SlideShare a Scribd company logo
1 of 89
Luận văn tốt nghiệp i GVHD:TS.Phạm Tiến Hưng
SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình
thực tế của đơn vị thực tập.
Sinh viên
Nguyễn Danh Sơn
Luận văn tốt nghiệp ii GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng
SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1............................................................................................... 4
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ
THÀNH SẢN XUẤT TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ........ 4
1.1. KIỂM TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH....................................... 4
1.1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ảnh hưởng
đến kiểm toán ....................................................................................... 4
1.1.1.1. Khái niệm đặc điểm của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
......................................................................................................... 4
1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm ...... 5
1.1.1.3. Đặc điểm của kế toán Chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm................................................................................................. 7
1.1.1.4. Đặc điểm của Kiểm soát nội bộ đốivới khoản mục chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm........................................................ 11
1.1.1.5. Đặc điểm Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ảnh
hưởng đến hoạt động kiểm toán........................................................ 12
1.1.2. Ý nghĩa của kiểm toán Chi phí - Giá thành trong kiểm toán Báo cáo
tài chính ............................................................................................. 13
1.1.3. Mục tiêu kiểm toán khoản mục Chi phí sản xuất - Giá thành sản
phẩm.................................................................................................. 14
1.1.4. Căn cứ để kiểm toán khoản mục Chi phí - Giá thành................... 15
1.1.5. Rủi ro thường xảy ra đối với việc ghi nhận Chi phí - Giá thành.... 15
1.2. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHI PHÍ - GIÁ THÀNH TRONG KIỂM
TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ............................................................. 17
Luận văn tốt nghiệp iii GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng
SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02
1.2.1. Khảo sát về kiểm soátnội bộ Chi phí - Giá thành trong Kiểm toán
Báo cáo tài chính. ............................................................................... 17
1.2.2. Thực hiện các thử nghiệm cơ bản đối với Chi phí - Giá thành...... 19
1.2.2.1. Các thủ tục phân tích............................................................ 19
1.2.2.2. Kiểm tra chi tiết Chi phí - Giá thành ..................................... 20
1.2.3. Tổng hợp kết quả kiểm toán khoản mục Chi phí - Giá thành........ 24
CHƯƠNG 2............................................................................................. 24
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHI PHÍ – GIÁ THÀNH
TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH
DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AASC
THỰC HIỆN............................................................................................ 24
2.1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN
TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AASC .................................. 25
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển cuả công ty TNHH dịch vụ tư
vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC. ........................................... 25
2.1.2. Cơ cấu tổ chức cuả công ty AASC ............................................. 26
2.1.3. Kết quả kinh doanh của công ty trong một số năm gần đây.......... 26
2.1.4. Các dịch vụ do công ty cung cấp ................................................ 26
2.1.5. Khách hàng cuả công ty AASC .................................................. 27
2.1.6. Đội ngũ nhân viên của công ty ................................................... 28
2.1.7. Quy trình chung kiểm toán báo cáo tài chính của công ty ( Bảng
2.2) .................................................................................................... 28
2.2. THỰC TẾ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHI PHÍ - GIÁ THÀNH
TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO AASC THỰC HIỆN
............................................................................................................. 28
2.2.1. Thực trạng về mục tiêu và căn cứ kiểm toán Chi phí - giá thành tại
công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC..... 28
Luận văn tốt nghiệp iv GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng
SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02
2.2.1.1. Khảo sát và đánh giá khách hàng.......................................... 29
2.2.1.2. Ký hợp đồng cung cấp dịch vụ ............................................. 30
2.2.1.3. Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán ... 30
2.2.2. Thực hiện kiểm toán Chi phí - Giá thành. ................................... 32
2.2.2.1. Thực hiện thủ tục kiểm soát: ................................................ 32
2.2.2.2. Thực hiện thủ tục phân tích:................................................. 33
2.2.2.3. Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết: ....................................... 34
2.2.2.4. Kết thúc kiểm toán khoản mục Chi phí - Giá thành................ 40
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐIVỚI KIỂM TOÁN
KHOẢN MỤC CHI PHÍ - GIÁ THÀNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO
TÀI CHÍNH DO CÔNG TY AASC THỰC HIỆN ..................................... 43
3.1. NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH KIỂM TOÁN CHI PHÍ - GIÁ THÀNH
DO CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ
KIỂM TOÁN AASC THỰC HIỆN ........................................................ 43
3.2. KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
KHOẢN MỤC CHI PHÍ - GIÁ THÀNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO
TÀI CHÍNH .......................................................................................... 47
3.2.1. Sự tất yếu phải hoàn thiện quy trình kiểm toán Chi phí - Giá thành
.......................................................................................................... 47
3.2.2. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục
Chi phí - Giá thành trong kiểm toán báo cáo tài chính........................... 49
3.2.2.1. Về công tác lập kế hoạch kiểm toán khoản mục Chi phí - Giá
thành ............................................................................................... 49
3.2.2.2. Về thực hiện kiểm toán khoản mục Chi phí - Giá thành......... 53
Luận văn tốt nghiệp v GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng
SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCTC Báo cáo tài chính
CP Chi phí
CPSX Chi phí sản xuất
KTV Kiểm toán viên
NCTT Nhân công trực tiếp
NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp
SP Sản phẩm
SX Sản xuất
SXC Sản xuất chung
Luận văn tốt nghiệp vi GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng
SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Các bảng biểu, sơ đồ Trang
Bảng 1.1: Các khảo sát chủ yếu đối với khoản mục Chi phí - Giá
thành
16
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức cuả công ty AASC 56
Sơ đồ 2.2. Các dịch vụ chuyên ngành do AASC cung cấp 57
Bảng 2.1. Doanh thu của AASC trong 5 năm gần đây 57
Bảng 2.2. Quy trình chung kiểm toán BCTC của Công ty 58
Bảng 3.1: Câu hỏi về hệ thống KSNB đối với khoản mục chi phí
NVL TT
47
Bảng 3.2: Câu hỏi về HT KSNB đối với khoản mục chi phí
NCTT
48
Bảng 3.3: Câu hỏi về hệ thống KSNB đối với khoản mục chi phí
SXC
48
Bảng 3.4: Bảng kê chênh lệch 50
Bảng 3.5: Bảng kê xác minh 50
Luận văn tốt nghiệp 1 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng
SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trải qua thời gian hơn 15 năm hình thành và phát triển ngành kiểm toán nước
ta, ngày nay kiểm toán là một công cụ quản lý kinh tế ngày càng khẳng định vị trí
quan trọng trong hệ thống các công cụ quản lý của nền kinh tế quốc dân. Những kết
quả mà ngành kiểm toán nước ta đạt được trong thời gian qua đã khẳng định những
nỗ lực của ngành trong việc thực hiện tốt công tác kiểm toán theo những chuẩn mực
và quy trình kiểm toán của kiểm toán Việt Nam (VSA) cũng như dần hoàn thiện để
tuân thủ đúng theo những chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA).
Kiểm toán báo cáo tài chính là loại hình đặc trưng nhất của kiểm toán, trong
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất vật chất
thì chi phí sản xuất có thể nói là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất. Chỉ tiêu
này có liên quan chặt chẽ và ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều chỉ tiêu khác trên Bảng
cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh. Vì vậy, kiểm toán chi phí sản xuất
sản phẩm là một phần hành không thể thiếu trong kiểm toán Báo cáo tài chính.
Nhận thức được tính tất yếu của kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất sản
phẩm trong kiểm toán Báo cáo tài chính, qua nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tế
hoạt động kiểm toán tại công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
(AASC), em đã đi sâu nghiên cứu đề tài: "Hoàn thiện quy trình kiểm toán chi phí
sản xuất và giá thành trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư
vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện".
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn: là nhằm tìm hiểu quy trình kiểm toán các khoản
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong kiểm toán Báo cáo tài chính về
mặt lý luận và liên hệ thực tế với các doanh nghiệp kiểm toán, trên cơ sở đó rút ra
bài học kinh nghiệm khi kiểm toán các khoản này.
Nhiệm vụ nghiên cứucủa đề tài đặt ra là:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan tới kiểm toán các khoản chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong kiểm toán BCTC;
Luận văn tốt nghiệp 2 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng
SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02
- Mô tả thực trạng, phân tích, đánh giá thực trạng kiểm toán các khoản dự
phòng tại các doanh nghiệp kiểm toán;
- Đề xuất các biện pháp, giải pháp, khuyến nghị (kiến nghị).
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Quy trình kiểm toán CPSX và Giá thành sản phẩm
trong kiểm toán báo cáo tài chính.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Do hạn chế về thời gian nghiên cứu nên em chỉ tập
trung nghiên cứu vào Kiểm toán quá trình tập hợp chi phí sản xuất (bao gồm: chi
phí nguyên vật liệutrực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung)
và quá trình tính giá thành sản phẩm.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: biện chứng duy vật, duy vật lịch sử
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tài liệu, quan sát, phân tích-tổng hợp, đối
chiếu-so sánh, thống kê toán học, suy luận logic,..
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Về mặt lý luận: đề tài mong muốn cung cấp cơ sở lý luận quy trình kiểm toán Chi
phí sản xuất và Giá thành sản phẩm trong kiểm toán BCTC, qua đó đóng góp vào
việc phát triển lý thuyết kiểm toán.
- Về giá trị thực tiễn: đề tài hy vọng sẽ cung cấp những thông tin cho các doanh
nghiệp kiểm toán về thực trạng kiểm toán CPSX và Giá thành sản phẩm; từ đó đưa
ra những phương hướng và giải pháp hoàn thiện quy trình này trong tương lai nhằm
nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC tại Việt Nam.
6. Kết cấu của luận văn
Chương1: Lý luận chung về kiểm toán chi phí sản xuất và giá thành
trong kiểm toán Báo cáo tài chính
Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán chi phí sản xuất và giá thành
trong kiểm toán Báo cáo tài chính do AASC thực hiện
Luận văn tốt nghiệp 3 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng
SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02
Chương 3: Một số đánh giá và ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình
kiểm toán chi phí sản xuất và giá thành trong kiểm toán Báo cáo tài chính do
AASC thực hiện.
Để hoàn thành chuyên đề thực tập này em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình
của thầy cùng các anh chị phòng Kiểm toán 1 của công ty. Tuy nhiên, do hạn chế về
trình độ, thời gian cũng như khả năng trình bày nên chuyên đề thực tập không tránh
khỏi những sai sót về nhiều mặt. Vì vậy, em rất mong nhận được ý kiến nhận xét và
hướng dẫn cũng như sự thông cảm giúp em hoàn thành tốt khóa học.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Danh Sơn
Luận văn tốt nghiệp 4 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng
SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ
THÀNH SẢN XUẤT TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG
KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ảnh hưởng đến
kiểm toán
Khái niệm đặc điểm của chiphí sảnxuấtvà giá thành sảnphẩm
Bất kỳ một doanh nghiệp nào, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều
phải có đủ ba yếu tố cơ bản: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động.
Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp ba yếu tố đó để tạo ra các loại sản phẩm lao
vụ và dịch vụ. Sự tiêu hao các yếu tố này trong quá trình sản xuất kinh doanh đã tạo
ra các chi phí tương ứng, đó là các chi phí về tư liệu lao động, chi phí về đối tượng
lao động và chi phí về lao động sống .Trên phương diện này, chi phí được xác định
là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán, dưới hình thức
các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn
đến làm giảm vốn chủ sở hữu.
Tuy nhiên, để quản lý chi phí một cách có hiệu quả chúng ta phải nắm vững
được bản chất của chi phí.Các chi phí phát sinh trong doanh nghiệp bao gồm hai
loại: Các chi phí bỏ ra để tạo nên một giá trị sử dụng nào đó cũng như thực hiện giá
trị sử dụng này và các loại chi phí không liên quan đến việc tạo ra giá trị sử dụng.
Từ trên ta thấy: Chi phí sản xuất là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao
động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong kỳ đưa
vào sản xuất sản phẩm được biểu hiện bằng tiền.
Về mặt bản chất chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm là biểu hiện
hai mặt của quá trình sản xuất kinh doanh. Chúng giống nhau về mặt bản chất vì
đều cùng biểu hiện bằng tiền những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá
mà doanh nghiệp đã bỏ ra, nhưng khác nhau về mặt lượng. Khi nói đến chi phí sản
Luận văn tốt nghiệp 5 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng
SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02
xuất là giới hạn cho chúng một kỳ nhất định, không phân biệt là cho loại sản phẩm
nào, đã hoàn thành hay chưa, còn khi nói đến giá thành sản phẩm là xác định một
lượng chi phí sản xuất nhất định, tính cho một đại lượng kết quả hoàn thành nhất
định. Ta có:
Giá thành sản
xuất
=
CPSX dở
dang đầu kỳ
+
CPSX phát
sinh trong kỳ
-
CPSX sở dang
cuối kỳ
Phânloạichiphí sảnxuấtkinh doanh, giá thành sảnphẩm
- Phân loại chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản
xuất.
a. Chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi
phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến việc chế tạo sản phẩm,
lao vụ dịch vụ trong một thời kỳ nhất định được biểu hiện bằng tiền.
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ
chi phí nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất chế tạo sản
phẩm, lao vụ dịch vụ.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương
và các khoản phải trả trực tiếp cho công nhân sản xuất, các khoản trích theo lương
của công nhân sản xuất như kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
- Chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là các khoản chi phí sản xuất
liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, đội
sản xuất. Chi phí sản xuất chung bao gồm các yếu tố chi phí sản xuất sau:
+ Chi phí nhân viên phân xưởng: Bao gồm chi phí tiền lương, các khoản phải
trả, các khoản phải trích theo lương của nhân viên phân xưởng, đội sản xuất.
+ Chi phí vật liệu: Bao gồm chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng sản
xuất với mục đích là phục vụ và quản lý sản xuất.
Luận văn tốt nghiệp 6 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng
SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02
+ Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm toàn bộ chi phí khấu hao của TSCĐ
thuộc các phân xưởng sản xuất và quản lý sử dụng.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài dùng
cho sản xuất của phân xưởng, đội sản xuất.
+ Chi phí khác bằng tiền: Là các khoản chi trực tiếp bằng tiền dùng cho việc
phục vụ và quản lý sản xuất ở phân xưởng sản xuất.
b. Chi phí ngoài sản xuất
- Chi phí bán hàng: Là chi phí lưu thông và chi phí tiếp thị phát sinh trong quá
trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ. Loại chi phí này có: Chi phí
quảng cáo, giao dịch, hoa hồng bán hàng, chi phí nhân viên bán hàng và chi phí
khác gắn liền đến bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là các khoản chi phí liên quan đến việc phục
vụ và quản lý sản xuất kinh doanh có tính chất chung toàn doanh nghiệp. Chi phí
quản lý doanh nghiệp bao gồm: Chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý,
chi phí đồ dùng văn phòng – khấu hao TSCĐ dùng chung toàn doanh nghiệp, các
loại thuế, phí có tính chất chi phí, chi phí khánh tiết, hội nghị.
- Phân loại giá thành sản phẩm
- Phân loại giá thành căn cứ vào phạm vi các chi phí cấu thành thì giá thành
sản phẩm được phân biệt thành 2 loại:
+Giá thành sản xuất sản phẩm: Giá thành sản xuất của sản phẩm bao gồm các
chi phí liên quan đến quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm như: Chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính cho sản
phẩm đã sản xuất hoàn thành. Giá thành sản xuất sản phẩm được sử dụng để hoạch
toán thành phẩm, giá vốn hàng xuất bán và mức lãi gộp trong kỳ của doanh nghiệp.
+Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ: Bao gồm giá thành sản xuất tính cho số
sản phẩm tiêu thụ cộng với chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh
trong kỳ tính cho số sản phẩm này. Như vậy, giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ
tính và xác định cho số sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ, nó là căn cứ
để tính toán xác định mức lợi nhuận thuần trước thuế của doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp 7 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng
SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02
- Ngoài ra nếu phân loại giá thành sản phẩm theo cơ sở số liệu và thời điểm
tính giá thành thì giá thành sản phẩm được chia làm 3 loại:
+ Giá thành sản phẩm kế hoạch
+ Giá thành sản phẩm định mức
+ Giá thành sản phẩm thực tế
Đặc điểmcủa kế toánChiphísảnxuấtvà tính giá thành sảnphẩm
Trong hoạch toán Chi phí - Giá thành điều cần quan tâm đầu tiên là phương
pháp hạch toán chi phí.Tuỳ thuộc vào khả năng quy nạp của chi phí vào các đối
tượng tập hợp chi phí, kế toán sẽ áp dụng các phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
một cách thích hợp. Thông thường tại các doanh nghiệp hiện nay có 2 phương phát
tập hợp chi phí là:
- Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp: Phương pháp này được sử dụng để
tập hợp các loại chi phí đã xác định, tức là đối với các loại chi phí phát sinh liên
quan đến đối tượng nào có thể xác định được trực tiếp cho đối tượng đó, chi phí
phát sinh liên quan đến từng đối tượng tập hợp chi phí cụ thể đã xác định sẽ được
tập hợp và quy nạp trực tiếp cho đối tượng đó.
- Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp: Phương pháp này được sử dụng
để tập hợp các chi phí gián tiếp, đó là chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối
tượng tập hợp chi phí đã xác định mà kế toán không thể tập hợp trực tiếp các chi phí
này cho từng đối tượng đó.Việc xác định tiêu chuẩn phân bổ chi phí có thể được xác
định riêng rẽ theo nội dung chi phí phân bổ, khi đó cũng phải xác định hệ số phân
bổ theo từng nội dung chi phí này hoặc cũng có thể xác định tiêu chuẩn phân bổ tuỳ
thuộc vào đặc thù nghề nghiệp của từng doanh nghiệp.
 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các khoản chi phí về nguyên vật liệu
chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ…sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất
chế tạo sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ.
Luận văn tốt nghiệp 8 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng
SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí
sản xuất và giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp. Chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp thường được quản lý theo các định mức chi phí do doanh nghiệp xây dựng.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế trong kỳ được xác định theo công
thức:
Chi phí
nguyên vật
liệu TT thực
tế trong kỳ
=
Trị giá
nguyên vật
liệu TT còn
lại đầu kỳ
+
Trị giá
nguyên vật
liệu TT nhập
trong kỳ
-
Trị giá
nguyên vật
liệu TT còn
lại cuối kỳ
-
Trị giá
phế liệu
thu hồi
(nếu có)
Để kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK 621 – chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp.
 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực
tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ gồm: Tiền
lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo số tiền lương của công nhân sản xuất.
Chi phí về tiền lương ( tiền công ) được xác định cụ thể tuỳ thuộc hình thức
tiền lương sản phẩm hay lương thời gian mà doanh nghiệp áp dụng. Số tiền lương
phải trả cho công nhân sản xuất cũng như các đối tượng lao động khác thể hiện trên
bảng tính và thanh toán lương, được tổng hợp, phân bổ cho các đối tượng kế toán
chi phí sản xuất trên bảng phân bổ tiền lương. Trên cơ sở đó các khoản trích theo
lương ( Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn ) tính vào chi phí nhân
công trực tiếp được tính toán căn cứ vào số tiền lương công nhân sản xuất của từng
đối tượng và tỷ lệ trích quy định theo chế tài chính hiện hành của từng thời kỳ.
Để kế toán chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK 622 – chi phí nhân
công trực tiếp.
Luận văn tốt nghiệp 9 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng
SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02
 Kế toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là nhưng khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá
trình sản xuất sản phẩm phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất. Chi phí sản
xuất chung gồm:
- Chi phí nhân viên phân xưởng
- Chi phí vật liệu
- Chi phí dụng cụ sản xuất
- Chi phí khấu hao tài sản cố định
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí khác bằng tiền
Để kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK
627 – chi phí sản xuất chung. Trong đó:
- 6271 – chi phí nhân viên
- 6272 – chi phí vật liệu
- 6273 – chi phí dụng cụ sản xuất
- 6274 – chi phí khấu hao tài sản cố định
- 6277 – chi phí dịch vụ mua ngoài
- 6278 – chi phí khác bằng tiền
 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Cuối kỳ sau khi đã tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công
trực tiếp và chi phí sản xuất chung theo từng đối tượng trên các TK 621, 622, 627
kế toán sẽ tiến hành kết chuyển hoặc phân bổ các loại chi phí này để tập hợp toàn
bộ chi phí sản xuất cho từng đối tượng chịu chi phí, tiến hành kiểm kê và đánh giá
sản phẩm làm dở cuối kỳ, thực hiện tính giá thành các loại sản phẩm, công việc, lao
vụ do doanh nghiệp đã hoàn thành trong kỳ. Để tập hợp chi phí sản xuất và giá
thành theo phương pháp kê khai thường xuyên kế toán sử dụng tài khoản 154 – chi
phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Luận văn tốt nghiệp 10 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng
SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02
Kế toán chi phí - giá thành sản phẩm theo phương phát kê khai thường
xuyên
TK111,112 TK152,153 TK621 TK154 TK138,811,152
TK 133
TK 622
TK334,338
Tập hợp CP
nhân công tt
Tập hợp chi
phí NVL
trực tiếp
TK152,214
TK 133
TK 627
TK632
Kết chuyển
hoặc phân bổ
CP NC TT
cuối kỳ
Kết chuyển
chi phí SXC
được phân bổ
Kết chuyển
chi phí SXC
Kết chuyển
các khoản
làm giảm giá
TK 155
TK 157
TK 632
Kết chuyển
giá thành
SX thự tế SP
Kết chuyển
giá thành
sản xuất
thực tế sản
phẩm gửi
bán
Giá thành
thực tế sản
phẩm bán
ngay không
qua kho (đã
xác định tiêu
thụ cuối kỳ)
Tập hợp chi
phí SXC
Kết chuyển,
phân bổ CP
NVL cuối kỳ
Luận văn tốt nghiệp 11 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng
SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02
Đặc điểm của Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục chiphísảnxuấtvà tính
giá thành sảnphẩm.
Cũng như đối với các khoản mục khác, kiểm soát nội bộ đối với khoản mục
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm gồm có việc ban hành các quy chế, quy định
về kiểm soát nội bộ liên quan tới từng tiểu khoản chi phí nhỏ cấu thành nên Chi phí
sản xuất và giá thành sản phẩm như về việc sử dụng vật liệu, dụng cụ hay chính
sách tiền lương người lao động, chính sách khấu hao TSCĐ phục vụ cho công tác
sản xuất đến việc triển khai thực hiện những quy định, quy chế kiểm soát trên đối
với các hoạt động như mua sắm và trích khấu hao TSCĐ… Cụ thể như sau:
- Đơn vị có sự phân công, quyền hạn, trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ
phận thực hiện các chức năng liên quan đến việc tập hợp Chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm như sự tách biệt của thủ kho và bộ phận sản xuất, thủ kho và
trưởng phòng vật tư… Song phải có sự đối chiếu kiểm tra thường xuyên giữa các bộ
phận này ví dụ như giữa chi phí thực tế phát sinh và tình hình quỹ của đơn vị.
- Ban hành các chính sách, thủ tục về trách nhiệm phê chuẩn đối với
các nghiệp vụ phát sinh chi phí thực tế. Mọi nghiệp vụ phát sinh chi phí cần phải
được sự phê duyệt của quản lý đơn vị cũng như được kiểm tra việc ghi chép đúng
đắn và đúng kỳ hay những sự điều chỉnh thường xuyên của các cấp quản lý.
- Đối với các chi phí liên quan đến nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
hay khấu hao TSCĐ, có chính sách và các định mức cụ thể đối với từng chỉ tiêu như
những kế hoạch, quy định về mua sắm và định mức tiêu hao, phương thức phân bổ
các loại vật liệu hay dụng cụ dùng cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp hay
những quy định về định mức và tiêu thức khấu hao cho các loại TSCĐ liên quan.
-Đối với các chi phí liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương
của người lao động cần có những quy chế, quy định chặt chẽ từ khâu tiếp nhận và
quản lý nhân sự; theo dõi và ghi nhận thời gian lao động; tính lương, lập bảng lương
và chi chép sổ sách; thanh toán lương và các khoản khác cho người lao động đến
khâu giải quyết chế độ về lương, các khoản trích theo lương và chấm dứt hợp đồng
lao, đặc biệt là đối với người lao động trực tiếp tham gia sản xuất sản phẩm.
Luận văn tốt nghiệp 12 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng
SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02
Đặc điểm Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ảnh hưởng đến
hoạtđộng kiểmtoán
- Chi phí sản xuất là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ tiêu lợi
nhuận cũng như thuế thu nhập doanh nghiệp và một số chỉ tiêu khác trên BCTC. Do
đó, rủi ro về khoản mục chi phí này tương đối cao, ảnh hưởng đến mức trọng yếu,
độ lớn và phạm vi kiểm toán.
- Chỉ tiêu này bao gồm nhiều tiểu khoản nhỏ hợp thành và đặc thù về
hạch toán kế toán như việc luân chuyển, ghi nhận và lưu giữ hóa đơn chứng từ hay
hệ thống sổ sách cũng có điểm phức tạp riêng nên đây là một điểm gây khó khăn
lớn cho công tác kiểm soát nội bộ cũng như hoạt động kiểm toán. Cụ thể như:
Đối với các khoản chi phí về Nguyên vật liệu trực tiếp ( NVLTT): Do số
lượng nguyên vật liệu được sử dụng để sản xuất sản phẩm là tương đối lớn đòi hỏi
doanh nghiệp phải có quy định chặt chẽ về việc xuất nhập NVL phục vụ cho sản
xuất như việc xuất kho cần sự phê duyệt của ít nhất 4 bên là yêu cầu của phân
xưởng sản xuất; phòng vật tư; giám đốc hoặc phó giám đố; thủ kho. Bên cạnh đó
doanh nghiệp cũng phải ban hành các định mức về tiêu hao NVL để quản lý số
lượng NVL sản xuất.
Đối với các khoản chi tiền lương và trích theo lương của người lao động
tham gia sản xuất sản phẩm: Đây là khoản chi phí đòi hỏi có nhiều quy định quy
chế về kiểm soát như quy định về việc tuyển dụng hay tính lương cho lao động
nhưng lại thường chứa đựng sự vi phạm về quy định lao động và tiền lương. Tuy
nhiên, đây lại là khoản mục liên quan đến lợi ích của bên thứ ba là người lao động
nên thường ít xảy ra những sai sót trọng yếu và đây thường không phải là trọng tâm
kiểm toán khi kiểm toán.
Đối với việc tính giá thành: các hoạt động sản xuất là hoạt động nội sinh xảy
ra bên trong doanh nghiệp nên mang tính chủ quan rất cao. Việc tính giá thành sản
phẩm cũng mang đặc điểm này. Rủi ro thường xảy ra là doanh nghiệp tiến hành tập
Luận văn tốt nghiệp 13 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng
SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02
hợp chi phí và tiến hành tính toán sai dẫn đến giá thành sản phẩm sai không bù đắp
được chi phí đã bỏ ra.
- Các khoản chi phí sản xuất liên quan đến rất nhiều khoản mục khác
trong báo cáo tài chính vì vậy để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm kiểm toán viên cần sử dụng kết quả của các phần hành khác như hàng tồn
kho, tiền lương và nhân viên, các khoản phải nộp nhà nước… làm cơ sở tham khảo.
1.1.2. Ý nghĩa của kiểm toán Chi phí - Giáthành trong kiểm toán Báo cáo tài chính
Kiểm toán Báo cáo tài chính là hoạt động của các KTV độc lập và có năng lực
tiến hành thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán về các Báo cáo tài chính
được kiểm toán nhằm kiểm tra và báo cáo về mức độ trung thực hợp lý của Báo cáo
tài chính được kiểm toán với các tiêu chuẩn, chuẩn mực đã được thiết lập.
Như chúng ta đã biết Chi phí - Giá thành là một khoản mục được quan tâm
đặc biệt trong quá trình kiểm toán, đây là một khoản mục khoản mục kiểm toán
tương đối khó khăn và phức tạp, chiếm nhiều thời gian và chi phí của cuộc kiểm
toán. Chi phí - Giá thành mang trong mình những đặc điểm chi phối rất lớn đến quá
trình kiểm toán, cụ thể:
- Các nghiệp vụ liên quan đến Chi phí - Giá thành của một doanh nghiệp
thường phát sinh rất nhiều trong kỳ. Các nghiệp vụ Chi phí - Giá thành liên quan
đến một lượng lớn các Tài khoản kế toán, việc hoạch toán các nghiệp vụ này cũng
là một điều không đơn giản, dễ dẫn đến các sai sót, nhầm lẫn cũng như các gian lận
làm ảnh hưởng đến các thông tin tài chính của doanh nghiệp.
- Việc tính toán và đánh giá Chi phí - Giá thành chịu chi phối đến nhiều
nguyên tắc kế toán và cũng có nhiều phương pháp tính khác nhau. Khi vận dụng các
nguyên tắc và phương pháp tính đối với các doanh nghiệp lại ít nhiều mang tính chủ
quan, do vậy cũng rất dễ dẫn đến khả năng các sai phạm.
- Chi phí - Giá thành thường liên quan đến các chỉ tiêu trọng yếu trên các Báo
cáo tài chính của doanh nghiệp. Do vậy, các sai phạm về Chi phí - Giá thành thường
ảnh hưởng mang tính trọng yếu đối với toàn bộ hệ thống Báo cáo tài chính của
doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp 14 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng
SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02
- Khoản mục Chi phí - Giá thành là khoản mục giữ vị trí trung tâm trong toàn
bộ nội dung công tác kế toán của doanh nghiệp, vì thế khoản mục này có
liên quan trực tiếp đến các khoản mục khác cụ thể: hàng tồn kho, giá vốn, tài
sản cố định…
Chính những đặc điểm trên mà kiểm toán khoản mục Chi phí - Giá thành có ý
nghĩa rất quan trọng trong Báo cáo tài chính.
1.1.3. Mục tiêu kiểm toán khoản mục Chi phí sản xuất - Giá thành sản phẩm
Mục tiêu tổng quát của kiểm toán Báo cáo tài chính là “Giúp cho KTV và
công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng Báo cáo tài chính có được lập trên cơ
sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp
luật liên quan và có phản ánh trung thực hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay
không”. Ngoài ra, “mục tiêu của kiểm toán Báo cáo tài chính còn giúp cho đơn vị
được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất
lượng thông tin tài chính của đơn vị”.
Dựa trên những đặc điểm của khoản mục và những quy định liên quan đến
Chi phí - Giá thành thì mục tiêu trên được cụ thể hoá đối với kiểm toán Chi phí -
Giá thành như sau:
- Sự phát sinh: Tất cả các nghiệp vụ liên quan đến chi phí được ghi sổ trong kỳ
là phát sinh thực tế, không có các nghiệp vụ ghi khống.
- Tính toán, đánh giá: Đảm bảo các nghiệp vụ liên quan đến Chi phí - Giá
thành được xác định theo đúng nguyên tắc và chế độ hiện hành và được tính đúng
đắn không có sai sót.
- Đầy đủ: Các nghiệp vụ Chi phí - Giá thành phát sinh trong kỳ đều phải được
phản ánh, theo dõi đầy đủ trên các sổ kế toán.
- Đúng đắn: Các nghiệp vụ Chi phí - Giá thành phát sinh trong kỳ đều được
phân loại đúng đắn theo đúng quy định của các Chuẩn mực, chế độ kế toán liên
quan và quy định đặc thù của doanh nghiệp; các nghiệp vụ này được hoạch toán
đúgn trình tự và phương pháp kế toán.
Luận văn tốt nghiệp 15 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng
SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02
Từ các mục tiêu cụ thể trên, ta có thể thấy khi thực hiện cuộc kiểm toán Chi
phí - Giá thành KTV thực hiện thu thập bằng chứng kiểm toán một cách đầy đủ và
phù hợp để đảm bảo các yêu cầu:
- Hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như công tác hạch toán Chi phí - Giá thành
tại đơn vị đã đảm bảo việc hoạch toán Chi phí - Giá thành là trung thực, hợp lý và
theo quy định của chế độ kế toán hiện hành.
- Thông qua thu thập bằng chứng kiểm toán, KTV chứng minh mọi nghiệp vụ
phát sinh liên quan đến Chi phí - Giá thành đã được hoạch toán đầy đủ.
- Đảm bảo Chi phí - Giá thành được phân loại đúng đắn, đã được tính toán
chính xác.
1.1.4. Căn cứ để kiểm toán khoản mục Chi phí - Giá thành
Để có thể đưa ra nhận xét về các chỉ tiêu có liên quan đến Chi phí - Giá thành
trên Báo cáo tài chính, KTV phải dựa vào các thông tin và tài liệu sau:
- Các văn bản quy định của Nhà nước liên quan.
- Các tài liệu của doanh nghiệp:
+ Báo cáo tài chính của năm kiểm toán, gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo
lưu chuyển tiền tệ, Báo kết quả kinh doanh, Thuyết minh tài chính.
+ Bảng cân đối số phát sinh.
+ Các sổ kế toán của đơn vị: thẻ kho, sổ theo dõi vật tư...
+ Hoá đơn chứng từ liên quan: phiếu xuất kho nguyên vật liệu, bảng lương…
+ Các quy định quy chế nội bộ của đơn vị.
+ Các tài liệu có liên quan khác.
1.1.5. Rủi ro thường xảy ra đối với việc ghi nhận Chi phí - Giá thành
Khi tiến hành kiểm toán khoản mục doanh thu thì KTV có thể gặp phải một số
rủi ro và sai phạm liên quan đến việc ghi nhận Chi phí - Giá thành tại đơn vị. Đó có
thể do đơn vị cố tình sai phạm do hạn chế của công tác kế toán...Sau đây là một số
rủi ro thường gặp trong Kiểm toán Chi phí - Giá thành.
* Chi phí phản ánh trên báo cáo sổ sách cao hơn chi phí thực tế.
Luận văn tốt nghiệp 16 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng
SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02
- Doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí hoạt
động tài chính, chi phí bất thường cả những khoản chi không có chứng từ hoặc có
chứng từ gốc nhưng chứng từ gốc không hợp lệ.
- Doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất sản phẩm cả những khoản
chi mà theo quy định của Nhà nước không được hạch toán vào chi phí sản xuất sản
phẩm như các khoản tiền phạt do vi phạm pháp luật, các khoản chi phí vượt định
mức so với quy định của Nhà nước, các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua
sắm TSCĐ, các khoản chi ủng hộ các cơ quan, tổ chức xã hội...
- Các cán bộ nghiệp vụ tính toán sai về mặt số học, ghi số sai do đó làm cho
chi phí sản xuất ghi trong sổ sách, báo cáo kế toán có thể tăng lên so với số phản
ánh trên chứng từ kế toán.
- Doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất mà thực tế các khoản chi
này chưa phát sinh trong kỳ kế toán. Ví dụ: để giảm bớt lãi thực tế, doanh nghiệp đã
trích trước vào chi phí trong năm một khoản chi mà theo quy định khoản chi này
phải trích vào chi phí năm sau.
- Doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí trong năm các khoản thực tế đã chi
nhưng do nội dung, tính chất hoặc độ lớn của khoản chi nên theo quy định các
khoản chi này do nhiều kỳ sản xuất.
* Chi phí phản ánh trên báo cáo sổ sách thấp hơn chi phí thực tế như:
- Một số khoản thực tế đã chi nhưng do người được giao nhiệm vụ chưa hoàn
thành các thủ tục thanh toán.
- Một số khoản thực tế đã chi nhưng do chứng từ thất lạc mà doanh nghiệp
không có những biện pháp cần thiết để có chứng từ hợp lệ nên khoản chi này không
được hạch toán vào chi phí trong kỳ mà vẫn treo ở các TK nợ phải thu, ứng trước
cho nhà cung cấp.
- Doanh nghiệp đã hạch toán các khoản chi cho những công việc chưa hoàn
thành trong kỳ kế toán cao hơn so với chi phí thực tế của những công việc này.
Những rủi ro thường gặp nói trên có nhiều nguyên nhân song nguyên nhân chủ
yếu là do nhân viên kế toán chưa nắm được đầy đủ các quy định về hạch toán chi
Luận văn tốt nghiệp 17 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng
SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02
phí hoặc do sự hạn chế về trình độ chuyên môn của các nhân viên kế toán, cũng có
thể vì một lý do nào đó mà nhân viên kế toán đã hạch toán không đúng quy định.
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHI PHÍ - GIÁ THÀNH TRONG KIỂM TOÁN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1.6. Khảo sát về kiểm soát nội bộ Chi phí - Giá thành trong Kiểm toán Báo
cáo tài chính.
Mục đích của khảo sát kiểm soát nội bộ khoản mục chi phí - giá thành đươc
đánh giátrên 2 khía cạnh:
- Về mặt thiết kế: các thủ tục kiểm soát có được thiết kế hợp lý không, có đảm
bảo tính chặt chẽ, tính hiệu lực hay không.
- Về mặt vận hành: kiểm toán viên xem xét việc vận dụng các thủ tục kiểm
soát vào trong thực tế có được đơn vị tiến hành tốt hay không.
Thông qua khảo sát về kiểm soát nội bộ kiểm toán viên có thể đánh giá được hệ
thống kiểm soát nội bộ của đơn vị là tốt, trung bình hay là không tốt, qua đó kiểm
toán viên quyết định phạm vị các thử nghiệm cơ bản. Phạm vi các thư nghiệm cơ
bản có mối quan hệ ngược chiều với mức độ đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ,
cụ thể nếu KTV đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị là tốt thì phạm vị thử nghiệm
sẽ được thu hẹp và ngược lại nếu KTV đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị là trung
bình hoặc yếu thì phạm vi kiểm toán sẽ được mở rộng.Việc nghiên cứu và đánh giá
hệ thống kiểm soát nội bộ được thực hiện thông qua các thủ tục kiểm soát.
Các kỹ thuật khảo sát thường được áp dụng là kiểm tra các tài liệu, các quy
định của đơn vị về việc xây dựng và duy trì sự hoạt động của hệ thống; quan sát quá
trình vận hành của hệ thống; phỏng vấn những người có trách nhiệm với việc xây
dựng và duy trì sự hoạt động của hệ thống; kiểm tra các tài liệu và dấu hiệu chứng
minh cho các thủ tục kiểm soát nội bộ đã thực hiện.
Thông qua tìm hiểu sơ bộ ban đầu và có những hiểu biết nhất định về hệ thống
kiểm soát nội bộ của đơn vị liên quan đến Chi phí - Giá thành kiểm toán viên có thể
mô tả lại hệ thống ( bằng các bảng mô tả, các lưu đồ hoặc các bảng câu hỏi). Trên
cơ sở đó, Kiểm toán viên sẽ đưa ra các đánh giá sơ bộ ban đầu về hệ thống trên cả 2
Luận văn tốt nghiệp 18 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng
SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02
giác độ: việc thiết kế và quá trình vận hành của hệ thống.Với các đánh giá sơ bộ ban
đầu này, Kiểm toán viên sẽ tiếp tục thực hiện các khảo sát kiểm soát chi tiết để kiểm
tra và đánh giá một cách cụ thể hơn hệ thống kiểm soát của doanh nghiệp.
Bảng 1.1: Các khảo sát chủ yếu đối với khoản mục Chi phí - Giá thành
Mục tiêu KSNB Thủ tục kiểm soát
- Đảm bảo cho các
nghiệp vụ Chi phí
- Giá thành được
phê chuẩn đúng
đắn
- Kiểm tra xem có quy định chặt chẽ về việc phê chuẩn các
nghiệp vụ
- Kiểm tra có tuân thủ tuyệt đối các quy định đối với việc phê
chuẩn các nghiệp vụ này
- Kiểm tra quá trình kiểm soát độc lập đối với sự phê chuẩn
- Đảm bảo cho các
nghiệp vụ Chi phí
- Giá thành có căn
cứ hợp lý
- Kiểm tra xem có đầy đủ các chứng từ và tài liệu liên quan
đến nghiệp vụ như: các đề nghị về nghiệp vụ, hợp đồng, biên
bản giao nhận, hoá đơn, phiếu xuất kho…
- Kiểm tra xem các chứng từ có hợp pháp hợp lệ không, đã
được xử lý để đảm bảo không bị tẩy xoá, sửa chữa và đã được
kiểm soát nội bộ
- Kiểm tra các chứng từ và tài liệu có liên quan có được đánh
số và quản lý theo số trên các sổ chi tiết
- Đảm bảo sự đánh
giá đúng đắn, hợp
lý của nghiệp vụ
Chi phí - Giá
thành
- Kiểm tra các chính sách đánh giá, phân bổ của đơn vị với Chi
phí - Giá thành
- Kiểm tra các về kiểm soát nội bộ đối với quá trình kiểm kê
sản phẩm làm dở, vật liệu không sử dụng hết ở bộ phận sản
xuất cuối kỳ
- Kiểm tra, so sánh số liệu trên hoá đơn mua bán, với số liệu
trên hợp đồng và các chứng từ nhập xuất; số liệu trên các biên
bản giao nhận với số liệu trên các chứng từ nhập kho và số liệu
của bộ phận quản lý sản xuất…
- Kiểm tra việc sử dụng tỷ giá để quy đổi với các nghiệp vụ
phát sinh bằng ngoại tệ
Luận văn tốt nghiệp 19 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng
SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02
- Kiểm tra về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị đối với quá
trình tính toán, đánh giá phân bổ chi phí và giá thành sản
phẩm.
- Đảm bảo cho
việc phân loại và
hoạch toán đúng
đắn các nghiệp vụ
Chi phí - Giá
thành
- Kiểm tra có chính sách phân loại Chi phí - Giá thành phù hợp
với yêu cầu của các quy định có liên quan và đặc điểm quản
lý, sử dụng của đơn vị
- Kiểm tra xem có đầy đủ sơ đồ hoạch toán các nghiệp vụ Chi
phí - Giá thành, kết chuyển giá thành sản phẩm và giá vốn của
sản phẩm tiêu thụ…
- Kiểm tra có đầy đủ các quy định về trình tự ghi sổ các nghiệp
vụ có liên quan đến Chi phí - Giá thành từ các sổ kế toán chi
tiết đến các sổ kế toán tổng hợp
- Kiểm tra xem có chính sách kiểm tra nội bộ đối với nội dung
trên
- Đảm bảo cho
việc hạch toán đầy
đủ, đúng kỳ các
nghiệp vụ Chi phí
- Giá thành
- Kiểm tra mỗi tài liệu, chứng từ liên quan tới Chi phí - Giá
thành đều phải được đánh số và quản lý theo dõi chặt chẽ
- Kiểm tra việc ghi sổ các nghiệp vụ phát sinh phải được thực
hiện kiệp thời ngay sau khi các nghiệp vụ xẩy ra và hoàn thành
- Kiểm tra quá trình kiểm soát độc lập với nội dung trên.
- Đảm bảo sự cộng
dồn (tính toán tổng
hợp) đúng đắn đối
với Chi phí - Giá
thành
- Kiểm tra số liệu xem có được tính toán tổng hợp (cộng dồn)
đầy đủ, chính xác
- Kiểm tra xem quá trình kiểm tra nội bộ các kết quả tính toán
- Kiểm tra việc so sánh số liệu tổng hợp từ các sổ chi tiết với
sổ tổng hợp.
1.1.7. Thực hiện các thử nghiệm cơ bản đối với Chi phí - Giá thành
Các thủtục phân tích
- Tiến hành so sánh tổng chi phí sản xuất năm nay so với năm trước. So sánh
nội dung và phát sinh của các khoản mục chi phí kỳ này so với kỳ trước, giữa các
tháng trong kỳ để tìm ra các biến động bất thường.
Luận văn tốt nghiệp 20 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng
SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02
- So sánh tỷ trọng của từng loại chi phí so với tổng chi phí sản xuất.
- So sánh định mức tiêu hao nguyên vật liệu so với chi phí thực tế phát sinh,
để tìm ra những biến động bất thường.
- So sánh chi phí SPDD cuối kỳ bình quân của mỗi sản phẩm với giá thành
công xưởng (giá thành nhập kho) của từng sản phẩm tương ứng.
- Thu thập bảng tổng hợp chi tiết tính giá thành và sản phẩm dở dang của từng
loại sản phẩm theo số dư dầu kỳ, phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ. Đối chiếu với
năm trước, sổ chi tiết, sổ kế toán tổng hợp và BCTC.
Kiểm tra chitiếtChi phí - Giá thành
Mục tiêukiểm toán chung
Đối với quá trình kiểm toán các nghiệp vụ tập hợp chi phí, mục tiêu cụ thể của kiểm
toán viên là:
- Đảm bảo việc phân loại các khoản chi phí của đơn vị được thực hiện đứng
theo yêu cầu của các quy định có liên quan và yêu cầu quản lý cụ thể của đơn
vị.
- Các khoản chi phí phát sinh đều được tập hợp đầy đủ, đúng kỳ, đúng các đối
tượng tập hợp mà đơn vị đã xác định. Quá trình phân bổ các khoản chi phí
phát sinh cho các đối tượng được thực hiện hợp lý và nhất quán với các kỳ
trước. Các khoản chi phí phát sinh mà đơn vị tập hợp đều có căn cứ hợp lý,
phù hợp với kế hoạch và nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh đã xác định của đơn
vị, không phát sinh các khoản chi phí bất hợp lý.
- Việc tính giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ được thực hiện đúng đắn và
nhất quán với các kỳ trước.
a. Đối với quá trình tập hợp chi phí
- Kiểm tra việc phân loại chi phí của đơn vị nhằm đảm bảo các khoản chi phí
được phân loại là đúng đắn, phù hợp với các quy định có liên quan và phù hợp với
đặc điểm chi phí, cũng như yêu cầu quản lý của đơn vị.
Luận văn tốt nghiệp 21 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng
SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02
- Xem xét, đánh giá tính hợp lý và nhất quán của đơn vị trong việc xác định
đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành.
- Xem xét việc hoạch toán các khoản chi phí, nhằm đảm bảo các khoản chi phí
này được hoạch toán đầy đủ, đúng phạm vi của từng khoản mục chi phí đã xác định.
- Kiểm tra các phương pháp tính toán, phân bổ chi phí cho các đối tượng nhằm
đảm bảo việc tính toán là đúng đắn và nhất quán với các kỳ trứơc.
Các thủ tục kiểm toánchi tiết được áp dụng tuỳ thuộc vào từng khoản mục chi phí:
* Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Kiểm tra nội dung chi phí NVL TT mà đơn vị xác định trong kỳ xem có phù
hợp với các quy định, với đặc điểm chi phí của đơn vị hay không?
- Xem xét tính phù hợp giữa yêu cầu lĩnh vật tư được phê duyệt với nhiệm vụ
sản xuất của từng bộ phận trong kỳ.
- Đối chiếu phiếu xuất kho vật tư với yêu cầu lĩnh vật tư được phê duyệt trong kỳ.
- Xem xét và kiểm tra tính hợp lý, đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ
và nghiệp vụ mua vật tư sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất mà không qua kho
phát sinh trong kỳ.
- Lập bảng kê vật tư cho từng đối tượng sử dụng trong kỳ; đối chiếu với Sổ chi
tiết của từng loại vật tư và sổ sách (Sổ theo dõi vât tư sử dụng và Báo cáo vật tư sử
dụng) được bộ phận sản xuất của đơn vị ghi chép một cách độc lập trong kỳ. Tính
toán xác định lượng vật tư tiêu hao thực tế cho một đơn vị sản phẩm và so sánh với
định mức tiêu hao vật tư mà đơn vị đã xác định; trong trường hợp phát sinh chênh
lệch thì phải làm rõ nguyên nhân của các khoản chênh lệch này và xác định các
khoản vật tư sử dụng vượt định mức đã xác định của đơn vị.
- Xem xét, kiểm tra quá trình kiểm kê vật tư không sử dụng hết cuối kỳ tại các
bộ phận sản xuất (quá trình này thường được thực hiện cùng với quá trình khảo sát
kiểm kê tại các bộ phận sản xuất của đơn vị).
- Khảo sát quá trình tính giá vật liệu xuất kho (được thực hiện cùng với khảo
sát nghiệp vụ xuất kho vật tư).
Luận văn tốt nghiệp 22 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng
SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02
- Kiểm tra quá trình phân bổ chi phí NVL TT cho các đối tượng (trong trường
hợp chi phí NVL TT được tập hợp và phân bổ gián tiếp).
- Kiểm tra quá trình hạch toán các khoản chi phí NVL TT, đặc biệt lưu ý đến
việc hạch toán các khoản vật tư không sử dụng hết cuối kỳ ở bộ phận sản xuất và
việc hạch toán khoản chi phí NVL TT vượt mức bình thường phát sinh trong kỳ.
* Đối với chi phí nhân công trực tiếp
- Việc kiểm toán chi phí NC TT thường được tiến hành cùng với quá trình
kiểm toán Chu kỳ tiền lương và nhân sự.
- Xem xét, đối chiếu số liệu trên các Bảng tính lương và các khoản trích theo
lương với Bảng phân bổ tiền lương và Sổ chi tiết chi phí NC TT trong kỳ.
- Đối chiếu chi phí nhân công thực tế với định mức để xác định các chênh lệch
(nếu có); tìm hiểu nguyên nhân của các chênh lệch này.
- Kiểm tra việc hoạch toán các nghiệp vụ tiền lương và các khoản trích theo
tiền lương.
* Đối với chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là khoản chi phí hỗn hợp bao gồm nhiều khoản chi phí
cấu thành, do vậy việc kiểm toán chi phí sản xuất chung thường phức tạp hơn quá
trình kiểm toán các khoản chi phí trên,
- Chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều tài khoản do vậy việc kiểm toán
chi phí sản xuất chung thường được tiến hành kết hợp với quá trình kiểm toán các
chu kỳ khác, như: kiểm toán chi phí khấu hao, kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân
sự, kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán…
- Việc kiểm toán chi phí sản xuất chung luôn luôn được thực hiện trên cơ sở so
sánh các khoản chi phí phát sinh với dự toán chi phí đã được lập để xem xét các
biến động đó (nếu có).
- Lập các Bảng kê chi phí sản xuất chung. Kiểm toán viên có thể so sánh các
khoản chi phí sản xuất chung cố định với các kỳ trước; các khoản chi phí sản xuất
chung biến đổi cũng có thể so sánh với các chu kỳ trước nhưng phải loại bỏ ảnh
hưởng của nhân tố sản lượng (hoặc mức độ hoạt động) để tìm kiếm và xem xét các
Luận văn tốt nghiệp 23 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng
SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02
biến động bất thường. Trên cơ sở đó để tìm kiếm các khoản chi phí bất hợp lý phát
sinh trong kỳ.
- Đặc biệt lưu ý các khoản chi phí khác bằng tiền và các khoản chi phí dịch vụ
mua ngoài phát sinh có nhiều khác biệt so với các kỳ trước.
- Xem xét mức độ hoạt động (hoặc sản lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ)
trong kỳ với mức độ hoạt động bình thường của đơn vị. Trong trường hợp trong kỳ
mức độ hoạt động của đơn vị dưới mức bình thường phải kiểm tra việc xác định chi
phí sản xuất chung cố định liên quan đến việc hoạt động dưới công suất để kết
chuyển vào giá vốn hàng bán ghi giảm lợi nhuận trong kỳ.
- Kiểm tra việc phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng của đơn vị.
- Kiểm tra quá trình hoạch toán các khoản chi phí sản xuất chung phát sinh
trong kỳ.
b. Đối với quá trình tính giá thành sản phẩm
- Kiểm tra, xem xét nội dung và phạm vi các khoản chi phí mà đơn vị xác định
để tính vào giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ.
- Lưu ý đến các khoản chi phí vượt mức bình thường phát sinh, các khoản chi
phí sản xuất chung hoạt động dưới công suất, các khoản chi phí khác không liên
quan trực tiếp đến quá trình sản xuất và chế tạo sản phẩm vì các khoản chi phí này
không được tính vào giá thành sản phẩm.
- Kiểm tra lại nguồn số liệu để tính giá thành sản phẩm bằng cách đối chiếu số
liệu trên các Bảng tính giá thành với số liệu trên các Sổ kế toán chi phí, các số liệu
phân bổ chi phí cho các đối tượng tính giá thành.
- Xem xét lại số liệu đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ (số liệu này được thực
hiện trong quá trình kiểm toán số dư hàng tồn kho).
- Kiểm tra phương pháp tính giá thành mà đơn vị áp dụng, đánh giá tính hợp
lý và nhất quán của phương pháp này.
- Có thể chọn mẫu một số loại sản phẩm để tính toán lại nhằm kiểm tra mức
độ chính xác của quá trình tính toán.
Luận văn tốt nghiệp 24 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng
SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02
- So sánh giá thành thực tế sau khi tính toán với giá thành định mức, giá thành
kế hoạch và giá thành thực tế các kỳ trước để đánh giá và xem xét sự biến động.
1.1.8. Tổng hợp kết quả kiểm toán khoản mục Chi phí - Giá thành
Sau khi hoàn thành giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV thực hiện việc tổng
hợp, đánh giá các bằng chứng thu thập được nhằm soát xét và đưa ra kết luận về
toàn bộ cuộc kiểm toán trong đó có kiểm toán Chi phí - Giá thành.
Các công việc trong giai đoạn này, bao gồm:
- Đánh giá về các bằng chứng kiểm toán: KTV xem xét lại chương trình kiểm
toán để đảm bảo tất cả các nội dung đã được hoàn thành và có đầy đủ bằng chứng. Nếu
nhận thấy các bằng chứng kiểm toán thu thập được vẫn chưa đầy đủ thì KTV tiếp tục
thu thập thêm bằng chứng hoặc đưa ra ý kiến ngoại trừ trong kết luận kiểm toán.
- KTV cần tổng hợp các sai sót trọng yếu phát hiện được để đánh giá mức độ
trọng yếu, từ đó có các biện pháp xử lý thích hợp.
- KTV tập hợp lại các bút toán điều chỉnh phát sinh trong quá trình kiểm toán
Chi phí - Giá thành và lập bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh này.
- Cuối cùng, KTV sẽ đánh giá ảnh hưởng của kiểm toán Chi phí - Giá thành đến
kết luận của BCTC và phẩn ánh lên kết luận kiểm toán khoản mục Chi phí - Giá thành
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHI PHÍ – GIÁ THÀNH
TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH
DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AASC
THỰC HIỆN
Luận văn tốt nghiệp 25 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng
SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02
2.1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI
CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AASC
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển cuả công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài
chính kế toán và kiểm toán AASC.
*Thông tin chung về AASC:
Tên công ty: Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Tài chính Kế toán Kiểm toán
Tên giao dịch quốc tế: Auditing and Accounting Financial consultancy
Service Company – AASC
Địa chỉ: Số 1 Lê Phụng Hiểu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: 84-4-4241990/1
Fax: 84-4-48253973
Email: aasc-ndd@hn.vnn.vn
Website: www.aasc.com.vn
Tư cách pháp nhân, có quyền nghĩa vụ dân sự
Con dấu riêng theo Quy định của Nhà nước.
Số đăng ký Kinh doanh: 0102031353
Ngày cấp : 02/07/2007
Người đại diện cho Pháp luật: Tổng giám đốc Ngô Đức Đoàn
Lĩnh vực kinh doanh: cung cấp dịch vụ
Ngành nghề kinh doanh: cung cấp dịch vụ kiểm toán; dịch vụ kế toán, thuế;
dịch vụ tư vấn; dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp và tư vấn về cổ phần hóa; dịch
vụ thẩm định giá, dịch vụ đào tạo và tuyển dụng.
*Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) là doanh
nghiệp đầu tiên của Việt Nam hoạt động trên lĩnh vực kiểm toán độc lập , là một
trong hai tổ chức hợp pháp lớn nhất và đầu tiên của Việt Nam hoạt động trong lĩnh
vực kiểm toán, kế toán, và tư vấn tài chính.
Ngày 13/5/1991 Công ty Dịch vụ Kế toán (ASC) được thành lập theo Quyết
định số 164 TC/TCCB của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Ban đầu lĩnh vực hoạt động
Luận văn tốt nghiệp 26 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng
SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02
chính của công ty là cung cấp các dịch vụ kế toán đối với các doanh nghiệp thuộc
các thành phần kinh tế.
Ngày 14/4/1993 Bộ tài Chính ra Quyết định số 639 TC/TCCB cho phép bổ
sung thêm dịch vụ kiểm toán, từ đó công ty chính thức mang tên Công ty Dịch vụ
Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) .
AASC chính thức trở thành Hội viên Hội kiểm toán viên hành nghề Việt nam
(VACPA) tháng 04/2005, trở thành thành viên của tổ chức kế toán, kiểm toán quốc
tế INPACT vào tháng 07/2005 và tháng 11/2005.
Ngày 18 tháng 02 năm 2011, AASC chính thức trở thành thành viên của
Mạng lưới quốc tế các hãng Kiểm toán và Tư vấn quản trị chuyên nghiệp HLB. Đây
được xem như một mốc son mới đánh dấu sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng
AASC trong lĩnh vực Kế toán, Kiểm toán và Tư vấn chuyên nghiệp.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức cuả công ty AASC
Cơ cấu tổ chức cuả công ty AASC được biểu diễn thông qua sơ đồ sau ( Sơ
đồ 2.1 )
2.1.3. Kết quả kinh doanh của công ty trong một số năm gần đây
Trải qua 20 năm hoạt động, dù là dưới hình thức DNNN hay công ty TNHH
thì AASC vẫn luôn cung cấp những dịch vụ có chất lượng cao nhất, vì lợi ích hợp
pháp của khách hàng và đã đạt được những thành tựu không nhỏ: AASC được đánh
nhà là một trong những nhà cung cấp dịch vụ lớn trên thị trường, chỉ sau Big4 trong
lĩnh vực kiểm toán và các dịch vụ chuyên ngành khác; AASC là một trong các công
ty kiểm toán đầu tiên tại Việt Nam được Ủy ban chứng khoán Nhà nước (SSC) chấp
thuận cho kiểm toán các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và các tổ chức kinh
doanh chứng khoán; Bên cạnh đó, khach hành của Công ty không ngừng mở rộng,
doanh thu qua các năm không ngừng tăng lên. Sau đây là một số chỉ tiêu kinh tế của
Công ty thể hiện sự tăng trưởng qua từng giai đoạn: ( Bảng 2.1 )
2.1.4. Các dịch vụ do công ty cung cấp
Với đội ngũ chuyên gia dày dạn kinh nghiệm, AASC đang duy trì các dịch
vụ đã có với chất lượng ngày càng cao và không ngừng tìm tòi nghiên cứu nhu cầu
Luận văn tốt nghiệp 27 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng
SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02
của thị trường để đưa ra các lĩnh vực mới. Hiện nay các dịch vụ chuyên ngành mà
Công ty đã cung cấp được thể hiện qua sơ đồ sau: (Sơ đồ 2.2)
2.1.5. Khách hàng cuả công ty AASC
Theo đánh giá cuả hiệp hội kế toán và kiểm toán năm 2009, với số lượng
khách hàng khoảng 1500 AASC là công ty kiểm toán độc lập có số lượng khách
hàng lớn nhất Việt Nam, đến nay AASC vẫn tiếp tục duy trì và không ngừng mở
rộng mạng lươí khách hàng. Khách hàng cuả công ty là các doanh nghiệp đủ mọi
thành phần kinh tế, các công trình xây dựng cơ bản, các dự án lớn. Dưới đây là một
số khách hàng cuả công ty.
* Các Doanh nghiệp lớn của Việt Nam: gồm các Tập đoàn kinh tế, các
Tổng Công ty và các doanh nghiệp trực thuộc các Tập đoàn Kinh tế, Tổng Công ty
- Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (VNPost)
- Tập đoàn Viễn thông Quân đội.
- Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam
- Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội
- Tổng công ty điện lực miền Bắc…
* Các dự án do các tổ chức quốc tế tài trợ:
- Dự án Tăng cường năng lực cho Kiểm toán Nhà nước Việt Nam (EU)
- Dự án Năng lượng Nông thôn II (WB)
- Chương trình Xây dựng cơ sở hạ tầng và sinh kế các xã nghèo (WB)
- Dự án Chăm sóc sức khỏe nhân dân các tỉnh Tây Nguyên (ADB)
- Dự án Cải thiện môi trường đô thị miền Trung (ADB)…
* Các công trình Xây dựng cơ bản
Các công trình của Ban Tài chính quản trị Trung ương (nay là Văn phòng
Trung ương Đảng)
Các công trình của Văn phòng Quốc hội
Các công trình của Văn phòng Chính phủ
Các công trình thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp 28 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng
SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02
Các công trình thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam…
2.1.6. Đội ngũ nhân viên của công ty
Để hoạt động thành công và có hiệu quả Công ty luôn coi trọng vấn đề đạo
đức nghề nghiệp, trình độ và kinh nghiệm đội ngũ nhân viên, hiện nay AASC có đội
ngũ bao gồm gần 300 cán bộ, kiểm toán viên, kỹ thuật viên, trợ lý kiểm toán, được
đào tạo đại học và trên đại học chuyên ngành tài chính, ngân hàng - kế toán và kiểm
toán ở trong nước và ở nước ngoài, trong đó có 53 kiểm toán viên được cấp chứng
chỉ kiểm toán cấp Nhà nước và chứng chỉ ACCA của Vương quốc Anh, 12 Thẩm
định viên Quốc gia về Giá, 07 cán bộ có Chứng chỉ hành nghề Tư vấn Thủ tục về
Thuế và hàng trăm cộng tác viên bao gồm các Giáo sư, Tiến sỹ, kiểm toán viên với
kinh nghiệm và chuyên môn dày dạn, sâu sắc và phong phú, chắc chắn sẽ đáp ứng
những yêu cầu cao nhất của khách hàng.
2.1.7. Quy trình chung kiểm toán báo cáo tài chính của công ty ( Bảng 2.2)
2.2. THỰC TẾ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHI PHÍ - GIÁ THÀNH TRONG
KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO AASC THỰC HIỆN
2.2.1. Thực trạng về mục tiêu và căn cứ kiểm toán Chi phí - giá thành tại công
ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC
 Thực trạng về mục tiêu kiểm toán
Mục tiêu cụ thể trong kiểm toán Chi phí- giá thành của công ty là đảm bảo
các cơ sở dẫn liệu của các nghiệp vụ phát sinh chi phí sản xuất, bao gồm: sự phát
sinh, tính toán đánh giá, tính đúng đắn, đúng kỳ thông qua việc xác định các rủi ro
tiềm ẩn liên quan như:
- Nghiệp vụ đã được ghi chép là không có thật.
- Các chi phí dù không thuộc chi phí của đơn vị vẫn được ghi nhận
trong kỳ.
- Các nghiệp vụ không được ghi chép đúng về số tiền thực tế phát sinh.
- Tính toán sai các nghiệp vụ xuất vật tư để sản xuất cũng như tính giá
thành sản phẩm, tính toán sai việc trích lập các khoản trích theo lương, các khoản
khấu hao TSCĐ.
Luận văn tốt nghiệp 29 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng
SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02
- Ghi nhầm nghiệp vụ, nghiệp vụ không thuộc chi phí sản xuất nhưng
vẫn được ghi vào chi phí sản xuất.
 Thực trạng về căn cứ kiểm toán
Căn cứ kiểm toán của công ty khi kiểm toán Chi phí- giá thành là:
- Các chính sách, quy chế, quy định về tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm.
- Các chứng từ gốc (bảng phân bổ tiền lương, bảng phân bổ vật liệu, phiếu chi,
bảng tính giá thành sản phẩm… ) các sổ kế toán tổng hợp, các sổ kế toán chi
tiết có liên quan (sổ TK 621, TK 622, TK 627, TK 154, Tk 334…), bảng cân
đối số phát sinh, bảng tổng hợp phân bổ Chi phí sản xuất…
- Báo cáo tài chính bao gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh
và Thuyết minh Báo cáo tài chính
- Tài liệu về định mức, kế hoạch, dự toán Chi phí sản xuất, phương pháp tính
giá thành.
- Tài liệu thông tin tài chính và phi tài chính có liên quan khác như kế hoạch
sản xuất, kế hoạch nhân sự…
………..
Để nghiên cứu quy trình kiểm toán CPSX SP của AASC, sau đây tôi xin đi
sâu tìm hiểu quy trình kiểm toán CPSX SP và tính giá thành SP của AASC áp
dụng cho khách hàng là Công ty XYZ để xem xét, đánh giá vận dụng quy trình
kiểm toán chung vào một khách hàng cụ thể.
2.2.1.1. Khảo sátvà đánhgiá kháchhàng
Công ty XYZ là khách hàng thường xuyên của AASC, nên từ đầu năm AASC
đã gửi thư chào hàng tới công ty XYZ. Nếu XYZ vẫn có yêu cầu được kiểm toán
bởi AASC thì công ty sẽ tiến hành, xem xét, đánh giá quy mô và mặc định giá phí
kiểm toán cho năm nay, công việc này được tiến hành ngay từ trong năm.
Luận văn tốt nghiệp 30 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng
SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02
Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán.
AASC chỉ xác định xem có sự thay đổi đáng kể nào trong niên độ kế toán này so
với niên độ kế toán khác hay không. Qua tìm hiểu, AASC nhận định tình hình kinh
doanh của công ty XYZ không có thay đổi lớn nên trên cơ sở mức giá phí năm
trước, AASC quyết định mức giá phí cho năm nay và ký hợp đồng kiểm toán.
Lựa chọn nhóm kiểm toán viên.
Thông thường mỗi cuộc kiểm toán gồm 3-5 thành viên trong đó có ít nhất một
người có chứng chỉ KTV, tuy nhiên số người trong một nhóm kiểm toán có thể tăng
lên khi khối lượng công việc kiểm toán ước lượng ban đầu là lớn, mức độ khó và
phức tạp về lĩnh vực hoạt động của khách hàng là cao... Đối với công ty XYZ,
AASC dự kiến trưởng nhóm kiểm toán là kiểm toán viên Nguyễn Văn A cùng 4 trợ
lý KTV khác, trong đó 4 thành viên đã kiểm toán trong năm 2012, thời gian kiểm
toán là 9 ngày từ ngày 01/03/2013 và kết thúc ngày 10/03/2013.
2.2.1.2. Kýhợpđồng cung cấpdịchvụ
Sau khi tìm hiểu những thông tin cần thiết, KTV gặp gỡ và thoả thuận với Ban
Giám đốc công ty XYZ về nội dung dịch vụ cung cấp, thời gian, phạm vi, mục đích
của cuộc kiểm toán, xác định quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên, thống nhất mức
giá phí kiểm toán và hình thức thanh toán. Sau đó hai bên sẽ cùng nhau ký kết hợp
đồng kiểm toán trên cơ sở những điều khoản đã thoả thuận.
2.2.1.3. Lậpkế hoạchkiểmtoánvà thiếtkế chương trìnhkiểmtoán
Việc lập kế hoạch kiểm toán tổng quát nhằm tạo điều kiện pháp lý cũng như
các điều kiện cần thiết cho một cuộc kiểm toán. Việc lập kế hoạch kiểm toán tổng
quát bao gồm các công việc sau:
- Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng.
- Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống KSNB.
- Phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính.
- Đánh giá trọng yếu và rủi ro.
- Thiết kế chương trình kiểm toán và bố trí nhân sự tham gia kiểm toán.
Luận văn tốt nghiệp 31 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng
SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02
Với khách hàng thường xuyên như công ty XYZ, KTV nghiên cứu hồ sơ
kiểm toán các năm trước đồng thời phỏng vấn để cập nhật những thay đổi của XYZ
trong năm 2012.
Những thông tin được kiểm toán viên thu thập về Công ty XYZ
Khái quát về Công ty( trích lược Báo cáo của Ban giám đốc – bản sao,
Kiểm toán viên trực tiếp phô tô từ bản gốc, lưu file kiểm toán):
Chi tiết xem Phụ lục 1: Báo cáo của Ban giám đốc
Đánh giá trọng yếu, rủi ro.
Đánh giá trọng yếu.
- Để tính mức trọng yếu cho toàn báo cáo tài chính. Kiểm toán viên xác định
các chỉ tiêu có thể để có thế lựa chọn để tính toán mức trọng yếu. Những chỉ
tiêu này bao gồm: Thu nhập ròng trước thuế; Doanh thu; Tài sản lưu động;
Nợ ngắn hạn; Tổng tài sản
- Tỷ lệ mức trọng yếu được xác định như sau: với công ty khách hang XYZ có
thu nhập ròng trước thuế là 7.323.841.673 VNĐ thì mức trọng yếu được xác
định như sau: mức trọng yếu tối thiểu= 4%*7.323.841.673 VNĐ, mức trọng
yếu tối đa= 8%* 7.323.841.673 VNĐ. Các chỉ tiếu sau tính tương tự.
Chi tiết xem tại Phụ lục 1: Giấy tờ làm việc số 2.1: Ước lượng mức trọng yếu
cho các khoản mục
Đánh giá rủi ro.
Công ty XYZ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bao bì xi măng... mặt hàng
chủ yếu của Công ty là các loại bao bì xi măng. Tại Việt Nam hiện nay do nhu cầu
về xây dựng liên tục tăng nên sản lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty XYZ khá ổn
định. Do đó, dựa vào kinh nghiệm nghề nghiệp kiểm toán viên đánh giá rủi ro tiềm
tàng đối với công ty XYZ ở mức Trung bình.
Qua phân tích môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và hệ thống KSNB của
Công ty XYZ, kiểm toán viên đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức Trung bình.
Từ đó, kiểm toán viên đánh giá rủi ro kiểm toán của công ty XYZ là ở
mức độ Trung bình.
Luận văn tốt nghiệp 32 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng
SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02
Thiết kế chương trình kiểm toán và bố trí nhân sự.
Như đã nói ở phần trên, chương trình kiểm toán chi phí sản xuất được xây
dựng chung cho tất cả các khách hàng. Bởi vậy, KTV không phải thiết kế chương
trình kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất sản phẩm nữa mà trong quá trình thực
hiện KTV sẽ tiến hành lựa chọn những thủ tục phù hợp với tình hình hoạt động của
từng khách hàng và thực hiện một cách linh hoạt các thủ tục đã quy định trong
chương trình kiểm toán do AASC xây dựng.
Chương trình kiểm toán công ty AASC dựa trên chương trình kiểm toán mẫu
của hiệp hội hành nghề kế toán kiểm toán Việt Nam VACPA đồng thời có chỉnh
sửa qua quá trình kiểm toán mà AASC thực hiện.
Kết luận chung: Sau khi đã tìm hiểu và có những đánh giá sơ bộ khách hàng
XYZ, KTV đi vào thực hiện kiểm toán với cách bố trí nhân sự cho cuộc kiểm toán
như sau:
Khoản mục chi phí NVL TT, chi phí SXC, chi phí SXKD DD do kiểm toán
viên Nguyễn Văn A thực hiện kết hợp với phần hành kiểm toán hàng tồn kho;
khoản mục chi phí nhân công trực tiếp kết hợp với kiểm toán tiền lương do trợ lý
kiểm toán Phạm Hồng N thực hiện.
2.2.2. Thực hiện kiểm toán Chi phí - Giá thành.
Đây là giai đoạn chiếm nhiều thời gian nhất trong toàn bộ quá trình kiểm toán
tại mỗi khách hàng. Mục đích của giai đoạn này là vận dụng các phương pháp kỹ
thuật thích ứng với từng đối tượng kiểm toán cụ thể để đưa ra ý kiến về mức độ
trung thực và hợp lý của Bảng khai tài chính. Trong giai đoạn này AASC đã thực
hiện các thủ tục kiểm toán sau:
2.2.2.1. Thực hiệnthủtục kiểmsoát:
- Kiểm toán viên kiểm tra sự tuân thủ các quy chế tài chính kế toán tại đơn vị
khách hàng bằng cách xem xét các văn bản quy định của Nhà nước và của doanh
nghiệp về lao động, tiền lương, các khoản trích theo lương, chi phí hợp lệ...
- Kiểm tra việc thực hiện các thủ tục, quy định đối với việc quản lý và hạch
toán chi phí sản xuất chung như: xuất vật tư; công cụ, dụng cụ, cho các phân
Luận văn tốt nghiệp 33 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng
SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02
xưởng... có được thực hiện theo đúng trình tự quy định không? việc kiểm tra, phê
duyệt, hạch toán... lưu trữ chứng từ như thế nào?...
- Các thông tin trên được KTV ghi lại trong bảng tóm tắt về hệ thống KSNB
của công ty. Chi tiết xem tại Phụ lục 1: Giấy tờ làm việc số 2.2: Sơ lược về hệ
thống kiểm soát nội bộ của công ty – Chi phí sản xuất.
“Việc tổng hợp về kiểm soát nội bộ của công ty còn chung chung, chưa thật sự
chi tiết.”
Do độ tin cậy vào hệ thống KSNB chỉ ở mức Trung bình nên kiểm toán viên
xác định là chủ yếu thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết và thủ tục phân tích
mà ít sử dụng thủ tục kiểm soát.
2.2.2.2. Thực hiệnthủtục phân tích:
- Mục đích của việc thực hiện các thủ tục phân tích trong giai đoạn này là phát
hiện ra các sai phạm và chênh lệch bất thường để tiến hành kiểm tra chi tiết. Trên
thực tế, do tính phức tạp và mức độ khó của khoản mục chi phí sản xuất nên công
việc này thường do trưởng nhóm kiểm toán thực hiện, KTV tiến hành phân tích xu
hướng biến động của các chỉ tiêu giá vốn và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang kỳ
này với kỳ trước, phân tích tỷ lệ lãi gộp/doanh thu và so sánh tỷ xuất này qua các
năm dựa trên Báo cáo tài chính chính thức mà công XYZ cung cấp.
- Để thực hiện được thủ tục phân tích này kiểm toán viên tiến hành thu thập
các chính sách của công ty về hàng tồn kho, tiến hành phỏng vấn kế toán trưởng và
kế toán viên của công ty XYZ để có được thong tin cần biết về các nguyên tắc áp
dụng đối với hàng tồn kho.
- Các bước công việc bao gồm: Kiểm toán viên xem xét nguyên tắc đánh giá
hàng tồn kho; phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ; phương pháp
hạch toán hàng tồn kho; việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và định mức
nguyên vật liệu cho sản phẩm.
Chi tiết các bước côngviệc được thể hiệntrêntờ Analytical review/ thủ tục phân tích.
Chi tiết xem tại Phụ lục 1: Giấy tờ làm việc số 2.3: Thủ tục phân tích.
Luận văn tốt nghiệp 34 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng
SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02
2.2.2.3. Thực hiệnthủtục kiểmtra chitiết:
Tại công ty AASC hiện nay, thủ tục kiểm tra chi tiết được KTV thực hiện
tương đối đầy đủ và được lưu trên giấy tờ làm việc khá khoa học và hợp lý. Đối với
kiểm toán khoản mục CPSX SP đươc thực hiện kết hợp ở các phần hành tiền mặt,
tiền gửi ngân hàng, hàng tồn kho, tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định, tiền
lương và các khoản trích theo lương, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang... Vì vậy,
khi tiến hành kiểm tra khoản mục chi phí sản xuất sản phẩm phải xem xét trên nhiều
giấy tờ làm việc.
a. Kiểm tra chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Tóm tắt các công việc khi tiến hành kiểm tra chi tiết chi phí NVL TT
- Đối chiếu số liệu của TK 621 trên BCĐPS, bảng tổng hợp chi phí tính giá thành
với số liệu cộng dồn trên sổ cái, sổ chi tiết TK 621.
- Đối chiếu số liệu thu thập được với kiểm toán hàng tồn kho. KTV thực hiện đối
chiếu tổng chi phí NVL TT phát sinh trong kỳ trên bảng cân đối số phát sinh với
tổng phát sinh Có của các TK đối ứng với TK 621.
- Chọn mẫu một số nghiệp vụ trên sổ kế toán (sổ chi tiết) đối chiếu với phiếu xuất
vật tư để kiểm tra việc ghi sổ, hạch toán vào TK chi phí có phù hợp không.
- Đối chiếu chọn mẫu các phiếu xuất vật tư với các phiếu yêu cầu sử dụng vật tư.
- Tính toán số lượng đơn vị vật liệu thực tế tiêu hao cho một số đơn vị sản phẩm có
hợp lý không (so sánh số lượng vật tư sử dụng thực tế với định mức tiêu hao vật
tư để phát hiện ra các chênh lệch bất hợp lý hay những sai số khả dĩ trong hạch
toán).
- Kiểm tra việc tính toán và phân bổ của các bảng phân bổ nguyên vật liệu, xem
xét phương pháp tính giá mà đơn vị áp dụng cho hàng tồn kho để tính giá xuất
kho có đúng không.
Sau đây là kết quả kiểm toán kiểm tra chi tiết nguyên vật liệu được KTV thể hiện
thông qua các giấy tờ làm việc:
Luận văn tốt nghiệp 35 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng
SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02
+ KTV đối chiếu số phát sinh của tài khoản 621 với số phát sinh của các tài khoản
đối ứng liên quan trên sổ chi tiết và Bảng cân đối phát sinh xem có khớp hay không.
Thể hiện qua giấy tờ làm việc sau: (giấy tờ làm việc số 2.4)
+ XYZ là một doanh nghiệp sản xuất do đó những nghiệp vụ liên quan đến việc
xuất dùng nguyên vật liệu là rất nhiều, vì thế KTV không thể kiểm tra hết được các
nghiệp vụ phát sinh mà chỉ tiến hành kiểm tra chi tiết trên mẫu đã chọn.
+ Mục đích của việc tổng hợp này là xem xét việc tổng hợp và kết chuyển chi phí
nguyên vật liệu có chính xác hay không.
Cụ thể: Trước hết kiểm toán viên dựa theo bảng cân đối số phát sinh, tổng hợp
các số liệu lên bảng tổng hợp tài khoản.
Mục đích của việc tổng hợp này là xem xét việc tổng hợp và kết chuyển chi
phí nguyên vật liệu có chính xác hay không. Xem Phụ lục 1: Giấy tờ làm việc số
2.4 : Tổng hợp TK 621
Như vậy, các phát sinh bên nợ của 621 đều kết chuyển vào 154, không có bất
kỳ khoản giảm phí nào.
Để xác định việc sử dụng nguyên vật liệu có hợp lý hay không kiểm toán viên
tiến hành phân tích định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm mà
công ty đã ban hành. Chi tiết xem tại Phụ lục 1: Giấy tờ làm việc số 2.5 : Định
mức tiêu hao.
Tiếp đến, KTV tiến hành kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ phát sinh trong năm.
Do khối lượng nghiệp vụ phát sinh về CPSX SP trong năm là rất lớn, mặt khác do
hạn chế về thời gian và chi phí kiểm toán nên KTV chỉ chọn mẫu nghiệp vụ để kiểm
tra. Kiểm toán viên thực hiện chọn mẫu căn cứ trên khoảng cách mẫu và số phát
sinh để xác định số mẫu.
- Mục đích của việc tiến hành kiểm tra chi tiết nghiệp vụ là xem xét quá trình
kiếm soát nội bộ của công ty XYZ đối với nghiệp vụ xuất dung nguyên vật liệu.
- Kiểm toán viên sử dụng số liệu thu thập từ sổ nhật kí chung của công ty.
Cụ thể kiểm toán viên trích từ phần mềm kế toán của công ty ra excel và tiến hành
đối chiếu với sổ chứng từ kế toán của đơn vị.
Luận văn tốt nghiệp 36 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng
SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02
Chi tiết xem tại Phụ lục 1: Giấy tờ làm việc số 2.6: ( trích lược kiểm tra chi tiết )
Sau khi hoàn tất các bước trên, kiểm toán viên tập hợp lên giấy tờ làm việc
(Notes of accounts) những vấn đề cần lưu ý. Cụ thể tại Phụ lục 1: Giấy tờ làm việc
số 2.7 : Notes of accounts – TK 621.
b. Kiểm tra chi tiết chi phí nhân công trực tiếp.
Tóm tắt các công việc đã thực hiện:
Thu thập các tài liệu kế toán liên quan đến chi phí về nhân công như:
- Danh sách cán bộ công nhân viên;
- Sổ tổng hợp và sổ chi tiết tiền lương;
- Thoả ước lao động tập thể;
- Quy chế phân phối tiền lương, thưởng công ty;
- Quyết toán tiền lương năm 2012;
- Biên bản đối chiếu số liệu nộp BHXH, BHYT năm 2012 của cả 4
quý...
Đối chiếu số tổng hợp trên TK 622 với số liệu tổng hợp trên sổ cái, sổ chi
tiết TK 334, 338 (3383, 3384).
Xem xét cách tính lương của đơn vị.
Xem xét, đối chiếu số liệu trên bảng tính lương và các khoản trích theo
lương với số liệu trên sổ cái TK chi phí xem có phù hợp không.
Kiểm tra, đối chiếu tổng số tiền lương đã được duyệt trên bảng lương với
số tiền ghi trên chứng từ trả lương.
Cụ thể, KTV tổng hợp số liệu của TK 622 trên BCĐPS với số cộng dồn trên
sổ cái, sổ chi tiết TK 622. KTV đối chiếu số tổng hợp trên TK 622 với số liệu tổng
hợp trên sổ cái, sổ chi tiết TK 334, 338 (3382, 3383, 3384) và thấy khớp đúng. Chi
tiết xem tại Phụ lục 1: Giấy tờ làm việc số 2.8 : Tổng hợp TK622
Thực hiện chọn mẫu kiểm tra chi tiết chi phí nhân công trực tiếp:
Tương tự việc kiểm tra chi tiết đối với tà khoản 621. Kiểm toán viên cũng tiến hành
kiểm tra chi tiết đối với tài khoản 622.
Luận văn tốt nghiệp 37 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng
SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02
- Mục đích của việc kiểm tra là đánh giá sự kiểm soát nội bộ của công ty XYZ
đối với nghiệp vụ tính lương cũng như trích lập các khoản bảo hiểm.
- Kiểm toán viên thu thập số liệu từ bảng lương, danh sách công nhân tham gia
sản xuất của từng phân xưởng, từng bộ phận, bảng trích lập các quỹ như: bảo
hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn.
Cụ thể xem Phụ lục 1: Giấy tờ làm việc 2.9
Từ các bước công việc đã kiểm tra kiểm toán viên đã đưa ra kết luận cho phần kiểm
tra chi tiếp nhân công trực tiếp trên tờ notes of accounts như sau: Phụ lục 1: Giấy
tờ làm việc 2.10: Kiểm tra chi tiết Nợ 622.
c. Kiểm tra chi tiết chi phí sản xuất chung.
Tóm tắt các công việc đã thực hiện:
- Đối chiếu tổng số phát sinh của TK 627 trên BCĐPS với số liệu trên sổ cái,
sổ chi tiết TK 627.
- Đối chiếu kết quả kiểm toán tiền lương, nhân viên; khấu hao TSCĐ, chi phí
phải trả, để xem xét tính hợp lý, đầy đủ.
- Kiểm tra các khoản chi phí SXC bằng tiền; công cụ, dụng cụ; vật liệu;
BHXH, BHYT, KPCĐ... đã hạch toán vào chi phí SXC.
- Sau khi đã đối chiếu số phát sinh và thấy khớp số liệu, KTV đối chiếu kết
quả kiểm toán tiền lương, nhân viên; khấu hao TSCĐ, chi phí phải trả, để xem xét
tính hợp lý, đầy đủ.
- Đối với phát sinh Nợ TK 627- đối ứng TK 111, 112 tổng số tiền là 8.640.367.580
đồng: Kiểm toán viên sử dụng kết quả kiểm toán khoản mục tiền mặt và tiền gửi
ngân hàng. Kết quả đã khớp đúng số phát sinh.
- KTV tiến hành kiểm tra tương tự đối với phát sinh Nợ TK 627- đối ứng với
các TK còn lại. Kết quả không có vấn đề gì.
- Đối với việc kiểm tra chi phí khấu hao TSCĐ (TK 6274), kiểm toán viên tập
trung vào việc kiểm tra xem việc trích lập các khoản chi phí này của đơn vị có tuân
theo đúng quy định về thời gian cũng như việc trích lập hay không. Thông qua kiểm
Luận văn tốt nghiệp 38 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng
SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02
tra, KTV thấy rằng việc trích lập chi phí khấu hao TSCĐ là hoàn toàn hợp lý và
chấp nhận số chi phí khấu khao mà đơn vị đã trích lập vào chi phí.
- Tiếp theo, KTV chọn mẫu để kiểm tra chi tiết. Trên sổ chi tiết TK 627, KTV
chọn ra 5 tháng có nghiệp vụ phát sinh nhiều nhất. Mỗi tháng chọn ra các nghiệp vụ
phát sinh liên quan đến tiền mặt, tiền gửi ngân hàng đồng thời phát sinh với số tiền
lớn để kiểm tra, đối chiếu sự phù hợp với chứng từ gốc và sổ chi tiết để kiểm tra
tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ.
KTV đối chiếu số phát sinh của tài khoản 627 với số phát sinh của các tài
khoản đối ứng liên quan trên sổ chi tiết và Bảng cân đối phát sinh xem có khớp hay
không
Cụ thể giấy tờ làm việc như sau: Phụ lục 1: Giấy tờ làm việc 2.11 : Tổng
hợp TK 627.
Sau khi tổng hợp TK 627 tương tự việc kiểm tra chi tiết tài khoản 621 và 622
kiểm toán viên cũng tiến hành kiểm tra chi tiết tài khoản 627. Phụ lục 1: Giấy tờ
làm việc 2.12: Kiểm tra chi tiết nợ 627.
Qua kiểm tra chứng từ chi phí phát sinh, xem xét tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ,
KTV phát hiện có một số khoản chi không được tính vào chi phí SXC nhưng kế
toán đơn vị vẫn hạch toán các khoản chi này vào chi phí SXC. KTV ghi nhận trong
trong tờ Notes of accounts như sau: Phụ lục 1: Giấy tờ làm việc 2.13 : Notes of
accounts 627.
d. Kiểm tra chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Tóm tắt công việc đã thực hiện:
- Đối chiếu số dư và tổng phát sinh trên BCĐPS với sổ cái, sổ chi tiết
TK 154 để xác định tính đúng đắn và hợp lý của các số liệu này.
- Xem xét phương pháp tính giá trị sản phẩm dở dang (tính theo từng
tháng).
- Kiểm tra chi tiết kết quả kiểm kê thực tế chi phí SXKD DD cuối kỳ,
đối chiếu với số liệu đã tính toán, xác định trên sổ kế toán.
Đề tài: Kiểm toán chi phí sản xuất trong Báo cáo tài chính, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kiểm toán chi phí sản xuất trong Báo cáo tài chính, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kiểm toán chi phí sản xuất trong Báo cáo tài chính, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kiểm toán chi phí sản xuất trong Báo cáo tài chính, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kiểm toán chi phí sản xuất trong Báo cáo tài chính, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kiểm toán chi phí sản xuất trong Báo cáo tài chính, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kiểm toán chi phí sản xuất trong Báo cáo tài chính, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kiểm toán chi phí sản xuất trong Báo cáo tài chính, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kiểm toán chi phí sản xuất trong Báo cáo tài chính, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kiểm toán chi phí sản xuất trong Báo cáo tài chính, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kiểm toán chi phí sản xuất trong Báo cáo tài chính, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kiểm toán chi phí sản xuất trong Báo cáo tài chính, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kiểm toán chi phí sản xuất trong Báo cáo tài chính, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kiểm toán chi phí sản xuất trong Báo cáo tài chính, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kiểm toán chi phí sản xuất trong Báo cáo tài chính, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kiểm toán chi phí sản xuất trong Báo cáo tài chính, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kiểm toán chi phí sản xuất trong Báo cáo tài chính, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kiểm toán chi phí sản xuất trong Báo cáo tài chính, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kiểm toán chi phí sản xuất trong Báo cáo tài chính, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kiểm toán chi phí sản xuất trong Báo cáo tài chính, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kiểm toán chi phí sản xuất trong Báo cáo tài chính, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kiểm toán chi phí sản xuất trong Báo cáo tài chính, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kiểm toán chi phí sản xuất trong Báo cáo tài chính, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kiểm toán chi phí sản xuất trong Báo cáo tài chính, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kiểm toán chi phí sản xuất trong Báo cáo tài chính, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kiểm toán chi phí sản xuất trong Báo cáo tài chính, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kiểm toán chi phí sản xuất trong Báo cáo tài chính, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kiểm toán chi phí sản xuất trong Báo cáo tài chính, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kiểm toán chi phí sản xuất trong Báo cáo tài chính, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kiểm toán chi phí sản xuất trong Báo cáo tài chính, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kiểm toán chi phí sản xuất trong Báo cáo tài chính, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kiểm toán chi phí sản xuất trong Báo cáo tài chính, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kiểm toán chi phí sản xuất trong Báo cáo tài chính, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kiểm toán chi phí sản xuất trong Báo cáo tài chính, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kiểm toán chi phí sản xuất trong Báo cáo tài chính, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kiểm toán chi phí sản xuất trong Báo cáo tài chính, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kiểm toán chi phí sản xuất trong Báo cáo tài chính, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kiểm toán chi phí sản xuất trong Báo cáo tài chính, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kiểm toán chi phí sản xuất trong Báo cáo tài chính, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kiểm toán chi phí sản xuất trong Báo cáo tài chính, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kiểm toán chi phí sản xuất trong Báo cáo tài chính, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kiểm toán chi phí sản xuất trong Báo cáo tài chính, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kiểm toán chi phí sản xuất trong Báo cáo tài chính, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kiểm toán chi phí sản xuất trong Báo cáo tài chính, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kiểm toán chi phí sản xuất trong Báo cáo tài chính, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thương mại Song Hải
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thương mại Song HảiĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thương mại Song Hải
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thương mại Song Hải
 
Đề tài: Kiểm toán chi phí hoạt động tại Công ty Kiểm toán Việt
Đề tài: Kiểm toán chi phí hoạt động tại Công ty Kiểm toán ViệtĐề tài: Kiểm toán chi phí hoạt động tại Công ty Kiểm toán Việt
Đề tài: Kiểm toán chi phí hoạt động tại Công ty Kiểm toán Việt
 
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hayDe tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay
 
Kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn tại Công ty Kiểm toán
Kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn tại Công ty Kiểm toánKiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn tại Công ty Kiểm toán
Kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn tại Công ty Kiểm toán
 
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại Công ty định giá Thăng Long
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại Công ty định giá Thăng LongĐề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại Công ty định giá Thăng Long
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại Công ty định giá Thăng Long
 
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại, HAY
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại, HAYĐề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại, HAY
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại, HAY
 
Đề tài: Kiểm toán Chi phí trả trước tại Công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Kiểm toán Chi phí trả trước tại Công ty kiểm toán AASCĐề tài: Kiểm toán Chi phí trả trước tại Công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Kiểm toán Chi phí trả trước tại Công ty kiểm toán AASC
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại quốc tế
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại quốc tếĐề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại quốc tế
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại quốc tế
 
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Đông Á, HOT
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Đông Á, HOTĐề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Đông Á, HOT
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Đông Á, HOT
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại VIC
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại VICĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại VIC
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại VIC
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Vĩnh Nguyên
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Vĩnh NguyênĐề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Vĩnh Nguyên
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Vĩnh Nguyên
 
Đề tài: Hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty may
Đề tài: Hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty mayĐề tài: Hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty may
Đề tài: Hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty may
 
Đề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFK
Đề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFKĐề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFK
Đề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFK
 
Luận văn: Kế toán doanh thu, chi phí tại công ty Hà Lầm, HAY
Luận văn: Kế toán doanh thu, chi phí tại công ty Hà Lầm, HAYLuận văn: Kế toán doanh thu, chi phí tại công ty Hà Lầm, HAY
Luận văn: Kế toán doanh thu, chi phí tại công ty Hà Lầm, HAY
 
Luận văn: Tổ chức kế toán chi phí sản xuất tại Xưởng may, HAY
Luận văn: Tổ chức kế toán chi phí sản xuất tại Xưởng may, HAYLuận văn: Tổ chức kế toán chi phí sản xuất tại Xưởng may, HAY
Luận văn: Tổ chức kế toán chi phí sản xuất tại Xưởng may, HAY
 
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty dịch vụ bảo vệ
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty dịch vụ bảo vệĐề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty dịch vụ bảo vệ
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty dịch vụ bảo vệ
 
Ke toan binh thu
Ke toan binh thuKe toan binh thu
Ke toan binh thu
 
Báo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệuBáo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu
 
Đề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại công ty máy thủy Thế Tường
Đề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại công ty máy thủy Thế TườngĐề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại công ty máy thủy Thế Tường
Đề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại công ty máy thủy Thế Tường
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty...
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty...Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty...
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty...
 

Similar to Đề tài: Kiểm toán chi phí sản xuất trong Báo cáo tài chính, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Similar to Đề tài: Kiểm toán chi phí sản xuất trong Báo cáo tài chính, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán b...
Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán b...Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán b...
Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán b...
 
Công tác kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình kiểm toán
Công tác kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình kiểm toánCông tác kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình kiểm toán
Công tác kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình kiểm toán
 
Kiểm toán chu kỳ tài sản cố định do công ty Kiểm toán thực hiện
Kiểm toán chu kỳ tài sản cố định do công ty Kiểm toán thực hiệnKiểm toán chu kỳ tài sản cố định do công ty Kiểm toán thực hiện
Kiểm toán chu kỳ tài sản cố định do công ty Kiểm toán thực hiện
 
Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán bctc do ...
Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán bctc do ...Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán bctc do ...
Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán bctc do ...
 
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hayDe tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay
 
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đĐề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
 
Đề tài: Kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty AVA
Đề tài: Kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty AVAĐề tài: Kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty AVA
Đề tài: Kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty AVA
 
Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công...
Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công...Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công...
Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công...
 
Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...
Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...
Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...
 
Lập và phát hành báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty
Lập và phát hành báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính tại Công tyLập và phát hành báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty
Lập và phát hành báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty
 
Kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty kiểm toán Việt
Kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty kiểm toán ViệtKiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty kiểm toán Việt
Kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty kiểm toán Việt
 
Luận Văn Quy Trình Kiểm Toán Chu Kỳ Bán Hàng – Thu Tiền Trong Kiểm Toán Báo ...
Luận Văn Quy Trình Kiểm Toán Chu Kỳ Bán Hàng – Thu Tiền Trong Kiểm Toán Báo ...Luận Văn Quy Trình Kiểm Toán Chu Kỳ Bán Hàng – Thu Tiền Trong Kiểm Toán Báo ...
Luận Văn Quy Trình Kiểm Toán Chu Kỳ Bán Hàng – Thu Tiền Trong Kiểm Toán Báo ...
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty may Trường Sơn, HAY
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty may Trường Sơn, HAYĐề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty may Trường Sơn, HAY
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty may Trường Sơn, HAY
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Việt Trường, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Việt Trường, HAYĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Việt Trường, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Việt Trường, HAY
 
Đề tài: Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán, 9đ
Đề tài: Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán, 9đĐề tài: Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán, 9đ
Đề tài: Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán, 9đ
 
Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty Xây dựng Xuân Hòa - Gửi miễ...
Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty Xây dựng Xuân Hòa - Gửi miễ...Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty Xây dựng Xuân Hòa - Gửi miễ...
Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty Xây dựng Xuân Hòa - Gửi miễ...
 
Kiểm toán quá trình mua hàng- thanh toán tại Công ty Kiểm toán CPA
Kiểm toán quá trình mua hàng- thanh toán tại Công ty Kiểm toán CPAKiểm toán quá trình mua hàng- thanh toán tại Công ty Kiểm toán CPA
Kiểm toán quá trình mua hàng- thanh toán tại Công ty Kiểm toán CPA
 
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty máy thủy, HAY
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty máy thủy, HAYĐề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty máy thủy, HAY
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty máy thủy, HAY
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty thương mại Tấn Đức
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty thương mại Tấn ĐứcĐề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty thương mại Tấn Đức
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty thương mại Tấn Đức
 
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty đồ điện tử, HAY
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty đồ điện tử, HAYĐề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty đồ điện tử, HAY
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty đồ điện tử, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareTẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
HuyBo25
 

Recently uploaded (20)

Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
 
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt NamĐào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareTẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
 
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 

Đề tài: Kiểm toán chi phí sản xuất trong Báo cáo tài chính, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. Luận văn tốt nghiệp i GVHD:TS.Phạm Tiến Hưng SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Sinh viên Nguyễn Danh Sơn
  • 2. Luận văn tốt nghiệp ii GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02 MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1............................................................................................... 4 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN XUẤT TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ........ 4 1.1. KIỂM TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH....................................... 4 1.1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ảnh hưởng đến kiểm toán ....................................................................................... 4 1.1.1.1. Khái niệm đặc điểm của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ......................................................................................................... 4 1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm ...... 5 1.1.1.3. Đặc điểm của kế toán Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm................................................................................................. 7 1.1.1.4. Đặc điểm của Kiểm soát nội bộ đốivới khoản mục chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm........................................................ 11 1.1.1.5. Đặc điểm Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ảnh hưởng đến hoạt động kiểm toán........................................................ 12 1.1.2. Ý nghĩa của kiểm toán Chi phí - Giá thành trong kiểm toán Báo cáo tài chính ............................................................................................. 13 1.1.3. Mục tiêu kiểm toán khoản mục Chi phí sản xuất - Giá thành sản phẩm.................................................................................................. 14 1.1.4. Căn cứ để kiểm toán khoản mục Chi phí - Giá thành................... 15 1.1.5. Rủi ro thường xảy ra đối với việc ghi nhận Chi phí - Giá thành.... 15 1.2. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHI PHÍ - GIÁ THÀNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ............................................................. 17
  • 3. Luận văn tốt nghiệp iii GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02 1.2.1. Khảo sát về kiểm soátnội bộ Chi phí - Giá thành trong Kiểm toán Báo cáo tài chính. ............................................................................... 17 1.2.2. Thực hiện các thử nghiệm cơ bản đối với Chi phí - Giá thành...... 19 1.2.2.1. Các thủ tục phân tích............................................................ 19 1.2.2.2. Kiểm tra chi tiết Chi phí - Giá thành ..................................... 20 1.2.3. Tổng hợp kết quả kiểm toán khoản mục Chi phí - Giá thành........ 24 CHƯƠNG 2............................................................................................. 24 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHI PHÍ – GIÁ THÀNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AASC THỰC HIỆN............................................................................................ 24 2.1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AASC .................................. 25 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển cuả công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC. ........................................... 25 2.1.2. Cơ cấu tổ chức cuả công ty AASC ............................................. 26 2.1.3. Kết quả kinh doanh của công ty trong một số năm gần đây.......... 26 2.1.4. Các dịch vụ do công ty cung cấp ................................................ 26 2.1.5. Khách hàng cuả công ty AASC .................................................. 27 2.1.6. Đội ngũ nhân viên của công ty ................................................... 28 2.1.7. Quy trình chung kiểm toán báo cáo tài chính của công ty ( Bảng 2.2) .................................................................................................... 28 2.2. THỰC TẾ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHI PHÍ - GIÁ THÀNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO AASC THỰC HIỆN ............................................................................................................. 28 2.2.1. Thực trạng về mục tiêu và căn cứ kiểm toán Chi phí - giá thành tại công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC..... 28
  • 4. Luận văn tốt nghiệp iv GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02 2.2.1.1. Khảo sát và đánh giá khách hàng.......................................... 29 2.2.1.2. Ký hợp đồng cung cấp dịch vụ ............................................. 30 2.2.1.3. Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán ... 30 2.2.2. Thực hiện kiểm toán Chi phí - Giá thành. ................................... 32 2.2.2.1. Thực hiện thủ tục kiểm soát: ................................................ 32 2.2.2.2. Thực hiện thủ tục phân tích:................................................. 33 2.2.2.3. Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết: ....................................... 34 2.2.2.4. Kết thúc kiểm toán khoản mục Chi phí - Giá thành................ 40 CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐIVỚI KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ - GIÁ THÀNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY AASC THỰC HIỆN ..................................... 43 3.1. NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH KIỂM TOÁN CHI PHÍ - GIÁ THÀNH DO CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AASC THỰC HIỆN ........................................................ 43 3.2. KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ - GIÁ THÀNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH .......................................................................................... 47 3.2.1. Sự tất yếu phải hoàn thiện quy trình kiểm toán Chi phí - Giá thành .......................................................................................................... 47 3.2.2. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Chi phí - Giá thành trong kiểm toán báo cáo tài chính........................... 49 3.2.2.1. Về công tác lập kế hoạch kiểm toán khoản mục Chi phí - Giá thành ............................................................................................... 49 3.2.2.2. Về thực hiện kiểm toán khoản mục Chi phí - Giá thành......... 53
  • 5. Luận văn tốt nghiệp v GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính CP Chi phí CPSX Chi phí sản xuất KTV Kiểm toán viên NCTT Nhân công trực tiếp NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp SP Sản phẩm SX Sản xuất SXC Sản xuất chung
  • 6. Luận văn tốt nghiệp vi GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Các bảng biểu, sơ đồ Trang Bảng 1.1: Các khảo sát chủ yếu đối với khoản mục Chi phí - Giá thành 16 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức cuả công ty AASC 56 Sơ đồ 2.2. Các dịch vụ chuyên ngành do AASC cung cấp 57 Bảng 2.1. Doanh thu của AASC trong 5 năm gần đây 57 Bảng 2.2. Quy trình chung kiểm toán BCTC của Công ty 58 Bảng 3.1: Câu hỏi về hệ thống KSNB đối với khoản mục chi phí NVL TT 47 Bảng 3.2: Câu hỏi về HT KSNB đối với khoản mục chi phí NCTT 48 Bảng 3.3: Câu hỏi về hệ thống KSNB đối với khoản mục chi phí SXC 48 Bảng 3.4: Bảng kê chênh lệch 50 Bảng 3.5: Bảng kê xác minh 50
  • 7. Luận văn tốt nghiệp 1 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trải qua thời gian hơn 15 năm hình thành và phát triển ngành kiểm toán nước ta, ngày nay kiểm toán là một công cụ quản lý kinh tế ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong hệ thống các công cụ quản lý của nền kinh tế quốc dân. Những kết quả mà ngành kiểm toán nước ta đạt được trong thời gian qua đã khẳng định những nỗ lực của ngành trong việc thực hiện tốt công tác kiểm toán theo những chuẩn mực và quy trình kiểm toán của kiểm toán Việt Nam (VSA) cũng như dần hoàn thiện để tuân thủ đúng theo những chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA). Kiểm toán báo cáo tài chính là loại hình đặc trưng nhất của kiểm toán, trong Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất vật chất thì chi phí sản xuất có thể nói là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất. Chỉ tiêu này có liên quan chặt chẽ và ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều chỉ tiêu khác trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh. Vì vậy, kiểm toán chi phí sản xuất sản phẩm là một phần hành không thể thiếu trong kiểm toán Báo cáo tài chính. Nhận thức được tính tất yếu của kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất sản phẩm trong kiểm toán Báo cáo tài chính, qua nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tế hoạt động kiểm toán tại công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC), em đã đi sâu nghiên cứu đề tài: "Hoàn thiện quy trình kiểm toán chi phí sản xuất và giá thành trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện". 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn: là nhằm tìm hiểu quy trình kiểm toán các khoản chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong kiểm toán Báo cáo tài chính về mặt lý luận và liên hệ thực tế với các doanh nghiệp kiểm toán, trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm khi kiểm toán các khoản này. Nhiệm vụ nghiên cứucủa đề tài đặt ra là: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan tới kiểm toán các khoản chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong kiểm toán BCTC;
  • 8. Luận văn tốt nghiệp 2 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02 - Mô tả thực trạng, phân tích, đánh giá thực trạng kiểm toán các khoản dự phòng tại các doanh nghiệp kiểm toán; - Đề xuất các biện pháp, giải pháp, khuyến nghị (kiến nghị). 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Quy trình kiểm toán CPSX và Giá thành sản phẩm trong kiểm toán báo cáo tài chính. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Do hạn chế về thời gian nghiên cứu nên em chỉ tập trung nghiên cứu vào Kiểm toán quá trình tập hợp chi phí sản xuất (bao gồm: chi phí nguyên vật liệutrực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) và quá trình tính giá thành sản phẩm. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận: biện chứng duy vật, duy vật lịch sử Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tài liệu, quan sát, phân tích-tổng hợp, đối chiếu-so sánh, thống kê toán học, suy luận logic,.. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Về mặt lý luận: đề tài mong muốn cung cấp cơ sở lý luận quy trình kiểm toán Chi phí sản xuất và Giá thành sản phẩm trong kiểm toán BCTC, qua đó đóng góp vào việc phát triển lý thuyết kiểm toán. - Về giá trị thực tiễn: đề tài hy vọng sẽ cung cấp những thông tin cho các doanh nghiệp kiểm toán về thực trạng kiểm toán CPSX và Giá thành sản phẩm; từ đó đưa ra những phương hướng và giải pháp hoàn thiện quy trình này trong tương lai nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC tại Việt Nam. 6. Kết cấu của luận văn Chương1: Lý luận chung về kiểm toán chi phí sản xuất và giá thành trong kiểm toán Báo cáo tài chính Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán chi phí sản xuất và giá thành trong kiểm toán Báo cáo tài chính do AASC thực hiện
  • 9. Luận văn tốt nghiệp 3 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02 Chương 3: Một số đánh giá và ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán chi phí sản xuất và giá thành trong kiểm toán Báo cáo tài chính do AASC thực hiện. Để hoàn thành chuyên đề thực tập này em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy cùng các anh chị phòng Kiểm toán 1 của công ty. Tuy nhiên, do hạn chế về trình độ, thời gian cũng như khả năng trình bày nên chuyên đề thực tập không tránh khỏi những sai sót về nhiều mặt. Vì vậy, em rất mong nhận được ý kiến nhận xét và hướng dẫn cũng như sự thông cảm giúp em hoàn thành tốt khóa học. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Nguyễn Danh Sơn
  • 10. Luận văn tốt nghiệp 4 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN XUẤT TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH KIỂM TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ảnh hưởng đến kiểm toán Khái niệm đặc điểm của chiphí sảnxuấtvà giá thành sảnphẩm Bất kỳ một doanh nghiệp nào, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải có đủ ba yếu tố cơ bản: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp ba yếu tố đó để tạo ra các loại sản phẩm lao vụ và dịch vụ. Sự tiêu hao các yếu tố này trong quá trình sản xuất kinh doanh đã tạo ra các chi phí tương ứng, đó là các chi phí về tư liệu lao động, chi phí về đối tượng lao động và chi phí về lao động sống .Trên phương diện này, chi phí được xác định là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán, dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, để quản lý chi phí một cách có hiệu quả chúng ta phải nắm vững được bản chất của chi phí.Các chi phí phát sinh trong doanh nghiệp bao gồm hai loại: Các chi phí bỏ ra để tạo nên một giá trị sử dụng nào đó cũng như thực hiện giá trị sử dụng này và các loại chi phí không liên quan đến việc tạo ra giá trị sử dụng. Từ trên ta thấy: Chi phí sản xuất là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong kỳ đưa vào sản xuất sản phẩm được biểu hiện bằng tiền. Về mặt bản chất chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm là biểu hiện hai mặt của quá trình sản xuất kinh doanh. Chúng giống nhau về mặt bản chất vì đều cùng biểu hiện bằng tiền những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra, nhưng khác nhau về mặt lượng. Khi nói đến chi phí sản
  • 11. Luận văn tốt nghiệp 5 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02 xuất là giới hạn cho chúng một kỳ nhất định, không phân biệt là cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa, còn khi nói đến giá thành sản phẩm là xác định một lượng chi phí sản xuất nhất định, tính cho một đại lượng kết quả hoàn thành nhất định. Ta có: Giá thành sản xuất = CPSX dở dang đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ - CPSX sở dang cuối kỳ Phânloạichiphí sảnxuấtkinh doanh, giá thành sảnphẩm - Phân loại chi phí sản xuất Chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất. a. Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến việc chế tạo sản phẩm, lao vụ dịch vụ trong một thời kỳ nhất định được biểu hiện bằng tiền. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm, lao vụ dịch vụ. - Chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương và các khoản phải trả trực tiếp cho công nhân sản xuất, các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất như kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. - Chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là các khoản chi phí sản xuất liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, đội sản xuất. Chi phí sản xuất chung bao gồm các yếu tố chi phí sản xuất sau: + Chi phí nhân viên phân xưởng: Bao gồm chi phí tiền lương, các khoản phải trả, các khoản phải trích theo lương của nhân viên phân xưởng, đội sản xuất. + Chi phí vật liệu: Bao gồm chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng sản xuất với mục đích là phục vụ và quản lý sản xuất.
  • 12. Luận văn tốt nghiệp 6 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02 + Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm toàn bộ chi phí khấu hao của TSCĐ thuộc các phân xưởng sản xuất và quản lý sử dụng. + Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho sản xuất của phân xưởng, đội sản xuất. + Chi phí khác bằng tiền: Là các khoản chi trực tiếp bằng tiền dùng cho việc phục vụ và quản lý sản xuất ở phân xưởng sản xuất. b. Chi phí ngoài sản xuất - Chi phí bán hàng: Là chi phí lưu thông và chi phí tiếp thị phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ. Loại chi phí này có: Chi phí quảng cáo, giao dịch, hoa hồng bán hàng, chi phí nhân viên bán hàng và chi phí khác gắn liền đến bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá. - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là các khoản chi phí liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất kinh doanh có tính chất chung toàn doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: Chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng – khấu hao TSCĐ dùng chung toàn doanh nghiệp, các loại thuế, phí có tính chất chi phí, chi phí khánh tiết, hội nghị. - Phân loại giá thành sản phẩm - Phân loại giá thành căn cứ vào phạm vi các chi phí cấu thành thì giá thành sản phẩm được phân biệt thành 2 loại: +Giá thành sản xuất sản phẩm: Giá thành sản xuất của sản phẩm bao gồm các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm đã sản xuất hoàn thành. Giá thành sản xuất sản phẩm được sử dụng để hoạch toán thành phẩm, giá vốn hàng xuất bán và mức lãi gộp trong kỳ của doanh nghiệp. +Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ: Bao gồm giá thành sản xuất tính cho số sản phẩm tiêu thụ cộng với chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ tính cho số sản phẩm này. Như vậy, giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ tính và xác định cho số sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ, nó là căn cứ để tính toán xác định mức lợi nhuận thuần trước thuế của doanh nghiệp.
  • 13. Luận văn tốt nghiệp 7 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02 - Ngoài ra nếu phân loại giá thành sản phẩm theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành thì giá thành sản phẩm được chia làm 3 loại: + Giá thành sản phẩm kế hoạch + Giá thành sản phẩm định mức + Giá thành sản phẩm thực tế Đặc điểmcủa kế toánChiphísảnxuấtvà tính giá thành sảnphẩm Trong hoạch toán Chi phí - Giá thành điều cần quan tâm đầu tiên là phương pháp hạch toán chi phí.Tuỳ thuộc vào khả năng quy nạp của chi phí vào các đối tượng tập hợp chi phí, kế toán sẽ áp dụng các phương pháp tập hợp chi phí sản xuất một cách thích hợp. Thông thường tại các doanh nghiệp hiện nay có 2 phương phát tập hợp chi phí là: - Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp: Phương pháp này được sử dụng để tập hợp các loại chi phí đã xác định, tức là đối với các loại chi phí phát sinh liên quan đến đối tượng nào có thể xác định được trực tiếp cho đối tượng đó, chi phí phát sinh liên quan đến từng đối tượng tập hợp chi phí cụ thể đã xác định sẽ được tập hợp và quy nạp trực tiếp cho đối tượng đó. - Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp: Phương pháp này được sử dụng để tập hợp các chi phí gián tiếp, đó là chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí đã xác định mà kế toán không thể tập hợp trực tiếp các chi phí này cho từng đối tượng đó.Việc xác định tiêu chuẩn phân bổ chi phí có thể được xác định riêng rẽ theo nội dung chi phí phân bổ, khi đó cũng phải xác định hệ số phân bổ theo từng nội dung chi phí này hoặc cũng có thể xác định tiêu chuẩn phân bổ tuỳ thuộc vào đặc thù nghề nghiệp của từng doanh nghiệp.  Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các khoản chi phí về nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ…sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ.
  • 14. Luận văn tốt nghiệp 8 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường được quản lý theo các định mức chi phí do doanh nghiệp xây dựng. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế trong kỳ được xác định theo công thức: Chi phí nguyên vật liệu TT thực tế trong kỳ = Trị giá nguyên vật liệu TT còn lại đầu kỳ + Trị giá nguyên vật liệu TT nhập trong kỳ - Trị giá nguyên vật liệu TT còn lại cuối kỳ - Trị giá phế liệu thu hồi (nếu có) Để kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK 621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.  Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ gồm: Tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo số tiền lương của công nhân sản xuất. Chi phí về tiền lương ( tiền công ) được xác định cụ thể tuỳ thuộc hình thức tiền lương sản phẩm hay lương thời gian mà doanh nghiệp áp dụng. Số tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất cũng như các đối tượng lao động khác thể hiện trên bảng tính và thanh toán lương, được tổng hợp, phân bổ cho các đối tượng kế toán chi phí sản xuất trên bảng phân bổ tiền lương. Trên cơ sở đó các khoản trích theo lương ( Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn ) tính vào chi phí nhân công trực tiếp được tính toán căn cứ vào số tiền lương công nhân sản xuất của từng đối tượng và tỷ lệ trích quy định theo chế tài chính hiện hành của từng thời kỳ. Để kế toán chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK 622 – chi phí nhân công trực tiếp.
  • 15. Luận văn tốt nghiệp 9 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02  Kế toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là nhưng khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất. Chi phí sản xuất chung gồm: - Chi phí nhân viên phân xưởng - Chi phí vật liệu - Chi phí dụng cụ sản xuất - Chi phí khấu hao tài sản cố định - Chi phí dịch vụ mua ngoài - Chi phí khác bằng tiền Để kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK 627 – chi phí sản xuất chung. Trong đó: - 6271 – chi phí nhân viên - 6272 – chi phí vật liệu - 6273 – chi phí dụng cụ sản xuất - 6274 – chi phí khấu hao tài sản cố định - 6277 – chi phí dịch vụ mua ngoài - 6278 – chi phí khác bằng tiền  Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Cuối kỳ sau khi đã tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung theo từng đối tượng trên các TK 621, 622, 627 kế toán sẽ tiến hành kết chuyển hoặc phân bổ các loại chi phí này để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất cho từng đối tượng chịu chi phí, tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ, thực hiện tính giá thành các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp đã hoàn thành trong kỳ. Để tập hợp chi phí sản xuất và giá thành theo phương pháp kê khai thường xuyên kế toán sử dụng tài khoản 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
  • 16. Luận văn tốt nghiệp 10 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02 Kế toán chi phí - giá thành sản phẩm theo phương phát kê khai thường xuyên TK111,112 TK152,153 TK621 TK154 TK138,811,152 TK 133 TK 622 TK334,338 Tập hợp CP nhân công tt Tập hợp chi phí NVL trực tiếp TK152,214 TK 133 TK 627 TK632 Kết chuyển hoặc phân bổ CP NC TT cuối kỳ Kết chuyển chi phí SXC được phân bổ Kết chuyển chi phí SXC Kết chuyển các khoản làm giảm giá TK 155 TK 157 TK 632 Kết chuyển giá thành SX thự tế SP Kết chuyển giá thành sản xuất thực tế sản phẩm gửi bán Giá thành thực tế sản phẩm bán ngay không qua kho (đã xác định tiêu thụ cuối kỳ) Tập hợp chi phí SXC Kết chuyển, phân bổ CP NVL cuối kỳ
  • 17. Luận văn tốt nghiệp 11 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02 Đặc điểm của Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục chiphísảnxuấtvà tính giá thành sảnphẩm. Cũng như đối với các khoản mục khác, kiểm soát nội bộ đối với khoản mục Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm gồm có việc ban hành các quy chế, quy định về kiểm soát nội bộ liên quan tới từng tiểu khoản chi phí nhỏ cấu thành nên Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm như về việc sử dụng vật liệu, dụng cụ hay chính sách tiền lương người lao động, chính sách khấu hao TSCĐ phục vụ cho công tác sản xuất đến việc triển khai thực hiện những quy định, quy chế kiểm soát trên đối với các hoạt động như mua sắm và trích khấu hao TSCĐ… Cụ thể như sau: - Đơn vị có sự phân công, quyền hạn, trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận thực hiện các chức năng liên quan đến việc tập hợp Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như sự tách biệt của thủ kho và bộ phận sản xuất, thủ kho và trưởng phòng vật tư… Song phải có sự đối chiếu kiểm tra thường xuyên giữa các bộ phận này ví dụ như giữa chi phí thực tế phát sinh và tình hình quỹ của đơn vị. - Ban hành các chính sách, thủ tục về trách nhiệm phê chuẩn đối với các nghiệp vụ phát sinh chi phí thực tế. Mọi nghiệp vụ phát sinh chi phí cần phải được sự phê duyệt của quản lý đơn vị cũng như được kiểm tra việc ghi chép đúng đắn và đúng kỳ hay những sự điều chỉnh thường xuyên của các cấp quản lý. - Đối với các chi phí liên quan đến nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ hay khấu hao TSCĐ, có chính sách và các định mức cụ thể đối với từng chỉ tiêu như những kế hoạch, quy định về mua sắm và định mức tiêu hao, phương thức phân bổ các loại vật liệu hay dụng cụ dùng cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp hay những quy định về định mức và tiêu thức khấu hao cho các loại TSCĐ liên quan. -Đối với các chi phí liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương của người lao động cần có những quy chế, quy định chặt chẽ từ khâu tiếp nhận và quản lý nhân sự; theo dõi và ghi nhận thời gian lao động; tính lương, lập bảng lương và chi chép sổ sách; thanh toán lương và các khoản khác cho người lao động đến khâu giải quyết chế độ về lương, các khoản trích theo lương và chấm dứt hợp đồng lao, đặc biệt là đối với người lao động trực tiếp tham gia sản xuất sản phẩm.
  • 18. Luận văn tốt nghiệp 12 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02 Đặc điểm Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ảnh hưởng đến hoạtđộng kiểmtoán - Chi phí sản xuất là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ tiêu lợi nhuận cũng như thuế thu nhập doanh nghiệp và một số chỉ tiêu khác trên BCTC. Do đó, rủi ro về khoản mục chi phí này tương đối cao, ảnh hưởng đến mức trọng yếu, độ lớn và phạm vi kiểm toán. - Chỉ tiêu này bao gồm nhiều tiểu khoản nhỏ hợp thành và đặc thù về hạch toán kế toán như việc luân chuyển, ghi nhận và lưu giữ hóa đơn chứng từ hay hệ thống sổ sách cũng có điểm phức tạp riêng nên đây là một điểm gây khó khăn lớn cho công tác kiểm soát nội bộ cũng như hoạt động kiểm toán. Cụ thể như: Đối với các khoản chi phí về Nguyên vật liệu trực tiếp ( NVLTT): Do số lượng nguyên vật liệu được sử dụng để sản xuất sản phẩm là tương đối lớn đòi hỏi doanh nghiệp phải có quy định chặt chẽ về việc xuất nhập NVL phục vụ cho sản xuất như việc xuất kho cần sự phê duyệt của ít nhất 4 bên là yêu cầu của phân xưởng sản xuất; phòng vật tư; giám đốc hoặc phó giám đố; thủ kho. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng phải ban hành các định mức về tiêu hao NVL để quản lý số lượng NVL sản xuất. Đối với các khoản chi tiền lương và trích theo lương của người lao động tham gia sản xuất sản phẩm: Đây là khoản chi phí đòi hỏi có nhiều quy định quy chế về kiểm soát như quy định về việc tuyển dụng hay tính lương cho lao động nhưng lại thường chứa đựng sự vi phạm về quy định lao động và tiền lương. Tuy nhiên, đây lại là khoản mục liên quan đến lợi ích của bên thứ ba là người lao động nên thường ít xảy ra những sai sót trọng yếu và đây thường không phải là trọng tâm kiểm toán khi kiểm toán. Đối với việc tính giá thành: các hoạt động sản xuất là hoạt động nội sinh xảy ra bên trong doanh nghiệp nên mang tính chủ quan rất cao. Việc tính giá thành sản phẩm cũng mang đặc điểm này. Rủi ro thường xảy ra là doanh nghiệp tiến hành tập
  • 19. Luận văn tốt nghiệp 13 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02 hợp chi phí và tiến hành tính toán sai dẫn đến giá thành sản phẩm sai không bù đắp được chi phí đã bỏ ra. - Các khoản chi phí sản xuất liên quan đến rất nhiều khoản mục khác trong báo cáo tài chính vì vậy để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm kiểm toán viên cần sử dụng kết quả của các phần hành khác như hàng tồn kho, tiền lương và nhân viên, các khoản phải nộp nhà nước… làm cơ sở tham khảo. 1.1.2. Ý nghĩa của kiểm toán Chi phí - Giáthành trong kiểm toán Báo cáo tài chính Kiểm toán Báo cáo tài chính là hoạt động của các KTV độc lập và có năng lực tiến hành thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán về các Báo cáo tài chính được kiểm toán nhằm kiểm tra và báo cáo về mức độ trung thực hợp lý của Báo cáo tài chính được kiểm toán với các tiêu chuẩn, chuẩn mực đã được thiết lập. Như chúng ta đã biết Chi phí - Giá thành là một khoản mục được quan tâm đặc biệt trong quá trình kiểm toán, đây là một khoản mục khoản mục kiểm toán tương đối khó khăn và phức tạp, chiếm nhiều thời gian và chi phí của cuộc kiểm toán. Chi phí - Giá thành mang trong mình những đặc điểm chi phối rất lớn đến quá trình kiểm toán, cụ thể: - Các nghiệp vụ liên quan đến Chi phí - Giá thành của một doanh nghiệp thường phát sinh rất nhiều trong kỳ. Các nghiệp vụ Chi phí - Giá thành liên quan đến một lượng lớn các Tài khoản kế toán, việc hoạch toán các nghiệp vụ này cũng là một điều không đơn giản, dễ dẫn đến các sai sót, nhầm lẫn cũng như các gian lận làm ảnh hưởng đến các thông tin tài chính của doanh nghiệp. - Việc tính toán và đánh giá Chi phí - Giá thành chịu chi phối đến nhiều nguyên tắc kế toán và cũng có nhiều phương pháp tính khác nhau. Khi vận dụng các nguyên tắc và phương pháp tính đối với các doanh nghiệp lại ít nhiều mang tính chủ quan, do vậy cũng rất dễ dẫn đến khả năng các sai phạm. - Chi phí - Giá thành thường liên quan đến các chỉ tiêu trọng yếu trên các Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Do vậy, các sai phạm về Chi phí - Giá thành thường ảnh hưởng mang tính trọng yếu đối với toàn bộ hệ thống Báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
  • 20. Luận văn tốt nghiệp 14 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02 - Khoản mục Chi phí - Giá thành là khoản mục giữ vị trí trung tâm trong toàn bộ nội dung công tác kế toán của doanh nghiệp, vì thế khoản mục này có liên quan trực tiếp đến các khoản mục khác cụ thể: hàng tồn kho, giá vốn, tài sản cố định… Chính những đặc điểm trên mà kiểm toán khoản mục Chi phí - Giá thành có ý nghĩa rất quan trọng trong Báo cáo tài chính. 1.1.3. Mục tiêu kiểm toán khoản mục Chi phí sản xuất - Giá thành sản phẩm Mục tiêu tổng quát của kiểm toán Báo cáo tài chính là “Giúp cho KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng Báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không”. Ngoài ra, “mục tiêu của kiểm toán Báo cáo tài chính còn giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị”. Dựa trên những đặc điểm của khoản mục và những quy định liên quan đến Chi phí - Giá thành thì mục tiêu trên được cụ thể hoá đối với kiểm toán Chi phí - Giá thành như sau: - Sự phát sinh: Tất cả các nghiệp vụ liên quan đến chi phí được ghi sổ trong kỳ là phát sinh thực tế, không có các nghiệp vụ ghi khống. - Tính toán, đánh giá: Đảm bảo các nghiệp vụ liên quan đến Chi phí - Giá thành được xác định theo đúng nguyên tắc và chế độ hiện hành và được tính đúng đắn không có sai sót. - Đầy đủ: Các nghiệp vụ Chi phí - Giá thành phát sinh trong kỳ đều phải được phản ánh, theo dõi đầy đủ trên các sổ kế toán. - Đúng đắn: Các nghiệp vụ Chi phí - Giá thành phát sinh trong kỳ đều được phân loại đúng đắn theo đúng quy định của các Chuẩn mực, chế độ kế toán liên quan và quy định đặc thù của doanh nghiệp; các nghiệp vụ này được hoạch toán đúgn trình tự và phương pháp kế toán.
  • 21. Luận văn tốt nghiệp 15 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02 Từ các mục tiêu cụ thể trên, ta có thể thấy khi thực hiện cuộc kiểm toán Chi phí - Giá thành KTV thực hiện thu thập bằng chứng kiểm toán một cách đầy đủ và phù hợp để đảm bảo các yêu cầu: - Hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như công tác hạch toán Chi phí - Giá thành tại đơn vị đã đảm bảo việc hoạch toán Chi phí - Giá thành là trung thực, hợp lý và theo quy định của chế độ kế toán hiện hành. - Thông qua thu thập bằng chứng kiểm toán, KTV chứng minh mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến Chi phí - Giá thành đã được hoạch toán đầy đủ. - Đảm bảo Chi phí - Giá thành được phân loại đúng đắn, đã được tính toán chính xác. 1.1.4. Căn cứ để kiểm toán khoản mục Chi phí - Giá thành Để có thể đưa ra nhận xét về các chỉ tiêu có liên quan đến Chi phí - Giá thành trên Báo cáo tài chính, KTV phải dựa vào các thông tin và tài liệu sau: - Các văn bản quy định của Nhà nước liên quan. - Các tài liệu của doanh nghiệp: + Báo cáo tài chính của năm kiểm toán, gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Báo kết quả kinh doanh, Thuyết minh tài chính. + Bảng cân đối số phát sinh. + Các sổ kế toán của đơn vị: thẻ kho, sổ theo dõi vật tư... + Hoá đơn chứng từ liên quan: phiếu xuất kho nguyên vật liệu, bảng lương… + Các quy định quy chế nội bộ của đơn vị. + Các tài liệu có liên quan khác. 1.1.5. Rủi ro thường xảy ra đối với việc ghi nhận Chi phí - Giá thành Khi tiến hành kiểm toán khoản mục doanh thu thì KTV có thể gặp phải một số rủi ro và sai phạm liên quan đến việc ghi nhận Chi phí - Giá thành tại đơn vị. Đó có thể do đơn vị cố tình sai phạm do hạn chế của công tác kế toán...Sau đây là một số rủi ro thường gặp trong Kiểm toán Chi phí - Giá thành. * Chi phí phản ánh trên báo cáo sổ sách cao hơn chi phí thực tế.
  • 22. Luận văn tốt nghiệp 16 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02 - Doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí hoạt động tài chính, chi phí bất thường cả những khoản chi không có chứng từ hoặc có chứng từ gốc nhưng chứng từ gốc không hợp lệ. - Doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất sản phẩm cả những khoản chi mà theo quy định của Nhà nước không được hạch toán vào chi phí sản xuất sản phẩm như các khoản tiền phạt do vi phạm pháp luật, các khoản chi phí vượt định mức so với quy định của Nhà nước, các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm TSCĐ, các khoản chi ủng hộ các cơ quan, tổ chức xã hội... - Các cán bộ nghiệp vụ tính toán sai về mặt số học, ghi số sai do đó làm cho chi phí sản xuất ghi trong sổ sách, báo cáo kế toán có thể tăng lên so với số phản ánh trên chứng từ kế toán. - Doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất mà thực tế các khoản chi này chưa phát sinh trong kỳ kế toán. Ví dụ: để giảm bớt lãi thực tế, doanh nghiệp đã trích trước vào chi phí trong năm một khoản chi mà theo quy định khoản chi này phải trích vào chi phí năm sau. - Doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí trong năm các khoản thực tế đã chi nhưng do nội dung, tính chất hoặc độ lớn của khoản chi nên theo quy định các khoản chi này do nhiều kỳ sản xuất. * Chi phí phản ánh trên báo cáo sổ sách thấp hơn chi phí thực tế như: - Một số khoản thực tế đã chi nhưng do người được giao nhiệm vụ chưa hoàn thành các thủ tục thanh toán. - Một số khoản thực tế đã chi nhưng do chứng từ thất lạc mà doanh nghiệp không có những biện pháp cần thiết để có chứng từ hợp lệ nên khoản chi này không được hạch toán vào chi phí trong kỳ mà vẫn treo ở các TK nợ phải thu, ứng trước cho nhà cung cấp. - Doanh nghiệp đã hạch toán các khoản chi cho những công việc chưa hoàn thành trong kỳ kế toán cao hơn so với chi phí thực tế của những công việc này. Những rủi ro thường gặp nói trên có nhiều nguyên nhân song nguyên nhân chủ yếu là do nhân viên kế toán chưa nắm được đầy đủ các quy định về hạch toán chi
  • 23. Luận văn tốt nghiệp 17 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02 phí hoặc do sự hạn chế về trình độ chuyên môn của các nhân viên kế toán, cũng có thể vì một lý do nào đó mà nhân viên kế toán đã hạch toán không đúng quy định. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHI PHÍ - GIÁ THÀNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1.6. Khảo sát về kiểm soát nội bộ Chi phí - Giá thành trong Kiểm toán Báo cáo tài chính. Mục đích của khảo sát kiểm soát nội bộ khoản mục chi phí - giá thành đươc đánh giátrên 2 khía cạnh: - Về mặt thiết kế: các thủ tục kiểm soát có được thiết kế hợp lý không, có đảm bảo tính chặt chẽ, tính hiệu lực hay không. - Về mặt vận hành: kiểm toán viên xem xét việc vận dụng các thủ tục kiểm soát vào trong thực tế có được đơn vị tiến hành tốt hay không. Thông qua khảo sát về kiểm soát nội bộ kiểm toán viên có thể đánh giá được hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị là tốt, trung bình hay là không tốt, qua đó kiểm toán viên quyết định phạm vị các thử nghiệm cơ bản. Phạm vi các thư nghiệm cơ bản có mối quan hệ ngược chiều với mức độ đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ, cụ thể nếu KTV đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị là tốt thì phạm vị thử nghiệm sẽ được thu hẹp và ngược lại nếu KTV đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị là trung bình hoặc yếu thì phạm vi kiểm toán sẽ được mở rộng.Việc nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ được thực hiện thông qua các thủ tục kiểm soát. Các kỹ thuật khảo sát thường được áp dụng là kiểm tra các tài liệu, các quy định của đơn vị về việc xây dựng và duy trì sự hoạt động của hệ thống; quan sát quá trình vận hành của hệ thống; phỏng vấn những người có trách nhiệm với việc xây dựng và duy trì sự hoạt động của hệ thống; kiểm tra các tài liệu và dấu hiệu chứng minh cho các thủ tục kiểm soát nội bộ đã thực hiện. Thông qua tìm hiểu sơ bộ ban đầu và có những hiểu biết nhất định về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị liên quan đến Chi phí - Giá thành kiểm toán viên có thể mô tả lại hệ thống ( bằng các bảng mô tả, các lưu đồ hoặc các bảng câu hỏi). Trên cơ sở đó, Kiểm toán viên sẽ đưa ra các đánh giá sơ bộ ban đầu về hệ thống trên cả 2
  • 24. Luận văn tốt nghiệp 18 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02 giác độ: việc thiết kế và quá trình vận hành của hệ thống.Với các đánh giá sơ bộ ban đầu này, Kiểm toán viên sẽ tiếp tục thực hiện các khảo sát kiểm soát chi tiết để kiểm tra và đánh giá một cách cụ thể hơn hệ thống kiểm soát của doanh nghiệp. Bảng 1.1: Các khảo sát chủ yếu đối với khoản mục Chi phí - Giá thành Mục tiêu KSNB Thủ tục kiểm soát - Đảm bảo cho các nghiệp vụ Chi phí - Giá thành được phê chuẩn đúng đắn - Kiểm tra xem có quy định chặt chẽ về việc phê chuẩn các nghiệp vụ - Kiểm tra có tuân thủ tuyệt đối các quy định đối với việc phê chuẩn các nghiệp vụ này - Kiểm tra quá trình kiểm soát độc lập đối với sự phê chuẩn - Đảm bảo cho các nghiệp vụ Chi phí - Giá thành có căn cứ hợp lý - Kiểm tra xem có đầy đủ các chứng từ và tài liệu liên quan đến nghiệp vụ như: các đề nghị về nghiệp vụ, hợp đồng, biên bản giao nhận, hoá đơn, phiếu xuất kho… - Kiểm tra xem các chứng từ có hợp pháp hợp lệ không, đã được xử lý để đảm bảo không bị tẩy xoá, sửa chữa và đã được kiểm soát nội bộ - Kiểm tra các chứng từ và tài liệu có liên quan có được đánh số và quản lý theo số trên các sổ chi tiết - Đảm bảo sự đánh giá đúng đắn, hợp lý của nghiệp vụ Chi phí - Giá thành - Kiểm tra các chính sách đánh giá, phân bổ của đơn vị với Chi phí - Giá thành - Kiểm tra các về kiểm soát nội bộ đối với quá trình kiểm kê sản phẩm làm dở, vật liệu không sử dụng hết ở bộ phận sản xuất cuối kỳ - Kiểm tra, so sánh số liệu trên hoá đơn mua bán, với số liệu trên hợp đồng và các chứng từ nhập xuất; số liệu trên các biên bản giao nhận với số liệu trên các chứng từ nhập kho và số liệu của bộ phận quản lý sản xuất… - Kiểm tra việc sử dụng tỷ giá để quy đổi với các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ
  • 25. Luận văn tốt nghiệp 19 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02 - Kiểm tra về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị đối với quá trình tính toán, đánh giá phân bổ chi phí và giá thành sản phẩm. - Đảm bảo cho việc phân loại và hoạch toán đúng đắn các nghiệp vụ Chi phí - Giá thành - Kiểm tra có chính sách phân loại Chi phí - Giá thành phù hợp với yêu cầu của các quy định có liên quan và đặc điểm quản lý, sử dụng của đơn vị - Kiểm tra xem có đầy đủ sơ đồ hoạch toán các nghiệp vụ Chi phí - Giá thành, kết chuyển giá thành sản phẩm và giá vốn của sản phẩm tiêu thụ… - Kiểm tra có đầy đủ các quy định về trình tự ghi sổ các nghiệp vụ có liên quan đến Chi phí - Giá thành từ các sổ kế toán chi tiết đến các sổ kế toán tổng hợp - Kiểm tra xem có chính sách kiểm tra nội bộ đối với nội dung trên - Đảm bảo cho việc hạch toán đầy đủ, đúng kỳ các nghiệp vụ Chi phí - Giá thành - Kiểm tra mỗi tài liệu, chứng từ liên quan tới Chi phí - Giá thành đều phải được đánh số và quản lý theo dõi chặt chẽ - Kiểm tra việc ghi sổ các nghiệp vụ phát sinh phải được thực hiện kiệp thời ngay sau khi các nghiệp vụ xẩy ra và hoàn thành - Kiểm tra quá trình kiểm soát độc lập với nội dung trên. - Đảm bảo sự cộng dồn (tính toán tổng hợp) đúng đắn đối với Chi phí - Giá thành - Kiểm tra số liệu xem có được tính toán tổng hợp (cộng dồn) đầy đủ, chính xác - Kiểm tra xem quá trình kiểm tra nội bộ các kết quả tính toán - Kiểm tra việc so sánh số liệu tổng hợp từ các sổ chi tiết với sổ tổng hợp. 1.1.7. Thực hiện các thử nghiệm cơ bản đối với Chi phí - Giá thành Các thủtục phân tích - Tiến hành so sánh tổng chi phí sản xuất năm nay so với năm trước. So sánh nội dung và phát sinh của các khoản mục chi phí kỳ này so với kỳ trước, giữa các tháng trong kỳ để tìm ra các biến động bất thường.
  • 26. Luận văn tốt nghiệp 20 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02 - So sánh tỷ trọng của từng loại chi phí so với tổng chi phí sản xuất. - So sánh định mức tiêu hao nguyên vật liệu so với chi phí thực tế phát sinh, để tìm ra những biến động bất thường. - So sánh chi phí SPDD cuối kỳ bình quân của mỗi sản phẩm với giá thành công xưởng (giá thành nhập kho) của từng sản phẩm tương ứng. - Thu thập bảng tổng hợp chi tiết tính giá thành và sản phẩm dở dang của từng loại sản phẩm theo số dư dầu kỳ, phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ. Đối chiếu với năm trước, sổ chi tiết, sổ kế toán tổng hợp và BCTC. Kiểm tra chitiếtChi phí - Giá thành Mục tiêukiểm toán chung Đối với quá trình kiểm toán các nghiệp vụ tập hợp chi phí, mục tiêu cụ thể của kiểm toán viên là: - Đảm bảo việc phân loại các khoản chi phí của đơn vị được thực hiện đứng theo yêu cầu của các quy định có liên quan và yêu cầu quản lý cụ thể của đơn vị. - Các khoản chi phí phát sinh đều được tập hợp đầy đủ, đúng kỳ, đúng các đối tượng tập hợp mà đơn vị đã xác định. Quá trình phân bổ các khoản chi phí phát sinh cho các đối tượng được thực hiện hợp lý và nhất quán với các kỳ trước. Các khoản chi phí phát sinh mà đơn vị tập hợp đều có căn cứ hợp lý, phù hợp với kế hoạch và nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh đã xác định của đơn vị, không phát sinh các khoản chi phí bất hợp lý. - Việc tính giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ được thực hiện đúng đắn và nhất quán với các kỳ trước. a. Đối với quá trình tập hợp chi phí - Kiểm tra việc phân loại chi phí của đơn vị nhằm đảm bảo các khoản chi phí được phân loại là đúng đắn, phù hợp với các quy định có liên quan và phù hợp với đặc điểm chi phí, cũng như yêu cầu quản lý của đơn vị.
  • 27. Luận văn tốt nghiệp 21 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02 - Xem xét, đánh giá tính hợp lý và nhất quán của đơn vị trong việc xác định đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành. - Xem xét việc hoạch toán các khoản chi phí, nhằm đảm bảo các khoản chi phí này được hoạch toán đầy đủ, đúng phạm vi của từng khoản mục chi phí đã xác định. - Kiểm tra các phương pháp tính toán, phân bổ chi phí cho các đối tượng nhằm đảm bảo việc tính toán là đúng đắn và nhất quán với các kỳ trứơc. Các thủ tục kiểm toánchi tiết được áp dụng tuỳ thuộc vào từng khoản mục chi phí: * Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Kiểm tra nội dung chi phí NVL TT mà đơn vị xác định trong kỳ xem có phù hợp với các quy định, với đặc điểm chi phí của đơn vị hay không? - Xem xét tính phù hợp giữa yêu cầu lĩnh vật tư được phê duyệt với nhiệm vụ sản xuất của từng bộ phận trong kỳ. - Đối chiếu phiếu xuất kho vật tư với yêu cầu lĩnh vật tư được phê duyệt trong kỳ. - Xem xét và kiểm tra tính hợp lý, đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ và nghiệp vụ mua vật tư sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất mà không qua kho phát sinh trong kỳ. - Lập bảng kê vật tư cho từng đối tượng sử dụng trong kỳ; đối chiếu với Sổ chi tiết của từng loại vật tư và sổ sách (Sổ theo dõi vât tư sử dụng và Báo cáo vật tư sử dụng) được bộ phận sản xuất của đơn vị ghi chép một cách độc lập trong kỳ. Tính toán xác định lượng vật tư tiêu hao thực tế cho một đơn vị sản phẩm và so sánh với định mức tiêu hao vật tư mà đơn vị đã xác định; trong trường hợp phát sinh chênh lệch thì phải làm rõ nguyên nhân của các khoản chênh lệch này và xác định các khoản vật tư sử dụng vượt định mức đã xác định của đơn vị. - Xem xét, kiểm tra quá trình kiểm kê vật tư không sử dụng hết cuối kỳ tại các bộ phận sản xuất (quá trình này thường được thực hiện cùng với quá trình khảo sát kiểm kê tại các bộ phận sản xuất của đơn vị). - Khảo sát quá trình tính giá vật liệu xuất kho (được thực hiện cùng với khảo sát nghiệp vụ xuất kho vật tư).
  • 28. Luận văn tốt nghiệp 22 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02 - Kiểm tra quá trình phân bổ chi phí NVL TT cho các đối tượng (trong trường hợp chi phí NVL TT được tập hợp và phân bổ gián tiếp). - Kiểm tra quá trình hạch toán các khoản chi phí NVL TT, đặc biệt lưu ý đến việc hạch toán các khoản vật tư không sử dụng hết cuối kỳ ở bộ phận sản xuất và việc hạch toán khoản chi phí NVL TT vượt mức bình thường phát sinh trong kỳ. * Đối với chi phí nhân công trực tiếp - Việc kiểm toán chi phí NC TT thường được tiến hành cùng với quá trình kiểm toán Chu kỳ tiền lương và nhân sự. - Xem xét, đối chiếu số liệu trên các Bảng tính lương và các khoản trích theo lương với Bảng phân bổ tiền lương và Sổ chi tiết chi phí NC TT trong kỳ. - Đối chiếu chi phí nhân công thực tế với định mức để xác định các chênh lệch (nếu có); tìm hiểu nguyên nhân của các chênh lệch này. - Kiểm tra việc hoạch toán các nghiệp vụ tiền lương và các khoản trích theo tiền lương. * Đối với chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là khoản chi phí hỗn hợp bao gồm nhiều khoản chi phí cấu thành, do vậy việc kiểm toán chi phí sản xuất chung thường phức tạp hơn quá trình kiểm toán các khoản chi phí trên, - Chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều tài khoản do vậy việc kiểm toán chi phí sản xuất chung thường được tiến hành kết hợp với quá trình kiểm toán các chu kỳ khác, như: kiểm toán chi phí khấu hao, kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự, kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán… - Việc kiểm toán chi phí sản xuất chung luôn luôn được thực hiện trên cơ sở so sánh các khoản chi phí phát sinh với dự toán chi phí đã được lập để xem xét các biến động đó (nếu có). - Lập các Bảng kê chi phí sản xuất chung. Kiểm toán viên có thể so sánh các khoản chi phí sản xuất chung cố định với các kỳ trước; các khoản chi phí sản xuất chung biến đổi cũng có thể so sánh với các chu kỳ trước nhưng phải loại bỏ ảnh hưởng của nhân tố sản lượng (hoặc mức độ hoạt động) để tìm kiếm và xem xét các
  • 29. Luận văn tốt nghiệp 23 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02 biến động bất thường. Trên cơ sở đó để tìm kiếm các khoản chi phí bất hợp lý phát sinh trong kỳ. - Đặc biệt lưu ý các khoản chi phí khác bằng tiền và các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh có nhiều khác biệt so với các kỳ trước. - Xem xét mức độ hoạt động (hoặc sản lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ) trong kỳ với mức độ hoạt động bình thường của đơn vị. Trong trường hợp trong kỳ mức độ hoạt động của đơn vị dưới mức bình thường phải kiểm tra việc xác định chi phí sản xuất chung cố định liên quan đến việc hoạt động dưới công suất để kết chuyển vào giá vốn hàng bán ghi giảm lợi nhuận trong kỳ. - Kiểm tra việc phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng của đơn vị. - Kiểm tra quá trình hoạch toán các khoản chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ. b. Đối với quá trình tính giá thành sản phẩm - Kiểm tra, xem xét nội dung và phạm vi các khoản chi phí mà đơn vị xác định để tính vào giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ. - Lưu ý đến các khoản chi phí vượt mức bình thường phát sinh, các khoản chi phí sản xuất chung hoạt động dưới công suất, các khoản chi phí khác không liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất và chế tạo sản phẩm vì các khoản chi phí này không được tính vào giá thành sản phẩm. - Kiểm tra lại nguồn số liệu để tính giá thành sản phẩm bằng cách đối chiếu số liệu trên các Bảng tính giá thành với số liệu trên các Sổ kế toán chi phí, các số liệu phân bổ chi phí cho các đối tượng tính giá thành. - Xem xét lại số liệu đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ (số liệu này được thực hiện trong quá trình kiểm toán số dư hàng tồn kho). - Kiểm tra phương pháp tính giá thành mà đơn vị áp dụng, đánh giá tính hợp lý và nhất quán của phương pháp này. - Có thể chọn mẫu một số loại sản phẩm để tính toán lại nhằm kiểm tra mức độ chính xác của quá trình tính toán.
  • 30. Luận văn tốt nghiệp 24 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02 - So sánh giá thành thực tế sau khi tính toán với giá thành định mức, giá thành kế hoạch và giá thành thực tế các kỳ trước để đánh giá và xem xét sự biến động. 1.1.8. Tổng hợp kết quả kiểm toán khoản mục Chi phí - Giá thành Sau khi hoàn thành giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV thực hiện việc tổng hợp, đánh giá các bằng chứng thu thập được nhằm soát xét và đưa ra kết luận về toàn bộ cuộc kiểm toán trong đó có kiểm toán Chi phí - Giá thành. Các công việc trong giai đoạn này, bao gồm: - Đánh giá về các bằng chứng kiểm toán: KTV xem xét lại chương trình kiểm toán để đảm bảo tất cả các nội dung đã được hoàn thành và có đầy đủ bằng chứng. Nếu nhận thấy các bằng chứng kiểm toán thu thập được vẫn chưa đầy đủ thì KTV tiếp tục thu thập thêm bằng chứng hoặc đưa ra ý kiến ngoại trừ trong kết luận kiểm toán. - KTV cần tổng hợp các sai sót trọng yếu phát hiện được để đánh giá mức độ trọng yếu, từ đó có các biện pháp xử lý thích hợp. - KTV tập hợp lại các bút toán điều chỉnh phát sinh trong quá trình kiểm toán Chi phí - Giá thành và lập bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh này. - Cuối cùng, KTV sẽ đánh giá ảnh hưởng của kiểm toán Chi phí - Giá thành đến kết luận của BCTC và phẩn ánh lên kết luận kiểm toán khoản mục Chi phí - Giá thành CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHI PHÍ – GIÁ THÀNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AASC THỰC HIỆN
  • 31. Luận văn tốt nghiệp 25 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02 2.1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AASC 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển cuả công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC. *Thông tin chung về AASC: Tên công ty: Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Tài chính Kế toán Kiểm toán Tên giao dịch quốc tế: Auditing and Accounting Financial consultancy Service Company – AASC Địa chỉ: Số 1 Lê Phụng Hiểu, Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: 84-4-4241990/1 Fax: 84-4-48253973 Email: aasc-ndd@hn.vnn.vn Website: www.aasc.com.vn Tư cách pháp nhân, có quyền nghĩa vụ dân sự Con dấu riêng theo Quy định của Nhà nước. Số đăng ký Kinh doanh: 0102031353 Ngày cấp : 02/07/2007 Người đại diện cho Pháp luật: Tổng giám đốc Ngô Đức Đoàn Lĩnh vực kinh doanh: cung cấp dịch vụ Ngành nghề kinh doanh: cung cấp dịch vụ kiểm toán; dịch vụ kế toán, thuế; dịch vụ tư vấn; dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp và tư vấn về cổ phần hóa; dịch vụ thẩm định giá, dịch vụ đào tạo và tuyển dụng. *Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam hoạt động trên lĩnh vực kiểm toán độc lập , là một trong hai tổ chức hợp pháp lớn nhất và đầu tiên của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, kế toán, và tư vấn tài chính. Ngày 13/5/1991 Công ty Dịch vụ Kế toán (ASC) được thành lập theo Quyết định số 164 TC/TCCB của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Ban đầu lĩnh vực hoạt động
  • 32. Luận văn tốt nghiệp 26 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02 chính của công ty là cung cấp các dịch vụ kế toán đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Ngày 14/4/1993 Bộ tài Chính ra Quyết định số 639 TC/TCCB cho phép bổ sung thêm dịch vụ kiểm toán, từ đó công ty chính thức mang tên Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) . AASC chính thức trở thành Hội viên Hội kiểm toán viên hành nghề Việt nam (VACPA) tháng 04/2005, trở thành thành viên của tổ chức kế toán, kiểm toán quốc tế INPACT vào tháng 07/2005 và tháng 11/2005. Ngày 18 tháng 02 năm 2011, AASC chính thức trở thành thành viên của Mạng lưới quốc tế các hãng Kiểm toán và Tư vấn quản trị chuyên nghiệp HLB. Đây được xem như một mốc son mới đánh dấu sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng AASC trong lĩnh vực Kế toán, Kiểm toán và Tư vấn chuyên nghiệp. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức cuả công ty AASC Cơ cấu tổ chức cuả công ty AASC được biểu diễn thông qua sơ đồ sau ( Sơ đồ 2.1 ) 2.1.3. Kết quả kinh doanh của công ty trong một số năm gần đây Trải qua 20 năm hoạt động, dù là dưới hình thức DNNN hay công ty TNHH thì AASC vẫn luôn cung cấp những dịch vụ có chất lượng cao nhất, vì lợi ích hợp pháp của khách hàng và đã đạt được những thành tựu không nhỏ: AASC được đánh nhà là một trong những nhà cung cấp dịch vụ lớn trên thị trường, chỉ sau Big4 trong lĩnh vực kiểm toán và các dịch vụ chuyên ngành khác; AASC là một trong các công ty kiểm toán đầu tiên tại Việt Nam được Ủy ban chứng khoán Nhà nước (SSC) chấp thuận cho kiểm toán các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và các tổ chức kinh doanh chứng khoán; Bên cạnh đó, khach hành của Công ty không ngừng mở rộng, doanh thu qua các năm không ngừng tăng lên. Sau đây là một số chỉ tiêu kinh tế của Công ty thể hiện sự tăng trưởng qua từng giai đoạn: ( Bảng 2.1 ) 2.1.4. Các dịch vụ do công ty cung cấp Với đội ngũ chuyên gia dày dạn kinh nghiệm, AASC đang duy trì các dịch vụ đã có với chất lượng ngày càng cao và không ngừng tìm tòi nghiên cứu nhu cầu
  • 33. Luận văn tốt nghiệp 27 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02 của thị trường để đưa ra các lĩnh vực mới. Hiện nay các dịch vụ chuyên ngành mà Công ty đã cung cấp được thể hiện qua sơ đồ sau: (Sơ đồ 2.2) 2.1.5. Khách hàng cuả công ty AASC Theo đánh giá cuả hiệp hội kế toán và kiểm toán năm 2009, với số lượng khách hàng khoảng 1500 AASC là công ty kiểm toán độc lập có số lượng khách hàng lớn nhất Việt Nam, đến nay AASC vẫn tiếp tục duy trì và không ngừng mở rộng mạng lươí khách hàng. Khách hàng cuả công ty là các doanh nghiệp đủ mọi thành phần kinh tế, các công trình xây dựng cơ bản, các dự án lớn. Dưới đây là một số khách hàng cuả công ty. * Các Doanh nghiệp lớn của Việt Nam: gồm các Tập đoàn kinh tế, các Tổng Công ty và các doanh nghiệp trực thuộc các Tập đoàn Kinh tế, Tổng Công ty - Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (VNPost) - Tập đoàn Viễn thông Quân đội. - Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam - Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội - Tổng công ty điện lực miền Bắc… * Các dự án do các tổ chức quốc tế tài trợ: - Dự án Tăng cường năng lực cho Kiểm toán Nhà nước Việt Nam (EU) - Dự án Năng lượng Nông thôn II (WB) - Chương trình Xây dựng cơ sở hạ tầng và sinh kế các xã nghèo (WB) - Dự án Chăm sóc sức khỏe nhân dân các tỉnh Tây Nguyên (ADB) - Dự án Cải thiện môi trường đô thị miền Trung (ADB)… * Các công trình Xây dựng cơ bản Các công trình của Ban Tài chính quản trị Trung ương (nay là Văn phòng Trung ương Đảng) Các công trình của Văn phòng Quốc hội Các công trình của Văn phòng Chính phủ Các công trình thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam
  • 34. Luận văn tốt nghiệp 28 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02 Các công trình thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam… 2.1.6. Đội ngũ nhân viên của công ty Để hoạt động thành công và có hiệu quả Công ty luôn coi trọng vấn đề đạo đức nghề nghiệp, trình độ và kinh nghiệm đội ngũ nhân viên, hiện nay AASC có đội ngũ bao gồm gần 300 cán bộ, kiểm toán viên, kỹ thuật viên, trợ lý kiểm toán, được đào tạo đại học và trên đại học chuyên ngành tài chính, ngân hàng - kế toán và kiểm toán ở trong nước và ở nước ngoài, trong đó có 53 kiểm toán viên được cấp chứng chỉ kiểm toán cấp Nhà nước và chứng chỉ ACCA của Vương quốc Anh, 12 Thẩm định viên Quốc gia về Giá, 07 cán bộ có Chứng chỉ hành nghề Tư vấn Thủ tục về Thuế và hàng trăm cộng tác viên bao gồm các Giáo sư, Tiến sỹ, kiểm toán viên với kinh nghiệm và chuyên môn dày dạn, sâu sắc và phong phú, chắc chắn sẽ đáp ứng những yêu cầu cao nhất của khách hàng. 2.1.7. Quy trình chung kiểm toán báo cáo tài chính của công ty ( Bảng 2.2) 2.2. THỰC TẾ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHI PHÍ - GIÁ THÀNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO AASC THỰC HIỆN 2.2.1. Thực trạng về mục tiêu và căn cứ kiểm toán Chi phí - giá thành tại công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC  Thực trạng về mục tiêu kiểm toán Mục tiêu cụ thể trong kiểm toán Chi phí- giá thành của công ty là đảm bảo các cơ sở dẫn liệu của các nghiệp vụ phát sinh chi phí sản xuất, bao gồm: sự phát sinh, tính toán đánh giá, tính đúng đắn, đúng kỳ thông qua việc xác định các rủi ro tiềm ẩn liên quan như: - Nghiệp vụ đã được ghi chép là không có thật. - Các chi phí dù không thuộc chi phí của đơn vị vẫn được ghi nhận trong kỳ. - Các nghiệp vụ không được ghi chép đúng về số tiền thực tế phát sinh. - Tính toán sai các nghiệp vụ xuất vật tư để sản xuất cũng như tính giá thành sản phẩm, tính toán sai việc trích lập các khoản trích theo lương, các khoản khấu hao TSCĐ.
  • 35. Luận văn tốt nghiệp 29 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02 - Ghi nhầm nghiệp vụ, nghiệp vụ không thuộc chi phí sản xuất nhưng vẫn được ghi vào chi phí sản xuất.  Thực trạng về căn cứ kiểm toán Căn cứ kiểm toán của công ty khi kiểm toán Chi phí- giá thành là: - Các chính sách, quy chế, quy định về tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. - Các chứng từ gốc (bảng phân bổ tiền lương, bảng phân bổ vật liệu, phiếu chi, bảng tính giá thành sản phẩm… ) các sổ kế toán tổng hợp, các sổ kế toán chi tiết có liên quan (sổ TK 621, TK 622, TK 627, TK 154, Tk 334…), bảng cân đối số phát sinh, bảng tổng hợp phân bổ Chi phí sản xuất… - Báo cáo tài chính bao gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh và Thuyết minh Báo cáo tài chính - Tài liệu về định mức, kế hoạch, dự toán Chi phí sản xuất, phương pháp tính giá thành. - Tài liệu thông tin tài chính và phi tài chính có liên quan khác như kế hoạch sản xuất, kế hoạch nhân sự… ……….. Để nghiên cứu quy trình kiểm toán CPSX SP của AASC, sau đây tôi xin đi sâu tìm hiểu quy trình kiểm toán CPSX SP và tính giá thành SP của AASC áp dụng cho khách hàng là Công ty XYZ để xem xét, đánh giá vận dụng quy trình kiểm toán chung vào một khách hàng cụ thể. 2.2.1.1. Khảo sátvà đánhgiá kháchhàng Công ty XYZ là khách hàng thường xuyên của AASC, nên từ đầu năm AASC đã gửi thư chào hàng tới công ty XYZ. Nếu XYZ vẫn có yêu cầu được kiểm toán bởi AASC thì công ty sẽ tiến hành, xem xét, đánh giá quy mô và mặc định giá phí kiểm toán cho năm nay, công việc này được tiến hành ngay từ trong năm.
  • 36. Luận văn tốt nghiệp 30 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02 Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán. AASC chỉ xác định xem có sự thay đổi đáng kể nào trong niên độ kế toán này so với niên độ kế toán khác hay không. Qua tìm hiểu, AASC nhận định tình hình kinh doanh của công ty XYZ không có thay đổi lớn nên trên cơ sở mức giá phí năm trước, AASC quyết định mức giá phí cho năm nay và ký hợp đồng kiểm toán. Lựa chọn nhóm kiểm toán viên. Thông thường mỗi cuộc kiểm toán gồm 3-5 thành viên trong đó có ít nhất một người có chứng chỉ KTV, tuy nhiên số người trong một nhóm kiểm toán có thể tăng lên khi khối lượng công việc kiểm toán ước lượng ban đầu là lớn, mức độ khó và phức tạp về lĩnh vực hoạt động của khách hàng là cao... Đối với công ty XYZ, AASC dự kiến trưởng nhóm kiểm toán là kiểm toán viên Nguyễn Văn A cùng 4 trợ lý KTV khác, trong đó 4 thành viên đã kiểm toán trong năm 2012, thời gian kiểm toán là 9 ngày từ ngày 01/03/2013 và kết thúc ngày 10/03/2013. 2.2.1.2. Kýhợpđồng cung cấpdịchvụ Sau khi tìm hiểu những thông tin cần thiết, KTV gặp gỡ và thoả thuận với Ban Giám đốc công ty XYZ về nội dung dịch vụ cung cấp, thời gian, phạm vi, mục đích của cuộc kiểm toán, xác định quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên, thống nhất mức giá phí kiểm toán và hình thức thanh toán. Sau đó hai bên sẽ cùng nhau ký kết hợp đồng kiểm toán trên cơ sở những điều khoản đã thoả thuận. 2.2.1.3. Lậpkế hoạchkiểmtoánvà thiếtkế chương trìnhkiểmtoán Việc lập kế hoạch kiểm toán tổng quát nhằm tạo điều kiện pháp lý cũng như các điều kiện cần thiết cho một cuộc kiểm toán. Việc lập kế hoạch kiểm toán tổng quát bao gồm các công việc sau: - Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng. - Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống KSNB. - Phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính. - Đánh giá trọng yếu và rủi ro. - Thiết kế chương trình kiểm toán và bố trí nhân sự tham gia kiểm toán.
  • 37. Luận văn tốt nghiệp 31 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02 Với khách hàng thường xuyên như công ty XYZ, KTV nghiên cứu hồ sơ kiểm toán các năm trước đồng thời phỏng vấn để cập nhật những thay đổi của XYZ trong năm 2012. Những thông tin được kiểm toán viên thu thập về Công ty XYZ Khái quát về Công ty( trích lược Báo cáo của Ban giám đốc – bản sao, Kiểm toán viên trực tiếp phô tô từ bản gốc, lưu file kiểm toán): Chi tiết xem Phụ lục 1: Báo cáo của Ban giám đốc Đánh giá trọng yếu, rủi ro. Đánh giá trọng yếu. - Để tính mức trọng yếu cho toàn báo cáo tài chính. Kiểm toán viên xác định các chỉ tiêu có thể để có thế lựa chọn để tính toán mức trọng yếu. Những chỉ tiêu này bao gồm: Thu nhập ròng trước thuế; Doanh thu; Tài sản lưu động; Nợ ngắn hạn; Tổng tài sản - Tỷ lệ mức trọng yếu được xác định như sau: với công ty khách hang XYZ có thu nhập ròng trước thuế là 7.323.841.673 VNĐ thì mức trọng yếu được xác định như sau: mức trọng yếu tối thiểu= 4%*7.323.841.673 VNĐ, mức trọng yếu tối đa= 8%* 7.323.841.673 VNĐ. Các chỉ tiếu sau tính tương tự. Chi tiết xem tại Phụ lục 1: Giấy tờ làm việc số 2.1: Ước lượng mức trọng yếu cho các khoản mục Đánh giá rủi ro. Công ty XYZ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bao bì xi măng... mặt hàng chủ yếu của Công ty là các loại bao bì xi măng. Tại Việt Nam hiện nay do nhu cầu về xây dựng liên tục tăng nên sản lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty XYZ khá ổn định. Do đó, dựa vào kinh nghiệm nghề nghiệp kiểm toán viên đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với công ty XYZ ở mức Trung bình. Qua phân tích môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và hệ thống KSNB của Công ty XYZ, kiểm toán viên đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức Trung bình. Từ đó, kiểm toán viên đánh giá rủi ro kiểm toán của công ty XYZ là ở mức độ Trung bình.
  • 38. Luận văn tốt nghiệp 32 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02 Thiết kế chương trình kiểm toán và bố trí nhân sự. Như đã nói ở phần trên, chương trình kiểm toán chi phí sản xuất được xây dựng chung cho tất cả các khách hàng. Bởi vậy, KTV không phải thiết kế chương trình kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất sản phẩm nữa mà trong quá trình thực hiện KTV sẽ tiến hành lựa chọn những thủ tục phù hợp với tình hình hoạt động của từng khách hàng và thực hiện một cách linh hoạt các thủ tục đã quy định trong chương trình kiểm toán do AASC xây dựng. Chương trình kiểm toán công ty AASC dựa trên chương trình kiểm toán mẫu của hiệp hội hành nghề kế toán kiểm toán Việt Nam VACPA đồng thời có chỉnh sửa qua quá trình kiểm toán mà AASC thực hiện. Kết luận chung: Sau khi đã tìm hiểu và có những đánh giá sơ bộ khách hàng XYZ, KTV đi vào thực hiện kiểm toán với cách bố trí nhân sự cho cuộc kiểm toán như sau: Khoản mục chi phí NVL TT, chi phí SXC, chi phí SXKD DD do kiểm toán viên Nguyễn Văn A thực hiện kết hợp với phần hành kiểm toán hàng tồn kho; khoản mục chi phí nhân công trực tiếp kết hợp với kiểm toán tiền lương do trợ lý kiểm toán Phạm Hồng N thực hiện. 2.2.2. Thực hiện kiểm toán Chi phí - Giá thành. Đây là giai đoạn chiếm nhiều thời gian nhất trong toàn bộ quá trình kiểm toán tại mỗi khách hàng. Mục đích của giai đoạn này là vận dụng các phương pháp kỹ thuật thích ứng với từng đối tượng kiểm toán cụ thể để đưa ra ý kiến về mức độ trung thực và hợp lý của Bảng khai tài chính. Trong giai đoạn này AASC đã thực hiện các thủ tục kiểm toán sau: 2.2.2.1. Thực hiệnthủtục kiểmsoát: - Kiểm toán viên kiểm tra sự tuân thủ các quy chế tài chính kế toán tại đơn vị khách hàng bằng cách xem xét các văn bản quy định của Nhà nước và của doanh nghiệp về lao động, tiền lương, các khoản trích theo lương, chi phí hợp lệ... - Kiểm tra việc thực hiện các thủ tục, quy định đối với việc quản lý và hạch toán chi phí sản xuất chung như: xuất vật tư; công cụ, dụng cụ, cho các phân
  • 39. Luận văn tốt nghiệp 33 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02 xưởng... có được thực hiện theo đúng trình tự quy định không? việc kiểm tra, phê duyệt, hạch toán... lưu trữ chứng từ như thế nào?... - Các thông tin trên được KTV ghi lại trong bảng tóm tắt về hệ thống KSNB của công ty. Chi tiết xem tại Phụ lục 1: Giấy tờ làm việc số 2.2: Sơ lược về hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty – Chi phí sản xuất. “Việc tổng hợp về kiểm soát nội bộ của công ty còn chung chung, chưa thật sự chi tiết.” Do độ tin cậy vào hệ thống KSNB chỉ ở mức Trung bình nên kiểm toán viên xác định là chủ yếu thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết và thủ tục phân tích mà ít sử dụng thủ tục kiểm soát. 2.2.2.2. Thực hiệnthủtục phân tích: - Mục đích của việc thực hiện các thủ tục phân tích trong giai đoạn này là phát hiện ra các sai phạm và chênh lệch bất thường để tiến hành kiểm tra chi tiết. Trên thực tế, do tính phức tạp và mức độ khó của khoản mục chi phí sản xuất nên công việc này thường do trưởng nhóm kiểm toán thực hiện, KTV tiến hành phân tích xu hướng biến động của các chỉ tiêu giá vốn và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang kỳ này với kỳ trước, phân tích tỷ lệ lãi gộp/doanh thu và so sánh tỷ xuất này qua các năm dựa trên Báo cáo tài chính chính thức mà công XYZ cung cấp. - Để thực hiện được thủ tục phân tích này kiểm toán viên tiến hành thu thập các chính sách của công ty về hàng tồn kho, tiến hành phỏng vấn kế toán trưởng và kế toán viên của công ty XYZ để có được thong tin cần biết về các nguyên tắc áp dụng đối với hàng tồn kho. - Các bước công việc bao gồm: Kiểm toán viên xem xét nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho; phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ; phương pháp hạch toán hàng tồn kho; việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và định mức nguyên vật liệu cho sản phẩm. Chi tiết các bước côngviệc được thể hiệntrêntờ Analytical review/ thủ tục phân tích. Chi tiết xem tại Phụ lục 1: Giấy tờ làm việc số 2.3: Thủ tục phân tích.
  • 40. Luận văn tốt nghiệp 34 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02 2.2.2.3. Thực hiệnthủtục kiểmtra chitiết: Tại công ty AASC hiện nay, thủ tục kiểm tra chi tiết được KTV thực hiện tương đối đầy đủ và được lưu trên giấy tờ làm việc khá khoa học và hợp lý. Đối với kiểm toán khoản mục CPSX SP đươc thực hiện kết hợp ở các phần hành tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, hàng tồn kho, tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định, tiền lương và các khoản trích theo lương, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang... Vì vậy, khi tiến hành kiểm tra khoản mục chi phí sản xuất sản phẩm phải xem xét trên nhiều giấy tờ làm việc. a. Kiểm tra chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tóm tắt các công việc khi tiến hành kiểm tra chi tiết chi phí NVL TT - Đối chiếu số liệu của TK 621 trên BCĐPS, bảng tổng hợp chi phí tính giá thành với số liệu cộng dồn trên sổ cái, sổ chi tiết TK 621. - Đối chiếu số liệu thu thập được với kiểm toán hàng tồn kho. KTV thực hiện đối chiếu tổng chi phí NVL TT phát sinh trong kỳ trên bảng cân đối số phát sinh với tổng phát sinh Có của các TK đối ứng với TK 621. - Chọn mẫu một số nghiệp vụ trên sổ kế toán (sổ chi tiết) đối chiếu với phiếu xuất vật tư để kiểm tra việc ghi sổ, hạch toán vào TK chi phí có phù hợp không. - Đối chiếu chọn mẫu các phiếu xuất vật tư với các phiếu yêu cầu sử dụng vật tư. - Tính toán số lượng đơn vị vật liệu thực tế tiêu hao cho một số đơn vị sản phẩm có hợp lý không (so sánh số lượng vật tư sử dụng thực tế với định mức tiêu hao vật tư để phát hiện ra các chênh lệch bất hợp lý hay những sai số khả dĩ trong hạch toán). - Kiểm tra việc tính toán và phân bổ của các bảng phân bổ nguyên vật liệu, xem xét phương pháp tính giá mà đơn vị áp dụng cho hàng tồn kho để tính giá xuất kho có đúng không. Sau đây là kết quả kiểm toán kiểm tra chi tiết nguyên vật liệu được KTV thể hiện thông qua các giấy tờ làm việc:
  • 41. Luận văn tốt nghiệp 35 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02 + KTV đối chiếu số phát sinh của tài khoản 621 với số phát sinh của các tài khoản đối ứng liên quan trên sổ chi tiết và Bảng cân đối phát sinh xem có khớp hay không. Thể hiện qua giấy tờ làm việc sau: (giấy tờ làm việc số 2.4) + XYZ là một doanh nghiệp sản xuất do đó những nghiệp vụ liên quan đến việc xuất dùng nguyên vật liệu là rất nhiều, vì thế KTV không thể kiểm tra hết được các nghiệp vụ phát sinh mà chỉ tiến hành kiểm tra chi tiết trên mẫu đã chọn. + Mục đích của việc tổng hợp này là xem xét việc tổng hợp và kết chuyển chi phí nguyên vật liệu có chính xác hay không. Cụ thể: Trước hết kiểm toán viên dựa theo bảng cân đối số phát sinh, tổng hợp các số liệu lên bảng tổng hợp tài khoản. Mục đích của việc tổng hợp này là xem xét việc tổng hợp và kết chuyển chi phí nguyên vật liệu có chính xác hay không. Xem Phụ lục 1: Giấy tờ làm việc số 2.4 : Tổng hợp TK 621 Như vậy, các phát sinh bên nợ của 621 đều kết chuyển vào 154, không có bất kỳ khoản giảm phí nào. Để xác định việc sử dụng nguyên vật liệu có hợp lý hay không kiểm toán viên tiến hành phân tích định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm mà công ty đã ban hành. Chi tiết xem tại Phụ lục 1: Giấy tờ làm việc số 2.5 : Định mức tiêu hao. Tiếp đến, KTV tiến hành kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ phát sinh trong năm. Do khối lượng nghiệp vụ phát sinh về CPSX SP trong năm là rất lớn, mặt khác do hạn chế về thời gian và chi phí kiểm toán nên KTV chỉ chọn mẫu nghiệp vụ để kiểm tra. Kiểm toán viên thực hiện chọn mẫu căn cứ trên khoảng cách mẫu và số phát sinh để xác định số mẫu. - Mục đích của việc tiến hành kiểm tra chi tiết nghiệp vụ là xem xét quá trình kiếm soát nội bộ của công ty XYZ đối với nghiệp vụ xuất dung nguyên vật liệu. - Kiểm toán viên sử dụng số liệu thu thập từ sổ nhật kí chung của công ty. Cụ thể kiểm toán viên trích từ phần mềm kế toán của công ty ra excel và tiến hành đối chiếu với sổ chứng từ kế toán của đơn vị.
  • 42. Luận văn tốt nghiệp 36 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02 Chi tiết xem tại Phụ lục 1: Giấy tờ làm việc số 2.6: ( trích lược kiểm tra chi tiết ) Sau khi hoàn tất các bước trên, kiểm toán viên tập hợp lên giấy tờ làm việc (Notes of accounts) những vấn đề cần lưu ý. Cụ thể tại Phụ lục 1: Giấy tờ làm việc số 2.7 : Notes of accounts – TK 621. b. Kiểm tra chi tiết chi phí nhân công trực tiếp. Tóm tắt các công việc đã thực hiện: Thu thập các tài liệu kế toán liên quan đến chi phí về nhân công như: - Danh sách cán bộ công nhân viên; - Sổ tổng hợp và sổ chi tiết tiền lương; - Thoả ước lao động tập thể; - Quy chế phân phối tiền lương, thưởng công ty; - Quyết toán tiền lương năm 2012; - Biên bản đối chiếu số liệu nộp BHXH, BHYT năm 2012 của cả 4 quý... Đối chiếu số tổng hợp trên TK 622 với số liệu tổng hợp trên sổ cái, sổ chi tiết TK 334, 338 (3383, 3384). Xem xét cách tính lương của đơn vị. Xem xét, đối chiếu số liệu trên bảng tính lương và các khoản trích theo lương với số liệu trên sổ cái TK chi phí xem có phù hợp không. Kiểm tra, đối chiếu tổng số tiền lương đã được duyệt trên bảng lương với số tiền ghi trên chứng từ trả lương. Cụ thể, KTV tổng hợp số liệu của TK 622 trên BCĐPS với số cộng dồn trên sổ cái, sổ chi tiết TK 622. KTV đối chiếu số tổng hợp trên TK 622 với số liệu tổng hợp trên sổ cái, sổ chi tiết TK 334, 338 (3382, 3383, 3384) và thấy khớp đúng. Chi tiết xem tại Phụ lục 1: Giấy tờ làm việc số 2.8 : Tổng hợp TK622 Thực hiện chọn mẫu kiểm tra chi tiết chi phí nhân công trực tiếp: Tương tự việc kiểm tra chi tiết đối với tà khoản 621. Kiểm toán viên cũng tiến hành kiểm tra chi tiết đối với tài khoản 622.
  • 43. Luận văn tốt nghiệp 37 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02 - Mục đích của việc kiểm tra là đánh giá sự kiểm soát nội bộ của công ty XYZ đối với nghiệp vụ tính lương cũng như trích lập các khoản bảo hiểm. - Kiểm toán viên thu thập số liệu từ bảng lương, danh sách công nhân tham gia sản xuất của từng phân xưởng, từng bộ phận, bảng trích lập các quỹ như: bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn. Cụ thể xem Phụ lục 1: Giấy tờ làm việc 2.9 Từ các bước công việc đã kiểm tra kiểm toán viên đã đưa ra kết luận cho phần kiểm tra chi tiếp nhân công trực tiếp trên tờ notes of accounts như sau: Phụ lục 1: Giấy tờ làm việc 2.10: Kiểm tra chi tiết Nợ 622. c. Kiểm tra chi tiết chi phí sản xuất chung. Tóm tắt các công việc đã thực hiện: - Đối chiếu tổng số phát sinh của TK 627 trên BCĐPS với số liệu trên sổ cái, sổ chi tiết TK 627. - Đối chiếu kết quả kiểm toán tiền lương, nhân viên; khấu hao TSCĐ, chi phí phải trả, để xem xét tính hợp lý, đầy đủ. - Kiểm tra các khoản chi phí SXC bằng tiền; công cụ, dụng cụ; vật liệu; BHXH, BHYT, KPCĐ... đã hạch toán vào chi phí SXC. - Sau khi đã đối chiếu số phát sinh và thấy khớp số liệu, KTV đối chiếu kết quả kiểm toán tiền lương, nhân viên; khấu hao TSCĐ, chi phí phải trả, để xem xét tính hợp lý, đầy đủ. - Đối với phát sinh Nợ TK 627- đối ứng TK 111, 112 tổng số tiền là 8.640.367.580 đồng: Kiểm toán viên sử dụng kết quả kiểm toán khoản mục tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Kết quả đã khớp đúng số phát sinh. - KTV tiến hành kiểm tra tương tự đối với phát sinh Nợ TK 627- đối ứng với các TK còn lại. Kết quả không có vấn đề gì. - Đối với việc kiểm tra chi phí khấu hao TSCĐ (TK 6274), kiểm toán viên tập trung vào việc kiểm tra xem việc trích lập các khoản chi phí này của đơn vị có tuân theo đúng quy định về thời gian cũng như việc trích lập hay không. Thông qua kiểm
  • 44. Luận văn tốt nghiệp 38 GVHD: TS.Phạm Tiến Hưng SV: Nguyễn Danh Sơn Lớp:CQ47/22.02 tra, KTV thấy rằng việc trích lập chi phí khấu hao TSCĐ là hoàn toàn hợp lý và chấp nhận số chi phí khấu khao mà đơn vị đã trích lập vào chi phí. - Tiếp theo, KTV chọn mẫu để kiểm tra chi tiết. Trên sổ chi tiết TK 627, KTV chọn ra 5 tháng có nghiệp vụ phát sinh nhiều nhất. Mỗi tháng chọn ra các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tiền mặt, tiền gửi ngân hàng đồng thời phát sinh với số tiền lớn để kiểm tra, đối chiếu sự phù hợp với chứng từ gốc và sổ chi tiết để kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ. KTV đối chiếu số phát sinh của tài khoản 627 với số phát sinh của các tài khoản đối ứng liên quan trên sổ chi tiết và Bảng cân đối phát sinh xem có khớp hay không Cụ thể giấy tờ làm việc như sau: Phụ lục 1: Giấy tờ làm việc 2.11 : Tổng hợp TK 627. Sau khi tổng hợp TK 627 tương tự việc kiểm tra chi tiết tài khoản 621 và 622 kiểm toán viên cũng tiến hành kiểm tra chi tiết tài khoản 627. Phụ lục 1: Giấy tờ làm việc 2.12: Kiểm tra chi tiết nợ 627. Qua kiểm tra chứng từ chi phí phát sinh, xem xét tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ, KTV phát hiện có một số khoản chi không được tính vào chi phí SXC nhưng kế toán đơn vị vẫn hạch toán các khoản chi này vào chi phí SXC. KTV ghi nhận trong trong tờ Notes of accounts như sau: Phụ lục 1: Giấy tờ làm việc 2.13 : Notes of accounts 627. d. Kiểm tra chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Tóm tắt công việc đã thực hiện: - Đối chiếu số dư và tổng phát sinh trên BCĐPS với sổ cái, sổ chi tiết TK 154 để xác định tính đúng đắn và hợp lý của các số liệu này. - Xem xét phương pháp tính giá trị sản phẩm dở dang (tính theo từng tháng). - Kiểm tra chi tiết kết quả kiểm kê thực tế chi phí SXKD DD cuối kỳ, đối chiếu với số liệu đã tính toán, xác định trên sổ kế toán.