SlideShare a Scribd company logo
1 of 73
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, khoảng cách giàu nghèo trong xã hội còn lớn, sự không ngang bằng
trong việc tiếp cận với các điều kiện giáo dục, y tế, văn hóa… và đặc biệt là tiếp cận
với các dịch vụ pháp lý còn có khoảng cách đáng kể. Bởi vậy, một số trường hợp
người dân không được hỗ trợ pháp lý hoặc không mời được luật sư bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm hại dẫn đến việc họ dễ bị thiệt thòi trước pháp
luật. Bởi vậy, nhà nước hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý
cho công dân, nhất là cho người nghèo nhằm tạo điều kiện để người nghèo, người
có công với cách mạng và một số đối tượng yếu thế khác có cơ hội tiếp cận với các
dịch vụ pháp lý, củng cố lòng tin của Nhân dân vào pháp luật và góp phần thực hiện
công bằng xã hội.
Ở huyện Thăng Bình, tỷ lệ người nghèo còn khá cao, công tác hỗ trợ pháp lý
nói chung và hỗ trợ pháp lý cho người nghèo nói riêng thường xuyên nhận được sự
quan tâm lãnh đạo của Huyện ủy và UBND huyện, sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn
và tạo điều kiện của Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh, cấp ủy và chính quyền các xã,
thị trấn phối hợp thực hiện tốt hỗ trợ pháp lý cho người nghèo. Bên cạnh đó, những
người thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý như trợ giúp viên pháp lý, luật sư cộng
tác viên… luôn nỗ lực, cố gắng khắc phục khó khăn trong việc tổ chức thực hiện
chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo nhất là hoạt động trợ giúp pháp lý lưu
động.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động
thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo trên địa bàn huyện còn những
khó khăn, vướng mắc, hạn chế nhất định như: Hoạt động chính sách hỗ trợ pháp lý
cho người nghèo dàn trải theo nhiều hình thức, chưa đảm bảo đúng trọng tâm là
cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý theo vụ việc, nhất là vụ việc tham gia tố tụng để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nghèo; Hệ thống tổ chức thực hiện
chính sách hỗ trợ pháp lý nói chung và cho người nghèo nói riêng chưa phù hợp và
2
hoạt động chưa hiệu quả so với yêu cầu thực tiễn; Trợ giúp viên pháp lý chưa thực
sự chuyên nghiệp trong hoạt động tham gia tố tụng; Kinh phí đảm bảo của công tác
thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý còn hạn chế, không thường xuyên và phân bổ
các khoản chi chưa hợp lý; Công tác xã hội hóa hoạt động thực hiện chính sách hỗ
trợ pháp lý cho người nghèo còn chậm.
Về mặt lý luận, hoạt động thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý đã được các nhà
khoa học nghiên cứu ở khía cạnh này hoặc khía cạnh khác. Tuy nhiên, ở huyện
Thăng Bình đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu trực tiếp về vấn đề thực
hiện chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo.
Xuất phát từ thực trạng lý luận và thực tiễn thực hiện chính sách hỗ trợ pháp
lý cho người nghèo đặc biệt là bảo vệ những người yếu thế trong xã hội, trong đó có
người nghèo ở huyện Thăng Bình cần triển khai nghiên cứu đề tài "Thực hiện chính
sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo từ thực tiễn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng
Nam''. Bởi lý do đó học viên chọn đề tài nói trên làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Những năm gần đây nội dung của thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý cho
người nghèo đã được thể hiện trong những công trình khoa học và tài liệu nghiên
cứu dưới đây:
- Tạ Thị Minh Lý (2006), “Bàn về khái niệm trợ giúp pháp lý”, Tạp chí Dân
chủ và Pháp luật;
- TS. Trần Huy Liệu (2005), “Một số vấn đề về trợ giúp pháp lý cho người
nghèo và đối tượng chính sách”, Thông tin Khoa học pháp lý;
- Tạ Thị Minh Lý (2008), “Điều chỉnh pháp luật về trợ giúp pháp lý ở Việt
Nam hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội;
- Nguyễn Văn Tùng (2007), “Quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt
động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh;
3
- Trịnh Thị Thùy Anh (2012), “Trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu
số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học
Quốc gia Hà Nội;
- Nguyễn Bích Ngọc (2012), “Các giải pháp nâng cao hiệu quả trợ giúp pháp
lý”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội;
- Đào Dư Long (2013), “Chất lượng trợ giúp pháp lý ở Việt Nam hiện nay”,
Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội;
- Nguyễn Vân Thơ (2014), “Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo ở
nước ta hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ Chính sách công, Khoa Chính sách công, Học
viện khoa học xã hội;
Ngoài ra còn một số bài viết của các tác giả đăng trên tạp chí chuyên ngành về
Nhà nước và pháp luật. Các công trình trên chủ yếu nghiên cứu về quản lý nhà nước
về trợ giúp pháp lý, hoạt động trợ giúp pháp lý trong phạm vi toàn quốc, ở tầm vĩ
mô.
Nghiên cứu các công trình cho thấy ở tỉnh Quảng Nam nói chung và huyện
Thăng Bình nói riêng hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách
có hệ thống và cụ thể về thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo. Vì
vậy, đây có thể được coi là đóng góp mới, nghiên cứu về lý luận và thực tiễn hoạt
động trợ giúp pháp lý cho người nghèo ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của Luận văn là trên cơ sở phân tích cơ sở lý luận và
thực tiễn thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo trong thời kỳ mới
trên địa bàn huyện Thăng Bình, luận văn đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng hoạt
động thực hiện hỗ trợ pháp lý cho người nghèo ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng
Nam trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu, phân tích làm rõ cơ sở lý luận, xác định khái niệm, nội dung của
thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý, đối với người nghèo.
4
- Phân tích vai trò của thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo.
- Đánh giá về thực trạng hoạt động hỗ trợ pháp lý cho người nghèo trên địa
bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2012-2017. Trong đó tập trung
phân tích, đánh giá những ưu điểm, những khó khăn, hạn chế trong hoạt động thực
hiện hỗ trợ pháp lý cho người nghèo trên địa bàn và rút ra các nguyên nhân của
những thành tựu, hạn chế.
- Luận văn đề xuất các quan điểm và giải pháp cụ thể có tính khả thi nhằm
nâng cao chất lượng hoạt động thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo
trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận, quy định của
pháp luật và thực tiễn thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý, vai trò, ý nghĩa của trợ
giúp pháp lý đối với người nghèo trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài luận văn được nghiên cứu dưới góc độ ngành chính sách công
- Phạm vi nghiên cứu: địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2012 đến năm 2017
Chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo đi vào cuộc sống bằng nhiều hình
thức, trong đó có thể chế hóa vào pháp luật, nhất là Luật trợ giúp pháp lý. Trong
khuôn khổ luận văn thạc sĩ chính sách công học viên chủ yếu nghiên cứu việc thực
hiện Luật trợ giúp pháp lý.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; các quan điểm, tư tưởng
chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước;
từng bước đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước theo yêu cầu xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì
5
Nhân dân, đặc biệt là quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về hỗ trợ, giúp đỡ
người nghèo, người yếu thế trong xã hội, sớm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo
trong xã hội.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Cùng với phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử, luận văn còn sử dụng nhiều phương pháp cụ thể như: phương pháp phân tích,
phương pháp tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê để nghiên cứu
đề tài.
Luận văn đã tiến hành tổng hợp, rà soát, thống kê các văn bản quy phạm pháp
luật về trợ giúp pháp lý và văn bản pháp luật khác có liên quan; nghiên cứu các
chính sách lớn của Đảng và Nhà nước có liên hệ trực tiếp đến hoạt động trợ giúp
pháp lý; phân tích Báo cáo của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Quảng
Nam về hoạt động trợ giúp pháp lý từ năm 2012 đến 2017.
6. Ý nghĩa luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần nhận thức những vấn đề lý luận về thực tiễn thực hiện
chính sách hỗ trợ pháp lý dưới hình thức trợ giúp pháp lý cho người nghèo trên địa
bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn đã góp phần nâng cao chất lượng hoạt động thực hiện chính sách hỗ
trợ pháp lý cho người nghèo trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
Đồng thời luận văn có giá trị tham khảo đối với công tác giảng dạy chính sách công
ở nước ta.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn
gồm 3 chương chính sau:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý cho
người nghèo
6
Chương 2. Thực tiễn thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo tại
huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
Chương 3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ pháp
lý cho người nghèo tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO NGƯỜI NGHÈO
1.1. Khái niệm, vai trò và ý nghĩa của chính sách hỗ trợ pháp lý cho người
nghèo
1.1.1. Khái niệm hỗ trợ pháp lý cho người nghèo
Thuật ngữ “Trợ giúp pháp lý” xuất phát từ tiếng Anh là Legal aid. Theo từ
điển Anh – Việt của tác giả Lê Khả Kế, Nhà xuất bản Khoa học xã hội năm 1997 thì
“Legal aid” được dịch là “Trợ cấp pháp lý”. Ngoài ra, trong một số tài liệu khác
dịch “Legal aid” là “hỗ trợ pháp luật”, “hỗ trợ pháp lý” hoặc “hỗ trợ tư pháp”… Có
rất nhiều cách dịch khác nhau về thuật ngữ này nhưng xuất phát từ bản chất và hình
thức hoạt động “legal aid” trên thế giới và thực tiễn hoạt động này ở Việt Nam
trong thời gian qua, thuật ngữ “Legal aid” được dịch là “Trợ giúp pháp lý” đang
được sử dụng chính thức trong các văn bản và sách báo ở Việt Nam hiện nay. Như
vậy, trong luận văn này, học viên coi “hỗ trợ pháp lý” là “Trợ giúp pháp lý” cho
phù hợp với cách gọi của pháp luật nước ta về vấn đề đang nghiên cứu.
Theo Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng, 2001, thì khái
niệm "trợ giúp" được hiểu là "giúp đỡ" [34, tr.767], pháp lý tức là "nguyên lý về
pháp luật" [34, tr.1045]. Theo Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Lân,
Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2005 thì "trợ giúp " là giúp đỡ" như nông
dân bị mất mùa do lũ lụt, Nhà nước cấp lúa giống, con giống cho nông dân để tiếp
tục sản xuất không thu tiền [15, tr.1923], còn về "pháp lý" là "nguyên lý của pháp
luật" [15, tr.1431]. Theo Đại từ điển Tiếng Việt, Nguyễn Như ý, Nxb Văn hoá -
Thông tin, 1999, thì "trợ giúp" hiểu là "sự giúp đỡ, bảo trợ, hỗ trợ, giúp cho ai việc
gì, đem lại cho ai cái gì, đang lúc khó khăn, đang lúc cần đến", thuật ngữ "pháp lý "
được hiểu là lý lẽ, lẽ phải theo pháp luật, nói một cách khái quát pháp lý là lí luận
7
[16]; theo Từ điển luật học, Nxb Tư pháp - Nxb Từ điển Bách khoa, 2006, thì pháp
lý: những khía cạnh, phương diện khác nhau của đời sống pháp luật của một quốc
gia, "pháp lý" chỉ những lý lẽ, lẽ phải theo pháp luật, giá trị pháp lý bắt buộc từ một
sự việc, hiện tượng xã hội, những nguyên lý, phạm trù, khái niệm lý luận về pháp
luật [5, tr.606]. Do vậy, dù là "giúp đỡ", "bảo trợ" hay là hỗ trợ cũng có thể được
hiểu là "trợ giúp". ở đây trợ giúp được hiểu là sự giúp đỡ cho ai đó đang gặp khó
khăn, nhằm làm giảm bớt khó khăn về một vấn đề mà họ đang cần, cái họ đang cần
ở đây là "pháp lý".
Nghiên cứu một số nước trên thế giới về khái niệm trợ giúp pháp lý như:
Vương quốc Anh, Hà Lan, Thụy Điển, Trung Quốc... xét thấy, các nhà khoa học
pháp lý đều lấy lí luận về dân chủ, nhân quyền làm nền tảng, họ đánh giá trợ giúp
pháp lý là một đảm bảo cho công dân có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện
tiếp cận và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của
mình theo quy định của pháp luật. Mặc dù hình thức diễn đạt khác nhau về khái
niệm trợ giúp pháp lý, nhưng các khái niệm này đều thể hiện rõ 4 nội dung trợ giúp
cơ bản, đó là: pháp lý, kinh tế, xã hội và nhân đạo. Về kinh tế, giúp đỡ tất cả hoặc
một phần tài chính chi trả cho công dân có hoàn cảnh khó khăn khi tiếp cận với
pháp luật và dịch vụ pháp lý thu phí của Luật sư; về pháp lý giúp đỡ công dân giải
quyết các vụ liên quan đến pháp luật đụng chạm đến quyền, lợi ích thiết thực của
họ; tạo ra sự công bằng khi công dân có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận với pháp luật;
về xã hội hoạt động trợ giúp pháp lý mang tính xã hội rộng rãi, thể hiện cụ thể là
luôn có sự tham gia đông đảo của các lực luợng trong xã hội trong việc phổ biến
pháp luật, tạo điều kiện cho người nghèo không ngừng nâng cao nhận thức về pháp
luật; về nhân đạo trợ giúp pháp lý đã thể hiện đậm nét tính nhân đạo và nhân văn
sâu sắc.
Ở Việt Nam, thuật ngữ "Trợ giúp pháp lý" chính thức được quy định trong
trong Quyết định 734/TTg ngày 06/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành
lập tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách. Theo đó
thuật ngữ "Trợ giúp pháp lý" xuất hiện phổ biến trên các văn bản pháp luật, sách
8
báo và tạp chí. Trong quá trình xây dựng "Luật trợ giúp pháp lý" các nhà khoa học
nghiên cứu về trợ giúp pháp lý trên cơ sở tham khảo khái niệm "trợ giúp pháp lý"
của một số nước trên thế giới và các quan niệm về "trợ giúp pháp lý" ở Việt Nam để
đưa ra một số khái niệm về "trợ giúp pháp lý". Theo đó khái niệm "trợ giúp pháp
lý" được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng, trợ giúp pháp lý được hiểu là việc thực hiện các dịch vụ
pháp lý miễn phí của Nhà nước và xã hội cho người nghèo, người được hưởng
chính sách ưu đãi và một số đối tượng khác do pháp luật quy định. Bằng các hoạt
động tư vấn pháp luật, đại diện, bào chữa, kiến nghị giải quyết vụ việc và tham gia
thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm bảo đảm cho mọi công dân bình đẳng
trong tiếp cận pháp luật, góp phần thực hiện công bằng xã hội.
Theo nghĩa hẹp, trợ giúp pháp lý được hiểu là việc thực hiện các dịch vụ pháp
lý miễn phí của các tổ chức trợ giúp pháp lý của Nhà nước cho người nghèo và
người được hưởng chính sách ưu đãi thông qua hình thức tư vấn pháp luật, đại diện,
bào chữa, kiến nghị giải quyết vụ việc và tham gia thực hiện phổ biến, giáo dục
pháp luật nhằm bảo đảm cho mọi công dân bình đẳng trong tiếp cận pháp luật, góp
phần thực hiện công bằng xã hội.
Khái niệm "trợ giúp pháp lý" nêu trên đã chỉ rõ mục đích của hoạt động trợ
giúp pháp lý là nhằm hướng tới bảo đảm thực hiện công bằng xã hội, phù hợp với
điều kiện ngân sách Nhà nước phải chi trả cho hoạt động trợ giúp pháp lý. Tại điều
3 - Luật Trợ giúp pháp lý được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam khoá XI,
kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2006 quy định: Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp
dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của luật
này, giúp người được trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình,
nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào
việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng
ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật.
1.1.2. Khái niệm chính sách và hỗ trợ pháp lý cho người nghèo
9
Chính sách trợ giúp pháp lý là quyết định mang tính định hướng cho hoạt
động hỗ trợ pháp lý hay còn gọi là trợ giúp pháp lý của Nhà nước đối với những đối
tượng nhất định thông qua việc xây dựng và cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho
họ nhằm đạt được mục đích nhất định.
Thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý là đưa chính sách đó ra thực hiện trên
thực tế, chẳng hạn như quy định vào pháp luật tổ chức thực hiện dịch vụ pháp lý
miễn phí cho những đối tượng nhất định.
Người nghèo trong xã hội là một hiện tượng xã hội: Có hai loại nghèo, nghèo
về vật chất và nghèo về tinh thần (về tri thức). Nghèo về vật chất thường có những
biểu hiện như thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu tiền chi tiêu, thiếu các vật dụng phục vụ cho
cuộc sống hàng ngày, nên các tiêu chuẩn về ăn, ở, mặc, đi lại, học hành không được
bảo đảm. Nghèo về tinh thần thường là việc bị hạn chế về nhận thức, hạn chế trong
việc hưởng thụ các giá trị nghệ thuật, thiếu hiểu biết, thiếu thông tin, hạn chế trong
việc tiếp cận các quyền, tiếp cận pháp luật...
Trong quá trình đổi mới, hội nhập và phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam,
việc phân hóa giàu nghèo là rất khó tránh khỏi. Nguyên nhân dẫn đến nghèo, về
khách quan, có thể từ tình trạng thiếu việc làm ở quy mô lớn, điều kiện thiên nhiên
khắc nghiệt tác động đến năng suất lao động, những khó khăn chung của tình hình
kinh tế, xã hội, môi trường, vị trí địa lý. Về chủ quan, có thể do năng lực tự thân,
điều kiện sức khỏe, sự cố gắng, nhận thức, kiến thức, kỹ năng lao động của từng
người cụ thể bị hạn chế... Mặc dù đã ở vào vị thế của các nước đang phát triển,
nhưng số người nghèo ở Việt Nam là không nhỏ và theo tiêu chuẩn của Liên Hợp
Quốc, thì số người nghèo ở Việt Nam đang có sự gia tăng.
Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn có
mục tiêu xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, có chính sách giúp đỡ người nghèo,
những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống để người nghèo có điều kiện
phát triển toàn diện và có thể tự làm chủ được cuộc sống vật chất, tinh thần của
mình. Một trong những chính sách đó là chính sách hỗ trợ pháp lý hay còn gọi là trợ
giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, giúp họ có thể tham gia các quan hệ pháp
10
luật, thực hiện nghĩa vụ công dân như mọi người khác để bảo đảm quyền, lợi ích
hợp pháp, sự bình đẳng trước pháp luật cũng như bảo đảm trật tự chung của xã hội.
Về địa vị pháp lý của người nghèo, Luật Trợ giúp pháp lý và Nghị định số
07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý đã quy định: người nghèo là người
thuộc hộ nghèo, được xác định theo chuẩn nghèo do Thủ tướng chính phủ quy định
trong từng giai đoạn.
Từ những phân tích trên có thể rút ra khái niệm thực hiện chính sách hỗ trợ
pháp lý hay còn gọi là trợ giúp pháp lý cho người nghèo như sau: Đó là việc đưa
chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo ra thực hiện trên thực tế bằng cách từ
quy định của pháp luật cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người nghèo theo
quy định, giúp người nghèo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu
biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, góp phần vào việc phổ biến,
giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế
tranh chấp và vi phạm pháp luật.
1.2. Khái niệm và vai trò của thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý cho
người nghèo
Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ pháp lý hay còn gọi trợ giúp pháp lý cho
người nghèo là thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm công bằng xã hội.
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định: “Tăng trưởng kinh
tế đi liền với phát triển văn hóa, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần
của Nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, phấn đấu vì một xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc có điều
kiện phát triển toàn diện”. Thực tế qua 18 năm thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý
đã góp phần quan trọng trong việc hướng dẫn pháp luật cho người nghèo và đối
tượng khác, bảo đảm cho họ được tiếp cận, sử dụng pháp luật miễn phí góp phần
nâng cao nhận thức pháp luật cho người nghèo, giúp người nghèo bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của mình, tạo điều kiện để thực hiện công bằng xã hội, bảo vệ công
lý, bảo vệ quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật.
11
Thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo có vai trò nâng cao ý
thức pháp luật cho người nghèo.
Quá trình thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo có vai trò
quan trọng trong việc đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần
từng bước nâng cao nhận thức pháp luật của Nhân dân nói chung và người nghèo
nói riêng, tạo ra sự công bằng trong nhận thức và sử dụng pháp luật để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình, giúp người nghèo từng bước hoàn thiện hành
vi ứng xử của mình phù hợp với quy định của pháp luật, bảo đảm các đối tượng trợ
giúp pháp lý là người nghèo sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của mình.
Chính vì vậy, để chính sách hỗ trợ pháp lý hay còn gọi là trợ giúp pháp lý cho
người nghèo đi vào cuộc sống, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, tăng cường và
đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với nhiều hình thức tuyên truyền
phong phú để đưa pháp luật đến với Nhân dân nói chung, người nghèo nói riêng.
Thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý hay còn gọi là trợ giúp pháp lý cho người
nghèo góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người nghèo.
Thông qua việc thực hiện trợ giúp pháp lý đã bảo đảm thực hiện chính sách
nhất quán của Đảng ta là đặc biệt quan tâm đến người có hoàn cảnh khó khăn,
người nghèo, đối tượng chính sách xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính
đáng của họ.
Hỗ trợ pháp lý hay còn gọi là trợ giúp pháp lý cho người nghèo có vai trò
quan trọng là bảo vệ sự công bằng, tự do, nhân đạo, niềm tin của người dân vào lẽ
phải. Từ vai trò đó của hỗ trợ pháp lý hay còn gọi là trợ giúp pháp lý đã tạo thêm
nguồn lực thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi
xướng và lãnh đạo, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh.
Các vụ việc được các tổ chức thực hiện hỗ trợ pháp lý hay còn gọi là trợ giúp
pháp lý cho người nghèo tiến hành như: Tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện
ngoài tố tụng, hoạt động trợ giúp lý khác… với các cơ quan Nhà nước có thẩm
12
quyền được xem xét và giải quyết kịp thời, đúng quy định của pháp luật. Thông qua
hỗ trợ pháp lý hay còn gọi là trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đối tượng được trợ
giúp pháp lý hiểu được các thủ tục về hành chính tối thiểu, hạn chế đi lại nhiều lần
gây tốn kém công sức và tiền bạc của Nhân dân. Hỗ trợ pháp lý hay còn gọi là trợ
giúp pháp lý giúp chính quyền các cấp tháo gỡ khó khăn trong việc giải quyết công
việc của địa phương, liên quan đến pháp luật nói chung trong đó có pháp luật về trợ
giúp pháp lý cho người nghèo, góp phần làm cho chính quyền gần dân hơn, Nhân
dân hiểu chính quyền hơn. Đồng thời hỗ trợ pháp lý hay còn gọi là trợ giúp pháp lý
còn giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết các vụ việc khách quan, công
bằng và đúng quy định của pháp luật, mở rộng điều kiện tranh tụng trước tòa.
Hoạt động thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý hay còn gọi là trợ giúp pháp lý
cho người nghèo góp phần giúp người dân và các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã
hội tuân thủ pháp luật nói chung, trong đó có pháp luật về trợ giúp pháp lý. Thông
qua trợ giúp pháp lý, chủ thể thực hiện trợ giúp pháp lý đã phát hiện nhiều bất cập
từ các quy định của pháp luật, nhất là pháp luật liên quan đến người nghèo. Từ đó
có kiến nghị đến cơ quan có thẩm quyền để sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các văn
bản pháp luật nhằm hoàn thiện hơn các cơ chế, chính sách và pháp luật phù hợp với
điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, khu vực và thế giới. Trong 18 năm qua, hỗ
trợ pháp lý hay còn gọi là trợ giúp pháp lý cho người nghèo đã có những đóng góp
rất quan trọng trong việc cung cấp các cơ sở về khoa học pháp lý và thực tiễn cuộc
sống, góp phần quan trọng trong công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật về trợ
giúp pháp lý cho người nghèo nói riêng và hệ thống pháp luật nói chung, phục vụ
thắng lợi sự nghiệp đổi mới.
Thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý hay còn gọi là trợ giúp pháp lý cho người
nghèo là một hình thức hiện thực hóa quyền con người.
Người nghèo là những người có mức sống thấp, từ đó ảnh hưởng đến tất cả
các quyền khác từ học tập, chăm sóc sức khỏe, tự do đi lại, tự do cư trú, quyền được
hưởng những điều kiện làm việc thích đáng… nên họ cần được xếp vào nhóm
những người dễ bị tổn thương - nhóm mà Bộ luật Nhân quyền quốc tế có sự quan
13
tâm đặc biệt. Do đó, thực hiện tốt chính sách hỗ trợ pháp lý hay còn gọi là trợ giúp
pháp lý cho người nghèo là một hình thức hiện thực hóa quyền con người.
Trợ giúp pháp lý - một hình thức dịch vụ pháp lý mà Nhà nước cung ứng cho
người nghèo để giúp họ bình đẳng trong tiếp cận công lý với các đối tượng khác, để
họ sử dụng pháp luật làm công cụ bảo vệ quyền khi bị xâm phạm hoặc đe dọa xâm
phạm. Qua hoạt động này, người nghèo được nâng cao hiểu biết pháp luật, khuyến
nghị có ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, tăng khả năng ứng xử tích cực với
pháp luật (tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật), giúp bảo vệ được các quyền và
lợi ích hợp pháp của chính bản thân họ. Qua thực tiễn hoạt động của các tổ chức trợ
giúp pháp lý cho thấy, mặc dù pháp luật được ban hành nhiều, Nhà nước đã có
nhiều loại hình phổ biến, giáo dục pháp luật nhưng người dân nói chung và người
nghèo nói riêng vẫn “đói” luật, vẫn không nhận thức và hiểu rằng pháp luật bảo vệ
họ chứ không phải để trừng trị họ. Không thể phủ nhận rằng, ghi nhận các quyền
con người, quyền công dân trong các đạo luật là một bước tiến dài về lập pháp và là
biện pháp rất quan trọng bảo đảm quyền con người, quyền công dân nhưng chỉ vậy
thôi thì chưa đủ. Điều quan trọng là phải được biết và hiểu về các quyền đó (biết rõ
về từng quyền, có những quyền gì, làm thế nào để thực hiện được…), người dân
phải biết kiến nghị để Nhà nước có giải pháp giúp họ được biết về quyền và biết đề
nghị ở đâu để bảo vệ quyền, đề nghị như thế nào, kiến nghị đến ai để có hiệu quả?...
Bên cạnh đó, hỗ trợ pháp lý hay còn gọi là trợ giúp pháp lý trực tiếp tham gia
vào vụ việc theo thủ tục luật định về tranh tụng (hình sự, hành chính, dân sự…) để
bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người nghèo. Tổ chức trợ giúp pháp lý
thực hiện trợ giúp pháp lý là một kênh giám sát công vụ trong yêu cầu thực thi
nghiêm chỉnh và thống nhất các quy định của pháp luật, bảo đảm công bằng, bình
đẳng cho mọi công dân trước các cơ quan Nhà nước trong việc giải quyết các công
việc của dân. Thông qua từng vụ việc trợ giúp pháp lý cụ thể cho thấy những khiếm
khuyết của nền công vụ, đặc biệt là trách nhiệm phục vụ công dân một cách nhanh
chóng, thuận tiện, đúng pháp luật của các công chức Nhà nước đang được xem xét
và đánh giá khách quan, các khiếm khuyết và sai sót đều bị kiến nghị và yêu cầu
14
khắc phục. Từ đó, trợ giúp pháp lý là công cụ bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã
hội và của Nhân dân, hạn chế và loại trừ các hành vi vi phạm pháp luật của các chủ
thể công quyền và cá nhân.
Như vậy, để hiện thực hóa quyền con người trong cuộc sống, Nhà nước phải
tổ chức thực hiện qua việc tạo ra những cơ hội phù hợp khác nhau với mỗi công dân
khác nhau để họ có thể tiếp cận bình đẳng các quyền và thực thi các quyền mà
không bị thiệt thòi do sự khác biệt về giàu nghèo, địa vị xã hội, kém hiểu biết, thiếu
thông tin…Với cách tiếp cận này, trợ giúp pháp lý chính là một biện pháp mà Nhà
nước sử dụng như công cụ để bảo đảm bình đẳng trong quyền con người, quyền
công dân.
1.3. Nội dung, hình thức, phương thức, chủ thể thực hiện chính sách hỗ
trợ pháp lý cho người nghèo
Nghiên cứu pháp luật về việc thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý hay còn gọi
là trợ giúp pháp lý cho người nghèo cho thấy, phương tiện chủ yếu của nó là Luật
Trợ giúp pháp lý. Luật này đã thể hiện rõ nội dung, quan điểm cơ bản của pháp luật
về trợ giúp pháp lý trong điều kiện đổi mới và xây dựng Nhà nước pháp quyền. Tại
Điều 2 Luật Trợ giúp pháp lý đã xác định trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ
pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý
theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân
trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật. Như vậy, nội hàm của khái
niệm trợ giúp pháp lý gồm ba nội dung chủ yếu, thứ nhất là dịch vụ pháp lý miễn
phí, thứ hai là giành cho người được trợ giúp pháp lý và thứ ba là có hình thức, thủ
tục phù hợp với quy định của Luật Trợ giúp pháp lý. Từ ba đặc trưng cơ bản trên
luật đã thể hiện được bản chất của trợ giúp pháp lý. Theo đó, trợ giúp pháp lý được
xác định là một loại hình dịch vụ pháp lý dành cho những đối tượng nhất định
thuộc diện Nhà nước và xã hội phải quan tâm, giúp đỡ. Xuất phát từ nền tảng đó
dịch vụ pháp lý ở đây được thực hiện miễn phí và người được trợ giúp pháp lý
không phải chi trả bất cứ một khoản chi phí nào. Điều quan trọng là cung ứng các
dịch vụ pháp lý phải tuân theo các quy định chặt chẽ trong luật, như các vấn đề liên
15
quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý, hình thức trợ giúp pháp lý, phạm vi, thủ tục trợ
giúp pháp lý. Luật trợ giúp pháp lý, phạm vi điều chỉnh bao gồm các vấn đề như:
người được trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ
giúp pháp lý, hoạt động trợ giúp pháp lý, quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý.
Luật Trợ giúp pháp lý đã xác định phạm vi các đối tượng thuộc diện được hưởng lợi
ích từ chính sách trợ giúp pháp lý. So với các quy định của pháp luật hiện hành,
Luật Trợ giúp pháp lý đã có những thay đổi phạm vi diện người được trợ giúp pháp
lý. Nếu như trước đây chỉ người nghèo, đối tượng chính sách và một số đối tượng
khác mới được trợ giúp pháp lý thì Luật Trợ giúp pháp lý đã bổ sung thêm đối
tượng là người già cô đơn, người tàn tật và một số đối tượng thuộc diện có công với
cách mạng. Quy định mới này, một mặt là cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp về
bảo đảm quyền cho một số đối tượng cần được Nhà nước và xã hội quan tâm, giúp
đỡ, mặt khác khẳng định sự nhất quán trong các chính sách xã hội của Đảng và Nhà
nước ta, đặc biệt là chính sách xoá đói, giảm nghèo, chính sách ưu đãi người có
công với cách mạng, chính sách dân tộc, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước và bản chất tốt đẹp của chế độ XHCN ở Việt Nam. Luật Trợ
giúp pháp lý xác định tương đối rõ các vấn đề về tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý
và người thực hiện trợ giúp pháp lý, Điều 10 Luật quy định các tổ chức thực hiện
trợ giúp pháp lý là Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước và các tổ chức tham gia
trợ giúp pháp lý. Trong đó các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý gồm có: Tổ chức
hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật, thuộc tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức
chính trị, xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp thực hiện đăng ký tham
gia trợ giúp pháp lý. Tại Điều 17 Luật quy định người thực hiện trợ giúp pháp lý là
trợ giúp viên pháp lý và người tham gia trợ giúp pháp lý là cộng tác viên của Trung
tâm; Luật sư, tư vấn viên pháp luật làm việc trong các tổ chức tư vấn pháp luật
thuộc tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức chính trị, xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội
nghề nghiệp. Để phù hợp với bản chất của trợ giúp pháp lý, Luật Trợ giúp pháp lý
đã xác định phạm vi cần điều chỉnh là các vấn đề mang tính nền tảng của hoạt động
trợ giúp pháp lý như các nguyên tắc hoạt động, vụ việc trợ giúp pháp lý, phạm vi
16
thực hiện trợ giúp pháp lý, các hình thức trợ giúp pháp lý và quản lý nhà nước về
trợ giúp pháp lý. Điều 3 Luật Trợ giúp pháp lý quy định các nguyên tắc hoạt động
trợ giúp pháp lý như: không thu phí, lệ phí, thù lao từ người được trợ giúp pháp lý;
Trung thực, tôn trọng sự thật khách quan; Sử dụng các biện pháp phù hợp với quy
định của pháp luật để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ
giúp pháp lý; tuân thủ pháp luật và quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý; nguyên tắc
chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trợ giúp pháp lý. Đây là những quan
điểm chỉ đạo mang tính xuyên suốt hoạt động trợ giúp pháp lý, buộc các chủ thể
thực hiện trợ giúp pháp lý đều có trách nhiệm tuân thủ và trở thành kim chỉ nam cho
hoạt động trợ giúp pháp lý. Điều 27 Luật trợ giúp pháp lý quy định rõ hình thức trợ
giúp pháp lý, bao gồm: tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng.
Về chính sách trợ giúp pháp lý: cùng với việc xác định phạm vi điều chỉnh,
Điều 4 - Luật Trợ giúp pháp lý đã thiết lập nội dung chính sách trợ giúp pháp lý của
Việt Nam trong từng giai đoạn hiện nay. Theo đó, trợ giúp pháp lý là trách nhiệm
của Nhà nước. Nhà nước có chính sách để bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý
phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội; đồng thời Nhà nước có chính sách nâng cao
chất lượng trợ giúp pháp lý, thu hút các nguồn lực thực hiện trợ giúp pháp lý; bên
cạnh đó Nhà nước hỗ trợ, khuyến khích, ghi nhận và tôn vinh các cơ quan, tổ chức,
cá nhân tham gia, đóng góp cho hoạt động trợ giúp pháp lý. Trong Điều 11 Luật
Trợ giúp pháp lý quy định Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước là đơn vị sự nghiệp
công lập trực thuộc Sở Tư pháp, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, có tư cách
pháp nhân, có con dấu, trụ sở và tài khoản riêng. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của
Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, được thành lập tại các huyện ở vùng có điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, giao thông không thuận tiện đến Trung tâm
trợ giúp pháp lý nhà nước và chưa có tổ chức hành nghề luật sư hoặc tổ chức tư vấn
pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước chịu trách
nhiệm về toàn bộ hoạt động của Chi nhánh. Căn cứ nhu cầu và điều kiện thực tế tại
địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Chi nhánh của
Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước. Quán triệt quan điểm xã hội hoá hoạt động trợ
17
giúp pháp lý, Luật Trợ giúp pháp lý đã thiết lập cơ chế tham gia trợ giúp pháp lý
của các tổ chức hành nghề luật sư và tổ chức tư vấn pháp luật. Như vậy, cùng với
việc mở rộng diện người được trợ giúp pháp lý. Luật Trợ giúp pháp lý đã mở rộng
hơn diện tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, cho phép tổ chức hành nghề luật sư và
Luật sư, Trung tâm tư vấn pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý. Trên cơ sở nguyên
tắc tự nguyện, tự quản, tự trang trải và từng bước xã hội hoá trợ giúp pháp lý, giảm
gánh nặng cho Nhà nước về đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý. Luật trợ giúp
pháp lý đã xác định người thực hiện trợ giúp pháp lý phải đáp ứng đầy đủ những
điều kiện, tiêu chuẩn nhất định; trong đó chú trọng xây dựng đội ngũ trợ giúp viên
pháp lý và đội ngũ cộng tác viên, đồng thời huy động các luật sư, tư vấn viên pháp
luật tham gia trợ giúp pháp lý. Đa dạng hoá người thực hiện trợ giúp pháp lý và phù
hợp với nguồn lực hiện có của Việt Nam.
Về các đảm bảo để công tác trợ giúp pháp lý phát triển ổn định và vững chắc:
Về nội dung này, ngoài vấn đề bảo đảm về tổ chức, cán bộ, Luật Trợ giúp pháp lý
đã xác định một cơ chế đồng bộ về chỉ đạo điều hành để Luật Trợ giúp pháp lý đi
vào cuộc sống. Luật đã xác định trách nhiệm và nội dung quản lý nhà nước về trợ
giúp pháp lý, trách nhiệm của Chính phủ, trách nhiệm của Bộ Tư pháp, các bộ và cơ
quan ngang bộ trong phối hợp thực hiện quản lý Nhà nước về trợ giúp pháp lý. Xác
định trách nhiệm của UBND cấp tỉnh trong việc quản lý nhà nước, bảo đảm biên
chế, kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho tổ chức thực
hiện trợ giúp pháp lý ở địa phương có khó khăn về kinh tế. Nguồn tài chính của quỹ
gồm các đóng góp tự nguyện, tài trợ của cơ quan, tổ chức, cá nhân, hỗ trợ từ ngân
sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác. Quỹ hoạt động không vì mục đích lợi
nhuận, được miễn thuế. Việc thành lập, quản lý, sử dụng quỹ do Chính phủ quy
định cụ thể.
Ở Việt Nam, chính sách hỗ trợ pháp lý được thể chế hóa chủ yếu trong Luật
trợ giúp pháp lý. Ngoài ra, chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo còn được thể
chế hóa trong:
- Bộ luật hình sự; Bộ luật tố tụng hình sự và Luật thi hành án hình sự;
18
- Bộ luật dân sự; Bộ luật tố tụng dân sự và Luật thi hành án dân sự;
- Luật hôn nhân gia đình và pháp luật về trẻ em;
- Luật khiếu nại, tố cáo;
- Luật đất đai, nhà ở; Luật môi trường và bảo vệ người tiêu dùng;
- Bộ Luật lao động, việc làm, bảo hiểm; …
Các lĩnh vực pháp luật liên quan đến chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói,
giảm nghèo hoặc liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Có thể thấy các nội dung, lĩnh vực trợ giúp pháp lý được quy định đã bao quát
hết các lĩnh vực pháp luật nói chung trừ lĩnh vực kinh doanh, thương mại.
1.4. Ý nghĩa của chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo
Thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý bằng các hình thức tư vấn pháp luật,
tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, các hình thức trợ giúp pháp lý khác cho đối
tượng, các tổ chức trợ giúp pháp lý đã giúp đối tượng nâng cao trình độ hiểu biết và
ý thức pháp luật để họ ứng xử phù hợp với pháp luật, thực hiện pháp luật, giải toả
vướng mắc pháp luật, giảm khiếu kiện vượt cấp, tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình, đồng thời giúp các cơ quan nhà nước, cơ quan tư pháp giải quyết vụ
việc một cách chính xác, khách quan, công bằng và kịp thời cho đối tượng, tạo niềm
tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
Nhìn chung, sau nhiều triển khai thực hiện Quyết định số 734/TTg của Thủ
tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành, công tác trợ giúp pháp lý đã
đạt được những kết quả quan trọng. Hệ thống tổ chức trợ giúp pháp lý đã được hình
thành từ Trung ương đến địa phương, bao gồm Cục Trợ giúp pháp lý thuộc Bộ Tư
pháp, Trung tâm trợ giúp pháp lý ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và
các Chi nhánh, tổ trợ giúp pháp lý ở cấp huyện, cấp xã và từng bước được củng cố,
kiện toàn. Một số Trung tâm đã được bố trí trụ sở làm việc riêng, được cấp phương
tiện, trang thiết bị làm việc và kinh phí hoạt động. Đội ngũ cán bộ thực hiện trợ giúp
pháp lý đã từng bước được củng cố và tăng cường, được cập nhật kiến thức pháp
luật mới và bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ trợ giúp. Đội ngũ cộng tác viên không
19
ngừng phát triển về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu trợ giúp pháp lý phong
phú, đa dạng của nhân dân.
Thực tiễn hoạt động trợ giúp pháp lý trong thời gian qua đã chứng minh chủ
trương của Đảng về việc thành lập và phát triển hoạt động trợ giúp pháp lý ở nước
ta là đúng đắn, kịp thời, phù hợp với nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân
dân. Các tổ chức trợ giúp pháp lý đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong
việc giúp đỡ pháp lý cho đông đảo người nghèo, các đối tượng chính sách và một số
đối tượng khác, đồng thời trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống
pháp luật của xã hội. Hoạt động của các tổ chức trợ giúp pháp lý đã góp phần đưa
chủ trương xoá đói, giảm nghèo, đền ơn, đáp nghĩa, bảo đảm công bằng xã hội của
Đảng và Nhà nước vào cuộc sống; giúp các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ
quan nhà nước khác giải quyết các vụ việc một cách chính xác, khách quan, công
bằng và đúng pháp luật; góp phần giải toả những vướng mắc pháp luật của nhân
dân, tạo niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước; góp phần ổn định chính
trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội; tạo lập cơ chế thực hiện nguyên tắc Hiến định:
Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, bảo đảm công bằng xã hội; góp phần
giữ vững và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.
Trong quá trình hình thành và phát triển, hoạt động trợ giúp pháp lý có những
thuận lợi rất cơ bản, đó là: được Đảng quan tâm, chỉ đạo, kịp thời có chủ trương và
Nghị quyết đúng đắn về việc thành lập tổ chức tư vấn pháp luật miễn phí cho người
nghèo và đối tượng chính sách. Nhà nước đã coi hoạt động trợ giúp pháp lý là một
trong những chức năng xã hội của Nhà nước, là một chính sách trong Chiến lược
toàn diện về tăng trưởng và xoá đói, giảm nghèo quốc gia. Nhà nước đã kịp thời thể
chế hoá chủ trương, Nghị quyết của Đảng về trợ giúp pháp lý miễn phí cho người
nghèo và đối tượng chính sách, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để thành lập tổ
chức, triển khai hoạt động trợ giúp pháp lý có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu trợ giúp
pháp lý của nhân dân.
20
Hoạt động trợ giúp pháp lý đã có những đóng góp nhất định vào sự ổn định
chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phù hợp với đường lối đổi mới
toàn điện đất nước của Đảng và nguyện vọng của quần chúng nhân dân nên nhận
được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, sự đồng tình ủng hộ, tạo điều kiện
của các cấp chính quyền, các cơ quan, ban ngành, tổ chức từ Trung ương tới địa
phương và sự hưởng ứng, hoan nghênh của đông đảo các tầng lớp nhân dân.
1.5. Hình thức và phương thức thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý cho
người nghèo
1.5.1. Hình thức thực hiện
Nhằm thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý hay còn gọi là trợ giúp pháp lý cho
người nghèo cần phải tiến hành theo hình thức trợ giúp nhất định. Hình thức trợ
giúp pháp lý nói chung là cách thể hiện, cách tiến hành hoạt động trợ giúp pháp lý
cho các đối tượng được trợ giúp pháp lý. Hiện nay, trên thế giới mỗi nước có những
hình thức trợ giúp pháp lý khác nhau tùy thuộc vào tính chất, nhu cầu trợ giúp pháp
lý của đối tượng được trợ giúp pháp lý. Tuy nhiên hình thức đại diện pháp lý - hình
thức tổ chức trợ giúp pháp lý cử người đại diện bào chữa, bảo vệ cho người được
trợ giúp pháp lý trước cơ quan tiến hành tố tụng là hình thức cơ bản nhất, được quy
định trong chế định trợ giúp pháp lý của nhiều nước. Nhìn chung các nước đều cho
phép thực hiện đại diện cho đối tượng ở mọi giai đoạn tố tụng. Tuy nhiên, phạm vi
đại diện và việc bảo đảm đại diện có thể khác nhau tùy theo pháp luật tố tụng của
từng nước. Ở Phần Lan, bên cạnh hình thức đại diện pháp lý, hình thức trợ giúp
pháp lý chủ yếu là tư vấn, thu thập tài liệu. Hình thức tư vấn pháp luật là dịch vụ
pháp lý nhằm giải thích pháp luật và hướng dẫn việc thực hiện pháp luật cho người
được trợ giúp pháp lý thông qua lời nói hoặc văn bản, trực tiếp hoặc gián tiếp.
Ngoài ra, ở Anh, Ấn Độ, Mỹ, ngoài hình thức đại diện pháp lý và tư vấn pháp luật,
hình thức hòa giải cũng thường xuyên được áp dụng. Trong quá trình thụ lý vụ việc
trợ giúp pháp lý, nếu thấy vụ việc có thể hòa giải được thì tổ chức thực hiện trợ giúp
pháp lý cử người thực hiện hòa giải. Như vậy, tựu chung lại, mỗi nước đều có
21
những hình thức trợ giúp pháp lý được sử dụng khác nhau nhưng chủ yếu là hình
thức đại diện và tư vấn pháp luật.
Ở Việt Nam, hoạt động trợ giúp pháp lý được thực hiện bằng 4 hình thức: tư
vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng (Điều 27, Luật Trợ giúp pháp
lý). Là một đối tượng được trợ giúp pháp lý, các hình thức trợ giúp pháp lý cho
người nghèo cũng được áp dụng theo quy định trên, cụ thể:
Tư vấn pháp luật: là hình thức người thực hiện trợ giúp pháp lý tư vấn pháp
luật cho người được trợ giúp pháp lý bằng việc hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp soạn
thảo văn bản liên quan đến tranh chấp, khiếu nại, vướng mắc pháp luật; hướng dẫn
giúp các bên hòa giải, thương lượng, thống nhất hướng giải quyết vụ việc.
Tham gia tố tụng: là hình thức Trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện trợ
giúp pháp lý tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa hoặc người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật
này và pháp luật về tố tụng.
Đại diện ngoài tố tụng: Là hình thức Trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện
trợ giúp pháp lý đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý trước cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
1.5.2. Phương pháp thực hiện
Phương pháp hỗ trợ pháp lý hay còn gọi là trợ giúp pháp lý nói chung là cách
thức mà chủ thể thực hiện trợ giúp pháp lý tiến hành nhằm mục đích thực hiện các
hình thức trợ giúp pháp lý cho đối tượng. Ở các nước trên thế giới, các chủ thể thực
hiện trợ giúp pháp lý lại có phương pháp khác nhau để thực hiện trợ giúp pháp lý
cho phù hợp với điều kiện của mình nhưng nhìn chung phương pháp chủ yếu là phổ
biến, truyền thông về trợ giúp pháp lý.
Phương pháp phổ biến, truyền thông về trợ giúp pháp lý có thể thực hiện
thông qua việc in ấn tờ rơi, tờ gấp pháp luật, các buổi diễn thuyết hoặc khi gặp gỡ,
tiếp xúc trực tiếp với đối tượng được trợ giúp pháp lý. Bên cạnh đó, một số quốc gia
như Philippine, Úc còn tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động, phối hợp trợ giúp pháp lý
trong hoạt động tố tụng.
22
Ở Việt Nam, để thực hiện hỗ trợ pháp lý hay còn gọi là trợ giúp pháp lý, tổ
chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý có thể tiến hành
bằng nhiều phương pháp khác nhau như thông qua hoạt động truyền thông và thông
tin để đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý biết và hiểu được quyền lợi của
mình và khi họ có yêu cầu họ sẽ biết phải làm như thế nào, tìm đến đâu để đảm bảo
quyền cho mình. Hoạt động trợ giúp pháp lý còn được thực hiện thông qua phương
pháp phối hợp giữa các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong tất cả các hoạt động, đặc
biệt là hoạt động tố tụng.
Bên cạnh đó, phương pháp ưu việt nhất của hoạt động trợ giúp pháp lý là thực
hiện trợ giúp pháp lý lưu động. Đặc biệt đối với người nghèo, hoạt động trợ giúp
pháp lý lưu động được đánh giá là một hình thức trợ giúp pháp lý hiệu quả vì tạo
điều kiện thuận lợi cho người nghèo - đối tượng không có khả năng về kinh tế,
phương tiện đi lại để giảm bớt thời gian và chi phí. Qua đó, góp phần tuyên truyền
phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tạo được sự
tin cậy cho người dân trong việc tìm hiểu, giải quyết những vấn đề khúc mắc về mặt
pháp luật.
1.6. Chủ thể thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo
1.6.1. Chủ thể thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo
Chủ thể thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý hay còn gọi là trợ giúp pháp lý
cho người nghèo gồm tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp
pháp lý.
1.6.1.1. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý
Trên thế giới, tổ chức thực hiện hỗ trợ pháp lý hay còn gọi là trợ giúp pháp lý
ở hầu hết các nước đều có hệ thống trợ giúp pháp lý của Nhà nước và các tổ chức
trợ giúp pháp lý phi Chính phủ (trợ giúp pháp lý xã hội). Hệ thống trợ giúp pháp lý
của Nhà nước được tổ chức từ Trung ương đến địa phương, có nhiệm vụ thực hiện
trợ giúp pháp lý miễn phí cho các đối tượng nhất định mà chủ yếu là người nghèo.
Ví dụ, ở Philippine là Văn phòng luật sư công (hiện nay là Cục luật sư công) - giữ
vai trò nòng cốt, các Văn phòng khu vực, Văn phòng cấp quận và các Văn phòng
23
cấp dưới trực thuộc, ngoài ra còn có Ủy ban trợ giúp pháp lý về đất đai thuộc Bộ
Cải cách ruộng đất. Ở Canada và Hàn Quốc, tổ chức trợ giúp pháp lý được gọi là
Cục trợ giúp pháp lý.
Ở Việt Nam, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý nói chung và cho người nghèo
nói riêng gồm Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước và các tổ chức tham gia trợ
giúp pháp lý (Điều 10, Luật Trợ giúp pháp lý).
Theo đó, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước do UBND tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương quyết định thành lập. Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước
là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp, có tư cách pháp nhân, có con dấu, trụ sở
và tài khoản riêng.
Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước được thành lập với chức năng cung cấp
dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý, giúp họ bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp
hành pháp luật, góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, giải quyết các
vướng mắc, tranh chấp pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng
ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật. Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà
nước là lực lượng nòng cốt, đại diện cho Nhà nước trong hoạt động trợ giúp pháp
lý.
Với đặc điểm là đơn vị sự nghiệp công lập, được cấp kinh phí, bảo đảm về cơ
sở vật chất, phương tiện, cùng đội ngũ trợ giúp viên, cộng tác viên đông đảo, so với
các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác, Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước
có nhiều ưu thế trong hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí và ngày càng
khẳng định được vị trí của mình trong hoạt động này.
Về các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý đã quy định tại Điều 12 Luật trợ giúp
pháp lý bao gồm tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý và tổ chức đăng ký
tham gia trợ giúp pháp lý.
Trong thời gian tới, với xu thế xã hội hóa hoạt động trợ giúp pháp lý, các tổ
chức hành nghề luật sư với các luật sư chuyên nghiệp, có khả năng, kỹ năng và
nhiều kinh nghiệm trong hoạt động tranh tụng sẽ là tổ chức ngày càng đóng vai trò
24
quan trọng trong hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo đặc biệt là hoạt động
tham gia tố tụng. Bên cạnh đó các tổ chức tư vấn pháp luật với nguồn lực xã hội
mạnh mẽ là lực lượng giải quyết những nhu cầu tư vấn pháp luật nhỏ của người
nghèo.
1.6.1.2. Người thực hiện trợ giúp pháp lý
Nhìn chung trên thế giới hoạt động trợ giúp pháp lý chủ yếu được thực hiện
bởi đội ngũ luật sư chuyên nghiệp. Ngoài ra, một số nhóm người khác như sinh
viên, cán bộ pháp luật Nhà nước, người có kiến thức pháp luật được thu hút khuyến
khích làm trợ giúp pháp lý.
Ở Việt Nam, theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ
giúp pháp lý cũng phải là người có kiến thức pháp luật sâu rộng, cụ thể bao gồm:
Trợ giúp viên pháp lý, Cộng tác viên, Luật sư và Tư vấn viên pháp luật (Điều 17,
Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017).
Trợ giúp viên pháp lý theo quy định phải là công dân Việt Nam thường trú tại
Việt Nam và có đủ các tiêu chuẩn sau: có phẩm chất đạo đức tốt; có trình độ cử
nhận luật trở lên; Đã được đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật
sư; đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư hoặc tập sự trợ giúp pháp lý; Có sức
khỏe bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý; Không đang trong thời gian bị xử lý kỷ
luật. Trợ giúp viên pháp lý là viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước,
được Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp thẻ Trợ giúp viên
pháp lý theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp.
Cộng tác viên là những người đã nghỉ hưu, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ,
có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe, có nguyện vọng thực hiện trợ giúp pháp lý
có thể trở thành cộng tác viên trợ giúp pháp lý, bao gồm: trợ giúp viên pháp lý;
thẩm phán, thẩm tra viên ngành Tòa án; kiểm sát viên, kiểm tra viên ngành kiểm
sát; điều tra viên; chấp hành viên, thẩm tra viên thi hành án dân sự; chuyên viên làm
công tác pháp luật tại các cơ quan nhà nước được quy định tại Điều 24 của Luật Trợ
giúp pháp lý thì được Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước đề nghị Giám
đốc Sở Tư pháp cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý.
25
Luật sư tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về luật sư, tham
gia trợ giúp pháp lý với tư cách cộng tác viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà
nước theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý.
Tư vấn viên pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý theo sự phân công của tổ
chức tư vấn pháp luật nơi họ làm việc, tham gia trợ giúp pháp lý với tư cách cộng
tác viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước.
Người thực hiện trợ giúp pháp lý có các quyền và nghĩa vụ sau: Thực hiện trợ
giúp pháp lý; Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý trong các
trường hợp quy định Điều 37 của Luật Trợ giúp pháp lý; Được bồi dưỡng chuyên
môn, nghiệp vụ và kỹ năng trợ giúp pháp lý; Tuân thủ nguyên tắc hoạt động trợ
giúp pháp lý; Tuân thủ nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý; Kịp thời báo cáo với
tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý những vấn đề phát sinh làm ảnh hưởng đến kết
quả thực hiện trợ giúp pháp lý.
Như vậy, mặc dù người thực hiện trợ giúp pháp lý có thể là người làm việc
trong Nhà nước hoặc tổ chức khác nhưng điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất là
có đủ khả năng, trình độ để thực hiện hoạt động này.
1.6.2. Chủ thể là đối tượng thụ hưởng chính sách trợ giúp pháp lý cho
người nghèo
Chủ thể được trợ giúp pháp lý hay chủ thể là đối tượng thụ hưởng chính sách
trợ giúp pháp lý cho người nghèo là người nghèo.
Khái niệm đói nghèo phản ánh những khía cạnh cơ bản sau đây: Không được
hoặc ít được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người;
Mức sống của người nghèo, hộ nghèo thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng
dân cư tại địa bàn sinh sống; Thiếu hoặc không có cơ hội lựa chọn để tham gia vào
quá trình phát triển của cộng đồng.
Người nghèo là nhóm đối tượng yếu thế của xã hội, chịu ảnh hưởng trực tiếp
và đầu tiên từ quá trình phát triển kinh tế, xã hội, quá trình biến đổi khí hậu…
Người nghèo luôn mang tâm lý tự ti, dè dặt và là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương,
luôn sống trong tâm trạng bị gạt ra bên lề và không thuộc về xã hội. Họ nghĩ rằng
26
mình ở vị trí thấp kém trong thang bậc xã hội, chẳng có quyền lực hay tiếng nói gì
trong xã hội mà họ đang sống. Do quá vất cả với cuộc sống mưu sinh, người nghèo
không có cái nhìn dài hạn mà luôn chọn thái độ sống vì cái hiện tại, các trước mắt,
cái ăn cái mặc hàng ngày… Vì vậy, tìm hiểu cuộc sống, đánh giá đúng về số lượng,
mức độ nghèo sẽ giúp cho Nhà nước có những chủ trương, chính sách phù hợp để
hỗ trợ người nghèo tự ổn định cuộc sống, góp phần vào sự phát triển chung của đất
nước.
Ở nước ta, người nghèo là người thuộc hộ gia đình nghèo theo quy định của
pháp luật (Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 ). Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có
mức thu nhập bình quân đầu người từ 700.000 đồng/người/tháng trở xuống và hộ
nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người từ 900.000
đồng/người/tháng trở xuống (Điều 1, Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày
19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa
chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020). Hộ nghèo được cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hộ nghèo (sổ hoặc giấy chứng nhận hộ nghèo) để
họ được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước nói chung và chính sách trợ
giúp pháp lý nói riêng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Luật Trợ giúp pháp lý khẳng định: “Trợ giúp pháp lý” là việc cung cấp dịch
vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý, giúp người được trợ giúp
pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý
thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp
luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và
vi phạm pháp luật” đã thể hiện được các đặc điểm cơ bản của trợ giúp pháp lý đó là:
Nhà nước là nòng cốt trong hoạt động trợ giúp pháp lý, đối tượng được trợ giúp
pháp lý là người nghèo và một số đối tượng yếu thế khác, hoạt động trợ giúp pháp
lý là một hoạt động bổ trợ tư pháp.
Chính sách hỗ trợ pháp lý hay còn gọi là trợ giúp pháp lý cho người nghèo có
vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống xã hội, thực hiện tốt chính sách hỗ trợ
27
pháp lý cho người nghèo giúp đảm bảo công bằng xã hội, qua hoạt động này người
nghèo được nâng cao ý thức pháp luật, giúp họ bảo vệ được quyền và lợi ích hợp
pháp của mình và đó chính là một biện pháp hiện thức hóa quyền con người. Với ý
nghĩa quan trọng đó, việc đánh giá hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý được thực
hiện bằng các tiêu chí phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội, đúng quy trình pháp lý
với phương pháp và cách thức phù hợp, từ đó người nghèo và các chủ thể có liên
quan thấy hài lòng với dịch vụ này và quyền, lợi ích hợp pháp của họ được bảo vệ,
nhận thức pháp luật được nâng lên.
28
CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁP LÝ
CHO NGƯỜI NGHÈO TẠI HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM
2.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và truyền thống đấu
tranh của huyện Thăng Bình tác động đến thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý
cho người nghèo
2.1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên của vùng đất Thăng Bình
Là một huyện nằm giữa tỉnh Quảng Nam, có thị trấn Hà Lam làm huyện lỵ,
Thăng Bình ở tọa độ 150
30’ đến 150
59’ vĩ độ Bắc và từ 1080
7’ đến 1080
30’ kinh độ
Đông. Phía Bắc giáp huyện Quế Sơn và Duy Xuyên, phía Nam giáp thành phố Tam
Kỳ và huyện Phú Ninh, phía Đông giáp biển Thái Bình Dương, phía Tây giáp
huyện Tiên Phước và Hiệp Đức. Huyện Thăng Bình có 21 xã, thị trấn; có tổng diện
tích đất đai là 384,75km2
, xã có diện tích lớn nhất là Bình Định: 31km2
, xã có diện
tích nhỏ nhất là Bình Nguyên: 7,72km2
. Đất đai ở Thăng Bình chia làm nhiều vùng
khác nhau: vùng ven biển chủ yếu là đất cát trắng; vùng đồng bằng trung du bán sơn
địa và miền núi rừng rậm rạp, đất đai khô cằn, bạc màu hoặc bị đá ong hóa. Hiện
nay diện tích gò đồi, núi trọc chiếm 2/5 diện tích đất đai của huyện.
Bảng 2.1. Bản đồ huyện Thăng Bình
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2016 Huyện Thăng Bình, tháng 06/2017, tr. 4
Về thời tiết khí hậu, Thăng Bình có 2 mùa rõ rệt trong năm. Mùa mưa bắt đầu
từ tháng 9 năm trước đến tháng 2 năm sau, mùa khô bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 8
29
nên nắng nóng và mưa lớn kéo dài thường xuyên gây nên hạn hán, bão, lụt làm ảnh
hưởng không nhỏ đến đời sống, sản xuất của nhân dân. Thăng Bình có hơn 25km
bờ biển chạy dài dọc qua các xã phía Đông của huyện với một dãy đất cát trắng
mênh mông, sau lưng có núi Cao Ngạn và một số núi kéo dài cả huyện ở miền cao
bao lấy bên trong là vùng đồng bằng trung du bán sơn địa và diện tích rừng, gò
đồi. Trước kia, Thăng Bình có nhiều sông suối, có nước chảy quanh năm từ các
triền núi đổ về như sông Ly Ly, sông Trường Giang.... nhưng theo năm tháng, dòng
sông đổi dòng ở một số đoạn nên về mùa nắng, nước ở các suối và sông Ly Ly trở
nên cạn kiệt; sông Trường Giang bị nước biển xâm thực, trở nên nguồn nước lợ.
Bảng 2.2. Các đơn vị hành chính của huyện Thăng Bình
STT Đơn vị hành chính cấp xã Diện tích (Km2) Dân số (1000 người)
1 TT. Hà Lam 13.14 16.78
2 Xã Bình Dương 22.37 7.54
3 Xã Bình Giang 20.14 9.44
4 Xã Bình Nguyên 8.57 6.32
5 Xã Bình Phục 17.40 8.54
6 Xã Bình Triều 14.18 9.69
7 Xã Bình Đào 12.15 7.45
8 Xã Bình Minh 12.14 7.48
9 Xã Bình Lãnh 20.67 6.09
10 Xã Bình Trị 22.61 6.62
11 Xã Bình Định Bắc 15.79 4.65
12 Xã Bình Định Nam 17.42 4.82
13 Xã Bình Quý 29.81 12.52
14 Xã Bình Phú 28.19 4.05
15 Xã Bình Chánh 15.55 4.42
16 Xã Bình Tú 20.17 12.91
17 Xã Bình Sa 24.28 6.76
18 Xã Bình Hải 13.72 6.02
19 Xã Bình Quế 16.76 6.70
20 Xã Bình An 22.66 12.17
21 Xã Bình Trung 18.75 11.96
22 Xã Bình Nam 25.79 8.68
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2016 huyện Thăng Bình, tr. 20-36
Về giao thông, ngoài đường biển, đường sông khá thuận lợi cho việc giao
thông vận tải, Thăng Bình còn nhiều đường trên bộ. Đường quốc lộ 1A và tuyến
30
đường sắt Bắc - Nam chạy xuyên qua địa phận huyện; đường quốc lộ 14E bắt đầu
từ Cây Cốc (Hà Lam) lên Việt An, Tân An đến Làng Hồi (Phước Sơn) giáp đường
Hồ Chí Minh nối liền với các tỉnh Tây Nguyên; đường Thanh Niên chạy dọc ven
biển. Nhiều tuyến đường liên huyện, liên xã, liên thôn chạy dọc khắp huyện là điều
kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội
Năm 2017, tình hình kinh tế - xã hội huyện Thăng Bình đạt nhiều kết quả tích
cực. Tổng giá trị sản xuất ngành kinh tế là 8.251 tỷ đồng (giá so sánh 2010). Tốc độ
tăng trưởng đạt 14,2%, tăng 3,2% so với chỉ tiêu Nghị quyết (Nghị quyết đề ra
11%). Cơ cấu giữa các ngành kinh tế: Nông, lâm, ngư nghiệp - Công nghiệp, xây
dựng - Thương mại, Dịch vụ tương ứng là 20,9% - 32,6% - 46,5%. Thu nhập bình
quân đầu người đạt 28,9 triệu đồng/năm (Nghị quyết HĐND là 29 triệu đồng), tăng
3,7 triệu đồng/năm/người so với năm 2016 [30]. An ninh chính trị và trật tự - an
toàn xã hội được giữ vững. Đời sống văn hóa của người dân ngày càng được nâng
cao.
Với vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội như vậy cộng với
những hậu quả nặng nề của các cuộc chiến tranh, nhất là chiến tranh chống Mỹ cứu
nước, huyện Thăng Bình vẫn là một huyện nghèo của tỉnh Quảng Nam nói riêng và
của nước ta nói chung. Thực trạng đó kéo theo nhiều hệ lụy trong đó có nhận thức
pháp luật. Bởi vậy, chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo cần phải được thực
hiện nghiêm chỉnh trên địa bàn này. Vậy việc thực hiện chính sách đó được thực
hiện ra sao tại Huyện Thăng Bình. Nội dung của mục tiếp theo của luận văn này cho
thấy rõ điều đó.
2.2. Thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo tại
huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam
2.2.1 Thực trạng chủ thể thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý cho người
nghèo tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam
Ngay từ đầu năm Sở Tư pháp tỉnh đã phê duyệt Kế hoạch số 02/KH-TGPL
ngày 06/2/2017 của Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) triển khai thực hiện Quyết
31
định 32/2016 ngày 8/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách TGPL cho 133
xã thuộc 3 huyện nghèo, các xã nghèo, các thôn bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn
tỉnh
- Các hoạt động từ nguồn ngân sách Trung ương
Hỗ trợ thực hiện vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển
hình. Dựa trên tiêu chí xác định vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc
điển hình theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp. Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước
tỉnh trên cơ sở nguồn kinh phí được Trung ương phân bổ sẽ thực hiện việc hỗ trợ vụ
việc theo quy định.
Hỗ trợ học phí cho viên chức của Trung tâm TGPL Nhà nước đủ điều kiện
tham gia khóa đào tạo nghề Luật sư để về phục vụ tại các huyện nghèo, hỗ trợ cho
02 người/năm.
Dự kiến tổ chức một lớp tập huấn khoảng 70 - 80 người tham dự cho người
thực hiện trợ giúp pháp lý tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn đặc biệt khó khăn,
triển khai vào Quý III/2017.
Thiết lập đường dây nóng về TGPL, trang bị máy vi tính và các thiết bị ghi
âm cuộc gọi điện thoại với tổng giá trị các trang thiết bị không quá 20.000.000
đồng. Phân công viên chức, Trợ giúp viên pháp lý luân phiên trực tổng đài đường
dây nóng để kịp thời đáp ứng được nhu cầu và quyền lợi của người được trợ giúp
pháp lý.
- Các hoạt động theo nguồn ngân sách địa phương
Phòng Nghiệp vụ 1, 2 Trung tâm trợ giúp pháp lý tham mưu thực hiện nội
dung biên soạn pháp luật về trợ giúp pháp lý bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc trên Đài
truyên thanh các xã. Với 500.000 đồng/01 số/06 tháng/ xã nghèo, thôn đặc biệt khó
khăn
Trung tâm TGPL tỉnh phối hợp với Đài truyền thanh các xã thuộc các huyện
nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn thực hiện việc phát thanh chuyên
trang, chuyên mục bằng tiếng Việt và tiếng dân tộc: 06 lần/ quý với 500.000 đồng/
xã nghèo, thôn đặc biệt khó khăn/quý.(06 lần/ quý).
32
Tổ chức các đợt truyền thông về cở sở cho 133 đơn vị, các xã thuộc các huyện
nghèo, các xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn tổ chức ít nhất 01 đợt truyền
thông về cơ sở để đưa hoạt động trợ giúp pháp lý đến với người dân được tốt hơn.
Với 2.000.000 đồng/xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn/01 lần/năm.
Năm 2017 đánh dấu sự kiện chính sách trợ giúp pháp lý cho các đối tượng
TGPL, đối tượng yếu thế trong xã hội với những nội dung thiết thực, sát dân, gần
dân. Hy vọng rằng 30 xã của 3 huyện nghèo; 54 xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới,
an toàn khu; 8 xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; 41 thôn
đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi không thuộc các xã nghèo của
tỉnh Quảng Nam sẽ từng bước thay đổi diện mạo, cải thiện đời sống vật chất, nâng
cao kiến thức pháp luật, đáp ứng được yêu cầu nguyện vọng của nhân dân trong
từng giai đoạn phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị trên địa bàn cả nước nói
chung và tỉnh nói riêng. [35]
Việc thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý hay còn gọi là trợ giúp pháp lý cho
người nghèo tại huyện Thăng Bình được tiến hành chủ yếu bởi các chủ thể, trong số
đó có thể kể đến:
- Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Quảng Nam (Chi nhánh TGPL số
2)
Để thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo, ngay sau khi có
Quyết định thành lập của UBND tỉnh, Sở Tư pháp đã chủ động phối hợp với Sở Nội
vụ, Sở Tài Chính, Văn phòng UBND tỉnh và các cơ quan hữu quan kịp thời triển
khai, bố trí nhân sự, trụ sở làm việc và các điều kiện cần thiết khác để thành lập các
Chi nhánh Trung tâm Trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Từ khi chính
thức đi vào hoạt động từ ngày 07/05/2008. Hiện nay, Chi nhánh TGPL số 2 tại
huyện Thăng Bình có 5 cán bộ tham gia trợ giúp pháp lý cho người dân nói chung
và người nghèo nói riêng.
- Hệ thống trợ giúp pháp lý ở cơ sở
33
Xác định được hiệu quả của hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo từ hệ
thống trợ giúp pháp lý ở cơ sở, các cơ quan có thẩm quyền đã thành lập được 22
Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý trên địa bàn 21 xã và thị trấn Hà Lam.
Để các Câu lạc bộ hoạt động hiệu quả, Chi nhánh TGPL số 2 thuộc Trung tâm
Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Quảng Nam đã thường xuyên hướng dẫn kiện toàn
lại Ban chủ nhiệm các câu lạc bộ TGPL; xây dựng và ban hành Điều lệ về tổ chức
và hoạt động của Câu lạc bộ phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương trình chủ
tịch UBND xã, phường, thị trấn phê duyệt theo quy định.
Từ khi được thành lập đến nay, các Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý thường xuyên
tổ chức sinh hoạt định kỳ theo Điều lệ. Từ năm 2008 đến hết năm 2017, các Câu lạc
bộ đã tổ chức 1.135 đợt sinh hoạt Câu lạc bộ, với sự tham dự của 2.081 lượt người.
Sự ra đời và phát triển của mạng lưới Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý đã tạo diễn đàn để
người nghèo nói riêng và người được trợ giúp pháp lý nói chung ở địa phương tham
gia sinh hoạt, trao đổi, thảo luận về những vấn đề có liên quan đến vướng mắc pháp
luật tại cơ sở, tạo thuận lợi cho người được trợ giúp pháp lý trong việc tiếp cận với
hoạt động trợ giúp pháp lý, tận dụng nguồn lực tại chỗ và thúc đẩy đối thoại giữa
người dân và chính quyền các cấp.
- Tổ chức xã hội
Trong xu thế xã hội hóa hoạt động trợ giúp pháp lý, các tổ chức xã hội đã thực
hiện đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý để trợ giúp cho các đối tượng nói chung và
cho người nghèo nói riêng. Trên địa bàn huyện Thăng bình hiện nay có 02 tổ chức
hành nghề luật sư. Như vậy tỷ lệ tổ chức hành nghề luật sư đăng ký tham gia trợ
giúp pháp lý là quá thấp. Hơn nữa theo kết quả thống kê của Trung tâm Trợ giúp
pháp lý Nhà nước tỉnh Quảng Nam thì từ khi đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý đến
nay, các tổ chức hành nghề luật sư chỉ thực hiện được 11 vụ việc tư vấn pháp luật
cho người nghèo. Trong thực tế, đa số các tổ chức hành nghề luật sư đã tham gia
hoạt động trợ giúp pháp lý và có hoạt động tuy nhiên các tổ chức này hoạt động tự
phát, không đăng ký với Sở Tư pháp nên tính hiệu quả, ổn định chưa cao.
- Cá nhân trực tiếp thực hiện công tác trợ giúp pháp lý cho người nghèo
34
Hiệu quả của hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo phụ thuộc rất lớn
vào những cá nhân trực tiếp thực hiện công tác trợ giúp pháp lý. Đội ngũ những
người thực hiện trợ giúp pháp lý từ khi thành lập đến nay đã từng bước được củng
cố và tăng cường. Hiện nay, Chi nhánh số TGPL 2 thuộc Trung tâm Trợ giúp pháp
lý Nhà nước tỉnh Quảng Nam có 05 trợ giúp viên pháp lý; 22 cộng tác viên (các
cộng tác viên là công chức Tư pháp - Hộ tịch ở các xã và thị trấn Hà Lam).
Đội ngũ trợ giúp viên pháp lý và luật sư cộng tác viên ngày càng phát huy vai
trò của mình thông qua các hình thức trợ giúp pháp lý như tư vấn pháp luật, tham
gia tố tụng (bào chữa, bảo vệ), đại diện ngoài tố tụng… nhằm bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý nói chung và người nghèo nói riêng.
Đội ngũ cộng tác viên ở cơ sở đã và đang giữ vai trò quan trọng với việc giải tỏa
các vướng mắc pháp luật, các mâu thuẫn phát sinh ngay tại các địa bàn dân cư, góp
phần củng cố khối đoàn kết trong nhân dân, giữ bình yên thôn xóm.
Nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng thực hiện trợ giúp
pháp lý, công tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán
bộ, viên chức, trợ giúp viên, cộng tác viên trợ giúp pháp lý được UBND tỉnh, Sở
Tư pháp tỉnh Quảng Nam đã tổ chức 01 đợt tập huấn cho hội người khuyết tật tỉnh,
với 80 người tham dự và 01 đợt tập huấn tăng cường năng lực cho người thực hiện
TGPL theo quyết định 32/2016/QĐ-TTg ngày 08/08/2016 của Thủ tướng Chính
phủ cho các địa phương Nam Trà My, Bắc Trà My, Phước Sơn, Nông Sơn, Núi
Thành, Thăng Bình, Tiên Phước, với 70 người tham dự. [13]
2.2.2. Thực trạng cơ sở vật chất, kinh phí và việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo ở huyện Thăng Bình
- Về cơ sở vật chất, Chi nhánh TGPL số 02 thuộc Trung tâm Trợ giúp pháp lý
Nhà nước tỉnh Quảng Nam được bố trí trụ sở làm việc cùng với Ủy ban nhân dân
huyện Thăng Bình; trong đó Chi nhánh số 02 có 01 phòng tiếp dân và 02 phòng làm
việc, cơ bản đáp ứng yêu cầu công việc trợ giúp pháp lý cho người nghèo.
35
Về trang thiết bị làm việc, Chi nhánh TGPL số 2 thuộc Trung tâm Trợ giúp
pháp lý Nhà nước tỉnh Quảng Nam hiện có: 01 máy photo, 05 bộ máy vi tính và
một số trang thiết bị, phương tiện cần thiết khác (do Sở Tư pháp cung cấp).
Chi nhánh TGPL số 2 của Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Quảng Nam
thường xuyên phải đi xuống địa bàn các xã và thôn để thực hiện công tác hỗ trợ
pháp lý cho người nghèo. Phương tiện di chuyển chủ yếu là xe máy cá nhân. Hiện
nay, chưa bố trí xe ô tô cho Chi nhánh này.
- Về kinh phí
Về kinh phí cho hoạt động trợ giúp pháp lý: Hàng năm, nguồn kinh phí hoạt
động của Chi nhánh TGPL số 2 do Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh phân bổ. Với
nguồn kinh phí được cấp khá thấp, trong khi địa bàn hoạt động của huyện khá rộng
với 21 xã và 1 thị trấn thì kinh phí chủ yếu phục vụ công tác phí đi lại là chính.
Ngoài ra, kinh phí hỗ trợ tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác hỗ trợ
pháp lý cho người nghèo được triển khai thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều
4, Quyết Định số 32/2016/QĐ-TTg ngày 08/08/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
- Về Công tác ứng dụng công nghệ thông tin và thống kê, báo cáo, sơ kết,
tổng kết về trợ giúp pháp lý
Thực hiện chủ trương ứng dụng CNTT vào chuyên môn hóa trong từng lĩnh
vực, Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh đã xây dựng trang thông tin điện tử của riêng
mình, trong đó có một chuyên mục riêng về trợ giúp pháp lý với các nội dung: Hệ
thống văn bản pháp luật về trợ giúp pháp lý, lịch trợ giúp pháp lý lưu động… Đồng
thời Trung tâm cũng đã trang bị đầy đủ trang thiết bị, phương tiện làm việc để có
thể tiếp cận và khai thác thông tin một cách nhanh nhạy và hiệu quả nhất. Ngoài ra
để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc và kịp thời áp dụng những thành tựu
của ngành công nghệ thông tin trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý.
Hiện nay, Chi nhánh TGPL số 2 trên địa bàn huyện Thăng Bình đã thực hiện
ứng dụng CNTT đồng bộ với Trung tâm và Sở Tư pháp tỉnh. Về cơ bản, các thông
tin báo cáo sơ kết, tổng kết, các văn bản triển khai đã được thực hiện số hóa, góp
phần giải quyết công việc nhanh chóng hơn, tiết kiệm hơn.
36
2.2.3. Thực trạng các hình thức và phương pháp tiến hành hoạt động trợ
giúp pháp lý cho người nghèo ở huyện Thăng Bình
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động Trung Tâm TGPL nhà nước tỉnh và Các chi
nhánh TGPL năm 2017
Hình
Thức
Địa
điểm
Truyền thông
(đợt)
Tư vấn trực
tiếp
(đối tượng yêu
cầu)
Cộng tác viên
(vụ việc)
Tư vấn
tại trụ sở
(vụ việc)
Tại Trung Tâm
TGPL nhà
nước tỉnh
Quảng Nam
(đã thực hiện
649 vụ việc
TGPL)
19
(tại 110 thôn,
xã/14 huyện
với 1664 người
tham gia)
339
186
(Trợ giúp viên:
147 vụ,
Cộng tác viên:
39 vụ)
124
Tại các Chi
nhánh TGPL
(đã thực hiện
273 vụ việc)
09
(tại 23 xã,
phường với
1020 người
tham gia)
120 68 85
Nguồn: Bài viết Một năm hoạt động sôi nổi của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà
nước tỉnh Quảng Nam, năm 2018.
- Về hình thức tiến hành hoạt động trợ giúp pháp lý
Để đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý của người nghèo ngày càng đa dạng,
phong phú, đồng thời thực hiện Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn thi
hành, Trung tâm đã triển khai tất cả các hình thức trợ giúp pháp lý theo quy định.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy hình thức tư vấn pháp luật và tham gia tố tụng là hai
hình thức được vận dụng nhiều nhất và có hiệu quả nhất. Cụ thể như sau:
+ Hình thức tư vấn pháp luật
Với hình thức này, các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và cá nhân thực hiện
trợ giúp pháp lý đã tích cực thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật, giải quyết các
mâu thuẫn ngay từ khâu đầu, tránh việc khiếu kiện, góp phần nâng cao nhận thức
pháp luật của người nghèo. Trong giai đoạn từ năm 2012-2017 các tổ chức thực
hiện trợ giúp pháp lý trên địa bàn huyện đã thực hiện tư vấn được 50 vụ việc cho 68
37
người nghèo có yêu cầu. Hoạt động trợ giúp pháp lý chủ yếu tập trung vào lĩnh vực
pháp luật như: Luật đất đai, dân sự, hôn nhân gia đình và trẻ em,…
+ Hình thức tham gia tố tụng
Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng được trợ giúp pháp lý
nói chung và cho người nghèo nói riêng, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp yêu cầu
Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Quảng Nam, các Chi nhánh TGPL nói
chung và Chi nhánh TGPL số 2 Thăng Bình nói riêng thường xuyên phối hợp với
các Văn phòng Luật sư, Luật sư Cộng tác viên của Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh
và cử Trợ giúp viên pháp lý thực hiện việc đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp cho các đối tượng được trợ giúp pháp lý tại các cơ quan tiến hành tố
tụng; số vụ việc trợ giúp pháp lý cho người nghèo đã thụ lý từ năm 2012 đến 2017
đã thực hiện hỗ trợ 45 vụ việc.
Nhìn chung các vụ việc đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
trong hoạt động tố tụng đều đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật, các Luật sư
cộng tác viên và các Trợ giúp viên pháp lý được cử tham gia tố tụng đều có tinh
thần trách nhiệm, chất lượng hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý từng bước đựơc nâng
lên, ngày càng khẳng định được vai trò của công tác trợ giúp pháp lý miễn phí cho
người nghèo và các đối tượng thuộc diện chính sách, góp phần hỗ trợ hoạt động
tranh tụng để vụ việc được xét xử chính xác, khách quan, công bằng và đúng pháp
luật.
- Về phương pháp tiến hành hoạt động trợ giúp pháp lý
Ở huyện Thăng Bình, về cơ bản, hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo
đã được tiến hành bằng các phương pháp cơ bản như: hoạt động truyền thông và
thông tin, sự phối hợp giữa các cá nhân, cơ quan, tổ chức và trợ giúp pháp lý lưu
động, cụ thể:
+ Phương pháp trợ giúp pháp lý cho người nghèo thông qua truyền thông và
thông tin
Để người nghèo tiếp cận, sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý thì công tác truyền
thông và thông tin là vô cùng quan trọng. Thông qua hoạt động này, người nghèo
38
biết và hiểu được quyền của mình, qua đó họ sẽ tìm đến các tổ chức thực hiện trợ
giúp pháp lý khi có yêu cầu để được trợ giúp. Xác định được tầm quan trọng đó,
hàng năm, Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh và Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh,
huyện thường xuyên phối hợp, duy trì phát sóng chuyên mục “Pháp luật với cuộc
sống” giới thiệu về chính sách pháp luật và tuyên truyền về các hoạt động của
ngành Tư pháp, giới thiệu về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
Trung tâm trợ giúp pháp lý và các đối tượng được hưởng chính sách trợ giúp pháp
lý của Nhà nước, quyền và nghĩa vụ của các đối tượng thuộc diện được trợ giúp
pháp lý; đưa tin về các hoạt động trợ giúp pháp lý lưu động trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra, tổ chức biên soan, in và cấp phát tờ gấp pháp luật cùng hàng chục
đầu sách pháp luật cho các Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý để Nhân dân thuận lợi trong
việc tiếp cận và khai thác.
Bên cạnh đó, Chi nhánh trợ giúp pháp lý số 2 thuộc Trung tâm Trợ giúp pháp
lý Nhà nước tỉnh đã cung cấp 16 bảng thông tin về trợ giúp pháp lý và các CLB đã
xây dựng 22 Hộp tin trợ giúp pháp lý đặt tại trụ sở các cơ quan tiến hành tố tụng.
Các Bảng thông tin, hộp tin được đặt ở vị trí thuận lợi để cung cấp các biểu mẫu,
thông tin liên quan đến trợ giúp pháp lý kịp thời, bảo đảm cho công dân tiếp cận,
khai thác.
+ Phương pháp trợ giúp pháp lý cho người nghèo thông qua sự phối hợp giữa
các cá nhân, cơ quan, tổ chức:
Thứ nhất, phối hợp trợ giúp pháp lý cho người nghèo trong hoạt động tố tụng:
Trong điều kiện các văn bản pháp luật về hoạt động phối hợp trợ giúp pháp lý trong
hoạt động tố tụng ngày càng thống nhất, đồng bộ. Trung tâm đã tích cực, chủ động
tham mưu Hội đồng phối hợp liên ngành tỉnh tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cho
các đối tượng được trợ giúp pháp lý nói chung và cho người nghèo nói riêng. Hội
đồng phối hợp liên ngành hàng năm đều ban hành kế hoạch thực hiện nhiệm vụ
đồng thời đôn đốc, chỉ đạo các ngành thành viên thực hiện nghiêm túc Quy chế hoạt
động của Hội đồng. Các ngành thành viên Hội đồng đã thực hiện nghiêm túc việc
giải thích, hướng dẫn các thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý, đảm bảo tất cả các đối
Luận văn: Hỗ trợ pháp lý cho người nghèo tại huyện Thăng Bình
Luận văn: Hỗ trợ pháp lý cho người nghèo tại huyện Thăng Bình
Luận văn: Hỗ trợ pháp lý cho người nghèo tại huyện Thăng Bình
Luận văn: Hỗ trợ pháp lý cho người nghèo tại huyện Thăng Bình
Luận văn: Hỗ trợ pháp lý cho người nghèo tại huyện Thăng Bình
Luận văn: Hỗ trợ pháp lý cho người nghèo tại huyện Thăng Bình
Luận văn: Hỗ trợ pháp lý cho người nghèo tại huyện Thăng Bình
Luận văn: Hỗ trợ pháp lý cho người nghèo tại huyện Thăng Bình
Luận văn: Hỗ trợ pháp lý cho người nghèo tại huyện Thăng Bình
Luận văn: Hỗ trợ pháp lý cho người nghèo tại huyện Thăng Bình
Luận văn: Hỗ trợ pháp lý cho người nghèo tại huyện Thăng Bình
Luận văn: Hỗ trợ pháp lý cho người nghèo tại huyện Thăng Bình
Luận văn: Hỗ trợ pháp lý cho người nghèo tại huyện Thăng Bình
Luận văn: Hỗ trợ pháp lý cho người nghèo tại huyện Thăng Bình
Luận văn: Hỗ trợ pháp lý cho người nghèo tại huyện Thăng Bình
Luận văn: Hỗ trợ pháp lý cho người nghèo tại huyện Thăng Bình
Luận văn: Hỗ trợ pháp lý cho người nghèo tại huyện Thăng Bình
Luận văn: Hỗ trợ pháp lý cho người nghèo tại huyện Thăng Bình
Luận văn: Hỗ trợ pháp lý cho người nghèo tại huyện Thăng Bình
Luận văn: Hỗ trợ pháp lý cho người nghèo tại huyện Thăng Bình
Luận văn: Hỗ trợ pháp lý cho người nghèo tại huyện Thăng Bình
Luận văn: Hỗ trợ pháp lý cho người nghèo tại huyện Thăng Bình
Luận văn: Hỗ trợ pháp lý cho người nghèo tại huyện Thăng Bình
Luận văn: Hỗ trợ pháp lý cho người nghèo tại huyện Thăng Bình
Luận văn: Hỗ trợ pháp lý cho người nghèo tại huyện Thăng Bình
Luận văn: Hỗ trợ pháp lý cho người nghèo tại huyện Thăng Bình
Luận văn: Hỗ trợ pháp lý cho người nghèo tại huyện Thăng Bình
Luận văn: Hỗ trợ pháp lý cho người nghèo tại huyện Thăng Bình
Luận văn: Hỗ trợ pháp lý cho người nghèo tại huyện Thăng Bình
Luận văn: Hỗ trợ pháp lý cho người nghèo tại huyện Thăng Bình
Luận văn: Hỗ trợ pháp lý cho người nghèo tại huyện Thăng Bình
Luận văn: Hỗ trợ pháp lý cho người nghèo tại huyện Thăng Bình
Luận văn: Hỗ trợ pháp lý cho người nghèo tại huyện Thăng Bình
Luận văn: Hỗ trợ pháp lý cho người nghèo tại huyện Thăng Bình
Luận văn: Hỗ trợ pháp lý cho người nghèo tại huyện Thăng Bình

More Related Content

What's hot

LV: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng uỷ phường đối với hệ thống chính tr...
LV: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng uỷ phường đối với hệ thống chính tr...LV: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng uỷ phường đối với hệ thống chính tr...
LV: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng uỷ phường đối với hệ thống chính tr...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở TỈNH HƯNG YÊN HI...
VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở TỈNH HƯNG YÊN HI...VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở TỈNH HƯNG YÊN HI...
VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở TỈNH HƯNG YÊN HI...phamhieu56
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương  - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương  - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Pháp luật về dân chủ cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận án: Pháp luật về dân chủ cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc, HAY - Gửi miễn phí q...Luận án: Pháp luật về dân chủ cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận án: Pháp luật về dân chủ cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc, HAY - Gửi miễn phí q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (17)

Luận văn: Trợ giúp pháp lý cho người nghèo tại tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Trợ giúp pháp lý cho người nghèo tại tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Trợ giúp pháp lý cho người nghèo tại tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Trợ giúp pháp lý cho người nghèo tại tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Trợ giúp pháp lý từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình, HAY, 9đ
Luận văn: Trợ giúp pháp lý từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình, HAY, 9đLuận văn: Trợ giúp pháp lý từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình, HAY, 9đ
Luận văn: Trợ giúp pháp lý từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình, HAY, 9đ
 
Giao duc phap luat
Giao duc phap luatGiao duc phap luat
Giao duc phap luat
 
Luận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam tại Đà Nẵng, HOT
Luận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam tại Đà Nẵng, HOTLuận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam tại Đà Nẵng, HOT
Luận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam tại Đà Nẵng, HOT
 
Chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã
Chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xãChính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã
Chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho thanh niên ở đô thị tại Hà Nội
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho thanh niên ở đô thị tại Hà NộiLuận văn: Giáo dục pháp luật cho thanh niên ở đô thị tại Hà Nội
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho thanh niên ở đô thị tại Hà Nội
 
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho cán bộ, đảng viên ở quận Phú Nhuận
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho cán bộ, đảng viên ở quận Phú NhuậnĐề tài: Giáo dục pháp luật cho cán bộ, đảng viên ở quận Phú Nhuận
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho cán bộ, đảng viên ở quận Phú Nhuận
 
Luận án: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng ở ĐB sông Hồng
Luận án: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng ở  ĐB sông HồngLuận án: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng ở  ĐB sông Hồng
Luận án: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng ở ĐB sông Hồng
 
Tổ chức và hoạt động của trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Gia Lai
Tổ chức và hoạt động của trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Gia LaiTổ chức và hoạt động của trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Gia Lai
Tổ chức và hoạt động của trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Gia Lai
 
LV: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng uỷ phường đối với hệ thống chính tr...
LV: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng uỷ phường đối với hệ thống chính tr...LV: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng uỷ phường đối với hệ thống chính tr...
LV: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng uỷ phường đối với hệ thống chính tr...
 
VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở TỈNH HƯNG YÊN HI...
VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở TỈNH HƯNG YÊN HI...VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở TỈNH HƯNG YÊN HI...
VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở TỈNH HƯNG YÊN HI...
 
Luận văn: Vai trò của nhân dân trong thực hiện Quy chế dân chủ, HOT
Luận văn: Vai trò của nhân dân trong thực hiện Quy chế dân chủ, HOTLuận văn: Vai trò của nhân dân trong thực hiện Quy chế dân chủ, HOT
Luận văn: Vai trò của nhân dân trong thực hiện Quy chế dân chủ, HOT
 
Luận án: Vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh ở Sơn La, HAY
Luận án: Vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh ở Sơn La, HAYLuận án: Vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh ở Sơn La, HAY
Luận án: Vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh ở Sơn La, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về báo chí - xuất bản tại Quảng Nam
Luận văn: Quản lý nhà nước về báo chí - xuất bản tại Quảng NamLuận văn: Quản lý nhà nước về báo chí - xuất bản tại Quảng Nam
Luận văn: Quản lý nhà nước về báo chí - xuất bản tại Quảng Nam
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương  - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương  - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương - Gửi miễn phí qu...
 
Pháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính, HOT
Pháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính, HOTPháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính, HOT
Pháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính, HOT
 
Luận án: Pháp luật về dân chủ cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận án: Pháp luật về dân chủ cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc, HAY - Gửi miễn phí q...Luận án: Pháp luật về dân chủ cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận án: Pháp luật về dân chủ cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc, HAY - Gửi miễn phí q...
 

Similar to Luận văn: Hỗ trợ pháp lý cho người nghèo tại huyện Thăng Bình

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfNuioKila
 
pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã ...
pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã ...pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã ...
pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn chính sách công Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công q...
Luận văn chính sách công Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công  q...Luận văn chính sách công Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công  q...
Luận văn chính sách công Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công q...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập tại cơ quan Viện kiểm sát nhân dân huyện Vân Hồ
Báo cáo thực tập tại cơ quan Viện kiểm sát nhân dân huyện Vân HồBáo cáo thực tập tại cơ quan Viện kiểm sát nhân dân huyện Vân Hồ
Báo cáo thực tập tại cơ quan Viện kiểm sát nhân dân huyện Vân HồDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Việc làm cho người khuyết tật theo pháp luật, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Việc làm cho người khuyết tật theo pháp luật, HAY - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Việc làm cho người khuyết tật theo pháp luật, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Việc làm cho người khuyết tật theo pháp luật, HAY - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Luận văn: Hỗ trợ pháp lý cho người nghèo tại huyện Thăng Bình (20)

Luận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật tại TP Đà Nẵng, HAYLuận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật tại TP Đà Nẵng, HAY
 
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
 
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu sốPhổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình, 9đLuận văn: Giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình, 9đ
 
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, HAY!
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, HAY!Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, HAY!
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, HAY!
 
pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã ...
pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã ...pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã ...
pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã ...
 
Luận văn chính sách công Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công q...
Luận văn chính sách công Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công  q...Luận văn chính sách công Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công  q...
Luận văn chính sách công Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công q...
 
Luận văn: Pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận văn: Pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
Báo cáo thực tập tại cơ quan Viện kiểm sát nhân dân huyện Vân Hồ
Báo cáo thực tập tại cơ quan Viện kiểm sát nhân dân huyện Vân HồBáo cáo thực tập tại cơ quan Viện kiểm sát nhân dân huyện Vân Hồ
Báo cáo thực tập tại cơ quan Viện kiểm sát nhân dân huyện Vân Hồ
 
Luận văn: Thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình, HOTLuận văn: Thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình, HOT
 
Chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình tại huyện Ba Tơ, HAY
Chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình tại huyện Ba Tơ, HAYChính sách pháp luật hôn nhân và gia đình tại huyện Ba Tơ, HAY
Chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình tại huyện Ba Tơ, HAY
 
Luận văn: Đổi mới công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, đảng viên
Luận văn: Đổi mới công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, đảng viênLuận văn: Đổi mới công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, đảng viên
Luận văn: Đổi mới công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, đảng viên
 
Luận văn: Bảo đảm quyền tố cáo của công dân tại Tp Đà Nẵng, 9đ
Luận văn: Bảo đảm quyền tố cáo của công dân tại Tp Đà Nẵng, 9đLuận văn: Bảo đảm quyền tố cáo của công dân tại Tp Đà Nẵng, 9đ
Luận văn: Bảo đảm quyền tố cáo của công dân tại Tp Đà Nẵng, 9đ
 
Đề tài: Hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư ở Việt Nam, HOTĐề tài: Hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Thực hiện chính sách NCC với cách mạng tại TP Tam Kỳ
Luận văn: Thực hiện chính sách NCC với cách mạng tại TP Tam KỳLuận văn: Thực hiện chính sách NCC với cách mạng tại TP Tam Kỳ
Luận văn: Thực hiện chính sách NCC với cách mạng tại TP Tam Kỳ
 
Luận văn: Việc làm cho người khuyết tật theo pháp luật, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Việc làm cho người khuyết tật theo pháp luật, HAY - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Việc làm cho người khuyết tật theo pháp luật, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Việc làm cho người khuyết tật theo pháp luật, HAY - Gửi miễn phí qu...
 
Luận văn: Chính sách phổ biến pháp luật công nhân tỉnh Bình Dương
Luận văn: Chính sách phổ biến pháp luật công nhân tỉnh Bình DươngLuận văn: Chính sách phổ biến pháp luật công nhân tỉnh Bình Dương
Luận văn: Chính sách phổ biến pháp luật công nhân tỉnh Bình Dương
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở Quảng Ngãi, HOTLuận văn: Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở Quảng Ngãi, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về bình đẳng giới tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Pháp luật về bình đẳng giới tỉnh Quảng Ngãi, HAYLuận văn: Pháp luật về bình đẳng giới tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Pháp luật về bình đẳng giới tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới tỉnh Quảng Ngãi
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Luận văn: Hỗ trợ pháp lý cho người nghèo tại huyện Thăng Bình

  • 1. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, khoảng cách giàu nghèo trong xã hội còn lớn, sự không ngang bằng trong việc tiếp cận với các điều kiện giáo dục, y tế, văn hóa… và đặc biệt là tiếp cận với các dịch vụ pháp lý còn có khoảng cách đáng kể. Bởi vậy, một số trường hợp người dân không được hỗ trợ pháp lý hoặc không mời được luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm hại dẫn đến việc họ dễ bị thiệt thòi trước pháp luật. Bởi vậy, nhà nước hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý cho công dân, nhất là cho người nghèo nhằm tạo điều kiện để người nghèo, người có công với cách mạng và một số đối tượng yếu thế khác có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ pháp lý, củng cố lòng tin của Nhân dân vào pháp luật và góp phần thực hiện công bằng xã hội. Ở huyện Thăng Bình, tỷ lệ người nghèo còn khá cao, công tác hỗ trợ pháp lý nói chung và hỗ trợ pháp lý cho người nghèo nói riêng thường xuyên nhận được sự quan tâm lãnh đạo của Huyện ủy và UBND huyện, sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn và tạo điều kiện của Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh, cấp ủy và chính quyền các xã, thị trấn phối hợp thực hiện tốt hỗ trợ pháp lý cho người nghèo. Bên cạnh đó, những người thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý như trợ giúp viên pháp lý, luật sư cộng tác viên… luôn nỗ lực, cố gắng khắc phục khó khăn trong việc tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo nhất là hoạt động trợ giúp pháp lý lưu động. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo trên địa bàn huyện còn những khó khăn, vướng mắc, hạn chế nhất định như: Hoạt động chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo dàn trải theo nhiều hình thức, chưa đảm bảo đúng trọng tâm là cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý theo vụ việc, nhất là vụ việc tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nghèo; Hệ thống tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý nói chung và cho người nghèo nói riêng chưa phù hợp và
  • 2. 2 hoạt động chưa hiệu quả so với yêu cầu thực tiễn; Trợ giúp viên pháp lý chưa thực sự chuyên nghiệp trong hoạt động tham gia tố tụng; Kinh phí đảm bảo của công tác thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý còn hạn chế, không thường xuyên và phân bổ các khoản chi chưa hợp lý; Công tác xã hội hóa hoạt động thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo còn chậm. Về mặt lý luận, hoạt động thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý đã được các nhà khoa học nghiên cứu ở khía cạnh này hoặc khía cạnh khác. Tuy nhiên, ở huyện Thăng Bình đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu trực tiếp về vấn đề thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo. Xuất phát từ thực trạng lý luận và thực tiễn thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo đặc biệt là bảo vệ những người yếu thế trong xã hội, trong đó có người nghèo ở huyện Thăng Bình cần triển khai nghiên cứu đề tài "Thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo từ thực tiễn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam''. Bởi lý do đó học viên chọn đề tài nói trên làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Những năm gần đây nội dung của thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo đã được thể hiện trong những công trình khoa học và tài liệu nghiên cứu dưới đây: - Tạ Thị Minh Lý (2006), “Bàn về khái niệm trợ giúp pháp lý”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật; - TS. Trần Huy Liệu (2005), “Một số vấn đề về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách”, Thông tin Khoa học pháp lý; - Tạ Thị Minh Lý (2008), “Điều chỉnh pháp luật về trợ giúp pháp lý ở Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội; - Nguyễn Văn Tùng (2007), “Quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh;
  • 3. 3 - Trịnh Thị Thùy Anh (2012), “Trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; - Nguyễn Bích Ngọc (2012), “Các giải pháp nâng cao hiệu quả trợ giúp pháp lý”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; - Đào Dư Long (2013), “Chất lượng trợ giúp pháp lý ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; - Nguyễn Vân Thơ (2014), “Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo ở nước ta hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ Chính sách công, Khoa Chính sách công, Học viện khoa học xã hội; Ngoài ra còn một số bài viết của các tác giả đăng trên tạp chí chuyên ngành về Nhà nước và pháp luật. Các công trình trên chủ yếu nghiên cứu về quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý, hoạt động trợ giúp pháp lý trong phạm vi toàn quốc, ở tầm vĩ mô. Nghiên cứu các công trình cho thấy ở tỉnh Quảng Nam nói chung và huyện Thăng Bình nói riêng hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách có hệ thống và cụ thể về thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo. Vì vậy, đây có thể được coi là đóng góp mới, nghiên cứu về lý luận và thực tiễn hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của Luận văn là trên cơ sở phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo trong thời kỳ mới trên địa bàn huyện Thăng Bình, luận văn đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thực hiện hỗ trợ pháp lý cho người nghèo ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu, phân tích làm rõ cơ sở lý luận, xác định khái niệm, nội dung của thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý, đối với người nghèo.
  • 4. 4 - Phân tích vai trò của thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo. - Đánh giá về thực trạng hoạt động hỗ trợ pháp lý cho người nghèo trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2012-2017. Trong đó tập trung phân tích, đánh giá những ưu điểm, những khó khăn, hạn chế trong hoạt động thực hiện hỗ trợ pháp lý cho người nghèo trên địa bàn và rút ra các nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế. - Luận văn đề xuất các quan điểm và giải pháp cụ thể có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận, quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý, vai trò, ý nghĩa của trợ giúp pháp lý đối với người nghèo trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài luận văn được nghiên cứu dưới góc độ ngành chính sách công - Phạm vi nghiên cứu: địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam - Thời gian nghiên cứu: từ năm 2012 đến năm 2017 Chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo đi vào cuộc sống bằng nhiều hình thức, trong đó có thể chế hóa vào pháp luật, nhất là Luật trợ giúp pháp lý. Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ chính sách công học viên chủ yếu nghiên cứu việc thực hiện Luật trợ giúp pháp lý. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước; từng bước đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì
  • 5. 5 Nhân dân, đặc biệt là quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo, người yếu thế trong xã hội, sớm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trong xã hội. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Cùng với phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn còn sử dụng nhiều phương pháp cụ thể như: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê để nghiên cứu đề tài. Luận văn đã tiến hành tổng hợp, rà soát, thống kê các văn bản quy phạm pháp luật về trợ giúp pháp lý và văn bản pháp luật khác có liên quan; nghiên cứu các chính sách lớn của Đảng và Nhà nước có liên hệ trực tiếp đến hoạt động trợ giúp pháp lý; phân tích Báo cáo của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Quảng Nam về hoạt động trợ giúp pháp lý từ năm 2012 đến 2017. 6. Ý nghĩa luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn góp phần nhận thức những vấn đề lý luận về thực tiễn thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý dưới hình thức trợ giúp pháp lý cho người nghèo trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam nói riêng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn đã góp phần nâng cao chất lượng hoạt động thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Đồng thời luận văn có giá trị tham khảo đối với công tác giảng dạy chính sách công ở nước ta. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương chính sau: Chương 1. Những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo
  • 6. 6 Chương 2. Thực tiễn thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Chương 3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO NGƯỜI NGHÈO 1.1. Khái niệm, vai trò và ý nghĩa của chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo 1.1.1. Khái niệm hỗ trợ pháp lý cho người nghèo Thuật ngữ “Trợ giúp pháp lý” xuất phát từ tiếng Anh là Legal aid. Theo từ điển Anh – Việt của tác giả Lê Khả Kế, Nhà xuất bản Khoa học xã hội năm 1997 thì “Legal aid” được dịch là “Trợ cấp pháp lý”. Ngoài ra, trong một số tài liệu khác dịch “Legal aid” là “hỗ trợ pháp luật”, “hỗ trợ pháp lý” hoặc “hỗ trợ tư pháp”… Có rất nhiều cách dịch khác nhau về thuật ngữ này nhưng xuất phát từ bản chất và hình thức hoạt động “legal aid” trên thế giới và thực tiễn hoạt động này ở Việt Nam trong thời gian qua, thuật ngữ “Legal aid” được dịch là “Trợ giúp pháp lý” đang được sử dụng chính thức trong các văn bản và sách báo ở Việt Nam hiện nay. Như vậy, trong luận văn này, học viên coi “hỗ trợ pháp lý” là “Trợ giúp pháp lý” cho phù hợp với cách gọi của pháp luật nước ta về vấn đề đang nghiên cứu. Theo Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng, 2001, thì khái niệm "trợ giúp" được hiểu là "giúp đỡ" [34, tr.767], pháp lý tức là "nguyên lý về pháp luật" [34, tr.1045]. Theo Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Lân, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2005 thì "trợ giúp " là giúp đỡ" như nông dân bị mất mùa do lũ lụt, Nhà nước cấp lúa giống, con giống cho nông dân để tiếp tục sản xuất không thu tiền [15, tr.1923], còn về "pháp lý" là "nguyên lý của pháp luật" [15, tr.1431]. Theo Đại từ điển Tiếng Việt, Nguyễn Như ý, Nxb Văn hoá - Thông tin, 1999, thì "trợ giúp" hiểu là "sự giúp đỡ, bảo trợ, hỗ trợ, giúp cho ai việc gì, đem lại cho ai cái gì, đang lúc khó khăn, đang lúc cần đến", thuật ngữ "pháp lý " được hiểu là lý lẽ, lẽ phải theo pháp luật, nói một cách khái quát pháp lý là lí luận
  • 7. 7 [16]; theo Từ điển luật học, Nxb Tư pháp - Nxb Từ điển Bách khoa, 2006, thì pháp lý: những khía cạnh, phương diện khác nhau của đời sống pháp luật của một quốc gia, "pháp lý" chỉ những lý lẽ, lẽ phải theo pháp luật, giá trị pháp lý bắt buộc từ một sự việc, hiện tượng xã hội, những nguyên lý, phạm trù, khái niệm lý luận về pháp luật [5, tr.606]. Do vậy, dù là "giúp đỡ", "bảo trợ" hay là hỗ trợ cũng có thể được hiểu là "trợ giúp". ở đây trợ giúp được hiểu là sự giúp đỡ cho ai đó đang gặp khó khăn, nhằm làm giảm bớt khó khăn về một vấn đề mà họ đang cần, cái họ đang cần ở đây là "pháp lý". Nghiên cứu một số nước trên thế giới về khái niệm trợ giúp pháp lý như: Vương quốc Anh, Hà Lan, Thụy Điển, Trung Quốc... xét thấy, các nhà khoa học pháp lý đều lấy lí luận về dân chủ, nhân quyền làm nền tảng, họ đánh giá trợ giúp pháp lý là một đảm bảo cho công dân có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện tiếp cận và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của mình theo quy định của pháp luật. Mặc dù hình thức diễn đạt khác nhau về khái niệm trợ giúp pháp lý, nhưng các khái niệm này đều thể hiện rõ 4 nội dung trợ giúp cơ bản, đó là: pháp lý, kinh tế, xã hội và nhân đạo. Về kinh tế, giúp đỡ tất cả hoặc một phần tài chính chi trả cho công dân có hoàn cảnh khó khăn khi tiếp cận với pháp luật và dịch vụ pháp lý thu phí của Luật sư; về pháp lý giúp đỡ công dân giải quyết các vụ liên quan đến pháp luật đụng chạm đến quyền, lợi ích thiết thực của họ; tạo ra sự công bằng khi công dân có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận với pháp luật; về xã hội hoạt động trợ giúp pháp lý mang tính xã hội rộng rãi, thể hiện cụ thể là luôn có sự tham gia đông đảo của các lực luợng trong xã hội trong việc phổ biến pháp luật, tạo điều kiện cho người nghèo không ngừng nâng cao nhận thức về pháp luật; về nhân đạo trợ giúp pháp lý đã thể hiện đậm nét tính nhân đạo và nhân văn sâu sắc. Ở Việt Nam, thuật ngữ "Trợ giúp pháp lý" chính thức được quy định trong trong Quyết định 734/TTg ngày 06/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách. Theo đó thuật ngữ "Trợ giúp pháp lý" xuất hiện phổ biến trên các văn bản pháp luật, sách
  • 8. 8 báo và tạp chí. Trong quá trình xây dựng "Luật trợ giúp pháp lý" các nhà khoa học nghiên cứu về trợ giúp pháp lý trên cơ sở tham khảo khái niệm "trợ giúp pháp lý" của một số nước trên thế giới và các quan niệm về "trợ giúp pháp lý" ở Việt Nam để đưa ra một số khái niệm về "trợ giúp pháp lý". Theo đó khái niệm "trợ giúp pháp lý" được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, trợ giúp pháp lý được hiểu là việc thực hiện các dịch vụ pháp lý miễn phí của Nhà nước và xã hội cho người nghèo, người được hưởng chính sách ưu đãi và một số đối tượng khác do pháp luật quy định. Bằng các hoạt động tư vấn pháp luật, đại diện, bào chữa, kiến nghị giải quyết vụ việc và tham gia thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm bảo đảm cho mọi công dân bình đẳng trong tiếp cận pháp luật, góp phần thực hiện công bằng xã hội. Theo nghĩa hẹp, trợ giúp pháp lý được hiểu là việc thực hiện các dịch vụ pháp lý miễn phí của các tổ chức trợ giúp pháp lý của Nhà nước cho người nghèo và người được hưởng chính sách ưu đãi thông qua hình thức tư vấn pháp luật, đại diện, bào chữa, kiến nghị giải quyết vụ việc và tham gia thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm bảo đảm cho mọi công dân bình đẳng trong tiếp cận pháp luật, góp phần thực hiện công bằng xã hội. Khái niệm "trợ giúp pháp lý" nêu trên đã chỉ rõ mục đích của hoạt động trợ giúp pháp lý là nhằm hướng tới bảo đảm thực hiện công bằng xã hội, phù hợp với điều kiện ngân sách Nhà nước phải chi trả cho hoạt động trợ giúp pháp lý. Tại điều 3 - Luật Trợ giúp pháp lý được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2006 quy định: Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của luật này, giúp người được trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật. 1.1.2. Khái niệm chính sách và hỗ trợ pháp lý cho người nghèo
  • 9. 9 Chính sách trợ giúp pháp lý là quyết định mang tính định hướng cho hoạt động hỗ trợ pháp lý hay còn gọi là trợ giúp pháp lý của Nhà nước đối với những đối tượng nhất định thông qua việc xây dựng và cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho họ nhằm đạt được mục đích nhất định. Thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý là đưa chính sách đó ra thực hiện trên thực tế, chẳng hạn như quy định vào pháp luật tổ chức thực hiện dịch vụ pháp lý miễn phí cho những đối tượng nhất định. Người nghèo trong xã hội là một hiện tượng xã hội: Có hai loại nghèo, nghèo về vật chất và nghèo về tinh thần (về tri thức). Nghèo về vật chất thường có những biểu hiện như thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu tiền chi tiêu, thiếu các vật dụng phục vụ cho cuộc sống hàng ngày, nên các tiêu chuẩn về ăn, ở, mặc, đi lại, học hành không được bảo đảm. Nghèo về tinh thần thường là việc bị hạn chế về nhận thức, hạn chế trong việc hưởng thụ các giá trị nghệ thuật, thiếu hiểu biết, thiếu thông tin, hạn chế trong việc tiếp cận các quyền, tiếp cận pháp luật... Trong quá trình đổi mới, hội nhập và phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam, việc phân hóa giàu nghèo là rất khó tránh khỏi. Nguyên nhân dẫn đến nghèo, về khách quan, có thể từ tình trạng thiếu việc làm ở quy mô lớn, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt tác động đến năng suất lao động, những khó khăn chung của tình hình kinh tế, xã hội, môi trường, vị trí địa lý. Về chủ quan, có thể do năng lực tự thân, điều kiện sức khỏe, sự cố gắng, nhận thức, kiến thức, kỹ năng lao động của từng người cụ thể bị hạn chế... Mặc dù đã ở vào vị thế của các nước đang phát triển, nhưng số người nghèo ở Việt Nam là không nhỏ và theo tiêu chuẩn của Liên Hợp Quốc, thì số người nghèo ở Việt Nam đang có sự gia tăng. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn có mục tiêu xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, có chính sách giúp đỡ người nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống để người nghèo có điều kiện phát triển toàn diện và có thể tự làm chủ được cuộc sống vật chất, tinh thần của mình. Một trong những chính sách đó là chính sách hỗ trợ pháp lý hay còn gọi là trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, giúp họ có thể tham gia các quan hệ pháp
  • 10. 10 luật, thực hiện nghĩa vụ công dân như mọi người khác để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, sự bình đẳng trước pháp luật cũng như bảo đảm trật tự chung của xã hội. Về địa vị pháp lý của người nghèo, Luật Trợ giúp pháp lý và Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý đã quy định: người nghèo là người thuộc hộ nghèo, được xác định theo chuẩn nghèo do Thủ tướng chính phủ quy định trong từng giai đoạn. Từ những phân tích trên có thể rút ra khái niệm thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý hay còn gọi là trợ giúp pháp lý cho người nghèo như sau: Đó là việc đưa chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo ra thực hiện trên thực tế bằng cách từ quy định của pháp luật cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người nghèo theo quy định, giúp người nghèo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật. 1.2. Khái niệm và vai trò của thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ pháp lý hay còn gọi trợ giúp pháp lý cho người nghèo là thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm công bằng xã hội. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định: “Tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, phấn đấu vì một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc có điều kiện phát triển toàn diện”. Thực tế qua 18 năm thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý đã góp phần quan trọng trong việc hướng dẫn pháp luật cho người nghèo và đối tượng khác, bảo đảm cho họ được tiếp cận, sử dụng pháp luật miễn phí góp phần nâng cao nhận thức pháp luật cho người nghèo, giúp người nghèo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tạo điều kiện để thực hiện công bằng xã hội, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật.
  • 11. 11 Thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo có vai trò nâng cao ý thức pháp luật cho người nghèo. Quá trình thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo có vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần từng bước nâng cao nhận thức pháp luật của Nhân dân nói chung và người nghèo nói riêng, tạo ra sự công bằng trong nhận thức và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, giúp người nghèo từng bước hoàn thiện hành vi ứng xử của mình phù hợp với quy định của pháp luật, bảo đảm các đối tượng trợ giúp pháp lý là người nghèo sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Chính vì vậy, để chính sách hỗ trợ pháp lý hay còn gọi là trợ giúp pháp lý cho người nghèo đi vào cuộc sống, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, tăng cường và đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với nhiều hình thức tuyên truyền phong phú để đưa pháp luật đến với Nhân dân nói chung, người nghèo nói riêng. Thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý hay còn gọi là trợ giúp pháp lý cho người nghèo góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người nghèo. Thông qua việc thực hiện trợ giúp pháp lý đã bảo đảm thực hiện chính sách nhất quán của Đảng ta là đặc biệt quan tâm đến người có hoàn cảnh khó khăn, người nghèo, đối tượng chính sách xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của họ. Hỗ trợ pháp lý hay còn gọi là trợ giúp pháp lý cho người nghèo có vai trò quan trọng là bảo vệ sự công bằng, tự do, nhân đạo, niềm tin của người dân vào lẽ phải. Từ vai trò đó của hỗ trợ pháp lý hay còn gọi là trợ giúp pháp lý đã tạo thêm nguồn lực thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Các vụ việc được các tổ chức thực hiện hỗ trợ pháp lý hay còn gọi là trợ giúp pháp lý cho người nghèo tiến hành như: Tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, hoạt động trợ giúp lý khác… với các cơ quan Nhà nước có thẩm
  • 12. 12 quyền được xem xét và giải quyết kịp thời, đúng quy định của pháp luật. Thông qua hỗ trợ pháp lý hay còn gọi là trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đối tượng được trợ giúp pháp lý hiểu được các thủ tục về hành chính tối thiểu, hạn chế đi lại nhiều lần gây tốn kém công sức và tiền bạc của Nhân dân. Hỗ trợ pháp lý hay còn gọi là trợ giúp pháp lý giúp chính quyền các cấp tháo gỡ khó khăn trong việc giải quyết công việc của địa phương, liên quan đến pháp luật nói chung trong đó có pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo, góp phần làm cho chính quyền gần dân hơn, Nhân dân hiểu chính quyền hơn. Đồng thời hỗ trợ pháp lý hay còn gọi là trợ giúp pháp lý còn giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết các vụ việc khách quan, công bằng và đúng quy định của pháp luật, mở rộng điều kiện tranh tụng trước tòa. Hoạt động thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý hay còn gọi là trợ giúp pháp lý cho người nghèo góp phần giúp người dân và các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội tuân thủ pháp luật nói chung, trong đó có pháp luật về trợ giúp pháp lý. Thông qua trợ giúp pháp lý, chủ thể thực hiện trợ giúp pháp lý đã phát hiện nhiều bất cập từ các quy định của pháp luật, nhất là pháp luật liên quan đến người nghèo. Từ đó có kiến nghị đến cơ quan có thẩm quyền để sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các văn bản pháp luật nhằm hoàn thiện hơn các cơ chế, chính sách và pháp luật phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, khu vực và thế giới. Trong 18 năm qua, hỗ trợ pháp lý hay còn gọi là trợ giúp pháp lý cho người nghèo đã có những đóng góp rất quan trọng trong việc cung cấp các cơ sở về khoa học pháp lý và thực tiễn cuộc sống, góp phần quan trọng trong công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo nói riêng và hệ thống pháp luật nói chung, phục vụ thắng lợi sự nghiệp đổi mới. Thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý hay còn gọi là trợ giúp pháp lý cho người nghèo là một hình thức hiện thực hóa quyền con người. Người nghèo là những người có mức sống thấp, từ đó ảnh hưởng đến tất cả các quyền khác từ học tập, chăm sóc sức khỏe, tự do đi lại, tự do cư trú, quyền được hưởng những điều kiện làm việc thích đáng… nên họ cần được xếp vào nhóm những người dễ bị tổn thương - nhóm mà Bộ luật Nhân quyền quốc tế có sự quan
  • 13. 13 tâm đặc biệt. Do đó, thực hiện tốt chính sách hỗ trợ pháp lý hay còn gọi là trợ giúp pháp lý cho người nghèo là một hình thức hiện thực hóa quyền con người. Trợ giúp pháp lý - một hình thức dịch vụ pháp lý mà Nhà nước cung ứng cho người nghèo để giúp họ bình đẳng trong tiếp cận công lý với các đối tượng khác, để họ sử dụng pháp luật làm công cụ bảo vệ quyền khi bị xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm. Qua hoạt động này, người nghèo được nâng cao hiểu biết pháp luật, khuyến nghị có ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, tăng khả năng ứng xử tích cực với pháp luật (tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật), giúp bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của chính bản thân họ. Qua thực tiễn hoạt động của các tổ chức trợ giúp pháp lý cho thấy, mặc dù pháp luật được ban hành nhiều, Nhà nước đã có nhiều loại hình phổ biến, giáo dục pháp luật nhưng người dân nói chung và người nghèo nói riêng vẫn “đói” luật, vẫn không nhận thức và hiểu rằng pháp luật bảo vệ họ chứ không phải để trừng trị họ. Không thể phủ nhận rằng, ghi nhận các quyền con người, quyền công dân trong các đạo luật là một bước tiến dài về lập pháp và là biện pháp rất quan trọng bảo đảm quyền con người, quyền công dân nhưng chỉ vậy thôi thì chưa đủ. Điều quan trọng là phải được biết và hiểu về các quyền đó (biết rõ về từng quyền, có những quyền gì, làm thế nào để thực hiện được…), người dân phải biết kiến nghị để Nhà nước có giải pháp giúp họ được biết về quyền và biết đề nghị ở đâu để bảo vệ quyền, đề nghị như thế nào, kiến nghị đến ai để có hiệu quả?... Bên cạnh đó, hỗ trợ pháp lý hay còn gọi là trợ giúp pháp lý trực tiếp tham gia vào vụ việc theo thủ tục luật định về tranh tụng (hình sự, hành chính, dân sự…) để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người nghèo. Tổ chức trợ giúp pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý là một kênh giám sát công vụ trong yêu cầu thực thi nghiêm chỉnh và thống nhất các quy định của pháp luật, bảo đảm công bằng, bình đẳng cho mọi công dân trước các cơ quan Nhà nước trong việc giải quyết các công việc của dân. Thông qua từng vụ việc trợ giúp pháp lý cụ thể cho thấy những khiếm khuyết của nền công vụ, đặc biệt là trách nhiệm phục vụ công dân một cách nhanh chóng, thuận tiện, đúng pháp luật của các công chức Nhà nước đang được xem xét và đánh giá khách quan, các khiếm khuyết và sai sót đều bị kiến nghị và yêu cầu
  • 14. 14 khắc phục. Từ đó, trợ giúp pháp lý là công cụ bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội và của Nhân dân, hạn chế và loại trừ các hành vi vi phạm pháp luật của các chủ thể công quyền và cá nhân. Như vậy, để hiện thực hóa quyền con người trong cuộc sống, Nhà nước phải tổ chức thực hiện qua việc tạo ra những cơ hội phù hợp khác nhau với mỗi công dân khác nhau để họ có thể tiếp cận bình đẳng các quyền và thực thi các quyền mà không bị thiệt thòi do sự khác biệt về giàu nghèo, địa vị xã hội, kém hiểu biết, thiếu thông tin…Với cách tiếp cận này, trợ giúp pháp lý chính là một biện pháp mà Nhà nước sử dụng như công cụ để bảo đảm bình đẳng trong quyền con người, quyền công dân. 1.3. Nội dung, hình thức, phương thức, chủ thể thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo Nghiên cứu pháp luật về việc thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý hay còn gọi là trợ giúp pháp lý cho người nghèo cho thấy, phương tiện chủ yếu của nó là Luật Trợ giúp pháp lý. Luật này đã thể hiện rõ nội dung, quan điểm cơ bản của pháp luật về trợ giúp pháp lý trong điều kiện đổi mới và xây dựng Nhà nước pháp quyền. Tại Điều 2 Luật Trợ giúp pháp lý đã xác định trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật. Như vậy, nội hàm của khái niệm trợ giúp pháp lý gồm ba nội dung chủ yếu, thứ nhất là dịch vụ pháp lý miễn phí, thứ hai là giành cho người được trợ giúp pháp lý và thứ ba là có hình thức, thủ tục phù hợp với quy định của Luật Trợ giúp pháp lý. Từ ba đặc trưng cơ bản trên luật đã thể hiện được bản chất của trợ giúp pháp lý. Theo đó, trợ giúp pháp lý được xác định là một loại hình dịch vụ pháp lý dành cho những đối tượng nhất định thuộc diện Nhà nước và xã hội phải quan tâm, giúp đỡ. Xuất phát từ nền tảng đó dịch vụ pháp lý ở đây được thực hiện miễn phí và người được trợ giúp pháp lý không phải chi trả bất cứ một khoản chi phí nào. Điều quan trọng là cung ứng các dịch vụ pháp lý phải tuân theo các quy định chặt chẽ trong luật, như các vấn đề liên
  • 15. 15 quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý, hình thức trợ giúp pháp lý, phạm vi, thủ tục trợ giúp pháp lý. Luật trợ giúp pháp lý, phạm vi điều chỉnh bao gồm các vấn đề như: người được trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý, hoạt động trợ giúp pháp lý, quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý. Luật Trợ giúp pháp lý đã xác định phạm vi các đối tượng thuộc diện được hưởng lợi ích từ chính sách trợ giúp pháp lý. So với các quy định của pháp luật hiện hành, Luật Trợ giúp pháp lý đã có những thay đổi phạm vi diện người được trợ giúp pháp lý. Nếu như trước đây chỉ người nghèo, đối tượng chính sách và một số đối tượng khác mới được trợ giúp pháp lý thì Luật Trợ giúp pháp lý đã bổ sung thêm đối tượng là người già cô đơn, người tàn tật và một số đối tượng thuộc diện có công với cách mạng. Quy định mới này, một mặt là cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp về bảo đảm quyền cho một số đối tượng cần được Nhà nước và xã hội quan tâm, giúp đỡ, mặt khác khẳng định sự nhất quán trong các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước ta, đặc biệt là chính sách xoá đói, giảm nghèo, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, chính sách dân tộc, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và bản chất tốt đẹp của chế độ XHCN ở Việt Nam. Luật Trợ giúp pháp lý xác định tương đối rõ các vấn đề về tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý, Điều 10 Luật quy định các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý là Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước và các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý. Trong đó các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý gồm có: Tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật, thuộc tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức chính trị, xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp thực hiện đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý. Tại Điều 17 Luật quy định người thực hiện trợ giúp pháp lý là trợ giúp viên pháp lý và người tham gia trợ giúp pháp lý là cộng tác viên của Trung tâm; Luật sư, tư vấn viên pháp luật làm việc trong các tổ chức tư vấn pháp luật thuộc tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức chính trị, xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp. Để phù hợp với bản chất của trợ giúp pháp lý, Luật Trợ giúp pháp lý đã xác định phạm vi cần điều chỉnh là các vấn đề mang tính nền tảng của hoạt động trợ giúp pháp lý như các nguyên tắc hoạt động, vụ việc trợ giúp pháp lý, phạm vi
  • 16. 16 thực hiện trợ giúp pháp lý, các hình thức trợ giúp pháp lý và quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý. Điều 3 Luật Trợ giúp pháp lý quy định các nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý như: không thu phí, lệ phí, thù lao từ người được trợ giúp pháp lý; Trung thực, tôn trọng sự thật khách quan; Sử dụng các biện pháp phù hợp với quy định của pháp luật để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý; tuân thủ pháp luật và quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý; nguyên tắc chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trợ giúp pháp lý. Đây là những quan điểm chỉ đạo mang tính xuyên suốt hoạt động trợ giúp pháp lý, buộc các chủ thể thực hiện trợ giúp pháp lý đều có trách nhiệm tuân thủ và trở thành kim chỉ nam cho hoạt động trợ giúp pháp lý. Điều 27 Luật trợ giúp pháp lý quy định rõ hình thức trợ giúp pháp lý, bao gồm: tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng. Về chính sách trợ giúp pháp lý: cùng với việc xác định phạm vi điều chỉnh, Điều 4 - Luật Trợ giúp pháp lý đã thiết lập nội dung chính sách trợ giúp pháp lý của Việt Nam trong từng giai đoạn hiện nay. Theo đó, trợ giúp pháp lý là trách nhiệm của Nhà nước. Nhà nước có chính sách để bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội; đồng thời Nhà nước có chính sách nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý, thu hút các nguồn lực thực hiện trợ giúp pháp lý; bên cạnh đó Nhà nước hỗ trợ, khuyến khích, ghi nhận và tôn vinh các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, đóng góp cho hoạt động trợ giúp pháp lý. Trong Điều 11 Luật Trợ giúp pháp lý quy định Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tư pháp, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu, trụ sở và tài khoản riêng. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, được thành lập tại các huyện ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, giao thông không thuận tiện đến Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và chưa có tổ chức hành nghề luật sư hoặc tổ chức tư vấn pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Chi nhánh. Căn cứ nhu cầu và điều kiện thực tế tại địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước. Quán triệt quan điểm xã hội hoá hoạt động trợ
  • 17. 17 giúp pháp lý, Luật Trợ giúp pháp lý đã thiết lập cơ chế tham gia trợ giúp pháp lý của các tổ chức hành nghề luật sư và tổ chức tư vấn pháp luật. Như vậy, cùng với việc mở rộng diện người được trợ giúp pháp lý. Luật Trợ giúp pháp lý đã mở rộng hơn diện tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, cho phép tổ chức hành nghề luật sư và Luật sư, Trung tâm tư vấn pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý. Trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự trang trải và từng bước xã hội hoá trợ giúp pháp lý, giảm gánh nặng cho Nhà nước về đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý. Luật trợ giúp pháp lý đã xác định người thực hiện trợ giúp pháp lý phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện, tiêu chuẩn nhất định; trong đó chú trọng xây dựng đội ngũ trợ giúp viên pháp lý và đội ngũ cộng tác viên, đồng thời huy động các luật sư, tư vấn viên pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý. Đa dạng hoá người thực hiện trợ giúp pháp lý và phù hợp với nguồn lực hiện có của Việt Nam. Về các đảm bảo để công tác trợ giúp pháp lý phát triển ổn định và vững chắc: Về nội dung này, ngoài vấn đề bảo đảm về tổ chức, cán bộ, Luật Trợ giúp pháp lý đã xác định một cơ chế đồng bộ về chỉ đạo điều hành để Luật Trợ giúp pháp lý đi vào cuộc sống. Luật đã xác định trách nhiệm và nội dung quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý, trách nhiệm của Chính phủ, trách nhiệm của Bộ Tư pháp, các bộ và cơ quan ngang bộ trong phối hợp thực hiện quản lý Nhà nước về trợ giúp pháp lý. Xác định trách nhiệm của UBND cấp tỉnh trong việc quản lý nhà nước, bảo đảm biên chế, kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý ở địa phương có khó khăn về kinh tế. Nguồn tài chính của quỹ gồm các đóng góp tự nguyện, tài trợ của cơ quan, tổ chức, cá nhân, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác. Quỹ hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, được miễn thuế. Việc thành lập, quản lý, sử dụng quỹ do Chính phủ quy định cụ thể. Ở Việt Nam, chính sách hỗ trợ pháp lý được thể chế hóa chủ yếu trong Luật trợ giúp pháp lý. Ngoài ra, chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo còn được thể chế hóa trong: - Bộ luật hình sự; Bộ luật tố tụng hình sự và Luật thi hành án hình sự;
  • 18. 18 - Bộ luật dân sự; Bộ luật tố tụng dân sự và Luật thi hành án dân sự; - Luật hôn nhân gia đình và pháp luật về trẻ em; - Luật khiếu nại, tố cáo; - Luật đất đai, nhà ở; Luật môi trường và bảo vệ người tiêu dùng; - Bộ Luật lao động, việc làm, bảo hiểm; … Các lĩnh vực pháp luật liên quan đến chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo hoặc liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Có thể thấy các nội dung, lĩnh vực trợ giúp pháp lý được quy định đã bao quát hết các lĩnh vực pháp luật nói chung trừ lĩnh vực kinh doanh, thương mại. 1.4. Ý nghĩa của chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo Thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý bằng các hình thức tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, các hình thức trợ giúp pháp lý khác cho đối tượng, các tổ chức trợ giúp pháp lý đã giúp đối tượng nâng cao trình độ hiểu biết và ý thức pháp luật để họ ứng xử phù hợp với pháp luật, thực hiện pháp luật, giải toả vướng mắc pháp luật, giảm khiếu kiện vượt cấp, tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời giúp các cơ quan nhà nước, cơ quan tư pháp giải quyết vụ việc một cách chính xác, khách quan, công bằng và kịp thời cho đối tượng, tạo niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Nhìn chung, sau nhiều triển khai thực hiện Quyết định số 734/TTg của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành, công tác trợ giúp pháp lý đã đạt được những kết quả quan trọng. Hệ thống tổ chức trợ giúp pháp lý đã được hình thành từ Trung ương đến địa phương, bao gồm Cục Trợ giúp pháp lý thuộc Bộ Tư pháp, Trung tâm trợ giúp pháp lý ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Chi nhánh, tổ trợ giúp pháp lý ở cấp huyện, cấp xã và từng bước được củng cố, kiện toàn. Một số Trung tâm đã được bố trí trụ sở làm việc riêng, được cấp phương tiện, trang thiết bị làm việc và kinh phí hoạt động. Đội ngũ cán bộ thực hiện trợ giúp pháp lý đã từng bước được củng cố và tăng cường, được cập nhật kiến thức pháp luật mới và bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ trợ giúp. Đội ngũ cộng tác viên không
  • 19. 19 ngừng phát triển về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu trợ giúp pháp lý phong phú, đa dạng của nhân dân. Thực tiễn hoạt động trợ giúp pháp lý trong thời gian qua đã chứng minh chủ trương của Đảng về việc thành lập và phát triển hoạt động trợ giúp pháp lý ở nước ta là đúng đắn, kịp thời, phù hợp với nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân. Các tổ chức trợ giúp pháp lý đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong việc giúp đỡ pháp lý cho đông đảo người nghèo, các đối tượng chính sách và một số đối tượng khác, đồng thời trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống pháp luật của xã hội. Hoạt động của các tổ chức trợ giúp pháp lý đã góp phần đưa chủ trương xoá đói, giảm nghèo, đền ơn, đáp nghĩa, bảo đảm công bằng xã hội của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống; giúp các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước khác giải quyết các vụ việc một cách chính xác, khách quan, công bằng và đúng pháp luật; góp phần giải toả những vướng mắc pháp luật của nhân dân, tạo niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước; góp phần ổn định chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội; tạo lập cơ chế thực hiện nguyên tắc Hiến định: Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, bảo đảm công bằng xã hội; góp phần giữ vững và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Trong quá trình hình thành và phát triển, hoạt động trợ giúp pháp lý có những thuận lợi rất cơ bản, đó là: được Đảng quan tâm, chỉ đạo, kịp thời có chủ trương và Nghị quyết đúng đắn về việc thành lập tổ chức tư vấn pháp luật miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách. Nhà nước đã coi hoạt động trợ giúp pháp lý là một trong những chức năng xã hội của Nhà nước, là một chính sách trong Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói, giảm nghèo quốc gia. Nhà nước đã kịp thời thể chế hoá chủ trương, Nghị quyết của Đảng về trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để thành lập tổ chức, triển khai hoạt động trợ giúp pháp lý có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu trợ giúp pháp lý của nhân dân.
  • 20. 20 Hoạt động trợ giúp pháp lý đã có những đóng góp nhất định vào sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phù hợp với đường lối đổi mới toàn điện đất nước của Đảng và nguyện vọng của quần chúng nhân dân nên nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, sự đồng tình ủng hộ, tạo điều kiện của các cấp chính quyền, các cơ quan, ban ngành, tổ chức từ Trung ương tới địa phương và sự hưởng ứng, hoan nghênh của đông đảo các tầng lớp nhân dân. 1.5. Hình thức và phương thức thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo 1.5.1. Hình thức thực hiện Nhằm thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý hay còn gọi là trợ giúp pháp lý cho người nghèo cần phải tiến hành theo hình thức trợ giúp nhất định. Hình thức trợ giúp pháp lý nói chung là cách thể hiện, cách tiến hành hoạt động trợ giúp pháp lý cho các đối tượng được trợ giúp pháp lý. Hiện nay, trên thế giới mỗi nước có những hình thức trợ giúp pháp lý khác nhau tùy thuộc vào tính chất, nhu cầu trợ giúp pháp lý của đối tượng được trợ giúp pháp lý. Tuy nhiên hình thức đại diện pháp lý - hình thức tổ chức trợ giúp pháp lý cử người đại diện bào chữa, bảo vệ cho người được trợ giúp pháp lý trước cơ quan tiến hành tố tụng là hình thức cơ bản nhất, được quy định trong chế định trợ giúp pháp lý của nhiều nước. Nhìn chung các nước đều cho phép thực hiện đại diện cho đối tượng ở mọi giai đoạn tố tụng. Tuy nhiên, phạm vi đại diện và việc bảo đảm đại diện có thể khác nhau tùy theo pháp luật tố tụng của từng nước. Ở Phần Lan, bên cạnh hình thức đại diện pháp lý, hình thức trợ giúp pháp lý chủ yếu là tư vấn, thu thập tài liệu. Hình thức tư vấn pháp luật là dịch vụ pháp lý nhằm giải thích pháp luật và hướng dẫn việc thực hiện pháp luật cho người được trợ giúp pháp lý thông qua lời nói hoặc văn bản, trực tiếp hoặc gián tiếp. Ngoài ra, ở Anh, Ấn Độ, Mỹ, ngoài hình thức đại diện pháp lý và tư vấn pháp luật, hình thức hòa giải cũng thường xuyên được áp dụng. Trong quá trình thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý, nếu thấy vụ việc có thể hòa giải được thì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cử người thực hiện hòa giải. Như vậy, tựu chung lại, mỗi nước đều có
  • 21. 21 những hình thức trợ giúp pháp lý được sử dụng khác nhau nhưng chủ yếu là hình thức đại diện và tư vấn pháp luật. Ở Việt Nam, hoạt động trợ giúp pháp lý được thực hiện bằng 4 hình thức: tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng (Điều 27, Luật Trợ giúp pháp lý). Là một đối tượng được trợ giúp pháp lý, các hình thức trợ giúp pháp lý cho người nghèo cũng được áp dụng theo quy định trên, cụ thể: Tư vấn pháp luật: là hình thức người thực hiện trợ giúp pháp lý tư vấn pháp luật cho người được trợ giúp pháp lý bằng việc hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp soạn thảo văn bản liên quan đến tranh chấp, khiếu nại, vướng mắc pháp luật; hướng dẫn giúp các bên hòa giải, thương lượng, thống nhất hướng giải quyết vụ việc. Tham gia tố tụng: là hình thức Trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này và pháp luật về tố tụng. Đại diện ngoài tố tụng: Là hình thức Trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 1.5.2. Phương pháp thực hiện Phương pháp hỗ trợ pháp lý hay còn gọi là trợ giúp pháp lý nói chung là cách thức mà chủ thể thực hiện trợ giúp pháp lý tiến hành nhằm mục đích thực hiện các hình thức trợ giúp pháp lý cho đối tượng. Ở các nước trên thế giới, các chủ thể thực hiện trợ giúp pháp lý lại có phương pháp khác nhau để thực hiện trợ giúp pháp lý cho phù hợp với điều kiện của mình nhưng nhìn chung phương pháp chủ yếu là phổ biến, truyền thông về trợ giúp pháp lý. Phương pháp phổ biến, truyền thông về trợ giúp pháp lý có thể thực hiện thông qua việc in ấn tờ rơi, tờ gấp pháp luật, các buổi diễn thuyết hoặc khi gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp với đối tượng được trợ giúp pháp lý. Bên cạnh đó, một số quốc gia như Philippine, Úc còn tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động, phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.
  • 22. 22 Ở Việt Nam, để thực hiện hỗ trợ pháp lý hay còn gọi là trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý có thể tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau như thông qua hoạt động truyền thông và thông tin để đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý biết và hiểu được quyền lợi của mình và khi họ có yêu cầu họ sẽ biết phải làm như thế nào, tìm đến đâu để đảm bảo quyền cho mình. Hoạt động trợ giúp pháp lý còn được thực hiện thông qua phương pháp phối hợp giữa các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong tất cả các hoạt động, đặc biệt là hoạt động tố tụng. Bên cạnh đó, phương pháp ưu việt nhất của hoạt động trợ giúp pháp lý là thực hiện trợ giúp pháp lý lưu động. Đặc biệt đối với người nghèo, hoạt động trợ giúp pháp lý lưu động được đánh giá là một hình thức trợ giúp pháp lý hiệu quả vì tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo - đối tượng không có khả năng về kinh tế, phương tiện đi lại để giảm bớt thời gian và chi phí. Qua đó, góp phần tuyên truyền phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tạo được sự tin cậy cho người dân trong việc tìm hiểu, giải quyết những vấn đề khúc mắc về mặt pháp luật. 1.6. Chủ thể thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo 1.6.1. Chủ thể thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo Chủ thể thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý hay còn gọi là trợ giúp pháp lý cho người nghèo gồm tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý. 1.6.1.1. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý Trên thế giới, tổ chức thực hiện hỗ trợ pháp lý hay còn gọi là trợ giúp pháp lý ở hầu hết các nước đều có hệ thống trợ giúp pháp lý của Nhà nước và các tổ chức trợ giúp pháp lý phi Chính phủ (trợ giúp pháp lý xã hội). Hệ thống trợ giúp pháp lý của Nhà nước được tổ chức từ Trung ương đến địa phương, có nhiệm vụ thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho các đối tượng nhất định mà chủ yếu là người nghèo. Ví dụ, ở Philippine là Văn phòng luật sư công (hiện nay là Cục luật sư công) - giữ vai trò nòng cốt, các Văn phòng khu vực, Văn phòng cấp quận và các Văn phòng
  • 23. 23 cấp dưới trực thuộc, ngoài ra còn có Ủy ban trợ giúp pháp lý về đất đai thuộc Bộ Cải cách ruộng đất. Ở Canada và Hàn Quốc, tổ chức trợ giúp pháp lý được gọi là Cục trợ giúp pháp lý. Ở Việt Nam, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý nói chung và cho người nghèo nói riêng gồm Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước và các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý (Điều 10, Luật Trợ giúp pháp lý). Theo đó, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập. Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp, có tư cách pháp nhân, có con dấu, trụ sở và tài khoản riêng. Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước được thành lập với chức năng cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý, giúp họ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, giải quyết các vướng mắc, tranh chấp pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật. Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước là lực lượng nòng cốt, đại diện cho Nhà nước trong hoạt động trợ giúp pháp lý. Với đặc điểm là đơn vị sự nghiệp công lập, được cấp kinh phí, bảo đảm về cơ sở vật chất, phương tiện, cùng đội ngũ trợ giúp viên, cộng tác viên đông đảo, so với các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác, Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước có nhiều ưu thế trong hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí và ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong hoạt động này. Về các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý đã quy định tại Điều 12 Luật trợ giúp pháp lý bao gồm tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý và tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý. Trong thời gian tới, với xu thế xã hội hóa hoạt động trợ giúp pháp lý, các tổ chức hành nghề luật sư với các luật sư chuyên nghiệp, có khả năng, kỹ năng và nhiều kinh nghiệm trong hoạt động tranh tụng sẽ là tổ chức ngày càng đóng vai trò
  • 24. 24 quan trọng trong hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo đặc biệt là hoạt động tham gia tố tụng. Bên cạnh đó các tổ chức tư vấn pháp luật với nguồn lực xã hội mạnh mẽ là lực lượng giải quyết những nhu cầu tư vấn pháp luật nhỏ của người nghèo. 1.6.1.2. Người thực hiện trợ giúp pháp lý Nhìn chung trên thế giới hoạt động trợ giúp pháp lý chủ yếu được thực hiện bởi đội ngũ luật sư chuyên nghiệp. Ngoài ra, một số nhóm người khác như sinh viên, cán bộ pháp luật Nhà nước, người có kiến thức pháp luật được thu hút khuyến khích làm trợ giúp pháp lý. Ở Việt Nam, theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý cũng phải là người có kiến thức pháp luật sâu rộng, cụ thể bao gồm: Trợ giúp viên pháp lý, Cộng tác viên, Luật sư và Tư vấn viên pháp luật (Điều 17, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017). Trợ giúp viên pháp lý theo quy định phải là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam và có đủ các tiêu chuẩn sau: có phẩm chất đạo đức tốt; có trình độ cử nhận luật trở lên; Đã được đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư; đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư hoặc tập sự trợ giúp pháp lý; Có sức khỏe bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý; Không đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật. Trợ giúp viên pháp lý là viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước, được Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp thẻ Trợ giúp viên pháp lý theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp. Cộng tác viên là những người đã nghỉ hưu, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe, có nguyện vọng thực hiện trợ giúp pháp lý có thể trở thành cộng tác viên trợ giúp pháp lý, bao gồm: trợ giúp viên pháp lý; thẩm phán, thẩm tra viên ngành Tòa án; kiểm sát viên, kiểm tra viên ngành kiểm sát; điều tra viên; chấp hành viên, thẩm tra viên thi hành án dân sự; chuyên viên làm công tác pháp luật tại các cơ quan nhà nước được quy định tại Điều 24 của Luật Trợ giúp pháp lý thì được Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước đề nghị Giám đốc Sở Tư pháp cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý.
  • 25. 25 Luật sư tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về luật sư, tham gia trợ giúp pháp lý với tư cách cộng tác viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý. Tư vấn viên pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý theo sự phân công của tổ chức tư vấn pháp luật nơi họ làm việc, tham gia trợ giúp pháp lý với tư cách cộng tác viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước. Người thực hiện trợ giúp pháp lý có các quyền và nghĩa vụ sau: Thực hiện trợ giúp pháp lý; Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý trong các trường hợp quy định Điều 37 của Luật Trợ giúp pháp lý; Được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng trợ giúp pháp lý; Tuân thủ nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý; Tuân thủ nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý; Kịp thời báo cáo với tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý những vấn đề phát sinh làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện trợ giúp pháp lý. Như vậy, mặc dù người thực hiện trợ giúp pháp lý có thể là người làm việc trong Nhà nước hoặc tổ chức khác nhưng điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất là có đủ khả năng, trình độ để thực hiện hoạt động này. 1.6.2. Chủ thể là đối tượng thụ hưởng chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo Chủ thể được trợ giúp pháp lý hay chủ thể là đối tượng thụ hưởng chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo là người nghèo. Khái niệm đói nghèo phản ánh những khía cạnh cơ bản sau đây: Không được hoặc ít được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người; Mức sống của người nghèo, hộ nghèo thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư tại địa bàn sinh sống; Thiếu hoặc không có cơ hội lựa chọn để tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng. Người nghèo là nhóm đối tượng yếu thế của xã hội, chịu ảnh hưởng trực tiếp và đầu tiên từ quá trình phát triển kinh tế, xã hội, quá trình biến đổi khí hậu… Người nghèo luôn mang tâm lý tự ti, dè dặt và là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, luôn sống trong tâm trạng bị gạt ra bên lề và không thuộc về xã hội. Họ nghĩ rằng
  • 26. 26 mình ở vị trí thấp kém trong thang bậc xã hội, chẳng có quyền lực hay tiếng nói gì trong xã hội mà họ đang sống. Do quá vất cả với cuộc sống mưu sinh, người nghèo không có cái nhìn dài hạn mà luôn chọn thái độ sống vì cái hiện tại, các trước mắt, cái ăn cái mặc hàng ngày… Vì vậy, tìm hiểu cuộc sống, đánh giá đúng về số lượng, mức độ nghèo sẽ giúp cho Nhà nước có những chủ trương, chính sách phù hợp để hỗ trợ người nghèo tự ổn định cuộc sống, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. Ở nước ta, người nghèo là người thuộc hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật (Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 ). Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người từ 700.000 đồng/người/tháng trở xuống và hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người từ 900.000 đồng/người/tháng trở xuống (Điều 1, Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020). Hộ nghèo được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hộ nghèo (sổ hoặc giấy chứng nhận hộ nghèo) để họ được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước nói chung và chính sách trợ giúp pháp lý nói riêng. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Luật Trợ giúp pháp lý khẳng định: “Trợ giúp pháp lý” là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý, giúp người được trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật” đã thể hiện được các đặc điểm cơ bản của trợ giúp pháp lý đó là: Nhà nước là nòng cốt trong hoạt động trợ giúp pháp lý, đối tượng được trợ giúp pháp lý là người nghèo và một số đối tượng yếu thế khác, hoạt động trợ giúp pháp lý là một hoạt động bổ trợ tư pháp. Chính sách hỗ trợ pháp lý hay còn gọi là trợ giúp pháp lý cho người nghèo có vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống xã hội, thực hiện tốt chính sách hỗ trợ
  • 27. 27 pháp lý cho người nghèo giúp đảm bảo công bằng xã hội, qua hoạt động này người nghèo được nâng cao ý thức pháp luật, giúp họ bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình và đó chính là một biện pháp hiện thức hóa quyền con người. Với ý nghĩa quan trọng đó, việc đánh giá hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý được thực hiện bằng các tiêu chí phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội, đúng quy trình pháp lý với phương pháp và cách thức phù hợp, từ đó người nghèo và các chủ thể có liên quan thấy hài lòng với dịch vụ này và quyền, lợi ích hợp pháp của họ được bảo vệ, nhận thức pháp luật được nâng lên.
  • 28. 28 CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO NGƯỜI NGHÈO TẠI HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM 2.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và truyền thống đấu tranh của huyện Thăng Bình tác động đến thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo 2.1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên của vùng đất Thăng Bình Là một huyện nằm giữa tỉnh Quảng Nam, có thị trấn Hà Lam làm huyện lỵ, Thăng Bình ở tọa độ 150 30’ đến 150 59’ vĩ độ Bắc và từ 1080 7’ đến 1080 30’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp huyện Quế Sơn và Duy Xuyên, phía Nam giáp thành phố Tam Kỳ và huyện Phú Ninh, phía Đông giáp biển Thái Bình Dương, phía Tây giáp huyện Tiên Phước và Hiệp Đức. Huyện Thăng Bình có 21 xã, thị trấn; có tổng diện tích đất đai là 384,75km2 , xã có diện tích lớn nhất là Bình Định: 31km2 , xã có diện tích nhỏ nhất là Bình Nguyên: 7,72km2 . Đất đai ở Thăng Bình chia làm nhiều vùng khác nhau: vùng ven biển chủ yếu là đất cát trắng; vùng đồng bằng trung du bán sơn địa và miền núi rừng rậm rạp, đất đai khô cằn, bạc màu hoặc bị đá ong hóa. Hiện nay diện tích gò đồi, núi trọc chiếm 2/5 diện tích đất đai của huyện. Bảng 2.1. Bản đồ huyện Thăng Bình Nguồn: Niên giám thống kê năm 2016 Huyện Thăng Bình, tháng 06/2017, tr. 4 Về thời tiết khí hậu, Thăng Bình có 2 mùa rõ rệt trong năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 năm trước đến tháng 2 năm sau, mùa khô bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 8
  • 29. 29 nên nắng nóng và mưa lớn kéo dài thường xuyên gây nên hạn hán, bão, lụt làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sản xuất của nhân dân. Thăng Bình có hơn 25km bờ biển chạy dài dọc qua các xã phía Đông của huyện với một dãy đất cát trắng mênh mông, sau lưng có núi Cao Ngạn và một số núi kéo dài cả huyện ở miền cao bao lấy bên trong là vùng đồng bằng trung du bán sơn địa và diện tích rừng, gò đồi. Trước kia, Thăng Bình có nhiều sông suối, có nước chảy quanh năm từ các triền núi đổ về như sông Ly Ly, sông Trường Giang.... nhưng theo năm tháng, dòng sông đổi dòng ở một số đoạn nên về mùa nắng, nước ở các suối và sông Ly Ly trở nên cạn kiệt; sông Trường Giang bị nước biển xâm thực, trở nên nguồn nước lợ. Bảng 2.2. Các đơn vị hành chính của huyện Thăng Bình STT Đơn vị hành chính cấp xã Diện tích (Km2) Dân số (1000 người) 1 TT. Hà Lam 13.14 16.78 2 Xã Bình Dương 22.37 7.54 3 Xã Bình Giang 20.14 9.44 4 Xã Bình Nguyên 8.57 6.32 5 Xã Bình Phục 17.40 8.54 6 Xã Bình Triều 14.18 9.69 7 Xã Bình Đào 12.15 7.45 8 Xã Bình Minh 12.14 7.48 9 Xã Bình Lãnh 20.67 6.09 10 Xã Bình Trị 22.61 6.62 11 Xã Bình Định Bắc 15.79 4.65 12 Xã Bình Định Nam 17.42 4.82 13 Xã Bình Quý 29.81 12.52 14 Xã Bình Phú 28.19 4.05 15 Xã Bình Chánh 15.55 4.42 16 Xã Bình Tú 20.17 12.91 17 Xã Bình Sa 24.28 6.76 18 Xã Bình Hải 13.72 6.02 19 Xã Bình Quế 16.76 6.70 20 Xã Bình An 22.66 12.17 21 Xã Bình Trung 18.75 11.96 22 Xã Bình Nam 25.79 8.68 Nguồn: Niên giám thống kê năm 2016 huyện Thăng Bình, tr. 20-36 Về giao thông, ngoài đường biển, đường sông khá thuận lợi cho việc giao thông vận tải, Thăng Bình còn nhiều đường trên bộ. Đường quốc lộ 1A và tuyến
  • 30. 30 đường sắt Bắc - Nam chạy xuyên qua địa phận huyện; đường quốc lộ 14E bắt đầu từ Cây Cốc (Hà Lam) lên Việt An, Tân An đến Làng Hồi (Phước Sơn) giáp đường Hồ Chí Minh nối liền với các tỉnh Tây Nguyên; đường Thanh Niên chạy dọc ven biển. Nhiều tuyến đường liên huyện, liên xã, liên thôn chạy dọc khắp huyện là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. 2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội Năm 2017, tình hình kinh tế - xã hội huyện Thăng Bình đạt nhiều kết quả tích cực. Tổng giá trị sản xuất ngành kinh tế là 8.251 tỷ đồng (giá so sánh 2010). Tốc độ tăng trưởng đạt 14,2%, tăng 3,2% so với chỉ tiêu Nghị quyết (Nghị quyết đề ra 11%). Cơ cấu giữa các ngành kinh tế: Nông, lâm, ngư nghiệp - Công nghiệp, xây dựng - Thương mại, Dịch vụ tương ứng là 20,9% - 32,6% - 46,5%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 28,9 triệu đồng/năm (Nghị quyết HĐND là 29 triệu đồng), tăng 3,7 triệu đồng/năm/người so với năm 2016 [30]. An ninh chính trị và trật tự - an toàn xã hội được giữ vững. Đời sống văn hóa của người dân ngày càng được nâng cao. Với vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội như vậy cộng với những hậu quả nặng nề của các cuộc chiến tranh, nhất là chiến tranh chống Mỹ cứu nước, huyện Thăng Bình vẫn là một huyện nghèo của tỉnh Quảng Nam nói riêng và của nước ta nói chung. Thực trạng đó kéo theo nhiều hệ lụy trong đó có nhận thức pháp luật. Bởi vậy, chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo cần phải được thực hiện nghiêm chỉnh trên địa bàn này. Vậy việc thực hiện chính sách đó được thực hiện ra sao tại Huyện Thăng Bình. Nội dung của mục tiếp theo của luận văn này cho thấy rõ điều đó. 2.2. Thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam 2.2.1 Thực trạng chủ thể thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam Ngay từ đầu năm Sở Tư pháp tỉnh đã phê duyệt Kế hoạch số 02/KH-TGPL ngày 06/2/2017 của Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) triển khai thực hiện Quyết
  • 31. 31 định 32/2016 ngày 8/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách TGPL cho 133 xã thuộc 3 huyện nghèo, các xã nghèo, các thôn bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh - Các hoạt động từ nguồn ngân sách Trung ương Hỗ trợ thực hiện vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình. Dựa trên tiêu chí xác định vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp. Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh trên cơ sở nguồn kinh phí được Trung ương phân bổ sẽ thực hiện việc hỗ trợ vụ việc theo quy định. Hỗ trợ học phí cho viên chức của Trung tâm TGPL Nhà nước đủ điều kiện tham gia khóa đào tạo nghề Luật sư để về phục vụ tại các huyện nghèo, hỗ trợ cho 02 người/năm. Dự kiến tổ chức một lớp tập huấn khoảng 70 - 80 người tham dự cho người thực hiện trợ giúp pháp lý tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn đặc biệt khó khăn, triển khai vào Quý III/2017. Thiết lập đường dây nóng về TGPL, trang bị máy vi tính và các thiết bị ghi âm cuộc gọi điện thoại với tổng giá trị các trang thiết bị không quá 20.000.000 đồng. Phân công viên chức, Trợ giúp viên pháp lý luân phiên trực tổng đài đường dây nóng để kịp thời đáp ứng được nhu cầu và quyền lợi của người được trợ giúp pháp lý. - Các hoạt động theo nguồn ngân sách địa phương Phòng Nghiệp vụ 1, 2 Trung tâm trợ giúp pháp lý tham mưu thực hiện nội dung biên soạn pháp luật về trợ giúp pháp lý bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc trên Đài truyên thanh các xã. Với 500.000 đồng/01 số/06 tháng/ xã nghèo, thôn đặc biệt khó khăn Trung tâm TGPL tỉnh phối hợp với Đài truyền thanh các xã thuộc các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn thực hiện việc phát thanh chuyên trang, chuyên mục bằng tiếng Việt và tiếng dân tộc: 06 lần/ quý với 500.000 đồng/ xã nghèo, thôn đặc biệt khó khăn/quý.(06 lần/ quý).
  • 32. 32 Tổ chức các đợt truyền thông về cở sở cho 133 đơn vị, các xã thuộc các huyện nghèo, các xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn tổ chức ít nhất 01 đợt truyền thông về cơ sở để đưa hoạt động trợ giúp pháp lý đến với người dân được tốt hơn. Với 2.000.000 đồng/xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn/01 lần/năm. Năm 2017 đánh dấu sự kiện chính sách trợ giúp pháp lý cho các đối tượng TGPL, đối tượng yếu thế trong xã hội với những nội dung thiết thực, sát dân, gần dân. Hy vọng rằng 30 xã của 3 huyện nghèo; 54 xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, an toàn khu; 8 xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; 41 thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi không thuộc các xã nghèo của tỉnh Quảng Nam sẽ từng bước thay đổi diện mạo, cải thiện đời sống vật chất, nâng cao kiến thức pháp luật, đáp ứng được yêu cầu nguyện vọng của nhân dân trong từng giai đoạn phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị trên địa bàn cả nước nói chung và tỉnh nói riêng. [35] Việc thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý hay còn gọi là trợ giúp pháp lý cho người nghèo tại huyện Thăng Bình được tiến hành chủ yếu bởi các chủ thể, trong số đó có thể kể đến: - Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Quảng Nam (Chi nhánh TGPL số 2) Để thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo, ngay sau khi có Quyết định thành lập của UBND tỉnh, Sở Tư pháp đã chủ động phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài Chính, Văn phòng UBND tỉnh và các cơ quan hữu quan kịp thời triển khai, bố trí nhân sự, trụ sở làm việc và các điều kiện cần thiết khác để thành lập các Chi nhánh Trung tâm Trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Từ khi chính thức đi vào hoạt động từ ngày 07/05/2008. Hiện nay, Chi nhánh TGPL số 2 tại huyện Thăng Bình có 5 cán bộ tham gia trợ giúp pháp lý cho người dân nói chung và người nghèo nói riêng. - Hệ thống trợ giúp pháp lý ở cơ sở
  • 33. 33 Xác định được hiệu quả của hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo từ hệ thống trợ giúp pháp lý ở cơ sở, các cơ quan có thẩm quyền đã thành lập được 22 Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý trên địa bàn 21 xã và thị trấn Hà Lam. Để các Câu lạc bộ hoạt động hiệu quả, Chi nhánh TGPL số 2 thuộc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Quảng Nam đã thường xuyên hướng dẫn kiện toàn lại Ban chủ nhiệm các câu lạc bộ TGPL; xây dựng và ban hành Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Câu lạc bộ phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương trình chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn phê duyệt theo quy định. Từ khi được thành lập đến nay, các Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý thường xuyên tổ chức sinh hoạt định kỳ theo Điều lệ. Từ năm 2008 đến hết năm 2017, các Câu lạc bộ đã tổ chức 1.135 đợt sinh hoạt Câu lạc bộ, với sự tham dự của 2.081 lượt người. Sự ra đời và phát triển của mạng lưới Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý đã tạo diễn đàn để người nghèo nói riêng và người được trợ giúp pháp lý nói chung ở địa phương tham gia sinh hoạt, trao đổi, thảo luận về những vấn đề có liên quan đến vướng mắc pháp luật tại cơ sở, tạo thuận lợi cho người được trợ giúp pháp lý trong việc tiếp cận với hoạt động trợ giúp pháp lý, tận dụng nguồn lực tại chỗ và thúc đẩy đối thoại giữa người dân và chính quyền các cấp. - Tổ chức xã hội Trong xu thế xã hội hóa hoạt động trợ giúp pháp lý, các tổ chức xã hội đã thực hiện đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý để trợ giúp cho các đối tượng nói chung và cho người nghèo nói riêng. Trên địa bàn huyện Thăng bình hiện nay có 02 tổ chức hành nghề luật sư. Như vậy tỷ lệ tổ chức hành nghề luật sư đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý là quá thấp. Hơn nữa theo kết quả thống kê của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Quảng Nam thì từ khi đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý đến nay, các tổ chức hành nghề luật sư chỉ thực hiện được 11 vụ việc tư vấn pháp luật cho người nghèo. Trong thực tế, đa số các tổ chức hành nghề luật sư đã tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý và có hoạt động tuy nhiên các tổ chức này hoạt động tự phát, không đăng ký với Sở Tư pháp nên tính hiệu quả, ổn định chưa cao. - Cá nhân trực tiếp thực hiện công tác trợ giúp pháp lý cho người nghèo
  • 34. 34 Hiệu quả của hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo phụ thuộc rất lớn vào những cá nhân trực tiếp thực hiện công tác trợ giúp pháp lý. Đội ngũ những người thực hiện trợ giúp pháp lý từ khi thành lập đến nay đã từng bước được củng cố và tăng cường. Hiện nay, Chi nhánh số TGPL 2 thuộc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Quảng Nam có 05 trợ giúp viên pháp lý; 22 cộng tác viên (các cộng tác viên là công chức Tư pháp - Hộ tịch ở các xã và thị trấn Hà Lam). Đội ngũ trợ giúp viên pháp lý và luật sư cộng tác viên ngày càng phát huy vai trò của mình thông qua các hình thức trợ giúp pháp lý như tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng (bào chữa, bảo vệ), đại diện ngoài tố tụng… nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý nói chung và người nghèo nói riêng. Đội ngũ cộng tác viên ở cơ sở đã và đang giữ vai trò quan trọng với việc giải tỏa các vướng mắc pháp luật, các mâu thuẫn phát sinh ngay tại các địa bàn dân cư, góp phần củng cố khối đoàn kết trong nhân dân, giữ bình yên thôn xóm. Nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng thực hiện trợ giúp pháp lý, công tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, viên chức, trợ giúp viên, cộng tác viên trợ giúp pháp lý được UBND tỉnh, Sở Tư pháp tỉnh Quảng Nam đã tổ chức 01 đợt tập huấn cho hội người khuyết tật tỉnh, với 80 người tham dự và 01 đợt tập huấn tăng cường năng lực cho người thực hiện TGPL theo quyết định 32/2016/QĐ-TTg ngày 08/08/2016 của Thủ tướng Chính phủ cho các địa phương Nam Trà My, Bắc Trà My, Phước Sơn, Nông Sơn, Núi Thành, Thăng Bình, Tiên Phước, với 70 người tham dự. [13] 2.2.2. Thực trạng cơ sở vật chất, kinh phí và việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo ở huyện Thăng Bình - Về cơ sở vật chất, Chi nhánh TGPL số 02 thuộc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Quảng Nam được bố trí trụ sở làm việc cùng với Ủy ban nhân dân huyện Thăng Bình; trong đó Chi nhánh số 02 có 01 phòng tiếp dân và 02 phòng làm việc, cơ bản đáp ứng yêu cầu công việc trợ giúp pháp lý cho người nghèo.
  • 35. 35 Về trang thiết bị làm việc, Chi nhánh TGPL số 2 thuộc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Quảng Nam hiện có: 01 máy photo, 05 bộ máy vi tính và một số trang thiết bị, phương tiện cần thiết khác (do Sở Tư pháp cung cấp). Chi nhánh TGPL số 2 của Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Quảng Nam thường xuyên phải đi xuống địa bàn các xã và thôn để thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho người nghèo. Phương tiện di chuyển chủ yếu là xe máy cá nhân. Hiện nay, chưa bố trí xe ô tô cho Chi nhánh này. - Về kinh phí Về kinh phí cho hoạt động trợ giúp pháp lý: Hàng năm, nguồn kinh phí hoạt động của Chi nhánh TGPL số 2 do Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh phân bổ. Với nguồn kinh phí được cấp khá thấp, trong khi địa bàn hoạt động của huyện khá rộng với 21 xã và 1 thị trấn thì kinh phí chủ yếu phục vụ công tác phí đi lại là chính. Ngoài ra, kinh phí hỗ trợ tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác hỗ trợ pháp lý cho người nghèo được triển khai thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 4, Quyết Định số 32/2016/QĐ-TTg ngày 08/08/2016 của Thủ tướng Chính phủ. - Về Công tác ứng dụng công nghệ thông tin và thống kê, báo cáo, sơ kết, tổng kết về trợ giúp pháp lý Thực hiện chủ trương ứng dụng CNTT vào chuyên môn hóa trong từng lĩnh vực, Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh đã xây dựng trang thông tin điện tử của riêng mình, trong đó có một chuyên mục riêng về trợ giúp pháp lý với các nội dung: Hệ thống văn bản pháp luật về trợ giúp pháp lý, lịch trợ giúp pháp lý lưu động… Đồng thời Trung tâm cũng đã trang bị đầy đủ trang thiết bị, phương tiện làm việc để có thể tiếp cận và khai thác thông tin một cách nhanh nhạy và hiệu quả nhất. Ngoài ra để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc và kịp thời áp dụng những thành tựu của ngành công nghệ thông tin trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý. Hiện nay, Chi nhánh TGPL số 2 trên địa bàn huyện Thăng Bình đã thực hiện ứng dụng CNTT đồng bộ với Trung tâm và Sở Tư pháp tỉnh. Về cơ bản, các thông tin báo cáo sơ kết, tổng kết, các văn bản triển khai đã được thực hiện số hóa, góp phần giải quyết công việc nhanh chóng hơn, tiết kiệm hơn.
  • 36. 36 2.2.3. Thực trạng các hình thức và phương pháp tiến hành hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo ở huyện Thăng Bình Bảng 2.3. Kết quả hoạt động Trung Tâm TGPL nhà nước tỉnh và Các chi nhánh TGPL năm 2017 Hình Thức Địa điểm Truyền thông (đợt) Tư vấn trực tiếp (đối tượng yêu cầu) Cộng tác viên (vụ việc) Tư vấn tại trụ sở (vụ việc) Tại Trung Tâm TGPL nhà nước tỉnh Quảng Nam (đã thực hiện 649 vụ việc TGPL) 19 (tại 110 thôn, xã/14 huyện với 1664 người tham gia) 339 186 (Trợ giúp viên: 147 vụ, Cộng tác viên: 39 vụ) 124 Tại các Chi nhánh TGPL (đã thực hiện 273 vụ việc) 09 (tại 23 xã, phường với 1020 người tham gia) 120 68 85 Nguồn: Bài viết Một năm hoạt động sôi nổi của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Quảng Nam, năm 2018. - Về hình thức tiến hành hoạt động trợ giúp pháp lý Để đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý của người nghèo ngày càng đa dạng, phong phú, đồng thời thực hiện Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn thi hành, Trung tâm đã triển khai tất cả các hình thức trợ giúp pháp lý theo quy định. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hình thức tư vấn pháp luật và tham gia tố tụng là hai hình thức được vận dụng nhiều nhất và có hiệu quả nhất. Cụ thể như sau: + Hình thức tư vấn pháp luật Với hình thức này, các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và cá nhân thực hiện trợ giúp pháp lý đã tích cực thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật, giải quyết các mâu thuẫn ngay từ khâu đầu, tránh việc khiếu kiện, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật của người nghèo. Trong giai đoạn từ năm 2012-2017 các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý trên địa bàn huyện đã thực hiện tư vấn được 50 vụ việc cho 68
  • 37. 37 người nghèo có yêu cầu. Hoạt động trợ giúp pháp lý chủ yếu tập trung vào lĩnh vực pháp luật như: Luật đất đai, dân sự, hôn nhân gia đình và trẻ em,… + Hình thức tham gia tố tụng Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng được trợ giúp pháp lý nói chung và cho người nghèo nói riêng, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp yêu cầu Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Quảng Nam, các Chi nhánh TGPL nói chung và Chi nhánh TGPL số 2 Thăng Bình nói riêng thường xuyên phối hợp với các Văn phòng Luật sư, Luật sư Cộng tác viên của Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh và cử Trợ giúp viên pháp lý thực hiện việc đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đối tượng được trợ giúp pháp lý tại các cơ quan tiến hành tố tụng; số vụ việc trợ giúp pháp lý cho người nghèo đã thụ lý từ năm 2012 đến 2017 đã thực hiện hỗ trợ 45 vụ việc. Nhìn chung các vụ việc đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong hoạt động tố tụng đều đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật, các Luật sư cộng tác viên và các Trợ giúp viên pháp lý được cử tham gia tố tụng đều có tinh thần trách nhiệm, chất lượng hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý từng bước đựơc nâng lên, ngày càng khẳng định được vai trò của công tác trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và các đối tượng thuộc diện chính sách, góp phần hỗ trợ hoạt động tranh tụng để vụ việc được xét xử chính xác, khách quan, công bằng và đúng pháp luật. - Về phương pháp tiến hành hoạt động trợ giúp pháp lý Ở huyện Thăng Bình, về cơ bản, hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo đã được tiến hành bằng các phương pháp cơ bản như: hoạt động truyền thông và thông tin, sự phối hợp giữa các cá nhân, cơ quan, tổ chức và trợ giúp pháp lý lưu động, cụ thể: + Phương pháp trợ giúp pháp lý cho người nghèo thông qua truyền thông và thông tin Để người nghèo tiếp cận, sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý thì công tác truyền thông và thông tin là vô cùng quan trọng. Thông qua hoạt động này, người nghèo
  • 38. 38 biết và hiểu được quyền của mình, qua đó họ sẽ tìm đến các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khi có yêu cầu để được trợ giúp. Xác định được tầm quan trọng đó, hàng năm, Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh và Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, huyện thường xuyên phối hợp, duy trì phát sóng chuyên mục “Pháp luật với cuộc sống” giới thiệu về chính sách pháp luật và tuyên truyền về các hoạt động của ngành Tư pháp, giới thiệu về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm trợ giúp pháp lý và các đối tượng được hưởng chính sách trợ giúp pháp lý của Nhà nước, quyền và nghĩa vụ của các đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý; đưa tin về các hoạt động trợ giúp pháp lý lưu động trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, tổ chức biên soan, in và cấp phát tờ gấp pháp luật cùng hàng chục đầu sách pháp luật cho các Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý để Nhân dân thuận lợi trong việc tiếp cận và khai thác. Bên cạnh đó, Chi nhánh trợ giúp pháp lý số 2 thuộc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh đã cung cấp 16 bảng thông tin về trợ giúp pháp lý và các CLB đã xây dựng 22 Hộp tin trợ giúp pháp lý đặt tại trụ sở các cơ quan tiến hành tố tụng. Các Bảng thông tin, hộp tin được đặt ở vị trí thuận lợi để cung cấp các biểu mẫu, thông tin liên quan đến trợ giúp pháp lý kịp thời, bảo đảm cho công dân tiếp cận, khai thác. + Phương pháp trợ giúp pháp lý cho người nghèo thông qua sự phối hợp giữa các cá nhân, cơ quan, tổ chức: Thứ nhất, phối hợp trợ giúp pháp lý cho người nghèo trong hoạt động tố tụng: Trong điều kiện các văn bản pháp luật về hoạt động phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ngày càng thống nhất, đồng bộ. Trung tâm đã tích cực, chủ động tham mưu Hội đồng phối hợp liên ngành tỉnh tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cho các đối tượng được trợ giúp pháp lý nói chung và cho người nghèo nói riêng. Hội đồng phối hợp liên ngành hàng năm đều ban hành kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đồng thời đôn đốc, chỉ đạo các ngành thành viên thực hiện nghiêm túc Quy chế hoạt động của Hội đồng. Các ngành thành viên Hội đồng đã thực hiện nghiêm túc việc giải thích, hướng dẫn các thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý, đảm bảo tất cả các đối