SlideShare a Scribd company logo
1 of 136
LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng
Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/06i
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đến PGS.TS. Phạm
Tiến Hưng đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong thời gian vừa qua để em hoàn
thiện bài viết này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc và các anh chị trong Công ty
VAE đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong thời gian thực tập.
Do thời gian thực tập có hạn và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên bài viết
này không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp của các thầy, cô để em có thể hoàn thiện hơn bài viết này.
Em xin chân thành cảm ơn!
LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng
Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/06ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................................................................. i
MỤC LỤC ..................................................................................................ii
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................... v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................................vii
HỆ THỐNG GIẤY TỜ LÀM VIỆC ...........................................................vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ................................................................................viii
PHỤ LỤC ................................................................................................viii
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................ 1
PHẦN I:LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ
ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH................................ 4
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU
HÌNH......................................................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm, vai trò của tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp..... 4
1.1.2. Yêu cầu quản lý tài sản cố định hữu hình............................................ 5
1.2. KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
HỮU HÌNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ...................... 7
1.2.1 Mục tiêu kiểm toán tài sản cố định hữu hình trong kiểm toán báo cáo tài
chính.......................................................................................................... 7
1.2.2 Căn cứ kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình......................... 7
1.2.3. Những sai phạm có thể xảy ra trong việc quản lý, sử dụng và hạch toán
tài sản cố định hữu hình .............................................................................. 8
1.3. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU
HÌNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH................................ 9
1.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán và soạn thảo chương trình kiểm toán khoản
mục Tài sản cố đinh Hữu hình trong kiểm toán báo cáo tài chính.................. 9
LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng
Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/06iii
1.3.2. Thực hiện kiểm toán.........................................................................15
1.3.3. Kết thúc kiểm toán ...........................................................................22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN
CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM (VAE) THỰC
HIỆN ........................................................................................................24
2.1. KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG
CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM (VAE).24
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty VAE.............................24
2.1.2. Đặc điểm về hoạt động kinh doanh của Công ty VAE........................26
2.1.3. Mô hình tổ chức quản lý...................................................................27
2.1.4. Đặc điểm tổ chức kiểm toán của Công ty VAE..................................27
2.2. THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN
CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI
KHÁCH HÀNG ABC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ
VIỆT NAM THỰC HIỆN (VAE)...............................................................30
2.2.1. Khái quát vê cuộc kiểm toán báo cáo tài chính tại khách hàng ABC ...31
2.2.2. Thực trạng quy trình kiểm toan khoản mục TSCĐHH trong kiểm toán
BCTC tại khách hàng ABC ........................................................................37
2.3. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
KHOẢN MỤC TÁI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH.......................................81
2.3.1. Ưu điểm...........................................................................................81
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân...................................................................84
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN
ĐỐI VỚI KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TRONG KIỂM
TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ
ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM (VAE) THỰC HIỆN.............................................88
LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng
Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/06iv
3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
ĐỐI VỚI KHOẢN MỤC TSCĐHH...........................................................88
3.1.1. Định hướng phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá
Việt Nam...................................................................................................88
3.1.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐHH88
3.2. NHỮNG NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU HOÀN THIỆN QUY TRÌNH
KIỂM TOÁN ĐỐI VỚI KHOẢN MỤC TSCĐHH .....................................90
3.2.1. Nguyên tắc hoàn thiện....................................................................90
3.2.2. Yêu cầu hoàn thiện ........................................................................91
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN ĐỐI VỚI
KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH.......................................92
3.3.1. Trong giai đoạn lập kế hoạch..........................................................92
3.3.2. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán...............................................94
3.3.3. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán.................................................97
3.4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP.....................................97
3.4.1. Về phía cơ quan chức năng của Nhà nước, Hiệp hội nghề nghiệp.....97
3.4.2. Về phía KTV và Công ty TNHH Kiểm toán và định giá Việt Nam...98
3.4.3. Về phía khách hàng........................................................................98
3.4.4. Về phía các trường đào tạo.............................................................98
KẾT LUẬN.............................................................................................100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................101
LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng
Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/06v
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn cuối khóa này là do tôi tự thu thập, trích dẫn, tuyệt đối
không sao chép từ bất kỳ một tài liệu nào.
Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2016
Tác giả luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Việt Trinh
LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng
Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/06vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt Diễn giải
BCĐKT Bảng cân đối kế toán
BCĐPS Bảng cân đối phát sinh
BCTC Báo cáo tài chính
BCKT Báo cáo kiểm toán
BĐSĐT Bất động sản đầu tư
BGĐ Ban giám đốc
CMKT Chuẩn mực kế toán
DN DN
GTCL Giá trị còn lại
HĐQT Hội đồng quản trị
HMLK Hao mòn lũy kế
HTK Hàng tồn kho
KSNB Kiểm soát nội bộ
KTV Kiểm toán viên
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
GTLV Giấy tờ làm việc
SXKD Sản xuất kinh doanh
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TK Tài khoản
TSCĐ Tài sản cố định
TSCĐHH Tài sản cố định hữu hình
VACPA Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam
VAE Viet Nam Auditing and Evaluation Limited Company
LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng
Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/06vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Chương I Trang
Bảng
1.1
Bảng xác định mức trọng yếu (kế hoạch – thực tế) dựa vào
doanh thu (A700)
Bảng
1.2
Các thủ tục kiểm soát nội bộ cơ bản đối với các nghiệp vụ
TSCĐHH
Bảng
1.3
Các thủ tục khảo sát nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐHH
Chương II
Bảng
2.1
Thủ tục kiểm toán đánh giá tính độc lập của nhóm kiểm toán
tham gia cung cấp dịch vụ cho Công ty TNHH ABC (A270)
Bảng
2.2
Bảng đánh giá hệ thống KSNB Công ty TNHH ABC (A610)
Chương III
Bảng
3.1
Bảng 3.1: Bảng tính ngưỡng chênh lệch có thể chấp nhận được
HỆ THỐNG GIẤY TỜ LÀM VIỆC
Giấy tờ Trang
GTLV 01 Các câu hỏi liên quan đến việc tiếp tục cung cấp dịch vụ
GTLV 02 Xác định mức trọng yếu (kế hoạch – thực hiện)
GTLV 03 Chương trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định hữu
hình
GTLV 04 Giấy tờ làm việc D710 của KTV
GTLV 05 Giấy tờ làm việc D720.1 của KTV
GTLV 06 Giấy tờ làm việc D720.2 của KTV
GTLV 07 Giấy tờ làm việc số D740.2, D770.2 của KTV
GTLV 08 Giấy tờ làm việc số D740.3 của KTV
LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng
Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/06viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Chương 1 Trang
Sơ đồ 1.1 Quy trình thực hiện nghiệp vụ chung
Chương 2
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Sơ đồ 2.2 Quy trình soát xét chất lượng BCTC và Báo cáo kiểm toán
phát hành tại Công ty VAE
Sơ đồ 2.3 Sơ đồ tổ chức của Công ty TNHH ABC
PHỤ LỤC
Phụ lục Tên Trang
Phụ lục số 01 Bảng câu hỏi đánh giá Hệ thông Kiếm soát nội bộ
Phụ lục số 02 Đánh giá các thành phần của Hệ thống Kiểm soát nội bộ
Phụ lục số 03 Hồ sơ kiểm toán
Phụ lục số 04 Hợp đồng kinh tế
LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng
Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/061
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Xu thế hiện nay trên thế giới là hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế. Bắt
nhịp cùng xu thế này, một đòi hỏi mang tính bắt buộc là các DN phải công khai hoá
tình hình tài chính của DN mình cho các bên quan tâm, để qua đó tận dụng mọi
nguồn lực kinh tế có thể mang lại trong quá trình hội nhập. Dịch vụ kiểm toán đã
hình thành, phát triển một cách mạnh mẽ ở Việt Nam trong những năm gần đây,
một phần để đáp ứng đòi hỏi khách quan đó.
Hiện nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của hàng loạt các công ty kiểm
toán, các loại hình dịch vụ kiểm toán được cung cấp ngày càng đa dạng và phong
phú. Tuy nhiên, kiểm toán BCTC vẫn là một hoạt động chủ yếu của các tổ chức
kiểm toán độc lập. BCTC là tấm gương phản ánh kết quả của quá trình kinh doanh
của DN. Một tập hợp các thông tin có được từ việc xử lý các giao dịch cuối cùng sẽ
được phản ánh thành các bộ phận, các khoản mục trên BCTC. Vì vậy, để đạt được
mục đích kiểm toán toàn diện các BCTC nói chung, KTV cần phải xem xét, kiểm
tra riêng biệt các bộ phận của chúng.
TSCĐHH và khấu hao TSCĐHH đóng một vai trò quan trọng trong quá trình
sản xuất kinh doanh của một DN. Vì vậy, việc hạch toán TSCĐHH cũng như việc
trích lập chi phí khấu hao cần phải được ghi chép đúng đắn và tính toán chính xác.
Hơn nữa, khoản mục TSCĐHH trên Bảng cân đối kế toán thường chiếm tỷ trọng
lớn nên sai sót đối với khoản mục này thường gây ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC
của DN. Do đó, kiểm toán khoản mục TSCĐHH và khấu hao TSCĐHH đóng một
vai trò hết sức quan trọng trong kiểm toán BCTC.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc kiểm toán BCTC nói chung và
kiểm toán khoản mục TSCĐ nói riêng. Là một sinh viên chuyên ngành kiểm toán
với những kiến thức được trang bị trong nhà trường cùng với một quá trình thực tập
tại Công ty TNHH Kiểm toán và định giá Việt Nam (VAE) và được sự chỉ dạy tận
tình của thầy giáo PGS.TS. Phạm Tiến Hưng em đã chọn đề tài “Kiểm toán đối với
LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng
Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/062
khoản mục Tài sản cố định hữu hình trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công
ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam (VAE) thực hiện”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là vận dụng lý luận về kiểm toán, đặc biệt là
kiểm toán khoản mục Tài sản cố định hữu hình trong kiểm toán BCTC. Kết hợp với
nghiên cứu và đánh giá quy trình kiểm toán Khoản mục Tài sản cố định hữu hình tại
Công ty VAE. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và đưa ra một số giải pháp nhằm
hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán BCTC
do Công ty VAE thực hiện.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trang
về Khoản mục Tài sản cố định hữu hình trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công
ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện.
TSCĐ là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của bất kỳ DN nào. khoản mục TSCĐ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong Tổng tài sản
của DN, Do đó, khoản mục TSCĐ có vị trí rất quan trọng và ảnh hưởng trọng yếu
đến kiểm toán BCTC. TSCĐ là khoản mục lớn do nhiều khoản mục nhỏ cấu thành
nên như TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, Bất động sản đầu tư,…. Và do thời gian
nghiên cứu có hạn nên phạm vi nghiên cứu đề tài này em sẽ chỉ tập trung vào làm rõ
quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐHH là bộ phận chủ yếu của kiểm toán TSCĐ.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Về khoa học: Luận văn đã hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm
toán khoản mục TSCĐHH trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty VAE
Về thực tiễn: Luận văn đã nghiên cứu và đánh giá thực trạng về kiểm toán
khoản mục TSCĐHH trong kiểm toán Báo cáo tài chính, mô tả sự vận dụng lý luận
vào thực tiễn công tác kiểm toán Báo cáo tài chính và đưa ra một số giải pháp nhằm
hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐHH do công ty VAE thực hiện.
LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng
Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/063
5. Phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu và thực hiện dựa trên phép
duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với tư duy khoa học logic.
Về phương pháp kỹ thuât: Luận văn đã sử dụng kết hợp các phương pháp như
khảo sát trực tiếp tại đơn vị khách hàng, thống kê, so sánh, đối chiếu, tổng hợp kết quả
và tham khảo ý kiến chuyên gia… nhằm làm rõ lý luận và thực trạng về quy trình kiểm
toán khoản mục TSCĐHH trong kiểm toán BCTC do Công ty VAE thực hiện.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, bài luận văn cuối khóa này có kết cấu gồm
ba chương:
- Chương I: Lý luận chung về kiểm toán khoản mục Tài sản cố định hữu
hình trong kiểm toán báo cáo tài chính.
- Chương II: Thực trạng về kiểm toán khoản mục Tài sản cố định hữu
hình trong kiểm toán Báo cáo Tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Định
giá Việt Nam (VAE) thực hiện.
- Chương III: Những giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán
Khoản mục Tài sản cố định hữu hình trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công
ty TNHH Kiểm toán và Định giá thực hiện.
Do thời gian thực tập có hạn cùng với những kiến thức thực tế chưa nhiều
nên bài viết của em khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em kính mong các Thầy
cô cùng Quý Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam góp ý để bài viết của
em có thể hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà nội, ngày 15 tháng 04 năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Thị Việt Trinh
LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng
Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/064
PHẦN I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN
CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH
1.1.1. Khái niệm, vai trò của tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp
Tài sản cố định hữu hình (TSCĐHH) là những tài sản có hình thái vật chất
do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp
với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐHH.
Những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ
liên kết với nhau thành một hệ thống để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất
định, nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động
được, nếu thoả mãn đồng thời cả bốn tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là TSCĐ:
 Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
 Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy;
 Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên;
 Có giá trị theo quy định hiện hành. (Từ 30.000.000 đồng trở lên)
Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với
nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu
một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính
của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng
từng bộ phận tài sản và mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời bốn
tiêu chuẩn của TSCĐ thì được coi là một TSCĐHH độc lập.
Đối với súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm, nếu từng con súc vật thoả mãn
đồng thời bốn tiêu chuẩn của TSCĐ đều được coi là một TSCĐHH.
Đối với vườn cây lâu năm, nếu từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn
đồng thời bốn tiêu chuẩn của TSCĐ thì cũng được coi là một TSCĐHH.
TSCĐHH là những tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài. Khoản
mục TSCĐ là một khoản mục chiếm tỷ trọng đáng kể trên BCĐKT, có những DN
giá trị khoản mục này chiếm tỷ trọng hơn 50% tổng tài sản. Ví dụ như tại khách
LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng
Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/065
hàng ABC sẽ được phân tích ở khóa luận này, TSCĐHH chiếm hơn 56% trên Tổng
giá trị tài sản của công ty.
TSCĐ là các tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát và quản lý sử
dụng của DN trong thời gian hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường.
TSCĐ là cơ sở vật chất kỹ thuật của DN, phản ánh năng lực sản xuất hiện có
và trình độ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của DN vào các hoạt động sản xuất
kinh doanh. Đồng thời giúp DN đạt được các mục tiêu về hoạt động và tài chính
trong quá trình sản xuất kinh doanh.
TSCĐ cũng là một trong những yếu tố quan trọng tạo khả năng tăng trưởng
bền vững, tăng năng suất lao động góp phần giảm chi phí và hạ giá thành cho các
sản phẩm, dịch vụ. Trong quá trình sử dụng theo thời gian, TSCĐ bị hao mòn dần
và giá trị của TSCĐ được chuyển dịch dần vào chi phí hoạt động tương ứng. Riêng
với hoạt động kinh doanh thì phần giá trị này sẽ được thu hồi khi bán hàng hóa, dịch
vụ. Để theo kịp nền kinh tế luôn biến động và ngày càng phát triển, DN cần phải
luôn đổi mới, sáng tạo nên các sản phẩm mới, đáp ứng được các nhu cầu tiêu dùng
của thị trường. Muốn vậy bên cạnh việc cần phải đầu tư các thiết bị, dây chuyền
công nghệ hiện đại, DN cũng cần phải có các phương pháp quản lý và sử dụng
những TSCĐ hiện có một cách phù hợp. Ngoài việc sử dụng hợp lý công suất để
phát triển sản xuất, thu hồi vốn đầu tư nhanh để tái sản xuất, đổi mới TSCĐ, DN
phải tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa và nâng cấp TSCĐ.
1.1.2. Yêu cầu quản lý tài sản cố định hữu hình
Tài sản cố định phải được theo dõi, quyết toán, quản lý và sử dụng theo đúng
quy định của pháp luật hiện hành.
Kế toán phải theo dõi chi tiết nguồn hình thành TSCĐ để phân bổ hao mòn
một cách phù hợp theo nguyên tắc:
 Đối với TSCĐ hình thành từ nguồn vốn vay hoặc vốn chủ sở hữu phục vụ
cho sản xuất, kinh doanh thì hao mòn được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh;
 Đối với TSCĐ hình thành từ các Quỹ phúc lợi, Quỹ phát triển khoa học và
công nghệ hoặc nguồn kinh phí thì hao mòn được ghi giảm các quỹ, nguồn kinh phí
LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng
Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/066
hình thành TSCĐ đó.
 Kế toán phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng. Trường hợp một tài sản
được sử dụng cho nhiều mục đích, ví dụ một tòa nhà hỗn hợp vừa dùng để làm văn
phòng làm việc, vừa để cho thuê và một phần để bán thì kế toán phải thực hiện ước tính
giá trị hợp lý của từng bộ phận để ghi nhận một cách phù hợp với mục đích sử dụng.
 Trường hợp một bộ phận trọng yếu của tài sản được sử dụng cho một
mục đích cụ thể nào đó khác với mục đích sử dụng của các bộ phận còn lại thì kế
toán căn cứ vào mức độ trọng yếu có thể phân loại toàn bộ tài sản theo bộ phận
trọng yếu đó;
 Trường hợp có sự thay đổi về chức năng sử dụng của các bộ phận của tài
sản thì kế toán được tái phân loại tài sản theo mục đích sử dụng theo quy định của
các Chuẩn mực kế toán có liên quan.
Khi mua TSCĐ nếu được nhận kèm thêm thiết bị, phụ tùng thay thế (phòng
ngừa trường hợp hỏng hóc) thì kế toán phải xác định và ghi nhận riêng sản phẩm,
phụ tùng thiết bị thay thế theo giá trị hợp lý. Nếu thiết bị, phụ tùng thay thế đủ tiêu
chuẩn là TSCĐ thì được ghi nhận là TSCĐ, nếu không đủ tiêu chuẩn của TSCĐ thì
ghi nhận là hàng tồn kho. Nguyên giá TSCĐ mua được xác định bằng tổng giá trị
của tài sản được mua trừ đi giá trị sản phẩm, thiết bị, phụ tùng thay thế.
Kế toán TSCĐ liên quan đến ngoại tệ được thực hiện theo quy định tại Điều
69 – hướng dẫn phương pháp kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái.
(Nguồn trích: Thông tư số 200/2014/TT/BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài
chính về hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp)
Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của bài viết này là đi sâu về TSCĐ hữu
hình nên tác giả sẽ chỉ sử dụng quan tâm sử dụng tài khoản 2141 – Hao mòn TSCĐ
hữu hình. Các tài khoản cấp 2 khác của Tài khoản 214 chỉ được đưa ra giới thiệu và
sẽ không được đề cập sử dụng trong bài viết này.
LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng
Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/067
1.2. KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU
HÌNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.2.1 Mục tiêu kiểm toán tài sản cố định hữu hình trong kiểm toán báo cáo tài
chính
1.2.1.1 Mục tiêu tổng quát
Phù hợp với mục đích chung của kiểm toán BCTC là xác nhận về mức độ tin
cậy của BCTC được kiểm toán; Mục tiêu cụ thể của kiểm toán TSCĐHH là thu thập
đầy đủ bằng chứng thích hợp từ đó đưa ra lời xác nhận về mức độ tin cậy của các
thông tin tài chính có liên quan. Đồng thời cũng cung cấp những thông tinc ó luên
quan làm cơ sở tham chiếu khi kiểm toán các chu kỳ có liên quan khác. Các mục
tiêu chi tiết cụ thể kiểm toán đối với khoản mục TSCĐHH sẽ được trình bày cùng
với quá trình kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ và số dư tài khoản.
1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá mức độ hiệu lực và yếu kém của hệ thống KSNB đối với khoản
mục TSCĐHH thông qua đánh giá việc thiết kế (xây dựng) và vận hành (áp dụng)
các quy chế kiểm soát nội bộ liên quan đến khoản mục TSCĐHH trong đơn vị trên
các khía cạnh tồn tại, đầy đủ, hiệu lực, phù hợp và hiệu lực liên tục.
Xác nhận mức độ trung thực, hợp lý của các số liệu, thông tin có liêu quan
đến khoản mục TSCĐHH là đúng đăn, cụ thể:
- Tất cả các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến khoản mục TSCĐ phải đảm
bảo sự phát sinh, sự tính toán đánh giá, sự phân loại và hạch toán đầy đủ, đúng đắn,
đúng kỳ.
- Số dư tài khoản tài sản cố định hữu hình phải đảm bảo sự hiện hữu, quyền
và nghĩa vụ, sự tính toán đánh giá, sự trình bày và công bố.
1.2.2 Căn cứ kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình
Để có thể tiến hành kiểm toán và có thể đưa ra nhận xét về chỉ tiêu TSCĐHH
trên báo cáo tài chính, KTV phải dựa vào các thông tin và tài liệu sau:
- Các nội quy, quy chế nội bộ của đơn vị liên quan đến việc mua sắm, quản
lý sử dụng, thanh lý nhượng bán TSCĐHH
LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng
Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/068
- Các tài liệu làm căn cứ pháp lý cho các nghiệp vụ tăng giảm, mua bán, sửa
chữa TSCĐHH, như: Các hợp đồng mua bán, các bản thanh lý hợp đồng, biên bản
giao nhận TSCĐ, Biên bản bàn giao, biên bản kiểm kê…
- Các chứng từ phát sinh liên quan đến TSCĐHH, như: Hóa đơn mua, các
chứng từ liên quan đến quá trinh vận chuyển, lắp đặt, sửa chữa TSCĐ, các chứng từ
thanh toán có liên quan như: Phiếu chi, phiếu báo nợ, các biên bản thanh lý nhượng
bán TSCĐ..
- Các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của các tài khoản liên quan như: Sổ cái,
sổ chi tiết TSCĐHH, hao mòn tài sản cố định.
- Các báo cáo kế toán tổng hợp và chi tiết các tài khoản có liên quan, như báo
cáo tăng, giảm TSCĐHH, các báo cáo sửa chữa, báo cáo thanh lý, bảng tính và phân
bổ khẩu hao TSCĐ… Các báo cáo tài chính có liên quan.
- Các nguồn tài liệu về quá trình xử lý kế toán chủ yếu cung cấp bằng chứng
liên quan trực tiếp đến các cơ sở dẫn liệu của các thông tin đã trình bày trên BCTC
được kiểm toán.
1.2.3. Những sai phạm có thể xảy ra trong việc quản lý, sử dụng và hạch toán
tài sản cố định hữu hình
Khi thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ, KTV cần có các hiểu biết về rủi ro
kiểm toán gắn với các gian lận và sai sót trong nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ. Tuy
nhiên, đối với các sai sót, KTV có thể dễ dàng phát hiện hơn so với các gian lận.
Gian lận trong các nghiệp vụ về TSCĐHH có thể là:
 Trong kiểm toán, gian lận loại này thường là lập hóa đơn giả, ghi tăng giá
mua TSCĐ so với thực tế, sửa chữa chứng từ, làm chứng từ giả liên quan đến chi
phí thu mua làm tăng nguyên giá TSCĐ để biển thủ công quỹ.
 Cố tình giấu giếm hồ sơ, tài liệu, bỏ sót các nghiệp vụ nhằm đạt lợi ích
riêng cho DN hoặc bản thân.
 Sai phạm trong việc thực hiện các thủ tục phê duyệt, mua sắm tài sản như:
phê duyệt mua tài sản vượt quá thẩm quyền, khô tổ chức đấu thầu hay chào hàng
LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng
Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/069
cạnh tranh đối với những tài sản bắt buộc theo qui định, thực hiện sai các thủtục
trong việc đấu thầu.
 Ghi chép các nghiệp vụ không có thật. Đây là trường hợp rất hay xảy ra.
 Áp dụng sai Chế độ kế toán và các văn bản khác của Nhà nước.
Sai sót trong các nghiệp vụ về TSCĐHH có thể là:
 Sai sót do quên không ghi một nghiệp vụ kế toán mà đáng lẽ phải ghi vào sổ.
 Định khoản sai trong trường hợp lẽ ra phải ghi Nợ hoặc ghi Có một tài
khoản này nhưng lại ghi vào tài khoản khác không phù hợp với nghiệp vụ phát sinh.
 Sai sót trong quá trình ghi sổ và chuyển sổ. Đây là sai sót phổ biến trong
quá trình ghi chép sổ kế toán.
 Sai sót do trùng lặp. Sai sót này xảy ra khi nhiều lần một nghiệp vụ phát
sinh do tổ chức sổ chưa tốt.
 Sai sót do trình độ yếu kém của nhân viên kế toán dẫn tới ghi sai nghiệp
vụ phát sinh hay hiểu chưa đúng các Chế độ kế toán mới ban hành.
1.3. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH
TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán và soạn thảo chương trình kiểm toán khoản mục
Tài sản cố đinh Hữu hình trong kiểm toán báo cáo tài chính.
1.3.1.1. Lập kế hoạch kiểm toán
Là giai đoạn đầu tiên trong một cuộc kiểm toán, lập kế hoạch kiểm toán có ý
nghĩa quan trọng, ảnh hưởng đến các giai đoạn thực hiện tiếp theo. Chuẩn mực
kiểm toán Việt Nam số 300 “Lập kế hoạch kiểm toán” cũng khẳng định vai trò cần
thiết của giai đoạn ban đầu này: “Kế hoạch kiểm toán trọng yếu phải được lập một
cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của một cuộc
kiểm toán; phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn; đảm bảo cuộc kiểm
toán được hoàn thành đúng thời hạn”. Trong giai đoạn này, KTV cần thực hiện các
bước nhằm mục đích đảm bảo công tác kiểm toán nói chung và kiểm toán khoản
mục doanh thu bán hàng tiến hành đạt hiệu quả và chất lượng cao.
LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng
Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0610
Một kế hoạch kiểm toán gồm có các nội dung: Chấp nhận khách hàng và
đánh giá rủi ro hợp đồng; tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động; tìm hiểu
chính sách kế toán và chu trình kinh doanh quan trọng; phân tích sơ bộ; đánh giá
chung về hệ thống KSNB và trao đổi với BGĐ về gian lận; xác định mức trọng yếu
kế hoạch; tổng hợp kế hoạch kiểm toán.
Đối với việc đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, KTV thực hiện việc
xem xét, đánh giá đối với hệ thống kiểm soát chất lượng theo như quy định tại
chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 “Kiểm soát chất lượng đối với việc thực
hiện một hợp đồng kiểm toán”. Bên cạnh đó, việc đánh giá tính liêm chính của Ban
Giám đốc công ty khách hàng cũng rất quan trọng vì đây là yếu tố cấu thành nên
môi trường kiểm soát, có thể là rủi ro ban đầu đối với các gian lận về thông tin tài
chính được trình bày trên báo cáo. Ngoài ra, việc thực hiện liên hệ với các KTV tiền
nhiệm cũng là một cách mà KTV thực hiện nhằm hỗ trợ cho công việc lập kế hoạch
kiểm toán.
Đối với nhận diện lý do kiểm toán, KTV thực hiện kỹ thuật phỏng vấn với
khách hàng mới hoặc xem xét hồ sơ năm trước đối với khách hàng cũ. Qua đó, KTV có
thể xác định được mục đích đối tượng sử dụng và mục đích sử dụng thông tin trên
BCTC, đồng thời xác định được quy mô và mức độ phức tạp của cuộc kiểm toán.
Lựa chọn đội ngũ KTV và ký kết hợp đồng kiểm toán được thực hiện theo
các yêu cầu tại chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 210 và số 300. Theo đó, cuộc
kiểm toán cần thực hiện bởi những KTV có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có sự
hiểu biết đầy đủ về lĩnh vực hoạt động của khách hàng, có tính độc lập khi thực hiện
và dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc công ty kiểm toán.
Thu thập thông tin cơ sở, thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng. Mục
đích của công việc này là KTV có thể thu thập hiểu biết về lĩnh vực sản xuất kinh
doanh của khách hàng, về hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống kế toán… để đánh giá
được những rủi ro và mức trọng yếu ban đầu. Đồng thời KTV cũng có thể nắm được
những quy trình pháp lý có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng.
LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng
Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0611
Để thông tin thu thập được đầy đủ và phù hợp với yêu cầu, KTV tiến hành
các công việc như: Trao đổi với KTV đã thực hiện kiểm toán năm trước, xem xét hồ
sơ kiểm toán chung và kết quả kiểm toán năm trước; tham quan nhà xưởng, quan
sát trực tiếp hoạt động SXKD; xác định các bên hữu quan với khách hàng cũng như
sử dụng ý kiến của chuyên gia khi tìm hiểu thông tin về khách hàng. Các thông tin
pháp lý cũng được KTV tìm hiểu và thu thập từ khách hàng gồm thông tin về: Giấy
phép thành lập, điều lệ công ty, báo cáo tài chính, báo cáo thanh tra, biên bản họp
cổ đông, ban giám đốc, các hợp đồng hoặc giấy tờ cam kết có tính quan trọng…
KTV cần có các đánh giá chung về môi trường kiểm soát, đưa ra các thủ tục
kiểm soát, đánh giá rủi ro, tham gia vào giám sát và đưa ra các kết luận chung về hệ
thống KSNB của khách hàng. Xác định các rủi ro do gian lận và trao đổi với BGĐ
về các vấn đề này. Các gian lận có thể được xác định từ việc lập BCTC gian lận hay
biển thủ tài sản, với các rủi ro gian lận này, KTV cần phải trao đổi lại với BGĐ và
ghi chép lại lại các nội dung trao đổi liên quan. Các đánh giá về hệ thống KSNB có
thể được đưa ra thông qua việc phỏng vấn và trao đổi với BGĐ Công ty. KTV có
thể lập các bảng hỏi với hệ thống các câu hỏi Có/Không (Phụ lục số 01, 02). Dựa
vào kết quả phỏng vấn, KTV đưa ra mức độ tin cậy của hệ thống KSNB của khách
hàng để từ đó xác định phạm vi cho thủ tục kiểm tra cơ bản.
Cơ sở cho việc lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán là phải xác định ra mức
trọng yếu áp dụng cho cuộc kiểm toán đó. Mức trọng yếu kế hoạch sẽ được xác
định dựa trên việc thực hiện các thủ tục xác định mức trọng yếu tổng thể, mức trọng
yếu chi tiết, ngưỡng sai sót có thể bỏ qua kết hợp sử dụng xét đoán nghề nghiệp
trong việc xác định mức trọng yếu.
Theo VACPA, có bốn chỉ tiêu được đưa ra với mức tỷ lệ ước tính tương ứng
có thể sử dụng để đánh giá mức trọng yếu:
 Lợi nhuận trước thuế: 5% đến 10%
 Tổng tài sản: 1% đến 2%
 Vốn chủ sở hữu: 1% đến 5%
 Tổng doanh thu: 0.5% đến 3%
LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng
Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0612
Bảng 1.1: Bảng xác định mức trọng yếu (kế hoạch – thực tế) dựa vào
doanh thu (A700)
Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế
Chỉ tiêu được sử dụng để ước tính mức
trọng yếu
Doanh thu Doanh thu
Nguồn số liệu để xác định mức trọng yếu BCTC trước kiểm
toán
BCTC đã điều
chỉnh sau kiểm
toán
Lý do lựa chọn chỉ tiêu này để xác định mức
trọng yếu
Giá trị chỉ tiêu được lựa chọn (a)
Điều chỉnh ảnh hưởng của các biến động bất
thường
(b)
Giá trị tiêu chí được lựa chọn sau điều chỉnh (c)=(a)-(b)
Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu (d) 0,5% - 3% 0,5% - 3%
Lý do lựa chọn tỷ lệ này
Mức trọng yếu tổng thể (e)=(c)*(d)
Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu
thực hiện
(f) 50% - 75% 75%
Mức trọng yếu thực hiện (1) (g)=(e)*(f)
Tỷ lệ sử dụng để ước tính ngưỡng sai sót
không đáng kể
(h) 0% - 4% 4%
Ngưỡng sai sót không đáng kể/ sai sót có
thể bỏ qua
(i)=(g)*(h)
(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán mẫu – Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam)
Giữa rủi ro kiểm toán và mức trọng yếu có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với
nhau. Mức trọng yếu càng cao thì rủi ro kiểm toán càng thấp và ngược lại. trong quá
trình thực hiện kiểm toán, KTV cần xem xét, đánh giá đồng thời mức trọng yếu và
rủi ro kiểm toán để đảm bảo các sai lệch trọng yếu sẽ giảm xuống mức thấp nhất, có
thể chấp nhận được.
LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng
Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0613
Rủi ro của một cuộc kiểm toán được đánh giá thông qua một trong hai mô
hình rủi ro sau:
AR = IR * CR * DR
Trong đó:
 AR (Audit risk)- Rủi ro kiểm toán là rủi ro do KTV và công ty kiểm toán
đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi BCTC đã được kiểm toán còn có những
sai sót trọng yếu.
 IR (Inherent risk) -Rủi ro tiềm tàng là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng
từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính
riêng rẽ hoặc tính gộp, mặc dù có hay không có hệ thống KSNB.
 CR (Control risk) – Rủi ro kiểm soát là rủi ro sai sót trọng yếu trong từng
khoản mục trong BCTC chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp
mà hệ thống kế toán và hệ thống KSNB không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện
và sửa chữa kịp thời.
 DR (Detection risk) – Rủi ro phát hiện là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu
trong từng khoản mục trong BCTC chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ
hoặc tính gộp mà trong quá trình kiểm toán, KTV và công ty kiểm toán không phát
hiện được.
Trong mô hình rủi ro này, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát là hai loại rủi
ro tồn tại độc lập, khách quan, KTV không tạo ra và cũng không kiểm soát được.
KTV chỉ có thể đánh giá được các rủi ro đó thông qua các bằng chứng kiểm toán
thu thập được tại đơn vị khách hàng và bằng kinh nghiệm của bản thân. Các rủi ro
này bị phụ thuộc nhiều vào lĩnh vực kinh doanh và môi trường pháp lý mà khách
hàng đang hoạt động nên KTV cần phải có những hiểu biết nhất định về đơn vị
khách hàng để có thể đưa ra các đánh giá phù hợp
Đánh giá rủi ro tiềm tàng : Rủi ro chủ yếu đối với hầu hết các cuộc kiểm
toán đối với TSCĐHH là phân biệt không đúng chi phí sửa chữa với chi phí bảo
LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng
Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0614
dưỡng, giữa được vốn hóa và không được vốn hóa mà được bù đắp bằng doanh thu.
Những rủi ro tiềm tàng với TSCĐHH bao gồm:
- Không thực hiện hoàn chỉnh việc ghi chép đối với nghiệp vụ giảm tài sản
- Các tài sản bị lỗ thời hoặc bị hư hỏng
- Những ghi chép không đúng từ hoạt động thuê tài chính như thuê hoạt động,
che giấu tài sản bằng cách thay đổi cơ cấu vốn chủ sở hữu để ghi tài sản ngoài sổ
- Đánh giá tài sản không đúng, mua tài sản nhưng lại ghi nhận như là
một phần chi phí của hoạt động kinh doanh khác…
Một số loại rủi ro không thể dựa trên việc đánh giá các nghiệp vụ, kiểm toán
viên sẽ kiểm tra các hoạt động đầu tư lớn, các hợp đồng mua tài sản sử dụng…
Đánh giá rủi ro kiểm soát: Hoạt động kiểm soát TSCĐHH được thiết kế để:
- Nhận diện sự tồn tại của các TSCĐHH và chỉnh hợp số liệu kiểm kê với
số liệu trên sổ cái tài khoản có liên quan
- Đảm bảo các nghiệp vụ mua sắm tài sản đều được phê chuẩn
- Phân loại hợp lý TSCĐHH, nhận diện những tài sản lỗi thời,hỏng hóc và
ghi giảm giá trị của chúng
- Đảm bảo an toàn cho TSCĐHH
Ngược lại, rủi ro phát hiện là rủi ro mà KTV có thể kiểm soát được trong quá
trình kiểm toán thông qua việc điều chỉnh nội dung, thời gian, phạm vi của các thử
nghiệm cơ bản.
Chiến lược kiểm toán và kế hoạch kiểm toán chi tiết được lập và lưu vào hồ
sơ kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán sẽ tổng hợp lại đầy đủ các nội dung về thông tin
khách hàng, mức trọng yếu và các rủi ro có thể xảy ra, thời gian kiểm toán, cơ cấu
nhóm kiểm toán và phân công cụ thể công việc.
Kết thúc giai đoạn lập kế hoạch, kế hoạch chi tiết được lập bởi Trưởng nhóm
kiểm toán và được phê duyệt bởi thành viên BGĐ. Kế hoạch sau đó phải được trao
đổi với các thành viên nhóm kiểm toán để các thanh viên có đủ thông tin để thực
hiện công việc.
LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng
Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0615
1.3.1.2. Soản thảo chương trình kiểm toán
Chương trình kiểm toán là một bảng liệt kê, chỉ dẫn các thủ tục kiểm toán chi
tiết tương ứng với mục tiêu kiểm toán của các công việc kiểm toán cụ thể được sắp
xếp theo một chình tự nhất định
Khi xây dựng chương trình kiểm toán, KTV phải xem xét các đánh giá về rủi
ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát cũng như mức độ đảm bảo phải đạt được thông qua
thử nghiệm cơ bản.
Đối với kiểm toán Khoản mục TSCĐHH, thiết kế chương trình kiểm toán
nhằm dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán cần thực hiện, thời gian hoàn
thành và sự phân công lao động giữa các KTV cũng như dự kiến về tư liệu, thông
tin liên quan cần sử dụng và thu thập phục vụ cho công việc kiểm toán khoản mục
TSCĐHH. Chương trình kiểm toán của hầu hết các cuộc kiểm toán được thiết kế
thành 3 phần: các khảo sát nghiệp vụ, các thủ tục phân tích và các khảo sát chi tiết
của các số dư.
Về chương trình kiểm toán mẫu của từng công ty áp dụng theo chương chính
kiểm toán mẫu của Hiệp hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA). (Phụ
lục số 03 – Chương trình kiểm toán mẫu)
1.3.2. Thực hiện kiểm toán
Giai đoạn thực hiện kiểm toán được tiến hành trực tiếp tại DN khách hàng và
gồm bốn nội dung chính: Thử nghiệm kiểm soát; Thử nghiệm cơ bản; Kiểm tra các
nội dung khác; Đánh giá lại mức trọng yếu.
1.3.2.1. Khảo sát về kiểm soát nội bộ đối với khoản mục tài sản cố định
Các bước công việc phải tiến hành để xử lý các nghiệp vụ về tài sản cố định
hữu hình:
- Xác định đầu tư và đưa ra quyết định đầu tư đôi với TSCĐHH
- Tổ chức tiếp nhận TSCĐHH
- Tổ chức quản lý và ghi nhận TSCĐHH về mặt gía trị
- Tổ chức ghi nhận các khoản nợ phải trả phát sinh trong quá trình đầu tư,
mua sắm TSCĐHH
LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng
Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0616
- Xử lý và ghi sổ các khoản chi thanh toán tiền mua sắm, đầu tư TSCĐHH
- Tổ chức xem xét phê chuẩn và xử lý các nghiệp vu thanh lý, nhượng bán
TSCĐHH
Hoạt động KSNB nhằm đảm bảo cho các bước công việc trong xử lý các
nghiệp vụ TSCĐHH được thực thi đúng đắn và hiệu quả. Mục tiêu kiểm soát chủ
yếu, nội dung các thứ tự kiểm soát của đơn vị có thể khái quát qua bảng dưới đây:
Bảng 1.2: Các thủ tục kiểm soát nội bộ cơ bản đối với các nghiệp vụ TSCĐHH
Mục tiêu KSNB Nội dung, thể thức và thủ tục kiểm soát
Đảm bảo cho các nghiệp
vụ về TSCĐHH được phê
chuẩn đúng đắn
Có một quy định cụ thể chặt chẽ về việc phê chuẩn ác
nghiệp vụ;
Phải tuân thủ tuyệt đối các quy định đối với việc phê
chuẩn các nghiệp vụ này;
Qúa trinh kiểm soát độc lập với sự phê chuẩn
Đảm bảo cho các nghiệp
vụ TSCĐHH có căn cứ
hợp lý (Sự phát sinh)
Quy trình kiểm soát để đảm bảo các nghiệp vụ về
TSCĐHH là được người có đầy đủ thầm quyền phê
duyệt và phù hợp với hoạt động của đơn vị;
Có đầy đủ các chứng từ và tài liệu liên quan đến nghiệp
vụ như: Các đề nghị về nghiệp vụ, hợp đồng mua bán
thanh lý, biên bản giao nhận, hóa đơn mua, các chứng
từ liên quan đến vận chuyển, lắp đặt, chạy thử…
Các chứng từ đều phải hợp pháp, hợp lệ, đã được xử lý
để đảm bảo không bị tẩy xóa, sửa chữa và được kiểm
soát nội bộ;
Các chứng từ và tài liệu liên quan phải được đánh số và
quản lý theo số trên các sổ chi tiết.
Đảm bảo sự đánh giá
đúng đắn, hợp lý của các
nghiệp vụ TSCĐHH
Kiểm soát nội bộ các chính sách đánh giá của đơn vị
với TSCĐHH;
Kiểm tra so sánh số liệu trên hóa đơn với số liệu trên
hợp đồng và các chứng từ liên quan;
LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng
Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0617
Kiểm tra việc sử dụng tỷ giá để quy đổi các nghiệp vụ
phát sinh bằng ngoại tệ;
Kiểm soát nội bộ quá trình tính toán và đánh giá các
nghiệp vụ.
Đảm bảo cho việc phân
loại hạch toán đúng đắn
các nghiệp vụ TSCĐHH
Có chính sách phân loại TSCĐHH phù hợp với yêu cầu
quản lý và sử dụng tài sản của đơn vị;
Có đầy đủ hồ sơ hạch toán các nghiệp vụ TSCĐHH
Có đầy đủ các quy định về trình tự ghi sổ các nghiệp
vụ có liên quan đến TSCĐHH từ các sổ kế toán chi tiết
đến các sổ kế toán tổng hợp;
Có chính sách kiểm tra nội bộ đối với các nội dung
trên.
Đảm bảo cho việc hạch
toán đầy đủ, đúng kỳ các
nghiệp vụ tài sản cố định
Mỗi hồ sơ liên quan đến TSCĐHH đều phải được đánh
số và theo dõi chặt chẽ;
Việc ghi sổ các nghiệp vụ phát sinh phải được thực
hiện kịp thời ngay sau khi các nghiệp vụ sảy ra và hoàn
thành;
Quá trình kiểm soát nội bộ
Đảm bảo sự cộng dồn
(tính toán tổng hợp) đúng
đắn các nghiệp vụ TSCĐ
HH
Số liệu phải được tính toán tổng hợp (cộng dồn) đầy
đủ, chính xác;
Kiểm tra kết quả tính toán; so sánh số liệu tổng hợp từ
số chi tiết với các sổ tổng hợp.
1.3.2.2. Thực hiện các thủ tục kiểm toán cơ bản
 Thủ tục phân tích và xét đoán
Quá trinh kiểm toán TSCĐHH thường được bắt đầu từ các thủ tục phân tích
nhằm đánh giá sơ bộ đối với các chỉ tiêu tài chính (TSCĐHH, Hao mòn
TSCĐHH…), phát hiện những dấu hiệu bất thường; Phân tích các thông tin phi tài
chính trong mối liên hệ với các thông tin tài chính từ đó làm rõ ảnh hưởng của các
LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng
Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0618
nhân tố đương nhiên và có thể xét đoán sơ bộ khả năng sảy ra các sai phạm đối với
nghiệp vụ có liên quan.
Các kỹ thuật phân tích chủ yếu có thể sử dụng bao gồm:
- Kỹ thuật phân tích ngang: So sánh nguyên giá của các loại TSCĐHH hiện
có của đơn vị với các ky trước; So sánh giá trị hao mòn lũy kế, giá trị còn lại của
các loại TSCĐHH với các kỳ trước; so sánh tổng chi phí khấu hao TSCĐHH với
các kỳ trước; lập bảng kê tăng giảm TSCĐHH so với các kỳ trước..
- Kỹ thuật phân tích dọc: So sánh tỷ lệ khấu hao bình quân của kỳ này so với
kỳ trước; so sánh hệ số hao mòn bình quân của toàn bộ TSCĐHH và từng loại
TSCĐHH với các kỳ trước; so sánh tỷ suất giữa Tổng chi phí sửa chữa lớn
TSCĐHH với tổng nguyên giá TSCĐHH; giữa tổng nguyên giá với Giá trị tổng sản
lượng với các kỳ trước…
Các thủ tục phân tích thường được thực hiện để đánh giá sự tồn tại, đầy đủ,
đúng đắn, việc tính toán đánh gía đối cới các số liệu có liên quan
 Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ tăng gảm tài sản cố định hữu hình
Việc kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐHH có ý nghĩa quan
trọng đối với quá trình kiểm toán TSCĐ. Việc phản ánh đúng đắn các nghiệp vụ này
có tác động và ảnh hưởng lâu dài đến các Báo cáo tài chính của đơn vị. Các sai
phạm trong việc ghi chép nghiệm vụ tăng, giảm TSCĐHH không những ảnh hưởng
đến các chỉ tiêu trên BCĐKT mà còn ảnh hưởng trọng yếu đến các Báo cáo tài
chính khác, như BCKQHĐKD, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo
tài chính.
Việc kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐHH theo các mục tiêu
kiểm toán cụ thể được thực hiện theo các thủ tục sau (Bảng 1.3 – trang 19)
Việc kiểm tra chi tiết nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐHH thường được kết hợp
vơi quá trinh kiểm tra chi tiết số dư của các khoản TSCĐHH. Quy mô các khảo sát
nghiệp vụ tăng giảm TSCĐHH phụ thuộc vào tính trọng yếu, mức độ rủi ro kiểm
soát của đơn vị mà KTV đã đánh giá, cũng như kinh nghiệm, kết quả kiểm toán
niên độ trước.
LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng
Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0619
Bảng 1.3. Các thủ tục khảo sát nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐHH
Mục tiêu kiểm
toán
Các khảo sát nghiệp vụ thông thường Những vấn đề cần
lưu ý
Đảm bảo cho các
nghiệp vụ tăng,
giảm TSCĐHH
được phê chuẩn
đúng đắn
So sánh tổng nguyên giá TSCĐHH tăng, giảm
năm nay so với năm trước;
Đánh giá tính hợp lý của các nghiệp vụ tăng,
giảm TSCĐ HH với tình hình hoạt động thực
tế của đơn vị;
Đánh giá tính hợp lý của việc phê chuẩn giá
mua, bán của các TSCĐHH tăng, giảm.
Kiểm toán viên
phải có hiểu biết
sâu sắc về hoat
động sản xuất
kinh doanh và
tình hình thực tế
của doanh
nghiệp.
Đảm bảo cho các
nghiệp vụ TSCĐ
HH là có căn cứ
hợp lý (Sự phát
sinh)
Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ và hợp pháp của
các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ tăng,
giảm TSCĐHH (hóa đơn, biên bản giao nhận,
tài liệu quyết toán vốn đầu tư…)
Có thể kết hợp kiểm tra các chứng từ, tài liệu
với kiểm tra vật chất thực tế TSCĐHH
Kiểm tra quá trình mua sắm, các chứng từ tài
liệu liên quan đến việc mua sắm TSCĐHH,
các chi phí lắp đặt, vận chuyển…
Các thử nghiệm
này sẽ được thực
hiện ở quy mô
tương đối lớn khi
hệ thống kiểm
soát của đơn vị
được đánh giá là
yếu (rủi ro kiểm
soát cao)
Đảm bảo sợ đánh
giá đúng đắn, hợp
lý của các nghiệp
vụ TSCĐHH
Kiểm tra tính đúng đắn, phù hợp và nhất quán
của các chính sách xác định nguyên giá
TSCĐHH mà doanh nghiệp xác định;
Đối chiếu số liệu trên các chứng từ pháp lý
liên quan đến tăng giảm TSCĐHH ( Hóa đơn,
các chứng từ vận chuyển, lắp đặt, biên bản
giao nhận..)
Tính toán lại nguyên giá TSCĐHH trên cơ sở
các chứng từ đã kiểm tra…
Phải nắm vững
các nguyên tắc,
quy định về đánh
giá TSCĐHH;
Mức độ khảo sát
phục thuôc và
việc đánh giá hệ
thống KSNB
Đảm bảo cho việc
phân loại và hạch
Kiểm tra chính sách phân loại và sơ đồ hạch
toán TSCĐ GG của doanh nghiệp, đảm bảo
Mục tiêu này
thường kết hợp
LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng
Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0620
toán đúng đắn các
nghiệp vụ TSCĐ
HH
sự hợp lý và phù hợp với các quy định hiện
hành;
Chọn mẫu các nghiệp vụ TSCĐHH để kiểm
tra việc phân loại, xem xét bút toán ghi sổ và
các sổ kế toán
khi kiểm toán
tính đầy đủ và
việc tính toán
đánh giá
TSCĐHH
Đảm bảo cho việc
hạch toán đầy đủ,
đúng kỳ các
nghiệp vụ TSCĐ
HH
Đối chiếu chứng từ tăng, giảm TSCĐHH (hóa
đơn, biên bản giao nhận..) với các sổ kế toán
chi tiết TSCĐHH nhằm đảm bảo việc hạch
toán không bị bỏ sót;
Kiểm tra các khoản chi phí sửa chữa TSCĐ
HH để phát hiện các trường hơp quên ghi sổ
hoặc ghi nhận TSCĐHH thành các khoản
khác (chi phí trả trước, chi phí xây dựng cơ
bản…)
Kiểm tra đối chiếu ngày tháng các chứng từ
tăng, giảm TSCĐHH với ngày tháng ghi sổ
các nghiệp vụ này (đặc biết với các nghiệp vụ
phát sinh cuối các niên độ kế toán và đầu niên
độ sau)
Đây là một trong
những mục tiêu
quan trọng nhất
của kiểm toán
TSCĐHH
Đảm báo sự cộng
dồn (tính toán
tổng hợp) đúng
đắn các nghiệp vụ
TSCĐHH
Cộng tổng các bảng kê tăng giảm TSCĐHH
trong kỳ
Đối chiếu số liệu giữa các sổ chi tiết, sổ tổng
hợp, các bảng kê với nhau và với các sổ cái
tổng hợp;
Đối chiếu số liệu trên các số kế toán
TSCĐHH với kết quả kiểm kê thực tê
TSCĐHH
LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng
Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0621
 Kiểm toán số sư tài khoản TSCĐHH
Việc kiểm toán số dư cuối kỳ của tài khoản TSCĐHH được thực hiện trên cơ
sơ kiểm toán số dư đầu kỳ và kết quả kiểm toán các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐHH
trong kỳ. Đồng thời cũng được kết hợp với những thủ tục kiểm toán phổ biến khác
để xác minh về tính hiễn hữu và sự tính toán đánh giá của TSCĐHH. Cụ thể
- Với số dư đầu kỳ: Việc xem xét số dư đầu kỳ về TSCĐHH được tiến hành
tùy thuộc vào doanh nghiệp được kiểm toán được tiến hành kiểm toán lần đầu hay
kiểm toán từ lần hai trở đi.
+ Nếu việc kiểm toán năm trước được thực hiện được thực hiện bởi chính
công ty kiểm toán đang thực hiện kiểm toán BCTC năm nay và số dư đầu kỳ đã xác
định là đúng thì không cần thiết phải thực hiện các thủ tục kiểm toán bố sung.
Nếu việc kiểm toán năm trước được thực hiện bởi công ty kiểm toán khác,
KTV phải xem xét BCKT năm trước và hồ sơ kiểm toán năm trước, nếu có thể tin
cậy được thì KTV cũng có thể chấp nhận kết quả kiểm toán năm trước mà không
cần thực hiện thêm các thủ tục kiểm toán bổ sung. KTV chỉ cần xem xét để đảm bảo
số dư cuối năm tài chính trước được kết chuyển chính xác hoặc được phân loại một
cách phù hợp trên báo cáo tài chính năm nay.
+ Nếu BCTC năm trước chưa được kiểm toán, hoặc việc kiểm toán năm
trước được thực hiện bởi công ty kiểm toán khác và kiểm toán viên không tin tưởng
vào BCKT năm trước hoặc BCKT năm trước không chấp nhận toàn phần với số dư
TSCĐ thì KTV phải xem xét đến nguyên nhân không chấp nhận toàn phần của
KTV năm trước. Trong trường hợp này KTV phải áp dụng thủ tục kiểm toán bổ
sung như: Kiểm tra các chứng từ chứng minh số dư đầu năm, chọn mẫu cá
TSCĐHH để kiểm tra sự tổn tại thực tế của tài sản, xem xét kết quả kiểm kê
TSCĐHH của doanh nghiệp, kiểm tra tình trạng thế chấp. Với số dư cuối kỳ: Được
xác nhận trên cơ sở kết quả kiểm toán số dư đầu kỳ và các nghiệp vụ tăng, giảm
TSCĐHH trong kỳ. Đồng thời KTV cần kết hợp với thủ tục kiểm kê và đánh giá lại
tài sản.. để có bằng chứng về sự hiện hữu và tính giá của TSCĐHH. Ngoài ra cũng
cần kywy s đến sự phân loại và tổng hợp trình bày vào BCTC.
LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng
Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0622
1.3.3. Kết thúc kiểm toán
Sau khi hoàn thành giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV thực hiện việc tổng
hợp, đánh giá các bằng chứng thu thập được nhằm soát xét và đưa ra kết luận về
toàn bộ cuộc kiểm toán mà trong đó có phần kiểm toán khoản mục TSCĐHH
Đánh giá sự đầy đủ cũng như hiện hữu của các bằng chứng kiểm toán thu
được đối với việc đưa ra kết luận đối với khoản mục TSCĐHH của KTV.
Xem xét đánh giá các sự kiện xảy ra sau ngày lập báo cáo tài chính, KTV
đánh giá mức độ ảnh hưởng của những sự kiện này đối với báo cáo tài chính được
lập. Có hai loại sự kiện có thể xảy ra mà KTV cần phải quan tâm và có hướng xử lý
đúng đắn. Đó là sự kiện có ảnh hưởng trực tiếp đến Báo cáo tài chính và đòi hỏi
phải có sự điều chỉnh và sự kiện ảnh hưởng không trực tiếp nhưng cần phải công bố
trên BCTC.
KTV xem xét tính hoạt động liên tục của doanh nghiệp. Trong một số tình
huống, tính hoạt động liên tục của doanh nghiệp có thể bị vi phạm: Doanh nghiệp
có khả năng chấm dứt hoạt động do lỗ quá nhiều, doanh nghiệp đang có những
tranh chấp nghiêm trọng có ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh… Nếu
doanh nghiệp không cung cấp những thông tin liên quan đến vấn đề này thì KTV có
thế dựa trên mức độ trọng yếu của sự việc để đưa ra ý kiến kiểm toán của mình đối
với BCTC của đơn vị.
Đánh giá chất lượng của cuộc kiểm toán, đối với kiểm toán TSCĐHH, KTV
tiến hành tổng hợp và đánh giá các sai sót phát hiện được trong quá trình kiểm toán
khoản mục TSCĐHH. Sau đó, KTV yêu cầu thư giải trình của Ban Giám đốc đối
với những sai sót đó.
Với giai đoạn cuối cùng này, KTV tiến hành lập thư quản lý và báo cáo kiểm
toán. Thư quản lý thường được gửi đến khách hàng trong đó nêu lên những hạn chế
còn tồn tại đối với hệ thống kiểm soát và công tác kế toán doanh thu cũng như tư
vấn hướng xử lý sao cho hiệu quả và phù hợp với những quy định hiện hành. Báo
cáo kiểm toán được lập theo mẫu đã quy đinh trong chuẩn mực kiểm toán. Trên đó,
ý kiến của KTV về tính trung thực, hợp lý, hợp pháp của các thông tin trình bày trên
LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng
Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0623
BCTC của khách hàng xét trên những khía cạnh trọng yếu. Dựa trên kết quả đánh
giá của KTV mà trên báo cáo kiểm toán trình bày một trong bốn loại ý kiến:
- Ý kiến chấp nhận toàn phần
- Ý kiến chấp nhận từng phần (ý kiến ngoại trừ)
- Ý kiến từ chối (không thể đưa ra ý kiến)
- Ý kiến không chấp nhận (ý kiến trái ngược)
Quy trình thực hiện dịch vụ kiểm toán được khái quát theo hình 1.4 dưới đây:
(Nguồn: Tài liệu hướng dẫn Chương trình kiểm toán mẫu - VACPA)
Sơ đồ 1.1: Quy trình thực hiện nghiệp vụ chung
LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng
Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0624
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI
SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM (VAE)
THỰC HIỆN
2.1. KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM (VAE).
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty VAE
Giới thiệu chung về VAE
Tên Công ty: Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam
Thành lập ngày: 21/ 12/ 2001
Tên giao dịch: Viet Nam Auditing and Evaluation Limited Company
Tên viết tắt: VAE Co., Ltd
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0102026184 ngày 15/09/2006 của
Sở Kế hoạch và Đầu tư, TP. Hà Nội
Mã số thuế: 0101022228
Tel: (84-4) 6 2670491/92/93 – Fax: (84-4) 6 2670494
Website: http://www.vae.com.vn/
Vốn điều lệ của công ty: 10.000.000.000 (VNĐ)
Văn phòng chính: Tầng 11, Tòa nhà Sông Đà, số 165 Cầu Giấy, Hà Nội
Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh: Số 15/4, Nguyên Huy Tưởng, Phường
6, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
Các văn phòng đại diện: TP. Đà Nẵng, TP. Sơn La, TP. Hưng Yên, TP. Ninh
Thuận, TP. Hải Dương.
Nhân sự chủ chốt của VAE (Thành viên Ban Tổng giám đốc)
Ông Phạm Ngọc Toản: Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm Phó tổng giám đốc
Ông Trần Quốc Tuấn: Tổng giám đốc
Ông Phạm Hùng Sơn: Phó tổng giám đốc
Ông Nguyễn Tam Hưng: Phó tổng giám đốc
LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng
Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0625
Ông Huỳnh Văn Dũng: Phó tổng giám đốc
Bà Phạm Thanh Ngọc: Phó tổng giám đốc
VAE luôn đứng trong danh sách 10 công ty kiểm toán độc lập có các chỉ số cao
nhất (Số lượng kiểm toán viên hành nghề, số lượng nhân viên, số lượng khách hàng,
doanh thu...) và đã được Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác nhận:
- Là 01 trong 12 công ty kiểm toán đầu tiên được chấp thuận kiểm toán cho
các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán tại Việt
Nam từ năm 2006.
- Là 01 trong số các công ty được Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng
Phát triển Châu Á (ADB) chấp nhận đủ điều kiện kiểm toán cho các dự án do WB,
ADB tài trợ và ủy thác quản lý.
- Là 01 trong 11 tổ chức đầu tiên có đủ điều kiện thực hiện Thẩm định giá
từ năm 2006.
- Là 01 trong số 13 tổ chức đầu tiên có đủ điều kiện thực hiện công tác xác
định giá trị doanh nghiệp từ năm 2006.
Đặc biệt, VAE là 01 trong 06 công ty kiểm toán đầu tiên được Bộ Công
thương trao giải “Thương mại Dịch vụ Việt Nam - TOP TRADE SERVICES” dành
cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ mà Việt Nam
cam kết thực hiện khi gia nhập WTO. Đồng thời, VAE đã được Hiệp hội Kinh
doanh Chứng khoán (VASB) trao giải thưởng ‘‘Thương hiệu kiểm toán chứng
khoán uy tín VIETNAM LEADING STOCK BRAND’’ và được Trung tâm Khoa học
thẩm định tín nhiệm doanh nghiệp bình chọn là 01 trong số “Top 10 doanh nghiệp
uy tín nhất Việt Nam trong cùng hệ thống ngành nghề”.
(Nguồn Phòng Hành chính tổng hợp)
Theo báo cáo minh bạch năm 2015, công ty VAE có:
Tổng doanh thu: 46.7 tỷ. Trong đó:
+ Doanh thu từ dịch vụ kiểm toán BCTC của đơn vị có lợi ích công chúng: 2.8
tỷ
+ Doanh thu dịch vụ khác: 43.9 tỷ
LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng
Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0626
Chi phí:
+ Chi phí tiền lương, thưởng của nhân viên: 29.3 tỷ
+ Chi phí mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp: Công ty không mua bảo
hiểm trách nhiệm nghề nghiệp mà thực hiện trích lập Quỹ dự phòng rủi do nghề
nghiệp theo quy định của bộ tài chính: 0.4 tỷ
+ Chi phí khác: 16 tỷ
Lợi nhuận sau thuế: 738 triệu
Các khoản thuế phải nộp NSNN: 5.3 tỷ; trong đó thuế TNDN: 0.2 tỷ
Tình hình trích lập Quỹ rủi ro nghề nghiệp: 3.2 tỷ
2.1.2. Đặc điểm về hoạt động kinh doanh của Công ty VAE
Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam hoạt động với các tiêu chí:
“Thành công của khách hàng chính là thành công của VAE” và “Thận trọng và
trách nhiệm là tôn chỉ cho mọi hoạt động của VAE”. Theo đó, Công ty cam kết
luôn mang đến cho khách hàng các dịch vụ chuyên nghiệp với chất lượng cao trên
cơ sở chú trọng những yêu cầu phù hợp với đặc thù của khách hàng cũng như luôn
tôn trọng ý kiến khách hàng.
Công ty hiểu rằng “Chất lượng dịch vụ tạo nên uy tín VAE”. Do vậy, Công
ty đảm bảo sẽ luôn mang đến khách hàng những dịch vụ có chất lượng cao cùng với
các giá trị dịch vụ gia tăng trong khi vẫn đảm bảo công việc kiểm toán, định giá, tư
vấn được thực hiện một cách độc lập, hiệu quả với giá chi phí dịch vụ hợp lý.
Các dịch vụ chuyên ngành chính, đa dạng được cung cấp bởi Công ty TNHH
Kiểm toán và Định giá Việt Nam phải kể đến:
 Dịch vụ kiểm toán, kế toán và thuế
 Dịch vụ kiểm toán đầu tư và xây dựng cơ bản
 Dịch vụ kiểm toán dự án
 Dịch vụ định giá doanh nghiệp, tài sản
 Dịch vụ tư vấn kinh doanh, đầu tư
 Dịch vụ tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
 Dịch vụ chuyển đổi Báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Quốc tế (IFRS)
LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng
Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0627
(Nguồn Phòng Hành chính tổng hợp)
2.1.3. Mô hình tổ chức quản lý
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
2.1.4. Đặc điểm tổ chức kiểm toán của Công ty VAE
2.1.4.1. Đặc điểm lưu trữ hồ sơ kiểm toán
Trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán, nhóm kiểm toán ghi chép kết quả
thực hiện của cuộc kiểm toán, thu thập các tài liệu – bằng chứng kiểm toán làm cơ
sở cho việc đưa ra ý kiến đánh giá của mình. Toàn bộ những tài liệu này được lưu
giữ lại làm cơ sở để tổng hợp kết quả kiểm toán, cơ sở để cấp soát xét tiến hành soát
xét kiểm soát chất lượng kiểm toán và cũng là hồ sơ mang tính pháp lý chứng minh
cho công việc KTV đã thực hiện. File hồ sơ này sẽ là tài liệu cho các cuộc kiểm
toán tiếp theo đối với khách hàng đó.
Phòng tư
vấn TC,
kế toán,
thuế
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÒNG HÀNH CHÍNH
TỔNG HỢP
CÁC CHI NHÁNH,
VĂN PHÒNG ĐẠI
TP.
Hồ
Chí
Minh
TP.
Đà
Nẵng
TP.
Sơn
La
TP.
Hưng
Yên
Phòng
nghiệp vụ
định giá
Phòng
nghiệp vụ
kiểm toán
đầu tư
Ban kiểm
toán tài
chính
LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng
Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0628
Hồ sơ kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam được
lập và lưu trữ theo đúng các tiêu chuẩn của Công ty đặt ra và được thực hiện trong
toàn bộ Công ty. Mỗi khoản mục đều được thiết kế bộ giấy làm việc riêng dựa theo
chương chình kiểm toán mẫu của VACPA (phụ lục 04: Hồ sơ kiểm toán)
2.1.4.2. Kiểm soát chất lượng kiểm toán
Đối với mọi cuộc kiểm toán, chất lượng luôn là vấn đề vô cùng quan trọng
đối với những người sử dụng Báo cáo kiểm toán. Việc KTV đưa ra những ý kiến
không chính xác hay không đảm bảo độ tin cậy của thông tin, sẽ mang lại những
hiểu lầm cho những người sử dụng thông tin. Từ đó, gây ra những hậu quả đáng
tiếc trong hoạt động kinh doanh cũng như những rủi ro lớn đối với KTV và Công ty
kiểm toán. Do đó, soát xét chất lượng của cuộc kiểm toán là một trong những nhiệm
vụ quan trọng đối với hoạt động của các Công ty kiểm toán và KTV.
Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam luôn luôn xác định đây là
công việc quan trọng. Chính vì vậy, Công ty luôn nhắc nhở mọi thành viên trong
Công ty, trong quá trình thực hiện bất kỳ một cuộc kiểm toán nào, cũng phải đảm
bảo chất lượng và uy tín của Công ty. Hoạt động kiểm toán chất lượng phải được
thực hiện ở tất cả các khâu của cuộc kiểm toán.
Quá trình kiểm soát chất lượng của Công ty được thực hiện qua 3 giai đoạn:
- Kiểm soát chất lượng tuyển dụng nhân viên;
- Kiểm soát quá trình đào tạo;
- Kiểm soát quá trình kiểm toán của từng cuộc kiểm toán.
Kiểm soát chất lượng qua quá trình kiểm toán:
Việc kiểm soát chất lượng hoạt động của cuộc kiểm toán cũng như các dịch
vụ khác được Ban giám đốc thiết kế thành những chính sách, trong đó quy định
những thủ tục kiểm soát chất lượng áp dụng cho toàn bộ cuộc kiểm toán. Việc kiếm
soát chất lượng được thực hiện qua cả 4 khâu của cuộc kiểm toán, gồm: Tìm hiểu
khách hàng, Lập kế hoạch, Thực hiện kiểm toán, Kết thúc kiểm toán.
LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng
Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0629
Tìm hiểu khách hàng:
Việc kiểm soát chất lượng của cuộc kiểm toán được thực hiện ngay từ khi
tiếp xúc khách hàng. Các thành viên Ban giám đốc dựa trên các thông tin thu thập
được về khách hàng, nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng để đánh giá rủi ro,
đánh giá mức bù chi phí kiểm toán, đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán. Từ đó
đưa ra quyết định có ký hợp đồng kiểm toán hay không..
Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Kiểm tra kế hoạch kiểm toán là khâu quan trọng bởi kế hoạch kiểm toán và
chương trình kiểm toán quyết định toàn bộ công việc thực hiện trong quá trình kiểm
toán tại khách hàng. Việc kiểm soát được thể hiện ở việc kiểm tra đánh giá về nội
dung, phạm vi, thời gian thực hiện… kiểm tra việc thực hiện đầy đủ các công việc
trong khâu lập kế hoạch. Việc kiểm soát này được thực hiện bới 2 cấp là trưởng
(phó) phòng và Ban giám đốc.
Giai đoạn thực hiện kiểm toán:
Việc kiểm soát được thực hiện ngay từ khi bắt đầu thực hiện hợp đồng cho
đến khi hoàn thiện file hồ sơ. Trong khi thực hiện kiểm toán tại khách hàng, trưởng
nhóm kiểm toán trực tiếp đôn đốc và kiểm tra tiến độ thực hiện, chất lượng công
việc của các thành viên trong nhóm. Đồng thời, trưởng nhóm xem xét các bằng
chứng kiểm toán mà các nhân viên thu thập xem có đảm bảo tính pháp lý không.
Sau từng cuộc kiểm toán, trưởng nhóm phải tổng hợp kết quả, báo cáo tiến
độ thực hiện với chủ nhiệm kiểm toán để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời,
phù hợp với kế hoạch và đảm bảo chất lượng.
Giai đoạn kết thúc kiểm toán:
Khi kết thúc kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán phải thu thập kiểm tra lại
toàn bộ giấy tờ làm việc, lưu file kiểm toán và có trách nhiệm báo cáo với chủ
nhiệm kiểm toán, Ban giám đốc về quá trình kiểm toán để có sự chỉ đạo kịp thời.
Hồ sơ kiểm toán và Báo cáo kiểm toán phải được soát xét bởi 4 cấp: trưởng nhóm,
trường phòng kiểm toán, trợ lý Ban giám đốc, tổng giám đốc qua sơ đồ sau:
LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng
Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0630
Sơ đồ 2.2: Quy trình soát xét chất lượng BCTC và Báo cáo kiểm toán
phát hành tại Công ty VAE
2.2. THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ
ĐỊNH HỮU HÌNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI KHÁCH
HÀNG ABC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM
THỰC HIỆN (VAE).
Kiểm toán khoản mụcTSCĐ HH là một trong nhữngphần hành cơ bản, giữ vai
trò quan trọng trong kiểm toán BCTC. Do vậy, quá trình thực hiện kiểm toán khoản
mục này cũng phải tuân thủ chặt chẽ quy trình kiểm toán chung. Trong luận văn tốt
nghiệp này, tác giả xin lấy một khách hàng kiểm toán đặc trưng làm ví dụ minh họa
nhằm đảm bảo yêu cầu về mặt kỹ thuật và thựctiễn trongthời gianthựctập. Tuy nhiên,
do tính thận trọngvà bảomật thông tin trong công việc nên tác giả xin không nêu rõ
tên khách hàngvà cũng đưa ra một cách khách quan về những vấn đề thực tế đã được
tiếp cận. Khách hàng đó được gọi là Công ty TNHH ABC. Bên cạnh đó, do tình hình
thực tiễn của từng khách hànglà khácnhau nên KTV có thể áp dụng toàn bộ hoặc áp
dụng một phần quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ HH.
Tổng hợp ý kiến các phần hành
Trưởng nhóm soát xét và lập báo cáo tổng hợp
Trưởng phòng soát xét và ghi lại ý kiến
Trợ lý Tổng giám đốc xem xét
Tổng giám đốc soát xét lần cuối cùng
Phát hành báo cáo
LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng
Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0631
2.2.1. Khái quát vê cuộc kiểm toán báo cáo tài chính tại khách hàng ABC
2.2.1.1. Giới thiệu về cuộc kiểm toán báo cáo tài chính tại khách hàng ABC
Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam luôn luôn chủ động tìm đến
khách hàng thông qua nhiều cách tiếp cận khác nhau như: gửi thư chào hàng và hồ
sơ giới thiệu năng lực, liên lạc bằng điện thoại hoặc email, gặp gỡ trực tiếp với
khách hàng để đi đến ký kết hợp đồng kiểm toán. Hàng năm, công ty đều gửi thư
chào hàng đến các công ty, doanh nghiệp không phân biệt đó là khách hàng truyền
thống hay khách hàng mới. Thông qua thư chào hàng, VAE giới thiệu với khách
hàng các loại hình dịch vụ mà Công ty cung cấp, giới thiệu về năng lực của Công
ty. Nêu khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Công ty thì sẽ gửi thư mời kiểm
toán cho Công ty.
Sau khi nhận được thư mời kiểm toán, nếu là khách hàng truyền thống, VAE
sẽ tiến hành gặp mặt Ban giám đốc công ty khách hàng, trao đổi, thu thập các thông
tin mới cập nhập, đánh giá khả năng tiếp tục cung cấp dịch vụ và tiến hành ký kết
hợp đồng kiểm toán. Nếu là khách hàng mới, trước khi ký kết hợp đồng, Công ty
phải thu thập thông tin về nghành nghề kinh doanh, hình thức sở hữu vốn, tình hình
kinh doanh của doanh nghiệp, các vấn đề về nhân sự chủ chốt và tổ chức bộ máy
quản lý, nhận diện lý do kiểm toán… Các thông tin thu thập được sẽ được lưu vào
hồ sơ kiểm toán làm cơ sở cho việc đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán,
từ đó Công ty ra quyết định chấp nhận hợp đồng kiểm toán hay không. Đồng thời
lựa chọn đội ngũ KTV đảm bảo trình độ chuyên môn và tính độc lập với toàn bộ
quá trình kiểm toán.
Công ty TNHH ABC là khách hàng truyền thống của Công ty VAE, Công ty
VAE đàm phán sơ bộ với lãnh đạo khách hàng về các điều khoản trong hợp đồng,
xem xét mức độ rủi ro có thể gặp phải, đánh giá khả năng tiếp tục cung cấp dịch vụ
và thống nhất về mức phí kiểm toán như sau:
(GTLV 01: Các câu hỏi liên quan đến việc tiếp tục cung cấp dịch vụ - Trang 33)
Sau khi đánh giá khả năng chấp nhận tiếp tục cung cấp dịch vụ kiểm toán, Công
ty VAE tiến hành ký kết hợp đồng với Công ty TNHH ABC theo hợp đồng sau:
LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng
Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0632
( Phụ lục 05: Hợp đồng kinh tế)
Sau khi ký kết hợp đồng, Công ty tiến hành phân công nhóm kiểm toán gồm
các KTV đã thực hiện kiểm toán BCTC năm trước của Công ty TNHH ABC đi thực
hiện kiểm toán.
Nhóm kiểm toán:
Thành viên BGĐ phụ trách cuộc kiểm toán : PHS
Người soát xét công việc KSCL : PTN
Chủ nhiệm kiểm toán : NBD
KTV chính/Trưởng nhóm : NBD
KTV Công ty : NVT
KTV Công ty : LĐQ
Trợ lý kiểm toán 1 : NTN
Trợ lý kiểm toán 2 : BTA
Thời gian kiểm toán
Ngày bắt đầu 19/01/2016
Ngày kết thúc 22/01/2016
Chịu trách nhiệm kiểm toán khoản mục TSCĐ được giao cho KTV NVT.
Kèm theo kế hoạch kiểm toán chi tiết, danh mục tài liệu được nhóm kiểm toán yêu
cầu Công ty TNHH ABC cung cấp.
LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng
Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0633
GTLV 01: Các câu hỏi liên quan đến việc tiếp tục cung cấp dịch vụ.
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH KIỂM TOÁN, ĐỊNH GIÁ, TƯ VẤN TÀI
CHÍNH, KẾ TOÁN, THUẾ
Tầng 11, Tòa nhà Sông Đà - Số 165 - Đường Cầu Giấy – P.Dịch Vọng –
Cầu Giấy – Hà Nội
Khách hàng: Công ty Cổ phần Đầu tư
và Phát triểnNMH
Người lập: NVT Ngày: 26/12/2015
Kỳ hoạt động: năm 2015 Người soát xét: TQT Ngày: 27/12/2015
Nội dung: Các câu hỏi liênquan đến việc tiếptục cung cấp dịch vụ
Mục tiêu: Đảm bảo các thông tin đầy đủ đã được thu thập để cho phép Công ty
quyết định xem có nên tiếp tục hợp đồng kiểm toán không. Câu hỏi phải được hoàn
tất hàng năm dựa trên kết luận của cuộc kiểm toán năm trước.
Có/ Không
Các thông tin liên quan khác. Chi
tiết đầy đủ nên được đính kèm
nếu câu trả lời là Có cùng với kết
luận về việc an toàn để chấp nhận
sự chỉ định.
Có phí kiểm toán quá hạn chưa được
thanh toán không?
Không
Công ty có liên quan đến kiện tụng,
tranh chấp với khách hàng hoặc có sự
cảnh báo về việc phát sinh kiện tụng,
tranh chấp không?
Không
Có bất cứ Partner hoặc nhân viên nào Không
A500.03
LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng
Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0634
Có/ Không
Các thông tin liên quan khác. Chi
tiết đầy đủ nên được đính kèm
nếu câu trả lời là Có cùng với kết
luận về việc an toàn để chấp nhận
sự chỉ định.
trong Công ty có người nhà hoặc có
các quan hệ cá nhân với khách hàng
không?
Có bất cứ Partner (hoặc người có quan
hệ gần gũi) hoặc nhân viên trong nhóm
kiểm toán có lợi ích tài chính với
khách hàng không?
Không
Có bất cứ Partner (hoặc người có quan
hệ gần gũi) nắm giữ cổ phần của khách
hàng không?
Không
Có sự xung đột về lợi ích với các
khách hàng không?
Không
Phạm vi các điều khoản của dịch vụ
khác có khả năng ảnh hưởng đến tính
độc lập không?.
Không
1. Có các yếu tố khác có thể làm giảm
tính độc lập của Công ty không?
Không
2. Có rủi ro Partner và các nhân viên
tham gia thực hiện dịch vụ không có
đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm để
thực hiện dịch vụ hay không?
Không
3. Có sự yêu cầu về việc luân chuyển
Partner / Nhân viên theo chính sách
của Công ty không?
Không
LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng
Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0635
Có/ Không
Các thông tin liên quan khác. Chi
tiết đầy đủ nên được đính kèm
nếu câu trả lời là Có cùng với kết
luận về việc an toàn để chấp nhận
sự chỉ định.
4. Có bất cứ yếu tố nào khác phát sinh
trong năm cho thấy không nên chấp
nhận hợp đồng không?
Chú ý:
 Áp lực lớn về phí.
 Tính chính trực của Ban điều hành
và chủ sở hữu dựa trên các thông tin bổ
sung hiện có.
 Các thay đổi quan trọng trong Ban
điều hành, những người phụ trách việc
quản trị và cổ đông.
 Sự suy giảm về kết quả kinh doanh
 Khả năng thanh toán và khả năng
tồn tại.
 Các thay đổi trong chính sách và
ước tính kế toán bao gồm các thay đổi
quan trọng trong giả định.
 Thay đổi trong các yêu cầu của
pháp luật và các yêu cầu bổ sung đối
với Kiểm toán viên.
 Các vấn đề phát sinh với các cơ
quan pháp luật.
Không
CHO PHÉP CHẤP NHẬN TIẾP TỤC CUNG CẤP DỊCH VỤ
Ban TGĐ: TQT Ngày: 27/12/2015
LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng
Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0636
Có/ Không
Các thông tin liên quan khác. Chi
tiết đầy đủ nên được đính kèm
nếu câu trả lời là Có cùng với kết
luận về việc an toàn để chấp nhận
sự chỉ định.
Giới thiệu BCTC được kiểm toán
Công ty VAE thực hiện kiểm toán toàn bộ BCTC theo hợp đồng kinh tế số:
10/HD-TC/I-VAE (phụ luc số 04)
2.2.1.2. Giới thiệu quy trình thực hiện cuộc kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH
ABC
Đối với quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố đinh hữu hình, quy trình
kiểm toàn cũng gồm 3 bước được thực hiện tuần tự như quy trình chung, bao gồm
các bước cụ thể sau:
Bước 1: Lập kế hoạch kiểm toán.
Bước 2: Thực hiện kiểm toán.
Bước 3: Kết thúc kiểm toán
Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: Tại khách hàng Công ty TNHH ABC,
việc thực hiện kế hoạch kiểm toán do trưởng nhóm kiểm toán LTA thực hiện. Qua
đó, thông qua kế hoạch kiểm toán, KTV thấy được hoạt động kinh doanh của khách
hàng Công ty TNHH ABC, việc kiểm soát đối với khoản mục TSCĐHH sẽ ảnh
hưởng tới việc ghi nhận TSCĐHH của Công ty như thế nào. Bên cạnh đó, KTV
cũng có thể xác định được mức độ rủi ro có thể gặp phải liên quan đến khoản mục
TSCĐHH. Từ đó, KTV đưa ra được quy trình kiểm toán hợp lý được xây dựng trên
cơ sở những thông tin KTV đã thu thập được.
Giai đoạn thực hiện kiểm toán: KTV tiến hành thực hiện các thủ tục kiểm
toán thích hợp dựa trên chương trình kiểm toán đã được thiết kế. Đối với khách
hàng Công ty TNHH ABC, KTV sử dụng tập trung kết hợp các thủ tục phân tích và
LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng
Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0637
thủ tục kiểm tra chi tiết để có thể đưa ra những kết luận chính xác nhất. Trong toàn
bộ quá trình thực hiện kiểm toán, chất lượng cuộc kiểm toán luôn được đặt dưới sự
quan tâm hàng đầu. Giấy tờ làm việc của KTV thường xuyên được soát xét bởi
chính KTV, trưởng nhóm KTV và bộ phận kiểm soát chất lượng. Việc kiểm soát
khoản mục TSCĐHH không phải được thực hiện đơn độc mà có sự gắn kết chặt chẽ
với các khoản mục khác.
Giai đoạn kết thúc kiểm toán: KTV tiến hành tổng hợp những sai sót, những
phát hiện của KTV trong quá trình thực hiện kiểm toán. Từ đó, KTV đưa ra các bút
toàn điều chỉnh hay phân loại thích hợp. Cuối cùng, dựa trên các dữ liệu đã thu thập
và sự đầy đủ của các bằng chứng kiểm toán, KTV thống nhất với khách hàng Công
ty TNHH ABC để đưa ra Báo cáo kiểm toán dạng Chấp nhận toàn phần, từng phần,
từ chối hay trái ngược.
2.2.2. Thực trạng quy trình kiểm toan khoản mục TSCĐHH trong kiểm toán
BCTC tại khách hàng ABC
2.2.2.1. Thực trang lập kế hoạch và soạn thảo chương trinh kiểm toán khoản
mục TSCĐHH
Giới thiệu công ty TNHH ABC
1. Hình thức vốn chủ sở hữu
Công ty TNHH ABC là công ty thuộc loại hình Công ty TNHH. Công ty
được thành lập năm 2006 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0104000340
ngày 20/01/2006 do sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp, với tổng số vốn
điều lệ là 174.750.000.000 đồng được góp 100% bởi Liên đoàn Lao động thành phố
Hà Nội.
2. Ngành nghề sản xuất kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh của Công ty TNHH ABC bao gồm:
 Kinh doanh khách sạn, nhà hàng ăn uống.
 Phục vụ nghỉ ngơi, bồi dưỡng sức khỏa cho công nhân viên chức lao động
và các hoạt động của tổ chức Công đoàn.
 Kinh doanh lữ hành quốc tế, lữ hành nội địa.
LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng
Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0638
 Xây dựng và tổ chức kinh doan các trung tâm thương mại, siêu thị, các
trung tâm hỗ trợ phát triển ngành nghề truyền thống.
 Kinh doanh vận chuyển khách du lịch, vận tải hàng hóa, taxi.
 Quản lý kinh doanh nhà, biệt thự, căn hộ, khu du lịch (resort).
 Kinh doanh các dịch vụ thể thao, vui chơi giải trí.
 Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp: Hàng hóa, vật tư, thiết bị, thiết bị đồ
dùng cao cấp cho nhà hàng khách sạn và các khu nghỉ dưỡng cao cấp.
 Đầu tư phát triển các dự án về du lịch, nhà ở, trang trại, các dự án sản xuất
kinh doanh khác phù hợp với quy định của pháp luật.
 Liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để mở
rộng hoạt động kinh doanh của công ty.
Đơn vị hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại và dịch vụ. Kinh
doanh thương mại là bán hàng hoá sunnex (hàng tiêu dùng gia dụng chuyên dùng
cho khách sạn) chủ yếu là cung cấp bán buôn cho Metro chiếm 85%, còn lại là cung
cấp các đối tượng khác chỉ chiếm 15%. Các đối thủ cạnh tranh là các đơn vị cùng
ngành nghề, tuy nhiên khách hàng Metro là khách hàng thân thiết lâu năm nên
không lo bị mất thị phần. Hàng hoá kinh doanh không mang tính chất mùa vụ nên
doanh thu hàng hoá các tháng đồng đều. Kinh doanh dịch vụ là các dịch vụ thuộc
khách sạn nhà hàng, dịch vụ cho thuê nhà cũng bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế
khó khăn một số địa điểm cho thuê khách hàng làm ăn không tốt sẽ không thu hồi
được công nợ kịp thời. Dịch vụ cho thuê biệt thự thì tương đối ổn định.
a. Thực trạng lập kế hoạch kiểm toán
Chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng
Công ty VAE tiến hành tiếp cận đối với từng khách hàng riêng biệt. Hàng
năm, Công ty đều thực hiện gửi Thư chào hàng (hay còn gọi là Hồ sơ giới thiệu
năng lực) đến từng khách hàng mà Công ty dự kiến sẽ cung cấp dịch vụ bao gồm
các khách hàng lâu năm và những khách hàng mới tiềm năng. Thư chào hàng là một
bản giới thiệu tổng quát về Công ty, cung cấp cho khách hàng những hiểu biết cần
LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng
Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0639
thiết về Công ty như uy tín và chất lượng các loại dịch vụ mà mình sẽ cung cấp hay
các thông tin về năng lực của bộ máy nhân sự sẽ tham gia cung cấp dịch vụ,…
Nếu khách hàng thấy dịch vụ phù hợp và chấp nhận Thư chào hàng, khách
hàng sẽ tiến hành gửi lại Thư mời kiểm toán. Sau khi nhận được Thư mời kiểm
toán, Công ty sẽ xúc tiến gặp gỡ với BGĐ khách hàng và đi tới thỏa thuận ký kết
Hợp đồng kiểm toán. Tuy nhiên, đối với những khách hàng lâu năm, Công ty cũng
có thể liên lạc trực tiếp với khách hàng để đề nghị cung cấp dịch vụ, hoặc khách
hàng cũng có thể chủ động liên hệ với Công ty khi có yêu cầu về kiểm toán thông
qua Thư mời kiểm toán.
Công ty TNHH ABC là một khách hàng lâu năm của VAE từ năm 2012 do vậy
nên VAE có thể giản lược được tối đa các công việc trong khâu tiếp cận khách hàng.
Trong trường hợp này, Công ty TNHH ABC đã chủ động mời VAE cung cấp dịch vụ
Kiểm toán thông qua Thư mời kiểm toán. Đại diện của hai bên đã tiến hành gặp gỡ để
trao đổi và đề xuất yêu cầu của mình đối với cuộc kiểm toán lần này. Việc thỏa thuận
các điều khoản trong Hợp đồng kiểm toán cũng đã được bỏ qua do cả hai bên Công ty
không có thêm yêu cầu khác đối với cuộc kiểm toán so với những năm trước đó.
Tuy là khách hàng lâu năm nhưng để đảm bảo tính chặt chẽ của cuộc kiểm
toán, Công ty VAE đã thông qua các KTV tiền nhiệm và thực tế tình hình để tiến
hành đánh giá lại rủi ro hợp đồng với Công ty TNHH ABC và đưa ra một số đánh
giá sơ bộ sau:
- Không có bất cứ mâu thuẫn về lợi ích giữa khách hàng này với các khách
hàng hiện tại khác;
- BGĐ DN có ý thức chấp hành luật pháp tốt, không có nghi ngờ nào phát
sinh trong quá trình làm việc liên quan đến tính chính trực của BGĐ;
- DN đảm bảo đủ các điều kiện về tính hoạt động liên tục;
- Lĩnh vực hoạt động của DN khá thuận lợi và không gặp những tranh chấp
bất thường, rủi ro khá thấp;
- DN có nhiều giao dịch với các bên liên quan; có hệ thống KSNB tổ chức
hợp lý với quy mô hoạt đông của DN.
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE

More Related Content

What's hot

khoa luan tot nghiep kiem toan.doc
khoa luan tot nghiep kiem toan.dockhoa luan tot nghiep kiem toan.doc
khoa luan tot nghiep kiem toan.docNguyễn Công Huy
 
Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục vay trong kiểm toán báo cáo tài chính ...
Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục vay trong kiểm toán báo cáo tài chính ...Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục vay trong kiểm toán báo cáo tài chính ...
Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục vay trong kiểm toán báo cáo tài chính ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHKIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHNguyễn Công Huy
 
Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại côn...
Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại côn...Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại côn...
Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại côn...Nguyễn Công Huy
 
Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Cô...
Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Cô...Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Cô...
Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Cô...Nguyễn Công Huy
 
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHKIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHNguyễn Công Huy
 
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...Chinh Do
 
Slide luận văn kiểm toán atax
Slide luận văn kiểm toán ataxSlide luận văn kiểm toán atax
Slide luận văn kiểm toán ataxNguyễn Công Huy
 

What's hot (20)

khoa luan tot nghiep kiem toan.doc
khoa luan tot nghiep kiem toan.dockhoa luan tot nghiep kiem toan.doc
khoa luan tot nghiep kiem toan.doc
 
Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục vay trong kiểm toán báo cáo tài chính ...
Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục vay trong kiểm toán báo cáo tài chính ...Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục vay trong kiểm toán báo cáo tài chính ...
Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục vay trong kiểm toán báo cáo tài chính ...
 
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHKIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
 
Đề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty Thẩm Định Giá
Đề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty Thẩm Định GiáĐề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty Thẩm Định Giá
Đề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty Thẩm Định Giá
 
Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toánBáo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
 
Kiểm toán quá trình mua hàng- thanh toán tại Công ty Kiểm toán CPA
Kiểm toán quá trình mua hàng- thanh toán tại Công ty Kiểm toán CPAKiểm toán quá trình mua hàng- thanh toán tại Công ty Kiểm toán CPA
Kiểm toán quá trình mua hàng- thanh toán tại Công ty Kiểm toán CPA
 
Đề tài: Thủ tục đánh giá rủi ro trong lập kế hoạch kiểm toán, HOT
Đề tài: Thủ tục đánh giá rủi ro trong lập kế hoạch kiểm toán, HOTĐề tài: Thủ tục đánh giá rủi ro trong lập kế hoạch kiểm toán, HOT
Đề tài: Thủ tục đánh giá rủi ro trong lập kế hoạch kiểm toán, HOT
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASCĐề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
 
Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại côn...
Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại côn...Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại côn...
Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại côn...
 
Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Cô...
Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Cô...Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Cô...
Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Cô...
 
Đề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFK
Đề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFKĐề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFK
Đề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFK
 
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHKIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
 
Đề tài: Kiểm toán Chi phí trả trước tại Công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Kiểm toán Chi phí trả trước tại Công ty kiểm toán AASCĐề tài: Kiểm toán Chi phí trả trước tại Công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Kiểm toán Chi phí trả trước tại Công ty kiểm toán AASC
 
Đề tài tốt nghiệp: Quy trình đánh giá rủi ro trong kiểm toán, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Quy trình đánh giá rủi ro trong kiểm toán, HOTĐề tài tốt nghiệp: Quy trình đánh giá rủi ro trong kiểm toán, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Quy trình đánh giá rủi ro trong kiểm toán, HOT
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng, 9đ
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng, 9đĐề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng, 9đ
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng, 9đ
 
Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...
Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...
Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...
 
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
 
Slide luận văn kiểm toán atax
Slide luận văn kiểm toán ataxSlide luận văn kiểm toán atax
Slide luận văn kiểm toán atax
 
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán AVA, HAY
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán AVA, HAYĐề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán AVA, HAY
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán AVA, HAY
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, HAY
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, HAYĐề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, HAY
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, HAY
 

Similar to Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE

Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công...
Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công...Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công...
Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tn...
Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tn...Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tn...
Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tn...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Ứng dụng KPI trong đánh giá hiệu quả công việc ở Công ty TNHH thương mại Hà V...
Ứng dụng KPI trong đánh giá hiệu quả công việc ở Công ty TNHH thương mại Hà V...Ứng dụng KPI trong đánh giá hiệu quả công việc ở Công ty TNHH thương mại Hà V...
Ứng dụng KPI trong đánh giá hiệu quả công việc ở Công ty TNHH thương mại Hà V...HanaTiti
 
Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán bctc do ...
Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán bctc do ...Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán bctc do ...
Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán bctc do ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài: Kiểm toán chi phí sản xuất trong Báo cáo tài chính, HAY - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kiểm toán chi phí sản xuất trong Báo cáo tài chính, HAY - Gửi miễn ph...Đề tài: Kiểm toán chi phí sản xuất trong Báo cáo tài chính, HAY - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kiểm toán chi phí sản xuất trong Báo cáo tài chính, HAY - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hayDe tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hayLuận Văn 1800
 
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hayDe tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hayLuận Văn 1800
 

Similar to Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE (20)

Đề tài: Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung c...
Đề tài: Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung c...Đề tài: Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung c...
Đề tài: Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung c...
 
Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công...
Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công...Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công...
Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công...
 
Đề tài: Kiểm toán chi phí hoạt động tại Công ty Kiểm toán Việt
Đề tài: Kiểm toán chi phí hoạt động tại Công ty Kiểm toán ViệtĐề tài: Kiểm toán chi phí hoạt động tại Công ty Kiểm toán Việt
Đề tài: Kiểm toán chi phí hoạt động tại Công ty Kiểm toán Việt
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Việt Trường, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Việt Trường, HAYĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Việt Trường, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Việt Trường, HAY
 
Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tn...
Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tn...Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tn...
Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tn...
 
Kiểm toán tài chính Hàng tồn kho tại Công ty Kiểm toán UHY ACA
Kiểm toán tài chính Hàng tồn kho tại Công ty Kiểm toán UHY ACAKiểm toán tài chính Hàng tồn kho tại Công ty Kiểm toán UHY ACA
Kiểm toán tài chính Hàng tồn kho tại Công ty Kiểm toán UHY ACA
 
Ứng dụng KPI trong đánh giá hiệu quả công việc ở Công ty TNHH thương mại Hà V...
Ứng dụng KPI trong đánh giá hiệu quả công việc ở Công ty TNHH thương mại Hà V...Ứng dụng KPI trong đánh giá hiệu quả công việc ở Công ty TNHH thương mại Hà V...
Ứng dụng KPI trong đánh giá hiệu quả công việc ở Công ty TNHH thương mại Hà V...
 
Đề tài: Kiểm toán hàng tồn kho trong Báo cáo tài chính tại công ty
Đề tài: Kiểm toán hàng tồn kho trong Báo cáo tài chính tại công tyĐề tài: Kiểm toán hàng tồn kho trong Báo cáo tài chính tại công ty
Đề tài: Kiểm toán hàng tồn kho trong Báo cáo tài chính tại công ty
 
Công tác kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình kiểm toán
Công tác kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình kiểm toánCông tác kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình kiểm toán
Công tác kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình kiểm toán
 
Kiểm toán chu kỳ tài sản cố định do công ty Kiểm toán thực hiện
Kiểm toán chu kỳ tài sản cố định do công ty Kiểm toán thực hiệnKiểm toán chu kỳ tài sản cố định do công ty Kiểm toán thực hiện
Kiểm toán chu kỳ tài sản cố định do công ty Kiểm toán thực hiện
 
Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán bctc do ...
Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán bctc do ...Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán bctc do ...
Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán bctc do ...
 
Kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty kiểm toán Việt
Kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty kiểm toán ViệtKiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty kiểm toán Việt
Kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty kiểm toán Việt
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty thương mại kim khí
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty thương mại kim khíĐề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty thương mại kim khí
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty thương mại kim khí
 
Đề tài: Kiểm toán chi phí sản xuất trong Báo cáo tài chính, HAY - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kiểm toán chi phí sản xuất trong Báo cáo tài chính, HAY - Gửi miễn ph...Đề tài: Kiểm toán chi phí sản xuất trong Báo cáo tài chính, HAY - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kiểm toán chi phí sản xuất trong Báo cáo tài chính, HAY - Gửi miễn ph...
 
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty ascode tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
 
Đề tài: Khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán VACO
Đề tài: Khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán VACOĐề tài: Khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán VACO
Đề tài: Khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán VACO
 
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay - Gửi miễn phí...
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay - Gửi miễn phí...De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay - Gửi miễn phí...
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay - Gửi miễn phí...
 
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hayDe tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay
 
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hayDe tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay
 
Đề tài: Tổ chức kế toán tại Văn phòng Thanh tra Chính phủ, HAY
Đề tài: Tổ chức kế toán tại Văn phòng Thanh tra Chính phủ, HAYĐề tài: Tổ chức kế toán tại Văn phòng Thanh tra Chính phủ, HAY
Đề tài: Tổ chức kế toán tại Văn phòng Thanh tra Chính phủ, HAY
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...songtoan982017
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxsongtoan982017
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptxsongtoan982017
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haingTonH1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 

Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE

  • 1. LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/06i LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đến PGS.TS. Phạm Tiến Hưng đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong thời gian vừa qua để em hoàn thiện bài viết này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc và các anh chị trong Công ty VAE đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong thời gian thực tập. Do thời gian thực tập có hạn và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên bài viết này không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô để em có thể hoàn thiện hơn bài viết này. Em xin chân thành cảm ơn!
  • 2. LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/06ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN............................................................................................. i MỤC LỤC ..................................................................................................ii LỜI CAM ĐOAN....................................................................................... v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................vi DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................................vii HỆ THỐNG GIẤY TỜ LÀM VIỆC ...........................................................vii DANH MỤC SƠ ĐỒ................................................................................viii PHỤ LỤC ................................................................................................viii PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................ 1 PHẦN I:LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH................................ 4 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH......................................................................................................... 4 1.1.1. Khái niệm, vai trò của tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp..... 4 1.1.2. Yêu cầu quản lý tài sản cố định hữu hình............................................ 5 1.2. KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ...................... 7 1.2.1 Mục tiêu kiểm toán tài sản cố định hữu hình trong kiểm toán báo cáo tài chính.......................................................................................................... 7 1.2.2 Căn cứ kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình......................... 7 1.2.3. Những sai phạm có thể xảy ra trong việc quản lý, sử dụng và hạch toán tài sản cố định hữu hình .............................................................................. 8 1.3. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH................................ 9 1.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán và soạn thảo chương trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố đinh Hữu hình trong kiểm toán báo cáo tài chính.................. 9
  • 3. LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/06iii 1.3.2. Thực hiện kiểm toán.........................................................................15 1.3.3. Kết thúc kiểm toán ...........................................................................22 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM (VAE) THỰC HIỆN ........................................................................................................24 2.1. KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM (VAE).24 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty VAE.............................24 2.1.2. Đặc điểm về hoạt động kinh doanh của Công ty VAE........................26 2.1.3. Mô hình tổ chức quản lý...................................................................27 2.1.4. Đặc điểm tổ chức kiểm toán của Công ty VAE..................................27 2.2. THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI KHÁCH HÀNG ABC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM THỰC HIỆN (VAE)...............................................................30 2.2.1. Khái quát vê cuộc kiểm toán báo cáo tài chính tại khách hàng ABC ...31 2.2.2. Thực trạng quy trình kiểm toan khoản mục TSCĐHH trong kiểm toán BCTC tại khách hàng ABC ........................................................................37 2.3. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÁI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH.......................................81 2.3.1. Ưu điểm...........................................................................................81 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân...................................................................84 CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN ĐỐI VỚI KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM (VAE) THỰC HIỆN.............................................88
  • 4. LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/06iv 3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN ĐỐI VỚI KHOẢN MỤC TSCĐHH...........................................................88 3.1.1. Định hướng phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam...................................................................................................88 3.1.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐHH88 3.2. NHỮNG NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN ĐỐI VỚI KHOẢN MỤC TSCĐHH .....................................90 3.2.1. Nguyên tắc hoàn thiện....................................................................90 3.2.2. Yêu cầu hoàn thiện ........................................................................91 3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN ĐỐI VỚI KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH.......................................92 3.3.1. Trong giai đoạn lập kế hoạch..........................................................92 3.3.2. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán...............................................94 3.3.3. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán.................................................97 3.4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP.....................................97 3.4.1. Về phía cơ quan chức năng của Nhà nước, Hiệp hội nghề nghiệp.....97 3.4.2. Về phía KTV và Công ty TNHH Kiểm toán và định giá Việt Nam...98 3.4.3. Về phía khách hàng........................................................................98 3.4.4. Về phía các trường đào tạo.............................................................98 KẾT LUẬN.............................................................................................100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................101
  • 5. LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/06v LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn cuối khóa này là do tôi tự thu thập, trích dẫn, tuyệt đối không sao chép từ bất kỳ một tài liệu nào. Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2016 Tác giả luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Việt Trinh
  • 6. LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/06vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Diễn giải BCĐKT Bảng cân đối kế toán BCĐPS Bảng cân đối phát sinh BCTC Báo cáo tài chính BCKT Báo cáo kiểm toán BĐSĐT Bất động sản đầu tư BGĐ Ban giám đốc CMKT Chuẩn mực kế toán DN DN GTCL Giá trị còn lại HĐQT Hội đồng quản trị HMLK Hao mòn lũy kế HTK Hàng tồn kho KSNB Kiểm soát nội bộ KTV Kiểm toán viên NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại GTLV Giấy tờ làm việc SXKD Sản xuất kinh doanh TNHH Trách nhiệm hữu hạn TK Tài khoản TSCĐ Tài sản cố định TSCĐHH Tài sản cố định hữu hình VACPA Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam VAE Viet Nam Auditing and Evaluation Limited Company
  • 7. LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/06vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Chương I Trang Bảng 1.1 Bảng xác định mức trọng yếu (kế hoạch – thực tế) dựa vào doanh thu (A700) Bảng 1.2 Các thủ tục kiểm soát nội bộ cơ bản đối với các nghiệp vụ TSCĐHH Bảng 1.3 Các thủ tục khảo sát nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐHH Chương II Bảng 2.1 Thủ tục kiểm toán đánh giá tính độc lập của nhóm kiểm toán tham gia cung cấp dịch vụ cho Công ty TNHH ABC (A270) Bảng 2.2 Bảng đánh giá hệ thống KSNB Công ty TNHH ABC (A610) Chương III Bảng 3.1 Bảng 3.1: Bảng tính ngưỡng chênh lệch có thể chấp nhận được HỆ THỐNG GIẤY TỜ LÀM VIỆC Giấy tờ Trang GTLV 01 Các câu hỏi liên quan đến việc tiếp tục cung cấp dịch vụ GTLV 02 Xác định mức trọng yếu (kế hoạch – thực hiện) GTLV 03 Chương trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định hữu hình GTLV 04 Giấy tờ làm việc D710 của KTV GTLV 05 Giấy tờ làm việc D720.1 của KTV GTLV 06 Giấy tờ làm việc D720.2 của KTV GTLV 07 Giấy tờ làm việc số D740.2, D770.2 của KTV GTLV 08 Giấy tờ làm việc số D740.3 của KTV
  • 8. LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/06viii DANH MỤC SƠ ĐỒ Chương 1 Trang Sơ đồ 1.1 Quy trình thực hiện nghiệp vụ chung Chương 2 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Sơ đồ 2.2 Quy trình soát xét chất lượng BCTC và Báo cáo kiểm toán phát hành tại Công ty VAE Sơ đồ 2.3 Sơ đồ tổ chức của Công ty TNHH ABC PHỤ LỤC Phụ lục Tên Trang Phụ lục số 01 Bảng câu hỏi đánh giá Hệ thông Kiếm soát nội bộ Phụ lục số 02 Đánh giá các thành phần của Hệ thống Kiểm soát nội bộ Phụ lục số 03 Hồ sơ kiểm toán Phụ lục số 04 Hợp đồng kinh tế
  • 9. LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/061 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Xu thế hiện nay trên thế giới là hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế. Bắt nhịp cùng xu thế này, một đòi hỏi mang tính bắt buộc là các DN phải công khai hoá tình hình tài chính của DN mình cho các bên quan tâm, để qua đó tận dụng mọi nguồn lực kinh tế có thể mang lại trong quá trình hội nhập. Dịch vụ kiểm toán đã hình thành, phát triển một cách mạnh mẽ ở Việt Nam trong những năm gần đây, một phần để đáp ứng đòi hỏi khách quan đó. Hiện nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của hàng loạt các công ty kiểm toán, các loại hình dịch vụ kiểm toán được cung cấp ngày càng đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, kiểm toán BCTC vẫn là một hoạt động chủ yếu của các tổ chức kiểm toán độc lập. BCTC là tấm gương phản ánh kết quả của quá trình kinh doanh của DN. Một tập hợp các thông tin có được từ việc xử lý các giao dịch cuối cùng sẽ được phản ánh thành các bộ phận, các khoản mục trên BCTC. Vì vậy, để đạt được mục đích kiểm toán toàn diện các BCTC nói chung, KTV cần phải xem xét, kiểm tra riêng biệt các bộ phận của chúng. TSCĐHH và khấu hao TSCĐHH đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của một DN. Vì vậy, việc hạch toán TSCĐHH cũng như việc trích lập chi phí khấu hao cần phải được ghi chép đúng đắn và tính toán chính xác. Hơn nữa, khoản mục TSCĐHH trên Bảng cân đối kế toán thường chiếm tỷ trọng lớn nên sai sót đối với khoản mục này thường gây ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC của DN. Do đó, kiểm toán khoản mục TSCĐHH và khấu hao TSCĐHH đóng một vai trò hết sức quan trọng trong kiểm toán BCTC. Nhận thức được tầm quan trọng của việc kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán khoản mục TSCĐ nói riêng. Là một sinh viên chuyên ngành kiểm toán với những kiến thức được trang bị trong nhà trường cùng với một quá trình thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán và định giá Việt Nam (VAE) và được sự chỉ dạy tận tình của thầy giáo PGS.TS. Phạm Tiến Hưng em đã chọn đề tài “Kiểm toán đối với
  • 10. LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/062 khoản mục Tài sản cố định hữu hình trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam (VAE) thực hiện”. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài là vận dụng lý luận về kiểm toán, đặc biệt là kiểm toán khoản mục Tài sản cố định hữu hình trong kiểm toán BCTC. Kết hợp với nghiên cứu và đánh giá quy trình kiểm toán Khoản mục Tài sản cố định hữu hình tại Công ty VAE. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán BCTC do Công ty VAE thực hiện. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trang về Khoản mục Tài sản cố định hữu hình trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện. TSCĐ là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ DN nào. khoản mục TSCĐ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong Tổng tài sản của DN, Do đó, khoản mục TSCĐ có vị trí rất quan trọng và ảnh hưởng trọng yếu đến kiểm toán BCTC. TSCĐ là khoản mục lớn do nhiều khoản mục nhỏ cấu thành nên như TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, Bất động sản đầu tư,…. Và do thời gian nghiên cứu có hạn nên phạm vi nghiên cứu đề tài này em sẽ chỉ tập trung vào làm rõ quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐHH là bộ phận chủ yếu của kiểm toán TSCĐ. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Về khoa học: Luận văn đã hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm toán khoản mục TSCĐHH trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty VAE Về thực tiễn: Luận văn đã nghiên cứu và đánh giá thực trạng về kiểm toán khoản mục TSCĐHH trong kiểm toán Báo cáo tài chính, mô tả sự vận dụng lý luận vào thực tiễn công tác kiểm toán Báo cáo tài chính và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐHH do công ty VAE thực hiện.
  • 11. LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/063 5. Phương pháp nghiên cứu Về phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu và thực hiện dựa trên phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với tư duy khoa học logic. Về phương pháp kỹ thuât: Luận văn đã sử dụng kết hợp các phương pháp như khảo sát trực tiếp tại đơn vị khách hàng, thống kê, so sánh, đối chiếu, tổng hợp kết quả và tham khảo ý kiến chuyên gia… nhằm làm rõ lý luận và thực trạng về quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐHH trong kiểm toán BCTC do Công ty VAE thực hiện. 6. Kết cấu luận văn Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, bài luận văn cuối khóa này có kết cấu gồm ba chương: - Chương I: Lý luận chung về kiểm toán khoản mục Tài sản cố định hữu hình trong kiểm toán báo cáo tài chính. - Chương II: Thực trạng về kiểm toán khoản mục Tài sản cố định hữu hình trong kiểm toán Báo cáo Tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam (VAE) thực hiện. - Chương III: Những giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán Khoản mục Tài sản cố định hữu hình trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá thực hiện. Do thời gian thực tập có hạn cùng với những kiến thức thực tế chưa nhiều nên bài viết của em khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em kính mong các Thầy cô cùng Quý Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam góp ý để bài viết của em có thể hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Hà nội, ngày 15 tháng 04 năm 2016 Sinh viên Nguyễn Thị Việt Trinh
  • 12. LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/064 PHẦN I LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH 1.1.1. Khái niệm, vai trò của tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp Tài sản cố định hữu hình (TSCĐHH) là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐHH. Những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau thành một hệ thống để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả bốn tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là TSCĐ:  Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;  Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy;  Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên;  Có giá trị theo quy định hiện hành. (Từ 30.000.000 đồng trở lên) Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản và mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của TSCĐ thì được coi là một TSCĐHH độc lập. Đối với súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm, nếu từng con súc vật thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của TSCĐ đều được coi là một TSCĐHH. Đối với vườn cây lâu năm, nếu từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của TSCĐ thì cũng được coi là một TSCĐHH. TSCĐHH là những tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài. Khoản mục TSCĐ là một khoản mục chiếm tỷ trọng đáng kể trên BCĐKT, có những DN giá trị khoản mục này chiếm tỷ trọng hơn 50% tổng tài sản. Ví dụ như tại khách
  • 13. LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/065 hàng ABC sẽ được phân tích ở khóa luận này, TSCĐHH chiếm hơn 56% trên Tổng giá trị tài sản của công ty. TSCĐ là các tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát và quản lý sử dụng của DN trong thời gian hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường. TSCĐ là cơ sở vật chất kỹ thuật của DN, phản ánh năng lực sản xuất hiện có và trình độ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của DN vào các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời giúp DN đạt được các mục tiêu về hoạt động và tài chính trong quá trình sản xuất kinh doanh. TSCĐ cũng là một trong những yếu tố quan trọng tạo khả năng tăng trưởng bền vững, tăng năng suất lao động góp phần giảm chi phí và hạ giá thành cho các sản phẩm, dịch vụ. Trong quá trình sử dụng theo thời gian, TSCĐ bị hao mòn dần và giá trị của TSCĐ được chuyển dịch dần vào chi phí hoạt động tương ứng. Riêng với hoạt động kinh doanh thì phần giá trị này sẽ được thu hồi khi bán hàng hóa, dịch vụ. Để theo kịp nền kinh tế luôn biến động và ngày càng phát triển, DN cần phải luôn đổi mới, sáng tạo nên các sản phẩm mới, đáp ứng được các nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Muốn vậy bên cạnh việc cần phải đầu tư các thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại, DN cũng cần phải có các phương pháp quản lý và sử dụng những TSCĐ hiện có một cách phù hợp. Ngoài việc sử dụng hợp lý công suất để phát triển sản xuất, thu hồi vốn đầu tư nhanh để tái sản xuất, đổi mới TSCĐ, DN phải tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa và nâng cấp TSCĐ. 1.1.2. Yêu cầu quản lý tài sản cố định hữu hình Tài sản cố định phải được theo dõi, quyết toán, quản lý và sử dụng theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Kế toán phải theo dõi chi tiết nguồn hình thành TSCĐ để phân bổ hao mòn một cách phù hợp theo nguyên tắc:  Đối với TSCĐ hình thành từ nguồn vốn vay hoặc vốn chủ sở hữu phục vụ cho sản xuất, kinh doanh thì hao mòn được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh;  Đối với TSCĐ hình thành từ các Quỹ phúc lợi, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ hoặc nguồn kinh phí thì hao mòn được ghi giảm các quỹ, nguồn kinh phí
  • 14. LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/066 hình thành TSCĐ đó.  Kế toán phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng. Trường hợp một tài sản được sử dụng cho nhiều mục đích, ví dụ một tòa nhà hỗn hợp vừa dùng để làm văn phòng làm việc, vừa để cho thuê và một phần để bán thì kế toán phải thực hiện ước tính giá trị hợp lý của từng bộ phận để ghi nhận một cách phù hợp với mục đích sử dụng.  Trường hợp một bộ phận trọng yếu của tài sản được sử dụng cho một mục đích cụ thể nào đó khác với mục đích sử dụng của các bộ phận còn lại thì kế toán căn cứ vào mức độ trọng yếu có thể phân loại toàn bộ tài sản theo bộ phận trọng yếu đó;  Trường hợp có sự thay đổi về chức năng sử dụng của các bộ phận của tài sản thì kế toán được tái phân loại tài sản theo mục đích sử dụng theo quy định của các Chuẩn mực kế toán có liên quan. Khi mua TSCĐ nếu được nhận kèm thêm thiết bị, phụ tùng thay thế (phòng ngừa trường hợp hỏng hóc) thì kế toán phải xác định và ghi nhận riêng sản phẩm, phụ tùng thiết bị thay thế theo giá trị hợp lý. Nếu thiết bị, phụ tùng thay thế đủ tiêu chuẩn là TSCĐ thì được ghi nhận là TSCĐ, nếu không đủ tiêu chuẩn của TSCĐ thì ghi nhận là hàng tồn kho. Nguyên giá TSCĐ mua được xác định bằng tổng giá trị của tài sản được mua trừ đi giá trị sản phẩm, thiết bị, phụ tùng thay thế. Kế toán TSCĐ liên quan đến ngoại tệ được thực hiện theo quy định tại Điều 69 – hướng dẫn phương pháp kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái. (Nguồn trích: Thông tư số 200/2014/TT/BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính về hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp) Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của bài viết này là đi sâu về TSCĐ hữu hình nên tác giả sẽ chỉ sử dụng quan tâm sử dụng tài khoản 2141 – Hao mòn TSCĐ hữu hình. Các tài khoản cấp 2 khác của Tài khoản 214 chỉ được đưa ra giới thiệu và sẽ không được đề cập sử dụng trong bài viết này.
  • 15. LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/067 1.2. KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.2.1 Mục tiêu kiểm toán tài sản cố định hữu hình trong kiểm toán báo cáo tài chính 1.2.1.1 Mục tiêu tổng quát Phù hợp với mục đích chung của kiểm toán BCTC là xác nhận về mức độ tin cậy của BCTC được kiểm toán; Mục tiêu cụ thể của kiểm toán TSCĐHH là thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp từ đó đưa ra lời xác nhận về mức độ tin cậy của các thông tin tài chính có liên quan. Đồng thời cũng cung cấp những thông tinc ó luên quan làm cơ sở tham chiếu khi kiểm toán các chu kỳ có liên quan khác. Các mục tiêu chi tiết cụ thể kiểm toán đối với khoản mục TSCĐHH sẽ được trình bày cùng với quá trình kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ và số dư tài khoản. 1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể Đánh giá mức độ hiệu lực và yếu kém của hệ thống KSNB đối với khoản mục TSCĐHH thông qua đánh giá việc thiết kế (xây dựng) và vận hành (áp dụng) các quy chế kiểm soát nội bộ liên quan đến khoản mục TSCĐHH trong đơn vị trên các khía cạnh tồn tại, đầy đủ, hiệu lực, phù hợp và hiệu lực liên tục. Xác nhận mức độ trung thực, hợp lý của các số liệu, thông tin có liêu quan đến khoản mục TSCĐHH là đúng đăn, cụ thể: - Tất cả các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến khoản mục TSCĐ phải đảm bảo sự phát sinh, sự tính toán đánh giá, sự phân loại và hạch toán đầy đủ, đúng đắn, đúng kỳ. - Số dư tài khoản tài sản cố định hữu hình phải đảm bảo sự hiện hữu, quyền và nghĩa vụ, sự tính toán đánh giá, sự trình bày và công bố. 1.2.2 Căn cứ kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình Để có thể tiến hành kiểm toán và có thể đưa ra nhận xét về chỉ tiêu TSCĐHH trên báo cáo tài chính, KTV phải dựa vào các thông tin và tài liệu sau: - Các nội quy, quy chế nội bộ của đơn vị liên quan đến việc mua sắm, quản lý sử dụng, thanh lý nhượng bán TSCĐHH
  • 16. LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/068 - Các tài liệu làm căn cứ pháp lý cho các nghiệp vụ tăng giảm, mua bán, sửa chữa TSCĐHH, như: Các hợp đồng mua bán, các bản thanh lý hợp đồng, biên bản giao nhận TSCĐ, Biên bản bàn giao, biên bản kiểm kê… - Các chứng từ phát sinh liên quan đến TSCĐHH, như: Hóa đơn mua, các chứng từ liên quan đến quá trinh vận chuyển, lắp đặt, sửa chữa TSCĐ, các chứng từ thanh toán có liên quan như: Phiếu chi, phiếu báo nợ, các biên bản thanh lý nhượng bán TSCĐ.. - Các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của các tài khoản liên quan như: Sổ cái, sổ chi tiết TSCĐHH, hao mòn tài sản cố định. - Các báo cáo kế toán tổng hợp và chi tiết các tài khoản có liên quan, như báo cáo tăng, giảm TSCĐHH, các báo cáo sửa chữa, báo cáo thanh lý, bảng tính và phân bổ khẩu hao TSCĐ… Các báo cáo tài chính có liên quan. - Các nguồn tài liệu về quá trình xử lý kế toán chủ yếu cung cấp bằng chứng liên quan trực tiếp đến các cơ sở dẫn liệu của các thông tin đã trình bày trên BCTC được kiểm toán. 1.2.3. Những sai phạm có thể xảy ra trong việc quản lý, sử dụng và hạch toán tài sản cố định hữu hình Khi thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ, KTV cần có các hiểu biết về rủi ro kiểm toán gắn với các gian lận và sai sót trong nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ. Tuy nhiên, đối với các sai sót, KTV có thể dễ dàng phát hiện hơn so với các gian lận. Gian lận trong các nghiệp vụ về TSCĐHH có thể là:  Trong kiểm toán, gian lận loại này thường là lập hóa đơn giả, ghi tăng giá mua TSCĐ so với thực tế, sửa chữa chứng từ, làm chứng từ giả liên quan đến chi phí thu mua làm tăng nguyên giá TSCĐ để biển thủ công quỹ.  Cố tình giấu giếm hồ sơ, tài liệu, bỏ sót các nghiệp vụ nhằm đạt lợi ích riêng cho DN hoặc bản thân.  Sai phạm trong việc thực hiện các thủ tục phê duyệt, mua sắm tài sản như: phê duyệt mua tài sản vượt quá thẩm quyền, khô tổ chức đấu thầu hay chào hàng
  • 17. LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/069 cạnh tranh đối với những tài sản bắt buộc theo qui định, thực hiện sai các thủtục trong việc đấu thầu.  Ghi chép các nghiệp vụ không có thật. Đây là trường hợp rất hay xảy ra.  Áp dụng sai Chế độ kế toán và các văn bản khác của Nhà nước. Sai sót trong các nghiệp vụ về TSCĐHH có thể là:  Sai sót do quên không ghi một nghiệp vụ kế toán mà đáng lẽ phải ghi vào sổ.  Định khoản sai trong trường hợp lẽ ra phải ghi Nợ hoặc ghi Có một tài khoản này nhưng lại ghi vào tài khoản khác không phù hợp với nghiệp vụ phát sinh.  Sai sót trong quá trình ghi sổ và chuyển sổ. Đây là sai sót phổ biến trong quá trình ghi chép sổ kế toán.  Sai sót do trùng lặp. Sai sót này xảy ra khi nhiều lần một nghiệp vụ phát sinh do tổ chức sổ chưa tốt.  Sai sót do trình độ yếu kém của nhân viên kế toán dẫn tới ghi sai nghiệp vụ phát sinh hay hiểu chưa đúng các Chế độ kế toán mới ban hành. 1.3. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán và soạn thảo chương trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố đinh Hữu hình trong kiểm toán báo cáo tài chính. 1.3.1.1. Lập kế hoạch kiểm toán Là giai đoạn đầu tiên trong một cuộc kiểm toán, lập kế hoạch kiểm toán có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng đến các giai đoạn thực hiện tiếp theo. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 “Lập kế hoạch kiểm toán” cũng khẳng định vai trò cần thiết của giai đoạn ban đầu này: “Kế hoạch kiểm toán trọng yếu phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của một cuộc kiểm toán; phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn; đảm bảo cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn”. Trong giai đoạn này, KTV cần thực hiện các bước nhằm mục đích đảm bảo công tác kiểm toán nói chung và kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng tiến hành đạt hiệu quả và chất lượng cao.
  • 18. LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0610 Một kế hoạch kiểm toán gồm có các nội dung: Chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng; tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động; tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh quan trọng; phân tích sơ bộ; đánh giá chung về hệ thống KSNB và trao đổi với BGĐ về gian lận; xác định mức trọng yếu kế hoạch; tổng hợp kế hoạch kiểm toán. Đối với việc đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, KTV thực hiện việc xem xét, đánh giá đối với hệ thống kiểm soát chất lượng theo như quy định tại chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 “Kiểm soát chất lượng đối với việc thực hiện một hợp đồng kiểm toán”. Bên cạnh đó, việc đánh giá tính liêm chính của Ban Giám đốc công ty khách hàng cũng rất quan trọng vì đây là yếu tố cấu thành nên môi trường kiểm soát, có thể là rủi ro ban đầu đối với các gian lận về thông tin tài chính được trình bày trên báo cáo. Ngoài ra, việc thực hiện liên hệ với các KTV tiền nhiệm cũng là một cách mà KTV thực hiện nhằm hỗ trợ cho công việc lập kế hoạch kiểm toán. Đối với nhận diện lý do kiểm toán, KTV thực hiện kỹ thuật phỏng vấn với khách hàng mới hoặc xem xét hồ sơ năm trước đối với khách hàng cũ. Qua đó, KTV có thể xác định được mục đích đối tượng sử dụng và mục đích sử dụng thông tin trên BCTC, đồng thời xác định được quy mô và mức độ phức tạp của cuộc kiểm toán. Lựa chọn đội ngũ KTV và ký kết hợp đồng kiểm toán được thực hiện theo các yêu cầu tại chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 210 và số 300. Theo đó, cuộc kiểm toán cần thực hiện bởi những KTV có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có sự hiểu biết đầy đủ về lĩnh vực hoạt động của khách hàng, có tính độc lập khi thực hiện và dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc công ty kiểm toán. Thu thập thông tin cơ sở, thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng. Mục đích của công việc này là KTV có thể thu thập hiểu biết về lĩnh vực sản xuất kinh doanh của khách hàng, về hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống kế toán… để đánh giá được những rủi ro và mức trọng yếu ban đầu. Đồng thời KTV cũng có thể nắm được những quy trình pháp lý có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng.
  • 19. LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0611 Để thông tin thu thập được đầy đủ và phù hợp với yêu cầu, KTV tiến hành các công việc như: Trao đổi với KTV đã thực hiện kiểm toán năm trước, xem xét hồ sơ kiểm toán chung và kết quả kiểm toán năm trước; tham quan nhà xưởng, quan sát trực tiếp hoạt động SXKD; xác định các bên hữu quan với khách hàng cũng như sử dụng ý kiến của chuyên gia khi tìm hiểu thông tin về khách hàng. Các thông tin pháp lý cũng được KTV tìm hiểu và thu thập từ khách hàng gồm thông tin về: Giấy phép thành lập, điều lệ công ty, báo cáo tài chính, báo cáo thanh tra, biên bản họp cổ đông, ban giám đốc, các hợp đồng hoặc giấy tờ cam kết có tính quan trọng… KTV cần có các đánh giá chung về môi trường kiểm soát, đưa ra các thủ tục kiểm soát, đánh giá rủi ro, tham gia vào giám sát và đưa ra các kết luận chung về hệ thống KSNB của khách hàng. Xác định các rủi ro do gian lận và trao đổi với BGĐ về các vấn đề này. Các gian lận có thể được xác định từ việc lập BCTC gian lận hay biển thủ tài sản, với các rủi ro gian lận này, KTV cần phải trao đổi lại với BGĐ và ghi chép lại lại các nội dung trao đổi liên quan. Các đánh giá về hệ thống KSNB có thể được đưa ra thông qua việc phỏng vấn và trao đổi với BGĐ Công ty. KTV có thể lập các bảng hỏi với hệ thống các câu hỏi Có/Không (Phụ lục số 01, 02). Dựa vào kết quả phỏng vấn, KTV đưa ra mức độ tin cậy của hệ thống KSNB của khách hàng để từ đó xác định phạm vi cho thủ tục kiểm tra cơ bản. Cơ sở cho việc lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán là phải xác định ra mức trọng yếu áp dụng cho cuộc kiểm toán đó. Mức trọng yếu kế hoạch sẽ được xác định dựa trên việc thực hiện các thủ tục xác định mức trọng yếu tổng thể, mức trọng yếu chi tiết, ngưỡng sai sót có thể bỏ qua kết hợp sử dụng xét đoán nghề nghiệp trong việc xác định mức trọng yếu. Theo VACPA, có bốn chỉ tiêu được đưa ra với mức tỷ lệ ước tính tương ứng có thể sử dụng để đánh giá mức trọng yếu:  Lợi nhuận trước thuế: 5% đến 10%  Tổng tài sản: 1% đến 2%  Vốn chủ sở hữu: 1% đến 5%  Tổng doanh thu: 0.5% đến 3%
  • 20. LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0612 Bảng 1.1: Bảng xác định mức trọng yếu (kế hoạch – thực tế) dựa vào doanh thu (A700) Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế Chỉ tiêu được sử dụng để ước tính mức trọng yếu Doanh thu Doanh thu Nguồn số liệu để xác định mức trọng yếu BCTC trước kiểm toán BCTC đã điều chỉnh sau kiểm toán Lý do lựa chọn chỉ tiêu này để xác định mức trọng yếu Giá trị chỉ tiêu được lựa chọn (a) Điều chỉnh ảnh hưởng của các biến động bất thường (b) Giá trị tiêu chí được lựa chọn sau điều chỉnh (c)=(a)-(b) Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu (d) 0,5% - 3% 0,5% - 3% Lý do lựa chọn tỷ lệ này Mức trọng yếu tổng thể (e)=(c)*(d) Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu thực hiện (f) 50% - 75% 75% Mức trọng yếu thực hiện (1) (g)=(e)*(f) Tỷ lệ sử dụng để ước tính ngưỡng sai sót không đáng kể (h) 0% - 4% 4% Ngưỡng sai sót không đáng kể/ sai sót có thể bỏ qua (i)=(g)*(h) (Nguồn: Hồ sơ kiểm toán mẫu – Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam) Giữa rủi ro kiểm toán và mức trọng yếu có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau. Mức trọng yếu càng cao thì rủi ro kiểm toán càng thấp và ngược lại. trong quá trình thực hiện kiểm toán, KTV cần xem xét, đánh giá đồng thời mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán để đảm bảo các sai lệch trọng yếu sẽ giảm xuống mức thấp nhất, có thể chấp nhận được.
  • 21. LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0613 Rủi ro của một cuộc kiểm toán được đánh giá thông qua một trong hai mô hình rủi ro sau: AR = IR * CR * DR Trong đó:  AR (Audit risk)- Rủi ro kiểm toán là rủi ro do KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi BCTC đã được kiểm toán còn có những sai sót trọng yếu.  IR (Inherent risk) -Rủi ro tiềm tàng là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp, mặc dù có hay không có hệ thống KSNB.  CR (Control risk) – Rủi ro kiểm soát là rủi ro sai sót trọng yếu trong từng khoản mục trong BCTC chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà hệ thống kế toán và hệ thống KSNB không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời.  DR (Detection risk) – Rủi ro phát hiện là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng khoản mục trong BCTC chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà trong quá trình kiểm toán, KTV và công ty kiểm toán không phát hiện được. Trong mô hình rủi ro này, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát là hai loại rủi ro tồn tại độc lập, khách quan, KTV không tạo ra và cũng không kiểm soát được. KTV chỉ có thể đánh giá được các rủi ro đó thông qua các bằng chứng kiểm toán thu thập được tại đơn vị khách hàng và bằng kinh nghiệm của bản thân. Các rủi ro này bị phụ thuộc nhiều vào lĩnh vực kinh doanh và môi trường pháp lý mà khách hàng đang hoạt động nên KTV cần phải có những hiểu biết nhất định về đơn vị khách hàng để có thể đưa ra các đánh giá phù hợp Đánh giá rủi ro tiềm tàng : Rủi ro chủ yếu đối với hầu hết các cuộc kiểm toán đối với TSCĐHH là phân biệt không đúng chi phí sửa chữa với chi phí bảo
  • 22. LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0614 dưỡng, giữa được vốn hóa và không được vốn hóa mà được bù đắp bằng doanh thu. Những rủi ro tiềm tàng với TSCĐHH bao gồm: - Không thực hiện hoàn chỉnh việc ghi chép đối với nghiệp vụ giảm tài sản - Các tài sản bị lỗ thời hoặc bị hư hỏng - Những ghi chép không đúng từ hoạt động thuê tài chính như thuê hoạt động, che giấu tài sản bằng cách thay đổi cơ cấu vốn chủ sở hữu để ghi tài sản ngoài sổ - Đánh giá tài sản không đúng, mua tài sản nhưng lại ghi nhận như là một phần chi phí của hoạt động kinh doanh khác… Một số loại rủi ro không thể dựa trên việc đánh giá các nghiệp vụ, kiểm toán viên sẽ kiểm tra các hoạt động đầu tư lớn, các hợp đồng mua tài sản sử dụng… Đánh giá rủi ro kiểm soát: Hoạt động kiểm soát TSCĐHH được thiết kế để: - Nhận diện sự tồn tại của các TSCĐHH và chỉnh hợp số liệu kiểm kê với số liệu trên sổ cái tài khoản có liên quan - Đảm bảo các nghiệp vụ mua sắm tài sản đều được phê chuẩn - Phân loại hợp lý TSCĐHH, nhận diện những tài sản lỗi thời,hỏng hóc và ghi giảm giá trị của chúng - Đảm bảo an toàn cho TSCĐHH Ngược lại, rủi ro phát hiện là rủi ro mà KTV có thể kiểm soát được trong quá trình kiểm toán thông qua việc điều chỉnh nội dung, thời gian, phạm vi của các thử nghiệm cơ bản. Chiến lược kiểm toán và kế hoạch kiểm toán chi tiết được lập và lưu vào hồ sơ kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán sẽ tổng hợp lại đầy đủ các nội dung về thông tin khách hàng, mức trọng yếu và các rủi ro có thể xảy ra, thời gian kiểm toán, cơ cấu nhóm kiểm toán và phân công cụ thể công việc. Kết thúc giai đoạn lập kế hoạch, kế hoạch chi tiết được lập bởi Trưởng nhóm kiểm toán và được phê duyệt bởi thành viên BGĐ. Kế hoạch sau đó phải được trao đổi với các thành viên nhóm kiểm toán để các thanh viên có đủ thông tin để thực hiện công việc.
  • 23. LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0615 1.3.1.2. Soản thảo chương trình kiểm toán Chương trình kiểm toán là một bảng liệt kê, chỉ dẫn các thủ tục kiểm toán chi tiết tương ứng với mục tiêu kiểm toán của các công việc kiểm toán cụ thể được sắp xếp theo một chình tự nhất định Khi xây dựng chương trình kiểm toán, KTV phải xem xét các đánh giá về rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát cũng như mức độ đảm bảo phải đạt được thông qua thử nghiệm cơ bản. Đối với kiểm toán Khoản mục TSCĐHH, thiết kế chương trình kiểm toán nhằm dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao động giữa các KTV cũng như dự kiến về tư liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập phục vụ cho công việc kiểm toán khoản mục TSCĐHH. Chương trình kiểm toán của hầu hết các cuộc kiểm toán được thiết kế thành 3 phần: các khảo sát nghiệp vụ, các thủ tục phân tích và các khảo sát chi tiết của các số dư. Về chương trình kiểm toán mẫu của từng công ty áp dụng theo chương chính kiểm toán mẫu của Hiệp hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA). (Phụ lục số 03 – Chương trình kiểm toán mẫu) 1.3.2. Thực hiện kiểm toán Giai đoạn thực hiện kiểm toán được tiến hành trực tiếp tại DN khách hàng và gồm bốn nội dung chính: Thử nghiệm kiểm soát; Thử nghiệm cơ bản; Kiểm tra các nội dung khác; Đánh giá lại mức trọng yếu. 1.3.2.1. Khảo sát về kiểm soát nội bộ đối với khoản mục tài sản cố định Các bước công việc phải tiến hành để xử lý các nghiệp vụ về tài sản cố định hữu hình: - Xác định đầu tư và đưa ra quyết định đầu tư đôi với TSCĐHH - Tổ chức tiếp nhận TSCĐHH - Tổ chức quản lý và ghi nhận TSCĐHH về mặt gía trị - Tổ chức ghi nhận các khoản nợ phải trả phát sinh trong quá trình đầu tư, mua sắm TSCĐHH
  • 24. LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0616 - Xử lý và ghi sổ các khoản chi thanh toán tiền mua sắm, đầu tư TSCĐHH - Tổ chức xem xét phê chuẩn và xử lý các nghiệp vu thanh lý, nhượng bán TSCĐHH Hoạt động KSNB nhằm đảm bảo cho các bước công việc trong xử lý các nghiệp vụ TSCĐHH được thực thi đúng đắn và hiệu quả. Mục tiêu kiểm soát chủ yếu, nội dung các thứ tự kiểm soát của đơn vị có thể khái quát qua bảng dưới đây: Bảng 1.2: Các thủ tục kiểm soát nội bộ cơ bản đối với các nghiệp vụ TSCĐHH Mục tiêu KSNB Nội dung, thể thức và thủ tục kiểm soát Đảm bảo cho các nghiệp vụ về TSCĐHH được phê chuẩn đúng đắn Có một quy định cụ thể chặt chẽ về việc phê chuẩn ác nghiệp vụ; Phải tuân thủ tuyệt đối các quy định đối với việc phê chuẩn các nghiệp vụ này; Qúa trinh kiểm soát độc lập với sự phê chuẩn Đảm bảo cho các nghiệp vụ TSCĐHH có căn cứ hợp lý (Sự phát sinh) Quy trình kiểm soát để đảm bảo các nghiệp vụ về TSCĐHH là được người có đầy đủ thầm quyền phê duyệt và phù hợp với hoạt động của đơn vị; Có đầy đủ các chứng từ và tài liệu liên quan đến nghiệp vụ như: Các đề nghị về nghiệp vụ, hợp đồng mua bán thanh lý, biên bản giao nhận, hóa đơn mua, các chứng từ liên quan đến vận chuyển, lắp đặt, chạy thử… Các chứng từ đều phải hợp pháp, hợp lệ, đã được xử lý để đảm bảo không bị tẩy xóa, sửa chữa và được kiểm soát nội bộ; Các chứng từ và tài liệu liên quan phải được đánh số và quản lý theo số trên các sổ chi tiết. Đảm bảo sự đánh giá đúng đắn, hợp lý của các nghiệp vụ TSCĐHH Kiểm soát nội bộ các chính sách đánh giá của đơn vị với TSCĐHH; Kiểm tra so sánh số liệu trên hóa đơn với số liệu trên hợp đồng và các chứng từ liên quan;
  • 25. LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0617 Kiểm tra việc sử dụng tỷ giá để quy đổi các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ; Kiểm soát nội bộ quá trình tính toán và đánh giá các nghiệp vụ. Đảm bảo cho việc phân loại hạch toán đúng đắn các nghiệp vụ TSCĐHH Có chính sách phân loại TSCĐHH phù hợp với yêu cầu quản lý và sử dụng tài sản của đơn vị; Có đầy đủ hồ sơ hạch toán các nghiệp vụ TSCĐHH Có đầy đủ các quy định về trình tự ghi sổ các nghiệp vụ có liên quan đến TSCĐHH từ các sổ kế toán chi tiết đến các sổ kế toán tổng hợp; Có chính sách kiểm tra nội bộ đối với các nội dung trên. Đảm bảo cho việc hạch toán đầy đủ, đúng kỳ các nghiệp vụ tài sản cố định Mỗi hồ sơ liên quan đến TSCĐHH đều phải được đánh số và theo dõi chặt chẽ; Việc ghi sổ các nghiệp vụ phát sinh phải được thực hiện kịp thời ngay sau khi các nghiệp vụ sảy ra và hoàn thành; Quá trình kiểm soát nội bộ Đảm bảo sự cộng dồn (tính toán tổng hợp) đúng đắn các nghiệp vụ TSCĐ HH Số liệu phải được tính toán tổng hợp (cộng dồn) đầy đủ, chính xác; Kiểm tra kết quả tính toán; so sánh số liệu tổng hợp từ số chi tiết với các sổ tổng hợp. 1.3.2.2. Thực hiện các thủ tục kiểm toán cơ bản  Thủ tục phân tích và xét đoán Quá trinh kiểm toán TSCĐHH thường được bắt đầu từ các thủ tục phân tích nhằm đánh giá sơ bộ đối với các chỉ tiêu tài chính (TSCĐHH, Hao mòn TSCĐHH…), phát hiện những dấu hiệu bất thường; Phân tích các thông tin phi tài chính trong mối liên hệ với các thông tin tài chính từ đó làm rõ ảnh hưởng của các
  • 26. LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0618 nhân tố đương nhiên và có thể xét đoán sơ bộ khả năng sảy ra các sai phạm đối với nghiệp vụ có liên quan. Các kỹ thuật phân tích chủ yếu có thể sử dụng bao gồm: - Kỹ thuật phân tích ngang: So sánh nguyên giá của các loại TSCĐHH hiện có của đơn vị với các ky trước; So sánh giá trị hao mòn lũy kế, giá trị còn lại của các loại TSCĐHH với các kỳ trước; so sánh tổng chi phí khấu hao TSCĐHH với các kỳ trước; lập bảng kê tăng giảm TSCĐHH so với các kỳ trước.. - Kỹ thuật phân tích dọc: So sánh tỷ lệ khấu hao bình quân của kỳ này so với kỳ trước; so sánh hệ số hao mòn bình quân của toàn bộ TSCĐHH và từng loại TSCĐHH với các kỳ trước; so sánh tỷ suất giữa Tổng chi phí sửa chữa lớn TSCĐHH với tổng nguyên giá TSCĐHH; giữa tổng nguyên giá với Giá trị tổng sản lượng với các kỳ trước… Các thủ tục phân tích thường được thực hiện để đánh giá sự tồn tại, đầy đủ, đúng đắn, việc tính toán đánh gía đối cới các số liệu có liên quan  Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ tăng gảm tài sản cố định hữu hình Việc kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐHH có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình kiểm toán TSCĐ. Việc phản ánh đúng đắn các nghiệp vụ này có tác động và ảnh hưởng lâu dài đến các Báo cáo tài chính của đơn vị. Các sai phạm trong việc ghi chép nghiệm vụ tăng, giảm TSCĐHH không những ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trên BCĐKT mà còn ảnh hưởng trọng yếu đến các Báo cáo tài chính khác, như BCKQHĐKD, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính. Việc kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐHH theo các mục tiêu kiểm toán cụ thể được thực hiện theo các thủ tục sau (Bảng 1.3 – trang 19) Việc kiểm tra chi tiết nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐHH thường được kết hợp vơi quá trinh kiểm tra chi tiết số dư của các khoản TSCĐHH. Quy mô các khảo sát nghiệp vụ tăng giảm TSCĐHH phụ thuộc vào tính trọng yếu, mức độ rủi ro kiểm soát của đơn vị mà KTV đã đánh giá, cũng như kinh nghiệm, kết quả kiểm toán niên độ trước.
  • 27. LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0619 Bảng 1.3. Các thủ tục khảo sát nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐHH Mục tiêu kiểm toán Các khảo sát nghiệp vụ thông thường Những vấn đề cần lưu ý Đảm bảo cho các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐHH được phê chuẩn đúng đắn So sánh tổng nguyên giá TSCĐHH tăng, giảm năm nay so với năm trước; Đánh giá tính hợp lý của các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ HH với tình hình hoạt động thực tế của đơn vị; Đánh giá tính hợp lý của việc phê chuẩn giá mua, bán của các TSCĐHH tăng, giảm. Kiểm toán viên phải có hiểu biết sâu sắc về hoat động sản xuất kinh doanh và tình hình thực tế của doanh nghiệp. Đảm bảo cho các nghiệp vụ TSCĐ HH là có căn cứ hợp lý (Sự phát sinh) Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ và hợp pháp của các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐHH (hóa đơn, biên bản giao nhận, tài liệu quyết toán vốn đầu tư…) Có thể kết hợp kiểm tra các chứng từ, tài liệu với kiểm tra vật chất thực tế TSCĐHH Kiểm tra quá trình mua sắm, các chứng từ tài liệu liên quan đến việc mua sắm TSCĐHH, các chi phí lắp đặt, vận chuyển… Các thử nghiệm này sẽ được thực hiện ở quy mô tương đối lớn khi hệ thống kiểm soát của đơn vị được đánh giá là yếu (rủi ro kiểm soát cao) Đảm bảo sợ đánh giá đúng đắn, hợp lý của các nghiệp vụ TSCĐHH Kiểm tra tính đúng đắn, phù hợp và nhất quán của các chính sách xác định nguyên giá TSCĐHH mà doanh nghiệp xác định; Đối chiếu số liệu trên các chứng từ pháp lý liên quan đến tăng giảm TSCĐHH ( Hóa đơn, các chứng từ vận chuyển, lắp đặt, biên bản giao nhận..) Tính toán lại nguyên giá TSCĐHH trên cơ sở các chứng từ đã kiểm tra… Phải nắm vững các nguyên tắc, quy định về đánh giá TSCĐHH; Mức độ khảo sát phục thuôc và việc đánh giá hệ thống KSNB Đảm bảo cho việc phân loại và hạch Kiểm tra chính sách phân loại và sơ đồ hạch toán TSCĐ GG của doanh nghiệp, đảm bảo Mục tiêu này thường kết hợp
  • 28. LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0620 toán đúng đắn các nghiệp vụ TSCĐ HH sự hợp lý và phù hợp với các quy định hiện hành; Chọn mẫu các nghiệp vụ TSCĐHH để kiểm tra việc phân loại, xem xét bút toán ghi sổ và các sổ kế toán khi kiểm toán tính đầy đủ và việc tính toán đánh giá TSCĐHH Đảm bảo cho việc hạch toán đầy đủ, đúng kỳ các nghiệp vụ TSCĐ HH Đối chiếu chứng từ tăng, giảm TSCĐHH (hóa đơn, biên bản giao nhận..) với các sổ kế toán chi tiết TSCĐHH nhằm đảm bảo việc hạch toán không bị bỏ sót; Kiểm tra các khoản chi phí sửa chữa TSCĐ HH để phát hiện các trường hơp quên ghi sổ hoặc ghi nhận TSCĐHH thành các khoản khác (chi phí trả trước, chi phí xây dựng cơ bản…) Kiểm tra đối chiếu ngày tháng các chứng từ tăng, giảm TSCĐHH với ngày tháng ghi sổ các nghiệp vụ này (đặc biết với các nghiệp vụ phát sinh cuối các niên độ kế toán và đầu niên độ sau) Đây là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của kiểm toán TSCĐHH Đảm báo sự cộng dồn (tính toán tổng hợp) đúng đắn các nghiệp vụ TSCĐHH Cộng tổng các bảng kê tăng giảm TSCĐHH trong kỳ Đối chiếu số liệu giữa các sổ chi tiết, sổ tổng hợp, các bảng kê với nhau và với các sổ cái tổng hợp; Đối chiếu số liệu trên các số kế toán TSCĐHH với kết quả kiểm kê thực tê TSCĐHH
  • 29. LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0621  Kiểm toán số sư tài khoản TSCĐHH Việc kiểm toán số dư cuối kỳ của tài khoản TSCĐHH được thực hiện trên cơ sơ kiểm toán số dư đầu kỳ và kết quả kiểm toán các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐHH trong kỳ. Đồng thời cũng được kết hợp với những thủ tục kiểm toán phổ biến khác để xác minh về tính hiễn hữu và sự tính toán đánh giá của TSCĐHH. Cụ thể - Với số dư đầu kỳ: Việc xem xét số dư đầu kỳ về TSCĐHH được tiến hành tùy thuộc vào doanh nghiệp được kiểm toán được tiến hành kiểm toán lần đầu hay kiểm toán từ lần hai trở đi. + Nếu việc kiểm toán năm trước được thực hiện được thực hiện bởi chính công ty kiểm toán đang thực hiện kiểm toán BCTC năm nay và số dư đầu kỳ đã xác định là đúng thì không cần thiết phải thực hiện các thủ tục kiểm toán bố sung. Nếu việc kiểm toán năm trước được thực hiện bởi công ty kiểm toán khác, KTV phải xem xét BCKT năm trước và hồ sơ kiểm toán năm trước, nếu có thể tin cậy được thì KTV cũng có thể chấp nhận kết quả kiểm toán năm trước mà không cần thực hiện thêm các thủ tục kiểm toán bổ sung. KTV chỉ cần xem xét để đảm bảo số dư cuối năm tài chính trước được kết chuyển chính xác hoặc được phân loại một cách phù hợp trên báo cáo tài chính năm nay. + Nếu BCTC năm trước chưa được kiểm toán, hoặc việc kiểm toán năm trước được thực hiện bởi công ty kiểm toán khác và kiểm toán viên không tin tưởng vào BCKT năm trước hoặc BCKT năm trước không chấp nhận toàn phần với số dư TSCĐ thì KTV phải xem xét đến nguyên nhân không chấp nhận toàn phần của KTV năm trước. Trong trường hợp này KTV phải áp dụng thủ tục kiểm toán bổ sung như: Kiểm tra các chứng từ chứng minh số dư đầu năm, chọn mẫu cá TSCĐHH để kiểm tra sự tổn tại thực tế của tài sản, xem xét kết quả kiểm kê TSCĐHH của doanh nghiệp, kiểm tra tình trạng thế chấp. Với số dư cuối kỳ: Được xác nhận trên cơ sở kết quả kiểm toán số dư đầu kỳ và các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐHH trong kỳ. Đồng thời KTV cần kết hợp với thủ tục kiểm kê và đánh giá lại tài sản.. để có bằng chứng về sự hiện hữu và tính giá của TSCĐHH. Ngoài ra cũng cần kywy s đến sự phân loại và tổng hợp trình bày vào BCTC.
  • 30. LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0622 1.3.3. Kết thúc kiểm toán Sau khi hoàn thành giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV thực hiện việc tổng hợp, đánh giá các bằng chứng thu thập được nhằm soát xét và đưa ra kết luận về toàn bộ cuộc kiểm toán mà trong đó có phần kiểm toán khoản mục TSCĐHH Đánh giá sự đầy đủ cũng như hiện hữu của các bằng chứng kiểm toán thu được đối với việc đưa ra kết luận đối với khoản mục TSCĐHH của KTV. Xem xét đánh giá các sự kiện xảy ra sau ngày lập báo cáo tài chính, KTV đánh giá mức độ ảnh hưởng của những sự kiện này đối với báo cáo tài chính được lập. Có hai loại sự kiện có thể xảy ra mà KTV cần phải quan tâm và có hướng xử lý đúng đắn. Đó là sự kiện có ảnh hưởng trực tiếp đến Báo cáo tài chính và đòi hỏi phải có sự điều chỉnh và sự kiện ảnh hưởng không trực tiếp nhưng cần phải công bố trên BCTC. KTV xem xét tính hoạt động liên tục của doanh nghiệp. Trong một số tình huống, tính hoạt động liên tục của doanh nghiệp có thể bị vi phạm: Doanh nghiệp có khả năng chấm dứt hoạt động do lỗ quá nhiều, doanh nghiệp đang có những tranh chấp nghiêm trọng có ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh… Nếu doanh nghiệp không cung cấp những thông tin liên quan đến vấn đề này thì KTV có thế dựa trên mức độ trọng yếu của sự việc để đưa ra ý kiến kiểm toán của mình đối với BCTC của đơn vị. Đánh giá chất lượng của cuộc kiểm toán, đối với kiểm toán TSCĐHH, KTV tiến hành tổng hợp và đánh giá các sai sót phát hiện được trong quá trình kiểm toán khoản mục TSCĐHH. Sau đó, KTV yêu cầu thư giải trình của Ban Giám đốc đối với những sai sót đó. Với giai đoạn cuối cùng này, KTV tiến hành lập thư quản lý và báo cáo kiểm toán. Thư quản lý thường được gửi đến khách hàng trong đó nêu lên những hạn chế còn tồn tại đối với hệ thống kiểm soát và công tác kế toán doanh thu cũng như tư vấn hướng xử lý sao cho hiệu quả và phù hợp với những quy định hiện hành. Báo cáo kiểm toán được lập theo mẫu đã quy đinh trong chuẩn mực kiểm toán. Trên đó, ý kiến của KTV về tính trung thực, hợp lý, hợp pháp của các thông tin trình bày trên
  • 31. LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0623 BCTC của khách hàng xét trên những khía cạnh trọng yếu. Dựa trên kết quả đánh giá của KTV mà trên báo cáo kiểm toán trình bày một trong bốn loại ý kiến: - Ý kiến chấp nhận toàn phần - Ý kiến chấp nhận từng phần (ý kiến ngoại trừ) - Ý kiến từ chối (không thể đưa ra ý kiến) - Ý kiến không chấp nhận (ý kiến trái ngược) Quy trình thực hiện dịch vụ kiểm toán được khái quát theo hình 1.4 dưới đây: (Nguồn: Tài liệu hướng dẫn Chương trình kiểm toán mẫu - VACPA) Sơ đồ 1.1: Quy trình thực hiện nghiệp vụ chung
  • 32. LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0624 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM (VAE) THỰC HIỆN 2.1. KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM (VAE). 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty VAE Giới thiệu chung về VAE Tên Công ty: Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam Thành lập ngày: 21/ 12/ 2001 Tên giao dịch: Viet Nam Auditing and Evaluation Limited Company Tên viết tắt: VAE Co., Ltd Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0102026184 ngày 15/09/2006 của Sở Kế hoạch và Đầu tư, TP. Hà Nội Mã số thuế: 0101022228 Tel: (84-4) 6 2670491/92/93 – Fax: (84-4) 6 2670494 Website: http://www.vae.com.vn/ Vốn điều lệ của công ty: 10.000.000.000 (VNĐ) Văn phòng chính: Tầng 11, Tòa nhà Sông Đà, số 165 Cầu Giấy, Hà Nội Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh: Số 15/4, Nguyên Huy Tưởng, Phường 6, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh Các văn phòng đại diện: TP. Đà Nẵng, TP. Sơn La, TP. Hưng Yên, TP. Ninh Thuận, TP. Hải Dương. Nhân sự chủ chốt của VAE (Thành viên Ban Tổng giám đốc) Ông Phạm Ngọc Toản: Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm Phó tổng giám đốc Ông Trần Quốc Tuấn: Tổng giám đốc Ông Phạm Hùng Sơn: Phó tổng giám đốc Ông Nguyễn Tam Hưng: Phó tổng giám đốc
  • 33. LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0625 Ông Huỳnh Văn Dũng: Phó tổng giám đốc Bà Phạm Thanh Ngọc: Phó tổng giám đốc VAE luôn đứng trong danh sách 10 công ty kiểm toán độc lập có các chỉ số cao nhất (Số lượng kiểm toán viên hành nghề, số lượng nhân viên, số lượng khách hàng, doanh thu...) và đã được Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác nhận: - Là 01 trong 12 công ty kiểm toán đầu tiên được chấp thuận kiểm toán cho các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam từ năm 2006. - Là 01 trong số các công ty được Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) chấp nhận đủ điều kiện kiểm toán cho các dự án do WB, ADB tài trợ và ủy thác quản lý. - Là 01 trong 11 tổ chức đầu tiên có đủ điều kiện thực hiện Thẩm định giá từ năm 2006. - Là 01 trong số 13 tổ chức đầu tiên có đủ điều kiện thực hiện công tác xác định giá trị doanh nghiệp từ năm 2006. Đặc biệt, VAE là 01 trong 06 công ty kiểm toán đầu tiên được Bộ Công thương trao giải “Thương mại Dịch vụ Việt Nam - TOP TRADE SERVICES” dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ mà Việt Nam cam kết thực hiện khi gia nhập WTO. Đồng thời, VAE đã được Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán (VASB) trao giải thưởng ‘‘Thương hiệu kiểm toán chứng khoán uy tín VIETNAM LEADING STOCK BRAND’’ và được Trung tâm Khoa học thẩm định tín nhiệm doanh nghiệp bình chọn là 01 trong số “Top 10 doanh nghiệp uy tín nhất Việt Nam trong cùng hệ thống ngành nghề”. (Nguồn Phòng Hành chính tổng hợp) Theo báo cáo minh bạch năm 2015, công ty VAE có: Tổng doanh thu: 46.7 tỷ. Trong đó: + Doanh thu từ dịch vụ kiểm toán BCTC của đơn vị có lợi ích công chúng: 2.8 tỷ + Doanh thu dịch vụ khác: 43.9 tỷ
  • 34. LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0626 Chi phí: + Chi phí tiền lương, thưởng của nhân viên: 29.3 tỷ + Chi phí mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp: Công ty không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp mà thực hiện trích lập Quỹ dự phòng rủi do nghề nghiệp theo quy định của bộ tài chính: 0.4 tỷ + Chi phí khác: 16 tỷ Lợi nhuận sau thuế: 738 triệu Các khoản thuế phải nộp NSNN: 5.3 tỷ; trong đó thuế TNDN: 0.2 tỷ Tình hình trích lập Quỹ rủi ro nghề nghiệp: 3.2 tỷ 2.1.2. Đặc điểm về hoạt động kinh doanh của Công ty VAE Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam hoạt động với các tiêu chí: “Thành công của khách hàng chính là thành công của VAE” và “Thận trọng và trách nhiệm là tôn chỉ cho mọi hoạt động của VAE”. Theo đó, Công ty cam kết luôn mang đến cho khách hàng các dịch vụ chuyên nghiệp với chất lượng cao trên cơ sở chú trọng những yêu cầu phù hợp với đặc thù của khách hàng cũng như luôn tôn trọng ý kiến khách hàng. Công ty hiểu rằng “Chất lượng dịch vụ tạo nên uy tín VAE”. Do vậy, Công ty đảm bảo sẽ luôn mang đến khách hàng những dịch vụ có chất lượng cao cùng với các giá trị dịch vụ gia tăng trong khi vẫn đảm bảo công việc kiểm toán, định giá, tư vấn được thực hiện một cách độc lập, hiệu quả với giá chi phí dịch vụ hợp lý. Các dịch vụ chuyên ngành chính, đa dạng được cung cấp bởi Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam phải kể đến:  Dịch vụ kiểm toán, kế toán và thuế  Dịch vụ kiểm toán đầu tư và xây dựng cơ bản  Dịch vụ kiểm toán dự án  Dịch vụ định giá doanh nghiệp, tài sản  Dịch vụ tư vấn kinh doanh, đầu tư  Dịch vụ tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình  Dịch vụ chuyển đổi Báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Quốc tế (IFRS)
  • 35. LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0627 (Nguồn Phòng Hành chính tổng hợp) 2.1.3. Mô hình tổ chức quản lý Sơ đồ 2.1. Sơ đồ Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) 2.1.4. Đặc điểm tổ chức kiểm toán của Công ty VAE 2.1.4.1. Đặc điểm lưu trữ hồ sơ kiểm toán Trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán, nhóm kiểm toán ghi chép kết quả thực hiện của cuộc kiểm toán, thu thập các tài liệu – bằng chứng kiểm toán làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến đánh giá của mình. Toàn bộ những tài liệu này được lưu giữ lại làm cơ sở để tổng hợp kết quả kiểm toán, cơ sở để cấp soát xét tiến hành soát xét kiểm soát chất lượng kiểm toán và cũng là hồ sơ mang tính pháp lý chứng minh cho công việc KTV đã thực hiện. File hồ sơ này sẽ là tài liệu cho các cuộc kiểm toán tiếp theo đối với khách hàng đó. Phòng tư vấn TC, kế toán, thuế HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN BAN TỔNG GIÁM ĐỐC PHÒNG HÀNH CHÍNH TỔNG HỢP CÁC CHI NHÁNH, VĂN PHÒNG ĐẠI TP. Hồ Chí Minh TP. Đà Nẵng TP. Sơn La TP. Hưng Yên Phòng nghiệp vụ định giá Phòng nghiệp vụ kiểm toán đầu tư Ban kiểm toán tài chính
  • 36. LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0628 Hồ sơ kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam được lập và lưu trữ theo đúng các tiêu chuẩn của Công ty đặt ra và được thực hiện trong toàn bộ Công ty. Mỗi khoản mục đều được thiết kế bộ giấy làm việc riêng dựa theo chương chình kiểm toán mẫu của VACPA (phụ lục 04: Hồ sơ kiểm toán) 2.1.4.2. Kiểm soát chất lượng kiểm toán Đối với mọi cuộc kiểm toán, chất lượng luôn là vấn đề vô cùng quan trọng đối với những người sử dụng Báo cáo kiểm toán. Việc KTV đưa ra những ý kiến không chính xác hay không đảm bảo độ tin cậy của thông tin, sẽ mang lại những hiểu lầm cho những người sử dụng thông tin. Từ đó, gây ra những hậu quả đáng tiếc trong hoạt động kinh doanh cũng như những rủi ro lớn đối với KTV và Công ty kiểm toán. Do đó, soát xét chất lượng của cuộc kiểm toán là một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với hoạt động của các Công ty kiểm toán và KTV. Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam luôn luôn xác định đây là công việc quan trọng. Chính vì vậy, Công ty luôn nhắc nhở mọi thành viên trong Công ty, trong quá trình thực hiện bất kỳ một cuộc kiểm toán nào, cũng phải đảm bảo chất lượng và uy tín của Công ty. Hoạt động kiểm toán chất lượng phải được thực hiện ở tất cả các khâu của cuộc kiểm toán. Quá trình kiểm soát chất lượng của Công ty được thực hiện qua 3 giai đoạn: - Kiểm soát chất lượng tuyển dụng nhân viên; - Kiểm soát quá trình đào tạo; - Kiểm soát quá trình kiểm toán của từng cuộc kiểm toán. Kiểm soát chất lượng qua quá trình kiểm toán: Việc kiểm soát chất lượng hoạt động của cuộc kiểm toán cũng như các dịch vụ khác được Ban giám đốc thiết kế thành những chính sách, trong đó quy định những thủ tục kiểm soát chất lượng áp dụng cho toàn bộ cuộc kiểm toán. Việc kiếm soát chất lượng được thực hiện qua cả 4 khâu của cuộc kiểm toán, gồm: Tìm hiểu khách hàng, Lập kế hoạch, Thực hiện kiểm toán, Kết thúc kiểm toán.
  • 37. LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0629 Tìm hiểu khách hàng: Việc kiểm soát chất lượng của cuộc kiểm toán được thực hiện ngay từ khi tiếp xúc khách hàng. Các thành viên Ban giám đốc dựa trên các thông tin thu thập được về khách hàng, nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng để đánh giá rủi ro, đánh giá mức bù chi phí kiểm toán, đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán. Từ đó đưa ra quyết định có ký hợp đồng kiểm toán hay không.. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Kiểm tra kế hoạch kiểm toán là khâu quan trọng bởi kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toán quyết định toàn bộ công việc thực hiện trong quá trình kiểm toán tại khách hàng. Việc kiểm soát được thể hiện ở việc kiểm tra đánh giá về nội dung, phạm vi, thời gian thực hiện… kiểm tra việc thực hiện đầy đủ các công việc trong khâu lập kế hoạch. Việc kiểm soát này được thực hiện bới 2 cấp là trưởng (phó) phòng và Ban giám đốc. Giai đoạn thực hiện kiểm toán: Việc kiểm soát được thực hiện ngay từ khi bắt đầu thực hiện hợp đồng cho đến khi hoàn thiện file hồ sơ. Trong khi thực hiện kiểm toán tại khách hàng, trưởng nhóm kiểm toán trực tiếp đôn đốc và kiểm tra tiến độ thực hiện, chất lượng công việc của các thành viên trong nhóm. Đồng thời, trưởng nhóm xem xét các bằng chứng kiểm toán mà các nhân viên thu thập xem có đảm bảo tính pháp lý không. Sau từng cuộc kiểm toán, trưởng nhóm phải tổng hợp kết quả, báo cáo tiến độ thực hiện với chủ nhiệm kiểm toán để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời, phù hợp với kế hoạch và đảm bảo chất lượng. Giai đoạn kết thúc kiểm toán: Khi kết thúc kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán phải thu thập kiểm tra lại toàn bộ giấy tờ làm việc, lưu file kiểm toán và có trách nhiệm báo cáo với chủ nhiệm kiểm toán, Ban giám đốc về quá trình kiểm toán để có sự chỉ đạo kịp thời. Hồ sơ kiểm toán và Báo cáo kiểm toán phải được soát xét bởi 4 cấp: trưởng nhóm, trường phòng kiểm toán, trợ lý Ban giám đốc, tổng giám đốc qua sơ đồ sau:
  • 38. LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0630 Sơ đồ 2.2: Quy trình soát xét chất lượng BCTC và Báo cáo kiểm toán phát hành tại Công ty VAE 2.2. THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI KHÁCH HÀNG ABC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM THỰC HIỆN (VAE). Kiểm toán khoản mụcTSCĐ HH là một trong nhữngphần hành cơ bản, giữ vai trò quan trọng trong kiểm toán BCTC. Do vậy, quá trình thực hiện kiểm toán khoản mục này cũng phải tuân thủ chặt chẽ quy trình kiểm toán chung. Trong luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin lấy một khách hàng kiểm toán đặc trưng làm ví dụ minh họa nhằm đảm bảo yêu cầu về mặt kỹ thuật và thựctiễn trongthời gianthựctập. Tuy nhiên, do tính thận trọngvà bảomật thông tin trong công việc nên tác giả xin không nêu rõ tên khách hàngvà cũng đưa ra một cách khách quan về những vấn đề thực tế đã được tiếp cận. Khách hàng đó được gọi là Công ty TNHH ABC. Bên cạnh đó, do tình hình thực tiễn của từng khách hànglà khácnhau nên KTV có thể áp dụng toàn bộ hoặc áp dụng một phần quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ HH. Tổng hợp ý kiến các phần hành Trưởng nhóm soát xét và lập báo cáo tổng hợp Trưởng phòng soát xét và ghi lại ý kiến Trợ lý Tổng giám đốc xem xét Tổng giám đốc soát xét lần cuối cùng Phát hành báo cáo
  • 39. LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0631 2.2.1. Khái quát vê cuộc kiểm toán báo cáo tài chính tại khách hàng ABC 2.2.1.1. Giới thiệu về cuộc kiểm toán báo cáo tài chính tại khách hàng ABC Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam luôn luôn chủ động tìm đến khách hàng thông qua nhiều cách tiếp cận khác nhau như: gửi thư chào hàng và hồ sơ giới thiệu năng lực, liên lạc bằng điện thoại hoặc email, gặp gỡ trực tiếp với khách hàng để đi đến ký kết hợp đồng kiểm toán. Hàng năm, công ty đều gửi thư chào hàng đến các công ty, doanh nghiệp không phân biệt đó là khách hàng truyền thống hay khách hàng mới. Thông qua thư chào hàng, VAE giới thiệu với khách hàng các loại hình dịch vụ mà Công ty cung cấp, giới thiệu về năng lực của Công ty. Nêu khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Công ty thì sẽ gửi thư mời kiểm toán cho Công ty. Sau khi nhận được thư mời kiểm toán, nếu là khách hàng truyền thống, VAE sẽ tiến hành gặp mặt Ban giám đốc công ty khách hàng, trao đổi, thu thập các thông tin mới cập nhập, đánh giá khả năng tiếp tục cung cấp dịch vụ và tiến hành ký kết hợp đồng kiểm toán. Nếu là khách hàng mới, trước khi ký kết hợp đồng, Công ty phải thu thập thông tin về nghành nghề kinh doanh, hình thức sở hữu vốn, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, các vấn đề về nhân sự chủ chốt và tổ chức bộ máy quản lý, nhận diện lý do kiểm toán… Các thông tin thu thập được sẽ được lưu vào hồ sơ kiểm toán làm cơ sở cho việc đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán, từ đó Công ty ra quyết định chấp nhận hợp đồng kiểm toán hay không. Đồng thời lựa chọn đội ngũ KTV đảm bảo trình độ chuyên môn và tính độc lập với toàn bộ quá trình kiểm toán. Công ty TNHH ABC là khách hàng truyền thống của Công ty VAE, Công ty VAE đàm phán sơ bộ với lãnh đạo khách hàng về các điều khoản trong hợp đồng, xem xét mức độ rủi ro có thể gặp phải, đánh giá khả năng tiếp tục cung cấp dịch vụ và thống nhất về mức phí kiểm toán như sau: (GTLV 01: Các câu hỏi liên quan đến việc tiếp tục cung cấp dịch vụ - Trang 33) Sau khi đánh giá khả năng chấp nhận tiếp tục cung cấp dịch vụ kiểm toán, Công ty VAE tiến hành ký kết hợp đồng với Công ty TNHH ABC theo hợp đồng sau:
  • 40. LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0632 ( Phụ lục 05: Hợp đồng kinh tế) Sau khi ký kết hợp đồng, Công ty tiến hành phân công nhóm kiểm toán gồm các KTV đã thực hiện kiểm toán BCTC năm trước của Công ty TNHH ABC đi thực hiện kiểm toán. Nhóm kiểm toán: Thành viên BGĐ phụ trách cuộc kiểm toán : PHS Người soát xét công việc KSCL : PTN Chủ nhiệm kiểm toán : NBD KTV chính/Trưởng nhóm : NBD KTV Công ty : NVT KTV Công ty : LĐQ Trợ lý kiểm toán 1 : NTN Trợ lý kiểm toán 2 : BTA Thời gian kiểm toán Ngày bắt đầu 19/01/2016 Ngày kết thúc 22/01/2016 Chịu trách nhiệm kiểm toán khoản mục TSCĐ được giao cho KTV NVT. Kèm theo kế hoạch kiểm toán chi tiết, danh mục tài liệu được nhóm kiểm toán yêu cầu Công ty TNHH ABC cung cấp.
  • 41. LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0633 GTLV 01: Các câu hỏi liên quan đến việc tiếp tục cung cấp dịch vụ. CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH KIỂM TOÁN, ĐỊNH GIÁ, TƯ VẤN TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN, THUẾ Tầng 11, Tòa nhà Sông Đà - Số 165 - Đường Cầu Giấy – P.Dịch Vọng – Cầu Giấy – Hà Nội Khách hàng: Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triểnNMH Người lập: NVT Ngày: 26/12/2015 Kỳ hoạt động: năm 2015 Người soát xét: TQT Ngày: 27/12/2015 Nội dung: Các câu hỏi liênquan đến việc tiếptục cung cấp dịch vụ Mục tiêu: Đảm bảo các thông tin đầy đủ đã được thu thập để cho phép Công ty quyết định xem có nên tiếp tục hợp đồng kiểm toán không. Câu hỏi phải được hoàn tất hàng năm dựa trên kết luận của cuộc kiểm toán năm trước. Có/ Không Các thông tin liên quan khác. Chi tiết đầy đủ nên được đính kèm nếu câu trả lời là Có cùng với kết luận về việc an toàn để chấp nhận sự chỉ định. Có phí kiểm toán quá hạn chưa được thanh toán không? Không Công ty có liên quan đến kiện tụng, tranh chấp với khách hàng hoặc có sự cảnh báo về việc phát sinh kiện tụng, tranh chấp không? Không Có bất cứ Partner hoặc nhân viên nào Không A500.03
  • 42. LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0634 Có/ Không Các thông tin liên quan khác. Chi tiết đầy đủ nên được đính kèm nếu câu trả lời là Có cùng với kết luận về việc an toàn để chấp nhận sự chỉ định. trong Công ty có người nhà hoặc có các quan hệ cá nhân với khách hàng không? Có bất cứ Partner (hoặc người có quan hệ gần gũi) hoặc nhân viên trong nhóm kiểm toán có lợi ích tài chính với khách hàng không? Không Có bất cứ Partner (hoặc người có quan hệ gần gũi) nắm giữ cổ phần của khách hàng không? Không Có sự xung đột về lợi ích với các khách hàng không? Không Phạm vi các điều khoản của dịch vụ khác có khả năng ảnh hưởng đến tính độc lập không?. Không 1. Có các yếu tố khác có thể làm giảm tính độc lập của Công ty không? Không 2. Có rủi ro Partner và các nhân viên tham gia thực hiện dịch vụ không có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm để thực hiện dịch vụ hay không? Không 3. Có sự yêu cầu về việc luân chuyển Partner / Nhân viên theo chính sách của Công ty không? Không
  • 43. LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0635 Có/ Không Các thông tin liên quan khác. Chi tiết đầy đủ nên được đính kèm nếu câu trả lời là Có cùng với kết luận về việc an toàn để chấp nhận sự chỉ định. 4. Có bất cứ yếu tố nào khác phát sinh trong năm cho thấy không nên chấp nhận hợp đồng không? Chú ý:  Áp lực lớn về phí.  Tính chính trực của Ban điều hành và chủ sở hữu dựa trên các thông tin bổ sung hiện có.  Các thay đổi quan trọng trong Ban điều hành, những người phụ trách việc quản trị và cổ đông.  Sự suy giảm về kết quả kinh doanh  Khả năng thanh toán và khả năng tồn tại.  Các thay đổi trong chính sách và ước tính kế toán bao gồm các thay đổi quan trọng trong giả định.  Thay đổi trong các yêu cầu của pháp luật và các yêu cầu bổ sung đối với Kiểm toán viên.  Các vấn đề phát sinh với các cơ quan pháp luật. Không CHO PHÉP CHẤP NHẬN TIẾP TỤC CUNG CẤP DỊCH VỤ Ban TGĐ: TQT Ngày: 27/12/2015
  • 44. LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0636 Có/ Không Các thông tin liên quan khác. Chi tiết đầy đủ nên được đính kèm nếu câu trả lời là Có cùng với kết luận về việc an toàn để chấp nhận sự chỉ định. Giới thiệu BCTC được kiểm toán Công ty VAE thực hiện kiểm toán toàn bộ BCTC theo hợp đồng kinh tế số: 10/HD-TC/I-VAE (phụ luc số 04) 2.2.1.2. Giới thiệu quy trình thực hiện cuộc kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH ABC Đối với quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố đinh hữu hình, quy trình kiểm toàn cũng gồm 3 bước được thực hiện tuần tự như quy trình chung, bao gồm các bước cụ thể sau: Bước 1: Lập kế hoạch kiểm toán. Bước 2: Thực hiện kiểm toán. Bước 3: Kết thúc kiểm toán Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: Tại khách hàng Công ty TNHH ABC, việc thực hiện kế hoạch kiểm toán do trưởng nhóm kiểm toán LTA thực hiện. Qua đó, thông qua kế hoạch kiểm toán, KTV thấy được hoạt động kinh doanh của khách hàng Công ty TNHH ABC, việc kiểm soát đối với khoản mục TSCĐHH sẽ ảnh hưởng tới việc ghi nhận TSCĐHH của Công ty như thế nào. Bên cạnh đó, KTV cũng có thể xác định được mức độ rủi ro có thể gặp phải liên quan đến khoản mục TSCĐHH. Từ đó, KTV đưa ra được quy trình kiểm toán hợp lý được xây dựng trên cơ sở những thông tin KTV đã thu thập được. Giai đoạn thực hiện kiểm toán: KTV tiến hành thực hiện các thủ tục kiểm toán thích hợp dựa trên chương trình kiểm toán đã được thiết kế. Đối với khách hàng Công ty TNHH ABC, KTV sử dụng tập trung kết hợp các thủ tục phân tích và
  • 45. LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0637 thủ tục kiểm tra chi tiết để có thể đưa ra những kết luận chính xác nhất. Trong toàn bộ quá trình thực hiện kiểm toán, chất lượng cuộc kiểm toán luôn được đặt dưới sự quan tâm hàng đầu. Giấy tờ làm việc của KTV thường xuyên được soát xét bởi chính KTV, trưởng nhóm KTV và bộ phận kiểm soát chất lượng. Việc kiểm soát khoản mục TSCĐHH không phải được thực hiện đơn độc mà có sự gắn kết chặt chẽ với các khoản mục khác. Giai đoạn kết thúc kiểm toán: KTV tiến hành tổng hợp những sai sót, những phát hiện của KTV trong quá trình thực hiện kiểm toán. Từ đó, KTV đưa ra các bút toàn điều chỉnh hay phân loại thích hợp. Cuối cùng, dựa trên các dữ liệu đã thu thập và sự đầy đủ của các bằng chứng kiểm toán, KTV thống nhất với khách hàng Công ty TNHH ABC để đưa ra Báo cáo kiểm toán dạng Chấp nhận toàn phần, từng phần, từ chối hay trái ngược. 2.2.2. Thực trạng quy trình kiểm toan khoản mục TSCĐHH trong kiểm toán BCTC tại khách hàng ABC 2.2.2.1. Thực trang lập kế hoạch và soạn thảo chương trinh kiểm toán khoản mục TSCĐHH Giới thiệu công ty TNHH ABC 1. Hình thức vốn chủ sở hữu Công ty TNHH ABC là công ty thuộc loại hình Công ty TNHH. Công ty được thành lập năm 2006 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0104000340 ngày 20/01/2006 do sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp, với tổng số vốn điều lệ là 174.750.000.000 đồng được góp 100% bởi Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội. 2. Ngành nghề sản xuất kinh doanh Ngành nghề kinh doanh của Công ty TNHH ABC bao gồm:  Kinh doanh khách sạn, nhà hàng ăn uống.  Phục vụ nghỉ ngơi, bồi dưỡng sức khỏa cho công nhân viên chức lao động và các hoạt động của tổ chức Công đoàn.  Kinh doanh lữ hành quốc tế, lữ hành nội địa.
  • 46. LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0638  Xây dựng và tổ chức kinh doan các trung tâm thương mại, siêu thị, các trung tâm hỗ trợ phát triển ngành nghề truyền thống.  Kinh doanh vận chuyển khách du lịch, vận tải hàng hóa, taxi.  Quản lý kinh doanh nhà, biệt thự, căn hộ, khu du lịch (resort).  Kinh doanh các dịch vụ thể thao, vui chơi giải trí.  Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp: Hàng hóa, vật tư, thiết bị, thiết bị đồ dùng cao cấp cho nhà hàng khách sạn và các khu nghỉ dưỡng cao cấp.  Đầu tư phát triển các dự án về du lịch, nhà ở, trang trại, các dự án sản xuất kinh doanh khác phù hợp với quy định của pháp luật.  Liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty. Đơn vị hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại và dịch vụ. Kinh doanh thương mại là bán hàng hoá sunnex (hàng tiêu dùng gia dụng chuyên dùng cho khách sạn) chủ yếu là cung cấp bán buôn cho Metro chiếm 85%, còn lại là cung cấp các đối tượng khác chỉ chiếm 15%. Các đối thủ cạnh tranh là các đơn vị cùng ngành nghề, tuy nhiên khách hàng Metro là khách hàng thân thiết lâu năm nên không lo bị mất thị phần. Hàng hoá kinh doanh không mang tính chất mùa vụ nên doanh thu hàng hoá các tháng đồng đều. Kinh doanh dịch vụ là các dịch vụ thuộc khách sạn nhà hàng, dịch vụ cho thuê nhà cũng bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế khó khăn một số địa điểm cho thuê khách hàng làm ăn không tốt sẽ không thu hồi được công nợ kịp thời. Dịch vụ cho thuê biệt thự thì tương đối ổn định. a. Thực trạng lập kế hoạch kiểm toán Chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng Công ty VAE tiến hành tiếp cận đối với từng khách hàng riêng biệt. Hàng năm, Công ty đều thực hiện gửi Thư chào hàng (hay còn gọi là Hồ sơ giới thiệu năng lực) đến từng khách hàng mà Công ty dự kiến sẽ cung cấp dịch vụ bao gồm các khách hàng lâu năm và những khách hàng mới tiềm năng. Thư chào hàng là một bản giới thiệu tổng quát về Công ty, cung cấp cho khách hàng những hiểu biết cần
  • 47. LUẬN VĂN CUỐI KHÓA GVHD: PGS.TS. Phạm Tiến Hưng Nguyễn Thị Việt Trinh Lớp: CQ50/22/0639 thiết về Công ty như uy tín và chất lượng các loại dịch vụ mà mình sẽ cung cấp hay các thông tin về năng lực của bộ máy nhân sự sẽ tham gia cung cấp dịch vụ,… Nếu khách hàng thấy dịch vụ phù hợp và chấp nhận Thư chào hàng, khách hàng sẽ tiến hành gửi lại Thư mời kiểm toán. Sau khi nhận được Thư mời kiểm toán, Công ty sẽ xúc tiến gặp gỡ với BGĐ khách hàng và đi tới thỏa thuận ký kết Hợp đồng kiểm toán. Tuy nhiên, đối với những khách hàng lâu năm, Công ty cũng có thể liên lạc trực tiếp với khách hàng để đề nghị cung cấp dịch vụ, hoặc khách hàng cũng có thể chủ động liên hệ với Công ty khi có yêu cầu về kiểm toán thông qua Thư mời kiểm toán. Công ty TNHH ABC là một khách hàng lâu năm của VAE từ năm 2012 do vậy nên VAE có thể giản lược được tối đa các công việc trong khâu tiếp cận khách hàng. Trong trường hợp này, Công ty TNHH ABC đã chủ động mời VAE cung cấp dịch vụ Kiểm toán thông qua Thư mời kiểm toán. Đại diện của hai bên đã tiến hành gặp gỡ để trao đổi và đề xuất yêu cầu của mình đối với cuộc kiểm toán lần này. Việc thỏa thuận các điều khoản trong Hợp đồng kiểm toán cũng đã được bỏ qua do cả hai bên Công ty không có thêm yêu cầu khác đối với cuộc kiểm toán so với những năm trước đó. Tuy là khách hàng lâu năm nhưng để đảm bảo tính chặt chẽ của cuộc kiểm toán, Công ty VAE đã thông qua các KTV tiền nhiệm và thực tế tình hình để tiến hành đánh giá lại rủi ro hợp đồng với Công ty TNHH ABC và đưa ra một số đánh giá sơ bộ sau: - Không có bất cứ mâu thuẫn về lợi ích giữa khách hàng này với các khách hàng hiện tại khác; - BGĐ DN có ý thức chấp hành luật pháp tốt, không có nghi ngờ nào phát sinh trong quá trình làm việc liên quan đến tính chính trực của BGĐ; - DN đảm bảo đủ các điều kiện về tính hoạt động liên tục; - Lĩnh vực hoạt động của DN khá thuận lợi và không gặp những tranh chấp bất thường, rủi ro khá thấp; - DN có nhiều giao dịch với các bên liên quan; có hệ thống KSNB tổ chức hợp lý với quy mô hoạt đông của DN.