SlideShare a Scribd company logo
1 of 146
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07
i
MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................. i
DANH MỤC BẢNG BIỂU – SƠ ĐỒ......................................................... iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................... v
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN TSCĐ TRONG KIỂM
TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH .................................................................. 4
1.1. Khái quát chung về khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo
tài chính..................................................................................................... 4
1.1.1.Khái niệm, đặc điểm và phân loại tài sản cố định................................. 4
1.1.2.Tổ chức hệ thống chứng từ sổ sách kế toán khoản TSCĐ..................... 6
1.1.3.Hệ thống kiểm soát nội bộ với tài sản cố định.................................... 14
1.2.Quá trình kiểm toán tàisản cố định trong kiểm toánbáo cáo tàichính......... 19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG
KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN
VÀ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CHÂU Á – CHI NHÁNH HÀ NỘI THỰC HIỆN.
......................................................................................................... 44
2.1. Khái quát về công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Đầu tư Tài chính
Châu Á – Chi nhánh Hà nội ...................................................................... 44
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty................................... 44
2.1.2.Khái quát hoạt động kinh doanh của công ty...................................... 45
2.1.3.Tổ chức bộ máy quản lý của công ty ................................................. 47
2.1.4.Sự phát triển của Công ty FADACO trên thị trường kiểm toán Việt Nam
....................................................................................................... 49
2.1.5.Các loại hình dịch vụ của công ty...................................................... 50
2.1.6.Đặc điểm tổ chức, quản lý kiểm toán................................................. 53
2.1.7.Đặc điểm hồ sơ kiểm toán................................................................. 63
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07
ii
2.1.8.Kiểm soát chất lượng công việc kiểm toán......................................... 66
2.2.Thực trạng quy trình kiểm toán TSCĐ do Công ty TNHH Kiểm toán và
Tư vấn Đầu tư Tài chính Châu Á thực hiện tại khách hàng ABC................. 69
2.2.1.Lập kế hoạch kiểm toán.................................................................... 70
2.2.2.Thực hiện kiểm toán......................................................................... 92
2.2.3.Tổng hợp kết quả ............................................................................114
2.3.Đánh giá thực trạng quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán
báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán FADACO.........................118
2.3.1.Đánh giá chung về công tác kiểm toán tại công ty FADACO ............118
2.3.2.Đánh giá thực trạng quy trình kiểm toán tài sản cố định do công ty
TNHH Kiểm toán FADACO thực hiện .....................................................119
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ
ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY
TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CHẤU Á -
FADACO THỰC HIỆN...........................................................................125
3.1.Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định tại công ty
TNHH Kiểm toán FADACO....................................................................125
3.2.Những nguyên tắc và yêu cầu hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố
định trong kiểm toán báo cáo tài chính......................................................126
3.3.Một số giải pháp và điều kiện nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản
cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty FADACO thực hiện ......
......................................................................................................128
3.3.1.Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán tài sản cố định...............128
3.3.2.Hoàn thiện việc thực hiện kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo
cáo tài chính do công ty FADACO thực hiện ............................................133
3.3.3.Hoàn thiện công tác tổng hợp kết quả kiểm toán tài sản cố định trong
kiểm toán báo cáo tài chính do công ty FADACO thực hiện ......................137
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07
iii
3.4.Điều kiện thực hiện giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố
định trong kiểm toán báo cáo tài chính do FADACO thực hiện..................138
3.4.1.Đối với các cơ quan nhà nước ..........................................................138
3.4.2.Đối với các hiệp hội nghề nghiệp .....................................................139
3.4.3.Đối với Công ty kiểm toán...............................................................139
KẾT LUẬN.............................................................................................141
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07
iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU – SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán khoản TSC hữu hình........................................ 11
Sơ đồ 1.2:Sơ đồ hạch toán TSCĐ vô hình.................................................. 12
Sơ đồ 1.3:Sơ đồ hạch toán TSCĐ thuê tài chính......................................... 13
Sơ đồ 1.4: Quy trình tổ chức chứng từ Tài sản cố định ............................... 22
Bảng 1.1: Các mục tiêu kiểm toán trong kiểm toán TSCĐ..................... 30
Sơ đồ 1.2: Đánh giá mức độ trọng yếu đối với khoản mục TSCĐ ......... 34
Bảng 1.2: Các thử nghiệm Kiểm soát ..................................................... 36
Sơđồ 2.1: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung ................. 47
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty TNHH Kiểm toán FADACO 48
Bảng 2.1: Doanh thu của FADACO trong năm gần đây.............................. 50
Sơ đồ 2.3: Các bước thực hiện một cuộc kiểm toán .................................... 57
Sơ đồ 2.4: Bộ máy tổ chức của Công ty ABC............................................. 74
Bảng 2.2:Giấy tờ làm việc – Đánh giá hệ thống KSNB đối với TSCĐ tại
Công ty ABC............................................................................................ 75
Bảng 2.3: Xác định mức trọng yếu ............................................................ 81
Bảng 2.4: Phân bổ mức trọng yếu theo từng khoản mục ............................. 81
Bảng 2.5:Giấy tờ làm việc – Chương trình kiểm toán TSCĐ........................ 83
Bảng 2.6:Giấy tờ làm việc – Bảng số liệu tổng hợp .................................... 93
Bảng 2.7:Giấy tờ làm việc – Tình hình tăng giảm TSCĐ............................ 96
Bảng 2.8: Đối chiếu số liệu trên bảng CĐPS với bảng Tổng hợp................. 97
Bảng 2.9: Giấy tờ làm việc – Kiểm tra chi tiết tăng TSCĐHH .................... 99
Bảng 2.11: Giấy tờ làm việc – Tình hình tăng giảm TSCĐ vô hình............102
Bảng 2.10: Giấy tờ làm việc – Kiểm tra chi tiết giảm TSCĐHH.................101
Bảng 2.12: Giấy tờ làm việc – Thủ tục kiểm kê TSCĐ ..............................105
Bảng 2.13: Giấy tờ làm việc – Kiểm tra tính hợp lý của chi phí khấu hao
TSCĐHH................................................................................................110
Bảng 2.14: Giấy tờ làm việc – Kiểm tra tính hợp lý của chi phí khấu hao
TSCĐVH................................................................................................113
Bảng 2.15: Giấy tờ làm việc –Kết luận kiểm toán khoản mục TSCĐ..........114
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCĐPS Bảng cân đối phát sinh
BCĐTK Bảng cân đối tài khoản
BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh
BCKT Báo cáo kiểm toán
HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ
KQKD Kết quả kinh doanh
KTV Kiểm toán viên
KH Khấu hao
TK Tài khoản
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TSCĐ Tài sản cố định
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07
1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đã có những bước
chuyển mình mạnh mẽ, đặc biệt là sau sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã
thu hút đông đảo các nhà đầu tư từ nước ngoài. Đây là cơ hội giúp các doanh
nghiệp Việt Nam tăng vốn đầu tư và tiếp cận với khoa học công nghệ tiên tiến
của nước ngoài. Song bên cạnh những cơ hội đó cũng tồn tại nhiều những
thách thức và những nguy cơ cho các chủ doanh nghiệp.Mỗi chủ doanh
nghiệp quan tâm từ các khía cạnh khác nhau, nhưng quy tụ lại đều ở một điểm
là những thông tin doanh nghiệp được phản ánh một cách trung thực chính
xác và kịp thời nhất để đưa ra được những quyết định đúng đắn. Trước sự đòi
hỏi đó, hoạt động kiểm toán đã ra đời với vai trò của một tổ chức trung gian
khách quan, độc lập nhất, trợ giúp các đối tượng quan tâm đưa ra các quyết
định sáng suốt bằng việc thực hiện chức năng kiểm toán của mình.
Hoạt động kiểm toán độc lập đã hình thành và phát triển trên 20 năm, nó
là công cụ quản lý kinh tế, tài chính đắc lực góp phần nâng cao tính hiệu quả
của kinh tế thị trường thông qua việc thực hiện các chức năng của nó là cung
cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn tài chính. Là sinh viên năm cuối chuyên
ngành kiểm toán, sau một quá trình học tập và theo yêu cầu chương trình đào
tạo của trường Học viện Tài Chính, em đã vinh dự được tham gia vào công
tác kiểm toán thực tế tại Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn đầu tư tài chính
Châu Á chi nhánh Hà Nội (FADACO).
BCTC hàng năm do doanh nghiệp lập được sự quan tâm rất nhiều của
các đối tượng như: chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, các cơ quan có thẩm
quyền… Vì vậy thông tin trên BCTC cần phải minh bạch và đúng đắn.Trong
các thông tin tài chính trên BCTC, thông tin về TSCĐ cũng là mối quan tâm
của người đọc.TSCĐ là cơ sở vật chất không thể thiếu trong nền kinh tế quốc
dân cũng như trong bất kể doanh nghiệp nào.Đối với một doanh nghiệp thì
TSCĐ là cơ sở đánh giá trình độ công nghệ và năng lực sản xuất, cạnh tranh
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07
2
của doanh nghiệp. Do vậy nhận thức được tầm quan trọng của TSCĐ sẽ giúp
doanh nghiệp đưa ra các chính sách mua sắm hợp lý cũng như bảo vệ tài sản
của đơn vị mình.
Trong thời gian thực tập tại Công ty Kiểm toán FADACO có nhiều cơ
hội đi các doanh nghiệp sản xuất cũng như các doanh nghiệp thương mại và
dưới sự giúp đỡ của các anh chị trong công ty, em đã có dịp học hỏi và nghiên
cứu các hồ sơ tài liệu về kiểm toán chu trình TSCĐ, tìm hiểu lý luận và thực
tiễn em đã lựa chọn chuyên đề thực tập về công ty với nhan đề: “Kiểm toán
khoản mục TSCĐ trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH
Kiểm toán và tư vấn đầu tư tài chính Châu Á(FADACO) thực hiện”
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tổng kết, khái quát lý thuyết về khoản mục TSCĐ trong công ty
FADACO – CN Hà Nội
- Đề cập đến thực tế kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán
báo cáo tài chính thực hiện bởi các KTV của công ty.
- Đánh giá điểm mạnh và điểm còn hạn chế trong quy trình kiểm
toán khoản mục TSCĐ của công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Đầu tư Tài
chính Châu Á – Chi nhánh Hà Nội, từ đó đưa ra khuyến nghị để hoàn thiện
quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kiểm toán khoản mục TSCĐ trong
kiểm toán BCTC.
Việc nghiên cứu đề tài sẽ được tiến hành trong suốt thời gian thực tập và
sẽ được thực hiên tại công ty. Trong quá trình nghiên cứu sẽ tiến hành trên
các file dữ liệu, chương trình, hồ sơ kiểm toán BCTC kết hợp với viêc quan
sát thực tiễn hoat động tại đơn vị khách hàng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Với kiến thức được trang bị trên giảng đường, cùng với kinh nghiệm tự
học hỏi, luận văn tốt nghiệp của em bằng lý luận của chủ nghĩ duy vật biện
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07
3
chứng đi tư lý luận đến thực tiên để kiểm tra lý luận.Đồng thời kết hợp giữa
phương pháp của toán học của nghiệp vụ kế toán và phương pháp kiểm toán.
5. Kết cẩu của đề tài
Nội dung của đề tài ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần danh mục từ
viết tắt, phần phụ lục còn có 3 phần chính như sau:
- CHƯƠNG 1 : Lý luận chung về quy trình kiểm toán TSCĐ trong
kiểm toán BCTC
- CHƯƠNG 2 : Thực trạng về quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ
do công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Đầu tư Tài chính Châu Á
(FADACO) – Chi nhánh Hà Nội thực hiện.
- CHƯƠNG 3 :Một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiệnquy trình
kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty Kiểm toán và Tư vấn
Đầu tư Tài chính Châu Á (FADACO) – Chi nhánh Hà Nội thực hiện.
Được sự hỗ trợ nhiệt tình, đầy đủ của giảng viên hướng dẫn – Cô giáo,
T.S VŨ PHƯƠNG LIÊN cùng với các thầy cô giáo trong bộ môn Kiểm toán
của trường Học Viện Tài Chính, em đã có được cách tiếp cận hợp lý để tìm
hiểu về thông tin và quy trình kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán
FADACO nơi em thực tập. Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô và em
cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các nhân viên của Công ty
TNHH Kiểm toán FADACO đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực
tập và hoàn thiện luận văn này. Song với kiến thức còn hạn chế chắc chắn bài
luận văn của em sẽ không thể tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được ý
kiến đóng góp của các thầy cô giáo cùng các anh chị trong Công ty Kiểm toán
và những người quan tâm để bài luận văn được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Sinh viên
VŨ VĂN MẠNH
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07
4
CHƯƠNG 1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1. Khái quát chung về khoảnmục tài sảncố định trong kiểm toán báo
cáo tài chính
1.1.1. Khái niệm, đặcđiểm và phân loại tài sản cố định
Khái niệm và đặc điểm:
TSCĐ trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu và các
tài sản khác có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD và giá trị của nó
được chuyển dịch dần dần, từng phần vào giá trị sản phẩm, dịch vụ được sản
xuất ra trong các chu kỳ sản xuất. (Nguồn: Sách giáo trình Kế toán Học Viện
Tài Chính do GS.TS.NSND Ngô Thế Chi chủ biên)
TSCĐ ở Việt Nam đã có rất nhiều lần thay đổi, theo quy định mới nhất
là của Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 thì TSCĐ phải thỏa mãn
đồng thời 3 điều kiện sau:
 Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài
sản đó;
 Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;
 Nguyên giá TSCĐ phải được xác định một cách đáng tin cậy và có
giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.
Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, giá trị của TSCĐ được chuyển dịch dần dần vào mỗi sản phẩm sau
mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh. Quá trình giảm dần giá trị đó được gọi là quá
trình hao mòn TSCĐ. Giá trị hao mòn được thu hồi sau khi doanh nghiệp bán
sản phẩm đầu ra.
Đối với một doanh nghiệp thì TSCĐ có tầm quan trọng khá lớn, nhất là
đối với các doanh nghiệp sản xuất TSCĐ chiếm phần lớn giá trị trong tổng số
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07
5
giá trị Tài sản của doanh nghiệp. TSCĐ không những là cơ sở vật chất hiện có
của doanh nghiệp mà còn phản ánh trình độ khoa học công nghệ và năng lực
của đơn vị. TSCĐ là yếu tố quan trọng tạo khả năng tăng trưởng cũng như
phát triển của doanh nghiệp. Chính vì tầm quan trọng đó, việc tổ chức quản lý
và sử dụng TSCĐ nếu được thực hiện tốt thì sẽ là nền tảng cơ bản cho doanh
nghiệp có khả năng phát triển sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm, giảm chi phí
giá thành, đổi mới sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Phân loại:
TSCĐ trong doanh nghiệp có công dụng khác nhau trong hoạt động kinh
doanh, để quản lý tốt cần phải phân loại TSCĐ. Phân loại TSCĐ thành các
loại, các nhóm có cùng tính chất đặc điểm theo những tiêu thức nhất định.
Trong doanh nghiệp thường được phân loại TSCĐ theo một số tiêu thức sau:
 Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện
Căn cứ vào hình thái biểu hiện thì TSCĐ được chia ra thành TSCĐ hữu
hình và TSCĐ vô hình, trong đó:
- TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể do
doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu
chuẩn ghi nhận TSCĐ. Bao gồm: nhà cửa, vật kiến trúc; máy móc thiết bị;
phương tiện vận tải truyền dẫn; thiết bị dụng cụ quản lý; cây lâu lăm súc vật
làm việc và cho sản phẩm; TSCĐ hữu hình khác.
- TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể
do doanh nghiệp nắm giữ sử dụng cho sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu
chuẩn ghi nhận TSCĐ. Bao gồm một số loại sau: quyền sử dụng đất, nhãn
hiệu hàng hóa, bản quyền bằng sáng chế, phần mềm vi tính, giấy phép và giấy
phép nhượng quyền, quyền phát hành.
 Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07
6
Theo cách phân loại này thì TSCĐ được phân loại thành 2 loại sau:
TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài, trong đó:
- TSCĐ tự có là các TSCĐ được xây dựng, mua sắm và hình thành
từ nguồn vốn ngân sách cấp, cấp trên cấp, nguồn vốn vay, nguồn vốn liên
doanh, các quỹ của doanh nghiệp và các TSCĐ được biếu tặng.
- TSCĐ thuê ngoài là những TSCĐ đi thuê để sử dụng trong thời
gian nhất định theo hợp đồng thuê tài sản. Có 2 hình thức thuê tài sản là: thuê
tài chính và thuê hoạt động.
Thuê tài chính: là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần
lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên cho thuê.
Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê. Và một hợp
đồng thuê tài chính phải thỏa mãn 5 điều kiện sau:
 Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi hết
hạn thuê (mua lại tài sản)
 Tạithời điểm khởi đầu thuê tài sản, bên thuê có quyền lựa chọn mua lại
tài sản thuê với mức giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý vào cuối thời hạn thuê.
 Thời hạn thuê tài sản chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của
tài sản cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu.
 Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của các khoản
thanh toán tiền thuê tối thiểu chiếm phần lớn giá trị hợp lý của tài sản thuê.
 Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê mới có khả
năng sử dụng không cẩn sự thay đổi hay sửa chữa nào.
Tàisản cố định thuê hoạtđộng:là TSCĐ khôngthỏamãn bấtcứ điều kiện
nào của hợp đồng thuê tài chính. Bên thuê chỉ được quản lý và sử dụng tài sản
trong thời hạn quy định trong hợp đồng và phải hoàn trả khi hết hạn vay.
1.1.2 Tổ chức hệ thống chứng từ sổ sách kế toán khoản TSCĐ
1.1.2.1 Hệ thống sổ sách, chứng từ tài liệu kế toán vềTSCĐ
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07
7
Theoquy định hiện hành thì TSCĐ được chia làm 2 loại TSCĐ hữu hình
và TSCĐ vô hình.Cũng chính vì thế hệ thống tài khoản được sử dụng ở đây là
tài khoản 211-TSCĐ hữu hình và 213-TSCĐ vô hình. Để theo dõi khoản
TSCĐ một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần có một hệ thống sổ sách kế toán
liên quan đến TSCĐ bao gồm: Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ dụng cụ tại nơi
sử dụng, sổ cái tài khoản TSCĐ, sổ chi tiết, bảng tổng hợp…Cuối kỳ cần có
biên bản kiểm kê để đối chiếu lại với sổ sách nhằm phát hiện các chênh lệch
nếu có.
Các chứng từ liên quan đến khoản TSCĐ:
 Biên bản giao nhận TSCĐ (mẫu số 01-TSCĐ)
 Biên bản thanh lý TSCĐ (mẫu số 02-TSCĐ)
 Biên bản giao nhận TSCĐ SCL đã hoàn thành (mẫu 03-TSCĐ)
 Biên bản kiểm kê TSCĐ (mẫu 04-TSCĐ)
 Biên bản đánh giá lại TSCĐ (mẫu 05-TSCĐ)
 Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (mẫu 06-TSCĐ)
 Các tài liệu kỹ thuật có liên quan
1.1.2.2 Hệ thống tài khoản kế toán về TSCĐ
Theo chế độ kế toán hiện hành, kế toán TSCĐ được theo dõi trên các tài
khoản sau:
- Tài khoản 211 – TSCĐ hữu hình: tài khoản này dùng để phản
ánh nguyên giá của toàn bộ TSCĐ hữu hình thuộc quyền sở hữu của doanh
nghiệp hiện có, biến động tăng, giảm trong kỳ.
Tài khoản 2111 – nhà cửa, vật kiến trúc: phản ánh những TSCĐ được
hình thành sau quá trình thi công, xây dựng phục vụ cho hoạt động sản xuất
kinh doanh
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07
8
Tài khoản 2112 – máy móc, thiết bị: phản ánh toàn bộ máy móc thiết bị
dùng cho SXKD như máy móc thiết bị chuyên dùng; máy móc thiết bị công
tác; dây chuyền công nghệ; thiết bị động lực.
Tài khoản 2113 – phương tiện, thiết bị vận tải; truyền dẫn: phản ánh
các loại phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường không,
đường ống…và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống điện, nước, băng tải…
Tài khoản 2114 – Thiết bị, dụng cụ quản lý: phản ánh các thiết bị, dụng
cụ phục vụ quản lý như thiết bị điện tử, máy vi tính, máy fax…
Tài khoản 2115 – Cây lâu năm, súc vật làm việc cho sản phẩm: phản
ánh các loại cây lâu năm (chè, cao su, cà phê…), súc vật làm việc (trâu, bò,
ngựa…) và súc vật cho sản phẩm (trâu, bò sữa, sinh sản…)
Tàikhoản 2118 – Tài sảncố định khác: phản ánh những TSCĐchưaphản
ánh vào các loại trên như TSCĐ không cần dùng, chưa cần dùng; TSCĐ chờ
thanh lý, nhượng bán; các tác phẩm nghệ thuật, sách chuyên môn, tranh ảnh…
- Tài khoản 212 – Tài sản cố định thuê tài chính: dùng để phản ánh
toàn bộ nguyên giá TSCĐ thuê tài chính hiện có, biến động (tăng, giảm) trong
kỳ. Tàikhoản này được mở chi tiết theo từng TSCĐ đi thuê và từng đơn vị cho
thuê.
- Tài khoản 213 – Tài sản cố định vô hình: được sử dung để theo
dõi tình hình hiện có, biến động (tăng, giảm) theo nguyên giá của TSCĐ vô
hình.
Tài khoản 2131 – Quyền sử dụng đất: phản ánh các chi phí phát sinh
liên quan trực tiếp đến việc giành quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ (nếu có)
Tài khoản 2132 – Quyền phát hành: phản ánh toàn bộ chi phí thực tế
mà đơn vị đã bỏ ra để có quyền phát hành
Tài khoản 2133 – Bản quyền, bằng sáng chế: phản ánh toàn bộ chi phí
mà đơn vị đã bỏ ra để mua lại bản quyền, bằng sáng chế của các nhà phát
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07
9
minh hay những chi phí mà đơn vị phải trả cho các công trình nghiên cứu thử
nghiệm được Nhà nước cấp bằng sáng chế.
Tài khoản 2134 – Nhãn hiệu hàng hóa: phản ánh toàn bộ các chi phí mà
đơn vị thực tế bỏ ra để mua nhãn hiệu hàng hóa.
Tài khoản 2135 – Phần mềm máy vi tính: phản ánh toàn bộ chi phí mà
đơn vị đã chi ra để có phần mềm máy tính
Tài khoản 2136 – Giấy phép và giấy phép nhượng quyền: phản ánh
toàn bộ chi phí mà doanh nghiêp chi ra để có được giấy phép và giấy phép
nhượng quyền (giấy phép khai thác, giấy phép sản xuất…)
Tài khoản 2138 – Tài sản cố định vô hình khác: phản ánh giá trị (gồm
toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra) của các TSCĐ khác chưa kể ở trên
như quyền sử dụng hợp đồng, bí quyết công nghệ, công thức pha chế, kiểu
dáng công nghiệp…
- Tài khoản 214 – Hao mòn TSCĐ: dùng theo dõi tình hình hiện
có, biến động (tăng, giảm) hao mòn của toàn bộ TSCĐ và bất động sản đầu tư
hiện có tại doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê ngắn hạn)
Tài khoản 2141 – Hao mòn TSCĐ hữu hình
Tài khoản 2142 – Hao mòn TSCĐ thuê tài chính
Tài khoản 2143 – Hao mòn TSCĐ vô hình
Tài khoản 2147 – Hao mòn bất động sản đầu tư
Ngoài các tài khoản trên, trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng
một số tài khoản có liên quan khác như: Tài khoản 001 – Tài sản thuê ngoài;
Tài khoản 217 – Bất động sản đầu tư; Tài khoản 331 – Phải trả người bán; Tài
khoản 342 – Nợ dài hạn; Tài khoản 111 – Tiền mặt; Tài khoản 112 – Tiền gửi
ngân hàng…
1.1.2.3 Quy trình hạch toán khoản tài sản cố định
Nguyên tắc hạch toán khoản tài sản cố định
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07
10
Theo cuốn “Chế độ kế toán doanh nghiệp” do Bộ Tài Chính ban hành
kèm theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 có đưa ra những
nguyên tắc khi hạch toán khoản tài sản cố định:
- Trong mọi trường hợp, kế toán TSCĐ phải tôn trọng nguyên tắc
đánh giá theo nguyên giá (giá thực tế hình thành TSCĐ) và giá trị còn lại của
TSCĐ.
- Kế toán TSCĐ phải phản ánh được 3 chỉ tiêu giá trị của TSCĐ:
Nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại TSCĐ.
Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị hao mòn
- Kế toán phải phân loại TSCĐ theo đúng phương pháp phân loại
đã được quy định trong các báo cáo kế toán, thống kê và phục vụ công tác
quản lý tổng hợp chỉ tiêu của Nhà nước.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07
11
Trình tự hạch toán tài sản cố định theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán khoản TSC hữu hình
TK 111, 112,
331
TK 211 TK 811
TK 133
TK 133
TK 242
TK 331
TK
411
TK
711
TK 128,222
TK 2141
TK 128, 222
TK
1381
TK 2141
TSCĐ mua ngoài đưa ngay vào
sử dụng
Thuế GTGT
(nếu có)
TSCĐ mua trả chậm
Thuế
GTGT
Lãi trả chậm
TSCĐ hữu hình hình thành
vốn góp
TSCĐ hữu hình tăng do
được biếu tặng tài trợ
TSCĐHH tăng do góp vốn liên
doanh
Giá trị còn lại
Nguyên giá
TSCĐ
nhượng bán
thanh lý
Giá trị hao
mòn
Giá trị hao
mòn
Giá trị được
đánh giá
TSCĐ gửi đi
góp vốn, liên
doanh
Giá trị còn lại
Giá trị hao
mòn
Nguyên giá
TSCĐ
Thiếu kiểm
kê chưa rõ
nguyên nhân
TK 412Chênh
lệch
đánh
giá
giảm
CLĐG
tăng
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07
12
Sơ đồ 1.2:Sơ đồ hạch toán TSCĐ vô hình
TK 111, 112,
331
TK 213 TK 811
TK 133
TK 133
TK
242
TK 331
TK
411
TK 711
TK 128, 222
TK 2143
TK 128,
222
TK
1381
TK 2143
TSCĐ mua ngoài đưa ngay vào
sử dụng
Thuế GTGT
(nếu có)
TSCĐ mua trả chậm
Thuế
GTGT
Lãi trả chậm
TSCĐ vô hình hình thành
vốn góp
TSCĐ vô hình tăng do được
biếu tặng tài trợ
TSCĐVH tăng do góp vốn liên
doanh
Giá trị còn lại
Nguyên giá
TSCĐ
nhượng bán
thanh lý
Giá trị hao
mòn
Giá trị hao
mòn
Giá trị được
đánh giá
TSCĐ gửi đi
góp vốn, liên
doanh
Giá trị còn lại
Giá trị hao
mòn
Nguyên giá
TSCĐ
Thiếu kiểm
kê chưa rõ
nguyên nhân
TK 412
Chênh
lệch
đánh
giá
giảm
CLĐ
G
tăng
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07
13
Sơ đồ 1.3:Sơ đồ hạch toán TSCĐ thuê tài chính
.
TK 111, 112, 331 TK 142 TK 212 TK
2141
TK 2142
TK 342
TK 244
TK 315
TK 635
TK 133
TK 111, 112
TK 211
Chi phí phát
sinh trực tiếp
ứng trước tiền
thuê
Chi tiền ký quỹ
đảm bảo việc
thuê tài chính
Nhận được hóa đơn thanh toán
Tiền thuê và chi trả nợ ngay
Thuế GTGT được khấu
trừ
Lãi thuê
Nhận hợp
đồng chưa
trả nợ
ngay
Thuế
GTGT
Nhận TSCĐ thuê
TC
Nợ gốc phải trả
qua các kỳ tiếp
Kết chuyển
giá trị hao
mòn
Trả lại TSCĐ thuê TC cho bên
thuê
Mua lại TSCĐ thuê tài
chính
Chi trả thêm
Mua lại
TSCĐ thuê
TC
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07
14
1.1.3 Hệ thống kiểm soát nội bộ với tài sản cố định
Từ yêu cầu quản lý TSCĐ, đơn vị cần xây dựng một hệ thống kiểm soát
nội bộ hoạt động có hiệu lực nhằm sử dụng TSCĐ một cách hiệu quả
nhất.TSCĐ là khoản mục trọng yếu trên bảng CĐKT, liên quan trực tiếp tới
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua chi phí khấu hao. Do đó, mà
việc kiểm soát tốt TSCĐ có vai trò vô cùng quan trọng. Theo chuẩn mực Việt
Nam số 400 về đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ thì hệ thống KSNB là “các
quyđịnh và cácthủ tụckiểm soátdo đơn vịđượckiểm toán xâydựng và áp dụng
nhằmđảmbảochođơn vịtuân thủphápluậtvà cácquyđịnh, để kiểm tra, kiểm
soát, ngănngừavà pháthiệngianlận, saisót để lập BCTC trung thực, hợp lý,
nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị.”
Kiểm soát nội bộ là những chính sách, thủ tục được thiết lập nhằm đảm
bảo các mục tiêu cụ thể như sau: Bảo vệ tài sản của đơn vị, ngăn ngừa và phát
hiện các hành vi lãng phí, gian lận hoặc sử dụng tài sản không hiệu quả, cung
cấp thông tin chính xác và đáng tin cậy, đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn
vị, đánh giá việc chấp hành các chính sách quy định tại đơn vị .
Bên cạnh đó kiểm soát nội bộ còn phải giúp hạch toán đúng đắn các chi
phí cấu thành nên nguyên giá TSCĐ, chi phí sửa chữa, chi phí khấu hao. Do
các chi phí này đều quan trọng và đều cấu thành nên kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp, vì thế nếu có sai sót có thể dẫn tới các sai lệch trọng yếu trên
BCTC.
Do đặc điểm TSCĐ có giá trị lớn trong tổng giá trị tài sản của doanh
nghiệp và có ý nghĩa quan trọng và có tác động lớn tới hoạt động và hiệu quả
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy các nghiệp vụ này đòi hỏi phải
có một quy trình kiểm soát tương đối chặt chẽ.
Các bước công việc cơ bản phải tiến hành để xử lý các nghiệp vụ về
TSCĐ gồm:
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07
15
- Xác định nhu cầu đầu tư và đưa ra quyết định đầu tư đối với TSCĐ;
- Tổ chức tiếp nhận các TSCĐ;
- Tổ chức quản lý, bảo quản TSCĐ về hiện vật trong quá trình sử dụng;
- Tổ chức quản lý và ghi nhận TSCĐ về mặt giá trị;
- Tổ chức ghi nhận các khoản nợ phải trả phát sinh trong quá trình đầu
tư, mua sắm TSCĐ;
- Xử lý và ghi sổ các khoản chi thanh toán tiền mua sắm, đầu tư TSCĐ;
- Tổ chức xem xét, phê chuẩn và xử lý các nghiệp vụ thanh lý TSCĐ…
Để quản lý cũng như sử dụng TSCĐ một cách hiệu quả doanh nghiệp
cần thiết kế các thủ tục kiểm soát chặt chẽ đối với các khoản mục TSCĐ để
ngăn ngừa các sai phạm, đồng thời mọi bộ phận phải tôn trọng và thực hiện
một cách nghiêm túc, đồng bộ các quy định đó, vì có như vậy hệ thống kiểm
soát nội bộ mới phát huy hết tác dụng của nó.Các thủ tục kiểm soát được xây
dựng theo nguyên tắc sau:
Lập kế hoạch và dự toán cho TSCĐ
Cần thiết lập kế hoạch cho các nội dung: mua sắm, thanh lý, nhượng
bán, nguồn vốn tài trợ cho kế hoạch và dự toán ngân sách cho TSCĐ như vậy
doanh nghiệp sẽ phải rà soát toàn bộ tình trạng TSCĐ hiện có và mức độ sử
dụng chung.
Áp dụng nguyên tắc phân chia trách nhiệm giữa các chức năng
Theo nguyên tắc này thì các chức năng như: bảo quản, ghi sổ, phê chuẩn
và việc thực hiện mua, thanh lý, nhượng bán TSCĐ cần có sự phân chia trách
nhiệm rõ ràng. Việc phê chuẩn các nghiệp vụ kinh tế liên quan tới đầu tư xây
dựng hay mua sắm mới, điều chuyển qua đơn vị khác, thanh lý, nhượng bán
TSCĐ, sửa chữa lớn TSCĐ cũng cần quy định rõ thẩm quyền của các cấp
quản lý.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07
16
Thực hiện nguyên tắc bất kiêm nhiệm giữa các chức năng sẽ tránh được
tình trạng thông đồng, gian lận vì mục đích tư lợi trong quản lý TSCĐ.
Hệ thống sổ chi tiết của TSCĐ
Đơn vị cần mở sổ chi tiết cho từng loại TSCĐ, bao gồm sổ chi tiết, thẻ
chi tiết, hồ sơ chi tiết (Biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hóa đơn mua và
các chứng từ liên quan khác).TSCĐ cần được phân loại thống kê, đánh số và
có thẻ riêng. Một hệ thống sổ đầy đủ sẽ giúp phân tích, quản lý dễ dàng các
TSCĐ tăng, giảm trong năm từ đó bảo vệ hữu hiệu tài sản, phát hiện kịp thời
những mất mát, thiếu hụt đối với tài sản để sử dụng tài sản có hiệu quả.
Quy định những thủ tục cần thiết khi mua sắm TSCĐ và đầu tư xây
dựng cơ bản
Mỗi doanh nghiệp cần thiết lập một quy trình riêng các thủ tục cần thiết
khi mua sắm, đầu tư mới TSCĐ để đảm bảo việc đầu tư hiệu quả cao nhất.
Chẳng hạn mọi trường hợp mua sắm phải được người có thẩm quyền xét duyệt,
phù hợp với kế hoạch và dự toán, phải tổ chức đầu thầu (TSCĐ có giá trị lớn),
tuân theo các tiêu chuẩn chung về bàn giao, nghiệm thu, chi trả tiền….
Quy định thủ tục về thanh lý, nhượng bán TSCĐ
Các thủ tục này cần phải được mỗi doanh nghiệp quy định bài bản và
thực hiện nhất quán nhằm tránh thất thoát, biển thủ công quỹ từ những đối
tượng tư lợi. Chẳng hạn như phải được sự đồng ý của các bộ phận có liên
quan, phải thành lập hội đồng thanh lý gồm các thành viên theo quy định…
Chế độ kiểm kê tài sản
Định kỳ đơn vị cần tiến hành kiểm kê TSCĐ để kiểm tra về sự hiện hữu,
địa điểm đặt tài sản, điều kiện sử dụng cũng như phát hiện các tài sản nằm
ngoài sổ sách, hoặc bị thiếu hụt mất mát…
Hàng năm, ít nhất đơn vị nên tiến hành kiểm kê tất cả các TSCĐ, và đối
chiếu số lượng kiểm kê thực tế với bảng tổng hợp TSCĐ. Việc kiểm kê và đối
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07
17
chiếu cũng phải tìm ra bất kỳ tài sản nào không sử dụng, hư hỏng hay đã khấu
hao hết mà vẫn tiếp tục tính khấu hao.Những bản sao bản đăng ký TSCĐ nên
được gửi cho phòng hành chính và bộ phận TSCĐ đặt ở đó vì điều này giúp
cho các bộ phận trong việc bảo vệ các tài sản này hàng ngày.Ngoài ra, nên có
một hệ thống để cập nhật bản đăng ký TSCĐ được kịp thời thông qua sự phối
hợp giữa các bộ phận với phòng kế toán.
Các biện pháp về bảo vệ tài sản
Thiết kế và áp dụng các biện pháp bảo vệ tài sản, chống trộm cắp, hỏa
hoạn, mua bảo hiểm cho tài sản. Đồng thời đơn vị cũng phải xây dựng hệ thống
bảo quản tài sản như kho bãi, hàng rào chắn và phân định trách nhiệm rõ ràng
trongviệc bảo vệ tài sản cũng như đưa các quy định về việc đền bù khi làm mất
TSCĐ. Quy định thủ tục chặt chẽ về việc đưa TSCĐ ra khỏi đơn vị.
Quy định về tính khấu hao
Thông thường thời gian trích khấu hao cho từng loại TSCĐ phải được
ban giám đốc phê chuẩn trước khi sử dụng, và được thực hiện đúng theo
khung khấu hao mà chế độ kế toán quy định. Doanh nghiệp phải tiếp tục thực
hiện việc quản lý sử dụng đối với TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia
vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với TSCĐ thuê tài chính doanh
nghiệp phải theo dõi, quản lý và sử dụng chúng như TSCĐ thuộc quyền sở
hữu của doanh nghiệp mình.
1.1.4 Đặc điểm của tài sảncố định ảnh hưởng đến kiểm toánbáo cáo tàichính
TSCĐ là một trong các bộ phận tài sản quan trọng trong doanh nghiệp.
TSCĐ thường có giá trị lớn, quá trình mua sắm và trang bị TSCĐ trong các
doanh nghiệp thường không nhiều và diễn ra không đều đặn, thường nó được
thực hiện theo một trình tự có sự kiểm soát tương đối chặt chẽ của các doanh
nghiệp. Vì thế mà quá trình kiểm toán TSCĐ thường đòi hỏi KTV phải am
hiểu về hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình thực tế của đơn vị, quy
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07
18
trình kiểm soát, hệ thống kế toán của đơn vị. TSCĐ thường có thời gian sử
dụng lâu dài, thời gian quản lý các tài sản này tại doanh nghiệp thường lớn.
Trong quá trình sử dụng, doanh nghiệp phải trích khấu hao các tài sản này,
việc áp dụng một chính sách khấu hao hợp lý ảnh hưởng rất nhiều đến mức độ
trung thực hợp lý của các thông tin liên quan đến TSCĐ trên các BCTC. KTV
cần chú ý đến chính sách khấu hao, tỷ lệ khấu hao, thời gian khấu hao của các
TSCĐ giữa các năm phải nhất quán với nhau, phù hợp với thông tư và Chuẩn
mực quy định. Nếu có thay đổi thì doanh nghiệp phải thuyết minh trong báo
các tài chính. Chính vì thế, nó đòi hỏi KTV phải nắm vững các nguyên tắc,
quy định về đánh giá TSCĐ.
Mặt khác, trong quá trình sử dụng TSCĐ có thể được nâng cấp và sửa
chữa, điều đó cũng ảnh hưởng đến các thông tin liên quan đến TSCĐ trên các
BCTC. KTV chú ý đến việc kế toán không phân biệt loại chi phí sửa chữa
được ghi tăng nguyên giá TSCĐ với chi phí sửa chữa được tính vào chi phí
sản xuất kinh doanh trong kỳ dẫn đến những sai lệch trong chỉ tiêu TSCĐ,
cũng như các khoản chi phí sản xuất kinh doanh.
Các khoản đầu tư cho TSCĐ vô hình như quyền sử dụng đất, giá trị bằng
phát minh, sáng chế, chi phí nghiên cứu khoa học thường có nhiều sai sót cũng
như gian lận và rất khó tập hợp chi phí cũng như đánh giá chính xác giá trị.
KTV cũng cần xem xét các điều khoản đi thuê có đủ điều kiện ghi nhận
TSCĐ thuê tài chính hay không.
TSCĐ là một bộ phận cấu thành của bảng cân đối kế toán, phần tài sản
và có mối quan hệ chặt chẽ với các khoản mục khác. Việc thay đổi nguyên giá
và giá trị khấu hao có ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ tiêu chi phí từ đó ảnh
hưởng đến lợi nhuận trước thuế, thuế phải nộp trên báo cáo kết quả kinh
doanh, từ đó ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán như khoản
mục thuế, lợi nhuận chưa phân phối...
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07
19
Chi phí khấu hao TSCĐ là một bộ phận cấu thành trong chi phí sản xuất
kinh doanh nên có ảnh hưởng đến giá thành sản xuất, từ đó ảnh hưởng đến giá
trị hàng tồn kho và giá vốn hàng bán. Bản thân chi phí này là một ước tính kế
toán nên cũng khó khăn đối với KTV trong quá trình kiểm toán.
Khi phát sinh các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ thường liên quan đến các
khoản mục như tiền, các khoản nợ ngắn hạn, dài hạn, nguồn vốn và các quỹ.
Đối với TSCĐ, việc lựa chọn phương pháp khấu hao, thời gian khấu hao
chỉ mang tính chất ước tính nên việc xác định chi phí khấu hao TSCĐ có tính
chủ quan rất cao, việc tính toán chi phí khấu hao TSCĐ tại đơn vị về cơ bản
chỉ đạt đến sự phù hợp mà không thể đạt tới độ chính xác tuyệt đối so với hao
mòn TSCĐ thực tế phát sinh. Điều này gây ra một khó khăn lớn là KTV
không thể dựa vào chứng từ, sổ sách để làm bằng chứng khi kiểm toán chi phí
khấu hao TSCĐ.
Vòng quay vốn đối với các khoản chi phí mua sắm, đầu tư cho TSCĐ
thường chậm và diễn ra trong một thời gian dài. Do đó, để đảm bảo hiệu quả
của việc đầu tư cho TSCĐ, kiểm toán các nghiệp vụ mua sắm và thanh lý
TSCĐ sẽ giúp đơn vị đánh giá tính kinh tế và hiệu quả của việc đầu tư, định
hướng và nguồn sử dụng để đầu tư đạt hiệu quả cao nhất.
1.2. Quytrình kiểmtoántàisảncốđịnhtrong kiểmtoánbáocáo tài chính
1.2.1. Vị trí của kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo
cáo tài chính
1.2.1.1.Mục tiêu kiểm toán khoản mục tài sản cố định
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 – Mục tiêu và nguyên tắc
cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính: “Mục tiêu của kiểm toán BCTC
là giúp cho kiểm toán viên và Công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng
BCTC có được lập trên cơ sở Chuẩn mực và Chế độ kế toán hiện hành (hoặc
được chấp nhận), có tuân thủ pháp luậtliên quan và phản ánh trung thực và
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07
20
hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không? Mục tiêu của kiểm toán
BCTC còn giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để
khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị”.
Phù hợp với mục tiêu kiểm toán báo cáo tài chính là xác định mức độ tin
cậy của báo cáo tài chính thì mục tiêu cụ thể của kiểm toán TSCĐ là thu thập
đầy đủ các bằng chứng thích hợp từ đó đưa ra lời xác nhận về mức độ tin
cậy của các thông tin tài chính có liên quan. Đồng thời cũng cung cấp
những thông tin, tài liệu có liên quan làm cơ sở tham chiếu khi kiểm
toán các chu kỳ có liên quan khác.
Trên cơ sở đó ta có thể xác định mục tiêu kiểm toán khoản mục
TSCĐ như sau:
 Đối với các nghiệp vụ về TSCĐ
- Sự phát sinh: Tất cả các nghiệp vụ TSCĐ được ghi sổ trong kỳ là
phát sinh thực tế, không có nghiệp vụ ghi khống;
- Tính toán, đánh giá: Đảm bảo các nghiệp vụ TSCĐ được xác
định theo đúng các nguyên tắc và chế độ kế toán hiện hành và được tính đúng
đắn không sai sót;
- Đầy đủ: Các nghiệp vụ TSCĐ phát sinh trong kỳ đều được phân
loại đúng đắn theo quy định của các Chuẩn mực, chế độ kế toán liên quan và
quy định đặc thù của doanh nghiệp; Các nghiệp vụ này được hạch toán đúng
trình tự và phương pháp kế toán;
- Đúng kỳ: Các nghiệp vụ TSCĐ đều được hạch toán đúng kỳ phát
sinh theo nguyên tắc kế toán dồn tích.
 Đồi với số dư các Tài khoản TSCĐ
- Sự hiện hữu: Tất cả TSCĐ được doanh nghiệp trình bày trên
BCTC là tồn tại thực tế tại thời điểm báo cáo. Số liệu trên các báo cáo phải
khớp với số liệu kiểm kê thực tế của doanh nghiệp;
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07
21
- Quyền và nghĩa vụ: Toàn bộ TSCĐ được báo cáo phải thuộc
quyền sở hữu của doanh nghiệp, đối với các TSCĐ thuê tìa chính phải thuộc
quyền kiểm soát lâu dài của doanh nghiệp trên cơ sở các hợp đồng thuê đã ký;
- Đánh giá: Số dư các tài khoản TSCĐ được đánh giá theo đúng
quy định của Chuẩn mực, Chế độ kế toán và quy định cụ thể của doanh
nghiệp;
Trong trường hợp, trị giá gốc của các khoản đầu tư dài hạn cuối kỳ thấp
hơn giá thị trường tại thời điểm lập báo cáo thì các khoản dự phòng phải được
xác định một cách hợp lý dựa trên các căn cứ phù hợp;
- Tínhtoán:Việc tínhtoánxác định số dư TSCĐ là đúng đắn không
sai sót;
- Đầy đủ: Toàn bộ TSCĐ cuối kỳ được trình bày đầy đủ trên các
báo cáo tài chính;
- Đúng đắn: TSCĐ cuốikỳ được trình bày đầy đủ trên các báo cáo
tài chính;
- Cộng dồn: Số liệu lũy kế tính dồntrên các sổ chi tiết TSCĐ được
xác định đúng đắn để trình bày trên các BCTC
- Báo cáo: Các chỉ tiêu liên quan đến TSCĐ trên các BCTC được
xác định đúng theo các quyđịnh củaChuẩn mực, chế độ kế toánvà khôngcó sai
sót.
1.2.1.2. Chương trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định
Chương trình kiểm toán tổng thể BCTC thường được thiết kế theo 3 phần
+ Thử nghiệm kiểm soát.
+ Thủ tục phân tích.
+ Thủ tục kiểm tra chi tiết.
Chương trình kiểm toán khoản mục TSCĐ là chương trình kiểm toán cụ
thể nằm trong chương trình kiểm toán tổng thể cả BCTC. Chương trình kiểm
toán khoản mục TSCĐ có trong chương trình kiểm toán mẫu do Hội Kiểm
Toán Viên Hành Nghề Việt Nam (VACPA) ban hành và chỉnh sửa năm 2013.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07
22
Mục tiêu của chương trình kiểm toán là để khẳng định xem BCTC được
lập và tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế và Việt Nam; kế toán đã
thực hiện chính xác các nghiệp vụ điều chỉnh và các bút toán không thông
thường được cho phép và hạch toán một cách chính xác qua đó đoàn kiểm
toán công ty Công ty sẽ đưa ra các thủ tục kiểm toán chi tiết. Dựa trên chương
trình kiểm toán chung, đoàn kiểm toán sẽ đưa ra cho mỗi khoản mục một
chương trình kiểm toán cụ thể.
- Khi kiểm toán phần hành tài sản cố định, được chia như sau:
Kiểm toán các khoản làm tăng Tài sản cố định
Kiểm toán các khoản làm giảm Tài sản cố định
Kiểm toán khấu hao tài sản cố định
Điều này được dựa trên quy trình tổ chức chứng từ Tài sản cố định:
Sơ đồ 1.4: Quy trình tổ chức chứng từ Tài sản cố định
Xây dựng, mua sắm hoặc
nhượng bán, thanh lý
Quyết định tăng hoặc
giảm TSCĐ
Hợp đồng giao nhận,
thanh lý TSCĐ
Chứng từ tăng, giảm tài
sản (các loại)
Kế toán TSCĐ
Lập thẻ TSCĐ (huỷ thẻ),
ghi sổ TSCĐ
(1) (2)
(3)
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07
23
- Công việc kiểm toán là việc thu thập các bằng chứng kiểm toán
hỗ trợ cho ý kiến kiểm toán.
 Tính đầy đủ (completeness)
 Tính đúng kỳ (cut off)
 Tính hiện hữu/ phát sinh (Existence/ Occurrence)
 Tính giá trị (Value Gross)
 Tính giá trị (Value Net)
 Quyền và nghĩa vụ (Rights and Obligations)
 Trình bày và khai báo (Presentation and Disclosure)
1.2.1.3. Các gian lận, sai sót thường gặp khi kiểm toán tài sản cố định trong
kiểm toán báo cáo tài chính
Từ những đặc điểm của TSCĐ thì khoản mục TSCĐ luôn chứa đựng
nhiều sai phạm tiềm tàng dẫn đến việc phản ánh sai lệch các thông tin tài
chính của đơn vị, trong thực tế liên quan đến khoản mục TSCĐ có rất nhiều
loại sai phạm có thể xảy ra trong đó có một số hình thức phổ biến sau:
- Nhầm lẫn khi hạch toán TSCĐ vô hình và TSCĐ hữu hình: trong
nhiều trường hợp dây truyền công nghệ vừa bao gồm cả TSCĐ cố định là máy
móc thiết bị vừa bao gồm TSCĐ vô hình là bản quyền công nghệ nhưng kế
toán hạch toán toàn bộ giá trị của dây truyền vào TSCĐ hữu hình.
- Hạch toán tăng TSCĐ nhưng không hạch toán bút toán kết
chuyển nguồn hình thành TSCĐ.
- Nhầm lẫn khi hạch toán vào các tiểu khoản, trong một số trường
hợp do không có sự phân định rõ ràng về mục đích sử dụng TSCĐ nên kế
toán viên có thể hạch toán sai vào các tài khoản chi tiết như: hạch toán thiết bị
dụng cụ quản lý vào tài khoản: “Máy móc, thiết bị”
- Sai sót mang tính cơ học như: viết sai, viết lộn số trong quá trình
chuyển sổ.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07
24
- Do công tác tổ chức phân công nhiệm vụ không rõ ràng dẫn đến
trường hợp một nghiệp vụ bị ghi chép trùng lắp như một nghiệp vụ thanh lý
TSCĐ vừa được ghi vào sổ Nhật ký chung vừa ghi vào sổ Nhật ký thu tiền.
- Có một số trường hợp do hiểu sai bản chất nghiệp vụ nên dẫn
đến việc hạch toán sai đặc biệt trong trường hợp sửa chữa TSCĐ, kế toán
hạch toán chi phí sửa chữa nhỏ TSCĐ vào nguyên giá TSCĐ trong khi chi phí
này phải được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong
kỳ.Bút toán này sẽ làm tăng nguyên giá TSCĐ trên bảng cân đối kế toán và
làm giảm chi phí sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận trên báo cáo kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tại một số đơn vị do kế toán không nắm vững chế độ kế toán
nên dẫn đến việc áp dụng sai các qui định hiện hành như: áp dụng không nhất
quán phương pháp tính khấu hao, hạch toán tài sản thuê hoạt động vào tài sản
cố định thuê tài chính.
Trong thực tế thì nguyên nhân dẫn đến các nghiệp vụ liên quan đến
TSCĐ bị phản ánh sai lệch không chỉ do vô ý mà còn rất nhiều trường hợp do
người hạch toán cố tình nhằm nhiều mục đích khác nhau. Xét về khía cạnh
bản chất nghiệp vụ các sai phạm do cố ý luôn có tính chất trọng yếu, các gian
lận thường có sự giàn xếp kỹ lưỡng do đó kiểm toán viên trong quá trình kiểm
toán khoản mục TSCĐ cần đặc biệt chú ý. Một số gian lận thường xảy ra
trong thực tế như:
- Ghi chép các nghiệp vụ không có thật liên quan đến TSCĐ, khả
năng này đặc biệt dễ xảy ra trong trường hợp các TSCĐ hữu hình hình thành
từ hoạt động nghiên cứu triển khai, do các loại TSCĐ này thường mang đặc
thù riêng và việc đánh giá giá trị gặp nhiểu khó khăn nên các chi phí bị ghi
khống nhằm mục đích biển thủ công quỹ.
- Các hành vi gian lận nhằm tham ô chiếm đoạt giá trị chênh lệch
giữa hoá đơn chứng từ và thực tế phát sinh như: ghi tăng nguyên giá TSCĐ
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07
25
bằng cách làm giả hoá đơn khi mua sắm, ghi giảm giá trị khi thanh lý bằng
cách thông đồng với bên thứ ba.
- Biển thủ công quỹ bằng cách cố tình không ghi nhận giá trị còn
lại của TSCĐ khi thanh lý.
- Cố tình áp dụng sai chế độ kế toán như áp dụng tỷ lệ khấu hao
nhanh hơn qui định, trích khấu hao đối với những TSCĐ đã khấu hao hết
nhằm mục đích tăng chi phí phát sinh giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải
nộp cho Nhà nước, ghi tăng nguyên giá TSCĐ chưa đưa vào sử dụng.
Nắm bắtđược tầm quan trọngcủa TSCĐtrongbáo cáo tài chính và các sai
phạm tiềm tàng có thể xảy ra liên quan đến TSCĐ sẽ giúp KTV có định hướng
tốt trong quá trình kiểm toán, tiết kiệm thời gian và chi phí kiểm toán nhờ việc
xây dựng chương trình và thiết kế các thủ tục kiểm toán hợp lý, khoa học.
1.2.2. Quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định
Kiểm toán khoản mục TSCĐ cũng như các khoản mục khác trên bảng
cân đối kế toán tuân thủ theo quy trình chung của mọi cuộc kiểm toán báo cáo
tài chính bao gồm ba giai đoạn được khái quát trên sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.5: Quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định
Lập kế hoạch kiểm toán
Thực hiện kiểm toán
Tổng hợp kết quả kiểm toán
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07
26
1.2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên đóng vai trò quyết định tới
chất lượng của cuộc kiểm toán. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 có
quy định: “Kế hoạch kiểm toán phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm
bảo bao quát được hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán, đảm bảo
phát hiện những vấn đề tiềm ẩn và theo đó cuộc kiểm toán hoàn thành đúng
hạn”. Lập kế hoạch kiểm toán thì cần tìm hiểu các vấn đề sau:
a)Thu thập thông tin về khách hàng
- Kiểm toán viên thực hiện thu thập thông tin về khách hàng nhằm
có được nhữnghiểu biết đầyđủ về hoạt độngcủa đơn vị, hệ thống kế toán và hệ
thống kiểm soátnộibộ cũngnhư các vấn đề tiềm ẩn, từ đó xác định được trọng
tâm của cuộc kiểm toán và từng phần hành kiểm toán.
+ Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng. Đối với
quá trình kiểm toán Tài sản cố định thì cần phải thu thập được chứng từ
pháp lý và sổ sách như: Biên bản góp vốn, bàn giao vốn, các chứng từ
liên quan đến việc góp vốn bằng Tài sản cố định.
+ Tìm hiều về tình hình kinh doanh của khách hàng. Theo chuẩn
mực kiểm toán Việt Nam số 310 “Hiểu biết về tình hình kinh doanh”,
đoạn hai đã dẫn: “Để thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán
viên phải có hiểu biết cần thiết, đầy đủ về tình hình kinh doanh nhằm
đánh giá và phân tích được các sự kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động
của các đơn vị được kiểm toán mà theo kiểm toán viên thì có ảnh hưởng
trọng yếu đến báo cáo tài chính, đến việc kiểm tra của kiểm toán viên
hoặc đến báo cáo kiểm toán”
- Những hiểu biết về ngành nghề kinh doanh bao gồm những
hiểu biết chung về nền kinh tế, lĩnh vực hoạt động của đơn vị và những
hiểu biết về khía cạnh đặc thù của một tổ chức cơ cấu như cơ cấu tổ
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07
27
chức, dây chuyền sản xuất, cơ cấu vốn... Với phần hành kiểm toán TSCĐ
Công ty kiểm toán cần quan tâm đến các thông tin:
- Hoạt động kinh doanh và kết quả kinh doanh của khách
hàng: việc tìm hiểu những thông tin này sẽ giúp kiểm toán viên xác định
được liệu khách hàng có nhiều tài sản cố định hay không và tài sản cố
định có ảnh hưởng trọng yếu tới báo cáo tài chính của khách hàng hay
không.
- Môi trường kinh doanh và các yếu tố ngoài sản xuất kinh
doanh có tác động đến khách hàng như kinh tế - xã hội, pháp luật...
- Những mục tiêu của khách hàng và chiến lược mà ban lãnh
đạo doanh nghiệp đặt ra để đạt tới mục tiêu này. Các mục tiêu chiến lược
đó sẽ cho biết trong tương lai doanh nghiệp có đầu tư mua sắm hay thanh
lý, nhượng bán tài sản cố định hay không.
b)Thực hiện thủ tục phân tích
Thủ tục phân tích được KTV áp dụng cho tất cả các cuộc kiểm toán
và nó được thực hiện trong tất cả các giai đoạn kiểm toán.
Sau khi thu thập được thông tin cơ sở và các thông tin về nghĩa vụ
pháp lý của khách hàng, KTV tiến hành thực hiện các thủ tục phân tích.
Các thut tục phân tích được KTV sử dụng gồm hai loại cơ bản sau:
- Phân tích ngang: Đối với khoản mục TSCĐ, KTV có thể so
sánh số liệ năm trước với năm nay, qua đó thấy được những biến động
bất thường và phải xác định nguyên nhân. Đồng thời KTV có thể so sánh
dữ kiện của khách hàng với số liệu của ngành.
- Phân tích dọc: Là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các
tỷ lệ tường quan của các chỉ tiêu và khoản mục trên BCTC. Đối với
TSCĐ, KTV có thể tính toán và một số tỷ suất tự tài trợ, tỷ suất đầu tư...
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07
28
c)Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ
Việc nghiên cứu HTKSNB của khách hàng và đánh giá được rủi ro
kiểm soát giúp cho KTV thiết kế được những thủ tục kiểm toán thích
hợp cho khoản mục TSCĐ, đánh giá được khối lượng và độ phức tạp của
cuộc kiểm toán, từ đó ước tính được thời gian và xác định được trọng
tâm của cuộc kiểm toán.
Hệ thống kiểm soát nội bộ càng hữu hiệu thì rủi ro kiểm soát càng
nhỏ và ngược lại, rủi ro kiểm soát càng cao khi HTKSNB yếu kém. KTV
khảo sát HTKSNB trên phương diện chủ yếu sau:
- KSNB đối với khoản mục TSCĐ được thiết kế như thế nào ?
Sau khi tiến hành các công việc trên, KTV cần đánh giá rủi ro kiểm
soát và thiết kế các thử nghiệm kiểm soát. Bước công việc này được thực
hiện như sau:
+ Xác định loại gian lận và sai sót có thể xảy ra trong khoản mục TSCĐ
+ Đánh giá tính hiện hữu của HTKSNB trong việc phát hiện và ngăn
chặn các gian lận và sai sót đó.
+ Nếu mức rủi ro kiểm soát được đánh giá là không cao ở mức tối
đa và KTV xét thấy có khả năng giảm bớt được rủi ro kiểm soát đã đánh
giá xuống một mức thấp hơn, KTV sẽ xác định các thử nghiệm kiểm soát
cần thiết. Ngược lại, nếu mức rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức cao
và xét thấy không có khả năng giảm được trong thực tế, KTV không cần
thực hiện các thử nghiệm kiểm soát mà phải tiến hành ngay các thử
nghiệm cơ bản ở mức độ hợp lý.
Đối với khoản mục TSCĐ thì KTV cần có các thông tin của khách
hàng về HTKSNB đối với khoản mục này. Hệ thống KSNB được coi là
hữu hiệu được thể hiện qua việc bảo vệ và quản lý tốt TSCĐ. Khi tìm
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07
29
hiểu hệ thống KSNB đối với TSCĐ, KTV cần quan tâm đến các vấn đề
sau đây:
- Doanh nghiệp có thiết lập kế hoạch và dự toán ngân sách cho
việc mua sắm TSCĐ hay không?
- Doanh nghiệp có đối chiếu thường xuyên giữa sổ chi tiết và
sổ tổng hợp hay không?
- Có kiểm kê định kỳ và đối chiếu với sổ kế toán hay không?
- Các chênh lệch giữa giá dự toán và giá thực tế có được xét
duyệt thường xuyên và phê chuẩn hay không?
- Khi nhượng bán, thanh lý TSCĐ có lập Hội đồng thanh lý,
nhượng bán bao gồm các thành viên theo quy định hay không?
- Có chính sách phân biệt giữa chi phí phát sinh sau ghi nhận
ban đầu ghi tăng nguyên giá TSCĐ và xác định thời gian sử dụng hữu
ích hoặc tính vào chi phí SXKD trong kỳ hay không?
- Chế độ kế toán doanh nghiệp đang áp dụng, phương pháp
khấu hao TSCĐ có phù hợp không?
Bên cạnh đó KTV cũng xem xét đến công tác quản lý tốt TSCĐ
cũng như việc xây dựng các quy định, các nguyên tắc và thủ tục về bảo
quản TSCĐ.
d)Xác định mục tiêu kiểm toán đối với khoản mục tài sản cố định
Trong kiểm toán khoản mục TSCĐ, KTV cũng hướng tới các mục
tiêu sau:
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07
30
Bảng 1.1: Các mục tiêu kiểm toán trong kiểm toán TSCĐ
Mục tiêu kiểm
toán chung
Mục tiêu kiểm toán đối với TSCĐ
1. Tính hợp lý
chung
Các nghiệp vụ tăng, giảm, khấu hao TSCĐ đều được
ghi chép hợp lý.
2. Hiện hữu và
có thật
- Các TSCĐ được ghi chép là có thật.
- Các nghiệp vụ tăng, giảm, khấu hao TSCĐ trong năm
đều có thật.
3. Tính đầy đủ
Các nghiệp vụ và số tiền phát sinh được phản ánh đầy
đủ, chi phí và thu nhập do thanh lý nhượng bán TSCĐ
đều được hạch toán đầy đủ.
4. Quyền sở
hữu
Các TSCĐ mua và các TSCĐ trên Bảng cân đối kế toán
đều thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hoặc doanh
nghiệp có quyền kiểm soát lâu dài.
5. Đánh giá và
phân bổ
- Nguyên giá TSCĐ, giá trị còn lại được đánh giá đúng
theo nguyên tắc kế toán.
- Khấu hao TSCĐ được tính theo đúng, nhất quán giữa
các kỳ và phân bổ hợp lý vào các chi phí trong kỳ, và
phải phù hợp với các quy định hiện hành.
6. Tính toán
Khấu hao TSCĐ được tính toán theo đúng tỷ lệ. Các
khoản mua vào năm hiện hành trên Bảng liệt kê mua
vào thống nhất vốn Sổ phụ và Sổ tổng hợp; tăng, giảm,
khấu hao TSCĐ được ghi chép đúng đắn và cộng dồn
phù hợp với tài khoản tổng hợp trên sổ.
7. Trình bày và
công bố
- Công bố phương pháp khấu hao.
- TSCĐ được trình bày theo từng nhóm tài sản có tỷ lệ
khấu hao giống nhau.
- Các chỉ tiêu liên quan tới TSCĐ trên các BCTC được
xác định theo đúng quy định chuẩn mực, chế độ kế toán
không sai sót.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07
31
e)Đánh giá trọng yếu
Xác định mức trọng yếu ban đầu KTV làm thủ tục ước tính ban đầu
về tính trọng yếu cho toàn bộ Báo cáo tài chính. Sau đó KTV tiến hành
phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục trên
Báo cáo tài chính. Quy trình xác lập mức trọng yếu trong giai đoạn lập
kế hoạch kiểm toán được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.5: Quy trình xác lập mức trọng yếu
 Mức trọng yếu tổng thể
Mỗi Công ty kiểm toán sẽ xây dựng cho mình một mức ước lượng
và các tỷ lệ thích hợp. Dưới đây là bảng hướng dẫn VACPA đối với việc
tính toán mức trọng yếu trên tổng thể BCTC
Bảng 1.2: Bảng hướng dẫn của VACPA đối với việc tính toán
mức trọng yếu
Cơ sở ước lượng Tỷ lệ ước lượng
Lợi nhuận trước thuế 5% - 10%
Doanh thu 0,5% - 3%
Tổng tài sản 2%
Vốn chủ sở hữu 2%
Mức trọng yếu ước
tính ban đầu cho toàn
bộ BCTC
Mức sai sót có thể
chấp nhận được của
từng khoản mục
Bước 2: Phân bổ mức
trọng yếu cho từng khoản
mục
Bước 1: Ước lượng mức
trọng yếu ban đầu cho
toàn bộ
BCTC
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07
32
Sau khi đã xác định cơ sở cho việc tính toán mức trọng yếu, KTV
cần có sự điều chỉnh cơ sở này nếu có các khoản mục, nghiệp vụ bất
thường…có thể làm cho cơ sở tính toán đó không phản ánh đúng quy mô
của khách hàng. Mục đích của việc điều chỉnh này nhằm xác định được
một cơ sở phản ánh đúng quy mô của khách thể kiểm toán, từ đó xác
định mức trọng yếu thích hợp. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào xét
đoán của thành viên ban quản trị liên quan trực tiếp tới cuộc kiểm toán.
Thông thường để thận trọng KTV thường xác lập mức trọng yếu tổng thể
ban đầu thấp hơn mức chỉ đạo chung của công ty. Việc thiết lập mức
trọng yếu tổng thể thấp hơn sẽ đồng nghĩa với việc làm tang thêm khối
lượng công việc kiểm toán, tăng thêm chi phí nhưng điều đó lại làm
giảm đi mức độ rủi ro của kiểm toán và tăng khả năng loại trừ những khả
năng loại trừ những sai phạm có thể mắc phải của KTV.
 Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yêu cho khoản mục tài
sản cố định
Sau khi xác lập được mức trọng yếu ban đầu cho tổng thể BCTC,
KTV tiến hành phân bổ mức ước lượng này cho khoản mục TSCĐ trên
BCTC để hình thành mức trọng yếu của TSCĐ. Giá trị trọng yếu dùng
để phân bổ cho từng khoản mục là mức trọng yếu thực hiện MP (MP
bằng một tỷ lệ % nào đó so với PM). KTV tiến hành phân bổ mức trọng
yếu cho từng khoản mục theo mức trọng yếu thực hiện để đảm bảo
nguyên tắc thận trọng rằng tất cả các sai sót được KTV phát hiện và các
sai sót không được KTV phát hiện không vượt quá mức trọng yếu tổng
thể (PM) đã xác định. Việc phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu
được thực hiện theo hai chiều hướng mà các gian lận và sai sót có thể
xảy ra. Đó là sai lệch do ghi khống (số liệu trên BCTC lớn hơn thực tế)
và ghi thiếu (số liệu trên BCTC nhỏ hơn thực tế).
Mức trọng yếu phân bổ cho từng khoản mục thường được thực hiện
trên những cơ sở chủ yếu sau:
- Căn cứ vào chính sách phân bổ mức trọng yếu tổng thể cho từng
khoản mục trên BCTC
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07
33
- Mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát mà KTV đánh giá sơ
bộ cho khoản mục. Nếu mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được
đánh giá là cao đối với một khoản mục nào đó thì khoản mục đó được
phân bổ mức sai lệch có thể bỏ qua là thấp và ngược lại.
- Kinh nghiệm của KTV về những sai sót và gian lận đối với khoản
mục đó. Chẳng hạn, qua kiểm toán các đơn vị khác cùng ngành nghề
hoặc kết quả kiểm toán của năm trước chỉ ra rằng một khoản mục nào đó
ít có sai lệch thì KTV sẽ phân bổ mức sai lệch có thể bỏ qua lớn và
ngược lại.
- Chi phí kiểm toán cho từng khoản mục. Nếu khoản mục nào đòi
hỏi việc thu thập bằng chứng tốn nhiều chi phí hơn thì phân bổ mức sai
lệch có thể bỏ qua lớn hơn và ngược lại.
Thông thường các Công ty kiểm toán xây dựng sẵn mức độ trọng
yếu cho từng khoản mục trên Báo cáo tài chính. Thông qua các biện
pháp kiểm toán (cân đối, đối chiếu, quan sát...) kiểm toán viên đánh giá
mức độ sai sót thực tế của Tài sản cố định và đem so sánh với mức độ
sai sót có thể chấp nhận được của tài sản cố đinh đã xác định trước đó và
đưa ra ý kiến chấp nhận toàn bộ, ngoại trừ, bác bỏ, hay từ chối đưa ra ý
kiến.
Dưới đây là sơ đồ đánh giá mức độ trọng yếu đối với khoản mục
TSCĐ trong toàn bộ quá trình kiểm toán.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07
34
Sơ đồ 1.6: Đánh giá mức độ trọng yếu đối với khoản mục TSCĐ
Bước 1
Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho khoản mục tài sản cố
định
Bước 5
So sánh tổng mức sai phạm ước tính với ước lượng ban đầu
hoặc xem xét lại ước lượng ban đầu tính trọng yếu
Trong 5 bước trên, bước 1 và bước 2 được thực hiện trong giai đoạn
lập kế hoạch phạm vi của các thử nghiệm kiểm toán. Bước 3,4,5 được
thực hiện trong giai đoạn thực hiện và kết thúc kiểm toán.
f) Đánh giá rủi ro
Việc đánh giá rủi ro kiểm toán thông qua việc đánh giá ba bộ phận:
Rủi ro tiềm tàng (IR), rủi ro kiểm soát (CR) và rủi ro phát hiện (DR) căn
cứ vào mối quan hệ được phản ánh trong mô hình sau:
DR= AR/IR*CR
Trong đó:
AR là rủi ro kiểm toán.
IR là rủi ro tiềm tàng
Bước 2
Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho khoản mục tài
sản cố định
Bước 3 Ước tính tổng sai phạm trong khoản mục tài sản cố định
Bước 4 Ước tính sai số kết hợp
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07
35
CR là rủi ro phát hiện
DR là rủi ro kiểm soát
Đối với TSCĐ, rủi ro kiểm toán có thể nhận diện và phát hiện thông qua
việc xem xét:
- Các nghiệp vụ bất thường, phức tạp;
- Các nghiệp vụ phát sinh lần đầu, không phổ biến trong hoạt động
sản xuất kinh doanh của đơn vị;
- Các nghiệp vụ không được hạch toán theo đúng quy định của
việc hạch toán, thiếu các thủ tục cần thiết;
- Các nghiệp vụ có sự can thiệp bất thường của Ban giám đốc, liên
quan đến tính liêm chính, đạo đức của Ban giám đốc.
Trọng yếu và rủi ro có mối quan hệ khăng khít với nhau. Nếu mức sai
sót chấp nhận được (hay trọng yếu) được đánh giá cao lên thì rủi ro kiểm toán
sẽ phải giảm xuống, và ngược lại rủi ro kiểm toán sẽ tăng lên, việc thu thập
bằng chứng phải mở rộng. Trong cuộc kiểm toán, KTV mong muốn rủi ro
kiểm toán càng nhỏ càng tốt vì nó đảm bảo kết quả kiểm toán tối ưu nhất. Khi
đánh giá về rủi ro kiểm toán cần phải hiểu được những sai sót thường xảy ra
trong từng phần hành kiểm toán. Trong phần hành TSCĐ, các sai sót có thể
xảy ra thường liên quan tới các sai sót tiềm tàng.
1.2.2.2. Thực hiện kiểm toán
1.2.2.2.1. Thực hiên các thử nghiệm kiểm soát
Xem xét quy trình mua, thanh lý, nhượng bán tài sản cố định có tuân thủ
theo quy định hiện hành và quy định của đơn vị hay không: quy trình, phân
tách trách nhiệm, phê chuẩn các nghiệp vụ liên quan tới Tài sản cố định, ghi
nhận tài sản, chứng từ kèm theo, phân loại tài sản, quản lý tài sản theo mã kết
hợp với kiểm kê tài sản cố định…
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07
36
Trong giai đoạn này, thử nghiệm kiểm soát thường được KTV tiến
hành theo các mục tiêu kiểm toán. Đối với kiểm toán phần hành Tài sản
cố định, thử nghiệm kiểm soát được thực hiện như sau:
Bảng 1.3: Các thử nghiệm Kiểm soát
Quá trình KSNB chủ yếu
Các thử nghiệm kiểm
soát phổ biến
1.
Tính
hiện
hữu
- TSCĐ ghi trong sổ sách hiện do
doanh nghiệp quản lý sử dụng, tính độc
lập bộ phận quản lý TSCĐ và việc tách
biệt bộ phận này với bộ phận ghi sổ.
- Sự có thật của công văn xin đề nghị
mua TSCĐ, công văn duyệt mua, hợp
đồng mua, biên bản giao nhận TSCĐ
đưa vào sử dụng và thẻ TSCĐ.
- Các chứng từ thanh lý nhượng bán
TSCĐ được huỷ bỏ, tránh việc sử dụng
lại.
- Quan sát TSCĐ ở
đơn vị và xem xét sự
tách biệt giữa các chức
năng quản lý và ghi sổ
với bộ phận bảo quản
TSCĐ.
- Kiểm tra chứng từ,
sự luân chuyển chứng
từ và dấu hiệu của
KSNB.
- Kiểm tra dấu hiệu
của sự huỷ bỏ.
2.
Tính
đầy
đủ
Mỗi TSCĐ có một bộ hồ sơ, được ghi
chép từ khi mua nhận TSCĐ về đơn vị
cho tới khi nhượng bán, thanh lý
TSCĐ. Việc ghi chép, tính nguyên giá
TSCĐ đều dựa trên cơ sở chứng từ hợp
lệ nêu trên.
Kiểm tra tính đầy đủ
của chứng từ có liên
quan đến TSCĐ.
3.
Quyền
và
nghĩa
TSCĐ thuộc sở hữu của đơn vị được
ghi chép vào khoản mục TSCĐ, được
doanh nghiệp quản lý và sử dụng.
Những TSCĐ không thuộc quyền sở
Kết hợp giữa việc
kiểm tra vật chất với
việc kiểm tra chứng từ,
hồ sơ pháp lý về quyền
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07
37
vụ hữu của doanh nghiệp thì được ghi
chép ngoài Bảng cân đối tài sản.
sở hữu tài sản.
4. Sự
phê
chuẩn
Phê chuẩn các nghiệp vụ tăng, giảm
trích khấu hao TSCĐ được phân cấp
đối với các nhà quản lý của doanh
nghiệp.
- Phỏng vấn những
người liên quan.
- Kiểm tra dấu hiệu
của sự phê chuẩn.
5.
Tính
toán
tổng
hợp
đúng
đắn
Tất cả các chứng từ có liên quan tới
việc mua, thanh lý TSCĐ ở đơn vị đều
đựơc phòng kế toán tập hợp và tính
toán đúng đắn. Việc cộng sổ chi tiết và
sổ tổng hợp TSCĐ là chính xác và
được kiểm tra đầy đủ.
- Xem xét dấu hiệu
kiểm tra của
HTKSNB.
- Cộng lại một số
chứng từ phát sinh của
TSCĐ.
6.
Tính
kịp
thời
Việc ghi sổ và cộng sổ TSCĐ được
thực hiện kịp thời ngay khi có nghiệp
vụ phát sinh và đáp ứng yêu cầu lập
Báo cáo kế toán của doanh nghiệp.
Kiểm tra tính đầy đủ
và kịp thời của việc
ghi chép.
7.
Phân
loại
và
trình
bày
- Doanh nghiệp có quy định về việc
phân loại chi tiết TSCĐ phù hợp với
yêu cầu quản lý.
- Các quy định về trình tự ghi sổ các
nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ từ sổ
chi tiết đến sổ tổng hợp.
- Phỏng vấn những
người có trách nhiệm
để tìm hiểu quy định
phân loại TSCĐ trong
doanh nghiệp.
- Kiểm tra hệ thống tài
khoản và sự phân loại
sổ sách kế toán.
- Xem xét trình tự ghi
sổ và dấu hiệu của
KSNB.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07
38
1.2.2.2.2. Thực hiện các thủ tục phân tích
Tiến hành so sánh tổng tài sản cố định cũng như từng loại tài sản của
kỳ này vớii các kỳ trước nhằm xem xét sự biến động và tìm hiểu nguyên nhân
nếu có những biến động bất thường.
So sánh tỷ trọng giữa tài sản cố định trên tổng tài sản và tài sản cố định
trên nguồn vốn chủ sở hữu để đánh giá tình hình tài trợ tài sản của đơn vị.
Xem xét quan hệ đốiứng các tài khoản đểphát hiện các quan hệ bấtthường.
Phân tích tỉ trọng của từng loại tài sản trên tổng Tài sản cố định theo
dõi và phân tích sự biến động của các chỉ tiêu này.
Phân tích, so sánhhiệu quả sửdụngtài sản của đơn vị để xem xét sự thay
đổi cũng như biến động bất thường cùng nguyên nhân của các biến động đó.
1.2.2.2.3. Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết
Đối chiếu số liệu trên Bảng cân đối kế toán với Bảng cân đối thử, số
liệu trên sổ tổng hợp, sổ chi tiết, sổ/ thẻ đăng ký tài sản cố định
Kiểm tra các phát sinh tăng Tài sản cố định:
- Yêu cầu về tính hợp lý chung: các nghiệp vụ tăng TSCĐ trong
năm đều được ghi chép hợp lý:
So sánh số phát sinh tăng TSCĐ với tổng số nguyên giá TSCĐ tăng của
năm trước
Đánh giá các khoản tăng TSCĐ (đặc biệt với các nghiệp vụ có giá trị
lớn, bất thường, vào thời điểm đầu, kết thúc niên độ) có hợp lý với công việc
kinh doanh của doanh nghiệp hay không
Đánh giá tổng các khoản mua vào, đầu tư, tiếp nhận… có nhận xét biến
động về kinh doanh và các điều kiện kinh tế
- Yêu cầu về tính giá: nguyên giá TSCĐ được tính toán và ghi sổ
đúng đắn:
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07
39
Kiểm tra hoá đơn của người bán và chứng từ gốc liên quan đến tăng
TSCĐ (biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng kinh tế, hoá đơn bán hàng kiêm
vận đơn…)
Kiểm tra các điều khoản của hợp đồng thuê tài chính liên quan đến xác
định nguyên giá TSCĐ đi thuê (nếu có)
Đối chiếu từng trường hợp tăng với sổ chi tiết
- Yêu cầu về tính hiệu lực: Cáctrường hợp tăng TSCĐ đều có thật
Kiểm tra các hoá đơn của người bán, các biên bản giao nhận TSCĐ,
biên bản giao nhận vốn, bản quyết toán công trình đầu tư xây dựng cơ bản,
biên bản liên doanh, liên kết…
Kiểm kê cụ thể TSCĐ hữu hình
Kiểm tra quá trình mua sắm, chi phí đề hình thành TSCĐ
- Yêu cầu về tính trọn vẹn: Các trường hợp tăng TSCĐ đều được
ghi chép đầy đủ
Xem xét các hoá đơn của người bán, các chứng từ tăng TSCĐ, các chi
phí sửa chữa TSCĐ để phát hiện ra các trường hợp quên ghi sổ TSCĐ hoặc
ghi TSCĐ thành chi phí sản xuất kinh doanh
Kiểm tra lại các hợp đồng thuê TSCĐ
- Yêu cầu về quyền và nghĩa vụ: Các TSCĐ thể hiện trên Bảng
Cân đối kế toán đều thuộc sở hữu hoặc thuộc quyền kiểm soát, sử dụng lâu
dài của đơn vị
Kiểm tra các hoáđơncủa người bánvà các chứng từ khác về tăng TSCĐ
Kiểm tra các điều khoản của hợp đồng thuê tài chính
Xem xét các TSCĐ có được hình thành bằng tiền của doanh nghiệp
hoặc doanh nghiệp có phải bỏ chi phí ra để mua TSCĐ đó hay không
- Yêu cầu về tính chính xác máy móc: Các nghiệp vụ tăng TSCĐ
đều được tính toán đúng
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07
40
Cộng bảng liệt kê mua sắm, đầu tư, cấp phát
Đối chiếu số tổng cộng trong sổ cái sổ tổng hợp
- Yêu cầu về tính phân loại và trình bày: Các trường hợp tăng
TSCĐ được ghi chép theo đúng sự phân loại TSCĐ
Kiểm tra các chứng từ tăng TSCĐ và các bút toán trong sổ kế toán căn
cứ vào các quy định hạch toán của hệ thống kế toán hiện hành
- Yêu cầu về tính kịp thời:Cáctrường hợp tăng TSCĐ được ghi sổ
đúng kỳ
Kiểm tra các nghiệp vụ tăng TSCĐ vào gần ngày lập Báo cáo kế toán
để kiểm tra việc ghi sổ có đúng kỳ không
Kiểm tra số phát sinh giảm tài sản cố định (thanh lý, nhượng bán TSCĐ)
Kiểm toán viên cần lập Bảng kê các nghiệp vụ giảm Tài sản cố định,
chi phí và thu nhập có liên quan, sau đó sử dụng bảng kê như phương tiện
kiểm toán, đối chiếu với sổ sách, chứng từ, các quyết định có liên quan.
Xem xét mối quan hệ giữa biến động TSCĐ với doanh thu từ hoạt động
sản xuất kinh doanh. Từ đó có thể phát hiện khả năng có TSCĐ đã thanh lý,
nhượng bán, điều chuyển nhưng vẫn chưa được ghi trên sổ.
Tính toán lại những thu nhập và chi phí của nghiệp vụ thanh lý, nhượng
bán để thấy được những điểm bất hợp lý trong quan hệ này.
Phân tích chỉ tiêu giáo trị hao mòn luỹ kế để xem tính đúng đắn của
việc ghi chép các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ
So sánh mức khấu hao luỹ kế và chi phí liên quan đến việc giảm tài sản
trong các sổ kế toán chi tiết
Xem xét quá trình bổ sung TSCĐ, quá trình sử dụng TSCĐ để tính toán
mức hao mòn của từng loại tài sản.
Kiểm tra chi tiết số dư các tài khoản Tài sản cố định
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07
41
Kiểm tra số đầu kỳ so với số kiểm toán năm trước, nếu không có kiểm
toán năm trước kiểm toán viên cần đối chiếu từng bộ phận nhỏ của TSCĐ đối
chiếu với sổ chi tiết, sổ tổng hợp để xem tính chính xác của số dư
Với số dư cuối kỳ, trên cơ sở kiểm toán số dư đầu kỳ và các nghiệp vụ
phát sinh tăng, giảm trong kỳ để xác định ra số dư cuối kỳ.
Kiểm tra chi phí khấu hao TSCĐ:
Xem xét bảng đăng ký trích khấu hao TSCĐ của Doanh nghiệp trong
đó có xét duyệt của các cấp có thẩm quyền
Đối chiếu trích khấu hao thực tế đăng ký trên
Xem xét việc phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ cho các bộ phận trong
doanh nghiệp
Kiểm tra việc hạch toán khấu hao TSCĐ theo chế độ và việc ghi chép
chúng trên sổ chi tiết
Đối chiếu các trường hợp nâng cấp TSCĐ dẫn tới thay đổi mức tính
khấu hao, cần đi sâu vào xem xét thay đổi tương ứng của mức trừ khấu hao
Tương tự, mọi trường hợp thay đổi mức khấu hao của doanh nghiệp
phải được xem xét cụ thể việc xin duyệt khấu hao mới.
Kiểm tra tài khoản hao mòn TSCĐ: Cần tập trung kiểm tra số khấu hao
luỹ kế bằng cách phân tích số dư tài khoản 214 thnhac cách bộ phận chi tiết
của từng loại tài sản. Với số tổng hợp, cần xem xét tính toán chính xác số dư
cuối kỳ
- Kiểm tra chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, thường bao gồm các công
việc cụ thể sau:
Kiểm tra tính đầy đủ và chính xác của việc tập hợp chi phí sửa chữa lớn
có chú ý đến việc phát sinh chi phí sửa chữa lớn “Khống”
Đối với nguồn chi cho sửa chữa lớn cần xem xét hai trường hợp: sửa
chữa lớn theo kế hoạch và sửa chữa lớn không theo kế hoạch, trong đó chi phí
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07
42
sửa chữa lớn theo kế hoạch thường được trích trước chi phí này, với số sửa
chữa lớn không theo kế hoạch, doanh nghiệp phải tiến hành phân bổ chi phí
đã chi ra cho sửa chữa lớn vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Kiểm
toán viên phải xem xét tính hợp lý của mức phân bổ, và ảnh hưởng của nó đến
kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Xem xét việc quyết toán chi phí sửa chữa lớn theo chế độ quy định;
kiểm tra việc hạch toán chi phí sửa chữa lớn đơn thuần và chi phí sửa chữa
lớn nâng cấp tài sản cố định.
1.2.2.3. Tổng hợp kết quả kiểm toán
1.2.2.3.1. Xem xét các sự kiện sau ngày khóa sổ
Các cuộc Kiểm toán được tiến hành sau ngày kết thúc niên độ kế toán.
Do đó, trong khoảng thời gian từ ngày kết thúc niên độ đến khi hoàn thành
báo cáo kiểm toán có thể xảy ra các sự kiện có ảnh hưởng trọng yếu đến
BCTC từ đó ảnh hưởng tới BCKT. Vì vậy, việc xem xét các sự kiện xảy ra
sau ngày lập BCTC là cần thiết, phù hợp với nguyên tắc thận trọng nghề
nghiệp. KTV có trách nhiệm xem xét lại các sự kiện xảy ra sau ngày lập
BCTC, kiểm toán viên có thể sử dụng các thủ tục sau:
- Phỏng vấn Ban quan trị
- Xem xét lại các Báo cáo nội bộ sau ngày lập BCTC
- Xem xét lại sổ sách được lập sau ngày lập BCTC
- Kiểm tra các biên bản phát hành sau ngày lập BCTC
- Kiểm tra lại kết quả của các khoản công nợ ngoài dự kiến được
đánh giá là trọng yếu
- Xem xét những TSCĐ không sử dụng và được bán sau ngày
khóa sổ với giá thấp hơn nguyên giá ghi trên sổ sách
- Các khách hàng có số dư công nợ lớn nhưng đến đầu năm sau
mới phát hiện được là không có liên quan đến TSCĐ.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07
43
Kiểm toán viên thường kiểm tra toàn bộ các nghiệp vụ xảy ra tại giao
điểm của các kỳ quyết toán. Tiến hành xem xét các biện pháp mà nhà quản lý
đơn vị áp dụng nhằm đảm bảo những sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ
đều đã được xác định.
1.2.2.3.2. Tổng hợp và đánh giá kết quả kiểm toán
Trước hết, kiểm toán viên cần phải đánh giá tổng hợp các sai sót không
trọng yếu cần lập các bút toán điều chỉnh và tổng hợp các sai sót dự kiến về
TSCĐ rồi so sánh với mức sai sót có thể bỏ qua được xem có thể chấp nhận
được khoản mục TSCĐ hay không. Sau đó, kiểm toán viên tổng hợp các sai
sót của khoản mục TSCĐ để xem chúng có vượt quá mức trọng yếu của
BCTC hay không, đồng thời kiểm toán viên phải đảm bảo các giải trình kèm
theo được thực hiện cho từng loại TSCĐ như:
- Phương pháp khấu hao đã áp dụng
- Thời gian sử dụng và tỷ lệ khấu hao đã áp dụng
- Toàn bộ khấu hao trong năm
- Tổng số TSCĐ và số khấu hao lũy kế tương ứng
- Quyền lưu giữ và các giới hạn đối với TSCĐ nếu có
Trên cơ sở tổng hợp kết luận về tất cả các phần hành kiểm toán cụ thể
kiểm toán viên sẽ lập báo cáo kiểm toán trong đó có đưa ra ý kiến của mình
về sự trung thực và hợp lý của BCTC của đơn vị được kiểm toán
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07
44
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM
TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CHÂU Á – CHI NHÁNH HÀ NỘI THỰC HIỆN
2.1. Khái quát về công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Đầu tư Tài
chính Châu Á – Chi nhánh Hà nội
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH Kiểm toán FADACO có trụ sở chính tại Khu Đô thị Mỹ
Đình II-Từ Liêm-Hà Nội và có 2 chi nhánh là tại Tp.Nha Trang-Khánh Hòa
và Khu Đô thị Yên Hòa-Cầu Giấy-Hà Nội, là một trong những công ty hàng
đầu Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực Kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn
đầu tư, kiểm toán Quyết toán giá trị công trình xây dựng cơ bản hoàn thành,
kiểm toán Báo cáo tài chính, tư vẫn tài chính và tư vấn Thuế. Công ty Kiểm
toán FADACO được thành lập vào ngày 06 tháng 07 năm 2006 dưới hình
thực công ty TNHH theo Luật Doanh nghiệp của nước Cộng Hòa Xã Hội
chủa nghĩa Việt Nam, theo giấy phép đăng ký kinh doanh số0101992946.
FADACO được thành lập và đi vào hoạt động với đội ngũ nhân viên
chuyên nghiệp (khoảng80 người có trình độ đại học và sau đại học được đào
tạo trong và ngoài nước). Với các Kiểm toán viên Quốc gia được Bộ Tài chính
cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên (CPA) và chuyên gia tư vấn có nhiều năm kinh
nghiệm, từng làm việc và đảm đương các vị trí lãnh đạo quan trọng tại các đơn
vị cung cấp dịch vụ chuyên ngành có uy tín ở Việt Nam.
FADACO được hình thành bởi một nhóm kiểm toán viên quốc gia và
một số chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong các lĩnh vực tài chính, kế toán,
ngân hàng, thuế và quản trị kinh doanh. Hiện tại Fadaco có hơn 50 nhân viên
chuyên nghiệp, là những nhân viên đã tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học các
ngành kinh tế, ngoại ngữ của các trường đại học có chất lượng hàng đầu Việt
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07
45
Nam. Bên cạnh đó FADACO có nhiều kiểm toán viên và chuyên gia tư vấn
đã tham dự các khoá học cơ bản và nâng cao về chứng khoán và thị trường
chứng khoán; có đủ điều kiện được cấp Chứng chỉ hành nghề trên thị trường
chứng khoán của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước.
Sơ lược về công ty FADACO – Chi nhánh Hà Nội:
Tên gọi đầy đủ: Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Đầu tư Tài chính
Châu Á
Tên tiếng anh: ASIA AUDITING AND FINANCIAL CONSULTANCY
COMPANY LIMITED – HANOI BRANCH
Tên viết tắt: FADACO
Trụ sở chính:P111, tầng 11, nhà CT3, khu Đô Thị Yên Hòa, Cầu Giấy,
Hà Nội.
Hình Thức Sỡ Hữu:Công Ty TNHH
Điện thoại:(+84-4)6281 2260
Fax:(+84-4)6281 2260
Hotline: 0912.563.637
Email: fadaco@gmail.com
Website: http://fadacohanoi.com/
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, công ty đã không ngừng
lớn mạnh và khẳng định, giữ vững vị trí là một trong những công ty kiểm toán
hàng đầu ở Việt Nam hiện nay trên nhiều phương diện.
2.1.2. Khái quáthoạt động kinh doanhcủa công ty
FADACO tự hào là công ty cung cấp dịch vụ cho nhiều công ty có vốn
nước ngoài. Trong số đó có nhiều khách hàng là các công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc
…FADACO muốn khẳng định vị trí đứng của mình trên thị trường, thể hiện
trong việc chinh phục các khách hàng khó tính. FADACO có đội ngũ nhân viên
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

What's hot

Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán b...
Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán b...Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán b...
Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán b...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...Chinh Do
 
Slide luận văn kiểm toán atax
Slide luận văn kiểm toán ataxSlide luận văn kiểm toán atax
Slide luận văn kiểm toán ataxNguyễn Công Huy
 
khoa luan tot nghiep kiem toan.doc
khoa luan tot nghiep kiem toan.dockhoa luan tot nghiep kiem toan.doc
khoa luan tot nghiep kiem toan.docNguyễn Công Huy
 
Kiểm toán vốn bằng tiền
Kiểm toán vốn bằng tiềnKiểm toán vốn bằng tiền
Kiểm toán vốn bằng tiềnhuynhducnhut
 
Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại côn...
Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại côn...Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại côn...
Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại côn...Nguyễn Công Huy
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY...Nguyễn Công Huy
 
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHKIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHNguyễn Công Huy
 

What's hot (20)

Đề tài: Kiểm toán chi phí hoạt động tại Công ty Kiểm toán Việt
Đề tài: Kiểm toán chi phí hoạt động tại Công ty Kiểm toán ViệtĐề tài: Kiểm toán chi phí hoạt động tại Công ty Kiểm toán Việt
Đề tài: Kiểm toán chi phí hoạt động tại Công ty Kiểm toán Việt
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASCĐề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
 
Đề tài: Kiểm toán Chi phí trả trước tại Công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Kiểm toán Chi phí trả trước tại Công ty kiểm toán AASCĐề tài: Kiểm toán Chi phí trả trước tại Công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Kiểm toán Chi phí trả trước tại Công ty kiểm toán AASC
 
Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán b...
Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán b...Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán b...
Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán b...
 
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đĐề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
 
Kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn tại Công ty Kiểm toán
Kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn tại Công ty Kiểm toánKiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn tại Công ty Kiểm toán
Kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn tại Công ty Kiểm toán
 
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
 
Slide luận văn kiểm toán atax
Slide luận văn kiểm toán ataxSlide luận văn kiểm toán atax
Slide luận văn kiểm toán atax
 
khoa luan tot nghiep kiem toan.doc
khoa luan tot nghiep kiem toan.dockhoa luan tot nghiep kiem toan.doc
khoa luan tot nghiep kiem toan.doc
 
Kiểm toán vốn bằng tiền
Kiểm toán vốn bằng tiềnKiểm toán vốn bằng tiền
Kiểm toán vốn bằng tiền
 
Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...
Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...
Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...
 
Đề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFK
Đề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFKĐề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFK
Đề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFK
 
Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại côn...
Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại côn...Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại côn...
Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại côn...
 
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNTĐề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY...
 
Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toánBáo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
 
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHKIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
 
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại Công ty định giá Thăng Long
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại Công ty định giá Thăng LongĐề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại Công ty định giá Thăng Long
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại Công ty định giá Thăng Long
 
Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán, 9đ
Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán, 9đQuy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán, 9đ
Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán, 9đ
 
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Kiểm Toán Định giá
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Kiểm Toán Định giáĐề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Kiểm Toán Định giá
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Kiểm Toán Định giá
 

Similar to Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG T...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG T...ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG T...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG T...Luận Văn 1800
 
Kiểm toán Phương Đông ICA
Kiểm toán Phương Đông ICA Kiểm toán Phương Đông ICA
Kiểm toán Phương Đông ICA Kevin Trần
 
Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...luanvantrust
 
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...Luận Văn 1800
 
Đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán ...
Đề tài  Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán ...Đề tài  Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán ...
Đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Đề tài: Kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty AVA
Đề tài: Kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty AVAĐề tài: Kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty AVA
Đề tài: Kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty AVA
 
Đề tài: Khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán VACO
Đề tài: Khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán VACOĐề tài: Khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán VACO
Đề tài: Khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán VACO
 
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG T...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG T...ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG T...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG T...
 
Kiểm toán Phương Đông ICA
Kiểm toán Phương Đông ICA Kiểm toán Phương Đông ICA
Kiểm toán Phương Đông ICA
 
Kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh tại công ty thiết bị phụ tùng
Kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh tại công ty thiết bị phụ tùngKế toán bán hàng và kết quả kinh doanh tại công ty thiết bị phụ tùng
Kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh tại công ty thiết bị phụ tùng
 
Kiểm toán tài chính Hàng tồn kho tại Công ty Kiểm toán UHY ACA
Kiểm toán tài chính Hàng tồn kho tại Công ty Kiểm toán UHY ACAKiểm toán tài chính Hàng tồn kho tại Công ty Kiểm toán UHY ACA
Kiểm toán tài chính Hàng tồn kho tại Công ty Kiểm toán UHY ACA
 
Đề tài: Lập kế hoạch kiểm toán tại công ty Kiểm toán Immanuel
Đề tài: Lập kế hoạch kiểm toán tại công ty Kiểm toán ImmanuelĐề tài: Lập kế hoạch kiểm toán tại công ty Kiểm toán Immanuel
Đề tài: Lập kế hoạch kiểm toán tại công ty Kiểm toán Immanuel
 
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAY
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAYĐề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAY
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAY
 
Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...
 
Cty cp van tai
Cty cp van taiCty cp van tai
Cty cp van tai
 
Kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh tại công ty TNHH An Phú
Kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh tại công ty TNHH An PhúKế toán bán hàng và kết quả kinh doanh tại công ty TNHH An Phú
Kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh tại công ty TNHH An Phú
 
Kiểm toán chu kỳ huy động vốn và hoàn trả tại công ty tư vấn thuế
Kiểm toán chu kỳ huy động vốn và hoàn trả tại công ty tư vấn thuếKiểm toán chu kỳ huy động vốn và hoàn trả tại công ty tư vấn thuế
Kiểm toán chu kỳ huy động vốn và hoàn trả tại công ty tư vấn thuế
 
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
 
Kiểm toán quá trình mua hàng- thanh toán tại Công ty Kiểm toán CPA
Kiểm toán quá trình mua hàng- thanh toán tại Công ty Kiểm toán CPAKiểm toán quá trình mua hàng- thanh toán tại Công ty Kiểm toán CPA
Kiểm toán quá trình mua hàng- thanh toán tại Công ty Kiểm toán CPA
 
Đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán ...
Đề tài  Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán ...Đề tài  Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán ...
Đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán ...
 
Đề tài: Kế toán Bán hàng và kinh doanh tại Công Ty Bao Bì Xuân Sơn
Đề tài: Kế toán Bán hàng và kinh doanh tại Công Ty Bao Bì Xuân SơnĐề tài: Kế toán Bán hàng và kinh doanh tại Công Ty Bao Bì Xuân Sơn
Đề tài: Kế toán Bán hàng và kinh doanh tại Công Ty Bao Bì Xuân Sơn
 
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Thẩm định giá
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Thẩm định giáKiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Thẩm định giá
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Thẩm định giá
 
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty ascode tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
 
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACAKiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
 
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNamĐề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 

Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07 i MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................. i DANH MỤC BẢNG BIỂU – SƠ ĐỒ......................................................... iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................... v MỞ ĐẦU................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH .................................................................. 4 1.1. Khái quát chung về khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính..................................................................................................... 4 1.1.1.Khái niệm, đặc điểm và phân loại tài sản cố định................................. 4 1.1.2.Tổ chức hệ thống chứng từ sổ sách kế toán khoản TSCĐ..................... 6 1.1.3.Hệ thống kiểm soát nội bộ với tài sản cố định.................................... 14 1.2.Quá trình kiểm toán tàisản cố định trong kiểm toánbáo cáo tàichính......... 19 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CHÂU Á – CHI NHÁNH HÀ NỘI THỰC HIỆN. ......................................................................................................... 44 2.1. Khái quát về công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Đầu tư Tài chính Châu Á – Chi nhánh Hà nội ...................................................................... 44 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty................................... 44 2.1.2.Khái quát hoạt động kinh doanh của công ty...................................... 45 2.1.3.Tổ chức bộ máy quản lý của công ty ................................................. 47 2.1.4.Sự phát triển của Công ty FADACO trên thị trường kiểm toán Việt Nam ....................................................................................................... 49 2.1.5.Các loại hình dịch vụ của công ty...................................................... 50 2.1.6.Đặc điểm tổ chức, quản lý kiểm toán................................................. 53 2.1.7.Đặc điểm hồ sơ kiểm toán................................................................. 63
  • 2. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07 ii 2.1.8.Kiểm soát chất lượng công việc kiểm toán......................................... 66 2.2.Thực trạng quy trình kiểm toán TSCĐ do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Đầu tư Tài chính Châu Á thực hiện tại khách hàng ABC................. 69 2.2.1.Lập kế hoạch kiểm toán.................................................................... 70 2.2.2.Thực hiện kiểm toán......................................................................... 92 2.2.3.Tổng hợp kết quả ............................................................................114 2.3.Đánh giá thực trạng quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán FADACO.........................118 2.3.1.Đánh giá chung về công tác kiểm toán tại công ty FADACO ............118 2.3.2.Đánh giá thực trạng quy trình kiểm toán tài sản cố định do công ty TNHH Kiểm toán FADACO thực hiện .....................................................119 CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CHẤU Á - FADACO THỰC HIỆN...........................................................................125 3.1.Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định tại công ty TNHH Kiểm toán FADACO....................................................................125 3.2.Những nguyên tắc và yêu cầu hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính......................................................126 3.3.Một số giải pháp và điều kiện nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty FADACO thực hiện ...... ......................................................................................................128 3.3.1.Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán tài sản cố định...............128 3.3.2.Hoàn thiện việc thực hiện kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty FADACO thực hiện ............................................133 3.3.3.Hoàn thiện công tác tổng hợp kết quả kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty FADACO thực hiện ......................137
  • 3. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07 iii 3.4.Điều kiện thực hiện giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do FADACO thực hiện..................138 3.4.1.Đối với các cơ quan nhà nước ..........................................................138 3.4.2.Đối với các hiệp hội nghề nghiệp .....................................................139 3.4.3.Đối với Công ty kiểm toán...............................................................139 KẾT LUẬN.............................................................................................141
  • 4. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07 iv DANH MỤC BẢNG BIỂU – SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán khoản TSC hữu hình........................................ 11 Sơ đồ 1.2:Sơ đồ hạch toán TSCĐ vô hình.................................................. 12 Sơ đồ 1.3:Sơ đồ hạch toán TSCĐ thuê tài chính......................................... 13 Sơ đồ 1.4: Quy trình tổ chức chứng từ Tài sản cố định ............................... 22 Bảng 1.1: Các mục tiêu kiểm toán trong kiểm toán TSCĐ..................... 30 Sơ đồ 1.2: Đánh giá mức độ trọng yếu đối với khoản mục TSCĐ ......... 34 Bảng 1.2: Các thử nghiệm Kiểm soát ..................................................... 36 Sơđồ 2.1: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung ................. 47 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty TNHH Kiểm toán FADACO 48 Bảng 2.1: Doanh thu của FADACO trong năm gần đây.............................. 50 Sơ đồ 2.3: Các bước thực hiện một cuộc kiểm toán .................................... 57 Sơ đồ 2.4: Bộ máy tổ chức của Công ty ABC............................................. 74 Bảng 2.2:Giấy tờ làm việc – Đánh giá hệ thống KSNB đối với TSCĐ tại Công ty ABC............................................................................................ 75 Bảng 2.3: Xác định mức trọng yếu ............................................................ 81 Bảng 2.4: Phân bổ mức trọng yếu theo từng khoản mục ............................. 81 Bảng 2.5:Giấy tờ làm việc – Chương trình kiểm toán TSCĐ........................ 83 Bảng 2.6:Giấy tờ làm việc – Bảng số liệu tổng hợp .................................... 93 Bảng 2.7:Giấy tờ làm việc – Tình hình tăng giảm TSCĐ............................ 96 Bảng 2.8: Đối chiếu số liệu trên bảng CĐPS với bảng Tổng hợp................. 97 Bảng 2.9: Giấy tờ làm việc – Kiểm tra chi tiết tăng TSCĐHH .................... 99 Bảng 2.11: Giấy tờ làm việc – Tình hình tăng giảm TSCĐ vô hình............102 Bảng 2.10: Giấy tờ làm việc – Kiểm tra chi tiết giảm TSCĐHH.................101 Bảng 2.12: Giấy tờ làm việc – Thủ tục kiểm kê TSCĐ ..............................105 Bảng 2.13: Giấy tờ làm việc – Kiểm tra tính hợp lý của chi phí khấu hao TSCĐHH................................................................................................110 Bảng 2.14: Giấy tờ làm việc – Kiểm tra tính hợp lý của chi phí khấu hao TSCĐVH................................................................................................113 Bảng 2.15: Giấy tờ làm việc –Kết luận kiểm toán khoản mục TSCĐ..........114
  • 5. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCĐPS Bảng cân đối phát sinh BCĐTK Bảng cân đối tài khoản BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh BCKT Báo cáo kiểm toán HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ KQKD Kết quả kinh doanh KTV Kiểm toán viên KH Khấu hao TK Tài khoản TNDN Thu nhập doanh nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ Tài sản cố định
  • 6. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, đặc biệt là sau sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã thu hút đông đảo các nhà đầu tư từ nước ngoài. Đây là cơ hội giúp các doanh nghiệp Việt Nam tăng vốn đầu tư và tiếp cận với khoa học công nghệ tiên tiến của nước ngoài. Song bên cạnh những cơ hội đó cũng tồn tại nhiều những thách thức và những nguy cơ cho các chủ doanh nghiệp.Mỗi chủ doanh nghiệp quan tâm từ các khía cạnh khác nhau, nhưng quy tụ lại đều ở một điểm là những thông tin doanh nghiệp được phản ánh một cách trung thực chính xác và kịp thời nhất để đưa ra được những quyết định đúng đắn. Trước sự đòi hỏi đó, hoạt động kiểm toán đã ra đời với vai trò của một tổ chức trung gian khách quan, độc lập nhất, trợ giúp các đối tượng quan tâm đưa ra các quyết định sáng suốt bằng việc thực hiện chức năng kiểm toán của mình. Hoạt động kiểm toán độc lập đã hình thành và phát triển trên 20 năm, nó là công cụ quản lý kinh tế, tài chính đắc lực góp phần nâng cao tính hiệu quả của kinh tế thị trường thông qua việc thực hiện các chức năng của nó là cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn tài chính. Là sinh viên năm cuối chuyên ngành kiểm toán, sau một quá trình học tập và theo yêu cầu chương trình đào tạo của trường Học viện Tài Chính, em đã vinh dự được tham gia vào công tác kiểm toán thực tế tại Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn đầu tư tài chính Châu Á chi nhánh Hà Nội (FADACO). BCTC hàng năm do doanh nghiệp lập được sự quan tâm rất nhiều của các đối tượng như: chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, các cơ quan có thẩm quyền… Vì vậy thông tin trên BCTC cần phải minh bạch và đúng đắn.Trong các thông tin tài chính trên BCTC, thông tin về TSCĐ cũng là mối quan tâm của người đọc.TSCĐ là cơ sở vật chất không thể thiếu trong nền kinh tế quốc dân cũng như trong bất kể doanh nghiệp nào.Đối với một doanh nghiệp thì TSCĐ là cơ sở đánh giá trình độ công nghệ và năng lực sản xuất, cạnh tranh
  • 7. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07 2 của doanh nghiệp. Do vậy nhận thức được tầm quan trọng của TSCĐ sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra các chính sách mua sắm hợp lý cũng như bảo vệ tài sản của đơn vị mình. Trong thời gian thực tập tại Công ty Kiểm toán FADACO có nhiều cơ hội đi các doanh nghiệp sản xuất cũng như các doanh nghiệp thương mại và dưới sự giúp đỡ của các anh chị trong công ty, em đã có dịp học hỏi và nghiên cứu các hồ sơ tài liệu về kiểm toán chu trình TSCĐ, tìm hiểu lý luận và thực tiễn em đã lựa chọn chuyên đề thực tập về công ty với nhan đề: “Kiểm toán khoản mục TSCĐ trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn đầu tư tài chính Châu Á(FADACO) thực hiện” 2. Mục tiêu nghiên cứu - Tổng kết, khái quát lý thuyết về khoản mục TSCĐ trong công ty FADACO – CN Hà Nội - Đề cập đến thực tế kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính thực hiện bởi các KTV của công ty. - Đánh giá điểm mạnh và điểm còn hạn chế trong quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ của công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Đầu tư Tài chính Châu Á – Chi nhánh Hà Nội, từ đó đưa ra khuyến nghị để hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC. Việc nghiên cứu đề tài sẽ được tiến hành trong suốt thời gian thực tập và sẽ được thực hiên tại công ty. Trong quá trình nghiên cứu sẽ tiến hành trên các file dữ liệu, chương trình, hồ sơ kiểm toán BCTC kết hợp với viêc quan sát thực tiễn hoat động tại đơn vị khách hàng. 4. Phương pháp nghiên cứu Với kiến thức được trang bị trên giảng đường, cùng với kinh nghiệm tự học hỏi, luận văn tốt nghiệp của em bằng lý luận của chủ nghĩ duy vật biện
  • 8. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07 3 chứng đi tư lý luận đến thực tiên để kiểm tra lý luận.Đồng thời kết hợp giữa phương pháp của toán học của nghiệp vụ kế toán và phương pháp kiểm toán. 5. Kết cẩu của đề tài Nội dung của đề tài ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần danh mục từ viết tắt, phần phụ lục còn có 3 phần chính như sau: - CHƯƠNG 1 : Lý luận chung về quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC - CHƯƠNG 2 : Thực trạng về quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ do công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Đầu tư Tài chính Châu Á (FADACO) – Chi nhánh Hà Nội thực hiện. - CHƯƠNG 3 :Một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiệnquy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty Kiểm toán và Tư vấn Đầu tư Tài chính Châu Á (FADACO) – Chi nhánh Hà Nội thực hiện. Được sự hỗ trợ nhiệt tình, đầy đủ của giảng viên hướng dẫn – Cô giáo, T.S VŨ PHƯƠNG LIÊN cùng với các thầy cô giáo trong bộ môn Kiểm toán của trường Học Viện Tài Chính, em đã có được cách tiếp cận hợp lý để tìm hiểu về thông tin và quy trình kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán FADACO nơi em thực tập. Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô và em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các nhân viên của Công ty TNHH Kiểm toán FADACO đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thiện luận văn này. Song với kiến thức còn hạn chế chắc chắn bài luận văn của em sẽ không thể tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo cùng các anh chị trong Công ty Kiểm toán và những người quan tâm để bài luận văn được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Sinh viên VŨ VĂN MẠNH
  • 9. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07 4 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1. Khái quát chung về khoảnmục tài sảncố định trong kiểm toán báo cáo tài chính 1.1.1. Khái niệm, đặcđiểm và phân loại tài sản cố định Khái niệm và đặc điểm: TSCĐ trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu và các tài sản khác có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD và giá trị của nó được chuyển dịch dần dần, từng phần vào giá trị sản phẩm, dịch vụ được sản xuất ra trong các chu kỳ sản xuất. (Nguồn: Sách giáo trình Kế toán Học Viện Tài Chính do GS.TS.NSND Ngô Thế Chi chủ biên) TSCĐ ở Việt Nam đã có rất nhiều lần thay đổi, theo quy định mới nhất là của Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 thì TSCĐ phải thỏa mãn đồng thời 3 điều kiện sau:  Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;  Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;  Nguyên giá TSCĐ phải được xác định một cách đáng tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên. Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giá trị của TSCĐ được chuyển dịch dần dần vào mỗi sản phẩm sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh. Quá trình giảm dần giá trị đó được gọi là quá trình hao mòn TSCĐ. Giá trị hao mòn được thu hồi sau khi doanh nghiệp bán sản phẩm đầu ra. Đối với một doanh nghiệp thì TSCĐ có tầm quan trọng khá lớn, nhất là đối với các doanh nghiệp sản xuất TSCĐ chiếm phần lớn giá trị trong tổng số
  • 10. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07 5 giá trị Tài sản của doanh nghiệp. TSCĐ không những là cơ sở vật chất hiện có của doanh nghiệp mà còn phản ánh trình độ khoa học công nghệ và năng lực của đơn vị. TSCĐ là yếu tố quan trọng tạo khả năng tăng trưởng cũng như phát triển của doanh nghiệp. Chính vì tầm quan trọng đó, việc tổ chức quản lý và sử dụng TSCĐ nếu được thực hiện tốt thì sẽ là nền tảng cơ bản cho doanh nghiệp có khả năng phát triển sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm, giảm chi phí giá thành, đổi mới sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Phân loại: TSCĐ trong doanh nghiệp có công dụng khác nhau trong hoạt động kinh doanh, để quản lý tốt cần phải phân loại TSCĐ. Phân loại TSCĐ thành các loại, các nhóm có cùng tính chất đặc điểm theo những tiêu thức nhất định. Trong doanh nghiệp thường được phân loại TSCĐ theo một số tiêu thức sau:  Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện Căn cứ vào hình thái biểu hiện thì TSCĐ được chia ra thành TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình, trong đó: - TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ. Bao gồm: nhà cửa, vật kiến trúc; máy móc thiết bị; phương tiện vận tải truyền dẫn; thiết bị dụng cụ quản lý; cây lâu lăm súc vật làm việc và cho sản phẩm; TSCĐ hữu hình khác. - TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp nắm giữ sử dụng cho sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ. Bao gồm một số loại sau: quyền sử dụng đất, nhãn hiệu hàng hóa, bản quyền bằng sáng chế, phần mềm vi tính, giấy phép và giấy phép nhượng quyền, quyền phát hành.  Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu
  • 11. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07 6 Theo cách phân loại này thì TSCĐ được phân loại thành 2 loại sau: TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài, trong đó: - TSCĐ tự có là các TSCĐ được xây dựng, mua sắm và hình thành từ nguồn vốn ngân sách cấp, cấp trên cấp, nguồn vốn vay, nguồn vốn liên doanh, các quỹ của doanh nghiệp và các TSCĐ được biếu tặng. - TSCĐ thuê ngoài là những TSCĐ đi thuê để sử dụng trong thời gian nhất định theo hợp đồng thuê tài sản. Có 2 hình thức thuê tài sản là: thuê tài chính và thuê hoạt động. Thuê tài chính: là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên cho thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê. Và một hợp đồng thuê tài chính phải thỏa mãn 5 điều kiện sau:  Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi hết hạn thuê (mua lại tài sản)  Tạithời điểm khởi đầu thuê tài sản, bên thuê có quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê với mức giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý vào cuối thời hạn thuê.  Thời hạn thuê tài sản chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu.  Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của các khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu chiếm phần lớn giá trị hợp lý của tài sản thuê.  Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê mới có khả năng sử dụng không cẩn sự thay đổi hay sửa chữa nào. Tàisản cố định thuê hoạtđộng:là TSCĐ khôngthỏamãn bấtcứ điều kiện nào của hợp đồng thuê tài chính. Bên thuê chỉ được quản lý và sử dụng tài sản trong thời hạn quy định trong hợp đồng và phải hoàn trả khi hết hạn vay. 1.1.2 Tổ chức hệ thống chứng từ sổ sách kế toán khoản TSCĐ 1.1.2.1 Hệ thống sổ sách, chứng từ tài liệu kế toán vềTSCĐ
  • 12. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07 7 Theoquy định hiện hành thì TSCĐ được chia làm 2 loại TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.Cũng chính vì thế hệ thống tài khoản được sử dụng ở đây là tài khoản 211-TSCĐ hữu hình và 213-TSCĐ vô hình. Để theo dõi khoản TSCĐ một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần có một hệ thống sổ sách kế toán liên quan đến TSCĐ bao gồm: Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ dụng cụ tại nơi sử dụng, sổ cái tài khoản TSCĐ, sổ chi tiết, bảng tổng hợp…Cuối kỳ cần có biên bản kiểm kê để đối chiếu lại với sổ sách nhằm phát hiện các chênh lệch nếu có. Các chứng từ liên quan đến khoản TSCĐ:  Biên bản giao nhận TSCĐ (mẫu số 01-TSCĐ)  Biên bản thanh lý TSCĐ (mẫu số 02-TSCĐ)  Biên bản giao nhận TSCĐ SCL đã hoàn thành (mẫu 03-TSCĐ)  Biên bản kiểm kê TSCĐ (mẫu 04-TSCĐ)  Biên bản đánh giá lại TSCĐ (mẫu 05-TSCĐ)  Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (mẫu 06-TSCĐ)  Các tài liệu kỹ thuật có liên quan 1.1.2.2 Hệ thống tài khoản kế toán về TSCĐ Theo chế độ kế toán hiện hành, kế toán TSCĐ được theo dõi trên các tài khoản sau: - Tài khoản 211 – TSCĐ hữu hình: tài khoản này dùng để phản ánh nguyên giá của toàn bộ TSCĐ hữu hình thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hiện có, biến động tăng, giảm trong kỳ. Tài khoản 2111 – nhà cửa, vật kiến trúc: phản ánh những TSCĐ được hình thành sau quá trình thi công, xây dựng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh
  • 13. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07 8 Tài khoản 2112 – máy móc, thiết bị: phản ánh toàn bộ máy móc thiết bị dùng cho SXKD như máy móc thiết bị chuyên dùng; máy móc thiết bị công tác; dây chuyền công nghệ; thiết bị động lực. Tài khoản 2113 – phương tiện, thiết bị vận tải; truyền dẫn: phản ánh các loại phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường không, đường ống…và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống điện, nước, băng tải… Tài khoản 2114 – Thiết bị, dụng cụ quản lý: phản ánh các thiết bị, dụng cụ phục vụ quản lý như thiết bị điện tử, máy vi tính, máy fax… Tài khoản 2115 – Cây lâu năm, súc vật làm việc cho sản phẩm: phản ánh các loại cây lâu năm (chè, cao su, cà phê…), súc vật làm việc (trâu, bò, ngựa…) và súc vật cho sản phẩm (trâu, bò sữa, sinh sản…) Tàikhoản 2118 – Tài sảncố định khác: phản ánh những TSCĐchưaphản ánh vào các loại trên như TSCĐ không cần dùng, chưa cần dùng; TSCĐ chờ thanh lý, nhượng bán; các tác phẩm nghệ thuật, sách chuyên môn, tranh ảnh… - Tài khoản 212 – Tài sản cố định thuê tài chính: dùng để phản ánh toàn bộ nguyên giá TSCĐ thuê tài chính hiện có, biến động (tăng, giảm) trong kỳ. Tàikhoản này được mở chi tiết theo từng TSCĐ đi thuê và từng đơn vị cho thuê. - Tài khoản 213 – Tài sản cố định vô hình: được sử dung để theo dõi tình hình hiện có, biến động (tăng, giảm) theo nguyên giá của TSCĐ vô hình. Tài khoản 2131 – Quyền sử dụng đất: phản ánh các chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến việc giành quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ (nếu có) Tài khoản 2132 – Quyền phát hành: phản ánh toàn bộ chi phí thực tế mà đơn vị đã bỏ ra để có quyền phát hành Tài khoản 2133 – Bản quyền, bằng sáng chế: phản ánh toàn bộ chi phí mà đơn vị đã bỏ ra để mua lại bản quyền, bằng sáng chế của các nhà phát
  • 14. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07 9 minh hay những chi phí mà đơn vị phải trả cho các công trình nghiên cứu thử nghiệm được Nhà nước cấp bằng sáng chế. Tài khoản 2134 – Nhãn hiệu hàng hóa: phản ánh toàn bộ các chi phí mà đơn vị thực tế bỏ ra để mua nhãn hiệu hàng hóa. Tài khoản 2135 – Phần mềm máy vi tính: phản ánh toàn bộ chi phí mà đơn vị đã chi ra để có phần mềm máy tính Tài khoản 2136 – Giấy phép và giấy phép nhượng quyền: phản ánh toàn bộ chi phí mà doanh nghiêp chi ra để có được giấy phép và giấy phép nhượng quyền (giấy phép khai thác, giấy phép sản xuất…) Tài khoản 2138 – Tài sản cố định vô hình khác: phản ánh giá trị (gồm toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra) của các TSCĐ khác chưa kể ở trên như quyền sử dụng hợp đồng, bí quyết công nghệ, công thức pha chế, kiểu dáng công nghiệp… - Tài khoản 214 – Hao mòn TSCĐ: dùng theo dõi tình hình hiện có, biến động (tăng, giảm) hao mòn của toàn bộ TSCĐ và bất động sản đầu tư hiện có tại doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê ngắn hạn) Tài khoản 2141 – Hao mòn TSCĐ hữu hình Tài khoản 2142 – Hao mòn TSCĐ thuê tài chính Tài khoản 2143 – Hao mòn TSCĐ vô hình Tài khoản 2147 – Hao mòn bất động sản đầu tư Ngoài các tài khoản trên, trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số tài khoản có liên quan khác như: Tài khoản 001 – Tài sản thuê ngoài; Tài khoản 217 – Bất động sản đầu tư; Tài khoản 331 – Phải trả người bán; Tài khoản 342 – Nợ dài hạn; Tài khoản 111 – Tiền mặt; Tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng… 1.1.2.3 Quy trình hạch toán khoản tài sản cố định Nguyên tắc hạch toán khoản tài sản cố định
  • 15. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07 10 Theo cuốn “Chế độ kế toán doanh nghiệp” do Bộ Tài Chính ban hành kèm theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 có đưa ra những nguyên tắc khi hạch toán khoản tài sản cố định: - Trong mọi trường hợp, kế toán TSCĐ phải tôn trọng nguyên tắc đánh giá theo nguyên giá (giá thực tế hình thành TSCĐ) và giá trị còn lại của TSCĐ. - Kế toán TSCĐ phải phản ánh được 3 chỉ tiêu giá trị của TSCĐ: Nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại TSCĐ. Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị hao mòn - Kế toán phải phân loại TSCĐ theo đúng phương pháp phân loại đã được quy định trong các báo cáo kế toán, thống kê và phục vụ công tác quản lý tổng hợp chỉ tiêu của Nhà nước.
  • 16. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07 11 Trình tự hạch toán tài sản cố định theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán khoản TSC hữu hình TK 111, 112, 331 TK 211 TK 811 TK 133 TK 133 TK 242 TK 331 TK 411 TK 711 TK 128,222 TK 2141 TK 128, 222 TK 1381 TK 2141 TSCĐ mua ngoài đưa ngay vào sử dụng Thuế GTGT (nếu có) TSCĐ mua trả chậm Thuế GTGT Lãi trả chậm TSCĐ hữu hình hình thành vốn góp TSCĐ hữu hình tăng do được biếu tặng tài trợ TSCĐHH tăng do góp vốn liên doanh Giá trị còn lại Nguyên giá TSCĐ nhượng bán thanh lý Giá trị hao mòn Giá trị hao mòn Giá trị được đánh giá TSCĐ gửi đi góp vốn, liên doanh Giá trị còn lại Giá trị hao mòn Nguyên giá TSCĐ Thiếu kiểm kê chưa rõ nguyên nhân TK 412Chênh lệch đánh giá giảm CLĐG tăng
  • 17. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07 12 Sơ đồ 1.2:Sơ đồ hạch toán TSCĐ vô hình TK 111, 112, 331 TK 213 TK 811 TK 133 TK 133 TK 242 TK 331 TK 411 TK 711 TK 128, 222 TK 2143 TK 128, 222 TK 1381 TK 2143 TSCĐ mua ngoài đưa ngay vào sử dụng Thuế GTGT (nếu có) TSCĐ mua trả chậm Thuế GTGT Lãi trả chậm TSCĐ vô hình hình thành vốn góp TSCĐ vô hình tăng do được biếu tặng tài trợ TSCĐVH tăng do góp vốn liên doanh Giá trị còn lại Nguyên giá TSCĐ nhượng bán thanh lý Giá trị hao mòn Giá trị hao mòn Giá trị được đánh giá TSCĐ gửi đi góp vốn, liên doanh Giá trị còn lại Giá trị hao mòn Nguyên giá TSCĐ Thiếu kiểm kê chưa rõ nguyên nhân TK 412 Chênh lệch đánh giá giảm CLĐ G tăng
  • 18. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07 13 Sơ đồ 1.3:Sơ đồ hạch toán TSCĐ thuê tài chính . TK 111, 112, 331 TK 142 TK 212 TK 2141 TK 2142 TK 342 TK 244 TK 315 TK 635 TK 133 TK 111, 112 TK 211 Chi phí phát sinh trực tiếp ứng trước tiền thuê Chi tiền ký quỹ đảm bảo việc thuê tài chính Nhận được hóa đơn thanh toán Tiền thuê và chi trả nợ ngay Thuế GTGT được khấu trừ Lãi thuê Nhận hợp đồng chưa trả nợ ngay Thuế GTGT Nhận TSCĐ thuê TC Nợ gốc phải trả qua các kỳ tiếp Kết chuyển giá trị hao mòn Trả lại TSCĐ thuê TC cho bên thuê Mua lại TSCĐ thuê tài chính Chi trả thêm Mua lại TSCĐ thuê TC
  • 19. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07 14 1.1.3 Hệ thống kiểm soát nội bộ với tài sản cố định Từ yêu cầu quản lý TSCĐ, đơn vị cần xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động có hiệu lực nhằm sử dụng TSCĐ một cách hiệu quả nhất.TSCĐ là khoản mục trọng yếu trên bảng CĐKT, liên quan trực tiếp tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua chi phí khấu hao. Do đó, mà việc kiểm soát tốt TSCĐ có vai trò vô cùng quan trọng. Theo chuẩn mực Việt Nam số 400 về đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ thì hệ thống KSNB là “các quyđịnh và cácthủ tụckiểm soátdo đơn vịđượckiểm toán xâydựng và áp dụng nhằmđảmbảochođơn vịtuân thủphápluậtvà cácquyđịnh, để kiểm tra, kiểm soát, ngănngừavà pháthiệngianlận, saisót để lập BCTC trung thực, hợp lý, nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị.” Kiểm soát nội bộ là những chính sách, thủ tục được thiết lập nhằm đảm bảo các mục tiêu cụ thể như sau: Bảo vệ tài sản của đơn vị, ngăn ngừa và phát hiện các hành vi lãng phí, gian lận hoặc sử dụng tài sản không hiệu quả, cung cấp thông tin chính xác và đáng tin cậy, đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị, đánh giá việc chấp hành các chính sách quy định tại đơn vị . Bên cạnh đó kiểm soát nội bộ còn phải giúp hạch toán đúng đắn các chi phí cấu thành nên nguyên giá TSCĐ, chi phí sửa chữa, chi phí khấu hao. Do các chi phí này đều quan trọng và đều cấu thành nên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, vì thế nếu có sai sót có thể dẫn tới các sai lệch trọng yếu trên BCTC. Do đặc điểm TSCĐ có giá trị lớn trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp và có ý nghĩa quan trọng và có tác động lớn tới hoạt động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy các nghiệp vụ này đòi hỏi phải có một quy trình kiểm soát tương đối chặt chẽ. Các bước công việc cơ bản phải tiến hành để xử lý các nghiệp vụ về TSCĐ gồm:
  • 20. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07 15 - Xác định nhu cầu đầu tư và đưa ra quyết định đầu tư đối với TSCĐ; - Tổ chức tiếp nhận các TSCĐ; - Tổ chức quản lý, bảo quản TSCĐ về hiện vật trong quá trình sử dụng; - Tổ chức quản lý và ghi nhận TSCĐ về mặt giá trị; - Tổ chức ghi nhận các khoản nợ phải trả phát sinh trong quá trình đầu tư, mua sắm TSCĐ; - Xử lý và ghi sổ các khoản chi thanh toán tiền mua sắm, đầu tư TSCĐ; - Tổ chức xem xét, phê chuẩn và xử lý các nghiệp vụ thanh lý TSCĐ… Để quản lý cũng như sử dụng TSCĐ một cách hiệu quả doanh nghiệp cần thiết kế các thủ tục kiểm soát chặt chẽ đối với các khoản mục TSCĐ để ngăn ngừa các sai phạm, đồng thời mọi bộ phận phải tôn trọng và thực hiện một cách nghiêm túc, đồng bộ các quy định đó, vì có như vậy hệ thống kiểm soát nội bộ mới phát huy hết tác dụng của nó.Các thủ tục kiểm soát được xây dựng theo nguyên tắc sau: Lập kế hoạch và dự toán cho TSCĐ Cần thiết lập kế hoạch cho các nội dung: mua sắm, thanh lý, nhượng bán, nguồn vốn tài trợ cho kế hoạch và dự toán ngân sách cho TSCĐ như vậy doanh nghiệp sẽ phải rà soát toàn bộ tình trạng TSCĐ hiện có và mức độ sử dụng chung. Áp dụng nguyên tắc phân chia trách nhiệm giữa các chức năng Theo nguyên tắc này thì các chức năng như: bảo quản, ghi sổ, phê chuẩn và việc thực hiện mua, thanh lý, nhượng bán TSCĐ cần có sự phân chia trách nhiệm rõ ràng. Việc phê chuẩn các nghiệp vụ kinh tế liên quan tới đầu tư xây dựng hay mua sắm mới, điều chuyển qua đơn vị khác, thanh lý, nhượng bán TSCĐ, sửa chữa lớn TSCĐ cũng cần quy định rõ thẩm quyền của các cấp quản lý.
  • 21. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07 16 Thực hiện nguyên tắc bất kiêm nhiệm giữa các chức năng sẽ tránh được tình trạng thông đồng, gian lận vì mục đích tư lợi trong quản lý TSCĐ. Hệ thống sổ chi tiết của TSCĐ Đơn vị cần mở sổ chi tiết cho từng loại TSCĐ, bao gồm sổ chi tiết, thẻ chi tiết, hồ sơ chi tiết (Biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hóa đơn mua và các chứng từ liên quan khác).TSCĐ cần được phân loại thống kê, đánh số và có thẻ riêng. Một hệ thống sổ đầy đủ sẽ giúp phân tích, quản lý dễ dàng các TSCĐ tăng, giảm trong năm từ đó bảo vệ hữu hiệu tài sản, phát hiện kịp thời những mất mát, thiếu hụt đối với tài sản để sử dụng tài sản có hiệu quả. Quy định những thủ tục cần thiết khi mua sắm TSCĐ và đầu tư xây dựng cơ bản Mỗi doanh nghiệp cần thiết lập một quy trình riêng các thủ tục cần thiết khi mua sắm, đầu tư mới TSCĐ để đảm bảo việc đầu tư hiệu quả cao nhất. Chẳng hạn mọi trường hợp mua sắm phải được người có thẩm quyền xét duyệt, phù hợp với kế hoạch và dự toán, phải tổ chức đầu thầu (TSCĐ có giá trị lớn), tuân theo các tiêu chuẩn chung về bàn giao, nghiệm thu, chi trả tiền…. Quy định thủ tục về thanh lý, nhượng bán TSCĐ Các thủ tục này cần phải được mỗi doanh nghiệp quy định bài bản và thực hiện nhất quán nhằm tránh thất thoát, biển thủ công quỹ từ những đối tượng tư lợi. Chẳng hạn như phải được sự đồng ý của các bộ phận có liên quan, phải thành lập hội đồng thanh lý gồm các thành viên theo quy định… Chế độ kiểm kê tài sản Định kỳ đơn vị cần tiến hành kiểm kê TSCĐ để kiểm tra về sự hiện hữu, địa điểm đặt tài sản, điều kiện sử dụng cũng như phát hiện các tài sản nằm ngoài sổ sách, hoặc bị thiếu hụt mất mát… Hàng năm, ít nhất đơn vị nên tiến hành kiểm kê tất cả các TSCĐ, và đối chiếu số lượng kiểm kê thực tế với bảng tổng hợp TSCĐ. Việc kiểm kê và đối
  • 22. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07 17 chiếu cũng phải tìm ra bất kỳ tài sản nào không sử dụng, hư hỏng hay đã khấu hao hết mà vẫn tiếp tục tính khấu hao.Những bản sao bản đăng ký TSCĐ nên được gửi cho phòng hành chính và bộ phận TSCĐ đặt ở đó vì điều này giúp cho các bộ phận trong việc bảo vệ các tài sản này hàng ngày.Ngoài ra, nên có một hệ thống để cập nhật bản đăng ký TSCĐ được kịp thời thông qua sự phối hợp giữa các bộ phận với phòng kế toán. Các biện pháp về bảo vệ tài sản Thiết kế và áp dụng các biện pháp bảo vệ tài sản, chống trộm cắp, hỏa hoạn, mua bảo hiểm cho tài sản. Đồng thời đơn vị cũng phải xây dựng hệ thống bảo quản tài sản như kho bãi, hàng rào chắn và phân định trách nhiệm rõ ràng trongviệc bảo vệ tài sản cũng như đưa các quy định về việc đền bù khi làm mất TSCĐ. Quy định thủ tục chặt chẽ về việc đưa TSCĐ ra khỏi đơn vị. Quy định về tính khấu hao Thông thường thời gian trích khấu hao cho từng loại TSCĐ phải được ban giám đốc phê chuẩn trước khi sử dụng, và được thực hiện đúng theo khung khấu hao mà chế độ kế toán quy định. Doanh nghiệp phải tiếp tục thực hiện việc quản lý sử dụng đối với TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với TSCĐ thuê tài chính doanh nghiệp phải theo dõi, quản lý và sử dụng chúng như TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp mình. 1.1.4 Đặc điểm của tài sảncố định ảnh hưởng đến kiểm toánbáo cáo tàichính TSCĐ là một trong các bộ phận tài sản quan trọng trong doanh nghiệp. TSCĐ thường có giá trị lớn, quá trình mua sắm và trang bị TSCĐ trong các doanh nghiệp thường không nhiều và diễn ra không đều đặn, thường nó được thực hiện theo một trình tự có sự kiểm soát tương đối chặt chẽ của các doanh nghiệp. Vì thế mà quá trình kiểm toán TSCĐ thường đòi hỏi KTV phải am hiểu về hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình thực tế của đơn vị, quy
  • 23. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07 18 trình kiểm soát, hệ thống kế toán của đơn vị. TSCĐ thường có thời gian sử dụng lâu dài, thời gian quản lý các tài sản này tại doanh nghiệp thường lớn. Trong quá trình sử dụng, doanh nghiệp phải trích khấu hao các tài sản này, việc áp dụng một chính sách khấu hao hợp lý ảnh hưởng rất nhiều đến mức độ trung thực hợp lý của các thông tin liên quan đến TSCĐ trên các BCTC. KTV cần chú ý đến chính sách khấu hao, tỷ lệ khấu hao, thời gian khấu hao của các TSCĐ giữa các năm phải nhất quán với nhau, phù hợp với thông tư và Chuẩn mực quy định. Nếu có thay đổi thì doanh nghiệp phải thuyết minh trong báo các tài chính. Chính vì thế, nó đòi hỏi KTV phải nắm vững các nguyên tắc, quy định về đánh giá TSCĐ. Mặt khác, trong quá trình sử dụng TSCĐ có thể được nâng cấp và sửa chữa, điều đó cũng ảnh hưởng đến các thông tin liên quan đến TSCĐ trên các BCTC. KTV chú ý đến việc kế toán không phân biệt loại chi phí sửa chữa được ghi tăng nguyên giá TSCĐ với chi phí sửa chữa được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ dẫn đến những sai lệch trong chỉ tiêu TSCĐ, cũng như các khoản chi phí sản xuất kinh doanh. Các khoản đầu tư cho TSCĐ vô hình như quyền sử dụng đất, giá trị bằng phát minh, sáng chế, chi phí nghiên cứu khoa học thường có nhiều sai sót cũng như gian lận và rất khó tập hợp chi phí cũng như đánh giá chính xác giá trị. KTV cũng cần xem xét các điều khoản đi thuê có đủ điều kiện ghi nhận TSCĐ thuê tài chính hay không. TSCĐ là một bộ phận cấu thành của bảng cân đối kế toán, phần tài sản và có mối quan hệ chặt chẽ với các khoản mục khác. Việc thay đổi nguyên giá và giá trị khấu hao có ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ tiêu chi phí từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế, thuế phải nộp trên báo cáo kết quả kinh doanh, từ đó ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán như khoản mục thuế, lợi nhuận chưa phân phối...
  • 24. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07 19 Chi phí khấu hao TSCĐ là một bộ phận cấu thành trong chi phí sản xuất kinh doanh nên có ảnh hưởng đến giá thành sản xuất, từ đó ảnh hưởng đến giá trị hàng tồn kho và giá vốn hàng bán. Bản thân chi phí này là một ước tính kế toán nên cũng khó khăn đối với KTV trong quá trình kiểm toán. Khi phát sinh các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ thường liên quan đến các khoản mục như tiền, các khoản nợ ngắn hạn, dài hạn, nguồn vốn và các quỹ. Đối với TSCĐ, việc lựa chọn phương pháp khấu hao, thời gian khấu hao chỉ mang tính chất ước tính nên việc xác định chi phí khấu hao TSCĐ có tính chủ quan rất cao, việc tính toán chi phí khấu hao TSCĐ tại đơn vị về cơ bản chỉ đạt đến sự phù hợp mà không thể đạt tới độ chính xác tuyệt đối so với hao mòn TSCĐ thực tế phát sinh. Điều này gây ra một khó khăn lớn là KTV không thể dựa vào chứng từ, sổ sách để làm bằng chứng khi kiểm toán chi phí khấu hao TSCĐ. Vòng quay vốn đối với các khoản chi phí mua sắm, đầu tư cho TSCĐ thường chậm và diễn ra trong một thời gian dài. Do đó, để đảm bảo hiệu quả của việc đầu tư cho TSCĐ, kiểm toán các nghiệp vụ mua sắm và thanh lý TSCĐ sẽ giúp đơn vị đánh giá tính kinh tế và hiệu quả của việc đầu tư, định hướng và nguồn sử dụng để đầu tư đạt hiệu quả cao nhất. 1.2. Quytrình kiểmtoántàisảncốđịnhtrong kiểmtoánbáocáo tài chính 1.2.1. Vị trí của kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính 1.2.1.1.Mục tiêu kiểm toán khoản mục tài sản cố định Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 – Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính: “Mục tiêu của kiểm toán BCTC là giúp cho kiểm toán viên và Công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng BCTC có được lập trên cơ sở Chuẩn mực và Chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luậtliên quan và phản ánh trung thực và
  • 25. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07 20 hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không? Mục tiêu của kiểm toán BCTC còn giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị”. Phù hợp với mục tiêu kiểm toán báo cáo tài chính là xác định mức độ tin cậy của báo cáo tài chính thì mục tiêu cụ thể của kiểm toán TSCĐ là thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp từ đó đưa ra lời xác nhận về mức độ tin cậy của các thông tin tài chính có liên quan. Đồng thời cũng cung cấp những thông tin, tài liệu có liên quan làm cơ sở tham chiếu khi kiểm toán các chu kỳ có liên quan khác. Trên cơ sở đó ta có thể xác định mục tiêu kiểm toán khoản mục TSCĐ như sau:  Đối với các nghiệp vụ về TSCĐ - Sự phát sinh: Tất cả các nghiệp vụ TSCĐ được ghi sổ trong kỳ là phát sinh thực tế, không có nghiệp vụ ghi khống; - Tính toán, đánh giá: Đảm bảo các nghiệp vụ TSCĐ được xác định theo đúng các nguyên tắc và chế độ kế toán hiện hành và được tính đúng đắn không sai sót; - Đầy đủ: Các nghiệp vụ TSCĐ phát sinh trong kỳ đều được phân loại đúng đắn theo quy định của các Chuẩn mực, chế độ kế toán liên quan và quy định đặc thù của doanh nghiệp; Các nghiệp vụ này được hạch toán đúng trình tự và phương pháp kế toán; - Đúng kỳ: Các nghiệp vụ TSCĐ đều được hạch toán đúng kỳ phát sinh theo nguyên tắc kế toán dồn tích.  Đồi với số dư các Tài khoản TSCĐ - Sự hiện hữu: Tất cả TSCĐ được doanh nghiệp trình bày trên BCTC là tồn tại thực tế tại thời điểm báo cáo. Số liệu trên các báo cáo phải khớp với số liệu kiểm kê thực tế của doanh nghiệp;
  • 26. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07 21 - Quyền và nghĩa vụ: Toàn bộ TSCĐ được báo cáo phải thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, đối với các TSCĐ thuê tìa chính phải thuộc quyền kiểm soát lâu dài của doanh nghiệp trên cơ sở các hợp đồng thuê đã ký; - Đánh giá: Số dư các tài khoản TSCĐ được đánh giá theo đúng quy định của Chuẩn mực, Chế độ kế toán và quy định cụ thể của doanh nghiệp; Trong trường hợp, trị giá gốc của các khoản đầu tư dài hạn cuối kỳ thấp hơn giá thị trường tại thời điểm lập báo cáo thì các khoản dự phòng phải được xác định một cách hợp lý dựa trên các căn cứ phù hợp; - Tínhtoán:Việc tínhtoánxác định số dư TSCĐ là đúng đắn không sai sót; - Đầy đủ: Toàn bộ TSCĐ cuối kỳ được trình bày đầy đủ trên các báo cáo tài chính; - Đúng đắn: TSCĐ cuốikỳ được trình bày đầy đủ trên các báo cáo tài chính; - Cộng dồn: Số liệu lũy kế tính dồntrên các sổ chi tiết TSCĐ được xác định đúng đắn để trình bày trên các BCTC - Báo cáo: Các chỉ tiêu liên quan đến TSCĐ trên các BCTC được xác định đúng theo các quyđịnh củaChuẩn mực, chế độ kế toánvà khôngcó sai sót. 1.2.1.2. Chương trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định Chương trình kiểm toán tổng thể BCTC thường được thiết kế theo 3 phần + Thử nghiệm kiểm soát. + Thủ tục phân tích. + Thủ tục kiểm tra chi tiết. Chương trình kiểm toán khoản mục TSCĐ là chương trình kiểm toán cụ thể nằm trong chương trình kiểm toán tổng thể cả BCTC. Chương trình kiểm toán khoản mục TSCĐ có trong chương trình kiểm toán mẫu do Hội Kiểm Toán Viên Hành Nghề Việt Nam (VACPA) ban hành và chỉnh sửa năm 2013.
  • 27. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07 22 Mục tiêu của chương trình kiểm toán là để khẳng định xem BCTC được lập và tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế và Việt Nam; kế toán đã thực hiện chính xác các nghiệp vụ điều chỉnh và các bút toán không thông thường được cho phép và hạch toán một cách chính xác qua đó đoàn kiểm toán công ty Công ty sẽ đưa ra các thủ tục kiểm toán chi tiết. Dựa trên chương trình kiểm toán chung, đoàn kiểm toán sẽ đưa ra cho mỗi khoản mục một chương trình kiểm toán cụ thể. - Khi kiểm toán phần hành tài sản cố định, được chia như sau: Kiểm toán các khoản làm tăng Tài sản cố định Kiểm toán các khoản làm giảm Tài sản cố định Kiểm toán khấu hao tài sản cố định Điều này được dựa trên quy trình tổ chức chứng từ Tài sản cố định: Sơ đồ 1.4: Quy trình tổ chức chứng từ Tài sản cố định Xây dựng, mua sắm hoặc nhượng bán, thanh lý Quyết định tăng hoặc giảm TSCĐ Hợp đồng giao nhận, thanh lý TSCĐ Chứng từ tăng, giảm tài sản (các loại) Kế toán TSCĐ Lập thẻ TSCĐ (huỷ thẻ), ghi sổ TSCĐ (1) (2) (3)
  • 28. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07 23 - Công việc kiểm toán là việc thu thập các bằng chứng kiểm toán hỗ trợ cho ý kiến kiểm toán.  Tính đầy đủ (completeness)  Tính đúng kỳ (cut off)  Tính hiện hữu/ phát sinh (Existence/ Occurrence)  Tính giá trị (Value Gross)  Tính giá trị (Value Net)  Quyền và nghĩa vụ (Rights and Obligations)  Trình bày và khai báo (Presentation and Disclosure) 1.2.1.3. Các gian lận, sai sót thường gặp khi kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính Từ những đặc điểm của TSCĐ thì khoản mục TSCĐ luôn chứa đựng nhiều sai phạm tiềm tàng dẫn đến việc phản ánh sai lệch các thông tin tài chính của đơn vị, trong thực tế liên quan đến khoản mục TSCĐ có rất nhiều loại sai phạm có thể xảy ra trong đó có một số hình thức phổ biến sau: - Nhầm lẫn khi hạch toán TSCĐ vô hình và TSCĐ hữu hình: trong nhiều trường hợp dây truyền công nghệ vừa bao gồm cả TSCĐ cố định là máy móc thiết bị vừa bao gồm TSCĐ vô hình là bản quyền công nghệ nhưng kế toán hạch toán toàn bộ giá trị của dây truyền vào TSCĐ hữu hình. - Hạch toán tăng TSCĐ nhưng không hạch toán bút toán kết chuyển nguồn hình thành TSCĐ. - Nhầm lẫn khi hạch toán vào các tiểu khoản, trong một số trường hợp do không có sự phân định rõ ràng về mục đích sử dụng TSCĐ nên kế toán viên có thể hạch toán sai vào các tài khoản chi tiết như: hạch toán thiết bị dụng cụ quản lý vào tài khoản: “Máy móc, thiết bị” - Sai sót mang tính cơ học như: viết sai, viết lộn số trong quá trình chuyển sổ.
  • 29. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07 24 - Do công tác tổ chức phân công nhiệm vụ không rõ ràng dẫn đến trường hợp một nghiệp vụ bị ghi chép trùng lắp như một nghiệp vụ thanh lý TSCĐ vừa được ghi vào sổ Nhật ký chung vừa ghi vào sổ Nhật ký thu tiền. - Có một số trường hợp do hiểu sai bản chất nghiệp vụ nên dẫn đến việc hạch toán sai đặc biệt trong trường hợp sửa chữa TSCĐ, kế toán hạch toán chi phí sửa chữa nhỏ TSCĐ vào nguyên giá TSCĐ trong khi chi phí này phải được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ.Bút toán này sẽ làm tăng nguyên giá TSCĐ trên bảng cân đối kế toán và làm giảm chi phí sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận trên báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. - Tại một số đơn vị do kế toán không nắm vững chế độ kế toán nên dẫn đến việc áp dụng sai các qui định hiện hành như: áp dụng không nhất quán phương pháp tính khấu hao, hạch toán tài sản thuê hoạt động vào tài sản cố định thuê tài chính. Trong thực tế thì nguyên nhân dẫn đến các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ bị phản ánh sai lệch không chỉ do vô ý mà còn rất nhiều trường hợp do người hạch toán cố tình nhằm nhiều mục đích khác nhau. Xét về khía cạnh bản chất nghiệp vụ các sai phạm do cố ý luôn có tính chất trọng yếu, các gian lận thường có sự giàn xếp kỹ lưỡng do đó kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán khoản mục TSCĐ cần đặc biệt chú ý. Một số gian lận thường xảy ra trong thực tế như: - Ghi chép các nghiệp vụ không có thật liên quan đến TSCĐ, khả năng này đặc biệt dễ xảy ra trong trường hợp các TSCĐ hữu hình hình thành từ hoạt động nghiên cứu triển khai, do các loại TSCĐ này thường mang đặc thù riêng và việc đánh giá giá trị gặp nhiểu khó khăn nên các chi phí bị ghi khống nhằm mục đích biển thủ công quỹ. - Các hành vi gian lận nhằm tham ô chiếm đoạt giá trị chênh lệch giữa hoá đơn chứng từ và thực tế phát sinh như: ghi tăng nguyên giá TSCĐ
  • 30. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07 25 bằng cách làm giả hoá đơn khi mua sắm, ghi giảm giá trị khi thanh lý bằng cách thông đồng với bên thứ ba. - Biển thủ công quỹ bằng cách cố tình không ghi nhận giá trị còn lại của TSCĐ khi thanh lý. - Cố tình áp dụng sai chế độ kế toán như áp dụng tỷ lệ khấu hao nhanh hơn qui định, trích khấu hao đối với những TSCĐ đã khấu hao hết nhằm mục đích tăng chi phí phát sinh giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước, ghi tăng nguyên giá TSCĐ chưa đưa vào sử dụng. Nắm bắtđược tầm quan trọngcủa TSCĐtrongbáo cáo tài chính và các sai phạm tiềm tàng có thể xảy ra liên quan đến TSCĐ sẽ giúp KTV có định hướng tốt trong quá trình kiểm toán, tiết kiệm thời gian và chi phí kiểm toán nhờ việc xây dựng chương trình và thiết kế các thủ tục kiểm toán hợp lý, khoa học. 1.2.2. Quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định Kiểm toán khoản mục TSCĐ cũng như các khoản mục khác trên bảng cân đối kế toán tuân thủ theo quy trình chung của mọi cuộc kiểm toán báo cáo tài chính bao gồm ba giai đoạn được khái quát trên sơ đồ sau: Sơ đồ 1.5: Quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định Lập kế hoạch kiểm toán Thực hiện kiểm toán Tổng hợp kết quả kiểm toán
  • 31. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07 26 1.2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên đóng vai trò quyết định tới chất lượng của cuộc kiểm toán. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 có quy định: “Kế hoạch kiểm toán phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát được hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán, đảm bảo phát hiện những vấn đề tiềm ẩn và theo đó cuộc kiểm toán hoàn thành đúng hạn”. Lập kế hoạch kiểm toán thì cần tìm hiểu các vấn đề sau: a)Thu thập thông tin về khách hàng - Kiểm toán viên thực hiện thu thập thông tin về khách hàng nhằm có được nhữnghiểu biết đầyđủ về hoạt độngcủa đơn vị, hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soátnộibộ cũngnhư các vấn đề tiềm ẩn, từ đó xác định được trọng tâm của cuộc kiểm toán và từng phần hành kiểm toán. + Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng. Đối với quá trình kiểm toán Tài sản cố định thì cần phải thu thập được chứng từ pháp lý và sổ sách như: Biên bản góp vốn, bàn giao vốn, các chứng từ liên quan đến việc góp vốn bằng Tài sản cố định. + Tìm hiều về tình hình kinh doanh của khách hàng. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 310 “Hiểu biết về tình hình kinh doanh”, đoạn hai đã dẫn: “Để thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải có hiểu biết cần thiết, đầy đủ về tình hình kinh doanh nhằm đánh giá và phân tích được các sự kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động của các đơn vị được kiểm toán mà theo kiểm toán viên thì có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, đến việc kiểm tra của kiểm toán viên hoặc đến báo cáo kiểm toán” - Những hiểu biết về ngành nghề kinh doanh bao gồm những hiểu biết chung về nền kinh tế, lĩnh vực hoạt động của đơn vị và những hiểu biết về khía cạnh đặc thù của một tổ chức cơ cấu như cơ cấu tổ
  • 32. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07 27 chức, dây chuyền sản xuất, cơ cấu vốn... Với phần hành kiểm toán TSCĐ Công ty kiểm toán cần quan tâm đến các thông tin: - Hoạt động kinh doanh và kết quả kinh doanh của khách hàng: việc tìm hiểu những thông tin này sẽ giúp kiểm toán viên xác định được liệu khách hàng có nhiều tài sản cố định hay không và tài sản cố định có ảnh hưởng trọng yếu tới báo cáo tài chính của khách hàng hay không. - Môi trường kinh doanh và các yếu tố ngoài sản xuất kinh doanh có tác động đến khách hàng như kinh tế - xã hội, pháp luật... - Những mục tiêu của khách hàng và chiến lược mà ban lãnh đạo doanh nghiệp đặt ra để đạt tới mục tiêu này. Các mục tiêu chiến lược đó sẽ cho biết trong tương lai doanh nghiệp có đầu tư mua sắm hay thanh lý, nhượng bán tài sản cố định hay không. b)Thực hiện thủ tục phân tích Thủ tục phân tích được KTV áp dụng cho tất cả các cuộc kiểm toán và nó được thực hiện trong tất cả các giai đoạn kiểm toán. Sau khi thu thập được thông tin cơ sở và các thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng, KTV tiến hành thực hiện các thủ tục phân tích. Các thut tục phân tích được KTV sử dụng gồm hai loại cơ bản sau: - Phân tích ngang: Đối với khoản mục TSCĐ, KTV có thể so sánh số liệ năm trước với năm nay, qua đó thấy được những biến động bất thường và phải xác định nguyên nhân. Đồng thời KTV có thể so sánh dữ kiện của khách hàng với số liệu của ngành. - Phân tích dọc: Là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các tỷ lệ tường quan của các chỉ tiêu và khoản mục trên BCTC. Đối với TSCĐ, KTV có thể tính toán và một số tỷ suất tự tài trợ, tỷ suất đầu tư...
  • 33. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07 28 c)Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ Việc nghiên cứu HTKSNB của khách hàng và đánh giá được rủi ro kiểm soát giúp cho KTV thiết kế được những thủ tục kiểm toán thích hợp cho khoản mục TSCĐ, đánh giá được khối lượng và độ phức tạp của cuộc kiểm toán, từ đó ước tính được thời gian và xác định được trọng tâm của cuộc kiểm toán. Hệ thống kiểm soát nội bộ càng hữu hiệu thì rủi ro kiểm soát càng nhỏ và ngược lại, rủi ro kiểm soát càng cao khi HTKSNB yếu kém. KTV khảo sát HTKSNB trên phương diện chủ yếu sau: - KSNB đối với khoản mục TSCĐ được thiết kế như thế nào ? Sau khi tiến hành các công việc trên, KTV cần đánh giá rủi ro kiểm soát và thiết kế các thử nghiệm kiểm soát. Bước công việc này được thực hiện như sau: + Xác định loại gian lận và sai sót có thể xảy ra trong khoản mục TSCĐ + Đánh giá tính hiện hữu của HTKSNB trong việc phát hiện và ngăn chặn các gian lận và sai sót đó. + Nếu mức rủi ro kiểm soát được đánh giá là không cao ở mức tối đa và KTV xét thấy có khả năng giảm bớt được rủi ro kiểm soát đã đánh giá xuống một mức thấp hơn, KTV sẽ xác định các thử nghiệm kiểm soát cần thiết. Ngược lại, nếu mức rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức cao và xét thấy không có khả năng giảm được trong thực tế, KTV không cần thực hiện các thử nghiệm kiểm soát mà phải tiến hành ngay các thử nghiệm cơ bản ở mức độ hợp lý. Đối với khoản mục TSCĐ thì KTV cần có các thông tin của khách hàng về HTKSNB đối với khoản mục này. Hệ thống KSNB được coi là hữu hiệu được thể hiện qua việc bảo vệ và quản lý tốt TSCĐ. Khi tìm
  • 34. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07 29 hiểu hệ thống KSNB đối với TSCĐ, KTV cần quan tâm đến các vấn đề sau đây: - Doanh nghiệp có thiết lập kế hoạch và dự toán ngân sách cho việc mua sắm TSCĐ hay không? - Doanh nghiệp có đối chiếu thường xuyên giữa sổ chi tiết và sổ tổng hợp hay không? - Có kiểm kê định kỳ và đối chiếu với sổ kế toán hay không? - Các chênh lệch giữa giá dự toán và giá thực tế có được xét duyệt thường xuyên và phê chuẩn hay không? - Khi nhượng bán, thanh lý TSCĐ có lập Hội đồng thanh lý, nhượng bán bao gồm các thành viên theo quy định hay không? - Có chính sách phân biệt giữa chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu ghi tăng nguyên giá TSCĐ và xác định thời gian sử dụng hữu ích hoặc tính vào chi phí SXKD trong kỳ hay không? - Chế độ kế toán doanh nghiệp đang áp dụng, phương pháp khấu hao TSCĐ có phù hợp không? Bên cạnh đó KTV cũng xem xét đến công tác quản lý tốt TSCĐ cũng như việc xây dựng các quy định, các nguyên tắc và thủ tục về bảo quản TSCĐ. d)Xác định mục tiêu kiểm toán đối với khoản mục tài sản cố định Trong kiểm toán khoản mục TSCĐ, KTV cũng hướng tới các mục tiêu sau:
  • 35. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07 30 Bảng 1.1: Các mục tiêu kiểm toán trong kiểm toán TSCĐ Mục tiêu kiểm toán chung Mục tiêu kiểm toán đối với TSCĐ 1. Tính hợp lý chung Các nghiệp vụ tăng, giảm, khấu hao TSCĐ đều được ghi chép hợp lý. 2. Hiện hữu và có thật - Các TSCĐ được ghi chép là có thật. - Các nghiệp vụ tăng, giảm, khấu hao TSCĐ trong năm đều có thật. 3. Tính đầy đủ Các nghiệp vụ và số tiền phát sinh được phản ánh đầy đủ, chi phí và thu nhập do thanh lý nhượng bán TSCĐ đều được hạch toán đầy đủ. 4. Quyền sở hữu Các TSCĐ mua và các TSCĐ trên Bảng cân đối kế toán đều thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có quyền kiểm soát lâu dài. 5. Đánh giá và phân bổ - Nguyên giá TSCĐ, giá trị còn lại được đánh giá đúng theo nguyên tắc kế toán. - Khấu hao TSCĐ được tính theo đúng, nhất quán giữa các kỳ và phân bổ hợp lý vào các chi phí trong kỳ, và phải phù hợp với các quy định hiện hành. 6. Tính toán Khấu hao TSCĐ được tính toán theo đúng tỷ lệ. Các khoản mua vào năm hiện hành trên Bảng liệt kê mua vào thống nhất vốn Sổ phụ và Sổ tổng hợp; tăng, giảm, khấu hao TSCĐ được ghi chép đúng đắn và cộng dồn phù hợp với tài khoản tổng hợp trên sổ. 7. Trình bày và công bố - Công bố phương pháp khấu hao. - TSCĐ được trình bày theo từng nhóm tài sản có tỷ lệ khấu hao giống nhau. - Các chỉ tiêu liên quan tới TSCĐ trên các BCTC được xác định theo đúng quy định chuẩn mực, chế độ kế toán không sai sót.
  • 36. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07 31 e)Đánh giá trọng yếu Xác định mức trọng yếu ban đầu KTV làm thủ tục ước tính ban đầu về tính trọng yếu cho toàn bộ Báo cáo tài chính. Sau đó KTV tiến hành phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục trên Báo cáo tài chính. Quy trình xác lập mức trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.5: Quy trình xác lập mức trọng yếu  Mức trọng yếu tổng thể Mỗi Công ty kiểm toán sẽ xây dựng cho mình một mức ước lượng và các tỷ lệ thích hợp. Dưới đây là bảng hướng dẫn VACPA đối với việc tính toán mức trọng yếu trên tổng thể BCTC Bảng 1.2: Bảng hướng dẫn của VACPA đối với việc tính toán mức trọng yếu Cơ sở ước lượng Tỷ lệ ước lượng Lợi nhuận trước thuế 5% - 10% Doanh thu 0,5% - 3% Tổng tài sản 2% Vốn chủ sở hữu 2% Mức trọng yếu ước tính ban đầu cho toàn bộ BCTC Mức sai sót có thể chấp nhận được của từng khoản mục Bước 2: Phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục Bước 1: Ước lượng mức trọng yếu ban đầu cho toàn bộ BCTC
  • 37. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07 32 Sau khi đã xác định cơ sở cho việc tính toán mức trọng yếu, KTV cần có sự điều chỉnh cơ sở này nếu có các khoản mục, nghiệp vụ bất thường…có thể làm cho cơ sở tính toán đó không phản ánh đúng quy mô của khách hàng. Mục đích của việc điều chỉnh này nhằm xác định được một cơ sở phản ánh đúng quy mô của khách thể kiểm toán, từ đó xác định mức trọng yếu thích hợp. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào xét đoán của thành viên ban quản trị liên quan trực tiếp tới cuộc kiểm toán. Thông thường để thận trọng KTV thường xác lập mức trọng yếu tổng thể ban đầu thấp hơn mức chỉ đạo chung của công ty. Việc thiết lập mức trọng yếu tổng thể thấp hơn sẽ đồng nghĩa với việc làm tang thêm khối lượng công việc kiểm toán, tăng thêm chi phí nhưng điều đó lại làm giảm đi mức độ rủi ro của kiểm toán và tăng khả năng loại trừ những khả năng loại trừ những sai phạm có thể mắc phải của KTV.  Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yêu cho khoản mục tài sản cố định Sau khi xác lập được mức trọng yếu ban đầu cho tổng thể BCTC, KTV tiến hành phân bổ mức ước lượng này cho khoản mục TSCĐ trên BCTC để hình thành mức trọng yếu của TSCĐ. Giá trị trọng yếu dùng để phân bổ cho từng khoản mục là mức trọng yếu thực hiện MP (MP bằng một tỷ lệ % nào đó so với PM). KTV tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục theo mức trọng yếu thực hiện để đảm bảo nguyên tắc thận trọng rằng tất cả các sai sót được KTV phát hiện và các sai sót không được KTV phát hiện không vượt quá mức trọng yếu tổng thể (PM) đã xác định. Việc phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu được thực hiện theo hai chiều hướng mà các gian lận và sai sót có thể xảy ra. Đó là sai lệch do ghi khống (số liệu trên BCTC lớn hơn thực tế) và ghi thiếu (số liệu trên BCTC nhỏ hơn thực tế). Mức trọng yếu phân bổ cho từng khoản mục thường được thực hiện trên những cơ sở chủ yếu sau: - Căn cứ vào chính sách phân bổ mức trọng yếu tổng thể cho từng khoản mục trên BCTC
  • 38. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07 33 - Mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát mà KTV đánh giá sơ bộ cho khoản mục. Nếu mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá là cao đối với một khoản mục nào đó thì khoản mục đó được phân bổ mức sai lệch có thể bỏ qua là thấp và ngược lại. - Kinh nghiệm của KTV về những sai sót và gian lận đối với khoản mục đó. Chẳng hạn, qua kiểm toán các đơn vị khác cùng ngành nghề hoặc kết quả kiểm toán của năm trước chỉ ra rằng một khoản mục nào đó ít có sai lệch thì KTV sẽ phân bổ mức sai lệch có thể bỏ qua lớn và ngược lại. - Chi phí kiểm toán cho từng khoản mục. Nếu khoản mục nào đòi hỏi việc thu thập bằng chứng tốn nhiều chi phí hơn thì phân bổ mức sai lệch có thể bỏ qua lớn hơn và ngược lại. Thông thường các Công ty kiểm toán xây dựng sẵn mức độ trọng yếu cho từng khoản mục trên Báo cáo tài chính. Thông qua các biện pháp kiểm toán (cân đối, đối chiếu, quan sát...) kiểm toán viên đánh giá mức độ sai sót thực tế của Tài sản cố định và đem so sánh với mức độ sai sót có thể chấp nhận được của tài sản cố đinh đã xác định trước đó và đưa ra ý kiến chấp nhận toàn bộ, ngoại trừ, bác bỏ, hay từ chối đưa ra ý kiến. Dưới đây là sơ đồ đánh giá mức độ trọng yếu đối với khoản mục TSCĐ trong toàn bộ quá trình kiểm toán.
  • 39. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07 34 Sơ đồ 1.6: Đánh giá mức độ trọng yếu đối với khoản mục TSCĐ Bước 1 Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho khoản mục tài sản cố định Bước 5 So sánh tổng mức sai phạm ước tính với ước lượng ban đầu hoặc xem xét lại ước lượng ban đầu tính trọng yếu Trong 5 bước trên, bước 1 và bước 2 được thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch phạm vi của các thử nghiệm kiểm toán. Bước 3,4,5 được thực hiện trong giai đoạn thực hiện và kết thúc kiểm toán. f) Đánh giá rủi ro Việc đánh giá rủi ro kiểm toán thông qua việc đánh giá ba bộ phận: Rủi ro tiềm tàng (IR), rủi ro kiểm soát (CR) và rủi ro phát hiện (DR) căn cứ vào mối quan hệ được phản ánh trong mô hình sau: DR= AR/IR*CR Trong đó: AR là rủi ro kiểm toán. IR là rủi ro tiềm tàng Bước 2 Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho khoản mục tài sản cố định Bước 3 Ước tính tổng sai phạm trong khoản mục tài sản cố định Bước 4 Ước tính sai số kết hợp
  • 40. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07 35 CR là rủi ro phát hiện DR là rủi ro kiểm soát Đối với TSCĐ, rủi ro kiểm toán có thể nhận diện và phát hiện thông qua việc xem xét: - Các nghiệp vụ bất thường, phức tạp; - Các nghiệp vụ phát sinh lần đầu, không phổ biến trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị; - Các nghiệp vụ không được hạch toán theo đúng quy định của việc hạch toán, thiếu các thủ tục cần thiết; - Các nghiệp vụ có sự can thiệp bất thường của Ban giám đốc, liên quan đến tính liêm chính, đạo đức của Ban giám đốc. Trọng yếu và rủi ro có mối quan hệ khăng khít với nhau. Nếu mức sai sót chấp nhận được (hay trọng yếu) được đánh giá cao lên thì rủi ro kiểm toán sẽ phải giảm xuống, và ngược lại rủi ro kiểm toán sẽ tăng lên, việc thu thập bằng chứng phải mở rộng. Trong cuộc kiểm toán, KTV mong muốn rủi ro kiểm toán càng nhỏ càng tốt vì nó đảm bảo kết quả kiểm toán tối ưu nhất. Khi đánh giá về rủi ro kiểm toán cần phải hiểu được những sai sót thường xảy ra trong từng phần hành kiểm toán. Trong phần hành TSCĐ, các sai sót có thể xảy ra thường liên quan tới các sai sót tiềm tàng. 1.2.2.2. Thực hiện kiểm toán 1.2.2.2.1. Thực hiên các thử nghiệm kiểm soát Xem xét quy trình mua, thanh lý, nhượng bán tài sản cố định có tuân thủ theo quy định hiện hành và quy định của đơn vị hay không: quy trình, phân tách trách nhiệm, phê chuẩn các nghiệp vụ liên quan tới Tài sản cố định, ghi nhận tài sản, chứng từ kèm theo, phân loại tài sản, quản lý tài sản theo mã kết hợp với kiểm kê tài sản cố định…
  • 41. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07 36 Trong giai đoạn này, thử nghiệm kiểm soát thường được KTV tiến hành theo các mục tiêu kiểm toán. Đối với kiểm toán phần hành Tài sản cố định, thử nghiệm kiểm soát được thực hiện như sau: Bảng 1.3: Các thử nghiệm Kiểm soát Quá trình KSNB chủ yếu Các thử nghiệm kiểm soát phổ biến 1. Tính hiện hữu - TSCĐ ghi trong sổ sách hiện do doanh nghiệp quản lý sử dụng, tính độc lập bộ phận quản lý TSCĐ và việc tách biệt bộ phận này với bộ phận ghi sổ. - Sự có thật của công văn xin đề nghị mua TSCĐ, công văn duyệt mua, hợp đồng mua, biên bản giao nhận TSCĐ đưa vào sử dụng và thẻ TSCĐ. - Các chứng từ thanh lý nhượng bán TSCĐ được huỷ bỏ, tránh việc sử dụng lại. - Quan sát TSCĐ ở đơn vị và xem xét sự tách biệt giữa các chức năng quản lý và ghi sổ với bộ phận bảo quản TSCĐ. - Kiểm tra chứng từ, sự luân chuyển chứng từ và dấu hiệu của KSNB. - Kiểm tra dấu hiệu của sự huỷ bỏ. 2. Tính đầy đủ Mỗi TSCĐ có một bộ hồ sơ, được ghi chép từ khi mua nhận TSCĐ về đơn vị cho tới khi nhượng bán, thanh lý TSCĐ. Việc ghi chép, tính nguyên giá TSCĐ đều dựa trên cơ sở chứng từ hợp lệ nêu trên. Kiểm tra tính đầy đủ của chứng từ có liên quan đến TSCĐ. 3. Quyền và nghĩa TSCĐ thuộc sở hữu của đơn vị được ghi chép vào khoản mục TSCĐ, được doanh nghiệp quản lý và sử dụng. Những TSCĐ không thuộc quyền sở Kết hợp giữa việc kiểm tra vật chất với việc kiểm tra chứng từ, hồ sơ pháp lý về quyền
  • 42. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07 37 vụ hữu của doanh nghiệp thì được ghi chép ngoài Bảng cân đối tài sản. sở hữu tài sản. 4. Sự phê chuẩn Phê chuẩn các nghiệp vụ tăng, giảm trích khấu hao TSCĐ được phân cấp đối với các nhà quản lý của doanh nghiệp. - Phỏng vấn những người liên quan. - Kiểm tra dấu hiệu của sự phê chuẩn. 5. Tính toán tổng hợp đúng đắn Tất cả các chứng từ có liên quan tới việc mua, thanh lý TSCĐ ở đơn vị đều đựơc phòng kế toán tập hợp và tính toán đúng đắn. Việc cộng sổ chi tiết và sổ tổng hợp TSCĐ là chính xác và được kiểm tra đầy đủ. - Xem xét dấu hiệu kiểm tra của HTKSNB. - Cộng lại một số chứng từ phát sinh của TSCĐ. 6. Tính kịp thời Việc ghi sổ và cộng sổ TSCĐ được thực hiện kịp thời ngay khi có nghiệp vụ phát sinh và đáp ứng yêu cầu lập Báo cáo kế toán của doanh nghiệp. Kiểm tra tính đầy đủ và kịp thời của việc ghi chép. 7. Phân loại và trình bày - Doanh nghiệp có quy định về việc phân loại chi tiết TSCĐ phù hợp với yêu cầu quản lý. - Các quy định về trình tự ghi sổ các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ từ sổ chi tiết đến sổ tổng hợp. - Phỏng vấn những người có trách nhiệm để tìm hiểu quy định phân loại TSCĐ trong doanh nghiệp. - Kiểm tra hệ thống tài khoản và sự phân loại sổ sách kế toán. - Xem xét trình tự ghi sổ và dấu hiệu của KSNB.
  • 43. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07 38 1.2.2.2.2. Thực hiện các thủ tục phân tích Tiến hành so sánh tổng tài sản cố định cũng như từng loại tài sản của kỳ này vớii các kỳ trước nhằm xem xét sự biến động và tìm hiểu nguyên nhân nếu có những biến động bất thường. So sánh tỷ trọng giữa tài sản cố định trên tổng tài sản và tài sản cố định trên nguồn vốn chủ sở hữu để đánh giá tình hình tài trợ tài sản của đơn vị. Xem xét quan hệ đốiứng các tài khoản đểphát hiện các quan hệ bấtthường. Phân tích tỉ trọng của từng loại tài sản trên tổng Tài sản cố định theo dõi và phân tích sự biến động của các chỉ tiêu này. Phân tích, so sánhhiệu quả sửdụngtài sản của đơn vị để xem xét sự thay đổi cũng như biến động bất thường cùng nguyên nhân của các biến động đó. 1.2.2.2.3. Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết Đối chiếu số liệu trên Bảng cân đối kế toán với Bảng cân đối thử, số liệu trên sổ tổng hợp, sổ chi tiết, sổ/ thẻ đăng ký tài sản cố định Kiểm tra các phát sinh tăng Tài sản cố định: - Yêu cầu về tính hợp lý chung: các nghiệp vụ tăng TSCĐ trong năm đều được ghi chép hợp lý: So sánh số phát sinh tăng TSCĐ với tổng số nguyên giá TSCĐ tăng của năm trước Đánh giá các khoản tăng TSCĐ (đặc biệt với các nghiệp vụ có giá trị lớn, bất thường, vào thời điểm đầu, kết thúc niên độ) có hợp lý với công việc kinh doanh của doanh nghiệp hay không Đánh giá tổng các khoản mua vào, đầu tư, tiếp nhận… có nhận xét biến động về kinh doanh và các điều kiện kinh tế - Yêu cầu về tính giá: nguyên giá TSCĐ được tính toán và ghi sổ đúng đắn:
  • 44. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07 39 Kiểm tra hoá đơn của người bán và chứng từ gốc liên quan đến tăng TSCĐ (biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng kinh tế, hoá đơn bán hàng kiêm vận đơn…) Kiểm tra các điều khoản của hợp đồng thuê tài chính liên quan đến xác định nguyên giá TSCĐ đi thuê (nếu có) Đối chiếu từng trường hợp tăng với sổ chi tiết - Yêu cầu về tính hiệu lực: Cáctrường hợp tăng TSCĐ đều có thật Kiểm tra các hoá đơn của người bán, các biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản giao nhận vốn, bản quyết toán công trình đầu tư xây dựng cơ bản, biên bản liên doanh, liên kết… Kiểm kê cụ thể TSCĐ hữu hình Kiểm tra quá trình mua sắm, chi phí đề hình thành TSCĐ - Yêu cầu về tính trọn vẹn: Các trường hợp tăng TSCĐ đều được ghi chép đầy đủ Xem xét các hoá đơn của người bán, các chứng từ tăng TSCĐ, các chi phí sửa chữa TSCĐ để phát hiện ra các trường hợp quên ghi sổ TSCĐ hoặc ghi TSCĐ thành chi phí sản xuất kinh doanh Kiểm tra lại các hợp đồng thuê TSCĐ - Yêu cầu về quyền và nghĩa vụ: Các TSCĐ thể hiện trên Bảng Cân đối kế toán đều thuộc sở hữu hoặc thuộc quyền kiểm soát, sử dụng lâu dài của đơn vị Kiểm tra các hoáđơncủa người bánvà các chứng từ khác về tăng TSCĐ Kiểm tra các điều khoản của hợp đồng thuê tài chính Xem xét các TSCĐ có được hình thành bằng tiền của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có phải bỏ chi phí ra để mua TSCĐ đó hay không - Yêu cầu về tính chính xác máy móc: Các nghiệp vụ tăng TSCĐ đều được tính toán đúng
  • 45. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07 40 Cộng bảng liệt kê mua sắm, đầu tư, cấp phát Đối chiếu số tổng cộng trong sổ cái sổ tổng hợp - Yêu cầu về tính phân loại và trình bày: Các trường hợp tăng TSCĐ được ghi chép theo đúng sự phân loại TSCĐ Kiểm tra các chứng từ tăng TSCĐ và các bút toán trong sổ kế toán căn cứ vào các quy định hạch toán của hệ thống kế toán hiện hành - Yêu cầu về tính kịp thời:Cáctrường hợp tăng TSCĐ được ghi sổ đúng kỳ Kiểm tra các nghiệp vụ tăng TSCĐ vào gần ngày lập Báo cáo kế toán để kiểm tra việc ghi sổ có đúng kỳ không Kiểm tra số phát sinh giảm tài sản cố định (thanh lý, nhượng bán TSCĐ) Kiểm toán viên cần lập Bảng kê các nghiệp vụ giảm Tài sản cố định, chi phí và thu nhập có liên quan, sau đó sử dụng bảng kê như phương tiện kiểm toán, đối chiếu với sổ sách, chứng từ, các quyết định có liên quan. Xem xét mối quan hệ giữa biến động TSCĐ với doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó có thể phát hiện khả năng có TSCĐ đã thanh lý, nhượng bán, điều chuyển nhưng vẫn chưa được ghi trên sổ. Tính toán lại những thu nhập và chi phí của nghiệp vụ thanh lý, nhượng bán để thấy được những điểm bất hợp lý trong quan hệ này. Phân tích chỉ tiêu giáo trị hao mòn luỹ kế để xem tính đúng đắn của việc ghi chép các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ So sánh mức khấu hao luỹ kế và chi phí liên quan đến việc giảm tài sản trong các sổ kế toán chi tiết Xem xét quá trình bổ sung TSCĐ, quá trình sử dụng TSCĐ để tính toán mức hao mòn của từng loại tài sản. Kiểm tra chi tiết số dư các tài khoản Tài sản cố định
  • 46. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07 41 Kiểm tra số đầu kỳ so với số kiểm toán năm trước, nếu không có kiểm toán năm trước kiểm toán viên cần đối chiếu từng bộ phận nhỏ của TSCĐ đối chiếu với sổ chi tiết, sổ tổng hợp để xem tính chính xác của số dư Với số dư cuối kỳ, trên cơ sở kiểm toán số dư đầu kỳ và các nghiệp vụ phát sinh tăng, giảm trong kỳ để xác định ra số dư cuối kỳ. Kiểm tra chi phí khấu hao TSCĐ: Xem xét bảng đăng ký trích khấu hao TSCĐ của Doanh nghiệp trong đó có xét duyệt của các cấp có thẩm quyền Đối chiếu trích khấu hao thực tế đăng ký trên Xem xét việc phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ cho các bộ phận trong doanh nghiệp Kiểm tra việc hạch toán khấu hao TSCĐ theo chế độ và việc ghi chép chúng trên sổ chi tiết Đối chiếu các trường hợp nâng cấp TSCĐ dẫn tới thay đổi mức tính khấu hao, cần đi sâu vào xem xét thay đổi tương ứng của mức trừ khấu hao Tương tự, mọi trường hợp thay đổi mức khấu hao của doanh nghiệp phải được xem xét cụ thể việc xin duyệt khấu hao mới. Kiểm tra tài khoản hao mòn TSCĐ: Cần tập trung kiểm tra số khấu hao luỹ kế bằng cách phân tích số dư tài khoản 214 thnhac cách bộ phận chi tiết của từng loại tài sản. Với số tổng hợp, cần xem xét tính toán chính xác số dư cuối kỳ - Kiểm tra chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, thường bao gồm các công việc cụ thể sau: Kiểm tra tính đầy đủ và chính xác của việc tập hợp chi phí sửa chữa lớn có chú ý đến việc phát sinh chi phí sửa chữa lớn “Khống” Đối với nguồn chi cho sửa chữa lớn cần xem xét hai trường hợp: sửa chữa lớn theo kế hoạch và sửa chữa lớn không theo kế hoạch, trong đó chi phí
  • 47. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07 42 sửa chữa lớn theo kế hoạch thường được trích trước chi phí này, với số sửa chữa lớn không theo kế hoạch, doanh nghiệp phải tiến hành phân bổ chi phí đã chi ra cho sửa chữa lớn vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Kiểm toán viên phải xem xét tính hợp lý của mức phân bổ, và ảnh hưởng của nó đến kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ. Xem xét việc quyết toán chi phí sửa chữa lớn theo chế độ quy định; kiểm tra việc hạch toán chi phí sửa chữa lớn đơn thuần và chi phí sửa chữa lớn nâng cấp tài sản cố định. 1.2.2.3. Tổng hợp kết quả kiểm toán 1.2.2.3.1. Xem xét các sự kiện sau ngày khóa sổ Các cuộc Kiểm toán được tiến hành sau ngày kết thúc niên độ kế toán. Do đó, trong khoảng thời gian từ ngày kết thúc niên độ đến khi hoàn thành báo cáo kiểm toán có thể xảy ra các sự kiện có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC từ đó ảnh hưởng tới BCKT. Vì vậy, việc xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày lập BCTC là cần thiết, phù hợp với nguyên tắc thận trọng nghề nghiệp. KTV có trách nhiệm xem xét lại các sự kiện xảy ra sau ngày lập BCTC, kiểm toán viên có thể sử dụng các thủ tục sau: - Phỏng vấn Ban quan trị - Xem xét lại các Báo cáo nội bộ sau ngày lập BCTC - Xem xét lại sổ sách được lập sau ngày lập BCTC - Kiểm tra các biên bản phát hành sau ngày lập BCTC - Kiểm tra lại kết quả của các khoản công nợ ngoài dự kiến được đánh giá là trọng yếu - Xem xét những TSCĐ không sử dụng và được bán sau ngày khóa sổ với giá thấp hơn nguyên giá ghi trên sổ sách - Các khách hàng có số dư công nợ lớn nhưng đến đầu năm sau mới phát hiện được là không có liên quan đến TSCĐ.
  • 48. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07 43 Kiểm toán viên thường kiểm tra toàn bộ các nghiệp vụ xảy ra tại giao điểm của các kỳ quyết toán. Tiến hành xem xét các biện pháp mà nhà quản lý đơn vị áp dụng nhằm đảm bảo những sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ đều đã được xác định. 1.2.2.3.2. Tổng hợp và đánh giá kết quả kiểm toán Trước hết, kiểm toán viên cần phải đánh giá tổng hợp các sai sót không trọng yếu cần lập các bút toán điều chỉnh và tổng hợp các sai sót dự kiến về TSCĐ rồi so sánh với mức sai sót có thể bỏ qua được xem có thể chấp nhận được khoản mục TSCĐ hay không. Sau đó, kiểm toán viên tổng hợp các sai sót của khoản mục TSCĐ để xem chúng có vượt quá mức trọng yếu của BCTC hay không, đồng thời kiểm toán viên phải đảm bảo các giải trình kèm theo được thực hiện cho từng loại TSCĐ như: - Phương pháp khấu hao đã áp dụng - Thời gian sử dụng và tỷ lệ khấu hao đã áp dụng - Toàn bộ khấu hao trong năm - Tổng số TSCĐ và số khấu hao lũy kế tương ứng - Quyền lưu giữ và các giới hạn đối với TSCĐ nếu có Trên cơ sở tổng hợp kết luận về tất cả các phần hành kiểm toán cụ thể kiểm toán viên sẽ lập báo cáo kiểm toán trong đó có đưa ra ý kiến của mình về sự trung thực và hợp lý của BCTC của đơn vị được kiểm toán
  • 49. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07 44 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CHÂU Á – CHI NHÁNH HÀ NỘI THỰC HIỆN 2.1. Khái quát về công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Đầu tư Tài chính Châu Á – Chi nhánh Hà nội 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty TNHH Kiểm toán FADACO có trụ sở chính tại Khu Đô thị Mỹ Đình II-Từ Liêm-Hà Nội và có 2 chi nhánh là tại Tp.Nha Trang-Khánh Hòa và Khu Đô thị Yên Hòa-Cầu Giấy-Hà Nội, là một trong những công ty hàng đầu Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực Kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư, kiểm toán Quyết toán giá trị công trình xây dựng cơ bản hoàn thành, kiểm toán Báo cáo tài chính, tư vẫn tài chính và tư vấn Thuế. Công ty Kiểm toán FADACO được thành lập vào ngày 06 tháng 07 năm 2006 dưới hình thực công ty TNHH theo Luật Doanh nghiệp của nước Cộng Hòa Xã Hội chủa nghĩa Việt Nam, theo giấy phép đăng ký kinh doanh số0101992946. FADACO được thành lập và đi vào hoạt động với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp (khoảng80 người có trình độ đại học và sau đại học được đào tạo trong và ngoài nước). Với các Kiểm toán viên Quốc gia được Bộ Tài chính cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên (CPA) và chuyên gia tư vấn có nhiều năm kinh nghiệm, từng làm việc và đảm đương các vị trí lãnh đạo quan trọng tại các đơn vị cung cấp dịch vụ chuyên ngành có uy tín ở Việt Nam. FADACO được hình thành bởi một nhóm kiểm toán viên quốc gia và một số chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong các lĩnh vực tài chính, kế toán, ngân hàng, thuế và quản trị kinh doanh. Hiện tại Fadaco có hơn 50 nhân viên chuyên nghiệp, là những nhân viên đã tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học các ngành kinh tế, ngoại ngữ của các trường đại học có chất lượng hàng đầu Việt
  • 50. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Văn Mạnh Lớp: CQ49/22.07 45 Nam. Bên cạnh đó FADACO có nhiều kiểm toán viên và chuyên gia tư vấn đã tham dự các khoá học cơ bản và nâng cao về chứng khoán và thị trường chứng khoán; có đủ điều kiện được cấp Chứng chỉ hành nghề trên thị trường chứng khoán của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước. Sơ lược về công ty FADACO – Chi nhánh Hà Nội: Tên gọi đầy đủ: Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Đầu tư Tài chính Châu Á Tên tiếng anh: ASIA AUDITING AND FINANCIAL CONSULTANCY COMPANY LIMITED – HANOI BRANCH Tên viết tắt: FADACO Trụ sở chính:P111, tầng 11, nhà CT3, khu Đô Thị Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Hình Thức Sỡ Hữu:Công Ty TNHH Điện thoại:(+84-4)6281 2260 Fax:(+84-4)6281 2260 Hotline: 0912.563.637 Email: fadaco@gmail.com Website: http://fadacohanoi.com/ Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, công ty đã không ngừng lớn mạnh và khẳng định, giữ vững vị trí là một trong những công ty kiểm toán hàng đầu ở Việt Nam hiện nay trên nhiều phương diện. 2.1.2. Khái quáthoạt động kinh doanhcủa công ty FADACO tự hào là công ty cung cấp dịch vụ cho nhiều công ty có vốn nước ngoài. Trong số đó có nhiều khách hàng là các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc …FADACO muốn khẳng định vị trí đứng của mình trên thị trường, thể hiện trong việc chinh phục các khách hàng khó tính. FADACO có đội ngũ nhân viên