SlideShare a Scribd company logo
1 of 144
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan toàn bộ những nội dung tôi trình bày trong luận văn là
hoàn toàn của riêng tôi, phản ánh trung thực quy trình thực hành kiểm toán
khoản mục phải thu khách hàng do công ty TNHH Kiểm toán ASCO thực
hiện. Mọi số liệu, giấy tờ làm việc được trình bày trong luận văn đều là trung
thực, xuất phát từ tình hình thực tế của công ty. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm.
Sinh viên thực hiện
(Kí và ghi rõ họ tên)
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01
ii
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 1
CHƯƠNG 1............................................................................................... 4
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI
THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÁC CÔNG TY
KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP THỰC HIỆN ....................................................... 4
1.1. KHÁI QUÁT VỀ KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG ...............................4
1.1.1. Khái quát và đặc điểm của khoản mục phải thu khách hàng ...............................4
1.1.2: Yêu cầu quản lý của khoản mục phải thu khách hàng.........................................5
1.2. KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG
TRONG KIỂM TOÁN BCTC ...........................................................................................6
1.2.1: Mục tiêu kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng ..........................................6
1.2.2. Căn cứ kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng .............................................8
1.2.3. Các sai sót thường gặp khi kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng ............10
1.3. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG
KIỂM TOÁN BCTC ........................................................................................................11
1.3.1. Lập kế hoạch và soạn thảo chương trình kiểm toán...........................................11
1.3.2. Thực hiện kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng ......................................19
1.3.3.Kết thúccông việckiểm toáncủa khoản mục phải thukhách hàng..............................28
CHƯƠNG 2..............................................................................................29
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU
KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY KIỂM TOÁN
TNHH ASCO THỰC HIỆN.......................................................................29
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN TNHH ASCO ....................................29
2.1.1: Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................................29
2.1.2: Đặc điểm tổ chức quản lý và cơ cấu..................................................................31
2.1.3: Đặc điểm tổ chức, quản lý kiểm toán ................................................................34
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01
iii
2.1.4: Đặc điểm tổ chức hệ thống hồ sơ kiểm toán:.....................................................38
2.1.5: Kiểm soát chất lượng công việc kiểm toán........................................................39
2.2. THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH
HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY DỆTA DO CÔNG TY KIỂM TOÁN
TNHH ASCO THỰC HIỆN ..............................................................................................40
2.2.1 Khái quát về cuộc kiểm toán BCTC tại công ty Dệt A ..........................................40
2.2.2. Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán
BCTC tại công ty Dệt A...............................................................................................49
2.3. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG..............................................................74
2.3.1 Ưu điểm...............................................................................................................74
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ....................................................................................78
Chương 3 ..................................................................................................86
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC
DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ASCO THỰC HIỆN .........................86
3.1. SỰ CẦN THIẾT, YÊU CẦU PHẢI HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG
TY TNHH KIỂM TOÁN ASCO THỰC HIỆN ..............................................................86
3.2. NỘI DUNG HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI
THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH ASCO
THỰC HIỆN ....................................................................................................................88
3.2.1. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán........................................................89
3.2.2. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán ............................................................94
3.2.3. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán ...................................................................99
3.2.4. Một số giải pháp khác đối với ASCO ............................................................99
3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ........................................................102
3.3.1. Về phía Nhà nước, Bộ Tài chính, Hội KTV hành nghề...................................102
3.3.2. Về phía KTV và công ty kiểm toán .................................................................105
3.3.3. Về phía khách hàng..........................................................................................105
3.3.4. Về phía các đơn vị đào tạo ...............................................................................106
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01
iv
KẾT LUẬN.............................................................................................107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................108
PHỤ LỤC ...............................................................................................109
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Đầy đủ
ASCO Công ty TNHH Kiểm toán ASCO
BCĐKT BCĐKT
BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
BCKT Báo cáo kiểm toán
BCTC BCTC
BGĐ Ban giám đốc
KSNB Kiểm soát nội bộ
HTKSNB HTKSNB
KTV KTV
CSDL Cơ sở dẫn liệu
SXKD Sản xuất kinh doanh
TK Tài khoản
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam
VSA Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
VND Việt Nam đồng
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01
vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, PHỤ LỤC
Bảng 1.1: Câu hỏi về tính độc lập của KTV ........................ Error! Bookmark not defined.
Bảng 1.2: Bảng câu hỏi đánh giá HTKSNB ........................................................................15
Bảng2.1:Quy mô và tình hìnhkinhdoanh một số nămgầnđâycủa côngtyASCO........................31
(Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động công ty TNHH ASCO).................................32
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu về nhân sự của ASCO ...............................................................34
Bảng2.3: Kế hoạch kiểm toán.............................................. Error! Bookmark not defined.
Phụ lục 1.1: Chương trình kiểm toán mẫu của VACPA....................................................109
Phụ lục 2.1: Hệ thống chỉ mục...........................................................................................112
Phụ lục 2.2: Hợp đồng kiểm toán ......................................................................................120
Phụ lục 2.3: BCTC của công ty dệt A trước kiểm toán .....................................................125
Phụ lục 2.4: Báo cáo kiểm toán .........................................................................................131
Hà Nội, ngày 25 tháng 2 năm 2014 ..................................................................................131
Phụ lục 2.5: BCTC của công ty Dệt A sau kiểm toán........................................................134
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấpthiết của đề tài nghiên cứu
Trong kiểm toán BCTC, kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng
luôn được quan tâm chú trọng. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh, việc trao đổi mua bán giữa các doanh nghiệp với nhau, với các đối
tượng có nhu cầu hay nói chung là khách hàng là hoạt động chính đảm bảo
cho sự tồn tại của doanh nghiệp. Hoạt động này diễn ra dưới nhiều hình thức
đa dạng, gắn liền với những hình thức thanh toán khác biệt với các đặc trưng
riêng, đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự theo dõi một cách cẩn thận, tỉ mỉ các
khoản phải thu của khách hàng. Việc ghi chép không đầy đủ, chính xác các
khoản phải thu khách hàng gây nên ảnh hưởng lớn đến thông tin trên các chỉ
tiêu trong BCTC như tài sản, đồng thời nó cũng gây ảnh hưởng đến khả năng
thanh toán, tình hình tài chính của doanh nghiệp, khiến cho người sử dụng
thông tin có những phán đoán sai lầm, có thể gây hậu quả nghiêm trọng.
Do đó, việc nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện quytrình kiểm toán khoản
mụcphải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm
toán ASCO (ASCO) thực hiện” là vấn đề thời sự cấp thiết về lý luận, thực
tiễn. Đề tài cung cấp cái nhìn tổng quát về quy trình kiểm toán BCTC nói
chung và kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng nói riêng, từ đó giúp cho
việc hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng, cũng
như nâng cao chất lượng kiểm toán tại công ty kiểm toán độc lập – công ty
TNHH Kiểm toán ASCO.
2. Mục đích nghiên cứu của khóa luận
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về quy trình kiểm toán khoản
mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do các công ty kiểm toán
độc lập thực hiện.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01
2
- Nghiên cứu và đánh giá thực trạng về quy trình kiểm toán khoản mục
phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán
ASCO thực hiện.
- Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục
phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán
ASCO thực hiện.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng quy
trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do
công ty kiểm toán độc lập thực hiện.
Phạm vi nghiên cứu của khóa luận: Nghiên cứu và đánh giá thực trạng
về quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán
BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán ASCO.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Đề tài được thực hiện nhằm nghiên cứu về cơ sở lý
luận quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán
BCTC do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện.
- Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu và đánh giá thực trạng về quy trình
kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC tại công ty
kiểm toán độc lập giúp hiểu rõ hơn sự vận dụng lý luận vào thực tiễn công tác
kiểm toán và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán đối với
khoản mục phải thu khách hàng cho phù hợp với tình hình thực tế.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Về phương pháp luận: Đề tài được nghiên cứu và thực hiện dựa trên
phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với tư duy và khoa học
logic.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01
3
- Về kỹ thuật: Luận văn đã sử dụng kết hợp các phương pháp như: khảo
sát trực tiếp, phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh...
6. Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, đề mục, danh mục bảng biểu phụ lục..., nội
dung chính của luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về quy trình kiểm toán khoản mục phải
thu kháchhàng trong kiểm toán BCTC do các công ty kiểm toán độc lập
thực hiện.
Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục phải thu
kháchhàng trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán ASCO
thực hiện.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán
khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do Công ty
TNHH Kiểm toán ASCO thực hiện.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01
4
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC
PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÁC
CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP THỰC HIỆN
1.1. KHÁI QUÁT VỀ KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG
1.1.1. Khái quát và đặc điểm của khoảnmục phải thu kháchhàng
1.1.1.1. Khải niệm khoản phải thu khách hàng
Phải thu khách hàng là khoản nợ của các cá nhân, tổ chức, đơn vị bên
trong và bên ngoài doanh nghiệp về số tiền mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
của doanh nghiệp mà chưa thanh toán tiền cho doanh nghiệp.
1.1.1.2. Đặc điểm của khoản mục phải thu khách hàng
- Khoản mục phải thu khách hàng thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
tài sản của doanh nghiệp.
- Khoản mục phải thu khách hàng có liên quan chặt chẽ đến việc tiêu
thụ sản phẩm, có ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi
nhuận của doanh nghiệp.
- Khoản mục phải thu khách hàng liên quan chặt chẽ đến việc tổ chức
và bảo toàn vốn lưu động của doanh nghiệp. Việc tăng giảm khoản phải thu
khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí quản lý nợ, chi phí thu hồi nợ.
- Tăng khoản phải thu sẽ làm tăng rủi ro dẫn đến tình trạng nợ quá hạn
khó đòi, hoặc không thu hồi được nợ do khách hàng vỡ nợ, dẫn đến mất vốn
doanh nghiệp.
- Phải thu khách hàng được trình bày theo giá trị thuần có thể thực hiện
được, tuy nhiên do việc lập dự phòng phải thu khó đòi thường dựa vào ước
tính của các nhà quản lý nên có nhiều khả năng sai sót và khó kiểm tra.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01
5
1.1.2:Yêu cầu quản lý của khoảnmục phải thu kháchhàng
Hiện nay, tình hình cạnh tranh trên thị trường ngày càng quyết liệt, tốc
độ thông tin ngày càng nhanh nhạy tạo điều kiện cho mối quan hệ mua bán
giao dịch giữa cá nhân với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với doanh
nghiệp ngày càng mở rộng. Trong bối cảnh đó, khoản phải thu khách hàng
của doanh nghiệp ngày càng mở rộng cả về số lượng và quy mô của các
khoản phải thu. Trong nhiều công ty, các khoản phải thu chiếm một tỷ trọng
lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp, ảnh hưởng lớn đến các thông tin
được trình bày trong BCTC. Do vậy, việc quản lý, kiểm soát tốt khoản phải
thu khách hàng là một nhu cầu tất yếu của các doanh nghiệp, giúp cho doanh
nghiệp tránh được những rủi ro như: bị chiếm dụng, bị tham ô, bị ghi khống
hay trích lập dự phòng không hợp lý…
Yêu cầu quản lý khoản mục phải thu khách hàng gồm:
- Các khoản phải thu khách hàng phải được ghi chép chính xác với đầy
đủ hóa đơn chứng từ, kịp thời, đúng kỳ.
- Các khoản phải thu khách hàng phải được theo dõi chi tiết theo từng
mã đối tượng khách hàng, phải chú ý đến từng khoản khách hàng trả tiền
trước…
- Với các khoản phải thu khách hàng phải thu khách hàng có gốc ngoại
tệ, phải chú ý đến tỷ giá ghi nhận nợ và tỷ giá thanh toán, cuối kỳ phải có
đánh giá chênh lệch tỷ giá cho khoản mục này.
- Các khoản trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi cho khoản mục này
phải được xác định có căn cứ cụ thể chính xác theo quy định của nhà nước.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01
6
1.2. KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU
KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC
1.2.1:Mục tiêu kiểm toán khoản mục phải thu kháchhàng
Mục tiêu của kiểm toán BCTC là giúp cho KTV và công ty kiểm toán
đưa ra ý kiến xác nhận xem BCTC có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế
độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp thuận) hay không, có tuân thủ pháp luật
liên quan và có phản ứng trung thực và hợp lý trên mọi khía cạnh trọng yếu
hay không.
Phù hợp với mục tiêu chung của kiểm toán BCTC, mục tiêu cụ thể của
kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng là thu thập đầy đủ các bằng chứng
thích hợp từ đó đưa ta lời xác nhận về mức độ tin cậy của các thông tin tài
chính liên quan đến khoản mục phải thu khách hàng, đồng thời cũng cung cấp
các thông tin, tài liệu có liên quan làm cơ sở tham chiếu khi kiểm toán các chu
kỳ, khoản mục khác có liên quan như: chu kỳ bán hàng thu tiền, chu kỳ hàng
tồn kho, khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ…
Cụ thể hóa các mục tiêu đó là:
* Đối với kiểm toán nghiệp vụ phải thu khách hàng:
- Kiểm tra CSDL về tính có thật (sự phát sinh): nghiệp vụ phát sinh
khoản phải thu khách hàng đã ghi sổ phải thực sự phát sinh.
- Kiểm tra CSDL về sự tính toán, đánh giá: nghiệp vụ phát sinh khoản
phải thu khách hàng đã ghi sổ phải được tính toán, đánh giá đúng đắn và hợp
lý.
- Kiểm tra CSDL về sự hạch toán đầy đủ: nghiệp vụ phát sinh khoản
phải thu khách hàng đã ghi sổ kế toán phải được hạch toán đầy đủ, không
trùng hay sót.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01
7
- Kiểm tra CSDL về sự phân loại và hạch toán đúng đắn: các nghiệp
vụ phát sinh khoản phải thu khách hàng phải được phân loại và ghi nhận đúng
nguyên tắc kế toán và đúng quan hệ đối ứng tài khoản (vào các sổ kế toán),
chính xác về số liệu tương ứng đã ghi trên chứng từ.
- Kiểm tra CSDL về sự phân loại và hạch toán đúng kỳ: nghiệp vụ phát
sinh khoản phải thu khách hàng đã phát sinh phải được hạch toán kịp thời,
đảm bảo phát sinh thuộc kỳ nào phải được ghi sổ kế toán của kỳ ấy.
- Kiểm tra CSDL về sự cộng dồn và báo cáo: cuối kỳ hạch toán, số liệu
về các nghiệp vụ phải thu khách hàng đã ghi sổ trong kỳ phải được tổng hợp
một cách đầy đủ, chính xác trên từng sổ chi tiết và sổ tổng hợp.
* Đối với kiểm toán số dư khoản mục phảithu khách hàng:
- Kiểm tra CSDL về tính hiện hữu: Các khoản nợ phải thu khách hàng
trên sổ kế toán là thực tế đang tồn tại .
- Kiểm tra CSDL về quyền và nghĩa vụ: Các khoản nợ phải thu khách
hàng phản ánh trong BCTC đúng nghĩa vụ của doanh nghiệp, nghĩa là khoản
nợ phải trả đang tồn tại chủ nợ mà doanh nghiệp phải có nghĩa vụ trả nợ trong
một thời gian nhất định với một số tiền nhất định.
- Kiểm tra CSDL về tính toán, đánh giá: các khoản nợ phải thu khách
hàng được tính toán đúng đắn, ghi nhận chính xác.
- Kiểm tra CSDL tính đầy đủ: các khoản nợ phải thu khách hàng được
ghi nhận đầy đủ.
- Kiểm tra CSDL về cộng dồn: các khoản nợ phải thu khách hàng được
tổng hợp đầy đủ, chính xác.
- Kiểm tra CSDL về trình bày công bố: các khoản nợ còn phải trả được
trình bày trên BCTC phù hợp với quy định của chế độ kế toán và nhất quán
với số liệu trên sổ kế toán của đơn vị.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01
8
1.2.2. Căncứ kiểm toán khoảnmục phải thu kháchhàng
a, Hiểu biết chung về nền kinh tế:
Thực trạng nền kinh tế, tỷ lệ lãi xuất, mức độ lạm phát của nền kinh tế,
các chính sách của nhà nước, các biến động của thị trường, tỷ giá ngoại tệ…
đều có những ảnh hưởng nhất định đến chính sách giá, chính sách bán hàng,
chính sách marketing và chính sách tín dụng của đơn vị.
b, Đặc điểm môi trường và lĩnh vực hoạt động kinh doanh của đơn vị
được kiểm toán:
+ Các vấn đềliên quan đến môi trường kinh doanh và hoạt động của đơn
vị: thị trường, cạnh tranh, đặc điểm của hoạt động kinh doanh của đơn vị...
+ Rủi ro kinh doanh: sự cạnh tranh khốc liệt, sự thay đổi thị hiếu của
thị trường, sự thu hẹp hay mở rộng của quy mô kinh doanh của đơn vị.
+ Các chuẩn mực, chế độ kế toán và các vấn đề khác có liên quan đến
hoạt động của doanh nghiệp, các quyđịnhcủapháp luật và các chính sách, chế
độ cụ thể có liên quan.
+ Thị trường, giá cảvà các nguồn cung cấp về hàng hóa, dịch vụ, lao động…
c, Các nhân tố nội tại của đơn vị được kiểm toán:
Một số nhân tố nội tại của đơn vị được kiểm toán bao gồm:
* Các đặc điểm quan trọng về sở hữu và quản lý
+ Hội đồng quản trị; loại hình và đặc điểm sở hữu của doanh nghiệp;
lĩnh vực, phạm vi và đối tượng được phép kinh doanh.
+ Thời hạn được phép hoạt động có ảnh hưởng đến khả năng hoạt động
liên tục và các quan hệ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của đơn vị.
+ Tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh; cơ sở sản xuất kinh doanh
chính, các chi nhánh, đại lý…; mục tiêu quản lý kế hoạch chiến lược của đơn
vị…
* Tình hình kinh doanh của đơn vị:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01
9
+ Đặc điểm và quy mô sản xuất kinh doanh của đơn vị.
+ Các vấn đề về sản phẩm, dịch vụ và thị trường cũng như các khách
hàng chính và hợp đồng chính, điều khoản về thanh toán, chính sách giá cả…
+ Các công nợ, nghiệp vụ chi trả bằng ngoại tệ…
* Khả năng tàichính, các nhân tố liên quan đến tình hình tài chính và
khả năng sinh lợi của đơn vị được kiểm toán:
+ Xu hướng biến động của kết quả tài chính…
* Yếu tố pháp luật
+ Các chính sách tài chính và chính sách thuế của nhà nước.
+ Hồ sơ kiểm toán năm trước
d, Các tài liệu do đơn vị được kiểm toán cung cấp
Căn cứ để kiểm toán các khoản khoản phải thu khách hàng bao gồm
những tài liệu chủ yếu sau đây:
+ Các nội quy, quy chế nội bộ của đơn vị liên quan đến quản lý và ghi
nhận khoản phải thu khách hàng cũng như quá trình khách hàng thanh toán
cho doanh nghiệp.
+ BCĐKT năm, kỳ kiểm toán (phần liên quan đến hàng hóa, tài sản bán
ra và các khoản khách hàng thanh toán).
+ Các sổ kế toán tổng hợp, chi tiết của các tài khoản có liên quan đến
các tài khoản đã nêu ở trên.
+ Các chứng từ, hóa đơn bán hàng, phiếu thu tiền, phiếu xuất kho, hóa
đơn GTGT, chứng từ vận chuyển, biên bản giao nhận hàng hóa cho đơn vị
khách hàng...
+ Các kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch bán hàng, hồ sơ bán
hàng có sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01
10
+ Các nhật kí, báo cáo bán hàng và cung cấp dịch vụ, báo cáo thống kê,
nhật kí thu tiền...
+ Các bảng báo giá của đơn vị, giấy báo xuất hàng, biên bản và báo cáo
giao hàng.
+ Các tài liệu tính toán chiết khấu, giảm giá hàng bán, hàng bị trả lại.
+ Các quy định kiểm soát nội bộ có liên quan đến chu kì bán hàng
thanh toán.
+ Sổ chi tiết, sổ tổng hợp của tài khoản 131; các biên bản đối chiếu
định kì về số liệu giữa các doanh nghiệp với ngân hàng...
+ Các tài liệu khác có liên quan, như: Thẻ kho, nhật kí của bảo vệ,...
1.2.3. Các sai sót thường gặp khi kiểm toán khoản mục phải thu
khách hàng
- Khoản phải thu khách hàng có thể không có thật (không có khách
hàng tồn tại hoặc có tồn tại nhưng không đảm bảo tính pháp lý, không đảm
bảo tư cách pháp nhân, không đảm bảo tính có thật từ việc bán hàng hay dịch
vụ...). Trong thực tế, để tăng lợi nhuận hoặc khuếch trương tình hình tài chính
nhằm mục đích thu hút đầu tư, vay tiền ngân hàng... các doanh nghiệp có thể
ghi tăng khoản phải thu khách hàng. Vì vậy, KTV thực hiện kiểm toán kiểm
toán chặt chẽ hơn đối với những khoản phải thu khách hàng bị nghi ngờ và
thực hiện kiểm toán thận trọng hơn đối với các nghiệp vụ phát sinh vào đầu
kỳ sau.
- Sự xác nhận không phù hợp, thường có những chênh lệch phải xác
minh lại bằng các kỹ thuật bổ sung, các kỹ thuật kiểm toán thông qua ngân
hàng, hoặc phải kiểm toán hàng hóa, dịch vụ trả lại...
- Ghi chép khoản phải thu khách hàng không đúng cho từng loại (phải
thu ngắn hạn, dài hạn) và từng đối tượng bán hàng.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01
11
- Không khớp giữa số liệu giữa sổ chi tiết với sổ tổng hợp.
- Thiếu sự đối chiếu xác nhận định kỳ.
- Nợ phải thu bị khách hàng dây dưa quá hạn kéo dài, không được xử lý
kịp thời, không thu hồi được làm doanh nghiệp mất cân đối về tài chính và
mất khả năng thanh toán. Chính vì vậy, kiểm toán các khoản phải thu khách
hàng là một bộ phận không thể thiếu trong kiểm toán BCTC.
1.3. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH
HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC
1.3.1. Lập kế hoạch và soạn thảo chương trình kiểm toán
1.3.1.1. Lập kế hoạch
Kế hoạch kiểm toán là những định hướng và những công việc dự kiến
phải làm trong quá trình kiểm toán, đồng thời nó cũng chỉ ra những điều kiện
cần thiết để thực hiện một cuộc kiểm toán được sắp xếp theo một trình tự cụ
thể nhất định.
Lập kế hoạch kế toán là việc KTV và công ty kiểm toán căn cứ vào
mục tiêu, yêu cầu, thời gian và điều kiện cụ thể của mỗi khách hàng kiểm
toán, của công ty kiểm toán để lập ra một kế hoạch tối ưu cho cuộc kiểm toán
đó.
Trong kiểm toán BCTC, lập kế hoạch kiểm toán gồm ba bộ phận là:
+ Lập kế hoạchchiếnlược (lập cho nhữngcuộc kiểm toán có quy mô lớn)
+ Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể (lập cho mọi cuộc kiểm toán)
+ Lập chương trình kiểm toán (lập cho các khoản mục nghiệp vụ)
Đối với khoản mục phải thu khách hàng, ta thực hiện lập kế hoạch
kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán.
Kế hoạch kiểm toán tổng thể là toàn bộ những dự kiến chi tiết, cụ thể
về nội dung, phương pháp, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán được
áp dụng cho một cuộc kiểm toán.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01
12
Kế hoạch kiểm toán tổng thể là cơ sở để lập chương trình kiểm toán.
Để lập được kế hoạch kiểm toán tổng thể, trưởng nhóm kiểm toán phải có
thời gian tìm hiểu thêm về đơn vị kiểm toán.
Nội dung cơ bản, chủ yếu của việc lập kế hoạch kiểm toán tổng thể đối
với khoản mục phải thu khách hàng bao gồm:
a,Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
Bước 1: Đánh giá khả năng chấp nhậnkiểm toán
Khi nhận được thư mời kiểm toán, công ty kiểm toán sẽ xem xét khả
năng chấp nhận khách hàng.
Đối với khách hàng lần đầu tiên kiểm toán, việc xem xét khả năng kiểm
toán phải được coi trọng do việc chấp nhận kiểm toán khách hàng ảnh hưởng
đến uy tín cũng như rủi ro của công ty kiểm toán. Công ty kiểm toán cần nắm
được sơ bộ những thông tin về khách hàng (lịch sử hình thành, ngành nghề
kinh doanh, doanh thu các năm, kết quả kiểm toán các năm trước…) để đánh
giá khả năng thực hiện hợp đồng kiểm toán và đưa ra mức giá phí phù hợp.
Đối với khách hàng thường niên, hằng năm, KTV phải thu thập lại
những thông tin thay đổi về khách hàng và đánh giá liệu có rủi ro nào khiến
KTV phải ngừng cung cấp dịch vụ kiểm toán này hay không.
Ngoài ra, KTV còn phải biết được mục đích kiểm toán BCTC của
khách hàng để dự đoán nguy cơ sai phạm của khoản mục phải thu khách
hàng.
Bước 2: Ký hợp đồng kiểm toán
Hợp đồng kiểm toán là văn bản pháp lý làm cơ sở thực hiện công việc
kiểm toán cũng như xử lý các tranh chấp giữa doanh nghiệp kiểm toán với
khách hàng.
Bước 3: Bố trí nhân sự và phương tiện làm việc
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01
13
Một sự sắp xếp khoa học về nhân sự và phương tiện làm việc sẽ giúp
tiết kiệm chi phí và thời gian kiểm toán. Số lượng nhân sự chủ yếu phụ thuộc
khối lượng công việc, thời gian kiểm toán và trình độ, năng lực của đội ngũ
KTV. Phương tiện làm việc thông thường gồm giấy tờ làm việc, hồ sơ tài liệu
có liên quan, phương tiện đi lại, phương tiện giúp KTV tính toán, kiểm tra số
liệu…
Trong khi bố trí nhân sự, cần phải chú ý xem xét tính độc lập của KTV
để đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán và tránh mâu thuẫn về mặt pháp lý
có thể xảy ra khi phát hành Báo cáo kiểm toán.
b,Giai đoạn lập kế hoạch tổng thể
Theo VSA 300, kế hoạch kiểm toán phải được lập cho mọi cuộc kiểm
toán. Kế hoạch kiểm toán phải được lập một cách thích hợp, đảm bảo bao
quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán; phát hiện gian lận, rủi
ro, những vấn đề tiềm ẩn; đảm bảo cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng thời
hạn. Kế hoạch kiểm toán trợ giúp các KTV phân công công việc cho trợ lý
kiểm toán và phối hợp với KTV và chuyên gia khác về công việc kiểm toán.
Bước 1: Thu thập thông tin cơ sở
- Những thông tin cần biết về đơn vị được kiểm toán:
+ Tình hình chung về kinh tế và đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh có
tác động đến đơn vị được kiểm toán như: tình hình về nền kinh tế, ngành nghề
kinh doanh; vốn lưu động, thị trường của mặt hàng, các đối thủ cạnh tranh, thị
phần của đơn vị... Các nhân tố này ảnh hưởng đến chính sách bán hàng của
đơn vị, như vậy sẽ ảnh hưởng đến khoản mục phải thu khách hàng.
+ Các đặc điểm cơ bản của khách hàng như: Loại hình sở hữu, lĩnh vực
hoạt động, kết quả tài chính và nghĩa vụ cung cấp thông tin kể cả những thay
đổi từ lần kiểm toán trước: thay đổi chính sách bán hàng (VD: cho khách
hàng mua chịu nhiều hơn để tránh tồn nhiều hàng tồn kho, tăng hoặc giảm kỳ
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01
14
thu nợ bình quân…), chính sách marketing (tung sản phẩm mới thử nghiệm,
tạo phương thức thanh toán ưu đãi để thúc đẩy tiêu thụ…)
+ Năng lực quản lý của ban giám đốc: Ban giám đốc có năng lực quản
lý tốt, HTKSNB của đơn vị đối với chu trình bán hàng thu tiền sẽ chặt chẽ và
hiệu quả hơn.
+ Các vấn đề khác: Khả năng liên tục hoạt động kinh doanh của đơn vị,
sự hiện hữu của các bên có liên quan. Đối với kiểm toán khoản mục phải thu
khách hàng, các bên liên quan cần phải thu thập là các tổ chức, cá nhân có
quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa; các đơn vị trực thuộc, các đơn vị trong
cùng hệ thống công ty luôn có quan hệ thu chi hộ; các cá nhân, nhân viên
trong cùng công ty.
Từ những thông tin trên, KTV sẽ có đánh giá về rủi ro tiềm tàng và một
phần rủi ro kiểm soát của đơn vị.
- Hiểu biết về chế độ kế toán:
+ Các chính sách kế toán mà đơn vị áp dụng và những thay đổi trong
những chính sách đó;
+ Ảnh hưởng của các chính sách mới về kế toán và kiểm toán;
+ Đơnvị được kiểmtoánsửdụngkế toánthủ cônghayphần mềm kế toán;
+ Hệ thống tài khoản sử dụng.
Bước 2: Tìm hiểu và đánh giá sơ bộ HTKSNB đối với khoản phải
thu khách hàng
- Tìm hiểu về HTKSNB
Để đánh giá về HTKSNB đối với khoản mục phải thu khách hàng,
trước tiên KTV cần tìm hiểu quy trình thiết kế của HTKSNB bao gồm có các
thủ tục kiểm soát từ khâu nhận đơn đặt hàng, xét duyệt, vận chuyển, lập hóa
đơn, ghi chép kế toán, cho đến khi khách hàng trả tiền. Để tìm hiểu về
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01
15
HTKSNB đối với khoản mục này, KTV có thể sử dụng bảng tường thuật,
bảng hỏi hoặc lưu đồ.
Từ việc tìm hiểu những thông tin trên, KTV có được đánh giá về rủi ro
kiểm soát là lớn hay không.
Dưới đây một ví dụ cho bảng hỏi:
Bảng 1.1: Bảng câu hỏi đánh giá HTKSNB
Câu hỏi
Trả lời
Ghi
chú
Không
áp dụng
Có Không
Yếu kém
Quan
trọng
Thứ
yếu
1. Các khoản bán chịu có được xét duyệt
trước khi gửi hàng hay không ?
2. Các chứng từ gửi hàng có được đánh
số thứ tự liên tục trước khi sử dụng hay
không ?
3. Các hóa đơn bán hàng có được đánh số
thứ tự liên tục trước khi sử dụng hay
không ?
4. Có quy định bắt buộc kiểm tra để đảm
bảo rằng mọi hàng hóa gửi đi đều đã
được lập hóa đơn hay không ?
5. Có bảng giá được duyệt để làm cơ sở
tính tiền trên hóa đơn hay không ?
6. Hóa đơn có được kiểm tra độc lập
trước khi gửi đi hay không ?
7. Hàng tháng có gửi một bản sao kê
công nợ cho khách hàng hay không ?
8. Việc nhận hàng bị trả lại có sự phê
duyệt của người có thẩm quyền hay
không ?
9. Đơn vị có thực hiên việc đối chiếu
giữa tài khoản chi tiết về các khách hàng
với khoản nợ phải thu khách hàng trên sổ
cái hay không ?
10.....
- Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát
KTV dựa trên những hiểu biết về HTKSNB để đánh giá sơ bộ về rủi ro
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01
16
kiểm soát. KTV nên nhận diện những điểm mạnh, điểm yếu của HTKSNB
làm căn cứ để giảm thiểu hay mở rộng quy mô các thử nghiệm cơ bản.
Bước 3: Đánh giá rủi ro và mức trọng yếu
- Đánh giá tính trọng yếu:
Trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV phải đánh giá mức độ trọng yếu
để ước tính mức độ sai sót có thể chấp nhận được. KTV cần đánh giá mức
trọng yếu cho toàn bộ BCTC và phân bổ cho từng khoản mục, trong đó có
khoản phải thu khách hàng.
Có thể khái quát các bước đánh giá tính trọng yếu theo trình tự sau:
Bước 1: KTV ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho toàn bộ BCTC.
Bước 2: KTV phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho khoản
mục phải thu khách hàng.
Bước 3: KTV ước tính sai sót cho khoản mục phải thu khách hàng.
Bước 4: KTV phải ước tính sai sót kết hợp của các bộ phận.
Bước 5: KTV so sánh ước tính kết hợp với sai sót ước tính ban đầu.
- Đánh giá rủi ro:
Mô hình rủi ro kiểm toán cho khoản mục phải thu khách hàng được xây
dựng theo công thức sau: AR = IR x CR x DR
* Rủi ro kiểmtoán (AR): Là rủi ro mà KTV có thể mắc phải khi đưa ra
nhận xét không xác đáng về khoản phải thu khách hàng. Mức rủi ro kiểm toán
được xác định dựa vào hai yếu tố. Yếu tố thứ nhất là mức độ tin tưởng vào
BCTC củangười sửdụng, có thể xác định thông qua các thông tin như quy mô
đơnvị, sự phân phốiquyền sở hữu, bản chất và quymô của côngnợ. Yếu tố thứ
hai là khả năng côngty khách hàng gặp khó khăn về tài chính sau khi BCTC và
báo cáo kiểm toán được công bố, có thể cân nhắc các yếu tố như: Khả năng
chuyển đổithành tiền củatài sản, các khoản lãi hoặc lỗ trong những năm trước,
bản chất hoạt động của đơn vị khách hàng.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01
17
* Rủi ro tiềm tàng (IR): Là khả năng khoản mục phải thu khách hàng
trên BCTC chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp, cho dù
có hay không có HTKSNB. Rủi ro tiềm tàng được đánh giá ở 3 mức độ: cao,
trung bình hoặc thấp.
Để đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục phải thu khách hàng,
KTV cần xem xét các yếu tố ảnh hưởng sau:
+ Bản chất kinh doanh của khách hàng: Công việc sản xuất kinh
doanh, các yếu tố tác động của ngành nghề, môi trường kinh tế, cơ cấu vốn,
tính chất thời vụ quyết định tới đặc thù khách hàng của đơn vị.
+ Bản chất của khoản mục phải thu khách hàng: Các nghiệp vụ kinh tế
xảy ra, tính phức tạp của các nghiệp vụ. Chẳng hạn như thời điểm ghi nhận
doanh thu cũng như phải thu phải căn cứ vào điều khoản của hợp đồng mua
bán, thời điểm chuyển giao quyền kiểm soát và rủi ro đối với hàng hóa, dịch
vụ. Đôi khi việc xác định thời điểm chuyển giao quyển kiểm soát và rủi ro đối
với hàng hóa là khó xác định.
+ Bản chất hệ thống kế toán và thông tin trong đơn vị như mức độ, tính
chất phức tạp, phạm vi và tính hiệu quả của hệ thống kế toán hay các thiết bị,
thông tin tính toán áp dụng trong doanh nghiệp.
* Rủi ro kiểmsoát(CR):Đốivới khoản mục phảithu kháchhàng, đây là
rủi ro mà sai phạm trọng yếu trong khoản mục phải thu khách hàng khi tính
riêng lẻ hay gộp với các sai phạm khác, đã không được HTKSNB ngăn ngừa
hoặc phát hiện và sửa chữa. Rủi ro kiểm soát được KTV đánh giá ở 3 mức độ:
cao, trung bình hoặc thấp.
Các yếu tố ảnh hưởng đến CR mà KTV cần phải quan tâm bao gồm:
+ Tính chất mới mẻ và phức tạp của các loại giao dịch;
+ Khối lượng và cường độ của giao dịch (nhiều hay ít, mạnh hay yếu);
số lượng, chất lượng nhân lực tham gia kiểm soát chu trình bán hàng;
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01
18
+ Tính hiệu lực, hợp lý và hiệu quả của các thủ tục kiểm soát và trình
tự kiểm soát trong doanh nghiệp liên quan đến khoản phải thu khách hàng;
Việc đánh giá rủi ro kiểm soát đối với khoản phải thu khách hàng thực chất là
việc đánh giá về tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kế toán và HTKSNB đối
với chính khoản mục này.
* Rủi ro phát hiện (DR): là rủi ro xảy ra các sai sót trọng yếu từng
nghiệp vụ và khoản mục phải thu khách hàng trong BCTC khi tính riêng rẽ
hoặc tính gộp mà KTV không phát hiện được trong quá trình kiểm toán.
Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro phát hiện của khoản mục phải thu
gồm: phạm vi, phương pháp kiểm toán, trình độ, kinh nghiệm và khả năng
xét đoán của KTV.
KTV đánh giá rủi ro phát hiện dựa theo công thức đã nêu ở trên. Theo
đó, rủi ro phát hiện tỷ lệ nghịch với rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát.
1.3.1.2 Soạn thảo chương trình kiểm toán
Chương trình kiểm toán là một bảng liệt kê, chỉ dẫn các thủ tục kiểm
toán chi tiết tương ứng với mục tiêu kiểm toán của các công ty kiểm toán cụ
thể được sắp xếp theo một trình tự nhất định.
Chương trình kiểm toán chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán từng phần hành,
nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cụ thể và thời gian
ước tính cần thiết cho từng phần hành. Đồng thời, chương trình kiểm toán
cũng là toàn bộ những chỉ dẫn cho trợ lý KTV và trợ lý kiểm toán tham gia
vào công việc kiểm toán và là phương tiện ghi chép theo dõi, kiểm tra tình
hình thực hiện kiểm toán.
Chương trình kiểm toán phải được lập và thực hiện cho mọi cuộc kiểm
toán, trong đó xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm
toán cần thiết để thực hiện kế hoạch kiểm toán tổng thể.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01
19
Đối với kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng, dựa vào các tài liệu
được khách hàng cung cấp, mục tiêu kiểm toán của khoản mục, sau khi xem
xét các loại rủi ro, KTV sẽ lập chương trình kiểm toán khoản mục phải thu
khách hàng trong đó chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán, nội dung, phạm vi của các
thủ tục kiểm toán cụ thể và thời gian ước tính cho phần hành phải thu khách
hàng. Chương trình kiểm toán khoản phải thu khách hàng tương tự với một
chương trình kiểm toán thông thường, bao gồm các phần: Tài liệu khách hàng
chuẩn bị, mục tiêu kiểm toán, thủ tục kiểm toán và kết luận cho khoản mục
phải thu khách hàng.
Hiện nay, các công ty kiểm toán đang thực hiện kiểm toán theo chương
trình kiểm toán mẫu được VACPA xây dựng. Tùy theo đặc điểm của từng
đơn vị được kiểm toán, KTV sẽ lựa chọn các thử nghiệm phù hợp nhằm đảm
bảo cuộc kiểm toán diễn ra chất lượng, đúng thời gian.
(Phụ lục 1.1:Chương trình kiểm toán mẫu của khoản mục phải thu khách
hàng do VACPA xây dựng)
1.3.2. Thực hiện kiểm toán khoảnmục phải thu kháchhàng
Đây là giai đoạn mà KTV thực hiện các kế hoạch, các chương trình
kiểm toán đã được hoạch định sẵn. Các công việc cụ thể trong giai đoạn này
bao gồm:
1.3.2.1. Khảo sát KSNB
Khi tiến hành kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng, thông thường
để có cơ sở xác định phạm vi triển khai các thử nghiệm cơ bản, KTV cần thực
hiện khảo sát về kiểm soát đối với chu kỳ bán hàng thu tiền của đơn vị được
kiểm toán.
a, Tìm hiểu, đánh giá về các chính sách kiểm soát, các quy định về
kiểm soát nội bộ đối với khoản khoản phải thu khách hàng.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01
20
Để có được hiểu biết về các chính sách, quy định của đơn vị về KSNB
đối với khoản mục phải thu khách hàng, KTV cần yêu cầu các nhà quản lý
đơn vị cung cấp các văn bản quy định về KSNB có liên quan như : các nội
quy, quy chế nội bộ của đơn vị liên quan đến quản lý các nghiệp vụ bán hàng
và thu tiền, quy định về việc thực hiện đối chiếu công nợ vào cuối kì với các
đối tượng khách hàng, quy định về việc theo dõi các đối tượng công nợ....
Khi nghiên cứu các văn bản quy định về KSNB của đơn vị, cần chú ý
đến các khía cạnh cơ bản:
- Tính đầy đủ của các quy định cho kiểm soát đối với các khâu quản lý
khoản phải thu khách hàng như: như khâu kiểm soát bán chịu, khâu thu tiền
hàng bán chịu, khâu theo dõi và thanh toán công nợ với người mua...
- Tínhchặt chẽ của quy chế KSNB đó. Ví dụ: đối với quy định về khâu
kiểm soát mua chịu phải có sự phê chuẩn của cấp có thẩm quyền ( đầy đủ chữ
ký của người có liên quan)...
b, Khảo sát về sự vận hành các quy chế KSNB
Các phương pháp cụ thể thường được sử dụng để kiểm tra tính hữu
hiệu và tính thường xuyên liên tục trong vận hành của các quy chế kiểm soát,
các bước kiểm tra bao gồm:
- Thiết lập hệ thống câu hỏi sẵn về KSNB khoản phải thu khách hàng
hoặc mô tả bằng lưu đồ. Việc thiết lập hệ thống câu hỏi này phải theo trình tự,
đầy đủ và chặt chẽ. KTV muốn lập được một hệ thống câu hỏi chặt chẽ và
đầy đủ thì phải có sự hiểu biết nhất định về kiểm soát nội bộ đối với khoản
mục phải thu khách hàng cũng như hiểu biết về sự vận hành và quy chế kiểm
soát đặc thù của mỗi công ty được kiểm toán. Có như vậy bảng hệ thống câu
hỏi được đặt ra mới xác thực phù hợp, giúp KTV thu thập được nhiều thông
tin hơn qua việc điều tra này.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01
21
- Trực tiếp khảo sát, thu thập, tìm hiểu về quá trình kiểm soát nội bộ
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến việc hình thành khoản phải thu
khách hàng. Khi khảo sát quá trình kiểm soát của khoản mục này ở doanh
nghiệp, ta cần phải lưu ý đến các cơ sở dẫn liệu của quy chế kiểm soát nội bộ
như tính hiện hữu, tính hiệu lực và tính liên tục của quy chế kiểm soát nội bộ
trong doanh nghiệp. Đồng thời, KTV cũng luôn phải đặt ra các câu hỏi nghi
ngờ về tính hiệu lực, hiệu quả và liên tục của quy trình kiểm soát nội bộ.
Những lưu ý phát sinh do sự đặc thù và khác biệt trong kiểm soát nội bộ của
doanh nghiệp.
- Điều tra, phỏng vấn, thực hiện lại, kiểm tra, trong đó phỏng vấn là
phương pháp được sử dụng phổ biến nhất vì thực hiện đơn giản nhưng vẫn
đem lại hiệu quả cao.
c, Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động
KSNB đối với khoản phải thu khách hàng
Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc cơ bản: “Phân công,
phân nhiệm”, “bất kiêm nhiệm”, “phê chuẩn, ủy quyền”.
Cụ thể, đối với khoản mục phải thu khách hàng: người chịu trách
nhiệm ghi sổ kế toán theo dõi các khoản công nợ phải trả có tham gia vào việc
bán hàng hay không; người đứng ra bán hàng đồng thời có phải là người nhận
tiền hay không?....
Sau khi thực hiện các thủ tục khảo sát về HTKSNB và dựa vào kết quả
đã thu thập, KTV đánh giá rủi ro kiểm soát nội bộ đối với khoản phải thu
khách hàng ở mức độ cao, trung bình, thấp đối với khoản mục phải thu khách
hàng. Nếu HTKSNB được thiết kế và vận hành hữu hiệu thì rủi ro kiểm soát
được đánh giá thấp và KTV có thể tin tưởng vào HTKSNB và ngược lại. Trên
cơ sở đó, KTV sẽ thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp nhằm đảm bảo thực
hiện được mục tiêu kiểm toán.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01
22
1.3.2.2. Phân tích tổng quát
Thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán nhằm
mục đíchxemxét tính hợp lý về sự biến động của số dư các tài khoản phải thu
khách hàng giữa năm kiểm toánhiện hành và các năm trước. Việc lựa chọn quy
trình phân tích, phương pháp và mức độ phân tích tuỳ thuộc vào sự xét đoán
chuyên môn của KTV.
Các thủ tục phân tích thường được áp dụng đối với các khoản nợ
phải thu gồm:
- So sánh khoảnphải thu năm nay với năm trước theo từng kháchhàng, kể
cảso sánhsố phátsinh và số dưcuốinăm để xác định những chênh lệch bất hợp
lý, tìm kiếm các khoản phải thu chưa ghi sổ hoặc ghi sổ không đúng kì.
- So sánh tổng sổ phải thu khách hàng năm nay với năm trước để phát
hiện những khoản chênh lệch bất hợp lý. Thông thường, các khoản phải thu
khách hàng rất ổn định do quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ổn
định. Nếu có chênh lệch thì có thể doanh nghiệp mở rộng quy mô, tăng công
suất, giá cả thị trường tăng, tỷ giá ngoạitệ tăng... Khi có sựbiến động, KTV phải
tìm được bằng chứng hợp lý chứng minh và thường phải tập trung vào những
khách hàng và những khoản phải thu khách hàng mới phát sinh.
- KTV dựa vào số liệu trên các BCTC, tiến hành tính toán các tỷ xuất rồi
so sánh, chỉ rasựbiến độngcủacác thôngtin tài chínhvà đưara định hướng cho
các kiểm tra chi tiết tiếp theo. Đối với kiểm toán khoản mục phải thu khách
hàng, để phântíchkhoảnmục này, KTV thu thập số liệu đểthiết lập một số tỷ lệ
phân tích sau:
a, Tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu
KTV tính tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu và so sánh với tỷ lệ của ngành
hoặc của năm trước. Tỷ lệ này biến động có thể do đơn vị thay đổi cơ cấu mặt
hàng, chính sách giá bán, chính sách tín dụng thương mại hay do sai sót trong
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01
23
số liệu kế toán.
b, Tính số vòng quay nợ phải thu khách hàng
Số vòng quay khoản phải thu =
Việc so sánh tỷ số này với tỷ số của ngành hoặc của năm trước giúp
KTV hiểu biết về hoạt động kinh doanh của đơn vị cũng như dự đoán khả
năng có sai lệch trong BCTC; chẳng hạn như: đơn vị thay đổi chính sách bán
chịu, có tồn đọng nợ phải thu khó đòi liên quan đến việc trích lập dự phòng,
hay đơn vị có sự sai lệch số liệu kế toán.
c, Một số thủ tục phân tích khác như:
- So sánh số dư quá hạn năm nay so với năm trước;
- Tính tỷ số chi phí dự phòng trên số dư nợ phải thu khó đòi;
- Tính hệ số thanh toán nợ ngắn hạn theo công thức:
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn =
Việc tiến hành các thủ tục phân tích giúp KTV thấy được nguyên nhân
dẫn đến sự biến động là hợp lý hay không? Trên cơ sở đó, KTV khoanh vùng
trọng tâm kiểm toán và đi vào kiểm tra chi tiết.
1.3.2.3. Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản
Các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với khoản mục phải thu khách hàng
bao gồm:
a) Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ phải thu khách hàng:
- Cơ sở dẫn liệu “sự phát sinh”:
+ So sánh các khoản nợ phải thu khách hàng theo từng người mua, từng
khoản nợ đã được phản ánh trên sổ chi tiết nợ phải thu khách hàng của doanh
nghiệp vớicác chứngtừgốc, như:Hóađơn, chứng từ thanh toán, hợp đồng mua
bán,… Đặcbiệt, KTVphảichúý đốivới nhữngnghiệp vụ có số tiềnlớn, mớiphát
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01
24
sinh hoặc phát sinh vào đầu hoặc cuối kỳ, chú ý đối với những khách hàng lạ,
không bình thường…
+ Gửithư hoặc trực tiếp yêucầukháchhàng xác nhận về côngnợ để có cơ
sở xác minh về tínhcó thật của công nợ, sau đó tổng hợp các kết quả và thư đã
xác nhận và khôngxác nhận đểcó biệnpháp kiểm toánbổ sung, mở rộngphạm vi
kiểm toán hoặc đối chiếu qua ngân hàng.
+ Kiểm tra thủ tục và thẩm quyền phê chuẩn cũng như dấu hiệu của quá
trìnhkiểm soátnộibộ đượcđểlại trêncác chứngtừchứngminh nguồngốc khoản
phải thu khách hàng và các chứng từ thu tiền của khoản mục này.
+ Kiểm tracác nghiệp vụ phátsinh vào đầu kỳ kế toán sau để có thêm cơ
sở chứng minh cho cả tính có thật và tính đầy đủ của nghiệp vụ.
- Cơ sở dẫn liệu “tính toán và đánh giá”:
Đểkiểm toánmục tiêu này, KTV sẽ phải tính toán số tiền trên các chứng
từ, hóađơncầnkiểm toán, đặc biệtđốivớinhững nghiệp vụ có số tiền lớn, không
bìnhthườnghoặc nghiệp vụthanhtoánbằngngoạitệ phảiđược quyđổitheo đúng
tỷ giá quy định.
- Cơsở dẫnliệu “phân loại và hạch toán đúng đắn, đầy đủ, đúng kì”:
+ Kiểm tra việc ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ phải thu khách hàng:
• Kiểm tratínhliên tục củachứngtừ, hóađơn, đặcbiệtchúýđếncác chứng
từ chứng minh của các nghiệp vụ phát sinh vào đầu và cuối kỳ, nhằm kiểm tra
xem các nghiệp vụ này đãđược ghiđầyđủ vào sổ kế toán tổng hợp, chi tiết, báo
cáo côngnợ, bảngkê khoản phải thu khách hàng hay chưa. Nếu có bảng kê các
chứng từ công nợ mà khách hàng gửi cho doanh nghiệp thì phải đối chiếu các
chứng từ, hóa đơn với số liệu của bảng kê này.
• Kiểm toáncác nghiệp vụ thu tiền người mua trả nợ phát sinh vào đầu kỳ
kế toán sau.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01
25
• Gửithư, côngvănhoặc trực tiếp nhờ kháchhàng xác nhận về số tiền mua
hàng và số dư tài khoản phải thu khách hàng.
+ Kiểm tra vềsự phânloạivà hạchtoánđúng đắncủanghiệp vụ phải thu
khách hàng.
Để thực hiện kiểm toán cơ sở dẫn liệu này, KTV phải có sự am hiểu về
từng loại nợ phải thu khác nhau để thực hiện kiểm tra cho từng loại. Đồng thời,
phảitổnghợp các khoảnphảithutheo từngloại trên sổ kế toán chi tiết, theo từng
kháchhàng đểđốichiếu vớibảngkê côngnợ và báo cáo công nợ theo từng loại,
từng kháchhàng. Những chênhlệchphát sinh có thể là những trường hợp doanh
nghiệp kế toán không đúng sự phân loại.
KTVkiểm tra các sổchitiết công nợ và quá trình ghi chép đúng phương
pháp bằngcáchxemxét, đốichiếu, quansátquátrìnhxửlý nghiệp vụ phátsinh và
việc ghi sổ kế toán, lập báo cáo theo đúng quy định.
+ Kiểm toán về việc hạch toán đúng kỳ:
Cũng giống như trên, để kiểm tra các nghiệp vụ phải thu khách hàng có
được ghi chép đúng kỳ hay không thì KTV cũng phải kiểm tra các chứng từ
chứng minh cho các nghiệp vụ phát sinh vào đầu kỳ kế toán sau.
+ Kiểm toán vềquyềnvà nghĩavụ của doanh nghiệp đối với khoản phải
thu kháchhàng:Cáckhoảnphảithukháchhàng luôn phảnánh quyềnvà nghĩa vụ
của doanh nghiệp đối với khách hàng. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, các khoản
phải thu khách hàng được phản ánh trong sổ kế toán của doanh nghiệp, nhưng
thực tế lại khôngcó kháchhànghoặc kháchhàng khôngcòntồntại, hoặc còn tồn
tại nhưng không đủ tư cách pháp nhân hoặc đủ tư cách pháp nhân nhưng lại
không đủ cơ sở chứng minh cho tính có thật của nghiệp vụ.
- Kiểm toán cơsởdẫnliệu “tổnghợpvà công bố” khoản phải thu khách
hàng trên BCTC
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01
26
Saukhi kiểm toáncác cơ sở dẫn liệu như trên, KTV có thể kết luận về sự
phùhợp giữa số liệu sổ kiểm tra vớithực tế củadoanhnghiệp, đảmbảo độ tin cậy
hợp lý về các khoảnphảithukháchhàng. Tuy nhiên, đểkiểm traviệc trình bày và
công khai khoản phải thu khách hàng trên BCTC thì KTV phải nắm được quy
định và phươngpháp lập các chỉ tiêu trên có liên quan tới khoản phải thu khách
hàng trên BCTC theo chuẩn mực và thông lệ chung.
b) Kiểm toán chi tiết số dư khoản mục phải thu khách hàng
Đốivới khảo sát chitiết số dư trong kiểm toán khoản mục phải thu khách
hàng thườngđược KTVthực hiện đối với các tài khoản liên quan có số dư như:
TK“Phảithu kháchhàng”, TK “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, TK
“Tiềnmặt”, TK“Tiềngửi ngân hàng”, TK “Trích lập dự phòng nợ phải thu khó
đòi”…
- Với số dư đầu kỳ: tùy thuộc vào DN tiến hành kiểm toán lần đầu hay
kiểm toán lần hai trở đi.
+ Nếu đây là kiểm toán lần 2 trở đi thì không cần thiết phải thực hiện
các thủ tục kiểm toán bổ sung;
+ Nếu đây là kiểm toán lần đầu, KTV cần phải xem xét BCKT năm
trước và hồ sơ kiểm toán năm trước (đặc biệt các vấn đề liên quan TSCĐ),
nếu tin cậy được thì KTV có thể chấp kết quả kiểm toán năm trước. Khi đó
chỉ cần xem xét việc kết chuyển có chính xác không. Nếu chưa được kiểm
toán năm trước hoặc KTV không tin tưởng vào kết quả KTV của năm trước
hoặc BCKT không chấp nhận toàn phần đối với số dư TSCĐ. Khi đó KTV áp
dụng các thủ tục kiểm toán bổ sung: kiểm toán chứng minh số dư đầu năm,
chọn mẫu các TSCĐ để kiểm tra sự tồn tại thực tế của các tài sản.
- Với số dư cuối kỳ:
Đối với số dư tài khoản phải thu khách hàng, phương pháp kiểm tra của
KTV tốt nhất là nhờ khách hàng xác nhận. Tuy nhiên, trong thực tế việc nhờ
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01
27
khách hàng xác nhận không đơn giản vì rất tốn kém khi KTV trực tiếp đi xác
nhận. Mặt khác, nếu gửithư, côngvănnhờ kháchhàng xác nhận chưa chắc đã có
kết quả, có thểkháchhàngsẽtrả lời hoặc có trảlờibằngvăn bảnnhưng chưachắc
đãkhớp đúng, không kịp thời. Nhiều khi văn bản trả lời của khách hàng còn rất
muộn ảnh hưởng không ít đến tiến độ và thời gian kiểm toán của KTV. Nếu
không có điều kiện xác nhận thì KTV phải thực hiện các kỹ thuật sau đây:
+ Kiểm tratínhcó thậtcủakháchhàng như:sựtồntại thực tế, tính pháp lý.
Nếu kháchhàng là có thậtthì KTVphảithực hiện các kỹ thuật và các bước kiểm
toán tiếp theo.
+ Nhờ ngân hàng xác nhận về số tiền trên tài khoản công nợ phải
thu khách hàng.
+ Kiểm tra đối chiếu số liệu của các chứng từ, hóa đơn, số dư tài khoản
trongsổ kếtoáncủadoanhnghiệp vớibảngkê chứngtừ, hóađơn, sốdư tài khoản
mà khách hàng gửi cho doanh nghiệp và bảng kê đối chiếu số liệu định kỳ giữa
doanh nghiệp với ngân hàng. Kiểm tra lại độ tin cậy của những bảng kê này.
+ Ngoàicác kỹthuật kiểm toánnhư trên, tùy vào mức độ rủi ro kiểm toán
và mức thỏa mãn đạt được về kiểm soát để KTV cân nhắc lựa chọn thêm các
nghiệp vụ phát sinh vào đầu, cuối kỳ, niên độ hoặc có số tiền lớn, có quá trình
kiểm soátnộibộ yếukém, KTV có nhiều nghi vấn đểthực hiện thủ tục kiểm toán
khác.
+ Những kháchhàng có số dưbêncótàikhoản phải thu khách hàng, KTV
cũng cần xem xét tính hiện hữu, đầy đủ, hạch toán đúng đắn, đúng kỳ đối với
những khoản này.
- Khảo sát chi tiết số dư tài khoản trích lập dự phòng khoản phải
thu khó đòi.
Trongkiểm toáncác khoản nợ phải trả, KTV cần phải quan tâm đến việc
đơnvị tríchlập dựphòngnợ phải thu khó đòi. Điều kiện và mức độ trích lập đã
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01
28
được quyđịnhrấtrõ theo chuẩnmực kế toán, vì vậy thông thường, KTV chỉ cần
lập bảngphântíchtuổinợ và tínhtoánmức tríchlập dựphòngchotừng khoản nợ
và tổng mức trích lập cần thiết cho cả khoản mục phải thu khách hàng.
1.3.3. Kếtthúc công việc kiểm toáncủa khoản mục phải thu kháchhàng
KTV so sánh kết quả kiểm toán về sai sót thực tế đã được phát hiện
trong quá trình kiểm toán của khoản mục với ước lượng ban đầu về tính trọng
yếu được phân bổ, để xem có chấp nhận hay không chấp nhận kết quả kiểm
toán này và có cần thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung hay không. Trước
khi đưa ra kết luận, một lần nữa KTV phải thực hiện thủ tục phân tích để đánh
giá về độ tin cậy của kết quả kiểm toán, về độ tin cậy của các bằng chứng
kiểm toán, thủ tục lấy mẫu và các thủ tục kiểm toán đã áp dụng trong trường
hợp này trước khi đưa ra quyết định có cần áp dụng thêm các thủ tục kiểm
toán bổ sung hay mở rộng phạm vi kiểm toán hay không. Sau khi có kết quả,
KTV tiến hành trao đổi với ban lãnh đạo đơn vị về các sai phạm được phát
hiện, để đưa ra các bút toán điều chỉnh kịp thời. Từ đó, KTV đưa ra bảng tổng
hợp kết quả kiểm toán khoản mục và kết luận một cách tin cậy và đảm bảo rủi
ro kiểm toán nằm trong phạm vi cho phép.
KẾT LUẬN
Như vậy, chương 1 đã trình bày rõ về khoản mục phải thu khách hàng
cũng như quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm
toán BCTC do các công ty kiểm toán độc lập thưc hiện. Từ đó, tạo cơ sở lý
luận cần thiết để đi vào nghiên cứu chi tiết quá trình vận dụng thực tế quy
trình kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán khoản mục phải thu khách
hàng nói riêng trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán ASCO
thực hiện được trình bày ở chương 2.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01
29
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU
KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY KIỂM
TOÁN TNHH ASCO THỰC HIỆN
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN TNHH ASCO
2.1.1:Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH Kiểm toán ASCO được thành lập theo giấy đăng ký số
kinh doanh số 0102032208 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp
ngày 25/9/2007. Công ty ra đời trong điều kiện Hệ thống chuẩn mực Kiểm
toán Việt Nam đã được ban hành đầy đủ, hoàn thiện, phù hợp cao với hệ
thống Chuẩn mực kiểm toán quốc tế.
Công ty TNHH Kiểm toán ASCO được thành lập bởi các sáng lập viên
là những KTV đã từng được đào tạo từ dự án EURO - TAPVIET, dự án đặt
nền móng cho hoạt động kiểm toán chuyên nghiệp ở Việt Nam. Với đội ngũ
KTV hùng hậu, có kinh nghiệm phong phú, trải nghiệm sâu rộng tại các công
ty Kiểm toán và tập đoàn lớn, khách hàng của ASCO có thể hoàn toàn yên
tâm về các dịch vụ mà công ty cung cấp. Bên cạnh đó, đội ngũ kỹ thuật viên
xây dựng cơ bản tham gia đầy đủ và rộng rãi vào tất cả các giai đoạn của quá
trình đầu tư xây dự án: Tư vấn quản lý dự án, giám sát thiết kế, thi công,
quyết toán …
Hàng năm, Công ty TNHH ASCO đều được công bố trong danh sách
các công ty kiểm toán có đủ điều kiện hành nghề kiểm toán, tư vấn tài chính,
thuế theo quy định.
Công ty TNHH ASCO luôn đề cao 7 giá trị cốt lõi, bao gồm: “Minh
bạch, khoa học, chuyên nghiệp, hiệu quả, tận tâm, hợp tác và dẫn đầu.”
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01
30
Với khẩu hiệu: “Vững chắc một niềm tin”, Công ty TNHH Kiểm toán
ASCO hi vọng trở thành một trong 10 công ty kiểm toán hàng đầu Việt Nam
trong lĩnh vực kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành;
kiểm toán chấp thuận, thẩm định giá và các dịch vụ chuyên ngành tài chính kế
toán, tư vấn thuế.
Hiện nay, Công ty TNHH Kiểm toán ASCO có một trụ sở chính ở miền
Bắc và hai văn phòng đại diện ở miền Trung và miền Nam.
* Mục tiêu hoạt động của ASCO
Với kinh nghiệm thực tiễn sâu sắc, trải nghiệm rộng rãi, đồng hành
cùng khách hàng, am hiểu chuyên sâu về nghiệp vụ và hoạt động của khách
hàng, công ty ASCO đem đến các dịch vụ chuyên ngành kiểm toán và tư vấn
tài chính, kế toán thuế hữu hiệu nhất, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế, tài
chính của khách hàng, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, góp phần làm tăng
giá trị cho khách hàng.
* Nguyên tắc hoạt động của ASCO
- Độc lập, trung thực khách quan và bảo mật, tuân thủ các quy định của
nhà nước Việt Nam cũng như các chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp
nhận chung.
- Phương pháp kiểm toán khoa học, hiện đại, hiệu quả.
- Khẳng định tính chuyên nghiệp, chất lượng trong từng dịch vụ.
- Nhiệt tình, chu đáo, chuẩn mực trong tác nghiệp, luôn quan tâm bảo
vệ lợi ích hợp pháp cho khách hàng.
- Luôn gắn kết dịch vụ kiểm toán với các dịch vụ gia tăng: tư vấn tài
chính, kế toán, thuế,...
- Giá phí hợp lý nhưng vẫn đảm bảo sự hài lòng của Quý khách về chất
lượng dịch vụ.
* Các dịch vụ chủ yếu của ASCO
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01
31
Các dịch vụ chính mà ASCO cung cấp bao gồm:
- Dịch vụ Kiểm toán BCTC
- Dịch vụ Kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành
- Dịch vụ Tư vấn thuế
- Dịch vụ Thẩm định giá
- Dịch vụ kế toán
- Dịch vụ đào tạo
- Dịch vụ Tư vấn tài chính
- Các dịch vụ tài chính, kế toán khác theo yêu cầu của khách hàng
* Quy mô và tình hình kinh doanh của công ty TNHH Kiểm toán ASCO
Với vốn điều lệ ban đầu là 5.000.000.000 VNĐ, Công ty TNHH Kiểm
toán ASCO sau hơn 6 năm hoạt động và phát triển đã đạt được nhiều thành
công trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ và mở rộng quy mô. Điều đó
được thể hiện qua bảng sau:
Bảng2.1:Quymôvà tìnhhìnhkinhdoanhmộtsốnăm gần đâycủa công tyASCO
Thông tin tài chính tương đương VNĐ Giá trị thực tế của vài năm gần đây (VNĐ)
2010 2011 2012
1. Tổng tài sản 10,014,659,407 13,464,801,051 19,967,149,702
2. Tổng số nợ phải trả 7,924,813,857 11,169,010,973 14,457,136,517
3. Tài sản ngắn hạn 8,983,231,060 12,485,162,404 19,095,698,484
4. Nợ ngắn hạn 7,480,507,857 10,877,032,973 14,317,486,517
5. Lợi nhuận trước thuế 139,211,845 297,210,166 274,379,306
6. Lợi nhuận sau thuế 104,408,884 245,198,386 226,362,927
7. Doanh thu 4,108,703,548 5,754,310,971 7,478,581,086
Theo bảng trên ta thấy công ty đã có sự tăng nhanh về quy mô, doanh
thu, cho thấy công ty ngày càng nâng cao được uy tín, thương hiệu của mình,
được khách hàng ngày càng yêu mến, tin tưởng.
2.1.2: Đặc điểm tổ chức quản lý và cơ cấu
2.1.2.1: Tổ chứ bộ máy
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01
32
Tổ chức bộ máy của ASCO được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động công ty TNHH ASCO
- Hội đồng thành viên: Gồm các thành viên góp vốn có quyền quyết
định những công việc liên quan đến sự tồn tại và phát triển của công ty.
- Ban Giám đốc: là đại diện pháp nhân của công ty đồng thời là những
người trực tiếp quản lý mọi hoạt động diễn ra bên trong công ty, là người điều
hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng
quản trị về việc thực hiện các quyền hạn và nghĩa vụ được giao. Ngoài ra,
BGĐ còn có quyền quyết định biên chế và nhiệm vụ cũng như quyền hạn của
từng phòng ban chức năng, phòng nghiệp vụ của công ty, quyết định việc
đăng ký danh sách KTV hành nghề tại công ty.
- Tổng Giám đốc: Ông Nguyễn Thanh Khiết là người đại diện cho
quyền lợi và nghĩa vụ của công ty trước pháp luật và các bên hữu quan; quản
lý mọi hoạt động chung của công ty.
Hội đồng thành
viên
Ban giám đốc
Chi nhánh tại
Quảng Bình
Chi nhánh tại TP
Hồ Chí Minh
Trụ sở chính tại
Hà Nội
Phòng kế toán,
tài chính
Phòng hành
chính
Phòng nghiệp vụ
Phòng nghiệp vụ
1 về kiểm toán
BCTC
Phòng nghiệp vụ
2 về kiểm toán
BCTC
Phòng nghiệp vụ
1 về kiểm toán
XDCB
Phòng nghiệp vụ
2 về kiểm toán
XDCB
Phòng tư vấn và
các dịch vụ kế
toán
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01
33
- Dưới Tổng Giám đốc là hai Phó Tổng Giám đốc: ông Lê Đức Lương,
Nhữ Đức Trường và Nguyễn Viết Hành - Phó tổng giám đốc phụ trách Kiểm
toán BCTC. Các Phó tổng giám đốc làm việc theo sự phân công và uỷ quyền
của Tổng Giám đốc trong từng thời kỳ, và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám
đốc về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền.
- Phòng kế toán: đảm nhận các công tác kế toán của công ty theo quy
định pháp luật và chế độ kế toán hiện hành.
- Các phòng Kiểm toán XDCB: Thực hiện các hợp đồng Kiểm toán
XDCB và tư vấn xây dựng.
- Các phòng Kiểm toán BCTC: Thực hiện các hợp đồng Kiểm toán
BCTC.
- Phòng tư vấn và dịch vụ kế toán: Thực hiện các dịch vụ kế toán, tư
vấn thuế, tư vấn tài chính quản trị...
- Phòng hành chính: đảm nhận các công tác văn thư, tin học, liên hệ
khách hàng…
2.1.2.2: Tổ chức nhân sự
Hiện tại, công ty ASCO có hơn 50 nhân viên bao gồm các KTV quốc
gia, các kỹ thuật viên kiểm toán, trợ lý kiểm toán, luật sư được đào tạo
chuyên nghiệp ở các trường đại học lớn của Việt Nam. Đội ngũ chuyên gia
kiểm toán tư vấn của ASCO đã có thời gian công tác tại nhiều công ty kiểm
toán hàng đầu tại Việt Nam, có đủ năng lực và trình độ, hiểu biết sâu rộng,
thái độ làm việc chuyên nghiệp, đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng.
Các KTV của ASCO đã tham gia trực tiếp, thường xuyên các cuộc kiểm toán
BCTC thường niên, các dự án có quy mô lớn nhóm A, nhóm B… trong nhiều
năm qua.
Các chương trình đào tạo hằng năm trong và ngoài nước của ASCO là
một trong những chương trình bắt buộc nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng đội
ngũ nhân sự của ASCO.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01
34
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu về nhân sự của ASCO
TT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1 KTV quốc gia 6 7 10
2 Thẩm định viên về giá 3 4 5
3 Kỹ thuật viên kiểm toán (Kỹ sư xây dựng) 15 20 25
4 Trợ lý Kiểm toán (Cử nhân Đại học trở lên) 12 15 25
5 Nhân viên khác 3 4 5
Cộng 39 50 70
2.1.3:Đặc điểm tổ chức, quản lý kiểm toán
2.1.3.1: Đặc điểm tổ chức quá trình kiểm toán
Quy trình Kiểm toán BCTC của ASCO được xây dựng trên cơ sở
những chuẩn mực và chế độ kế toán của Việt Nam cũng như trên thế giới.
ASCO luôn cố gắng hoàn thiện quy trình kiểm toán của mình để có thể hỗ trợ
khách hàng hoàn thiện HTKSNB của họ cũng như bảo vệ quyền lợi hợp pháp
và chính đáng của khách hàng.
ASCO tiếp cận BCTC của khách hàng theo từng khoản mục, các khoản
mục có quan hệ chặt chẽ với nhau được sắp xếp theo từng phần hành để xem
xét mối quan hệ logic giữa chúng và phát hiện những sai sót.
Khi kiểm toán BCTC, KTV thường kiểm tra tính đúng đắn của các giao
dịch(giao dịchthực sựcó phátsinh hay không, các giao dịch phát sinh có được
ghi sổ đầy đủhay không), các chứngtừ có đầyđủvà hợp lệ hay không… qua đó
KTV sẽthu thập bằng chứngkiểm toán làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến về tính
trung thực hợp lý của BCTC. Do không thể tiến hành toàn bộ nên chỉ tiến hành
chọnmẫu dựa trên cơ sở những tiêu thức nhất định để từ đó suyrộng ra cho toàn
bộ tổngthể. Các bước côngviệc KTV đãthực hiện đềuđược ghi chúđầy đủ trên
giấy tờ làm việc và tham chiếu đến các giấy tờ làm việc khác có liên quan.
Dưới đây là sơ đồ thể hiện quy trình kiểm toán BCTC được thực hiện ở
công ty TNHH Kiểm toán ASCO.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01
35
Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm toán BCTC tại công ty TNHH ASCO
Quy trình kiểm toán do ASCO thực hiện trải qua 3 giai đoạn: Lập kế
Thực hiện kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán tổng
quát
Công việc sau kiểm toán
Soát xét hồ sơ và đánh giá chất lượng cuộc
kiểm toán
Theo dõi các sự kiện phát sinh sau ngày
phát hành báo cáo kiểm toán
Thu thập thông tin về khách hàng
Thực hiện thủ tục phân tích
Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro
Tìm hiểu HTKSNB và đánh giá rủ ro
Công việc thực hiện trước kiểm
toán
Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán
Lựa chọn nhóm KTV
Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể
Ký kết hợp đồng kiểm toán
Kết thúc kiểm toán
Soát xét giấy tờ làm việc của KTV
Họp thống nhất số liệu với khách hàng
Tổng hợp ra báo cáo kiểm toán dự thảo
Phát hành báo cáo kiểm toán chính thức
Thiết kế chương trình kiểm toán
Kiểm tra số liệu trên sổ kế toán tổng hợp và
chi tiết của các tài khoản
Kiểm tra việc cộng dồn, đối chiếu số liệu với
các chứng từ có liên quan
Trao đổi với nhân viên kế toán về công tác
kế toán , các bút toán điều chỉnh…
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01
36
hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. Quy trình được
miêu tả cụ thể trong sơ đồ trên và được giải thích qua các bước chi tiết.
Bước 1: Nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Bước 2: Thực hiện lập kế hoạch chiến lược và kế hoạch tổng quát
Bước 3: Thảo luận với khách hàng về kết quả kiểm toán
Bước 4: Tư vấn hoàn thiện hệ thống kế toán và hệ thốngkiểm soátnộibộ.
Bước 5: Phát hành báo cáo kiểm toán
Do lượng khách hàng khá đa dạng và phong phú ở nhiều loại hình kinh
doanh nên các công việc tiến hành kiểm toán ở mỗi công ty là khác nhau, tùy
theo từng loại hình kinh doanh mà có những kế hoạch kiểm toán cụ thể.
Là một phần trong quy trình kiểm toán BCTC, kiểm toán khoản mục
phải thu khách hàng chứa đựng rủi ro tiềm tàng cao, đòi hỏi việc thiết kế và
vận dụng các thủ tục kiểm toán sao cho rủi ro phát hiện là thấp nhất, để đảm
bảo tính hiệu quả, hiệu lực của từng cuộc kiểm toán, cũng như để thu thập đầy
đủ bằng chứng làm căn cứ cho những ý kiến của KTV về tính trung thực và
hợp lý của khoản mục phải thu khách hàng nói riêng và BCTC nói chung.
Cũng giống với việc thực hiện kiểm toán toàn bộ BCTC, cuộc kiểm
toán đối với khoản mục phải thu khách hàng do công ty ASCO thực hiện cũng
được tiến hành theo quy trình thông thường, gồm ba giai đoạn: lập kế hoạch
kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. Các bước công việc
trong từng giai đoạn kiểm toán đối với khoản mục phải thu khách hàng cũng
được ASCO thiết kế khá chi tiết và sát với quy trình kiểm toán đã trình bày ở
trên. Các bước công việc cụ thể được thể hiện thông qua bảng sau:
Bảng 2.3:Quytrình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng do công ty
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01
37
TNHH Kiểm toán ASCO thực hiện
LẬP KẾ
HOẠCH
KIỂM TOÁN
Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán:
- Khảo sát và chấp nhận khách hàng (đối với khách hàng mới)
- Lựa chọn và thiết lập nhóm kiểm toán
Lập
kế
hoạch
kiểm
toán
tổng
thể
1. 1. Thu thập thông tin tổng quan về đơn vị khách hàng:
- Thông tin cơ sở: Ngành nghề kinh doanh, hoạt động liên tục
- Thông tin về nghĩa vụ pháp lý
2. Tìm hiểu HTKSNB của công ty
3. Xác định mức trọng yếu: Ước lượng mức trọng yếu và phân bổ
mức trọng yếu.
4. Thiết kế chương trình kiểm toán
Lập chương trình kiểm toán chi tiết
THỰC HIỆN
KIỂM TOÁN
1. Thử nghiệm kiểm soát
- Đánh giá hiệu quả của các thủ tục kiểm soát đối với khoản mục nợ phải thu
khách hàng và độ tin cậy của thông tin.
- Sử dụng kỹ thuật phỏng vấn, quan sát, kiểm tra, đưa ra kết luận.
2. Thủ tục phân tích và đối chiếu số liệu tổng hợp
- Lập trang tổng hợp số liệu khoản mục phải thu khách hàng
- Thu thập số liệu từ BCĐPS tài khoản, đối chiếu với tài liệu liên quan
- Phân tích biến động khoản mục phải thu khách hàng: phân tích xu hướng,
phân tích tỷ suất.
3. Kiểm tra chi tiết
- Đối chiếu sổ chi tiết và sổ cái để đảm bảo số dư đã được trình bày tên
BCĐKT là hợp lý
- Rà soát các nghiệp vụ bất thường
- Kiểm tra tính đúng kỳ của khoản phải thu khách hàng
- Kiểm tra tính hiện hữu, tính chính xác cả số dư phải thu khách hàng
- Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ phát sinh đã chọn
- Kiểm tra chi tiết dự phòng nợ phải thu khó đòi
- Soát xét các sự kiện sau ngày kết thúc năm tài chính
KẾT THÚC
KIỂM TOÁN
- KTV tổng hợp kết quả kiểm toán và giải trình các sai phạm về khoản mục
phải thu khách hàng cho trưởng nhóm kiểm toán.
- Trưởng nhóm kiểm tra và tổng hợp sai phạm, đưa vào biên bản kiểm toán,
trao đổi với khách hàng và có điều chỉnh nếu cần thiết.
- Đánh giá các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ và xem xét giả định hoạt
động liên tục.
- Phân tích soát xét tổng thể sau kiểm toán.
- Phát hành BCKT sau khi thống nhất các vấn đề kiểm toán với khách hàng
và thông qua soát xét các cấp của ASCO.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01
38
2.1.4:Đặc điểm tổ chức hệ thống hồ sơ kiểm toán:
ASCO thực hiện kiểm toán theo chương trình kiểm toán mẫu của
VACPA, vì vậy hệ thống hồ sơ kiểm toán cũng được trình bày theo hệ thống
của chương trình kiểm toán mẫu.
- Hệ thống chỉ mục của hồ sơ được sắp xếp theo trình tự các bước trong
quy trình kiểm toán (từ khâu tìm hiểu khách hàng, ký hợp đồng, đến thực hiện
kiểm toán…) và theo trình tự trình bày các khoản mục trên hệ thống báo cáo
tài chính (phân theo tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu…), bao gồm:
A: Kế hoạch kiểm toán
B: Tổng hợp, kết luận và lập báo cáo tài chính
C: Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ
D: Kiểm tra cơ bản tài sản
E: Kiểm tra cơ bản nợ phải trả
F: Kiểm tra cơ bản nguồn vốn CSH và TK ngoại bảng
G: Kiểm tra cơ bản BCKQĐK
H: Kiểm tra cơ bản nội dung khác.
(Phụ lục 2.1: Hệ thống chỉ mục hồ sơ kiểm toán.)
- Quy định tham chiếu: Để đạt được mục tiêu của chương trình kiểm
toán mẫu là tạo ra sự thống nhất, thuận tiện kiểm tra, KTV phải tuân thủ hệ
thống chỉ mục hồ sơ, ký hiệu tham chiếu theo quy định. KTV chỉ sử dụng các
ký hiệu tham chiếu cụ thể hơn cho các giấy tờ làm việc chi tiết không có mẫu
chuẩn và các tài liệu, bằng chứng kiểm toán thu thập được.
Mỗi giấy tờ làm việc, kể cả các tài liệu, bằng chứng kiếm toán thu thập
được đều phải ghi các ký hiệu tham chiếu với các giấy tờ chi tiết và ngược lại,
các giấy tờ chi tiết có tham chiếu ngược lại các giấy tờ trong các phần hành
liên quan.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01
39
2.1.5:Kiểm soátchất lượng công việc kiểm toán
* Kiểm soát chất lượng thực hiện cuộc kiểm toán:
Các thành viên thực hiện kiểm toán chuyển phần việc của mình đã hoàn
thành cho nhóm trưởng kiểm tra, soát xét và tiếp tục bổ sung, hoàn thiện theo
yêu cầu của nhóm trưởng.
Nội dung soátxét bao gồm:
- Tính hợp lý đúng đắn của hệ thống báo cáo.
- Tính tuân thủ và hợp logic của việc sắp xếp giấy tờ làm việc.
- Căn cứ, cơ sở thu thập bằng chứng kiểm toán từ đó đánh giá tính đầy
đủ và đáng tin cậy của bằng chứng.
- Cơ sở, nguồn gốc tính chính xác của số liệu trên báo cáo.
- Tính hợp lý, logic, đúng đắn của báo cáo.
- Trình bày, diễn đạt báo cáo và thư quản lý.
* Kiểm soát chất lượng hồ sơ kiểm toán.
Hồ sơ kiểm toán là thành quả của cuộc kiểm toán do đó cần phải được
kiểm soát một cách chặt chẽ. Như đã nêu ở phần đặc điểm tổ chức hồ sơ kiểm
toán, phòng hành chính sẽ thực hiện quản lý hồ sơ kiểm toán và phòng kiểm
soát chất lượng do BGĐ bổ nhiệm, được tổ chức độc lập. Các thủ tục áp dụng
khi tiến hành kiểm soát hồ sơ kiểm toán bao gồm:
- Chọn người kiểm tra hồ sơ.
- Chọn hồ sơ kiểm toán cần kiểm tra.
- Lập báo cáo tổng hợp về kết quả kiểm tra.
- Lưu trữ kết quả kiểm tra hồ sơ kiểm toán.
* Kiểm soát chất lượng công việc kiểm toán của các nhân viên kiểm
toán, các nhóm kiểm toán.
Để đảm bảo chất lượng công việc kiểm toán thì trước hết công ty phân
công công việc cho các nhân viên phù hợp với trình độ và khả năng của từng
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01
40
người. Trongquá trìnhkiểm toán, trưởng nhóm thường xuyên giám sát, chỉ dẫn
các thành viên trong nhóm từ việc sử dụng các thủ tục kiểm toán đến việc thu
thập các bằng chứng và cách trình bày giấy tờ làm việc, lưu file kiểm toán đồng
thời các thành viên trong nhóm hỗ trợ nhau thực hiện tốtcác nhiệm vụ. Mặt khác
ban lãnh đạo cũng thường xuyên giám sát nhóm kiểm toán và hỗ trợ giải quyết
các vấn đề khúc mắc.
Tóm lại, công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty
khá tốt, và tương đối cụ thể, gắn trách nhiệm tới từng người, kiểm soát chặt
chẽ tới từng khâu trong quá trình tuyển dụng, đào tạo, kiểm toán và tìm hiểu
khách hàng.
2.2. THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI
THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY DỆT A
DO CÔNG TY KIỂM TOÁN TNHH ASCO THỰC HIỆN
2.2.1Kháiquátvề cuộc kiểmtoánBCTCtạicôngtyDệtA
2.2.1.1.Giớithiệuvềcuộckiểm toán BCTCtạicông tyDệtA
Công ty Dệt A là khách hàng thường xuyên, đã được ASCO kiểm toán
từ các năm trước.
Năm 2013, công ty Dệt A ký hợp đồng kiểm toán BCTC với ASCO
theo hợp đồng số 500/ASCO - HĐKT ngày 12 tháng 1 năm 2014. Nội dung là
ASCO sẽ cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC năm 2013 cho Công ty A gồm
các nội dung công việc: Kiểm tra đầy đủ các thông tin được trình bày trên các
Báo cáo sau của A:
- BCĐKT tại ngày 31/12/2013
- Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2013
- Thuyết minh BCTC năm 2013
(Phụ lục 2.2: Hợp đồng kiểm toán)
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01
41
Thời gian tiến hành kiểm toán: kiểm toán BCTC năm 2013 cho khách
hàng A từ ngày 10/02/2014 đến ngày 24/02/2014.
Thành viên đoàn kiểm toán gồm:
Chức danh Họ tên
Thành viên BGĐ phụ trách cuộc KT Nguyễn Thanh Khiết
Người soát xét công việc KSCL Nguyễn Thanh Khiết
Chủ nhiệm kiểm toán Phạm Văn Biện
KTV chính Phạm Văn Biện
Trợ lý 1 Vũ Thị Tâm
Trợ lý 2 Trần Thị My
Trợ lý 3 Lê Thanh Thúy
Trợ lý 4 Nguyễn Hà Nam
Phân công công việc:Công việc cụ thể của các thành viên như sau:
- KTV Phạm Văn Biện: Thực hiện phân tích tổng quát và kiểm tra các
khoản mục D500, E300, G200 và chịu trách nhiệm xoát xét giấy tờ làm việc
của các thành viên khác trong nhóm kiểm toán và tổng hợp kết quả.
- Trợ lý KTV Vũ Thị Tâm: D200, D300, E200, G500
- Trợ lý KTV Trần Thị My: D100, D700, D800, E100
- Trợ lý KTV Lê Thanh Thúy: E400, G100, G300, G400
- Trợ lý KTV Nguyễn Hà Nam: D400, D600, D700, D800
Nhóm kiểm toán được lựa chọn tham gia cuộc kiểm toán gồm các KTV
chính và trợ lý kiểm toán đã thực hiện kiểm toán cho công ty Dệt A từ năm
ngoái, đã có sự hiểu biết ban đầu về hoạt động kinh doanh, môi trường kiểm
soát và hệ thống kế toán của công ty. Các KTV tiến hành đọc file thường trực
để nắm lại thông tin cơ bản về công ty.
2.2.1.2: Giới thiệu BCTC được kiểm toán của công ty A
Theo yêu cầu của ban lãnh đạo công ty A, ASCO tiến hành kiểm toán
toàn bộ BCTC năm 2013 của côngty A. Các báo cáo trước kiểm toán và các tài
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01
42
liệu, sổ sách, chứng từ có liên quan đã được công ty A cung cấp đầy đủ cho
nhóm kiểm toán.
(Phụ lục2.3:Báocáotàichínhtrướckiểm toáncủacôngtyA năm 2013)
2.2.1.3:Giớithiệuquytrìnhthựchiệncuộc kiểm toán BCTC tại khách
hàng A
* Giai đoạn lập kế hoạch
- Do công ty A là khách hàng lâu năm, nên KTV tiến hành đọc lại file
hồ sơ kiểm toán năm trước để hiểu về tình hình cơ cấu, tổ chức và hoạt động
kinh doanh của đơn vị. Tuy nhiên KTV vẫn cần phỏng vấn ban lãnh đạo đơn
vị về các chính sách mới áp dụng trong năm tài chính 2013 để đánh giá lại về
HTKNB của đơn vị, tiến hành các thử nghiệm chi tiết cho phù hợp. KTV
cũng tiến hành xem xét đánh giá các loại rủi ro dựa vào những thông tin đã
thu thập được.
Giấytờ làm việcA310:Tìm hiểu thông tin cơ sở khách hàng công ty Dệt A
Công ty TNHH Kiểm toán ASCO
Tên khách hàng: Công ty Dệt A
Ngày khóa sổ: 31/12/1013
Nội dung: Tìm hiểu thông tin cơ sở của khách
hàng
A310
Tên Ngày
Người thực hiện PVB 10/2/14
Người soát xét 1 HVN 15/2/14
Người soát xét 2 VTT 15/2/14
I. Thông tin chung
Tên công ty: Công ty Dệt A
Ngày đăng ký kinh doanh: 11/12/1996
Số giấy phép đăng ký kinh doanh: 0700101268 do Sở kế hoạch đầu tư Hà Nam cấp.
Vốn điều lệ của Công ty: 350.000.000.000 đồng (Ba trăm năm mươi tỷ đồng Việt Nam)
Vốn pháp định của Công ty: 6.000.000.000 đồng (Sáu tỷ đồng Việt Nam)
Địa chỉ trụ sở: KCN Châu Sơn, xã Châu Sơn, TP Phủ Lý, Hà Nam
Loại hình công ty: Công ty TNHH 2 thành viên 100% vốn trong nước
Ngành nghề kinh doanh: Theo giấy chứng nhận đầu tư, ngành nghề sản xuất kinh doanh của
công ty gồm:
- Sản xuất sợi, dệt vải và hoàn thiện các sản phẩm dệt: tẩy, nhuộm màu sợi, vải, hàng dệt;
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01
43
- Kinh doanh mua bán nguyên, vật liệu sản xuất sợi, dệt vải, thuốc tẩy, nhuộm;
- Kinh doanh dịch vụ vui chơi, hoạt động thể thao và giải trí: sân đánh tennis, bể bơi...kinh
doanh khu vui chơi giải trí;
- Xây dựng công trình: dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, công trình điện có điện
áp dưới 35KV;
- Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng, cho thuê sân golf;
- Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng. Kinh doanh dịch vụ ăn uống;
- Đào tạo dạy nghề công nghệ dệt.
II. Thông tin tài chính
Kỳ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm
Đơn vị tiền tệ: Sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VNĐ)
Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban
hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC và Thông tư số 244/2009/TT-BTC.
Hình thức kế toán áp dụng: Hình thức Chứng từ ghi sổ
Các nguyên tắc kế toán áp dụng:
* Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền:
- Nguyên tắc xác định tiền: bao gồm toàn bộ số tiền mặt và tiền gửi ngân hàng hiện có của
Công ty tại thời điểm lập BCTC.
- Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra VND: Các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra VND theo tỷ giá thực tế của ngân hàng giao dịch tại
thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Tại thời điểm cuối năm số dư các khoản mục có gốc ngoại tệ
được đánh giá lại theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng áp dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam
số 10.
- Nguyên tắc xác định và ghi nhận các khoản tương đương tiền: các khoản tương đương tiền
được nghi nhận gồm các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá
3 tháng kể từ ngày mua khoản đầu tư đó; có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng
tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi.
* Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Được phản ánh và ghi chép theo nguyên tắc giá gốc;
- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Bình quân gia quyền;
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
* Nguyên tắc ghi nhận và tính khấu hao TSCĐ
Tài sản cố định được phản ánh theo nguyên giá và hao mòn lũy kế.
- Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình, vô hình: theo nguyên tắc giá gốc (nguyên giá), phù
hợp với quy định của Chế độ và chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành và Thông tư số
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco
de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco

More Related Content

What's hot

Slide luận văn kiểm toán atax
Slide luận văn kiểm toán ataxSlide luận văn kiểm toán atax
Slide luận văn kiểm toán ataxNguyễn Công Huy
 
Kế toán doanh thu và xác định kết quả tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng th...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả tại công ty cổ phần  đầu tư xây dựng th...Kế toán doanh thu và xác định kết quả tại công ty cổ phần  đầu tư xây dựng th...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng th...luanvantrust
 
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần xây lắp ...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần xây lắp ...Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần xây lắp ...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần xây lắp ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần xây dựng  (TẢI FRE...
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần xây dựng  (TẢI FRE...Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần xây dựng  (TẢI FRE...
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần xây dựng  (TẢI FRE...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP MIỀN...
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP MIỀN...KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP MIỀN...
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP MIỀN...Nguyễn Công Huy
 
KẾ TOÁN TIỀN MẶT, TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊC...
KẾ TOÁN TIỀN MẶT, TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊC...KẾ TOÁN TIỀN MẶT, TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊC...
KẾ TOÁN TIỀN MẶT, TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊC...anh hieu
 
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán doanh thu tại Công ty Cổ phần Xây dựng Công trìn...
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán doanh thu tại Công ty Cổ phần Xây dựng Công trìn...Khóa luận tốt nghiệp Kế toán doanh thu tại Công ty Cổ phần Xây dựng Công trìn...
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán doanh thu tại Công ty Cổ phần Xây dựng Công trìn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khoa luan tot nghiep ueh pham thanh nga ke toan doanh thu, chi phi, xac dinh ...
Khoa luan tot nghiep ueh pham thanh nga ke toan doanh thu, chi phi, xac dinh ...Khoa luan tot nghiep ueh pham thanh nga ke toan doanh thu, chi phi, xac dinh ...
Khoa luan tot nghiep ueh pham thanh nga ke toan doanh thu, chi phi, xac dinh ...Nga Pham
 

What's hot (20)

Đề tài: Kiểm toán doanh thu tài chính do công ty kiểm toán Asco
Đề tài: Kiểm toán doanh thu tài chính do công ty kiểm toán AscoĐề tài: Kiểm toán doanh thu tài chính do công ty kiểm toán Asco
Đề tài: Kiểm toán doanh thu tài chính do công ty kiểm toán Asco
 
Sơ đồ kế toán tiền gửi ngân hàng
Sơ đồ kế toán tiền gửi ngân hàngSơ đồ kế toán tiền gửi ngân hàng
Sơ đồ kế toán tiền gửi ngân hàng
 
Luận văn: Gian lận trong báo cáo tài chính của các công ty xây dựng niêm yết ...
Luận văn: Gian lận trong báo cáo tài chính của các công ty xây dựng niêm yết ...Luận văn: Gian lận trong báo cáo tài chính của các công ty xây dựng niêm yết ...
Luận văn: Gian lận trong báo cáo tài chính của các công ty xây dựng niêm yết ...
 
Slide luận văn kiểm toán atax
Slide luận văn kiểm toán ataxSlide luận văn kiểm toán atax
Slide luận văn kiểm toán atax
 
Kế toán doanh thu và xác định kết quả tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng th...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả tại công ty cổ phần  đầu tư xây dựng th...Kế toán doanh thu và xác định kết quả tại công ty cổ phần  đầu tư xây dựng th...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng th...
 
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần xây lắp ...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần xây lắp ...Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần xây lắp ...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần xây lắp ...
 
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty thương mại vận tải, HAY
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty thương mại vận tải, HAYĐề tài: Kế toán tiền lương tại công ty thương mại vận tải, HAY
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty thương mại vận tải, HAY
 
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOT
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOTĐề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOT
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOT
 
Luận văn: Công tác kế toán tại doanh nghiệp sản xuất giày, HOT
Luận văn: Công tác kế toán tại doanh nghiệp sản xuất giày, HOTLuận văn: Công tác kế toán tại doanh nghiệp sản xuất giày, HOT
Luận văn: Công tác kế toán tại doanh nghiệp sản xuất giày, HOT
 
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần xây dựng  (TẢI FRE...
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần xây dựng  (TẢI FRE...Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần xây dựng  (TẢI FRE...
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần xây dựng  (TẢI FRE...
 
Kiểm toán khoản mục phải trả người bán công ty Kiểm toán, 9đ
Kiểm toán khoản mục phải trả người bán công ty Kiểm toán, 9đKiểm toán khoản mục phải trả người bán công ty Kiểm toán, 9đ
Kiểm toán khoản mục phải trả người bán công ty Kiểm toán, 9đ
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH may, HAY, 9đ
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH may, HAY, 9đĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH may, HAY, 9đ
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH may, HAY, 9đ
 
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP MIỀN...
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP MIỀN...KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP MIỀN...
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP MIỀN...
 
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty nội thất trường học, HAY
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty nội thất trường học, HAYĐề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty nội thất trường học, HAY
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty nội thất trường học, HAY
 
KẾ TOÁN TIỀN MẶT, TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊC...
KẾ TOÁN TIỀN MẶT, TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊC...KẾ TOÁN TIỀN MẶT, TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊC...
KẾ TOÁN TIỀN MẶT, TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊC...
 
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán trong các doanh nghiệp
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán trong các doanh nghiệpLuận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán trong các doanh nghiệp
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán trong các doanh nghiệp
 
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán doanh thu tại Công ty Cổ phần Xây dựng Công trìn...
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán doanh thu tại Công ty Cổ phần Xây dựng Công trìn...Khóa luận tốt nghiệp Kế toán doanh thu tại Công ty Cổ phần Xây dựng Công trìn...
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán doanh thu tại Công ty Cổ phần Xây dựng Công trìn...
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty TNHH Tân Thuận
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty TNHH Tân ThuậnĐề tài: Hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty TNHH Tân Thuận
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty TNHH Tân Thuận
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, HAY
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, HAYĐề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, HAY
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, HAY
 
Khoa luan tot nghiep ueh pham thanh nga ke toan doanh thu, chi phi, xac dinh ...
Khoa luan tot nghiep ueh pham thanh nga ke toan doanh thu, chi phi, xac dinh ...Khoa luan tot nghiep ueh pham thanh nga ke toan doanh thu, chi phi, xac dinh ...
Khoa luan tot nghiep ueh pham thanh nga ke toan doanh thu, chi phi, xac dinh ...
 

Similar to de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco

ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...Luận Văn 1800
 
Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần...
Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần...Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần...
Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần...mokoboo56
 
Kiểm toán Phương Đông ICA
Kiểm toán Phương Đông ICA Kiểm toán Phương Đông ICA
Kiểm toán Phương Đông ICA Kevin Trần
 
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại công ty tư vấn dịch vụ tài chính - Gửi mi...
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại công ty tư vấn dịch vụ tài chính - Gửi mi...Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại công ty tư vấn dịch vụ tài chính - Gửi mi...
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại công ty tư vấn dịch vụ tài chính - Gửi mi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán ...
Đề tài  Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán ...Đề tài  Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán ...
Đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco (20)

ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
 
Kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn tại Công ty Kiểm toán
Kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn tại Công ty Kiểm toánKiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn tại Công ty Kiểm toán
Kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn tại Công ty Kiểm toán
 
Đề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát chu kỳ mua hàng thanh toán
Đề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát chu kỳ mua hàng thanh toánĐề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát chu kỳ mua hàng thanh toán
Đề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát chu kỳ mua hàng thanh toán
 
Đề tài: Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong lập kế hoạch, HOT
Đề tài: Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong lập kế hoạch, HOTĐề tài: Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong lập kế hoạch, HOT
Đề tài: Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong lập kế hoạch, HOT
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASCĐề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
 
Đề tài: Lập phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Tân Việt Cường
Đề tài: Lập phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Tân Việt CườngĐề tài: Lập phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Tân Việt Cường
Đề tài: Lập phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Tân Việt Cường
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán, hot
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán, hotĐề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán, hot
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán, hot
 
Kiểm toán quá trình mua hàng- thanh toán tại Công ty Kiểm toán CPA
Kiểm toán quá trình mua hàng- thanh toán tại Công ty Kiểm toán CPAKiểm toán quá trình mua hàng- thanh toán tại Công ty Kiểm toán CPA
Kiểm toán quá trình mua hàng- thanh toán tại Công ty Kiểm toán CPA
 
Đề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại Công ty thương mại ICC, HAY
Đề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại Công ty thương mại ICC, HAYĐề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại Công ty thương mại ICC, HAY
Đề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại Công ty thương mại ICC, HAY
 
Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần...
Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần...Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần...
Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần...
 
Kiểm toán Phương Đông ICA
Kiểm toán Phương Đông ICA Kiểm toán Phương Đông ICA
Kiểm toán Phương Đông ICA
 
Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...
Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...
Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...
 
Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty thương ...
Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty thương ...Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty thương ...
Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty thương ...
 
BÀI MẪU khóa luận Kế toán nguyên vật kiệu công cụ dụng cụ, HAY
BÀI MẪU khóa luận Kế toán nguyên vật kiệu công cụ dụng cụ, HAYBÀI MẪU khóa luận Kế toán nguyên vật kiệu công cụ dụng cụ, HAY
BÀI MẪU khóa luận Kế toán nguyên vật kiệu công cụ dụng cụ, HAY
 
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại công ty tư vấn dịch vụ tài chính - Gửi mi...
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại công ty tư vấn dịch vụ tài chính - Gửi mi...Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại công ty tư vấn dịch vụ tài chính - Gửi mi...
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại công ty tư vấn dịch vụ tài chính - Gửi mi...
 
Đề tài: Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung c...
Đề tài: Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung c...Đề tài: Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung c...
Đề tài: Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung c...
 
Đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán ...
Đề tài  Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán ...Đề tài  Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán ...
Đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán ...
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Than Hòn Gai, HOT
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Than Hòn Gai, HOTĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Than Hòn Gai, HOT
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Than Hòn Gai, HOT
 
Đề tài: Kế toán công cụ dụng cụ tại công ty Than Hòn Gai, 9đ
Đề tài: Kế toán công cụ dụng cụ tại công ty Than Hòn Gai, 9đĐề tài: Kế toán công cụ dụng cụ tại công ty Than Hòn Gai, 9đ
Đề tài: Kế toán công cụ dụng cụ tại công ty Than Hòn Gai, 9đ
 
Đề tài: Tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, HOT
Đề tài: Tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, HOTĐề tài: Tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, HOT
Đề tài: Tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, HOT
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 

Recently uploaded (20)

Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 

de tai ke toan khoan muc phai thu khach hang tai cong ty asco

  • 1. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan toàn bộ những nội dung tôi trình bày trong luận văn là hoàn toàn của riêng tôi, phản ánh trung thực quy trình thực hành kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng do công ty TNHH Kiểm toán ASCO thực hiện. Mọi số liệu, giấy tờ làm việc được trình bày trong luận văn đều là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của công ty. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Sinh viên thực hiện (Kí và ghi rõ họ tên)
  • 2. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01 ii MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 1 CHƯƠNG 1............................................................................................... 4 LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP THỰC HIỆN ....................................................... 4 1.1. KHÁI QUÁT VỀ KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG ...............................4 1.1.1. Khái quát và đặc điểm của khoản mục phải thu khách hàng ...............................4 1.1.2: Yêu cầu quản lý của khoản mục phải thu khách hàng.........................................5 1.2. KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC ...........................................................................................6 1.2.1: Mục tiêu kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng ..........................................6 1.2.2. Căn cứ kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng .............................................8 1.2.3. Các sai sót thường gặp khi kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng ............10 1.3. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC ........................................................................................................11 1.3.1. Lập kế hoạch và soạn thảo chương trình kiểm toán...........................................11 1.3.2. Thực hiện kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng ......................................19 1.3.3.Kết thúccông việckiểm toáncủa khoản mục phải thukhách hàng..............................28 CHƯƠNG 2..............................................................................................29 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY KIỂM TOÁN TNHH ASCO THỰC HIỆN.......................................................................29 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN TNHH ASCO ....................................29 2.1.1: Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................................29 2.1.2: Đặc điểm tổ chức quản lý và cơ cấu..................................................................31 2.1.3: Đặc điểm tổ chức, quản lý kiểm toán ................................................................34
  • 3. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01 iii 2.1.4: Đặc điểm tổ chức hệ thống hồ sơ kiểm toán:.....................................................38 2.1.5: Kiểm soát chất lượng công việc kiểm toán........................................................39 2.2. THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY DỆTA DO CÔNG TY KIỂM TOÁN TNHH ASCO THỰC HIỆN ..............................................................................................40 2.2.1 Khái quát về cuộc kiểm toán BCTC tại công ty Dệt A ..........................................40 2.2.2. Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC tại công ty Dệt A...............................................................................................49 2.3. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG..............................................................74 2.3.1 Ưu điểm...............................................................................................................74 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ....................................................................................78 Chương 3 ..................................................................................................86 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ASCO THỰC HIỆN .........................86 3.1. SỰ CẦN THIẾT, YÊU CẦU PHẢI HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ASCO THỰC HIỆN ..............................................................86 3.2. NỘI DUNG HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH ASCO THỰC HIỆN ....................................................................................................................88 3.2.1. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán........................................................89 3.2.2. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán ............................................................94 3.2.3. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán ...................................................................99 3.2.4. Một số giải pháp khác đối với ASCO ............................................................99 3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ........................................................102 3.3.1. Về phía Nhà nước, Bộ Tài chính, Hội KTV hành nghề...................................102 3.3.2. Về phía KTV và công ty kiểm toán .................................................................105 3.3.3. Về phía khách hàng..........................................................................................105 3.3.4. Về phía các đơn vị đào tạo ...............................................................................106
  • 4. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01 iv KẾT LUẬN.............................................................................................107 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................108 PHỤ LỤC ...............................................................................................109
  • 5. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Đầy đủ ASCO Công ty TNHH Kiểm toán ASCO BCĐKT BCĐKT BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BCKT Báo cáo kiểm toán BCTC BCTC BGĐ Ban giám đốc KSNB Kiểm soát nội bộ HTKSNB HTKSNB KTV KTV CSDL Cơ sở dẫn liệu SXKD Sản xuất kinh doanh TK Tài khoản TNHH Trách nhiệm hữu hạn VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam VSA Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VND Việt Nam đồng
  • 6. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01 vi DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, PHỤ LỤC Bảng 1.1: Câu hỏi về tính độc lập của KTV ........................ Error! Bookmark not defined. Bảng 1.2: Bảng câu hỏi đánh giá HTKSNB ........................................................................15 Bảng2.1:Quy mô và tình hìnhkinhdoanh một số nămgầnđâycủa côngtyASCO........................31 (Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động công ty TNHH ASCO).................................32 Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu về nhân sự của ASCO ...............................................................34 Bảng2.3: Kế hoạch kiểm toán.............................................. Error! Bookmark not defined. Phụ lục 1.1: Chương trình kiểm toán mẫu của VACPA....................................................109 Phụ lục 2.1: Hệ thống chỉ mục...........................................................................................112 Phụ lục 2.2: Hợp đồng kiểm toán ......................................................................................120 Phụ lục 2.3: BCTC của công ty dệt A trước kiểm toán .....................................................125 Phụ lục 2.4: Báo cáo kiểm toán .........................................................................................131 Hà Nội, ngày 25 tháng 2 năm 2014 ..................................................................................131 Phụ lục 2.5: BCTC của công ty Dệt A sau kiểm toán........................................................134
  • 7. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấpthiết của đề tài nghiên cứu Trong kiểm toán BCTC, kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng luôn được quan tâm chú trọng. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, việc trao đổi mua bán giữa các doanh nghiệp với nhau, với các đối tượng có nhu cầu hay nói chung là khách hàng là hoạt động chính đảm bảo cho sự tồn tại của doanh nghiệp. Hoạt động này diễn ra dưới nhiều hình thức đa dạng, gắn liền với những hình thức thanh toán khác biệt với các đặc trưng riêng, đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự theo dõi một cách cẩn thận, tỉ mỉ các khoản phải thu của khách hàng. Việc ghi chép không đầy đủ, chính xác các khoản phải thu khách hàng gây nên ảnh hưởng lớn đến thông tin trên các chỉ tiêu trong BCTC như tài sản, đồng thời nó cũng gây ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, tình hình tài chính của doanh nghiệp, khiến cho người sử dụng thông tin có những phán đoán sai lầm, có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Do đó, việc nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện quytrình kiểm toán khoản mụcphải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán ASCO (ASCO) thực hiện” là vấn đề thời sự cấp thiết về lý luận, thực tiễn. Đề tài cung cấp cái nhìn tổng quát về quy trình kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng nói riêng, từ đó giúp cho việc hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng, cũng như nâng cao chất lượng kiểm toán tại công ty kiểm toán độc lập – công ty TNHH Kiểm toán ASCO. 2. Mục đích nghiên cứu của khóa luận - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện.
  • 8. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01 2 - Nghiên cứu và đánh giá thực trạng về quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán ASCO thực hiện. - Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán ASCO thực hiện. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do công ty kiểm toán độc lập thực hiện. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận: Nghiên cứu và đánh giá thực trạng về quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán ASCO. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Ý nghĩa khoa học: Đề tài được thực hiện nhằm nghiên cứu về cơ sở lý luận quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện. - Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu và đánh giá thực trạng về quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC tại công ty kiểm toán độc lập giúp hiểu rõ hơn sự vận dụng lý luận vào thực tiễn công tác kiểm toán và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán đối với khoản mục phải thu khách hàng cho phù hợp với tình hình thực tế. 5. Phương pháp nghiên cứu - Về phương pháp luận: Đề tài được nghiên cứu và thực hiện dựa trên phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với tư duy và khoa học logic.
  • 9. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01 3 - Về kỹ thuật: Luận văn đã sử dụng kết hợp các phương pháp như: khảo sát trực tiếp, phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh... 6. Kết cấu luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, đề mục, danh mục bảng biểu phụ lục..., nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về quy trình kiểm toán khoản mục phải thu kháchhàng trong kiểm toán BCTC do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện. Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục phải thu kháchhàng trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán ASCO thực hiện. Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán ASCO thực hiện.
  • 10. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01 4 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP THỰC HIỆN 1.1. KHÁI QUÁT VỀ KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG 1.1.1. Khái quát và đặc điểm của khoảnmục phải thu kháchhàng 1.1.1.1. Khải niệm khoản phải thu khách hàng Phải thu khách hàng là khoản nợ của các cá nhân, tổ chức, đơn vị bên trong và bên ngoài doanh nghiệp về số tiền mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp mà chưa thanh toán tiền cho doanh nghiệp. 1.1.1.2. Đặc điểm của khoản mục phải thu khách hàng - Khoản mục phải thu khách hàng thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp. - Khoản mục phải thu khách hàng có liên quan chặt chẽ đến việc tiêu thụ sản phẩm, có ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận của doanh nghiệp. - Khoản mục phải thu khách hàng liên quan chặt chẽ đến việc tổ chức và bảo toàn vốn lưu động của doanh nghiệp. Việc tăng giảm khoản phải thu khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí quản lý nợ, chi phí thu hồi nợ. - Tăng khoản phải thu sẽ làm tăng rủi ro dẫn đến tình trạng nợ quá hạn khó đòi, hoặc không thu hồi được nợ do khách hàng vỡ nợ, dẫn đến mất vốn doanh nghiệp. - Phải thu khách hàng được trình bày theo giá trị thuần có thể thực hiện được, tuy nhiên do việc lập dự phòng phải thu khó đòi thường dựa vào ước tính của các nhà quản lý nên có nhiều khả năng sai sót và khó kiểm tra.
  • 11. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01 5 1.1.2:Yêu cầu quản lý của khoảnmục phải thu kháchhàng Hiện nay, tình hình cạnh tranh trên thị trường ngày càng quyết liệt, tốc độ thông tin ngày càng nhanh nhạy tạo điều kiện cho mối quan hệ mua bán giao dịch giữa cá nhân với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp ngày càng mở rộng. Trong bối cảnh đó, khoản phải thu khách hàng của doanh nghiệp ngày càng mở rộng cả về số lượng và quy mô của các khoản phải thu. Trong nhiều công ty, các khoản phải thu chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp, ảnh hưởng lớn đến các thông tin được trình bày trong BCTC. Do vậy, việc quản lý, kiểm soát tốt khoản phải thu khách hàng là một nhu cầu tất yếu của các doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp tránh được những rủi ro như: bị chiếm dụng, bị tham ô, bị ghi khống hay trích lập dự phòng không hợp lý… Yêu cầu quản lý khoản mục phải thu khách hàng gồm: - Các khoản phải thu khách hàng phải được ghi chép chính xác với đầy đủ hóa đơn chứng từ, kịp thời, đúng kỳ. - Các khoản phải thu khách hàng phải được theo dõi chi tiết theo từng mã đối tượng khách hàng, phải chú ý đến từng khoản khách hàng trả tiền trước… - Với các khoản phải thu khách hàng phải thu khách hàng có gốc ngoại tệ, phải chú ý đến tỷ giá ghi nhận nợ và tỷ giá thanh toán, cuối kỳ phải có đánh giá chênh lệch tỷ giá cho khoản mục này. - Các khoản trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi cho khoản mục này phải được xác định có căn cứ cụ thể chính xác theo quy định của nhà nước.
  • 12. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01 6 1.2. KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC 1.2.1:Mục tiêu kiểm toán khoản mục phải thu kháchhàng Mục tiêu của kiểm toán BCTC là giúp cho KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận xem BCTC có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp thuận) hay không, có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ứng trung thực và hợp lý trên mọi khía cạnh trọng yếu hay không. Phù hợp với mục tiêu chung của kiểm toán BCTC, mục tiêu cụ thể của kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng là thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp từ đó đưa ta lời xác nhận về mức độ tin cậy của các thông tin tài chính liên quan đến khoản mục phải thu khách hàng, đồng thời cũng cung cấp các thông tin, tài liệu có liên quan làm cơ sở tham chiếu khi kiểm toán các chu kỳ, khoản mục khác có liên quan như: chu kỳ bán hàng thu tiền, chu kỳ hàng tồn kho, khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ… Cụ thể hóa các mục tiêu đó là: * Đối với kiểm toán nghiệp vụ phải thu khách hàng: - Kiểm tra CSDL về tính có thật (sự phát sinh): nghiệp vụ phát sinh khoản phải thu khách hàng đã ghi sổ phải thực sự phát sinh. - Kiểm tra CSDL về sự tính toán, đánh giá: nghiệp vụ phát sinh khoản phải thu khách hàng đã ghi sổ phải được tính toán, đánh giá đúng đắn và hợp lý. - Kiểm tra CSDL về sự hạch toán đầy đủ: nghiệp vụ phát sinh khoản phải thu khách hàng đã ghi sổ kế toán phải được hạch toán đầy đủ, không trùng hay sót.
  • 13. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01 7 - Kiểm tra CSDL về sự phân loại và hạch toán đúng đắn: các nghiệp vụ phát sinh khoản phải thu khách hàng phải được phân loại và ghi nhận đúng nguyên tắc kế toán và đúng quan hệ đối ứng tài khoản (vào các sổ kế toán), chính xác về số liệu tương ứng đã ghi trên chứng từ. - Kiểm tra CSDL về sự phân loại và hạch toán đúng kỳ: nghiệp vụ phát sinh khoản phải thu khách hàng đã phát sinh phải được hạch toán kịp thời, đảm bảo phát sinh thuộc kỳ nào phải được ghi sổ kế toán của kỳ ấy. - Kiểm tra CSDL về sự cộng dồn và báo cáo: cuối kỳ hạch toán, số liệu về các nghiệp vụ phải thu khách hàng đã ghi sổ trong kỳ phải được tổng hợp một cách đầy đủ, chính xác trên từng sổ chi tiết và sổ tổng hợp. * Đối với kiểm toán số dư khoản mục phảithu khách hàng: - Kiểm tra CSDL về tính hiện hữu: Các khoản nợ phải thu khách hàng trên sổ kế toán là thực tế đang tồn tại . - Kiểm tra CSDL về quyền và nghĩa vụ: Các khoản nợ phải thu khách hàng phản ánh trong BCTC đúng nghĩa vụ của doanh nghiệp, nghĩa là khoản nợ phải trả đang tồn tại chủ nợ mà doanh nghiệp phải có nghĩa vụ trả nợ trong một thời gian nhất định với một số tiền nhất định. - Kiểm tra CSDL về tính toán, đánh giá: các khoản nợ phải thu khách hàng được tính toán đúng đắn, ghi nhận chính xác. - Kiểm tra CSDL tính đầy đủ: các khoản nợ phải thu khách hàng được ghi nhận đầy đủ. - Kiểm tra CSDL về cộng dồn: các khoản nợ phải thu khách hàng được tổng hợp đầy đủ, chính xác. - Kiểm tra CSDL về trình bày công bố: các khoản nợ còn phải trả được trình bày trên BCTC phù hợp với quy định của chế độ kế toán và nhất quán với số liệu trên sổ kế toán của đơn vị.
  • 14. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01 8 1.2.2. Căncứ kiểm toán khoảnmục phải thu kháchhàng a, Hiểu biết chung về nền kinh tế: Thực trạng nền kinh tế, tỷ lệ lãi xuất, mức độ lạm phát của nền kinh tế, các chính sách của nhà nước, các biến động của thị trường, tỷ giá ngoại tệ… đều có những ảnh hưởng nhất định đến chính sách giá, chính sách bán hàng, chính sách marketing và chính sách tín dụng của đơn vị. b, Đặc điểm môi trường và lĩnh vực hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán: + Các vấn đềliên quan đến môi trường kinh doanh và hoạt động của đơn vị: thị trường, cạnh tranh, đặc điểm của hoạt động kinh doanh của đơn vị... + Rủi ro kinh doanh: sự cạnh tranh khốc liệt, sự thay đổi thị hiếu của thị trường, sự thu hẹp hay mở rộng của quy mô kinh doanh của đơn vị. + Các chuẩn mực, chế độ kế toán và các vấn đề khác có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, các quyđịnhcủapháp luật và các chính sách, chế độ cụ thể có liên quan. + Thị trường, giá cảvà các nguồn cung cấp về hàng hóa, dịch vụ, lao động… c, Các nhân tố nội tại của đơn vị được kiểm toán: Một số nhân tố nội tại của đơn vị được kiểm toán bao gồm: * Các đặc điểm quan trọng về sở hữu và quản lý + Hội đồng quản trị; loại hình và đặc điểm sở hữu của doanh nghiệp; lĩnh vực, phạm vi và đối tượng được phép kinh doanh. + Thời hạn được phép hoạt động có ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục và các quan hệ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của đơn vị. + Tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh; cơ sở sản xuất kinh doanh chính, các chi nhánh, đại lý…; mục tiêu quản lý kế hoạch chiến lược của đơn vị… * Tình hình kinh doanh của đơn vị:
  • 15. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01 9 + Đặc điểm và quy mô sản xuất kinh doanh của đơn vị. + Các vấn đề về sản phẩm, dịch vụ và thị trường cũng như các khách hàng chính và hợp đồng chính, điều khoản về thanh toán, chính sách giá cả… + Các công nợ, nghiệp vụ chi trả bằng ngoại tệ… * Khả năng tàichính, các nhân tố liên quan đến tình hình tài chính và khả năng sinh lợi của đơn vị được kiểm toán: + Xu hướng biến động của kết quả tài chính… * Yếu tố pháp luật + Các chính sách tài chính và chính sách thuế của nhà nước. + Hồ sơ kiểm toán năm trước d, Các tài liệu do đơn vị được kiểm toán cung cấp Căn cứ để kiểm toán các khoản khoản phải thu khách hàng bao gồm những tài liệu chủ yếu sau đây: + Các nội quy, quy chế nội bộ của đơn vị liên quan đến quản lý và ghi nhận khoản phải thu khách hàng cũng như quá trình khách hàng thanh toán cho doanh nghiệp. + BCĐKT năm, kỳ kiểm toán (phần liên quan đến hàng hóa, tài sản bán ra và các khoản khách hàng thanh toán). + Các sổ kế toán tổng hợp, chi tiết của các tài khoản có liên quan đến các tài khoản đã nêu ở trên. + Các chứng từ, hóa đơn bán hàng, phiếu thu tiền, phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT, chứng từ vận chuyển, biên bản giao nhận hàng hóa cho đơn vị khách hàng... + Các kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch bán hàng, hồ sơ bán hàng có sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
  • 16. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01 10 + Các nhật kí, báo cáo bán hàng và cung cấp dịch vụ, báo cáo thống kê, nhật kí thu tiền... + Các bảng báo giá của đơn vị, giấy báo xuất hàng, biên bản và báo cáo giao hàng. + Các tài liệu tính toán chiết khấu, giảm giá hàng bán, hàng bị trả lại. + Các quy định kiểm soát nội bộ có liên quan đến chu kì bán hàng thanh toán. + Sổ chi tiết, sổ tổng hợp của tài khoản 131; các biên bản đối chiếu định kì về số liệu giữa các doanh nghiệp với ngân hàng... + Các tài liệu khác có liên quan, như: Thẻ kho, nhật kí của bảo vệ,... 1.2.3. Các sai sót thường gặp khi kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng - Khoản phải thu khách hàng có thể không có thật (không có khách hàng tồn tại hoặc có tồn tại nhưng không đảm bảo tính pháp lý, không đảm bảo tư cách pháp nhân, không đảm bảo tính có thật từ việc bán hàng hay dịch vụ...). Trong thực tế, để tăng lợi nhuận hoặc khuếch trương tình hình tài chính nhằm mục đích thu hút đầu tư, vay tiền ngân hàng... các doanh nghiệp có thể ghi tăng khoản phải thu khách hàng. Vì vậy, KTV thực hiện kiểm toán kiểm toán chặt chẽ hơn đối với những khoản phải thu khách hàng bị nghi ngờ và thực hiện kiểm toán thận trọng hơn đối với các nghiệp vụ phát sinh vào đầu kỳ sau. - Sự xác nhận không phù hợp, thường có những chênh lệch phải xác minh lại bằng các kỹ thuật bổ sung, các kỹ thuật kiểm toán thông qua ngân hàng, hoặc phải kiểm toán hàng hóa, dịch vụ trả lại... - Ghi chép khoản phải thu khách hàng không đúng cho từng loại (phải thu ngắn hạn, dài hạn) và từng đối tượng bán hàng.
  • 17. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01 11 - Không khớp giữa số liệu giữa sổ chi tiết với sổ tổng hợp. - Thiếu sự đối chiếu xác nhận định kỳ. - Nợ phải thu bị khách hàng dây dưa quá hạn kéo dài, không được xử lý kịp thời, không thu hồi được làm doanh nghiệp mất cân đối về tài chính và mất khả năng thanh toán. Chính vì vậy, kiểm toán các khoản phải thu khách hàng là một bộ phận không thể thiếu trong kiểm toán BCTC. 1.3. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC 1.3.1. Lập kế hoạch và soạn thảo chương trình kiểm toán 1.3.1.1. Lập kế hoạch Kế hoạch kiểm toán là những định hướng và những công việc dự kiến phải làm trong quá trình kiểm toán, đồng thời nó cũng chỉ ra những điều kiện cần thiết để thực hiện một cuộc kiểm toán được sắp xếp theo một trình tự cụ thể nhất định. Lập kế hoạch kế toán là việc KTV và công ty kiểm toán căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu, thời gian và điều kiện cụ thể của mỗi khách hàng kiểm toán, của công ty kiểm toán để lập ra một kế hoạch tối ưu cho cuộc kiểm toán đó. Trong kiểm toán BCTC, lập kế hoạch kiểm toán gồm ba bộ phận là: + Lập kế hoạchchiếnlược (lập cho nhữngcuộc kiểm toán có quy mô lớn) + Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể (lập cho mọi cuộc kiểm toán) + Lập chương trình kiểm toán (lập cho các khoản mục nghiệp vụ) Đối với khoản mục phải thu khách hàng, ta thực hiện lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán tổng thể là toàn bộ những dự kiến chi tiết, cụ thể về nội dung, phương pháp, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán được áp dụng cho một cuộc kiểm toán.
  • 18. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01 12 Kế hoạch kiểm toán tổng thể là cơ sở để lập chương trình kiểm toán. Để lập được kế hoạch kiểm toán tổng thể, trưởng nhóm kiểm toán phải có thời gian tìm hiểu thêm về đơn vị kiểm toán. Nội dung cơ bản, chủ yếu của việc lập kế hoạch kiểm toán tổng thể đối với khoản mục phải thu khách hàng bao gồm: a,Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán Bước 1: Đánh giá khả năng chấp nhậnkiểm toán Khi nhận được thư mời kiểm toán, công ty kiểm toán sẽ xem xét khả năng chấp nhận khách hàng. Đối với khách hàng lần đầu tiên kiểm toán, việc xem xét khả năng kiểm toán phải được coi trọng do việc chấp nhận kiểm toán khách hàng ảnh hưởng đến uy tín cũng như rủi ro của công ty kiểm toán. Công ty kiểm toán cần nắm được sơ bộ những thông tin về khách hàng (lịch sử hình thành, ngành nghề kinh doanh, doanh thu các năm, kết quả kiểm toán các năm trước…) để đánh giá khả năng thực hiện hợp đồng kiểm toán và đưa ra mức giá phí phù hợp. Đối với khách hàng thường niên, hằng năm, KTV phải thu thập lại những thông tin thay đổi về khách hàng và đánh giá liệu có rủi ro nào khiến KTV phải ngừng cung cấp dịch vụ kiểm toán này hay không. Ngoài ra, KTV còn phải biết được mục đích kiểm toán BCTC của khách hàng để dự đoán nguy cơ sai phạm của khoản mục phải thu khách hàng. Bước 2: Ký hợp đồng kiểm toán Hợp đồng kiểm toán là văn bản pháp lý làm cơ sở thực hiện công việc kiểm toán cũng như xử lý các tranh chấp giữa doanh nghiệp kiểm toán với khách hàng. Bước 3: Bố trí nhân sự và phương tiện làm việc
  • 19. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01 13 Một sự sắp xếp khoa học về nhân sự và phương tiện làm việc sẽ giúp tiết kiệm chi phí và thời gian kiểm toán. Số lượng nhân sự chủ yếu phụ thuộc khối lượng công việc, thời gian kiểm toán và trình độ, năng lực của đội ngũ KTV. Phương tiện làm việc thông thường gồm giấy tờ làm việc, hồ sơ tài liệu có liên quan, phương tiện đi lại, phương tiện giúp KTV tính toán, kiểm tra số liệu… Trong khi bố trí nhân sự, cần phải chú ý xem xét tính độc lập của KTV để đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán và tránh mâu thuẫn về mặt pháp lý có thể xảy ra khi phát hành Báo cáo kiểm toán. b,Giai đoạn lập kế hoạch tổng thể Theo VSA 300, kế hoạch kiểm toán phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán phải được lập một cách thích hợp, đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán; phát hiện gian lận, rủi ro, những vấn đề tiềm ẩn; đảm bảo cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn. Kế hoạch kiểm toán trợ giúp các KTV phân công công việc cho trợ lý kiểm toán và phối hợp với KTV và chuyên gia khác về công việc kiểm toán. Bước 1: Thu thập thông tin cơ sở - Những thông tin cần biết về đơn vị được kiểm toán: + Tình hình chung về kinh tế và đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh có tác động đến đơn vị được kiểm toán như: tình hình về nền kinh tế, ngành nghề kinh doanh; vốn lưu động, thị trường của mặt hàng, các đối thủ cạnh tranh, thị phần của đơn vị... Các nhân tố này ảnh hưởng đến chính sách bán hàng của đơn vị, như vậy sẽ ảnh hưởng đến khoản mục phải thu khách hàng. + Các đặc điểm cơ bản của khách hàng như: Loại hình sở hữu, lĩnh vực hoạt động, kết quả tài chính và nghĩa vụ cung cấp thông tin kể cả những thay đổi từ lần kiểm toán trước: thay đổi chính sách bán hàng (VD: cho khách hàng mua chịu nhiều hơn để tránh tồn nhiều hàng tồn kho, tăng hoặc giảm kỳ
  • 20. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01 14 thu nợ bình quân…), chính sách marketing (tung sản phẩm mới thử nghiệm, tạo phương thức thanh toán ưu đãi để thúc đẩy tiêu thụ…) + Năng lực quản lý của ban giám đốc: Ban giám đốc có năng lực quản lý tốt, HTKSNB của đơn vị đối với chu trình bán hàng thu tiền sẽ chặt chẽ và hiệu quả hơn. + Các vấn đề khác: Khả năng liên tục hoạt động kinh doanh của đơn vị, sự hiện hữu của các bên có liên quan. Đối với kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng, các bên liên quan cần phải thu thập là các tổ chức, cá nhân có quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa; các đơn vị trực thuộc, các đơn vị trong cùng hệ thống công ty luôn có quan hệ thu chi hộ; các cá nhân, nhân viên trong cùng công ty. Từ những thông tin trên, KTV sẽ có đánh giá về rủi ro tiềm tàng và một phần rủi ro kiểm soát của đơn vị. - Hiểu biết về chế độ kế toán: + Các chính sách kế toán mà đơn vị áp dụng và những thay đổi trong những chính sách đó; + Ảnh hưởng của các chính sách mới về kế toán và kiểm toán; + Đơnvị được kiểmtoánsửdụngkế toánthủ cônghayphần mềm kế toán; + Hệ thống tài khoản sử dụng. Bước 2: Tìm hiểu và đánh giá sơ bộ HTKSNB đối với khoản phải thu khách hàng - Tìm hiểu về HTKSNB Để đánh giá về HTKSNB đối với khoản mục phải thu khách hàng, trước tiên KTV cần tìm hiểu quy trình thiết kế của HTKSNB bao gồm có các thủ tục kiểm soát từ khâu nhận đơn đặt hàng, xét duyệt, vận chuyển, lập hóa đơn, ghi chép kế toán, cho đến khi khách hàng trả tiền. Để tìm hiểu về
  • 21. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01 15 HTKSNB đối với khoản mục này, KTV có thể sử dụng bảng tường thuật, bảng hỏi hoặc lưu đồ. Từ việc tìm hiểu những thông tin trên, KTV có được đánh giá về rủi ro kiểm soát là lớn hay không. Dưới đây một ví dụ cho bảng hỏi: Bảng 1.1: Bảng câu hỏi đánh giá HTKSNB Câu hỏi Trả lời Ghi chú Không áp dụng Có Không Yếu kém Quan trọng Thứ yếu 1. Các khoản bán chịu có được xét duyệt trước khi gửi hàng hay không ? 2. Các chứng từ gửi hàng có được đánh số thứ tự liên tục trước khi sử dụng hay không ? 3. Các hóa đơn bán hàng có được đánh số thứ tự liên tục trước khi sử dụng hay không ? 4. Có quy định bắt buộc kiểm tra để đảm bảo rằng mọi hàng hóa gửi đi đều đã được lập hóa đơn hay không ? 5. Có bảng giá được duyệt để làm cơ sở tính tiền trên hóa đơn hay không ? 6. Hóa đơn có được kiểm tra độc lập trước khi gửi đi hay không ? 7. Hàng tháng có gửi một bản sao kê công nợ cho khách hàng hay không ? 8. Việc nhận hàng bị trả lại có sự phê duyệt của người có thẩm quyền hay không ? 9. Đơn vị có thực hiên việc đối chiếu giữa tài khoản chi tiết về các khách hàng với khoản nợ phải thu khách hàng trên sổ cái hay không ? 10..... - Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát KTV dựa trên những hiểu biết về HTKSNB để đánh giá sơ bộ về rủi ro
  • 22. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01 16 kiểm soát. KTV nên nhận diện những điểm mạnh, điểm yếu của HTKSNB làm căn cứ để giảm thiểu hay mở rộng quy mô các thử nghiệm cơ bản. Bước 3: Đánh giá rủi ro và mức trọng yếu - Đánh giá tính trọng yếu: Trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV phải đánh giá mức độ trọng yếu để ước tính mức độ sai sót có thể chấp nhận được. KTV cần đánh giá mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC và phân bổ cho từng khoản mục, trong đó có khoản phải thu khách hàng. Có thể khái quát các bước đánh giá tính trọng yếu theo trình tự sau: Bước 1: KTV ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho toàn bộ BCTC. Bước 2: KTV phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho khoản mục phải thu khách hàng. Bước 3: KTV ước tính sai sót cho khoản mục phải thu khách hàng. Bước 4: KTV phải ước tính sai sót kết hợp của các bộ phận. Bước 5: KTV so sánh ước tính kết hợp với sai sót ước tính ban đầu. - Đánh giá rủi ro: Mô hình rủi ro kiểm toán cho khoản mục phải thu khách hàng được xây dựng theo công thức sau: AR = IR x CR x DR * Rủi ro kiểmtoán (AR): Là rủi ro mà KTV có thể mắc phải khi đưa ra nhận xét không xác đáng về khoản phải thu khách hàng. Mức rủi ro kiểm toán được xác định dựa vào hai yếu tố. Yếu tố thứ nhất là mức độ tin tưởng vào BCTC củangười sửdụng, có thể xác định thông qua các thông tin như quy mô đơnvị, sự phân phốiquyền sở hữu, bản chất và quymô của côngnợ. Yếu tố thứ hai là khả năng côngty khách hàng gặp khó khăn về tài chính sau khi BCTC và báo cáo kiểm toán được công bố, có thể cân nhắc các yếu tố như: Khả năng chuyển đổithành tiền củatài sản, các khoản lãi hoặc lỗ trong những năm trước, bản chất hoạt động của đơn vị khách hàng.
  • 23. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01 17 * Rủi ro tiềm tàng (IR): Là khả năng khoản mục phải thu khách hàng trên BCTC chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp, cho dù có hay không có HTKSNB. Rủi ro tiềm tàng được đánh giá ở 3 mức độ: cao, trung bình hoặc thấp. Để đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục phải thu khách hàng, KTV cần xem xét các yếu tố ảnh hưởng sau: + Bản chất kinh doanh của khách hàng: Công việc sản xuất kinh doanh, các yếu tố tác động của ngành nghề, môi trường kinh tế, cơ cấu vốn, tính chất thời vụ quyết định tới đặc thù khách hàng của đơn vị. + Bản chất của khoản mục phải thu khách hàng: Các nghiệp vụ kinh tế xảy ra, tính phức tạp của các nghiệp vụ. Chẳng hạn như thời điểm ghi nhận doanh thu cũng như phải thu phải căn cứ vào điều khoản của hợp đồng mua bán, thời điểm chuyển giao quyền kiểm soát và rủi ro đối với hàng hóa, dịch vụ. Đôi khi việc xác định thời điểm chuyển giao quyển kiểm soát và rủi ro đối với hàng hóa là khó xác định. + Bản chất hệ thống kế toán và thông tin trong đơn vị như mức độ, tính chất phức tạp, phạm vi và tính hiệu quả của hệ thống kế toán hay các thiết bị, thông tin tính toán áp dụng trong doanh nghiệp. * Rủi ro kiểmsoát(CR):Đốivới khoản mục phảithu kháchhàng, đây là rủi ro mà sai phạm trọng yếu trong khoản mục phải thu khách hàng khi tính riêng lẻ hay gộp với các sai phạm khác, đã không được HTKSNB ngăn ngừa hoặc phát hiện và sửa chữa. Rủi ro kiểm soát được KTV đánh giá ở 3 mức độ: cao, trung bình hoặc thấp. Các yếu tố ảnh hưởng đến CR mà KTV cần phải quan tâm bao gồm: + Tính chất mới mẻ và phức tạp của các loại giao dịch; + Khối lượng và cường độ của giao dịch (nhiều hay ít, mạnh hay yếu); số lượng, chất lượng nhân lực tham gia kiểm soát chu trình bán hàng;
  • 24. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01 18 + Tính hiệu lực, hợp lý và hiệu quả của các thủ tục kiểm soát và trình tự kiểm soát trong doanh nghiệp liên quan đến khoản phải thu khách hàng; Việc đánh giá rủi ro kiểm soát đối với khoản phải thu khách hàng thực chất là việc đánh giá về tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kế toán và HTKSNB đối với chính khoản mục này. * Rủi ro phát hiện (DR): là rủi ro xảy ra các sai sót trọng yếu từng nghiệp vụ và khoản mục phải thu khách hàng trong BCTC khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà KTV không phát hiện được trong quá trình kiểm toán. Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro phát hiện của khoản mục phải thu gồm: phạm vi, phương pháp kiểm toán, trình độ, kinh nghiệm và khả năng xét đoán của KTV. KTV đánh giá rủi ro phát hiện dựa theo công thức đã nêu ở trên. Theo đó, rủi ro phát hiện tỷ lệ nghịch với rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát. 1.3.1.2 Soạn thảo chương trình kiểm toán Chương trình kiểm toán là một bảng liệt kê, chỉ dẫn các thủ tục kiểm toán chi tiết tương ứng với mục tiêu kiểm toán của các công ty kiểm toán cụ thể được sắp xếp theo một trình tự nhất định. Chương trình kiểm toán chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán từng phần hành, nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cụ thể và thời gian ước tính cần thiết cho từng phần hành. Đồng thời, chương trình kiểm toán cũng là toàn bộ những chỉ dẫn cho trợ lý KTV và trợ lý kiểm toán tham gia vào công việc kiểm toán và là phương tiện ghi chép theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kiểm toán. Chương trình kiểm toán phải được lập và thực hiện cho mọi cuộc kiểm toán, trong đó xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cần thiết để thực hiện kế hoạch kiểm toán tổng thể.
  • 25. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01 19 Đối với kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng, dựa vào các tài liệu được khách hàng cung cấp, mục tiêu kiểm toán của khoản mục, sau khi xem xét các loại rủi ro, KTV sẽ lập chương trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong đó chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán, nội dung, phạm vi của các thủ tục kiểm toán cụ thể và thời gian ước tính cho phần hành phải thu khách hàng. Chương trình kiểm toán khoản phải thu khách hàng tương tự với một chương trình kiểm toán thông thường, bao gồm các phần: Tài liệu khách hàng chuẩn bị, mục tiêu kiểm toán, thủ tục kiểm toán và kết luận cho khoản mục phải thu khách hàng. Hiện nay, các công ty kiểm toán đang thực hiện kiểm toán theo chương trình kiểm toán mẫu được VACPA xây dựng. Tùy theo đặc điểm của từng đơn vị được kiểm toán, KTV sẽ lựa chọn các thử nghiệm phù hợp nhằm đảm bảo cuộc kiểm toán diễn ra chất lượng, đúng thời gian. (Phụ lục 1.1:Chương trình kiểm toán mẫu của khoản mục phải thu khách hàng do VACPA xây dựng) 1.3.2. Thực hiện kiểm toán khoảnmục phải thu kháchhàng Đây là giai đoạn mà KTV thực hiện các kế hoạch, các chương trình kiểm toán đã được hoạch định sẵn. Các công việc cụ thể trong giai đoạn này bao gồm: 1.3.2.1. Khảo sát KSNB Khi tiến hành kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng, thông thường để có cơ sở xác định phạm vi triển khai các thử nghiệm cơ bản, KTV cần thực hiện khảo sát về kiểm soát đối với chu kỳ bán hàng thu tiền của đơn vị được kiểm toán. a, Tìm hiểu, đánh giá về các chính sách kiểm soát, các quy định về kiểm soát nội bộ đối với khoản khoản phải thu khách hàng.
  • 26. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01 20 Để có được hiểu biết về các chính sách, quy định của đơn vị về KSNB đối với khoản mục phải thu khách hàng, KTV cần yêu cầu các nhà quản lý đơn vị cung cấp các văn bản quy định về KSNB có liên quan như : các nội quy, quy chế nội bộ của đơn vị liên quan đến quản lý các nghiệp vụ bán hàng và thu tiền, quy định về việc thực hiện đối chiếu công nợ vào cuối kì với các đối tượng khách hàng, quy định về việc theo dõi các đối tượng công nợ.... Khi nghiên cứu các văn bản quy định về KSNB của đơn vị, cần chú ý đến các khía cạnh cơ bản: - Tính đầy đủ của các quy định cho kiểm soát đối với các khâu quản lý khoản phải thu khách hàng như: như khâu kiểm soát bán chịu, khâu thu tiền hàng bán chịu, khâu theo dõi và thanh toán công nợ với người mua... - Tínhchặt chẽ của quy chế KSNB đó. Ví dụ: đối với quy định về khâu kiểm soát mua chịu phải có sự phê chuẩn của cấp có thẩm quyền ( đầy đủ chữ ký của người có liên quan)... b, Khảo sát về sự vận hành các quy chế KSNB Các phương pháp cụ thể thường được sử dụng để kiểm tra tính hữu hiệu và tính thường xuyên liên tục trong vận hành của các quy chế kiểm soát, các bước kiểm tra bao gồm: - Thiết lập hệ thống câu hỏi sẵn về KSNB khoản phải thu khách hàng hoặc mô tả bằng lưu đồ. Việc thiết lập hệ thống câu hỏi này phải theo trình tự, đầy đủ và chặt chẽ. KTV muốn lập được một hệ thống câu hỏi chặt chẽ và đầy đủ thì phải có sự hiểu biết nhất định về kiểm soát nội bộ đối với khoản mục phải thu khách hàng cũng như hiểu biết về sự vận hành và quy chế kiểm soát đặc thù của mỗi công ty được kiểm toán. Có như vậy bảng hệ thống câu hỏi được đặt ra mới xác thực phù hợp, giúp KTV thu thập được nhiều thông tin hơn qua việc điều tra này.
  • 27. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01 21 - Trực tiếp khảo sát, thu thập, tìm hiểu về quá trình kiểm soát nội bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến việc hình thành khoản phải thu khách hàng. Khi khảo sát quá trình kiểm soát của khoản mục này ở doanh nghiệp, ta cần phải lưu ý đến các cơ sở dẫn liệu của quy chế kiểm soát nội bộ như tính hiện hữu, tính hiệu lực và tính liên tục của quy chế kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp. Đồng thời, KTV cũng luôn phải đặt ra các câu hỏi nghi ngờ về tính hiệu lực, hiệu quả và liên tục của quy trình kiểm soát nội bộ. Những lưu ý phát sinh do sự đặc thù và khác biệt trong kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp. - Điều tra, phỏng vấn, thực hiện lại, kiểm tra, trong đó phỏng vấn là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất vì thực hiện đơn giản nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao. c, Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động KSNB đối với khoản phải thu khách hàng Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc cơ bản: “Phân công, phân nhiệm”, “bất kiêm nhiệm”, “phê chuẩn, ủy quyền”. Cụ thể, đối với khoản mục phải thu khách hàng: người chịu trách nhiệm ghi sổ kế toán theo dõi các khoản công nợ phải trả có tham gia vào việc bán hàng hay không; người đứng ra bán hàng đồng thời có phải là người nhận tiền hay không?.... Sau khi thực hiện các thủ tục khảo sát về HTKSNB và dựa vào kết quả đã thu thập, KTV đánh giá rủi ro kiểm soát nội bộ đối với khoản phải thu khách hàng ở mức độ cao, trung bình, thấp đối với khoản mục phải thu khách hàng. Nếu HTKSNB được thiết kế và vận hành hữu hiệu thì rủi ro kiểm soát được đánh giá thấp và KTV có thể tin tưởng vào HTKSNB và ngược lại. Trên cơ sở đó, KTV sẽ thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu kiểm toán.
  • 28. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01 22 1.3.2.2. Phân tích tổng quát Thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán nhằm mục đíchxemxét tính hợp lý về sự biến động của số dư các tài khoản phải thu khách hàng giữa năm kiểm toánhiện hành và các năm trước. Việc lựa chọn quy trình phân tích, phương pháp và mức độ phân tích tuỳ thuộc vào sự xét đoán chuyên môn của KTV. Các thủ tục phân tích thường được áp dụng đối với các khoản nợ phải thu gồm: - So sánh khoảnphải thu năm nay với năm trước theo từng kháchhàng, kể cảso sánhsố phátsinh và số dưcuốinăm để xác định những chênh lệch bất hợp lý, tìm kiếm các khoản phải thu chưa ghi sổ hoặc ghi sổ không đúng kì. - So sánh tổng sổ phải thu khách hàng năm nay với năm trước để phát hiện những khoản chênh lệch bất hợp lý. Thông thường, các khoản phải thu khách hàng rất ổn định do quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ổn định. Nếu có chênh lệch thì có thể doanh nghiệp mở rộng quy mô, tăng công suất, giá cả thị trường tăng, tỷ giá ngoạitệ tăng... Khi có sựbiến động, KTV phải tìm được bằng chứng hợp lý chứng minh và thường phải tập trung vào những khách hàng và những khoản phải thu khách hàng mới phát sinh. - KTV dựa vào số liệu trên các BCTC, tiến hành tính toán các tỷ xuất rồi so sánh, chỉ rasựbiến độngcủacác thôngtin tài chínhvà đưara định hướng cho các kiểm tra chi tiết tiếp theo. Đối với kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng, để phântíchkhoảnmục này, KTV thu thập số liệu đểthiết lập một số tỷ lệ phân tích sau: a, Tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu KTV tính tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu và so sánh với tỷ lệ của ngành hoặc của năm trước. Tỷ lệ này biến động có thể do đơn vị thay đổi cơ cấu mặt hàng, chính sách giá bán, chính sách tín dụng thương mại hay do sai sót trong
  • 29. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01 23 số liệu kế toán. b, Tính số vòng quay nợ phải thu khách hàng Số vòng quay khoản phải thu = Việc so sánh tỷ số này với tỷ số của ngành hoặc của năm trước giúp KTV hiểu biết về hoạt động kinh doanh của đơn vị cũng như dự đoán khả năng có sai lệch trong BCTC; chẳng hạn như: đơn vị thay đổi chính sách bán chịu, có tồn đọng nợ phải thu khó đòi liên quan đến việc trích lập dự phòng, hay đơn vị có sự sai lệch số liệu kế toán. c, Một số thủ tục phân tích khác như: - So sánh số dư quá hạn năm nay so với năm trước; - Tính tỷ số chi phí dự phòng trên số dư nợ phải thu khó đòi; - Tính hệ số thanh toán nợ ngắn hạn theo công thức: Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn = Việc tiến hành các thủ tục phân tích giúp KTV thấy được nguyên nhân dẫn đến sự biến động là hợp lý hay không? Trên cơ sở đó, KTV khoanh vùng trọng tâm kiểm toán và đi vào kiểm tra chi tiết. 1.3.2.3. Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản Các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với khoản mục phải thu khách hàng bao gồm: a) Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ phải thu khách hàng: - Cơ sở dẫn liệu “sự phát sinh”: + So sánh các khoản nợ phải thu khách hàng theo từng người mua, từng khoản nợ đã được phản ánh trên sổ chi tiết nợ phải thu khách hàng của doanh nghiệp vớicác chứngtừgốc, như:Hóađơn, chứng từ thanh toán, hợp đồng mua bán,… Đặcbiệt, KTVphảichúý đốivới nhữngnghiệp vụ có số tiềnlớn, mớiphát
  • 30. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01 24 sinh hoặc phát sinh vào đầu hoặc cuối kỳ, chú ý đối với những khách hàng lạ, không bình thường… + Gửithư hoặc trực tiếp yêucầukháchhàng xác nhận về côngnợ để có cơ sở xác minh về tínhcó thật của công nợ, sau đó tổng hợp các kết quả và thư đã xác nhận và khôngxác nhận đểcó biệnpháp kiểm toánbổ sung, mở rộngphạm vi kiểm toán hoặc đối chiếu qua ngân hàng. + Kiểm tra thủ tục và thẩm quyền phê chuẩn cũng như dấu hiệu của quá trìnhkiểm soátnộibộ đượcđểlại trêncác chứngtừchứngminh nguồngốc khoản phải thu khách hàng và các chứng từ thu tiền của khoản mục này. + Kiểm tracác nghiệp vụ phátsinh vào đầu kỳ kế toán sau để có thêm cơ sở chứng minh cho cả tính có thật và tính đầy đủ của nghiệp vụ. - Cơ sở dẫn liệu “tính toán và đánh giá”: Đểkiểm toánmục tiêu này, KTV sẽ phải tính toán số tiền trên các chứng từ, hóađơncầnkiểm toán, đặc biệtđốivớinhững nghiệp vụ có số tiền lớn, không bìnhthườnghoặc nghiệp vụthanhtoánbằngngoạitệ phảiđược quyđổitheo đúng tỷ giá quy định. - Cơsở dẫnliệu “phân loại và hạch toán đúng đắn, đầy đủ, đúng kì”: + Kiểm tra việc ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ phải thu khách hàng: • Kiểm tratínhliên tục củachứngtừ, hóađơn, đặcbiệtchúýđếncác chứng từ chứng minh của các nghiệp vụ phát sinh vào đầu và cuối kỳ, nhằm kiểm tra xem các nghiệp vụ này đãđược ghiđầyđủ vào sổ kế toán tổng hợp, chi tiết, báo cáo côngnợ, bảngkê khoản phải thu khách hàng hay chưa. Nếu có bảng kê các chứng từ công nợ mà khách hàng gửi cho doanh nghiệp thì phải đối chiếu các chứng từ, hóa đơn với số liệu của bảng kê này. • Kiểm toáncác nghiệp vụ thu tiền người mua trả nợ phát sinh vào đầu kỳ kế toán sau.
  • 31. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01 25 • Gửithư, côngvănhoặc trực tiếp nhờ kháchhàng xác nhận về số tiền mua hàng và số dư tài khoản phải thu khách hàng. + Kiểm tra vềsự phânloạivà hạchtoánđúng đắncủanghiệp vụ phải thu khách hàng. Để thực hiện kiểm toán cơ sở dẫn liệu này, KTV phải có sự am hiểu về từng loại nợ phải thu khác nhau để thực hiện kiểm tra cho từng loại. Đồng thời, phảitổnghợp các khoảnphảithutheo từngloại trên sổ kế toán chi tiết, theo từng kháchhàng đểđốichiếu vớibảngkê côngnợ và báo cáo công nợ theo từng loại, từng kháchhàng. Những chênhlệchphát sinh có thể là những trường hợp doanh nghiệp kế toán không đúng sự phân loại. KTVkiểm tra các sổchitiết công nợ và quá trình ghi chép đúng phương pháp bằngcáchxemxét, đốichiếu, quansátquátrìnhxửlý nghiệp vụ phátsinh và việc ghi sổ kế toán, lập báo cáo theo đúng quy định. + Kiểm toán về việc hạch toán đúng kỳ: Cũng giống như trên, để kiểm tra các nghiệp vụ phải thu khách hàng có được ghi chép đúng kỳ hay không thì KTV cũng phải kiểm tra các chứng từ chứng minh cho các nghiệp vụ phát sinh vào đầu kỳ kế toán sau. + Kiểm toán vềquyềnvà nghĩavụ của doanh nghiệp đối với khoản phải thu kháchhàng:Cáckhoảnphảithukháchhàng luôn phảnánh quyềnvà nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với khách hàng. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, các khoản phải thu khách hàng được phản ánh trong sổ kế toán của doanh nghiệp, nhưng thực tế lại khôngcó kháchhànghoặc kháchhàng khôngcòntồntại, hoặc còn tồn tại nhưng không đủ tư cách pháp nhân hoặc đủ tư cách pháp nhân nhưng lại không đủ cơ sở chứng minh cho tính có thật của nghiệp vụ. - Kiểm toán cơsởdẫnliệu “tổnghợpvà công bố” khoản phải thu khách hàng trên BCTC
  • 32. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01 26 Saukhi kiểm toáncác cơ sở dẫn liệu như trên, KTV có thể kết luận về sự phùhợp giữa số liệu sổ kiểm tra vớithực tế củadoanhnghiệp, đảmbảo độ tin cậy hợp lý về các khoảnphảithukháchhàng. Tuy nhiên, đểkiểm traviệc trình bày và công khai khoản phải thu khách hàng trên BCTC thì KTV phải nắm được quy định và phươngpháp lập các chỉ tiêu trên có liên quan tới khoản phải thu khách hàng trên BCTC theo chuẩn mực và thông lệ chung. b) Kiểm toán chi tiết số dư khoản mục phải thu khách hàng Đốivới khảo sát chitiết số dư trong kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng thườngđược KTVthực hiện đối với các tài khoản liên quan có số dư như: TK“Phảithu kháchhàng”, TK “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, TK “Tiềnmặt”, TK“Tiềngửi ngân hàng”, TK “Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi”… - Với số dư đầu kỳ: tùy thuộc vào DN tiến hành kiểm toán lần đầu hay kiểm toán lần hai trở đi. + Nếu đây là kiểm toán lần 2 trở đi thì không cần thiết phải thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung; + Nếu đây là kiểm toán lần đầu, KTV cần phải xem xét BCKT năm trước và hồ sơ kiểm toán năm trước (đặc biệt các vấn đề liên quan TSCĐ), nếu tin cậy được thì KTV có thể chấp kết quả kiểm toán năm trước. Khi đó chỉ cần xem xét việc kết chuyển có chính xác không. Nếu chưa được kiểm toán năm trước hoặc KTV không tin tưởng vào kết quả KTV của năm trước hoặc BCKT không chấp nhận toàn phần đối với số dư TSCĐ. Khi đó KTV áp dụng các thủ tục kiểm toán bổ sung: kiểm toán chứng minh số dư đầu năm, chọn mẫu các TSCĐ để kiểm tra sự tồn tại thực tế của các tài sản. - Với số dư cuối kỳ: Đối với số dư tài khoản phải thu khách hàng, phương pháp kiểm tra của KTV tốt nhất là nhờ khách hàng xác nhận. Tuy nhiên, trong thực tế việc nhờ
  • 33. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01 27 khách hàng xác nhận không đơn giản vì rất tốn kém khi KTV trực tiếp đi xác nhận. Mặt khác, nếu gửithư, côngvănnhờ kháchhàng xác nhận chưa chắc đã có kết quả, có thểkháchhàngsẽtrả lời hoặc có trảlờibằngvăn bảnnhưng chưachắc đãkhớp đúng, không kịp thời. Nhiều khi văn bản trả lời của khách hàng còn rất muộn ảnh hưởng không ít đến tiến độ và thời gian kiểm toán của KTV. Nếu không có điều kiện xác nhận thì KTV phải thực hiện các kỹ thuật sau đây: + Kiểm tratínhcó thậtcủakháchhàng như:sựtồntại thực tế, tính pháp lý. Nếu kháchhàng là có thậtthì KTVphảithực hiện các kỹ thuật và các bước kiểm toán tiếp theo. + Nhờ ngân hàng xác nhận về số tiền trên tài khoản công nợ phải thu khách hàng. + Kiểm tra đối chiếu số liệu của các chứng từ, hóa đơn, số dư tài khoản trongsổ kếtoáncủadoanhnghiệp vớibảngkê chứngtừ, hóađơn, sốdư tài khoản mà khách hàng gửi cho doanh nghiệp và bảng kê đối chiếu số liệu định kỳ giữa doanh nghiệp với ngân hàng. Kiểm tra lại độ tin cậy của những bảng kê này. + Ngoàicác kỹthuật kiểm toánnhư trên, tùy vào mức độ rủi ro kiểm toán và mức thỏa mãn đạt được về kiểm soát để KTV cân nhắc lựa chọn thêm các nghiệp vụ phát sinh vào đầu, cuối kỳ, niên độ hoặc có số tiền lớn, có quá trình kiểm soátnộibộ yếukém, KTV có nhiều nghi vấn đểthực hiện thủ tục kiểm toán khác. + Những kháchhàng có số dưbêncótàikhoản phải thu khách hàng, KTV cũng cần xem xét tính hiện hữu, đầy đủ, hạch toán đúng đắn, đúng kỳ đối với những khoản này. - Khảo sát chi tiết số dư tài khoản trích lập dự phòng khoản phải thu khó đòi. Trongkiểm toáncác khoản nợ phải trả, KTV cần phải quan tâm đến việc đơnvị tríchlập dựphòngnợ phải thu khó đòi. Điều kiện và mức độ trích lập đã
  • 34. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01 28 được quyđịnhrấtrõ theo chuẩnmực kế toán, vì vậy thông thường, KTV chỉ cần lập bảngphântíchtuổinợ và tínhtoánmức tríchlập dựphòngchotừng khoản nợ và tổng mức trích lập cần thiết cho cả khoản mục phải thu khách hàng. 1.3.3. Kếtthúc công việc kiểm toáncủa khoản mục phải thu kháchhàng KTV so sánh kết quả kiểm toán về sai sót thực tế đã được phát hiện trong quá trình kiểm toán của khoản mục với ước lượng ban đầu về tính trọng yếu được phân bổ, để xem có chấp nhận hay không chấp nhận kết quả kiểm toán này và có cần thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung hay không. Trước khi đưa ra kết luận, một lần nữa KTV phải thực hiện thủ tục phân tích để đánh giá về độ tin cậy của kết quả kiểm toán, về độ tin cậy của các bằng chứng kiểm toán, thủ tục lấy mẫu và các thủ tục kiểm toán đã áp dụng trong trường hợp này trước khi đưa ra quyết định có cần áp dụng thêm các thủ tục kiểm toán bổ sung hay mở rộng phạm vi kiểm toán hay không. Sau khi có kết quả, KTV tiến hành trao đổi với ban lãnh đạo đơn vị về các sai phạm được phát hiện, để đưa ra các bút toán điều chỉnh kịp thời. Từ đó, KTV đưa ra bảng tổng hợp kết quả kiểm toán khoản mục và kết luận một cách tin cậy và đảm bảo rủi ro kiểm toán nằm trong phạm vi cho phép. KẾT LUẬN Như vậy, chương 1 đã trình bày rõ về khoản mục phải thu khách hàng cũng như quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do các công ty kiểm toán độc lập thưc hiện. Từ đó, tạo cơ sở lý luận cần thiết để đi vào nghiên cứu chi tiết quá trình vận dụng thực tế quy trình kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng nói riêng trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán ASCO thực hiện được trình bày ở chương 2.
  • 35. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01 29 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY KIỂM TOÁN TNHH ASCO THỰC HIỆN 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN TNHH ASCO 2.1.1:Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH Kiểm toán ASCO được thành lập theo giấy đăng ký số kinh doanh số 0102032208 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 25/9/2007. Công ty ra đời trong điều kiện Hệ thống chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam đã được ban hành đầy đủ, hoàn thiện, phù hợp cao với hệ thống Chuẩn mực kiểm toán quốc tế. Công ty TNHH Kiểm toán ASCO được thành lập bởi các sáng lập viên là những KTV đã từng được đào tạo từ dự án EURO - TAPVIET, dự án đặt nền móng cho hoạt động kiểm toán chuyên nghiệp ở Việt Nam. Với đội ngũ KTV hùng hậu, có kinh nghiệm phong phú, trải nghiệm sâu rộng tại các công ty Kiểm toán và tập đoàn lớn, khách hàng của ASCO có thể hoàn toàn yên tâm về các dịch vụ mà công ty cung cấp. Bên cạnh đó, đội ngũ kỹ thuật viên xây dựng cơ bản tham gia đầy đủ và rộng rãi vào tất cả các giai đoạn của quá trình đầu tư xây dự án: Tư vấn quản lý dự án, giám sát thiết kế, thi công, quyết toán … Hàng năm, Công ty TNHH ASCO đều được công bố trong danh sách các công ty kiểm toán có đủ điều kiện hành nghề kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế theo quy định. Công ty TNHH ASCO luôn đề cao 7 giá trị cốt lõi, bao gồm: “Minh bạch, khoa học, chuyên nghiệp, hiệu quả, tận tâm, hợp tác và dẫn đầu.”
  • 36. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01 30 Với khẩu hiệu: “Vững chắc một niềm tin”, Công ty TNHH Kiểm toán ASCO hi vọng trở thành một trong 10 công ty kiểm toán hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành; kiểm toán chấp thuận, thẩm định giá và các dịch vụ chuyên ngành tài chính kế toán, tư vấn thuế. Hiện nay, Công ty TNHH Kiểm toán ASCO có một trụ sở chính ở miền Bắc và hai văn phòng đại diện ở miền Trung và miền Nam. * Mục tiêu hoạt động của ASCO Với kinh nghiệm thực tiễn sâu sắc, trải nghiệm rộng rãi, đồng hành cùng khách hàng, am hiểu chuyên sâu về nghiệp vụ và hoạt động của khách hàng, công ty ASCO đem đến các dịch vụ chuyên ngành kiểm toán và tư vấn tài chính, kế toán thuế hữu hiệu nhất, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế, tài chính của khách hàng, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, góp phần làm tăng giá trị cho khách hàng. * Nguyên tắc hoạt động của ASCO - Độc lập, trung thực khách quan và bảo mật, tuân thủ các quy định của nhà nước Việt Nam cũng như các chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận chung. - Phương pháp kiểm toán khoa học, hiện đại, hiệu quả. - Khẳng định tính chuyên nghiệp, chất lượng trong từng dịch vụ. - Nhiệt tình, chu đáo, chuẩn mực trong tác nghiệp, luôn quan tâm bảo vệ lợi ích hợp pháp cho khách hàng. - Luôn gắn kết dịch vụ kiểm toán với các dịch vụ gia tăng: tư vấn tài chính, kế toán, thuế,... - Giá phí hợp lý nhưng vẫn đảm bảo sự hài lòng của Quý khách về chất lượng dịch vụ. * Các dịch vụ chủ yếu của ASCO
  • 37. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01 31 Các dịch vụ chính mà ASCO cung cấp bao gồm: - Dịch vụ Kiểm toán BCTC - Dịch vụ Kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành - Dịch vụ Tư vấn thuế - Dịch vụ Thẩm định giá - Dịch vụ kế toán - Dịch vụ đào tạo - Dịch vụ Tư vấn tài chính - Các dịch vụ tài chính, kế toán khác theo yêu cầu của khách hàng * Quy mô và tình hình kinh doanh của công ty TNHH Kiểm toán ASCO Với vốn điều lệ ban đầu là 5.000.000.000 VNĐ, Công ty TNHH Kiểm toán ASCO sau hơn 6 năm hoạt động và phát triển đã đạt được nhiều thành công trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ và mở rộng quy mô. Điều đó được thể hiện qua bảng sau: Bảng2.1:Quymôvà tìnhhìnhkinhdoanhmộtsốnăm gần đâycủa công tyASCO Thông tin tài chính tương đương VNĐ Giá trị thực tế của vài năm gần đây (VNĐ) 2010 2011 2012 1. Tổng tài sản 10,014,659,407 13,464,801,051 19,967,149,702 2. Tổng số nợ phải trả 7,924,813,857 11,169,010,973 14,457,136,517 3. Tài sản ngắn hạn 8,983,231,060 12,485,162,404 19,095,698,484 4. Nợ ngắn hạn 7,480,507,857 10,877,032,973 14,317,486,517 5. Lợi nhuận trước thuế 139,211,845 297,210,166 274,379,306 6. Lợi nhuận sau thuế 104,408,884 245,198,386 226,362,927 7. Doanh thu 4,108,703,548 5,754,310,971 7,478,581,086 Theo bảng trên ta thấy công ty đã có sự tăng nhanh về quy mô, doanh thu, cho thấy công ty ngày càng nâng cao được uy tín, thương hiệu của mình, được khách hàng ngày càng yêu mến, tin tưởng. 2.1.2: Đặc điểm tổ chức quản lý và cơ cấu 2.1.2.1: Tổ chứ bộ máy
  • 38. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01 32 Tổ chức bộ máy của ASCO được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động công ty TNHH ASCO - Hội đồng thành viên: Gồm các thành viên góp vốn có quyền quyết định những công việc liên quan đến sự tồn tại và phát triển của công ty. - Ban Giám đốc: là đại diện pháp nhân của công ty đồng thời là những người trực tiếp quản lý mọi hoạt động diễn ra bên trong công ty, là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền hạn và nghĩa vụ được giao. Ngoài ra, BGĐ còn có quyền quyết định biên chế và nhiệm vụ cũng như quyền hạn của từng phòng ban chức năng, phòng nghiệp vụ của công ty, quyết định việc đăng ký danh sách KTV hành nghề tại công ty. - Tổng Giám đốc: Ông Nguyễn Thanh Khiết là người đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của công ty trước pháp luật và các bên hữu quan; quản lý mọi hoạt động chung của công ty. Hội đồng thành viên Ban giám đốc Chi nhánh tại Quảng Bình Chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh Trụ sở chính tại Hà Nội Phòng kế toán, tài chính Phòng hành chính Phòng nghiệp vụ Phòng nghiệp vụ 1 về kiểm toán BCTC Phòng nghiệp vụ 2 về kiểm toán BCTC Phòng nghiệp vụ 1 về kiểm toán XDCB Phòng nghiệp vụ 2 về kiểm toán XDCB Phòng tư vấn và các dịch vụ kế toán
  • 39. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01 33 - Dưới Tổng Giám đốc là hai Phó Tổng Giám đốc: ông Lê Đức Lương, Nhữ Đức Trường và Nguyễn Viết Hành - Phó tổng giám đốc phụ trách Kiểm toán BCTC. Các Phó tổng giám đốc làm việc theo sự phân công và uỷ quyền của Tổng Giám đốc trong từng thời kỳ, và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền. - Phòng kế toán: đảm nhận các công tác kế toán của công ty theo quy định pháp luật và chế độ kế toán hiện hành. - Các phòng Kiểm toán XDCB: Thực hiện các hợp đồng Kiểm toán XDCB và tư vấn xây dựng. - Các phòng Kiểm toán BCTC: Thực hiện các hợp đồng Kiểm toán BCTC. - Phòng tư vấn và dịch vụ kế toán: Thực hiện các dịch vụ kế toán, tư vấn thuế, tư vấn tài chính quản trị... - Phòng hành chính: đảm nhận các công tác văn thư, tin học, liên hệ khách hàng… 2.1.2.2: Tổ chức nhân sự Hiện tại, công ty ASCO có hơn 50 nhân viên bao gồm các KTV quốc gia, các kỹ thuật viên kiểm toán, trợ lý kiểm toán, luật sư được đào tạo chuyên nghiệp ở các trường đại học lớn của Việt Nam. Đội ngũ chuyên gia kiểm toán tư vấn của ASCO đã có thời gian công tác tại nhiều công ty kiểm toán hàng đầu tại Việt Nam, có đủ năng lực và trình độ, hiểu biết sâu rộng, thái độ làm việc chuyên nghiệp, đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng. Các KTV của ASCO đã tham gia trực tiếp, thường xuyên các cuộc kiểm toán BCTC thường niên, các dự án có quy mô lớn nhóm A, nhóm B… trong nhiều năm qua. Các chương trình đào tạo hằng năm trong và ngoài nước của ASCO là một trong những chương trình bắt buộc nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự của ASCO.
  • 40. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01 34 Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu về nhân sự của ASCO TT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1 KTV quốc gia 6 7 10 2 Thẩm định viên về giá 3 4 5 3 Kỹ thuật viên kiểm toán (Kỹ sư xây dựng) 15 20 25 4 Trợ lý Kiểm toán (Cử nhân Đại học trở lên) 12 15 25 5 Nhân viên khác 3 4 5 Cộng 39 50 70 2.1.3:Đặc điểm tổ chức, quản lý kiểm toán 2.1.3.1: Đặc điểm tổ chức quá trình kiểm toán Quy trình Kiểm toán BCTC của ASCO được xây dựng trên cơ sở những chuẩn mực và chế độ kế toán của Việt Nam cũng như trên thế giới. ASCO luôn cố gắng hoàn thiện quy trình kiểm toán của mình để có thể hỗ trợ khách hàng hoàn thiện HTKSNB của họ cũng như bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của khách hàng. ASCO tiếp cận BCTC của khách hàng theo từng khoản mục, các khoản mục có quan hệ chặt chẽ với nhau được sắp xếp theo từng phần hành để xem xét mối quan hệ logic giữa chúng và phát hiện những sai sót. Khi kiểm toán BCTC, KTV thường kiểm tra tính đúng đắn của các giao dịch(giao dịchthực sựcó phátsinh hay không, các giao dịch phát sinh có được ghi sổ đầy đủhay không), các chứngtừ có đầyđủvà hợp lệ hay không… qua đó KTV sẽthu thập bằng chứngkiểm toán làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến về tính trung thực hợp lý của BCTC. Do không thể tiến hành toàn bộ nên chỉ tiến hành chọnmẫu dựa trên cơ sở những tiêu thức nhất định để từ đó suyrộng ra cho toàn bộ tổngthể. Các bước côngviệc KTV đãthực hiện đềuđược ghi chúđầy đủ trên giấy tờ làm việc và tham chiếu đến các giấy tờ làm việc khác có liên quan. Dưới đây là sơ đồ thể hiện quy trình kiểm toán BCTC được thực hiện ở công ty TNHH Kiểm toán ASCO.
  • 41. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01 35 Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm toán BCTC tại công ty TNHH ASCO Quy trình kiểm toán do ASCO thực hiện trải qua 3 giai đoạn: Lập kế Thực hiện kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát Công việc sau kiểm toán Soát xét hồ sơ và đánh giá chất lượng cuộc kiểm toán Theo dõi các sự kiện phát sinh sau ngày phát hành báo cáo kiểm toán Thu thập thông tin về khách hàng Thực hiện thủ tục phân tích Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro Tìm hiểu HTKSNB và đánh giá rủ ro Công việc thực hiện trước kiểm toán Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán Lựa chọn nhóm KTV Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể Ký kết hợp đồng kiểm toán Kết thúc kiểm toán Soát xét giấy tờ làm việc của KTV Họp thống nhất số liệu với khách hàng Tổng hợp ra báo cáo kiểm toán dự thảo Phát hành báo cáo kiểm toán chính thức Thiết kế chương trình kiểm toán Kiểm tra số liệu trên sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của các tài khoản Kiểm tra việc cộng dồn, đối chiếu số liệu với các chứng từ có liên quan Trao đổi với nhân viên kế toán về công tác kế toán , các bút toán điều chỉnh…
  • 42. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01 36 hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. Quy trình được miêu tả cụ thể trong sơ đồ trên và được giải thích qua các bước chi tiết. Bước 1: Nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ Bước 2: Thực hiện lập kế hoạch chiến lược và kế hoạch tổng quát Bước 3: Thảo luận với khách hàng về kết quả kiểm toán Bước 4: Tư vấn hoàn thiện hệ thống kế toán và hệ thốngkiểm soátnộibộ. Bước 5: Phát hành báo cáo kiểm toán Do lượng khách hàng khá đa dạng và phong phú ở nhiều loại hình kinh doanh nên các công việc tiến hành kiểm toán ở mỗi công ty là khác nhau, tùy theo từng loại hình kinh doanh mà có những kế hoạch kiểm toán cụ thể. Là một phần trong quy trình kiểm toán BCTC, kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng chứa đựng rủi ro tiềm tàng cao, đòi hỏi việc thiết kế và vận dụng các thủ tục kiểm toán sao cho rủi ro phát hiện là thấp nhất, để đảm bảo tính hiệu quả, hiệu lực của từng cuộc kiểm toán, cũng như để thu thập đầy đủ bằng chứng làm căn cứ cho những ý kiến của KTV về tính trung thực và hợp lý của khoản mục phải thu khách hàng nói riêng và BCTC nói chung. Cũng giống với việc thực hiện kiểm toán toàn bộ BCTC, cuộc kiểm toán đối với khoản mục phải thu khách hàng do công ty ASCO thực hiện cũng được tiến hành theo quy trình thông thường, gồm ba giai đoạn: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. Các bước công việc trong từng giai đoạn kiểm toán đối với khoản mục phải thu khách hàng cũng được ASCO thiết kế khá chi tiết và sát với quy trình kiểm toán đã trình bày ở trên. Các bước công việc cụ thể được thể hiện thông qua bảng sau: Bảng 2.3:Quytrình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng do công ty
  • 43. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01 37 TNHH Kiểm toán ASCO thực hiện LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán: - Khảo sát và chấp nhận khách hàng (đối với khách hàng mới) - Lựa chọn và thiết lập nhóm kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể 1. 1. Thu thập thông tin tổng quan về đơn vị khách hàng: - Thông tin cơ sở: Ngành nghề kinh doanh, hoạt động liên tục - Thông tin về nghĩa vụ pháp lý 2. Tìm hiểu HTKSNB của công ty 3. Xác định mức trọng yếu: Ước lượng mức trọng yếu và phân bổ mức trọng yếu. 4. Thiết kế chương trình kiểm toán Lập chương trình kiểm toán chi tiết THỰC HIỆN KIỂM TOÁN 1. Thử nghiệm kiểm soát - Đánh giá hiệu quả của các thủ tục kiểm soát đối với khoản mục nợ phải thu khách hàng và độ tin cậy của thông tin. - Sử dụng kỹ thuật phỏng vấn, quan sát, kiểm tra, đưa ra kết luận. 2. Thủ tục phân tích và đối chiếu số liệu tổng hợp - Lập trang tổng hợp số liệu khoản mục phải thu khách hàng - Thu thập số liệu từ BCĐPS tài khoản, đối chiếu với tài liệu liên quan - Phân tích biến động khoản mục phải thu khách hàng: phân tích xu hướng, phân tích tỷ suất. 3. Kiểm tra chi tiết - Đối chiếu sổ chi tiết và sổ cái để đảm bảo số dư đã được trình bày tên BCĐKT là hợp lý - Rà soát các nghiệp vụ bất thường - Kiểm tra tính đúng kỳ của khoản phải thu khách hàng - Kiểm tra tính hiện hữu, tính chính xác cả số dư phải thu khách hàng - Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ phát sinh đã chọn - Kiểm tra chi tiết dự phòng nợ phải thu khó đòi - Soát xét các sự kiện sau ngày kết thúc năm tài chính KẾT THÚC KIỂM TOÁN - KTV tổng hợp kết quả kiểm toán và giải trình các sai phạm về khoản mục phải thu khách hàng cho trưởng nhóm kiểm toán. - Trưởng nhóm kiểm tra và tổng hợp sai phạm, đưa vào biên bản kiểm toán, trao đổi với khách hàng và có điều chỉnh nếu cần thiết. - Đánh giá các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ và xem xét giả định hoạt động liên tục. - Phân tích soát xét tổng thể sau kiểm toán. - Phát hành BCKT sau khi thống nhất các vấn đề kiểm toán với khách hàng và thông qua soát xét các cấp của ASCO.
  • 44. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01 38 2.1.4:Đặc điểm tổ chức hệ thống hồ sơ kiểm toán: ASCO thực hiện kiểm toán theo chương trình kiểm toán mẫu của VACPA, vì vậy hệ thống hồ sơ kiểm toán cũng được trình bày theo hệ thống của chương trình kiểm toán mẫu. - Hệ thống chỉ mục của hồ sơ được sắp xếp theo trình tự các bước trong quy trình kiểm toán (từ khâu tìm hiểu khách hàng, ký hợp đồng, đến thực hiện kiểm toán…) và theo trình tự trình bày các khoản mục trên hệ thống báo cáo tài chính (phân theo tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu…), bao gồm: A: Kế hoạch kiểm toán B: Tổng hợp, kết luận và lập báo cáo tài chính C: Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ D: Kiểm tra cơ bản tài sản E: Kiểm tra cơ bản nợ phải trả F: Kiểm tra cơ bản nguồn vốn CSH và TK ngoại bảng G: Kiểm tra cơ bản BCKQĐK H: Kiểm tra cơ bản nội dung khác. (Phụ lục 2.1: Hệ thống chỉ mục hồ sơ kiểm toán.) - Quy định tham chiếu: Để đạt được mục tiêu của chương trình kiểm toán mẫu là tạo ra sự thống nhất, thuận tiện kiểm tra, KTV phải tuân thủ hệ thống chỉ mục hồ sơ, ký hiệu tham chiếu theo quy định. KTV chỉ sử dụng các ký hiệu tham chiếu cụ thể hơn cho các giấy tờ làm việc chi tiết không có mẫu chuẩn và các tài liệu, bằng chứng kiểm toán thu thập được. Mỗi giấy tờ làm việc, kể cả các tài liệu, bằng chứng kiếm toán thu thập được đều phải ghi các ký hiệu tham chiếu với các giấy tờ chi tiết và ngược lại, các giấy tờ chi tiết có tham chiếu ngược lại các giấy tờ trong các phần hành liên quan.
  • 45. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01 39 2.1.5:Kiểm soátchất lượng công việc kiểm toán * Kiểm soát chất lượng thực hiện cuộc kiểm toán: Các thành viên thực hiện kiểm toán chuyển phần việc của mình đã hoàn thành cho nhóm trưởng kiểm tra, soát xét và tiếp tục bổ sung, hoàn thiện theo yêu cầu của nhóm trưởng. Nội dung soátxét bao gồm: - Tính hợp lý đúng đắn của hệ thống báo cáo. - Tính tuân thủ và hợp logic của việc sắp xếp giấy tờ làm việc. - Căn cứ, cơ sở thu thập bằng chứng kiểm toán từ đó đánh giá tính đầy đủ và đáng tin cậy của bằng chứng. - Cơ sở, nguồn gốc tính chính xác của số liệu trên báo cáo. - Tính hợp lý, logic, đúng đắn của báo cáo. - Trình bày, diễn đạt báo cáo và thư quản lý. * Kiểm soát chất lượng hồ sơ kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán là thành quả của cuộc kiểm toán do đó cần phải được kiểm soát một cách chặt chẽ. Như đã nêu ở phần đặc điểm tổ chức hồ sơ kiểm toán, phòng hành chính sẽ thực hiện quản lý hồ sơ kiểm toán và phòng kiểm soát chất lượng do BGĐ bổ nhiệm, được tổ chức độc lập. Các thủ tục áp dụng khi tiến hành kiểm soát hồ sơ kiểm toán bao gồm: - Chọn người kiểm tra hồ sơ. - Chọn hồ sơ kiểm toán cần kiểm tra. - Lập báo cáo tổng hợp về kết quả kiểm tra. - Lưu trữ kết quả kiểm tra hồ sơ kiểm toán. * Kiểm soát chất lượng công việc kiểm toán của các nhân viên kiểm toán, các nhóm kiểm toán. Để đảm bảo chất lượng công việc kiểm toán thì trước hết công ty phân công công việc cho các nhân viên phù hợp với trình độ và khả năng của từng
  • 46. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01 40 người. Trongquá trìnhkiểm toán, trưởng nhóm thường xuyên giám sát, chỉ dẫn các thành viên trong nhóm từ việc sử dụng các thủ tục kiểm toán đến việc thu thập các bằng chứng và cách trình bày giấy tờ làm việc, lưu file kiểm toán đồng thời các thành viên trong nhóm hỗ trợ nhau thực hiện tốtcác nhiệm vụ. Mặt khác ban lãnh đạo cũng thường xuyên giám sát nhóm kiểm toán và hỗ trợ giải quyết các vấn đề khúc mắc. Tóm lại, công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty khá tốt, và tương đối cụ thể, gắn trách nhiệm tới từng người, kiểm soát chặt chẽ tới từng khâu trong quá trình tuyển dụng, đào tạo, kiểm toán và tìm hiểu khách hàng. 2.2. THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY DỆT A DO CÔNG TY KIỂM TOÁN TNHH ASCO THỰC HIỆN 2.2.1Kháiquátvề cuộc kiểmtoánBCTCtạicôngtyDệtA 2.2.1.1.Giớithiệuvềcuộckiểm toán BCTCtạicông tyDệtA Công ty Dệt A là khách hàng thường xuyên, đã được ASCO kiểm toán từ các năm trước. Năm 2013, công ty Dệt A ký hợp đồng kiểm toán BCTC với ASCO theo hợp đồng số 500/ASCO - HĐKT ngày 12 tháng 1 năm 2014. Nội dung là ASCO sẽ cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC năm 2013 cho Công ty A gồm các nội dung công việc: Kiểm tra đầy đủ các thông tin được trình bày trên các Báo cáo sau của A: - BCĐKT tại ngày 31/12/2013 - Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2013 - Thuyết minh BCTC năm 2013 (Phụ lục 2.2: Hợp đồng kiểm toán)
  • 47. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01 41 Thời gian tiến hành kiểm toán: kiểm toán BCTC năm 2013 cho khách hàng A từ ngày 10/02/2014 đến ngày 24/02/2014. Thành viên đoàn kiểm toán gồm: Chức danh Họ tên Thành viên BGĐ phụ trách cuộc KT Nguyễn Thanh Khiết Người soát xét công việc KSCL Nguyễn Thanh Khiết Chủ nhiệm kiểm toán Phạm Văn Biện KTV chính Phạm Văn Biện Trợ lý 1 Vũ Thị Tâm Trợ lý 2 Trần Thị My Trợ lý 3 Lê Thanh Thúy Trợ lý 4 Nguyễn Hà Nam Phân công công việc:Công việc cụ thể của các thành viên như sau: - KTV Phạm Văn Biện: Thực hiện phân tích tổng quát và kiểm tra các khoản mục D500, E300, G200 và chịu trách nhiệm xoát xét giấy tờ làm việc của các thành viên khác trong nhóm kiểm toán và tổng hợp kết quả. - Trợ lý KTV Vũ Thị Tâm: D200, D300, E200, G500 - Trợ lý KTV Trần Thị My: D100, D700, D800, E100 - Trợ lý KTV Lê Thanh Thúy: E400, G100, G300, G400 - Trợ lý KTV Nguyễn Hà Nam: D400, D600, D700, D800 Nhóm kiểm toán được lựa chọn tham gia cuộc kiểm toán gồm các KTV chính và trợ lý kiểm toán đã thực hiện kiểm toán cho công ty Dệt A từ năm ngoái, đã có sự hiểu biết ban đầu về hoạt động kinh doanh, môi trường kiểm soát và hệ thống kế toán của công ty. Các KTV tiến hành đọc file thường trực để nắm lại thông tin cơ bản về công ty. 2.2.1.2: Giới thiệu BCTC được kiểm toán của công ty A Theo yêu cầu của ban lãnh đạo công ty A, ASCO tiến hành kiểm toán toàn bộ BCTC năm 2013 của côngty A. Các báo cáo trước kiểm toán và các tài
  • 48. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01 42 liệu, sổ sách, chứng từ có liên quan đã được công ty A cung cấp đầy đủ cho nhóm kiểm toán. (Phụ lục2.3:Báocáotàichínhtrướckiểm toáncủacôngtyA năm 2013) 2.2.1.3:Giớithiệuquytrìnhthựchiệncuộc kiểm toán BCTC tại khách hàng A * Giai đoạn lập kế hoạch - Do công ty A là khách hàng lâu năm, nên KTV tiến hành đọc lại file hồ sơ kiểm toán năm trước để hiểu về tình hình cơ cấu, tổ chức và hoạt động kinh doanh của đơn vị. Tuy nhiên KTV vẫn cần phỏng vấn ban lãnh đạo đơn vị về các chính sách mới áp dụng trong năm tài chính 2013 để đánh giá lại về HTKNB của đơn vị, tiến hành các thử nghiệm chi tiết cho phù hợp. KTV cũng tiến hành xem xét đánh giá các loại rủi ro dựa vào những thông tin đã thu thập được. Giấytờ làm việcA310:Tìm hiểu thông tin cơ sở khách hàng công ty Dệt A Công ty TNHH Kiểm toán ASCO Tên khách hàng: Công ty Dệt A Ngày khóa sổ: 31/12/1013 Nội dung: Tìm hiểu thông tin cơ sở của khách hàng A310 Tên Ngày Người thực hiện PVB 10/2/14 Người soát xét 1 HVN 15/2/14 Người soát xét 2 VTT 15/2/14 I. Thông tin chung Tên công ty: Công ty Dệt A Ngày đăng ký kinh doanh: 11/12/1996 Số giấy phép đăng ký kinh doanh: 0700101268 do Sở kế hoạch đầu tư Hà Nam cấp. Vốn điều lệ của Công ty: 350.000.000.000 đồng (Ba trăm năm mươi tỷ đồng Việt Nam) Vốn pháp định của Công ty: 6.000.000.000 đồng (Sáu tỷ đồng Việt Nam) Địa chỉ trụ sở: KCN Châu Sơn, xã Châu Sơn, TP Phủ Lý, Hà Nam Loại hình công ty: Công ty TNHH 2 thành viên 100% vốn trong nước Ngành nghề kinh doanh: Theo giấy chứng nhận đầu tư, ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty gồm: - Sản xuất sợi, dệt vải và hoàn thiện các sản phẩm dệt: tẩy, nhuộm màu sợi, vải, hàng dệt;
  • 49. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Ly Quỳnh Lớp: CQ48/22.01 43 - Kinh doanh mua bán nguyên, vật liệu sản xuất sợi, dệt vải, thuốc tẩy, nhuộm; - Kinh doanh dịch vụ vui chơi, hoạt động thể thao và giải trí: sân đánh tennis, bể bơi...kinh doanh khu vui chơi giải trí; - Xây dựng công trình: dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, công trình điện có điện áp dưới 35KV; - Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng, cho thuê sân golf; - Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng. Kinh doanh dịch vụ ăn uống; - Đào tạo dạy nghề công nghệ dệt. II. Thông tin tài chính Kỳ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm Đơn vị tiền tệ: Sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VNĐ) Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC và Thông tư số 244/2009/TT-BTC. Hình thức kế toán áp dụng: Hình thức Chứng từ ghi sổ Các nguyên tắc kế toán áp dụng: * Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền: - Nguyên tắc xác định tiền: bao gồm toàn bộ số tiền mặt và tiền gửi ngân hàng hiện có của Công ty tại thời điểm lập BCTC. - Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra VND: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra VND theo tỷ giá thực tế của ngân hàng giao dịch tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Tại thời điểm cuối năm số dư các khoản mục có gốc ngoại tệ được đánh giá lại theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng áp dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam số 10. - Nguyên tắc xác định và ghi nhận các khoản tương đương tiền: các khoản tương đương tiền được nghi nhận gồm các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua khoản đầu tư đó; có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi. * Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho - Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Được phản ánh và ghi chép theo nguyên tắc giá gốc; - Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Bình quân gia quyền; - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên. * Nguyên tắc ghi nhận và tính khấu hao TSCĐ Tài sản cố định được phản ánh theo nguyên giá và hao mòn lũy kế. - Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình, vô hình: theo nguyên tắc giá gốc (nguyên giá), phù hợp với quy định của Chế độ và chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành và Thông tư số