SlideShare a Scribd company logo
1 of 63
1
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
MAI TẤN CƯỜNG
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NCC
VỚI CÁCH MẠNG TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ
TAM KỲ TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
HÀ NỘI – năm 2018
2
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
MAI TẤN CƯỜNG
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NGƯỜI CÓ CÔNG
VỚI CÁCH MẠNG TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành : Chính sách công
Mã số : 834 04 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. PHẠM MINH PHÚC
HÀ NỘI - 2018
3
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam liên tục phải đối
mặt với chiến tranh. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ ở thế kỉ XX,
những tổn thất của nhân dân ta về người và của, về cơ hội để phát triển đất nước là
vô cùng to lớn, không chỉ ảnh hưởng đến những người của thời chiến đã trực tiếp
tham gia và đã đóng góp công sức vào cuộc kháng chiến “thần thánh” đó, mà những
di chứng của nó vẫn gieo rắc lên các thế hệ tương lai.
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, đền ơn đáp nghĩa với NCC bảo vệ tổ quốc là
truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những vết thương
vẫn còn đau buốt trên thân thể những người lính; nỗi cơ đơn của những người vợ,
người mẹ, thân nhân liệt sĩ vẫn còn đó; đó chính là những tổn thất và thể xác và tâm
hồn mà NCC và thân nhân của họ phải gánh chịu.
Vì vậy, chúng ta phải có trách nhiệm thương yêu, giúp đỡ NCC và thân nhân
của họ. Việc thực hiện chính sách thương binh, liệt sỹ, chăm sóc thương binh, bệnh
binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công giúp đỡ cách mạng là bổn phận, trách nhiệm
của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội với tinh thần đền ơn đáp nghĩa nghĩa, tri ân đối
với NCC. Trong quá trình xây dựng đất nước, Đảng, Nhà nước ta khẳng định thực
hiện tốt chính sách ưu đãi đối với NCC vừa là tình cảm thiêng liêng, trách nhiệm
cao cả của cả hệ thống chính trị và toàn dân đối với người có cách mạng, đồng thời
là giải pháp góp phần bảo đảm thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, củng cố khối
đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước.
Phát biểu tại Lễ Kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ, đồng chí Nguyễn Phú
Trọng, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định: Các anh hùng liệt sĩ đã
anh dũng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Suốt mấy chục năm qua,
Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, chế độ đối với thương binh,
bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người và gia đình có công giúp đỡ cách mạng và thường
4
xuyên bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với từng thời kỳ cách mạng, đến nay đã hình
thành một hệ thống chính sách mà các nội dung đều gắn liền với việc thực hiện
chính sách kinh tế - xã hội và liên quan đến đời sống hàng ngày của hàng triệu
NCC. Các chính sách ưu đãi này đã góp phần xoa dịu nỗi đau, giảm bớt những khó
khăn về vật chất trong cuộc sống hành ngày, là nguồn động viên, khích lệ NCC
vươn lên trong cuộc sống.
Tuy nhiên, do Việt Nam là một nước nghèo, thiên tai hạn hán, lũ lụt thường
xuyên, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước gặp nhiều khó khăn, nguồn
lực của Nhà nước chỉ đáp ứng một phần, nên công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc
sức khỏe và nâng cao đời sống cho NCC với cách mạng vẫn còn nhiều hạn chế.
Bên cạnh đó, thực tế thực hiện chính sách còn nhiều tồn tại từ nhiều nguyên
nhân khác nhau mà gây khó khăn, cản trở cho cả cán bộ, công chức thực hiện chính
sách và khó khăn cho người thụ hưởng chính sách. Ví dụ: Pháp lệnh Ưu đãi NCC
tuy đã được sửa đổi, bổ sung kịp thời, nhưng một số văn bản hướng dẫn thực hiện
Pháp lệnh vẫn chưa bảo đảm sự thống nhất. Một số quy định liên quan công tác xác
nhận NCC, thực hiện chính sách ưu đãi… còn bất cập, gây khó khăn cho công tác tổ
chức, thực hiện. Đối tượng thuộc diện thụ hưởng chính sách ưu đãi ngày càng mở
rộng, chế độ ưu đãi ngày càng nâng cao, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu
thực tế, nguyện vọng chính đáng của đối tượng NCC; vẫn còn đối tượng NCC chưa
được công nhận để thụ hưởng chính sách ưu đãi; đời sống của một bộ phận NCC
còn gặp nhiều khó khăn…
Xuất phát từ yêu cầu khách quan, cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
sâu sắc và lý do như đã nêu ở trên, nên tôi đã lựa chọn vấn đề “Thực hiện chính
sách NCC với cách mạng từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam” làm đề
tài luận văn tốt nghiệp của mình.
5
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Những nghiên cứu, bài viết, đánh giá về thực hiện chính sách NCC với cách
mạng tại các địa phương cụ thể đã được những nhà hoạch định chính sách, các tác
giả và độc giả quan tâm. Đến nay, đã có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu cũng
như sách, báo, tạp chí viết về vấn đề này, tiêu biểu như:
- Cuốn sách “Một số vấn đề chính sách xã hội ở nước ta hiện nay” của tác
giả Hoàng Chí Bảo. Tác giả khẳng định: Chính sách xã hội không ngừng thay đổi
để phù hợp với đối tượng áp dụng. Đất nước ngày càng phát triển thì việc yêu cầu
các chính sách phải xuất phát từ thực tiễn, gắn liền với lợi ích của đối tượng. Chính
sách đối với NCC được thay đổi qua các thời kỳ, sự thay đổi đó có những mặt tích
cực và tiêu cực trong việc triển khai, thực hiện chính sách.
- Luận án Phó tiến sỹ Luật học (1996) “Hoàn thiện pháp luật ưu đãi NCC ở
Việt Nam - Lý luận thực tiễn” của tác giả Nguyễn Đình Liêu. Luận án đã nêu những
vấn đề cơ bản như: Khái niệm Pháp luật ưu đãi NCC, lịch sử hình thành và phát triển
của pháp luật này, thực trạng của pháp luật này ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
và việc hoàn thiện pháp luật ưu đãi NCC.
- Trong cuốn “Những điều cần biết về chính sách với NCC”, tác giả đã nêu
rõ những căn cứ pháp lý về thực hiện chính sách ưu đãi với NCC ở nước ta. Bài viết
đã đề cập đến các căn cứ pháp lý cụ thể và rõ ràng để mọi người và chính bản thân
NCC biết được những quyền lợi nào họ được hưởng.
- Năm 2005, Nguyễn Thị Hằng, nguyên Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH có bài:
Tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa chính sách ưu đãi xã hội đối với thương binh, gia
đình liệt sỹ, NCC với cách mạng trên Tạp chí Cộng sản số 7/2005.
- Bài “Chủ trương của Đảng đối với thương binh, liệt sỹ thời kỳ đổi mới”
của tác giả Nguyễn Danh Tiên đăng trên Tạp chí Khoa học Quân sự tháng 7/2012.
Bài viết đã khái quát những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước
đối với công tác thương binh, liệt sỹ từ năm 1986 đến năm 2012. Đồng thời, đưa ra
những đánh giá thực trạng để thấy được sự bất cập, những tồn tại quá trình thực
hiện.
6
- Cũng trong năm 2012, Nguyễn Duy Kiên - Phó Cục trưởng Cục NCC, Bộ
LĐTBXH có bài Chính sách NCC - là trách nhiệm của toàn dân, Tạp chí Tuyên
giáo số 7/2012. Bài viết này đã khái quát một số thành tựu của chính sách ưu đãi
NCC trong những năm qua, đi sâu vào đánh giá tìm hiểu nguồn lực thực hiện chính
sách ở nước ta. Tác giả bài viết nhận định: Đối với việc thực hiện các nguồn trợ cấp,
ưu đãi thường xuyên đối với NCC với cách mạng thì Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Nguồn lực này có ý nghĩa lớn đối với việc ổn định đời sống của NCC, bởi lẽ họ
thường là những người không có lương cũng như bảo hiểm xã hội.
Các bài viết, các nghiên cứu trên đã góp phần vào việc đánh giá, nhận định
các vấn đề về chính sách, thực hiện chính sách ưu đãi đối với NCC với cách mạng.
Luận văn “Thực hiện chính NCC với cách mạng từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ,
tỉnh Quảng Nam” tuy không thuộc một chủ đề mới, nhưng điểm mới của luận văn
chính là tìm hiểu, đánh giá thực tiễn thực hiện chính sách NCC với cách mạng trên
địa bàn cụ thể là thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam; điều này có ý nghĩa quan
trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu quả của chính sách ưu đãi xã hội với đối
tượng NCC với cách mạng trên địa bàn thành phố Tam Kỳ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu các khái niệm, các vấn đề lý luận về thực hiện chính sách NCC với
cách mạng để có cơ sở khoa học đánh giá thực trạng thực hiện chính sách tại thành
phố Tam Kỳ; nêu lên những tồn tại, hạn chế, phân tích các nguyên nhân, từ đó đề
xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách NCC với cách mạng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các khái niệm, quan điểm dưới góc độ lý luận và thực tiễn về
thực hiện chính sách NCC với cách mạng ở nước ta.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách NCC với cách mạng
tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
- Xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực
hiện chính sách NCC với cách mạng ở thành phố Tam Kỳ.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
7
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Là toàn bộ chính sách, chủ thể thực hiện chính sách, các điều kiện thực hiện
chính sách NCC.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu các quan điểm, chính sách, tình hình thực hiện chính sách NCC
ở Việt Nam; thực trạng thực hiện chính sách NCC với cách mạng ở thành phố Tam
Kỳ, tỉnh Quảng Nam từ năm 2012 đến nay và đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả
thực hiện chính sách NCC với cách mạng ở nước ta trong thời gian tới.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận biện chứng, đặt
vấn đề nghiên cứu trong mối quan hệ với các vấn đề xung quanh và trong mối
quan hệ giữa lý thuyết với thực tế.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu dựa trên việc khai thác thông tin dữ liệu từ các nguồn
có sẵn liên quan, bao gồm: các văn bản của Đảng, Nhà nước ở cả Trung ương và địa
phương; thu thập thông tin trên mạng internet, một số sách, báo, tạp chí và công
trình nghiên cứu khác như các báo cáo, tài liệu thống kê của chính quyền, ban ngành
đoàn thể, tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp, gián tiếp tới vấn đề chính sách NCC với
cách mạng ở nước ta nói chung và thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam nói riêng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Ý nghĩa lý luận của luận văn góp phần bổ sung, hoàn thiện những vấn đề lý
luận về thực hiện chính sách công ở Việt Nam nói chung và thực hiện chính sách
NCC với cách mạng thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thể hiện ở chỗ đã đề xuất các giải pháp mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, các
kinh nghiệm góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách NCC với
cách mạng tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Luận văn có thể sử dụng làm
tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy về chuyên đề chính
8
sách ưu đãi xã hội, chính sách ưu đãi NCC với cách mạng chuyên ngành chính sách
công ở nước ta.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn được kết cấu thành 3 chương.
Chương 1: Các khái niệm về thực hiện chính sách NCC với cách mạng.
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách đối với NCC với cách mạng
thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
Chương 3: Quan điểm, mục tiêu và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện
chính sách đối với NCC với cách mạng ở nước ta hiện nay.
KẾT LUẬN
9
CHƯƠNG 1
CÁC KHÁI NIỆM VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
1.1. Khái niệm NCC với cách mạng và chính sách NCC với cách mạng
1.1.1. Người có công
Cho đến nay, chúng tôi chưa tìm thấy tài liệu lịch sử nào đề cập đến khái
niệm NCC; tuy nhiên, từ các dấu tích lịch sử để lại như đền thờ, miếu thờ, đình
làng... được Nhân dân lập ra để thờ cúng Thành hoàng làng, những anh hùng kiệt
xuất trong lịch sử dân tộc, thậm chí một số nhân vật truyền thuyết đã có công lập
nước, lập làng, mở mang bờ cõi hoặc có công lao trong các cuộc kháng chiến chống
giặc ngoại xâm; có thể suy luận rằng quan niệm về NCC trong lịch sử khá rộng,
không chỉ là những NCC trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, mà còn
bao gồm cả những NCC đóng góp công sức để mở mang bờ cõi, lập nước, lập làng
giúp dân vượt qua thiên tai, địch họa.
Tuy nhiên, khái niệm thương binh, liệt sĩ chính thức được sử dụng, đề cập
trong các văn bản cùng với sự thành công của Cách mạng tháng Tám và sự ra Nhà
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Càng về sau thì các đối tượng càng được mở
rộng hơn và được gọi chung là: NCC. Khái niệm “NCC” được gắn với việc quy
định chế độ chính sách ưu đãi trong Pháp lệnh ưu đãi NCC với cách mạng năm
1994 và được sửa đổi, bổ sung năm 2005 và 2012 như sau:
(1) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 - 01 - 1945 là người tham gia
hoạt động cách mạng trước ngày 01-01-1945; được kết nạp vào Đảng Cộng sản
Đông Dương hoặc được kết nạp lại trước ngày 19-8-1945, được cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền công nhận theo quy định tại Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 24-12-1977 của
Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IV) về chính sách, chế độ đối với cán bộ, đảng
viên hoạt động lâu năm và Thông tri số 07-TT/TC ngày 21-3-1979 của Ban Tổ
chức Trung ương hướng dẫn vận dụng tiêu chuẩn và xác nhận những đối tượng
hưởng chính sách, chế độ đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 19-8-
10
1945 [14, tr.2].
(2) Người HĐCM từ ngày 01- 01-1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm
1945 là người hoạt động cách mạng thoát ly người đã tham gia trong các tổ chức
cách mạng, lực lượng vũ trang từ cấp huyện hoặc cấp hành chính tương đương trở
lên trong khoảng thời gian từ ngày 01-01-1945 đến ngày khởi nghĩa của từng địa
phương và sau đó tiếp tục tham gia một trong hai cuộc kháng chiến (trừ trường hợp
do yêu cầu giảm chính, phục viên hoặc không đủ sức khỏe) [14, tr.5].
(3) Liệt sĩ là người hy sinh thuộc một trong các trường hợp: Chiến đấu bảo
vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia; trực tiếp phục vụ chiến
đấu trong khi địch bắn phá: tải đạn, cứu thương, tải thương, đảm bảo thông tin liên
lạc, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hóa và các trường hợp đảm bảo chiến đấu; làm
nghĩa vụ quốc tế mà bị chết trong khi thực hiện nhiệm vụ hoặc bị thương, bị bệnh
phải đưa về nước điều trị và chết trong khi đang điều trị; trực tiếp tham gia đấu
tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi nguy hiểm cho xã hội thuộc các tội
được quy định trong Bộ luật Hình sự; dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy
hiểm phục vụ quốc phòng và an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà
nước và nhân dân; do ốm đau, tai nạn trong khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng và
an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của
pháp luật; khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ
quan có thẩm quyền giao… [14, tr.8].
(4) Bà mẹ Việt Nam anh hùng: Danh hiệu cao quý này được ban hành theo
Pháp lệnh ngày 29 tháng 8 năm 1994 của Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và được quy định trong Luật Thi đua khen thưởng
năm 2003.
(5) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân: là danh hiệu cao quý được Nhà
nước phong tặng hoạt truy tặng theo quy định của pháp luật.
(6) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến bao gồm: là danh hiệu
cao quý được Nhà nướctuyên dương vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong
lao động,sản xuấtphụcvụkhángchiến.
(7) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh là người bị
11
thương trong các trường hợp: chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh
thổ, an ninh quốc gia; trực tiếp phục vụ chiến đấu trong khi địch bắn phá: tải đạn,
cứu thương, tải thương, đảm bảo thông tin liên lạc, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng
hóa và các trường hợp đảm bảo chiến đấu; hoạt động cách mạng hoặc hoạt động
kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại
thương tích thực thể; Làm nghĩa vụ quốc tế mà bị thương trong khi thực hiện nhiệm
vụ… [14, tr.12].
(8) Bệnh binh là người bị mắc bệnh thuộc một trong các trường hợp sau:
chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia; trực tiếp
phục vụ chiến đấu trong khi địch bắn phá; hoạt động liên tục ở địa bàn có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 15 tháng trở lên;
hoạt động ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định
của pháp luật chưa đủ 15 tháng nhưng có đủ 10 năm trở lên công tác trong quân đội
nhân dân, công an nhân dân…. [14, tr.16].
(9) Người HĐKC bị nhiễm CĐHH là người được cơ quan có thẩm quyền
công nhận đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ ngày 01 tháng 8 năm 1961
đến 30 tháng 4 năm 1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hóa học
ở chiến trường B, C, K; mắc bệnh theo danh mục bệnh tật do Bộ Y tế quy định làm
suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên; vô sinh; sinh con dị dạng, dị tật theo
danh mục dị dạng, dị tật do Bộ Y tế quy định [14, tr.18].
(10) Người hoạt động cách mạng hoặc HĐKC bị địch bắt tù, đày: là người
được tham gia hoạt động cách mạng mà bị tù đày. Trong thời gian bị tù, đày người
đó không khai báo các vấn đề, nội dung có hại cho cách mạng, cho kháng chiến; họ
không làm tay sai, chỉ điểm cho địch.
(11) Người HĐKC giải phóng dân tộc [14, tr.22].
(12) Người giúp đỡ cách mạng: là người đã có công giúp đỡ cách nmangj và
được cơ quan có thẩm quyền công nhận [14, tr.22].
1.1.2. Nhu cầu, đặc điểm của NCC với cách mạng
1.1.2.1. Nhu cầu của NCC với cách mạng
12
NCC với cách mạng cũng như bao người dân bình thường khác trong xã hội,
đều có nhu cầu, mong muốn có gia đình đông đủ, sum vầy, mạnh khỏe, có
cuộc sống vật chất và tinh thần đầy đủ, ấm no và hạnh phúc, có điều kiện, cơ hội
vươn lên làm giàu chính đáng. Tuy nhiên, NCC là người đã tham gia kháng chiến,
bản thân họ có những thiệt thòi nhất định về sức khỏe, tinh thần, khuyết, thiếu
những điều kiện, cơ hội phát triển như những thành phần khác trong xã hội; đại
đa số những đối tượng này đều ở trong hoàn cảnh rất khó khăn, cần được quan tâm,
chăm sóc, chia sẻ, động viên, hỗ trợ, giúp đỡ của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội.
1.1.2.2. Đặc điểm của NCC với cách mạng
Vì đã trải qua những cuộc chiến nên NCC với cách mạng là những người
luôn luôn trân trọng quá khứ, tự hào về những công lao đóng góp của bản thân và
gia đình cho sự nghiệp cách mạng. Trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại
xâm, bảo vệ tổ quốc, vì mảnh đất máu thịt của quê hương, đất nước, họ đã không
ngại hy sinh tuổi thanh xuân, thân thể, sinh mạng, tài sản để cống hiến cho công
cuộc đấu tranh giành tự do cho đất nước, độc lập cho dân tộc.
Khi đất nước được hòa bình, độc lập, thống nhất, thời thanh xuân trẻ trung,
sôi nổi đã qua đi, thậm chí có nhiều người mất đi một phần thân thể của mình, mang
trong mình những vết thương không lành, làm ảnh hưởng tới sức khỏe, gây ra nỗi
đau về thể xác, bệnh tật cho bản thân và tốn kém chi phí chữa bệnh của gia đình. Về
với cuộc sống đời thường, họ vẫn luôn sống gương mẫu, luôn thể hiện tinh thần đấu
tranh quyết liệt với những tiêu cực của xã hội. Như vậy, có thể thấy, NCC là những
người có uy tín, có sự ảnh hưởng, để vận động nhân dân hưởng ứng thực hiện các
chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh
đất nước không ngừng phát triển theo quy luật khách quan; môi trường, điều kiện
của nền kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường đòi hỏi sự nhanh nhạy, thích nghi và
không “ưu tiên” cho người không bắt kịp xu thế; do đó với hoàn cảnh khó khăn, đôi
lúc họ cũng có tâm trạng mặc cảm, cảm thấy mình bị thiệt thòi, thua thiệt, mất mát
hơn so với những người xung quanh.
1.1.3. Chính sách công
13
Hiện nay, thuật ngữ “chính sách” được sử dụng phổ biến trên sách báo, các
phương tiện thông tin và đời sống xã hội, tuy nhiên về mặt học thuật, vẫn chưa có
sự thống nhất về khái niệm chính sách. Tại Việt Nam, Từ điển bách khoa toàn thư
đã đưa ra khái niệm chính sách như sau: Chính sách là tập hợp những quyết định,
chương trình, đề án, dự án về phương diện nào đó của chính phủ bao gồm các mục
tiêu mà chính phủ muốn đạt được và cách làm để thực hiện các mục tiêu đó.
Ở Việt Nam, khoa học chính sách công là một ngành khoa học, và khái niệm
chính sách công đã được nhiều tác giả quan tâm. Theo tác giả Lê Chi Mai - Học
viện Hành chính quốc gia, thì: chính sách công “là thuật ngữ dùng để chỉ một chuỗi
các quyết định hoạt động của nhà nước nhằm giải quyết một vấn đề chung đang đặt
ra trong đời sống kinh tế - xã hội theo mục tiêu xác định” [23].
Tác giả Đỗ Phú Hải đưa ra cách định nghĩa về chính sách công trong điều
kiện chính trị cụ thể của Việt Nam: “Chính sách công là một tập hợp các chương
trình, quyết định chính trị có liên quan của Đảng và Nhà nước nhằm lựa chọn mục
tiêu và giải pháp, công cụ chính sách nhằm giải quyết các vấn đề xã hội theo mục
tiêu tổng thể đã xác định”[13]. Như vậy, chính sách công là những quyết sách để
dẫn dắt, định hướng sự phát triển của xã hội theo mục tiêu của mình đồng thời đáp
ứng nhu cầu xã hội của người dân. Chính sách công có thể chi phối chung tới mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội, song có những chính sách chỉ tập trung chi phối, cụ
thể riêng biệt đối với từng ngành, từng lĩnh vực của đời sống xã hội với những mục
tiêu nhất định.
Từ những quan niệm nêu trên, trong luận văn này, có thể hiểu chính sách
công như sau: Chính sách công là tập hợp các quyết định chính trị - pháp lý, các chủ
trương, đề án, dự án có liên quan tới một vấn đề cụ thể nào đó với một mục tiêu xác
định trong một thời gian nhất định. Chủ thể ban hành chính sách sẽ đảm bảo nguồn
lực; điều kiện để thực hiện chính sách nhằm đạt được mục tiêu đã được xác định.
1.2.4. Chính sách NCC với cách mạng (hay còn gọi là chính sách ưu đãi
NCC với cách mạng).
Chính sách NCC với cách mạng là một chính sách lớn có diện bao phủ rộng
14
trong hệ thống chính sách trợ giúp xã hội, là trách nhiệm và là sự ghi nhận, tôn vinh
những cống hiến của họ đối với đất nước. Chính sách ưu đãi NCC với cách mạng
một mặt thể hiện cam kết chính trị của Đảng, Nhà nước về trách nhiệm đối với
NCC và thân nhân của họ; mặt khác nó là sự thể hiện những truyền thống đạo lý tốt
đẹp của dân tộc Việt Nam. Đây là những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc ta
qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Chính sách có giá trị giáo dục sâu sắc
và thể hiện sự tri ân đối với người có công. Như vậy, chính sách NCC với cách
mạng là: tập hợp các quyết định, chương trình, đề án, dự án chính trị - pháp lý ở
Trung ương, địa phương có liên quan đến NCC với cách mạng nhằm lựa chọn mục
tiêu, giải pháp và công cụ chính sách để giải quyết các vấn đề liên quan theo mục tiêu
tổng thể của chính sách đã được xác định.
1.2. Mục tiêu, nội dung, ý nghĩa của chính sách NCC với cách mạng
Chăm sóc, ưu đãi NCC với cách mạng không chỉ là trách nhiệm của Đảng,
Nhà nước và toàn xã hội, mà còn thể hiện truyền thống và đạo lý của dân tộc “uống
nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”. Vì vậy, từ trước tới nay, trong
bất luận hoàn cảnh nào, Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng luôn xác định chính
sách đối với thương binh, liệt sĩ và NCC với Tổ quốc là một trong những chính
sách lớn, có vị trí rất quan trọng trong chính sách an sinh xã hội. Đặc biệt, trong
sự nghiệp đổi mới với chủ trương hướng về cơ sở, không để bất kỳ NCC nào
thiệt thòi, Đảng và Nhà nước đã từng bước sửa đổi, bổ sung về đối tượng, định
mức trợ cấp; chế độ ưu đãi đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, NCC với cách
mạng. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6-1991)
khẳng định:“Quan tâm chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và
những NCC với cách mạng, coi đó vừa là trách nhiệm của Nhà nước, vừa là
trách nhiệm của toàn dân; sớm ban hành chế độ toàn dân đóng góp vào quỹ đền
ơn, trả nghĩa để chăm lo đời sống thương binh, gia đình liệt sĩ và những NCC với
cách mạng” [1,tr.74]. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội VII của Đảng cũng chỉ rõ: “có chính sách
thích đáng đối với các gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh”; đồng thời, trở thành
15
một nguyên tắc hiến định ghi nhận ở Điều 67, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
Trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Đảng ta tiếp tục khẳng định:
Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi NCC với nước, vận động toàn xã hội tham gia
các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, nâng cao mức sống về mặt vật chất, tinh thần của
NCC.
Bên cạnh đó là nhiều văn bản khác cụ thể các hình thức, mức hỗ trợ ... đối
với NCC với cách mạng, cụ thể: Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 19-7-2017 Ban Bí thư
Trung ương Đảng, về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
NCC cách mạng; Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 20-
10-2013 hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như
thương binh không có giấy tờ; Thông tư liên tịch số 05/2013/TT-BLĐTBXH-BQP
hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi NCC với
cách mạng và thân nhân; Quyết định số 75/2013/QĐ-TTg ngày 06-12-2013 của Thủ
tướng Chính phủ quy định về quy định về chế độ, chính sách và công tác bảo đảm
đối với tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; Quyết định
số 35/2017/QĐ-TTg ngày 25-7-2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định
số 75/2013/QĐ- TTg ngày 06-12-2013 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số
22/2013/QĐ-TTg ngày 26-4-2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ NCC với
cách mạng về nhà ở…
* Các chính sách ưu đãi cụ thể đối với NCC với cách mạng.
Chính sách ưu đãi đối với NCC được khẳng định nhiều trong các văn bản
quy phạm pháp luật, văn bản quy pháp quy, văn bản hành chính… Do có nhiều
nhóm đối tượng nên có sự hỗ trợ khác nhau và định mức khác nhau, nhưng tựu
trung lại thì các chính sách hỗ trợ chủ yếu tập trung vào các chế độ ưu đãi sau đây:
(1) Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần: Từ ngày
28/7/2018, mức chuẩn để xác định mức phụ cấp, trợ cấp ưu đãi đối với NCC là
1.515.000 đồng (theo quy định tại Nghị định số 99/2018/NĐ-CP ngày 12/7/2018
của Chính phủ quy định mức phụ cấp, trợ cấp ưu đãi đối với NCC với cách
16
mạng).
(2) Bảo hiểm y tế: Thực hiện theo Thông tư 25/2016/TT-BLĐTB&XH ngày
26/7/2016 của Bộ LĐTB&XH hướng dẫn xác định, quản lý đối tượng tham gia bảo
hiểm y tế theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế.
(3) Điều dưỡng phục hồi sức khỏe: Thực hiện điều dưỡng tập trung hoặc
điêu dưỡng tại gia đình. Mức quy định chế độ điều dưỡng được thực hiện theo
Thông tư 13 năm 2014 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
(4) Hỗ trợ người có công về nhà ở: đó là hỗ trợ về sửa chữa nhà, hoặc làm
mới nhà ở cho người có công.
(5) Được ưu đãi cộng điểm trong trong tuyển sinh, miễn giảm học phí, hỗ trợ
đào tạo, được hỗ trợ để theo học tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc
dân đến trình độ đại học; hỗ trợ vây vốn phát triển kinh tế … Thực hiện theo số
36/2015/TT-BLĐTB&XH ngày 28/9/2015 của Bộ Lao động -Thương binh và xã
hội về hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện chế độ ưu đãi trong giáo dục đào
tạo đối với NCC với cách mạng và con của họ..
1.3. Quy trình và các nhân tố ảnh hưởng tới việc thực hiện chính sách
NCC với cách mang.
1.3.1 Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách đối với NCC
với cách mạng.
Tổ chức thực hiện chính sách NCC với cách mạng là một bước của chu trình
chính sách. Quá trình chức thực hiện chính sách NCC với cách mạng là quá trình
thực hiện trên thực tế các hoạt động; các quyết định về chi trả trợ cấp thường xuyên,
đột xuất; hỗ trợ nhà ở… đối với NCC với cách mạng.
Tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi NCC với cách mạng là hoạt động mang
tính khách quan để duy trì công cụ chính sách theo yêu cầu quản lý của Nhà nước
và cũng là để đạt được mục tiêu đề ra của chính sách. Đây là khâu kết nối các bước
trong chu trình chính sách NCC thành một hệ thống, từ khâu xây dựng chính sách,
thực hiện chính sách, đánh giá và tổng kết chính sách, thiếu vắng công đoạn này thì
chính sách chỉ tồn tại trên giấy tờ, không có giá trị thực tiễn.
17
Thực hiện chính sách là khâu triển khai trên thực tế các hoạt động cụ thể, có
giá trị thực tiễn sâu sắc.
Xây dựng được chính sách NCC với cách mạng đúng, có chất lượng là rất
quan trọng; nhưng thực hiện đúng chính sách còn có ý nghĩa quan trọng hơn; bởi lẽ
trong quá trình xây dựng chính sách thì bao trùm mọi địa phương; nhưng thực hiện
chính sách thì yếu tố vùng miền, yếu tố giữa chính các đối tượng trong cùng một
nhóm cũng có sự khác nhau. Như vậy, nếu chủ thể ban hành chính sách có ý nghĩa,
có giá trị, song nếu chính sách đó không được thực hiện có hiệu quả trên thực tế
cũng sẽ trở thành lý luận suông, không đem lại giá trị cho đối tượng thụ hưởng mà
chính sách hướng tới; thậm chí còn ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước, chủ thể ban
hành chính sách, đặc biệt đối với những chính sách mang tính nhân văn sâu sắc như
chính sách NCC với cách mạng. Nếu chính sách NCC với cách mạng được thực
hiện không đúng, tức là có sai lệch trong khâu thực hiện (sai lệch về mức trợ cấp,
điều kiện hỗ trợ…), thì chính sách không hiệu qảu, gây thất thoát về kinh tế; mât
slongf tin của nhân dân đối với nhà nước.
Qua thực tiễn tổ chức thực hiện thì nhà hoạch định chính sách sẽ đo lường,
đánh giá được tính thực tiễn, sự phù hợp hay không phù hợp, chính sách có đi vào
cuộc sống hay không đi vào cuộc sống. Thực tế đã chứng minh, khi xây dựng chính
sách, các nhà hoạch định chính sách chưa nhận thấy, hoặc chưa phát hiện ra; ví dụ:
Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 24/2013/TT-BGDĐT ngày 4/7/2013 về việc sửa
đổi, bổ sung nhóm đối tượng hưởng chính sách ưu tiên trong tuyển sinh. Cụ thể, đối
tượng được bổ sung thêm: Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Khi quy định này được thực
hiện trên thực tế đã gặp phải những bất cập, phản ứng từ nhân dân. Như vậy, có thể
khẳng định: việc phân tích đánh giá chính sách NCC với cách mạng (mức độ tốt,
xấu) chỉ có cơ sở đầy đủ, có sức thuyết phục sau khi thực hiện chính sách. Thực tiễn
là câu trả lời chính xác và đầy đủ nhất về hiệu quả của chính sách; kết quả thực hiện
chính sách NCC với cách mạng sẽ là thước đo, là cơ sở đánh giá một cách chính xác
và khách quan chất lượng, hiệu quả của chính sách NCC với cách mạng. Như vậy,
khâu tổ chức thực hiện chính sách NCC với cách mạng là rất quan trọng, là yếu tố
18
khẳng định giá trị thực tiễn của chính sách.
1.3.2 Các bước tổ chức thực hiện chính sách đối với NCC với cách mạng
Tổ chức thực hiện chính sách NCC với cách mạng là quá trình triển khai
nhiệm vụ, hoạt động đan xen, kế tiếp, tác động và bổ sung cho nhau; nhiệm vụ này
thành công sẽ là cơ sở để triển khai nhiệm vụ tiếp theo. Để tổ chức thực hiện chính
sách có hiệu quả, không bỏ xót mục tiêu thì việc tổ chức cần phải tuân thủ một quy
trình chặt chẽ và thống nhất. Trình tự thực hiện các trong tổ chức thực hiện chính sách
tạo thành 01 quy trình thống nhất. Mỗi bước trong quy trình có yêu cầu, nhiệm vụ, có ý
nghĩa khác nhau, nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau, bước này là điều kiện, là
căn cứ, cơ sở để thực hiện bước tiếp theo. Hiệu quả của từng bước sẽ góp phần nâng
cao hiệu quả của chính sách.
1.3.2.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách NCC với cách
mạng
Tổ chức thực hiện chính sách công nói chung, thực hiện chính sách NCC với
cách mạng nói riêng để đảm bảo thống nhất và có hiệu quả cao cần phải thực hiện
theo kế hoạch.Vì tổ chức thực hiện chính sách NCC với cách mạng là quá trình
phức tạp, nhiều cá nhân, tổ chức tham gia và diễn ra trong một thời gian dài. Để
thống nhất và đảm bảo về thời gian, hoạt động cụ thể; nguồn kinh phí đảm bảo;
trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động chính sách thì cần phải xây dựng kế
hoạch triển khai thực hiện chính sách.
- Kế hoạch khái quát, tổng hợp: gồm dự kiến các cơ quan chủ trì và cơ quan
phối hợp triển khai thực hiện, kinh phí đảm bảo thực hiện; số lượng và chất lượng
nhân sự tham gia tổ chức thực thi chính sách quyền và trách nhiệm của cán bộ quản
lý và cán bộ thực thi chính sách, cơ chế tác động của giữa cấp trong tổ chức thực
hiện chính sách NCC với cách mạng.
- Kế hoạch về nguồn lực: Dự kiến về các nguồn lực tài chính, các nguồn lực
kỹ thuật…
- Kế hoạch, thời gian cụ thể: Dự kiến thời gian duy trì, dự kiến thời gian thực
hiện các bước tổ chức triển khai thực hiện chính sách, có thể gồm các hoạt động (có
19
thể kế hoạch hoặc công văn triển khai): Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến chính
sách; Kế hoạch triển khai thực hiện.
- Kế hoạch kiểm tra, giám sát, hỗ trợ kỹ thuật thực hiện chính sách: Trong
đó, cần dự kiến về thời gian, hình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát tổ chức
thực hiện chính sách. Các nội dung về các biện pháp khen thưởng, kỷ luật cá nhân,
tập thể trong tổ chức thực hiện chính sách cũng được đưa ra trong kế hoạch. Lưu ý,
việc tổ chức kiểm tra, giám sát phải đảm bảo không ảnh hưởng tiêu cực tới việc
thực hiện chính sách; không tổ chức nhiều đoàn kiểm tra 1 địa phương; không gây
mất thời gian tại cơ sở …
Sau khi các Kế hoạch được cơ quan có thẩm quyền thông qua thì có giá trị
thực hiện trên phạm vi theo quy định. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai kế hoạch
thì có thể xem xét các điều kiện thực tế do đặc thù địa phương hoặc các điều kiện
khách quan khác có thể ảnh hưởng tới hiệu quả thực hiện kế hoạch; thì các chủ thể
thực hiện có thể có đề xuất, kiến nghị để điều chỉnh thời gian, phương pháp.. thực
hiện. Việc điều chỉnh này phải được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.
1.3.2.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách NCC với cách mạng
Phổ biến tuyên truyền chính sách giúp nhân dân, NCC và thân nhân, các chủ
thể tham gia thực thi hiểu rõ về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và yêu cầu của
chính sách, về tính đúng đắn của chính sách trong điều kiện hoàn cảnh nhất định và
về tính khả thi của chính sách… để họ tự giác thực hiện theo yêu cầu của nhà nước.
Đồng thời, phổ biến tuyên truyền nội dung chính sách; đối tượng hướng tới của
chính sách; thời gian thực hiện chính sách… giúp cho cán bộ công chức thực hiện
chính sách nhận thức được ý nghĩa, quy mô của chính sách đối với đời sống xã hội,
để họ chủ động tích cực tìm kiếm các giải pháp thích hợp hoàn thành nhiệm vụ
được giao. Công tác phổ biến, tuyền tuyền chính sách NCC với cách mạng cần
được thực hiện thường xuyên liên tục với nhiều hình thức như trực tiếp tiếp xúc,
trao đổi với các đối tượng chính sách, hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện
thông tin đại chúng như: các đài phát thanh, đài truyền hình, các báo, tạp chí… lựa
chọn nào cũng phải chú ý đến tính kinh tế; tránh phô trương, lãng phí.
20
1.3.2.3. Phân công phối hợp thực hiện chính sách NCC với cách mạng
Do thực hiện chính sách có nhiều chủ thể tham gia, do vậy cần có sự phân
công để đảm bảo tính thống nhất, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, các ngành,
các cấp. Sự phân công, phối hợp thể hiện trách nhiệm liên đới giữa nhiều cơ quan
khác nhau, cơ quan cấp trên với cấp dưới; cơ quan chuyên mon với cơ quan chỉ đạo
chung ….
Trong phân công nhiệm vụ thực hiện chính sách NCC cần đặc biệt phát huy
vai trò của tập thể, cá nhân có sự ảnh hưởng lớn đối với nhóm đối tượng NCC hoặc
chú ý đến khả năng, trình độ năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của cá nhân.
Việc phân công trong quá trình thực hiện phải chặt chẽ, khoa học và hợp lý,
cơ quan chịu trách nhiệm chính, có quan có trách nhiệm phối hợp …
1.3.2.4. Duy trì chính sách NCC với cách mạng
Duy trì chính sách NCC với cách mạng huy động sự tham gia của các chủ
thể để chính sách tiếp tục được thực hiện và đem lại giá trị thực tiễn. Trong quá
trình thực hiện chính sách, các chủ thể có trách nhiệm cần tham mưu đề xuất các
giải pháp, các biện pháp nhằm cản trở, gây ảnh hưởng tới hiệu quả chính sách. Đó
là, khi thực hiện chính sách gặp những khó khăn do môi trường thực tế biến động
đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức thực thi chính sách phải có năng lực hay kiến
thức sử dụng hệ thống công cụ quản lý tác động nhằm tạo lập môi trường thuận lợi
cho việc thực thi chính sách, đồng thời chủ động đề xuất với các cơ quan có thẩm
qyền xem xét điều chỉnh chính sách cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế.
1.3.2.4. Điều chỉnh chính sách NCC với cách mạng
Hoạt động điều chỉnh chính sách NCC với cách mạng là hoạt động có thể
phát sinh trong tổ chức thực hiện chính sách. Bởi lẽ, điều chỉnh chính sách là sự
thay đổi cơ chế thực hiện mà không rời xa mục tiêu nhưng chính sách phù hợp với
yêu cầu quản lý và tình hình thực tế. Thông thường, trong quản lý nhà nước thì cơ
quan nào ban hành chính sách thì cơ quan đó có quyền điều chỉnh, bổ sung chính sách,
điều này nhằm đảm bảo tính thống nhất của chính sách. Tuy nhiên, trên thực tế việc
điều chỉnh các biện pháp hoặc cơ chế trong thực hiện chính sách diễn ra rất năng động,
21
linh hoạt phù hợp với tình hình thực tiễn tại mỗi địa phương, vì thế cơ quan nhà nước
các ngành, các cấp, chủ động điều chỉnh biện pháp thực hiện có hiệu quả chính sách
miễn là không làm thay đổi mục tiêu chính sách.
1.3.2.5. Đôn đốc, theo dõi, kiểm tra thực hiện chính sách NCC với cách
mạng
Đôn đốc, theo dõi, kiểm tra là chức năng, là công cụ của quản lý. Kiểm tra có
thể để hỗ trợ kỹ thuật hoặc kiểm tra để nhận định những khó khăn, thách thức trong
quá trình thực hiện. Thực tế, chính sách NCC với cách mạng được thực hiện trên
địa bàn rộng lớn, trong phạm vi cả nước. Đồng thời, việc thực hiện do nhiều cơ
quan, tổ chức, cá nhân tham gia. Bên cạnh đó, mỗi địa phương, vùng miền có các
điều kiện về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường khác nhau; cũng như
trình độ, năng lực, tổ chức điều hành của các cán bộ, công chức trong các cơ quan
nhà nước hoặc ở cùng hệ thống nhưng ở cấp khác nhau thì chất lượng tham mưu và
giải quyết cũng khác nhau. Do vậy, hoạt động đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực
hiện chính sách là hoạt động bắt buộc phải thực hiện trong khâu thực hiện chính
sách. Qua đôn đốc, theo dõi kiểm tra, quá trình thực hiện các hoạt động thực tiễn
như: chi trả chính sách, rà soát đối tượng, thẩm điịnh điều kiện để hưởng chính
sách… một mặt, kiểm tra được chất lượng công việc mà cán bộ, công chức thực
hiện; mặt khác kịp thời hỗ trợ kỹ thuật cho cán bộ thực hiện cũng như phát hiện
nguyên nhân của những bất cập, hạn chế.
Hoạt động kiểm tra thực hiện chính sách NCC với cách mạng cần phải được
tiến hành theo kế hoạch, phải bảo đảm các nguyên tắc kiểm tra, phải đảm bảo tính
khách quan, thông tin chính xác; sai phạm phải có căn cứ.
1.3.2.6. Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách NCC với
cách mạng
Tổng kết, đánh giá quá trình thực hiện chính sách NCC là bước cuối cùng là
hoạt động xem xét lại quá trình tổ chức các hoạt động cụ thể trong quá trinfht hwcuj
hiện trên thực tế. Hoạt động tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện chính
sách là quá trình xem xét lại, kết luận và chỉ đạo điều hành thực hiện chính sách là
22
các cơ quan nhà nước từ trung ương đến cơ sở. Công tác tổng kết đánh giá có thể
theo định kỳ hoặc hàng năm hoặc theo giai đoạn thực hiện. Việc đánh giá không chỉ
tập trung vào hiệu quả thực hiện chính sách, vai trò của các chủ thể chính sách, mục
tiêu hướng tới của chính sách và đánh giá được cả sự ảnh hướng của chính sách, sự
đánh giá tới các chủ thể khác trong xã hội về chính sách. Nghị định số 34/2016/NĐ-
CP ngày 14/5/2016 hướng dẫn thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
năm 2015 có quy định: “Tác động của chính sách được đánh giá gồm: Tác động về
kinh tế …; tác động về xã hội...; tác động về giới của chính sách (nếu có)..; tác
động của thủ tục hành chính (nếu có)...; tác động đối với hệ thống pháp luật…
Như vậy, để tổng kết, đánh giá công tác chỉ đạo điều hành thực hiện chính
sách NCC với cách mạng thì phải căn cứ vào kế hoạch triển khai thực hiện chính
sách và kế hoạch điều chỉnh (nếu có). Đồng thời có thể kết hợp sử dụng nhiều văn
bản quy định mối quan hệ giữa các ngành, bộ, địa phương về việc phối hợp chỉ đạo
điều hành tổ chức thực hiện chính sách NCC với cách mạng. Bên cạnh đó, để đánh
giá toàn diện thì chủ thể đánh giá cần quan tâm đến việc thực thi chính sách của các
đối tượng trực tiếp và gián tiếp thụ hưởng chính sách NCC với cách mạng. Việc
đánh giá chính sách có thể dựa vào các yếu tố định lượng hoặc định tính. Yếu tố
định lượng có thể thể là: số lượt NCC được hỗ trỡ, tổng kinh phí hỗ trợ; số nhà
được sửa, xây mới .. hoặc yếu tố định tính, đó là: tinh thần hưởng ứng thực hiện
đúng mục tiêu chính sách …
1.3.3. Những yếu tố đảm bảo trong việc tổ chức thực hiện chính sách ưu
đãi NCC với cách mạng
Trong quá trình thực hiện chính sách NCC với cách mạng, nhất thiết phải
đảm bảo các yếu tố sau: thực hiện đúng mục tiêu chính sách người có công với cách
mạng; thực hiện và đảm bảo tính hệ thống trong tổ chức thực hiện chính sách NCC
với cách mạng; đảm bảo tính pháp lý, khoa học và hợp lý trong tổ chức thực hiện
chính sách NCC với cách mạng.
1.3.3.1. Thực hiện đúng mục tiêu chính NCC với cách mạng
Có thể nói chính sách NCC với cách mạng là chính sách mang ý nghĩa nhân
23
văn sâu sắc. Mục tiêu chính của chính sách ưu đãi NCC với cách mạng là ưu đãi xã
hội đối với NCC với cách mạng nhằm tri ân và giúp đỡ một phần khó khăn trong
cuộc sống. Mặt khác, khơi dậy tinh thần lạc quan, vươn lên, khắc phục mọi khó
khăn trong cuộc sống với phương châm “còn sức còn cống hiến” hoặc như lời dạy
của Bác Hồ “Thương binh tàn mà không phế”. Đó chính là sự lao động cần cù, ý
thức tự vượt lên bệnh tật và mọi khó khăn trong cuộc sống, với ý thức không đòi
hỏi, trông chờ, ỉ lại vào Đảng, Nhà nước..., đã thật sự là động lực tinh thần lớn lao
giúp các anh, các chị ấy làm đẹp bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội.
1.3.3.2. Yêu cầu đảm bảo tính hệ thống trong tổ chức thực hiện chính sách
NCC với cách mạng
Với sự phân công rõ ràng và quy định trách nhiệm cụ thể của các cơ quan
từ Trung ương đến địa phương về vai trò, vị trí của chính sách NCC với cách
mạng, Bộ LĐ - TB&XH đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan như: Bộ
Quốc phòng, Bộ chỉ huy quân sự các tỉnh thành phố; Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam... triển khai các hoạt động
thiết thực như: Khảo sát, đánh giá thực trạng; rà soát thực trạng đối tượng; hoạt
động tổ chức thông tin, tuyên truyền các chế độ, chính sách về chính sách NCC với
cách mạng bằng nhiều hình thức phong phú và phù hợp như: tuyên truyền trên các
phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức các hội nghị tuyên truyền tại một số địa
phương; đối thoại trực tiếp với các người dân; tổ chức, xuất bản các ấn phẩm tuyên
truyền tờ rơi, sách tìm hiểu về chính sách NCC với cách mạng, pano, áp phích....
1.3.3.3. Đảm bảo tính pháp lý, khoa học và hợp lý trong tổ chức thực hiện
chính sách NCC với cách mạng
Có thể thấy, việc quy định chính sách ưu đãi NCC với cách mạng được quy
định tại các văn bản quy phạm pháp luật; mang giá trị pháp lý cao. Việc chuẩn bị
sẵn sàng về cơ sở vật chất và nhân lực ở cả Trung ương và địa phương đảm bảo
chính sách được ban hành là triển khai ngay, không vướng mắc, đảm bảo giải
quyết đúng đối tượng, đúng chế độ và đúng thời hạn.
Thời gian đầu thực hiện chính sách NCC với cách mạng, Cục NCC đã chủ
24
động phối hợp, tổ chức các đoàn khảo sát trao đổi, kịp thời tháo gỡ những khó khăn,
vướng mắc trong giải quyết chế độ chính sách ưu đãi NCC với cách mạng theo quy
định hoặc tổ chức triển khai thí điểm để có những
1.3.3.4. Đảm bảo đảm lợi ích thực sự cho đối tượng thụ hưởng chính sách
NCC với cách mạng
Chính sách NCC với cách mạng là nhằm giúp đỡ NCC tiếp cận nguồn vốn
phát triển sản xuất, tăng thu nhập; giúp đỡ NCC tăng khả năng tiếp cận dịch vụ xã
hội; chính sách chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm y tế .. dành cho chính bản thân NCC
(nếu NCC có khả năng tự phục vụ và có nhu cầu đi điều dưỡng tập trung thì sẽ được
đưa đến Trung tâm Điều dưỡng của tỉnh để thực hiện chăm sóc, điều dưỡng sức
khỏe); chính sách ưu đãi trong giáo dục đối với NCC và con của họ cũng hướng tới
việc chia sẻ một phần đóng góp trong chi phí học tập, giảm bớt khó khăn....
1.3.4. Các nhân tố, điều kiện ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chính
sách NCC với cách mạng
- Thể chế chính sách NCC với cách mạng: Thể chế chính sách là trụ cột quan
trọng của hệ thống chính sách an sinh xã hội mà cụ thể là chính sách ưu đãi xã hội.
Chính sách ưu đãi người có công sẽ xác định 02 nhóm chủ thể cơ bản: Chủ thể thực
hiện chính sách (đó là các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong việc triên rkhai
thực hiện chính sách) và Chủ thể hưởng lợi từ chính sách (đó là đối tượng người có
công).
Nếu chính sách ưu đãi NCC với cách mạng phù hợp với đòi hỏi với thực tiễn
cuộc sống thì việc thực hiện chính sách NCC với cách mạng sẽ thuận lợi, khả thi;
ngược lại chính sách NCC với cách mạng không phù hợp với đòi hỏi với thực tiễn
cuộc sống thì việc thực hiện chính sách NCC với cách mạng sẽ khó khăn, thậm chí
không khả thi, thiếu hiệu quả.
- Chủ thể thực hiện chính sách (bao gồm cơ quan, tổ chức có chức ăng
nhiệm vụ cụ thể): Nhân tố này có vai trò quyết định trong việc tổ chức các chính
sách NCC với cách mạng. Cho dù chính sách có tốt đến mấy đi chăng nữa nhưng tổ
chức thực hiện không tốt thì chính sách sẽ không đi vào cuộc sống. Do vậy, việc
thiết lập hệ thống tổ chức quản lý với đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp (từ nhận thức,
25
cơ cấu tổ chức, năng lực, phẩm chất, phương thức phối hợp) để thực hiện có hiệu
quả việc thực hiện chính sách NCC với cách mạng. Về nguyên tắc, có thể thiết lập
hệ thống tổ chức độc lập cho từng hợp phần; nhưng cũng có thể sử dụng bộ máy
chính quyền hiện có để thực hiện, tùy điều kiện cụ thể. Thể chế chính sách mang
tính phổ cập thì chi phí quản lý ít và bộ máy tổ chức quản lý gọn nhẹ và ngược lại,
thể chế phức tạp thì chi phí quản lý tốn kém hơn; là nguyên nhân làm giảm hiệu quả
việc thực thi chính sách và giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
- Sự đồng thuận của xã hội và nhân dân: Sự tồn tại, phát triển, duy trì của hệ
thống chính sách ưu đãi NCC với cách mạng phụ thuộc vào nhận thức chung về
Chính sách ưu đãi NCC với cách mạng của xã hội. Khi cộng đồng dân cư, các tổ
chức và nhà nước hiểu được ý nghĩa nhân văn của chính sách ưu đãi NCC với cách
mạng, từ đó có sự lan tỏa trong cộng đồng và thu hút cộng đồng tự nguyện và tích
cực tham gia, thì các hoạt động này mới có cơ hội phát triển và có giá trị thực tiễn.
Sự đồng thuận của đối tượng thụ hưởng chính sách cũng là một yếu tố quan
trọng góp phần cho việc thực hiện chính sách và là câu trả lời chính sách cho sự phù
hợp của chính sách. Nếu chính sách hỗ trợ những vấn đề người có công không có
nhu cầu, hoặc không phù hợp với nhu cầu của gia đình thì họ không hưởng ứng.
- Môi trường thực hiện chính sách NCC với cách mạng: Sự khác biệt về điều
kiện tự nhiên, xã hội của mỗi địa phương, vùng, miền: Những địa phương, vùng,
miền có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi, người dân có hiểu biết và nhận
thức về chính sách NCC với cách mạng thì việc thực hiện chính sách NCC với cách
mạng thuận lợi; ngược lại nơi nào có vị trí, điều kiện tự nhiên khó khăn, thì việc
thực thi chính sách NCC với cách mạng khó khăn. Tốc độ, quá trình phát triển kinh
tế của các địa phương, vùng, miền: Nếu địa phương nào có tốc độ phát triển kinh tế
cao, nguồn nội lực vững vàng; công ăn việc làm, thu nhập của người lao động ổn
định, mức độ thất nghiệp thấp thì việc thực thi chính sách NCC với cách mạng
thuận lợi và ngược lại.
Yếu tố chính trị: Nơi nào ổn định, khoogn có các biểu hiện tiêu cực như bạo
loạn, lật đổ.. thì việc thực hiện chính sách người có công cũng hiệu quả.
26
1.3.5. Chủ thể thực hiện chính sách NCC với cách mạng
Trước hết, các chủ thể thuộc hệ thống tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước.
Chính sách NCC được ban hành và thực hiện trên phạm vi cả nước do vậy, hệ thống
các cơ quan theo cấp chính quyền cũng bao gồm 4 cấp: Trung ương, tỉnh (thành phố
trực thuộc trung ương), huyện (quận, thị xã), xã (phường, thị trấn). Điều hành và chỉ
đạo chung thì do Chính phủ và UBND các cấp, còn chỉ đạo về công tác chuyên môn
và các hoạt động cụ thể thì do Bộ LĐ-TB&XH, và Sở LĐ-TB&XH các tỉnh (thành
phố) đến cơ sở thực hiện, cụ thể:
- Chính phủ và các bộ, ngành, trung ương:: Cơ quan điều hành chung, thống
nhất quản lý là Chính phủ; cơ quan chuyên môn là Bộ LĐ-TB&XH: Các Vụ, các
Cục, Tổng cục, Trung tâm, các Viện, Tạp chí và các Trường đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức ngành LĐ-TB&XH.
-Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan
chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Quản lý, chỉ đạo, điều hành là UBND
tỉnh (thành phố); cơ quan chuyên môn là Sở LĐ- TB&XH, gồm các đơn vị trực
thuộc: Các Ban; Phòng; các Trung tâm điều dưỡng NCC; các chi cục...
- Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan chuyên môn cấp huyện:: UBND cấp
huyện lãnh đạo, quản lý, điều hành việc thực hiện chính sách ASXH; Phòng LĐ-TB&XH
là cơ quan chuyên môn tham mưu UBND quận và chịu trách nhiệm chính trong thực hiện
chính sách NCC với cách mạng trên địa bàn cấp huyện.
- Ủy ban nhân dân cáp xã và bộ phận giúp việc: UBND phường lãnh đạo,
quản lý, điều hành việc thực hiện chính sách Giảm nghèo; Chính sách ưu đãi NCC
với cách mạng và cán bộ LĐ-TB&XH của phường trực tiếp thực hiện.
Bên cạnh đó, còn có sự tham gia của hệ thống các cơ quan Trung ương, địa
phương có một số nhiệm vụ tương đồng hoặc đối tượng có liên quan tới đảm bảo
thực hiện chính sách NCC.
27
Kết luận Chương 1
Qua nghiên cứu các khái niệm và các nội dung cơ bản về thực hiện chính
sách NCC với cách mạng, có thể thấy rằng việc ban hành, thực hiện chính sách đối
với NCC là chủ trương, chính sách kịp thời và đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta.
Việc ban hành và đảm bảo các điều kiện thực hiện chính sách ưu đãi NCC được xuất
phát từ yêu cầu thực tiễn phù hợp điều kiện, tình hình của đất nước và đáp ứng yêu
cầu, nguyện vọng của các đối tượng và nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội.
Tác giả đã phân tích làm rõ nhân tố cơ bản ảnh hưởng, tác động đến thực hiện
chính sách NCC với cách mạng. Các chủ thể thực hiện chính sách NCC với cách
mạng. Đây là các nội dung cơ bản, ảnh hưởng trực tiếp tới thực tiễn thực hiện chính
sách cũng như hiệu quả thực hiện chính sách.
28
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
Ở THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM
2.1. Đặc điểm chung của thành phố Tam Kỳ và tỉnh Quảng Nam
Thành phố Tam Kỳ là tỉnh lỵ, đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Quảng
Nam; cách thành phố Đà Nẵng 70 km về Phía Bắc; cách sân bay Chu Lai, cảng Kỳ
Hà khoảng 30 km, cách khu công nghiệp và nhà máy lọc dầu Dung Quất khoảng 40
km về phía Nam. Các ngành kinh tế ở Tam Kỳ hiện nay đang chuyển dịch cơ cấu
kinh tế từ khu vực nông nghiệp sang phi nông nghiệp; tập trung tăng nhanh tỷ trọng
thương mại, dịch vụ và công nghiệp và giảm dần, tỷ lệ nông nghiệp và tỷ lệ lao
động trong khu vực nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của ngành Thương
mại - dịch vụ luôn đạt từ 25 - 28%; góp phần vào phát triển kinh tế- xã hội của địa
phương [28].
Trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ có nhiều di tích lịch sử, văn hóa có ý nghĩa
giáo dục truyền thống và tạo sức hút đối với du khách trong và ngoài tỉnh như: Địa
đạo Kỳ Anh, Tượng đài Chiến thắng Mậu Thân, Văn Thánh Khổng Miếu, khu di
tích lịch sử Rừng cây mang tên Bác Hồ, Phủ đường Tam Kỳ, di tích lịch sử cách
mạng Chi bộ Đồng, tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng, Khu di tích lịch sử Núi
Chùa, Mộ cụ Thuyết vv..., trong đó có 21 di tích được công nhận là di tích văn hóa,
lịch sử cấp quốc gia và cấp tỉnh. Các di tích lịch sử văn hoá này là nguồn tài nguyên
đang được khai thác để thu hút du lịch và bảo tồn, tôn tạo nhằm phát huy, gìn giữ giá
trị. Bên cạnh đó, nguồn tài nguyên này còn nhằm xác định bản sắc của đô thị, một
điều quan trọng để nhận diện và tạo giá trị độc đáo cho đô thị.
Thành phố Tam Kỳ là trung tâm kinh tế - văn hóa của tỉnh; có vị trí địa lý
đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Với
thế mạnh và tiềm năng địa thế đặc thù, tương lai thành phố sẽ là địa phương trọng
điểm phát triển của cả khu vực.
29
Bên cạnh đó, Quảng Nam là địa phương gánh chịu hậu quả nặng nề của
chiến tranh, có số lượng đối tượng chính sách đông với hơn 330.000 người (chiếm
trên 23% dân số). Trong đó, có trên 65.400 liệt sĩ, trên 30.500 thương bệnh binh,
trên 45.300 NCC giúp đỡ cách mạng… Đặc biệt, toàn tỉnh hiện nay có 14.792 Bà
mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH), trong đó có 911 mẹ còn sống [11]... Số lượng
NCC của thành phố Tam Kỳ là: hơn 8.000 NCC với cách mạng (trong đó có 3.400
liệt sĩ, 800 Mẹ Việt Nam Anh hùng (có 37 Mẹ còn sống), 7 cán bộ lão thành cách
mạng và tiền khởi nghĩa còn sống, 2 Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân còn
sống, 1.200 thương, bệnh binh, 787 người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ
bị nhiễm chất độc hóa học, 373 NCC giúp đỡ cách mạng, 401 người hoạt động
kháng chiến bị địch bắt tù đày... thành phố đang thực hiện chi trả trợ cấp hằng tháng
cho 3.478 đối tượng với tổng kinh phí trên 4,9 tỷ đồng [10].
Với đặc điểm kinh tế- xã hội của tỉnh, thành phố như trên, đã có sự ảnh
hưởng, sự tác động lớn tới việc thực hiện chính sách NCC với cách mạng, như sau:
Thứ nhất, Quảng Nam nói chung và thành phố Tam Kỳ nói riêng, luôn xác
định công tác an sinh xã hội, công tác thực hiện chính sách thương binh, liệt sĩ,
NCC là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên chỉ đạo thực hiện và đạt nhiều
kết quả. Thành phố đã chú trọng trong việc bố trí nguồn lực; tuyên truyền, vận động
cho các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân nâng cao nhận thức về công tác chăm
sóc NCC. Đẩy mạnh các phong trào “đền ơn đáp nghĩa” như phụng dưỡng Mẹ
VNAH, chăm lo nhà ở cho NCC, huy động sổ tiết kiệm, quỹ đền ơn đáp nghĩa, hỗ
trợ thương bệnh binh phát triển kinh tế, phong trào áo lụa tặng bà, phong trào đi tìm
địa chỉ đỏ…, thành phố đã tập trung chỉ đạo ban hành các văn bản triển khai việc
thực hiện chính sách NCC với cách mạng.
Thứ hai, công tác thực hiện và tuyên truyền chính sách NCC với cách mạng
được thực hiện song kết quả còn nhiều hạn chế. Nhiều năm qua, thành phố đã phối
hợp đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân tham gia công tác “đền ơn đáp nghĩa” nhằm
huy động nguồn lực hỗ trợ chăm sóc tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần của NCC;
đẩy mạnh giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng, nâng cao nhận thức cho các
30
tầng lớp nhân dân, tiếp tục khẳng định công tác đền ơn, đáp nghĩa không chỉ là trách
nhiệm của Đảng và Nhà nước mà còn là trách nhiệm của toàn dân song vẫn chưa đáp
ứng được nguyện vọng của nhân dân nói chung và đối tượng NCC nói riêng.
Thứ ba, Quảng Nam là địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó
khăn, Tam Kỳ là thành phố đang phát triển; đối tượng chính sách lớn, do vậy công
tác chăm sóc và mức hỗ trợ của tỉnh, thành phố đối với NCC còn nhiều hạn chế.
Thứ tư, hệ thống chính sách văn bản hướng dẫn thực hiện còn dàn trải, chồng
chéo dẫn đến việc thực hiện còn lúng túng, chậm chạp dẫn đến việc khiếu nại của
người dân. Thực tế, nhiều vấn đề bất cập từ chính sách của Trung ương khiến cho
quá trình thực hiện tại cơ sở còn nhiều vướng mắc.
Thứ năm, cùng với khó khăn, vướng mắc chung của toàn quốc; đó là vấn đề
hồ sơ để xác nhận NCC. Chiến tranh đã lùi xa song việc lưu giữ hồ sơ, giấy tờ
chứng minh còn ít; các nhân chứng lịch sử ngày một ít đi (do già cả, ốm đau ..) nên
việc xác nhận NCC gặp không ít khó khăn.
Thứ sáu, mặc dù Nhà nước đã nhiều lần nâng định mức hỗ trợ, song nhìn
chung mức hỗ trợ còn thấp, do vậy phụ cấp ưu đãi mới chủ yếu góp phần giải quyết
khó khăn trước mắt cho NCC mà chưa tạo được nguồn lực chính hoặc nền tảng để
NCC vươn lên. Do vậy, nếu các trường hợp này gặp rủi ro, thiên tai, ốm đau ... thì
thoát nghèo lại tái nghèo.
2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách đối với NCC với cách mạng
2.2.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách ưu đãi NCC với
cách mạng
Công tác xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách ưu đãi NCC với
cách mạng tại thành phố Tam Kỳ bám sát sự chỉ đạo và các văn bản của Trung
ương và địa phương, đặc biệt là của Bộ LĐ - TB&XH, Chương trình hành động số
17-CTr/TU ngày 1/10/2012 của Tỉnh ủy Quảng Nam về thực hiện Nghị quyết số
15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) “Một số vấn đề
về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020”, Chỉ thị số 22-CT-TU ngày 23/7/2012
của Tỉnh ủy Quảng Nam về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
31
lao động, NCC và xã hội, Chỉ thị số 14/UBND ngày 24/7/2013 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Quảng Nam về đẩy mạnh thực hiện công tác NCC với cách mạng trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam, Quyết định số 2740/QĐ-UBND ngày 5/9/2013 của UBND
tỉnh Quảng Nam về việc Phê duyệt Đề án Hỗ trợ NCC với cách mạng về nhà ở trên
địa bàn tỉnh theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng
Chính phủ, Quyết định số 32/2014/QĐ- UBND ngày 20/10/2014 của UBND tỉnh
Quảng Nam về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.
Căn cứ vào Nghị quyết hàng năm và các văn bản chỉ đạo, Thành phố Tam
Kỳ đã bám sát nội dung các Quyết định và đã xây dựng nhiều kế hoạch tương ứng
với từng nội dung cụ thể để triển khai thực hiện, và đã ban hành hàng chục công
văn hướng dẫn, giao cho các ngành của thành phố và UBND các xã, phường cũng
như các cơ quan liên quan tham gia thực hiện. Khi xây dựng các kế hoạch triển
khai, các vấn đề đã được đã nêu rõ về thời gian thực hiện, lộ trình thực hiện, tiến độ
hoàn thành. Qua hệ thống văn bản, báo cáo hàng năm cho thấy các xã, phường đã
triển khai thực hiện, bám sát sự chỉ đạo của cấp trên; các nội dung trong các kế
hoạch, đảm bảo tiến độ, thời gian theo quy định.
Bên cạnh các kế hoạch theo tiến độ của Trung ương; thành phố còn triển khai
nhiều kế hoạch nhằm tôn vinh những NCC tiêu biểu, kế hoạch tổ chức kỷ niệm nhân
dịp ngày TBLS 27/7 hàng năm, các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, những sự kiện
chính trị quan trọng của đất nước, tỉnh và của thành phố.
2.2.2. Công tác tuyên truyền, tập huấn các quy định cụ thể về chính sách
ưu đãi NCC với cách mạng
Công tác tuyên truyền, phổ biến được thực hiện thường xuyên, bằng nhiều hình
thức, cụ thể:
- Tổ chức hội nghị tập huấn về thực hiện chính sách ưu đãi NCC cho cán bộ
làm công tác người có công các cấp ; các ngành.
- Phối hợp với các ngành tổ chức các Hội nghị chuyên đề về thực hiện chính
sách người có công. Qua thực tiễn cho thấy, các nội dung về chính sách ưu đãi NCC
của Đảng và Nhà nước được đông đảo nhân dân, hội viên… quan tâm và từng bước
32
nâng cao nhận thức và cập nhật đầy đủ.
- Tuyên truyền gián tiếp trên phương tiện thông tin đại chúng: Hệ thống Đài
phát thanh thành phố và các xã, phường. Hầu hết trong chương trình phát thanh của
hệ thống Đài phát thanh đã có chuyên mục về chính sách NCC với cách mạng; hoặc
chương trình hỏi đáp chính sách với nhân dân.
- Tuyên truyền chính sách ưu đãi NCC thông qua các hình thức sân khấu hóa:
Hội thi tuyên truyền viên giỏi ; báo cáo viên các cấp..
- Đặc biệt, từ năm 2017, thành phố Tam Kỳ triển khai việc đối thoại chính
sách với NCC cách mạng trên toàn bộ 13 xã, phường của thành phố. Đây là việc
làm có ý nghĩa thiết thực, góp phần giải quyết dứt điểm những kiến nghị, vướng
mắc trong việc thực hiện chế độ chính sách cho NCC cách mạng.
2.2.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách NCC với cách mạng
Muốn tổ chức thực hiện thành công chính sách thì phải có sự tham gia của nhiều
chủ thể, nhiều ngành, không thể một ngành nào, địa phương nào, tổ chức nào có thể
đơn phương thực hiện được. Cũng chính vì có nhiều chủ thể tham gia, để đảm bảo tính
thống nhất, đồng bộ, tránh chồng chéo trong thực hiện hiện nhiệm vụ thì cơ quan có
thẩm quyền ban hành chính sách hoặc chính quyền địa phương phải thống nhất trong
việc phân công nhiệm vụ, đồng thời cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, phân công,
phối hợp và tham gia của cả hệ thống chính trị; trong đó cấp ủy Đảng giữ vai trò lãnh
đạo chung đảm bảo cho việc thực hiện chính sách đồng bộ, thống nhất đúng theo
nguyên tắc, chủ trương của Đảng và Nhà nước. UBND thành phố và phường là cơ
quan chỉ đạo, điều hành, quản lý chung. Phòng LĐ - TB&XH là cơ quan chuyên
môn, đồng thời là cơ quan thường trực tham mưu các hoạt động thực hiện chính
sách NCC. Các cơ quan khác thực hiện phối hợp, lồng ghép các nội dung tuyên truyền
với việc triển khai và thực hiện các nội dung về chính sách NCC với chính sách thuộc
lĩnh vực, đơn vị mình để thành viên, hội viên, đoàn viên của tổ chức mình và nhân dân
thực hiện.
- UBND thành phố có kế hoạch chỉ đạo chung, bao trùm toàn bộ các hoạt
động có mối quan hệ với nhau. Đây là kế hoạch cơ bản để các phòng trực thuộc
có liên quan, Ủy ban nhân dân các xã, phường căn cứ triển khai..
33
- Phòng LĐ-TB&XH thành phố và cán bộ LĐ-TB&XH là cơ quan chịu trách
nhiệm chính trong việc thực hiện chính sách đảm nhận các khâu từ việc hướng dẫn,
kiểm tra, thẩm định hồ sơ, thủ tục kê khai, rà soát, lập danh sách các đối tượng,
quản lý hồ sơ, lập thủ tục chi trả các chế độ trợ cấp, đến việc thống kê, báo cáo...
- Phòng Tư pháp, Phòng Văn hóa Thông tin, Trung tâm Văn hóa Thể thao
thành phố căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình để tổ chức phổ biến, tuyên
truyền các chủ trương, chính sách và các văn bản pháp luật liên quan đến ASXH,
chính sách NCC với cách mạng bằng các hình thức phù hợp với điều kiện tổ chức
và chuyên môn của ngành, ví dụ: Phòng Tư pháp có thể tổ chức hội thi tư vấn viên
giỏi; cuộc thi trắc nghiệm về pháp luật ưu đãi đối với NCC; Phòng văn hóa thông
tin xây dựng các chương trình, kịch bản; pano, apphic để truyền thông...cho nhân
dân trên địa bàn thành phố.
- Phòng Nội vụ thành phố có trách nhiệm tham mưu cho UBND thành phố
trong việc bố trí cán bộ, công chức ngành LĐ-TB&XH từ thành phố đến xã, phường
đảm bảo đủ số lượng. Hằng năm, xây dựng kế hoạch, đào tạo, bồi dưỡng để không
ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm nắm vững số lượng học sinh,
sinh viên là con em NCC với cách mạng để đảm bảo thực hiện việc thực hiện chế
độ ưu đãi trong giáo dục; miễn giảm học phí.
Như vậy, nhờ sự phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng đã nâng cao hiệu quả
công tác thực hiện chính sách. Từng bước tạo được niềm tin của nhân dân, từng
bước huy động sự tham gia của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm và các tổ chức
trong việc chung tay tạo thêm nguồn lực để thực hiện các chính sách ưu đãi người
với cách mạng.
Từ năm 2012 đến nay, mặc dù có nhiều sửa đổi, bổ sung trong việc thực
hiện chính sách ưu đãi NCC như: mức chi trả, cơ chế phối hợp trong chi trả... song
các Phòng chuyên môn, các xã, phường đã chủ động trong việc tiếp cận nghiên
cứu cách thực hiện. Từ năm 2012 đến nay, tại địa bàn thành phố không có vụ việc
khiếu kiện kéo dài, tụ tập đông người, hoặc có đơn thư phản ánh, kiến nghị về việc
thực hiện chính sách ưu đãi đối với NCC.
34
Mặt khác, trong quá trình thực hiện chính sách NCC với cách mạng trên địa
bàn, Mặt trận và các đoàn thể đã phát huy được vai trò của mình trong công tác
phối hợp; trong thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội để phát hiện
những sai sót cần điều chỉnh.
2.2.4. Công tác đảm bảo tính liên tục trong thực hiện chính sách ưu đãi
NCC với cách mạng
Để đảm bảo chính sách đối với NCC được thực hiện thường xuyên, liên tục,
thành phố xác định cần phải đảm bảo được các yếu tố sau:
Một là, phải đảm bảo duy trì được các nguồn lực về con người, nguồn lực tài
chính, máy tính, cơ sở dữ liệu, điều kiện làm việc của đội ngũ cán bộ thực thi chính
sách
Hai là, phải duy trì và không ngừng tăng cường các họat động phối hợp, tham
gia của các chủ thể.
Ba là, phải có kế hoạch dự phòng ứng phó kịp thời với các tác động tiêu cực
chủ quan và khách quan tới việc thực hiện chế độ chính sách ưu đãi NCC với cách
mạng. Cùng với khó khăn chung của nền kinh tế; sự ảnh hưởng của khủng hoảng
kinh tế, nguồn thu ngân sách gặp nhiều khó khăn, nhưng Chính phủ, UBND tỉnh
Quảng Nam và UBND thành phố Tam Kỳ vẫn ưu tiên phân bổ kinh phí hàng năm
đảm bảo để chi trả các khoản trợ cấp, BHYT và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho
các đối tượng NCC.
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế, khó khăn của doanh
nghiệp song thành phố đã tích cực vận động các doanh nghiệp duy trì cam kết hỗ trợ
và vận động các nhà tài trợ mới để đảm bảo nguồn kinh phí cho công tác sửa chữa, xây
mới nhà ở cho các đối tượng chính sách.
Về công tác bố trí cán bộ: mặc dù có nhiều biến động về nhân sự như công
tác luân chuyển công tác, tinh giản biên chế hoặc do nghỉ hưu, nhưng UBND thành
phố vẫn thường xuyên củng cố tổ chức bộ máy và nhân sự của Phòng LĐ-TB&XH
thành phố cũng như cán bộ LĐ-TB&XH của 13 xã, phường một cách kịp thời, đủ
số lượng để thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên, liên tục đối với NCC; bổ sung máy
móc, trang thiết bị, nâng cấp và mua sắm mới đáp ứng nhu cầu cho đội ngũ thực thi
35
chính sách.
Đặc biệt, cùng với quá trình cải cách hành chính, thực hiện công tác tiếp
nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua bộ phận “một cửa”; từ
năm 2015, Phòng LĐ - TB&XH thành phố Tam Kỳ thực hiện theo mô hình một cửa
để tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả; dự kiến năm 2018 sẽ thực hiện tại Trung tâm Phục
vụ Hành chính công.
2.2.5. Xem xét sửa đổi, điều chỉnh chính sách NCC với cách mạng
Việc xem xét sửa đổi, điều chỉnh các nội dung chính sách nói chung và chính
sách NCC với cách mạng là cần thiết. Bởi lẽ, mỗi thời điểm đều mang tính lịch sử của
vấn đề cần giải quyết. Có những vấn đề được ưu tiên giải quyết của năm nay, giai đoạn
này, nhưng không có nghĩa tiếp tục được ưu tiên giải quyết trong những giai đoạn tiếp
theo. Thực tế triển khai thực hiện chính sách NCC trên địa bàn thành phố, đã phát hiện
vẫn còn nhiều vấn đề phát sinh mới, hoặc đã quy định đã bất cập, không đồng bộ với
các quy định chúng khác. Hoặc có các vấn đề mới phát sinh cần phải có sự điều chỉnh,
bổ sung đã được các địa phương kiến nghị, đề xuất với Cục NCC Bộ LĐ - TB&XH
hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh song hầu hết các vấn đề này vẫn còn chậm được xem xét
điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi.
Còn ở cấp thành phố trực thuộc tỉnh thì là cơ quan chủ yếu thực hiện chức năng
thực thi chính sách, do vậy thành phố chú trọng tới việc sử dụng phương pháp nào khoa
học, hiệu quả, hạn chế được sai sót, nhầm lẫn thì tiếp tục phát huy, nhân rộng; còn
những quy định, cách làm không còn phù hợp, thì mạnh dạn kiến nghị điều chỉnh, bổ
sung cho phù hợp với tình hình thực tế.
Ví dụ: trước đây thành phố chuyển tiền trợ cấp hàng tháng xuống cho các xã,
phường để cán bộ LĐ-TB&XH thực hiện việc chi trả, nhưng qua quá trình thực hiện
nhận thấy việc chi trả của xã, phường chậm, một vài trường hợp có biểu hiện tiêu
cực, trục lợi chính sách, bị truy tố trước pháp luật. Vì vậy, UBND thành phố quyết
định giao cho Phòng LĐ-TB&XH ký kết hợp đồng với đại lý hàng tháng chi trả tiền
cho đối tượng NCC. Việc chi trả chính sách được thực hiện vào ngày 5 hàng tháng.
2.2.6. Công tác kiểm tra việc thực hiện, đôn đốc tiến độ thực hiện chính
36
sách NCC với cách mạng
Công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra là một khâu quan trọng nhằm đảm bảo
chính sách NCC với cách mạng được tiến hành kịp tiến độ, thời gian và đúng mục
tiêu, và đúng pháp luật. Trên cơ sở Kế hoạch tổng thể do cơ quan quản lý, điều lý
điều hành chung ban hành thì cơ quan chuyên môn sẽ ban hành kế hoạch cụ thể
hoặc vản bản đôn đốc từng nội dung để triển thực hiện các kế hoạch, văn bản của
quận đến thời gian để đảm bảo khối lượng công việc và tiến độ theo kế hoạch đề ra.
Đồng thời, trong kế hoạch chung thì Thanh tra thành phố, Phòng LĐ-TB&XH thành
phố và các ngành liên quan tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra thường
xuyên đối với UBND các xã, phường, và cán bộ LĐ-TB&XH trong việc thực thi
chính sách NCC với cách mạng.
Việc kiểm tra, theo dõi đôn đốc lĩnh vực NCC với cách mạng trên địa bàn,
UBND thành phố giao cho Phòng LĐ-TB&XH chủ trì phối với với các đơn vị chức
năng tổ chức thực hiện, hàng năm Phòng LĐ-TB&XH phối với cùng các ngành
kiểm tra tình hình chi trả chế độ trợ cấp cho NCC; phối hợp trong công tác trả lời
đơn thư, kiến nghị của NCC; kiến nghị của cử tri tại các kỳ họp Hội đồng nhân dân.
Tuy nhiên, hạn chế trong việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính
sách NCC với cách mạng hiện nay là: công tác phối hợp chưa chẽ, đội ngũ cán bộ
thường xuyên thay đổi, nhất là cán bộ chuyên trách ở các địa phương, đã tác động
không nhỏ đến chất lượng công việc; công tác xác nhận còn gặp nhiều khó khăn do
vướng mắc.
2.2.7. Công tác đánh giá tổng kết thực hiện chính sách ưu đãi NCC với
cách mạng
Đánh giá kết quả tổ chức triển khai thực hiện chính sách NCC với cách mạng
trên địa bàn thành phố là nhiệm vụ thường xuyên của UBND thành phố, UBND các
xã, phường và Phòng LĐ-TB&XH nhằm biểu dương, động viên, khen thưởng,
khuyến khích những tập thể, đơn vị, cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện, hoặc
tham gia phối hợp có những thành tích xuất sắc trong quá trình triển khai tổ chức
thực hiện. Tại các kỳ sơ kết, tổng kết thì các đại biểu đã kiến nghị, đề xuất với các
cấp có thẩm quyền những vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện
37
để điều chỉnh, bổ sung kịp thời.
Toàn bộ 12 nhóm đối tượng thuộc Pháp lệnh ưu đãi NCC với cách mạng và
các nhóm đối tượng khác có liên quan (thuộc diện đưa vào điều tra, rà soát) được rà
soát kỹ càng từ việc lập, quản lý hồ sơ; chi trả chế độ... Bước đầu, cho thấy việc lập
hồ sơ vẫn còn nhiều bất cập.
Thực tế, việc đánh giá hiệu qủa chính sách NCC mới chỉ tập trung ở khâu chi
trả trợ cấp, phụ cấp hàng tháng, và chính sách về bảo hiểm y tế... còn việc đánh giá
toàn diện và đồng bộ các chính sách khác như chính sách ưu đãi giáo dục, dạy nghề
giải quyết việc làm đã thực sự hiệu quả hay không thì chưa thực hiện thường xuyên,
do vậy khi phát sinh vấn đề trên thực tiễn thì các nhà quản lý mới xem xét và đánh
giá lại do vậy việc loại bỏ những chính sách không hiệu quả chưa được đánh giá,
điều chỉnh kịp thời.
2.3. Đánh giá về chủ thể tham gia thực hiện chính sách
Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn đã được quy định trong văn
bản quy phạm pháp luật. Tại cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã đã thành
lập Ban quản lý quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” để quản lý, theo dõi và công khai minh
bạch các nguồn tài chính do các tổ chức, cá nhân hảo tâm ủng hộ để thực hiện các
hoạt động thăm hỏi, tặng quà tri ân NCC với cách mạng.
Bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ của mỗi ngành thì ngành LĐ - TB&XH
tỉnh Quảng Nam đã ký kết Quy chế phối hợp liên ngành với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh
trong công tác NCC. Điều này tạo thuận lợi cho các địa phương trong việc cung cấp hồ
sơ, giải quyết chính sách; Sở LĐ - TB&XH ký kết quy chế phối hợp với Bảo hiểm xã
hội; Ban Dân tộc tỉnh trong công tác theo dõi hồ sơ cấp thẻ Bảo hiểm y tế. Một mặt
tránh sự chồng chéo trong cấp thẻ BHYT, mặt khác đảm bảo tính liên thông giữa các
ngành có liên quan.
2.4. Thực trạng bảo đảm các yêu cầu trong tổ chức thực hiện chính sách
NCC với cách mạng
2.4.1. Về việc thực hiện mục tiêu chính sách NCC với cách mạng
38
- Qua các số liệu thực tế cho thấy, việc thực hiện chính sách NCC với cách
mạng trên địa bàn thành phố luôn được các cấp uỷ, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ
đạo tổ chức thực hiện tốt, bảo đảm kịp thời, đúng đối tượng.
- Các chế độ, chính sách được thực hiện đúng quy định; chi trả kịp thời:
Chính sách này được thực hiện tùy theo từng đối tượng NCC và thân nhân. Bên
cạnh đó, nhằm tạo điều kiện cho các đối tượng và thống nhất trong việc chi trả tiền
trợ cấp ưu đãi hàng tháng cho các đối tượng trên địa bàn, thành phố tổ chức chi trả
trợ cấp ưu đãi hàng tháng thông qua hợp đồng đại lý chi trả và được tổ chức cấp
phát ngay tại Uỷ ban nhân dân phường nơi đối tượng cư trú; trường hợp đối tượng
già yếu, neo đơn không đi lại được thì người được trợ cấp ưu đãi ủy quyền cho
người thân trong gia đình và được UBND phường ký xác nhận ủy quyền. Để thống
nhất thời gian thực hiện chi trả; thành phố đã yêu cầu đơn vị đại lý thực hiện vào
ngày 05 đến ngày 09 hàng tháng.
- Chính sách hỗ trợ NCC về nhà ở, đất ở: Việc hỗ trợ NCC về nhà ở được
thực hiện thông qua 2 cơ chế: chính sách cụ thể của Nhà nước đối với một số đối
tượng và vận động xã hội tham gia đóng góp xây dựng nguồn quỹ để hỗ trợ xây
dựng, sửa chữa nhà ở cho NCC. Ngoài ra, việc huy động xã hội tham gia đóng góp
hỗ trợ nhà ở cho NCC đã đạt được những kết quả tích cực. Từ năm 2012 đến năm
2017, toàn thành phố đã hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 786 nhà tình nghĩa (xây mới 241
nhà, hỗ trợ sửa chữa 545 nhà), với tổng kinh phí huy động là 21.309 triệu đồng.
Việc hỗ trợ NCC về nhà ở, từ năm 2013 trở về trước, kinh phí hỗ trợ thực hiện
chia làm 3 mức: xây dựng mới là 20 triệu đồng/nhà và hỗ trợ sửa chữa là 10 triệu đến
15 triệu đồng/nhà và từ năm 2013 trở về sau thì mức hỗ trợ cải thiện nhà ở cho hộ gia
đình NCC với cách mạng chỉ còn 02 mức, đó là: 40 triệu đồng/hộ đối với trường hợp
xây mới nhà ở; 20 triệu đồng/hộ đối với trường hợp phải sửa chữa.
- Về việc thực hiện các chính sách ưu đãi trong giáo dục - đào tạo, y tế, điều
dưỡng, phục hồi chức năng và các chính sách ưu đãi khác: Nhìn chung, NCC và
thân nhân của họ đều được địa phương bảo đảm thực hiện các chế độ ưu đãi theo
39
quy định của pháp luật trong giáo dục - đào tạo (ưu tiên điểm chuẩn vào các trường;
kéo dài thời gian tạm ngừng học tập; miễn, giảm và cấp bù học phí; trợ cấp); cấp thẻ
bảo hiểm y tế; phục hồi chức năng; điều dưỡng phục hồi sức khoẻ; giải quyết việc
làm; miễn, giảm tiền sử dụng đất phi nông nghiệp, tiền thuê đất; miễn, giảm thuế,
cho vay ưu đãi để phát triển sản xuất kinh doanh.
+ Một số kết quả thực hiện hỗ trợ học phí cho thân nhân NCC:
Hầu hết thân nhân, con em các gia đình NCC trên địa bàn còn gặp nhiều
khó khăn trong cuộc sống và điều kiện tham gia học tập. Một mặt, để tránh tình
trạng các em lo kiếm tiền, bỏ học, nên thành phố đã chỉ đạo thực hiện nghiêm túc
việc thực hiện chế độ hỗ trợ chế độ học phí và đào tạo nghề cho con em các đối
tượng chính sách; giúp cho các em có điều kiện tiếp tục đến trường theo học.
Mặt khác, tùy từng địa phương, tổ chức phát động ủng hộ quỹ “Đền ơn, đáp
nghĩa”, “Quỹ Khuyến học” để tạo nguồn lực hỗ trợ các em.
Bảng 2.1. Số lượng con em NCC được hỗ trợ về học phí
từ năm 2012 - 2017
ĐVT: Người, 1.000 đồng
TT Năm thực hiện Số người Số tiền
1 2012 355 744.500
2 2013 382 812.200
3 2014 387 822.700
4 2015 419 879.900
5 2016 413 1.144.000
6 2017 398 1.262.400
Tổng cộng 2.413 4.843.200
(Nguồn: Phòng LĐ-TB&XH thành phố tháng12/2017)
Bên cạnh việc hỗ trợ tiền học phí cho thân nhân các đối tượng chính sách đối
với NCC, hàng năm thành phố còn rà soát lập danh sách giới thiệu các em thi vào
các trường học nghề.
- Kết quả thực hiện chính sách điều dưỡng cho NCC với cách mạng: Tùy theo
từng loại đối tượng quy định, được điều dưỡng hàng năm hoặc điều dưỡng 02 năm một
40
lần (trước đây quy định 05 năm một lần) và theo 02 hình thức: đều dưỡng tập trung
luân phiên tại các cơ sở điều dưỡng hoặc điều dưỡng tại gia đình. Kinh phí để thực hiện
điều dưỡng được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước dành cho ưu đãi NCC, với mức
điều dưỡng tập trung là 2,2 triệu đồng cho 1 người 1 lần; điều dưỡng tại gia đình là 1,1
triệu đồng cho 1 người 1 lần.
Bảng 2.2: Kết quả thực hiện công tác điều dưỡng NCC từ năm 2012-2017
TT Năm thực hiện Số người Số tiền
1 2012 345 724.500
2 2013 372 802.200
3 2014 377 812.700
4 2015 429 879.900
5 2016 423 1.354.410
6 2017 477 1.462.400
Tổng cộng 2.423 6.000.110
(Nguồn: Phòng LĐ-TB&XH thành phố tháng12/2017)
- Kết quả thực hiện nâng cấp, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ:
Thành phố Tam Kỳ có số lượng liệt sĩ đông, hiện nay có 11/13 xã, phường (có
nghĩa trang liệt sĩ); tượng đài chiến thắng; tượng đài Mẹ Việt nam anh hùng và khu
mộ chí sĩ yêu nước.
Công tác phân bổ, bố trí ngân sách cho hoạt động tu bổ, sửa chưa các công
trình ghi công liệt sĩ được bố trí từ nguồn ngân sách trung ương. Mỗi năm, các hạng
mục được xem xét và bố trí lần lượt để đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng công
trình.
Từ năm 2012 đến nay, tổng nguồn kinh phí đầu tư là 17,050 tỷ đồng (từ đầu
tư của Nhà nước và vận động tư cộng đồng). Trong đó, công trình Nghĩa trang liệt
sỹ trung tâm thành phố được đầu tư nâng cấp hơn 3.950 mộ, xây mới 2 nhà bia ghi
tên liệt sỹ, xây dựng tường rào, cổng ngõ phía trước, sân vườn, cây xanh thảm cỏ,
điện nước, đường nội bộ nghĩa trang liệt sỹ với nguồn kinh phí 11,5 tỷ đồng.
Việc tôn tạo các công trình ghi công liệt sĩ một mặt đem lại ý nghĩa tri ân với
NCC; mặt khác tạo dựng niềm tin của Đảng, Nhà nước đối với NCC, an ủi, chia sẻ
với các gia đình liệt sĩ với tâm linh của người Việt, đó là “mồ yên, mả đẹp”. Đồng
thời các công trình ghi công liệt sĩ trở thành công viên nghĩa trang để du khách và
thân nhân đến tham quan và tăm viếng và dâng hương; trở thành những minh chứng
Luận văn: Thực hiện chính sách NCC với cách mạng tại TP Tam Kỳ
Luận văn: Thực hiện chính sách NCC với cách mạng tại TP Tam Kỳ
Luận văn: Thực hiện chính sách NCC với cách mạng tại TP Tam Kỳ
Luận văn: Thực hiện chính sách NCC với cách mạng tại TP Tam Kỳ
Luận văn: Thực hiện chính sách NCC với cách mạng tại TP Tam Kỳ
Luận văn: Thực hiện chính sách NCC với cách mạng tại TP Tam Kỳ
Luận văn: Thực hiện chính sách NCC với cách mạng tại TP Tam Kỳ
Luận văn: Thực hiện chính sách NCC với cách mạng tại TP Tam Kỳ
Luận văn: Thực hiện chính sách NCC với cách mạng tại TP Tam Kỳ
Luận văn: Thực hiện chính sách NCC với cách mạng tại TP Tam Kỳ
Luận văn: Thực hiện chính sách NCC với cách mạng tại TP Tam Kỳ
Luận văn: Thực hiện chính sách NCC với cách mạng tại TP Tam Kỳ
Luận văn: Thực hiện chính sách NCC với cách mạng tại TP Tam Kỳ
Luận văn: Thực hiện chính sách NCC với cách mạng tại TP Tam Kỳ
Luận văn: Thực hiện chính sách NCC với cách mạng tại TP Tam Kỳ
Luận văn: Thực hiện chính sách NCC với cách mạng tại TP Tam Kỳ
Luận văn: Thực hiện chính sách NCC với cách mạng tại TP Tam Kỳ
Luận văn: Thực hiện chính sách NCC với cách mạng tại TP Tam Kỳ
Luận văn: Thực hiện chính sách NCC với cách mạng tại TP Tam Kỳ
Luận văn: Thực hiện chính sách NCC với cách mạng tại TP Tam Kỳ
Luận văn: Thực hiện chính sách NCC với cách mạng tại TP Tam Kỳ
Luận văn: Thực hiện chính sách NCC với cách mạng tại TP Tam Kỳ
Luận văn: Thực hiện chính sách NCC với cách mạng tại TP Tam Kỳ

More Related Content

What's hot

What's hot (18)

Luận văn: Chính sách việc làm cho thanh niên tỉnh Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Chính sách việc làm cho thanh niên tỉnh Quảng Nam, 9đLuận văn: Chính sách việc làm cho thanh niên tỉnh Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Chính sách việc làm cho thanh niên tỉnh Quảng Nam, 9đ
 
Luận văn: Chính sách phổ biến pháp luật công nhân tỉnh Bình Dương
Luận văn: Chính sách phổ biến pháp luật công nhân tỉnh Bình DươngLuận văn: Chính sách phổ biến pháp luật công nhân tỉnh Bình Dương
Luận văn: Chính sách phổ biến pháp luật công nhân tỉnh Bình Dương
 
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội tại quận Phú Nhuận, HOT
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội tại quận Phú Nhuận, HOTLuận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội tại quận Phú Nhuận, HOT
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội tại quận Phú Nhuận, HOT
 
Đề cương ôn thi môn CHÍNH SÁCH CÔNG – KÉM ĐÁP ÁN !
Đề cương ôn thi môn CHÍNH SÁCH CÔNG – KÉM ĐÁP ÁN !Đề cương ôn thi môn CHÍNH SÁCH CÔNG – KÉM ĐÁP ÁN !
Đề cương ôn thi môn CHÍNH SÁCH CÔNG – KÉM ĐÁP ÁN !
 
Luận án: Quản lý nhà nước về báo chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn p...
Luận án: Quản lý nhà nước về báo chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn p...Luận án: Quản lý nhà nước về báo chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn p...
Luận án: Quản lý nhà nước về báo chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn p...
 
Luận văn: Hỗ trợ pháp lý cho người nghèo tại huyện Thăng Bình
Luận văn: Hỗ trợ pháp lý cho người nghèo tại huyện Thăng BìnhLuận văn: Hỗ trợ pháp lý cho người nghèo tại huyện Thăng Bình
Luận văn: Hỗ trợ pháp lý cho người nghèo tại huyện Thăng Bình
 
Luận văn: Chính sách người có công với cách mạng tại quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách người có công với cách mạng tại quận Cẩm LệLuận văn: Chính sách người có công với cách mạng tại quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách người có công với cách mạng tại quận Cẩm Lệ
 
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội quận Thanh Khê, TP Đà NẵngLuận văn: Chính sách an sinh xã hội quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại quận Sơn Trà, HAY
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại quận Sơn Trà, HAYLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại quận Sơn Trà, HAY
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại quận Sơn Trà, HAY
 
Thực trạng và nhu cầu trong CSSKSS vị thành niên và thanh niên
Thực trạng và nhu cầu trong CSSKSS vị thành niên và thanh niênThực trạng và nhu cầu trong CSSKSS vị thành niên và thanh niên
Thực trạng và nhu cầu trong CSSKSS vị thành niên và thanh niên
 
Công tác trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ở Đà Nẵng, 9đ
Công tác trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ở Đà Nẵng, 9đCông tác trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ở Đà Nẵng, 9đ
Công tác trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ở Đà Nẵng, 9đ
 
Luận văn: Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại TPHCM
Luận văn: Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại TPHCMLuận văn: Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại TPHCM
Luận văn: Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại TPHCM
 
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...
 
Luận án: Vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh ở Sơn La, HAY
Luận án: Vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh ở Sơn La, HAYLuận án: Vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh ở Sơn La, HAY
Luận án: Vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh ở Sơn La, HAY
 
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở ...
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở ...Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở ...
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở ...
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đông Giang
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đông GiangLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đông Giang
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đông Giang
 
Luận văn: Pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận văn: Pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
Luận văn: chính sách quản lý ngân sách nhà nước huyện Thăng Bình
Luận văn: chính sách quản lý ngân sách nhà nước huyện Thăng BìnhLuận văn: chính sách quản lý ngân sách nhà nước huyện Thăng Bình
Luận văn: chính sách quản lý ngân sách nhà nước huyện Thăng Bình
 

Similar to Luận văn: Thực hiện chính sách NCC với cách mạng tại TP Tam Kỳ

[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thu...
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thu...[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thu...
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thu...
huynhminhquan
 

Similar to Luận văn: Thực hiện chính sách NCC với cách mạng tại TP Tam Kỳ (20)

Luận văn chính sách công Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công q...
Luận văn chính sách công Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công  q...Luận văn chính sách công Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công  q...
Luận văn chính sách công Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công q...
 
Luận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật tại TP Đà Nẵng, HAYLuận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật tại TP Đà Nẵng, HAY
 
Luận án: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội
Luận án: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hộiLuận án: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội
Luận án: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội
 
Luận án: Vận động chính sách công ở Anh, Pháp, Mỹ, HAY
Luận án: Vận động chính sách công ở Anh, Pháp, Mỹ, HAYLuận án: Vận động chính sách công ở Anh, Pháp, Mỹ, HAY
Luận án: Vận động chính sách công ở Anh, Pháp, Mỹ, HAY
 
Chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã
Chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xãChính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã
Chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã
 
Luận án: Công bằng xã hội với việc phát triển con người Việt Nam
Luận án: Công bằng xã hội với việc phát triển con người Việt NamLuận án: Công bằng xã hội với việc phát triển con người Việt Nam
Luận án: Công bằng xã hội với việc phát triển con người Việt Nam
 
Pháp Luật Về Ưu Đãi Xã Hội Và Thực Tiễn Thực Hiện Tại Thành Phố Đà Nẵng.doc
Pháp Luật Về Ưu Đãi Xã Hội Và Thực Tiễn Thực Hiện Tại Thành Phố Đà Nẵng.docPháp Luật Về Ưu Đãi Xã Hội Và Thực Tiễn Thực Hiện Tại Thành Phố Đà Nẵng.doc
Pháp Luật Về Ưu Đãi Xã Hội Và Thực Tiễn Thực Hiện Tại Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Luận án: Thực hiện nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân
Luận án: Thực hiện nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với nhân dânLuận án: Thực hiện nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân
Luận án: Thực hiện nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân
 
Luận văn: Công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ tỉnh Thái Bình
Luận văn: Công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ tỉnh Thái BìnhLuận văn: Công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ tỉnh Thái Bình
Luận văn: Công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ tỉnh Thái Bình
 
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thu...
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thu...[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thu...
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thu...
 
Luận văn: Chính sách bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu sốLuận văn: Chính sách bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số
 
Ưu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng.doc
Ưu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng.docƯu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng.doc
Ưu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng.doc
 
Luận văn: Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tỉnh Bắc Ninh, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tỉnh Bắc Ninh, HAYLuận văn: Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tỉnh Bắc Ninh, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tỉnh Bắc Ninh, HAY
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn Tỉnh Quảng Nam.docLuận Văn Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Luận văn: Chính sách nâng cao thể chất, kĩ năng sống cho thanh niên
Luận văn: Chính sách nâng cao thể chất, kĩ năng sống cho thanh niênLuận văn: Chính sách nâng cao thể chất, kĩ năng sống cho thanh niên
Luận văn: Chính sách nâng cao thể chất, kĩ năng sống cho thanh niên
 
Luận văn: Nâng cao thể chất và kĩ nắng sống cho thanh niên quận 6
Luận văn: Nâng cao thể chất và kĩ nắng sống cho thanh niên quận 6Luận văn: Nâng cao thể chất và kĩ nắng sống cho thanh niên quận 6
Luận văn: Nâng cao thể chất và kĩ nắng sống cho thanh niên quận 6
 
Luận án: Đảng Cộng sản Việt Nam chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyế...
Luận án: Đảng Cộng sản Việt Nam chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyế...Luận án: Đảng Cộng sản Việt Nam chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyế...
Luận án: Đảng Cộng sản Việt Nam chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyế...
 
Đảng cộng sản chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định - Gửi miễn ...
Đảng cộng sản chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định - Gửi miễn ...Đảng cộng sản chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định - Gửi miễn ...
Đảng cộng sản chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định - Gửi miễn ...
 
Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình - Gửi miễn ...
Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình - Gửi miễn ...Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình - Gửi miễn ...
Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình - Gửi miễn ...
 
Luận văn: Chính sách đối với người nghiện ma túy tại Đà Nẵng, 9đ
Luận văn: Chính sách đối với người nghiện ma túy tại Đà Nẵng, 9đLuận văn: Chính sách đối với người nghiện ma túy tại Đà Nẵng, 9đ
Luận văn: Chính sách đối với người nghiện ma túy tại Đà Nẵng, 9đ
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

Recently uploaded (20)

Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt NamGiải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
 
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápTóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
 

Luận văn: Thực hiện chính sách NCC với cách mạng tại TP Tam Kỳ

  • 1. 1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI MAI TẤN CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NCC VỚI CÁCH MẠNG TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ TAM KỲ TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI – năm 2018
  • 2. 2 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI MAI TẤN CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 834 04 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. PHẠM MINH PHÚC HÀ NỘI - 2018
  • 3. 3 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam liên tục phải đối mặt với chiến tranh. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ ở thế kỉ XX, những tổn thất của nhân dân ta về người và của, về cơ hội để phát triển đất nước là vô cùng to lớn, không chỉ ảnh hưởng đến những người của thời chiến đã trực tiếp tham gia và đã đóng góp công sức vào cuộc kháng chiến “thần thánh” đó, mà những di chứng của nó vẫn gieo rắc lên các thế hệ tương lai. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, đền ơn đáp nghĩa với NCC bảo vệ tổ quốc là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những vết thương vẫn còn đau buốt trên thân thể những người lính; nỗi cơ đơn của những người vợ, người mẹ, thân nhân liệt sĩ vẫn còn đó; đó chính là những tổn thất và thể xác và tâm hồn mà NCC và thân nhân của họ phải gánh chịu. Vì vậy, chúng ta phải có trách nhiệm thương yêu, giúp đỡ NCC và thân nhân của họ. Việc thực hiện chính sách thương binh, liệt sỹ, chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công giúp đỡ cách mạng là bổn phận, trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội với tinh thần đền ơn đáp nghĩa nghĩa, tri ân đối với NCC. Trong quá trình xây dựng đất nước, Đảng, Nhà nước ta khẳng định thực hiện tốt chính sách ưu đãi đối với NCC vừa là tình cảm thiêng liêng, trách nhiệm cao cả của cả hệ thống chính trị và toàn dân đối với người có cách mạng, đồng thời là giải pháp góp phần bảo đảm thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước. Phát biểu tại Lễ Kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định: Các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Suốt mấy chục năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, chế độ đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người và gia đình có công giúp đỡ cách mạng và thường
  • 4. 4 xuyên bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với từng thời kỳ cách mạng, đến nay đã hình thành một hệ thống chính sách mà các nội dung đều gắn liền với việc thực hiện chính sách kinh tế - xã hội và liên quan đến đời sống hàng ngày của hàng triệu NCC. Các chính sách ưu đãi này đã góp phần xoa dịu nỗi đau, giảm bớt những khó khăn về vật chất trong cuộc sống hành ngày, là nguồn động viên, khích lệ NCC vươn lên trong cuộc sống. Tuy nhiên, do Việt Nam là một nước nghèo, thiên tai hạn hán, lũ lụt thường xuyên, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước gặp nhiều khó khăn, nguồn lực của Nhà nước chỉ đáp ứng một phần, nên công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc sức khỏe và nâng cao đời sống cho NCC với cách mạng vẫn còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, thực tế thực hiện chính sách còn nhiều tồn tại từ nhiều nguyên nhân khác nhau mà gây khó khăn, cản trở cho cả cán bộ, công chức thực hiện chính sách và khó khăn cho người thụ hưởng chính sách. Ví dụ: Pháp lệnh Ưu đãi NCC tuy đã được sửa đổi, bổ sung kịp thời, nhưng một số văn bản hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh vẫn chưa bảo đảm sự thống nhất. Một số quy định liên quan công tác xác nhận NCC, thực hiện chính sách ưu đãi… còn bất cập, gây khó khăn cho công tác tổ chức, thực hiện. Đối tượng thuộc diện thụ hưởng chính sách ưu đãi ngày càng mở rộng, chế độ ưu đãi ngày càng nâng cao, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, nguyện vọng chính đáng của đối tượng NCC; vẫn còn đối tượng NCC chưa được công nhận để thụ hưởng chính sách ưu đãi; đời sống của một bộ phận NCC còn gặp nhiều khó khăn… Xuất phát từ yêu cầu khách quan, cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc và lý do như đã nêu ở trên, nên tôi đã lựa chọn vấn đề “Thực hiện chính sách NCC với cách mạng từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
  • 5. 5 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Những nghiên cứu, bài viết, đánh giá về thực hiện chính sách NCC với cách mạng tại các địa phương cụ thể đã được những nhà hoạch định chính sách, các tác giả và độc giả quan tâm. Đến nay, đã có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu cũng như sách, báo, tạp chí viết về vấn đề này, tiêu biểu như: - Cuốn sách “Một số vấn đề chính sách xã hội ở nước ta hiện nay” của tác giả Hoàng Chí Bảo. Tác giả khẳng định: Chính sách xã hội không ngừng thay đổi để phù hợp với đối tượng áp dụng. Đất nước ngày càng phát triển thì việc yêu cầu các chính sách phải xuất phát từ thực tiễn, gắn liền với lợi ích của đối tượng. Chính sách đối với NCC được thay đổi qua các thời kỳ, sự thay đổi đó có những mặt tích cực và tiêu cực trong việc triển khai, thực hiện chính sách. - Luận án Phó tiến sỹ Luật học (1996) “Hoàn thiện pháp luật ưu đãi NCC ở Việt Nam - Lý luận thực tiễn” của tác giả Nguyễn Đình Liêu. Luận án đã nêu những vấn đề cơ bản như: Khái niệm Pháp luật ưu đãi NCC, lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật này, thực trạng của pháp luật này ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và việc hoàn thiện pháp luật ưu đãi NCC. - Trong cuốn “Những điều cần biết về chính sách với NCC”, tác giả đã nêu rõ những căn cứ pháp lý về thực hiện chính sách ưu đãi với NCC ở nước ta. Bài viết đã đề cập đến các căn cứ pháp lý cụ thể và rõ ràng để mọi người và chính bản thân NCC biết được những quyền lợi nào họ được hưởng. - Năm 2005, Nguyễn Thị Hằng, nguyên Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH có bài: Tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa chính sách ưu đãi xã hội đối với thương binh, gia đình liệt sỹ, NCC với cách mạng trên Tạp chí Cộng sản số 7/2005. - Bài “Chủ trương của Đảng đối với thương binh, liệt sỹ thời kỳ đổi mới” của tác giả Nguyễn Danh Tiên đăng trên Tạp chí Khoa học Quân sự tháng 7/2012. Bài viết đã khái quát những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với công tác thương binh, liệt sỹ từ năm 1986 đến năm 2012. Đồng thời, đưa ra những đánh giá thực trạng để thấy được sự bất cập, những tồn tại quá trình thực hiện.
  • 6. 6 - Cũng trong năm 2012, Nguyễn Duy Kiên - Phó Cục trưởng Cục NCC, Bộ LĐTBXH có bài Chính sách NCC - là trách nhiệm của toàn dân, Tạp chí Tuyên giáo số 7/2012. Bài viết này đã khái quát một số thành tựu của chính sách ưu đãi NCC trong những năm qua, đi sâu vào đánh giá tìm hiểu nguồn lực thực hiện chính sách ở nước ta. Tác giả bài viết nhận định: Đối với việc thực hiện các nguồn trợ cấp, ưu đãi thường xuyên đối với NCC với cách mạng thì Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Nguồn lực này có ý nghĩa lớn đối với việc ổn định đời sống của NCC, bởi lẽ họ thường là những người không có lương cũng như bảo hiểm xã hội. Các bài viết, các nghiên cứu trên đã góp phần vào việc đánh giá, nhận định các vấn đề về chính sách, thực hiện chính sách ưu đãi đối với NCC với cách mạng. Luận văn “Thực hiện chính NCC với cách mạng từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam” tuy không thuộc một chủ đề mới, nhưng điểm mới của luận văn chính là tìm hiểu, đánh giá thực tiễn thực hiện chính sách NCC với cách mạng trên địa bàn cụ thể là thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam; điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu quả của chính sách ưu đãi xã hội với đối tượng NCC với cách mạng trên địa bàn thành phố Tam Kỳ. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu các khái niệm, các vấn đề lý luận về thực hiện chính sách NCC với cách mạng để có cơ sở khoa học đánh giá thực trạng thực hiện chính sách tại thành phố Tam Kỳ; nêu lên những tồn tại, hạn chế, phân tích các nguyên nhân, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách NCC với cách mạng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu các khái niệm, quan điểm dưới góc độ lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách NCC với cách mạng ở nước ta. - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách NCC với cách mạng tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. - Xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách NCC với cách mạng ở thành phố Tam Kỳ. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
  • 7. 7 4.1 Đối tượng nghiên cứu Là toàn bộ chính sách, chủ thể thực hiện chính sách, các điều kiện thực hiện chính sách NCC. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu các quan điểm, chính sách, tình hình thực hiện chính sách NCC ở Việt Nam; thực trạng thực hiện chính sách NCC với cách mạng ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam từ năm 2012 đến nay và đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách NCC với cách mạng ở nước ta trong thời gian tới. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp luận Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận biện chứng, đặt vấn đề nghiên cứu trong mối quan hệ với các vấn đề xung quanh và trong mối quan hệ giữa lý thuyết với thực tế. 5.2 Phương pháp nghiên cứu Luận văn nghiên cứu dựa trên việc khai thác thông tin dữ liệu từ các nguồn có sẵn liên quan, bao gồm: các văn bản của Đảng, Nhà nước ở cả Trung ương và địa phương; thu thập thông tin trên mạng internet, một số sách, báo, tạp chí và công trình nghiên cứu khác như các báo cáo, tài liệu thống kê của chính quyền, ban ngành đoàn thể, tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp, gián tiếp tới vấn đề chính sách NCC với cách mạng ở nước ta nói chung và thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam nói riêng. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Ý nghĩa lý luận của luận văn góp phần bổ sung, hoàn thiện những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách công ở Việt Nam nói chung và thực hiện chính sách NCC với cách mạng thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam nói riêng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Thể hiện ở chỗ đã đề xuất các giải pháp mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, các kinh nghiệm góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách NCC với cách mạng tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy về chuyên đề chính
  • 8. 8 sách ưu đãi xã hội, chính sách ưu đãi NCC với cách mạng chuyên ngành chính sách công ở nước ta. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn được kết cấu thành 3 chương. Chương 1: Các khái niệm về thực hiện chính sách NCC với cách mạng. Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách đối với NCC với cách mạng thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Chương 3: Quan điểm, mục tiêu và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với NCC với cách mạng ở nước ta hiện nay. KẾT LUẬN
  • 9. 9 CHƯƠNG 1 CÁC KHÁI NIỆM VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG 1.1. Khái niệm NCC với cách mạng và chính sách NCC với cách mạng 1.1.1. Người có công Cho đến nay, chúng tôi chưa tìm thấy tài liệu lịch sử nào đề cập đến khái niệm NCC; tuy nhiên, từ các dấu tích lịch sử để lại như đền thờ, miếu thờ, đình làng... được Nhân dân lập ra để thờ cúng Thành hoàng làng, những anh hùng kiệt xuất trong lịch sử dân tộc, thậm chí một số nhân vật truyền thuyết đã có công lập nước, lập làng, mở mang bờ cõi hoặc có công lao trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm; có thể suy luận rằng quan niệm về NCC trong lịch sử khá rộng, không chỉ là những NCC trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, mà còn bao gồm cả những NCC đóng góp công sức để mở mang bờ cõi, lập nước, lập làng giúp dân vượt qua thiên tai, địch họa. Tuy nhiên, khái niệm thương binh, liệt sĩ chính thức được sử dụng, đề cập trong các văn bản cùng với sự thành công của Cách mạng tháng Tám và sự ra Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Càng về sau thì các đối tượng càng được mở rộng hơn và được gọi chung là: NCC. Khái niệm “NCC” được gắn với việc quy định chế độ chính sách ưu đãi trong Pháp lệnh ưu đãi NCC với cách mạng năm 1994 và được sửa đổi, bổ sung năm 2005 và 2012 như sau: (1) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 - 01 - 1945 là người tham gia hoạt động cách mạng trước ngày 01-01-1945; được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương hoặc được kết nạp lại trước ngày 19-8-1945, được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận theo quy định tại Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 24-12-1977 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IV) về chính sách, chế độ đối với cán bộ, đảng viên hoạt động lâu năm và Thông tri số 07-TT/TC ngày 21-3-1979 của Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn vận dụng tiêu chuẩn và xác nhận những đối tượng hưởng chính sách, chế độ đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 19-8-
  • 10. 10 1945 [14, tr.2]. (2) Người HĐCM từ ngày 01- 01-1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là người hoạt động cách mạng thoát ly người đã tham gia trong các tổ chức cách mạng, lực lượng vũ trang từ cấp huyện hoặc cấp hành chính tương đương trở lên trong khoảng thời gian từ ngày 01-01-1945 đến ngày khởi nghĩa của từng địa phương và sau đó tiếp tục tham gia một trong hai cuộc kháng chiến (trừ trường hợp do yêu cầu giảm chính, phục viên hoặc không đủ sức khỏe) [14, tr.5]. (3) Liệt sĩ là người hy sinh thuộc một trong các trường hợp: Chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia; trực tiếp phục vụ chiến đấu trong khi địch bắn phá: tải đạn, cứu thương, tải thương, đảm bảo thông tin liên lạc, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hóa và các trường hợp đảm bảo chiến đấu; làm nghĩa vụ quốc tế mà bị chết trong khi thực hiện nhiệm vụ hoặc bị thương, bị bệnh phải đưa về nước điều trị và chết trong khi đang điều trị; trực tiếp tham gia đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi nguy hiểm cho xã hội thuộc các tội được quy định trong Bộ luật Hình sự; dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng và an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân; do ốm đau, tai nạn trong khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng và an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao… [14, tr.8]. (4) Bà mẹ Việt Nam anh hùng: Danh hiệu cao quý này được ban hành theo Pháp lệnh ngày 29 tháng 8 năm 1994 của Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và được quy định trong Luật Thi đua khen thưởng năm 2003. (5) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân: là danh hiệu cao quý được Nhà nước phong tặng hoạt truy tặng theo quy định của pháp luật. (6) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến bao gồm: là danh hiệu cao quý được Nhà nướctuyên dương vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động,sản xuấtphụcvụkhángchiến. (7) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh là người bị
  • 11. 11 thương trong các trường hợp: chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia; trực tiếp phục vụ chiến đấu trong khi địch bắn phá: tải đạn, cứu thương, tải thương, đảm bảo thông tin liên lạc, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hóa và các trường hợp đảm bảo chiến đấu; hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích thực thể; Làm nghĩa vụ quốc tế mà bị thương trong khi thực hiện nhiệm vụ… [14, tr.12]. (8) Bệnh binh là người bị mắc bệnh thuộc một trong các trường hợp sau: chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia; trực tiếp phục vụ chiến đấu trong khi địch bắn phá; hoạt động liên tục ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 15 tháng trở lên; hoạt động ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật chưa đủ 15 tháng nhưng có đủ 10 năm trở lên công tác trong quân đội nhân dân, công an nhân dân…. [14, tr.16]. (9) Người HĐKC bị nhiễm CĐHH là người được cơ quan có thẩm quyền công nhận đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ ngày 01 tháng 8 năm 1961 đến 30 tháng 4 năm 1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hóa học ở chiến trường B, C, K; mắc bệnh theo danh mục bệnh tật do Bộ Y tế quy định làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên; vô sinh; sinh con dị dạng, dị tật theo danh mục dị dạng, dị tật do Bộ Y tế quy định [14, tr.18]. (10) Người hoạt động cách mạng hoặc HĐKC bị địch bắt tù, đày: là người được tham gia hoạt động cách mạng mà bị tù đày. Trong thời gian bị tù, đày người đó không khai báo các vấn đề, nội dung có hại cho cách mạng, cho kháng chiến; họ không làm tay sai, chỉ điểm cho địch. (11) Người HĐKC giải phóng dân tộc [14, tr.22]. (12) Người giúp đỡ cách mạng: là người đã có công giúp đỡ cách nmangj và được cơ quan có thẩm quyền công nhận [14, tr.22]. 1.1.2. Nhu cầu, đặc điểm của NCC với cách mạng 1.1.2.1. Nhu cầu của NCC với cách mạng
  • 12. 12 NCC với cách mạng cũng như bao người dân bình thường khác trong xã hội, đều có nhu cầu, mong muốn có gia đình đông đủ, sum vầy, mạnh khỏe, có cuộc sống vật chất và tinh thần đầy đủ, ấm no và hạnh phúc, có điều kiện, cơ hội vươn lên làm giàu chính đáng. Tuy nhiên, NCC là người đã tham gia kháng chiến, bản thân họ có những thiệt thòi nhất định về sức khỏe, tinh thần, khuyết, thiếu những điều kiện, cơ hội phát triển như những thành phần khác trong xã hội; đại đa số những đối tượng này đều ở trong hoàn cảnh rất khó khăn, cần được quan tâm, chăm sóc, chia sẻ, động viên, hỗ trợ, giúp đỡ của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. 1.1.2.2. Đặc điểm của NCC với cách mạng Vì đã trải qua những cuộc chiến nên NCC với cách mạng là những người luôn luôn trân trọng quá khứ, tự hào về những công lao đóng góp của bản thân và gia đình cho sự nghiệp cách mạng. Trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc, vì mảnh đất máu thịt của quê hương, đất nước, họ đã không ngại hy sinh tuổi thanh xuân, thân thể, sinh mạng, tài sản để cống hiến cho công cuộc đấu tranh giành tự do cho đất nước, độc lập cho dân tộc. Khi đất nước được hòa bình, độc lập, thống nhất, thời thanh xuân trẻ trung, sôi nổi đã qua đi, thậm chí có nhiều người mất đi một phần thân thể của mình, mang trong mình những vết thương không lành, làm ảnh hưởng tới sức khỏe, gây ra nỗi đau về thể xác, bệnh tật cho bản thân và tốn kém chi phí chữa bệnh của gia đình. Về với cuộc sống đời thường, họ vẫn luôn sống gương mẫu, luôn thể hiện tinh thần đấu tranh quyết liệt với những tiêu cực của xã hội. Như vậy, có thể thấy, NCC là những người có uy tín, có sự ảnh hưởng, để vận động nhân dân hưởng ứng thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh đất nước không ngừng phát triển theo quy luật khách quan; môi trường, điều kiện của nền kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường đòi hỏi sự nhanh nhạy, thích nghi và không “ưu tiên” cho người không bắt kịp xu thế; do đó với hoàn cảnh khó khăn, đôi lúc họ cũng có tâm trạng mặc cảm, cảm thấy mình bị thiệt thòi, thua thiệt, mất mát hơn so với những người xung quanh. 1.1.3. Chính sách công
  • 13. 13 Hiện nay, thuật ngữ “chính sách” được sử dụng phổ biến trên sách báo, các phương tiện thông tin và đời sống xã hội, tuy nhiên về mặt học thuật, vẫn chưa có sự thống nhất về khái niệm chính sách. Tại Việt Nam, Từ điển bách khoa toàn thư đã đưa ra khái niệm chính sách như sau: Chính sách là tập hợp những quyết định, chương trình, đề án, dự án về phương diện nào đó của chính phủ bao gồm các mục tiêu mà chính phủ muốn đạt được và cách làm để thực hiện các mục tiêu đó. Ở Việt Nam, khoa học chính sách công là một ngành khoa học, và khái niệm chính sách công đã được nhiều tác giả quan tâm. Theo tác giả Lê Chi Mai - Học viện Hành chính quốc gia, thì: chính sách công “là thuật ngữ dùng để chỉ một chuỗi các quyết định hoạt động của nhà nước nhằm giải quyết một vấn đề chung đang đặt ra trong đời sống kinh tế - xã hội theo mục tiêu xác định” [23]. Tác giả Đỗ Phú Hải đưa ra cách định nghĩa về chính sách công trong điều kiện chính trị cụ thể của Việt Nam: “Chính sách công là một tập hợp các chương trình, quyết định chính trị có liên quan của Đảng và Nhà nước nhằm lựa chọn mục tiêu và giải pháp, công cụ chính sách nhằm giải quyết các vấn đề xã hội theo mục tiêu tổng thể đã xác định”[13]. Như vậy, chính sách công là những quyết sách để dẫn dắt, định hướng sự phát triển của xã hội theo mục tiêu của mình đồng thời đáp ứng nhu cầu xã hội của người dân. Chính sách công có thể chi phối chung tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, song có những chính sách chỉ tập trung chi phối, cụ thể riêng biệt đối với từng ngành, từng lĩnh vực của đời sống xã hội với những mục tiêu nhất định. Từ những quan niệm nêu trên, trong luận văn này, có thể hiểu chính sách công như sau: Chính sách công là tập hợp các quyết định chính trị - pháp lý, các chủ trương, đề án, dự án có liên quan tới một vấn đề cụ thể nào đó với một mục tiêu xác định trong một thời gian nhất định. Chủ thể ban hành chính sách sẽ đảm bảo nguồn lực; điều kiện để thực hiện chính sách nhằm đạt được mục tiêu đã được xác định. 1.2.4. Chính sách NCC với cách mạng (hay còn gọi là chính sách ưu đãi NCC với cách mạng). Chính sách NCC với cách mạng là một chính sách lớn có diện bao phủ rộng
  • 14. 14 trong hệ thống chính sách trợ giúp xã hội, là trách nhiệm và là sự ghi nhận, tôn vinh những cống hiến của họ đối với đất nước. Chính sách ưu đãi NCC với cách mạng một mặt thể hiện cam kết chính trị của Đảng, Nhà nước về trách nhiệm đối với NCC và thân nhân của họ; mặt khác nó là sự thể hiện những truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Đây là những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc ta qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Chính sách có giá trị giáo dục sâu sắc và thể hiện sự tri ân đối với người có công. Như vậy, chính sách NCC với cách mạng là: tập hợp các quyết định, chương trình, đề án, dự án chính trị - pháp lý ở Trung ương, địa phương có liên quan đến NCC với cách mạng nhằm lựa chọn mục tiêu, giải pháp và công cụ chính sách để giải quyết các vấn đề liên quan theo mục tiêu tổng thể của chính sách đã được xác định. 1.2. Mục tiêu, nội dung, ý nghĩa của chính sách NCC với cách mạng Chăm sóc, ưu đãi NCC với cách mạng không chỉ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, mà còn thể hiện truyền thống và đạo lý của dân tộc “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”. Vì vậy, từ trước tới nay, trong bất luận hoàn cảnh nào, Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng luôn xác định chính sách đối với thương binh, liệt sĩ và NCC với Tổ quốc là một trong những chính sách lớn, có vị trí rất quan trọng trong chính sách an sinh xã hội. Đặc biệt, trong sự nghiệp đổi mới với chủ trương hướng về cơ sở, không để bất kỳ NCC nào thiệt thòi, Đảng và Nhà nước đã từng bước sửa đổi, bổ sung về đối tượng, định mức trợ cấp; chế độ ưu đãi đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, NCC với cách mạng. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6-1991) khẳng định:“Quan tâm chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và những NCC với cách mạng, coi đó vừa là trách nhiệm của Nhà nước, vừa là trách nhiệm của toàn dân; sớm ban hành chế độ toàn dân đóng góp vào quỹ đền ơn, trả nghĩa để chăm lo đời sống thương binh, gia đình liệt sĩ và những NCC với cách mạng” [1,tr.74]. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội VII của Đảng cũng chỉ rõ: “có chính sách thích đáng đối với các gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh”; đồng thời, trở thành
  • 15. 15 một nguyên tắc hiến định ghi nhận ở Điều 67, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Đảng ta tiếp tục khẳng định: Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi NCC với nước, vận động toàn xã hội tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, nâng cao mức sống về mặt vật chất, tinh thần của NCC. Bên cạnh đó là nhiều văn bản khác cụ thể các hình thức, mức hỗ trợ ... đối với NCC với cách mạng, cụ thể: Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 19-7-2017 Ban Bí thư Trung ương Đảng, về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác NCC cách mạng; Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 20- 10-2013 hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh không có giấy tờ; Thông tư liên tịch số 05/2013/TT-BLĐTBXH-BQP hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi NCC với cách mạng và thân nhân; Quyết định số 75/2013/QĐ-TTg ngày 06-12-2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về quy định về chế độ, chính sách và công tác bảo đảm đối với tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; Quyết định số 35/2017/QĐ-TTg ngày 25-7-2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 75/2013/QĐ- TTg ngày 06-12-2013 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26-4-2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ NCC với cách mạng về nhà ở… * Các chính sách ưu đãi cụ thể đối với NCC với cách mạng. Chính sách ưu đãi đối với NCC được khẳng định nhiều trong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quy pháp quy, văn bản hành chính… Do có nhiều nhóm đối tượng nên có sự hỗ trợ khác nhau và định mức khác nhau, nhưng tựu trung lại thì các chính sách hỗ trợ chủ yếu tập trung vào các chế độ ưu đãi sau đây: (1) Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần: Từ ngày 28/7/2018, mức chuẩn để xác định mức phụ cấp, trợ cấp ưu đãi đối với NCC là 1.515.000 đồng (theo quy định tại Nghị định số 99/2018/NĐ-CP ngày 12/7/2018 của Chính phủ quy định mức phụ cấp, trợ cấp ưu đãi đối với NCC với cách
  • 16. 16 mạng). (2) Bảo hiểm y tế: Thực hiện theo Thông tư 25/2016/TT-BLĐTB&XH ngày 26/7/2016 của Bộ LĐTB&XH hướng dẫn xác định, quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế. (3) Điều dưỡng phục hồi sức khỏe: Thực hiện điều dưỡng tập trung hoặc điêu dưỡng tại gia đình. Mức quy định chế độ điều dưỡng được thực hiện theo Thông tư 13 năm 2014 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. (4) Hỗ trợ người có công về nhà ở: đó là hỗ trợ về sửa chữa nhà, hoặc làm mới nhà ở cho người có công. (5) Được ưu đãi cộng điểm trong trong tuyển sinh, miễn giảm học phí, hỗ trợ đào tạo, được hỗ trợ để theo học tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học; hỗ trợ vây vốn phát triển kinh tế … Thực hiện theo số 36/2015/TT-BLĐTB&XH ngày 28/9/2015 của Bộ Lao động -Thương binh và xã hội về hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo đối với NCC với cách mạng và con của họ.. 1.3. Quy trình và các nhân tố ảnh hưởng tới việc thực hiện chính sách NCC với cách mang. 1.3.1 Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách đối với NCC với cách mạng. Tổ chức thực hiện chính sách NCC với cách mạng là một bước của chu trình chính sách. Quá trình chức thực hiện chính sách NCC với cách mạng là quá trình thực hiện trên thực tế các hoạt động; các quyết định về chi trả trợ cấp thường xuyên, đột xuất; hỗ trợ nhà ở… đối với NCC với cách mạng. Tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi NCC với cách mạng là hoạt động mang tính khách quan để duy trì công cụ chính sách theo yêu cầu quản lý của Nhà nước và cũng là để đạt được mục tiêu đề ra của chính sách. Đây là khâu kết nối các bước trong chu trình chính sách NCC thành một hệ thống, từ khâu xây dựng chính sách, thực hiện chính sách, đánh giá và tổng kết chính sách, thiếu vắng công đoạn này thì chính sách chỉ tồn tại trên giấy tờ, không có giá trị thực tiễn.
  • 17. 17 Thực hiện chính sách là khâu triển khai trên thực tế các hoạt động cụ thể, có giá trị thực tiễn sâu sắc. Xây dựng được chính sách NCC với cách mạng đúng, có chất lượng là rất quan trọng; nhưng thực hiện đúng chính sách còn có ý nghĩa quan trọng hơn; bởi lẽ trong quá trình xây dựng chính sách thì bao trùm mọi địa phương; nhưng thực hiện chính sách thì yếu tố vùng miền, yếu tố giữa chính các đối tượng trong cùng một nhóm cũng có sự khác nhau. Như vậy, nếu chủ thể ban hành chính sách có ý nghĩa, có giá trị, song nếu chính sách đó không được thực hiện có hiệu quả trên thực tế cũng sẽ trở thành lý luận suông, không đem lại giá trị cho đối tượng thụ hưởng mà chính sách hướng tới; thậm chí còn ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước, chủ thể ban hành chính sách, đặc biệt đối với những chính sách mang tính nhân văn sâu sắc như chính sách NCC với cách mạng. Nếu chính sách NCC với cách mạng được thực hiện không đúng, tức là có sai lệch trong khâu thực hiện (sai lệch về mức trợ cấp, điều kiện hỗ trợ…), thì chính sách không hiệu qảu, gây thất thoát về kinh tế; mât slongf tin của nhân dân đối với nhà nước. Qua thực tiễn tổ chức thực hiện thì nhà hoạch định chính sách sẽ đo lường, đánh giá được tính thực tiễn, sự phù hợp hay không phù hợp, chính sách có đi vào cuộc sống hay không đi vào cuộc sống. Thực tế đã chứng minh, khi xây dựng chính sách, các nhà hoạch định chính sách chưa nhận thấy, hoặc chưa phát hiện ra; ví dụ: Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 24/2013/TT-BGDĐT ngày 4/7/2013 về việc sửa đổi, bổ sung nhóm đối tượng hưởng chính sách ưu tiên trong tuyển sinh. Cụ thể, đối tượng được bổ sung thêm: Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Khi quy định này được thực hiện trên thực tế đã gặp phải những bất cập, phản ứng từ nhân dân. Như vậy, có thể khẳng định: việc phân tích đánh giá chính sách NCC với cách mạng (mức độ tốt, xấu) chỉ có cơ sở đầy đủ, có sức thuyết phục sau khi thực hiện chính sách. Thực tiễn là câu trả lời chính xác và đầy đủ nhất về hiệu quả của chính sách; kết quả thực hiện chính sách NCC với cách mạng sẽ là thước đo, là cơ sở đánh giá một cách chính xác và khách quan chất lượng, hiệu quả của chính sách NCC với cách mạng. Như vậy, khâu tổ chức thực hiện chính sách NCC với cách mạng là rất quan trọng, là yếu tố
  • 18. 18 khẳng định giá trị thực tiễn của chính sách. 1.3.2 Các bước tổ chức thực hiện chính sách đối với NCC với cách mạng Tổ chức thực hiện chính sách NCC với cách mạng là quá trình triển khai nhiệm vụ, hoạt động đan xen, kế tiếp, tác động và bổ sung cho nhau; nhiệm vụ này thành công sẽ là cơ sở để triển khai nhiệm vụ tiếp theo. Để tổ chức thực hiện chính sách có hiệu quả, không bỏ xót mục tiêu thì việc tổ chức cần phải tuân thủ một quy trình chặt chẽ và thống nhất. Trình tự thực hiện các trong tổ chức thực hiện chính sách tạo thành 01 quy trình thống nhất. Mỗi bước trong quy trình có yêu cầu, nhiệm vụ, có ý nghĩa khác nhau, nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau, bước này là điều kiện, là căn cứ, cơ sở để thực hiện bước tiếp theo. Hiệu quả của từng bước sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của chính sách. 1.3.2.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách NCC với cách mạng Tổ chức thực hiện chính sách công nói chung, thực hiện chính sách NCC với cách mạng nói riêng để đảm bảo thống nhất và có hiệu quả cao cần phải thực hiện theo kế hoạch.Vì tổ chức thực hiện chính sách NCC với cách mạng là quá trình phức tạp, nhiều cá nhân, tổ chức tham gia và diễn ra trong một thời gian dài. Để thống nhất và đảm bảo về thời gian, hoạt động cụ thể; nguồn kinh phí đảm bảo; trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động chính sách thì cần phải xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách. - Kế hoạch khái quát, tổng hợp: gồm dự kiến các cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp triển khai thực hiện, kinh phí đảm bảo thực hiện; số lượng và chất lượng nhân sự tham gia tổ chức thực thi chính sách quyền và trách nhiệm của cán bộ quản lý và cán bộ thực thi chính sách, cơ chế tác động của giữa cấp trong tổ chức thực hiện chính sách NCC với cách mạng. - Kế hoạch về nguồn lực: Dự kiến về các nguồn lực tài chính, các nguồn lực kỹ thuật… - Kế hoạch, thời gian cụ thể: Dự kiến thời gian duy trì, dự kiến thời gian thực hiện các bước tổ chức triển khai thực hiện chính sách, có thể gồm các hoạt động (có
  • 19. 19 thể kế hoạch hoặc công văn triển khai): Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến chính sách; Kế hoạch triển khai thực hiện. - Kế hoạch kiểm tra, giám sát, hỗ trợ kỹ thuật thực hiện chính sách: Trong đó, cần dự kiến về thời gian, hình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện chính sách. Các nội dung về các biện pháp khen thưởng, kỷ luật cá nhân, tập thể trong tổ chức thực hiện chính sách cũng được đưa ra trong kế hoạch. Lưu ý, việc tổ chức kiểm tra, giám sát phải đảm bảo không ảnh hưởng tiêu cực tới việc thực hiện chính sách; không tổ chức nhiều đoàn kiểm tra 1 địa phương; không gây mất thời gian tại cơ sở … Sau khi các Kế hoạch được cơ quan có thẩm quyền thông qua thì có giá trị thực hiện trên phạm vi theo quy định. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai kế hoạch thì có thể xem xét các điều kiện thực tế do đặc thù địa phương hoặc các điều kiện khách quan khác có thể ảnh hưởng tới hiệu quả thực hiện kế hoạch; thì các chủ thể thực hiện có thể có đề xuất, kiến nghị để điều chỉnh thời gian, phương pháp.. thực hiện. Việc điều chỉnh này phải được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền. 1.3.2.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách NCC với cách mạng Phổ biến tuyên truyền chính sách giúp nhân dân, NCC và thân nhân, các chủ thể tham gia thực thi hiểu rõ về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và yêu cầu của chính sách, về tính đúng đắn của chính sách trong điều kiện hoàn cảnh nhất định và về tính khả thi của chính sách… để họ tự giác thực hiện theo yêu cầu của nhà nước. Đồng thời, phổ biến tuyên truyền nội dung chính sách; đối tượng hướng tới của chính sách; thời gian thực hiện chính sách… giúp cho cán bộ công chức thực hiện chính sách nhận thức được ý nghĩa, quy mô của chính sách đối với đời sống xã hội, để họ chủ động tích cực tìm kiếm các giải pháp thích hợp hoàn thành nhiệm vụ được giao. Công tác phổ biến, tuyền tuyền chính sách NCC với cách mạng cần được thực hiện thường xuyên liên tục với nhiều hình thức như trực tiếp tiếp xúc, trao đổi với các đối tượng chính sách, hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: các đài phát thanh, đài truyền hình, các báo, tạp chí… lựa chọn nào cũng phải chú ý đến tính kinh tế; tránh phô trương, lãng phí.
  • 20. 20 1.3.2.3. Phân công phối hợp thực hiện chính sách NCC với cách mạng Do thực hiện chính sách có nhiều chủ thể tham gia, do vậy cần có sự phân công để đảm bảo tính thống nhất, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, các ngành, các cấp. Sự phân công, phối hợp thể hiện trách nhiệm liên đới giữa nhiều cơ quan khác nhau, cơ quan cấp trên với cấp dưới; cơ quan chuyên mon với cơ quan chỉ đạo chung …. Trong phân công nhiệm vụ thực hiện chính sách NCC cần đặc biệt phát huy vai trò của tập thể, cá nhân có sự ảnh hưởng lớn đối với nhóm đối tượng NCC hoặc chú ý đến khả năng, trình độ năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của cá nhân. Việc phân công trong quá trình thực hiện phải chặt chẽ, khoa học và hợp lý, cơ quan chịu trách nhiệm chính, có quan có trách nhiệm phối hợp … 1.3.2.4. Duy trì chính sách NCC với cách mạng Duy trì chính sách NCC với cách mạng huy động sự tham gia của các chủ thể để chính sách tiếp tục được thực hiện và đem lại giá trị thực tiễn. Trong quá trình thực hiện chính sách, các chủ thể có trách nhiệm cần tham mưu đề xuất các giải pháp, các biện pháp nhằm cản trở, gây ảnh hưởng tới hiệu quả chính sách. Đó là, khi thực hiện chính sách gặp những khó khăn do môi trường thực tế biến động đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức thực thi chính sách phải có năng lực hay kiến thức sử dụng hệ thống công cụ quản lý tác động nhằm tạo lập môi trường thuận lợi cho việc thực thi chính sách, đồng thời chủ động đề xuất với các cơ quan có thẩm qyền xem xét điều chỉnh chính sách cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế. 1.3.2.4. Điều chỉnh chính sách NCC với cách mạng Hoạt động điều chỉnh chính sách NCC với cách mạng là hoạt động có thể phát sinh trong tổ chức thực hiện chính sách. Bởi lẽ, điều chỉnh chính sách là sự thay đổi cơ chế thực hiện mà không rời xa mục tiêu nhưng chính sách phù hợp với yêu cầu quản lý và tình hình thực tế. Thông thường, trong quản lý nhà nước thì cơ quan nào ban hành chính sách thì cơ quan đó có quyền điều chỉnh, bổ sung chính sách, điều này nhằm đảm bảo tính thống nhất của chính sách. Tuy nhiên, trên thực tế việc điều chỉnh các biện pháp hoặc cơ chế trong thực hiện chính sách diễn ra rất năng động,
  • 21. 21 linh hoạt phù hợp với tình hình thực tiễn tại mỗi địa phương, vì thế cơ quan nhà nước các ngành, các cấp, chủ động điều chỉnh biện pháp thực hiện có hiệu quả chính sách miễn là không làm thay đổi mục tiêu chính sách. 1.3.2.5. Đôn đốc, theo dõi, kiểm tra thực hiện chính sách NCC với cách mạng Đôn đốc, theo dõi, kiểm tra là chức năng, là công cụ của quản lý. Kiểm tra có thể để hỗ trợ kỹ thuật hoặc kiểm tra để nhận định những khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện. Thực tế, chính sách NCC với cách mạng được thực hiện trên địa bàn rộng lớn, trong phạm vi cả nước. Đồng thời, việc thực hiện do nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia. Bên cạnh đó, mỗi địa phương, vùng miền có các điều kiện về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường khác nhau; cũng như trình độ, năng lực, tổ chức điều hành của các cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước hoặc ở cùng hệ thống nhưng ở cấp khác nhau thì chất lượng tham mưu và giải quyết cũng khác nhau. Do vậy, hoạt động đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chính sách là hoạt động bắt buộc phải thực hiện trong khâu thực hiện chính sách. Qua đôn đốc, theo dõi kiểm tra, quá trình thực hiện các hoạt động thực tiễn như: chi trả chính sách, rà soát đối tượng, thẩm điịnh điều kiện để hưởng chính sách… một mặt, kiểm tra được chất lượng công việc mà cán bộ, công chức thực hiện; mặt khác kịp thời hỗ trợ kỹ thuật cho cán bộ thực hiện cũng như phát hiện nguyên nhân của những bất cập, hạn chế. Hoạt động kiểm tra thực hiện chính sách NCC với cách mạng cần phải được tiến hành theo kế hoạch, phải bảo đảm các nguyên tắc kiểm tra, phải đảm bảo tính khách quan, thông tin chính xác; sai phạm phải có căn cứ. 1.3.2.6. Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách NCC với cách mạng Tổng kết, đánh giá quá trình thực hiện chính sách NCC là bước cuối cùng là hoạt động xem xét lại quá trình tổ chức các hoạt động cụ thể trong quá trinfht hwcuj hiện trên thực tế. Hoạt động tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách là quá trình xem xét lại, kết luận và chỉ đạo điều hành thực hiện chính sách là
  • 22. 22 các cơ quan nhà nước từ trung ương đến cơ sở. Công tác tổng kết đánh giá có thể theo định kỳ hoặc hàng năm hoặc theo giai đoạn thực hiện. Việc đánh giá không chỉ tập trung vào hiệu quả thực hiện chính sách, vai trò của các chủ thể chính sách, mục tiêu hướng tới của chính sách và đánh giá được cả sự ảnh hướng của chính sách, sự đánh giá tới các chủ thể khác trong xã hội về chính sách. Nghị định số 34/2016/NĐ- CP ngày 14/5/2016 hướng dẫn thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 có quy định: “Tác động của chính sách được đánh giá gồm: Tác động về kinh tế …; tác động về xã hội...; tác động về giới của chính sách (nếu có)..; tác động của thủ tục hành chính (nếu có)...; tác động đối với hệ thống pháp luật… Như vậy, để tổng kết, đánh giá công tác chỉ đạo điều hành thực hiện chính sách NCC với cách mạng thì phải căn cứ vào kế hoạch triển khai thực hiện chính sách và kế hoạch điều chỉnh (nếu có). Đồng thời có thể kết hợp sử dụng nhiều văn bản quy định mối quan hệ giữa các ngành, bộ, địa phương về việc phối hợp chỉ đạo điều hành tổ chức thực hiện chính sách NCC với cách mạng. Bên cạnh đó, để đánh giá toàn diện thì chủ thể đánh giá cần quan tâm đến việc thực thi chính sách của các đối tượng trực tiếp và gián tiếp thụ hưởng chính sách NCC với cách mạng. Việc đánh giá chính sách có thể dựa vào các yếu tố định lượng hoặc định tính. Yếu tố định lượng có thể thể là: số lượt NCC được hỗ trỡ, tổng kinh phí hỗ trợ; số nhà được sửa, xây mới .. hoặc yếu tố định tính, đó là: tinh thần hưởng ứng thực hiện đúng mục tiêu chính sách … 1.3.3. Những yếu tố đảm bảo trong việc tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi NCC với cách mạng Trong quá trình thực hiện chính sách NCC với cách mạng, nhất thiết phải đảm bảo các yếu tố sau: thực hiện đúng mục tiêu chính sách người có công với cách mạng; thực hiện và đảm bảo tính hệ thống trong tổ chức thực hiện chính sách NCC với cách mạng; đảm bảo tính pháp lý, khoa học và hợp lý trong tổ chức thực hiện chính sách NCC với cách mạng. 1.3.3.1. Thực hiện đúng mục tiêu chính NCC với cách mạng Có thể nói chính sách NCC với cách mạng là chính sách mang ý nghĩa nhân
  • 23. 23 văn sâu sắc. Mục tiêu chính của chính sách ưu đãi NCC với cách mạng là ưu đãi xã hội đối với NCC với cách mạng nhằm tri ân và giúp đỡ một phần khó khăn trong cuộc sống. Mặt khác, khơi dậy tinh thần lạc quan, vươn lên, khắc phục mọi khó khăn trong cuộc sống với phương châm “còn sức còn cống hiến” hoặc như lời dạy của Bác Hồ “Thương binh tàn mà không phế”. Đó chính là sự lao động cần cù, ý thức tự vượt lên bệnh tật và mọi khó khăn trong cuộc sống, với ý thức không đòi hỏi, trông chờ, ỉ lại vào Đảng, Nhà nước..., đã thật sự là động lực tinh thần lớn lao giúp các anh, các chị ấy làm đẹp bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội. 1.3.3.2. Yêu cầu đảm bảo tính hệ thống trong tổ chức thực hiện chính sách NCC với cách mạng Với sự phân công rõ ràng và quy định trách nhiệm cụ thể của các cơ quan từ Trung ương đến địa phương về vai trò, vị trí của chính sách NCC với cách mạng, Bộ LĐ - TB&XH đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan như: Bộ Quốc phòng, Bộ chỉ huy quân sự các tỉnh thành phố; Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam... triển khai các hoạt động thiết thực như: Khảo sát, đánh giá thực trạng; rà soát thực trạng đối tượng; hoạt động tổ chức thông tin, tuyên truyền các chế độ, chính sách về chính sách NCC với cách mạng bằng nhiều hình thức phong phú và phù hợp như: tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức các hội nghị tuyên truyền tại một số địa phương; đối thoại trực tiếp với các người dân; tổ chức, xuất bản các ấn phẩm tuyên truyền tờ rơi, sách tìm hiểu về chính sách NCC với cách mạng, pano, áp phích.... 1.3.3.3. Đảm bảo tính pháp lý, khoa học và hợp lý trong tổ chức thực hiện chính sách NCC với cách mạng Có thể thấy, việc quy định chính sách ưu đãi NCC với cách mạng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật; mang giá trị pháp lý cao. Việc chuẩn bị sẵn sàng về cơ sở vật chất và nhân lực ở cả Trung ương và địa phương đảm bảo chính sách được ban hành là triển khai ngay, không vướng mắc, đảm bảo giải quyết đúng đối tượng, đúng chế độ và đúng thời hạn. Thời gian đầu thực hiện chính sách NCC với cách mạng, Cục NCC đã chủ
  • 24. 24 động phối hợp, tổ chức các đoàn khảo sát trao đổi, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong giải quyết chế độ chính sách ưu đãi NCC với cách mạng theo quy định hoặc tổ chức triển khai thí điểm để có những 1.3.3.4. Đảm bảo đảm lợi ích thực sự cho đối tượng thụ hưởng chính sách NCC với cách mạng Chính sách NCC với cách mạng là nhằm giúp đỡ NCC tiếp cận nguồn vốn phát triển sản xuất, tăng thu nhập; giúp đỡ NCC tăng khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội; chính sách chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm y tế .. dành cho chính bản thân NCC (nếu NCC có khả năng tự phục vụ và có nhu cầu đi điều dưỡng tập trung thì sẽ được đưa đến Trung tâm Điều dưỡng của tỉnh để thực hiện chăm sóc, điều dưỡng sức khỏe); chính sách ưu đãi trong giáo dục đối với NCC và con của họ cũng hướng tới việc chia sẻ một phần đóng góp trong chi phí học tập, giảm bớt khó khăn.... 1.3.4. Các nhân tố, điều kiện ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chính sách NCC với cách mạng - Thể chế chính sách NCC với cách mạng: Thể chế chính sách là trụ cột quan trọng của hệ thống chính sách an sinh xã hội mà cụ thể là chính sách ưu đãi xã hội. Chính sách ưu đãi người có công sẽ xác định 02 nhóm chủ thể cơ bản: Chủ thể thực hiện chính sách (đó là các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong việc triên rkhai thực hiện chính sách) và Chủ thể hưởng lợi từ chính sách (đó là đối tượng người có công). Nếu chính sách ưu đãi NCC với cách mạng phù hợp với đòi hỏi với thực tiễn cuộc sống thì việc thực hiện chính sách NCC với cách mạng sẽ thuận lợi, khả thi; ngược lại chính sách NCC với cách mạng không phù hợp với đòi hỏi với thực tiễn cuộc sống thì việc thực hiện chính sách NCC với cách mạng sẽ khó khăn, thậm chí không khả thi, thiếu hiệu quả. - Chủ thể thực hiện chính sách (bao gồm cơ quan, tổ chức có chức ăng nhiệm vụ cụ thể): Nhân tố này có vai trò quyết định trong việc tổ chức các chính sách NCC với cách mạng. Cho dù chính sách có tốt đến mấy đi chăng nữa nhưng tổ chức thực hiện không tốt thì chính sách sẽ không đi vào cuộc sống. Do vậy, việc thiết lập hệ thống tổ chức quản lý với đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp (từ nhận thức,
  • 25. 25 cơ cấu tổ chức, năng lực, phẩm chất, phương thức phối hợp) để thực hiện có hiệu quả việc thực hiện chính sách NCC với cách mạng. Về nguyên tắc, có thể thiết lập hệ thống tổ chức độc lập cho từng hợp phần; nhưng cũng có thể sử dụng bộ máy chính quyền hiện có để thực hiện, tùy điều kiện cụ thể. Thể chế chính sách mang tính phổ cập thì chi phí quản lý ít và bộ máy tổ chức quản lý gọn nhẹ và ngược lại, thể chế phức tạp thì chi phí quản lý tốn kém hơn; là nguyên nhân làm giảm hiệu quả việc thực thi chính sách và giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. - Sự đồng thuận của xã hội và nhân dân: Sự tồn tại, phát triển, duy trì của hệ thống chính sách ưu đãi NCC với cách mạng phụ thuộc vào nhận thức chung về Chính sách ưu đãi NCC với cách mạng của xã hội. Khi cộng đồng dân cư, các tổ chức và nhà nước hiểu được ý nghĩa nhân văn của chính sách ưu đãi NCC với cách mạng, từ đó có sự lan tỏa trong cộng đồng và thu hút cộng đồng tự nguyện và tích cực tham gia, thì các hoạt động này mới có cơ hội phát triển và có giá trị thực tiễn. Sự đồng thuận của đối tượng thụ hưởng chính sách cũng là một yếu tố quan trọng góp phần cho việc thực hiện chính sách và là câu trả lời chính sách cho sự phù hợp của chính sách. Nếu chính sách hỗ trợ những vấn đề người có công không có nhu cầu, hoặc không phù hợp với nhu cầu của gia đình thì họ không hưởng ứng. - Môi trường thực hiện chính sách NCC với cách mạng: Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, xã hội của mỗi địa phương, vùng, miền: Những địa phương, vùng, miền có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi, người dân có hiểu biết và nhận thức về chính sách NCC với cách mạng thì việc thực hiện chính sách NCC với cách mạng thuận lợi; ngược lại nơi nào có vị trí, điều kiện tự nhiên khó khăn, thì việc thực thi chính sách NCC với cách mạng khó khăn. Tốc độ, quá trình phát triển kinh tế của các địa phương, vùng, miền: Nếu địa phương nào có tốc độ phát triển kinh tế cao, nguồn nội lực vững vàng; công ăn việc làm, thu nhập của người lao động ổn định, mức độ thất nghiệp thấp thì việc thực thi chính sách NCC với cách mạng thuận lợi và ngược lại. Yếu tố chính trị: Nơi nào ổn định, khoogn có các biểu hiện tiêu cực như bạo loạn, lật đổ.. thì việc thực hiện chính sách người có công cũng hiệu quả.
  • 26. 26 1.3.5. Chủ thể thực hiện chính sách NCC với cách mạng Trước hết, các chủ thể thuộc hệ thống tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước. Chính sách NCC được ban hành và thực hiện trên phạm vi cả nước do vậy, hệ thống các cơ quan theo cấp chính quyền cũng bao gồm 4 cấp: Trung ương, tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương), huyện (quận, thị xã), xã (phường, thị trấn). Điều hành và chỉ đạo chung thì do Chính phủ và UBND các cấp, còn chỉ đạo về công tác chuyên môn và các hoạt động cụ thể thì do Bộ LĐ-TB&XH, và Sở LĐ-TB&XH các tỉnh (thành phố) đến cơ sở thực hiện, cụ thể: - Chính phủ và các bộ, ngành, trung ương:: Cơ quan điều hành chung, thống nhất quản lý là Chính phủ; cơ quan chuyên môn là Bộ LĐ-TB&XH: Các Vụ, các Cục, Tổng cục, Trung tâm, các Viện, Tạp chí và các Trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành LĐ-TB&XH. -Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Quản lý, chỉ đạo, điều hành là UBND tỉnh (thành phố); cơ quan chuyên môn là Sở LĐ- TB&XH, gồm các đơn vị trực thuộc: Các Ban; Phòng; các Trung tâm điều dưỡng NCC; các chi cục... - Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan chuyên môn cấp huyện:: UBND cấp huyện lãnh đạo, quản lý, điều hành việc thực hiện chính sách ASXH; Phòng LĐ-TB&XH là cơ quan chuyên môn tham mưu UBND quận và chịu trách nhiệm chính trong thực hiện chính sách NCC với cách mạng trên địa bàn cấp huyện. - Ủy ban nhân dân cáp xã và bộ phận giúp việc: UBND phường lãnh đạo, quản lý, điều hành việc thực hiện chính sách Giảm nghèo; Chính sách ưu đãi NCC với cách mạng và cán bộ LĐ-TB&XH của phường trực tiếp thực hiện. Bên cạnh đó, còn có sự tham gia của hệ thống các cơ quan Trung ương, địa phương có một số nhiệm vụ tương đồng hoặc đối tượng có liên quan tới đảm bảo thực hiện chính sách NCC.
  • 27. 27 Kết luận Chương 1 Qua nghiên cứu các khái niệm và các nội dung cơ bản về thực hiện chính sách NCC với cách mạng, có thể thấy rằng việc ban hành, thực hiện chính sách đối với NCC là chủ trương, chính sách kịp thời và đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Việc ban hành và đảm bảo các điều kiện thực hiện chính sách ưu đãi NCC được xuất phát từ yêu cầu thực tiễn phù hợp điều kiện, tình hình của đất nước và đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của các đối tượng và nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội. Tác giả đã phân tích làm rõ nhân tố cơ bản ảnh hưởng, tác động đến thực hiện chính sách NCC với cách mạng. Các chủ thể thực hiện chính sách NCC với cách mạng. Đây là các nội dung cơ bản, ảnh hưởng trực tiếp tới thực tiễn thực hiện chính sách cũng như hiệu quả thực hiện chính sách.
  • 28. 28 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG Ở THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM 2.1. Đặc điểm chung của thành phố Tam Kỳ và tỉnh Quảng Nam Thành phố Tam Kỳ là tỉnh lỵ, đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Quảng Nam; cách thành phố Đà Nẵng 70 km về Phía Bắc; cách sân bay Chu Lai, cảng Kỳ Hà khoảng 30 km, cách khu công nghiệp và nhà máy lọc dầu Dung Quất khoảng 40 km về phía Nam. Các ngành kinh tế ở Tam Kỳ hiện nay đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khu vực nông nghiệp sang phi nông nghiệp; tập trung tăng nhanh tỷ trọng thương mại, dịch vụ và công nghiệp và giảm dần, tỷ lệ nông nghiệp và tỷ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của ngành Thương mại - dịch vụ luôn đạt từ 25 - 28%; góp phần vào phát triển kinh tế- xã hội của địa phương [28]. Trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ có nhiều di tích lịch sử, văn hóa có ý nghĩa giáo dục truyền thống và tạo sức hút đối với du khách trong và ngoài tỉnh như: Địa đạo Kỳ Anh, Tượng đài Chiến thắng Mậu Thân, Văn Thánh Khổng Miếu, khu di tích lịch sử Rừng cây mang tên Bác Hồ, Phủ đường Tam Kỳ, di tích lịch sử cách mạng Chi bộ Đồng, tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng, Khu di tích lịch sử Núi Chùa, Mộ cụ Thuyết vv..., trong đó có 21 di tích được công nhận là di tích văn hóa, lịch sử cấp quốc gia và cấp tỉnh. Các di tích lịch sử văn hoá này là nguồn tài nguyên đang được khai thác để thu hút du lịch và bảo tồn, tôn tạo nhằm phát huy, gìn giữ giá trị. Bên cạnh đó, nguồn tài nguyên này còn nhằm xác định bản sắc của đô thị, một điều quan trọng để nhận diện và tạo giá trị độc đáo cho đô thị. Thành phố Tam Kỳ là trung tâm kinh tế - văn hóa của tỉnh; có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Với thế mạnh và tiềm năng địa thế đặc thù, tương lai thành phố sẽ là địa phương trọng điểm phát triển của cả khu vực.
  • 29. 29 Bên cạnh đó, Quảng Nam là địa phương gánh chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, có số lượng đối tượng chính sách đông với hơn 330.000 người (chiếm trên 23% dân số). Trong đó, có trên 65.400 liệt sĩ, trên 30.500 thương bệnh binh, trên 45.300 NCC giúp đỡ cách mạng… Đặc biệt, toàn tỉnh hiện nay có 14.792 Bà mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH), trong đó có 911 mẹ còn sống [11]... Số lượng NCC của thành phố Tam Kỳ là: hơn 8.000 NCC với cách mạng (trong đó có 3.400 liệt sĩ, 800 Mẹ Việt Nam Anh hùng (có 37 Mẹ còn sống), 7 cán bộ lão thành cách mạng và tiền khởi nghĩa còn sống, 2 Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân còn sống, 1.200 thương, bệnh binh, 787 người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học, 373 NCC giúp đỡ cách mạng, 401 người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày... thành phố đang thực hiện chi trả trợ cấp hằng tháng cho 3.478 đối tượng với tổng kinh phí trên 4,9 tỷ đồng [10]. Với đặc điểm kinh tế- xã hội của tỉnh, thành phố như trên, đã có sự ảnh hưởng, sự tác động lớn tới việc thực hiện chính sách NCC với cách mạng, như sau: Thứ nhất, Quảng Nam nói chung và thành phố Tam Kỳ nói riêng, luôn xác định công tác an sinh xã hội, công tác thực hiện chính sách thương binh, liệt sĩ, NCC là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên chỉ đạo thực hiện và đạt nhiều kết quả. Thành phố đã chú trọng trong việc bố trí nguồn lực; tuyên truyền, vận động cho các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân nâng cao nhận thức về công tác chăm sóc NCC. Đẩy mạnh các phong trào “đền ơn đáp nghĩa” như phụng dưỡng Mẹ VNAH, chăm lo nhà ở cho NCC, huy động sổ tiết kiệm, quỹ đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ thương bệnh binh phát triển kinh tế, phong trào áo lụa tặng bà, phong trào đi tìm địa chỉ đỏ…, thành phố đã tập trung chỉ đạo ban hành các văn bản triển khai việc thực hiện chính sách NCC với cách mạng. Thứ hai, công tác thực hiện và tuyên truyền chính sách NCC với cách mạng được thực hiện song kết quả còn nhiều hạn chế. Nhiều năm qua, thành phố đã phối hợp đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân tham gia công tác “đền ơn đáp nghĩa” nhằm huy động nguồn lực hỗ trợ chăm sóc tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần của NCC; đẩy mạnh giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng, nâng cao nhận thức cho các
  • 30. 30 tầng lớp nhân dân, tiếp tục khẳng định công tác đền ơn, đáp nghĩa không chỉ là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước mà còn là trách nhiệm của toàn dân song vẫn chưa đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân nói chung và đối tượng NCC nói riêng. Thứ ba, Quảng Nam là địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, Tam Kỳ là thành phố đang phát triển; đối tượng chính sách lớn, do vậy công tác chăm sóc và mức hỗ trợ của tỉnh, thành phố đối với NCC còn nhiều hạn chế. Thứ tư, hệ thống chính sách văn bản hướng dẫn thực hiện còn dàn trải, chồng chéo dẫn đến việc thực hiện còn lúng túng, chậm chạp dẫn đến việc khiếu nại của người dân. Thực tế, nhiều vấn đề bất cập từ chính sách của Trung ương khiến cho quá trình thực hiện tại cơ sở còn nhiều vướng mắc. Thứ năm, cùng với khó khăn, vướng mắc chung của toàn quốc; đó là vấn đề hồ sơ để xác nhận NCC. Chiến tranh đã lùi xa song việc lưu giữ hồ sơ, giấy tờ chứng minh còn ít; các nhân chứng lịch sử ngày một ít đi (do già cả, ốm đau ..) nên việc xác nhận NCC gặp không ít khó khăn. Thứ sáu, mặc dù Nhà nước đã nhiều lần nâng định mức hỗ trợ, song nhìn chung mức hỗ trợ còn thấp, do vậy phụ cấp ưu đãi mới chủ yếu góp phần giải quyết khó khăn trước mắt cho NCC mà chưa tạo được nguồn lực chính hoặc nền tảng để NCC vươn lên. Do vậy, nếu các trường hợp này gặp rủi ro, thiên tai, ốm đau ... thì thoát nghèo lại tái nghèo. 2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách đối với NCC với cách mạng 2.2.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách ưu đãi NCC với cách mạng Công tác xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách ưu đãi NCC với cách mạng tại thành phố Tam Kỳ bám sát sự chỉ đạo và các văn bản của Trung ương và địa phương, đặc biệt là của Bộ LĐ - TB&XH, Chương trình hành động số 17-CTr/TU ngày 1/10/2012 của Tỉnh ủy Quảng Nam về thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020”, Chỉ thị số 22-CT-TU ngày 23/7/2012 của Tỉnh ủy Quảng Nam về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
  • 31. 31 lao động, NCC và xã hội, Chỉ thị số 14/UBND ngày 24/7/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam về đẩy mạnh thực hiện công tác NCC với cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Quyết định số 2740/QĐ-UBND ngày 5/9/2013 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc Phê duyệt Đề án Hỗ trợ NCC với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 32/2014/QĐ- UBND ngày 20/10/2014 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa. Căn cứ vào Nghị quyết hàng năm và các văn bản chỉ đạo, Thành phố Tam Kỳ đã bám sát nội dung các Quyết định và đã xây dựng nhiều kế hoạch tương ứng với từng nội dung cụ thể để triển khai thực hiện, và đã ban hành hàng chục công văn hướng dẫn, giao cho các ngành của thành phố và UBND các xã, phường cũng như các cơ quan liên quan tham gia thực hiện. Khi xây dựng các kế hoạch triển khai, các vấn đề đã được đã nêu rõ về thời gian thực hiện, lộ trình thực hiện, tiến độ hoàn thành. Qua hệ thống văn bản, báo cáo hàng năm cho thấy các xã, phường đã triển khai thực hiện, bám sát sự chỉ đạo của cấp trên; các nội dung trong các kế hoạch, đảm bảo tiến độ, thời gian theo quy định. Bên cạnh các kế hoạch theo tiến độ của Trung ương; thành phố còn triển khai nhiều kế hoạch nhằm tôn vinh những NCC tiêu biểu, kế hoạch tổ chức kỷ niệm nhân dịp ngày TBLS 27/7 hàng năm, các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, những sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, tỉnh và của thành phố. 2.2.2. Công tác tuyên truyền, tập huấn các quy định cụ thể về chính sách ưu đãi NCC với cách mạng Công tác tuyên truyền, phổ biến được thực hiện thường xuyên, bằng nhiều hình thức, cụ thể: - Tổ chức hội nghị tập huấn về thực hiện chính sách ưu đãi NCC cho cán bộ làm công tác người có công các cấp ; các ngành. - Phối hợp với các ngành tổ chức các Hội nghị chuyên đề về thực hiện chính sách người có công. Qua thực tiễn cho thấy, các nội dung về chính sách ưu đãi NCC của Đảng và Nhà nước được đông đảo nhân dân, hội viên… quan tâm và từng bước
  • 32. 32 nâng cao nhận thức và cập nhật đầy đủ. - Tuyên truyền gián tiếp trên phương tiện thông tin đại chúng: Hệ thống Đài phát thanh thành phố và các xã, phường. Hầu hết trong chương trình phát thanh của hệ thống Đài phát thanh đã có chuyên mục về chính sách NCC với cách mạng; hoặc chương trình hỏi đáp chính sách với nhân dân. - Tuyên truyền chính sách ưu đãi NCC thông qua các hình thức sân khấu hóa: Hội thi tuyên truyền viên giỏi ; báo cáo viên các cấp.. - Đặc biệt, từ năm 2017, thành phố Tam Kỳ triển khai việc đối thoại chính sách với NCC cách mạng trên toàn bộ 13 xã, phường của thành phố. Đây là việc làm có ý nghĩa thiết thực, góp phần giải quyết dứt điểm những kiến nghị, vướng mắc trong việc thực hiện chế độ chính sách cho NCC cách mạng. 2.2.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách NCC với cách mạng Muốn tổ chức thực hiện thành công chính sách thì phải có sự tham gia của nhiều chủ thể, nhiều ngành, không thể một ngành nào, địa phương nào, tổ chức nào có thể đơn phương thực hiện được. Cũng chính vì có nhiều chủ thể tham gia, để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, tránh chồng chéo trong thực hiện hiện nhiệm vụ thì cơ quan có thẩm quyền ban hành chính sách hoặc chính quyền địa phương phải thống nhất trong việc phân công nhiệm vụ, đồng thời cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, phân công, phối hợp và tham gia của cả hệ thống chính trị; trong đó cấp ủy Đảng giữ vai trò lãnh đạo chung đảm bảo cho việc thực hiện chính sách đồng bộ, thống nhất đúng theo nguyên tắc, chủ trương của Đảng và Nhà nước. UBND thành phố và phường là cơ quan chỉ đạo, điều hành, quản lý chung. Phòng LĐ - TB&XH là cơ quan chuyên môn, đồng thời là cơ quan thường trực tham mưu các hoạt động thực hiện chính sách NCC. Các cơ quan khác thực hiện phối hợp, lồng ghép các nội dung tuyên truyền với việc triển khai và thực hiện các nội dung về chính sách NCC với chính sách thuộc lĩnh vực, đơn vị mình để thành viên, hội viên, đoàn viên của tổ chức mình và nhân dân thực hiện. - UBND thành phố có kế hoạch chỉ đạo chung, bao trùm toàn bộ các hoạt động có mối quan hệ với nhau. Đây là kế hoạch cơ bản để các phòng trực thuộc có liên quan, Ủy ban nhân dân các xã, phường căn cứ triển khai..
  • 33. 33 - Phòng LĐ-TB&XH thành phố và cán bộ LĐ-TB&XH là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện chính sách đảm nhận các khâu từ việc hướng dẫn, kiểm tra, thẩm định hồ sơ, thủ tục kê khai, rà soát, lập danh sách các đối tượng, quản lý hồ sơ, lập thủ tục chi trả các chế độ trợ cấp, đến việc thống kê, báo cáo... - Phòng Tư pháp, Phòng Văn hóa Thông tin, Trung tâm Văn hóa Thể thao thành phố căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình để tổ chức phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, chính sách và các văn bản pháp luật liên quan đến ASXH, chính sách NCC với cách mạng bằng các hình thức phù hợp với điều kiện tổ chức và chuyên môn của ngành, ví dụ: Phòng Tư pháp có thể tổ chức hội thi tư vấn viên giỏi; cuộc thi trắc nghiệm về pháp luật ưu đãi đối với NCC; Phòng văn hóa thông tin xây dựng các chương trình, kịch bản; pano, apphic để truyền thông...cho nhân dân trên địa bàn thành phố. - Phòng Nội vụ thành phố có trách nhiệm tham mưu cho UBND thành phố trong việc bố trí cán bộ, công chức ngành LĐ-TB&XH từ thành phố đến xã, phường đảm bảo đủ số lượng. Hằng năm, xây dựng kế hoạch, đào tạo, bồi dưỡng để không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. - Phòng Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm nắm vững số lượng học sinh, sinh viên là con em NCC với cách mạng để đảm bảo thực hiện việc thực hiện chế độ ưu đãi trong giáo dục; miễn giảm học phí. Như vậy, nhờ sự phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng đã nâng cao hiệu quả công tác thực hiện chính sách. Từng bước tạo được niềm tin của nhân dân, từng bước huy động sự tham gia của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm và các tổ chức trong việc chung tay tạo thêm nguồn lực để thực hiện các chính sách ưu đãi người với cách mạng. Từ năm 2012 đến nay, mặc dù có nhiều sửa đổi, bổ sung trong việc thực hiện chính sách ưu đãi NCC như: mức chi trả, cơ chế phối hợp trong chi trả... song các Phòng chuyên môn, các xã, phường đã chủ động trong việc tiếp cận nghiên cứu cách thực hiện. Từ năm 2012 đến nay, tại địa bàn thành phố không có vụ việc khiếu kiện kéo dài, tụ tập đông người, hoặc có đơn thư phản ánh, kiến nghị về việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với NCC.
  • 34. 34 Mặt khác, trong quá trình thực hiện chính sách NCC với cách mạng trên địa bàn, Mặt trận và các đoàn thể đã phát huy được vai trò của mình trong công tác phối hợp; trong thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội để phát hiện những sai sót cần điều chỉnh. 2.2.4. Công tác đảm bảo tính liên tục trong thực hiện chính sách ưu đãi NCC với cách mạng Để đảm bảo chính sách đối với NCC được thực hiện thường xuyên, liên tục, thành phố xác định cần phải đảm bảo được các yếu tố sau: Một là, phải đảm bảo duy trì được các nguồn lực về con người, nguồn lực tài chính, máy tính, cơ sở dữ liệu, điều kiện làm việc của đội ngũ cán bộ thực thi chính sách Hai là, phải duy trì và không ngừng tăng cường các họat động phối hợp, tham gia của các chủ thể. Ba là, phải có kế hoạch dự phòng ứng phó kịp thời với các tác động tiêu cực chủ quan và khách quan tới việc thực hiện chế độ chính sách ưu đãi NCC với cách mạng. Cùng với khó khăn chung của nền kinh tế; sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, nguồn thu ngân sách gặp nhiều khó khăn, nhưng Chính phủ, UBND tỉnh Quảng Nam và UBND thành phố Tam Kỳ vẫn ưu tiên phân bổ kinh phí hàng năm đảm bảo để chi trả các khoản trợ cấp, BHYT và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng NCC. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế, khó khăn của doanh nghiệp song thành phố đã tích cực vận động các doanh nghiệp duy trì cam kết hỗ trợ và vận động các nhà tài trợ mới để đảm bảo nguồn kinh phí cho công tác sửa chữa, xây mới nhà ở cho các đối tượng chính sách. Về công tác bố trí cán bộ: mặc dù có nhiều biến động về nhân sự như công tác luân chuyển công tác, tinh giản biên chế hoặc do nghỉ hưu, nhưng UBND thành phố vẫn thường xuyên củng cố tổ chức bộ máy và nhân sự của Phòng LĐ-TB&XH thành phố cũng như cán bộ LĐ-TB&XH của 13 xã, phường một cách kịp thời, đủ số lượng để thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên, liên tục đối với NCC; bổ sung máy móc, trang thiết bị, nâng cấp và mua sắm mới đáp ứng nhu cầu cho đội ngũ thực thi
  • 35. 35 chính sách. Đặc biệt, cùng với quá trình cải cách hành chính, thực hiện công tác tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua bộ phận “một cửa”; từ năm 2015, Phòng LĐ - TB&XH thành phố Tam Kỳ thực hiện theo mô hình một cửa để tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả; dự kiến năm 2018 sẽ thực hiện tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công. 2.2.5. Xem xét sửa đổi, điều chỉnh chính sách NCC với cách mạng Việc xem xét sửa đổi, điều chỉnh các nội dung chính sách nói chung và chính sách NCC với cách mạng là cần thiết. Bởi lẽ, mỗi thời điểm đều mang tính lịch sử của vấn đề cần giải quyết. Có những vấn đề được ưu tiên giải quyết của năm nay, giai đoạn này, nhưng không có nghĩa tiếp tục được ưu tiên giải quyết trong những giai đoạn tiếp theo. Thực tế triển khai thực hiện chính sách NCC trên địa bàn thành phố, đã phát hiện vẫn còn nhiều vấn đề phát sinh mới, hoặc đã quy định đã bất cập, không đồng bộ với các quy định chúng khác. Hoặc có các vấn đề mới phát sinh cần phải có sự điều chỉnh, bổ sung đã được các địa phương kiến nghị, đề xuất với Cục NCC Bộ LĐ - TB&XH hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh song hầu hết các vấn đề này vẫn còn chậm được xem xét điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi. Còn ở cấp thành phố trực thuộc tỉnh thì là cơ quan chủ yếu thực hiện chức năng thực thi chính sách, do vậy thành phố chú trọng tới việc sử dụng phương pháp nào khoa học, hiệu quả, hạn chế được sai sót, nhầm lẫn thì tiếp tục phát huy, nhân rộng; còn những quy định, cách làm không còn phù hợp, thì mạnh dạn kiến nghị điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế. Ví dụ: trước đây thành phố chuyển tiền trợ cấp hàng tháng xuống cho các xã, phường để cán bộ LĐ-TB&XH thực hiện việc chi trả, nhưng qua quá trình thực hiện nhận thấy việc chi trả của xã, phường chậm, một vài trường hợp có biểu hiện tiêu cực, trục lợi chính sách, bị truy tố trước pháp luật. Vì vậy, UBND thành phố quyết định giao cho Phòng LĐ-TB&XH ký kết hợp đồng với đại lý hàng tháng chi trả tiền cho đối tượng NCC. Việc chi trả chính sách được thực hiện vào ngày 5 hàng tháng. 2.2.6. Công tác kiểm tra việc thực hiện, đôn đốc tiến độ thực hiện chính
  • 36. 36 sách NCC với cách mạng Công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra là một khâu quan trọng nhằm đảm bảo chính sách NCC với cách mạng được tiến hành kịp tiến độ, thời gian và đúng mục tiêu, và đúng pháp luật. Trên cơ sở Kế hoạch tổng thể do cơ quan quản lý, điều lý điều hành chung ban hành thì cơ quan chuyên môn sẽ ban hành kế hoạch cụ thể hoặc vản bản đôn đốc từng nội dung để triển thực hiện các kế hoạch, văn bản của quận đến thời gian để đảm bảo khối lượng công việc và tiến độ theo kế hoạch đề ra. Đồng thời, trong kế hoạch chung thì Thanh tra thành phố, Phòng LĐ-TB&XH thành phố và các ngành liên quan tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra thường xuyên đối với UBND các xã, phường, và cán bộ LĐ-TB&XH trong việc thực thi chính sách NCC với cách mạng. Việc kiểm tra, theo dõi đôn đốc lĩnh vực NCC với cách mạng trên địa bàn, UBND thành phố giao cho Phòng LĐ-TB&XH chủ trì phối với với các đơn vị chức năng tổ chức thực hiện, hàng năm Phòng LĐ-TB&XH phối với cùng các ngành kiểm tra tình hình chi trả chế độ trợ cấp cho NCC; phối hợp trong công tác trả lời đơn thư, kiến nghị của NCC; kiến nghị của cử tri tại các kỳ họp Hội đồng nhân dân. Tuy nhiên, hạn chế trong việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách NCC với cách mạng hiện nay là: công tác phối hợp chưa chẽ, đội ngũ cán bộ thường xuyên thay đổi, nhất là cán bộ chuyên trách ở các địa phương, đã tác động không nhỏ đến chất lượng công việc; công tác xác nhận còn gặp nhiều khó khăn do vướng mắc. 2.2.7. Công tác đánh giá tổng kết thực hiện chính sách ưu đãi NCC với cách mạng Đánh giá kết quả tổ chức triển khai thực hiện chính sách NCC với cách mạng trên địa bàn thành phố là nhiệm vụ thường xuyên của UBND thành phố, UBND các xã, phường và Phòng LĐ-TB&XH nhằm biểu dương, động viên, khen thưởng, khuyến khích những tập thể, đơn vị, cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện, hoặc tham gia phối hợp có những thành tích xuất sắc trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện. Tại các kỳ sơ kết, tổng kết thì các đại biểu đã kiến nghị, đề xuất với các cấp có thẩm quyền những vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện
  • 37. 37 để điều chỉnh, bổ sung kịp thời. Toàn bộ 12 nhóm đối tượng thuộc Pháp lệnh ưu đãi NCC với cách mạng và các nhóm đối tượng khác có liên quan (thuộc diện đưa vào điều tra, rà soát) được rà soát kỹ càng từ việc lập, quản lý hồ sơ; chi trả chế độ... Bước đầu, cho thấy việc lập hồ sơ vẫn còn nhiều bất cập. Thực tế, việc đánh giá hiệu qủa chính sách NCC mới chỉ tập trung ở khâu chi trả trợ cấp, phụ cấp hàng tháng, và chính sách về bảo hiểm y tế... còn việc đánh giá toàn diện và đồng bộ các chính sách khác như chính sách ưu đãi giáo dục, dạy nghề giải quyết việc làm đã thực sự hiệu quả hay không thì chưa thực hiện thường xuyên, do vậy khi phát sinh vấn đề trên thực tiễn thì các nhà quản lý mới xem xét và đánh giá lại do vậy việc loại bỏ những chính sách không hiệu quả chưa được đánh giá, điều chỉnh kịp thời. 2.3. Đánh giá về chủ thể tham gia thực hiện chính sách Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn đã được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật. Tại cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã đã thành lập Ban quản lý quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” để quản lý, theo dõi và công khai minh bạch các nguồn tài chính do các tổ chức, cá nhân hảo tâm ủng hộ để thực hiện các hoạt động thăm hỏi, tặng quà tri ân NCC với cách mạng. Bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ của mỗi ngành thì ngành LĐ - TB&XH tỉnh Quảng Nam đã ký kết Quy chế phối hợp liên ngành với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh trong công tác NCC. Điều này tạo thuận lợi cho các địa phương trong việc cung cấp hồ sơ, giải quyết chính sách; Sở LĐ - TB&XH ký kết quy chế phối hợp với Bảo hiểm xã hội; Ban Dân tộc tỉnh trong công tác theo dõi hồ sơ cấp thẻ Bảo hiểm y tế. Một mặt tránh sự chồng chéo trong cấp thẻ BHYT, mặt khác đảm bảo tính liên thông giữa các ngành có liên quan. 2.4. Thực trạng bảo đảm các yêu cầu trong tổ chức thực hiện chính sách NCC với cách mạng 2.4.1. Về việc thực hiện mục tiêu chính sách NCC với cách mạng
  • 38. 38 - Qua các số liệu thực tế cho thấy, việc thực hiện chính sách NCC với cách mạng trên địa bàn thành phố luôn được các cấp uỷ, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt, bảo đảm kịp thời, đúng đối tượng. - Các chế độ, chính sách được thực hiện đúng quy định; chi trả kịp thời: Chính sách này được thực hiện tùy theo từng đối tượng NCC và thân nhân. Bên cạnh đó, nhằm tạo điều kiện cho các đối tượng và thống nhất trong việc chi trả tiền trợ cấp ưu đãi hàng tháng cho các đối tượng trên địa bàn, thành phố tổ chức chi trả trợ cấp ưu đãi hàng tháng thông qua hợp đồng đại lý chi trả và được tổ chức cấp phát ngay tại Uỷ ban nhân dân phường nơi đối tượng cư trú; trường hợp đối tượng già yếu, neo đơn không đi lại được thì người được trợ cấp ưu đãi ủy quyền cho người thân trong gia đình và được UBND phường ký xác nhận ủy quyền. Để thống nhất thời gian thực hiện chi trả; thành phố đã yêu cầu đơn vị đại lý thực hiện vào ngày 05 đến ngày 09 hàng tháng. - Chính sách hỗ trợ NCC về nhà ở, đất ở: Việc hỗ trợ NCC về nhà ở được thực hiện thông qua 2 cơ chế: chính sách cụ thể của Nhà nước đối với một số đối tượng và vận động xã hội tham gia đóng góp xây dựng nguồn quỹ để hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho NCC. Ngoài ra, việc huy động xã hội tham gia đóng góp hỗ trợ nhà ở cho NCC đã đạt được những kết quả tích cực. Từ năm 2012 đến năm 2017, toàn thành phố đã hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 786 nhà tình nghĩa (xây mới 241 nhà, hỗ trợ sửa chữa 545 nhà), với tổng kinh phí huy động là 21.309 triệu đồng. Việc hỗ trợ NCC về nhà ở, từ năm 2013 trở về trước, kinh phí hỗ trợ thực hiện chia làm 3 mức: xây dựng mới là 20 triệu đồng/nhà và hỗ trợ sửa chữa là 10 triệu đến 15 triệu đồng/nhà và từ năm 2013 trở về sau thì mức hỗ trợ cải thiện nhà ở cho hộ gia đình NCC với cách mạng chỉ còn 02 mức, đó là: 40 triệu đồng/hộ đối với trường hợp xây mới nhà ở; 20 triệu đồng/hộ đối với trường hợp phải sửa chữa. - Về việc thực hiện các chính sách ưu đãi trong giáo dục - đào tạo, y tế, điều dưỡng, phục hồi chức năng và các chính sách ưu đãi khác: Nhìn chung, NCC và thân nhân của họ đều được địa phương bảo đảm thực hiện các chế độ ưu đãi theo
  • 39. 39 quy định của pháp luật trong giáo dục - đào tạo (ưu tiên điểm chuẩn vào các trường; kéo dài thời gian tạm ngừng học tập; miễn, giảm và cấp bù học phí; trợ cấp); cấp thẻ bảo hiểm y tế; phục hồi chức năng; điều dưỡng phục hồi sức khoẻ; giải quyết việc làm; miễn, giảm tiền sử dụng đất phi nông nghiệp, tiền thuê đất; miễn, giảm thuế, cho vay ưu đãi để phát triển sản xuất kinh doanh. + Một số kết quả thực hiện hỗ trợ học phí cho thân nhân NCC: Hầu hết thân nhân, con em các gia đình NCC trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và điều kiện tham gia học tập. Một mặt, để tránh tình trạng các em lo kiếm tiền, bỏ học, nên thành phố đã chỉ đạo thực hiện nghiêm túc việc thực hiện chế độ hỗ trợ chế độ học phí và đào tạo nghề cho con em các đối tượng chính sách; giúp cho các em có điều kiện tiếp tục đến trường theo học. Mặt khác, tùy từng địa phương, tổ chức phát động ủng hộ quỹ “Đền ơn, đáp nghĩa”, “Quỹ Khuyến học” để tạo nguồn lực hỗ trợ các em. Bảng 2.1. Số lượng con em NCC được hỗ trợ về học phí từ năm 2012 - 2017 ĐVT: Người, 1.000 đồng TT Năm thực hiện Số người Số tiền 1 2012 355 744.500 2 2013 382 812.200 3 2014 387 822.700 4 2015 419 879.900 5 2016 413 1.144.000 6 2017 398 1.262.400 Tổng cộng 2.413 4.843.200 (Nguồn: Phòng LĐ-TB&XH thành phố tháng12/2017) Bên cạnh việc hỗ trợ tiền học phí cho thân nhân các đối tượng chính sách đối với NCC, hàng năm thành phố còn rà soát lập danh sách giới thiệu các em thi vào các trường học nghề. - Kết quả thực hiện chính sách điều dưỡng cho NCC với cách mạng: Tùy theo từng loại đối tượng quy định, được điều dưỡng hàng năm hoặc điều dưỡng 02 năm một
  • 40. 40 lần (trước đây quy định 05 năm một lần) và theo 02 hình thức: đều dưỡng tập trung luân phiên tại các cơ sở điều dưỡng hoặc điều dưỡng tại gia đình. Kinh phí để thực hiện điều dưỡng được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước dành cho ưu đãi NCC, với mức điều dưỡng tập trung là 2,2 triệu đồng cho 1 người 1 lần; điều dưỡng tại gia đình là 1,1 triệu đồng cho 1 người 1 lần. Bảng 2.2: Kết quả thực hiện công tác điều dưỡng NCC từ năm 2012-2017 TT Năm thực hiện Số người Số tiền 1 2012 345 724.500 2 2013 372 802.200 3 2014 377 812.700 4 2015 429 879.900 5 2016 423 1.354.410 6 2017 477 1.462.400 Tổng cộng 2.423 6.000.110 (Nguồn: Phòng LĐ-TB&XH thành phố tháng12/2017) - Kết quả thực hiện nâng cấp, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ: Thành phố Tam Kỳ có số lượng liệt sĩ đông, hiện nay có 11/13 xã, phường (có nghĩa trang liệt sĩ); tượng đài chiến thắng; tượng đài Mẹ Việt nam anh hùng và khu mộ chí sĩ yêu nước. Công tác phân bổ, bố trí ngân sách cho hoạt động tu bổ, sửa chưa các công trình ghi công liệt sĩ được bố trí từ nguồn ngân sách trung ương. Mỗi năm, các hạng mục được xem xét và bố trí lần lượt để đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng công trình. Từ năm 2012 đến nay, tổng nguồn kinh phí đầu tư là 17,050 tỷ đồng (từ đầu tư của Nhà nước và vận động tư cộng đồng). Trong đó, công trình Nghĩa trang liệt sỹ trung tâm thành phố được đầu tư nâng cấp hơn 3.950 mộ, xây mới 2 nhà bia ghi tên liệt sỹ, xây dựng tường rào, cổng ngõ phía trước, sân vườn, cây xanh thảm cỏ, điện nước, đường nội bộ nghĩa trang liệt sỹ với nguồn kinh phí 11,5 tỷ đồng. Việc tôn tạo các công trình ghi công liệt sĩ một mặt đem lại ý nghĩa tri ân với NCC; mặt khác tạo dựng niềm tin của Đảng, Nhà nước đối với NCC, an ủi, chia sẻ với các gia đình liệt sĩ với tâm linh của người Việt, đó là “mồ yên, mả đẹp”. Đồng thời các công trình ghi công liệt sĩ trở thành công viên nghĩa trang để du khách và thân nhân đến tham quan và tăm viếng và dâng hương; trở thành những minh chứng