Nam luôn sống động, chân thực. Bàn về vấn đề con người trong sáng tác của Phan Tứ đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu:
  • 9. 4 2.1. Những công trình, bài viết liên quan đến vấn đề con người trong sáng tác của nhà văn Phan Tứ trước 1975 Trong bài viết của Trần Đăng Suyền (1983) nhan đề: Phan Tứ với những tiểu thuyết viết về chiến tranh (Văn nghệ Quân đội, số 9), tác giả cho rằng: “Phan Tứ không tìm đến những điển hình nguyên mẫu anh hùng có sẵn ngoài đời mà chú ý nhiều hơn tới những con người bình thường trong cuộc sống” [92, tr.988], nhà văn chú ý “quá trình vươn tới chủ nghĩa anh hùng cách mạng của những con người bình thường và cả những người lạc hậu nữa” [92, tr.987]. Tác giả bài viết cũng nhận thấy hướng khai thác trong tiểu thuyết của Phan Tứ là toàn bộ đời sống xã hội, đạo đức, tâm lý, tính cách của con người chịu ảnh hưởng nhiều bởi chiến tranh. Chiến tranh chính là môi trường để sàng lọc, phân hóa con người trong sáng tác của Phan Tứ. Bên cạnh đó, Phan Tứ không chỉ miêu tả mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn giai cấp đối kháng mà còn chú ý tới thế giới bên trong của từng cá nhân, sự “giằng xé trong mỗi con người”. Đánh giá về nhân vật trong tác phẩm của Phan Tứ, tác giả Hoàng Mạnh Hùng (2004) trong Tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1945- 1975 (Luận án Tiến sĩ, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội), nhận định rằng: những sáng tác của Phan Tứ như Gia đình má Bảy, Mẫn và Tôi đã quan tâm đến số phận con người và “là con người mang vẻ đẹp văn hóa, đã tiến gần tới những nhân cách trong văn học” [43, tr.60]. Phạm Ngọc Hiền (2007) trong Thi pháp tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1945- 1975 (Luận án Tiến sĩ, Đại học KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội), khi trình bày quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác văn học trước 1975, trong đó có tác phẩm của Phan Tứ, tác giả phân loại quan niệm về con người gồm: con người đa diện và con người anh hùng. Tác giả nhấn mạnh: “Phan Tứ quan niệm về con người không đơn giản, phiến diện như hàng loạt nhà văn cùng thời” [37, tr.132]. Tức là con người vừa có mặt tốt vừa có mặt xấu. Tào Thị Hải (2006) trong công trình Yếu tố sử thi
  • 10. 5 trong sáng tác của Phan Tứ (Luận văn tốt nghiệp, ĐH Vinh), chỉ ra nhân vật của Phan Tứ “thường có lai lịch, có quá trình và phát triển trong sự tác động, chi phối nhiều chiều của hoàn cảnh và những mối quan hệ đa dạng, đa chiều, nhiều khi phức tạp” [28, tr.33]. 2.2. Những công trình, bài viết liên quan đến vấn đề con người trong tiểu thuyết Người cùng quê của Phan Tứ Với Phan Tứ, con người luôn là đối tượng trung tâm của sự phản ánh thông qua các sự kiện lịch sử, đời sống xã hội. Điều đó được nhà văn gửi gắm nhiều vào bộ tiểu thuyết sử thi trường thiên Người cùng quê của đời mình. Tác phẩm ra đời vào những ngày tháng cuối đời của nhà văn, trong thời kỳ đất nước hòa bình nên điểm nhìn về con người của nhà văn có sự thay đổi. Nhà nghiên cứu Đoàn Xoa (1985) trong Hội thảo về bộ tiểu thuyết “Người cùng quê” của nhà văn Phan Tứ (đăng trên báo Quảng Nam – Đà Nẵng), nhận xét rằng, trong Người cùng quê: “các nhân vật có cùng một quê hương, mất nước và đói nghèo do bị áp bức bóc lột dã man, họ có những tâm trạng khác nhau và cùng đi làm cách mạng. Họ đã đạt được mục đích trên con đường đi là giải phóng cuộc đời họ khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến”. Theo tác giả, độc giả ở Quảng Nam – Đà Nẵng đã thấy được Người cùng quê phản ánh hiện thực không khí cách mạng sục sôi thời kỳ tiền khởi nghĩa và Cách mạng tháng Tám ở miền Trung lúc ấy cùng với những con người chung một lí tưởng cách mạng. Họ đã trở thành những người làm chủ lịch sử, làm chủ số phận của mình. Lê Thị Đức Hạnh trong Lê Khâm – Phan Tứ…(in lại trong sách Mấy vấn đề trong văn học Việt Nam hiện đại, Nxb KHXH Hà Nội, 1999) có nhận xét tinh tế về Người cùng quê: “Truyện được viết công phu, đề cập nhiều vấn đề thông qua nhiều loại nhân vật: tốt có, xấu có, trung gian có” [34,
  • 11. 6 tr.331]. Tức là Phan Tứ xây dựng nhiều loại nhân vật khác nhau trong tính phức tạp, đa dạng như hiện thực đời sống đang diễn ra. Nhà nghiên cứu Đặng Tiến (Việt kiều Pháp) lại quan tâm đến khía cạnh khác của Người cùng quê. Đó là tính chân thật của tác phẩm: “nhân vật của anh, từ chính diện đến phản diện đều có thể là bà con, cô bác hay bạn bè tôi” [34, tr.333]. Đó là những con người của cuộc sống đời thường mà quanh ta đều bắt gặp. Cũng đề cập tới tính chân thật trong xây dựng hình tượng nhân vật của Người cùng quê, nhà văn Thanh Quế (1994) trong bài Lang thang với Phan Tứ (báo Đà Nẵng), cho rằng: “Viết đúng sự thật, đã chứng minh người cộng sản như những người khác, chỉ khác lý tưởng. Anh không hạ thấp nhân vật hoặc đề cao nhân vật, anh viết đúng như nhân vật” [88]. Nhận định của Thanh Quế cho người đọc thấy được sự khác biệt của Phan Tứ so với nhiều nhà văn khác cùng thời. Trong khi đa số nhà văn miêu tả người cộng sản là những anh hùng sử thi đẹp toàn diện thì Phan Tứ miêu tả cả cái bình thường, đời thường trong những con người ấy. Nhân vật của Phan Tứ phát triển tính cách như nó vốn có, có mặt tích cực, có mặt tiêu cực. Mai Hương (2002) trong Lê Khâm – Phan Tứ – Nhà văn chiến sĩ (Phan Tứ toàn tập, T.1, tr.13, Nxb Văn học) nhấn mạnh tính chất cách mạng trong Người cùng quê: “phản ánh sự trưởng thành của nhiều tầng lớp quần chúng cách mạng trong suốt cả chặng đường dài lịch sử dân tộc từ trước và sau cách mạng tháng Tám” [45, tr.24]. Trong bão táp cách mạng, nhân vật của Phan Tứ thuộc mọi thành phần, mọi lứa tuổi đều trải qua những thử thách và trưởng thành nhanh chóng. Nguyễn Văn Kha (2006) trong cuốn Đổi mới quan niệm về con người trong truyện Việt Nam 1975- 2000 (Nxb ĐHQG Tp.HCM) đã chú ý tới cách xây dựng mối quan hệ con người của Phan Tứ: “Trong Người cùng quê…các nhân vật có quan hệ không xuôi chiều, khó phân biệt thành hai tuyến địch – ta, tốt – xấu, thiện – ác” [50, tr.57], con
  • 12. 7 người được đặt trong mối quan hệ đan xen. Tác giả khẳng định con người trong tác phẩm không chỉ là “con người trong lịch sử bị phong trào sự kiện lịch sử cuốn hút mà con người được nhìn nhận là chủ thể của lịch sử” [50, tr.27], quan tâm tới yếu tố cách mạng trong mỗi con người. Chính ý thức lịch sử trong bản thân con người đã tạo nên đời sống tự nhiên của các nhân vật trong Người cùng quê. Từ các công trình nghiên cứu về sáng tác của nhà văn Phan Tứ, chúng tôi nhận thấy rằng, các tác giả đều có chung nhận xét: nhà văn nhìn con người không phiến diện, tránh được sự dễ dãi trong xây dựng nhân vật. Trong tác phẩm Người cùng quê, các tác giả tiếp cận ở khía cạnh con người cách mạng và sự trưởng thành của con người qua các thời kì lịch sử một cách khái quát nhất, đề cập đến tính chân thật trong cách xây dựng nhân vật, mặt phức tạp – sự đan xen các mối quan hệ trong đời sống con người. Trên cơ sở tiếp thu thành tựu nghiên cứu của người đi trước, người viết tập trung nghiên cứu sự đổi mới cách nhìn về con người của nhà văn trong tiểu thuyết Người cùng quê. 3. Giới hạn, phạm vi đề tài Do tính chất của đề tài, trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ nghiên cứu cách nhìn mới về con người trong tác phẩm Người cùng quê sau 1975 của Phan Tứ để thấy được sự đổi mới cách nhìn về con người của nhà văn so với giai đoạn trước 1975. Luận văn giới hạn tập trung nghiên cứu tiểu thuyết Người cùng quê của Phan Tứ. Tuy nhiên, chúng tôi mở rộng sự khảo sát đến một số tiểu thuyết như Ván bài lật ngửa, Hạt mùa sau, Giấy trắng để người đọc thấy được không khí văn học đang có sự vận động đổi mới. Mặt khác, để có cái nhìn đối
  • 13. 8 sánh về con người trong sáng tác trước và sau năm 1975 của Phan Tứ, chúng tôi mở rộng, tìm hiểu các tiểu thuyết của nhà văn trước 1975 như: Trước giờ nổ súng, Gia đình má Bảy, Mẫn và tôi. Ngoài ra, trong quá trình triển khai đề tài, luận văn còn có tham khảo một số tác phẩm khác của các nhà văn tiêu biểu, với mong muốn làm sáng tỏ hơn sự đổi mới về cách nhìn con người của Phan Tứ. 4. Phương pháp nghiên cứu Căn cứ vào mục đích của đề tài, yêu cầu của đối tượng nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 4.1. Phương pháp cấu trúc – hệ thống: Đặt tiểu thuyết Người cùng quê trong hệ thống sáng tác của Phan Tứ, hệ thống tác phẩm tiểu thuyết cùng thời, trong bối cảnh lịch sử xã hội, luận văn làm sáng tỏ hơn điểm riêng biệt trong cách nhìn về con người của Phan Tứ. 4.2. Phương pháp lịch sử: Nhân vật trong tiểu thuyết sử thi là sản phẩm của lịch sử. Hoàn cảnh chiến tranh chuyển sang thời hòa bình, những biến động về kinh tế - xã hội, qua lăng kính cảm thụ hiện thực của nhà văn đều để lại dấu ấn trong tác phẩm và nhân vật. Vì vậy, khi nghiên cứu sự đổi mới cách nhìn về con người của Phan Tứ trong Người cùng quê cần sử dụng phương pháp lịch sử để tìm hiểu. 4.3. Phương pháp so sánh: Mỗi giai đoạn sáng tác, nhà văn có thẩm mĩ nghệ thuật riêng. Bằng việc so sánh với tư duy nghệ thuật của nhà văn trước 1975, sẽ giúp chúng ta thấy được sự đổi mới cách nhìn của nhà văn về hiện thực cuộc sống, nhất là hiện thực con người. Sử dụng phương pháp này, người đọc thấy sự khác biệt thẩm mĩ nghệ thuật giữa Phan Tứ và các nhà văn cùng thời, thấy được nét riêng của Phan Tứ về cách nhìn con người.
  • 14. 9 4.4. Hướng tiếp cận thi pháp học: Luận văn sử dụng các kiến thức về thi pháp học để phân tích các yếu tố hình thức của tác phẩm như thời gian – không gian, kết cấu – cốt truyện, ngôn ngữ cũng như cách xây dựng nhân vật của Phan Tứ, qua đó làm sáng tỏ hơn cái nhìn đổi mới về con người sau năm 1975 trong tiểu thuyết Người cùng quê của nhà văn. 5. Đóng góp mới của luận văn 5.1. Trong những năm qua, nhiều bài viết, bài nghiên cứu về Phan Tứ đánh giá vị trí cũng như đóng góp của ông đối với nền văn học nước nhà. Với đề tài này, luận văn của chúng tôi mong muốn cung cấp cho độc giả một cái nhìn mới của nhà văn Phan Tứ về con người sau 1975. 5.2. Thông qua việc phân tích các biểu hiện của sự đổi mới trong cách nhìn con người của nhà văn, chúng tôi khẳng định sự đổi mới cách nhìn con người trong bộ tiểu thuyết này là phù hợp với xu hướng vận động đổi mới về quan niệm con người trong văn học thời kỳ mới. Từ đó góp tiếng nói khẳng định sự đóng góp của Phan Tứ cho sự vận động đổi mới của văn học Việt Nam sau 1975. 6.Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Dẫn nhập (10 trang), Kết luận (4 trang), Tài liệu tham khảo (gồm 141 mục), Phụ lục (14 trang), luận văn gồm ba chương chính: Chương 1: Nhà văn Phan Tứ và hoàn cảnh sáng tác tiểu thuyết Người cùng quê Ở chương này, chúng tôi trình bày cuộc đời cũng như đóng góp trong sự nghiệp văn chương của Phan Tứ; sự ra đời của bộ tiểu thuyết Người cùng quê trong bối cảnh xã hội Việt Nam sau 1975 có nhiều thay đổi và không khí văn học sau 1975 (trong phạm vi tiểu thuyết) đang có sự vận động đổi mới.
  • 15. 10 Chương 2: Sự đổi mới cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê từ phương diện nội dung Tiếp tục cảm hứng sử thi trong tiểu thuyết trước 1975, tiểu thuyết Người cùng quê khám phá những chiều kích của đời sống con người Việt Nam, thể hiện cái nhìn nhân văn của Phan Tứ. Con người được nhìn nhận từ bình diện cá nhân, đặt trong những mối quan hệ đan xen, có niềm khát khao tận hưởng về tình yêu và hạnh phúc. Chương 3: Sự đổi mới cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê từ phương diện nghệ thuật Cùng với sự đổi mới cách nhìn về con người, trong tiểu thuyết Người cùng quê nhà văn Phan Tứ sử dụng những biện pháp nghệ thuật miêu tả thời gian, không gian gắn với sự vận động của con người; xây dựng kết cấu đa tuyến; ngôn ngữ mang tính cá thể.
  • 16. 11 Chương 1 NHÀ VĂN PHAN TỨ VÀ HOÀN CẢNH SÁNG TÁC TIỂU THUYẾT NGƯỜI CÙNG QUÊ 1.1. Cuộc đời nhà văn Phan Tứ Phan Tứ là một trong những nhà văn có quan niệm sống và làm việc hết sức nghiêm khắc, thẳng thắn, trung thực. Đó là đức tính mà ông được thừa hưởng từ người cha của mình. Cả cuộc đời ông gắn bó với đề tài chiến tranh bằng nhiệt huyết: “Cuộc đời tôi từ hồi 14 tuổi cho đến nay 64 tuổi hoàn toàn là sống trong chiến tranh, cho nên tôi rất tha thiết viết về chiến tranh. Viết ra, hay dở còn tùy bạn đọc. Tôi chỉ muốn nói một điều thôi: Không ai ép mình đi theo kháng chiến chống Pháp, không ai ép mình đi theo kháng chiến chống Mỹ thì bây giờ cũng không ai ép mình viết cả... Chỉ ân hận là đã không kịp làm trọn công việc...” [136]. Phan Tứ tên thật là Lê Khâm, con thứ 4 trong gia đình, nguyên quán xã Quế Châu, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Ông sinh ra trong một gia đình trí thức yêu nước: cha là Lê Ấm (1897-1976), từng làm Đốc học ở trường Quốc học Huế, mẹ là bà Phan Thị Châu Liên - con gái đầu của nhà Chí sĩ Phan Châu Trinh. Tuy sinh ở Bình Định nhưng suốt thời niên thiếu, Phan Tứ lại sống ở quê cha, xã Quế Phong, Quế Sơn, Quảng Nam. Bản thân ông từ nhỏ đã giỏi về môn văn và tiếng Pháp. Năm 15 tuổi, ông tham gia hoạt động trong đội tuyên truyền xung phong của tỉnh Quảng Nam, làm liên lạc chuyển tài liệu, báo chí bí mật và tham gia cướp chính quyền ở địa phương trong Cách mạng tháng Tám. Năm 1950, ông nhập ngũ, được kết nạp vào Đảng (20/3/1950), theo học Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn, phân hiệu Trung Bộ, học tập huấn
  • 17. 12 luyện ở vùng Cồn Kênh - Thanh Hóa. Cùng với cặp kính cận luôn “ngự” trên đôi mắt tươi cười, Phan Tứ là một con người nhiều tài năng, hát hay, đàn giỏi, viết báo tường cho đơn vị rất hấp dẫn và luôn chan hòa với mọi người, đặc biệt với nhân dân vùng đóng quân. Cuối năm 1951, ông được phân công theo đội quân tình nguyện Việt Nam sang chiến đấu ở chiến trường Hạ Lào. Năm 1954, ông từ Hạ Lào hành quân về Cảng Quy Nhơn tập kết ra Bắc, nén lòng không ghé thăm gia đình đang sống ở miền Tây Quảng Nam. Những tháng ngày gian khổ ở Lào được nhà văn ghi lại qua dòng hồi tưởng trong nhật ký chiến trường về những trải nghiệm của ông: “Những cuộc hành quân dưới nắng trời gay gắt, trong những cơn khát ghê gớm, đi trên những đường mòn đầy sỏi đá làm trầy da chân, làm phồng dộp và sưng húp chân. Uống nước thì là nước ao, phải rẽ lăng quăng và nòng nọc để múc. Các cuộc hành quân trên cao nguyên Bôlôvên: lạnh đến rung cả rừng núi…đỉa và vắt vô kể, thiếu thuốc hút, cháo nấu với măng rừng cho qua bữa” [53, tr.62]. Ba năm ở Lào, nhà văn đã tích lũy cho bản thân vốn sống từ thực tiễn đấu tranh đầy khó khăn gian khổ. Thực tế đó giúp ông sáng tác thành công hai tiểu thuyết lớn Bên kia biên giới, Trước giờ nổ súng. Phan Tứ chính thức bước vào sự nghiệp văn học với hai tác phẩm viết về chiến trường Lào, đặc biệt Trước giờ nổ súng dịch ra tiếng Lào và xây dựng kịch bản phim “Bản anh hùng ca số 5” được bạn Lào đánh giá tốt. Năm 1958, ông theo học khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Kể từ đây, trong con người của Phan Tứ có sự kết hợp nhuẫn nhuyễn giữa nhà văn và chiến sĩ cách mạng. Lớp học có 25 sinh viên và 6 lưu học sinh, duy nhất Phan Tứ là người có tác phẩm đã xuất bản (Bên kia biên giới). Phan Tứ được bầu làm tổ trưởng tổ sáng tác. Phan Tứ nổi tiếng: “Khắc khổ. Điều độ. Mực thước”. Trong thời gian này, ông vừa học vừa viết tiểu thuyết Trước giờ nổ
  • 18. 13 súng. Đặc biệt khả năng ghi chép của nhà văn được anh Nùng – bạn học cùng lớp cam đoan chưa có nhà văn nào ghi nhiều, bền bỉ như Phan Tứ bất kể lúc nào (giờ nghỉ, xem diễn văn nghệ…), thời gian biểu chặt chẽ thực thi như kỉ luật quân sự, học tập chăm chỉ, nghiêm túc và học đều các môn kể cả môn khó nuốt như ngôn ngữ, tiếng Nga. Sau khi tốt nghiệp năm 1961, hiện thực cách mạng miền Nam luôn giục giã thôi thúc ông “trở về”, “vào trong kia”, “lên chiến khu”, Phan Tứ đã trở lại công tác tại chiến trường miền Nam, làm phái viên tuyên truyền khu ủy Liên khu V, ủy viên đảng đoàn Văn nghệ Khu 5 và viết văn dưới bút danh Phan Tứ. Tuy được cấp chế độ sinh hoạt của cán bộ nhưng thiếu thốn quá nhiều, Phan Tứ phải tự xoay sở tìm chỗ sáng tác (nóc ông Bền – làng Thượng), tìm kiếm lương thực. Vừa chống chọi với khó khăn trong thời chiến tranh (sốt rét, thiếu lương thực, bom đạn..), ông vừa sáng tác với khát khao: “viết được một tiểu thuyết về miền Nam chiến tranh”. Từ thực tiễn sáng tác, nhà văn tự rút ra nhược điểm của bản thân: “tìm cảm hứng trong những tình huống đặc biệt và nhân vật kiệt xuất và không đi sâu vào những mâu thuẫn giữa người và người với những tình tiết tế nhị hoặc thô thiển” [53, tr.95]. Để có cái nhìn hoàn thiện hơn, Phan Tứ quyết định đi thực tế ở Kỳ Liên. Sống bên cạnh đồng bào, đồng chí của mình, Phan Tứ luôn tâm niệm rằng phải: “tắm mình trong cuộc sống, vừa chung tay xây dựng nó, vừa rèn giũa mình, chắt chiu gạn lọc mỗi ngày đêm lấy vài nét độc đáo của nó, không ngừng suy nghĩ và cảm xúc về nó, nghiền ngẫm tìm cách tái hiện nó” [45, tr.16-17]. Chính ý thức ấy, quan niệm về đời, về nghề ấy đã thúc đẩy Phan Tứ gan góc bám thực tế, bám phong trào “trải đời, trải đạn” và viết văn. Nhà văn “tắm mình trong cuộc sống” bằng cách xông pha, lăn lộn với thực tế chiến trường, tìm hiểu những hoàn cảnh khác nhau và những con người cụ thể cũng như
  • 19. 14 chia sẻ đau thương mất mát với họ. Vì thế, ông có điều kiện hiểu về con người cách mạng hơn. Năm 1962, thời kỳ đau khổ tột cùng của nhân dân miền Nam chống càn của Mỹ – Diệm, Phan Tứ tham gia tổ chức đấu tranh du kích, tiếp xúc với những con người, những cuộc đời trong những tình huống cụ thể, khốc liệt. Những khó khăn liên tiếp xảy ra, đấu tranh chính trị ở Kỳ Khương, chống khủng bố trắng, chống càn ở Kỳ Thanh, tham gia võ trang tuyên truyền… Phan Tứ đã thanh thản sống và vượt qua tất cả mọi thử thách. Ông đã ghi lại một cách cảm động tâm sự của ông trong những ngày thật đáng nhớ: “Tôi không băn khoăn gì trước những khó khăn ấy, bởi thực tế cách mạng miền Nam cuốn hút tôi rất dữ dội. Tôi đã sống lại những năm tháng vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở hạ Lào hồi chống Pháp, nhưng sung sướng hơn trước nhiều là tôi đang hoạt động trên đất quê hương mà tôi luôn thương nhớ” [120, tr.82]. Sau đó, ông tiếp tục cuộc hành trình đi trường Tân binh 27, tổ chức lớp học của cán bộ tuyên truyền xã. Trên đường hành quân tới Nóc ông Thiêng, chứng kiến đồn Trà My giặc bị tiêu diệt, Phan Tứ dấy lên suy nghĩ thích chiến đấu trực tiếp hơn là làm công tác chính trị và ông “đã hoàn toàn tự nguyện dấn thân vào những nguy hiểm này”. Nằm trong bệnh viện vì sốt rét tái phát nhưng ông vẫn không ngừng ghi chép và sáng tác. Vì sự thật cuộc sống chiến trường vô cùng khắc nghiệt, chỉ “một mảnh bom, một viên đạn lạc, một cơn sốt biến chứng có thể bẻ gẫy ngòi bút bất cứ lúc nào” [120, tr.82-83]. Chưa có điều kiện viết tác phẩm dài hơi: “cuốn tiểu thuyết dài ông hằng ao ước được viết đang lớn dần lên trong óc”, nhưng ông đã phải gác lại để phục vụ cuộc chiến đấu trước đã. Qua quá trình chiến đấu, học tập, nhà văn cũng phát hiện ra mặt trái của tấm huy chương, mặt trái của con người.
  • 20. 15 Năm 1963, địch càn trên quy mô lớn và dữ dội. Nhà văn quay trở lại sống ở cơ sở cách mạng, tham gia Đại hội đại biểu Đảng bộ Đảng nhân dân cách mạng Tam Kỳ, Đại hội du kích huyện Tam Kỳ, nghe báo cáo các gương điển hình…Tham gia công tác Mỹ vận, Phan Tứ tự trau dồi vốn tiếng Anh nhưng ông cũng tự thú: những câu chuyện ăn chơi của tên lính Mỹ đã gợi cho ông nhớ lại cuộc sống bình yên ngày trước. Điều đó làm ông trở nên khó tính trước các trở ngại và sự thiếu thốn. Năm 1966 do sức khỏe yếu và chịu ảnh hưởng bởi tác động của chất độc hóa học, ông được đưa ra Bắc để chữa bệnh, công tác tại Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam, giữ chức quyền Tổng biên tập Nhà xuất bản Giải phóng. Bảy năm ở miền Bắc làm công tác đối ngoại, sáng tác và hoạt động trong Hội nhà văn, ông tiếp tục ghi thêm 15 cuốn sổ nhật ký với 2400 trang về thực tế đời sống và hoạt động chiến tranh phá hoại, viết bằng cả các thứ tiếng Anh, Pháp, Lào và tiếng Nga. Trong nhật ký chiến trường của Phan Tứ, đây đó ta bắt gặp những dòng thể hiện quyết tâm và lối sống luôn đặt ra định mức của ông. Như có chỗ ông ghi hướng phấn đấu: “Ít nhất một năm không sốt rét”, hoặc “Viết một truyện trong ba tháng”. Tháng 12 năm 1974, nhà văn - chiến sĩ Phan Tứ đi B lần hai để sống tiếp, để lấy tài liệu cho cuốn tiểu thuyết mà ông dốc toàn bộ sức lực, tài năng để “chơi một canh bạc lớn trong đời văn nghiệp của mình”; tham gia chiến dịch tổng tiến công 1975 và đi thực tế các tỉnh Nam Bộ. Từ tháng 5 năm 1975 đến tháng 2 năm 1980, ông về sinh sống và làm việc tại quê hương Quảng Nam. Ông từng là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn, Ủy viên Ban Thư ký (Ban thường vụ) Ban chấp hành Hội Nhà văn khóa III.
  • 21. 16 Từ 1993 đến tháng 4 năm 1995 ông chữa bệnh do hậu quả chất độc màu da cam, tiếp tục hoàn thành bộ tiểu thuyết Người cùng quê. Ngày 17 tháng 4 năm 1995 tại thành phố Đà Nẵng, Phan Tứ từ trần khi còn dang dở bộ tiểu thuyết Người cùng quê. Tang lễ của ông được tổ chức tại Nhà Văn hóa trung tâm TP Đà Nẵng, đã có một vòng hoa viếng của bạn đọc có dòng chữ “Mẫn và tôi sống mãi ”. 1.2. Sự nghiệp văn chương 1.2.1. Quá trình sáng tác Sự nghiệp văn chương của nhà văn Phan Tứ là một hành trang gắn liền với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của dân tộc. Từ truyện ngắn Một ngày bên đồn địch, tiểu thuyết Bên kia biên giới, Trước giờ nổ súng viết về kháng chiến chống Pháp đến những tác phẩm ra đời ngay trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống Mĩ: Về làng, Gia đình má Bảy, Mẫn và tôi, Trại S.T.18 và Người cùng quê như một bộ biên niên sử phản ánh trung thực những bước đi đầy khó khăn nhưng tất thắng của cách mạng miền Nam. Trước khi viết cái gì ông đều làm đề cương chi tiết đưa bạn bè đọc, cấp trên xem xét và góp ý. Cuộc sống quân ngũ khắc nghiệt đã rèn cho Phan Tứ một nếp sống chặt chẽ, ngăn nắp và điều này ảnh hưởng tới phong cách sáng tác của ông. Đó là “phong cách hiện thực tỉnh táo”. Bên cạnh đó, theo tác giả Trần Đăng Suyền thì ngòi bút Phan Tứ có “cái duyên thầm, đôi khi pha chút hóm hỉnh”. Nhà văn đặt ra chỉ tiêu một tháng một truyện ngắn, hai mươi trang tiểu thuyết. Vì vậy cuối đời, Phan Tứ có số lượng tác phẩm phong phú, dày dặn. Sau truyện ngắn đầu tay Một ngày bên đồn địch (1957) chưa gây được tiếng vang lớn, đến năm 1958 ông cho xuất bản tiểu thuyết Bên kia biên giới.
  • 22. 17 Theo Nguyễn Gia Nùng – người bạn của Phan Tứ đã kể lại tâm sự của nhà văn: “sở dĩ anh viết Bên kia biên giới vì sau những năm tháng tham gia chiến đấu chống Pháp ở nước bạn Lào, anh bị thương, có một thời gian dài phải nằm điều trị trong bệnh viện. Thời gian ấy, anh có điều kiện đọc nhiều sách nhất. Tủ sách của bệnh viện và sách nhờ bạn bè tìm giúp anh đều đọc hết và anh rất ngạc nhiên là chưa thấy có sách nào viết về bộ đội tình nguyện Việt Nam chiến đấu ở chiến trường Lào” [86, tr.315].Từ trên giường bệnh, Phan Tứ âm thầm “thai nghén” tác phẩm này và ít lâu sau khi ra viện ông cho xuất bản. Ông kể rằng: “Khi ra Bắc tập kết, tụi mình đóng quân ở miền tây Nghệ An. Ngoài lúc luyện tập, làm công tác dân vận, rảnh rỗi mình ngồi ghi lại những chuyện hồi mình sống ở Lào. Lúc đầu, mình lấy tên tập bản thảo đó là Những người tình nguyện….. Mình phải viết đi viết lại tới bốn lần, đến năm 1958 mới được in với tên Bên kia biên giới” [89, tr.868]. Khi theo học trường Tổng hợp, nhà văn bắt tay vào viết và hoàn thành cuốn tiểu thuyết thứ hai với tay nghề vững vàng hơn: Trước giờ nổ súng cũng lấy đề tài từ cuộc sống và chiến đấu của bộ đội tình nguyện Việt Nam tại Lào. Qua hai tác phẩm, nhà văn đã đặt ra vấn đề nóng bỏng về chiến tranh, về tinh thần Quốc tế vô sản, tinh thần đoàn kết giữa hai dân tộc. Cả hai tiểu thuyết trên đều ca ngợi, biểu dương chủ nghĩa anh hùng cách mạng cũng như phê phán mặt tiêu cực, thoái hóa của nhân vật chiến sĩ. Năm 1960, ông cho xuất bản tập truyện ngắn Trở về Hà Nội và tiểu thuyết Trước giờ nổ súng. Trong gần 7 năm ở miền Bắc, Phan Tứ “luôn hình dung miền Nam là một kho thuốc súng đang đợi châm ngòi, chỉ cần một mồi lửa gí vào là Mỹ - ngụy tan xác ngay” [120, tr.83]. Nhưng khi ông đi phát động quần chúng ở khu V thì thấy thực tế không đơn giản như vậy. Ông nghĩ rằng nên có bài viết về một mặt khác của hiện thực: “quá trình vươn tới chủ nghĩa anh
  • 23. 18 hùng cách mạng của những con người bình thường và cả những người lạc hậu nữa” [120, tr.84]. Về làng (1964) ra đời trong hoàn cảnh đó, gồm 12 truyện ngắn với bút pháp hiện thực già dặn, sắc sảo, kết cấu gọn gàng và lời văn trong sáng đã đánh dấu một bước tiến mới trong quá trình sáng tạo nghệ thuật của ông. Nhân vật được xây dựng từ góc độ chuyển biến tư tưởng qua những băn khoăn vướng mắc, cuối cùng tìm ra con đường đi theo cách mạng. Tuy nhiên những nhân vật có tính bi kịch chưa được khai thác sâu vào tâm trạng với những dày vò quá phức tạp. Theo Nguyên Ngọc thì “Những sáng tác này của Phan Tứ có liên quan máu thịt với cuộc tranh cãi quyết liệt mà anh - và tất cả chúng tôi lao vào hồi bấy giờ. Vấn đề nóng bỏng nhất lúc này là đánh giá quần chúng, nhận thức về quần chúng và bao giờ cũng vậy quan trọng nhất là nhận thức về các khối quần chúng ấy, quần chúng trung gian, đông đảo, “số đông im lặng”. Họ sẽ đi với ai trong bão tố này?” [78, tr.368]. Phan Tứ đã nói về ý định đặt tên tập truyện ngắn Về làng: “cái tên ấy cũng phản ánh nỗi khát khao của tôi trong những năm dài chiến đấu ở Hạ Lào và tập kết ra miền Bắc: tôi ao ước được về đánh giặc ngay trên làng quê tôi, vùng đồng bằng Quảng Nam thân yêu” [120, tr.85]. Từ cuối năm 1962, Phan Tứ trở về Tứ Mỹ sống tại cơ sở gia đình cách mạng (nhà bà Tôn). Tại đây, Phan Tứ đã “thai nghén” quyển tiểu thuyết Gia đình má Bảy. Gia đình má Bảy là bức tranh toàn diện và sâu sắc, phản ánh cách mạng miền Nam trong bước ngoặt lịch sử những năm 1960 - 1961. Với tiểu thuyết này, Phan Tứ đã tái hiện con đường đi tới chủ nghĩa anh hùng cách mạng của tập thể quần chúng thông qua nhân vật trung tâm là bà mẹ của một gia đình. Tiểu thuyết này đã khắc phục nhược điểm trong cách xây dựng nhân vật ở Về làng. Nhà văn đã mô tả nhân vật với quá trình phát triển của tính cách, phân tích tâm trạng trong sự chuyển biến vươn lên phù hợp với không khí của phong trào đồng khởi. Trong nhật ký chiến trường, Phan Tứ đã ghi lại
  • 24. 19 phác thảo chân dung cho tập “Má Bảy” (tức Gia đình Má Bảy), thấy được quá trình diễn biến tư tưởng của nhân vật má Bảy: “ 1. Thôn xóm. Nhà má Bảy Hình dáng. Tính nết: chăm, thật thà, nói lẹ. Chồng con. Ruộng đất. Vui và buồn trong đời. Tính nết về già. Thờ Phật. 2. Một tối: (gần Tết, tháng Chạp) Sạn đi ráp về. Đứa cháu con cảnh sát trưởng Rân. Mẹ con xô xát. Sâm buôn ham tiền ăn diện. Đêm Gành tới. Má lạy van sợ giết con, rồi sợ địch khủng bố. Sâm hỏi thăm anh. Sau: thấy yên, liên lạc tiếp. Thuế khóa, học tố. 3. Đêm khởi nghĩa: Trà Thọ nổi trước hai đêm. Mít tinh tố khổ. Sạn lên tố, má lo. Thấy rầm rộ, hạ uy thế địch, má tin. Thắc mắc sao không cho hợp pháp, cán bộ gạt (tên Gành, dân biển, vui, hăng, chủ quan, tiểu tư sản). Sạn du kích. Má nuôi cán bộ. Sâm nữ thanh niên bị nghi quen lính và buôn. Bê an ủi..….” [53, tr.806-807]. Qua nhiều lần chỉnh sửa, đến cuối tháng 12 năm 1965, Phan Tứ viết lại và hoàn thành tiểu thuyết Gia đình Má Bảy. Trong tiểu thuyết này, Phan Tứ “phải “lên gân” mới tăng được độ lãng mạn” [53, tr.442]. “Gia đình má Bảy được viết bằng tấm lòng của những người chiến sĩ, người con yêu quý của miền Nam, học tập và trưởng thành trên đất Bắc, trở về quê hương nơi chôn rau cắt rốn, tôn vinh, ngợi ca má Bảy, bà mẹ anh dũng vô danh đại diện cho hàng ngàn bà mẹ sau này được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” [129]. Năm 1968, ông xuất bản tiểu thuyết Gia đình má Bảy, tập truyện ngắn Trong đám mía. Tháng 3 năm 1965, giặc Mỹ đổ quân vào Đà Nẵng rồi vào Chu Lai. Ông đã xuống vùng nam Tam Kỳ để lấy tài liệu và có một cô gái tên là Phận trong Ban Tuyên huấn Tam Kỳ dẫn đường cho nhà văn. Cô gái ấy về sau trở thành nhân vật Mẫn trong tiểu thuyết Mẫn và Tôi. Tiểu thuyết này được sáng tác
  • 25. 20 trên chất liệu trải nghiệm cuộc đời của nhà văn. Tác phẩm tái hiện chân thực cuộc chiến đấu của Làng Cá thuộc Khu V với đế quốc Mỹ trong hai cuộc chiến tranh đặc biệt và cục bộ. Trung tâm của truyện là xây dựng những tính cách anh hùng tiêu biểu cho lớp thanh niên: cô Mẫn – bí thư chi bộ xã Tam Sa; Thiêm – cán bộ quân chủ lực. Mẫn và tôi đánh dấu một bước phát triển mới của Phan Tứ về phương diện nội dung tư tưởng và nghệ thuật. Tác phẩm đáp ứng được nhu cầu cấp bách của thời đại bấy giờ: “Làm sao có những tác phẩm lớn để ghi lại những trang sử oanh liệt, những tác phẩm bao quát, miêu tả lại những giai đoạn lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước này” (trích lược bài nói chuyện của Thủ tướng Phạm Văn Đồng với anh chị em làm công tác văn học nghệ thuật ngày 6 - 2- 1973, Báo Văn nghệ, số 314, ngày 7- 9 - 1973). Với Gia đình má Bảy và Mẫn và tôi, “Phan Tứ có tham vọng dựng lên những bức tranh quy mô rộng lớn, xứng với tầm vóc hoàng tráng của cuộc chiến đấu đã đi vào lịch sử và làm vang động thế giới” [126, tr.767]. Năm 1972, ông lần lượt cho xuất bản: bút ký Măng mọc trong lửa, tiểu thuyết Mẫn và tôi. Với Trại S.T.18 (xuất bản 1974) – kết quả của 6 tháng (1963) công tác tại trại tù binh Mỹ. Dưới hình thức là nhật ký của một phóng viên, Phan Tứ tái hiện cuộc chiến đấu căng thẳng, không đổ máu nhưng gian khổ của chiến sĩ giải phóng Việt Nam trong việc huấn luyện tù binh Mỹ. Tác phẩm là sự cắt nghĩa nguyên nhân thắng lợi của cách mạng Việt Nam, của chân lí cách mạng: “Ta càng đổ máu thì càng khao khát thêm bạn bớt thù, ta càng nắm chắc phần thắng thì càng đối xử cao thượng với kẻ đang hoặc sẽ thua trận, ta càng nhân đạo thì chính nghĩa của ta càng tỏa sáng trên trái đất này”[44]. Sau đêm Đà Nẵng giải phóng (1975), Phan Tứ viết tùy bút Khi cuộc sống vượt xa ước mơ và hàng loạt bút ký phóng sự phản ánh kịp thời không khí miền Nam sau những ngày thống nhất. Đến năm 1984 hồi ký Trong mưa núi ra đời chứa đựng những kỷ niệm không quên trong thời hoạt động cách
  • 26. 21 mạng và sáng tác đầy gian khổ, bền bỉ và tràn trề nhiệt huyết của nhà văn. Tiếp đó, ba tập tiểu thuyết Người cùng quê (1985) được xuất bản. Người cùng quê là bộ tiểu thuyết mà nhà văn đã nung nấu ngay từ năm 1961. Trong những năm ở khu B, lúc ngồi bên bếp lửa, vừa nướng sắn ăn, vừa kể chuyện, nhà văn tâm sự: “mình đang chuẩn bị để viết một cuốn sách có chủ đề ôm trùm thời gian dài: sự trưởng thành của những tầng lớp nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng qua các thời kỳ chống Nhật, chống Pháp, chống Mỹ” [88]. Trong di bút của nhà văn viết ngày 11/8/1990 có đoạn: “Tôi đã chuẩn bị viết bộ tiểu thuyết Người cùng quê từ năm 1974, cố thu thập vốn sống trực tiếp và gián tiếp….tuy rất nhiều người bạn và nhiều người quen thường chê trách tôi là dại, là tụt hậu, viết về đề tài chiến tranh, viết dài…..tôi nghĩ về cuối đời cầm bút nên có một cái gì đền ơn trả nghĩa đối với đồng bào, đồng chí nên cứ lì lợm theo đuổi tác phẩm này” [103, tr.743]. Những suy tư của nhà văn về việc hình thành tác phẩm mà ông coi là công trình văn học của cuộc đời mình đã được nhà văn thổ lộ: “tiểu thuyết Gia đình mà tôi coi như tác phẩm của cả cuộc đời văn học của mình: Tôi sẽ cống hiến cả cuộc đời cho nó. Mục tiêu ấy còn xa vời nhưng chắc chắn giấc mơ đó sẽ được thực hiện. Tôi sẽ viết trong 5 hay 7 năm, chậm và kín đáo trong lúc sống ở một cơ sở nào đó, tại làng quê của tôi ở miền Nam hay trong một nông trường nào đó ở miền Bắc” [53, tr.43], “Chuyện nghĩ đêm qua: Có thể mở rộng phạm vi Một gia đình đến đầu Cách mạng tháng Tám được không? Bòng mời vào thanh niên Phan Anh. Cam chăn trâu chạy theo biểu tình. Bòng vỡ Mặt trận Nha Trang. Cam đi học. Bưởi công tác phụ nữ. Thanh Yên vào thiếu nhi. Ông Chanh nông + thợ vặt. Bà Chanh gây khó khăn cho phụ nữ. Bưởi lấy một du kích chết. Bòng ra Bắc lần 1, học Lục quân 50. Cam cày đến 53, du kích, đi thanh niên xung phong nhảy theo bộ đội. Diên quân giới về đóng gần, bị thương tật, lấy Bưởi. Làng thành vùng du kích giáp ranh từ 48. Sai lầm tổng động viên 50 – 51.
  • 27. 22 Bòng dẫn vợ về cuối 53, khi quê hương giải phóng. Cụ Chanh vào Hội đồng nhân dân, làm thủ quỹ, nhận thu lúa 10 mẫu công điền cho du kích…” [53, tr.70]. Đây chính là một phần cốt truyện và kết cấu ban đầu mà nhà văn hình dung ra để sau hòa bình tạo dựng lên một tác phẩm dày dặn, phong phú về cuộc sống chiến tranh trên quê hương của nhà văn, với tựa đề Người cùng quê. Nhà văn cũng đưa ra dự định về dung lượng tác phẩm: “Tiếp đó đến hòa bình. Phần kháng chiến chiếm độ 1/3. Thanh niên chiếm 2/3 hoặc hơn kháng chiến ít nhất 500 trang. Thanh niên 1000 trang đủ không? Chắc không đủ. Hòa bình 4 giai đoạn: Địch chiếm đến tập kết + Những năm 54 – 57 + Giai đoạn 5 8 – 61 + Thắng lợi. Nghĩa là gấp rưỡi số dự tính. Đồ sộ đấy. Nghĩ kỹ xem sức làm nổi bộ Chiến tranh và Hòa bình ấy không? 10 năm?” [53, tr.71]. Sau này, khi trở về cuộc sống đời thường, ngồi trước trang giấy cùng với tập đề cương bản thảo, nhà văn đã hồi tưởng, sắp xếp, chọn lọc, tái hiện lại những sự kiện, chi tiết… của tiểu thuyết Người cùng quê. Những năm cuối đời, do di chứng chất độc da cam, nhà văn nằm trong bệnh viện nhưng vẫn chắt chiu sức lực sáng tác. Căn bệnh quái ác khiến ông chỉ hoàn thành được 3 tập, còn tập thứ 4 mới ở dạng bản thảo. Qua những sáng tác, Phan Tứ chứng tỏ khả năng phát hiện và giải quyết sâu sắc bằng hình tượng nghệ thuật những vấn đề tư tưởng có ý nghĩa thực tiễn của cách mạng Việt Nam trong từng giai đoạn: từ vấn đề bản chất anh hùng, nhân đạo của quân đội cách mạng, sự gắn bó giữa cách mạng dân tộc và cách mạng dân chủ, những vấn đề chiến tranh của cách mạng miền Nam…đến vấn đề có ý nghĩa nhân văn cao cả như: tình yêu và lý tưởng cách mạng, tình bạn, tình đồng chí trong thực tiễn đấu tranh, sự tiếp nối truyền thống cách mạng giữa các thế hệ trong hai cuộc kháng chiến, v.v…Nhà văn không chỉ có ý thức làm việc nghiêm túc trong sáng tác, ngay cả công việc viết nhật ký chiến trường, Phan Tứ cũng thể hiện là một người làm việc khoa học và chuyên nghiệp. Để đảm bảo tính bảo mật, nhà văn viết
  • 28. 23 bằng các thứ tiếng: Pháp, Lào, Nga, Anh và ghi chép đầy đủ từng ngày, từng giai đoạn, từng sự việc. Những trang nhật ký chi li kỹ lưỡng, chẳng hạn: “Nhật ký chiến trường của Phan Tứ - quyển VII AB từ đầu năm 1962, cụ thể là từ 8.1.1962 đến 25.1. 1962”. Với hành trình lao động nghệ thuật bền bỉ, nghiêm túc, sáng tạo, những sáng tác của nhà văn ngày càng đạt tới trình độ khái quát nghệ thuật cao. Sức hấp dẫn và giá trị trong các sáng tác của Phan Tứ chính là khả năng phát hiện và giải quyết sâu sắc những vấn đề tư tưởng cấp thiết của đời sống cách mạng. Nhìn lại quá trình sáng tác của Phan Tứ, chúng ta thấy ông là một trong số ít nhà văn gắn bó đến cùng với đề tài chiến tranh cách mạng bằng những trải nghiệm đấu tranh gian khổ đầy nhiệt huyết của mình. 1.2.2. Các tác phẩm đã xuất bản: • Bên kia biên giới (tiểu thuyết, 1958, tái bản 1978) • Trước giờ nổ súng (tiểu thuyết, 1960, 1961, 1969, 1976, 1977) • Trở về Hà Nội (truyện ngắn, 1960) • Trên đất Lào (bút ký, 1961) • Về làng (tập truyện 1964, 1976): Một buổi chợ, Nhà tôi, Tấm ảnh, Chè đầu xuân, Mở cửa, Khó hiểu, Về làng, Sức mạnh mới, Chông ba lá…. • Trong đám mía (truyện ngắn, 1968) • Gia đình má Bảy (tiểu thuyết, 1968, tái bản 1971, 1972, 1975, 1984) • Măng mọc trong lửa (bút ký, 1972, 1977) • Mẫn và tôi (tiểu thuyết, 1972, 1975, 1978, 1987, 1995, 1999) • Trại S.T. 18 (tiểu thuyết, 1974) • Trong mưa núi (hồi ký, 1984, 1985) • Sông Hằng mẹ tôi (dịch từ tiếng Pháp, tiểu thuyết Ấn Độ, 1984, 1985) • Người cùng quê (tiểu thuyết 3 tập, 1985, 1995, 1997)
  • 29. 24 • Từ chiến trường khu 5 (nhật ký, 2011) * Những truyện, ký lẻ: Ông già làng Tó, Từ Cánh đồng Chum đến Bản Ban, Lòng dân, Tiếng trống. * Ngoài ra còn một số truyện ngắn in chung với nhiều tác giả khác, bút ký, hồi ký. * Các giải thưởng văn học: • Giải thưởng văn học Nguyễn Đình Chiểu (năm 1965) • Giải thưởng 30 năm (1945 - 1975) của tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (năm 1975) • Giải thưởng văn học loại A mười năm (1975 – 1985) của tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (năm 1985) • Giải thưởng văn học loại A mười năm (1985 – 1995) của tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (năm 1995) • Người cùng quê – Thưởng sách hay năm 1995 của Nhà xuất bản Hội Nhà Văn. • Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt II năm 2000. 1.2.3. Những trăn trở của Phan Tứ về vấn đề con người trong sáng tác văn học Trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, các nhà văn đã xây dựng nhiều hình tượng nghệ thuật mang tính chất sử thi, đạt tới trình độ khái quát cao. Điều đó giúp họ thể hiện cá tính sáng tạo cũng như năng lực quan sát về hiện thực đời sống, đặc biệt hiện thực về con người trong bão táp cách mạng. Phan Tứ là một trong những nhà văn trưởng thành trong quân ngũ, được sống, chiến đấu trực tiếp nên có điều kiện am hiểu về hiện thực chiến tranh, hiện thực con người. Khác với các nhà văn cùng thời hướng ngòi bút tiếp cận con
  • 30. 25 người trên các đề tài khác nhau (người lính, người công nhân, nông dân, đề tài lao động sản xuất, ...), gắn với đời sống chính trị, xã hội, đạo đức, nhân sinh, Phan Tứ trước và sau chiến tranh trung thành với thể loại đề tài chiến tranh, đối tượng được tiếp cận mang tính sử thi. Đó chính là nét riêng của Phan Tứ. Bằng vốn sống thực tiễn đấu tranh, cùng với cây bút mang phong cách “hiện thực tỉnh táo”, Phan Tứ đã xây dựng nên những sự kiện, nhân vật mang tầm khái quát trước hiện thực đời sống. Những “bộ mặt” con người hiện lên trong chiến tranh rất đa dạng và phong phú. Nhà văn cũng nhìn thẳng vào sự thật để tái hiện trong trang viết của mình. Chính vì vậy, Phan Tứ là một trong rất ít các nhà văn ngay từ ngày đầu cầm bút đã có cái nhìn tinh anh về bản chất con người. Từ đây, Phan Tứ xác định cho mình một quan niệm nghệ thuật nghiêm túc, nhất là trong cách nhìn về con người. Những nhân vật trong sáng tác của Phan Tứ không đơn diện, đầy phức tạp. Trong những tháng ngày ở vùng Trung Trung Bộ, ta với địch xen nhau trong thế cài răng lược, những khó khăn liên tiếp xảy ra: địch đàn áp, khủng bố, cơ sở cách mạng bị cô lập, cán bộ phải “nhảy núi”. Phan Tứ đã kịp thời phản ánh sự trưởng thành của khối quần chúng, làm thay đổi cục diện cách mạng, dấy lên một phong trào đồng khởi khí thế, làm thay đổi tương quan lực lượng giữa ta và địch. Nhà văn chủ yếu chọn đối tượng mô tả là những con người bình thường, có lòng yêu nước bị dồn nén trước sự kìm kẹp của kẻ thù. Tuy nhiên, con đường đến với cách mạng của họ cũng trải qua một quá trình diễn biến tâm trạng phức tạp, có mặt tiêu cực, mặt tích cực và cả một quá trình đấu tranh căng thẳng, không ít giằng xé. Ông Sần (Về làng): “gần 60 tuổi đầu ông chưa hề biết cái sướng được đánh con trâu nhà, cày đám ruộng nhà” [118, tr.564]. Yêu nước nhưng có tư tưởng cầu an bảo mạng không dám đấu tranh nhưng khi biết cách mạng chia ruộng đất cho họ thì ông dứt khoát cùng bà con đấu tranh giữ đất. Như vậy, Phan Tứ nhận thấy quyền lợi ruộng đất, đặc biệt sự gắn bó của người
  • 31. 26 nông dân với ruộng đất bao đời này ăn sâu vào tiềm thức là động lực để con người vươn lên. Hay chị Phước (Một buổi chợ), chồng bị giặc giết, chị muốn yên phận để nuôi con, muốn quên đi hình ảnh cô du kích ngày xưa hay hát hay cười, “nén lấy từng cơn giận, bịt lấy từng tia hy vọng mơ ước, cố tập cho mình chai đi, trơ đi thành câm điếc”. Khi chứng kiến cái chết của nữ đảng viên cộng sản Trần Thị Út, chị nức nở kêu lên và chị bốc dúm cát thấm máu người cộng sản đem về đặt lên bàn thờ chồng. Phan Tứ đã khơi dậy tình cảm chân chính của con người trong hoàn cảnh chiến tranh bị vùi lấp, nó bị tiềm ẩn khi ngọn gió cách mạng ùa vào thì sự thức tỉnh của con người mạnh hơn bao giờ hết. Cô Cúc (Con đĩ) vốn là cô gái đẹp, trong trắng và bị bắt trong lần đòi ký hiệp thương, bị vu oan và rơi vào bẫy Ty trưởng công an, bị làm nhục và trở thành vợ của quan tay sai. Từ đây, cô trượt dài con đường ăn chơi, sa đọa. Cô xa lánh gia đình nhưng trong một trận càn lớn của địch, gia đình cô tan nát (mẹ và em bị giải, thằng em trai bị thương). Cúc khóc và muốn làm lại cuộc đời. Cách mạng đang dần thấm vào máu chị. Cuối cùng Cúc tham gia cuộc biểu tình của dân làng và tố cáo tội ác của thằng Bòng (kẻ rất si mê Cúc) và bị hắn bắn chết. Không còn đơn thuần miêu tả chuyển biến tư tưởng cách mạng của cá nhân, Phan Tứ cho thấy sự trưởng thành cách mạng của một gia đình nông dân ở Gia đình má Bảy trong không khí đồng khởi mãnh liệt, tiêu biểu nhân vật má Bảy. Má một lòng sắt son với cách mạng. Đã có lúc ngấm mệt sau những ngày bị bắt bớ, tra tấn, má tưởng mình có thể sống bình yên nếu tạm ngưng hoạt động cách mạng. Nhưng lúc nghĩ đến “anh em mình vẫn hoạt động”, thì chỉ “chớp mắt” và “ý nghĩ ấy chỉ lóe thành chấm sáng yếu ớt chứ không bốc cháy trong má nữa”. Nhưng Mỹ - Diệm đâu để gia đình má yên, Tư Sỏi – con trai má vì sợ mẹ và em bị bọn chúng đánh đập nên dằn lòng lãnh súng vào dân vệ. Khi cán bộ quay trở lại hoạt động, má xin lỗi Đảng,
  • 32. 27 giao hai đứa con cho Đảng, và bản thân má tham gia hoạt động: vạch tội tên ác ôn Phổ, lãnh đạo công tác binh vận,… Thử thách lớn nhất với má là chứng kiến địch tra tấn đứa con gái của má – Út Sâm: “máu ứa đầy mình” và nghe tiếng Sâm rú lên khi địch đóng dấu đỏ rực cháy xèo xèo trên da thịt con. Má không khóc, không van xin chỉ dùng ánh mắt khuyên con cố gắng chịu đựng. Cuối cùng gia đình má cũng như bao người khác chỉ có con đường duy nhất vùng lên đồng khởi giành chính quyền, giải phóng làng xóm. Không phải ngẫu nhiên mà Phan Tứ miêu tả quá trình vươn tới chủ nghĩa anh hùng cách mạng của những con người bình thường và cả những con người lạc hậu nữa bởi: họ chiếm số đông trong quần chúng cách mạng. Thời kỳ này, Phan Tứ sống và hoạt động, gắn bó với người dân, người lính. Chứng kiến cuộc chiến tranh nhân dân đầy đau thương như rất đỗi hào hùng nên ông có điều kiện hiểu con người quần chúng, nhận ra sức mạnh tiềm ẩn của những con người “một nắng hai sương” nhưng trong sâu thẳm tình cảm gắn bó quê hương, tình yêu thương con người, tinh thần nghĩa vụ, nhất là họ thấy con đường cách mạng là ánh sáng đưa cuộc đời họ thoát khỏi những kìm kẹp của kẻ thù. Phải là những người cán bộ có lòng tin sâu xa vào quần chúng, phải là nhà văn – cán bộ quần chúng mới hiểu tận gốc rễ họ. Nếu Về làng, Gia đình má Bảy, nhà văn chú ý tới quá trình trưởng thành cách mạng của những con người bình thường thì đến Mẫn và tôi, Phan Tứ tập trung vào thế hệ trẻ, tiêu biểu như Mẫn, trong hoàn cảnh giữa ta và địch đang chạy đua căng thẳng ở vùng vành đai ác liệt quanh căn cứ Chu Lai. Từ nhỏ, Mẫn mang nặng “nợ nước, thù nhà” sâu sắc. Mười bảy tuổi, cô được kết nạp vào Đảng, “lấy bảy năm công tác bù vào việc thiếu tháng”. Hai mươi tuổi, Mẫn vừa gánh vác việc nhà vừa làm tròn trọng trách đối với đất nước. Cô đã sớm đảm nhiệm công việc nặng nề: làm xã đội trưởng du kích, bí thư chi bộ xã, đảng ủy viên của cả một vành đai mười hai xã và trải qua nhiều thử thách
  • 33. 28 gay go, ác liệt, bao mối quan hệ phong phú và tiếp xúc với nhiều loại người khác nhau. “Trong chân lý lớn của cách mạng Mẫn phải tự tìm những cái chân lý nhỏ của từng việc, từng ngày, phải dám quyết định và gánh hết trách nhiệm đôi khi quá nặng phải biết làm cho cái đúng thắng cái sai” [119]. Sự trưởng thành nhanh chóng đến không kịp nhận thấy của Mẫn khiến người yêu cô - Thiêm cũng phải ngỡ ngàng: “không biết bao giờ tôi mới hết ngạc nhiên về Mẫn”. Phan Tứ đã xây dựng thành công cô Mẫn trở thành một nhân vật điển hình, giàu sức sống. Nhà nghiên cứu – phê bình Phan Cự Đệ đã nhận xét “Mẫn và tôi là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của nền văn nghệ giải phóng có khuynh hướng mở rộng tầm vóc sử thi”. Phan Tứ cho người đọc thấy một sự mẫn cảm chính trị, dám nhìn thẳng vào tâm trạng tiêu cực để bộc lộ sự hiểu biết, thông cảm với con người và cho người đọc thấy “thép đã tôi thế đấy”, con người chịu sự chi phối của hoàn cảnh và tác động trở lại hoàn cảnh như thế nào. Từ trong gian khổ hy sinh, những con người bình thường kiên trinh sẽ trở thành viên ngọc “càng mài càng sáng”. Ngược lại môi trường đó cũng là nơi thử thách, sàng lọc, đào thải những kẻ thoái hóa, biến chất, gây không ít tổn thất cho cách mạng. Với tâm niệm và sự sắc sảo của mình, Phan Tứ mạnh dạn “bóc lớp sơn son thiếp vàng của tượng thần để thấy lớp đất sét bên trong”. Trong khi nhiều nhà văn có xu hướng “tô hồng” hiện thực thì Phan Tứ chọn cho mình một hướng đi mới. Đó là lối viết hiện thực tỉnh táo với những mặt đa diện của nó. Trước giờ nổ súng, Bên kia biên giới hiện lên với tất cả cái tốt - cái xấu, cái anh hùng, cái đớn hèn vv….Con người dưới ngòi bút của Phan Tứ ngay từ thời kỳ đầu sáng tác cũng đa dạng, phong phú, phức tạp. Phan Tứ không né tránh sự thật. Đó là Chánh (Trước giờ nổ súng) chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân mà không thấy trách nhiệm cộng đồng. Chánh tình nguyện qua Lào vì nghĩ đó là nơi có thể ăn chơi trác táng thỏa thích: “Nghe đâu quân ta sang bên ấy uống rượu cần cứ tít cung thang, dân cho gà lợn ăn
  • 34. 29 mứa, lại tán gái suốt đêm chả ai nói gì, Chánh hăm hở đi” [52, tr.383]. Nhưng đây không còn là bước chân nhiệt huyết của chiến sĩ đánh giặc mà là của một kẻ phàm phu. Ý thức vô kỷ luật của Chánh thể hiện qua lời nói thô tục và hành động uống lén rượu trên đường đi. Sau đó, hắn cưỡng hiếp Pha không thành và quyết định đảo ngũ. Tham mưu trưởng trung đoàn Đặng được miêu tả vừa có công vừa có tội. Là người nghiêm khắc trong giờ giấc làm việc nhưng lại cứng nhắc trong xử lý các công văn khẩn dẫn đến sự chậm trễ tai hại cho cấp dưới, vô tình gây thảm cảnh cho đội CC3, “nỗi hối hận giày vò cắn xé anh nhiều…thương đội CC3, hổ thẹn, nhục nhã ”. Phan Tứ miêu tả anh ta là người vừa đáng thương vừa đáng ghét. Trung đội trưởng Lương đôi lúc có vẻ “nhẫn tâm” làm cho người ta dễ sợ hãi, tiểu đội phó Khiêm có tính ghen tuông hay nghi ngờ, chiến sĩ Sử mang trong mình chất tiểu tư sản “còn tự ái, kiêu ngầm, sống cô độc”. Qua những nhân vật này, Phan Tứ quan niệm : dẫu một người anh hùng có cao cả đến mấy cũng chưa hẳn đã hoàn mỹ và tác giả còn “đặt ra yêu cầu tìm hiểu xem con người đã được thử thách như thế nào, những phẩm chất mới của họ đã được hình thành ra sao” [58, tr.78]. Trong khi hầu hết các tiểu thuyết cách mạng thời chống Mỹ né tránh những mặt trái của chiến sĩ và mâu thuẫn nội bộ của phe ta thì Phan Tứ mạnh dạn lột tả nó. Tư tưởng này tiếp tục chi phối trong tiểu thuyết Mẫn và tôi (tiêu biểu nhân vật Tám Liệp). Ngay từ đầu, Phan Tứ đã có cách nhìn, cách cảm về con người hết sức chân thật, sâu sắc. Điều này có phần giống như lời phát biểu của L.Tolstoi: “Con người như những dòng sông…mỗi con sông khi thì hẹp, khi thì chảy xiết, khi thì đục, khi thì ấm. Con người cũng vậy” [37, tr.142]. Đồng thời, nhà văn miêu tả “những con người thép”, “những hạt gạo trên sàng” là con người bình thường (khác với nhiều nhà văn đưa vào tác phẩm những điển hình anh hùng nguyên mẫu ngoài đời), có lai lịch, có quá trình và phát triển trong sự tác động, chi phối của hoàn cảnh. Phẩm chất anh hùng của nhân vật
  • 35. 30 qua đó cũng được bộc lộ một cách tự nhiên, không ồn ào, gân cốt, tránh được những gán ghép ngẫu nhiên trong tính cách, có sức sống, giàu sức thuyết phục: đại đội trưởng Lương (Trước giờ nổ súng); má Bảy, Út Sâm (Gia đình má Bảy); Thiêm, Mẫn (Mẫn và tôi)…Có thể nói, Phan Tứ trước 1975 đã có cái nhìn con người gắn với cộng đồng, gắn với sự nghiệp cách mạng. Nhà văn đã xây dựng được những hình tượng nghệ thuật mang tầm khái quát (như nhân vật Lương, má Bảy, Mẫn….) đại diện cho tập thể, một cộng đồng đang lớn mạnh trước bão táp cách mạng. Xét đến cùng, Phan Tứ am hiểu về con người, chủ yếu người nông dân là do: “Từ 14 tuổi anh sống xa gia đình, được bao bọc trong tình yêu thương của nông dân….Trong cuộc viễn chinh 15 năm qua lăn lộn trong cuộc sống, một mình lao theo cách mạng và cố gắng tiến cho kịp những anh hùng không tên, anh cảm thấy gắn bó thiết tha với nông dân, bộ đội hơn bao giờ hết. Trong suốt cuộc đời sáng tác của anh, anh sẽ trung thành với công nông binh, sẽ mãi mãi sống với họ và viết văn ca ngợi họ…” [85, tr.514-515]. Sau 1975, “dưới cái bề mặt sôi động, khá sặc sỡ và ồn ào đó là sự vận động tự nhiên và kín đáo của những quy luật hình thành, phân nhánh, cộng sinh của đời sống thể loại mà nền tảng của nó là trạng thái tinh thần mới của thời đại. Một loạt những vấn đề quan trọng đã diễn ra trong văn học ở cấp độ cao nhất là cấp độ quan niệm và ý thức nghệ thuật….nổi bật những bổ sung toàn diện hơn về quan niệm con người…” [25, tr.91]. Các nhà văn đã dần dần có “độ chín” về quan niệm nghệ thuật, mở rộng cái nhìn sâu sắc hơn về con người. Một lần nữa, Phan Tứ đã chứng minh một cây bút nhạy bén hơn về hiện thực cách mạng và đổi mới cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê. Phan Tứ khẳng định: “Ngòi bút tôi ngày càng sắc sảo, tôi sẵn sàng theo lối viết của Nguyễn Khải, nếu tôi không sợ phản đối của độc
  • 36. 31 giả ở miền Nam. Sau thống nhất tôi sẽ viết tiểu thuyết gì nhỉ? ….tôi sẽ hiện thực như Cholokhov….nếu tôi có được tài năng của ông ta ” [53, tr.761]. Vấn đề số phận con người đã được đặt ra trong các sáng tác của dòng văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945 với những cây bút tên tuổi như Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao… chủ yếu hướng tới những người lao động nhỏ bé, nghèo khổ…. Đến giai đoạn văn học cách mạng, con người cần được nhìn nhận như nhà nghiên cứu Lê Ngọc Trà nhận xét: “Văn học là sự thật. Mà sự thật chủ yếu của văn học là sự thật và con người. Nhiều năm qua văn học chúng ta còn mắc nợ cuộc đời về sự thật. Sự thật về người nông dân Việt Nam trong bao cơn bão táp của cách mạng và chiến tranh, về người lính suốt ba thế hệ cầm súng đánh giặc trên đủ loại chiến trường với bao nhiêu vinh quang, hy sinh và mất mát, về anh cán bộ nghiêm túc, lương không đủ ăn, về người trí thức cách mạng với lòng yêu nước và những ngộ nhận ngây thơ, với niềm tâm huyết, say mê và bao điều dằn vặt. Các nhà văn ngày nay phải trả món nợ ấy cho đời” [108]. Phan Tứ cũng như nhiều nhà văn khác đã “trả món nợ ấy” bằng những trăn trở về số phận con người, thể hiện chiều sâu nhận thức, trách nhiệm với đời và hướng đến bình diện con người là tổng hòa các mối quan hệ trong tác phẩm văn học. Trong tình hình xã hội Việt Nam sau 1975, văn học đã bám sát hiện thực đời sống. Các nhà văn thực sự trở thành chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa. Những sáng tác tiểu thuyết của những nhà văn nói trên đã thể hiện sự trăn trở, tìm tòi về hướng đi của xã hội Việt Nam sau chiến tranh. Trong dòng chảy đó của văn học dân tộc, Phan Tứ có những đóng góp cho đời sống và văn học. Với bộ tiểu thuyết Người cùng quê, Phan Tứ đã có những đổi mới cách nhìn về con người trong dòng vận động của văn học.
  • 37. 32 1.3. Hoàn cảnh sáng tác tiểu thuyết Người cùng quê 1.3.1. Bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam sau 1975 Sau những tháng ngày chìm trong biển lửa chiến tranh, dân tộc Việt Nam đã bước sang một trang sử vàng mới. Từ đây, non sông Việt Nam thu về một mối. Cả dân tộc bắt tay vào công cuộc khôi phục và xây dựng đất nước sau chiến tranh. Công cuộc xây dựng đất nước trong hoà bình, sau chiến tranh là một nhiệm vụ hết sức khó khăn. Kinh tế miền Bắc chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ, nông nghiệp lạc hậu, cơ chế quản lý quan liêu bao cấp. Ở miền Nam, một nền kinh tế phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh, cơ cấu mất cân đối và lệ thuộc nặng nề vào viện trợ bên ngoài. Vì vậy, khi Mỹ rút quân, cắt giảm viện trợ, nền kinh tế miền Nam lập tức rơi vào khủng hoảng. Đó là chưa kể đến khó khăn ở những vùng bị tàn phá bởi chiến tranh, chất độc hóa học. Khó khăn chồng chất khó khăn: thù trong giặc ngoài, sự bao vây cấm vận về kinh tế và quan hệ ngoại giao, những hệ lụy do tình trạng chiến tranh kéo dài để lại rất nặng nề như tệ nạn ma túy, lưu manh, bụi đời, mại dâm... ; số người thất nghiệp, đặc biệt là số người mù chữ chiếm tỷ lệ lớn trong dân cư. Ngoài ra, trong quá trình xây dựng xã hội mới, một bộ phận lãnh đạo chính quyền còn non kém, chưa đủ năng lực đáp ứng tình hình mới của đất nước, tư duy quan liêu bao cấp…Đó là những cản trở đẩy nền kinh tế nước ta sau 1975 rơi vào tình trạng khủng hoảng, lạm phát, đời sống nhân dân khó khăn. Đứng trước thực tế của đất nước, Đảng chủ trương đường lối đổi mới nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng trên mọi phương diện của đời sống. Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (1976) vạch ra đường lối kinh tế: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ
  • 38. 33 nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta đi từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa” [125.1] và khẳng định: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có con người xã hội chủ nghĩa”. Đặc biệt, Đảng đưa ra quan niệm khi xây dựng con người mới: “xây dựng con người phát triển toàn diện, có cuộc sống tập thể và cá nhân hài hòa, phong phú”. Tiếp nối sự khẳng định yếu tố con người trong sự phát triển của xã hội, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V (1982) nhấn mạnh: “Mỗi người được phát triển đầy đủ nhân cách, tài năng và năng khiếu của mình, trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân, gia đình và xã hội” [125.2]. Nghị quyết 05 của Bộ chính trị đã xác định hoàn cảnh mới và nhiệm vụ mới của văn học nghệ thuật: “văn hóa văn nghệ nước ta cũng phải đổi mới, đổi mới tư duy, đổi mới cách nghĩ, cách làm”. Để có sự đổi mới ấy, mỗi nhà văn phải tìm tòi sáng tạo lối viết mới về tư tưởng và bút pháp đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ của thời đại. Cuộc sống hoà bình sau năm 1975 đòi hỏi văn học có nội dung phản ánh phù hợp với thực tế đất nước. Thị hiếu thẩm mĩ của độc giả thay đổi do tiếp xúc với nhiều luồng văn hóa Đông - Tây qua các phương tiện truyền thông, mảng văn học dịch,… có tác động lớn tới quá trình đổi mới văn học ở Việt Nam. Nó làm thay đổi thị hiếu nghệ thuật của đông đảo độc giả, trước hết là thị hiếu nghệ thuật của tầng lớp thanh niên. Các nhà văn từng sáng tác trong thời kỳ chiến tranh đều nhận ra, nếu tiếp tục viết như cũ, họ sẽ tự đánh mất độc giả. Đời sống phong phú và phức tạp của xã hội Việt Nam từ sau năm 1975 đã buộc các nhà văn Việt Nam đổi mới cách viết. Sự kết hợp của hai yêu cầu: “một từ ngoài, từ phía quần chúng, phía cuộc sống và xã hội, phía cách mạng như nhiều chục năm qua đã diễn ra; và một từ trong, từ chính bản thân văn học” [63, tr.231], thúc đẩy văn học cần có sự “chuyển mình”.
  • 39. 34 Như đã nói, hiện thực đời sống đã khác trước, cần phải có cách tiếp cận phù hợp tức là phải đổi mới tư duy. Quá trình đổi mới này đã diễn ra đầy khó khăn và thử thách. Đổi mới ở đây không phải là sự phủ định sạch trơn cái cũ để xây dựng cái mới mà phải đảm bảo tính nguyên tắc của đổi mới: vừa tiếp thu thành tựu của văn học giai đoạn trước đó (1945- 1975), vừa khám phá những hiện tượng cuộc sống mới qua cách nhìn mới về hiện thực, đặc biệt về con người. Trong sự đổi mới ấy, đổi mới cách nhìn về con người là quan trọng nhất vì con người là đối tượng trung tâm của văn học. Nó là thước đo sự tiến bộ nghệ thuật và thể hiện thế giới quan của người nghệ sĩ trước cuộc sống. Mỗi nhà văn có một cái nhìn, cách đánh giá, tầm nhận thức, sự lý giải về con người. “Đây không phải là vấn đề miêu tả tâm lý nhân vật mà cơ bản là vấn đề chủ nghĩa nhân văn, là quan niệm về con người” [108, tr.62]. Trong tình hình đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá đang vận động và biến đổi, sự thay đổi tư duy văn học là đòi hỏi khách quan, phù hợp với quy luật vận động nội tại của đời sống và của bản thân văn học. Trong xu thế đó, sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người là dấu hiệu của sự đổi mới về chất của nền văn học Việt Nam trong giai đoạn mới. 1.3.2. Sự vận động đổi mới văn học sau 1975 qua một số tác phẩm tiêu biểu (trong phạm vi tiểu thuyết) Giai đoạn 1945- 1975, nền văn học dân tộc gắn liền với sự nghiệp giải phóng đất nước. Văn học trong hoàn cảnh ấy phải mang tính thẩm mĩ của thời đại là đề cao, ca ngợi con người anh hùng, tính cách anh hùng. Do đó, một loạt tác phẩm mang âm hưởng sử thi ra đời: Xung kích, Vỡ bờ, Đất nước đứng lên, Cao điểm cuối cùng, Trước giờ nổ súng, Mẫn và tôi, Hòn đất, Dấu chân người lính…. Công chúng văn học trong một thời gian dài sống cùng không khí văn học mang cảm hứng sử thi.
  • 40. 35 Sau 1975, đất nước ta bước sang một thời kỳ mới, từ chiến tranh chuyển sang hòa bình, từ “đời sống bất bình thường của “ngày có giặc” (chữ dùng của Hữu Thỉnh) chuyển sang đời sống bình thường” [12, tr.2]. Giai đoạn 1975- 1985 là bước chuyển tiếp từ nền văn học cách mạng trong chiến tranh sang nền văn học của thời kì hậu chiến. Về cơ bản, nền văn học vẫn tiếp tục phát triển theo những quy luật và với những cảm hứng chủ đạo trong thời kì chiến tranh chống Mĩ cứu nước. Đề tài chiến tranh và khuynh hướng sử thi vẫn nổi trội: Miền cháy (Nguyễn Minh Châu), Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh), Trong cơn gió lốc (Khuất Quang Thụy), Năm 1975, họ đã sống như thế (Nguyễn Trí Huân),... Tuy nhiên, đến đầu những năm 80, tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến động phức tạp cùng với quan niệm về các giá trị, chuẩn mực, mục tiêu phấn đấu thay đổi khiến không ít người sáng tác “bày tỏ băn khoăn nên tiếp cận hiện thực cuộc sống như thế nào: tô hồng hay bôi đen? Viết về nhân tố tích cực hay những yếu tố tiêu cực?...” [116, tr.364]. Theo Nguyên Ngọc, thời gian này là “khoảng chân không trong văn học”. Nhưng đây cũng là giai đoạn nhiều nhà văn mẫn cảm với cuộc sống đã nỗ lực bằng ngòi bút của mình trên nhiều đề tài khác nhau, với những tìm tòi trăn trở về các vấn đề xã hội, về số phận con người. Họ nhận thức được vấn đề con người đặc biệt là chiều sâu của đời sống cá nhân là mối quan tâm hàng đầu chứ không phải là sự kiện. Có những vấn đề hôm qua văn học chưa kịp nói đến, chưa được đề cập, còn nhìn nhận một cách phiến diện thì nay có điều kiện được xem xét. Ý thức cá nhân với nhu cầu đời thường đã trở lại giống như nó vốn có. Lúc này, văn học không chỉ đề cao cái cao cả, sự xả thân mà còn đề cập đến cái bi, cái thấp hèn, cái bản năng của con người. Trong những tiểu thuyết viết về chiến tranh, chất sử thi đã “bắt đầu nhạt hơn so với trước đó khi người viết tái hiện những khó khăn, tổn thất, những thất bại và xu hướng nghiêng về con người và cuộc sống đời thường” [133]. Bích Thu trong
  • 41. 36 Theo dòng văn học, cho rằng văn xuôi sau 1975 đã chuyển dần tư duy sử thi sang tư duy tiểu thuyết: “cảm hứng sáng tạo chuyển từ ngợi ca, tự hào, khâm phục đến chiêm nghiệm, lắng đọng, suy tư. Thay vì cách nhìn đơn giản, rạch ròi thiện ác, bạn thù, cao cả, thấp hèn là cách nhìn đa chiều, phức hợp về hiện thực và số phận con người” [116, tr.365]. Đề tài viết về con người trong lao động sản xuất, thế sự đời tư, các nhà văn miêu tả con người có cả: “rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và quỷ sứ”. Theo nhà văn Mạc Phi: “viết về cái ác, cái xấu trong bản thân họ và trong cuộc sống đau đớn có phần do họ gây nên, thực chất là nhân đạo, là có tinh thần dân chủ. Né tránh họ, cấm kỵ không viết về cái ác, cái xấu đó chính là vô nhân đạo, vô dân chủ” [116, tr.370]. Nhà văn Nguyễn Minh Châu cho rằng: cần biết nhìn nhận con người như một sinh thể tuân theo quy luật sinh tồn của tự nhiên, có mặt tốt và có mặt xấu. Như vậy, hầu hết các nhà văn đều có cái nhìn đa chiều về con người, chú ý tới yếu tố thế sự đời tư của con người trong hiện thực cuộc sống đa dạng. Đây là dấu hiệu của sự vận động đổi mới văn học. Các tác phẩm mang tính chất “dò đường”, tạo tiền đề cho sự đổi mới về cách nhìn con người, đặc biệt là con người cá nhân như: Miền cháy (1977, Nguyễn Minh Châu), Mở rừng (1977, Lê Lựu), Đất trắng (1979- 1984, Nguyễn Trọng Oánh), Ván bài lật ngửa (1982 – 1988, Nguyễn Trương Thiên Lý), Hạt mùa sau (1984, Nguyễn Thị Ngọc Tú), Giấy trắng (1985, Triệu Xuân)... Dưới đây, chúng tôi điểm lại một số tác phẩm tiêu biểu được xuất bản trong khoảng thời gian sau 1975 đến trước thời kỳ Đổi mới nhằm tái hiện lại không khí văn học (trong phạm vi tiểu thuyết) để thấy rõ quá trình vận động của văn học Việt Nam từ sau 1975, trên đường tìm tòi, đổi mới. Có thể coi Ván bài lật ngửa là một trong những tiểu thuyết tiêu biểu cho sự tìm tòi, đổi mới của văn học Việt Nam hiện đại sau 1975. Thành công của tiểu thuyết là xây dựng nhân vật chiến sĩ tình báo Nguyễn Thành Luân dạn dày mưu trí, linh
  • 42. 37 hoạt trong hoạt động cách mạng dưới chính quyền Ngô Đình Diệm. Cái nhìn con người cách mạng ở đây không còn đơn giản. Họ suy tư, tính toán trước những hoàn cảnh, tình huống gay cấn liên quan đến sự nghiệp cách mạng và ngay cả sự sinh tồn của họ. Đầu óc của nhân vật Luân luôn phải “căng” ra để đấu trí với Ngô Đình Nhu, trong “một ván bài mà mọi con bài đều lật ngửa”. Luân phải cố gắng đóng đúng vai trò một phần tử quốc gia kháng chiến và đặc biệt anh phải biết lợi dụng tình hình thực tế của kẻ thù để khơi sâu mâu thuẫn trong nội bộ của chúng. Để có chỗ đứng trong gia đình Ngô, Luân trải qua không ít những thử thách cam go của Nhu. Chỉ cần sơ hở một chút thì Luân có thể mất tính mạng. Do đó, mỗi bước hành động của Luân là sự cân đo, đong đếm chi tiết, cẩn thận. Nhà văn đi sâu vào thế giới nội tâm phản ánh chân thực những tâm tư của nhân vật. “Luân nhớ mà thèm da diết cái cảnh đầm ấm quây quần anh em đồng chí, cười nói thoải mái, vui ra vui, giận ra giận… Hằng ngày anh phải sống trong màn kịch căng thẳng, từ cái cười cái nhún vai...đều đòi hỏi suy tính…Liệu thần kinh anh đủ sức chịu đựng nổi cuộc tra tấn độc địa này đến bao lâu. Ngay trong giấc ngủ, anh không có quyền mớ. Những bộ phận ghi âm cực nhạy thu đến nhịp thở của anh” [69, tr.144]. Những tổn thất về tinh thần đối với Luân là quá lớn. Khi anh chứng kiến cái chết của đồng bào, đồng chí mình: ông giáo Cần, bà con ở Bầu Mây.., anh không khỏi xót xa và uất hận trước tội ác của kẻ thù. Khoác trên mình bộ quân phục của người lính bên kia chiến tuyến, nó không cho phép anh bộc lộ cảm xúc thật trước cái chết ấy. Đó là sự dồn nén, ức chế tinh thần khủng khiếp mà anh phải chịu đựng. Bên cạnh đó, Luân còn chịu những điều tiếng xấu xa, cái nhìn khinh bỉ, nghi ngờ của đồng bào mình. Hằng ngày, Luân hy sinh thầm lặng bản thân mình cho Tổ quốc. Hơn 20 năm qua, số phận của Luân chia đều: “một nửa trong tư thế cán bộ công khai đảm đương các chức vụ khác nhau, sống tập thể….; một
  • 43. 38 nửa ngược hẳn - anh phải mang bộ quần áo ngụy, phải nghe phải nhìn phải nói phải làm những điều đôi khi tự chúng sỉ vả anh, chen giữa đám nhơ nhuốc, vượt những thử thách kỳ quặc đến khốn khổ….Từng phút từng giây anh phải đối phó với trắc trở, lừa gạt, lật lọng, gian trá nham hiểm, láo khoét…Anh sợ “chừng ấy chất độc liệu có len lỏi phần nào vào cơ thể anh không…Sự cám dỗ của quyền lực, tiền, gái..” [69, tr.200]. Như vậy Nguyễn Trương Thiên Lý không còn đơn giản cái nhìn nghiêng về ngợi ca con người cách mạng. Giờ đây nhân vật của ông được đặt trong nhiều mối quan hệ xã hội giằng chéo, rối rắm. Luân trong quan hệ với tổ chức cách mạng và các đồng chí trong chiến khu (Sáu Đăng, Sa, Quyến…). Bên cạnh đó, Luân còn có quan hệ với kẻ thù (gia đình họ Ngô, các phe phái trong chế độ Việt Nam cộng hòa), với các tổ chức tôn giáo đối lập (Cao Đài, Hòa Hảo), tổ chức gián điệp nước ngoài (phòng nhì Pháp, CIA, Trung Quốc…), với những người sống cận kề hàng ngày (lái xe Lục, vệ sĩ Thạch). Đồng hành cùng Luân là nữ tình báo viên Thùy Dung, người mà anh hết mực yêu thương. Cũng như Luân, Dung cũng chịu nhiều thiệt thòi khi hoạt động trong Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia. Mối tình giữa cô và Luân ban đầu là một kịch bản nhằm che mắt kẻ thù. Nhưng chính lý tưởng cách mạng giúp họ gần nhau bằng một tình yêu chân thực. Trong cuộc chiến với kẻ thù, họ “không lấy nhau là hy sinh mà lấy nhau cũng là hy sinh”. Sống trong hoàn cảnh phức tạp như vậy, nhân vật của của Nguyễn Trương Thiên Lý phải “căng” con người mình ra, lí trí tỉnh táo, khôn ngoan để đối phó linh hoạt với mọi tình huống. Đúng vậy: “mỗi người trong cuộc chiến đấu này, đều phải chịu mất mát” [69, tr.133]. Với Giấy trắng, Triệu Xuân có cái nhìn sinh động về con người thông qua câu chuyện tìm lối thoát cho xí nghiệp Hy Vọng đang rơi vào tình cảnh thiếu giấy in, vốn hết. Song hành với nó là cuộc chiến đầy gay go, quyết liệt giữa hai bên trong “phương án Giấy trắng”: một bên là những người tiến bộ,
  • 44. 39 năng động (Thịnh, Lộc, Sáng..) đang tìm mọi cách tháo gỡ khó khăn cho xí nghiệp với một bên là những lực lượng bảo thủ, tiêu cực, cơ hội luôn ngăn cản, chống phá (Thân, Hài, Phát, Tư Lợi…). Mặt tốt – xấu của con người được bộc lộ rõ rệt, những suy tư, những mưu tính của con người hiện lên sống động. Giấy trắng là một bức tranh thu nhỏ của cuộc cải cách cơ chế kinh tế – xã hội. Trong cuộc đổi mới cơ chế cũ, con người cách mạng chân chính đã trải qua những khó khăn và mất mát. Và cái nhìn về con người không còn phiến diện nữa. Cũng trong dòng vận động của văn học, Nguyễn Thị Ngọc Tú với Hạt mùa sau có cái nhìn con người phong phú, đa dạng ở lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Từ câu chuyện lai giống ở một Viện nghiên cứu cây lương thực nhưng người đọc thấy: “hiện thực cuộc sống được tái hiện trong nhiều mối quan hệ dằng dịt, phức tạp với biết bao cảnh đời ngang trái éo le, bao hoàn cảnh nổi chìm, gian khổ” [34, tr.308] và sự tốt xấu xen lẫn trong mỗi con người, do mặt này hay mặt kia lấn át: “từ đó gây nên sự phân hóa, hoặc đồng hóa trong mỗi gia đình, tức mỗi tế bào của xã hội” [33, tr.133]. Một cuộc đấu tranh diễn ra không gay gắt mà âm thầm, phức tạp trong mỗi con người, trong phòng thí nghiệm, từ trong mỗi gia đình, mỗi tổ công tác đến hợp tác xã hình thành nên hai tuyến phân hóa trong đội ngũ cán bộ khoa học: một bên là kỹ sư Triều và một số người ủng hộ anh (Trung, Nghĩa, Hảo..); một bên là ông Thắng – Viện trưởng và một số kẻ nịnh bợ (Bính, ông Quynh…). Bên cạnh đó, có loại nhân vật lừng khừng đứng giữa như Khang, Hy…Trong trận tuyến này, những người tốt tự hoàn thiện mình đấu tranh chống cái ác, để trở thành lớp người mới của xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên Nguyễn Thị Ngọc Tú không đơn giản nghiêng về ngợi ca. “Tính cách, phẩm chất nhân vật hiện lên là qua các xung đột, đấu tranh quyết liệt với các hiện tượng, nhân vật tiêu cực” [95, tr.233]. Từ dòng chảy chính của câu chuyện lai tạo giống ở một Viện nghiên