SlideShare a Scribd company logo
1 of 70
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ TRUNG CƯỜNG
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI
NGƯỜI CÓ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH XUÂN,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Ngành: Chính sách công
Mã số: 8 34 04 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. NGUYỄN AN HÀ
HÀ NỘI, 2018
HÀ NỘI - năm
2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử dân tộc ta gắn liền với nhiều cuộc chiến tranh trường kỳ, gian khó để
có được những chiến thắng và đất nước ta được như ngày hôm nay, thì chúng ta
không thể không nói đến những người con ưu tú của dân tộc đã hy sinh cho sự
nghiệp cách mạng giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đạo lý tốt đẹp ngàn đời của dân tộc ta là: “Uống nước nhớ nguồn; Ăn quả
nhớ người trồng cây”; nên ngay từ những ngày đầu thành lập nước trong điều kiện
đất nước còn nhiều khó khăn, Đảng, Chính phủ và Bác Hồ đã đặc biệt quan tâm tới
công tác thương binh, liệt sỹ. Chính vì vậy sau khi Nhà nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa được thành lập, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành quy định về ưu đãi xã hội
đối với những người có công với đất nước. Ngày 16/02/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh
ký ban hành Sắc lệnh số 20/SL về “Ưu đãi người có công” và đã lấy ngày
27/7/1947 là ngày thương binh, liệt sỹ đầu tiên ở nước ta. Đây là chính sách lớn và
thường xuyên bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với từng thời kỳ cách mạng đến nay đã
hình thành một hệ thống chính sách mà các nội dung đều gắn liền với việc thực hiện
chính sách kinh tế xã hội và liên quan đến đời sống hàng ngày của hàng triệu con
người có công. Việc thực hiện chính sách thương binh, liệt sỹ, chăm sóc thương binh,
bệnh binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công giúp đỡ cách mạng là bổn phận, trách
nhiệm của toàn xã hội với tinh thần đền ơn đáp nghĩa, ưu tiên ưu đãi đối với người
có công. Mục đích của chính sách là đảm bảo cho người có công luôn có được yên
ổn về vật chất, vui vẻ về tinh thần, có cuộc sống không thấp hơn mức sống trung bình
của nhân dân địa phương và tạo điều kiện cho người có công sử dụng được khả năng
lao động của mình vào những hoạt động có ích cho xã hội, tiếp tục duy trì và phát
huy phẩm chất, truyền thống tốt đẹp của mình phục vụ cho sự nghiệp đổi mới đất nước.
Từ đó đến nay, chính sách ưu đãi người có công với đất nước đã có một
chặng đường trên nửa thế kỷ hình thành phát triển.
Tuy nhiên, sau gần 43 năm đất nước thống nhất, một bộ phận không nhỏ
người có công vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống cả về vật chất và tinh thần.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi sự phân hóa xã hội đang ngày càng sâu sắc,
3
các định hướng giá trị của xã hội đang có những thay đổi về việc đảm bảo người có công
có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng nơi cư trú.
Trên thực tế, việc tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi người có công với
cách mạng còn vấp phải nhiều tồn tại từ nhiều nguyên nhân khác nhau, gây khó khăn,
cản trở cho cả cán bộ công chức thực hiện chính sách và khó khăn cho người được
thụ hưởng chính sách. Ví dụ như việc ban hành văn bản thiếu tính thống nhất, thẩm
quyền ban hành và giải quyết chồng chéo nhau, thủ tục hành chính rườm rà sẽ dẫn
đến việc giải quyết chế độ cho các đối tượng có công gặp nhiều khó khăn.
Hay một lý do khác nữa là do trình độ của cán bộ công chức làm nhiệm vụ
còn hạn chế, công tác tuyên truyền hướng dẫn người dân thực hiện chính sách còn
kém nên trong thực tế nhiều người có công vẫn chưa tiếp cận được với những
chương trình mà họ xứng đáng được hưởng, điều này ảnh hưởng rất lớn tới công tác
quản lý, lãnh đạo của Đảng và Nhà nước nói chung và với chính quyền địa phương
nói riêng.
Từ góc độ tổ chức thực hiện chính sách về ưu đãi người có công cũng còn
một số tồn tại cần nghiên cứu, sửa đổi và hoàn thiện cả về pháp luật quy định đối
với các chế độ ưu đãi lẫn cơ chế thực hiện. Là một công chức với chức trách nhiệm vụ
được giao là theo dõi cơ sở, với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình nhằm hoàn thiện
và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước cũng như tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi
người có công hiện nay, từ nhận thức lý luận và thực tiễn của bản thân, tôi chọn đề tài
“Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công trên địa bàn quận Thanh Xuân
- Thành phố Hà Nội” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ chuyên ngành chính sách công.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Văn bản quản lý Nhà nước nói chung và hệ thống văn bản đối với người có công
với cách mạng nói riêng đã được nhiều nhà khoa học quan tâm, đề cập. Nhìn chung,
các công trình mới chỉ nghiên cứu một số vấn đề cấp bách trong hoạt động nói chung,
chưa nêu được các nội dung quản lý nhà nước về chính sách đối với người có công
tại một địa phương một cách sâu sắc. Đặc biệt, cũng chưa có công trình nào đi sâu
nghiên cứu về thực trạng và việc nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với người
có công tại quận Thanh Xuân-Thành phố Hà Nội. Vì vậy, đề tài nghiên cứu không có
sự trùng lặp đề tài trước.
4
Một số các công trình nghiên cứu mà tác giả đã tiếp cận được trong quá
trình thực hiện luận văn này:
Về giáo trình, sách chuyên khảo, sách tham khảo:
- Nguyễn Đình Liêu (2000), “Một số suy nghĩ về hoàn thiện pháp luật
ưu đãi người có công”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách đã nêu
tổng quan các vấn đề lý luận và thực tiễn về chế độ, chính sách đối với người
có công ở nước ta; phân tích mối quan hệ biện chứng giữa chính sách ưu đãi
người có công với bộ phận chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước. Từ đó
đưa ra những quan điểm mang tính nguyên tắc nhằm đổi mới hệ thống pháp
luật ưu đãi người có công trong công cuộc đổi mới của đất nước.
- Hồ Thị Vân Kiều (2011), “Chăm sóc sức khỏe người có công với
cách mạng”, Nxb Đại học Quy Nhơn.
Về luận văn:
- Đỗ Huyền Trang (2017), “Hoạt động chăm sóc sức khỏe người có
công với cách mạng tại phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc
Ninh”, Luận văn thạc sỹ công tác xã hội.
Về các bài đã đăng trên tạp chí chuyên ngành:
- Đỗ Thị Dung (2011), “Các chế độ ưu đãi người có công với cách
mạng và hướng hoàn thiện”. Tạp chí Luật học, số 1.
- Nguyễn Duy Kiên (2012), “Chính sách người có công là trách nhiệm
của toàn dân”, Tạp chí Tuyên giáo số 7/2012.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và phân tích, đánh giá thực trạng việc tổ chức thực hiện
chính sách ưu đãi đối với người có công trên địa bàn quận Thanh Xuân - Thành phố
Hà Nội, đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực hiện
chính sách ưu đãi người có công ở Việt Nam nói chung và quận Thanh Xuân nói riêng,
phù hợp với những yêu cầu đổi mới.
5
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa lý thuyết về tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi người có công
với cách mạng;
- Nghiên cứu thực trạng tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi người có công
với cách mạng trên địa bàn quận Thanh Xuân - Thành phố Hà Nội;
- Đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi
người có công với cách mạng trên địa bàn quận Thanh Xuân.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công với cách
mạng và thân nhân của họ được quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với
cách mạng số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 của ủy ban thường vụ Quốc hội;
Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ hướng dẫn thi hành
một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Người có công với cách mạng và thân nhân của họ đang được phòng Lao động
thương binh xã hội quận Thanh Xuân quản lý và thực hiện chế độ chính sách, giai
đoạn 2013-2017.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưỏng Hồ Chí Minh, kiến thức các môn học
quản lý Nhà nước về các vấn đề xã hội, chính sách công, hoạch định và phân tích
chính sách công…
5.2. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Đề tài nghiên cứu được triển khai dựa trên phương pháp khoa học cụ thể sau:
1. Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá
2. Phương pháp so sánh
3. Phương pháp quan sát thống kê
4. Phương pháp tổ chức rút kinh nghiệm
6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn góp phần làm sáng tỏ quan điểm, lý luận của Đảng và Nhà nước ta
về quản lý Nhà nước trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với
người có công với cách mạng của Thành phố Hà Nội nói chung và quận Thanh Xuân
nói riêng là tất yếu khách quan.
6.2.Ý nghĩa thực tiễn
- Làm rõ thực trạng tổ chức thực hiện chính sách về ưu đãi người có công
trên địa bàn quận Thanh Xuân - Thành phố Hà Nội;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực hiện
chính sách ưu đãi người có công.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung luận văn gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở khoa học và thực tiễn về tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi
đối với người có công với cách mạng
Chương 2: Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước
đối với người có công với cách mạng trên địa bàn quận Thanh Xuân - Thành phố
Hà Nội
Chương 3: Những giải pháp để nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách
ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn quận Thanh Xuân - Thành phố
Hà Nội.
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
1.1. Khái niệm về tổ chức thực hiện chính sách và một số khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm chính sách, người có công và chính sách người có công
1.1.1.1. Khái niệm chính sách
Nhà nước có một vị trí và vai trò vô cùng quan trọng, là chủ thể đại diện cho
quyền lực của nhân dân, ban hành chính sách công để mưu cầu lợi ích cho xã hội.
7
Hoạt động của nhà nước tác động đến nhiều khu vực và bộ phận nhân dân rộng khắp
trên phạm vi quốc gia. Tác động của Nhà nước trong những thời kỳ phát triển khác
nhau, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước cũng có sự thay đổi một cách thích hợp, vì
thế mà quan niệm về chính sách công cũng được tiếp cận từ các góc độ khác nhau.
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về chính sách, tuy nhiên dù cách tiếp cận
nào thì những tác động của Nhà nước, được coi là chính sách công đều phải có
những nét chung sau:
- Tác động phải mang tính cộng đồng;
- Là những tác động có mục tiêu (dù ngắn hạn hay dài hạn);
- Những hoạt động đó phải mang tính hệ thống, ổn định, phù hợp với quan điểm
chính trị của nhà hoạch định chính sách.
Theo Giáo trình Hoạch định và Phân tích chính sách công của Học viện hành chính
do nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật xuất bản năm 2008[tr.14].
“Khái niệm về chính sách: Là những hành động ứng xử của chủ thể với các
hiện tượng tồn tại trong quá trình vận động phát triển nhằm đạt mục tiêu nhất định.
Khái niệm chính sách công: Là những hành động ứng xử của nhà nước với
các vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng, được thể hiện bằng nhiều hình thức
khác nhau, nhằm thúc đẩy xã hội phát triển”.
Định hướng đó được thể hiện qua thái độ đối xử với những vấn đề đã, đang
và sẽ nảy sinh trong đời sống cộng đồng.
1.1.1.2. Khái niệm người có công với cách mạng
Khái niệm “người có công với cách mạng” được hiểu ( theo Pháp lệnh số
26/2005/PL-UBTVQH ngày 29/6/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội):
+ Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 (LTCM);
+ Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước
Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945 (TKN);
+ Liệt sỹ;
+ Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
+ Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động;
8
+ Thương binh, người hưởng chnhs sách như thương binh;
+ Bệnh binh;
+ Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
+ Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày;
+ Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm
nghĩa vụ quốc tế;
+ Người có công giúp đỡ cách mạng.
Căn cứ Pháp lệnh trên thì đối tượng được hưởng ưu đãi không chỉ bao gồm
những người có công với cách mạng mà còn cả thân nhân của họ. Cụ thể là những
người có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng người có công.
1.1.1.3. Khái niệm chính sách người có công với cách mạng
- Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng là một bộ phận trong
hệ thống bảo đảm xã hội. Hệ thống bảo đảm xã hội ở nước ta hiện nay gồm có ưu đãi
xã hội đối với người có công, bảo hiểm xã hội đối với người lao động, cứu trợ xã hội
đối với những người gặp rủi ro, khó khăn hoặc hiểm nghèo.
- Chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công với cách mạng là sự phản
ánh trách nhiệm của nhà nước, của cộng đồng thông qua các chế độ đãi ngộ đặc biệt
để ghi nhận công lao đóng góp, sự hy sinh cao cả của người có công và bù đắp phần
nào đời sống vật chất, tinh thần đối với người có công.
1.1.2. Khái niệm tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công với
cách mạng
Theo Giáo trình Hoạch định và phân tích chính sách công của Học viện hành
chính do Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật xuất bản năm 2013[tr.77] thì “Tổ
chức thực hiện chính sách là toàn bộ quá trình chuyển ý chí của chủ thể trong chính
sách thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu định hướng”.
Như vậy: Tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng có
ý nghĩa vô cùng quan trọng, đây là quá trình đưa chính sách ưu đãi đối với người có công
với cách mạng vào thực tế, giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội trong việc giải quyết
9
chế độ đối với người có công với cách mạng; quá trình tổ chức thực hiện chính sách góp
phần hoàn chỉnh bổ sung chính sách đối với người có công với cách mạng.
1.2. Khái quát khuôn khổ chính sách pháp luật hiện hành của nước ta về
người có công với cách mạng
Ngày 16/02/1947 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 20/SL (sau đó
được sửa đổi, bổ sung bằng sắc lệnh số 242/SL ngày 12/10/1948) quy định về “hưu
bổng thương tật và tiền tuất cho thân nhân tử sỹ”. Từ đó đến nay đã có nhiều văn
bản hướng dẫn thi hành chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng cho
phù hợp với tình hình thực tế từng thời kỳ.
Các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước đối với người có công với
cách mạng giai đoạn từ năm 2000 đến nay.
Công tác ưu đãi người có công và các chính sách liên quan được Đảng và
Nhà nước cùng toàn xã hội hết sức quan tâm. Trong giai đoạn này có hàng loạt các
chính sách quan trọng được ban hành, điều chỉnh.
+ Pháp lệnh số 26/2005/UBTVQH11, ngày 29/6/2005 của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội về Ưu đãi người có công với cách mạng;
+ Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13, ngày 16/7/2012 của ủy ban Thường vụ
Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh ưu đãi người có công với
cách mạng;
+ Pháp lệnh số 05/2012/UBTVQH13, ngày 20/10/2012 của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự
Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”;
+ Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết,
hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
+ Nghị định số 56/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ
Việt Nam anh hùng”;
10
+ Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH, ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động -
Thương binh và xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ
ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân;
+ Hướng dẫn số 02-HD/BTCTW, ngày 19/9/2001 của Ban Tổ chức Trung ương
Hướng dẫn thực hiện chế độ trợ cấp đối với cán bộ lão thành cách mạng bị bệnh
hiểm nghèo;
+ Công văn số 721-CV/BTCTW, ngày 19/11/2001 của Ban Tổ chức Trung ương
trả lời về việc thực hiện chế độ trợ cấp đối với cán bộ lão thành cách mạng bị bệnh
hiểm nghèo.
+ Hướng dẫn số 04-HD/BTCTW, ngày 09/6/2011 của Ban Tổ chức Trung
ương Hướng dẫn việc thực hiện Thông báo số 20-TB/TW, ngày 25/4/2011 của Ban
Bí thư về việc điều chỉnh chế độ trợ cấp thường xuyên đối với các đồng chí nguyên
Ủy viên Trung ương Đảng khóa II, III và cán bộ hoạt động cách mạng trước ngày
01/01/1945 bị bệnh hiểm nghèo;
+ Nghị định số 99/2018/NĐ-CP ngày 12/7/2018 của Chính phủ quy định về
mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng (Nghị định có
hiệu lực từ ngày 27/8/2018).
Các chính sách đối với người có công với cách mạng:
+ Chế độ trợ cấp, phụ cấp ưu đãi: Là khoản tiền ưu đãi cho người có công
hoặc thân nhân của họ nhằm ổn định và nâng cao đời sống vật chất cho người được ưu đãi;
+ Chế độ ưu đãi về Y tế: Chế độ bảo hiểm y tế, chế độ điều trị hàng năm,
trang cấp dụng cụ chỉnh hình, điều dưỡng;
+ Chế độ ưu đãi trong giáo dục - đào tạo: Nhà nước quy định cụ thể những
đối tượng thuộc diện hưởng chế độ ưu đãi trong giáo dục, đào tạo;
+ Chế độ ưu đãi việc làm và đảm bảo việc làm: Ưu tiên, ưu đãi đối với người
có công và thân nhân của họ trong lĩnh vực tuyển chọn lao động, đảm bảo việc làm,
hướng nghiệp, vay vốn hỗ trợ việc làm, đi xuất khẩu lao động;
+ Chế độ ưu đãi khác: Hỗ trợ nhà ở, tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa, trợ cấp đột xuất
khi người có công với cách mạng và thân nhân của họ gặp khó khăn, hoạn nạn, mua
11
báo nhân dân cho người hoạt động cách mạng trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945; trợ
cấp mai táng phí; trợ cấp lễ báo tử liệt sỹ; bảo hiểm y tế; tàu xe khám chữa bệnh,
giám định thương tật, làm dụng cụ chỉnh hình, phí giám định y khoa cho thương binh,
bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh và người có công với cách mạng
theo quyết định của cấp có thẩm quyền; tặng quà của Chủ tịch nước và thăm thêm
ngày lễ, tết; hỗ trợ thương binh, bệnh binh nặng về an dưỡng tại gia đình; hỗ trợ
công tác mộ, nghĩa trang liệt sỹ...
1.3. Nội dung tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi người có công với
cách mạng
1.3.1. Các bước tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công với
cách mạng.
Trong tổ chức thực hiện chính sách nói chung và chính sách đối với người có
công với cách mạng nói riêng cũng bao gồm các bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách, đây là bước cần thiết
và quan trọng vì tổ chức thực hiện chính sách là quá trình phức tạp lại diễn ra trong
thời gian dài do đó phải có kế hoạch.
Bước 2: Phổ biến, tuyên truyền chính sách. Đây là công đoạn tiếp theo sau
khi chính sách đã được thông qua. Để làm được việc tuyên truyền này thì chúng ta
cần được đầu tư về trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị, trang thiết bị kỹ thuật...
vì đây là đòi hỏi của thực tế khách quan.
Việc tuyên truyền này cần phải thực hiện thường xuyên liên tục, ngay cả khi
chính sách đang được thực hiện, với mọi đối tượng và trong khi tuyên truyền phải
sử dụng nhiều hình thức như tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp trao đổi...
Bước 3: Phân công phối hợp thực hiện chính sách. Một chính sách thường
được triển khai trên một phạm vi rộng, có nhiều tổ chức tham gia vì vậy phải có sự
phối hợp, phân công hợp lý để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Bước 4: Duy trì chính sách, đây là bước làm cho chính sách tồn tại được và
phát huy tác dụng trong môi trường thực tế. Để duy trì được chính sách phải có sự
12
đồng tâm, hiệp lực của nhiều yếu tố như Nhà nước, người tổ chức thực hiện chính
sách và môi trường.
Bước 5: Điều chỉnh chính sách, việc làm này là cần thiết, diễn ra thường xuyên
trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách. Nó được thực hiện bởi các cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền (thông thường cơ quan nào lập chính sách thì có quyền
điều chỉnh). Việc điều chỉnh này phải đáp ứng được việc giữ vững mục tiêu ban đầu
của chính sách, chỉ điều chỉnh các biện pháp, cơ chế thực hiện mục tiêu.
Bước 6: Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách để đảm bảo các
chính sách được thực hiện đúng, đủ và có hiệu quả. Việc tiến hành kiểm tra này do các
cơ quan Nhà nước thực hiện. Công tác này giúp cho các đối tượng thực hiện chính
sách thấy những hạn chế của mình để điều chỉnh bổ xung, hoàn thiện nhằm nâng
cao hiệu quả của chính sách.
Bước 7: Đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm, đây là khâu được tiến hành liên
tục trong thời gian duy trì chính sách.
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện chính sách đối với
người có công với cách mạng.
1.3.2.1. yếu tố khách quan:
Là những yếu tố xuất hiện và tác động đến tổ chức thực hiện chính sách từ
bên ngoài, độc lập với ý muốn của chủ thể quản lý.
Những yếu tố khách quan chủ yếu gồm:
+ Tính chất của vấn đề chính sách gắn liền với mỗi vấn đề chính sách, có ảnh
hưởng trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện chính sách nhanh hay chậm, thuận lợi
hay khó khăn. Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng mang ý
nghĩa chính trị, xã hội vô cùng quan trọng, đối tượng chính sách người có công đa
dạng về hoàn cảnh và điều kiện sống, phân bố trên khắp cả nước, ở nhiều vùng
miền, dân tộc, nhiều thành phần, giai cấp, tôn giáo, lứa tuổi khác nhau, do đó đặc tính
của đối tượng chính sách này cũng rất đa dạng và phức tạp. Đây được coi là vấn đề
ưu tiên và cấp bách liên quan trực tiếp đến đời sống về vật chất và tinh thần của
những người đã hy sinh xương máu để giành độc lập dân tộc.
13
+ Môi trường thực hiện chính sách là yếu tố liên quan đến hoạt động kinh tế,
xã hội, chính trị, văn hóa, an ninh quốc phòng của từng địa phương, của đất nước và
quốc tế, các hoạt động này diễn ra theo quy luật trong những điều kiện cụ thể, nên
nó độc lập với quá trình thực hiện chính sách.
Đường lối chính sách của Đảng về công tác thương binh liệt sỹ và người có
công với cách mạng từ trước tới nay là nhất quán, song trong mỗi điều kiện, hoàn
cảnh cụ thể cần phải có chính sách cụ thể sát và hợp với từng đối tượng, tình hình.
Chủ trương, chính sách đúng, sát thực không chỉ có tác dụng nâng cao nhận thức,
củng cố lòng tin mà còn đề cao trách nhiệm xã hội đối với công dân, thể hiện sự
đánh giá của Đảng, Nhà nước đối với những người đã có công với cách mạng.
+ Mối quan hệ trong tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có
công với cách mạng giữa các cơ quan chức năng cũng như người có công với cách
mạng và thân nhân của họ là mối quan hệ biện chứng. Khi sự phối hợp thực hiện
của các cơ quan chức năng tốt, sự ủng hộ và phối hợp đồng thuận của nhân dân và
đối tượng sẽ góp phần thúc đẩy, nâng cao hiệu quả của chính sách và ngược lại.
+ Tiềm lực của người có công với cách mạng được đánh giá là nhóm đối
tượng ưu tiên của xã hội, họ là những người đã đóng góp tuổi trẻ, sức lực thậm chí là
cả xương máu và tính mạng của mình trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, do vậy,
đây là nhóm đối tượng được tập trung ưu tiên hàng đầu trên mọi lĩnh vực kinh tế,
chính trị, xã hội.
+ Đặc tính của đối tượng chính sách là những tính chất đặc trưng, có được từ
bản tính cố hữu hoặc do môi trường sống tạo nên. Người có công với cách mạng và
thân nhân của họ là những con người giàu lòng yêu nước và có quyết tâm, nghị lực
cao trong cuộc sống, họ luôn là những người tiên phong trong mọi mặt trận, cả
trong thời bình cũng như thời chiến, họ là những tấm gương sáng để nhiều tầng lớp,
thế hệ noi theo và học tập.
1.3.2.2. Yếu tố chủ quan:
Các yếu tố thuộc về cơ quan công quyền, do cán bộ công chức chủ động chi
phối đến quá trình thực hiện chính sách, các yếu tố chủ quan gồm:
14
+ Thực hiện đúng, đầy đủ các bước trong quy trình tổ chức thực hiện chính sách,
đây cũng được coi là những nguyên lý khoa học được đúc kết từ thực tiễn. Việc tuân
thủ quy trình cũng là một nguyên tắc hoạt động của nhà quản lý.
Đây có thể coi là vấn đề tiên quyết cho việc đẩy nhanh tiến độ giải quyết
chính sách đối với người có công với cách mạng. Việc hướng dẫn và công khai quy
trình, thủ tục thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng liên quan
trực tiếp đến thời gian đưa chính sách vào cuộc sống, đến đối tượng người có công
với cách mạng và thân nhân của họ.
+ Năng lực của cán bộ - công chức đóng vai trò quyết định đến kết quả tổ
chức thực hiện chính sách. Như vậy, năng lực của cán bộ công chức thực hiện chính
sách đối với người có công với cách mạng giữ vị trí vô cùng quan trọng, nếu năng lực
của cán bộ công chức đảm nhiệm, giải quyết chính sách đáp ứng được yêu cầu của
công việc sẽ giúp cho việc giải quyết chế độ chính sách đạt kết quả cao, đúng quy
định và ngược lại sẽ gây phiền hà, sách nhiễu trong giải quyết chế độ, gây mất lòng tin
của nhân dân và người có công với cách mạng.
Hiện nay, năng lực cán bộ công chức thực hiện chính sách đối với người có
công cũng không đồng đều, đặc biệt là cán bộ cấp cơ sở còn nhiều yếu kém, bất cập
cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức thực hiện chính sách đối với người có
công với cách mạng.
+ Điều kiện vật chất cần cho quá trình thực hiện chính sách là yếu tố ngày càng
quan trọng. Cơ quan Nhà nước sẽ khó có thể chuyển tải những nội dung chính sách đến
với đối tượng một cách thường xuyên nếu thiếu điều kiện vật chất, kỹ thuật.
Công tác thương binh liệt sỹ là công tác rất quan trọng của Đảng và Nhà nước,
mặc dù đất nước còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế còn chậm phát triển do chịu hậu
quả nặng nề của hai cuộc chiến tranh để lại nên không phải một sớm một chiều có
thể chăm sóc chu đáo thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với
cách mạng nhất là trên phương diện sử dụng ngân sách Nhà nước; do đó, xã hội hóa
công tác chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với
cách mạng là sự lựa chọn đúng đắn, bởi thông qua xã hội hóa công tác chăm sóc
15
thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng sẽ phát
huy nguồn lực trong nhân dân, tạo sức mạnh tổng hợp.
Hiện nay, các cấp ủy Đảng, chính quyền chăm lo giáo dục nhận thức trong
nhân dân, chỉ đạo thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Nhà nước, giành
kinh phí thích đáng đầu tư cho công tác chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình
liệt sỹ; tổ chức phát động quần chúng tham gia chăm sóc thương binh, bệnh binh,
gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng; cách thức quản lý đi đôi với xử lý
nghiêm khắc các trường hợp vi phạm chính sách.
Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đã và đang được quan tâm nhiều
trong việc trang bị cơ sở vật chất để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết chế
độ chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Tuy nhiên việc đáp ứng
các nhu cầu về trụ sở làm việc, máy móc phục vụ cho việc giải quyết chế độ chính
sách còn chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tế trụ sở làm việc chật hẹp, máy
móc lạc hậu, phần mềm quản lý chưa có phần nào ảnh hưởng đến việc nâng cao
hiệu quả thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng.
+ Mục tiêu chính sách của các quốc gia là làm thay đổi trạng thái kinh tế, xã
hội hiện tại theo nhu cầu của đời sống xã hội vì vậy sự đồng tình ủng hộ của dân
chúng có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định sự thành bại của một chính sách.
Trên thực tế, các cơ quan Nhà nước chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành công
tác tổ chức thực hiện chính sách, còn các tầng lớp nhân dân là những đối tượng thực
hiện chính sách.
Dân tộc Việt Nam đã phải trải qua nhiều khó khăn gian khổ trong hai cuộc
chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Sự hy sinh của nhiều thế hệ, mọi
tầng lớp nhân dân gắn liền với từng gia đình Việt Nam, hầu hết dòng tộc nào cũng
có người tham gia cách mạng, tham gia kháng chiến và đang được thụ hưởng chính sách
của Đảng và Nhà nước. Chính vì vậy họ vừa là người tham gia xây dựng chính sách
đồng thời cũng chính là người hưởng thụ chính sách ấy. Do đó, các chính sách cần
phải sát với thực tế và đời sống của nhân dân, phù hợp với điều kiện của địa phương.
16
Các yếu tố chủ quan, khách quan đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả
việc tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng.
1.3.3. Những yêu cầu cơ bản trong việc tổ chức thực hiện chính sách ưu
đãi đối với người có công với cách mạng.
- Yêu cầu thực hiện mục tiêu: Yêu cầu của thực hiện mục tiêu chính sách là
cụ thể, rõ ràng, chính xác.
Với tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng thì
yêu cầu thực hiện mục tiêu là đảm bảo cuộc sống về vật chất và tinh thần cho đối
tượng người có công với cách mạng và thân nhân của họ là mục tiêu tiên quyết góp
phần đưa đời sống của người có công với cách mạng bằng hoặc cao hơn mức sống
của nhân dân nơi cư trú.
- Yêu cầu đảm bảo tính hệ thống: Yêu cầu các cơ quan nhà nước phải đảm bảo
tính khoa học, hợp lý và pháp lý trong tổ chức thực hiện chính sách công.
Bởi vậy tính khoa học của quá trình tổ chức thực hiện chính sách phải thể hiện
được sức sống để tồn tại trong thực tế như: Mục tiêu cụ thể của chính sách phải phù
hợp với mục tiêu phát triển của địa phương trong từng thời kỳ; các biện pháp thực
hiện mục tiêu chính sách phải tương ứng với trình độ nhận thức và tài nguyên của
vùng hay địa phương.
Tính pháp lý là việc chấp hành các chế định về thực hiện chính sách như: Trách
nhiệm, quyền hạn của các tổ chức, cá nhân được giao thực hiện chính sách, thủ tục
giải quyết các mối quan hệ trong thực hiện chính sách, cưỡng chế thực hiện chính
sách trong những trường hợp cần thiết.
- Yêu cầu đảm bảo lợi ích cho các đối tượng thụ hưởng:
Các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước đã và đang từng bước được
hoàn thiện và nâng lên đáp ứng yêu cầu thực tế và khả năng của đất nước, lợi ích của
người có công với cách mạng được Nhà nước bảo đảm thực hiện và có các chế tài xử
phạt đối với những trường hợp lợi dụng và vi pháp đảm bảo lòng tin của nhân dân
vào chính sách của nhà nước.
17
Ngoài những yêu cầu cơ bản đối với việc tổ chức thực hiện chính sách trên,
chính sách đối với người có công với cách mạng cần nhằm đạt được các nội dung sau:
- Đảm bảo chính sách đền ơn đáp nghĩa đối với những người, những gia đình
đã hy sinh xương máu, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
- Đảm bảo việc chăm sóc những người đã hoàn thành nghĩa vụ chiến đấu,
hoặc đã có sự đóng góp nhất định cho xã hội.
- Đảm bảo cho mọi người hưởng chính sách được yên ổn về vật chất, vui vẻ
về tinh thần và có điều kiện tham gia hoạt động có ích cho cộng đồng, cho xã hội.
Trong thời gian qua, chính sách đối với người có công với cách mạng đã
được xây dựng và thực hiện thống nhất trên cả nước, trở thành một hệ thống tương
đối chặt chẽ, đầy đủ, các chế độ chính sách được thực hiện đối với một lực lượng
đông đảo các đối tượng như thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và các đối
tượng người có công khác.
1.3.4. Các hình thức triển khai tổ chức thực hiện chính sách đối với người
có công với cách mạng
Hình thức triển khai tổ chức thực hiện chính sách được hiểu là cách thức tổ
chức đưa chính sách vào thực hiện nhằm đạt được yêu cầu của quản lý, trong thực
tế có nhiều hình thức triển khai, tuy nhiên tập trung lại có một số hình thức sau:
- Hình thức thực hiện từ trên xuống: Chính sách công do Nhà nước hoạch
định và tổ chức thực hiện, nên hình thức tổ chức triển khai thực hiện chính sách từ
trên xuống nói chung là thuận lợi. Nhà nước sẽ kịp thời điều chỉnh, bổ sung khi phát
hiện những sai lệch về nội dung chính sách, kế hoạch tổ chức thực hiện và công tác
triển khai thực hiện để hoạt động thực hiện chính sách diễn ra đúng như định
hướng. Trường hợp việc điều chỉnh, bổ sung gặp khó khăn từ phía các đối tượng
chính sách, thì Nhà nước vẫn có thể dùng quyền lực công để thực hiện, cách này tạo
ra sự tập trung, thống nhất cao độ trong quá trình thực hiện chính sách công.
Dù cho Nhà nước thống nhất lợi ích với đa số nhân dân thì vẫn cứ tồn tại
những nhóm lợi ích mâu thuẫn với Nhà nước và xã hội. Không chỉ có vậy, các cán
18
bộ, công chức tham gia tổ chức thực hiện chính sách không hoàn toàn đồng nhất với
các đối tượng chính sách. Họ ở các vị trí thực hiện khác nhau, nên yêu cầu nhiệm vụ
và cách thức hoạt động không giống nhau, vì thế giữa họ có khoảng cách.
- Hình thức thực hiện từ dưới lên: Tiến hành theo hình thức này, chính quyền
địa phương các cấp chủ động triển khai đưa chính sách vào cuộc sống theo yêu cầu
phát triển của địa phương. Các bước tổ chức thực hiện được tiến hành khoa học từ
xây dựng kế hoạch thực hiện đến đánh giá tổng kết thực hiện chính sách. Theo hình
thức này, các địa phương chủ động triển khai thực hiện chính sách theo những điều
kiện hiện có, nhằm đạt được mục tiêu phát triển trong từng thời kỳ. Bằng cách đó
các địa phương chủ động tìm kiếm các giải pháp tổ chức thực hiện chính sách có
hiệu quả nhất. Chính sách do chính quyền địa phương chủ động triển khai thực hiện
thường mang lại lợi ích thiết thực hơn cho các đối tượng chính sách, vì ngoài nỗ lực
của các đối tượng, còn có sự bảo vệ mang tính cục bộ của chính quyền địa phương
trước cơ quan Trung ương.
- Hình thức hỗn hợp: Là sự kết hợp của hai hình thức thực hiện từ trên xuống
và hình thức thực hiện từ dưới lên.
Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện theo mô hình hỗn hợp, căn cứ vào quy
định của Đảng và Nhà nước về chính sách đối với người có công thì tùy từng điều kiện
cụ thể của từng địa phương, các địa phương có thể vận dụng vào tình hình kinh tế,
xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng của địa phương mình mà tổ chức thực hiện
chính sách đối với người có công hiệu quả, thiết thực (ví dụ như mức kinh phí hỗ trợ
làm nhà ở, tặng quà lễ tết..)
1.3.5. Phương pháp tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi người có công
với cách mạng
Mỗi hoạt động của các quá trình tổ chức thực hiện chính sách lại cần đến một
phương pháp nhất định. Thậm chí cũng hoạt động đó trong các điều kiện không
gian và thời gian khác nhau cũng cần đến các phương pháp khác nhau.
- Phương pháp kinh tế: Là tác động lên các đối tượng tham gia thực hiện
chính sách bằng các lợi ích vật chất.
19
- Phương pháp giáo dục, thuyết phục: Là tác động lên các đối tượng và quá
trình chính sách bằng lý tưởng cách mạng để họ ý thức được trách nhiệm của mình
trong việc tham gia thực hiện chính sách.
- Phương pháp hành chính: Là dùng quyền lực và chính sách tác động lên
đối tượng để đạt được mục tiêu dự kiến.
- Phương pháp kết hợp: Là tác động lên đối tượng và quá trình chính sách
bằng tổng thể các yếu tố để triển khai thực hiện chính sách có hiệu quả. Đây là
phương pháp được xây dựng bằng cách kết hợp các phương pháp trên theo một trật
tự, quy mô nhất định, về mặt nguyên tắc, phương pháp kết hợp không có một cấu
trúc hình thể nhất định. Tùy theo điều kiện cụ thể, nhà quản lý kết hợp các phương
pháp trên cho phù hợp. Đây là phương pháp mà Đảng và nhà nước ta đang lựa chọn
để tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng.
1.3.6. Phân công tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi người có công với
cách mạng
Chủ thể thực hiện việc tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi xã hội bao gồm
Nhà nước, cộng đồng và các chủ thể khác.
1.3.6.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ngành Lao động-Thương binh và
Xã hội quản lý nhà nước và tổ chức thực thi về chính sách người có công với cách mạng:
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Là cơ quan của Chính phủ, thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Việc làm, dạy nghề, lao động, tiền lương,
tiền công, bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện,
bảo hiểm thất nghiệp), an toàn lao động, người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ và
chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới, phòng, chống tệ nạn xã hội (sau đây gọi chung là
lĩnh vực lao động, người có công và xã hội) trong phạm vi cả nước; quản lý nhà
nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Là cơ quan chuyên môn thuộc ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tham mưu, giúp việc ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản !ý Nhà
20
nước về các lĩnh vực: Tiền lương, tiền công; việc làm, dạy nghề; bảo hiểm xã hội;
an toàn lao động; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; đặc biệt
là người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
về các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Sở và thực hiện một số
nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương và theo quy định của pháp luật; Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của ủy ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về
chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện: Là cơ quan chuyên
môn thuộc ủy ban nhân dân quận, huyện thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương tham mưu, giúp ủy ban nhân dân cấp quận, huyện thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về Lao động - Thương binh và Xã hội, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ
chức, biên chế và công tác của ủy ban nhân dân quận, huyện đồng thời chịu sự chỉ
đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- UBND cấp xã, phường, thị trấn và cán bộ Lao động - Thương binh và xã
hội cấp, xã, phường, thị trấn: Trong việc tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi của
Đảng và Nhà nước đối với người có công với cách mạng, xã, phường, thị trấn có vị trí
rất quan trọng, bởi:
+ Xã, phường, thị trấn là cấp cơ sở thuộc hệ thống bộ máy hành chính Nhà
nước, là nơi tuyệt đại bộ phận các đối tượng chính sách ưu đãi và gia đình họ sinh
sống thuộc sự quản lý của chính quyền xã, phường, thị trấn.
+ Xã, phường, thị trấn là nơi tổ chức thực hiện đầy đủ, chu đáo chính sách,
chế độ của Đảng, Nhà nước cả về đời sống tinh thần và vật chất đối với người có
công, góp phần ổn định chính trị ở cơ sở, sức mạnh của lòng dân, điều kiện, tiềm
năng, thế mạnh cũng bắt nguồn từ cơ sở, truyền thống “tình làng nghĩa xóm” hòa
quyện với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” được phát huy trở thành sức mạnh vật
chất to lớn, tạo điều kiện chăm lo hỗ trợ kịp thời, thường xuyên các gia đình chính
sách và người có công với cách mạng.
21
+ Xã, phường, thị trấn là nơi thường xuyên gần gũi và giải quyết nhiều vấn
đề trong đời sống các đối tượng, nắm được tâm tư, tình cảm và hoàn cảnh cụ thể
của từng đối tượng. Từ thực tế đó, xã, phường, thị trấn có điều kiện kiến nghị quận,
huyện, thành phố, Trung ương cải tiến sự chỉ đạo, nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi các
chính sách, chế độ cho hợp tình, hợp lý hơn đối với người có công.
+ Xã, phường, thị trấn làm tốt công tác thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ
và người có công với cách mạng sẽ ảnh hưởng chính trị trực tiếp rất lớn trong nhân
dân, có tác dụng xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng lực lượng vũ trang,
củng cố quốc phòng, cổ vũ tinh thần cán bộ, chiến sỹ yên tâm xây dựng quân đội,
động viên thanh niên hăng hái lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, phát huy vai
trò tích cực và gương mẫu của các gia đình liệt sỹ, thương binh, người có công, gia
đình bộ đội và nhân dân trong sản xuất, công tác xây dựng quê hương.
Trách nhiệm của xã, phường, thị trấn:
+ Căn cứ hướng dẫn chuyên môn của phòng Lao động - Thương binh và Xã
hội quận, xây dựng kế hoạch công tác chính sách người có công, tháng, quý, năm tổ
chức thực hiện;
+ Thống kê số lượng, tổng hợp tình hình đối tượng thương binh, bệnh binh,
gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng để có biện pháp trợ giúp nhằm ổn
định đời sống vật chất, tinh thần cho đối tượng. Đồng thời phối hợp với các tổ chức,
đoàn thể xây dựng phong trào toàn dân giúp đỡ, chăm sóc đối tượng người có công
với cách mạng;
+ Thực hiện chi trả trợ cấp, phụ cấp cho các đối tượng người có công với cách mạng;
+ Quản lý Nghĩa trang liệt sỹ và công trình ghi công liệt sỹ của xã, phường, thị trấn.
1.3.6.2. Vai trò của tổ chức xã hội các cấp trong hoạt động tổ chức thực hiện
chính sách ưu đãi người có công
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Mặt trận Tổ quốc có chức năng tham chỉnh,
tham nghị và giám sát; đoàn kết nhân dân, chăm lo đời sống, lợi ích của các thành
viên, thực hiện dân chủ và đổi mới xã hội, thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân,
thắt chặt mối liên hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân.
22
Công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, mẹ Việt Nam anh hùng và
người có công với cách mạng thông qua hoạt động vận động của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam các cấp đã được xã hội hóa ngày càng cao và đạt hiệu quả thiết thực. Hoạt
động này đã trở thành chủ trương và chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta,
là việc làm mang tính truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam.
Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong việc chăm sóc
thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng thông qua hoạt động
của phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” sự phối hợp chặt chẽ giữa Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam với Chính phủ, các ngành, đoàn thể và địa phương; phát huy sức mạnh
của thế “kiềng ba chân” Đối tượng - Nhà nước - Cộng đồng.
Nội dung trong phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” thực sự đã trở thành ý
nguyện và khẩu hiệu hành động của toàn dân, nó được thể hiện trong việc xây dựng
các chính sách “Đền ơn đáp nghĩa” của Nhà nước, có sự phối hợp chặt chẽ với
chính quyền, các tổ chức thành viên của Mặt trận để phát huy sức mạnh của từng
địa phương, các tổ chức thành viên; mặt khác thông qua các tổ chức này để Mặt trận
tổ quốc thực hiện chức năng giám sát chính quyền trong việc thi hành chính sách
"Đền ơn đáp nghĩa”.
- Hội Cựu chiến binh: Là Tổ chức chính trị xã hội tham mưu giúp cấp ủy
Đảng và làm nòng cốt tập hợp, đoàn kết, vận động hội viên thực hiện tốt những
nhiệm vụ được giao, nắm tình hình cựu chiến binh, tìm hiểu tâm tư, tình cảm, nhu
cầu, nguyện vọng, đời sống của cựu chiến binh trên địa bàn.
Cựu chiến binh xuất thân từ các tầng lớp xã hội trong cộng đồng các dân tộc
Việt Nam, mà phần lớn là từ các giai cấp lao động đã chiến đấu, trưởng thành trong
các lực lượng vũ trang nhân dân do Đảng thành lập, tổ chức và lãnh đạo, được rèn
luyện qua các cuộc kháng chiến oanh liệt, có những cống hiến rất to lớn trong sự
nghiệp giải phóng đân tộc, xây dựng bảo vệ Tổ quốc; là lực lượng cách mạng tuyệt
đối trung thành với Đảng; có kinh nghiệm đấu tranh cách mạng và xây đựng đất nước.
23
Để đẩy mạnh và phát huy vai trò của Hội cựu chiến binh trong việc nâng cao
hiệu quả thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng cần tập trung
thực hiện tốt một số nội dụng:
+ Đa dạng hóa hình thức vận động, tập hợp cựu chiến binh, bảo vệ những
quyền, lợi chính đáng, hợp pháp của cựu chiến binh, giúp nhau có cuộc sống lành
mạnh, no ấm; động viên cựu chiến binh phát huy vai trò và tiềm năng đa dạng của
mình đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng đất nước.
+ Chủ động đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và hình thức tập hợp,
sinh hoạt hội viên, coi trọng sinh hoạt tư tưởng, văn hóa, dân chủ, gắn bó tình đồng
đội, đi sâu từng đối tượng, từng thế hệ, từng lứa tuổi cựu chiến binh ở các địa
phương khác nhau.
Hội viên Hội Cựu chiến binh phần lớn là thương binh, bệnh binh, thân nhân
gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng do đó Tổ chức hội lớn mạnh đồng
nghĩa với việc nâng cao nhận thức, đời sống cho chính đối tượng là người có công
với cách mạng.
- Liên đoàn Lao động Việt Nam: Là tổ chức có tính chất quần chúng và tính
chất giai cấp công nhân, có chức năng: Đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp
pháp, chính đáng của công nhân viên chức lao động; Thành viên của Liên đoàn lao
động là những thương binh, bệnh binh, thân nhân của người có công với cách mạng,
như vậy các hoạt động giáo dục, động viên công nhân viên chức lao động, giúp đỡ
người đoàn viên của mình, gia đình cách mạng là quyền lợi và nghĩa vụ, trách
nhiệm của mỗi người lao động trong tổ chức công đoàn.
- Hội nông dân Việt Nam: Là tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho giai cấp
nông dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam.
Thành viên của Hội nông dân hầu hết là những thương binh, bệnh binh và
người có công với cách mạng. Trước khi họ tham gia quân đội đều xuất thân từ gia
đình nông dân hoặc trở về họ lại là thành viên của các hợp tác xã sản xuất nông
nghiệp, với bản chất cần cù, chịu khó, giản dị, thật thà chất phác, có lòng yêu nước
24
nồng nàn, có tinh thần cộng đồng cao, sống trọng nghĩa trọng tình, trọng đạo đức.
Chính những yếu tố đó đã giúp Hội nông dân ngày càng trưởng thành và lớn mạnh,
góp phần không nhỏ trong thực hiện tốt phong trào "Đền ơn đáp nghĩa” thông qua
những việc làm thiết thực như thăm hỏi, động viên, tặng quà thương binh, gia đình
liệt sỹ nhân dịp lễ, tết và những ngày kỷ niệm, nhận đỡ đầu con liệt sỹ...
- Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam: Là tổ chức chính trị - xã hội của giới nữ, có
chức năng đại diện cho quyền bình đẳng, dân chủ, lợi ích hợp pháp và chính đáng
của phụ nữ, vận động, tổ chức, hướng dẫn phụ nữ thực hiện chủ trương, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tỷ lệ phụ nữ là thương binh, bệnh binh và đặc biệt
là vợ liệt sỹ chiếm tỷ lệ không nhỏ trong tổng số đối tượng là người có công với
cách mạng, nhưng với truyền thống thông minh, sáng tạo, lao động cần cù, chiến
đấu dũng cảm, họ luôn là những người tham gia đông đảo, tích cực vào tất cả những
hoạt động sản xuất. Họ là những người chịu nhiều thiệt thòi nhưng giàu lòng nhân ái.
- Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh: Là tổ chức chính trị - xã hội tập hợp
tầng lớp thanh niên ưu tú từ 16 đến 30 tuổi phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng.
Nhiệm vụ chính của Đoàn thanh niên là Đại diện quyền lợi và lợi ích hợp pháp của tuổi
trẻ Việt Nam; lực lượng nòng cốt chính trị trong các phong trào thanh niên và các tổ
chức của thanh niên Việt Nam; Là trường học xã hội của thanh niên. Đoàn phối hợp
với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức và gia đình chăm lo giáo dục, đào tạo, bảo vệ và
phát huy thanh thiếu nhi; tổ chức cho đoàn viên tham gia tích cực trong việc giúp đỡ hộ
gia đình chính sách trên địa bàn. Đoàn viên thanh niên là con người có công với cách
mạng chiếm tỷ lệ cao trong tổ chức thanh niên, do vậy, giáo dục và giúp đỡ đoàn viên
thanh niên cũng đồng nghĩa với việc giúp đỡ người có công với cách mạng.
1.4. Bài học kinh nghiệm về tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi người
có công với cách mạng
- Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội:
Theo Báo cáo tổng kết 05 năm thi hành pháp lệnh Ưu đãi người có công với
cách mạng của UBND quận Ba Đình, thành phố Hà Nội: Đã thực hiện chi trả kịp thời
25
chế độ ưu đãi thường xuyên cho người có công với cách mạng; Các thủ tục hành chính
hướng dẫn công dân hoàn thiện hồ sơ giải quyết chế độ đối với người có công theo
Pháp lệnh được niêm yết tại trụ sở của UBND quận và trụ sở UBND 14 phường trên
địa bàn quận; các chính sách ưu đãi đối với người có công đều được triển khai thực
hiện đảm bảo đúng chính sách, đúng đối tượng; các chủ trương, chính sách đối với
người có công được triển khai rộng khắp đến cơ sở bằng nhiều hình thức như tổ chức
vận động Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, xây nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa...
góp phần nâng cao mức sống hộ gia đình chính sách bằng hoặc cao hơn nơi cư trú.
Một số hạn chế, vướng mắc, bất cập:
+ Hiện nay mức trợ cấp một lần đối với người hoạt động kháng chiến vẫn còn
thấp, bằng mức trợ cấp một lần của năm 1994 (120.000 đồng/năm), cần có văn bản
điều chỉnh để phù hợp với điều kiện phát triển, kinh tế xã hội hiện tại của người dân.
+ Cán bộ làm công tác Thương binh và Xã hội hiện nay ở cấp phường phần
lớn còn kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực khác nhau nên đôi lúc giải quyết công việc còn
chậm, chưa làm tốt vai trò tham mưu cho các cấp ủy Đảng, Chính quyền cấp phường
trong việc quản lý chặt chẽ người có công, thực hiện các chế độ, chính sách ưu đãi
người có công.
- Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội:
Theo báo cáo số 118/BC-UBND ngày 06/4/2018 tổng kết 05 năm thi hành
Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng của UBND quận Cầu Giấy, thành
phố Hà Nội: Đã thực hiện đúng, đủ và kịp thời các chính sách của Nhà nước đối với
người có công. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để xem xét, giải quyết
dứt điểm không để hồ sơ tồn đọng. Đặc biệt việc thực hiện công tác “Đền ơn đáp nghĩa’’
đã trở thành phong trào quần chúng, sâu rộng, thu hút được đông đảo các đơn vị, cơ
quan, doanh nghiệp, đoàn thể, tổ chức xã hội và nhân dân quận tham gia hưởng ứng
và phát triển ngày càng mạnh mẽ. Thực hiện tốt chế độ điều dưỡng đối với người có
công. 05 năm qua quận Cầu Giấy đã đề nghị Nhà nước phong tặng và truy tặng cho
37 mẹ (trong đó truy tặng 33 mẹ và phong tặng 04 mẹ, hiện còn sống 04 mẹ). Đặc
26
biệt là đối với các mẹ còn sống, quận đã vận động các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn
nhận phụng dưỡng các mẹ hàng tháng bình quân từ 1.000.000đồng/tháng trở lên.
Đã tổ chức tốt các hoạt động thăm hỏi, tặng quà nhân dịp lễ tết đối với người
có công với cách mạng; Xây dựng, sửa chữa nhà ở bị hư hỏng (xây mới được 04 căn
nhà tình nghĩa, sửa chữa 41 nhà hư hỏng cho đối tượng chính sách trên địa bàn quận)
cho người có công; nâng cấp, sửa chữa đài tưởng niệm liệt sỹ. Đến nay, trên địa bàn
quận 08/08 phường có nhà bia và đài tưởng niệm liệt sỹ.
Một số hạn chế, vướng mắc, bất cập:
+ Trong qúa trình thực hiện một số phường hướng dẫn ghi bản khai cá nhân
chưa cụ thể , một số trường hợp bản khai phải viết đi viết lại nhiều lần hoặc tẩy xóa,
xác nhận của phường chưa rõ ràng, đầy đủ nên công tác xác minh giải quyết hồ sơ
gặp khó khăn.
- Huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội:
Theo Báo cáo tổng kết 05 năm thi hành pháp lệnh Ưu đãi người có công với
cách mạng của Huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội: Công tác thực hiện chính sách, giải
quyết chế độ đối với người có công được thực hiện đúng chính sách, đúng quy định,
tạo sự ổn định chung; công tác chăm sóc sức khỏe, động viên thăm hỏi các đối
tượng chính sách, thực hiện các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” đã được sự hưởng
ứng rộng rãi của các cấp, các ngành và nhân dân cùng tham gia.
Tổ chức tốt việc điều dưỡng người có công, thăm hỏi tặng quà nhân dịp lễ tết.
Đã phối hợp với phòng Văn hóa và Đài phát thanh huyện tổ chức các hoạt động văn hóa,
văn nghệ tuyên truyền về truyền thống cách mạng và phong trào Đền ơn đáp nghĩa...
Một số hạn chế, vướng mắc, bất cập:
+ Hiện tại, Pháp lệnh còn thiếu những quy định đối với đối tượng là Thanh
niên xung phong, thể hiện công lao của những Thanh niên xung phong trong kháng
chiến và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chưa được nhìn nhận đúng mức.
+ Trường hợp vợ liệt sỹ lấy chồng khác chỉ được hưởng trợ cấp hàng tháng mà
không được hưởng các chế độ khác là thiệt thòi cho họ, vì sự hy sinh của họ thầm
lặng nhưng vô cùng lớn lao, việc tái giá không làm thay đổi bản chất của sự hy sinh.
27
+ Các đối tượng mất tin, mất tích đề nghị xác nhận là liệt sỹ hiện nay rất
vướng mắc, nhất là các đối tượng thuộc lực lượng Thanh niên xung phong.
+ Việc lấy mẫu phẩm phục vụ việc xác định gen AND để xác định danh tính
cho liệt sỹ rất khó khăn, có khi không thực hiện được.
+ Mức chi điều dưỡng không được điều chỉnh theo mức cơ bản khi mức cơ
bản được các văn bản pháp quy điều chỉnh tăng lên và sự chênh lệch lớn giữa điều
dưỡng tại nhà và điều dưỡng tại Trung tâm là không hợp lý.
Tiểu kết chương
Chương 1 tác giả đã phân tích khá đầy đủ từ khái niệm về người có công,
chính sách ưu đãi, pháp luật với người có công với cách mạng, các khái niệm tổ
chức thực hiện chính sách ưu đãi, cách thức, phương pháp, phân công, chức năng
nhiệm vụ của bộ, ngành, cơ quan quản lý các cấp , của các tổ chức chính trị xã hội.
Từ những những phân tích trên, có thể thấy hệ thống văn bản pháp luật về người có
công cũng đã được từng bước hoàn thiện và có sự điều chỉnh phù hợp với tình hình
phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Trong chương này tác giả cũng đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng cũng như
điều kiện bảo đảm thực hiện chính sách pháp luật về người có công với cách mạng
ở nước ta, từ đó làm tiền đề để phân tích làm rõ thực trạng tổ chức thực hiện chính
sách ưu đãi đối với người có công trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
tại chương 2, qua đó đề ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện
chính sách ưu đãi người có công với cách mạng tại chương 3 của luận văn.
28
Chương 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ
CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH XUÂN-HÀ NỘI
2.1. Điều kiện tự nhiện, tình hình kinh tế-xã hội tác động đến việc tổ
chức thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trên địa
bàn quận Thanh Xuân - thành phố Hà Nội
* Điều kiện tự nhiên:
Quận Thanh Xuân nằm ở phía Tây Nam của Thủ đô Hà Nội, Bắc giáp quận
Đống Đa và Cầu Giấy, Đông giáp quận Hai Bà Trưng, Nam giáp huyện Thanh Trì,
Tây giáp quận Nam Từ Liêm và quận Hà Đông. Đơn vị hành chính thuộc quận bao
gồm 11 phường, diện tích tự nhiên là 913,2 ha với dân số hiện nay là 282.702
người, tăng gấp hơn 2 lần so với năm đầu thành lập quận ( tháng 11 năm 1996);
trong đó, phường Nhân Chính: 43.706 người, phường Khương Trung: 33.970,
phường Khương Mai: 23.865 người, phường Phương Liệt: 26.461 người, phường
Thượng Đình: 26.665 người, phường Thanh Xuân Trung: 24.426 người, phường
Khương Đình: 27.901 người, phường Hạ Đình: 20.694 người, phường Thanh Xuân
Bắc: 27.901 người, phường Kim Giang: 12.636 người. Trụ sở Quận ủy - HĐND -
UBND quận Thanh Xuân: Số 9 đường Khuất Duy Tiến, phường Thanh Xuân Bắc,
quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
* Tình hình phát triển kinh tế của Quận Thanh Xuân
Xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, Quận ủy đã xây dựng và
lãnh đạo triển khai thực hiện Chương trình số 02-CTr/QU về “Phát triển kinh tế -
xã hội quận Thanh Xuân” giai đoạn 2010-2015 và 2015-2020, Chương trình số 03-
CTr/TU của Thành ủy về “tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh
tranh, phát triển kinh tế Thủ đô tăng trưởng nhanh và bền vững”, “Đẩy mạnh tái cơ
cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, tích cực hội nhập kinh tế Quốc tế, phát
triển kinh tế Thủ đô nhanh, bền vững giai đoạn 2016-2020”; thực hiện tốt và kiềm
chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.
29
Kinh tế địa bàn quận tiếp tục phát triển, tốc độ tăng trưởng bình quân
8,9%/năm; trong đó: Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng 7,9%/năm, giá trị
thương mại, dịch vụ tăng 10,2%/năm. Đến năm 2018, có trên 12.500 doanh nghiệp
ngoài quốc doanh hoạt động, tăng gấp 1,3 lần so với năm 2015 (tăng khoảng 2.200
doanh nghiệp); 11.200 hộ kinh doanh cá thể, tăng gấp 1,1 lần so với năm 2015
(tăng khoảng 1.700 hộ kinh doanh).
Triển khai nhiều biện pháp đồng bộ trong công tác thu, chi ngân sách; thu
ngân sách hàng năm đạt và vượt kế hoạch Thành phố giao. Tổng thu ngân sách Nhà
nước trên địa bàn đạt 14.905 tỷ đồng, bình quân tăng 49%/năm so với kế hoạch
Thành phố giao, tăng 49% so với Nghị quyết đề ra. Chi ngân sách đạt 3.141,3 tỷ
đồng, tập trung vào những mục tiêu và lĩnh vực trọng điểm; bảo đảm nhu cầu chi
thường xuyên và tăng dần cho đầu tư phát triển công tác giáo dục- đào tạo, thực
hiện các chính sách xã hội đảm bảo đúng chế độ, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả.
* Tình hình Văn hóa - xã hội của Quận Thanh Xuân
Văn hóa - xã hội được duy trì phát triển; giáo dục đào tạo có nhiều tiến bộ;
thực hiện tiến bộ chính sách xã hội, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Bình quân
hàng năm số gia đình văn hóa đạt 89%, tổ dân phố văn hóa đạt 76%. Đầu tư, cải tạo
nâng cấp, xây mới 50 nhà hội họp khu dân cư, đến nay 09/11 phường đã có nhà văn
hóa, 109 nhà hội họp khu dân cư; tôn tạo, bảo tồn 06 di tích lịch sử, văn hoá, cách
mạng. Giáo dục đào tạo được đầu tư theo hướng phát triển toàn diện tăng cường đầu
tư cơ sở vật chất, chất lượngđội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được nâng
lên theo hướng chuẩn hóa, thu hút 98,9% trẻ em dưới 5 tuổi vào mẫu giáo, hoàn
thành giáo dục phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, 71,8% trường đạt chuẩn quốc gia.
100% học sinh Tiểu học, 60,4% học sinh THCS học 02 buổi/ngày; thành lập thêm
01 trường THCS Thanh Xuân. Xây dựng, triển khai thực hiện Đề án “Phát triển
giáo dục và đào tạo quận Thanh Xuân” giai đoạn 2016-2020, đạt nhiều kết quả.
Nhiều mô hình mới được triển khai như: Dạy bơi cho học sinh tiểu học; triển khai
hiệu quả công tác thực hiện vệ sinh công nghiệp tại 100% các trường Tiểu học,
THCS công lập; triển khai kế hoạch đảm bảo an ninh an toàn trường học; lắp đặt
30
và đưa vào sử dụng 162 mắt camera giám sát an ninh các trường học trên địa bàn
quận; triển khai các kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm
các cơ sở giáo dục và chăm sóc sức khỏe học sinh các trường năm học 2017-2018; tặng
cặp sách cho nữ sinh lớp 9, được Thành phố ghi nhận, đánh giá cao và chỉ đạo nhân
rộng trên toàn Thành phố. Năm 2016 - 2017 ngành Giáo dục - Đào tạo quận lần thứ
3 liên tiếp xếp thứ 1/30 quận, huyện của Thành phố Hà Nội. Vấn đề an sinh xã
hội được chú trọng, giới thiệu hỗ trợ giải quyết việc làm bình quân đạt 5.506
người/năm, giảm 129 hộ nghèo, trung bình giảm 32,83% hộ nghèo/năm, không còn
hộ chính sách nghèo. Hàng năm 99,9% trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng các loại vắc
xin theo quy định, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi suy dinh dưỡng giảm dần, đạt 7,4%
(giảm 0,1% so với cùng kỳ năm 2017). Đầu tư y tế phường theo hướng chuẩn Quốc
gia về cơ sở vật chất, trang thiết bị khám, chữa bệnh, cơ cấu và trình độ chuyên môn
y, bác sỹ; đến nay, 11/11 phường đều đạt chuẩn quốc gia về cơ sở y tế (theo chuẩn
mới). Công tác đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội được đẩy mạnh và tập trung
triển khai đồng bộ, có hiệu quả, đã lập hồ sơ, đưa 339 đối tượng đi cai nghiện bắt
buộc và tự nguyện, là đơn vị đứng “tốp đầu” của Thành phố về vận động đối tượng
đi cai nghiện tự nguyện.
2.2. Tình hình về đối tượng người có công với cách mạng của quận
Thanh Xuân.
Tính đến ngày 31/12/2017, số lượng người có công (Pháp lệnh số
04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012) hiện đang cư trú và hưởng chế độ chính sách
tại quận Thanh Xuân như sau:
- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 (LTCM): 31 đối tượng;
- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng
Tám năm 1945 (TKN): 63 đối tượng;
- Liệt sỹ: 930 đối tượng;
- Bà mẹ Việt Nam anh hùng: 05 đối tượng;
- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân: 27 đối tượng;
- Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến: 06 đối tượng;
31
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh: 1.086 đối tượng;
- Bệnh binh: 134 đối tượng;
- Người HĐKC bị nhiễm CĐHH: 329 đối tượng;
- Người HĐCM, HĐKC bị địch bắt tù, đày: 61 đối tượng;
- Người HĐKC giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế
(hưởng trợ cấp một lần): 18.000 đối tượng.
Bảng 2.2. Số lượng người có công với cách mạng ở quận Thanh Xuân
hiện nay (theo báo cáo số 104/BC-UBND ngày 10/4/2018 của UBND quận Thanh Xuân).
TT Tên đối tượng
NCC hiện
đang hưởng
trợ cấp
Thân nhân
đang hưởng trợ
cấp hàng tháng
1 2 3 4
1 NGƯỜI HĐCM TRƯỚC 01/01/1945 31
- Thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng 28
- Thân nhân hưởng Bảo hiểm y tế 20
2 NGƯỜI HĐCM TỪ 01/01/45 ĐẾN TRƯỚC TKN 63
- Thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng 60
- Thân nhân hưởng trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng 1
- Thân nhân hưởng Bảo hiểm y tế 58
3 LIỆT SỸ
- Thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng của một liệt sỹ 239
- Thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng của hai liệt sỹ 5
- Vợ (chồng) liệt sỹ hưởng trợ cấp tái giá 19
- Người đảm nhiệm thờ cúng liệt sỹ 498
4 BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG 05
- Người phục vụ hưởng Bảo hiểm y tế 5
5 ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN 27
6 ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRONG TKKC 06
7
THƯƠNG BINH, NGƯỜI HƯỞNG CHÍNH SÁCH
NHƯ THƯƠNG BINH
1.086
- Từ 21%-60% 1.076
- Từ 61%-80% 76
- Từ 81% trở lên 34
- Thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng 9
- Thân nhân hưởng Bảo hiểm y tế 40
- Người phục vụ hưởng Bảo hiểm y tế 34
32
8 BỆNH BINH 132
- Từ 41%-60% 05
- Từ 61%-80% 123
- Từ 81% trở lên 04
- Thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng 8
- Người phục vụ hưởng Bảo hiểm y tế 4
9 a) Người HĐKC bị nhiễm CĐHH 329
- Từ 21%-40% 35
- Từ 41%-60% 218
- Từ 61%-80% 70
- Từ 81% trở lên 6
- Thân nhân hưởng Bảo hiểm y tế 6
- Người phục vụ hưởng Bảo hiểm y tế 6
b) Con đẻ của người HĐKC bị nhiễm CĐHH 76
- Từ 61%-80% 53
- Từ 81% trở lên 23
c) Thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng
10 NGƯỜI HĐCM, HĐKC BỊ ĐỊCH BẮT, TÙ ĐÀY 61
11
NGƯỜI HĐKC GPDT, BVTQ VÀ LÀM NGHĨA
VỤ QUỐC TẾ
18,000
TỔNG CỘNG 1.729 0
2.3. Các hoạt động của các cơ quan thực hiện chính sách ưu đãi của
Đảng và Nhà nước đối với người có công với cách mạng.
2.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy thực hiện chính sách pháp luật về người có
công với cách mạng ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Bộ máy Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận hiện nay:
Tổng số: 12 người trong đó 08 công chức và 04 hợp đồng (01 nam, 03 nữ).
- Trình độ chuyên môn: Đại học 12 người, chiếm 100%.
- Lãnh đạo: 03 người (01 Trưởng phòng, 02 Phó trưởng phòng).
- Chức trách nhiệm vụ được giao của Lãnh đạo phòng như sau:
+ Trưởng phòng: Chịu trách nhiệm trước UBND quận, trước pháp luật
về toàn bộ lĩnh vực công tác được phân công.
33
+ Phó phòng: Thực hiện chức năng giúp việc cho trưởng phòng, đồng
thời được phân công trực tiếp phụ trách điều hành theo lĩnh vực (Lĩnh vực
chính sách người có công, Lĩnh vực chính sách xã hội, Mảng tài vụ).
- Tham mưu giúp việc: 07 bộ phận
- Chức năng của các bộ phận tham mưu giúp việc:
+ Lĩnh vực chính sách người có công: Tham mưu giúp lãnh đạo phòng
tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện pháp luật về chính sách pháp luật
về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, quản lý các Nghĩa trang
liệt sĩ, Đài tưởng niệm và các công trình ghi công liệt sĩ, phối hợp với các
ngành, đoàn thể cùng cấp chỉ đạo, xây dựng toàn dân chăm sóc, giúp đỡ các
đối tượng chính sách; thực hiện kiểm tra việc chi trả bảo trợ xã hội, thanh tra
việc chấp hành chính sách pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng
trên địa bàn quận; giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân về lĩnh
vực mình quản lý theo quy định của pháp luật; thực hiện các nhiệm vụ khác
theo sự phân công của UBND quận.
+ Lĩnh vực chính sách xã hội: Tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực
hiện chính sách xã hội, xóa đói giảm nghèo, đào tạo nghề, cấp phát bảo hiểm
y tế cho các đối tương hộ nghèo, bảo trợ xã hội, kiểm tra việc đăng ký nội quy
lao động, thang bảng lương của các doanh nghiệp trên địa bàn quận, theo dõi
công tác xuất khẩu lao động, phòng chống các tệ nạn xã hội của quận, giải
quyết các khiếu nại tố cáo trên các lĩnh vực mình quản lý theo quy định của
pháp luật, thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của UBND quận.
+ Mảng tài vụ: Quản lý tài chính, tài sản được giao thuộc lĩnh vực Lao
động- Thương binh và Xã hội và thực hiện các nhiệm vụ chi trả trợ cấp cho
đối tượng người có công, bảo trợ xã hội và các nhiệm vụ khác theo sự phân
công của UBND quận.
34
+ Ở địa phương, UBND phường, mà trực tiếp thực hiện cán bộ phụ
trách văn hóa- xã hội, cán bộ hợp đồng chi trả trợ cấp ưu đãi người có công
với cách mạng.
Cơ cấu tổ chức của UBND quận Thanh Xuân và cơ cấu tổ chức bộ máy
chịu trách nhiệm trực tiếp thực thi chính sách, pháp luật về người có công với
cách mạng được bố trí theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước của UBND quận Thanh Xuân
Ghi chú:
Quản lý chỉ đạo trực tiếp:
Hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra, đôn đốc:
Sở Lao động- Thương binh
và Xã hội
Phòng người có công (Làm
công tác giải quyết chính
sách người có công của sở)
ỦY BAN NHÂN DÂN
QUẬN
Phòng
Lao
động-
Thương
binh và
Xã hội
Phòng
tư pháp
Phòng
văn
hóa
thông
tin
Phòng
tài
nguyên
môi
trường
Thanh
tra
Phòng
tài
chính
kế
hoạch
Phòng
tài
nguyên
môi
trường
Phòng
quản lý
đô thị
Phòng
kinh tế
35
Sơ đồ 2.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy chịu trách nhiệm trực tiếp thực thi chính sách,
pháp luật về người có công với cách mạng ở quận Thanh Xuân.
Ghi chú:
Hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra, đôn đốc:
Phối hợp, hỗ trợ :
2.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công với
cách mạng tại quận Thanh Xuân từ năm 2013 đến năm 2017 (phụ lục 1, 2).
Kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị chọn “Ngày thương binh, 27-7”,
thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã ra
sức thực hiện chính sách ưu đãi đối với thương binh, liệt sỹ và các gia đình người
có công với đất nước. Trong suốt 70 năm qua, Đảng và Nhà nước đã nhiều lần bổ
sung, sửa đổi chính sách qua từng thời kỳ cách mạng cho phù hợp với điều kiện
kinh tế xã hội và đời sống chung của nhân dân. Tập trung nhất ở 2 Pháp lệnh: Pháp
lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng và Pháp lệnh
ưu đãi người có công với cách mạng.
Công chức phụ trách công tác Lao động-
Thương binh xã hội cấp phường
Hội cựu
thanh
niên
xung
phong
phường
Hội cựu
chiến
binh
phường
Hội liên
hiệp phụ
nữ
phường
Hội nạn
nhân
chất độc
da cam
phường
Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội quận
Ủy ban
Mặt
trận Tổ
quốc
phường
Hội
người
cao tuổi
phường
Bộ phận
văn hóa
thông
tin
phường
36
Thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước, giai đoạn từ năm 2013 đến
năm 2017 quận Thanh Xuân đã đề nghị Nhà nước phong tặng và truy tặng 31 Bà
mẹ Việt Nam anh hùng, hiện có 05 Mẹ còn sống, các mẹ đều được các cơ quan đơn
vị nhận phụng dưỡng đến khi các mẹ qua đời, với mức phụng dưỡng mỗi mẹ
4.022.000 đồng trên tháng. Quận Thanh Xuân đã và đang thực hiện chế độ ưu đãi
cho 52 người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945, trong đó 11 người hiện
đang lâm bệnh hiểm nghèo, có hoàn cảnh kinh tế gia đình đặc biệt khó khăn được
quận Thanh Xuân đề nghị trợ cấp thường xuyên (Hướng dẫn số 02-HD/TCTW ngày
19/9/2001, Hướng dẫn số 04-HD/TCTW ngày 09/6/2001, công văn số 721-CV/TCTW
ngày 19/11/2001); 126 người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày
khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, quản lý gần 930 liệt sỹ, có 275 người hưởng trợ
cấp tuất liệt sỹ; 540 người hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sỹ; 33 người là thương binh,
bệnh binh và người hưởng chính sách như thương binh; 33 người phục vụ thương
bệnh binh nặng; 441 người hưởng chế độ tuất các loại; 77 người HĐKC và con đẻ
của họ bị nhiễm chất độc hóa học; 72 người HĐKC bị địch bắt tù đày đang hưởng
trợ cấp hàng tháng; 14 học sinh, sinh viên con người có công hưởng trợ cấp ưu đãi
hàng tháng và trợ cấp một lần; giải quyết trợ cấp một lần cho 21 người được Nhà
nước tặng thưởng Huân huy chương kháng chiến với tổng kinh phí hơn 19 triệu
đồng. Như vậy tính đến nay quận Thanh Xuân đã thực hiện chế độ ưu đãi cho
11.832 người, trong đó: người hưởng trợ cấp hàng tháng 2.518 người và hưởng trợ
cấp một lần được 9.300 người.
Với truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, quận Thanh Xuân đã có
nhiều việc làm phong phú, thiết thực, mà đặc biệt là cuộc vận động toàn dân ủng hộ
xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” đã được khơi dậy và ngày càng phát triển mạnh.
Nhiều phong trào tình nghĩa được xã hội hóa, nổi bật nhất là phong trào phụng
dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng và phong trào xây nhà tình nghĩa tặng cho đối
tượng chính sách đã cuốn hút mọi cấp, mọi ngành, mọi đơn vị tham gia. Cùng với
phong trào này, quận Thanh Xuân đã xã hội hóa chính sách người có công với cách
mạng. Những bố mẹ liệt sỹ già yếu, khó khăn, con liệt sỹ mồ côi được các tổ chức
37
kinh tế xã hội, đoàn thể nhận đỡ đầu nuôi dưỡng, đảm bảo tất cả các gia đình chính sách
có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống của người dân địa phương nơi cư trú.
Báo cáo tổng hợp số liệu thương binh, bệnh binh, con đẻ của NHĐKC bị
nhiễm CĐHH được cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình từ năm 2013-2017
(theo báo cáo số 104/BC-UBND ngày 10/4/2018 của UBND quận Thanh Xuân).
ĐVT: 1.000
TT Loại dụng cụ chỉnh hình
Tổng số
Số người Số tiền
1 Tay giả 13 26.301
2 Chân giả 29 51.992
3 Giày hoặc dép chỉnh hình 97 120.812
4 Nẹp đùi, nẹp cẳng chân 4 3.559
5 Nạng 19 3.420
6 Máy trợ thính 16 6.400
7 Răng giả 23 102.000
8 Đồ dùng phục vụ sinh hoạt 31 33.000
TỔNG CỘNG 232 347.484
41
Bảng tổng hợp người có công và thân nhân hưởng ưu đãi trong giáo dục đào tạo ở quận Thanh Xuân hiện nay (theo báo cáo
số 104/BC-UBND ngày 10/4/2018 của UBND quận Thanh Xuân).
TT
Tên đối
tượng
Tổng số
Chia theo các năm triển khai thực hiện
năm 2013 năm 2014 năm 2015 năm 2016 năm 2017
Số
người
Số tiền
Số
người
Số tiền
Số
người
Số tiền
Số
người
Số tiền
Số
người
Số tiền
Số
người
Số tiền
1 Con AH 2 15,060 2 15,060
2 Con LS 16 105,894 6 34,780 3 21,040 3 17,342 2 16,366 2 16,366
3 Con TB 767 3,156,631 316 950,041 114 810,900 140 610,800 146 536,543 51 248,347
4 Con BB 83 110,045 20 23,200 22 32,029 20 24,366 15 18,220 6 12,230
5
Con NHĐKC
bị nhiễm
CĐHH
108 134,820 22 28,900 23 34,021 26 28,079 22 25,300 15 18,520
Tổng cộng 976 3,522,450 366 1,051,981 162 897,990 189 680,587 185 596,429 74 295,463
2.3.2.1. Làm mới và sửa chữa nhà ở (Chi tiết phụ lục 3)
Việc hỗ trợ cải thiện nhà ở cho hộ gia đình người có công với cách mạng được
Quận Thanh Xuân thực hiện kể từ khi có Quyết định số 118/QĐ-TTg ngày 27/02/1996
của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở.
Toàn quận đã làm mới và sửa chữa được 106 ngôi nhà (ngân sách quận và
ngân sách thành phố) với tổng kinh phí 2 tỷ 405 triệu đồng, trong đó làm mới 08
ngôi nhà với số kinh phí 720 triệu đồng; sửa chữa 98 ngôi nhà với kinh phí 1 tỷ 685
triệu đồng. Đến nay 100% số gia đình chính sách thương binh, bệnh binh, thân nhân
liệt sỹ trong toàn Quận đảm bảo an toàn về nhà ở.
Từ năm 2013 trở đi, thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ về xây dựng Đề án hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng,
quận Thanh Xuân triển khai rà soát tính đến thời điểm 31/12/2017 đã đề nghị và
được Nhà nước hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở cho 17 hộ (xây mới 06 hộ, sửa chữa
11 hộ) chính sách người có công, với số kinh phí 805 triệu (ngân sách thành phố hỗ
trợ 460 triệu, xã hội hóa thành phố hỗ trợ 345 triệu).
Cũng theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg, đối tượng được hỗ trợ được mở
rộng so với trước đây (theo Quyết định 118/QĐ-TTg ngày 27/02/1996 của Thủ
tướng Chính phủ về hỗ trợ cải thiện, nhà ở cho hộ gia đình người có công với cách
mạng) gồm: thân nhân liệt sỹ; người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến
bị địch bắt tù, đày; người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc
và làm nghĩa vụ quốc tế; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
2.3.2.2. Công tác chăm sóc sức khỏe cho người có công với cách mạng:
Tùy theo từng loại đối tượng, Quận tổ chức điều dưỡng hàng năm theo hai
hình thức, điều dưỡng tập trung tại trung tâm và điều dưỡng tại gia đình.
Kết quả là tính từ năm 2013 đến năm 2017, Quận đã thực hiện điều dưỡng
cho 5.065 lượt người có công với cách mạng, trong đó điều dưỡng tập trung là
1.308 lượt người, điều dưỡng tại gia đình là lượt 3.757 người (Chi tiết phụ lục 4).
2.3.2.3. Vận động quỹ “ Đền ơn đáp nghĩa”
43
Trong nhiều năm qua, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc người có
công với cách mạng ở quận Thanh Xuân đã được khơi dậy và ngày càng phát triển
mạnh, đã lôi cuốn mọi cấp, mọi ngành, mọi đơn vị và mọi gia đình tham gia. Nhờ
sự đóng góp đầy trách nhiệm và nghĩa tình này, trong những năm qua, tổng số Quỹ
“Đền ơn đáp nghĩa” toàn Quận vận động được 2,22 tỷ đồng; trong đó quỹ “Đền ơn
đáp nghĩa” của Quận vận động được 907.000.000 đồng, các phường vận động được
1,31 tỷ đồng.
2.3.2.4. Tặng sổ tiết kiệm và tổ chức thăm hỏi tặng quà tình nghĩa.
Trong những năm qua, từ Quận đến các phường đã huy động các cơ quan,
ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và nhân dân đóng góp tặng 289 sổ tiết kiệm
cho người có công; tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho 11.148 lượt người có công với
tổng kinh phí trên 5 tỷ đồng.
2.3.2.5. Thực hiện các phong trào “ Đền ơn đáp nghĩa ” khác.
Hằng năm, vào các ngày Lễ, Tết, ngoài tiêu chuẩn quà của Chủ tịch nước
theo quy định, Quận ủy, ủy ban nhân dân, ủy ban Mặt trận Tổ quốc Quận và các địa
phương đều tổ chức hội nghị gặp mặt đối tượng người có công và gia đình người có
công tiêu biểu, thăm hỏi các gia đình chính sách khó khăn và có quà tặng các gia
đình chính sách người có công trong toàn Quận với số kinh phí hơn 309 triệu đồng
mỗi năm. cấp kinh phí thường xuyên để tổ chức, duy trì các Hội Thương bệnh binh
nặng, Hội Nạn nhân chất độc da cam, Hội con liệt sỹ...
Phòng Y tế phối hợp với Trung tâm y tế Quận thường xuyên tổ chức các
chương trình thăm khám, cấp thuốc miễn phí cho người có công và thân nhân người
có công ốm đau, có hoàn cảnh khó khăn.
Phòng Giáo dục - Đào tạo có quỹ hỗ trợ học sinh là con liệt sỹ, con thương
bệnh binh, con người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học nghèo vượt khó.
Hội Cựu chiến binh, Liên đoàn Lao động Quận và Trung tâm hướng nghiệp
dạy nghề Quận đều có các chương trình huy động nguồn lực vốn quỹ giúp hội viên
là con em người có công học nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.
44
2.3.2.6. Công trình ghi công liệt sỹ.
Hiện nay trên địa bàn toàn Quận có 05 Đài tưởng niệm liệt sỹ (Phường
Khương Đình, Khương Trung, Nhân Chính, Phương Liệt, Hạ Đình). Quận Thanh Xuân
đã tiến hành sửa chữa 03 Đài tưởng niệm liệt sỹ với kinh phí 1 tỷ 480 triệu đồng.
2.3.2.7. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm
pháp luật ưu đãi đối với người có công với cách mạng.
Mục đích của thanh tra, kiểm tra là nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử
lý các hành vi phạm pháp luật; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý,
chính sách, pháp luật để kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền các biện
pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực hiệu
quả của hoạt động quản lý; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền lợi của tổ
chức và cá nhân.
Trong mấy năm gần đây số lượng đơn khiếu nại, tố cáo đúng, toàn
quận đã nhận được tổng số 6 đơn thư liên quan đến lĩnh vực người có công.
Đã kiểm tra, xác minh và ra quyết định dừng thực hiện trợ cấp thương binh 03
trường hợp thu hồi số tiền hơn 60.000.000 đồng tại phường Khương Trung,
quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Kết quả đánh giá chung cho thấy về cơ bản UBND quận đã quan tâm
chủ động thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn, nhất là việc
triển khai hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật, thực hiện theo dõi, ghi
chép sổ tăng, giảm đối tượng.
2.4. Kết quả và các nhân tố tác động đến việc tổ chức thực hiện chính
sách người có công với cách mạng.
2.4.1. Ưu điểm:
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Thanh Xuân luôn quan tâm, coi
trọng công tác thương binh, liệt sỹ và người có công; không chỉ coi đây là vấn đề
đạo lý, là truyền thống, mà còn là vấn đề chính trị, tư tưởng, kinh tế và xã hội. Nó
không chỉ là vấn đề trước mắt mà còn có ý nghĩa lâu dài - ý nghĩa xã hội, giữ vững
45
thể chế, thấm nhuần chủ trương của Đảng là xác định con người vừa là mục tiêu,
vừa là động lực của sự phát triển, trong đó việc tạo điều kiện phát huy đối với người
có công có ý nghĩa sâu sắc trong chiến lược con người. Điều đó đã tạo tiền đề cho
việc động viên, khích lệ sự cố gắng vươn lên của thương binh, bệnh binh, gia đình
liệt sỹ và người có công với cách mạng, góp phần tự ổn định cuộc sống, xây dựng
quê hương giàu đẹp. Đường lối đổi mới đã tạo môi trường thuận lợi để tạo đà cho
người có công trực tiếp phát huy hiệu quả trí tuệ, tiềm năng sức lực trong điều kiện
mới của đất nước nói chung và quận Thanh Xuân nói riêng.
Đảng bộ và nhân dân quận Thanh Xuân luôn coi trọng tổng kết thực tiễn, đổi
mới và hoàn thiện công tác chỉ đạo, đổi mới các nội dung, hình thức và nâng cao
chất lượng phong trào thi đua, xây dựng điển hình, mô hình tiêu biểu trong thương
binh, gia đình liệt sỹ và người có công; biểu dương nhân rộng điển hình.
Đối với công tác nghiệp vụ chuyên môn:
- Là cơ quan tham mưu cho ủy ban nhân dân Quận về công tác thương binh
liệt sỹ trên địa bàn Quận, mặc dù số lượng biên chế ít, đầu mối công việc nhiều,
nhưng trong những năm qua, phòng Lao động Thương binh và xã hội quận Thanh Xuân
đã chủ động tham mưu và đề xuất với ủy ban nhân dân Quận, đồng thời phối hợp
kịp thời, đồng bộ, chặt chẽ với các cơ quan, đoàn thể cấp Quận, phường tổ chức
hướng dẫn, thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn Quận, góp phần
ổn định chính trị, kịp thời động viên và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho
hộ gia đình chính sách;
- Hàng năm, căn cứ vào dự toán phân bổ của Sở Lao động TBXH thành phố,
phòng đã chủ động kinh phí chi trả trợ cấp hàng tháng cho đối tượng, đảm bảo chi
trả đến tận tay đối tượng đúng, đủ, kịp thời.
2.4.2. Tồn tại, vướng mắc.
Hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện khá đồ sộ, luôn thay đổi, thiếu tính
thống nhất, thiếu chặt chẽ và nhiều nội dung không được thể chế; việc thực hiện
cũng chưa thật đồng bộ. Các trình tự, thủ tục ưu đãi về đất đai, nhà ở, thuế, tín dụng,
Luận văn: Chính sách ưu đãi đối với người có công tại quận Thanh Xuân
Luận văn: Chính sách ưu đãi đối với người có công tại quận Thanh Xuân
Luận văn: Chính sách ưu đãi đối với người có công tại quận Thanh Xuân
Luận văn: Chính sách ưu đãi đối với người có công tại quận Thanh Xuân
Luận văn: Chính sách ưu đãi đối với người có công tại quận Thanh Xuân
Luận văn: Chính sách ưu đãi đối với người có công tại quận Thanh Xuân
Luận văn: Chính sách ưu đãi đối với người có công tại quận Thanh Xuân
Luận văn: Chính sách ưu đãi đối với người có công tại quận Thanh Xuân
Luận văn: Chính sách ưu đãi đối với người có công tại quận Thanh Xuân
Luận văn: Chính sách ưu đãi đối với người có công tại quận Thanh Xuân
Luận văn: Chính sách ưu đãi đối với người có công tại quận Thanh Xuân
Luận văn: Chính sách ưu đãi đối với người có công tại quận Thanh Xuân
Luận văn: Chính sách ưu đãi đối với người có công tại quận Thanh Xuân
Luận văn: Chính sách ưu đãi đối với người có công tại quận Thanh Xuân
Luận văn: Chính sách ưu đãi đối với người có công tại quận Thanh Xuân
Luận văn: Chính sách ưu đãi đối với người có công tại quận Thanh Xuân
Luận văn: Chính sách ưu đãi đối với người có công tại quận Thanh Xuân
Luận văn: Chính sách ưu đãi đối với người có công tại quận Thanh Xuân
Luận văn: Chính sách ưu đãi đối với người có công tại quận Thanh Xuân
Luận văn: Chính sách ưu đãi đối với người có công tại quận Thanh Xuân
Luận văn: Chính sách ưu đãi đối với người có công tại quận Thanh Xuân
Luận văn: Chính sách ưu đãi đối với người có công tại quận Thanh Xuân
Luận văn: Chính sách ưu đãi đối với người có công tại quận Thanh Xuân
Luận văn: Chính sách ưu đãi đối với người có công tại quận Thanh Xuân
Luận văn: Chính sách ưu đãi đối với người có công tại quận Thanh Xuân
Luận văn: Chính sách ưu đãi đối với người có công tại quận Thanh Xuân
Luận văn: Chính sách ưu đãi đối với người có công tại quận Thanh Xuân
Luận văn: Chính sách ưu đãi đối với người có công tại quận Thanh Xuân

More Related Content

What's hot

phổ biến giáo dục pháp luật
phổ biến giáo dục pháp luật phổ biến giáo dục pháp luật
phổ biến giáo dục pháp luật phuongthanh6689
 
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở ...
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở ...Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở ...
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở ...jackjohn45
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương  - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương  - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (19)

Luận văn: Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, HOTLuận văn: Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, HOT
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Công an xã, thị trấn, HAY
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Công an xã, thị trấn, HAYLuận văn: Tổ chức và hoạt động của Công an xã, thị trấn, HAY
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Công an xã, thị trấn, HAY
 
Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Nông Sơn
Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Nông SơnChính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Nông Sơn
Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Nông Sơn
 
Pháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính, HOT
Pháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính, HOTPháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính, HOT
Pháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính, HOT
 
Đề tài: Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở, Hà Nội, HOT
Đề tài: Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở, Hà Nội, HOTĐề tài: Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở, Hà Nội, HOT
Đề tài: Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở, Hà Nội, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về dân chủ cơ sở tại Hưng Yên, HAY
Luận văn: Pháp luật về dân chủ cơ sở tại Hưng Yên, HAYLuận văn: Pháp luật về dân chủ cơ sở tại Hưng Yên, HAY
Luận văn: Pháp luật về dân chủ cơ sở tại Hưng Yên, HAY
 
Luận văn: Thực hiện chính sách NCC với cách mạng tại TP Tam Kỳ
Luận văn: Thực hiện chính sách NCC với cách mạng tại TP Tam KỳLuận văn: Thực hiện chính sách NCC với cách mạng tại TP Tam Kỳ
Luận văn: Thực hiện chính sách NCC với cách mạng tại TP Tam Kỳ
 
phổ biến giáo dục pháp luật
phổ biến giáo dục pháp luật phổ biến giáo dục pháp luật
phổ biến giáo dục pháp luật
 
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở ...
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở ...Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở ...
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở ...
 
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội quận Thanh Khê, TP Đà NẵngLuận văn: Chính sách an sinh xã hội quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
 
Luận văn: Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tỉnh Bắc Ninh, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tỉnh Bắc Ninh, HAYLuận văn: Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tỉnh Bắc Ninh, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tỉnh Bắc Ninh, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội tại quận Phú Nhuận, HOT
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội tại quận Phú Nhuận, HOTLuận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội tại quận Phú Nhuận, HOT
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội tại quận Phú Nhuận, HOT
 
Luận án: Hoạt động trợ giúp pháp lý theo pháp luật Việt Nam
Luận án: Hoạt động trợ giúp pháp lý theo pháp luật Việt NamLuận án: Hoạt động trợ giúp pháp lý theo pháp luật Việt Nam
Luận án: Hoạt động trợ giúp pháp lý theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Quy chế dân chủ cơ sở ở phường Tân Định, Quận 1, HAY
Luận văn: Quy chế dân chủ cơ sở ở phường Tân Định, Quận 1, HAYLuận văn: Quy chế dân chủ cơ sở ở phường Tân Định, Quận 1, HAY
Luận văn: Quy chế dân chủ cơ sở ở phường Tân Định, Quận 1, HAY
 
Đề tài: Thực hiện dân chủ ở xã huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên, HAY
Đề tài: Thực hiện dân chủ ở xã huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên, HAYĐề tài: Thực hiện dân chủ ở xã huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên, HAY
Đề tài: Thực hiện dân chủ ở xã huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên, HAY
 
Đề tài: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam, HAYĐề tài: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương  - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương  - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương - Gửi miễn phí qu...
 
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
 
Luận án: Vận động chính sách công ở Anh, Pháp, Mỹ, HAY
Luận án: Vận động chính sách công ở Anh, Pháp, Mỹ, HAYLuận án: Vận động chính sách công ở Anh, Pháp, Mỹ, HAY
Luận án: Vận động chính sách công ở Anh, Pháp, Mỹ, HAY
 

Similar to Luận văn: Chính sách ưu đãi đối với người có công tại quận Thanh Xuân

LV: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng uỷ phường đối với hệ thống chính tr...
LV: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng uỷ phường đối với hệ thống chính tr...LV: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng uỷ phường đối với hệ thống chính tr...
LV: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng uỷ phường đối với hệ thống chính tr...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã từ thực tiễn quận tâ...
Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã từ thực tiễn quận tâ...Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã từ thực tiễn quận tâ...
Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã từ thực tiễn quận tâ...nataliej4
 
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Luận văn: Chính sách ưu đãi đối với người có công tại quận Thanh Xuân (20)

Luận án: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội
Luận án: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hộiLuận án: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội
Luận án: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội
 
Luận văn: Chính sách người có công với cách mạng tại Tp Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách người có công với cách mạng tại Tp Đà NẵngLuận văn: Chính sách người có công với cách mạng tại Tp Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách người có công với cách mạng tại Tp Đà Nẵng
 
Luận văn: Chính sách người có công với cách mạng tại quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách người có công với cách mạng tại quận Cẩm LệLuận văn: Chính sách người có công với cách mạng tại quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách người có công với cách mạng tại quận Cẩm Lệ
 
Luận văn: Chính sách đào tạo công chức cấp xã tại thị xã Điện Bàn
Luận văn: Chính sách đào tạo công chức cấp xã tại thị xã Điện BànLuận văn: Chính sách đào tạo công chức cấp xã tại thị xã Điện Bàn
Luận văn: Chính sách đào tạo công chức cấp xã tại thị xã Điện Bàn
 
Chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã
Chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xãChính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã
Chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã
 
Luận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật tại TP Đà Nẵng, HAYLuận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật tại TP Đà Nẵng, HAY
 
LV: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng uỷ phường đối với hệ thống chính tr...
LV: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng uỷ phường đối với hệ thống chính tr...LV: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng uỷ phường đối với hệ thống chính tr...
LV: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng uỷ phường đối với hệ thống chính tr...
 
Đề tài: Phương thức lãnh đạo của đảng ủy phường đối với chính trị
Đề tài: Phương thức lãnh đạo của đảng ủy phường đối với chính trịĐề tài: Phương thức lãnh đạo của đảng ủy phường đối với chính trị
Đề tài: Phương thức lãnh đạo của đảng ủy phường đối với chính trị
 
Luận văn: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng ủy phường, 9đ
Luận văn: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng ủy phường, 9đLuận văn: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng ủy phường, 9đ
Luận văn: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng ủy phường, 9đ
 
Luận văn: Chính sách việc làm cho thanh niên tỉnh Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Chính sách việc làm cho thanh niên tỉnh Quảng Nam, 9đLuận văn: Chính sách việc làm cho thanh niên tỉnh Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Chính sách việc làm cho thanh niên tỉnh Quảng Nam, 9đ
 
Luận án: Công bằng xã hội với việc phát triển con người Việt Nam
Luận án: Công bằng xã hội với việc phát triển con người Việt NamLuận án: Công bằng xã hội với việc phát triển con người Việt Nam
Luận án: Công bằng xã hội với việc phát triển con người Việt Nam
 
Đề tài: Vai trò của hệ thống chính trị Quận 9 trong tái định cư, HOT
Đề tài: Vai trò của hệ thống chính trị Quận 9 trong tái định cư, HOTĐề tài: Vai trò của hệ thống chính trị Quận 9 trong tái định cư, HOT
Đề tài: Vai trò của hệ thống chính trị Quận 9 trong tái định cư, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về viên chức giáo dục tại Hải Phòng
Luận văn: Quản lý nhà nước về viên chức giáo dục tại Hải PhòngLuận văn: Quản lý nhà nước về viên chức giáo dục tại Hải Phòng
Luận văn: Quản lý nhà nước về viên chức giáo dục tại Hải Phòng
 
Luận văn: Quản lý về viên chức giáo dục tại quận Lê Chân, HAY
Luận văn: Quản lý về viên chức giáo dục tại quận Lê Chân, HAYLuận văn: Quản lý về viên chức giáo dục tại quận Lê Chân, HAY
Luận văn: Quản lý về viên chức giáo dục tại quận Lê Chân, HAY
 
Luận văn: Công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ tỉnh Thái Bình
Luận văn: Công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ tỉnh Thái BìnhLuận văn: Công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ tỉnh Thái Bình
Luận văn: Công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ tỉnh Thái Bình
 
Thực Hiện Chính Sách Cải Cách Hành Chính Tại Lai Châu.docx
Thực Hiện Chính Sách Cải Cách Hành Chính Tại Lai Châu.docxThực Hiện Chính Sách Cải Cách Hành Chính Tại Lai Châu.docx
Thực Hiện Chính Sách Cải Cách Hành Chính Tại Lai Châu.docx
 
Luận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai Châu
Luận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai ChâuLuận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai Châu
Luận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai Châu
 
Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã từ thực tiễn quận tâ...
Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã từ thực tiễn quận tâ...Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã từ thực tiễn quận tâ...
Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã từ thực tiễn quận tâ...
 
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...
 
Luận văn: Chính sách phổ biến pháp luật công nhân tỉnh Bình Dương
Luận văn: Chính sách phổ biến pháp luật công nhân tỉnh Bình DươngLuận văn: Chính sách phổ biến pháp luật công nhân tỉnh Bình Dương
Luận văn: Chính sách phổ biến pháp luật công nhân tỉnh Bình Dương
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 

Recently uploaded (20)

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 

Luận văn: Chính sách ưu đãi đối với người có công tại quận Thanh Xuân

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ TRUNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành: Chính sách công Mã số: 8 34 04 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. NGUYỄN AN HÀ HÀ NỘI, 2018 HÀ NỘI - năm
  • 2. 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lịch sử dân tộc ta gắn liền với nhiều cuộc chiến tranh trường kỳ, gian khó để có được những chiến thắng và đất nước ta được như ngày hôm nay, thì chúng ta không thể không nói đến những người con ưu tú của dân tộc đã hy sinh cho sự nghiệp cách mạng giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đạo lý tốt đẹp ngàn đời của dân tộc ta là: “Uống nước nhớ nguồn; Ăn quả nhớ người trồng cây”; nên ngay từ những ngày đầu thành lập nước trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, Đảng, Chính phủ và Bác Hồ đã đặc biệt quan tâm tới công tác thương binh, liệt sỹ. Chính vì vậy sau khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành quy định về ưu đãi xã hội đối với những người có công với đất nước. Ngày 16/02/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành Sắc lệnh số 20/SL về “Ưu đãi người có công” và đã lấy ngày 27/7/1947 là ngày thương binh, liệt sỹ đầu tiên ở nước ta. Đây là chính sách lớn và thường xuyên bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với từng thời kỳ cách mạng đến nay đã hình thành một hệ thống chính sách mà các nội dung đều gắn liền với việc thực hiện chính sách kinh tế xã hội và liên quan đến đời sống hàng ngày của hàng triệu con người có công. Việc thực hiện chính sách thương binh, liệt sỹ, chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công giúp đỡ cách mạng là bổn phận, trách nhiệm của toàn xã hội với tinh thần đền ơn đáp nghĩa, ưu tiên ưu đãi đối với người có công. Mục đích của chính sách là đảm bảo cho người có công luôn có được yên ổn về vật chất, vui vẻ về tinh thần, có cuộc sống không thấp hơn mức sống trung bình của nhân dân địa phương và tạo điều kiện cho người có công sử dụng được khả năng lao động của mình vào những hoạt động có ích cho xã hội, tiếp tục duy trì và phát huy phẩm chất, truyền thống tốt đẹp của mình phục vụ cho sự nghiệp đổi mới đất nước. Từ đó đến nay, chính sách ưu đãi người có công với đất nước đã có một chặng đường trên nửa thế kỷ hình thành phát triển. Tuy nhiên, sau gần 43 năm đất nước thống nhất, một bộ phận không nhỏ người có công vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống cả về vật chất và tinh thần. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi sự phân hóa xã hội đang ngày càng sâu sắc,
  • 3. 3 các định hướng giá trị của xã hội đang có những thay đổi về việc đảm bảo người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng nơi cư trú. Trên thực tế, việc tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng còn vấp phải nhiều tồn tại từ nhiều nguyên nhân khác nhau, gây khó khăn, cản trở cho cả cán bộ công chức thực hiện chính sách và khó khăn cho người được thụ hưởng chính sách. Ví dụ như việc ban hành văn bản thiếu tính thống nhất, thẩm quyền ban hành và giải quyết chồng chéo nhau, thủ tục hành chính rườm rà sẽ dẫn đến việc giải quyết chế độ cho các đối tượng có công gặp nhiều khó khăn. Hay một lý do khác nữa là do trình độ của cán bộ công chức làm nhiệm vụ còn hạn chế, công tác tuyên truyền hướng dẫn người dân thực hiện chính sách còn kém nên trong thực tế nhiều người có công vẫn chưa tiếp cận được với những chương trình mà họ xứng đáng được hưởng, điều này ảnh hưởng rất lớn tới công tác quản lý, lãnh đạo của Đảng và Nhà nước nói chung và với chính quyền địa phương nói riêng. Từ góc độ tổ chức thực hiện chính sách về ưu đãi người có công cũng còn một số tồn tại cần nghiên cứu, sửa đổi và hoàn thiện cả về pháp luật quy định đối với các chế độ ưu đãi lẫn cơ chế thực hiện. Là một công chức với chức trách nhiệm vụ được giao là theo dõi cơ sở, với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước cũng như tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi người có công hiện nay, từ nhận thức lý luận và thực tiễn của bản thân, tôi chọn đề tài “Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công trên địa bàn quận Thanh Xuân - Thành phố Hà Nội” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ chuyên ngành chính sách công. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Văn bản quản lý Nhà nước nói chung và hệ thống văn bản đối với người có công với cách mạng nói riêng đã được nhiều nhà khoa học quan tâm, đề cập. Nhìn chung, các công trình mới chỉ nghiên cứu một số vấn đề cấp bách trong hoạt động nói chung, chưa nêu được các nội dung quản lý nhà nước về chính sách đối với người có công tại một địa phương một cách sâu sắc. Đặc biệt, cũng chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về thực trạng và việc nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với người có công tại quận Thanh Xuân-Thành phố Hà Nội. Vì vậy, đề tài nghiên cứu không có sự trùng lặp đề tài trước.
  • 4. 4 Một số các công trình nghiên cứu mà tác giả đã tiếp cận được trong quá trình thực hiện luận văn này: Về giáo trình, sách chuyên khảo, sách tham khảo: - Nguyễn Đình Liêu (2000), “Một số suy nghĩ về hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có công”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách đã nêu tổng quan các vấn đề lý luận và thực tiễn về chế độ, chính sách đối với người có công ở nước ta; phân tích mối quan hệ biện chứng giữa chính sách ưu đãi người có công với bộ phận chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước. Từ đó đưa ra những quan điểm mang tính nguyên tắc nhằm đổi mới hệ thống pháp luật ưu đãi người có công trong công cuộc đổi mới của đất nước. - Hồ Thị Vân Kiều (2011), “Chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng”, Nxb Đại học Quy Nhơn. Về luận văn: - Đỗ Huyền Trang (2017), “Hoạt động chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng tại phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh”, Luận văn thạc sỹ công tác xã hội. Về các bài đã đăng trên tạp chí chuyên ngành: - Đỗ Thị Dung (2011), “Các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và hướng hoàn thiện”. Tạp chí Luật học, số 1. - Nguyễn Duy Kiên (2012), “Chính sách người có công là trách nhiệm của toàn dân”, Tạp chí Tuyên giáo số 7/2012. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận và phân tích, đánh giá thực trạng việc tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công trên địa bàn quận Thanh Xuân - Thành phố Hà Nội, đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi người có công ở Việt Nam nói chung và quận Thanh Xuân nói riêng, phù hợp với những yêu cầu đổi mới.
  • 5. 5 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Hệ thống hóa lý thuyết về tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; - Nghiên cứu thực trạng tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn quận Thanh Xuân - Thành phố Hà Nội; - Đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn quận Thanh Xuân. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng và thân nhân của họ được quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 của ủy ban thường vụ Quốc hội; Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng 4.2. Phạm vi nghiên cứu Người có công với cách mạng và thân nhân của họ đang được phòng Lao động thương binh xã hội quận Thanh Xuân quản lý và thực hiện chế độ chính sách, giai đoạn 2013-2017. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưỏng Hồ Chí Minh, kiến thức các môn học quản lý Nhà nước về các vấn đề xã hội, chính sách công, hoạch định và phân tích chính sách công… 5.2. Phương pháp nghiên cứu của luận văn Đề tài nghiên cứu được triển khai dựa trên phương pháp khoa học cụ thể sau: 1. Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá 2. Phương pháp so sánh 3. Phương pháp quan sát thống kê 4. Phương pháp tổ chức rút kinh nghiệm
  • 6. 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa khoa học Luận văn góp phần làm sáng tỏ quan điểm, lý luận của Đảng và Nhà nước ta về quản lý Nhà nước trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng của Thành phố Hà Nội nói chung và quận Thanh Xuân nói riêng là tất yếu khách quan. 6.2.Ý nghĩa thực tiễn - Làm rõ thực trạng tổ chức thực hiện chính sách về ưu đãi người có công trên địa bàn quận Thanh Xuân - Thành phố Hà Nội; - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi người có công. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở khoa học và thực tiễn về tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng Chương 2: Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn quận Thanh Xuân - Thành phố Hà Nội Chương 3: Những giải pháp để nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn quận Thanh Xuân - Thành phố Hà Nội. Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG 1.1. Khái niệm về tổ chức thực hiện chính sách và một số khái niệm liên quan 1.1.1. Khái niệm chính sách, người có công và chính sách người có công 1.1.1.1. Khái niệm chính sách Nhà nước có một vị trí và vai trò vô cùng quan trọng, là chủ thể đại diện cho quyền lực của nhân dân, ban hành chính sách công để mưu cầu lợi ích cho xã hội.
  • 7. 7 Hoạt động của nhà nước tác động đến nhiều khu vực và bộ phận nhân dân rộng khắp trên phạm vi quốc gia. Tác động của Nhà nước trong những thời kỳ phát triển khác nhau, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước cũng có sự thay đổi một cách thích hợp, vì thế mà quan niệm về chính sách công cũng được tiếp cận từ các góc độ khác nhau. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về chính sách, tuy nhiên dù cách tiếp cận nào thì những tác động của Nhà nước, được coi là chính sách công đều phải có những nét chung sau: - Tác động phải mang tính cộng đồng; - Là những tác động có mục tiêu (dù ngắn hạn hay dài hạn); - Những hoạt động đó phải mang tính hệ thống, ổn định, phù hợp với quan điểm chính trị của nhà hoạch định chính sách. Theo Giáo trình Hoạch định và Phân tích chính sách công của Học viện hành chính do nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật xuất bản năm 2008[tr.14]. “Khái niệm về chính sách: Là những hành động ứng xử của chủ thể với các hiện tượng tồn tại trong quá trình vận động phát triển nhằm đạt mục tiêu nhất định. Khái niệm chính sách công: Là những hành động ứng xử của nhà nước với các vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng, được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, nhằm thúc đẩy xã hội phát triển”. Định hướng đó được thể hiện qua thái độ đối xử với những vấn đề đã, đang và sẽ nảy sinh trong đời sống cộng đồng. 1.1.1.2. Khái niệm người có công với cách mạng Khái niệm “người có công với cách mạng” được hiểu ( theo Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH ngày 29/6/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội): + Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 (LTCM); + Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945 (TKN); + Liệt sỹ; + Bà mẹ Việt Nam anh hùng; + Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động;
  • 8. 8 + Thương binh, người hưởng chnhs sách như thương binh; + Bệnh binh; + Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; + Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; + Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; + Người có công giúp đỡ cách mạng. Căn cứ Pháp lệnh trên thì đối tượng được hưởng ưu đãi không chỉ bao gồm những người có công với cách mạng mà còn cả thân nhân của họ. Cụ thể là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng người có công. 1.1.1.3. Khái niệm chính sách người có công với cách mạng - Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng là một bộ phận trong hệ thống bảo đảm xã hội. Hệ thống bảo đảm xã hội ở nước ta hiện nay gồm có ưu đãi xã hội đối với người có công, bảo hiểm xã hội đối với người lao động, cứu trợ xã hội đối với những người gặp rủi ro, khó khăn hoặc hiểm nghèo. - Chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công với cách mạng là sự phản ánh trách nhiệm của nhà nước, của cộng đồng thông qua các chế độ đãi ngộ đặc biệt để ghi nhận công lao đóng góp, sự hy sinh cao cả của người có công và bù đắp phần nào đời sống vật chất, tinh thần đối với người có công. 1.1.2. Khái niệm tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng Theo Giáo trình Hoạch định và phân tích chính sách công của Học viện hành chính do Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật xuất bản năm 2013[tr.77] thì “Tổ chức thực hiện chính sách là toàn bộ quá trình chuyển ý chí của chủ thể trong chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu định hướng”. Như vậy: Tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đây là quá trình đưa chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng vào thực tế, giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội trong việc giải quyết
  • 9. 9 chế độ đối với người có công với cách mạng; quá trình tổ chức thực hiện chính sách góp phần hoàn chỉnh bổ sung chính sách đối với người có công với cách mạng. 1.2. Khái quát khuôn khổ chính sách pháp luật hiện hành của nước ta về người có công với cách mạng Ngày 16/02/1947 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 20/SL (sau đó được sửa đổi, bổ sung bằng sắc lệnh số 242/SL ngày 12/10/1948) quy định về “hưu bổng thương tật và tiền tuất cho thân nhân tử sỹ”. Từ đó đến nay đã có nhiều văn bản hướng dẫn thi hành chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng cho phù hợp với tình hình thực tế từng thời kỳ. Các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước đối với người có công với cách mạng giai đoạn từ năm 2000 đến nay. Công tác ưu đãi người có công và các chính sách liên quan được Đảng và Nhà nước cùng toàn xã hội hết sức quan tâm. Trong giai đoạn này có hàng loạt các chính sách quan trọng được ban hành, điều chỉnh. + Pháp lệnh số 26/2005/UBTVQH11, ngày 29/6/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Ưu đãi người có công với cách mạng; + Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13, ngày 16/7/2012 của ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; + Pháp lệnh số 05/2012/UBTVQH13, ngày 20/10/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”; + Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; + Nghị định số 56/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”;
  • 10. 10 + Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH, ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân; + Hướng dẫn số 02-HD/BTCTW, ngày 19/9/2001 của Ban Tổ chức Trung ương Hướng dẫn thực hiện chế độ trợ cấp đối với cán bộ lão thành cách mạng bị bệnh hiểm nghèo; + Công văn số 721-CV/BTCTW, ngày 19/11/2001 của Ban Tổ chức Trung ương trả lời về việc thực hiện chế độ trợ cấp đối với cán bộ lão thành cách mạng bị bệnh hiểm nghèo. + Hướng dẫn số 04-HD/BTCTW, ngày 09/6/2011 của Ban Tổ chức Trung ương Hướng dẫn việc thực hiện Thông báo số 20-TB/TW, ngày 25/4/2011 của Ban Bí thư về việc điều chỉnh chế độ trợ cấp thường xuyên đối với các đồng chí nguyên Ủy viên Trung ương Đảng khóa II, III và cán bộ hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 bị bệnh hiểm nghèo; + Nghị định số 99/2018/NĐ-CP ngày 12/7/2018 của Chính phủ quy định về mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng (Nghị định có hiệu lực từ ngày 27/8/2018). Các chính sách đối với người có công với cách mạng: + Chế độ trợ cấp, phụ cấp ưu đãi: Là khoản tiền ưu đãi cho người có công hoặc thân nhân của họ nhằm ổn định và nâng cao đời sống vật chất cho người được ưu đãi; + Chế độ ưu đãi về Y tế: Chế độ bảo hiểm y tế, chế độ điều trị hàng năm, trang cấp dụng cụ chỉnh hình, điều dưỡng; + Chế độ ưu đãi trong giáo dục - đào tạo: Nhà nước quy định cụ thể những đối tượng thuộc diện hưởng chế độ ưu đãi trong giáo dục, đào tạo; + Chế độ ưu đãi việc làm và đảm bảo việc làm: Ưu tiên, ưu đãi đối với người có công và thân nhân của họ trong lĩnh vực tuyển chọn lao động, đảm bảo việc làm, hướng nghiệp, vay vốn hỗ trợ việc làm, đi xuất khẩu lao động; + Chế độ ưu đãi khác: Hỗ trợ nhà ở, tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa, trợ cấp đột xuất khi người có công với cách mạng và thân nhân của họ gặp khó khăn, hoạn nạn, mua
  • 11. 11 báo nhân dân cho người hoạt động cách mạng trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945; trợ cấp mai táng phí; trợ cấp lễ báo tử liệt sỹ; bảo hiểm y tế; tàu xe khám chữa bệnh, giám định thương tật, làm dụng cụ chỉnh hình, phí giám định y khoa cho thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh và người có công với cách mạng theo quyết định của cấp có thẩm quyền; tặng quà của Chủ tịch nước và thăm thêm ngày lễ, tết; hỗ trợ thương binh, bệnh binh nặng về an dưỡng tại gia đình; hỗ trợ công tác mộ, nghĩa trang liệt sỹ... 1.3. Nội dung tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng 1.3.1. Các bước tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng. Trong tổ chức thực hiện chính sách nói chung và chính sách đối với người có công với cách mạng nói riêng cũng bao gồm các bước cơ bản sau đây: Bước 1: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách, đây là bước cần thiết và quan trọng vì tổ chức thực hiện chính sách là quá trình phức tạp lại diễn ra trong thời gian dài do đó phải có kế hoạch. Bước 2: Phổ biến, tuyên truyền chính sách. Đây là công đoạn tiếp theo sau khi chính sách đã được thông qua. Để làm được việc tuyên truyền này thì chúng ta cần được đầu tư về trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị, trang thiết bị kỹ thuật... vì đây là đòi hỏi của thực tế khách quan. Việc tuyên truyền này cần phải thực hiện thường xuyên liên tục, ngay cả khi chính sách đang được thực hiện, với mọi đối tượng và trong khi tuyên truyền phải sử dụng nhiều hình thức như tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp trao đổi... Bước 3: Phân công phối hợp thực hiện chính sách. Một chính sách thường được triển khai trên một phạm vi rộng, có nhiều tổ chức tham gia vì vậy phải có sự phối hợp, phân công hợp lý để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bước 4: Duy trì chính sách, đây là bước làm cho chính sách tồn tại được và phát huy tác dụng trong môi trường thực tế. Để duy trì được chính sách phải có sự
  • 12. 12 đồng tâm, hiệp lực của nhiều yếu tố như Nhà nước, người tổ chức thực hiện chính sách và môi trường. Bước 5: Điều chỉnh chính sách, việc làm này là cần thiết, diễn ra thường xuyên trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách. Nó được thực hiện bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (thông thường cơ quan nào lập chính sách thì có quyền điều chỉnh). Việc điều chỉnh này phải đáp ứng được việc giữ vững mục tiêu ban đầu của chính sách, chỉ điều chỉnh các biện pháp, cơ chế thực hiện mục tiêu. Bước 6: Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách để đảm bảo các chính sách được thực hiện đúng, đủ và có hiệu quả. Việc tiến hành kiểm tra này do các cơ quan Nhà nước thực hiện. Công tác này giúp cho các đối tượng thực hiện chính sách thấy những hạn chế của mình để điều chỉnh bổ xung, hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách. Bước 7: Đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm, đây là khâu được tiến hành liên tục trong thời gian duy trì chính sách. 1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng. 1.3.2.1. yếu tố khách quan: Là những yếu tố xuất hiện và tác động đến tổ chức thực hiện chính sách từ bên ngoài, độc lập với ý muốn của chủ thể quản lý. Những yếu tố khách quan chủ yếu gồm: + Tính chất của vấn đề chính sách gắn liền với mỗi vấn đề chính sách, có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện chính sách nhanh hay chậm, thuận lợi hay khó khăn. Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng mang ý nghĩa chính trị, xã hội vô cùng quan trọng, đối tượng chính sách người có công đa dạng về hoàn cảnh và điều kiện sống, phân bố trên khắp cả nước, ở nhiều vùng miền, dân tộc, nhiều thành phần, giai cấp, tôn giáo, lứa tuổi khác nhau, do đó đặc tính của đối tượng chính sách này cũng rất đa dạng và phức tạp. Đây được coi là vấn đề ưu tiên và cấp bách liên quan trực tiếp đến đời sống về vật chất và tinh thần của những người đã hy sinh xương máu để giành độc lập dân tộc.
  • 13. 13 + Môi trường thực hiện chính sách là yếu tố liên quan đến hoạt động kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, an ninh quốc phòng của từng địa phương, của đất nước và quốc tế, các hoạt động này diễn ra theo quy luật trong những điều kiện cụ thể, nên nó độc lập với quá trình thực hiện chính sách. Đường lối chính sách của Đảng về công tác thương binh liệt sỹ và người có công với cách mạng từ trước tới nay là nhất quán, song trong mỗi điều kiện, hoàn cảnh cụ thể cần phải có chính sách cụ thể sát và hợp với từng đối tượng, tình hình. Chủ trương, chính sách đúng, sát thực không chỉ có tác dụng nâng cao nhận thức, củng cố lòng tin mà còn đề cao trách nhiệm xã hội đối với công dân, thể hiện sự đánh giá của Đảng, Nhà nước đối với những người đã có công với cách mạng. + Mối quan hệ trong tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng giữa các cơ quan chức năng cũng như người có công với cách mạng và thân nhân của họ là mối quan hệ biện chứng. Khi sự phối hợp thực hiện của các cơ quan chức năng tốt, sự ủng hộ và phối hợp đồng thuận của nhân dân và đối tượng sẽ góp phần thúc đẩy, nâng cao hiệu quả của chính sách và ngược lại. + Tiềm lực của người có công với cách mạng được đánh giá là nhóm đối tượng ưu tiên của xã hội, họ là những người đã đóng góp tuổi trẻ, sức lực thậm chí là cả xương máu và tính mạng của mình trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, do vậy, đây là nhóm đối tượng được tập trung ưu tiên hàng đầu trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. + Đặc tính của đối tượng chính sách là những tính chất đặc trưng, có được từ bản tính cố hữu hoặc do môi trường sống tạo nên. Người có công với cách mạng và thân nhân của họ là những con người giàu lòng yêu nước và có quyết tâm, nghị lực cao trong cuộc sống, họ luôn là những người tiên phong trong mọi mặt trận, cả trong thời bình cũng như thời chiến, họ là những tấm gương sáng để nhiều tầng lớp, thế hệ noi theo và học tập. 1.3.2.2. Yếu tố chủ quan: Các yếu tố thuộc về cơ quan công quyền, do cán bộ công chức chủ động chi phối đến quá trình thực hiện chính sách, các yếu tố chủ quan gồm:
  • 14. 14 + Thực hiện đúng, đầy đủ các bước trong quy trình tổ chức thực hiện chính sách, đây cũng được coi là những nguyên lý khoa học được đúc kết từ thực tiễn. Việc tuân thủ quy trình cũng là một nguyên tắc hoạt động của nhà quản lý. Đây có thể coi là vấn đề tiên quyết cho việc đẩy nhanh tiến độ giải quyết chính sách đối với người có công với cách mạng. Việc hướng dẫn và công khai quy trình, thủ tục thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng liên quan trực tiếp đến thời gian đưa chính sách vào cuộc sống, đến đối tượng người có công với cách mạng và thân nhân của họ. + Năng lực của cán bộ - công chức đóng vai trò quyết định đến kết quả tổ chức thực hiện chính sách. Như vậy, năng lực của cán bộ công chức thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng giữ vị trí vô cùng quan trọng, nếu năng lực của cán bộ công chức đảm nhiệm, giải quyết chính sách đáp ứng được yêu cầu của công việc sẽ giúp cho việc giải quyết chế độ chính sách đạt kết quả cao, đúng quy định và ngược lại sẽ gây phiền hà, sách nhiễu trong giải quyết chế độ, gây mất lòng tin của nhân dân và người có công với cách mạng. Hiện nay, năng lực cán bộ công chức thực hiện chính sách đối với người có công cũng không đồng đều, đặc biệt là cán bộ cấp cơ sở còn nhiều yếu kém, bất cập cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng. + Điều kiện vật chất cần cho quá trình thực hiện chính sách là yếu tố ngày càng quan trọng. Cơ quan Nhà nước sẽ khó có thể chuyển tải những nội dung chính sách đến với đối tượng một cách thường xuyên nếu thiếu điều kiện vật chất, kỹ thuật. Công tác thương binh liệt sỹ là công tác rất quan trọng của Đảng và Nhà nước, mặc dù đất nước còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế còn chậm phát triển do chịu hậu quả nặng nề của hai cuộc chiến tranh để lại nên không phải một sớm một chiều có thể chăm sóc chu đáo thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng nhất là trên phương diện sử dụng ngân sách Nhà nước; do đó, xã hội hóa công tác chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng là sự lựa chọn đúng đắn, bởi thông qua xã hội hóa công tác chăm sóc
  • 15. 15 thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng sẽ phát huy nguồn lực trong nhân dân, tạo sức mạnh tổng hợp. Hiện nay, các cấp ủy Đảng, chính quyền chăm lo giáo dục nhận thức trong nhân dân, chỉ đạo thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Nhà nước, giành kinh phí thích đáng đầu tư cho công tác chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ; tổ chức phát động quần chúng tham gia chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng; cách thức quản lý đi đôi với xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm chính sách. Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đã và đang được quan tâm nhiều trong việc trang bị cơ sở vật chất để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết chế độ chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Tuy nhiên việc đáp ứng các nhu cầu về trụ sở làm việc, máy móc phục vụ cho việc giải quyết chế độ chính sách còn chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tế trụ sở làm việc chật hẹp, máy móc lạc hậu, phần mềm quản lý chưa có phần nào ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng. + Mục tiêu chính sách của các quốc gia là làm thay đổi trạng thái kinh tế, xã hội hiện tại theo nhu cầu của đời sống xã hội vì vậy sự đồng tình ủng hộ của dân chúng có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định sự thành bại của một chính sách. Trên thực tế, các cơ quan Nhà nước chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành công tác tổ chức thực hiện chính sách, còn các tầng lớp nhân dân là những đối tượng thực hiện chính sách. Dân tộc Việt Nam đã phải trải qua nhiều khó khăn gian khổ trong hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Sự hy sinh của nhiều thế hệ, mọi tầng lớp nhân dân gắn liền với từng gia đình Việt Nam, hầu hết dòng tộc nào cũng có người tham gia cách mạng, tham gia kháng chiến và đang được thụ hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước. Chính vì vậy họ vừa là người tham gia xây dựng chính sách đồng thời cũng chính là người hưởng thụ chính sách ấy. Do đó, các chính sách cần phải sát với thực tế và đời sống của nhân dân, phù hợp với điều kiện của địa phương.
  • 16. 16 Các yếu tố chủ quan, khách quan đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả việc tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng. 1.3.3. Những yêu cầu cơ bản trong việc tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng. - Yêu cầu thực hiện mục tiêu: Yêu cầu của thực hiện mục tiêu chính sách là cụ thể, rõ ràng, chính xác. Với tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng thì yêu cầu thực hiện mục tiêu là đảm bảo cuộc sống về vật chất và tinh thần cho đối tượng người có công với cách mạng và thân nhân của họ là mục tiêu tiên quyết góp phần đưa đời sống của người có công với cách mạng bằng hoặc cao hơn mức sống của nhân dân nơi cư trú. - Yêu cầu đảm bảo tính hệ thống: Yêu cầu các cơ quan nhà nước phải đảm bảo tính khoa học, hợp lý và pháp lý trong tổ chức thực hiện chính sách công. Bởi vậy tính khoa học của quá trình tổ chức thực hiện chính sách phải thể hiện được sức sống để tồn tại trong thực tế như: Mục tiêu cụ thể của chính sách phải phù hợp với mục tiêu phát triển của địa phương trong từng thời kỳ; các biện pháp thực hiện mục tiêu chính sách phải tương ứng với trình độ nhận thức và tài nguyên của vùng hay địa phương. Tính pháp lý là việc chấp hành các chế định về thực hiện chính sách như: Trách nhiệm, quyền hạn của các tổ chức, cá nhân được giao thực hiện chính sách, thủ tục giải quyết các mối quan hệ trong thực hiện chính sách, cưỡng chế thực hiện chính sách trong những trường hợp cần thiết. - Yêu cầu đảm bảo lợi ích cho các đối tượng thụ hưởng: Các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước đã và đang từng bước được hoàn thiện và nâng lên đáp ứng yêu cầu thực tế và khả năng của đất nước, lợi ích của người có công với cách mạng được Nhà nước bảo đảm thực hiện và có các chế tài xử phạt đối với những trường hợp lợi dụng và vi pháp đảm bảo lòng tin của nhân dân vào chính sách của nhà nước.
  • 17. 17 Ngoài những yêu cầu cơ bản đối với việc tổ chức thực hiện chính sách trên, chính sách đối với người có công với cách mạng cần nhằm đạt được các nội dung sau: - Đảm bảo chính sách đền ơn đáp nghĩa đối với những người, những gia đình đã hy sinh xương máu, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Đảm bảo việc chăm sóc những người đã hoàn thành nghĩa vụ chiến đấu, hoặc đã có sự đóng góp nhất định cho xã hội. - Đảm bảo cho mọi người hưởng chính sách được yên ổn về vật chất, vui vẻ về tinh thần và có điều kiện tham gia hoạt động có ích cho cộng đồng, cho xã hội. Trong thời gian qua, chính sách đối với người có công với cách mạng đã được xây dựng và thực hiện thống nhất trên cả nước, trở thành một hệ thống tương đối chặt chẽ, đầy đủ, các chế độ chính sách được thực hiện đối với một lực lượng đông đảo các đối tượng như thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và các đối tượng người có công khác. 1.3.4. Các hình thức triển khai tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng Hình thức triển khai tổ chức thực hiện chính sách được hiểu là cách thức tổ chức đưa chính sách vào thực hiện nhằm đạt được yêu cầu của quản lý, trong thực tế có nhiều hình thức triển khai, tuy nhiên tập trung lại có một số hình thức sau: - Hình thức thực hiện từ trên xuống: Chính sách công do Nhà nước hoạch định và tổ chức thực hiện, nên hình thức tổ chức triển khai thực hiện chính sách từ trên xuống nói chung là thuận lợi. Nhà nước sẽ kịp thời điều chỉnh, bổ sung khi phát hiện những sai lệch về nội dung chính sách, kế hoạch tổ chức thực hiện và công tác triển khai thực hiện để hoạt động thực hiện chính sách diễn ra đúng như định hướng. Trường hợp việc điều chỉnh, bổ sung gặp khó khăn từ phía các đối tượng chính sách, thì Nhà nước vẫn có thể dùng quyền lực công để thực hiện, cách này tạo ra sự tập trung, thống nhất cao độ trong quá trình thực hiện chính sách công. Dù cho Nhà nước thống nhất lợi ích với đa số nhân dân thì vẫn cứ tồn tại những nhóm lợi ích mâu thuẫn với Nhà nước và xã hội. Không chỉ có vậy, các cán
  • 18. 18 bộ, công chức tham gia tổ chức thực hiện chính sách không hoàn toàn đồng nhất với các đối tượng chính sách. Họ ở các vị trí thực hiện khác nhau, nên yêu cầu nhiệm vụ và cách thức hoạt động không giống nhau, vì thế giữa họ có khoảng cách. - Hình thức thực hiện từ dưới lên: Tiến hành theo hình thức này, chính quyền địa phương các cấp chủ động triển khai đưa chính sách vào cuộc sống theo yêu cầu phát triển của địa phương. Các bước tổ chức thực hiện được tiến hành khoa học từ xây dựng kế hoạch thực hiện đến đánh giá tổng kết thực hiện chính sách. Theo hình thức này, các địa phương chủ động triển khai thực hiện chính sách theo những điều kiện hiện có, nhằm đạt được mục tiêu phát triển trong từng thời kỳ. Bằng cách đó các địa phương chủ động tìm kiếm các giải pháp tổ chức thực hiện chính sách có hiệu quả nhất. Chính sách do chính quyền địa phương chủ động triển khai thực hiện thường mang lại lợi ích thiết thực hơn cho các đối tượng chính sách, vì ngoài nỗ lực của các đối tượng, còn có sự bảo vệ mang tính cục bộ của chính quyền địa phương trước cơ quan Trung ương. - Hình thức hỗn hợp: Là sự kết hợp của hai hình thức thực hiện từ trên xuống và hình thức thực hiện từ dưới lên. Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện theo mô hình hỗn hợp, căn cứ vào quy định của Đảng và Nhà nước về chính sách đối với người có công thì tùy từng điều kiện cụ thể của từng địa phương, các địa phương có thể vận dụng vào tình hình kinh tế, xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng của địa phương mình mà tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công hiệu quả, thiết thực (ví dụ như mức kinh phí hỗ trợ làm nhà ở, tặng quà lễ tết..) 1.3.5. Phương pháp tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng Mỗi hoạt động của các quá trình tổ chức thực hiện chính sách lại cần đến một phương pháp nhất định. Thậm chí cũng hoạt động đó trong các điều kiện không gian và thời gian khác nhau cũng cần đến các phương pháp khác nhau. - Phương pháp kinh tế: Là tác động lên các đối tượng tham gia thực hiện chính sách bằng các lợi ích vật chất.
  • 19. 19 - Phương pháp giáo dục, thuyết phục: Là tác động lên các đối tượng và quá trình chính sách bằng lý tưởng cách mạng để họ ý thức được trách nhiệm của mình trong việc tham gia thực hiện chính sách. - Phương pháp hành chính: Là dùng quyền lực và chính sách tác động lên đối tượng để đạt được mục tiêu dự kiến. - Phương pháp kết hợp: Là tác động lên đối tượng và quá trình chính sách bằng tổng thể các yếu tố để triển khai thực hiện chính sách có hiệu quả. Đây là phương pháp được xây dựng bằng cách kết hợp các phương pháp trên theo một trật tự, quy mô nhất định, về mặt nguyên tắc, phương pháp kết hợp không có một cấu trúc hình thể nhất định. Tùy theo điều kiện cụ thể, nhà quản lý kết hợp các phương pháp trên cho phù hợp. Đây là phương pháp mà Đảng và nhà nước ta đang lựa chọn để tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng. 1.3.6. Phân công tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng Chủ thể thực hiện việc tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi xã hội bao gồm Nhà nước, cộng đồng và các chủ thể khác. 1.3.6.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ngành Lao động-Thương binh và Xã hội quản lý nhà nước và tổ chức thực thi về chính sách người có công với cách mạng: - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Việc làm, dạy nghề, lao động, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp), an toàn lao động, người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới, phòng, chống tệ nạn xã hội (sau đây gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội) trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Là cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tham mưu, giúp việc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản !ý Nhà
  • 20. 20 nước về các lĩnh vực: Tiền lương, tiền công; việc làm, dạy nghề; bảo hiểm xã hội; an toàn lao động; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; đặc biệt là người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; về các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Sở và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và theo quy định của pháp luật; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. - Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện: Là cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân quận, huyện thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham mưu, giúp ủy ban nhân dân cấp quận, huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Lao động - Thương binh và Xã hội, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của ủy ban nhân dân quận, huyện đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. - UBND cấp xã, phường, thị trấn và cán bộ Lao động - Thương binh và xã hội cấp, xã, phường, thị trấn: Trong việc tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước đối với người có công với cách mạng, xã, phường, thị trấn có vị trí rất quan trọng, bởi: + Xã, phường, thị trấn là cấp cơ sở thuộc hệ thống bộ máy hành chính Nhà nước, là nơi tuyệt đại bộ phận các đối tượng chính sách ưu đãi và gia đình họ sinh sống thuộc sự quản lý của chính quyền xã, phường, thị trấn. + Xã, phường, thị trấn là nơi tổ chức thực hiện đầy đủ, chu đáo chính sách, chế độ của Đảng, Nhà nước cả về đời sống tinh thần và vật chất đối với người có công, góp phần ổn định chính trị ở cơ sở, sức mạnh của lòng dân, điều kiện, tiềm năng, thế mạnh cũng bắt nguồn từ cơ sở, truyền thống “tình làng nghĩa xóm” hòa quyện với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” được phát huy trở thành sức mạnh vật chất to lớn, tạo điều kiện chăm lo hỗ trợ kịp thời, thường xuyên các gia đình chính sách và người có công với cách mạng.
  • 21. 21 + Xã, phường, thị trấn là nơi thường xuyên gần gũi và giải quyết nhiều vấn đề trong đời sống các đối tượng, nắm được tâm tư, tình cảm và hoàn cảnh cụ thể của từng đối tượng. Từ thực tế đó, xã, phường, thị trấn có điều kiện kiến nghị quận, huyện, thành phố, Trung ương cải tiến sự chỉ đạo, nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi các chính sách, chế độ cho hợp tình, hợp lý hơn đối với người có công. + Xã, phường, thị trấn làm tốt công tác thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng sẽ ảnh hưởng chính trị trực tiếp rất lớn trong nhân dân, có tác dụng xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng lực lượng vũ trang, củng cố quốc phòng, cổ vũ tinh thần cán bộ, chiến sỹ yên tâm xây dựng quân đội, động viên thanh niên hăng hái lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, phát huy vai trò tích cực và gương mẫu của các gia đình liệt sỹ, thương binh, người có công, gia đình bộ đội và nhân dân trong sản xuất, công tác xây dựng quê hương. Trách nhiệm của xã, phường, thị trấn: + Căn cứ hướng dẫn chuyên môn của phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, xây dựng kế hoạch công tác chính sách người có công, tháng, quý, năm tổ chức thực hiện; + Thống kê số lượng, tổng hợp tình hình đối tượng thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng để có biện pháp trợ giúp nhằm ổn định đời sống vật chất, tinh thần cho đối tượng. Đồng thời phối hợp với các tổ chức, đoàn thể xây dựng phong trào toàn dân giúp đỡ, chăm sóc đối tượng người có công với cách mạng; + Thực hiện chi trả trợ cấp, phụ cấp cho các đối tượng người có công với cách mạng; + Quản lý Nghĩa trang liệt sỹ và công trình ghi công liệt sỹ của xã, phường, thị trấn. 1.3.6.2. Vai trò của tổ chức xã hội các cấp trong hoạt động tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi người có công - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Mặt trận Tổ quốc có chức năng tham chỉnh, tham nghị và giám sát; đoàn kết nhân dân, chăm lo đời sống, lợi ích của các thành viên, thực hiện dân chủ và đổi mới xã hội, thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, thắt chặt mối liên hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân.
  • 22. 22 Công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, mẹ Việt Nam anh hùng và người có công với cách mạng thông qua hoạt động vận động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã được xã hội hóa ngày càng cao và đạt hiệu quả thiết thực. Hoạt động này đã trở thành chủ trương và chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta, là việc làm mang tính truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong việc chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng thông qua hoạt động của phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” sự phối hợp chặt chẽ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Chính phủ, các ngành, đoàn thể và địa phương; phát huy sức mạnh của thế “kiềng ba chân” Đối tượng - Nhà nước - Cộng đồng. Nội dung trong phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” thực sự đã trở thành ý nguyện và khẩu hiệu hành động của toàn dân, nó được thể hiện trong việc xây dựng các chính sách “Đền ơn đáp nghĩa” của Nhà nước, có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các tổ chức thành viên của Mặt trận để phát huy sức mạnh của từng địa phương, các tổ chức thành viên; mặt khác thông qua các tổ chức này để Mặt trận tổ quốc thực hiện chức năng giám sát chính quyền trong việc thi hành chính sách "Đền ơn đáp nghĩa”. - Hội Cựu chiến binh: Là Tổ chức chính trị xã hội tham mưu giúp cấp ủy Đảng và làm nòng cốt tập hợp, đoàn kết, vận động hội viên thực hiện tốt những nhiệm vụ được giao, nắm tình hình cựu chiến binh, tìm hiểu tâm tư, tình cảm, nhu cầu, nguyện vọng, đời sống của cựu chiến binh trên địa bàn. Cựu chiến binh xuất thân từ các tầng lớp xã hội trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, mà phần lớn là từ các giai cấp lao động đã chiến đấu, trưởng thành trong các lực lượng vũ trang nhân dân do Đảng thành lập, tổ chức và lãnh đạo, được rèn luyện qua các cuộc kháng chiến oanh liệt, có những cống hiến rất to lớn trong sự nghiệp giải phóng đân tộc, xây dựng bảo vệ Tổ quốc; là lực lượng cách mạng tuyệt đối trung thành với Đảng; có kinh nghiệm đấu tranh cách mạng và xây đựng đất nước.
  • 23. 23 Để đẩy mạnh và phát huy vai trò của Hội cựu chiến binh trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng cần tập trung thực hiện tốt một số nội dụng: + Đa dạng hóa hình thức vận động, tập hợp cựu chiến binh, bảo vệ những quyền, lợi chính đáng, hợp pháp của cựu chiến binh, giúp nhau có cuộc sống lành mạnh, no ấm; động viên cựu chiến binh phát huy vai trò và tiềm năng đa dạng của mình đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng đất nước. + Chủ động đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và hình thức tập hợp, sinh hoạt hội viên, coi trọng sinh hoạt tư tưởng, văn hóa, dân chủ, gắn bó tình đồng đội, đi sâu từng đối tượng, từng thế hệ, từng lứa tuổi cựu chiến binh ở các địa phương khác nhau. Hội viên Hội Cựu chiến binh phần lớn là thương binh, bệnh binh, thân nhân gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng do đó Tổ chức hội lớn mạnh đồng nghĩa với việc nâng cao nhận thức, đời sống cho chính đối tượng là người có công với cách mạng. - Liên đoàn Lao động Việt Nam: Là tổ chức có tính chất quần chúng và tính chất giai cấp công nhân, có chức năng: Đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân viên chức lao động; Thành viên của Liên đoàn lao động là những thương binh, bệnh binh, thân nhân của người có công với cách mạng, như vậy các hoạt động giáo dục, động viên công nhân viên chức lao động, giúp đỡ người đoàn viên của mình, gia đình cách mạng là quyền lợi và nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người lao động trong tổ chức công đoàn. - Hội nông dân Việt Nam: Là tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho giai cấp nông dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Thành viên của Hội nông dân hầu hết là những thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng. Trước khi họ tham gia quân đội đều xuất thân từ gia đình nông dân hoặc trở về họ lại là thành viên của các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, với bản chất cần cù, chịu khó, giản dị, thật thà chất phác, có lòng yêu nước
  • 24. 24 nồng nàn, có tinh thần cộng đồng cao, sống trọng nghĩa trọng tình, trọng đạo đức. Chính những yếu tố đó đã giúp Hội nông dân ngày càng trưởng thành và lớn mạnh, góp phần không nhỏ trong thực hiện tốt phong trào "Đền ơn đáp nghĩa” thông qua những việc làm thiết thực như thăm hỏi, động viên, tặng quà thương binh, gia đình liệt sỹ nhân dịp lễ, tết và những ngày kỷ niệm, nhận đỡ đầu con liệt sỹ... - Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam: Là tổ chức chính trị - xã hội của giới nữ, có chức năng đại diện cho quyền bình đẳng, dân chủ, lợi ích hợp pháp và chính đáng của phụ nữ, vận động, tổ chức, hướng dẫn phụ nữ thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tỷ lệ phụ nữ là thương binh, bệnh binh và đặc biệt là vợ liệt sỹ chiếm tỷ lệ không nhỏ trong tổng số đối tượng là người có công với cách mạng, nhưng với truyền thống thông minh, sáng tạo, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm, họ luôn là những người tham gia đông đảo, tích cực vào tất cả những hoạt động sản xuất. Họ là những người chịu nhiều thiệt thòi nhưng giàu lòng nhân ái. - Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh: Là tổ chức chính trị - xã hội tập hợp tầng lớp thanh niên ưu tú từ 16 đến 30 tuổi phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng. Nhiệm vụ chính của Đoàn thanh niên là Đại diện quyền lợi và lợi ích hợp pháp của tuổi trẻ Việt Nam; lực lượng nòng cốt chính trị trong các phong trào thanh niên và các tổ chức của thanh niên Việt Nam; Là trường học xã hội của thanh niên. Đoàn phối hợp với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức và gia đình chăm lo giáo dục, đào tạo, bảo vệ và phát huy thanh thiếu nhi; tổ chức cho đoàn viên tham gia tích cực trong việc giúp đỡ hộ gia đình chính sách trên địa bàn. Đoàn viên thanh niên là con người có công với cách mạng chiếm tỷ lệ cao trong tổ chức thanh niên, do vậy, giáo dục và giúp đỡ đoàn viên thanh niên cũng đồng nghĩa với việc giúp đỡ người có công với cách mạng. 1.4. Bài học kinh nghiệm về tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng - Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội: Theo Báo cáo tổng kết 05 năm thi hành pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng của UBND quận Ba Đình, thành phố Hà Nội: Đã thực hiện chi trả kịp thời
  • 25. 25 chế độ ưu đãi thường xuyên cho người có công với cách mạng; Các thủ tục hành chính hướng dẫn công dân hoàn thiện hồ sơ giải quyết chế độ đối với người có công theo Pháp lệnh được niêm yết tại trụ sở của UBND quận và trụ sở UBND 14 phường trên địa bàn quận; các chính sách ưu đãi đối với người có công đều được triển khai thực hiện đảm bảo đúng chính sách, đúng đối tượng; các chủ trương, chính sách đối với người có công được triển khai rộng khắp đến cơ sở bằng nhiều hình thức như tổ chức vận động Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, xây nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa... góp phần nâng cao mức sống hộ gia đình chính sách bằng hoặc cao hơn nơi cư trú. Một số hạn chế, vướng mắc, bất cập: + Hiện nay mức trợ cấp một lần đối với người hoạt động kháng chiến vẫn còn thấp, bằng mức trợ cấp một lần của năm 1994 (120.000 đồng/năm), cần có văn bản điều chỉnh để phù hợp với điều kiện phát triển, kinh tế xã hội hiện tại của người dân. + Cán bộ làm công tác Thương binh và Xã hội hiện nay ở cấp phường phần lớn còn kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực khác nhau nên đôi lúc giải quyết công việc còn chậm, chưa làm tốt vai trò tham mưu cho các cấp ủy Đảng, Chính quyền cấp phường trong việc quản lý chặt chẽ người có công, thực hiện các chế độ, chính sách ưu đãi người có công. - Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội: Theo báo cáo số 118/BC-UBND ngày 06/4/2018 tổng kết 05 năm thi hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng của UBND quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội: Đã thực hiện đúng, đủ và kịp thời các chính sách của Nhà nước đối với người có công. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để xem xét, giải quyết dứt điểm không để hồ sơ tồn đọng. Đặc biệt việc thực hiện công tác “Đền ơn đáp nghĩa’’ đã trở thành phong trào quần chúng, sâu rộng, thu hút được đông đảo các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể, tổ chức xã hội và nhân dân quận tham gia hưởng ứng và phát triển ngày càng mạnh mẽ. Thực hiện tốt chế độ điều dưỡng đối với người có công. 05 năm qua quận Cầu Giấy đã đề nghị Nhà nước phong tặng và truy tặng cho 37 mẹ (trong đó truy tặng 33 mẹ và phong tặng 04 mẹ, hiện còn sống 04 mẹ). Đặc
  • 26. 26 biệt là đối với các mẹ còn sống, quận đã vận động các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn nhận phụng dưỡng các mẹ hàng tháng bình quân từ 1.000.000đồng/tháng trở lên. Đã tổ chức tốt các hoạt động thăm hỏi, tặng quà nhân dịp lễ tết đối với người có công với cách mạng; Xây dựng, sửa chữa nhà ở bị hư hỏng (xây mới được 04 căn nhà tình nghĩa, sửa chữa 41 nhà hư hỏng cho đối tượng chính sách trên địa bàn quận) cho người có công; nâng cấp, sửa chữa đài tưởng niệm liệt sỹ. Đến nay, trên địa bàn quận 08/08 phường có nhà bia và đài tưởng niệm liệt sỹ. Một số hạn chế, vướng mắc, bất cập: + Trong qúa trình thực hiện một số phường hướng dẫn ghi bản khai cá nhân chưa cụ thể , một số trường hợp bản khai phải viết đi viết lại nhiều lần hoặc tẩy xóa, xác nhận của phường chưa rõ ràng, đầy đủ nên công tác xác minh giải quyết hồ sơ gặp khó khăn. - Huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội: Theo Báo cáo tổng kết 05 năm thi hành pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng của Huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội: Công tác thực hiện chính sách, giải quyết chế độ đối với người có công được thực hiện đúng chính sách, đúng quy định, tạo sự ổn định chung; công tác chăm sóc sức khỏe, động viên thăm hỏi các đối tượng chính sách, thực hiện các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” đã được sự hưởng ứng rộng rãi của các cấp, các ngành và nhân dân cùng tham gia. Tổ chức tốt việc điều dưỡng người có công, thăm hỏi tặng quà nhân dịp lễ tết. Đã phối hợp với phòng Văn hóa và Đài phát thanh huyện tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ tuyên truyền về truyền thống cách mạng và phong trào Đền ơn đáp nghĩa... Một số hạn chế, vướng mắc, bất cập: + Hiện tại, Pháp lệnh còn thiếu những quy định đối với đối tượng là Thanh niên xung phong, thể hiện công lao của những Thanh niên xung phong trong kháng chiến và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chưa được nhìn nhận đúng mức. + Trường hợp vợ liệt sỹ lấy chồng khác chỉ được hưởng trợ cấp hàng tháng mà không được hưởng các chế độ khác là thiệt thòi cho họ, vì sự hy sinh của họ thầm lặng nhưng vô cùng lớn lao, việc tái giá không làm thay đổi bản chất của sự hy sinh.
  • 27. 27 + Các đối tượng mất tin, mất tích đề nghị xác nhận là liệt sỹ hiện nay rất vướng mắc, nhất là các đối tượng thuộc lực lượng Thanh niên xung phong. + Việc lấy mẫu phẩm phục vụ việc xác định gen AND để xác định danh tính cho liệt sỹ rất khó khăn, có khi không thực hiện được. + Mức chi điều dưỡng không được điều chỉnh theo mức cơ bản khi mức cơ bản được các văn bản pháp quy điều chỉnh tăng lên và sự chênh lệch lớn giữa điều dưỡng tại nhà và điều dưỡng tại Trung tâm là không hợp lý. Tiểu kết chương Chương 1 tác giả đã phân tích khá đầy đủ từ khái niệm về người có công, chính sách ưu đãi, pháp luật với người có công với cách mạng, các khái niệm tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi, cách thức, phương pháp, phân công, chức năng nhiệm vụ của bộ, ngành, cơ quan quản lý các cấp , của các tổ chức chính trị xã hội. Từ những những phân tích trên, có thể thấy hệ thống văn bản pháp luật về người có công cũng đã được từng bước hoàn thiện và có sự điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong chương này tác giả cũng đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng cũng như điều kiện bảo đảm thực hiện chính sách pháp luật về người có công với cách mạng ở nước ta, từ đó làm tiền đề để phân tích làm rõ thực trạng tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội tại chương 2, qua đó đề ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng tại chương 3 của luận văn.
  • 28. 28 Chương 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH XUÂN-HÀ NỘI 2.1. Điều kiện tự nhiện, tình hình kinh tế-xã hội tác động đến việc tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trên địa bàn quận Thanh Xuân - thành phố Hà Nội * Điều kiện tự nhiên: Quận Thanh Xuân nằm ở phía Tây Nam của Thủ đô Hà Nội, Bắc giáp quận Đống Đa và Cầu Giấy, Đông giáp quận Hai Bà Trưng, Nam giáp huyện Thanh Trì, Tây giáp quận Nam Từ Liêm và quận Hà Đông. Đơn vị hành chính thuộc quận bao gồm 11 phường, diện tích tự nhiên là 913,2 ha với dân số hiện nay là 282.702 người, tăng gấp hơn 2 lần so với năm đầu thành lập quận ( tháng 11 năm 1996); trong đó, phường Nhân Chính: 43.706 người, phường Khương Trung: 33.970, phường Khương Mai: 23.865 người, phường Phương Liệt: 26.461 người, phường Thượng Đình: 26.665 người, phường Thanh Xuân Trung: 24.426 người, phường Khương Đình: 27.901 người, phường Hạ Đình: 20.694 người, phường Thanh Xuân Bắc: 27.901 người, phường Kim Giang: 12.636 người. Trụ sở Quận ủy - HĐND - UBND quận Thanh Xuân: Số 9 đường Khuất Duy Tiến, phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. * Tình hình phát triển kinh tế của Quận Thanh Xuân Xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, Quận ủy đã xây dựng và lãnh đạo triển khai thực hiện Chương trình số 02-CTr/QU về “Phát triển kinh tế - xã hội quận Thanh Xuân” giai đoạn 2010-2015 và 2015-2020, Chương trình số 03- CTr/TU của Thành ủy về “tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển kinh tế Thủ đô tăng trưởng nhanh và bền vững”, “Đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, tích cực hội nhập kinh tế Quốc tế, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh, bền vững giai đoạn 2016-2020”; thực hiện tốt và kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.
  • 29. 29 Kinh tế địa bàn quận tiếp tục phát triển, tốc độ tăng trưởng bình quân 8,9%/năm; trong đó: Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng 7,9%/năm, giá trị thương mại, dịch vụ tăng 10,2%/năm. Đến năm 2018, có trên 12.500 doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động, tăng gấp 1,3 lần so với năm 2015 (tăng khoảng 2.200 doanh nghiệp); 11.200 hộ kinh doanh cá thể, tăng gấp 1,1 lần so với năm 2015 (tăng khoảng 1.700 hộ kinh doanh). Triển khai nhiều biện pháp đồng bộ trong công tác thu, chi ngân sách; thu ngân sách hàng năm đạt và vượt kế hoạch Thành phố giao. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 14.905 tỷ đồng, bình quân tăng 49%/năm so với kế hoạch Thành phố giao, tăng 49% so với Nghị quyết đề ra. Chi ngân sách đạt 3.141,3 tỷ đồng, tập trung vào những mục tiêu và lĩnh vực trọng điểm; bảo đảm nhu cầu chi thường xuyên và tăng dần cho đầu tư phát triển công tác giáo dục- đào tạo, thực hiện các chính sách xã hội đảm bảo đúng chế độ, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả. * Tình hình Văn hóa - xã hội của Quận Thanh Xuân Văn hóa - xã hội được duy trì phát triển; giáo dục đào tạo có nhiều tiến bộ; thực hiện tiến bộ chính sách xã hội, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Bình quân hàng năm số gia đình văn hóa đạt 89%, tổ dân phố văn hóa đạt 76%. Đầu tư, cải tạo nâng cấp, xây mới 50 nhà hội họp khu dân cư, đến nay 09/11 phường đã có nhà văn hóa, 109 nhà hội họp khu dân cư; tôn tạo, bảo tồn 06 di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng. Giáo dục đào tạo được đầu tư theo hướng phát triển toàn diện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, chất lượngđội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được nâng lên theo hướng chuẩn hóa, thu hút 98,9% trẻ em dưới 5 tuổi vào mẫu giáo, hoàn thành giáo dục phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, 71,8% trường đạt chuẩn quốc gia. 100% học sinh Tiểu học, 60,4% học sinh THCS học 02 buổi/ngày; thành lập thêm 01 trường THCS Thanh Xuân. Xây dựng, triển khai thực hiện Đề án “Phát triển giáo dục và đào tạo quận Thanh Xuân” giai đoạn 2016-2020, đạt nhiều kết quả. Nhiều mô hình mới được triển khai như: Dạy bơi cho học sinh tiểu học; triển khai hiệu quả công tác thực hiện vệ sinh công nghiệp tại 100% các trường Tiểu học, THCS công lập; triển khai kế hoạch đảm bảo an ninh an toàn trường học; lắp đặt
  • 30. 30 và đưa vào sử dụng 162 mắt camera giám sát an ninh các trường học trên địa bàn quận; triển khai các kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm các cơ sở giáo dục và chăm sóc sức khỏe học sinh các trường năm học 2017-2018; tặng cặp sách cho nữ sinh lớp 9, được Thành phố ghi nhận, đánh giá cao và chỉ đạo nhân rộng trên toàn Thành phố. Năm 2016 - 2017 ngành Giáo dục - Đào tạo quận lần thứ 3 liên tiếp xếp thứ 1/30 quận, huyện của Thành phố Hà Nội. Vấn đề an sinh xã hội được chú trọng, giới thiệu hỗ trợ giải quyết việc làm bình quân đạt 5.506 người/năm, giảm 129 hộ nghèo, trung bình giảm 32,83% hộ nghèo/năm, không còn hộ chính sách nghèo. Hàng năm 99,9% trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng các loại vắc xin theo quy định, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi suy dinh dưỡng giảm dần, đạt 7,4% (giảm 0,1% so với cùng kỳ năm 2017). Đầu tư y tế phường theo hướng chuẩn Quốc gia về cơ sở vật chất, trang thiết bị khám, chữa bệnh, cơ cấu và trình độ chuyên môn y, bác sỹ; đến nay, 11/11 phường đều đạt chuẩn quốc gia về cơ sở y tế (theo chuẩn mới). Công tác đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội được đẩy mạnh và tập trung triển khai đồng bộ, có hiệu quả, đã lập hồ sơ, đưa 339 đối tượng đi cai nghiện bắt buộc và tự nguyện, là đơn vị đứng “tốp đầu” của Thành phố về vận động đối tượng đi cai nghiện tự nguyện. 2.2. Tình hình về đối tượng người có công với cách mạng của quận Thanh Xuân. Tính đến ngày 31/12/2017, số lượng người có công (Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012) hiện đang cư trú và hưởng chế độ chính sách tại quận Thanh Xuân như sau: - Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 (LTCM): 31 đối tượng; - Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 (TKN): 63 đối tượng; - Liệt sỹ: 930 đối tượng; - Bà mẹ Việt Nam anh hùng: 05 đối tượng; - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân: 27 đối tượng; - Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến: 06 đối tượng;
  • 31. 31 - Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh: 1.086 đối tượng; - Bệnh binh: 134 đối tượng; - Người HĐKC bị nhiễm CĐHH: 329 đối tượng; - Người HĐCM, HĐKC bị địch bắt tù, đày: 61 đối tượng; - Người HĐKC giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế (hưởng trợ cấp một lần): 18.000 đối tượng. Bảng 2.2. Số lượng người có công với cách mạng ở quận Thanh Xuân hiện nay (theo báo cáo số 104/BC-UBND ngày 10/4/2018 của UBND quận Thanh Xuân). TT Tên đối tượng NCC hiện đang hưởng trợ cấp Thân nhân đang hưởng trợ cấp hàng tháng 1 2 3 4 1 NGƯỜI HĐCM TRƯỚC 01/01/1945 31 - Thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng 28 - Thân nhân hưởng Bảo hiểm y tế 20 2 NGƯỜI HĐCM TỪ 01/01/45 ĐẾN TRƯỚC TKN 63 - Thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng 60 - Thân nhân hưởng trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng 1 - Thân nhân hưởng Bảo hiểm y tế 58 3 LIỆT SỸ - Thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng của một liệt sỹ 239 - Thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng của hai liệt sỹ 5 - Vợ (chồng) liệt sỹ hưởng trợ cấp tái giá 19 - Người đảm nhiệm thờ cúng liệt sỹ 498 4 BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG 05 - Người phục vụ hưởng Bảo hiểm y tế 5 5 ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN 27 6 ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRONG TKKC 06 7 THƯƠNG BINH, NGƯỜI HƯỞNG CHÍNH SÁCH NHƯ THƯƠNG BINH 1.086 - Từ 21%-60% 1.076 - Từ 61%-80% 76 - Từ 81% trở lên 34 - Thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng 9 - Thân nhân hưởng Bảo hiểm y tế 40 - Người phục vụ hưởng Bảo hiểm y tế 34
  • 32. 32 8 BỆNH BINH 132 - Từ 41%-60% 05 - Từ 61%-80% 123 - Từ 81% trở lên 04 - Thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng 8 - Người phục vụ hưởng Bảo hiểm y tế 4 9 a) Người HĐKC bị nhiễm CĐHH 329 - Từ 21%-40% 35 - Từ 41%-60% 218 - Từ 61%-80% 70 - Từ 81% trở lên 6 - Thân nhân hưởng Bảo hiểm y tế 6 - Người phục vụ hưởng Bảo hiểm y tế 6 b) Con đẻ của người HĐKC bị nhiễm CĐHH 76 - Từ 61%-80% 53 - Từ 81% trở lên 23 c) Thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng 10 NGƯỜI HĐCM, HĐKC BỊ ĐỊCH BẮT, TÙ ĐÀY 61 11 NGƯỜI HĐKC GPDT, BVTQ VÀ LÀM NGHĨA VỤ QUỐC TẾ 18,000 TỔNG CỘNG 1.729 0 2.3. Các hoạt động của các cơ quan thực hiện chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước đối với người có công với cách mạng. 2.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy thực hiện chính sách pháp luật về người có công với cách mạng ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội Bộ máy Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận hiện nay: Tổng số: 12 người trong đó 08 công chức và 04 hợp đồng (01 nam, 03 nữ). - Trình độ chuyên môn: Đại học 12 người, chiếm 100%. - Lãnh đạo: 03 người (01 Trưởng phòng, 02 Phó trưởng phòng). - Chức trách nhiệm vụ được giao của Lãnh đạo phòng như sau: + Trưởng phòng: Chịu trách nhiệm trước UBND quận, trước pháp luật về toàn bộ lĩnh vực công tác được phân công.
  • 33. 33 + Phó phòng: Thực hiện chức năng giúp việc cho trưởng phòng, đồng thời được phân công trực tiếp phụ trách điều hành theo lĩnh vực (Lĩnh vực chính sách người có công, Lĩnh vực chính sách xã hội, Mảng tài vụ). - Tham mưu giúp việc: 07 bộ phận - Chức năng của các bộ phận tham mưu giúp việc: + Lĩnh vực chính sách người có công: Tham mưu giúp lãnh đạo phòng tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện pháp luật về chính sách pháp luật về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, quản lý các Nghĩa trang liệt sĩ, Đài tưởng niệm và các công trình ghi công liệt sĩ, phối hợp với các ngành, đoàn thể cùng cấp chỉ đạo, xây dựng toàn dân chăm sóc, giúp đỡ các đối tượng chính sách; thực hiện kiểm tra việc chi trả bảo trợ xã hội, thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn quận; giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân về lĩnh vực mình quản lý theo quy định của pháp luật; thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của UBND quận. + Lĩnh vực chính sách xã hội: Tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện chính sách xã hội, xóa đói giảm nghèo, đào tạo nghề, cấp phát bảo hiểm y tế cho các đối tương hộ nghèo, bảo trợ xã hội, kiểm tra việc đăng ký nội quy lao động, thang bảng lương của các doanh nghiệp trên địa bàn quận, theo dõi công tác xuất khẩu lao động, phòng chống các tệ nạn xã hội của quận, giải quyết các khiếu nại tố cáo trên các lĩnh vực mình quản lý theo quy định của pháp luật, thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của UBND quận. + Mảng tài vụ: Quản lý tài chính, tài sản được giao thuộc lĩnh vực Lao động- Thương binh và Xã hội và thực hiện các nhiệm vụ chi trả trợ cấp cho đối tượng người có công, bảo trợ xã hội và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của UBND quận.
  • 34. 34 + Ở địa phương, UBND phường, mà trực tiếp thực hiện cán bộ phụ trách văn hóa- xã hội, cán bộ hợp đồng chi trả trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng. Cơ cấu tổ chức của UBND quận Thanh Xuân và cơ cấu tổ chức bộ máy chịu trách nhiệm trực tiếp thực thi chính sách, pháp luật về người có công với cách mạng được bố trí theo sơ đồ sau: Sơ đồ 2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước của UBND quận Thanh Xuân Ghi chú: Quản lý chỉ đạo trực tiếp: Hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra, đôn đốc: Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Phòng người có công (Làm công tác giải quyết chính sách người có công của sở) ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội Phòng tư pháp Phòng văn hóa thông tin Phòng tài nguyên môi trường Thanh tra Phòng tài chính kế hoạch Phòng tài nguyên môi trường Phòng quản lý đô thị Phòng kinh tế
  • 35. 35 Sơ đồ 2.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy chịu trách nhiệm trực tiếp thực thi chính sách, pháp luật về người có công với cách mạng ở quận Thanh Xuân. Ghi chú: Hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra, đôn đốc: Phối hợp, hỗ trợ : 2.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng tại quận Thanh Xuân từ năm 2013 đến năm 2017 (phụ lục 1, 2). Kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị chọn “Ngày thương binh, 27-7”, thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã ra sức thực hiện chính sách ưu đãi đối với thương binh, liệt sỹ và các gia đình người có công với đất nước. Trong suốt 70 năm qua, Đảng và Nhà nước đã nhiều lần bổ sung, sửa đổi chính sách qua từng thời kỳ cách mạng cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và đời sống chung của nhân dân. Tập trung nhất ở 2 Pháp lệnh: Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng và Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Công chức phụ trách công tác Lao động- Thương binh xã hội cấp phường Hội cựu thanh niên xung phong phường Hội cựu chiến binh phường Hội liên hiệp phụ nữ phường Hội nạn nhân chất độc da cam phường Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội quận Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường Hội người cao tuổi phường Bộ phận văn hóa thông tin phường
  • 36. 36 Thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước, giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017 quận Thanh Xuân đã đề nghị Nhà nước phong tặng và truy tặng 31 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, hiện có 05 Mẹ còn sống, các mẹ đều được các cơ quan đơn vị nhận phụng dưỡng đến khi các mẹ qua đời, với mức phụng dưỡng mỗi mẹ 4.022.000 đồng trên tháng. Quận Thanh Xuân đã và đang thực hiện chế độ ưu đãi cho 52 người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945, trong đó 11 người hiện đang lâm bệnh hiểm nghèo, có hoàn cảnh kinh tế gia đình đặc biệt khó khăn được quận Thanh Xuân đề nghị trợ cấp thường xuyên (Hướng dẫn số 02-HD/TCTW ngày 19/9/2001, Hướng dẫn số 04-HD/TCTW ngày 09/6/2001, công văn số 721-CV/TCTW ngày 19/11/2001); 126 người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, quản lý gần 930 liệt sỹ, có 275 người hưởng trợ cấp tuất liệt sỹ; 540 người hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sỹ; 33 người là thương binh, bệnh binh và người hưởng chính sách như thương binh; 33 người phục vụ thương bệnh binh nặng; 441 người hưởng chế độ tuất các loại; 77 người HĐKC và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học; 72 người HĐKC bị địch bắt tù đày đang hưởng trợ cấp hàng tháng; 14 học sinh, sinh viên con người có công hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần; giải quyết trợ cấp một lần cho 21 người được Nhà nước tặng thưởng Huân huy chương kháng chiến với tổng kinh phí hơn 19 triệu đồng. Như vậy tính đến nay quận Thanh Xuân đã thực hiện chế độ ưu đãi cho 11.832 người, trong đó: người hưởng trợ cấp hàng tháng 2.518 người và hưởng trợ cấp một lần được 9.300 người. Với truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, quận Thanh Xuân đã có nhiều việc làm phong phú, thiết thực, mà đặc biệt là cuộc vận động toàn dân ủng hộ xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” đã được khơi dậy và ngày càng phát triển mạnh. Nhiều phong trào tình nghĩa được xã hội hóa, nổi bật nhất là phong trào phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng và phong trào xây nhà tình nghĩa tặng cho đối tượng chính sách đã cuốn hút mọi cấp, mọi ngành, mọi đơn vị tham gia. Cùng với phong trào này, quận Thanh Xuân đã xã hội hóa chính sách người có công với cách mạng. Những bố mẹ liệt sỹ già yếu, khó khăn, con liệt sỹ mồ côi được các tổ chức
  • 37. 37 kinh tế xã hội, đoàn thể nhận đỡ đầu nuôi dưỡng, đảm bảo tất cả các gia đình chính sách có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống của người dân địa phương nơi cư trú. Báo cáo tổng hợp số liệu thương binh, bệnh binh, con đẻ của NHĐKC bị nhiễm CĐHH được cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình từ năm 2013-2017 (theo báo cáo số 104/BC-UBND ngày 10/4/2018 của UBND quận Thanh Xuân). ĐVT: 1.000 TT Loại dụng cụ chỉnh hình Tổng số Số người Số tiền 1 Tay giả 13 26.301 2 Chân giả 29 51.992 3 Giày hoặc dép chỉnh hình 97 120.812 4 Nẹp đùi, nẹp cẳng chân 4 3.559 5 Nạng 19 3.420 6 Máy trợ thính 16 6.400 7 Răng giả 23 102.000 8 Đồ dùng phục vụ sinh hoạt 31 33.000 TỔNG CỘNG 232 347.484
  • 38. 41 Bảng tổng hợp người có công và thân nhân hưởng ưu đãi trong giáo dục đào tạo ở quận Thanh Xuân hiện nay (theo báo cáo số 104/BC-UBND ngày 10/4/2018 của UBND quận Thanh Xuân). TT Tên đối tượng Tổng số Chia theo các năm triển khai thực hiện năm 2013 năm 2014 năm 2015 năm 2016 năm 2017 Số người Số tiền Số người Số tiền Số người Số tiền Số người Số tiền Số người Số tiền Số người Số tiền 1 Con AH 2 15,060 2 15,060 2 Con LS 16 105,894 6 34,780 3 21,040 3 17,342 2 16,366 2 16,366 3 Con TB 767 3,156,631 316 950,041 114 810,900 140 610,800 146 536,543 51 248,347 4 Con BB 83 110,045 20 23,200 22 32,029 20 24,366 15 18,220 6 12,230 5 Con NHĐKC bị nhiễm CĐHH 108 134,820 22 28,900 23 34,021 26 28,079 22 25,300 15 18,520 Tổng cộng 976 3,522,450 366 1,051,981 162 897,990 189 680,587 185 596,429 74 295,463
  • 39. 2.3.2.1. Làm mới và sửa chữa nhà ở (Chi tiết phụ lục 3) Việc hỗ trợ cải thiện nhà ở cho hộ gia đình người có công với cách mạng được Quận Thanh Xuân thực hiện kể từ khi có Quyết định số 118/QĐ-TTg ngày 27/02/1996 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở. Toàn quận đã làm mới và sửa chữa được 106 ngôi nhà (ngân sách quận và ngân sách thành phố) với tổng kinh phí 2 tỷ 405 triệu đồng, trong đó làm mới 08 ngôi nhà với số kinh phí 720 triệu đồng; sửa chữa 98 ngôi nhà với kinh phí 1 tỷ 685 triệu đồng. Đến nay 100% số gia đình chính sách thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ trong toàn Quận đảm bảo an toàn về nhà ở. Từ năm 2013 trở đi, thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Đề án hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng, quận Thanh Xuân triển khai rà soát tính đến thời điểm 31/12/2017 đã đề nghị và được Nhà nước hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở cho 17 hộ (xây mới 06 hộ, sửa chữa 11 hộ) chính sách người có công, với số kinh phí 805 triệu (ngân sách thành phố hỗ trợ 460 triệu, xã hội hóa thành phố hỗ trợ 345 triệu). Cũng theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg, đối tượng được hỗ trợ được mở rộng so với trước đây (theo Quyết định 118/QĐ-TTg ngày 27/02/1996 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ cải thiện, nhà ở cho hộ gia đình người có công với cách mạng) gồm: thân nhân liệt sỹ; người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. 2.3.2.2. Công tác chăm sóc sức khỏe cho người có công với cách mạng: Tùy theo từng loại đối tượng, Quận tổ chức điều dưỡng hàng năm theo hai hình thức, điều dưỡng tập trung tại trung tâm và điều dưỡng tại gia đình. Kết quả là tính từ năm 2013 đến năm 2017, Quận đã thực hiện điều dưỡng cho 5.065 lượt người có công với cách mạng, trong đó điều dưỡng tập trung là 1.308 lượt người, điều dưỡng tại gia đình là lượt 3.757 người (Chi tiết phụ lục 4). 2.3.2.3. Vận động quỹ “ Đền ơn đáp nghĩa”
  • 40. 43 Trong nhiều năm qua, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc người có công với cách mạng ở quận Thanh Xuân đã được khơi dậy và ngày càng phát triển mạnh, đã lôi cuốn mọi cấp, mọi ngành, mọi đơn vị và mọi gia đình tham gia. Nhờ sự đóng góp đầy trách nhiệm và nghĩa tình này, trong những năm qua, tổng số Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” toàn Quận vận động được 2,22 tỷ đồng; trong đó quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” của Quận vận động được 907.000.000 đồng, các phường vận động được 1,31 tỷ đồng. 2.3.2.4. Tặng sổ tiết kiệm và tổ chức thăm hỏi tặng quà tình nghĩa. Trong những năm qua, từ Quận đến các phường đã huy động các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và nhân dân đóng góp tặng 289 sổ tiết kiệm cho người có công; tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho 11.148 lượt người có công với tổng kinh phí trên 5 tỷ đồng. 2.3.2.5. Thực hiện các phong trào “ Đền ơn đáp nghĩa ” khác. Hằng năm, vào các ngày Lễ, Tết, ngoài tiêu chuẩn quà của Chủ tịch nước theo quy định, Quận ủy, ủy ban nhân dân, ủy ban Mặt trận Tổ quốc Quận và các địa phương đều tổ chức hội nghị gặp mặt đối tượng người có công và gia đình người có công tiêu biểu, thăm hỏi các gia đình chính sách khó khăn và có quà tặng các gia đình chính sách người có công trong toàn Quận với số kinh phí hơn 309 triệu đồng mỗi năm. cấp kinh phí thường xuyên để tổ chức, duy trì các Hội Thương bệnh binh nặng, Hội Nạn nhân chất độc da cam, Hội con liệt sỹ... Phòng Y tế phối hợp với Trung tâm y tế Quận thường xuyên tổ chức các chương trình thăm khám, cấp thuốc miễn phí cho người có công và thân nhân người có công ốm đau, có hoàn cảnh khó khăn. Phòng Giáo dục - Đào tạo có quỹ hỗ trợ học sinh là con liệt sỹ, con thương bệnh binh, con người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học nghèo vượt khó. Hội Cựu chiến binh, Liên đoàn Lao động Quận và Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề Quận đều có các chương trình huy động nguồn lực vốn quỹ giúp hội viên là con em người có công học nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.
  • 41. 44 2.3.2.6. Công trình ghi công liệt sỹ. Hiện nay trên địa bàn toàn Quận có 05 Đài tưởng niệm liệt sỹ (Phường Khương Đình, Khương Trung, Nhân Chính, Phương Liệt, Hạ Đình). Quận Thanh Xuân đã tiến hành sửa chữa 03 Đài tưởng niệm liệt sỹ với kinh phí 1 tỷ 480 triệu đồng. 2.3.2.7. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Mục đích của thanh tra, kiểm tra là nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi phạm pháp luật; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực hiệu quả của hoạt động quản lý; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền lợi của tổ chức và cá nhân. Trong mấy năm gần đây số lượng đơn khiếu nại, tố cáo đúng, toàn quận đã nhận được tổng số 6 đơn thư liên quan đến lĩnh vực người có công. Đã kiểm tra, xác minh và ra quyết định dừng thực hiện trợ cấp thương binh 03 trường hợp thu hồi số tiền hơn 60.000.000 đồng tại phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Kết quả đánh giá chung cho thấy về cơ bản UBND quận đã quan tâm chủ động thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn, nhất là việc triển khai hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật, thực hiện theo dõi, ghi chép sổ tăng, giảm đối tượng. 2.4. Kết quả và các nhân tố tác động đến việc tổ chức thực hiện chính sách người có công với cách mạng. 2.4.1. Ưu điểm: Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Thanh Xuân luôn quan tâm, coi trọng công tác thương binh, liệt sỹ và người có công; không chỉ coi đây là vấn đề đạo lý, là truyền thống, mà còn là vấn đề chính trị, tư tưởng, kinh tế và xã hội. Nó không chỉ là vấn đề trước mắt mà còn có ý nghĩa lâu dài - ý nghĩa xã hội, giữ vững
  • 42. 45 thể chế, thấm nhuần chủ trương của Đảng là xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, trong đó việc tạo điều kiện phát huy đối với người có công có ý nghĩa sâu sắc trong chiến lược con người. Điều đó đã tạo tiền đề cho việc động viên, khích lệ sự cố gắng vươn lên của thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng, góp phần tự ổn định cuộc sống, xây dựng quê hương giàu đẹp. Đường lối đổi mới đã tạo môi trường thuận lợi để tạo đà cho người có công trực tiếp phát huy hiệu quả trí tuệ, tiềm năng sức lực trong điều kiện mới của đất nước nói chung và quận Thanh Xuân nói riêng. Đảng bộ và nhân dân quận Thanh Xuân luôn coi trọng tổng kết thực tiễn, đổi mới và hoàn thiện công tác chỉ đạo, đổi mới các nội dung, hình thức và nâng cao chất lượng phong trào thi đua, xây dựng điển hình, mô hình tiêu biểu trong thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công; biểu dương nhân rộng điển hình. Đối với công tác nghiệp vụ chuyên môn: - Là cơ quan tham mưu cho ủy ban nhân dân Quận về công tác thương binh liệt sỹ trên địa bàn Quận, mặc dù số lượng biên chế ít, đầu mối công việc nhiều, nhưng trong những năm qua, phòng Lao động Thương binh và xã hội quận Thanh Xuân đã chủ động tham mưu và đề xuất với ủy ban nhân dân Quận, đồng thời phối hợp kịp thời, đồng bộ, chặt chẽ với các cơ quan, đoàn thể cấp Quận, phường tổ chức hướng dẫn, thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn Quận, góp phần ổn định chính trị, kịp thời động viên và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho hộ gia đình chính sách; - Hàng năm, căn cứ vào dự toán phân bổ của Sở Lao động TBXH thành phố, phòng đã chủ động kinh phí chi trả trợ cấp hàng tháng cho đối tượng, đảm bảo chi trả đến tận tay đối tượng đúng, đủ, kịp thời. 2.4.2. Tồn tại, vướng mắc. Hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện khá đồ sộ, luôn thay đổi, thiếu tính thống nhất, thiếu chặt chẽ và nhiều nội dung không được thể chế; việc thực hiện cũng chưa thật đồng bộ. Các trình tự, thủ tục ưu đãi về đất đai, nhà ở, thuế, tín dụng,